SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Số 155 tháng02/2017
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
098 7612850
CHÀOXUÂNMỚI
2017
Ảnh:TáihiệncảnhTrầnHưngĐạoduyệtquântháng6/1285tạiLễhộimùathuCônSơn-KiếpBạc
CHÀO XUÂN MỚI 201702 Số 155 - Tháng 02/2017
Giá bán tại Việt Nam: 15.000đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Thư ký tòa soạn: Đỗ Huy Bình
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Gạt đi những bộn bề, lo toan
hơn nửa đời người, nguyên Ủy
viên Bộ Chính trị, nguyên Phó
Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng
lựa chọn cho mình cuộc sống
yên bình bên cạnh vườn cây, áo
cá tại quê nhà. Từ ngày về hưu,
ông mới được hưởng thụ những
ngày Tết giản dị, thuần nông
nhưng thật sự ý nghĩa.
*Tuổi già vui thú điền viên
Kể từ khi nghỉ hưu vào tháng
7/2011, nguyên Phó Thủ tướng
Trương Vĩnh Trọng trở về căn nhà
ở ấp Lương Thuận, xã Lương Quới
(huyện Giồng Trôm, Bến Tre) sống
cuộc đời giản dị với gia đình. Vào
khoảng thời gian thảnh thơi này,
người viết mới có dịp được gặp lại
và trò chuyện với ông - một chính
trị gia bình dị giữa đời thường đúng
vào một ngày cuối năm.
Gặp gỡ vị chính khách này, có
lẽ ai cũng đều phải ngỡ ngàng đến
khó nhận ra. Không còn trên người
bộ comple, thắt cavat, mà thay vào
đó là chiếc áo sơ mi ngắn tay, quần
đùi và chiếc mũ tai bèo… tất cả đã
xỉn màu vì nhuốm bùn đất. Nhưng
vẫn với tính cách thân mật, gần gũi
đích thực của một người con miền
Tây Nam Bộ ấy, ông Trọng nở nụ
cười hiền hậu mở đầu cho cuộc trò
chuyện về cuộc sống của hai vợ
chồng từ ngày về hưu.
Câu chuyện giữa người viết và
ông Trương Vĩnh Trọng không diễn
ra trên bàn hay trong nhà, mà cùng
rảo bước quanh khu vườn với đầy
cây ăn trái do chính tay ông trồng
lên. Khu vườn rộng gần 1ha ở phía
sau nhà được ông Trọng trồng chủ
yếu hai loại cây chính là bưởi da
xanh và cam sành. Đứng trước một
cây bưởi nặng trĩu quả, ông Trọng
như người nông dân thực thụ nói:
“Anh thấy không, cành cây da xanh
như da ếch, trồng 3 năm mới cho
trái. Đây là cành chuẩn bị cho hoa
rồi cho trái, nhưng yếu quá nên
phải cắt bỏ đi chứ nếu có ra trái thì
quả cũng không được ngon mà có
khi còn làm gẫy cành, hại cây…”.
Nhìn thấy thành quả sau 3 năm
chăm sóc lớn lên từng ngày, khỏe
mạnh đơm hoa kết trái khiến ông
cảm thấy mình có ý nghĩa hơn. Ông
bảo, việc trồng cây cũng giống như
“trồng người”. Nhìn cây bị sâu bệnh,
héo khô cũng khiến ông trăn trở, tìm
tòi kiến thức để chữa trị cho cây khỏi
bệnh, trở lên xanh tốt trở lại. Mọi thứ
trong khu vườn đều được ông Trọng
tận dụng triệt để. Dưới từng gốc cây,
ông tận dụng khoảng đất trống để
trồng thêm rau cải phục vụ cho sinh
hoạt hàng ngày của gia đình. Cành
lá khô được ông gom lại đốt cháy, kết
hợp với xơ dừa, ông dùng công nghệ
nghiền nát ra rồi ủ thành phân hữu
cơ bón cho cây. Chính vì thế, vườn
cây của ông tuy rộng, nhưng lượng
phân bón tự làm ra nhiều nên chưa
phải mua phân hóa học bón bao giờ.
Dẫn người viết đi một vòng khu
vườn, ông dừng lại và giới thiệu,
ông đã chăm những chậu cây cảnh
ở một góc vườn từ hơn nửa năm
trước để kịp trưng bày trong ngôi
nhà nhỏ, trước cửa nhà trong dịp
Tết năm nay. Ông trồng đủ mọi cây
cảnh, nhiều nhất là cây hoa mai,
cây bông trang... Tuy rằng chăm cây
cảnh cũng mất nhiều thời gian và
công sức, nhưng năm nay thời tiết
khá ổn định nên ông tin rằng hoa
mai và các loại hoa khác sẽ nở nhiều
trong dịp Tết này. Ông sẽ chiết một
vài cành để trang trí trong nhà,
trước cửa nhà.
Những năm tháng tuổi già,
ông Trọng cũng chỉ có ba thú vui
duy nhất là ở bên con cháu, trồng
cây và trò chuyện với bà con chòm
xóm. Còn chuyện thế sự, từ ngày
về hưu ông không có điều kiện để
cập nhật thông tin đầy đủ, những
vụ việc trong ấp có việc gì đến hỏi
ý kiến ông, ông biết đến đâu thì
góp ý đến đó, không biết thì nói là
không biết. Còn chuyện đường lối,
chính sách thì ông khuyên nên hỏi
những người còn đương chức bởi họ
nắm được nhiều thông tin sẽ có cái
nhìn chính xác hơn. Sống giản dị và
chan hòa với bà con xóm giềng nên
nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh
Trọng được người dân xã Lương
Quới, huyện Giồng Trôm gọi với cái
tên thân mật là anh Hai Nghĩa.
*Những ước mơ giản dị ngày Tết
Nhiều người bảo quãng thời
gian về già là lúc con người ta “trở
thành đứa trẻ” lần thứ 2 trong cuộc
đời. Ông Trọng thấy điều đó đúng
lắm, bởi hai vợ chồng ông giờ chẳng
có mong ước gì lớn lao ngoài việc
được nhìn thấy con cháu mỗi ngày,
như những đứa con lúc còn nhỏ
mong được ở bên cha mẹ.
Trong những năm tháng nghỉ
hưu để gắn bó với nông nghiệp và
người vợ hiền, ngoài mong ước thế
hệ trẻ tuổi hơn sẽ giúp đất nước ngày
càng phát triển, vị nguyên Phó Thủ
tướng còn có một niềm khao khát
mãnh liệt, đó là được sum vầy cùng
con cháu trong những ngày Tết. Ông
Trọng cho biết, suốt cả một năm
dài, các con ông đều làm việc tại
TP.HCM. Công việc bề bộn nên các
con các cháu cũng ít trở về thăm quê,
trừnhữngdịpđặcbiệt.Vìthế,những
ngày Tết là cơ hội quý giá giúp ông
thực hiện được niềm ước mơ giản
dị này. Những ngày cuối năm, tâm
trạng ông vui vẻ, hứng khởi hơn hẳn,
như ông nói, ông mong Tết không
khác gì trẻ con, mỗi khi Tết đến xuân
về là trong lòng lại bồi hồi, rạo rực.
Không hứng khởi sao được, vì
một năm trôi qua, ông chỉ có một
mong ước là tề tựu cùng đông đủ
các thành viên trong gia đình, đón
một cái Tết truyền thống thực sự ý
nghĩa. Ông Trọng kể, suốt nửa đời
làm chính sự, ông hiếm khi được tận
hưởng cái Tết nào trọn vẹn vì việc
nước còn nhiều. Chỉ đến khi về hưu,
ông mới được cùng vợ và các con ngồi
gói những chiếc bánh tét tròn trịa,
mới được dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa
tinh tươm, mới được cùng gia đình
đếm ngược đến giao thừa mà trong
lòng không còn gì phải bận tâm.
Có nhiều người nói, có lẽ Tết
truyền thống của các vị lãnh đạo
Đảng, Nhà nước phải xa hoa, hoành
tráng lắm. Thế nhưng không chỉ có
ông, mà tất cả các vị lãnh đạo khác,
chỉ có một mong ước vào dịp Tết cổ
truyền của dân tộc, đó là có thể gạt
bỏ những ưu tư sang một bên, vào
những ngày Tết, có thể được nhìn
lại một năm trôi qua, đất nước ta đã
phát triển, đổi mới như thế nào, có
thể được thấy những người dân trên
toàn bộ đất nước Việt Nam được
đón một cái Tết ấm no, trọn vẹn,
tràn đầy tình yêu thương. Trong
những năm về hưu, ông được theo
dõi tình hình người dân trên cả nước
đón Tết, trong lòng cũng cảm thấy
ấm áp, và mỗi khi biết ở đâu đó còn
những gia đình khó khăn, chưa biết
đến Tết là gì, ông lại chạnh lòng.
Những ngày giáp Tết, trong khi
các con các cháu rục rịch trở về quê,
thì tại quê nhà, vị nguyên Phó Thủ
tướngđãdọndẹptươmtấtnhàcửatừ
trong ra ngoài, trang hoàng cho ngôi
nhà nhỏ cành mai, cành đào, những
chậu cây cảnh rực rỡ. Đặc biệt, ông
không quên chuẩn bị cho các con, các
cháu những món quà, tuy đơn giản
thôi nhưng đầy ý nghĩa. Khi được
hỏi Tết năm nay ông có dự định gì
đặc biệt hay không, ông tâm sự: Vẫn
như mọi năm, gia đình ông sẽ cùng
nhau chuẩn bị những món ăn truyền
thống ngày Tết. Sau khi cúng gia tiên
đêm giao thừa, ông cùng các con sẽ
cùng nhau nghe Chủ tịch nước đọc lời
chúc Tết. Sau đó, ông sẽ dành cho các
thành viên trong gia đình mỗi người
một phong bao lì xì và cùng nhau
nâng ly rượu nồng, dành cho nhau
những lời chúc tốt đẹp và tràn ngập
tình yêu thương. Điều ông mong đợi
nhất là được cùng cả gia đình sum
vầy bên mâm cơm ngày Tết. Tết năm
nay,ôngdựđịnhsẽcùngnhữngngười
bạn thân đi chúc Tết những người
đồng nghiệp cũ, cùng nhau ôn lại kỷ
niệm vui buồn trước đây…
Tết giản dị
thuần nông
củanguyênPhóThủtướng
TrươngVĩnhTrọngĐường Thảo
Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chăm sóc vườn cây của mình
Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng
chụp ảnh lưu niệm cùng Nhà báo
Hồ Minh Sơn - Phó Tổng Biên tập
Báo Thời báo MeKong
3Số 155 - Tháng 02/2017 CHÀO XUÂN MỚI 2017 0
Vừa qua, Thủ tướng Chính
phủ vừa phê duyệt chủ trương
đầu tư 4 dự án xây dựng công
trình thể thao do Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam quản
lý gồm Dự án Nhà thi đấu thể
dục, thể thao Liên đoàn Lao
động các tỉnh Lai Châu, Khánh
Hòa, Yên Bái, Tây Ninh.
Nhà thi đấu thể dục, thể thao
Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu
được đầu tư xây dựng nhằm giải
quyết nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể
thao cho công nhân, người lao động
và nhân dân trên địa bàn thành phố
Lai Châu và tỉnh Lai Châu.
Nhà thi đấu thể dục, thể thao
Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh
Hòa xây dựng trở thành trung tâm
hoạt động thể dục, thể thao, văn
hóa, văn nghệ, giáo dục, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đoàn viên công đoàn
và công nhân, viên chức, người lao
động trên địa bàn thành phố Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Nhà thi đấu thể dục, thể thao
Liên đoàn Lao động tỉnh Yên
Bái phục vụ nhu cầu sinh hoạt
văn hóa, thể thao cho công nhân,
người lao động tại các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp nói riêng và người lao
động, dân cư trên địa bàn tỉnh Yên
Bái nói chung.
Nhà thi đấu thể dục, thể thao
Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh
xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí
lành mạnh cho công nhân, người lao
động và dân cư trên địa bàn huyện
Trảng Bàng và huyện Gò Dầu, tỉnh
Tây Ninh.
Kiểm Toán Nhà Nước:
BảođảmsựliêmchínhtrongquảnlýkinhtếcủaNhànước Phước Lập
Ngày 2/2, tức mùng 6 Tết Đinh
Dậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
đã đến thăm và làm việc với Kiểm
toán Nhà nước (KTNN). Đánh giá
cao thành tích mà KTNN đạt được
thời gian qua, Thủ tướng cho rằng
KTNN có bước trưởng thành rất lớn
về mọi mặt. Uy tín của KTNN trước
Trung ương, Quốc hội, Chính phủ
và nhân dân ngày càng được khẳng
định và nâng cao.
Theo Tổng KTNN Hồ Đức Phớc,
trong giai đoạn 2012 - 2016, KTNN
đãgópphầntăngthu,giảmchingân
sách và xử lý tài chính khác 115.203
tỷ đồng, năm 2016 đã kiến nghị xử
lý tài chính 35.931 tỷ đồng, cao nhất
trong 22 năm hoạt động của KTNN
và tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015
(19.863 tỷ đồng).
Nêu rõ quyết tâm xây dựng
Chính phủ liêm chính, kiến tạo
phát triển, hành động phục vụ
người dân và doanh nghiệp, Thủ
tướng mong muốn, thông qua chức
năng, nhiệm vụ của mình, KTNN
bảo đảm sự liêm chính trong quản
lý kinh tế của Nhà nước. Nhắc lại
quy định trong Hiến pháp: KTNN
là cơ quan do Quốc hội thành lập,
hoạt động độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật, Thủ tướng cho rằng sức
mạnh của kiểm toán chính là năng
lực cao, trình độ cao, tính độc lập và
công khai minh bạch. Khi đã tìm ra
chân lý, phát hiện điều đúng đắn thì
cần quyết liệt theo dõi, bám sát đến
cùng, “chứ không phải làm nửa vời,
biết bàn, bí bỏ”…
Thủ tướng đặt vấn đề về kiện
toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện
quy trình kiểm toán, nâng cao năng
lực, chuyên nghiệp, đạo đức nghề
nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ
kiểm toán vừa có tâm, vừa có tầm,
dĩ công vi thượng. Cần nâng cao
chất lượng, kế hoạch kiểm toán, tập
trung vào những nội dung, chương
trình, kế hoạch ưu tiên của Quốc
hội, Chính phủ và nền kinh tế như
tái cơ cấu, bảo đảm an toàn tài chính
công quốc gia, nợ xấu, nợ công, nợ
thuế, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả
chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản
công…
Nhân dịp này, Thủ tướng đã cho
ý kiến đối với các kiến nghị cụ thể
của KTNN. Theo đó, với kiến nghị
các bộ, ngành, địa phương cung cấp
kịp thời các hồ sơ, tài liệu liên quan
tới công tác kiểm toán, kể cả dữ liệu
điện tử và việc truy cập các phần
mềm cho KTNN. Thủ tướng nêu rõ
tinh thần: Không có vùng cấm, tất
cả các cơ quan sử dụng ngân sách
Nhà nước đều phải được kiểm toán
rõ ràng, như thế mới chống được
tiêu cực, tham nhũng.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý
kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác năm
2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thông báo kết luận nêu rõ, Việt Nam là
quốc gia có tiềm năng, thế mạnh về phát triển
nông nghiệp so với các nước trong khu vực; cần
phát huy những lợi thế, phát triển nông nghiệp
hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, trong đó tập
trung phát triển nông nghiệp phải chú trọng về
giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu sản phẩm
nông nghiệp, nhất là những sản phẩm chủ lực,
thế mạnh. Đồng thời khai thác được thế mạnh từ
biển, tập trung phát triển thuỷ hải sản; chủ động
thích nghi, chống chịu được với các tác động của
biến đổi khí hậu và tác động từ hoạt động khai
thác sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn…
Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp
tục đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển hướng từ chiều
rộng sang chiều sâu, tập trung nâng cao chất
lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp thay vì
sản lượng, số lượng. Phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất phù hợp, hiệu quả theo hướng hợp
tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản
xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp
tác xã với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp
giữ vai trò nòng cốt; giảm chi phí, nâng cao năng
suất, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất quy
mô lớn, giá trị gia tăng cao. Tổ chức lại hoạt động
hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã…
Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng
Nông thôn mới gắn với bảo đảm môi trường sống
cho người dân nông thôn, trong đó tập trung
nâng cao đời sống của người dân nông thôn; ưu
tiên nguồn lực, khoa học kỹ thuật cho phát triển
nông nghiệp, nông thôn; tăng cường đầu tư hiện
đại hoá hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt
là năng lực phòng chống, chống chịu với thiên tai.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành nông
nghiệp hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo động
lực cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, nhất
là về đất đai và quy hoạch đất lúa theo hướng
bãi bỏ các thể chế, chính sách trói buộc, kìm hãm
phát triển nông nghiệp, nông thôn…
TậpTrungXâyDựngNềnNôngNghiệpThôngMinh Phước Lập
Xây4côngtrìnhthểthaophụcvụ
côngnhân,ngườilaođộng
Ngọc Danh
Sáng ngày 05/02 (mùng 9
tháng giêng Âm lịch) tại cửa
biển Cái Cùng, ấp Vĩnh Lạc, xã
Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình,
tỉnh Bạc Liêu, Chính quyền địa
phương cùng hàng nghìn người
dân long trọng tổ chức lễ hội Ng-
hinh Ông.
Theo tín ngưỡng dân gian, tục
thờ Cá Ông là một nét văn hóa đặc
sắctrongđờisốngtâmlinhcủabàcon
ngư dân vì Cá Ông được xem như là
một vị thần luôn giúp ngư dân vượt
qua phong ba bão táp, mang lại một
vụ mùa đánh bắt hải sản bội thu. Lễ
hội Nghinh Ông còn là lễ hội cầu cho
biển lặng gió hòa, mong muốn những
chuyếnrakhơiđượcthuậnbuồmxuôi
gió, đánh bắt hải sản được nhiều tôm
cá, ngư dân gặp nhiều may mắn và
làm ăn phát đạt.
Sau khi rước Ông từ cửa biển
vào, Ban quản lý Lăng Ông đã
tổ chức buổi cúng tế với việc dâng
hương, trái cây, trà, rượu… để tạ ơn
Ông đã cho ngư dân một năm qua
được nhiều may mắn và cầu mong
một năm mới bình an, tốt đẹp hơn.
Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội
mang đậm sắc thái đối với những
con người miền sông nước nói
chung và ngư dân miền biển. Có
thể nói việc tổ chức lễ hội Nghinh
Ông thường niên góp phần bảo tồn
và phát huy những giá trị truyền
thống của dân tộc, phát huy những
giá trị đời sống văn hóa tinh thần
của ngư dân miền biển.		
Bạc Liêu:
TưngbừnglễhộiNghinhÔng Nhật Tân
CHÀO XUÂN MỚI 201704 Số 155 - Tháng 02/2017
PGS - TSKH Phan Dũng,
nguyên Giám đốc Trung tâm
Sáng tạo Khoa học - kỹ thuật
(viết tắt là TSK, thuộc ĐH Khoa
học Tự nhiên TP.HCM) là người
Việt Nam đầu tiên học môn
“TRIZ - Tư duy sáng tạo” tại
trường Đại học Sáng tạo Sáng
chế, thuộc Hội các nhà sáng chế
toàn Liên Xô, vào những năm
1968 - 1973. Tuy mang lại nhiều
hữuíchchocuộcsốngconngười,
nhưng do thiếu sự đầu tư từ Nhà
nước, môn học này đang có nguy
cơ bị thất truyền ở Việt Nam.
*Nguồn gốc của TRIZ
Theo TS.Phan Dũng, môn học
này do nhà khoa học người Nga
Genrikh Saulovich Altshuller (1926
- 1998) khai sinh ra. Ông Altshuller
là nhà sáng chế và là nhà văn viết
truyện khoa học viễn tưởng. Từ
TRIZ đã Latinh hóa cụm từ tiếng
Nga, nghĩa là Lý thuyết giải bài toán
sáng tạo, còn gọi là Phương pháp
luận sáng tạo. TSKH Phan Dũng
là một trong những học trò đầu tiên
của nhà khoa học Altshuller. TRIZ là
môn khoa học lý thuyết hóa, đúc kết
những kinh nghiệm sáng tạo thành
cơ sở lý luận giúp cho sự sáng tạo
của con người đạt hiệu quả hơn, hữu
dụng hơn. Nói cách khác, TRIZ là
ngành khoa học, chuyên nghiên cứu
các suy nghĩ để giải quyết các vấn đề
nảy sinh và ra quyết định, từ đó tìm
ra phương pháp có hiệu quả nhất,
gọi là khoa học Tư duy sáng tạo.
Tuy nhiên, để vận dụng nó, thì
cần phải theo học một khóa đào
tạo bài bản với nhiều nội dung mà
ở đây chúng tôi không có điều kiện
nói rõ hơn. Được sự khuyến khích
của thầyAltshuller, năm 1977, thầy
Phan Dũng mở lớp dạy ngoại khóa
về TRIZ cho sinh viên các khoa tự
nhiên thuộc ĐH tổng hợp TP.HCM
(nay là Trường ĐH Khoa học Tự
nhiên TP.HCM).  Sau đó, TS.Phan
Dũng mở các lớp ngoại khóa giảng
dạy về môn học này ở Nhà Văn hóa
Thanh niên TP.HCM và Sở KHCN
TP.HCM… Năm 1991, Trung tâm
TSK ra đời, hoạt động theo nguyên
tắc tự trang trải. Đến nay đã có hơn
20 ngàn người với nghề nghiệp khác
nhau thuộc mọi thành phần ở nhiều
nơi theo học thầy Dũng về TRIZ. 
Trên thế giới, TRIZ được giảng
dạy, áp dụng rộng rãi. Năm 2005,
học phí khóa học của một công ty
ở Anh giảng dạy môn này là 400
Bảng/5 ngày. Ở các nước phát triển,
việc giảng dạy, áp dụng TRIZ đã
mang lại hiệu quả cao trong công
nghệ, khoa học sáng tạo góp phần
tăng hiệu suất kinh tế, đóng góp
nhiều cho sự phát triển xã hội, đất
nước. Tập đoàn SamSung của Hàn
Quốc, khi áp dụng phương pháp
sáng tạo đã giúp tiết kiệm 120 tỷ
won, tương đương 91.200.000 USD.
*Tưduysángtạo-cánhcửađểthànhcông
Bộ môn TRIZ làm cái nhiệm
vụ lý thuyết hóa, đúc kết những
kinh nghiệm sáng tạo thành cơ sở
lý luận. Ngày nay nó trở thành một
bộ môn vô cùng cần thiết cho bất kỳ
quốc gia nào muốn tiến bộ.
Ông Phan Dũng kể, khi mài
thủy tinh quang học hay bất kỳ
vật gì thì sẽ phát sinh nhiệt, như
vậy sẽ làm hỏng bề mặt thủy tinh
quang học. Để giảm sinh nhiệt,
người ta dùng một vài loại bột của
một loại chất rắn nào đó, ví dụ bột
ô xít nhôm, bột kim cương... Nhưng
phương án này giảm phát sinh nhiệt
không đáng kể. Nhà phát minh đã
tìm được phương án giải quyết, ông
cho trộn bột mài với nước, sau đó
làm lạnh cho đóng băng. Như vậy
khối băng đó trở thành viên đá mài,
nhưng khi mài thì nhiệt phát ra
sẽ không gây ảnh hưởng đến chất
lượng của vật mài, cụ thể là với thủy
tinh quang học.
Khi nghiền đá vôi để làm ce-
ment, người ta đưa clinker, vài chất
xúc tác khác cùng với các hòn bi sắt
theo một đường ống để vào máy,
tham gia vào việc nghiền đá. Đường
ống tất nhiên không thể thẳng vì
quá dài, mà khuôn viên nhà máy
thì hạn hẹp. Vì vậy khi đi qua các
khúc co, những hòn bi sắt cùng với
clinker dễ làm mòn những khu vực
nhạy cảm này. Một nhà sáng chế đã
đặt tại các khúc co này các khối nam
châm. Nam châm sẽ hút những
viên bi sắt vào các góc co để chịu lực
va đập thay cho đường ống.
Một ví dụ khác: giải quyết vấn
đề nối dây điện thoại với ống nghe.
Mâu thuẫn nảy sinh ở đây là, nếu
dây ngắn thì không thể kéo ống nghe
đi xa, nếu dây dài thì sẽ lùng nhùng
khi hết sử dụng. Người ta đã chế ra
sợi dây xoắn để có thể kéo đi xa và
khi hết sử dụng, nó tự rút ngắn lại.
Đến nay, người ta đã tiến một bước
dài - Điện thoại di động, điện thoại
“mẹ bồng con” đã không còn cần đến
dây. Những câu chuyện trên là minh
chứng cho sự cần thiết và giá trị của
phươngpháptưduysángtạo-TRIZ.
Trong sáng tạo có hai khái niệm
là phát minh và sáng chế. Phép tư
duy giúp các nhà khoa học phát
minh hay sáng chế thuận lợi hơn.
Đưa ra các bằng chứng về thời gian
làm các công trình Tiến sĩ của một
số tay tổ ngành vật lý thực nghiệm,
Phan Dũng nói với tôi: “Bồ xem, tất
cả những tay tổ này, nhanh  cũng
phải 12 năm mới hoàn thành luận
án Tiến sĩ, còn tôi chỉ mất có 2
năm (không tính thời gian 3 năm
làm Phó Tiến sĩ). Tôi làm sao dám
so sánh với họ, chẳng qua tôi nhờ
biết phương pháp tư duy nên hoàn
thành mau hơn người ta”.
Ta lại hay nói “Thua keo này,
bày keo khác” khi nghiên cứu, thử
nghiệm, khi làm ăn kinh tế... nhất
là trong nông nghiệp truyền thống.
Tuy nhiên, để làm cái việc  “Thua
keo này, bày keo khác” đó, nhiều
khi phải mất nhiều thời gian, nhiều
năm tháng, nhiều thế hệ. Và có thể
chẳng bao giờ “tìm ra cái mà người
ta muốn tìm”. Với tư duy sáng tạo
cộng với những môn khoa học cần
thiết (thống kê, gen di truyền, phép
phân tích sinh hóa...) cùng các thiết
bị đo đạc nhiệt độ, ánh sáng... một
kỹ sư nông nghiệp mới ra trường
cũng có thể lai tạo ra một giống mới
đạt hiệu quả cao theo yêu cầu.
*Lo bị thất truyền
Nhiều năm qua, việc quảng bá,
giảng dạy và ứng dụng môn học
sáng tạo này ở Việt Nam chưa thực
sự được Nhà nước và các cơ quan
liên quan chú trọng, gây lãng phí,
thiệt thòi cho xã hội, đất nước ta
không nhỏ.  TS.Phan Dũng rất ưu
tư trước nguy cơ môn khoa học này
bị “mất giống”, thất truyền ở Việt
Nam vì thiếu đội ngũ kế thừa, thiếu
sự quan tâm của Nhà nước… Theo
TS.Phan Dũng, năm 2003, nhận
thấy những hiệu quả do TRIZ mang
lại, Vụ Khoa học và Công nghệ
thuộc Bộ GD&ĐT, đã thành lập Hội
đồng tư vấn khoa học và công nghệ
về vấn đề Phương pháp luận sáng
tạo khoa học kỹ thuật. Chủ tịch
Hội đồng này là GS - Viện sĩ Phạm
Minh Hạc và 8 thành viên.
TS.Phan Dũng cho biết, năm
2004, tại buổi làm việc này, có nhiều
đại diện là lãnh đạo và chuyên viên
Vụ Đại học, sau đại học. Sau khi
nghe báo cáo của TS.Phan Dũng
về phương pháp TRIZ, kết quả đào
tạo và nghiên cứu TRIZ… hội đồng
có đề nghị “mở rộng phạm vi phổ
biến, tạo điều kiện biên soạn tài
liệu, sách chuyên đề, có thể phổ biến
TRIZ theo phương thức đào tạo từ
xa”; “xem xét áp dụng đưa vào đào
tạo sau đại học, có thể mở mã ngành
và tổ chức viết tài liệu đào tạo giảng
viên”; “có thể cho phép đào tạo như
môn tự học trong trường đại học.
Trước khi mở rộng cần thử nhiệm
ở một lớp, khoa hoặc trường”; “có
thể xem xét giảng dạy trong trường
quản lý, bách khoa, sư phạm”.  
Tuy nhiên, theo TS.Phan Dũng,
từ đó đến nay, những đề nghị nêu
trên vẫn chưa được thực hiện. Các
lớp học TRIZ vẫn tiến hành theo
hình thức cũ do trung tâm tự mở,
tự lo kinh phí. Theo TS.Phan Dũng,
TRIZ có thể dạy cho nhiều đối tượng,
kể cả ở mẫu giáo. Nhưng muốn dạy
ở độ tuổi mẫu giáo thì cần nghiên
cứu thêm, viết lại giáo trình, chế tạo
ra các đồ chơi giúp sáng tạo cho trẻ
em… thì mới có thể giảng dạy môn
học này cho các em được. Còn hiện
nay, các lớp học TRIZ do thầy Dũng
và cộng sự đảm nhiệm chỉ nhận học
viên có trình độ học vấn từ lớp 12
trở lên. Để môn học này phát triển,
theo TS.Dũng cần có sự đầu tư, hỗ
trợ của Nhà nước. Cần có chiến lược
và chính sách phát triển từ Nhà
nước và Bộ GD&ĐT, như: mở các lớp
học trong các trường đại học, tổ chức
nghiên cứu, biên soạn về giáo trình,
sách về TRIZ, tổ chức đào tạo các
giáo viên và giảng viên về TRIZ…
tiến tới phổ cập môn học này trong
trường học và xã hội .
“Tôi thấy tiếc vì môn học này
không có cơ hội để phát triển ở nước
ta, dù chúng ta đã đi trước nhiều
nước phát triển và có nhiều điều
kiện thuận lợi hơn. Tuổi tác tôi cũng
lớn mà thế hệ kế cận có thể đảm
đương thì rất ít ỏi. Nếu không có
sự can thiệp, giúp đỡ từ Nhà nước,
từ Bộ GD&ĐT, thì môn khoa học
này sẽ đối diện với nguy cơ bị “mất
giống”. Và lúc đó chúng ta phải làm
lại, tốn kém vô cùng và mất thời
gian” - TS Dũng bày tỏ.
Nỗilothấttruyềnbộmôn
Tư duy sáng tạo Tống Quang Anh - Đức Thọ
CHÀO XUÂN MỚI 2017 05Số 155 - Tháng 02/2017
Trong ngày đi làm đầu tiên
của năm mới Đinh Dậu 2017,
Phó Thủ tướng Vương Đình
Huệ đã tới thăm, động viên và
có buổi làm việc với Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank).
Gặp mặt và dự phiên giao ban
đầu tiên năm mới tại Vietcombank,
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
đánh giá những kết quả phát triển
kinh tế - xã hội năm 2016 có đóng
góp rất lớn của ngành ngân hàng.
Năm 2016, ngành ngân hàng đã
thực hiện chính sách tiền tệ chủ
động, chặt chẽ nhưng linh hoạt theo
tín hiệu thị trường và phối hợp chặt
chẽ với chính sách tài khóa, ổn định
kinh tế vĩ mô, đồng thời hỗ trợ được
cho tăng trưởng và kiểm soát lạm
phát. Trong đó, Vietcombank tiếp
tục nổi lên như một điểm sáng, đạt
được những chỉ tiêu và kỷ lục mới,
trên mức bình quân của cả ngành.
Vietcombank đã đạt được mục tiêu
kép, là ngân hàng top đầu trong nộp
ngân sách với số tiền hơn 5.000 tỷ
đồng, đồng thời góp phần giảm mặt
bằng lãi suất cho nền kinh tế.
Nhìn nhận mục tiêu Vietcom-
bank đặt ra cho năm 2017 và các
năm tiếp theo như: Trở thành ngân
hàng số 1 của Việt Nam, đến năm
2020 lọt vào Top 300 ngân hàng và
định chế tài chính lớn nhất của thế
giới, quản trị tiếp cận với thông lệ
quốc tế tốt nhất, là tham vọng, Phó
Thủ tướng tin tưởng Vietcombank
hoàn toàn có khả năng thực hiện.
Để làm được nhiệm vụ này, Phó
Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng
nói chung, Vietcombank nói riêng
quán triệt các quan điểm lớn trong
Nghị quyết Đại hội XII, những chủ
trương căn bản trong các Nghị quyết
của Trung ương. Vietcombank phải
là ngân hàng tiên phong trong nền
kinh tế, tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng, tổ chức tín dụng và xử lý nợ
xấu; đi đầu trong tái cơ cấu thị
trường vốn và thị trường tiền tệ, làm
cân bằng hơn thị trường này; nâng
hơn nữa tỷ trọng doanh thu của các
dịch vụ ngân hàng phi tín dụng;
hoàn thiện về chiến lược và tầm nhìn
dài hạn. Phó Thủ tướng cũng đề nghị
Vietcombank tiên phong trong đề
xuất, nêu sáng kiến về chính sách;
mong muốn năm 2017, Vietcombank
hình thành Trung tâm nghiên cứu
phân tích dự báo về chính sách kinh
tế vĩ mô.
Thừa Thiên - Huế:
ĐưaDuLịchTrởThànhNgànhKinhTếMũiNhọn Trọng Tâm
Ngày 31/1, tức mùng 4 Tết Đinh Dậu,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu
đoàn công tác đến thăm và chúc Tết Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa
Thiên - Huế.
Nói chuyện với lãnh đạo chủ chốt tỉnh, Thủ
tướng đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền
tỉnh trong việc khắc phục kịp thời những thiệt hại
lớn do thiên tai, lũ lụt gây ra trong năm 2016. Thủ
tướng vui mừng khi Tết năm nay, cuộc sống của
người dân khu vực miền núi, vùng bị thiên tai, các
gia đình chính sách, gia đình khó khăn được chăm
lo chu đáo, mọi người đều có Tết, vui Xuân.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ
tướng biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng toàn
diện, những nỗ lực nhiều mặt của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế khi
hoàn thành các chỉ tiêu năm 2016, có nhiều mặt
đạt xuất sắc. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng,
tỷ lệ lao động thuần nông còn cao. Do đó, Thừa
Thiên - Huế cần tái cơ cấu rõ hơn, phát triển nông
nghiệp thông minh, công nghệ cao để chuyển đổi
cơ cấu lao động hợp lý. Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc cho biết, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết đưa
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
cả nước, trong đó, chú trọng tỉnh trọng điểm du
lịch là Thừa Thiên - Huế. Do đó, Thủ tướng yêu
cầu lãnh đạo các cấp, ngành của địa phương phải
chỉ đạo cụ thể hơn, quyết liệt hơn, rõ nét hơn để
Thừa Thiên - Huế trở thành điểm đến ngày càng
hấp dẫn, nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới.
Qua đó, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, đóng góp hơn 20% GRDP của tỉnh nhà.
Vietcombank:
TiênPhongTrongNềnKinhTếĐấtNước Việt An - Thuỳ Duyên
Nhân dịp đầu năm 2017, UBND tỉnh
Đồng Tháp đã tổ chức họp báo nhằm cảm
ơn sự ủng hộ, đồng hành của các cơ quan
Báo chí với tỉnh Đồng Tháp trong suốt một
năm qua. Trong dịp này, UBND tỉnh cũng
ra mắt logo, slogan và bộ nhận diện thương
hiệu mới của Cổng Thông tin điện tử sau 10
năm đi vào hoạt động.
*Nhiều kết quả đáng khích lệ
Năm 2016, cùng với cả nước, Đồng Tháp đối
mặtvớinhiềukhókhănvàtháchthứclớntrêncác
lĩnh vực. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của mình, Đồng
Tháp đã đạt được nhiều kết quả đáng vui mừng.
Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh
đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành với những đóng
góp quan trọng của các cơ quan báo chí trong và
ngoài tỉnh trong năm qua. Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Tháp khẳng định, những thành công của
tỉnh Đồng Tháp trong nhiều năm qua, nhất là
trong năm 2016 là nhờ có sự động viên, ủng hộ
kịp thời của báo chí.
Nổi bật, trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh
có trên 400 doanh nghiệp thành lập mới. Những
mặt hàng trái cây đầu tiên của Đồng Tháp như
quýt Lai Vung, chanh, ổi Cao Lãnh có mặt trong
hệ thống siêu thị của tập đoàn Vingroup. Khách
du lịch đến Đồng Tháp nhiều nhất 6 tỉnh cụm
phía Đông ĐBSCL... Phong trào khởi nghiệp
trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng
ghi nhận. Nhiều Dự án khởi nghiệp đạt giải cao
trong cuộc thi Dự án khởi nghiệp do BSA tổ chức,
góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đồng
Tháp trở thành địa phương khởi nghiệp. Kết quả
này ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của chính quyền
địa phương trong việc kêu gọi đầu tư, cải cách
hành chính từ tỉnh đến cơ sở... đã tạo sự đồng
thuận trong toàn xã hội.
*Đồng Tháp kết nối để vươn xa	
Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp cũng đánh giá
cao các hoạt động của Cổng Thông tin điện tử
Đồng Tháp trong suốt 10 năm qua. Sau 10 năm
hình thành và phát triển, Cổng Thông tin điện
tử Đồng Tháp đã vươn lên trở thành một kênh
truyền thông đa phương tiện, kênh thông tin
chính thống của UBND tỉnh trên mạng inter-
net. Nhân dịp này, Cổng Thông tin điện tử Đồng
Tháp cũng đã ra mắt logo, slogan và bộ nhận diện
thương hiệu của Cổng. Theo đó, tổng thể logo là
Chữ DongThap Portal và biểu tượng hình ảnh
chim sếu sải rộng cánh bay về phía trước cùng
với Slogan “Kết nối - Vươn xa” thể hiện rõ nét sứ
mệnh của Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp đó
là mang hình ảnh Đồng Tháp đến gần hơn với
bạn bè trong nước và quốc tế.
Bí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan ghi nhận đóng
góp của các nhà báo trong và ngoài tỉnh đối với
tỉnh Đồng Tháp và cho rằng đây là nguồn lực lớn
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Đồng Tháp. Bí thư Tỉnh uỷ mong muốn các
cơ quan báo chí tiếp tục nỗ lực bằng tâm huyết,
trách nhiệm và đạo đức của người làm báo, đồng
hành với tỉnh để làm tốt hơn nữa công tác chuyển
tải thông điệp của chính quyền đến người dân,
góp phần đưa hình ảnh của địa phương đến với
bạn bè trong nước và ngoài nước.
Đồng Tháp:
RamắtBộnhậndiệnthươnghiệucủaCổngTTĐTmới Huy Diệu
CHÀO XUÂN MỚI 201706 Số 155 - Tháng 02/2017
Ngay sau Tết Nguyên Đán,
khi mọi người vẫn còn vui xuân
đón Tết thì tại nhiều địa phương
ở ĐBSCL đang trong thời điểm
thu hoạch vụ lúa Đông Xuân.
Phấn khởi sau những ngày
xuân ấm áp, bà con trên địa bàn
các tỉnh phía Nam sông Hậu ra
đồng sớm hơn định kỳ.
Theo ghi nhận của p/v Báo
Thời báo Mê Kông, bà con một số
huyện như Hòn Đất, Kiên Lương,
Tân Hiệp của tỉnh Kiên Giang đang
trong giai đoạn bón phân đợt cuối để
đón đòng. Sau ba ngày nghỉ Tết, đã
có rất nhiều nông dân ra đồng, đây
là giai đoạn quyết định việc chăm
sóc cho lúa để quyết định một vụ
mùa thắng lợi. Anh Đỗ Văn Doanh,
ngụ xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất
có 2,6ha lúa đã được 50 ngày tuổi,
đang bón phân lần cuối để chuẩn
bị cho lúa trổ đòng. Anh Doanh cho
biết: “Theo như hàng năm, lúa ở
vùng này đang cong trái me, năm
nay do sạ trễ vì nhiều lý do nhưng là
do lũ muộn. Chắc ăn nên tôi ra đồng
sớm vừa rắc phân, vừa kiểm tra lúa
bệnh. Rất may, năm nay khí hậu tốt
nên khá an tâm”. Nhiều nông dân
khác cũng tin tưởng vào vụ mùa bội
thu vì thời tiết trong dịp này khá
thuận lợi.
Bên cạnh đó, nông dân tại tỉnh
An Giang, thành phố Cần Thơ cũng
đang vào mùa thu hoạch. Để tránh
lúa quá chín nên nhiều nông dân
đã thăm đồng sớm, định ngày thu
hoạch để có được hiệu quả tốt nhất.
Anh Nguyễn Văn Điền, ở xã Vĩnh
Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành
phố Cần Thơ rất phấn khởi vì lúa
năm nay đều giàn và đã thu hoạch
với năng suất khá cao. Anh Điền
cho hay, lúa năm nay giá cả vẫn
chưa được như ý muốn. Tuy nhiên,
bù lại năng suất khá cao nên cũng
có lãi. Hiện tại, lực lượng máy cắt, cò
lúa đang đến tận các hộ dân để giải
quyết những khâu cuối cùng cho vụ
Đông Xuân năm nay.
Tại tỉnh Hậu Giang, nhộn nhịp
nhấtvàothờiđiểmnàylàtrênnhững
cánh đồng lúa Đông Xuân đang vào
thời kỳ thu hoạch. Mặc dù giá lúa
hiện tại vẫn còn thấp, lợi nhuận
của người dân không được cao, tuy
nhiên, không khí mùa vụ vẫn rộn
ràng. Một nông dân ở xã Vị Trung,
huyện Vị Thủy hồ hởi, cho biết: “Từ
mùng 4 Tết là bà con nơi đây đã ra
đồng để thu hoạch lúa. Việc ra đồng
của nông dân trong ngày Tết giờ
đây đã không còn là chuyện lạ, bởi
sau Tết Nguyên đán, bà con thường
bước vào giai đoạn thu hoạch Đông
ken lúa Đông Xuân”. Hiện lúa tươi,
cắtmáy,giốngIR50404đượcthương
lái mua tại ruộng dao động khoảng
4.300 đồng/kg, lúa thơm Jasmine
có giá cao hơn khoảng 800 đồng/kg.
Theo nhiều nông dân, với mức giá
trên, sau khi trừ chi phí đầu tư thì
lợi nhuận cũng có
ít nhiều. Tín hiệu
vui nhất là giá
đang lên và năng
suất khá cao. Còn
một số địa phương
khác trong tỉnh
như huyện Châu
Thành A, Long Mỹ
thì người dân đang
xịt thuốc dưỡng
hạt.
Theo Chi cục
Bảo vệ thực vật
tỉnh Hậu Giang,
những ngày qua,
nhiều nông dân ở huyện Châu
Thành A, thị xã Ngã Bảy, thành phố
Vị Thanh và huyện Vị Thủy tranh
thủ thu hoạch lúa Đông Xuân xong
đã tiến hành vệ sinh đồng ruộng để
gieo sạ vụ lúa Hè Thu. Đến thời điểm
này, bà con ở các địa phương trên
đang phơi ruộng. Đa phần những hộ
sạ lúa trong thời điểm này đều chọn
giống lúa dài hạn, chất lượng cao
để bán được giá. Lý giải vấn đề này,
anh Nguyễn Văn Tuấn, ở ấp 11, xã
Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho hay:
“Vụ Hè Thu tới đây, tôi cũng như
nhiều hộ dân nơi đây tiếp tục lựa
chọn giống IR 50404 để gieo sạ. Bởi
theo kinh nghiệm nhiều năm qua
cho thấy, nếu sản xuất trong khu
vực chủ động nguồn nước tưới tiêu,
kết hợp canh tác giống ngắn ngày sẽ
tranh thủ làm sớm, tránh thu hoạch
đông ken, giá lúa sẽ được cao hơn”.
Năm mới Đinh Dậu 2017 đã bắt
đầu, người nông dân đã quay lại với
công việc thường nhật của mình.
Tất cả đang mong ước và dồn mọi
khí thế, công sức, vật lực để vụ sản
xuất lúa 2017 thắng lợi.
Quảng Ngãi:
LễHộiCầuNgưHàngNămChoDânVùngBiển Trọng Tâm
Sáng 30/01/2017 (tức mùng 3 Tết Đinh
Dậu), ngư dân Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ,
tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức lễ hội cầu ngư
xuất quân ra khơi đầu năm mới với mong
ước chuyến biển bội thu.
Trong tiếng trống rộn vang làng chài, những
chàng trai, cô gái làng chài trong trang phục sặc
sỡ sắc màu hát hò bả trạo (dân ca lễ nghi của
cư dân gần biển trong lễ hội cầu ngư). Họ diễn
xướng hò kéo lưới mang theo nhiều điều ước tốt
lành, cầu mong ngư dân năm mới ra khơi bội thu
thủy sản, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Nối tiếp sau những trò chơi dân gian đậm
nét văn hóa biển đảo, lão ngư làng chài mặc áo
dài khăn đóng “khai trống”; phát tín hiệu xuất
quân ra khơi đầu xuân mới. Hàng nghìn người
dân làng chài reo hò vang dậy cổ vũ đoàn thuyền
khí thế rẽ sóng ra khơi trong nắng mới. Tàu cá
được trang hoàng cờ Tổ quốc, loa phóng thanh
trong ngày hội ngân nga lời hát “Mong đầu năm,
cuối năm gặp may. Ra quân năm nay hạnh phúc
sum vầy”.
Cùng thời điểm đó, tại vũng neo đậu tàu
thuyền Lý  Sơn (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi)
hàng trăm tàu cá đánh bắt xa bờ tại ngư trường
Hoàng Sa - Trường Sa của ngư dân đồng loạt làm
lễ khai tàu, xuất hành tại các ngư trường truyền
thống. Sau phần lễ, nhiều tàu cá đã vươn khơi
thẳng tiến ra biển khai thác hải sản. Các ngư
dân trẻ đứng trên nóc hoặc trước mũi tàu cá cầm
đuốc khói màu, pháo bông lóe sáng. Còn chủ tàu,
thuyền trưởng thì mang theo chùm bóng bay thả
lên bầu trời xuân, gửi đi lời nguyện ước năm mới
thuận buồm xuôi gió, chuyến biển bội thu.
Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND xã
Phổ Thạnh, cho biết: Lễ hội cầu ngư hay còn gọi
là lễ ra quân đánh bắt thủy sản đầu năm mới
diễn ra theo nghi lễ truyền thống của địa phương
đã truyền đời hàng trăm năm qua. Mỗi dịp xuân
về, theo thông lệ vào mùng 3 Tết, chính quyền
địa phương cùng người dân tổ chức lễ hội. Lễ
này có ý nghĩa đặc biệt là cầu cho quốc thái dân
an, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, được
mùa cá tôm. Theo ông Trinh, toàn xã có 965 tàu
cá công suất lớn với hơn 5.000 lao động chủ yếu
hành nghề lưới vây rút chì, câu cá ngừ đại dương
ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhờ áp dụng
kỹ thuật hiện đại nên vụ mùa năm 2016, ngư
dân địa phương đánh bắt thủy sản bội thu, trung
bình mỗi lao động thu nhập 100 triệu đồng/năm;
nhiều chủ tàu thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà,
mùa biển bội thu, lễ hội cầu ngư còn thể hiện đạo
lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công đức các vị
tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề. Lễ hội cốt
là phải giữ cho được thần thái, và nhất là giữ gìn,
bồi đắp ý nghĩa nhân văn cao cả thể hiện ý thức
tri ân, khát vọng no đủ, thanh bình của người
miền biển.
Đồng bằng sông Cửu Long:
NÔNGDÂNĐỒNGLOẠTRAĐỒNGSỚM Huy Diệu
Nông dân Hậu Giang đang thu hoạch lúa vụ Đông Xuân
Du khách trẩy hội Yên Tử Xuân 2017
Lãnh đạo Ban quản lý Di tích
và Rừng Quốc gia Yên Tử cho biết,
lượng khách đến Yên Tử những
ngày đầu năm nay chỉ tăng nhẹ
khoảng 3% so với năm ngoái. Do
khâu chuẩn bị tốt nên từ đầu năm
đến nay, kể cả vào những ngày cao
điểm, các tuyến đường hành hương
lên các điểm chùa của Yên Tử không
xảy ra vụ ách tắc, tai nạn giao thông
nào. Đường dây nóng của Khu di
tích - danh thắng Yên Tử chưa tiếp
nhận bất cứ cuộc gọi nào của du
khách phản ánh về những bất cập,
tiêu cực xảy ra trong quá trình hành
hương về Yên Tử.
Theo thông tin từ Ban quản lý
Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, từ
Mùng 1 Tết đến nay, Yên Tử đã thu
hút trên 13,6 vạn lượt khách. Theo
đó, lượng khách đến Yên Tử ngày
Mùng 1 Tết đạt khoảng 3.800 khách
và tăng dần trong những ngày tiếp
theo, với cao điểm là ngày Mùng 5
Tết, đạt trên 45 nghìn lượt khách.
Lượng khách
đến Yên Tử
trong 6 ngày
đầu năm
đạt trên
13 vạn người
Liên Minh
CHÀO XUÂN MỚI 2017 07Số 155 - Tháng 02/2017
Với 19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn
mới, trong đó có tiêu chí số 13 về đẩy mạnh
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tại
các huyện, thị xã thì việc tập trung vào nâng
cao hiệu quả hoạt động các HTX là một trong
những giải pháp quan trọng. Đây vừa là công
cụ hỗ trợ nâng cao thu nhập cho người dân
nông thôn, vừa góp phần tạo điều kiện phát
huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp xây
dựng Nông thôn mới cả nước nói chung. Tỉnh
Bến Tre đang tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
việc phát triển mô hình kinh tế này.
Chúng tôi đến HTX Bưởi Da xanh VietGAP
Giồng Trôm - Bến Tre giữa những ngày đầu
năm mới 2017. Được hay, 12 thành viên của 6
xã ở huyện Giồng Trôm và thành phố Bến Tre
vừa dự lễ cắt băng khánh thành trụ sở làm việc,
cửa hàng giới thiệu sản phẩm, kho vật tư nông
nghiệp được xây dựng trên diện tích 454m2 mà
HTX được UBND huyện Giồng Trôm trao quyền
sử dụng thời hạn 50 năm. Tham dự có nguyên
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng;
Lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Bến Tre, cùng
nhiều cơ quan thông tấn báo chí.
Ông Nguyễn Văn Bảy - Chủ tịch HĐQT
HTX, cho biết: Đến nay HTX đã ký hợp đồng tiêu
thụ được 15 tấn bưởi phục vụ Tết năm 2017 với
Công ty VinEco - văn phòng đại diện ở TP.HCM.
Công ty đã cử cán bộ đến xem quy trình sản xuất
của các thành viên HTX và rất tin tưởng ở chất
lượng Bưởi Da xanh được các thành viên tuân
thủ rất nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm
Thành lập từ tháng 5/2013 với 7 thành
viên,  đến đại hội chuyển đổi theo Luật HTX
năm 2012, ngày 9/10/2016, HTX đã có 12 thành
viên với diện tích Bưởi Da xanh hơn 20ha, sản
lượng hàng năm hơn 100 tấn, được tiêu thụ chủ
yếu ở các siêu thị, cửa hàng tiện ích của tỉnh và
TP.HCM.
Ông Thái Ngọc Thạch (ngụ ấp 5, xã Lương
Hòa) là một trong các thành viên làm đơn gia
nhập HTX ngay từ những ngày đầu, chia sẻ: “Tôi
đã trồng Bưởi Da xanh cách nay 15-16 năm và
đến nay đã có 9 công (9000m2). Vào HTX là mình
sẽ được tập huấn, hội thảo kỹ thuật trồng, chăm
sóc mà HTX mời các cán bộ kỹ thuật từ trung
tâm khuyến nông - khuyến ngư của huyện, của
tỉnh về truyền đạt; được mua vật tư phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật của các công ty uy tín, mà
phân bón Hữu cơ sinh học nhãn hiệu Glory Bio
và Glory Humic của Công ty Cổ phần Phát triển
Nông nghiệp Vincop là một dẫn chứng; được chia
sẻ kinh nghiệm với các thành viên khác và được
HTX ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mà giá cả
không còn bị tư thương ép”.
Ông Đỗ Văn Cho (sinh năm 1958, ở xã Lương
Phú), người có 30 năm tuổi Đảng, đến với HTX từ
khoảng 30 gốc Bưởi Da xanh được trồng xen với
cam, quýt, nay đã mở rộng lên 4 công (4000m2).
“Hiện nay xu thế hợp tác đang là hướng đi đúng
của nhiều ngành nghề kinh tế, trong đó có sản
xuất nông nghiệp. Bởi xu thế hội nhập ngày càng
tác động lên từng sản phẩm nông nghiệp. Đã và
sẽ qua rồi lối làm ăn nhỏ lẻ, một mình một chợ.
Nếu không vào HTX, không vào tổ liên kết sản
xuất, thì nhà nông nhất định thua ngay trên
từng luống cày, mảnh vườn, ao cá của mình” -
ông Cho nói.
Phát biểu tại lễ cắt băng khánh thành trụ sở
làm việc, ông Trương Vĩnh Trọng - nguyên Phó
Thủ tướng Chính phủ, định hướng: “Việc thành
lập HTX Bưởi Da xanh Giồng Trôm không những
là bước đi tất yếu trong xu thế hội nhập sâu rộng
hiện nay của nền kinh tế chung, mà còn là hướng
đi đúng của huyện, của tỉnh. Do vậy, nhiệm vụ
của chúng ta, tức của lãnh đạo các ban, ngành,
tỉnh đến huyện Giồng Trôm phải giúp đỡ HTX
này phát triển đúng hướng, đúng Luật HTX năm
2012, sao cho HTX trở thành một hình mẫu trong
sản xuất, cung ứng vật tư, cung ứng giống Bưởi
Da xanh đúng chất lượng, tiêu thụ sản phẩm
cũng như trong việc cải thiện và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của các thành viên”.
Bến Tre:
Kinhtếhợptácxãgópphầnquantrọng
trongxâydựngNôngthônmới Hoàng Thiên - Nguyễn Lê
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện
Chương trình xây dựng Nông thôn mới với
nhiều giải pháp mang lại hiệu quả, vừa qua,
đơn vị cuối cùng của huyện NTM Phong
Điền là xã Nhơn Nghĩa cơ bản đạt 20/20 tiêu
chí theo Bộ tiêu chí. Như vậy 6/6 xã của
huyện Phong Điền đã đạt chuẩn chương
trình này.
Theo ông Lê Văn Khôi - Bí thư xã Nhơn
Nghĩa: Chương trình xây dựng NTM được triển
khai thực hiện từ năm 2011. Qua rà soát ban
đầu, xã Nhơn Nghĩa chỉ đạt 11/20 tiêu chí. Chính
quyền địa phương sau khi rà soát, xã tập trung
thực hiện các tiêu chí chưa đạt, bên cạnh đó
tiếp tục nâng chất 11 tiêu chí đã đạt. Các tiêu
chí chưa đạt phần lớn là tiêu chí cứng, cần có sự
đầu tư của huyện, thành phố. Tuy nhiên, xã chủ
động chuẩn bị mọi công việc thuộc trách nhiệm
địa phương. Chẳng hạn như: chuẩn bị đất xây
dựng các điểm trường, vận động người dân hiến
đất xây dựng nhà văn hóa. Đề nghị cấp trên mở
rộng chợ, sửa chữa nâng cấp trạm y tế; các cấp
quan tâm hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo… Với sự
đoàn kết, quyết tâm cao của cả hệ thống chính
trị và sự tích cực hưởng ứng xây dựng NTM của
người dân, đến nay Nhơn Nghĩa đã đạt 20/20 tiêu
chí NTM, và rất vui mừng khi lễ công bố diễn ra
ngay dịp trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Qua hơn 5 năm triển khai Chương trình xây
dựng NTM, Nhơn Nghĩa đã huy động nguồn lực
đầu tư gần 280 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách
hơn 110 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 108,09 tỷ
đồng, doanh nghiệp góp hơn 22,09 tỷ đồng, còn
lại là dân đóng góp... Quá trình xây dựng NTM
ở Nhơn Nghĩa, người dân đã đồng thuận chủ
trương và tham gia đóng góp khá lớn, chủ yếu
là làm đường giao thông với phương châm “Nhà
nước và Nhân dân cùng làm”.
Đến nay, xã có trên 90% đường nông thôn
được nâng cấp. Đường nối trung tâm xã đến
các ấp đã được bê tông hóa, nhựa hóa 100%. Từ
năm 2011 đến nay, xã được huyện đầu tư nạo vét
nhiều tuyến kênh phục vụ sản xuất và đi lại của
người dân. Năm 2016, xã được đầu tư xây dựng
Trường Mầm non Nhơn Nghĩa và Trường THCS
Nhơn Nghĩa. Qua đó, nâng tỷ lệ trường có cơ sở
vật chất đạt chuẩn Quốc gia là 6/8 trường. Đến
nay, Nhơn Nghĩa có nhà văn hóa xã và 14 nhà
văn hóa ấp. Hiện tại, chợ Vàm Xáng - chợ trung
tâm xã Nhơn Nghĩa được đầu tư nâng cấp đạt
chuẩn theo quy định NTM vào năm 2014.
Thời gian qua, Nhơn Nghĩa tập trung chỉ đạo
vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng
và vật nuôi, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu
quả sang các loại cây ăn trái và màu, song song
đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất nông
nghiệp hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập
cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người
của xã vượt hơn 33 triệu đồng/người/năm vào
năm 2016. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã đã
giảm còn 3,86% tổng số hộ dân. Qua hơn 5 năm
triển khai Chương trình xây dựng NTM, trên địa
bàn xã đã được các mạnh thường quân hỗ trợ xây
dựng được nhiều căn nhà đại đoàn kết, nhà tình
thương thể hiện tinh thần tương than tương ái.
“Tuy nhiên, đạt được là một chuyện đã khó,
giữ vững và phát huy lại là một chuyện còn khó
khăn hơn. Xã rất cần được sự quan tâm của các
cấp để người dân là nhân tố chính được hưởng thụ
từ chương trình NTM đem lại. Phấn đấu ngày
càng xứng đáng với đơn vị xã anh hùng, đóng
góp vào sự phát triển của huyện Phong Điền nói
riêng và toàn thành phố Cần Thơ nói chung” - Bí
thư xã Nhơn Nghĩa nhấn mạnh.
Phong Điền - Cần Thơ:
XãCuốiCùngCủaHuyệnVềĐíchNôngThônMới Huy Diệu
Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, cùng lãnh đạo
Sở NN&PTNT Bến Tre, lãnh đạo HTX cùng cắt băng khánh
thành trụ sở mới HTX Bưởi Da xanh Giồng Trôm - Bến Tre
Xã Nhơn Nghĩa - đơn vị xã cuối cùng của huyện Phong
Điền hoàn thành chương trình xây dựng NTM
CHÀO XUÂN MỚI 2017 Số 155 - Tháng 02/201708
Thạch Thành là huyện miền núi của
tỉnh Thanh Hóa, điều kiện kinh tế - xã hội
còn gặp nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội chưa được đầu tư đồng bộ.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và về cơ
bản vẫn là huyện thuần nông, 75% lao động
làm nghề nông nghiệp, chất lượng nguồn
nhân lực thấp, các khu cụm công nghiệp
chưa phát triển nên chưa tạo ra được đội
ngũ doanh nghiệp đông đảo, quy mô lớn.
Tuy nhiên những năm qua, huyện đã phát
huy tiềm năng lợi thế của mình, cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh
thu hút đầu tư, tạo bước đột phá về phát
triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập cho người lao động.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, các doanh
nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện có
số lượng khá lớn, nhiều doanh nghiệp mới được
thành lập, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm
2015, toàn huyện có 165 doanh nghiệp, tăng 71
doanh nghiệp so với năm 2010. Tạo công ăn việc
làm cho hàng chục nghìn lao động, tốc độ tăng
trưởng bình quân cả giai đoạn 2010 - 2015 đạt
bình quân 14,2%/năm.
Doanh nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động
tương đối đa dạng về ngành nghề trong đó chiếm
tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực thương mại, dịch vụ
tài chính tín dụng, dịch vụ bưu chính viễn thông…
Chủng loại sản phẩm của các doanh nghiệp trên
địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng. Sản
phẩm chủ yếu là đường mía, mật rỉ, men vi sinh,
gạch tuynel, quần áo, vật liệu xây dựng và các
sản phẩm từ gỗ.
Thạch Thành có 2 doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài là Công ty TNHH Đường mía Việt
Nam - Đài Loan có vốn đầu tư 67 triệu USD,
Công ty TNHH S&H Vina (100% vốn nước ngoài)
có vốn đầu tư 20 triệu USD, sử dụng trên 3000
lao động, còn lại hầu hết các doanh nghiệp có quy
mô vốn nhỏ và siêu nhỏ, quy mô vốn trung bình
khoảng 5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư
cả giai đoạn tăng trung bình 3,15 lần.
Trong thời gian qua, do số lượng doanh nghiệp
tăng nhanh, có doanh nghiệp lớn đầu tư vào địa
bànhuyện,làmchonhucầulaođộngtăngđộtbiến,
tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy phát
triểnkinhtế-xãhội,xóađói,giảmnghèo,nângcao
đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện.
Giai đoạn 2010 - 2015 các doanh nghiệp
hoạt động ngày càng hiệu quả, ngoài một số do-
anh nghiệp lớn trên địa bàn huyện đóng góp vào
ngân sách của tỉnh năm 2015 khoảng 20.000
triệu đồng, thì thu ngân sách huyện từ các do-
anh nghiệp còn lại cũng liên tục tăng qua các
năm, đạt bình quân 17,96%/năm. Năm 2015,
tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp
đạt khoảng 100.400 triệu đồng, trong đó doanh
nghiệp trong nước đạt 55.040 triệu đồng, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 45.000 triệu
đồng; lợi nhuận sau thuế 79.032 triệu đồng.
Traođổivớip/v,lãnhđạoUBNDhuyệnThạch
Thành nhấn mạnh: “Huyện luôn trải thảm đỏ
để thu hút các nhà đầu tư bằng các cơ chế chính
sách cụ thể như: giải quyết thủ tục hành chính về
đầu tư nhanh gọn, thực hiện tốt công tác GPMB
để tạo mặt bằng sạch, hỗ trợ một phần kinh phí
cho doanh nghiệp trong việc xây dựng hạ tầng
giao thông, điện, nước sinh hoạt… Thời gian tới,
huyện tập trung thu hút đầu tư vào 2 lĩnh vực là
công nghiệp, chế biến nông lâm sản”.
Trong 5 năm qua, các doanh nghiệp trên địa
bàn huyện Thạch Thành đã có bước phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của huyện nhà. Số lượng doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn tăng nhanh đã làm gia tăng năng lực
sản xuất, cho phép khai thác có hiệu quả hơn các
tiềm năng lợi thế của địa phương về đất đai, tài
nguyên thiên nhiên, lao động… tạo ra khối lượng
sản phẩm lớn cung cấp cho xã hội, góp phần giải
quyết công ăn việc làm và thu nhập cho người
lao động, đóng góp cho ngân sách địa phương, cải
thiện đời sống nhân dân.
Thanh Hóa:
ThạchThành
PhátHuy
TiềmNăngLợiThế
ĐểThuHút
ĐầuTư							
Minh Quang - Hoàng Ninh - Mai Hoa
Thạch Thành đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất
nông - lâm nghiệp
Theo số liệu của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh,
từ ngày 26/1 (ngày 29 Tết Nguyên Đán) đến ngày
2/2 (mùng 6 Tết), Quảng Ninh đón hơn 800.000 lượt
du khách, tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm
ngoái. Doanh thu du lịch ước đạt 900 tỷ đồng, tăng
25% so với năm 2016.
Các đoàn
khách quốc tế chủ
yếu đến từ Hàn
Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc, Tây
Âu. Công suất
buồng khách sạn
3-5 sao đạt từ 80-
90%, nhiều khách
sạn 4-5 sao đạt 100% công suất. Khách thăm Vịnh Hạ
Long ước đạt hơn 70.000 lượt. Riêng ngày mùng 1 Tết
Nguyên Đán, có khoảng 300 chuyến tàu đưa trên 5.000
lượt du khách tham quan Vịnh, tăng 20% so với ngày
thường. Trong đó khách lưu trú ước đạt 86.000 lượt.
Các khu di tích Yên Tử, chùa Ba Vàng (TP.Uông Bí);
chùa Ngọa Vân và khu di tích nhà Trần (TX.Đông Triều);
đền Cửa Ông (TP.Cẩm Phả); chùa Cái Bầu (huyện Vân
Đồn) trong dịp Tết Nguyên Đán ước đón một lượng du
khách 630.000 lượt. Các khu vui chơi, giải trí như: Cáp
treo Nữ hoàng và Vòng quay mặt trời, công viên Dragon
Park (Công viên Đại Dương) thu hút khoảng 25.000 lượt
du khách… Trong 3 ngày 29 Tết, mùng 4 và mùng 5 Tết
Nguyên Đán đã có 3 chuyến tàu biển quốc tế, chở 5.084
khách quốc tế tham quan Vịnh Hạ Long.
Ngũ Nhạc linh từ
MộtnétriêngởdanhthắngCônSơn
Phùng Nguyện
Núi Ngũ Nhạc ở di tích Côn Sơn (Chí
Linh, Hải Dương) có 5 ngọn núi thiêng
tượng trưng cho 5 phương, mỗi phương
ứng với 1 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ. Truyền thuyết kể rằng, Ngũ Nhạc
là vùng đất phúc mà các thần tiên ngự
trị, ngao du, thưởng ngoạn phong cảnh
đẹp của trần gian.
Lễ tế trên Ngũ Nhạc linh từ trong Lễ hội mùa xuân
Côn Sơn - Kiếp Bạc
Theo tư liệu, 5 ngôi miếu trên núi Ngũ
Nhạc được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII
- XIV. Các miếu có quy mô nhỏ, dài 3m, rộng
2m, cao 1m. Trải qua những biến cố thăng
trầm của lịch sử, điều kiện tự nhiên, đến
những năm đầu thế kỷ XXI, các miếu chỉ
còn những ban thờ lộ thiên, kiến trúc đơn sơ
bằng đá trát vữa vôi. Đến năm 2004, công
trình miếu Ngũ Nhạc và hệ thống đường bộ
hành được trùng tu, tôn tạo. Năm 2010, các
ngôi miếu được làm bằng đá vừa chắc chắn
vừa mang tính nghệ thuật cao, còn hệ thống
đường bộ cũng được lát bằng đá xanh thuận
tiện cho việc đi lại.
Tư liệu lịch sử cho biết, lễ tế trên núi
Ngũ Nhạc có từ thời Trần. Các lễ tế trước
đây thường do nhà Vua làm chủ, nếu nhà
Vua bận sẽ cử quan đại thần thay mặt.
Hiện nay, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc trở thành
một lễ trọng trong chương trình lễ hội mùa
xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, được thực hiện
theo nghi thức truyền thống vào sáng 17
tháng Giêng hàng năm với tâm điểm là lễ
tế trời đất ở miếu Trung Nhạc. Sau khi đại
diện lãnh đạo các cấp làm lễ dâng hương,
đại diện Giáo hội Phật giáo tỉnh tiến hành
làm lễ ngũ phương và tuyên chúc văn. Tiếp
đó, đại diện lãnh đạo tỉnh vái trời, đất (vái
4 phương) và đọc lời cầu chúc quốc thái, dân
an, ban ngũ cốc cho du khách thập phương.
Năm loại hạt giống mang ý nghĩa đã hấp
thụ tinh hoa của trời đất của khí thiêng sông
núi, để mọi người mang về gieo trồng, nhân
giống để mùa màng tốt tươi, chăn nuôi phát
triển. Nghi lễ ban ngũ cốc còn thể hiện khát
vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa
màng tốt tươi, nhân khang, vật thịnh.
QuảngNinhđón800.000lượt
kháchdulịchtrongdịp
TếtNguyênĐán Liên Minh
Khách du lịch đến Quảng Ninh
ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán
CHÀO XUÂN MỚI 2017Số 155 - Tháng 02/2017 09
Trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm
Quốc tế tại thủ đô Dhaka, Bangladesh vào
đầu tháng 1/2017, Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam (Vinamilk) đã giới thiệu tới người tiêu
dùng Bangladesh các sản phẩm đặc trưng
với chất lượng quốc tế. Cũng nhân dịp này,
Vinamilk đã chính thức thiết lập mối quan
hệ hợp tác chiến lược với đối tác Bigbiz
nhằm đẩy nhanh việc thâm nhập thị trường
sữa tại Bangladesh.
Nhằm tạo tiền đề tốt cho việc mở rộng hoạt
động kinh doanh sang thị trường Bangladesh,
Vinamilk đã tham dự Hội chợ Thương mại Quốc
tế Dhaka tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Bang-
abandhu, thủ đô Dhaka trong suốt tháng 1/2017.
Với sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình cũng như cung
cấp những thông tin hữu ích về thị trường từ Đại
sứ quán Việt Nam tại Bangladesh, Vinamilk đã
có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho Hội chợ triển lãm
Quốc tế Dhaka lần thứ 22.
Tại hội chợ, song song với việc quảng bá hình
ảnh thương hiệu, Vinamilk còn giới thiệu đến
người tiêu dùng những dòng sản phẩm trọng tâm
và được đánh giá cao của công ty như sữa bột, bột
dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, nước ép trái
cây. Đây là những sản phẩm đã được khẳng định
về chất lượng tại thị trường Việt Nam cũng như
quốc tế, nay được nghiên cứu lựa chọn để phù hợp
với khẩu vị và thị hiếu của người dân Bangla-
desh. Với sự phong phú về chủng loại, hương vị
tươi ngon và chất lượng đạt chuẩn quốc tế vượt
trội so với các sản phẩm nội địa Bangladesh, sản
phẩm sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100%, sữa
chua uống Vinamilk cũng như các mặt hàng khác
đã được người tiêu dùng đón nhận và yêu thích.
Cũng trong dịp này, Vinamilk đã chính thức
thiết lập mối quan hệ hợp tác với đối tác chiến
lược Bigbiz, là công ty có nhiều kinh nghiệm
trong việc phân phối các sản phẩm thực phẩm tại
thị trường Bangladesh. Trong năm 2017, trước
nhu cầu và triển vọng phát triển của ngành sữa
tại Bangladesh, Vinamilk và đối tác sẽ tập trung
vào những ngành hàng đang phát triển nhanh
như sữa bột, sữa nước, sữa chua uống với những
thương hiệu và sản phẩm đã rất thành công tại
thị trường Việt Nam và quốc tế. Bên cạnh đó,
Vinamilk cũng sẽ đầu tư về các hoạt động quảng
bá hình ảnh để đưa thương hiệu Vinamilk đến
gần người tiêu dùng Bangladesh hơn.
Bangladesh, quốc gia đang phát
triển nằm ở Nam Á tiếp giáp Ấn Độ, với
tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, dân
số trẻ gần 170 triệu người được và đánh
giá là một thị trường đầy tiềm năng, hứa
hẹn mức tăng trưởng nhanh cho ngành
hàng tiêu dùng nhanh đặc biệt là các
ngành hàng dinh dưỡng như sữa và các
sản phẩm từ sữa.
VINAMILKCHÍNHTHỨCCÓMẶTTẠIBANGLADESH	 Hoàng Đức
Nhân dịp Tết cổ truyền,
Công ty CPHH Vedan Việt Nam
đã tổ chức chương trình “Tết
đến với mọi nhà - Xuân Đinh
Dậu 2017” cho người nghèo tại
6 xã: Phước Thái, Phước Bình,
Tân Hiệp, Cẩm Đường, Bình An,
Suối Trầu, tỉnh Đồng Nai với
hơn 1.100 xuất quà Tết, tổng giá
trị khoảng 800 triệu đồng.
Thành một thông lệ yêu thương
mỗi độ xuân về, Vedan luôn mang
hơi ấm hơn, xúc động hơn khi những
gói quà Tết được Công ty CPHH Ve-
dan Việt Nam trao tận tay người
nghèo. Tết yêu thương -  Ấm lòng
người nghèo là vì lẽ đó.
Trong dịp Tết Đinh Dậu 2017,
Vedan đã trao tặng tổng số 1.100
phần quà ý nghĩa với tổng giá trị các
phầnquàlênđến800triệuđồng,mỗi
phần quà từ 500.000 - 600.000 ngàn
đồng, bao gồm: gạo, nước mắm, dầu
ăn, bột ngọt, hạt nêm Vedan, và cả
tiền mặt… được trao tận tay những
hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
người già neo đơn, nạn nhân chất
độc da cam, gia đình chính sách,
công nhân nghèo không có điều kiện
về quê ăn Tết trên địa bàn các tỉnh
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và
TP.HCM. Những phần quà ý nghĩa
mà Công ty CPHH Vedan Việt Nam
trao tặng đã giúp đỡ các hộ nghèo
đón Tết Đinh Dậu thêm phần ấm
áp, an vui.
Chương trình “Tết đến với mọi
nhà” đã trở thành hoạt động an
sinh xã hội thường niên của Ve-
dan Việt Nam kể từ năm 2009 đến
nay, với tinh thần “lá lành đùm lá
rách” được phát huy đã gắn kết tình
người, gắn kết yêu thương chia sẻ,
để người dân nghèo được đón nhận
những món quà ý nghĩa cả về vật
chất và tinh thần.
Trao đổi với p/v Báo Thời báo
MêKông, ông Tsai Ping Hsuan - Phó
Giám đốc Văn phòng Tổng Giám
đốc Công ty Vedan Việt Nam cho
biết: “Tặng quà Tết cho người nghèo
là một hoạt động an sinh xã hội có
ý nghĩa nhân văn tốt đẹp cần được
nhân rộng. Chương trình thể hiện
tinh thần tương thân tương ái, đoàn
kếtsẻchiatrongcộngđồng,đồngthời
góp phần thực hiện các chủ trương,
chính sách của Nhà nước ta trong
việc ổn định cuộc sống, tinh thần cho
các tầng lớp nhân dân còn nhiều khó
khăn. Vedan Việt Nam đã triển khai
tặng quà Tết đồng bào liên tục nhiều
nămvừaquavàchúngtôimongrằng
đây sẽ là hoạt động truyền thống
được Ban Lãnh đạo Công ty tiếp tục
quan tâm thực hiện”.
Ngài Đại Sứ Trần Văn Khoa cùng Phu nhân và các cán bộ
Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh đến tham quan
gian hàng Vinamilk tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế
Dhaka lần thứ 22.
VEDAN VIỆT NAM
LẦN THỨ 5 LIÊN TIẾP LỌT VÀO TOP VNR500 Thùy Duyên
Ngày 19/12/2016 vừa qua,
Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh
giá Việt Nam (Vietnam Report)
đã chính thức công bố Bảng xếp
hạng VNR500 - Top 500 doanh
nghiệp lớn Việt Nam năm 2016.
Đây là năm thứ 10 Bảng xếp
hạng VNR500 được chính thức
công bố nhằm tôn vinh những
doanh nghiệp đã đạt được
những thành tựu xuất sắc trong
hoạt động sản xuất kinh doanh
trong năm tài chính 2016.
Tiếp nối những thành tựu của
năm 2016, ngay những ngày đầu
năm 2017, Vedan Việt Nam đã
tiếp tục đạt Chứng nhận Top 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
năm 2016 (VNR500). Đây là năm
thứ 5 liên tiếp Vedan Việt Nam đạt
giải thưởng này. Bảng xếp hạng
VNR500 được xây dựng dựa trên
kết quả nghiên cứu và đánh giá
độc lập của Vietnam Report theo
mô hình Fortune 500 và chính thức
được công bố lần đầu tiên vào năm
2007. Các doanh nghiệp không phải
nộp bất kỳ một khoản phí nào để
được có tên trong Bảng xếp hạng
VNR500. Tiêu chí xét chọn dựa vào
doanh thu, lợi nhuận, tài sản, vốn
chủ sở hữu, số lượng nhân viên… của
các công ty hàng đầu thuộc mọi lĩnh
vực kinh tế. Là năm thứ 5 liên tiếp
Vedan  đạt chứng nhận VNR500 -
Điều đó không những khẳng định
uy tín và độ lớn của thương hiệu mà
còn thể hiện vị trí của Vedan Việt
Nam trong bức tranh tổng thể của
nền kinh tế Việt Nam có sự đóng
góp của Vedan - thương hiệu đại
diện cho ngành hàng gia vị bột ngọt,
hạt nêm tại Việt Nam.
Bên cạnh nhiệm vụ kinh do-
anh, Vedan Việt Nam còn thể hiện
trách nhiệm xã hội của một doanh
nghiệp lớn qua các chương trình
hoạt động từ thiện và an sinh xã hội
như trao tặng nhà nhà tình nghĩa,
khám chữa bệnh miễn phí… Hàng
năm, Vedan Việt Nam dành nguồn
kinh phí khoảng 5 tỷ đồng cho các
hoạt động an sinh xã hội, ưu tiên
lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm
nghèo bền vững...
Năm 2016 cũng là năm Vedan
được vinh danh với hàng loạt giải
thưởng uy tín trong nước như: Đạt
chứng nhận Hàng Việt Nam chất
lượng cao; sản phẩm Vedagro đạt
chứng nhận Thương hiệu Vàng
Nông nghiệp Việt Nam 2016; Giải
thưởng sản phẩm nông nghiệp tiêu
biểu năm 2015; “Top 100  Nhãn
hiệu  hàng đầu Việt Nam  -  Top
100 Sản Phẩm Vàng - Dịch vụ Vàng
Việt Nam năm 2016”…
Bước sang năm 2017, Vedan
Việt Nam xác định chiến lược kinh
doanh mới, năng động và sáng tạo
hơn,đồngthờitiếpnốisứmệnhkinh
doanh hướng đến mục tiêu có trách
nhiệm với cộng đồng và môi trường.
Vedan Việt Nam đã và đang tiếp tục
phấn đấu không ngừng nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm để đáp lại
sự tin yêu, ủng hộ của xã hội, cộng
đồng, đông đảo khách hàng trong và
ngoài nước.
đại diện Vedan ( nữ áo xanh đứng giữa)
VedanViệtNammangTếtyêuthương-Sưởiấmngườinghèo Thùy Duyên
10 Số 155 - Tháng 02/2017CHÀO XUÂN MỚI 2017
Sau 8 năm nghiên cứu với
bao gian khó, Trần Huy Khoa -
Nhà sáng lập Trung tâm Nghiên
cứu công nghệ sinh học Bio Sun
đã sản xuất thành công loại
Đông trùng hạ thảo được nuôi
cấy trên dinh dưỡng hoàn toàn
tự nhiên, tuyệt đối không có bất
cứ một loại hóa chất, chất bảo
quản nào.
*Đông trung hạ thảo nuôi cấy hoàn
toàn tự nhiên
Trần Huy Khoa (SN 1985, quê
Gia Lai) được biết đến là người đam
mê nghiên cứu và sản xuất Đông
trùng hạ thảo (ĐTHT). Tốt nghiệp
Khoa Dược tại Đại học Y Dược
TP.HCM, với vốn kiến thức và niềm
đam mê, Trần Huy Khoa đã dành
tâm huyết để nghiên cứu về ĐTHT.
Được biết, việc nghiên cứu ĐTHT
xuất phát từ sự trăn trở, thao thức,
khát vọng, ước mơ của anh khi cùng
bạn bè đi chăm sóc những bệnh
nhân bị bệnh nan y. Và anh thấy
dược liệu ĐTHT có thể giúp giải
quyết một phần nào đó vấn đề bệnh
tật và đó cũng là duyên giúp anh
thực hiện nghề thầy thuốc một cách
hữu ích nhất, thực tế nhất.
Sau 8 năm nghiên cứu với bao
gian khó, anh Khoa đã sản xuất
thành công loại ĐTHT được nuôi
cấy trên dinh dưỡng hoàn toàn tự
nhiên, tuyệt đối không có bất cứ một
loại hóa chất, chất bảo quản nào.
Kết quả xét nghiệm, test của các
Viện Đo lường chỉ tiêu hoạt chất của
các Viện nghiên cứu thì thực phẩm
chức năng ĐTHT Himalaya có hàm
lượng hoạt chất cao gấp 3-5 lần các
sản phẩm cùng loại khác trên thị
trường.
Chọn giá trị đạo đức lương
tâm là kim chỉ nam trong suốt
quá trình nghiên cứu và sản xuất
nên quy trình sản xuất ĐTHT của
anh không sử dụng bất kỳ loại hóa
chất nào. Nguyên liệu hoàn toàn
tự nhiên như: Tổ yến, dịch chiết
trái đây, hạt gạo huyết trồng… “Để
sản xuất theo cách này thì rủi ro
là rất cao, chúng tôi phải đảm bảo
nuôi cấy trong môi trường hoàn
toàn sạch va giống với điều kiện tự
nhiên trên độ cao 4000m của dãy
Himalaya. Chi phí nuôi cấy ĐTHT
theo cách này cao gấp 25-30 lần các
phương pháp nuôi cấy thông thường
của các đơn vị trong nước, thế giới
đang sử dụng. Nhưng mang lại kết
quả tâm đắc là bệnh nhân và mọi
người được sử dụng sản phẩm hoàn
toàn sạch, hoàn toàn tự nhiên, hoàn
toàn không để lại tác dụng phụ” -
anh Khoa cho biết.
ĐTHT là nấm dược liệu quý
hiếm. Trong Đông y, ĐTHT là dược
liệu chữa bách hư, bách tổn. ĐTHT
là loại nấm dược liệu trung tính phù
hợp với hầu hết mọi lứa tuổi (từ 13
tuổi trở lên) đều mang lại kết quả
tốt sau khi sử dụng 3-5 ngày. Do đó,
tạo ra dòng sản phẩm ĐTHT Hima-
laya là điều vô cùng ý nghĩa không
chỉ với anh mà cả cộng đồng. Anh
Khoa tâm sự: “Sức khỏe là vàng.
Làm được điều này tôi cảm thấy vô
cùng hạnh phúc. Tạo ra sản phẩm
tốt nhất phục vụ sức khỏe đồng bào
mình và đưa sản phẩm này đến
được tay nhiều người tiêu dùng,
giúp tôi xây dựng một nguồn quỹ
để tiếp tục duy trì chăm sóc những
người bệnh kém may mắn, chăm
sóc người già neo đơn, những bệnh
nhân hiểm nghèo”.
*Chế phẩm phục vụ nông nghiệp
sạch
Mười năm trước, khi nghiên cứu
về bệnh ung thư, anh Khoa thấy
rằng để chữa cái gốc của ung thư là
phải cung cấp nông sản sạch, thực
phẩm sạch. Thay thế các thuốc trừ
sâu, bảo vệ nguồn gốc hóa học bằng
các chế phẩm sinh học sử dụng vi
sinh vật có lợi được nuôi cấy từ bột
gạo, vỏ tôm, cua... để tạo nguồn thực
phẩm an toàn. Từ đó, anh Khoa đã
nghiên cứu ra loại thuốc sinh học trị
bệnh cho tôm cá, xử lý nước trong
ao đầm. Dung dịch này được chế từ
vỏ tôm cua và enzym vi sinh vật tên
là Nano Chitosan có thể xử lý ngay
nguồn nước trong ao tôm, ao cá
trong vòng 3 giờ, khử mùi hôi tanh
trong 24 tiếng mà đảm bảo tôm cá
mau lớn và hoàn toàn sạch, an toàn.
Quy trình sản xuất ĐTHT tạo
ra nhiều chế phẩm có thể phục vụ
cho nông nghiệp sạch, như phân vi
sinh... Đây là công nghệ tiên tiến,
an toàn, bền vững cho đất, cho
nguồn nước mà cả Việt Nam và thế
giới đều đang mong đợi. Anh Khoa
khao khát rằng những sản phẩm
sinh học của mình được sử dụng
trên Việt Nam. Anh mong được các
cơ quan Chính phủ giúp đỡ, tạo điều
kiện lan rộng sản phẩm này đến
từng người nông dân, giúp nông dân
sản xuất ra những nông sản sạch.
Từ đó mọi người được sử dụng thực
phẩm, rau, củ, quả, tôm cá sạch,
được sống trong môi trường sạch,
an toàn, bệnh ung thư bị đẩy lui. Và
sản phẩm sạch như vậy nhất định
được xuất khẩu ra quốc tế, cạnh
tranh bằng chất lượng sạch và vươn
tới vị trí dẫn đầu.
Không chỉ đam mê nghiên cứu
khoa học, Trần Huy Khoa và các
cộng sự còn nhiệt tình trong công
tác xã hội, từ thiện. “Ngay từ khi
bắt đầu chúng tôi đã tự đặt lên vai
mình sứ mệnh rằng phải làm được
điều gì đó cho cộng đồng và ở đâu có
người bệnh, ở đó có chúng tôi, ở đâu
có người đau yếu, ở đó có chúng tôi.
Hiện tại, chúng tôi cũng đang chăm
sóc khoảng 30 bệnh nhân nằm một
chỗ không có người thân. Chúng tôi
sử dụng nguồn quỹ chính từ công ty
để chăm sóc và cho họ cảm giác gần
gũi như người thân trong gia đình”
- anh Khoa chia sẻ.
“Chúng ta được tạo hóa ban đến
cuộc đời này thì hãy sống hạnh phúc
với việc chúng ta làm, qua từng
hành động, cử chỉ, lời nói với một
trái tim vì mục tiêu làm cho cuộc
sống tốt đẹp hơn. Tôi rất mong kết
nối những người trẻ, có chung khát
vọng để làm cho Việt Nam tốt đẹp
hơn”- anh Khoa nói.
Trong một tương lai xa, anh
Khoa còn muốn xây dựng ba Viện
Nghiên cứu ở Việt Nam - Lào -
Campuchia để phát triển công nghệ
sinh học trong lĩnh vực sức khỏe,
nông nghiệp cây trồng, nông nghiệp
thủy sản. Anh ấp ủ những mô hình
này vươn tới các nước ASEAN và
xa hơn nữa để đem lại sức khỏe cho
mọi người một cách bền vững.
Sản phẩm ĐTHT Himalaya
của Trung tâm nghiên cứu Công
nghệ Sinh học có thể chữa trị, phục
hồi với các bệnh nhân ung thư, suy
tim, suy thận, hệ thống tuần hoàn,
huyết áp, rất nhiều bệnh nhân đã
phục hồi 80% và đã khỏi hẳn. Nếu
bệnh nhân sử dụng không mang lại
kết quả thì sẽ trả lại tiền.
ĐTHT Himalaya hoàn toàn
không sử dụng bất kỳ một loại hóa
chất nào. ĐTHT tự nhiên là loại
dược liệu sống trên dãy núi Himala-
ya sống trong điều kiện nhiệt độ, áp
suất, độ ẩm hoàn toàn khác so với
môi trường ở Việt Nam. Theo cách
sản xuất thông thường thì các đơn
vị phải sử dụng một hàm lượng chất
kháng sinh, chất bảo quản, kháng
khuẩn để có thể nuôi trồng nó.
Nhưng điều này tiềm ẩn nguy hại
vô cùng. Nếu bệnh nhân sử dụng ít
thì không sao, nhưng sử dụng lâu
dài thì sẽ bị tồn dư các chất kháng
sinh, hóa chất gây tổn thương lớn
đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc nuôi
cấy ĐTHT đại trà là chưa khả thi.
Bởi vì để đảm bảo chất lượng và
môi trường giống như môi trường
tự nhiên trên dãy núi Himalaya
thì phải tuân thủ quy trình nghiêm
ngặt. Công nghệ nuôi cấy ĐTHT
Himalaya của Trung tâm này đòi
hỏi kỹ thuật rất cao, yêu cầu tính
chính xác gần như tuyệt đối, tính kỷ
luật nghiêm ngặt, thì mới mang lại
sản phẩm tốt, có thể chữa bệnh.
Trần Huy Khoa
&KhátVọngMangSứcKhỏeĐếnCộngĐồng Nguyễn Thịnh
Nhà nghiên cứu khoa học Trần Huy Khoa
Giấy kiểm nghiệm hoạt chất của Đông
trùng hạ thảo do anh Khoa nghiên cứu
11Số 155 - Tháng 02/2017 CHÀO XUÂN MỚI 2017
Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ TP.HCM, có
diện tích rộng và hệ thống giao thông đường
thủy lẫn đường bộ rất thuận tiện, thời gian
gần đây, Long An đang có nhiều chính sách
và động thái mở cửa để đón chào các nhà
đầu tư.
*Nhiều tiềm năng, ưu đãi
Theo ông Trần Văn Cần - Chủ tịch UBND
tỉnh Long An, tất cả các nhà đầu tư, doanh
nghiệp khi đến với tỉnh sẽ được tạo mọi cơ chế,
chính sách ưu đãi, tỉnh luôn đồng hành cùng nhà
đầu tư, thủ tục hành chính đơn giản. Hiện nay
tại tỉnh Long An, hai lĩnh vực đang được ưu tiên
kêu gọi đầu tư là: Xây dựng hệ thống hạ tầng
giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng
kinh tế trọng điểm của tỉnh và phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp. Trong đó, nông nghiệp công
nghệ cao được hiểu là nông nghiệp cho sản phẩm
sạch và chất lượng cao. Tuy nhiên, theo lãnh đạo
tỉnh Long An, hiện nay việc kêu gọi đầu tư vào
khu vực nông nghiệp còn nhiều khó khăn, việc
tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp gặp khó
khăn, giá cả bấp bênh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An có 8.071
doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng
ký 191.976 tỷ đồng; có 1.274 dự án đầu tư trong
nước với tổng số vốn đăng ký 140.447 tỷ đồng. Có
37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh với
795 dự án, trong đó Hàn Quốc có 140 dự án với
tổng số vốn đăng ký 571 triệu USD (đứng thứ 2
về số dự án và số vốn). Nhật Bản có trên 100 do-
anh nghiệp đang đầu tư tại tỉnh, đứng thứ 3/37
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh. Theo
đánh giá từ lãnh đạo tỉnh Long An và phía đối
tác Nhật Bản, mối quan hệ Long An - Nhật Bản
đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Mới đây, ngày 27/12/2016, ông Nguyễn Văn
Được - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cùng
đại diện lãnh đạo Sở ngành tỉnh đã có buổi làm
việc với nhóm chuyên gia tư vấn về vấn đề xúc
tiến đầu tư tại tỉnh, do TS.Nguyễn Tuấn Hoa,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
làm trưởng đoàn. TS.Nguyễn Tuấn Hoa đánh giá
rất cao vai trò cầu nối của Long An giữa TP.HCM
với các tỉnh ĐBSCL. Theo ông, với ưu thế này,
Long An cần có chiến lược thu hút đầu tư trong
và ngoài nước. “Tỉnh Long An cần áp dụng nhiều
biện pháp có hiệu quả trong xúc tiến đầu tư, cải
thiện môi trường đầu tư nhằm đưa kinh tế - xã
hội của tỉnh phát triển bền vững. Để thu hút đầu
tư của doanh nghiệp nhiều hơn trong thời gian
tới, ngành nông nghiệp Long An cần hướng dẫn
nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ, đáp ứng
xu hướng tiêu dùng của thế giới” - TS. Hoa cho
biết.
*Hứa hẹn nhiều triển vọng
Trước đó, vào ngày 12/12/2016, ông Trần
Văn Cần - Chủ tịch UBND tỉnh Long An, đã làm
việc với ông Jun Sung Ho - Tổng Giám đốc Công
ty TNHH Xây dựng và Kỹ thuật Lotte Việt Nam
đến để tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Long
An. Đại diện tỉnh Long An đã giới thiệu về môi
trường đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh,
các dự án đang kêu gọi đầu tư của tỉnh đến với
Lotte như: Khu đô thị mới Vàm Cỏ Đông, Bến
Lức; Trung tâm thương mại phường 2, Thành
phố Tân An; khu phức hợp giải trí Khang Thông,
Bến Lức…
Ông Jun Sung Ho đánh giá cao tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Long An trong những năm
gần đây, cùng với đó là chính sách thu hút đầu
tư nước ngoài của tỉnh. Ngoài ra, theo ông Jun
Sung Ho, vị trí tiếp giáp với TP.HCM, có nhiều
đường giao thông kết nối thuận lợi với các tỉnh
thành khác, Long An có đầy đủ điều kiện tốt cho
các nhà đầu tư nước ngoài. Và đó là lý do Lotte
muốn đầu tư vào tỉnh này. Lãnh đạo tỉnh cam kết
với đại diện Lotte là Long An sẽ tạo mọi điều kiện
thuận lợi để Công ty vào tìm hiểu và Lotte sẽ có
dự án thành công tại Long An. Ông Jun Sung Ho
cho biết thêm, Lotte mong muốn mở rộng hoạt
động ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Ngoài đối tác này, vừa qua Long An còn đón
tiếp ông Kyoshiro Ichikawa - Giám đốc Công
ty TNHH I.B.C Nhật Bản tại Việt Nam. Hoạt
động của I.B.C là thúc đẩy đầu tư của các doanh
nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam, bao gồm đầu
tư phát triển hạ tầng và thương mại; hỗ trợ, tư
vấn cho doanh nghiệp về thị trường; hỗ trợ việc
trình nộp và xin giấy phép… Theo ông Ichikawa,
công ty của ông tham gia nhiều chương trình
liên quan đến các dự án đầu tư thương mại; hiện
công ty đang là cố vấn cho UBND tỉnh Hà Tĩnh,
hiệp hội doanh nghiệp Kansai - Việt Nam… Ông
Ichikawa đề nghị tỉnh Long An thành lập Japan
Desk tại Long An để thực hiện các nhiệm vụ đầu
mối đón tiếp, tư vấn, tổ chức hội thảo tại Long An
và Nhật Bản.
Với sự năng động, nhanh nhạy, trong tương
lai không xa, Long An sẽ thu hút nhiều doanh
nghiệp, đối tác nước ngoài đến đây làm ăn, giúp
cho đời sống kinh tế - xã hội của Long An phát
triển mạnh mẽ.
Long An:
NhiềuChínhSáchƯuĐãiĐểThuHútCácNhàĐầuTư
Nguyễn Thịnh - Đức Thiện - Trí Đức
Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Đồng Nai - ông Trần Văn Vĩnh
đã tiếp ông Kim Byoung Bum -
Trưởng Văn phòng đại diện tỉnh
Gyeongnam tại TP.HCM, đến chào
xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm
sở tại Việt Nam.
Theo ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết:
Trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đến nay Đồng Nai có 1.246 dự án
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên
25,6 tỷ USD; trong đó có 330 dự án đến
từ Hàn Quốc với số vốn đăng ký gần 5,5
tỷ USD, đứng đầu trong hơn 40 quốc
gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Đồng Nai.
Tỉnh Đồng Nai là nơi có nhiều doanh
nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư. Đặc biệt,
tỉnh này còn ký kết hợp tác với tỉnh
Gyeongnam - Hàn Quốc. Đồng Nai -
Gyeongnam vừa kỷ niệm 20 năm ngày
thành lập với nhiều hoạt động hết sức
có ý nghĩa, gây được ấn tượng sâu sắc.
Ông Kim Byoung Bum mong
muốn được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
quan tâm, tạo điều kiện để ông hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao trong
thời gian làm việc tại Việt Nam. Với
tư cách cá nhân, ông hứa sẽ nỗ lực hết
mình để góp phần thúc đẩy mối quan
hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn
Quốc, trong đó có mối quan hệ giữa
tỉnh Gyeongnam với Đồng Nai.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
Trần Văn Vĩnh cũng mong muốn trong
nhiệm kỳ của mình tại Việt Nam, ông
Kim Byoung Bum sẽ có những hoạt động
thiết thực, góp phần tăng cường mối
quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam
- Hàn Quốc, trong đó có tỉnh Đồng Nai -
Gyeongnam.
Đồng Nai:
Thuhútvốnđầutưnướcngoài
Nguyễn Thịnh
Nhân dịp Tết Nguyên Đinh
Dậu 2017, nhằm hỗ trợ cho bà
con nghèo đón Tết, Ngân hàng
Kiên Long triển khai chương
trình “San sẻ yêu thương -
Thêm hương ngày Tết”, để trao
7.450 phần quà với tổng giá trị
hơn 2 tỷ đồng cho các hộ dân ng-
hèo ở 26 tỉnh, thành nơi có trụ
sở của Kiên Long Bank. Chương
trình này được Ngân hàng Kiên
Long phối hợp cùng UB MTTQ
Việt Nam tổ chức từ năm 2013
đến nay.
Trong chuỗi hoạt động
chương trình, vào sáng ngày
17/1, tại Hội trường UBND
phường Tân Quý, quận Tân
Phú, TP.HCM, ông Đoàn Minh
Đức - Giám đốc Chi nhánh Tân
Sơn Nhì Ngân hàng Kiên Long
Bank (Số 01 khu A5, Tân Sơn
Nhì, phường Tân Quý, quận Tân
Phú), đại diện cho ngân hàng
này, cùng đại diện chính quyền,
đoàn thể của phường Tân Quý,
trao tặng 50 phần quà cho các
hộ dân nghèo của phường.
Ngân hàng Kiên Long tặng
7.450 phần quà
cho người nghèo đón Tết
Nguyễn Thịnh
Buổi làm việc giữa Lãnh đạo UBND tỉnh Long An
với công ty Nhật Bản
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng
nhận đầu tư tại Hàn Quốc nhân đợt Xúc tiến
đầu tư của tỉnh
Ông Đoàn Minh Đức phát biểu tại buổi lễ trao quà
12 Số 155 - Tháng 02/2017CHÀO XUÂN MỚI 2017
Đến với Nhà máy Tuyển than Nam Cầu
Trắng - Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vi-
nacomin những ngày đầu năm này, ắt hẳn
ai cũng nhận thấy một bầu không khí lao
động, sản xuất, kinh doanh nhộn nhịp, hăng
say hơn bởi những bước đà tăng tốc khẩn
trương về các chỉ tiêu than tiêu thụ và do-
anh thu bán than với mục tiêu hoàn thành
kế hoạch Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam giao trong năm 2017.
Để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh do-
anh Tập đoàn TKV giao, Công ty Tuyển than
Hòn Gai - Vinacomin ngoài việc chủ động bám
sát tình hình thực tế, nhiệm vụ sản xuất theo chỉ
đạo của Tập đoàn, phối kết hợp nhịp nhàng với
các đơn vị trong và ngoài vùng tổ chức điều hành
hợp lý các khâu từ vận chuyển than mua mỏ đến
xuất tiêu thụ cho khách hàng… còn phải dành rất
nhiều sự quan tâm cho việc đẩy mạnh các giải
pháp công nghệ để mang lại hiệu quả kinh tế cao,
nhất là khi yêu cầu “Sản xuất than hài hoà với
môi trường sinh thái” đang ngày một gắt gao, thì
nhu cầu đẩy mạnh các giải pháp công nghệ càng
trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Với nguồn than nguyên khai không ổn định,
không đồng nhất giữa các mỏ (độ tro than Núi
Béo trung bình 31,32% trong khi đó than Hòn
Gai là 37% đến 42%, than Hà Tu nhiều đá sét) rất
khó điều chỉnh thiết bị tuyển; Than sạch các mỏ
giao nhiều kỳ không đáp ứng yêu cầu công nghệ.
Tiêu thụ chưa khởi sắc; Kho bãi luôn trong tình
trạng quá tải, nhất là kho chứa than bùn; Thiết
bị già cỗi, hỏng hóc gây sự cố nhiều... Song Công
ty vẫn luôn bám sát chỉ đạo của TKV, điều hành
hợp lý việc nhận than nguyên khai các mỏ, công
nghệ sàng tuyển, chế biến than bùn bã tuyển nổi
thành than cám hạt mịn phục vụ tiêu thụ, quy
hoạch kho bãi, tiêu thụ than phù hợp với yêu cầu
thị trường. Năm 2016, sản lượng than nguyên
khai vào sàng đạt 2.612.000 tấn, bằng 101,63%
so với kế hoạch năm 2016 Tập đoàn giao. Than
tiêu thụ ước thực hiện 3.110.00 tấn, đạt doanh
thu trên 4000 tỷ đồng.
Có thể nói, để đạt được những kết quả khả
quan như thế, Công ty đã có những giải pháp,
phương án công nghệ linh hoạt, kịp thời để sản
xuất ra chủng loại than phù hợp với yêu cầu tiêu
thụ của thị trường. Đáng kể đến là: Phương án
công nghệ nhà máy tuyển hàng quý chỉ đạo tách
khô, nắp lưới sàng công nghệ phù hợp với nguồn
than nguyên khai từng mỏ để đạt hiệu quả tuyển
cao nhất. Song song với đó là tập trung cải tạo, sửa
chữalạihệthốngthiếtbịnhưthaysàng500,sàng5
lưới,sàng268,hệthốngbơm512,516,520,522...để
đảm bảo đạt năng suất yêu cầu; Đặc biệt trong quý
2/2016,Côngtyđãđưavàovậnhànhhệthốngsàng
quảchuốikhửcámmịnthannguyênkhaitrướckhi
vào tuyển công suất 600 tấn/giờ công nghệ Ba Lan
để thay thế hệ B sàng 5 lưới. Sàng quả chuối là loại
thiết bị sàng tiên tiến, năng suất lớn, hiệu suất cao,
lưới sàng được thiết kế lắp đặt với nhiều góc dốc
khác nhau, điều này làm gia tăng đáng kể năng
suất và hiệu suất sàng quả chuối so với các thiết bị
sàngthôngthườngkhác.Côngtácgiacôngchếbiến
bã bùn tuyển nổi tại kho than số 14 thành than
cám hạt mịn pha trộn vào dây chuyền Nhà máy
tuyển phục vụ tiêu thụ đã góp phần giảm tồn kho
chủng loại bã bùn tuyển nổi và tăng tỷ lệ thu hồi
than Tiêu chuẩn Việt Nam… Ngoài ra, còn có trên
100 sáng kiến hợp lý hóa sản xuất được đưa vào áp
dụng thực tiễn trên dây chuyền sản xuất của Công
ty với giá trị làm lợi hàng tỷ đồng.
So với những năm gần đây, có thể nói năm
2016 là một trong những năm khó khăn nhất của
Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin nói riêng
và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam nói chung bởi ảnh hưởng sâu rộng của suy
thoáikinhtếtoàncầu,thịtrườngtiêuthụthan(đặc
biệt là than chất lượng cao) có nhiều biến động theo
chiều hướng không thuận lợi cho doanh nghiệp, dự
án đầu tư xây dựng nhà máy mới sau di chuyển
năm 2018 (nay với tên gọi là Trung tâm chế biến
và kho than tập trung) vẫn đang trong kỳ “thai ng-
hén”… Song bằng tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm”
của gần 1.400 CBCNVC - LĐ toàn Công ty không
chịu lùi bước trước khó khăn đã, đang và sẽ mãi
đồng hành cùng Tuyển than Anh hùng vượt qua
mọi thách thức để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao, tất cả vì một Tuyển than Hòn Gai xứng
danh Thương hiệu phát triển bền vững của Việt
Nam hôm nay và mai sau.
TUYỂNTHANHÒNGAIVỚICÁCGIẢIPHÁP
CÔNGNGHỆKHẮCPHỤCKHÓKHĂN Bài và ảnh: Bích Thùy - Mạnh Yên
Than sạch chuyển ra cảng tiêu thụ
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan
Tan xuan

More Related Content

Viewers also liked

So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen inHán Nhung
 
Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Hán Nhung
 
So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan inHán Nhung
 

Viewers also liked (8)

151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan in
 
130
130130
130
 

Similar to Tan xuan

Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docxThuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx37NghQunh
 
Du lịch Bến Tre , Hướng dẫn du lịch sinh thái ở Bến Tre
Du lịch Bến Tre , Hướng dẫn du lịch sinh thái ở Bến Tre Du lịch Bến Tre , Hướng dẫn du lịch sinh thái ở Bến Tre
Du lịch Bến Tre , Hướng dẫn du lịch sinh thái ở Bến Tre Trinh Nguyen Cong
 
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Trần Đức Anh
 
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTCám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdfCái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdfNuioKila
 
Thời tiết Phong Điền Thừa Thiên Huế.docx
Thời tiết Phong Điền Thừa Thiên Huế.docxThời tiết Phong Điền Thừa Thiên Huế.docx
Thời tiết Phong Điền Thừa Thiên Huế.docxMoinhatThoitiet
 
Giữ vững mối dây số 13
Giữ vững mối dây số 13Giữ vững mối dây số 13
Giữ vững mối dây số 13Scout
 

Similar to Tan xuan (20)

178
178178
178
 
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docxThuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
 
Du lịch Bến Tre , Hướng dẫn du lịch sinh thái ở Bến Tre
Du lịch Bến Tre , Hướng dẫn du lịch sinh thái ở Bến Tre Du lịch Bến Tre , Hướng dẫn du lịch sinh thái ở Bến Tre
Du lịch Bến Tre , Hướng dẫn du lịch sinh thái ở Bến Tre
 
Luận Văn Thạc Sĩ Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Luận Văn Thạc Sĩ Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Luận Văn Thạc Sĩ Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Luận Văn Thạc Sĩ Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
 
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTCám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
 
Mekong 3 2014
Mekong 3 2014Mekong 3 2014
Mekong 3 2014
 
134
134134
134
 
173
173173
173
 
162
162162
162
 
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdfCái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
Cái đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt 270786.pdf
 
Chu han va tet
Chu han va tetChu han va tet
Chu han va tet
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
Con trai lão hạc
Con trai lão hạcCon trai lão hạc
Con trai lão hạc
 
Thời tiết Phong Điền Thừa Thiên Huế.docx
Thời tiết Phong Điền Thừa Thiên Huế.docxThời tiết Phong Điền Thừa Thiên Huế.docx
Thời tiết Phong Điền Thừa Thiên Huế.docx
 
Giữ vững mối dây số 13
Giữ vững mối dây số 13Giữ vững mối dây số 13
Giữ vững mối dây số 13
 
Nguyễn Vinh Hạnh
Nguyễn Vinh HạnhNguyễn Vinh Hạnh
Nguyễn Vinh Hạnh
 
Số 3
Số 3Số 3
Số 3
 
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
 
Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xây dựng nông thôn mới ở ...
Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xây dựng nông thôn mới ở ...Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xây dựng nông thôn mới ở ...
Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xây dựng nông thôn mới ở ...
 

More from Hán Nhung (20)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
172
172172
172
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
161
161161
161
 
143
143143
143
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
135p
135p135p
135p
 
131
131131
131
 

Tan xuan

  • 1. Số 155 tháng02/2017 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 CHÀOXUÂNMỚI 2017 Ảnh:TáihiệncảnhTrầnHưngĐạoduyệtquântháng6/1285tạiLễhộimùathuCônSơn-KiếpBạc
  • 2. CHÀO XUÂN MỚI 201702 Số 155 - Tháng 02/2017 Giá bán tại Việt Nam: 15.000đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Thư ký tòa soạn: Đỗ Huy Bình Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Gạt đi những bộn bề, lo toan hơn nửa đời người, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lựa chọn cho mình cuộc sống yên bình bên cạnh vườn cây, áo cá tại quê nhà. Từ ngày về hưu, ông mới được hưởng thụ những ngày Tết giản dị, thuần nông nhưng thật sự ý nghĩa. *Tuổi già vui thú điền viên Kể từ khi nghỉ hưu vào tháng 7/2011, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trở về căn nhà ở ấp Lương Thuận, xã Lương Quới (huyện Giồng Trôm, Bến Tre) sống cuộc đời giản dị với gia đình. Vào khoảng thời gian thảnh thơi này, người viết mới có dịp được gặp lại và trò chuyện với ông - một chính trị gia bình dị giữa đời thường đúng vào một ngày cuối năm. Gặp gỡ vị chính khách này, có lẽ ai cũng đều phải ngỡ ngàng đến khó nhận ra. Không còn trên người bộ comple, thắt cavat, mà thay vào đó là chiếc áo sơ mi ngắn tay, quần đùi và chiếc mũ tai bèo… tất cả đã xỉn màu vì nhuốm bùn đất. Nhưng vẫn với tính cách thân mật, gần gũi đích thực của một người con miền Tây Nam Bộ ấy, ông Trọng nở nụ cười hiền hậu mở đầu cho cuộc trò chuyện về cuộc sống của hai vợ chồng từ ngày về hưu. Câu chuyện giữa người viết và ông Trương Vĩnh Trọng không diễn ra trên bàn hay trong nhà, mà cùng rảo bước quanh khu vườn với đầy cây ăn trái do chính tay ông trồng lên. Khu vườn rộng gần 1ha ở phía sau nhà được ông Trọng trồng chủ yếu hai loại cây chính là bưởi da xanh và cam sành. Đứng trước một cây bưởi nặng trĩu quả, ông Trọng như người nông dân thực thụ nói: “Anh thấy không, cành cây da xanh như da ếch, trồng 3 năm mới cho trái. Đây là cành chuẩn bị cho hoa rồi cho trái, nhưng yếu quá nên phải cắt bỏ đi chứ nếu có ra trái thì quả cũng không được ngon mà có khi còn làm gẫy cành, hại cây…”. Nhìn thấy thành quả sau 3 năm chăm sóc lớn lên từng ngày, khỏe mạnh đơm hoa kết trái khiến ông cảm thấy mình có ý nghĩa hơn. Ông bảo, việc trồng cây cũng giống như “trồng người”. Nhìn cây bị sâu bệnh, héo khô cũng khiến ông trăn trở, tìm tòi kiến thức để chữa trị cho cây khỏi bệnh, trở lên xanh tốt trở lại. Mọi thứ trong khu vườn đều được ông Trọng tận dụng triệt để. Dưới từng gốc cây, ông tận dụng khoảng đất trống để trồng thêm rau cải phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Cành lá khô được ông gom lại đốt cháy, kết hợp với xơ dừa, ông dùng công nghệ nghiền nát ra rồi ủ thành phân hữu cơ bón cho cây. Chính vì thế, vườn cây của ông tuy rộng, nhưng lượng phân bón tự làm ra nhiều nên chưa phải mua phân hóa học bón bao giờ. Dẫn người viết đi một vòng khu vườn, ông dừng lại và giới thiệu, ông đã chăm những chậu cây cảnh ở một góc vườn từ hơn nửa năm trước để kịp trưng bày trong ngôi nhà nhỏ, trước cửa nhà trong dịp Tết năm nay. Ông trồng đủ mọi cây cảnh, nhiều nhất là cây hoa mai, cây bông trang... Tuy rằng chăm cây cảnh cũng mất nhiều thời gian và công sức, nhưng năm nay thời tiết khá ổn định nên ông tin rằng hoa mai và các loại hoa khác sẽ nở nhiều trong dịp Tết này. Ông sẽ chiết một vài cành để trang trí trong nhà, trước cửa nhà. Những năm tháng tuổi già, ông Trọng cũng chỉ có ba thú vui duy nhất là ở bên con cháu, trồng cây và trò chuyện với bà con chòm xóm. Còn chuyện thế sự, từ ngày về hưu ông không có điều kiện để cập nhật thông tin đầy đủ, những vụ việc trong ấp có việc gì đến hỏi ý kiến ông, ông biết đến đâu thì góp ý đến đó, không biết thì nói là không biết. Còn chuyện đường lối, chính sách thì ông khuyên nên hỏi những người còn đương chức bởi họ nắm được nhiều thông tin sẽ có cái nhìn chính xác hơn. Sống giản dị và chan hòa với bà con xóm giềng nên nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng được người dân xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm gọi với cái tên thân mật là anh Hai Nghĩa. *Những ước mơ giản dị ngày Tết Nhiều người bảo quãng thời gian về già là lúc con người ta “trở thành đứa trẻ” lần thứ 2 trong cuộc đời. Ông Trọng thấy điều đó đúng lắm, bởi hai vợ chồng ông giờ chẳng có mong ước gì lớn lao ngoài việc được nhìn thấy con cháu mỗi ngày, như những đứa con lúc còn nhỏ mong được ở bên cha mẹ. Trong những năm tháng nghỉ hưu để gắn bó với nông nghiệp và người vợ hiền, ngoài mong ước thế hệ trẻ tuổi hơn sẽ giúp đất nước ngày càng phát triển, vị nguyên Phó Thủ tướng còn có một niềm khao khát mãnh liệt, đó là được sum vầy cùng con cháu trong những ngày Tết. Ông Trọng cho biết, suốt cả một năm dài, các con ông đều làm việc tại TP.HCM. Công việc bề bộn nên các con các cháu cũng ít trở về thăm quê, trừnhữngdịpđặcbiệt.Vìthế,những ngày Tết là cơ hội quý giá giúp ông thực hiện được niềm ước mơ giản dị này. Những ngày cuối năm, tâm trạng ông vui vẻ, hứng khởi hơn hẳn, như ông nói, ông mong Tết không khác gì trẻ con, mỗi khi Tết đến xuân về là trong lòng lại bồi hồi, rạo rực. Không hứng khởi sao được, vì một năm trôi qua, ông chỉ có một mong ước là tề tựu cùng đông đủ các thành viên trong gia đình, đón một cái Tết truyền thống thực sự ý nghĩa. Ông Trọng kể, suốt nửa đời làm chính sự, ông hiếm khi được tận hưởng cái Tết nào trọn vẹn vì việc nước còn nhiều. Chỉ đến khi về hưu, ông mới được cùng vợ và các con ngồi gói những chiếc bánh tét tròn trịa, mới được dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa tinh tươm, mới được cùng gia đình đếm ngược đến giao thừa mà trong lòng không còn gì phải bận tâm. Có nhiều người nói, có lẽ Tết truyền thống của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải xa hoa, hoành tráng lắm. Thế nhưng không chỉ có ông, mà tất cả các vị lãnh đạo khác, chỉ có một mong ước vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, đó là có thể gạt bỏ những ưu tư sang một bên, vào những ngày Tết, có thể được nhìn lại một năm trôi qua, đất nước ta đã phát triển, đổi mới như thế nào, có thể được thấy những người dân trên toàn bộ đất nước Việt Nam được đón một cái Tết ấm no, trọn vẹn, tràn đầy tình yêu thương. Trong những năm về hưu, ông được theo dõi tình hình người dân trên cả nước đón Tết, trong lòng cũng cảm thấy ấm áp, và mỗi khi biết ở đâu đó còn những gia đình khó khăn, chưa biết đến Tết là gì, ông lại chạnh lòng. Những ngày giáp Tết, trong khi các con các cháu rục rịch trở về quê, thì tại quê nhà, vị nguyên Phó Thủ tướngđãdọndẹptươmtấtnhàcửatừ trong ra ngoài, trang hoàng cho ngôi nhà nhỏ cành mai, cành đào, những chậu cây cảnh rực rỡ. Đặc biệt, ông không quên chuẩn bị cho các con, các cháu những món quà, tuy đơn giản thôi nhưng đầy ý nghĩa. Khi được hỏi Tết năm nay ông có dự định gì đặc biệt hay không, ông tâm sự: Vẫn như mọi năm, gia đình ông sẽ cùng nhau chuẩn bị những món ăn truyền thống ngày Tết. Sau khi cúng gia tiên đêm giao thừa, ông cùng các con sẽ cùng nhau nghe Chủ tịch nước đọc lời chúc Tết. Sau đó, ông sẽ dành cho các thành viên trong gia đình mỗi người một phong bao lì xì và cùng nhau nâng ly rượu nồng, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp và tràn ngập tình yêu thương. Điều ông mong đợi nhất là được cùng cả gia đình sum vầy bên mâm cơm ngày Tết. Tết năm nay,ôngdựđịnhsẽcùngnhữngngười bạn thân đi chúc Tết những người đồng nghiệp cũ, cùng nhau ôn lại kỷ niệm vui buồn trước đây… Tết giản dị thuần nông củanguyênPhóThủtướng TrươngVĩnhTrọngĐường Thảo Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chăm sóc vườn cây của mình Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng Nhà báo Hồ Minh Sơn - Phó Tổng Biên tập Báo Thời báo MeKong
  • 3. 3Số 155 - Tháng 02/2017 CHÀO XUÂN MỚI 2017 0 Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án xây dựng công trình thể thao do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý gồm Dự án Nhà thi đấu thể dục, thể thao Liên đoàn Lao động các tỉnh Lai Châu, Khánh Hòa, Yên Bái, Tây Ninh. Nhà thi đấu thể dục, thể thao Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu được đầu tư xây dựng nhằm giải quyết nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao cho công nhân, người lao động và nhân dân trên địa bàn thành phố Lai Châu và tỉnh Lai Châu. Nhà thi đấu thể dục, thể thao Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa xây dựng trở thành trung tâm hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đoàn viên công đoàn và công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thi đấu thể dục, thể thao Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói riêng và người lao động, dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung. Nhà thi đấu thể dục, thể thao Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh cho công nhân, người lao động và dân cư trên địa bàn huyện Trảng Bàng và huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Kiểm Toán Nhà Nước: BảođảmsựliêmchínhtrongquảnlýkinhtếcủaNhànước Phước Lập Ngày 2/2, tức mùng 6 Tết Đinh Dậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Đánh giá cao thành tích mà KTNN đạt được thời gian qua, Thủ tướng cho rằng KTNN có bước trưởng thành rất lớn về mọi mặt. Uy tín của KTNN trước Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân ngày càng được khẳng định và nâng cao. Theo Tổng KTNN Hồ Đức Phớc, trong giai đoạn 2012 - 2016, KTNN đãgópphầntăngthu,giảmchingân sách và xử lý tài chính khác 115.203 tỷ đồng, năm 2016 đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của KTNN và tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015 (19.863 tỷ đồng). Nêu rõ quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng mong muốn, thông qua chức năng, nhiệm vụ của mình, KTNN bảo đảm sự liêm chính trong quản lý kinh tế của Nhà nước. Nhắc lại quy định trong Hiến pháp: KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Thủ tướng cho rằng sức mạnh của kiểm toán chính là năng lực cao, trình độ cao, tính độc lập và công khai minh bạch. Khi đã tìm ra chân lý, phát hiện điều đúng đắn thì cần quyết liệt theo dõi, bám sát đến cùng, “chứ không phải làm nửa vời, biết bàn, bí bỏ”… Thủ tướng đặt vấn đề về kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện quy trình kiểm toán, nâng cao năng lực, chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm toán vừa có tâm, vừa có tầm, dĩ công vi thượng. Cần nâng cao chất lượng, kế hoạch kiểm toán, tập trung vào những nội dung, chương trình, kế hoạch ưu tiên của Quốc hội, Chính phủ và nền kinh tế như tái cơ cấu, bảo đảm an toàn tài chính công quốc gia, nợ xấu, nợ công, nợ thuế, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công… Nhân dịp này, Thủ tướng đã cho ý kiến đối với các kiến nghị cụ thể của KTNN. Theo đó, với kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cung cấp kịp thời các hồ sơ, tài liệu liên quan tới công tác kiểm toán, kể cả dữ liệu điện tử và việc truy cập các phần mềm cho KTNN. Thủ tướng nêu rõ tinh thần: Không có vùng cấm, tất cả các cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước đều phải được kiểm toán rõ ràng, như thế mới chống được tiêu cực, tham nhũng. Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thông báo kết luận nêu rõ, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp so với các nước trong khu vực; cần phát huy những lợi thế, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, trong đó tập trung phát triển nông nghiệp phải chú trọng về giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm chủ lực, thế mạnh. Đồng thời khai thác được thế mạnh từ biển, tập trung phát triển thuỷ hải sản; chủ động thích nghi, chống chịu được với các tác động của biến đổi khí hậu và tác động từ hoạt động khai thác sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn… Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp thay vì sản lượng, số lượng. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt; giảm chi phí, nâng cao năng suất, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất quy mô lớn, giá trị gia tăng cao. Tổ chức lại hoạt động hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã… Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới gắn với bảo đảm môi trường sống cho người dân nông thôn, trong đó tập trung nâng cao đời sống của người dân nông thôn; ưu tiên nguồn lực, khoa học kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường đầu tư hiện đại hoá hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là năng lực phòng chống, chống chịu với thiên tai. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành nông nghiệp hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo động lực cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, nhất là về đất đai và quy hoạch đất lúa theo hướng bãi bỏ các thể chế, chính sách trói buộc, kìm hãm phát triển nông nghiệp, nông thôn… TậpTrungXâyDựngNềnNôngNghiệpThôngMinh Phước Lập Xây4côngtrìnhthểthaophụcvụ côngnhân,ngườilaođộng Ngọc Danh Sáng ngày 05/02 (mùng 9 tháng giêng Âm lịch) tại cửa biển Cái Cùng, ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Chính quyền địa phương cùng hàng nghìn người dân long trọng tổ chức lễ hội Ng- hinh Ông. Theo tín ngưỡng dân gian, tục thờ Cá Ông là một nét văn hóa đặc sắctrongđờisốngtâmlinhcủabàcon ngư dân vì Cá Ông được xem như là một vị thần luôn giúp ngư dân vượt qua phong ba bão táp, mang lại một vụ mùa đánh bắt hải sản bội thu. Lễ hội Nghinh Ông còn là lễ hội cầu cho biển lặng gió hòa, mong muốn những chuyếnrakhơiđượcthuậnbuồmxuôi gió, đánh bắt hải sản được nhiều tôm cá, ngư dân gặp nhiều may mắn và làm ăn phát đạt. Sau khi rước Ông từ cửa biển vào, Ban quản lý Lăng Ông đã tổ chức buổi cúng tế với việc dâng hương, trái cây, trà, rượu… để tạ ơn Ông đã cho ngư dân một năm qua được nhiều may mắn và cầu mong một năm mới bình an, tốt đẹp hơn. Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội mang đậm sắc thái đối với những con người miền sông nước nói chung và ngư dân miền biển. Có thể nói việc tổ chức lễ hội Nghinh Ông thường niên góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy những giá trị đời sống văn hóa tinh thần của ngư dân miền biển. Bạc Liêu: TưngbừnglễhộiNghinhÔng Nhật Tân
  • 4. CHÀO XUÂN MỚI 201704 Số 155 - Tháng 02/2017 PGS - TSKH Phan Dũng, nguyên Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học - kỹ thuật (viết tắt là TSK, thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) là người Việt Nam đầu tiên học môn “TRIZ - Tư duy sáng tạo” tại trường Đại học Sáng tạo Sáng chế, thuộc Hội các nhà sáng chế toàn Liên Xô, vào những năm 1968 - 1973. Tuy mang lại nhiều hữuíchchocuộcsốngconngười, nhưng do thiếu sự đầu tư từ Nhà nước, môn học này đang có nguy cơ bị thất truyền ở Việt Nam. *Nguồn gốc của TRIZ Theo TS.Phan Dũng, môn học này do nhà khoa học người Nga Genrikh Saulovich Altshuller (1926 - 1998) khai sinh ra. Ông Altshuller là nhà sáng chế và là nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng. Từ TRIZ đã Latinh hóa cụm từ tiếng Nga, nghĩa là Lý thuyết giải bài toán sáng tạo, còn gọi là Phương pháp luận sáng tạo. TSKH Phan Dũng là một trong những học trò đầu tiên của nhà khoa học Altshuller. TRIZ là môn khoa học lý thuyết hóa, đúc kết những kinh nghiệm sáng tạo thành cơ sở lý luận giúp cho sự sáng tạo của con người đạt hiệu quả hơn, hữu dụng hơn. Nói cách khác, TRIZ là ngành khoa học, chuyên nghiên cứu các suy nghĩ để giải quyết các vấn đề nảy sinh và ra quyết định, từ đó tìm ra phương pháp có hiệu quả nhất, gọi là khoa học Tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, để vận dụng nó, thì cần phải theo học một khóa đào tạo bài bản với nhiều nội dung mà ở đây chúng tôi không có điều kiện nói rõ hơn. Được sự khuyến khích của thầyAltshuller, năm 1977, thầy Phan Dũng mở lớp dạy ngoại khóa về TRIZ cho sinh viên các khoa tự nhiên thuộc ĐH tổng hợp TP.HCM (nay là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM).  Sau đó, TS.Phan Dũng mở các lớp ngoại khóa giảng dạy về môn học này ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM và Sở KHCN TP.HCM… Năm 1991, Trung tâm TSK ra đời, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải. Đến nay đã có hơn 20 ngàn người với nghề nghiệp khác nhau thuộc mọi thành phần ở nhiều nơi theo học thầy Dũng về TRIZ.  Trên thế giới, TRIZ được giảng dạy, áp dụng rộng rãi. Năm 2005, học phí khóa học của một công ty ở Anh giảng dạy môn này là 400 Bảng/5 ngày. Ở các nước phát triển, việc giảng dạy, áp dụng TRIZ đã mang lại hiệu quả cao trong công nghệ, khoa học sáng tạo góp phần tăng hiệu suất kinh tế, đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội, đất nước. Tập đoàn SamSung của Hàn Quốc, khi áp dụng phương pháp sáng tạo đã giúp tiết kiệm 120 tỷ won, tương đương 91.200.000 USD. *Tưduysángtạo-cánhcửađểthànhcông Bộ môn TRIZ làm cái nhiệm vụ lý thuyết hóa, đúc kết những kinh nghiệm sáng tạo thành cơ sở lý luận. Ngày nay nó trở thành một bộ môn vô cùng cần thiết cho bất kỳ quốc gia nào muốn tiến bộ. Ông Phan Dũng kể, khi mài thủy tinh quang học hay bất kỳ vật gì thì sẽ phát sinh nhiệt, như vậy sẽ làm hỏng bề mặt thủy tinh quang học. Để giảm sinh nhiệt, người ta dùng một vài loại bột của một loại chất rắn nào đó, ví dụ bột ô xít nhôm, bột kim cương... Nhưng phương án này giảm phát sinh nhiệt không đáng kể. Nhà phát minh đã tìm được phương án giải quyết, ông cho trộn bột mài với nước, sau đó làm lạnh cho đóng băng. Như vậy khối băng đó trở thành viên đá mài, nhưng khi mài thì nhiệt phát ra sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng của vật mài, cụ thể là với thủy tinh quang học. Khi nghiền đá vôi để làm ce- ment, người ta đưa clinker, vài chất xúc tác khác cùng với các hòn bi sắt theo một đường ống để vào máy, tham gia vào việc nghiền đá. Đường ống tất nhiên không thể thẳng vì quá dài, mà khuôn viên nhà máy thì hạn hẹp. Vì vậy khi đi qua các khúc co, những hòn bi sắt cùng với clinker dễ làm mòn những khu vực nhạy cảm này. Một nhà sáng chế đã đặt tại các khúc co này các khối nam châm. Nam châm sẽ hút những viên bi sắt vào các góc co để chịu lực va đập thay cho đường ống. Một ví dụ khác: giải quyết vấn đề nối dây điện thoại với ống nghe. Mâu thuẫn nảy sinh ở đây là, nếu dây ngắn thì không thể kéo ống nghe đi xa, nếu dây dài thì sẽ lùng nhùng khi hết sử dụng. Người ta đã chế ra sợi dây xoắn để có thể kéo đi xa và khi hết sử dụng, nó tự rút ngắn lại. Đến nay, người ta đã tiến một bước dài - Điện thoại di động, điện thoại “mẹ bồng con” đã không còn cần đến dây. Những câu chuyện trên là minh chứng cho sự cần thiết và giá trị của phươngpháptưduysángtạo-TRIZ. Trong sáng tạo có hai khái niệm là phát minh và sáng chế. Phép tư duy giúp các nhà khoa học phát minh hay sáng chế thuận lợi hơn. Đưa ra các bằng chứng về thời gian làm các công trình Tiến sĩ của một số tay tổ ngành vật lý thực nghiệm, Phan Dũng nói với tôi: “Bồ xem, tất cả những tay tổ này, nhanh  cũng phải 12 năm mới hoàn thành luận án Tiến sĩ, còn tôi chỉ mất có 2 năm (không tính thời gian 3 năm làm Phó Tiến sĩ). Tôi làm sao dám so sánh với họ, chẳng qua tôi nhờ biết phương pháp tư duy nên hoàn thành mau hơn người ta”. Ta lại hay nói “Thua keo này, bày keo khác” khi nghiên cứu, thử nghiệm, khi làm ăn kinh tế... nhất là trong nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, để làm cái việc  “Thua keo này, bày keo khác” đó, nhiều khi phải mất nhiều thời gian, nhiều năm tháng, nhiều thế hệ. Và có thể chẳng bao giờ “tìm ra cái mà người ta muốn tìm”. Với tư duy sáng tạo cộng với những môn khoa học cần thiết (thống kê, gen di truyền, phép phân tích sinh hóa...) cùng các thiết bị đo đạc nhiệt độ, ánh sáng... một kỹ sư nông nghiệp mới ra trường cũng có thể lai tạo ra một giống mới đạt hiệu quả cao theo yêu cầu. *Lo bị thất truyền Nhiều năm qua, việc quảng bá, giảng dạy và ứng dụng môn học sáng tạo này ở Việt Nam chưa thực sự được Nhà nước và các cơ quan liên quan chú trọng, gây lãng phí, thiệt thòi cho xã hội, đất nước ta không nhỏ.  TS.Phan Dũng rất ưu tư trước nguy cơ môn khoa học này bị “mất giống”, thất truyền ở Việt Nam vì thiếu đội ngũ kế thừa, thiếu sự quan tâm của Nhà nước… Theo TS.Phan Dũng, năm 2003, nhận thấy những hiệu quả do TRIZ mang lại, Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ GD&ĐT, đã thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ về vấn đề Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật. Chủ tịch Hội đồng này là GS - Viện sĩ Phạm Minh Hạc và 8 thành viên. TS.Phan Dũng cho biết, năm 2004, tại buổi làm việc này, có nhiều đại diện là lãnh đạo và chuyên viên Vụ Đại học, sau đại học. Sau khi nghe báo cáo của TS.Phan Dũng về phương pháp TRIZ, kết quả đào tạo và nghiên cứu TRIZ… hội đồng có đề nghị “mở rộng phạm vi phổ biến, tạo điều kiện biên soạn tài liệu, sách chuyên đề, có thể phổ biến TRIZ theo phương thức đào tạo từ xa”; “xem xét áp dụng đưa vào đào tạo sau đại học, có thể mở mã ngành và tổ chức viết tài liệu đào tạo giảng viên”; “có thể cho phép đào tạo như môn tự học trong trường đại học. Trước khi mở rộng cần thử nhiệm ở một lớp, khoa hoặc trường”; “có thể xem xét giảng dạy trong trường quản lý, bách khoa, sư phạm”.   Tuy nhiên, theo TS.Phan Dũng, từ đó đến nay, những đề nghị nêu trên vẫn chưa được thực hiện. Các lớp học TRIZ vẫn tiến hành theo hình thức cũ do trung tâm tự mở, tự lo kinh phí. Theo TS.Phan Dũng, TRIZ có thể dạy cho nhiều đối tượng, kể cả ở mẫu giáo. Nhưng muốn dạy ở độ tuổi mẫu giáo thì cần nghiên cứu thêm, viết lại giáo trình, chế tạo ra các đồ chơi giúp sáng tạo cho trẻ em… thì mới có thể giảng dạy môn học này cho các em được. Còn hiện nay, các lớp học TRIZ do thầy Dũng và cộng sự đảm nhiệm chỉ nhận học viên có trình độ học vấn từ lớp 12 trở lên. Để môn học này phát triển, theo TS.Dũng cần có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Cần có chiến lược và chính sách phát triển từ Nhà nước và Bộ GD&ĐT, như: mở các lớp học trong các trường đại học, tổ chức nghiên cứu, biên soạn về giáo trình, sách về TRIZ, tổ chức đào tạo các giáo viên và giảng viên về TRIZ… tiến tới phổ cập môn học này trong trường học và xã hội . “Tôi thấy tiếc vì môn học này không có cơ hội để phát triển ở nước ta, dù chúng ta đã đi trước nhiều nước phát triển và có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Tuổi tác tôi cũng lớn mà thế hệ kế cận có thể đảm đương thì rất ít ỏi. Nếu không có sự can thiệp, giúp đỡ từ Nhà nước, từ Bộ GD&ĐT, thì môn khoa học này sẽ đối diện với nguy cơ bị “mất giống”. Và lúc đó chúng ta phải làm lại, tốn kém vô cùng và mất thời gian” - TS Dũng bày tỏ. Nỗilothấttruyềnbộmôn Tư duy sáng tạo Tống Quang Anh - Đức Thọ
  • 5. CHÀO XUÂN MỚI 2017 05Số 155 - Tháng 02/2017 Trong ngày đi làm đầu tiên của năm mới Đinh Dậu 2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tới thăm, động viên và có buổi làm việc với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Gặp mặt và dự phiên giao ban đầu tiên năm mới tại Vietcombank, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá những kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 có đóng góp rất lớn của ngành ngân hàng. Năm 2016, ngành ngân hàng đã thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, chặt chẽ nhưng linh hoạt theo tín hiệu thị trường và phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời hỗ trợ được cho tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Trong đó, Vietcombank tiếp tục nổi lên như một điểm sáng, đạt được những chỉ tiêu và kỷ lục mới, trên mức bình quân của cả ngành. Vietcombank đã đạt được mục tiêu kép, là ngân hàng top đầu trong nộp ngân sách với số tiền hơn 5.000 tỷ đồng, đồng thời góp phần giảm mặt bằng lãi suất cho nền kinh tế. Nhìn nhận mục tiêu Vietcom- bank đặt ra cho năm 2017 và các năm tiếp theo như: Trở thành ngân hàng số 1 của Việt Nam, đến năm 2020 lọt vào Top 300 ngân hàng và định chế tài chính lớn nhất của thế giới, quản trị tiếp cận với thông lệ quốc tế tốt nhất, là tham vọng, Phó Thủ tướng tin tưởng Vietcombank hoàn toàn có khả năng thực hiện. Để làm được nhiệm vụ này, Phó Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng nói chung, Vietcombank nói riêng quán triệt các quan điểm lớn trong Nghị quyết Đại hội XII, những chủ trương căn bản trong các Nghị quyết của Trung ương. Vietcombank phải là ngân hàng tiên phong trong nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; đi đầu trong tái cơ cấu thị trường vốn và thị trường tiền tệ, làm cân bằng hơn thị trường này; nâng hơn nữa tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; hoàn thiện về chiến lược và tầm nhìn dài hạn. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Vietcombank tiên phong trong đề xuất, nêu sáng kiến về chính sách; mong muốn năm 2017, Vietcombank hình thành Trung tâm nghiên cứu phân tích dự báo về chính sách kinh tế vĩ mô. Thừa Thiên - Huế: ĐưaDuLịchTrởThànhNgànhKinhTếMũiNhọn Trọng Tâm Ngày 31/1, tức mùng 4 Tết Đinh Dậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nói chuyện với lãnh đạo chủ chốt tỉnh, Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc khắc phục kịp thời những thiệt hại lớn do thiên tai, lũ lụt gây ra trong năm 2016. Thủ tướng vui mừng khi Tết năm nay, cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng bị thiên tai, các gia đình chính sách, gia đình khó khăn được chăm lo chu đáo, mọi người đều có Tết, vui Xuân. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng toàn diện, những nỗ lực nhiều mặt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế khi hoàn thành các chỉ tiêu năm 2016, có nhiều mặt đạt xuất sắc. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, tỷ lệ lao động thuần nông còn cao. Do đó, Thừa Thiên - Huế cần tái cơ cấu rõ hơn, phát triển nông nghiệp thông minh, công nghệ cao để chuyển đổi cơ cấu lao động hợp lý. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, trong đó, chú trọng tỉnh trọng điểm du lịch là Thừa Thiên - Huế. Do đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các cấp, ngành của địa phương phải chỉ đạo cụ thể hơn, quyết liệt hơn, rõ nét hơn để Thừa Thiên - Huế trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn, nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới. Qua đó, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hơn 20% GRDP của tỉnh nhà. Vietcombank: TiênPhongTrongNềnKinhTếĐấtNước Việt An - Thuỳ Duyên Nhân dịp đầu năm 2017, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức họp báo nhằm cảm ơn sự ủng hộ, đồng hành của các cơ quan Báo chí với tỉnh Đồng Tháp trong suốt một năm qua. Trong dịp này, UBND tỉnh cũng ra mắt logo, slogan và bộ nhận diện thương hiệu mới của Cổng Thông tin điện tử sau 10 năm đi vào hoạt động. *Nhiều kết quả đáng khích lệ Năm 2016, cùng với cả nước, Đồng Tháp đối mặtvớinhiềukhókhănvàtháchthứclớntrêncác lĩnh vực. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của mình, Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả đáng vui mừng. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành với những đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh trong năm qua. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định, những thành công của tỉnh Đồng Tháp trong nhiều năm qua, nhất là trong năm 2016 là nhờ có sự động viên, ủng hộ kịp thời của báo chí. Nổi bật, trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh có trên 400 doanh nghiệp thành lập mới. Những mặt hàng trái cây đầu tiên của Đồng Tháp như quýt Lai Vung, chanh, ổi Cao Lãnh có mặt trong hệ thống siêu thị của tập đoàn Vingroup. Khách du lịch đến Đồng Tháp nhiều nhất 6 tỉnh cụm phía Đông ĐBSCL... Phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều Dự án khởi nghiệp đạt giải cao trong cuộc thi Dự án khởi nghiệp do BSA tổ chức, góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đồng Tháp trở thành địa phương khởi nghiệp. Kết quả này ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương trong việc kêu gọi đầu tư, cải cách hành chính từ tỉnh đến cơ sở... đã tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. *Đồng Tháp kết nối để vươn xa Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp cũng đánh giá cao các hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp trong suốt 10 năm qua. Sau 10 năm hình thành và phát triển, Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp đã vươn lên trở thành một kênh truyền thông đa phương tiện, kênh thông tin chính thống của UBND tỉnh trên mạng inter- net. Nhân dịp này, Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp cũng đã ra mắt logo, slogan và bộ nhận diện thương hiệu của Cổng. Theo đó, tổng thể logo là Chữ DongThap Portal và biểu tượng hình ảnh chim sếu sải rộng cánh bay về phía trước cùng với Slogan “Kết nối - Vươn xa” thể hiện rõ nét sứ mệnh của Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp đó là mang hình ảnh Đồng Tháp đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế. Bí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan ghi nhận đóng góp của các nhà báo trong và ngoài tỉnh đối với tỉnh Đồng Tháp và cho rằng đây là nguồn lực lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp. Bí thư Tỉnh uỷ mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục nỗ lực bằng tâm huyết, trách nhiệm và đạo đức của người làm báo, đồng hành với tỉnh để làm tốt hơn nữa công tác chuyển tải thông điệp của chính quyền đến người dân, góp phần đưa hình ảnh của địa phương đến với bạn bè trong nước và ngoài nước. Đồng Tháp: RamắtBộnhậndiệnthươnghiệucủaCổngTTĐTmới Huy Diệu
  • 6. CHÀO XUÂN MỚI 201706 Số 155 - Tháng 02/2017 Ngay sau Tết Nguyên Đán, khi mọi người vẫn còn vui xuân đón Tết thì tại nhiều địa phương ở ĐBSCL đang trong thời điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Phấn khởi sau những ngày xuân ấm áp, bà con trên địa bàn các tỉnh phía Nam sông Hậu ra đồng sớm hơn định kỳ. Theo ghi nhận của p/v Báo Thời báo Mê Kông, bà con một số huyện như Hòn Đất, Kiên Lương, Tân Hiệp của tỉnh Kiên Giang đang trong giai đoạn bón phân đợt cuối để đón đòng. Sau ba ngày nghỉ Tết, đã có rất nhiều nông dân ra đồng, đây là giai đoạn quyết định việc chăm sóc cho lúa để quyết định một vụ mùa thắng lợi. Anh Đỗ Văn Doanh, ngụ xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất có 2,6ha lúa đã được 50 ngày tuổi, đang bón phân lần cuối để chuẩn bị cho lúa trổ đòng. Anh Doanh cho biết: “Theo như hàng năm, lúa ở vùng này đang cong trái me, năm nay do sạ trễ vì nhiều lý do nhưng là do lũ muộn. Chắc ăn nên tôi ra đồng sớm vừa rắc phân, vừa kiểm tra lúa bệnh. Rất may, năm nay khí hậu tốt nên khá an tâm”. Nhiều nông dân khác cũng tin tưởng vào vụ mùa bội thu vì thời tiết trong dịp này khá thuận lợi. Bên cạnh đó, nông dân tại tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ cũng đang vào mùa thu hoạch. Để tránh lúa quá chín nên nhiều nông dân đã thăm đồng sớm, định ngày thu hoạch để có được hiệu quả tốt nhất. Anh Nguyễn Văn Điền, ở xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ rất phấn khởi vì lúa năm nay đều giàn và đã thu hoạch với năng suất khá cao. Anh Điền cho hay, lúa năm nay giá cả vẫn chưa được như ý muốn. Tuy nhiên, bù lại năng suất khá cao nên cũng có lãi. Hiện tại, lực lượng máy cắt, cò lúa đang đến tận các hộ dân để giải quyết những khâu cuối cùng cho vụ Đông Xuân năm nay. Tại tỉnh Hậu Giang, nhộn nhịp nhấtvàothờiđiểmnàylàtrênnhững cánh đồng lúa Đông Xuân đang vào thời kỳ thu hoạch. Mặc dù giá lúa hiện tại vẫn còn thấp, lợi nhuận của người dân không được cao, tuy nhiên, không khí mùa vụ vẫn rộn ràng. Một nông dân ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy hồ hởi, cho biết: “Từ mùng 4 Tết là bà con nơi đây đã ra đồng để thu hoạch lúa. Việc ra đồng của nông dân trong ngày Tết giờ đây đã không còn là chuyện lạ, bởi sau Tết Nguyên đán, bà con thường bước vào giai đoạn thu hoạch Đông ken lúa Đông Xuân”. Hiện lúa tươi, cắtmáy,giốngIR50404đượcthương lái mua tại ruộng dao động khoảng 4.300 đồng/kg, lúa thơm Jasmine có giá cao hơn khoảng 800 đồng/kg. Theo nhiều nông dân, với mức giá trên, sau khi trừ chi phí đầu tư thì lợi nhuận cũng có ít nhiều. Tín hiệu vui nhất là giá đang lên và năng suất khá cao. Còn một số địa phương khác trong tỉnh như huyện Châu Thành A, Long Mỹ thì người dân đang xịt thuốc dưỡng hạt. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, những ngày qua, nhiều nông dân ở huyện Châu Thành A, thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy tranh thủ thu hoạch lúa Đông Xuân xong đã tiến hành vệ sinh đồng ruộng để gieo sạ vụ lúa Hè Thu. Đến thời điểm này, bà con ở các địa phương trên đang phơi ruộng. Đa phần những hộ sạ lúa trong thời điểm này đều chọn giống lúa dài hạn, chất lượng cao để bán được giá. Lý giải vấn đề này, anh Nguyễn Văn Tuấn, ở ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho hay: “Vụ Hè Thu tới đây, tôi cũng như nhiều hộ dân nơi đây tiếp tục lựa chọn giống IR 50404 để gieo sạ. Bởi theo kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy, nếu sản xuất trong khu vực chủ động nguồn nước tưới tiêu, kết hợp canh tác giống ngắn ngày sẽ tranh thủ làm sớm, tránh thu hoạch đông ken, giá lúa sẽ được cao hơn”. Năm mới Đinh Dậu 2017 đã bắt đầu, người nông dân đã quay lại với công việc thường nhật của mình. Tất cả đang mong ước và dồn mọi khí thế, công sức, vật lực để vụ sản xuất lúa 2017 thắng lợi. Quảng Ngãi: LễHộiCầuNgưHàngNămChoDânVùngBiển Trọng Tâm Sáng 30/01/2017 (tức mùng 3 Tết Đinh Dậu), ngư dân Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức lễ hội cầu ngư xuất quân ra khơi đầu năm mới với mong ước chuyến biển bội thu. Trong tiếng trống rộn vang làng chài, những chàng trai, cô gái làng chài trong trang phục sặc sỡ sắc màu hát hò bả trạo (dân ca lễ nghi của cư dân gần biển trong lễ hội cầu ngư). Họ diễn xướng hò kéo lưới mang theo nhiều điều ước tốt lành, cầu mong ngư dân năm mới ra khơi bội thu thủy sản, gia đình ấm no, hạnh phúc. Nối tiếp sau những trò chơi dân gian đậm nét văn hóa biển đảo, lão ngư làng chài mặc áo dài khăn đóng “khai trống”; phát tín hiệu xuất quân ra khơi đầu xuân mới. Hàng nghìn người dân làng chài reo hò vang dậy cổ vũ đoàn thuyền khí thế rẽ sóng ra khơi trong nắng mới. Tàu cá được trang hoàng cờ Tổ quốc, loa phóng thanh trong ngày hội ngân nga lời hát “Mong đầu năm, cuối năm gặp may. Ra quân năm nay hạnh phúc sum vầy”. Cùng thời điểm đó, tại vũng neo đậu tàu thuyền Lý  Sơn (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) hàng trăm tàu cá đánh bắt xa bờ tại ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa của ngư dân đồng loạt làm lễ khai tàu, xuất hành tại các ngư trường truyền thống. Sau phần lễ, nhiều tàu cá đã vươn khơi thẳng tiến ra biển khai thác hải sản. Các ngư dân trẻ đứng trên nóc hoặc trước mũi tàu cá cầm đuốc khói màu, pháo bông lóe sáng. Còn chủ tàu, thuyền trưởng thì mang theo chùm bóng bay thả lên bầu trời xuân, gửi đi lời nguyện ước năm mới thuận buồm xuôi gió, chuyến biển bội thu. Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, cho biết: Lễ hội cầu ngư hay còn gọi là lễ ra quân đánh bắt thủy sản đầu năm mới diễn ra theo nghi lễ truyền thống của địa phương đã truyền đời hàng trăm năm qua. Mỗi dịp xuân về, theo thông lệ vào mùng 3 Tết, chính quyền địa phương cùng người dân tổ chức lễ hội. Lễ này có ý nghĩa đặc biệt là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, được mùa cá tôm. Theo ông Trinh, toàn xã có 965 tàu cá công suất lớn với hơn 5.000 lao động chủ yếu hành nghề lưới vây rút chì, câu cá ngừ đại dương ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhờ áp dụng kỹ thuật hiện đại nên vụ mùa năm 2016, ngư dân địa phương đánh bắt thủy sản bội thu, trung bình mỗi lao động thu nhập 100 triệu đồng/năm; nhiều chủ tàu thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa biển bội thu, lễ hội cầu ngư còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công đức các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề. Lễ hội cốt là phải giữ cho được thần thái, và nhất là giữ gìn, bồi đắp ý nghĩa nhân văn cao cả thể hiện ý thức tri ân, khát vọng no đủ, thanh bình của người miền biển. Đồng bằng sông Cửu Long: NÔNGDÂNĐỒNGLOẠTRAĐỒNGSỚM Huy Diệu Nông dân Hậu Giang đang thu hoạch lúa vụ Đông Xuân Du khách trẩy hội Yên Tử Xuân 2017 Lãnh đạo Ban quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử cho biết, lượng khách đến Yên Tử những ngày đầu năm nay chỉ tăng nhẹ khoảng 3% so với năm ngoái. Do khâu chuẩn bị tốt nên từ đầu năm đến nay, kể cả vào những ngày cao điểm, các tuyến đường hành hương lên các điểm chùa của Yên Tử không xảy ra vụ ách tắc, tai nạn giao thông nào. Đường dây nóng của Khu di tích - danh thắng Yên Tử chưa tiếp nhận bất cứ cuộc gọi nào của du khách phản ánh về những bất cập, tiêu cực xảy ra trong quá trình hành hương về Yên Tử. Theo thông tin từ Ban quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, từ Mùng 1 Tết đến nay, Yên Tử đã thu hút trên 13,6 vạn lượt khách. Theo đó, lượng khách đến Yên Tử ngày Mùng 1 Tết đạt khoảng 3.800 khách và tăng dần trong những ngày tiếp theo, với cao điểm là ngày Mùng 5 Tết, đạt trên 45 nghìn lượt khách. Lượng khách đến Yên Tử trong 6 ngày đầu năm đạt trên 13 vạn người Liên Minh
  • 7. CHÀO XUÂN MỚI 2017 07Số 155 - Tháng 02/2017 Với 19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới, trong đó có tiêu chí số 13 về đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tại các huyện, thị xã thì việc tập trung vào nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX là một trong những giải pháp quan trọng. Đây vừa là công cụ hỗ trợ nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, vừa góp phần tạo điều kiện phát huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng Nông thôn mới cả nước nói chung. Tỉnh Bến Tre đang tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc phát triển mô hình kinh tế này. Chúng tôi đến HTX Bưởi Da xanh VietGAP Giồng Trôm - Bến Tre giữa những ngày đầu năm mới 2017. Được hay, 12 thành viên của 6 xã ở huyện Giồng Trôm và thành phố Bến Tre vừa dự lễ cắt băng khánh thành trụ sở làm việc, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, kho vật tư nông nghiệp được xây dựng trên diện tích 454m2 mà HTX được UBND huyện Giồng Trôm trao quyền sử dụng thời hạn 50 năm. Tham dự có nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Bến Tre, cùng nhiều cơ quan thông tấn báo chí. Ông Nguyễn Văn Bảy - Chủ tịch HĐQT HTX, cho biết: Đến nay HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ được 15 tấn bưởi phục vụ Tết năm 2017 với Công ty VinEco - văn phòng đại diện ở TP.HCM. Công ty đã cử cán bộ đến xem quy trình sản xuất của các thành viên HTX và rất tin tưởng ở chất lượng Bưởi Da xanh được các thành viên tuân thủ rất nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Thành lập từ tháng 5/2013 với 7 thành viên,  đến đại hội chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, ngày 9/10/2016, HTX đã có 12 thành viên với diện tích Bưởi Da xanh hơn 20ha, sản lượng hàng năm hơn 100 tấn, được tiêu thụ chủ yếu ở các siêu thị, cửa hàng tiện ích của tỉnh và TP.HCM. Ông Thái Ngọc Thạch (ngụ ấp 5, xã Lương Hòa) là một trong các thành viên làm đơn gia nhập HTX ngay từ những ngày đầu, chia sẻ: “Tôi đã trồng Bưởi Da xanh cách nay 15-16 năm và đến nay đã có 9 công (9000m2). Vào HTX là mình sẽ được tập huấn, hội thảo kỹ thuật trồng, chăm sóc mà HTX mời các cán bộ kỹ thuật từ trung tâm khuyến nông - khuyến ngư của huyện, của tỉnh về truyền đạt; được mua vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các công ty uy tín, mà phân bón Hữu cơ sinh học nhãn hiệu Glory Bio và Glory Humic của Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp Vincop là một dẫn chứng; được chia sẻ kinh nghiệm với các thành viên khác và được HTX ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mà giá cả không còn bị tư thương ép”. Ông Đỗ Văn Cho (sinh năm 1958, ở xã Lương Phú), người có 30 năm tuổi Đảng, đến với HTX từ khoảng 30 gốc Bưởi Da xanh được trồng xen với cam, quýt, nay đã mở rộng lên 4 công (4000m2). “Hiện nay xu thế hợp tác đang là hướng đi đúng của nhiều ngành nghề kinh tế, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Bởi xu thế hội nhập ngày càng tác động lên từng sản phẩm nông nghiệp. Đã và sẽ qua rồi lối làm ăn nhỏ lẻ, một mình một chợ. Nếu không vào HTX, không vào tổ liên kết sản xuất, thì nhà nông nhất định thua ngay trên từng luống cày, mảnh vườn, ao cá của mình” - ông Cho nói. Phát biểu tại lễ cắt băng khánh thành trụ sở làm việc, ông Trương Vĩnh Trọng - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, định hướng: “Việc thành lập HTX Bưởi Da xanh Giồng Trôm không những là bước đi tất yếu trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay của nền kinh tế chung, mà còn là hướng đi đúng của huyện, của tỉnh. Do vậy, nhiệm vụ của chúng ta, tức của lãnh đạo các ban, ngành, tỉnh đến huyện Giồng Trôm phải giúp đỡ HTX này phát triển đúng hướng, đúng Luật HTX năm 2012, sao cho HTX trở thành một hình mẫu trong sản xuất, cung ứng vật tư, cung ứng giống Bưởi Da xanh đúng chất lượng, tiêu thụ sản phẩm cũng như trong việc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên”. Bến Tre: Kinhtếhợptácxãgópphầnquantrọng trongxâydựngNôngthônmới Hoàng Thiên - Nguyễn Lê Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới với nhiều giải pháp mang lại hiệu quả, vừa qua, đơn vị cuối cùng của huyện NTM Phong Điền là xã Nhơn Nghĩa cơ bản đạt 20/20 tiêu chí theo Bộ tiêu chí. Như vậy 6/6 xã của huyện Phong Điền đã đạt chuẩn chương trình này. Theo ông Lê Văn Khôi - Bí thư xã Nhơn Nghĩa: Chương trình xây dựng NTM được triển khai thực hiện từ năm 2011. Qua rà soát ban đầu, xã Nhơn Nghĩa chỉ đạt 11/20 tiêu chí. Chính quyền địa phương sau khi rà soát, xã tập trung thực hiện các tiêu chí chưa đạt, bên cạnh đó tiếp tục nâng chất 11 tiêu chí đã đạt. Các tiêu chí chưa đạt phần lớn là tiêu chí cứng, cần có sự đầu tư của huyện, thành phố. Tuy nhiên, xã chủ động chuẩn bị mọi công việc thuộc trách nhiệm địa phương. Chẳng hạn như: chuẩn bị đất xây dựng các điểm trường, vận động người dân hiến đất xây dựng nhà văn hóa. Đề nghị cấp trên mở rộng chợ, sửa chữa nâng cấp trạm y tế; các cấp quan tâm hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo… Với sự đoàn kết, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự tích cực hưởng ứng xây dựng NTM của người dân, đến nay Nhơn Nghĩa đã đạt 20/20 tiêu chí NTM, và rất vui mừng khi lễ công bố diễn ra ngay dịp trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Qua hơn 5 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, Nhơn Nghĩa đã huy động nguồn lực đầu tư gần 280 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách hơn 110 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 108,09 tỷ đồng, doanh nghiệp góp hơn 22,09 tỷ đồng, còn lại là dân đóng góp... Quá trình xây dựng NTM ở Nhơn Nghĩa, người dân đã đồng thuận chủ trương và tham gia đóng góp khá lớn, chủ yếu là làm đường giao thông với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Đến nay, xã có trên 90% đường nông thôn được nâng cấp. Đường nối trung tâm xã đến các ấp đã được bê tông hóa, nhựa hóa 100%. Từ năm 2011 đến nay, xã được huyện đầu tư nạo vét nhiều tuyến kênh phục vụ sản xuất và đi lại của người dân. Năm 2016, xã được đầu tư xây dựng Trường Mầm non Nhơn Nghĩa và Trường THCS Nhơn Nghĩa. Qua đó, nâng tỷ lệ trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia là 6/8 trường. Đến nay, Nhơn Nghĩa có nhà văn hóa xã và 14 nhà văn hóa ấp. Hiện tại, chợ Vàm Xáng - chợ trung tâm xã Nhơn Nghĩa được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn theo quy định NTM vào năm 2014. Thời gian qua, Nhơn Nghĩa tập trung chỉ đạo vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây ăn trái và màu, song song đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người của xã vượt hơn 33 triệu đồng/người/năm vào năm 2016. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã đã giảm còn 3,86% tổng số hộ dân. Qua hơn 5 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, trên địa bàn xã đã được các mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng được nhiều căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương thể hiện tinh thần tương than tương ái. “Tuy nhiên, đạt được là một chuyện đã khó, giữ vững và phát huy lại là một chuyện còn khó khăn hơn. Xã rất cần được sự quan tâm của các cấp để người dân là nhân tố chính được hưởng thụ từ chương trình NTM đem lại. Phấn đấu ngày càng xứng đáng với đơn vị xã anh hùng, đóng góp vào sự phát triển của huyện Phong Điền nói riêng và toàn thành phố Cần Thơ nói chung” - Bí thư xã Nhơn Nghĩa nhấn mạnh. Phong Điền - Cần Thơ: XãCuốiCùngCủaHuyệnVềĐíchNôngThônMới Huy Diệu Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT Bến Tre, lãnh đạo HTX cùng cắt băng khánh thành trụ sở mới HTX Bưởi Da xanh Giồng Trôm - Bến Tre Xã Nhơn Nghĩa - đơn vị xã cuối cùng của huyện Phong Điền hoàn thành chương trình xây dựng NTM
  • 8. CHÀO XUÂN MỚI 2017 Số 155 - Tháng 02/201708 Thạch Thành là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa được đầu tư đồng bộ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và về cơ bản vẫn là huyện thuần nông, 75% lao động làm nghề nông nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, các khu cụm công nghiệp chưa phát triển nên chưa tạo ra được đội ngũ doanh nghiệp đông đảo, quy mô lớn. Tuy nhiên những năm qua, huyện đã phát huy tiềm năng lợi thế của mình, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Trong giai đoạn 2010 - 2015, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện có số lượng khá lớn, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm 2015, toàn huyện có 165 doanh nghiệp, tăng 71 doanh nghiệp so với năm 2010. Tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2010 - 2015 đạt bình quân 14,2%/năm. Doanh nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động tương đối đa dạng về ngành nghề trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực thương mại, dịch vụ tài chính tín dụng, dịch vụ bưu chính viễn thông… Chủng loại sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng. Sản phẩm chủ yếu là đường mía, mật rỉ, men vi sinh, gạch tuynel, quần áo, vật liệu xây dựng và các sản phẩm từ gỗ. Thạch Thành có 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan có vốn đầu tư 67 triệu USD, Công ty TNHH S&H Vina (100% vốn nước ngoài) có vốn đầu tư 20 triệu USD, sử dụng trên 3000 lao động, còn lại hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ và siêu nhỏ, quy mô vốn trung bình khoảng 5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư cả giai đoạn tăng trung bình 3,15 lần. Trong thời gian qua, do số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, có doanh nghiệp lớn đầu tư vào địa bànhuyện,làmchonhucầulaođộngtăngđộtbiến, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triểnkinhtế-xãhội,xóađói,giảmnghèo,nângcao đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện. Giai đoạn 2010 - 2015 các doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả, ngoài một số do- anh nghiệp lớn trên địa bàn huyện đóng góp vào ngân sách của tỉnh năm 2015 khoảng 20.000 triệu đồng, thì thu ngân sách huyện từ các do- anh nghiệp còn lại cũng liên tục tăng qua các năm, đạt bình quân 17,96%/năm. Năm 2015, tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp đạt khoảng 100.400 triệu đồng, trong đó doanh nghiệp trong nước đạt 55.040 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 45.000 triệu đồng; lợi nhuận sau thuế 79.032 triệu đồng. Traođổivớip/v,lãnhđạoUBNDhuyệnThạch Thành nhấn mạnh: “Huyện luôn trải thảm đỏ để thu hút các nhà đầu tư bằng các cơ chế chính sách cụ thể như: giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư nhanh gọn, thực hiện tốt công tác GPMB để tạo mặt bằng sạch, hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp trong việc xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước sinh hoạt… Thời gian tới, huyện tập trung thu hút đầu tư vào 2 lĩnh vực là công nghiệp, chế biến nông lâm sản”. Trong 5 năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tăng nhanh đã làm gia tăng năng lực sản xuất, cho phép khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng lợi thế của địa phương về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động… tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cung cấp cho xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách địa phương, cải thiện đời sống nhân dân. Thanh Hóa: ThạchThành PhátHuy TiềmNăngLợiThế ĐểThuHút ĐầuTư Minh Quang - Hoàng Ninh - Mai Hoa Thạch Thành đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông - lâm nghiệp Theo số liệu của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 26/1 (ngày 29 Tết Nguyên Đán) đến ngày 2/2 (mùng 6 Tết), Quảng Ninh đón hơn 800.000 lượt du khách, tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu du lịch ước đạt 900 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2016. Các đoàn khách quốc tế chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu. Công suất buồng khách sạn 3-5 sao đạt từ 80- 90%, nhiều khách sạn 4-5 sao đạt 100% công suất. Khách thăm Vịnh Hạ Long ước đạt hơn 70.000 lượt. Riêng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, có khoảng 300 chuyến tàu đưa trên 5.000 lượt du khách tham quan Vịnh, tăng 20% so với ngày thường. Trong đó khách lưu trú ước đạt 86.000 lượt. Các khu di tích Yên Tử, chùa Ba Vàng (TP.Uông Bí); chùa Ngọa Vân và khu di tích nhà Trần (TX.Đông Triều); đền Cửa Ông (TP.Cẩm Phả); chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn) trong dịp Tết Nguyên Đán ước đón một lượng du khách 630.000 lượt. Các khu vui chơi, giải trí như: Cáp treo Nữ hoàng và Vòng quay mặt trời, công viên Dragon Park (Công viên Đại Dương) thu hút khoảng 25.000 lượt du khách… Trong 3 ngày 29 Tết, mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên Đán đã có 3 chuyến tàu biển quốc tế, chở 5.084 khách quốc tế tham quan Vịnh Hạ Long. Ngũ Nhạc linh từ MộtnétriêngởdanhthắngCônSơn Phùng Nguyện Núi Ngũ Nhạc ở di tích Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) có 5 ngọn núi thiêng tượng trưng cho 5 phương, mỗi phương ứng với 1 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Truyền thuyết kể rằng, Ngũ Nhạc là vùng đất phúc mà các thần tiên ngự trị, ngao du, thưởng ngoạn phong cảnh đẹp của trần gian. Lễ tế trên Ngũ Nhạc linh từ trong Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc Theo tư liệu, 5 ngôi miếu trên núi Ngũ Nhạc được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII - XIV. Các miếu có quy mô nhỏ, dài 3m, rộng 2m, cao 1m. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, điều kiện tự nhiên, đến những năm đầu thế kỷ XXI, các miếu chỉ còn những ban thờ lộ thiên, kiến trúc đơn sơ bằng đá trát vữa vôi. Đến năm 2004, công trình miếu Ngũ Nhạc và hệ thống đường bộ hành được trùng tu, tôn tạo. Năm 2010, các ngôi miếu được làm bằng đá vừa chắc chắn vừa mang tính nghệ thuật cao, còn hệ thống đường bộ cũng được lát bằng đá xanh thuận tiện cho việc đi lại. Tư liệu lịch sử cho biết, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc có từ thời Trần. Các lễ tế trước đây thường do nhà Vua làm chủ, nếu nhà Vua bận sẽ cử quan đại thần thay mặt. Hiện nay, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc trở thành một lễ trọng trong chương trình lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, được thực hiện theo nghi thức truyền thống vào sáng 17 tháng Giêng hàng năm với tâm điểm là lễ tế trời đất ở miếu Trung Nhạc. Sau khi đại diện lãnh đạo các cấp làm lễ dâng hương, đại diện Giáo hội Phật giáo tỉnh tiến hành làm lễ ngũ phương và tuyên chúc văn. Tiếp đó, đại diện lãnh đạo tỉnh vái trời, đất (vái 4 phương) và đọc lời cầu chúc quốc thái, dân an, ban ngũ cốc cho du khách thập phương. Năm loại hạt giống mang ý nghĩa đã hấp thụ tinh hoa của trời đất của khí thiêng sông núi, để mọi người mang về gieo trồng, nhân giống để mùa màng tốt tươi, chăn nuôi phát triển. Nghi lễ ban ngũ cốc còn thể hiện khát vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân khang, vật thịnh. QuảngNinhđón800.000lượt kháchdulịchtrongdịp TếtNguyênĐán Liên Minh Khách du lịch đến Quảng Ninh ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán
  • 9. CHÀO XUÂN MỚI 2017Số 155 - Tháng 02/2017 09 Trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Quốc tế tại thủ đô Dhaka, Bangladesh vào đầu tháng 1/2017, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã giới thiệu tới người tiêu dùng Bangladesh các sản phẩm đặc trưng với chất lượng quốc tế. Cũng nhân dịp này, Vinamilk đã chính thức thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với đối tác Bigbiz nhằm đẩy nhanh việc thâm nhập thị trường sữa tại Bangladesh. Nhằm tạo tiền đề tốt cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Bangladesh, Vinamilk đã tham dự Hội chợ Thương mại Quốc tế Dhaka tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Bang- abandhu, thủ đô Dhaka trong suốt tháng 1/2017. Với sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình cũng như cung cấp những thông tin hữu ích về thị trường từ Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh, Vinamilk đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho Hội chợ triển lãm Quốc tế Dhaka lần thứ 22. Tại hội chợ, song song với việc quảng bá hình ảnh thương hiệu, Vinamilk còn giới thiệu đến người tiêu dùng những dòng sản phẩm trọng tâm và được đánh giá cao của công ty như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, nước ép trái cây. Đây là những sản phẩm đã được khẳng định về chất lượng tại thị trường Việt Nam cũng như quốc tế, nay được nghiên cứu lựa chọn để phù hợp với khẩu vị và thị hiếu của người dân Bangla- desh. Với sự phong phú về chủng loại, hương vị tươi ngon và chất lượng đạt chuẩn quốc tế vượt trội so với các sản phẩm nội địa Bangladesh, sản phẩm sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100%, sữa chua uống Vinamilk cũng như các mặt hàng khác đã được người tiêu dùng đón nhận và yêu thích. Cũng trong dịp này, Vinamilk đã chính thức thiết lập mối quan hệ hợp tác với đối tác chiến lược Bigbiz, là công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc phân phối các sản phẩm thực phẩm tại thị trường Bangladesh. Trong năm 2017, trước nhu cầu và triển vọng phát triển của ngành sữa tại Bangladesh, Vinamilk và đối tác sẽ tập trung vào những ngành hàng đang phát triển nhanh như sữa bột, sữa nước, sữa chua uống với những thương hiệu và sản phẩm đã rất thành công tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng sẽ đầu tư về các hoạt động quảng bá hình ảnh để đưa thương hiệu Vinamilk đến gần người tiêu dùng Bangladesh hơn. Bangladesh, quốc gia đang phát triển nằm ở Nam Á tiếp giáp Ấn Độ, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, dân số trẻ gần 170 triệu người được và đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn mức tăng trưởng nhanh cho ngành hàng tiêu dùng nhanh đặc biệt là các ngành hàng dinh dưỡng như sữa và các sản phẩm từ sữa. VINAMILKCHÍNHTHỨCCÓMẶTTẠIBANGLADESH Hoàng Đức Nhân dịp Tết cổ truyền, Công ty CPHH Vedan Việt Nam đã tổ chức chương trình “Tết đến với mọi nhà - Xuân Đinh Dậu 2017” cho người nghèo tại 6 xã: Phước Thái, Phước Bình, Tân Hiệp, Cẩm Đường, Bình An, Suối Trầu, tỉnh Đồng Nai với hơn 1.100 xuất quà Tết, tổng giá trị khoảng 800 triệu đồng. Thành một thông lệ yêu thương mỗi độ xuân về, Vedan luôn mang hơi ấm hơn, xúc động hơn khi những gói quà Tết được Công ty CPHH Ve- dan Việt Nam trao tận tay người nghèo. Tết yêu thương -  Ấm lòng người nghèo là vì lẽ đó. Trong dịp Tết Đinh Dậu 2017, Vedan đã trao tặng tổng số 1.100 phần quà ý nghĩa với tổng giá trị các phầnquàlênđến800triệuđồng,mỗi phần quà từ 500.000 - 600.000 ngàn đồng, bao gồm: gạo, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm Vedan, và cả tiền mặt… được trao tận tay những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, nạn nhân chất độc da cam, gia đình chính sách, công nhân nghèo không có điều kiện về quê ăn Tết trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM. Những phần quà ý nghĩa mà Công ty CPHH Vedan Việt Nam trao tặng đã giúp đỡ các hộ nghèo đón Tết Đinh Dậu thêm phần ấm áp, an vui. Chương trình “Tết đến với mọi nhà” đã trở thành hoạt động an sinh xã hội thường niên của Ve- dan Việt Nam kể từ năm 2009 đến nay, với tinh thần “lá lành đùm lá rách” được phát huy đã gắn kết tình người, gắn kết yêu thương chia sẻ, để người dân nghèo được đón nhận những món quà ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần. Trao đổi với p/v Báo Thời báo MêKông, ông Tsai Ping Hsuan - Phó Giám đốc Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty Vedan Việt Nam cho biết: “Tặng quà Tết cho người nghèo là một hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa nhân văn tốt đẹp cần được nhân rộng. Chương trình thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đoàn kếtsẻchiatrongcộngđồng,đồngthời góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta trong việc ổn định cuộc sống, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân còn nhiều khó khăn. Vedan Việt Nam đã triển khai tặng quà Tết đồng bào liên tục nhiều nămvừaquavàchúngtôimongrằng đây sẽ là hoạt động truyền thống được Ban Lãnh đạo Công ty tiếp tục quan tâm thực hiện”. Ngài Đại Sứ Trần Văn Khoa cùng Phu nhân và các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh đến tham quan gian hàng Vinamilk tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế Dhaka lần thứ 22. VEDAN VIỆT NAM LẦN THỨ 5 LIÊN TIẾP LỌT VÀO TOP VNR500 Thùy Duyên Ngày 19/12/2016 vừa qua, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam năm 2016. Đây là năm thứ 10 Bảng xếp hạng VNR500 được chính thức công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính 2016. Tiếp nối những thành tựu của năm 2016, ngay những ngày đầu năm 2017, Vedan Việt Nam đã tiếp tục đạt Chứng nhận Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 (VNR500). Đây là năm thứ 5 liên tiếp Vedan Việt Nam đạt giải thưởng này. Bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report theo mô hình Fortune 500 và chính thức được công bố lần đầu tiên vào năm 2007. Các doanh nghiệp không phải nộp bất kỳ một khoản phí nào để được có tên trong Bảng xếp hạng VNR500. Tiêu chí xét chọn dựa vào doanh thu, lợi nhuận, tài sản, vốn chủ sở hữu, số lượng nhân viên… của các công ty hàng đầu thuộc mọi lĩnh vực kinh tế. Là năm thứ 5 liên tiếp Vedan  đạt chứng nhận VNR500 - Điều đó không những khẳng định uy tín và độ lớn của thương hiệu mà còn thể hiện vị trí của Vedan Việt Nam trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam có sự đóng góp của Vedan - thương hiệu đại diện cho ngành hàng gia vị bột ngọt, hạt nêm tại Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ kinh do- anh, Vedan Việt Nam còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn qua các chương trình hoạt động từ thiện và an sinh xã hội như trao tặng nhà nhà tình nghĩa, khám chữa bệnh miễn phí… Hàng năm, Vedan Việt Nam dành nguồn kinh phí khoảng 5 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, ưu tiên lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo bền vững... Năm 2016 cũng là năm Vedan được vinh danh với hàng loạt giải thưởng uy tín trong nước như: Đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao; sản phẩm Vedagro đạt chứng nhận Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam 2016; Giải thưởng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2015; “Top 100  Nhãn hiệu  hàng đầu Việt Nam  -  Top 100 Sản Phẩm Vàng - Dịch vụ Vàng Việt Nam năm 2016”… Bước sang năm 2017, Vedan Việt Nam xác định chiến lược kinh doanh mới, năng động và sáng tạo hơn,đồngthờitiếpnốisứmệnhkinh doanh hướng đến mục tiêu có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường. Vedan Việt Nam đã và đang tiếp tục phấn đấu không ngừng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp lại sự tin yêu, ủng hộ của xã hội, cộng đồng, đông đảo khách hàng trong và ngoài nước. đại diện Vedan ( nữ áo xanh đứng giữa) VedanViệtNammangTếtyêuthương-Sưởiấmngườinghèo Thùy Duyên
  • 10. 10 Số 155 - Tháng 02/2017CHÀO XUÂN MỚI 2017 Sau 8 năm nghiên cứu với bao gian khó, Trần Huy Khoa - Nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học Bio Sun đã sản xuất thành công loại Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên, tuyệt đối không có bất cứ một loại hóa chất, chất bảo quản nào. *Đông trung hạ thảo nuôi cấy hoàn toàn tự nhiên Trần Huy Khoa (SN 1985, quê Gia Lai) được biết đến là người đam mê nghiên cứu và sản xuất Đông trùng hạ thảo (ĐTHT). Tốt nghiệp Khoa Dược tại Đại học Y Dược TP.HCM, với vốn kiến thức và niềm đam mê, Trần Huy Khoa đã dành tâm huyết để nghiên cứu về ĐTHT. Được biết, việc nghiên cứu ĐTHT xuất phát từ sự trăn trở, thao thức, khát vọng, ước mơ của anh khi cùng bạn bè đi chăm sóc những bệnh nhân bị bệnh nan y. Và anh thấy dược liệu ĐTHT có thể giúp giải quyết một phần nào đó vấn đề bệnh tật và đó cũng là duyên giúp anh thực hiện nghề thầy thuốc một cách hữu ích nhất, thực tế nhất. Sau 8 năm nghiên cứu với bao gian khó, anh Khoa đã sản xuất thành công loại ĐTHT được nuôi cấy trên dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên, tuyệt đối không có bất cứ một loại hóa chất, chất bảo quản nào. Kết quả xét nghiệm, test của các Viện Đo lường chỉ tiêu hoạt chất của các Viện nghiên cứu thì thực phẩm chức năng ĐTHT Himalaya có hàm lượng hoạt chất cao gấp 3-5 lần các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. Chọn giá trị đạo đức lương tâm là kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu và sản xuất nên quy trình sản xuất ĐTHT của anh không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như: Tổ yến, dịch chiết trái đây, hạt gạo huyết trồng… “Để sản xuất theo cách này thì rủi ro là rất cao, chúng tôi phải đảm bảo nuôi cấy trong môi trường hoàn toàn sạch va giống với điều kiện tự nhiên trên độ cao 4000m của dãy Himalaya. Chi phí nuôi cấy ĐTHT theo cách này cao gấp 25-30 lần các phương pháp nuôi cấy thông thường của các đơn vị trong nước, thế giới đang sử dụng. Nhưng mang lại kết quả tâm đắc là bệnh nhân và mọi người được sử dụng sản phẩm hoàn toàn sạch, hoàn toàn tự nhiên, hoàn toàn không để lại tác dụng phụ” - anh Khoa cho biết. ĐTHT là nấm dược liệu quý hiếm. Trong Đông y, ĐTHT là dược liệu chữa bách hư, bách tổn. ĐTHT là loại nấm dược liệu trung tính phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi (từ 13 tuổi trở lên) đều mang lại kết quả tốt sau khi sử dụng 3-5 ngày. Do đó, tạo ra dòng sản phẩm ĐTHT Hima- laya là điều vô cùng ý nghĩa không chỉ với anh mà cả cộng đồng. Anh Khoa tâm sự: “Sức khỏe là vàng. Làm được điều này tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tạo ra sản phẩm tốt nhất phục vụ sức khỏe đồng bào mình và đưa sản phẩm này đến được tay nhiều người tiêu dùng, giúp tôi xây dựng một nguồn quỹ để tiếp tục duy trì chăm sóc những người bệnh kém may mắn, chăm sóc người già neo đơn, những bệnh nhân hiểm nghèo”. *Chế phẩm phục vụ nông nghiệp sạch Mười năm trước, khi nghiên cứu về bệnh ung thư, anh Khoa thấy rằng để chữa cái gốc của ung thư là phải cung cấp nông sản sạch, thực phẩm sạch. Thay thế các thuốc trừ sâu, bảo vệ nguồn gốc hóa học bằng các chế phẩm sinh học sử dụng vi sinh vật có lợi được nuôi cấy từ bột gạo, vỏ tôm, cua... để tạo nguồn thực phẩm an toàn. Từ đó, anh Khoa đã nghiên cứu ra loại thuốc sinh học trị bệnh cho tôm cá, xử lý nước trong ao đầm. Dung dịch này được chế từ vỏ tôm cua và enzym vi sinh vật tên là Nano Chitosan có thể xử lý ngay nguồn nước trong ao tôm, ao cá trong vòng 3 giờ, khử mùi hôi tanh trong 24 tiếng mà đảm bảo tôm cá mau lớn và hoàn toàn sạch, an toàn. Quy trình sản xuất ĐTHT tạo ra nhiều chế phẩm có thể phục vụ cho nông nghiệp sạch, như phân vi sinh... Đây là công nghệ tiên tiến, an toàn, bền vững cho đất, cho nguồn nước mà cả Việt Nam và thế giới đều đang mong đợi. Anh Khoa khao khát rằng những sản phẩm sinh học của mình được sử dụng trên Việt Nam. Anh mong được các cơ quan Chính phủ giúp đỡ, tạo điều kiện lan rộng sản phẩm này đến từng người nông dân, giúp nông dân sản xuất ra những nông sản sạch. Từ đó mọi người được sử dụng thực phẩm, rau, củ, quả, tôm cá sạch, được sống trong môi trường sạch, an toàn, bệnh ung thư bị đẩy lui. Và sản phẩm sạch như vậy nhất định được xuất khẩu ra quốc tế, cạnh tranh bằng chất lượng sạch và vươn tới vị trí dẫn đầu. Không chỉ đam mê nghiên cứu khoa học, Trần Huy Khoa và các cộng sự còn nhiệt tình trong công tác xã hội, từ thiện. “Ngay từ khi bắt đầu chúng tôi đã tự đặt lên vai mình sứ mệnh rằng phải làm được điều gì đó cho cộng đồng và ở đâu có người bệnh, ở đó có chúng tôi, ở đâu có người đau yếu, ở đó có chúng tôi. Hiện tại, chúng tôi cũng đang chăm sóc khoảng 30 bệnh nhân nằm một chỗ không có người thân. Chúng tôi sử dụng nguồn quỹ chính từ công ty để chăm sóc và cho họ cảm giác gần gũi như người thân trong gia đình” - anh Khoa chia sẻ. “Chúng ta được tạo hóa ban đến cuộc đời này thì hãy sống hạnh phúc với việc chúng ta làm, qua từng hành động, cử chỉ, lời nói với một trái tim vì mục tiêu làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi rất mong kết nối những người trẻ, có chung khát vọng để làm cho Việt Nam tốt đẹp hơn”- anh Khoa nói. Trong một tương lai xa, anh Khoa còn muốn xây dựng ba Viện Nghiên cứu ở Việt Nam - Lào - Campuchia để phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực sức khỏe, nông nghiệp cây trồng, nông nghiệp thủy sản. Anh ấp ủ những mô hình này vươn tới các nước ASEAN và xa hơn nữa để đem lại sức khỏe cho mọi người một cách bền vững. Sản phẩm ĐTHT Himalaya của Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Sinh học có thể chữa trị, phục hồi với các bệnh nhân ung thư, suy tim, suy thận, hệ thống tuần hoàn, huyết áp, rất nhiều bệnh nhân đã phục hồi 80% và đã khỏi hẳn. Nếu bệnh nhân sử dụng không mang lại kết quả thì sẽ trả lại tiền. ĐTHT Himalaya hoàn toàn không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào. ĐTHT tự nhiên là loại dược liệu sống trên dãy núi Himala- ya sống trong điều kiện nhiệt độ, áp suất, độ ẩm hoàn toàn khác so với môi trường ở Việt Nam. Theo cách sản xuất thông thường thì các đơn vị phải sử dụng một hàm lượng chất kháng sinh, chất bảo quản, kháng khuẩn để có thể nuôi trồng nó. Nhưng điều này tiềm ẩn nguy hại vô cùng. Nếu bệnh nhân sử dụng ít thì không sao, nhưng sử dụng lâu dài thì sẽ bị tồn dư các chất kháng sinh, hóa chất gây tổn thương lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc nuôi cấy ĐTHT đại trà là chưa khả thi. Bởi vì để đảm bảo chất lượng và môi trường giống như môi trường tự nhiên trên dãy núi Himalaya thì phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Công nghệ nuôi cấy ĐTHT Himalaya của Trung tâm này đòi hỏi kỹ thuật rất cao, yêu cầu tính chính xác gần như tuyệt đối, tính kỷ luật nghiêm ngặt, thì mới mang lại sản phẩm tốt, có thể chữa bệnh. Trần Huy Khoa &KhátVọngMangSứcKhỏeĐếnCộngĐồng Nguyễn Thịnh Nhà nghiên cứu khoa học Trần Huy Khoa Giấy kiểm nghiệm hoạt chất của Đông trùng hạ thảo do anh Khoa nghiên cứu
  • 11. 11Số 155 - Tháng 02/2017 CHÀO XUÂN MỚI 2017 Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ TP.HCM, có diện tích rộng và hệ thống giao thông đường thủy lẫn đường bộ rất thuận tiện, thời gian gần đây, Long An đang có nhiều chính sách và động thái mở cửa để đón chào các nhà đầu tư. *Nhiều tiềm năng, ưu đãi Theo ông Trần Văn Cần - Chủ tịch UBND tỉnh Long An, tất cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đến với tỉnh sẽ được tạo mọi cơ chế, chính sách ưu đãi, tỉnh luôn đồng hành cùng nhà đầu tư, thủ tục hành chính đơn giản. Hiện nay tại tỉnh Long An, hai lĩnh vực đang được ưu tiên kêu gọi đầu tư là: Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, nông nghiệp công nghệ cao được hiểu là nông nghiệp cho sản phẩm sạch và chất lượng cao. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh Long An, hiện nay việc kêu gọi đầu tư vào khu vực nông nghiệp còn nhiều khó khăn, việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp gặp khó khăn, giá cả bấp bênh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An có 8.071 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 191.976 tỷ đồng; có 1.274 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 140.447 tỷ đồng. Có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh với 795 dự án, trong đó Hàn Quốc có 140 dự án với tổng số vốn đăng ký 571 triệu USD (đứng thứ 2 về số dự án và số vốn). Nhật Bản có trên 100 do- anh nghiệp đang đầu tư tại tỉnh, đứng thứ 3/37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh. Theo đánh giá từ lãnh đạo tỉnh Long An và phía đối tác Nhật Bản, mối quan hệ Long An - Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Mới đây, ngày 27/12/2016, ông Nguyễn Văn Được - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cùng đại diện lãnh đạo Sở ngành tỉnh đã có buổi làm việc với nhóm chuyên gia tư vấn về vấn đề xúc tiến đầu tư tại tỉnh, do TS.Nguyễn Tuấn Hoa, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm trưởng đoàn. TS.Nguyễn Tuấn Hoa đánh giá rất cao vai trò cầu nối của Long An giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL. Theo ông, với ưu thế này, Long An cần có chiến lược thu hút đầu tư trong và ngoài nước. “Tỉnh Long An cần áp dụng nhiều biện pháp có hiệu quả trong xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư nhằm đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững. Để thu hút đầu tư của doanh nghiệp nhiều hơn trong thời gian tới, ngành nông nghiệp Long An cần hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng của thế giới” - TS. Hoa cho biết. *Hứa hẹn nhiều triển vọng Trước đó, vào ngày 12/12/2016, ông Trần Văn Cần - Chủ tịch UBND tỉnh Long An, đã làm việc với ông Jun Sung Ho - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Kỹ thuật Lotte Việt Nam đến để tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Long An. Đại diện tỉnh Long An đã giới thiệu về môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh, các dự án đang kêu gọi đầu tư của tỉnh đến với Lotte như: Khu đô thị mới Vàm Cỏ Đông, Bến Lức; Trung tâm thương mại phường 2, Thành phố Tân An; khu phức hợp giải trí Khang Thông, Bến Lức… Ông Jun Sung Ho đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Long An trong những năm gần đây, cùng với đó là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh. Ngoài ra, theo ông Jun Sung Ho, vị trí tiếp giáp với TP.HCM, có nhiều đường giao thông kết nối thuận lợi với các tỉnh thành khác, Long An có đầy đủ điều kiện tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài. Và đó là lý do Lotte muốn đầu tư vào tỉnh này. Lãnh đạo tỉnh cam kết với đại diện Lotte là Long An sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty vào tìm hiểu và Lotte sẽ có dự án thành công tại Long An. Ông Jun Sung Ho cho biết thêm, Lotte mong muốn mở rộng hoạt động ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. Ngoài đối tác này, vừa qua Long An còn đón tiếp ông Kyoshiro Ichikawa - Giám đốc Công ty TNHH I.B.C Nhật Bản tại Việt Nam. Hoạt động của I.B.C là thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam, bao gồm đầu tư phát triển hạ tầng và thương mại; hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp về thị trường; hỗ trợ việc trình nộp và xin giấy phép… Theo ông Ichikawa, công ty của ông tham gia nhiều chương trình liên quan đến các dự án đầu tư thương mại; hiện công ty đang là cố vấn cho UBND tỉnh Hà Tĩnh, hiệp hội doanh nghiệp Kansai - Việt Nam… Ông Ichikawa đề nghị tỉnh Long An thành lập Japan Desk tại Long An để thực hiện các nhiệm vụ đầu mối đón tiếp, tư vấn, tổ chức hội thảo tại Long An và Nhật Bản. Với sự năng động, nhanh nhạy, trong tương lai không xa, Long An sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đến đây làm ăn, giúp cho đời sống kinh tế - xã hội của Long An phát triển mạnh mẽ. Long An: NhiềuChínhSáchƯuĐãiĐểThuHútCácNhàĐầuTư Nguyễn Thịnh - Đức Thiện - Trí Đức Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - ông Trần Văn Vĩnh đã tiếp ông Kim Byoung Bum - Trưởng Văn phòng đại diện tỉnh Gyeongnam tại TP.HCM, đến chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm sở tại Việt Nam. Theo ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết: Trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đến nay Đồng Nai có 1.246 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 25,6 tỷ USD; trong đó có 330 dự án đến từ Hàn Quốc với số vốn đăng ký gần 5,5 tỷ USD, đứng đầu trong hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Đồng Nai. Tỉnh Đồng Nai là nơi có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư. Đặc biệt, tỉnh này còn ký kết hợp tác với tỉnh Gyeongnam - Hàn Quốc. Đồng Nai - Gyeongnam vừa kỷ niệm 20 năm ngày thành lập với nhiều hoạt động hết sức có ý nghĩa, gây được ấn tượng sâu sắc. Ông Kim Byoung Bum mong muốn được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quan tâm, tạo điều kiện để ông hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian làm việc tại Việt Nam. Với tư cách cá nhân, ông hứa sẽ nỗ lực hết mình để góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc, trong đó có mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongnam với Đồng Nai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cũng mong muốn trong nhiệm kỳ của mình tại Việt Nam, ông Kim Byoung Bum sẽ có những hoạt động thiết thực, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Hàn Quốc, trong đó có tỉnh Đồng Nai - Gyeongnam. Đồng Nai: Thuhútvốnđầutưnướcngoài Nguyễn Thịnh Nhân dịp Tết Nguyên Đinh Dậu 2017, nhằm hỗ trợ cho bà con nghèo đón Tết, Ngân hàng Kiên Long triển khai chương trình “San sẻ yêu thương - Thêm hương ngày Tết”, để trao 7.450 phần quà với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng cho các hộ dân ng- hèo ở 26 tỉnh, thành nơi có trụ sở của Kiên Long Bank. Chương trình này được Ngân hàng Kiên Long phối hợp cùng UB MTTQ Việt Nam tổ chức từ năm 2013 đến nay. Trong chuỗi hoạt động chương trình, vào sáng ngày 17/1, tại Hội trường UBND phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM, ông Đoàn Minh Đức - Giám đốc Chi nhánh Tân Sơn Nhì Ngân hàng Kiên Long Bank (Số 01 khu A5, Tân Sơn Nhì, phường Tân Quý, quận Tân Phú), đại diện cho ngân hàng này, cùng đại diện chính quyền, đoàn thể của phường Tân Quý, trao tặng 50 phần quà cho các hộ dân nghèo của phường. Ngân hàng Kiên Long tặng 7.450 phần quà cho người nghèo đón Tết Nguyễn Thịnh Buổi làm việc giữa Lãnh đạo UBND tỉnh Long An với công ty Nhật Bản Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đầu tư tại Hàn Quốc nhân đợt Xúc tiến đầu tư của tỉnh Ông Đoàn Minh Đức phát biểu tại buổi lễ trao quà
  • 12. 12 Số 155 - Tháng 02/2017CHÀO XUÂN MỚI 2017 Đến với Nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng - Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vi- nacomin những ngày đầu năm này, ắt hẳn ai cũng nhận thấy một bầu không khí lao động, sản xuất, kinh doanh nhộn nhịp, hăng say hơn bởi những bước đà tăng tốc khẩn trương về các chỉ tiêu than tiêu thụ và do- anh thu bán than với mục tiêu hoàn thành kế hoạch Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giao trong năm 2017. Để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh do- anh Tập đoàn TKV giao, Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin ngoài việc chủ động bám sát tình hình thực tế, nhiệm vụ sản xuất theo chỉ đạo của Tập đoàn, phối kết hợp nhịp nhàng với các đơn vị trong và ngoài vùng tổ chức điều hành hợp lý các khâu từ vận chuyển than mua mỏ đến xuất tiêu thụ cho khách hàng… còn phải dành rất nhiều sự quan tâm cho việc đẩy mạnh các giải pháp công nghệ để mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là khi yêu cầu “Sản xuất than hài hoà với môi trường sinh thái” đang ngày một gắt gao, thì nhu cầu đẩy mạnh các giải pháp công nghệ càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Với nguồn than nguyên khai không ổn định, không đồng nhất giữa các mỏ (độ tro than Núi Béo trung bình 31,32% trong khi đó than Hòn Gai là 37% đến 42%, than Hà Tu nhiều đá sét) rất khó điều chỉnh thiết bị tuyển; Than sạch các mỏ giao nhiều kỳ không đáp ứng yêu cầu công nghệ. Tiêu thụ chưa khởi sắc; Kho bãi luôn trong tình trạng quá tải, nhất là kho chứa than bùn; Thiết bị già cỗi, hỏng hóc gây sự cố nhiều... Song Công ty vẫn luôn bám sát chỉ đạo của TKV, điều hành hợp lý việc nhận than nguyên khai các mỏ, công nghệ sàng tuyển, chế biến than bùn bã tuyển nổi thành than cám hạt mịn phục vụ tiêu thụ, quy hoạch kho bãi, tiêu thụ than phù hợp với yêu cầu thị trường. Năm 2016, sản lượng than nguyên khai vào sàng đạt 2.612.000 tấn, bằng 101,63% so với kế hoạch năm 2016 Tập đoàn giao. Than tiêu thụ ước thực hiện 3.110.00 tấn, đạt doanh thu trên 4000 tỷ đồng. Có thể nói, để đạt được những kết quả khả quan như thế, Công ty đã có những giải pháp, phương án công nghệ linh hoạt, kịp thời để sản xuất ra chủng loại than phù hợp với yêu cầu tiêu thụ của thị trường. Đáng kể đến là: Phương án công nghệ nhà máy tuyển hàng quý chỉ đạo tách khô, nắp lưới sàng công nghệ phù hợp với nguồn than nguyên khai từng mỏ để đạt hiệu quả tuyển cao nhất. Song song với đó là tập trung cải tạo, sửa chữalạihệthốngthiếtbịnhưthaysàng500,sàng5 lưới,sàng268,hệthốngbơm512,516,520,522...để đảm bảo đạt năng suất yêu cầu; Đặc biệt trong quý 2/2016,Côngtyđãđưavàovậnhànhhệthốngsàng quảchuốikhửcámmịnthannguyênkhaitrướckhi vào tuyển công suất 600 tấn/giờ công nghệ Ba Lan để thay thế hệ B sàng 5 lưới. Sàng quả chuối là loại thiết bị sàng tiên tiến, năng suất lớn, hiệu suất cao, lưới sàng được thiết kế lắp đặt với nhiều góc dốc khác nhau, điều này làm gia tăng đáng kể năng suất và hiệu suất sàng quả chuối so với các thiết bị sàngthôngthườngkhác.Côngtácgiacôngchếbiến bã bùn tuyển nổi tại kho than số 14 thành than cám hạt mịn pha trộn vào dây chuyền Nhà máy tuyển phục vụ tiêu thụ đã góp phần giảm tồn kho chủng loại bã bùn tuyển nổi và tăng tỷ lệ thu hồi than Tiêu chuẩn Việt Nam… Ngoài ra, còn có trên 100 sáng kiến hợp lý hóa sản xuất được đưa vào áp dụng thực tiễn trên dây chuyền sản xuất của Công ty với giá trị làm lợi hàng tỷ đồng. So với những năm gần đây, có thể nói năm 2016 là một trong những năm khó khăn nhất của Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin nói riêng và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nói chung bởi ảnh hưởng sâu rộng của suy thoáikinhtếtoàncầu,thịtrườngtiêuthụthan(đặc biệt là than chất lượng cao) có nhiều biến động theo chiều hướng không thuận lợi cho doanh nghiệp, dự án đầu tư xây dựng nhà máy mới sau di chuyển năm 2018 (nay với tên gọi là Trung tâm chế biến và kho than tập trung) vẫn đang trong kỳ “thai ng- hén”… Song bằng tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” của gần 1.400 CBCNVC - LĐ toàn Công ty không chịu lùi bước trước khó khăn đã, đang và sẽ mãi đồng hành cùng Tuyển than Anh hùng vượt qua mọi thách thức để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tất cả vì một Tuyển than Hòn Gai xứng danh Thương hiệu phát triển bền vững của Việt Nam hôm nay và mai sau. TUYỂNTHANHÒNGAIVỚICÁCGIẢIPHÁP CÔNGNGHỆKHẮCPHỤCKHÓKHĂN Bài và ảnh: Bích Thùy - Mạnh Yên Than sạch chuyển ra cảng tiêu thụ