SlideShare a Scribd company logo
1 of 162
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
dungNöåi Söë 175+176 thaáng 7+8/2014NÙM THÛÁ 15
Ngày 12/6, VASEP đã tổ chức Đại hội Toàn thể Hội viên bất thường thay
cho Hội nghị thường niên, nhằm thông qua nội dung sửa đổi Điều lệ với
mục tiêu củng cố để mạnh hơn.
Đại hội VASEP – Củng cố để mạnh hơn
Ý kiến xung quanh Nghị định Cá tra
Nghị định Cá tra của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20/06/2014. Thương mại
Thủy sản xin giới thiệu ý kiến của Thứ trưởng Vũ Văn Tám về vấn đề này và
bản kiến nghị tập thể của các DN cá tra gửi Thủ tướng Chính phủ, quan điểm
của VCCI và thảo luận của TS Hồ Quốc Lực về con cá tra Việt Nam.
10
24
Ý kiến của TS. Đinh Hoàng Thắng về việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải
Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
trước siêu bão Thần Sấm.
Thế trận “hậu giàn khoan”
06
Hội chợ có sự tham gia của 173 công ty với 302 gian hàng. Trong đó,
khu vực DN thủy sản có 60 công ty, 88 gian hàng, khu vực DN dịch vụ
có 113 công ty, 156 gian hàng.
Vietfish2014-ĐiểmhẹncủabạnhàngthủysảnViệtNam34
32 Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản
Nghị định của Chính phủ quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm;
ưu đãi thuế và một số chính sách khác về đóng mới, nâng cấp tàu cá; dự án đầu
tư cơ sở hạ tầng ngành thủy sản.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
146
Ngân hàng được thành lập để bảo vệ ghẹ xanh đang trong giai đoạn sinh
sản nhằm giữ gìn nguồn lợi biển bền vững tại Phú Quốc, Kiên Giang.
Ngân hàng Ghẹ xanh-Mô hình cộng đồng
bảo vệ nguồn lợi thủy sản
69
Ý kiến của PGS.TS. Hà Xuân Thông về chủ trương phát triển đóng
mới tàu cá vỏ thép và cải tạo tàu vỏ gỗ để hiện đại hóa đội tàu khai thác
hải sản của nước ta.
Cần cách mạng để hiện đại hóa đội tàu
khai thác hải sản
Xuất khẩu tôm và mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc trong
5 tháng đầu năm 2014 tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc tăng mạnh105
Cầu Tre khẳng định vị thế trên thị trường; Hiệp Thanh thâm nhập sâu
thị trường Châu Á; Saigon Food không thiếu nguyên liệu cho XK-
Chất lượng, Phong phú và Tiện dụng cho nội địa; Tafishco và Chương
trình vay vốn phục vụ “Chuỗi liên kết cá tra”
Các doanh nghiệp chế biến và XK thủy sản44
Đã qua 10 năm, cá tra bị áp thuế CBPG. Đợt rà soát lần 2 vừa được khởi
xướng nhằm làm cơ sở cho Mỹ quyết định hủy bỏ hay tiếp tục áp đặt
loại thuế này đối với các DN cá tra.
XuấtkhẩucátraViệtNamvàđợt
“RàsoátHoànghôn”lầnthứ2114
Từ năm 2013 đến nay, ước tính các công ty nhập khẩu nước ngoài không thanh toán hoặc thanh toán chậm
cho các công ty xuất khẩu của Việt Nam là 6 tỷ USD, con số này đã và đang tăng lên do sự suy thoái kinh tế
tại các nước phương Tây. Việc thu hồi các khoản thanh toán chậm là một khó khăn của các công ty xuất khẩu
của Việt Nam.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thu hồi các khoản nợ tại Hoa Kỳ và Châu Âu, Công ty Tư vấn và cung
cấp giải pháp tài chính ASSURANCE GLOBAL, LLC sẽ tư vấn và cung cấp các giải pháp thu hồi các khoản
nợ cho các công ty xuất khẩu Việt Nam.
Bằng các cách tiếp cận chuyên nghiệp, hiệu quả và hợp pháp, ASSURANCE GLOBAL, LLC giúp cho các
nhà xuất khẩu có giải pháp thu hồi nợ một cách hợp lý và mang lại kết quả nhanh chóng bằng cách làm việc
chuyên nghiệp nhờ kinh nghiệm đúc rút qua nhiều năm trong lĩnh vực thu hồi công nợ.
ASSURANCE GLOBAL, LLC là một công ty quản lý nợ thương mại, giàu kinh nghiệm trong việc thu hồi nợ
giữa các doanh nghiệp, tập trung vào các nước vành đai Thái Bình Dương.
ASSURANCE GLOBAL, LLC chỉ thu phí dịch vụ cố định khi khoản nợ được thu hồi thành công, ngoài ra
ASSUARANCE GLOBAL, LLC sẽ không thu tiền trước, các khách hàng chỉ thanh toán chi phí cho dịch vụ
của chúng tôi khi khoản nợ của quý công ty được thu hồi thành công.
Ngoài ra, ASSURANCE GLOBAL, LLC còn hợp tác với rất nhiều công ty tư vấn pháp lý và tài chính hàng đầu
tại Hoa Kỳ.
Để hiểu rõ và biết thêm chi tiết về dịch vụ của ASSURANCE GLOBAL, LLC, xin quý khách liên hệ trực tiếp
với chúng tôi tại địa chỉ sau:
www.assurance-global.com
Văn phòng chính (Hoa Kỳ): 1000 N West Street, Suite 1200 Wilmington, DE 19801. USA
Địa chỉ: 86/20 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (84) 08 39 956 988 Fax: (84) 08 39 903 203 Email: y.thuy@assurance-global.com
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅNTHÛ BAN BIÏN TÊÅP
Cải cách hành chính để nâng cao
Năng lực Cạnh tranh Quốc gia
yêu cầu, nhất là theo hướng đơn giản, minh bạch,
công bằng, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế,
gây khó khăn cho DN và chưa khắc phục được kẽ hở
chuyển giá cùng những ách tắc ủa bộ máy.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, số giờ
nộp thuế của DN Việt Nam cao nhất trong nhóm 12
nước ASEAN và Trung Quốc, cao gấp 4 lần các nước
châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí cao đôi so với
Lào. Về thủ tục hải quan, Việt Nam ở vị trí thứ 7 trên
tổng cộng 12 nước; thời gian thực hiện thủ tục hải
quan XK của Việt Nam là 4 ngày, cao gấp 2 lần bình
quân khu vực.
Không dễ để nâng cao năng lực cạnh tranh của
quốc gia, càng không thể làm được điều đó trong
một sớm một chiều, tuy nhiên Nghị quyết 19/NQ-
CP của Chính phủ đã cụ thể hóa năng lực cạnh tranh
thành những chỉ tiêu rõ ràng và giao nhiệm vụ cho
từng cơ quan cụ thể. Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính
phủ đối với những công việc quản lý cụ thể như thủ
tục thuế, hải quan,… không chỉ đơn thuần là những
việc tất yếu phải đổi mới trong tiến trình hội nhập
quốc tế, mà còn thể hiện tâm nguyện sâu sắc, như
tâm sự của Thủ tướng khi làm việc với ngành thuế:
“Cái này bạn bè nhìn mình là môi trường đầu tư kinh
doanh, là năng lực cạnh tranh. Còn người dân không chỉ
nhìn ngành Thuế mà còn nhìn Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, nhìn bộ máy hành chính, nhìn kết quả đấu tranh
phòng chống tham nhũng, nhìn cải cách hành chính mà
chúng ta cho là đột phá…”.
Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã xác định cải cách
hành chính (mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành
chính) và cải cách thể chế là các giải pháp đột phá để
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong
cuộc vận động lâu dài và nhiều gian nan ấy, để bảo
đảm Nghị quyết thắng lợi, mỗi cơ quan quản lý Nhà
nước, mỗi công chức của nền hành chính công vụ
đều phải nhận thức và thực thi được trách nhiệm cốt
lõi theo tinh thần Vì Nước, Vì Dân! n
Ban Biên tập
C
ách đây hơn 4 tháng, vào ngày 18/03/2014,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/
NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia. Nhằm đôn đốc việc triển
khai thực hiện Nghị quyết quan trọng này, mới đây
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Tổng
cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Tham dự các buổi
làm việc này còn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam -
Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển Bền vững
và Nâng cao Năng lực Cạnh tranh.
Trong buổi làm việc, Thủ tướng đã nhắc đi nhắc
lại nhiều lần: “Không thể chấp nhận được!” khi nói
đến những tồn tại của các cơ quan quản lý Nhà nước,
gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp (DN).
Lời lẽ mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ cho
thấy sự quyết liệt của lãnh đạo Chính phủ đối với
hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà
nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhưng cũng
là những khâu dễ phát sinh nhũng nhiễu, phiền hà,
gây khó khăn cho DN.
Thủ tướng thẳng thắn nhận xét, công tác quản
lý thuế còn nhiều yếu kém, số giờ nộp thuế của Việt
Nam hiện nay vẫn dài nhất khu vực, số lần nộp thuế
cũng cao nhất, nhưng thất thu thuế còn lớn, một số
cán bộ ngành thuế còn có thái độ nhũng nhiễu, hách
dịch, thủ tục thuế vẫn còn phức tạp, khó thực hiện,
làm mất nhiều thời gian của dân và DN. Đó cũng là
lý do khiến tại Hội nghị Gặp gỡ các DN ngày 29/4
vừa qua, với tư cách người đứng đầu bộ máy hành
chính, Thủ tướng, đã gửi lời xin lỗi DN vì “người
dân, DN đi nộp thuế mà sao khó khăn quá”…
Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém
trong công tác quản lý và thủ tục hải quan, trong đó
nổi lên là việc tổ chức, triển khai thực hiện cơ chế,
chính sách về quản lý và cải cách thủ tục hải quan
nhiều trường hợp còn chậm, chưa thật hiệu quả; công
tác tham mưu nhằm xây dựng, hoàn thiện các quy
định về quản lý và thủ tục hải quan chưa đáp ứng
5Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014
6
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014
thế giới, năm 2013 vẫn đầy khó
khăn đối với các DN thủy sản
Việt Nam. Những khó khăn bộc
lộ trên nhiều phương diện, đặc
biệt là năng lực tài chính nội tại
của DN giảm sút nghiêm trọng,
cộng với sức mua sa sút của thị
trường quốc tế, và những rào
cản thương mại ngày càng tăng
đã tác động mạnh mẽ đến DN
thủy sản. Những yếu tố này đòi
hỏi các DN phải thực hiện việc
tái cơ cấu cho phù hợp với tình
hình mới.
Để tiếp tục duy trì và phát
triển sản xuất XK đồng thời tháo
gỡ những khó khăn cho các DN
thủy sản, VASEP đã xác định
những mục tiêu cần đạt tới,
thông qua thực hiện 4 chương
trình trọng tâm: vận động chính
sách, phối hợp vượt rào cản
thương mại, quảng bá thủy sản
Việt Nam và các chương trình
trước chế biến. Bên cạnh đó,
Hiệp hội cũng đã thường xuyên
triển khai các hoạt động như:
công tác phát triển mối liên kết
với người nuôi nhằm ổn định
nguồn nguyên liệu, hỗ trợ nâng
cao chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm (VSATTP), phát triển
các quan hệ quốc tế, xúc tiến
thương mại (XTTM), đào tạo,
cập nhật thông tin…
Tuy vậy, trong thời gian qua,
N
ăm 2013, với sự phấn
đấu không ngừng, các
DN đã cùng nhau ổn
định sản xuất, nắm bắt kịp thời
diễn biến thị trường để có định
hướng phát triển hợp lý, góp
phần gia tăng kim ngạch XK thủy
sản của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD.
Trong đó, giá trị XK tôm đạt trên
3 tỷ USD, XK cá tra ở mức 1,8 tỷ
USD và XK cá ngừ và các loại hải
sản đạt gần 2 tỷ USD.
Nhiều khó khăn và hạn chế
trong hoạt động
Mặc dù đạt được một số
thành công nhưng dưới tác động
mạnh mẽ của suy giảm kinh tế
Ngày 12/6/2014 tại hội trường lớn Khách sạn Rex Tp Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và
Xuất Khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Đại hội Toàn thể Hội viên bất thường
thay cho Hội nghị thường niên, nhằm thông qua nội dung sửa đổi Điều lệ.
Đại hội VASEP - Củng cố để mạnh hơn
Đại hội VASEP 2014 đã chính thức thông qua Điều lệ sửa đổi và kết thúc thành công tốt đẹp
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 7
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
VASEP cũng vấp phải một số
khó khăn và đã bắt đầu bộc lộ
hạn chế và tồn tại cần sớm được
khắc phục, để nâng cao hiệu quả
hoạt động và khẳng định được vị
trí, vai trò trong sự phát triển của
ngành thủy sản Việt Nam.
Cụ thể, hiện nay VASEP chưa
thể hiện đủ mạnh vai trò liên kết
hộiviêncủaHiệphộikhicónhiều
DN hội viên thiếu sự đoàn kết,
đồng thuận, nhất là trong hoạt
động XK. Ngay cả trong công tác
vận động chính sách, với vai trò
đại diện bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng cho các DN, mặc dù
VASEP đã cố gắng tập hợp nhiều
nhất ý kiến từ DN, tích cực vận
động hành lang với các cơ quan
có thầm quyền, nhưng vẫn chưa
thu hút được sự quan tâm thực
sự của DN, dẫn đến những kết
quả không vẹn tròn trong việc
đóng góp ý kiến cho các cơ quan
Nhà nước khi ban hành chính
sách.
Trong khi đó, với nguồn kinh
phí ngày càng hạn hẹp (chủ yếu
là nguồn thu từ hội phí với mức
phí vẫn giữ nguyên không đổi kể
từ ngày thành lập đến nay), các
phương thức tổ chức hoạt động
XTTM của VASEP (kể cả hội chợ
Quốc tế Thủy sản Vietfish hàng
năm), chưa theo kịp tốc độ phát
triển nhanh chóng của các DN
trong thời kỳ hiện nay. Mặt khác,
về nhân sự phục vụ cho Hiệp
hội, số lượng cán bộ có trình độ
chuyên môn cao còn rất hạn chế,
nên chưa thể phát huy được hết
hiệu quả công việc khi ngày càng
có nhiều vấn đề trong ngành đòi
hỏi cần phải tập trung giải quyết
một cách chuyên sâu.
Về tổ chức, do chưa có Quy
chế Hoạt động của Ban Chấp
hành (BCH) Hiệp hội nên trong
các cuộc họp, có nhiều Ủy viên
BCH không thường xuyên tham
gia, dẫn đến những nội dung cần
biểu quyết ý kiến không được
thực hiện được hoặc thực hiện
chậm trễ, gây ảnh hưởng đến
chất lượng và tiến độ công việc.
Tổng Thư ký VASEP Trương
Đình Hòe khẳng định: “Với việc
ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền
kinh tế toàn cầu, các DN Việt Nam
đang ngày càng phải đối mặt với
hàng loạt thách thức, khó khăn và
buộc phải nhìn lại để thay đổi, bắt
kịp và phát triển. Trước tình hình
mới và sự lớn mạnh của các DN,
Hiệp hội VASEP cũng cần có chiến
lược và định hướng mới thích hợp
nhằm phát huy hơn nữa vai trò là
cầu nối, đại diện và thúc đẩy hơn
nữa cho sự phát triển lớn mạnh của
ngành thủy sản nước nhà”.
Đổi mới để phát triển
trong tình hình mới
Theo Chủ tịch VASEP Trần
Thiện Hải, từ khi Hiệp hội được
thành lập đến nay, mọi hoạt động
của Hiệp hội đều tuân thủ theo
Điều lệ Hiệp hội, mà bản hiện
hành đã được thông qua tại Đại
hội Toàn thể Lần thứ 3 và được
Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết
định số 101/2005/QĐ-BNV ngày
16/9/2005.
Tuy nhiên, với tình hình phát
triển của hội viên ngày càng lớn
mạnh, đã phát sinh thêm các vấn
đề cần Hiệp hội tham gia giải
quyết, nhưng không quy định
trong Điều lệ. Vì vậy, để kịp thời
đáp ứng nhu cầu và phù hợp
với tình hình hoạt động mới,
Nghị quyết Hội nghị BCH Hiệp
hội Lần thứ IX nhiệm kỳ 4 ngày
19/10/2012 đã thống nhất thành
lập Ban Sửa đổi Điều lệ.
Ban sửa đổi Điều lệ đã tổ chức
cuộc họp vào ngày 9/5/2013 thảo
luận và thống nhất thay đổi một
số nội dung trong Điều lệ. Ngày
11/6/2013, Ban Sửa đổi Điều lệ đã
họp bàn thống nhất một số nội
dung cần sửa đổi và trình bản
dự thảo Điều lệ sửa đổi đầu tiên.
VASEP đã gửi đến các DN hội
viên để lấy ý kiến hoàn thiện nội
Chủ tịch đoàn chủ trì Đại hội
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/20148
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
tăng trưởng khá khả quan.
Tuy nhiên, VASEP cũng đã
xác định những thách thức mà
ngành thủy sản sẽ phải đối mặt
phía trước, trong đó có những
thách thức đòi hỏi phải có sự
tiếp cận và đổi mới nhanh chóng
ở tầm vĩ mô đối với sự phát triển
của toàn ngành, khi thủy sản
Việt Nam chuyển qua một thời
kỳ phát triển mới.
Nhữngkhókhănnổibậttrong
thời kỳ phát triển mới là: (1) Giải
quyết vấn đề nguồn nguyên liệu
ổn định và chất lượng cho sản
xuất, XK gồm cả lĩnh vực nuôi,
đánh bắt và NK; (2) Sức cạnh
tranh thấp do thiếu vốn, chi phí
đầu vào cao, thiếu sự ổn định,
khó tiếp cận được các chính sách
hỗ trợ của Nhà nước.
Về thị trường, những khó
khăn lớn là: (1) Nhu cầu tiêu thụ
thủy sản tại các thị trường chính
chưa hoàn toàn hồi phục; (2) Các
rào cản về kỹ thuật và phi thuế
quan tại các thị trường NK ngày
càng phức tạp, khó dự đoán.
Với những khó khăn như vậy,
dự báo XK thủy sản trong năm
2014 của Việt Nam có thể chỉ đạt
khoảng 6,8 tỷ USD.
Đánh giá đúng những khó
khăn, thách thức, Đại hội đã
thống nhất thông qua các chương
trình hoạt động mà Hiệp hội cần
tập trung thực hiện trong năm
20124-2015:
• Chương trình vận động chính
sách: Tiếp tục thu thập ý kiến DN
về những khó khăn, vướng mắc
và tổng hợp thành kiến nghị gửi
đến cơ quan chức năng Nhà nước
để đề xuất những biện pháp hỗ
trợ DN kịp thời.
dung Điều lệ sửa đổi, kịp trình
ra Đại hội Toàn thể 2014 để biểu
quyết thông qua.
Điều lệ cũ gồm 7 chương, 23
điều, nay đã được sửa đổi thành
7 chương 24 điều, trong đó bố
cục lại để bám sát theo Điều lệ
mẫu của Bộ Nội vụ quy định tại
Thông tư 03, có bổ sung thêm
Điều 16 trong Chương 4 quy
định về hoạt động của các Ủy
ban Ngành hàng. Có sự bổ sung
này là do hiện nay các nhóm
DN thủy sản đã phát triển ngày
càng chuyên nghiệp, đi sâu vào
các ngành hàng khác nhau, mỗi
ngành hàng có tính đặc thù riêng,
đòi hỏi phải có những hoạt động
kịp thời để giải quyết các vấn đề
cấp bách của DN. Việc bổ sung
cũng thuận tiện hơn trong việc
định hướng hoạt động và phát
triển của từng nhóm DN.
Với kết quả biểu quyết 97,56%
DN nhất trí, Đại hội đã thông qua
nội dung sửa đổi Điều lệ và sẽ có
hiệulựcsaukhiđượcBộNộivụphê
duyệt và ra quyết định ban hành.
Trọng tâm hoạt động
cho năm 2014-2015
Theo báo cáo về tình hình sản
xuất XK, 5 tháng đầu năm 2014
giá trị XK thủy sản đã đạt gần 2,5
tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ
năm ngoái nhờ vào sự tiếp tục
tăng trưởng của mặt hàng tôm,
nhất là sự bùng nổ của tôm chân
trắng. Bên cạnh đó, kết quả của kỳ
xem xét hành chính lần 9 (POR9)
của cá tra vào thị trường Mỹ chưa
tác động lớn đến việc XK cá tra,
do đó mức tăng trưởng của 2 mặt
hàng chủ lực này đã giúp XK
thủy sản những tháng đầu năm
Ông Trương Đình Hòe,
Tổng thư ký VASEP báo cáo hoạt động VASEP
năm 2013-2014
Ông Lê Văn Quang,
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
chia sẻ về các vấn đề của ngành tôm
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công
ty CP thủy sản Hùng Vương chia sẻ về những
khó khăn và thách thức của ngành cá tra hiện nay
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, GĐ Công ty TNHH
Hải Nam chia sẻ và đánh giá về những thuận lợi
và khó khăn trong ngành hải sản
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 9
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
• Chương trình vận động vượt
rào cản thương mại: Huy động sự
ủng hộ từ cơ quan Nhà nước, các
tổ chức nước ngoài, các nhà NK
và sức mạnh đoàn kết của DN để
vượt qua các rào cản thương mại
và kỹ thuật.
• Chương trình quảng bá hình
ảnh và xây dựng thương hiệu cho
thủy sản Việt Nam.
• Chương trình hợp tác quốc tế:
Thắt chặt các mối quan hệ đã có
và phát triển thêm quan hệ với
các tổ chức có cùng lợi ích với hội
viên VASEP nhằm thiết lập các
liên minh, liên kết hỗ trợ cùng
phát triển và cùng có lợi, đồng
thời thông qua đó quảng bá thủy
sản Việt Nam ngày càng rộng rãi
ra thế giới.
•Chươngtrìnhcủngcốnănglực
của Văn phòng Hiệp hội: Nâng cấp
các hoạt động cung cấp thông tin,
nâng cao năng lực nhân viên, tập
trung thực hiện các nhiệm vụ do
BCH giao phó một cách chuyên
nghiệp và chuyên sâu hơn, đảm
bảo đạt kết quả cao hơn.
Kết luận Đại hội, ông Trần
Thiện Hải, Chủ tịch VASEP nhấn
mạnh: “Năm 2014-2015 mở ra
nhiều cơ hội và thách thức với cộng
đồng DN chế biến và XK thủy sản
Việt Nam. Để tiếp tục phát triển
vững mạnh và đạt được mục tiêu
XK đề ra năm 2015 là 6,9 tỷ USD
và năm 2020 là 10 tỷ USD, Hiệp
hội và mỗi DN cần phải nỗ lực hơn
nữa, tự đổi mới và phối hợp chặt chẽ
với nhau, cùng hợp tác, hội tụ mọi
nguồn lực để tạo ra sức mạnh mới
vượt qua khó khăn và thử thách”.
BCH Hiệp hội kêu gọi toàn
thể DN hội viên tăng cường đoàn
kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi
các chương trình công tác trọng
tâm năm 2014-2015, chung sức
chung lòng xây dựng VASEP
ngày càng hiện đại, góp phần
tích cực đưa ngành thủy sản Việt
Nam tiếp tục phát triển đạt đến
những đỉnh cao mới. n
Trần Duy
Sau phần tổng kết báo cáo hoạt động, Đại hội tiếp tục làm việc về nội dung sửa đổi Điều lệ Hiệp hội để điều chỉnh cho phù hợp và tiếp tục phát triển
trong thời kỳ mới
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201410
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
các văn bản hướng dẫn, lộ trình,
kế hoạch thực hiện để vừa quản
lý được mà vẫn không gây khó
khăn cho DN và người nuôi.
Với tư cách là cơ quan được
Chính phủ giao nhiệm vụ xây
dựng cũng như quản lý và thực
thi Nghị định, Bộ NN&PTNT
chúng tôi sẽ tích cực lắng nghe,
ghi nhận ý kiến, phản hồi từ tất
cả các bên có liên quan. Đồng
thời trong quá trình thực thi, nếu
có những khó khăn, vướng mắc
xuất hiện chúng tôi sẽ tập trung
tháo gỡ. Những điểm, những qui
định nào trong Nghị định không
phù hợp sẽ được xem xét và đề
xuất để sửa đổi bổ sung nếu thật
sự hợp lý và cần thiết.
PV: Lộ trình thực hiện Nghị định
như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám:
Nghị định Cá tra có hiệu lực
từ ngày 20/06/2014. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện sẽ có
những lộ trình cụ thể. Chẳng hạn
với việc công bố về qui hoạch chi
tiết trong hoạt động nuôi của các
địa phương thì phải đợi rà soát
về qui hoạch của Bộ NN&PTNT.
Việc đánh số và đăng ký vùng
nuôi, sản lượng nuôi cũng cần
phải có thời gian. Theo dự kiến
của Bộ, từ nay đến 31/12/2014 là
thời gian để chúng ta chuẩn bị
hoàn thiện các vấn đề theo các
qui định của Nghị định để từ
01/01/2015 sẽ hoàn chỉnh công
tác chuẩn bị.
PV: Hiện tại có ý kiến cho rằng,
việc Chính phủ, Bộ NN&PTNT
giao cho Hiệp hội Cá tra Việt Nam
việc quản lý kiểm soát điều kiện XK,
như thế có thiếu khách quan trong
kinh doanh?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Đây
không phải là việc giao hoàn toàn
trách nhiệm cho Hiệp hội Cá tra
Việt Nam kiểm soát toàn bộ điều
kiện về hoạt động nuôi, qui trình
nuôi, chế biến và XK. Các công
đoạn ấy, theo nhiệm vụ chức
năng được phân công thì chủ
yếu vẫn là cơ quan quản lý Nhà
nước phải làm. Ví dụ, việc quản
lý về qui hoạch vùng nuôi thì cơ
quan quản lý nhà nước phải phê
PV: Thưa Thứ trưởng, Nghị
định Cá tra ra đời có ý nghĩa thế
nào? Trước mắt Bộ NN&PTNT sẽ
ưu tiên tập trung vào những vấn đề
nào để thực thi Nghị định?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám:
Ngành cá tra được khẳng định
như là một ngành hàng có rất
nhiều lợi thế cạnh tranh của
Việt Nam. Thế nhưng sự phát
triển của nó trong mấy năm gần
đây có thể nói là rất lận đận, cả
người nuôi và DN đều không có
lợi nhuận, đe dọa sự phát triển
của ngành hàng. Chính vì thế,
sự ra đời của Nghị định Cá tra
là mong muốn chung của tất các
các cá nhân, tổ chức, hiệp hội
ngành hàng và các cơ quan có
liên quan. Đây sẽ là khung pháp
lý để chúng ta quản lý toàn bộ
chuỗi sản xuất cá tra từ các yếu
tố đầu vào, qui hoạch, qui trình
nuôi, thu mua, chế biến và XK,
góp phần thúc đẩy sự phát triển
ngành cá tra một cách bền vững.
Nghị định Cá tra chỉ mới
được ban hành trong thời gian
ngắn nên chúng ta chưa có đủ
điều kiện và thời gian để phổ
biến, giải đáp hết những băn
khoăn, vướng mắc của DN và
người nuôi. Do vậy, trước mắt
Bộ NN&PTNT sẽ tập trung vào
Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và XK cá tra có hiệu lực từ
ngày 20/06/2014. Tạp chí Thương mại Thủy sản đã phỏng vấn ông Vũ Văn Tám – Thứ
trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản về vấn đề này. Chúng tôi
cũng xin giới thiệu kiến nghị tập thể của cộng đồng doanh nghiệp gửi Thủ tướng
Chính phủ, quan điểm của VCCI và ý kiến thảo luận của Tiến sĩ Hồ Quốc Lực đánh giá
vị thế của con cá tra.
Ý kiến về Nghị định Cá tra
Ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT, kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục
Thủy sản.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 11
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
duyệt qui hoạch. Việc giám sát,
kiểm tra chất lượng vật tư đầu
vào như giống, thức ăn, hóa chất
và các loại vật tư khác hay qui
trình nuôi cũng phải do cơ quản
lý Nhà nước làm chứ không phải
do Hiệp hội Cá tra làm. Kể cả
khâu chế biến, XK cũng do cơ
quan quản lý nhà nước về chất
lượng thực hiện.
Đối với việc giao cho Hiệp
hội Cá tra thực hiện chỉ là những
việc trên cơ sở được cơ quan Nhà
nước chứng nhận đủ điều kiện.
Hiệp hội Cá tra chỉ là đại diện
cơ quan quản lý và chỉ có việc rà
soát để xem tất cả những những
khâu như vậy đã đủ điều kiện để
chứng nhận hay chưa để cấp xác
nhận XK mà thôi. Hiệp hội Cá tra
chỉ thực hiện ở khâu cuối cùng
thay cơ quan quản lý nhà nước,
việc giao cho tổ chức xã hội nghề
nghiệp thực hiện thì cũng phù
hợp với tinh thần cải cách thủ tục
hành chính.
PV: Sau khi Nghị định Cá tra
đi vào thực thi, việc áp dụng tiêu
chuẩn VietGAP sẽ như thế nào so
với các tiêu chuẩn quốc tế?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Khi
Nghị định này đi vào thực thi, các
chứng chỉ quốc tế như là Global
GAP, ASC và các chứng chỉ khác
mà các thị trường NK có yêu cầu,
chúng ta vẫn phải đáp ứng. Vấn
đề hiện nay là những DN, vùng
nuôi được chứng nhận VietGAP
sẽ liên thông với các chứng chỉ
quốc tế khác như thế nào. Bộ
NN&PTNT đã giao cho Tổng
Cục Thủy sản bàn bạc với các cơ
quan của nước ngoài quản lý các
chứng chỉ này để chúng ta có sự
liên thông.
Ví dụ, những qui định trong bộ
tiêu chuẩn VietGAP hiện nay so
sánh với các chứng chỉ khác có sự
tương đồng, chúng ta chỉ xây dựng
những phần chênh cao hơn so với
VietGAPmà thôi. Điều đó có nghĩa
là khi các chứng chỉ kia mà chúng
ta thừa nhận thì trong đó đã có và
đã đạt yêu cầu của VietGAP rồi.
Dựa trên nền tảng của VietGAP,
các DN, vùng nuôi chỉ dành thêm
một khoản kinh phí để xây dựng,
nâng cấp là có thể đáp ứng được
các tiêu chuẩn kia.
Mặt khác, sắp tới đây, không
phải là bất cứ chứng chỉ nào vào
nước ta là có thể tự do làm chứng
nhận. Việt Nam sẽ có những qui
định về các điều kiện để buộc
những chứng chỉ này phải phù
hợp với nhưng yêu cầu qui định
của tiêu chuẩn VietGAP thì mới
được ban hành và chứng nhận.
Chỉ khi nào đáp ứng được yêu
cầu, các đơn vị mới được chứng
nhận các chứng chỉ ấy và phải
chịu sự kiểm soát của Nhà nước
Việt Nam. Vấn đề này cũng đã
được qui định rõ trong Nghị
định là phải phù hợp với qui
định của Việt Nam.
PV: Dự báo thị trường sau khi
áp dụng Nghị định cá tra vào thực
tế sẽ như thế nào?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Tôi
cho rằng, nếu như các thị trường
và chính phủ các nước NK cá tra
Việt Nam khi được nghe, nghiên
cứu và hiểu một cách kỹ càng
các thông tin về Nghị định cá tra
của Việt Nam, chắc chắn họ sẽ
rất hoan nghênh. Đó là vì chúng
ta đã đảm bảo chắc chắn rằng
sản phẩm cá tra Việt Nam được
sản xuất và XK có thương hiệu,
có chất lượng tốt và đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, có trách
nhiệm cao không chỉ đối với
người tiêu dùng trong nước mà
còn đối với người tiêu dùng thế
giới. Và tôi cũng tin rằng không
chỉ chính phủ các nước mà cả
người tiêu dùng cũng sẽ rất hoan
nghênh Nghị định này. Dĩ nhiên,
thị trường sản phẩm cá tra của
chúng ta sẽ ngày càng rộng mở.
PV: Cảm ơn Thứ trưởng!. n
Đỗ Văn Thông
Nuôi cá tra công nghiệp áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP tại Cần Thơ
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201412
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
truyền thống khai thác từ biển
đang có sản lượng gia tăng đột
ngột mấy năm gần đây. Điều đó
tất yếu khiến cho ngành cá tra
XK rơi vào khủng khoảng thừa.
Đến nay, những cảnh báo đó đã
trở thành hiện thực, đẩy người
nuôi và các DN chế biến cá tra
lâm vào tình cảnh khốn khó.
Nghị định 36/2014/NĐ-CP về
nuôi, chế biến và XK sản phẩm
cá tra Việt Nam được ban hành
ngày 29/4/2014 đã thể hiện sự
quyết tâm của Chính phủ trong
việc tăng cường quản lý ngành
nuôi, chế biến và XK cá tra. Cộng
gia, hiện nay, sản phẩm cá tra
Việt Nam đã được XK đến hơn
149 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với giá trị XK cá tra năm 2013
đạt khoảng 1,8 tỷ USD, nguồn
ngoại tệ do cá tra mang về rất
đáng kể so với nhiều mặt hàng
nông nghiệp XK khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia
kinh tế đã từng cảnh báo về tốc
độ phát triển quá nhanh của
nghề nuôi và chế biến cá tra,
tạo ra hàng trăm nghìn tấn sản
phẩm phile đông lạnh mỗi năm,
là sản phẩm thay thế, cạnh tranh
trực tiếp với các loại cá thịt trắng
Nghị định Cá tra là rất
cần thiết
Cá tra là một trong các mặt
hàng thủy sản XK chủ lực, có tốc
độ phát triển rất nhanh và mức
độ hiện đại hóa đáng ngưỡng
mộ của Việt Nam. Tuy nhiên,
trong hơn 20 năm hình thành
và phát triển, dù đã có những
chuyển biến trong tổ chức sản
xuất, nhưng mối liên kết trong
sản xuất của ngành cá tra, cả liên
kết ngang và liên kết dọc, chưa
thực sự đáp ứng được yêu cầu
của thực tiễn sản xuất.
Là sản phẩm chiến lược quốc
Ngày 26/6/2014, cộng đồng các doanh nghiệp cá tra đã cùng đồng lòng ký tên vào
bản kiến nghị tập thể gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan đề nghị xem
xét điều chỉnh một số nội dung Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK cá
tra, nhằm gỡ khó cho DN trong quá trình thực hiện.
Kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp về
Nghị định Cá tra
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT chủ trì buổi tọa đàm triển khai Nghị định 36 tại TP Hồ Chí Minh
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 13
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
đồng DN cá tra nhận thức được
những tác động tích cực mà
Nghị định sẽ đem lại, nhằm tạo
ra một sự chuyển biến mới về
chất trong quản lý toàn bộ chuỗi
giá trị, phát triển bền vững mặt
hàng chiến lược, có khả năng
cạnh tranh cao của đất nước, cải
thiện hình ảnh, uy tín và vị thế
sản phẩm cá tra Việt Nam trên
thị trường thế giới.
Điều chỉnh để không gây
khó cho doanh nghiệp
Cộng đồng DN cá tra hoàn
toàn ủng hộ sự ra đời của Nghị
định vì nhận thức đây là cơ hội
nhằm thay đổi hiện trạng ngành
cá tra Việt Nam đang khó khăn
sau một thời gian dài phát triển
nóng và thiếu quy hoạch.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các
thị trường NK cá tra đang hồi
phục rất chậm sau khủng hoảng
kinh tế thế giới, thị trường Hoa
Kỳ cũng giảm NK do tác động của
mức thuế cao trong vụ kiện chống
bán phá giá, thị trường Nga chưa
có dấu hiệu mở lại cho cá tra Việt
Nam và các thị trường khác vẫn
đang chủ yếu NK phiê cá tra ở
mức giá không cao, các DN cá tra
Việt Nam đang hết sức khó khăn
để duy trì sản xuất và XK.
Một số quy định về chất lượng
cá tra mang tính chủ quan của
Nghị định có thể gây nên những
thay đổi quá đột ngột, khiến các
DN ngành cá tra không đủ thời
gian để thuyết phục khách hàng
trên các thị trường chấp nhận.
Các chỉ tiêu quy định về mạ băng,
hàm ẩm của phile là các chỉ tiêu
chất lượng, mang tính thương
mại thuần túy, do bạn hàng đặt
ra trong quan hệ giao thương,
khác nhau tùy thuộc tính chất
các thị trường. Cũng chưa đủ
cơ sở khoa học và còn nhiều ý
kiến khác nhau về kết quả thực
nghiệm mà Bộ NN&PTNT tiến
hành tại 3 nhà máy chế biến cá tra
ở ĐBSCL cách đây 6 năm, được
coi là căn cứ cho Nghị định.
Đặc biệt, Nghị định Cá tra có
điều khoản quy định một thủ tục
“hành chính” mới, bắt buộc các
DN phải đăng ký hợp đồng XK
cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt
Nam để kiểm soát về nguồn gốc
và giá cả nguyên liệu. Thậm chí,
trong điều kiện khó khăn hiện
nay, khi Chính phủ tìm mọi biện
pháp để tiết giảm mọi khoản phí
và lệ phí thu của doanh nghiệp,
thì Nghị định còn đưa ra một
thứ “phí quản lý mới” (“phí thẩm
định điều kiện kinh doanh thương
mại”), mà Hiệp hội Cá tra được
thu! Điều quy định không hợp lý
và chưa có tiền lệ này gây phản
ứng nhiều nhất.
Để giải tỏa những vướng mắc
khi triển khai thực hiện Nghị
định 36/2014/NĐ-CP, tiếp theo
công văn số 105/2014/CV-VASEP
ngày 03/6/2014, cộng đồng DN
cá tra thuộc Hiệp hội VASEP đã
họp, thảo luận và cùng đồng lòng
ký tên vào bản kiến nghị tập thể
gửi đến Thủ tướng Chính phủ
(văn bản số 120/2014/VASEP-
KN, ngày 26/6/2014), đề nghị
xem xét những kiến nghị nêu
trên, nghiên cứu điều chỉnh một
số nội dung Nghị định cho phù
hợp với tình hình thực tế và quy
luật thị trường.
Bản Kiến nghị tập thể tập
trung vào 4 nội dung cụ thể là:
(i)	 kiến nghị quy định DN
công khai minh bạch thông tin về
tỷlệmạbăngtrênbaobìsảnphẩm,
thay cho việc Nhà nước quy định
một tỷ lệ cứng nhắc là 10%;
(ii)	 kiến nghị quy định lộ
trình hợp lý giảm hàm lượng
nước trong phile đông lạnh cá tra
thay cho việc áp đặt hàm lượng
nước tối đa là 83%;
(iii)	 kiến nghị bãi bỏ thủ tục
đăng ký XK cá tra;
(iv)	 kiến nghị bỏ quy định về
thu phí thẩm định “điều kiện kinh
doanh thương mại cá tra”.
Bản Kiến nghị tập thể nêu rõ:
“Chúng tôi, cộng đồng các DN chế
biến và XK cá tra, đã đầu tư hàng
nghìn tỷ đồng để xây dựng nhà
máy chế biến, tạo dựng vùng nuôi,
phát triển và đấu tranh để bảo vệ thị
trường XK không có lý do gì lại bán
sản phẩm của mình dưới giá thành
sản xuất. Chỉ có một bộ phận nhỏ
các công ty kinh doanh thiếu chiến
lược và kinh nghiệm thương trường
đang có những biểu hiện cạnh tranh
không lành mạnh gây thêm khó
khăn cho ngành cá tra. Chúng tôi
tin tưởng rằng Nghị định Cá tra ra
đời đúng thời điểm sẽ chấn chỉnh lại
ngành cá tra Việt Nam”.
Được biết, hiện nay Thủ
tướng Chính phủ đang chỉ đạo
Bộ NN&PTNT và các cơ quan
hữu quan xem xét và giải quyết
thấu đáo những kiến nghị hợp
tình hợp lý nói trên để tháo gỡ
khó khăn cho cộng đồng các DN
cá tra, khẩn trương đưa Nghị
định vào thực hiện. n
Trần Duy
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201414
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
sản lượng tự nhiên cá này bị sụt
giảm trầm trọng.
Khi cá thịt trắng khai thác
ở biển bị thiếu hụt quá lớn, bởi
giảm hạn ngạch khai thác tới
hàng triệu tấn, các nhà NK, phân
phối ở EU đã tìm ra sản phẩm
thay thế là cá tra phi lê từ Việt
Nam như một sản phẩm thay thế
(substitute). Từ tình huống đó,
năm 2007 giá cá tra phi lê đã khởi
động tăng giá. Năm 2008 giá tăng
mạnh, cao điểm suýt soát 4 US$/
kg, tăng 1 US$ so trước đó.
Năm 2008, khủng hoảng kinh
tế thế giới đang lúc cao điểm, cá
tra Việt Nam lại phát triển với
tốc độ chóng mặt, với hàng loạt
nhà máy chế biến cá tra được
xây dựng nhanh, làm tăng công
suất chế biến lên gấp đôi, nhiều
vùng nuôi cũng được hình thành
nhanh chóng. Sản lượng cá tra
Việt Nam từ khoảng 0,5 triệu tấn
(2007) tăng nhanh những năm
sau đó, cao điểm (2010) khoảng
1,5 triệu tấn. Năm 2007-2009 là
giai đoạn hoàng kim của con cá
tra Việt Nam
Nhưng ngay sau đó, từ năm
2010, sản lượng cá minh thái,
cá tuyết khai thác tự nhiên lại
phục hồi. Do hạn chế khai thác
trước đó, nên việc phục hồi càng
nhanh và ổn định dần qua từng
năm. Năm 2013 cá minh thái, cá
tuyết trúng lớn. Nga tăng bán
chăng. Và tất nhiên, chúng cạnh
tranh với nhau.
Cá minh thái tập trung biển
Alaska và vùng eo biển Bering,
chủ yếu do Nga và Mỹ khai thác,
mỗi nước đạt khoảng 1,5 triệu
tấn/năm. Cá tuyết sống cũng tập
trung vùng biển bắc, tổng sản
lượng khai thác hàng năm suýt
soát triệu tấn. Kể từ năm 2006,
Hội đồng Quốc tế Khai thác
Biển (ICES) giảm đáng kể hạn
ngạch khai thác cá minh thái và
cá tuyết do kết quả thăm dò thấy
Cá tra trên thị trường
cá thịt trắng
Thị trường cá thịt trắng là một
bộ phận quan trọng, có vị trí đặc
biệt trên thế giới. Cá biển thịt trắng
cósảnlượnglớnđángkểlàcáminh
thái (Alasca pollack), cá tuyết (cod),
cá vược (sea perch). Cá thịt trắng
nước ngọt (chủ yếu là nuôi) có cá
tra (pangasius), cá rô phi (tilapia), cá
nheo (catfish)... Những mặt hàng cá
trên đều được người tiêu dùng ưa
chuộng vì độ dinh dưỡng, thơm
ngon, dễ chế biến và giá cả phải
Đôi điều suy nghĩ
về vị thế con cá tra Việt Nam
p TS. Hồ Quốc Lực
Cá tra đến cỡ thu hoạch
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 15
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
hạn ngạch khai thác cá minh thái
tới Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản. Lượng cá nhiều, tràn xuống
phía nam, là dịp tàu cá Trung
Quốc đánh bắt lén không cần
hạn ngạch.
Thời điểm sản lượng cá minh
thái, cá tuyết hạn chế, việc tiêu
thụ cá tra thuận lợi ở mức 0,5
triệu tấn/năm. Nhu cầu tăng tự
nhiên hàng năm chỉ 1 con số.
Hiện nay, sản lượng cá biển thịt
trắng đang ở mức cao điểm, cá
tra Việt Nam đang ở mức 1 triệu
tấn/năm, nên việc tiêu thụ cá tra
phi lê có chậm và giá cả chưa cao
là điều dễ hiểu.
Việc mở rộng thị trường cá
tra Việt Nam đã và đang được
xúc tiến khá mạnh trong hơn 10
năm qua. Tuy nhiên, nhiều nước
cũng thấy được lợi điểm từ cá
pangasius, với trên 20 loài, nên
đã tiến hành thử nghiệm và tổ
chức nuôi như Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia…Mỗi nước này đã
có sản lượng hàng năm khoảng
200.000 tấn, hầu hết là tiêu thụ nội
địa. Đến nay Thái Lan và Mexico
cũng thông tin là họ quan tâm tới
việc nuôi con cá này.
So sánh cá minh thái với cá
tra cho thấy cá minh thái có lợi
điểm hơn. Cá minh thái là cá
biển, được người tiêu dùng ưu
tiên chọn do an toàn. Thịt cá minh
thái dai, ngon (người Nhật gọi cá
minh thái là sukesondara), chủ yếu
để làm chả (surimi) chất lượng
ngon hơn, khiến Nhật Bản tiêu
thụ lượng cá minh thái rất lớn.
Giá bán cá minh thái cũng hết sức
cạnh tranh với cá tra. Một số nhà
máy chế biến Việt Nam đang NK
cá minh thái cắt đầu, bỏ nội tạng
(H&G) để tái chế phi lê tẩm bột
XK, giá nhập chỉ 1,4-1,5 US$/kg.
Trong khi cá tra cùng dạng XK
giá tới 1,7$/kg. Cá minh thái phi
lê phổ biến trên thị trường cũng
không bị ngâm hóa chất giữ nước
(làm tăng trọng) nhiều như cá tra
philê Việt Nam, nên dễ thu hút
người tiêu dùng hơn.
Ai gây nên “bi kịch” cá tra?
Thời cơ giai đoạn 2007-2010
đã hình thành biết bao tỉ phú
nuôi và chế biến cá tra. Nhưng
do không nắm bắt đủ thông tin,
không biết diễn biến cung – cầu,
người nuôi cứ âm thầm nuôi cá,
chỉ biết hy vọng theo thông lệ
“năm thất giá kéo theo năm trúng
giá” theo kiểu nuôi trồng không
ai chỉ dẫn mấy chục năm qua.
Niềm hy vọng đó chỉ đưa đến sự
thất vọng to lớn, dẫn đến phá sản
biết bao chủ nuôi, khi nhiều năm
qua cá thịt trắng khai thác biển
liên tục trúng mùa, thị trường
không có nhiều chỗ cho cá tra
vẫy vùng như trước. Người nuôi
cá tra phá sản, DN chế biến cũng
trên bờ vực khủng hoảng bởi
hàng đang tồn kho số lượng lớn,
kéo dài, khiến nợ chồng nợ.
Ai gây nên tình cảnh này?
Trước tiên là vai trò kiểm soát,
điều tiết của cơ quan chức năng
các cấp. Chính phủ đã thấy được
trách nhiệm, đã hình thành
nhiều lượt tổ chức như Ban Chỉ
đạo Cá tra các tỉnh ĐBSCL, Ban
Điều hành XK Cá tra sang Nga,
Hiệp hội nuôi cá tra các tỉnh…
Và nay là Hiệp hội Cá tra Việt
Nam (VPA).
Tiếp theo là trách nhiệm các
doanh nhân chế biến cá. Làn
sóng mạnh 2007-2009 đã hình
thành tầng lớp doanh nhân mới
trong lĩnh vực kinh doanh chế
biến cá tra. Họ đến từ nhiều lĩnh
vực khác, thấy con cá “đang ngon
ăn” thì hè nhau nhảy vô. Kiến
thức kinh doanh có hạn, đạo đức
kinh doanh không cao, tầng lớp
này có không ít người ích kỷ,
không hiểu câu mua có bạn, bán có
phường, coi quá nặng quyền lợi
riêng, góp phần khiến con cá rối
tung và ngày càng trầm trọng.
Cũng không thể không kể đến
trách nhiệm người nuôi cá. Tâm
lý âm thầm nuôi nhằm tranh thủ
thời cơ khi cá giảm lượng, giá sẽ
tăng. Nhưng biết bao người nuôi
có đồng tâm trạng này, tới khi lứa
cá phải thu thì sản lượng không
giảm, mà giá lại giảm. Đâu thể
bắt buộc các DN chế biến phải
tiêu thụ hết cá nuôi, trừ những
hộ có hợp đồng pháp lý ràng
buộc đầy đủ với DN.
Kế đến là các phương tiện
truyền thông và một số cá nhân
cứ rêu rao vô trách nhiệm doanh
nghiệp ép giá ngưới nuôi, tạo tâm
lý nghi ngại giữa hai chủ thể
chủ yếu tạo ra chuỗi giá trị cá
tra. DN kinh doanh con giống,
thức ăn, thuốc thú y đều tăng
Tiến sĩ Hồ Quốc Lực
Chủ tịch HĐQT FIMEX Viet Nam
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201416
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Giải pháp cho cá tra
Việt Nam
Cá tra Việt Nam chỉ tồn tại
và phát triển trên nền tảng có tổ
chức chặt chẽ với quan điểm biết
mình biết người. Yếu tố chủ động
tăng năng lực cạnh tranh là có
giải pháp giảm giá thành, điều
tiết sản lượng cá nuôi vừa phải.
Thí dụ, khi cá minh thái đang có
sản lượng lớn, thì sản lượng cá
tra chỉ nên ở mức 500-700.000
tấn/năm và chỉ tăng sản lượng
khi mở được thêm thị trường
hay khi có dự báo cá thịt trắng
đánh bắt sụt giảm mạnh.
Giải pháp hành chánh như
kiểm soát giá bán của các DN
không phải là căn bản. Bởi đâu ai
khờ dại bán thấp, tự gây thiệt hại
chomình.Cộinguồnvấnđềlàcán
cân cung – cầu cá thịt trắng trên
phạm vi thế giới. Khi sản lượng
cá thịt trắng khai thác giá rẻ trên
thế giới tăng mạnh sẽ không cách
nào giữ được giá cá tra, phải bán
rẻ ngoài ý muốn thôi.
Từ phân tích trên trên cho
thấy để tăng giá bán cá tra Việt
Nam, nhiều việc cần tính toán và
xử lý đồng bộ:
1. Cần thu thập đầy đủ thông
tin về tình hình khai thác cá thịt
trắng (chủ yếu là cá minh thái, cá
tuyết) và cá rô phi trên toàn cầu.
Nếu cá thịt trắng khai thác trúng,
phải hạn chế sản lượng nuôi cá
tra. Việc ấn định sản lượng cá
nuôi hàng năm sẽ tránh tình
cảnh ứ đọng cá trong ao, trong
kho lạnh,…nhằm tránh tình
trạng dư thừa khiến nhiều doanh
nhân túng quá hóa liều, phải bán
cá giá rẻ nhằm xử lý hàng trong
kho, có tiền trả nợ ngân hàng. Hệ
lụy dẫn đến giá cá nguyên liệu
phải giảm theo quy luật cung –
cầu. Dẫn chứng là sản lượng cá
giá khi nhu cầu tăng, có ai lên án
họ đâu! Mấy chục năm qua, sao
không nghe thấy ai rêu rao DN
ép giá người nuôi tôm? Không
phải DN chế biến tôm giỏi giang
gì, chuyên mua tôm nguyên liệu
giá cao chót vót. Vấn đề là mức
cung ứng tôm trên thị trường thế
giới giảm do nuôi tôm gặp dịch
bệnh nặng nề. Sự mất cân đối đó
làm lợi cho bên cung ứng, nhất
là người nuôi tôm. Một chân lý
quá dễ hiểu!
Rõ ràng, không phải Việt
Nam được thiên nhiên ưu đãi,
để độc quyền cá Pangasius, có
thể tự định đoạt giá con cá này
trên thị trường thế giới. Bởi
Pangasius có nhiều chi, các nước
khác có thể tổ chức nuôi. Mặt
khác, người tiêu dùng có thể lựa
chọn sản phẩm khác thay thế,
mặt hàng nào rẻ hơn sẽ được
tiêu thụ nhiều hơn.
Mẻ lưới cá tuyết ở Biển Bắc (ảnh Maurice Mcdonald-PA)
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 17
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
hồi nuôi của Na Uy và dưa hấu
vuông ở Nhật Bản, giá bán rất
cao và ổn định, chủ yếu do sản
lượng duy trì không tăng nóng
nhiều năm qua, nhờ đó hai sản
phẩm này không bị mất giá.
2. Tổ chức xúc tiến thương
mại (XTTM), mở rộng thị trường
có bài bản, không để tình trạng
cạnh tranh thiếu lành mạnh
giữa các DN trong nước. Cá
tra đang là sản phẩm quốc gia,
nên tranh thủ kinh phí XTTM
không quá khó. Nên tận dụng
cơ hội thâm nhập thị trường
người đạo Hồi, vì cá này phù
hợp chuẩn thực phẩm đạo Hồi,
với hơn 1,5 tỷ người, gần ¼ dân
số thế giới.
3. Nghiên cứu giảm giá thành
sản phẩm thông qua chương
trình phục hồi đàn cá bố mẹ có
nhiều tính trội, dễ nuôi, mau lớn,
ít bệnh…Song song có giải pháp
kiểm soát giá thức ăn. Bởi chi phí
thức ăn chiếm hơn phân nửa giá
thành của cá.
4. Tổ chức nuôi cá đạt chuẩn
chất lượng, môi trường và phát
triển bền vững càng cao càng
tốt, nhằm tạo lòng tin và thu hút
người tiêu dùng; nâng cao trình
độ chế biến thâm nhập phân
khúc thị trường trung cao. Hiện
nay, sản phẩm cá tra XK chủ yếu
là philê đông lạnh. Nếu các DN
chế biến cá tập trung nghiên cứu
chế biến thành hàng có GTGT
nhiều hơn như ngành tôm, việc
tiêu thụ cá sẽ rộng đường và giá
cả sẽ cải thiện hơn.
5. Tổ chức những chương
trình giới thiệu sản phẩm cá tra
trên các phương tiện thông tin
đại chúng nhằm thu hút người
tiêu dùng trong nước, nhất là
khu vực vùng cao, ít thủy sản
như tây nguyên, phía bắc…
6. Về lâu dài, nên tổ chức
nghiên cứu nuôi cá tra trong
điều kiện nước lợ (nước ngọt
tăng dần độ mặn). Việc này
không quá khó vì thực tế nhiều
hộ dân ở cửa sông ven biển, như
vùng Đại Ngãi, Sóc Trăng đã có
nuôi. Tuy cá chậm lớn hơn, thịt ít
trắng hơn nhưng là cá nước mặn,
thịt dai và ngon hơn. Nếu nghiên
cứu thành công, có thể xây dựng
thương hiệu cá tra nước mặn lợ
sẽ làm phong phú sản phẩm cá
tra, thị trường nhắm đến là Hoa
Kỳ. Lý do là người tiêu dùng
Hoa Kỳ đã quen với cá tra Việt
Nam thịt mềm ngon hơn hẳn cá
catfish bản địa, nên dễ chấp nhận
khi cá này, nếu thêm lợi điểm
nuôi nước mặn. Hoa Kỳ có dân
số đông, thâm nhập tốt nước này
sẽ bằng thâm nhập biết bao thị
trường khác.
Tóm lại, cần nhìn nhận, đánh
giá vấn đề và giải quyết vấn đề
toàn diện, đúng tầm. Cá tra Việt
Nam dù tiêu thụ dù trong nước
cũng bị tác động bởi cung-cầu
phạm vi thế giới đối với sản
phẩm tương đồng. Nhưng đa
phần cá tra Việt Nam là XK, sự
tác động của cân bằng cung –
cầu trên phạm vi thế giới càng rõ
ràng. Do vậy, giải quyết việc quy
hoạch, sản lượng cá nuôi phải
tuân thủ quan hệ cung – cầu thế
giới. Sau đó mới tính tới bản lĩnh
quảng bá mở rộng thị trường
tiêu thụ cá và các chương trình
hành động khác.
Cái nhìn ở phạm vi thế giới
và trên quan điểm tuân thủ quy
luật kinh tế sẽ là kim chỉ nam để
những giải pháp khác được đồng
bộ và đúng hướng hơn. n
H.Q.L.
Tàu đánh cá của các nước châu Âu
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201418
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
và hàm ẩm cụ thể: Việc quy định
cứng nhắc về tỷ lệ mạ băng
(10%) và hàm lượng nước tối đa
(83%) có lẽ là không phù hợp.
Đây chỉ là vấn đề về chất lượng
sản phẩm, không phải là vấn đề
VSATTP, không phải tiêu chuẩn
TBT/ SPS bắt buộc của chính phủ
nước NK. Việc quy định tiêu
chuẩn cho một vấn đề thuộc về
quyền tự do thỏa thuận là không
cần thiết. Người mua từ các nước
kém phát triển, sẵn sàng mua cá
tra với tỷ lệ mạ băng cao hơn 10%
hoặc hàm ẩm cao hơn 83% miễn
là giá rẻ thì tại sao pháp luật Việt
Nam lại cấm việc này?.
Ngay cả khi tỷ lệ mạ băng
và hàm ẩm có là các tiêu chuẩn
bắt buộc (TBT, SPS) ở một thị
Về tỷ lệ mạ băng
và hàm lượng nước tối đa
Đây là các quy định mới,
không có trong phiên bản Dự
thảo Nghị định tham vấn VCCI
nên VCCI chưa có ý kiến về vấn
đề này trong công văn góp ý
trước đây.
Về vấn đề này, Nghị định cá
tra nêu 02 nhóm quy định:
• Quy định về việc ghi rõ tỷ lệ
mạ băng và hàm ẩm trên nhãn: Quy
định này phù hợp với quy định
về ghi nhãn hàng hóa và hữu ích
cho đối tác cũng như người tiêu
dùng; giúp gắn trách nhiệm của
DN với chất lượng sản phẩm.
VCCI cho rằng quy định này là
hợp lý.
• Quy định về tỷ lệ mạ băng
Về các tiêu chuẩn tối thiểu
đối với cá tra thương phẩm
Khoản 5, Điều 4 quy định:
“Đến ngày 31/12/2015 các cơ sở
nuôi cá tra thương phẩm phải áp
dụng và được chứng nhận thực
hành nuôi trồng thủy sản tốt theo
VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế
phù hợp quy định của pháp luật
Việt Nam”.
Vấn đề là ở chỗ hiện nay pháp
luật Việt Nam chưa quy định
chứng chỉ quốc tế nào là phù
hợp, dẫn tới thực tế là quy định
này được hiểu theo hướng phải
đáp ứng VietGAP. Xét trong bối
cảnh cụ thể của XK cá tra hiện
nay, khi mà các thị trường XK
đang đòi hỏi các tiêu chuẩn khác
nhau, và thường là không phải
VietGAP hay một tiêu chuẩn nào
cụ thể của pháp luật Việt Nam,
thì việc quy định như trên sẽ gây
ra những bất hợp lý.
Để giải quyết tất cả những
vướng mắc này, Thông tư
hướng dẫn Nghị định 36 cần
có hướng dẫn cụ thể quy định
“chứng chỉ quốc tế” cho phép
áp dụng tương đương với
VietGAP theo hướng công
nhận các chứng chỉ quốc tế
thông dụng hiện nay như
GlobalGAP, BAP, ASC… để tạo
điều kiện thuận lợi cho XK và
vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý
chất lượng như mong muốn.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản số 1437/PTM-PC ngày
01/7/2014 trả lời công văn số 2742/BTP-VĐCXDPL ngày 19/06/2014 của Bộ Tư pháp về việc
phối hợp kiểm tra, xử lý thông tin về thi hành pháp luật đối với Nghị định số 36/2014/
NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.
Quan điểm của VCCI về Nghị định Cá tra
Chế biến cá tra tại Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 19
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
trường XK nào đó thì việc quy
định cứng về tỷ lệ mạ băng và
hàm ẩm tại pháp luật Việt Nam
cũng là không cần thiết, bởi mỗi
thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn tối
thiểu về chất lượng hàng hóa
khác nhau. Việc quy định một
mức chất lượng cứng nhắc như
Nghị định 36 là điều bất hợp lý,
có thể sẽ đẩy giá sản phẩm lên,
khiến sản phẩm của Việt Nam
khó tiếp cận với các thị trường
dễ tính.
Đăng ký xuất khẩu cá tra
Đây là cơ chế gây tranh cãi
nhất hiện nay của Nghị định
Cá tra. Theo VASEP, các DN
lo ngại rằng điều này sẽ khiến
hàng hóa của họ không thể XK
do các loại vướng mắc có thể
phát sinh khi đăng ký XK. Ví
dụ: về loại hợp đồng phải đăng
ký; về năng lực triển khai; về bí
mật kinh doanh;...Phần lớn các
nguy cơ trên đều đã được VCCI
cảnh báo trong công văn số 2534
góp ý dự thảo Nghị định. Tiếc
là phiên bản cuối cùng của Nghị
định được thông qua vẫn không
xử lý được các vấn đề này.
Ngoài ra, với thông lệ ký và
thực hiện hợp đồng cá tra như
hiện nay, việc đăng ký hợp đồng
XK sẽ không giúp ích gì nhiều
cho mục tiêu kiểm soát nguồn
cung cá tra để không thả nuôi
thừa hay thiếu. Lý do là khác
với nhiều ngành sản xuất khác,
các DN và cơ sở cung cấp cá tra
không đợi tới lúc có hợp đồng
chính xác về số lượng mới tiến
hành thả nuôi, rất nhiều hợp
đồng được ký giao ngay (bởi DN
đã trữ sẵn hàng trong kho) hoặc
giao sau một thời gian rất ngắn
(DN mua ngay số cá có sẵn để
chế biến luôn). Và do đó đăng ký
hợp đồng XK sẽ không đảm bảo
được là DN và các cơ sở nuôi sẽ
không thả nuôi vượt quá/dưới
mức nhu cầu thực tế.
Với những bất cập chưa thể
giải quyết trong quy trình đăng
ký cá tra như đã liệt kê, có lẽ cần
cân nhắc lại tính cần thiết của cả
hệ thống đăng ký hợp đồng xuất
khẩu này, vì chi phí bỏ ra quá lớn
mà mục tiêu chính lại không thể
đạt được. Và có thể sẽ phải xem
xét sửa đổi Nghị định để bỏ cơ
chế đăng ký XK, thay thế bằng
một cơ chế khác cho phép kiểm
soát được số lượng thả nuôi (ví
dụ như quota sản lượng nuôi,
như đề cập ở phần dưới đây).
Chú ý là khi xem xét các giải
trình về sự cần thiết của cơ chế
đăng ký hợp đồng XK cần tính
đến các thực tế sau:
• Nếu là vì mục tiêu thống kê
được số lượng cá tra XK thì hoàn
toàn không cần tới cơ chế đăng
ký hợp đồng XK, bởi với các cơ
chế kiểm soát như hiện nay (hải
quan, NAFIQAD…) đã có thể
thống kê được số lượng XK;
• Nếu là vì mục tiêu kiểm soát
để đảm bảo rằng cá XK là cá được
nuôi bởi các cơ sở đã đáp ứng
các tiêu chuẩn VietGAP và các
điều kiện nuôi trồng khác thì chỉ
cần trong bộ hồ sơ hải quan hoặc
NAFIQAD chứng minh cá được
lấy từ các ao nuôi được cấp phép
là đủ. Khi đó cơ quan hải quan/
NAFIQADsẽxemxét,nếucógiấy
tờ đó thì cho phép XK hay không.
Thủ tục này rõ ràng là thuận lợi
và đơn giản hơn, sử dụng hoàn
toàn hệ thống đang có mà không
phải xây dựng mới có một cơ chế
đăng ký XK mà hiện vẫn chưa rõ
sẽ vận hành thế nào.
Hạn ngạch
Như đã nêu ở trên, một trong
những mục tiêu quan trọng nhất
của Nghị định cá tra là kiếm soát
nguồn cung cá tra, nhằm tránh
tình trạng dư thừa hoặc thiếu cá
tra nguyên liệu. Để hiện thực hóa
mục tiêu này, Nghị định cá tra
Nuôi cá tra thương phẩm tại tỉnh Cần Thơ
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201420
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
theo phương pháp đấu giá. Nếu
phải đấu giá để được phân bổ
quota thì DN, cơ sở sẽ phải tính
toán rất kỹ lưỡng về sản lượng,
và vì vậy cách thức này cho phép
kiểm soát rất tốt nguồn cung cá
nguyên liệu.
Về các đề xuất xử lý vướng
mắc của Nghị định cá tra
Nghị định Cá tra đã có hiệu
lực thi hành kể từ 20/06/2014.
Tuy nhiên, các điều khoản còn
nhiều vướng mắc thì DN chưa
phải áp dụng ngay.
Do đó, VCCI đề xuất phương
án xử lý như sau: Trong khoảng
thời gian từ nay tới hết 2014 (thời
điểm mà quy định về tỷ lệ mạ
băng và hàm ẩm có hiệu lực):
• Tiến hành sửa lại Nghị định
Cá tra, ít nhất ở 03 điểm nêu ở
trên, theo hướng như đã gợi ý
trong mỗi phân tích liên quan.
• Tạm dừng việc soạn thảo
Thông tư hướng dẫn Nghị định,
ít nhất là về các quy định hướng
dẫn chi tiết 03 nội dung còn bất
cập nêu trên, chờ Nghị định
được sửa rồi mới tiếp tục soạn
thảo Thông tư.
Trường hợp vẫn cần thiết phải
soạn thảo Thông tư để hướng
dẫn chi tiết các nội dung khác
đã có hiệu lực từ 20/6/2014 của
Nghị định thì đề nghị đưa các
nội dung hướng dẫn các vấn đề
nói trên ra khỏi Dự thảo Thông
tư. Sau khi Nghi định sửa về các
vấn đề này thì sẽ dự thảo một
Thông tư khác chỉ hướng dẫn về
các vấn đề này. n
B.B.T
đang dự kiến ít nhất 02 cơ chế:
• Đăng ký hợp đồng XK: Như
đã phân tích, cơ chế này dường
như không giúp ích được cho
mục tiêu kiểm soát có hiệu quả
nguồn cung cá nguyên liệu
• Quy hoạch ao nuôi: Việc
kiểm soát diện tích nuôi không
đồng nghĩa với việc kiểm soát
sản lượng cá nguyên liệu, bởi
với cùng một diện tích, chủ cơ
sở nuôi có thể tăng hoặc giảm
sản lượng cá dựa vào số lượng
con giống thả nuôi, cỡ cá, chế độ
nuôi và thu hoạch.
Vì vậy, có lẽ cần cân nhắc một
cơ chế khác để kiểm soát sản
lượng cá nguyên liệu. Ví dụ, áp
dụng quota về sản lượng (hay
quy hoạch về sản lượng – thay
vì quy hoạch diện tích nuôi)
để kiểm soát trực tiếp lượng cá
nguyên liệu thu hoạch theo đó:
• Xác định hạn mức sản lượng
cá (quota) theo năm: Quota này sẽ
được tính toán trên cơ sở dự báo
nhu cầu tiêu thụ cá theo từng
năm, dựa vào mức tiêu thụ của
năm trước của các thị trường và
các dự báo về sản lượng của các
loại sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp với cá tra tại các thị trường
này. Tất nhiên việc xác định quota
không phải là dễ dàng, trong bối
cảnh các dự báo của chúng ta
thường sai lệch khá lớn so với
thực tế. Tuy nhiên nếu việc này
gắn với chính các DN thì có thể
hy vọng vào kết quả dự báo nhu
cầu gần đúng hơn.
• Phân bổ quota cho từng DN, cơ
sở nuôi cá: Để đảm bảo tính khách
quan, công bằng, việc phân bổ
quota sản lượng cho các DN, cơ
sở nuôi cá có thể được thực hiện
Sản phẩm cá tra XK của Công ty TNHH Đại Thành
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 21
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về
mang trình tấu triều đình. Bên
cạnh có tư liệu lịch sử ghi lại các
đợt đi khảo sát, đo vẽ và cắm
mốc ở quần đảo Hoàng Sa thời
Nguyễn, còn các tài liệu mang
tính pháp qui của Nhà nước
ban hành cũng ghi chép hết sức
tường tận về vấn đề này. Đó là
Châu bản.
Thứ hai, Nhà nước đặt đội hải
thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc
Hải thực hiện những chuyến ra
khơi để quản lý biển, điều này
được ghi chép lại tại các cuốn
sách như Đại Việt sử ký tục biên,
Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực
lục, Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ...
Thứ ba, Nhà nước ta thời
phong kiến luôn quan tâm giáo
dục ý thức coi trọng chủ quyền
đối với Hoàng Sa, Trường Sa
và các vùng biển Việt Nam như
trong các sách: Khải đồng thuyết
ước, khắc in năm Tự Đức Tân Tỵ
Ô
ng Trịnh Khắc Mạnh -
Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam - cho
biết, bước đầu các nhà khoa học
đã sưu tập và phân loại được
nhiều loại văn bản như bản đồ,
địa chí, lịch sử, văn bản hành
chính, tạp văn.
Nội dung các tư liệu Hán
Nôm có thể khái quát vào 3
vấn đề chủ yếu. Thứ nhất, hằng
năm, Nhà nước phong kiến Việt
Nam phái người ra Hoàng Sa để
Cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông” đã được Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố tháng 6/2014 tại Hà Nội. Đây là những tư liệu
có giá trị khoa học, trong đó có nhiều tư liệu gốc lần đầu tiên được công bố, là căn
cứ lịch sử và pháp lý sinh động khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Tư liệu Hán Nôm
về chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Họp báo công bố cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của
Việt Nam ở Biển Đông”
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201422
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
(1881), là cuốn sách dạy về các
kiến thức xã hội, lịch sử, địa lý...,
trong sách có bản đồ ghi Hoàng
Sa thuộc chủ quyền của Việt
Nam. Phần viết về địa dư tỉnh
Quảng Ngãi có ghi Hoàng Sa
thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngay từ thế kỉ 17, Việt Nam
xác lập chủ quyền với quần đảo
Hoàng Sa, điều này được ghi
chép lại tại nhiều văn tự cổ. Từ
năm 1881, nhiều tư liệu Hán
Nôm đã xác nhận thời điểm này
đã có sách dạy cho học trò về
Hoàng Sa, Trường Sa.
Ông Trịnh Khắc Mạnh cho
biết, lần theo sử sách chúng ta
thấy, Nhà nước Việt Nam từ thời
Lý đã quan tâm tới việc đo vẽ
bản đồ lãnh thổ quốc gia. Theo
Khâm định Việt Nam sử thông giám
chương mục thì: “Mùa thu năm
1075,...Lý Thường Kiệt đã cho vẽ
bản đồ hình thế núi sông ở ba châu
Bố Chính, Mai Linh và Đại Lý”.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư
cũng cho biết: “Tháng 11 năm Đại
Định thứ 22 (1161) đời vua Lý Anh
Tông, nhà vua sai Tô Hiến Thành làm
Đô tướng, Đỗ An Di làm phó, đem 2
vạn quân đi tuần các nơi ven biển Tây
Nam để giữ yên miền biên giới”.
Cũng theo sách Đại Việt sử ký
toàn thư: “Năm Chính Long Bảo Ứng
thứ 10 (1172) đời vua Lý Anh Tông,
mùa xuân tháng 2, nhà vua lại đi tuần
các hải đảo địa giới các bang Nam Bắc,
vẽ bản đồ và ghi chép phong vật mang
về. Các triều vua sau này đã noi theo
triều Lý tiếp tục thực hiện việc đo vẽ
bản đồ đất nước”.
Đến thời vua Gia Long cũng
luôn quan tâm tới Hoàng Sa, coi
đây là lãnh thổ thiêng liêng của
quốc gia, thường xuyên phái
người ra đây để tìm hiểu. Bên
cạnh đó, Nhà nước đặt đội hải
thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc
Hải thực hiện những chuyến ra
khơi để quản lý biển đảo. không
những cử người ra Hoàng Sa,
Nhà nước còn cho xây dựng miếu
và đặt bia trên Hoàng Sa, điều
này được ghi trong Đại Nam thập
lục. Điều đặc biệt là, tàu thuyền
của Ma Cao nhà Thanh có bản đồ
Hoàng Sa đã đem dâng trình vua
Gia Long, mà không trình bản
quốc. Điều này cho thấy, trong
quan niệm và nhận thức của họ,
quần đảo Hoàng Sa là của Đại
Nam bấy giờ và phải dâng trình
vua Đại Nam, Nhà nước đang
quản lý quần đảo này.
Trong tập bản đồ Thiên Nam
tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá soạn
vẽ, sách được đóng khung trong
Hồng Đức bản đồ, có từ thế kỷ 17,
có đoạn ghi chép về quần đảo
Hoàng Sa như sau:”Giữa biển khơi
có dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, dài
khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng
sừng sững giữa biển. Từ cửa biển
Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh, mỗi khi
có gió Tây Nam thì thương thuyền
các nước đi phía trong trôi dạt ở đây,
khi có gió Đông Bắc thuyền đi phía
ngoài cũng trôi dạt ở đây và đều
chết đói hết cả, hàng hóa các loại
đều bỏ lại ở đó. Nhà Nguyễn hằng
năm vào tháng cuối đông (tháng 12)
đem 18 chiếc thuyền đến đó để thu
đồ vật, phần nhiều là vàng bạc, tiền
tệ, súng đạn”.
PGS.TS Nguyễn Tá Nhí,
nguyên cán bộ nghiên cứu Hán
Nôm của Viện nghiên cứu Hán
Nôm cho biết, Viện còn lưu giữ
được hàng chục nghìn tài liệu
quý giá, ghi chép tất cả các kinh
nghiệm trong cuộc sống như sản
xuất, lao động, đấu tranh chống
giặc ngoại xâm.Trong số đó có
những tư liệu ghi chép rất tỉ mỉ,
đầy đủ, tường tận về quyền làm
chủ đối với hai vùng đất Hoàng
Sa và Trường Sa. Viện Nghiên
cứu Hán Nôm đã tổ chức điều
tra, khai thác và chắt lọc những
tinh hoa đó thành cuốn sách “Một
số Tư liệu Hán Nôm về chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa, và các vùng
biển của Việt Nam ở Biển Đông”.
Trong các tư liệu cổ quan
trọng được giới thiệu lần này, có
cuốn sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ,
GS Trịnh Khắc Mạnh- Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Tá Nhí- nguyên cán bộ
nghiên cứu Hán Nôm của Viện Nghiên cứu
Hán Nôm.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 23
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
luôn có ý thức bảo vệ chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và các vùng biển của
Việt Nam ở biển Đông. Hai quần
đảo này từ rất lâu đã trở thành
địa điểm của cư dân Việt Nam
sinh sống và khai thác sản vật,
thành đối tượng ghi chép và
nghiên cứu của các nhà khoa học
Việt Nam.
Những căn cứ mà Trung
Quốc đang đưa ra cho rằng
Trung Quốc có chủ quyền tại 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa từ cách đây 2000 năm là hành
động dàn dựng tư liệu và xuyên
tạc lịch sử, bóp méo sự thật. Hiện
nay, tại nhiều nước trên thế giới
như Tây Ban Nha, Ý.... đều có
tư liệu khẳng định Hoàng Sa,
Trường Sa là thuộc chủ quyền
Việt Nam.
Theo PGS.TS Trịnh Khắc
Mạnh, những tư liệu công bố
trong cuốn sách này không phải
là toàn bộ tư liệu Hán Nôm có
nội dung về chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần Hoàng
Sa, Trường Sa và các vùng biển
của Việt Nam ở Biển Đông, mà
chỉ là bước đầu giới thiệu một
số tư liệu Hán Nôm nguyên bản
trong chặng đường dài sưu tập,
nghiên cứu tư liệu của Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
“Chúng tôi dự kiến sẽ dịch và xuất
bản cuốn sách bằng tiếng Anh trong
thời gian tới, để đưa tới cho bạn bè
quốc tế những tư liệu quý khẳng
định chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa”- ông Mạnh cho biết. n
Nguyễn Thị Hồng Hà
Việt Nam sáng tạo ra. Lịch sử
chữ Nôm của Việt Nam có hàng
ngàn năm, trong các bản ghi của
các triều đại Lý, Trần chúng ta đã
có chữ Nôm, do vậy chỉ có người
Việt Nam mới sử dụng để thể
hiện về vùng đảo ở Biển Đông.
Căn cứ vào các tư liệu Hán
Nôm, chúng ta có đủ bằng chứng
có giá trị, chứng minh một cách
thuyết phục về chủ quyền của
nhà nước Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
và các vùng biển ở biển Đông,
đây là căn cứ vững chắc về lịch
sử, về khoa học và về pháp lý.
Nhà nước phong kiến Việt Nam
trong đó danh xưng“Thiên Nam”
là tên gọi khác của Việt Nam,
có từ thời vua Lê Thánh Tông.
Đây là cuốn sách có niên đại khá
sớm và là nguồn tư liệu rất quan
trọng, trong đó “tứ chí” chỉ vùng
cùng cực xa nhất của Việt Nam,
mảnh đất giáp giới xung quanh.
Ngoài ra cuốn sách còn giới thiệu
nhiều tên gọi khác của Hoàng Sa
như Hoàng Sa Chử, Hoàng Sa đôi,
hay Tuyệt hiểm sứ...
Đặc biệt trong các bản đồ từ
thời Lê còn có đề rõ ba chữ “Bãi
Cát Vàng” bằng chữ Nôm để chỉ
quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam, mà chữ Nôm là do người
Hai trong số các tư liệu Hán Nôm chứng minh chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201424
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Bình một ngày trước khi chúng tôi
ra tuyên bố đâu nhé!?
Đúng, Bộ Ngoại giao Trung
Quốc đã tiết lộ một phần của bí
mật…Phần của bí mật đó là, ông
Obama đã nói gì với ông Tập sau
hơn hai tháng Trung Quốc “múa
gậy vườn hoang” khiêu khích,
thách thức, hiếp đáp đối với một
nước nhỏ (đang bị quở trách là
“đưa con hoang đàng”)?
Liệu Trung Quốc đã thật sự
hoàn thành sứ mệnh “nắn gân dư
luận”? Liệu Trung Quốc đã lãnh
Hồng Lỗi chiều 16/7/2014 cho
biết, việc chuyển giàn khoan
là sự sắp xếp từ trước của các
doanh nghiệp (DN) trên biển,
chẳng liên quan gì tới bất cứ một
nhân tố bên ngoài nào.
Ý ông này “cãi cối cãi chầy”:
Chúng tôi (tức Trung Quốc) rút
trước một tháng so với dự kiến
không phải vì tính toán sai lầm và do
áp lực quốc tế đâu nhé! Trung Quốc
rút giàn khoan càng không phải vì
Tổng thống Obama đã có cuộc điện
đàm (nóng) với Chủ tịch Tập Cận
N
gay vào thời điểm
tin tức về giàn khoan
Trung Quốc trên
truyền thông đang sôi sục, có
người đã lo lắng, sau khi HD-981
rút khỏi biển Việt Nam, liệu rồi
mọi chuyện có rơi vào im lặng?
Thực tế đặt ra những tình huống
“lưỡng nan” cho cuộc đấu tranh
ngoại giao và pháp lý tới đây.
“Pháo xịt ngòi”
Theo Tân Hoa xã, phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
LTS. Việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam trước siêu bão Thần Sấm là một động thái đang đặt ra nhiều
dấu hỏi. Tạp chí Thương mại Thủy sản xin giới thiệu ý kiến của TS. Đinh Hoàng Thắng -
một nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam - về vấn đề này để bạn đọc tham khảo.
Thế trận “hậu giàn khoan”
p TS. Đinh Hoàng Thắng
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng khủng bố tàu kiểm ngư Việt Nam
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 25
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
đủ những thứ Trung Quốc đáng
ra phải nhận?
Sự trỗi dậy muộn màng của
Trung Quốc trong một trật tự
đã tương đối an bài bởi những
thiết chế quốc tế về an toàn và
tự do hàng hải, mách bảo cho
những thế lực nuôi cuồng vọng
sắp xếp lại bàn cờ khu vực cũng
như trên toàn cầu rằng, thời của
họ chưa đến hoặc thời của họ đã
qua. Phép thử của những kẻ chủ
xướng “Trung Hoa Mộng” khi
nào thật sự mới kết thúc?
Chẳng có gì bảo đảm Trung
Quốc sẽ không “tái xuất giang
hồ”, đẩy “biên giới di động” trở lại
vị trí cũ, hoặc sang một vị trí mới.
Vì đường lưỡi bò “tham ăn háu
đói” đâu chỉ ra đời từ thời Tưởng
Giới Thạch. Nó là sản phẩm ngàn
năm của “căn tính sói”, sản phẩm
của não trạng coi 14 nước láng
giềng là man di của một “Trung
Hoa quân chủ chuyên chế” (từ của
GS Trần Ngọc Vương).
Các lựa chọn
Một nửa sự mờ ám chưa hẳn
đã là sự mờ ám toàn phần. Người
Việt, sẽ còn mất nhiều công sức
để phát hiện, để đối phó! Cơn sốt
truyền thông hai tháng qua mới
chỉ đủ để công luận qua “cơn
ngái ngủ”.
Có một sẽ có hai. Trong một
tình huống rõ như ban ngày, Việt
Nam là bậc thang đầu tiên để
Trung Quốc đi xuống biển Đông
Nam Á, từ đó trổ ra Thái Bình
Dương để “ăn thua đủ” với các
cường quốc muốn giữ nguyên
trạng.
Nhưng rồi “sự trỗi dậy” ấy,
cho dù bằng hòa bình như đang
quảng bá hay bằng chiến tranh
như từng chuẩn bị, dường như
cho thấy con sư tử già thức giấc
quá muộn.
Dẫu sao mặc lòng, giờ đây
ngồi tính lại hơn thiệt (cost and
benefit), Trung Quốc đang nhận
ra những sự thật không mấy
ngọt ngào.
Về phần thế giới, phải thấy
các nhà bình luận có lý khi
qua những vụ như vừa rồi đã
khái quát nên một Trung Quốc
“chưa giàu đã già”, “chưa hùng đã
hung”.
Còn Việt Nam có thể đứng
trước những lựa chọn nào?
Thứ nhất, nhân cơ hội vừa
qua, xác lập lại một tư thế mới
trong bang giao với các nước láng
giềng và thế giới, dù lớn hay bé,
như giữa các quốc gia với nhau;
thậm chí, nếu muốn, như giữa
các thực thể địa-chính trị. Đây là
cơ hội để Việt Nam có được một
con đường thẳng và tương đối
nhanh để đi tới hưng khởi.
Thứ hai, trở lại “đường ray
cũ” như một tập quán “bóng
đè”, như một định mệnh của lịch
sử. Việt Nam sẽ trở thành “trái
độn” cho những xung đột có thể
có giữa các thế lực lớn. Đây là
con đường trở lại kiếp chư hầu,
thuộc quốc vốn đã quá bẽ bàng
trong lịch sử.
Đều là thành viên của Việt
tộc, chúng ta phải hiểu tại sao
Trần Hưng Đạo được dân phong
Thánh, là Đức Thánh Trần.
Khi xã tắc lâm nguy thì sự
đồng thuận cao giữa triều đình
với thần dân, đặc biệt là giữa
những nhân vật trọng yếu của
triều đình với nhau (mặc dầu
trong đám ấy cũng có kẻ toan
tính chuyện hàng giặc) là vô cùng
quan trọng. Trần Hưng Đạo, vì
nước bỏ qua thù nhà, góp phần
giương cao ngọn cờ đoàn kết dân
tộc, đã lãnh đạo hai cuộc kháng
chiến chống quân Nguyên.
Không “há miệng chờ
sung”!
Pháo Tàu tuy đã “xịt ngòi”
nhưng thuốc pháo còn nguyên.
Và những vòi rồng, những súng
phun nước, thậm chí các dàn
pháo đủ loại vẫn luôn trong tư
thế sẵn sàng. Lựa chọn của nạn
nhân trong trường hợp này khá
hạn hẹp.
Cũng còn may mà thế lưỡng
nan không chỉ xuất hiện trong
bang giao Việt-Trung. Thế lưỡng
nan còn phản ánh cả ở tương
quan giữa Trung Quốc với các
nước khu vực và với các đại
cường! “Lụt thì lút cả làng”. An
ninh của Việt Nam trở thành một
bộ phận của an ninh khu vực,
thậm chí toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng không thể
“há miệng chờ sung”. Ngay giữa
ngã ba đường, Việt Nam đã buộc
phải chủ động tiến hành những
việc ngoài ý muốn để góp phần
ngăn chặn thảm họa cho toàn
khu vực.
An ninh và phát triển cho Việt
Nam, hòa bình và công lý cho
Biển Đông – Con đường phía
trước ấy chắc chắn không phải là
sứ mệnh bất khả thi! n
Đ.H.T.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201426
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
biến động, thủy sản vẫn là ngành
đạt được tốc độ tăng trưởng khá.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy
sản, tổng sản lượng thủy sản
6 tháng đầu năm 2014 ước đạt
2,867 triệu tấn, tăng 4,4% so với
cùng kỳ năm 2013.
Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, ước tính 6 tháng đầu
năm 2014, giá trị sản xuất thủy
sản theo giá so sánh 2010 đạt
84.063 tỷ đồng, tăng 6,0% (trong
đó nuôi trồng thủy sản tăng
7,83%, khai thác thủy sản tăng
3,78%) so với cùng kỳ năm 2013.
Mặc dù vậy, ngành thủy sản
vẫn còn gặp nhiều khó khăn
trong khai thác, nuôi trồng và
chế biến. Phát biểu tại buổi tọa
đàm, PGS.TS. Nguyễn Hữu
Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP) - khẳng định,
ngành sản xuất, chế biến và XK
thủy sản là ngành tiên phong
trong sản xuất hàng hóa nông
nghiệp tập trung quy mô lớn,
với DN làm nòng cốt, phát triển
theo tiếp cận chuỗi giá trị, thiết
lập liên kết dọc từ nuôi trồng
đến chế biến XK, đáp ứng các
tiêu chuẩn quốc tế về phát triển
bền vững. Tuy nhiên, sau thời kỳ
phát triển nhanh, mạnh, từ năm
2008 đến nay ngành sản xuất
thủy sản Việt Nam đang đối diện
nhiều khó khăn, thách thức ngày
càng gay gắt, sản xuất và XK
chững lại, biến động theo chiều
hướng xấu. DN và ngư dân đã
và đang trải qua giai đoạn cực kỳ
khó khăn, nhiều DN đứng trước
nguy cơ phá sản.
Bên cạnh những tác động
T
rong 10 năm qua, sản xuất
thủy sản tăng mạnh cả về
sản lượng lẫn giá trị. Năm
2013 tổng sản lượng thủy sản đạt
6,05 triệu tấn, tăng gấp 2,58 lần
so với năm 2000, bình quân tăng
8,21%/năm, trong đó, sản lượng
khai thác tăng gấp 1,57 lần, sản
lượng nuôi trồng tăng gấp 5,42
lần. Năm 2013, hàng thủy sản Việt
Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới, giá
trị XK đạt 6,7 tỷ USD, tăng gấp 4,5
lần so với năm 2000, bình quân
tăng 12,69%/ năm góp phần đưa
ViệtNamvàotốp10nướcsảnxuất,
XK thủy sản hàng đầu thế giới.
Phát triển nhưng
nhiều khó khăn
Bước sang năm 2014, mặc dù
tình hình Biển Đông có nhiều
Tại buổi tọa đàm “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh
tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, nhiều
giải pháp được các chuyên gia đưa ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và giá trị
sản phẩm thủy sản trong thời gian tới.
Tái cơ cấu ngành thủy sản
Toàn cảnh buổi Tọa đàm
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 27
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
bất lợi từ bên ngoài, những khó
khăn nảy sinh trong nước và sự
yếu kém của chính các DN thủy
sản, thì những hạn chế và bất cập
về cơ chế và năng lực quản lý
nhà nước cũng gây thêm không
ít khó khăn cho các DN. Để chủ
động bảo đảm cân đối cung-cầu,
hạn chế sự cạnh tranh thiếu lành
mạnh giữa các thành phần tham
gia chuỗi giá trị, cũng như áp
lực dư thừa sản lượng - nguyên
nhân chính gây ách tắc trong
ngành kinh tế quan trọng này -
chúng ta rất cần có những giải
pháp mạnh mẽ và thích hợp hơn
nhằm phát triển thủy sản một
cách bền vững.
Cần có Bộ Kinh tế Biển
Nhiều kiến nghị được ông
Dũng đưa ra tại buổi tọa đàm với
mong muốn đóng góp một số
giải pháp về quản lý Nhà nước
để quá trình tái cơ cấu ngành
thủy sản diễn ra thuận lợi và
đúng hướng, tạo phương thức
phát triển bền vững trong thời
gian tới. Những vấn đề chủ yếu
được ông Dũng nêu lên gồm có:
Chiến lược Biển; Thay đổi tư duy
luật pháp và tổ chức để quản lý
Nhà nước theo chuỗi giá trị; Cơ
chế tín dụng phù hợp với trình
độ chuỗi sản xuất; Áp dụng cơ
chế kiểm soát sản lượng phù hợp
với nhu cầu thị trường; Áp dụng
cơ chế kiểm soát chất lượng toàn
chuỗi; Xã hội hóa các hoạt động
quản lý sản xuất, XK thủy sản;
Tạo cơ chế tài chính để phát triển
và bảo vệ thị trường.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng
khẳng định, hiện nay, Việt Nam
vẫn chưa có một thể chế Nhà
nước thống nhất để quản lý biển.
Một câu hỏi được đặt ra là: Mấy
chục bộ, ngành, tập trung chủ
yếu quản lý một phần tư Tổ quốc
trên đất liền, sao không có một
cơ quan quản lý đủ mạnh dành
cho ba phần tư còn lại? Có hơn
chục bộ và cơ quan ngang bộ có
liên quan đến biển, nhưng trách
nhiệm quản lý một đối tượng
chiến lược chung là Biển lại bị cắt
khúc và phân tán, rời rạc, thiếu
sức mạnh.
Bộ phận có lực lượng đông
đảo nhất, hiện diện thường
xuyên nhất trên biển là ngành
thủy sản. Với gần 5 triệu ngư
dân chuyên nghiệp và nhiều
triệu lao động liên quan, có hơn
trăm nghìn chiếc tàu thuyền hoạt
động quanh năm trên biển, mỗi
năm sản xuất hơn 6 triệu tấn
thủy sản, cung cấp cho nhu cầu
tiêu dùng thực phẩm trong nước
và XK 6,7 tỷ USD. Nhưng quản
lý nhà nước về thủy sản chỉ là
một tổng cục nằm trong một bộ
đa ngành quản lý hàng chục lĩnh
vực của hơn 7 bộ trước đây.
Tình trạng tổ chức và năng
lực các cơ quan quản lý những
lĩnh vực chuyên ngành quan
trọng khác về kinh tế biển cũng
không khá hơn. Tổng cục Biển
và Hải đảo Việt Nam thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường, cũng
thuộc một bộ đa ngành, quản lý
7 lĩnh vực. Cục Hàng hải nằm
trong Bộ Giao thông Vận tải;
Tổng cục Du lịch nằm trong Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Thậm chí cơ quan quản lý nhà
nước về tài nguyên khoáng sản
(kể cả dầu khí) ở đáy biển không
phải ở cấp cục.
Để thực hiện Chiến lược Biển
cần phải có một thiết chế quốc
gia đủ mạnh, nhất quán về chủ
Cần tăng cường quản lý chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm...ngay từ khâu nuôi
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201428
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
lượng cho những sản phẩm
chiến lược mà chúng ta có lợi thế
cạnh tranh quốc tế. Từng trang
trại nuôi trồng được cấp phép,
chỉ được nuôi trồng ở một mức
sản lượng được quy định, phù
hợp điều kiện tự nhiên và năng
lực của từng trang trại; đồng
thời có cơ chế đồng quản lý,
kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện
hạn ngạch (quota) đó. Việt quản
lý sản lượng có thể được thực
hiện theo nguyên tắc: Phân bổ
và kiểm soát quota công khai và
đồng thuận giữa các chủ thể của
cộng đồng; Quản lý theo toàn
chuỗi sản xuất, bắt đầu từ khâu
thả giống; Chỉ cấp quota cho các
trại nuôi trồng đủ điều kiện, đã
đăng ký và được cấp phép; Mỗi
lô nông, thủy sản nuôi trồng
phải có hồ sơ xuất xứ hợp pháp
và DN phải cung cấp hồ sơ xuất
xứ nguyên liệu khi tiêu thụ.
Việc kiểm soát chất lượng sản
phẩm thủy sản phải được thực
hiện không phải ở khâu cuối
cùng, mà phải ở những điểm
kiểm soát tới hạn (CCP- Critical
Control Points) trong chuỗi giá
trị. Trong chuỗi giá trị nuôi thủy
sản, cần ít nhất 3 khâu kiểm soát
đó là: kiểm soát chất lượng giống
thủy sản, kiểm soát chất lượng
thức ăn và kiểm soát chất lượng
sản phẩm XK.
Giải pháp nâng cao giá trị
gia tăng hàng thủy sản
Theo ông Đoàn Xuân Hòa,
Phó Cục trưởng Cục Chế biến
Nông Lâm Thủy sản và nghề
muối, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, trong lĩnh vực
chế biến thủy sản, cần chú trọng
đa dạng hóa sản phẩm thủy sản
chế biến, tập trung sản xuất các
sản phẩm có GTGT phù hợp với
thị hiếu từng thị trường. Nâng
tỷ trọng sản phẩm GTGT lên
60-70% tổng sản lượng thủy sản
chế biến. Tập trung chế biến các
sản phẩm thủy sản GTGT cao
như: tôm (PTO, sushi, nobashi,
tempura, butterfly PTO,...); cá
ngừ (sashimi, đóng hộp, xông
khói,...); cá biển (surimi, khô tẩm
gia vị ăn liền, đồ hộp,...); nhuyễn
thể (sushi, sashimi, bánh nhân
bạch tuộc, thực phẩm chức năng
từ hàu,...).
Ông Hòa khẳng định, từ nay
trương và kỷ cương trong hành
động, có chính sách quản lý
thống nhất vùng biển, thềm lục
địa và hải đảo. Ông nhấn mạnh:
“Đã đến lúc Nhà nước cần sớm
thành lập Bộ Kinh tế Biển!”.
Quản lý theo chuỗi giá trị
Ông Dũng nhấn mạnh: “Thay
đổi tư duy luật pháp và tổ chức để
quản lý nhà nước theo chuỗi giá trị,
cạnh tranh quốc tế đòi hỏi chúng ta
phải chuyển mạnh các chỉ tiêu phát
triển từ số lượng sang chất lượng.
Chuỗi giá trị là tiếp cận chính xác để
nâng cao hiệu quả kinh tế và năng
lực cạnh tranh. Đảng và Nhà nước
đang hô hào DN và nông ngư dân
phải hình thành các liên kết từ A
đến Z theo từng chuỗi giá trị, nhưng
tư duy, cơ sở pháp lý và tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước vẫn đang bị
cắt khúc. Bộ Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn chỉ tập trung quản
lý khâu sản xuất nông lâm thủy
sản; khâu chế biến và thương mại
XNK vẫn “nhường” cho Bộ Công
Thương. Do đó, cần xem xét để thay
đổi tư duy, ban hành các khung pháp
lý và tổ chức thực thi quản lý Nhà
nước theo chuỗi giá trị thông suốt
toàn ngành. Phải xây dựng và ban
hành Luật hoặc Pháp lệnh cho từng
sản phẩm chủ lực quốc gia, tạo cơ
sở pháp lý thống nhất đủ mạnh cho
việc đề ra các chính sách liên quan
đến chuỗi giá trị của sản phẩm đó,
từ sản xuất đến thị trường”.
Về áp dụng cơ chế kiểm soát
sản lượng phù hợp với nhu cầu
thị trường, ông cho biết, theo
kinh nghiệm quản lý của các
quốc gia tiên tiến nhất, Nhà
nước cần nghiên cứu để có cơ
chế phân bổ và kiểm soát sản
PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt
Nam (VASEP)
Ông Đoàn Xuân Hòa- Phó Cục trưởng Cục
Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 29
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
đến năm 2020 sẽ hạn chế đầu tư
mới các cơ sở chế biến thủy sản
sản xuất ra sản phẩm sơ chế vì
hiện đang dư thừa 40% công
suất, chỉ khuyến khích đầu tư
cơ sở chế biến ra các sản phẩm
GTGT.
Ứng dụng tiến bộ KHCN
trong chế biến, bảo quản thủy
sản như: công nghệ cấp đông
siêu nhanh, sấy chân không
thăng hoa, sấy bức xạ hồng ngoại,
công nghệ enzyme, công nghệ
bảo quản thủy sản sống bằng
phương pháp ngủ đông, bao gói
MAP (có khí bổ sung)...Áp dụng
tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP,
Codex, ISO, BRC, Halal,...đáp
ứng tốt yêu cầu về chất lượng và
ATTP. Tăng cường quản lý chặt
chẽ việc sử dụng kháng sinh, hóa
chất cấm, chất tăng trọng...trong
toàn chuỗi sản xuất từ nguyên
liệu đến chế biến, tiêu thụ sản
phẩm nhằm tạo ra bước chuyển
rõ rệt về chất lượng và vượt qua
được các hàng rào kỹ thuật của
nước NK. Đồng thời, ông Hòa
cho biết thêm, cần nâng cao hiệu
quả sử dụng phế phụ phẩm và
phát triển công nghiệp hỗ trợ,
đầu tư công nghệ hiện đại để sản
xuất các chế phẩm có GTGT sử
dụng trong các ngành thực phẩm
và phi thực phẩm như: colagen,
chitin, chitosan, glucosamin,
canxi hoạt tính, bột cá, dầu cá,
bột đạm thủy phân, các chất có
hoạt tính sinh học cao...
Cần có cơ chế tín dụng
phù hợp
Ông Dũng nêu vấn đề bất cập
về cơ chế tín dụng. Hiện nay,
nhiều công ty thủy sản (nhất là
cá tra, tôm, thậm chí cá ngừ) đã
chuyển đổi mô hình, từ thuần
túy mua nguyên liệu của dân để
chế biến rồi XK, với số vốn lưu
động cần thiết cho mỗi chu kỳ
sản xuất không nhiều lắm, chu
kỳ sản xuất ngắn, sang làm chủ
cả khâu nuôi (thậm chí cả sản
xuất giống và thức ăn nuôi cá) và
đánh cá, nhằm chủ động nguyên
liệu và khép kín chuỗi giá trị, với
số vốn cần thiết tăng gấp bội và
chu kỳ sản xuất kéo dài hơn. Khó
khăn về cơ chế tín dụng hiện nay
của tất cả các công ty trong ngành
thủy sản là ngân hàng chỉ cho vay
vốn lưu động hạn chế với chu kỳ
ngắn để chế biến XK, đồng thời
đòi hỏi những điều kiện về thế
chấp tài sản ngặt nghèo. Vì vậy,
rất cần ban hành một cơ chế tín
dụng theo tinh thần mới, tháo gỡ
nút thắt, gây ách tắc về vốn hiện
nay. Cơ chế đó dựa trên uy tín và
năng lực DN, cung ứng lượng
vốn đủ để nuôi và chế biến, XK
thủy sản; chu kỳ cho vay thích
hợp với chu kỳ sản xuất, tương
thích với mô hình DN có cả trang
trại nuôi và nhà máy chế biến.
Cơ chế đó không chỉ phụ
thuộc vào ngân hàng mà còn cần
thay đổi nhiều cơ sở pháp lý; cần
sự vào cuộc thật sự của ngành
nông nghiệp và các địa phương.
Chỉ có như thế, DN mới đủ sức
làm đầu tàu cho nông dân và cả
chuỗi giá trị.
Ông Đoàn Xuân Hòa khẳng
định, sẽ kiến nghị Bộ Tài chính
nghiên cứu trình Chính phủ và
Quốc hội xem xét mở rộng ưu
đãi thuế cho các DN đầu tư chế
biến sâu nông, lâm, thủy sản và
nghề muối, giảm bớt các loại phí
nông nghiệp, làm rõ giá dịch vụ,
bảo hiểm nông nghiệp, tập trung
vào các hộ sản xuất lớn, nhất là
các hộ tham gia liên kết với DN
chế biến để giảm rủi ro cho các
DN đầu tư vào vùng nguyên
liệu. Đồng thời, sẽ phối hợp với
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
tăng tiếp cận của các DN chế biến
nông lâm thủy sản về tín dụng.
Hi vọng, với những giải pháp
tái cơ cấu thủy sản mạnh mẽ,
trong thời gian tới, ngành thủy
sản nói chung và các DN chế
biến và XK thủy sản nói riêng sẽ
khởi sắc hơn nữa. n
Nguyễn Thị Hồng Hà
Sản phẩm cá tra cuộn cá hồi của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP)
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

More Related Content

Similar to Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhấtLotus Pham
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHChiến Thắng Bản Thân
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ Luận Văn 1800
 
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuLuận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuHuynh Loc
 
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng DanhCông tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danhluanvantrust
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Dương Hà
 
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3Doan Trac Khue
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ OnTimeVitThu
 
Khóa Luận Về Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại ...
Khóa Luận Về Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại ...Khóa Luận Về Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại ...
Khóa Luận Về Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại ...mokoboo56
 
Quy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm YếtQuy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm YếtMai Doan
 
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP.docx
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP.docxBài tập lớn Kiểm toán căn bản Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP.docx
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản (20)

293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhất
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
 
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuLuận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
 
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng DanhCông tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
 
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!
 
Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3Khue radar news letter no 3
Khue radar news letter no 3
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
 
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ íchĐề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
 
Khóa Luận Về Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại ...
Khóa Luận Về Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại ...Khóa Luận Về Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại ...
Khóa Luận Về Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại ...
 
Quy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm YếtQuy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm Yết
 
Qttc2
Qttc2 Qttc2
Qttc2
 
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP.docx
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP.docxBài tập lớn Kiểm toán căn bản Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP.docx
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP.docx
 
Đề tài kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017
Đề tài  kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017Đề tài  kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017
Đề tài kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáoChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
 
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Giao nhận...
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Giao nhận...Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Giao nhận...
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Giao nhận...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Xăng Dầu.docx
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Xăng Dầu.docxLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Xăng Dầu.docx
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Xăng Dầu.docx
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty tnhh kiểm toán.docx
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty tnhh kiểm toán.docxNâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty tnhh kiểm toán.docx
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty tnhh kiểm toán.docx
 

Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

  • 1.
  • 2.
  • 3.
  • 4. SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN dungNöåi Söë 175+176 thaáng 7+8/2014NÙM THÛÁ 15 Ngày 12/6, VASEP đã tổ chức Đại hội Toàn thể Hội viên bất thường thay cho Hội nghị thường niên, nhằm thông qua nội dung sửa đổi Điều lệ với mục tiêu củng cố để mạnh hơn. Đại hội VASEP – Củng cố để mạnh hơn Ý kiến xung quanh Nghị định Cá tra Nghị định Cá tra của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20/06/2014. Thương mại Thủy sản xin giới thiệu ý kiến của Thứ trưởng Vũ Văn Tám về vấn đề này và bản kiến nghị tập thể của các DN cá tra gửi Thủ tướng Chính phủ, quan điểm của VCCI và thảo luận của TS Hồ Quốc Lực về con cá tra Việt Nam. 10 24 Ý kiến của TS. Đinh Hoàng Thắng về việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trước siêu bão Thần Sấm. Thế trận “hậu giàn khoan” 06 Hội chợ có sự tham gia của 173 công ty với 302 gian hàng. Trong đó, khu vực DN thủy sản có 60 công ty, 88 gian hàng, khu vực DN dịch vụ có 113 công ty, 156 gian hàng. Vietfish2014-ĐiểmhẹncủabạnhàngthủysảnViệtNam34 32 Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản Nghị định của Chính phủ quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; ưu đãi thuế và một số chính sách khác về đóng mới, nâng cấp tàu cá; dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thủy sản.
  • 5. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN 146 Ngân hàng được thành lập để bảo vệ ghẹ xanh đang trong giai đoạn sinh sản nhằm giữ gìn nguồn lợi biển bền vững tại Phú Quốc, Kiên Giang. Ngân hàng Ghẹ xanh-Mô hình cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản 69 Ý kiến của PGS.TS. Hà Xuân Thông về chủ trương phát triển đóng mới tàu cá vỏ thép và cải tạo tàu vỏ gỗ để hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản của nước ta. Cần cách mạng để hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản Xuất khẩu tôm và mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2014 tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc tăng mạnh105 Cầu Tre khẳng định vị thế trên thị trường; Hiệp Thanh thâm nhập sâu thị trường Châu Á; Saigon Food không thiếu nguyên liệu cho XK- Chất lượng, Phong phú và Tiện dụng cho nội địa; Tafishco và Chương trình vay vốn phục vụ “Chuỗi liên kết cá tra” Các doanh nghiệp chế biến và XK thủy sản44 Đã qua 10 năm, cá tra bị áp thuế CBPG. Đợt rà soát lần 2 vừa được khởi xướng nhằm làm cơ sở cho Mỹ quyết định hủy bỏ hay tiếp tục áp đặt loại thuế này đối với các DN cá tra. XuấtkhẩucátraViệtNamvàđợt “RàsoátHoànghôn”lầnthứ2114
  • 6. Từ năm 2013 đến nay, ước tính các công ty nhập khẩu nước ngoài không thanh toán hoặc thanh toán chậm cho các công ty xuất khẩu của Việt Nam là 6 tỷ USD, con số này đã và đang tăng lên do sự suy thoái kinh tế tại các nước phương Tây. Việc thu hồi các khoản thanh toán chậm là một khó khăn của các công ty xuất khẩu của Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thu hồi các khoản nợ tại Hoa Kỳ và Châu Âu, Công ty Tư vấn và cung cấp giải pháp tài chính ASSURANCE GLOBAL, LLC sẽ tư vấn và cung cấp các giải pháp thu hồi các khoản nợ cho các công ty xuất khẩu Việt Nam. Bằng các cách tiếp cận chuyên nghiệp, hiệu quả và hợp pháp, ASSURANCE GLOBAL, LLC giúp cho các nhà xuất khẩu có giải pháp thu hồi nợ một cách hợp lý và mang lại kết quả nhanh chóng bằng cách làm việc chuyên nghiệp nhờ kinh nghiệm đúc rút qua nhiều năm trong lĩnh vực thu hồi công nợ. ASSURANCE GLOBAL, LLC là một công ty quản lý nợ thương mại, giàu kinh nghiệm trong việc thu hồi nợ giữa các doanh nghiệp, tập trung vào các nước vành đai Thái Bình Dương. ASSURANCE GLOBAL, LLC chỉ thu phí dịch vụ cố định khi khoản nợ được thu hồi thành công, ngoài ra ASSUARANCE GLOBAL, LLC sẽ không thu tiền trước, các khách hàng chỉ thanh toán chi phí cho dịch vụ của chúng tôi khi khoản nợ của quý công ty được thu hồi thành công. Ngoài ra, ASSURANCE GLOBAL, LLC còn hợp tác với rất nhiều công ty tư vấn pháp lý và tài chính hàng đầu tại Hoa Kỳ. Để hiểu rõ và biết thêm chi tiết về dịch vụ của ASSURANCE GLOBAL, LLC, xin quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại địa chỉ sau: www.assurance-global.com Văn phòng chính (Hoa Kỳ): 1000 N West Street, Suite 1200 Wilmington, DE 19801. USA Địa chỉ: 86/20 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM, Việt Nam. Điện thoại: (84) 08 39 956 988 Fax: (84) 08 39 903 203 Email: y.thuy@assurance-global.com
  • 7.
  • 8.
  • 9. SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅNTHÛ BAN BIÏN TÊÅP Cải cách hành chính để nâng cao Năng lực Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu, nhất là theo hướng đơn giản, minh bạch, công bằng, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, gây khó khăn cho DN và chưa khắc phục được kẽ hở chuyển giá cùng những ách tắc ủa bộ máy. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, số giờ nộp thuế của DN Việt Nam cao nhất trong nhóm 12 nước ASEAN và Trung Quốc, cao gấp 4 lần các nước châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí cao đôi so với Lào. Về thủ tục hải quan, Việt Nam ở vị trí thứ 7 trên tổng cộng 12 nước; thời gian thực hiện thủ tục hải quan XK của Việt Nam là 4 ngày, cao gấp 2 lần bình quân khu vực. Không dễ để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, càng không thể làm được điều đó trong một sớm một chiều, tuy nhiên Nghị quyết 19/NQ- CP của Chính phủ đã cụ thể hóa năng lực cạnh tranh thành những chỉ tiêu rõ ràng và giao nhiệm vụ cho từng cơ quan cụ thể. Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với những công việc quản lý cụ thể như thủ tục thuế, hải quan,… không chỉ đơn thuần là những việc tất yếu phải đổi mới trong tiến trình hội nhập quốc tế, mà còn thể hiện tâm nguyện sâu sắc, như tâm sự của Thủ tướng khi làm việc với ngành thuế: “Cái này bạn bè nhìn mình là môi trường đầu tư kinh doanh, là năng lực cạnh tranh. Còn người dân không chỉ nhìn ngành Thuế mà còn nhìn Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhìn bộ máy hành chính, nhìn kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, nhìn cải cách hành chính mà chúng ta cho là đột phá…”. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã xác định cải cách hành chính (mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính) và cải cách thể chế là các giải pháp đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong cuộc vận động lâu dài và nhiều gian nan ấy, để bảo đảm Nghị quyết thắng lợi, mỗi cơ quan quản lý Nhà nước, mỗi công chức của nền hành chính công vụ đều phải nhận thức và thực thi được trách nhiệm cốt lõi theo tinh thần Vì Nước, Vì Dân! n Ban Biên tập C ách đây hơn 4 tháng, vào ngày 18/03/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/ NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhằm đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết quan trọng này, mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Tham dự các buổi làm việc này còn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển Bền vững và Nâng cao Năng lực Cạnh tranh. Trong buổi làm việc, Thủ tướng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Không thể chấp nhận được!” khi nói đến những tồn tại của các cơ quan quản lý Nhà nước, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp (DN). Lời lẽ mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ cho thấy sự quyết liệt của lãnh đạo Chính phủ đối với hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhưng cũng là những khâu dễ phát sinh nhũng nhiễu, phiền hà, gây khó khăn cho DN. Thủ tướng thẳng thắn nhận xét, công tác quản lý thuế còn nhiều yếu kém, số giờ nộp thuế của Việt Nam hiện nay vẫn dài nhất khu vực, số lần nộp thuế cũng cao nhất, nhưng thất thu thuế còn lớn, một số cán bộ ngành thuế còn có thái độ nhũng nhiễu, hách dịch, thủ tục thuế vẫn còn phức tạp, khó thực hiện, làm mất nhiều thời gian của dân và DN. Đó cũng là lý do khiến tại Hội nghị Gặp gỡ các DN ngày 29/4 vừa qua, với tư cách người đứng đầu bộ máy hành chính, Thủ tướng, đã gửi lời xin lỗi DN vì “người dân, DN đi nộp thuế mà sao khó khăn quá”… Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và thủ tục hải quan, trong đó nổi lên là việc tổ chức, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý và cải cách thủ tục hải quan nhiều trường hợp còn chậm, chưa thật hiệu quả; công tác tham mưu nhằm xây dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý và thủ tục hải quan chưa đáp ứng 5Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014
  • 10. 6 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 thế giới, năm 2013 vẫn đầy khó khăn đối với các DN thủy sản Việt Nam. Những khó khăn bộc lộ trên nhiều phương diện, đặc biệt là năng lực tài chính nội tại của DN giảm sút nghiêm trọng, cộng với sức mua sa sút của thị trường quốc tế, và những rào cản thương mại ngày càng tăng đã tác động mạnh mẽ đến DN thủy sản. Những yếu tố này đòi hỏi các DN phải thực hiện việc tái cơ cấu cho phù hợp với tình hình mới. Để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất XK đồng thời tháo gỡ những khó khăn cho các DN thủy sản, VASEP đã xác định những mục tiêu cần đạt tới, thông qua thực hiện 4 chương trình trọng tâm: vận động chính sách, phối hợp vượt rào cản thương mại, quảng bá thủy sản Việt Nam và các chương trình trước chế biến. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã thường xuyên triển khai các hoạt động như: công tác phát triển mối liên kết với người nuôi nhằm ổn định nguồn nguyên liệu, hỗ trợ nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), phát triển các quan hệ quốc tế, xúc tiến thương mại (XTTM), đào tạo, cập nhật thông tin… Tuy vậy, trong thời gian qua, N ăm 2013, với sự phấn đấu không ngừng, các DN đã cùng nhau ổn định sản xuất, nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường để có định hướng phát triển hợp lý, góp phần gia tăng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD. Trong đó, giá trị XK tôm đạt trên 3 tỷ USD, XK cá tra ở mức 1,8 tỷ USD và XK cá ngừ và các loại hải sản đạt gần 2 tỷ USD. Nhiều khó khăn và hạn chế trong hoạt động Mặc dù đạt được một số thành công nhưng dưới tác động mạnh mẽ của suy giảm kinh tế Ngày 12/6/2014 tại hội trường lớn Khách sạn Rex Tp Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Đại hội Toàn thể Hội viên bất thường thay cho Hội nghị thường niên, nhằm thông qua nội dung sửa đổi Điều lệ. Đại hội VASEP - Củng cố để mạnh hơn Đại hội VASEP 2014 đã chính thức thông qua Điều lệ sửa đổi và kết thúc thành công tốt đẹp
  • 11. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 7 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN VASEP cũng vấp phải một số khó khăn và đã bắt đầu bộc lộ hạn chế và tồn tại cần sớm được khắc phục, để nâng cao hiệu quả hoạt động và khẳng định được vị trí, vai trò trong sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam. Cụ thể, hiện nay VASEP chưa thể hiện đủ mạnh vai trò liên kết hộiviêncủaHiệphộikhicónhiều DN hội viên thiếu sự đoàn kết, đồng thuận, nhất là trong hoạt động XK. Ngay cả trong công tác vận động chính sách, với vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các DN, mặc dù VASEP đã cố gắng tập hợp nhiều nhất ý kiến từ DN, tích cực vận động hành lang với các cơ quan có thầm quyền, nhưng vẫn chưa thu hút được sự quan tâm thực sự của DN, dẫn đến những kết quả không vẹn tròn trong việc đóng góp ý kiến cho các cơ quan Nhà nước khi ban hành chính sách. Trong khi đó, với nguồn kinh phí ngày càng hạn hẹp (chủ yếu là nguồn thu từ hội phí với mức phí vẫn giữ nguyên không đổi kể từ ngày thành lập đến nay), các phương thức tổ chức hoạt động XTTM của VASEP (kể cả hội chợ Quốc tế Thủy sản Vietfish hàng năm), chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của các DN trong thời kỳ hiện nay. Mặt khác, về nhân sự phục vụ cho Hiệp hội, số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn rất hạn chế, nên chưa thể phát huy được hết hiệu quả công việc khi ngày càng có nhiều vấn đề trong ngành đòi hỏi cần phải tập trung giải quyết một cách chuyên sâu. Về tổ chức, do chưa có Quy chế Hoạt động của Ban Chấp hành (BCH) Hiệp hội nên trong các cuộc họp, có nhiều Ủy viên BCH không thường xuyên tham gia, dẫn đến những nội dung cần biểu quyết ý kiến không được thực hiện được hoặc thực hiện chậm trễ, gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công việc. Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe khẳng định: “Với việc ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, các DN Việt Nam đang ngày càng phải đối mặt với hàng loạt thách thức, khó khăn và buộc phải nhìn lại để thay đổi, bắt kịp và phát triển. Trước tình hình mới và sự lớn mạnh của các DN, Hiệp hội VASEP cũng cần có chiến lược và định hướng mới thích hợp nhằm phát huy hơn nữa vai trò là cầu nối, đại diện và thúc đẩy hơn nữa cho sự phát triển lớn mạnh của ngành thủy sản nước nhà”. Đổi mới để phát triển trong tình hình mới Theo Chủ tịch VASEP Trần Thiện Hải, từ khi Hiệp hội được thành lập đến nay, mọi hoạt động của Hiệp hội đều tuân thủ theo Điều lệ Hiệp hội, mà bản hiện hành đã được thông qua tại Đại hội Toàn thể Lần thứ 3 và được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 101/2005/QĐ-BNV ngày 16/9/2005. Tuy nhiên, với tình hình phát triển của hội viên ngày càng lớn mạnh, đã phát sinh thêm các vấn đề cần Hiệp hội tham gia giải quyết, nhưng không quy định trong Điều lệ. Vì vậy, để kịp thời đáp ứng nhu cầu và phù hợp với tình hình hoạt động mới, Nghị quyết Hội nghị BCH Hiệp hội Lần thứ IX nhiệm kỳ 4 ngày 19/10/2012 đã thống nhất thành lập Ban Sửa đổi Điều lệ. Ban sửa đổi Điều lệ đã tổ chức cuộc họp vào ngày 9/5/2013 thảo luận và thống nhất thay đổi một số nội dung trong Điều lệ. Ngày 11/6/2013, Ban Sửa đổi Điều lệ đã họp bàn thống nhất một số nội dung cần sửa đổi và trình bản dự thảo Điều lệ sửa đổi đầu tiên. VASEP đã gửi đến các DN hội viên để lấy ý kiến hoàn thiện nội Chủ tịch đoàn chủ trì Đại hội
  • 12. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/20148 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN tăng trưởng khá khả quan. Tuy nhiên, VASEP cũng đã xác định những thách thức mà ngành thủy sản sẽ phải đối mặt phía trước, trong đó có những thách thức đòi hỏi phải có sự tiếp cận và đổi mới nhanh chóng ở tầm vĩ mô đối với sự phát triển của toàn ngành, khi thủy sản Việt Nam chuyển qua một thời kỳ phát triển mới. Nhữngkhókhănnổibậttrong thời kỳ phát triển mới là: (1) Giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho sản xuất, XK gồm cả lĩnh vực nuôi, đánh bắt và NK; (2) Sức cạnh tranh thấp do thiếu vốn, chi phí đầu vào cao, thiếu sự ổn định, khó tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Về thị trường, những khó khăn lớn là: (1) Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị trường chính chưa hoàn toàn hồi phục; (2) Các rào cản về kỹ thuật và phi thuế quan tại các thị trường NK ngày càng phức tạp, khó dự đoán. Với những khó khăn như vậy, dự báo XK thủy sản trong năm 2014 của Việt Nam có thể chỉ đạt khoảng 6,8 tỷ USD. Đánh giá đúng những khó khăn, thách thức, Đại hội đã thống nhất thông qua các chương trình hoạt động mà Hiệp hội cần tập trung thực hiện trong năm 20124-2015: • Chương trình vận động chính sách: Tiếp tục thu thập ý kiến DN về những khó khăn, vướng mắc và tổng hợp thành kiến nghị gửi đến cơ quan chức năng Nhà nước để đề xuất những biện pháp hỗ trợ DN kịp thời. dung Điều lệ sửa đổi, kịp trình ra Đại hội Toàn thể 2014 để biểu quyết thông qua. Điều lệ cũ gồm 7 chương, 23 điều, nay đã được sửa đổi thành 7 chương 24 điều, trong đó bố cục lại để bám sát theo Điều lệ mẫu của Bộ Nội vụ quy định tại Thông tư 03, có bổ sung thêm Điều 16 trong Chương 4 quy định về hoạt động của các Ủy ban Ngành hàng. Có sự bổ sung này là do hiện nay các nhóm DN thủy sản đã phát triển ngày càng chuyên nghiệp, đi sâu vào các ngành hàng khác nhau, mỗi ngành hàng có tính đặc thù riêng, đòi hỏi phải có những hoạt động kịp thời để giải quyết các vấn đề cấp bách của DN. Việc bổ sung cũng thuận tiện hơn trong việc định hướng hoạt động và phát triển của từng nhóm DN. Với kết quả biểu quyết 97,56% DN nhất trí, Đại hội đã thông qua nội dung sửa đổi Điều lệ và sẽ có hiệulựcsaukhiđượcBộNộivụphê duyệt và ra quyết định ban hành. Trọng tâm hoạt động cho năm 2014-2015 Theo báo cáo về tình hình sản xuất XK, 5 tháng đầu năm 2014 giá trị XK thủy sản đã đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào sự tiếp tục tăng trưởng của mặt hàng tôm, nhất là sự bùng nổ của tôm chân trắng. Bên cạnh đó, kết quả của kỳ xem xét hành chính lần 9 (POR9) của cá tra vào thị trường Mỹ chưa tác động lớn đến việc XK cá tra, do đó mức tăng trưởng của 2 mặt hàng chủ lực này đã giúp XK thủy sản những tháng đầu năm Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP báo cáo hoạt động VASEP năm 2013-2014 Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chia sẻ về các vấn đề của ngành tôm Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản Hùng Vương chia sẻ về những khó khăn và thách thức của ngành cá tra hiện nay Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, GĐ Công ty TNHH Hải Nam chia sẻ và đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong ngành hải sản
  • 13. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 9 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN • Chương trình vận động vượt rào cản thương mại: Huy động sự ủng hộ từ cơ quan Nhà nước, các tổ chức nước ngoài, các nhà NK và sức mạnh đoàn kết của DN để vượt qua các rào cản thương mại và kỹ thuật. • Chương trình quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu cho thủy sản Việt Nam. • Chương trình hợp tác quốc tế: Thắt chặt các mối quan hệ đã có và phát triển thêm quan hệ với các tổ chức có cùng lợi ích với hội viên VASEP nhằm thiết lập các liên minh, liên kết hỗ trợ cùng phát triển và cùng có lợi, đồng thời thông qua đó quảng bá thủy sản Việt Nam ngày càng rộng rãi ra thế giới. •Chươngtrìnhcủngcốnănglực của Văn phòng Hiệp hội: Nâng cấp các hoạt động cung cấp thông tin, nâng cao năng lực nhân viên, tập trung thực hiện các nhiệm vụ do BCH giao phó một cách chuyên nghiệp và chuyên sâu hơn, đảm bảo đạt kết quả cao hơn. Kết luận Đại hội, ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP nhấn mạnh: “Năm 2014-2015 mở ra nhiều cơ hội và thách thức với cộng đồng DN chế biến và XK thủy sản Việt Nam. Để tiếp tục phát triển vững mạnh và đạt được mục tiêu XK đề ra năm 2015 là 6,9 tỷ USD và năm 2020 là 10 tỷ USD, Hiệp hội và mỗi DN cần phải nỗ lực hơn nữa, tự đổi mới và phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng hợp tác, hội tụ mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh mới vượt qua khó khăn và thử thách”. BCH Hiệp hội kêu gọi toàn thể DN hội viên tăng cường đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chương trình công tác trọng tâm năm 2014-2015, chung sức chung lòng xây dựng VASEP ngày càng hiện đại, góp phần tích cực đưa ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển đạt đến những đỉnh cao mới. n Trần Duy Sau phần tổng kết báo cáo hoạt động, Đại hội tiếp tục làm việc về nội dung sửa đổi Điều lệ Hiệp hội để điều chỉnh cho phù hợp và tiếp tục phát triển trong thời kỳ mới
  • 14. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201410 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN các văn bản hướng dẫn, lộ trình, kế hoạch thực hiện để vừa quản lý được mà vẫn không gây khó khăn cho DN và người nuôi. Với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng cũng như quản lý và thực thi Nghị định, Bộ NN&PTNT chúng tôi sẽ tích cực lắng nghe, ghi nhận ý kiến, phản hồi từ tất cả các bên có liên quan. Đồng thời trong quá trình thực thi, nếu có những khó khăn, vướng mắc xuất hiện chúng tôi sẽ tập trung tháo gỡ. Những điểm, những qui định nào trong Nghị định không phù hợp sẽ được xem xét và đề xuất để sửa đổi bổ sung nếu thật sự hợp lý và cần thiết. PV: Lộ trình thực hiện Nghị định như thế nào, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Nghị định Cá tra có hiệu lực từ ngày 20/06/2014. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ có những lộ trình cụ thể. Chẳng hạn với việc công bố về qui hoạch chi tiết trong hoạt động nuôi của các địa phương thì phải đợi rà soát về qui hoạch của Bộ NN&PTNT. Việc đánh số và đăng ký vùng nuôi, sản lượng nuôi cũng cần phải có thời gian. Theo dự kiến của Bộ, từ nay đến 31/12/2014 là thời gian để chúng ta chuẩn bị hoàn thiện các vấn đề theo các qui định của Nghị định để từ 01/01/2015 sẽ hoàn chỉnh công tác chuẩn bị. PV: Hiện tại có ý kiến cho rằng, việc Chính phủ, Bộ NN&PTNT giao cho Hiệp hội Cá tra Việt Nam việc quản lý kiểm soát điều kiện XK, như thế có thiếu khách quan trong kinh doanh? Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Đây không phải là việc giao hoàn toàn trách nhiệm cho Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiểm soát toàn bộ điều kiện về hoạt động nuôi, qui trình nuôi, chế biến và XK. Các công đoạn ấy, theo nhiệm vụ chức năng được phân công thì chủ yếu vẫn là cơ quan quản lý Nhà nước phải làm. Ví dụ, việc quản lý về qui hoạch vùng nuôi thì cơ quan quản lý nhà nước phải phê PV: Thưa Thứ trưởng, Nghị định Cá tra ra đời có ý nghĩa thế nào? Trước mắt Bộ NN&PTNT sẽ ưu tiên tập trung vào những vấn đề nào để thực thi Nghị định? Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Ngành cá tra được khẳng định như là một ngành hàng có rất nhiều lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Thế nhưng sự phát triển của nó trong mấy năm gần đây có thể nói là rất lận đận, cả người nuôi và DN đều không có lợi nhuận, đe dọa sự phát triển của ngành hàng. Chính vì thế, sự ra đời của Nghị định Cá tra là mong muốn chung của tất các các cá nhân, tổ chức, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan có liên quan. Đây sẽ là khung pháp lý để chúng ta quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất cá tra từ các yếu tố đầu vào, qui hoạch, qui trình nuôi, thu mua, chế biến và XK, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành cá tra một cách bền vững. Nghị định Cá tra chỉ mới được ban hành trong thời gian ngắn nên chúng ta chưa có đủ điều kiện và thời gian để phổ biến, giải đáp hết những băn khoăn, vướng mắc của DN và người nuôi. Do vậy, trước mắt Bộ NN&PTNT sẽ tập trung vào Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và XK cá tra có hiệu lực từ ngày 20/06/2014. Tạp chí Thương mại Thủy sản đã phỏng vấn ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản về vấn đề này. Chúng tôi cũng xin giới thiệu kiến nghị tập thể của cộng đồng doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ, quan điểm của VCCI và ý kiến thảo luận của Tiến sĩ Hồ Quốc Lực đánh giá vị thế của con cá tra. Ý kiến về Nghị định Cá tra Ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản.
  • 15. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 11 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN duyệt qui hoạch. Việc giám sát, kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào như giống, thức ăn, hóa chất và các loại vật tư khác hay qui trình nuôi cũng phải do cơ quản lý Nhà nước làm chứ không phải do Hiệp hội Cá tra làm. Kể cả khâu chế biến, XK cũng do cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thực hiện. Đối với việc giao cho Hiệp hội Cá tra thực hiện chỉ là những việc trên cơ sở được cơ quan Nhà nước chứng nhận đủ điều kiện. Hiệp hội Cá tra chỉ là đại diện cơ quan quản lý và chỉ có việc rà soát để xem tất cả những những khâu như vậy đã đủ điều kiện để chứng nhận hay chưa để cấp xác nhận XK mà thôi. Hiệp hội Cá tra chỉ thực hiện ở khâu cuối cùng thay cơ quan quản lý nhà nước, việc giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện thì cũng phù hợp với tinh thần cải cách thủ tục hành chính. PV: Sau khi Nghị định Cá tra đi vào thực thi, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP sẽ như thế nào so với các tiêu chuẩn quốc tế? Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Khi Nghị định này đi vào thực thi, các chứng chỉ quốc tế như là Global GAP, ASC và các chứng chỉ khác mà các thị trường NK có yêu cầu, chúng ta vẫn phải đáp ứng. Vấn đề hiện nay là những DN, vùng nuôi được chứng nhận VietGAP sẽ liên thông với các chứng chỉ quốc tế khác như thế nào. Bộ NN&PTNT đã giao cho Tổng Cục Thủy sản bàn bạc với các cơ quan của nước ngoài quản lý các chứng chỉ này để chúng ta có sự liên thông. Ví dụ, những qui định trong bộ tiêu chuẩn VietGAP hiện nay so sánh với các chứng chỉ khác có sự tương đồng, chúng ta chỉ xây dựng những phần chênh cao hơn so với VietGAPmà thôi. Điều đó có nghĩa là khi các chứng chỉ kia mà chúng ta thừa nhận thì trong đó đã có và đã đạt yêu cầu của VietGAP rồi. Dựa trên nền tảng của VietGAP, các DN, vùng nuôi chỉ dành thêm một khoản kinh phí để xây dựng, nâng cấp là có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn kia. Mặt khác, sắp tới đây, không phải là bất cứ chứng chỉ nào vào nước ta là có thể tự do làm chứng nhận. Việt Nam sẽ có những qui định về các điều kiện để buộc những chứng chỉ này phải phù hợp với nhưng yêu cầu qui định của tiêu chuẩn VietGAP thì mới được ban hành và chứng nhận. Chỉ khi nào đáp ứng được yêu cầu, các đơn vị mới được chứng nhận các chứng chỉ ấy và phải chịu sự kiểm soát của Nhà nước Việt Nam. Vấn đề này cũng đã được qui định rõ trong Nghị định là phải phù hợp với qui định của Việt Nam. PV: Dự báo thị trường sau khi áp dụng Nghị định cá tra vào thực tế sẽ như thế nào? Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Tôi cho rằng, nếu như các thị trường và chính phủ các nước NK cá tra Việt Nam khi được nghe, nghiên cứu và hiểu một cách kỹ càng các thông tin về Nghị định cá tra của Việt Nam, chắc chắn họ sẽ rất hoan nghênh. Đó là vì chúng ta đã đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm cá tra Việt Nam được sản xuất và XK có thương hiệu, có chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có trách nhiệm cao không chỉ đối với người tiêu dùng trong nước mà còn đối với người tiêu dùng thế giới. Và tôi cũng tin rằng không chỉ chính phủ các nước mà cả người tiêu dùng cũng sẽ rất hoan nghênh Nghị định này. Dĩ nhiên, thị trường sản phẩm cá tra của chúng ta sẽ ngày càng rộng mở. PV: Cảm ơn Thứ trưởng!. n Đỗ Văn Thông Nuôi cá tra công nghiệp áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP tại Cần Thơ
  • 16. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201412 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN truyền thống khai thác từ biển đang có sản lượng gia tăng đột ngột mấy năm gần đây. Điều đó tất yếu khiến cho ngành cá tra XK rơi vào khủng khoảng thừa. Đến nay, những cảnh báo đó đã trở thành hiện thực, đẩy người nuôi và các DN chế biến cá tra lâm vào tình cảnh khốn khó. Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra Việt Nam được ban hành ngày 29/4/2014 đã thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc tăng cường quản lý ngành nuôi, chế biến và XK cá tra. Cộng gia, hiện nay, sản phẩm cá tra Việt Nam đã được XK đến hơn 149 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với giá trị XK cá tra năm 2013 đạt khoảng 1,8 tỷ USD, nguồn ngoại tệ do cá tra mang về rất đáng kể so với nhiều mặt hàng nông nghiệp XK khác. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đã từng cảnh báo về tốc độ phát triển quá nhanh của nghề nuôi và chế biến cá tra, tạo ra hàng trăm nghìn tấn sản phẩm phile đông lạnh mỗi năm, là sản phẩm thay thế, cạnh tranh trực tiếp với các loại cá thịt trắng Nghị định Cá tra là rất cần thiết Cá tra là một trong các mặt hàng thủy sản XK chủ lực, có tốc độ phát triển rất nhanh và mức độ hiện đại hóa đáng ngưỡng mộ của Việt Nam. Tuy nhiên, trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, dù đã có những chuyển biến trong tổ chức sản xuất, nhưng mối liên kết trong sản xuất của ngành cá tra, cả liên kết ngang và liên kết dọc, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Là sản phẩm chiến lược quốc Ngày 26/6/2014, cộng đồng các doanh nghiệp cá tra đã cùng đồng lòng ký tên vào bản kiến nghị tập thể gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan đề nghị xem xét điều chỉnh một số nội dung Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK cá tra, nhằm gỡ khó cho DN trong quá trình thực hiện. Kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp về Nghị định Cá tra Thứ trưởng Bộ NN-PTNT chủ trì buổi tọa đàm triển khai Nghị định 36 tại TP Hồ Chí Minh
  • 17. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 13 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN đồng DN cá tra nhận thức được những tác động tích cực mà Nghị định sẽ đem lại, nhằm tạo ra một sự chuyển biến mới về chất trong quản lý toàn bộ chuỗi giá trị, phát triển bền vững mặt hàng chiến lược, có khả năng cạnh tranh cao của đất nước, cải thiện hình ảnh, uy tín và vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Điều chỉnh để không gây khó cho doanh nghiệp Cộng đồng DN cá tra hoàn toàn ủng hộ sự ra đời của Nghị định vì nhận thức đây là cơ hội nhằm thay đổi hiện trạng ngành cá tra Việt Nam đang khó khăn sau một thời gian dài phát triển nóng và thiếu quy hoạch. Tuy nhiên, trong bối cảnh các thị trường NK cá tra đang hồi phục rất chậm sau khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường Hoa Kỳ cũng giảm NK do tác động của mức thuế cao trong vụ kiện chống bán phá giá, thị trường Nga chưa có dấu hiệu mở lại cho cá tra Việt Nam và các thị trường khác vẫn đang chủ yếu NK phiê cá tra ở mức giá không cao, các DN cá tra Việt Nam đang hết sức khó khăn để duy trì sản xuất và XK. Một số quy định về chất lượng cá tra mang tính chủ quan của Nghị định có thể gây nên những thay đổi quá đột ngột, khiến các DN ngành cá tra không đủ thời gian để thuyết phục khách hàng trên các thị trường chấp nhận. Các chỉ tiêu quy định về mạ băng, hàm ẩm của phile là các chỉ tiêu chất lượng, mang tính thương mại thuần túy, do bạn hàng đặt ra trong quan hệ giao thương, khác nhau tùy thuộc tính chất các thị trường. Cũng chưa đủ cơ sở khoa học và còn nhiều ý kiến khác nhau về kết quả thực nghiệm mà Bộ NN&PTNT tiến hành tại 3 nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL cách đây 6 năm, được coi là căn cứ cho Nghị định. Đặc biệt, Nghị định Cá tra có điều khoản quy định một thủ tục “hành chính” mới, bắt buộc các DN phải đăng ký hợp đồng XK cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt Nam để kiểm soát về nguồn gốc và giá cả nguyên liệu. Thậm chí, trong điều kiện khó khăn hiện nay, khi Chính phủ tìm mọi biện pháp để tiết giảm mọi khoản phí và lệ phí thu của doanh nghiệp, thì Nghị định còn đưa ra một thứ “phí quản lý mới” (“phí thẩm định điều kiện kinh doanh thương mại”), mà Hiệp hội Cá tra được thu! Điều quy định không hợp lý và chưa có tiền lệ này gây phản ứng nhiều nhất. Để giải tỏa những vướng mắc khi triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP, tiếp theo công văn số 105/2014/CV-VASEP ngày 03/6/2014, cộng đồng DN cá tra thuộc Hiệp hội VASEP đã họp, thảo luận và cùng đồng lòng ký tên vào bản kiến nghị tập thể gửi đến Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 120/2014/VASEP- KN, ngày 26/6/2014), đề nghị xem xét những kiến nghị nêu trên, nghiên cứu điều chỉnh một số nội dung Nghị định cho phù hợp với tình hình thực tế và quy luật thị trường. Bản Kiến nghị tập thể tập trung vào 4 nội dung cụ thể là: (i) kiến nghị quy định DN công khai minh bạch thông tin về tỷlệmạbăngtrênbaobìsảnphẩm, thay cho việc Nhà nước quy định một tỷ lệ cứng nhắc là 10%; (ii) kiến nghị quy định lộ trình hợp lý giảm hàm lượng nước trong phile đông lạnh cá tra thay cho việc áp đặt hàm lượng nước tối đa là 83%; (iii) kiến nghị bãi bỏ thủ tục đăng ký XK cá tra; (iv) kiến nghị bỏ quy định về thu phí thẩm định “điều kiện kinh doanh thương mại cá tra”. Bản Kiến nghị tập thể nêu rõ: “Chúng tôi, cộng đồng các DN chế biến và XK cá tra, đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng nhà máy chế biến, tạo dựng vùng nuôi, phát triển và đấu tranh để bảo vệ thị trường XK không có lý do gì lại bán sản phẩm của mình dưới giá thành sản xuất. Chỉ có một bộ phận nhỏ các công ty kinh doanh thiếu chiến lược và kinh nghiệm thương trường đang có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh gây thêm khó khăn cho ngành cá tra. Chúng tôi tin tưởng rằng Nghị định Cá tra ra đời đúng thời điểm sẽ chấn chỉnh lại ngành cá tra Việt Nam”. Được biết, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo Bộ NN&PTNT và các cơ quan hữu quan xem xét và giải quyết thấu đáo những kiến nghị hợp tình hợp lý nói trên để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng các DN cá tra, khẩn trương đưa Nghị định vào thực hiện. n Trần Duy
  • 18. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201414 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN sản lượng tự nhiên cá này bị sụt giảm trầm trọng. Khi cá thịt trắng khai thác ở biển bị thiếu hụt quá lớn, bởi giảm hạn ngạch khai thác tới hàng triệu tấn, các nhà NK, phân phối ở EU đã tìm ra sản phẩm thay thế là cá tra phi lê từ Việt Nam như một sản phẩm thay thế (substitute). Từ tình huống đó, năm 2007 giá cá tra phi lê đã khởi động tăng giá. Năm 2008 giá tăng mạnh, cao điểm suýt soát 4 US$/ kg, tăng 1 US$ so trước đó. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới đang lúc cao điểm, cá tra Việt Nam lại phát triển với tốc độ chóng mặt, với hàng loạt nhà máy chế biến cá tra được xây dựng nhanh, làm tăng công suất chế biến lên gấp đôi, nhiều vùng nuôi cũng được hình thành nhanh chóng. Sản lượng cá tra Việt Nam từ khoảng 0,5 triệu tấn (2007) tăng nhanh những năm sau đó, cao điểm (2010) khoảng 1,5 triệu tấn. Năm 2007-2009 là giai đoạn hoàng kim của con cá tra Việt Nam Nhưng ngay sau đó, từ năm 2010, sản lượng cá minh thái, cá tuyết khai thác tự nhiên lại phục hồi. Do hạn chế khai thác trước đó, nên việc phục hồi càng nhanh và ổn định dần qua từng năm. Năm 2013 cá minh thái, cá tuyết trúng lớn. Nga tăng bán chăng. Và tất nhiên, chúng cạnh tranh với nhau. Cá minh thái tập trung biển Alaska và vùng eo biển Bering, chủ yếu do Nga và Mỹ khai thác, mỗi nước đạt khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Cá tuyết sống cũng tập trung vùng biển bắc, tổng sản lượng khai thác hàng năm suýt soát triệu tấn. Kể từ năm 2006, Hội đồng Quốc tế Khai thác Biển (ICES) giảm đáng kể hạn ngạch khai thác cá minh thái và cá tuyết do kết quả thăm dò thấy Cá tra trên thị trường cá thịt trắng Thị trường cá thịt trắng là một bộ phận quan trọng, có vị trí đặc biệt trên thế giới. Cá biển thịt trắng cósảnlượnglớnđángkểlàcáminh thái (Alasca pollack), cá tuyết (cod), cá vược (sea perch). Cá thịt trắng nước ngọt (chủ yếu là nuôi) có cá tra (pangasius), cá rô phi (tilapia), cá nheo (catfish)... Những mặt hàng cá trên đều được người tiêu dùng ưa chuộng vì độ dinh dưỡng, thơm ngon, dễ chế biến và giá cả phải Đôi điều suy nghĩ về vị thế con cá tra Việt Nam p TS. Hồ Quốc Lực Cá tra đến cỡ thu hoạch
  • 19. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 15 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN hạn ngạch khai thác cá minh thái tới Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Lượng cá nhiều, tràn xuống phía nam, là dịp tàu cá Trung Quốc đánh bắt lén không cần hạn ngạch. Thời điểm sản lượng cá minh thái, cá tuyết hạn chế, việc tiêu thụ cá tra thuận lợi ở mức 0,5 triệu tấn/năm. Nhu cầu tăng tự nhiên hàng năm chỉ 1 con số. Hiện nay, sản lượng cá biển thịt trắng đang ở mức cao điểm, cá tra Việt Nam đang ở mức 1 triệu tấn/năm, nên việc tiêu thụ cá tra phi lê có chậm và giá cả chưa cao là điều dễ hiểu. Việc mở rộng thị trường cá tra Việt Nam đã và đang được xúc tiến khá mạnh trong hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, nhiều nước cũng thấy được lợi điểm từ cá pangasius, với trên 20 loài, nên đã tiến hành thử nghiệm và tổ chức nuôi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…Mỗi nước này đã có sản lượng hàng năm khoảng 200.000 tấn, hầu hết là tiêu thụ nội địa. Đến nay Thái Lan và Mexico cũng thông tin là họ quan tâm tới việc nuôi con cá này. So sánh cá minh thái với cá tra cho thấy cá minh thái có lợi điểm hơn. Cá minh thái là cá biển, được người tiêu dùng ưu tiên chọn do an toàn. Thịt cá minh thái dai, ngon (người Nhật gọi cá minh thái là sukesondara), chủ yếu để làm chả (surimi) chất lượng ngon hơn, khiến Nhật Bản tiêu thụ lượng cá minh thái rất lớn. Giá bán cá minh thái cũng hết sức cạnh tranh với cá tra. Một số nhà máy chế biến Việt Nam đang NK cá minh thái cắt đầu, bỏ nội tạng (H&G) để tái chế phi lê tẩm bột XK, giá nhập chỉ 1,4-1,5 US$/kg. Trong khi cá tra cùng dạng XK giá tới 1,7$/kg. Cá minh thái phi lê phổ biến trên thị trường cũng không bị ngâm hóa chất giữ nước (làm tăng trọng) nhiều như cá tra philê Việt Nam, nên dễ thu hút người tiêu dùng hơn. Ai gây nên “bi kịch” cá tra? Thời cơ giai đoạn 2007-2010 đã hình thành biết bao tỉ phú nuôi và chế biến cá tra. Nhưng do không nắm bắt đủ thông tin, không biết diễn biến cung – cầu, người nuôi cứ âm thầm nuôi cá, chỉ biết hy vọng theo thông lệ “năm thất giá kéo theo năm trúng giá” theo kiểu nuôi trồng không ai chỉ dẫn mấy chục năm qua. Niềm hy vọng đó chỉ đưa đến sự thất vọng to lớn, dẫn đến phá sản biết bao chủ nuôi, khi nhiều năm qua cá thịt trắng khai thác biển liên tục trúng mùa, thị trường không có nhiều chỗ cho cá tra vẫy vùng như trước. Người nuôi cá tra phá sản, DN chế biến cũng trên bờ vực khủng hoảng bởi hàng đang tồn kho số lượng lớn, kéo dài, khiến nợ chồng nợ. Ai gây nên tình cảnh này? Trước tiên là vai trò kiểm soát, điều tiết của cơ quan chức năng các cấp. Chính phủ đã thấy được trách nhiệm, đã hình thành nhiều lượt tổ chức như Ban Chỉ đạo Cá tra các tỉnh ĐBSCL, Ban Điều hành XK Cá tra sang Nga, Hiệp hội nuôi cá tra các tỉnh… Và nay là Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VPA). Tiếp theo là trách nhiệm các doanh nhân chế biến cá. Làn sóng mạnh 2007-2009 đã hình thành tầng lớp doanh nhân mới trong lĩnh vực kinh doanh chế biến cá tra. Họ đến từ nhiều lĩnh vực khác, thấy con cá “đang ngon ăn” thì hè nhau nhảy vô. Kiến thức kinh doanh có hạn, đạo đức kinh doanh không cao, tầng lớp này có không ít người ích kỷ, không hiểu câu mua có bạn, bán có phường, coi quá nặng quyền lợi riêng, góp phần khiến con cá rối tung và ngày càng trầm trọng. Cũng không thể không kể đến trách nhiệm người nuôi cá. Tâm lý âm thầm nuôi nhằm tranh thủ thời cơ khi cá giảm lượng, giá sẽ tăng. Nhưng biết bao người nuôi có đồng tâm trạng này, tới khi lứa cá phải thu thì sản lượng không giảm, mà giá lại giảm. Đâu thể bắt buộc các DN chế biến phải tiêu thụ hết cá nuôi, trừ những hộ có hợp đồng pháp lý ràng buộc đầy đủ với DN. Kế đến là các phương tiện truyền thông và một số cá nhân cứ rêu rao vô trách nhiệm doanh nghiệp ép giá ngưới nuôi, tạo tâm lý nghi ngại giữa hai chủ thể chủ yếu tạo ra chuỗi giá trị cá tra. DN kinh doanh con giống, thức ăn, thuốc thú y đều tăng Tiến sĩ Hồ Quốc Lực Chủ tịch HĐQT FIMEX Viet Nam
  • 20. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201416 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Giải pháp cho cá tra Việt Nam Cá tra Việt Nam chỉ tồn tại và phát triển trên nền tảng có tổ chức chặt chẽ với quan điểm biết mình biết người. Yếu tố chủ động tăng năng lực cạnh tranh là có giải pháp giảm giá thành, điều tiết sản lượng cá nuôi vừa phải. Thí dụ, khi cá minh thái đang có sản lượng lớn, thì sản lượng cá tra chỉ nên ở mức 500-700.000 tấn/năm và chỉ tăng sản lượng khi mở được thêm thị trường hay khi có dự báo cá thịt trắng đánh bắt sụt giảm mạnh. Giải pháp hành chánh như kiểm soát giá bán của các DN không phải là căn bản. Bởi đâu ai khờ dại bán thấp, tự gây thiệt hại chomình.Cộinguồnvấnđềlàcán cân cung – cầu cá thịt trắng trên phạm vi thế giới. Khi sản lượng cá thịt trắng khai thác giá rẻ trên thế giới tăng mạnh sẽ không cách nào giữ được giá cá tra, phải bán rẻ ngoài ý muốn thôi. Từ phân tích trên trên cho thấy để tăng giá bán cá tra Việt Nam, nhiều việc cần tính toán và xử lý đồng bộ: 1. Cần thu thập đầy đủ thông tin về tình hình khai thác cá thịt trắng (chủ yếu là cá minh thái, cá tuyết) và cá rô phi trên toàn cầu. Nếu cá thịt trắng khai thác trúng, phải hạn chế sản lượng nuôi cá tra. Việc ấn định sản lượng cá nuôi hàng năm sẽ tránh tình cảnh ứ đọng cá trong ao, trong kho lạnh,…nhằm tránh tình trạng dư thừa khiến nhiều doanh nhân túng quá hóa liều, phải bán cá giá rẻ nhằm xử lý hàng trong kho, có tiền trả nợ ngân hàng. Hệ lụy dẫn đến giá cá nguyên liệu phải giảm theo quy luật cung – cầu. Dẫn chứng là sản lượng cá giá khi nhu cầu tăng, có ai lên án họ đâu! Mấy chục năm qua, sao không nghe thấy ai rêu rao DN ép giá người nuôi tôm? Không phải DN chế biến tôm giỏi giang gì, chuyên mua tôm nguyên liệu giá cao chót vót. Vấn đề là mức cung ứng tôm trên thị trường thế giới giảm do nuôi tôm gặp dịch bệnh nặng nề. Sự mất cân đối đó làm lợi cho bên cung ứng, nhất là người nuôi tôm. Một chân lý quá dễ hiểu! Rõ ràng, không phải Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, để độc quyền cá Pangasius, có thể tự định đoạt giá con cá này trên thị trường thế giới. Bởi Pangasius có nhiều chi, các nước khác có thể tổ chức nuôi. Mặt khác, người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm khác thay thế, mặt hàng nào rẻ hơn sẽ được tiêu thụ nhiều hơn. Mẻ lưới cá tuyết ở Biển Bắc (ảnh Maurice Mcdonald-PA)
  • 21. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 17 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN hồi nuôi của Na Uy và dưa hấu vuông ở Nhật Bản, giá bán rất cao và ổn định, chủ yếu do sản lượng duy trì không tăng nóng nhiều năm qua, nhờ đó hai sản phẩm này không bị mất giá. 2. Tổ chức xúc tiến thương mại (XTTM), mở rộng thị trường có bài bản, không để tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các DN trong nước. Cá tra đang là sản phẩm quốc gia, nên tranh thủ kinh phí XTTM không quá khó. Nên tận dụng cơ hội thâm nhập thị trường người đạo Hồi, vì cá này phù hợp chuẩn thực phẩm đạo Hồi, với hơn 1,5 tỷ người, gần ¼ dân số thế giới. 3. Nghiên cứu giảm giá thành sản phẩm thông qua chương trình phục hồi đàn cá bố mẹ có nhiều tính trội, dễ nuôi, mau lớn, ít bệnh…Song song có giải pháp kiểm soát giá thức ăn. Bởi chi phí thức ăn chiếm hơn phân nửa giá thành của cá. 4. Tổ chức nuôi cá đạt chuẩn chất lượng, môi trường và phát triển bền vững càng cao càng tốt, nhằm tạo lòng tin và thu hút người tiêu dùng; nâng cao trình độ chế biến thâm nhập phân khúc thị trường trung cao. Hiện nay, sản phẩm cá tra XK chủ yếu là philê đông lạnh. Nếu các DN chế biến cá tập trung nghiên cứu chế biến thành hàng có GTGT nhiều hơn như ngành tôm, việc tiêu thụ cá sẽ rộng đường và giá cả sẽ cải thiện hơn. 5. Tổ chức những chương trình giới thiệu sản phẩm cá tra trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút người tiêu dùng trong nước, nhất là khu vực vùng cao, ít thủy sản như tây nguyên, phía bắc… 6. Về lâu dài, nên tổ chức nghiên cứu nuôi cá tra trong điều kiện nước lợ (nước ngọt tăng dần độ mặn). Việc này không quá khó vì thực tế nhiều hộ dân ở cửa sông ven biển, như vùng Đại Ngãi, Sóc Trăng đã có nuôi. Tuy cá chậm lớn hơn, thịt ít trắng hơn nhưng là cá nước mặn, thịt dai và ngon hơn. Nếu nghiên cứu thành công, có thể xây dựng thương hiệu cá tra nước mặn lợ sẽ làm phong phú sản phẩm cá tra, thị trường nhắm đến là Hoa Kỳ. Lý do là người tiêu dùng Hoa Kỳ đã quen với cá tra Việt Nam thịt mềm ngon hơn hẳn cá catfish bản địa, nên dễ chấp nhận khi cá này, nếu thêm lợi điểm nuôi nước mặn. Hoa Kỳ có dân số đông, thâm nhập tốt nước này sẽ bằng thâm nhập biết bao thị trường khác. Tóm lại, cần nhìn nhận, đánh giá vấn đề và giải quyết vấn đề toàn diện, đúng tầm. Cá tra Việt Nam dù tiêu thụ dù trong nước cũng bị tác động bởi cung-cầu phạm vi thế giới đối với sản phẩm tương đồng. Nhưng đa phần cá tra Việt Nam là XK, sự tác động của cân bằng cung – cầu trên phạm vi thế giới càng rõ ràng. Do vậy, giải quyết việc quy hoạch, sản lượng cá nuôi phải tuân thủ quan hệ cung – cầu thế giới. Sau đó mới tính tới bản lĩnh quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ cá và các chương trình hành động khác. Cái nhìn ở phạm vi thế giới và trên quan điểm tuân thủ quy luật kinh tế sẽ là kim chỉ nam để những giải pháp khác được đồng bộ và đúng hướng hơn. n H.Q.L. Tàu đánh cá của các nước châu Âu
  • 22. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201418 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN và hàm ẩm cụ thể: Việc quy định cứng nhắc về tỷ lệ mạ băng (10%) và hàm lượng nước tối đa (83%) có lẽ là không phù hợp. Đây chỉ là vấn đề về chất lượng sản phẩm, không phải là vấn đề VSATTP, không phải tiêu chuẩn TBT/ SPS bắt buộc của chính phủ nước NK. Việc quy định tiêu chuẩn cho một vấn đề thuộc về quyền tự do thỏa thuận là không cần thiết. Người mua từ các nước kém phát triển, sẵn sàng mua cá tra với tỷ lệ mạ băng cao hơn 10% hoặc hàm ẩm cao hơn 83% miễn là giá rẻ thì tại sao pháp luật Việt Nam lại cấm việc này?. Ngay cả khi tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm có là các tiêu chuẩn bắt buộc (TBT, SPS) ở một thị Về tỷ lệ mạ băng và hàm lượng nước tối đa Đây là các quy định mới, không có trong phiên bản Dự thảo Nghị định tham vấn VCCI nên VCCI chưa có ý kiến về vấn đề này trong công văn góp ý trước đây. Về vấn đề này, Nghị định cá tra nêu 02 nhóm quy định: • Quy định về việc ghi rõ tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm trên nhãn: Quy định này phù hợp với quy định về ghi nhãn hàng hóa và hữu ích cho đối tác cũng như người tiêu dùng; giúp gắn trách nhiệm của DN với chất lượng sản phẩm. VCCI cho rằng quy định này là hợp lý. • Quy định về tỷ lệ mạ băng Về các tiêu chuẩn tối thiểu đối với cá tra thương phẩm Khoản 5, Điều 4 quy định: “Đến ngày 31/12/2015 các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam”. Vấn đề là ở chỗ hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định chứng chỉ quốc tế nào là phù hợp, dẫn tới thực tế là quy định này được hiểu theo hướng phải đáp ứng VietGAP. Xét trong bối cảnh cụ thể của XK cá tra hiện nay, khi mà các thị trường XK đang đòi hỏi các tiêu chuẩn khác nhau, và thường là không phải VietGAP hay một tiêu chuẩn nào cụ thể của pháp luật Việt Nam, thì việc quy định như trên sẽ gây ra những bất hợp lý. Để giải quyết tất cả những vướng mắc này, Thông tư hướng dẫn Nghị định 36 cần có hướng dẫn cụ thể quy định “chứng chỉ quốc tế” cho phép áp dụng tương đương với VietGAP theo hướng công nhận các chứng chỉ quốc tế thông dụng hiện nay như GlobalGAP, BAP, ASC… để tạo điều kiện thuận lợi cho XK và vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý chất lượng như mong muốn. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản số 1437/PTM-PC ngày 01/7/2014 trả lời công văn số 2742/BTP-VĐCXDPL ngày 19/06/2014 của Bộ Tư pháp về việc phối hợp kiểm tra, xử lý thông tin về thi hành pháp luật đối với Nghị định số 36/2014/ NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Quan điểm của VCCI về Nghị định Cá tra Chế biến cá tra tại Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An
  • 23. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 19 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN trường XK nào đó thì việc quy định cứng về tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm tại pháp luật Việt Nam cũng là không cần thiết, bởi mỗi thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng hàng hóa khác nhau. Việc quy định một mức chất lượng cứng nhắc như Nghị định 36 là điều bất hợp lý, có thể sẽ đẩy giá sản phẩm lên, khiến sản phẩm của Việt Nam khó tiếp cận với các thị trường dễ tính. Đăng ký xuất khẩu cá tra Đây là cơ chế gây tranh cãi nhất hiện nay của Nghị định Cá tra. Theo VASEP, các DN lo ngại rằng điều này sẽ khiến hàng hóa của họ không thể XK do các loại vướng mắc có thể phát sinh khi đăng ký XK. Ví dụ: về loại hợp đồng phải đăng ký; về năng lực triển khai; về bí mật kinh doanh;...Phần lớn các nguy cơ trên đều đã được VCCI cảnh báo trong công văn số 2534 góp ý dự thảo Nghị định. Tiếc là phiên bản cuối cùng của Nghị định được thông qua vẫn không xử lý được các vấn đề này. Ngoài ra, với thông lệ ký và thực hiện hợp đồng cá tra như hiện nay, việc đăng ký hợp đồng XK sẽ không giúp ích gì nhiều cho mục tiêu kiểm soát nguồn cung cá tra để không thả nuôi thừa hay thiếu. Lý do là khác với nhiều ngành sản xuất khác, các DN và cơ sở cung cấp cá tra không đợi tới lúc có hợp đồng chính xác về số lượng mới tiến hành thả nuôi, rất nhiều hợp đồng được ký giao ngay (bởi DN đã trữ sẵn hàng trong kho) hoặc giao sau một thời gian rất ngắn (DN mua ngay số cá có sẵn để chế biến luôn). Và do đó đăng ký hợp đồng XK sẽ không đảm bảo được là DN và các cơ sở nuôi sẽ không thả nuôi vượt quá/dưới mức nhu cầu thực tế. Với những bất cập chưa thể giải quyết trong quy trình đăng ký cá tra như đã liệt kê, có lẽ cần cân nhắc lại tính cần thiết của cả hệ thống đăng ký hợp đồng xuất khẩu này, vì chi phí bỏ ra quá lớn mà mục tiêu chính lại không thể đạt được. Và có thể sẽ phải xem xét sửa đổi Nghị định để bỏ cơ chế đăng ký XK, thay thế bằng một cơ chế khác cho phép kiểm soát được số lượng thả nuôi (ví dụ như quota sản lượng nuôi, như đề cập ở phần dưới đây). Chú ý là khi xem xét các giải trình về sự cần thiết của cơ chế đăng ký hợp đồng XK cần tính đến các thực tế sau: • Nếu là vì mục tiêu thống kê được số lượng cá tra XK thì hoàn toàn không cần tới cơ chế đăng ký hợp đồng XK, bởi với các cơ chế kiểm soát như hiện nay (hải quan, NAFIQAD…) đã có thể thống kê được số lượng XK; • Nếu là vì mục tiêu kiểm soát để đảm bảo rằng cá XK là cá được nuôi bởi các cơ sở đã đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP và các điều kiện nuôi trồng khác thì chỉ cần trong bộ hồ sơ hải quan hoặc NAFIQAD chứng minh cá được lấy từ các ao nuôi được cấp phép là đủ. Khi đó cơ quan hải quan/ NAFIQADsẽxemxét,nếucógiấy tờ đó thì cho phép XK hay không. Thủ tục này rõ ràng là thuận lợi và đơn giản hơn, sử dụng hoàn toàn hệ thống đang có mà không phải xây dựng mới có một cơ chế đăng ký XK mà hiện vẫn chưa rõ sẽ vận hành thế nào. Hạn ngạch Như đã nêu ở trên, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Nghị định cá tra là kiếm soát nguồn cung cá tra, nhằm tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu cá tra nguyên liệu. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Nghị định cá tra Nuôi cá tra thương phẩm tại tỉnh Cần Thơ
  • 24. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201420 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN theo phương pháp đấu giá. Nếu phải đấu giá để được phân bổ quota thì DN, cơ sở sẽ phải tính toán rất kỹ lưỡng về sản lượng, và vì vậy cách thức này cho phép kiểm soát rất tốt nguồn cung cá nguyên liệu. Về các đề xuất xử lý vướng mắc của Nghị định cá tra Nghị định Cá tra đã có hiệu lực thi hành kể từ 20/06/2014. Tuy nhiên, các điều khoản còn nhiều vướng mắc thì DN chưa phải áp dụng ngay. Do đó, VCCI đề xuất phương án xử lý như sau: Trong khoảng thời gian từ nay tới hết 2014 (thời điểm mà quy định về tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm có hiệu lực): • Tiến hành sửa lại Nghị định Cá tra, ít nhất ở 03 điểm nêu ở trên, theo hướng như đã gợi ý trong mỗi phân tích liên quan. • Tạm dừng việc soạn thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định, ít nhất là về các quy định hướng dẫn chi tiết 03 nội dung còn bất cập nêu trên, chờ Nghị định được sửa rồi mới tiếp tục soạn thảo Thông tư. Trường hợp vẫn cần thiết phải soạn thảo Thông tư để hướng dẫn chi tiết các nội dung khác đã có hiệu lực từ 20/6/2014 của Nghị định thì đề nghị đưa các nội dung hướng dẫn các vấn đề nói trên ra khỏi Dự thảo Thông tư. Sau khi Nghi định sửa về các vấn đề này thì sẽ dự thảo một Thông tư khác chỉ hướng dẫn về các vấn đề này. n B.B.T đang dự kiến ít nhất 02 cơ chế: • Đăng ký hợp đồng XK: Như đã phân tích, cơ chế này dường như không giúp ích được cho mục tiêu kiểm soát có hiệu quả nguồn cung cá nguyên liệu • Quy hoạch ao nuôi: Việc kiểm soát diện tích nuôi không đồng nghĩa với việc kiểm soát sản lượng cá nguyên liệu, bởi với cùng một diện tích, chủ cơ sở nuôi có thể tăng hoặc giảm sản lượng cá dựa vào số lượng con giống thả nuôi, cỡ cá, chế độ nuôi và thu hoạch. Vì vậy, có lẽ cần cân nhắc một cơ chế khác để kiểm soát sản lượng cá nguyên liệu. Ví dụ, áp dụng quota về sản lượng (hay quy hoạch về sản lượng – thay vì quy hoạch diện tích nuôi) để kiểm soát trực tiếp lượng cá nguyên liệu thu hoạch theo đó: • Xác định hạn mức sản lượng cá (quota) theo năm: Quota này sẽ được tính toán trên cơ sở dự báo nhu cầu tiêu thụ cá theo từng năm, dựa vào mức tiêu thụ của năm trước của các thị trường và các dự báo về sản lượng của các loại sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cá tra tại các thị trường này. Tất nhiên việc xác định quota không phải là dễ dàng, trong bối cảnh các dự báo của chúng ta thường sai lệch khá lớn so với thực tế. Tuy nhiên nếu việc này gắn với chính các DN thì có thể hy vọng vào kết quả dự báo nhu cầu gần đúng hơn. • Phân bổ quota cho từng DN, cơ sở nuôi cá: Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, việc phân bổ quota sản lượng cho các DN, cơ sở nuôi cá có thể được thực hiện Sản phẩm cá tra XK của Công ty TNHH Đại Thành
  • 25. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 21 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình. Bên cạnh có tư liệu lịch sử ghi lại các đợt đi khảo sát, đo vẽ và cắm mốc ở quần đảo Hoàng Sa thời Nguyễn, còn các tài liệu mang tính pháp qui của Nhà nước ban hành cũng ghi chép hết sức tường tận về vấn đề này. Đó là Châu bản. Thứ hai, Nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải thực hiện những chuyến ra khơi để quản lý biển, điều này được ghi chép lại tại các cuốn sách như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ... Thứ ba, Nhà nước ta thời phong kiến luôn quan tâm giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển Việt Nam như trong các sách: Khải đồng thuyết ước, khắc in năm Tự Đức Tân Tỵ Ô ng Trịnh Khắc Mạnh - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - cho biết, bước đầu các nhà khoa học đã sưu tập và phân loại được nhiều loại văn bản như bản đồ, địa chí, lịch sử, văn bản hành chính, tạp văn. Nội dung các tư liệu Hán Nôm có thể khái quát vào 3 vấn đề chủ yếu. Thứ nhất, hằng năm, Nhà nước phong kiến Việt Nam phái người ra Hoàng Sa để Cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông” đã được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố tháng 6/2014 tại Hà Nội. Đây là những tư liệu có giá trị khoa học, trong đó có nhiều tư liệu gốc lần đầu tiên được công bố, là căn cứ lịch sử và pháp lý sinh động khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Tư liệu Hán Nôm về chủ quyền biển đảo của Việt Nam Họp báo công bố cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông”
  • 26. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201422 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN (1881), là cuốn sách dạy về các kiến thức xã hội, lịch sử, địa lý..., trong sách có bản đồ ghi Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phần viết về địa dư tỉnh Quảng Ngãi có ghi Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay từ thế kỉ 17, Việt Nam xác lập chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, điều này được ghi chép lại tại nhiều văn tự cổ. Từ năm 1881, nhiều tư liệu Hán Nôm đã xác nhận thời điểm này đã có sách dạy cho học trò về Hoàng Sa, Trường Sa. Ông Trịnh Khắc Mạnh cho biết, lần theo sử sách chúng ta thấy, Nhà nước Việt Nam từ thời Lý đã quan tâm tới việc đo vẽ bản đồ lãnh thổ quốc gia. Theo Khâm định Việt Nam sử thông giám chương mục thì: “Mùa thu năm 1075,...Lý Thường Kiệt đã cho vẽ bản đồ hình thế núi sông ở ba châu Bố Chính, Mai Linh và Đại Lý”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng cho biết: “Tháng 11 năm Đại Định thứ 22 (1161) đời vua Lý Anh Tông, nhà vua sai Tô Hiến Thành làm Đô tướng, Đỗ An Di làm phó, đem 2 vạn quân đi tuần các nơi ven biển Tây Nam để giữ yên miền biên giới”. Cũng theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Năm Chính Long Bảo Ứng thứ 10 (1172) đời vua Lý Anh Tông, mùa xuân tháng 2, nhà vua lại đi tuần các hải đảo địa giới các bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật mang về. Các triều vua sau này đã noi theo triều Lý tiếp tục thực hiện việc đo vẽ bản đồ đất nước”. Đến thời vua Gia Long cũng luôn quan tâm tới Hoàng Sa, coi đây là lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, thường xuyên phái người ra đây để tìm hiểu. Bên cạnh đó, Nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải thực hiện những chuyến ra khơi để quản lý biển đảo. không những cử người ra Hoàng Sa, Nhà nước còn cho xây dựng miếu và đặt bia trên Hoàng Sa, điều này được ghi trong Đại Nam thập lục. Điều đặc biệt là, tàu thuyền của Ma Cao nhà Thanh có bản đồ Hoàng Sa đã đem dâng trình vua Gia Long, mà không trình bản quốc. Điều này cho thấy, trong quan niệm và nhận thức của họ, quần đảo Hoàng Sa là của Đại Nam bấy giờ và phải dâng trình vua Đại Nam, Nhà nước đang quản lý quần đảo này. Trong tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá soạn vẽ, sách được đóng khung trong Hồng Đức bản đồ, có từ thế kỷ 17, có đoạn ghi chép về quần đảo Hoàng Sa như sau:”Giữa biển khơi có dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng sừng sững giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh, mỗi khi có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi phía trong trôi dạt ở đây, khi có gió Đông Bắc thuyền đi phía ngoài cũng trôi dạt ở đây và đều chết đói hết cả, hàng hóa các loại đều bỏ lại ở đó. Nhà Nguyễn hằng năm vào tháng cuối đông (tháng 12) đem 18 chiếc thuyền đến đó để thu đồ vật, phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”. PGS.TS Nguyễn Tá Nhí, nguyên cán bộ nghiên cứu Hán Nôm của Viện nghiên cứu Hán Nôm cho biết, Viện còn lưu giữ được hàng chục nghìn tài liệu quý giá, ghi chép tất cả các kinh nghiệm trong cuộc sống như sản xuất, lao động, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.Trong số đó có những tư liệu ghi chép rất tỉ mỉ, đầy đủ, tường tận về quyền làm chủ đối với hai vùng đất Hoàng Sa và Trường Sa. Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tổ chức điều tra, khai thác và chắt lọc những tinh hoa đó thành cuốn sách “Một số Tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông”. Trong các tư liệu cổ quan trọng được giới thiệu lần này, có cuốn sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ, GS Trịnh Khắc Mạnh- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam PGS.TS Nguyễn Tá Nhí- nguyên cán bộ nghiên cứu Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
  • 27. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 23 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN luôn có ý thức bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông. Hai quần đảo này từ rất lâu đã trở thành địa điểm của cư dân Việt Nam sinh sống và khai thác sản vật, thành đối tượng ghi chép và nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam. Những căn cứ mà Trung Quốc đang đưa ra cho rằng Trung Quốc có chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ cách đây 2000 năm là hành động dàn dựng tư liệu và xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật. Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Ý.... đều có tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, những tư liệu công bố trong cuốn sách này không phải là toàn bộ tư liệu Hán Nôm có nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, mà chỉ là bước đầu giới thiệu một số tư liệu Hán Nôm nguyên bản trong chặng đường dài sưu tập, nghiên cứu tư liệu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. “Chúng tôi dự kiến sẽ dịch và xuất bản cuốn sách bằng tiếng Anh trong thời gian tới, để đưa tới cho bạn bè quốc tế những tư liệu quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”- ông Mạnh cho biết. n Nguyễn Thị Hồng Hà Việt Nam sáng tạo ra. Lịch sử chữ Nôm của Việt Nam có hàng ngàn năm, trong các bản ghi của các triều đại Lý, Trần chúng ta đã có chữ Nôm, do vậy chỉ có người Việt Nam mới sử dụng để thể hiện về vùng đảo ở Biển Đông. Căn cứ vào các tư liệu Hán Nôm, chúng ta có đủ bằng chứng có giá trị, chứng minh một cách thuyết phục về chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở biển Đông, đây là căn cứ vững chắc về lịch sử, về khoa học và về pháp lý. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong đó danh xưng“Thiên Nam” là tên gọi khác của Việt Nam, có từ thời vua Lê Thánh Tông. Đây là cuốn sách có niên đại khá sớm và là nguồn tư liệu rất quan trọng, trong đó “tứ chí” chỉ vùng cùng cực xa nhất của Việt Nam, mảnh đất giáp giới xung quanh. Ngoài ra cuốn sách còn giới thiệu nhiều tên gọi khác của Hoàng Sa như Hoàng Sa Chử, Hoàng Sa đôi, hay Tuyệt hiểm sứ... Đặc biệt trong các bản đồ từ thời Lê còn có đề rõ ba chữ “Bãi Cát Vàng” bằng chữ Nôm để chỉ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà chữ Nôm là do người Hai trong số các tư liệu Hán Nôm chứng minh chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa.
  • 28. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201424 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Bình một ngày trước khi chúng tôi ra tuyên bố đâu nhé!? Đúng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tiết lộ một phần của bí mật…Phần của bí mật đó là, ông Obama đã nói gì với ông Tập sau hơn hai tháng Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” khiêu khích, thách thức, hiếp đáp đối với một nước nhỏ (đang bị quở trách là “đưa con hoang đàng”)? Liệu Trung Quốc đã thật sự hoàn thành sứ mệnh “nắn gân dư luận”? Liệu Trung Quốc đã lãnh Hồng Lỗi chiều 16/7/2014 cho biết, việc chuyển giàn khoan là sự sắp xếp từ trước của các doanh nghiệp (DN) trên biển, chẳng liên quan gì tới bất cứ một nhân tố bên ngoài nào. Ý ông này “cãi cối cãi chầy”: Chúng tôi (tức Trung Quốc) rút trước một tháng so với dự kiến không phải vì tính toán sai lầm và do áp lực quốc tế đâu nhé! Trung Quốc rút giàn khoan càng không phải vì Tổng thống Obama đã có cuộc điện đàm (nóng) với Chủ tịch Tập Cận N gay vào thời điểm tin tức về giàn khoan Trung Quốc trên truyền thông đang sôi sục, có người đã lo lắng, sau khi HD-981 rút khỏi biển Việt Nam, liệu rồi mọi chuyện có rơi vào im lặng? Thực tế đặt ra những tình huống “lưỡng nan” cho cuộc đấu tranh ngoại giao và pháp lý tới đây. “Pháo xịt ngòi” Theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc LTS. Việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trước siêu bão Thần Sấm là một động thái đang đặt ra nhiều dấu hỏi. Tạp chí Thương mại Thủy sản xin giới thiệu ý kiến của TS. Đinh Hoàng Thắng - một nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam - về vấn đề này để bạn đọc tham khảo. Thế trận “hậu giàn khoan” p TS. Đinh Hoàng Thắng Tàu Trung Quốc phun vòi rồng khủng bố tàu kiểm ngư Việt Nam
  • 29. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 25 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN đủ những thứ Trung Quốc đáng ra phải nhận? Sự trỗi dậy muộn màng của Trung Quốc trong một trật tự đã tương đối an bài bởi những thiết chế quốc tế về an toàn và tự do hàng hải, mách bảo cho những thế lực nuôi cuồng vọng sắp xếp lại bàn cờ khu vực cũng như trên toàn cầu rằng, thời của họ chưa đến hoặc thời của họ đã qua. Phép thử của những kẻ chủ xướng “Trung Hoa Mộng” khi nào thật sự mới kết thúc? Chẳng có gì bảo đảm Trung Quốc sẽ không “tái xuất giang hồ”, đẩy “biên giới di động” trở lại vị trí cũ, hoặc sang một vị trí mới. Vì đường lưỡi bò “tham ăn háu đói” đâu chỉ ra đời từ thời Tưởng Giới Thạch. Nó là sản phẩm ngàn năm của “căn tính sói”, sản phẩm của não trạng coi 14 nước láng giềng là man di của một “Trung Hoa quân chủ chuyên chế” (từ của GS Trần Ngọc Vương). Các lựa chọn Một nửa sự mờ ám chưa hẳn đã là sự mờ ám toàn phần. Người Việt, sẽ còn mất nhiều công sức để phát hiện, để đối phó! Cơn sốt truyền thông hai tháng qua mới chỉ đủ để công luận qua “cơn ngái ngủ”. Có một sẽ có hai. Trong một tình huống rõ như ban ngày, Việt Nam là bậc thang đầu tiên để Trung Quốc đi xuống biển Đông Nam Á, từ đó trổ ra Thái Bình Dương để “ăn thua đủ” với các cường quốc muốn giữ nguyên trạng. Nhưng rồi “sự trỗi dậy” ấy, cho dù bằng hòa bình như đang quảng bá hay bằng chiến tranh như từng chuẩn bị, dường như cho thấy con sư tử già thức giấc quá muộn. Dẫu sao mặc lòng, giờ đây ngồi tính lại hơn thiệt (cost and benefit), Trung Quốc đang nhận ra những sự thật không mấy ngọt ngào. Về phần thế giới, phải thấy các nhà bình luận có lý khi qua những vụ như vừa rồi đã khái quát nên một Trung Quốc “chưa giàu đã già”, “chưa hùng đã hung”. Còn Việt Nam có thể đứng trước những lựa chọn nào? Thứ nhất, nhân cơ hội vừa qua, xác lập lại một tư thế mới trong bang giao với các nước láng giềng và thế giới, dù lớn hay bé, như giữa các quốc gia với nhau; thậm chí, nếu muốn, như giữa các thực thể địa-chính trị. Đây là cơ hội để Việt Nam có được một con đường thẳng và tương đối nhanh để đi tới hưng khởi. Thứ hai, trở lại “đường ray cũ” như một tập quán “bóng đè”, như một định mệnh của lịch sử. Việt Nam sẽ trở thành “trái độn” cho những xung đột có thể có giữa các thế lực lớn. Đây là con đường trở lại kiếp chư hầu, thuộc quốc vốn đã quá bẽ bàng trong lịch sử. Đều là thành viên của Việt tộc, chúng ta phải hiểu tại sao Trần Hưng Đạo được dân phong Thánh, là Đức Thánh Trần. Khi xã tắc lâm nguy thì sự đồng thuận cao giữa triều đình với thần dân, đặc biệt là giữa những nhân vật trọng yếu của triều đình với nhau (mặc dầu trong đám ấy cũng có kẻ toan tính chuyện hàng giặc) là vô cùng quan trọng. Trần Hưng Đạo, vì nước bỏ qua thù nhà, góp phần giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc, đã lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Không “há miệng chờ sung”! Pháo Tàu tuy đã “xịt ngòi” nhưng thuốc pháo còn nguyên. Và những vòi rồng, những súng phun nước, thậm chí các dàn pháo đủ loại vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng. Lựa chọn của nạn nhân trong trường hợp này khá hạn hẹp. Cũng còn may mà thế lưỡng nan không chỉ xuất hiện trong bang giao Việt-Trung. Thế lưỡng nan còn phản ánh cả ở tương quan giữa Trung Quốc với các nước khu vực và với các đại cường! “Lụt thì lút cả làng”. An ninh của Việt Nam trở thành một bộ phận của an ninh khu vực, thậm chí toàn cầu. Tuy nhiên, cũng không thể “há miệng chờ sung”. Ngay giữa ngã ba đường, Việt Nam đã buộc phải chủ động tiến hành những việc ngoài ý muốn để góp phần ngăn chặn thảm họa cho toàn khu vực. An ninh và phát triển cho Việt Nam, hòa bình và công lý cho Biển Đông – Con đường phía trước ấy chắc chắn không phải là sứ mệnh bất khả thi! n Đ.H.T.
  • 30. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201426 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN biến động, thủy sản vẫn là ngành đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 2,867 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính 6 tháng đầu năm 2014, giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 2010 đạt 84.063 tỷ đồng, tăng 6,0% (trong đó nuôi trồng thủy sản tăng 7,83%, khai thác thủy sản tăng 3,78%) so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù vậy, ngành thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khai thác, nuôi trồng và chế biến. Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) - khẳng định, ngành sản xuất, chế biến và XK thủy sản là ngành tiên phong trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung quy mô lớn, với DN làm nòng cốt, phát triển theo tiếp cận chuỗi giá trị, thiết lập liên kết dọc từ nuôi trồng đến chế biến XK, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Tuy nhiên, sau thời kỳ phát triển nhanh, mạnh, từ năm 2008 đến nay ngành sản xuất thủy sản Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn, thách thức ngày càng gay gắt, sản xuất và XK chững lại, biến động theo chiều hướng xấu. DN và ngư dân đã và đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản. Bên cạnh những tác động T rong 10 năm qua, sản xuất thủy sản tăng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị. Năm 2013 tổng sản lượng thủy sản đạt 6,05 triệu tấn, tăng gấp 2,58 lần so với năm 2000, bình quân tăng 8,21%/năm, trong đó, sản lượng khai thác tăng gấp 1,57 lần, sản lượng nuôi trồng tăng gấp 5,42 lần. Năm 2013, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, giá trị XK đạt 6,7 tỷ USD, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2000, bình quân tăng 12,69%/ năm góp phần đưa ViệtNamvàotốp10nướcsảnxuất, XK thủy sản hàng đầu thế giới. Phát triển nhưng nhiều khó khăn Bước sang năm 2014, mặc dù tình hình Biển Đông có nhiều Tại buổi tọa đàm “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, nhiều giải pháp được các chuyên gia đưa ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và giá trị sản phẩm thủy sản trong thời gian tới. Tái cơ cấu ngành thủy sản Toàn cảnh buổi Tọa đàm
  • 31. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 27 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN bất lợi từ bên ngoài, những khó khăn nảy sinh trong nước và sự yếu kém của chính các DN thủy sản, thì những hạn chế và bất cập về cơ chế và năng lực quản lý nhà nước cũng gây thêm không ít khó khăn cho các DN. Để chủ động bảo đảm cân đối cung-cầu, hạn chế sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các thành phần tham gia chuỗi giá trị, cũng như áp lực dư thừa sản lượng - nguyên nhân chính gây ách tắc trong ngành kinh tế quan trọng này - chúng ta rất cần có những giải pháp mạnh mẽ và thích hợp hơn nhằm phát triển thủy sản một cách bền vững. Cần có Bộ Kinh tế Biển Nhiều kiến nghị được ông Dũng đưa ra tại buổi tọa đàm với mong muốn đóng góp một số giải pháp về quản lý Nhà nước để quá trình tái cơ cấu ngành thủy sản diễn ra thuận lợi và đúng hướng, tạo phương thức phát triển bền vững trong thời gian tới. Những vấn đề chủ yếu được ông Dũng nêu lên gồm có: Chiến lược Biển; Thay đổi tư duy luật pháp và tổ chức để quản lý Nhà nước theo chuỗi giá trị; Cơ chế tín dụng phù hợp với trình độ chuỗi sản xuất; Áp dụng cơ chế kiểm soát sản lượng phù hợp với nhu cầu thị trường; Áp dụng cơ chế kiểm soát chất lượng toàn chuỗi; Xã hội hóa các hoạt động quản lý sản xuất, XK thủy sản; Tạo cơ chế tài chính để phát triển và bảo vệ thị trường. PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng khẳng định, hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một thể chế Nhà nước thống nhất để quản lý biển. Một câu hỏi được đặt ra là: Mấy chục bộ, ngành, tập trung chủ yếu quản lý một phần tư Tổ quốc trên đất liền, sao không có một cơ quan quản lý đủ mạnh dành cho ba phần tư còn lại? Có hơn chục bộ và cơ quan ngang bộ có liên quan đến biển, nhưng trách nhiệm quản lý một đối tượng chiến lược chung là Biển lại bị cắt khúc và phân tán, rời rạc, thiếu sức mạnh. Bộ phận có lực lượng đông đảo nhất, hiện diện thường xuyên nhất trên biển là ngành thủy sản. Với gần 5 triệu ngư dân chuyên nghiệp và nhiều triệu lao động liên quan, có hơn trăm nghìn chiếc tàu thuyền hoạt động quanh năm trên biển, mỗi năm sản xuất hơn 6 triệu tấn thủy sản, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và XK 6,7 tỷ USD. Nhưng quản lý nhà nước về thủy sản chỉ là một tổng cục nằm trong một bộ đa ngành quản lý hàng chục lĩnh vực của hơn 7 bộ trước đây. Tình trạng tổ chức và năng lực các cơ quan quản lý những lĩnh vực chuyên ngành quan trọng khác về kinh tế biển cũng không khá hơn. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng thuộc một bộ đa ngành, quản lý 7 lĩnh vực. Cục Hàng hải nằm trong Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Du lịch nằm trong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... Thậm chí cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản (kể cả dầu khí) ở đáy biển không phải ở cấp cục. Để thực hiện Chiến lược Biển cần phải có một thiết chế quốc gia đủ mạnh, nhất quán về chủ Cần tăng cường quản lý chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm...ngay từ khâu nuôi
  • 32. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/201428 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN lượng cho những sản phẩm chiến lược mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh quốc tế. Từng trang trại nuôi trồng được cấp phép, chỉ được nuôi trồng ở một mức sản lượng được quy định, phù hợp điều kiện tự nhiên và năng lực của từng trang trại; đồng thời có cơ chế đồng quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hạn ngạch (quota) đó. Việt quản lý sản lượng có thể được thực hiện theo nguyên tắc: Phân bổ và kiểm soát quota công khai và đồng thuận giữa các chủ thể của cộng đồng; Quản lý theo toàn chuỗi sản xuất, bắt đầu từ khâu thả giống; Chỉ cấp quota cho các trại nuôi trồng đủ điều kiện, đã đăng ký và được cấp phép; Mỗi lô nông, thủy sản nuôi trồng phải có hồ sơ xuất xứ hợp pháp và DN phải cung cấp hồ sơ xuất xứ nguyên liệu khi tiêu thụ. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản phải được thực hiện không phải ở khâu cuối cùng, mà phải ở những điểm kiểm soát tới hạn (CCP- Critical Control Points) trong chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị nuôi thủy sản, cần ít nhất 3 khâu kiểm soát đó là: kiểm soát chất lượng giống thủy sản, kiểm soát chất lượng thức ăn và kiểm soát chất lượng sản phẩm XK. Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng thủy sản Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong lĩnh vực chế biến thủy sản, cần chú trọng đa dạng hóa sản phẩm thủy sản chế biến, tập trung sản xuất các sản phẩm có GTGT phù hợp với thị hiếu từng thị trường. Nâng tỷ trọng sản phẩm GTGT lên 60-70% tổng sản lượng thủy sản chế biến. Tập trung chế biến các sản phẩm thủy sản GTGT cao như: tôm (PTO, sushi, nobashi, tempura, butterfly PTO,...); cá ngừ (sashimi, đóng hộp, xông khói,...); cá biển (surimi, khô tẩm gia vị ăn liền, đồ hộp,...); nhuyễn thể (sushi, sashimi, bánh nhân bạch tuộc, thực phẩm chức năng từ hàu,...). Ông Hòa khẳng định, từ nay trương và kỷ cương trong hành động, có chính sách quản lý thống nhất vùng biển, thềm lục địa và hải đảo. Ông nhấn mạnh: “Đã đến lúc Nhà nước cần sớm thành lập Bộ Kinh tế Biển!”. Quản lý theo chuỗi giá trị Ông Dũng nhấn mạnh: “Thay đổi tư duy luật pháp và tổ chức để quản lý nhà nước theo chuỗi giá trị, cạnh tranh quốc tế đòi hỏi chúng ta phải chuyển mạnh các chỉ tiêu phát triển từ số lượng sang chất lượng. Chuỗi giá trị là tiếp cận chính xác để nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh. Đảng và Nhà nước đang hô hào DN và nông ngư dân phải hình thành các liên kết từ A đến Z theo từng chuỗi giá trị, nhưng tư duy, cơ sở pháp lý và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vẫn đang bị cắt khúc. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chỉ tập trung quản lý khâu sản xuất nông lâm thủy sản; khâu chế biến và thương mại XNK vẫn “nhường” cho Bộ Công Thương. Do đó, cần xem xét để thay đổi tư duy, ban hành các khung pháp lý và tổ chức thực thi quản lý Nhà nước theo chuỗi giá trị thông suốt toàn ngành. Phải xây dựng và ban hành Luật hoặc Pháp lệnh cho từng sản phẩm chủ lực quốc gia, tạo cơ sở pháp lý thống nhất đủ mạnh cho việc đề ra các chính sách liên quan đến chuỗi giá trị của sản phẩm đó, từ sản xuất đến thị trường”. Về áp dụng cơ chế kiểm soát sản lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, ông cho biết, theo kinh nghiệm quản lý của các quốc gia tiên tiến nhất, Nhà nước cần nghiên cứu để có cơ chế phân bổ và kiểm soát sản PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Ông Đoàn Xuân Hòa- Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối
  • 33. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 175+176 / thaáng 7+8/2014 29 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN đến năm 2020 sẽ hạn chế đầu tư mới các cơ sở chế biến thủy sản sản xuất ra sản phẩm sơ chế vì hiện đang dư thừa 40% công suất, chỉ khuyến khích đầu tư cơ sở chế biến ra các sản phẩm GTGT. Ứng dụng tiến bộ KHCN trong chế biến, bảo quản thủy sản như: công nghệ cấp đông siêu nhanh, sấy chân không thăng hoa, sấy bức xạ hồng ngoại, công nghệ enzyme, công nghệ bảo quản thủy sản sống bằng phương pháp ngủ đông, bao gói MAP (có khí bổ sung)...Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, Codex, ISO, BRC, Halal,...đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng và ATTP. Tăng cường quản lý chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm, chất tăng trọng...trong toàn chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra bước chuyển rõ rệt về chất lượng và vượt qua được các hàng rào kỹ thuật của nước NK. Đồng thời, ông Hòa cho biết thêm, cần nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất các chế phẩm có GTGT sử dụng trong các ngành thực phẩm và phi thực phẩm như: colagen, chitin, chitosan, glucosamin, canxi hoạt tính, bột cá, dầu cá, bột đạm thủy phân, các chất có hoạt tính sinh học cao... Cần có cơ chế tín dụng phù hợp Ông Dũng nêu vấn đề bất cập về cơ chế tín dụng. Hiện nay, nhiều công ty thủy sản (nhất là cá tra, tôm, thậm chí cá ngừ) đã chuyển đổi mô hình, từ thuần túy mua nguyên liệu của dân để chế biến rồi XK, với số vốn lưu động cần thiết cho mỗi chu kỳ sản xuất không nhiều lắm, chu kỳ sản xuất ngắn, sang làm chủ cả khâu nuôi (thậm chí cả sản xuất giống và thức ăn nuôi cá) và đánh cá, nhằm chủ động nguyên liệu và khép kín chuỗi giá trị, với số vốn cần thiết tăng gấp bội và chu kỳ sản xuất kéo dài hơn. Khó khăn về cơ chế tín dụng hiện nay của tất cả các công ty trong ngành thủy sản là ngân hàng chỉ cho vay vốn lưu động hạn chế với chu kỳ ngắn để chế biến XK, đồng thời đòi hỏi những điều kiện về thế chấp tài sản ngặt nghèo. Vì vậy, rất cần ban hành một cơ chế tín dụng theo tinh thần mới, tháo gỡ nút thắt, gây ách tắc về vốn hiện nay. Cơ chế đó dựa trên uy tín và năng lực DN, cung ứng lượng vốn đủ để nuôi và chế biến, XK thủy sản; chu kỳ cho vay thích hợp với chu kỳ sản xuất, tương thích với mô hình DN có cả trang trại nuôi và nhà máy chế biến. Cơ chế đó không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà còn cần thay đổi nhiều cơ sở pháp lý; cần sự vào cuộc thật sự của ngành nông nghiệp và các địa phương. Chỉ có như thế, DN mới đủ sức làm đầu tàu cho nông dân và cả chuỗi giá trị. Ông Đoàn Xuân Hòa khẳng định, sẽ kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội xem xét mở rộng ưu đãi thuế cho các DN đầu tư chế biến sâu nông, lâm, thủy sản và nghề muối, giảm bớt các loại phí nông nghiệp, làm rõ giá dịch vụ, bảo hiểm nông nghiệp, tập trung vào các hộ sản xuất lớn, nhất là các hộ tham gia liên kết với DN chế biến để giảm rủi ro cho các DN đầu tư vào vùng nguyên liệu. Đồng thời, sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tiếp cận của các DN chế biến nông lâm thủy sản về tín dụng. Hi vọng, với những giải pháp tái cơ cấu thủy sản mạnh mẽ, trong thời gian tới, ngành thủy sản nói chung và các DN chế biến và XK thủy sản nói riêng sẽ khởi sắc hơn nữa. n Nguyễn Thị Hồng Hà Sản phẩm cá tra cuộn cá hồi của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP)