SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
ISSN1859-1175
THÛÚNGMAÅITHUÃYSAÃNNÙMTHÛÁ15-SÖË171THAÁNG3/2014
03
14
Nùm thûá15-Söë171-Thaáng3/2014
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Tömgiöëng
Thûác ùn töm
Hïå thöëng an toaân sinh hoåc
Quaãnlyáaonuöi
CPF-Turbo Program
Chuáng töi tûå haâo àaä goáp phêìn mang laåi sûå thaânh cöng cho baâ con nuöi töm. Vúái àöåi nguä nhên viïn chuyïn nghiïåp,
nhiïåt tònh, coá kinh nghiïåm, sùén saâng àöìng haânh cuâng vúái têët caã baâ con, vò sûå phaát triïín bïìn vûäng cuãa ngaânh nuöi
töm cöng nghiïåp taåi Viïåt Nam.
Àïí nuöi töm thaânh cöng, chuáng ta coá...
Haäy cuâng traãi nghiïåm thaânh cöng vúái
“CPF-Turbo Program”
CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÙN NUÖI C.P. VIÏÅT NAM
ÀC: KCN Baâu Xeáo, xaä Söng Trêìu, huyïån Traãng Bom, tónh Àöìng Nai
ÀT: (0613) 921502 - 09 Fax: (0613) 921512 - 14 Website: www.cp.com.vn
Fulfill the Success
For Sustainable Business
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
dungNöåi Söë 171 thaáng 3/2014NÙM THÛÁ 15
Áp dụng Thông tư 48 vào thực tế khó và phải chờ
TT 48 được coi là sự thay đổi cơ bản cách tiếp cận kiểm soát ATTP kép bất
hợp lý sang kiểm soát hiện trạng ATTP của nhà máy là chính, nhưng chỉ
sau một thời gian ngắn thực hiện đã nảy sinh nhiều bất cập.
09
12
Luật Nông trại Mỹ sẽ chưa tác động đến XK cá tra vào Mỹ trong năm nay,
Việt Nam vẫn còn thời gian và cơ hội để tham gia kiến nghị việc thực thi
luật này theo hướng ít bất lợi cho mình.
Luật Nông trại Mỹ không tác động ngay tới XK cá tra
Nhiều doanh nhân nữ ngành thủy sản đã vinh dự đứng trong 100 doanh
nhân nữ Việt Nam được trao cúp Bông hồng Vàng trong năm 2013.
Rạng rỡ những Bông Hồng Vàng Ngành Thủy sản 201305
Mặt hàng mà Seafarm xuất khẩu khá đa dạng, từ những sản phẩm khai
thác ở biển cho đến các loại nông sản đặc trưng của Việt Nam.
Seafarmkhôngngừngđadạngsảnphẩm34
30 TậpđoànCátầmViệtNamđưa“vàngđen”vềvùngnhiệtđới
Tập đoàn đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực,
khoa học với quy mô rộng khắp cả nước.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
84
Ô nhiễm môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra là vấn đề
nan giải đòi hỏi sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước,
nhà khoa học và quyết tâm từ phía DN.
Chung tay xử lý nước thải chế biến thủy sản
40
AFIEX An Giang giảm diện tích vùng nuôi, tập trung xây dựng
những vùng nuôi cá tra hiện có của công ty đạt tiêu chuẩn chất
lượng cao.
AFIEX An Giang đầu tư vùng nuôi chất lượng cao
Nhằm đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng, EU sử dụng Hệ thống
Cảnh báo Nhanh khi có một hiện tượng, một sản phẩm hay một
quy trình có khả năng gây hậu quả nguy hiểm.
EU Giám sátATTPbằng nguyên tắc phòng ngừacủaRASFF66
Southvina thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội, góp phần
xây dựng quê hương và nâng cao đời sống của người dân địa phương.
SOUTHVINA chung tay xây dựng quê hương37
3
Nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ đã được lắp đặt hầm bảo quản bằng chất liệu
foam P.U để bảo quản thủy sản sau khai thác có hiệu quả cao.
Bảo quản thủy sản trên tàu cá đánh bắt xa bờ76
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅNTHÛ BAN BIÏN TÊÅP
Phải đổi mới tư duy
để tái cơ cấu thành công
các mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ, XK năm qua
liên tục sụt giảm. Thiếu hụt nguyên liệu, nhu cầu NK
giảm, khả năng cạnh tranh yếu hơn về giá, thuế NK và
áp lực từ rào cản kỹ thuật trên thị trường đã khiến XK
giảm mạnh.
Tuy NK nguyên liệu thủy sản cả năm 2013 tăng, đạt
720 triệu USD, nhưng tình cảnh thiếu nguyên liệu chế
biến vẫn nặng nề, gây ảnh hưởng rất lớn đến chế biến
XK. Tổng cục Thủy sản cũng thừa nhận hiện công suất
các nhà máy chế biến thủy sản đã dư thừa, phần lớn
hoạt động chỉ hoạt động ở 50-60% công suất thiết kế.
Nhưng trong các cơ quan Nhà nước vẫn có ý kiến cho
rằng DN đang tham lợi trước mắt, tìm nguồn nguyên
liệu NK giá rẻ, làm hại nền sản xuất nuôi trồng nước
nhà. Và với lý do để khuyến khích sản xuất nguyên
liệu, ép chế biến thủy sản sử dụng nguyên liệu trong
nước, thuế NK một số mặt hàng thủy sản như cá thu,
tôm, nhuyễn thể, cua ghẹ... đã “được” Bộ Tài chính
điều chỉnh tăng, gây khó khăn rất lớn cho DN.
Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch VASEP
phát biểu: “Cần phải đổi mới tư duy đối với việc NK
nguyên liệu thủy sản, theo cách suy nghĩ chủ động giành
những khâu Việt Nam đang có lợi thế trong phân công chuỗi
giá trị toàn cầu. Khi sản xuất nguyên liệu thủy sản trong
nước đã không còn đáp ứng được nhu cầu chế biến XK thì
việc gia tăng NK nguyên liệu là hết sức cần thiết, để tránh
lãng phí năng lực đã đầu tư, bảo đảm công ăn việc làm và
đạt lợi nhuận cao nhất”.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng: “Đời sống
nông dân tăng, hiệu ứng xã hội lớn mới là mục tiêu then chốt
của tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Điều kiện tiên quyết
để tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công bắt đầu
chính từ việc thay đổi tư duy của người quản lý!n
Ban Biên tập
Thương mại Thủy sản
N
ăm qua, các cụm từ tái cơ cấu, cải tổ, phát
triển bền vững… đã được nhắc tới nhiều lần,
từ các cuộc họp của lãnh đạo Đảng, Chính
phủ, lãnh đạo ngành đến những câu chuyện phiếm
của nông ngư dân. Nhưng đó mới là nói! Những
trường hợp tái cơ cấu thành công, thoát cảnh nợ nần
trong ngành thủy sản mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Bằng cách thay đổi hội đồng quản trị, kiểm soát chặt
các khoản nợ và đẩy mạnh tìm kiếm thị trường,… sản
xuất của một vài DN đã hồi phục trở lại và dần có lãi.
Kết quả thực sự của tái cơ cấu ngành thủy sản trên quy
mô đáng kể dường như vẫn đang là một dấu hỏi lớn.
“Làm thủy sản, cười nửa miệng” là câu nói quen
thuộc của nhiều người dân vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. Một thực tế là dù Việt Nam đã trở thành
quốc gia có thứ hạng cao về XK thủy sản sản nhưng
người làm thủy sản ở Việt Nam vẫn có mức thu nhập
rất thấp so với các quốc gia khác. Sau thời kỳ chỉ đánh
giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo tấn
(sản lượng) hoặc triệu USD (doanh số), cộng đồng DN
lẫn ngư dân giờ đây chỉ quan tâm tính toán hiệu quả
bằng lợi nhuận thực tế thu được.
Một ông chủ DN XK thủy sản lớn đã tâm sự: “Ngày
trước XK 100 triệu đôla mỗi năm thì từ sáng đến tối phải có
mặt ở văn phòng công ty, suốt ngày mặt nhăn mày nhó, cáu
bẳn, căng thẳng, huyết áp lên đùng đùng, đỏ mặt tía tai, mà
cũng chỉ được được lời tối đa là 5 triệu đôla. Bây giờ xuất
có 50 triệu đôla, vẫn đạt mức tiền lời bấy nhiêu, mà người
thoải mái, tính tình hiền dịu hẳn, vui vẻ, 5 giờ chiều đã có
thể cầm vợt đi đánh banh! Đằng nào khoẻ hơn?”
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP), XK thủy sản năm 2013 xác lập kỷ
lục mới khi vượt 6,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm
2012, có thể nói chủ yếu nhờ sản phẩm tôm “được
mùa, được giá”. Nhưng các DN cá tra đã trải qua một
năm đầy khó khăn do bất ổn thị trường, nhu cầu chưa
hồi phục và giá XK không tăng. Còn hầu như tất cả
các sản phẩm hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc và
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/20144
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 5
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
nước và nâng cao đời sống của
người lao động. Bên cạnh đó,
các tiêu chí của giải thưởng năm
nay còn bao gồm: ổn định sản
xuất kinh doanh, phát triển bền
vững, trong đó bắt buộc doanh
thu của DN phải tăng trưởng
Cúp Bông hồng Vàng năm
2013 được trao cho 100 nữ doanh
nhân là lãnh đạo, điều hành
doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế , có thành tích xuất
sắc trong phát triển DN, đóng
góp cho kinh tế-xã hội của đất
Đ
ược khởi xướng từ năm
2006, đến nay Cúp Bông
hồng Vàng đã đã trở
thành một trong những động lực
để các nữ doanh nhân Việt Nam
phấn đấu và cống hiến ngày càng
nhiều cho xã hội.
2013 được xem là năm thành công của các doanh nhân nữ ngành thủy sản Việt Nam,
nhiều người đã vinh dự đứng trong 100 doanh nhân nữ được trao cúp Bông hồng
Vàng. Với tài năng, trí tuệ, bản lĩnh và một “trái tim vàng” sẻ chia với cộng đồng và
xã hội – họ là những bông hồng rạng ngời hương sắc trong Lễ tôn vinh “Nữ doanh
nhân Việt Nam tiêu biểu 2013 - Cúp Bông hồng Vàng” do Hội đồng Doanh nhân Nữ Việt
Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Tập đoàn truyền thông Lê tổ chức. Đây
là giải thưởng được trao hàng năm vào dịp Quốc tế phụ nữ 8/3.
Rạng rỡ những Bông Hồng Vàng
ngành Thủy sản 2013
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Đào Trọng Thi - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban thường vụ Quốc
hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao giải cho 50 Nữ doanh nhân
Việt Nam tiêu biểu 2013 (ảnh: Dũng Minh)
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/20146
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
liên tục trong 3 năm liên tiếp từ
2011 - 2013.
Phát biểu tại lễ trao giải,
ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI
nhấn mạnh: “Đội ngũ doanh nhân
nữ chiếm khoảng 1/4 tổng số doanh
nhân cả nước và với bản chất thông
minh, sáng tạo, cần cù, kiên nhẫn,
dẻo dai, đầy lòng nhân ái, các nữ
doanh nhân Việt Nam đã rất thành
công trong nhiều lĩnh vực. Việc trao
tặng danh hiệu “Nữ doanh nhân
Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông
hồng Vàng” lần này có ý nghĩa hết
sức sâu sắc, ghi nhận những nỗ lực
không mệt mỏi và thành công của
các doanh nhân nữ trong tái cấu
trúc bộ máy sản xuất, định hướng,
điều hành DN, đặc biệt trong giai
đoạn kinh tế khó khăn”
Năm 2013 được xem là năm
đánh dấu thành công rực rỡ của
các doanh nhân nữ ngành thủy
sản Việt Nam, bởi trong số 100
doanh nhân nữ được trao cúp
bông hồng vàng, thì có 10 người
trong ngành thủy sản, hầu hết là
chủ DN hội viên của VASEP.
Cụ thể, có bà Trương Thị Lệ
Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm
TGĐ Công ty CP Vĩnh Hoàn,
bà Trần Thị Vân Loan – Chủ
tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty
CP XNK Thủy sản Cửu Long
An Giang, bà Nguyễn Thị Thoa
- Chủ tịch HĐQT Công ty CP
Thực phẩm Cholimex, bà Phan
Thị Tuyết Mai – TGĐ Công ty
TNHH Thủy sản Tài Nguyên, bà
Nguyễn Thị Phi Anh – TGĐ, Phó
Chủ tịch HĐQT Công ty CPThủy
sảnvàThươngmạiThuậnPhước,
bà Cao Thị Kim Lan – Giám đốc
Công ty CP Thủy sản Bình Định,
bà Lê Thị Lệ Dung – Giám đốc
nhà máy, Công ty CP Hải Việt, bà
Âu Ngọc Vững - Chủ tịch HĐQT
kiêm Giám đốc Công ty CP Chế
biến Thủy sản XK Âu Vững, bà
Vũ Thị Thái Hòa - TGĐ Công ty
CP Dịch vụ hậu cần Thủy sản Bà
Rịa - Vũng Tàu, bà Nguyễn Thị
Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH
Sao Đại Dương Hà Tĩnh...
Mặc dù trong 3 năm qua
ngành thủy sản đã gặp phải
không ít khó khăn, nhưng nhiều
doanh nhân nữ đã vững tay
chèo lái công ty vượt qua sóng
gió, đạt được những thành tích
“đáng nể”. Bà Trương Thị Lệ
Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm
TGĐ Công ty CP Vĩnh Hoàn, đã
được tạp chí Forbes Việt Nam
bình chọn là 1 trong 10 nữ doanh
nhân thành công nhất năm 2013.
Dưới sự lãnh đạo của bà, doanh
thu XK của Vĩnh Hoàn năm 2013
đạt trên 166 triệu USD, đứng thứ
Một số doanh nhân nữ hội viên VASEP trong lễ trao giải thưởng Bông hồng Vàng 2013.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy
ban kinh tế của Quốc hội trao cúp Bông hồng Vàng cho bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ
tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn. (ảnh: Dũng Minh)
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 7
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
cả quá trình 3 năm phấn đấu của
các nữ lãnh đạo các DN. Tôi rất
vui vì ngành thủy sản của chúng ta
có rất nhiều bông hồng vàng. Trong
khoảng thời gian khó khăn vừa qua,
các chị vẫn luôn giữ vững chiến
trường và tiếp tục phát triển. Chúc
các chị luôn rạng ngời hương sắc”.
Là 1 trong 8 doanh nhân
nữ Việt Nam đạt giải thưởng
Doanh nhân Nữ Mêkông năm
2012, luôn tìm tòi hướng đi mới
ngay cả trong những thời điểm
khó khăn, bà cho biết: “Tôi không
nhìn về khó khăn mà luôn luôn có
tư duy tích cực. Trong những năm
tới, với thị trường truyền thống
như EU, công ty sẽ có chiến lược
để giữ vững khách hàng. Ngoài
ra, chúng tôi cũng sẽ mở rộng, tìm
kiếm những thị trường mới, như
thị trường Australia. Bên cạnh đó,
tôi cũng dự định sẽ phát triển thêm
hàng nông sản, vì nhiều khách hàng
khi mua thủy sản cũng muốn mua
nông sản”.
Bà Lê Thị Lệ Dung – Giám
đốc nhà máy, Công ty CP Hải
Việt, cho biết: “Thủy sản vẫn được
xem là ngành kinh tế mũi nhọn của
đất nước. Là một trong những đơn
vị chuyên cung cấp mặt hàng thủy
sản cao cấp cho nhiều quốc gia, đặc
biệt là Nhật, tôi cảm thấy rất vui vì
đây cũng là cơ hội để quảng bá thủy
sản Việt Nam”.
Nói về những khó khăn vượt
qua trong sản xuất kinh doanh,
bà chia sẻ: “Năm 2013 là một
năm rất khó khăn đối với nền kinh
tế trong và ngoài nước. Chính vì
vậy, đạt được Cúp Bông hồng Vàng
trong năm 2013 là một sự nỗ lực rất
lớn không chỉ của bản thân tôi mà
còn của toàn bộ cán bộ công nhân
tăng năng suất, đặc biệt, phải thực
hiện tốt các quy định về VSATTP
của Việt Nam và thế giới. Hiện nay,
sản phẩm của công ty đều đạt được
những tiêu chuẩn khắt khe mà thị
trường quốc tế yêu cầu.”
Bà Trần Thị Vân Loan – Chủ
tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty
CP XNK Thủy sản Cửu Long An
Giang, người được vinh dự nhận
Cúp Bông hồng Vàng lần thứ 2
(lần đầu tiên năm 2010 – PV) tâm
sự: “Được vinh danh Bông hồng
Vàng là nguồn động lực to lớn cho
tất cả doanh nhân nữ nói chung và
cho tôi nói riêng. Đây cũng là một
món quà rất có ý nghĩa cho chúng
tôi nhân ngày Quốc tế Phụ nữ và
là ghi nhận xứng đáng cho một
chặng đường khó khăn mà DN đã
trải qua”.
Bà Phan Thị Tuyết Mai –
TGĐ Công ty TNHH Thủy sản
Tài Nguyên bày tỏ: “Giải thưởng
Bông hồng Vàng năm nay không chỉ
đánh dấu cho một năm 2013, mà là
2 trong top 10 DN XK thủy sản
lớn nhất Việt Nam.
Bà Cao Thị Kim Lan – Giám
đốc Công ty CP Thủy sản Bình
Định - đã chủ động áp dụng
công nghệ tiên tiến vào công tác
quản lý lao động và dây chuyền
sản xuất thông qua máy quay thẻ
chấm công và hệ thống camera.
Năm 2012, tập thể công ty đã
nhận được Huân chương Lao
động hạng 3 do Chủ tịch Nước
trao tặng, còn bà Lan được nhận
bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ.
Chia sẻ về trách nhiệm của
một doanh nhân và trọng tâm
hoạt động hiện nay của DN,
bà cho biết: “Với suy nghĩ, hàng
thực phẩm ảnh hưởng đến an toàn
sức khỏe của người tiêu dùng và
ATTP là sự sống còn của DN, nên
tôi thực sự quan tâm và tập trung
đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Là
người đứng đầu, tôi đã rất nỗ lực,
phấn đấu tiết giảm được chi phí và
Bà Cao Thị Kim Lan - Giám đốc CP Công
ty Thủy sản Bình Định.
Bà Phan Thị Tuyết Mai – Tổng Giám đốc
Công ty TNHH Thủy sản Tài Nguyên lên
nhận cúp Bông hồng Vàng.
(ảnh: Dũng Minh)
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/20148
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
viên trong công ty. Năm vừa qua,
Hải Việt cũng gặp không ít khó
khăn về nguyên liệu do giá lên cao,
bài toán về tiết kiệm được đặt ra để
làm sao thu hồi được vốn và có đủ
lợi nhuận để trả lương công nhân.
Chỉ như vậy cũng đã là cố gắng hết
mức. Nhờ vào sự đoàn kết của toàn
thể CBCNV, năm 2013 công ty cũng
đã vượt chỉ tiêu so với dự kiến ban
đầu.”
Cũng nhân dịp này, Phó Chủ
tịch Nước Nguyễn Thị Doan
đã gửi thư chúc mừng các Nữ
doanh nhân Việt Nam tiêu biểu
2013 - Cúp Bông hồng Vàng, bức
thư có đoạn : “Hiện nay, điều kiện
sản xuất kinh doanh còn nhiều khó
khăn, đòi hỏi các nữ doanh nhân thể
hiện tốt hơn bản lĩnh của con cháu
Bà Trưng, Bà Triệu, tiếp tục thực
hiện việc tái cấu trúc DN, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, quan
tâm chăm lo nhiều hơn đến lợi ích
vật chất và tinh thần của người
lao động; thực hiện tốt chính sách,
pháp luật của Nhà nước; đổi mới
công nghệ, nâng cao trình độ quản
lý, xây dựng chiến lược kinh doanh
phù hợp; giữ vững chữ tín trong sản
xuất kinh doanh; tăng cường đầu tư
nghiên cứu nhằm tăng năng suất
lao động, đổi mới và nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ và phục vụ
tốt nhu cầu thị trường; cùng Nhà
nước chăm lo tốt hơn chính sách an
sinh xã hội”.
Phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ:
“Một năm kinh tế khó khăn đã qua
đi, chúng ta bắt đầu một năm mới
với nhiều kỳ vọng vào những tín
hiệu tươi sáng của nền kinh tế. Tôi
mong muốn rằng đội ngũ doanh
nhân nước nhà, đặc biệt là các nữ
doanh nhân tiêu biểu được vinh
danh ngày hôm nay sẽ tiếp tục trau
dồi, học hỏi và phát huy tốt các kĩ
năng quản lý điều hành, tập trung
tái cấu trúc DN, tận dụng triệt để
các cơ hội tốt để tìm được lối đi riêng
cho DN, tạo ra những bước tiến mới
mang tính đột phá, sáng tạo. Với
bản chất thông minh, sáng tạo, cần
cù, chịu khó, kiên nhẫn và tấm lòng
nhân ái, tôi đặt niềm tin vào đội ngũ
doanh nhân nữ Việt Nam sẽ có đủ
bản lĩnh để giành được những thành
công lớn trong nhiều lĩnh vực”.
Chúc các bông hồng vàng
ngành thủy sản mãi rạng ngời
hương sắc, vững bước trên con
đường kinh doanh của mình để
tiếp tục gặt hái thành công trong
những năm tiếp theo! n
Nguyễn Thị Hồng Hà
Niềm vui của Bà Trần Thị Vân Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP
Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang trong buổi lễ trao giải. (ảnh: Dũng Minh)
Nét rạng ngời của Bà Lê Thị Lệ Dung– Giám đốc nhà máy, Công ty CP Hải Việt trong
buổi lễ trao giải thưởng Bông hồng Vàng 2013. (ảnh: Dũng Minh)
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 9
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
(vừa kiểm soát nghiêm ngặt điều
kiện sản xuất của nhà máy chế
biến, vừa lấy mẫu kiểm nghiệm
các chỉ tiêu lô hàng XK) duy trì
suốt 10 năm qua sang kiểm soát
hiện trạng ATTP của nhà máy là
chính, chỉ lấy mẫu thẩm tra đối
với DN có yêu cầu cấp chứng
thư theo như thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, TT48 được kỳ
vọng sẽ góp phần nâng cao chất
lượng thủy sản XK, tạo điều
kiện để DN có kết quả chứng
nhận sản phẩm an toàn một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Theo đó, TT48 đưa ra yêu cầu về
các tiêu chí đánh giá điều kiện
sản xuất, phân loại DN được xây
dựng dựa trên nguyên tắc các
tiêu chuẩn chung theo thông lệ
quốc tế và lấy các thị trường lớn
làm định hướng, đặc biệt là thị
trường EU, khuyến khích các DN
nâng cao chất lượng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quy định
về đánh lỗi và xếp loại DN được
xem như cái mốc, có tính định
hướng để DN biết mình đang
ở vị trí nào để có mục tiêu phấn
đấu và tiếp tục hoàn thiện điều
Vừa ban hành đã gây
vướng thủ tục hành chính
Mất tròn 2 năm, kể từ ngày
VASEP gửi công văn kiến nghị
đầu tiên (CV 192/2011, ngày
27/12/2011) tới Bộ NN&PTNT
về sửa đổi Thông tư 55/2011/
TT-BNNPTNT (sau đây gọi
tắt là TT55), Bộ NN&PTNT
mới ban hành Thông tư số
48/2013/TT-BNNPTNT (TT48)
ngày 12/11/2013, có hiệu lực từ
26/12/2013TT48. Được coi là sự
thay đổi cơ bản cách tiếp cận
kiểm soátATTPkép rất bất hợp lý
Áp dụng Thông tư 48 vào thực tế:
Khó nhưng vẫn phải… chờ!
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp thảo luận kiến nghị của VASEP về những vướng mắc trong việc thực hiện TT48
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201410
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
kiện sản xuất, nhằm đáp ứng các
yêu cầu đối với kiểm soát ATTP.
Cục Quản lý Chất lượng
Nông Lâm sản và Thủy sản
(NAFIQAD) sẽ quản lý chất
lượng thủy sản XK theo hướng
giảm bớt kiểm tra đại trà, chỉ tập
trung vào những DN chưa làm
tốt, những khâu chưa làm tốt.
Quy định lấy mẫu thẩm tra theo
lô hàng sẽ được xây dựng phù
hợp với thông lệ quốc tế và điều
kiện cụ thể của Việt Nam, nhằm
giảm bớt gánh nặng cho DN. Bộ
NN&PTNT chủ trương tiếp tục
đẩy mạnh xã hội hóa hệ thống
phòng kiểm nghiệm để các DN
có thể chủ động đưa mẫu tới
kiểm tại các phòng kiểm nghiệm
bên ngoài và Cục NAFIQAD dựa
vào đó cấp chứng nhận.
Nhưng chỉ sau một tuần có
hiệu lực, việc thực hiện TT48 đã
khiến DN thất vọng.
Quy định chặt
và khó hơn…
Nhiều DN cho rằng, mặc dù
Bộ NN&PTNT ban hành TT48
mới thay thế TT55 theo hướng
gỡ khó cho DN, nhưng trên thực
tế, một số quy định đã siết chặt
và nâng lên cao hơn. Theo phản
ánh của DN, do quy định tỷ lệ
lấy mẫu theo “lô sản xuất” thay
cho lô hàng XK đã khiến tỷ lệ lấy
mẫu tăng lên nhiều lần. Đại diện
Công ty TNHH Chế biến Thủy
sản Minh Phú Hậu Giang thuộc
Công ty CP Tập đoàn Thủy sản
Minh Phú cho biết: “Đối với DN
tôm, do nguồn nguyên liệu manh
mún nên cùng một lô nguyên
liệu sẽ sản xuất ra nhiều loại mặt
hàng, mỗi một mặt hàng được
tính là 1 lô sản xuất. Vì vậy, sau
một thời gian thực hiện TT48, tôi
nhận thấy khi lấy mẫu căn cứ vào
lô sản xuất tỉ lệ kiểm tra sẽ tăng
gấp 3-5 lần so với trước đây”.
Không chỉ đối với các DN
chế biến XK tôm, quy định mới
cũng khiến các DN cá tra và hải
sản lao đao. Bà Lê Thị Lệ Dung -
Giám đốc nhà máy, Công ty CP
Hải Việt cho biết: “Để lấy mẫu
kiểm tra hết các lô hàng sản xuất
phải mất ít nhất cả tuần lễ, tốn
chi phí rất lớn. Nhiều lúc đã đến
hạn xuất hoặc gặp khách hàng
yêu cầu xuất liền, chúng tôi đành
phải thương lượng gia hạn đi gia
hạn lại với khách”.
Nhiều DN tiếp tục phản ánh
về việc tăng mức đánh lỗi tại
bảng đánh giá và xếp loại ATTP
đối với cơ sở chế biến thủy sản.
Khung lỗi ở hầu hết các chỉ tiêu
đánh giá là cao hơn, nghiêm ngặt
hơn nhiều so với mức của TT55,
nhiều chỗ không phù hợp ở các
hạng mục phần cứng không trực
tiếp tiếp xúc với sản phẩm. Nếu
theo mức đánh giá này thì hầu
hết DN rất khó đạt được hạng 1,
thậm chí cả hạng 2, chứ chưa nói
đến việc đạt điều kiện để được
áp dụng chế độ lấy mẫu thẩm tra
ATTP đặc biệt. Nhất là khả năng
tụt hạng xếp loại của các nhà
máy cao hơn dù điều kiện sản
xuất không đổi.
Nhiều DN còn cho rằng, dù
có cố gắng đạt được cơ sở hạng 1
trong danh sách DN ưu tiên, song
cũng không thể đáp ứng đủ điều
kiện để được áp dụng chế độ lấy
mẫu thẩm tra ATTP đặc biệt theo
tỷ lệ 2% đối với sản phẩm rủi ro
Chế biến tôm XK
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 11
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
quán trong tất cả các quy định để
không gây khó cho DN. Thí dụ,
EU không hề quy định tỷ lệ lấy
mẫu để thẩm tra theo số lượng
lô hàng, đề nghị NAFIQAD
không nên “lựa chọn” làm theo
các quy định rất cứng của Mỹ
hay Canađa. Riêng về xếp hạng
các DN, cần phải lấy theo chuẩn
mực Việt Nam, do không phải
toàn bộ các DN đều có sản phẩm
XK sang thị trường EU...
Tổng kết, Bộ trưởng nhấn
mạnh, TT48 ra đời trên tinh thần
giúp DN có ý thức nâng cao uy
tín và chất lượng sản phẩm nông
sản, vì cộng đồng DN, vì lợi ích
quốc gia, chứ không phải để bắt
lỗi DN, không nhằm mục đích
tăng thu phí. NAFIQAD cần
lắng nghe ý kiến của DN, phải
làm sao để tạo thuận lợi nhất cho
DN.
TT48 mới được thực hiện hơn
1 tháng, NAFIQAD đề nghị cần
nhiều thời gian hơn để xem xét,
ít nhất là nửa năm. Theo đề nghị
của ông Dũng, Bộ trưởng nhất
trí là sau 1 quý thực hiện TT48,
Bộ NN& PTNT sẽ họp lại với
VASEP và NAFIQAD để đánh
giá lại tình hình và sửa đổi TT48
nếu cần. Bộ trưởng cũng đề nghị
VASEP nghiên cứu kiến nghị với
Bộ Tài chính về những bất hợp lý
trong các quy định về phí và lệ
phí kiểm soát ATTP.
Con đường tiến tới đồng hành
giữa cơ quan thẩm quyền và DN
còn gian nan lắm thay! n
Minh Hà
tra và các quy định khác tại TT48
đã theo đúng thông lệ quốc tế
và được tham khảo từ quy định
của các quốc gia và khu vực thị
trường như Mỹ, Thái Lan, EU....
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ
trưởng Cao Đức Phát khẳng định
các quy định ATTP phải thống
nhất làm theo thông lệ quốc tế.
Thống nhất chọn EU làm chuẩn
mực tham khảo để xây dựng
tiêu chí đánh lỗi và xếp hạng
DN. Việc phân loại DN là mục
đích tập trung vào kiểm soát các
khâu yếu kém. “Nếu không làm
theo thông lệ quốc tế, chúng ta
sẽ thua ngay trên sân nhà”, Bộ
trưởng nhấn mạnh.
Đại diện VASEP, Phó Chủ
tịch Nguyễn Hữu Dũng đồng
ý rằng mức đánh lỗi cần thực
hiện theo chuẩn mực quốc tế,
tuy nhiên các quy định quản lý
Nhà nước cần có sự phân biệt rõ
giữa các DN có sai phạm nhiều
với phần đông các DN thực hiện
nghiêm túc; đồng thời phải nhất
thấp và 5% đối với sản phẩm rủi
ro cao. Nhất là phải có hợp đồng
liên kết kiểm soát ATTP theo
chuỗi và truy xuất nguồn gốc
giữa các cơ sở trong chuỗi.
… Và vẫn phải chờ
Tập hợp các ý kiến của
DN, VASEP đã kiến nghị Bộ
NN&PTNT tiếp tục tháo gỡ
khó khăn, tạo thuận lợi hơn
cho hoạt động XK thủy sản.
Sáng ngày 19/2/2014, tại Văn
phòng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng
NN&PTNT Cao Đức Phát đã chủ
trì cuộc họp thảo luận kiến nghị
của VASEP về những vướng mắc
trong việc thực hiện TT48. Tham
dự cuộc họp, ngoài đại diện
VASEP và DN có lãnh đạo Cục
NAFIQAD, Tổng cục Thủy sản
và một số cục, vụ thuộc Bộ .
Trả lời các kiến nghị, đại diện
NAFIQAD tiếp tục giải trình,
giữ ý kiến cho rằng các mức
đánh lỗi theo bảng chỉ tiêu đánh
giá nhà máy, tỷ lệ lấy mẫu thẩm
Phòng kiểm nghiệm của Công ty CP Hải Việt
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201412
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Luật Nông trại 2008 của Mỹ
là tích hợp, sự sửa đổi, bổ sung
các luật nhỏ như Luật An ninh
Lương thực, Luật Lương thực
vì hòa bình, Luật Thương mại
Nông nghiệp 1978, Luật Lương
thực vì sự tiến bộ năm 1985, Luật
An ninh và đầu tư Nông nghiệp
2002, Luật Lương thực, Nông
nghiệp, Bảo tồn và Thương mại
năm 1990, Luật Thuế quan năm
1930... Có thể nói đây là một bộ
luật có phạm vi rộng và toàn
diện, bao trùm nhiều lĩnh vực
nhằm thúc đẩy, phát triển và bảo
vệ nền nông nghiệp của Mỹ.
Trong đó, có một điều khoản
gây khó chocátra Việt Nam,đólà
chuyển chức năng giám sát cá da
trơn từ Cục Quản lý Dược phẩm
và Thực phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USDA). Mục
đích nhằm bắt cá da trơn NK từ
các nước cũng phải chịu sự kiểm
soát chặt chẽ của USDA. Theo
đó, tất cả bộ Siluriformes (cá da
trơn) bao gồm cả 2 chi Ictalurus
(loài cá nheo có nguồn gốc Bắc
Mỹ) và Pangasius (loài cá tra của
Việt Nam). NK từ nước ngoài
vào Mỹ phải chịu sự kiểm soát
và tuân thủ các quy định đối với
trợ cấp và chi tiêu bất hợp lý. Tuy
nhiên, luật này lại được Quốc
hội Mỹ bỏ phiếu vượt qua quyền
phủ quyết của Tổng thống để trở
thành Luật công số 110-246 vào
ngày 18/6/2008.
Đây là một bộ luật lớn dài
gần 700 trang, gồm 15 Chương
với hơn 600 mục. Mỗi Chương
quy định về một mảng vấn đề
khác nhau, như các chương trình
hàng hóa, dinh dưỡng, nghiên
cứu, tín dụng, bảo tồn, thương
mại, lâm nghiệp, năng lượng và
nhiều vấn đề khác.
Luật Nông trại
Luật Nông trại 2008 (Farm
Bill 2008) của Mỹ mang số hiệu
H.R. 6124 còn có tên là “Luật về
Thức ăn, Bảo tồn, và Năng lượng
năm 2008” (Food, Conservation,
and Energy Act of 2008).
Luật H.R. 6124 đã trải qua
một quá trình tranh luận, dự
thảo kéo dài gần 2 năm trong
Quốc hội và chính quyền Mỹ,
được Quốc hội Mỹ thông qua
vào đầu tháng 6/2008, sau đó đã
bị Tổng thống Mỹ phủ quyết vì
lý do Luật duy trì những khoản
Việc Tổng thống Mỹ đã ký quyết định thông qua Luật Nông trại Mỹ ngày 07/02/2014
vừa qua đã có những nội dung khiến nhiều DN sản xuất chế biến cá tra Việt Nam lo
lắng. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, luật này sẽ chưa tác động đến XK cá tra
vào Mỹ trong năm nay, Việt Nam vẫn còn thời gian và cơ hội để tham gia kiến nghị việc
thực thi luật này theo hướng ít bất lợi cho mình.
Luật Nông trại Mỹ
không tác động ngay tới XK cá tra
Tổng thống Mỹ, Barack Obama ký ban hành chính thức Luật Nông Trại (Farm Bill)
tại Đại học bang Michigan ở East Lansing trước sự chứng kiến của các đại diện
của Quốc hội và Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 13
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
toàn bộ chuỗi sản xuất từ nuôi,
vận chuyển đến chế biến, kể cả
yêu cầu về ghi nhãn, mạng lưới
phòng kiểm nghiệm thú y quốc
gia, và nhất là điều kiện công
nhận quốc gia theo chương trình
đánh giá tương đương như với
sản phẩm thịt được phép NK
vào Hoa Kỳ.
Ngày 07/02/2014, Tổng thống
Barack Obama đã ký ban hành
chính thức Luật Nông trại 2014
(Farm Bill - H.R. 6124) sau khi đã
được cả Thượng viện và Hạ viện
Mỹ thông qua.
Cá tra và sự tráo trở
“định nghĩa” ở Mỹ
Có thể nhận thấy, sự thành
công của cá tra Việt Nam tại Mỹ
những năm gần đây đã làm cho
ngành sản xuất cá nheo nội địa
Mỹ trở nên sa sút. Để bảo vệ
ngành nuôi cá nheo trong nước,
dưới sự vận động liên tục của
Hiệp hội Chủ trại Cá nheo Mỹ
(CFA), năm 2001 Quốc hội Mỹ
đã thông qua Luật An ninh Trang
trại và Đầu tư Nông thôn (HR
2646), giới hạn việc sử dụng tên
“catfish” chỉ dành cho cá da trơn
thuộc họ Ictalurus được nuôi ở
Mỹ. Họ cho rằng cá tra Việt Nam
không phải là “catfish”. Bởi thế,
các DN Việt Nam buộc phải lấy
tên khoa học Pangasius để xây
dựng lại thương hiệu từ đầu. Và
phía Mỹ đã bắt buộc phải dùng
đến vũ khí cuối cùng: kiện chống
bán phá giá phile cá tra NK vào
Mỹ! Vụ kiện đã kéo dài từ tháng
6/2002 đến nay
Mặc dù phía Việt Nam không
thắng, có một kết quả mà CFA
không mong đợi đó là sự “nổi
tiếng” của cá tra Việt Nam, không
chỉ ở thị trường Mỹ mà còn trên
toàn thế giới, do chính sự áp đặt
vô lý từ phía Mỹ. Nhờ sự “quảng
cáo không công” này của Mỹ, cá
tra đã có cơ hội vươn tới những
thị trường rộng lớn khác như
Châu Âu, Châu Úc, Nga, Đông
Âu, Mỹ Latinh, Châu Phi... Các
nhà sản xuất Việt Nam cũng đã
có cơ hội để đa dạng hóa sản
phẩm cá tra mang thương hiệu
“Pangasius” của mình. Đến nay,
dù vấp phải nhiều rào cản từ thị
trường Mỹ, sản lượng và kim
ngạch XK cá tra vào thị trường
Mỹ đều tăng hàng năm.
CFA có lẽ đã tự nhận thấy sự
bất lực và vô dụng của các biện
pháp trên trước sự bứt phá quá
nhanh và quá mạnh của cá tra
Việt Nam vào thị trường Mỹ
khiến họ đã thất bại lại càng thất
bại thê thảm hơn. Vì thế, mới đây
trong một động thái được xem
như là tự bôi xấu mặt mình, CFA
đã buộc phải quay ngược lại,
triển khai chiến dịch vận động
hành lang nhằm công nhận cá tra
NK từ Việt Nam chính là cá da
trơn “catfish”, để họ được bảo vệ
bằng cơ chế thanh tra - kiểm tra
mới, khắt khe hơn và hết sức gắt
gao của USDA theo Luật Nông
trại vừa được Tổng thống Mỹ ký
ban hành.
Đây là một sự vô lý khó
chấp nhận. Nếu như việc “định
nghĩa lại” cá da trơn như vậy
được thông qua thì đây rõ ràng
là một sự thay đổi luật pháp rất
tùy tiện, chỉ để phục vụ cho lợi
ích riêng của các nhà sản xuất
nội địa Mỹ. Đó có phải chính là
“tự do thương mại và công bằng
trong cạnh tranh” mà nước Mỹ
thường hay rao giảng?
Không có tác động tức thời
Theo luật sư Andrew
B.Schroth, thuộc hãng luật
GDLSK hiện đang hỗ trợ các
DN cá tra Việt Nam theo đuổi
vụ kiện chống bán phá giá tại
Mỹ, Luật Nông trại tuy đã được
ký ban hành, nhưng những quy
định mới về thanh kiểm tra đối
với cá da trơn chưa có tác động
gay đến XK cá tra, bởi đến nay
vẫn đang trong tiến trình xây
Thượng nghị sĩ Mỹ, ông John McCain chỉ trích Chương trình thanh tra cá da trơn
của USDA
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201414
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
toán Ngân sách 2014 và đã kiên
quyết loại bỏ những chương
trình trùng lặp gây lãng phí
như Chương trình Giám sát cá
da trơn, vì vậy, rất có thể trong
Dự toán Ngân sách 2015, Tổng
thống Mỹ cũng sẽ không duyệt
cấp ngân sách cho Chương trình
Giám sát cá da trơn.
Mặtkhác,theoluậtsưAndrew
B.Schroth, Việt Nam vẫn còn
thời gian và cơ hội để vận động
USDA không định nghĩa lại về
“catfish”, loại bỏ hoàn toàn cá
tra ra khỏi Chương trình Giám
sát cá da trơn thông qua các kênh
ngoại giao, tác động đến các đối
tác Mỹ (như nhà NK, nhà cung
cấp thiết bị), các hiệp hội ngành
hàng của Mỹ và người tiêu dùng
ở Mỹ…
Thậm chí, nếu Chương trình
Giám sát cá da trơn của USDA
được triển khai và gây khó
khăn cho cá tra, Việt Nam hoàn
toàn có thể sử dụng cơ chế của
Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) để xem xét khởi kiện hủy
bỏ chương trình này.
“Luật nông trại của Mỹ vi
phạm 6 đến 7 điều trong Hiệp
định của WTO về các biện pháp
kiểm dịch động thực vật như: che
dấu hạn chế thương mại, biện
pháp hạn chế thương mại tùy
tiện, phi lý…”- luật sư Andrew
B.Schroth khẳng định. n
Trần Duy
dựng, chưa hoàn tất.
Theo yêu cầu của Quốc hội
Mỹ, trong vòng 60 ngày sau khi
Tổng thống Mỹ ký ban hành
Luật Nông trại, USDA sẽ phải
công bố các quy định của luật
để thực thi. Như vậy, USDA sẽ
cần có thời gian để xây dựng và
công bố các quy định của Luật
Nông trại mới. Đồng thời, để
tránh trùng lặp trong thực thi
với việc điều chuyển Chương
trình Giám sát cá da trơn từ FDA
về cho USDA, hai cơ quan này sẽ
phải làm việc và phân chia công
việc cụ thể giữa FDA và Cục An
toàn giám định thực phẩm (FSIS)
thuộc USDA. Thực tế, từ trước
đến nay USDA chỉ quản lý NK
các sản phẩm thịt gia súc, gia
cầm, mà chưa có kinh nghiệm
đối với các sản phẩm thủy sản,
nên việc nhận chuyển giao từ
FDA cũng sẽ mất khá nhiều thời
gian. Chính vì vậy, trong năm
2014, XK cá tra Việt Nam sang
Mỹ sẽ chưa bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, để thực thi các
điều khoản của Luật Nông trại,
USDA còn phải tổ chức họp với
Văn phòng Giám sát Ngân sách
của Nhà trắng có sự tham gia của
các cơ quan liên quan như Đại
diện Thương mại Mỹ (USTR), Bộ
Thương mại (DOC), Văn phòng
Nhà trắng,… để yêu cầu thông
qua ngân sách cho việc thực thi
các chương trình của Luật Nông
trại trong đó có Chương trình
Giám sát cá da trơn.
Theo đó, việc thực thi luật
này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào
Dự toán Ngân sách 2015 do Tổng
thống Mỹ ban hành. Trước đây
Tổng thống Mỹ đã ban hành Dự
Người nuôi cá tra Việt Nam đang hết sức hoang mang vì Luật Nông trại mới của
Mỹ - Ảnh Minh Trung
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 15
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Một số thông điệp chính
đối với sản xuất
nông nghiệp
Kinh tế vĩ mô bất ổn: Mặc dù
đã có sự phục hồi nhẹ từ cuộc
suy thoái kinh tế toàn cầu, thị
trường nông sản quốc tế tiếp tục
cho thấy sự tác động của kinh
tế toàn cầu với hai tốc độ phát
triển khác nhau: sự phục hồi
yếu ớt ở các nước phát triển và
sự tăng trưởng khá mạnh ở các
nước đang phát triển. Giá nhiên
liệu tăng và sức tiêu thụ không
ổn định cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc dự báo giá cả
nông sản. Cũng theo dự đoán,
đồng đôla Mỹ mất giá sẽ làm
giảm khả năng cạnh tranh của
các nhà XK, nhưng lại làm tăng
sức mua của các nhà XK.
Trong tương lai gần, giá cả
hàng nông sản sẽ thay đổi: Giá
hàng hóa đang ở mức cao so với
từ trước đến nay. Trong những
năm đầu của giai đoạn 2013-
2022, giá cả sản phẩm trồng trọt
và chăn nuôi dự kiến sẽ rất khác
nhau, phản ánh các tình trạng
cung cấp khác nhau. Dự đoán,
hầu hết sản phẩm trồng trọt sẽ
Vì vậy, rất cần có các biện pháp
để hạn chế sự thất thoát và thải
loại lương thực thực phẩm nhằm
đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ
đang tăng lên.
T
heo Tổ chức Hợp tác và
PháttriểnKinhtế(OECD),
sản xuất nông nghiệp, về
trung hạn, có xu hướng phát
triển chậm dần do tốc độ tăng về
diện tích và sản lượng chậm lại.
Cải thiện chính sách và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản tương
quan cung-cầu. Yếu tố này đã thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển hướng mạnh mẽ
và trở thành một trong những ngành phát triển theo định hướng thị trường. Nông
nghiệp tạo ra nhiều cơ hội, nhất là cho các nước đang phát triển. Thương mại nông
sản dự đoán sẽ tăng mạnh do các nước đang phát triển nắm giữ phần lớn mức tăng
trưởng xuất khẩu.
Triển vọng sản xuất nông thủy sản toàn cầu
giai đoạn 2013-2022
Mùa gặt ở Việt Nam
Thu hoạch tôm ở Cà Mau
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201416
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
giảm, tương ứng với sự phục
hồi trong sản xuất, trong khi đó
các nguồn hàng dự trữ từ ngành
chăn nuôi toàn cầu giảm, nguồn
cung hạn chế, vì vậy giá cả các
loại thịt vẫn giữ ở mức cao.
Giá cả nông sản sẽ mạnh hơn
về trung hạn: Giá cả các sản phẩm
trồng trọt và chăn nuôi dự kiến sẽ
tăng trong thập kỷ tới do sự kết
hợp của nhiều nguyên nhân, như
mức tăng trưởng sản lượng giảm
và nhu cầu tăng lên, trong đó có
cả nhu cầu đối với nhiên liệu sinh
học, và môi trường kinh tế vĩ mô
thuận lợi. Giá cả của các loại thịt,
thủy sản và nhiên liệu sinh học
dự kiến sẽ tăng mạnh hơn so với
các nông sản cơ bản khác.
Lạm phát sẽ đẩy giá cả lên
mức cao: Trong thập kỷ tới, giá
trung bình của các sản phẩm từ
trồng trọt như ngũ cốc, hạt chứa
dầu, đường và bông dự kiến ở
các thời điểm sẽ giữ mức tương
đối ổn định so với thập kỷ trước,
kể cả trong các năm từ 2007 đến
nay giá cả đạt mức cao kỷ lục.
Mức giá trung bình trong giai
đoạn 2013-2022 được dự kiến sẽ
cao hơn mức giá trung bình trong
giai đoạn 2003-2012 đối với phần
lớn các loại hàng hóa được nêu
trong tài liệu này.
Lạm phát giá thực phẩm thấp
hơn: Những bằng chứng hiện tại
cho thấy lạm phát giá thực phẩm
tiêu dùng đang gây khó khăn ở
hầu hết các nước do giá cả các
loại lúa gạo, hạt có dầu, đường
và các sản phẩm khác thông qua
chuỗi thực phẩm đã xuống thấp
hơn, góp phần làm lạm phát
“lõi” giảm xuống. Tuy nhiên,
với phần chi tiêu dành cho thực
phẩm chiếm tới 20-50% hoặc cao
hơn trong tổng ngân quỹ của các
hộ gia đình ở nhiều nước đang
phát triển nên vấn đề ATTP là
mối quan tâm chính khi mua
thực phẩm.
Tăng trưởng sản lượng chậm
hơn: Sản lượng hàng hóa nông
nghiệp toàn cầu được dự đoán
tăng trung bình 1,5% hằng năm,
thấp hơn so với 2,1% hằng năm
trong thập kỷ trước. Sự tăng
trưởng thấp hơn có thể được thể
hiện ở sản lượng sản xuất của tất
cả các ngành trồng trọt và chăn
nuôi. Những xu hướng này phản
ánh giá thành sản xuất tăng, sự
căng thẳng ngày càng lớn về
nguồn lợi và áp lực môi trường
ngày càng cao. Những yếu tố
này sẽ cản trở khả năng đáp ứng
của nguồn cung ở hầu hết các
khu vực sản xuất.
Các nước đang phát triển gia
tăng sản lượng: Theo dự báo,
các nền kinh tế đang nổi lên sẽ
đạt mức tăng trưởng sản lượng
cao hơn, vì các nước này đã đầu
tư vào các ngành trong lĩnh vực
nông nghiệp và có nhiều công
nghệ có tiềm năng xóa bỏ sự
cách biệt về sản lượng với các
nền kinh tế tiên tiến, mặc dù sản
lượng hay nguồn cung giữa các
nước có thể chênh lệch nhiều.
Tỷ trọng sản lượng từ các nước
đang phát triển tiếp tục gia tăng
trong giai đoạn 2013-2022.
Nhu cầu tăng nhanh: Tiêu thụ
tất cả các loại sản phẩm được
nêu ở đây sẽ tăng tại các nước
đang phát triển, mặc dù với tốc
Lúa mì
Gạo
Đường thô
Dầu cá
Bột cá
Dầu thực vật
Bột protein
Đường thô
Đường trắng
Bông
Ethanol Diesel sinh học
USD/tấn USD/tấn USD/tấn
USD/tấn
Tiêu thụ gia súc gia cầm và thủy sản ngày càng nhiều
So sánh năm 2022 với giai đoạn 2010-12 (%)
Nguồn: OECD-FAO
Nguồn: OECD-FAO
Các nước OECD
Thịt bò Thịt lợn Gia cầm Cừu Bơ Phomat Sữa bột Sữa bột còn kem Thủy sản
Thế giớiCác nước đang phát triển
USD/tấn USD/tấn
Ngô
Hạt có dầu
Sữa bột
Bơ
Phomat
Sữa bột còn kem
Gia cầm
Thịt bò
Thịt lợn
Thủy sản
Cừu
Lúa mì
Gạo
Đường thô
Dầu cá
Bột cá
Dầu thực vật
Bột protein
Đường thô
Đường trắng
Bông
Ethanol Diesel sinh học
USD/tấn USD/tấn USD/tấn
USD/tấn
Tiêu thụ gia súc gia cầm và thủy sản ngày càng nhiều
So sánh năm 2022 với giai đoạn 2010-12 (%)
Nguồn: OECD-FAO
Nguồn: OECD-FAO
Các nước OECD
Thịt bò Thịt lợn Gia cầm Cừu Bơ Phomat Sữa bột Sữa bột còn kem Thủy sản
Thế giớiCác nước đang phát triển
USD/tấn USD/tấn
Ngô
Hạt có dầu
Sữa bột
Bơ
Phomat
Sữa bột còn kem
Gia cầm
Thịt bò
Thịt lợn
Thủy sản
Cừu
Xu hướng giá của các mặt hàng nông nghiệp
tính đến năm 2022
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 17
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
động về sản lượng trồng trọt đã
gây tác động lớn nhất đến giá cả
thế giới của các sản phẩm lúa mì
và lúa, hạt có dầu, trong đó mặt
hàng gạo có vẻ ít nhạy cảm hơn.
Giá thịt và các loại sản phẩm sữa,
nhiên liệu sinh học bị ảnh hưởng
mạnh hơn trước các giả định
về kinh tế vĩ mô, như sự tăng
trưởng kinh tế và tỷ giá hối đoái.
Giá cả năng lượng và các nguồn
lợi bất ổn khác, ảnh hưởng đến
cả các thị trường nhiên liệu sinh
học và giá thành đầu vào.
Những điểm đáng chú ý
về mặt hàng
Tỷ lệ tương đối thấp giữa
nguồn dự trữ và tiêu dùng đã
gây nên mối quan tâm lớn về sự
mong manh của các thị trường
ngũ cốc toàn cầu. Tuy vậy, sản
lượng ngũ cốc dự kiến sẽ tăng
1,4%/năm với 57% tổng mức tăng
trưởng xuất phát từ các nước
đang phát triển. Thái Lan được
dự kiến là nước XK hàng đầu về
gạo, sau đó đến Việt Nam, trong
khi Mỹ dự báo tiếp tục là nhà XK
ưu thế về lúa mì.
Thủy sản: Sản lượng ngành
khai thác thủy sản được dự kiến
đến năm 2022 chỉ tăng 5%, trong
khi đó sản lượng nuôi trồng thủy
sản tăng 35%, mặc dù tốc độ tăng
trưởng sẽ chậm lại do chi phí
thức ăn luôn ở mức cao và ngày
càng bị hạn chế về diện tích dành
độ chậm hơn, trong đó động lực
chính là dân số gia tăng, nguồn
thu nhập tăng, quá trình đô thị
hóa và chế độ ăn uống thay đổi.
Tiêu thụ trên đầu người dự đoán
sẽ tăng nhanh nhất ở khu vực
Đông Âu, Trung Á, tiếp theo
là Mỹ Latinh và nhiều khu vực
khác của Châu Á.
Thương mại nông sản tiếp tục
tăng: Các nền kinh tế mới nổi sẽ
nắm giữ phần lớn tỷ trọng tăng
trưởng trong thương mại, trong
đó chiếm phần chủ yếu trong
xuất khẩu lúa, gạo, hạt có dầu,
dầu thực vật, đường, thịt bò,
gia cầm và thủy sản. Tỷ trọng
thương mại của khu vực OECD
(34 quốc gia thành viên có thu
nhập cao) tiếp tục giảm nhưng
các quốc gia này vẫn giữ vai trò
là những nhà XK lớn về lúa mì,
bông, thịt lợn và cừu cùng hầu
hết các sản phẩm sữa.
Triển vọng bất ổn: Sự thiếu
hụt sản lượng, giá cả biến động
và gián đoạn thương mại vẫn là
nhữngmốiđedọađốivớianninh
lương thực toàn cầu. Chừng nào
nguồn dự trữ lương thực thực
phẩm ở các nước sản xuất và tiêu
thụ chính vẫn thấp thì những rủi
ro về biến động giá cả còn tiếp
diễn. Hạn hán từng xảy ra trên
diện rộng trong năm 2012 ở Mỹ
và ở Khối thịnh vượng chung các
quốc gia độc lập (CIS), các nước
trong tốp hàng đầu có nguồn lợi
thấp, có thể đẩy giá các sản phẩm
trồng trọt tăng thêm 15-40%.
Một công trình phân tích
thống kê đã quy chiếu các hình
thái bất ổn trong quá khứ về mô
hình vận động thích hợp theo
chu kỳ cơ bản, cho thấy sự biến
Tiêu thụ gia súc gia cầm và thủy sản ngày càng nhiều
So sánh năm 2022 với giai đoạn 2010-12 (%)
Nguồn: OECD-FAO
Nguồn: OECD-FAO
Các nước OECD
Thịt bò Thịt lợn Gia cầm Cừu Bơ Phomat Sữa bột Sữa bột còn kem Thủy sản
Thế giớiCác nước đang phát triển
Cánh đồng bông của Grudia
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201418
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
cho sản xuất. Đến năm 2015, sản
lượng nuôi trồng thủy sản dự
kiến sẽ vượt qua sản lượng đánh
bắt thủy sản và trở thành nguồn
cung cấp chính phục vụ tiêu
dùng của con người.
Trung Quốc tiếp tục giữ vai
trò hàng đầu về sản lượng thủy
sản toàn cầu nhờ sản lượng nuôi
trồng thủy sản tiếp tục tăng, mặc
dù chỉ bằng một nửa tốc độ tăng
trưởng trong thập kỷ trước. Dự
đoán vào năm 2022, Trung Quốc
sẽ chiếm 63% tổng sản lượng
nuôi trồng thủy sản toàn cầu và
giữ vững vị trí là nhà XK thủy
sản hàng đầu thế giới.
Hạt có dầu: Sản lượng hạt
có dầu sẽ tăng nhanh hơn sản
lượng ngũ cốc, chủ yếu là do đạt
năng suất cao. Dầu cọ sẽ tăng
song song với các loại dầu thực
vật khác và giữ vững thị phần ở
mức chiếm 34% tổng sản lượng
dầu thực vật thế giới trong giai
đoạn 2013-2022.
Đường: Sản lượng đường sẽ
tăng khoảng 2%/năm, chủ yếu là
nhờ sản lượng đường mía của các
nước sản xuất hàng đầu là Braxin
và Ấn Độ. Các nước đang phát
triển sẽ tiếp tục chiếm ưu thế về
sử dụng đường trên thế giới và
dự đoán sẽ đạt được tốc độ tăng
trưởng mạnh nhất về tiêu thụ.
Braxin sẽ là nước XK hàng đầu,
chiếm khoảng 50% tổng thương
mại đường thế giới.
Bông vải: Bông sẽ tiếp tục
mất thị phần cho sợ nhân tạo.
Sản lượng bông của Trung Quốc
dự kiến giảm 17% trong khi ở Ấn
Độ dự kiến tăng 25%, đưa nước
này lên vị trí nhà sản xuất bông
lớn nhất thế giới.
Ethanol: Sản xuất ethanol dự
kiến sẽ tăng 67% trong vòng 10
năm tới, trong đó diesel sinh học
tăng mạnh hơn tất cả, mặc dù sản
phẩm này có điểm xuất phát cơ
bản ở mức thấp. Đến năm 2022,
sản xuất nhiên liệu sinh học dự
đoán sẽ tiêu thụ một lượng lớn
sản lượng đường mía thế giới
(28%), dầu thực vật (15%) và hạt
ngũ cốc (12%).
Thịt các loại: Theo dự đoán,
các nước đang phát triển sẽ chiếm
tới 80% tổng mức tăng trưởng về
sản lượng thịt toàn cầu. Mức tiêu
thụ thịt trên đầu người sẽ tăng
trưởng chậm lại trong thập kỷ
tới vì các nền kinh tế lớn đã tiến
tới mức của các nước phát triển,
đồng thời giá gia cầm sẽ bớt đắt
đỏ hơn và trở thành sự lựa chọn
phổ biến nhất, chiếm khoảng
50% tổng mức tăng về tiêu thụ
các loại thịt.
Các sản phẩm sữa: Sản lượng
sữa thế giới dự kiến sẽ tăng với
tốc độ chậm hơn trong thập kỷ
tới do các doanh nghiệp kinh
doanh sản phẩm sữa phụ thuộc
vào nguồn thức ăn, họ đang phải
vật lộn với giá thành thức ăn cao.
Bên cạnh đó, hệ thống chăn nuôi
gia súc ăn cỏ đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh mạnh về đất
đai và thiếu hụt nguồn nước.
Theo dự kiến, trong thập kỷ
tới các nước đang phát triển sẽ
sản xuất ra 74% tổng sản lượng
sữa trên toàn thế giới, chỉ riêng
Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm
đến 38% tổng lượng tăng. Tiêu
thụ toàn cầu các sản phẩm sữa
tại các nước đang phát triển
được dự đoán sẽ tăng mạnh hơn
so với tốc độ tăng về sản lượng
thế giới với nguồn XK cao hơn từ
Mỹ, EU, Niu Dilân, Ôxtrâylia và
Achentina. n
Phương Mai tổng hợp
Theo tài liệu của OECD-FAO
Cánh đồng lúa mì của Walla Walla, Mỹ
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 19
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Nguồn cung thủy sản
Nguồn cung thủy sản toàn cầu
đã và đang không ngừng tăng,
chủ yếu nhờ sản lượng thủy sản
nuôi tăng nhanh và bền vững. Từ
năm 1961-2009, nguồn cung thủy
sản nói chung theo đầu người
tăng 62%, từ 8,6 lên 13,9 kg/năm.
Trong đó, mức tăng trong giai
đoạn 1960-1980 là do sản lượng
khai thác tự nhiên tăng; còn trong
giai đoạn sau chủ yếu nhờ tăng
thủy sản nuôi trồng.
Sản xuất và thương mại là các
yếu tố quyết định nguồn cung
thủy sản thế giới. Thống kê của
FAO cho thấy có sự chênh lệch
đáng kể về quy mô sản xuất và
thương mại thủy sản giữa các
khu vực khác nhau. Châu Á,
gồm cả Trung Quốc, chiếm 90%
sản lượng thủy sản nuôi toàn
cầu; còn sản lượng do các nước
kém phát triển nhất cung cấp chỉ
chưa đến 1%. Thủy sản là loại
thực phẩm được trao đổi thương
mại nhiều nhất thế giới. Giá trị
XK thủy sản của các nước đang
phát triển cao hơn tổng giá trị
XK cà phê, ca cao, chè, thuốc lá,
Xahara Châu Phi và nhiều nơi
khác, thủy sản là nguồn cung cấp
protein động vật chất lượng cao và
các axit béo thiết yếu quan trọng
hơn nhiều so với các loại thực
phẩm nguồn gốc động vật khác.
Tuy nhiên, để đảm bảo ANLT,
cùng với tuyên truyền về lợi ích
và khuyến khích người dân sử
dụng các sản phẩm thủy sản,
cần quan tâm đến vấn đề nguồn
cung thị trường, cơ hội và cách
lựa chọn thủy sản trong tiêu
dùng, nhất là những vấn đề liên
quan đến ngành NTTS.
T
hực phẩm thủy sản mang
lại nhiều lợi ích cho sự
tăng trưởng và phát triển
của con người, và việc sử dụng
lượng thủy sản phù hợp sẽ giúp
giảm nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch và đột quỵ. Các chuyên gia
tư vấn FAO-WHO khuyến khích
người tiêu dùng tăng sử dụng
các sản phẩm thủy sản béo lên
gấp 2-3 lần nhằm đảm bảo đầy
đủ lượng axit béo LCPUFA cho
cơ thể.
Hơn nữa, đối với những dân
cư nghèo ở Châu Á hay vùng cận
Thủy sản nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng thủy sản toàn
cầu, góp phần nâng cao nguồn cung bình quân theo đầu người những năm vừa
qua. Quá trình đô thị hóa và mức sống ngày càng cao sẽ còn tiếp tục thúc đẩy
nhu cầu, đòi hỏi phát triển mạnh hơn ngành nuôi thủy sản để đảm bảo an ninh
lương thực (ANLT).
Đóng góp của ngành nuôi thủy sản
vào an ninh lương thực
p M. C. M. Beveridge, S. H. Thlisted, M.J, Phillips, M. Metian, M. Troell, S. J. Hall
Thực phẩm thủy sản mang lại nhiều lợi ích cho sự tăng trưởng và phát triển
của con người. Việc sử dụng lượng thủy sản phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ
mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201420
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
thịt và gạo. Từ năm 1976-2009,
giá trị thương mại thủy sản tăng
bình quân gần 11%/năm.
Năm 2009, Châu Đại Dương
là khu vực có nguồn cung thủy
sản bình quân đầu người lớn nhất
(18,9 kg/năm), tiếp theo là Châu
Âu (17,4 kg/năm), Châu Á (15,0
kg/năm), và cuối cùng là Châu
Phi (9,2 kg/năm). Nguồn cung
thủy sản ở Bắc Mỹ và Châu Âu
một phần nhờ nhập siêu từ các
nước Châu Á như Trung Quốc và
Việt Nam (chiếm trên 20% nguồn
cung ở Bắc Mỹ và 26% ở Châu
Âu). Chi phí sản xuất thấp và giá
quốc tế tương đối cao, cùng các
chính sách thương mại tự do đã
thúc đẩy XK các loài cá thịt trắng
nuôi như cá rôphi Oreochromis
spp. và cá tra Pangasius spp., thay
thế cho nguồn cung cá thịt trắng
khai thác đang giảm dần. Ngay
cả Châu Phi cũng nhập siêu thủy
sản, chủ yếu là các loài cá nổi
giàu chất béo, rẻ tiền.
Sự phát triển NTTS có tác
động quan trọng đối với nguồn
cung thủy sản thế giới. Ngoại trừ
cá ngừ, nguồn cung bình quân
theo đầu người và giá trị thương
mại thủy sản chỉ tăng khi sản
lượng nuôi tăng mạnh (ví dụ
như ở Bănglađét, Inđônêxia và
Việt Nam). Ở các quốc gia thiếu
lương thực và thu nhập thấp,
nguồn cung thủy sản bình quân
đầu người tăng chậm, chỉ từ 4,5
kg (1961) lên 10,5 kg (2009). Tại
Châu Phi – khu vực mà thủy sản
chiếm tỷ trọng lớn trong các loại
thực phẩm gốc động vật - nguồn
cung bình quân theo đầu người
không tăng đáng kể trong 20
năm qua. Nguyên nhân chính là
do sự tăng trưởng hạn chế của
ngành NTTS ở khu vực này.
Cùng với sự gia tăng khối
lượng, “chất lượng” cung thủy
sản cũng thay đổi đáng kể trong
50 năm qua. Năm 1961, 32%
nguồn cung là cá đáy, 26% là cá
nổi, 16% là cá nước ngọt và nước
lợ và 12% là các loài cá biển khác.
Đến năm 2009, nguồn cung cá
đáy và các loài cá biển khác giảm,
cá nổi tăng về sinh khối nhưng
giảm về tỷ trọng (xét trong tổng
nguồn cung thủy sản), còn cá
nước ngọt và nước lợ tăng 250%.
Nguồn cung thủy sản nước ngọt
và nước lợ theo bình quân đầu
người đạt 6,1 kg, tương đương
1/3 tổng nguồn cung thủy sản.
Những thay đổi này chủ yếu là
do sự chững lại trong sản lượng
khai thác tự nhiên và sự tăng
mạnh sản lượng cá chép, cá rô
phi và cá hồi nuôi.
Tăng cơ hội
tiêu thụ thủy sản
Bên cạnh nguồn cung thị
trường, cơ hội tiêu dùng thủy sản
cũng có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo ANLT cho các hộ
gia đình. Dù nguồn cung thủy
sản toàn cầu không ngừng tăng
nhưng sự cạnh tranh ngày càng
lớn về quyền sử dụng đất nông
nghiệp, việc thiếu nguyên liệu
đầu vào, tác động của thiên tai
và sự phụ thuộc ngày càng nhiều
vào năng lượng của các hệ thống
sản xuất thực phẩm đã khiến giá
thành sản xuất biến động và nằm
ở mức cao từ năm 2006. Do đó, các
nước nghèo và phụ thuộc vào NK
thực phẩm - nếu không đủ nguồn
lực và khả năng thực thi các chính
sách điều tiết thu nhập, chi tiêu,
thị trường và giá cả; hoặc thực thi
các biện pháp an toàn thực phẩm
- sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các thị trường này
cũng chính là khu vực tiềm năng
để phát triển sản xuất các loài và
sản phẩm thủy sản cỡ nhỏ. Ngoài
việc giúp người nghèo tăng cơ
hội tiêu thụ thủy sản, các nhà sản
xuất, kinh doanh sẽ được hưởng
lợi nhờ tăng năng suất, tiết kiệm
năng lượng, giảm chi phí và rủi ro,
cũng như rút ngắn thời gian nuôi
nên có thể sản xuất vài vụ/năm.
Trênthựctế,khaithácvàNTTS
góp phần cải thiện ANLT cho các
Nguồn cung thủy sản toàn cầu đã và đang không ngừng tăng, chủ yếu nhờ
sản lượng thủy sản nuôi tăng nhanh và bền vững.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 21
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
2/3 tổng lượng thủy sản tiêu
dùng và rẻ hơn rất nhiều so với
phần lớn thủy sản khai thác. Một
thập kỷ trước, thủy sản nuôi ở
Bănglađét đắt hơn thủy sản khai
thác, nhưng hiện nay, nhờ sản
lượng nuôi tăng gấp đôi nên giá
đã đỡ đắt hơn các sản phẩm khai
thác.
Tiêu dùng thủy sản
Việc lựa chọn thực phẩm tiêu
dùng bị chi phối bởi nhiều yếu
tố - không chỉ bởi nguồn cung và
cơ hội tiêu dùng mà còn bởi thị
hiếu, giá trị dinh dưỡng, văn hóa
và tôn giáo. Quan điểm cá nhân
và bối cảnh xã hội (kinh nghiệm
sống, mức độ phụ thuộc vào
thực phẩm NK, quảng cáo, tiếp
thị và xúc tiến sản phẩm) cũng
là các yếu tố ngày càng có nhiều
ảnh hưởng. Do đó, sự lựa chọn
thực phẩm tiêu dùng của người
phương Tây được quyết định
bởi nhiều tính chất khác nhau
của sản phẩm như sự tiện dụng,
chất lượng, độ tươi, sự tin tưởng
về mức độ an toàn và giá trị
dinh dưỡng, sự quan tâm về môi
trường và an sinh động vật cũng
như các mối quan hệ xã hội.
Vậy sự gia tăng sản lượng
thủy sản nuôi có ảnh hưởng đến
các mô hình hành vi của người
tiêu dùng hay không? Các đặc
điểm nhân khẩu học, trình độ
học vấn, nơi mua và quảng cáo
là các yếu tố quyết định lòng
tin và thái độ đối với thủy sản
nuôi. Ví dụ, kết quả một cuộc
điều tra người tiêu dùng Bỉ cho
thấy, yếu tố bền vững và các
vấn đề đạo đức là mối quan tâm
hàng đầu đối với tiêu dùng thủy
sản khai thác, còn chất lượng
là yếu tố quyết định tiêu dùng
thủy sản nuôi. Ở Bănglađét, sản
lượng thủy sản nuôi tăng phần
lớn là của các loài ngoại lai như
Oreochromis spp. Tuy nhiên, các
loài này không được ưa chuộng
bằng các loài khai thác bản địa
đang ngày càng khan hiếm. n
Phương Thảo biên dịch
Theo Journal of Fish Biology
(2013) 83, 1067-1084
hộ gia đình, hoặc trực tiếp thông
qua tiêu dùng thủy sản, hoặc
gián tiếp thông qua việc tăng sức
mua từ kinh doanh thủy sản. Có
thể thấy cơ hội tiêu dùng này khi
phụ nữ tham gia vào các hoạt
động liên quan đến nuôi trồng và
khai thác thủy sản như chế biến
và kinh doanh, bởi khi đó, họ có
thể dành phần thu nhập lớn hơn
cho tiêu dùng thực phẩm.
Ước tính có khoảng 120 triệu
người trên thế giới hoạt động
trong ngành khai thác thủy sản
và 23 triệu người trong ngành
nuôi, giúp tăng cơ hội tiêu dùng
thủy sản.
Ảnh hưởng của giá
Tác động lớn nhất đến cơ hội
tiêu dùng thực phẩm là giá – yếu
tố bị chi phối chủ yếu bởi thị
trường và thu nhập. Thịt và cá
được coi là khá đắt so với các sản
phẩm giàu tinh bột như gạo và
ngô, do đó, nó liên quan chặt chẽ
với sự giàu có. Người tiêu dùng
thu nhập thấp thường ưu tiên
mua thủy sản rẻ tiền hơn, như
các loài cá nổi nhỏ giàu axit béo
LCPUFA.
Một báo cáo nghiên cứu về hệ
số co giãn của cầu thủy sản theo
giá ở các thị trường phương Tây
cho thấy, lượng cầu phản ứng
mạnh đối với sự thay đổi của giá.
Giá cũng là yếu tố quyết định
lớn hơn đối với việc mua thủy
sản của người nghèo ở các nước
đang phát triển. Tại các khu vực
có sản lượng thủy sản nuôi lớn,
giá thủy sản nuôi có xu hướng rẻ
hơn, giúp người dân tăng cơ hội
tiêu dùng thủy sản. Ví dụ, ở Ai
Cập, thủy sản nuôi hiện chiếm
Tác động lớn nhất đến cơ hội tiêu dùng thực phẩm là giá – yếu tố bị chi phối
chủ yếu bởi thị trường và thu nhập.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201422
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
(Phú Quốc- Rạch Giá). Thức ăn
chính của cá cơm là các sinh vật,
rong rêu. Tùy theo hình dáng và
màu sắc của chúng, cá cơm được
phân thành nhiều loại như: sọc
tiêu, cơm than, cơm đỏ, cơm lép,
sọc phấn...
Là mặt hàng giá trị kinh tế cao
được XK sang nhiều thị trường
trên thế giới, nhất là Hàn Quốc,
Đài Loan, Trung Quốc…, cá cơm
được dùng để chế biến, tẩm sấy
gia vị, làm thức ăn cho gia súc,
nuôi thủy sản... Đặc biệt, cá cơm
là nguyên liệu chính để sản xuất
nước mắm truyền thống Phú
Quốc nổi tiếng- sản phẩm đầu
tiên của Việt Nam đã được bảo
hộ chỉ dẫn địa lý tại EU, mở
đường cho các DN Việt Nam xây
dựng thương hiệu trên thế giới.
Ngành sản xuất và XK
cá cơm Việt Nam
gặp nhiều khó khăn
Theo kết quả điều tra nghiên
cứu chuỗi giá trị cá cơm khai
thác ở vùng biển Tây Nam Bộ,
do việc tổ chức và liên kết các
chủ thể tham gia chuỗi giá trị
Cá cơm - mặt hàng
có giá trị kinh tế cao
Vùng biển Tây Nam Bộ Việt
Nam và vịnh Thái Lan được
coi là một trong những nơi tập
trung nhiều chủng loại cá cơm
nhất trên thế giới. Cá cơm là loài
thủy sản có nhiều đạm, vitamin
và khoáng chất..., là thực phẩm
để chế biến nhiều món ăn ngon
và làm nước mắm...
Mùa đánh bắt cá cơm thường
vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm
lịch ở các vùng biển miền Trung
(Quảng Nam) và miền Nam
Bảo vệ và nâng cao giá trị cá cơm
khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ
Vùng biển Tây Nam Bộ có nguồn lợi cá cơm rất dồi dào. Tuy nhiên hiện nay, do tình
trạng lạm thác, nguồn nguyên liệu quý giá này đang có xu hướng suy giảm cả về chất
lượng và số lượng. Giải pháp bảo vệ và nâng cao giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển
này được đề cập tại Hội thảo Nghiên cứu chuỗi giá trị của cá cơm khai thác ở vùng
biển Tây Nam Bộ, do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản,Tổng cục Thủy sản tổ chức
đầu năm 2014.
Một số sản phẩm cá cơm chế biến và nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 23
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
cá cơm gồm ngư dân- người thu
gom, chế biến và thương mại còn
lỏng lẻo, phương pháp đánh bắt
và chế biến không hiệu quả nên
ngành sản xuất và XK cá cơm
gặp rất nhiều khó khăn, bị cạnh
tranh gay gắt từ các đối thủ trực
tiếp như Thái Lan.
Mặt khác, thị trường XK sản
phẩm chế biến từ cá cơm chưa
được xây dựng vững chắc, công
tác quảng bá thương hiệu nước
mắm Phú Quốc còn yếu và việc
tiếp cận nguồn vốn trung, dài
hạn để đầu tư phát triển sản xuất
còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng
điều quan trọng nhất là chưa tạo
được một chuỗi GTGT sản phẩm
cá cơm, do đó, dẫn đến giá bán
thấp, sản xuất bị động, sản lượng
các sản phẩm chế biến từ cá cơm
còn nhỏ, sự nhận biết về thương
hiệu nước mắm Phú Quốc của
người tiêu dùng còn hạn chế.
Điều này dẫn đến thu nhập của
người làm nghề khai thác cá cơm
chưa cao, chưa tạo tiền đề phát
triển bền vững
Nguyên liệu được xem là
khâu có nguy cơ cao nhất làm
ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm
cá cơm nước mắm. Ông Phạm
Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng cục
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
Thủy sản cho biết, trong vòng từ
5- 10 năm trở lại đây, sản lượng cá
cơm giảm đáng kể, từ 18.000 tấn
năm 2010 xuống chỉ còn 13.000-
13.500 tấn năm 2013 do cường
lực khai thác ngày càng tăng.
Hiệnnay,sốlượngtàuthuyền,
sản lượng và năng suất khai thác
nghề vây cá cơm truyền thống
ngày càng giảm do phải cạnh
tranh khốc liệt với nghề vây cá
cơm có sử dụng ánh sáng (gần
như 100% tàu khai thác cá cơm
tại vùng biển Tây Nam Bộ đã
chuyển sang nghề này). Ngoài
ra, việc khai thác bằng nghề “cào
bay”, nghề xiệp, nghề vây bằng
lưới mùng… trên vùng biển này
đã ảnh hưởng không nhỏ đến
nguồn lợi cá cơm. Tình trạng này
đã khiến năng suất, chất lượng
khai thác theo tàu có xu thế giảm
mạnh, tỷ lệ lẫn cá tạp cao hơn,
khoảng 30-40%.
Tại Phú Quốc, đang diễn ra
tình trạng cạnh tranh nguồn
nguyên liệu giữa các nhà thùng
(làm nước mắm) và các cơ sở thu
mua chế biến cá cơm sấy khô.
Do thiếu nguyên liệu, một số
nhà thùng phải treo thùng hoặc
ngừng sản xuất.
Bà Hồ Kim Liên, Giám đốc
Công ty CP TM Khải Hoàn cho
biết, các nhà thùng rất cần sử
dụng sản phẩm cá cơm chất
lượng cao, vì đây là nguyên
liệu chính để cho ra đời sản
phẩm nước mắm Phú Quốc
truyền thống. Tuy nhiên, giá
nguyên liệu bị đẩy lên cao gấp
đôi, từ 10.000 đồng lên 21.000
đồng/kg, có thời điểm lên đến
21.000- 25.000 đồng/kg. Một
phần do thương lái Trung
Quốc thu gom hàng.
Khi giá nguyên liệu đầu vào
cao, kéo theo giá nước mắm Phú
Quốc cũng bị đẩy lên. Những
nhà thùng, nhà máy chế biến
nước mắm khó cạnh tranh được
bằng giá với những tập đoàn
thực phẩm lớn với những dòng
sản phẩm nước mắm có độ đạm
thấp...gây không ít khó khăn cho
sản phẩm nước mắm được bảo
hộ chỉ dẫn địa lý tại EU này.
Và những giải pháp...
Để khắc phục những bất cập
trên, cần quản lý sản xuất, kinh
doanh cá cơm theo chuỗi giá trị,
tạo sự thống nhất trong các khâu
liên quan đến sản phẩm.
Tại hội thảo, ThS Phạm Thị
Thùy Linh - chủ nhiệm đề tài -
cho biết, nút thắt lớn nhất mà tất
cả các chuỗi đều gặp phải đó là
nguồn lợi cá cơm- nguồn cung
cấp chính cho chuỗi sản xuất cần
được tháo gỡ. Do đó, bà đề nghị
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu
tại Hội thảo Nghiên cứu chuỗi giá trị của cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201424
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
hiệu, chưa thâm nhập sâu vào thị
trường lớn, do đó cần phải đẩy
mạnh XTTM, quảng bá hình ảnh,
dán nhãn thương hiệu, nâng cao
chất lượng, mở rộng thị trường...
đưa cá cơm về với giá trị thực
của nó.
Ngoài ra, cần thúc đẩy xây
dựng các mô hình liên kết dọc
giữa các cơ sở, DN chế biến các
sản phẩm từ cá cơm, nhà thùng
và thương lái để đảm bảo ổn
định nguyên liệu cho chế biến
và hỗ trợ phát triển ngư dân khai
thác cá cơm, tìm kiếm các mô
hình liên kết phù hợp dựa trên
kinh nghiệm thực tiễn của địa
phương. Vai trò dẫn dắt việc xây
dựng các mô hình liên kết chính
là các DN chế biến, nhà thùng,
đồng thời phát huy vai trò của
hiệp hội trong việc xây dựng liên
kết dọc.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy
sản nhấn mạnh cần xây dựng
được mô hình liên kết giữa các
khâu trong chuỗi, phân phối hợp
lý lợi nhuận giữa các bên tham
gia nhằm góp phần bảo vệ bền
vững nguồn lợi cá cơm và quảng
bá thương hiệu các sản phẩm
được chế biến từ cá cơm khai
thác ở vùng biển Tây Nam bộ
trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế…
Tổng cục đang tiến hành
đề án thí điểm Tái tạo nguồn lợi
thủy sản, dự kiến cá cơm vùng
biển Tây Nam Bộ sẽ là một trong
những đối tượng mà Tổng cục sẽ
đưa vào đề án. n
Nguyễn Thị Hồng Hà
Bên cạnh đó, phải có những
hỗ trợ đáng kể về tài chính, kỹ
thuật, tổ chức sản xuất... để cải
tiến thực sự chuỗi giá trị , tháo
gỡ khó khăn nảy sinh ở các khâu
trong chuỗi và phải có thời gian
đủ dài (3-5 năm, thậm chí 10
năm), ngoài ra, cũng cần tăng
cường sự hỗ trợ của các cơ quan
quản lý nhà nước và hiệp hội......
Ông Phạm Ngọc Tuấn cũng
cho rằng, cần tăng cường hơn
nữa công tác quản lý hoạt động
mua bán cá cơm, có giải pháp
ngăn chặn tình trạng mua phá
giá. Bên cạnh đó, cần xây dựng
quy định về bảo vệ nguồn lợi và
quản lý hoạt động khai thác cá
cơm, cần sớm có văn bản khoanh
vùng đánh bắt. Thêm vào đó,
hiện nay, sản phẩm cá cơm còn
đơn điệu, chưa tạo nên thương
Nhà nước cần đưa ra một số quy
định về quản lý để hạn chế lạm
thác, như chỉ cho phép tàu lưới
vây khai thác cá cơm, không cho
phép giã cào và các ngư cụ bị
cấm khác, đồng thời có phương
án quy hoạch, sắp xếp lại đội tàu
cá cơm. UBND tỉnh Kiên Giang,
Cà Mau cần có quy định hạn
chế tàu khai thác cá cơm; quy
định mùa cấm (1-2 tháng/năm)
ở một số ngư trường trọng điểm
trong mùa sinh sản... Cần nâng
cao năng suất khai thác và giảm
tổn thất sau thu hoạch bằng việc
cải tiến công nghệ và giải pháp
quản lý. Cũng cần có chính sách
ưu đãi, khuyến khích các DN ở
miền Trung, DN của Malaysia,
Xingapo...xây nhà máy chế biến
cá cơm sấy, tẩm gia vị XK tại Tây
Nam Bộ.
Sản phẩm nước mắm Ông Kỳ của Công ty CP Thương mại Khải Hoàn
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 25
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Ban Chêëp haânh Hiïåp höåi Chïë biïën vaâ Xuêët khêíu Thuãy saãn Viïåt Nam (VASEP)
nhiïåt liïåt chuác mûâng 24 doanh nghiïåp höåi viïn nhên kyã niïåm ngaây thaânh lêåp cuãa àún võ trong thaáng 3/2014
CHUÁC MÛÂNG SINH NHÊÅT
CÖNG TY CP HAÃI SAÃN BÒNH ÀÖNG
BINH DONG FISCO (1/3/2004)
CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN THUÃY SAÃN
PHUÁ CÛÚÂNG JOSTOCO
PHU CUONG JOSTOCO CORP
(11/3/1995)
CÖNG TY TNHH TM SX XD GIA HÊN
GIA HAN TRADING MANUFACTURING
CO., LTD (19/3/2001)
CÖNG TY CP THUÃY SAÃN NAM BÖÅ
NAMBO GROUP (1/3/2007)
CÖNG TY CP THUYÃ SAÃN SÖË 1
SEAJOCO VIETNAM (31/3/1993)
CÖNG TY TNHH HAÃI LONG
HAI LONG CO., LTD (31/3/2000)
CÖNG TY CP THUÃY HAÃI SAÃN AN PHUÁ
AN PHU SEAFOOD CORP. (14/3/2007)
CÖNG TY TNHH THIÏËT BÕ
CN VAÂ TM QUANG DÛÚNG
QD CO., LTD (14/3/2000)
CÖNG TY CP CB VAÂ XNK THUÃY SAÃN
CADOVIMEX
CADOVIMEX SEAFOOD VN (28/3/1997)
CÖNG TY TNHH PHUÁ THAÅNH
PHU THANH CO., LTD
(30/3/1996)
CÖNG TY CP THUYÃ SAÃN SÖË 4
SEAPRIEXCO N04 (31/3/1993)
CÖNG TY CP XNK THUYÃ SAÃN SAÂI GOÂN
SEAPRODEX SAIGON (31/3/1993)
CÖNG TY CP PROCIMEX VIÏÅT NAM
PROCIMEX (8/3/1990)
CÖNG TY CP THUYÃ SAÃN BÒNH ÀÕNH
BIDIFISCO (18/3/1999)
CHINHAÁNH CÖNG TYCP
DOCIM EXCO -DOCIFISH
DOCIFISH (7/3/2002)
C.TY TNHH THUÃY SAÃN TAÂI NGUYÏN
TAI NGUYEN SEAFOOD (21/3/2002)
CÖNG TY TÊN CAÃNG SAÂI GOÂN
SAIGON NEWPORT (15/3/1989)
CÖNG TY CP THUYÃ ÀÙÅC SAÃN
SEASPIMEX VIETNAM (31/3/1983)
CÖNG TY CP HUÂNG VÛÚNG
HUNG VUONG CORP (24/3/2003)
TÖÍNG C.TY CÖNG NGHIÏÅP - IN -
BAO BÒ LIKSIN-TNHH MÖÅT THAÂNH VIÏN
LIKSIN CORPORATION (24/3/1995)
*CÖNG TY TNHH THUÃY SAÃN GIOÁ MÚÁI
NEW WIND (21/3/2000)
CÖNG TY CP THUÃY SAÃN BAÅC LIÏU
BACLIEUFISH (7/3/2001)
TRUNG TÊM XUÁC TIÏËN THÛÚNG MAÅI
VAÂ ÀÊÌU TÛ ÀÖÌNG THAÁP
DOTIP (25/3/2008)
CÖNG TY TNHH THÛÅC PHÊÍM
THUÃY SAÃN MINH BAÅCH
MB (17/3/2009)
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
26
Sản xuất kinh doanh thủy sản tháng 2/2014
Tình hình chung
Từ cuối năm 2013, nền kinh tế thế giới nhìn
chung đã có một số dấu hiệu phục hồi. Tạp chí
The Economist (Anh) dự báo năm 2014, kinh tế thế
giới sẽ sáng sủa hơn và GDP của các quốc gia sẽ
tăng khá. Tổ chức Tiến tệ Quốc tế (IMF) cũng dự
báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2014 có thể
đạt 3,6%.
Bước vào năm 2014, kinh tế Việt Nam cũng
xuất hiện những tín hiệu khả quan hơn. Chính
phủ quyết liệt đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà
nước và đưa ra giải pháp đột phá về thể chế kinh
tế, đồng thời tiếp tục kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh
thu hút vốn FDI, ODA…
Ngành nông nghiệp được Chính phủ chủ
trương đẩy nhanh tái cơ cấu theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tái cơ cấu
ngành thủy sản cũng nhắm đến mục tiêu duy trì
tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả
năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất
lượng và giá trị gia tăng.
Hai tháng đầu năm nay, ngành thủy sản đã
tiếp tục nâng cao sản lượng và duy trì tốc độ tăng
trưởng của các đối tượng chủ lực. Sản lượng thủy
sản của cả nước trong hai tháng đầu năm ước đạt
768.800 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, sản lượng nuôi trồng 323.600 tấn, giảm
0,3%; sản lượng khai thác 445.200 tấn, tăng 4,3%,
trong đó khai thác biển 419.400 tấn, tăng 4,7%. n
Thời tiết từ đầu năm đến nay khá thuận lợi,
nên ngư dân tăng cường bám biển dài ngày. Ở
hầu hết các vùng biển, ngư dân đều đang trúng
mùa. Các cơ quan quản lý ngành đã tăng cường
công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn tàu cá
và an toàn cho ngư dân, nâng cao chất lượng
thông tin trên biển phục vụ hoạt động đánh bắt
của ngư dân.
Hai tháng đầu năm, một số tỉnh có sản lượng
khai thác khá cao như: Kiên Giang đạt 73.790 tấn,
Ninh Thuận 33.500 tấn, Bình Thuận 17.200 tấn, Vũng
Tàu 43.183 tấn, Trà Vinh 9.200 tấn, Bạc Liêu 17.914 tấn,
Cà Mau 28.500 tấn, Thanh Hóa 6.600 tấn và Quảng
Ninh 8000 tấn. n
Khai thác thủy sản
Phát huy đà thắng lợi năm 2013, người nuôi
tôm đã tích cực mở rộng diện tích và đầu tư vào
nuôi mới. Hiện nay, tình hình sản xuất tôm nước lợ
nói chung đang diễn ra khá thuận lợi. Nhiều tỉnh
ở ĐBSCL đã tăng diện tích nuôi thả nuôi và đang
triển khai vụ thả tôm nước lợ năm 2014. Sản lượng
thu hoạch tôm ở các tỉnh ĐBSCL đạt khá cao như
Kiên Giang đạt 1.625 tấn tôm sú, 1.309 tấn tôm chân
trắng; Bạc Liêu đạt 4.925 tấn tôm sú, 605 tấn tôm
chân trắng; Cà Mau đạt 13.800 tấn tôm sú, 3.500 tấn
tôm chân trắng.
Sản xuất cá tra trong 2 tháng đầu năm vẫn đang
gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ chưa có
tiến triển, mặc dù nguồn cá nguyên liệu trong nước
không phải là dồi dào. Nghề nuôi cá tra đang trải
qua một giai đoạn kỳ khá gian nan và phức tạp,
do giá cá nguyên liệu trên thị trường thấp hơn giá
thành, trong khi giá thức ăn, thuốc thú y và một số
vật tư đầu vào thiết yếu khác đều tăng, khiến người
dân hạn chế thả nuôi.
Trong tháng 2/2014, diện tích nuôi và sản lượng
thu hoạch cá tra của một số tỉnh đều giảm so với cùng
kỳ năm 2013, cụ thể: Cần Thơ đạt 7.540 tấn (giảm gần
6%) trên diện tích nuôi 480 ha (giảm 8,6%); Vĩnh Long
đạt 19.735 tấn (giảm11,5%) trên diện tích 277 ha (giảm
10%); Đồng Tháp đạt 31.475 tấn (giảm gần 1%) trên
diện tích 989 ha (giảm 4,7%).
Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 2 vẫn không
tăng so với tháng trước. Tại Vĩnh Long, giá cá tra
nguyên liệu trong tháng 2 dao động từ 22.500-23.000
đ/kg trong khi giá thành sản xuất 23.000-24.000 đ/kg.
Một số hộ nuôi cá tra ở Cần Thơ đang có xu hướng
giảm dần diện tích nuôi cá tra và chuyển sang nuôi cá
lóc, cá thát lát. n
Nuôi trồng thủy sản
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
27
Dự tính kết quả XK thủy sản trong tháng 2 đạt
khoảng 335 triệu USD, đưa tổng XK của 2 tháng
đầu năm ước đạt gần 919 triệu USD, tăng khoảng
18% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù giá trị XK
trong tháng 2 thấp hơn khá nhiều (giảm trên 42%
so với tháng 1) nhưng so với tháng 2 cùng kỳ năm
ngoái, giá trị XK vẫn tăng trên 15%.
Tiêu thụ của các thị trường lớn trên thế giới
chưa có những biến động đáng kể. Nuôi tôm ở
các nước trong khu vực cũng chưa thấy có phản
ánh tích cực rõ rệt về sản lượng thu hoạch sau
một năm đấu tranh tích cực với dịch bệnh EMS
trên tôm. Tuy nhiên, các nguồn tin đều cho thấy,
sản lượng tôm thu hoạch của nhiều khu vực sẽ cải
thiện hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự đoán, XK thủy sản của nước ta có nhiều triển
vọng tăng tiếp trong những tháng tới do các thị
trường tiêu thụ lại tiếp tục xây dựng nguồn hàng
cho mùa tiêu thụ tiếp theo trong dịp hè. Tiêu thụ
tôm dự đoán tiếp tục tăng trên các thị trường Mỹ,
Nhật Bản và EU.
Trong 2 tháng đầu năm nay, NK thủy sản ước
đạt 175 triệu USD, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ
năm 2013, trong đó hai nhà cung cấp thủy sản chính
cho Việt Nam là Ấn Độ (chiếm 47,9%) và Đài Loan
(chiếm 6%).n
Phương Mai tổng hợp
TheWith our passion and tenacity
we are proud of to youbring
the best Pangasius products
from the heart of Mekong River
www.vinhhoan.com.vn
Product name: eF kL oO hciR trA aL niTO hU isC s fH u. siPanga
R
Xuất khẩu thuỷ sản
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014
THUÃY SAÃN 5 CHÊU
Hiệp hội Sản xuất Thức ăn Thái Lan đã xây dựng
một lộ trình phát thủy sản bền vững nhằm đảm bảo
ngành sẽ đạt được tính bền vững trong toàn bộ chuỗi
cung ứng. Theo kế hoạch, ngành thủy sản Thái Lan
sẽ đạt đến sự phát triển bền vững trong vòng 5 năm.
Pornsil Patchrintanakul, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, lộ
trình phát triển sẽ được hoàn tất vào tháng 7/2014 và
đi vào thực hiện từ tháng 8. Kế hoạch sẽ tập trung
vào khuôn khổ, các hoạt động và việc thực thi của các
thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất thủy sản. n
The Nation
Cơ quan Đầu tư và Phát triển kinh tế bang Sabah,
Malaixia đã lên kế hoạch xây dựng một trại nuôi tôm
và một nhà máy chế biến 1.000 ha tại Pitas, Sabah,
miền Đông Malaixia. Trại nuôi sẽ gồm 318 ao nuôi
và sản lượng hằng năm ước đạt khoảng 10.000 tấn
tôm. Dự kiến, trong 7 năm tới, dự án sẽ thu hút 75
triệu USD từ vốn đầu tư tư nhân. Mục tiêu của dự án
là cải thiện thu nhập hộ gia đình địa phương thông
qua phát triển kinh tế dựa trên nuôi trồng thủy sản và
sẽ tạo thêm 1.200 việc làm mới. Nuôi hải sâm cũng
là một phần trong dự án này. n
Shrimpnews
28
EU khởi động chiến dịch tiêu thụ
thủy sản bền vững
Inđônêxia thu mua ghẹ xanh
có kích thước tối thiểu 10 cm
Hiệp hội các nhà sản xuất thức ăn
Thái Lan dự thảo kế hoạch
phát triển thủy sản
Sabah, Malaixia triển khai
dự án tôm lớn
Cao ủy Nghề
cá của Liên minh
Châu Âu (EU), Maria
Damanaki phát
động chiến dịch
“ I N S E PA R A B L E ”
trong toàn khu vực
nhằm nâng cao nhận
thức về việc cải cách
Chính sách nghề cá chung (CFP). “INSEPARABLE”
kêu gọi người dân Châu Âu tăng cường tiêu thụ các
sản phẩm thủy sản bền vững. Website của chiến
dịch này đưa thông tin về những nguồn lợi thủy sản
dồi dào, được khai thác và sản xuất bền vững nhằm
giúp người dân chọn lựa. n
Fis
Chính sách này đã được Hiệp hội Chế biến Cua
ghẹ Inđônêxia (APRI) thông qua. Theo đó, những
công ty tham gia cam kết, gồm phần lớn là các nhà
cung cấp cua ghẹ lớn của Inđônêxia, sẽ không được
phép thu mua ghẹ xanh có kích thước dưới 10 cm.
Chính sách này được đặt ra nhằm giúp nguồn lợi
ghẹ xanh có thể phát triển lành mạnh và dồi dào
hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
sinh sản trước khi bị khai thác. Chính sách về kích
thước tối thiểu của APRI phù hợp với xu hướng bảo
tồn của ngành cua, học tập theo các quy định tương
tự ở Philippin và các thành viên khác của Ủy ban
Cua NFI. n
Seafoodnews
THUÃY SAÃN 5 CHÊU
Các nhà khoa học của Hội đồng Nghiên cứu
Khoa học Quốc gia đã tìm ra một công nghệ mới
giúp kéo dài thời hạn sử dụng của một số loại thủy
sản đông lạnh có giá trị thương mại. Nhờ công
trình nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành như
phân tích sinh hóa và cảm quan, nhóm các nhà
khoa học đã thành công trong việc tăng thời hạn
sử dụng của cá thu đông lạnh từ 3 lên 9 tháng
và cá sòng đông lạnh từ 6 lên 12 tháng. Các nhà
khoa học đã sử dụng công nghệ cao áp thủy tĩnh
(APH) trước khi cấp đông thủy sản để hạn chế
đặc tính dễ hỏng của thủy sản và sự hoạt động
của các enzym phân huỷ sản phẩm. n
Infofish
Viện Thú y Na Uy đã phát hiện ra một căn
bệnh mới ở trại sản xuất giống cá hồi vân. Tỷ lệ
cá chết tăng và vấn đề này đã được thông báo
cho Cơ quan An toàn thực phẩm (FSA). Kết quả
ban đầu cho thấy đây là căn bệnh truyền nhiễm.
Triệu chứng điển hình của bệnh là suy tuần hoàn
và thiếu máu do cá bệnh bị viêm tim. Viện Thú y
đang làm việc với ngành cá hồi, các chuyên gia
thú y và FSA để làm rõ các mối liên hệ và cơ chế
lây truyền. Dữ liệu ban đầu cho thấy căn bệnh là
do một loại virus gây ra. n
Thefishsite
Tại hội nghị Aquaculture America 2014, một số
nhà khoa học đã chứng minh việc nuôi tôm nâu
bản địa kết hợp với rau diếp biển (ulva-một loại
rong biển) sẽ mở ra hướng nuôi tôm bền vững
hơn. Trong mô hình này, tôm sẽ ăn ulva có hàm
lượng protein cao, giúp làm giảm đáng kể lượng
thức ăn viên cung cấp cho tôm. Trong khi đó, ulva
hấp thụ khí C02, NH3, Phốt phát, Ni tơ và các
dưỡng chất khác do tôm thải ra, làm sạch nước
trong hệ thống nuôi. Ngoài ra, ulva có khả năng
kháng khuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh cho tôm
nuôi. Tỷ lệ sống của tôm nuôi tương đối cao, đạt
khoảng 60%. n
Thefishsite
Hằng Vân lược dịch
Phát hiện bệnh mới
trên cá hồi ở Na Uy
Mêhicô thành công với hệ thống
nuôi “tôm – rau diếp biển” bền vững
Mỹ: Công nghệ kéo dài thời hạn
sử dụng thủy sản
Nhiệt độ tăng có thể ảnh hưởng
đến nguồn lợi thủy sản
Theo một nghiên cứu do Tiến sĩ Jodie
Rummer của đại học James Cook chỉ đạo, tốc
độ biến đổi khí hậu nhanh chóng có thể làm
giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản sinh sống gần
đường xích đạo. Nhiều loài thủy sản sống ở đây
khó có thể thích ứng với những thay đổi lớn
trong môi trường, vì thông thường chúng chỉ
mới trải qua những thay đổi nhỏ về nhiệt độ.
Khi nhiệt độ tăng lên, thủy sản có thể bị mất khả
năng trốn tránh kẻ thù, tìm thức ăn và sinh sản.
Tiến sĩ Jodie Rummer cho biết nhiều quần thể
thủy sản xích đạo đang sống tiệm cận với giới
hạn của chúng. n
Skynews
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 29
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201430
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
Là đơn vị đi đầu phát triển nuôi giống cá tầm tại Việt Nam, sau một thời gian nỗ
lực và tâm huyết, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng hệ
thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp, đưa Việt Nam thành
một quốc gia dẫn đầu về nuôi và sản xuất một loài cá quý hiếm đang đứng bên bờ
tuyệt chủng.
Tập đoàn Cá tầm Việt Nam
Đưa “vàng đen” xứ lạnh về vùng nhiệt đới
đã bắt cá tầm để lấy trứng, điều
này được khắc hoạ trên bức
tranh bằng đá tìm thấy ở gần
Kim tự tháp Sakkara, có niên đại
2.400 năm trước Công nguyên.
Từ xa xưa, trứng cá tầm muối
(caviar) đã luôn được ưa chuộng
và đồng nghĩa với sự phong lưu,
sang trọng. Trứng cá tầm, nổi
tiếng nhất là trứng cá tầm Nga,
hiện nay có giá bán dao động
trung bình từ 1.500-6.000 USD/
kg, thậm chí với trứng cá tầm
Beluga (Huso huso) - loài cá tầm
quý nhất - có giá lên tới trên
10.000USD/kg, là một thứ “vàng
đen” xa xỉ bậc nhất theo cách gọi
của các tay buôn.
Tuy nhiên, sản lượng trứng
cá tầm khai thác tự nhiên trên
thế giới hiện đã giảm mạnh.
Chính vì là loài cá quý hiếm và
mang lại giá trị kinh tế cao nên
nạn đánh bắt cá tầm tự nhiên
đã diễn ra nghiêm trọng trong
nhiều năm qua, khiến cho loài
Một loài cá quý
bên bờ tuyệt chủng
Cá tầm (Acipenser) xuất hiện
trên trái đất cách đây khoảng 200
triệu năm, là một trong những
giống loài cá vây tia cổ đại nhất
hiện nay; sống tại các vùng biển
nước lạnh như biển Caspian, biển
Đen và nhiều sông hồ như sông
Delaware, Rhin, Garonne, Elbe,
Volga, Danube và hồ Ladoga.
Từ thời cổ xưa, người Ai Cập,
người Phênixi và người Hi Lạp
Trại ương nuôi cá tầm của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam ở tỉnh Lâm Đồng
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 31
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
này có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nếu như vào thập kỷ 70 thế kỷ
trước, sản lượng đánh bắt cá tầm
của thế giới đạt khoảng 20.000 -
30.000 tấn/năm thì vào năm 2001
chỉ còn khoảng 500 tấn. Liên hiệp
quốc đã phải ban hành Công ước
về hoạt động buôn bán quốc tế
các loại động vật có nguy cơ bị
tuyệt chủng (CITES), trong đó có
áp đặt lệnh kiểm soát chặt chẽ
nhất NK trứng cá tầm đánh bắt
từ thiên nhiên.
Mới đây nhất, cơ quan quản
lý thủy sản Liên bang Nga đã
ban bố lệnh cấm đánh bắt cá
tầm tại vùng biển Caspian, nơi
từng cung cấp hơn 90% sản
lượng cá tầm đánh bắt trên
toàn thế giới. Lệnh này có hiệu
lực từ ngày 1/1/2014 và kéo dài
trong vòng 5 năm. Hệ quả của
những lệnh cấm này càng làm
cho sản lượng trứng cá tầm sụt
giảm và khan hiếm, đắt đỏ hơn
trước. Điều này khuyến khích
nhiều nước như Mỹ, Canađa,
Nga, Iran…phát triển nuôi loài
cá có giá trị kinh tế cao này để
hướng đến XK.
Hành trình đưa cá tầm về
Việt Nam
Trước khi được chính thức
thành lập, Tập đoàn Cá tầm Việt
Nam (CTVN) đã trải qua nhiều
năm nghiên cứu, thử nghiệm đề
ánnuôicátầmNgavàấpnởtrứng
cá tầm. Tập đoàn đã gặp không ít
khó khăn trở ngại. Khi đó, không
ai có thể nghĩ loài cá đặc thù của
vùng nước lạnh này có khả năng
sống được trong môi trường
nhiệt đới như ở Việt Nam. Tuy
nhiên, nhờ sự hỗ trợ, hướng dẫn
từ Bộ Thủy sản (cũ), Bộ Khoa học
& Công Nghệ, Hội Nghề cá cùng
nhiều cơ quan, đoàn thể khác…
đề án đã thành công rực rỡ và
được áp dụng ngay vào thực tiễn
sản xuất. Công ty TNHH Cá tầm
Việt Nam được thành lập năm
2007, nền móng đầu tiên cho sự
phát triển và hình thành nên Tập
đoàn CTVN.
Khác hẳn với các quy trình
công nghệ nuôi khép kín ở các
bể chứa nhân tạo nước ngoài,
tại Việt Nam, Tập đoàn CTVN
thực hiện nuôi cá tầm tại các hồ
tự nhiên hay hồ thủy điện, nơi
có dòng chảy lớn và nguồn nước
sạch quanh năm, đáp ứng các
chỉ tiêu cao nhất về chất lượng
nước, môi trường và mật độ nuôi
không khác gì với các vùng nước
biển Caspian, biển Đen hay hồ
Lagoda (Nga). Trong môi trường
này cá tầm có thể sinh sống phát
triển nhanh tối đa, do không qua
mùa đông khắc nghiệt. Do đó, cá
tầm Việt Nam giữ được hương
vị tự nhiên vốn có, chất lượng
thịt và trứng cá không thua kém
so với cá tầm đánh bắt tự nhiên,
vượt trội hơn hẳn cá tầm nuôi
trong bể nhân tạo.
Năm 2009, lứa trứng cá đen
đầu tiên đã được thu hoạch
thành công từ loại cá tầm Siberi
(Acipenser baerii), Tập đoàn
CTVN cũng bước đầu đạt được
sản lượng trên 50 tấn cá thịt/
năm, phân phối thử nghiệm đến
một số nhà hàng, khách sạn lớn
trong nước. Cũng năm này, Công
ty Cổ phần CTVN được thành
lập nhằm xúc tiến kinh doanh
thương mại, đưa sản phẩm “Cá
tầm” giới thiệu tại thị trường
Việt Nam và XK ra nước ngoài,
Ông Lê Anh Đức, Chủ tịch HĐQT
Tập đoàn Cá tầm Việt Nam
Cá tầm được ấp nở tại trang trại của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

More Related Content

Viewers also liked

Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnbanh cang
 
Forced migration erin byrne
Forced migration  erin byrneForced migration  erin byrne
Forced migration erin byrneErin Byrne
 
Semesterly2014Keri
Semesterly2014KeriSemesterly2014Keri
Semesterly2014KeriKeri Betters
 
Тезисы программы действий по ключевым направлениям
Тезисы программы действий по ключевым направлениямТезисы программы действий по ключевым направлениям
Тезисы программы действий по ключевым направлениямНиколай Литвинов
 
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnbanh cang
 
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnbanh cang
 
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014banh cang
 
Karatbars international
Karatbars internationalKaratbars international
Karatbars internationalTanya E. Ashe
 
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTINGECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTINGJago Corruption Se
 
Aarti Dua resume 1
Aarti Dua resume 1Aarti Dua resume 1
Aarti Dua resume 1Aarti Dua
 

Viewers also liked (12)

Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Forced migration erin byrne
Forced migration  erin byrneForced migration  erin byrne
Forced migration erin byrne
 
Semesterly2014Keri
Semesterly2014KeriSemesterly2014Keri
Semesterly2014Keri
 
Тезисы программы действий по ключевым направлениям
Тезисы программы действий по ключевым направлениямТезисы программы действий по ключевым направлениям
Тезисы программы действий по ключевым направлениям
 
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Random 140310050606-phpapp01
Random 140310050606-phpapp01Random 140310050606-phpapp01
Random 140310050606-phpapp01
 
Dimensioning
DimensioningDimensioning
Dimensioning
 
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
 
Karatbars international
Karatbars internationalKaratbars international
Karatbars international
 
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTINGECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
 
Aarti Dua resume 1
Aarti Dua resume 1Aarti Dua resume 1
Aarti Dua resume 1
 

Similar to Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...Lap Dinh
 
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)Bảo Mơ
 
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...luanvantrust
 
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...Lap Dinh
 
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docsividocz
 
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...Lap Dinh
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngCả Ngố
 
Dự án nuôi cá và dịch vụ sinh thái 0918755356
Dự án nuôi cá và dịch vụ sinh thái 0918755356Dự án nuôi cá và dịch vụ sinh thái 0918755356
Dự án nuôi cá và dịch vụ sinh thái 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-nămThiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-nămKhánh Goby
 
Dự án nhà hàng ẩm thực cua
Dự án nhà hàng ẩm thực cuaDự án nhà hàng ẩm thực cua
Dự án nhà hàng ẩm thực cuaThaoNguyenXanh2
 
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014Kim Thuan
 

Similar to Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản (20)

ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
 
Thiết kế phân xưởng sản xuất Sữa hoàn nguyên tiệt trùng Năng suất 20 triệu lí...
Thiết kế phân xưởng sản xuất Sữa hoàn nguyên tiệt trùng Năng suất 20 triệu lí...Thiết kế phân xưởng sản xuất Sữa hoàn nguyên tiệt trùng Năng suất 20 triệu lí...
Thiết kế phân xưởng sản xuất Sữa hoàn nguyên tiệt trùng Năng suất 20 triệu lí...
 
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
 
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
 
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
 
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
 
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
 
Dự án nhà hàng ẩm thực cua
Dự án nhà hàng ẩm thực   cuaDự án nhà hàng ẩm thực   cua
Dự án nhà hàng ẩm thực cua
 
Word TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sảnWord TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sản
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
 
Dự án nuôi cá và dịch vụ sinh thái 0918755356
Dự án nuôi cá và dịch vụ sinh thái 0918755356Dự án nuôi cá và dịch vụ sinh thái 0918755356
Dự án nuôi cá và dịch vụ sinh thái 0918755356
 
Hien.docx
Hien.docxHien.docx
Hien.docx
 
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-nămThiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
 
Đề tài: Ổn định và phát triển thị trường nước đóng chai Dragon, 9đ
Đề tài: Ổn định và phát triển thị trường nước đóng chai Dragon, 9đĐề tài: Ổn định và phát triển thị trường nước đóng chai Dragon, 9đ
Đề tài: Ổn định và phát triển thị trường nước đóng chai Dragon, 9đ
 
112634 5772
112634 5772112634 5772
112634 5772
 
Dự án nhà hàng ẩm thực cua
Dự án nhà hàng ẩm thực cuaDự án nhà hàng ẩm thực cua
Dự án nhà hàng ẩm thực cua
 
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
Mẫu kế hoạch kinh doanh ngành sữa 2014
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 

Seafood Trade Magazine - Mar 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

  • 2.
  • 3. SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Tömgiöëng Thûác ùn töm Hïå thöëng an toaân sinh hoåc Quaãnlyáaonuöi CPF-Turbo Program Chuáng töi tûå haâo àaä goáp phêìn mang laåi sûå thaânh cöng cho baâ con nuöi töm. Vúái àöåi nguä nhên viïn chuyïn nghiïåp, nhiïåt tònh, coá kinh nghiïåm, sùén saâng àöìng haânh cuâng vúái têët caã baâ con, vò sûå phaát triïín bïìn vûäng cuãa ngaânh nuöi töm cöng nghiïåp taåi Viïåt Nam. Àïí nuöi töm thaânh cöng, chuáng ta coá... Haäy cuâng traãi nghiïåm thaânh cöng vúái “CPF-Turbo Program” CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÙN NUÖI C.P. VIÏÅT NAM ÀC: KCN Baâu Xeáo, xaä Söng Trêìu, huyïån Traãng Bom, tónh Àöìng Nai ÀT: (0613) 921502 - 09 Fax: (0613) 921512 - 14 Website: www.cp.com.vn Fulfill the Success For Sustainable Business
  • 4. SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN dungNöåi Söë 171 thaáng 3/2014NÙM THÛÁ 15 Áp dụng Thông tư 48 vào thực tế khó và phải chờ TT 48 được coi là sự thay đổi cơ bản cách tiếp cận kiểm soát ATTP kép bất hợp lý sang kiểm soát hiện trạng ATTP của nhà máy là chính, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện đã nảy sinh nhiều bất cập. 09 12 Luật Nông trại Mỹ sẽ chưa tác động đến XK cá tra vào Mỹ trong năm nay, Việt Nam vẫn còn thời gian và cơ hội để tham gia kiến nghị việc thực thi luật này theo hướng ít bất lợi cho mình. Luật Nông trại Mỹ không tác động ngay tới XK cá tra Nhiều doanh nhân nữ ngành thủy sản đã vinh dự đứng trong 100 doanh nhân nữ Việt Nam được trao cúp Bông hồng Vàng trong năm 2013. Rạng rỡ những Bông Hồng Vàng Ngành Thủy sản 201305 Mặt hàng mà Seafarm xuất khẩu khá đa dạng, từ những sản phẩm khai thác ở biển cho đến các loại nông sản đặc trưng của Việt Nam. Seafarmkhôngngừngđadạngsảnphẩm34 30 TậpđoànCátầmViệtNamđưa“vàngđen”vềvùngnhiệtđới Tập đoàn đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp cả nước.
  • 5. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN 84 Ô nhiễm môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra là vấn đề nan giải đòi hỏi sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học và quyết tâm từ phía DN. Chung tay xử lý nước thải chế biến thủy sản 40 AFIEX An Giang giảm diện tích vùng nuôi, tập trung xây dựng những vùng nuôi cá tra hiện có của công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. AFIEX An Giang đầu tư vùng nuôi chất lượng cao Nhằm đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng, EU sử dụng Hệ thống Cảnh báo Nhanh khi có một hiện tượng, một sản phẩm hay một quy trình có khả năng gây hậu quả nguy hiểm. EU Giám sátATTPbằng nguyên tắc phòng ngừacủaRASFF66 Southvina thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội, góp phần xây dựng quê hương và nâng cao đời sống của người dân địa phương. SOUTHVINA chung tay xây dựng quê hương37 3 Nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ đã được lắp đặt hầm bảo quản bằng chất liệu foam P.U để bảo quản thủy sản sau khai thác có hiệu quả cao. Bảo quản thủy sản trên tàu cá đánh bắt xa bờ76
  • 6. SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅNTHÛ BAN BIÏN TÊÅP Phải đổi mới tư duy để tái cơ cấu thành công các mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ, XK năm qua liên tục sụt giảm. Thiếu hụt nguyên liệu, nhu cầu NK giảm, khả năng cạnh tranh yếu hơn về giá, thuế NK và áp lực từ rào cản kỹ thuật trên thị trường đã khiến XK giảm mạnh. Tuy NK nguyên liệu thủy sản cả năm 2013 tăng, đạt 720 triệu USD, nhưng tình cảnh thiếu nguyên liệu chế biến vẫn nặng nề, gây ảnh hưởng rất lớn đến chế biến XK. Tổng cục Thủy sản cũng thừa nhận hiện công suất các nhà máy chế biến thủy sản đã dư thừa, phần lớn hoạt động chỉ hoạt động ở 50-60% công suất thiết kế. Nhưng trong các cơ quan Nhà nước vẫn có ý kiến cho rằng DN đang tham lợi trước mắt, tìm nguồn nguyên liệu NK giá rẻ, làm hại nền sản xuất nuôi trồng nước nhà. Và với lý do để khuyến khích sản xuất nguyên liệu, ép chế biến thủy sản sử dụng nguyên liệu trong nước, thuế NK một số mặt hàng thủy sản như cá thu, tôm, nhuyễn thể, cua ghẹ... đã “được” Bộ Tài chính điều chỉnh tăng, gây khó khăn rất lớn cho DN. Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch VASEP phát biểu: “Cần phải đổi mới tư duy đối với việc NK nguyên liệu thủy sản, theo cách suy nghĩ chủ động giành những khâu Việt Nam đang có lợi thế trong phân công chuỗi giá trị toàn cầu. Khi sản xuất nguyên liệu thủy sản trong nước đã không còn đáp ứng được nhu cầu chế biến XK thì việc gia tăng NK nguyên liệu là hết sức cần thiết, để tránh lãng phí năng lực đã đầu tư, bảo đảm công ăn việc làm và đạt lợi nhuận cao nhất”. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng: “Đời sống nông dân tăng, hiệu ứng xã hội lớn mới là mục tiêu then chốt của tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Điều kiện tiên quyết để tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công bắt đầu chính từ việc thay đổi tư duy của người quản lý!n Ban Biên tập Thương mại Thủy sản N ăm qua, các cụm từ tái cơ cấu, cải tổ, phát triển bền vững… đã được nhắc tới nhiều lần, từ các cuộc họp của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, lãnh đạo ngành đến những câu chuyện phiếm của nông ngư dân. Nhưng đó mới là nói! Những trường hợp tái cơ cấu thành công, thoát cảnh nợ nần trong ngành thủy sản mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bằng cách thay đổi hội đồng quản trị, kiểm soát chặt các khoản nợ và đẩy mạnh tìm kiếm thị trường,… sản xuất của một vài DN đã hồi phục trở lại và dần có lãi. Kết quả thực sự của tái cơ cấu ngành thủy sản trên quy mô đáng kể dường như vẫn đang là một dấu hỏi lớn. “Làm thủy sản, cười nửa miệng” là câu nói quen thuộc của nhiều người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Một thực tế là dù Việt Nam đã trở thành quốc gia có thứ hạng cao về XK thủy sản sản nhưng người làm thủy sản ở Việt Nam vẫn có mức thu nhập rất thấp so với các quốc gia khác. Sau thời kỳ chỉ đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo tấn (sản lượng) hoặc triệu USD (doanh số), cộng đồng DN lẫn ngư dân giờ đây chỉ quan tâm tính toán hiệu quả bằng lợi nhuận thực tế thu được. Một ông chủ DN XK thủy sản lớn đã tâm sự: “Ngày trước XK 100 triệu đôla mỗi năm thì từ sáng đến tối phải có mặt ở văn phòng công ty, suốt ngày mặt nhăn mày nhó, cáu bẳn, căng thẳng, huyết áp lên đùng đùng, đỏ mặt tía tai, mà cũng chỉ được được lời tối đa là 5 triệu đôla. Bây giờ xuất có 50 triệu đôla, vẫn đạt mức tiền lời bấy nhiêu, mà người thoải mái, tính tình hiền dịu hẳn, vui vẻ, 5 giờ chiều đã có thể cầm vợt đi đánh banh! Đằng nào khoẻ hơn?” Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), XK thủy sản năm 2013 xác lập kỷ lục mới khi vượt 6,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2012, có thể nói chủ yếu nhờ sản phẩm tôm “được mùa, được giá”. Nhưng các DN cá tra đã trải qua một năm đầy khó khăn do bất ổn thị trường, nhu cầu chưa hồi phục và giá XK không tăng. Còn hầu như tất cả các sản phẩm hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc và Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/20144
  • 7. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 5 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN nước và nâng cao đời sống của người lao động. Bên cạnh đó, các tiêu chí của giải thưởng năm nay còn bao gồm: ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, trong đó bắt buộc doanh thu của DN phải tăng trưởng Cúp Bông hồng Vàng năm 2013 được trao cho 100 nữ doanh nhân là lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế , có thành tích xuất sắc trong phát triển DN, đóng góp cho kinh tế-xã hội của đất Đ ược khởi xướng từ năm 2006, đến nay Cúp Bông hồng Vàng đã đã trở thành một trong những động lực để các nữ doanh nhân Việt Nam phấn đấu và cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội. 2013 được xem là năm thành công của các doanh nhân nữ ngành thủy sản Việt Nam, nhiều người đã vinh dự đứng trong 100 doanh nhân nữ được trao cúp Bông hồng Vàng. Với tài năng, trí tuệ, bản lĩnh và một “trái tim vàng” sẻ chia với cộng đồng và xã hội – họ là những bông hồng rạng ngời hương sắc trong Lễ tôn vinh “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2013 - Cúp Bông hồng Vàng” do Hội đồng Doanh nhân Nữ Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Tập đoàn truyền thông Lê tổ chức. Đây là giải thưởng được trao hàng năm vào dịp Quốc tế phụ nữ 8/3. Rạng rỡ những Bông Hồng Vàng ngành Thủy sản 2013 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Đào Trọng Thi - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao giải cho 50 Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2013 (ảnh: Dũng Minh)
  • 8. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/20146 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN liên tục trong 3 năm liên tiếp từ 2011 - 2013. Phát biểu tại lễ trao giải, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: “Đội ngũ doanh nhân nữ chiếm khoảng 1/4 tổng số doanh nhân cả nước và với bản chất thông minh, sáng tạo, cần cù, kiên nhẫn, dẻo dai, đầy lòng nhân ái, các nữ doanh nhân Việt Nam đã rất thành công trong nhiều lĩnh vực. Việc trao tặng danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông hồng Vàng” lần này có ý nghĩa hết sức sâu sắc, ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi và thành công của các doanh nhân nữ trong tái cấu trúc bộ máy sản xuất, định hướng, điều hành DN, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn” Năm 2013 được xem là năm đánh dấu thành công rực rỡ của các doanh nhân nữ ngành thủy sản Việt Nam, bởi trong số 100 doanh nhân nữ được trao cúp bông hồng vàng, thì có 10 người trong ngành thủy sản, hầu hết là chủ DN hội viên của VASEP. Cụ thể, có bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Vĩnh Hoàn, bà Trần Thị Vân Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang, bà Nguyễn Thị Thoa - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Cholimex, bà Phan Thị Tuyết Mai – TGĐ Công ty TNHH Thủy sản Tài Nguyên, bà Nguyễn Thị Phi Anh – TGĐ, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CPThủy sảnvàThươngmạiThuậnPhước, bà Cao Thị Kim Lan – Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định, bà Lê Thị Lệ Dung – Giám đốc nhà máy, Công ty CP Hải Việt, bà Âu Ngọc Vững - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Chế biến Thủy sản XK Âu Vững, bà Vũ Thị Thái Hòa - TGĐ Công ty CP Dịch vụ hậu cần Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu, bà Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương Hà Tĩnh... Mặc dù trong 3 năm qua ngành thủy sản đã gặp phải không ít khó khăn, nhưng nhiều doanh nhân nữ đã vững tay chèo lái công ty vượt qua sóng gió, đạt được những thành tích “đáng nể”. Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Vĩnh Hoàn, đã được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 nữ doanh nhân thành công nhất năm 2013. Dưới sự lãnh đạo của bà, doanh thu XK của Vĩnh Hoàn năm 2013 đạt trên 166 triệu USD, đứng thứ Một số doanh nhân nữ hội viên VASEP trong lễ trao giải thưởng Bông hồng Vàng 2013. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trao cúp Bông hồng Vàng cho bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn. (ảnh: Dũng Minh)
  • 9. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 7 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN cả quá trình 3 năm phấn đấu của các nữ lãnh đạo các DN. Tôi rất vui vì ngành thủy sản của chúng ta có rất nhiều bông hồng vàng. Trong khoảng thời gian khó khăn vừa qua, các chị vẫn luôn giữ vững chiến trường và tiếp tục phát triển. Chúc các chị luôn rạng ngời hương sắc”. Là 1 trong 8 doanh nhân nữ Việt Nam đạt giải thưởng Doanh nhân Nữ Mêkông năm 2012, luôn tìm tòi hướng đi mới ngay cả trong những thời điểm khó khăn, bà cho biết: “Tôi không nhìn về khó khăn mà luôn luôn có tư duy tích cực. Trong những năm tới, với thị trường truyền thống như EU, công ty sẽ có chiến lược để giữ vững khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ mở rộng, tìm kiếm những thị trường mới, như thị trường Australia. Bên cạnh đó, tôi cũng dự định sẽ phát triển thêm hàng nông sản, vì nhiều khách hàng khi mua thủy sản cũng muốn mua nông sản”. Bà Lê Thị Lệ Dung – Giám đốc nhà máy, Công ty CP Hải Việt, cho biết: “Thủy sản vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Là một trong những đơn vị chuyên cung cấp mặt hàng thủy sản cao cấp cho nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật, tôi cảm thấy rất vui vì đây cũng là cơ hội để quảng bá thủy sản Việt Nam”. Nói về những khó khăn vượt qua trong sản xuất kinh doanh, bà chia sẻ: “Năm 2013 là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế trong và ngoài nước. Chính vì vậy, đạt được Cúp Bông hồng Vàng trong năm 2013 là một sự nỗ lực rất lớn không chỉ của bản thân tôi mà còn của toàn bộ cán bộ công nhân tăng năng suất, đặc biệt, phải thực hiện tốt các quy định về VSATTP của Việt Nam và thế giới. Hiện nay, sản phẩm của công ty đều đạt được những tiêu chuẩn khắt khe mà thị trường quốc tế yêu cầu.” Bà Trần Thị Vân Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang, người được vinh dự nhận Cúp Bông hồng Vàng lần thứ 2 (lần đầu tiên năm 2010 – PV) tâm sự: “Được vinh danh Bông hồng Vàng là nguồn động lực to lớn cho tất cả doanh nhân nữ nói chung và cho tôi nói riêng. Đây cũng là một món quà rất có ý nghĩa cho chúng tôi nhân ngày Quốc tế Phụ nữ và là ghi nhận xứng đáng cho một chặng đường khó khăn mà DN đã trải qua”. Bà Phan Thị Tuyết Mai – TGĐ Công ty TNHH Thủy sản Tài Nguyên bày tỏ: “Giải thưởng Bông hồng Vàng năm nay không chỉ đánh dấu cho một năm 2013, mà là 2 trong top 10 DN XK thủy sản lớn nhất Việt Nam. Bà Cao Thị Kim Lan – Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định - đã chủ động áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý lao động và dây chuyền sản xuất thông qua máy quay thẻ chấm công và hệ thống camera. Năm 2012, tập thể công ty đã nhận được Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch Nước trao tặng, còn bà Lan được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Chia sẻ về trách nhiệm của một doanh nhân và trọng tâm hoạt động hiện nay của DN, bà cho biết: “Với suy nghĩ, hàng thực phẩm ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe của người tiêu dùng và ATTP là sự sống còn của DN, nên tôi thực sự quan tâm và tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Là người đứng đầu, tôi đã rất nỗ lực, phấn đấu tiết giảm được chi phí và Bà Cao Thị Kim Lan - Giám đốc CP Công ty Thủy sản Bình Định. Bà Phan Thị Tuyết Mai – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Tài Nguyên lên nhận cúp Bông hồng Vàng. (ảnh: Dũng Minh)
  • 10. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/20148 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN viên trong công ty. Năm vừa qua, Hải Việt cũng gặp không ít khó khăn về nguyên liệu do giá lên cao, bài toán về tiết kiệm được đặt ra để làm sao thu hồi được vốn và có đủ lợi nhuận để trả lương công nhân. Chỉ như vậy cũng đã là cố gắng hết mức. Nhờ vào sự đoàn kết của toàn thể CBCNV, năm 2013 công ty cũng đã vượt chỉ tiêu so với dự kiến ban đầu.” Cũng nhân dịp này, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã gửi thư chúc mừng các Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2013 - Cúp Bông hồng Vàng, bức thư có đoạn : “Hiện nay, điều kiện sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, đòi hỏi các nữ doanh nhân thể hiện tốt hơn bản lĩnh của con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, tiếp tục thực hiện việc tái cấu trúc DN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quan tâm chăm lo nhiều hơn đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động; thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp; giữ vững chữ tín trong sản xuất kinh doanh; tăng cường đầu tư nghiên cứu nhằm tăng năng suất lao động, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phục vụ tốt nhu cầu thị trường; cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn chính sách an sinh xã hội”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ: “Một năm kinh tế khó khăn đã qua đi, chúng ta bắt đầu một năm mới với nhiều kỳ vọng vào những tín hiệu tươi sáng của nền kinh tế. Tôi mong muốn rằng đội ngũ doanh nhân nước nhà, đặc biệt là các nữ doanh nhân tiêu biểu được vinh danh ngày hôm nay sẽ tiếp tục trau dồi, học hỏi và phát huy tốt các kĩ năng quản lý điều hành, tập trung tái cấu trúc DN, tận dụng triệt để các cơ hội tốt để tìm được lối đi riêng cho DN, tạo ra những bước tiến mới mang tính đột phá, sáng tạo. Với bản chất thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu khó, kiên nhẫn và tấm lòng nhân ái, tôi đặt niềm tin vào đội ngũ doanh nhân nữ Việt Nam sẽ có đủ bản lĩnh để giành được những thành công lớn trong nhiều lĩnh vực”. Chúc các bông hồng vàng ngành thủy sản mãi rạng ngời hương sắc, vững bước trên con đường kinh doanh của mình để tiếp tục gặt hái thành công trong những năm tiếp theo! n Nguyễn Thị Hồng Hà Niềm vui của Bà Trần Thị Vân Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang trong buổi lễ trao giải. (ảnh: Dũng Minh) Nét rạng ngời của Bà Lê Thị Lệ Dung– Giám đốc nhà máy, Công ty CP Hải Việt trong buổi lễ trao giải thưởng Bông hồng Vàng 2013. (ảnh: Dũng Minh)
  • 11. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 9 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN (vừa kiểm soát nghiêm ngặt điều kiện sản xuất của nhà máy chế biến, vừa lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu lô hàng XK) duy trì suốt 10 năm qua sang kiểm soát hiện trạng ATTP của nhà máy là chính, chỉ lấy mẫu thẩm tra đối với DN có yêu cầu cấp chứng thư theo như thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, TT48 được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thủy sản XK, tạo điều kiện để DN có kết quả chứng nhận sản phẩm an toàn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Theo đó, TT48 đưa ra yêu cầu về các tiêu chí đánh giá điều kiện sản xuất, phân loại DN được xây dựng dựa trên nguyên tắc các tiêu chuẩn chung theo thông lệ quốc tế và lấy các thị trường lớn làm định hướng, đặc biệt là thị trường EU, khuyến khích các DN nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quy định về đánh lỗi và xếp loại DN được xem như cái mốc, có tính định hướng để DN biết mình đang ở vị trí nào để có mục tiêu phấn đấu và tiếp tục hoàn thiện điều Vừa ban hành đã gây vướng thủ tục hành chính Mất tròn 2 năm, kể từ ngày VASEP gửi công văn kiến nghị đầu tiên (CV 192/2011, ngày 27/12/2011) tới Bộ NN&PTNT về sửa đổi Thông tư 55/2011/ TT-BNNPTNT (sau đây gọi tắt là TT55), Bộ NN&PTNT mới ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT (TT48) ngày 12/11/2013, có hiệu lực từ 26/12/2013TT48. Được coi là sự thay đổi cơ bản cách tiếp cận kiểm soátATTPkép rất bất hợp lý Áp dụng Thông tư 48 vào thực tế: Khó nhưng vẫn phải… chờ! Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp thảo luận kiến nghị của VASEP về những vướng mắc trong việc thực hiện TT48
  • 12. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201410 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN kiện sản xuất, nhằm đáp ứng các yêu cầu đối với kiểm soát ATTP. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) sẽ quản lý chất lượng thủy sản XK theo hướng giảm bớt kiểm tra đại trà, chỉ tập trung vào những DN chưa làm tốt, những khâu chưa làm tốt. Quy định lấy mẫu thẩm tra theo lô hàng sẽ được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhằm giảm bớt gánh nặng cho DN. Bộ NN&PTNT chủ trương tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hệ thống phòng kiểm nghiệm để các DN có thể chủ động đưa mẫu tới kiểm tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài và Cục NAFIQAD dựa vào đó cấp chứng nhận. Nhưng chỉ sau một tuần có hiệu lực, việc thực hiện TT48 đã khiến DN thất vọng. Quy định chặt và khó hơn… Nhiều DN cho rằng, mặc dù Bộ NN&PTNT ban hành TT48 mới thay thế TT55 theo hướng gỡ khó cho DN, nhưng trên thực tế, một số quy định đã siết chặt và nâng lên cao hơn. Theo phản ánh của DN, do quy định tỷ lệ lấy mẫu theo “lô sản xuất” thay cho lô hàng XK đã khiến tỷ lệ lấy mẫu tăng lên nhiều lần. Đại diện Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phú Hậu Giang thuộc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: “Đối với DN tôm, do nguồn nguyên liệu manh mún nên cùng một lô nguyên liệu sẽ sản xuất ra nhiều loại mặt hàng, mỗi một mặt hàng được tính là 1 lô sản xuất. Vì vậy, sau một thời gian thực hiện TT48, tôi nhận thấy khi lấy mẫu căn cứ vào lô sản xuất tỉ lệ kiểm tra sẽ tăng gấp 3-5 lần so với trước đây”. Không chỉ đối với các DN chế biến XK tôm, quy định mới cũng khiến các DN cá tra và hải sản lao đao. Bà Lê Thị Lệ Dung - Giám đốc nhà máy, Công ty CP Hải Việt cho biết: “Để lấy mẫu kiểm tra hết các lô hàng sản xuất phải mất ít nhất cả tuần lễ, tốn chi phí rất lớn. Nhiều lúc đã đến hạn xuất hoặc gặp khách hàng yêu cầu xuất liền, chúng tôi đành phải thương lượng gia hạn đi gia hạn lại với khách”. Nhiều DN tiếp tục phản ánh về việc tăng mức đánh lỗi tại bảng đánh giá và xếp loại ATTP đối với cơ sở chế biến thủy sản. Khung lỗi ở hầu hết các chỉ tiêu đánh giá là cao hơn, nghiêm ngặt hơn nhiều so với mức của TT55, nhiều chỗ không phù hợp ở các hạng mục phần cứng không trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm. Nếu theo mức đánh giá này thì hầu hết DN rất khó đạt được hạng 1, thậm chí cả hạng 2, chứ chưa nói đến việc đạt điều kiện để được áp dụng chế độ lấy mẫu thẩm tra ATTP đặc biệt. Nhất là khả năng tụt hạng xếp loại của các nhà máy cao hơn dù điều kiện sản xuất không đổi. Nhiều DN còn cho rằng, dù có cố gắng đạt được cơ sở hạng 1 trong danh sách DN ưu tiên, song cũng không thể đáp ứng đủ điều kiện để được áp dụng chế độ lấy mẫu thẩm tra ATTP đặc biệt theo tỷ lệ 2% đối với sản phẩm rủi ro Chế biến tôm XK
  • 13. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 11 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN quán trong tất cả các quy định để không gây khó cho DN. Thí dụ, EU không hề quy định tỷ lệ lấy mẫu để thẩm tra theo số lượng lô hàng, đề nghị NAFIQAD không nên “lựa chọn” làm theo các quy định rất cứng của Mỹ hay Canađa. Riêng về xếp hạng các DN, cần phải lấy theo chuẩn mực Việt Nam, do không phải toàn bộ các DN đều có sản phẩm XK sang thị trường EU... Tổng kết, Bộ trưởng nhấn mạnh, TT48 ra đời trên tinh thần giúp DN có ý thức nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm nông sản, vì cộng đồng DN, vì lợi ích quốc gia, chứ không phải để bắt lỗi DN, không nhằm mục đích tăng thu phí. NAFIQAD cần lắng nghe ý kiến của DN, phải làm sao để tạo thuận lợi nhất cho DN. TT48 mới được thực hiện hơn 1 tháng, NAFIQAD đề nghị cần nhiều thời gian hơn để xem xét, ít nhất là nửa năm. Theo đề nghị của ông Dũng, Bộ trưởng nhất trí là sau 1 quý thực hiện TT48, Bộ NN& PTNT sẽ họp lại với VASEP và NAFIQAD để đánh giá lại tình hình và sửa đổi TT48 nếu cần. Bộ trưởng cũng đề nghị VASEP nghiên cứu kiến nghị với Bộ Tài chính về những bất hợp lý trong các quy định về phí và lệ phí kiểm soát ATTP. Con đường tiến tới đồng hành giữa cơ quan thẩm quyền và DN còn gian nan lắm thay! n Minh Hà tra và các quy định khác tại TT48 đã theo đúng thông lệ quốc tế và được tham khảo từ quy định của các quốc gia và khu vực thị trường như Mỹ, Thái Lan, EU.... Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định các quy định ATTP phải thống nhất làm theo thông lệ quốc tế. Thống nhất chọn EU làm chuẩn mực tham khảo để xây dựng tiêu chí đánh lỗi và xếp hạng DN. Việc phân loại DN là mục đích tập trung vào kiểm soát các khâu yếu kém. “Nếu không làm theo thông lệ quốc tế, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Đại diện VASEP, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đồng ý rằng mức đánh lỗi cần thực hiện theo chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên các quy định quản lý Nhà nước cần có sự phân biệt rõ giữa các DN có sai phạm nhiều với phần đông các DN thực hiện nghiêm túc; đồng thời phải nhất thấp và 5% đối với sản phẩm rủi ro cao. Nhất là phải có hợp đồng liên kết kiểm soát ATTP theo chuỗi và truy xuất nguồn gốc giữa các cơ sở trong chuỗi. … Và vẫn phải chờ Tập hợp các ý kiến của DN, VASEP đã kiến nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động XK thủy sản. Sáng ngày 19/2/2014, tại Văn phòng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp thảo luận kiến nghị của VASEP về những vướng mắc trong việc thực hiện TT48. Tham dự cuộc họp, ngoài đại diện VASEP và DN có lãnh đạo Cục NAFIQAD, Tổng cục Thủy sản và một số cục, vụ thuộc Bộ . Trả lời các kiến nghị, đại diện NAFIQAD tiếp tục giải trình, giữ ý kiến cho rằng các mức đánh lỗi theo bảng chỉ tiêu đánh giá nhà máy, tỷ lệ lấy mẫu thẩm Phòng kiểm nghiệm của Công ty CP Hải Việt
  • 14. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201412 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Luật Nông trại 2008 của Mỹ là tích hợp, sự sửa đổi, bổ sung các luật nhỏ như Luật An ninh Lương thực, Luật Lương thực vì hòa bình, Luật Thương mại Nông nghiệp 1978, Luật Lương thực vì sự tiến bộ năm 1985, Luật An ninh và đầu tư Nông nghiệp 2002, Luật Lương thực, Nông nghiệp, Bảo tồn và Thương mại năm 1990, Luật Thuế quan năm 1930... Có thể nói đây là một bộ luật có phạm vi rộng và toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy, phát triển và bảo vệ nền nông nghiệp của Mỹ. Trong đó, có một điều khoản gây khó chocátra Việt Nam,đólà chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Mục đích nhằm bắt cá da trơn NK từ các nước cũng phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của USDA. Theo đó, tất cả bộ Siluriformes (cá da trơn) bao gồm cả 2 chi Ictalurus (loài cá nheo có nguồn gốc Bắc Mỹ) và Pangasius (loài cá tra của Việt Nam). NK từ nước ngoài vào Mỹ phải chịu sự kiểm soát và tuân thủ các quy định đối với trợ cấp và chi tiêu bất hợp lý. Tuy nhiên, luật này lại được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống để trở thành Luật công số 110-246 vào ngày 18/6/2008. Đây là một bộ luật lớn dài gần 700 trang, gồm 15 Chương với hơn 600 mục. Mỗi Chương quy định về một mảng vấn đề khác nhau, như các chương trình hàng hóa, dinh dưỡng, nghiên cứu, tín dụng, bảo tồn, thương mại, lâm nghiệp, năng lượng và nhiều vấn đề khác. Luật Nông trại Luật Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) của Mỹ mang số hiệu H.R. 6124 còn có tên là “Luật về Thức ăn, Bảo tồn, và Năng lượng năm 2008” (Food, Conservation, and Energy Act of 2008). Luật H.R. 6124 đã trải qua một quá trình tranh luận, dự thảo kéo dài gần 2 năm trong Quốc hội và chính quyền Mỹ, được Quốc hội Mỹ thông qua vào đầu tháng 6/2008, sau đó đã bị Tổng thống Mỹ phủ quyết vì lý do Luật duy trì những khoản Việc Tổng thống Mỹ đã ký quyết định thông qua Luật Nông trại Mỹ ngày 07/02/2014 vừa qua đã có những nội dung khiến nhiều DN sản xuất chế biến cá tra Việt Nam lo lắng. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, luật này sẽ chưa tác động đến XK cá tra vào Mỹ trong năm nay, Việt Nam vẫn còn thời gian và cơ hội để tham gia kiến nghị việc thực thi luật này theo hướng ít bất lợi cho mình. Luật Nông trại Mỹ không tác động ngay tới XK cá tra Tổng thống Mỹ, Barack Obama ký ban hành chính thức Luật Nông Trại (Farm Bill) tại Đại học bang Michigan ở East Lansing trước sự chứng kiến của các đại diện của Quốc hội và Bộ Nông nghiệp Mỹ.
  • 15. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 13 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN toàn bộ chuỗi sản xuất từ nuôi, vận chuyển đến chế biến, kể cả yêu cầu về ghi nhãn, mạng lưới phòng kiểm nghiệm thú y quốc gia, và nhất là điều kiện công nhận quốc gia theo chương trình đánh giá tương đương như với sản phẩm thịt được phép NK vào Hoa Kỳ. Ngày 07/02/2014, Tổng thống Barack Obama đã ký ban hành chính thức Luật Nông trại 2014 (Farm Bill - H.R. 6124) sau khi đã được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua. Cá tra và sự tráo trở “định nghĩa” ở Mỹ Có thể nhận thấy, sự thành công của cá tra Việt Nam tại Mỹ những năm gần đây đã làm cho ngành sản xuất cá nheo nội địa Mỹ trở nên sa sút. Để bảo vệ ngành nuôi cá nheo trong nước, dưới sự vận động liên tục của Hiệp hội Chủ trại Cá nheo Mỹ (CFA), năm 2001 Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật An ninh Trang trại và Đầu tư Nông thôn (HR 2646), giới hạn việc sử dụng tên “catfish” chỉ dành cho cá da trơn thuộc họ Ictalurus được nuôi ở Mỹ. Họ cho rằng cá tra Việt Nam không phải là “catfish”. Bởi thế, các DN Việt Nam buộc phải lấy tên khoa học Pangasius để xây dựng lại thương hiệu từ đầu. Và phía Mỹ đã bắt buộc phải dùng đến vũ khí cuối cùng: kiện chống bán phá giá phile cá tra NK vào Mỹ! Vụ kiện đã kéo dài từ tháng 6/2002 đến nay Mặc dù phía Việt Nam không thắng, có một kết quả mà CFA không mong đợi đó là sự “nổi tiếng” của cá tra Việt Nam, không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn trên toàn thế giới, do chính sự áp đặt vô lý từ phía Mỹ. Nhờ sự “quảng cáo không công” này của Mỹ, cá tra đã có cơ hội vươn tới những thị trường rộng lớn khác như Châu Âu, Châu Úc, Nga, Đông Âu, Mỹ Latinh, Châu Phi... Các nhà sản xuất Việt Nam cũng đã có cơ hội để đa dạng hóa sản phẩm cá tra mang thương hiệu “Pangasius” của mình. Đến nay, dù vấp phải nhiều rào cản từ thị trường Mỹ, sản lượng và kim ngạch XK cá tra vào thị trường Mỹ đều tăng hàng năm. CFA có lẽ đã tự nhận thấy sự bất lực và vô dụng của các biện pháp trên trước sự bứt phá quá nhanh và quá mạnh của cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ khiến họ đã thất bại lại càng thất bại thê thảm hơn. Vì thế, mới đây trong một động thái được xem như là tự bôi xấu mặt mình, CFA đã buộc phải quay ngược lại, triển khai chiến dịch vận động hành lang nhằm công nhận cá tra NK từ Việt Nam chính là cá da trơn “catfish”, để họ được bảo vệ bằng cơ chế thanh tra - kiểm tra mới, khắt khe hơn và hết sức gắt gao của USDA theo Luật Nông trại vừa được Tổng thống Mỹ ký ban hành. Đây là một sự vô lý khó chấp nhận. Nếu như việc “định nghĩa lại” cá da trơn như vậy được thông qua thì đây rõ ràng là một sự thay đổi luật pháp rất tùy tiện, chỉ để phục vụ cho lợi ích riêng của các nhà sản xuất nội địa Mỹ. Đó có phải chính là “tự do thương mại và công bằng trong cạnh tranh” mà nước Mỹ thường hay rao giảng? Không có tác động tức thời Theo luật sư Andrew B.Schroth, thuộc hãng luật GDLSK hiện đang hỗ trợ các DN cá tra Việt Nam theo đuổi vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ, Luật Nông trại tuy đã được ký ban hành, nhưng những quy định mới về thanh kiểm tra đối với cá da trơn chưa có tác động gay đến XK cá tra, bởi đến nay vẫn đang trong tiến trình xây Thượng nghị sĩ Mỹ, ông John McCain chỉ trích Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA
  • 16. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201414 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN toán Ngân sách 2014 và đã kiên quyết loại bỏ những chương trình trùng lặp gây lãng phí như Chương trình Giám sát cá da trơn, vì vậy, rất có thể trong Dự toán Ngân sách 2015, Tổng thống Mỹ cũng sẽ không duyệt cấp ngân sách cho Chương trình Giám sát cá da trơn. Mặtkhác,theoluậtsưAndrew B.Schroth, Việt Nam vẫn còn thời gian và cơ hội để vận động USDA không định nghĩa lại về “catfish”, loại bỏ hoàn toàn cá tra ra khỏi Chương trình Giám sát cá da trơn thông qua các kênh ngoại giao, tác động đến các đối tác Mỹ (như nhà NK, nhà cung cấp thiết bị), các hiệp hội ngành hàng của Mỹ và người tiêu dùng ở Mỹ… Thậm chí, nếu Chương trình Giám sát cá da trơn của USDA được triển khai và gây khó khăn cho cá tra, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để xem xét khởi kiện hủy bỏ chương trình này. “Luật nông trại của Mỹ vi phạm 6 đến 7 điều trong Hiệp định của WTO về các biện pháp kiểm dịch động thực vật như: che dấu hạn chế thương mại, biện pháp hạn chế thương mại tùy tiện, phi lý…”- luật sư Andrew B.Schroth khẳng định. n Trần Duy dựng, chưa hoàn tất. Theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ, trong vòng 60 ngày sau khi Tổng thống Mỹ ký ban hành Luật Nông trại, USDA sẽ phải công bố các quy định của luật để thực thi. Như vậy, USDA sẽ cần có thời gian để xây dựng và công bố các quy định của Luật Nông trại mới. Đồng thời, để tránh trùng lặp trong thực thi với việc điều chuyển Chương trình Giám sát cá da trơn từ FDA về cho USDA, hai cơ quan này sẽ phải làm việc và phân chia công việc cụ thể giữa FDA và Cục An toàn giám định thực phẩm (FSIS) thuộc USDA. Thực tế, từ trước đến nay USDA chỉ quản lý NK các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, mà chưa có kinh nghiệm đối với các sản phẩm thủy sản, nên việc nhận chuyển giao từ FDA cũng sẽ mất khá nhiều thời gian. Chính vì vậy, trong năm 2014, XK cá tra Việt Nam sang Mỹ sẽ chưa bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, để thực thi các điều khoản của Luật Nông trại, USDA còn phải tổ chức họp với Văn phòng Giám sát Ngân sách của Nhà trắng có sự tham gia của các cơ quan liên quan như Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Bộ Thương mại (DOC), Văn phòng Nhà trắng,… để yêu cầu thông qua ngân sách cho việc thực thi các chương trình của Luật Nông trại trong đó có Chương trình Giám sát cá da trơn. Theo đó, việc thực thi luật này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Dự toán Ngân sách 2015 do Tổng thống Mỹ ban hành. Trước đây Tổng thống Mỹ đã ban hành Dự Người nuôi cá tra Việt Nam đang hết sức hoang mang vì Luật Nông trại mới của Mỹ - Ảnh Minh Trung
  • 17. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 15 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Một số thông điệp chính đối với sản xuất nông nghiệp Kinh tế vĩ mô bất ổn: Mặc dù đã có sự phục hồi nhẹ từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường nông sản quốc tế tiếp tục cho thấy sự tác động của kinh tế toàn cầu với hai tốc độ phát triển khác nhau: sự phục hồi yếu ớt ở các nước phát triển và sự tăng trưởng khá mạnh ở các nước đang phát triển. Giá nhiên liệu tăng và sức tiêu thụ không ổn định cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo giá cả nông sản. Cũng theo dự đoán, đồng đôla Mỹ mất giá sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà XK, nhưng lại làm tăng sức mua của các nhà XK. Trong tương lai gần, giá cả hàng nông sản sẽ thay đổi: Giá hàng hóa đang ở mức cao so với từ trước đến nay. Trong những năm đầu của giai đoạn 2013- 2022, giá cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi dự kiến sẽ rất khác nhau, phản ánh các tình trạng cung cấp khác nhau. Dự đoán, hầu hết sản phẩm trồng trọt sẽ Vì vậy, rất cần có các biện pháp để hạn chế sự thất thoát và thải loại lương thực thực phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ đang tăng lên. T heo Tổ chức Hợp tác và PháttriểnKinhtế(OECD), sản xuất nông nghiệp, về trung hạn, có xu hướng phát triển chậm dần do tốc độ tăng về diện tích và sản lượng chậm lại. Cải thiện chính sách và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản tương quan cung-cầu. Yếu tố này đã thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển hướng mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành phát triển theo định hướng thị trường. Nông nghiệp tạo ra nhiều cơ hội, nhất là cho các nước đang phát triển. Thương mại nông sản dự đoán sẽ tăng mạnh do các nước đang phát triển nắm giữ phần lớn mức tăng trưởng xuất khẩu. Triển vọng sản xuất nông thủy sản toàn cầu giai đoạn 2013-2022 Mùa gặt ở Việt Nam Thu hoạch tôm ở Cà Mau
  • 18. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201416 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN giảm, tương ứng với sự phục hồi trong sản xuất, trong khi đó các nguồn hàng dự trữ từ ngành chăn nuôi toàn cầu giảm, nguồn cung hạn chế, vì vậy giá cả các loại thịt vẫn giữ ở mức cao. Giá cả nông sản sẽ mạnh hơn về trung hạn: Giá cả các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi dự kiến sẽ tăng trong thập kỷ tới do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, như mức tăng trưởng sản lượng giảm và nhu cầu tăng lên, trong đó có cả nhu cầu đối với nhiên liệu sinh học, và môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi. Giá cả của các loại thịt, thủy sản và nhiên liệu sinh học dự kiến sẽ tăng mạnh hơn so với các nông sản cơ bản khác. Lạm phát sẽ đẩy giá cả lên mức cao: Trong thập kỷ tới, giá trung bình của các sản phẩm từ trồng trọt như ngũ cốc, hạt chứa dầu, đường và bông dự kiến ở các thời điểm sẽ giữ mức tương đối ổn định so với thập kỷ trước, kể cả trong các năm từ 2007 đến nay giá cả đạt mức cao kỷ lục. Mức giá trung bình trong giai đoạn 2013-2022 được dự kiến sẽ cao hơn mức giá trung bình trong giai đoạn 2003-2012 đối với phần lớn các loại hàng hóa được nêu trong tài liệu này. Lạm phát giá thực phẩm thấp hơn: Những bằng chứng hiện tại cho thấy lạm phát giá thực phẩm tiêu dùng đang gây khó khăn ở hầu hết các nước do giá cả các loại lúa gạo, hạt có dầu, đường và các sản phẩm khác thông qua chuỗi thực phẩm đã xuống thấp hơn, góp phần làm lạm phát “lõi” giảm xuống. Tuy nhiên, với phần chi tiêu dành cho thực phẩm chiếm tới 20-50% hoặc cao hơn trong tổng ngân quỹ của các hộ gia đình ở nhiều nước đang phát triển nên vấn đề ATTP là mối quan tâm chính khi mua thực phẩm. Tăng trưởng sản lượng chậm hơn: Sản lượng hàng hóa nông nghiệp toàn cầu được dự đoán tăng trung bình 1,5% hằng năm, thấp hơn so với 2,1% hằng năm trong thập kỷ trước. Sự tăng trưởng thấp hơn có thể được thể hiện ở sản lượng sản xuất của tất cả các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Những xu hướng này phản ánh giá thành sản xuất tăng, sự căng thẳng ngày càng lớn về nguồn lợi và áp lực môi trường ngày càng cao. Những yếu tố này sẽ cản trở khả năng đáp ứng của nguồn cung ở hầu hết các khu vực sản xuất. Các nước đang phát triển gia tăng sản lượng: Theo dự báo, các nền kinh tế đang nổi lên sẽ đạt mức tăng trưởng sản lượng cao hơn, vì các nước này đã đầu tư vào các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và có nhiều công nghệ có tiềm năng xóa bỏ sự cách biệt về sản lượng với các nền kinh tế tiên tiến, mặc dù sản lượng hay nguồn cung giữa các nước có thể chênh lệch nhiều. Tỷ trọng sản lượng từ các nước đang phát triển tiếp tục gia tăng trong giai đoạn 2013-2022. Nhu cầu tăng nhanh: Tiêu thụ tất cả các loại sản phẩm được nêu ở đây sẽ tăng tại các nước đang phát triển, mặc dù với tốc Lúa mì Gạo Đường thô Dầu cá Bột cá Dầu thực vật Bột protein Đường thô Đường trắng Bông Ethanol Diesel sinh học USD/tấn USD/tấn USD/tấn USD/tấn Tiêu thụ gia súc gia cầm và thủy sản ngày càng nhiều So sánh năm 2022 với giai đoạn 2010-12 (%) Nguồn: OECD-FAO Nguồn: OECD-FAO Các nước OECD Thịt bò Thịt lợn Gia cầm Cừu Bơ Phomat Sữa bột Sữa bột còn kem Thủy sản Thế giớiCác nước đang phát triển USD/tấn USD/tấn Ngô Hạt có dầu Sữa bột Bơ Phomat Sữa bột còn kem Gia cầm Thịt bò Thịt lợn Thủy sản Cừu Lúa mì Gạo Đường thô Dầu cá Bột cá Dầu thực vật Bột protein Đường thô Đường trắng Bông Ethanol Diesel sinh học USD/tấn USD/tấn USD/tấn USD/tấn Tiêu thụ gia súc gia cầm và thủy sản ngày càng nhiều So sánh năm 2022 với giai đoạn 2010-12 (%) Nguồn: OECD-FAO Nguồn: OECD-FAO Các nước OECD Thịt bò Thịt lợn Gia cầm Cừu Bơ Phomat Sữa bột Sữa bột còn kem Thủy sản Thế giớiCác nước đang phát triển USD/tấn USD/tấn Ngô Hạt có dầu Sữa bột Bơ Phomat Sữa bột còn kem Gia cầm Thịt bò Thịt lợn Thủy sản Cừu Xu hướng giá của các mặt hàng nông nghiệp tính đến năm 2022
  • 19. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 17 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN động về sản lượng trồng trọt đã gây tác động lớn nhất đến giá cả thế giới của các sản phẩm lúa mì và lúa, hạt có dầu, trong đó mặt hàng gạo có vẻ ít nhạy cảm hơn. Giá thịt và các loại sản phẩm sữa, nhiên liệu sinh học bị ảnh hưởng mạnh hơn trước các giả định về kinh tế vĩ mô, như sự tăng trưởng kinh tế và tỷ giá hối đoái. Giá cả năng lượng và các nguồn lợi bất ổn khác, ảnh hưởng đến cả các thị trường nhiên liệu sinh học và giá thành đầu vào. Những điểm đáng chú ý về mặt hàng Tỷ lệ tương đối thấp giữa nguồn dự trữ và tiêu dùng đã gây nên mối quan tâm lớn về sự mong manh của các thị trường ngũ cốc toàn cầu. Tuy vậy, sản lượng ngũ cốc dự kiến sẽ tăng 1,4%/năm với 57% tổng mức tăng trưởng xuất phát từ các nước đang phát triển. Thái Lan được dự kiến là nước XK hàng đầu về gạo, sau đó đến Việt Nam, trong khi Mỹ dự báo tiếp tục là nhà XK ưu thế về lúa mì. Thủy sản: Sản lượng ngành khai thác thủy sản được dự kiến đến năm 2022 chỉ tăng 5%, trong khi đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 35%, mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do chi phí thức ăn luôn ở mức cao và ngày càng bị hạn chế về diện tích dành độ chậm hơn, trong đó động lực chính là dân số gia tăng, nguồn thu nhập tăng, quá trình đô thị hóa và chế độ ăn uống thay đổi. Tiêu thụ trên đầu người dự đoán sẽ tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Âu, Trung Á, tiếp theo là Mỹ Latinh và nhiều khu vực khác của Châu Á. Thương mại nông sản tiếp tục tăng: Các nền kinh tế mới nổi sẽ nắm giữ phần lớn tỷ trọng tăng trưởng trong thương mại, trong đó chiếm phần chủ yếu trong xuất khẩu lúa, gạo, hạt có dầu, dầu thực vật, đường, thịt bò, gia cầm và thủy sản. Tỷ trọng thương mại của khu vực OECD (34 quốc gia thành viên có thu nhập cao) tiếp tục giảm nhưng các quốc gia này vẫn giữ vai trò là những nhà XK lớn về lúa mì, bông, thịt lợn và cừu cùng hầu hết các sản phẩm sữa. Triển vọng bất ổn: Sự thiếu hụt sản lượng, giá cả biến động và gián đoạn thương mại vẫn là nhữngmốiđedọađốivớianninh lương thực toàn cầu. Chừng nào nguồn dự trữ lương thực thực phẩm ở các nước sản xuất và tiêu thụ chính vẫn thấp thì những rủi ro về biến động giá cả còn tiếp diễn. Hạn hán từng xảy ra trên diện rộng trong năm 2012 ở Mỹ và ở Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (CIS), các nước trong tốp hàng đầu có nguồn lợi thấp, có thể đẩy giá các sản phẩm trồng trọt tăng thêm 15-40%. Một công trình phân tích thống kê đã quy chiếu các hình thái bất ổn trong quá khứ về mô hình vận động thích hợp theo chu kỳ cơ bản, cho thấy sự biến Tiêu thụ gia súc gia cầm và thủy sản ngày càng nhiều So sánh năm 2022 với giai đoạn 2010-12 (%) Nguồn: OECD-FAO Nguồn: OECD-FAO Các nước OECD Thịt bò Thịt lợn Gia cầm Cừu Bơ Phomat Sữa bột Sữa bột còn kem Thủy sản Thế giớiCác nước đang phát triển Cánh đồng bông của Grudia
  • 20. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201418 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN cho sản xuất. Đến năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ vượt qua sản lượng đánh bắt thủy sản và trở thành nguồn cung cấp chính phục vụ tiêu dùng của con người. Trung Quốc tiếp tục giữ vai trò hàng đầu về sản lượng thủy sản toàn cầu nhờ sản lượng nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng, mặc dù chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ trước. Dự đoán vào năm 2022, Trung Quốc sẽ chiếm 63% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu và giữ vững vị trí là nhà XK thủy sản hàng đầu thế giới. Hạt có dầu: Sản lượng hạt có dầu sẽ tăng nhanh hơn sản lượng ngũ cốc, chủ yếu là do đạt năng suất cao. Dầu cọ sẽ tăng song song với các loại dầu thực vật khác và giữ vững thị phần ở mức chiếm 34% tổng sản lượng dầu thực vật thế giới trong giai đoạn 2013-2022. Đường: Sản lượng đường sẽ tăng khoảng 2%/năm, chủ yếu là nhờ sản lượng đường mía của các nước sản xuất hàng đầu là Braxin và Ấn Độ. Các nước đang phát triển sẽ tiếp tục chiếm ưu thế về sử dụng đường trên thế giới và dự đoán sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tiêu thụ. Braxin sẽ là nước XK hàng đầu, chiếm khoảng 50% tổng thương mại đường thế giới. Bông vải: Bông sẽ tiếp tục mất thị phần cho sợ nhân tạo. Sản lượng bông của Trung Quốc dự kiến giảm 17% trong khi ở Ấn Độ dự kiến tăng 25%, đưa nước này lên vị trí nhà sản xuất bông lớn nhất thế giới. Ethanol: Sản xuất ethanol dự kiến sẽ tăng 67% trong vòng 10 năm tới, trong đó diesel sinh học tăng mạnh hơn tất cả, mặc dù sản phẩm này có điểm xuất phát cơ bản ở mức thấp. Đến năm 2022, sản xuất nhiên liệu sinh học dự đoán sẽ tiêu thụ một lượng lớn sản lượng đường mía thế giới (28%), dầu thực vật (15%) và hạt ngũ cốc (12%). Thịt các loại: Theo dự đoán, các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 80% tổng mức tăng trưởng về sản lượng thịt toàn cầu. Mức tiêu thụ thịt trên đầu người sẽ tăng trưởng chậm lại trong thập kỷ tới vì các nền kinh tế lớn đã tiến tới mức của các nước phát triển, đồng thời giá gia cầm sẽ bớt đắt đỏ hơn và trở thành sự lựa chọn phổ biến nhất, chiếm khoảng 50% tổng mức tăng về tiêu thụ các loại thịt. Các sản phẩm sữa: Sản lượng sữa thế giới dự kiến sẽ tăng với tốc độ chậm hơn trong thập kỷ tới do các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sữa phụ thuộc vào nguồn thức ăn, họ đang phải vật lộn với giá thành thức ăn cao. Bên cạnh đó, hệ thống chăn nuôi gia súc ăn cỏ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh về đất đai và thiếu hụt nguồn nước. Theo dự kiến, trong thập kỷ tới các nước đang phát triển sẽ sản xuất ra 74% tổng sản lượng sữa trên toàn thế giới, chỉ riêng Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm đến 38% tổng lượng tăng. Tiêu thụ toàn cầu các sản phẩm sữa tại các nước đang phát triển được dự đoán sẽ tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng về sản lượng thế giới với nguồn XK cao hơn từ Mỹ, EU, Niu Dilân, Ôxtrâylia và Achentina. n Phương Mai tổng hợp Theo tài liệu của OECD-FAO Cánh đồng lúa mì của Walla Walla, Mỹ
  • 21. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 19 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Nguồn cung thủy sản Nguồn cung thủy sản toàn cầu đã và đang không ngừng tăng, chủ yếu nhờ sản lượng thủy sản nuôi tăng nhanh và bền vững. Từ năm 1961-2009, nguồn cung thủy sản nói chung theo đầu người tăng 62%, từ 8,6 lên 13,9 kg/năm. Trong đó, mức tăng trong giai đoạn 1960-1980 là do sản lượng khai thác tự nhiên tăng; còn trong giai đoạn sau chủ yếu nhờ tăng thủy sản nuôi trồng. Sản xuất và thương mại là các yếu tố quyết định nguồn cung thủy sản thế giới. Thống kê của FAO cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về quy mô sản xuất và thương mại thủy sản giữa các khu vực khác nhau. Châu Á, gồm cả Trung Quốc, chiếm 90% sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu; còn sản lượng do các nước kém phát triển nhất cung cấp chỉ chưa đến 1%. Thủy sản là loại thực phẩm được trao đổi thương mại nhiều nhất thế giới. Giá trị XK thủy sản của các nước đang phát triển cao hơn tổng giá trị XK cà phê, ca cao, chè, thuốc lá, Xahara Châu Phi và nhiều nơi khác, thủy sản là nguồn cung cấp protein động vật chất lượng cao và các axit béo thiết yếu quan trọng hơn nhiều so với các loại thực phẩm nguồn gốc động vật khác. Tuy nhiên, để đảm bảo ANLT, cùng với tuyên truyền về lợi ích và khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thủy sản, cần quan tâm đến vấn đề nguồn cung thị trường, cơ hội và cách lựa chọn thủy sản trong tiêu dùng, nhất là những vấn đề liên quan đến ngành NTTS. T hực phẩm thủy sản mang lại nhiều lợi ích cho sự tăng trưởng và phát triển của con người, và việc sử dụng lượng thủy sản phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Các chuyên gia tư vấn FAO-WHO khuyến khích người tiêu dùng tăng sử dụng các sản phẩm thủy sản béo lên gấp 2-3 lần nhằm đảm bảo đầy đủ lượng axit béo LCPUFA cho cơ thể. Hơn nữa, đối với những dân cư nghèo ở Châu Á hay vùng cận Thủy sản nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, góp phần nâng cao nguồn cung bình quân theo đầu người những năm vừa qua. Quá trình đô thị hóa và mức sống ngày càng cao sẽ còn tiếp tục thúc đẩy nhu cầu, đòi hỏi phát triển mạnh hơn ngành nuôi thủy sản để đảm bảo an ninh lương thực (ANLT). Đóng góp của ngành nuôi thủy sản vào an ninh lương thực p M. C. M. Beveridge, S. H. Thlisted, M.J, Phillips, M. Metian, M. Troell, S. J. Hall Thực phẩm thủy sản mang lại nhiều lợi ích cho sự tăng trưởng và phát triển của con người. Việc sử dụng lượng thủy sản phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • 22. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201420 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN thịt và gạo. Từ năm 1976-2009, giá trị thương mại thủy sản tăng bình quân gần 11%/năm. Năm 2009, Châu Đại Dương là khu vực có nguồn cung thủy sản bình quân đầu người lớn nhất (18,9 kg/năm), tiếp theo là Châu Âu (17,4 kg/năm), Châu Á (15,0 kg/năm), và cuối cùng là Châu Phi (9,2 kg/năm). Nguồn cung thủy sản ở Bắc Mỹ và Châu Âu một phần nhờ nhập siêu từ các nước Châu Á như Trung Quốc và Việt Nam (chiếm trên 20% nguồn cung ở Bắc Mỹ và 26% ở Châu Âu). Chi phí sản xuất thấp và giá quốc tế tương đối cao, cùng các chính sách thương mại tự do đã thúc đẩy XK các loài cá thịt trắng nuôi như cá rôphi Oreochromis spp. và cá tra Pangasius spp., thay thế cho nguồn cung cá thịt trắng khai thác đang giảm dần. Ngay cả Châu Phi cũng nhập siêu thủy sản, chủ yếu là các loài cá nổi giàu chất béo, rẻ tiền. Sự phát triển NTTS có tác động quan trọng đối với nguồn cung thủy sản thế giới. Ngoại trừ cá ngừ, nguồn cung bình quân theo đầu người và giá trị thương mại thủy sản chỉ tăng khi sản lượng nuôi tăng mạnh (ví dụ như ở Bănglađét, Inđônêxia và Việt Nam). Ở các quốc gia thiếu lương thực và thu nhập thấp, nguồn cung thủy sản bình quân đầu người tăng chậm, chỉ từ 4,5 kg (1961) lên 10,5 kg (2009). Tại Châu Phi – khu vực mà thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong các loại thực phẩm gốc động vật - nguồn cung bình quân theo đầu người không tăng đáng kể trong 20 năm qua. Nguyên nhân chính là do sự tăng trưởng hạn chế của ngành NTTS ở khu vực này. Cùng với sự gia tăng khối lượng, “chất lượng” cung thủy sản cũng thay đổi đáng kể trong 50 năm qua. Năm 1961, 32% nguồn cung là cá đáy, 26% là cá nổi, 16% là cá nước ngọt và nước lợ và 12% là các loài cá biển khác. Đến năm 2009, nguồn cung cá đáy và các loài cá biển khác giảm, cá nổi tăng về sinh khối nhưng giảm về tỷ trọng (xét trong tổng nguồn cung thủy sản), còn cá nước ngọt và nước lợ tăng 250%. Nguồn cung thủy sản nước ngọt và nước lợ theo bình quân đầu người đạt 6,1 kg, tương đương 1/3 tổng nguồn cung thủy sản. Những thay đổi này chủ yếu là do sự chững lại trong sản lượng khai thác tự nhiên và sự tăng mạnh sản lượng cá chép, cá rô phi và cá hồi nuôi. Tăng cơ hội tiêu thụ thủy sản Bên cạnh nguồn cung thị trường, cơ hội tiêu dùng thủy sản cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ANLT cho các hộ gia đình. Dù nguồn cung thủy sản toàn cầu không ngừng tăng nhưng sự cạnh tranh ngày càng lớn về quyền sử dụng đất nông nghiệp, việc thiếu nguyên liệu đầu vào, tác động của thiên tai và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào năng lượng của các hệ thống sản xuất thực phẩm đã khiến giá thành sản xuất biến động và nằm ở mức cao từ năm 2006. Do đó, các nước nghèo và phụ thuộc vào NK thực phẩm - nếu không đủ nguồn lực và khả năng thực thi các chính sách điều tiết thu nhập, chi tiêu, thị trường và giá cả; hoặc thực thi các biện pháp an toàn thực phẩm - sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các thị trường này cũng chính là khu vực tiềm năng để phát triển sản xuất các loài và sản phẩm thủy sản cỡ nhỏ. Ngoài việc giúp người nghèo tăng cơ hội tiêu thụ thủy sản, các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ được hưởng lợi nhờ tăng năng suất, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí và rủi ro, cũng như rút ngắn thời gian nuôi nên có thể sản xuất vài vụ/năm. Trênthựctế,khaithácvàNTTS góp phần cải thiện ANLT cho các Nguồn cung thủy sản toàn cầu đã và đang không ngừng tăng, chủ yếu nhờ sản lượng thủy sản nuôi tăng nhanh và bền vững.
  • 23. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 21 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN 2/3 tổng lượng thủy sản tiêu dùng và rẻ hơn rất nhiều so với phần lớn thủy sản khai thác. Một thập kỷ trước, thủy sản nuôi ở Bănglađét đắt hơn thủy sản khai thác, nhưng hiện nay, nhờ sản lượng nuôi tăng gấp đôi nên giá đã đỡ đắt hơn các sản phẩm khai thác. Tiêu dùng thủy sản Việc lựa chọn thực phẩm tiêu dùng bị chi phối bởi nhiều yếu tố - không chỉ bởi nguồn cung và cơ hội tiêu dùng mà còn bởi thị hiếu, giá trị dinh dưỡng, văn hóa và tôn giáo. Quan điểm cá nhân và bối cảnh xã hội (kinh nghiệm sống, mức độ phụ thuộc vào thực phẩm NK, quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến sản phẩm) cũng là các yếu tố ngày càng có nhiều ảnh hưởng. Do đó, sự lựa chọn thực phẩm tiêu dùng của người phương Tây được quyết định bởi nhiều tính chất khác nhau của sản phẩm như sự tiện dụng, chất lượng, độ tươi, sự tin tưởng về mức độ an toàn và giá trị dinh dưỡng, sự quan tâm về môi trường và an sinh động vật cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy sự gia tăng sản lượng thủy sản nuôi có ảnh hưởng đến các mô hình hành vi của người tiêu dùng hay không? Các đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn, nơi mua và quảng cáo là các yếu tố quyết định lòng tin và thái độ đối với thủy sản nuôi. Ví dụ, kết quả một cuộc điều tra người tiêu dùng Bỉ cho thấy, yếu tố bền vững và các vấn đề đạo đức là mối quan tâm hàng đầu đối với tiêu dùng thủy sản khai thác, còn chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng thủy sản nuôi. Ở Bănglađét, sản lượng thủy sản nuôi tăng phần lớn là của các loài ngoại lai như Oreochromis spp. Tuy nhiên, các loài này không được ưa chuộng bằng các loài khai thác bản địa đang ngày càng khan hiếm. n Phương Thảo biên dịch Theo Journal of Fish Biology (2013) 83, 1067-1084 hộ gia đình, hoặc trực tiếp thông qua tiêu dùng thủy sản, hoặc gián tiếp thông qua việc tăng sức mua từ kinh doanh thủy sản. Có thể thấy cơ hội tiêu dùng này khi phụ nữ tham gia vào các hoạt động liên quan đến nuôi trồng và khai thác thủy sản như chế biến và kinh doanh, bởi khi đó, họ có thể dành phần thu nhập lớn hơn cho tiêu dùng thực phẩm. Ước tính có khoảng 120 triệu người trên thế giới hoạt động trong ngành khai thác thủy sản và 23 triệu người trong ngành nuôi, giúp tăng cơ hội tiêu dùng thủy sản. Ảnh hưởng của giá Tác động lớn nhất đến cơ hội tiêu dùng thực phẩm là giá – yếu tố bị chi phối chủ yếu bởi thị trường và thu nhập. Thịt và cá được coi là khá đắt so với các sản phẩm giàu tinh bột như gạo và ngô, do đó, nó liên quan chặt chẽ với sự giàu có. Người tiêu dùng thu nhập thấp thường ưu tiên mua thủy sản rẻ tiền hơn, như các loài cá nổi nhỏ giàu axit béo LCPUFA. Một báo cáo nghiên cứu về hệ số co giãn của cầu thủy sản theo giá ở các thị trường phương Tây cho thấy, lượng cầu phản ứng mạnh đối với sự thay đổi của giá. Giá cũng là yếu tố quyết định lớn hơn đối với việc mua thủy sản của người nghèo ở các nước đang phát triển. Tại các khu vực có sản lượng thủy sản nuôi lớn, giá thủy sản nuôi có xu hướng rẻ hơn, giúp người dân tăng cơ hội tiêu dùng thủy sản. Ví dụ, ở Ai Cập, thủy sản nuôi hiện chiếm Tác động lớn nhất đến cơ hội tiêu dùng thực phẩm là giá – yếu tố bị chi phối chủ yếu bởi thị trường và thu nhập.
  • 24. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201422 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN (Phú Quốc- Rạch Giá). Thức ăn chính của cá cơm là các sinh vật, rong rêu. Tùy theo hình dáng và màu sắc của chúng, cá cơm được phân thành nhiều loại như: sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, cơm lép, sọc phấn... Là mặt hàng giá trị kinh tế cao được XK sang nhiều thị trường trên thế giới, nhất là Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…, cá cơm được dùng để chế biến, tẩm sấy gia vị, làm thức ăn cho gia súc, nuôi thủy sản... Đặc biệt, cá cơm là nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc nổi tiếng- sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU, mở đường cho các DN Việt Nam xây dựng thương hiệu trên thế giới. Ngành sản xuất và XK cá cơm Việt Nam gặp nhiều khó khăn Theo kết quả điều tra nghiên cứu chuỗi giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ, do việc tổ chức và liên kết các chủ thể tham gia chuỗi giá trị Cá cơm - mặt hàng có giá trị kinh tế cao Vùng biển Tây Nam Bộ Việt Nam và vịnh Thái Lan được coi là một trong những nơi tập trung nhiều chủng loại cá cơm nhất trên thế giới. Cá cơm là loài thủy sản có nhiều đạm, vitamin và khoáng chất..., là thực phẩm để chế biến nhiều món ăn ngon và làm nước mắm... Mùa đánh bắt cá cơm thường vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm lịch ở các vùng biển miền Trung (Quảng Nam) và miền Nam Bảo vệ và nâng cao giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ Vùng biển Tây Nam Bộ có nguồn lợi cá cơm rất dồi dào. Tuy nhiên hiện nay, do tình trạng lạm thác, nguồn nguyên liệu quý giá này đang có xu hướng suy giảm cả về chất lượng và số lượng. Giải pháp bảo vệ và nâng cao giá trị cá cơm khai thác ở vùng biển này được đề cập tại Hội thảo Nghiên cứu chuỗi giá trị của cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ, do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản,Tổng cục Thủy sản tổ chức đầu năm 2014. Một số sản phẩm cá cơm chế biến và nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc
  • 25. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 23 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN cá cơm gồm ngư dân- người thu gom, chế biến và thương mại còn lỏng lẻo, phương pháp đánh bắt và chế biến không hiệu quả nên ngành sản xuất và XK cá cơm gặp rất nhiều khó khăn, bị cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trực tiếp như Thái Lan. Mặt khác, thị trường XK sản phẩm chế biến từ cá cơm chưa được xây dựng vững chắc, công tác quảng bá thương hiệu nước mắm Phú Quốc còn yếu và việc tiếp cận nguồn vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng điều quan trọng nhất là chưa tạo được một chuỗi GTGT sản phẩm cá cơm, do đó, dẫn đến giá bán thấp, sản xuất bị động, sản lượng các sản phẩm chế biến từ cá cơm còn nhỏ, sự nhận biết về thương hiệu nước mắm Phú Quốc của người tiêu dùng còn hạn chế. Điều này dẫn đến thu nhập của người làm nghề khai thác cá cơm chưa cao, chưa tạo tiền đề phát triển bền vững Nguyên liệu được xem là khâu có nguy cơ cao nhất làm ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm cá cơm nước mắm. Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản cho biết, trong vòng từ 5- 10 năm trở lại đây, sản lượng cá cơm giảm đáng kể, từ 18.000 tấn năm 2010 xuống chỉ còn 13.000- 13.500 tấn năm 2013 do cường lực khai thác ngày càng tăng. Hiệnnay,sốlượngtàuthuyền, sản lượng và năng suất khai thác nghề vây cá cơm truyền thống ngày càng giảm do phải cạnh tranh khốc liệt với nghề vây cá cơm có sử dụng ánh sáng (gần như 100% tàu khai thác cá cơm tại vùng biển Tây Nam Bộ đã chuyển sang nghề này). Ngoài ra, việc khai thác bằng nghề “cào bay”, nghề xiệp, nghề vây bằng lưới mùng… trên vùng biển này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lợi cá cơm. Tình trạng này đã khiến năng suất, chất lượng khai thác theo tàu có xu thế giảm mạnh, tỷ lệ lẫn cá tạp cao hơn, khoảng 30-40%. Tại Phú Quốc, đang diễn ra tình trạng cạnh tranh nguồn nguyên liệu giữa các nhà thùng (làm nước mắm) và các cơ sở thu mua chế biến cá cơm sấy khô. Do thiếu nguyên liệu, một số nhà thùng phải treo thùng hoặc ngừng sản xuất. Bà Hồ Kim Liên, Giám đốc Công ty CP TM Khải Hoàn cho biết, các nhà thùng rất cần sử dụng sản phẩm cá cơm chất lượng cao, vì đây là nguyên liệu chính để cho ra đời sản phẩm nước mắm Phú Quốc truyền thống. Tuy nhiên, giá nguyên liệu bị đẩy lên cao gấp đôi, từ 10.000 đồng lên 21.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 21.000- 25.000 đồng/kg. Một phần do thương lái Trung Quốc thu gom hàng. Khi giá nguyên liệu đầu vào cao, kéo theo giá nước mắm Phú Quốc cũng bị đẩy lên. Những nhà thùng, nhà máy chế biến nước mắm khó cạnh tranh được bằng giá với những tập đoàn thực phẩm lớn với những dòng sản phẩm nước mắm có độ đạm thấp...gây không ít khó khăn cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU này. Và những giải pháp... Để khắc phục những bất cập trên, cần quản lý sản xuất, kinh doanh cá cơm theo chuỗi giá trị, tạo sự thống nhất trong các khâu liên quan đến sản phẩm. Tại hội thảo, ThS Phạm Thị Thùy Linh - chủ nhiệm đề tài - cho biết, nút thắt lớn nhất mà tất cả các chuỗi đều gặp phải đó là nguồn lợi cá cơm- nguồn cung cấp chính cho chuỗi sản xuất cần được tháo gỡ. Do đó, bà đề nghị Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu tại Hội thảo Nghiên cứu chuỗi giá trị của cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ.
  • 26. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201424 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN hiệu, chưa thâm nhập sâu vào thị trường lớn, do đó cần phải đẩy mạnh XTTM, quảng bá hình ảnh, dán nhãn thương hiệu, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường... đưa cá cơm về với giá trị thực của nó. Ngoài ra, cần thúc đẩy xây dựng các mô hình liên kết dọc giữa các cơ sở, DN chế biến các sản phẩm từ cá cơm, nhà thùng và thương lái để đảm bảo ổn định nguyên liệu cho chế biến và hỗ trợ phát triển ngư dân khai thác cá cơm, tìm kiếm các mô hình liên kết phù hợp dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của địa phương. Vai trò dẫn dắt việc xây dựng các mô hình liên kết chính là các DN chế biến, nhà thùng, đồng thời phát huy vai trò của hiệp hội trong việc xây dựng liên kết dọc. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh cần xây dựng được mô hình liên kết giữa các khâu trong chuỗi, phân phối hợp lý lợi nhuận giữa các bên tham gia nhằm góp phần bảo vệ bền vững nguồn lợi cá cơm và quảng bá thương hiệu các sản phẩm được chế biến từ cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam bộ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế… Tổng cục đang tiến hành đề án thí điểm Tái tạo nguồn lợi thủy sản, dự kiến cá cơm vùng biển Tây Nam Bộ sẽ là một trong những đối tượng mà Tổng cục sẽ đưa vào đề án. n Nguyễn Thị Hồng Hà Bên cạnh đó, phải có những hỗ trợ đáng kể về tài chính, kỹ thuật, tổ chức sản xuất... để cải tiến thực sự chuỗi giá trị , tháo gỡ khó khăn nảy sinh ở các khâu trong chuỗi và phải có thời gian đủ dài (3-5 năm, thậm chí 10 năm), ngoài ra, cũng cần tăng cường sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội...... Ông Phạm Ngọc Tuấn cũng cho rằng, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý hoạt động mua bán cá cơm, có giải pháp ngăn chặn tình trạng mua phá giá. Bên cạnh đó, cần xây dựng quy định về bảo vệ nguồn lợi và quản lý hoạt động khai thác cá cơm, cần sớm có văn bản khoanh vùng đánh bắt. Thêm vào đó, hiện nay, sản phẩm cá cơm còn đơn điệu, chưa tạo nên thương Nhà nước cần đưa ra một số quy định về quản lý để hạn chế lạm thác, như chỉ cho phép tàu lưới vây khai thác cá cơm, không cho phép giã cào và các ngư cụ bị cấm khác, đồng thời có phương án quy hoạch, sắp xếp lại đội tàu cá cơm. UBND tỉnh Kiên Giang, Cà Mau cần có quy định hạn chế tàu khai thác cá cơm; quy định mùa cấm (1-2 tháng/năm) ở một số ngư trường trọng điểm trong mùa sinh sản... Cần nâng cao năng suất khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch bằng việc cải tiến công nghệ và giải pháp quản lý. Cũng cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích các DN ở miền Trung, DN của Malaysia, Xingapo...xây nhà máy chế biến cá cơm sấy, tẩm gia vị XK tại Tây Nam Bộ. Sản phẩm nước mắm Ông Kỳ của Công ty CP Thương mại Khải Hoàn
  • 27. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 25 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Ban Chêëp haânh Hiïåp höåi Chïë biïën vaâ Xuêët khêíu Thuãy saãn Viïåt Nam (VASEP) nhiïåt liïåt chuác mûâng 24 doanh nghiïåp höåi viïn nhên kyã niïåm ngaây thaânh lêåp cuãa àún võ trong thaáng 3/2014 CHUÁC MÛÂNG SINH NHÊÅT CÖNG TY CP HAÃI SAÃN BÒNH ÀÖNG BINH DONG FISCO (1/3/2004) CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN THUÃY SAÃN PHUÁ CÛÚÂNG JOSTOCO PHU CUONG JOSTOCO CORP (11/3/1995) CÖNG TY TNHH TM SX XD GIA HÊN GIA HAN TRADING MANUFACTURING CO., LTD (19/3/2001) CÖNG TY CP THUÃY SAÃN NAM BÖÅ NAMBO GROUP (1/3/2007) CÖNG TY CP THUYÃ SAÃN SÖË 1 SEAJOCO VIETNAM (31/3/1993) CÖNG TY TNHH HAÃI LONG HAI LONG CO., LTD (31/3/2000) CÖNG TY CP THUÃY HAÃI SAÃN AN PHUÁ AN PHU SEAFOOD CORP. (14/3/2007) CÖNG TY TNHH THIÏËT BÕ CN VAÂ TM QUANG DÛÚNG QD CO., LTD (14/3/2000) CÖNG TY CP CB VAÂ XNK THUÃY SAÃN CADOVIMEX CADOVIMEX SEAFOOD VN (28/3/1997) CÖNG TY TNHH PHUÁ THAÅNH PHU THANH CO., LTD (30/3/1996) CÖNG TY CP THUYÃ SAÃN SÖË 4 SEAPRIEXCO N04 (31/3/1993) CÖNG TY CP XNK THUYÃ SAÃN SAÂI GOÂN SEAPRODEX SAIGON (31/3/1993) CÖNG TY CP PROCIMEX VIÏÅT NAM PROCIMEX (8/3/1990) CÖNG TY CP THUYÃ SAÃN BÒNH ÀÕNH BIDIFISCO (18/3/1999) CHINHAÁNH CÖNG TYCP DOCIM EXCO -DOCIFISH DOCIFISH (7/3/2002) C.TY TNHH THUÃY SAÃN TAÂI NGUYÏN TAI NGUYEN SEAFOOD (21/3/2002) CÖNG TY TÊN CAÃNG SAÂI GOÂN SAIGON NEWPORT (15/3/1989) CÖNG TY CP THUYÃ ÀÙÅC SAÃN SEASPIMEX VIETNAM (31/3/1983) CÖNG TY CP HUÂNG VÛÚNG HUNG VUONG CORP (24/3/2003) TÖÍNG C.TY CÖNG NGHIÏÅP - IN - BAO BÒ LIKSIN-TNHH MÖÅT THAÂNH VIÏN LIKSIN CORPORATION (24/3/1995) *CÖNG TY TNHH THUÃY SAÃN GIOÁ MÚÁI NEW WIND (21/3/2000) CÖNG TY CP THUÃY SAÃN BAÅC LIÏU BACLIEUFISH (7/3/2001) TRUNG TÊM XUÁC TIÏËN THÛÚNG MAÅI VAÂ ÀÊÌU TÛ ÀÖÌNG THAÁP DOTIP (25/3/2008) CÖNG TY TNHH THÛÅC PHÊÍM THUÃY SAÃN MINH BAÅCH MB (17/3/2009)
  • 28. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ 26 Sản xuất kinh doanh thủy sản tháng 2/2014 Tình hình chung Từ cuối năm 2013, nền kinh tế thế giới nhìn chung đã có một số dấu hiệu phục hồi. Tạp chí The Economist (Anh) dự báo năm 2014, kinh tế thế giới sẽ sáng sủa hơn và GDP của các quốc gia sẽ tăng khá. Tổ chức Tiến tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2014 có thể đạt 3,6%. Bước vào năm 2014, kinh tế Việt Nam cũng xuất hiện những tín hiệu khả quan hơn. Chính phủ quyết liệt đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà nước và đưa ra giải pháp đột phá về thể chế kinh tế, đồng thời tiếp tục kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh thu hút vốn FDI, ODA… Ngành nông nghiệp được Chính phủ chủ trương đẩy nhanh tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tái cơ cấu ngành thủy sản cũng nhắm đến mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Hai tháng đầu năm nay, ngành thủy sản đã tiếp tục nâng cao sản lượng và duy trì tốc độ tăng trưởng của các đối tượng chủ lực. Sản lượng thủy sản của cả nước trong hai tháng đầu năm ước đạt 768.800 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng nuôi trồng 323.600 tấn, giảm 0,3%; sản lượng khai thác 445.200 tấn, tăng 4,3%, trong đó khai thác biển 419.400 tấn, tăng 4,7%. n Thời tiết từ đầu năm đến nay khá thuận lợi, nên ngư dân tăng cường bám biển dài ngày. Ở hầu hết các vùng biển, ngư dân đều đang trúng mùa. Các cơ quan quản lý ngành đã tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn tàu cá và an toàn cho ngư dân, nâng cao chất lượng thông tin trên biển phục vụ hoạt động đánh bắt của ngư dân. Hai tháng đầu năm, một số tỉnh có sản lượng khai thác khá cao như: Kiên Giang đạt 73.790 tấn, Ninh Thuận 33.500 tấn, Bình Thuận 17.200 tấn, Vũng Tàu 43.183 tấn, Trà Vinh 9.200 tấn, Bạc Liêu 17.914 tấn, Cà Mau 28.500 tấn, Thanh Hóa 6.600 tấn và Quảng Ninh 8000 tấn. n Khai thác thủy sản Phát huy đà thắng lợi năm 2013, người nuôi tôm đã tích cực mở rộng diện tích và đầu tư vào nuôi mới. Hiện nay, tình hình sản xuất tôm nước lợ nói chung đang diễn ra khá thuận lợi. Nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã tăng diện tích nuôi thả nuôi và đang triển khai vụ thả tôm nước lợ năm 2014. Sản lượng thu hoạch tôm ở các tỉnh ĐBSCL đạt khá cao như Kiên Giang đạt 1.625 tấn tôm sú, 1.309 tấn tôm chân trắng; Bạc Liêu đạt 4.925 tấn tôm sú, 605 tấn tôm chân trắng; Cà Mau đạt 13.800 tấn tôm sú, 3.500 tấn tôm chân trắng. Sản xuất cá tra trong 2 tháng đầu năm vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ chưa có tiến triển, mặc dù nguồn cá nguyên liệu trong nước không phải là dồi dào. Nghề nuôi cá tra đang trải qua một giai đoạn kỳ khá gian nan và phức tạp, do giá cá nguyên liệu trên thị trường thấp hơn giá thành, trong khi giá thức ăn, thuốc thú y và một số vật tư đầu vào thiết yếu khác đều tăng, khiến người dân hạn chế thả nuôi. Trong tháng 2/2014, diện tích nuôi và sản lượng thu hoạch cá tra của một số tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể: Cần Thơ đạt 7.540 tấn (giảm gần 6%) trên diện tích nuôi 480 ha (giảm 8,6%); Vĩnh Long đạt 19.735 tấn (giảm11,5%) trên diện tích 277 ha (giảm 10%); Đồng Tháp đạt 31.475 tấn (giảm gần 1%) trên diện tích 989 ha (giảm 4,7%). Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 2 vẫn không tăng so với tháng trước. Tại Vĩnh Long, giá cá tra nguyên liệu trong tháng 2 dao động từ 22.500-23.000 đ/kg trong khi giá thành sản xuất 23.000-24.000 đ/kg. Một số hộ nuôi cá tra ở Cần Thơ đang có xu hướng giảm dần diện tích nuôi cá tra và chuyển sang nuôi cá lóc, cá thát lát. n Nuôi trồng thủy sản
  • 29. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ 27 Dự tính kết quả XK thủy sản trong tháng 2 đạt khoảng 335 triệu USD, đưa tổng XK của 2 tháng đầu năm ước đạt gần 919 triệu USD, tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù giá trị XK trong tháng 2 thấp hơn khá nhiều (giảm trên 42% so với tháng 1) nhưng so với tháng 2 cùng kỳ năm ngoái, giá trị XK vẫn tăng trên 15%. Tiêu thụ của các thị trường lớn trên thế giới chưa có những biến động đáng kể. Nuôi tôm ở các nước trong khu vực cũng chưa thấy có phản ánh tích cực rõ rệt về sản lượng thu hoạch sau một năm đấu tranh tích cực với dịch bệnh EMS trên tôm. Tuy nhiên, các nguồn tin đều cho thấy, sản lượng tôm thu hoạch của nhiều khu vực sẽ cải thiện hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Dự đoán, XK thủy sản của nước ta có nhiều triển vọng tăng tiếp trong những tháng tới do các thị trường tiêu thụ lại tiếp tục xây dựng nguồn hàng cho mùa tiêu thụ tiếp theo trong dịp hè. Tiêu thụ tôm dự đoán tiếp tục tăng trên các thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU. Trong 2 tháng đầu năm nay, NK thủy sản ước đạt 175 triệu USD, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013, trong đó hai nhà cung cấp thủy sản chính cho Việt Nam là Ấn Độ (chiếm 47,9%) và Đài Loan (chiếm 6%).n Phương Mai tổng hợp TheWith our passion and tenacity we are proud of to youbring the best Pangasius products from the heart of Mekong River www.vinhhoan.com.vn Product name: eF kL oO hciR trA aL niTO hU isC s fH u. siPanga R Xuất khẩu thuỷ sản
  • 30. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 THUÃY SAÃN 5 CHÊU Hiệp hội Sản xuất Thức ăn Thái Lan đã xây dựng một lộ trình phát thủy sản bền vững nhằm đảm bảo ngành sẽ đạt được tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Theo kế hoạch, ngành thủy sản Thái Lan sẽ đạt đến sự phát triển bền vững trong vòng 5 năm. Pornsil Patchrintanakul, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, lộ trình phát triển sẽ được hoàn tất vào tháng 7/2014 và đi vào thực hiện từ tháng 8. Kế hoạch sẽ tập trung vào khuôn khổ, các hoạt động và việc thực thi của các thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất thủy sản. n The Nation Cơ quan Đầu tư và Phát triển kinh tế bang Sabah, Malaixia đã lên kế hoạch xây dựng một trại nuôi tôm và một nhà máy chế biến 1.000 ha tại Pitas, Sabah, miền Đông Malaixia. Trại nuôi sẽ gồm 318 ao nuôi và sản lượng hằng năm ước đạt khoảng 10.000 tấn tôm. Dự kiến, trong 7 năm tới, dự án sẽ thu hút 75 triệu USD từ vốn đầu tư tư nhân. Mục tiêu của dự án là cải thiện thu nhập hộ gia đình địa phương thông qua phát triển kinh tế dựa trên nuôi trồng thủy sản và sẽ tạo thêm 1.200 việc làm mới. Nuôi hải sâm cũng là một phần trong dự án này. n Shrimpnews 28 EU khởi động chiến dịch tiêu thụ thủy sản bền vững Inđônêxia thu mua ghẹ xanh có kích thước tối thiểu 10 cm Hiệp hội các nhà sản xuất thức ăn Thái Lan dự thảo kế hoạch phát triển thủy sản Sabah, Malaixia triển khai dự án tôm lớn Cao ủy Nghề cá của Liên minh Châu Âu (EU), Maria Damanaki phát động chiến dịch “ I N S E PA R A B L E ” trong toàn khu vực nhằm nâng cao nhận thức về việc cải cách Chính sách nghề cá chung (CFP). “INSEPARABLE” kêu gọi người dân Châu Âu tăng cường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản bền vững. Website của chiến dịch này đưa thông tin về những nguồn lợi thủy sản dồi dào, được khai thác và sản xuất bền vững nhằm giúp người dân chọn lựa. n Fis Chính sách này đã được Hiệp hội Chế biến Cua ghẹ Inđônêxia (APRI) thông qua. Theo đó, những công ty tham gia cam kết, gồm phần lớn là các nhà cung cấp cua ghẹ lớn của Inđônêxia, sẽ không được phép thu mua ghẹ xanh có kích thước dưới 10 cm. Chính sách này được đặt ra nhằm giúp nguồn lợi ghẹ xanh có thể phát triển lành mạnh và dồi dào hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sản trước khi bị khai thác. Chính sách về kích thước tối thiểu của APRI phù hợp với xu hướng bảo tồn của ngành cua, học tập theo các quy định tương tự ở Philippin và các thành viên khác của Ủy ban Cua NFI. n Seafoodnews
  • 31. THUÃY SAÃN 5 CHÊU Các nhà khoa học của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Quốc gia đã tìm ra một công nghệ mới giúp kéo dài thời hạn sử dụng của một số loại thủy sản đông lạnh có giá trị thương mại. Nhờ công trình nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành như phân tích sinh hóa và cảm quan, nhóm các nhà khoa học đã thành công trong việc tăng thời hạn sử dụng của cá thu đông lạnh từ 3 lên 9 tháng và cá sòng đông lạnh từ 6 lên 12 tháng. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ cao áp thủy tĩnh (APH) trước khi cấp đông thủy sản để hạn chế đặc tính dễ hỏng của thủy sản và sự hoạt động của các enzym phân huỷ sản phẩm. n Infofish Viện Thú y Na Uy đã phát hiện ra một căn bệnh mới ở trại sản xuất giống cá hồi vân. Tỷ lệ cá chết tăng và vấn đề này đã được thông báo cho Cơ quan An toàn thực phẩm (FSA). Kết quả ban đầu cho thấy đây là căn bệnh truyền nhiễm. Triệu chứng điển hình của bệnh là suy tuần hoàn và thiếu máu do cá bệnh bị viêm tim. Viện Thú y đang làm việc với ngành cá hồi, các chuyên gia thú y và FSA để làm rõ các mối liên hệ và cơ chế lây truyền. Dữ liệu ban đầu cho thấy căn bệnh là do một loại virus gây ra. n Thefishsite Tại hội nghị Aquaculture America 2014, một số nhà khoa học đã chứng minh việc nuôi tôm nâu bản địa kết hợp với rau diếp biển (ulva-một loại rong biển) sẽ mở ra hướng nuôi tôm bền vững hơn. Trong mô hình này, tôm sẽ ăn ulva có hàm lượng protein cao, giúp làm giảm đáng kể lượng thức ăn viên cung cấp cho tôm. Trong khi đó, ulva hấp thụ khí C02, NH3, Phốt phát, Ni tơ và các dưỡng chất khác do tôm thải ra, làm sạch nước trong hệ thống nuôi. Ngoài ra, ulva có khả năng kháng khuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh cho tôm nuôi. Tỷ lệ sống của tôm nuôi tương đối cao, đạt khoảng 60%. n Thefishsite Hằng Vân lược dịch Phát hiện bệnh mới trên cá hồi ở Na Uy Mêhicô thành công với hệ thống nuôi “tôm – rau diếp biển” bền vững Mỹ: Công nghệ kéo dài thời hạn sử dụng thủy sản Nhiệt độ tăng có thể ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản Theo một nghiên cứu do Tiến sĩ Jodie Rummer của đại học James Cook chỉ đạo, tốc độ biến đổi khí hậu nhanh chóng có thể làm giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản sinh sống gần đường xích đạo. Nhiều loài thủy sản sống ở đây khó có thể thích ứng với những thay đổi lớn trong môi trường, vì thông thường chúng chỉ mới trải qua những thay đổi nhỏ về nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng lên, thủy sản có thể bị mất khả năng trốn tránh kẻ thù, tìm thức ăn và sinh sản. Tiến sĩ Jodie Rummer cho biết nhiều quần thể thủy sản xích đạo đang sống tiệm cận với giới hạn của chúng. n Skynews Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 29
  • 32. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/201430 DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN Là đơn vị đi đầu phát triển nuôi giống cá tầm tại Việt Nam, sau một thời gian nỗ lực và tâm huyết, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp, đưa Việt Nam thành một quốc gia dẫn đầu về nuôi và sản xuất một loài cá quý hiếm đang đứng bên bờ tuyệt chủng. Tập đoàn Cá tầm Việt Nam Đưa “vàng đen” xứ lạnh về vùng nhiệt đới đã bắt cá tầm để lấy trứng, điều này được khắc hoạ trên bức tranh bằng đá tìm thấy ở gần Kim tự tháp Sakkara, có niên đại 2.400 năm trước Công nguyên. Từ xa xưa, trứng cá tầm muối (caviar) đã luôn được ưa chuộng và đồng nghĩa với sự phong lưu, sang trọng. Trứng cá tầm, nổi tiếng nhất là trứng cá tầm Nga, hiện nay có giá bán dao động trung bình từ 1.500-6.000 USD/ kg, thậm chí với trứng cá tầm Beluga (Huso huso) - loài cá tầm quý nhất - có giá lên tới trên 10.000USD/kg, là một thứ “vàng đen” xa xỉ bậc nhất theo cách gọi của các tay buôn. Tuy nhiên, sản lượng trứng cá tầm khai thác tự nhiên trên thế giới hiện đã giảm mạnh. Chính vì là loài cá quý hiếm và mang lại giá trị kinh tế cao nên nạn đánh bắt cá tầm tự nhiên đã diễn ra nghiêm trọng trong nhiều năm qua, khiến cho loài Một loài cá quý bên bờ tuyệt chủng Cá tầm (Acipenser) xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm, là một trong những giống loài cá vây tia cổ đại nhất hiện nay; sống tại các vùng biển nước lạnh như biển Caspian, biển Đen và nhiều sông hồ như sông Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga. Từ thời cổ xưa, người Ai Cập, người Phênixi và người Hi Lạp Trại ương nuôi cá tầm của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam ở tỉnh Lâm Đồng
  • 33. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 171 / thaáng 3/2014 31 DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nếu như vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, sản lượng đánh bắt cá tầm của thế giới đạt khoảng 20.000 - 30.000 tấn/năm thì vào năm 2001 chỉ còn khoảng 500 tấn. Liên hiệp quốc đã phải ban hành Công ước về hoạt động buôn bán quốc tế các loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng (CITES), trong đó có áp đặt lệnh kiểm soát chặt chẽ nhất NK trứng cá tầm đánh bắt từ thiên nhiên. Mới đây nhất, cơ quan quản lý thủy sản Liên bang Nga đã ban bố lệnh cấm đánh bắt cá tầm tại vùng biển Caspian, nơi từng cung cấp hơn 90% sản lượng cá tầm đánh bắt trên toàn thế giới. Lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 và kéo dài trong vòng 5 năm. Hệ quả của những lệnh cấm này càng làm cho sản lượng trứng cá tầm sụt giảm và khan hiếm, đắt đỏ hơn trước. Điều này khuyến khích nhiều nước như Mỹ, Canađa, Nga, Iran…phát triển nuôi loài cá có giá trị kinh tế cao này để hướng đến XK. Hành trình đưa cá tầm về Việt Nam Trước khi được chính thức thành lập, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam (CTVN) đã trải qua nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm đề ánnuôicátầmNgavàấpnởtrứng cá tầm. Tập đoàn đã gặp không ít khó khăn trở ngại. Khi đó, không ai có thể nghĩ loài cá đặc thù của vùng nước lạnh này có khả năng sống được trong môi trường nhiệt đới như ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ, hướng dẫn từ Bộ Thủy sản (cũ), Bộ Khoa học & Công Nghệ, Hội Nghề cá cùng nhiều cơ quan, đoàn thể khác… đề án đã thành công rực rỡ và được áp dụng ngay vào thực tiễn sản xuất. Công ty TNHH Cá tầm Việt Nam được thành lập năm 2007, nền móng đầu tiên cho sự phát triển và hình thành nên Tập đoàn CTVN. Khác hẳn với các quy trình công nghệ nuôi khép kín ở các bể chứa nhân tạo nước ngoài, tại Việt Nam, Tập đoàn CTVN thực hiện nuôi cá tầm tại các hồ tự nhiên hay hồ thủy điện, nơi có dòng chảy lớn và nguồn nước sạch quanh năm, đáp ứng các chỉ tiêu cao nhất về chất lượng nước, môi trường và mật độ nuôi không khác gì với các vùng nước biển Caspian, biển Đen hay hồ Lagoda (Nga). Trong môi trường này cá tầm có thể sinh sống phát triển nhanh tối đa, do không qua mùa đông khắc nghiệt. Do đó, cá tầm Việt Nam giữ được hương vị tự nhiên vốn có, chất lượng thịt và trứng cá không thua kém so với cá tầm đánh bắt tự nhiên, vượt trội hơn hẳn cá tầm nuôi trong bể nhân tạo. Năm 2009, lứa trứng cá đen đầu tiên đã được thu hoạch thành công từ loại cá tầm Siberi (Acipenser baerii), Tập đoàn CTVN cũng bước đầu đạt được sản lượng trên 50 tấn cá thịt/ năm, phân phối thử nghiệm đến một số nhà hàng, khách sạn lớn trong nước. Cũng năm này, Công ty Cổ phần CTVN được thành lập nhằm xúc tiến kinh doanh thương mại, đưa sản phẩm “Cá tầm” giới thiệu tại thị trường Việt Nam và XK ra nước ngoài, Ông Lê Anh Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cá tầm Việt Nam Cá tầm được ấp nở tại trang trại của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam