SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
34
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VẬT
LÝ Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Lương Quang Đức
Trung tâm GDTX Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh
PHẦN I : MỞ ĐẦU
“Giáo dục phải cung cấp cho xã hội những con người có phương pháp tự học, có
ý chí tiến thủ để tự giác học tập suốt đời". (Trương Tấn Sang -Bí thư Thành Ủy -Lễ khai
giảng năm học 1999-2000 Trường chuyên Lê Hồng Phong )
Giáo dục thường xuyên (GDTX) nằm trong nằm trong hệ giáo dục quốc dân, tuy
nhiên đối tượng của nó rất phức tạp, các học viên (HV) có những hoàn cảnh khó khăn
và trình độ văn hóa cũng chênh lệch và ở mức trung bình yếu. Tuy nhiên đa phần HV
đều có những ước mong nâng cao trình độ văn hóa để cải thiện cuộc sống hiện tại.
Trong những năm qua nghành GDTX cũng đạt được những thành tích nhất định, tại các
TTGDTX quận huyện đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong ngành giáo dục,
các HV khi học tại các TTGDTX không còn mặc cảm với bạn bè khi đã có rất nhiều
người đã thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp…Tuy nhiên vẫn còn
nhiều điều cần quan tâm và suy luận hơn khi tỉ lệ tốt nghiệp của nghành so với phổ
thông còn khá xa.
Điều đó cho thấy chúng ta còn rất nhiều HV yếu, là những giáo viên trực tiếp
đứng trên bục giảng khi thấy những kết qủa trên cũng cảm thấy xót xa .
Bộ môn vật lý là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học
viên những tư duy logic, nhận thức được thế giới xung quanh tạo cho HV niềm tin vào
khoa học trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, ứng dụng các thành tựu khoa
học trong lãnh vực sản xuất và cải thiện đời sống, rèn luyện kỹ năng lao động trong thời
đại hiện nay. Do vậy, việc giảng dạy những kiến thức cơ bản phổ thông về bộ môn để
họ có hứng thú học tập là điều rất cần thiết, tuy nhiên do trình độ tiếp thu không đồng
35
đều về kiến thức, một số lớn các HV do còn yếu về kiến thức cơ bản toán học, khả năng
tiếp thu chậm (do lớn tuổi và bỏ học lâu) và thời gian rèn luyện tại nhà không nhiều nên
dẫn đến tỉ lệ học viên yếu kém về bộ môn rất cao .
Làm thế nào để HV có hứng thú học tập bộ môn, nâng cao trình độ học tập bộ
môn là một vấn đề mà bản thân tôi trong nhiều năm công tác giảng dạy rất chú trọng
đồng thời đó cũng là mối lo của các thầy cô có nhiệt huyết với nghề. Tại TTGDTX Tân
Bình , việc phụ đạo các HV yếu kém không chỉ là mối lo của các thầy cô mà ngay cả
Ban giám đốc và phụ huynh HV của trung tâm cũng đặt ra ngay từ đầu mỗi năm học và
đưa vào kế hoạch học tập của trung tâm. Việc phụ đạo HV yếu kém là rất cần thiết
nhưng làm thế nào để công tác đạt kết qủa cao để không tốn thời gian, công sức là vấn
đề tưởng chừng dễ nhưng rất khó khăn. Qua những vấn đề trên hôm nay tôi xin trình
bày một số kinh nghiệm trong qúa trình phụ đạo HV yếu kém đã thực hiện tại
TTGDTX Tân Bình - TP Hồ Chí Minh .
“Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục,
phương hướng giáo dục của Đảng, Nhà nước và của Ngành giáo dục và đào tạo trong thời
gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người "Lao động, tự chủ, sáng tạo"
có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề
thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn" .
PHẦN II : nỘI DUNG
A. Cơ sở lý luận
- Luật giáo dục đã ghi rõ giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động sáng tạo của học viên phù hợp với từng lớp học, môn học, tác động đến
tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong khi học bộ môn .
- Phương pháp tích cực là phương pháp GD - dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của người học thông qua kích thích động cơ phù hợp để tạo
ra hứng thú học tập.
- Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp
giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để
36
nâng cao việc rèn luyện kỹ năng, phân tích và giải quyết tình huống có vấn đề nhằm
củng cố kiến thức cơ bản trong qúa trình học tập của HV.
- Pháp triển các năng lực nhận thức, thực tiễn và nhân cách người học thông qua quá
trình dạy và học, giáo viên giúp đỡ , định hướng và điều chỉnh hoạt động của HV.
- Định hướng khái quát, đầy đủ, HV thực hiện. Thực tế cho thấy, HV có thể tự hành
động trên cơ sở nắm vững các phương pháp chung cho một loạt các đối tượng khác nhau
- Mặt khác việc phụ đạo cho HV yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất
quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong các môn học ở các cấp học.
Nhất là trong cuộc vận động" Hai không" hiện nay, đòi hỏi GV thực chất và HV thực
chất. Song song với vấn đề trên HV phải nhanh chóng tiếp cận với phương pháp dạy
học mới đang được tiến hành "HV tích cực,chủ động, nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo...để
lĩnh hội và vận dụng kiến thức vào cuộc sống".
B. Thực trạng của HV học tại các TTGDTX :
1. Ưu điểm :
- Nhiệt tình tham gia học tập, mong muốn lãnh hội thêm các kiến thức mới.
- Do tham gia sản xuất các nghành liên quan đến chương trình học nên kinh
nghiệm thực tiễn đã giúp HV dễ nắm vững các kiến thức cơ bản.
- Hăng hái tham gia các câu hỏi ứng dụng trong đời sống và sản xuất có liên quan
đến đến bài học và mong muốn được giải đáp các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.
2. Tồn tại :
- Trong những năm qua cùng với việc phát triển kinh tế của đất nước, cùng với sự
tiến bộ ứng dụng của khoa học kỹ thuật đòi hỏi công nhân phải có trình độ văn hóa do vậy
ngành GDTX phát triên và thu hút nhiều cán bộ công nhân viên, tuy nhiên đại bộ phận này
đã có thời gian khá lâu xa rời ghế nhà trường nên kiến thức văn hóa bị quên, khi tiếp tục lại
học tập thì gặp không ít trở ngại về kiến thức .
37
- Một bộ phận lớn các học viên từ các trường phổ thông bị lưu ban hoặc nghỉ học
chuyển sang hoc loại hình bổ túc văn hóa , nên đầu vào của các trung tâm nhận các học
viên bị hụt hẫng về kiến thức hỗ trợ lẫn kiến thức của bộ môn
- Thời gian để luyện tập tại nhà đối với các đối tượng là người lao động tham gia
học cũng khó khăn vì đa phần phải lao động
- Tình trạng mệt mỏi khi tham gia học sau một ngày lao động do vậy khả năng
tiếp thu chậm
C. Một số biện pháp tiến hành phụ đạo học viên yếu tại TTGDTX Tân Bình
1. Bước 1 : Lập kế hoạch xuất phát từ tình thực tiễn của trung tâm vào đầu mỗi
năm học phải lập được kế hoạch để phụ đạo các HV yếu kém của từng khối (do tình
hình hiện nay của các TTGDTX là thiếu phòng học nên chủ yếu là dành cho học viên
khối 12), việc lập kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau :
- Phải đúng đối tượng là HV yếu kém: việc này tiến hành sau it nhất hai bài bài
kiểm tra 15 phút và kiểm tra 1 tiết chất lượng.
- Phải lập được mục đích trọng tâm các kiến thức công cụ hỗ trợ bộ môn và kiến
thức cơ bản của từng chương, dự đoán thời gian cần phụ đạo cho từng chương.
- Trong từng chương cần nêu được việc vấn đề HVchưa biết trong từng chủ đề, các
công cụ, phương pháp, các dữ liệu cần thiết để giải quyết vấn đề học viên chưa nhận biết .
- Lên kế hoạch kiểm tra (chỉ ra đề kiểm tra trung bình, khá ) đánh giá sự tiếp thu
của HV. Qua đó lên kế hoạch bổ sung phần HV còn chưa nhận biết.
2.Bước 2 : Lập danh sách HV yếu kém dựa trên tình hình cụ thể của từng lớp trong
khối đồng thời liên hệ lấy ý kiến của GVCN lớp về hoàn cảnh và nghề nghiệp của HV.
3.Bước 3 :Thực hiện kế hoạch phụ đạo theo kế hoạch đã được duyệt của Ban
Giám đốc TGDTX
38
4.Bước 4: Đánh giá kết quả và phân tích tồn tại sau mỗi chương sử dụng qũy
thời gian dự phòng để bổ sung kiến thức cho HV chưa nhân biết hoặc việc vận dụng
còn chưa tốt .
D. Một số kinh nghiệm phụ đạo HV yếu tại TTGD TX Tân Bình :
Trong quá trình phụ đạo HV yếu tôi rút ra một số kinh nghiệm :
+ HV có thể học được những vấn đề cơ bản mà trong tiết học chưa nắm vững , đồng
thời tập cho HV cách lý luận giải các bài toán trong điểm của chương trình THPT của bộ môn
. + Trên cơ sở những dữ liệu HV đã biết hướng HV suy luận vào những vấn đề
chưa biết để phát triển những tư duy cho HV.
+ Các dạng bài tập có thể cho HV thực hiện nhiều lần để làm quen , đồng thời
qua đó đề cao tính tự giác học tập và giải quết vấn đề độc lập
+ Nên tạo ra các tình huống có vấn đề , trong đó nên có vấn đề HV chưa biết để
học viên nhận biết cái mình chưa rõ
+ Tránh đưa ra những vấn đề phức tạp và nâng cao để HV khó khăn trong việc
lập luận , nên đưa ra các vấn đề cơ bản hoặc những bài toán đơn giản
+ Trong qúa trình phụ đạo để tránh hiện tượng nhàm chán do làm quá nhiều bài
tập định lượng nên xen kẽ các câu hỏi dễ về định tính để gây hứng thú cho HV.
Vấn đề I : Tóm tắt lý thuyết cơ bản qua việc HV chỉ cần nắm một số điều cơ bản
để từ đó có hướng lập luận hình thành các kiến thức mới.
Thí Dụ 1 : Kiến thức cơ bản lý thuyết chương I :
CHƯƠNG I : DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
I. Kiến thức toán cần thiết hỗ trợ cho chương :
- Các đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, đồng biến và nghịch biến
- Các công thức lượng giác trong tam giác vuông
39
- Công thức lượng giác về cung liên kết
- Phương trình lượng giác cos x = cosa ; sinx = sin a ; tanx = tana
- Định lý hàm cosin
- Vòng tròn lượng giác
- Cách lấy đạo hàm các hàm số sinu ; cos u
II. Kiến thức cơ bản của chương I : Chỉ yêu cầu HV hiểu và vận dụng
Bài 1: Hiểu biết và phân biệt được các dao động: Dao động; dao động tuần hoàn;
dao động điều hòa. Phương trinh dao động điều hòa : x = Acos ( ).  t
( A ;  : hằng số > 0 ;  : HS có thể dương hay âm)
+ Học viên phải biết được tên gọi và đơn vị của từng đại lượng
+ Lấy đạo hàm theo t để có được các phương trình v và a
+ Biến đổi để có công thức độc lập thời gian v và a
Bài 2 : con lắc lò xo Bài 3 : Con lắc đơn
- Mô tả con lắc lò xo : k, m trượt không
ma sát
- Lực kéo về : F = - kx Dựa trên công
thức hướng dẫn suy luận
-Con lắc lò xo DĐĐH
- Chu kỳ , tần số
m
k
 hướng dẫn
suy ra công thức chu kỳ và tần số
Mô tả con lắc đơn : Dây treo l ; vật là chất
điểm
- Lực kéo về : F = - mgsin 
- Con lắc đơn DĐĐH ( 0
10 )
- Chu kỳ tần số :
l
g
 ---- > T và f
- Động năng của m ; thế năng ----- > cơ
40
- Động năng của m ; thế năng đàn hồi -> cơ
năng toàn phần tỉ lệ với A2
và là hằng số
năng toàn phần
Bài 4 : Hiểu về tên gọi các dao động và đặc điểm của từng dao động qua đó phân
biệt các dao động .
Bài 5 : Tổng hợp dao động điều hòa cùng phương cùng tần số :
- Độ lệch pha hai dao động cùng tần số : 21   ( Độ lệch pha của dao
động 1 so với dao động 2 )
+ 21   : DĐ 1 sớm pha hơn DĐ 2
+ 21   : DĐ 1 trễ pha hơn DĐ 2
+ 21   : Hai DĐ đồng pha
- Mục đích của giản đồ vectơ quay Frexnen :
+ Biểu diễn DĐĐH tại thời điểm t = 0
+ Tổng hợp các DĐĐH cùng phương cùng tần số
- Cách vẽ : nêu hai thí dụ
- Tổng hợp hai DĐĐH cùng phương cùng tần số
+ Tổng hợp hai DĐĐH cùng phương cùng tần số là một DĐĐH cùng phương
cùng tần số với các dao động thành phần x = A cos (  t. )
+ Biên độ A : A2
= )cos(2 2121
2
2
2
1   AAAA
+ Pha ban đầu : tan  =
2211
2211
coscos
sinsin


AA
AA


- Dựa trên công thức tính A rút ra nhận xét về biên độ dao động tổng hợp
41
Qua kiến thức cơ bản về phần lý thuyết trên ngoài việc nắm kiến thức trọng tâm
HV chưa biết có thể suy luận những vấn đề chưa biết qua đó HV học được cách so sánh
và tìm ra vấn đề còn lại của bài theo sự hướng dẫn suy luận do vậy thời gian để học bài
được rút gọn
Vấn đề 2 : Hướng dẫn HV suy luận dựa trên những vấn đề đã biết hình thành
kiến thức mới đồng thời tạo hứng thú cho Hv trong quá trình học tập
Thí dụ: Chủ đề bài tập về về hiện tượng cộng hưởng điện :
+ Mạch điện RLC nối tiếp Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều (U0 không
đổi) u = U0 cos ( ut  , ) ; Khi L hoặc C hoạc  thay đổi :
Giá trị hiệu dụng cường độ dòng điện cực đại I Max
+ GV hướng dẫn : Dựa trên các công thức I =
Z
U
; tan  =
R
ZZ CL 
;
cos
Z
R
 UL = I ZL ; UC = I ZC ... đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm để học viên suy luận
Phần 1 : Trắc nghiệm :
Câu 1: Mạch điện RLC nối tiếp, độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu
mạch điện áp xoay chiều (U0 không đổi) : u = U0 cos ( ut  , ) . Để giá trị hiệu dụng
cường độ dòng điện qua mạch cực đại thì :
A. Tổng trở toàn mạch cực tiểu ( ZMin = R ) ‘
B. Công suất tiêu thụ cực đại ( cos Max )
C. L C 2
 = 1 ( hay ZL = ZC )
D. Tất cả các câu trên đúng
- Mục đích câu này GV tập cho HV suy luận khi có hiện tượng cộng hưởng
42
Câu 2 : Chọn câu SAI . Mạch điện RLC nối tiếp, điện dung C thay đổi thay đổi
được. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều (U0 không đổi) : u = U0 cos ( ut  , ).
Khi C = C 1 , công suất tiêu thụ mạch cực đại thì :
A. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây thuần cảm cực đại
B. Điên áp và CĐDĐ đồng pha
C. L C 2
 > 1
D. Điện áp hai đầu mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu tụ điện góc
2

(GV : Nhắc học viên Điện áp hai đầu R cùng pha với CĐDĐ qua mạch)
- Mục đích câu là HV có thể lập luận để rõ mối quan hệ độ lêch pha giữa các
điện áp các đoạn mạch
Câu 3: Mạch điện RLC nối tiếp, đặt vào hai đầu mạch điện áp:
u = U0 cos ( ut  , ) (U0 không đổi) tần số dòng điện thay đổi. Khi f = f 1 thì có
cộng hưởng điện trong mạch . Chọn câu ĐÚNG :
A. Công suất tiêu thụ mạch P = UI
B. L C 2
 > 1
C. Khi f > f1 thì đoạn mạch có tính dung kháng
D. Điện áp hai đầu mạch trễ pha hơn điện áp hai đầu cuộn cảm góc
4

- Mục đích HV suy luận khi có cộng hưởng có thể so sánh với hai câu trên
Một số kinh nghiệm rút ra :
Qua các câu trắc nghiệm :
43
+ HV biết suy luận tìm ra các kiến thức cơ bản khi nói về hiện tượng cộng hưởng
đồng thời nhớ lại một số các công thức khác
+ HV rút ra một số trường hợp về hiện tượng cộng hưởng điện mà học viên
dùng phương pháp loại suy từ đó là kiến thức của mình về hiện tượng .
Phần 2 : Bài tập tự luận về hiện tượng cộng hưởng điện :
Bài 1: Mạch điện RLC không phân nhánh. R = 60  ; cảm kháng ZL = 80  , tụ
điện điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều : 200 V-50 Hz
. a. Khi C = C1 = F
6.1
10 4
,
+ Tính tổng trở toàn mạch , hệ số công suất và công suất dòng điện
+ Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm L
b. Khi C = C2 = F
4.1
10 4
,
+ Tính tổng trở toàn mạch , hệ số công suất và công suất dòng điện
+ Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm L
(Cho nhận xét về các giá trị vùa tính ở câu A và B)
Nhận xét : trong quá trình tính, HV có thể rút ra là Z = R và các giá trị tính ở
câu B là cực đại
Bài 2 : Cho mạch điện RLC không phân nhánh . R = 60  ; cảm kháng ZC = 80
 , cuộn dây thuần cảm có L thay đổi được thay đổi được . Đặt vào hai đầu mạch điện
áp xoay chiều u = 200 ).100cos(2 t V .
A. Khi L = 1.6 /  ( H )
+ Tính điện dung tụ điện , góc lệch pha giữa u và i
+ Biểu thức CĐDĐ qua mạch
44
B. Khi L = 1.4 /  ( H )
+ Tính điện dung tụ điện , góc lệch pha giữa u và i
+ Biểu thức CĐDĐ qua mạch
Một số kinh nghiệm rút ra
Các bài tập tự luận HV được ôn và kiểm tra lý thuyết đồng thời việc tạo hứng
thú học tập cho HV trong quá trình giải bài tập có khả năng suy luận ra một hiện tượng
đã học thì bài giải có thể đơn giản .
Vấn đề 3: Dựa trên những cơ sở đã biết của HV hình thành những đại lượng vật
lý, qua đó tổng hợp thành kiến thức cơ bản đồng thời vận dụng giải các dạng bài tập
trọng điểm của chương trình .
Thí dụ : Chủ đề: Viết biểu thức u và i của dòng điện xoay chiều
1. Dựa trên các cơ sở đã biết của HV để hình thành các đại lượng về DĐXC
Giáo viên ôn tập tổng quát về kiến thức cơ bản cho học viên về dòng điện XC
trong các đoạn mạch dựa trên cơ sở :
+ Phân biệt cho HV các đại lượng tức thời , cực đại và hiệu dụng
+ Tổng trở
+ Góc lệch pha giữa u và i
+ Định luật Ohm cho đoạn mạch
2.Sau khi ôn GVtập hợp các kiến thức để thành lập bảng tổng quát về cácđoạn mạch điện.
3. Dùng câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát sự tiếp thu của HV
Phần 1 : Trắc nghiệm :
Câu 1. Điều nào sau đây là SAI khi nói về dòng điện xoay chiều i = I0 cos (cot +  i:
45
A. I0 là cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
B. i là cường độ dòng điện tức thời.
C. (  t +  ) là pha dao động của dòng điện.
D.  i là pha ban đầu của dòng điện.
- Mục đích HV nắm lại các ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức
Câu 2. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ :
A. Giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
- Mục đích HV phân biệt các đại lượng của dòng điện xoay chiều
Câu 3. Chọn câu ĐÚNG. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu mạch điện và CĐDĐ
qua đoạn mạch phụ thuộc vào :
A. Giá trị hiệu dụng của điện áp hai đầu mạch
B. Đặc tính của mạch điện và tần số dòng điện
C. Sự hao phí năng lương trên dây dẫn
D. Năng lượng tiêu thụ trên mạch điện
- Mục đích HV hiểu được góc lệch pha giữa u và i
Câu 4 : Trong đoạn mạch điện có tính dung kháng thì :
A. Pha ban đầu của điện áp hai đầu mạch có giá trị luôn âm
46
B. Cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch góc
4

C. Điện áp hai đầu tụ điện luôn lớn hơn điện áp hai đầu điện trở
D. Điện áp hai đầu mạch điện trễ pha hơn CĐDĐ qua mạch
- Mục đích HV nắm lại kỹ năng phân tích về độ lệch pha giữa u và i của một
đoạn mạch
4. Hướng dẫn cơ bản việc viết biểu thức : Điện áp: u = U0 cos ( ut  . )
CĐDĐ qua mạch là : i = I0 cos ( it  . )
Hướng dẫn HV nhận xét xem bài toán cho viết biểu thức ứng với đoạn mạch nào
của mạch điện
+ Việc xác định U0 hay I 0 dựa trên định luật Ohm : (Bảng tổng hợp)
+ Xác định pha ban đầu : Dựa trên đặc tính của mạch điện
Phần 2 : Bài tập định tính :
Bài 1: Người ta mắc hai đầu tụ điện C và mạch điện xoay chiều u = 200 2 cos
(100  t) V , số chỉ Ampe kế là 4 A .
A. Tính điện dung C của tụ điện ra F 63,6 F
B. Biểu thức CĐDĐ qua mạch i = 4 At )
2
.100cos(2

 
- Mục đích là phát huy tính độc lập suy luận :
HV rút ra được đoạn mạch chỉ có tụ điện C do vậy HV có thể nhận ra mối quan hệ
giữa u và i từ đó việc tính U0 và pha ban đầu của CĐDĐ qua mạch sau khi tính dung kháng
Bài 2 : Trắc nghiệm
Đề bài sau đây đươc sử dụng từ câu 1 đến câu 2 :
47
Đặt vào hai đầu điện R = 100  một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch.
CĐDĐ qua mạch i = 1,41 cos ( 100 t +
6

) A
1. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch :
A. 1,41A B. 1A C. 14100A D. 10000A.
2. Biểu thức điện áp hai đầu điện trở R
A. u = 100 cos ( 100 t +
6

) V B. u = 141 cos ( 100 t ) V
C. u = 200 cos ( 100 t +
6

) V D. u = 141 cos (100
6

 t (V)
Bài 3 : Đoạn mạch điện gồm Điện trở thuần R = 100  , cuộn dây thuần cảm có
độ tự cảm L = 2 / ( H ) , tụ điện có điện dung C = 100 /  (  F ) mắc nối tiếp . Đặt
vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều u = 200 cos (100  t ) V
A. Tính tổng trở toàn mạch và góc lệch pha giữa u và i
B. Giá trị hiệu dụng CĐDĐ qua mạch
C. Biểu thức CĐDĐ qua mạch
D. Biểu thức điện áp hai đầu Đoạn mạch có tụ điện C
- Mục đích của các bài tập :
Rèn luyện kỹ năng tính toán nhận biết suy luận cuả HV từ cái đơn giản để
củng cố kiến thức.
E. Môt số Nhận xét trong qúa trình thực hiện đề tài :
1. Nhược điểm :
+ Đa phần HV do mất căn bản về kỹ năng tính toán nên việc thực hiện phụ đạo
phải mất nhiều thời gian hơn dự định.
48
+ Do công việc lao động nên dù có kiến thức sau khi phụ đạo, nhưng vì thời gian học
là 9 tháng nên các phần học đầu năm khi cuối năm thi thì kiến thức quên nhiều.
+ Đa phần HV yếu bộ môn Vật lý thì cũng yếu các môn tự nhiên khác nên việc học tập
tập bộ môn cũng gặp khá nhiều trở ngại vì phải chia thời gian để củng cố các bộ môn khác.
+ Do thiếu điều kiện cơ sở vật chất, việc phụ đạo chỉ có thể tiến hành vào chủ
nhật nên sau một tuần làm việc là ngày nghỉ nên một số HV cũng không thực hiện đầy
đủ buổi phụ đạo dẫn đến việc củng cố kiến thức không liên tục.
2. Ưu điểm :
+ Đa phần các HV tham gia đều có những hứng thú trong học tập bộ môn vì có
thể hiểu được những vấn đề cơ bản của chương trình học
+ HVcũng đã biết được khái quát về kiến thức bộ môn, rèn luyện được kỹ năng
suy luận và có thể giải quyết được các bài tập đơn giản .
+ HV có thể độc lập giải quyết những câu hỏi trắc nghiệm của bộ môn
+ HV tỏ ra yêu thích bộ môn, do vậy việc học tập bộ môn chuyên cân hơn
+ Việc học tập bộ môn có phương pháp hơn do đó trở ngại về thời gian cũng
đượcgiải quyết tốt hơn vời các HV phải lao động hàng ngày
F. Phạm vi và hiệu quả áp dụng đề tài :
1. Phạm vi áp dụng đề tài :
+ Đề tài được ứng dụng cho khối 12 của Trung tâm GDTX Tân Bình
+ Việc phụ đạo học viên yếu là việc thực hiện thường xuyên tại các trường học,
2. Hiệu qủa áp dụng đề tài :
+ Trong qúa trình áp dụng đề tài tạo cho HV hứng thú trong việc học tập bộ môn
49
+Việc áp dụng đề tài nên tùy theo điều kiện từng trường việc tổ chức phải
thường xuyên và liên tục mới có hiệu qủa
+ Số HV yếu kém giảm dần, kết qủa đào tạo từng bước được chuyển biến
PHẦN III. KẾT LUẬN :
Việc phụ đạo HV yếu kém của bộ môn là một việc làm rất cần thiết , nâng cao
được sự hiểu biết HV về các kiến thức cơ bản bộ môn đáp ứng được yêu cầu của HV,
qua đó rèn luyện kỹ năng làm việc có phương pháp, có mục đích. Việc phụ đạo có kết
qủa chủ yếu dựa vào ý chí phấn đấu của người đi học, tuy nhiên công việc này cũng đòi
hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, của Ban Giám Đốc các TTGDTX vì nó tiến hành liên
tục ngay từ đầu năm học .
Đối với qúy đồng nghiệp thì đây là việc làm đầy tự hào và trách nhiệm của
người thầy, chúng ta không quản ngại thời gian và công sức để giúp những HV yếu
kém. Họ rất qúy và kính trọng chúng ta khi học được mở mang kiến thức và thành đạt
trong cuộc sống. Điều mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm .
Nghị quyết Đại hội của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
khóa VIII chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục là xây dựng những con người và
thế hệ có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển tiềm năng của
dân tộc và con người Việt Nam, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có
đủ tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính kỷ
luật và sức khỏe"
Trên là kinh nghiệm riêng của cá nhân sau những năm tháng dạy học rất còn
nhiều thiều sót mong qúy đồng nghiệp đóng góp.
Xin chân thành cảm ơn!


More Related Content

What's hot

Công tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạoCông tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạoLE The Vinh
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Minh Nguyen A
 
Dt bc so ket hki-1819-hv ch
Dt bc so ket hki-1819-hv chDt bc so ket hki-1819-hv ch
Dt bc so ket hki-1819-hv chchinhhuynhvan
 
Kh nvnh 1920-hv ch-nop pgd
Kh nvnh 1920-hv ch-nop pgdKh nvnh 1920-hv ch-nop pgd
Kh nvnh 1920-hv ch-nop pgdchinhhuynhvan
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...nataliej4
 
Dt bc tong ket hoat dong giao duc 2021-hv ch-chinh thuc
Dt bc tong ket hoat dong giao duc 2021-hv ch-chinh thucDt bc tong ket hoat dong giao duc 2021-hv ch-chinh thuc
Dt bc tong ket hoat dong giao duc 2021-hv ch-chinh thucchinhhuynhvan
 
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015Hạnh Nông
 
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thucDt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thucchinhhuynhvan
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...nataliej4
 
Dt kh trien khai ct gdpt-1920-hv ch
Dt kh trien khai ct gdpt-1920-hv chDt kh trien khai ct gdpt-1920-hv ch
Dt kh trien khai ct gdpt-1920-hv chchinhhuynhvan
 
Sinh hoạt chuyên đềdạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuật
Sinh hoạt chuyên đềdạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuậtSinh hoạt chuyên đềdạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuật
Sinh hoạt chuyên đềdạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuậtnataliej4
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Võ Linh
 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...nataliej4
 

What's hot (20)

Công tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạoCông tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạo
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Dt bc so ket hki-1819-hv ch
Dt bc so ket hki-1819-hv chDt bc so ket hki-1819-hv ch
Dt bc so ket hki-1819-hv ch
 
Kh nvnh 1920-hv ch-nop pgd
Kh nvnh 1920-hv ch-nop pgdKh nvnh 1920-hv ch-nop pgd
Kh nvnh 1920-hv ch-nop pgd
 
454826673
454826673454826673
454826673
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
 
5511 tdkt
5511 tdkt5511 tdkt
5511 tdkt
 
2912016 kỷ
2912016 kỷ2912016 kỷ
2912016 kỷ
 
Dt bc tong ket hoat dong giao duc 2021-hv ch-chinh thuc
Dt bc tong ket hoat dong giao duc 2021-hv ch-chinh thucDt bc tong ket hoat dong giao duc 2021-hv ch-chinh thuc
Dt bc tong ket hoat dong giao duc 2021-hv ch-chinh thuc
 
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
 
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thucDt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
 
Dt kh trien khai ct gdpt-1920-hv ch
Dt kh trien khai ct gdpt-1920-hv chDt kh trien khai ct gdpt-1920-hv ch
Dt kh trien khai ct gdpt-1920-hv ch
 
Sinh hoạt chuyên đềdạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuật
Sinh hoạt chuyên đềdạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuậtSinh hoạt chuyên đềdạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuật
Sinh hoạt chuyên đềdạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuật
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
 
File1438
File1438File1438
File1438
 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
 
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
đổI mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường thcs theo định hướng phát triể...
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 

Similar to Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Bao cao chu de 2   blended learning verson 2Bao cao chu de 2   blended learning verson 2
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2Kinny_Nguyen
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learningKinny_Nguyen
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Trần Đức Anh
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...nataliej4
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxThanhNhnCao3
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen nataliej4
 
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4 5
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4   5Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4   5
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4 5Dân Phạm Việt
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2gaunaunguyen
 
Giao an hoat dong huong nghiep 12
Giao an hoat dong huong nghiep 12Giao an hoat dong huong nghiep 12
Giao an hoat dong huong nghiep 12Hoa Phượng
 
Giao an hoat dong huong nghiep 12
Giao an hoat dong huong nghiep 12Giao an hoat dong huong nghiep 12
Giao an hoat dong huong nghiep 12Hoa Phượng
 
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)Thảo Uyên Trần
 
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnenChuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnenjackjohn45
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên (20)

Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Bao cao chu de 2   blended learning verson 2Bao cao chu de 2   blended learning verson 2
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learning
 
Chu de 2
Chu de 2Chu de 2
Chu de 2
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
 
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4 5
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4   5Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4   5
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4 5
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
 
Khoá Luận Tìm Hiểu Kiến Thức Và Nhu Cầu Của Học Sinh Trong Quá Trình Vận Dụn...
Khoá Luận Tìm Hiểu Kiến Thức Và Nhu Cầu Của Học Sinh  Trong Quá Trình Vận Dụn...Khoá Luận Tìm Hiểu Kiến Thức Và Nhu Cầu Của Học Sinh  Trong Quá Trình Vận Dụn...
Khoá Luận Tìm Hiểu Kiến Thức Và Nhu Cầu Của Học Sinh Trong Quá Trình Vận Dụn...
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Giao an hoat dong huong nghiep 12
Giao an hoat dong huong nghiep 12Giao an hoat dong huong nghiep 12
Giao an hoat dong huong nghiep 12
 
Giao an hoat dong huong nghiep 12
Giao an hoat dong huong nghiep 12Giao an hoat dong huong nghiep 12
Giao an hoat dong huong nghiep 12
 
Chude02-nhom7
Chude02-nhom7Chude02-nhom7
Chude02-nhom7
 
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 2 : Học kết hợp (blended-learning)
 
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnenChuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2   vnen
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 vnen
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Huyện Đăk Hà Tỉnh Kon Tum.doc
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Huyện Đăk Hà Tỉnh Kon Tum.docĐào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Huyện Đăk Hà Tỉnh Kon Tum.doc
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Huyện Đăk Hà Tỉnh Kon Tum.doc
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 

More from Học Tập Long An

Bài tập tiếng anh lớp 7 (chia thì)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (chia thì)Bài tập tiếng anh lớp 7 (chia thì)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (chia thì)Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 12)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 12)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 12)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 12)Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 11)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 11)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 11)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 11)Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 10)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 10)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 10)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 10)Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 9)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 9)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 9)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 9)Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 6)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 6)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 6)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 6)Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)9
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)9Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)9
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)9Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 2 pers onal information)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 2   pers onal information)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 2   pers onal information)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 2 pers onal information)Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 1 back to school)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 1   back  to school)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 1   back  to school)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 1 back to school)Học Tập Long An
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 bài 9
Bài tập tiếng anh lớp 7 bài 9Bài tập tiếng anh lớp 7 bài 9
Bài tập tiếng anh lớp 7 bài 9Học Tập Long An
 
Bài tập chia động từ lớp 7
Bài tập chia động từ   lớp 7Bài tập chia động từ   lớp 7
Bài tập chia động từ lớp 7Học Tập Long An
 
Bài tập bài 1 tiếng anh lớp 7
Bài tập bài 1 tiếng anh lớp 7Bài tập bài 1 tiếng anh lớp 7
Bài tập bài 1 tiếng anh lớp 7Học Tập Long An
 
45 phút lần 1 hkii tiếng anh lớp 7
45 phút lần 1 hkii tiếng anh lớp 745 phút lần 1 hkii tiếng anh lớp 7
45 phút lần 1 hkii tiếng anh lớp 7Học Tập Long An
 
N tập tiếng anh lớp 7 hkii
N tập tiếng anh lớp 7 hkiiN tập tiếng anh lớp 7 hkii
N tập tiếng anh lớp 7 hkiiHọc Tập Long An
 
N tập tiếng anh lớp 7 (bài 12 15)
N tập tiếng anh lớp 7 (bài 12   15)N tập tiếng anh lớp 7 (bài 12   15)
N tập tiếng anh lớp 7 (bài 12 15)Học Tập Long An
 

More from Học Tập Long An (20)

Bài tập tiếng anh lớp 7 (chia thì)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (chia thì)Bài tập tiếng anh lớp 7 (chia thì)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (chia thì)
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 12)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 12)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 12)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 12)
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 11)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 11)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 11)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 11)
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 10)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 10)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 10)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 10)
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 9)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 9)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 9)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 9)
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 6)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 6)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 6)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 6)
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)9
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)9Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)9
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)9
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 4)
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 2 pers onal information)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 2   pers onal information)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 2   pers onal information)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 2 pers onal information)
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 1 back to school)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 1   back  to school)Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 1   back  to school)
Bài tập tiếng anh lớp 7 (bài 1 back to school)
 
Bài tập tiếng anh lớp 7
Bài tập tiếng anh lớp 7Bài tập tiếng anh lớp 7
Bài tập tiếng anh lớp 7
 
Bài tập tiếng anh lớp 7 bài 9
Bài tập tiếng anh lớp 7 bài 9Bài tập tiếng anh lớp 7 bài 9
Bài tập tiếng anh lớp 7 bài 9
 
Bài tập chia động từ lớp 7
Bài tập chia động từ   lớp 7Bài tập chia động từ   lớp 7
Bài tập chia động từ lớp 7
 
Bai tap bo tro tieng anh lop 7
Bai tap bo tro tieng anh lop 7Bai tap bo tro tieng anh lop 7
Bai tap bo tro tieng anh lop 7
 
Bài tập bài 1 tiếng anh lớp 7
Bài tập bài 1 tiếng anh lớp 7Bài tập bài 1 tiếng anh lớp 7
Bài tập bài 1 tiếng anh lớp 7
 
45 phút lần 1 hkii tiếng anh lớp 7
45 phút lần 1 hkii tiếng anh lớp 745 phút lần 1 hkii tiếng anh lớp 7
45 phút lần 1 hkii tiếng anh lớp 7
 
N thi hk i lớp 7 01
N thi hk i lớp 7   01N thi hk i lớp 7   01
N thi hk i lớp 7 01
 
N tập tiếng anh lớp 7 hkii
N tập tiếng anh lớp 7 hkiiN tập tiếng anh lớp 7 hkii
N tập tiếng anh lớp 7 hkii
 
N tập tiếng anh lớp 7 hki
N tập tiếng anh lớp 7 hkiN tập tiếng anh lớp 7 hki
N tập tiếng anh lớp 7 hki
 
N tập tiếng anh lớp 7 (bài 12 15)
N tập tiếng anh lớp 7 (bài 12   15)N tập tiếng anh lớp 7 (bài 12   15)
N tập tiếng anh lớp 7 (bài 12 15)
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên

  • 1. 34 MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VẬT LÝ Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Lương Quang Đức Trung tâm GDTX Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh PHẦN I : MỞ ĐẦU “Giáo dục phải cung cấp cho xã hội những con người có phương pháp tự học, có ý chí tiến thủ để tự giác học tập suốt đời". (Trương Tấn Sang -Bí thư Thành Ủy -Lễ khai giảng năm học 1999-2000 Trường chuyên Lê Hồng Phong ) Giáo dục thường xuyên (GDTX) nằm trong nằm trong hệ giáo dục quốc dân, tuy nhiên đối tượng của nó rất phức tạp, các học viên (HV) có những hoàn cảnh khó khăn và trình độ văn hóa cũng chênh lệch và ở mức trung bình yếu. Tuy nhiên đa phần HV đều có những ước mong nâng cao trình độ văn hóa để cải thiện cuộc sống hiện tại. Trong những năm qua nghành GDTX cũng đạt được những thành tích nhất định, tại các TTGDTX quận huyện đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong ngành giáo dục, các HV khi học tại các TTGDTX không còn mặc cảm với bạn bè khi đã có rất nhiều người đã thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp…Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều cần quan tâm và suy luận hơn khi tỉ lệ tốt nghiệp của nghành so với phổ thông còn khá xa. Điều đó cho thấy chúng ta còn rất nhiều HV yếu, là những giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng khi thấy những kết qủa trên cũng cảm thấy xót xa . Bộ môn vật lý là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học viên những tư duy logic, nhận thức được thế giới xung quanh tạo cho HV niềm tin vào khoa học trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, ứng dụng các thành tựu khoa học trong lãnh vực sản xuất và cải thiện đời sống, rèn luyện kỹ năng lao động trong thời đại hiện nay. Do vậy, việc giảng dạy những kiến thức cơ bản phổ thông về bộ môn để họ có hứng thú học tập là điều rất cần thiết, tuy nhiên do trình độ tiếp thu không đồng
  • 2. 35 đều về kiến thức, một số lớn các HV do còn yếu về kiến thức cơ bản toán học, khả năng tiếp thu chậm (do lớn tuổi và bỏ học lâu) và thời gian rèn luyện tại nhà không nhiều nên dẫn đến tỉ lệ học viên yếu kém về bộ môn rất cao . Làm thế nào để HV có hứng thú học tập bộ môn, nâng cao trình độ học tập bộ môn là một vấn đề mà bản thân tôi trong nhiều năm công tác giảng dạy rất chú trọng đồng thời đó cũng là mối lo của các thầy cô có nhiệt huyết với nghề. Tại TTGDTX Tân Bình , việc phụ đạo các HV yếu kém không chỉ là mối lo của các thầy cô mà ngay cả Ban giám đốc và phụ huynh HV của trung tâm cũng đặt ra ngay từ đầu mỗi năm học và đưa vào kế hoạch học tập của trung tâm. Việc phụ đạo HV yếu kém là rất cần thiết nhưng làm thế nào để công tác đạt kết qủa cao để không tốn thời gian, công sức là vấn đề tưởng chừng dễ nhưng rất khó khăn. Qua những vấn đề trên hôm nay tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong qúa trình phụ đạo HV yếu kém đã thực hiện tại TTGDTX Tân Bình - TP Hồ Chí Minh . “Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của Đảng, Nhà nước và của Ngành giáo dục và đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người "Lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn" . PHẦN II : nỘI DUNG A. Cơ sở lý luận - Luật giáo dục đã ghi rõ giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học viên phù hợp với từng lớp học, môn học, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong khi học bộ môn . - Phương pháp tích cực là phương pháp GD - dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học thông qua kích thích động cơ phù hợp để tạo ra hứng thú học tập. - Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để
  • 3. 36 nâng cao việc rèn luyện kỹ năng, phân tích và giải quyết tình huống có vấn đề nhằm củng cố kiến thức cơ bản trong qúa trình học tập của HV. - Pháp triển các năng lực nhận thức, thực tiễn và nhân cách người học thông qua quá trình dạy và học, giáo viên giúp đỡ , định hướng và điều chỉnh hoạt động của HV. - Định hướng khái quát, đầy đủ, HV thực hiện. Thực tế cho thấy, HV có thể tự hành động trên cơ sở nắm vững các phương pháp chung cho một loạt các đối tượng khác nhau - Mặt khác việc phụ đạo cho HV yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong các môn học ở các cấp học. Nhất là trong cuộc vận động" Hai không" hiện nay, đòi hỏi GV thực chất và HV thực chất. Song song với vấn đề trên HV phải nhanh chóng tiếp cận với phương pháp dạy học mới đang được tiến hành "HV tích cực,chủ động, nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo...để lĩnh hội và vận dụng kiến thức vào cuộc sống". B. Thực trạng của HV học tại các TTGDTX : 1. Ưu điểm : - Nhiệt tình tham gia học tập, mong muốn lãnh hội thêm các kiến thức mới. - Do tham gia sản xuất các nghành liên quan đến chương trình học nên kinh nghiệm thực tiễn đã giúp HV dễ nắm vững các kiến thức cơ bản. - Hăng hái tham gia các câu hỏi ứng dụng trong đời sống và sản xuất có liên quan đến đến bài học và mong muốn được giải đáp các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn. 2. Tồn tại : - Trong những năm qua cùng với việc phát triển kinh tế của đất nước, cùng với sự tiến bộ ứng dụng của khoa học kỹ thuật đòi hỏi công nhân phải có trình độ văn hóa do vậy ngành GDTX phát triên và thu hút nhiều cán bộ công nhân viên, tuy nhiên đại bộ phận này đã có thời gian khá lâu xa rời ghế nhà trường nên kiến thức văn hóa bị quên, khi tiếp tục lại học tập thì gặp không ít trở ngại về kiến thức .
  • 4. 37 - Một bộ phận lớn các học viên từ các trường phổ thông bị lưu ban hoặc nghỉ học chuyển sang hoc loại hình bổ túc văn hóa , nên đầu vào của các trung tâm nhận các học viên bị hụt hẫng về kiến thức hỗ trợ lẫn kiến thức của bộ môn - Thời gian để luyện tập tại nhà đối với các đối tượng là người lao động tham gia học cũng khó khăn vì đa phần phải lao động - Tình trạng mệt mỏi khi tham gia học sau một ngày lao động do vậy khả năng tiếp thu chậm C. Một số biện pháp tiến hành phụ đạo học viên yếu tại TTGDTX Tân Bình 1. Bước 1 : Lập kế hoạch xuất phát từ tình thực tiễn của trung tâm vào đầu mỗi năm học phải lập được kế hoạch để phụ đạo các HV yếu kém của từng khối (do tình hình hiện nay của các TTGDTX là thiếu phòng học nên chủ yếu là dành cho học viên khối 12), việc lập kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau : - Phải đúng đối tượng là HV yếu kém: việc này tiến hành sau it nhất hai bài bài kiểm tra 15 phút và kiểm tra 1 tiết chất lượng. - Phải lập được mục đích trọng tâm các kiến thức công cụ hỗ trợ bộ môn và kiến thức cơ bản của từng chương, dự đoán thời gian cần phụ đạo cho từng chương. - Trong từng chương cần nêu được việc vấn đề HVchưa biết trong từng chủ đề, các công cụ, phương pháp, các dữ liệu cần thiết để giải quyết vấn đề học viên chưa nhận biết . - Lên kế hoạch kiểm tra (chỉ ra đề kiểm tra trung bình, khá ) đánh giá sự tiếp thu của HV. Qua đó lên kế hoạch bổ sung phần HV còn chưa nhận biết. 2.Bước 2 : Lập danh sách HV yếu kém dựa trên tình hình cụ thể của từng lớp trong khối đồng thời liên hệ lấy ý kiến của GVCN lớp về hoàn cảnh và nghề nghiệp của HV. 3.Bước 3 :Thực hiện kế hoạch phụ đạo theo kế hoạch đã được duyệt của Ban Giám đốc TGDTX
  • 5. 38 4.Bước 4: Đánh giá kết quả và phân tích tồn tại sau mỗi chương sử dụng qũy thời gian dự phòng để bổ sung kiến thức cho HV chưa nhân biết hoặc việc vận dụng còn chưa tốt . D. Một số kinh nghiệm phụ đạo HV yếu tại TTGD TX Tân Bình : Trong quá trình phụ đạo HV yếu tôi rút ra một số kinh nghiệm : + HV có thể học được những vấn đề cơ bản mà trong tiết học chưa nắm vững , đồng thời tập cho HV cách lý luận giải các bài toán trong điểm của chương trình THPT của bộ môn . + Trên cơ sở những dữ liệu HV đã biết hướng HV suy luận vào những vấn đề chưa biết để phát triển những tư duy cho HV. + Các dạng bài tập có thể cho HV thực hiện nhiều lần để làm quen , đồng thời qua đó đề cao tính tự giác học tập và giải quết vấn đề độc lập + Nên tạo ra các tình huống có vấn đề , trong đó nên có vấn đề HV chưa biết để học viên nhận biết cái mình chưa rõ + Tránh đưa ra những vấn đề phức tạp và nâng cao để HV khó khăn trong việc lập luận , nên đưa ra các vấn đề cơ bản hoặc những bài toán đơn giản + Trong qúa trình phụ đạo để tránh hiện tượng nhàm chán do làm quá nhiều bài tập định lượng nên xen kẽ các câu hỏi dễ về định tính để gây hứng thú cho HV. Vấn đề I : Tóm tắt lý thuyết cơ bản qua việc HV chỉ cần nắm một số điều cơ bản để từ đó có hướng lập luận hình thành các kiến thức mới. Thí Dụ 1 : Kiến thức cơ bản lý thuyết chương I : CHƯƠNG I : DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA I. Kiến thức toán cần thiết hỗ trợ cho chương : - Các đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, đồng biến và nghịch biến - Các công thức lượng giác trong tam giác vuông
  • 6. 39 - Công thức lượng giác về cung liên kết - Phương trình lượng giác cos x = cosa ; sinx = sin a ; tanx = tana - Định lý hàm cosin - Vòng tròn lượng giác - Cách lấy đạo hàm các hàm số sinu ; cos u II. Kiến thức cơ bản của chương I : Chỉ yêu cầu HV hiểu và vận dụng Bài 1: Hiểu biết và phân biệt được các dao động: Dao động; dao động tuần hoàn; dao động điều hòa. Phương trinh dao động điều hòa : x = Acos ( ).  t ( A ;  : hằng số > 0 ;  : HS có thể dương hay âm) + Học viên phải biết được tên gọi và đơn vị của từng đại lượng + Lấy đạo hàm theo t để có được các phương trình v và a + Biến đổi để có công thức độc lập thời gian v và a Bài 2 : con lắc lò xo Bài 3 : Con lắc đơn - Mô tả con lắc lò xo : k, m trượt không ma sát - Lực kéo về : F = - kx Dựa trên công thức hướng dẫn suy luận -Con lắc lò xo DĐĐH - Chu kỳ , tần số m k  hướng dẫn suy ra công thức chu kỳ và tần số Mô tả con lắc đơn : Dây treo l ; vật là chất điểm - Lực kéo về : F = - mgsin  - Con lắc đơn DĐĐH ( 0 10 ) - Chu kỳ tần số : l g  ---- > T và f - Động năng của m ; thế năng ----- > cơ
  • 7. 40 - Động năng của m ; thế năng đàn hồi -> cơ năng toàn phần tỉ lệ với A2 và là hằng số năng toàn phần Bài 4 : Hiểu về tên gọi các dao động và đặc điểm của từng dao động qua đó phân biệt các dao động . Bài 5 : Tổng hợp dao động điều hòa cùng phương cùng tần số : - Độ lệch pha hai dao động cùng tần số : 21   ( Độ lệch pha của dao động 1 so với dao động 2 ) + 21   : DĐ 1 sớm pha hơn DĐ 2 + 21   : DĐ 1 trễ pha hơn DĐ 2 + 21   : Hai DĐ đồng pha - Mục đích của giản đồ vectơ quay Frexnen : + Biểu diễn DĐĐH tại thời điểm t = 0 + Tổng hợp các DĐĐH cùng phương cùng tần số - Cách vẽ : nêu hai thí dụ - Tổng hợp hai DĐĐH cùng phương cùng tần số + Tổng hợp hai DĐĐH cùng phương cùng tần số là một DĐĐH cùng phương cùng tần số với các dao động thành phần x = A cos (  t. ) + Biên độ A : A2 = )cos(2 2121 2 2 2 1   AAAA + Pha ban đầu : tan  = 2211 2211 coscos sinsin   AA AA   - Dựa trên công thức tính A rút ra nhận xét về biên độ dao động tổng hợp
  • 8. 41 Qua kiến thức cơ bản về phần lý thuyết trên ngoài việc nắm kiến thức trọng tâm HV chưa biết có thể suy luận những vấn đề chưa biết qua đó HV học được cách so sánh và tìm ra vấn đề còn lại của bài theo sự hướng dẫn suy luận do vậy thời gian để học bài được rút gọn Vấn đề 2 : Hướng dẫn HV suy luận dựa trên những vấn đề đã biết hình thành kiến thức mới đồng thời tạo hứng thú cho Hv trong quá trình học tập Thí dụ: Chủ đề bài tập về về hiện tượng cộng hưởng điện : + Mạch điện RLC nối tiếp Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều (U0 không đổi) u = U0 cos ( ut  , ) ; Khi L hoặc C hoạc  thay đổi : Giá trị hiệu dụng cường độ dòng điện cực đại I Max + GV hướng dẫn : Dựa trên các công thức I = Z U ; tan  = R ZZ CL  ; cos Z R  UL = I ZL ; UC = I ZC ... đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm để học viên suy luận Phần 1 : Trắc nghiệm : Câu 1: Mạch điện RLC nối tiếp, độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều (U0 không đổi) : u = U0 cos ( ut  , ) . Để giá trị hiệu dụng cường độ dòng điện qua mạch cực đại thì : A. Tổng trở toàn mạch cực tiểu ( ZMin = R ) ‘ B. Công suất tiêu thụ cực đại ( cos Max ) C. L C 2  = 1 ( hay ZL = ZC ) D. Tất cả các câu trên đúng - Mục đích câu này GV tập cho HV suy luận khi có hiện tượng cộng hưởng
  • 9. 42 Câu 2 : Chọn câu SAI . Mạch điện RLC nối tiếp, điện dung C thay đổi thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều (U0 không đổi) : u = U0 cos ( ut  , ). Khi C = C 1 , công suất tiêu thụ mạch cực đại thì : A. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây thuần cảm cực đại B. Điên áp và CĐDĐ đồng pha C. L C 2  > 1 D. Điện áp hai đầu mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu tụ điện góc 2  (GV : Nhắc học viên Điện áp hai đầu R cùng pha với CĐDĐ qua mạch) - Mục đích câu là HV có thể lập luận để rõ mối quan hệ độ lêch pha giữa các điện áp các đoạn mạch Câu 3: Mạch điện RLC nối tiếp, đặt vào hai đầu mạch điện áp: u = U0 cos ( ut  , ) (U0 không đổi) tần số dòng điện thay đổi. Khi f = f 1 thì có cộng hưởng điện trong mạch . Chọn câu ĐÚNG : A. Công suất tiêu thụ mạch P = UI B. L C 2  > 1 C. Khi f > f1 thì đoạn mạch có tính dung kháng D. Điện áp hai đầu mạch trễ pha hơn điện áp hai đầu cuộn cảm góc 4  - Mục đích HV suy luận khi có cộng hưởng có thể so sánh với hai câu trên Một số kinh nghiệm rút ra : Qua các câu trắc nghiệm :
  • 10. 43 + HV biết suy luận tìm ra các kiến thức cơ bản khi nói về hiện tượng cộng hưởng đồng thời nhớ lại một số các công thức khác + HV rút ra một số trường hợp về hiện tượng cộng hưởng điện mà học viên dùng phương pháp loại suy từ đó là kiến thức của mình về hiện tượng . Phần 2 : Bài tập tự luận về hiện tượng cộng hưởng điện : Bài 1: Mạch điện RLC không phân nhánh. R = 60  ; cảm kháng ZL = 80  , tụ điện điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều : 200 V-50 Hz . a. Khi C = C1 = F 6.1 10 4 , + Tính tổng trở toàn mạch , hệ số công suất và công suất dòng điện + Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm L b. Khi C = C2 = F 4.1 10 4 , + Tính tổng trở toàn mạch , hệ số công suất và công suất dòng điện + Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm L (Cho nhận xét về các giá trị vùa tính ở câu A và B) Nhận xét : trong quá trình tính, HV có thể rút ra là Z = R và các giá trị tính ở câu B là cực đại Bài 2 : Cho mạch điện RLC không phân nhánh . R = 60  ; cảm kháng ZC = 80  , cuộn dây thuần cảm có L thay đổi được thay đổi được . Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều u = 200 ).100cos(2 t V . A. Khi L = 1.6 /  ( H ) + Tính điện dung tụ điện , góc lệch pha giữa u và i + Biểu thức CĐDĐ qua mạch
  • 11. 44 B. Khi L = 1.4 /  ( H ) + Tính điện dung tụ điện , góc lệch pha giữa u và i + Biểu thức CĐDĐ qua mạch Một số kinh nghiệm rút ra Các bài tập tự luận HV được ôn và kiểm tra lý thuyết đồng thời việc tạo hứng thú học tập cho HV trong quá trình giải bài tập có khả năng suy luận ra một hiện tượng đã học thì bài giải có thể đơn giản . Vấn đề 3: Dựa trên những cơ sở đã biết của HV hình thành những đại lượng vật lý, qua đó tổng hợp thành kiến thức cơ bản đồng thời vận dụng giải các dạng bài tập trọng điểm của chương trình . Thí dụ : Chủ đề: Viết biểu thức u và i của dòng điện xoay chiều 1. Dựa trên các cơ sở đã biết của HV để hình thành các đại lượng về DĐXC Giáo viên ôn tập tổng quát về kiến thức cơ bản cho học viên về dòng điện XC trong các đoạn mạch dựa trên cơ sở : + Phân biệt cho HV các đại lượng tức thời , cực đại và hiệu dụng + Tổng trở + Góc lệch pha giữa u và i + Định luật Ohm cho đoạn mạch 2.Sau khi ôn GVtập hợp các kiến thức để thành lập bảng tổng quát về cácđoạn mạch điện. 3. Dùng câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát sự tiếp thu của HV Phần 1 : Trắc nghiệm : Câu 1. Điều nào sau đây là SAI khi nói về dòng điện xoay chiều i = I0 cos (cot +  i:
  • 12. 45 A. I0 là cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. B. i là cường độ dòng điện tức thời. C. (  t +  ) là pha dao động của dòng điện. D.  i là pha ban đầu của dòng điện. - Mục đích HV nắm lại các ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức Câu 2. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ : A. Giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều. B. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều. C. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều. D. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều. - Mục đích HV phân biệt các đại lượng của dòng điện xoay chiều Câu 3. Chọn câu ĐÚNG. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu mạch điện và CĐDĐ qua đoạn mạch phụ thuộc vào : A. Giá trị hiệu dụng của điện áp hai đầu mạch B. Đặc tính của mạch điện và tần số dòng điện C. Sự hao phí năng lương trên dây dẫn D. Năng lượng tiêu thụ trên mạch điện - Mục đích HV hiểu được góc lệch pha giữa u và i Câu 4 : Trong đoạn mạch điện có tính dung kháng thì : A. Pha ban đầu của điện áp hai đầu mạch có giá trị luôn âm
  • 13. 46 B. Cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch góc 4  C. Điện áp hai đầu tụ điện luôn lớn hơn điện áp hai đầu điện trở D. Điện áp hai đầu mạch điện trễ pha hơn CĐDĐ qua mạch - Mục đích HV nắm lại kỹ năng phân tích về độ lệch pha giữa u và i của một đoạn mạch 4. Hướng dẫn cơ bản việc viết biểu thức : Điện áp: u = U0 cos ( ut  . ) CĐDĐ qua mạch là : i = I0 cos ( it  . ) Hướng dẫn HV nhận xét xem bài toán cho viết biểu thức ứng với đoạn mạch nào của mạch điện + Việc xác định U0 hay I 0 dựa trên định luật Ohm : (Bảng tổng hợp) + Xác định pha ban đầu : Dựa trên đặc tính của mạch điện Phần 2 : Bài tập định tính : Bài 1: Người ta mắc hai đầu tụ điện C và mạch điện xoay chiều u = 200 2 cos (100  t) V , số chỉ Ampe kế là 4 A . A. Tính điện dung C của tụ điện ra F 63,6 F B. Biểu thức CĐDĐ qua mạch i = 4 At ) 2 .100cos(2    - Mục đích là phát huy tính độc lập suy luận : HV rút ra được đoạn mạch chỉ có tụ điện C do vậy HV có thể nhận ra mối quan hệ giữa u và i từ đó việc tính U0 và pha ban đầu của CĐDĐ qua mạch sau khi tính dung kháng Bài 2 : Trắc nghiệm Đề bài sau đây đươc sử dụng từ câu 1 đến câu 2 :
  • 14. 47 Đặt vào hai đầu điện R = 100  một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch. CĐDĐ qua mạch i = 1,41 cos ( 100 t + 6  ) A 1. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch : A. 1,41A B. 1A C. 14100A D. 10000A. 2. Biểu thức điện áp hai đầu điện trở R A. u = 100 cos ( 100 t + 6  ) V B. u = 141 cos ( 100 t ) V C. u = 200 cos ( 100 t + 6  ) V D. u = 141 cos (100 6   t (V) Bài 3 : Đoạn mạch điện gồm Điện trở thuần R = 100  , cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2 / ( H ) , tụ điện có điện dung C = 100 /  (  F ) mắc nối tiếp . Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều u = 200 cos (100  t ) V A. Tính tổng trở toàn mạch và góc lệch pha giữa u và i B. Giá trị hiệu dụng CĐDĐ qua mạch C. Biểu thức CĐDĐ qua mạch D. Biểu thức điện áp hai đầu Đoạn mạch có tụ điện C - Mục đích của các bài tập : Rèn luyện kỹ năng tính toán nhận biết suy luận cuả HV từ cái đơn giản để củng cố kiến thức. E. Môt số Nhận xét trong qúa trình thực hiện đề tài : 1. Nhược điểm : + Đa phần HV do mất căn bản về kỹ năng tính toán nên việc thực hiện phụ đạo phải mất nhiều thời gian hơn dự định.
  • 15. 48 + Do công việc lao động nên dù có kiến thức sau khi phụ đạo, nhưng vì thời gian học là 9 tháng nên các phần học đầu năm khi cuối năm thi thì kiến thức quên nhiều. + Đa phần HV yếu bộ môn Vật lý thì cũng yếu các môn tự nhiên khác nên việc học tập tập bộ môn cũng gặp khá nhiều trở ngại vì phải chia thời gian để củng cố các bộ môn khác. + Do thiếu điều kiện cơ sở vật chất, việc phụ đạo chỉ có thể tiến hành vào chủ nhật nên sau một tuần làm việc là ngày nghỉ nên một số HV cũng không thực hiện đầy đủ buổi phụ đạo dẫn đến việc củng cố kiến thức không liên tục. 2. Ưu điểm : + Đa phần các HV tham gia đều có những hứng thú trong học tập bộ môn vì có thể hiểu được những vấn đề cơ bản của chương trình học + HVcũng đã biết được khái quát về kiến thức bộ môn, rèn luyện được kỹ năng suy luận và có thể giải quyết được các bài tập đơn giản . + HV có thể độc lập giải quyết những câu hỏi trắc nghiệm của bộ môn + HV tỏ ra yêu thích bộ môn, do vậy việc học tập bộ môn chuyên cân hơn + Việc học tập bộ môn có phương pháp hơn do đó trở ngại về thời gian cũng đượcgiải quyết tốt hơn vời các HV phải lao động hàng ngày F. Phạm vi và hiệu quả áp dụng đề tài : 1. Phạm vi áp dụng đề tài : + Đề tài được ứng dụng cho khối 12 của Trung tâm GDTX Tân Bình + Việc phụ đạo học viên yếu là việc thực hiện thường xuyên tại các trường học, 2. Hiệu qủa áp dụng đề tài : + Trong qúa trình áp dụng đề tài tạo cho HV hứng thú trong việc học tập bộ môn
  • 16. 49 +Việc áp dụng đề tài nên tùy theo điều kiện từng trường việc tổ chức phải thường xuyên và liên tục mới có hiệu qủa + Số HV yếu kém giảm dần, kết qủa đào tạo từng bước được chuyển biến PHẦN III. KẾT LUẬN : Việc phụ đạo HV yếu kém của bộ môn là một việc làm rất cần thiết , nâng cao được sự hiểu biết HV về các kiến thức cơ bản bộ môn đáp ứng được yêu cầu của HV, qua đó rèn luyện kỹ năng làm việc có phương pháp, có mục đích. Việc phụ đạo có kết qủa chủ yếu dựa vào ý chí phấn đấu của người đi học, tuy nhiên công việc này cũng đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, của Ban Giám Đốc các TTGDTX vì nó tiến hành liên tục ngay từ đầu năm học . Đối với qúy đồng nghiệp thì đây là việc làm đầy tự hào và trách nhiệm của người thầy, chúng ta không quản ngại thời gian và công sức để giúp những HV yếu kém. Họ rất qúy và kính trọng chúng ta khi học được mở mang kiến thức và thành đạt trong cuộc sống. Điều mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm . Nghị quyết Đại hội của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có đủ tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính kỷ luật và sức khỏe" Trên là kinh nghiệm riêng của cá nhân sau những năm tháng dạy học rất còn nhiều thiều sót mong qúy đồng nghiệp đóng góp. Xin chân thành cảm ơn! 