SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 1 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG
NGHIỆP B - TỈNH BĐ
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 2 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP B
1.1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUI HOẠCH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một nhiệm vụ cấp thiết trong tình hình
thực tế của đất nước ta hiện nay. Nhà nước khuyến khích phát triển mạnh các ngành
công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ cần
nhân công lao động như công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp chế biến thủy
hải sản, công nghiệp giấy, công nghiệp giày da, công nghiệp dệt, công nghiệp cơ khí
chế tạo thiết bị công nông nghiệp để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên
địa bàn. Hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh
tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy công nghiệp.
Dựa trên cơ sở đó khu công nghiệp B được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo
đồ án phát triển mạng lưới cụm cụm công nghiệp B đã được duyệt, tỉnh BĐ dự kiến quy
hoạch “KHU CÔNG NGHIỆP B”
1.2. MỤC TIÊU LẬP QUI HOẠCH
Quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp hoàn chỉnh từ cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi
mới công nghệ, kiến trúc cảnh quan.
Nghiên cứu mối liên hệ giữa các khu, cụm công nghiệp sẳn có trong khu vực nhằm
tạo nên sự phát triển hài hoà, bền vững.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng xây dựng tại cụm, tạo quỹ đất cho các dự án.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành
nghề nâng cao đời sống kinh tế cư dân địa phương.
1.3. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
1.3.1. Vị trí
Khu công nghiệp B nằm trên địa phận giáp thành phố QN, khu đô thị mới NH,
khu HT. Đây là một vị trí rất thuận lợi trong mối quan hệ phát triển kinh tế vùng. Vì
vậy, việc quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp nằm trên mạng lưới các cụm công
nghiệp trên toàn tỉnh BĐ là rất cần thiết và phù hợp.
Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích là 420ha. Có các mặt tiếp giáp
- Phía Đông: Giáp núi PM
- Phía Tây: Giáp sông MP, có tuyến đường đi trung tâm thành phố QN chạy qua
- Phía Nam: Giáp tuyến đường đi Khu HT.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 3 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
- Phía Bắc: giáp tuyến đường đi Đô thị mới NH.
Sô
ng
M
P
F 1
2,08
F 8
3,15
F 2
1,68
F 3
2,01
F 4
3,92
E 9
5,84
E 8
6,21
E 7
5,81
F 5
3,92
F 6
2,01
F 7
1,68
F 9
5,02
F 10
5,14
F 14
2,00
F 13
2,69
A 5
3,64
D 1
7,28
D 2
4,15
D 4
6,02
D 3
3,52
G 5
3,70
D 5
6,26
c x1
c x2
p2
c x3
c x4
6,15
6,30
6,45
6,85
7,10
7,65
8,10
6,80
6,60
6,45
6,30
6,15
6,00
5,90
5,70
5,60
5,80
5,50
5,35
5,50
5,74
6,00
6,15
6,35
6,10
6,00
5,80
5,65
5,48
5,10
5,15
5,30
5,45
5,70
5,95
5,85
6,45
5,85
6,00
6,20
6,30
6,50
Kênh PB
Kênh PB
Kênh PB
F 11
7,00
F 12
7,00
A 3
6,90
A 4
6,90
A 1
7,50
A 2
7,50
E 6
4,40
E 3
4,50
F 15
9,70
F 16
9,70
G 1
9,10
G 2
9,00
B 1
8,80
B 2
8,70
B 4
9,00
B 3
9,10
E 2
8,60
E 1
8,40
C 4
4,94
C 5
4,70
C 3
4,75
C 6
4,70
C 7
4,70
C 10
4,40
C 9
4,20
C 8
4,50
C 11
5,50
C 12
5,40
C 1
6,20
C 2
6,00
G 3
5,60
G 4
5,50
c x5
c x6 E 4
4,50
E 5
4,40
F 17
1,87
7,35
t t dh
6,61
Hình 1.1. Mặt bằng quy hoạch khu công nghiệp
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
a. Điều kiện khí hậu thời tiết
Khu quy hoạch có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình : 26,7 0C.
+ Nhiệt độ lớn nhất trung bình : 34,2 0C(tháng 8)
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 25,8 0C(tháng 1)
+ Độ ẩm tương đối trung bình : 80%
- Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm : 2000 mm
Tổng số ngày mưa trong năm : 120 - 140 ngày mưa, mùa mưa kéo dài từ tháng 9
đến tháng 12, mưa nhiều nhất vào tháng 10, tháng 11.
- Chế độ nắng:
Giờ nắng trung bình đạt 6,6 giờ/ngày, nắng nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7.
- Chế độ gió:
+ Gió mùa: vận tốc trung bình 3,7 m/s
b. Điều kiện địa hình
- Phần lớn diện tích khu vực quy hoạch là đất hoang hoá, bãi cát và dải đồi thấp
ven thuận lợi cho xây dựng.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 4 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
- Địa hình tương đối bằng phẳng, cốt hiện trạng chênh nhau không lớn và thấp dần
về phía Tây .
- Khu vực có địa hình không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
c. Kinh tế - xã hội
c.1. Dân số và lao động:
- Dân số của khu qui hoạch hiện tại sống thưa thớt .
- Ngành nghề:
+ Nông nghiệp, thuỷ sản: 40%.
+ Các ngành nghề khác: 40%.
+ Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản : 20%.
c.2. Y tế :
Khu vực quy hoạch nằm gần khu đô thị mới và tuyến đường đi thành phố nên việc
khám chữa bệnh có thể nói là được đảm bảo.
c.3. Giáo dục dân trí:
Trong khu vực đã có trường cấp 1, 2, 3. Vì xuất phát điểm trình độ dân trí trong
khu vực là tương đối nên việc xây dựng khu vực phát triển theo hướng đô thị hóa sẽ ít
gặp những rào cản về trình độ nhận thức của dân địa phương.
1.4. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
1.4.1. Hiện trạng đất sử dụng
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch hiện tại được chia thành các loại đất sau:
Bảng1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quanh KCN B.
STT Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất Khu dân cư nông thôn 268 2,23
2 Đất chuyên dụng 242 2,04
3 Đất nông nghiệp 1390 11,58
4 Đất núi PM 2570 21,41
5 Đầm TN 1715 14,29
6 Đất lâm nghiệp 1217 7, 64
7 Đất chưa sử dụng 2723 22,69
8 Mặt biển 600 7,50
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 5 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
1.4.2. Hiện trạng kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật
a. Kiến trúc
- Công cộng: Hiện tại trong khu vực quy hoạch chưa có công trình công cộng
- Nhà ở: Hiện nay có một số dân cư sinh sống .
b. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông:
Hiện tại chỉ có 1 tuyến đường cấp phối còn phần lớn là đường mòn, đường đất.
- Địa chất xây dựng:
Đa phần là đất hoang hoá, là những dải cát và dải đồi thấp ven biển thuận lợi cho
công tác xây dựng.
- Thoát nước mặt:
Hiện tại KCN B chưa có mạng lưới thoát nước. Nước chảy trên địa hình tự nhiên
sau đó chảy ra sông MP.
- Cấp điện:
Hệ thống cấp điện trong khu vực đảm bảo cho nhu cầu hiện tại.
- Cấp nước:
Chưa có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt công cộng.
Hiện tại dân cư trong vùng sử dụng nguồn nước giếng tự đào là chính.
1.5. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUI HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG
1.5.1. Mục tiêu thiết kế
Quy hoạch tổng mặt bằng KCN B phải đáp ứng được các mục tiêu:
- Khai thác triệt để ưu thế của khu vực: vị trí địa lý, địa hình, địa chất.
- Nghiên cứu kỹ hiện trạng, phân tích các nhu cầu phát triển.
- Đề xuất các giải pháp bố trí các khu chức năng hợp lý, đặc biệt chú trọng ưu tiên
cho các khu làng nghề truyền thống, gìn giữ và phát triển để tạo tiềm năng thúc đẩy
phát triển thương mại, du lịch, khu trung tâm với đầy đủ các chức năng của một khu
công nghiệp hiện đại trong tương lai và phân bố diện tích sử dụng đất cho các khu chức
năng một cách hợp lí.
- Có giải pháp bảo vệ môi trường.
- Tổ chức hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ cho tất cả các khu .
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 6 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
1.5.2. Giải pháp quy hoạch
a. Tổng mặt bằng
Tổng diện tích khu công nghiệp là 420 ha, đất thuận lợi cho xây dựng là chủ yếu,
đất bị ngập úng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Trong khu vực có đường dây điện cao thế
35kV và 110kV chạy qua, khoảng cách ly an toàn theo quy định được sử dụng cho cây
xanh, các tiểu công viên, hồ nước. . . nhằm cải thiện khí hậu cho khu vực.
b. Phân khu chức năng
b.1. Khu đất các công trình Công nghiệp
Bảng 1.2. Cân đối sử dụng đất KCN B – Tỉnh BĐ
STT Đất sử dụng Diện tích (ha) Tỷ trọng((%)
1 Đất công trình công nghiệp 311,34 74,2 %
2 Đất công trình công cộng 10,00 2,4 %
3 Đất cây xanh - mặt nước 18,55 4,4 %
4 Đất giao thông 80,45 19,0%
Tổng cộng 420,34 100 %
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 7 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Bảng 1.3. Bảng chỉ tiêu sử dụng đất khu đất xây dựng KCN B
Khu Kí hiệu Hạng mục
Diện tích
Vị trí
(ha)
A A1,A2, …A5 CN bia 32,43
Cạnh khu số 5 và dọc
kênh PB
B B1,B2, …B4
CN cơ khí, chế
tạo thiết bị công-
nông nghiệp
35, 62
Cạnh khu số 3 và dọc
kênh PB
C C1,C2,…C12 CN dệt 59,94
Phía núi PM và khu phi
thuế quan
D D1,D2, …D5 CN giày da 27,23
Phía đi khu phi thuế
quan và đi cảng NH
E E1,E2, …E9 CN giấy 52,64
Phía núi PM và khu đô
thị mới
F F1,F2,…F17
CN chế biến thủy
hải sản
70,56 Cạnh sông MP
G G1,G2, …G5
CN chế biến nông
lâm sản
32,92 Cạnh sông MP
b.2. Tính chất, thành phần của các loại hình nước thải trong khu công nghiêp
b.2.1. Nước thải công nghiệp bia
- Nấu - đường hóa: Nước thải của công đoạn này giàu các chất hydroccacbon,
xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục
vón…cùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu.
- Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất giàu
xác men - chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.
- Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước
thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài…
Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
- Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ
tách ra khỏi bã.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 8 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
- Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị
- Nước rửa chai và két chứa.
- Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
- Nước thải từ nồi hơi
- Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l),
cacbonat thấp
- Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h).
- Lưu lượng: Q = 4089,36 (m3/ng.đ)
Bảng 1.4. Tính chất thành phần nước thải công nghiệp bia
Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
pH - 4-8
Nhiệt độ 0C 28 ÷ 35
SS mg/l 250
COD mg/l 1700
BOD mg/l 850
b.2.2. Nước thải công nghiệp cơ khí và chế tạo thiết bị
- Nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện điện tử thường chứa nhiều tạp chất, kim
loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hoà tan …
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh
hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn…
- Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
- Lưu lượng: Q = 4487,1 (m3/ng.đ).
Bảng 1.5. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp cơ khí và chế tạo
Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
pH - 6,5-7,5
Nhiệt độ 0C 28-34
SS mg/l 200
COD mg/l 250
BOD mg/l 100
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 9 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
b.2.3. Nước thải công nghiệp dệt may
- Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh
nước thải, thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại thiết bị
nhuộm, nguyên liệu nhuộm, khi sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau có bản chất
và màu sắc khác nhau. Nước thải nhuộm thường có độ nhiệt độ, độ màu và COD cao.
- Nước thải sinh hoạt.
- Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
- Lưu lượng: Q = 7562,29 (m3/ng.đ).
Bảng 1.6. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp dệt may
Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
pH - 8 ÷ 8,5
Nhiệt độ 0C 32 ÷ 43
SS mg/l 250
COD mg/l 1000
BOD mg/l 400
b.2.4. Nước thải công nghiệp giày da
- Rửa, ngâm (hồi tươi): Nước thải nhiễm BOD, COD, SS,…
- Ngâm vôi, tẩy lông, rửa vôi: nước thải có độ kiềm, BOD, sunphit, SS cao.
- Nhuộm ăn dầu: nước thải nhiễm Crom, dầu, màu, BOD,COD, SS.
- Hãm và rửa: nước thải nhiễm màu, BOD.
- Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
- Lưu lượng: Q = 3432,59 (m3/ng.đ).
Bảng 1.7. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp giày da
Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
pH 5,5 ÷ 7
SS mg/l 120
BOD mg/l 250
COD mg/l 400
Độ màu Pt/Co 100
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 10 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
b.2.5. Nước thải công nghiệp giấy
- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ
thực vật, vỏ cây…
- Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa
tan, các chất nấu và một phần xơ sợi.
- Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp
hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của
những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại. Dòng này có độ màu, hàm lượng cặn lơ
lửng, giá trị BOD5 và COD cao
- Dòng thải các rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các chất lơ lửng
tương đối cao.
- Nước ngưng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý hóa chất từ dịch đen.
- Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h).
- Lưu lượng: Q = 6639,54 (m3/ng.đ).
Bảng 1.8. Tính chất thành phần nước thải công nghiệp giấy
Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
pH - 6,8 ÷ 7,5
Nhiệt độ 0C 28 ÷ 30
SS mg/l 400
COD mg/l 750
BOD mg/l 250
b.2.6. Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản
- Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng,
máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ
lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế
biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng,
và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia,…).
- Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn.
- Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h).
- Lưu lượng: Q = 8885,47 (m3/ng.đ).
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 11 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Bảng 1.9. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản
Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
SS mg/l 500
BOD mg/l 1000
COD mg/l 1300
Tổng Nitơ mg/l 85
Tổng Photpho mg/l 40
b.2.7. Nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Nước thải phát sinh chủ yếu có hàm lượng BOD, COD vượt mức do các quá
trình nghiền, gọt rửa nguyên liệu.
- Hoạt động chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp là loại hình sản xuất sử dụng
một lượng nước lớn có chứa các thành phần nguy hại (lượng hóa chất bảo quản nông
sản vẫn còn tồn đọng lại, hóa chất bảo vệ thực vật, các loại hóa chất sử dụng để tẩy
trắng sản phẩm…). Ngoài ra, nước thải còn bị nhiễm dầu do rò rỉ, rơi vãi trong quá
trình bảo dưỡng thiết bị máy móc, nước rửa sàn.
- Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
- Lưu lượng: Q = 4147,35 (m3/ng.đ).
Bảng 1.10. Tính chất, thành phần nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản
Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
pH - 6 ÷ 8
Nhiệt độ 0C 28-30
SS mg/l 330
COD mg/l 350
BOD mg/l 170
b.2.8. Nước thải của trung tâm điều hành.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sống hằng ngày của con người
như tắm rữa, bài tiết, …
- Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
- Lưu lượng: Q = 1,39 (m3/ng.đ).
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 12 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Bảng 1.11. Tính chất thành phần nước thải của trung tâm điều hành
Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
pH - 6 ÷ 7
Nhiệt độ 0C 28 ÷ 30
SS mg/l 100
COD mg/l 250
BOD mg/l 100
b.3. Yêu cầu nước thải trước khi đưa vào trạm xử lý tập
- Nếu trạm xử lý nước thải sinh hoạt cùng tiếp nhận và xử lý cả nước thải công
nghiệp thì chủ quản lý vận hành phải quy định yêu cầu chất lượng của nước thải thô
công nghiệp được dẫn vào trạm xử lý, đồng thời phải tiến hành kiểm tra phân tích các
chỉ tiêu đặc trưng của nước thải đó như hàm lượng dầu mỡ, kim loại nặng, xyanua,
phenol, … sao cho nước thô dẫn vào trạm phù hợp với khả năng xử lý của trạm.
b.4. Khu Công cộng
Được bố trí dọc theo trục chính của khu, có tổng diện tích khoảng 10,00 ha. Đây
là khu đóng chức năng phục vụ chính cho bộ phận sản xuất:
- Nhà điều hành.
- Ngân hàng, trung tâm giao dịch, giới thiệu sản phẩm.
- Được bố trí dọc theo- Văn phòng đại diện, cho thuê.
- Khu căng tin, câu lạc bộ.
b.5. Khu Công viên cây xanh
Tổng diện tích cây xanh khoảng 16,00 ha, chiếm tỷ trọng 3,8 %. cây xanh trong
khu được chia làm 2 loại:
- Cây xanh tại tuyến đường: theo mặt cắt đường chính của khu, tại dải cách ly
trồng các loại cây cỏ, cây bụi nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra còn có hệ
thống cây lấy bóng mát trồng sát với tường rào của các lô đất.
- Cây xanh trong công viên: công viên trung tâm có diện tích lớn nhằm cải thiện vi
khí hậu. Trong công viên này có bố trí hồ nước, kết hợp với một số sân thể dục thể thao.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 13 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC CHO KHU
CÔNG NGHIỆP B – TỈNH BĐ
2.1. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI
2.1.1. Nguyên tắc vạch tuyến
- Nghiên cứu và triệt để lợi dụng địa hình để xây dựng hệ thống thoát nước tự
chảy, đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải nhanh nhất, tránh đào đắp nhiều, tránh
đặt nhiều trạm bơm. Vạch tuyến các đường ống bám sát độ dốc địa hình của khu vực.
- Vạch tuyến cống phải hợp lý để sao cho tổng chiều dài cống là nhỏ nhất, tránh
trường hợp nước chảy ngược và chảy quanh co và giảm độ sâu chôn cống.
- Đặt cống thoát nước phải phù hợp với tình hình địa chất thuỷ văn, tuân theo các
qui định về khoảng cách với các đường ống kỹ thuật và các công trình ngầm hiện có
khác.
- Hạn chế đặt đường ống thoát nước qua các công trình xây dựng, sông hồ, đường
sắt, đê đập.
- Trạm xử lý phải đặt thấp hơn so với địa hình, nhưng không quá thấp để tránh
ngập lụt, phải đảm bảo khoảng cách vệ sinh đối với khu dân cư và các xí nghiệp công
nghiệp. Trạm xử lý đặt cuối nguồn nước, tránh hướng gió thổi vào khu dân cư, nhà máy
xí nghiệp xung quanh.
Dựa vào các nguyên tắc cơ bản trên, căn cứ thực tế mặt bằng, cao trình san nền,
địa hình KCN B và qui hoạch phân chia các lô đất mà ta đề xuất phương án vạch tuyến
mạng lưới thoát nước thải.
2.1.2. Tính toán lưu lượng nước
a. Nước thải sản xuất
- Nước thải sản xuất từ các nhà máy đều phải trải qua công đoạn xử lý sơ bộ trước
khi thải vào mạng lưới thoát nước chung của khu công nghiệp.
- Nguyên tắc của trạm xử lý nước thải nói chung là hoạt động ổn định 24/24.
- Mỗi nhà máy có chế độ làm việc 2 hoặc 3 ca/ngày tùy thuộc
Lưu lượng nước thải sản xuất của từng nhà máy được tính như sau:
- Lưu lượng ngày đêm:
Qsx = q0 × F × 1,2 ( m3/ngđ) (2.1)
Trong đó :
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 14 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
q0 : Tiêu chuẩn thải (m3/ngđ.ha đất nhà máy).
F : Diện tích của mỗi nhà máy (ha).
1,2 : Hệ số an toàn.
- Lưu lượng từng ca:
Qca =
n
Qsx
(m3/ca) (2.2)
Trong đó:
n : số ca làm việc trong 1 ngày
- Lưu lượng trung bình giờ của từng ca:
Q
TB
h =
n
Qca

8
(m3/h) (2.3)
Ghi chú: Xem ký hiệu loại hình công nghiệp –Phần phụ lục 1
Xem diện tích và loại hình sản xuất lưu lượng nước thải sản xuất công nghiệp
các tiểu khu trong KCN – Phần phụ lục 2.
b. Nước thải sinh hoạt và tắm của công nhân
Theo dự án mật độ công nhân trong KCN là 40 người/ha, mật độ nhân viên trong
KCN là 10người/ha.
- Tuỳ từng loại hình công nghiệp mà tỷ lệ số công nhân làm việc trong xưởng
nóng và phân xưởng nguội là khác nhau.
- Số công nhân xưởng nóng có tắm là 80%.
- Số công nhân xưởng nguội có tắm là 30%.
- Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nóng: 35 l/ng.ca, Kh = 2,5.
- Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nguội: 25 l/ng.ca, Kh = 3.
b.1. Nước thải sinh hoạt
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong các ca sản xuất:
1000
35
25 2
1 N
N
QTB
sh



 (m3/ca) (2.4)
Trong đó:
N1 : Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nguội.
N2 : Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nóng.
35, 25: Tiêu chuẩn thải nước thải sinh hoạt tại nơi làm việc trong các phân
xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca).
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 15 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân lớn nhất giờ được tính :
1 2
MAX h 1 h 2
sh,h
25 K N 35 K N
Q
1000 T
    

 (m3/h) (2.5)
Trong đó :
K1
h = 3 : Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nguội.
K2
h = 2,5: Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nóng.
T : Thời gian làm việc của ca (giờ).
Ghi chú : Xem chi tiết lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân từng nhà máy -
Phần phụ lục 3.
b.2 lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên trong nhà máy và khu hành chính.
Lưu lượng cấp nước cho nhân viên là 15l/ cán bộ.ngđ-[6]
Tiêu chuẩn thải:
Khu hành chính : q0= 0,8×15=12 (l/cánbộ.ngđ)
Lưu lượng thải :
Qsx = q0 × N ( m3/ngđ) (2.6)
Trong đó :
q0 : Tiêu chuẩn thải nhà hành chính.( l/ cán bộ.ngđ).
N : Số cán bộ trong khu hành chính.
Ghi chú : Xem chi tiết lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên- Phần phụ lục 4.
b.3. Lưu lượng nước tắm của công nhân
- Lưu lượng nước tắm của công nhân:
1000
40
60 4
3 N
N
QTB
t



 (m3/ca) (2.7)
Trong đó:
N3 : Số công nhân có tắm làm việc trong các phân xưởng nguội.
N4 : Số công nhân có tắm làm việc trong các phân xưởng nóng.
60, 40 : Tiêu chuẩn nước tắm của công nhân tại nơi làm việc trong các phân
xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca).
Ghi chú: Xem chi tiết lưu lượng nước tắm của công nhân từng nhà máy trong - Phần
phụ lục 5.
2.1.3. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước thải
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 16 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
- Căn cứ vào các bảng tính toán cho từng đoạn cống ở trên ta tiến hành tính toán
thuỷ lực cho từng đoạn cống để xác định được: đường kính cống (D), độ dốc thuỷ lực
(i), vận tốc dòng chảy (v), độ đầy dòng chảy trong cống (h/D). Sao cho phù hợp với các
yêu cầu về đường kính nhỏ nhất, độ đầy tính toán, tốc độ chảy tính toán, độ dốc đường
cống, độ sâu chôn cống được đặt ra trong quy phạm.
- Tuy nhiên trong quá trình tính toán ở một số đoạn cống đầu tiên một số có một
số điều kiện không được đáp ứng, lúc đó ta phải xét một số trường hợp ưu tiên điều
kiện nào.
- Việc tính toán thuỷ lực dựa vào “Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước -
trường ĐHXD” và phần mềm Hwase 3.1. và Flowhy 1.2
a. Độ sâu chôn cống ban đầu, đường kính nhỏ nhất
Thông thường cống thoát nước phải đặt sâu để đảm bảo cho nó không bị phá hoại
do tác động cơ học gây nên, đồng thời cũng nhằm đảm bảo một độ dốc cần thiết. Quy
định về độ sâu chôn cống ban đầu như sau: Độ sâu nhỏ nhất tính từ đỉnh cống là 0,3 m
đối với đường ống D300 ở khu vực không có xe cơ giới qua lại, là 0,7 m ở khu vực có
xe cơ giới qua lại (Điều 6.2.5 – [1])
Đường kính cống thoát nước trong khu công nghiệp được quy định tối thiểu là
200 mm, ứng với vật liệu là bê tông cốt thép (Điều 4.5.1 – [1]).
b. Tính toán thuỷ lực cho từng đoạn cống
Sau khi xác định được lưu lượng của từng đoạn cống và chiều sâu chôn cống ban
đầu, tiến hành tính toán thuỷ lực của từng đoạn cống. Căn cứ vào lưu lượng chọn đường
kính cống D, xác định độ dốc i hợp lý rồi xác định độ đầy h/D và tốc độ nước chảy
trong cống. Trong quá trình tính toán thuỷ lực cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Điểm tiếp nhận nước thải của nhà máy và các điểm ngoặc là những điểm tính toán.
- Đường kính cống lớn hơn đường kính cống tối thiểu là D200.
- Độ đầy phải nhỏ hơn độ đầy tối đa, ứng với mỗi loại cống có đường kính khác
nhau sẽ có độ đầy tối đa khác nhau.
- Vận tốc nước chảylớn hơn hoặc bằng vận tốc tối thiểu và nhỏ hơn vận tốc nước chảy
tối đa, mỗi loại cống có đường kính khác nhau sẽ có vận tốc tối đa khác nhau.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 17 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
- Tốc độ dòng chảy ở trong cống đoạn sau lớn hơn đoạn cống trước. Tuy nhiên
quy phạm cũng quy định, trong trường hợp vận tốc nước chảy lớn hơn 1,5  2 m/s thì
cho phép tốc độ đoạn sau nhỏ hơn đoạn trước nhưng không được vượt quá 15 20%.
- Tốc độ của cống nhánh không được kìm hãm tốc độ của tuyến chính và mực
nước trong cống không dềnh.
- Độ dốc của cống phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng độ dốc tối thiểu ứng với từng
đường kính và cố gắng theo sát độ dốc mặt đất.
Bên cạnh đó, xác định cách nối cống cũng là một việc rất quan trọng. Có 2 cách
nối cống: nối ngang mực nước và nối ngang đỉnh cống.
- Các đoạn đầu của mạng lưới thoát nước vì phải theo qui định về đường kính nhỏ
nhất, nên mặc dù lưu lượng không lớn cũng phải dùng cống cỡ 200 mm. Đối với trường
hợp này không đảm bảo được điều kiện về vận tốc tối thiểu (v > 0,7 m/s) của dòng
nước. Vì vậy muốn đảm bảo cho đoạn cống không bị lắng cặn thì phải thường xuyên
tẩy rửa, bố trí thêm giếng rửa trên những đoạn cống này.
- Khi tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước tại một số điểm tính toán của mạng
lưới có độ sâu chôn cống quá lớn (H > 6 m), do vậy để đảm bảo yêu cầu về kinh tế và
kỹ thuật trong xây dựng và vận hành ta bố trí các bơm chuyển tiếp tại những vị trí đó.
- Trên các đoạn cống thẳng phải bố trí các giếng thăm
+ D 150-300 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 20-30 m.
+ D = 400 – 600 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 40 m.
+ D = 700 – 1000 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 60 m.
+ D >1000 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 100 m.
+Tại những nơi ống nhánh góp vào cống chính ở những độ sâu khác nhau (theo
nguyên tắc khi chiều cao chuyển bậc h > 0,5 m), những chỗ cần thiết giảm tốc độ dòng
chảy và tại những chỗ yêu cầu cốt cống vào và cốt cống ra chênh lệch nhau nhiều thì ta
bố trí các giếng chuyển bậc.
- Trên mạng lưới thoát nước cần phải xây dựng các miệng xả dự phòng để thải
nước vào hệ thống thoát nước mưa hoặc sông, hồ khi có sự cố.
- Trên mạng lưới ngoài tổn thất dọc đường còn có tổn thất cục bộ, thường xảy ra ở
các nơi: giếng chuyển hướng dòng chảy, giếng chuyển bậc... Tổn thất cục bộ thường
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 18 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
gây ra hiện tượng dềnh nước – là hiện tượng không cho phép trong cống thoát tự chảy.
Tuy nhiên tổn thất này không đáng kể so với tổn thất dọc đường nên ta có thể bỏ qua.
Ghi chú: Xem chi tiết phân bố lưu lượng nước thải công nghiệp trong - Phần phụ lục 6.
Xem chi tiết tính toán thủy lực nước thải công nghiệp trong - Phần phụ lục 7.
2.1.4. Những công trình trên mạng lưới
a. Cống
Sử dụng cống bêtông cốt thép, đây là loại đường cống chịu được tải trọng lớn, dễ
chế tạo và giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, loại cống này có một số nhược điểm như
độ rỗng lớn, chịu xâm thực yếu.
Sử dụng cống bêtông cốt thép là phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.
b. Mối nối cống
Để cống thoát nước không bị thấm và sử dụng được lâu dài, khi lắp đặt mối nối
phải làm thật thận trọng.
Tuỳ theo hình thù và cấu tạo cống mà người ta phân biệt hai kiểu nối cống chủ
yếu: Nối miệng bát và nối bằng cống lồng. Nối miệng bát áp dụng cho loại cống một
đầu trơn và một đầu loe. Nối bằng cống lồng dùng cho cả hai đầu trơn. Công việc chèn
khe hở giữa hai cống gọi là xảm cống.
Có ba kiểu xảm: Xảm kiểu miệng bát, xảm kiểu cống lồng, xảm ghép bằng vữa xi
măng cát.
c. Nền và bệ cống
Để đảm bảo cho cống không bị lún gãy thì cống phải được đặt trên nền đất ổn
định. Tuỳ theo kích thước, hình dạng vật liệu làm cống, tuỳ theo điều kiện địa hình và
địa chất… mà cống có thể đặt trực tiếp lên nền đất tự nhiên hoặc trên nền nhân tạo.
Cống đặt trên nền đất có ảnh huởng rất lớn đến độ bền vững của nó. Nếu cống
được đặt trên nền đất khoét lỗ với góc ôm ống 90o thì sẽ chịu được áp lực lớn hơn
30 40% so với cống đặt trực tiếp trên nền đất không được khoét lỗ. Nền nhân tạo, bọc
cống ở phía dưới có thể tăng lực chống đối của cống lên 1,5  2,5 lần.
d. Giếng thăm
Giếng thăm dùng để xem xét thăm nom, kiểm tra chế độ công tác của mạng lưới
một cách thường xuyên, đồng thời dùng để thông rửa trong trường hợp cần thiết.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 19 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Giếng thăm là một cái hố xây trên cống thoát nước, bên trong cống được nối liền
với nhau bằng máng hở. Giếng được xây dựng trên những chỗ cống thay đổi hướng,
thay đổi đường kính, thay đổi độ dốc, có cống nhánh nối vào và trên những đoạn cống
dài theo khoảng cách quy định để tiện lợi cho việc quản lý.
Do tính chất sử dụng, người ta phân biệt: Giếng thăm trên đường thẳng, giếng
vòng, giếng nối, giếng kiểm tra, giếng tẩy rửa và giếng đặc biệt.
- Giếng vòng : Xây dựng ở những nơi cống thay đổi hướng.
- Giếng nối : Xây dựng ở những nơi có ống nhánh nối vào ống chính.
- Giếng kiểm tra: Xây dựng ở cuối hệ thống sân nhà hoặc tiểu khu, nhà máy trước
khi đổ vào cống đường phố.
- Giếng tẩy rửa: Để tẩy rửa cống thường được đặt đầu mạng lưới.
- Giếng đặc biệt: Xây dựng với kích thước lớn để đưa các dựng cụ nạo vét vào cống.
Cấu tạo của giếng gồm các phần sau: Lòng máng, ngăn công tác, tấm đan hoặc
phần co thắt, cổ và nắp đậy giếng. Kích thước mặt bằng của giếng tuỳ thuộc vào đường
kính ống, với D 600mm - đường kính giếng 1000mm.
e. Giếng chuyển bậc
Giếng chuyển bậc hay còn gọi là giếng tiêu năng, được xây dựng trên mạng lưới
thoát nước tại những chỗ cống nhánh nối với cống góp chính ở độ sâu khác nhau,
những chỗ cần thiết giảm tốc độ dòng chảy và tại những chỗ yêu cầu cốt cống vào và
ra chênh lệch nhau nhiều…
Phân loại giếng: Dựa vào chiều cao chuyển bậc, hình dáng xây dựng, người ta
chia giếng chuyển bậc thành nhưng loại sau:
- Theo chiều cao chuyển bậc.
- Theo hình dáng và kết cấu.
- Giếng chuyển bậc kiểu đập tràn mặt cắt thực dụng có hố tiêu năng.
- Giếng chuyển bậc kiêu tự do với tường tiêu năng.
- Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng không có hố tiêu năng.
- Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng có hố tiêu năng.
- Giếng chuyển bậc kiểu nhiều bậc.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 20 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
f. Trạm bơm nước thải
- Nhiệm vụ của trạm bơm là bơm nước từ cống đặt sâu lên cống đặt nông hoặc lên
trạm xử lý.
- Quá trình bơm nước thải có 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất là lọc rác ra khỏi nước để tránh cho máy bơm không bị tắc hỏng.
+ Giai đoạn thứ hai là bơm nước thải.
2.2. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
2.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến
Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế để đảm bảo thu và vận
chuyển nước mưa ra khỏi KCN một cách nhanh nhất, chống úng ngập đường phố. Để
đạt được yêu cầu trên trong khi vạch tuyến ta phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Nước mưa được xả vào nguồn (sông, hồ) gần nhất bằng cách tự chảy. Trên các
tuyến mương thoát nước mưa ta bố trí hố tách cát và song chắn rác.
- Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa.
- Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và qui trình
sản xuất.
- Không xả nước mưa vào những vùng trũng không có khả năng tự thoát, vào các
ao tù nước đọng và vào các vùng dễ gây xói mòn.
2.2.2. Phương hướng thoát nước mưa KCN B
- Hệ thống tuyến mương thoát nước:
+ Có 21 tuyến cống thoát nước chính, chạy dọc theo chiều Bắc xuống Nam.
a. Xác định lưu lượng tính toan
Lưu lượng nước mưa được xác định theo công thức sau:
Qtt = qv × F×C (4.2.1-[1]) (l/s) (2.8)
Trong đó:
C : Hệ sốdòng chảy, phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lạitrận mưa tính toán.
qv : Cường độ mưa tính toán theo thể tích (l/s.ha).
F : Diện tích thu nước tính toán (ha).
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 21 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Bảng 2.1. Thành phần mặt phủ và hệ số mặt phủ
STT Loại mặt phủ % Diện tích Hệ số dòng chảy
1 Mái nhà và mặt đường bêtông 74,45 0,8
2 Đường nhựa 19,23 0,8
3 Cây xanh 7,32 0,37
Tổng cộng 100
b. Xác định thời gian mưa tính toán
Thời gian mưa tính toán được xác định theo công thức:
t = to+t1+t2 (4.2.7-[1]) (phút) (2.9)
Trong đó:
t0: Thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rảnh đường, t0 =5÷10 phút.
t1: Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu.
1
1
1 021
,
0
V
L
t  (phút) (2.10)
Trong đó:
L1: Chiều dài rãnh đường, L1 = 100m
V1: Vận tốc nước chảy ở cuối rãnh đường, V1=0,7m/s.
3
7
,
0
100
021
,
0
1 

t (phút)
t2: thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán.


2
2
2 017
,
0
V
L
t ( phút) (2.11)
Trong đó:
L2: Chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m).
V2: Vận tốc nước chảy trong mỗi đoạn cống (m/s).
Vậy ta có:
ttt =10 + 3 + tc =13 + t2 (phút) (2.12)
c. Cường độ mưa tính toán
Cường độ mưa tính toán theo thể tích của KCN được xác định theo công thức:
 
 n
b
t
P
C
A
q





lg
1
(l/s.ha) (2.13)
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 22 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Trong đó:
A, b, n, C là các thông số lấy theo từng địa phương lấy theo số liệu Quảng Ngãi.
Theo phụ lục B-[1], ta có:
A = 2590 C = 0,58
b = 16 n = 0.67
- Chọn chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán cho KCN là P = 5 ( bảng 4 - [1]).
2.2.3. Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa
- Lưu lượng nước mưa tính theo công thức trên.
- Chiều sâu chộ cống ban đầu bằng H + 0,7m.
- Cống thoát nước mưa có dạng hình hộp chữ nhật và hình tròn.
Ghi chú: Xem tính toán lưu lượng thoát nước mưa - Phần phụ lục 8
Xem tính toán thủy lực thoát nước mưa - Phần phụ lục 9
2.3. KHAI TOÁN KINH TẾ PHẦN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
2.3.1. Khái toán kinh tế phần cống (Phụ lục 10)
2.3.2. Khái toán kinh tế phần giếng thăm (Phụ lục 11)
2.3.3. Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp xây dựng
- Công tác khảo sát định vị các công trình ngầm coi như đã triển khai.
- Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1 m3 đất đào đắp: 40000 (đồng/m3).
- Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính
được thể tích khối đất cần đào đắp theo công thức:
Vđất = L  b  h (m3) (2.14)
- Thi công cơ giới, đào và vận chuyển bằng máy.
Với tổng chiều dài tuyến cống: L = 37549 m.
- Sơ bộ lấy chiều rộng trung bình đường hào là b = 2,5m và chiều cao trung bình
đường hào là h = 2,5 m. Ta có :
Vđất = L  b  h = 37549 × 2,5 × 2,5 = 234681,25 (m3)
- Giá thành đào đắp: Gđất = 234681,25 × 40000 = 9387,3 (Triệu đồng)
Vậy tổng chi phí để xây dựng mạng lưới là
MXD =45078,01+2525,96 +9387,3 = 56991,3 (Triệu đồng)
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 23 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
2.3.4. Chi phí quản lý tuyến cống trong một năm
- Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý lấy bằng 0,1 – 0,2% của vốn
đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước
- Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý:
U = 0,2%×MXD ( Triệu đồng) (2.15)
Trong đó:
+ MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới.
` + Ta có MXD = ( G đường ống, G giếng thăm, G đào đắp).
MXD = 56991,3 ( Triệu đồng)
U = 0,002 × 56991,3 = 113,98 (Triệu đồng)
- Chi phí sửa chữa mạng lưới:
S = 5% × MXD = 0,05 × 56991,3 = 2849,6 (Triệu đồng) (2.16)
- Chi phí khác: K = 5%× (U + S ) (Triệu đồng) (2.17)
K = 0,05 × (2849,6+113,98) = 148,2 (Triệu đồng)
- Tổng chi phí quản lý:
P = U + S + K = 113,98+2849,6+148,2=3111,8 (Triệu đồng) (2.18)
- Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm:
Kc = 3% ×giá thành xây dựng tuyến cống. (2.19)
Kc = 3%×MXD = 3% ×56991,3 = 1709,7 (Triệu đồng)
Ghi chú: Xem tính chi phí quản lý mạng lưới nước mưa cho 1 năm - Phần phụ lục 12
2.4. KHAI TOÁN KINH TẾ PHẦN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI
2.4.1. Khái toán kinh tế phần cống (Phụ lục 13)
2.4.2. Khái toán kinh tế phần giếng thăm (Phụ lục 14)
- Giếng thăm được xây dựng bằng bê tông và bê tông cốt thép,các giếng thăm có
đường kính trung bình 1m, thành giếng dày 0,15m; tính trung bình các giếng sâu 2,5m.
- Khoảng cách giữa các giếng thăm, kiểm tra phụ thuộc vào đường kính cống
thoát, từ đó tìm được số lượng giếng thăm đối với mỗi loại cống thoát.
- Chiều sâu giếng thăm phụ thuộc vào chiều sâu trung bình của đoạn cống.
- Giá thành trung bình của mỗi giếng tính theo từng loại đường kính ống dẫn.
- Khoảng cách bố trí giữa các giếng thăm lấy theo bảng 15 - TCVN 7957:2008.
+ Với cống D = 150  300 mm khoảng cách giữa các giếng là 20÷30 m.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 24 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
+ Với cống D = 400  600 mm khoảng cách giữa các giếng là 40 m.
+ Với cống D = 700  1000 mm khoảng cách giữa các giếng là 60 m.
2.4.3. Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp xây dựng mạng (Phụ lục 15)
- Công tác khảo sát định vị các công trình ngầm coi như đã triển khai.
- Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1 m3 đất đào đắp: 80000 (đồng/m3).
- Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính được
thể tích khối đất cần đào đắp:
Vđất = L  b  h (m3) (2.20)
Trong đó: L: Tổng chiều dài của toàn mạng lưới.L = 12510 (m)
b: Chiều rộng mương đào trung bình, b = 1,5 (m).
h: Chiều sâu chôn cống trung bình, h= 3,5(m).
Ta có :
Vđất = L  b  h = 12510 × 1,5 × 3,5 = 65677,5 (m3)
- Giá thành đào đắp:
Gđào đắp = 60000
106

đ
V
= 6
10
80000
5
,
65677 
= 5254,2 (triệu đồng) (2.21)
2.4.4. Khái toán kinh tế cho trạm bơm và bơm cục bộ
Sơ bộ tính giá thành bơm cục bộ là 200 triệu đồng/1bơm.
- Số lượng bơm cục bộ: 3 bơm.
- Tổng giá thành xây dựng bơm cục bộ: 200 x 3 = 600 (triệu đồng).
2.4.5. Chi phí quản lý mạng lưới trong một năm (Phụ lục 17)
- Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý:
U = 0,2%  MXD (triệu đồng) (2.22)
Trong đó:
MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới, triệu đồng.
MXD = (Gđường ống + Ggiếng thăm+ Gđào đắp + Gbơm) (triệu đồng).
Trong đó:
Gđường ống : Khái toán kinh tế phần đường ống, triệu đồng.
Ggiếng thăm : Khái toán kinh tế phần giếng thăm, triệu đồng.
Gđào đắp : Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp, triệu đồng.
Gbơm : Khái toán kinh tế bơm, triệu đồng.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 25 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Vậy tổng chi phí để xây dựng mạng lưới là
MXD =5171,8+818,8 +5254,2 + 600 = 11844,8 (triệu đồng).
- Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý:
U = 0,2%×MXD ( triệu đồng)
Trong đó:
+ MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới.
MXD = 11844,8 ( Triệu đồng)
U = 0,002 × 11844,8 = 23,7 (triệu đồng)
- Lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý:
L = N  b  12 (triệu đồng) (2.23)
Trong đó: N: Số cán bộ, công nhân viên quản lý mạng lưới.
N =
l
L
 (người)
Trong đó: L: Tổng chiều dài của mạng lưới.
L : Chiều dài tuyến cống do 1 người quản lý, chọn 1000 m/người.
b : Lương và phụ cấp cho công nhân, b = 2,6 triệu/người/tháng
Vậy ta có : N =
1000
12510
= 13 (người)
L = 13 x 2,6 x 12 = 405,6 (triệu đồng)
- Chi phí sửa chữa mạng lưới:
S1 = 5%  MXD (triệu đồng) (2.24)
S1 = 5%  11844,8 = 592,24 (triệu đồng)
- Chi phí sửa chữa bơm:
S2 = 3%  Gbơm (triệu đồng) (2.25)
S2 = 3%  600 = 18 (triệu đồng)
- Tổng chi phí sửa chữa:
S = S1 + S2 (triệu đồng) (2.26)
Trong đó:
S1 : Chi phí sửa chữa mạng lưới, triệu đồng.
S2 : Chi phí sửa chữa bơm, triệu đồng.
Vậy: S = S1 + S2 = 592,24 + 18 = 610,24 (triệu đồng)
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 26 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
- Chi phí khác:
K = 5%  (U + L + S) (triệu đồng) (2.27)
K = 5%  (U + L + S) = 5%  ( 23,7+ 405,6 +610,24) = 52 (triệu đồng)
- Tổng chi phí quản lý:
P = U + L + S + K (triệu đồng) (2.28)
P = U + L + S + K = 23,7 + 405,6 + 610,24 + 52 = 1091,54 (triệu đồng)
- Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm:
K0 = 3%  MXD (triệu đồng) (2.29)
K0 = 3%  11844,8 = 355,34 (triệu đồng)
2.4.6. Các chỉ tiêu kinh tế
- Xuất đầu tư:
Vốn đầu tư để vận chuyển 1 m3 nước thải đến TXL:
+ Theo đồng /m3: V1 =
24
106


Q
M XD
(đồng/m3) (2.30)
Trong đó:
MXD : Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới.
Q : Lưu lượng nước thải, Q = 39246 m3/ngđ.
+ Theo đồng/người: V2 =
N
10
M 6
XD 
(đồng/người) (2.31)
Trong đó: N: Dân số tính toán, N = 10120 người.
+ Theo m cống/người: V3 =
N
L
 (m/người) (2.32)
Trong đó:
L: Tổng chiều dài mạng lưới (m).
- Giá thành quản lý:
+ Giá thành vận chuyển 1 m3 nước thải đến TXL:
G =
Q
365
10
)
K
P
( 6
0



(đồng/m3) (2.33)
+ Chi phí quản lý hàng năm tính theo đầu người:
N
10
P 6


 (đồng/m3)
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 27 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Lưu lượng nước thải của khu công nghiệp bao gồm nước thải sản xuất, nước thải
của công nhân (nước thải sinh hoạt và nước tắm công nhân), nước thải sinh hoạt của
nhân viên các khu hành chính, dịch vụ công cộng và hạ tầng kỹ thuật.
Nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp được sử lý sơ bộ đạt chất lượng
yêu cầu của trạm xử lý nước thải tập trung , sau đó được dẫn theo hệ thống thu gom
nước thải về khu xử lý tập trung. Tại đây, nước thải được xử lý đạt QCVN 40: 2011 cột
B, sau đó thải ra kênh thoát nước.
Hệ thống thoát nước được thiết kế đến năm 2035.Ta chọn tỷ lệ tăng trưởng công
nghiệp cho khu công nghiệp là 5% . Tỷ lệ thu gom nước thải là 100 %
3.1. CÁC SỐ LIỆU TÍNH TOÁN
3.1.1. Lượng nước thải
a. Lượng nước thải sản xuất
QSX = ∑(Fi ×qi × 1,2) = 13452,4 (m3/ngđ) (3.1)
Tính đến năm 2035: Qsx= 37478,11 (m3/ngđ)
Trong đó:
Fi: Diện tích đất xây dựng nhà máy trong từng khu đất.(ha)
qi: Tiêu chuẩn thải nước của từng loại hình công nghiệp.(m3/ha)
b. Nước thải sinh hoạt của công nhân
QCN = QT + QSH = 237,65 + 358,95 = 596,60 (m3/ngđ) (3.2)
Tính đến năm 2035 Qcn = 662,08+1000,02 =1662,10 (m3/ngđ)
Trong đó:
QT : Lưu lượng nước tắm của công nhân.(m3/ngđ)
Qsh: Lưu lượng nước sinh hoạt của công nhân.(m3/ngđ)
c. Nước thải sinh hoạt của nhân viên
QNV =
1000
i
i q
N 

= 37,87 (m3/ng.đ) (3.3)
Tính đến năm 2035 Qnv = 105,51 (m3/ng.đ)
Trong đó:
Σ Ni : Số nhân viên , Σ Ni= 3156(người).
qi : Tiêu chuẩn thải của nhân viên, qi=12(l/người.ngđ).
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 28 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
d. Tổng lượng nước thải trong khu công nghiệp
Q = QSX + QCN + QNV (m3/ngđ) (3.4)
Q = 37478,11 + 1662,10 + 105,51 = 39245,72 (m3/ngđ)
Theo bảng tổng lưu lượng nước thải của khu công nghiệp trong từng giờ ta có:
- Lưu lượng ngày đêm: Qngđ
tb = 39245,72(m3/ngđ)
- Lưu lượng trung bình: Qh
tb = 1635,24 (m3/h).

tb
s
Q 454,23 (l/s).
- Lưu lượng giờ lớn nhất: Q max
h = 2044,22 (m3/h)

max
s
Q 567,84 (l/s)
- Lưu lượng giờ nhỏ nhất: Q m in
h =817,27 ( m3/h)

min
s
Q 227,02 (l/s)
00
,
2
02
,
227
23
,
454
.
min
.



s
s
tb
ch
q
q
K (3.5)
Với Kh = 2,00 > 1,5 và chế độ thải của khu công nghiệp không điều hòa nên trạm
xử lý nước thải cần có bể điều hòa lưu lượng và nồng độ.
3.1.2. Nồng độ bẩn của nước thải
a. Nồng độ nước thải sản xuất của nhà máy
Trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung của khu công nghiệp nước thải sản
xuất của từng nhà máy phải được xử lý sơ bộ. Chất lượng nước thải sau khi xử lý sơ bộ
đạt theo yêu cầu xữ lý của trạm xử lý nước thải tập trung trước khi đổ vào mạng lưới
thu gom của trạm xử lý nước tahir tập trung. Ta lấy các thông số tính toán cho các công
trình xử lý ở giá trị bất lợi nhất, như sau:
- pH =5-9
- Nhu cầu oxy sinh hoá của nước thải: BOD5 = 100 (mg/l).
- Hàm lượng chất lơ lửng: Css = 200 (mg/l).
- Nhu cầu oxy hóa học COD = 400 (mg/l)
- Kim loại nặng từ các nhà máy cơ khí thải ra không nhiều do số lượng nhà máy
thải ra các chất này ít so với toàn khu và được xử lý cục bộ.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 29 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
b. Nồng độ nước thải sinh hoạt công nhân của nhà máy
- Hàm lượng chất lơ lửng: Csh =
ngd
sh
ss
Q
N
n


(mg/l) (3.6)
Trong đó:
Qsh-ngđ: Lưu lượng nước thải sinh hoạt, tắm ngày đêm của nhà máy, trung tâm
điều hành.
Qsh-ngđ = (Qshcn +Qtamcn)+ Qshdh= 1662,11 + 105,51 = 1767,62 (m3/ngđ).
N: Số người làm việc trong nhà máy, trong trung tâm điều hành một ngày đêm.
N = Ncn + Nnv =12456 + 3156 =15612( người).
nss : Tải lượng chất lơ lửng của nước thải sinh hoạt tính cho một người.
nss = 60÷65 g/ng.ngđ, chọn nss= 65 g/ng.ngđ (Bảng 25-[1]). Khi nước thải sinh
hoạt đi qua bể tự hoại, nồng độ chất rắn lơ lửng giảm 55-65%. Như vậy, lấy 55%, thì nss
= 29,25 g/ng.ngđ.
 Csh= 

1767,62
15612
25
,
29
258,34 (mg/l)
- Hàm lượng chất bẩn theo BOD : Lsh =
ngd
sh
BOD
Q
N
n


5
(mg/l) (3.7)
Trong đó:
Qsh-ngđ: Lưu lượng nước thải sinh hoạt, tắm ngày đêm của nhà máy, trung tâm
điều hành.
Qsh-ngđ = (Qshcn +Qtamcn)+ Qshdh= 1662,11 + 105,51 = 1767,62 (m3/ngđ).
N: Số người làm việc trong nhà máy, trong trung tâm điều hành một ngày đêm.
N = Ncn + Nnv =12456 + 3156 =15612 (người).
nBOD5 : Tải lượng chất bẩn theo BOD5 của nước thải sinh hoạt đã lắng tính cho
một người. nBOD5 = 30÷35 g/ng.ngđ, chọn nBOD5 = 35 g/ng.ngđ (Bảng 25-[1]).
 Lsh= 

1767,62
15612
35
309,13 (mg/l).
Hàm lượng BOD chiếm từ 0.6 – 08 hàm lượng COD (thực nghiệm ) ta chọn 0,7
LCOD = 309,13 ÷0,7 = 441,62 (mg/l)
c. Hàm lượng các chất trong hỗn hợp nước thải
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 30 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Chh =
sx
sh
sx
sx
sh
sh
Q
Q
Q
C
Q
C




(mg/l). (3.8)
Chh = 




11
,
37478
62
,
1767
11
,
37478
200
62
,
1767
34
,
258
202,63 (mg/l).
- Hàm lượng chất bẩn theo BOD5:
sx
sh
sx
sc
sh
sh
hh
Q
Q
Q
L
Q
L
L




 (mg/l). (3.9)






11
,
37478
62
,
1767
11
,
37478
100
62
,
1767
13
,
309
hh
L 109,42 (mg/l).
- Hàm lượng chất bẩn theo COD:
sx
sh
sx
sc
sh
sh
hh
Q
Q
Q
L
Q
L
L




 (mg/l). (3.10)
87
,
401
11
,
37478
62
,
1767
11
,
37478
400
62
,
1767
62
,
441






hh
L (mg/l).
Như vậy, nước thải đưa vào trạm xử lý có các thông số như sau:
- Lưu lượng : Q = 39245,72 ≈39300 m3/ngđ.
- SS = 202,63 mg/l.
- BOD5 = 109,42 mg/l.
- COD = 401,87 mg/l
3.1.3. Xác định mức độ cần thiết làm sạch nước thải
Nước thải của KCN phải được xử lý cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp để khử
các độc tố, kim loại nặng.... đạt giới hạn của trạm xử lý nước thải trước khi đưa đến
trạm xử lý tập trung. Nước thải xử lý tại trạm làm sạch tập trung đạt giới hạn B của
QCVN 40:2011 (khi xả vào nguồn nước dùng cho mục đích tưới tiêu).
Bảng 3.1. Nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
STT Thông số Đơn vị Cột B QCVN 40:2011
1 SS mg/l 100
2 pH - 5,5-9
3 BOD5 mg/l 50
4 COD mg/l 150
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 31 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi
xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính như sau :
Cmax = C x Kq x Kf (3.11)
Trong đó :
Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải
C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải chọn Kq = 0,9
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy đinh chon Kf = 0,9
Bảng 3.2. Nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
STT Thông số Đơn vị Cột B QCVN 40:2011
1 SS mg/l 81
2 pH - 5,5-9
3 BOD5 mg/l 40,5
4 COD mg/l 121,5
- Mức độ cần thiết để xử lý theo hàm lượng chất lơ lửng:
%
60
63
,
202
81
63
,
202





C
C
C
E R
SS (3.12)
- Mức độ cần thiết để xử lý theo BOD5:
%
63
42
,
109
5
,
40
42
,
109
5
5
5
5





BOD
R
BOD
BOD
L
L
L
E (3.13)
3.2. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.2.1. Cơ sở lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải
Việc lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dựa vào:
- Hiệu suất của quá trình E (mức độ làm sạch cần thiết)
- Đặc điểm của nguồn thải về lưu lượng và chế độ thải.
- Tính chất, thành phần của chất bẩn cần loại bỏ.
- Đặc điểm nguồn tiếp nhận.
- Đặc điểm tự nhiên tại khu vực như điều kiện địa chất công trình, điều kiện khí
tượng thủy văn,...
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 32 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
- Các đặc tính, thông số kỹ thuật các thiết bị có trên thị trường và chi phí đầu tư,
vận hành và bảo dưỡng chúng,...
3.2.2. Lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải
Ở đây ta đưa ra hai phương án để lựa chọn:
Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải - Phương án I
Mêtan
Nước
Hồi
lưu
Bùn
Máy ép bùn
Cặn
Khí
Metan
Nước
Hồi
lưu
Vận
chuyển
Nước thải
Urê,
CaHPO4
Nén bùn đứng
NaOH,
H2SO4
Bể điều hòa
Lắng ly tâm đợt 1
Trộn chất dinh dưỡng
Aeroten có ngăn tái
sinh
Lắng ly tâm đợt 2
Nguồn tiếp nhận
( Cột B – QCVN 40-2011)
Bùn hoạt
tính tuần
hoàn
Sân phơi
cát
Bể lắng cát ngang
Vận
chuyển
Cấp khí
Ngăn tiếp nhận
Vận
chuyển
Trung hoà
Song chắn rác
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 33 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Thuyết minh dây chuyền công nghệ phương án 1
Nước thải từ mạng lưới thoát nước được đưa về trạm xử lý bằng đường cống thoát
nước ( thông số đầu vào Q=39300m3/ngđ, Lss=202,63 (mg/l), LBOD5=109,42(mg/l)
Nước thải được đưa về ngăn tiếp nhận rồi đi qua song chắn rác nhằm loại bỏ các
loại rác.
Tiếp theo nước thải đi qua bể lắng cát để lắng cát sỏi sau đó nước thải nước tập
trung về bể điều hoà nhằm điều hoà lưu lượng trước khi vào bể trung hòa. Ở đây nước
thải được trung hoà bằng dung dịch axit H2SO4 hoặc dung dịch NaOH để đảm bảo pH
của nước thải nằm trong khoảng 6,5÷8,5 nhằm tạo điều kiện cho hiệu quả xử lý của các
công trình sinh học tiếp theo là tốt nhất tại đây hàm lượng SS và BOD tăng khi qua bể
trung hòa, hàm lượng chất rắn lơ lửng có tăng, nhưng là các chất rắn vô cơ nên dễ dàng
lắng xuống trong bể lắng ly tâm đợt I, do đó ta không xét đến sự tăng hàm lượng chất
rắn lơ lửng.
Khi sử dụng hóa chất trung hòa nước thải, khoảng 50% các chất hữu cơ khó phân
hủy sinh học chuyển sang dạng dễ phân hủy sinh học. Khi đó hàm lượng chất hữu cơ
trong nước thải sau khi ra khỏi bể trung hòa là:
LBOD5 = LBOD5 + 50%×LCOD = 109,42+ 0,5 ×(401,87-109,42) = 255,65(mg/l)
Lss=202,63 (mg/l), LBOD5= 255,65(mg/l).
Sau khi trung hòa nước thải được dẫn tới bể lắng ly tâm đợt 1 để loại bỏ bớt các
chất lơ lửng có trong nước.
Công trình xử lý sinh học ở đây cụ thể là aeroten có ngăn tái sinh.
Tiếp theo nước được đưa sang bể lắng 2 nhằm lắng bớt bùn hoạt tính và chất lơ
lửng, một phần bùn được đưa tuần hoàn về bể aeroten. Nước sau khi xử lý đạt tiêu
chuẩn loại B QCVN 40:2011. Cuối cùng nước thải được xả vào nguồn tiếp nhận. Phần
cặn tươi từ bể lắng 1 đưa sang bể mêtan để phân huỷ và ổn định cặn. Phần bùn dư của
bể lắng 2 được đưa vào bể nén bùn nhằm giảm thể tích và độ ẩm trước khi đưa vào bể
mêtan để phân huỷ và ổn định cặn. Cặn sau khi được ổn định sẽ được đưa vào máy ép
bùn để làm ráo nước hoàn toàn trước khi được vận chuyển đi. Nước dư từ bể nén bùn
và bể mêtan được đưa vào trước aeroten.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 34 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải - Phương án II
Mêtan
Nước
Hồi
lưu
Máy ép bùn
Cặn
Khí
Metan
Nước
Hồi
lưu
Vận
chuyển
Nước thải
Urê,
CaHPO4
Nén bùn đứng
NaOH,
H2SO4
Bể điều hòa
Bể lắng ngang
Trộn chất dinh dưỡng
Aeroten làm việc
theo mẻ
Nguồn tiếp nhận
( Cột B – QCVN 40-2011)
Sân phơi
cát
Bể lắng cát ngang
Vận
chuyển
Cấp khí
Ngăn tiếp nhận
Vận
chuyển
Trung hoà
Song chắn rác
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 35 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Thuyết minh dây chuyền công nghệ phương án II
Nước thải từ mạng lưới thoát nước được đưa về trạm xử lý bằng đường cống thoát
nước ( thông số đầu vào Q=39300m3/ngđ, Lss=202,63 (mg/l), LBOD5=109,42(mg/l)
Nước thải được đưa về ngăn tiếp nhận rồi đi qua song chắn rác nhằm loại bỏ các
loại rác.
Tiếp theo nước thải đi qua bể lắng cát để lắng cát sỏi sau đó nước thải nước tập
trung về bể điều hoà nhằm điều hoà lưu lượng trước khi vào bể trung hòa. Ở đây nước
thải được trung hoà bằng dung dịch axit H2SO4 hoặc dung dịch NaOH để đảm bảo pH
của nước thải nằm trong khoảng 6,5÷8,5 nhằm tạo điều kiện cho hiệu quả xử lý của các
công trình sinh học tiếp theo là tốt nhất tại đây hàm lượng SS và BOD tăng Khi qua bể
trung hòa, hàm lượng chất rắn lơ lửng có tăng, nhưng là các chất rắn vô cơ nên dễ dàng
lắng xuống trong bể lắng I, do đó ta không xét đến sự tăng hàm lượng chất rắn lơ
lửng.Khi sử dụng hóa chất trung hòa nước thải, khoảng 50% các chất hữu cơ khó phân
hủy chuyển sang dạng dễ phân hủy. Khi đó hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải sau
khi ra khỏi bể trung hòa là:
LBOD5 = LBOD5 + 50%×LCOD = 109,42+ 0,5 ×(401,87-109,42) = 255,65 (mg/l)
Lss=202,63 (mg/l), LBOD5= 255,65(mg/l).
Sau khi trung hòa nước thải được dẫn tới bể lắng ngang đợt 1 để loại bỏ bớt các
chất lơ lửng có trong nước.
Công trình xử lý sinh học ở đây cụ thể là aeroten làm việc theo mẻ.
Tiếp theo nước được đưa sang bể lắng ngang đợt 2 nhằm lắng bớt bùn hoạt tính và
chất lơ lửng, một phần bùn được đưa tuần hoàn về bể aeroten .
Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại B QCVN 40:2011. Cuối cùng nước thải
được xả vào nguồn tiếp nhận.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 36 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
3.3. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH PHƯƠNG ÁN I
3.3.1. Ngăn tiếp nhận
Ngăn tiếp nhận để thu nước bơm từ bể điều hoà nước thải trước khi qua song chắn
vào bể lắng cát. Ngăn tiếp nhận nước thải được đặt ở vị trí cao nhất để có thể từ đó
nước thải theo các mương dẫn tự chảy vào các công trình đơn vị của trạm xử lý.
Dựa vào lưu lượng đã được xác định: tc
h
TB
q . = 2044,22 m3/h chọn 1 ngăn tiếp nhận
với các thông số như sau:
- Đường ống áp lực từ trạm bơm đến ngăn tiếp nhận: 2 ống với đường kính mỗi
ống d = 500 mm.
Bảng 3.3 Kích thước của ngăn tiếp nhận: (Bảng 3-4- [8])
Lưu lượng
nước thải Q
( m3/h)
Đường kính ống
áp lực, D (mm) Kích thước của ngăn tiếp nhận
2 ống A B H H1 h h1 b
1635,25 500 2000 2300 2000 1600 750 900 800
Nước thải vào
B
Ngăn tiếp nhận
Mương dẫn nước
b
h1
Hình 3.1. Ngăn tiếp nhận
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 37 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
3.3.2. Song chắn rác
a.Tính toán mương dẫn nước thải từ ngăn tiếp nhận đến song chắn rác
Bảng 3.4 : Kết quả tính toán thuỷ lực mương dẫn nước thải ở song chắn rác:
Thông số thuỷ lực
Lưu lượng tính toán, l/s
Qtb = 454,23 Qmax = 567,84 Q min = 227,02
Độ dốc i 0,001 0,0011 0,001
Vận tốc v ( m/s) 0,86 0,95 0,71
Độ đầy h (m) 0,66 0,75 0,39
Chiều ngang (m) 1 1 1
Chiều cao lớp nước (m) 0,66 0,75 0,39
Chiều cao xây dựng mương : H = hmax + hbv (m) (3.14)
Trong đó: hmax là chiều cao lớp nước lớn nhất trong mương, hmax = 0,75 m
hbv là chiều cao bảo vệ, hbv = 0,35 m (0,3÷0,5m)
 Chiều cao xây dựng mương H = 0,75 + 0,35 = 1,10 (m)
b. Tính toán song chắn rác
- Chiều sâu của lớp nước ở song chắn rác lấy bằng chiều cao lớp nước trong
mương dẫn trước song chắn rác, h = 0,75 m.
- Số khe hở của song chắn rác : K
h
l
v
q
n 



1
(khe) (3.15)
Trong đó:
n: Số khe hở.
q: Lưu lượng của nước thải, q = 567,84 l/s = 567,84×10-3 (m3/s)
v: Tốc độ nước chảy qua song chắn, lấy bằng vận tốc trong mương dẫn,
v = 0,95 m/s. (0,8-1m/s)
l: Khoảng cách giữa các khe hở, song chắn rác tinh chọn l=16 mm.
hmax: Chiều sâu lớp nước ở song chắn rác, hmax =0,75 m.
K : Hệ số kể đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, K=1,05
52
05
,
1
75
,
0
016
,
0
95
,
0
56784
,
0





n (khe)
- Chiều rộng của song chắn rác được tính theo công thức sau:
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 38 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
BS = s×(n - 1) + (l  n) (m) (3.16)
BS = 0,008×(52- 1) + (0,016 × 52) =1,24 (m)
Trong đó:
n : Số khe hở, n = 52 khe.
s : Bề dày của thanh chắn rác, thường lấy s = 0,008m.
- Kiểm tra vận tốc dòng chảy ở phần mở rộng của mương trước song chắn ứng với
qmin để khắc phục khả năng lắng đọng cặn khi vận tốc nhỏ hơn 0,4m/s:
4
,
0
47
,
0
39
,
0
24
,
1
22702
,
0
min
min
min 





h
B
q
v
s
(m/s) (thoả mãn). (3.17)
- Tổn thất áp lực ở song chắn rác được tính theo công thức sau:
1
2
2
K
g
v
hs 

  (m) (3.18)
Trong đó:
v : Vận tốc của nước thải qua song chắn rác, v = 0,95 m/s.
K1: Hệ số kể đến tổn thất do vướng rác ở song chắn, K1=3 (Điều 8.2.6-[1])
 : Hệ số cản cục bộ của song chắn đuợc xác định theo công thức.
628
,
0
60
sin
015
,
0
008
,
0
83
,
1
sin
3
4
3
4
















 o
l
s


 (m)
β: Hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn, lấy theo Bảng 3-7-
[8]. Chọn dạng hình dạng của thanh chắn rác tương ứng với hệ số β=1,83.
α : Góc nghiêng của song chắn so với hướng dòng chảy, α= 60o.
Khi đó: hs = 0,628×
81
,
9
2
3
95
,
0 2


= 0,086 (m)
- Chiều dài phần mở rộng trước thanh chắn rác L1:
32
,
0
20
2
8
,
0
24
,
1
2
1 






tg
tg
B
B
L M
S

(m) (3.19)
Trong đó:
Bs : Chiều rộng của song chắn rác, Bs = 1,24 m.
Bm: Chiều rộng của mương dẫn, Bm = 0,8 m.
 : Góc nghiêng chỗ mở rộng, lấy  = 200.
- Chiều dài phần mở rộng sau song chắn rác:
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 39 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
16
,
0
2
32
,
0
2
1
2 


L
L (m) (3.20)
- Chiều dài xây dựng của phần mương để lắp đặt song chắn rác:
L = L1 + L2 + Ls = 0,32 + 0, 16 + 1,5 = 1,98 (m) (3.21)
Trong đó:
Ls: Chiều dài phần mương đặt song chắn rác, Ls = 1,50 m.
- Chiều sâu xây dựng của phần mương đặt song chắn rác:
H = hn + hs + 0,5 = 0,75+ 0,064 + 0,5 = 1,32 (m) (3.22)
Trong đó:
hn : Chiều cao lớp nước trong mương dẫn, hmax = 0,75 m.
hs : Tổn thất áp lực ở song chắn rác, hs = 0,065 m.
0,5: Khoảng cách giữa cốt sàn nhà đặt song chắn rác và mực nước cao nhất
(Điều 8.2.5-[1]).
- Khối lượng rác lấy ra trong ngày đêm:
68
,
2
1000
365
122345
8
1000
365






 ll
N
a
W (m3/ngđ) (3.23)
Trong đó:
Nll : Dân số tính toán theo chất rắn lơ lửng.
Nll =
65
39300
63
,
202 


ll
sx
ss
n
Q
C
= 122345 ( người)
Với:
Css : Nồng độ nước thải sản xuất, Css=202,63 mg/l.
Qsx : Lưu lượng nước thải sản xuất, Qsx= 39300 m3/ngđ.
nll : Tải lượng chất lơ lửng của nước thải sinh hoạt cho 1 người trong một ngày
đêm lấy theo (Bảng 25-[1]), nll = 65 g/ng.ngđ.
a : Lượng rác tính cho đầu người trong năm (Bảng 20-[1]), với l =16 mm lấy
a = 8 l/ng.năm.
- Trọng lượng rác ngày đêm:
P = W × G = 2,68 × 750 = 2010 (kg/ngđ) = 2,01 (T/ngđ) (3.24)
Trong đó:
G : Khối lượng riêng của rác,G =750 kg/m3 (Điều 7.2.12-[1]).
Rác được phơi ráo rồi vận chuyễn đi nơi khác.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 40 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Song chắn rác thủ công nên có 1 bể làm việc và có các khe phai để sử dụng khi
cần thiết. Kích thước song chắn rác B×L×H là 1,24m×1,50m×1,32m.
Hình 3.2. Song chắn rác
Hàm lượng chất lơ lửng và chất hữu cơ của nước thải sau khi qua song chắn rác
thay đổi không thay đổi
3.3.3. Bể lắng cát ngang
Bể lắng cát ngang được xây dựng để tách các hợp chất không tan vô cơ mà chủ
yếu là cát ra khỏi nước thải. Việc tách loại khỏi nước thải các loại tạp chất này là rất cần
thiết để tránh những ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc cuả các công trình có liên
quan sau đó. Vì vậy trong trạm xử lý nước thải, bể lắng cát thường được đặt trước bể
lắng 1 và sau song chắn rác.
Nước thải theo mương dẫn đi vào bể lắng cát. Dưới tác dụng của lực trọng trường,
các phần tử có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy bể trong quá trình
chuyển động. Cát lắng sẽ được tập trung về hố thu cặn ở đầu bể bằng cào sắt và được
lấy ra bằng bơm phun tia hoặc lấy bằng phương pháp thủ công.
Yêu cầu đối với bể lắng cát ngang: (Điều 8.3.4 –[1])
- Tốc độ giới hạn trong bể lắng cát ngang: 0,15 - 0,3 m/s.
- Thời gian lưu lại cát trong bể lắng cát ngang không nhỏ hơn 30 s.
A
1 2
hs
h1
h1
A-A
h1
Bs
Bm
L1 L2
Ls
A
1-SONG CHẮN RÁC
2-SÀN CÔNG TÁC
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 41 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
- Chiều sâu tính toán 0,25m đến 1m.
- Độ lớn thủy lực của cát giữ lạo 18 đến 24mm/s.
a.Tính toán mương dẫn vào bể lắng cát
Mương dẫn vào bể lắng cát giống với mương dẫn vào song chắn rác.
b.Tính toán bể lắng cát ngang
Chọn xây dựng 2 bể lắng cát ngang.
- Chiều dài của bể lắng cát ngang được tính theo công thức :
L =
2
,
24
3
,
0
1
3
,
1
1000
1000 






Uo
V
H
K
= 16 (m) (3.25)
Trong đó:
K : Hệ số phụ thuộc vào loại bể lắng cát và độ thô thuỷ lực của hạt cát Uo. Ở
đây chọn loại bể là bể lắng cát ngang và hạt cát có độ thô thuỷ lực là 24,2 mm/s nên
K=1,3 (Bảng 27 –[1]).
H : Độ sâu tính toán trong bể lắng cát, H =1m ( 0,25-1(m)(Điều 8.3.4 –[1]).
V : Tốc độ nước thải trong bể lắng cát ngang, V = 0,3m/s ( Bảng 28 –[1]).
Uo: Độ thô thuỷ lực của hạt cát Uo = 24,2 mm/s ( Điều 8.3.4 –[1]).
Tiết diện ướt của 1 bể: W= 95
,
0
2
3
,
0
10
84
,
567 3
max






n
v
q
(m3) (3.26)
Trong đó:
q : Lưu lượng nước thải vào bể, qmax= 567,84×10-3 m3/s.
v : Tốc độ nước thải trong bể lắng cát ngang, v= 0,3m/s.
n : Số bể làm việc, n= 2 bể.
- Chiều rộng của bể lắng cát ngang được tính theo công thức :
B = 1
1
95
,
0


H
W
(m ) (3.27)
- Thể tích phần chứa cát của bể lắng cát ngang được tính theo công thức:
Wc = 9
,
4
1000
2
122345
02
,
0
1000





 t
N
P ll
(m3/ngđ) (3.28)
Trong đó:
P = 0,02 l/ng.ngđ: Lượng cát giữ lại trong bể lắng cát cho một người trong ngày
đêm lấy (Bảng 28 – [1]).
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 42 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Nll = 122345 người: Dân số tính toán theo chất rắn lơ lửng. (người)
t = 2 ngày : Chu kì xả cát, tránh được sự phân huỷ của cặn.
- Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát ngang trong một ngày đêm:
hc = 




 2
1
16
89
,
4
n
B
L
Wc
0,15 (m) (3.29)
Trong đó:
B : chiều rộng của bể lắng cát ngang, B = 1 (m).
L : chiều dài của bể lắng cát ngang, L = 16 (m).
n: Số đơn nguyên công tác, n = 02.
- Chiều cao xây dựng của bể lắng cát ngang:
Hxd = H + hc + hbv = 0,75+ 0,15+ 0,3 = 1,2 (m) (3.30)
Trong đó:
H = 0,75 m : Chiều cao lớp nước có trong bể lắng cát ngang .
hbv= 0,3 m : Khoảng cách từ mực nước đến thành bể.
Hình 3.3. Bể lắng cát ngang
Cát sau lắng ở ngăn chứa cát được lấy ra khỏi bể bằng thiết bị bơm phun tia.
Cát ở bể lắng cát được gom về hố tập trung ở đầu bể lắng bằng thiết bị cào cơ giới,
từ đó thiết bị nâng thuỷ lực sẽ đưa hỗn hợp cát - nước đến sân phơi cát.
Để vận chuyển bằng thủy lực 1 m3 cặn cát ra khỏi bể phải cần tới 20 m3 nước.
Lượng nước cần dùng cho thiết bị nâng thủy lực trong một ngày là:
Q = Wc 20 = 4,9  20 = 98 (m3/ngđ) (3.31)
4
4
5
3
5
3
2
2
1
1 Chú thích
1. Máng dẫn nước đến bể lắng cát.
2. Mương dẫn nước sau lắng cát.
3. Máng phân phối nước vào các
bể lắng cát
4. Máng thu nước sau bể lắng cát .
5. Hố thu cát
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 43 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
3.3.4. Sân phơi cát
Cát sau khi đã ra khỏi bể lắng cát ngang có chứa một lượng nước đáng kể, do đó
cần làm ráo cát (tách nước ra khỏi cát ) để dễ dàng vận chuyển đi nơi khác. Quá trình
này được diễn ra tại sân phơi cát.
- Diện tích hữu ích của sân phơi cát được tính theo công thức :
F = 180
5
1000
365
02
,
0
122345
1000
365








h
P
Nll
(m2) (3.32)
Trong đó:
Nll = 122345 người : Dân số tính toán tính theo chất lơ lửng.
P = 0,02 l/ng.ngđ : Lượng cát giữ lại trong bể lắng cát cho một người trong ngày
đêm (Bảng 28 –[1]).
h = 5m/năm : Chiều cao lớp cát trong năm ( khi lấy cát đã phơi khô theo chu kì lấy
cát), (Điều 8.3.8 –[1]).
Chọn sân phơi cát gồm 2ô, diện tích mỗi ô là 90 m2.
Kích thước mỗi ô : 9m × 10m.
1. Ống dẫn cát
2. Ống thu nước
Hình 3.4. Sân phơi cát
* Tính toán lượng nước hồi lưu từ sân phơi cát về lại nguồn tiếp nhận
QHL= Wc×60%+Qct (m3/h) (3.33)
QHL= 4,9 × 0,6 + 98 = 100,94 (m3/ngđ) = 4,21 (m3/h)
2
1
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 44 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
3.3.5. Bể điều hoà
a. Tính thể tích bể điều hoà
Để xác định thể tích bể điều hoà ta dựa vào lưu lượng thải theo giờ Qh, thể tích
tích lũy vào Vv và thể tích tích lũy bơm đi Vb, lập bảng thể tích tích lũy cho mỗi giờ
trong ngày.
Bảng 3.5. Bảng phân bố lưu lượng nước thải theo giờ trong bể điều hòa.( Xem phần
phụ lục 10)
- Thể tích lý thuyết bể điều hoà bằng hiệu đại số giá trị dương lớn nhất và giá trị
âm nhỏ nhất của cột hiệu số tích luỹ:
Vđh(lt)=Vmax -Vmin= 1635,94 –(–4907,83) = 6543,77 (m3) (3.34)
Trong đó:
Vđh(lt) : Thể tích lý thuyết của bể điều hoà, m3.
Vmax : Hiệu số thể tích tích lũy dương lớn nhất, Vmax = 1635,94 m3.
Vmin : Hiệu số thể tích tích lũy âm nhỏ nhất, Vmin = -4907,83 m3.
- Thể tích thực tế bể điều hoà:
Vđh(tt) = 1,2  Vđh(lt) = 1,2 6543,77 = 7852,52 (m3) (3.35)
- Chọn bể điều hoà hình vuông, chiều cao lớp nước lớn nhất hmax= 4,5 m.
Vậy chiều cao tổng cộng:
H = hmax+ hbv = 4,5 + 0,5= 5,0 (m) (3.36)
- Diện tích bề mặt thoáng của bể:
F =
0
,
5
52
,
7852
max

h
V
= 1570,5 (m2) (3.37)
- Kích thước bể điều hoà: L × B × H= 40m × 40m × 5m.
- Lưu lượng trung bình nước thải sau khi ra khỏi bể điều hòa:
QTB,h =
24
39246
24

ngđ
Q
= 1635,25 (m3/h) (3.38)
b. Tính toán dàn ống khí
Khuấy trộn bể điều hoà bằng hệ thống thổi khí.
- Lượng khí nén cần thiết cho khuấy trộn:
qkhí = RVđh(tt) = 10 × 7852,52 = 78525 l/phút = 1308,75 (l/s) (3.39)
Trong đó:
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 45 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
R :Tốc độ khí nén, R = (10  15) l/m3.phút ( Bảng 9-7, [8]), chọn R = 10
(l/m3.phút)
Vđh(tt): Thể tích thực tế bể điều hòa, Vđh(tt) = 7852,52 m3.
Chọn loại thiết bị khuếch tán khí bằng đĩa sứ, có lưu lượng khí r =(11  96)
lít/phút.cái, chọn r = 87,25 lít/phút.cái (Bảng 9-8-[8]).
Vậy số đĩa sứ:
n =
r
qkhi
=
25
,
87
78525
= 900 (đĩa) (3.40)
Để khuếch tán khí đều trong toàn bể các đĩa sứ được bố trí như sau:
+ Theo chiều dài của bể 30 đĩa.
+ Theo chiều rộng của bể 30 đĩa.
+ Khoảng cách giữa hai đĩa là 1290 mm.
Các thông số của ống chính cấp khí:
- Chọn đường kính của ống dẫn khí chính: d = 350 mm.
- Tiết diện ống: f =
2
d
4

=
4
35
,
0
14
,
3 2

= 0,096 (m2) (3.41)
- Vận tốc khí trong ống: v =
f
qkhí
=
096
,
0
10
75
,
1308 3


= 13,6 (m/s) (3.42)
Đảm bảo vận tốc đặc trưng trong ống dẫn (v = 9  15 m/s), (Bảng 9-9-[8]).
Các thông số của ống nhánh cấp khí:
+ Số ống nhánh bằng số đĩa sứ bố trí theo chiều dài của bể ( 30 ống).
+ Lưu lượng trong một ống nhánh : qn =
n
qkhi
=
30
75
,
1308
= 43,63 (l/s)
Chọn vận tốc trong ống nhánh v = 8,6 m/s.
Tiết diện ống nhánh: f =
v
qn
=
6
,
8
10
64
,
43 3


= 5,09×10-3 (m2)
Đường kính ống: d =

f

4
=
14
,
3
10
09
,
5
4 3



= 250 (mm)
Các ống được bố trí sao cho mặt dưới ống phải đặt tuyệt đối theo phương ngang
dọc theo bể trên các giá đỡ để ở độ cao 60  100 mm so với đáy bể.
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 46 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
3.3.6. Bể trung hoà
Độ pH của nước thải ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất xử lý của các công trình sau,
đặc biệt là các công trình xử lý sinh học nên việc trung hòa nước thải là cần thiết.
Hóa chất sử dụng là H2SO4 và NaOH, được châm ở đầu bể. Để tạo điều kiện tiếp
xúc giữa hóa chất và nước thải ta lưu nước trong ngăn 5 phút và xây dựng các vách
ngăn zích zắc.
Các thông số tính toán:
- Lưu lượng nước thải: Q = 39300 m3/ngđ.
- Số lượng bể: n = 1.
- Dung tích bể trung hòa: W =
60
24
5
39300
60
24 



t
Qkngđ
= 136,27 (m3) (3.43)
- Chọn chiều cao lớp nước trong bể: h = 1,5 m.
- Chiều cao xây dựng của bể: H = h+hbv= 1,5 + 0,5 = 2 (m)
Trong đó:
h=1,5m : Chiều cao lớp nước trong bể.
hbv =0,5 m: Chiều cao bảo vệ.
- Diện tích bề mặt của bể trung hòa: F =
2
27
,
136

H
W
= 68 (m2) (3.44)
Chọn chiều dài của bể: L = 9 m
Chiều rộng của bể: B = 8 m
Chia bể trung hoà thành 7 ngăn nhỏ, chiều rộng của mỗi ngăn nhỏ:
b =
7
9
= 1,3 (m)
Vậy kích thước của bể: L × B ×H = 9m × 8m × 2m.
A
A
Hình 3.5. Bể trung hoà
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 47 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Khi sử dụng hóa chất trung hòa nước thải, khoảng 50% các chất hữu cơ khó phân
hủy sinh học chuyển sang dạng dễ phân hủy sinh học. Khi đó hàm lượng chất hữu cơ
trong nước thải sau khi ra khỏi bể trung hòa là:
LBOD5 = LBOD5 + 50%×LCOD = 109,42+ 0,5 ×(401,87-109,42) = 255,65(mg/l)
3.3.7. Bể lắng ly tâm đợt 1
- Bán kính bể lắng ly tâm 1 (Điều 8.5.4-[1])
)
(
6
.
3 0
,
m
N
KU
Q
R
h
tb

 (3.45)
Trong đó:
Qtb,h: Lưu lượng tổng cộng trung bình theo giờ (m3/h)
N: Số bể lắng ly tâm công tác, chọn N= 4 bể
U0: độ lớn thủy lực của hạt cặn











 n
h
KH
t
H
K
U
1000
0
U0 = 82
,
0
0
16
,
1
1193
80
,
0
2
45
,
0
1000






( s
mm/ )
- K: hệ số phụ thuộc vào loại bể lắng, với bể lắng ly tâm K= 0,45 (Điều 8.5.4.[1])
- Giá trị
n
h
H
K





 .
=1,16 ứng với chiều cao công tác của bể lấy Hct= 2m (Bảng 34-
[1])
- n: hệ số phụ thuộc vào tính chất của chất lơ lửng, đối với nước thải sinh hoạt lấy
n= 0,25 (Điều 8.5.4.b-[1])
- α: hệ số tính đến ảnh hưởng của nhiệt độ của nước thải đối với độ nhớt, với
nhiệt độ nước thải t=300C tương ứng với α=0,8 (bảng 31- [1])
Với Cll=202,63 (mg/l) và hiệu suất lắng của bể lắng ly tâm đợt I là E=60%. Nội
suy (bảng 33-[1]) ta được t= 1193 (s) =20 (phút).
- V: tốc độ tính toán trung bình vùng lắng, trong bể lắng ly tâm là tốc độ tại tiết
diện ở điểm giữa tính từ tâm ra biên bán kính. Đối với bể lắng ly tâm V lấy = 5 –
10mm/s, chọn V=5mm/s.
-  : thành phần thẳng đứng của tốc độ của nước thải xác định (bảng 32- [1])
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 48 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Ứng với V=5mm/s ta được  =0 mm/s
5
,
9
4
82
,
0
45
,
0
14
,
3
6
,
3
24
,
1635






R (m)
- Đường kính của 1 bể lắng ly tâm
Db=2 x R= 2 x 9,5= 19,0 (m).
- Đường kính ống trung tâm: d = 15%Db = 0,15× 19 = 2,85 m
- Diện tích tiết diện của 1 bể lắng li tâm :
F =
4
2
D


=
4
19
14
,
3 2

= 283,4 (m2) (3.46)
-Thể tích ngăn công tác của bể
Wb= F×H= 283,4 × 2 =566,8 (m3) (3.47)
Chiều cao vùng lắng H=1,5-5 (m). Lấy H = 2m (8.5.11.b- [1])
Kiểm tra lại thời gian lưu nước
4
,
1
24
,
1635
4
8
,
566
,





h
Tb
b
Q
N
W
t (h) (3.48)
- Tính toán máng tràn thu nước xung quanh bể:
Ta có lưu lượng nước thải trong 1 bể :
Qb = 81
,
408
4
24
,
1635
4
,


h
tb
Q
(m3/h) (3.49)
Chọn máng tràn có bề rộng B = 500mm
Tải trọng của máng tràn :
u = 85
,
6
19
14
,
3
81
,
408



 D
Qb

(m3/m.h) = 1,9 (l/m.s) < 10 (l/m.s) (8.5.10- [1])
- Hàm lượng chất lơ lửng trôi theo nước ra khỏi bể lắng li tâm đợt I là:
C1= 2
,
91
100
)
55
100
(
63
,
202
100
)
100
(





 E
Cll
(mg/l) (3.50)
+ Cll=202,63 (mg/l): hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải khi đưa vào xử lý
+ E1 = 55% : hiệu suất lắng chất lơ lửng của bể lắng li tâm
- Bể lắng li tâm có dạng hình trụ, độ dốc đáy bể là 1%.(8.5.11b –[1]).
- Chọn thời gian giữa 2 lần xả cặn là t = 8h.
- Dung tích cặn trong mỗi bể được tính:
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 49 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Wc
b =
n
p
K
t
E
C
q ll








1000
1000
)
100
(
(m3/8h). (3.51)
Trong đó:
Cll: hàm lượng chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải ban đầu, Cll = 202,63(mg/l)
E : hiệu suất lắng của bể lắng li tâm đợt I, E = 55%.
P : độ ẩm của cặn lắng, P = 95%. ( 8.5.5 –[1])
T : chu kỳ xả cặn, T = 8h.
K : Hệ số kể đến khả năng tăng lượng cặn do có cỡ hạt lơ lửng lớn, K = 1,1
q : lưu lượng nước thải trung bình theo giờ, q = 1635,24 (m3/h).
n: Số bể lắng công tác. n = 4 bể
Wc
b =
4
10
)
95
100
(
1
,
1
8
55
63
,
202
24
,
1635
6







=8,01 (m3/8h) =24,03 (m3/ngd)
-Lượng cặn tổng cộng của 4 bể :Wc= 4 Wb
c = 4 24,03 =96,12 (m3/ngd)
- Chiều cao xây dựng của bể lắng ly tâm là :
Hb = H1 + h2 + h3 + h4 = 2 + 0,3+ 0,5+ 0, 8 = 3,6 (m). (3.52)
Trong đó:
H1 = 2m: chiều cao vùng lắng trong bể lắng ly tâm
h2 = 0,3m : chiều cao của lớp trung hoà. ( 8.5.11b –[1])
h3 = 0,5m : chiều cao bảo vệ.
h4 = 0,8m : chiều cao phần tạo độ dốc:
h4= 0
5
2
1
19
2
1
tg
tg
Db





 =0,8 (m)
Với D: đường kính bể Db = 19m;
 : góc tạo độ dốc o
5

 ;
1m: đường kính đáy bể.
* Tính toán chi tiết bể lắng ly tâm:
Tính toán ngăn phân phối:
Đường kính ống phân phối nước trung tâm : Dtt=700 mm
Đường kính của ống trung tâm: dtt =3 m.
Chiều cao của ống trung tâm lấy bằng 2/3H=1,33(m)
Đường kính ống thu nước sau lắng chọn D=500mm
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 50 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Đường kính ống xả cặn chọn dc=300mm
A
A
2
4
3
1
10
12
13
Hình 3.6. Bể lắng ly tâm đợt 1
Chú thích:
1-Ống dẫn nước thải vào bể; 2– Tấm phân phối; 3– Máng thu nước; 4– Ống
dẫn nước ra; 5– Hố thu cặn; 6– Sàn công tác; 7– Tấm gạt cặn; 8– Tấm gạt chất nổi.
* Sau khi qua lắng 1 nước thải có hàm lượng các chất như sau:
LSS = 91,2 (mg/l)
LBOD5 = 255,65 (mg/l)
3.3.8. Bể trộn
Nước thải công nghiệp có thành phần chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) rất ít, không
đủ để tạo điều kiện thích hợp cho vi sinh vật sống và hoạt động. Do đó trước khi vào
công trình sinh học nước thải cần được bổ sung chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này
ta thiết kế bể với tình trạng bất lợi nhất là trong nước thải không có thành phần này.
Hóa chất dùng để cấp chất dinh dưỡng cho nước thải được chọn là dung dịch phân
urê và Canxi photphat.
a . Tính toán kích thước bể trộn chất dinh dưỡng
Các thông số tính toán:
- Chọn thời gian lưu nước : t = 5 phút.
- Dung tích của ngăn trộn:
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 51 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
W = QTB,h × t = 5
60
24
,
1635
 = 136,27 (m3) (3.53)
- Chọn chiều cao lớp nước trong bể: H = 1,6 m.
- Chiều cao xây dựng của bể: HXD = 1,6 + 0,4 = 2,0 (m) (3.54)
- Diện tích bề mặt của ngăn: F =
6
,
1
27
,
136

H
W
= 85,2 (m2) (3.55)
Chọn kích thước của bể là: LxB = 10 m x 9 m
Chia bể làm 7 ngăn nhỏ: b = 1,3 m
Kích thước của bể trộn: L ×B × H = 10m × 9m ×2m.
b. Tính toán kích thước ngăn phân phối
- Thời gian lưu nước trong ngăn phân phối: t = 1 phút.
- Thể tích ngăn phân phối: Wpp = QTB,h  t = 1
60
24
,
1635
 = 27,3 (m3) (3.56)
- Chọn chiều cao lớp nước trong ngăn phân phối: H = 1,5m.
- Chiều cao xây dựng của ngăn: HXD = 1,5 + 0,5 = 2,0 (m). (3.57)
- Diện tích của ngăn phân phối: F =
5
,
1
3
,
27

H
W
= 18,2 (m2) (3.58)
Chọn chiều dài của ngăn phân phối bằng chiều rộng của bể trộn chất dinh dưỡng
Lpp= 9 m.
Kích thước của ngăn phân phối: L × B×H = 9m ×2,0m×2,0m
Sau khi qua bể trộn chất dinh dưỡng, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải có
tăng lên, nhưng không đáng kể, và đó cũng là chất rắn vô cơ nên dễ dàng lắng được.
3.3.9. Tính toán hoá chất
a. Bể chứa Urê (nồng độ 10%) và bơm châm dung dịch urê
Trong xử lý sinh học bằng quá trình bùn hoạt tính, tỷ lệ BOD : N = 100 : 5, khi
qua bể trung hòa thì hàm lượng BOD sẽ tăng 50% khi đó LBOD5 dẫn vào = 255,65 (mg/l),
lượng N cần thiết là: N =
100
5 5
BOD
L

= 78
,
12
100
65
,
255
5


(mg/l) (3.59)
Phân tử lượng của Urê (H2N-CO-NH2) = 60
Khối lượng phân tử N2 = 2 × 14 = 28
Tỷ lệ khối lượng:
60
28

Ure
N
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 52 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Lượng Urê cần thiết = 39
,
27
28
78
,
12
60


(mg/l) (3.60)
Lưu lượng nước thải trung bình cần xử lý: Q = 39300 m3/ngđ
Lượng Urê tiêu thụ = 66
,
933
1000
39300
39
,
27


(kg/ngđ)
Nồng độ dung dịch Urê sử dụng = 10% hay 100kg/m3
Lưu lượng dung dịch Urê cung cấp = 34
,
9
100
66
,
933
 (m3/ngđ)= 399,17 (l/h) (3.61)
Thời gian lưu dung dịch = 1ngày
Thể tích bể yêu cầu = 9,5 m3
Chọn 2 máy bơm châm Urê (1vận hành, 1dự phòng)
Đặc tính bơm định lượng: Q = 399,17(l/h), áp lực 6 (bar).
b. Dung dịch CaHPO4 và bơm cấp dung dịch CaHPO4
Trong quá trình xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính luôn phải đảm bảo tỉ lệ
BOD:P=100:1, do đó BOD 5đầu vào = 255,65 (mg/l)
P cần thiết: 56
,
2
100
65
,
255
1



P (mg/l) (3.62)
Sử dụng CaHPO4 làm tác nhân cung cấp P.
Phân tử lượng của CaHPO4 : 136
Khối lượng phân tử P : 31
Tỉ lệ khối lượng
136
31
CaHPO4

P
Lượng CaHPO4 cần thiết = 23
,
11
31
56
,
2
136


(mg/l) (3.63)
Lưu lượng nước thải cần xử lý Q = 39246 (m3/ngđ).
Lượng CaHPO4 cần tiêu thụ 73
,
440
1000
39246
23
,
11


(kg/ ngđ) (3.64)
Lượng CaHPO4 cần sử dụng: 75% hay 750Kg/m3.
Lưu lượng CaHPO4 cung cấp 59
,
0
750
73
,
440
 (m3/ngđ) = 24,58 (l/h) (3.65)
Thời gian lưu : t = 2 ngày.
Thể tích bể yêu cầu: 0,59 2 = 1,18 m3= 1180( lít )
Chọn 2 bơm cấp dung dịch CaHPO4 (1 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng)
Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ
GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 53 -
SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1
Đặc tính bơm định lượng: Q = 24,58 (l/h); áp lực 5(bar).
c. Bể chứa dung dịch axit H2SO4 và bơm cấp H2SO4
Lưu lượng thiết kế: QTB,h = 1635,24 (m3/h)
)
/
(
000005
,
0
7
9
max
l
mol
K
pH
pH
trunghoa
vao



Khối lượng phân tử 4
2SO
H = 98(g/mol).
Nồng độ dung dịch 4
2SO
H = 98%.
Trọng lượng riêng của dung dịch =1,84(g/l).
Liều lượng châm vào = 444
,
0
10
84
,
1
98
1000
24
,
1635
98
000005
,
0






(l/ h) (3.66)
Thời gian lưu: 15 ngày
Thể tích cần thiết của bể chứa: 0,444  24  15 =159,84 (lít).
Chọn 2 bơm cấp acid H2SO4 ( 1 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng ).
Đặc tính bơm định lượng: Q = 0,444 (l/h); áp lực 5(bar).
d. Bể chứa dung dịch NaOH và bơm cấp NaOH
Lưu lượng thiết kế: Qtb,h = 1635,24 (m3/h)
pHvaomax=9
pHtrunghoa=7
K=0.00001
Khối lượng phân tử NaOH : 40(g/mol).
Nồng độ dung dịch NaOH : 20%.
Trọng lượng riêng của dung dịch : 1,53(g/l).
Liều lượng châm vào = 14
,
2
10
53
,
1
20
1000
24
,
1635
40
00001
,
0






(l/ h) (3.67)
Thời gian lưu: 15 ngày
Thể tích cần thiết của bể chứa: 2,14  24 15 = 770,5 (lít).
Chọn 2 bơm cấp xút NaOH (1 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng)
Đặc tính bơm định lượng: Q = 2.14 (l/h); áp lực 5(bar).
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ
4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b   tỉnh bđ

More Related Content

What's hot

Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISNgô Doãn Tình
 
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTPHCM
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTLập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Thuyet minh tinh
Thuyet minh tinhThuyet minh tinh
Thuyet minh tinhD25051989
 
Danh Sách Tiêu Chuẩn Thay Thế theo quyết định 212-BXD của Bộ Xây Dựng
Danh Sách Tiêu Chuẩn Thay Thế theo quyết định 212-BXD của Bộ Xây DựngDanh Sách Tiêu Chuẩn Thay Thế theo quyết định 212-BXD của Bộ Xây Dựng
Danh Sách Tiêu Chuẩn Thay Thế theo quyết định 212-BXD của Bộ Xây DựngNguyễn Công
 
composite phân loại và ứng dụng
 composite phân loại và ứng dụng composite phân loại và ứng dụng
composite phân loại và ứng dụngDUY TRUONG
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnNhung Lê
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 Powerpoint Ô nhiễm môi trường Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trườngNhung Lê
 
Nhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn QuangNhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn QuangTrinh Van Quang
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 
Quản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựaQuản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựanhóc Ngố
 
Trac+dia+bai+giang
Trac+dia+bai+giangTrac+dia+bai+giang
Trac+dia+bai+giangManh Tran
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtDuong Tran
 
Vấn đề năng lượng
Vấn đề năng lượngVấn đề năng lượng
Vấn đề năng lượngÁi Như Dương
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíTan Nguyen Huu
 

What's hot (20)

Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAYĐề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
 
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
 
Thuyet minh tinh
Thuyet minh tinhThuyet minh tinh
Thuyet minh tinh
 
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAYĐề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
 
Danh Sách Tiêu Chuẩn Thay Thế theo quyết định 212-BXD của Bộ Xây Dựng
Danh Sách Tiêu Chuẩn Thay Thế theo quyết định 212-BXD của Bộ Xây DựngDanh Sách Tiêu Chuẩn Thay Thế theo quyết định 212-BXD của Bộ Xây Dựng
Danh Sách Tiêu Chuẩn Thay Thế theo quyết định 212-BXD của Bộ Xây Dựng
 
composite phân loại và ứng dụng
 composite phân loại và ứng dụng composite phân loại và ứng dụng
composite phân loại và ứng dụng
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắn
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 Powerpoint Ô nhiễm môi trường Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 
Ô nhiễm tài nguyên đất.
Ô nhiễm tài nguyên đất.Ô nhiễm tài nguyên đất.
Ô nhiễm tài nguyên đất.
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai
Tổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất ĐaiTổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai
Tổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai
 
Nhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn QuangNhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn Quang
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Quản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựaQuản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựa
 
Thuyet minh bien phap thi cong
Thuyet minh bien phap thi congThuyet minh bien phap thi cong
Thuyet minh bien phap thi cong
 
Trac+dia+bai+giang
Trac+dia+bai+giangTrac+dia+bai+giang
Trac+dia+bai+giang
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
Vấn đề năng lượng
Vấn đề năng lượngVấn đề năng lượng
Vấn đề năng lượng
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
 

Similar to 4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b tỉnh bđ

BC khu công nghiệp và đô thị mỹ phước 3
BC khu công nghiệp và đô thị mỹ phước 3BC khu công nghiệp và đô thị mỹ phước 3
BC khu công nghiệp và đô thị mỹ phước 3nataliej4
 
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bcktkt thiet lo dot l fi 05
Bcktkt thiet lo dot l fi 05Bcktkt thiet lo dot l fi 05
Bcktkt thiet lo dot l fi 05Binh Minh Tran
 
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) nataliej4
 
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng NaiPhân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng NaiBluebell Bing Bing
 
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ ChiQuy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chithao3570
 
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dungQl1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dungSon Nguyen
 
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòngđồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phònghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòngđồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phònghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhBài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhLanh Chanh
 
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhBài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhLanh Chanh
 
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh dia khoi c - nam 2013
Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh dia khoi c - nam 2013Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh dia khoi c - nam 2013
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh dia khoi c - nam 2013Trungtâmluyệnthi Qsc
 
Qd 411 quy hoạch lộ giới tam điệp
Qd 411 quy hoạch lộ giới tam điệpQd 411 quy hoạch lộ giới tam điệp
Qd 411 quy hoạch lộ giới tam điệpphamluongvietha
 

Similar to 4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b tỉnh bđ (20)

BC khu công nghiệp và đô thị mỹ phước 3
BC khu công nghiệp và đô thị mỹ phước 3BC khu công nghiệp và đô thị mỹ phước 3
BC khu công nghiệp và đô thị mỹ phước 3
 
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
 
Bài 38
Bài 38Bài 38
Bài 38
 
Bcktkt thiet lo dot l fi 05
Bcktkt thiet lo dot l fi 05Bcktkt thiet lo dot l fi 05
Bcktkt thiet lo dot l fi 05
 
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
 
Phân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng nai
Phân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng naiPhân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng nai
Phân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng nai
 
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng NaiPhân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
 
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ ChiQuy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Lucky garden Bình Mỹ Củ Chi
 
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dungQl1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
Ql1 p1-t1-c6-6.7-phan xay dung
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Lâm Thịnh Hào
Kế hoạch bảo vệ môi trường Lâm Thịnh HàoKế hoạch bảo vệ môi trường Lâm Thịnh Hào
Kế hoạch bảo vệ môi trường Lâm Thịnh Hào
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
Kế hoạch bảo vệ môi trường An PhúKế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
Kế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
 
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòngđồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
 
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòngđồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
 
Dự án đầu tư khu du lịch
Dự án đầu tư khu du lịchDự án đầu tư khu du lịch
Dự án đầu tư khu du lịch
 
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhBài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
 
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minhBài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
Bài tiểu luận thực tế khu công nghiệp quang minh
 
Phát Triển Các Khu Công Nghiệp, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Phát Triển Các Khu Công Nghiệp, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docPhát Triển Các Khu Công Nghiệp, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Phát Triển Các Khu Công Nghiệp, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh dia khoi c - nam 2013
Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh dia khoi c - nam 2013Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh dia khoi c - nam 2013
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh dia khoi c - nam 2013
 
Qd 411 quy hoạch lộ giới tam điệp
Qd 411 quy hoạch lộ giới tam điệpQd 411 quy hoạch lộ giới tam điệp
Qd 411 quy hoạch lộ giới tam điệp
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

4.3.7. thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp b tỉnh bđ

  • 1. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 1 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP B - TỈNH BĐ
  • 2. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 2 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP B 1.1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUI HOẠCH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một nhiệm vụ cấp thiết trong tình hình thực tế của đất nước ta hiện nay. Nhà nước khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ cần nhân công lao động như công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp giấy, công nghiệp giày da, công nghiệp dệt, công nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị công nông nghiệp để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên địa bàn. Hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy công nghiệp. Dựa trên cơ sở đó khu công nghiệp B được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đồ án phát triển mạng lưới cụm cụm công nghiệp B đã được duyệt, tỉnh BĐ dự kiến quy hoạch “KHU CÔNG NGHIỆP B” 1.2. MỤC TIÊU LẬP QUI HOẠCH Quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp hoàn chỉnh từ cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ, kiến trúc cảnh quan. Nghiên cứu mối liên hệ giữa các khu, cụm công nghiệp sẳn có trong khu vực nhằm tạo nên sự phát triển hài hoà, bền vững. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng xây dựng tại cụm, tạo quỹ đất cho các dự án. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nâng cao đời sống kinh tế cư dân địa phương. 1.3. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG 1.3.1. Vị trí Khu công nghiệp B nằm trên địa phận giáp thành phố QN, khu đô thị mới NH, khu HT. Đây là một vị trí rất thuận lợi trong mối quan hệ phát triển kinh tế vùng. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp nằm trên mạng lưới các cụm công nghiệp trên toàn tỉnh BĐ là rất cần thiết và phù hợp. Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích là 420ha. Có các mặt tiếp giáp - Phía Đông: Giáp núi PM - Phía Tây: Giáp sông MP, có tuyến đường đi trung tâm thành phố QN chạy qua - Phía Nam: Giáp tuyến đường đi Khu HT.
  • 3. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 3 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 - Phía Bắc: giáp tuyến đường đi Đô thị mới NH. Sô ng M P F 1 2,08 F 8 3,15 F 2 1,68 F 3 2,01 F 4 3,92 E 9 5,84 E 8 6,21 E 7 5,81 F 5 3,92 F 6 2,01 F 7 1,68 F 9 5,02 F 10 5,14 F 14 2,00 F 13 2,69 A 5 3,64 D 1 7,28 D 2 4,15 D 4 6,02 D 3 3,52 G 5 3,70 D 5 6,26 c x1 c x2 p2 c x3 c x4 6,15 6,30 6,45 6,85 7,10 7,65 8,10 6,80 6,60 6,45 6,30 6,15 6,00 5,90 5,70 5,60 5,80 5,50 5,35 5,50 5,74 6,00 6,15 6,35 6,10 6,00 5,80 5,65 5,48 5,10 5,15 5,30 5,45 5,70 5,95 5,85 6,45 5,85 6,00 6,20 6,30 6,50 Kênh PB Kênh PB Kênh PB F 11 7,00 F 12 7,00 A 3 6,90 A 4 6,90 A 1 7,50 A 2 7,50 E 6 4,40 E 3 4,50 F 15 9,70 F 16 9,70 G 1 9,10 G 2 9,00 B 1 8,80 B 2 8,70 B 4 9,00 B 3 9,10 E 2 8,60 E 1 8,40 C 4 4,94 C 5 4,70 C 3 4,75 C 6 4,70 C 7 4,70 C 10 4,40 C 9 4,20 C 8 4,50 C 11 5,50 C 12 5,40 C 1 6,20 C 2 6,00 G 3 5,60 G 4 5,50 c x5 c x6 E 4 4,50 E 5 4,40 F 17 1,87 7,35 t t dh 6,61 Hình 1.1. Mặt bằng quy hoạch khu công nghiệp 1.3.2. Điều kiện tự nhiên a. Điều kiện khí hậu thời tiết Khu quy hoạch có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. - Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình : 26,7 0C. + Nhiệt độ lớn nhất trung bình : 34,2 0C(tháng 8) + Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 25,8 0C(tháng 1) + Độ ẩm tương đối trung bình : 80% - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm : 2000 mm Tổng số ngày mưa trong năm : 120 - 140 ngày mưa, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều nhất vào tháng 10, tháng 11. - Chế độ nắng: Giờ nắng trung bình đạt 6,6 giờ/ngày, nắng nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7. - Chế độ gió: + Gió mùa: vận tốc trung bình 3,7 m/s b. Điều kiện địa hình - Phần lớn diện tích khu vực quy hoạch là đất hoang hoá, bãi cát và dải đồi thấp ven thuận lợi cho xây dựng.
  • 4. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 4 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 - Địa hình tương đối bằng phẳng, cốt hiện trạng chênh nhau không lớn và thấp dần về phía Tây . - Khu vực có địa hình không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. c. Kinh tế - xã hội c.1. Dân số và lao động: - Dân số của khu qui hoạch hiện tại sống thưa thớt . - Ngành nghề: + Nông nghiệp, thuỷ sản: 40%. + Các ngành nghề khác: 40%. + Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản : 20%. c.2. Y tế : Khu vực quy hoạch nằm gần khu đô thị mới và tuyến đường đi thành phố nên việc khám chữa bệnh có thể nói là được đảm bảo. c.3. Giáo dục dân trí: Trong khu vực đã có trường cấp 1, 2, 3. Vì xuất phát điểm trình độ dân trí trong khu vực là tương đối nên việc xây dựng khu vực phát triển theo hướng đô thị hóa sẽ ít gặp những rào cản về trình độ nhận thức của dân địa phương. 1.4. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG 1.4.1. Hiện trạng đất sử dụng Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch hiện tại được chia thành các loại đất sau: Bảng1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quanh KCN B. STT Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất Khu dân cư nông thôn 268 2,23 2 Đất chuyên dụng 242 2,04 3 Đất nông nghiệp 1390 11,58 4 Đất núi PM 2570 21,41 5 Đầm TN 1715 14,29 6 Đất lâm nghiệp 1217 7, 64 7 Đất chưa sử dụng 2723 22,69 8 Mặt biển 600 7,50
  • 5. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 5 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 1.4.2. Hiện trạng kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật a. Kiến trúc - Công cộng: Hiện tại trong khu vực quy hoạch chưa có công trình công cộng - Nhà ở: Hiện nay có một số dân cư sinh sống . b. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Giao thông: Hiện tại chỉ có 1 tuyến đường cấp phối còn phần lớn là đường mòn, đường đất. - Địa chất xây dựng: Đa phần là đất hoang hoá, là những dải cát và dải đồi thấp ven biển thuận lợi cho công tác xây dựng. - Thoát nước mặt: Hiện tại KCN B chưa có mạng lưới thoát nước. Nước chảy trên địa hình tự nhiên sau đó chảy ra sông MP. - Cấp điện: Hệ thống cấp điện trong khu vực đảm bảo cho nhu cầu hiện tại. - Cấp nước: Chưa có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt công cộng. Hiện tại dân cư trong vùng sử dụng nguồn nước giếng tự đào là chính. 1.5. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUI HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG 1.5.1. Mục tiêu thiết kế Quy hoạch tổng mặt bằng KCN B phải đáp ứng được các mục tiêu: - Khai thác triệt để ưu thế của khu vực: vị trí địa lý, địa hình, địa chất. - Nghiên cứu kỹ hiện trạng, phân tích các nhu cầu phát triển. - Đề xuất các giải pháp bố trí các khu chức năng hợp lý, đặc biệt chú trọng ưu tiên cho các khu làng nghề truyền thống, gìn giữ và phát triển để tạo tiềm năng thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, khu trung tâm với đầy đủ các chức năng của một khu công nghiệp hiện đại trong tương lai và phân bố diện tích sử dụng đất cho các khu chức năng một cách hợp lí. - Có giải pháp bảo vệ môi trường. - Tổ chức hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ cho tất cả các khu .
  • 6. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 6 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 1.5.2. Giải pháp quy hoạch a. Tổng mặt bằng Tổng diện tích khu công nghiệp là 420 ha, đất thuận lợi cho xây dựng là chủ yếu, đất bị ngập úng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Trong khu vực có đường dây điện cao thế 35kV và 110kV chạy qua, khoảng cách ly an toàn theo quy định được sử dụng cho cây xanh, các tiểu công viên, hồ nước. . . nhằm cải thiện khí hậu cho khu vực. b. Phân khu chức năng b.1. Khu đất các công trình Công nghiệp Bảng 1.2. Cân đối sử dụng đất KCN B – Tỉnh BĐ STT Đất sử dụng Diện tích (ha) Tỷ trọng((%) 1 Đất công trình công nghiệp 311,34 74,2 % 2 Đất công trình công cộng 10,00 2,4 % 3 Đất cây xanh - mặt nước 18,55 4,4 % 4 Đất giao thông 80,45 19,0% Tổng cộng 420,34 100 %
  • 7. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 7 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Bảng 1.3. Bảng chỉ tiêu sử dụng đất khu đất xây dựng KCN B Khu Kí hiệu Hạng mục Diện tích Vị trí (ha) A A1,A2, …A5 CN bia 32,43 Cạnh khu số 5 và dọc kênh PB B B1,B2, …B4 CN cơ khí, chế tạo thiết bị công- nông nghiệp 35, 62 Cạnh khu số 3 và dọc kênh PB C C1,C2,…C12 CN dệt 59,94 Phía núi PM và khu phi thuế quan D D1,D2, …D5 CN giày da 27,23 Phía đi khu phi thuế quan và đi cảng NH E E1,E2, …E9 CN giấy 52,64 Phía núi PM và khu đô thị mới F F1,F2,…F17 CN chế biến thủy hải sản 70,56 Cạnh sông MP G G1,G2, …G5 CN chế biến nông lâm sản 32,92 Cạnh sông MP b.2. Tính chất, thành phần của các loại hình nước thải trong khu công nghiêp b.2.1. Nước thải công nghiệp bia - Nấu - đường hóa: Nước thải của công đoạn này giàu các chất hydroccacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón…cùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu. - Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất giàu xác men - chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn. - Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài… Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm: - Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra khỏi bã.
  • 8. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 8 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 - Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị - Nước rửa chai và két chứa. - Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ. - Nước thải từ nồi hơi - Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l), cacbonat thấp - Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h). - Lưu lượng: Q = 4089,36 (m3/ng.đ) Bảng 1.4. Tính chất thành phần nước thải công nghiệp bia Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH - 4-8 Nhiệt độ 0C 28 ÷ 35 SS mg/l 250 COD mg/l 1700 BOD mg/l 850 b.2.2. Nước thải công nghiệp cơ khí và chế tạo thiết bị - Nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện điện tử thường chứa nhiều tạp chất, kim loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hoà tan … - Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn… - Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). - Lưu lượng: Q = 4487,1 (m3/ng.đ). Bảng 1.5. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp cơ khí và chế tạo Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH - 6,5-7,5 Nhiệt độ 0C 28-34 SS mg/l 200 COD mg/l 250 BOD mg/l 100
  • 9. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 9 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 b.2.3. Nước thải công nghiệp dệt may - Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh nước thải, thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại thiết bị nhuộm, nguyên liệu nhuộm, khi sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau có bản chất và màu sắc khác nhau. Nước thải nhuộm thường có độ nhiệt độ, độ màu và COD cao. - Nước thải sinh hoạt. - Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). - Lưu lượng: Q = 7562,29 (m3/ng.đ). Bảng 1.6. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp dệt may Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH - 8 ÷ 8,5 Nhiệt độ 0C 32 ÷ 43 SS mg/l 250 COD mg/l 1000 BOD mg/l 400 b.2.4. Nước thải công nghiệp giày da - Rửa, ngâm (hồi tươi): Nước thải nhiễm BOD, COD, SS,… - Ngâm vôi, tẩy lông, rửa vôi: nước thải có độ kiềm, BOD, sunphit, SS cao. - Nhuộm ăn dầu: nước thải nhiễm Crom, dầu, màu, BOD,COD, SS. - Hãm và rửa: nước thải nhiễm màu, BOD. - Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). - Lưu lượng: Q = 3432,59 (m3/ng.đ). Bảng 1.7. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp giày da Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH 5,5 ÷ 7 SS mg/l 120 BOD mg/l 250 COD mg/l 400 Độ màu Pt/Co 100
  • 10. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 10 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 b.2.5. Nước thải công nghiệp giấy - Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây… - Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. - Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại. Dòng này có độ màu, hàm lượng cặn lơ lửng, giá trị BOD5 và COD cao - Dòng thải các rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các chất lơ lửng tương đối cao. - Nước ngưng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý hóa chất từ dịch đen. - Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h). - Lưu lượng: Q = 6639,54 (m3/ng.đ). Bảng 1.8. Tính chất thành phần nước thải công nghiệp giấy Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH - 6,8 ÷ 7,5 Nhiệt độ 0C 28 ÷ 30 SS mg/l 400 COD mg/l 750 BOD mg/l 250 b.2.6. Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản - Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia,…). - Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. - Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h). - Lưu lượng: Q = 8885,47 (m3/ng.đ).
  • 11. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 11 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Bảng 1.9. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng SS mg/l 500 BOD mg/l 1000 COD mg/l 1300 Tổng Nitơ mg/l 85 Tổng Photpho mg/l 40 b.2.7. Nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản. - Nước thải phát sinh chủ yếu có hàm lượng BOD, COD vượt mức do các quá trình nghiền, gọt rửa nguyên liệu. - Hoạt động chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp là loại hình sản xuất sử dụng một lượng nước lớn có chứa các thành phần nguy hại (lượng hóa chất bảo quản nông sản vẫn còn tồn đọng lại, hóa chất bảo vệ thực vật, các loại hóa chất sử dụng để tẩy trắng sản phẩm…). Ngoài ra, nước thải còn bị nhiễm dầu do rò rỉ, rơi vãi trong quá trình bảo dưỡng thiết bị máy móc, nước rửa sàn. - Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). - Lưu lượng: Q = 4147,35 (m3/ng.đ). Bảng 1.10. Tính chất, thành phần nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH - 6 ÷ 8 Nhiệt độ 0C 28-30 SS mg/l 330 COD mg/l 350 BOD mg/l 170 b.2.8. Nước thải của trung tâm điều hành. - Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sống hằng ngày của con người như tắm rữa, bài tiết, … - Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). - Lưu lượng: Q = 1,39 (m3/ng.đ).
  • 12. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 12 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Bảng 1.11. Tính chất thành phần nước thải của trung tâm điều hành Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH - 6 ÷ 7 Nhiệt độ 0C 28 ÷ 30 SS mg/l 100 COD mg/l 250 BOD mg/l 100 b.3. Yêu cầu nước thải trước khi đưa vào trạm xử lý tập - Nếu trạm xử lý nước thải sinh hoạt cùng tiếp nhận và xử lý cả nước thải công nghiệp thì chủ quản lý vận hành phải quy định yêu cầu chất lượng của nước thải thô công nghiệp được dẫn vào trạm xử lý, đồng thời phải tiến hành kiểm tra phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của nước thải đó như hàm lượng dầu mỡ, kim loại nặng, xyanua, phenol, … sao cho nước thô dẫn vào trạm phù hợp với khả năng xử lý của trạm. b.4. Khu Công cộng Được bố trí dọc theo trục chính của khu, có tổng diện tích khoảng 10,00 ha. Đây là khu đóng chức năng phục vụ chính cho bộ phận sản xuất: - Nhà điều hành. - Ngân hàng, trung tâm giao dịch, giới thiệu sản phẩm. - Được bố trí dọc theo- Văn phòng đại diện, cho thuê. - Khu căng tin, câu lạc bộ. b.5. Khu Công viên cây xanh Tổng diện tích cây xanh khoảng 16,00 ha, chiếm tỷ trọng 3,8 %. cây xanh trong khu được chia làm 2 loại: - Cây xanh tại tuyến đường: theo mặt cắt đường chính của khu, tại dải cách ly trồng các loại cây cỏ, cây bụi nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra còn có hệ thống cây lấy bóng mát trồng sát với tường rào của các lô đất. - Cây xanh trong công viên: công viên trung tâm có diện tích lớn nhằm cải thiện vi khí hậu. Trong công viên này có bố trí hồ nước, kết hợp với một số sân thể dục thể thao.
  • 13. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 13 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP B – TỈNH BĐ 2.1. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI 2.1.1. Nguyên tắc vạch tuyến - Nghiên cứu và triệt để lợi dụng địa hình để xây dựng hệ thống thoát nước tự chảy, đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải nhanh nhất, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm. Vạch tuyến các đường ống bám sát độ dốc địa hình của khu vực. - Vạch tuyến cống phải hợp lý để sao cho tổng chiều dài cống là nhỏ nhất, tránh trường hợp nước chảy ngược và chảy quanh co và giảm độ sâu chôn cống. - Đặt cống thoát nước phải phù hợp với tình hình địa chất thuỷ văn, tuân theo các qui định về khoảng cách với các đường ống kỹ thuật và các công trình ngầm hiện có khác. - Hạn chế đặt đường ống thoát nước qua các công trình xây dựng, sông hồ, đường sắt, đê đập. - Trạm xử lý phải đặt thấp hơn so với địa hình, nhưng không quá thấp để tránh ngập lụt, phải đảm bảo khoảng cách vệ sinh đối với khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp. Trạm xử lý đặt cuối nguồn nước, tránh hướng gió thổi vào khu dân cư, nhà máy xí nghiệp xung quanh. Dựa vào các nguyên tắc cơ bản trên, căn cứ thực tế mặt bằng, cao trình san nền, địa hình KCN B và qui hoạch phân chia các lô đất mà ta đề xuất phương án vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải. 2.1.2. Tính toán lưu lượng nước a. Nước thải sản xuất - Nước thải sản xuất từ các nhà máy đều phải trải qua công đoạn xử lý sơ bộ trước khi thải vào mạng lưới thoát nước chung của khu công nghiệp. - Nguyên tắc của trạm xử lý nước thải nói chung là hoạt động ổn định 24/24. - Mỗi nhà máy có chế độ làm việc 2 hoặc 3 ca/ngày tùy thuộc Lưu lượng nước thải sản xuất của từng nhà máy được tính như sau: - Lưu lượng ngày đêm: Qsx = q0 × F × 1,2 ( m3/ngđ) (2.1) Trong đó :
  • 14. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 14 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 q0 : Tiêu chuẩn thải (m3/ngđ.ha đất nhà máy). F : Diện tích của mỗi nhà máy (ha). 1,2 : Hệ số an toàn. - Lưu lượng từng ca: Qca = n Qsx (m3/ca) (2.2) Trong đó: n : số ca làm việc trong 1 ngày - Lưu lượng trung bình giờ của từng ca: Q TB h = n Qca  8 (m3/h) (2.3) Ghi chú: Xem ký hiệu loại hình công nghiệp –Phần phụ lục 1 Xem diện tích và loại hình sản xuất lưu lượng nước thải sản xuất công nghiệp các tiểu khu trong KCN – Phần phụ lục 2. b. Nước thải sinh hoạt và tắm của công nhân Theo dự án mật độ công nhân trong KCN là 40 người/ha, mật độ nhân viên trong KCN là 10người/ha. - Tuỳ từng loại hình công nghiệp mà tỷ lệ số công nhân làm việc trong xưởng nóng và phân xưởng nguội là khác nhau. - Số công nhân xưởng nóng có tắm là 80%. - Số công nhân xưởng nguội có tắm là 30%. - Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nóng: 35 l/ng.ca, Kh = 2,5. - Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nguội: 25 l/ng.ca, Kh = 3. b.1. Nước thải sinh hoạt - Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong các ca sản xuất: 1000 35 25 2 1 N N QTB sh     (m3/ca) (2.4) Trong đó: N1 : Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nguội. N2 : Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nóng. 35, 25: Tiêu chuẩn thải nước thải sinh hoạt tại nơi làm việc trong các phân xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca).
  • 15. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 15 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 - Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân lớn nhất giờ được tính : 1 2 MAX h 1 h 2 sh,h 25 K N 35 K N Q 1000 T        (m3/h) (2.5) Trong đó : K1 h = 3 : Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nguội. K2 h = 2,5: Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nóng. T : Thời gian làm việc của ca (giờ). Ghi chú : Xem chi tiết lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân từng nhà máy - Phần phụ lục 3. b.2 lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên trong nhà máy và khu hành chính. Lưu lượng cấp nước cho nhân viên là 15l/ cán bộ.ngđ-[6] Tiêu chuẩn thải: Khu hành chính : q0= 0,8×15=12 (l/cánbộ.ngđ) Lưu lượng thải : Qsx = q0 × N ( m3/ngđ) (2.6) Trong đó : q0 : Tiêu chuẩn thải nhà hành chính.( l/ cán bộ.ngđ). N : Số cán bộ trong khu hành chính. Ghi chú : Xem chi tiết lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên- Phần phụ lục 4. b.3. Lưu lượng nước tắm của công nhân - Lưu lượng nước tắm của công nhân: 1000 40 60 4 3 N N QTB t     (m3/ca) (2.7) Trong đó: N3 : Số công nhân có tắm làm việc trong các phân xưởng nguội. N4 : Số công nhân có tắm làm việc trong các phân xưởng nóng. 60, 40 : Tiêu chuẩn nước tắm của công nhân tại nơi làm việc trong các phân xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca). Ghi chú: Xem chi tiết lưu lượng nước tắm của công nhân từng nhà máy trong - Phần phụ lục 5. 2.1.3. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước thải
  • 16. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 16 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 - Căn cứ vào các bảng tính toán cho từng đoạn cống ở trên ta tiến hành tính toán thuỷ lực cho từng đoạn cống để xác định được: đường kính cống (D), độ dốc thuỷ lực (i), vận tốc dòng chảy (v), độ đầy dòng chảy trong cống (h/D). Sao cho phù hợp với các yêu cầu về đường kính nhỏ nhất, độ đầy tính toán, tốc độ chảy tính toán, độ dốc đường cống, độ sâu chôn cống được đặt ra trong quy phạm. - Tuy nhiên trong quá trình tính toán ở một số đoạn cống đầu tiên một số có một số điều kiện không được đáp ứng, lúc đó ta phải xét một số trường hợp ưu tiên điều kiện nào. - Việc tính toán thuỷ lực dựa vào “Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước - trường ĐHXD” và phần mềm Hwase 3.1. và Flowhy 1.2 a. Độ sâu chôn cống ban đầu, đường kính nhỏ nhất Thông thường cống thoát nước phải đặt sâu để đảm bảo cho nó không bị phá hoại do tác động cơ học gây nên, đồng thời cũng nhằm đảm bảo một độ dốc cần thiết. Quy định về độ sâu chôn cống ban đầu như sau: Độ sâu nhỏ nhất tính từ đỉnh cống là 0,3 m đối với đường ống D300 ở khu vực không có xe cơ giới qua lại, là 0,7 m ở khu vực có xe cơ giới qua lại (Điều 6.2.5 – [1]) Đường kính cống thoát nước trong khu công nghiệp được quy định tối thiểu là 200 mm, ứng với vật liệu là bê tông cốt thép (Điều 4.5.1 – [1]). b. Tính toán thuỷ lực cho từng đoạn cống Sau khi xác định được lưu lượng của từng đoạn cống và chiều sâu chôn cống ban đầu, tiến hành tính toán thuỷ lực của từng đoạn cống. Căn cứ vào lưu lượng chọn đường kính cống D, xác định độ dốc i hợp lý rồi xác định độ đầy h/D và tốc độ nước chảy trong cống. Trong quá trình tính toán thuỷ lực cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Điểm tiếp nhận nước thải của nhà máy và các điểm ngoặc là những điểm tính toán. - Đường kính cống lớn hơn đường kính cống tối thiểu là D200. - Độ đầy phải nhỏ hơn độ đầy tối đa, ứng với mỗi loại cống có đường kính khác nhau sẽ có độ đầy tối đa khác nhau. - Vận tốc nước chảylớn hơn hoặc bằng vận tốc tối thiểu và nhỏ hơn vận tốc nước chảy tối đa, mỗi loại cống có đường kính khác nhau sẽ có vận tốc tối đa khác nhau.
  • 17. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 17 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 - Tốc độ dòng chảy ở trong cống đoạn sau lớn hơn đoạn cống trước. Tuy nhiên quy phạm cũng quy định, trong trường hợp vận tốc nước chảy lớn hơn 1,5  2 m/s thì cho phép tốc độ đoạn sau nhỏ hơn đoạn trước nhưng không được vượt quá 15 20%. - Tốc độ của cống nhánh không được kìm hãm tốc độ của tuyến chính và mực nước trong cống không dềnh. - Độ dốc của cống phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng độ dốc tối thiểu ứng với từng đường kính và cố gắng theo sát độ dốc mặt đất. Bên cạnh đó, xác định cách nối cống cũng là một việc rất quan trọng. Có 2 cách nối cống: nối ngang mực nước và nối ngang đỉnh cống. - Các đoạn đầu của mạng lưới thoát nước vì phải theo qui định về đường kính nhỏ nhất, nên mặc dù lưu lượng không lớn cũng phải dùng cống cỡ 200 mm. Đối với trường hợp này không đảm bảo được điều kiện về vận tốc tối thiểu (v > 0,7 m/s) của dòng nước. Vì vậy muốn đảm bảo cho đoạn cống không bị lắng cặn thì phải thường xuyên tẩy rửa, bố trí thêm giếng rửa trên những đoạn cống này. - Khi tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước tại một số điểm tính toán của mạng lưới có độ sâu chôn cống quá lớn (H > 6 m), do vậy để đảm bảo yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật trong xây dựng và vận hành ta bố trí các bơm chuyển tiếp tại những vị trí đó. - Trên các đoạn cống thẳng phải bố trí các giếng thăm + D 150-300 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 20-30 m. + D = 400 – 600 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 40 m. + D = 700 – 1000 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 60 m. + D >1000 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 100 m. +Tại những nơi ống nhánh góp vào cống chính ở những độ sâu khác nhau (theo nguyên tắc khi chiều cao chuyển bậc h > 0,5 m), những chỗ cần thiết giảm tốc độ dòng chảy và tại những chỗ yêu cầu cốt cống vào và cốt cống ra chênh lệch nhau nhiều thì ta bố trí các giếng chuyển bậc. - Trên mạng lưới thoát nước cần phải xây dựng các miệng xả dự phòng để thải nước vào hệ thống thoát nước mưa hoặc sông, hồ khi có sự cố. - Trên mạng lưới ngoài tổn thất dọc đường còn có tổn thất cục bộ, thường xảy ra ở các nơi: giếng chuyển hướng dòng chảy, giếng chuyển bậc... Tổn thất cục bộ thường
  • 18. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 18 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 gây ra hiện tượng dềnh nước – là hiện tượng không cho phép trong cống thoát tự chảy. Tuy nhiên tổn thất này không đáng kể so với tổn thất dọc đường nên ta có thể bỏ qua. Ghi chú: Xem chi tiết phân bố lưu lượng nước thải công nghiệp trong - Phần phụ lục 6. Xem chi tiết tính toán thủy lực nước thải công nghiệp trong - Phần phụ lục 7. 2.1.4. Những công trình trên mạng lưới a. Cống Sử dụng cống bêtông cốt thép, đây là loại đường cống chịu được tải trọng lớn, dễ chế tạo và giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, loại cống này có một số nhược điểm như độ rỗng lớn, chịu xâm thực yếu. Sử dụng cống bêtông cốt thép là phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. b. Mối nối cống Để cống thoát nước không bị thấm và sử dụng được lâu dài, khi lắp đặt mối nối phải làm thật thận trọng. Tuỳ theo hình thù và cấu tạo cống mà người ta phân biệt hai kiểu nối cống chủ yếu: Nối miệng bát và nối bằng cống lồng. Nối miệng bát áp dụng cho loại cống một đầu trơn và một đầu loe. Nối bằng cống lồng dùng cho cả hai đầu trơn. Công việc chèn khe hở giữa hai cống gọi là xảm cống. Có ba kiểu xảm: Xảm kiểu miệng bát, xảm kiểu cống lồng, xảm ghép bằng vữa xi măng cát. c. Nền và bệ cống Để đảm bảo cho cống không bị lún gãy thì cống phải được đặt trên nền đất ổn định. Tuỳ theo kích thước, hình dạng vật liệu làm cống, tuỳ theo điều kiện địa hình và địa chất… mà cống có thể đặt trực tiếp lên nền đất tự nhiên hoặc trên nền nhân tạo. Cống đặt trên nền đất có ảnh huởng rất lớn đến độ bền vững của nó. Nếu cống được đặt trên nền đất khoét lỗ với góc ôm ống 90o thì sẽ chịu được áp lực lớn hơn 30 40% so với cống đặt trực tiếp trên nền đất không được khoét lỗ. Nền nhân tạo, bọc cống ở phía dưới có thể tăng lực chống đối của cống lên 1,5  2,5 lần. d. Giếng thăm Giếng thăm dùng để xem xét thăm nom, kiểm tra chế độ công tác của mạng lưới một cách thường xuyên, đồng thời dùng để thông rửa trong trường hợp cần thiết.
  • 19. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 19 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Giếng thăm là một cái hố xây trên cống thoát nước, bên trong cống được nối liền với nhau bằng máng hở. Giếng được xây dựng trên những chỗ cống thay đổi hướng, thay đổi đường kính, thay đổi độ dốc, có cống nhánh nối vào và trên những đoạn cống dài theo khoảng cách quy định để tiện lợi cho việc quản lý. Do tính chất sử dụng, người ta phân biệt: Giếng thăm trên đường thẳng, giếng vòng, giếng nối, giếng kiểm tra, giếng tẩy rửa và giếng đặc biệt. - Giếng vòng : Xây dựng ở những nơi cống thay đổi hướng. - Giếng nối : Xây dựng ở những nơi có ống nhánh nối vào ống chính. - Giếng kiểm tra: Xây dựng ở cuối hệ thống sân nhà hoặc tiểu khu, nhà máy trước khi đổ vào cống đường phố. - Giếng tẩy rửa: Để tẩy rửa cống thường được đặt đầu mạng lưới. - Giếng đặc biệt: Xây dựng với kích thước lớn để đưa các dựng cụ nạo vét vào cống. Cấu tạo của giếng gồm các phần sau: Lòng máng, ngăn công tác, tấm đan hoặc phần co thắt, cổ và nắp đậy giếng. Kích thước mặt bằng của giếng tuỳ thuộc vào đường kính ống, với D 600mm - đường kính giếng 1000mm. e. Giếng chuyển bậc Giếng chuyển bậc hay còn gọi là giếng tiêu năng, được xây dựng trên mạng lưới thoát nước tại những chỗ cống nhánh nối với cống góp chính ở độ sâu khác nhau, những chỗ cần thiết giảm tốc độ dòng chảy và tại những chỗ yêu cầu cốt cống vào và ra chênh lệch nhau nhiều… Phân loại giếng: Dựa vào chiều cao chuyển bậc, hình dáng xây dựng, người ta chia giếng chuyển bậc thành nhưng loại sau: - Theo chiều cao chuyển bậc. - Theo hình dáng và kết cấu. - Giếng chuyển bậc kiểu đập tràn mặt cắt thực dụng có hố tiêu năng. - Giếng chuyển bậc kiêu tự do với tường tiêu năng. - Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng không có hố tiêu năng. - Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng có hố tiêu năng. - Giếng chuyển bậc kiểu nhiều bậc.
  • 20. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 20 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 f. Trạm bơm nước thải - Nhiệm vụ của trạm bơm là bơm nước từ cống đặt sâu lên cống đặt nông hoặc lên trạm xử lý. - Quá trình bơm nước thải có 2 giai đoạn: + Giai đoạn thứ nhất là lọc rác ra khỏi nước để tránh cho máy bơm không bị tắc hỏng. + Giai đoạn thứ hai là bơm nước thải. 2.2. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA 2.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế để đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi KCN một cách nhanh nhất, chống úng ngập đường phố. Để đạt được yêu cầu trên trong khi vạch tuyến ta phải dựa trên các nguyên tắc sau: - Nước mưa được xả vào nguồn (sông, hồ) gần nhất bằng cách tự chảy. Trên các tuyến mương thoát nước mưa ta bố trí hố tách cát và song chắn rác. - Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa. - Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và qui trình sản xuất. - Không xả nước mưa vào những vùng trũng không có khả năng tự thoát, vào các ao tù nước đọng và vào các vùng dễ gây xói mòn. 2.2.2. Phương hướng thoát nước mưa KCN B - Hệ thống tuyến mương thoát nước: + Có 21 tuyến cống thoát nước chính, chạy dọc theo chiều Bắc xuống Nam. a. Xác định lưu lượng tính toan Lưu lượng nước mưa được xác định theo công thức sau: Qtt = qv × F×C (4.2.1-[1]) (l/s) (2.8) Trong đó: C : Hệ sốdòng chảy, phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lạitrận mưa tính toán. qv : Cường độ mưa tính toán theo thể tích (l/s.ha). F : Diện tích thu nước tính toán (ha).
  • 21. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 21 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Bảng 2.1. Thành phần mặt phủ và hệ số mặt phủ STT Loại mặt phủ % Diện tích Hệ số dòng chảy 1 Mái nhà và mặt đường bêtông 74,45 0,8 2 Đường nhựa 19,23 0,8 3 Cây xanh 7,32 0,37 Tổng cộng 100 b. Xác định thời gian mưa tính toán Thời gian mưa tính toán được xác định theo công thức: t = to+t1+t2 (4.2.7-[1]) (phút) (2.9) Trong đó: t0: Thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rảnh đường, t0 =5÷10 phút. t1: Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu. 1 1 1 021 , 0 V L t  (phút) (2.10) Trong đó: L1: Chiều dài rãnh đường, L1 = 100m V1: Vận tốc nước chảy ở cuối rãnh đường, V1=0,7m/s. 3 7 , 0 100 021 , 0 1   t (phút) t2: thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán.   2 2 2 017 , 0 V L t ( phút) (2.11) Trong đó: L2: Chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m). V2: Vận tốc nước chảy trong mỗi đoạn cống (m/s). Vậy ta có: ttt =10 + 3 + tc =13 + t2 (phút) (2.12) c. Cường độ mưa tính toán Cường độ mưa tính toán theo thể tích của KCN được xác định theo công thức:    n b t P C A q      lg 1 (l/s.ha) (2.13)
  • 22. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 22 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Trong đó: A, b, n, C là các thông số lấy theo từng địa phương lấy theo số liệu Quảng Ngãi. Theo phụ lục B-[1], ta có: A = 2590 C = 0,58 b = 16 n = 0.67 - Chọn chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán cho KCN là P = 5 ( bảng 4 - [1]). 2.2.3. Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa - Lưu lượng nước mưa tính theo công thức trên. - Chiều sâu chộ cống ban đầu bằng H + 0,7m. - Cống thoát nước mưa có dạng hình hộp chữ nhật và hình tròn. Ghi chú: Xem tính toán lưu lượng thoát nước mưa - Phần phụ lục 8 Xem tính toán thủy lực thoát nước mưa - Phần phụ lục 9 2.3. KHAI TOÁN KINH TẾ PHẦN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA 2.3.1. Khái toán kinh tế phần cống (Phụ lục 10) 2.3.2. Khái toán kinh tế phần giếng thăm (Phụ lục 11) 2.3.3. Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp xây dựng - Công tác khảo sát định vị các công trình ngầm coi như đã triển khai. - Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1 m3 đất đào đắp: 40000 (đồng/m3). - Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính được thể tích khối đất cần đào đắp theo công thức: Vđất = L  b  h (m3) (2.14) - Thi công cơ giới, đào và vận chuyển bằng máy. Với tổng chiều dài tuyến cống: L = 37549 m. - Sơ bộ lấy chiều rộng trung bình đường hào là b = 2,5m và chiều cao trung bình đường hào là h = 2,5 m. Ta có : Vđất = L  b  h = 37549 × 2,5 × 2,5 = 234681,25 (m3) - Giá thành đào đắp: Gđất = 234681,25 × 40000 = 9387,3 (Triệu đồng) Vậy tổng chi phí để xây dựng mạng lưới là MXD =45078,01+2525,96 +9387,3 = 56991,3 (Triệu đồng)
  • 23. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 23 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 2.3.4. Chi phí quản lý tuyến cống trong một năm - Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý lấy bằng 0,1 – 0,2% của vốn đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước - Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý: U = 0,2%×MXD ( Triệu đồng) (2.15) Trong đó: + MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới. ` + Ta có MXD = ( G đường ống, G giếng thăm, G đào đắp). MXD = 56991,3 ( Triệu đồng) U = 0,002 × 56991,3 = 113,98 (Triệu đồng) - Chi phí sửa chữa mạng lưới: S = 5% × MXD = 0,05 × 56991,3 = 2849,6 (Triệu đồng) (2.16) - Chi phí khác: K = 5%× (U + S ) (Triệu đồng) (2.17) K = 0,05 × (2849,6+113,98) = 148,2 (Triệu đồng) - Tổng chi phí quản lý: P = U + S + K = 113,98+2849,6+148,2=3111,8 (Triệu đồng) (2.18) - Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm: Kc = 3% ×giá thành xây dựng tuyến cống. (2.19) Kc = 3%×MXD = 3% ×56991,3 = 1709,7 (Triệu đồng) Ghi chú: Xem tính chi phí quản lý mạng lưới nước mưa cho 1 năm - Phần phụ lục 12 2.4. KHAI TOÁN KINH TẾ PHẦN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI 2.4.1. Khái toán kinh tế phần cống (Phụ lục 13) 2.4.2. Khái toán kinh tế phần giếng thăm (Phụ lục 14) - Giếng thăm được xây dựng bằng bê tông và bê tông cốt thép,các giếng thăm có đường kính trung bình 1m, thành giếng dày 0,15m; tính trung bình các giếng sâu 2,5m. - Khoảng cách giữa các giếng thăm, kiểm tra phụ thuộc vào đường kính cống thoát, từ đó tìm được số lượng giếng thăm đối với mỗi loại cống thoát. - Chiều sâu giếng thăm phụ thuộc vào chiều sâu trung bình của đoạn cống. - Giá thành trung bình của mỗi giếng tính theo từng loại đường kính ống dẫn. - Khoảng cách bố trí giữa các giếng thăm lấy theo bảng 15 - TCVN 7957:2008. + Với cống D = 150  300 mm khoảng cách giữa các giếng là 20÷30 m.
  • 24. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 24 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 + Với cống D = 400  600 mm khoảng cách giữa các giếng là 40 m. + Với cống D = 700  1000 mm khoảng cách giữa các giếng là 60 m. 2.4.3. Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp xây dựng mạng (Phụ lục 15) - Công tác khảo sát định vị các công trình ngầm coi như đã triển khai. - Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1 m3 đất đào đắp: 80000 (đồng/m3). - Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính được thể tích khối đất cần đào đắp: Vđất = L  b  h (m3) (2.20) Trong đó: L: Tổng chiều dài của toàn mạng lưới.L = 12510 (m) b: Chiều rộng mương đào trung bình, b = 1,5 (m). h: Chiều sâu chôn cống trung bình, h= 3,5(m). Ta có : Vđất = L  b  h = 12510 × 1,5 × 3,5 = 65677,5 (m3) - Giá thành đào đắp: Gđào đắp = 60000 106  đ V = 6 10 80000 5 , 65677  = 5254,2 (triệu đồng) (2.21) 2.4.4. Khái toán kinh tế cho trạm bơm và bơm cục bộ Sơ bộ tính giá thành bơm cục bộ là 200 triệu đồng/1bơm. - Số lượng bơm cục bộ: 3 bơm. - Tổng giá thành xây dựng bơm cục bộ: 200 x 3 = 600 (triệu đồng). 2.4.5. Chi phí quản lý mạng lưới trong một năm (Phụ lục 17) - Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý: U = 0,2%  MXD (triệu đồng) (2.22) Trong đó: MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới, triệu đồng. MXD = (Gđường ống + Ggiếng thăm+ Gđào đắp + Gbơm) (triệu đồng). Trong đó: Gđường ống : Khái toán kinh tế phần đường ống, triệu đồng. Ggiếng thăm : Khái toán kinh tế phần giếng thăm, triệu đồng. Gđào đắp : Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp, triệu đồng. Gbơm : Khái toán kinh tế bơm, triệu đồng.
  • 25. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 25 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Vậy tổng chi phí để xây dựng mạng lưới là MXD =5171,8+818,8 +5254,2 + 600 = 11844,8 (triệu đồng). - Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý: U = 0,2%×MXD ( triệu đồng) Trong đó: + MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới. MXD = 11844,8 ( Triệu đồng) U = 0,002 × 11844,8 = 23,7 (triệu đồng) - Lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý: L = N  b  12 (triệu đồng) (2.23) Trong đó: N: Số cán bộ, công nhân viên quản lý mạng lưới. N = l L  (người) Trong đó: L: Tổng chiều dài của mạng lưới. L : Chiều dài tuyến cống do 1 người quản lý, chọn 1000 m/người. b : Lương và phụ cấp cho công nhân, b = 2,6 triệu/người/tháng Vậy ta có : N = 1000 12510 = 13 (người) L = 13 x 2,6 x 12 = 405,6 (triệu đồng) - Chi phí sửa chữa mạng lưới: S1 = 5%  MXD (triệu đồng) (2.24) S1 = 5%  11844,8 = 592,24 (triệu đồng) - Chi phí sửa chữa bơm: S2 = 3%  Gbơm (triệu đồng) (2.25) S2 = 3%  600 = 18 (triệu đồng) - Tổng chi phí sửa chữa: S = S1 + S2 (triệu đồng) (2.26) Trong đó: S1 : Chi phí sửa chữa mạng lưới, triệu đồng. S2 : Chi phí sửa chữa bơm, triệu đồng. Vậy: S = S1 + S2 = 592,24 + 18 = 610,24 (triệu đồng)
  • 26. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 26 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 - Chi phí khác: K = 5%  (U + L + S) (triệu đồng) (2.27) K = 5%  (U + L + S) = 5%  ( 23,7+ 405,6 +610,24) = 52 (triệu đồng) - Tổng chi phí quản lý: P = U + L + S + K (triệu đồng) (2.28) P = U + L + S + K = 23,7 + 405,6 + 610,24 + 52 = 1091,54 (triệu đồng) - Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm: K0 = 3%  MXD (triệu đồng) (2.29) K0 = 3%  11844,8 = 355,34 (triệu đồng) 2.4.6. Các chỉ tiêu kinh tế - Xuất đầu tư: Vốn đầu tư để vận chuyển 1 m3 nước thải đến TXL: + Theo đồng /m3: V1 = 24 106   Q M XD (đồng/m3) (2.30) Trong đó: MXD : Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới. Q : Lưu lượng nước thải, Q = 39246 m3/ngđ. + Theo đồng/người: V2 = N 10 M 6 XD  (đồng/người) (2.31) Trong đó: N: Dân số tính toán, N = 10120 người. + Theo m cống/người: V3 = N L  (m/người) (2.32) Trong đó: L: Tổng chiều dài mạng lưới (m). - Giá thành quản lý: + Giá thành vận chuyển 1 m3 nước thải đến TXL: G = Q 365 10 ) K P ( 6 0    (đồng/m3) (2.33) + Chi phí quản lý hàng năm tính theo đầu người: N 10 P 6    (đồng/m3)
  • 27. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 27 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI Lưu lượng nước thải của khu công nghiệp bao gồm nước thải sản xuất, nước thải của công nhân (nước thải sinh hoạt và nước tắm công nhân), nước thải sinh hoạt của nhân viên các khu hành chính, dịch vụ công cộng và hạ tầng kỹ thuật. Nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp được sử lý sơ bộ đạt chất lượng yêu cầu của trạm xử lý nước thải tập trung , sau đó được dẫn theo hệ thống thu gom nước thải về khu xử lý tập trung. Tại đây, nước thải được xử lý đạt QCVN 40: 2011 cột B, sau đó thải ra kênh thoát nước. Hệ thống thoát nước được thiết kế đến năm 2035.Ta chọn tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp cho khu công nghiệp là 5% . Tỷ lệ thu gom nước thải là 100 % 3.1. CÁC SỐ LIỆU TÍNH TOÁN 3.1.1. Lượng nước thải a. Lượng nước thải sản xuất QSX = ∑(Fi ×qi × 1,2) = 13452,4 (m3/ngđ) (3.1) Tính đến năm 2035: Qsx= 37478,11 (m3/ngđ) Trong đó: Fi: Diện tích đất xây dựng nhà máy trong từng khu đất.(ha) qi: Tiêu chuẩn thải nước của từng loại hình công nghiệp.(m3/ha) b. Nước thải sinh hoạt của công nhân QCN = QT + QSH = 237,65 + 358,95 = 596,60 (m3/ngđ) (3.2) Tính đến năm 2035 Qcn = 662,08+1000,02 =1662,10 (m3/ngđ) Trong đó: QT : Lưu lượng nước tắm của công nhân.(m3/ngđ) Qsh: Lưu lượng nước sinh hoạt của công nhân.(m3/ngđ) c. Nước thải sinh hoạt của nhân viên QNV = 1000 i i q N   = 37,87 (m3/ng.đ) (3.3) Tính đến năm 2035 Qnv = 105,51 (m3/ng.đ) Trong đó: Σ Ni : Số nhân viên , Σ Ni= 3156(người). qi : Tiêu chuẩn thải của nhân viên, qi=12(l/người.ngđ).
  • 28. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 28 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 d. Tổng lượng nước thải trong khu công nghiệp Q = QSX + QCN + QNV (m3/ngđ) (3.4) Q = 37478,11 + 1662,10 + 105,51 = 39245,72 (m3/ngđ) Theo bảng tổng lưu lượng nước thải của khu công nghiệp trong từng giờ ta có: - Lưu lượng ngày đêm: Qngđ tb = 39245,72(m3/ngđ) - Lưu lượng trung bình: Qh tb = 1635,24 (m3/h).  tb s Q 454,23 (l/s). - Lưu lượng giờ lớn nhất: Q max h = 2044,22 (m3/h)  max s Q 567,84 (l/s) - Lưu lượng giờ nhỏ nhất: Q m in h =817,27 ( m3/h)  min s Q 227,02 (l/s) 00 , 2 02 , 227 23 , 454 . min .    s s tb ch q q K (3.5) Với Kh = 2,00 > 1,5 và chế độ thải của khu công nghiệp không điều hòa nên trạm xử lý nước thải cần có bể điều hòa lưu lượng và nồng độ. 3.1.2. Nồng độ bẩn của nước thải a. Nồng độ nước thải sản xuất của nhà máy Trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung của khu công nghiệp nước thải sản xuất của từng nhà máy phải được xử lý sơ bộ. Chất lượng nước thải sau khi xử lý sơ bộ đạt theo yêu cầu xữ lý của trạm xử lý nước thải tập trung trước khi đổ vào mạng lưới thu gom của trạm xử lý nước tahir tập trung. Ta lấy các thông số tính toán cho các công trình xử lý ở giá trị bất lợi nhất, như sau: - pH =5-9 - Nhu cầu oxy sinh hoá của nước thải: BOD5 = 100 (mg/l). - Hàm lượng chất lơ lửng: Css = 200 (mg/l). - Nhu cầu oxy hóa học COD = 400 (mg/l) - Kim loại nặng từ các nhà máy cơ khí thải ra không nhiều do số lượng nhà máy thải ra các chất này ít so với toàn khu và được xử lý cục bộ.
  • 29. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 29 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 b. Nồng độ nước thải sinh hoạt công nhân của nhà máy - Hàm lượng chất lơ lửng: Csh = ngd sh ss Q N n   (mg/l) (3.6) Trong đó: Qsh-ngđ: Lưu lượng nước thải sinh hoạt, tắm ngày đêm của nhà máy, trung tâm điều hành. Qsh-ngđ = (Qshcn +Qtamcn)+ Qshdh= 1662,11 + 105,51 = 1767,62 (m3/ngđ). N: Số người làm việc trong nhà máy, trong trung tâm điều hành một ngày đêm. N = Ncn + Nnv =12456 + 3156 =15612( người). nss : Tải lượng chất lơ lửng của nước thải sinh hoạt tính cho một người. nss = 60÷65 g/ng.ngđ, chọn nss= 65 g/ng.ngđ (Bảng 25-[1]). Khi nước thải sinh hoạt đi qua bể tự hoại, nồng độ chất rắn lơ lửng giảm 55-65%. Như vậy, lấy 55%, thì nss = 29,25 g/ng.ngđ.  Csh=   1767,62 15612 25 , 29 258,34 (mg/l) - Hàm lượng chất bẩn theo BOD : Lsh = ngd sh BOD Q N n   5 (mg/l) (3.7) Trong đó: Qsh-ngđ: Lưu lượng nước thải sinh hoạt, tắm ngày đêm của nhà máy, trung tâm điều hành. Qsh-ngđ = (Qshcn +Qtamcn)+ Qshdh= 1662,11 + 105,51 = 1767,62 (m3/ngđ). N: Số người làm việc trong nhà máy, trong trung tâm điều hành một ngày đêm. N = Ncn + Nnv =12456 + 3156 =15612 (người). nBOD5 : Tải lượng chất bẩn theo BOD5 của nước thải sinh hoạt đã lắng tính cho một người. nBOD5 = 30÷35 g/ng.ngđ, chọn nBOD5 = 35 g/ng.ngđ (Bảng 25-[1]).  Lsh=   1767,62 15612 35 309,13 (mg/l). Hàm lượng BOD chiếm từ 0.6 – 08 hàm lượng COD (thực nghiệm ) ta chọn 0,7 LCOD = 309,13 ÷0,7 = 441,62 (mg/l) c. Hàm lượng các chất trong hỗn hợp nước thải - Hàm lượng chất rắn lơ lửng
  • 30. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 30 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Chh = sx sh sx sx sh sh Q Q Q C Q C     (mg/l). (3.8) Chh =      11 , 37478 62 , 1767 11 , 37478 200 62 , 1767 34 , 258 202,63 (mg/l). - Hàm lượng chất bẩn theo BOD5: sx sh sx sc sh sh hh Q Q Q L Q L L      (mg/l). (3.9)       11 , 37478 62 , 1767 11 , 37478 100 62 , 1767 13 , 309 hh L 109,42 (mg/l). - Hàm lượng chất bẩn theo COD: sx sh sx sc sh sh hh Q Q Q L Q L L      (mg/l). (3.10) 87 , 401 11 , 37478 62 , 1767 11 , 37478 400 62 , 1767 62 , 441       hh L (mg/l). Như vậy, nước thải đưa vào trạm xử lý có các thông số như sau: - Lưu lượng : Q = 39245,72 ≈39300 m3/ngđ. - SS = 202,63 mg/l. - BOD5 = 109,42 mg/l. - COD = 401,87 mg/l 3.1.3. Xác định mức độ cần thiết làm sạch nước thải Nước thải của KCN phải được xử lý cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp để khử các độc tố, kim loại nặng.... đạt giới hạn của trạm xử lý nước thải trước khi đưa đến trạm xử lý tập trung. Nước thải xử lý tại trạm làm sạch tập trung đạt giới hạn B của QCVN 40:2011 (khi xả vào nguồn nước dùng cho mục đích tưới tiêu). Bảng 3.1. Nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp STT Thông số Đơn vị Cột B QCVN 40:2011 1 SS mg/l 100 2 pH - 5,5-9 3 BOD5 mg/l 50 4 COD mg/l 150
  • 31. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 31 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính như sau : Cmax = C x Kq x Kf (3.11) Trong đó : Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải chọn Kq = 0,9 Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy đinh chon Kf = 0,9 Bảng 3.2. Nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp STT Thông số Đơn vị Cột B QCVN 40:2011 1 SS mg/l 81 2 pH - 5,5-9 3 BOD5 mg/l 40,5 4 COD mg/l 121,5 - Mức độ cần thiết để xử lý theo hàm lượng chất lơ lửng: % 60 63 , 202 81 63 , 202      C C C E R SS (3.12) - Mức độ cần thiết để xử lý theo BOD5: % 63 42 , 109 5 , 40 42 , 109 5 5 5 5      BOD R BOD BOD L L L E (3.13) 3.2. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 3.2.1. Cơ sở lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Việc lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dựa vào: - Hiệu suất của quá trình E (mức độ làm sạch cần thiết) - Đặc điểm của nguồn thải về lưu lượng và chế độ thải. - Tính chất, thành phần của chất bẩn cần loại bỏ. - Đặc điểm nguồn tiếp nhận. - Đặc điểm tự nhiên tại khu vực như điều kiện địa chất công trình, điều kiện khí tượng thủy văn,...
  • 32. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 32 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 - Các đặc tính, thông số kỹ thuật các thiết bị có trên thị trường và chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng chúng,... 3.2.2. Lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Ở đây ta đưa ra hai phương án để lựa chọn: Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải - Phương án I Mêtan Nước Hồi lưu Bùn Máy ép bùn Cặn Khí Metan Nước Hồi lưu Vận chuyển Nước thải Urê, CaHPO4 Nén bùn đứng NaOH, H2SO4 Bể điều hòa Lắng ly tâm đợt 1 Trộn chất dinh dưỡng Aeroten có ngăn tái sinh Lắng ly tâm đợt 2 Nguồn tiếp nhận ( Cột B – QCVN 40-2011) Bùn hoạt tính tuần hoàn Sân phơi cát Bể lắng cát ngang Vận chuyển Cấp khí Ngăn tiếp nhận Vận chuyển Trung hoà Song chắn rác
  • 33. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 33 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Thuyết minh dây chuyền công nghệ phương án 1 Nước thải từ mạng lưới thoát nước được đưa về trạm xử lý bằng đường cống thoát nước ( thông số đầu vào Q=39300m3/ngđ, Lss=202,63 (mg/l), LBOD5=109,42(mg/l) Nước thải được đưa về ngăn tiếp nhận rồi đi qua song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác. Tiếp theo nước thải đi qua bể lắng cát để lắng cát sỏi sau đó nước thải nước tập trung về bể điều hoà nhằm điều hoà lưu lượng trước khi vào bể trung hòa. Ở đây nước thải được trung hoà bằng dung dịch axit H2SO4 hoặc dung dịch NaOH để đảm bảo pH của nước thải nằm trong khoảng 6,5÷8,5 nhằm tạo điều kiện cho hiệu quả xử lý của các công trình sinh học tiếp theo là tốt nhất tại đây hàm lượng SS và BOD tăng khi qua bể trung hòa, hàm lượng chất rắn lơ lửng có tăng, nhưng là các chất rắn vô cơ nên dễ dàng lắng xuống trong bể lắng ly tâm đợt I, do đó ta không xét đến sự tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng. Khi sử dụng hóa chất trung hòa nước thải, khoảng 50% các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học chuyển sang dạng dễ phân hủy sinh học. Khi đó hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải sau khi ra khỏi bể trung hòa là: LBOD5 = LBOD5 + 50%×LCOD = 109,42+ 0,5 ×(401,87-109,42) = 255,65(mg/l) Lss=202,63 (mg/l), LBOD5= 255,65(mg/l). Sau khi trung hòa nước thải được dẫn tới bể lắng ly tâm đợt 1 để loại bỏ bớt các chất lơ lửng có trong nước. Công trình xử lý sinh học ở đây cụ thể là aeroten có ngăn tái sinh. Tiếp theo nước được đưa sang bể lắng 2 nhằm lắng bớt bùn hoạt tính và chất lơ lửng, một phần bùn được đưa tuần hoàn về bể aeroten. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại B QCVN 40:2011. Cuối cùng nước thải được xả vào nguồn tiếp nhận. Phần cặn tươi từ bể lắng 1 đưa sang bể mêtan để phân huỷ và ổn định cặn. Phần bùn dư của bể lắng 2 được đưa vào bể nén bùn nhằm giảm thể tích và độ ẩm trước khi đưa vào bể mêtan để phân huỷ và ổn định cặn. Cặn sau khi được ổn định sẽ được đưa vào máy ép bùn để làm ráo nước hoàn toàn trước khi được vận chuyển đi. Nước dư từ bể nén bùn và bể mêtan được đưa vào trước aeroten.
  • 34. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 34 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải - Phương án II Mêtan Nước Hồi lưu Máy ép bùn Cặn Khí Metan Nước Hồi lưu Vận chuyển Nước thải Urê, CaHPO4 Nén bùn đứng NaOH, H2SO4 Bể điều hòa Bể lắng ngang Trộn chất dinh dưỡng Aeroten làm việc theo mẻ Nguồn tiếp nhận ( Cột B – QCVN 40-2011) Sân phơi cát Bể lắng cát ngang Vận chuyển Cấp khí Ngăn tiếp nhận Vận chuyển Trung hoà Song chắn rác
  • 35. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 35 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Thuyết minh dây chuyền công nghệ phương án II Nước thải từ mạng lưới thoát nước được đưa về trạm xử lý bằng đường cống thoát nước ( thông số đầu vào Q=39300m3/ngđ, Lss=202,63 (mg/l), LBOD5=109,42(mg/l) Nước thải được đưa về ngăn tiếp nhận rồi đi qua song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác. Tiếp theo nước thải đi qua bể lắng cát để lắng cát sỏi sau đó nước thải nước tập trung về bể điều hoà nhằm điều hoà lưu lượng trước khi vào bể trung hòa. Ở đây nước thải được trung hoà bằng dung dịch axit H2SO4 hoặc dung dịch NaOH để đảm bảo pH của nước thải nằm trong khoảng 6,5÷8,5 nhằm tạo điều kiện cho hiệu quả xử lý của các công trình sinh học tiếp theo là tốt nhất tại đây hàm lượng SS và BOD tăng Khi qua bể trung hòa, hàm lượng chất rắn lơ lửng có tăng, nhưng là các chất rắn vô cơ nên dễ dàng lắng xuống trong bể lắng I, do đó ta không xét đến sự tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng.Khi sử dụng hóa chất trung hòa nước thải, khoảng 50% các chất hữu cơ khó phân hủy chuyển sang dạng dễ phân hủy. Khi đó hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải sau khi ra khỏi bể trung hòa là: LBOD5 = LBOD5 + 50%×LCOD = 109,42+ 0,5 ×(401,87-109,42) = 255,65 (mg/l) Lss=202,63 (mg/l), LBOD5= 255,65(mg/l). Sau khi trung hòa nước thải được dẫn tới bể lắng ngang đợt 1 để loại bỏ bớt các chất lơ lửng có trong nước. Công trình xử lý sinh học ở đây cụ thể là aeroten làm việc theo mẻ. Tiếp theo nước được đưa sang bể lắng ngang đợt 2 nhằm lắng bớt bùn hoạt tính và chất lơ lửng, một phần bùn được đưa tuần hoàn về bể aeroten . Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại B QCVN 40:2011. Cuối cùng nước thải được xả vào nguồn tiếp nhận.
  • 36. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 36 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 3.3. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH PHƯƠNG ÁN I 3.3.1. Ngăn tiếp nhận Ngăn tiếp nhận để thu nước bơm từ bể điều hoà nước thải trước khi qua song chắn vào bể lắng cát. Ngăn tiếp nhận nước thải được đặt ở vị trí cao nhất để có thể từ đó nước thải theo các mương dẫn tự chảy vào các công trình đơn vị của trạm xử lý. Dựa vào lưu lượng đã được xác định: tc h TB q . = 2044,22 m3/h chọn 1 ngăn tiếp nhận với các thông số như sau: - Đường ống áp lực từ trạm bơm đến ngăn tiếp nhận: 2 ống với đường kính mỗi ống d = 500 mm. Bảng 3.3 Kích thước của ngăn tiếp nhận: (Bảng 3-4- [8]) Lưu lượng nước thải Q ( m3/h) Đường kính ống áp lực, D (mm) Kích thước của ngăn tiếp nhận 2 ống A B H H1 h h1 b 1635,25 500 2000 2300 2000 1600 750 900 800 Nước thải vào B Ngăn tiếp nhận Mương dẫn nước b h1 Hình 3.1. Ngăn tiếp nhận
  • 37. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 37 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 3.3.2. Song chắn rác a.Tính toán mương dẫn nước thải từ ngăn tiếp nhận đến song chắn rác Bảng 3.4 : Kết quả tính toán thuỷ lực mương dẫn nước thải ở song chắn rác: Thông số thuỷ lực Lưu lượng tính toán, l/s Qtb = 454,23 Qmax = 567,84 Q min = 227,02 Độ dốc i 0,001 0,0011 0,001 Vận tốc v ( m/s) 0,86 0,95 0,71 Độ đầy h (m) 0,66 0,75 0,39 Chiều ngang (m) 1 1 1 Chiều cao lớp nước (m) 0,66 0,75 0,39 Chiều cao xây dựng mương : H = hmax + hbv (m) (3.14) Trong đó: hmax là chiều cao lớp nước lớn nhất trong mương, hmax = 0,75 m hbv là chiều cao bảo vệ, hbv = 0,35 m (0,3÷0,5m)  Chiều cao xây dựng mương H = 0,75 + 0,35 = 1,10 (m) b. Tính toán song chắn rác - Chiều sâu của lớp nước ở song chắn rác lấy bằng chiều cao lớp nước trong mương dẫn trước song chắn rác, h = 0,75 m. - Số khe hở của song chắn rác : K h l v q n     1 (khe) (3.15) Trong đó: n: Số khe hở. q: Lưu lượng của nước thải, q = 567,84 l/s = 567,84×10-3 (m3/s) v: Tốc độ nước chảy qua song chắn, lấy bằng vận tốc trong mương dẫn, v = 0,95 m/s. (0,8-1m/s) l: Khoảng cách giữa các khe hở, song chắn rác tinh chọn l=16 mm. hmax: Chiều sâu lớp nước ở song chắn rác, hmax =0,75 m. K : Hệ số kể đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, K=1,05 52 05 , 1 75 , 0 016 , 0 95 , 0 56784 , 0      n (khe) - Chiều rộng của song chắn rác được tính theo công thức sau:
  • 38. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 38 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 BS = s×(n - 1) + (l  n) (m) (3.16) BS = 0,008×(52- 1) + (0,016 × 52) =1,24 (m) Trong đó: n : Số khe hở, n = 52 khe. s : Bề dày của thanh chắn rác, thường lấy s = 0,008m. - Kiểm tra vận tốc dòng chảy ở phần mở rộng của mương trước song chắn ứng với qmin để khắc phục khả năng lắng đọng cặn khi vận tốc nhỏ hơn 0,4m/s: 4 , 0 47 , 0 39 , 0 24 , 1 22702 , 0 min min min       h B q v s (m/s) (thoả mãn). (3.17) - Tổn thất áp lực ở song chắn rác được tính theo công thức sau: 1 2 2 K g v hs     (m) (3.18) Trong đó: v : Vận tốc của nước thải qua song chắn rác, v = 0,95 m/s. K1: Hệ số kể đến tổn thất do vướng rác ở song chắn, K1=3 (Điều 8.2.6-[1])  : Hệ số cản cục bộ của song chắn đuợc xác định theo công thức. 628 , 0 60 sin 015 , 0 008 , 0 83 , 1 sin 3 4 3 4                  o l s    (m) β: Hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn, lấy theo Bảng 3-7- [8]. Chọn dạng hình dạng của thanh chắn rác tương ứng với hệ số β=1,83. α : Góc nghiêng của song chắn so với hướng dòng chảy, α= 60o. Khi đó: hs = 0,628× 81 , 9 2 3 95 , 0 2   = 0,086 (m) - Chiều dài phần mở rộng trước thanh chắn rác L1: 32 , 0 20 2 8 , 0 24 , 1 2 1        tg tg B B L M S  (m) (3.19) Trong đó: Bs : Chiều rộng của song chắn rác, Bs = 1,24 m. Bm: Chiều rộng của mương dẫn, Bm = 0,8 m.  : Góc nghiêng chỗ mở rộng, lấy  = 200. - Chiều dài phần mở rộng sau song chắn rác:
  • 39. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 39 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 16 , 0 2 32 , 0 2 1 2    L L (m) (3.20) - Chiều dài xây dựng của phần mương để lắp đặt song chắn rác: L = L1 + L2 + Ls = 0,32 + 0, 16 + 1,5 = 1,98 (m) (3.21) Trong đó: Ls: Chiều dài phần mương đặt song chắn rác, Ls = 1,50 m. - Chiều sâu xây dựng của phần mương đặt song chắn rác: H = hn + hs + 0,5 = 0,75+ 0,064 + 0,5 = 1,32 (m) (3.22) Trong đó: hn : Chiều cao lớp nước trong mương dẫn, hmax = 0,75 m. hs : Tổn thất áp lực ở song chắn rác, hs = 0,065 m. 0,5: Khoảng cách giữa cốt sàn nhà đặt song chắn rác và mực nước cao nhất (Điều 8.2.5-[1]). - Khối lượng rác lấy ra trong ngày đêm: 68 , 2 1000 365 122345 8 1000 365        ll N a W (m3/ngđ) (3.23) Trong đó: Nll : Dân số tính toán theo chất rắn lơ lửng. Nll = 65 39300 63 , 202    ll sx ss n Q C = 122345 ( người) Với: Css : Nồng độ nước thải sản xuất, Css=202,63 mg/l. Qsx : Lưu lượng nước thải sản xuất, Qsx= 39300 m3/ngđ. nll : Tải lượng chất lơ lửng của nước thải sinh hoạt cho 1 người trong một ngày đêm lấy theo (Bảng 25-[1]), nll = 65 g/ng.ngđ. a : Lượng rác tính cho đầu người trong năm (Bảng 20-[1]), với l =16 mm lấy a = 8 l/ng.năm. - Trọng lượng rác ngày đêm: P = W × G = 2,68 × 750 = 2010 (kg/ngđ) = 2,01 (T/ngđ) (3.24) Trong đó: G : Khối lượng riêng của rác,G =750 kg/m3 (Điều 7.2.12-[1]). Rác được phơi ráo rồi vận chuyễn đi nơi khác.
  • 40. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 40 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Song chắn rác thủ công nên có 1 bể làm việc và có các khe phai để sử dụng khi cần thiết. Kích thước song chắn rác B×L×H là 1,24m×1,50m×1,32m. Hình 3.2. Song chắn rác Hàm lượng chất lơ lửng và chất hữu cơ của nước thải sau khi qua song chắn rác thay đổi không thay đổi 3.3.3. Bể lắng cát ngang Bể lắng cát ngang được xây dựng để tách các hợp chất không tan vô cơ mà chủ yếu là cát ra khỏi nước thải. Việc tách loại khỏi nước thải các loại tạp chất này là rất cần thiết để tránh những ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc cuả các công trình có liên quan sau đó. Vì vậy trong trạm xử lý nước thải, bể lắng cát thường được đặt trước bể lắng 1 và sau song chắn rác. Nước thải theo mương dẫn đi vào bể lắng cát. Dưới tác dụng của lực trọng trường, các phần tử có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy bể trong quá trình chuyển động. Cát lắng sẽ được tập trung về hố thu cặn ở đầu bể bằng cào sắt và được lấy ra bằng bơm phun tia hoặc lấy bằng phương pháp thủ công. Yêu cầu đối với bể lắng cát ngang: (Điều 8.3.4 –[1]) - Tốc độ giới hạn trong bể lắng cát ngang: 0,15 - 0,3 m/s. - Thời gian lưu lại cát trong bể lắng cát ngang không nhỏ hơn 30 s. A 1 2 hs h1 h1 A-A h1 Bs Bm L1 L2 Ls A 1-SONG CHẮN RÁC 2-SÀN CÔNG TÁC
  • 41. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 41 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 - Chiều sâu tính toán 0,25m đến 1m. - Độ lớn thủy lực của cát giữ lạo 18 đến 24mm/s. a.Tính toán mương dẫn vào bể lắng cát Mương dẫn vào bể lắng cát giống với mương dẫn vào song chắn rác. b.Tính toán bể lắng cát ngang Chọn xây dựng 2 bể lắng cát ngang. - Chiều dài của bể lắng cát ngang được tính theo công thức : L = 2 , 24 3 , 0 1 3 , 1 1000 1000        Uo V H K = 16 (m) (3.25) Trong đó: K : Hệ số phụ thuộc vào loại bể lắng cát và độ thô thuỷ lực của hạt cát Uo. Ở đây chọn loại bể là bể lắng cát ngang và hạt cát có độ thô thuỷ lực là 24,2 mm/s nên K=1,3 (Bảng 27 –[1]). H : Độ sâu tính toán trong bể lắng cát, H =1m ( 0,25-1(m)(Điều 8.3.4 –[1]). V : Tốc độ nước thải trong bể lắng cát ngang, V = 0,3m/s ( Bảng 28 –[1]). Uo: Độ thô thuỷ lực của hạt cát Uo = 24,2 mm/s ( Điều 8.3.4 –[1]). Tiết diện ướt của 1 bể: W= 95 , 0 2 3 , 0 10 84 , 567 3 max       n v q (m3) (3.26) Trong đó: q : Lưu lượng nước thải vào bể, qmax= 567,84×10-3 m3/s. v : Tốc độ nước thải trong bể lắng cát ngang, v= 0,3m/s. n : Số bể làm việc, n= 2 bể. - Chiều rộng của bể lắng cát ngang được tính theo công thức : B = 1 1 95 , 0   H W (m ) (3.27) - Thể tích phần chứa cát của bể lắng cát ngang được tính theo công thức: Wc = 9 , 4 1000 2 122345 02 , 0 1000       t N P ll (m3/ngđ) (3.28) Trong đó: P = 0,02 l/ng.ngđ: Lượng cát giữ lại trong bể lắng cát cho một người trong ngày đêm lấy (Bảng 28 – [1]).
  • 42. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 42 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Nll = 122345 người: Dân số tính toán theo chất rắn lơ lửng. (người) t = 2 ngày : Chu kì xả cát, tránh được sự phân huỷ của cặn. - Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát ngang trong một ngày đêm: hc =       2 1 16 89 , 4 n B L Wc 0,15 (m) (3.29) Trong đó: B : chiều rộng của bể lắng cát ngang, B = 1 (m). L : chiều dài của bể lắng cát ngang, L = 16 (m). n: Số đơn nguyên công tác, n = 02. - Chiều cao xây dựng của bể lắng cát ngang: Hxd = H + hc + hbv = 0,75+ 0,15+ 0,3 = 1,2 (m) (3.30) Trong đó: H = 0,75 m : Chiều cao lớp nước có trong bể lắng cát ngang . hbv= 0,3 m : Khoảng cách từ mực nước đến thành bể. Hình 3.3. Bể lắng cát ngang Cát sau lắng ở ngăn chứa cát được lấy ra khỏi bể bằng thiết bị bơm phun tia. Cát ở bể lắng cát được gom về hố tập trung ở đầu bể lắng bằng thiết bị cào cơ giới, từ đó thiết bị nâng thuỷ lực sẽ đưa hỗn hợp cát - nước đến sân phơi cát. Để vận chuyển bằng thủy lực 1 m3 cặn cát ra khỏi bể phải cần tới 20 m3 nước. Lượng nước cần dùng cho thiết bị nâng thủy lực trong một ngày là: Q = Wc 20 = 4,9  20 = 98 (m3/ngđ) (3.31) 4 4 5 3 5 3 2 2 1 1 Chú thích 1. Máng dẫn nước đến bể lắng cát. 2. Mương dẫn nước sau lắng cát. 3. Máng phân phối nước vào các bể lắng cát 4. Máng thu nước sau bể lắng cát . 5. Hố thu cát
  • 43. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 43 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 3.3.4. Sân phơi cát Cát sau khi đã ra khỏi bể lắng cát ngang có chứa một lượng nước đáng kể, do đó cần làm ráo cát (tách nước ra khỏi cát ) để dễ dàng vận chuyển đi nơi khác. Quá trình này được diễn ra tại sân phơi cát. - Diện tích hữu ích của sân phơi cát được tính theo công thức : F = 180 5 1000 365 02 , 0 122345 1000 365         h P Nll (m2) (3.32) Trong đó: Nll = 122345 người : Dân số tính toán tính theo chất lơ lửng. P = 0,02 l/ng.ngđ : Lượng cát giữ lại trong bể lắng cát cho một người trong ngày đêm (Bảng 28 –[1]). h = 5m/năm : Chiều cao lớp cát trong năm ( khi lấy cát đã phơi khô theo chu kì lấy cát), (Điều 8.3.8 –[1]). Chọn sân phơi cát gồm 2ô, diện tích mỗi ô là 90 m2. Kích thước mỗi ô : 9m × 10m. 1. Ống dẫn cát 2. Ống thu nước Hình 3.4. Sân phơi cát * Tính toán lượng nước hồi lưu từ sân phơi cát về lại nguồn tiếp nhận QHL= Wc×60%+Qct (m3/h) (3.33) QHL= 4,9 × 0,6 + 98 = 100,94 (m3/ngđ) = 4,21 (m3/h) 2 1
  • 44. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 44 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 3.3.5. Bể điều hoà a. Tính thể tích bể điều hoà Để xác định thể tích bể điều hoà ta dựa vào lưu lượng thải theo giờ Qh, thể tích tích lũy vào Vv và thể tích tích lũy bơm đi Vb, lập bảng thể tích tích lũy cho mỗi giờ trong ngày. Bảng 3.5. Bảng phân bố lưu lượng nước thải theo giờ trong bể điều hòa.( Xem phần phụ lục 10) - Thể tích lý thuyết bể điều hoà bằng hiệu đại số giá trị dương lớn nhất và giá trị âm nhỏ nhất của cột hiệu số tích luỹ: Vđh(lt)=Vmax -Vmin= 1635,94 –(–4907,83) = 6543,77 (m3) (3.34) Trong đó: Vđh(lt) : Thể tích lý thuyết của bể điều hoà, m3. Vmax : Hiệu số thể tích tích lũy dương lớn nhất, Vmax = 1635,94 m3. Vmin : Hiệu số thể tích tích lũy âm nhỏ nhất, Vmin = -4907,83 m3. - Thể tích thực tế bể điều hoà: Vđh(tt) = 1,2  Vđh(lt) = 1,2 6543,77 = 7852,52 (m3) (3.35) - Chọn bể điều hoà hình vuông, chiều cao lớp nước lớn nhất hmax= 4,5 m. Vậy chiều cao tổng cộng: H = hmax+ hbv = 4,5 + 0,5= 5,0 (m) (3.36) - Diện tích bề mặt thoáng của bể: F = 0 , 5 52 , 7852 max  h V = 1570,5 (m2) (3.37) - Kích thước bể điều hoà: L × B × H= 40m × 40m × 5m. - Lưu lượng trung bình nước thải sau khi ra khỏi bể điều hòa: QTB,h = 24 39246 24  ngđ Q = 1635,25 (m3/h) (3.38) b. Tính toán dàn ống khí Khuấy trộn bể điều hoà bằng hệ thống thổi khí. - Lượng khí nén cần thiết cho khuấy trộn: qkhí = RVđh(tt) = 10 × 7852,52 = 78525 l/phút = 1308,75 (l/s) (3.39) Trong đó:
  • 45. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 45 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 R :Tốc độ khí nén, R = (10  15) l/m3.phút ( Bảng 9-7, [8]), chọn R = 10 (l/m3.phút) Vđh(tt): Thể tích thực tế bể điều hòa, Vđh(tt) = 7852,52 m3. Chọn loại thiết bị khuếch tán khí bằng đĩa sứ, có lưu lượng khí r =(11  96) lít/phút.cái, chọn r = 87,25 lít/phút.cái (Bảng 9-8-[8]). Vậy số đĩa sứ: n = r qkhi = 25 , 87 78525 = 900 (đĩa) (3.40) Để khuếch tán khí đều trong toàn bể các đĩa sứ được bố trí như sau: + Theo chiều dài của bể 30 đĩa. + Theo chiều rộng của bể 30 đĩa. + Khoảng cách giữa hai đĩa là 1290 mm. Các thông số của ống chính cấp khí: - Chọn đường kính của ống dẫn khí chính: d = 350 mm. - Tiết diện ống: f = 2 d 4  = 4 35 , 0 14 , 3 2  = 0,096 (m2) (3.41) - Vận tốc khí trong ống: v = f qkhí = 096 , 0 10 75 , 1308 3   = 13,6 (m/s) (3.42) Đảm bảo vận tốc đặc trưng trong ống dẫn (v = 9  15 m/s), (Bảng 9-9-[8]). Các thông số của ống nhánh cấp khí: + Số ống nhánh bằng số đĩa sứ bố trí theo chiều dài của bể ( 30 ống). + Lưu lượng trong một ống nhánh : qn = n qkhi = 30 75 , 1308 = 43,63 (l/s) Chọn vận tốc trong ống nhánh v = 8,6 m/s. Tiết diện ống nhánh: f = v qn = 6 , 8 10 64 , 43 3   = 5,09×10-3 (m2) Đường kính ống: d =  f  4 = 14 , 3 10 09 , 5 4 3    = 250 (mm) Các ống được bố trí sao cho mặt dưới ống phải đặt tuyệt đối theo phương ngang dọc theo bể trên các giá đỡ để ở độ cao 60  100 mm so với đáy bể.
  • 46. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 46 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 3.3.6. Bể trung hoà Độ pH của nước thải ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất xử lý của các công trình sau, đặc biệt là các công trình xử lý sinh học nên việc trung hòa nước thải là cần thiết. Hóa chất sử dụng là H2SO4 và NaOH, được châm ở đầu bể. Để tạo điều kiện tiếp xúc giữa hóa chất và nước thải ta lưu nước trong ngăn 5 phút và xây dựng các vách ngăn zích zắc. Các thông số tính toán: - Lưu lượng nước thải: Q = 39300 m3/ngđ. - Số lượng bể: n = 1. - Dung tích bể trung hòa: W = 60 24 5 39300 60 24     t Qkngđ = 136,27 (m3) (3.43) - Chọn chiều cao lớp nước trong bể: h = 1,5 m. - Chiều cao xây dựng của bể: H = h+hbv= 1,5 + 0,5 = 2 (m) Trong đó: h=1,5m : Chiều cao lớp nước trong bể. hbv =0,5 m: Chiều cao bảo vệ. - Diện tích bề mặt của bể trung hòa: F = 2 27 , 136  H W = 68 (m2) (3.44) Chọn chiều dài của bể: L = 9 m Chiều rộng của bể: B = 8 m Chia bể trung hoà thành 7 ngăn nhỏ, chiều rộng của mỗi ngăn nhỏ: b = 7 9 = 1,3 (m) Vậy kích thước của bể: L × B ×H = 9m × 8m × 2m. A A Hình 3.5. Bể trung hoà
  • 47. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 47 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Khi sử dụng hóa chất trung hòa nước thải, khoảng 50% các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học chuyển sang dạng dễ phân hủy sinh học. Khi đó hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải sau khi ra khỏi bể trung hòa là: LBOD5 = LBOD5 + 50%×LCOD = 109,42+ 0,5 ×(401,87-109,42) = 255,65(mg/l) 3.3.7. Bể lắng ly tâm đợt 1 - Bán kính bể lắng ly tâm 1 (Điều 8.5.4-[1]) ) ( 6 . 3 0 , m N KU Q R h tb   (3.45) Trong đó: Qtb,h: Lưu lượng tổng cộng trung bình theo giờ (m3/h) N: Số bể lắng ly tâm công tác, chọn N= 4 bể U0: độ lớn thủy lực của hạt cặn             n h KH t H K U 1000 0 U0 = 82 , 0 0 16 , 1 1193 80 , 0 2 45 , 0 1000       ( s mm/ ) - K: hệ số phụ thuộc vào loại bể lắng, với bể lắng ly tâm K= 0,45 (Điều 8.5.4.[1]) - Giá trị n h H K       . =1,16 ứng với chiều cao công tác của bể lấy Hct= 2m (Bảng 34- [1]) - n: hệ số phụ thuộc vào tính chất của chất lơ lửng, đối với nước thải sinh hoạt lấy n= 0,25 (Điều 8.5.4.b-[1]) - α: hệ số tính đến ảnh hưởng của nhiệt độ của nước thải đối với độ nhớt, với nhiệt độ nước thải t=300C tương ứng với α=0,8 (bảng 31- [1]) Với Cll=202,63 (mg/l) và hiệu suất lắng của bể lắng ly tâm đợt I là E=60%. Nội suy (bảng 33-[1]) ta được t= 1193 (s) =20 (phút). - V: tốc độ tính toán trung bình vùng lắng, trong bể lắng ly tâm là tốc độ tại tiết diện ở điểm giữa tính từ tâm ra biên bán kính. Đối với bể lắng ly tâm V lấy = 5 – 10mm/s, chọn V=5mm/s. -  : thành phần thẳng đứng của tốc độ của nước thải xác định (bảng 32- [1])
  • 48. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 48 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Ứng với V=5mm/s ta được  =0 mm/s 5 , 9 4 82 , 0 45 , 0 14 , 3 6 , 3 24 , 1635       R (m) - Đường kính của 1 bể lắng ly tâm Db=2 x R= 2 x 9,5= 19,0 (m). - Đường kính ống trung tâm: d = 15%Db = 0,15× 19 = 2,85 m - Diện tích tiết diện của 1 bể lắng li tâm : F = 4 2 D   = 4 19 14 , 3 2  = 283,4 (m2) (3.46) -Thể tích ngăn công tác của bể Wb= F×H= 283,4 × 2 =566,8 (m3) (3.47) Chiều cao vùng lắng H=1,5-5 (m). Lấy H = 2m (8.5.11.b- [1]) Kiểm tra lại thời gian lưu nước 4 , 1 24 , 1635 4 8 , 566 ,      h Tb b Q N W t (h) (3.48) - Tính toán máng tràn thu nước xung quanh bể: Ta có lưu lượng nước thải trong 1 bể : Qb = 81 , 408 4 24 , 1635 4 ,   h tb Q (m3/h) (3.49) Chọn máng tràn có bề rộng B = 500mm Tải trọng của máng tràn : u = 85 , 6 19 14 , 3 81 , 408     D Qb  (m3/m.h) = 1,9 (l/m.s) < 10 (l/m.s) (8.5.10- [1]) - Hàm lượng chất lơ lửng trôi theo nước ra khỏi bể lắng li tâm đợt I là: C1= 2 , 91 100 ) 55 100 ( 63 , 202 100 ) 100 (       E Cll (mg/l) (3.50) + Cll=202,63 (mg/l): hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải khi đưa vào xử lý + E1 = 55% : hiệu suất lắng chất lơ lửng của bể lắng li tâm - Bể lắng li tâm có dạng hình trụ, độ dốc đáy bể là 1%.(8.5.11b –[1]). - Chọn thời gian giữa 2 lần xả cặn là t = 8h. - Dung tích cặn trong mỗi bể được tính:
  • 49. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 49 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Wc b = n p K t E C q ll         1000 1000 ) 100 ( (m3/8h). (3.51) Trong đó: Cll: hàm lượng chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải ban đầu, Cll = 202,63(mg/l) E : hiệu suất lắng của bể lắng li tâm đợt I, E = 55%. P : độ ẩm của cặn lắng, P = 95%. ( 8.5.5 –[1]) T : chu kỳ xả cặn, T = 8h. K : Hệ số kể đến khả năng tăng lượng cặn do có cỡ hạt lơ lửng lớn, K = 1,1 q : lưu lượng nước thải trung bình theo giờ, q = 1635,24 (m3/h). n: Số bể lắng công tác. n = 4 bể Wc b = 4 10 ) 95 100 ( 1 , 1 8 55 63 , 202 24 , 1635 6        =8,01 (m3/8h) =24,03 (m3/ngd) -Lượng cặn tổng cộng của 4 bể :Wc= 4 Wb c = 4 24,03 =96,12 (m3/ngd) - Chiều cao xây dựng của bể lắng ly tâm là : Hb = H1 + h2 + h3 + h4 = 2 + 0,3+ 0,5+ 0, 8 = 3,6 (m). (3.52) Trong đó: H1 = 2m: chiều cao vùng lắng trong bể lắng ly tâm h2 = 0,3m : chiều cao của lớp trung hoà. ( 8.5.11b –[1]) h3 = 0,5m : chiều cao bảo vệ. h4 = 0,8m : chiều cao phần tạo độ dốc: h4= 0 5 2 1 19 2 1 tg tg Db       =0,8 (m) Với D: đường kính bể Db = 19m;  : góc tạo độ dốc o 5   ; 1m: đường kính đáy bể. * Tính toán chi tiết bể lắng ly tâm: Tính toán ngăn phân phối: Đường kính ống phân phối nước trung tâm : Dtt=700 mm Đường kính của ống trung tâm: dtt =3 m. Chiều cao của ống trung tâm lấy bằng 2/3H=1,33(m) Đường kính ống thu nước sau lắng chọn D=500mm
  • 50. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 50 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Đường kính ống xả cặn chọn dc=300mm A A 2 4 3 1 10 12 13 Hình 3.6. Bể lắng ly tâm đợt 1 Chú thích: 1-Ống dẫn nước thải vào bể; 2– Tấm phân phối; 3– Máng thu nước; 4– Ống dẫn nước ra; 5– Hố thu cặn; 6– Sàn công tác; 7– Tấm gạt cặn; 8– Tấm gạt chất nổi. * Sau khi qua lắng 1 nước thải có hàm lượng các chất như sau: LSS = 91,2 (mg/l) LBOD5 = 255,65 (mg/l) 3.3.8. Bể trộn Nước thải công nghiệp có thành phần chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) rất ít, không đủ để tạo điều kiện thích hợp cho vi sinh vật sống và hoạt động. Do đó trước khi vào công trình sinh học nước thải cần được bổ sung chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này ta thiết kế bể với tình trạng bất lợi nhất là trong nước thải không có thành phần này. Hóa chất dùng để cấp chất dinh dưỡng cho nước thải được chọn là dung dịch phân urê và Canxi photphat. a . Tính toán kích thước bể trộn chất dinh dưỡng Các thông số tính toán: - Chọn thời gian lưu nước : t = 5 phút. - Dung tích của ngăn trộn:
  • 51. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 51 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 W = QTB,h × t = 5 60 24 , 1635  = 136,27 (m3) (3.53) - Chọn chiều cao lớp nước trong bể: H = 1,6 m. - Chiều cao xây dựng của bể: HXD = 1,6 + 0,4 = 2,0 (m) (3.54) - Diện tích bề mặt của ngăn: F = 6 , 1 27 , 136  H W = 85,2 (m2) (3.55) Chọn kích thước của bể là: LxB = 10 m x 9 m Chia bể làm 7 ngăn nhỏ: b = 1,3 m Kích thước của bể trộn: L ×B × H = 10m × 9m ×2m. b. Tính toán kích thước ngăn phân phối - Thời gian lưu nước trong ngăn phân phối: t = 1 phút. - Thể tích ngăn phân phối: Wpp = QTB,h  t = 1 60 24 , 1635  = 27,3 (m3) (3.56) - Chọn chiều cao lớp nước trong ngăn phân phối: H = 1,5m. - Chiều cao xây dựng của ngăn: HXD = 1,5 + 0,5 = 2,0 (m). (3.57) - Diện tích của ngăn phân phối: F = 5 , 1 3 , 27  H W = 18,2 (m2) (3.58) Chọn chiều dài của ngăn phân phối bằng chiều rộng của bể trộn chất dinh dưỡng Lpp= 9 m. Kích thước của ngăn phân phối: L × B×H = 9m ×2,0m×2,0m Sau khi qua bể trộn chất dinh dưỡng, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải có tăng lên, nhưng không đáng kể, và đó cũng là chất rắn vô cơ nên dễ dàng lắng được. 3.3.9. Tính toán hoá chất a. Bể chứa Urê (nồng độ 10%) và bơm châm dung dịch urê Trong xử lý sinh học bằng quá trình bùn hoạt tính, tỷ lệ BOD : N = 100 : 5, khi qua bể trung hòa thì hàm lượng BOD sẽ tăng 50% khi đó LBOD5 dẫn vào = 255,65 (mg/l), lượng N cần thiết là: N = 100 5 5 BOD L  = 78 , 12 100 65 , 255 5   (mg/l) (3.59) Phân tử lượng của Urê (H2N-CO-NH2) = 60 Khối lượng phân tử N2 = 2 × 14 = 28 Tỷ lệ khối lượng: 60 28  Ure N
  • 52. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 52 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Lượng Urê cần thiết = 39 , 27 28 78 , 12 60   (mg/l) (3.60) Lưu lượng nước thải trung bình cần xử lý: Q = 39300 m3/ngđ Lượng Urê tiêu thụ = 66 , 933 1000 39300 39 , 27   (kg/ngđ) Nồng độ dung dịch Urê sử dụng = 10% hay 100kg/m3 Lưu lượng dung dịch Urê cung cấp = 34 , 9 100 66 , 933  (m3/ngđ)= 399,17 (l/h) (3.61) Thời gian lưu dung dịch = 1ngày Thể tích bể yêu cầu = 9,5 m3 Chọn 2 máy bơm châm Urê (1vận hành, 1dự phòng) Đặc tính bơm định lượng: Q = 399,17(l/h), áp lực 6 (bar). b. Dung dịch CaHPO4 và bơm cấp dung dịch CaHPO4 Trong quá trình xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính luôn phải đảm bảo tỉ lệ BOD:P=100:1, do đó BOD 5đầu vào = 255,65 (mg/l) P cần thiết: 56 , 2 100 65 , 255 1    P (mg/l) (3.62) Sử dụng CaHPO4 làm tác nhân cung cấp P. Phân tử lượng của CaHPO4 : 136 Khối lượng phân tử P : 31 Tỉ lệ khối lượng 136 31 CaHPO4  P Lượng CaHPO4 cần thiết = 23 , 11 31 56 , 2 136   (mg/l) (3.63) Lưu lượng nước thải cần xử lý Q = 39246 (m3/ngđ). Lượng CaHPO4 cần tiêu thụ 73 , 440 1000 39246 23 , 11   (kg/ ngđ) (3.64) Lượng CaHPO4 cần sử dụng: 75% hay 750Kg/m3. Lưu lượng CaHPO4 cung cấp 59 , 0 750 73 , 440  (m3/ngđ) = 24,58 (l/h) (3.65) Thời gian lưu : t = 2 ngày. Thể tích bể yêu cầu: 0,59 2 = 1,18 m3= 1180( lít ) Chọn 2 bơm cấp dung dịch CaHPO4 (1 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng)
  • 53. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh - 53 - SVTH: Phạm Duy Khánh - Lớp: 07MT1 Đặc tính bơm định lượng: Q = 24,58 (l/h); áp lực 5(bar). c. Bể chứa dung dịch axit H2SO4 và bơm cấp H2SO4 Lưu lượng thiết kế: QTB,h = 1635,24 (m3/h) ) / ( 000005 , 0 7 9 max l mol K pH pH trunghoa vao    Khối lượng phân tử 4 2SO H = 98(g/mol). Nồng độ dung dịch 4 2SO H = 98%. Trọng lượng riêng của dung dịch =1,84(g/l). Liều lượng châm vào = 444 , 0 10 84 , 1 98 1000 24 , 1635 98 000005 , 0       (l/ h) (3.66) Thời gian lưu: 15 ngày Thể tích cần thiết của bể chứa: 0,444  24  15 =159,84 (lít). Chọn 2 bơm cấp acid H2SO4 ( 1 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng ). Đặc tính bơm định lượng: Q = 0,444 (l/h); áp lực 5(bar). d. Bể chứa dung dịch NaOH và bơm cấp NaOH Lưu lượng thiết kế: Qtb,h = 1635,24 (m3/h) pHvaomax=9 pHtrunghoa=7 K=0.00001 Khối lượng phân tử NaOH : 40(g/mol). Nồng độ dung dịch NaOH : 20%. Trọng lượng riêng của dung dịch : 1,53(g/l). Liều lượng châm vào = 14 , 2 10 53 , 1 20 1000 24 , 1635 40 00001 , 0       (l/ h) (3.67) Thời gian lưu: 15 ngày Thể tích cần thiết của bể chứa: 2,14  24 15 = 770,5 (lít). Chọn 2 bơm cấp xút NaOH (1 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng) Đặc tính bơm định lượng: Q = 2.14 (l/h); áp lực 5(bar).