SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Download to read offline
BỐI CẢNH LỊCH SỬ và TRƯỚC TÁC TÂN ƯỚC
Giữa lúc các hoàng đế Lamã cai trị hầu hết những miền có dân cư trên đất.
Tại một thị trấn nhỏ bé xứ Palestine, một người ra đời làm thay đổi cục diện
thế giới, đó là Chúa Jesus ở Naxarét.
Đây không là sự kiện bất ngờ mà là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài của
chính Thượng Đế sắp xếp ( GaGl 4:4 ) : Do Thái và Tôn giáo họ -Hy lạp và
Ngôn ngữ họ - La Mã và Tổ chức xã hội,chính trị của họ
I. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI DO THÁI
a. Đặc ơn :
1. Đức Chúa Trời chọn làm “nước thầy tế lễ, dân thánh” (XuXh 19:6 ) làm
sứ giả của Ngài cho các dân tộc
2. Họ đã thất bại vì bất tuân và thờ hình tượng
b. Đại tản lạc và ảnh hưỡng :
1. Năm 587 TC bị Nêbucátnếtsa bắt làm phu tù qua xứ Babylôn
2. Từ trung tâm phu tù, họ tản lạc khắp thế giới
3. Truyền bá đặc điểm DoThái: Độc thần và Luật pháp Thượng Đế
4. Năm 250-150 TC Bộ Cựu Ước tiếng Hêbơrơ được dịch ra tiếng Hylạp tại
Alexandria Aicập, gọi là Bản Bảy mươi ( Septuangint )
c. Đảng Tôn giáo Do Thái: Khoảng giữa thế kỷ thứ hai TC
1. Đảng Sađusê:. Là những chính trị gia có thế lực gồm các thựơng tế ( high
priest : Ttltp ) và những nhân viên cao cấp trong Tòa công luận (Sanhedrin
gồm 71 thầy tế lễ ). Chỉ tin ngũ kinh, không tin thiên sứ, sự sống lại.
2. Đảng Pharisi:
. Đoàn thể lớn hơn, đa số là các học giả và giáo sư Cựu Ước
. Nổi tiếng chính thống. Tin Cựu Ước, dạy về sự sống lại và phán xét cuối
cùng,nhận sự hiện hữu của thiên sứ và các thần linh.
. Bị Chúa Jesus lên án không phải mất chính thống mà vì Nhấn mạnh điều
không quan trọng mà lãng bỏ điều thiết yếu trong Luật pháp (Mat Mt 23:23,
24 )
II. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI HY LẠP
a. Một ngôn ngữ và một thế giới :
. Đó là tham vọng của Alexander đại đế, con vua Philip ở Macedon.
. 334-323 TC Alexander chinh phục cả Cựu thế giới như cơn lốc.
. Alexander lập tiếng Hylạp làm ngôn ngữ chung ( langua franca ) và văn
hóa Hylạp làm mẫu mực tư tưởng và lối sống.
. Dù đế quốc bị phân hóa ( do vua chết yểu ) nhưng chủ trương kết quả.
b. Ảnh hưỡng ngôn ngữ Hylạp :
. Cung cấp phương tiện truyền bá sứ điệp CơĐốc.
. Các sứ đồ giảng dạy bằng tiếng Hylạp và Tân Ước viết bằng tiếng Hylạp,
ngôn ngữ chung của thế giới thời đó.
III. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI LAMÃ
a, Đặc tính Đế quốc LaMã :
. Nổi tiếng về việc Duy trì Luật pháp và Trật Tự với các Tổng Trấn.
. Kéo dài từ Điạ Trung Hải phía Tây đến Ơphơrát ở Cận Đông.
b. Ảnh hưỡng Tổ chức LaMã :
. Tạo được 1 thời kỳ hòa bình dưới triều Sêsa Augúttơ ( Augustus ) nhờ Luật
pháp Trật tự và tiềm năng quân sự ưu việt.
. Hệ thống đường sá hoàn chỉnh (lát đá) và an toàn, đi lại dễ dàng.
. Tiêu cực: Suy đồi luân lý, tôn giáo ( tôn giáo nhà nước hình thức, triết học
thiếu sức sống, phái huyền bí giao thông các thần linh ) tạo niềm khao khát
một sự cứu chuộc.
IV. PALESTINE VÀO THẾ KỶ ĐẦU TIÊN
a. Chính quyền Do Thái:
1. Hêrốt Đại vương: Được LaMã bổ nhiệm từ 37 TC đến 4 TC.
Triều đại của Âm mưu và Đổ máu trong đó có Tàn sát trẻ thơ.
2. Hêrốt Antipas ( 4-39 SC ) giết Giăng Báptít vì Hêrôđia (Mat Mt 14:1-36).
Chúa Jesus gọi là “chồn cáo” (LuLc 13:32 ), dự phần xử án ĐCJ.
3. Hêrốt Agrippa I sát hại Giacơ, bỏ tù Phierơ và chết vì trùng đục.
4. Hêrốt Agrippa II ( 50-100 SC ) xuất hiện trong Cong Cv 25:1-26:75.
b. Chính quyền LaMã :
Bônxơ Philát người kết án Chúa dù xác nhận Ngài vô tội (GiGa 19:1-42).
Bị Tiberius truất quyền vì tấn công người Samari và triệu hồi ( 36. SC ).
c. Tổ chức Tôn Giáo Do Thái :
1. Quản Trị: Do Thượng Tế và Hội đồng quản hạt ( Sanhedrin ).
2. Đền Thờ: Tại Giêrusalem ( đền thờ Hêrốt ) biểu tợng hy vọng và khí thế
tôn giáo. Dân chúng về dự trong ba đại lễ ( VQ,Ngũ Tuần,Lều Tạm ).
3. Nhà Hội: Thay thế đền thờ, nơi học hỏi và cầu nguyện.
d. Bối cảnh: Người DoThái tin Cựu Ước là sách của Thượng Đế.
Người DoThái đang trông đợi Chúa cứu thế đến giải cứu (LuLc 2:25 ).
Chúa Jesus đã đến khi “kỳ hạn đã được trọn” ( theo chương trình ).
V. CÔNG CUỘC TRỨƠC TÁC TÂN ƯỚC
1. Chia theo thời gian :
. Sách Giacơ sớm nhất ( 45 SC ).
. Thư tín Phaolô liệt vào những tài liệu đầu tiên ( Galati 47-48 SC,
Têsalônica được viết tại Côrinhtô thời Gallio 50-51 SC ).
. Các sách sđ Giăng là sách sau chót đề cập đến sự cứu rỗi :
Phúc âm Giăng : Bản chất của sự cứu rỗi.
Thư I. Giăng: Sự bảo đảm của sự cứu rỗi.
Khải huyền: Chung cuộc của sự cứu rỗi.
2. Chia theo văn thể: Phản ảnh thứ tự luận lý trong chương trình Thượng Đế.
27 sách chia làm 3 nhóm :
a. Nhóm Sử Ký: Các sách Phúc âm và Công vụ thiết lập căn bản lịch sử cần
thiết : Đời sống Chúa Jesus và hình thành HT là nền tảng :
. Mathiơ: Chúa Jesus là Vua dân Do Thái; Nhấn mạnh lời tiên tri và giáo
huân của Chúa. Mác: Chúa Jesus là đầy tớ của Chúa, bận rộn với công việc
Cha. Nhấn mạnh hoạt động nhất là hoạt động cứu chuộc
. Luca: Chúa Jesus là Con Người, đại diện toàn hảo của nhân loại, đến tìm
và cứu kẻ bị mất. Nhấn mạnh lòng khoan nhân, từ ái của Chúa.
. Giăng: Chúa Jesus là Con Thượng Đế, là Đạo vĩnh hằng đến mặc khải
Thượng Đế. Nhấn mạnh liên hệ giữa Đấng Christ với người xung quanh với
những cuộc tiếp xúc cá nhân biến đổi cuộc đời người.
. Côngvụ: Công việc Chúa phục sinh làm qua các sứ đồ bởi Đức Thánh
Linh. Nhấn mạnh nguồn gốc và sự bành trướng của Hội Thánh.
b. Nhóm Thư Tín: Diễn giải về con người và công việc Đấng Christ cùng
việc áp dụng giáo lý vào đời sống theo Chúa. Trong 21 thư tín ngoại trừ
Hêbơrơ và thư tín của Giăng, tất cả đều có tên người viết.
. Thư Phaolô: 9 thư HT 4 thư cá nhân đề cập các vấn đề rắc rối trong HT (trừ
Êphêsô ). Phối hợp quân bình giáo lý và thực hành.
. Thư còn lại: Hai nhóm chính :
Vấn đề chịu khổ ( Hêbơrơ, Giacơ, I. Giăng ).
Vấn đề giáo lý giả ( I-II. Phierơ, I-II-III. Giăng và Giuđe ).
c. Sách tiên tri: Khải Huyền đề cập sự phán xét cuối cùng và Chúa sẽ cai trị
đời đời (KhKh 11:15 ).
Thật như HeDt 1:1-2, “Đời xưa Đức Chúa Trời đã phán dạy tổ phụ chúng ta
nhiều lần nhiều cách, rồi đến ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi
Con Ngài”
CÁC SÁCH PHÚC ÂM CỘNG QUAN
Mathiơ Mác Luca
Phúc âm cộng quan vì có cùng quan điểm về đời sống Đức Chúa Jesus.
I. PHÚC ÂM MATHIƠ
1. Tác giả: Theo truyền thuyết là Mathiơ, còn có tên là Lêvi, được Chúa
Jesus gọi đang khi hành nghề thu thuế, làm sứ đồ của Chúa.
2. Mục đích và nội dung: Mục đích trình bày cho độc giả DoThái rằng Chúa
Jesus là Đấng Mêsi (Thiên Sai),Vua dân DoThái. Vì thế ông nói về gia phả
của Vua, Bác sĩ tìm Vua, Vua vào thành Giê rusalem,phán xét các dân (Mat
Mt 25:31-46),bản án trên thập tự (27:37).
. Mathiơ cũng đề cập đến “Nước thiên đàng”,đặc ngữ của Mathiơ.
. Sách Mathiơ là nhịpcầu giữa Cựu và Tân Ước: Nối kết các lời tiên tri với
sự ứng nghiệm trong Chúa Jesus. Nội dung có thể tóm tắt là: “CựuƯớc tiên
tri về Đấng Mêsi và đây Ngài đã đến rồi ”.
3. Những bài giảng luận của Chúa: Cứ một phần kể chuyện thì có một phần
giảng luận tiếp theomô tả những điều Vua đòi hỏi nơi người dự phần nước
Ngài. Có 5 phần như thế : 1. Bài giảng trên núi 2. Uy nhiệm 12 sứ đồ 3. Ngụ
ngôn về nước trời 4. Ý nghĩa sự cao trọng và sự tha thứ 5. Bài giảng trên đồi
Ôlive.
4. Bố cục: 5 phần chính kết thúc với câu “khi Chúa Jesus phán xong” hiệp
với nhập đề và 2 phần kết luận thành 8 phần trong Bố cục
1. Giới thiệu Vua (1:1-4:11 )
2. Đòi hỏi của Vua (4:12-7:29 )
3. Công việc của Vua (8:1-11:1 )
4. Chươngtrình Vua(11:2-13:53 )
5. Số phận của Vua (13:54-19:2 )
6. Vấnđề của Vua (19:3-26:2 )
7. Chềt và PS của Vua(26:3-28:15)
8. Uy nhiệm cuối (28:16-20)
II. PHÚC ÂM MÁC
1. Tác giả: Mác không phải sứ đồ. Quê ở Giêrusalem (Cong Cv 12:12),tháp
tùng Phierơ (IPhi 1Pr 5:13)là em họ của Banaba (CoCl 4:10) trở thành cộng
sự viên thân cận của các sứ đồ và của Phaolô (4:10-11).
Papias (112 SC) gọi Mác là “Người thông giải Phierơ ” vì bài giảng Phierơ
(Cong Cv 10:34-43) chính là dàn bài của phúc âm Mác.
2. Mục đích và Nội dung: Mác trình bày cho độc giả Lamã rằng Chúa Jesus
là “Đầy tớ Đức GiêHôVa ” (Mác viết tại Lamã) với chữ eutheos lập lại 42
lần (“lập tức”: Mô tả hànhđộng người làm công tốt ).
Theo Mác, công việc quan trọng nhất của Chúa là “Sự chết và phục sinh của
Ngài”. Ba phần tám sách nói về “Tuần lễ khổ nạn” (11-16 ).
3. Bố cục: Chủ đề “Hoạt động của Đấng Christ ” kể lại một lọat những
chuyến du hành truyền đạo,tạo ấntượng “bận rộn liên tục ” với 4 hành trình
tại Galilê và 3 hành trình khác ( Đêcabôlơ,miền Bắc, Perea-Giuđê ) với 3 lần
công bố về sự khổ nạn.
III. PHÚC ÂM LUCA
1. Tác giả: Luca là y sĩ (CoCl 4:14), là bạn đồng hành của Phaolô (Philê24),
không phải là sứ đồ, là người viết sách Công vụ các sứ đồ.
2. Mục đích và nội dung: Luca trình bày cho độc giả Hylạp (“không phải
DoThái”) rằng Chúa Jesus là “Con Người ” lý tưởng, điều tìm kiếm của
người Hylạp. Luca nhấn mạnh những đặc điểm nhân tính với cách cư xử
nhân hậu nhưng cương quyết với người tầm đạo và sự hiện diện của Đức
Thánh Linh trong đời sống Chúa Jesus để rồi Kết luận rằng Phúc Âm (Tin
mừng Thượng. Đế ) là dành cho mọi người.
3. Bố cục: Mô tả thánh vụ “Con Người” giữa các dân tộc :
1. Lời mở đầu (mục đích) LuLc 1:1-4
2. Chuẩn bị của Con Người 1:5-4:13
3. Thánh vụ ở Galilê 4:14-9:50
4. Thánh vụ ở Bêrê 9:50-18:30
5. Thánhvụ Giêrusalem 18:31-21:28
6. Thánhvụ khổ nạn 22:1-23:56
7. Thánh vụ phục sinh của Con Người 24:1-53
IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Điểm chung là lời dạy và biến cố quan trọng trong đời sống ĐCJ :
1. Giăng Báptít tuyên bố về Đấng cứu thế (Mat Mt 3:1-17, Mac Mc 1:1-45,
LuLc 3:1-38 ).
2. Chúa nhận lễ báptem (Mat Mt 3:1-17, Mac Mc 1:1-45, LuLc 3:1-38)
3. Chúa chịu cám dỗ (Mat Mt 3:1-17, Mac Mc 1:1-45, LuLc 3:1-38 Mat 4:1-
25;, Mac Mc 1:1-45, LuLc 4:1-44 ).
4. Lời dạy và phép lạ của Đấng cứu thế ( phần lớn của Phúc Âm ).
5. Chúa hóa hình (Mat Mt 17:1-27, Mac Mc 9:1-51, LuLc 9:1-62 ).
6. Chúa bị xử án, chết và chôn (Mat Mt 26:1-27:66, Mac Mc 14:1-15:46,
LuLc 22:1-23:56).
7. Chúa phục sinh (Mat Mt 28:1-20, Mac Mc 16:1-20, LuLc 24:1-53).
V. NHỮNG NÉT ĐẶC BIÊT KHÁC
1. Sự ra đời phi thường của Chúa bởi lời tiên tri, lời thiên sứ.
2. Các ngụ ngôn của Chúa: Là đặc điểm của sự giáo huấn Đức Chúa Jesus.
Ngụ ngôn là câu chuyện hay tình huống con người được dùng để soi sáng
hay biện hộ cho một nguyên lý thiêng liêng ( nước trời ).
Có ít nhất là 30 ngụ ngôn chưa kể những phương ngôn ngắn.
3. Nước Thượng Đế: Là sự cai trị của Thựơng Đế trên tạo vật của Ngài.
Trước hết là 1 thực tế tâm linh (LuLc 17:20-21: Trong lòng ).
. Kế đến là thực tế hữu hình (Mat Mt 25:31-32 ) lúc Chúa sẽ cai trị cả trái đất
vì mọi sự sẽ gồm tóm trong Đấng Christ.
4. Các phép lạ:. Vừa là bằng chứng cho chức vụ Thiên sai của Chúa.
. Vừa là cơ hội để con người nhận thức nhu cầu tâm linh, vượt trổi nhu cầu
thân xác..
. Mác ghi nhiều phép lạ hơn (20 phép lạ: phù hợp chủ đề của Mác).
. Chính Chúa xác nhận hai mặt của chức vụ Ngài là : Công bố phúc âm và
Làm phép lạ (LuLc 4:16-21 ). Cả việc làm và lời nói của Chúa đều nhằm
bày tỏ T. Đế cho loài người với tư cách Đức Chúa Con.
PHÚC ÂM GIĂNG
I. TÁC GIẢ
Theo truyền thuyết, tác giả là Giăng, con Xêbêđê, em Giacơ, là môn đồ
“được Chúa yêu”.
II. MỤC ĐÍCH và NỘI DUNG GiGa 20:31
1. Chép những “Dấu lạ ”: Phép lạ Chúa làm, bày tỏ Ngài là Đấng Christ, tức
là Con Đức Chúa Trời. Có 7 phép lạ : Biến nước thành rượu (phẩm chất vật
chất). Con quan thị vệ(Chữa lành vượt khoảng cách ). Người bại (Chữa lành
vượt thời gian). Hoá bánh ( số lượng. MMLG ). Đi bộ trên mặt nước ( thiên
nhiên. MMG). Người mù ( Tối tăm, bất lực ). Laxarơ ( sự chết ).
2. Hầu cho các ngươi TIN : 98 lần ( động từ ) Đáp ứng dứt khoát ( Tin: Theo
Ngài. Không Tin: Chống Đối. Không có trung lập ). Chữ đồng nghĩa: Nhận,
Uống, Đến, Ăn, Vào. Tin dẫn đến sự thỏa nguyện ( bình an, đả khát, no đủ ).
3. Nhờ Danh Ngài mà được “Sự Sống ”: Trở thành Con Chúa, Vào nhà
Chúa, Dự phần bản tánh thiên thượng, sống đời đời, không còn hư mất, Đức
Thánh Linh tác động sự tái tạo như sông nước hằng sống chảy từ trong lòng
(7:37-39) văng ra (4:14) đến vùng đất khô cằn, khát khao.
Giăng đem độc giả đối diện Đấng thiêng liêng (1:1) trong hình hài con người
(1:14) đem sự sống cho người dưới bóng sự chết (11:25;) Ngài đã chết và đã
sống lại làm Chúa hằng sống. Ngài muốn con dân Ngài yêu Ngài (21:15) và
trung thành theo Ngài (21:19).
III. BỐ CỤC
A. Nhập đề: Giới thiệu Con Đức Chúa Trời 1:1-18.
B. Thánh vụ công khai 1:19-12:50 với những cá nhân và đám đông.
C. Thánh vụ riêng tư 13:1-17:26 với các môn đồ.
D. Thánh vụ khổ nạn 18:1-20:31.
E. Kết luận: Lời kêu gọi cuối cùng 21:1-25.
IV. NHỮNG ĐIỀU DẠY DỖ CỦA CHÚA
1. Liên hệ giữa dấu lạ và sự dạy dỗ: Mỗi dấu lạ là 1 cơ hội dạy dỗ :
. Chữa người bại: Tuyên bố Ngài bình đẳng với Đức Chúa Trời về bản tính,
về quyền năng và thẩm quyền. Chúa viện dẫn 4 “nhân chứng” là Giăng BT,
Công việc Chúa, Đức Chúa Cha và Môi se.
. Hóa bánh: Dạy dân sự đừng làm việc vì đồ ăn hay hư nát (6:27 ). Dạy về
nhu cầu tâm linh và tuyên bố Ngài là bánh sự sống (6:35 ).
. Mở mắt người mù:Dạy Ngài là sự sáng của thế gian (9:5 ) và dạy về sự mù
lòa tâm linh (9:40-41 ).
. Kêu Laxarơ sống lại: Dạy Ngài là sự sống lại và sự sống (11:25 ).
2. Bảy điều “Ta là ”:
. Bánh sự sống (6:35 ) đem sự no đủ tâm linh. Anh sáng thế gian (8:12) đưa
con người ra khỏi tăm tối của tội lỗi và sự chết. Cái cửa (10:7, 9) bảo đảm an
toàn và sự sống. Người chăn tốt (10:11 ) hy sinh đem sự sống phong phú cho
bầy chiên. Sự sống lại và sự sống (11:25) cứu sống kẻ chết và ban cho sự
sống đời đời. Đường đi, chân lý và sự sống (14:6) phương pháp duy nhất
đưa con người trở về cùng Đức Chúa Trời là Cha. Gốc nho thật (15:1) ban
sự sống thật và kết quả dư dật. Ngoài ra, Chúa còn tuyên bố Ngài hiện hữu
trước khi chưa có Apraham ( Tự hữu, Hằng hữu. XuXh 3:14 ).
V. HỘI KIẾN CÁ NHÂN
1. Anhrê: Nghe lời GBT, đi theo Đức Chúa Jesus và ở lại cùng Ngài. Kết
quả luôn đem người khác đến với Chuá ( Simôn, cậu bé, người Hylạp ).
2. Phierơ: Được Anhrê dẫn đến gặp Đức Chúa Jesus. Kết quả: Nhận lời tiên
tri về sự đổi mới ( từ Simôn bất định đến Sêpha tảng đá ). Xưng nhận Đức
Chúa Jesus là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời. Dù tự tin đến nổi chối Chúa
nhưng được phục chức làm người chăn chiên Chúa.
3. Nicôđem: Đến với Chúa mà chưa biết mình cần tái sinh cũng chưa nhận
biết Chúa. Được Chúa bày tỏ Ngài là sự ứng nghiệm của biểu tượng rắn
đồng. Ngài là Con Đức Chúa Trời đến bày tỏ Đức Chúa Trời, làm Cứu
Chúa. Kết quả: Nicôđem bênh vực Chúa trước tòa công luận (GiGa 7:50-51
) và đã tẩm liệm xác chúa khi các môn đồ Chúa bỏ trốn.
4. Philíp: Được Chúa gọi theo Chúa qua lời giới thiệu của Anhrê-Simôn. Kết
quả Philíp đưa Nathanaên đến cùng Chúa.
5. Người đàn bà Samari: Được Chúa dạy về Ngài, về sự ban cho của Đức
Chúa Trời đáp ứng nhu cầu thật của mình ( sự tha thứ, nước sống sung mãn )
Kết quả: Bà kinh nghiệm sự tha thứ, xác định nhu cầu thật và trở nên chứng
nhân đem dân Samari đến với Chúa.
6. Người mù: Được Chúa chữa lành qua sự vâng phục lời Chúa. Kết quả đã
dám biện luận với lãnh đạo tôn giáo về Chúa. Dù bị đuổi khỏi nhà hội nhưng
được Chúa tiếp nhận và đã tin nhận Ngài.
7. MathêMari: Yêu Chúa và được Chúa yêu, ban cho quá điều họ cầu xin
nhưng phải trả giá bằng sự chờ đợi và đau khổ của sự tang chế. Kết quả: Là
người tận hiến, hy sinh, phục vụ Chúa, tôn cao Chúa.
8. Thôma: Được Chúa đáp lời cho gặp Chúa phục sinh. Kết quả: Tôn Chúa
là Chủ và là Đức Chúa Trời của mình.
9. Phi lát-Giuđa: Dù được Chúa dạy dỗ, bày tỏ chính Ngài nhưng vẫn vô tín,
chỉ nhận Ngài là một con người, một người công chính và dự phần trong
việc giết Chúa.
VI. BÀI GIẢNG NƠI PHÒNG CAO
1. Tài liệu đặc biệt: 92% chỉ có ở sách Giăng ( 8% ở PÂCộng Quan ).
2. Chúa dạy 2 điều: a. Chúa sắp ra đi, họ không thể theo. Ngài đi sắm chỗ
cho họ trong nhà Cha và hứa trởlại đem họ đến ở với Ngài.
b. Đức ThánhLinh sẽ đến với họ, làm Đấng yên ủi, giáo sư đưa họ vào mọi
lẽ thật, là nguồn quyền năng cho họ làm chứng nhân cho Chúa.
VII. NHẬP ĐỀ và KẾT LUẬN
a. Nhập đề: 1. Giới thiệu nhân vật chính là “Ngôi Lời”(Đạo), là Đức Chúa
Trời, là Đấng Tạo hóa, ban sự sống, trở nên xác thịt để mặc khải Đức Chúa
Trời.
2. Giới thiệu những từ ngữ chính: Sự sống, ánh sáng, bóng tối, làm chứng,
tin, chân ly.
3. Giới thiệu cốt truyện: Sự xung đột giữa sáng-tối, khước từ-tiếp nhận, xác
thịt-thần linh, luật pháp-ân điển,lẽ thật.
b. Kết luận: 1. Tin Chúa là hợp lý (qua sự bày tỏ rõ ràng của chân lý ).
2. Thật lòng tin phải thể hiện bằng sự phục vụ trong tình yêu (GiGa 21:19 )
không phải chỉ xưng nhận Ngài là Đấng Thánh mà phải Yêu mến, tận hiến
để phục vụ Đấng đã chết cho mình.
SÁCH CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ
Đây là sách thứ hai của Luca viết về lịch sử Cơ Đốc giáo mô tả sinh hoạt
Hội Thánh sơ khai qua sự chứng kiến tận mắt ( chúng tôi ) và phỏng vấn một
số người trong cuộc.
I. MỤC ĐÍCH
1. Động cơ Lịch sử: Chúng ta có thể thấy ngay rằng đây là :
a. Phần bổ túc: Công vụ bổ túc cho Phúc Âm Luca cùng gởi cho Thêôphilơ.
“Luca” chú trọng Điều Chúa làm và dạy, “Công Vụ” ghi lại việc các sứ đồ
Chúa đã chọn tiếp tục công tác của Ngài.
b. Phần tiếp nối: Cuối “Luca” và Đầu “Công vụ” giống nhau, đều nói về sự
thăng thiên của Chúa Jesus và sự giáng lâm của Đức Thánh Linh.
c. Phần ký thuật: Luca ghi lại lịch sử của 60-65 năm đầu tiên của Cơ Đốc
giáo, ghi lại câu chuyện về Tin Mừng của sự Cứu Rổi bắt đầu từ máng cỏ
Bếtlêhem và kéo dài tới kinh đô đế quốc Lamã.
2. Động cơ Giáo lý: Nhấn mạnh giáo lý về thân vị và công tác Đức Thánh
Linh.
a. Đấng đã hứa: Cựuước đã hứa và Chúa Jesus cũng đã hứa ban (Cong Cv
1:8)
b. Đấng làm ứng nghiệm: Ngài chính là năng lực vận động tín hữu làm
chứng và hoạt động cho Chúa Jesus.
c. Công tác: Ngài hành động trong việc Kỹ luật ( 5 ) Ban khôn ngoan ( 6 )
Hướng dẫn hoạt động (16:6, 7 ) và Kết hợp Hội Thánh gồm người DoThái,
người Samari, người ngoại bang.
3. Động cơ Biện giáo: Chống lại DoThái giáo và tinh thần DoThái giáo (15).
a. Chính quyền Lamã: Không gây khó khăn, không hãm hại Phaolô, nhưng
ông phải chống án lên Hoàng Đế La mã để được xét xử công minh.
b. Giáo quyền DoThái: Luôn gây khó khăn, hãm hại các Sứ đồ và Hội
Thánh.
4. Động cơ Tiểu sử: Ghi lại những người có công lớn trong việc mở mang,
phát triển Hội Thánh, đặc biệt chú trọng đến Phierơ (1-12) và PhaoLô (13-
28).
a. Phierơ: Lãnh đạo Hội Thánh Giêrusalem khi mới thành lập trong mọi lãnh
vực, ngay cả những cuộc thăm dò vùng đất mới (Samari, Sêsarê).
b. PhaoLô: Truyền giảng Tin Lành cho dân Ngọai bang, thành lập Hội
Thánh ở các tỉnh lớn Galati, Maxêđoan, chai và Asi.
c. Các nhân vật khác: Êtiên, Philíp, Banaba, Giăng Mác, Sila, Timôthê, Aqui
la và Bêrítsin, Abôlô.
II. BỐ CỤC
1. Câu chìa khóa: Là 1:8 nhấn mạnh hai điểm: Người ( Các Ngươi... ) và Nơi
chốn ( Địa bàn hoạt động ).
2. Bố cục: Sau nhập đề nói về Uy nhiệm trạng cho các sứ đồ là các cuộc
truyền giảng Tin Lành tại Giêrusalem, Samari-Giuđê, các vùng đất xa và
ngay cả tại Sêsarê-Lamã trong xiềng xích, với kết luận Uy nhiệm trạng đã
được thực hiện (28:30-31 ).
III. TIN LÀNH TẠI GIÊRUSALEM
1. Nhân vật chính: Phierơ giữ vai chính trong nhiều trường hợp khác nhau:
Khởi xướng bầu Mathia, Gỉảng bài giảng phi thường 3000 người tin, Chữa
lành người què và giảng cho Hội đồng quản hạt DoThái, Lên án Anania-Sa
phiara, Chỉ huy bầu cử 7 phó tế...
2. Điểm nồi bật: Là Tinh thần hiệp nhất giữa các CơĐốc đồ trong mọi sinh
họat: Cầu nguyện, Lễ ngũ tuần, chia sẻ vật chất, bền lòng làm chứng, học
Kinh Thánh hằng ngày.
3. Chấp sự Êtiên: Một anh hùng bảo vệ đức tin can đảm. Tuy trở thành
người tuận đạo đầu tiên nhưng ảnh hưởng còn lưu lại mãi nhất là trên
Phaolô.
IV. TIN LÀNH TẠI GIU ĐÊ VÀ SAMARI
1. Chấp sự PhiLíp: Tản lạc vì bắt bớ, Philíp đến Samari đem kết quả khả
quan. HT Giêrusalem hay tin đã cử Phierơ và Giăng đến xác nhận,gây dựng
Philíp vâng lời Chúa đi Gaxa dẫn quản lý ngân khố Êthiôpi đến với Chúa...
2. Tin lành cho người ngoại bang: Phierơ đến nhà Cọtnây hoan hỉ chứng
kiến gia đình Cọtnây được cứu, được nhận Đức Thánh Linh, được gia nhập
Hội Thánh chung với người DoThái và người Samari.
3. Saulơ quy đạo: Biến cố quan trọng biến đồi kẻ hãm hại hàng đầu trở nên
kẻ bảo vệ và truyền giảng Tin Lành số một trong lịch sử.
V. TIN LÀNH Ở NHỮNG XỨ XA
1. Căn cứ địa truyền giáo: Là Antiốt xứ Syri là thành phố hàng thứ ba sau
Lamã và Alexandria
2. HT Antiốt: Phát triển từ khi Banaba đưa Saulơ về hiệp tác gây dựng HT.
Tại đây họ bắt đầu được gọi là CơĐốc đồ. Sau chuyến đi Giêrusalem đem đồ
cứu trợ, Banaba và Phaolô được Chúa biệt riêng lo truyền giáo
VI. CÁC HÀNH TRÌNH CỦA PHAOLÔ
1. Địa điểm: Hành trình I tập trung ở Galati, Hành trình II ở Maxêđoan và
Achai, Hành trình III ở tỉnh Asi. Trước tiên Phaolô dành phần lớn thì giờ ở
các trung tâm đông dân cư, sau đó mới lan ra các miền chung quanh.
2. Tình huống và Thính giả: Khi thì ở trong nhà hội DoThái, khi thì ở trước
nhà cầm quyền ngoại bang, khi thì giảng trong tù. Nhưng trước tiên Phaolô
đến với người DoThái rồi sau mới đến các dân tộc khác.
3. Trình bày sứ điệp: Với người DoThái, Phaolô dùng Cựu Ước làm nền
tảng. Với người ngoại, ông dùng hiện tượng thiên nhiên quanh họ để mở
đầu.
4. Bị bắt và bỏ tù: Sau ba vòng truyền giáo, Phaolô về Giêrusalem, bị vu
cáo, bị bắt và bị bỏ tù tại Sêsarê. Tuy nhiên Phao lô lại có cơ hội giảng Tin
Lành cho đám đông DoThái, cho Tòa công luận, cho Phêlít, Phêtu và vua
Acrípba. Khi đến Lamã, Phaolô dù bị xiềng với một lính gác nhưng vẫn tiếp
tục công tác giảng dạy và người nhà Sêsa đã có cơ hội tiếp nhận Tin Mừng
cứu rổi.
VII. LIÊN HỆ GIỮA CÔNG VỤ VỚI CÁC PHÚC ÂM VÀ THƯ TÍN
Công Vụ là gạch nối giữa Phúc Âm và Thư Tín và liên hệ mật thiết với cả
hai
1. Hoàn tất câu chuyện Phúc Âm: Thánh vụ sứ đồ tiếp nối Thánh vụ của
Chúa Jesus.
2. Ưng nghiệm lời tiên tri của Chúa về Hội Thánh: Mô tả sự hình thành HT
ban sơ, các lãnh tụ và sự phát triển thành một cộng đồng thế giới.
3. Dọn đường cho Thư Tín: Cung cấp bối cảnh để hiểu các thư tín với sự
thành lập và những nan đề Hội Thánh phải đối diện.
4. Soi sáng nguyên tắc sinh hoạt Hội Thánh: Về Tồ chức, Kỷ luật, Làm
chứng, Truyền giáo, Dạy dổ.. nhấn mạnh đến vai trò của Đức Thánh Linh là
điều Hội Thánh ban sơ dạy và kinh nghiệm..
CUỘC ĐỜI PHAO LÔ
Trong lịch sử HT chưa ai vượt nổi PhaoLô về phương diện sống và viết thư.
Ông có một cuộc đời lạ lùng mà mọi người đều chịu ơn ông.
I. THÂN THẾ CỦA PHAO LÔ
1. Người Do Thái: Sinh trong gia đình Do Thái ở tại Tạt sơ tỉnh Silisi, chi
phái Bêngiamin (Phi Pl 3:5) với giòng máu chiến sĩ (GaGl 1:13 ). Theo
gương cha làm người Pharisi (Cong Cv 23:6) nói tiếng Aram, học nghề may
trại từ nhỏ (18:3).
2. Tôn Giáo: Tuổi thiếu niên ông đến Giêrusalem học nơi Gamaliên, một
giáo sư lỗi lạc thuộc trường phái Hillel (22:3). Ông rất tiến bộ, vượt xa bạn
đồng môn, hết lòng sốt sắng về truyền thống tổ phụ (GaGl 1:14). Ông dự
phần trong cái chết của Êtiên và bách hại tín đồ tại Giêrusalem và nhiều tỉnh
khác. Nhưng ông đã gặp Chúa trên đường đến Đamách.
3. Văn hóa: Saulơ là người Hylạp, quen thuộc với nếp suy nghĩ Hylạp, là
một học giả biết nhiều phương ngôn cổ điển và đương thời. Ông lại có ‘Cái
nhìn toàn cầu”, có thể trở nên mọi cách như mọi người... (ICo1Cr 9:22).
4. Công dân Lamã: Từ khi mới ra đời (Cong Cv 22:28). Công dân Lamã
được nhiều đặc quyền trong sự xét xử (25:11-12), nếu bị tử hình thì chỉ bị
chém đầu chứ không bị đóng đinh trên thập tự.
II. PHAO LÔ QUY ĐẠO
1. Chống Chúa: Ông bác bỏ niềm tin Cơ Đốc cho rằng Chúa Jesus là Đấng
Thiên sai, Con Thượng Đế. Ông đồng tình với đám đông giết Êtiên.
2. Gặp Chúa: Trên đường Đamách, ông đã gặp Chúa Jesus, trò chuyện với
Ngài và quy đạo. Từ đó cuộc đời ông thay đổi hoàn toàn trong mối quan hệ
mới với Chúa Jesus (GaGl 2:20, Phi Pl 3:7, IICo 2Cr 5:14-19). Ông lui về Ả
rập và Đa Mách trong một thời gian trước khi đi Giêrusalem (GaGl 1:16-
19). Sau đó ông trở về quê hương trong khoảng 8-10 năm trước khi được
Banaba mời về Antiốt xứ Syri để hầu việc Chúa.
III. THÁNH VỤ CỦA PHAO LÔ
1. Thánh vụ truyền giáo: Nhận thức rõ ràng Chúa gọi ông làm sứ đồ cho dân
ngoại, ông đã bắt đầu từ Antiốt đi giảng Tin Lành cho các tỉnh Galati,
Maxêđoan, Achai và Asi cùng nhiều khu vực nhỏ. Đến đâu ông cũng thiết
lập, củng cố và tổ chức Hội Thánh.
. Cùng với Banaba, Phierơ, Giacơ và nhiều lãnh tụ, Phaolô đã đóng vai trò
quan trọng trong việc giải quyết Giáo hội nghị Giêrusalem về sự cứu rỗi cho
dân ngoại và quan điểm khoáng đạt của ông đã thắng.
2. Thánh vụ viết thư: Có ít nhất 13 trong số những thư từ của Phaolô đã
được bảo toàn. Các thư của ông rất đa dạng có thể liệt vào bốn nhóm:
a. Thư tín tận thế học: I và II. Têsalônica khoảng 50-51 SC nhấn mạnh giáo
lý thời cuối cùng: Sự tái lâm của Chúa và những đòi hỏi nơi người tin.
b. Thư tín cứu thục học: I và II. Côrinhtô, Galati và Lamã khoảng 55-58 SC
vạch ra nhiều phương diện của sự cứu chuộc: Hai thư Côrinhtô nhấn mạnh
áp dụng giáo lý cứu chuộc, Lamã, Galati phản ảnh giáo lý xưng nghĩa và
cách biểu minh trong đời sống người Cơ Đốc,
c. Thư tín Cơ Đốc học: Côlôse, Philêmôn, Êphêsô và Philíp viết khoảng năm
60-62 còn gọi là Thư tín trong Tù (Cong Cv 28:30-31) trình bày về giáo lý
Chúa Jesus Christ rất minh bạch.
c. Thư tín Giáo hội học: I và II. Timôthê và Tít viết khoảng năm 63-67 SC
đề cập đến giáo lý về Hội Thánh địa phương, còn gọi là Giám mục thư (thư
tín mục vụ) nói về trách nhiệm người lãnh đạo Hội Thánh, các viên chức, sự
quản trị và các hoạt động của Hội Thánh.
I. TÊSALÔNICA
I. BỐI CẢNH
1. Thành lập Hội Thánh: PhaoLô đến Têsalônica, thủ phủ Maxêđoan trong
hành trình truyền giáo thứ hai. Lúc đầu tốt đẹp nhưng sau bị đả đảo, tố cáo
“chống Sêsa, giảng về vua khác là Jesus” (Cong Cv 17:7) và bị đuổi đi.
2. Viết thư: Từ Côrinhtô, Phaolô viết thư cho tín hữu Têsalônica đang bị bắt
bớ sau khi được Timôthê cho biết tin mừng về Hội Thánh (ITe1Tx 3:6-10).
II. BỐ CỤC
1. Lời chào thăm 1:1
2. Lời cảm tạ 1:2-10
3. Bênh vực Thánh vụ 2:1-3:13
4. Nếp sống Cơ Đốc 4:1-5:24
5. Kết luận 5:25-28.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Tâm tình: Phao Lô viết thư trong tâm tình một người bạn thân, một cố vấn
tinh thần viết cho những người con tinh thần đang gặp hoạn nạn.
2. Khích lệ: Ông nhắc họ về việc chính ông đã từng bị ngược đãi tại thành
phố họ (2:1-2 ) và lời ông báo trước cho họ về hoạn nạn (3:4 ).
. Ông cho biết tất cả điều đó đều nằm trong mục đích Thượng Đế.
3. An ủi: Bởi thẩm quyền lời Chúa (4:15), Phaolô giải thích về số phận
người tin Chúa đã chết và bảo đảm tất cả sẽ gặp Chúa và gặp nhau (4:17).
4. Khuyên dạy: Sự tái lâm của Chúa đòi hỏi họ phải thức canh, sống đạo và
mong ước họ thánh khiết không chỗ trách được khi Chúa tái lâm.
II. TÊSALÔNICA
I. BỐ CỤC
1. Lời chào thăm IITe 2Tx 1:1-2
2. Dự báo về ngày củaChúa 1:3-12
3. Mô tả ngàycủa Chúa 2:1-17
4. Khuyên CN và cư xử tốt đẹp 3:1-16
5. Kết luận 3:17-18.
II. MỤC ĐICH VÀ NỘI DUNG
1. Giải đáp thắc mắc: Các tín hữu bối rối bất an về ngày của Chúa, xem đó là
ngày hoạn nạn, phán xét và hủy diệt (Gios Gs 1:15-2:11, XaDr 14:1-8 ). Phải
chăng tín hữu sẽ cùng chịu đại nạn hay sẽ được cất lên trước ?
. PhaoLô cho biết sẽ có một số điều xảy ra trước khi Chúa thi hành sự phán
xét trong ngày tận thế: Sự bội đạo(2:3),“Người tội ác” xuất hiện (2:3), vị
ngăn trở được cất đi (2:6-7).
2. Giáo huấn: Tín hữu cần tỉnh thức, nhận biết tình trạng mình để củng cố
đức tin (2:15) để đủ sức mạnh đương đầu mọi khủng hoảng.
3. Khích lệ: PhaoLô bảo đảm Chúa tể trị mọi sự (1:11-12; 2:13-14), rằng sự
tái lâm của Chúa không chỉ đem phán xét mà cũng đem phước lành nữa (Gio
Ge 2:28-32, MiMk 4:1-5), bấy giờ họ sẽ ở với Chúa, chia xẻ toàn thắng.
4. Khuyên bảo thực tiển: Nhất là về việc làm ăn lương thiện “Ai không chịu
làm việc, đừng cho họ ăn” (IITe 2Tx 3:10). Mọi người phải cùng nhau làm
việc và chờ đợi Chúa cách đúng đắn, tích cực.
THƯ TÍN PHAO LÔ VỀ CỨU THỤC HỌC
(I và II. CÔRINHTÔ )
Thư tín I và II. Côrinhtô được sắp vào loại Cứu thục học vì phần lớn nói về
sự cứu rỗi. Hai thư nầy hiệp với Galati và Lamã hợp thành trung tâm của thư
tín Phaolô.
Tư tưởng trọng tâm của Phaolô là: Niềm tin trong Chúa và sự tận hiến cho
Ngài. Thành ngữ “Trong Chúa” được lập đi lập lại, mô tả mối tương giao
mới giữa cá nhân được tái tạo với Chúa. Hai thư nầy được viết trong chuyến
truyền giáo thứ ba. Thư đầu viết từ Êphêsô (Cong Cv 18:23-21:14) Thư sau
có lẽ từ Maxêđoan (IICo 2Cr 2:12, 13; 7:5-7).
I. CÔRINHTÔ
I. BỐI CẢNH
1. Đến Côrinhtô: Phaolô đến Côrinhtô lần đầu trong chuyến truyền giáo thứ
hai (Cong Cv 18:1-17). Trong khi đợi Sila và Timôthê từ Maxêđoan đến,
ông ở với Aquila-Bêrítsin, làm nghề may trại và giảng Tin Lành. Khi họ đến
Phaolô chuyên tâm giảng dạy rằng Chúa Jesus là Đấng Christ. Bị người
DoThái phản đối, ông quay sang người ngoại bang. Kết quả có nhiều người
tin Chúa kể cả Cơrítbu là chủ nhà hội. Phaolô dành 18 tháng huấn luyện họ.
2. Lìa Côrinhtô: Phaolô bị người DoThái kéo đến toà án. Nhưng thống đốc
Galiô không quan tâm đến tranh biện tôn giáo DoThái khiến Phaolô được tự
do. Sau đó ông đi Êphêsô.
3. Cơ hội viết thư: Tại Êphêsô, Phaolô được người nhà Cơlôê báo tin tình
hình Hội Thánh Côrinhtô không được tốt (Eph Ep 1:11 ) cũng như nhận thư
tín hữu thắc mắc về một số vấn đề nên I. Côrinhtô được viết để đáp ứng tình
hình đó.
II. BỐ CỤC
I. Lời mở đầu ICo1Cr 1:1-9.
II. Trả lời báo cáo của Cơlôê 1:10-6:20.
III. Trả lời thư Hội Thánh Côrinhtô 7:1-16:9.
IV. Kết luận 16:10-24.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Quan niệm chính: Là sự cứu chuộc phải áp dụng cho nếp sống hàng ngày.
Sự sống mới trong Chúa phải toát ra thành nếp sống mới nhờ mối tương giao
với Đức Thánh Linh (3:16, 6:11, 19, 20). Đây là điều rất quan trọng vì
Côrinhtô lúc ấy là 1 thành phố gian ác, vô luân, bại hoại, thờ Aphrodite là nữ
thần ái tình dâm dục của Hylạp với hàng ngàn gái điếm trong đền thờ nữ
thần.
2. Thẩm quyền Hội Thánh (3:1-9): Được đề cập vì có nhiều phe nhóm tôn
giáo: Phe Phaolô vì Phaolô sáng lập Hội Thánh với giáo lý xưng nghĩa bởi
đức tin cùng tự do khỏi luật pháp, phe Abôlô chuộng tri thức, phe Phierơ vì
Phierơ là sứ đồ lại có lòng yêu Chúa nhiệtthành, phe Đấng Christ kiêu ngạo
thuộc linh là nhóm tệ hơn hết. Phaolô kêu gọi phải sáng suốt tâm linh và
phải nhớ rằng họ sẽ chịu trách nhiệm trước Thượng Đế trong hiện tại cũng
như trong ngày phán xét (2:1; 3:10-23).
3. Các vấn đề khác:
. Hai vấn đề dâm dục và kiện tụng đã được đề cập: Phaolô xử tội dâm dục rất
nghiêm khắc nhưng với mục đích “để được lại anh em” (5:1-3). Phaolô cho
rằng “kiện tụng” tự nó đã “phải tội rồi” nên phải xử trong Hội Thánh chứ
không đưa ra tòa án ngoại đạo. Mục đích để duy trì sự hiệp nhất và tinh
tuyền của thân thể Chúa.
. Từ chương 7-16 có một số vấn đề liên quan đến vấn đề liên hệ tinh thần
giữa tín hữu (7-10) hay với thánh vụ trong Hội Thánh (11-14). Phaolô cũng
đề cập đến sự thánh khiết trong hôn nhân.
. Vấn đề lương tâm, Phaolô nêu các nguyên tắc hướng dẫn : Không làm vấp
phạm người khác (8:9, 13); Không làm trở ngại mà phải hổ trợ cho truyền
giảng Tin Lành (9:12, 22); Mọi sự phải làm vì sự vinh hiển Thượng Đế
(10:31).
. Chương 11 bàn về thánh vụ phụ nữ và điều kiện dự Tiệc Thánh.
. Chương 12-14 nói về bản chất và cách sử dụng các ân tứ : Phải hành xử
trong tình yêu (13) và làm mọi sự cách đàng hoàng, trật tự (14:40) với lý do
mọi tín hữu đều là chi thể của cùng một Thân (12:13-30).
. Chương 15 bàn thuần về giáo lý sự phục sinh của thân thể với một thân thể
linh thiêng có thể nhận thấy được là niềm hy vọng lớn của tín hữu.
. Cuối thư nhắc về sự quyên góp cho tín hữu thiếu thốn tại Giêrusalem. Nên
dâng hiến đều đặn, tùy lòng, tuỳ sức mỗi người (16:1-2).
II. CÔRINHTÔ
I. MỤC ĐÍCH
Là bức thư nói nhiều về bản thân Phaolô, bênh vực thánh vụ của ông (1-7),
chức vụ sứ đồ (10-13). Chương 8-9 kêu gọi tín hữu làm trọn thiên chức ban
phát, vì họ đã chểnh mảng phần nào trong việc quản lý tiền của.
II. BỐ CỤC
I. Lời chào thăm IICo 2Cr 1:1-2.
II. Thánh vụ Cơ Đốc 1:3-7:16.
III. Vấn đề dâng hiến 8:1-9:15.
IV. Vấn đề người phục vụ Cơ Đốc 10:1-13:30.
V. Kết luận 13:1-14.
III. BỐI CẢNH
1. Điạ điểm: Phaolô ở Êphêsô chờ Tít về phúc đáp thư đầu tiên quá lâu nên
ông đi Trôách mong gặp Tít trở về nhưng không gặp nên ông đi Maxêđoan.
2. Nghe phúc trình: Tại Maxêđoan khi nghe phúc trình của Tít khiến ông vui
mừng. Tuy nhiên có một số vấn đề không thuận lợi: Một nhóm Do Thái
chống đối (11:2) chỉ trích thẩm quyền Phaolô, khinh bỉ cá nhân ông (10:2,
10). Dù có người đã ăn năn nhưng vẫn còn một số tiếp tục gây áp lực trên
ông. Vì thế ông bộc lộ cả tâm tình qua thơ II. Côrinhtô.
IV. ĐẶC ĐIỂM
Ngoài những điểm về cá nhân, Phaolô còn xác nhận nhiều giáo lý quan
trọng: Phẩm tính và công việc của Thượng Đế, đối chiếu giao ước cũ và giao
ước mới (ch 3), tình trạng tương lai (5:1-10), thánh vụ giải hòa và sự quản lý
tiền bạc của tín hữu (8-9).
THƯ TÍN PHAOLÔ về SỰ CỨU RỖI
A. Thư GALATI
Thư Galati cũng như Lamã nhấn mạnh đến sự Cứu rỗi : “Xưng công bình
bởi đức tin đến Đức Chúa Jesus Christ chứ không bởi việc làm luật pháp”
Thư Galati cũng chứng minh thẩm quyền sứ đồ của Sđ. Phaolô.
I. BỐI CẢNH
1. Thời gian: Có thể là thư sớm nhất của Phaolô, viết sau chuyến TG thứ
nhất tại Antiốt xứ Syri, khoảng năm 48-49.
2. Nơi nhận: Galati có thể hiểu theo hai cách :
. Lãnh thổ miền đông Tiểu Á nơi người Gaul định cư vào TK thứ 3.
. Lãnh thổ do Lamã nới rộng thêm vùng đất phía Nam.
II. MỤC ĐÍCH
Bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy tín hữu bỏ lòng trung thành với Chúa và với
ông. Ông lên án những kẻ “xuyên tạc Tin Lành”. Ông Giãi bày Thượng Đế
xưng công bình bởi đức tin chứ không bởi việc làm, và Đấng Christ đã giải
thoát ta khỏi sự trói buộc của Luật. Pháp.
III. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG
A. Lời Mở Đầu (GaGl 1:1-10 )
Không thân thiện như các thư khác, chỉ nhằm bố trí sân khấu.
B. Phần Thân Bài (1:11-6:10 )
1. Tin Lành được mặc khải : Kinh nghiệm bản thân (1:11-2:21 )
a. Mặc khải trực tiếp của Tin Lành cho PhaoLô. 1:11-24
b. Xác nhận chức vụ sứ đồ cho dân ngoại. 2:1-10
c. Ứng dụng Tin Lành cho bản thân. 2:11-21
2. Tin Lành được dự ngôn: Giáo lý Tin Lành không là điều mới lạ.
a. Bắt đầu bằng đức tin và nhận Đức Thánh Linh. 3:1-5.
b. Ápraham được xưng công bình bởi Đức Tin trước khi ban hành Luật Pháp
3:6-14.
c. Lời hứa của Đức Chúa Trời có trước luật pháp. 3:15-22.
d. Luật pháp dẫn đến Đấng Christ để làm Con Nuôi Ngài. 3:23-4:7.
e. Nguy cơ sự xiêu lạc. 4:8-20.
f. Ysác, con trai người nữ tự chủ mới được kế tự. 4:21-31.
3. Tin Lành ứng dụng: Tinlành hành động trong đời sống. 5:1-6:10;..
Tin Lành giải thoát ta khỏi xiềng xích tội lỗi, chiến thắng xác thịt và biểu lộ
hành động công chính. Tất cả là nhờ Thánh Linh 5:25.
C. Phần Kết Luận (6:11-18 ) Vấn đề quan trọng là trở nên người mới vì tội
nhân nhờ Đức Tin, chẳng những được ở trong Địa Vị công chính mà còn có
thể nhờ Năng lực ĐTL để làm công việc T. Đế.
B. Thư LAMÃ
Trung tâm “Tin Lành” là Chúa Cứu Thế sẽ cứu chuộc dân Ngài. Trong thư
Lamã, Phao Lô định nghĩa và quảng diễn chủ đề Cứu Chuộc thứ tự và chi
tiết hơn hết trong cả Tân Ước.
I. BỐI CẢNH
Phaolô ước ao đi thăm các tín hữu tại Lamã để củng cố đức tin họ, nên trong
chuyến truyền giáo thứ 3 trước khi lìa Côrinhtô, ông viết thư Lamã thay cho
cuộc thăm viếng và gửi thư qua Phêbê.
II. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG
Với chủ đề “Sự Cứu Chuộc” được triển khai qua 5 phương diện :
A. Phần Nhập Đề. RoRm 1:1-17. Vừa có tính cách cá nhân (Ông là nô lệ của
Chúa, là sứ đồ, là người được ủy nhiệm đến các dân tộc, là người cầu
nguyện, làm việc hăng say, không hổ thẹn về sứ điệp) vừa có tính cách thần
học ( Tin Lành đã được Cựu Ước dự ngôn, tập trung trong Con Thượng Đế,
là quyền năng đem sự cứu rỗi cho kẻ Tin và bày tỏ sự công chính Thượng
Đế cho người trung thành ).
B. Phần Thân Bài. 1:18-15:13
1. Nhu cầu được cứu chuộc. 1:18-3:20.
. Vạch rõ tình trạng tội lỗi con người ( người ngoại bang, người DoThái và
cả nhân loại vì cớ lìa bỏ Thượng Đế, thờ hình tượng và bị Thượng Đế bỏ
mặc).
. Chứng minh nhu cầu phổ quát của sự cứu rỗi ( Chính họ tự lên án, hoặc bị
luật pháp hoặc lương tâm lên án nghĩa là mọi người đều có tội trước sự công
chính của T. Đế nên phải bị phán xét ).
2. Sự cung ứng của Thượng Đế. 3:21-5:21
. Bởi công tác cứu chuộc của ĐCJC, T. Đế xưng kẻ có tội là vô tội.
. Kẻ có tội được xưng công chính bởi đức tin đến Đức Chúa Jesus Christ.
. Apraham được xưng công chính cũng chỉ bởi đức tin vì lúc ấy chưa có
phép cắt bì và luật pháp.
3. Hiệu quả của sự cứu chuộc. 6:1-8:39
. Sẽ có một cuộc sống mới 6:11, một hướng đi mới 6:12-14.
. Dù bản tính cũ vẫn đòi hỏi chủ trị 7:24, Đức Thánh Linh hành động sẽ đem
chiến thắng. Ngài ban quyền năng, cầu thay và ân điển đầy đủ.
4. Phạm vi của sự cứu chuộc. 9:1-11:36
. Sứ điệp phổ quát cho cả người DoThái lẫn ngoại bang.
. Tin Lành đến với mọi người và “ai kêu cầu Danh Chúa sẽ được cứu”.
5. Bông trái của sự cứu chuộc. 12:1-15:13
. Người được cứu phải dâng hiến trọn vẹn cho Chúa. 12:1, 2.
. Phải hoàn thành trách nhiệm phục vụ trong Hội Thánh 12:3-8.
. Phải giữ mối giao hảo tốt đẹp với tín hữu khác 12:9-21.
. Phải hoàn thành trách nhiệm với chính quyền, xã hội 13:1-14.
C. Phần Kết Luận. 15:14-16:27 có tính cách cá nhân, nói về hy vọng thăm
Lamã với một danh sách chào thăm anh em trong Chúa.
THƯ TÍN TRONG TÙ của PHAOLÔ
Côlôse-Philêmôn-Êphêsô-Philíp
Thời gian Phaolô ở tù tại Lamã là một thời gian rất phong phú : Nó cho ông
có cơ hội gặp các gia đình hoàng tộc (Phi Pl 1:13, 4:22 ) và Viết 4 “Thư Tín
trong Tù” sâu sắc, tán dương Chúa hơn hết.
Thư CÔLÔSE
. HT Côlôse không do Phaolô lập ra nhưng có lẽ được thành lập lúc Phaolô ở
Êphêsô huấn luyện nhiều tín hữu ra đi giảng Tin Lành.
. Êphápra được mô tả là “bạn đồng sự yêu dấu” trung thành, phục vụ Chúa
với Phaolô.
I. BỐI CẢNH
. Thành phố Côlôse nhỏ và kém quan trọng hơn Êphêsô, nằm trong nội địa,
gần Laođixê, nằm trên đường giao thương Đông Tây.
. Côlôse chịu ảnh hưởng nhiều ý thức hệ đối chọi nhau :“Tà giáo Côlôse”pha
trộn DoThái giáo và Trí huệ giáo, hạ giá ngôi vị và công tác của Chúa Jesus.
II. SO SÁNH VỚI THƯ ÊPHÊSÔ
Rất giống nhau như “cặp song sinh” trong Tân Ước.
1. Giống Nhau:
. Nhấn mạnh điạ vị của Đấng Christ và HT là thân thể Ngài.
. Ap dụng Tin Lành trong thực tế : Kêu gọi diệt trừ người cũ và phải làm
trọn mọi trách nhiệm trong gia đình.
2. Khác nhau : Côlôse chú trọng vào địa vị hàng đầu của Đấng Christ.
Êphêsô chú trọng vào bản chất của Hội Thánh. Lời khuyên bổn phận gia
đình ở Êphêsô ngắn hơn Côlôse vì Êphêsô nhấn mạnh liên hệ vợ chồng,
dùng hình ảnh Chúa và Hội Thánh.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Nhấn mạnh địa vị ưu việt của Đấng Christ trong 4 mối tương quan Với
Thượng Đế CoCl 1:15, Với Tạo vật 1:16-17, Với Hội Thánh 1:18 và Với
công cuộc cứu chuộc 1:19-23.
2. Phân tích sự sai lầm của Giáo lý Giả 2:8-3:5
. Triết học duy lý chốibỏ sự mặc khải 2:8 nhưng Đức Chúa Jesus là Thượng
Đế đầy đủ.
. Tôn giáo duy luật 2:16 nhưng Đức Chúa Jesus là Đấng ban tự do vì Ngài
đã làm ứng nghiệm những biểu trưng trong nghi lễ tôn giáo 2:17.
. Khiêm nhường giả hiệu : Thờ lạy thiên sứ thay vì thờ lạy Đấng Christ là
đầu 2:18-19.
3. Nhấn mạnh sự cần yếu của nếp sống mới 3:5-17 Người nào có lời Chúa
đầy lòng sẽ tỏ ra bằng chứng của sự sống mới, nhất là trong mối quan hệ
trong gia đình: Vợ phục tòng Chồng, Chồng yêu thương vợ, Con cái vâng
lời Cha Mẹ, Cha không chọc giận con cái, Đầy tớ vâng phục chủ, Chủ công
bình với đầy tớ, mọi người vâng phục Chúa. Như vậy, “Đấng Christ tối ưu
trong giáo lý cũng tối ưu trong sinh hoạt hằng ngày ”
Thư PHILÊMÔN
I. BỐI CẢNH
. Một thí dụ điển hình trong cách giao thiệp của Phaolô.
. Một bức thư Cơđốc, nhờ giúp nhau trong mối liên hệ với Chúa, với nhau.
. Thư Philêmôn đi kèm với thư Côlôse.
II. MỤC ĐÍCH
Phaolô minh giải :
. Nguyên lý sự tha thứ và phục hồi trên căn bản thay thế để xin Philêmôn tha
cho Ônêsim, nhận lại như anh em yêu dấu
. Nguyên lý quy kết (Công tác một người được kể cho người khác)
Thư ÊPHÊSÔ
I. BỐI CẢNH
a. Tp Êphêsô tự cho là hàng đầu Asi dù Bẹt Găm mới là Thủ phủ.
. Là trung tâm thương mãi, tri thức và tôn giáo (Kỳquan Diane ).
b. HT Êphêsô: Do Phaolô sáng lập và củng cố trong hơn 2 năm.
. Có thể ăn “thức ăn cứng” Eph Ep 1:3-14 và vấn đề tà linh...
. Timôthê được đặt lại để tiếp nối công tác,đối đầu các giáo sư giả.
. “Bỏ lòng kính mến ban đầu” nên bị cất chơn đèn !
II. BỐ CỤC
Chủ đề trung tâm “HT là Thân Thể của Đấng Christ ” :
Sau lời chào thăm 1:1-2. Sđ Phaolô nói về :
. HT trong mục đích Thượng Đế 1:3-14. HT và quyền năng T. Đế 1:15-2:10
. HT là nhà Thượng Đế 2:11-22. HT là mặc khải của Thượng Đế 3:1-13
. HT là sự đầy trọn của Tđế 3:14-21. HT và tiêu chuẩn Thượng Đế 4:1-6:9
. HT và khí giới Thượng Đế 6:10-20 và Kết luận 6:21-24
III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Nhấn mạnh độc giả, người Tin Chúa là Thánh (Địa vị trong Đấng Christ)
và Trung Tín (Đặc tính trước mặt Thượng Đế).
2. HT được hình thành: Là do Sự Tuyển lựa, Tiền định, được Cứu chuộc,
đóng ấn bằng Thánh Linh để thuộc về Thượng Đế hoàn toàn 1:14.
3. Bởi quyền năng T,Đế, HT được kêu gọi trở nên Nhà lớn gồm cả Do Thái
lẫn Ngoại bang chung hưởng gia tài phong phú 3:1-13.
4. Người CơĐốc phải Bước Đi xứng đáng trong sự Yêu thương, thánh khiết,
khôn ngoan như chi thể của thân Chúa.
5. Phải Chiến tranh (nguyên văn là Đấu vật, cận chiến) với thế lực tối tăm
bằng khí giới Thượng Đế trên đất 6:10-20 dù biết mình đang ở các nơi trên
trời.
Thư PHILÍP
Đức tin mạnh mẽ trong Chúa khiến niềm vui tỏa ra dù ở trong nghịch cảnh.
Đặc điểm của Thư là Phi Pl 4:4.
I. BỐI CẢNH
a. Thành Philíp: Là Thành Âu Châu đầu tiên nghe Tin Lành,
. Nổi tiếng với trận đánh giữa Octavian và Anthony với Brutus và Cassius.
Octavian thắng trận ban quy chế thuộc địa Lama.
. Đường giao thương đông tây Via Egnatia đi ngang qua Philíp.
b. HT Philíp: Thành viên đầu tiên là Lyđi và gia đình, kế đến là cai ngục khi
Phaolô Sila ca hát trong tù. Nay Phaolô lại ở tù viết thư tỏa ra niềm vui trong
Chúa. Thật đúng “Sống là Christ” 1:21.
II. BỐ CỤC
Không rõ ràng lắm vì đề cập đến nhiều cá nhân. Tuy nhiên chủ đề là “Tin
Lành ” và chữ chìa khóa là “Vui Mừng ”
III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Khuyên hiệp một trong khiêm nhường và trưởng thành trong Chúa với
một số áp dụng cá nhân.
2. Phần giáo lý bàn về sự nhập thể và tôn cao của Chúa Jesus và áp dụng
trên Phaolô: Chúa luôn được tôn cao trong đau khổ 1:12-26, trong cuộc sống
cá nhân 2:1-5, trong ước vọng 3:7-14, và trong nếp thanh bạch của ông 4:10-
18.
3. Gương sống của Chúa Jesus: Con đường hạ mình dẫn đến địa vị cao quý.
Ngài là Đấng Phaolô ước ao được biết mỗi ngày 3:10 và là “Đấng sẽ biến
hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống thân thể vinh hiển ngài” 3:20-21
THƯ TÍN MỤC VỤ của PHAOLÔ
I. Timôthê. Tít. II. Timôthê
Nhóm thư tín cuối cùng của cuộc đời Phaolô khoảng năm 63-67 được gọi là
thư tín Mục vụ vì nhấn mạnh trách nhiệm và chức năng của Mục sư.
Dù các học giả không đồng ý nhau về tác giả nhưng theo nội dung bức thư
phản chiếu những ngày cuối đời của Phaolô nên chúng ta có thể xem tác giả
là Phaolô.
I. TIMÔTHÊ
I. BỐI CẢNH
1. Timôthê quy đạo: Khi Phaolô giảng lần đầu tại Galati và tên tuổi được ghi
từ Cong Cv 16:1. Dù cha là người Hylạp nhưng Timôthê được mẹ và bà
ngoại dưỡng dục, dạy ông về Cựu Ước từ khi thơ ấu. Khi quy đạo, Timôthê
được các anh em ở Lít trơ và Ycôni làm chứng tốt (16:2 ).
2. Liên hệ với Phaolô: Timôthê tháp tùng Phaolô và được để lại tại Êphêsô
để chỉnh đốn công việc HT về giáo lý và tổ chức. Phaolô gọi Timôthê là
“Con thật của ta trong đức tin” là “Con yêu dấu của ta”. Từ Lamã Phaolô
viết thư cho Timôthê yêu cầu Timôthê đem Giăng Mác cùng đến thăm ông.
3. Nhận định về Timôthê: Timôthê là người làm việc cần mẫn, trung tín, rất
thân thiết với Phaolô (Phi Pl 2:19-20 ) rất được Phaolô tín nhiệm. Tính
Timôthê nhút nhát nên được Phaolô khuyến khích thúc giục. Là “Người của
Thượng Đế” (6:11 ) Timôthê được khuyến khích theo gương Chúa là Đấng
được Philát làm chứng tốt và khuyên giữ lấy điều đã ủy thác cho mình.
II. MỤC ĐÍCH
1. Một mặt nhấn mạnh trách nhiệm Timôthê phải làm tròn để phục vụ Chúa,
làm gương cho kẻ khác
2. Mặt khác nhấn mạnh việc dạy dỗ tổ chức quản lý Hội Thánh
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CĂN BẢN
1. HT lý tưởng phải là HT có nếp sống Cầu nguyện đàng hoàng: Phaolô nêu
những vấn đề cầu nguyện và những chức năng riêng biệt của nam và nữ và
đàn ông được quy định giữ chức vụ dạy dỗ và điều hành.
2. HT lý tưởng phải là HT có tổ chức đàng hoàng: Ông nêu những điều kiện
kàm trưởng lão, chấp sự với những điều kiện về đạo đức, tâm linh cùng nêu
những công tác phải thi hành.
3. HT lý tưởng phải là HT được quản trị đàng hoàng: Ông chú trọng đến
việc chăm sóc các góa phụ. Ông ban huấn thị về công việc các trưởng lão,
giáo sư, tôi tớ. Mỗi người phải chu tiàn trách nhiệm mình trước mặt Chúa.
TÍT
I. BỐI CẢNH
1. Tít quy đạo: Tít là người Hylạp ở Antiốt xứ Syri được Phaolô dẫn đến
Chúa, được Phaolô gọi là “Con thật trong đức tin chung”. Tít có đi theo
Phaolô lên Giêrusalem như một điển hình về người ngoại bang trở thành
Cơđốc đồ mà không cần làm cắt bì (GaGl 2:1-3 ). Tít không thấy xuất hiện
trong Công vụ.
2. Chuyên gia giải quyết công việc: Khi Côrinhtô lộn xộn, Tít được phái đến
và đã trở về đem tin mừng (IICo 2Cr 7:6-16 ). Tít lại được phái tới xem việc
quyên góp giúp HT Giêrusalem. Tít cũng được phái đến Đamati (IITi 2Tm
4:10 )
3. Công tác tại Cơrết: Được Phaolô để lại Cơrết để sắp đặt mọi việc và chỉ
định trưởng lão. Tít phải chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và dạy dỗ.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Nan đề Tại Cơrết:
a. Nan đề chính do các giáo sư giả là kẻ “chẳng chịu vâng phục, nói hư
không, phỉnh dỗ”: Họ dạy chuyện hoang đường đưa vào những nghi vấn,
tranh chấp dại dột về gia phổ, luật pháp.
b. Nan đề thứ hai là nếp sống lơi lỏng đạo đức của người Cơrết (Tit Tt 1:12-
13 ).
c. Nan đề thứ ba là tinh thần lười nhát của vài người trong hội thánh.
2. Giải quyết Nan đề:
a. Chủ đề thư là “Giáo lý lành mạnh” nhấn mạnh lời Chúa là căn bản cho
nếp sống Cơđốc. Tiếp nhận giáo lý nầy sẽ tiến đến làm việc lành không phải
để được cứu (3:5 ) mà là bằng chứng đã được cứu.
b. Giáo lý Cứu rỗi là trung tâm: Ân huệ của Chúa không những cứu rỗi đưa
vào sự thay đổi tâm tính mà còn ban niềm hy vọng hạnh phúc.
c. Giáo lý về Thượng Đế cũng được nhấn mạnh về Ba ngôi Đức Chúa Trời
với Bốn chữ quan trọng liên quan đến sự cứu rỗi: Nhân Từ, Yêu Thương
(3:4 ) Thương Xót ( c. 5 ) và Ân huệ ( c. 7 )
d. Huấn thị về viên chức HT chỉ đề cập đến Trưởng lão ( Giám mục ) với ba
điều kiện: Đức tính cao quý, Sống Gương mẫu và Khả năng làm việc. với
mục đích làm tôn quý đạo Thượng Đế chúng ta trong mọi sự (2:7, 10 ).
II. TIMÔTHÊ
I. BỐI CẢNH
1. Phaolô viết thư trong lúc đợi tử hình chứ không mong được thả (IITi 2Tm
4:6 ).
2. Theo truyền khẩu thì Phaolô bị giam trong ngục Mamertine ở Lamã với
điều kiện khắt khe hơn tình trạng được ghi trong Cong Cv 28:30.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Lời cuối của Phaolô trong Tân Ước: Mô tả cách Phaolô đối diện với cái
chết trong cô đơn vì chẳng có ai ở với ông ngoài Luca.
2. Tâm tình đối với Timôthê và công tác mục vụ tại Êphêsô: Một bức thư
khuyên nhủ có tính cách cá nhân với đầy lời khuyên rải rác khắp thư : Hãy
nhen ơn ban, hãy chịu khỗ, hãy giữ, hãy truyền đạt, hãy chuyên tâm. Tránh
dâm dục tuổi trẻ, đừng hổ thẹn.... để hoàn thành thánh vụ.
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÁNH
1. Thánh vụ Cơ Đốc: Được làm sáng tỏ qua nhiều hình bóng, nhiều khía
cạnh: Là Con phải mạnh mẽ hoạt động. Là Lính phải chịu khổ vâng lệnh làm
vừa lòng cấp trên. Là Lực sĩ phải theo đúng luật lệ. Là Nông dân phải cần
mẫn, chờ đợi. Là người làm công phải chuyên tâm, Là cái bình phải lấy làm
vinh dự sẵn sàng cho chủ, Là đầy tớ phải nhu thuận, giúp ích..
2. Tính chất Kinh Thánh: Mang bản chất thiên thượng để Soi sáng đưa con
người vào sự cứu rỗi, để trang bị đầy đủ cho người của Thượng Đế
3. Lời nhắn nhủ: Yêu cầu Timôthê đến trước mùa đông vì ông cần áo ấm và
sách để đọc chứng tỏ đến cuối đời Phaolô vẫn hoạt động và minh mẫn, ông
kết kuận về cuộc đời là đã “Đánh trận tốt lành, đã xong cuộc chạy, đã giữ
được đức tin” và đang chờ nhận mão miện công chính dành cho những kẻ
yêu mến sự hiện đến của Chúa.
HỘI THÁNH và SỰ ĐAU KHỔ
Giacơ. Hêbơrơ. I. Phierơ
1. Tình trạng chung: Thế kỷ đầu, nhiều nơi nhiều lúc HT phải chịu đau khổ
thiệt hai do nhiều nguồn gốc khác nhau dễ khiến nản lòng hoang mang.
2. Giacơ: Sách sớm nhất phản ánh sự thử thách HT phải đối diện ngay từ lúc
hình thành: Thử thách bên ngoài lẫn bên trong với sự viện dẫn gương chịu
khổ của các tiên tri và Gióp mà khuyên tín hữu tha hương hãy cầu nguyện.
3. Hêbơrơ: Giục tín hữu chịu khổ cứ vững bước tiến tới trước bao áp lực
nặng nề. Bức thư phản ánh hoàn cảng cuối đời Nêrông.
4. I. Phierơ: Dùng chữ “chịu khổ” 17 lần cho Chúa và cho dân Ngài. Cơn
bách hại cuả Nêrông 63-65 ảnh hưởng đến nhiều nơi. Phierơ giúp tín hữu
một quan điểm đúng đắn về đau khổ để đem lại hy vọng cho họ.
GIACƠ
I. TỔNG QUAN
1. Sách thực tế nhất: Bàn về những vấn đề xãy ra hằng ngày: Nói năng, làm
ăn, buôn bán, quan hệ chủ tớ, anh em với nhau...
2. Đức tin ứng dụng: Giacơ dạy phương pháp trắc nghiệm đức tin chân giả
và cách áp dụng đức tin trong mọi lãnh vực đời sống.
II. TÁC GIẢ
1. Tự giới thiệu: Giacơ, tôi tớ của Thượng Đế và của Chúa Jesus
2. Tác giả: Có nhiều người tên là Giacơ, theo truyền thuyết là Giacơ em
Chúa
. Giacơ, con Xêbêđê đã tử đạo rất sớm do Hêrốt Acrípba I ( trước 44 ).
. Giacơ con Aphê cũng là sứ đồ nhưng không được KT đề cầp đến.
. Giacơ, cha của Giuđa íchcariốt cũng không được nói đến.
. Giacơ em Chúa trước là người vô tín nhưng có mặt trong buổi nhóm CN
đầu tiên và sau khi Phierơ đi thì Giacơ lãnh đạo HT Giêrusalem, được xem
là cột trụ của HT (Cong Cv 15:1-41; GaGl 2:9). Ông tuận đạo dưới tay
người DoThái năm 62.
3. Giacơ, Em Chúa: Là người rất sùng kính quan tân đến việc tín đồ sống
đạo. Ông là người cầu nguyện và dạy tín hữu cầu nguyện. Quan điểm ông
giống Chúa, nhất là bài giảng trên núi. Giacơ luận về đức tin là trung tâm
sinh hoạt của mỗi tín hữu.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Mở đầu: Nhấn mạnh sự vui mừng trọn vẹn giữa những đau khổ cũng như
Phaolô nhấn mạnh sự vui mừng và cảm tạ trong mọi hoàn cảnh.
2. Vấn đề Thử Thách: Mục đích thử thách là đem nhẫn nhục và trọn lành.
Cám dỗ hay thử thách gồm “áp lực bên ngoài” do Chúa cho phép để tôi
luyện đức tin và “Tư dục bên trong” không do Chúa nhưng do bản chất tội
lỗi. Tuy nhiên chiến thắng sẽ đem phần thưởng với sựvui mừng trọn vẹn.
3. Đức tin và việc làm: : Đức tin thật phải sinh sản vì đã sống thì phải động.
Đức tin không việc làm là đức tin chết là giả.
. Không mâu thuẩn với RoRm 4:1-25 nhấn mạnh cái nhìn của Chúa vào lòng
Apra ham còn Giacơ nhấn mạnh thể hiện bên ngoài cho người ta thấy
. Không mâu thuẩn với Eph Ep 2:8 nhấn mạnh điều kiện được cứu là Đức
Tin còn Giacơ bổ túc giải thích thế nào là Đức tin thật để được cứu. Giacơ
nhấn mạnh đức tin thực nghiệm là đức tin liên kết với những thực tế cuộc
sống như cách dùng lưỡi, hoạch định làm ăn, sự cầu nguyện...
HÊBƠRƠ
I. CHỦ ĐỀ
1. Trọng tâm là Kêu gọi tín hữu Tiến mạnh đến chỗ Trọn Lành đừng trở lại
cuộc sống cu.
2. Cảnh cáo về nguy cơ của sự Vô Tín, Âu trĩ và Bội đạo.
3. Nhấn mạnh địa vị ưu việt của Chúa Jesus vượt trên loài người, thiên sứ,
nghi lễ vì Ngài là mặc khải tối hậu của Thựơng Đế, là Trung bảo giữa giao
ước cũ và giao ước mới.
II. TÁC GIẢ
1. Phao Lô: Về giáo lý giống Phaolô có nhắc đến Timôthê, chân lý người
công bình sống bởi đức tin. Nhưng văn thể hoàn toàn khác Phaolô và thường
trích dẫn bản Bảy mươi, xem luật pháp là cái bóng khác với Phaolô(GaGl
3:13).
2. Banaba, Luca, Abôlô: Vì lối hành văn và một số chi tiết khác nhưng
không có lý cớ xác đáng nên mọi người đều đồng ý với Origen rằng “Ai viết
thư nầy, chỉ có Chúa là biết chắc”.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Lưỡng đề: Hai chủ đề song song là Sự cao trọng của Chúa Jesus và Cuộc
sống đức tin của các tín hữu.
2. Lời mở đầu: Tóm tắt toàn bộ mặc khải của Thượng Đế: Thượng Đế phán
qua các tiên tri Cựu Ước rồi Ngài phán qua Con Ngài và cao điểm mặc khải
là trong Con Ngài : Đấng Thừa kế, Đấng Tạo hóa, Đấng Thiêng liêng, Đấng
Bảo toàn, Đấng Cứu chuộc, hiện đang ở bên hữu Đấng Tôn nghiêm làm
Thầy Thượng Tế cho chúng ta.
3. Chủ đề Đức Tin: Đức tin là lối sống cao trọng với gương các thánh Cựu
Ước những anh hùng đức tin bước đi với Thượng Đế và sống chết với lời
hứa của Ngài. Nhấn mạnh Chúa Jesus là gương lớn hơn hết là Tác giả và
Đấng hoàn thiện Đức tin. Cuối cùng khuyên nhìn xem Chúa Jesus và học
biết rằng Chúa cho phép ta gặp thử thách, sửa dạy là để trưởng dưỡng chúng
ta là con cái thật của Ngài để đưa ta đến trưởng thành trọn vẹn.
4. Lời cảnh cáo: Tóm tắt trong HeDt 12:25. Trước tiên cảnh cáo về sự Thờ
Ơ (2:1-4) và cuối cùng cảnh cáo về sự từ chối những gì Chúa đã phán
truyền. Trưng dẫn gương dân DoThái trong đồng vắng vô tín, bội nghịch,
phạm tội và cảnh cáo về sự vấp ngã không còn cơ hội ăn năn, không còn
sinh tế chuộc tội Có 13 lời khuyên tín hữu lớn lên trong đức tin và tiến tới
thay vì thụt lùi.
I. PHIERƠ
I. BỐI CẢNH
1. Độc giả: Người được chọn đang ở tản lạc, đang chịu hoạn nạn bắt bớ
2. Đau khổ: Dùng 10 lần chỉ về số phận của tín đồ. Thử thách chép hai lần.
3. Hy vọng: Chúa có chủ đích khi Ngài cho phép khó khăn trên chúng ta
II. TÁC GIẢ
1. Quy đạo: Phierơ là ngư phủ quê ở Bếtsaiđa, được em là Anhrê đưa đến
gặp Chúa, được Chúa đổi tên. Ông bỏ nghề chài lưới để đi theo Chúa.
2. Sứ đồ: Được Chúa chọn làm sứ đồ và cùng với anh em Giacơ là bộ ba
thân cận của Chúa nhưng vì quá tự tin vào lòng trung thành của mình ông đã
thất bại cay đắng nhưng đã ăn năn, được Chúa phục hồi chức vu.
3. Lãnh tụ Hội Thánh: Là thủ lãnh, dạn dĩ xuất hiện trong các công tác giảng
đạo, bênh vực, chấn chỉnh HT và khi về già ông viết thư cho HT khuyên tín
hữu “hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Chúa vì Ngài hay săn sóc anh em”.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Chịu khổ: “Là điều anh em được gọi đến vì Chúa đã chịu khổ để lại
gương cho anh em noi theo”. Lý do: Chứng tỏ đức tin thật và để chúng ta
được khen ngợi. Chịu khổ vì điều nghĩa là một vinh hạnh vì Chúa đã chịu
khổ. Dự phần đau khổ với Chúa sẽ chung hưởng niềm vui với Ngài.
2. Lời khuyên: Hãy “Chịu khổ theo ý Đức Chúa Trời” là cứ làm lành, giao
thác linh hồn mình cho Đấng Tạo hóa thành tín.
3. Hy vọng: Chính Chúa sẽ làm cho anh em toàn hão, vững lập và mạnh mẻ.
Ngài sẽ đưa anh em vào hy vọng sống, bảo vệ anh em, dành phần gia tài cho
anh em chung hưởng vinh quang với Ngài. Hy vọng sống thực đến nỗi tạo
cơ hội cho anh em làm chứng nhân cho Chúa.
4. Mệnh lệnh: Phierơ thường dùng mệnh lệnh cách vì Sống cho Thượng Đế
là một đòi hỏi thật sự. Đó cũng là cách bày tỏ tình yêu đối với Chúa, vâng
phục điều răn Chúa dạy về thái độ đối với Chúa và với anh em mình.
HỘI THÁNH VÀ TÀ GIÁO
II. Phierơ. Giuđe. I. II. III. Giăng
. Năm bức thư ngắn nầy cùng quan tâm đến những điều dạy dỗ giả trá về
giáo lý và luân lý Cơ Đốc.
. II. Phierơ và Giuđe cảnh cáo kẻ khinh thị quyền bính của Chúa và lời Ngài.
. Ba bức thư của Giăng ( vô danh ) chống lại Trí huệ giáo lúc ấy đã là giáo lý
có hệ thống. Họ cho mình có tri thức thần bí hơn người để đạt sự cứu rỗi với
quan niệm lệch lạc về Chúa Jesus và bản chất vạn vật. Giăng gọi đó là “Tinh
thần chống Đấng Christ” (IGi1Ga 4:1-3 ).
II. PHIERƠ
I. TÁC GIẢ
1. Được công nhận: Chậm nhất vào bộ tuyển kinh ( canon ) vì không nói đến
người nhận,văn phạm bút pháp thô sơ, lại có sự trùng hợp giữa chương 2 và
thư Giuđe. Được hội đồng Laodicca (363. SC) và Carthage (397. SC) chính
thức nhận vào bộ tuyển kinh.
2. Tác giả: Người viết nhận mình là Simôn Phierơ, tôi tớ và sứ đồ của Đấng
Christ. Ông nhắc đến biến cố hóa hình. Ông dùng từ ngữ của ngư phủ trong
IIPhi 2Pr 2:14, 18. Ông nói đây là thư thứ hai (3:1) nên có thể nhận Phierơ là
tác giả.
II. CHỦ ĐỀ
1. Chữ chìa khoá: Là “Tri Thức” xuất hiện 12 lần với nhiều dạng khác nhau.
Muốn đánh đổ giáo lý giả phải có tri thức về chân lý. Ông cũng nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc nhớ lại một số chân lý quan trọng.
2. Chủ đề: Lời của Thượng Đế là chân thật và là tiêu chuẩn cho nếp sống Cơ
Đốc.
III. BỐ CỤC
I. Nhập đề 1:1-2
II. Tri thức và nếp sống Cơ Đốc 1:3-11
III. Tri thức và Lời Thượng Đế 1:12-21
IV. Tri thức và giáo lý giả 2:1-22
V. Tri thức và Chúa tái lâm 3:1-13
VI. Kết luận: Đứng vững và lớn lên
IV. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1. Lời mở đầu: Trách nhiệm người tin là phải tự tìm đến nguồn cung ứng
thiên thượng để khỏi ươn lười và không kết quả trong sự thông biết Chúa.
2. Phần giải luận chính gồm ba vấn đề quan trọng:
. Thứ Nhất: Lời Thượng Đế bởi Đức Thánh Linh ban cho (1:20-21). có thẩm
quyền nên phải chú tâm đến.
. Thứ Hai: Con đường giáo sư giả cùng kẻ theo họ chối bỏ Đấng Chủ tể đã
chuộc họ sẽ dẫn đến phán xét như các tội nhân thời Cựu Ước.
. Thứ Ba: Sự Tái lâm của Chúa bày tỏ uy danh và mục đích của Ngài. Phierơ
lưu ý: Trước mặt Chúa ngàn năm như một ngày và Chúa nhịn nhục vì không
muốn ai chết mất.
3. Lời kêu gọi: Hãy chuyên cần sống cho thuận hòa, không tì vết trước mặt
Chúa. Hãy lớn lên trong ân điển và trong sự thông biết Chúa.
GIUĐE
Một trong những điểm khác nhau giữa Giuđe và II. Phierơ là: Phierơ tiên
liệu “sẽ có giáo sư giả” còn Giuđe cho thấy tình trạng đang xãy ra “có vài kẻ
lén vào”. Như thế Giuđe phải viết sau II. Phierơ, độ năm 75-80. SC.
I. TÁC GIẢ
1. Giuđe “em Giacơ ”: Là một trong những em cùng mẹ với Chúa Jesus
(Mat Mt 13:55). Lúc đầu chống đối nhưng sau họ trở thành tín hữu (Cong
Cv 1:14).
2. Giuđe “tôi tớ của Đức Chúa Jesus Christ ”: Ý thức đúng vị trí của mình.
II. CHỦ ĐỀ
1. “Đức Tin” đã truyền cho các thánh một lần đủ cả: “Đức Tin” ở đây chỉ
toàn bộ giáo lý đã được Hội Thánh lúc ấy công nhận, đó là Tin Lành mà
Thượng Đế uỷ thác cho Hội Thánh bảo vệ.
2. Giáo lý không tách rời khỏi đời sống: Giáo lý phải dẫn đến đời sống thánh
thiện. Giuđe đánh tan chủ nghĩa tự do phóng túng khiến người ta không đặt
Chúa đúng chỗ trong đời sống Cơ Đốc nhân.
III. BỐ CỤC
I. Chào thăm Giu Gd 1:1-2
II. Lời khuyên: Bảo vệ đức tin 1:3-4
III. Minh giải:Tẻ tách đức tin 1:5-16
IV. Khuyên nhủ:Tiến bộ trong đức tin 1:17-23
V. Kết Luận: Lời ca tụng 1:24-25.
IV. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
Cũng như II. Phierơ, Giuđe dùng Cựu Ước để soi sáng tình trạng vô đạo và
sự phán xét của Thượng Đế trên họ. Sau đây là bảng đối chiếu với cây sự
sống. Tất cả được thanh tẩy và phục hồi vẻ đẹp để cuối cùng “Thượng Đế là
mọi sự trong mọi sự”.

More Related Content

What's hot

Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớNguyen Kim Son
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatco_doc_nhan
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongco_doc_nhan
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-kyco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
A1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinA1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàoJesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàogianggianglc
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayco_doc_nhan
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenco_doc_nhan
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phucco_doc_nhan
 

What's hot (19)

Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-ky
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
A1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinA1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tin
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàoJesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
So 178
So 178So 178
So 178
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 

Similar to Tan uoc can ban( gian luot)

A3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khaoA3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khaoco_doc_nhan
 
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptxThuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptxKaiNguyen26
 
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2co_doc_nhan
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1co_doc_nhan
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttrico_doc_nhan
 
Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)co_doc_nhan
 
Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3DONXUAN
 
Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1DONXUAN
 
Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)co_doc_nhan
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)co_doc_nhan
 
Dan nhap kinh thanh 3
Dan nhap kinh thanh 3Dan nhap kinh thanh 3
Dan nhap kinh thanh 3co_doc_nhan
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Nhung bang chung
Nhung bang chungNhung bang chung
Nhung bang chungco_doc_nhan
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienLong Do Hoang
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienco_doc_nhan
 

Similar to Tan uoc can ban( gian luot) (20)

A3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khaoA3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khao
 
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptxThuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
 
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttri
 
Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)
 
Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3
 
Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1
 
Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 
Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)
 
Dan nhap kinh thanh 3
Dan nhap kinh thanh 3Dan nhap kinh thanh 3
Dan nhap kinh thanh 3
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Nhung bang chung
Nhung bang chungNhung bang chung
Nhung bang chung
 
Nhung bang chung
Nhung bang chungNhung bang chung
Nhung bang chung
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 

More from co_doc_nhan

Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 

Tan uoc can ban( gian luot)

  • 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ và TRƯỚC TÁC TÂN ƯỚC Giữa lúc các hoàng đế Lamã cai trị hầu hết những miền có dân cư trên đất. Tại một thị trấn nhỏ bé xứ Palestine, một người ra đời làm thay đổi cục diện thế giới, đó là Chúa Jesus ở Naxarét. Đây không là sự kiện bất ngờ mà là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài của chính Thượng Đế sắp xếp ( GaGl 4:4 ) : Do Thái và Tôn giáo họ -Hy lạp và Ngôn ngữ họ - La Mã và Tổ chức xã hội,chính trị của họ I. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI DO THÁI a. Đặc ơn : 1. Đức Chúa Trời chọn làm “nước thầy tế lễ, dân thánh” (XuXh 19:6 ) làm sứ giả của Ngài cho các dân tộc 2. Họ đã thất bại vì bất tuân và thờ hình tượng b. Đại tản lạc và ảnh hưỡng : 1. Năm 587 TC bị Nêbucátnếtsa bắt làm phu tù qua xứ Babylôn 2. Từ trung tâm phu tù, họ tản lạc khắp thế giới 3. Truyền bá đặc điểm DoThái: Độc thần và Luật pháp Thượng Đế 4. Năm 250-150 TC Bộ Cựu Ước tiếng Hêbơrơ được dịch ra tiếng Hylạp tại Alexandria Aicập, gọi là Bản Bảy mươi ( Septuangint ) c. Đảng Tôn giáo Do Thái: Khoảng giữa thế kỷ thứ hai TC 1. Đảng Sađusê:. Là những chính trị gia có thế lực gồm các thựơng tế ( high priest : Ttltp ) và những nhân viên cao cấp trong Tòa công luận (Sanhedrin gồm 71 thầy tế lễ ). Chỉ tin ngũ kinh, không tin thiên sứ, sự sống lại. 2. Đảng Pharisi: . Đoàn thể lớn hơn, đa số là các học giả và giáo sư Cựu Ước . Nổi tiếng chính thống. Tin Cựu Ước, dạy về sự sống lại và phán xét cuối cùng,nhận sự hiện hữu của thiên sứ và các thần linh. . Bị Chúa Jesus lên án không phải mất chính thống mà vì Nhấn mạnh điều không quan trọng mà lãng bỏ điều thiết yếu trong Luật pháp (Mat Mt 23:23, 24 ) II. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI HY LẠP a. Một ngôn ngữ và một thế giới : . Đó là tham vọng của Alexander đại đế, con vua Philip ở Macedon. . 334-323 TC Alexander chinh phục cả Cựu thế giới như cơn lốc. . Alexander lập tiếng Hylạp làm ngôn ngữ chung ( langua franca ) và văn hóa Hylạp làm mẫu mực tư tưởng và lối sống. . Dù đế quốc bị phân hóa ( do vua chết yểu ) nhưng chủ trương kết quả. b. Ảnh hưỡng ngôn ngữ Hylạp : . Cung cấp phương tiện truyền bá sứ điệp CơĐốc.
  • 2. . Các sứ đồ giảng dạy bằng tiếng Hylạp và Tân Ước viết bằng tiếng Hylạp, ngôn ngữ chung của thế giới thời đó. III. CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ NGƯỜI LAMÃ a, Đặc tính Đế quốc LaMã : . Nổi tiếng về việc Duy trì Luật pháp và Trật Tự với các Tổng Trấn. . Kéo dài từ Điạ Trung Hải phía Tây đến Ơphơrát ở Cận Đông. b. Ảnh hưỡng Tổ chức LaMã : . Tạo được 1 thời kỳ hòa bình dưới triều Sêsa Augúttơ ( Augustus ) nhờ Luật pháp Trật tự và tiềm năng quân sự ưu việt. . Hệ thống đường sá hoàn chỉnh (lát đá) và an toàn, đi lại dễ dàng. . Tiêu cực: Suy đồi luân lý, tôn giáo ( tôn giáo nhà nước hình thức, triết học thiếu sức sống, phái huyền bí giao thông các thần linh ) tạo niềm khao khát một sự cứu chuộc. IV. PALESTINE VÀO THẾ KỶ ĐẦU TIÊN a. Chính quyền Do Thái: 1. Hêrốt Đại vương: Được LaMã bổ nhiệm từ 37 TC đến 4 TC. Triều đại của Âm mưu và Đổ máu trong đó có Tàn sát trẻ thơ. 2. Hêrốt Antipas ( 4-39 SC ) giết Giăng Báptít vì Hêrôđia (Mat Mt 14:1-36). Chúa Jesus gọi là “chồn cáo” (LuLc 13:32 ), dự phần xử án ĐCJ. 3. Hêrốt Agrippa I sát hại Giacơ, bỏ tù Phierơ và chết vì trùng đục. 4. Hêrốt Agrippa II ( 50-100 SC ) xuất hiện trong Cong Cv 25:1-26:75. b. Chính quyền LaMã : Bônxơ Philát người kết án Chúa dù xác nhận Ngài vô tội (GiGa 19:1-42). Bị Tiberius truất quyền vì tấn công người Samari và triệu hồi ( 36. SC ). c. Tổ chức Tôn Giáo Do Thái : 1. Quản Trị: Do Thượng Tế và Hội đồng quản hạt ( Sanhedrin ). 2. Đền Thờ: Tại Giêrusalem ( đền thờ Hêrốt ) biểu tợng hy vọng và khí thế tôn giáo. Dân chúng về dự trong ba đại lễ ( VQ,Ngũ Tuần,Lều Tạm ). 3. Nhà Hội: Thay thế đền thờ, nơi học hỏi và cầu nguyện. d. Bối cảnh: Người DoThái tin Cựu Ước là sách của Thượng Đế. Người DoThái đang trông đợi Chúa cứu thế đến giải cứu (LuLc 2:25 ). Chúa Jesus đã đến khi “kỳ hạn đã được trọn” ( theo chương trình ). V. CÔNG CUỘC TRỨƠC TÁC TÂN ƯỚC 1. Chia theo thời gian : . Sách Giacơ sớm nhất ( 45 SC ). . Thư tín Phaolô liệt vào những tài liệu đầu tiên ( Galati 47-48 SC, Têsalônica được viết tại Côrinhtô thời Gallio 50-51 SC ). . Các sách sđ Giăng là sách sau chót đề cập đến sự cứu rỗi :
  • 3. Phúc âm Giăng : Bản chất của sự cứu rỗi. Thư I. Giăng: Sự bảo đảm của sự cứu rỗi. Khải huyền: Chung cuộc của sự cứu rỗi. 2. Chia theo văn thể: Phản ảnh thứ tự luận lý trong chương trình Thượng Đế. 27 sách chia làm 3 nhóm : a. Nhóm Sử Ký: Các sách Phúc âm và Công vụ thiết lập căn bản lịch sử cần thiết : Đời sống Chúa Jesus và hình thành HT là nền tảng : . Mathiơ: Chúa Jesus là Vua dân Do Thái; Nhấn mạnh lời tiên tri và giáo huân của Chúa. Mác: Chúa Jesus là đầy tớ của Chúa, bận rộn với công việc Cha. Nhấn mạnh hoạt động nhất là hoạt động cứu chuộc . Luca: Chúa Jesus là Con Người, đại diện toàn hảo của nhân loại, đến tìm và cứu kẻ bị mất. Nhấn mạnh lòng khoan nhân, từ ái của Chúa. . Giăng: Chúa Jesus là Con Thượng Đế, là Đạo vĩnh hằng đến mặc khải Thượng Đế. Nhấn mạnh liên hệ giữa Đấng Christ với người xung quanh với những cuộc tiếp xúc cá nhân biến đổi cuộc đời người. . Côngvụ: Công việc Chúa phục sinh làm qua các sứ đồ bởi Đức Thánh Linh. Nhấn mạnh nguồn gốc và sự bành trướng của Hội Thánh. b. Nhóm Thư Tín: Diễn giải về con người và công việc Đấng Christ cùng việc áp dụng giáo lý vào đời sống theo Chúa. Trong 21 thư tín ngoại trừ Hêbơrơ và thư tín của Giăng, tất cả đều có tên người viết. . Thư Phaolô: 9 thư HT 4 thư cá nhân đề cập các vấn đề rắc rối trong HT (trừ Êphêsô ). Phối hợp quân bình giáo lý và thực hành. . Thư còn lại: Hai nhóm chính : Vấn đề chịu khổ ( Hêbơrơ, Giacơ, I. Giăng ). Vấn đề giáo lý giả ( I-II. Phierơ, I-II-III. Giăng và Giuđe ). c. Sách tiên tri: Khải Huyền đề cập sự phán xét cuối cùng và Chúa sẽ cai trị đời đời (KhKh 11:15 ). Thật như HeDt 1:1-2, “Đời xưa Đức Chúa Trời đã phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài” CÁC SÁCH PHÚC ÂM CỘNG QUAN Mathiơ Mác Luca Phúc âm cộng quan vì có cùng quan điểm về đời sống Đức Chúa Jesus. I. PHÚC ÂM MATHIƠ 1. Tác giả: Theo truyền thuyết là Mathiơ, còn có tên là Lêvi, được Chúa Jesus gọi đang khi hành nghề thu thuế, làm sứ đồ của Chúa. 2. Mục đích và nội dung: Mục đích trình bày cho độc giả DoThái rằng Chúa Jesus là Đấng Mêsi (Thiên Sai),Vua dân DoThái. Vì thế ông nói về gia phả
  • 4. của Vua, Bác sĩ tìm Vua, Vua vào thành Giê rusalem,phán xét các dân (Mat Mt 25:31-46),bản án trên thập tự (27:37). . Mathiơ cũng đề cập đến “Nước thiên đàng”,đặc ngữ của Mathiơ. . Sách Mathiơ là nhịpcầu giữa Cựu và Tân Ước: Nối kết các lời tiên tri với sự ứng nghiệm trong Chúa Jesus. Nội dung có thể tóm tắt là: “CựuƯớc tiên tri về Đấng Mêsi và đây Ngài đã đến rồi ”. 3. Những bài giảng luận của Chúa: Cứ một phần kể chuyện thì có một phần giảng luận tiếp theomô tả những điều Vua đòi hỏi nơi người dự phần nước Ngài. Có 5 phần như thế : 1. Bài giảng trên núi 2. Uy nhiệm 12 sứ đồ 3. Ngụ ngôn về nước trời 4. Ý nghĩa sự cao trọng và sự tha thứ 5. Bài giảng trên đồi Ôlive. 4. Bố cục: 5 phần chính kết thúc với câu “khi Chúa Jesus phán xong” hiệp với nhập đề và 2 phần kết luận thành 8 phần trong Bố cục 1. Giới thiệu Vua (1:1-4:11 ) 2. Đòi hỏi của Vua (4:12-7:29 ) 3. Công việc của Vua (8:1-11:1 ) 4. Chươngtrình Vua(11:2-13:53 ) 5. Số phận của Vua (13:54-19:2 ) 6. Vấnđề của Vua (19:3-26:2 ) 7. Chềt và PS của Vua(26:3-28:15) 8. Uy nhiệm cuối (28:16-20) II. PHÚC ÂM MÁC 1. Tác giả: Mác không phải sứ đồ. Quê ở Giêrusalem (Cong Cv 12:12),tháp tùng Phierơ (IPhi 1Pr 5:13)là em họ của Banaba (CoCl 4:10) trở thành cộng sự viên thân cận của các sứ đồ và của Phaolô (4:10-11). Papias (112 SC) gọi Mác là “Người thông giải Phierơ ” vì bài giảng Phierơ (Cong Cv 10:34-43) chính là dàn bài của phúc âm Mác. 2. Mục đích và Nội dung: Mác trình bày cho độc giả Lamã rằng Chúa Jesus là “Đầy tớ Đức GiêHôVa ” (Mác viết tại Lamã) với chữ eutheos lập lại 42 lần (“lập tức”: Mô tả hànhđộng người làm công tốt ). Theo Mác, công việc quan trọng nhất của Chúa là “Sự chết và phục sinh của Ngài”. Ba phần tám sách nói về “Tuần lễ khổ nạn” (11-16 ). 3. Bố cục: Chủ đề “Hoạt động của Đấng Christ ” kể lại một lọat những chuyến du hành truyền đạo,tạo ấntượng “bận rộn liên tục ” với 4 hành trình tại Galilê và 3 hành trình khác ( Đêcabôlơ,miền Bắc, Perea-Giuđê ) với 3 lần công bố về sự khổ nạn. III. PHÚC ÂM LUCA 1. Tác giả: Luca là y sĩ (CoCl 4:14), là bạn đồng hành của Phaolô (Philê24), không phải là sứ đồ, là người viết sách Công vụ các sứ đồ.
  • 5. 2. Mục đích và nội dung: Luca trình bày cho độc giả Hylạp (“không phải DoThái”) rằng Chúa Jesus là “Con Người ” lý tưởng, điều tìm kiếm của người Hylạp. Luca nhấn mạnh những đặc điểm nhân tính với cách cư xử nhân hậu nhưng cương quyết với người tầm đạo và sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong đời sống Chúa Jesus để rồi Kết luận rằng Phúc Âm (Tin mừng Thượng. Đế ) là dành cho mọi người. 3. Bố cục: Mô tả thánh vụ “Con Người” giữa các dân tộc : 1. Lời mở đầu (mục đích) LuLc 1:1-4 2. Chuẩn bị của Con Người 1:5-4:13 3. Thánh vụ ở Galilê 4:14-9:50 4. Thánh vụ ở Bêrê 9:50-18:30 5. Thánhvụ Giêrusalem 18:31-21:28 6. Thánhvụ khổ nạn 22:1-23:56 7. Thánh vụ phục sinh của Con Người 24:1-53 IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG Điểm chung là lời dạy và biến cố quan trọng trong đời sống ĐCJ : 1. Giăng Báptít tuyên bố về Đấng cứu thế (Mat Mt 3:1-17, Mac Mc 1:1-45, LuLc 3:1-38 ). 2. Chúa nhận lễ báptem (Mat Mt 3:1-17, Mac Mc 1:1-45, LuLc 3:1-38) 3. Chúa chịu cám dỗ (Mat Mt 3:1-17, Mac Mc 1:1-45, LuLc 3:1-38 Mat 4:1- 25;, Mac Mc 1:1-45, LuLc 4:1-44 ). 4. Lời dạy và phép lạ của Đấng cứu thế ( phần lớn của Phúc Âm ). 5. Chúa hóa hình (Mat Mt 17:1-27, Mac Mc 9:1-51, LuLc 9:1-62 ). 6. Chúa bị xử án, chết và chôn (Mat Mt 26:1-27:66, Mac Mc 14:1-15:46, LuLc 22:1-23:56). 7. Chúa phục sinh (Mat Mt 28:1-20, Mac Mc 16:1-20, LuLc 24:1-53). V. NHỮNG NÉT ĐẶC BIÊT KHÁC 1. Sự ra đời phi thường của Chúa bởi lời tiên tri, lời thiên sứ. 2. Các ngụ ngôn của Chúa: Là đặc điểm của sự giáo huấn Đức Chúa Jesus. Ngụ ngôn là câu chuyện hay tình huống con người được dùng để soi sáng hay biện hộ cho một nguyên lý thiêng liêng ( nước trời ). Có ít nhất là 30 ngụ ngôn chưa kể những phương ngôn ngắn. 3. Nước Thượng Đế: Là sự cai trị của Thựơng Đế trên tạo vật của Ngài. Trước hết là 1 thực tế tâm linh (LuLc 17:20-21: Trong lòng ). . Kế đến là thực tế hữu hình (Mat Mt 25:31-32 ) lúc Chúa sẽ cai trị cả trái đất vì mọi sự sẽ gồm tóm trong Đấng Christ. 4. Các phép lạ:. Vừa là bằng chứng cho chức vụ Thiên sai của Chúa. . Vừa là cơ hội để con người nhận thức nhu cầu tâm linh, vượt trổi nhu cầu thân xác..
  • 6. . Mác ghi nhiều phép lạ hơn (20 phép lạ: phù hợp chủ đề của Mác). . Chính Chúa xác nhận hai mặt của chức vụ Ngài là : Công bố phúc âm và Làm phép lạ (LuLc 4:16-21 ). Cả việc làm và lời nói của Chúa đều nhằm bày tỏ T. Đế cho loài người với tư cách Đức Chúa Con. PHÚC ÂM GIĂNG I. TÁC GIẢ Theo truyền thuyết, tác giả là Giăng, con Xêbêđê, em Giacơ, là môn đồ “được Chúa yêu”. II. MỤC ĐÍCH và NỘI DUNG GiGa 20:31 1. Chép những “Dấu lạ ”: Phép lạ Chúa làm, bày tỏ Ngài là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời. Có 7 phép lạ : Biến nước thành rượu (phẩm chất vật chất). Con quan thị vệ(Chữa lành vượt khoảng cách ). Người bại (Chữa lành vượt thời gian). Hoá bánh ( số lượng. MMLG ). Đi bộ trên mặt nước ( thiên nhiên. MMG). Người mù ( Tối tăm, bất lực ). Laxarơ ( sự chết ). 2. Hầu cho các ngươi TIN : 98 lần ( động từ ) Đáp ứng dứt khoát ( Tin: Theo Ngài. Không Tin: Chống Đối. Không có trung lập ). Chữ đồng nghĩa: Nhận, Uống, Đến, Ăn, Vào. Tin dẫn đến sự thỏa nguyện ( bình an, đả khát, no đủ ). 3. Nhờ Danh Ngài mà được “Sự Sống ”: Trở thành Con Chúa, Vào nhà Chúa, Dự phần bản tánh thiên thượng, sống đời đời, không còn hư mất, Đức Thánh Linh tác động sự tái tạo như sông nước hằng sống chảy từ trong lòng (7:37-39) văng ra (4:14) đến vùng đất khô cằn, khát khao. Giăng đem độc giả đối diện Đấng thiêng liêng (1:1) trong hình hài con người (1:14) đem sự sống cho người dưới bóng sự chết (11:25;) Ngài đã chết và đã sống lại làm Chúa hằng sống. Ngài muốn con dân Ngài yêu Ngài (21:15) và trung thành theo Ngài (21:19). III. BỐ CỤC A. Nhập đề: Giới thiệu Con Đức Chúa Trời 1:1-18. B. Thánh vụ công khai 1:19-12:50 với những cá nhân và đám đông. C. Thánh vụ riêng tư 13:1-17:26 với các môn đồ. D. Thánh vụ khổ nạn 18:1-20:31. E. Kết luận: Lời kêu gọi cuối cùng 21:1-25. IV. NHỮNG ĐIỀU DẠY DỖ CỦA CHÚA 1. Liên hệ giữa dấu lạ và sự dạy dỗ: Mỗi dấu lạ là 1 cơ hội dạy dỗ : . Chữa người bại: Tuyên bố Ngài bình đẳng với Đức Chúa Trời về bản tính, về quyền năng và thẩm quyền. Chúa viện dẫn 4 “nhân chứng” là Giăng BT, Công việc Chúa, Đức Chúa Cha và Môi se. . Hóa bánh: Dạy dân sự đừng làm việc vì đồ ăn hay hư nát (6:27 ). Dạy về
  • 7. nhu cầu tâm linh và tuyên bố Ngài là bánh sự sống (6:35 ). . Mở mắt người mù:Dạy Ngài là sự sáng của thế gian (9:5 ) và dạy về sự mù lòa tâm linh (9:40-41 ). . Kêu Laxarơ sống lại: Dạy Ngài là sự sống lại và sự sống (11:25 ). 2. Bảy điều “Ta là ”: . Bánh sự sống (6:35 ) đem sự no đủ tâm linh. Anh sáng thế gian (8:12) đưa con người ra khỏi tăm tối của tội lỗi và sự chết. Cái cửa (10:7, 9) bảo đảm an toàn và sự sống. Người chăn tốt (10:11 ) hy sinh đem sự sống phong phú cho bầy chiên. Sự sống lại và sự sống (11:25) cứu sống kẻ chết và ban cho sự sống đời đời. Đường đi, chân lý và sự sống (14:6) phương pháp duy nhất đưa con người trở về cùng Đức Chúa Trời là Cha. Gốc nho thật (15:1) ban sự sống thật và kết quả dư dật. Ngoài ra, Chúa còn tuyên bố Ngài hiện hữu trước khi chưa có Apraham ( Tự hữu, Hằng hữu. XuXh 3:14 ). V. HỘI KIẾN CÁ NHÂN 1. Anhrê: Nghe lời GBT, đi theo Đức Chúa Jesus và ở lại cùng Ngài. Kết quả luôn đem người khác đến với Chuá ( Simôn, cậu bé, người Hylạp ). 2. Phierơ: Được Anhrê dẫn đến gặp Đức Chúa Jesus. Kết quả: Nhận lời tiên tri về sự đổi mới ( từ Simôn bất định đến Sêpha tảng đá ). Xưng nhận Đức Chúa Jesus là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời. Dù tự tin đến nổi chối Chúa nhưng được phục chức làm người chăn chiên Chúa. 3. Nicôđem: Đến với Chúa mà chưa biết mình cần tái sinh cũng chưa nhận biết Chúa. Được Chúa bày tỏ Ngài là sự ứng nghiệm của biểu tượng rắn đồng. Ngài là Con Đức Chúa Trời đến bày tỏ Đức Chúa Trời, làm Cứu Chúa. Kết quả: Nicôđem bênh vực Chúa trước tòa công luận (GiGa 7:50-51 ) và đã tẩm liệm xác chúa khi các môn đồ Chúa bỏ trốn. 4. Philíp: Được Chúa gọi theo Chúa qua lời giới thiệu của Anhrê-Simôn. Kết quả Philíp đưa Nathanaên đến cùng Chúa. 5. Người đàn bà Samari: Được Chúa dạy về Ngài, về sự ban cho của Đức Chúa Trời đáp ứng nhu cầu thật của mình ( sự tha thứ, nước sống sung mãn ) Kết quả: Bà kinh nghiệm sự tha thứ, xác định nhu cầu thật và trở nên chứng nhân đem dân Samari đến với Chúa. 6. Người mù: Được Chúa chữa lành qua sự vâng phục lời Chúa. Kết quả đã dám biện luận với lãnh đạo tôn giáo về Chúa. Dù bị đuổi khỏi nhà hội nhưng được Chúa tiếp nhận và đã tin nhận Ngài. 7. MathêMari: Yêu Chúa và được Chúa yêu, ban cho quá điều họ cầu xin nhưng phải trả giá bằng sự chờ đợi và đau khổ của sự tang chế. Kết quả: Là người tận hiến, hy sinh, phục vụ Chúa, tôn cao Chúa. 8. Thôma: Được Chúa đáp lời cho gặp Chúa phục sinh. Kết quả: Tôn Chúa là Chủ và là Đức Chúa Trời của mình.
  • 8. 9. Phi lát-Giuđa: Dù được Chúa dạy dỗ, bày tỏ chính Ngài nhưng vẫn vô tín, chỉ nhận Ngài là một con người, một người công chính và dự phần trong việc giết Chúa. VI. BÀI GIẢNG NƠI PHÒNG CAO 1. Tài liệu đặc biệt: 92% chỉ có ở sách Giăng ( 8% ở PÂCộng Quan ). 2. Chúa dạy 2 điều: a. Chúa sắp ra đi, họ không thể theo. Ngài đi sắm chỗ cho họ trong nhà Cha và hứa trởlại đem họ đến ở với Ngài. b. Đức ThánhLinh sẽ đến với họ, làm Đấng yên ủi, giáo sư đưa họ vào mọi lẽ thật, là nguồn quyền năng cho họ làm chứng nhân cho Chúa. VII. NHẬP ĐỀ và KẾT LUẬN a. Nhập đề: 1. Giới thiệu nhân vật chính là “Ngôi Lời”(Đạo), là Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo hóa, ban sự sống, trở nên xác thịt để mặc khải Đức Chúa Trời. 2. Giới thiệu những từ ngữ chính: Sự sống, ánh sáng, bóng tối, làm chứng, tin, chân ly. 3. Giới thiệu cốt truyện: Sự xung đột giữa sáng-tối, khước từ-tiếp nhận, xác thịt-thần linh, luật pháp-ân điển,lẽ thật. b. Kết luận: 1. Tin Chúa là hợp lý (qua sự bày tỏ rõ ràng của chân lý ). 2. Thật lòng tin phải thể hiện bằng sự phục vụ trong tình yêu (GiGa 21:19 ) không phải chỉ xưng nhận Ngài là Đấng Thánh mà phải Yêu mến, tận hiến để phục vụ Đấng đã chết cho mình. SÁCH CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ Đây là sách thứ hai của Luca viết về lịch sử Cơ Đốc giáo mô tả sinh hoạt Hội Thánh sơ khai qua sự chứng kiến tận mắt ( chúng tôi ) và phỏng vấn một số người trong cuộc. I. MỤC ĐÍCH 1. Động cơ Lịch sử: Chúng ta có thể thấy ngay rằng đây là : a. Phần bổ túc: Công vụ bổ túc cho Phúc Âm Luca cùng gởi cho Thêôphilơ. “Luca” chú trọng Điều Chúa làm và dạy, “Công Vụ” ghi lại việc các sứ đồ Chúa đã chọn tiếp tục công tác của Ngài. b. Phần tiếp nối: Cuối “Luca” và Đầu “Công vụ” giống nhau, đều nói về sự thăng thiên của Chúa Jesus và sự giáng lâm của Đức Thánh Linh. c. Phần ký thuật: Luca ghi lại lịch sử của 60-65 năm đầu tiên của Cơ Đốc giáo, ghi lại câu chuyện về Tin Mừng của sự Cứu Rổi bắt đầu từ máng cỏ Bếtlêhem và kéo dài tới kinh đô đế quốc Lamã. 2. Động cơ Giáo lý: Nhấn mạnh giáo lý về thân vị và công tác Đức Thánh Linh.
  • 9. a. Đấng đã hứa: Cựuước đã hứa và Chúa Jesus cũng đã hứa ban (Cong Cv 1:8) b. Đấng làm ứng nghiệm: Ngài chính là năng lực vận động tín hữu làm chứng và hoạt động cho Chúa Jesus. c. Công tác: Ngài hành động trong việc Kỹ luật ( 5 ) Ban khôn ngoan ( 6 ) Hướng dẫn hoạt động (16:6, 7 ) và Kết hợp Hội Thánh gồm người DoThái, người Samari, người ngoại bang. 3. Động cơ Biện giáo: Chống lại DoThái giáo và tinh thần DoThái giáo (15). a. Chính quyền Lamã: Không gây khó khăn, không hãm hại Phaolô, nhưng ông phải chống án lên Hoàng Đế La mã để được xét xử công minh. b. Giáo quyền DoThái: Luôn gây khó khăn, hãm hại các Sứ đồ và Hội Thánh. 4. Động cơ Tiểu sử: Ghi lại những người có công lớn trong việc mở mang, phát triển Hội Thánh, đặc biệt chú trọng đến Phierơ (1-12) và PhaoLô (13- 28). a. Phierơ: Lãnh đạo Hội Thánh Giêrusalem khi mới thành lập trong mọi lãnh vực, ngay cả những cuộc thăm dò vùng đất mới (Samari, Sêsarê). b. PhaoLô: Truyền giảng Tin Lành cho dân Ngọai bang, thành lập Hội Thánh ở các tỉnh lớn Galati, Maxêđoan, chai và Asi. c. Các nhân vật khác: Êtiên, Philíp, Banaba, Giăng Mác, Sila, Timôthê, Aqui la và Bêrítsin, Abôlô. II. BỐ CỤC 1. Câu chìa khóa: Là 1:8 nhấn mạnh hai điểm: Người ( Các Ngươi... ) và Nơi chốn ( Địa bàn hoạt động ). 2. Bố cục: Sau nhập đề nói về Uy nhiệm trạng cho các sứ đồ là các cuộc truyền giảng Tin Lành tại Giêrusalem, Samari-Giuđê, các vùng đất xa và ngay cả tại Sêsarê-Lamã trong xiềng xích, với kết luận Uy nhiệm trạng đã được thực hiện (28:30-31 ). III. TIN LÀNH TẠI GIÊRUSALEM 1. Nhân vật chính: Phierơ giữ vai chính trong nhiều trường hợp khác nhau: Khởi xướng bầu Mathia, Gỉảng bài giảng phi thường 3000 người tin, Chữa lành người què và giảng cho Hội đồng quản hạt DoThái, Lên án Anania-Sa phiara, Chỉ huy bầu cử 7 phó tế... 2. Điểm nồi bật: Là Tinh thần hiệp nhất giữa các CơĐốc đồ trong mọi sinh họat: Cầu nguyện, Lễ ngũ tuần, chia sẻ vật chất, bền lòng làm chứng, học Kinh Thánh hằng ngày. 3. Chấp sự Êtiên: Một anh hùng bảo vệ đức tin can đảm. Tuy trở thành người tuận đạo đầu tiên nhưng ảnh hưởng còn lưu lại mãi nhất là trên Phaolô.
  • 10. IV. TIN LÀNH TẠI GIU ĐÊ VÀ SAMARI 1. Chấp sự PhiLíp: Tản lạc vì bắt bớ, Philíp đến Samari đem kết quả khả quan. HT Giêrusalem hay tin đã cử Phierơ và Giăng đến xác nhận,gây dựng Philíp vâng lời Chúa đi Gaxa dẫn quản lý ngân khố Êthiôpi đến với Chúa... 2. Tin lành cho người ngoại bang: Phierơ đến nhà Cọtnây hoan hỉ chứng kiến gia đình Cọtnây được cứu, được nhận Đức Thánh Linh, được gia nhập Hội Thánh chung với người DoThái và người Samari. 3. Saulơ quy đạo: Biến cố quan trọng biến đồi kẻ hãm hại hàng đầu trở nên kẻ bảo vệ và truyền giảng Tin Lành số một trong lịch sử. V. TIN LÀNH Ở NHỮNG XỨ XA 1. Căn cứ địa truyền giáo: Là Antiốt xứ Syri là thành phố hàng thứ ba sau Lamã và Alexandria 2. HT Antiốt: Phát triển từ khi Banaba đưa Saulơ về hiệp tác gây dựng HT. Tại đây họ bắt đầu được gọi là CơĐốc đồ. Sau chuyến đi Giêrusalem đem đồ cứu trợ, Banaba và Phaolô được Chúa biệt riêng lo truyền giáo VI. CÁC HÀNH TRÌNH CỦA PHAOLÔ 1. Địa điểm: Hành trình I tập trung ở Galati, Hành trình II ở Maxêđoan và Achai, Hành trình III ở tỉnh Asi. Trước tiên Phaolô dành phần lớn thì giờ ở các trung tâm đông dân cư, sau đó mới lan ra các miền chung quanh. 2. Tình huống và Thính giả: Khi thì ở trong nhà hội DoThái, khi thì ở trước nhà cầm quyền ngoại bang, khi thì giảng trong tù. Nhưng trước tiên Phaolô đến với người DoThái rồi sau mới đến các dân tộc khác. 3. Trình bày sứ điệp: Với người DoThái, Phaolô dùng Cựu Ước làm nền tảng. Với người ngoại, ông dùng hiện tượng thiên nhiên quanh họ để mở đầu. 4. Bị bắt và bỏ tù: Sau ba vòng truyền giáo, Phaolô về Giêrusalem, bị vu cáo, bị bắt và bị bỏ tù tại Sêsarê. Tuy nhiên Phao lô lại có cơ hội giảng Tin Lành cho đám đông DoThái, cho Tòa công luận, cho Phêlít, Phêtu và vua Acrípba. Khi đến Lamã, Phaolô dù bị xiềng với một lính gác nhưng vẫn tiếp tục công tác giảng dạy và người nhà Sêsa đã có cơ hội tiếp nhận Tin Mừng cứu rổi. VII. LIÊN HỆ GIỮA CÔNG VỤ VỚI CÁC PHÚC ÂM VÀ THƯ TÍN Công Vụ là gạch nối giữa Phúc Âm và Thư Tín và liên hệ mật thiết với cả hai 1. Hoàn tất câu chuyện Phúc Âm: Thánh vụ sứ đồ tiếp nối Thánh vụ của Chúa Jesus. 2. Ưng nghiệm lời tiên tri của Chúa về Hội Thánh: Mô tả sự hình thành HT ban sơ, các lãnh tụ và sự phát triển thành một cộng đồng thế giới.
  • 11. 3. Dọn đường cho Thư Tín: Cung cấp bối cảnh để hiểu các thư tín với sự thành lập và những nan đề Hội Thánh phải đối diện. 4. Soi sáng nguyên tắc sinh hoạt Hội Thánh: Về Tồ chức, Kỷ luật, Làm chứng, Truyền giáo, Dạy dổ.. nhấn mạnh đến vai trò của Đức Thánh Linh là điều Hội Thánh ban sơ dạy và kinh nghiệm.. CUỘC ĐỜI PHAO LÔ Trong lịch sử HT chưa ai vượt nổi PhaoLô về phương diện sống và viết thư. Ông có một cuộc đời lạ lùng mà mọi người đều chịu ơn ông. I. THÂN THẾ CỦA PHAO LÔ 1. Người Do Thái: Sinh trong gia đình Do Thái ở tại Tạt sơ tỉnh Silisi, chi phái Bêngiamin (Phi Pl 3:5) với giòng máu chiến sĩ (GaGl 1:13 ). Theo gương cha làm người Pharisi (Cong Cv 23:6) nói tiếng Aram, học nghề may trại từ nhỏ (18:3). 2. Tôn Giáo: Tuổi thiếu niên ông đến Giêrusalem học nơi Gamaliên, một giáo sư lỗi lạc thuộc trường phái Hillel (22:3). Ông rất tiến bộ, vượt xa bạn đồng môn, hết lòng sốt sắng về truyền thống tổ phụ (GaGl 1:14). Ông dự phần trong cái chết của Êtiên và bách hại tín đồ tại Giêrusalem và nhiều tỉnh khác. Nhưng ông đã gặp Chúa trên đường đến Đamách. 3. Văn hóa: Saulơ là người Hylạp, quen thuộc với nếp suy nghĩ Hylạp, là một học giả biết nhiều phương ngôn cổ điển và đương thời. Ông lại có ‘Cái nhìn toàn cầu”, có thể trở nên mọi cách như mọi người... (ICo1Cr 9:22). 4. Công dân Lamã: Từ khi mới ra đời (Cong Cv 22:28). Công dân Lamã được nhiều đặc quyền trong sự xét xử (25:11-12), nếu bị tử hình thì chỉ bị chém đầu chứ không bị đóng đinh trên thập tự. II. PHAO LÔ QUY ĐẠO 1. Chống Chúa: Ông bác bỏ niềm tin Cơ Đốc cho rằng Chúa Jesus là Đấng Thiên sai, Con Thượng Đế. Ông đồng tình với đám đông giết Êtiên. 2. Gặp Chúa: Trên đường Đamách, ông đã gặp Chúa Jesus, trò chuyện với Ngài và quy đạo. Từ đó cuộc đời ông thay đổi hoàn toàn trong mối quan hệ mới với Chúa Jesus (GaGl 2:20, Phi Pl 3:7, IICo 2Cr 5:14-19). Ông lui về Ả rập và Đa Mách trong một thời gian trước khi đi Giêrusalem (GaGl 1:16- 19). Sau đó ông trở về quê hương trong khoảng 8-10 năm trước khi được Banaba mời về Antiốt xứ Syri để hầu việc Chúa. III. THÁNH VỤ CỦA PHAO LÔ 1. Thánh vụ truyền giáo: Nhận thức rõ ràng Chúa gọi ông làm sứ đồ cho dân ngoại, ông đã bắt đầu từ Antiốt đi giảng Tin Lành cho các tỉnh Galati,
  • 12. Maxêđoan, Achai và Asi cùng nhiều khu vực nhỏ. Đến đâu ông cũng thiết lập, củng cố và tổ chức Hội Thánh. . Cùng với Banaba, Phierơ, Giacơ và nhiều lãnh tụ, Phaolô đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết Giáo hội nghị Giêrusalem về sự cứu rỗi cho dân ngoại và quan điểm khoáng đạt của ông đã thắng. 2. Thánh vụ viết thư: Có ít nhất 13 trong số những thư từ của Phaolô đã được bảo toàn. Các thư của ông rất đa dạng có thể liệt vào bốn nhóm: a. Thư tín tận thế học: I và II. Têsalônica khoảng 50-51 SC nhấn mạnh giáo lý thời cuối cùng: Sự tái lâm của Chúa và những đòi hỏi nơi người tin. b. Thư tín cứu thục học: I và II. Côrinhtô, Galati và Lamã khoảng 55-58 SC vạch ra nhiều phương diện của sự cứu chuộc: Hai thư Côrinhtô nhấn mạnh áp dụng giáo lý cứu chuộc, Lamã, Galati phản ảnh giáo lý xưng nghĩa và cách biểu minh trong đời sống người Cơ Đốc, c. Thư tín Cơ Đốc học: Côlôse, Philêmôn, Êphêsô và Philíp viết khoảng năm 60-62 còn gọi là Thư tín trong Tù (Cong Cv 28:30-31) trình bày về giáo lý Chúa Jesus Christ rất minh bạch. c. Thư tín Giáo hội học: I và II. Timôthê và Tít viết khoảng năm 63-67 SC đề cập đến giáo lý về Hội Thánh địa phương, còn gọi là Giám mục thư (thư tín mục vụ) nói về trách nhiệm người lãnh đạo Hội Thánh, các viên chức, sự quản trị và các hoạt động của Hội Thánh. I. TÊSALÔNICA I. BỐI CẢNH 1. Thành lập Hội Thánh: PhaoLô đến Têsalônica, thủ phủ Maxêđoan trong hành trình truyền giáo thứ hai. Lúc đầu tốt đẹp nhưng sau bị đả đảo, tố cáo “chống Sêsa, giảng về vua khác là Jesus” (Cong Cv 17:7) và bị đuổi đi. 2. Viết thư: Từ Côrinhtô, Phaolô viết thư cho tín hữu Têsalônica đang bị bắt bớ sau khi được Timôthê cho biết tin mừng về Hội Thánh (ITe1Tx 3:6-10). II. BỐ CỤC 1. Lời chào thăm 1:1 2. Lời cảm tạ 1:2-10 3. Bênh vực Thánh vụ 2:1-3:13 4. Nếp sống Cơ Đốc 4:1-5:24 5. Kết luận 5:25-28. III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Tâm tình: Phao Lô viết thư trong tâm tình một người bạn thân, một cố vấn tinh thần viết cho những người con tinh thần đang gặp hoạn nạn. 2. Khích lệ: Ông nhắc họ về việc chính ông đã từng bị ngược đãi tại thành phố họ (2:1-2 ) và lời ông báo trước cho họ về hoạn nạn (3:4 ). . Ông cho biết tất cả điều đó đều nằm trong mục đích Thượng Đế.
  • 13. 3. An ủi: Bởi thẩm quyền lời Chúa (4:15), Phaolô giải thích về số phận người tin Chúa đã chết và bảo đảm tất cả sẽ gặp Chúa và gặp nhau (4:17). 4. Khuyên dạy: Sự tái lâm của Chúa đòi hỏi họ phải thức canh, sống đạo và mong ước họ thánh khiết không chỗ trách được khi Chúa tái lâm. II. TÊSALÔNICA I. BỐ CỤC 1. Lời chào thăm IITe 2Tx 1:1-2 2. Dự báo về ngày củaChúa 1:3-12 3. Mô tả ngàycủa Chúa 2:1-17 4. Khuyên CN và cư xử tốt đẹp 3:1-16 5. Kết luận 3:17-18. II. MỤC ĐICH VÀ NỘI DUNG 1. Giải đáp thắc mắc: Các tín hữu bối rối bất an về ngày của Chúa, xem đó là ngày hoạn nạn, phán xét và hủy diệt (Gios Gs 1:15-2:11, XaDr 14:1-8 ). Phải chăng tín hữu sẽ cùng chịu đại nạn hay sẽ được cất lên trước ? . PhaoLô cho biết sẽ có một số điều xảy ra trước khi Chúa thi hành sự phán xét trong ngày tận thế: Sự bội đạo(2:3),“Người tội ác” xuất hiện (2:3), vị ngăn trở được cất đi (2:6-7). 2. Giáo huấn: Tín hữu cần tỉnh thức, nhận biết tình trạng mình để củng cố đức tin (2:15) để đủ sức mạnh đương đầu mọi khủng hoảng. 3. Khích lệ: PhaoLô bảo đảm Chúa tể trị mọi sự (1:11-12; 2:13-14), rằng sự tái lâm của Chúa không chỉ đem phán xét mà cũng đem phước lành nữa (Gio Ge 2:28-32, MiMk 4:1-5), bấy giờ họ sẽ ở với Chúa, chia xẻ toàn thắng. 4. Khuyên bảo thực tiển: Nhất là về việc làm ăn lương thiện “Ai không chịu làm việc, đừng cho họ ăn” (IITe 2Tx 3:10). Mọi người phải cùng nhau làm việc và chờ đợi Chúa cách đúng đắn, tích cực. THƯ TÍN PHAO LÔ VỀ CỨU THỤC HỌC (I và II. CÔRINHTÔ ) Thư tín I và II. Côrinhtô được sắp vào loại Cứu thục học vì phần lớn nói về sự cứu rỗi. Hai thư nầy hiệp với Galati và Lamã hợp thành trung tâm của thư tín Phaolô. Tư tưởng trọng tâm của Phaolô là: Niềm tin trong Chúa và sự tận hiến cho Ngài. Thành ngữ “Trong Chúa” được lập đi lập lại, mô tả mối tương giao mới giữa cá nhân được tái tạo với Chúa. Hai thư nầy được viết trong chuyến truyền giáo thứ ba. Thư đầu viết từ Êphêsô (Cong Cv 18:23-21:14) Thư sau có lẽ từ Maxêđoan (IICo 2Cr 2:12, 13; 7:5-7).
  • 14. I. CÔRINHTÔ I. BỐI CẢNH 1. Đến Côrinhtô: Phaolô đến Côrinhtô lần đầu trong chuyến truyền giáo thứ hai (Cong Cv 18:1-17). Trong khi đợi Sila và Timôthê từ Maxêđoan đến, ông ở với Aquila-Bêrítsin, làm nghề may trại và giảng Tin Lành. Khi họ đến Phaolô chuyên tâm giảng dạy rằng Chúa Jesus là Đấng Christ. Bị người DoThái phản đối, ông quay sang người ngoại bang. Kết quả có nhiều người tin Chúa kể cả Cơrítbu là chủ nhà hội. Phaolô dành 18 tháng huấn luyện họ. 2. Lìa Côrinhtô: Phaolô bị người DoThái kéo đến toà án. Nhưng thống đốc Galiô không quan tâm đến tranh biện tôn giáo DoThái khiến Phaolô được tự do. Sau đó ông đi Êphêsô. 3. Cơ hội viết thư: Tại Êphêsô, Phaolô được người nhà Cơlôê báo tin tình hình Hội Thánh Côrinhtô không được tốt (Eph Ep 1:11 ) cũng như nhận thư tín hữu thắc mắc về một số vấn đề nên I. Côrinhtô được viết để đáp ứng tình hình đó. II. BỐ CỤC I. Lời mở đầu ICo1Cr 1:1-9. II. Trả lời báo cáo của Cơlôê 1:10-6:20. III. Trả lời thư Hội Thánh Côrinhtô 7:1-16:9. IV. Kết luận 16:10-24. III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Quan niệm chính: Là sự cứu chuộc phải áp dụng cho nếp sống hàng ngày. Sự sống mới trong Chúa phải toát ra thành nếp sống mới nhờ mối tương giao với Đức Thánh Linh (3:16, 6:11, 19, 20). Đây là điều rất quan trọng vì Côrinhtô lúc ấy là 1 thành phố gian ác, vô luân, bại hoại, thờ Aphrodite là nữ thần ái tình dâm dục của Hylạp với hàng ngàn gái điếm trong đền thờ nữ thần. 2. Thẩm quyền Hội Thánh (3:1-9): Được đề cập vì có nhiều phe nhóm tôn giáo: Phe Phaolô vì Phaolô sáng lập Hội Thánh với giáo lý xưng nghĩa bởi đức tin cùng tự do khỏi luật pháp, phe Abôlô chuộng tri thức, phe Phierơ vì Phierơ là sứ đồ lại có lòng yêu Chúa nhiệtthành, phe Đấng Christ kiêu ngạo thuộc linh là nhóm tệ hơn hết. Phaolô kêu gọi phải sáng suốt tâm linh và phải nhớ rằng họ sẽ chịu trách nhiệm trước Thượng Đế trong hiện tại cũng như trong ngày phán xét (2:1; 3:10-23). 3. Các vấn đề khác: . Hai vấn đề dâm dục và kiện tụng đã được đề cập: Phaolô xử tội dâm dục rất nghiêm khắc nhưng với mục đích “để được lại anh em” (5:1-3). Phaolô cho rằng “kiện tụng” tự nó đã “phải tội rồi” nên phải xử trong Hội Thánh chứ không đưa ra tòa án ngoại đạo. Mục đích để duy trì sự hiệp nhất và tinh
  • 15. tuyền của thân thể Chúa. . Từ chương 7-16 có một số vấn đề liên quan đến vấn đề liên hệ tinh thần giữa tín hữu (7-10) hay với thánh vụ trong Hội Thánh (11-14). Phaolô cũng đề cập đến sự thánh khiết trong hôn nhân. . Vấn đề lương tâm, Phaolô nêu các nguyên tắc hướng dẫn : Không làm vấp phạm người khác (8:9, 13); Không làm trở ngại mà phải hổ trợ cho truyền giảng Tin Lành (9:12, 22); Mọi sự phải làm vì sự vinh hiển Thượng Đế (10:31). . Chương 11 bàn về thánh vụ phụ nữ và điều kiện dự Tiệc Thánh. . Chương 12-14 nói về bản chất và cách sử dụng các ân tứ : Phải hành xử trong tình yêu (13) và làm mọi sự cách đàng hoàng, trật tự (14:40) với lý do mọi tín hữu đều là chi thể của cùng một Thân (12:13-30). . Chương 15 bàn thuần về giáo lý sự phục sinh của thân thể với một thân thể linh thiêng có thể nhận thấy được là niềm hy vọng lớn của tín hữu. . Cuối thư nhắc về sự quyên góp cho tín hữu thiếu thốn tại Giêrusalem. Nên dâng hiến đều đặn, tùy lòng, tuỳ sức mỗi người (16:1-2). II. CÔRINHTÔ I. MỤC ĐÍCH Là bức thư nói nhiều về bản thân Phaolô, bênh vực thánh vụ của ông (1-7), chức vụ sứ đồ (10-13). Chương 8-9 kêu gọi tín hữu làm trọn thiên chức ban phát, vì họ đã chểnh mảng phần nào trong việc quản lý tiền của. II. BỐ CỤC I. Lời chào thăm IICo 2Cr 1:1-2. II. Thánh vụ Cơ Đốc 1:3-7:16. III. Vấn đề dâng hiến 8:1-9:15. IV. Vấn đề người phục vụ Cơ Đốc 10:1-13:30. V. Kết luận 13:1-14. III. BỐI CẢNH 1. Điạ điểm: Phaolô ở Êphêsô chờ Tít về phúc đáp thư đầu tiên quá lâu nên ông đi Trôách mong gặp Tít trở về nhưng không gặp nên ông đi Maxêđoan. 2. Nghe phúc trình: Tại Maxêđoan khi nghe phúc trình của Tít khiến ông vui mừng. Tuy nhiên có một số vấn đề không thuận lợi: Một nhóm Do Thái chống đối (11:2) chỉ trích thẩm quyền Phaolô, khinh bỉ cá nhân ông (10:2, 10). Dù có người đã ăn năn nhưng vẫn còn một số tiếp tục gây áp lực trên ông. Vì thế ông bộc lộ cả tâm tình qua thơ II. Côrinhtô. IV. ĐẶC ĐIỂM Ngoài những điểm về cá nhân, Phaolô còn xác nhận nhiều giáo lý quan trọng: Phẩm tính và công việc của Thượng Đế, đối chiếu giao ước cũ và giao
  • 16. ước mới (ch 3), tình trạng tương lai (5:1-10), thánh vụ giải hòa và sự quản lý tiền bạc của tín hữu (8-9). THƯ TÍN PHAOLÔ về SỰ CỨU RỖI A. Thư GALATI Thư Galati cũng như Lamã nhấn mạnh đến sự Cứu rỗi : “Xưng công bình bởi đức tin đến Đức Chúa Jesus Christ chứ không bởi việc làm luật pháp” Thư Galati cũng chứng minh thẩm quyền sứ đồ của Sđ. Phaolô. I. BỐI CẢNH 1. Thời gian: Có thể là thư sớm nhất của Phaolô, viết sau chuyến TG thứ nhất tại Antiốt xứ Syri, khoảng năm 48-49. 2. Nơi nhận: Galati có thể hiểu theo hai cách : . Lãnh thổ miền đông Tiểu Á nơi người Gaul định cư vào TK thứ 3. . Lãnh thổ do Lamã nới rộng thêm vùng đất phía Nam. II. MỤC ĐÍCH Bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy tín hữu bỏ lòng trung thành với Chúa và với ông. Ông lên án những kẻ “xuyên tạc Tin Lành”. Ông Giãi bày Thượng Đế xưng công bình bởi đức tin chứ không bởi việc làm, và Đấng Christ đã giải thoát ta khỏi sự trói buộc của Luật. Pháp. III. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG A. Lời Mở Đầu (GaGl 1:1-10 ) Không thân thiện như các thư khác, chỉ nhằm bố trí sân khấu. B. Phần Thân Bài (1:11-6:10 ) 1. Tin Lành được mặc khải : Kinh nghiệm bản thân (1:11-2:21 ) a. Mặc khải trực tiếp của Tin Lành cho PhaoLô. 1:11-24 b. Xác nhận chức vụ sứ đồ cho dân ngoại. 2:1-10 c. Ứng dụng Tin Lành cho bản thân. 2:11-21 2. Tin Lành được dự ngôn: Giáo lý Tin Lành không là điều mới lạ. a. Bắt đầu bằng đức tin và nhận Đức Thánh Linh. 3:1-5. b. Ápraham được xưng công bình bởi Đức Tin trước khi ban hành Luật Pháp 3:6-14. c. Lời hứa của Đức Chúa Trời có trước luật pháp. 3:15-22. d. Luật pháp dẫn đến Đấng Christ để làm Con Nuôi Ngài. 3:23-4:7. e. Nguy cơ sự xiêu lạc. 4:8-20. f. Ysác, con trai người nữ tự chủ mới được kế tự. 4:21-31. 3. Tin Lành ứng dụng: Tinlành hành động trong đời sống. 5:1-6:10;.. Tin Lành giải thoát ta khỏi xiềng xích tội lỗi, chiến thắng xác thịt và biểu lộ hành động công chính. Tất cả là nhờ Thánh Linh 5:25. C. Phần Kết Luận (6:11-18 ) Vấn đề quan trọng là trở nên người mới vì tội
  • 17. nhân nhờ Đức Tin, chẳng những được ở trong Địa Vị công chính mà còn có thể nhờ Năng lực ĐTL để làm công việc T. Đế. B. Thư LAMÃ Trung tâm “Tin Lành” là Chúa Cứu Thế sẽ cứu chuộc dân Ngài. Trong thư Lamã, Phao Lô định nghĩa và quảng diễn chủ đề Cứu Chuộc thứ tự và chi tiết hơn hết trong cả Tân Ước. I. BỐI CẢNH Phaolô ước ao đi thăm các tín hữu tại Lamã để củng cố đức tin họ, nên trong chuyến truyền giáo thứ 3 trước khi lìa Côrinhtô, ông viết thư Lamã thay cho cuộc thăm viếng và gửi thư qua Phêbê. II. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG Với chủ đề “Sự Cứu Chuộc” được triển khai qua 5 phương diện : A. Phần Nhập Đề. RoRm 1:1-17. Vừa có tính cách cá nhân (Ông là nô lệ của Chúa, là sứ đồ, là người được ủy nhiệm đến các dân tộc, là người cầu nguyện, làm việc hăng say, không hổ thẹn về sứ điệp) vừa có tính cách thần học ( Tin Lành đã được Cựu Ước dự ngôn, tập trung trong Con Thượng Đế, là quyền năng đem sự cứu rỗi cho kẻ Tin và bày tỏ sự công chính Thượng Đế cho người trung thành ). B. Phần Thân Bài. 1:18-15:13 1. Nhu cầu được cứu chuộc. 1:18-3:20. . Vạch rõ tình trạng tội lỗi con người ( người ngoại bang, người DoThái và cả nhân loại vì cớ lìa bỏ Thượng Đế, thờ hình tượng và bị Thượng Đế bỏ mặc). . Chứng minh nhu cầu phổ quát của sự cứu rỗi ( Chính họ tự lên án, hoặc bị luật pháp hoặc lương tâm lên án nghĩa là mọi người đều có tội trước sự công chính của T. Đế nên phải bị phán xét ). 2. Sự cung ứng của Thượng Đế. 3:21-5:21 . Bởi công tác cứu chuộc của ĐCJC, T. Đế xưng kẻ có tội là vô tội. . Kẻ có tội được xưng công chính bởi đức tin đến Đức Chúa Jesus Christ. . Apraham được xưng công chính cũng chỉ bởi đức tin vì lúc ấy chưa có phép cắt bì và luật pháp. 3. Hiệu quả của sự cứu chuộc. 6:1-8:39 . Sẽ có một cuộc sống mới 6:11, một hướng đi mới 6:12-14. . Dù bản tính cũ vẫn đòi hỏi chủ trị 7:24, Đức Thánh Linh hành động sẽ đem chiến thắng. Ngài ban quyền năng, cầu thay và ân điển đầy đủ. 4. Phạm vi của sự cứu chuộc. 9:1-11:36 . Sứ điệp phổ quát cho cả người DoThái lẫn ngoại bang. . Tin Lành đến với mọi người và “ai kêu cầu Danh Chúa sẽ được cứu”. 5. Bông trái của sự cứu chuộc. 12:1-15:13
  • 18. . Người được cứu phải dâng hiến trọn vẹn cho Chúa. 12:1, 2. . Phải hoàn thành trách nhiệm phục vụ trong Hội Thánh 12:3-8. . Phải giữ mối giao hảo tốt đẹp với tín hữu khác 12:9-21. . Phải hoàn thành trách nhiệm với chính quyền, xã hội 13:1-14. C. Phần Kết Luận. 15:14-16:27 có tính cách cá nhân, nói về hy vọng thăm Lamã với một danh sách chào thăm anh em trong Chúa. THƯ TÍN TRONG TÙ của PHAOLÔ Côlôse-Philêmôn-Êphêsô-Philíp Thời gian Phaolô ở tù tại Lamã là một thời gian rất phong phú : Nó cho ông có cơ hội gặp các gia đình hoàng tộc (Phi Pl 1:13, 4:22 ) và Viết 4 “Thư Tín trong Tù” sâu sắc, tán dương Chúa hơn hết. Thư CÔLÔSE . HT Côlôse không do Phaolô lập ra nhưng có lẽ được thành lập lúc Phaolô ở Êphêsô huấn luyện nhiều tín hữu ra đi giảng Tin Lành. . Êphápra được mô tả là “bạn đồng sự yêu dấu” trung thành, phục vụ Chúa với Phaolô. I. BỐI CẢNH . Thành phố Côlôse nhỏ và kém quan trọng hơn Êphêsô, nằm trong nội địa, gần Laođixê, nằm trên đường giao thương Đông Tây. . Côlôse chịu ảnh hưởng nhiều ý thức hệ đối chọi nhau :“Tà giáo Côlôse”pha trộn DoThái giáo và Trí huệ giáo, hạ giá ngôi vị và công tác của Chúa Jesus. II. SO SÁNH VỚI THƯ ÊPHÊSÔ Rất giống nhau như “cặp song sinh” trong Tân Ước. 1. Giống Nhau: . Nhấn mạnh điạ vị của Đấng Christ và HT là thân thể Ngài. . Ap dụng Tin Lành trong thực tế : Kêu gọi diệt trừ người cũ và phải làm trọn mọi trách nhiệm trong gia đình. 2. Khác nhau : Côlôse chú trọng vào địa vị hàng đầu của Đấng Christ. Êphêsô chú trọng vào bản chất của Hội Thánh. Lời khuyên bổn phận gia đình ở Êphêsô ngắn hơn Côlôse vì Êphêsô nhấn mạnh liên hệ vợ chồng, dùng hình ảnh Chúa và Hội Thánh. III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Nhấn mạnh địa vị ưu việt của Đấng Christ trong 4 mối tương quan Với Thượng Đế CoCl 1:15, Với Tạo vật 1:16-17, Với Hội Thánh 1:18 và Với công cuộc cứu chuộc 1:19-23. 2. Phân tích sự sai lầm của Giáo lý Giả 2:8-3:5 . Triết học duy lý chốibỏ sự mặc khải 2:8 nhưng Đức Chúa Jesus là Thượng
  • 19. Đế đầy đủ. . Tôn giáo duy luật 2:16 nhưng Đức Chúa Jesus là Đấng ban tự do vì Ngài đã làm ứng nghiệm những biểu trưng trong nghi lễ tôn giáo 2:17. . Khiêm nhường giả hiệu : Thờ lạy thiên sứ thay vì thờ lạy Đấng Christ là đầu 2:18-19. 3. Nhấn mạnh sự cần yếu của nếp sống mới 3:5-17 Người nào có lời Chúa đầy lòng sẽ tỏ ra bằng chứng của sự sống mới, nhất là trong mối quan hệ trong gia đình: Vợ phục tòng Chồng, Chồng yêu thương vợ, Con cái vâng lời Cha Mẹ, Cha không chọc giận con cái, Đầy tớ vâng phục chủ, Chủ công bình với đầy tớ, mọi người vâng phục Chúa. Như vậy, “Đấng Christ tối ưu trong giáo lý cũng tối ưu trong sinh hoạt hằng ngày ” Thư PHILÊMÔN I. BỐI CẢNH . Một thí dụ điển hình trong cách giao thiệp của Phaolô. . Một bức thư Cơđốc, nhờ giúp nhau trong mối liên hệ với Chúa, với nhau. . Thư Philêmôn đi kèm với thư Côlôse. II. MỤC ĐÍCH Phaolô minh giải : . Nguyên lý sự tha thứ và phục hồi trên căn bản thay thế để xin Philêmôn tha cho Ônêsim, nhận lại như anh em yêu dấu . Nguyên lý quy kết (Công tác một người được kể cho người khác) Thư ÊPHÊSÔ I. BỐI CẢNH a. Tp Êphêsô tự cho là hàng đầu Asi dù Bẹt Găm mới là Thủ phủ. . Là trung tâm thương mãi, tri thức và tôn giáo (Kỳquan Diane ). b. HT Êphêsô: Do Phaolô sáng lập và củng cố trong hơn 2 năm. . Có thể ăn “thức ăn cứng” Eph Ep 1:3-14 và vấn đề tà linh... . Timôthê được đặt lại để tiếp nối công tác,đối đầu các giáo sư giả. . “Bỏ lòng kính mến ban đầu” nên bị cất chơn đèn ! II. BỐ CỤC Chủ đề trung tâm “HT là Thân Thể của Đấng Christ ” : Sau lời chào thăm 1:1-2. Sđ Phaolô nói về : . HT trong mục đích Thượng Đế 1:3-14. HT và quyền năng T. Đế 1:15-2:10 . HT là nhà Thượng Đế 2:11-22. HT là mặc khải của Thượng Đế 3:1-13 . HT là sự đầy trọn của Tđế 3:14-21. HT và tiêu chuẩn Thượng Đế 4:1-6:9 . HT và khí giới Thượng Đế 6:10-20 và Kết luận 6:21-24 III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Nhấn mạnh độc giả, người Tin Chúa là Thánh (Địa vị trong Đấng Christ) và Trung Tín (Đặc tính trước mặt Thượng Đế).
  • 20. 2. HT được hình thành: Là do Sự Tuyển lựa, Tiền định, được Cứu chuộc, đóng ấn bằng Thánh Linh để thuộc về Thượng Đế hoàn toàn 1:14. 3. Bởi quyền năng T,Đế, HT được kêu gọi trở nên Nhà lớn gồm cả Do Thái lẫn Ngoại bang chung hưởng gia tài phong phú 3:1-13. 4. Người CơĐốc phải Bước Đi xứng đáng trong sự Yêu thương, thánh khiết, khôn ngoan như chi thể của thân Chúa. 5. Phải Chiến tranh (nguyên văn là Đấu vật, cận chiến) với thế lực tối tăm bằng khí giới Thượng Đế trên đất 6:10-20 dù biết mình đang ở các nơi trên trời. Thư PHILÍP Đức tin mạnh mẽ trong Chúa khiến niềm vui tỏa ra dù ở trong nghịch cảnh. Đặc điểm của Thư là Phi Pl 4:4. I. BỐI CẢNH a. Thành Philíp: Là Thành Âu Châu đầu tiên nghe Tin Lành, . Nổi tiếng với trận đánh giữa Octavian và Anthony với Brutus và Cassius. Octavian thắng trận ban quy chế thuộc địa Lama. . Đường giao thương đông tây Via Egnatia đi ngang qua Philíp. b. HT Philíp: Thành viên đầu tiên là Lyđi và gia đình, kế đến là cai ngục khi Phaolô Sila ca hát trong tù. Nay Phaolô lại ở tù viết thư tỏa ra niềm vui trong Chúa. Thật đúng “Sống là Christ” 1:21. II. BỐ CỤC Không rõ ràng lắm vì đề cập đến nhiều cá nhân. Tuy nhiên chủ đề là “Tin Lành ” và chữ chìa khóa là “Vui Mừng ” III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Khuyên hiệp một trong khiêm nhường và trưởng thành trong Chúa với một số áp dụng cá nhân. 2. Phần giáo lý bàn về sự nhập thể và tôn cao của Chúa Jesus và áp dụng trên Phaolô: Chúa luôn được tôn cao trong đau khổ 1:12-26, trong cuộc sống cá nhân 2:1-5, trong ước vọng 3:7-14, và trong nếp thanh bạch của ông 4:10- 18. 3. Gương sống của Chúa Jesus: Con đường hạ mình dẫn đến địa vị cao quý. Ngài là Đấng Phaolô ước ao được biết mỗi ngày 3:10 và là “Đấng sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống thân thể vinh hiển ngài” 3:20-21 THƯ TÍN MỤC VỤ của PHAOLÔ I. Timôthê. Tít. II. Timôthê Nhóm thư tín cuối cùng của cuộc đời Phaolô khoảng năm 63-67 được gọi là thư tín Mục vụ vì nhấn mạnh trách nhiệm và chức năng của Mục sư. Dù các học giả không đồng ý nhau về tác giả nhưng theo nội dung bức thư
  • 21. phản chiếu những ngày cuối đời của Phaolô nên chúng ta có thể xem tác giả là Phaolô. I. TIMÔTHÊ I. BỐI CẢNH 1. Timôthê quy đạo: Khi Phaolô giảng lần đầu tại Galati và tên tuổi được ghi từ Cong Cv 16:1. Dù cha là người Hylạp nhưng Timôthê được mẹ và bà ngoại dưỡng dục, dạy ông về Cựu Ước từ khi thơ ấu. Khi quy đạo, Timôthê được các anh em ở Lít trơ và Ycôni làm chứng tốt (16:2 ). 2. Liên hệ với Phaolô: Timôthê tháp tùng Phaolô và được để lại tại Êphêsô để chỉnh đốn công việc HT về giáo lý và tổ chức. Phaolô gọi Timôthê là “Con thật của ta trong đức tin” là “Con yêu dấu của ta”. Từ Lamã Phaolô viết thư cho Timôthê yêu cầu Timôthê đem Giăng Mác cùng đến thăm ông. 3. Nhận định về Timôthê: Timôthê là người làm việc cần mẫn, trung tín, rất thân thiết với Phaolô (Phi Pl 2:19-20 ) rất được Phaolô tín nhiệm. Tính Timôthê nhút nhát nên được Phaolô khuyến khích thúc giục. Là “Người của Thượng Đế” (6:11 ) Timôthê được khuyến khích theo gương Chúa là Đấng được Philát làm chứng tốt và khuyên giữ lấy điều đã ủy thác cho mình. II. MỤC ĐÍCH 1. Một mặt nhấn mạnh trách nhiệm Timôthê phải làm tròn để phục vụ Chúa, làm gương cho kẻ khác 2. Mặt khác nhấn mạnh việc dạy dỗ tổ chức quản lý Hội Thánh III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CĂN BẢN 1. HT lý tưởng phải là HT có nếp sống Cầu nguyện đàng hoàng: Phaolô nêu những vấn đề cầu nguyện và những chức năng riêng biệt của nam và nữ và đàn ông được quy định giữ chức vụ dạy dỗ và điều hành. 2. HT lý tưởng phải là HT có tổ chức đàng hoàng: Ông nêu những điều kiện kàm trưởng lão, chấp sự với những điều kiện về đạo đức, tâm linh cùng nêu những công tác phải thi hành. 3. HT lý tưởng phải là HT được quản trị đàng hoàng: Ông chú trọng đến việc chăm sóc các góa phụ. Ông ban huấn thị về công việc các trưởng lão, giáo sư, tôi tớ. Mỗi người phải chu tiàn trách nhiệm mình trước mặt Chúa. TÍT I. BỐI CẢNH 1. Tít quy đạo: Tít là người Hylạp ở Antiốt xứ Syri được Phaolô dẫn đến Chúa, được Phaolô gọi là “Con thật trong đức tin chung”. Tít có đi theo Phaolô lên Giêrusalem như một điển hình về người ngoại bang trở thành Cơđốc đồ mà không cần làm cắt bì (GaGl 2:1-3 ). Tít không thấy xuất hiện trong Công vụ. 2. Chuyên gia giải quyết công việc: Khi Côrinhtô lộn xộn, Tít được phái đến
  • 22. và đã trở về đem tin mừng (IICo 2Cr 7:6-16 ). Tít lại được phái tới xem việc quyên góp giúp HT Giêrusalem. Tít cũng được phái đến Đamati (IITi 2Tm 4:10 ) 3. Công tác tại Cơrết: Được Phaolô để lại Cơrết để sắp đặt mọi việc và chỉ định trưởng lão. Tít phải chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và dạy dỗ. II. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Nan đề Tại Cơrết: a. Nan đề chính do các giáo sư giả là kẻ “chẳng chịu vâng phục, nói hư không, phỉnh dỗ”: Họ dạy chuyện hoang đường đưa vào những nghi vấn, tranh chấp dại dột về gia phổ, luật pháp. b. Nan đề thứ hai là nếp sống lơi lỏng đạo đức của người Cơrết (Tit Tt 1:12- 13 ). c. Nan đề thứ ba là tinh thần lười nhát của vài người trong hội thánh. 2. Giải quyết Nan đề: a. Chủ đề thư là “Giáo lý lành mạnh” nhấn mạnh lời Chúa là căn bản cho nếp sống Cơđốc. Tiếp nhận giáo lý nầy sẽ tiến đến làm việc lành không phải để được cứu (3:5 ) mà là bằng chứng đã được cứu. b. Giáo lý Cứu rỗi là trung tâm: Ân huệ của Chúa không những cứu rỗi đưa vào sự thay đổi tâm tính mà còn ban niềm hy vọng hạnh phúc. c. Giáo lý về Thượng Đế cũng được nhấn mạnh về Ba ngôi Đức Chúa Trời với Bốn chữ quan trọng liên quan đến sự cứu rỗi: Nhân Từ, Yêu Thương (3:4 ) Thương Xót ( c. 5 ) và Ân huệ ( c. 7 ) d. Huấn thị về viên chức HT chỉ đề cập đến Trưởng lão ( Giám mục ) với ba điều kiện: Đức tính cao quý, Sống Gương mẫu và Khả năng làm việc. với mục đích làm tôn quý đạo Thượng Đế chúng ta trong mọi sự (2:7, 10 ). II. TIMÔTHÊ I. BỐI CẢNH 1. Phaolô viết thư trong lúc đợi tử hình chứ không mong được thả (IITi 2Tm 4:6 ). 2. Theo truyền khẩu thì Phaolô bị giam trong ngục Mamertine ở Lamã với điều kiện khắt khe hơn tình trạng được ghi trong Cong Cv 28:30. II. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Lời cuối của Phaolô trong Tân Ước: Mô tả cách Phaolô đối diện với cái chết trong cô đơn vì chẳng có ai ở với ông ngoài Luca. 2. Tâm tình đối với Timôthê và công tác mục vụ tại Êphêsô: Một bức thư khuyên nhủ có tính cách cá nhân với đầy lời khuyên rải rác khắp thư : Hãy nhen ơn ban, hãy chịu khỗ, hãy giữ, hãy truyền đạt, hãy chuyên tâm. Tránh dâm dục tuổi trẻ, đừng hổ thẹn.... để hoàn thành thánh vụ. III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÁNH
  • 23. 1. Thánh vụ Cơ Đốc: Được làm sáng tỏ qua nhiều hình bóng, nhiều khía cạnh: Là Con phải mạnh mẽ hoạt động. Là Lính phải chịu khổ vâng lệnh làm vừa lòng cấp trên. Là Lực sĩ phải theo đúng luật lệ. Là Nông dân phải cần mẫn, chờ đợi. Là người làm công phải chuyên tâm, Là cái bình phải lấy làm vinh dự sẵn sàng cho chủ, Là đầy tớ phải nhu thuận, giúp ích.. 2. Tính chất Kinh Thánh: Mang bản chất thiên thượng để Soi sáng đưa con người vào sự cứu rỗi, để trang bị đầy đủ cho người của Thượng Đế 3. Lời nhắn nhủ: Yêu cầu Timôthê đến trước mùa đông vì ông cần áo ấm và sách để đọc chứng tỏ đến cuối đời Phaolô vẫn hoạt động và minh mẫn, ông kết kuận về cuộc đời là đã “Đánh trận tốt lành, đã xong cuộc chạy, đã giữ được đức tin” và đang chờ nhận mão miện công chính dành cho những kẻ yêu mến sự hiện đến của Chúa. HỘI THÁNH và SỰ ĐAU KHỔ Giacơ. Hêbơrơ. I. Phierơ 1. Tình trạng chung: Thế kỷ đầu, nhiều nơi nhiều lúc HT phải chịu đau khổ thiệt hai do nhiều nguồn gốc khác nhau dễ khiến nản lòng hoang mang. 2. Giacơ: Sách sớm nhất phản ánh sự thử thách HT phải đối diện ngay từ lúc hình thành: Thử thách bên ngoài lẫn bên trong với sự viện dẫn gương chịu khổ của các tiên tri và Gióp mà khuyên tín hữu tha hương hãy cầu nguyện. 3. Hêbơrơ: Giục tín hữu chịu khổ cứ vững bước tiến tới trước bao áp lực nặng nề. Bức thư phản ánh hoàn cảng cuối đời Nêrông. 4. I. Phierơ: Dùng chữ “chịu khổ” 17 lần cho Chúa và cho dân Ngài. Cơn bách hại cuả Nêrông 63-65 ảnh hưởng đến nhiều nơi. Phierơ giúp tín hữu một quan điểm đúng đắn về đau khổ để đem lại hy vọng cho họ. GIACƠ I. TỔNG QUAN 1. Sách thực tế nhất: Bàn về những vấn đề xãy ra hằng ngày: Nói năng, làm ăn, buôn bán, quan hệ chủ tớ, anh em với nhau... 2. Đức tin ứng dụng: Giacơ dạy phương pháp trắc nghiệm đức tin chân giả và cách áp dụng đức tin trong mọi lãnh vực đời sống. II. TÁC GIẢ 1. Tự giới thiệu: Giacơ, tôi tớ của Thượng Đế và của Chúa Jesus 2. Tác giả: Có nhiều người tên là Giacơ, theo truyền thuyết là Giacơ em Chúa . Giacơ, con Xêbêđê đã tử đạo rất sớm do Hêrốt Acrípba I ( trước 44 ). . Giacơ con Aphê cũng là sứ đồ nhưng không được KT đề cầp đến. . Giacơ, cha của Giuđa íchcariốt cũng không được nói đến. . Giacơ em Chúa trước là người vô tín nhưng có mặt trong buổi nhóm CN
  • 24. đầu tiên và sau khi Phierơ đi thì Giacơ lãnh đạo HT Giêrusalem, được xem là cột trụ của HT (Cong Cv 15:1-41; GaGl 2:9). Ông tuận đạo dưới tay người DoThái năm 62. 3. Giacơ, Em Chúa: Là người rất sùng kính quan tân đến việc tín đồ sống đạo. Ông là người cầu nguyện và dạy tín hữu cầu nguyện. Quan điểm ông giống Chúa, nhất là bài giảng trên núi. Giacơ luận về đức tin là trung tâm sinh hoạt của mỗi tín hữu. III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Mở đầu: Nhấn mạnh sự vui mừng trọn vẹn giữa những đau khổ cũng như Phaolô nhấn mạnh sự vui mừng và cảm tạ trong mọi hoàn cảnh. 2. Vấn đề Thử Thách: Mục đích thử thách là đem nhẫn nhục và trọn lành. Cám dỗ hay thử thách gồm “áp lực bên ngoài” do Chúa cho phép để tôi luyện đức tin và “Tư dục bên trong” không do Chúa nhưng do bản chất tội lỗi. Tuy nhiên chiến thắng sẽ đem phần thưởng với sựvui mừng trọn vẹn. 3. Đức tin và việc làm: : Đức tin thật phải sinh sản vì đã sống thì phải động. Đức tin không việc làm là đức tin chết là giả. . Không mâu thuẩn với RoRm 4:1-25 nhấn mạnh cái nhìn của Chúa vào lòng Apra ham còn Giacơ nhấn mạnh thể hiện bên ngoài cho người ta thấy . Không mâu thuẩn với Eph Ep 2:8 nhấn mạnh điều kiện được cứu là Đức Tin còn Giacơ bổ túc giải thích thế nào là Đức tin thật để được cứu. Giacơ nhấn mạnh đức tin thực nghiệm là đức tin liên kết với những thực tế cuộc sống như cách dùng lưỡi, hoạch định làm ăn, sự cầu nguyện... HÊBƠRƠ I. CHỦ ĐỀ 1. Trọng tâm là Kêu gọi tín hữu Tiến mạnh đến chỗ Trọn Lành đừng trở lại cuộc sống cu. 2. Cảnh cáo về nguy cơ của sự Vô Tín, Âu trĩ và Bội đạo. 3. Nhấn mạnh địa vị ưu việt của Chúa Jesus vượt trên loài người, thiên sứ, nghi lễ vì Ngài là mặc khải tối hậu của Thựơng Đế, là Trung bảo giữa giao ước cũ và giao ước mới. II. TÁC GIẢ 1. Phao Lô: Về giáo lý giống Phaolô có nhắc đến Timôthê, chân lý người công bình sống bởi đức tin. Nhưng văn thể hoàn toàn khác Phaolô và thường trích dẫn bản Bảy mươi, xem luật pháp là cái bóng khác với Phaolô(GaGl 3:13). 2. Banaba, Luca, Abôlô: Vì lối hành văn và một số chi tiết khác nhưng không có lý cớ xác đáng nên mọi người đều đồng ý với Origen rằng “Ai viết thư nầy, chỉ có Chúa là biết chắc”. III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
  • 25. 1. Lưỡng đề: Hai chủ đề song song là Sự cao trọng của Chúa Jesus và Cuộc sống đức tin của các tín hữu. 2. Lời mở đầu: Tóm tắt toàn bộ mặc khải của Thượng Đế: Thượng Đế phán qua các tiên tri Cựu Ước rồi Ngài phán qua Con Ngài và cao điểm mặc khải là trong Con Ngài : Đấng Thừa kế, Đấng Tạo hóa, Đấng Thiêng liêng, Đấng Bảo toàn, Đấng Cứu chuộc, hiện đang ở bên hữu Đấng Tôn nghiêm làm Thầy Thượng Tế cho chúng ta. 3. Chủ đề Đức Tin: Đức tin là lối sống cao trọng với gương các thánh Cựu Ước những anh hùng đức tin bước đi với Thượng Đế và sống chết với lời hứa của Ngài. Nhấn mạnh Chúa Jesus là gương lớn hơn hết là Tác giả và Đấng hoàn thiện Đức tin. Cuối cùng khuyên nhìn xem Chúa Jesus và học biết rằng Chúa cho phép ta gặp thử thách, sửa dạy là để trưởng dưỡng chúng ta là con cái thật của Ngài để đưa ta đến trưởng thành trọn vẹn. 4. Lời cảnh cáo: Tóm tắt trong HeDt 12:25. Trước tiên cảnh cáo về sự Thờ Ơ (2:1-4) và cuối cùng cảnh cáo về sự từ chối những gì Chúa đã phán truyền. Trưng dẫn gương dân DoThái trong đồng vắng vô tín, bội nghịch, phạm tội và cảnh cáo về sự vấp ngã không còn cơ hội ăn năn, không còn sinh tế chuộc tội Có 13 lời khuyên tín hữu lớn lên trong đức tin và tiến tới thay vì thụt lùi. I. PHIERƠ I. BỐI CẢNH 1. Độc giả: Người được chọn đang ở tản lạc, đang chịu hoạn nạn bắt bớ 2. Đau khổ: Dùng 10 lần chỉ về số phận của tín đồ. Thử thách chép hai lần. 3. Hy vọng: Chúa có chủ đích khi Ngài cho phép khó khăn trên chúng ta II. TÁC GIẢ 1. Quy đạo: Phierơ là ngư phủ quê ở Bếtsaiđa, được em là Anhrê đưa đến gặp Chúa, được Chúa đổi tên. Ông bỏ nghề chài lưới để đi theo Chúa. 2. Sứ đồ: Được Chúa chọn làm sứ đồ và cùng với anh em Giacơ là bộ ba thân cận của Chúa nhưng vì quá tự tin vào lòng trung thành của mình ông đã thất bại cay đắng nhưng đã ăn năn, được Chúa phục hồi chức vu. 3. Lãnh tụ Hội Thánh: Là thủ lãnh, dạn dĩ xuất hiện trong các công tác giảng đạo, bênh vực, chấn chỉnh HT và khi về già ông viết thư cho HT khuyên tín hữu “hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Chúa vì Ngài hay săn sóc anh em”. III. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Chịu khổ: “Là điều anh em được gọi đến vì Chúa đã chịu khổ để lại gương cho anh em noi theo”. Lý do: Chứng tỏ đức tin thật và để chúng ta được khen ngợi. Chịu khổ vì điều nghĩa là một vinh hạnh vì Chúa đã chịu khổ. Dự phần đau khổ với Chúa sẽ chung hưởng niềm vui với Ngài. 2. Lời khuyên: Hãy “Chịu khổ theo ý Đức Chúa Trời” là cứ làm lành, giao
  • 26. thác linh hồn mình cho Đấng Tạo hóa thành tín. 3. Hy vọng: Chính Chúa sẽ làm cho anh em toàn hão, vững lập và mạnh mẻ. Ngài sẽ đưa anh em vào hy vọng sống, bảo vệ anh em, dành phần gia tài cho anh em chung hưởng vinh quang với Ngài. Hy vọng sống thực đến nỗi tạo cơ hội cho anh em làm chứng nhân cho Chúa. 4. Mệnh lệnh: Phierơ thường dùng mệnh lệnh cách vì Sống cho Thượng Đế là một đòi hỏi thật sự. Đó cũng là cách bày tỏ tình yêu đối với Chúa, vâng phục điều răn Chúa dạy về thái độ đối với Chúa và với anh em mình. HỘI THÁNH VÀ TÀ GIÁO II. Phierơ. Giuđe. I. II. III. Giăng . Năm bức thư ngắn nầy cùng quan tâm đến những điều dạy dỗ giả trá về giáo lý và luân lý Cơ Đốc. . II. Phierơ và Giuđe cảnh cáo kẻ khinh thị quyền bính của Chúa và lời Ngài. . Ba bức thư của Giăng ( vô danh ) chống lại Trí huệ giáo lúc ấy đã là giáo lý có hệ thống. Họ cho mình có tri thức thần bí hơn người để đạt sự cứu rỗi với quan niệm lệch lạc về Chúa Jesus và bản chất vạn vật. Giăng gọi đó là “Tinh thần chống Đấng Christ” (IGi1Ga 4:1-3 ). II. PHIERƠ I. TÁC GIẢ 1. Được công nhận: Chậm nhất vào bộ tuyển kinh ( canon ) vì không nói đến người nhận,văn phạm bút pháp thô sơ, lại có sự trùng hợp giữa chương 2 và thư Giuđe. Được hội đồng Laodicca (363. SC) và Carthage (397. SC) chính thức nhận vào bộ tuyển kinh. 2. Tác giả: Người viết nhận mình là Simôn Phierơ, tôi tớ và sứ đồ của Đấng Christ. Ông nhắc đến biến cố hóa hình. Ông dùng từ ngữ của ngư phủ trong IIPhi 2Pr 2:14, 18. Ông nói đây là thư thứ hai (3:1) nên có thể nhận Phierơ là tác giả. II. CHỦ ĐỀ 1. Chữ chìa khoá: Là “Tri Thức” xuất hiện 12 lần với nhiều dạng khác nhau. Muốn đánh đổ giáo lý giả phải có tri thức về chân lý. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhớ lại một số chân lý quan trọng. 2. Chủ đề: Lời của Thượng Đế là chân thật và là tiêu chuẩn cho nếp sống Cơ Đốc. III. BỐ CỤC I. Nhập đề 1:1-2 II. Tri thức và nếp sống Cơ Đốc 1:3-11 III. Tri thức và Lời Thượng Đế 1:12-21 IV. Tri thức và giáo lý giả 2:1-22
  • 27. V. Tri thức và Chúa tái lâm 3:1-13 VI. Kết luận: Đứng vững và lớn lên IV. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG 1. Lời mở đầu: Trách nhiệm người tin là phải tự tìm đến nguồn cung ứng thiên thượng để khỏi ươn lười và không kết quả trong sự thông biết Chúa. 2. Phần giải luận chính gồm ba vấn đề quan trọng: . Thứ Nhất: Lời Thượng Đế bởi Đức Thánh Linh ban cho (1:20-21). có thẩm quyền nên phải chú tâm đến. . Thứ Hai: Con đường giáo sư giả cùng kẻ theo họ chối bỏ Đấng Chủ tể đã chuộc họ sẽ dẫn đến phán xét như các tội nhân thời Cựu Ước. . Thứ Ba: Sự Tái lâm của Chúa bày tỏ uy danh và mục đích của Ngài. Phierơ lưu ý: Trước mặt Chúa ngàn năm như một ngày và Chúa nhịn nhục vì không muốn ai chết mất. 3. Lời kêu gọi: Hãy chuyên cần sống cho thuận hòa, không tì vết trước mặt Chúa. Hãy lớn lên trong ân điển và trong sự thông biết Chúa. GIUĐE Một trong những điểm khác nhau giữa Giuđe và II. Phierơ là: Phierơ tiên liệu “sẽ có giáo sư giả” còn Giuđe cho thấy tình trạng đang xãy ra “có vài kẻ lén vào”. Như thế Giuđe phải viết sau II. Phierơ, độ năm 75-80. SC. I. TÁC GIẢ 1. Giuđe “em Giacơ ”: Là một trong những em cùng mẹ với Chúa Jesus (Mat Mt 13:55). Lúc đầu chống đối nhưng sau họ trở thành tín hữu (Cong Cv 1:14). 2. Giuđe “tôi tớ của Đức Chúa Jesus Christ ”: Ý thức đúng vị trí của mình. II. CHỦ ĐỀ 1. “Đức Tin” đã truyền cho các thánh một lần đủ cả: “Đức Tin” ở đây chỉ toàn bộ giáo lý đã được Hội Thánh lúc ấy công nhận, đó là Tin Lành mà Thượng Đế uỷ thác cho Hội Thánh bảo vệ. 2. Giáo lý không tách rời khỏi đời sống: Giáo lý phải dẫn đến đời sống thánh thiện. Giuđe đánh tan chủ nghĩa tự do phóng túng khiến người ta không đặt Chúa đúng chỗ trong đời sống Cơ Đốc nhân. III. BỐ CỤC I. Chào thăm Giu Gd 1:1-2 II. Lời khuyên: Bảo vệ đức tin 1:3-4 III. Minh giải:Tẻ tách đức tin 1:5-16 IV. Khuyên nhủ:Tiến bộ trong đức tin 1:17-23 V. Kết Luận: Lời ca tụng 1:24-25. IV. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG Cũng như II. Phierơ, Giuđe dùng Cựu Ước để soi sáng tình trạng vô đạo và
  • 28. sự phán xét của Thượng Đế trên họ. Sau đây là bảng đối chiếu với cây sự sống. Tất cả được thanh tẩy và phục hồi vẻ đẹp để cuối cùng “Thượng Đế là mọi sự trong mọi sự”.