SlideShare a Scribd company logo
1 of 305
Download to read offline
Hiểu Người
DẪN NHẬP
Có bao giờ bạn dừng xe trên một đỉnh núi cao để nhìn trở xuống con đường
mà bạn vừa trải qua không? Bạn đã biết điều mà mỗi du khách có thể đã
trông mong và những gì người lái xe đã kinh nghiệm. Bạn đang ở tại một vị
trí thuận lợi để hiểu rõ cả các vấn đề lẫn những thành công trong việc lái xe
trên con đường ấy.
Hiểu người là một quyển sách của người đã lên được trên đỉnh núi. Nó đặt
bạn tại một vị trí thuận lợi để nhìn vào sự phát triển của con người, để bạn
hiểu được dễ dàng hơn tiến trình bình thường mà một con người phải thực
hiện trên con đường đời. Lãnh hội được nội dung của nó sẽ giúp bạn liên hệ
dễ dàng với mọi người. Phần kiến thức này cũng giúp ích mọi người trong
các mối liên hệ gia đình cũng như trong công tác chia xẻ các chân lý của
Thượng Đế cho người khác.
Quyển sách được bắt đầu bằng một phần Dẫn nhập vắn tắt, đề cập sự phát
triển của con người theo quan điểm Cơ Đốc giáo. Các chương sau đó lấy
một hạng tuổi và mô tả những người trong hạng tuổi ấy, căn cứ vào các đặc
điểm thể xác, trí tuệ, tình cảm, xã hội và thuộc linh của họ. Mỗi chương sách
trình bày các lý thuyết về sự phát triển của con người trong một khuôn khổ
dễ đọc với những phần ứng dụng thực tiễn đã được cập nhật hóa của từng lý
thuyết.
Bạn sẽ nhận thấy mỗi chương được kết thúc bằng những câu hỏi để thảo
luận và các hoạt động giúp bạn ứng dụng phần nội dung. Để giúp bạn tập
trung tư tưởng khi đọc mỗi chương sách, bạn nên bắt đầu đọc các câu hỏi đó
và những phần mô tả các hoạt động. Sau khi đã đọc xong rồi, bạn hãy dành
thêm vài phút để viết ra các câu trả lời cho những câu hỏi ấy.
Với bạn nào muốn nghiên cứu sâu thêm về sự phát triển của con người, bạn
sẽ thấy ở cuối sách có một bảng liệt kê các nguồn tài liệu để đọc thêm. Đọc
và nghiên cứu một trong các nguồn tài liệu đó sẽ giúp bạn có được một công
trình nghiên cứu càng bao quát hơn.
TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
Phải chăng tình yêu thương của Thượng Đế là ân tứ (quà tặng, tặng phẩm)
quan trọng nhất? Nhiều người đã nghĩ như vậy. Tuy nhiên tình yêu thương
sẽ không thể có được nếu không có việc ban cho sự sống.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ SỐNG
Muốn sống đầy đủ, trọn vẹn nhất một cuộc đời, phải nhận thức được điểm dị
biệt lớn lao giữa việc mưu sinh với việc xây dựng một đời sống. Muốn hiểu
rõ tầm quan trọng của đời sống, cần bắt đầu nhận thức phần giá trị lớn lao
của nó.
ĐỊNH NGHĨA ĐỜI SỐNG
Đời sống là gì? Đời sống là cái đang được dùng để mà sống. Nó là cái phẩm
chất mà con người, súc vật và cây cỏ đều có, nhưng đất đá, bụi bặm và các
loài kim khí lại không có. Đời sống cũng ám chỉ cuộc đời của một cá nhân
trong những giới hạn về thời gian nào đó. Các giới hạn ấy thay đổi tùy theo
kế hoạch của Thượng Đế dành cho từng người (Thi Tv 31:15). Một khi đã
có hiện diện của sự sống, thì có thể có sự tăng trưởng và sinh hóa.
Cũng phải phân biệt đời sống thể xác với đời sống thuộc linh. Đời sống thể
xác bắt đầu lúc thai dựng và kết thúc khi chết. Tuy nhiên, loài người còn là
những hữu thể thuộc linh nữa, và có thể có được sự sống vĩnh hằng sẽ tồn tại
mãi mãi. Từ ngữ này không hề được ứng dụng cho bất kỳ một điều gì khác
trong cái vũ trụ hữu hình này, kể cả mặt trời và các hành tinh. Chỉ có con
người mới được định sẵn để cứ tiếp tục sống sau khi các mặt trời trong vũ
trụ này đều bị dập tắt mọi ánh sáng.
Sự sống vĩnh hằng là một ân tứ của Thượng Đế ban cho người nào bằng
lòng tin nhận Chúa Cứu Thế làm Cứu Chúa để cứu mình khỏi tội lỗi, và nó
sẽ tồn tại đời đời. Sau khi đời sống trên đất này của các tín hữu kết thúc, họ
sẽ được vào thiên đàng để ở với Chúa Giê-xu, nếu họ nhận biết Ngài là Cứu
Chúa mình (RoRm 6:23; GiGa 1:12; 3:36).
GIÁ TRỊ CỦA ĐỜI SỐNG
Giá trị của đời sống có thể được nhìn thấy cả theo cách người ta và Thượng
Đế đánh giá nó như thế nào.
Cách đánh giá của con người
Chiến tranh, các tín ngưỡng tôn giáo, các động lực thúc đẩy, sự mê tín dị
đoan và các ý thức hệ cho thấy nhiều cách mà con người đánh giá đời sống.
Những điều khác nhau trong cách đánh giá, được nhận thấy dễ dàng bằng
cách đối chiếu các giá trị ấy trong những quốc gia vẫn còn thừa nhận một
phần nào các lý tưởng của Cơ Đốc giáo, với các quốc gia đã chối bỏ các lý
tưởng ấy.
Tại các nước mà các nguyên tắc của Cơ Đốc giáo được thực thi, thì rõ ràng
là đời sống được đánh giá cao hơn. Thế nhưng việc thiên hạ sử dụng bừa bãi
súng đạn, các chất ma túy, phá thai tùy tiện, lái ô tô ẩu tả... cho thấy ngay cả
trong các khu vực này, mạng sống con người cũng chẳng được xem là có giá
trị bao nhiêu.
Cách đánh giá của Thượng Đế
Sau khi Thượng Đế đã trừng phạt thế gian bằng nạn lụt lớn, Ngài trao quyền
phán xét vào tay các nhà cầm quyền là những con người. Lời chỉ giáo của
Ngài trong SaSt 9:6 "Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm
đổ máu lại" cho thấy Thượng Đế đánh giá đời sống như thế nào. Đời sống
không thể được đặt ngang hàng với hàng hóa, những bản hiệp ước hay giao
kèo, đất đai hoặc vàng bạc. Chỉ có một mạng sống khác mới có giá trị tương
đương với một sinh mạng.
Chúa Cứu Thế phán "Nếu một người chiếm được cả thế giới nhưng mất linh
hồn thì có ích gì?" (Mac Mc 8:36). Thượng Đế định giá cho đời sống căn cứ
vào các định chuẩn cao nhất mà loài người chẳng bao giờ biết tới.
CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI
Cuộc đời một người được chia thành ba phần hay ba giai đoạn chính: tuổi
thơ (sơ sinh đến 11 tuổi), tuổi thanh thiếu niên (12-17 tuổi, một số các nhà
nghiên cứu kể 18-24 tuổi vào giai đoạn thanh thiếu niên) và tuổi trưởng
thành (từ 18 tuổi trở lên). Mỗi giai đoạn đều có các đặc điểm và nhu cầu
phân biệt của chúng.
Tuổi ấu thơ (sơ sinh - 11 tuổi)
Trẻ con không phải là người trưởng thành được thu nhỏ lại. Chúng là những
con người sống trong giai đoạn chịu lệ thuộc và chuẩn bị. Tuổi ấu thơ là nền
móng cho những năm còn lại của đời sống. Một phần của giai đoạn này là
những năm tiền học đường đầy sinh động, trong đó trẻ con phát triển các cơ
cấu cho nhân cách và tập thành các thói quen suốt đời của chúng.
Tuổi thơ ấu rất quan trọng. Chúa Cứu Thế từng là một ấu nhi, và Ngài từng
lợi dụng trẻ con để làm thí dụ minh họa cho các chân lý thuộc linh, như sự
chân chất, khiêm hạ, đức tin và lòng tin cậy (Mat Mt 18:2-6). Chúa Cứu Thế
từng can thiệp khi các môn đệ Ngài không cho phép các con trẻ đến với
Ngài. Ngài đã vui vẻ đón nhận chúng. Rồi Ngài còn răn bảo các môn đệ
"Các con phải thận trọng, đừng bao giờ khinh thường các em bé này" (Mat
Mt 18:10).
Tuổi thiếu niên (12-17)
Giai đoạn quan trọng thứ hai, giai đoạn thiếu niên, có nghĩa là 'tuổi lớn' và
gồm các thanh thiếu niên giữa mười và hai mươi tuổi (teenage years). Nhiều
khi các sinh viên cao đẳng và các trường học nghề cũng được kể vào đây.
Trong giai đoạn này, các thanh niên tìm cách để được độc lập và bắt đầu
hiểu về mình với tư cách những con người toàn diện. Có nhiều thay đổi về
mặt thể xác, và chúng đạt đến những đỉnh cao mới về trí tuệ. Tình cảm của
chúng đang giao động và chúng theo đuổi từng trải thực tế trong sinh hoạt
làm Cơ Đốc nhân. Chúng thường nghi ngờ lời khuyên của các thầy giáo và
cha mẹ mình, và muốn tự quyết định lấy mọi việc.
Giai đoạn này là thời kỳ chuyển tiếp giữa tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành.
Các thanh thiếu niên bắt đầu khám phá họ có thể đóng góp được gì.Trong
khi chiến đấu để tự khám phá bản thân, chúng thường bị nhằm lẫn. Tuy
nhiên, nếu được chỉ bảo và hướng dẫn cẩn thận, chúng có thể vương lên để
có được một nhân cách thật quân bình.
Tuổi trưởng thành (18 tuổi trở lên)
Có nhiều biến cố kết hợp lại với nhau để khiến một người trưởng thành. Đây
là tuổi đi đầu phiếu, đi quân dịch, theo đuổi các ngành học cao đẳng và học
nghề, dự định kết hôn, và trong số các trách nhiệm phải lãnh nhận, tất cả đều
có ảnh hưởng đến chuyển biến để đạt đến mức trưởng thành.
Tuổi trưởng thành là một tiến trình tăng trưởng để thành nhơn liên tục. Các
người thuộc giai đoạn trưởng thành thường được phân loại theo giai đoạn
đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn trưởng thành thật sự, căn cứ theo số tuổi.
Nếu tuổi trưởng thành có được một mức độ ổn định nào đó, thì những người
trưởng thành có một đời sống khá phức tạp. Tuy nhiên, họ có thể sa vào vết
bánh xe đi trước do các khuôn mẫu đã đúc sẵn của sinh hoạt hằng ngày, và
cảm thấy khó chấp nhận những thách thức mới. Sự trưởng thành tùy thuộc
vào nếp sống toàn diện và khả năng thích nghi với các vấn đề và các quyết
định.
CÁC LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Người ta có thể nhận ra các khuôn mẫu và giai đoạn trong việc tăng trưởng
và phát triển của một người. Các mẫu mực phát triển này giúp làm sáng tỏ
các nhu cầu và giúp các lãnh tụ phục vụ cho dân chúng. Nhiều nhà sưu tầm,
nghiên cứu đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõ sự phát triển của con người.
Các lý thuyết được nhiều người chấp nhận nhất sẽ được trình bày dưới đây:
Các nhu cầu căn bản:
Có thể định nghĩa một nhu cầu là 'một yếu tố cần thiết cho đời sống khi bị
thiếu đi, đòi hỏi phải được đáp ứng'. Thực phẩm, nước uống, và chỗ ở là các
nhu cầu căn bản của tất cả mọi người. Muốn tồn tại, thì các nhu cầu ấy phải
được đáp ứng. Một khi các nhu cầu ấy được thỏa mãn, thì nhiều nhu cầu
khác lại trở nên quan trọng. Sau đó thì chồng chất lên trên các nhu cầu của
thân xác, là các nhu cầu như yêu thương, chấp nhận, an toàn, quyền lực và
thực hiện một công trình, một sự nghiệp...
Maslow mô tả các nhu cầu căn bản được tổ chức bên trong con người ta là
tùy theo mức độ quan trọng của chúng đối với một cá nhân.
Tự lực hành động.
Tầm quan trọng của uy tín.
Được bạn bè và người trưởng thành tán thưởng.
Tự đánh giá.
Độc lập.
Yêu thương.
An toàn thể xác.
Các nhu cầu sinh lý.
Khi các nhu cầu của một người không được thỏa mãn, thì nhân cách toàn
diện của người ấy có thể bị tổn thương. Có thể đáp ứng các nhu cầu theo
nhiều cách khác nhau tùy theo bối cảnh, môi trường chung quanh và phạm
vi, mức độ của mỗi nhu cầu.
Các giai đoạn trong đời sống
Mỗi một cá nhân đều tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau của đời sống - tất
cả đều hoàn toàn phân biệt với nhau - để đạt đế mức trưởng thành. Giai đoạn
ấu thơ khác xa với giai đoạn trung học, nhưng cả hai đều góp phần vào sự
phát triển toàn diện của toàn thể đời sống của một cá nhân. Vào từng giai
đoạn một, có thể nêu ra ba câu hỏi căn bản: Người ấy ra sao? Người ấy cần
(có nhu cầu) gì? Phải làm gì trong giai đoạn này để bảo đảm cho sự tăng
trưởng và phát triển bình thường?
Các giai đoạn trí thức
Jean Piaget mô tả bốn giai đoạn phát triển trí tuệ từ tuổi ấu thơ đến trưởng
thành, phân biệt nhau và khác hẳn nhau về phẩm tính; từ sơ sinh đến 2 tuổi,
là giai đoạn trong đó trẻ con học tập bằng kinh nghiệm sử dụng các giác
quan của chúng để tự khám phá bằng hành động; từ khoảng 2 đến bảy tuổi,
trong đó trẻ con phê phán sự việc theo dáng hiểu điệu bên ngoài của chúng
và bắt đầu dùng biểu tượng với ngôn ngữ mà chúng thâu thập được, từ
khoảng 7 đến 11 tuổi, trẻ con thấy sự việc một cách hợp lý (lô-gíc) hơn, học
tập phân loại và xếp qua tư tưởng cụ thể; từ khoảng 12 cho đến trưởng
thành, trong đó tư tưởng có tính cách lý thuyết và trừu tượng hơn.
Các giai đoạn tâm lý
Erik Erkson mô tả tám giai đoạn phát triển bao trùm mọi lứa tuổi của đời
sống con người. Ông nhìn việc hình thành nhân cách như một tiến trình liên
tục từ giai đoạn ấu thơ, thanh thiếu niên đến trưởng thành. Bốn trong các
giai đoạn của ông liên hệ đến trẻ con đến 11 tuổi. Các giai đoạn ấy là tin cậy
chống lại không tin cậy (từ sinh đến 1 tuổi), tự ý chống lại xấu hổ và nghi
ngờ (từ 1 đến 3 tuổi), chủ động đi bước trước chống lại mặc cảm tự ti (từ 4
đến 5 tuổi) và siêng năng làm việc chống lại mặc cảm tự ti (từ 6 đến 11
tuổi).
Trong hai thời kỳ thanh thiếu niên và trưởng thành, ông gợi ý bốn giai đoạn:
khẳng định bản ngã chống lại phân tán bản ngã, bày tỏ thái độ thân mật
chống lại cô lập, sáng kiến sáng tạo (generativity) chống lại bị thu hút
(absorption), hội nhập (integrity) chống lại chán nản thất vọng.
Erikson vạch rõ các cá nhân phải điều chỉnh nhiều điều giữa môi trường xã
hội đang vây quanh mình với bản ngã (cái ta) trong từng giai đoạn của đời
sống. Khi các giai đoạn trong đời sống được trình bày trong các chương tiếp
sau đây, mỗi giai đoạn mà Erikson gợi ý sẽ được đưa vào thật phù hợp.
Các giai đoạn luân lý
Lawrence Kohlberg nêu ra sáu giai đoạn rõ rệt ở ba cấp bậc khác nhau từ
tuổi ấu thơ đến trưởng thành căn cứ trên việc ý thức phải trái, đúng sai. Các
giai đoạn này tiêu biểu cho sự phát triển các ý niệm luân lý hay phương pháp
phê phán, chớ không phải là cách ăn ở ứng xử có tính cách luân lý. Các giai
đoạn của ông được căn cứ trên các giai đoạn phát triển tương ứng của
Piaget. Ba cấp bậc khác nhau là: Cấp bậc 1, căn cứ trên thưởng và phạt; Cấp
bậc 2, căn cứ vào việc rập mẫu với xã hội; và Cấp bậc 3 căn cứ trên các
nguyên tắc luân lý; khi các cá nhân phát triển trong các tiến trình tư tưởng
của họ, họ có thể đưa ra những phê phán luân lý, và các thí dụ về các loại ăn
ở ứng xử tiêu biểu vào mỗi cấp bậc sẽ được chỉ ra.
Các nhiệm vụ làm phát triển.
Trong từng giai đoạn, các cá nhân phải thực hiện một số tiến bộ và điều
chỉnh nào đó, tiêu biểu cho giai đoạn ấy của đời sống, và phải hoàn tất nó
cho xong xuôi. Không tiến bộ đúng theo mẫu mực của tuổi thông thường
của nhóm mình, sẽ dẫn tới điều mà Havighurst mô tả là sự 'bất hạnh
(unhappiness: không cảm thấy hạnh phúc) nơi cá nhân ấy, bị xã hội chê bai
chỉ trích, và gặp khó khăn trong các nhiệm vụ về sau'.
Trong các nhiệm vụ phát triển: trẻ con từ bốn đến năm tuổi học tập tự mặc
lấy quần áo; trẻ con từ sáu đến tám tuổi học đọc và viết; các thiếu niên phát
triển các ý niệm thực tế về bản thân, thanh niên trưởng thành thường chọn
người bạn đời hoặc nghề nghiệp của mình. Hoàn thành các nhiệm vụ kể trên
đúng với từng trình độ cho thấy các mức độ trưởng thành mà người ta đã đạt
tới được.
Phát triển nhân cách
Đối với Cơ Đốc nhân, có hai phương diện trong việc phát triển nhân cách.
Một phương diện liên hệ với nhân cách của con người tự nhiên và phương
diện kia liên hệ với nhân cách của một Cơ Đốc nhân.
Nhân cách của con người tự nhiên
Theo nghĩa tự nhiên của loài người, thì nhân cách là một từ ngữ mô tả cái
toàn thể thể xác, trí tuệ, xã hội, tình cảm và thuộc linh của một người. Nó
bao gồm mọi góc cạnh, mọi khu vực của đời sống. Ngay từ thuở sơ sinh,
nhân cách đã bị nhiều lực lượng chính là di truyền và môi trường sống. Bên
trong môi trường sống, con người chịu ảnh hưởng chủ yếu là của gia đình,
học đường, Hội thánh, nhóm bạn bè cùng trang lứa, và xã hội.
Nhân cách Cơ Đốc nhân.
Nền giáo dục theo Cơ Đốc giáo cung cấp thêm một viễn ảnh trong việc phát
triển nhân cách. Mục tiêu phải là một nhân cách lành mạnh và thăng bằng,
nghĩa là phải có sự quân bình cả về phương diện thuộc linh lẫn các phương
diện tri thức, tình cảm, xã hội và thể xác nữa.
Về nhân cách của một Cơ Đốc nhân, thì phải có từng trải ăn năn quy đạo dứt
khoát (GiGa 3:3). Bản tính tội lỗi mà con người vốn được sanh ra với nó cần
phải được biến đổi đi (RoRm 3:23; Mat Mt 5:12; 6:23). Chỉ một mình Chúa
Cứu Thế mới có quyền ban cho sự sống mới, vì Ngài đã chịu chết trên thập
tự giá thay cho con người tội lỗi (Cong Cv 4:12). Tất cả những ai tin nhận
Chúa Cứu Thế làm Cứu Chúa mình đều được tái sanh và được ban cho một
sự sống mới (GiGa 1:12; Mat Mt 3:36).
Cả khi nhân cách tự nhiên của con người đã được phát triển tốt đẹp, sự tái
sanh vẫn cần thiết cho nhân cách của một Cơ Đốc nhân trưởng thành, quân
bình (Eph Ep 4:11-16). Chúa Cứu Thế cậy quyền năng ngự trong lòng người
ta của Đức Thánh Linh (GaGl 5:22, 23) để cung cấp sự phát triển thuộc linh
cho một người. Những bậc làm cha làm mẹ và các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo
có thể chia xẻ bằng gương tốt của từng trải cá nhân của họ để giúp nhiều
người khác biết được niềm vui của một Cơ Đốc nhân có nhân cách đứng
đắn.
CÁC LỰC LƯỢNG CHÍNH YẾU TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NHÂN
CÁCH
Di truyền và môi trường sống tác động lẫn nhau trong việc làm phát riển các
nhân cách độc nhất vô nhị. Sự trưởng thành là kết quả của các lực lượng
phức tạp, tác động trên một giai đoạn dài trong thời gian đó. Thật là không
thể nào xác định được có bao nhiêu phần của di truyền hay bao nhiêu phần
của môi trường sống đã góp phần vào, bởi vì người ta không thể tìm hiểu
được chúng một cách riêng rẻ, phân biệt nhau. Di truyền cung cấp một khả
năng bẩm sinh và đặt giới hạn cho tiềm năng phát triển. Môi trường sống
nuôi dưỡng hoặc cản trở sự phát triển. Cơ đấu tình cảm của một cá nhân kết
hợp chúng lại thành một nhân cách độc đáo, có một không hai.
Di truyền (Di truyền học, Thiên nhiên)
Ngay từ lúc được thụ tinh, thai nhi đã là những con người và bắt đầu phát
triển một cách độc đáo như những cá nhân qua giai đoạn còn rong bụng mẹ,
và vẫn giữ y nguyên đời sống ấy sau khi đã ra đời. Các đặc điểm vốn được
các di tử (genes) của cha mẹ truyền cho. Một đứa trẻ có thể thừa hưởng một
thân thể cường tráng có nhiều tiềm năng để trở thành lực sĩ, nhưng không
thừa hưởng được tài năng lực sĩ mà cha mẹ truyền lại. Kả năng học tập cũng
được di truyền. Nhưng kiến thức thì không. Tuy nhiên có rất ít các đặc sắc
được thường xuyên từ đời này sang đời khác.
Môi trường sống (Văn hóa, trưởng dưỡng)
Cũng như việc di truyền, môi trường sống không thể được tìm hiểu riêng rẻ,
nhưng có thể được nghiên cứu dễ dàng hơn. Trẻ con vốn ít kiểm soát được
môi trường sống của chúng. Nó được cha mẹ và những người cùng sống với
chúng kiểm soát. Trong đời sống về sau này, môi trường sống tự nó sẽ có
tính cách quyết định nhiều hơn. Các môi trường sống tạo ảnh hưởng quan
trọng nhất trên trẻ con là gia đình, học đường, Hội Thánh, nhóm bạn bè cùng
trang lứa, và xã hội.
Gia đình là môi trường sống chủ chốt cho những năm tạo nhiều ấn tượng
nhất. Trẻ con chịu ảnh hưởng của các tình cảm, ý kiến và các định chuẩn
luân lý của nơi mà chúng sinh sống. Trước hết là việc bắt chước và sau đó là
sự tìm hiểu. Trong gia đình, trẻ con phải được yêu thương, thông cảm và
phần giáo dục, rèn luyện mà chúng có cần.
Trong gia đình, mà nhất là từ phía những bậc cha mẹ, trẻ con cũng tiếp thu
các ý niệm đầu tiên và sẽ tồn tại lâu dài nhất về Thượng Đế. Những gì chúng
được nghe về sau trong nhà thờ thường được đối chiếu và đánh giá căn cứ
vào những gì chúng đã được thấy nơi cha mẹ chúng trong thời thơ ấu.
Suốt những năm tạo nhiều ấn tượng này, mẫu mực làm cha mẹ theo nếp
sống Cơ Đốc giáo rất quan trọng. Họ sẽ thường xuyên là giáo sư bằng những
lời dạy dỗ và bằng việc làm, và chắc chắn là sẽ gây ảnh hưởng lớn trong việc
đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của nhân cách con cái mình.
Những người làm cha mẹ phải nghĩ rằng gia đình là môi trường căn bản để
dạy dỗ con cái, trong khi tất cả môi giới khác đều phải được xem là phụ
thuộc cho gia đình và môi trường gia đình.
Học đường nhằm phát triển tâm trí và thể xác, giúp một cá nhân thâu thập
các di sản quan trọng về văn hóa và khoa học của nhân loại. Ở trường học,
trẻ con phải học tập giao tiếp tốt hơn, do đó, cải tiến nghệ thuật xã giao của
nhân loại. Nếu được theo học tại một trường Cơ Đốc giáo, trẻ con được biết
thêm các chiều kích của một nền giáo dục lấy Thượng Đế làm tâm điểm, hậu
thuẫn cho phần chỉ giáo thuộc linh của gia đình.
Hội thánh chú trọng con người toàn diện, nhưng tập trung vào việc phát triển
phần thuộc linh. Một chương trình toàn diện của Hội thánh với nhiều chức
vụ khác nhau có thể cung ứng một động lực mạnh mẽ dẫn tới việc thỏa mãn
nhu cầu thuộc linh. Những người làm việc với người trong Hội thánh trong
nhiều chức vụ khác nhau, có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc làm phát
triển các nhân các của một Cơ Đốc nhân. Một chương trình quân bình, sẽ
giúp một cá nhân trưởng thành trong Chúa Cứu Thế.
Nhóm bạn bè cùng trang lứa cung ứng môi trường vật lý và xã hội bao
quanh trẻ con. Ta không nên xem nhẹ các ảnh hưởng và sự đóng góp của nó.
Tất cả mọi người đều phải lệ thuộc ít nhất là một người thuộc một nhóm bên
ngoài nào đó để thỏa mãn các nhu cầu thể xác và xã hội của mình. Lãnh tụ
của nhóm bạn bè cùng trang lứa thường có ảnh hưởng mạnh mẽ và có thể
quyết định bộ luật về luân lý giao du hằng ngày cũng là các bạn bè trong Hội
thánh, thì sự tăng trưởng và chứng đạo theo Cơ Đốc giáo sẽ càng được thực
hiện dễ dàng hơn.
Xã hội có lãnh vực gây ảnh hưởng rộng lớn nhất trên sự tăng trưởng và phát
triển của một cá nhân. Các chuẩn mực và tập quán xã hội được truyền sang
cho trẻ con và thanh thiếu niên là một quá trình kéo dài suốt đời và chịu ảnh
hưởng của nhiều môi giới xã hội khác nhau, như các thành viên trong gia
ình, bạn bè cùng trang lứa, các giáo viên các ông chủ, và quần chúng sống
chung quanh. Các lực lượng xã hội hóa bắt buộc các cá nhân phải đối phó
với các hoàn cảnh, tình hình mới và tự thích nghi với những thay đổi quan
trọng suốt cả cuộc đời.
CÁC YẾU TỐ LÀM PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Sự phát triển của một con người bao hàm con người toàn diện về đủ mọi mặt
thể xác, trí thức, tình cảm, xã hội và thuộc linh. Toàn thể xã hội góp phần
vào sự phát triển nầy, với gia đình, Hội thánh và học đường thủ những vai
trò có ý nghĩa nhiều nhất. Có gì dự phần vào từng khu vực phát triển?
Về măt thể xác.
Thân xác là phần hữu hình trông thấy được. Nó là ngôi nhà trong đó từng
nhân cách độc đáo của một cá nhân cư trú, sinh sống. Xã hội rất cú trọng
việc người ta phải có một thân xác cường tráng, khỏe mạnh. Phao-lô bảo
thân thể là "đền thờ của Đức Thánh Linh" và răn bảo các Cơ Đốc nhân phải
"dùng thân thể mình để tôn vinh Thượng Đế" (ICo1Cr 6:19, 20).
Về mặt trí thức.
Phần trí thức ám chỉ việc hoạt động của trí, não, tư tưởng và thành phần để
hiểu biết của chúng ta. Các cá nhân vốn được sinh ra với phần khả năng để
tăng trưởng về kiến thức và trí tuệ. Ngay từ những giờ đầu tiên, trẻ sơ sinh
đã bắt đầu phát triển về mặt trí thức. Trong tiến trình tư tưởng, chúng trải
qua nhiều giai đoạn trí thức. Cha mẹ, những người hướng dẫn, và các giáo
viên phải hiểu rõ từng cá nhân suy nghĩ và học tập như thế nào, để có thể
giúp họ phát triển về kiến thức tri thức, sự khéo léo và các tài năng. Kích
thích trí tuệ rất quan trọng ở từng giai đoạn của đời sống.
Về mặt tình cảm.
Cảm xúc liên quan đến phần tình cảm của chúng ta và bao gồm cách chúng
ta bộc lộ các cảm nghĩ, những điều chúng ta tán thưởng và các thái độ của
mình. Sự phát triển về tình cảm của một người có ảnh hưởng đến từng khu
vực một của sự phát triển nhân cách. Mọi người cần học tập để tự bộc lộ tình
cảm và cách thức kiểm soát các cảm xúc của mình.
Về mặt xã hội.
Sự phát triển về phương diện xã hội bao gồm các mối liên hệ hai chiều giữa
chúng ta với tha nhân. Mọi người đều cần cảm thấy mình được chấp nhận
mình 'thuộc về' một ai đó, và được người khác giao du, kết bạn với mình. Họ
cần phải biết cách bắt liên lạc với tha nhân và phát triển các kỹ xảo xã giao
để có thể giao lưu tiếp xúc với người khác càng hữu hiệu, thành công hơn.
Trong các thư tín, có nhiều câu đề cập những mối liên hệ và giao thiệp hai
chiều kiến hiệu, nhấn mạnh cả phương diện thuộc linh lẫn phương diện xã
hội (Eph Ep 4:31, 32; Phi Pl 4:1-5; CoCl 3:12-17).
Về mặt thuộc linh.
Với Cơ Đốc nhân, phương diện phát triển quan trọng nhất là về mặt thuộc
linh. Nó bao hàm mối liên hệ giữa chúng ta với Thượng Đế - thừa nhận nhu
cầu thuộc linh của chúng ta với tư cách là những tội nhân rất cần được cứu
khỏi tội lỗi mình, tin nhận Chúa Cứu Thế làm Cứu Chúa, tăng trưởng trong
Chúa Cứu Thế và ngày càng trở nên giống như Ngài hơn, phục vụ Ngài một
cách cá nhân và tập thể với tư cách các chi thể của Thân thể Chúa Cứu Thế.
Sự phát triển thuộc linh được thực hiện bằng sự dấn thân và hiến thân, đầu
phục Thượng Đế xưng tội, vâng giữ Lời Thượng Đế và cầu nguyện. Đây là
tiến trình của cả một đời người, sẽ đạt tột đỉnh lúc chúng ta được nhìn thấy
Chúa Cứu Thế (RoRm 3:23; GiGa 1:12; IIPhi 2Pr 3:18; Eph Ep 4:13;
IGi1Ga 3:2).
THÔNG SUỐT SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Có nhiều nguồn tài liệu trong tầm tay, để chúng ta có thể thông hiểu hầu đáp
ứng các nhu cầu trong việc phát triển nhân cách.
Nghiên cứu Kinh Thánh
Kinh Thánh là một nguồn tài liệu tuyệt vời để chúng ta có được cái nhìn
thông tuệ (insight) vào cách ăn ở cư xử của con người. Bản tính và các nhu
cầu đích thực của loài người vốn được phơi bày rõ ràng trong những khúc
sách có liên hệ với đời sống trong Cựu và tân ước. Kinh Thánh là bột sách
có thẩm quyền - là bộ sách giáo khoa. Một khi đã được nghiên cứu thấu đáo,
sách ấy cung cấp cho chúng ta phần nền móng để phục vụ cho các nhóm
người thuộc đủ mọi hạng tuổi.
Quan sát người ta.
Quan sát là một trong những phương pháp tốt nhất để nghiên cứu con người
ta trong việc phát triển để nghiên cứu con người ta trong việc phát triển nhân
cách toàn diện vào mọi giai đoạn của đời sống. Ta có thể quan sát thật tự
nhiên các cá nhân và các nhóm người trong nhiều môi trường, bối cảnh khác
nhau. Quan sát định phẩm có thể cung cấp thông tin hữu ích để thông hiểu
tha nhân.
Nhớ lại các từng trải quá khứ.
Rủi thay, người ta vẫn thường quên đi các kinh nghiệm của họ. Thật vậy, rất
có thể họ sẽ không tự nhận ra được chính mình, giá như có ai tái tạo lại được
chính con người của họ hồi còn ấu thơ và trình bày cho họ xem. Khảo xét
thật kỹ các từng trải về trước và chân thành cố gắng nhớ lại các phản ứng, có
khi có thể giúp ích được rất nhiều trong việc tìm hiểu người khác.
Đọc sách báo.
Sách báo dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau cung cấp nhiều thông tin đặc
thù về các đặc điểm và nhu cầu của trẻ con, thanh thiếu niên, và người
trưởng thành. Muốn có được cái nhìn thông suốt vào tư tưởng, dụng ngữ,
thái độ, cách ăn ở ứng xử, các mục tiêu mà họ đang vươn tới và các giấc mơ
của họ, người đang phục vụ hướng dẫn người ta cần phải đọc các sách báo
viết riêng cho, cũng như viết về người thuộc các nhóm tuổi liên hệ.
Lợi dụng các phát kiến khoa học.
Các bản tường trình về các công trình nghiên cứu khoa học liên hệ đến sự
phát triển của con người hiện có nhiều. Chính phủ thường cung cấp nhiều
bài thơ, bài vè hữu ích, liên hệ đến các giai đoạn phát triển. Nhiều nhà xuất
bản đáng tin cậy có cung cấp nhiều sách giáo khia về sự phát triển của trẻ
con, thanh thiếu niên và người trưởng thành.
Những người đang công tác với một nhóm tuổi cá biệt nào đó, có thể thâu
thập các phát kiến khoa học của mình qua các bảng câu hỏi và những cuộc
phỏng vấn dành riêng cho một nhóm người chọn lọc nào đó. Ngay đến
những cuộc đối thoại không chính thức với nhiều cá nhân cũng có thể cung
cấp nhiều thông tin hữu ích để chúng ta hiểu được người khác thấu đáo hơn.
NHỮNG ĐÒI HỎI MẶC NHIÊN CỦA CHỨC VỤ
Thượng Đế đã giao cho gia đình và Hội thánh nhiệm vụ giúp cho con người
ta phát triển. Người thuộc tất cả các giai đoạn đều đòi hỏi phải được đối xử
đặc biệt bằng cáp áp dụng những phương pháp đặc biệt. Nếu Hội thánh chú
trọng vào sự phát triển thuộc linh, thì cũng không thể bỏ qua con người toàn
diện Chương trình toàn diện của Hội thánh có thể giúp một người thâu thập
được viễn ảnh về tầm quan trọng của cuộc đời và các mối liên hệ ở đời.
Trách nhiệm của Hội thánh là phải công tác với phần ân tứ kỳ diệu là việc
Thượng Đế đã ban sự sống cho con người ta!
Hội thánh phải làm việc với - chớ không phải là thay thế cho - gia đình trong
việc phát triển các nhân cách quân bình theo Cơ Đốc giáo. Điều này bao
gồm cái trách nhiệm tối quan trọng là hướng dẫn các thành viên trong một
gia đình đến với Chúa Cứu Thế. Các cá nhân phải có thể tìm được bạn tốt
trong Hội thánh để ảnh hưởng của nhóm bạn bè đồng lứa tuổi có thể tạo lợi
ích cho việc tăng trưởng theo Cơ Đốc giáo. Chương trình của Hội thánh phải
lợi dụng bốn yếu tố chính của việc phát triển nhân cách, là kiến thức sự thờ
phượng, sự thông công, và sự chia xẻ, bộc lộ. Hội thánh phải cung ứng một
nền móng theo Kinh Thánh để người ta sẽ căn cứ vào đó mà biết quyết định
hành động. Chương trình giáo dục của Hội thánh gồm có các lớp huấn luyện
đào tạo, các nguồn tài liệu qua thư viện của Hội thánh, và những từng trải
liên hệ với các nhóm tuổi khác nhau. Các bậc làm cha mẹ có thể lợi dụng
các cơ hội này trong khi họ tìm cách phát triển phần tiềm năng trong đời
sống con cái họ, và thiết lập vững chắc chính đời sống của họ nữa.
TÓM TẮT
Đời sống là ân tứ quan trọng nhất mà Thượng Đế ban cho chúng ta. Đời
sống thuộc thể bắt đầu từ lúc được thai dựng và cứ tiếp tục cho đến ngày qua
đời. Sự sống thuộc linh chỉ được ban cho những ai tin nhận Chúa Cứu Thế
làm Cứu Chúa mình. Thượng Đế đánh giá sự sống là có giá trị cao quý nhất
trong tất cả những gì mà loài người được biết. Cuộc đời một người có rất
nhiều khả năng, nhưng phần tiềm năng lệ thuộc việc người ta làm gì đối với
điều mà Thượng Đế đã ban cho mình đó.
Cuộc đời được chia thành ba giai đoạn chính, là tuổi ấu thơ, tuổi thanh thiếu
niên, và tuổi trưởng thành. Mỗi giai đoạn đều góp phần vào sự tăng trưởng
và phát triển toàn diện của một cá nhân.
Sự phát triển nhân cách bao hàm con người toàn diện. Mỗi một người tin
nhận Chúa Cứu Thế làm Cứu Chúa mình đều trở thành người có nhân cách
của một Cơ Đốc nhân. Những con người này được đặc ân phát triển nhân
cách của họ phù hợp với các nguyên tắc của Kinh Thánh và ý chỉ Thượng
Đế mà mục tiêu tối hậu là trở nên càng giống với Chúa Cứu Thế hơn trong
mọi góc cạnh của đời sống. Các lực lượng chính trong việc phát triển nhân
cách là di truyền và môi trường sống.
Một cá nhân nhất thiết phải được phát triển về mọi lãnh vực của nhân cách,
tức là về mọi phương diện thuộc thể, trí thức, xã hội, tình cảm và thuộc linh
hầu trở thành một con người trưởng thành và quân bình. Chúng ta có tể hiểu
biết thấu đáo hơn người khác nhờ quan sát và nghiên cứu.
CÁC CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN
1. Có những chứng cứ hiển nhiên nào cho thấy sự sống là quan trọng?
2. Kể ra ba giai đoạn chính trong đời sống một người và những đóng góp mà
mỗi giai đoan thực hiện trong suốt cả cuộc đời?
3. Kể ra một vài nhu cầu căn bản của từng cá nhân và cho biết các nhu cầu
cơ bản ấy có liên hệ gì với sự phát triển nhân cách toàn diện?
4. Kể ra và giải thích các giai đoạn trí thức (Piaget), tâm lý (Erikson) và luân
lý (Kohlberg) mà người ta phải trải qua và cho biết tại sao mỗi giai đoạn đều
quan trọng?
5. Các nhiệm vụ làm phát triển cho thấy gì?
6. Nhân cách được định nghĩa như thế nào, và nhân cách của một Cơ Đốc
nhân có gì phân biệt?
7. Có hai lực lượng chính yếu nào có ảnh hưởng trên sự phát triển nhân
cách?
8. Kể ra và mô tả các ảnh hưởng của môi trường sống trên sự phát triển của
con người.
9. Kể ra các yếu tố trong việc phát triển nhân cách và mô tả mỗi khu vực
đóng góp như thế nào vào việc phát triển nhân cách toàn diện?
10. Làm hế nào để chúng ta có thể hiểu thấu đáo hơn sự phát triển nhân
cách?
CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Dùng Kinh Thánh Phù Dẫn, vạch rõ cách Kinh Thánh sử dụng từ ngữ
'sống'. Liệt kê riêng rẽ nghĩa tạm thời và nghĩa thuộc linh. Liệt kê những câu
trong đó Chúa Cứu Thế diễn tả tầm quan trọng của sự sống.
2. Sưu tập những câu chuyện gần đây, hoặc các bài đăng trên báo chí cho
thấy cách người ta đánh giá các giai đoạn ấu thơ, thanh thiếu niên hay
trưởng thành trong đời sống con người. Phúc trình và thảo luận các khám
phá của bạn.
3. Chọn một trong các lý thuyết về sự phát triển của con người sau đây:
Vạch ra và nối liền các ý niệm căn bản đã được nêu ra trong bài học với các
nhu cầu căn bản trong các hoàn cảnh thực tế của đời sống (Maslow); sự phát
triển về mặt trí thức (Piaget); các giai đoạn tâm lý (Erikson), sự phát triển về
mặt luân lý (Kohlberg), các nhiệm vụ làm phát triển (Havighurst)
4. Viết ra những thông tin bạn có thể dùng để phân tích nhân cách toàn diện
của một người trên một tờ giấy. Đối chiếu các ý kiến của bạn với các thành
viên khác trong lớp học, rồi soạn thảo một bảng các thông tin tổng hợp để tất
cả mọi người trong lớp đều có thể sử dụng.
5. Dùng bảng thông tin các bạn đã soạn thảo ở mục # 4 để phân tích một
người mà bạn quen biết. Đối chiếu các khám phá của bạn với một người
khác cũng nghiên cứu một người thuộc cùng một lứa tuổi.
6. Kể ra ít nhất hai cách thế thực tiễn theo đó gia đình, học đường, Hội
thánh, bạn bè cùng trang lứa, và xã hội có thể ảnh hưởng tốt đến việc phát
triển nhân cách của một người.
NHỮNG NĂM NỀN MÓNG
TRẺ SƠ SINH VÀ ĐI CHẬP CHỮNG (Từ mới sanh đến 24 tháng)
Từ ấu thơ cho đến trưởng thành, người ta trải qua nhiều giai đoạn phát triển
trong đó mọi người hầu như có những đặc điểm giống nhau. Các đặc điểm
này được nhìn thấy rõ ràng hơn trong những nhóm người đông hơn nhưng
cung ứng một cơ sở để hiểu được cả từng cá nhân nữa.
Thừa nhận những điểm tương đồng đó, các nhà nghiên cứu sự phát triển của
con người, cả Cơ Đốc nhân lẫn người ngoài đời, đều tổ chức thành nhiều
nhóm người khác nhau, để có thể mô tả và nghiên cứu các đặc điểm của
những người thuộc cùng một lứa tuổi với nhau.
Cách phân loại dưới đây vốn được sử dụng rộng rãi, tuy chúng có thể thay
đổi, để cho phép những người giống nhau giao lưu tiếp xúc với nhau trong
các chương trình và chức vụ trong Hội thánh của họ.
Tuổi Phân loại
Từ sơ sinh đến 24 tháng Trẻ sơ sinh đến đi chập chững
2-3 Ấu nhi (trước khi đến trường học)
4-5 Thiếu nhi giai đoạn đầu
6,7,8 Thiếu nhi giai đoạn giữa
9,10,11 Thiếu nhi giai đoạn cuối
14,15,16,17 Thiếu niên
18-24 Trưởng thành giai đoạn đầu
25-34 Trưởng thành (thật sự)
35-64 Trung niên
65-… Lão niên
Trẻ sơ sinh và đi chập chững - Nền móng cho tương lai.
Cơ cấu sinh lý (physical: thể xác, thuộc thể, vật lý), trí thức, tình cảm xã hội
và thuộc linh (spiritual) liên tiếp được xây dựng trên phần nền móng của giai
đoạn ấu thơ này. Nếu phần nền móng không được thiết lập phải lẽ, hợp cách
trong những năm tạo nhiều ấn tượng nhất này, thì toàn thể cơ cấu sẽ bị ảnh
hưởng không tốt.
Phần tiềm năng ở từng trẻ sơ sinh đều biết sức phi thường. Cho nên rất cần
thiết để các ấn tượng đầu tiên của một đứa trẻ phải là những ấn tượng tốt
đẹp, đúng thực. Nhiều vấn đề rắc rối mà người ta phải đương đầu về sau
trong đời sống có thể tránh được nhờ truyền đạt Phúc âm cho trẻ con thật
sớm. Hội thánh và những bậc làm cha mạ cần bắt tay cùng làm việc với nhau
ngay từ những ngày đầu tiên - trong tuổi thơ ấu của trẻ con. Nhìn vào cách
trẻ sơ sinh cho đến tuổi biết đi chập chững phát triển, sẽ cung cấp cho chúng
ta các phương pháp chỉ đạo để đáp ứng các nhu cầu căn bản.
HAI NĂM ĐẦU TIÊN
Lúc sơ sinh: Trẻ sơ sinh bình thường phải nặng trên 3 ký và dài hơn 0,4 mét.
Chúng phải dành khoảng 20 giờ để ngủ mỗi ngày.
Một tháng rưởi: Chúng phải được cho bú từ 5 đến 6 lần mỗi nga2y, và ngủ
thành những giấc từ hai đến năm giờ.
Sáu tháng tuổi: Trọng lượng trẻ đã tăng gấp đôi và cao hơn từ 0,1 đến 0,15
mét. Chúng có thể lật qua lật lại dễ dàng và tự ngồi dậy một thời gian ngắn.
Những tiếng nói mơ hồ của chúgn là nhưng tiếng ư a và gù gù trong cổ
họng.
Mười hai tháng tuổi: Bây giờ chúng đã cao được từ 0,6 đến 0,8 mét, trọng
lượng khoảng 7,5 đến 10 ký. Bấy giờ, chúng bắt đầu đi chập chững và phát
âm được vài tiếng. Cha mẹ chúng đã có thể 'trò chuyện' với chúng bằng
ngôn ngữ đơn sơ. Chúng có thể có đến sáu chiếc răng, hoặc ít ra thì cũng là
hai chiếc.
Hai mươi bốn tháng tuổi: Chúng đã có thể đi và chạy giỏi, có thể tự múc lấy
các thức ăn. Mọi tiến trình về tinh thần (mental) đang phát triển rất nhanh
chóng.
Về phương diện sinh lý - Lớn nhanh.
Trẻ con tăng trưởng rất nhanh trong mấy tháng đầu và cứ tiếp tục phát triển
như vậy suốt năm đầu tiên. Chúng bắt đầu chỉ là một trẻ sơ sinh bé bỏng.
Chẳng bao lâu, chúng đã có thể xoay trở, cuộn tròn trong nôi. Rồi chúng
cũng nhanh chóng biết trườn, biết bò. Khi đôi chân chúng cứng cáp hơn,
chúng bắt đầu đi chập chững. Chẳng bao lâu sau vài bước đầu tiên, hầu như
chúng có thể đi khắp nơi, khắp chỗ. Các chuẩn mực phát triển khác nhau rất
nhiều, nhưng bình thường thì các bé gái 'mau lớn' hơn các bé trai.
Trẻ con thích hoạt động liên tục. Chúng rướn người, chòi đạp, vung tay quơ
chân, chuyển động đôi mắt, nháy mắt, kêu khóc, bấu víu. Nhờ luôn luôn
chuyển động, trẻ con ở tuổi này tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.
Hoạt động dẫn tới tăng trưởng.
Nhiệm vụ chính yếu của trẻ con là tăng trưởng. Bằng chiếc vòng ăn, ngủ và
vận động liên tục, chúng sẽ tăng trọng gấp đôi trong sáu tháng đầu tiên.
Trong năm đầu, chiều cao của chúng tăng năm mươi phần trăm. Trẻ con tự
nhiên tự tập lấy các hoạt động khiến cho chúng tăng trưởng.
Hoạt động dẫn tới phát triển.
Tăng trưởng và phát triển không phải là hai từ ngữ đồng nghĩa. Tăng trưởng
(grow: lớn lên), có nghĩa gia tăng về hình vóc, hoạt động và nhiều điều phức
tạp hơn để tiến tới mức trưởng thành. Phát triển hàm ý gia tăng về cơ cấu, tư
tưởng, và cách ăn ở ứng xử cho các ảnh hưởng sinh học và môi trường
chung quanh. Sự phát triển tự nhiên theo như ý Thượng Đế muốn, là nhờ
việc hoạt động của thân thể. Rồi thân xác cũng phải phát triển các giác quan
và phần trí tuệ. Trẻ con lần lần tự nhận và thông hiểu nhờ các ấn tượng có
được do rờ rẫm, nếm ngửi, nhìn và nghe thấy (cảm giác giác quan).
Về mặt trí thức - Phát giác khám phá.
Ước muốn sâu xa là dò dẫm và khám phá là do thiên phú, và được nhận thấy
rõ ràng nhất là nơi trẻ sơ sinh và mới biết đi chập chững. Nhờ tìm tòi tra xét,
con người ta khám phá ra các kho báu trong vũ trụ. Cho nên trẻ con đã bắt
đầu một công cuộc tìm tòi tra xét lâu dài để khám phá chân lý về cả các vấn
đề tạm thời lẫn vĩnh cửu.
Kiến thức vốn quen biết với người trưởng thành, là điều mà tất cả trẻ con
đều không có. Tuy nhiên, sự việc sẽ thay đổi hết sức nhanh chóng, vì các
hoạt động của chúng giúp chúng khám phá ra và bắt đầu thông hiểu. Ngay
với khả năng tự biểu lộ rất hạn chế bằng lời nói, thật là điều kỳ diệu khi trẻ
con vẫn có thể lãnh hội được rất nhiều điều trong những năm đầu đời của
chúng.
Jean Piaget, nhận xét sự phát triển về mặt trí thức của trẻ sơ sinh và mới đi
chập chững trong đó chúng sử dụng các kế hoạch hành động - nhìn nắm bắt,
quan sát, nếm, rờ rẫm - là nhằm học biết về thế giới của chúng. Ngũ quan
vốn rất mẫn cảm đối với các ảnh hưởng của môi trường sống, mà trẻ sơ sinh
và ở tuổi mới biết đi chập chững thì đáp ứng các kế hoạch khác nhau. Sự
phát triển nhờ hành động và hoạt động này, giúp trẻ nhỏ khám phá để phát
giác ra cái thế giới đang vây quanh chúng.
Một trong những kỳ công đầu tiên và vĩ đại nhất của tuổi ấu thơ là sự thường
trực khách quan. Piaget vạch rõ khi trẻ con bắt đầu tìm kiếm những vật nằm
ngoài tầm mắt của chúng, chúng vẫn hiểu là các vật ấy cứ tiếp tục tồn tại, cả
khi người ta không nhìn thấy chúng. Như vậy là trẻ con đã tiến được một
bước hướng về cách tư duy có phần nào tiến bộ hơn. Chúng bắt đầu lợi dụng
các biểu tượng để hình dung ra các vật ấy trong tâm trí, để có thể suy nghĩ
về chúng.
Kỳ công lớn lao thứ hai thực hiện được trong giai đoạn đầu tiên này, là khi
trẻ con phát triển các hành động hợp lý (lô-gíc), hướng về một mục tiêu. Qua
sự mò mẫm (thử và sai) đứa trẻ học tập cách vận dụng các vật dụng nhằm
phát triển nhiều công tác kho1 khăn hơn, mà Piaget gọi là các kế hoạch, cá ý
đồ ở cấp bậc cao.
Về mặt tình cảm - Mẫn cảm.
Trẻ sơ sinh và ở tuổi mới biết đi chập chững rất nhạy cảm đối với môi
trường sống và bầu không kí chugn quanh. Có thể chúng sợ người lạ, những
khung cảnh không quen, tiếng ồn ào hoặc sự lộn xộn. Nếu trẻ sợ, chúng sẽ
rút vào vòng tay cha, mẹ, hoặc người coi giữ chăm sóc chúng. Từ khoảng
tháng thứ bảy đến thứ chín, trẻ con có thể trải qua điều mà các nhà tâm lý
học gọi là sự sợ hãi điều xa lạ. Chúng có thể không muốn rời cha mẽ để đến
với người lạ hoặc chỗ lạ. Làm quen với những môi trường hoặc từng trải
mới, có thể phải làm đến nhiều ngày, nhiều tuần, và chỉ có thể được thực
hiện tốt đẹp nhất bằng tình yêu thương chăm sóc tha thiết dịu dàng mà cha
mẹ và người coi giữ chúng bộc lộ.
Nhiều khi, trẻ con không được điều chúng mong muốn, chúng có thể bày tỏ
sự không hài lòng bằng vẽ giận dỗi. Các cảm xúc của chúng vốn mạnh mẽ.
Chúng có thể cười ngay đấy rồi khóc ngay đấy. Tuy tình cảm của chúng vốn
bất ổn định, chúng cũng bắt đầu học biết được là có một số cách ăn ở ứng xử
nào đó là được chấp nhận, hoặc không được chấp nhận.
Về mặt xã hội - Môi trường sống giới hạn và cận tiếp.
Trẻ sơ sinh và mới biết đi chập chững sống trong một thế giới nhỏ hẹp, nên
lý giải, đời sống căn cứ vào một quan điểm tự kỷ trung tâm (self-centered)
giới hạn, trong đó chính chúng là trung tâm của cái thế giới đó. Hậu quả là
chúng thích cái quen huộc và vui vẻ với môi trường sống cận tiếp và với
những người trong gia đình. Chúng học tập rất nhanh cách khiến người khác
chú ý đến mình bằng những tiếng động, điệu bộ và hành động. Chúng tự
chơi một mình. Nhưng thích được đùa giỡn với người khác. Vì các trẻ này
không thể truyền thông các nhu cầu của chúng, chúng hầu như hoàn toàn lệ
thuộc vào người trong gia đình và người coi giữ chăm sóc chúng.
Erik Erikson mô tả giai đoạn đầu tiên của sự phát triển về phương diện xã
hội của trẻ bằng việc tin chống lại không tin. Ngay cả trước khi được sáu
tháng tuổi, trẻ con đã phát triển được lòng tin cậy vào người khác. Điều này
đặc biệt nghiệm đúng trong các mối liên hệ với cha mẹ chúng hoặc những
người coi giữ khác. Gắn bó rất có ý nghĩa trong việc xây dựng lòng tin cậy
trong những ngày và những tuần lễ đầu tiên của đời sống một đứa trẻ. Có
được lòng tin cậy sẽ giúp đứa trẻ cảm thấy an toàn hơn với những ai lo lắng
chăm sóc chúng khi chúng cần làm quen với những hoàn cảnh và kinh
nghiệm mới mẻ. Nếu trong tuổi thơ, trẻ con không học tập được để tin cậy,
thì trong các giai đoạn phát triển về sau chúng sẽ khó có thể tin cậy được
người khác.
Về mặt thuộc linh - Lệ thuộc vào cha mẹ.
Trẻ con còn nhỏ tập có các mẫu mực về cách ăn ở cư xử phần lớn là nhờ bắt
chước. Hành động của tha nhân đều có những hàm ý thuộc linh. Tuy trẻ con
vào tuổi này chưa hiểu ý nghĩa của một hành động, chúng bắt chước những
gì chúng nhìn thấy và học tập theo để rập mẫu cuộc đời chúng với điều thiện
hoặc điều ác. Phần lớn các ý niệm và thái độ của cha mẹ chúng đối với Ngài.
Vì năng lực lý luận của chúng vốn rất giới hạn, trẻ con không thể đưa ra
được những phán đoán có tính cách luân lý đạo đức. Chúng có thể bắt đầu
học biết thế nào là một cách ăn ở cư xử tốt, được mọi người khen ngợi, hoặc
xấu, bị mọi người chê bai, nhưng phần lớn những gì chúng học hỏi được,
đều là do bắt chước. Lẽ dĩ nhiên là ngay cả ở lứa tuổi rất sớm này các trẻ con
ấy cần các kiểm mẫu tích cực để noi theo trong những ách ăn ở ứng xử và
thái độ đặc thù.
Gia đình chuẩn bị cho đứa trẻ sơ sinh và ở tuổi mới biết đi chập chững.
Chẳng ai có thể thay thế được cho các cha mẹ tin kính. Thượng Đế đã sắp
xếp để cho công chúa của Pha-ra-ôn làm mẹ (nuôi) của Môi-se. Toàn thể sự
giàu có và khôn ngoan của cứ Ai-cập đều không thể cung cấp được một giáo
sư nào tốt hơn thế. Cả Giô-sép lẫn Đa-ni-ên đều thấy việc dạy dỗ, đào tạo
của cha mẹ hai ông đã nâng đỡ hai ông giữa những cám dỗ của cảnh sống xa
hoa quyền quý của ngoại đạo.
Các trẻ con hồi còn thật bé, đã được cha mẹ là Cơ Đốc nhân sẵn sàng dâng
ch1ung cho Thượng Đế, được một khởi điểm từ rất sớm để hướng tới những
thành quả thuộc linh. Khi các lãnh tụ Cơ Đốc giáo nhìn lui trở về thuở ấu
thời của mình, nhiều vị đã nhận thức được rằng chính các thái độ tin kính, và
sự cống hiến của cha mẹ mình đồng thời với sự dắt dẫn của Đức Thánh
Linh, đã hướng dẫn các vị để bước vào chức vụ.
Các đòi hỏi mặc nhiên phải có ngành chức vụ lo cho trẻ sơ sinh và vào tuổi
mới biết đi chập chững.
Hội thánh cần có ngành phục vụ dành cho các gia đình để lo cho các trẻ sơ
sinh và trong giai đoạn mới đi chập chững, cho đến 24 tháng tuổi.
Chứa vụ này có thể gồm việc thăm viếng; một chương trình vào giờ Trường
Chúa nhật có các hoạt động dành riêng cho các em bé; các lớp Trường Chúa
nhật và học Kinh Thánh dành riêng cho nhưng người làm cha mẹ; một nhà
giữ trẻ trong giờ thờ phượng; và một câu lạc bộ các bậc làm cha mẹ, có
những buổi họp mặt định kỳ.
Chứa vụ của Hội thánh dành cho trẻ sơ sinh và ở tuổi mới đi chập chững là
một công tác có ích lợi và có giá trị cho sự phát triển thuộc linh của các em
bé. Ngay từ tuổi ấu thơ như thế, các em bé ấy đã có thể được sự phục vụ,
dạy dỗ của Hội thánh. Chứa vụ này ít nhất cũng phục vụ được cho ba mục
đích:
Để tiếp rước nhiều trẻ con mới
Nếu phải kéo trẻ con vào trong mối liên hệ với Hội thánh, thì chúng ta cần
phải làm nhiều việc hơn là chỉ đơn giản cho ấn hành một bản thông tin cho
biết có bao nhiêu trẻ mới được sanh ra, hoặc chỉ gởi đi những tấm thiếp chúc
mừng mà thôi. Việc tiếp xúc riêng với cả gia đình và một nỗ lực nhất định
gây ảnh hưởng trên các bậc làm cha mẹ và các anh chị của những em bé ấy
bắt đầu lý lịch của mình trong Hội thánh thông qua gia đình chúng.
Những người làm cha mẹ cần được khuyến khích đưa con nhỏ của họ đến
Trường Chúa nhật, dặt chúng vào phòng có những chiếc nôi và các lớp học
dành cho trẻ con mới biết đi chập chững, trong khi họ tham dự các lớp học
dành cho người trưởng thành và các buổi thờ phượng. Như thế, các em bé sẽ
được từng trải tình yêu thương chăm sóc của các cán bộ của Hội thánh, còn
các bậc làm cha mẹ thì được tăng trưởng trong sự hiểu biết và khả năng gây
dựng những gia đình theo Cơ Đốc giáo. Với một chương trình như vậy, Hội
thánh sẽ dễ thành công hơn trong việc đến với cả các thành viên của cộng
đồng lẫn với chính cộng đồng nhân danh Chúa Cứu Thế.
Để thiết lập sự liên hệ tiếp xúc giữa Hội thánh với gia đình.
Có rất ít những gia đình lại dửng dưng đối với lời kêu gọi của Chúa Cứu Thế
đến độ phản đối việc Hội thánh tiếp rước các em bé sơ sinh của họ vào trong
cộng đồng Cơ Đốc giáo. Ngay đến những người làm cha mẹ chẳng bao giờ
đến nhà thờ cũng vui vẻ nhớ lại việc một nhân viên trong Ban trị sự Hội
thành hoặc một tín đồ tình nguyện đến thăm viếng họ tại nhà riêng, bày tỏ sự
lưu tâm chú ý của mình đối với đứa trẻ sư sinh của họ, và hoan nghênh nó
gia nhập gia đình Hội thánh mình. Ngoài các cơ hội phục vụ việc dạy dỗ trẻ
sơ sinh và trẻ ở tuổi mới đi chập chững nói lên với cộng đồng mối quan tâm
của Hội thánh đối với các gia đình.
Ngay cả với các gia đình vẫn thường xuyên đi nhà thờ cũng rất tán thưởng
việc Hội thánh tỏ ra quant âm đến đứa trẻ sơ sinh của họ. Những người mới
làm cha làm mẽ thường rất cần được thông báo về các chức vụ mà Hội thánh
dành cho họ và cho đứa con trai hay con gái mới sanh của họ.
Để dạy bảo huấn luyện việc làm cha làm mẹ.
Vì chức vụ dành cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới đi chập chững được thực
thi trước nhất là thông qua cha mẹ đứa trẻ, nó cần được chú trọng để tập
trung vào khu vực này. Trước hết các lớp học và nghiên cứu. Kinh Thánh
dành cho những người làm cha mẹ phải nhấn mạnh tầm quan trọng của vai
trò người làm cha làm mẹ trong việc phải dâng lại cái ân tứ đó cho Thượng
Đế để trưởng dưỡng đứa bé sơ sinh này theo cách dạy dỗ và khuyên răn của
Chúa. Một số người trưởng thành chọn lọc có thể được hướng dẫn để vào
một lớp học tập trung vào việc làm cha làm mẽ cho các trẻ sơ sinh và mới
biết đi chập chững.
Nếu chức vụ của Hội thánh dành cho trẻ sơ sinh và tuổi biết đi chập chững
bao gồm việc đi thăm viếng tư gia, người đến viếng thăm cần gợi ý cho
những người làm che làm mẹ về: cách bắt đầu những thi giờ cầu nguyện với
em bé, các sách kể các truyện tích Kinh Thánh và những tài liệu khác nữa có
thể đọc cho đứa trẻ nghe, hoặc những lời chỉ giáo hữu ích khác nữa về việc
tổ chức một gia đình theo Cơ Đốc giáo. Hiểu rõ một đứa trẻ có thể học hỏi
được bao nhiêu điều ngay trước khi tiếp nhận được phần giáo huấn chính
thức của Hội thánh, là một việc vô cùng quan trọng.
Nếu HỘi thánh chân thành torng việc thiết lập một chức vụ hữu hiệu để
phục vụ cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi biết đi chập chững, Hội thánh chắc sẽ
cần có nhiều cán bộ: một trưởng ban, những cán bộ thăm viếng, và nhiều cán
bộ cho các hoạt động vào Chúa nhật, kể cả một nữ y tá được huấn luyện hẳn
hoi, nếu cần.
Những người lo lắng chăm sóc và giới dạy dỗ trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi m1i đi
chập chững này phải là niềm vui thật sự và phải được trẻ con quan tâm chú
ý. Họ phải dịu dàng, thân thiện, khả ái, sạch sẽ, dễ gần gũi tiếp xúc và hiểu
biết các đặc điểm của những trẻ con sơ sinh và ở lứa tuổi mới đi chập chững,
cũng như phần tiềm năng của chức vụ dành cho lứa tuổi này. Họ phải luôn
luôn sẵn sàng đến viếng thăm và là những người đáng tin cậy để các bậc làm
cha mẹ chia xẻ tâm sự của mình.
TÓM TẮT
Trẻ sơ sinh và mới biết đi chập chững hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào cha
mẹ chúng và những người khác quan tâm đến việc làm phát triển nhân cách
cho chúng. Hội thánh cũng có thể tạo ảnh hưởng trong giai đoạn này, qua
một chương trình được cấu trúch hẳn hoi, gồm việc chỉ giáo cho những
người làm cha mẹ, cung cấp các tiện nghi đầy đủ cho việc chăm sóc, và
những chương trình giáo dục cho trẻ mới biết đi chập chững. Tầm quan
trọng của những năm đầu đời không thể bị nhấn mạnh quá đáng.
Về mặt sinh lý, trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới biết đi chập chững tăng trưởng
rất nhanh. Về mặt trí thức, chúng đang tìm hiểu để khám phá cái thế giới
chugn quanh. Về mặt tình cảm, chúng rất mẫn cảm, dễ xúc động. Về mặt xã
hội, chúng thích có những người thân quen vây quanh và lệ thuộc vào cha
mẹ để được phát triển về phương diện thuộc linh.
Trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới chập chững biết đi là điểm quan trọng để có
mối liên hệ tiếp xúc giữa Hội thánh và gia đình.
CÁC CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN
1. Hãy mô tả nhân cách toàn diện của trẻ sơ sinh và lứa tuổi mới biết đi chập
chững về các phương diện sinh lý, trí thức, tình cảm, xã hội và thuộc linh.
2. Tại sao hoạt động rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
sơ sinh và thuộc lứa tuổi mới đi chập chững?
3. Những bậc làm cha mẹ có trách nhiệm gì trong việc chuẩn bị cho trẻ con
vào đời?
4. Kể ra một vài giá trị của chứa vụ cho trẻ sơ sinh và thuộc lứa tuổi mới biết
đi chập chững của Hội thánh.
5. Kể ra các mục đích chính của chức vụ của Hội thánh dành cho lứa tuổi
này.
6. Muốn thiết lập một chức vụ thành công dành cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi
mới biết đi chập chững, Hội thánh phải xét đến các yếu tố nào?
7. Bạn mô tả con người lý tưởng để phục vụ cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi
mới biết đi chập chững như thế nào?
CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Phỏng vấn vị trưởng ban có nhiệm vụ phục vụ trẻ sơ sinh và mới biết đi
chập chững trong Hội thánh để khám phá làm thế nào đáp ứng các nhu cầu
của trẻ con thông qua chức vụ ấy.
2. Lập một bảng liệt kê các đề mục có thể khai triển trong các lớp huấn
luyện cho cha mẹ trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới đi chập chững.
3. Đóng một vỡ kịch theo đó một nhân viên Ban trị sự hay một toán phụ
trách việc viếng thăm đến thăm viếng nhà của một đôi vợ chồng sống làm
cha làm mẹ để tiếp đón con của họ vào gia đình của Hội thánh, và mời họ
đưa cả gia đình vào Hội thánh.
BẮT CHƯỚC VÀ KHÁM PHÁ
ẤU NHI (TRƯỚC KHI VÀO TRƯỜNG HỌC) 2 VÀ 3 TUỔI
Phục vụ chăm sóc cho trẻ hai ba tuổi phức tạp hơn công tác coi giữ trẻ. Các
chương trình giáo dục trẻ con trên đài truyền hình cho thấy trẻ con trước tuổi
đi học có thể được ích lợi nhờ các chương trình chú trọng việc tập nói, xây
dựng các ý niệm về các con số, sẵn sàng để tập đọc và các quan niệm về vấn
đề xã hội hóa.
Chỉ đến mấy lúc gần đây, Hội thánh mới là một trong số ít các môi giới cung
ứng chức vụ phục vụ cho trẻ con ở tuổi trước khi vào trường học. Qua nhiều
năm, Hội thánh đã được thuyết phục là các ấu nhi có thể học biết được các ý
niệm các thuộc linh căn bản và phát triển các thái độ đứng đắn đối với các
chân lý thuộc linh.
Trẻ con ở lứa tuổi trước khi đi học không phải chỉ đơn giản chuẩn bị vào đời
mà thôi. Chúng còn đang sống cuộc đời đó ngay trong tuổi ấy nữa! Với
chúng thì hiện tại cận tiếp còn quan trọng hơn cả tương lai hoặc quá khứ
nữa. Trong những năm đầu đời này, cơ cấu của nhân cách của chúng đang
hình thành. Bởi vì các thái độ của chúng là 'bắt ngay lấy đồng thời điều được
dạy bảo', đối với trẻ ở tuổi trước khi đi học, các thái độ ấy vốn quan trọng
hơn các ý niệm (trừu tượng).
Môi trường vây quanh và những người gần gũi với các ấu nhi sẽ hoặc trở
giúp hoặc cản trở tiến trình đặt một nền móng tốt cho cuộc đời chúng.
Những bậc làm cha mẹ được cơ hội tốt nhất để tạo ảnh hưởng trên cuộc đời
của đứa trẻ, vì họ đang là những người chịu nhiều trách nhiệm nhất đối với
đứa trẻ suốt phần lớn thời gian trong ngày.
Trẻ ở lứa tuổi này có thể học biết các ý niệm, các thái độ, các giá trị và các
cách ăn ở cư xử đơn giản nhưng là cản bản cho sự phát triển thuộc linh.
Kinh Thánh thường nhắc đi nhắc lại lời truyền dạy là các sự kiện và các ý
niệm có thể được dùng để đặt nền móng cho việc học tập và phát triển về
mặt thuộc linh cho tương lai. Cả gia đình lẫn Hội thánh đều phải tạo ra bầu
không khó vui vẻ chấp nhận và yêu thương đang khi đứa trẻ phát triển.
CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
Lúc trẻ con tiến triển qua tuổi ấu nhi, những thành tựu sau đây cho thấy có
sự phát triển bình thường.
Sự tăng thưởng thể xác đến 0,7 - 0,9 mét về chiều cao
Có khả năng tự làm lấy một số việc.
Có khảng năng giao lưu tiếp xúc bằng những từ và câu nói đơn giản.
Ý thức về người khác.
Lãnh hội được các ý niệm thuộc linh đơn giản (1)
Về mặt sinh lý - Tích cực hoạt động.
Ấu nhi tham gia nhiều hoạt động sinh lý và 'máy móc' thiết yếu cho việc
tăng trưởng và phát triển bình thường. Vì chúng rất tích cực hoạt động,
chúng cũng may mệt mỏi, và cần được thăng bằng giữa các hoạt động tích
cực và các hoạt động trầm lặng.
Trẻ ở tuổi trước khi đi học phối hợp kém các cơ bắp lớn, còn các bắp thịt
nhỏ hơn của chúng thì vẫn chưa phát triển. Chúng cần được di chuyển, vận
động tự do. Chúng không thể ngồi lâu một chỗ mà không cử động. Do đó,
chúng cần họt động để vươn dài các chi thể đang tăng trưởng của mình, và
để vận động các cơ bắp phù hợp với các hình thức ăn ở ứng xử đứng đắn.
Thật là lý tưởng nếu chúng được dành cho một căn phòng rộng rãi, thoáng
đãng, có lót thảm.
Rất dễ nhiễm bệnh.
Ấu nhi trước tuổi đi học rất dễ bị cảm lạnh và những chứng benh thông
thường. Chúng vốn thiếu sinh lực để đáp ứng các đòi hỏi của một thời dụng
biểu thật đầy đủ. Cho nên xin đừng trông mong hoặc đòi hỏi trẻ hai ba tuổi
phải đi nhóm lại đều đặn. Một trẻ có bệnh đi học Trường Chúa nhật hay
nhóm lại với Hội thánh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của các trẻ khác.
Bầu không khí trong lành đầy ánh nắng mặt trời trng một môi trường sạch
sẽ, vui tươi, rất cần thiết cho thân thể của những đứ atrẻ đang tích cực hoạt
động để tăng trưởng.
Phát triển theo một tốc độ riêng.
Trẻ con phát triển theo tốc độ riêng của chúng. Không nên đem chúng ra so
sánh với các trẻ khác cùng nhóm, nhất là với những trẻ 'to con' hơn. Cũng
đừng trông mong quá nhiều nơi các trẻ lớn vóc hơn. Chương trình phải hết
sức mềm dẻo uyển chuyển, để trẻ có thể lựa chọn các hoạt động cá nhân,
hoặc tập thể, vì chúng vốn khác nhau rất nhiều về các tài năng thuộc thể.
Ấu nhyi ở tuổi trước khi đi học có thể gặp khó khăn trong việc tự giải thích,
tự bày tỏ vì các thanh quản của chúng vẫn chưa phát triển và chỉ có được
một số dụng ngữ hạn che. Những ai công tác với trẻ hai ba tuổi không nên
ép chúng ca hát cho thật đúng giọng hoặc thôi thúc chúng phải hát cho to
lên.
Về mặt trí thức - Phát giác, khám phá.
Ấu nhi trước tuổi đi học nhờ các giác quan để khám phá thế giới của chúng.
Màu sắc, cách kết cấu, giọng điệu và âm lượng, mùi vị, ấm, lạnh, là những
cảm giác cung cấp cho tẻ con các kinh nghiệm, từng trải để học hỏi. Chúng
cần rờ rẫm một vật, để qua các giác quan mà 'cảm nhận' nó.
Trẻ con ở lứa tuổi này cảm nhận khá tinh tế, nhiều điều mà người trưởng
thành không để ý. Những ai công tác với trẻ trước tuổi đến trường học cần
chú trọng vào các giác quan và tạo cơ hội cho chúng khám phá cái thế giới
chung quanh chúng bằng các kinh nghiệm trực tiếp khi nào có thể làm được.
Trẻ hai ba tuổi là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển trí thức nhờ đó chúng
học biết bằng kinh nghiệm giác quan và hành động, sang giai đoạn trong đó
chúng sẽ căn cứ vào bề ngoài và sử dụng các biểu tượng để phê phán các sự
vật. Giai đoạn mới này bắt đầu vào khoảng thời gian chúng bắt đầu tập nói.
Chúng suy nghĩ bằng cái đặc thù, cụ thể, chớ không phải bằng cách tổng
quát hóa, và không thể căn cứ vào hậu quả để suy ra cả một chuỗi biến cố
riêng biệt. Chúng phê phán các sự việc theo cách chúng xuất hiện, chớ
không phải là căn cứ vào cách 'tính nhẫm', do đó, không thể nhìn thấy các sự
việc sự vật theo viễn cảnh đúng của chúng. Chúng không nói ra được điểm
khác nhau giữa biểu tượng với chính sự vật mà biểu tượng ấy thay thế cho.
Đến cuối giai đoạn này, trẻ con ở lứa tuổi này học biết được rằng ngôn ngữ
có tính cách độc đáo, và một tiếng có thể chỉ nhiều hơn là một vật (2)
Có phạm vi chú ý hạn chế.
Phần đông trẻ hai ba tuổi sẽ chỉ lắng nghe từ hai đến năm phút tùy theo mức
độ 'dấn thân' cá nhân. Một khi đã vượt qua phạm vi chú ý tối đa của chúng
rồi, thì trẻ trước tuổi đi học sẽ chuyển sang một hoạt đng khác - dầi có theo
đúng kế hoạch đã định hay không. Những ai công tác với lứa tuổi này phải
mẫn cảm đối với đặc điểm này và biết điều chỉnh nó cho phù hợp. Mọi hoạt
động đều phải có phần nào uyển chuyển nhưng trong phạm vi do tập thề ấy
gây ra. Nếu về sau, các trẻ ấy muốn quay trở lại với một hoạt động, thì nếu
có thể được, nên cho phép chúng làm việc ấy - với điều kiện luôn luôn có
hiện diện của tinh thần khám phá, phát giác.
Có số dụng ngữ hạn chế.
Những tiếng thông thường nhất trong số dụng ngữ của trẻ ở lứa tuổi trước
khi đi học là 'không', 'tôi' và 'của tôi'. Chúng học những tiếng mới và ý nghĩa
của những tiếng ấy nơi những người lớn hơn sống gần với chúng.
Trẻ hai ba tuổi có thể thường nói không tuy không phải luôn luôn chúng đều
có ý muốn nói như vậy. Nhiều khi, chúng hàm ý muốn nói rằng "Tôi không
làm được" hoặc "Tôi không hiểu điều ông (bà, bạn) nói" hoặc cả là "Tại
sao", nữa, hay thật sự là "không". Trong lúc học tập từ diễn tả bằng lời nói;
chúng sẽ tự bộc lộ điều vốn được gọi là tiêu cực tính. Nhiều trẻ vốn có
khuynh hướng tiêu cực hơn một số các trẻ khác.
Khi đã khám phá ra được một tiếng mới, ấu nhi trước tuổi đi học có thể đổi
nó ra thành ngôn ngữ đơn giản. Tùy theo cách chúng phản ứng đối với các
đĩa hát, băng ghi âm, sách báo và vô tuyến trình hình mà chúng được cho
nghe, cho xem, trong năm lên hai tuổi, trẻ chưa đến tuổi đi học có thể có
được 300 tiếng trong số các dụng ngữ thường dùng của chúng - đến năm lên
ba tuổi, là khoảng 900 tiếng. Những người làm cha mẹ và công tác với lứa
tuổi này phải nhớ điều này trước khi tỏ ra sốt ruột, mất kiên nhẫn đối với
đứa trẻ. Phải tránh việc 'nói chuyện' với trẻ con. Trẻ ở lứa tuổi trước khi đến
trường, học hỏi được nhiều thông qua việc giao lưu tiếp xúc không phải là
bằng lời nói, như các điệu bộ, những bộc lộ trên gương mặt, thái độ, các
phản ứng do cảm xúc - hơn là thông qua những lời lẽ được nói ra. Trong mọi
hoàn cảnh truyền dạy, trẻ con đều học được nhiều điều phụ trội, hơn là
những gì đã được trình bày.
Có trí nhớ không thể tin cậy được.
Trẻ trước tuổi đi học có trí nhớ kém, không tin cậy được. Có một số điều
chúng nhớ rất kỹ nhất là nếu gặp hoàn cảnh đáng ghê sợ, còn những việc
kém quan trọng hơn thì chẳng mấy chốc sẽ bị chúng quên ngay. Trẻ hai ba
tuổi rất khó nhớ lại, nhận lại, vì các tiến trình tư duy của chúng bị hạn chế.
Trong giai đoạn này của đời sống ký ức, thị giác dường như là mạnh mẽ
nhất. Bất kỳ những hoạt động nào gây ấn tượng mạnh trên ngũ quan, các
kinh nghiệm thông thường, hay việc tự dấn thân, dường như sẽ được ghi nhớ
dễ dàng hơn nhiều.
Có ý niệm hạn chế về hiểu biết.
Vì các ý niệm về không thời gian và các con số của trẻ hai ba tuổi bị giới
hạn như vậy cho nên những ai phục vụ cho lứa tuổi này phải nó bằng những
lời lẽ sao cho chúng có thể lãnh hội được. "Đời xưa, đời xưa" hoặc "ở một
nơi xa lắm" sẽ được chúng tiếp thu và có ý nghĩa hơn là "1.000 năm trước
đây" hay "cách đây 2.000 cây số". Thế giới của ấu nhi gồm có hiện tại và
khung cảnh vây quanh quen thuộc. Gia đình là thế giới chính yếu của chúng.
Thường thường thì vượt ra ngoài khung cảnh đó, là một lạnh thổ xa lạ. Vậy
những người làm cha mẽ và các cán bộ khác công tác với trẻ con ở lứa tuổi
trước khi đi học phải học tập nói theo trình độ của chúng, bằng những lời lẽ
đặc thù, cụ thể, và theo nghĩa đen. Lời nói và các ý niệm cần thường được
nhắc đi nhắc lại và bằng nhiều cách khác nhau, và có liên hệ với từng trải
hằng ngày của chúng.
Về mặt tình cảm - Dễ lo sợ.
Trẻ hai ba tuổi vốn bất ổn định về phương diện tình cảm, và diễn tả ra bằng
việc sợ hãi cái không quen thuộc và phản ứng lại với môi trường chung
quanh chúng.
Sợ cái không quen.
Trẻ trước tuổi đi học sợ các đám đông người kèm theo tiếng ồn ào, lộn xộn.
Chúng chỉ quen với nhà riêng của chúng mà thôi. Trog một môi trường mới
lạ, như một lớp Trường Chúa nhật, một trung tâm giữ trẻ ban ngày, hoặc
trong nhà thờ, chung rất sợ bị cha mẹ bỏ rơi. Tuy nhiên, những người làm
cha mẹ không cần gì cứ phải ở lại với chúng.
Những người phục vụ trẻ hai ba tuổi có thể giúp ích nhiều để trẻ có thề thích
nghi dễ dàng với khung cảnh mới. Nếu Hội thánh có một chương trình phục
vụ cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới biết đi chập chững, ngay đến các em bé
sơ sinh cũng có thể bắt đầu nhận ra các cán bộ, và khi được đưa đến nhà thờ
và được chăm sóc về y tế ở nhà trẻ dành cho chúng, chúng vẫn tiếp tuc làm
quen với những gương mặt mới và khung cảnh chung quanh. Như vậy, khi
trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường được lên các lớp cao hơn và được phục
trên một cấp bậc cao hơn, chúng thường có thể tự thích nghi hóa dễ dàng
hơn và ít sợ hãi các kinh nghiệm mới mẻ hơn.
Nhưng ai công tác với trẻ hai ba tuổi phải đến sớm và sẵn sàng để đối phó
với bất luận tình huống có thể xảy ra nào. Rồi từng đứa trẻ có thể được cháo
đón cách riêng tư lúc chúng đến phòng học, để tham gia các hoạt động đã
được hoạch định.
Với bất ổn định về phương diện tình cảm.
Người ta không thể biết chắc một trẻ trước tuổi đi học sẽ phản ứng như thế
nào vào một lúc này hay lúc khác. Một đứa trẻ bắt đầu khóc có thể được dỗ
níu bằng cách cho nó tham gia một hoạt đng nào đó. Có lẽ sợ sệt là cảm xúc
nổi bật nhất, mà phần lớn những gì chúng sợ hãi là do chúng học hỏi của
người lớn. Trẻ ở tuổi trước khi đến trường học sẽ bắt cước các phản ứng mà
chúng đã thấy khi lâm vào nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Phản ứng với môi trường chung quanh.
Vì cớ ngũ quan rất nhạy bén của chúng, trẻ trước tuổi đi học sẽ phản ứng
hoặc thuận lợi hoặc bất thuận lợi với môi trường vây quanh. Các phòng cần
sáng sủa, nhiều màu sắc ấm cúng và đẹp mắt. Bầu không khó phải thuận lợi,
ít gặp chuyện bất trắc. Những ai công tác với lứa tuổi này phải gương mẫu
về các thái độ và hành động tích cực khi liên hệ với đám trẻ.
Về mặt xã hội - Tự-kỷ-trung-tâm.
Thế giới của trẻ trước tuổi đi học xoay quanh chính chúng, nhà riêng của
chúng và các môi trường quen thuộc khác. Trong một thế giới rộng lớn hơn,
chúng sẽ bộc lộ thái độ tự kỷ trung tâm và sợ hãi cái xa lạ không quen. Trẻ
trước tuổi đi học thích chơi đùa một mình, nhưng cũng vui vẻ khi được chơi
chung với những trẻ khác.
Lệ thuộc vào người khác.
Erikson vào người khác.
Erikson nhận xét giai đoạn phát triển của trẻ hai ba tuổi là tự lập chống lại
nghi ngờ. Nhiều khi trẻ trước tuổi đi học không muốn hoàn toàn lệ thuộc vào
người khác. Chúng phấn đấu để 'tự lực cánh sinh', nghĩa là đề phát triển cái
tài năng tự làm lấy mọi việc. Nhiều lúc khác, chúng lại trông cậy quá đáng
nơi người lớn, và không chịu tự làm lấy mọi việc. Như thế là chúng đang
lâm vào hoàn cảnh 'song đấu' giữa ước muốn 'bám giữ lấy' với 'buông xuôi
tất cả'. Những người làm cha mẹ và những người khác phục vụ cho trẻ con ở
lứa tuổi này nhiều khi cảm thấy chán nản vì cố gắng theo cho kịp việc đáp
ứng các nhu cầu của chúng.
Nhiều khi trẻ con cần được người lớn giúp đỡ. Chúng cần được trợ giúp để
thay quần áo, mang giày, cài nút áo, lau mũi và đi nhà thờ. Trẻ con cần được
tự do khám phá để tự phát giác và làm lấy mọi việc, nhưng chúng cũng luôn
luôn cần được sự có mặt của một bàn tay sẵn sàng hướng dẫn để khích lệ
tánh tự lập của chúng. Những bậc làm cha mẹ và các cán bộ khôn ngoan
công tác với lứa tuổi này sẽ để cho trẻ được tự do trong phạm vi các ranh
giới đã được xác định rõ ràng (3)
Thích chơi đùa một mình.
Trẻ hai ba tuổi thích chơi đùa một mình hơn là chơi đùa với người khác. Khi
được đặt chung với các trẻ khác, có thể xảy ra là chúng sẽ đòi hỏi tất cả
những gì chúng nhìn thấy hoặc đụng chạm đến, mà không chịu chơi chung
với các trẻ khác. Vì phạm vi chú ý bị hạn chế của chúng, chúng có thể vứt
bỏ vật mà chúng tạm thời đòi hỏi, để chộp lấy một vật khác sẽ trở thành vật
sở hữu của chúng.
Về mặt thuộc linh - Hay bắt chước.
Trẻ trước tuổi đi học bắt chước cha mẹ chúng và những người lớn khác đang
công tác với chúng, cũng thích bắt chước các anh chị của chúng. Có thể
chúng không biết ý nghĩa của một số hành động, nhưng bắt chước điều
chúng thấy để cuối cùng sẽ sống rập khuôn những người mà chúng bắt
chước. Điều này có thể gồm cả các cảm thức đối với Thượng Đế của chúng
nữa.
Chẳng hề có lời truyền dạy nào lại có năng lực cho bằng phẩm chất tốt đẹp
của đời sống các bậc làm cha mẹ. Trẻ con cảm nhận hết sức nhanh nhạy các
thái độ của người lớn ngay trước khi chúng hiểu được ý nghĩa của các lời
nói. Những người làm cha mẹ là Cơ Đốc nhân đang làm công tác dạy dỗ khi
họ yêu thương chăm sóc con cái mình, giúp đỡ lẫn nhau, chia xẻ với tha
nhân, đọc Lời Thượng Đế và cầu nguyện với cha mình ở trên trời. Tất cả các
hành động đó đều vạch rõ cho con cái mình thấy thế nào là sống một nếp
sống tin kính.
Những hành động sai quấy trong đời sống cũng bị bắt chước nữa. Những
bậc làm cha mẹ bị căng thẳng, gặp khó khăn có những xúc cảm ấu trĩ thường
phản ảnh qua các thái độ và hành động của mình, sẽ nhận thấy hậu quả nơi
lũ con cái cứ bồn chồn bất an và không có hạnh phúc của mình.
Thông suốt các ý niệm thuộc linh căn bản.
Trẻ hai ba tuổi có thể hiểu được rằng Kinh Thánh là bộ sách đw5c biệt do
Thượng Đế ban cho loài người, rằng Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế, còn
Hội thánh là nơi để chúng được học hỏi về Thượng Đế, và Thượng Đế vốn
yêu thương chăm sóc cho chúng.
Trẻ con ở lứa tuổi trước khi đến trường học, có thể hiểu là Thượng Đế yêu
thương chúng. Nhất là chúng rất thích nghe những câu chuyện kể có liên hệ
đến chúng và đám trẻ ở tuổi chúng, như truyện tích Chúa Giê-xu Giáng sinh
và em bé Môi-se.Chúng có thể hiểu là Chúa Giê-xu cũng là một ấu nhi từ từ
lớn lên rằng Ngài là bạn thân của cúng. Lúc bắt đầu trò chuyện, chúng có thể
học tập trò chuyện với Thượng Đế, nhưng trở thành táy máy không thể ngồi
yên khi người lớn đòi hỏi chúng phải ngồi yên trong những bài cầu nguyện
dài.
Chúng có thể hiểu rằng nhà thờ là ngôi nhà của Thượng Đế, và trong nhà
thờ, chúng được nghe kể các truyện tích về Chúa Giê-xu, và tại đó, chúng
còn gặp nhiều trẻ con khác mà Chúa Giê-xu cũng yêu mến.
Chúng có thể hiểu rằng Kinh Thánh là bộ sách rất đặc biệt vì đó là Sách của
Thượng Đế, nhưng sẽ không thể tôn trọng Kinh Thánh nếu người lớn cứ bỏ
mặc quyển sách ấy trên bàn hoặc trên giá, trên kệ sách mà chẳng bao giờ đọc
tứi, hay không nâng niu coi trọng quyển sách ấ. Chúng cũng không thể học
hỏi được là phải tôn trọng các chân lý trong bộ sách ấy, nếu người lớn chỉ
nói sơ qua về nó, mà chẳng bao giờ trao cho chúng một quyển.
Vì có trí nhớ không tin cậy được và sử dụng ngữ hạn chế của chúng, các ý
niệm phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, theo nhiều cách khác nhau. Trẻ
trước tuổi đi hoc rất thích việc cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế.
Trẻ con chưa có khả năng đánh giá các hệ quả của điều đúng điều sai. Chúng
không thể phân biệt phải trái, một sự kiện có thật với chuyện tưởng tượng,
nếu không có người giúp đỡ. Các truyện tích Kinh Thánh phải luôn luôn
được nhấn mạnh là có thật và phải được truyền dạy từ một quyển Kinh
Thánh mở rộng.
Đáp ứng với tình thương.
Về các mặt tình cảm và thuộc linh, trẻ trước tuổi đi học cần được yêu thương
trìu mến. Có thể chúng muốn được quan tâm chú ý để cái nhu cầu căn bản
đó được đáp ứng. Những người làm cha mẹ và người lớn khác công tác với
lứa tuổi này cần nhấn mạnh về tình thương yêu của Thượng Đế đối với từng
trẻ một. Sự hiểu biết thông cảm, quan tâm chăm sóc, tình bạn và tình yêu
thương của họ mở đường cho các mối liên hệ tốt đẹp và các kinh nghiệm
học hỏi hữu hiệu tại nhà riêng và nhà thờ.
NHỮNG ĐÒI HỎI MẶC NHIÊN CỦA CHỨC VỤ.
Vì trẻ hai ba tuổi rất được mọi người chung quanh và những người lo lắng
chăm sóc cho chúng thương yêu trìu mến như vậy, các tiện nghi trong Hội
thánh phải tươi sáng, vui vẻ, được quản lý bởi một ban nhân viên là những
Cơ Đốc nhân gương mẫu cả trong thái độ lẫn hành động, đã được huấn
luyện nhằm giao lưu tiếp xúc với trẻ con ở hạng tuổi ấy. Nếu các tiện nghi
cho trẻ chưa đến tuổi đi học của Hội thánh cũng giống như ở nhà riêng, thì
việc điều chỉnh chúng cho phù hợp với trẻ sẽ dễ dàng hơn. Hội thánh phải bổ
sung cho bối cảnh của nhà riêng và phát triển các thái độ tích cực đối với
Chúa và nhà Ngài.
Các cán bộ phải thiết lập một bầu không khó yên tĩnh trong đó họ có thể
truyền dạy các chân lý và hành động thuộc linh, liên hệ đến từng trải của đứa
trẻ. Cần phải có một người làm việc với mỗi bốn hoặc năm trẻ.
Vì trẻ hai ba tuổi hay sợ sệt và có phần nào bất ổn định về mặt xúc cảm,
những ai công tác với lứa tuổi này phải làm tất cả những gì có thể làm được
để tạo cho trẻ tinh thần tự tin, tự trọng. Một bầu không khí an toàn và yêu
thương là thiết yếu, cộng với việc ban tặng rời rộng những lời khen ngợi,
khích lệ.
Căn phòng phải rộng khoảng từ 8 đến 10 mét vuông. Những căn phòng nhỏ
hoặc bị chia ngăn quá nhỏ sẽ hạn chế sự hoạt động và không phù hợp với
một chương trình uyển chuyển, linh động, dành cho nhu cầu của trẻ hai ba
tuổi. Khi chọn các tài liệu cho chương trình dành cho lứa tuổi này, phải tạo
cơ hội cho trẻ tự khám phá lấy, cũng như có phần trình bày và ứng dụng các
ý niệm thuộc linh.
TÓM TẮT
Lứa tuổi lên hai lên ba là những năm quan trọng. Cơ đấu nhân cách của trẻ
đang ở trong giai đoạn hình thành, và chúng rất dễ dàng có ấn tượng, dễ dạy
và dễ hướng dẫn. Tuy trẻ trước tuổi đi học rất tích cực hoạt động về mặt sinh
lý, chúng rất dễ mệt mỏi. Về mặt trí thức, chúng phát giác được nhiều điều
thông qua ngũ quan, nhưng bị giới hạn trong việc tự bày tỏ chính mình. Về
mặt tình cảm, chúng hay sợ cái gì xa lạ không quen nếu cần một bầu không
khí an toàn, yêu thương, được mọi người chú ý đến riêng chúng. Về mặt xã
hội, chúng thích chơi một mình, và tánh tự-kỷ-trung-tâm có thể khiến chúng
thỉnh thoảng có vẻ như tiêu cực về mặt thuộc linh, trẻ ở lứa tuổi này có thể
học hỏi được nhiều qua thái độ của người khác, hơn là qua ý niệm (trừu
tượng), nên cần được nhắc đi nhắc lại nhiều lần về các sự kiện căn bản liên
hệ với các kinh nghiệm thông thường, quen thuộc, hằng ngày.
CÁC CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN
1. Tại sao ngành giáo dục cho trẻ chưa đến tuổi đi học hiện đang được chú
trọng?
2. Có những từ ngữ 'chìa khóa' nào mô tả nhân cách toàn diện của trẻ lên hai
ba tuổi?
3. Một trẻ trước tuổi đến trường học quan niệm về đời sống khác với chúng
ta như thế nào?
4. Đâu là một số nhu cầu sinh lý (thuộc thể, thân xác) của trẻ trước tuổi đi
học?
5. Tại sao lắm lúc lại rất khó giao lưu tiếp xúc với một đứa trẻ ở lứa tuổi
trước khi đến trường?
6. Một người trưởng thành công tác với trẻ ở lứa tuổi này, có thể truyền đạt
chân lý thuộc linh cho chúng như thế nào?
CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Hội thánh của bạn đang tạo các cơ hội nào để phát triển cho trẻ con ở lứa
tuổi trước khi đi học?
2. Hãy quan sát một trẻ trước tuổi đến trường một thời gian, ghi lại tất cả
những gì bạn quan sát được liên hệ đến các đặc điểm sinh lý, trí thức, tình
cảm, xã hội và thuộc linh của nó.
3. Bạn sẽ làm gì với một trẻ trước tuổi đi học đang giận dữ dậm chân, lắc
đầu và nói 'không' khi nó đang ngồi chung với các trẻ khác, để bạn có thể kể
chuyện cho chúng nghe?
4. Hãy đến thăm tiểu ban trẻ trước tuổi đi học của Hội thánh bạn. Đánh giá
phòng học, phần trang thiết bị, nhân viên và chương trình hầu củng cố thêm,
và các lãnh vực có thể cải thiện.
5. Hãy hỏi một đứa trẻ hai ba tuổi một số câu về chân lý thuộc linh. Chú ý
xem bạn cần phải thay đổi các âu hỏi của mình như thế nào, để đứa trẻ có
thể trả lời được.
6. Cắt từ các tạp chí ra những bức tranh để dành riêng cho trẻ trước tuổi đi
học và dán vào một 'Tập tranh ảnh dành cho trẻ trước tuổi đi học'. Chú thích
cho mỗi tranh liên hệ đến một đặc điểm của trẻ trước tuổi đi học.
NHỮNG KINH NGHIỆM MỚI
THIẾU NHI Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU 4 VÀ 5 TUỔI
Giai đoạn từ tuổi ấu nhi đến thiếu nhi, giai đoạn đầu tuy là tuần tự nhi tiến
nhưng rất dứt khoát. Chiều cao của trẻ lên 4, 5 tuổi tăng lên rất rõ ràng. Các
mối quan tâm của chúng được mở rộng. Tâm trí chúng càng sâu sắc thêm.
Phải trải qua nhiều bước tiến nhỏ đển lắp đầy một bước tiến lớn lên là lên
bốn tuổi hiếu động, sôi nổi, ham nói, giàu tưởng tượng và đáp ứng nhanh
nhẹn đang từ từ bắt đầu để trở thành điều mà đứa trẻ lên năm tuổi sẽ trở
thành. Trẻ lên năm rất dễ dạy, dễ thương vẫn còn phải tiến thêm nhiều bước
nhỏ nữa trong sự tăng trưởng để bước cho xong bước tiến lý thú là lên năm
tuổi. Đây là lứa tuổi tuyệt vời để vui chơi, hưởng thụ, vì trước mặt trẻ là cả
một năm sôi động đang hiện lên (1)
Nhiều trẻ lên bốn, năm tuổi đã được dự phần vào các kinh nghiệm của ngành
giáo dục dành cho tuổi thiếu nhi ở giai đoạn đầu, hoặc là trong các chương
trình chăm sóc hằng ngày, hoặc là trong lớp mẫu giáo hay vườn trẻ. Chúng
được học sự khéo léo căn bản về ngôn ngữ và xã hội. Một số trẻ đã theo học
các lớp học trong Hội thánh liên hệ với khung cảnh của chúng và nhận được
phần giáo huấn thuộc linh căn bản và đã có cơ hội ứng dụng những gì chúng
đã học hỏi được. Các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi cũng mở
rộng kiến thức và tài khéo của chúng. Do đó, nhiều trẻ 4,5 tuổi đã 'thông
thái' hơn về các kinh nghiệm giáo dục trước khi chính thức đến trường học,
và những ai công tác với trẻ 4,5 tuổi cần phải xây lên từ các nền móng ấy.
CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN.
Hòa tất các nhiệm vụ sau đây sẽ là dấu hiệu cho sự phát triển tăng trưởng:
Nhận ra sự khác biệt về giới tính.
Có khả năng xã hội và có liên hệ tình cảm với các trẻ khác.
Tăng thêm khả năng tự diễn tả bằng lời nói và giao lưu tiếp xúc với cá trẻ
khác
Khả năng phân biệt đúng sai (2)
Về mặt sinh lý - Tuổi chơi đùa
Trẻ bốn năm tuổi thích chơi đùa và cả thế giới đều là một sân chơi. Chúng sẽ
chẳng bao giờ còn có thể chơi đùa mà hoàn toàn không bị các mối bận tâm
khác làm gián đoạn. Thời gian chơi đùa này vượt hẳn phương diện sinh lý.
Nó cũng ảnh hưởng đến các mặt phát triển trí thức, xã hội, và thuộc linh nữa.
Tuy người lớn có thể nghĩ rằng chơi đùa là phí thì giờ, thật ra trẻ con học hỏi
được rất nhiều qua các hoạt động nô đùa có tính cách xây dựng. Trò chơi
cho các giác quan dạy cho trẻ nhiều sự kiện về thân xác, các giác quan, và
các phẩm chất của các sự vật của môi trường xung quanh. Trẻ con chơi đùa
bằng vận động qua những hoạt động như chạy nhảy. Các trò chơi mạnh bạo
như nhào lộn, té ngã dạy trẻ con cách cảm nhận, kiểm soát các động lực thúc
đẩy, và sàng lọc những cách ăn ở ứng xử tiêu cực, có thể là không phù hợp.
Trẻ con chơi đùa bằng ngôn ngữ để học tập nhịp điệu, tạo ra những ý nghĩa
mới, và để thực hành và làm chủ văn phạm cũng như những tiếng mà chúng
đang học. Diễn kịch và làm người mẫu khích lệ trẻ con thủ các vai hay làm
người mẫu hầu thấu hiểu các mối liên hệ xã hội, các luật lệ và nhiều góc
cạnh khác nhau của văn hóa. Các trò chơi thể thao, lễ lạc, và các trò chơi đòi
hỏi sự tranh đua dạy cho trẻ con cách xoay sở, đặt ra những điều lệ chỉ đạo
về những gì là thích hợp, và để làm phát triển các tài khéo léo về nhận thức
(3).
Các trò chơi đòi hỏi sáng kiến kích thích tâm trí trẻ con. Nhờ đó mà chúng
nhớ rõ hơn những gì đã học hỏi được. Trẻ 4,5 tuổi thường hay bắt chước
người khác thú vật hay các đồ vật - bắt chước bất kỳ người nào hay vật gì
gây ấn tượng trên chúng. Chúng có thể tượng tưởng mình là một đoàn tàu
hỏa, là một người cha, một phi hành gia không gian, một con mèo, con ngựa,
một cảnh sát viên, một quân nhân. Sự bắt chước của chúng thay đổi tùy hoàn
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi
Hieu nguoi

More Related Content

Viewers also liked

Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctco_doc_nhan
 
Качество исследуемых лекарственных препаратов для терапии соматическими клетками
Качество исследуемых лекарственных препаратов для терапии соматическими клеткамиКачество исследуемых лекарственных препаратов для терапии соматическими клетками
Качество исследуемых лекарственных препаратов для терапии соматическими клеткамиPHARMADVISOR
 
Eras norman autoevaluacion
Eras norman autoevaluacion Eras norman autoevaluacion
Eras norman autoevaluacion Norman Lucero
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doico_doc_nhan
 
[ AULA 1 LV ] O CORTIÇO, ALUÍSIO AZEVEDO
[ AULA 1 LV ] O CORTIÇO, ALUÍSIO AZEVEDO[ AULA 1 LV ] O CORTIÇO, ALUÍSIO AZEVEDO
[ AULA 1 LV ] O CORTIÇO, ALUÍSIO AZEVEDOAline Gomes
 
Values Series_Palabra de Honor
Values Series_Palabra de HonorValues Series_Palabra de Honor
Values Series_Palabra de HonorRuben Colmo Jr.
 
Feb 24 CCCOER Advisory Mtg
Feb 24 CCCOER Advisory MtgFeb 24 CCCOER Advisory Mtg
Feb 24 CCCOER Advisory MtgUna Daly
 
Lopez marco sistemas operativos
Lopez marco sistemas operativosLopez marco sistemas operativos
Lopez marco sistemas operativosMarco Lopez
 
Qué es el bullying
Qué es el bullyingQué es el bullying
Qué es el bullyingpresiga
 
Asbestos project notification mde 259
Asbestos project notification mde 259Asbestos project notification mde 259
Asbestos project notification mde 259Mark Bizzelle
 

Viewers also liked (14)

Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Качество исследуемых лекарственных препаратов для терапии соматическими клетками
Качество исследуемых лекарственных препаратов для терапии соматическими клеткамиКачество исследуемых лекарственных препаратов для терапии соматическими клетками
Качество исследуемых лекарственных препаратов для терапии соматическими клетками
 
Eras norman autoevaluacion
Eras norman autoevaluacion Eras norman autoevaluacion
Eras norman autoevaluacion
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
[ AULA 1 LV ] O CORTIÇO, ALUÍSIO AZEVEDO
[ AULA 1 LV ] O CORTIÇO, ALUÍSIO AZEVEDO[ AULA 1 LV ] O CORTIÇO, ALUÍSIO AZEVEDO
[ AULA 1 LV ] O CORTIÇO, ALUÍSIO AZEVEDO
 
NCTBS_TorontoReview
NCTBS_TorontoReviewNCTBS_TorontoReview
NCTBS_TorontoReview
 
Values Series_Palabra de Honor
Values Series_Palabra de HonorValues Series_Palabra de Honor
Values Series_Palabra de Honor
 
Feb 24 CCCOER Advisory Mtg
Feb 24 CCCOER Advisory MtgFeb 24 CCCOER Advisory Mtg
Feb 24 CCCOER Advisory Mtg
 
Lopez marco sistemas operativos
Lopez marco sistemas operativosLopez marco sistemas operativos
Lopez marco sistemas operativos
 
л9 уя 2012
л9   уя 2012л9   уя 2012
л9 уя 2012
 
Presentation_NEW.PPTX
Presentation_NEW.PPTXPresentation_NEW.PPTX
Presentation_NEW.PPTX
 
Qué es el bullying
Qué es el bullyingQué es el bullying
Qué es el bullying
 
Exeter Presentation Feb_2016
Exeter Presentation Feb_2016Exeter Presentation Feb_2016
Exeter Presentation Feb_2016
 
Asbestos project notification mde 259
Asbestos project notification mde 259Asbestos project notification mde 259
Asbestos project notification mde 259
 

Similar to Hieu nguoi

Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8binhlh_
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớNguyen Kim Son
 
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...thanhvuduc3
 
Cu soc tuong lai
Cu soc tuong laiCu soc tuong lai
Cu soc tuong laitdlbk
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gìĐan Giang
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthptvuthanhtien
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdfmot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdfPhanKhnh23
 
Rmth va phat_trien
Rmth va phat_trienRmth va phat_trien
Rmth va phat_trienHung Duong
 
[Sách] Những bài học cuộc sống
[Sách] Những bài học cuộc sống[Sách] Những bài học cuộc sống
[Sách] Những bài học cuộc sốngĐặng Phương Nam
 
Tâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptTâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptQuyen Le
 
10 nghich li_cuoc_song_8698
10 nghich li_cuoc_song_869810 nghich li_cuoc_song_8698
10 nghich li_cuoc_song_8698Heo Rừng RS
 
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)Phật Ngôn
 
Am luat vo tinh 2
Am luat vo tinh 2Am luat vo tinh 2
Am luat vo tinh 2lyquochoang
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Kiệm Phan
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfNoprroT
 

Similar to Hieu nguoi (20)

Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
 
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớSách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
Sách sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ
 
Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
 
Cu soc tuong lai
Cu soc tuong laiCu soc tuong lai
Cu soc tuong lai
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthpt
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Ban that song
Ban that songBan that song
Ban that song
 
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdfmot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
mot-doi-nhu-ke-tim-duong.pdf
 
Rmth va phat_trien
Rmth va phat_trienRmth va phat_trien
Rmth va phat_trien
 
[Sách] Những bài học cuộc sống
[Sách] Những bài học cuộc sống[Sách] Những bài học cuộc sống
[Sách] Những bài học cuộc sống
 
Tâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptTâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thpt
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
10 nghich li_cuoc_song_8698
10 nghich li_cuoc_song_869810 nghich li_cuoc_song_8698
10 nghich li_cuoc_song_8698
 
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
 
Am luat vo tinh 2
Am luat vo tinh 2Am luat vo tinh 2
Am luat vo tinh 2
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 

Hieu nguoi

  • 1. Hiểu Người DẪN NHẬP Có bao giờ bạn dừng xe trên một đỉnh núi cao để nhìn trở xuống con đường mà bạn vừa trải qua không? Bạn đã biết điều mà mỗi du khách có thể đã trông mong và những gì người lái xe đã kinh nghiệm. Bạn đang ở tại một vị trí thuận lợi để hiểu rõ cả các vấn đề lẫn những thành công trong việc lái xe trên con đường ấy. Hiểu người là một quyển sách của người đã lên được trên đỉnh núi. Nó đặt bạn tại một vị trí thuận lợi để nhìn vào sự phát triển của con người, để bạn hiểu được dễ dàng hơn tiến trình bình thường mà một con người phải thực hiện trên con đường đời. Lãnh hội được nội dung của nó sẽ giúp bạn liên hệ dễ dàng với mọi người. Phần kiến thức này cũng giúp ích mọi người trong các mối liên hệ gia đình cũng như trong công tác chia xẻ các chân lý của Thượng Đế cho người khác. Quyển sách được bắt đầu bằng một phần Dẫn nhập vắn tắt, đề cập sự phát triển của con người theo quan điểm Cơ Đốc giáo. Các chương sau đó lấy một hạng tuổi và mô tả những người trong hạng tuổi ấy, căn cứ vào các đặc điểm thể xác, trí tuệ, tình cảm, xã hội và thuộc linh của họ. Mỗi chương sách trình bày các lý thuyết về sự phát triển của con người trong một khuôn khổ dễ đọc với những phần ứng dụng thực tiễn đã được cập nhật hóa của từng lý thuyết. Bạn sẽ nhận thấy mỗi chương được kết thúc bằng những câu hỏi để thảo luận và các hoạt động giúp bạn ứng dụng phần nội dung. Để giúp bạn tập trung tư tưởng khi đọc mỗi chương sách, bạn nên bắt đầu đọc các câu hỏi đó và những phần mô tả các hoạt động. Sau khi đã đọc xong rồi, bạn hãy dành thêm vài phút để viết ra các câu trả lời cho những câu hỏi ấy. Với bạn nào muốn nghiên cứu sâu thêm về sự phát triển của con người, bạn sẽ thấy ở cuối sách có một bảng liệt kê các nguồn tài liệu để đọc thêm. Đọc và nghiên cứu một trong các nguồn tài liệu đó sẽ giúp bạn có được một công trình nghiên cứu càng bao quát hơn. TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI Phải chăng tình yêu thương của Thượng Đế là ân tứ (quà tặng, tặng phẩm) quan trọng nhất? Nhiều người đã nghĩ như vậy. Tuy nhiên tình yêu thương
  • 2. sẽ không thể có được nếu không có việc ban cho sự sống. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ SỐNG Muốn sống đầy đủ, trọn vẹn nhất một cuộc đời, phải nhận thức được điểm dị biệt lớn lao giữa việc mưu sinh với việc xây dựng một đời sống. Muốn hiểu rõ tầm quan trọng của đời sống, cần bắt đầu nhận thức phần giá trị lớn lao của nó. ĐỊNH NGHĨA ĐỜI SỐNG Đời sống là gì? Đời sống là cái đang được dùng để mà sống. Nó là cái phẩm chất mà con người, súc vật và cây cỏ đều có, nhưng đất đá, bụi bặm và các loài kim khí lại không có. Đời sống cũng ám chỉ cuộc đời của một cá nhân trong những giới hạn về thời gian nào đó. Các giới hạn ấy thay đổi tùy theo kế hoạch của Thượng Đế dành cho từng người (Thi Tv 31:15). Một khi đã có hiện diện của sự sống, thì có thể có sự tăng trưởng và sinh hóa. Cũng phải phân biệt đời sống thể xác với đời sống thuộc linh. Đời sống thể xác bắt đầu lúc thai dựng và kết thúc khi chết. Tuy nhiên, loài người còn là những hữu thể thuộc linh nữa, và có thể có được sự sống vĩnh hằng sẽ tồn tại mãi mãi. Từ ngữ này không hề được ứng dụng cho bất kỳ một điều gì khác trong cái vũ trụ hữu hình này, kể cả mặt trời và các hành tinh. Chỉ có con người mới được định sẵn để cứ tiếp tục sống sau khi các mặt trời trong vũ trụ này đều bị dập tắt mọi ánh sáng. Sự sống vĩnh hằng là một ân tứ của Thượng Đế ban cho người nào bằng lòng tin nhận Chúa Cứu Thế làm Cứu Chúa để cứu mình khỏi tội lỗi, và nó sẽ tồn tại đời đời. Sau khi đời sống trên đất này của các tín hữu kết thúc, họ sẽ được vào thiên đàng để ở với Chúa Giê-xu, nếu họ nhận biết Ngài là Cứu Chúa mình (RoRm 6:23; GiGa 1:12; 3:36). GIÁ TRỊ CỦA ĐỜI SỐNG Giá trị của đời sống có thể được nhìn thấy cả theo cách người ta và Thượng Đế đánh giá nó như thế nào. Cách đánh giá của con người Chiến tranh, các tín ngưỡng tôn giáo, các động lực thúc đẩy, sự mê tín dị đoan và các ý thức hệ cho thấy nhiều cách mà con người đánh giá đời sống. Những điều khác nhau trong cách đánh giá, được nhận thấy dễ dàng bằng cách đối chiếu các giá trị ấy trong những quốc gia vẫn còn thừa nhận một phần nào các lý tưởng của Cơ Đốc giáo, với các quốc gia đã chối bỏ các lý tưởng ấy. Tại các nước mà các nguyên tắc của Cơ Đốc giáo được thực thi, thì rõ ràng là đời sống được đánh giá cao hơn. Thế nhưng việc thiên hạ sử dụng bừa bãi súng đạn, các chất ma túy, phá thai tùy tiện, lái ô tô ẩu tả... cho thấy ngay cả trong các khu vực này, mạng sống con người cũng chẳng được xem là có giá trị bao nhiêu.
  • 3. Cách đánh giá của Thượng Đế Sau khi Thượng Đế đã trừng phạt thế gian bằng nạn lụt lớn, Ngài trao quyền phán xét vào tay các nhà cầm quyền là những con người. Lời chỉ giáo của Ngài trong SaSt 9:6 "Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại" cho thấy Thượng Đế đánh giá đời sống như thế nào. Đời sống không thể được đặt ngang hàng với hàng hóa, những bản hiệp ước hay giao kèo, đất đai hoặc vàng bạc. Chỉ có một mạng sống khác mới có giá trị tương đương với một sinh mạng. Chúa Cứu Thế phán "Nếu một người chiếm được cả thế giới nhưng mất linh hồn thì có ích gì?" (Mac Mc 8:36). Thượng Đế định giá cho đời sống căn cứ vào các định chuẩn cao nhất mà loài người chẳng bao giờ biết tới. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI Cuộc đời một người được chia thành ba phần hay ba giai đoạn chính: tuổi thơ (sơ sinh đến 11 tuổi), tuổi thanh thiếu niên (12-17 tuổi, một số các nhà nghiên cứu kể 18-24 tuổi vào giai đoạn thanh thiếu niên) và tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên). Mỗi giai đoạn đều có các đặc điểm và nhu cầu phân biệt của chúng. Tuổi ấu thơ (sơ sinh - 11 tuổi) Trẻ con không phải là người trưởng thành được thu nhỏ lại. Chúng là những con người sống trong giai đoạn chịu lệ thuộc và chuẩn bị. Tuổi ấu thơ là nền móng cho những năm còn lại của đời sống. Một phần của giai đoạn này là những năm tiền học đường đầy sinh động, trong đó trẻ con phát triển các cơ cấu cho nhân cách và tập thành các thói quen suốt đời của chúng. Tuổi thơ ấu rất quan trọng. Chúa Cứu Thế từng là một ấu nhi, và Ngài từng lợi dụng trẻ con để làm thí dụ minh họa cho các chân lý thuộc linh, như sự chân chất, khiêm hạ, đức tin và lòng tin cậy (Mat Mt 18:2-6). Chúa Cứu Thế từng can thiệp khi các môn đệ Ngài không cho phép các con trẻ đến với Ngài. Ngài đã vui vẻ đón nhận chúng. Rồi Ngài còn răn bảo các môn đệ "Các con phải thận trọng, đừng bao giờ khinh thường các em bé này" (Mat Mt 18:10). Tuổi thiếu niên (12-17) Giai đoạn quan trọng thứ hai, giai đoạn thiếu niên, có nghĩa là 'tuổi lớn' và gồm các thanh thiếu niên giữa mười và hai mươi tuổi (teenage years). Nhiều khi các sinh viên cao đẳng và các trường học nghề cũng được kể vào đây. Trong giai đoạn này, các thanh niên tìm cách để được độc lập và bắt đầu hiểu về mình với tư cách những con người toàn diện. Có nhiều thay đổi về mặt thể xác, và chúng đạt đến những đỉnh cao mới về trí tuệ. Tình cảm của chúng đang giao động và chúng theo đuổi từng trải thực tế trong sinh hoạt làm Cơ Đốc nhân. Chúng thường nghi ngờ lời khuyên của các thầy giáo và cha mẹ mình, và muốn tự quyết định lấy mọi việc.
  • 4. Giai đoạn này là thời kỳ chuyển tiếp giữa tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành. Các thanh thiếu niên bắt đầu khám phá họ có thể đóng góp được gì.Trong khi chiến đấu để tự khám phá bản thân, chúng thường bị nhằm lẫn. Tuy nhiên, nếu được chỉ bảo và hướng dẫn cẩn thận, chúng có thể vương lên để có được một nhân cách thật quân bình. Tuổi trưởng thành (18 tuổi trở lên) Có nhiều biến cố kết hợp lại với nhau để khiến một người trưởng thành. Đây là tuổi đi đầu phiếu, đi quân dịch, theo đuổi các ngành học cao đẳng và học nghề, dự định kết hôn, và trong số các trách nhiệm phải lãnh nhận, tất cả đều có ảnh hưởng đến chuyển biến để đạt đến mức trưởng thành. Tuổi trưởng thành là một tiến trình tăng trưởng để thành nhơn liên tục. Các người thuộc giai đoạn trưởng thành thường được phân loại theo giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn trưởng thành thật sự, căn cứ theo số tuổi. Nếu tuổi trưởng thành có được một mức độ ổn định nào đó, thì những người trưởng thành có một đời sống khá phức tạp. Tuy nhiên, họ có thể sa vào vết bánh xe đi trước do các khuôn mẫu đã đúc sẵn của sinh hoạt hằng ngày, và cảm thấy khó chấp nhận những thách thức mới. Sự trưởng thành tùy thuộc vào nếp sống toàn diện và khả năng thích nghi với các vấn đề và các quyết định. CÁC LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Người ta có thể nhận ra các khuôn mẫu và giai đoạn trong việc tăng trưởng và phát triển của một người. Các mẫu mực phát triển này giúp làm sáng tỏ các nhu cầu và giúp các lãnh tụ phục vụ cho dân chúng. Nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõ sự phát triển của con người. Các lý thuyết được nhiều người chấp nhận nhất sẽ được trình bày dưới đây: Các nhu cầu căn bản: Có thể định nghĩa một nhu cầu là 'một yếu tố cần thiết cho đời sống khi bị thiếu đi, đòi hỏi phải được đáp ứng'. Thực phẩm, nước uống, và chỗ ở là các nhu cầu căn bản của tất cả mọi người. Muốn tồn tại, thì các nhu cầu ấy phải được đáp ứng. Một khi các nhu cầu ấy được thỏa mãn, thì nhiều nhu cầu khác lại trở nên quan trọng. Sau đó thì chồng chất lên trên các nhu cầu của thân xác, là các nhu cầu như yêu thương, chấp nhận, an toàn, quyền lực và thực hiện một công trình, một sự nghiệp... Maslow mô tả các nhu cầu căn bản được tổ chức bên trong con người ta là tùy theo mức độ quan trọng của chúng đối với một cá nhân. Tự lực hành động. Tầm quan trọng của uy tín. Được bạn bè và người trưởng thành tán thưởng. Tự đánh giá.
  • 5. Độc lập. Yêu thương. An toàn thể xác. Các nhu cầu sinh lý. Khi các nhu cầu của một người không được thỏa mãn, thì nhân cách toàn diện của người ấy có thể bị tổn thương. Có thể đáp ứng các nhu cầu theo nhiều cách khác nhau tùy theo bối cảnh, môi trường chung quanh và phạm vi, mức độ của mỗi nhu cầu. Các giai đoạn trong đời sống Mỗi một cá nhân đều tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau của đời sống - tất cả đều hoàn toàn phân biệt với nhau - để đạt đế mức trưởng thành. Giai đoạn ấu thơ khác xa với giai đoạn trung học, nhưng cả hai đều góp phần vào sự phát triển toàn diện của toàn thể đời sống của một cá nhân. Vào từng giai đoạn một, có thể nêu ra ba câu hỏi căn bản: Người ấy ra sao? Người ấy cần (có nhu cầu) gì? Phải làm gì trong giai đoạn này để bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường? Các giai đoạn trí thức Jean Piaget mô tả bốn giai đoạn phát triển trí tuệ từ tuổi ấu thơ đến trưởng thành, phân biệt nhau và khác hẳn nhau về phẩm tính; từ sơ sinh đến 2 tuổi, là giai đoạn trong đó trẻ con học tập bằng kinh nghiệm sử dụng các giác quan của chúng để tự khám phá bằng hành động; từ khoảng 2 đến bảy tuổi, trong đó trẻ con phê phán sự việc theo dáng hiểu điệu bên ngoài của chúng và bắt đầu dùng biểu tượng với ngôn ngữ mà chúng thâu thập được, từ khoảng 7 đến 11 tuổi, trẻ con thấy sự việc một cách hợp lý (lô-gíc) hơn, học tập phân loại và xếp qua tư tưởng cụ thể; từ khoảng 12 cho đến trưởng thành, trong đó tư tưởng có tính cách lý thuyết và trừu tượng hơn. Các giai đoạn tâm lý Erik Erkson mô tả tám giai đoạn phát triển bao trùm mọi lứa tuổi của đời sống con người. Ông nhìn việc hình thành nhân cách như một tiến trình liên tục từ giai đoạn ấu thơ, thanh thiếu niên đến trưởng thành. Bốn trong các giai đoạn của ông liên hệ đến trẻ con đến 11 tuổi. Các giai đoạn ấy là tin cậy chống lại không tin cậy (từ sinh đến 1 tuổi), tự ý chống lại xấu hổ và nghi ngờ (từ 1 đến 3 tuổi), chủ động đi bước trước chống lại mặc cảm tự ti (từ 4 đến 5 tuổi) và siêng năng làm việc chống lại mặc cảm tự ti (từ 6 đến 11 tuổi). Trong hai thời kỳ thanh thiếu niên và trưởng thành, ông gợi ý bốn giai đoạn: khẳng định bản ngã chống lại phân tán bản ngã, bày tỏ thái độ thân mật chống lại cô lập, sáng kiến sáng tạo (generativity) chống lại bị thu hút (absorption), hội nhập (integrity) chống lại chán nản thất vọng.
  • 6. Erikson vạch rõ các cá nhân phải điều chỉnh nhiều điều giữa môi trường xã hội đang vây quanh mình với bản ngã (cái ta) trong từng giai đoạn của đời sống. Khi các giai đoạn trong đời sống được trình bày trong các chương tiếp sau đây, mỗi giai đoạn mà Erikson gợi ý sẽ được đưa vào thật phù hợp. Các giai đoạn luân lý Lawrence Kohlberg nêu ra sáu giai đoạn rõ rệt ở ba cấp bậc khác nhau từ tuổi ấu thơ đến trưởng thành căn cứ trên việc ý thức phải trái, đúng sai. Các giai đoạn này tiêu biểu cho sự phát triển các ý niệm luân lý hay phương pháp phê phán, chớ không phải là cách ăn ở ứng xử có tính cách luân lý. Các giai đoạn của ông được căn cứ trên các giai đoạn phát triển tương ứng của Piaget. Ba cấp bậc khác nhau là: Cấp bậc 1, căn cứ trên thưởng và phạt; Cấp bậc 2, căn cứ vào việc rập mẫu với xã hội; và Cấp bậc 3 căn cứ trên các nguyên tắc luân lý; khi các cá nhân phát triển trong các tiến trình tư tưởng của họ, họ có thể đưa ra những phê phán luân lý, và các thí dụ về các loại ăn ở ứng xử tiêu biểu vào mỗi cấp bậc sẽ được chỉ ra. Các nhiệm vụ làm phát triển. Trong từng giai đoạn, các cá nhân phải thực hiện một số tiến bộ và điều chỉnh nào đó, tiêu biểu cho giai đoạn ấy của đời sống, và phải hoàn tất nó cho xong xuôi. Không tiến bộ đúng theo mẫu mực của tuổi thông thường của nhóm mình, sẽ dẫn tới điều mà Havighurst mô tả là sự 'bất hạnh (unhappiness: không cảm thấy hạnh phúc) nơi cá nhân ấy, bị xã hội chê bai chỉ trích, và gặp khó khăn trong các nhiệm vụ về sau'. Trong các nhiệm vụ phát triển: trẻ con từ bốn đến năm tuổi học tập tự mặc lấy quần áo; trẻ con từ sáu đến tám tuổi học đọc và viết; các thiếu niên phát triển các ý niệm thực tế về bản thân, thanh niên trưởng thành thường chọn người bạn đời hoặc nghề nghiệp của mình. Hoàn thành các nhiệm vụ kể trên đúng với từng trình độ cho thấy các mức độ trưởng thành mà người ta đã đạt tới được. Phát triển nhân cách Đối với Cơ Đốc nhân, có hai phương diện trong việc phát triển nhân cách. Một phương diện liên hệ với nhân cách của con người tự nhiên và phương diện kia liên hệ với nhân cách của một Cơ Đốc nhân. Nhân cách của con người tự nhiên Theo nghĩa tự nhiên của loài người, thì nhân cách là một từ ngữ mô tả cái toàn thể thể xác, trí tuệ, xã hội, tình cảm và thuộc linh của một người. Nó bao gồm mọi góc cạnh, mọi khu vực của đời sống. Ngay từ thuở sơ sinh, nhân cách đã bị nhiều lực lượng chính là di truyền và môi trường sống. Bên trong môi trường sống, con người chịu ảnh hưởng chủ yếu là của gia đình, học đường, Hội thánh, nhóm bạn bè cùng trang lứa, và xã hội.
  • 7. Nhân cách Cơ Đốc nhân. Nền giáo dục theo Cơ Đốc giáo cung cấp thêm một viễn ảnh trong việc phát triển nhân cách. Mục tiêu phải là một nhân cách lành mạnh và thăng bằng, nghĩa là phải có sự quân bình cả về phương diện thuộc linh lẫn các phương diện tri thức, tình cảm, xã hội và thể xác nữa. Về nhân cách của một Cơ Đốc nhân, thì phải có từng trải ăn năn quy đạo dứt khoát (GiGa 3:3). Bản tính tội lỗi mà con người vốn được sanh ra với nó cần phải được biến đổi đi (RoRm 3:23; Mat Mt 5:12; 6:23). Chỉ một mình Chúa Cứu Thế mới có quyền ban cho sự sống mới, vì Ngài đã chịu chết trên thập tự giá thay cho con người tội lỗi (Cong Cv 4:12). Tất cả những ai tin nhận Chúa Cứu Thế làm Cứu Chúa mình đều được tái sanh và được ban cho một sự sống mới (GiGa 1:12; Mat Mt 3:36). Cả khi nhân cách tự nhiên của con người đã được phát triển tốt đẹp, sự tái sanh vẫn cần thiết cho nhân cách của một Cơ Đốc nhân trưởng thành, quân bình (Eph Ep 4:11-16). Chúa Cứu Thế cậy quyền năng ngự trong lòng người ta của Đức Thánh Linh (GaGl 5:22, 23) để cung cấp sự phát triển thuộc linh cho một người. Những bậc làm cha làm mẹ và các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo có thể chia xẻ bằng gương tốt của từng trải cá nhân của họ để giúp nhiều người khác biết được niềm vui của một Cơ Đốc nhân có nhân cách đứng đắn. CÁC LỰC LƯỢNG CHÍNH YẾU TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Di truyền và môi trường sống tác động lẫn nhau trong việc làm phát riển các nhân cách độc nhất vô nhị. Sự trưởng thành là kết quả của các lực lượng phức tạp, tác động trên một giai đoạn dài trong thời gian đó. Thật là không thể nào xác định được có bao nhiêu phần của di truyền hay bao nhiêu phần của môi trường sống đã góp phần vào, bởi vì người ta không thể tìm hiểu được chúng một cách riêng rẻ, phân biệt nhau. Di truyền cung cấp một khả năng bẩm sinh và đặt giới hạn cho tiềm năng phát triển. Môi trường sống nuôi dưỡng hoặc cản trở sự phát triển. Cơ đấu tình cảm của một cá nhân kết hợp chúng lại thành một nhân cách độc đáo, có một không hai. Di truyền (Di truyền học, Thiên nhiên) Ngay từ lúc được thụ tinh, thai nhi đã là những con người và bắt đầu phát triển một cách độc đáo như những cá nhân qua giai đoạn còn rong bụng mẹ, và vẫn giữ y nguyên đời sống ấy sau khi đã ra đời. Các đặc điểm vốn được các di tử (genes) của cha mẹ truyền cho. Một đứa trẻ có thể thừa hưởng một thân thể cường tráng có nhiều tiềm năng để trở thành lực sĩ, nhưng không thừa hưởng được tài năng lực sĩ mà cha mẹ truyền lại. Kả năng học tập cũng được di truyền. Nhưng kiến thức thì không. Tuy nhiên có rất ít các đặc sắc được thường xuyên từ đời này sang đời khác.
  • 8. Môi trường sống (Văn hóa, trưởng dưỡng) Cũng như việc di truyền, môi trường sống không thể được tìm hiểu riêng rẻ, nhưng có thể được nghiên cứu dễ dàng hơn. Trẻ con vốn ít kiểm soát được môi trường sống của chúng. Nó được cha mẹ và những người cùng sống với chúng kiểm soát. Trong đời sống về sau này, môi trường sống tự nó sẽ có tính cách quyết định nhiều hơn. Các môi trường sống tạo ảnh hưởng quan trọng nhất trên trẻ con là gia đình, học đường, Hội Thánh, nhóm bạn bè cùng trang lứa, và xã hội. Gia đình là môi trường sống chủ chốt cho những năm tạo nhiều ấn tượng nhất. Trẻ con chịu ảnh hưởng của các tình cảm, ý kiến và các định chuẩn luân lý của nơi mà chúng sinh sống. Trước hết là việc bắt chước và sau đó là sự tìm hiểu. Trong gia đình, trẻ con phải được yêu thương, thông cảm và phần giáo dục, rèn luyện mà chúng có cần. Trong gia đình, mà nhất là từ phía những bậc cha mẹ, trẻ con cũng tiếp thu các ý niệm đầu tiên và sẽ tồn tại lâu dài nhất về Thượng Đế. Những gì chúng được nghe về sau trong nhà thờ thường được đối chiếu và đánh giá căn cứ vào những gì chúng đã được thấy nơi cha mẹ chúng trong thời thơ ấu. Suốt những năm tạo nhiều ấn tượng này, mẫu mực làm cha mẹ theo nếp sống Cơ Đốc giáo rất quan trọng. Họ sẽ thường xuyên là giáo sư bằng những lời dạy dỗ và bằng việc làm, và chắc chắn là sẽ gây ảnh hưởng lớn trong việc đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của nhân cách con cái mình. Những người làm cha mẹ phải nghĩ rằng gia đình là môi trường căn bản để dạy dỗ con cái, trong khi tất cả môi giới khác đều phải được xem là phụ thuộc cho gia đình và môi trường gia đình. Học đường nhằm phát triển tâm trí và thể xác, giúp một cá nhân thâu thập các di sản quan trọng về văn hóa và khoa học của nhân loại. Ở trường học, trẻ con phải học tập giao tiếp tốt hơn, do đó, cải tiến nghệ thuật xã giao của nhân loại. Nếu được theo học tại một trường Cơ Đốc giáo, trẻ con được biết thêm các chiều kích của một nền giáo dục lấy Thượng Đế làm tâm điểm, hậu thuẫn cho phần chỉ giáo thuộc linh của gia đình. Hội thánh chú trọng con người toàn diện, nhưng tập trung vào việc phát triển phần thuộc linh. Một chương trình toàn diện của Hội thánh với nhiều chức vụ khác nhau có thể cung ứng một động lực mạnh mẽ dẫn tới việc thỏa mãn nhu cầu thuộc linh. Những người làm việc với người trong Hội thánh trong nhiều chức vụ khác nhau, có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc làm phát triển các nhân các của một Cơ Đốc nhân. Một chương trình quân bình, sẽ giúp một cá nhân trưởng thành trong Chúa Cứu Thế. Nhóm bạn bè cùng trang lứa cung ứng môi trường vật lý và xã hội bao quanh trẻ con. Ta không nên xem nhẹ các ảnh hưởng và sự đóng góp của nó. Tất cả mọi người đều phải lệ thuộc ít nhất là một người thuộc một nhóm bên
  • 9. ngoài nào đó để thỏa mãn các nhu cầu thể xác và xã hội của mình. Lãnh tụ của nhóm bạn bè cùng trang lứa thường có ảnh hưởng mạnh mẽ và có thể quyết định bộ luật về luân lý giao du hằng ngày cũng là các bạn bè trong Hội thánh, thì sự tăng trưởng và chứng đạo theo Cơ Đốc giáo sẽ càng được thực hiện dễ dàng hơn. Xã hội có lãnh vực gây ảnh hưởng rộng lớn nhất trên sự tăng trưởng và phát triển của một cá nhân. Các chuẩn mực và tập quán xã hội được truyền sang cho trẻ con và thanh thiếu niên là một quá trình kéo dài suốt đời và chịu ảnh hưởng của nhiều môi giới xã hội khác nhau, như các thành viên trong gia ình, bạn bè cùng trang lứa, các giáo viên các ông chủ, và quần chúng sống chung quanh. Các lực lượng xã hội hóa bắt buộc các cá nhân phải đối phó với các hoàn cảnh, tình hình mới và tự thích nghi với những thay đổi quan trọng suốt cả cuộc đời. CÁC YẾU TỐ LÀM PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Sự phát triển của một con người bao hàm con người toàn diện về đủ mọi mặt thể xác, trí thức, tình cảm, xã hội và thuộc linh. Toàn thể xã hội góp phần vào sự phát triển nầy, với gia đình, Hội thánh và học đường thủ những vai trò có ý nghĩa nhiều nhất. Có gì dự phần vào từng khu vực phát triển? Về măt thể xác. Thân xác là phần hữu hình trông thấy được. Nó là ngôi nhà trong đó từng nhân cách độc đáo của một cá nhân cư trú, sinh sống. Xã hội rất cú trọng việc người ta phải có một thân xác cường tráng, khỏe mạnh. Phao-lô bảo thân thể là "đền thờ của Đức Thánh Linh" và răn bảo các Cơ Đốc nhân phải "dùng thân thể mình để tôn vinh Thượng Đế" (ICo1Cr 6:19, 20). Về mặt trí thức. Phần trí thức ám chỉ việc hoạt động của trí, não, tư tưởng và thành phần để hiểu biết của chúng ta. Các cá nhân vốn được sinh ra với phần khả năng để tăng trưởng về kiến thức và trí tuệ. Ngay từ những giờ đầu tiên, trẻ sơ sinh đã bắt đầu phát triển về mặt trí thức. Trong tiến trình tư tưởng, chúng trải qua nhiều giai đoạn trí thức. Cha mẹ, những người hướng dẫn, và các giáo viên phải hiểu rõ từng cá nhân suy nghĩ và học tập như thế nào, để có thể giúp họ phát triển về kiến thức tri thức, sự khéo léo và các tài năng. Kích thích trí tuệ rất quan trọng ở từng giai đoạn của đời sống. Về mặt tình cảm. Cảm xúc liên quan đến phần tình cảm của chúng ta và bao gồm cách chúng ta bộc lộ các cảm nghĩ, những điều chúng ta tán thưởng và các thái độ của mình. Sự phát triển về tình cảm của một người có ảnh hưởng đến từng khu vực một của sự phát triển nhân cách. Mọi người cần học tập để tự bộc lộ tình cảm và cách thức kiểm soát các cảm xúc của mình. Về mặt xã hội.
  • 10. Sự phát triển về phương diện xã hội bao gồm các mối liên hệ hai chiều giữa chúng ta với tha nhân. Mọi người đều cần cảm thấy mình được chấp nhận mình 'thuộc về' một ai đó, và được người khác giao du, kết bạn với mình. Họ cần phải biết cách bắt liên lạc với tha nhân và phát triển các kỹ xảo xã giao để có thể giao lưu tiếp xúc với người khác càng hữu hiệu, thành công hơn. Trong các thư tín, có nhiều câu đề cập những mối liên hệ và giao thiệp hai chiều kiến hiệu, nhấn mạnh cả phương diện thuộc linh lẫn phương diện xã hội (Eph Ep 4:31, 32; Phi Pl 4:1-5; CoCl 3:12-17). Về mặt thuộc linh. Với Cơ Đốc nhân, phương diện phát triển quan trọng nhất là về mặt thuộc linh. Nó bao hàm mối liên hệ giữa chúng ta với Thượng Đế - thừa nhận nhu cầu thuộc linh của chúng ta với tư cách là những tội nhân rất cần được cứu khỏi tội lỗi mình, tin nhận Chúa Cứu Thế làm Cứu Chúa, tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế và ngày càng trở nên giống như Ngài hơn, phục vụ Ngài một cách cá nhân và tập thể với tư cách các chi thể của Thân thể Chúa Cứu Thế. Sự phát triển thuộc linh được thực hiện bằng sự dấn thân và hiến thân, đầu phục Thượng Đế xưng tội, vâng giữ Lời Thượng Đế và cầu nguyện. Đây là tiến trình của cả một đời người, sẽ đạt tột đỉnh lúc chúng ta được nhìn thấy Chúa Cứu Thế (RoRm 3:23; GiGa 1:12; IIPhi 2Pr 3:18; Eph Ep 4:13; IGi1Ga 3:2). THÔNG SUỐT SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Có nhiều nguồn tài liệu trong tầm tay, để chúng ta có thể thông hiểu hầu đáp ứng các nhu cầu trong việc phát triển nhân cách. Nghiên cứu Kinh Thánh Kinh Thánh là một nguồn tài liệu tuyệt vời để chúng ta có được cái nhìn thông tuệ (insight) vào cách ăn ở cư xử của con người. Bản tính và các nhu cầu đích thực của loài người vốn được phơi bày rõ ràng trong những khúc sách có liên hệ với đời sống trong Cựu và tân ước. Kinh Thánh là bột sách có thẩm quyền - là bộ sách giáo khoa. Một khi đã được nghiên cứu thấu đáo, sách ấy cung cấp cho chúng ta phần nền móng để phục vụ cho các nhóm người thuộc đủ mọi hạng tuổi. Quan sát người ta. Quan sát là một trong những phương pháp tốt nhất để nghiên cứu con người ta trong việc phát triển để nghiên cứu con người ta trong việc phát triển nhân cách toàn diện vào mọi giai đoạn của đời sống. Ta có thể quan sát thật tự nhiên các cá nhân và các nhóm người trong nhiều môi trường, bối cảnh khác nhau. Quan sát định phẩm có thể cung cấp thông tin hữu ích để thông hiểu tha nhân. Nhớ lại các từng trải quá khứ. Rủi thay, người ta vẫn thường quên đi các kinh nghiệm của họ. Thật vậy, rất
  • 11. có thể họ sẽ không tự nhận ra được chính mình, giá như có ai tái tạo lại được chính con người của họ hồi còn ấu thơ và trình bày cho họ xem. Khảo xét thật kỹ các từng trải về trước và chân thành cố gắng nhớ lại các phản ứng, có khi có thể giúp ích được rất nhiều trong việc tìm hiểu người khác. Đọc sách báo. Sách báo dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau cung cấp nhiều thông tin đặc thù về các đặc điểm và nhu cầu của trẻ con, thanh thiếu niên, và người trưởng thành. Muốn có được cái nhìn thông suốt vào tư tưởng, dụng ngữ, thái độ, cách ăn ở ứng xử, các mục tiêu mà họ đang vươn tới và các giấc mơ của họ, người đang phục vụ hướng dẫn người ta cần phải đọc các sách báo viết riêng cho, cũng như viết về người thuộc các nhóm tuổi liên hệ. Lợi dụng các phát kiến khoa học. Các bản tường trình về các công trình nghiên cứu khoa học liên hệ đến sự phát triển của con người hiện có nhiều. Chính phủ thường cung cấp nhiều bài thơ, bài vè hữu ích, liên hệ đến các giai đoạn phát triển. Nhiều nhà xuất bản đáng tin cậy có cung cấp nhiều sách giáo khia về sự phát triển của trẻ con, thanh thiếu niên và người trưởng thành. Những người đang công tác với một nhóm tuổi cá biệt nào đó, có thể thâu thập các phát kiến khoa học của mình qua các bảng câu hỏi và những cuộc phỏng vấn dành riêng cho một nhóm người chọn lọc nào đó. Ngay đến những cuộc đối thoại không chính thức với nhiều cá nhân cũng có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích để chúng ta hiểu được người khác thấu đáo hơn. NHỮNG ĐÒI HỎI MẶC NHIÊN CỦA CHỨC VỤ Thượng Đế đã giao cho gia đình và Hội thánh nhiệm vụ giúp cho con người ta phát triển. Người thuộc tất cả các giai đoạn đều đòi hỏi phải được đối xử đặc biệt bằng cáp áp dụng những phương pháp đặc biệt. Nếu Hội thánh chú trọng vào sự phát triển thuộc linh, thì cũng không thể bỏ qua con người toàn diện Chương trình toàn diện của Hội thánh có thể giúp một người thâu thập được viễn ảnh về tầm quan trọng của cuộc đời và các mối liên hệ ở đời. Trách nhiệm của Hội thánh là phải công tác với phần ân tứ kỳ diệu là việc Thượng Đế đã ban sự sống cho con người ta! Hội thánh phải làm việc với - chớ không phải là thay thế cho - gia đình trong việc phát triển các nhân cách quân bình theo Cơ Đốc giáo. Điều này bao gồm cái trách nhiệm tối quan trọng là hướng dẫn các thành viên trong một gia đình đến với Chúa Cứu Thế. Các cá nhân phải có thể tìm được bạn tốt trong Hội thánh để ảnh hưởng của nhóm bạn bè đồng lứa tuổi có thể tạo lợi ích cho việc tăng trưởng theo Cơ Đốc giáo. Chương trình của Hội thánh phải lợi dụng bốn yếu tố chính của việc phát triển nhân cách, là kiến thức sự thờ phượng, sự thông công, và sự chia xẻ, bộc lộ. Hội thánh phải cung ứng một nền móng theo Kinh Thánh để người ta sẽ căn cứ vào đó mà biết quyết định
  • 12. hành động. Chương trình giáo dục của Hội thánh gồm có các lớp huấn luyện đào tạo, các nguồn tài liệu qua thư viện của Hội thánh, và những từng trải liên hệ với các nhóm tuổi khác nhau. Các bậc làm cha mẹ có thể lợi dụng các cơ hội này trong khi họ tìm cách phát triển phần tiềm năng trong đời sống con cái họ, và thiết lập vững chắc chính đời sống của họ nữa. TÓM TẮT Đời sống là ân tứ quan trọng nhất mà Thượng Đế ban cho chúng ta. Đời sống thuộc thể bắt đầu từ lúc được thai dựng và cứ tiếp tục cho đến ngày qua đời. Sự sống thuộc linh chỉ được ban cho những ai tin nhận Chúa Cứu Thế làm Cứu Chúa mình. Thượng Đế đánh giá sự sống là có giá trị cao quý nhất trong tất cả những gì mà loài người được biết. Cuộc đời một người có rất nhiều khả năng, nhưng phần tiềm năng lệ thuộc việc người ta làm gì đối với điều mà Thượng Đế đã ban cho mình đó. Cuộc đời được chia thành ba giai đoạn chính, là tuổi ấu thơ, tuổi thanh thiếu niên, và tuổi trưởng thành. Mỗi giai đoạn đều góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của một cá nhân. Sự phát triển nhân cách bao hàm con người toàn diện. Mỗi một người tin nhận Chúa Cứu Thế làm Cứu Chúa mình đều trở thành người có nhân cách của một Cơ Đốc nhân. Những con người này được đặc ân phát triển nhân cách của họ phù hợp với các nguyên tắc của Kinh Thánh và ý chỉ Thượng Đế mà mục tiêu tối hậu là trở nên càng giống với Chúa Cứu Thế hơn trong mọi góc cạnh của đời sống. Các lực lượng chính trong việc phát triển nhân cách là di truyền và môi trường sống. Một cá nhân nhất thiết phải được phát triển về mọi lãnh vực của nhân cách, tức là về mọi phương diện thuộc thể, trí thức, xã hội, tình cảm và thuộc linh hầu trở thành một con người trưởng thành và quân bình. Chúng ta có tể hiểu biết thấu đáo hơn người khác nhờ quan sát và nghiên cứu. CÁC CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN 1. Có những chứng cứ hiển nhiên nào cho thấy sự sống là quan trọng? 2. Kể ra ba giai đoạn chính trong đời sống một người và những đóng góp mà mỗi giai đoan thực hiện trong suốt cả cuộc đời? 3. Kể ra một vài nhu cầu căn bản của từng cá nhân và cho biết các nhu cầu cơ bản ấy có liên hệ gì với sự phát triển nhân cách toàn diện? 4. Kể ra và giải thích các giai đoạn trí thức (Piaget), tâm lý (Erikson) và luân lý (Kohlberg) mà người ta phải trải qua và cho biết tại sao mỗi giai đoạn đều quan trọng? 5. Các nhiệm vụ làm phát triển cho thấy gì? 6. Nhân cách được định nghĩa như thế nào, và nhân cách của một Cơ Đốc nhân có gì phân biệt? 7. Có hai lực lượng chính yếu nào có ảnh hưởng trên sự phát triển nhân
  • 13. cách? 8. Kể ra và mô tả các ảnh hưởng của môi trường sống trên sự phát triển của con người. 9. Kể ra các yếu tố trong việc phát triển nhân cách và mô tả mỗi khu vực đóng góp như thế nào vào việc phát triển nhân cách toàn diện? 10. Làm hế nào để chúng ta có thể hiểu thấu đáo hơn sự phát triển nhân cách? CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Dùng Kinh Thánh Phù Dẫn, vạch rõ cách Kinh Thánh sử dụng từ ngữ 'sống'. Liệt kê riêng rẽ nghĩa tạm thời và nghĩa thuộc linh. Liệt kê những câu trong đó Chúa Cứu Thế diễn tả tầm quan trọng của sự sống. 2. Sưu tập những câu chuyện gần đây, hoặc các bài đăng trên báo chí cho thấy cách người ta đánh giá các giai đoạn ấu thơ, thanh thiếu niên hay trưởng thành trong đời sống con người. Phúc trình và thảo luận các khám phá của bạn. 3. Chọn một trong các lý thuyết về sự phát triển của con người sau đây: Vạch ra và nối liền các ý niệm căn bản đã được nêu ra trong bài học với các nhu cầu căn bản trong các hoàn cảnh thực tế của đời sống (Maslow); sự phát triển về mặt trí thức (Piaget); các giai đoạn tâm lý (Erikson), sự phát triển về mặt luân lý (Kohlberg), các nhiệm vụ làm phát triển (Havighurst) 4. Viết ra những thông tin bạn có thể dùng để phân tích nhân cách toàn diện của một người trên một tờ giấy. Đối chiếu các ý kiến của bạn với các thành viên khác trong lớp học, rồi soạn thảo một bảng các thông tin tổng hợp để tất cả mọi người trong lớp đều có thể sử dụng. 5. Dùng bảng thông tin các bạn đã soạn thảo ở mục # 4 để phân tích một người mà bạn quen biết. Đối chiếu các khám phá của bạn với một người khác cũng nghiên cứu một người thuộc cùng một lứa tuổi. 6. Kể ra ít nhất hai cách thế thực tiễn theo đó gia đình, học đường, Hội thánh, bạn bè cùng trang lứa, và xã hội có thể ảnh hưởng tốt đến việc phát triển nhân cách của một người. NHỮNG NĂM NỀN MÓNG TRẺ SƠ SINH VÀ ĐI CHẬP CHỮNG (Từ mới sanh đến 24 tháng) Từ ấu thơ cho đến trưởng thành, người ta trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong đó mọi người hầu như có những đặc điểm giống nhau. Các đặc điểm này được nhìn thấy rõ ràng hơn trong những nhóm người đông hơn nhưng cung ứng một cơ sở để hiểu được cả từng cá nhân nữa. Thừa nhận những điểm tương đồng đó, các nhà nghiên cứu sự phát triển của con người, cả Cơ Đốc nhân lẫn người ngoài đời, đều tổ chức thành nhiều
  • 14. nhóm người khác nhau, để có thể mô tả và nghiên cứu các đặc điểm của những người thuộc cùng một lứa tuổi với nhau. Cách phân loại dưới đây vốn được sử dụng rộng rãi, tuy chúng có thể thay đổi, để cho phép những người giống nhau giao lưu tiếp xúc với nhau trong các chương trình và chức vụ trong Hội thánh của họ. Tuổi Phân loại Từ sơ sinh đến 24 tháng Trẻ sơ sinh đến đi chập chững 2-3 Ấu nhi (trước khi đến trường học) 4-5 Thiếu nhi giai đoạn đầu 6,7,8 Thiếu nhi giai đoạn giữa 9,10,11 Thiếu nhi giai đoạn cuối 14,15,16,17 Thiếu niên 18-24 Trưởng thành giai đoạn đầu 25-34 Trưởng thành (thật sự) 35-64 Trung niên 65-… Lão niên Trẻ sơ sinh và đi chập chững - Nền móng cho tương lai. Cơ cấu sinh lý (physical: thể xác, thuộc thể, vật lý), trí thức, tình cảm xã hội và thuộc linh (spiritual) liên tiếp được xây dựng trên phần nền móng của giai đoạn ấu thơ này. Nếu phần nền móng không được thiết lập phải lẽ, hợp cách trong những năm tạo nhiều ấn tượng nhất này, thì toàn thể cơ cấu sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Phần tiềm năng ở từng trẻ sơ sinh đều biết sức phi thường. Cho nên rất cần thiết để các ấn tượng đầu tiên của một đứa trẻ phải là những ấn tượng tốt đẹp, đúng thực. Nhiều vấn đề rắc rối mà người ta phải đương đầu về sau trong đời sống có thể tránh được nhờ truyền đạt Phúc âm cho trẻ con thật sớm. Hội thánh và những bậc làm cha mạ cần bắt tay cùng làm việc với nhau ngay từ những ngày đầu tiên - trong tuổi thơ ấu của trẻ con. Nhìn vào cách trẻ sơ sinh cho đến tuổi biết đi chập chững phát triển, sẽ cung cấp cho chúng ta các phương pháp chỉ đạo để đáp ứng các nhu cầu căn bản. HAI NĂM ĐẦU TIÊN Lúc sơ sinh: Trẻ sơ sinh bình thường phải nặng trên 3 ký và dài hơn 0,4 mét. Chúng phải dành khoảng 20 giờ để ngủ mỗi ngày. Một tháng rưởi: Chúng phải được cho bú từ 5 đến 6 lần mỗi nga2y, và ngủ thành những giấc từ hai đến năm giờ. Sáu tháng tuổi: Trọng lượng trẻ đã tăng gấp đôi và cao hơn từ 0,1 đến 0,15 mét. Chúng có thể lật qua lật lại dễ dàng và tự ngồi dậy một thời gian ngắn. Những tiếng nói mơ hồ của chúgn là nhưng tiếng ư a và gù gù trong cổ họng. Mười hai tháng tuổi: Bây giờ chúng đã cao được từ 0,6 đến 0,8 mét, trọng
  • 15. lượng khoảng 7,5 đến 10 ký. Bấy giờ, chúng bắt đầu đi chập chững và phát âm được vài tiếng. Cha mẹ chúng đã có thể 'trò chuyện' với chúng bằng ngôn ngữ đơn sơ. Chúng có thể có đến sáu chiếc răng, hoặc ít ra thì cũng là hai chiếc. Hai mươi bốn tháng tuổi: Chúng đã có thể đi và chạy giỏi, có thể tự múc lấy các thức ăn. Mọi tiến trình về tinh thần (mental) đang phát triển rất nhanh chóng. Về phương diện sinh lý - Lớn nhanh. Trẻ con tăng trưởng rất nhanh trong mấy tháng đầu và cứ tiếp tục phát triển như vậy suốt năm đầu tiên. Chúng bắt đầu chỉ là một trẻ sơ sinh bé bỏng. Chẳng bao lâu, chúng đã có thể xoay trở, cuộn tròn trong nôi. Rồi chúng cũng nhanh chóng biết trườn, biết bò. Khi đôi chân chúng cứng cáp hơn, chúng bắt đầu đi chập chững. Chẳng bao lâu sau vài bước đầu tiên, hầu như chúng có thể đi khắp nơi, khắp chỗ. Các chuẩn mực phát triển khác nhau rất nhiều, nhưng bình thường thì các bé gái 'mau lớn' hơn các bé trai. Trẻ con thích hoạt động liên tục. Chúng rướn người, chòi đạp, vung tay quơ chân, chuyển động đôi mắt, nháy mắt, kêu khóc, bấu víu. Nhờ luôn luôn chuyển động, trẻ con ở tuổi này tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Hoạt động dẫn tới tăng trưởng. Nhiệm vụ chính yếu của trẻ con là tăng trưởng. Bằng chiếc vòng ăn, ngủ và vận động liên tục, chúng sẽ tăng trọng gấp đôi trong sáu tháng đầu tiên. Trong năm đầu, chiều cao của chúng tăng năm mươi phần trăm. Trẻ con tự nhiên tự tập lấy các hoạt động khiến cho chúng tăng trưởng. Hoạt động dẫn tới phát triển. Tăng trưởng và phát triển không phải là hai từ ngữ đồng nghĩa. Tăng trưởng (grow: lớn lên), có nghĩa gia tăng về hình vóc, hoạt động và nhiều điều phức tạp hơn để tiến tới mức trưởng thành. Phát triển hàm ý gia tăng về cơ cấu, tư tưởng, và cách ăn ở ứng xử cho các ảnh hưởng sinh học và môi trường chung quanh. Sự phát triển tự nhiên theo như ý Thượng Đế muốn, là nhờ việc hoạt động của thân thể. Rồi thân xác cũng phải phát triển các giác quan và phần trí tuệ. Trẻ con lần lần tự nhận và thông hiểu nhờ các ấn tượng có được do rờ rẫm, nếm ngửi, nhìn và nghe thấy (cảm giác giác quan). Về mặt trí thức - Phát giác khám phá. Ước muốn sâu xa là dò dẫm và khám phá là do thiên phú, và được nhận thấy rõ ràng nhất là nơi trẻ sơ sinh và mới biết đi chập chững. Nhờ tìm tòi tra xét, con người ta khám phá ra các kho báu trong vũ trụ. Cho nên trẻ con đã bắt đầu một công cuộc tìm tòi tra xét lâu dài để khám phá chân lý về cả các vấn đề tạm thời lẫn vĩnh cửu. Kiến thức vốn quen biết với người trưởng thành, là điều mà tất cả trẻ con đều không có. Tuy nhiên, sự việc sẽ thay đổi hết sức nhanh chóng, vì các
  • 16. hoạt động của chúng giúp chúng khám phá ra và bắt đầu thông hiểu. Ngay với khả năng tự biểu lộ rất hạn chế bằng lời nói, thật là điều kỳ diệu khi trẻ con vẫn có thể lãnh hội được rất nhiều điều trong những năm đầu đời của chúng. Jean Piaget, nhận xét sự phát triển về mặt trí thức của trẻ sơ sinh và mới đi chập chững trong đó chúng sử dụng các kế hoạch hành động - nhìn nắm bắt, quan sát, nếm, rờ rẫm - là nhằm học biết về thế giới của chúng. Ngũ quan vốn rất mẫn cảm đối với các ảnh hưởng của môi trường sống, mà trẻ sơ sinh và ở tuổi mới biết đi chập chững thì đáp ứng các kế hoạch khác nhau. Sự phát triển nhờ hành động và hoạt động này, giúp trẻ nhỏ khám phá để phát giác ra cái thế giới đang vây quanh chúng. Một trong những kỳ công đầu tiên và vĩ đại nhất của tuổi ấu thơ là sự thường trực khách quan. Piaget vạch rõ khi trẻ con bắt đầu tìm kiếm những vật nằm ngoài tầm mắt của chúng, chúng vẫn hiểu là các vật ấy cứ tiếp tục tồn tại, cả khi người ta không nhìn thấy chúng. Như vậy là trẻ con đã tiến được một bước hướng về cách tư duy có phần nào tiến bộ hơn. Chúng bắt đầu lợi dụng các biểu tượng để hình dung ra các vật ấy trong tâm trí, để có thể suy nghĩ về chúng. Kỳ công lớn lao thứ hai thực hiện được trong giai đoạn đầu tiên này, là khi trẻ con phát triển các hành động hợp lý (lô-gíc), hướng về một mục tiêu. Qua sự mò mẫm (thử và sai) đứa trẻ học tập cách vận dụng các vật dụng nhằm phát triển nhiều công tác kho1 khăn hơn, mà Piaget gọi là các kế hoạch, cá ý đồ ở cấp bậc cao. Về mặt tình cảm - Mẫn cảm. Trẻ sơ sinh và ở tuổi mới biết đi chập chững rất nhạy cảm đối với môi trường sống và bầu không kí chugn quanh. Có thể chúng sợ người lạ, những khung cảnh không quen, tiếng ồn ào hoặc sự lộn xộn. Nếu trẻ sợ, chúng sẽ rút vào vòng tay cha, mẹ, hoặc người coi giữ chăm sóc chúng. Từ khoảng tháng thứ bảy đến thứ chín, trẻ con có thể trải qua điều mà các nhà tâm lý học gọi là sự sợ hãi điều xa lạ. Chúng có thể không muốn rời cha mẽ để đến với người lạ hoặc chỗ lạ. Làm quen với những môi trường hoặc từng trải mới, có thể phải làm đến nhiều ngày, nhiều tuần, và chỉ có thể được thực hiện tốt đẹp nhất bằng tình yêu thương chăm sóc tha thiết dịu dàng mà cha mẹ và người coi giữ chúng bộc lộ. Nhiều khi, trẻ con không được điều chúng mong muốn, chúng có thể bày tỏ sự không hài lòng bằng vẽ giận dỗi. Các cảm xúc của chúng vốn mạnh mẽ. Chúng có thể cười ngay đấy rồi khóc ngay đấy. Tuy tình cảm của chúng vốn bất ổn định, chúng cũng bắt đầu học biết được là có một số cách ăn ở ứng xử nào đó là được chấp nhận, hoặc không được chấp nhận. Về mặt xã hội - Môi trường sống giới hạn và cận tiếp.
  • 17. Trẻ sơ sinh và mới biết đi chập chững sống trong một thế giới nhỏ hẹp, nên lý giải, đời sống căn cứ vào một quan điểm tự kỷ trung tâm (self-centered) giới hạn, trong đó chính chúng là trung tâm của cái thế giới đó. Hậu quả là chúng thích cái quen huộc và vui vẻ với môi trường sống cận tiếp và với những người trong gia đình. Chúng học tập rất nhanh cách khiến người khác chú ý đến mình bằng những tiếng động, điệu bộ và hành động. Chúng tự chơi một mình. Nhưng thích được đùa giỡn với người khác. Vì các trẻ này không thể truyền thông các nhu cầu của chúng, chúng hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào người trong gia đình và người coi giữ chăm sóc chúng. Erik Erikson mô tả giai đoạn đầu tiên của sự phát triển về phương diện xã hội của trẻ bằng việc tin chống lại không tin. Ngay cả trước khi được sáu tháng tuổi, trẻ con đã phát triển được lòng tin cậy vào người khác. Điều này đặc biệt nghiệm đúng trong các mối liên hệ với cha mẹ chúng hoặc những người coi giữ khác. Gắn bó rất có ý nghĩa trong việc xây dựng lòng tin cậy trong những ngày và những tuần lễ đầu tiên của đời sống một đứa trẻ. Có được lòng tin cậy sẽ giúp đứa trẻ cảm thấy an toàn hơn với những ai lo lắng chăm sóc chúng khi chúng cần làm quen với những hoàn cảnh và kinh nghiệm mới mẻ. Nếu trong tuổi thơ, trẻ con không học tập được để tin cậy, thì trong các giai đoạn phát triển về sau chúng sẽ khó có thể tin cậy được người khác. Về mặt thuộc linh - Lệ thuộc vào cha mẹ. Trẻ con còn nhỏ tập có các mẫu mực về cách ăn ở cư xử phần lớn là nhờ bắt chước. Hành động của tha nhân đều có những hàm ý thuộc linh. Tuy trẻ con vào tuổi này chưa hiểu ý nghĩa của một hành động, chúng bắt chước những gì chúng nhìn thấy và học tập theo để rập mẫu cuộc đời chúng với điều thiện hoặc điều ác. Phần lớn các ý niệm và thái độ của cha mẹ chúng đối với Ngài. Vì năng lực lý luận của chúng vốn rất giới hạn, trẻ con không thể đưa ra được những phán đoán có tính cách luân lý đạo đức. Chúng có thể bắt đầu học biết thế nào là một cách ăn ở cư xử tốt, được mọi người khen ngợi, hoặc xấu, bị mọi người chê bai, nhưng phần lớn những gì chúng học hỏi được, đều là do bắt chước. Lẽ dĩ nhiên là ngay cả ở lứa tuổi rất sớm này các trẻ con ấy cần các kiểm mẫu tích cực để noi theo trong những ách ăn ở ứng xử và thái độ đặc thù. Gia đình chuẩn bị cho đứa trẻ sơ sinh và ở tuổi mới biết đi chập chững. Chẳng ai có thể thay thế được cho các cha mẹ tin kính. Thượng Đế đã sắp xếp để cho công chúa của Pha-ra-ôn làm mẹ (nuôi) của Môi-se. Toàn thể sự giàu có và khôn ngoan của cứ Ai-cập đều không thể cung cấp được một giáo sư nào tốt hơn thế. Cả Giô-sép lẫn Đa-ni-ên đều thấy việc dạy dỗ, đào tạo của cha mẹ hai ông đã nâng đỡ hai ông giữa những cám dỗ của cảnh sống xa hoa quyền quý của ngoại đạo.
  • 18. Các trẻ con hồi còn thật bé, đã được cha mẹ là Cơ Đốc nhân sẵn sàng dâng ch1ung cho Thượng Đế, được một khởi điểm từ rất sớm để hướng tới những thành quả thuộc linh. Khi các lãnh tụ Cơ Đốc giáo nhìn lui trở về thuở ấu thời của mình, nhiều vị đã nhận thức được rằng chính các thái độ tin kính, và sự cống hiến của cha mẹ mình đồng thời với sự dắt dẫn của Đức Thánh Linh, đã hướng dẫn các vị để bước vào chức vụ. Các đòi hỏi mặc nhiên phải có ngành chức vụ lo cho trẻ sơ sinh và vào tuổi mới biết đi chập chững. Hội thánh cần có ngành phục vụ dành cho các gia đình để lo cho các trẻ sơ sinh và trong giai đoạn mới đi chập chững, cho đến 24 tháng tuổi. Chứa vụ này có thể gồm việc thăm viếng; một chương trình vào giờ Trường Chúa nhật có các hoạt động dành riêng cho các em bé; các lớp Trường Chúa nhật và học Kinh Thánh dành riêng cho nhưng người làm cha mẹ; một nhà giữ trẻ trong giờ thờ phượng; và một câu lạc bộ các bậc làm cha mẹ, có những buổi họp mặt định kỳ. Chứa vụ của Hội thánh dành cho trẻ sơ sinh và ở tuổi mới đi chập chững là một công tác có ích lợi và có giá trị cho sự phát triển thuộc linh của các em bé. Ngay từ tuổi ấu thơ như thế, các em bé ấy đã có thể được sự phục vụ, dạy dỗ của Hội thánh. Chứa vụ này ít nhất cũng phục vụ được cho ba mục đích: Để tiếp rước nhiều trẻ con mới Nếu phải kéo trẻ con vào trong mối liên hệ với Hội thánh, thì chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn là chỉ đơn giản cho ấn hành một bản thông tin cho biết có bao nhiêu trẻ mới được sanh ra, hoặc chỉ gởi đi những tấm thiếp chúc mừng mà thôi. Việc tiếp xúc riêng với cả gia đình và một nỗ lực nhất định gây ảnh hưởng trên các bậc làm cha mẹ và các anh chị của những em bé ấy bắt đầu lý lịch của mình trong Hội thánh thông qua gia đình chúng. Những người làm cha mẹ cần được khuyến khích đưa con nhỏ của họ đến Trường Chúa nhật, dặt chúng vào phòng có những chiếc nôi và các lớp học dành cho trẻ con mới biết đi chập chững, trong khi họ tham dự các lớp học dành cho người trưởng thành và các buổi thờ phượng. Như thế, các em bé sẽ được từng trải tình yêu thương chăm sóc của các cán bộ của Hội thánh, còn các bậc làm cha mẹ thì được tăng trưởng trong sự hiểu biết và khả năng gây dựng những gia đình theo Cơ Đốc giáo. Với một chương trình như vậy, Hội thánh sẽ dễ thành công hơn trong việc đến với cả các thành viên của cộng đồng lẫn với chính cộng đồng nhân danh Chúa Cứu Thế. Để thiết lập sự liên hệ tiếp xúc giữa Hội thánh với gia đình. Có rất ít những gia đình lại dửng dưng đối với lời kêu gọi của Chúa Cứu Thế đến độ phản đối việc Hội thánh tiếp rước các em bé sơ sinh của họ vào trong cộng đồng Cơ Đốc giáo. Ngay đến những người làm cha mẹ chẳng bao giờ
  • 19. đến nhà thờ cũng vui vẻ nhớ lại việc một nhân viên trong Ban trị sự Hội thành hoặc một tín đồ tình nguyện đến thăm viếng họ tại nhà riêng, bày tỏ sự lưu tâm chú ý của mình đối với đứa trẻ sư sinh của họ, và hoan nghênh nó gia nhập gia đình Hội thánh mình. Ngoài các cơ hội phục vụ việc dạy dỗ trẻ sơ sinh và trẻ ở tuổi mới đi chập chững nói lên với cộng đồng mối quan tâm của Hội thánh đối với các gia đình. Ngay cả với các gia đình vẫn thường xuyên đi nhà thờ cũng rất tán thưởng việc Hội thánh tỏ ra quant âm đến đứa trẻ sơ sinh của họ. Những người mới làm cha làm mẽ thường rất cần được thông báo về các chức vụ mà Hội thánh dành cho họ và cho đứa con trai hay con gái mới sanh của họ. Để dạy bảo huấn luyện việc làm cha làm mẹ. Vì chức vụ dành cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới đi chập chững được thực thi trước nhất là thông qua cha mẹ đứa trẻ, nó cần được chú trọng để tập trung vào khu vực này. Trước hết các lớp học và nghiên cứu. Kinh Thánh dành cho những người làm cha mẹ phải nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò người làm cha làm mẹ trong việc phải dâng lại cái ân tứ đó cho Thượng Đế để trưởng dưỡng đứa bé sơ sinh này theo cách dạy dỗ và khuyên răn của Chúa. Một số người trưởng thành chọn lọc có thể được hướng dẫn để vào một lớp học tập trung vào việc làm cha làm mẽ cho các trẻ sơ sinh và mới biết đi chập chững. Nếu chức vụ của Hội thánh dành cho trẻ sơ sinh và tuổi biết đi chập chững bao gồm việc đi thăm viếng tư gia, người đến viếng thăm cần gợi ý cho những người làm che làm mẹ về: cách bắt đầu những thi giờ cầu nguyện với em bé, các sách kể các truyện tích Kinh Thánh và những tài liệu khác nữa có thể đọc cho đứa trẻ nghe, hoặc những lời chỉ giáo hữu ích khác nữa về việc tổ chức một gia đình theo Cơ Đốc giáo. Hiểu rõ một đứa trẻ có thể học hỏi được bao nhiêu điều ngay trước khi tiếp nhận được phần giáo huấn chính thức của Hội thánh, là một việc vô cùng quan trọng. Nếu HỘi thánh chân thành torng việc thiết lập một chức vụ hữu hiệu để phục vụ cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi biết đi chập chững, Hội thánh chắc sẽ cần có nhiều cán bộ: một trưởng ban, những cán bộ thăm viếng, và nhiều cán bộ cho các hoạt động vào Chúa nhật, kể cả một nữ y tá được huấn luyện hẳn hoi, nếu cần. Những người lo lắng chăm sóc và giới dạy dỗ trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi m1i đi chập chững này phải là niềm vui thật sự và phải được trẻ con quan tâm chú ý. Họ phải dịu dàng, thân thiện, khả ái, sạch sẽ, dễ gần gũi tiếp xúc và hiểu biết các đặc điểm của những trẻ con sơ sinh và ở lứa tuổi mới đi chập chững, cũng như phần tiềm năng của chức vụ dành cho lứa tuổi này. Họ phải luôn luôn sẵn sàng đến viếng thăm và là những người đáng tin cậy để các bậc làm cha mẹ chia xẻ tâm sự của mình.
  • 20. TÓM TẮT Trẻ sơ sinh và mới biết đi chập chững hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ chúng và những người khác quan tâm đến việc làm phát triển nhân cách cho chúng. Hội thánh cũng có thể tạo ảnh hưởng trong giai đoạn này, qua một chương trình được cấu trúch hẳn hoi, gồm việc chỉ giáo cho những người làm cha mẹ, cung cấp các tiện nghi đầy đủ cho việc chăm sóc, và những chương trình giáo dục cho trẻ mới biết đi chập chững. Tầm quan trọng của những năm đầu đời không thể bị nhấn mạnh quá đáng. Về mặt sinh lý, trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới biết đi chập chững tăng trưởng rất nhanh. Về mặt trí thức, chúng đang tìm hiểu để khám phá cái thế giới chugn quanh. Về mặt tình cảm, chúng rất mẫn cảm, dễ xúc động. Về mặt xã hội, chúng thích có những người thân quen vây quanh và lệ thuộc vào cha mẹ để được phát triển về phương diện thuộc linh. Trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới chập chững biết đi là điểm quan trọng để có mối liên hệ tiếp xúc giữa Hội thánh và gia đình. CÁC CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN 1. Hãy mô tả nhân cách toàn diện của trẻ sơ sinh và lứa tuổi mới biết đi chập chững về các phương diện sinh lý, trí thức, tình cảm, xã hội và thuộc linh. 2. Tại sao hoạt động rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và thuộc lứa tuổi mới đi chập chững? 3. Những bậc làm cha mẹ có trách nhiệm gì trong việc chuẩn bị cho trẻ con vào đời? 4. Kể ra một vài giá trị của chứa vụ cho trẻ sơ sinh và thuộc lứa tuổi mới biết đi chập chững của Hội thánh. 5. Kể ra các mục đích chính của chức vụ của Hội thánh dành cho lứa tuổi này. 6. Muốn thiết lập một chức vụ thành công dành cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới biết đi chập chững, Hội thánh phải xét đến các yếu tố nào? 7. Bạn mô tả con người lý tưởng để phục vụ cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới biết đi chập chững như thế nào? CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Phỏng vấn vị trưởng ban có nhiệm vụ phục vụ trẻ sơ sinh và mới biết đi chập chững trong Hội thánh để khám phá làm thế nào đáp ứng các nhu cầu của trẻ con thông qua chức vụ ấy. 2. Lập một bảng liệt kê các đề mục có thể khai triển trong các lớp huấn luyện cho cha mẹ trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới đi chập chững. 3. Đóng một vỡ kịch theo đó một nhân viên Ban trị sự hay một toán phụ trách việc viếng thăm đến thăm viếng nhà của một đôi vợ chồng sống làm
  • 21. cha làm mẹ để tiếp đón con của họ vào gia đình của Hội thánh, và mời họ đưa cả gia đình vào Hội thánh. BẮT CHƯỚC VÀ KHÁM PHÁ ẤU NHI (TRƯỚC KHI VÀO TRƯỜNG HỌC) 2 VÀ 3 TUỔI Phục vụ chăm sóc cho trẻ hai ba tuổi phức tạp hơn công tác coi giữ trẻ. Các chương trình giáo dục trẻ con trên đài truyền hình cho thấy trẻ con trước tuổi đi học có thể được ích lợi nhờ các chương trình chú trọng việc tập nói, xây dựng các ý niệm về các con số, sẵn sàng để tập đọc và các quan niệm về vấn đề xã hội hóa. Chỉ đến mấy lúc gần đây, Hội thánh mới là một trong số ít các môi giới cung ứng chức vụ phục vụ cho trẻ con ở tuổi trước khi vào trường học. Qua nhiều năm, Hội thánh đã được thuyết phục là các ấu nhi có thể học biết được các ý niệm các thuộc linh căn bản và phát triển các thái độ đứng đắn đối với các chân lý thuộc linh. Trẻ con ở lứa tuổi trước khi đi học không phải chỉ đơn giản chuẩn bị vào đời mà thôi. Chúng còn đang sống cuộc đời đó ngay trong tuổi ấy nữa! Với chúng thì hiện tại cận tiếp còn quan trọng hơn cả tương lai hoặc quá khứ nữa. Trong những năm đầu đời này, cơ cấu của nhân cách của chúng đang hình thành. Bởi vì các thái độ của chúng là 'bắt ngay lấy đồng thời điều được dạy bảo', đối với trẻ ở tuổi trước khi đi học, các thái độ ấy vốn quan trọng hơn các ý niệm (trừu tượng). Môi trường vây quanh và những người gần gũi với các ấu nhi sẽ hoặc trở giúp hoặc cản trở tiến trình đặt một nền móng tốt cho cuộc đời chúng. Những bậc làm cha mẹ được cơ hội tốt nhất để tạo ảnh hưởng trên cuộc đời của đứa trẻ, vì họ đang là những người chịu nhiều trách nhiệm nhất đối với đứa trẻ suốt phần lớn thời gian trong ngày. Trẻ ở lứa tuổi này có thể học biết các ý niệm, các thái độ, các giá trị và các cách ăn ở cư xử đơn giản nhưng là cản bản cho sự phát triển thuộc linh. Kinh Thánh thường nhắc đi nhắc lại lời truyền dạy là các sự kiện và các ý niệm có thể được dùng để đặt nền móng cho việc học tập và phát triển về mặt thuộc linh cho tương lai. Cả gia đình lẫn Hội thánh đều phải tạo ra bầu không khó vui vẻ chấp nhận và yêu thương đang khi đứa trẻ phát triển. CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN Lúc trẻ con tiến triển qua tuổi ấu nhi, những thành tựu sau đây cho thấy có sự phát triển bình thường. Sự tăng thưởng thể xác đến 0,7 - 0,9 mét về chiều cao Có khả năng tự làm lấy một số việc. Có khảng năng giao lưu tiếp xúc bằng những từ và câu nói đơn giản.
  • 22. Ý thức về người khác. Lãnh hội được các ý niệm thuộc linh đơn giản (1) Về mặt sinh lý - Tích cực hoạt động. Ấu nhi tham gia nhiều hoạt động sinh lý và 'máy móc' thiết yếu cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường. Vì chúng rất tích cực hoạt động, chúng cũng may mệt mỏi, và cần được thăng bằng giữa các hoạt động tích cực và các hoạt động trầm lặng. Trẻ ở tuổi trước khi đi học phối hợp kém các cơ bắp lớn, còn các bắp thịt nhỏ hơn của chúng thì vẫn chưa phát triển. Chúng cần được di chuyển, vận động tự do. Chúng không thể ngồi lâu một chỗ mà không cử động. Do đó, chúng cần họt động để vươn dài các chi thể đang tăng trưởng của mình, và để vận động các cơ bắp phù hợp với các hình thức ăn ở ứng xử đứng đắn. Thật là lý tưởng nếu chúng được dành cho một căn phòng rộng rãi, thoáng đãng, có lót thảm. Rất dễ nhiễm bệnh. Ấu nhi trước tuổi đi học rất dễ bị cảm lạnh và những chứng benh thông thường. Chúng vốn thiếu sinh lực để đáp ứng các đòi hỏi của một thời dụng biểu thật đầy đủ. Cho nên xin đừng trông mong hoặc đòi hỏi trẻ hai ba tuổi phải đi nhóm lại đều đặn. Một trẻ có bệnh đi học Trường Chúa nhật hay nhóm lại với Hội thánh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của các trẻ khác. Bầu không khí trong lành đầy ánh nắng mặt trời trng một môi trường sạch sẽ, vui tươi, rất cần thiết cho thân thể của những đứ atrẻ đang tích cực hoạt động để tăng trưởng. Phát triển theo một tốc độ riêng. Trẻ con phát triển theo tốc độ riêng của chúng. Không nên đem chúng ra so sánh với các trẻ khác cùng nhóm, nhất là với những trẻ 'to con' hơn. Cũng đừng trông mong quá nhiều nơi các trẻ lớn vóc hơn. Chương trình phải hết sức mềm dẻo uyển chuyển, để trẻ có thể lựa chọn các hoạt động cá nhân, hoặc tập thể, vì chúng vốn khác nhau rất nhiều về các tài năng thuộc thể. Ấu nhyi ở tuổi trước khi đi học có thể gặp khó khăn trong việc tự giải thích, tự bày tỏ vì các thanh quản của chúng vẫn chưa phát triển và chỉ có được một số dụng ngữ hạn che. Những ai công tác với trẻ hai ba tuổi không nên ép chúng ca hát cho thật đúng giọng hoặc thôi thúc chúng phải hát cho to lên. Về mặt trí thức - Phát giác, khám phá. Ấu nhi trước tuổi đi học nhờ các giác quan để khám phá thế giới của chúng. Màu sắc, cách kết cấu, giọng điệu và âm lượng, mùi vị, ấm, lạnh, là những cảm giác cung cấp cho tẻ con các kinh nghiệm, từng trải để học hỏi. Chúng cần rờ rẫm một vật, để qua các giác quan mà 'cảm nhận' nó. Trẻ con ở lứa tuổi này cảm nhận khá tinh tế, nhiều điều mà người trưởng
  • 23. thành không để ý. Những ai công tác với trẻ trước tuổi đến trường học cần chú trọng vào các giác quan và tạo cơ hội cho chúng khám phá cái thế giới chung quanh chúng bằng các kinh nghiệm trực tiếp khi nào có thể làm được. Trẻ hai ba tuổi là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển trí thức nhờ đó chúng học biết bằng kinh nghiệm giác quan và hành động, sang giai đoạn trong đó chúng sẽ căn cứ vào bề ngoài và sử dụng các biểu tượng để phê phán các sự vật. Giai đoạn mới này bắt đầu vào khoảng thời gian chúng bắt đầu tập nói. Chúng suy nghĩ bằng cái đặc thù, cụ thể, chớ không phải bằng cách tổng quát hóa, và không thể căn cứ vào hậu quả để suy ra cả một chuỗi biến cố riêng biệt. Chúng phê phán các sự việc theo cách chúng xuất hiện, chớ không phải là căn cứ vào cách 'tính nhẫm', do đó, không thể nhìn thấy các sự việc sự vật theo viễn cảnh đúng của chúng. Chúng không nói ra được điểm khác nhau giữa biểu tượng với chính sự vật mà biểu tượng ấy thay thế cho. Đến cuối giai đoạn này, trẻ con ở lứa tuổi này học biết được rằng ngôn ngữ có tính cách độc đáo, và một tiếng có thể chỉ nhiều hơn là một vật (2) Có phạm vi chú ý hạn chế. Phần đông trẻ hai ba tuổi sẽ chỉ lắng nghe từ hai đến năm phút tùy theo mức độ 'dấn thân' cá nhân. Một khi đã vượt qua phạm vi chú ý tối đa của chúng rồi, thì trẻ trước tuổi đi học sẽ chuyển sang một hoạt đng khác - dầi có theo đúng kế hoạch đã định hay không. Những ai công tác với lứa tuổi này phải mẫn cảm đối với đặc điểm này và biết điều chỉnh nó cho phù hợp. Mọi hoạt động đều phải có phần nào uyển chuyển nhưng trong phạm vi do tập thề ấy gây ra. Nếu về sau, các trẻ ấy muốn quay trở lại với một hoạt động, thì nếu có thể được, nên cho phép chúng làm việc ấy - với điều kiện luôn luôn có hiện diện của tinh thần khám phá, phát giác. Có số dụng ngữ hạn chế. Những tiếng thông thường nhất trong số dụng ngữ của trẻ ở lứa tuổi trước khi đi học là 'không', 'tôi' và 'của tôi'. Chúng học những tiếng mới và ý nghĩa của những tiếng ấy nơi những người lớn hơn sống gần với chúng. Trẻ hai ba tuổi có thể thường nói không tuy không phải luôn luôn chúng đều có ý muốn nói như vậy. Nhiều khi, chúng hàm ý muốn nói rằng "Tôi không làm được" hoặc "Tôi không hiểu điều ông (bà, bạn) nói" hoặc cả là "Tại sao", nữa, hay thật sự là "không". Trong lúc học tập từ diễn tả bằng lời nói; chúng sẽ tự bộc lộ điều vốn được gọi là tiêu cực tính. Nhiều trẻ vốn có khuynh hướng tiêu cực hơn một số các trẻ khác. Khi đã khám phá ra được một tiếng mới, ấu nhi trước tuổi đi học có thể đổi nó ra thành ngôn ngữ đơn giản. Tùy theo cách chúng phản ứng đối với các đĩa hát, băng ghi âm, sách báo và vô tuyến trình hình mà chúng được cho nghe, cho xem, trong năm lên hai tuổi, trẻ chưa đến tuổi đi học có thể có được 300 tiếng trong số các dụng ngữ thường dùng của chúng - đến năm lên
  • 24. ba tuổi, là khoảng 900 tiếng. Những người làm cha mẹ và công tác với lứa tuổi này phải nhớ điều này trước khi tỏ ra sốt ruột, mất kiên nhẫn đối với đứa trẻ. Phải tránh việc 'nói chuyện' với trẻ con. Trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường, học hỏi được nhiều thông qua việc giao lưu tiếp xúc không phải là bằng lời nói, như các điệu bộ, những bộc lộ trên gương mặt, thái độ, các phản ứng do cảm xúc - hơn là thông qua những lời lẽ được nói ra. Trong mọi hoàn cảnh truyền dạy, trẻ con đều học được nhiều điều phụ trội, hơn là những gì đã được trình bày. Có trí nhớ không thể tin cậy được. Trẻ trước tuổi đi học có trí nhớ kém, không tin cậy được. Có một số điều chúng nhớ rất kỹ nhất là nếu gặp hoàn cảnh đáng ghê sợ, còn những việc kém quan trọng hơn thì chẳng mấy chốc sẽ bị chúng quên ngay. Trẻ hai ba tuổi rất khó nhớ lại, nhận lại, vì các tiến trình tư duy của chúng bị hạn chế. Trong giai đoạn này của đời sống ký ức, thị giác dường như là mạnh mẽ nhất. Bất kỳ những hoạt động nào gây ấn tượng mạnh trên ngũ quan, các kinh nghiệm thông thường, hay việc tự dấn thân, dường như sẽ được ghi nhớ dễ dàng hơn nhiều. Có ý niệm hạn chế về hiểu biết. Vì các ý niệm về không thời gian và các con số của trẻ hai ba tuổi bị giới hạn như vậy cho nên những ai phục vụ cho lứa tuổi này phải nó bằng những lời lẽ sao cho chúng có thể lãnh hội được. "Đời xưa, đời xưa" hoặc "ở một nơi xa lắm" sẽ được chúng tiếp thu và có ý nghĩa hơn là "1.000 năm trước đây" hay "cách đây 2.000 cây số". Thế giới của ấu nhi gồm có hiện tại và khung cảnh vây quanh quen thuộc. Gia đình là thế giới chính yếu của chúng. Thường thường thì vượt ra ngoài khung cảnh đó, là một lạnh thổ xa lạ. Vậy những người làm cha mẽ và các cán bộ khác công tác với trẻ con ở lứa tuổi trước khi đi học phải học tập nói theo trình độ của chúng, bằng những lời lẽ đặc thù, cụ thể, và theo nghĩa đen. Lời nói và các ý niệm cần thường được nhắc đi nhắc lại và bằng nhiều cách khác nhau, và có liên hệ với từng trải hằng ngày của chúng. Về mặt tình cảm - Dễ lo sợ. Trẻ hai ba tuổi vốn bất ổn định về phương diện tình cảm, và diễn tả ra bằng việc sợ hãi cái không quen thuộc và phản ứng lại với môi trường chung quanh chúng. Sợ cái không quen. Trẻ trước tuổi đi học sợ các đám đông người kèm theo tiếng ồn ào, lộn xộn. Chúng chỉ quen với nhà riêng của chúng mà thôi. Trog một môi trường mới lạ, như một lớp Trường Chúa nhật, một trung tâm giữ trẻ ban ngày, hoặc trong nhà thờ, chung rất sợ bị cha mẹ bỏ rơi. Tuy nhiên, những người làm cha mẹ không cần gì cứ phải ở lại với chúng.
  • 25. Những người phục vụ trẻ hai ba tuổi có thể giúp ích nhiều để trẻ có thề thích nghi dễ dàng với khung cảnh mới. Nếu Hội thánh có một chương trình phục vụ cho trẻ sơ sinh và ở lứa tuổi mới biết đi chập chững, ngay đến các em bé sơ sinh cũng có thể bắt đầu nhận ra các cán bộ, và khi được đưa đến nhà thờ và được chăm sóc về y tế ở nhà trẻ dành cho chúng, chúng vẫn tiếp tuc làm quen với những gương mặt mới và khung cảnh chung quanh. Như vậy, khi trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường được lên các lớp cao hơn và được phục trên một cấp bậc cao hơn, chúng thường có thể tự thích nghi hóa dễ dàng hơn và ít sợ hãi các kinh nghiệm mới mẻ hơn. Nhưng ai công tác với trẻ hai ba tuổi phải đến sớm và sẵn sàng để đối phó với bất luận tình huống có thể xảy ra nào. Rồi từng đứa trẻ có thể được cháo đón cách riêng tư lúc chúng đến phòng học, để tham gia các hoạt động đã được hoạch định. Với bất ổn định về phương diện tình cảm. Người ta không thể biết chắc một trẻ trước tuổi đi học sẽ phản ứng như thế nào vào một lúc này hay lúc khác. Một đứa trẻ bắt đầu khóc có thể được dỗ níu bằng cách cho nó tham gia một hoạt đng nào đó. Có lẽ sợ sệt là cảm xúc nổi bật nhất, mà phần lớn những gì chúng sợ hãi là do chúng học hỏi của người lớn. Trẻ ở tuổi trước khi đến trường học sẽ bắt cước các phản ứng mà chúng đã thấy khi lâm vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. Phản ứng với môi trường chung quanh. Vì cớ ngũ quan rất nhạy bén của chúng, trẻ trước tuổi đi học sẽ phản ứng hoặc thuận lợi hoặc bất thuận lợi với môi trường vây quanh. Các phòng cần sáng sủa, nhiều màu sắc ấm cúng và đẹp mắt. Bầu không khó phải thuận lợi, ít gặp chuyện bất trắc. Những ai công tác với lứa tuổi này phải gương mẫu về các thái độ và hành động tích cực khi liên hệ với đám trẻ. Về mặt xã hội - Tự-kỷ-trung-tâm. Thế giới của trẻ trước tuổi đi học xoay quanh chính chúng, nhà riêng của chúng và các môi trường quen thuộc khác. Trong một thế giới rộng lớn hơn, chúng sẽ bộc lộ thái độ tự kỷ trung tâm và sợ hãi cái xa lạ không quen. Trẻ trước tuổi đi học thích chơi đùa một mình, nhưng cũng vui vẻ khi được chơi chung với những trẻ khác. Lệ thuộc vào người khác. Erikson vào người khác. Erikson nhận xét giai đoạn phát triển của trẻ hai ba tuổi là tự lập chống lại nghi ngờ. Nhiều khi trẻ trước tuổi đi học không muốn hoàn toàn lệ thuộc vào người khác. Chúng phấn đấu để 'tự lực cánh sinh', nghĩa là đề phát triển cái tài năng tự làm lấy mọi việc. Nhiều lúc khác, chúng lại trông cậy quá đáng nơi người lớn, và không chịu tự làm lấy mọi việc. Như thế là chúng đang lâm vào hoàn cảnh 'song đấu' giữa ước muốn 'bám giữ lấy' với 'buông xuôi
  • 26. tất cả'. Những người làm cha mẹ và những người khác phục vụ cho trẻ con ở lứa tuổi này nhiều khi cảm thấy chán nản vì cố gắng theo cho kịp việc đáp ứng các nhu cầu của chúng. Nhiều khi trẻ con cần được người lớn giúp đỡ. Chúng cần được trợ giúp để thay quần áo, mang giày, cài nút áo, lau mũi và đi nhà thờ. Trẻ con cần được tự do khám phá để tự phát giác và làm lấy mọi việc, nhưng chúng cũng luôn luôn cần được sự có mặt của một bàn tay sẵn sàng hướng dẫn để khích lệ tánh tự lập của chúng. Những bậc làm cha mẹ và các cán bộ khôn ngoan công tác với lứa tuổi này sẽ để cho trẻ được tự do trong phạm vi các ranh giới đã được xác định rõ ràng (3) Thích chơi đùa một mình. Trẻ hai ba tuổi thích chơi đùa một mình hơn là chơi đùa với người khác. Khi được đặt chung với các trẻ khác, có thể xảy ra là chúng sẽ đòi hỏi tất cả những gì chúng nhìn thấy hoặc đụng chạm đến, mà không chịu chơi chung với các trẻ khác. Vì phạm vi chú ý bị hạn chế của chúng, chúng có thể vứt bỏ vật mà chúng tạm thời đòi hỏi, để chộp lấy một vật khác sẽ trở thành vật sở hữu của chúng. Về mặt thuộc linh - Hay bắt chước. Trẻ trước tuổi đi học bắt chước cha mẹ chúng và những người lớn khác đang công tác với chúng, cũng thích bắt chước các anh chị của chúng. Có thể chúng không biết ý nghĩa của một số hành động, nhưng bắt chước điều chúng thấy để cuối cùng sẽ sống rập khuôn những người mà chúng bắt chước. Điều này có thể gồm cả các cảm thức đối với Thượng Đế của chúng nữa. Chẳng hề có lời truyền dạy nào lại có năng lực cho bằng phẩm chất tốt đẹp của đời sống các bậc làm cha mẹ. Trẻ con cảm nhận hết sức nhanh nhạy các thái độ của người lớn ngay trước khi chúng hiểu được ý nghĩa của các lời nói. Những người làm cha mẹ là Cơ Đốc nhân đang làm công tác dạy dỗ khi họ yêu thương chăm sóc con cái mình, giúp đỡ lẫn nhau, chia xẻ với tha nhân, đọc Lời Thượng Đế và cầu nguyện với cha mình ở trên trời. Tất cả các hành động đó đều vạch rõ cho con cái mình thấy thế nào là sống một nếp sống tin kính. Những hành động sai quấy trong đời sống cũng bị bắt chước nữa. Những bậc làm cha mẹ bị căng thẳng, gặp khó khăn có những xúc cảm ấu trĩ thường phản ảnh qua các thái độ và hành động của mình, sẽ nhận thấy hậu quả nơi lũ con cái cứ bồn chồn bất an và không có hạnh phúc của mình. Thông suốt các ý niệm thuộc linh căn bản. Trẻ hai ba tuổi có thể hiểu được rằng Kinh Thánh là bộ sách đw5c biệt do Thượng Đế ban cho loài người, rằng Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế, còn Hội thánh là nơi để chúng được học hỏi về Thượng Đế, và Thượng Đế vốn
  • 27. yêu thương chăm sóc cho chúng. Trẻ con ở lứa tuổi trước khi đến trường học, có thể hiểu là Thượng Đế yêu thương chúng. Nhất là chúng rất thích nghe những câu chuyện kể có liên hệ đến chúng và đám trẻ ở tuổi chúng, như truyện tích Chúa Giê-xu Giáng sinh và em bé Môi-se.Chúng có thể hiểu là Chúa Giê-xu cũng là một ấu nhi từ từ lớn lên rằng Ngài là bạn thân của cúng. Lúc bắt đầu trò chuyện, chúng có thể học tập trò chuyện với Thượng Đế, nhưng trở thành táy máy không thể ngồi yên khi người lớn đòi hỏi chúng phải ngồi yên trong những bài cầu nguyện dài. Chúng có thể hiểu rằng nhà thờ là ngôi nhà của Thượng Đế, và trong nhà thờ, chúng được nghe kể các truyện tích về Chúa Giê-xu, và tại đó, chúng còn gặp nhiều trẻ con khác mà Chúa Giê-xu cũng yêu mến. Chúng có thể hiểu rằng Kinh Thánh là bộ sách rất đặc biệt vì đó là Sách của Thượng Đế, nhưng sẽ không thể tôn trọng Kinh Thánh nếu người lớn cứ bỏ mặc quyển sách ấy trên bàn hoặc trên giá, trên kệ sách mà chẳng bao giờ đọc tứi, hay không nâng niu coi trọng quyển sách ấ. Chúng cũng không thể học hỏi được là phải tôn trọng các chân lý trong bộ sách ấy, nếu người lớn chỉ nói sơ qua về nó, mà chẳng bao giờ trao cho chúng một quyển. Vì có trí nhớ không tin cậy được và sử dụng ngữ hạn chế của chúng, các ý niệm phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, theo nhiều cách khác nhau. Trẻ trước tuổi đi hoc rất thích việc cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế. Trẻ con chưa có khả năng đánh giá các hệ quả của điều đúng điều sai. Chúng không thể phân biệt phải trái, một sự kiện có thật với chuyện tưởng tượng, nếu không có người giúp đỡ. Các truyện tích Kinh Thánh phải luôn luôn được nhấn mạnh là có thật và phải được truyền dạy từ một quyển Kinh Thánh mở rộng. Đáp ứng với tình thương. Về các mặt tình cảm và thuộc linh, trẻ trước tuổi đi học cần được yêu thương trìu mến. Có thể chúng muốn được quan tâm chú ý để cái nhu cầu căn bản đó được đáp ứng. Những người làm cha mẹ và người lớn khác công tác với lứa tuổi này cần nhấn mạnh về tình thương yêu của Thượng Đế đối với từng trẻ một. Sự hiểu biết thông cảm, quan tâm chăm sóc, tình bạn và tình yêu thương của họ mở đường cho các mối liên hệ tốt đẹp và các kinh nghiệm học hỏi hữu hiệu tại nhà riêng và nhà thờ. NHỮNG ĐÒI HỎI MẶC NHIÊN CỦA CHỨC VỤ. Vì trẻ hai ba tuổi rất được mọi người chung quanh và những người lo lắng chăm sóc cho chúng thương yêu trìu mến như vậy, các tiện nghi trong Hội thánh phải tươi sáng, vui vẻ, được quản lý bởi một ban nhân viên là những Cơ Đốc nhân gương mẫu cả trong thái độ lẫn hành động, đã được huấn luyện nhằm giao lưu tiếp xúc với trẻ con ở hạng tuổi ấy. Nếu các tiện nghi
  • 28. cho trẻ chưa đến tuổi đi học của Hội thánh cũng giống như ở nhà riêng, thì việc điều chỉnh chúng cho phù hợp với trẻ sẽ dễ dàng hơn. Hội thánh phải bổ sung cho bối cảnh của nhà riêng và phát triển các thái độ tích cực đối với Chúa và nhà Ngài. Các cán bộ phải thiết lập một bầu không khó yên tĩnh trong đó họ có thể truyền dạy các chân lý và hành động thuộc linh, liên hệ đến từng trải của đứa trẻ. Cần phải có một người làm việc với mỗi bốn hoặc năm trẻ. Vì trẻ hai ba tuổi hay sợ sệt và có phần nào bất ổn định về mặt xúc cảm, những ai công tác với lứa tuổi này phải làm tất cả những gì có thể làm được để tạo cho trẻ tinh thần tự tin, tự trọng. Một bầu không khí an toàn và yêu thương là thiết yếu, cộng với việc ban tặng rời rộng những lời khen ngợi, khích lệ. Căn phòng phải rộng khoảng từ 8 đến 10 mét vuông. Những căn phòng nhỏ hoặc bị chia ngăn quá nhỏ sẽ hạn chế sự hoạt động và không phù hợp với một chương trình uyển chuyển, linh động, dành cho nhu cầu của trẻ hai ba tuổi. Khi chọn các tài liệu cho chương trình dành cho lứa tuổi này, phải tạo cơ hội cho trẻ tự khám phá lấy, cũng như có phần trình bày và ứng dụng các ý niệm thuộc linh. TÓM TẮT Lứa tuổi lên hai lên ba là những năm quan trọng. Cơ đấu nhân cách của trẻ đang ở trong giai đoạn hình thành, và chúng rất dễ dàng có ấn tượng, dễ dạy và dễ hướng dẫn. Tuy trẻ trước tuổi đi học rất tích cực hoạt động về mặt sinh lý, chúng rất dễ mệt mỏi. Về mặt trí thức, chúng phát giác được nhiều điều thông qua ngũ quan, nhưng bị giới hạn trong việc tự bày tỏ chính mình. Về mặt tình cảm, chúng hay sợ cái gì xa lạ không quen nếu cần một bầu không khí an toàn, yêu thương, được mọi người chú ý đến riêng chúng. Về mặt xã hội, chúng thích chơi một mình, và tánh tự-kỷ-trung-tâm có thể khiến chúng thỉnh thoảng có vẻ như tiêu cực về mặt thuộc linh, trẻ ở lứa tuổi này có thể học hỏi được nhiều qua thái độ của người khác, hơn là qua ý niệm (trừu tượng), nên cần được nhắc đi nhắc lại nhiều lần về các sự kiện căn bản liên hệ với các kinh nghiệm thông thường, quen thuộc, hằng ngày. CÁC CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN 1. Tại sao ngành giáo dục cho trẻ chưa đến tuổi đi học hiện đang được chú trọng? 2. Có những từ ngữ 'chìa khóa' nào mô tả nhân cách toàn diện của trẻ lên hai ba tuổi? 3. Một trẻ trước tuổi đến trường học quan niệm về đời sống khác với chúng ta như thế nào? 4. Đâu là một số nhu cầu sinh lý (thuộc thể, thân xác) của trẻ trước tuổi đi
  • 29. học? 5. Tại sao lắm lúc lại rất khó giao lưu tiếp xúc với một đứa trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường? 6. Một người trưởng thành công tác với trẻ ở lứa tuổi này, có thể truyền đạt chân lý thuộc linh cho chúng như thế nào? CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hội thánh của bạn đang tạo các cơ hội nào để phát triển cho trẻ con ở lứa tuổi trước khi đi học? 2. Hãy quan sát một trẻ trước tuổi đến trường một thời gian, ghi lại tất cả những gì bạn quan sát được liên hệ đến các đặc điểm sinh lý, trí thức, tình cảm, xã hội và thuộc linh của nó. 3. Bạn sẽ làm gì với một trẻ trước tuổi đi học đang giận dữ dậm chân, lắc đầu và nói 'không' khi nó đang ngồi chung với các trẻ khác, để bạn có thể kể chuyện cho chúng nghe? 4. Hãy đến thăm tiểu ban trẻ trước tuổi đi học của Hội thánh bạn. Đánh giá phòng học, phần trang thiết bị, nhân viên và chương trình hầu củng cố thêm, và các lãnh vực có thể cải thiện. 5. Hãy hỏi một đứa trẻ hai ba tuổi một số câu về chân lý thuộc linh. Chú ý xem bạn cần phải thay đổi các âu hỏi của mình như thế nào, để đứa trẻ có thể trả lời được. 6. Cắt từ các tạp chí ra những bức tranh để dành riêng cho trẻ trước tuổi đi học và dán vào một 'Tập tranh ảnh dành cho trẻ trước tuổi đi học'. Chú thích cho mỗi tranh liên hệ đến một đặc điểm của trẻ trước tuổi đi học. NHỮNG KINH NGHIỆM MỚI THIẾU NHI Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU 4 VÀ 5 TUỔI Giai đoạn từ tuổi ấu nhi đến thiếu nhi, giai đoạn đầu tuy là tuần tự nhi tiến nhưng rất dứt khoát. Chiều cao của trẻ lên 4, 5 tuổi tăng lên rất rõ ràng. Các mối quan tâm của chúng được mở rộng. Tâm trí chúng càng sâu sắc thêm. Phải trải qua nhiều bước tiến nhỏ đển lắp đầy một bước tiến lớn lên là lên bốn tuổi hiếu động, sôi nổi, ham nói, giàu tưởng tượng và đáp ứng nhanh nhẹn đang từ từ bắt đầu để trở thành điều mà đứa trẻ lên năm tuổi sẽ trở thành. Trẻ lên năm rất dễ dạy, dễ thương vẫn còn phải tiến thêm nhiều bước nhỏ nữa trong sự tăng trưởng để bước cho xong bước tiến lý thú là lên năm tuổi. Đây là lứa tuổi tuyệt vời để vui chơi, hưởng thụ, vì trước mặt trẻ là cả một năm sôi động đang hiện lên (1) Nhiều trẻ lên bốn, năm tuổi đã được dự phần vào các kinh nghiệm của ngành giáo dục dành cho tuổi thiếu nhi ở giai đoạn đầu, hoặc là trong các chương trình chăm sóc hằng ngày, hoặc là trong lớp mẫu giáo hay vườn trẻ. Chúng
  • 30. được học sự khéo léo căn bản về ngôn ngữ và xã hội. Một số trẻ đã theo học các lớp học trong Hội thánh liên hệ với khung cảnh của chúng và nhận được phần giáo huấn thuộc linh căn bản và đã có cơ hội ứng dụng những gì chúng đã học hỏi được. Các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi cũng mở rộng kiến thức và tài khéo của chúng. Do đó, nhiều trẻ 4,5 tuổi đã 'thông thái' hơn về các kinh nghiệm giáo dục trước khi chính thức đến trường học, và những ai công tác với trẻ 4,5 tuổi cần phải xây lên từ các nền móng ấy. CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN. Hòa tất các nhiệm vụ sau đây sẽ là dấu hiệu cho sự phát triển tăng trưởng: Nhận ra sự khác biệt về giới tính. Có khả năng xã hội và có liên hệ tình cảm với các trẻ khác. Tăng thêm khả năng tự diễn tả bằng lời nói và giao lưu tiếp xúc với cá trẻ khác Khả năng phân biệt đúng sai (2) Về mặt sinh lý - Tuổi chơi đùa Trẻ bốn năm tuổi thích chơi đùa và cả thế giới đều là một sân chơi. Chúng sẽ chẳng bao giờ còn có thể chơi đùa mà hoàn toàn không bị các mối bận tâm khác làm gián đoạn. Thời gian chơi đùa này vượt hẳn phương diện sinh lý. Nó cũng ảnh hưởng đến các mặt phát triển trí thức, xã hội, và thuộc linh nữa. Tuy người lớn có thể nghĩ rằng chơi đùa là phí thì giờ, thật ra trẻ con học hỏi được rất nhiều qua các hoạt động nô đùa có tính cách xây dựng. Trò chơi cho các giác quan dạy cho trẻ nhiều sự kiện về thân xác, các giác quan, và các phẩm chất của các sự vật của môi trường xung quanh. Trẻ con chơi đùa bằng vận động qua những hoạt động như chạy nhảy. Các trò chơi mạnh bạo như nhào lộn, té ngã dạy trẻ con cách cảm nhận, kiểm soát các động lực thúc đẩy, và sàng lọc những cách ăn ở ứng xử tiêu cực, có thể là không phù hợp. Trẻ con chơi đùa bằng ngôn ngữ để học tập nhịp điệu, tạo ra những ý nghĩa mới, và để thực hành và làm chủ văn phạm cũng như những tiếng mà chúng đang học. Diễn kịch và làm người mẫu khích lệ trẻ con thủ các vai hay làm người mẫu hầu thấu hiểu các mối liên hệ xã hội, các luật lệ và nhiều góc cạnh khác nhau của văn hóa. Các trò chơi thể thao, lễ lạc, và các trò chơi đòi hỏi sự tranh đua dạy cho trẻ con cách xoay sở, đặt ra những điều lệ chỉ đạo về những gì là thích hợp, và để làm phát triển các tài khéo léo về nhận thức (3). Các trò chơi đòi hỏi sáng kiến kích thích tâm trí trẻ con. Nhờ đó mà chúng nhớ rõ hơn những gì đã học hỏi được. Trẻ 4,5 tuổi thường hay bắt chước người khác thú vật hay các đồ vật - bắt chước bất kỳ người nào hay vật gì gây ấn tượng trên chúng. Chúng có thể tượng tưởng mình là một đoàn tàu hỏa, là một người cha, một phi hành gia không gian, một con mèo, con ngựa, một cảnh sát viên, một quân nhân. Sự bắt chước của chúng thay đổi tùy hoàn