SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
TUẦN 1. Ngày soạn 15/08/2014
Tiết 1 Ngày dạy : 20/08/2014
PHẦN MỞ ĐẦU
BÀI 1 : SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu lịch sử loài người có sự hình thành và phát triển, mục đích của việc học tập
lịch sử
2. Tư tưởng : Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập môn lịch sử.
3. Kĩ năng : Bước đầu hình thành phương pháp học tập lịch sử
II. Tư liệu dạy học
- GV : Phóng to hình 1,2 SGKT 3 – 4.
- HS : Sưu tầm tranh ảnh, sách báo có liên quan đến bài học.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
GV giới thiệu chương trình học môn lịch sử lớp 6.
3. Giới thiệu bài mới; Ở cấp một các em đã tim hiểu lịch sử qua các câu truyện. Lên cấp hai các em sẽ
được tìm hiểu kỹ hơn lich sử thế giới và của đất nước.Để tim hiểu lịch sử trước hết chúng ta cần biết lịch sử
là gì ? Học lịch sử để làm gì ?
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- HS quan sát tranh bầy người nguyên thủy-> em
có nhận xét gì về loài người từ thời nguyên thủy
đến nay ?
+ Con người và mọi vật phải tuân theo qui luật gì
của thời gian ? (sinh ra – lớn lên – già đi..) cho
VD?
+ Vậy theo em lịch sử là gì ?
* Vậy lịch sử một con người có khác với lịch sử
loài người không ? Vì sao?
- GV phân tích sự khác nhau giữa lịch sử con
người(thời gian ..phạm vi hẹp ) và lịch sử loài
người (thời gian ..rộng)
- GV lấy VD phân tích sự khác nhau giữa 1HS
và HS cả lớp, cả trường…để HS dễ hiểu..
=> GV chốt lại : Lịch sử chúng ta học là lịch sử
xã hội loài người.
+ Vậy lịch sử là môn học như thế nào?
- Gv treo tranh hình 1 - HS quan sát.
+ Qua hình em thấy lớp học ở trường làng thời
xưa ntn?
- So với trường học hiện nay em thấy có gì khác?
Vì sao có sự khác nhau đó?
* Vậy chúng ta học lịch sử để làm gì ? lấy VD ?
- GV lấy VD thời dựng nước ….nhấn mạnh và
giáo dục HS biết quý trọng, giữ gìn những gì
đang có và biết ơn những người đã làm nên cuộc
sống ngày nay…
- GV treo tranh hình 2 “Bia tiến sĩ” để HS quan
1.Lịch sử là gì?.
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là một môn khoa học, cĩ nhiệm vụ tìm
hiểu và khơi phục lại quá khứ của con người và
xã hội lồi người.
2. Học lịch sử để làm gì?.
- Học lịch sử để biết về cội nguồn của tổ tiên, dân
tộc, để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động
sáng tạo của dân tộc mình và của lồi người trong
quá khứ, xây dựng nên xã hội văn minh như ngày
nay.
- để hiểu những gì chúng ta đang thừa hưởng của
ơng cha trong quá khư và biết phải làm gì trong
tương lai
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
sát.
+ Bia tiến sĩ làm bằng gì? (đá –> hiện vật)
+ Trên bia ghi gì? (tên, tuổi->chữ viết)
* 1HS kể tóm tắt chuyện Sơn Tinh-Thuỷ Tinh ?
=>Gv khẳng định câu chuyện đó là truyền thuyết
vì truyền từ đời này qua đời khác ->truyền
miệng.
* Vậy căn cứ vào đâu mà người ta biết được lịch
sử ?
Dựa vào 3 tư liệu chính.
+ Tư liệu hiện vật.
+ Tư liệu chữ viết.
+ Tư liệu truyền miệng
5. Củng cố, dặn dò
_ Cũng cố : Câu nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”nhằm nói lên :
a Học lịch sử giúp ta biết được cội nguồn dân tộc.
b Học lịch sử giúp ta biết quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày nay.
c Học lịch sử giúp ta biết làm tốt nhiệm vụ của mình để góp phần đưa đất nước, xã hội ngày càng
tiến lên.
d Cả ba câu trên đều đúng .
=> Gv chuẩn bị bảng phụ – gọi 1 HS lên làm. Gv nhận xét, đáp án đúng (d).
- Dặn dò .
- Chuẩn bị bài 2: sưu tầm cách tính thời gian của người xưa.
- Quan sát hình SGK và nhận xét.
- Lớp mang lịch treo tường.
………………………………………………………………….
RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………............................
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………............................
Tuần 2. Ngày soạn: 20/08/2014
Tiết 2 Ngày dạy : 28/08/2014
Bài 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: giúp học sinh hiểu:
-Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
-Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch.
- Biết cách đọc và ghi, tính năm, tháng theo công lịch.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
2.Tư tưởng: giáo dục cho HS:
-Biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác, khoa học.
3. Kĩ năng: rèn cho HS kĩ năng:
- Cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại.
II- Phương tiện dạy học:
- GV: Lịch treo tường,Quả địa cầu
- HS :sgk, lịch………..
III- Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
?: Lịch sử là gì? Tại sao cần phải học lịch sử ?
?: khoanh tròn ý đúng nhất:
Dựa vào đâu để con người biết và dựng lại lịch sử ?
a. Tư liệu truyền miệng. b. Tư liệu hiện vật.
c. Tư liệu chữ viết. d. Cả ba ý trên đầu đúng.
3.. Giới thiệu bài mới :
Như chúng ta đã biết: lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, theo trình tự thời gian có trước có
sau. Vậy người xưa đã dựa vào đâu để tính thời gian? Tại sao phải xác định thời gian? Chúng ta cùng tìm
hiểu bài học hôm nay.
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- GV cho HS quan sát H2 bài 1.
?: Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu-Quốc- Tử
Giám được lập cùng một năm không? Vì sao? chúng
ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia tiến sĩ nào
đó không?
GV: nhấn mạnh: nếu các sự kiện lịch sử đều không
ghi lại thời gian cụ thể thì chúng ta không thể biết và
dựng lại lịch sử. Do đó , việc xác định thời gian là
thực sự cần thiết cho việc học tập và tìm hiểu lịch sử.
?: Tại sao phải xác định thời gian xảy ra các sự kiện?
?: Dựa vào đâu, bằng cách nào, con người sáng tạo ra
cách tính thời gian?
- Người xưa đã quan sát hiện tượng lập đi lập lại của
mặt trăng – mặt trời để xác định thời gian…
GV giải thích: Hiện tượng hoạt động của Mặt trăng,
mặt trời và trái đất (dùng quả đại cầu minh hoạ)
GV treo bảng phụ
HS quan sát, đọc “những ngày lịch sử và kỉ niệm”
?: Em thấy trong bảng có những đơn vị thời gian nào
và những loại lịch nào ?
-Ngày, tháng, năm,
Aâm lịch ,Dương lịch
?: Trên thế giới hiện nay có những loại lịch nào?
- HS xác định lịch âm và lịch dương trên tờ lịch
GV: nhấn mạnh: cách đây 3000- 4000 năm người
Phương Đông đã sáng tạo ra lịch.
?: Cách tính Aâm lịch và Dương lịch?
GV mở rộng thêm :mỗi quốc gia có cách làm lịch
1. Tại sao phải xác định thời gian?
- Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là
nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong lịch sử.
- Cơ sở xác định thời gian là dựa vào hoạt
động của mặt trăng và mặt trời.tạo nên ngày,
đêm, tháng và mùa trong năm.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế
nào?
- Aâm lịch : Dựa vào sự di chuyển của Mặt
Trăng quay quanh Trái Đất.
- Dương lịch : Dựa vào sự di chuyển của
Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay
không ?
- Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự
giao lưu giữa các quốc gia ngày càng tăng.
Do vậy cần có lịch chung để tính thời gian.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
riêng..
Gv cho HS xem quyển lịch là lịch chung của cả thế
giới. Gọi là công lịch.
?: Vì sao phải có lịch chung?
GV lấy vd cụ thể và phân tích HS hiểu.
?: Công lịch được tính như thế nào?
GV hướng dẫn HS cách ghi thứ tự thời gian theo
SGKT7
- Công lịch lấy năm chúa Giê-Su ra đời làm
năm đầu của Công nguyên. Trước năm đó là
trước công nguyên( TCN)
- Theo cơng lịch cứ 10 năm là một thập
niên,100 năm là một thế kỷ, 1000 năm là một
thiên niên kỷ
5. Củng cố, dặn dò.
- Cũng cố: GV phát phiếu học tập, HS làm việc cá nhân (Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất)
?: Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược Aâu Lạc cách năm 40 là
a. 40 năm b. 179 năm c. 219 năm d. 2002 năm
?: Năm 40 Hai Bà Trưng khởi nghĩa cách năm 938 là
a. 898 năm b. 938 năm c. 978 năm d. 2002 năm
?: Năm 179 TCN cách năm 2007 là
a. 179 năm b. 182 năm c. 2179 năm d. 2186 năm
- Dặn dò :
- Học bài: vở ghi kết họp sgk, trả lời câu hỏi sgk.
- Chuẩn bị bài mới.
- Quan sát hình 3, 4, 5 SGK so sánh và nhận xét.
- Trả lời các câu hỏi của bài 3.
RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………............................
Tuần 3 Ngày soạn: 28/08/2014
Tiết 3 Ngày dạy : 04/09/2014
PHẦN I : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI.
Bài 3 : XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu:
- Sự xuất hiện của con người trên trái đất: thời điểm và động lực ...
- Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn.
- Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.sản xuất phát triển làm nảy sinh của cải dư thừa dẫn dến sự xuất hiện giai
cấp , nhà nước.
2. Tư tưởng : Giáo dục cho HS:
Hình thành ý thức đúng đắn về vai trò của người lao động sản suất trong sự phát triển của xã hội loài người.
3. Kĩ năng : Rèn cho HS:
Kĩ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần thiết.
II. Phương tiện, thiết bị dạy học:
- GV: Bản đồ thế giới, công cụ, hiện vật phục chế, Tranh ảnh về nội dung bài học.
- HS: sgk, quan sát hình và hiện vật, nhận xét
III- Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
2. Kiểm tra bài cũ :
?: Vì sao công lịch hình thành ? Cách tính công lịch ra sao ?
?: Đọc trên tờ lịch: đâu là ngày âm lịch,đâu là ngày dương lịch
3.. Giới thiệu bài mới :
Như chúng ta đã biết lịch sử xã hội loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Vậy con người đã xuất hiện như thế nào? Phát triển ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
4. Tiến trinh dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
HS đọc đoạn 1 mục
?: Con người có gốc tích từ đâu?
?: Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, vượn cổ đã
tiến hoá như thế nào?
+ Biết đi bằng 2 chi sau
+ Dùng 2 chi trước để cầm nắm
+ Biết sử dụng những hòn đá , cành cây …làm
công cụ để kiếm ăn.
GV nhấn mạnh: đặc điểm trên của loài vượn cổ,
khác với các loài vượn khác, người ta gọi: vượn
người hay vượn hình nhân
?: Vì sao vượn cổ chuyển hoá thành Người tối cổ?
GV nhấn mạnh: Vai trò, ý nghĩa to lớn của lao
động đối với sự phát triển của xã hội loài người và
đối với một con người.
?: Những dấu tích của họ tìm thấy ở đâu?
GV: cho HS xem tranh “Bầy người nguyên thuỷ”
quan sát H: 3,4 sgk.
?: Hãy mô tả cuộc sống của Người tối cổ?
?: Điểm khác nhau cơ bản để phân biệt bầy người
nguyên thuỷ với bầy động vật -Bầy người nguyên
thuỷ biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn
- Biết làm công cụ.
?: Vì sao cuộc sống của bầy người nguyên thuỷ bấp
bênh, kéo dài hàng triệu năm?
-Cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
GV: Trải qua hàng chục triệu năm, Người tối cổ dần
dần phát triển trở thành Người tinh khôn.Cuộc sống
của người tối cổ như thế nào? Chúng ta cùng tìm
hiểu.
HS đọc đoạn 1 / SGK.
?: Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào ?
Dấu tích có ở đâu?
- Cách đây khoảng 4 vạn năm.
- Sống hầu khắp các châu lục.
HS quan sát H. 5
GV nhấn mạnh: Người tinh khôn xuất hiện là bước
nhảy vọt thứ 2 của con người. Khi lớp lông mỏng đi
-> xuất hiện các màu da khác nhau: trắng, vàng,
đen, đỏ => hình thành 3 chủng tộc loài người.
?: Trình bày hiểu biết của mình về cuộc sống của
Người tinh khôn?
?: Em có nhận xét gì về cuộc sống của Người tinh
khôn so với cuộc sống của người tối cổ?
GV nhấn mạnh: Cuộc sống của Người tinh khôn
đã bớt phu ïthuộc vào thiên nhiên và bắt đầu có sự
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Vượn cổ là lồi vượn cĩ hình dáng người ,
sống cách ngày nay khoảng 5- 6 triệu năm.
- Người tối cổ:
+ xuất hiện khoảng 3- 4 triệu năm trước.thốt
khỏi giới động vật , hồn tồn đi bằng hai
chân, tay khéo léo cĩ thể nắm và biết sử dụng
hịn đá, cành cây….làm cơng cụ.
+ Biết chế tạo cơng cụ và phát minh ra lửa
+ Nơi tìm thấy Đơng Phi, Đơng Nam Á,
Trung Quốc…
- Nhờ lao động, vượn cổ chuyển hoá thành
Người tối cổ
2. Người tinh khôn sống như thế nào ?
- Thời gian xuất hiện: 4 vạn năm trước.
- Đặc điểm :cĩ cấu tạo cơ thể như người ngày
nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển.
- Nơi tìm thấy ở khắp các châu lục
- Đời sống của Người tinh khôn:
+ Sống thành thị tộc
+Làm chung, ăn chung.
+Biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, đồ
trang sức.
=> cuộc sống khá ổn định, tốt hơn, vui hơn
- Sự khác nhau giữa người tối cổ và người
tinh khơn:
+ Ở người tối cổ : tràn thấp và bợt ra phía
sau, u mày nổi cao, cả cơ thể cịn phủ một
lớp lơng ngắn, dáng đi cịn hơi cong,lao về
phía trước, thể tích sọ não nhỏ
+ Ở người tinh khơn: mặt phẳng, trán cao,
khơng cịn lớp lơng trên người, dáng đi
thẳng, tay nhỏ khéo léo, thể tích não lớn.
3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
- Năm 4000 TCN, con người phát hiện ra
kim loại và dùng kim loại làm công cụ sản
xuất
- Nhờ cơng cụ bằng kim loại con người cĩ
thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng
trọt..sản phẩm làm ra nhiều , xuất hiện của
cải dư thừa.
- Một số người chiếm hữu của cải dư thừa
trở nên giàu cĩ -> xã hội phân hóa giàu-
nghèo =>Xã hội nguyên thủy tan
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
chú ý tới đời sống tinh thần.
5. Củng cố dặn dò.,
- Cũng cố . Sự khác nhau giữa nhười tinh khôn và người tối cổ ?
Tại sao xã hội nguyên thủy lại tan rã ?
- Dặn dò.
- Học bài: vở ghi kết hợp sgk, trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Chuẩn bị tiết sau:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm những nước nào ?
- Xã hội gồm có bao những tầng lớp nào?
- Đọc và trả lời các câu hỏi SGK ở bài 4.
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…......
Tuần 4 Ngày soạn: 05/09/2014
Tiết 4 Ngày dạy : 11/09/2014
Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Nêu được sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Trình bày được sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông.
2.Kĩ năng: Bước đầu hiểu, phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử.
3.Tư tưởng: Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về Nhà nước
chuyên chế.
II.Tài liệu, thiết bị, phương tiện dạy học:
- GV :Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông.hình 8 và 9 trong sgk phóng to
-HS :SGK lịch sử 6.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
?: Đời sống của Người tinh khôn có điểm gì khác so với Người tối cổ?
?: Vì sao Xã hội nguyên thuỷ tan rã?
3..Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu những nét chính về Xã hội nguyên thuỷ. Sau khi xã hội
nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông.Vậy các quốc gia
cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Xã hội cổ đại phương Đông có những đặc
điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta nắm đựơc những vấn đề trên.
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
Gv treo bản đồ các quốc gia cổ đại.
GV xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông
?: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào
thời gian nào?
HS xác định trên bản đồ những con sông lớn:
- Sông Nin ( Ai CậpXHCN
- Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ( Lưỡng Hà)
- Sông Aán và sông Hằng (Aán Độ )
- Sông Hoàng Hà, Trường Giang (Trung Quốc)
GV nhấn mạnh: Cuối thời nguyên thuỷ cư dân sống ở lưu
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông
được hình thành ở đâu và từ bao
giờ ?
- Thời gian ra đời: cuối thiên niên kỉ
IV đầu thiên niên kỉ III TCN
- Địa điểm hình thành : trên lưu vực
con sông lớn:
+ Ai cập :sơng Nin
+ Lưỡng Hà :sơng Ti gơ rơ và Ơ phơ
rát.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
vực những dòng sông lớn trên ngày càng đông.
- Làm thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
?: Em hãy mô tả cảnh lao động của người Ai Cập cổ đại?
- Hoạt động lao động diễn ra sôi nổi, thuận lợi, có sự phân
công lao động.
GV phân tích: Sản xuất phát triển, lúa gạo nhiều, của cải
dư thừa => Giai cấp hình thành và xuất hiện Nhà nước.
GV nhấn mạnh : Các quốc gia cổ đại phương Đông là
những quốc gia cổ đại ra đời sớm nhất trong lịch sử loài
người.
HS đọc sgk, chú thích
?: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp
nào? Vai trò, vị trí của từng tầng lớp trong xã hội?
GV giảng thêm về thân phận của người nô lệ: không có
một chút quyền gì, bị xem như những “công cụ biết nói”
GV nhấn mạnh: Nhân dân và nô lệ sống khốn khổ như
vậy, họ không cam chịu mái đựơc=> nổi dậy đấu tranh.
quy luật của sự tồn tại và phát triển.
Tiêu biểu cuộc đấu tranh của người nô lệ và dân nghèo ở
La-gát (Lưỡng Hà) 2300 TCN; năm 1750 TCN, nô lệ và
dân nghèo nổi dậy ở Ai Cập: cướp phá, đốt cung điện.
?: Nô lệ nổi dậy đấu tranh, giai cấp thống trị đã làm gì để
ổn định xã hội ?
- Ban hành luật
GV hướng dẫn HS xem hình 9 và giải thích về các điều
luật => thể hiện sự bất công, khắc nghiệt của tầng lớp
thống trị.
GV cho 1HS đọc mục 3 SGK.
?: Để cai trị đất nước giai cấp thống trị đã làm gì?
- Để cai trị đất nước tầng lớp quý tộc lập ra bộ máy nhà
nước do vua đứng đầu, vua nắm mọi quyền hành, giúp
việc cho vua là quan lại.
?: Ở các nước phương Đông, nhà vua có quyền hành gì?
?: Em hiểu thế nào là Nhà nước quân chủ chuyên chế?
- Người đứng đầu là vua, có quyền quyết định mọi việc,
được cha truyền con nối.
+ Trung Quốc: Thiên tử ( con trời )
+ Lưỡng Hà : En- si (người đứng đầu)
+ Ai Cập: Pha-ra-ôn (ngôi nhà )
1 HS nhắc lại nền kinh tế của các quốc gia phương Đông ?
+ Người phương Đông dựa vào đâu để sáng tạo ra lịch ?
* Em hãy nêu những thành tựu khoa học lớn của các dân
tộc phương Đông cổ đại ?
=>GV lấy dẫn chứng minh hoạ về các thành tựu khoa học
- HS quan sát hình 12,13 -> Em hãy mô tả và nhận xét về
các công trình kiến trúc ?
=>GV nhấn mạnh về các công trình kiến trúc là những kì
quan của thế` giới mà loài người rất thán phục.
+ Ấn Độ :sơng Ấn và sơng Hằng
+ Trung Quốc : Hồng Hà và Trương
Giang.
- kinh tế:
+ Nông nghiệp là ngành kinh tế
chính
+ Biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ..
+ Thu hoạch ổn định hàng năm
2. Xã hội cổ đại phương Đông bao
gồm những tầng lớp nào ?
- Cơ cấu xã hội gồm 3 tầng lớp:
+ Quý tộc, quan lại: là tầng lớp thống
trị xã hội, có nhiều của cải, quyền
thế.bao gồm vua, quan lại và tăng lữ.
+ Nông dân công xã: là bộ phận đông
đảo nhất, lực lượng lao động chính,
nuôi sống xã hội.
+ Nô lệ: Thân phận thấp kém nhất.
là những người hầu hạ, phục dịch cho
quý tộc
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại
phương Đông.
- Sơ đồ nhà nước
cổđaiïphươngĐông:
- Vua cĩ quyền đặt ra pháp luật,chỉ huy
quân đội, xử những người cĩ tội..
- Bộ máy hành chính từ trung ương
đến địa phương: giúp việc cho vua,
thu thuế xây dựng cung điện, đền tháp,
chỉ huy quân đội
4.Các dân tộc phương Đông thời cổ
đại đã có những thành tựu văn hóa
gì ?
- Sáng tạo ra lịch : Aâm lịch ; một
năm cĩ 12 tháng, mỗi tháng cĩ 29 hoặc
30 ngày.
- Sáng tạo chữ tượng hình ở Trung
Quốc và Ai Cập . viết trên mai rùa, thẻ
tre, đất sét…
- Toán học : Phát minh ra phép đếm từ
0 -> 10, tìm ra pi=3.16…
Vua
Nô lệ
Nông dân
Quý Tộc (Quan lại)
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
- Kiến trúc : Kim tự tháp Ai Cập,
thành Ba-bi-lon.
5. Củng cố dặn dò:
- Cũng cố ?: Em hãy điền các dữ liệu còn thiếu vào ô trông sau.(GV chuẩn bị bảng phụ)
Tên sông Tên quốc gia cổ đại
Sông Nin. Ai Cập
Sông Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ Lưỡng Hà
Sông Aán và sông Hằng Aán Độ
Hoàng Hà, Sông Trường Giang. Trung Quốc
- Dặn dò.
- Học bài: vở ghi kết hợp sgk
- Chuẩn bị bài:
- Nắm vị trí các quốc gia phương Tây trên bản đồ.
- Hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ.
- Trả lời các câu hỏi trong bài 5.
.Rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
TUẦN 5. Ngày soạn: 12/09/2014
Tiết 5 Ngày dạy : 17/09/2014
BÀI 5 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây. Trình bày sơ lược về tổ
chức và đời sống xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây
2. Kĩ năng : Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
3. Tư tưởng : HS thấy sự bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp.
II. Phương tiện dạy học
- Gv : Bản đồ các quốc gia cổ đại, bảng phụ.
- HS : Quan sát và nhận xét.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu? từ bao giờ? Kể tên các quốc gia
đó?
3..Giới thiệu bài:Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu các quốc gia cổ đại phương Đông. Hôm nay chúng ta
cùng nhau tìm hiểu về sự hình thành và tình hình kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây.
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- GV treo bản đồ các quốc gia cổ đại liên hệ
kiểm tra kiến thức đã học.
+ Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở
đâu ? từ bao giờ ?
- 1 HS lên xác định trên bản đồ các quốc gia cổ
đại phương Tây.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận (5’)
+ N1+3: Địa hình của các quốc gia cổ đại
phương Đông và phương Tây có điểm gì khác
nhau?
+ N2+4: Điều kiện tự nhiên của Hilạp và Rôma
có đặc điểm gì? Kinh tế ntn?
=> Hết thời gian đại diện các nhóm trả lời – lớp
nhận xét, bổ sung. GV chốt ý .
- GV gọi 1HS đọc mục 2 SGK .
+ Kinh tế chính của các quốc gia cổ đại này là
gì?
- Với nền kinh tế đó xã hội hình thành tầng lớp
nào?
- Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp
nào? Vì sao?
* Vì sao nô lệ không ngừng nổi dậy đấu tranh?
=>Gv phân tích thêm:…”công cụ biết nói”
- HS làm việc với SGK.
- Em hãy so sánh về số lượng, cuộc sống giữa
chủ nô và nô lệ?
+ Lực lượng nào là lao động chính trong xã hội ?
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương
Tây.
- Thời gian: Đầu thiên niên kỉ I TCN
- Địa điểm ; trên 2 bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a
nơi mà cĩ ít đồng bằng , chủ yếu là đất đồi khơ
cứng nhưng lại cĩ nhiều hải cảng đã hình thành 2
quốc gia: HiLạp và Rôma.
- Kinh tế :
- Ngành kinh tế chính là thủ cơng nghiệp (luyện
kim,làm rượu nho, dầu oliu) và thương nghiệp
( bán các mặt hàng thủ cơng nghiệp,rượu nho ...
mua lúa mì và súc vật )
-Ngồi ra cịn trồng cây lưu niên như nho, o liu ,
cam ....
2. Xã hội cổ đại Hilạp, Rôma .
- Có 2 giai cấp chính :
+ Chủ nô : bao gồm chủ xưởng, chủ các thuyền
buơn...rất giàu cĩ và cĩ thế lự chính trị, sở hữu
nhiều nơ lệ.
+ Nô lệ : số lượng đơng,là lực lượng lao động
chính trong xã hội, bị củ nơ bĩc lột và đối xử tàn
bạo.
- Tổ chức xã hội
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
* Vậy tại sao người ta gọi : xã hội cổ đại Hilạp
và Rôma là xã hội chiếm hữu nô lệ ?
=> GV giải thích “chiếm hữu nô lệ”
* Nhà nước Hilạp và Rôma cổ đại được tổ chức
ntn ?
+ Theo em, lịch của người cổ đại phương Tây có
gì mới ?
- Em hãy nêu những thành tựu về chữ viết và
khoa học của người phương Tây cổ đại ?
* So với người phương Đông chữ viết của người
phương Tây có gì tiến bộ ?
=> GV liên hệ chữ cái ngày nay.
+ Người phương Tây cổ đại có những công trình
kiến trúc nổi tiếng nào ? – HS quan sát H15, 16
trả lời.
+ HS quan sát H14, 17 -> em có nhận xét gì về
điêu khắc của người phương Tây cổ đại ?
* Các thành tựu trên cho ta thấy khả năng và trí
tuệ của con người là ntn?
+ giai cấp thống trị ; chủ nơ nắm mọi quyền
hành
+ Nhà nước do giai cấp chủ nơ bầu ra, làm
việc theo thời hạn
+ Xã hội chiếm hữu nơ lệ là xã hội cĩ hai giai
cấp chính là chủ nơ và nơ lệ, trong đĩ chủ nơ
thống trị và bĩc lột nơ lệ.
3. Người Hilạp và Rôma đã có những đóng góp
gì về văn hóa.
- Sáng tạo ra lịch : dương lịch. một năm cĩ 365
ngày và 6 giờ được chia làm 12 tháng.
- Chữ viết :sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c … cĩ 26
chữ cái , đang được dùng phổ biến ngày nay.
- khoa học : toán học, thiên văn, vật lí, triết học,
sử học, địa lí..phát triển cao, đặt nền mĩng cho
các ngành khoa học sau này.
- Kiến trúc : Đền Pac-tê-nông, đấu trường Cô-li-
dê.
- Điêu khắc : lực sĩ ném đá.
5. Củng cốdặn dò:
- Cũng cố :Bài tập tại lớp : Gv ghi ở bảng phụ -> Viết những từ thích hợp, những dữ liệu vào bảng so sánh
dưới đây :
Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông. Các quốc gia cổ đại phương Tây.
Thời gian hình thành.
Tên quốc gia.
Hình thái kinh tế.
Hình thái nhà nước.
Các tầng lớp chính trong xã
hội.
- Dặn dò.
- Chuẩn bị tiết sau : Sưu tầm tranh ảnh về văn hóa cổ đại.
- Quan sát hình 11,12,13,14,15,16,17 và nhận xét.
- Trả lời các câu hỏi trong bài 6.
* Chuẩn bị kiến thức tiết sau kiểm tra 15’
- Nắm toàn bộ kiến thức đã học từ bài 1->5.
- Xã hội nguyên thuỷ (con người xuất hiện, thời gian, cuộc sống, nguyên nhân tan rã.)
- Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. (thời gian hình thành, giai cấp, nhà nước.)
RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………..……………................................
……………………………………….
TUẦN 6. Ngày soạn :20/09/2014
Tiết 6 Ngày soạn :24/09/2014
BÀI 7 : ÔN TẬP.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS hệ thông kiến thức cơ bản về phần lịch sử thế giới.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
2. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng khái quát, tập so sánh và xác định các điểm chính
3 .Tư tưởng : HS biết trân trọng thành tựu văn hóa, lao động của người cổ đại.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV : Bản đồ các quốc gia cổ đại, tranh ảnh, hiện vật phục chế thời nguyên thủy. Bảng phụ.
- HS : Sư tầm, quan sát tranh ảnh thời nguyên thủy, thời cổ đại.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì ?
3. giới thiệu bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu xong lịch sử thế giới cổ đại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng
nhau ôn tập, khái quát hệ thống lại kiến thức phần này.
4. Nội dung và phương pháp
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- GV treo bản đồ thế giới -> 1 HS
lên xác định trên bản đồ những dấu
tích của người tối cổ được tìm thấy .
* Vì sao người tối cổ trở thành người
tinh khôn?
- GV dán tranh người tối cổ và
người tinh khôn -> em hãy tìm
những điểm khác nhau giữa người
tinh khôn và người tối cổ ?
+ Về hình dáng ?
+ Về công cụ?
+ Về Tổ chức xã hội?
+ Em hãy kể tên các quốc gia cổ đại
phương Đông và phương Tây ?
- 1HS xác định trên bản đồ các quốc
gia cổ đại.
+ Các quốc gia cổ đại phương Đông,
phương Tây gồm có mấy tầng lớp,
giai cấp nào ?
- Theo em, thời cổ đại có những loại
nhà nước nào ?
- GV chia lớp thành 2 dãy A và B.
+ Dãy A : Em hãy nêu những thành
tựu văn hóa của người phương Đông
cổ đại ?
+ Dãy B: Em hãy nêu những thành
tựu văn hóa của người phương Tây
1. Những dấu lích của người tối cổ được phát hiện
ở đâu?
- Ở miền Đông châu Phi, Bắc Kinh (Trung Quốc),
Đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
2. Những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và
người tối cổ thời nguyên thủy ?
Người tối cổ
a. Con người.
- Trán thấp, hộp sọ và
não nhỏ..
- Có lớp lông mỏng.
b. Công cụ sản suất.
- Ghè đẽo đá thô sơ..
c. Tổ chức xã hội.
- Sống theo bày.
Người tinh khôn
- Trán cao, mặt phẳng,
hộp sọ và não lớn hơn.
- Cơ thể gọn, linh hoạt
- Công cụ tinh sảo.
- Sống thành thị tộc.
3. Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?
- Phương Đông : gồm 4 quốc gia : Ai Cập, Trung
Quốc, Lưỡng Hà, Aán Độ.
- Phương Tây : Gồm 2 quốc gia : Hilạp và Rôma.
4. Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại.
- Phương Đông : Gồm 3 tầng lớp :+ Quý tộc, quan lại.
+ Nông dân. + Nô lệ.
- Phương Tây : Gồm 2 giai cấp : + Chủ nô.
+ Nô lệ.
5. Các loại nhà nước thời cổ đại.
- Phương Đông : Nhà nước chuyên chế.
- Phương Tây : Nhà nước chiếm hữu nô lệ.
6. Những thành tựu văn hóa thời cổ đại.
- Phương Đông : Chữ tượng hình, thiên văn, hình học,
lịch, kiến trúc có Kim Tự Pháp, thành Ba-bi-lon.
- Phương Tây : Hệ chữ cái a,b,c, lịch dương, số học,
hình học…..kiến trúc có Đền Pác-tê-nông, đấu trường
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
cổ đại ?
=>Hết thời gian đại diện các nhóm
trả lời – Gv nhận xét chốt ý.
* Em hãy đáng giá những thành tựu
văn hóa thời cổ đại?
Cô-li-bê.
7. Đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ
đại?
- Thời cổ đại, loài người đã đạt được những thành tựu
văn hóa phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực…
- Thể hiện sức sáng tạo không giới hạn của con người
ngay từ buổi bình minh của lịch sử.
5. Củng cố dặn dò.
- Cũng cố: Bài tập tại lớp : Em hãy khoanh tròn ý đúng: Đánh giá các thành tựu văn hóa thời cổ đại
.
a. Di sản văn hóa cổ đại phong phúi, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn.
b. Để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.
c. Đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.
d. Tất cả đều đúng.
- Dặn dò.
- Ôn lại các bài đã học.
- Mỗi tổ vẽ 1 bản đồ câm : các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
5. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….................................
..............................................................................................................
TUẦN 7 Ngày soạn :28/09/2014
Tiết 7 Ngày dạy : 01/10/2014
PHẦN II : LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG I : BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA.
BÀI 8 : THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu,
- Dấu tích người tối cổ tìm thấy trên đất nước ta ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai.. với công cụ
ghè đẽo thô sơ.
- Dấu tích người tinh khôn được tìm thấy trên nước ta ở Thái Nguyên, Phú Thọ…
- Sự phát triển của người tinh khôn so với người tối cổ.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử và nhận xét.
3. Tư tưởng : Bồi dưỡng cho HS ý thức tự hào lịch sử lâu đời của dân tộc ta, biết trân trọng quá
trình lao động của cha ông.
II. Phương tiện dạy học.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
- GV : Bản đồ Việt Nam, hiện vật phục chế, bảng phụ.
- HS : Quan sát tranh ảnh, hiện vật và nhận xét.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ : Em hãy so sánh thành tựu văn hoá cổ đại phương Đông và phương Tây?
3. Gới thiệu bài mới: Ở những bài trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu lịch sử thế giới cổ đại. Vậy vào
thời xa xưa ấy trên đất nước ta con người xuất hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- Gv treo bản đồ và nói vài nét vị trí nước
Việt Nam trên thế giới.
- HS làm việc với SGK.
+ Nước ta xưa kia là một vùng đất ntn?
* Vì sao cảnh quan xưa kia lại rất cần thiết
đối với người tối cổ ?
- Những dấu tích của người tối cổ được tìm
thấy ở đâu trên đất nước ta ?
- GV treo lược đồ – 1HS lên xác định vị trí
tìm thấy dấu tích của người tối cổ .
- HS quan sát hiện vật (H18, 19)-> em có
nhận xét gì về công cụ của người tối cổ, nơi
tìm thấy?
+ 1 HS nhắc lại, vì sao người tối cổ chuyển
dần thành người tinh khôn và sự khác nhau
giữa người tinh khôn – người tối cổ ?
+ Người tinh khôn trên đất nước ta sinh sống
vào thời gian nào và ở đâu ?
- Công cụ sản suất của Người tinh khôn ở
giai đoạn này có gì mới so với Người tối cổ ?
- GV hướng dẫn HS quan sát H19,20 –so
sánh và rút ra nhận xét?
- HS làm việc SGK.
+ Những địa điểm sinh sống của Người tinh
khôn giai đoạn phát triển được tìm thấy ở đâu
?
- Gv treo bản đồ -1HS lên xác định vị trí tìm
thấy dấu tích của người tinh khôn ở giai đoạn
phát triển .
+ Hs quan sát hiện vật phục chế (hình
21,22,23) -> em hãy nhận xét rìu mài lưỡi
tiến bộ hơn rìu ghè đẽo ntn ?
+ Ngoài công cụ bằng đá còn có công cụ gì?
=> Gv giải thích câu nói của Bác Hồ “Dân
ta…..Việt nam”
1. Những dấu tích của người tối cổ được
tìm thấy ở đâu ?
- Dấu tích là cái cịn lại của thời xa xưa, của
quá khứ tương đối xa
- Đặc điểm người tối cổ vẫn cịn dấu tích của
lồi vượn ( tràn thấp hơi bợt ra sau, xương
hàm nhơ ra phía trước, cĩ một lớp lơng bao
phủ …) nhưng đã hồn tồn đi bằng hai chân,
hộp sọ đã phát triển, biết sử dụng và chế tạo
cơng cụ
- Dấu tích của người tối cổ : những chiếc
răng của người tối cổ và công cụ đá ghè đẽo
thô sơ tìm thấy ở : Hang Thẩm Khuyên,
Thẩm Hai(Lạng Sơn). Núi Đọ, Quan Yên
(Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai).
2. Ở giai đoạn đầu, người tinh khôn sống
như thế nào ?
- Khoảng 3-2 vạn năm, người tối cổ chuyển
dần thành người tinh khôn. Dấu tích tìm thấy
ở : mái đá Ngườm(Thái Nguyên), Sơn Vi
(Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, T.Hóa, Nghệ
An.
- Công cụ chủ yếu bằng đá được ghè đẽo thơ
sơ có hình thù rõ ràng hơn .
3. Giai đoạn phát triển của người tinh khôn
có gì mới.
- Dấu vết sinh sống của người nguyên thủy
tìm thấy ở : Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn,
Hạ Long, Bàu Tró.
- Công cụ đá tiến bộ được mài ở lưỡi , ngoài
ra công cụ làm bằng xương, sừng, gốm.
5. Củng cố dặn dò.
- Cũng cố: Bài tập tại lớp : Gv treo bảng phụ, 1 HS lên điền các dữ liệu còn thiếu vào ô trống.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
Các giai đoạn Thời gian
xuất hiện
Địa điểm tìm thấy Công cụ chủ yếu
Người tối cổ
Người tinh khôn
Người tinh khôn
phát triển
- Dặn dò.
- Học bài cũ trong vở kết hợp với sgk
- Chuẩn bị tiết sau.
+ Tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta.
+ Tổ chức xã hội thời nguyên thủy trên đất nước ta.
…………………………………………………………
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
TUẦN 8 Ngày soạn :05/10/2014
Tiết 8 Ngày dạy :08/10/2014
BÀI 9 : ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ trong đời
sống vật chất, tổ chức xã hội và đời sống tinh thần.
2. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh. Tính trung thực khi làm bài
3.Tư tưởng : Bồi dưỡng cho HS ý thức lao động, tinh thần cộng đồng. HS có thái độ nhận thức lịch
sử đúng đắn.
II. Phương tiện dạy học
- GV : Tranh ảnh, hiện vật phục chế, bảng phụ.
- HS : Quan sát hình 26.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũõ: Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu? Giai đoạn đầu của người tinh
khôn sống ntn?
3.Gới thiệu bài mới :Trong bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về người tinh khôn và người tối cổ
trên đất nước ta. Vậy bước phát triển của người tinh khôn với người tối cổ trong đời sống vật chất,
tổ chức xã hội và đời sống tinh thần như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này.
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- 1HS nhắc lại, người nguyên thủy thời Hòa
Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết làm
những công cụ và đồ dùng gì?
1. Đời sống vật chất.
- Người tinh khơn thường xuyên cải tiến và cĩ
được những bước tiến trong chế tác cơng cụ.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
* Theo em, việc làm đồ gốm có gì khác so
với làm đồ đá, ïđồ xương ?
- GV nói cách làm đồ gốm và cho HS quan
sát đồ gốm.
+ Nhờ phát triển công cụ người nguyên thủy
đã mở rộng sản suất ra sao ?
* Việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi
có ý nghĩa gì ?
=> Gv liên hệ thực tế hiện nay….
- HS nhắc lại tổ chức của người tối cổ? (bài
3)
- 1HS đọc mục 2 SGK.
+ Người nguyên thủy sống như thế nào ?
- Vì sao họ lại sống ở những vùng thuận tiện?
+ Chi tiết nào chứng tỏ người nguyên thuỷ
sống định cư lâu dài ở 1 nơi ?
* Vì sao quan hệ xã hội được hình thành?
=> Gv vẽ sơ đồ và giải thích chế độ thị tộc
mẫu hệ.
* Liên hệ với gia đình ngày nay.
- HS quan sát đồ phục chế.
+ Ngoài lao động sản xuất người nguyên
thuỷ còn biết làm gì ?
+ Đồ trang sức được làm bằng gì?
- Sự xuất hiện những đồ trang sức có ý nghĩa
gì?
- HS quan sát hình 27 SGKT29.
+ Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ
còn được thể hiện ở mặt nào?
*Tục chôn người chết theo công cụ có ý
nghĩa gì ?
=> GV giải thích tín ngưỡng, liên hệ ngày
nay.
+ Công cụ nhiều loại hình chủ yếu vẫn là đá:
rìu mài lưỡi, bơn, chày ….ngồi ra cịn sử dụng
xương, tre, sừng …và biết làm đồ gốm
- Kinh tế.
+ Bước đầu biết trồng trọt, chăn nuôi -> thức
ăn tăng-> cuộc sống ổn định.
+ Ở : Hang động, mài đá, túp lều.
2. Tổ chức xã hội.
- Sống thành từng nhĩm ở những vùng thuận
tiện thường định cư lâu dài ở 1 số nơi,
-Dân số ngày càng tăng dần hình thành mối
quan hệ xã hội. những người cùng huyết
thống sống chung với nhau tơn người mẹ lớn
tuổi cĩ uy tín làm chủ gọi là thị tộc mẫu hệ
-> Đây là xã hội có tổ chức đầu tiên.
3. Đời sống tinh thần.
- Biết làm đồ trang sức, vòng tay, chuỗi vòng
đá…..
- Biết vẽ hình mô tả cuộc sống tinh thần của
mình.
- Tục chôn người chết kèm theo công cụ lao
động.
- Trong thời nguyên thủy con người đã quan
tâm đến đời sống tinh thần qua việc làm đẹp
và bày tỏ tình cảm với người chết
5. Củng cốdặn dò:.
- Cũng cố: Bài tập tại lớp : Em hãy khoanh tròn ý đúng trong câu sau.
Theo em, việc người xưa chôn công cụ theo người chết có ý nghĩa gì ?
a. Vì công cụ sản xuất đã bị hư hỏng.
b. Người sống không dùng cộng cụ của người chết.
c. Người xưa quan niệm rằng người chết ở thế giới bên kia vẫn tiếp tục lao động.
d. Câu a và b đúng.
- Dặn dò.
- Chuẩn bị bài 10 . Sưu tầm tranh ảnh về công cụ sản xuất và đồ dùng thuộc văn hóa Phùng
Nguyên
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật luyện kim.
***************************
. Rút kinh nghiệm
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………….
TUẦN 9. Ngày soạn :10/10/2014
Tiết 9 Ngày dạy :15/10/2014
KIEM TRA 1 TIET
A. phần trắc nghiệm ( 3 điểm)
khoanh tròn một chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1: Một thiên niên kỉ gồm bao nhiêu năm?
A. 10 năm. B. 100 năm. C. 1000 năm. D. 10000 năm.
Câu 2: Thời gian hình thành các nước cổ đại phương Đông?
A. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN. B.Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN.
C.Cuối thiên niên kỉ III đầu thiên niên kỉ IV TCN. D.Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III
TCN.
Câu 3: Về hình học các các dân tộc phương Đông thời cổ đại phát minh ra được điều gì?
A. Sáng tạo ra số điếm từ 1 đến 10, riêng ở Ấn Độ có thêm số 0
B. Tính được số pi bằng 3,16.
C. Sử dụng chữ tượng hình để mô phỏng vật thật.
D. Sáng tạo ra mẫu chữ cái a, b, c (gồm 26 chữ).
Câu 4: Hình thái nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Tây?
A. Xã hội chưa hình thành giai cấp và nhà nước. B.Dân chủ, chủ nô.
C.Chiếm hữu nô lệ. D.Xã hội bắt đầu hình thành giai cấp và nhà
nước.
Câu 5: Người tối được tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai thuộc tỉnh nào ngày nay?
A. Lạng Sơn. B. Thanh Hóa. C. Thái Nguyên. D. Yên Bái.
Câu 6: Nền văn hóa phát triển Óc Eo từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, ở tỉnh nào?
A. Quãng Ngãi. B. An Giang. C. Long An. D. Cần Thơ.
Câu 7: Sự tiến bộ của rìu mài so với rìu ghè đẽo là:
A. Sắc hơn và cho nâng suất lao động cao hơn. B.Dể mang theo người để cắt gọt các vật khác.
C.Dể chế tạo hơn quí hơn. D.Đẹp hơn, gọn nhẹ hơn.
Câu 8: Cuộc sống của người tinh khôn có gì khác với Người tối cổ.
A. Sống theo từng nhóm nhỏ gọi chung là thị tộc. B.Sống theo bầy đàn.
C.Sống đơn lẻ. D.Sống trong hang động, mái đá.
Câu 9: Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?
A. Biết sử dụng các loại nguyên liệu để chế tác công cụ lao động.
B. Biết mài đá và cưa đá.
C. Phải trải qua quá trình ghè đẽo.
D. Phải trải qua quá trình nhào nặn rồi đem đun cho khô cứng.
Câu 10: Vua Hùng đứng đầu nhà nước:
A.Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Văn Lang. D. Âu lạc.
Câu 11: Trong các tư liêu sau đây, tư liệu nào thuộc tư liệu hiện vật.
A. Truyện Âu Cơ, Lạc Long Quân. B. Trống đồng, bia đá.
C. Truyện Thánh Giống. D. Chữ tượng hình ở ai cập.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
Câu 12: Thời văn Lang vào ngày tết có tục gì?
A. Bánh trưng, bánh giầy. B. Nhuộm răng ăn trầu.
C. Xăm mình. D. Thờ các vị thần.
B . Phần Tự Luận: ( 7 điểm )
Câu 1: Học lịch sử dể làm gì? (2đ)
Câu 2: Theo em những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại cón được sử dụng đến ngày nay? (3đ)
Câu3: Em hãy cho biết đời sống vật chất của người tinh khôn so với người tối cổ như thế nào?(2đ)
ĐÁP ÁN , BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA
MÔN LỊCH SỬ 6:
A. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ĐÁP ÁN C D B C A B A A D C B A
B . Phần Tự Luận: ( 7 điểm )
Câu 1: Học lịch sử để:
- Hiểu được cội nguồn dân tộc.( 0,5đ)
- Biết được cội nguồn sống của dân tộc.( 0,5đ)
- Biết quí trọng những gì mà mình đang có, biết ơn tổ tiên, biết vận dụng vào hiện tại để làm giàu truyền
thống dân tộc.( 1 đ)
Câu 2: những thành tựu được sử dụng đến ngày nay:
- Thiên văn và lịch. (0, 75đ)
- Mẫu chữ cái a, b, c (26 chữ). (0, 5đ)
- Số học và hình học. (0, 5đ)
- Các ngành khoa học cơ bản. (0,5đ)
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật. (0, 75đ)
Câu3 Đời sống vật chất của người tinh khôn:
- Thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ.(0, 5đ)
- Từ thời Sơn vi, con người đã biết ghè đẽo các hòn đá cuội thành rìu,...(0, 5đ)
- Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm, biết trồng trọt, chăn nuôi,....(1 đ)
Lớp
Tổng
số
bài
KT
Giáo viên dạy
ĐIỂM KIỂM TRA
Điểm >= 5
Điểm từ 8 đến
10 Điểm dưới 5
Điểm từ 0 đến
3
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
6A1 37 LÊ XUÂN TRƯỜNG 29 78.4 6 16.2 8 21.6 1 2.7
6A2 38 LÊ XUÂNTRƯỜNG 27 71.1 3 7.9 11 28.9 0 0.0
CỘNG
: 75 56 74.7 9 12.0 19 25.3 1 1.3
Nhận xét đánh giá
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
***************************
. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………….
TUẦN 10. Ngày soạn :20/10/2014
Tiết 10 Ngày dạy : 22/10/2014
CHƯƠNG II. THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC : VĂN LANG – ÂU LẠC.
BÀI 10 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp Hs hiểu
- Nhận biết được trình độ sản xuất, công cụ của người Việt cổ
- Người Việt cổ đã phát minh ra thuật luyện kim
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước.
2. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh liên hệ thực tế.
3.Tư tưởng : Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động.
II. Phương tiện dạy học.
- GV : Lược đồ một số di chỉ khảo cổ (tự vẽ), tranh ảnh công cụ đá và đồ đá phục chế.
- HS : Quan sát các hình 28,29,30 SGK .
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : GV trả bài và nhận xét kết quả bài kiểm tra một tiết của học sinh
3. Giới thiệu bài mới:Người nguyên thủy trên đất nước ta đã không ngừng cải biến minh thông
qua lao động. Kỹ thuật chế tác công cụ ngày càng tiến bộ làm nâng cao đời sống kinh tế.
4. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- GV gọi 1 HS đọc mục 1 SGK
+ Địa bàn sinh sống của người Việt cổ trước
đây là ở đâu? Sau mở rộng ra sao?
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 28,29,30
và đồ phục chế.
+ Công cụ sản xuất của người nguyên thuỷ
gồm có những loại nào?
* Kĩ thuật cưa xuất hiện có ý nghĩa gì ?
=> Gv phân tích mở rộng :hoa văn..
+ Những công cụ trên được tìm thấy ở đâu ?
Vào thời gian nào?
- Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công
cụ thời đó?
1. Công cụ sản xuất đã được cải tiến như
thế nào ?
- Người nguyên thủy lúc đầu sinh sống ở
các hang động, tiếp tục mở rộng vùng cư trú
đến vùng chân núi, khe suối, đất bãi ven
sơng.
- Các di chỉ tìm thấy : Phùng nguyên, Hoa
lộc, Lung leng, cĩ niên đại cách ngày nay
4000- 3500 năm.các nhà khảo cổ đã phát
hiện nhiều cơng cụ: rìu đá, bơn đá được
mài nhẵn tồn bộ, cĩ hình dáng cân xứng,
những loại đồ gốm khác nhau như bình,
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
=> Gv nhấn mạnh kĩ thuật xưa..
- HS đọc đoạn đầu mục 2.
+ Cuộc sống của người nguyên thuỷ giai
đoạn này ntn?
+ Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của
thuật luyện kim ?
- Thuật luyên kim ra đời trên cơ sở nào ?
* Tại sao nói : Nghề làm đồ gốm phát triển
tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim ?
- Vì sao kim loại đồng được sử dụng đầu
tiên?
=>GV giới thiệu cách luyện kim loại đầu
tiên.
* Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa gì ?
=> GV phân tích – liên hệ thực tế ngày nay.
- GV hướng dẫn HS dọc đoạn đầu mục 3.
+ Những chi tiết nào chứng tỏ nước ta là một
trong những quê hương của cây lúa nước ?
- Trong điều kiện nào người nguyên thuỷ
phát minh ra nghề nông trồng lúa nước?
* Vì sao từ đây con người có thể định cư lâu
dài ở đồng bằng ven các sông lớn?
=> GV liên hệ trồng lúa ngày nay..
nồi… .. Gốm thương in hoa văn như
hình chữ s nối nhau, đới xứng…
- Chế tác cơng cụ đạt trình độ cao
2. Thuật luyện kim đã được phát minh như
thế nào ?
- Người Phùng nguyên, Hoa lộc phát minh ra
thuật luyện kim
- Kim loại được dùng đầu tiên là đồng
- Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước
tiến trong chế tác cơng cụ sản xuất, làm cho
sản xuất phát triển
3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu
và trong điều kiện nào ?
- Ở các di chỉ Phùng nguyên , Hoa lộc đã
tìm thấy lưỡi cuốc được mài tồn bộ và những
hạt gạo chaý chứng tỏ nghề nơng trồng lúa
nước đã ra đời.
- Cây lúa được trồng ở đồng bằng ven sơng
ven biển, thung lũng ven suối
- Ý nghĩa :con người sống định cư lâu dài
ven các con sơng lớn. cuộc sống ổn đinh hơn
5.Củng cố Dặn dò.
Củng cố Bài tập tại lớp : Gv chuẩn bị bảng phụ. Em hãy khoanh tròn ý đúng trong câu sau.
Vì sao con người lại định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn ?
a. Thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước.
b. Con người đã đủ sức rời khỏi vùng núi, trung du tiến xuống đồng bằng.
c. Do dân số ngày càng tăng.
d. Cả 3 đều đúng.
.Dặn dò.
Các em về nhà học bài cũ
Đọc trước bài mới : Những chuyển biến vể xã hội
************************
Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
TUẦN 11 Ngày soạn: 20/10/2014
Tiết 11 Ngày dạy :29/10/2014
BÀI 11 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu Những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội: chế độ phụ hệ dần thay thế
cho chế độ mẫu hệ
2. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng biết nhận xét, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ.
3. Tư tưởng : Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.
II. Phương tiện dạy – học.
- GV : Lược đồ một số di chỉ khảo cổ Việt Nam, tranh ảnh, hiện vật đồ đồng, gốm thuộc văn
hóa Đông Sơn.
- HS : Quan sát hình 31, 32, 33, 34 SGK.
III. Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Em hãy cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa
nước ?.
3. Giới thiệu bài mới : từ những chuyển biến về mặt kinh tế mà các em đã học từ tiết trước dẫn đến những
chuyển biến trong đời sống xã hội như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay
4.. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- HS quan sát T34 SGK và phục chế .
+ Em có nhận xét gì việc đúc đồng, làm đồ
gốm so với việc làm một công cụ đá?
+ Có phải trong xã hội ai cũng biết đức đồng
không ?
- Gv chia lớp 4 nhóm thảo luận (5’): Tại sao
nông nghiệp trồng lúa nước phát triển lại nảy
sinh phân công lao động?
=>Hết thời gian đại diện các nhóm trả lời –
Gv nhận xét, chốt ý đúng và liên hệ hiện nay
làm nông.
- GV hướng dẫn HS đọc mục 2 SGK.
+ Các làng bản ra đời ntn?
+ Điều kiện nào xuất hiện bộ lạc?
- Vì sao có sự thay đổi từ thị tộc mẫu hệ->
phụ hệ?
1. Sự phân công lao động đã được hình
thành như thế nào ?
- Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển con
người phải chuyên tâm làm một cơng việc
nhất định -> phân công lao động.
+ Nữ : ở nhà chăm sóc con và làm công việc
nhà, làm đồ gốm, dệt vải..
+ Nam :Làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá,
chế tác công cụ…
 Sự phân công lao động theo giới tính
và theo nghề nghiệp.
2. Xã hội có gì đổi mới?
- Từ khi cĩ sự phân cơng lao động, sản xuất
phát triển, cuộc sống con người ngày càng ổn
định, ở các đồng bằng ven sơng lớn hình
thành các chiềng, chạ. Dần hình thành các
cụm chiềng, chạ cĩ quan hệ chặt chẽ với nhau
được gọi là bộ lạc .
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
- Người quản lí bộ lạc phải có yêu cầu gì?
+ Điều kiện nào-> phân hoá giàu –nghèo?
- Em nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngô
mộ?
=> Gv nhấn mạnh sự đổi mới trong xã hội..
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 31, 32, 33,
34 SGK và đồ phục chế.
+ Em có nhận xét gì về công cụ thời kì này?
* Tại sao những công cụ bằng đồng đã góp
phần tạo nên nền văn hoá phát triển?
+ Có những trung tâm văn hoá lớn nào?
- Những công cụ nào góp phần tạo nên bước
chuyển biến trong xã hội ?
=> GV :giải thích thêm văn hoá Đông Sơn..
- Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu
hệ.
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy
sinh như thế nào ?
- Thế kỉ VIII – I TCN nước ta hình thành
nhiều nền văn hóa phát triển cao.
+ Văn hóa Óc eo (An Giang)
+ Văn hóa Sa Quỳnh (Quảng Ngãi)
+ Văn hóa Đông Sơn (B.Bộ và B.T.Bộ)
- Công cụ đồng thay thế công cụ đá.
- Cư dân là người Lạc Việt.
5.Củng cố dặn dò:
- Củng cố: Bài tập tại lớp : Gv chuẩn bị bảng phụ.
• Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất trong câu sau : Khi nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thì
:
a. Chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ.
b. Chế độ mẫu hệ xuất hiện.
c. Nam – nữ bình đẳng.
d. Cả 3 đều đúng.
• Em hãy điền dữ liệu còn thiếu vào ô trống sau.
- Khi định cư lâu dài, con người sống thành các làng bản. Nhiều làng bản họp lại thành
…………… ……... Đứng đầu làng bản là………………………………. .
- Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa :
- - .Dặn dò :
- Chuẩn bị bài 12. Tìm hiểu các câu Truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh -> rút ra ý
nghĩa của các câu truyện .
- Sưu tầm tranh ảnh thời Hùng Vương .
……………………………………………………………………
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
TUẦN 12 Ngày soạn: 02/11/2014
Tiết 12 Ngày dạy :05/11/2014
BÀI 12 : NƯỚC VĂN LANG.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : HS sơ bộ nắm được
- Điều kiện ra đời của nước Văn Lang : làm thủy lợi và giải quyết những vấn đề xung đột
- Thời gian, địa điểm ra đời, tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang
2. Tư tưởng : Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng.
3. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức quản lí.
II. Phương tiện dạy học.
- GV : Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang, tranh lăng vua Hùng, bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS : Sưu tầm trang lăng vua Hùng, quan sát H 35 SGK.
III. Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu những dẫn chứng nói lên sự phát triển của nền sản xuất thời văn hóa
Đông Sơn ?
3. Giới thiệu bài : Sự phát triển của sản xuất làm xã hội phân hóa giàu nghèo thúc đẩy sự tan rã của xã hội
nguyên thủy thay thế vào đó là xã hội có giai cấp và nhà nước. Ở nước ta nhà nước đầu tiên ra đời là nước
Văn Lang. Vậy nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? tổ chức bộ máy nhà nước ra sao ? Chúng
ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- Gv gọi 1 HS đọc mục 1 SGK sau chia lớp 4
nhóm thảo luận (4’)
+ N1 : Vào cuối thế kỉ VIII – đầu thế kỉ VII
TCN ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
đã có những thay đổi gì ?
+ N2 : Nghề nông trồng lúa mở rộng gặp khó
khăn gì?
+ N3 : Câu truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói
lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó ?
+ N4 : Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên
nhiên người Việt Cổ lúc đó đã làm gì ?
=> Hết thời gian đại diện các nhóm trình bày
– nhóm khác bổ sung – Gv nhận xét, chốt ý.
- GV hướng dẫn HS quan sát H31, 32 SGK .
+ Em có suy nghĩ gì về vũ khí trong hình
vẽ ?
- Thử liên hệ vũ khí ấy với truyện Thánh
Gióng ?
+ Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh
nào?
- Gv xác định trên bản đồ hành chính Việt
Nam về địa bàn cư trú của cư dân Văn Lang.
+ 1HS lên xác định lại?
+ Em có nhận xét gì về địa bàn cư trú của cư
dân Văn Lang ?
1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn
cảnh nào ?
- Khoảng thế kỉ VIII-đầu thế kỉ VII TCN ở
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dần dần hình thành
những bộ lạc lớn. Sản xuất phát triển, mâu
thuẫn giàu với nghèo ngày càng tăng
-Việc mở rộng nghề nơng trồng lúa nước gặp
khó khăn : thiên tai, lũ lụt.cần cĩ người chỉ
huy tập hợp nhân dân làm thủy lợi để bảo vệ
mùa màng.
- Các làng bản khi giao lưu cũng cĩ xung đột.
Để cĩ cuộc sống yên ổn cần chấm rứt các
xung đột đĩ
2. Nhà nước Văn Lang thành lập.
- Bộ lạc Văn Lang cư trú ven sông Hồng từ
Hà tây -.Phú Thọ.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
- Đặc điểm của bộ lạc Văn Lang ntn ?
- 1 HS đọc đoạn 2 SGK “dựa vào thế
mạnh….Văn Lang”
+ Vậy nhà nước Văn Lang được thành lập
ntn ?
* Sự tích Aâu Cư – Lạc Long quân nói lên
điều gì ?
=>GV mở rộng 18 vua hùng theo cha truyền
con nối..
- Gv hướng dẫn HS đọc mục 3 SGK.
+ Nhà nước Văn Lang được tổ chức ntn ?
- HS trả lời GV kẻ ghi sơ đồ lên bảng.
* 1 HS lên giải thích lại sơ đồ nhà nước Văn
Lang.
- Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu
tiên này?
- GV hướng dẫn HS quan sát H 35->mô tả về
đền Hùng?
- Là bộ lạc giàu có, hùng mạnh có thủ lĩnh tài
giỏi.
- Khoảng thế kỉ VII TCN , ở vùng Gia Ninh (
Phú Thọ ), cĩ vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất
phục được các bộ lạc và tự xưng là hùng
vương, đĩng đơ ở Bạch Hạc , đặt tên nước là
Văn Lang
3.Nhà nước Văn Lang được tổ chức như
thế nào ?
- Cả nước chia làm 15 bộ, vua nắm giữ mọi
quyền hành trong nước.
- Chính quyền gồm : Trung ương và địa
phương.
- Đơn vị hành chính : Nhà nước -> bộ ->
làng, chạ(công xã).
+ Vua đứng đầu nhà nước.
+ Giúp vua : Lạc hầu, lạc tướng(đứng đầu
các bộ).
+ Đứng đầu chiềng chạ là Bồ Chính .
 Nhà nước Văn Lang chưa cĩ pháp luật
và quân đội. Tổ chức nhà nước đơn
giản, sơ khai.
5 Củng cố : Bài tập tại lớp : Gv chuẩn bị trước bảng phụ.
Em hãy khoanh tròn ý đúng trong câu sau. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh:
a. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh.
b. Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt.
c. Nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng.
d. Cả 3 đều đúng.
* Em hãy điền vào chỗ trống trong sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang.(Gv chuẩn bị sơ đồ ô trông
bảng phụ)
.Dặn dò .
- Chuẩn bị bài 13 : Quan sát hình 36, 37, 38 SGKT 38, 39.
- Tìm những biểu biện phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, đời sống vật chất, tinh thần.
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….....................................
.............................................................................................................................................................................
..
TUẦN 13. Ngày soạn :10/11/2014
Tiết 13 Ngày dạy :12/11/2014
BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG.
I. Mục tiêu bài học.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
1. Kiến thức : Làm cho HS hiểu,đời sống vật chất và tinh thần của người Văn Lang
2. Kĩ năng : Rèn luyện thêm những kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét.
3.Tư tưởng : Bước đầu giái dục lòng yêu nước và ý thức về văn hóa dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV : Tranh trống đồng, photo tranh công cụ đồng. Truyện cổ tích…, bảng phụ.
- HS : Quan sát các hình 36, 37, 38 SGKT 38, 39, các tranh trang 34.
III. Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định lớp:
2 .Kiểm tra bài cũ : Nhà nước Văn Lang được tổ chức ntn ?
3. Giới thiệu bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về sự ra đời và tổ chức bộp máy nhà nước của
nước Văn Lang. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn Lang
4. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- GV cho HS quan sát H 33.
+ Em cho biết người dân sới đất gieo cấy
bằng công cụ gì ?
+ Công cụ đó có tác dụng ntn đối với sản
xuất nông nghiệp ?
- Khi lúa và rau quả trở thành nguồn sống
chính thì cuộc sống của con người ntn?
- HS quan sát hình 36, 37, 38 SGK .
+ Qua hình em thấy các nghề nào phát triển
nhất ?
- HS quan sát trống đồng Ngọc Lũ và mô tả ?
* Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trong
nước và nước ngoài thể hiện điều gì ?
=> GV liên hệ trống đồng TQ, Inđônêxia,…
- Gv phân tích để HS thấy được đời sống vật
chất là gì.
- 1HS đọc mục 2 SGK.
+ Vì sao cư dân Văn lang ở nhà sàn?
+ Cư dân Văn Lang đi lại bằng gì là chủ yếu?
Vì sao?
+ Thức ăn chính của người Lạc Việt cổ và
chúng ta hiện nay là gì?
- Có điểm gì khác nhau về chế biến thức ăn?
=> Gv mở rộng phong tục ăn trầu, nhuộm
răng..
+ Trang phục của cư dân Văn Lang có gì
khác so với chúng ta ?
=> GV mở rộng trang phục ngày lễ….hướng
dẫn HS quan sát hình 38 và nhận xét?
* Qua cách ăn mặc, ở, đi lại em có nhận xét
gì?
- GV phân tích để HS hiểu tinh thần là gì: ý
nghĩ, tình cảm..
- GV cho HS quan sát tranh hoa văn trên mặt
trống Đồng -> HS mô tả và nhận xét?
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công.
a. Nông nghiệp.
- Văn Lang là một nước nơng nghiệp. lúa
gạo là lương thực chính, Ngồi ra cư dân cịn
trồng khoai, đậu, bầu, bí…
- Nghề chăn nuôi, đánh cá và các nghề thủ
cơng như làm gốm, dệt vải, đĩng thuyền phát
triển.
- Nghề luyện kim đạt trình độ cao, cư dân
bắt đầu biết rèn sắt
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
- Aên : Cơm, rau, thịt, cá…biết làm nắm cá,
dùng gừng làm gia vị
- Nhà ở : Nhà sàn mái cong hình thuyền, hay
hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre nứa..
- Đi lại : Chủ yếu bằng thuyền.
- Mặc : Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc
váy,thích đeo đồ trang sức vào ngày lễ như
vịng tay, khuyên tai, đội mũ lơng chim..
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
có gì mới ?
- Xã hội chia làm nhiều tầng lớp khác nhau:
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
+ Xã hội Văn Lang chia thành mấy tầng lớp ?
đơn vị mỗi tầng lớp xã hội ra sao ?
=> GV giải thích đơn vị các tầng lớp…
=> Gv giải thích ngôi sao giữa mặt trống
tượng trưng mặt trời
người quyền quý, dân tự do, nơ tì, sự phân
biết giữa các tầng lớp chua sâu sắc
- Thường tổ chức lễ hội vui chơi.
- Phong tục : ăn trầu, nhuộm răng, gói bánh
trưng, bánh giầy.
- Tín ngưỡng : thờ cúng, tục chôn người chết
5. Củng cốdăn dò :
- Cũng cố: Bài tập tại lớp. GV chuẩn bị bảng phụ trước.
Em hãy điền dữ liệu còn thiếu vào ô trống .
- Người Lạc Việt gieo cấy trên ……………………………………..........
- Họ xới đất để gieo cấy chủ yếu bằng công cụ…………………………………..
- Lương thực chính của người Lạc Việt là……………………………………….Ngoài ra còn
có………………………
- Làng, chạ thường quây tụ ở ………………………………………..
- Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng phương tiện
………………………………………………..
- Em hãy giải thích vì sao lại đi lại bằng phương tiện đó………………………………………
-. Dặn dò.
- Chuẩn bị bài 14 : Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời nhà nước Aâu Lạc.
- Tập vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Aâu Lạc.
- Những nét thay đổi của nhà nước Aâu Lạc so với nhà nước Văn Lang.
*********************
RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TUẦN 14: Ngày soạn 24/11/2014
Tiết 14 : Ngày dạy :19/11/2014
BÀI 14: NƯỚC ÂU LẠC. (T1)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS nắm diễn biến chính trong cuộc kháng chiến chống quân Tần. Hiểu được
hồn cảnh ra đời nước Âu Lạc, sự tiến bộ trong sản xuất của cư dân Âu lạc.
2. . Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử 3.Tư
tưởng : Giáo dục lòng yêu nước, ý thức cảnh giác đối với kẻ thù .
II. Đồ dùng dạy học.
- GV : Bản đồ kháng chiến chống Tần, tranh ảnh photo trống đồng Đông Sơn và thành Cổ Loa.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
- HS : Đọc và quan sát hình 39, 40.
III. Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Hãy điểm lại những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn
Lang?
3. Giới thiệu bài mới: Năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc sâu đó cho quân tiết đánh xuống
phía Nam để mở rộng lãnh thổ. cư dân Âu việt và Lạc việt đã đoàn kết đánh bại quân Tần và xây dưng nhà
nước mới. Qúa trình đó diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- Qua phim, chuyện kể..em biết gì về nhà Tần ?
- GV giới thiệu sơ qua về nhà Tần.
+ Tình hình nước ta cuối thế kỉ III TCN ntn ?
+ Nước Văn Lang bị nhà Tần xâm lược trong
hoàn cảnh nào?
- Khi quân Tần xâm lược người Tây Aâu và
Lạc Việt đã làm gì?
+ Kết quả cuộc kháng chiến ntn?
=> Gv nhấn mạnh tinh thần chiến đấu của
người Tây Aâu – Lạc Việt..
- HS hoạt động độc lập (5’) tìm các ý sau.
+ Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời nhà nước Aâu
Lạc?
+ Những việc làm của Thục Phán sau thắng
lợi ?
+ Vì sao An Dương Vương chọn kinh đô Phong
Khê Cổ Loa ?
- Hết thời gian HS trả lời – Gv nhận xét, kết
luận.
- GV treo khung sơ đổ tỏ chức bộ máy nhà
nước lên bảng – HS lên điền hoàn thành sơ đồ.
- Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước Aâu
Lạc ?
- GV hướng dẫn HS so sánh tổ chức nhà nước
Văn Lang – Aâu Lạc ?
- 1HS đọc mục 3 SGK.
+ Đất nước ta cuối thời Hùng Vương đầu thời
ADV có những biến đổi gì?
+ Cho HS quan sát hình photo: lưỡi cày Đông
Sơn và Cổ Loa -> Em so sánh lưỡi cày nào cho
năng xuất cao hơn ?
+ Nhận xét sự phát triển nông nghiệp của nhà
nước Aâu Lạc ?
+ Kể tên các nghề thủ công phát riển mạnh ở
thời Hùng Vương?
- HS tiếp tục quan sát hình lưỡi cày, mũi tên ->
nhận xét các nghề thủ công thời Aâu Lạc ? Tại
sao có sự tiến bộ này ?
* Từ sự tiến bộ nông nghiệp , thủ công nghiệp
1. Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm
lược đã diễn ra ntn ?
- Năm 218 TCN nhà Tần mở rộng bờ cõi
xuống phía Nam .
- Năm 214 TCN đánh phía Bắc Văn Lang.nơi
người Lạc Việt và người Âu việt cùng sồng
với quan hệ gần gũi từ lâu đời
- Kháng chiến bùng nổ , thủ lĩnh người Âu
Việt bị giết, nhưng nhân dân Âu việt và Lạc
Việt khơng đầu hàng. Họ tơn Thục Phán làm
tướng , ngày ở trong rừng đêm ra đánh giặc
- kết quả đáng bại quân Tần, kháng chiến
thắng lợi vẻ vang
2. Nước Aâu Lạc ra đời.
- Năm 207 TCN Thục Phán hợp nhất Tây
Aâu và Lạc Việt lập nước Aâu Lạc, hiệu An
Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ
Loa-Đông Anh-Hà Nội)
- Tổ chức nhà nước giống như nhà nước Văn
Lang nhưng chặt chẽ hơn, quyền lực vua cao
hơn.
3. Đất nước thời Aâu Lạc có gì thay đổi.
a. Nông nghiệp.
- Lưỡi cày đồng cải tiến và dung phổ biến.
- Lúa gạo, rau củ nhiều hơn, chăn nuôi,
đánh cá, săn bắt phát triển.
b. Thủ công nghiệp .
- Các nghề thủ công như làm gốm dệt... có
nhiều tiến bộ.
- Xây dựng và luyện kim phát triển nhất.đạt
trình độ kỹ thuật cao
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
-> xã hội Aâu Lạc ntn ? c. Xã hội.
- Phân chia tầng lớp trong xã hội sâu sắc
hơn.
5Củng cố : Bài tập tại lớp. Gv chuẩn bị trước bảng phụ.- Em hãy khoanh tròn ý đúng trong câu
sau.
• Trước họa ngoại xâm, người Tây Âu và Lạc Việt họp nhau lại để tự vệ bằng cách.
a. Kháng chiến lâu dài, đánh du kích (ngày chốn vào rừng, đêm ra đánh giặc).
b. Đánh nhanh, thắng nhanh.
c. Tạm hòa hoãn với giặc.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
- Viết dữ liệu còn thiếu vào chỗ trống.
• Ai lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi ? ...........................
• Tên nước Âu Lạc có ý nghĩa là
………………………………………………………………………
• Đất nước Âu Lạc có thay đổi gì về kinh tế – xã hội ?
…………………………………………………………………
Dặn dò.
- Chuẩn bị bài 15: Nghiên cứu sơ đồ khu thành Cổ Loa.
- Tìm hiểu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy.
*************************
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TUẦN 15 Ngày soạn :22/11/2014
Tiết 15 Ngày dạy : 26/11/2014
BÀI 15 : NƯỚC ÂU LẠC .(T2)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS mô tả được thành cổ Loa và giá trị của nó,diễn biến chính của cuộc kháng
chiến, nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc
2. Kĩ năng : So sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Aâu Lạc.
3. Tư tưởng : Giáo dục HS ý thức cảnh giác, lòng yêu nước .
II. Đồ dùng dạy học.
- GV : Lược đồ chống xâm lược Triệu Đàvà sơ đồ thành Cổ Loa, ảnh đền thờ An Dương Vương.
- HS : Nghiên cứu sơ đồ thành Cổ Loa, tìm hiểu truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy.
III. Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã diễn ra ntn ?
3.. Giới thiệu bài mới: Sau khi thành lập nước Âu Lạc An Dương Vương đã có nhiều biện pháp xây dựng
đất nước hùng mạnh, nhưng tại sao nước Âu lạc vẫn sụp đổ khi Triệu Đà tấn công ? Chúng ta cùng tìm hiểu
4. Tiến trình dạy học
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- Gv sử dụng sơ đồ thành Cổ Loa mô tả.
- Tại sao gọi là thành Cổ Loa ?
+ Thành được xây dựng bằng vật liệu gì ? và
cấu trúc ntn ?
=> GV liên hệ chuyện chiếc nỏ thần.
+ Thành kiên cố và lợi hại ra sao?
- Cho 1 HS lên mô tả lại .
* Em có nhận xét gì về việc xây dựng công
trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở
nước Aâu Lạc ?
- HS hoạt động độc lập (2’) tìm hiểu các bộ
phận quân đội và trang bị vũ khí ?
+ Lực lượng quốc phòng được tổ chức ntn ?
+ Dựa vào đâu ta biết được họ trang bị nỏ ?
* Điểm giống và khác nhau của nhà nước
Văn Lang và Aâu Lạc ?
- Gv sử dụng lược đồ giới thiệu hướng tiến
đánh của Triệu Đà vào Aâu Lạc (181 – 180
TCN).
* Vì sao quân Triệu Đà lại thất bại ?
+ Sau khi thất bại Triệu Đà có âm mưu gì ?
- Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy đã nói lên
điều gì ?
+ Vì sao An Dương Vương thất bại ?
- Sự thất bại của ADV để lại cho đời sau bài
học gì?
=> giáo dục ý thức cảnh giác đối với kẻ thù.
- HS quan sát đền thờ An Dương Vương ->
lập đền thờ thể hiện điều gì ?
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
- An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa ở
Phong Khê .
+ Thành cĩ 3 vịng khép kín chu vi 16.000 m
như hình trơn ốc
+ Các vòng thành đều có hào bao quanh rộng
từ 10 – 30 m.
- Bên trong thành nội là nơi ở và làm việc của
vua và các lạc hầu lạc tướng
 Là một công trình được xây dựng khi
trình độ kỹ thuật cịn thấp kém thì Cổ
loa là một biểu tượng đáng tự hào của
văn minh Việt cổ.
5. Nhà nước Aâu Lạc sụp đổ trong hoàn
cảnh nào ?
- Năm 207 tcn, nhân lúc nhà Tần suy yếu,
Triệu Đà đã cắt đất 3 quận lập nên nước Nam
Việt, rồi đem quân xướng đánh Âu Lạc
- Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt đã daanhs
bại quân Nam Việt
- Sau đó Triệu Đà xin giải hòa và tìm cách
chia rẽ nội bộ nước ta -> 179 TCN đánh Aâu
Lạc -> nước ta rơi vào ách đô hộ của Triệu
Đà.
- Nguyên nhân : chủ quan không đề phòng.nộ
bộ mất đồn kết.
5. Củng cốdặn dò : Câu hỏi củng cố.
- Củng cố:
- Em có nhận xét gì về việc xây dựng thành Cổ Loa của An Dương Vương ?
- Quân dân Âu Lạc đã nhiều lần đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu Đà là do ?
- Vì sao An Dương Vương bị thất bại trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Triệu Đà?ø
.Dặn dò.
- Học kĩ đề cương ôn tập, nắm lại kiến thức đã học từ đầu năm.
- Xem lại bài tập và câu hỏi cuối bài – chuẩn bị thi HKI.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
**********************
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………........................................
Tuần 16 Ngày soạn:01/12/201
Tiết 16 Ngày dạy :03/12/2014
BÀI 16 : ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II.
I. M ục tiêu bài học.
1. Kiến thức : Giúp HS củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất
nước ta đến thời đại Văn Lang – Aâu Lạc. Nắm những nét chính về tình hình xã hội và nhân dân thời Văn
Lang – Aâu Lạc, cội nguồn dân tộc.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính, biết thống kê các sự kiện có hệ
thống .
3.Tư tưởng : Củng cố ý thức và tình cảm với Tổ quốc, với nền văn hóa dân tộc.
II. Chuẩn bị.
- GV : Lược đồ các di chỉ khảo cổ Việt Nam, một số tranh ảnh công cụ liên quan đến bài học.
- HS : Sưu tầm ca dao, truyện kể có liên quan đến nguồn gốc dân tộc – phong tục tập quán.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ : Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
2. Dạy – học bài mới.
a. Giới thiệu bài mới:Chúng ta đã tìm hiểu xong chương I và II của lịch sử bViệt Nam.Hôm nay chúng
ta cùng nhau hệ thống lại kiến thức đã học trong hai chương này
b. Nội dung và phương pháp
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt
- GV cho HS hoaït ñoäng
ñoäc laäp 5’ tìm hieåu .
+ ñòa ñieåm, thôøi gian,
hieän vaät cuûa söï xuaát
hieän con ngöôøi ñaàu
tieân ?
1. Daáu tích cuûa söï xuaát hieän nhöõng ngöôøi
ñaàu tieân treân ñaát nöôùc ta ?
Ñòa ñieåm Thôøi gian Hieän vaät
Hang Thaåm
Khuyeân Thaåm
Haøng chuïc
vaïn naêm
Chieác raêng ngöôøi
toái coå
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
- GV keû saün sô ñoà
noäi dung caùc coät treân
baûng phuï-1 HS leân
laøm.
- Gv nhaän xeùt, söûa
sai.
- GV cho HS leân chæ
löôïc ñoà nhöõng daáu
tích con ngöôøi.
- GV höôùng daãn HS
laäp baûng nhöõng giai
ñoaïn phaùt trieån cuûa
xaõ hoäi nguyeân thuûy
Vieät Nam.
- GV chia lôùp thaønh 5
nhoùm thaûo
luaän (8’).
+ N1,3: Tìm hieåu giai
ñoaïn ngöôøi toái coå veà
thôøi gian, ñòa ñieåm,
coâng cuï?
+ N2,4: Tìm hieåu ngöôøi
tinh khoân giai ñoaïn
ñaàu ?
+ N5 : Tìm hieåu ngöôøi
tinh khoân giai ñoaïn
phaùt trieån?
- heát thôøi gian – ñaïi
dieän caùc nhoùm leân
trình baøy – nhoùm khaùc
boå sung – GV vöøa ghi
baûng vöøa keát hôïp
Hai(L.Sôn)
Nuùi Ñoï (Thanh
Hoùa)
40 -30 vaïn
naêm
Coâng cuï ñaù gheø
ñeõo thoâ sô
Hang keùo leøng (L.
Sôn)
4 vaïn naêm Nhöõng maûnh
xöông traùn cuûa
ngöôøi tinh khoân
Phuøng Nguyeân
(P.Thoï), Hoa Loäc
(T.Hoùa), Ñ.Nai…
4000 – 3500
naêm
Nhieàu coâng cuï
ñoàng thau
2. Xaõ hoäi nguyeân thuûy Vieät Nam traûi qua
nhöõng giai ñoaïn naøo ?
Giai ñoaïn Ñòa
ñieåm
Thôøi gian Coâng cuï sx
Ngöôøi toái
coå.
Sôn Vi Haøng
chuïc vaïn
naêm
Ñoà ñaù cuõ, coâng
cuï gheø ñeõo thoâ
sô
Ngöôøi tinh
khoân (gñ
ñaàu)
Hoøa
Bình,
Baéc Sôn
40 – 30
vaïn naêm
Ñoà ñaù giöõa vaø
ñoà ñaù môùi, coâng
cuï maøi tinh xaûo
Ngöôøi tinh
khoân (gñ
phaùt
trieån)
Phuøng
Nguyeân
4000 -
3500 naêm
Thôøi ñaïi kim loaïi,
coâng cuï saûn xuaát
baèng ñoàng thau
vaø saét
3. Nhöõng ñieàu kieän daãn ñeán söï ra ñôøi cuûa
nhaø nöôùc Vaên Lang, Aâu Laïc ?
- Caùch ñaây khoaûng 4000 naêm caùc boä Laïc Vieät Coå
soáng ñònh cö thaønh xoùm laøng ôû vuøng goø ñoài trung
du, chaâu thoå Soâng Hoàng, Soâng Maõ.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
söûa saiù.
- GV goïi HS keå chuyeän
truyeàn thuyeát “Aâu Cô
va Laïc Long Quaân”->
em coù suy nghó gì veà
coäi nguoàn daân toäc ?
- GV chuùng ta vöøa
nghe keå chuyeän vaäy
coøn thöïc teá thì sao ?
- GV höôùng daãn HS
traû lôøi .
- Nhöõng lí do gì ñaõ
daãn tôùi söï ra ñôøi
nhaø nöôùc Vaên Lang ?
- Nhaø nöôùc Vaên Lang
thaønh laäp ntn ?Ai
ñöùng ñaàu nhaø
nöôùc ?
- Gv nhaán maïnh söï ra
ñôøi nhaø nöôùc Aâu
Laïc gaén vôùi choáng
Trieäu Ñaø.
- Qua söï phaùt trieån
cuûa nhaø nöôùc Vaên
Lang, Aâu Laïc ñaõ ñeå
laïi caùc coâng trình vaên
hoùa naøo ?
- Em coù nhaän xeùt gì
veà caùc coâng trình
vaên hoùa ñoù ?
- Hoï soáng baèng ngheà noâng nguyeân thuûy : troàng troït
vaø chaên nuoâi.
- 15 boä laïc sinh soáng ôû Baéc Boä vaø Baéc Trung Boä
phaûi lieán keát ñeå trò thuûy, choáng luõ luït choáng giaéc
ngoaïi xaâm -> Nhaø nöôùc ra ñôøi.
+ Theá kæ III TCN nhaø nöôùc Vaên Lang thaønh laäp .
+ 207 TCN Aâu Laïc ra ñôøi.
4. Caùc coâng trình vaên hoùa tieâu bieåu cuûa
Vaên Lang – Aâu Laïc.
- Thôøi Vaên Lang : Troáng ñoàng Ñoâng Sôn.
- Aâu Laïc : Thaønh Coå Loa.
=> Theå hieän söï saùng taïo, ñoäc ñaùo cuûa cö daân Vaên
Lang – Aâu Laïc.
3. Cuûng coá.
- Gv : höôùng daãn HS laøm baøi taäp taïi lôùp.
4. Daën doø.
TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015
- Tìm hieåu vaøi neùt veà Hai Baø Tröng, naém söï kieän chính cuoäc khôûi nghóa Hai Baø
Tröng.
- Taäp trình baøy dieãn bieán treân baûn ñoà.
*********************************
Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tuần 17 Ngày soạn:01/12/2014
Tiết 17 Ngày dạy :10/12/2014
ÔN THI HỌC KỲ I
I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo công lịch tháng hai có:
A. 31 ngày B. 30 ngày C. 29 ngày D. 28 ngày
Câu 2: Xác định thời gian là thực sự cần thiết để:
A. Dựng lại lịch sử B. Hiểu và dựng lại lịch sử
C. Hiểu về cac anh hùng dân tộc D. Hiểu lịch sử loài người
Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng :
a. Thế kỷ I TCN b. Thế kỷ III TCN
c. Thiên niên kỷ I TCN d. Cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III TCN
Câu 4 :Kim loại được dùng đầu tiên để làm công cụ sản xuất là :
a. Nhôm b. Đồng c. Thiếc d. Sắt
Câu 5:Bài học kinh nghiệm lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà
là:
a. Phải có tinh thần đoàn kết b. Phải có vũ khí tốt
c. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù d. Phải có lòng yêu nước
Câu 6: Sự tiến bộ của rìu mài so với rìu ghè đẽo là:
a. Đẹp hơn, gọn nhẹ hơn b. Dễ mang theo người để cắt gọt các vật khác
c. Dễ chế tạo hơn d. Sắc hơn và cho năng xuất lao động cao hơn
Câu 7 Tổ chức xã hội sơ khai của Người tối cổ được gọi là:
A. Thị tộc B. Bầy người nguyên thủy.
C. Xã hội nguyên thủy. D.Bộ lạc.
Câu 8: Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương đông là:
A. Nông nghiệp trồng lúa nước. B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. Nông nghiệp và buôn bán. D. Thương nghiệp.
Câu 9: Người cổ đại xây dựng kim tự tháp ở nước nào:
A. Trung Quốc. B. Ấn Độ.
C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà.
Câu 10. Hệ thống chư cái a, b, c… là phát minh vĩ đại của người:
A. Trung Quốc và Ấn Độ. B. Rô Ma và La Mã.
C. Hi Lạp và Rô Ma. D. Ấn Độ.
Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6
Giao an 6

More Related Content

What's hot

Tai lieu chuan ktkn lich su dia li lop 4-5 tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn lich su   dia li lop 4-5  tieu hocTai lieu chuan ktkn lich su   dia li lop 4-5  tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn lich su dia li lop 4-5 tieu hoctieuhocvn .info
 
Giáo án kĩ thuật lớp 4 theo chuẩn ktkn có hình minh họa
Giáo án kĩ thuật lớp 4 theo chuẩn ktkn có hình minh họaGiáo án kĩ thuật lớp 4 theo chuẩn ktkn có hình minh họa
Giáo án kĩ thuật lớp 4 theo chuẩn ktkn có hình minh họahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hocTai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoctieuhocvn .info
 
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 2 cả năm theo Chuẩn KTKN
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 2 cả năm theo Chuẩn KTKNGiáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 2 cả năm theo Chuẩn KTKN
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 2 cả năm theo Chuẩn KTKNtieuhocvn .info
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Học Tập Long An
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6tieuhocvn .info
 

What's hot (17)

Tai lieu chuan ktkn lich su dia li lop 4-5 tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn lich su   dia li lop 4-5  tieu hocTai lieu chuan ktkn lich su   dia li lop 4-5  tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn lich su dia li lop 4-5 tieu hoc
 
Giáo án kĩ thuật lớp 4 theo chuẩn ktkn có hình minh họa
Giáo án kĩ thuật lớp 4 theo chuẩn ktkn có hình minh họaGiáo án kĩ thuật lớp 4 theo chuẩn ktkn có hình minh họa
Giáo án kĩ thuật lớp 4 theo chuẩn ktkn có hình minh họa
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Tuần 22-GA lop 3
Tuần 22-GA lop 3Tuần 22-GA lop 3
Tuần 22-GA lop 3
 
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 2 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Tuần 25-GA lop 3
Tuần 25-GA lop 3Tuần 25-GA lop 3
Tuần 25-GA lop 3
 
Tuần 23-GA lop 3
Tuần 23-GA lop 3Tuần 23-GA lop 3
Tuần 23-GA lop 3
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đPhát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
 
Tuần 20-GA lop 3
Tuần 20-GA lop 3Tuần 20-GA lop 3
Tuần 20-GA lop 3
 
Tuần 29-GA lop 3
Tuần 29-GA lop 3Tuần 29-GA lop 3
Tuần 29-GA lop 3
 
Tuần 21.-GA lop 3
Tuần 21.-GA lop 3Tuần 21.-GA lop 3
Tuần 21.-GA lop 3
 
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hocTai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
 
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 2 cả năm theo Chuẩn KTKN
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 2 cả năm theo Chuẩn KTKNGiáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 2 cả năm theo Chuẩn KTKN
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 2 cả năm theo Chuẩn KTKN
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
 
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAYĐề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
 

Similar to Giao an 6

GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
Giáo án Lịch sử 6 - Chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 6 - Chân trời sáng tạoGiáo án Lịch sử 6 - Chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 6 - Chân trời sáng tạoMaurine Nitzsche
 
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfBiên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfNuioKila
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Skkn mon lich su chon
Skkn mon lich su chonSkkn mon lich su chon
Skkn mon lich su chonHoa Phượng
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămJada Harber
 
Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻ
Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻChuyên đề, chuyên môn nhà trẻ
Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻmanggiaoduc
 
Hdngll2015
Hdngll2015Hdngll2015
Hdngll2015hoang432
 
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2Wava O'Kon
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docxThoTrng47
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Giao an 6 (20)

Giáo án lịch sử lớp 4 cả năm theo chuẩn ktkn 2014
Giáo án lịch sử lớp 4 cả năm theo chuẩn ktkn   2014Giáo án lịch sử lớp 4 cả năm theo chuẩn ktkn   2014
Giáo án lịch sử lớp 4 cả năm theo chuẩn ktkn 2014
 
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
Giáo án Lịch sử 6 - Chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 6 - Chân trời sáng tạoGiáo án Lịch sử 6 - Chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 6 - Chân trời sáng tạo
 
đE Tai Tram
đE Tai TramđE Tai Tram
đE Tai Tram
 
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfBiên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
 
Nam hoc 2012 2013
Nam hoc 2012 2013Nam hoc 2012 2013
Nam hoc 2012 2013
 
Pp gioi thieu
Pp gioi thieuPp gioi thieu
Pp gioi thieu
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
 
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
 
Skkn mon lich su chon
Skkn mon lich su chonSkkn mon lich su chon
Skkn mon lich su chon
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
 
Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻ
Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻChuyên đề, chuyên môn nhà trẻ
Chuyên đề, chuyên môn nhà trẻ
 
Hdngll2015
Hdngll2015Hdngll2015
Hdngll2015
 
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
Kế hoạch bài học môn Ngữ văn Lớp 9 soạn theo CV5512 - Học kỳ 2
 
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều NguyễnLuận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
 
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
 

More from Hoa Phượng

Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tapHoa Phượng
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thongHoa Phượng
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Hoa Phượng
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiHoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namHoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namHoa Phượng
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hocHoa Phượng
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luongHoa Phượng
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiHoa Phượng
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongHoa Phượng
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giácHoa Phượng
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thangHoa Phượng
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giacHoa Phượng
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacHoa Phượng
 

More from Hoa Phượng (20)

Td 9 ky 2
Td 9 ky 2Td 9 ky 2
Td 9 ky 2
 
Td 9 ky 1
Td 9 ky 1Td 9 ky 1
Td 9 ky 1
 
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
 
Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
 
Bai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhietBai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhiet
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu hai
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giác
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thang
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giac
 

Giao an 6

  • 1. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 TUẦN 1. Ngày soạn 15/08/2014 Tiết 1 Ngày dạy : 20/08/2014 PHẦN MỞ ĐẦU BÀI 1 : SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS hiểu lịch sử loài người có sự hình thành và phát triển, mục đích của việc học tập lịch sử 2. Tư tưởng : Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập môn lịch sử. 3. Kĩ năng : Bước đầu hình thành phương pháp học tập lịch sử II. Tư liệu dạy học - GV : Phóng to hình 1,2 SGKT 3 – 4. - HS : Sưu tầm tranh ảnh, sách báo có liên quan đến bài học. III. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. GV giới thiệu chương trình học môn lịch sử lớp 6. 3. Giới thiệu bài mới; Ở cấp một các em đã tim hiểu lịch sử qua các câu truyện. Lên cấp hai các em sẽ được tìm hiểu kỹ hơn lich sử thế giới và của đất nước.Để tim hiểu lịch sử trước hết chúng ta cần biết lịch sử là gì ? Học lịch sử để làm gì ? 4. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - HS quan sát tranh bầy người nguyên thủy-> em có nhận xét gì về loài người từ thời nguyên thủy đến nay ? + Con người và mọi vật phải tuân theo qui luật gì của thời gian ? (sinh ra – lớn lên – già đi..) cho VD? + Vậy theo em lịch sử là gì ? * Vậy lịch sử một con người có khác với lịch sử loài người không ? Vì sao? - GV phân tích sự khác nhau giữa lịch sử con người(thời gian ..phạm vi hẹp ) và lịch sử loài người (thời gian ..rộng) - GV lấy VD phân tích sự khác nhau giữa 1HS và HS cả lớp, cả trường…để HS dễ hiểu.. => GV chốt lại : Lịch sử chúng ta học là lịch sử xã hội loài người. + Vậy lịch sử là môn học như thế nào? - Gv treo tranh hình 1 - HS quan sát. + Qua hình em thấy lớp học ở trường làng thời xưa ntn? - So với trường học hiện nay em thấy có gì khác? Vì sao có sự khác nhau đó? * Vậy chúng ta học lịch sử để làm gì ? lấy VD ? - GV lấy VD thời dựng nước ….nhấn mạnh và giáo dục HS biết quý trọng, giữ gìn những gì đang có và biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày nay… - GV treo tranh hình 2 “Bia tiến sĩ” để HS quan 1.Lịch sử là gì?. - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử là một môn khoa học, cĩ nhiệm vụ tìm hiểu và khơi phục lại quá khứ của con người và xã hội lồi người. 2. Học lịch sử để làm gì?. - Học lịch sử để biết về cội nguồn của tổ tiên, dân tộc, để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của lồi người trong quá khứ, xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay. - để hiểu những gì chúng ta đang thừa hưởng của ơng cha trong quá khư và biết phải làm gì trong tương lai 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
  • 2. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 sát. + Bia tiến sĩ làm bằng gì? (đá –> hiện vật) + Trên bia ghi gì? (tên, tuổi->chữ viết) * 1HS kể tóm tắt chuyện Sơn Tinh-Thuỷ Tinh ? =>Gv khẳng định câu chuyện đó là truyền thuyết vì truyền từ đời này qua đời khác ->truyền miệng. * Vậy căn cứ vào đâu mà người ta biết được lịch sử ? Dựa vào 3 tư liệu chính. + Tư liệu hiện vật. + Tư liệu chữ viết. + Tư liệu truyền miệng 5. Củng cố, dặn dò _ Cũng cố : Câu nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”nhằm nói lên : a Học lịch sử giúp ta biết được cội nguồn dân tộc. b Học lịch sử giúp ta biết quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày nay. c Học lịch sử giúp ta biết làm tốt nhiệm vụ của mình để góp phần đưa đất nước, xã hội ngày càng tiến lên. d Cả ba câu trên đều đúng . => Gv chuẩn bị bảng phụ – gọi 1 HS lên làm. Gv nhận xét, đáp án đúng (d). - Dặn dò . - Chuẩn bị bài 2: sưu tầm cách tính thời gian của người xưa. - Quan sát hình SGK và nhận xét. - Lớp mang lịch treo tường. …………………………………………………………………. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………............................ ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………............................ Tuần 2. Ngày soạn: 20/08/2014 Tiết 2 Ngày dạy : 28/08/2014 Bài 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ. I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: giúp học sinh hiểu: -Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. -Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch. - Biết cách đọc và ghi, tính năm, tháng theo công lịch.
  • 3. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 2.Tư tưởng: giáo dục cho HS: -Biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác, khoa học. 3. Kĩ năng: rèn cho HS kĩ năng: - Cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại. II- Phương tiện dạy học: - GV: Lịch treo tường,Quả địa cầu - HS :sgk, lịch……….. III- Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: ?: Lịch sử là gì? Tại sao cần phải học lịch sử ? ?: khoanh tròn ý đúng nhất: Dựa vào đâu để con người biết và dựng lại lịch sử ? a. Tư liệu truyền miệng. b. Tư liệu hiện vật. c. Tư liệu chữ viết. d. Cả ba ý trên đầu đúng. 3.. Giới thiệu bài mới : Như chúng ta đã biết: lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, theo trình tự thời gian có trước có sau. Vậy người xưa đã dựa vào đâu để tính thời gian? Tại sao phải xác định thời gian? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 4. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS quan sát H2 bài 1. ?: Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu-Quốc- Tử Giám được lập cùng một năm không? Vì sao? chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia tiến sĩ nào đó không? GV: nhấn mạnh: nếu các sự kiện lịch sử đều không ghi lại thời gian cụ thể thì chúng ta không thể biết và dựng lại lịch sử. Do đó , việc xác định thời gian là thực sự cần thiết cho việc học tập và tìm hiểu lịch sử. ?: Tại sao phải xác định thời gian xảy ra các sự kiện? ?: Dựa vào đâu, bằng cách nào, con người sáng tạo ra cách tính thời gian? - Người xưa đã quan sát hiện tượng lập đi lập lại của mặt trăng – mặt trời để xác định thời gian… GV giải thích: Hiện tượng hoạt động của Mặt trăng, mặt trời và trái đất (dùng quả đại cầu minh hoạ) GV treo bảng phụ HS quan sát, đọc “những ngày lịch sử và kỉ niệm” ?: Em thấy trong bảng có những đơn vị thời gian nào và những loại lịch nào ? -Ngày, tháng, năm, Aâm lịch ,Dương lịch ?: Trên thế giới hiện nay có những loại lịch nào? - HS xác định lịch âm và lịch dương trên tờ lịch GV: nhấn mạnh: cách đây 3000- 4000 năm người Phương Đông đã sáng tạo ra lịch. ?: Cách tính Aâm lịch và Dương lịch? GV mở rộng thêm :mỗi quốc gia có cách làm lịch 1. Tại sao phải xác định thời gian? - Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong lịch sử. - Cơ sở xác định thời gian là dựa vào hoạt động của mặt trăng và mặt trời.tạo nên ngày, đêm, tháng và mùa trong năm. 2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? - Aâm lịch : Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. - Dương lịch : Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. 3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ? - Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng tăng. Do vậy cần có lịch chung để tính thời gian.
  • 4. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 riêng.. Gv cho HS xem quyển lịch là lịch chung của cả thế giới. Gọi là công lịch. ?: Vì sao phải có lịch chung? GV lấy vd cụ thể và phân tích HS hiểu. ?: Công lịch được tính như thế nào? GV hướng dẫn HS cách ghi thứ tự thời gian theo SGKT7 - Công lịch lấy năm chúa Giê-Su ra đời làm năm đầu của Công nguyên. Trước năm đó là trước công nguyên( TCN) - Theo cơng lịch cứ 10 năm là một thập niên,100 năm là một thế kỷ, 1000 năm là một thiên niên kỷ 5. Củng cố, dặn dò. - Cũng cố: GV phát phiếu học tập, HS làm việc cá nhân (Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất) ?: Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược Aâu Lạc cách năm 40 là a. 40 năm b. 179 năm c. 219 năm d. 2002 năm ?: Năm 40 Hai Bà Trưng khởi nghĩa cách năm 938 là a. 898 năm b. 938 năm c. 978 năm d. 2002 năm ?: Năm 179 TCN cách năm 2007 là a. 179 năm b. 182 năm c. 2179 năm d. 2186 năm - Dặn dò : - Học bài: vở ghi kết họp sgk, trả lời câu hỏi sgk. - Chuẩn bị bài mới. - Quan sát hình 3, 4, 5 SGK so sánh và nhận xét. - Trả lời các câu hỏi của bài 3. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………............................ Tuần 3 Ngày soạn: 28/08/2014 Tiết 3 Ngày dạy : 04/09/2014 PHẦN I : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI. Bài 3 : XÃ HỘI NGUYÊN THỦY I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS hiểu: - Sự xuất hiện của con người trên trái đất: thời điểm và động lực ... - Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn. - Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.sản xuất phát triển làm nảy sinh của cải dư thừa dẫn dến sự xuất hiện giai cấp , nhà nước. 2. Tư tưởng : Giáo dục cho HS: Hình thành ý thức đúng đắn về vai trò của người lao động sản suất trong sự phát triển của xã hội loài người. 3. Kĩ năng : Rèn cho HS: Kĩ năng quan sát tranh ảnh và rút ra những nhận xét cần thiết. II. Phương tiện, thiết bị dạy học: - GV: Bản đồ thế giới, công cụ, hiện vật phục chế, Tranh ảnh về nội dung bài học. - HS: sgk, quan sát hình và hiện vật, nhận xét III- Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp
  • 5. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 2. Kiểm tra bài cũ : ?: Vì sao công lịch hình thành ? Cách tính công lịch ra sao ? ?: Đọc trên tờ lịch: đâu là ngày âm lịch,đâu là ngày dương lịch 3.. Giới thiệu bài mới : Như chúng ta đã biết lịch sử xã hội loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. Vậy con người đã xuất hiện như thế nào? Phát triển ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 4. Tiến trinh dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt HS đọc đoạn 1 mục ?: Con người có gốc tích từ đâu? ?: Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, vượn cổ đã tiến hoá như thế nào? + Biết đi bằng 2 chi sau + Dùng 2 chi trước để cầm nắm + Biết sử dụng những hòn đá , cành cây …làm công cụ để kiếm ăn. GV nhấn mạnh: đặc điểm trên của loài vượn cổ, khác với các loài vượn khác, người ta gọi: vượn người hay vượn hình nhân ?: Vì sao vượn cổ chuyển hoá thành Người tối cổ? GV nhấn mạnh: Vai trò, ý nghĩa to lớn của lao động đối với sự phát triển của xã hội loài người và đối với một con người. ?: Những dấu tích của họ tìm thấy ở đâu? GV: cho HS xem tranh “Bầy người nguyên thuỷ” quan sát H: 3,4 sgk. ?: Hãy mô tả cuộc sống của Người tối cổ? ?: Điểm khác nhau cơ bản để phân biệt bầy người nguyên thuỷ với bầy động vật -Bầy người nguyên thuỷ biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn - Biết làm công cụ. ?: Vì sao cuộc sống của bầy người nguyên thuỷ bấp bênh, kéo dài hàng triệu năm? -Cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. GV: Trải qua hàng chục triệu năm, Người tối cổ dần dần phát triển trở thành Người tinh khôn.Cuộc sống của người tối cổ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu. HS đọc đoạn 1 / SGK. ?: Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào ? Dấu tích có ở đâu? - Cách đây khoảng 4 vạn năm. - Sống hầu khắp các châu lục. HS quan sát H. 5 GV nhấn mạnh: Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ 2 của con người. Khi lớp lông mỏng đi -> xuất hiện các màu da khác nhau: trắng, vàng, đen, đỏ => hình thành 3 chủng tộc loài người. ?: Trình bày hiểu biết của mình về cuộc sống của Người tinh khôn? ?: Em có nhận xét gì về cuộc sống của Người tinh khôn so với cuộc sống của người tối cổ? GV nhấn mạnh: Cuộc sống của Người tinh khôn đã bớt phu ïthuộc vào thiên nhiên và bắt đầu có sự 1. Con người đã xuất hiện như thế nào? - Vượn cổ là lồi vượn cĩ hình dáng người , sống cách ngày nay khoảng 5- 6 triệu năm. - Người tối cổ: + xuất hiện khoảng 3- 4 triệu năm trước.thốt khỏi giới động vật , hồn tồn đi bằng hai chân, tay khéo léo cĩ thể nắm và biết sử dụng hịn đá, cành cây….làm cơng cụ. + Biết chế tạo cơng cụ và phát minh ra lửa + Nơi tìm thấy Đơng Phi, Đơng Nam Á, Trung Quốc… - Nhờ lao động, vượn cổ chuyển hoá thành Người tối cổ 2. Người tinh khôn sống như thế nào ? - Thời gian xuất hiện: 4 vạn năm trước. - Đặc điểm :cĩ cấu tạo cơ thể như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển. - Nơi tìm thấy ở khắp các châu lục - Đời sống của Người tinh khôn: + Sống thành thị tộc +Làm chung, ăn chung. +Biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, đồ trang sức. => cuộc sống khá ổn định, tốt hơn, vui hơn - Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khơn: + Ở người tối cổ : tràn thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, cả cơ thể cịn phủ một lớp lơng ngắn, dáng đi cịn hơi cong,lao về phía trước, thể tích sọ não nhỏ + Ở người tinh khơn: mặt phẳng, trán cao, khơng cịn lớp lơng trên người, dáng đi thẳng, tay nhỏ khéo léo, thể tích não lớn. 3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? - Năm 4000 TCN, con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại làm công cụ sản xuất - Nhờ cơng cụ bằng kim loại con người cĩ thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt..sản phẩm làm ra nhiều , xuất hiện của cải dư thừa. - Một số người chiếm hữu của cải dư thừa trở nên giàu cĩ -> xã hội phân hóa giàu- nghèo =>Xã hội nguyên thủy tan
  • 6. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 chú ý tới đời sống tinh thần. 5. Củng cố dặn dò., - Cũng cố . Sự khác nhau giữa nhười tinh khôn và người tối cổ ? Tại sao xã hội nguyên thủy lại tan rã ? - Dặn dò. - Học bài: vở ghi kết hợp sgk, trả lời các câu hỏi trong sgk. - Chuẩn bị tiết sau: - Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm những nước nào ? - Xã hội gồm có bao những tầng lớp nào? - Đọc và trả lời các câu hỏi SGK ở bài 4. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …...... Tuần 4 Ngày soạn: 05/09/2014 Tiết 4 Ngày dạy : 11/09/2014 Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Nêu được sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông. - Trình bày được sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông. 2.Kĩ năng: Bước đầu hiểu, phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. 3.Tư tưởng: Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về Nhà nước chuyên chế. II.Tài liệu, thiết bị, phương tiện dạy học: - GV :Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông.hình 8 và 9 trong sgk phóng to -HS :SGK lịch sử 6. III. Hoạt động dạy- học: 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: ?: Đời sống của Người tinh khôn có điểm gì khác so với Người tối cổ? ?: Vì sao Xã hội nguyên thuỷ tan rã? 3..Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu những nét chính về Xã hội nguyên thuỷ. Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông.Vậy các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Xã hội cổ đại phương Đông có những đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta nắm đựơc những vấn đề trên. 4. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt Gv treo bản đồ các quốc gia cổ đại. GV xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông ?: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào thời gian nào? HS xác định trên bản đồ những con sông lớn: - Sông Nin ( Ai CậpXHCN - Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ( Lưỡng Hà) - Sông Aán và sông Hằng (Aán Độ ) - Sông Hoàng Hà, Trường Giang (Trung Quốc) GV nhấn mạnh: Cuối thời nguyên thuỷ cư dân sống ở lưu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ ? - Thời gian ra đời: cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN - Địa điểm hình thành : trên lưu vực con sông lớn: + Ai cập :sơng Nin + Lưỡng Hà :sơng Ti gơ rơ và Ơ phơ rát.
  • 7. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 vực những dòng sông lớn trên ngày càng đông. - Làm thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. ?: Em hãy mô tả cảnh lao động của người Ai Cập cổ đại? - Hoạt động lao động diễn ra sôi nổi, thuận lợi, có sự phân công lao động. GV phân tích: Sản xuất phát triển, lúa gạo nhiều, của cải dư thừa => Giai cấp hình thành và xuất hiện Nhà nước. GV nhấn mạnh : Các quốc gia cổ đại phương Đông là những quốc gia cổ đại ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. HS đọc sgk, chú thích ?: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Vai trò, vị trí của từng tầng lớp trong xã hội? GV giảng thêm về thân phận của người nô lệ: không có một chút quyền gì, bị xem như những “công cụ biết nói” GV nhấn mạnh: Nhân dân và nô lệ sống khốn khổ như vậy, họ không cam chịu mái đựơc=> nổi dậy đấu tranh. quy luật của sự tồn tại và phát triển. Tiêu biểu cuộc đấu tranh của người nô lệ và dân nghèo ở La-gát (Lưỡng Hà) 2300 TCN; năm 1750 TCN, nô lệ và dân nghèo nổi dậy ở Ai Cập: cướp phá, đốt cung điện. ?: Nô lệ nổi dậy đấu tranh, giai cấp thống trị đã làm gì để ổn định xã hội ? - Ban hành luật GV hướng dẫn HS xem hình 9 và giải thích về các điều luật => thể hiện sự bất công, khắc nghiệt của tầng lớp thống trị. GV cho 1HS đọc mục 3 SGK. ?: Để cai trị đất nước giai cấp thống trị đã làm gì? - Để cai trị đất nước tầng lớp quý tộc lập ra bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, vua nắm mọi quyền hành, giúp việc cho vua là quan lại. ?: Ở các nước phương Đông, nhà vua có quyền hành gì? ?: Em hiểu thế nào là Nhà nước quân chủ chuyên chế? - Người đứng đầu là vua, có quyền quyết định mọi việc, được cha truyền con nối. + Trung Quốc: Thiên tử ( con trời ) + Lưỡng Hà : En- si (người đứng đầu) + Ai Cập: Pha-ra-ôn (ngôi nhà ) 1 HS nhắc lại nền kinh tế của các quốc gia phương Đông ? + Người phương Đông dựa vào đâu để sáng tạo ra lịch ? * Em hãy nêu những thành tựu khoa học lớn của các dân tộc phương Đông cổ đại ? =>GV lấy dẫn chứng minh hoạ về các thành tựu khoa học - HS quan sát hình 12,13 -> Em hãy mô tả và nhận xét về các công trình kiến trúc ? =>GV nhấn mạnh về các công trình kiến trúc là những kì quan của thế` giới mà loài người rất thán phục. + Ấn Độ :sơng Ấn và sơng Hằng + Trung Quốc : Hồng Hà và Trương Giang. - kinh tế: + Nông nghiệp là ngành kinh tế chính + Biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ.. + Thu hoạch ổn định hàng năm 2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ? - Cơ cấu xã hội gồm 3 tầng lớp: + Quý tộc, quan lại: là tầng lớp thống trị xã hội, có nhiều của cải, quyền thế.bao gồm vua, quan lại và tăng lữ. + Nông dân công xã: là bộ phận đông đảo nhất, lực lượng lao động chính, nuôi sống xã hội. + Nô lệ: Thân phận thấp kém nhất. là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc 3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông. - Sơ đồ nhà nước cổđaiïphươngĐông: - Vua cĩ quyền đặt ra pháp luật,chỉ huy quân đội, xử những người cĩ tội.. - Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương: giúp việc cho vua, thu thuế xây dựng cung điện, đền tháp, chỉ huy quân đội 4.Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì ? - Sáng tạo ra lịch : Aâm lịch ; một năm cĩ 12 tháng, mỗi tháng cĩ 29 hoặc 30 ngày. - Sáng tạo chữ tượng hình ở Trung Quốc và Ai Cập . viết trên mai rùa, thẻ tre, đất sét… - Toán học : Phát minh ra phép đếm từ 0 -> 10, tìm ra pi=3.16… Vua Nô lệ Nông dân Quý Tộc (Quan lại)
  • 8. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 - Kiến trúc : Kim tự tháp Ai Cập, thành Ba-bi-lon. 5. Củng cố dặn dò: - Cũng cố ?: Em hãy điền các dữ liệu còn thiếu vào ô trông sau.(GV chuẩn bị bảng phụ) Tên sông Tên quốc gia cổ đại Sông Nin. Ai Cập Sông Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ Lưỡng Hà Sông Aán và sông Hằng Aán Độ Hoàng Hà, Sông Trường Giang. Trung Quốc - Dặn dò. - Học bài: vở ghi kết hợp sgk - Chuẩn bị bài: - Nắm vị trí các quốc gia phương Tây trên bản đồ. - Hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ. - Trả lời các câu hỏi trong bài 5. .Rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
  • 9. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 TUẦN 5. Ngày soạn: 12/09/2014 Tiết 5 Ngày dạy : 17/09/2014 BÀI 5 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây. Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây 2. Kĩ năng : Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế. 3. Tư tưởng : HS thấy sự bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp. II. Phương tiện dạy học - Gv : Bản đồ các quốc gia cổ đại, bảng phụ. - HS : Quan sát và nhận xét. III. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu? từ bao giờ? Kể tên các quốc gia đó? 3..Giới thiệu bài:Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu các quốc gia cổ đại phương Đông. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sự hình thành và tình hình kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây. 4. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV treo bản đồ các quốc gia cổ đại liên hệ kiểm tra kiến thức đã học. + Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở đâu ? từ bao giờ ? - 1 HS lên xác định trên bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây. - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận (5’) + N1+3: Địa hình của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây có điểm gì khác nhau? + N2+4: Điều kiện tự nhiên của Hilạp và Rôma có đặc điểm gì? Kinh tế ntn? => Hết thời gian đại diện các nhóm trả lời – lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý . - GV gọi 1HS đọc mục 2 SGK . + Kinh tế chính của các quốc gia cổ đại này là gì? - Với nền kinh tế đó xã hội hình thành tầng lớp nào? - Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp nào? Vì sao? * Vì sao nô lệ không ngừng nổi dậy đấu tranh? =>Gv phân tích thêm:…”công cụ biết nói” - HS làm việc với SGK. - Em hãy so sánh về số lượng, cuộc sống giữa chủ nô và nô lệ? + Lực lượng nào là lao động chính trong xã hội ? 1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây. - Thời gian: Đầu thiên niên kỉ I TCN - Địa điểm ; trên 2 bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a nơi mà cĩ ít đồng bằng , chủ yếu là đất đồi khơ cứng nhưng lại cĩ nhiều hải cảng đã hình thành 2 quốc gia: HiLạp và Rôma. - Kinh tế : - Ngành kinh tế chính là thủ cơng nghiệp (luyện kim,làm rượu nho, dầu oliu) và thương nghiệp ( bán các mặt hàng thủ cơng nghiệp,rượu nho ... mua lúa mì và súc vật ) -Ngồi ra cịn trồng cây lưu niên như nho, o liu , cam .... 2. Xã hội cổ đại Hilạp, Rôma . - Có 2 giai cấp chính : + Chủ nô : bao gồm chủ xưởng, chủ các thuyền buơn...rất giàu cĩ và cĩ thế lự chính trị, sở hữu nhiều nơ lệ. + Nô lệ : số lượng đơng,là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị củ nơ bĩc lột và đối xử tàn bạo. - Tổ chức xã hội
  • 10. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 * Vậy tại sao người ta gọi : xã hội cổ đại Hilạp và Rôma là xã hội chiếm hữu nô lệ ? => GV giải thích “chiếm hữu nô lệ” * Nhà nước Hilạp và Rôma cổ đại được tổ chức ntn ? + Theo em, lịch của người cổ đại phương Tây có gì mới ? - Em hãy nêu những thành tựu về chữ viết và khoa học của người phương Tây cổ đại ? * So với người phương Đông chữ viết của người phương Tây có gì tiến bộ ? => GV liên hệ chữ cái ngày nay. + Người phương Tây cổ đại có những công trình kiến trúc nổi tiếng nào ? – HS quan sát H15, 16 trả lời. + HS quan sát H14, 17 -> em có nhận xét gì về điêu khắc của người phương Tây cổ đại ? * Các thành tựu trên cho ta thấy khả năng và trí tuệ của con người là ntn? + giai cấp thống trị ; chủ nơ nắm mọi quyền hành + Nhà nước do giai cấp chủ nơ bầu ra, làm việc theo thời hạn + Xã hội chiếm hữu nơ lệ là xã hội cĩ hai giai cấp chính là chủ nơ và nơ lệ, trong đĩ chủ nơ thống trị và bĩc lột nơ lệ. 3. Người Hilạp và Rôma đã có những đóng góp gì về văn hóa. - Sáng tạo ra lịch : dương lịch. một năm cĩ 365 ngày và 6 giờ được chia làm 12 tháng. - Chữ viết :sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c … cĩ 26 chữ cái , đang được dùng phổ biến ngày nay. - khoa học : toán học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí..phát triển cao, đặt nền mĩng cho các ngành khoa học sau này. - Kiến trúc : Đền Pac-tê-nông, đấu trường Cô-li- dê. - Điêu khắc : lực sĩ ném đá. 5. Củng cốdặn dò: - Cũng cố :Bài tập tại lớp : Gv ghi ở bảng phụ -> Viết những từ thích hợp, những dữ liệu vào bảng so sánh dưới đây : Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông. Các quốc gia cổ đại phương Tây. Thời gian hình thành. Tên quốc gia. Hình thái kinh tế. Hình thái nhà nước. Các tầng lớp chính trong xã hội. - Dặn dò. - Chuẩn bị tiết sau : Sưu tầm tranh ảnh về văn hóa cổ đại. - Quan sát hình 11,12,13,14,15,16,17 và nhận xét. - Trả lời các câu hỏi trong bài 6. * Chuẩn bị kiến thức tiết sau kiểm tra 15’ - Nắm toàn bộ kiến thức đã học từ bài 1->5. - Xã hội nguyên thuỷ (con người xuất hiện, thời gian, cuộc sống, nguyên nhân tan rã.) - Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. (thời gian hình thành, giai cấp, nhà nước.) RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………..……………................................ ………………………………………. TUẦN 6. Ngày soạn :20/09/2014 Tiết 6 Ngày soạn :24/09/2014 BÀI 7 : ÔN TẬP. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS hệ thông kiến thức cơ bản về phần lịch sử thế giới.
  • 11. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 2. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng khái quát, tập so sánh và xác định các điểm chính 3 .Tư tưởng : HS biết trân trọng thành tựu văn hóa, lao động của người cổ đại. II. Đồ dùng dạy học. - GV : Bản đồ các quốc gia cổ đại, tranh ảnh, hiện vật phục chế thời nguyên thủy. Bảng phụ. - HS : Sư tầm, quan sát tranh ảnh thời nguyên thủy, thời cổ đại. III. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì ? 3. giới thiệu bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu xong lịch sử thế giới cổ đại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập, khái quát hệ thống lại kiến thức phần này. 4. Nội dung và phương pháp Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV treo bản đồ thế giới -> 1 HS lên xác định trên bản đồ những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy . * Vì sao người tối cổ trở thành người tinh khôn? - GV dán tranh người tối cổ và người tinh khôn -> em hãy tìm những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ ? + Về hình dáng ? + Về công cụ? + Về Tổ chức xã hội? + Em hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây ? - 1HS xác định trên bản đồ các quốc gia cổ đại. + Các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây gồm có mấy tầng lớp, giai cấp nào ? - Theo em, thời cổ đại có những loại nhà nước nào ? - GV chia lớp thành 2 dãy A và B. + Dãy A : Em hãy nêu những thành tựu văn hóa của người phương Đông cổ đại ? + Dãy B: Em hãy nêu những thành tựu văn hóa của người phương Tây 1. Những dấu lích của người tối cổ được phát hiện ở đâu? - Ở miền Đông châu Phi, Bắc Kinh (Trung Quốc), Đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a). 2. Những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy ? Người tối cổ a. Con người. - Trán thấp, hộp sọ và não nhỏ.. - Có lớp lông mỏng. b. Công cụ sản suất. - Ghè đẽo đá thô sơ.. c. Tổ chức xã hội. - Sống theo bày. Người tinh khôn - Trán cao, mặt phẳng, hộp sọ và não lớn hơn. - Cơ thể gọn, linh hoạt - Công cụ tinh sảo. - Sống thành thị tộc. 3. Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào? - Phương Đông : gồm 4 quốc gia : Ai Cập, Trung Quốc, Lưỡng Hà, Aán Độ. - Phương Tây : Gồm 2 quốc gia : Hilạp và Rôma. 4. Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại. - Phương Đông : Gồm 3 tầng lớp :+ Quý tộc, quan lại. + Nông dân. + Nô lệ. - Phương Tây : Gồm 2 giai cấp : + Chủ nô. + Nô lệ. 5. Các loại nhà nước thời cổ đại. - Phương Đông : Nhà nước chuyên chế. - Phương Tây : Nhà nước chiếm hữu nô lệ. 6. Những thành tựu văn hóa thời cổ đại. - Phương Đông : Chữ tượng hình, thiên văn, hình học, lịch, kiến trúc có Kim Tự Pháp, thành Ba-bi-lon. - Phương Tây : Hệ chữ cái a,b,c, lịch dương, số học, hình học…..kiến trúc có Đền Pác-tê-nông, đấu trường
  • 12. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 cổ đại ? =>Hết thời gian đại diện các nhóm trả lời – Gv nhận xét chốt ý. * Em hãy đáng giá những thành tựu văn hóa thời cổ đại? Cô-li-bê. 7. Đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại? - Thời cổ đại, loài người đã đạt được những thành tựu văn hóa phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực… - Thể hiện sức sáng tạo không giới hạn của con người ngay từ buổi bình minh của lịch sử. 5. Củng cố dặn dò. - Cũng cố: Bài tập tại lớp : Em hãy khoanh tròn ý đúng: Đánh giá các thành tựu văn hóa thời cổ đại . a. Di sản văn hóa cổ đại phong phúi, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn. b. Để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục. c. Đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này. d. Tất cả đều đúng. - Dặn dò. - Ôn lại các bài đã học. - Mỗi tổ vẽ 1 bản đồ câm : các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây 5. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………................................. .............................................................................................................. TUẦN 7 Ngày soạn :28/09/2014 Tiết 7 Ngày dạy : 01/10/2014 PHẦN II : LỊCH SỬ VIỆT NAM CHƯƠNG I : BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA. BÀI 8 : THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS hiểu, - Dấu tích người tối cổ tìm thấy trên đất nước ta ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai.. với công cụ ghè đẽo thô sơ. - Dấu tích người tinh khôn được tìm thấy trên nước ta ở Thái Nguyên, Phú Thọ… - Sự phát triển của người tinh khôn so với người tối cổ. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử và nhận xét. 3. Tư tưởng : Bồi dưỡng cho HS ý thức tự hào lịch sử lâu đời của dân tộc ta, biết trân trọng quá trình lao động của cha ông. II. Phương tiện dạy học.
  • 13. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 - GV : Bản đồ Việt Nam, hiện vật phục chế, bảng phụ. - HS : Quan sát tranh ảnh, hiện vật và nhận xét. III. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : Em hãy so sánh thành tựu văn hoá cổ đại phương Đông và phương Tây? 3. Gới thiệu bài mới: Ở những bài trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu lịch sử thế giới cổ đại. Vậy vào thời xa xưa ấy trên đất nước ta con người xuất hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. 4. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - Gv treo bản đồ và nói vài nét vị trí nước Việt Nam trên thế giới. - HS làm việc với SGK. + Nước ta xưa kia là một vùng đất ntn? * Vì sao cảnh quan xưa kia lại rất cần thiết đối với người tối cổ ? - Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta ? - GV treo lược đồ – 1HS lên xác định vị trí tìm thấy dấu tích của người tối cổ . - HS quan sát hiện vật (H18, 19)-> em có nhận xét gì về công cụ của người tối cổ, nơi tìm thấy? + 1 HS nhắc lại, vì sao người tối cổ chuyển dần thành người tinh khôn và sự khác nhau giữa người tinh khôn – người tối cổ ? + Người tinh khôn trên đất nước ta sinh sống vào thời gian nào và ở đâu ? - Công cụ sản suất của Người tinh khôn ở giai đoạn này có gì mới so với Người tối cổ ? - GV hướng dẫn HS quan sát H19,20 –so sánh và rút ra nhận xét? - HS làm việc SGK. + Những địa điểm sinh sống của Người tinh khôn giai đoạn phát triển được tìm thấy ở đâu ? - Gv treo bản đồ -1HS lên xác định vị trí tìm thấy dấu tích của người tinh khôn ở giai đoạn phát triển . + Hs quan sát hiện vật phục chế (hình 21,22,23) -> em hãy nhận xét rìu mài lưỡi tiến bộ hơn rìu ghè đẽo ntn ? + Ngoài công cụ bằng đá còn có công cụ gì? => Gv giải thích câu nói của Bác Hồ “Dân ta…..Việt nam” 1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ? - Dấu tích là cái cịn lại của thời xa xưa, của quá khứ tương đối xa - Đặc điểm người tối cổ vẫn cịn dấu tích của lồi vượn ( tràn thấp hơi bợt ra sau, xương hàm nhơ ra phía trước, cĩ một lớp lơng bao phủ …) nhưng đã hồn tồn đi bằng hai chân, hộp sọ đã phát triển, biết sử dụng và chế tạo cơng cụ - Dấu tích của người tối cổ : những chiếc răng của người tối cổ và công cụ đá ghè đẽo thô sơ tìm thấy ở : Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai(Lạng Sơn). Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai). 2. Ở giai đoạn đầu, người tinh khôn sống như thế nào ? - Khoảng 3-2 vạn năm, người tối cổ chuyển dần thành người tinh khôn. Dấu tích tìm thấy ở : mái đá Ngườm(Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, T.Hóa, Nghệ An. - Công cụ chủ yếu bằng đá được ghè đẽo thơ sơ có hình thù rõ ràng hơn . 3. Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới. - Dấu vết sinh sống của người nguyên thủy tìm thấy ở : Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long, Bàu Tró. - Công cụ đá tiến bộ được mài ở lưỡi , ngoài ra công cụ làm bằng xương, sừng, gốm. 5. Củng cố dặn dò. - Cũng cố: Bài tập tại lớp : Gv treo bảng phụ, 1 HS lên điền các dữ liệu còn thiếu vào ô trống.
  • 14. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 Các giai đoạn Thời gian xuất hiện Địa điểm tìm thấy Công cụ chủ yếu Người tối cổ Người tinh khôn Người tinh khôn phát triển - Dặn dò. - Học bài cũ trong vở kết hợp với sgk - Chuẩn bị tiết sau. + Tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta. + Tổ chức xã hội thời nguyên thủy trên đất nước ta. ………………………………………………………… Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… TUẦN 8 Ngày soạn :05/10/2014 Tiết 8 Ngày dạy :08/10/2014 BÀI 9 : ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS hiểu được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ trong đời sống vật chất, tổ chức xã hội và đời sống tinh thần. 2. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh. Tính trung thực khi làm bài 3.Tư tưởng : Bồi dưỡng cho HS ý thức lao động, tinh thần cộng đồng. HS có thái độ nhận thức lịch sử đúng đắn. II. Phương tiện dạy học - GV : Tranh ảnh, hiện vật phục chế, bảng phụ. - HS : Quan sát hình 26. III. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũõ: Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu? Giai đoạn đầu của người tinh khôn sống ntn? 3.Gới thiệu bài mới :Trong bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về người tinh khôn và người tối cổ trên đất nước ta. Vậy bước phát triển của người tinh khôn với người tối cổ trong đời sống vật chất, tổ chức xã hội và đời sống tinh thần như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này. 4. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - 1HS nhắc lại, người nguyên thủy thời Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết làm những công cụ và đồ dùng gì? 1. Đời sống vật chất. - Người tinh khơn thường xuyên cải tiến và cĩ được những bước tiến trong chế tác cơng cụ.
  • 15. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 * Theo em, việc làm đồ gốm có gì khác so với làm đồ đá, ïđồ xương ? - GV nói cách làm đồ gốm và cho HS quan sát đồ gốm. + Nhờ phát triển công cụ người nguyên thủy đã mở rộng sản suất ra sao ? * Việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa gì ? => Gv liên hệ thực tế hiện nay…. - HS nhắc lại tổ chức của người tối cổ? (bài 3) - 1HS đọc mục 2 SGK. + Người nguyên thủy sống như thế nào ? - Vì sao họ lại sống ở những vùng thuận tiện? + Chi tiết nào chứng tỏ người nguyên thuỷ sống định cư lâu dài ở 1 nơi ? * Vì sao quan hệ xã hội được hình thành? => Gv vẽ sơ đồ và giải thích chế độ thị tộc mẫu hệ. * Liên hệ với gia đình ngày nay. - HS quan sát đồ phục chế. + Ngoài lao động sản xuất người nguyên thuỷ còn biết làm gì ? + Đồ trang sức được làm bằng gì? - Sự xuất hiện những đồ trang sức có ý nghĩa gì? - HS quan sát hình 27 SGKT29. + Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ còn được thể hiện ở mặt nào? *Tục chôn người chết theo công cụ có ý nghĩa gì ? => GV giải thích tín ngưỡng, liên hệ ngày nay. + Công cụ nhiều loại hình chủ yếu vẫn là đá: rìu mài lưỡi, bơn, chày ….ngồi ra cịn sử dụng xương, tre, sừng …và biết làm đồ gốm - Kinh tế. + Bước đầu biết trồng trọt, chăn nuôi -> thức ăn tăng-> cuộc sống ổn định. + Ở : Hang động, mài đá, túp lều. 2. Tổ chức xã hội. - Sống thành từng nhĩm ở những vùng thuận tiện thường định cư lâu dài ở 1 số nơi, -Dân số ngày càng tăng dần hình thành mối quan hệ xã hội. những người cùng huyết thống sống chung với nhau tơn người mẹ lớn tuổi cĩ uy tín làm chủ gọi là thị tộc mẫu hệ -> Đây là xã hội có tổ chức đầu tiên. 3. Đời sống tinh thần. - Biết làm đồ trang sức, vòng tay, chuỗi vòng đá….. - Biết vẽ hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình. - Tục chôn người chết kèm theo công cụ lao động. - Trong thời nguyên thủy con người đã quan tâm đến đời sống tinh thần qua việc làm đẹp và bày tỏ tình cảm với người chết 5. Củng cốdặn dò:. - Cũng cố: Bài tập tại lớp : Em hãy khoanh tròn ý đúng trong câu sau. Theo em, việc người xưa chôn công cụ theo người chết có ý nghĩa gì ? a. Vì công cụ sản xuất đã bị hư hỏng. b. Người sống không dùng cộng cụ của người chết. c. Người xưa quan niệm rằng người chết ở thế giới bên kia vẫn tiếp tục lao động. d. Câu a và b đúng. - Dặn dò. - Chuẩn bị bài 10 . Sưu tầm tranh ảnh về công cụ sản xuất và đồ dùng thuộc văn hóa Phùng Nguyên - Tìm hiểu ý nghĩa của thuật luyện kim. *************************** . Rút kinh nghiệm
  • 16. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. TUẦN 9. Ngày soạn :10/10/2014 Tiết 9 Ngày dạy :15/10/2014 KIEM TRA 1 TIET A. phần trắc nghiệm ( 3 điểm) khoanh tròn một chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1: Một thiên niên kỉ gồm bao nhiêu năm? A. 10 năm. B. 100 năm. C. 1000 năm. D. 10000 năm. Câu 2: Thời gian hình thành các nước cổ đại phương Đông? A. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN. B.Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN. C.Cuối thiên niên kỉ III đầu thiên niên kỉ IV TCN. D.Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN. Câu 3: Về hình học các các dân tộc phương Đông thời cổ đại phát minh ra được điều gì? A. Sáng tạo ra số điếm từ 1 đến 10, riêng ở Ấn Độ có thêm số 0 B. Tính được số pi bằng 3,16. C. Sử dụng chữ tượng hình để mô phỏng vật thật. D. Sáng tạo ra mẫu chữ cái a, b, c (gồm 26 chữ). Câu 4: Hình thái nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Tây? A. Xã hội chưa hình thành giai cấp và nhà nước. B.Dân chủ, chủ nô. C.Chiếm hữu nô lệ. D.Xã hội bắt đầu hình thành giai cấp và nhà nước. Câu 5: Người tối được tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai thuộc tỉnh nào ngày nay? A. Lạng Sơn. B. Thanh Hóa. C. Thái Nguyên. D. Yên Bái. Câu 6: Nền văn hóa phát triển Óc Eo từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, ở tỉnh nào? A. Quãng Ngãi. B. An Giang. C. Long An. D. Cần Thơ. Câu 7: Sự tiến bộ của rìu mài so với rìu ghè đẽo là: A. Sắc hơn và cho nâng suất lao động cao hơn. B.Dể mang theo người để cắt gọt các vật khác. C.Dể chế tạo hơn quí hơn. D.Đẹp hơn, gọn nhẹ hơn. Câu 8: Cuộc sống của người tinh khôn có gì khác với Người tối cổ. A. Sống theo từng nhóm nhỏ gọi chung là thị tộc. B.Sống theo bầy đàn. C.Sống đơn lẻ. D.Sống trong hang động, mái đá. Câu 9: Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá? A. Biết sử dụng các loại nguyên liệu để chế tác công cụ lao động. B. Biết mài đá và cưa đá. C. Phải trải qua quá trình ghè đẽo. D. Phải trải qua quá trình nhào nặn rồi đem đun cho khô cứng. Câu 10: Vua Hùng đứng đầu nhà nước: A.Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Văn Lang. D. Âu lạc. Câu 11: Trong các tư liêu sau đây, tư liệu nào thuộc tư liệu hiện vật. A. Truyện Âu Cơ, Lạc Long Quân. B. Trống đồng, bia đá. C. Truyện Thánh Giống. D. Chữ tượng hình ở ai cập.
  • 17. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 Câu 12: Thời văn Lang vào ngày tết có tục gì? A. Bánh trưng, bánh giầy. B. Nhuộm răng ăn trầu. C. Xăm mình. D. Thờ các vị thần. B . Phần Tự Luận: ( 7 điểm ) Câu 1: Học lịch sử dể làm gì? (2đ) Câu 2: Theo em những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại cón được sử dụng đến ngày nay? (3đ) Câu3: Em hãy cho biết đời sống vật chất của người tinh khôn so với người tối cổ như thế nào?(2đ) ĐÁP ÁN , BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ 6: A. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP ÁN C D B C A B A A D C B A B . Phần Tự Luận: ( 7 điểm ) Câu 1: Học lịch sử để: - Hiểu được cội nguồn dân tộc.( 0,5đ) - Biết được cội nguồn sống của dân tộc.( 0,5đ) - Biết quí trọng những gì mà mình đang có, biết ơn tổ tiên, biết vận dụng vào hiện tại để làm giàu truyền thống dân tộc.( 1 đ) Câu 2: những thành tựu được sử dụng đến ngày nay: - Thiên văn và lịch. (0, 75đ) - Mẫu chữ cái a, b, c (26 chữ). (0, 5đ) - Số học và hình học. (0, 5đ) - Các ngành khoa học cơ bản. (0,5đ) - Các tác phẩm văn học, nghệ thuật. (0, 75đ) Câu3 Đời sống vật chất của người tinh khôn: - Thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ.(0, 5đ) - Từ thời Sơn vi, con người đã biết ghè đẽo các hòn đá cuội thành rìu,...(0, 5đ) - Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm, biết trồng trọt, chăn nuôi,....(1 đ) Lớp Tổng số bài KT Giáo viên dạy ĐIỂM KIỂM TRA Điểm >= 5 Điểm từ 8 đến 10 Điểm dưới 5 Điểm từ 0 đến 3 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 6A1 37 LÊ XUÂN TRƯỜNG 29 78.4 6 16.2 8 21.6 1 2.7 6A2 38 LÊ XUÂNTRƯỜNG 27 71.1 3 7.9 11 28.9 0 0.0 CỘNG : 75 56 74.7 9 12.0 19 25.3 1 1.3 Nhận xét đánh giá ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………
  • 18. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… *************************** . Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. TUẦN 10. Ngày soạn :20/10/2014 Tiết 10 Ngày dạy : 22/10/2014 CHƯƠNG II. THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC : VĂN LANG – ÂU LẠC. BÀI 10 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp Hs hiểu - Nhận biết được trình độ sản xuất, công cụ của người Việt cổ - Người Việt cổ đã phát minh ra thuật luyện kim - Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước. 2. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh liên hệ thực tế. 3.Tư tưởng : Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động. II. Phương tiện dạy học. - GV : Lược đồ một số di chỉ khảo cổ (tự vẽ), tranh ảnh công cụ đá và đồ đá phục chế. - HS : Quan sát các hình 28,29,30 SGK . III. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : GV trả bài và nhận xét kết quả bài kiểm tra một tiết của học sinh 3. Giới thiệu bài mới:Người nguyên thủy trên đất nước ta đã không ngừng cải biến minh thông qua lao động. Kỹ thuật chế tác công cụ ngày càng tiến bộ làm nâng cao đời sống kinh tế. 4. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV gọi 1 HS đọc mục 1 SGK + Địa bàn sinh sống của người Việt cổ trước đây là ở đâu? Sau mở rộng ra sao? - GV hướng dẫn HS quan sát hình 28,29,30 và đồ phục chế. + Công cụ sản xuất của người nguyên thuỷ gồm có những loại nào? * Kĩ thuật cưa xuất hiện có ý nghĩa gì ? => Gv phân tích mở rộng :hoa văn.. + Những công cụ trên được tìm thấy ở đâu ? Vào thời gian nào? - Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ thời đó? 1. Công cụ sản xuất đã được cải tiến như thế nào ? - Người nguyên thủy lúc đầu sinh sống ở các hang động, tiếp tục mở rộng vùng cư trú đến vùng chân núi, khe suối, đất bãi ven sơng. - Các di chỉ tìm thấy : Phùng nguyên, Hoa lộc, Lung leng, cĩ niên đại cách ngày nay 4000- 3500 năm.các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều cơng cụ: rìu đá, bơn đá được mài nhẵn tồn bộ, cĩ hình dáng cân xứng, những loại đồ gốm khác nhau như bình,
  • 19. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 => Gv nhấn mạnh kĩ thuật xưa.. - HS đọc đoạn đầu mục 2. + Cuộc sống của người nguyên thuỷ giai đoạn này ntn? + Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của thuật luyện kim ? - Thuật luyên kim ra đời trên cơ sở nào ? * Tại sao nói : Nghề làm đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim ? - Vì sao kim loại đồng được sử dụng đầu tiên? =>GV giới thiệu cách luyện kim loại đầu tiên. * Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa gì ? => GV phân tích – liên hệ thực tế ngày nay. - GV hướng dẫn HS dọc đoạn đầu mục 3. + Những chi tiết nào chứng tỏ nước ta là một trong những quê hương của cây lúa nước ? - Trong điều kiện nào người nguyên thuỷ phát minh ra nghề nông trồng lúa nước? * Vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các sông lớn? => GV liên hệ trồng lúa ngày nay.. nồi… .. Gốm thương in hoa văn như hình chữ s nối nhau, đới xứng… - Chế tác cơng cụ đạt trình độ cao 2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ? - Người Phùng nguyên, Hoa lộc phát minh ra thuật luyện kim - Kim loại được dùng đầu tiên là đồng - Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến trong chế tác cơng cụ sản xuất, làm cho sản xuất phát triển 3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ? - Ở các di chỉ Phùng nguyên , Hoa lộc đã tìm thấy lưỡi cuốc được mài tồn bộ và những hạt gạo chaý chứng tỏ nghề nơng trồng lúa nước đã ra đời. - Cây lúa được trồng ở đồng bằng ven sơng ven biển, thung lũng ven suối - Ý nghĩa :con người sống định cư lâu dài ven các con sơng lớn. cuộc sống ổn đinh hơn 5.Củng cố Dặn dò. Củng cố Bài tập tại lớp : Gv chuẩn bị bảng phụ. Em hãy khoanh tròn ý đúng trong câu sau. Vì sao con người lại định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn ? a. Thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước. b. Con người đã đủ sức rời khỏi vùng núi, trung du tiến xuống đồng bằng. c. Do dân số ngày càng tăng. d. Cả 3 đều đúng. .Dặn dò. Các em về nhà học bài cũ Đọc trước bài mới : Những chuyển biến vể xã hội ************************ Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................. ...........................................................................................................................................
  • 20. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 TUẦN 11 Ngày soạn: 20/10/2014 Tiết 11 Ngày dạy :29/10/2014 BÀI 11 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS hiểu Những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội: chế độ phụ hệ dần thay thế cho chế độ mẫu hệ 2. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng biết nhận xét, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ. 3. Tư tưởng : Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc. II. Phương tiện dạy – học. - GV : Lược đồ một số di chỉ khảo cổ Việt Nam, tranh ảnh, hiện vật đồ đồng, gốm thuộc văn hóa Đông Sơn. - HS : Quan sát hình 31, 32, 33, 34 SGK. III. Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Em hãy cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước ?. 3. Giới thiệu bài mới : từ những chuyển biến về mặt kinh tế mà các em đã học từ tiết trước dẫn đến những chuyển biến trong đời sống xã hội như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay 4.. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - HS quan sát T34 SGK và phục chế . + Em có nhận xét gì việc đúc đồng, làm đồ gốm so với việc làm một công cụ đá? + Có phải trong xã hội ai cũng biết đức đồng không ? - Gv chia lớp 4 nhóm thảo luận (5’): Tại sao nông nghiệp trồng lúa nước phát triển lại nảy sinh phân công lao động? =>Hết thời gian đại diện các nhóm trả lời – Gv nhận xét, chốt ý đúng và liên hệ hiện nay làm nông. - GV hướng dẫn HS đọc mục 2 SGK. + Các làng bản ra đời ntn? + Điều kiện nào xuất hiện bộ lạc? - Vì sao có sự thay đổi từ thị tộc mẫu hệ-> phụ hệ? 1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào ? - Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển con người phải chuyên tâm làm một cơng việc nhất định -> phân công lao động. + Nữ : ở nhà chăm sóc con và làm công việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải.. + Nam :Làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, chế tác công cụ…  Sự phân công lao động theo giới tính và theo nghề nghiệp. 2. Xã hội có gì đổi mới? - Từ khi cĩ sự phân cơng lao động, sản xuất phát triển, cuộc sống con người ngày càng ổn định, ở các đồng bằng ven sơng lớn hình thành các chiềng, chạ. Dần hình thành các cụm chiềng, chạ cĩ quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc .
  • 21. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 - Người quản lí bộ lạc phải có yêu cầu gì? + Điều kiện nào-> phân hoá giàu –nghèo? - Em nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngô mộ? => Gv nhấn mạnh sự đổi mới trong xã hội.. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 31, 32, 33, 34 SGK và đồ phục chế. + Em có nhận xét gì về công cụ thời kì này? * Tại sao những công cụ bằng đồng đã góp phần tạo nên nền văn hoá phát triển? + Có những trung tâm văn hoá lớn nào? - Những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội ? => GV :giải thích thêm văn hoá Đông Sơn.. - Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ. 3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào ? - Thế kỉ VIII – I TCN nước ta hình thành nhiều nền văn hóa phát triển cao. + Văn hóa Óc eo (An Giang) + Văn hóa Sa Quỳnh (Quảng Ngãi) + Văn hóa Đông Sơn (B.Bộ và B.T.Bộ) - Công cụ đồng thay thế công cụ đá. - Cư dân là người Lạc Việt. 5.Củng cố dặn dò: - Củng cố: Bài tập tại lớp : Gv chuẩn bị bảng phụ. • Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất trong câu sau : Khi nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thì : a. Chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ. b. Chế độ mẫu hệ xuất hiện. c. Nam – nữ bình đẳng. d. Cả 3 đều đúng. • Em hãy điền dữ liệu còn thiếu vào ô trống sau. - Khi định cư lâu dài, con người sống thành các làng bản. Nhiều làng bản họp lại thành …………… ……... Đứng đầu làng bản là………………………………. . - Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa : - - .Dặn dò : - Chuẩn bị bài 12. Tìm hiểu các câu Truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh -> rút ra ý nghĩa của các câu truyện . - Sưu tầm tranh ảnh thời Hùng Vương . …………………………………………………………………… Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
  • 22. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 TUẦN 12 Ngày soạn: 02/11/2014 Tiết 12 Ngày dạy :05/11/2014 BÀI 12 : NƯỚC VĂN LANG. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : HS sơ bộ nắm được - Điều kiện ra đời của nước Văn Lang : làm thủy lợi và giải quyết những vấn đề xung đột - Thời gian, địa điểm ra đời, tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang 2. Tư tưởng : Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng. 3. Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức quản lí. II. Phương tiện dạy học. - GV : Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang, tranh lăng vua Hùng, bản đồ hành chính Việt Nam. - HS : Sưu tầm trang lăng vua Hùng, quan sát H 35 SGK. III. Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu những dẫn chứng nói lên sự phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn ? 3. Giới thiệu bài : Sự phát triển của sản xuất làm xã hội phân hóa giàu nghèo thúc đẩy sự tan rã của xã hội nguyên thủy thay thế vào đó là xã hội có giai cấp và nhà nước. Ở nước ta nhà nước đầu tiên ra đời là nước Văn Lang. Vậy nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? tổ chức bộ máy nhà nước ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay 4. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - Gv gọi 1 HS đọc mục 1 SGK sau chia lớp 4 nhóm thảo luận (4’) + N1 : Vào cuối thế kỉ VIII – đầu thế kỉ VII TCN ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có những thay đổi gì ? + N2 : Nghề nông trồng lúa mở rộng gặp khó khăn gì? + N3 : Câu truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó ? + N4 : Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên người Việt Cổ lúc đó đã làm gì ? => Hết thời gian đại diện các nhóm trình bày – nhóm khác bổ sung – Gv nhận xét, chốt ý. - GV hướng dẫn HS quan sát H31, 32 SGK . + Em có suy nghĩ gì về vũ khí trong hình vẽ ? - Thử liên hệ vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng ? + Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? - Gv xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam về địa bàn cư trú của cư dân Văn Lang. + 1HS lên xác định lại? + Em có nhận xét gì về địa bàn cư trú của cư dân Văn Lang ? 1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Khoảng thế kỉ VIII-đầu thế kỉ VII TCN ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dần dần hình thành những bộ lạc lớn. Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giàu với nghèo ngày càng tăng -Việc mở rộng nghề nơng trồng lúa nước gặp khó khăn : thiên tai, lũ lụt.cần cĩ người chỉ huy tập hợp nhân dân làm thủy lợi để bảo vệ mùa màng. - Các làng bản khi giao lưu cũng cĩ xung đột. Để cĩ cuộc sống yên ổn cần chấm rứt các xung đột đĩ 2. Nhà nước Văn Lang thành lập. - Bộ lạc Văn Lang cư trú ven sông Hồng từ Hà tây -.Phú Thọ.
  • 23. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 - Đặc điểm của bộ lạc Văn Lang ntn ? - 1 HS đọc đoạn 2 SGK “dựa vào thế mạnh….Văn Lang” + Vậy nhà nước Văn Lang được thành lập ntn ? * Sự tích Aâu Cư – Lạc Long quân nói lên điều gì ? =>GV mở rộng 18 vua hùng theo cha truyền con nối.. - Gv hướng dẫn HS đọc mục 3 SGK. + Nhà nước Văn Lang được tổ chức ntn ? - HS trả lời GV kẻ ghi sơ đồ lên bảng. * 1 HS lên giải thích lại sơ đồ nhà nước Văn Lang. - Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này? - GV hướng dẫn HS quan sát H 35->mô tả về đền Hùng? - Là bộ lạc giàu có, hùng mạnh có thủ lĩnh tài giỏi. - Khoảng thế kỉ VII TCN , ở vùng Gia Ninh ( Phú Thọ ), cĩ vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là hùng vương, đĩng đơ ở Bạch Hạc , đặt tên nước là Văn Lang 3.Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ? - Cả nước chia làm 15 bộ, vua nắm giữ mọi quyền hành trong nước. - Chính quyền gồm : Trung ương và địa phương. - Đơn vị hành chính : Nhà nước -> bộ -> làng, chạ(công xã). + Vua đứng đầu nhà nước. + Giúp vua : Lạc hầu, lạc tướng(đứng đầu các bộ). + Đứng đầu chiềng chạ là Bồ Chính .  Nhà nước Văn Lang chưa cĩ pháp luật và quân đội. Tổ chức nhà nước đơn giản, sơ khai. 5 Củng cố : Bài tập tại lớp : Gv chuẩn bị trước bảng phụ. Em hãy khoanh tròn ý đúng trong câu sau. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh: a. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh. b. Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt. c. Nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng. d. Cả 3 đều đúng. * Em hãy điền vào chỗ trống trong sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang.(Gv chuẩn bị sơ đồ ô trông bảng phụ) .Dặn dò . - Chuẩn bị bài 13 : Quan sát hình 36, 37, 38 SGKT 38, 39. - Tìm những biểu biện phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, đời sống vật chất, tinh thần. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………..................................... ............................................................................................................................................................................. .. TUẦN 13. Ngày soạn :10/11/2014 Tiết 13 Ngày dạy :12/11/2014 BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG. I. Mục tiêu bài học.
  • 24. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 1. Kiến thức : Làm cho HS hiểu,đời sống vật chất và tinh thần của người Văn Lang 2. Kĩ năng : Rèn luyện thêm những kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét. 3.Tư tưởng : Bước đầu giái dục lòng yêu nước và ý thức về văn hóa dân tộc. II. Đồ dùng dạy học. - GV : Tranh trống đồng, photo tranh công cụ đồng. Truyện cổ tích…, bảng phụ. - HS : Quan sát các hình 36, 37, 38 SGKT 38, 39, các tranh trang 34. III. Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định lớp: 2 .Kiểm tra bài cũ : Nhà nước Văn Lang được tổ chức ntn ? 3. Giới thiệu bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về sự ra đời và tổ chức bộp máy nhà nước của nước Văn Lang. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn Lang 4. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS quan sát H 33. + Em cho biết người dân sới đất gieo cấy bằng công cụ gì ? + Công cụ đó có tác dụng ntn đối với sản xuất nông nghiệp ? - Khi lúa và rau quả trở thành nguồn sống chính thì cuộc sống của con người ntn? - HS quan sát hình 36, 37, 38 SGK . + Qua hình em thấy các nghề nào phát triển nhất ? - HS quan sát trống đồng Ngọc Lũ và mô tả ? * Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trong nước và nước ngoài thể hiện điều gì ? => GV liên hệ trống đồng TQ, Inđônêxia,… - Gv phân tích để HS thấy được đời sống vật chất là gì. - 1HS đọc mục 2 SGK. + Vì sao cư dân Văn lang ở nhà sàn? + Cư dân Văn Lang đi lại bằng gì là chủ yếu? Vì sao? + Thức ăn chính của người Lạc Việt cổ và chúng ta hiện nay là gì? - Có điểm gì khác nhau về chế biến thức ăn? => Gv mở rộng phong tục ăn trầu, nhuộm răng.. + Trang phục của cư dân Văn Lang có gì khác so với chúng ta ? => GV mở rộng trang phục ngày lễ….hướng dẫn HS quan sát hình 38 và nhận xét? * Qua cách ăn mặc, ở, đi lại em có nhận xét gì? - GV phân tích để HS hiểu tinh thần là gì: ý nghĩ, tình cảm.. - GV cho HS quan sát tranh hoa văn trên mặt trống Đồng -> HS mô tả và nhận xét? 1. Nông nghiệp và các nghề thủ công. a. Nông nghiệp. - Văn Lang là một nước nơng nghiệp. lúa gạo là lương thực chính, Ngồi ra cư dân cịn trồng khoai, đậu, bầu, bí… - Nghề chăn nuôi, đánh cá và các nghề thủ cơng như làm gốm, dệt vải, đĩng thuyền phát triển. - Nghề luyện kim đạt trình độ cao, cư dân bắt đầu biết rèn sắt 2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang. - Aên : Cơm, rau, thịt, cá…biết làm nắm cá, dùng gừng làm gia vị - Nhà ở : Nhà sàn mái cong hình thuyền, hay hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre nứa.. - Đi lại : Chủ yếu bằng thuyền. - Mặc : Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy,thích đeo đồ trang sức vào ngày lễ như vịng tay, khuyên tai, đội mũ lơng chim.. 3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới ? - Xã hội chia làm nhiều tầng lớp khác nhau:
  • 25. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 + Xã hội Văn Lang chia thành mấy tầng lớp ? đơn vị mỗi tầng lớp xã hội ra sao ? => GV giải thích đơn vị các tầng lớp… => Gv giải thích ngôi sao giữa mặt trống tượng trưng mặt trời người quyền quý, dân tự do, nơ tì, sự phân biết giữa các tầng lớp chua sâu sắc - Thường tổ chức lễ hội vui chơi. - Phong tục : ăn trầu, nhuộm răng, gói bánh trưng, bánh giầy. - Tín ngưỡng : thờ cúng, tục chôn người chết 5. Củng cốdăn dò : - Cũng cố: Bài tập tại lớp. GV chuẩn bị bảng phụ trước. Em hãy điền dữ liệu còn thiếu vào ô trống . - Người Lạc Việt gieo cấy trên …………………………………….......... - Họ xới đất để gieo cấy chủ yếu bằng công cụ………………………………….. - Lương thực chính của người Lạc Việt là……………………………………….Ngoài ra còn có……………………… - Làng, chạ thường quây tụ ở ……………………………………….. - Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng phương tiện ……………………………………………….. - Em hãy giải thích vì sao lại đi lại bằng phương tiện đó……………………………………… -. Dặn dò. - Chuẩn bị bài 14 : Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời nhà nước Aâu Lạc. - Tập vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Aâu Lạc. - Những nét thay đổi của nhà nước Aâu Lạc so với nhà nước Văn Lang. ********************* RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… TUẦN 14: Ngày soạn 24/11/2014 Tiết 14 : Ngày dạy :19/11/2014 BÀI 14: NƯỚC ÂU LẠC. (T1) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS nắm diễn biến chính trong cuộc kháng chiến chống quân Tần. Hiểu được hồn cảnh ra đời nước Âu Lạc, sự tiến bộ trong sản xuất của cư dân Âu lạc. 2. . Kĩ năng : Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử 3.Tư tưởng : Giáo dục lòng yêu nước, ý thức cảnh giác đối với kẻ thù . II. Đồ dùng dạy học. - GV : Bản đồ kháng chiến chống Tần, tranh ảnh photo trống đồng Đông Sơn và thành Cổ Loa.
  • 26. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 - HS : Đọc và quan sát hình 39, 40. III. Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Hãy điểm lại những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? 3. Giới thiệu bài mới: Năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc sâu đó cho quân tiết đánh xuống phía Nam để mở rộng lãnh thổ. cư dân Âu việt và Lạc việt đã đoàn kết đánh bại quân Tần và xây dưng nhà nước mới. Qúa trình đó diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu 4. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - Qua phim, chuyện kể..em biết gì về nhà Tần ? - GV giới thiệu sơ qua về nhà Tần. + Tình hình nước ta cuối thế kỉ III TCN ntn ? + Nước Văn Lang bị nhà Tần xâm lược trong hoàn cảnh nào? - Khi quân Tần xâm lược người Tây Aâu và Lạc Việt đã làm gì? + Kết quả cuộc kháng chiến ntn? => Gv nhấn mạnh tinh thần chiến đấu của người Tây Aâu – Lạc Việt.. - HS hoạt động độc lập (5’) tìm các ý sau. + Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời nhà nước Aâu Lạc? + Những việc làm của Thục Phán sau thắng lợi ? + Vì sao An Dương Vương chọn kinh đô Phong Khê Cổ Loa ? - Hết thời gian HS trả lời – Gv nhận xét, kết luận. - GV treo khung sơ đổ tỏ chức bộ máy nhà nước lên bảng – HS lên điền hoàn thành sơ đồ. - Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước Aâu Lạc ? - GV hướng dẫn HS so sánh tổ chức nhà nước Văn Lang – Aâu Lạc ? - 1HS đọc mục 3 SGK. + Đất nước ta cuối thời Hùng Vương đầu thời ADV có những biến đổi gì? + Cho HS quan sát hình photo: lưỡi cày Đông Sơn và Cổ Loa -> Em so sánh lưỡi cày nào cho năng xuất cao hơn ? + Nhận xét sự phát triển nông nghiệp của nhà nước Aâu Lạc ? + Kể tên các nghề thủ công phát riển mạnh ở thời Hùng Vương? - HS tiếp tục quan sát hình lưỡi cày, mũi tên -> nhận xét các nghề thủ công thời Aâu Lạc ? Tại sao có sự tiến bộ này ? * Từ sự tiến bộ nông nghiệp , thủ công nghiệp 1. Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược đã diễn ra ntn ? - Năm 218 TCN nhà Tần mở rộng bờ cõi xuống phía Nam . - Năm 214 TCN đánh phía Bắc Văn Lang.nơi người Lạc Việt và người Âu việt cùng sồng với quan hệ gần gũi từ lâu đời - Kháng chiến bùng nổ , thủ lĩnh người Âu Việt bị giết, nhưng nhân dân Âu việt và Lạc Việt khơng đầu hàng. Họ tơn Thục Phán làm tướng , ngày ở trong rừng đêm ra đánh giặc - kết quả đáng bại quân Tần, kháng chiến thắng lợi vẻ vang 2. Nước Aâu Lạc ra đời. - Năm 207 TCN Thục Phán hợp nhất Tây Aâu và Lạc Việt lập nước Aâu Lạc, hiệu An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa-Đông Anh-Hà Nội) - Tổ chức nhà nước giống như nhà nước Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn, quyền lực vua cao hơn. 3. Đất nước thời Aâu Lạc có gì thay đổi. a. Nông nghiệp. - Lưỡi cày đồng cải tiến và dung phổ biến. - Lúa gạo, rau củ nhiều hơn, chăn nuôi, đánh cá, săn bắt phát triển. b. Thủ công nghiệp . - Các nghề thủ công như làm gốm dệt... có nhiều tiến bộ. - Xây dựng và luyện kim phát triển nhất.đạt trình độ kỹ thuật cao
  • 27. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 -> xã hội Aâu Lạc ntn ? c. Xã hội. - Phân chia tầng lớp trong xã hội sâu sắc hơn. 5Củng cố : Bài tập tại lớp. Gv chuẩn bị trước bảng phụ.- Em hãy khoanh tròn ý đúng trong câu sau. • Trước họa ngoại xâm, người Tây Âu và Lạc Việt họp nhau lại để tự vệ bằng cách. a. Kháng chiến lâu dài, đánh du kích (ngày chốn vào rừng, đêm ra đánh giặc). b. Đánh nhanh, thắng nhanh. c. Tạm hòa hoãn với giặc. d. Cả 3 ý trên đều đúng. - Viết dữ liệu còn thiếu vào chỗ trống. • Ai lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi ? ........................... • Tên nước Âu Lạc có ý nghĩa là ……………………………………………………………………… • Đất nước Âu Lạc có thay đổi gì về kinh tế – xã hội ? ………………………………………………………………… Dặn dò. - Chuẩn bị bài 15: Nghiên cứu sơ đồ khu thành Cổ Loa. - Tìm hiểu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy. ************************* Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… TUẦN 15 Ngày soạn :22/11/2014 Tiết 15 Ngày dạy : 26/11/2014 BÀI 15 : NƯỚC ÂU LẠC .(T2) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS mô tả được thành cổ Loa và giá trị của nó,diễn biến chính của cuộc kháng chiến, nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc 2. Kĩ năng : So sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Aâu Lạc. 3. Tư tưởng : Giáo dục HS ý thức cảnh giác, lòng yêu nước . II. Đồ dùng dạy học. - GV : Lược đồ chống xâm lược Triệu Đàvà sơ đồ thành Cổ Loa, ảnh đền thờ An Dương Vương. - HS : Nghiên cứu sơ đồ thành Cổ Loa, tìm hiểu truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy. III. Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã diễn ra ntn ? 3.. Giới thiệu bài mới: Sau khi thành lập nước Âu Lạc An Dương Vương đã có nhiều biện pháp xây dựng đất nước hùng mạnh, nhưng tại sao nước Âu lạc vẫn sụp đổ khi Triệu Đà tấn công ? Chúng ta cùng tìm hiểu 4. Tiến trình dạy học
  • 28. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - Gv sử dụng sơ đồ thành Cổ Loa mô tả. - Tại sao gọi là thành Cổ Loa ? + Thành được xây dựng bằng vật liệu gì ? và cấu trúc ntn ? => GV liên hệ chuyện chiếc nỏ thần. + Thành kiên cố và lợi hại ra sao? - Cho 1 HS lên mô tả lại . * Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Aâu Lạc ? - HS hoạt động độc lập (2’) tìm hiểu các bộ phận quân đội và trang bị vũ khí ? + Lực lượng quốc phòng được tổ chức ntn ? + Dựa vào đâu ta biết được họ trang bị nỏ ? * Điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và Aâu Lạc ? - Gv sử dụng lược đồ giới thiệu hướng tiến đánh của Triệu Đà vào Aâu Lạc (181 – 180 TCN). * Vì sao quân Triệu Đà lại thất bại ? + Sau khi thất bại Triệu Đà có âm mưu gì ? - Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy đã nói lên điều gì ? + Vì sao An Dương Vương thất bại ? - Sự thất bại của ADV để lại cho đời sau bài học gì? => giáo dục ý thức cảnh giác đối với kẻ thù. - HS quan sát đền thờ An Dương Vương -> lập đền thờ thể hiện điều gì ? 4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng - An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa ở Phong Khê . + Thành cĩ 3 vịng khép kín chu vi 16.000 m như hình trơn ốc + Các vòng thành đều có hào bao quanh rộng từ 10 – 30 m. - Bên trong thành nội là nơi ở và làm việc của vua và các lạc hầu lạc tướng  Là một công trình được xây dựng khi trình độ kỹ thuật cịn thấp kém thì Cổ loa là một biểu tượng đáng tự hào của văn minh Việt cổ. 5. Nhà nước Aâu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? - Năm 207 tcn, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất 3 quận lập nên nước Nam Việt, rồi đem quân xướng đánh Âu Lạc - Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt đã daanhs bại quân Nam Việt - Sau đó Triệu Đà xin giải hòa và tìm cách chia rẽ nội bộ nước ta -> 179 TCN đánh Aâu Lạc -> nước ta rơi vào ách đô hộ của Triệu Đà. - Nguyên nhân : chủ quan không đề phòng.nộ bộ mất đồn kết. 5. Củng cốdặn dò : Câu hỏi củng cố. - Củng cố: - Em có nhận xét gì về việc xây dựng thành Cổ Loa của An Dương Vương ? - Quân dân Âu Lạc đã nhiều lần đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu Đà là do ? - Vì sao An Dương Vương bị thất bại trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Triệu Đà?ø .Dặn dò. - Học kĩ đề cương ôn tập, nắm lại kiến thức đã học từ đầu năm. - Xem lại bài tập và câu hỏi cuối bài – chuẩn bị thi HKI.
  • 29. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 ********************** Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………........................................ Tuần 16 Ngày soạn:01/12/201 Tiết 16 Ngày dạy :03/12/2014 BÀI 16 : ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II. I. M ục tiêu bài học. 1. Kiến thức : Giúp HS củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta đến thời đại Văn Lang – Aâu Lạc. Nắm những nét chính về tình hình xã hội và nhân dân thời Văn Lang – Aâu Lạc, cội nguồn dân tộc. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính, biết thống kê các sự kiện có hệ thống . 3.Tư tưởng : Củng cố ý thức và tình cảm với Tổ quốc, với nền văn hóa dân tộc. II. Chuẩn bị. - GV : Lược đồ các di chỉ khảo cổ Việt Nam, một số tranh ảnh công cụ liên quan đến bài học. - HS : Sưu tầm ca dao, truyện kể có liên quan đến nguồn gốc dân tộc – phong tục tập quán. III. Hoạt động dạy và học. 1. Kiểm tra bài cũ : Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? 2. Dạy – học bài mới. a. Giới thiệu bài mới:Chúng ta đã tìm hiểu xong chương I và II của lịch sử bViệt Nam.Hôm nay chúng ta cùng nhau hệ thống lại kiến thức đã học trong hai chương này b. Nội dung và phương pháp Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV cho HS hoaït ñoäng ñoäc laäp 5’ tìm hieåu . + ñòa ñieåm, thôøi gian, hieän vaät cuûa söï xuaát hieän con ngöôøi ñaàu tieân ? 1. Daáu tích cuûa söï xuaát hieän nhöõng ngöôøi ñaàu tieân treân ñaát nöôùc ta ? Ñòa ñieåm Thôøi gian Hieän vaät Hang Thaåm Khuyeân Thaåm Haøng chuïc vaïn naêm Chieác raêng ngöôøi toái coå
  • 30. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 - GV keû saün sô ñoà noäi dung caùc coät treân baûng phuï-1 HS leân laøm. - Gv nhaän xeùt, söûa sai. - GV cho HS leân chæ löôïc ñoà nhöõng daáu tích con ngöôøi. - GV höôùng daãn HS laäp baûng nhöõng giai ñoaïn phaùt trieån cuûa xaõ hoäi nguyeân thuûy Vieät Nam. - GV chia lôùp thaønh 5 nhoùm thaûo luaän (8’). + N1,3: Tìm hieåu giai ñoaïn ngöôøi toái coå veà thôøi gian, ñòa ñieåm, coâng cuï? + N2,4: Tìm hieåu ngöôøi tinh khoân giai ñoaïn ñaàu ? + N5 : Tìm hieåu ngöôøi tinh khoân giai ñoaïn phaùt trieån? - heát thôøi gian – ñaïi dieän caùc nhoùm leân trình baøy – nhoùm khaùc boå sung – GV vöøa ghi baûng vöøa keát hôïp Hai(L.Sôn) Nuùi Ñoï (Thanh Hoùa) 40 -30 vaïn naêm Coâng cuï ñaù gheø ñeõo thoâ sô Hang keùo leøng (L. Sôn) 4 vaïn naêm Nhöõng maûnh xöông traùn cuûa ngöôøi tinh khoân Phuøng Nguyeân (P.Thoï), Hoa Loäc (T.Hoùa), Ñ.Nai… 4000 – 3500 naêm Nhieàu coâng cuï ñoàng thau 2. Xaõ hoäi nguyeân thuûy Vieät Nam traûi qua nhöõng giai ñoaïn naøo ? Giai ñoaïn Ñòa ñieåm Thôøi gian Coâng cuï sx Ngöôøi toái coå. Sôn Vi Haøng chuïc vaïn naêm Ñoà ñaù cuõ, coâng cuï gheø ñeõo thoâ sô Ngöôøi tinh khoân (gñ ñaàu) Hoøa Bình, Baéc Sôn 40 – 30 vaïn naêm Ñoà ñaù giöõa vaø ñoà ñaù môùi, coâng cuï maøi tinh xaûo Ngöôøi tinh khoân (gñ phaùt trieån) Phuøng Nguyeân 4000 - 3500 naêm Thôøi ñaïi kim loaïi, coâng cuï saûn xuaát baèng ñoàng thau vaø saét 3. Nhöõng ñieàu kieän daãn ñeán söï ra ñôøi cuûa nhaø nöôùc Vaên Lang, Aâu Laïc ? - Caùch ñaây khoaûng 4000 naêm caùc boä Laïc Vieät Coå soáng ñònh cö thaønh xoùm laøng ôû vuøng goø ñoài trung du, chaâu thoå Soâng Hoàng, Soâng Maõ.
  • 31. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 söûa saiù. - GV goïi HS keå chuyeän truyeàn thuyeát “Aâu Cô va Laïc Long Quaân”-> em coù suy nghó gì veà coäi nguoàn daân toäc ? - GV chuùng ta vöøa nghe keå chuyeän vaäy coøn thöïc teá thì sao ? - GV höôùng daãn HS traû lôøi . - Nhöõng lí do gì ñaõ daãn tôùi söï ra ñôøi nhaø nöôùc Vaên Lang ? - Nhaø nöôùc Vaên Lang thaønh laäp ntn ?Ai ñöùng ñaàu nhaø nöôùc ? - Gv nhaán maïnh söï ra ñôøi nhaø nöôùc Aâu Laïc gaén vôùi choáng Trieäu Ñaø. - Qua söï phaùt trieån cuûa nhaø nöôùc Vaên Lang, Aâu Laïc ñaõ ñeå laïi caùc coâng trình vaên hoùa naøo ? - Em coù nhaän xeùt gì veà caùc coâng trình vaên hoùa ñoù ? - Hoï soáng baèng ngheà noâng nguyeân thuûy : troàng troït vaø chaên nuoâi. - 15 boä laïc sinh soáng ôû Baéc Boä vaø Baéc Trung Boä phaûi lieán keát ñeå trò thuûy, choáng luõ luït choáng giaéc ngoaïi xaâm -> Nhaø nöôùc ra ñôøi. + Theá kæ III TCN nhaø nöôùc Vaên Lang thaønh laäp . + 207 TCN Aâu Laïc ra ñôøi. 4. Caùc coâng trình vaên hoùa tieâu bieåu cuûa Vaên Lang – Aâu Laïc. - Thôøi Vaên Lang : Troáng ñoàng Ñoâng Sôn. - Aâu Laïc : Thaønh Coå Loa. => Theå hieän söï saùng taïo, ñoäc ñaùo cuûa cö daân Vaên Lang – Aâu Laïc. 3. Cuûng coá. - Gv : höôùng daãn HS laøm baøi taäp taïi lôùp. 4. Daën doø.
  • 32. TRƯỜNG THCS- THPT TÀ NUNG Giáo án lịch sử lớp 6 năm học 2014-2015 - Tìm hieåu vaøi neùt veà Hai Baø Tröng, naém söï kieän chính cuoäc khôûi nghóa Hai Baø Tröng. - Taäp trình baøy dieãn bieán treân baûn ñoà. ********************************* Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ Tuần 17 Ngày soạn:01/12/2014 Tiết 17 Ngày dạy :10/12/2014 ÔN THI HỌC KỲ I I: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Theo công lịch tháng hai có: A. 31 ngày B. 30 ngày C. 29 ngày D. 28 ngày Câu 2: Xác định thời gian là thực sự cần thiết để: A. Dựng lại lịch sử B. Hiểu và dựng lại lịch sử C. Hiểu về cac anh hùng dân tộc D. Hiểu lịch sử loài người Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng : a. Thế kỷ I TCN b. Thế kỷ III TCN c. Thiên niên kỷ I TCN d. Cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III TCN Câu 4 :Kim loại được dùng đầu tiên để làm công cụ sản xuất là : a. Nhôm b. Đồng c. Thiếc d. Sắt Câu 5:Bài học kinh nghiệm lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là: a. Phải có tinh thần đoàn kết b. Phải có vũ khí tốt c. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù d. Phải có lòng yêu nước Câu 6: Sự tiến bộ của rìu mài so với rìu ghè đẽo là: a. Đẹp hơn, gọn nhẹ hơn b. Dễ mang theo người để cắt gọt các vật khác c. Dễ chế tạo hơn d. Sắc hơn và cho năng xuất lao động cao hơn Câu 7 Tổ chức xã hội sơ khai của Người tối cổ được gọi là: A. Thị tộc B. Bầy người nguyên thủy. C. Xã hội nguyên thủy. D.Bộ lạc. Câu 8: Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương đông là: A. Nông nghiệp trồng lúa nước. B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. C. Nông nghiệp và buôn bán. D. Thương nghiệp. Câu 9: Người cổ đại xây dựng kim tự tháp ở nước nào: A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. Câu 10. Hệ thống chư cái a, b, c… là phát minh vĩ đại của người: A. Trung Quốc và Ấn Độ. B. Rô Ma và La Mã. C. Hi Lạp và Rô Ma. D. Ấn Độ. Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống