SlideShare a Scribd company logo
Mục Lục
Chương
1. Thế nào là sự ngợi khen?
2. Từ một ông lớn thành kẻ trắng tay
3. Sự tha thứ ba chiều
4. Làm thế nào khiến người chết sống lại
5. Hãy tháo bỏ những xiềng xích của bạn
6. Sức mạnh của bạn là gì
7. Hãy nhìn chăm một hướng
8. Quyền lực và sự thuận phục
9. Bạn có thật sự vui mừng không
10.Ai là nhân vật số một?
11.Yêu Chúa
THẾ NÀO LÀ SỰ NGỢI KHEN?
Tôi đã viết và giảng về sự ngợi khen trong suốt bảy năm sôi động, nhưng
bây giờ tôi tự thấy mình chỉ đang ở vào trình độ mẫu giáo của sự ngợi khen.
Đây không phải là câu nói khiêm nhường giả tạo đâu. Càng ngày tôi càng tin
chắc rằng tôi biết rất ít về những gì cần học trong sự ngợi khen. Tôi thật sự
khám phá ra rằng ngợi khen Chúa là một trong những điều quan trọng nhất
tôi có thể học khi còn trên đất nầy, vì Chúa muốn chúng ta ngợi khen Ngài
trong mọi lãnh vực của đời sống chúng ta.
Ngợi khen được coi là điểm chủ yếu trong mối quan hệ giữa chúng ta với
Đức Chúa Trời.
Nhiều năm qua tôi từng chứng kiến hàng ngàn người bày tỏ sự ngợi khen
Chúa. Với một số người, việc ngợi khen Chúa đã đổi mới hoàn toàn đời
sống họ, với một số người, ngợi khen chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi cũng nhận
thấy nghịch lý nầy trong chính mình. Đôi khi sự ngợi khen có kết quả, đôi
khi những lời ngợi khen của tôi thật tẻ nhạt và rỗng tuếch.
Do đâu có sự khác biệt nầy?
Trước hết, ngợi khen không phải là hình thức bề ngoài, không phải nói
“Ngợi khen Chúa! Ngợi khen Chúa!” suốt ngày. Nhưng là những gì tuôn
chảy từ con người thật của bạn, và đem đến sự đáp ứng tức khắc từ lòng Đức
Chúa Trời.
Đó mới chính là sự ngợi khen thật. Ngợi khen thật bao gồm những gì?
Những điều kiện nào cần có trong đời sống chúng ta để có được sự ngợi
khen thật Nếu được sống đến trăm tuổi, tôi vẫn cần học nhiều hơn nữa về
những điều nầy.
Vượt lên trên diễn trình ca ngợi là tấm lòng và bí quyết đem thiên đàng vào
địa ngục. Hơn bất cứ điều gì khác trên đời nầy, tôi ao ước hiểu rõ Đức Chúa
Trời muốn tôi ca ngợi Ngài như thế nào. Trên hết mọi sự, tôi muốn lòng tôi
tuôn tràn dòng suối thờ phượng Đức Chúa Trời.
Đau khổ đem con người đến gần nhau. Nếu bạn đau khổ và nghĩ rằng những
người khác không khổ đau, bạn sẽ cho rằng họ không thể nào cảm thông với
bạn. Nếu bạn đọc những sách của tôi và nghĩ rằng “Ông Merlin không bao
giờ thực sự đau khổ vì Chúa luôn luôn trả lời tức khắc những điều ông ta cầu
nguyện”, bạn sẽ không tin rằng tôi có thể giúp bạn. Nhưng tôi từng chịu
nhiều đau khổ và Chúa thường để tôi chờ đợi rất lâu trước khi Ngài cho tôi
thấy kết quả lòng tin cậy của tôi đối với Ngài. Có lần một người tôi rất yêu
mến và tin cậy, tố cáo tôi đã lạm dụng công quỹ của Hội Thánh, lời tố cáo
nầy hoàn toàn vô căn cứ và không có chút bằng cớ. Quan tòa xem bản cáo
trạng trong vài phút và nói “Tại sao lại có cái nầy ở đây? Chẳng có một chút
bằng cớ nào về lỗi của bị cáo cả”. Thế nhưng điều nầy cũng gây nên tác hại
xấu xa rồi. Uy tín của tôi bị nghi ngờ và đó chính là điều người tố cáo tôi
muốn. Nhiều người chụp lấy cơ hội, “Từ lâu tôi đã biết có cái gì đó mà!”,
hay “Đây là bằng cớ chứng minh sự cảm tạ được ban thưởng bằng...đô-la!”,
và rồi còn biết bao lời buộc tội khác. Nhưng vấn đề là tôi muốn học sự vâng
phục như chính Ngài đã học, “Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng phục
bởi những nỗi khổ mà Ngài phải chịu” (HeDt 5:8).
Khi chia xẻ với anh chị em những điều tôi đang học, nguyện anh chị em
cũng ao ước lòng mình rộng mở để tuôn chảy nguồn ngợi ca Đức Chúa Trời
vinh hiển và minh chứng tình yêu và quyền năng của Ngài.
TỪ MỘT ÔNG LỚN THÀNH KẺ TRẮNG TAY
Cánh cửa sắt lạnh lùng đóng sập lại, chỉ còn người tù một mình trong ngăn
xà-lim nhỏ hẹp dưới đất. Lời nói của người gác tù còn văng vẳng bên tai:
“Vô đó đi ông lớn, năm mươi năm nữa chúng tôi sẽ đem ông ra”.
Đây không phải là một cơn ác mộng. Ngoài đời, tù nhân là một luật sư hình
sự nổi tiếng, vui hưởng quyền lực mà sự giàu sang lẫn “nhất thân nhì thế”
đem đến. Ông đã sống theo tín điều của kẻ mạnh: “Thích thì làm và muốn là
chiếm đoạt”.
Chính lòng ham thích sự hào hứng sôi nổi đã dẫn ông đến tội ác của thời đại:
buôn lậu ma túy, buôn bán vũ khí và chất nổ, đánh cướp ngân hàng và gian
lận tiền bảo hiểm. Ông toàn giao thiệp với những người nổi tiếng trong giới
tội phạm. Vào tuổi bốn mươi, khi uy quyền đang lên thì ông bị bắt vì tội
buôn bán ma túy. Ông mất tất cả, vợ và hai con nhỏ bơ vơ. Ông bị kêu án
năm mươi năm tù ở, cộng thêm một số án treo. Những án nầy sẽ được thêm
vào nếu ông còn sống sau những năm tù ở.
Bốn bức tường xà-lim dính đầy những vết máu và vết phân. Một tù nhân
khốn khổ nào đó đã dùng bút chì đánh dấu lên tường thời gian: 10 năm - 20
năm - 30 năm. Không lối thoát. Xà-lim tối tăm và ẩm thấp. Sự yên lặng
thỉnh thoảng chỉ bị khuấy phá do tiếng đóng mở cửa ầm ầm hay tiếng la hét
của một tù nhân nào đó trong tình trạng điên loạn.
Bị tước mất tất cả những gì đẹp đẽ và thành công của thế giới bên ngoài, bất
ngờ trở nên hoàn toàn bất lực, người tù thấy mình như bị chôn sống trong
một nấm mồ hôi thối, bị quên lãng và rất cô đơn. Chịu hết nổi, ông quì
xuống nền đất lạnh. Giống như đứa trẻ, ông bật khóc nức nở, “Ôi, Chúa ơi!
Con cũng không biết có Ngài hay không, nhưng nếu Ngài ở đó và có thể
nghe con - Con rất hối hận về những gì con đã làm. Xin tha thứ cho con.
Nếu Ngài tha thứ và cho con thêm chỉ một cơ hội nữa, con sẽ dâng đời con
cho Ngài, dâng tất cả và mãi mãi!”
Trong bóng tối đầy im lặng, một điều gì đó đã xảy ra. Sợ hãi và kinh khiếp
đã qua đi. Thay vào đó, lòng ông tràn ngập cảm giác được tha thứ và yêu
thương. Những giọt nước mắt biết ơn chảy dài trên đôi má. Ông thấy mình
như một đứa trẻ đã chạy đến với cha mình để xin tha thứ và rồi được cánh
tay mạnh mẽ đầy yêu thương ôm choàng lấy.
Xà-lim đáng nguyền rủa không còn là nơi cô đơn tuyệt vọng. Ước muốn ra
khỏi nơi nầy cũng không còn nữa. Người tù ấy viết cho tôi: “Chưa bao giờ
tôi cảm thấy được tự do và hạnh phúc như vậy. Tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã
đem tôi vào cái lỗ hôi thối nầy để gặp Ngài”.
Người tù ấy là tiến sĩ Gene Neill. Tôi biết đến ông khi nhận được thư ông
báo tin đã nhận được quyển Quyền Năng Của Sự Cảm Tạ. Sau khi dâng đời
mình cho Chúa, ông đã hăng say học Kinh Thánh do một người nào đó đưa
lén vào xà-lim. Ông muốn biết ý chỉ của Chúa trên đời sống mình hơn bất cứ
điều gì khác. Đọc cuốn Quyền Năng Của Sự Cảm Tạ, ông thấy rõ Chúa
muốn ông cảm tạ trong mọi trường hợp.
Vì thế ông cảm ơn Chúa về lũ chấy rận, gián và về sự ngược đãi, lời chửi rủa
của những người canh tù. Ông cám ơn Chúa về mùi hôi thối của nước tiểu
và rác rưởi trong xà-lim. Ông cảm tạ Chúa vì đứa con trai năm tuổi của ông
sẽ là một trung niên trước khi ông ra khỏi tù. Ông lại còn cảm tạ Chúa vì
lòng tham và sự nhẫn tâm của ông đã khiến ông phá hoại gia đình.
Việc cảm tạ Chúa đem đến những kết quả kỳ diệu trong đời sống của Gene
Neill. Ngoài việc ông tràn ngập sự vui mừng, những người khác cũng chịu
ảnh hưởng. Những bạn đồng tù và những người canh gác trở lại tin Chúa. Ít
lâu sau, Gene được chuyển đến một trại giam vùng đầm lầy thuộc Florida.
Suýt bị muỗi làm thịt, ông cảm tạ Chúa và những con muỗi thôi không đốt
ông nữa, những bạn đồng tù đã đoan quyết rằng ông đã giấu giếm một loại
thuốc ịt muỗi cực mạnh nào đó. Chẳng bao lâu những người khác cũng bắt
đầu đáp ứng lại quyền năng của Đức Chúa Trời bày tỏ qua đời sống Gene.
Sau hai năm, Gene được thả ra. Lệnh thả được loan báo từ thủ đô
Washington. Được tự do, ông gặp lại vợ con đang sống trong cảnh nghèo
túng. Họ cùng nhau cảm tạ Chúa về hoàn cảnh của gia đình và những nhu
cầu hằng ngày của họ đã được Chúa cung ứng đầy đủ. Có lần, một người lạ
mặt chặn họ lại ngoài đường, đưa cho Gene một số tiền lớn với lời giải thích
đơn giản: “Chúa bảo tôi đưa cho ông số tiền nầy!”. Lần khác, họ đang cảm
tạ Chúa về bữa ăn đạm bạc thì có người gõ cửa chiếc xe buýt cũ kỹ được cải
tiến thành “nhà” của Neill, ông ta đưa cho họ gói thịt bò bít-tết rồi đi.
Tại sao sự cảm tạ có kết quả trong trường hợp Gene Neill? Điều gì đã tuôn
chảy từ lòng ông và được Chúa đáp ứng tức khắc như vậy?
Chìa khóa của vấn đề là sự tha thứ.
Gene cầu xin được tha thứ và dâng đời mình vào tay Chúa. Chúa đáp ứng
tức thời. Luôn luôn như vậy. Sự ngợi khen thật là đáp ứng tự nhiên từ một
tấm lòng đã được tha thứ. Tha thứ là nền tảng cần thiết cho sự ngợi khen, là
mấu chốt của toàn mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời.
Không ai biết rõ bản chất chúng ta hơn Đấng tạo nên chúng ta, Ngài biết
chúng ta không vâng phục, và sự không vâng phục ngăn cách chúng ta với
Ngài. Và từ khi biết rằng không thể trông cậy bất cứ điều công bình nào của
chúng ta, thì từ ban đầu Ngài quyết định chúng ta phải trông cậy vào chính
Ngài. Chúng ta đáng phải chết khi không vâng phục, nhưng Đức Chúa Trời
đã để Con Ngài là Giê-xu Christ chết thế chúng ta. Như vậy nợ tội của
chúng ta đã được trả và phương pháp tha thứ của Đức Chúa Trời được thiết
lập.
Tha thứ có nghĩa là không còn đòi hỏi sự đền bồi từ người có tội. Chúng ta
là những tội nhân, căn cứ vào điều Chúa Giê-xu đã làm, Đức Chúa Trời
không còn đòi hỏi chúng ta trả giá nữa. Ngài không có điều gì nghịch với
chúng ta nữa. Điều nầy quá đơn giản và hiển nhiên đến nỗi chúng ta không
thể thấu đáo được. Khi tận tường, lòng chúng ta tràn ngập sự biết ơn, và
niềm vui còn mãi trong suốt cuộc đời chúng ta. Hầu hết chúng ta đều không
hiểu hết giá trị của phương thức tha thứ của Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ
còn biết cám ơn Chúa vì Ngài là Đấng biết tất cả.
Mục đích chương trình cứu chuộc để tái lập mối quan hệ giữa chúng ta với
Đức Chúa Trời, nhưng chương trình không thực hiện được nếu chúng ta
không chấp nhận. Bạn nghĩ rằng ý tưởng được giải thoát khỏi tội lỗi sẽ làm
chúng ta hứng khởi sao? - Không đâu, chúng ta đã ở trong một phương thức
dẫn đến thất bại và phải thừa nhận chúng ta sai. Tôi cho rằng điều khó khăn
nhất với con người là chấp nhận mình không làm được điều gì đúng. Hầu hết
mọi điều chúng ta làm là để mong sao không bị “mất mặt” và khỏi phải chấp
nhận điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta.
Một trong những nguyên nhân là từ ấu thơ chúng ta đã được dạy rằng “Hãy
làm hết phần của mình” để tìm con đường riêng. Chúng ta hãnh diện vì đã tự
lập và nói: “Hãy nhìn Joe, nhìn Susie kìa, tự họ đã làm được điều nầy điều
kia”.
Tự mãn về những thành tích của riêng mình khiến chúng ta xa cách Chúa.
Chúng ta muốn mình tự giải quyết vấn đề và chiến đấu cho đến khi những
vấn đề và những nỗi đau khổ trở thành quá sức chịu đựng. Ngay cả lúc đó
chúng ta cũng cố chống lại phương cách của Đức Chúa Trời và nói: “Tôi rất
xấu hổ khi phải đến với Chúa như một người ăn xin. Đợi đến khi nào tôi
thoát khỏi sự rắc rối nầy đã”.
Trong chúng ta có một số lời ăn năn nửa vời. Chúng ta nói mình hối tiếc
nhưng hành động của chúng ta phủ nhận điều chúng ta nói khi chúng ta làm
lại điều chúng ta từng làm. Trong sự ăn năn chúng ta thiếu một yếu tố chủ
yếu, yếu tố đầu phục ý chỉ của Chúa. Đầu phục có nghĩa là hoàn toàn đặt
mình dưới quyền người khác. Trong quan hệ giữa chúng ta với Chúa, thực
hiện ít hơn điều trên chỉ có nghĩa là chúng ta đùa giỡn mà thôi. Có thể điều
nầy có nghĩa chúng ta không thật sự hối tiếc vì đã làm sai mà chỉ tiếc vì đã
bị bắt gặp đó thôi.
Sự tha thứ thật khiến mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời được tái
lập phải xoay quanh việc chúng ta đầu phục ý chỉ của Ngài. Không có sự
đầu phục nầy chúng ta giống như một đứa trẻ bỏ nhà đi hoang đã quyết định
trở về khi đã hết thời oanh liệt. Cậu ta có thể nói: “Tôi rất hối tiếc vì đã bỏ
nhà ra đi, tôi muốn trở về, nhưng tôi không thích luật lệ của cha mẹ, tôi
muốn được tự do để tóc, ăn mặc và làm điều tôi muốn”.
Bạn có cư xử với Chúa như vậy không? Bạn có nói “Chúa ơi, con đang tự
gây họa cho con, nếu Ngài đem con ra khỏi rắc rối nầy, con sẽ cố gắng
không tái phạm nữa”. Nếu bạn không thật sự thành thật, Chúa sẽ đọc được
những ý nghĩ thầm kín của bạn và Ngài bảo: “Nhưng con đang thích thú
điều con đang làm và sẽ tiếp tục khi con thoát nạn!”.
Chúng ta sẽ không có được mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời
theo cách đó, cũng như đứa trẻ không bằng lòng ở nhà với cha mẹ nó vậy.
Kinh Thánh kể câu chuyện về mối quan hệ cha con được phục hồi hoàn
toàn. Người con đòi phần gia tài của mình và ra đi. Ở phương xa, anh ta
sống trong sự phóng túng cho đến khi hết nhẵn tiền và bị bạn bè bỏ rơi. Đói
khát và cô đơn, anh xin làm mướn cho một chủ trại và được giao cho việc
chăn heo. Anh ta ăn thức ăn thừa của heo và ban đêm ngủ cùng chúng, cuộc
sống chẳng hứng thú gì và một ngày kia anh ta tỉnh ngộ, nhận thấy mình đã
sai lầm. Trong nhà cha anh ta, ngay cả đầy tớ cũng được ăn uống dư dật.
Hối hận sâu xa về tội lỗi của mình, anh ta biết mình không xứng đáng được
đối xừ như một đứa con vì đã phá tán gia tài. Rồi anh ta quyết định trở về
xin cha cho một chỗ làm việc ở nông trại, anh sẵn sàng làm việc như một
đầy tớ. Với suy nghĩ đó, anh vội về nhà và khi gặp cha, anh đã thưa: “Con
thật có tội với Trời và với cha, không đáng làm con của cha nữa...”
Thay vì quở trách anh, người cha hết sức vui mừng. Ông ta ôm hôn anh, sai
lấy quần áo mới cho anh mặc, đeo nhẫn vào ngón tay để tỏ rằng anh là con,
là người kế nghiệp chính thức. Rồi ông ra lệnh làm thịt bê mập để dọn tiệc
ăn mừng anh trở về (LuLc 15:1-32).
Cũng vậy, Đức Chúa Trời chờ đợi mỗi người chúng ta quay về. Khi chúng ta
thừa nhận mình đã sai lầm và sẵn sàng để Đức Chúa Trời sắp xếp cuộc đời
chúng ta thì sự đáp ứng của Ngài cũng giống như sự đáp ứng của người cha
trong câu chuyện. Ngài vui mừng vì chúng ta trở về, lấy quần áo mới mặc
cho chúng ta và mở tiệc lớn ăn mừng vì “con ta đã mất mà nay tìm lại
được”.
Đức Chúa Trời đang chờ đợi để tha thứ, nhưng một số trong chúng ta không
chịu trở về để vui hưởng. Nếu người con trai hoang đàng chỉ hối hận về
những lỗi lầm của mình nhưng lại không trở về nhà xin cha tha thứ thì sao?
Một số người khốn khổ và hối tiếc vô cùng vì đã rơi vào tình trạng như vậy,
họ cũng khóc lóc về tội lỗi mình nhưng nhất định không xin sự tha thứ của
Đức Chúa Trời.
Giu-đa là thế đó. Ông hối tiếc vì phản nộp Chúa Giê-xu và muốn trả lại ba
mươi miếng bạc mà ông đã nhận. Nhưng điều đó không ích gì, và tội lỗi của
ông đã khiến ông tự treo cổ. Ông không bao giờ nghe được lời nói của Chúa
Giê-xu trên thập tự giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết điều mình
làm” (23:24).
Bạn có bị tội lỗi đè nặng đến nỗi định tự hủy mình không? Các nhà tâm lý
cho rằng tội lỗi không giải quyết được khiến ta có khuynh hướng tự hủy.
Chúng ta cố tự trừng phạt mình bằng cách trở thành những người nghiện
rượu, những người tham ăn, những kẻ nghiện ma túy và những tên tội phạm.
Chúng ta có thể nghĩ rằng mình không xứng đáng để được tha thứ và tội lỗi
của chúng ta quá khủng khiếp nên Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho
chúng ta được. Có thể có một số người không hiểu rằng Chúa muốn tha thứ
cho họ, nhưng thường là do lòng kiêu ngạo khiến chúng ta không muốn
nhận sự tha thứ trọn vẹn của Chúa. Chúng ta muốn nhận trách nhiệm tự đền
tội và từ chối chấp nhận sự tha thứ của Chúa là phương cách duy nhất để
chuộc tội chúng ta.
Một số trong chúng ta chỉ đi bước đầu thôi. Chúng ta thừa nhận tội lỗi mình
với Đức Chúa Trời và xin Ngài tha thứ cho, nhưng chúng ta lại không tin nổi
là Ngài đã thứ tha. Chúng ta cứ lặp đi lặp lại rằng chúng ta hối tiếc lắm
nhưng chẳng hề tin rằng Ngài đã nghe chúng ta rồi. Bạn thử tưởng tượng
người con trai hoang đàng đến thưa với cha mình: “Cha ơi, con đã phạm tội,
xin hãy tha thứ cho con”. Và không đợi câu trả lời, anh ta lặp lại: “Cha ơi,
con đã phạm tội, xin hãy tha thứ cho con”. Mỗi ngày anh ta cứ nói đi nói lại
điều ấy, và không chịu chấp nhận rằng cha anh đã tha hết cho anh ngay từ
lần đầu tiên.
Một người tù đã trải qua gần hết cuộc đời sau song sắt viết cho tôi, ông ta đã
qua năm trường cải tạo, mười một nhà tù, và vô số trại giam. Theo bộ dạng
bên ngoài thì quả là ông ta đáng gặp rắc rối, ông tin chắc Đức Chúa Trời
đang phạt ông bằng cách cứ bỏ ông vào hết trại giam nọ đến nhà tù kia. Cuối
cùng ông đi đến kết luận là cách duy nhất để thoát ra khỏi tù là trở nên tốt để
xứng đáng với ân huệ của Chúa. Thế là mỗi ngày ông đọc Kinh Thánh từ
mười đến mười hai tiếng. “Mỗi ngày tôi xin Chúa tha thứ cho tôi cả ngàn lần
cũng như tôi chống cự ma quỷ cũng từng đó lần”, ông ta viết cho tôi: “Tôi
nghĩ Chúa là một quan tòa giận dữ và tôi chắc chắn rằng Ngài không yêu
một tội nhân như tôi”.
Có người đưa ông cuốn sách Quyền Năng Của Sự Cảm Tạ, nhưng ông nghĩ
tác giả thật khùng khi khuyên ông phải cảm tạ Chúa về việc ông bị bỏ tù.
Ông tiếp tục chiến đấu để trở nên xứng đáng với sự tha thứ của Chúa cho
đến khi ông không còn hơi sức nào để chiến đấu nữa. Ông nức nở trong
tuyệt vọng và thừa nhận mình thất bại: “Chúa ơi, Ngài phải tha thứ cho con
vì con hoàn toàn bị thất bại rồi. Nếu Ngài muốn con người thật của con thì
xin tiếp nhận con và làm bất cứ điều gì Ngài muốn đối với con. Nhưng xin
Ngài đừng chấp nhất con vì con không còn có thể cố gắng hơn nữa để làm
vừa lòng Ngài được”.
Gối ông ta ướt đẫm nước mắt nhưng đêm đó ông đã ngủ như một đứa trẻ.
Ông viết tiếp “Bây giờ Đức Chúa Trời với tôi là bạn thân rồi, Ngài là người
bạn đồng tù tốt nhất mà một người có thể mơ ước. Nhưng chữ “Hãy cảm tạ
Chúa” đến với tôi ngay cả trong giấc ngủ. Chúa Giê-xu tốt lắm, Ngài yêu tôi,
Ngài thật sự hiện hữu và là một người bạn thật khi chúng ta công nhận điều
Ngài đã làm cho chúng ta trên thập tự giá”.
Khi chúng ta muốn tự mình đền tội, chúng ta từ chối không nhận điều Ngài
đã làm cho chúng ta. Chúng ta muốn Chúa tha thứ cho chúng ta những việc
chúng ta làm. Tội lỗi chúng ta trở thành một gánh nặng không cần thiết mà
chúng ta phải gánh ấy vì chúng ta quá kiêu ngạo, quá bướng bỉnh nên không
đặt vào bàn tay chờ đợi của Chúa. Lòng của Đức Chúa Cha mong mỏi chúng
ta, Ngài nói: “Con yêu dấu, ta biết hết những gì con đã làm, ta biết mọi hành
động xấu ca, mọi suy nghĩ độc ác của con. Con đã phạm tội cùng ta và cùng
người khác, nhưng ta tha thứ cho con. Hãy trở về. Hãy để ta cho con áo mới,
lương thực và đổ ơn phước trên con. Hãy để ta yêu con và chữa lành những
vết thương cùng tấm lòng tan vỡ của con”.
Hành động khước từ ơn tha thứ của Ngài có thể cũng không rõ ràng lắm.
Chúng ta có thể nói mình thừa nhận tội lỗi và nhận sự tha thứ của Ngài
nhưng lại cư xử như thể chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả của những tội
lỗi đó. Nhiều người thuộc loại nầy đã trở thành những 'công nhân Cơ Đốc'.
Họ dâng đời họ để hầu việc Chúa với tư cách mục sư, giáo viên Trường
Chúa Nhật, người hướng dẫn, nữ tu hay linh mục, nhưng họ làm việc vì bổn
phận hơn là vì tình yêu và không hưởng được nhiều niềm vui khi hầu việc
Đấng Christ. Có lúc tất cả chúng ta cũng đã cư xử như vậy.
Thử tưởng tượng người con trai hoang đàng trở về và nói: “Cha ơi, con biết
cha tha thứ cho con, nhưng con không đáng hưởng bữa tiệc vui mừng, cha
cứ ăn mừng đi nhưng con không dự. Con không xứng đáng sống trong nhà
cha, không xứng đáng ngồi cùng bàn với cha, vì vậy con sẽ ở ngoài. Con
hứa sẽ làm việc cật lực từ sáng sớm đến chiều tối để đền bù lại phần gia tài
con đã phung phí. Con không có quyền hưởng hạnh phúc nữa. Cha sẽ hãnh
diện về cách con chuộc lại những điều kinh khủng mà con đã phạm”.
Điều nầy nghe như tin kính và hy sinh lắm phải không? Bạn thử nghĩ xem
Chúa thấy điều đó ra sao khi Ngài đã thu xếp sẵn một phương thức khác để
giải quyết tội lỗi của chúng ta?
Có thể khi chúng ta đóng vai của một người tuẫn đạo, trả lại cho Chúa
những gì chúng ta cảm thấy mình nợ Ngài thì trước cái nhìn của những
người khác chúng ta có vẻ tốt lành. Nhưng đó không phải là điều Chúa
muốn. Chúng ta đã khước từ điều Christ đã làm để xóa bỏ món nợ cho
chúng ta. Chúng ta đang phủ nhận Ngài là Cứu Chúa và chúng ta làm điều
nầy do chính lòng kiêu ngạo chứ không phải sự khiêm nhường.
Đa-vít đã thưa với Chúa rằng: “Vì Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi
chắc đã dâng; Của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa. Của lễ đẹp lòng Đức
Chúa Trời ấy là tâm thần đau thương thống hối. Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau
thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi Tv 51:16,17).
Chính tấm lòng kiêu ngạo không chịu tan vỡ cứ khăng khăng đòi tự mình
đền lấy tội mình. Chúa Giê-xu nói: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng,
hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mat Mt 11:28). Trong
đời nầy không có gì nặng nề hơn là cố sức để gánh chịu hậu quả tội lỗi của
chính mình. Khi chúng ta cứ còn làm điều ấy thì chúng ta không bao giờ biết
được sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm
niềm vui của một tấm lòng được tẩy sạch. Mối quan hệ giữa chúng ta với
Chúa không bao giờ là mối tương giao mật thiết. Sự cảm tạ của chúng ta sẽ
chỉ là những lời rỗng tuếch.
Một gánh nặng hết sức to lớn rớt khỏi lưng chúng ta khi chúng ta học tiếp
nhận sự tha thứ trọn vẹn của Chúa. Nhu cầu cần được tha thứ của chúng ta
phải là một nguồn vui mừng chứ không phải là nỗi thất vọng. Chỉ co1 một
tấm lòng được tha thứ mới hiểu được tình yêu của Đức Chúa Trời. Càng
được tha thứ nhiều chừng nào chúng ta càng yêu Ngài và càng cảm tạ Ngài
chừng ấy. Khi đó chúng ta có thể hát như Đa-vít rằng:
“Phước thay cho người nào được tha thứ sự vi phạm mình, Được khỏa lấp
tội lỗi mình! Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian ác
cho; Và trong lòng không có sự giả dối! Hỡi người công bình, hãy vui vẻ và
hớn hở nơi Đức Giê-hô-va! Ớ các người có lòng ngay thẳng, hãy reo mừng”.
(Thi Tv 32:1, 2, 11).
SỰ THA THỨ BA CHIỀU
Cha của Steve chết trong một tai nạn xe hơi. Chứng kiến tận mắt tai nạn nầy,
một cảnh sát nói người tài xế xe kia hoàn toàn có lỗi mà lại không hề hấn gì.
Lòng căm giận cùng sự buồn rầu ăn sâu vào Steve.
Một năm sau Steve trở thành một Cơ Đốc nhân, nhưng lòng anh không có
được sự bình an. Nỗi buồn mất cha và niềm cay đắng với người đã giết cha
mình ngày đêm cứ giày vò tâm trí anh ta. Anh xin Chúa cất những điều nầy
đi, nhưng dường như sự việc ngày lại càng tệ hơn.
Một người nào đó đưa cho Steve xem cuốn Từ Ngục Tù Đến Ca Ngợi và
anh đã thử cố gắng ca ngợi Chúa về tai nạn đã cướp mất mạng sống của cha
anh. Rồi bất ngờ anh nhận ra rằng nỗi buồn và sự thù hận đã ăn sâu làm anh
không muốn tha thứ cho người kia. Được mở mắt để nhận ra tội lỗi mình,
Steve xin Chúa tha thứ cho mình vì đã hận thù và giúp đỡ anh để anh tha thứ
người kia. Anh viết cho tôi, “Việc xảy ra đã mấy tháng rồi và hiện giờ càng
lúc tôi càng yêu mến người tài xế kia. Chúa yêu ông ta, và tôi cũng cần phải
làm vậy. Tôi đã tìm được sự bình an tuyệt vời”.
Sự ca ngợi mở đường cho sự tha thứ bước vào lòng Steve, nhưng nếu anh từ
chối không chịu tha thứ thì sự ca ngợi của anh ta sẽ chỉ là máy móc và chẳng
đem lại kết quả nào. Một tấm lòng không chịu tha thứ không thể là một tấm
lòng ca ngợi. Tha thứ không những là then chốt trong quan hệ giữa chúng ta
với Đức Chúa Trời mà còn là then chốt trong quan hệ giữa chúng ta với
những người khác. Thật ra Đức Chúa Trời đã khiến hai mối quan hệ nầy tùy
thuộc lẫn nhau. Tha thứ là một mệnh đề ba chiều.
Chúa Giê-xu nói “Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi
ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta,
thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi”.
Khi chúng ta thú tội với Đức Chúa Trời, tức khắc Ngài tha cho chúng ta, đó
là bản chất của Ngài. Nhưng nếu chúng ta không tha thứ cho người khác,
chúng ta sẽ đau khổ. Sự không tha thứ sẽ làm mất đi bình an, vui mừng và
sức khoẻ của chúng ta. Chúa dựng nên chúng ta như vậy, Ngài đã đặt điều
đó vào lòng chúng ta và chúng ta không kiểm soát được nó.
Một thiếu phụ trẻ đến gặp tôi vì có một vấn đề đang đe dọa hủy hoại hạnh
phúc của cô ta. Cô thấy mình không thể nào đáp ứng được tình yêu của
chồng, thay vào đó, cô lại khó chịu và sợ hãi khi chồng chạm vào người cô.
Cô rất yêu chồng nhưng không hiểu nổi thái độ của mình, và dù cố gắng đến
đâu, cô cũng không thể thay đổi được thái độ của mình.
Khi cô kể chuyện, tôi bắt đầu hình dung thời thơ ấu bất hạnh của cô. Cha cô
thường xuyên mắng chửi và đánh đập cô. Khi cô trốn dưới gầm giường, ông
ta túm tóc cô kéo ra và đánh tiếp. Sợ hãi và cay đắng nung nấu lòng cô trong
nhiều năm đến nỗi cô thấy ghê tởm đàn ông nói chung và chồng cô nói
riêng. Ngoài ra cô còn cảm thấy mình tội lỗi vì đã ghét bỏ cha mình mặc dầu
cô đã cố đè nén cả sự thù hận lẫn tội lỗi của cô để đừng nghĩ đến chúng nữa.
Thiếu phụ nầy đã nhận được sự tha thứ của Đức Chúa Trời về thái độ không
tha thứ của cô, và cũng hiểu được Đức Chúa Trời đã tha thứ cho cha cô nữa.
Khi cô có thể tha thứ cho cha cô thì sự sợ hãi và khó chịu đối với chồng cô
cũng biến đi và cô được tự do đáp lại tình yêu của anh ấy.
Nguồn gốc những vấn đề trong gia đình chúng ta hiện tại thường bắt nguồn
từ những kinh nghiệm đau thương của thời thơ ấu. Có thể là một kinh
nghiệm không vui với cha hoặc mẹ, anh, chị hoặc em vẫn còn ám ảnh chúng
ta. Những vết thương cũ chỉ huy thái độ của chúng ta và chúng ta cứ tiếp tục
làm khổ những người chúng ta muốn yêu thương nhất cho đến khi những vết
thương đó được chữa lành.
Một người đã kể lại rằng sự nghi ngờ và ghen tuông của anh đã suýt làm vợ
anh phải bỏ đi. Khi còn bé, anh đã phẫn uất và hổ thẹn vì tính tình thiếu
đứng đắn của mẹ mình và anh đã không thể tha thứ cho bà được. Thái độ
không tha thứ cho mẹ đã khiến anh theo dõi từng cử chỉ của vợ, chờ đợi để
mong khám phá rằng cô ấy không chung thủy. Ngay khi anh tha thứ cho mẹ
anh thì sự nghi ngờ với vợ anh cũng tan biến.
Từ vô thức, chúng ta có thể chuyển những tình cảm của mình trong quá khứ
đến những mối liên hệ trong hiện tại. Với những trở ngại như vậy thì nếu
nhiều người trong chúng ta đang gặp khó khăn cũng không phải là điều đáng
ngạc nhiên.
Không phải chỉ có chúng ta bị giam hãm trong những vấn đề chưa được giải
quyết của quá khứ mà những người quanh ta cũng vậy. Họ có thể phản ứng
với chúng ta vì cách cư xử của chúng ta đụng đến những vết thương cũ của
họ. Chúng ta cần phải hỏi Đức Chúa Trời, “Chúa ơi, có sự không tha thứ nào
trong con khiến con đau ốm, khổ sở hay khiến gia đình con buồn phiền?”.
Là người, chúng ta có thể lâm vào những tình thế mà chúng ta cho là không
thể nào tha thứ được, nhưng điều đó hoàn toàn không thật. Không cần phải
đè nén những kỷ niệm xưa hay che giấu những vết thương cũ vì Kinh Thánh
tuyên bố: “Vậy nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do”
(GiGa 8:36). Chúa Giê-xu đến để đảm bảo chúng ta được tha thứ về mọi
hành động hay tư tưởng sai phạm của chúng ta và ban cho chúng ta khả năng
có thể tha thứ mọi hành động và toan tính của một người nào khác chống lại
chúng ta. Tội lỗi của chúng ta hay tội lỗi của những người khác không có
quyền lực trói buộc chúng ta khi chúng ta được tha thứ và khi chúng ta đang
tha thứ.
Chúng ta có thể nghĩ ra nhiều lý do khiến chúng ta không thể tha thứ cho
người khác. “Làm sao tôi tha thứ được khi những người làm tổn thương tôi
không đáng để tôi tha thứ?” Điều nầy có lẽ cũng đúng - họ không đáng để
được tha thứ - nhưng phải chăng chúng ta cũng chẳng đáng được tha thứ mà
Đức Chúa Trời vẫn tha thứ cho chúng ta?
Phao-lô viết “Chớ lấy ác trả ác cho ai...”, “Đừng để điều ác thắng mình,
nhưng hãy ấy điều thiện thắng điều ác” (RoRm 12:17, 21). Cứ giữ thái độ
không tha thứ là một cách ấy ác trả ác, và bởi thái độ đó chúng ta đã để điều
ác thắng mình. Cách duy nhất để thắng hơn điều ác là tha thứ. Đó là cách mà
Đức Chúa Trời đã thắng hơn điều ác trong chúng ta. Đức Chúa Trời thắng
điều ác trong chúng ta bằng cách tha thứ cho chúng ta. Khi chúng ta tha thứ
và yêu thương những người làm hại mình, quyền lực điều ác không còn trên
chúng ta nữa.
Thể xác bạn có thể đau đớn khi họ tra tấn hay đánh bạn - Chúa Giê-xu
không hứa rằng chúng ta sẽ không phải chịu đau đớn về thể xác - nhưng họ
không thể làm mất đi sự bình an, vui mừng ở nội tâm bạn. Thật vậy, tôi đảm
bảo rằng nếu bạn đáp lại điều ác bằng sự tha thứ và tình yêu thương thật, bạn
sẽ kinh nghiệm được niềm vui mừng lớn lao.
“Phước cho các ngươi khi vì cớ Con người, thiên hạ sẽ ghét, đuổi, mắng
nhiếc các ngươi, bỏ tên các ngươi như đồ ô uế! Ngày đó, hãy vui vẻ, nhảy
nhót và mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi trên trời sẽ lớn lắm” (LuLc 6:22,
23). Bạn chỉ có thể nhảy nhót và mừng rỡ khi bạn đã tha thứ cho những
người làm hại bạn.
Để có thể yêu được kẻ thù, việc đầu tiên là bạn phải tha thứ cho họ. Nếu bạn
thấy khó, hãy thử suy nghĩ thế nầy: Đức Chúa Trời tha thứ cho cả những
người nặng tội nhất và tội lỗi chúng ta càng lớn, chúng ta lại càng có lý do
để biết ơn Ngài về sự tha thứ đó. Nếu ai đó làm hại tôi nhiều bao nhiêu,
người ấy cần được tha thứ nhiều bấy nhiêu và tôi lại càng có nhiều cơ hội để
trở nên giống Đấng Christ khi tha thứ cho người đó.
Có lẽ bạn không muốn bỏ qua cơ hội để thực tập tình yêu Cơ Đốc, nhưng
hãy suy nghĩ điều nầy: Nếu không có ai làm tổn thương bạn thì sẽ không bao
giờ bạn biết đến niềm vui của sự tha thứ.
Đôi lúc chúng ta né tránh vấn đề và nói: “Tôi sẽ tha thứ nếu người ấy xin lỗi
tôi”. Sự tha thứ của Chúa đến với chúng ta ngay cả trước khi chúng ta xin
Ngài. Bị treo trên thập tự giá, Chúa Giê-xu nói: “Xin Cha tha cho họ vì họ
không biết điều mình làm”. Những người chế nhạo Ngài, đánh Ngài và đóng
đinh Ngài không hề xin Ngài tha thứ hay quan tâm gì đến sự tha thứ đó.
Nhưng Ngài vẫn tha thứ cho họ vì Con Đức Chúa Trời không thể hành động
khác hơn. Cũng vậy, chúng ta không thể làm gì khác hơn nếu thật lòng muốn
làm theo ý chỉ của Chúa. Chúa muốn chúng ta tha thứ cho những người đã
làm hại chúng ta trong suốt cuộc đời dù họ có biết hay không biết điều họ
làm, hoặc họ có muốn hay không muốn chúng ta tha thứ cho họ.
Không những điều nầy giúp chúng ta tha thứ mà Đức Chúa Trời còn sắp xếp
để điều nầy giúp cho những ai được chúng ta tha thứ - ngay cả khi họ không
biết chúng ta đã tha thứ cho họ. Khi chúng ta thưa với Chúa, “Xin hãy tha
cho họ về những điều họ làm hại con”, thì Chúa tha thứ ngay. Ngài dùng sự
tha thứ của chúng ta để bắt đầu giải phóng họ khỏi quyền lực tội lỗi và kéo
họ đến gần Ngài hơn.
Khi Phao-lô đứng trong đám đông để xem Ê-tiên bị ném đá đến chết,
“Chúng đang ném đá thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Giê-xu, xin
tiếp lấy linh hồn tôi Đoạn người quì xuống, kêu lớn tiếng rằng: Lạy Chúa,
xin đừng đổ tội nầy cho họ! Người vừa nói lời đó rồi thì ngủ. Sau-lơ vốn
ưng thuận về sự Ê-tiên bị giết” (Cong Cv 7:59, 60; 8:1a). Tôi chắc rằng
Chúa làm việc trong lòng Phao-lô ngay hôm đó và những lời nói tha thứ của
Ê-tiên đã thôi thúc mạnh mẽ.
Trách nhiệm tha thứ người khác được giao cho chúng ta cách rõ ràng. Nếu
chúng ta không tha thứ, chúng ta sẽ cầm buộc chính mình cùng những người
chúng ta không chịu tha thứ và ngăn trở tình yêu của Đức Chúa Trời.
Bill là một tù nhân đã viết thư kể lại việc anh kinh nghiệm thế nào về sự tha
thứ của Chúa. Ngay hôm sau tại phòng ăn tập thể, anh đối diện với kẻ thù
không đội trời chung. Trong suốt mười năm, hai người nầy tìm cách giết
nhau, và những giới chức của trại giam đã giam họ ở những chỗ khác nhau,
hồ sơ của họ ghi đầy những lời cảnh cáo là đừng bao giờ để họ ở gần nhau.
Nhưng có sự lầm lẫn nào đó mà giờ đây họ đang đối diện với nhau tại bàn ăn
sáng. Phản ứng đầu tiên của Bill là sợ hãi, nhưng rồi ý nghĩ “Hãy cảm tạ Ta
vì điều nầy” đến với Bill và anh đã đáp ứng gần như máy móc, “Cám ơn
Chúa vì Ngài đã để con đối diện với Ron sáng nay”.
Ron rất bình tĩnh khi họ nói chuyện với nhau. Bill kể cho anh ta nghe về sự
thay đổi Chúa Giê-xu đã làm trong đời sống mình, và hai người đã chia tay
như hai người bạn. Giữa khuya Bill thức dậy, trong đầu vang lên tiếng nói
“Hãy tha thứ cho Ron”, Bill liền nói: “Chúa ơi, hãy tha thứ cho Ron!” rồi
anh cảm thấy lòng bình an và vui mừng khôn tả. Sáng hôm sau anh biết
được tin Ron cũng muốn gặp Chúa Giê-xu.
Sự tha thứ mở cửa nhà tù của hận thù và những ác ý về người khác trong
chúng ta. Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả chúng ta tha
thứ cho mọi người về mọi điều họ làm tổn thương chúng ta không?
Hầu hết chúng ta đều đặt điều kiện cho sự tha thứ của mình. Chúng ta nói:
“Được rồi, tôi sẽ tha thứ cho anh nếu anh thay đổi!”, đó không phải là sự tha
thứ thật. Sự tha thứ thật không đòi hỏi bất cứ một sự đền trả nào từ phía
người gây ra tội. Điều đó có nghĩa là người ấy không hề mắc nợ chúng ta
ngay cả một lời xin lỗi và chúng ta không có quyền mong đợi người ấy thay
đổi. Tha thứ có nghĩa là chấp nhận người ấy trong thực trạng ngay cả khi
người đó tiếp tục làm chúng ta tổn thương.
Phi-e-rơ hỏi Chúa Giê-xu: “Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi,
thì sẽ tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bảy lần không? Ngài đáp rằng:
Không, bảy mươi lần bảy” (Mat Mt 18:21, 22). Nếu bạn cộng lại và nói:
“Được rồi, sau 490 lần tôi sẽ không phải tha thứ cho anh nữa, bạn đã hiểu sai
sứ điệp rồi.
Một phụ nữ viết thư kể cho tôi một câu chuyện kỳ lạ về sự tha thứ. Bà đọc
cuốn Từ Ngục Tù Đến Ca Ngợi vào buổi tối trước khi phải trải qua một cuộc
giải phẫu và quyết định cám ơn Chúa về cơn đau bà phải gánh chịu sau đó.
Trước sự ngạc nhiên của bà và của các bác sĩ, y tá, bà không bị đau gì cả và
không cần ngay cả một viên aspirin để giảm đau. Giờ đây bà tin chắc là cảm
tạ Chúa có kết quả và quyết định cảm tạ Ngài về bất cứ điều gì xảy đến cho
bà.
Thử thách lớn đến liền sau đó. Chồng bà loan báo muốn làm một cuộc ly
hôn thử. Ông nói ông đang nghĩ đến ly dị nhưng trước hết ông muốn xem
liệu có thể sống xa con cái được không. “Ngay lúc đó tôi nhận biết Chúa cho
phép tôi nhìn thấy quyền năng của sự cảm tạ Ngài như thế nào để bây giờ tôi
có được năng lực để cảm tạ Chúa”.
Sau một tháng người chồng trở về. Ông không chịu được cảnh sống xa
những đứa con. Tuy nhiên ông cũng thú nhận trong ba năm qua ông đã yêu
một người đàn bà khác và hết lòng muốn chung sống với người ấy.
Bà viết “Nỗi đau thật cùng cực khi nhìn thấy chồng tôi khổ, ông ta khốn khổ
vì thiếu người đàn bà ông yêu, nhưng ông lại không thể cách xa những đứa
con. Ông bị giằng xé không biết chọn đàng nào”. Tuy nhiên bà quyết định
vẫn cảm tạ Chúa về điều nầy, “Tôi bắt đầu cảm tạ Chúa về cuộc hôn nhân đổ
vỡ nầy, vì người phụ nữ mà chồng tôi yêu, vì chồng tôi không còn yêu tôi
nữa và muốn ly dị tôi”.
Bà tiếp tục làm như vậy trong một năm. Chồng bà ở nhà suốt thời gian nầy
và một ngày kia họ khám phá ra họ đã có một tình yêu mới mẻ còn sâu xa
hơn trước kia nhiều. “Điều vẫn còn làm chúng tôi ngạc nhiên là tình yêu
chúng tôi cứ lớn hơn và thấy rằng với Chúa bất cứ điều gì cũng có thể xảy
ra”. Ngài đã thật sự biến nỗi đau buồn của tôi thành niềm vui và đã biến
ngay cả một tai họa như của chúng tôi thành một điều tốt lành và đẹp đẽ.
Ngợi khen Chúa!”
Bí quyết thành công của người phụ nữ nầy không hề nằm trong quyết tâm ca
ngợi Chúa, năng lực phát ra từ sự ca ngợi của bà vì bà sẵn sàng tha thứ cho
chồng và chấp nhận thực trạng của ông.
Bạn có thể tưởng tượng điều nầy khó đến mức nào không? Người chồng
không hề xin lỗi vợ mình hay hứa sẽ thay đổi gì cả. Mỗi ngày bà thấy ông
chỉ mơ tưởng đến người phụ nữ khác cách công khai nhưng bà vẫn cảm
thương cho sự đau khổ của ông thay vì thương hại chính mình. Hầu hết
chúng ta có thể hiểu được dễ dàng nếu bà phản ứng cách giận dữ và cay
đắng.
Tôi nhận được nhiều thư từ những phụ nữ khác kể lại những câu chuyện
tương tự nhưng không có được một kết thúc tốt đẹp. Trong những lá thư ấy,
tinh thần không tha thứ được bày tỏ qua giọng điệu cay đắng và than trách:
“Tôi đã cảm tạ Chúa về hoàn cảnh của tôi, nhưng vẫn không thể nào chịu
đựng nổi và chồng tôi vẫn nhỏ nhen như trước”.
Một đặc điểm chung của những người không chịu tha thứ là họ không muốn
hay không thể nhìn thấy tội lỗi của chính họ. Một phụ nữ thuộc Hội Thánh
chúng tôi kể rằng trải qua nhiều năm cuộc hôn nhân của bà giống như một
cuộc trượt dốc, hết leo lên lại lao xuống. Hai ông bà đã ly dị nhau một lần và
nhiều lần ly thân. Bà trở thành Cơ Đốc nhân và đi nhóm tại nhà thờ chúng
tôi vì bà muốn học cảm tạ Chúa về chồng bà để Chúa thay đổi ông ta. Bà
nghĩ rằng tính ích kỷ và thái độ đòi hỏi của chồng bà là nguyên nhân mọi
vấn đề của họ.
Tuy nhiên sự cảm tạ của bà không đem lại kết quả nào. Trong thời gian ly
thân, khi bà nghĩ là sẽ ly dị lần nữa, bà tự hứa và hứa với Chúa rằng bà sẽ
thử lần cuối cùng, “Tôi quyết sẽ hết sức thành thật với chính mình và với
Chúa, không giả bộ gì hết”, bà viết cho tôi như vậy.
Sáng hôm sau hai vợ chồng đi lễ và trong suốt bài giảng bà nhận thức đầy
trọn mình cần được Đức Chúa Trời tha thứ. Quì trước tòa giảng bà khóc mãi
và khi trở về chỗ ngồi, bà xin chồng bà tha thứ cho bà. Bà nói “Thình lình
trong lòng tôi đầy tràn sự biết ơn đối với chồng tôi. Và điều kỳ lạ là suốt thời
gian qua tôi cứ nghĩ rằng chồng tôi có lỗi, tôi giận dỗi vì ông ta chẳng khi
nào xin lỗi tôi hay nhận rằng ông có lỗi về điều gì. Bây giờ cuối cùng tôi
nhận ra rằng mình đã hiểu ngược vấn đề. Chính tôi mới là người ích kỷ, khó
tính và cần được tha thứ”.
Giờ đây sự ca ngợi của bà tuôn tràn từ một tấm lòng tràn ngập tình yêu và sự
bình an. Sự bồn chồn hay thay đổi ngày trước nay không còn nữa.
Chúa Giê-xu có kể một thí dụ về người đầy tớ nợ vua khoảng 10 triệu đô-la.
Không trả nổi món nợ, anh ta xin vua tha cho. Vua tha nợ cho anh ta, nhưng
ngay khi được thả ra, anh tìm đến người bạn nợ anh khoảng 200 đô-la, túm
cổ người bạn và đòi phải trả ngay. Người bạn không có tiền nên quì xuống
xin anh thư thả cho một thời gian, nhưng người đầy tớ nọ không chịu và để
cho người bạn bị tống giam cho đến khi nào trả xong nợ. Được tin, vua gọi
người đầy tớ đến và nói: ”...Hỡi đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi
vì ngươi cầu xin ta, ngươi há lại chẳng nên thương xót bạn làm việc với
ngươi như ta đã thương xót ngươi sao?” Thế là vua nổi giận phú nó cho kẻ
giữ ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ. “Nếu mỗi người trong các ngươi
không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha ở trên trời cũng sẽ xử với
các ngươi như vậy”.
Không tha thứ là một chất độc giết người và nó đang tàn phá nhiều gia đình.
Sự phật ý về những điều nhỏ nhặt dần dà lớn lên và nếu cứ tiếp tục thì chúng
ta sẽ không nhận ra được là điếu đó đang che giấu một thái độ không tha thứ
rất nguy hiểm.
Một thiếu niên nổi giận vì cha em không cho em mượn xe hơi của gia đình
để đi chơi. Em nói “Tại sao em phải tha thứ cho cha? Cha không tin em mà”.
Em thiếu niên ơi, em có tin rằng Chúa có thể thay đổi ý kiến của cha em nếu
Ngài muốn. Và nếu Ngài không muốn thì chắc hẳn ngay bây giờ Chúa
không muốn em lái xe. Em có thể cảm tạ Chúa về cha em không? Và tha thứ
cho cha em không? Nếu em làm như thế, tôi đảm bảo rằng không khí trong
gia đình em sẽ tốt hơn 100%. Cha em còn có thể cho em mượn xe hơi đấy,
nhưng đó không phải là điểm quan trọng. Điều em sẽ nhận ra rõ nhất là em
loại bỏ được tình cảm xấu xa trong lòng cứ nổi lên mỗi khi nghĩ tại sao cha
em lại xấu tính và bất công như vậy.
Đôi khi chúng ta dường như thích thú khi từ chối không tha thứ ngay cả khi
chúng ta được xin lỗi. Cảnh tượng nầy có quá quen thuộc không?
Một ông chồng than phiền suốt ba ngày liền vì không thích những món ăn
nấu theo cách hướng dẫn trên truyền hình. Người vợ cảm thấy mình có lỗi vì
đã không sắp xếp thì giờ khéo léo hơn. Người chồng văng tục, không thèm
ăn nữa, đóng sầm cửa lại và bỏ đi. Nhưng chẳng bao lâu ông trở về và nói
“Cưng ơi, anh xin lỗi vì đã làm em buồn. Tha lỗi cho anh nhé”.
Đây chính là cơ hội để xóa bỏ khoảng cách giữa hai vợ chồng, nhưng người
vợ che giấu tình cảm thật của mình sau nụ cười 'ngọt ngào' và thì thầm:
“Anh không làm gì để em buồn cả, có gì đâu mà tha lỗi”. Nhưng đằng sau
câu nói ấy là nỗi buồn phiền và sự không tha thứ ngấm ngầm, “Anh đã làm
tôi xấu hổ. Bây giờ tôi sẽ để cho anh khốn khổ một thời gian chứ”.
Đã bao lần chúng ta lặp lại cảnh nầy với vài thay đổi nhỏ. Khi có ai đó chạm
tự ái chúng ta, miệng chúng ta thì nói: “Không có gì, chắc chắn là tôi không
giận gì anh”, nhưng hành động của chúng ta lại tỏ rõ rằng chúng ta đã không
quên điều xấu xa anh ta đã làm và cũng không để cho anh ta quên điều đó
được.
Nếu có ai xin bạn tha thứ, hãy tha thứ, ngay cả khi bạn nghĩ rằng người đó
không hề làm bạn buồn. Sự tha thứ của bạn có ý nghĩa to lớn và rất quan
trọng đối với người đó trong mối quan hệ giữa anh ta và Đức Chúa Trời.
Nếu chúng ta có thể bắt đầu bằng cách luôn luôn tha thứ cho những người
trong gia đình chúng ta thì sẽ có một sự thay đổi hết sức lớn lao. Thay vì nổi
giận với người khác, chúng ta có thể nói: “Cám ơn Chúa vì cha con vừa thất
hứa với con lần thứ một triệu. Con tha thứ cho cha con và xin Ngài cũng tha
thứ cho cha con”. Hay là “Cảm tạ Chúa vì đứa con của con đã quên không
dọn giường lần thứ không biết bao nhiêu. Con tha thứ cho nó”. Hãy bắt đầu
phản ứng như vậy đi để không khí trong gia đình bạn và tại bàn ăn nhà bạn
sẽ khiến khách khứa muốn biết bí quyết nào để được như vậy. Khi đó bạn hã
giới thiệu Chúa Giê-xu cho họ. Sẽ có một sự khác biệt nổi bật nếu chúng ta
bắt đầu tha thứ cho những người khó tính mà chúng ta làm việc chung và
cảm tạ Chúa vì tính tình họ như vậy.
Roy Wyman trở thành Cơ Đốc nhân và đã đọc những sách của tôi về việc
cảm tạ Chúa trong mọi sự. Công ty của ông đang gặp khó khăn về tài chánh
và đã có những bất bình về phía những người cộng tác. Trong một buổi họp
ban quản trị, người ta đã phát biểu bao lời lẽ chói tai Roy, rồi đến lượt ông
lên tiếng. Ray vốn là người phản ứng nhanh và hay nổi nóng. Trong suốt
buổi họp ông thầm nguyện với Chúa: “Chúa ơi, con cám ơn Ngài vì những
người nầy và tất cả những gì đang xảy ra tại đây”. Khi Roy mở miệng, ông
cũng ngạc nhiên về chính những lời ông nói: “Tôi chỉ còn biết nói với các
bạn là tôi yêu các bạn!”
Công ty được tổ chức lại khi người hùn vốn khó tính nhất quyết định bán
phần hùn của ông ta. Chẳng bao lâu tiền lời bắt đầu tăng lên và có những sự
thay đổi đáng kể trong nhân sự, từng người bắt đầu tiếp nhận Đấng Christ
làm Cứu Chúa của họ. Sau đó vài tháng, tại một đại hội Cơ Đốc giáo trong
thành phố, người đã hùn vốn và đã rời bỏ công ty vì giận dữ cũng tiếp nhận
Chúa. Roy nói: “Tôi mất đi một người hùn hạp, nhưng cảm tạ Chúa, chẳng
bao lâu tôi lại được một anh em trong Chúa”.
Thỉnh thoảng các Cơ Đốc nhân thấy khó hòa hợp với anh em trong Hội
thánh. Nhưng Chúa Giê-xu đã nói: “Vì các ngươi yêu thương nhau mà mọi
người nhận biết các ngươi là môn đồ của ta!”
Khi Hội Thánh có vẻ nguội lạnh và các Cơ Đốc nhân khó chịu, chỉ trích lẫn
nhau, tinh thần không chịu tha thứ có thể bóp nghẹt tất cả sự vui mừng và
tình yêu thương. Nếu bạn ở trong một Hội Thánh như vậy, hãy bắt đầu cảm
tạ Chúa vì Ngài đặt để bạn tại đó và hãy để ý đến thái độ của bạn.
Phao-lô viết: “Hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau, như Chúa đã tha thứ
anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy. Nhưng trên hết mọi sự
đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành. Nguyền
xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, là bình an mà anh
em đã được gọi đến đặng hiệp nên một thể; lại phải biết ơn” (CoCl 3:13, 15).
Nếu tất cả các Cơ Đốc nhân sống đúng với trách nhiệm và đặc ân yêu
thương cũng như tha thứ cho nhau thì ngày nay chúng ta có rất ít giáo phái.
Đặc ân tuyệt vời của chúng ta là tha thứ và yêu thương, để cho lòng chúng ta
tràn đầy sự bình an và luôn uôn cảm tạ Chúa.
Nếu bạn cảm thấy đời sống tâm linh mình bế tắc, hãy hỏi Chúa: “Con đã
không tha thứ điều gì?” Có bao giờ bạn nghĩ rằng Chúa đã xử không đẹp với
bạn không? Nếu có, bạn cần giải quyết vấn đề với Ngài. Hãy thưa với Ngài
“Chúa ơi, con không hiểu tại sao Ngài lại để những người nầy làm hại con
và những nan đề cứ chồng chất trên đời sống con. Ngài chẳng làm điều gì tốt
đẹp cho đời sống con, con nghĩ rằng Ngài không quan tâm đến con. Hãy tha
thứ cho con vì con đã suy nghĩ như vậy. Con muốn tin là Ngài yêu con và
đang giải quyết những nan đề trong đời sống con vì ích lợi cho con”.
Gene Neill, bạn của tôi thuật lại chuyện của Roy Roach, người đã bị bắt và
bị kết án vì lời chứng dối của người khác. Roy bị giam chung với Gene tại
nhù tù Eglin Air Force Base Federal tại Fort Walton Beach, Florida. Một
ngày kia anh nghe tin người vu cáo anh đã bị bắt về một tội gì đó và bị giam
chung trại. Lòng căm thù và cay đắng nổi ên, Roy âm mưu ám sát người kia,
anh kể cho Gene nghe và Gene khuyên anh ta nên từ bỏ kế hoạch và thay
vào đó bằng sự cảm tạ Chúa về mọi điều. Ý kiến nầy không tác động gì đến
Roy và anh ta tiếp tục âm mưu giết người.
Một ngày kia anh nhận được tin vợ và con gái đều bị ung thư không thể
chữa được. Trong nỗi đau khổ cùng cực, anh cầu xin Chúa giúp đỡ mình và
yêu cầu Gene cầu nguyện với anh. Gene nhắc lại lời khuyên, rằng Roy nên
cảm tạ Chúa về mọi điều. Sự tuyệt vọng đưa Roy đến đường cùng, quì gối
xuống, từ bỏ lòng thù hận với người kia, anh xin Chúa tha thứ cho mình và
cảm tạ Chúa vì bị ở tù và vì bệnh tình của vợ con. Anh đã có thể tin được là
Chúa đã dùng những tai họa ấy để làm vinh hiển danh Ngài và để ích lợi cho
gia đình anh.
Sau đó hai tuần, một điều vô cùng kỳ lạ xảy ra. Vợ và con gái của Roy đến
thăm anh, cho biết mọi triệu chứng ung thư đã biến mất, quang tuyến X
không tìm ra dấu hiệu bệnh tật nào cả. Sự tha thứ của Roy đã khiến quyền
năng chữa lành của Chúa được thể hiện.
Bạn có đang bị đối xử cách bất công không? Có đang chịu khổ vô cớ không?
Bạn có tin rằng Chúa sắp đặt như vậy để ích lợi cho bạn không? Giô-sép bị
các anh mình bán làm nô lệ ở Ai-cập, sau đó ông lại phải vô tù hai năm vì
một điều mình không hề làm, sau khi được trả tự do và giữ địa vị cao nhất
nước chỉ sau Pha-ra-ôn, các anh của ông đến mua lúa. Và họ thật sự kinh
hoàng khi nhận ra Giô-sép bởi nghĩ chắc rằng ông sẽ trả thù, nhưng Giô-sép
nói: “Các anh toan hại tôi nhưng Đức Chúa Trời lại toan điều ích cho tôi”.
Không có sự khác biệt gì nếu những người hại bạn toan làm điều dữ. Đức
Chúa Trời sẽ không để bạn bị hề hấn gì nếu qua đó Ngài không toan làm
điều ích cho bạn. Nếu bạn tin như vậy, bạn có thể cảm tạ Ngài về điều đó
không? Bạn có thể tha thứ đến độ thật sự vui về những gì bạn đang phải chịu
không? Vui, vui và rất vui? Nếu bạn vui như vậy, Đức Chúa Trời sẽ ban
phước cho bạn. Ngài sẽ khiến Thánh Linh ngự vào lòng bạn, loại bỏ đi điều
lâu nay từng làm hại bạn - cái khối u nhỏ xấu xí của sự không tha thứ đã lan
ra như bệnh ung thư tước đoạt niềm vui và sức khỏe của bạn.
Đức Chúa Trời biết rõ chúng ta vì Ngài tạo ra chúng ta. Ngài biết rằng chỉ
một chút không tha thứ nuôi dưỡng trong lòng cũng sẽ làm hại bạn rất nhiều
về thể xác, tình cảm và tâm linh. Khi chúng ta chịu khổ như vậy, Ngài chỉ rõ
cho chúng ta: “Nỗi đau khổ của con là do không chịu tha thứ. Nếu con
không tha thứ thì ta cũng không thể tha thứ cho con. Nhưng nếu con tha thứ
cho người khác, ta sẽ tha cho con, chữa lành cho con và cho con hoàn toàn
được tự do”.
LÀM THẾ NÀO KHIẾN KẺ CHẾT SỐNG LẠI
Một dẫn chứng lạ lùng về quyền năng của sự ca ngợi là việc Chúa Giê-xu
kêu La-xa-rơ sống lại. Chúa Giê-xu được cho biết La-xa-rơ đau nặng nhưng
Ngài đã không đến ngay, đến khi La-xa-rơ chết rồi Ngài mới nói với các
môn đồ: “Chúng ta hãy trở về xứ Giu-đê” (GiGa 11:7). Các môn đồ chẳng
muốn đi chút nào, vì lần trước khi họ ở đó những người Giu-đa đã tìm cách
giết Chúa Giê-xu. Tại sao phải liều mạng để đi dự một đám tang!
Lúc đó Chúa Giê-xu nói một điều rất kỳ lạ với các môn đồ: “La-xa-rơ chết
rồi. Ta vì các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin...” (11:14,
15). Chúa Giê-xu vui vì La-xa-rơ chết, mọi người coi đó là một bi kịch
nhưng Chúa Giê-xu có cái nhìn khác hơn về sự việc ấy và Ngài vui.
Khi họ đến làng Bê-tha-ni là nơi La-xa-rơ cư ngụ, gia đình, bè bạn và nhiều
nhà lãnh đạo Do Thái đang tụ tập để than khóc người chết. Nhiều tiếng than
vạn, khóc lóc nhưng chẳng có một lời ca ngợi và cảm tạ. Khi thấy Chúa Giê-
xu đến, một số người giận dữ và nói: “Người đã mở mắt kẻ mù được, há
chẳng có thể cũng làm cho người nầy không chết sao?” (11:37).
Chúa Giê-xu thất vọng trước phản ứng của họ và hỏi: “La-xa-rơ được chôn ở
đâu?”, họ chỉ cho Ngài, rồi Ngài bảo: “Hãy lăn hòn đá đi!”.
Cho đến lúc nầy thì bạn hoặc tôi có thể làm được những gì Chúa Giê-xu làm.
Chúng ta có thể dự tang lễ, an ủi tang quyến và nếu chúng ta tin điều Kinh
Thánh nói, “mọi sự hiệp kại làm ích cho kẻ yêu mến Chúa”, thì chúng ta có
thể cố gắng nói với tang quyến rằng điều đó xảy ra là có ích lợi. Nhưng có lẽ
bạn và tôi chỉ làm đến đó mà thôi, ngay cả khi chúng ta bị gia đình người
quá cố thách thức: “Anh nói anh là một người Cơ Đốc, và Chúa của anh có
thể làm mọi sự, sao anh không xin Ngài làm một điều gì ngay bây giờ đi?”
Chúa Giê-xu làm gì? Ngài có xin Đức Chúa Trời giúp đỡ không? Ngài có
nài xin rằng “Lạy Cha, xin hãy nghe con vì con đang có một việc rất hệ
trọng cần Cha giúp đỡ”?
Không, Ngài đứng đó và nói: “Thưa Cha, con cảm tạ Cha vì Ngài đã nhậm
lời con”. Chúa Giê-xu không xin Đức Chúa Trời làm điều gì, Ngài chỉ cảm
tạ Đức Chúa Trời vì điều đó đã được thực hiện rồi, Ngài đang nói: “Cám ơn
Cha vì vấn đề không còn là vấn đề nữa”.
Một đám đông khá lớn đang vây quanh mộ than van khóc lóc. Các môn đồ
đứng sau lưng họ đang lo sợ bị bắt và bị giết. Chúa Giê-xu là người duy nhất
đứng đó mà không có vấn đề gì, Ngài chẳng có điều gì phải cầu xin Đức
Chúa Trời. Ngài chỉ nói: “Cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời con”. Và rồi Ngài
nhìn thẳng vào mộ và ra lệnh: “Hỡi La-xa-rơ, hãy ra!”.
Tại sao bạn và tôi lại không thể làm điều nầy? Chúa Giê-xu đã bảo các môn
đồ sau đó: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ
làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha. Các
ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được
sáng danh nơi Con” (14:12, 13).
Đó là một trong những câu Kinh Thánh khiến chúng ta không được thoải
mái. Tôi chưa gọi người chết nào sống lại và có lẽ bạn cũng chưa. Ngay cả
những vấn đề nhỏ phải đối diện mà chúng ta còn giải quyết chưa nổi. Nhưng
Chúa Giê-xu nói rằng chúng ta có thể và Ngài cũng đã chứng minh cách
làm. Ngài chỉ nói đơn giản: “Con cám ơn Cha vì Cha đã nhậm lời con”.
Đó là điều khiến tôi tin chắc rằng ca ngợi và cảm tạ được coi là sự bày tỏ
chủ yếu của lòng tin cậy và đức tin nơi Đức Chúa Trời - và tại một thời điểm
nào đó trên bước đường học tập cảm tạ Chúa về mọi điều, quyền năng của
Ngài sẽ thành hiện thực trong đời sống chúng ta. Tôi biết bí quyết không
nằm trong những lời nói của Chúa Giê-xu. Tôi có thể đứng trước một quan
tài mở nắp và nói đi nói lại nhiều lần với những giọng điệu khác nhau: “Con
cám ơn Cha vì Cha đã nhậm lời con”, nhưng điều nầy không làm cho xác
chết đứng dậy được. Vậy thì không phải ở cách nói mà là một điều gì trong
lòng Chúa Giê-xu đã tuôn tràn thẳng vào lòng Đức Chúa Trời. Nếu chính
điều đó có thể tuôn tràn qua lòng chúng ta thì tình yêu của Chúa sẽ tràn vào
đời sống chúng ta và hoàn cảnh chung quanh chúng ta, chắc chắn sẽ như ánh
sáng mặt trời tràn qua cánh cửa mở rộng để căn phòng ngập tràn ánh sáng và
được ấm áp.
Làm cách nào chúng ta có thể cảm tạ Đức Chúa Trời theo cách của Chúa
Giê-xu. Tôi chắc chắn rằng có nhiều cách để bắt đầu, nhưng bạn phải bắt
đầu ở một điểm nào đó, còn tôi bắt đầu cảm ơn Chúa về những điều nhỏ
nhặt như chiếc xe hơi cũ không chịu chạy. Thoạt tiên điều nầy có vẻ ngớ
ngẩn, nhưng Kinh Thánh dạy chúng ta phải “vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời”
(Eph Ep 5:20). Mọi sự bao gồm cả xe cũ, bánh mì cháy, dụng cụ bị hư
hỏng...
Thoạt đầu tôi cũng chẳng thật sự có ý cảm tạ, nhưng cảm tạ là một hành
động biểu lộ vâng phục đối với điều Chúa muốn tôi làm. Đó là bước đầu của
tôi, và phải trải qua một thời gian khá lâu trước khi tôi thấy được nhiều kết
quả. Sự thay đổi đến từ từ, dần dần tôi bắt đầu thật sự cảm tạ khi nói “Cám
ơn Chúa”, và cứ thế tôi thấy mình thật sự sung sướng về một số điều trước
kia vẫn làm tôi lo buồn. Cũng vậy, càng ngày tôi càng tin tưởng hơn rằng
Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về tất cả mọi sự xảy đến cho tôi và cũng
không khó khăn lắm để tin rằng Ngài đưa tôi vào những hoàn cảnh đó để tỏ
cho tôi biết Ngài yêu tôi.
Khi tôi bắt đầu chia xẻ với mọi người và cảm tạ Chúa về những hoàn cảnh
khó khăn của họ, bằng chứng lại rõ ràng hơn; cảm tạ như một biểu lộ của
đức tin đem đến nhiều kết quả kỳ lạ hơn là cứ van nài, cầu xin với Chúa. Tôi
thấy không phải chỉ thỉnh thoảng mới cảm tạ. Kinh Thánh nói đi nói lại rằng
cảm tạ là cách biểu lộ chính xác sự thờ phượng và tình yêu đối với Đức
Chúa Trời.
Nhưng trước khi hiểu được nhiều như vậy tôi đã phải đối diện với một số
vấn đề. Nhiều lúc cảm tạ Chúa chẳng đưa tôi đến đâu cả, sự việc dường như
còn rắc rối hơn trước khi tôi bắt đầu. Thất vọng xâm chiếm tôi, những lời
cảm tạ của tôi - khi tôi có thể nói - trống rỗng và vô nghĩa.
Có điều gì sai trật? Tôi thử nhiều cách cảm tạ mới. Tôi sử dụng ý chí để làm
điều nầy dù đôi khi tôi muốn bỏ cuộc. Vẫn không lối thoát. Cuối cùng tôi
cảm tạ Chúa về việc thiếu niềm vui và thiếu đức tin của tôi và xin Ngài chỉ
cho tôi biết điều gì sai trật. Ngài chỉ ra rằng đến một lúc nào đó dù tôi có ý
chí đến đâu, dù có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần những lời cảm tạ cũng không
đem tôi đến gần một giải pháp nào. Vấn đề không phải ở những điều tôi nói
hay làm, chính tôi mới là vấn đề.
Khi Chúa Giê-xu nói những lời đơn sơ:“Cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời
con”. Quyền năng của Đức Chúa Trời đã truyền ngay qua Chúa Giê-xu, vì
giữa Chúa Giê-xu với Đức Chúa Trời không có vấn đề gì hết. Không có điều
gì trong lòng Chúa Giê-xu ngăn trở mối tương giao giữa Ngài với Đức Chúa
Trời, cả hai là một. Chúng ta biết Chúa Giê-xu cầu nguyện cho tất cả những
ai sẽ tin Ngài: “Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để
hiệp làm một cũng như chúng ta vẫn là một: Con ở trong họ và Cha ở trong
Con, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai
Con đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con” (GiGa
17:22, 23).
Cảm tạ Chúa như một hành động bày tỏ ra bên ngoài lòng vâng phục là điều
tốt nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Sớm muộn gì cũng đến một lúc những lời
cảm tạ của chúng ta dường như mòn mỏi. Điều đó thường có nghĩa là chúng
ta cần có điều gì khác nữa.
Giá thì cao và việc trả giá thường đau đớn; phải từ bỏ điều nào đó trong lòng
đã ngăn trở mối tương giao giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Mặc dù phần
thưởng là sự hiệp một với Chúa Giê-xu Christ nhưng chúng ta luôn luôn
không muốn từ bỏ.
Một viên quan Do Thái hỏi Chúa Giê-xu điều ông phải làm để được sự sống
đời đời. Ông ta nói: “Tôi đã giữ các điều răn từ khi còn nhỏ”.
Nhưng Chúa Giê-xu phán với ông: “Còn thiếu cho ngươi một điều; hãy bán
hết gia tài mình, phân phát cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của cải ở trên trời;
bấy giờ hãy đến mà theo ta”, nhưng người ấy nghe mấy lời thì trở nên buồn
rầu vì giàu có lắm.
Đức Chúa Giê-xu thấy người buồn rầu, bèn phán rằng: “Kẻ giàu vào nước
Đức Chúa Trời là khó biết dường nào!” (LuLc 18:18, 22-24).
Vấn đề không phải ở chỗ giàu sang của người mà là lòng yêu mến sự giàu
sang đó. Chúa Giê-xu biết điều nầy trong lòng người ấy và đã chỉ đúng điều
đã gây ngăn trở mối tương giao giữa người đó với Đức Chúa Trời. Bất cứ
điều gì chúng ta không từ bỏ vì Chúa Giê-xu, đó chính là điều chúng ta thấy
quan trọng hơn mối quan hệ giữa chúng ta với Ngài. Chúng ta hãy tự hỏi
mình câu hỏi sau đây: “Có điều gì hay người nào trong đời sống tôi khiến tôi
không vì Chúa từ bỏ hay không cảm tạ Chúa không?”. Nếu câu trả lời là có,
đó chính là điều hay người đã xen giữa chúng ta với Đức Chúa Trời.
Có lần một phụ nữ kể cho tôi nghe những vấn đề của bà về tiền bạc, sức
khỏe và gia đình, “tôi muốn dâng hết cái mớ rắc rối nầy lên cho Chúa - Tôi
cũng đã cố cảm tạ Ngài nhưng mọi sự cứ tệ hại hơn, xin cho biết tôi phải
làm gì?”
Tôi hỏi: “Có điều gì bà biết Chúa muốn bà làm mà bà không muốn làm
không?”
Bà ta đỏ mặt và nói: “Chỉ có một điều là tôi không thể tha thứ, tôi cũng
không thể nói ra điều đó”.
Tôi bảo: “Đó chính là điều Đức Chúa Trời muốn bà làm trước khi bất cứ
điều gì khác có thể xảy ra”.
Bà ta khóc nhưng nét mặt rất cương quyết, “thế thì tôi tiếp tục chịu đau khổ
thôi, tôi không thể nào tha thứ được”.
Hầu hết chúng ta cứ cố che đậy hay chối bỏ những vấn đề đích thực. Giê-rê-
mi tỏ ra hiểu bản chất con người khi ông viết: “Lòng người ta là dối trá hơn
mọi vật và rất là xấu xa: ai có thể biết được? Ta, Đức Giê-hô-va, dò xét
trong trí, thử nghiệm trong lòng..." (Gie Gr 17:9, 10).
Đa-vít đã tỏ ra thành thật khi nói: “Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và
biết lòng tôi. Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi; xin xem thử tôi có lối ác
nào chăng? Xin dắt tôi vào con đường đời đời” (Thi Tv 139:23, 24).
Nếu bạn cầu nguyện như vậy, Chúa sẽ trả lời. Ngài sẽ nhắc bạn những gì
bạn đang cố che giấu. Thường thì những đầu mối được tìm ra trong những
hoàn cảnh đau đớn mà chúng ta cảm thấy quá nặng nề. Chúng ta có thể cảm
ơn Ngài về những hoàn cảnh nầy vì Ngài không dùng chúng để hình phạt
nhưng để đem chúng ta đến gần Ngài hơn.
Khi biết sự thật, chúng ta phải làm một điều gì đó, “Nếu lòng tôi có chú về
tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi” (66:18). Bất cứ điều gì chúng ta giấu Chúa,
đó là tội lỗi. Khi chúng ta cứ còn bám chặt điều đó, Chúa không thể nghe
chúng ta. Phương thuốc duy nhất cho tội lỗi là sự tha thứ của Đức Chúa
Trời, và điều này mang chúng ta trở lại nền tảng ban đầu của mối quan hệ
giữa chúng ta với Đấng Tạo Hóa; chúng ta thú nhận tội lỗi của mình, dâng
nó cho Ngài và Ngài tha thứ.
Còn sống bao lâu tôi sẽ còn tùy thuộc vào sự tha thứ của Ngài lấy lâu. Hơn
bao giờ hết, tôi ý thức rõ điều nầy và hy vọng trong tương lai tôi sẽ càng tùy
thuộc vào điều nầy hơn nữa. Bạn có sợ hay xấu hổ vì phải xin Ngài tha thứ
nhiều lần không? Bạn có nghĩ làm thế là bạn đang đùa với Chúa và Ngài sẽ
giận dữ, chán nản hết muốn tha thứ cho bạn không? Đó không phải là sự
khiêm tốn mà chính là lòng kiêu ngạo khiến bạn không thể thấy được bạn
phải tùy thuộc vào sự tha thứ của Chúa.
Ngày nọ tôi đứng ở bờ biển, thấy một cậu bé chạy xuống và múc nước đầy
cái xô đồ chơi. Rồi nó chạy lên bờ, đổ nước trong xô vào cái lỗ đào trên cát.
Nó cứ chạy lên, chạy xuống, rồi bỗng nhiên tôi nhận thức được sự tha thứ
của Đức Chúa Trời cũng bao la như đại dương. Chúng ta cứ múc hết xô nọ
đến xô kia và ngay lập tức nước lại tràn vào để thay thế số lượng nước nhỏ
nhoi mà chúng ta vừa múc. Dù chúng ta có múc bao nhiêu nước thì đại
dương vẫn tràn đầy nước như khi chúng ta bắt đầu múc. Và dù chúng ta có
đổ bao nhiêu xô nước vào cái lỗ nhỏ trên cát thì nước cũng biến mất ngay và
chẳng bao lâu chúng ta lại cần một xô nước khác.
Lòng Đức Chúa Trời vui mừng khi con cái Ngài đến nhận sự tha thứ, Ngài
không tha thứ cách miễn cưỡng và bảo: “Nữa! Lại xin nữa rồi! Đến khi nào
con mới nên người!”. Cứ mỗi lần Ngài thấy chúng ta trở lại, Ngài lại nói:
“Ta rất vui mừng vì con đã trở lại, ta tha thứ cho con và ta yêu con”.
Những lần trở lại với Chúa để Ngài tha thứ và quên đi là con đường huyết
mạch trong quan hệ giữa chúng ta với Chúa. Mỗi lần chúng ta thừa nhận tội
lỗi mình và đầu phục Ngài, Đấng Christ lại có thêm quyền kiểm soát trên
lãnh vực đời sống của chúng ta. Sự thay đổi trong chúng ta có thể từ từ hay
lập tức, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng sự thay đổi đang xảy ra.
Chúng ta không thể tự thay đổi, đó là lý do vì sao Phao-lô nói với người Ê-
phê-sô: ”...Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh..." (Eph Ep 5:18). Khi Thánh Linh
kiểm soát đời sống chúng ta, sẽ có trái của Thánh Linh trong chúng ta, “ấy là
lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung
tín, mềm mại, tiết độ” (GaGl 5:22, 23). Những trái nầy chúng ta không thể
nào tự mình có được.
Đầy dẫy Đức Thánh Linh có nghĩa gì? Sẽ dễ hiểu điều nầy hơn nếu chúng ta
nghĩ đến sự đầy dẫy Thánh Linh như một quá trình hơn là một sự kiện xảy ra
tức khắc. Khi Phao-lô nói: “Hãy đầy dẫy...”, ông dùng hình thức của một từ
ngữ không có trong Anh ngữ. Từ ngữ chỉ hành động thuộc thời hiện tại diễn
tiến dùng để mô tả một ống dẫn nước đang được nước chảy vào. Ống được
đầy khi nước tiếp tục chảy qua. Nếu ta khóa vòi hay có vật gì bít ống nước
lại thì nó không còn đầy nước được nữa. Hoặc ống nước sẽ trống trơn hoặc
sẽ chứa nước đọng.
Bạn cũng như tôi, giống như ống nước đó và chúng ta được lệnh phải đầy
dẫy Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh không bất động nhưng tuôn chảy qua
chúng ta. Mở vòi nước là thái độ đầu phục Đấng Christ liên tục, bất cứ điều
gì xen vào giữa Ngài và chúng ta sẽ bít kín ống nước. Bây giờ bạn đã hiểu
giữ cho sự liên lạc giữa chúng ta với Đức Chúa Trời luôn được thông suốt là
điều quan trọng như thế nào chứ? Và hẳn bạn cũng hiểu chúng ta phải lệ
thuộc vào sự tha thứ liên tục của Chúa ra sao?
Tôi biết tôi không giống tôi cách đây năm năm, và mối quan hệ giữa tôi với
Chúa bây giờ cũng không như hồi đó. Hy vọng tôi đã lớn lên, đã trưởng
thành đôi chút và đã đầu phục Chúa nhiều hơn trong những lãnh vực khác
trong đời sống để ngày càng đầy dẫy Thánh Linh của Ngài. Ngài chỉ có thể
đầy dẫy khi tôi sẵn sàng để lòng trống không và sẵn sàng vươn tới, lớn lên
trong nhiều phương diện.
Giống như những ống chứa và luôn luôn dẫn nước, bạn và tôi có thể chứa
đựng Đức Thánh Linh ngày càng nhiều hơn khi mối tương giao giữa chúng
ta với Chúa sâu đậm hơn. Một ống dẫn nước có thể bị tắc nghẽn, và chúng ta
cũng vậy, bạn có thể đầy dẫy Đức Thánh Linh và rồi bạn nổi nóng hay Chúa
chỉ cho bạn một điều nào đó cần phải từ bỏ, nhưng bạn từ chối. Lúc đó bạn
có còn đầy dẫy Thánh Linh không? Hay bạn đã bị tắc nghẽn?
Một số người kể một người nào đó là đầy dẫy Đức Thánh Linh khi nói đến
kinh nghiệm đầu phục Đức Thánh Linh đặc biệt nào đó. Từ đó trở đi, họ
trông đợi “người đầy dẫy Thánh Linh” này sẽ là một người gần như toàn
hảo. Điều nầy hoàn toàn trái ngược với thực tế. Người đã mở lòng ra để
được đầy dẫy Thánh Linh rồi sau đó lại bị tắc nghẽn là một người khó có thể
chung sống và khó cảm thông. Khi đã nếm trải sự tương giao mật thiết với
Đức Chúa Trời và rồi lại quay về đường xưa lối cũ thì lẽ tự nhiên chúng ta
trở nên dễ nổi nóng và luôn đau khổ. Đức Thánh Linh đem đến sự bình an
nội tâm và khi sự bình an mất đi, chúng ta có thể phản ứng một cách thiếu
thiện chí đối với mọi sự việc và mọi người chung quanh.
Nếu chúng ta nói: “Hiện giờ tôi đang được đầy dẫy Đức Thánh Linh”, thay
vì nói: “Tôi được đầy dẫy Đức Thánh Linh”, thì chúng ta mới mô tả cách
chính xác hơn phương thức Đức Thánh Linh làm việc. Phao-lô đã được
chính Đức Thánh Linh soi dẫn cẩn thận để dùng động từ đầy dẫy ở thời hiện
tại diễn tiến. Điều nầy nhấn mạnh cho các Cơ Đốc nhân đầu tiên thấy nhu
cầu cần được Thánh Linh đầy dẫy liên tục. Đây không phải là kinh nghiệm
trong chốc lát nhưng là một quá trình tiếp diễn tùy thuộc tình trạng tương
giao giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúng ta có luôn sẵn sàng thú nhận
những thất bại của mình và xin Ngài tha thứ chăng? Nếu được như vậy
nghĩa là chúng ta đang dứt bỏ những gì ràng buộc và chúng ta ngày càng đầy
dẫy chính Ngài hơn.
Chúa Giê-xu liên tục đầy dẫy Thánh Linh. Ngài, Đức Chúa Cha và Đức
Thánh Linh là một. Hình ảnh Ngài dùng mô tả liên hệ giữa chúng ta với
Ngài rất sống động: “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh...” (GiGa 15:5).
Nhánh không thể tự lớn lên hay ra trái khi bị cắt lìa khỏi cành. Chúng ta cần
nhựa sống chảy qua liên tục, đây là hình ảnh của sự lệ thuộc hoàn toàn, nhựa
sống chính là Đức Thánh Linh. Chúng ta càng tận hiến đời sống và chính
mình cho Ngài, chúng ta càng kinh nghiệm sự hiệp một mà chúng ta hưởng
được trong Đức Chúa Giê-xu Christ.
Sự ca ngợi thật phát sinh từ sự hiệp một với Đấng Christ và như cái máy lọc,
ca ngợi thật sẽ biến mọi việc trong đời sống chúng ta thành niềm vui mừng
và cảm tạ. Bạn có thể tưởng tượng bạn đang có một máy lọc của sự ngợi
khen trong lòng không? Bạn sẽ không còn thấy đau khổ, nan đề hay bị kịch
nào mà chỉ thấy những cơ hội tuyệt vời Chúa dùng để chứng minh tình yêu
của Ngài đối với bạn.
Chúa Giê-xu là thế đó. Không chỉ môi miệng mà từng thớ thịt của Ngài tuôn
tràn sự ngợi khen, vì vậy Ngài có thể nói tại đám tang ở Bê-tha-ni: “Ta vì
các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin”.
Phải chăng một phần cuộc đời bạn đang chết và bị chôn? Có bị hủy hoại và
phí phạm không? Có thể đó là hôn nhân, công việc hay tài năng của bạn.
Bạn bảo: “Khiến những điều nầy sống lại chẳng ích gì!”, bạn nghĩ vậy là sai
đấy!
Hãy thôi, đừng than van khóc lóc nữa. Thay vào đó, hãy nói: “Tôi rất sung
sướng vì điều nầy xảy ra để vinh hiển danh Chúa!”, đã đến thời điểm của sự
sống lại - “Hỡi La-xa-rơ, hãy ra!"
HÃY THÁO BỎ NHỮNG XIỀNG XÍCH CỦA BẠN
Một nhóm người hay đùa giỡn ác ý tặng cho người bạn một dây xích sắt to
cột thêm một hòn sắt nặng 50 cân ở đầu dây nữa. Họ xích đầu dây kia vào
chân anh bạn ấy rồi ném chìa khóa đi. Họ trêu anh ta: “Nào! Bây giờ xem
anh chạy nhanh cỡ nào!”, không do dự, người bị xiềng bê hòn sắt lên, kẹp
vào nách và bắt đầu đi, không lấy gì làm khó khăn lắm. Toét miệng cười,
anh ta nói: “Cám ơn các bạn rất nhiều. Đây đúng là thứ tôi luôn ao ước đấy,
dây xích với hòn sắt của riêng tôi”.
Bạn đã từng gặp ai thích bị xiềng chưa. Có lẽ tôi nên hỏi: Bạn có thích bị
xiềng không? Trong thư gởi cho người Hê-bơ-rơ, tác giả viết: “Chúng ta
cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta” (HeDt 12:1).
Hầu hết Cơ Đốc nhân chúng ta đã bỏ đi những tội lỗi tỏ tường như trộm cắp,
giết người, ngoại tình. Còn những gì chúng ta chưa từ bỏ thường được giấu
trong trí và trong lòng. Đó có thể là thái độ của chúng ta đối với những tay
trộm cắp, giết người và ngoại tình.
Chúa Giê-xu chỉ cho chúng ta biết nguồn gốc những vấn đề của chúng ta
nằm trong những tư tưởng kín giấu không thấy được trong lòng chúng ta.
Ngài nói: “Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà
dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối và lộng ngôn” (Mat Mt 15:19).
Giống anh bạn mang xiềng xích có hòn sắt, chúng ta bảo rằng có thể sống
thoải mái với những gánh nặng thêm vào. Chúng ta bào chữa: “Tôi chỉ là
một con người với những yếu đuối nhưng ít ra tôi cũng không đến nỗi tồi tệ
như người kia”. Chúng ta có thể làm thế trong một thời gian ngắn nhưng rồi
sẽ có ngày Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải chú ý đến sự yếu đuối của
chúng ta.
Trong nhiều năm tôi phải tranh chiến với những tư tưởng bất chính, những
giấc mơ dâm dục. Điều nầy làm tôi luôn luôn có mặc cảm tội lỗi và tôi cầu
xin Chúa tha thứ, giải thoát tôi khỏi sự cám dỗ, nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Đó
là cái vòng lẩn quẩn và tôi nghĩ chắc mình phải sống với nó suốt đời.
Rồi một ngày kia tôi nhận ra rằng điều nan giải nhất với con người chúng ta
chính là điều Đức Chúa Trời muốn làm cho chúng ta. Nếu tôi thật sự muốn
từ bỏ những tư tưởng bất chính của mình, Chúa sẽ cất bỏ chúng và thay vào
đó những tư tưởng của Christ. “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ
đã có” (Phi Pl 2:5).
Dĩ nhiên tôi lập tức thưa với Chúa: “Chúa biết là con chỉ muốn có những tư
tưởng thánh khiết”. Nhưng rồi một ý tưởng nẩy sinh: “Tôi có sẵn lòng để
cho tất cả tư tưởng của mình được chiếu trên một màn ảnh cho mọi người
thấy không?”
Tôi thấy người nóng bừng lên. Nếu tôi muốn giữ lại một tư tưởng xấu, chỉ
trong giây lát thôi, trước khi từ bỏ nó thì sao? Bất ngờ tôi thấy mình không
còn dám chắc là sẵn sàng dâng mọi tư tưởng cho Chúa.
Vấn đề của tôi không còn là một tội lỗi tôi không ngăn chặn được, nhưng là
một tội lỗi mà tôi không chắc rằng mình có muốn ngăn chặn nó. Trước đây,
tôi tự coi mình như một nạn nhân không may của ma quỉ và nài xin Chúa
giải thoát. Bây giờ Ngài cho biết là tôi có thể được giải thoát ngay tức khắc
nếu tôi thật lòng muốn. Lẽ thật trong những lời Gia-cơ nói bừng lên trong trí
tôi: “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình”.
Tôi phải xấu hổ thừa nhận rằng thật sự tôi đã thích thú với những tư tưởng
kín giấu nầy. Dứt bỏ chúng thật ra không dễ dàng, Sa-tan cứ luôn miệng thì
thầm vào tai tôi là kể từ giờ phút nầy trở đi đời sống tôi sẽ buồn tẻ. Cuối
cùng tôi có thể nói: “Lạy Chúa, con cám ơn Ngài vì tất cả những ý nghĩ nầy
đã dạy con biết sự thật về chính con. Bây giờ, xin Ngài tha thứ cho con, xin
hãy chiếm hữu tâm trí con. Con xin dâng cho Ngài và nếu muốn chiếu lên
màn ảnh những tư tưởng của con thì con cũng bằng lòng, chỉ xin cho con có
tâm trí của Đấng Christ”.
Luôn luôn là vậy, những lời thì thầm của Sa-tan là hoàn toàn vô căn cứ.
Thay vì buồn chán, tôi đã kinh nghiệm sự nhẹ nhàng tuyệt vời; và từ đó, bất
cứ khi nào tôi nhìn thấy một cô gái đẹp, tôi chỉ còn cảm thấy tràn ngập niềm
vui và lòng biết ơn. Mỗi khi tôi ý thức được niềm vui mới, trong sạch mà
Chúa ban cho, nước mắt tôi trào ra. Bây giờ tôi có thể thưởng thức được vẻ
đẹp nơi những tạo vật của Đức Chúa Trời mà trước đây đã bị những tư
tưởng không xứng đáng của tôi làm hoen ố đi.
Tôi muốn chia xẻ sự tự do mới của mình với các nam tín hữu trong Hội
Thánh, và khi chuẩn bị cho buổi họp mặt ấy thì sự đen tối nặng nề bao trùm
căn phòng. Dường như chính ma quỉ bước vào và nói: “Đừng nói về vấn đề
đó, đây là lãnh vực của ta, đừng xen vào!”
Khi đứng trước các tín hữu, cổ họng tôi khô lại và nói ra một cách khó khăn.
Nhưng tôi có thể kể cho họ thử thách mà chính tôi từng trải, nhiều người đã
theo tôi mà dâng cho Chúa tư tưởng của họ.
Ngày hôm sau, Mary và tôi bay đến Indiana trong một chuyến đi diễn
thuyết. Ở đó chúng tôi gặp Gene và Vivian Leak, những người bạn tốt. Gene
dẫn tôi ra nông trại của ông để xem một thiết bị mới: một cái quạt khổng lồ
để sấy khô. Tôi cúi xuống quan sát kỹ, lúc đó Gene vặn quạt và một con
chuột núp trong đó bị xé tan, nguyên cả đống đó văng vào người tôi. Khi
máu me, ruột gan bắn vào cả mặt mũi lẫn miệng và chảy xuống áo sơ-mi
sạch sẽ của tôi, dường như tôi nghe tiếng ma quỉ ranh mãnh nói trong tai tôi:
“Đó là điều ngươi phải gánh chịu vì đã dám xâm phạm lãnh thổ của ta khi
định làm sạch lòng của mọi người”.
Tôi cảm nhận với nỗi vui mừng to lớn: Sa-tan có thể làm tôi dơ bẩn bên
ngoài nhưng Đấng Christ đã làm tôi sạch bên trong.
Có điều gì bạn đã cố từ bỏ mà không được chăng? Có thể đó là điều thấy rõ
được như rượu, thuốc lá, ma túy; hay không rõ lắm như xem video quá
nhiều, đọc những sách bậy bạ hay nghe những bài hát nhảm nhí. Bất cứ là gì
thì vấn đề cũng bắt nguồn từ tư tưởng bạn. Giới y học cũng phải đồng ý với
Chúa Giê-xu về điều nầy, họ có thể dùng sức mạnh để cất bỏ rượu, thuốc lá,
ma túy và ngay cả những ca-lô-ri dư thừa ra khỏi một người, nhưng khi mà
“thói nghiện tâm lý” vẫn còn thì người đó sẽ chứng nào tật nấy khi có cơ hội
đầu tiên. “Thói nghiện tâm lý” là một từ ngữ chỉ một điều gì đó mà tâm lý và
lòng chúng ta không chịu từ bỏ.
Hãy thành thật với chính bạn và với Đức Chúa Trời. Bạn có kín đáo thích
thú sự yếu đuối của mình không? Bạn có cố từ bỏ nhưng đồng thời vẫn suy
nghĩ và tơ tưởng đến nó không?
Bạn có thật sự muốn từ bỏ không? Hãy trắc nghiệm sự thành thật của chính
bạn đi. Bạn có thể thưa với Chúa: “Hãy đưa những tư tưởng của con lên màn
ảnh để cho vợ con, hàng xóm, bạn bè con có thể biết con nghĩ những gì”.
Khi một tư tưởng xấu xa xuất hiện - và nó sẽ xuất hiện để thử bạn đấy - hãy
tưởng tượng nó được đưa lên màn ảnh. Hãy thú tội với Chúa và nói: “Con
xin từ bỏ tư tưởng nầy. Con sẽ không nghĩ đến nữa. Nhất quyết không!”.
Hãy quyết tâm suy nghĩ về một điều gì khác. Như Phao-lô khuyên: “Phàm
điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch,
điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng
khen, thì anh em phải nghĩ đến” (4:8).
Khi Chúa thấy bạn dốc lòng mong muốn từ bỏ điều đang trói buộc, Ngài sẽ
thêm đức tin để bạn có thể làm được. Một tín hữu trong Hội Thánh chúng tôi
đấu tranh với bả thân để bỏ thuốc lá. Một ngày kia ông nhận ra Chúa đang
nói với ông: “Đừng trì hoãn nữa. Ta đã kiên nhẫn lâu rồi, hôm nay là ngày ta
muốn con từ bỏ thói xấu đó đi”. Đang lái xe đến nhà thờ ông liền dừng xe lại
bên dường và cúi đầu cầu nguyện :“Chúa ơi, con muốn biết đây có phải
chính Ngài phán với con không, nếu đúng vậy thì con biết Ngài có thể chữa
cho con khỏi tật hút thuốc khi con dâng nó cho Ngài”. Ông yên lặng, cúi đầu
và nghĩ: “Chúa ơi, con rất muốn thấy một dấu hiệu tỏ ra chính Ngài đang
hán”.
Ngay khi đó một xe tuần tiễu ngừng lại và viên cảnh sát đến gần. Việc này
không có gì bất thường, nhưng viên cảnh sát hỏi: “Ông đang cầu nguyện
à?”. Khi người tín đồ gật đầu, viên cảnh sát điềm tĩnh nói: “Có gì phiền nếu
tôi lên xe và cầu nguyện với ông không?”. Đây có phải là sự ngẫu nhiên
không?
Chúa không tỏ dấu hiệu cho mọi người nhưng Ngài thường làm điều đó khi
đức tin chúng ta yếu đuối mà lòng chúng ta thì khao khát. Những dấu hiệu
không phải để chúng ta tin tưởng vào quyền năng của Chúa nhưng được
dùng để khích lệ khi chúng ta quyết định tin.
Nếu chúng ta đã thử lối trắc nghiệm đưa lên màn ảnh tư tưởng của chúng ta
và lại quyết định không muốn từ bỏ những ý nghĩ thầm kín đó thì mọi người
không thể tin rằng vấn đề của chúng ta là do tội lỗi không chịu buông tha,
nhưng chúng ta biết rằng chính chúng ta là người không chịu từ bỏ tội lỗi.
Sự từ chối đầu phục của chúng ta trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn với
sự thật phơi bày ra. ”...Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp
chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ” (RoRm 2:5).
C.S.Lewis, tác giả người Anh nói rằng: “Đức Chúa Trời thì thầm với chúng
ta khi chúng ta vui, Ngài nói với lương tâm chúng ta, nhưng la to trong
những lúc chúng ta đau đớn, hoạn nạn. Đó là cái loa của Ngài để đánh thức
những người điếc”. Nếu Đức Chúa Trời không còn cách nào để thu hút sự
chú ý của chúng ta thì Ngài phải dùng đến những biện pháp mạnh bạo hơn là
chỉ nói nhỏ nhẹ.
Đấng Toàn Năng có đang làm bạn bối rối không? Ngài có lớn tiếng với bạn
qua hoạn nạn không? Bạn có biết ơn Ngài về điều đó không? Đa-vít biết ơn
Chúa: “Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, hầu cho học theo luật lệ của
Chúa” (Thi Tv 119:71). Hiểu rằng Chúa cho chúng ta chịu hoạn nạn vì Ngài
yêu chúng ta có khó không? Tác giả thư Hê-bơ-rơ nói: “Lại đã quên lời
khuyên anh em như khuyên con rằng: Hỡi con, chớ dể ngươi sự sửa phạt của
Chúa, và khi Chúa trách, chớ ngã lòng. Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai
mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt” (HeDt 12:5, 6).
Trước đây tôi thường nghĩ rằng những lời nầy quá cứng rắn và không hợp
lý. Nhưng sau vài kinh nghiệm được Chúa uốn nắn trong đời sống mình, tôi
nhận biết Chúa khuấy rối tôi vì Ngài quá yêu tôi nên không thể để tôi tiếp
tục phản kháng Ngài và xa cách Ngài. Lòng tôi ước ao kinh nghiệm sự hiệp
một với Đấng Christ. Nếu Đức Chúa Trời cho tôi gặp hoạn nạn hay ở trong
những hoàn cảnh khó khăn để đem tôi đến gần Ngài hơn thì tôi chỉ có thể
ngợi khen và cảm tạ Ngài vì những điều khiến tôi đau đớn đó đã lôi kéo sự
chú ý của tôi.
Cách đây không lâu, một cặp vợ chồng gởi thư xin tôi cầu nguyện cho con
trai họ đang chờ ngày ra tòa về tội ăn cắp. Con trai đã bỏ nhà ra đi khi 18
tuổi vì không chịu nổi những luật lệ của bố mẹ. Thoạt đầu họ buồn rầu và lo
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc
Dem thien dang vao dia nguc

More Related Content

What's hot

So 161
So 161So 161
So 161
HuynhHungDN
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Nguyễn Bá Quý
 
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Chiến Thắng Bản Thân
 
Luận án: Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn, HAY
Luận án: Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn, HAYLuận án: Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn, HAY
Luận án: Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
So 185
So 185So 185
So 185
HuynhHungDN
 
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Boy Xda
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhật
thuyn15
 
Truongquocte.info_Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn
Truongquocte.info_Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong BạnTruongquocte.info_Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn
Truongquocte.info_Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn
Thư viện trường quốc tế
 
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong deDoi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong deMinh Le
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừnggxduchoa
 
Kho sachonline.com thong-diep-cua-nuoc-pdf
Kho sachonline.com thong-diep-cua-nuoc-pdfKho sachonline.com thong-diep-cua-nuoc-pdf
Kho sachonline.com thong-diep-cua-nuoc-pdf
vanphuocspkt nguyen
 
Vi 50 flower_of_the_field_advice
Vi 50 flower_of_the_field_adviceVi 50 flower_of_the_field_advice
Vi 50 flower_of_the_field_advice
Phi Phi
 
So 176
So 176So 176
So 176
HuynhHungDN
 

What's hot (14)

Gmd.141.10 than tri nao tac dong ta
Gmd.141.10   than tri nao tac dong taGmd.141.10   than tri nao tac dong ta
Gmd.141.10 than tri nao tac dong ta
 
So 161
So 161So 161
So 161
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
 
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
 
Luận án: Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn, HAY
Luận án: Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn, HAYLuận án: Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn, HAY
Luận án: Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn, HAY
 
So 185
So 185So 185
So 185
 
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhật
 
Truongquocte.info_Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn
Truongquocte.info_Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong BạnTruongquocte.info_Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn
Truongquocte.info_Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn
 
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong deDoi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
 
Kho sachonline.com thong-diep-cua-nuoc-pdf
Kho sachonline.com thong-diep-cua-nuoc-pdfKho sachonline.com thong-diep-cua-nuoc-pdf
Kho sachonline.com thong-diep-cua-nuoc-pdf
 
Vi 50 flower_of_the_field_advice
Vi 50 flower_of_the_field_adviceVi 50 flower_of_the_field_advice
Vi 50 flower_of_the_field_advice
 
So 176
So 176So 176
So 176
 

Similar to Dem thien dang vao dia nguc

Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
Long Do Hoang
 
So 171
So 171So 171
So 171
HuynhHungDN
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
Long Do Hoang
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
Long Do Hoang
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
co_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
Long Do Hoang
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
co_doc_nhan
 
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
Donald Trung
 
So 183
So 183So 183
So 183
HuynhHungDN
 
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhSách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Nhân Nguyễn Sỹ
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
co_doc_nhan
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
Long Do Hoang
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
Long Do Hoang
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
co_doc_nhan
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
co_doc_nhan
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Long Do Hoang
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
Long Do Hoang
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
co_doc_nhan
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1The Golden Ages
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1Nguyen Ha Linh
 

Similar to Dem thien dang vao dia nguc (20)

Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
So 171
So 171So 171
So 171
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
Hoa huệ giữa chông gai-Những Câu Chuyện Làm Chứng Về Anh Hùng Đức Tin Tại Tru...
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân BìnhSách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Sách Nghệ Thuật Sống Quân Bình
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Ton giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong deTon giao hay phuc am cua thuong de
Ton giao hay phuc am cua thuong de
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1
 
Doi thoai voi thuong de cuon 1
Doi thoai voi thuong de  cuon 1Doi thoai voi thuong de  cuon 1
Doi thoai voi thuong de cuon 1
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
co_doc_nhan
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
co_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
co_doc_nhan
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
co_doc_nhan
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
co_doc_nhan
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
co_doc_nhan
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
co_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
co_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
co_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
co_doc_nhan
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
co_doc_nhan
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
co_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
co_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
co_doc_nhan
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
co_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
co_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
co_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 

Dem thien dang vao dia nguc

  • 1. Mục Lục Chương 1. Thế nào là sự ngợi khen? 2. Từ một ông lớn thành kẻ trắng tay 3. Sự tha thứ ba chiều 4. Làm thế nào khiến người chết sống lại 5. Hãy tháo bỏ những xiềng xích của bạn 6. Sức mạnh của bạn là gì 7. Hãy nhìn chăm một hướng 8. Quyền lực và sự thuận phục 9. Bạn có thật sự vui mừng không 10.Ai là nhân vật số một? 11.Yêu Chúa THẾ NÀO LÀ SỰ NGỢI KHEN? Tôi đã viết và giảng về sự ngợi khen trong suốt bảy năm sôi động, nhưng bây giờ tôi tự thấy mình chỉ đang ở vào trình độ mẫu giáo của sự ngợi khen. Đây không phải là câu nói khiêm nhường giả tạo đâu. Càng ngày tôi càng tin chắc rằng tôi biết rất ít về những gì cần học trong sự ngợi khen. Tôi thật sự khám phá ra rằng ngợi khen Chúa là một trong những điều quan trọng nhất tôi có thể học khi còn trên đất nầy, vì Chúa muốn chúng ta ngợi khen Ngài trong mọi lãnh vực của đời sống chúng ta. Ngợi khen được coi là điểm chủ yếu trong mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Nhiều năm qua tôi từng chứng kiến hàng ngàn người bày tỏ sự ngợi khen Chúa. Với một số người, việc ngợi khen Chúa đã đổi mới hoàn toàn đời sống họ, với một số người, ngợi khen chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi cũng nhận thấy nghịch lý nầy trong chính mình. Đôi khi sự ngợi khen có kết quả, đôi khi những lời ngợi khen của tôi thật tẻ nhạt và rỗng tuếch. Do đâu có sự khác biệt nầy? Trước hết, ngợi khen không phải là hình thức bề ngoài, không phải nói “Ngợi khen Chúa! Ngợi khen Chúa!” suốt ngày. Nhưng là những gì tuôn chảy từ con người thật của bạn, và đem đến sự đáp ứng tức khắc từ lòng Đức Chúa Trời. Đó mới chính là sự ngợi khen thật. Ngợi khen thật bao gồm những gì?
  • 2. Những điều kiện nào cần có trong đời sống chúng ta để có được sự ngợi khen thật Nếu được sống đến trăm tuổi, tôi vẫn cần học nhiều hơn nữa về những điều nầy. Vượt lên trên diễn trình ca ngợi là tấm lòng và bí quyết đem thiên đàng vào địa ngục. Hơn bất cứ điều gì khác trên đời nầy, tôi ao ước hiểu rõ Đức Chúa Trời muốn tôi ca ngợi Ngài như thế nào. Trên hết mọi sự, tôi muốn lòng tôi tuôn tràn dòng suối thờ phượng Đức Chúa Trời. Đau khổ đem con người đến gần nhau. Nếu bạn đau khổ và nghĩ rằng những người khác không khổ đau, bạn sẽ cho rằng họ không thể nào cảm thông với bạn. Nếu bạn đọc những sách của tôi và nghĩ rằng “Ông Merlin không bao giờ thực sự đau khổ vì Chúa luôn luôn trả lời tức khắc những điều ông ta cầu nguyện”, bạn sẽ không tin rằng tôi có thể giúp bạn. Nhưng tôi từng chịu nhiều đau khổ và Chúa thường để tôi chờ đợi rất lâu trước khi Ngài cho tôi thấy kết quả lòng tin cậy của tôi đối với Ngài. Có lần một người tôi rất yêu mến và tin cậy, tố cáo tôi đã lạm dụng công quỹ của Hội Thánh, lời tố cáo nầy hoàn toàn vô căn cứ và không có chút bằng cớ. Quan tòa xem bản cáo trạng trong vài phút và nói “Tại sao lại có cái nầy ở đây? Chẳng có một chút bằng cớ nào về lỗi của bị cáo cả”. Thế nhưng điều nầy cũng gây nên tác hại xấu xa rồi. Uy tín của tôi bị nghi ngờ và đó chính là điều người tố cáo tôi muốn. Nhiều người chụp lấy cơ hội, “Từ lâu tôi đã biết có cái gì đó mà!”, hay “Đây là bằng cớ chứng minh sự cảm tạ được ban thưởng bằng...đô-la!”, và rồi còn biết bao lời buộc tội khác. Nhưng vấn đề là tôi muốn học sự vâng phục như chính Ngài đã học, “Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng phục bởi những nỗi khổ mà Ngài phải chịu” (HeDt 5:8). Khi chia xẻ với anh chị em những điều tôi đang học, nguyện anh chị em cũng ao ước lòng mình rộng mở để tuôn chảy nguồn ngợi ca Đức Chúa Trời vinh hiển và minh chứng tình yêu và quyền năng của Ngài. TỪ MỘT ÔNG LỚN THÀNH KẺ TRẮNG TAY Cánh cửa sắt lạnh lùng đóng sập lại, chỉ còn người tù một mình trong ngăn xà-lim nhỏ hẹp dưới đất. Lời nói của người gác tù còn văng vẳng bên tai: “Vô đó đi ông lớn, năm mươi năm nữa chúng tôi sẽ đem ông ra”. Đây không phải là một cơn ác mộng. Ngoài đời, tù nhân là một luật sư hình sự nổi tiếng, vui hưởng quyền lực mà sự giàu sang lẫn “nhất thân nhì thế” đem đến. Ông đã sống theo tín điều của kẻ mạnh: “Thích thì làm và muốn là chiếm đoạt”. Chính lòng ham thích sự hào hứng sôi nổi đã dẫn ông đến tội ác của thời đại: buôn lậu ma túy, buôn bán vũ khí và chất nổ, đánh cướp ngân hàng và gian lận tiền bảo hiểm. Ông toàn giao thiệp với những người nổi tiếng trong giới
  • 3. tội phạm. Vào tuổi bốn mươi, khi uy quyền đang lên thì ông bị bắt vì tội buôn bán ma túy. Ông mất tất cả, vợ và hai con nhỏ bơ vơ. Ông bị kêu án năm mươi năm tù ở, cộng thêm một số án treo. Những án nầy sẽ được thêm vào nếu ông còn sống sau những năm tù ở. Bốn bức tường xà-lim dính đầy những vết máu và vết phân. Một tù nhân khốn khổ nào đó đã dùng bút chì đánh dấu lên tường thời gian: 10 năm - 20 năm - 30 năm. Không lối thoát. Xà-lim tối tăm và ẩm thấp. Sự yên lặng thỉnh thoảng chỉ bị khuấy phá do tiếng đóng mở cửa ầm ầm hay tiếng la hét của một tù nhân nào đó trong tình trạng điên loạn. Bị tước mất tất cả những gì đẹp đẽ và thành công của thế giới bên ngoài, bất ngờ trở nên hoàn toàn bất lực, người tù thấy mình như bị chôn sống trong một nấm mồ hôi thối, bị quên lãng và rất cô đơn. Chịu hết nổi, ông quì xuống nền đất lạnh. Giống như đứa trẻ, ông bật khóc nức nở, “Ôi, Chúa ơi! Con cũng không biết có Ngài hay không, nhưng nếu Ngài ở đó và có thể nghe con - Con rất hối hận về những gì con đã làm. Xin tha thứ cho con. Nếu Ngài tha thứ và cho con thêm chỉ một cơ hội nữa, con sẽ dâng đời con cho Ngài, dâng tất cả và mãi mãi!” Trong bóng tối đầy im lặng, một điều gì đó đã xảy ra. Sợ hãi và kinh khiếp đã qua đi. Thay vào đó, lòng ông tràn ngập cảm giác được tha thứ và yêu thương. Những giọt nước mắt biết ơn chảy dài trên đôi má. Ông thấy mình như một đứa trẻ đã chạy đến với cha mình để xin tha thứ và rồi được cánh tay mạnh mẽ đầy yêu thương ôm choàng lấy. Xà-lim đáng nguyền rủa không còn là nơi cô đơn tuyệt vọng. Ước muốn ra khỏi nơi nầy cũng không còn nữa. Người tù ấy viết cho tôi: “Chưa bao giờ tôi cảm thấy được tự do và hạnh phúc như vậy. Tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã đem tôi vào cái lỗ hôi thối nầy để gặp Ngài”. Người tù ấy là tiến sĩ Gene Neill. Tôi biết đến ông khi nhận được thư ông báo tin đã nhận được quyển Quyền Năng Của Sự Cảm Tạ. Sau khi dâng đời mình cho Chúa, ông đã hăng say học Kinh Thánh do một người nào đó đưa lén vào xà-lim. Ông muốn biết ý chỉ của Chúa trên đời sống mình hơn bất cứ điều gì khác. Đọc cuốn Quyền Năng Của Sự Cảm Tạ, ông thấy rõ Chúa muốn ông cảm tạ trong mọi trường hợp. Vì thế ông cảm ơn Chúa về lũ chấy rận, gián và về sự ngược đãi, lời chửi rủa của những người canh tù. Ông cám ơn Chúa về mùi hôi thối của nước tiểu và rác rưởi trong xà-lim. Ông cảm tạ Chúa vì đứa con trai năm tuổi của ông sẽ là một trung niên trước khi ông ra khỏi tù. Ông lại còn cảm tạ Chúa vì lòng tham và sự nhẫn tâm của ông đã khiến ông phá hoại gia đình. Việc cảm tạ Chúa đem đến những kết quả kỳ diệu trong đời sống của Gene Neill. Ngoài việc ông tràn ngập sự vui mừng, những người khác cũng chịu ảnh hưởng. Những bạn đồng tù và những người canh gác trở lại tin Chúa. Ít
  • 4. lâu sau, Gene được chuyển đến một trại giam vùng đầm lầy thuộc Florida. Suýt bị muỗi làm thịt, ông cảm tạ Chúa và những con muỗi thôi không đốt ông nữa, những bạn đồng tù đã đoan quyết rằng ông đã giấu giếm một loại thuốc ịt muỗi cực mạnh nào đó. Chẳng bao lâu những người khác cũng bắt đầu đáp ứng lại quyền năng của Đức Chúa Trời bày tỏ qua đời sống Gene. Sau hai năm, Gene được thả ra. Lệnh thả được loan báo từ thủ đô Washington. Được tự do, ông gặp lại vợ con đang sống trong cảnh nghèo túng. Họ cùng nhau cảm tạ Chúa về hoàn cảnh của gia đình và những nhu cầu hằng ngày của họ đã được Chúa cung ứng đầy đủ. Có lần, một người lạ mặt chặn họ lại ngoài đường, đưa cho Gene một số tiền lớn với lời giải thích đơn giản: “Chúa bảo tôi đưa cho ông số tiền nầy!”. Lần khác, họ đang cảm tạ Chúa về bữa ăn đạm bạc thì có người gõ cửa chiếc xe buýt cũ kỹ được cải tiến thành “nhà” của Neill, ông ta đưa cho họ gói thịt bò bít-tết rồi đi. Tại sao sự cảm tạ có kết quả trong trường hợp Gene Neill? Điều gì đã tuôn chảy từ lòng ông và được Chúa đáp ứng tức khắc như vậy? Chìa khóa của vấn đề là sự tha thứ. Gene cầu xin được tha thứ và dâng đời mình vào tay Chúa. Chúa đáp ứng tức thời. Luôn luôn như vậy. Sự ngợi khen thật là đáp ứng tự nhiên từ một tấm lòng đã được tha thứ. Tha thứ là nền tảng cần thiết cho sự ngợi khen, là mấu chốt của toàn mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Không ai biết rõ bản chất chúng ta hơn Đấng tạo nên chúng ta, Ngài biết chúng ta không vâng phục, và sự không vâng phục ngăn cách chúng ta với Ngài. Và từ khi biết rằng không thể trông cậy bất cứ điều công bình nào của chúng ta, thì từ ban đầu Ngài quyết định chúng ta phải trông cậy vào chính Ngài. Chúng ta đáng phải chết khi không vâng phục, nhưng Đức Chúa Trời đã để Con Ngài là Giê-xu Christ chết thế chúng ta. Như vậy nợ tội của chúng ta đã được trả và phương pháp tha thứ của Đức Chúa Trời được thiết lập. Tha thứ có nghĩa là không còn đòi hỏi sự đền bồi từ người có tội. Chúng ta là những tội nhân, căn cứ vào điều Chúa Giê-xu đã làm, Đức Chúa Trời không còn đòi hỏi chúng ta trả giá nữa. Ngài không có điều gì nghịch với chúng ta nữa. Điều nầy quá đơn giản và hiển nhiên đến nỗi chúng ta không thể thấu đáo được. Khi tận tường, lòng chúng ta tràn ngập sự biết ơn, và niềm vui còn mãi trong suốt cuộc đời chúng ta. Hầu hết chúng ta đều không hiểu hết giá trị của phương thức tha thứ của Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ còn biết cám ơn Chúa vì Ngài là Đấng biết tất cả. Mục đích chương trình cứu chuộc để tái lập mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời, nhưng chương trình không thực hiện được nếu chúng ta không chấp nhận. Bạn nghĩ rằng ý tưởng được giải thoát khỏi tội lỗi sẽ làm chúng ta hứng khởi sao? - Không đâu, chúng ta đã ở trong một phương thức
  • 5. dẫn đến thất bại và phải thừa nhận chúng ta sai. Tôi cho rằng điều khó khăn nhất với con người là chấp nhận mình không làm được điều gì đúng. Hầu hết mọi điều chúng ta làm là để mong sao không bị “mất mặt” và khỏi phải chấp nhận điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Một trong những nguyên nhân là từ ấu thơ chúng ta đã được dạy rằng “Hãy làm hết phần của mình” để tìm con đường riêng. Chúng ta hãnh diện vì đã tự lập và nói: “Hãy nhìn Joe, nhìn Susie kìa, tự họ đã làm được điều nầy điều kia”. Tự mãn về những thành tích của riêng mình khiến chúng ta xa cách Chúa. Chúng ta muốn mình tự giải quyết vấn đề và chiến đấu cho đến khi những vấn đề và những nỗi đau khổ trở thành quá sức chịu đựng. Ngay cả lúc đó chúng ta cũng cố chống lại phương cách của Đức Chúa Trời và nói: “Tôi rất xấu hổ khi phải đến với Chúa như một người ăn xin. Đợi đến khi nào tôi thoát khỏi sự rắc rối nầy đã”. Trong chúng ta có một số lời ăn năn nửa vời. Chúng ta nói mình hối tiếc nhưng hành động của chúng ta phủ nhận điều chúng ta nói khi chúng ta làm lại điều chúng ta từng làm. Trong sự ăn năn chúng ta thiếu một yếu tố chủ yếu, yếu tố đầu phục ý chỉ của Chúa. Đầu phục có nghĩa là hoàn toàn đặt mình dưới quyền người khác. Trong quan hệ giữa chúng ta với Chúa, thực hiện ít hơn điều trên chỉ có nghĩa là chúng ta đùa giỡn mà thôi. Có thể điều nầy có nghĩa chúng ta không thật sự hối tiếc vì đã làm sai mà chỉ tiếc vì đã bị bắt gặp đó thôi. Sự tha thứ thật khiến mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời được tái lập phải xoay quanh việc chúng ta đầu phục ý chỉ của Ngài. Không có sự đầu phục nầy chúng ta giống như một đứa trẻ bỏ nhà đi hoang đã quyết định trở về khi đã hết thời oanh liệt. Cậu ta có thể nói: “Tôi rất hối tiếc vì đã bỏ nhà ra đi, tôi muốn trở về, nhưng tôi không thích luật lệ của cha mẹ, tôi muốn được tự do để tóc, ăn mặc và làm điều tôi muốn”. Bạn có cư xử với Chúa như vậy không? Bạn có nói “Chúa ơi, con đang tự gây họa cho con, nếu Ngài đem con ra khỏi rắc rối nầy, con sẽ cố gắng không tái phạm nữa”. Nếu bạn không thật sự thành thật, Chúa sẽ đọc được những ý nghĩ thầm kín của bạn và Ngài bảo: “Nhưng con đang thích thú điều con đang làm và sẽ tiếp tục khi con thoát nạn!”. Chúng ta sẽ không có được mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời theo cách đó, cũng như đứa trẻ không bằng lòng ở nhà với cha mẹ nó vậy. Kinh Thánh kể câu chuyện về mối quan hệ cha con được phục hồi hoàn toàn. Người con đòi phần gia tài của mình và ra đi. Ở phương xa, anh ta sống trong sự phóng túng cho đến khi hết nhẵn tiền và bị bạn bè bỏ rơi. Đói khát và cô đơn, anh xin làm mướn cho một chủ trại và được giao cho việc chăn heo. Anh ta ăn thức ăn thừa của heo và ban đêm ngủ cùng chúng, cuộc
  • 6. sống chẳng hứng thú gì và một ngày kia anh ta tỉnh ngộ, nhận thấy mình đã sai lầm. Trong nhà cha anh ta, ngay cả đầy tớ cũng được ăn uống dư dật. Hối hận sâu xa về tội lỗi của mình, anh ta biết mình không xứng đáng được đối xừ như một đứa con vì đã phá tán gia tài. Rồi anh ta quyết định trở về xin cha cho một chỗ làm việc ở nông trại, anh sẵn sàng làm việc như một đầy tớ. Với suy nghĩ đó, anh vội về nhà và khi gặp cha, anh đã thưa: “Con thật có tội với Trời và với cha, không đáng làm con của cha nữa...” Thay vì quở trách anh, người cha hết sức vui mừng. Ông ta ôm hôn anh, sai lấy quần áo mới cho anh mặc, đeo nhẫn vào ngón tay để tỏ rằng anh là con, là người kế nghiệp chính thức. Rồi ông ra lệnh làm thịt bê mập để dọn tiệc ăn mừng anh trở về (LuLc 15:1-32). Cũng vậy, Đức Chúa Trời chờ đợi mỗi người chúng ta quay về. Khi chúng ta thừa nhận mình đã sai lầm và sẵn sàng để Đức Chúa Trời sắp xếp cuộc đời chúng ta thì sự đáp ứng của Ngài cũng giống như sự đáp ứng của người cha trong câu chuyện. Ngài vui mừng vì chúng ta trở về, lấy quần áo mới mặc cho chúng ta và mở tiệc lớn ăn mừng vì “con ta đã mất mà nay tìm lại được”. Đức Chúa Trời đang chờ đợi để tha thứ, nhưng một số trong chúng ta không chịu trở về để vui hưởng. Nếu người con trai hoang đàng chỉ hối hận về những lỗi lầm của mình nhưng lại không trở về nhà xin cha tha thứ thì sao? Một số người khốn khổ và hối tiếc vô cùng vì đã rơi vào tình trạng như vậy, họ cũng khóc lóc về tội lỗi mình nhưng nhất định không xin sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Giu-đa là thế đó. Ông hối tiếc vì phản nộp Chúa Giê-xu và muốn trả lại ba mươi miếng bạc mà ông đã nhận. Nhưng điều đó không ích gì, và tội lỗi của ông đã khiến ông tự treo cổ. Ông không bao giờ nghe được lời nói của Chúa Giê-xu trên thập tự giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết điều mình làm” (23:24). Bạn có bị tội lỗi đè nặng đến nỗi định tự hủy mình không? Các nhà tâm lý cho rằng tội lỗi không giải quyết được khiến ta có khuynh hướng tự hủy. Chúng ta cố tự trừng phạt mình bằng cách trở thành những người nghiện rượu, những người tham ăn, những kẻ nghiện ma túy và những tên tội phạm. Chúng ta có thể nghĩ rằng mình không xứng đáng để được tha thứ và tội lỗi của chúng ta quá khủng khiếp nên Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho chúng ta được. Có thể có một số người không hiểu rằng Chúa muốn tha thứ cho họ, nhưng thường là do lòng kiêu ngạo khiến chúng ta không muốn nhận sự tha thứ trọn vẹn của Chúa. Chúng ta muốn nhận trách nhiệm tự đền tội và từ chối chấp nhận sự tha thứ của Chúa là phương cách duy nhất để chuộc tội chúng ta. Một số trong chúng ta chỉ đi bước đầu thôi. Chúng ta thừa nhận tội lỗi mình
  • 7. với Đức Chúa Trời và xin Ngài tha thứ cho, nhưng chúng ta lại không tin nổi là Ngài đã thứ tha. Chúng ta cứ lặp đi lặp lại rằng chúng ta hối tiếc lắm nhưng chẳng hề tin rằng Ngài đã nghe chúng ta rồi. Bạn thử tưởng tượng người con trai hoang đàng đến thưa với cha mình: “Cha ơi, con đã phạm tội, xin hãy tha thứ cho con”. Và không đợi câu trả lời, anh ta lặp lại: “Cha ơi, con đã phạm tội, xin hãy tha thứ cho con”. Mỗi ngày anh ta cứ nói đi nói lại điều ấy, và không chịu chấp nhận rằng cha anh đã tha hết cho anh ngay từ lần đầu tiên. Một người tù đã trải qua gần hết cuộc đời sau song sắt viết cho tôi, ông ta đã qua năm trường cải tạo, mười một nhà tù, và vô số trại giam. Theo bộ dạng bên ngoài thì quả là ông ta đáng gặp rắc rối, ông tin chắc Đức Chúa Trời đang phạt ông bằng cách cứ bỏ ông vào hết trại giam nọ đến nhà tù kia. Cuối cùng ông đi đến kết luận là cách duy nhất để thoát ra khỏi tù là trở nên tốt để xứng đáng với ân huệ của Chúa. Thế là mỗi ngày ông đọc Kinh Thánh từ mười đến mười hai tiếng. “Mỗi ngày tôi xin Chúa tha thứ cho tôi cả ngàn lần cũng như tôi chống cự ma quỷ cũng từng đó lần”, ông ta viết cho tôi: “Tôi nghĩ Chúa là một quan tòa giận dữ và tôi chắc chắn rằng Ngài không yêu một tội nhân như tôi”. Có người đưa ông cuốn sách Quyền Năng Của Sự Cảm Tạ, nhưng ông nghĩ tác giả thật khùng khi khuyên ông phải cảm tạ Chúa về việc ông bị bỏ tù. Ông tiếp tục chiến đấu để trở nên xứng đáng với sự tha thứ của Chúa cho đến khi ông không còn hơi sức nào để chiến đấu nữa. Ông nức nở trong tuyệt vọng và thừa nhận mình thất bại: “Chúa ơi, Ngài phải tha thứ cho con vì con hoàn toàn bị thất bại rồi. Nếu Ngài muốn con người thật của con thì xin tiếp nhận con và làm bất cứ điều gì Ngài muốn đối với con. Nhưng xin Ngài đừng chấp nhất con vì con không còn có thể cố gắng hơn nữa để làm vừa lòng Ngài được”. Gối ông ta ướt đẫm nước mắt nhưng đêm đó ông đã ngủ như một đứa trẻ. Ông viết tiếp “Bây giờ Đức Chúa Trời với tôi là bạn thân rồi, Ngài là người bạn đồng tù tốt nhất mà một người có thể mơ ước. Nhưng chữ “Hãy cảm tạ Chúa” đến với tôi ngay cả trong giấc ngủ. Chúa Giê-xu tốt lắm, Ngài yêu tôi, Ngài thật sự hiện hữu và là một người bạn thật khi chúng ta công nhận điều Ngài đã làm cho chúng ta trên thập tự giá”. Khi chúng ta muốn tự mình đền tội, chúng ta từ chối không nhận điều Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta muốn Chúa tha thứ cho chúng ta những việc chúng ta làm. Tội lỗi chúng ta trở thành một gánh nặng không cần thiết mà chúng ta phải gánh ấy vì chúng ta quá kiêu ngạo, quá bướng bỉnh nên không đặt vào bàn tay chờ đợi của Chúa. Lòng của Đức Chúa Cha mong mỏi chúng ta, Ngài nói: “Con yêu dấu, ta biết hết những gì con đã làm, ta biết mọi hành động xấu ca, mọi suy nghĩ độc ác của con. Con đã phạm tội cùng ta và cùng
  • 8. người khác, nhưng ta tha thứ cho con. Hãy trở về. Hãy để ta cho con áo mới, lương thực và đổ ơn phước trên con. Hãy để ta yêu con và chữa lành những vết thương cùng tấm lòng tan vỡ của con”. Hành động khước từ ơn tha thứ của Ngài có thể cũng không rõ ràng lắm. Chúng ta có thể nói mình thừa nhận tội lỗi và nhận sự tha thứ của Ngài nhưng lại cư xử như thể chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả của những tội lỗi đó. Nhiều người thuộc loại nầy đã trở thành những 'công nhân Cơ Đốc'. Họ dâng đời họ để hầu việc Chúa với tư cách mục sư, giáo viên Trường Chúa Nhật, người hướng dẫn, nữ tu hay linh mục, nhưng họ làm việc vì bổn phận hơn là vì tình yêu và không hưởng được nhiều niềm vui khi hầu việc Đấng Christ. Có lúc tất cả chúng ta cũng đã cư xử như vậy. Thử tưởng tượng người con trai hoang đàng trở về và nói: “Cha ơi, con biết cha tha thứ cho con, nhưng con không đáng hưởng bữa tiệc vui mừng, cha cứ ăn mừng đi nhưng con không dự. Con không xứng đáng sống trong nhà cha, không xứng đáng ngồi cùng bàn với cha, vì vậy con sẽ ở ngoài. Con hứa sẽ làm việc cật lực từ sáng sớm đến chiều tối để đền bù lại phần gia tài con đã phung phí. Con không có quyền hưởng hạnh phúc nữa. Cha sẽ hãnh diện về cách con chuộc lại những điều kinh khủng mà con đã phạm”. Điều nầy nghe như tin kính và hy sinh lắm phải không? Bạn thử nghĩ xem Chúa thấy điều đó ra sao khi Ngài đã thu xếp sẵn một phương thức khác để giải quyết tội lỗi của chúng ta? Có thể khi chúng ta đóng vai của một người tuẫn đạo, trả lại cho Chúa những gì chúng ta cảm thấy mình nợ Ngài thì trước cái nhìn của những người khác chúng ta có vẻ tốt lành. Nhưng đó không phải là điều Chúa muốn. Chúng ta đã khước từ điều Christ đã làm để xóa bỏ món nợ cho chúng ta. Chúng ta đang phủ nhận Ngài là Cứu Chúa và chúng ta làm điều nầy do chính lòng kiêu ngạo chứ không phải sự khiêm nhường. Đa-vít đã thưa với Chúa rằng: “Vì Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi chắc đã dâng; Của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa. Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời ấy là tâm thần đau thương thống hối. Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi Tv 51:16,17). Chính tấm lòng kiêu ngạo không chịu tan vỡ cứ khăng khăng đòi tự mình đền lấy tội mình. Chúa Giê-xu nói: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mat Mt 11:28). Trong đời nầy không có gì nặng nề hơn là cố sức để gánh chịu hậu quả tội lỗi của chính mình. Khi chúng ta cứ còn làm điều ấy thì chúng ta không bao giờ biết được sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm niềm vui của một tấm lòng được tẩy sạch. Mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa không bao giờ là mối tương giao mật thiết. Sự cảm tạ của chúng ta sẽ chỉ là những lời rỗng tuếch.
  • 9. Một gánh nặng hết sức to lớn rớt khỏi lưng chúng ta khi chúng ta học tiếp nhận sự tha thứ trọn vẹn của Chúa. Nhu cầu cần được tha thứ của chúng ta phải là một nguồn vui mừng chứ không phải là nỗi thất vọng. Chỉ co1 một tấm lòng được tha thứ mới hiểu được tình yêu của Đức Chúa Trời. Càng được tha thứ nhiều chừng nào chúng ta càng yêu Ngài và càng cảm tạ Ngài chừng ấy. Khi đó chúng ta có thể hát như Đa-vít rằng: “Phước thay cho người nào được tha thứ sự vi phạm mình, Được khỏa lấp tội lỗi mình! Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian ác cho; Và trong lòng không có sự giả dối! Hỡi người công bình, hãy vui vẻ và hớn hở nơi Đức Giê-hô-va! Ớ các người có lòng ngay thẳng, hãy reo mừng”. (Thi Tv 32:1, 2, 11). SỰ THA THỨ BA CHIỀU Cha của Steve chết trong một tai nạn xe hơi. Chứng kiến tận mắt tai nạn nầy, một cảnh sát nói người tài xế xe kia hoàn toàn có lỗi mà lại không hề hấn gì. Lòng căm giận cùng sự buồn rầu ăn sâu vào Steve. Một năm sau Steve trở thành một Cơ Đốc nhân, nhưng lòng anh không có được sự bình an. Nỗi buồn mất cha và niềm cay đắng với người đã giết cha mình ngày đêm cứ giày vò tâm trí anh ta. Anh xin Chúa cất những điều nầy đi, nhưng dường như sự việc ngày lại càng tệ hơn. Một người nào đó đưa cho Steve xem cuốn Từ Ngục Tù Đến Ca Ngợi và anh đã thử cố gắng ca ngợi Chúa về tai nạn đã cướp mất mạng sống của cha anh. Rồi bất ngờ anh nhận ra rằng nỗi buồn và sự thù hận đã ăn sâu làm anh không muốn tha thứ cho người kia. Được mở mắt để nhận ra tội lỗi mình, Steve xin Chúa tha thứ cho mình vì đã hận thù và giúp đỡ anh để anh tha thứ người kia. Anh viết cho tôi, “Việc xảy ra đã mấy tháng rồi và hiện giờ càng lúc tôi càng yêu mến người tài xế kia. Chúa yêu ông ta, và tôi cũng cần phải làm vậy. Tôi đã tìm được sự bình an tuyệt vời”. Sự ca ngợi mở đường cho sự tha thứ bước vào lòng Steve, nhưng nếu anh từ chối không chịu tha thứ thì sự ca ngợi của anh ta sẽ chỉ là máy móc và chẳng đem lại kết quả nào. Một tấm lòng không chịu tha thứ không thể là một tấm lòng ca ngợi. Tha thứ không những là then chốt trong quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời mà còn là then chốt trong quan hệ giữa chúng ta với những người khác. Thật ra Đức Chúa Trời đã khiến hai mối quan hệ nầy tùy thuộc lẫn nhau. Tha thứ là một mệnh đề ba chiều. Chúa Giê-xu nói “Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi”. Khi chúng ta thú tội với Đức Chúa Trời, tức khắc Ngài tha cho chúng ta, đó
  • 10. là bản chất của Ngài. Nhưng nếu chúng ta không tha thứ cho người khác, chúng ta sẽ đau khổ. Sự không tha thứ sẽ làm mất đi bình an, vui mừng và sức khoẻ của chúng ta. Chúa dựng nên chúng ta như vậy, Ngài đã đặt điều đó vào lòng chúng ta và chúng ta không kiểm soát được nó. Một thiếu phụ trẻ đến gặp tôi vì có một vấn đề đang đe dọa hủy hoại hạnh phúc của cô ta. Cô thấy mình không thể nào đáp ứng được tình yêu của chồng, thay vào đó, cô lại khó chịu và sợ hãi khi chồng chạm vào người cô. Cô rất yêu chồng nhưng không hiểu nổi thái độ của mình, và dù cố gắng đến đâu, cô cũng không thể thay đổi được thái độ của mình. Khi cô kể chuyện, tôi bắt đầu hình dung thời thơ ấu bất hạnh của cô. Cha cô thường xuyên mắng chửi và đánh đập cô. Khi cô trốn dưới gầm giường, ông ta túm tóc cô kéo ra và đánh tiếp. Sợ hãi và cay đắng nung nấu lòng cô trong nhiều năm đến nỗi cô thấy ghê tởm đàn ông nói chung và chồng cô nói riêng. Ngoài ra cô còn cảm thấy mình tội lỗi vì đã ghét bỏ cha mình mặc dầu cô đã cố đè nén cả sự thù hận lẫn tội lỗi của cô để đừng nghĩ đến chúng nữa. Thiếu phụ nầy đã nhận được sự tha thứ của Đức Chúa Trời về thái độ không tha thứ của cô, và cũng hiểu được Đức Chúa Trời đã tha thứ cho cha cô nữa. Khi cô có thể tha thứ cho cha cô thì sự sợ hãi và khó chịu đối với chồng cô cũng biến đi và cô được tự do đáp lại tình yêu của anh ấy. Nguồn gốc những vấn đề trong gia đình chúng ta hiện tại thường bắt nguồn từ những kinh nghiệm đau thương của thời thơ ấu. Có thể là một kinh nghiệm không vui với cha hoặc mẹ, anh, chị hoặc em vẫn còn ám ảnh chúng ta. Những vết thương cũ chỉ huy thái độ của chúng ta và chúng ta cứ tiếp tục làm khổ những người chúng ta muốn yêu thương nhất cho đến khi những vết thương đó được chữa lành. Một người đã kể lại rằng sự nghi ngờ và ghen tuông của anh đã suýt làm vợ anh phải bỏ đi. Khi còn bé, anh đã phẫn uất và hổ thẹn vì tính tình thiếu đứng đắn của mẹ mình và anh đã không thể tha thứ cho bà được. Thái độ không tha thứ cho mẹ đã khiến anh theo dõi từng cử chỉ của vợ, chờ đợi để mong khám phá rằng cô ấy không chung thủy. Ngay khi anh tha thứ cho mẹ anh thì sự nghi ngờ với vợ anh cũng tan biến. Từ vô thức, chúng ta có thể chuyển những tình cảm của mình trong quá khứ đến những mối liên hệ trong hiện tại. Với những trở ngại như vậy thì nếu nhiều người trong chúng ta đang gặp khó khăn cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Không phải chỉ có chúng ta bị giam hãm trong những vấn đề chưa được giải quyết của quá khứ mà những người quanh ta cũng vậy. Họ có thể phản ứng với chúng ta vì cách cư xử của chúng ta đụng đến những vết thương cũ của họ. Chúng ta cần phải hỏi Đức Chúa Trời, “Chúa ơi, có sự không tha thứ nào trong con khiến con đau ốm, khổ sở hay khiến gia đình con buồn phiền?”.
  • 11. Là người, chúng ta có thể lâm vào những tình thế mà chúng ta cho là không thể nào tha thứ được, nhưng điều đó hoàn toàn không thật. Không cần phải đè nén những kỷ niệm xưa hay che giấu những vết thương cũ vì Kinh Thánh tuyên bố: “Vậy nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do” (GiGa 8:36). Chúa Giê-xu đến để đảm bảo chúng ta được tha thứ về mọi hành động hay tư tưởng sai phạm của chúng ta và ban cho chúng ta khả năng có thể tha thứ mọi hành động và toan tính của một người nào khác chống lại chúng ta. Tội lỗi của chúng ta hay tội lỗi của những người khác không có quyền lực trói buộc chúng ta khi chúng ta được tha thứ và khi chúng ta đang tha thứ. Chúng ta có thể nghĩ ra nhiều lý do khiến chúng ta không thể tha thứ cho người khác. “Làm sao tôi tha thứ được khi những người làm tổn thương tôi không đáng để tôi tha thứ?” Điều nầy có lẽ cũng đúng - họ không đáng để được tha thứ - nhưng phải chăng chúng ta cũng chẳng đáng được tha thứ mà Đức Chúa Trời vẫn tha thứ cho chúng ta? Phao-lô viết “Chớ lấy ác trả ác cho ai...”, “Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy ấy điều thiện thắng điều ác” (RoRm 12:17, 21). Cứ giữ thái độ không tha thứ là một cách ấy ác trả ác, và bởi thái độ đó chúng ta đã để điều ác thắng mình. Cách duy nhất để thắng hơn điều ác là tha thứ. Đó là cách mà Đức Chúa Trời đã thắng hơn điều ác trong chúng ta. Đức Chúa Trời thắng điều ác trong chúng ta bằng cách tha thứ cho chúng ta. Khi chúng ta tha thứ và yêu thương những người làm hại mình, quyền lực điều ác không còn trên chúng ta nữa. Thể xác bạn có thể đau đớn khi họ tra tấn hay đánh bạn - Chúa Giê-xu không hứa rằng chúng ta sẽ không phải chịu đau đớn về thể xác - nhưng họ không thể làm mất đi sự bình an, vui mừng ở nội tâm bạn. Thật vậy, tôi đảm bảo rằng nếu bạn đáp lại điều ác bằng sự tha thứ và tình yêu thương thật, bạn sẽ kinh nghiệm được niềm vui mừng lớn lao. “Phước cho các ngươi khi vì cớ Con người, thiên hạ sẽ ghét, đuổi, mắng nhiếc các ngươi, bỏ tên các ngươi như đồ ô uế! Ngày đó, hãy vui vẻ, nhảy nhót và mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi trên trời sẽ lớn lắm” (LuLc 6:22, 23). Bạn chỉ có thể nhảy nhót và mừng rỡ khi bạn đã tha thứ cho những người làm hại bạn. Để có thể yêu được kẻ thù, việc đầu tiên là bạn phải tha thứ cho họ. Nếu bạn thấy khó, hãy thử suy nghĩ thế nầy: Đức Chúa Trời tha thứ cho cả những người nặng tội nhất và tội lỗi chúng ta càng lớn, chúng ta lại càng có lý do để biết ơn Ngài về sự tha thứ đó. Nếu ai đó làm hại tôi nhiều bao nhiêu, người ấy cần được tha thứ nhiều bấy nhiêu và tôi lại càng có nhiều cơ hội để trở nên giống Đấng Christ khi tha thứ cho người đó. Có lẽ bạn không muốn bỏ qua cơ hội để thực tập tình yêu Cơ Đốc, nhưng
  • 12. hãy suy nghĩ điều nầy: Nếu không có ai làm tổn thương bạn thì sẽ không bao giờ bạn biết đến niềm vui của sự tha thứ. Đôi lúc chúng ta né tránh vấn đề và nói: “Tôi sẽ tha thứ nếu người ấy xin lỗi tôi”. Sự tha thứ của Chúa đến với chúng ta ngay cả trước khi chúng ta xin Ngài. Bị treo trên thập tự giá, Chúa Giê-xu nói: “Xin Cha tha cho họ vì họ không biết điều mình làm”. Những người chế nhạo Ngài, đánh Ngài và đóng đinh Ngài không hề xin Ngài tha thứ hay quan tâm gì đến sự tha thứ đó. Nhưng Ngài vẫn tha thứ cho họ vì Con Đức Chúa Trời không thể hành động khác hơn. Cũng vậy, chúng ta không thể làm gì khác hơn nếu thật lòng muốn làm theo ý chỉ của Chúa. Chúa muốn chúng ta tha thứ cho những người đã làm hại chúng ta trong suốt cuộc đời dù họ có biết hay không biết điều họ làm, hoặc họ có muốn hay không muốn chúng ta tha thứ cho họ. Không những điều nầy giúp chúng ta tha thứ mà Đức Chúa Trời còn sắp xếp để điều nầy giúp cho những ai được chúng ta tha thứ - ngay cả khi họ không biết chúng ta đã tha thứ cho họ. Khi chúng ta thưa với Chúa, “Xin hãy tha cho họ về những điều họ làm hại con”, thì Chúa tha thứ ngay. Ngài dùng sự tha thứ của chúng ta để bắt đầu giải phóng họ khỏi quyền lực tội lỗi và kéo họ đến gần Ngài hơn. Khi Phao-lô đứng trong đám đông để xem Ê-tiên bị ném đá đến chết, “Chúng đang ném đá thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Giê-xu, xin tiếp lấy linh hồn tôi Đoạn người quì xuống, kêu lớn tiếng rằng: Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ! Người vừa nói lời đó rồi thì ngủ. Sau-lơ vốn ưng thuận về sự Ê-tiên bị giết” (Cong Cv 7:59, 60; 8:1a). Tôi chắc rằng Chúa làm việc trong lòng Phao-lô ngay hôm đó và những lời nói tha thứ của Ê-tiên đã thôi thúc mạnh mẽ. Trách nhiệm tha thứ người khác được giao cho chúng ta cách rõ ràng. Nếu chúng ta không tha thứ, chúng ta sẽ cầm buộc chính mình cùng những người chúng ta không chịu tha thứ và ngăn trở tình yêu của Đức Chúa Trời. Bill là một tù nhân đã viết thư kể lại việc anh kinh nghiệm thế nào về sự tha thứ của Chúa. Ngay hôm sau tại phòng ăn tập thể, anh đối diện với kẻ thù không đội trời chung. Trong suốt mười năm, hai người nầy tìm cách giết nhau, và những giới chức của trại giam đã giam họ ở những chỗ khác nhau, hồ sơ của họ ghi đầy những lời cảnh cáo là đừng bao giờ để họ ở gần nhau. Nhưng có sự lầm lẫn nào đó mà giờ đây họ đang đối diện với nhau tại bàn ăn sáng. Phản ứng đầu tiên của Bill là sợ hãi, nhưng rồi ý nghĩ “Hãy cảm tạ Ta vì điều nầy” đến với Bill và anh đã đáp ứng gần như máy móc, “Cám ơn Chúa vì Ngài đã để con đối diện với Ron sáng nay”. Ron rất bình tĩnh khi họ nói chuyện với nhau. Bill kể cho anh ta nghe về sự thay đổi Chúa Giê-xu đã làm trong đời sống mình, và hai người đã chia tay như hai người bạn. Giữa khuya Bill thức dậy, trong đầu vang lên tiếng nói
  • 13. “Hãy tha thứ cho Ron”, Bill liền nói: “Chúa ơi, hãy tha thứ cho Ron!” rồi anh cảm thấy lòng bình an và vui mừng khôn tả. Sáng hôm sau anh biết được tin Ron cũng muốn gặp Chúa Giê-xu. Sự tha thứ mở cửa nhà tù của hận thù và những ác ý về người khác trong chúng ta. Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả chúng ta tha thứ cho mọi người về mọi điều họ làm tổn thương chúng ta không? Hầu hết chúng ta đều đặt điều kiện cho sự tha thứ của mình. Chúng ta nói: “Được rồi, tôi sẽ tha thứ cho anh nếu anh thay đổi!”, đó không phải là sự tha thứ thật. Sự tha thứ thật không đòi hỏi bất cứ một sự đền trả nào từ phía người gây ra tội. Điều đó có nghĩa là người ấy không hề mắc nợ chúng ta ngay cả một lời xin lỗi và chúng ta không có quyền mong đợi người ấy thay đổi. Tha thứ có nghĩa là chấp nhận người ấy trong thực trạng ngay cả khi người đó tiếp tục làm chúng ta tổn thương. Phi-e-rơ hỏi Chúa Giê-xu: “Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bảy lần không? Ngài đáp rằng: Không, bảy mươi lần bảy” (Mat Mt 18:21, 22). Nếu bạn cộng lại và nói: “Được rồi, sau 490 lần tôi sẽ không phải tha thứ cho anh nữa, bạn đã hiểu sai sứ điệp rồi. Một phụ nữ viết thư kể cho tôi một câu chuyện kỳ lạ về sự tha thứ. Bà đọc cuốn Từ Ngục Tù Đến Ca Ngợi vào buổi tối trước khi phải trải qua một cuộc giải phẫu và quyết định cám ơn Chúa về cơn đau bà phải gánh chịu sau đó. Trước sự ngạc nhiên của bà và của các bác sĩ, y tá, bà không bị đau gì cả và không cần ngay cả một viên aspirin để giảm đau. Giờ đây bà tin chắc là cảm tạ Chúa có kết quả và quyết định cảm tạ Ngài về bất cứ điều gì xảy đến cho bà. Thử thách lớn đến liền sau đó. Chồng bà loan báo muốn làm một cuộc ly hôn thử. Ông nói ông đang nghĩ đến ly dị nhưng trước hết ông muốn xem liệu có thể sống xa con cái được không. “Ngay lúc đó tôi nhận biết Chúa cho phép tôi nhìn thấy quyền năng của sự cảm tạ Ngài như thế nào để bây giờ tôi có được năng lực để cảm tạ Chúa”. Sau một tháng người chồng trở về. Ông không chịu được cảnh sống xa những đứa con. Tuy nhiên ông cũng thú nhận trong ba năm qua ông đã yêu một người đàn bà khác và hết lòng muốn chung sống với người ấy. Bà viết “Nỗi đau thật cùng cực khi nhìn thấy chồng tôi khổ, ông ta khốn khổ vì thiếu người đàn bà ông yêu, nhưng ông lại không thể cách xa những đứa con. Ông bị giằng xé không biết chọn đàng nào”. Tuy nhiên bà quyết định vẫn cảm tạ Chúa về điều nầy, “Tôi bắt đầu cảm tạ Chúa về cuộc hôn nhân đổ vỡ nầy, vì người phụ nữ mà chồng tôi yêu, vì chồng tôi không còn yêu tôi nữa và muốn ly dị tôi”. Bà tiếp tục làm như vậy trong một năm. Chồng bà ở nhà suốt thời gian nầy
  • 14. và một ngày kia họ khám phá ra họ đã có một tình yêu mới mẻ còn sâu xa hơn trước kia nhiều. “Điều vẫn còn làm chúng tôi ngạc nhiên là tình yêu chúng tôi cứ lớn hơn và thấy rằng với Chúa bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”. Ngài đã thật sự biến nỗi đau buồn của tôi thành niềm vui và đã biến ngay cả một tai họa như của chúng tôi thành một điều tốt lành và đẹp đẽ. Ngợi khen Chúa!” Bí quyết thành công của người phụ nữ nầy không hề nằm trong quyết tâm ca ngợi Chúa, năng lực phát ra từ sự ca ngợi của bà vì bà sẵn sàng tha thứ cho chồng và chấp nhận thực trạng của ông. Bạn có thể tưởng tượng điều nầy khó đến mức nào không? Người chồng không hề xin lỗi vợ mình hay hứa sẽ thay đổi gì cả. Mỗi ngày bà thấy ông chỉ mơ tưởng đến người phụ nữ khác cách công khai nhưng bà vẫn cảm thương cho sự đau khổ của ông thay vì thương hại chính mình. Hầu hết chúng ta có thể hiểu được dễ dàng nếu bà phản ứng cách giận dữ và cay đắng. Tôi nhận được nhiều thư từ những phụ nữ khác kể lại những câu chuyện tương tự nhưng không có được một kết thúc tốt đẹp. Trong những lá thư ấy, tinh thần không tha thứ được bày tỏ qua giọng điệu cay đắng và than trách: “Tôi đã cảm tạ Chúa về hoàn cảnh của tôi, nhưng vẫn không thể nào chịu đựng nổi và chồng tôi vẫn nhỏ nhen như trước”. Một đặc điểm chung của những người không chịu tha thứ là họ không muốn hay không thể nhìn thấy tội lỗi của chính họ. Một phụ nữ thuộc Hội Thánh chúng tôi kể rằng trải qua nhiều năm cuộc hôn nhân của bà giống như một cuộc trượt dốc, hết leo lên lại lao xuống. Hai ông bà đã ly dị nhau một lần và nhiều lần ly thân. Bà trở thành Cơ Đốc nhân và đi nhóm tại nhà thờ chúng tôi vì bà muốn học cảm tạ Chúa về chồng bà để Chúa thay đổi ông ta. Bà nghĩ rằng tính ích kỷ và thái độ đòi hỏi của chồng bà là nguyên nhân mọi vấn đề của họ. Tuy nhiên sự cảm tạ của bà không đem lại kết quả nào. Trong thời gian ly thân, khi bà nghĩ là sẽ ly dị lần nữa, bà tự hứa và hứa với Chúa rằng bà sẽ thử lần cuối cùng, “Tôi quyết sẽ hết sức thành thật với chính mình và với Chúa, không giả bộ gì hết”, bà viết cho tôi như vậy. Sáng hôm sau hai vợ chồng đi lễ và trong suốt bài giảng bà nhận thức đầy trọn mình cần được Đức Chúa Trời tha thứ. Quì trước tòa giảng bà khóc mãi và khi trở về chỗ ngồi, bà xin chồng bà tha thứ cho bà. Bà nói “Thình lình trong lòng tôi đầy tràn sự biết ơn đối với chồng tôi. Và điều kỳ lạ là suốt thời gian qua tôi cứ nghĩ rằng chồng tôi có lỗi, tôi giận dỗi vì ông ta chẳng khi nào xin lỗi tôi hay nhận rằng ông có lỗi về điều gì. Bây giờ cuối cùng tôi nhận ra rằng mình đã hiểu ngược vấn đề. Chính tôi mới là người ích kỷ, khó tính và cần được tha thứ”.
  • 15. Giờ đây sự ca ngợi của bà tuôn tràn từ một tấm lòng tràn ngập tình yêu và sự bình an. Sự bồn chồn hay thay đổi ngày trước nay không còn nữa. Chúa Giê-xu có kể một thí dụ về người đầy tớ nợ vua khoảng 10 triệu đô-la. Không trả nổi món nợ, anh ta xin vua tha cho. Vua tha nợ cho anh ta, nhưng ngay khi được thả ra, anh tìm đến người bạn nợ anh khoảng 200 đô-la, túm cổ người bạn và đòi phải trả ngay. Người bạn không có tiền nên quì xuống xin anh thư thả cho một thời gian, nhưng người đầy tớ nọ không chịu và để cho người bạn bị tống giam cho đến khi nào trả xong nợ. Được tin, vua gọi người đầy tớ đến và nói: ”...Hỡi đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi cầu xin ta, ngươi há lại chẳng nên thương xót bạn làm việc với ngươi như ta đã thương xót ngươi sao?” Thế là vua nổi giận phú nó cho kẻ giữ ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ. “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy”. Không tha thứ là một chất độc giết người và nó đang tàn phá nhiều gia đình. Sự phật ý về những điều nhỏ nhặt dần dà lớn lên và nếu cứ tiếp tục thì chúng ta sẽ không nhận ra được là điếu đó đang che giấu một thái độ không tha thứ rất nguy hiểm. Một thiếu niên nổi giận vì cha em không cho em mượn xe hơi của gia đình để đi chơi. Em nói “Tại sao em phải tha thứ cho cha? Cha không tin em mà”. Em thiếu niên ơi, em có tin rằng Chúa có thể thay đổi ý kiến của cha em nếu Ngài muốn. Và nếu Ngài không muốn thì chắc hẳn ngay bây giờ Chúa không muốn em lái xe. Em có thể cảm tạ Chúa về cha em không? Và tha thứ cho cha em không? Nếu em làm như thế, tôi đảm bảo rằng không khí trong gia đình em sẽ tốt hơn 100%. Cha em còn có thể cho em mượn xe hơi đấy, nhưng đó không phải là điểm quan trọng. Điều em sẽ nhận ra rõ nhất là em loại bỏ được tình cảm xấu xa trong lòng cứ nổi lên mỗi khi nghĩ tại sao cha em lại xấu tính và bất công như vậy. Đôi khi chúng ta dường như thích thú khi từ chối không tha thứ ngay cả khi chúng ta được xin lỗi. Cảnh tượng nầy có quá quen thuộc không? Một ông chồng than phiền suốt ba ngày liền vì không thích những món ăn nấu theo cách hướng dẫn trên truyền hình. Người vợ cảm thấy mình có lỗi vì đã không sắp xếp thì giờ khéo léo hơn. Người chồng văng tục, không thèm ăn nữa, đóng sầm cửa lại và bỏ đi. Nhưng chẳng bao lâu ông trở về và nói “Cưng ơi, anh xin lỗi vì đã làm em buồn. Tha lỗi cho anh nhé”. Đây chính là cơ hội để xóa bỏ khoảng cách giữa hai vợ chồng, nhưng người vợ che giấu tình cảm thật của mình sau nụ cười 'ngọt ngào' và thì thầm: “Anh không làm gì để em buồn cả, có gì đâu mà tha lỗi”. Nhưng đằng sau câu nói ấy là nỗi buồn phiền và sự không tha thứ ngấm ngầm, “Anh đã làm tôi xấu hổ. Bây giờ tôi sẽ để cho anh khốn khổ một thời gian chứ”.
  • 16. Đã bao lần chúng ta lặp lại cảnh nầy với vài thay đổi nhỏ. Khi có ai đó chạm tự ái chúng ta, miệng chúng ta thì nói: “Không có gì, chắc chắn là tôi không giận gì anh”, nhưng hành động của chúng ta lại tỏ rõ rằng chúng ta đã không quên điều xấu xa anh ta đã làm và cũng không để cho anh ta quên điều đó được. Nếu có ai xin bạn tha thứ, hãy tha thứ, ngay cả khi bạn nghĩ rằng người đó không hề làm bạn buồn. Sự tha thứ của bạn có ý nghĩa to lớn và rất quan trọng đối với người đó trong mối quan hệ giữa anh ta và Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta có thể bắt đầu bằng cách luôn luôn tha thứ cho những người trong gia đình chúng ta thì sẽ có một sự thay đổi hết sức lớn lao. Thay vì nổi giận với người khác, chúng ta có thể nói: “Cám ơn Chúa vì cha con vừa thất hứa với con lần thứ một triệu. Con tha thứ cho cha con và xin Ngài cũng tha thứ cho cha con”. Hay là “Cảm tạ Chúa vì đứa con của con đã quên không dọn giường lần thứ không biết bao nhiêu. Con tha thứ cho nó”. Hãy bắt đầu phản ứng như vậy đi để không khí trong gia đình bạn và tại bàn ăn nhà bạn sẽ khiến khách khứa muốn biết bí quyết nào để được như vậy. Khi đó bạn hã giới thiệu Chúa Giê-xu cho họ. Sẽ có một sự khác biệt nổi bật nếu chúng ta bắt đầu tha thứ cho những người khó tính mà chúng ta làm việc chung và cảm tạ Chúa vì tính tình họ như vậy. Roy Wyman trở thành Cơ Đốc nhân và đã đọc những sách của tôi về việc cảm tạ Chúa trong mọi sự. Công ty của ông đang gặp khó khăn về tài chánh và đã có những bất bình về phía những người cộng tác. Trong một buổi họp ban quản trị, người ta đã phát biểu bao lời lẽ chói tai Roy, rồi đến lượt ông lên tiếng. Ray vốn là người phản ứng nhanh và hay nổi nóng. Trong suốt buổi họp ông thầm nguyện với Chúa: “Chúa ơi, con cám ơn Ngài vì những người nầy và tất cả những gì đang xảy ra tại đây”. Khi Roy mở miệng, ông cũng ngạc nhiên về chính những lời ông nói: “Tôi chỉ còn biết nói với các bạn là tôi yêu các bạn!” Công ty được tổ chức lại khi người hùn vốn khó tính nhất quyết định bán phần hùn của ông ta. Chẳng bao lâu tiền lời bắt đầu tăng lên và có những sự thay đổi đáng kể trong nhân sự, từng người bắt đầu tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ. Sau đó vài tháng, tại một đại hội Cơ Đốc giáo trong thành phố, người đã hùn vốn và đã rời bỏ công ty vì giận dữ cũng tiếp nhận Chúa. Roy nói: “Tôi mất đi một người hùn hạp, nhưng cảm tạ Chúa, chẳng bao lâu tôi lại được một anh em trong Chúa”. Thỉnh thoảng các Cơ Đốc nhân thấy khó hòa hợp với anh em trong Hội thánh. Nhưng Chúa Giê-xu đã nói: “Vì các ngươi yêu thương nhau mà mọi người nhận biết các ngươi là môn đồ của ta!” Khi Hội Thánh có vẻ nguội lạnh và các Cơ Đốc nhân khó chịu, chỉ trích lẫn nhau, tinh thần không chịu tha thứ có thể bóp nghẹt tất cả sự vui mừng và
  • 17. tình yêu thương. Nếu bạn ở trong một Hội Thánh như vậy, hãy bắt đầu cảm tạ Chúa vì Ngài đặt để bạn tại đó và hãy để ý đến thái độ của bạn. Phao-lô viết: “Hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau, như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy. Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành. Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến đặng hiệp nên một thể; lại phải biết ơn” (CoCl 3:13, 15). Nếu tất cả các Cơ Đốc nhân sống đúng với trách nhiệm và đặc ân yêu thương cũng như tha thứ cho nhau thì ngày nay chúng ta có rất ít giáo phái. Đặc ân tuyệt vời của chúng ta là tha thứ và yêu thương, để cho lòng chúng ta tràn đầy sự bình an và luôn uôn cảm tạ Chúa. Nếu bạn cảm thấy đời sống tâm linh mình bế tắc, hãy hỏi Chúa: “Con đã không tha thứ điều gì?” Có bao giờ bạn nghĩ rằng Chúa đã xử không đẹp với bạn không? Nếu có, bạn cần giải quyết vấn đề với Ngài. Hãy thưa với Ngài “Chúa ơi, con không hiểu tại sao Ngài lại để những người nầy làm hại con và những nan đề cứ chồng chất trên đời sống con. Ngài chẳng làm điều gì tốt đẹp cho đời sống con, con nghĩ rằng Ngài không quan tâm đến con. Hãy tha thứ cho con vì con đã suy nghĩ như vậy. Con muốn tin là Ngài yêu con và đang giải quyết những nan đề trong đời sống con vì ích lợi cho con”. Gene Neill, bạn của tôi thuật lại chuyện của Roy Roach, người đã bị bắt và bị kết án vì lời chứng dối của người khác. Roy bị giam chung với Gene tại nhù tù Eglin Air Force Base Federal tại Fort Walton Beach, Florida. Một ngày kia anh nghe tin người vu cáo anh đã bị bắt về một tội gì đó và bị giam chung trại. Lòng căm thù và cay đắng nổi ên, Roy âm mưu ám sát người kia, anh kể cho Gene nghe và Gene khuyên anh ta nên từ bỏ kế hoạch và thay vào đó bằng sự cảm tạ Chúa về mọi điều. Ý kiến nầy không tác động gì đến Roy và anh ta tiếp tục âm mưu giết người. Một ngày kia anh nhận được tin vợ và con gái đều bị ung thư không thể chữa được. Trong nỗi đau khổ cùng cực, anh cầu xin Chúa giúp đỡ mình và yêu cầu Gene cầu nguyện với anh. Gene nhắc lại lời khuyên, rằng Roy nên cảm tạ Chúa về mọi điều. Sự tuyệt vọng đưa Roy đến đường cùng, quì gối xuống, từ bỏ lòng thù hận với người kia, anh xin Chúa tha thứ cho mình và cảm tạ Chúa vì bị ở tù và vì bệnh tình của vợ con. Anh đã có thể tin được là Chúa đã dùng những tai họa ấy để làm vinh hiển danh Ngài và để ích lợi cho gia đình anh. Sau đó hai tuần, một điều vô cùng kỳ lạ xảy ra. Vợ và con gái của Roy đến thăm anh, cho biết mọi triệu chứng ung thư đã biến mất, quang tuyến X không tìm ra dấu hiệu bệnh tật nào cả. Sự tha thứ của Roy đã khiến quyền năng chữa lành của Chúa được thể hiện. Bạn có đang bị đối xử cách bất công không? Có đang chịu khổ vô cớ không?
  • 18. Bạn có tin rằng Chúa sắp đặt như vậy để ích lợi cho bạn không? Giô-sép bị các anh mình bán làm nô lệ ở Ai-cập, sau đó ông lại phải vô tù hai năm vì một điều mình không hề làm, sau khi được trả tự do và giữ địa vị cao nhất nước chỉ sau Pha-ra-ôn, các anh của ông đến mua lúa. Và họ thật sự kinh hoàng khi nhận ra Giô-sép bởi nghĩ chắc rằng ông sẽ trả thù, nhưng Giô-sép nói: “Các anh toan hại tôi nhưng Đức Chúa Trời lại toan điều ích cho tôi”. Không có sự khác biệt gì nếu những người hại bạn toan làm điều dữ. Đức Chúa Trời sẽ không để bạn bị hề hấn gì nếu qua đó Ngài không toan làm điều ích cho bạn. Nếu bạn tin như vậy, bạn có thể cảm tạ Ngài về điều đó không? Bạn có thể tha thứ đến độ thật sự vui về những gì bạn đang phải chịu không? Vui, vui và rất vui? Nếu bạn vui như vậy, Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho bạn. Ngài sẽ khiến Thánh Linh ngự vào lòng bạn, loại bỏ đi điều lâu nay từng làm hại bạn - cái khối u nhỏ xấu xí của sự không tha thứ đã lan ra như bệnh ung thư tước đoạt niềm vui và sức khỏe của bạn. Đức Chúa Trời biết rõ chúng ta vì Ngài tạo ra chúng ta. Ngài biết rằng chỉ một chút không tha thứ nuôi dưỡng trong lòng cũng sẽ làm hại bạn rất nhiều về thể xác, tình cảm và tâm linh. Khi chúng ta chịu khổ như vậy, Ngài chỉ rõ cho chúng ta: “Nỗi đau khổ của con là do không chịu tha thứ. Nếu con không tha thứ thì ta cũng không thể tha thứ cho con. Nhưng nếu con tha thứ cho người khác, ta sẽ tha cho con, chữa lành cho con và cho con hoàn toàn được tự do”. LÀM THẾ NÀO KHIẾN KẺ CHẾT SỐNG LẠI Một dẫn chứng lạ lùng về quyền năng của sự ca ngợi là việc Chúa Giê-xu kêu La-xa-rơ sống lại. Chúa Giê-xu được cho biết La-xa-rơ đau nặng nhưng Ngài đã không đến ngay, đến khi La-xa-rơ chết rồi Ngài mới nói với các môn đồ: “Chúng ta hãy trở về xứ Giu-đê” (GiGa 11:7). Các môn đồ chẳng muốn đi chút nào, vì lần trước khi họ ở đó những người Giu-đa đã tìm cách giết Chúa Giê-xu. Tại sao phải liều mạng để đi dự một đám tang! Lúc đó Chúa Giê-xu nói một điều rất kỳ lạ với các môn đồ: “La-xa-rơ chết rồi. Ta vì các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin...” (11:14, 15). Chúa Giê-xu vui vì La-xa-rơ chết, mọi người coi đó là một bi kịch nhưng Chúa Giê-xu có cái nhìn khác hơn về sự việc ấy và Ngài vui. Khi họ đến làng Bê-tha-ni là nơi La-xa-rơ cư ngụ, gia đình, bè bạn và nhiều nhà lãnh đạo Do Thái đang tụ tập để than khóc người chết. Nhiều tiếng than vạn, khóc lóc nhưng chẳng có một lời ca ngợi và cảm tạ. Khi thấy Chúa Giê- xu đến, một số người giận dữ và nói: “Người đã mở mắt kẻ mù được, há chẳng có thể cũng làm cho người nầy không chết sao?” (11:37). Chúa Giê-xu thất vọng trước phản ứng của họ và hỏi: “La-xa-rơ được chôn ở
  • 19. đâu?”, họ chỉ cho Ngài, rồi Ngài bảo: “Hãy lăn hòn đá đi!”. Cho đến lúc nầy thì bạn hoặc tôi có thể làm được những gì Chúa Giê-xu làm. Chúng ta có thể dự tang lễ, an ủi tang quyến và nếu chúng ta tin điều Kinh Thánh nói, “mọi sự hiệp kại làm ích cho kẻ yêu mến Chúa”, thì chúng ta có thể cố gắng nói với tang quyến rằng điều đó xảy ra là có ích lợi. Nhưng có lẽ bạn và tôi chỉ làm đến đó mà thôi, ngay cả khi chúng ta bị gia đình người quá cố thách thức: “Anh nói anh là một người Cơ Đốc, và Chúa của anh có thể làm mọi sự, sao anh không xin Ngài làm một điều gì ngay bây giờ đi?” Chúa Giê-xu làm gì? Ngài có xin Đức Chúa Trời giúp đỡ không? Ngài có nài xin rằng “Lạy Cha, xin hãy nghe con vì con đang có một việc rất hệ trọng cần Cha giúp đỡ”? Không, Ngài đứng đó và nói: “Thưa Cha, con cảm tạ Cha vì Ngài đã nhậm lời con”. Chúa Giê-xu không xin Đức Chúa Trời làm điều gì, Ngài chỉ cảm tạ Đức Chúa Trời vì điều đó đã được thực hiện rồi, Ngài đang nói: “Cám ơn Cha vì vấn đề không còn là vấn đề nữa”. Một đám đông khá lớn đang vây quanh mộ than van khóc lóc. Các môn đồ đứng sau lưng họ đang lo sợ bị bắt và bị giết. Chúa Giê-xu là người duy nhất đứng đó mà không có vấn đề gì, Ngài chẳng có điều gì phải cầu xin Đức Chúa Trời. Ngài chỉ nói: “Cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời con”. Và rồi Ngài nhìn thẳng vào mộ và ra lệnh: “Hỡi La-xa-rơ, hãy ra!”. Tại sao bạn và tôi lại không thể làm điều nầy? Chúa Giê-xu đã bảo các môn đồ sau đó: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha. Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con” (14:12, 13). Đó là một trong những câu Kinh Thánh khiến chúng ta không được thoải mái. Tôi chưa gọi người chết nào sống lại và có lẽ bạn cũng chưa. Ngay cả những vấn đề nhỏ phải đối diện mà chúng ta còn giải quyết chưa nổi. Nhưng Chúa Giê-xu nói rằng chúng ta có thể và Ngài cũng đã chứng minh cách làm. Ngài chỉ nói đơn giản: “Con cám ơn Cha vì Cha đã nhậm lời con”. Đó là điều khiến tôi tin chắc rằng ca ngợi và cảm tạ được coi là sự bày tỏ chủ yếu của lòng tin cậy và đức tin nơi Đức Chúa Trời - và tại một thời điểm nào đó trên bước đường học tập cảm tạ Chúa về mọi điều, quyền năng của Ngài sẽ thành hiện thực trong đời sống chúng ta. Tôi biết bí quyết không nằm trong những lời nói của Chúa Giê-xu. Tôi có thể đứng trước một quan tài mở nắp và nói đi nói lại nhiều lần với những giọng điệu khác nhau: “Con cám ơn Cha vì Cha đã nhậm lời con”, nhưng điều nầy không làm cho xác chết đứng dậy được. Vậy thì không phải ở cách nói mà là một điều gì trong lòng Chúa Giê-xu đã tuôn tràn thẳng vào lòng Đức Chúa Trời. Nếu chính điều đó có thể tuôn tràn qua lòng chúng ta thì tình yêu của Chúa sẽ tràn vào
  • 20. đời sống chúng ta và hoàn cảnh chung quanh chúng ta, chắc chắn sẽ như ánh sáng mặt trời tràn qua cánh cửa mở rộng để căn phòng ngập tràn ánh sáng và được ấm áp. Làm cách nào chúng ta có thể cảm tạ Đức Chúa Trời theo cách của Chúa Giê-xu. Tôi chắc chắn rằng có nhiều cách để bắt đầu, nhưng bạn phải bắt đầu ở một điểm nào đó, còn tôi bắt đầu cảm ơn Chúa về những điều nhỏ nhặt như chiếc xe hơi cũ không chịu chạy. Thoạt tiên điều nầy có vẻ ngớ ngẩn, nhưng Kinh Thánh dạy chúng ta phải “vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời” (Eph Ep 5:20). Mọi sự bao gồm cả xe cũ, bánh mì cháy, dụng cụ bị hư hỏng... Thoạt đầu tôi cũng chẳng thật sự có ý cảm tạ, nhưng cảm tạ là một hành động biểu lộ vâng phục đối với điều Chúa muốn tôi làm. Đó là bước đầu của tôi, và phải trải qua một thời gian khá lâu trước khi tôi thấy được nhiều kết quả. Sự thay đổi đến từ từ, dần dần tôi bắt đầu thật sự cảm tạ khi nói “Cám ơn Chúa”, và cứ thế tôi thấy mình thật sự sung sướng về một số điều trước kia vẫn làm tôi lo buồn. Cũng vậy, càng ngày tôi càng tin tưởng hơn rằng Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về tất cả mọi sự xảy đến cho tôi và cũng không khó khăn lắm để tin rằng Ngài đưa tôi vào những hoàn cảnh đó để tỏ cho tôi biết Ngài yêu tôi. Khi tôi bắt đầu chia xẻ với mọi người và cảm tạ Chúa về những hoàn cảnh khó khăn của họ, bằng chứng lại rõ ràng hơn; cảm tạ như một biểu lộ của đức tin đem đến nhiều kết quả kỳ lạ hơn là cứ van nài, cầu xin với Chúa. Tôi thấy không phải chỉ thỉnh thoảng mới cảm tạ. Kinh Thánh nói đi nói lại rằng cảm tạ là cách biểu lộ chính xác sự thờ phượng và tình yêu đối với Đức Chúa Trời. Nhưng trước khi hiểu được nhiều như vậy tôi đã phải đối diện với một số vấn đề. Nhiều lúc cảm tạ Chúa chẳng đưa tôi đến đâu cả, sự việc dường như còn rắc rối hơn trước khi tôi bắt đầu. Thất vọng xâm chiếm tôi, những lời cảm tạ của tôi - khi tôi có thể nói - trống rỗng và vô nghĩa. Có điều gì sai trật? Tôi thử nhiều cách cảm tạ mới. Tôi sử dụng ý chí để làm điều nầy dù đôi khi tôi muốn bỏ cuộc. Vẫn không lối thoát. Cuối cùng tôi cảm tạ Chúa về việc thiếu niềm vui và thiếu đức tin của tôi và xin Ngài chỉ cho tôi biết điều gì sai trật. Ngài chỉ ra rằng đến một lúc nào đó dù tôi có ý chí đến đâu, dù có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần những lời cảm tạ cũng không đem tôi đến gần một giải pháp nào. Vấn đề không phải ở những điều tôi nói hay làm, chính tôi mới là vấn đề. Khi Chúa Giê-xu nói những lời đơn sơ:“Cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời con”. Quyền năng của Đức Chúa Trời đã truyền ngay qua Chúa Giê-xu, vì giữa Chúa Giê-xu với Đức Chúa Trời không có vấn đề gì hết. Không có điều gì trong lòng Chúa Giê-xu ngăn trở mối tương giao giữa Ngài với Đức Chúa
  • 21. Trời, cả hai là một. Chúng ta biết Chúa Giê-xu cầu nguyện cho tất cả những ai sẽ tin Ngài: “Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để hiệp làm một cũng như chúng ta vẫn là một: Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con” (GiGa 17:22, 23). Cảm tạ Chúa như một hành động bày tỏ ra bên ngoài lòng vâng phục là điều tốt nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Sớm muộn gì cũng đến một lúc những lời cảm tạ của chúng ta dường như mòn mỏi. Điều đó thường có nghĩa là chúng ta cần có điều gì khác nữa. Giá thì cao và việc trả giá thường đau đớn; phải từ bỏ điều nào đó trong lòng đã ngăn trở mối tương giao giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Mặc dù phần thưởng là sự hiệp một với Chúa Giê-xu Christ nhưng chúng ta luôn luôn không muốn từ bỏ. Một viên quan Do Thái hỏi Chúa Giê-xu điều ông phải làm để được sự sống đời đời. Ông ta nói: “Tôi đã giữ các điều răn từ khi còn nhỏ”. Nhưng Chúa Giê-xu phán với ông: “Còn thiếu cho ngươi một điều; hãy bán hết gia tài mình, phân phát cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của cải ở trên trời; bấy giờ hãy đến mà theo ta”, nhưng người ấy nghe mấy lời thì trở nên buồn rầu vì giàu có lắm. Đức Chúa Giê-xu thấy người buồn rầu, bèn phán rằng: “Kẻ giàu vào nước Đức Chúa Trời là khó biết dường nào!” (LuLc 18:18, 22-24). Vấn đề không phải ở chỗ giàu sang của người mà là lòng yêu mến sự giàu sang đó. Chúa Giê-xu biết điều nầy trong lòng người ấy và đã chỉ đúng điều đã gây ngăn trở mối tương giao giữa người đó với Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì chúng ta không từ bỏ vì Chúa Giê-xu, đó chính là điều chúng ta thấy quan trọng hơn mối quan hệ giữa chúng ta với Ngài. Chúng ta hãy tự hỏi mình câu hỏi sau đây: “Có điều gì hay người nào trong đời sống tôi khiến tôi không vì Chúa từ bỏ hay không cảm tạ Chúa không?”. Nếu câu trả lời là có, đó chính là điều hay người đã xen giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Có lần một phụ nữ kể cho tôi nghe những vấn đề của bà về tiền bạc, sức khỏe và gia đình, “tôi muốn dâng hết cái mớ rắc rối nầy lên cho Chúa - Tôi cũng đã cố cảm tạ Ngài nhưng mọi sự cứ tệ hại hơn, xin cho biết tôi phải làm gì?” Tôi hỏi: “Có điều gì bà biết Chúa muốn bà làm mà bà không muốn làm không?” Bà ta đỏ mặt và nói: “Chỉ có một điều là tôi không thể tha thứ, tôi cũng không thể nói ra điều đó”. Tôi bảo: “Đó chính là điều Đức Chúa Trời muốn bà làm trước khi bất cứ điều gì khác có thể xảy ra”.
  • 22. Bà ta khóc nhưng nét mặt rất cương quyết, “thế thì tôi tiếp tục chịu đau khổ thôi, tôi không thể nào tha thứ được”. Hầu hết chúng ta cứ cố che đậy hay chối bỏ những vấn đề đích thực. Giê-rê- mi tỏ ra hiểu bản chất con người khi ông viết: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật và rất là xấu xa: ai có thể biết được? Ta, Đức Giê-hô-va, dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng..." (Gie Gr 17:9, 10). Đa-vít đã tỏ ra thành thật khi nói: “Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi. Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi; xin xem thử tôi có lối ác nào chăng? Xin dắt tôi vào con đường đời đời” (Thi Tv 139:23, 24). Nếu bạn cầu nguyện như vậy, Chúa sẽ trả lời. Ngài sẽ nhắc bạn những gì bạn đang cố che giấu. Thường thì những đầu mối được tìm ra trong những hoàn cảnh đau đớn mà chúng ta cảm thấy quá nặng nề. Chúng ta có thể cảm ơn Ngài về những hoàn cảnh nầy vì Ngài không dùng chúng để hình phạt nhưng để đem chúng ta đến gần Ngài hơn. Khi biết sự thật, chúng ta phải làm một điều gì đó, “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi” (66:18). Bất cứ điều gì chúng ta giấu Chúa, đó là tội lỗi. Khi chúng ta cứ còn bám chặt điều đó, Chúa không thể nghe chúng ta. Phương thuốc duy nhất cho tội lỗi là sự tha thứ của Đức Chúa Trời, và điều này mang chúng ta trở lại nền tảng ban đầu của mối quan hệ giữa chúng ta với Đấng Tạo Hóa; chúng ta thú nhận tội lỗi của mình, dâng nó cho Ngài và Ngài tha thứ. Còn sống bao lâu tôi sẽ còn tùy thuộc vào sự tha thứ của Ngài lấy lâu. Hơn bao giờ hết, tôi ý thức rõ điều nầy và hy vọng trong tương lai tôi sẽ càng tùy thuộc vào điều nầy hơn nữa. Bạn có sợ hay xấu hổ vì phải xin Ngài tha thứ nhiều lần không? Bạn có nghĩ làm thế là bạn đang đùa với Chúa và Ngài sẽ giận dữ, chán nản hết muốn tha thứ cho bạn không? Đó không phải là sự khiêm tốn mà chính là lòng kiêu ngạo khiến bạn không thể thấy được bạn phải tùy thuộc vào sự tha thứ của Chúa. Ngày nọ tôi đứng ở bờ biển, thấy một cậu bé chạy xuống và múc nước đầy cái xô đồ chơi. Rồi nó chạy lên bờ, đổ nước trong xô vào cái lỗ đào trên cát. Nó cứ chạy lên, chạy xuống, rồi bỗng nhiên tôi nhận thức được sự tha thứ của Đức Chúa Trời cũng bao la như đại dương. Chúng ta cứ múc hết xô nọ đến xô kia và ngay lập tức nước lại tràn vào để thay thế số lượng nước nhỏ nhoi mà chúng ta vừa múc. Dù chúng ta có múc bao nhiêu nước thì đại dương vẫn tràn đầy nước như khi chúng ta bắt đầu múc. Và dù chúng ta có đổ bao nhiêu xô nước vào cái lỗ nhỏ trên cát thì nước cũng biến mất ngay và chẳng bao lâu chúng ta lại cần một xô nước khác. Lòng Đức Chúa Trời vui mừng khi con cái Ngài đến nhận sự tha thứ, Ngài không tha thứ cách miễn cưỡng và bảo: “Nữa! Lại xin nữa rồi! Đến khi nào con mới nên người!”. Cứ mỗi lần Ngài thấy chúng ta trở lại, Ngài lại nói:
  • 23. “Ta rất vui mừng vì con đã trở lại, ta tha thứ cho con và ta yêu con”. Những lần trở lại với Chúa để Ngài tha thứ và quên đi là con đường huyết mạch trong quan hệ giữa chúng ta với Chúa. Mỗi lần chúng ta thừa nhận tội lỗi mình và đầu phục Ngài, Đấng Christ lại có thêm quyền kiểm soát trên lãnh vực đời sống của chúng ta. Sự thay đổi trong chúng ta có thể từ từ hay lập tức, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng sự thay đổi đang xảy ra. Chúng ta không thể tự thay đổi, đó là lý do vì sao Phao-lô nói với người Ê- phê-sô: ”...Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh..." (Eph Ep 5:18). Khi Thánh Linh kiểm soát đời sống chúng ta, sẽ có trái của Thánh Linh trong chúng ta, “ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (GaGl 5:22, 23). Những trái nầy chúng ta không thể nào tự mình có được. Đầy dẫy Đức Thánh Linh có nghĩa gì? Sẽ dễ hiểu điều nầy hơn nếu chúng ta nghĩ đến sự đầy dẫy Thánh Linh như một quá trình hơn là một sự kiện xảy ra tức khắc. Khi Phao-lô nói: “Hãy đầy dẫy...”, ông dùng hình thức của một từ ngữ không có trong Anh ngữ. Từ ngữ chỉ hành động thuộc thời hiện tại diễn tiến dùng để mô tả một ống dẫn nước đang được nước chảy vào. Ống được đầy khi nước tiếp tục chảy qua. Nếu ta khóa vòi hay có vật gì bít ống nước lại thì nó không còn đầy nước được nữa. Hoặc ống nước sẽ trống trơn hoặc sẽ chứa nước đọng. Bạn cũng như tôi, giống như ống nước đó và chúng ta được lệnh phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh không bất động nhưng tuôn chảy qua chúng ta. Mở vòi nước là thái độ đầu phục Đấng Christ liên tục, bất cứ điều gì xen vào giữa Ngài và chúng ta sẽ bít kín ống nước. Bây giờ bạn đã hiểu giữ cho sự liên lạc giữa chúng ta với Đức Chúa Trời luôn được thông suốt là điều quan trọng như thế nào chứ? Và hẳn bạn cũng hiểu chúng ta phải lệ thuộc vào sự tha thứ liên tục của Chúa ra sao? Tôi biết tôi không giống tôi cách đây năm năm, và mối quan hệ giữa tôi với Chúa bây giờ cũng không như hồi đó. Hy vọng tôi đã lớn lên, đã trưởng thành đôi chút và đã đầu phục Chúa nhiều hơn trong những lãnh vực khác trong đời sống để ngày càng đầy dẫy Thánh Linh của Ngài. Ngài chỉ có thể đầy dẫy khi tôi sẵn sàng để lòng trống không và sẵn sàng vươn tới, lớn lên trong nhiều phương diện. Giống như những ống chứa và luôn luôn dẫn nước, bạn và tôi có thể chứa đựng Đức Thánh Linh ngày càng nhiều hơn khi mối tương giao giữa chúng ta với Chúa sâu đậm hơn. Một ống dẫn nước có thể bị tắc nghẽn, và chúng ta cũng vậy, bạn có thể đầy dẫy Đức Thánh Linh và rồi bạn nổi nóng hay Chúa chỉ cho bạn một điều nào đó cần phải từ bỏ, nhưng bạn từ chối. Lúc đó bạn có còn đầy dẫy Thánh Linh không? Hay bạn đã bị tắc nghẽn? Một số người kể một người nào đó là đầy dẫy Đức Thánh Linh khi nói đến
  • 24. kinh nghiệm đầu phục Đức Thánh Linh đặc biệt nào đó. Từ đó trở đi, họ trông đợi “người đầy dẫy Thánh Linh” này sẽ là một người gần như toàn hảo. Điều nầy hoàn toàn trái ngược với thực tế. Người đã mở lòng ra để được đầy dẫy Thánh Linh rồi sau đó lại bị tắc nghẽn là một người khó có thể chung sống và khó cảm thông. Khi đã nếm trải sự tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời và rồi lại quay về đường xưa lối cũ thì lẽ tự nhiên chúng ta trở nên dễ nổi nóng và luôn đau khổ. Đức Thánh Linh đem đến sự bình an nội tâm và khi sự bình an mất đi, chúng ta có thể phản ứng một cách thiếu thiện chí đối với mọi sự việc và mọi người chung quanh. Nếu chúng ta nói: “Hiện giờ tôi đang được đầy dẫy Đức Thánh Linh”, thay vì nói: “Tôi được đầy dẫy Đức Thánh Linh”, thì chúng ta mới mô tả cách chính xác hơn phương thức Đức Thánh Linh làm việc. Phao-lô đã được chính Đức Thánh Linh soi dẫn cẩn thận để dùng động từ đầy dẫy ở thời hiện tại diễn tiến. Điều nầy nhấn mạnh cho các Cơ Đốc nhân đầu tiên thấy nhu cầu cần được Thánh Linh đầy dẫy liên tục. Đây không phải là kinh nghiệm trong chốc lát nhưng là một quá trình tiếp diễn tùy thuộc tình trạng tương giao giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúng ta có luôn sẵn sàng thú nhận những thất bại của mình và xin Ngài tha thứ chăng? Nếu được như vậy nghĩa là chúng ta đang dứt bỏ những gì ràng buộc và chúng ta ngày càng đầy dẫy chính Ngài hơn. Chúa Giê-xu liên tục đầy dẫy Thánh Linh. Ngài, Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh là một. Hình ảnh Ngài dùng mô tả liên hệ giữa chúng ta với Ngài rất sống động: “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh...” (GiGa 15:5). Nhánh không thể tự lớn lên hay ra trái khi bị cắt lìa khỏi cành. Chúng ta cần nhựa sống chảy qua liên tục, đây là hình ảnh của sự lệ thuộc hoàn toàn, nhựa sống chính là Đức Thánh Linh. Chúng ta càng tận hiến đời sống và chính mình cho Ngài, chúng ta càng kinh nghiệm sự hiệp một mà chúng ta hưởng được trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Sự ca ngợi thật phát sinh từ sự hiệp một với Đấng Christ và như cái máy lọc, ca ngợi thật sẽ biến mọi việc trong đời sống chúng ta thành niềm vui mừng và cảm tạ. Bạn có thể tưởng tượng bạn đang có một máy lọc của sự ngợi khen trong lòng không? Bạn sẽ không còn thấy đau khổ, nan đề hay bị kịch nào mà chỉ thấy những cơ hội tuyệt vời Chúa dùng để chứng minh tình yêu của Ngài đối với bạn. Chúa Giê-xu là thế đó. Không chỉ môi miệng mà từng thớ thịt của Ngài tuôn tràn sự ngợi khen, vì vậy Ngài có thể nói tại đám tang ở Bê-tha-ni: “Ta vì các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin”. Phải chăng một phần cuộc đời bạn đang chết và bị chôn? Có bị hủy hoại và phí phạm không? Có thể đó là hôn nhân, công việc hay tài năng của bạn. Bạn bảo: “Khiến những điều nầy sống lại chẳng ích gì!”, bạn nghĩ vậy là sai
  • 25. đấy! Hãy thôi, đừng than van khóc lóc nữa. Thay vào đó, hãy nói: “Tôi rất sung sướng vì điều nầy xảy ra để vinh hiển danh Chúa!”, đã đến thời điểm của sự sống lại - “Hỡi La-xa-rơ, hãy ra!" HÃY THÁO BỎ NHỮNG XIỀNG XÍCH CỦA BẠN Một nhóm người hay đùa giỡn ác ý tặng cho người bạn một dây xích sắt to cột thêm một hòn sắt nặng 50 cân ở đầu dây nữa. Họ xích đầu dây kia vào chân anh bạn ấy rồi ném chìa khóa đi. Họ trêu anh ta: “Nào! Bây giờ xem anh chạy nhanh cỡ nào!”, không do dự, người bị xiềng bê hòn sắt lên, kẹp vào nách và bắt đầu đi, không lấy gì làm khó khăn lắm. Toét miệng cười, anh ta nói: “Cám ơn các bạn rất nhiều. Đây đúng là thứ tôi luôn ao ước đấy, dây xích với hòn sắt của riêng tôi”. Bạn đã từng gặp ai thích bị xiềng chưa. Có lẽ tôi nên hỏi: Bạn có thích bị xiềng không? Trong thư gởi cho người Hê-bơ-rơ, tác giả viết: “Chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta” (HeDt 12:1). Hầu hết Cơ Đốc nhân chúng ta đã bỏ đi những tội lỗi tỏ tường như trộm cắp, giết người, ngoại tình. Còn những gì chúng ta chưa từ bỏ thường được giấu trong trí và trong lòng. Đó có thể là thái độ của chúng ta đối với những tay trộm cắp, giết người và ngoại tình. Chúa Giê-xu chỉ cho chúng ta biết nguồn gốc những vấn đề của chúng ta nằm trong những tư tưởng kín giấu không thấy được trong lòng chúng ta. Ngài nói: “Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối và lộng ngôn” (Mat Mt 15:19). Giống anh bạn mang xiềng xích có hòn sắt, chúng ta bảo rằng có thể sống thoải mái với những gánh nặng thêm vào. Chúng ta bào chữa: “Tôi chỉ là một con người với những yếu đuối nhưng ít ra tôi cũng không đến nỗi tồi tệ như người kia”. Chúng ta có thể làm thế trong một thời gian ngắn nhưng rồi sẽ có ngày Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải chú ý đến sự yếu đuối của chúng ta. Trong nhiều năm tôi phải tranh chiến với những tư tưởng bất chính, những giấc mơ dâm dục. Điều nầy làm tôi luôn luôn có mặc cảm tội lỗi và tôi cầu xin Chúa tha thứ, giải thoát tôi khỏi sự cám dỗ, nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Đó là cái vòng lẩn quẩn và tôi nghĩ chắc mình phải sống với nó suốt đời. Rồi một ngày kia tôi nhận ra rằng điều nan giải nhất với con người chúng ta chính là điều Đức Chúa Trời muốn làm cho chúng ta. Nếu tôi thật sự muốn từ bỏ những tư tưởng bất chính của mình, Chúa sẽ cất bỏ chúng và thay vào đó những tư tưởng của Christ. “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ
  • 26. đã có” (Phi Pl 2:5). Dĩ nhiên tôi lập tức thưa với Chúa: “Chúa biết là con chỉ muốn có những tư tưởng thánh khiết”. Nhưng rồi một ý tưởng nẩy sinh: “Tôi có sẵn lòng để cho tất cả tư tưởng của mình được chiếu trên một màn ảnh cho mọi người thấy không?” Tôi thấy người nóng bừng lên. Nếu tôi muốn giữ lại một tư tưởng xấu, chỉ trong giây lát thôi, trước khi từ bỏ nó thì sao? Bất ngờ tôi thấy mình không còn dám chắc là sẵn sàng dâng mọi tư tưởng cho Chúa. Vấn đề của tôi không còn là một tội lỗi tôi không ngăn chặn được, nhưng là một tội lỗi mà tôi không chắc rằng mình có muốn ngăn chặn nó. Trước đây, tôi tự coi mình như một nạn nhân không may của ma quỉ và nài xin Chúa giải thoát. Bây giờ Ngài cho biết là tôi có thể được giải thoát ngay tức khắc nếu tôi thật lòng muốn. Lẽ thật trong những lời Gia-cơ nói bừng lên trong trí tôi: “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình”. Tôi phải xấu hổ thừa nhận rằng thật sự tôi đã thích thú với những tư tưởng kín giấu nầy. Dứt bỏ chúng thật ra không dễ dàng, Sa-tan cứ luôn miệng thì thầm vào tai tôi là kể từ giờ phút nầy trở đi đời sống tôi sẽ buồn tẻ. Cuối cùng tôi có thể nói: “Lạy Chúa, con cám ơn Ngài vì tất cả những ý nghĩ nầy đã dạy con biết sự thật về chính con. Bây giờ, xin Ngài tha thứ cho con, xin hãy chiếm hữu tâm trí con. Con xin dâng cho Ngài và nếu muốn chiếu lên màn ảnh những tư tưởng của con thì con cũng bằng lòng, chỉ xin cho con có tâm trí của Đấng Christ”. Luôn luôn là vậy, những lời thì thầm của Sa-tan là hoàn toàn vô căn cứ. Thay vì buồn chán, tôi đã kinh nghiệm sự nhẹ nhàng tuyệt vời; và từ đó, bất cứ khi nào tôi nhìn thấy một cô gái đẹp, tôi chỉ còn cảm thấy tràn ngập niềm vui và lòng biết ơn. Mỗi khi tôi ý thức được niềm vui mới, trong sạch mà Chúa ban cho, nước mắt tôi trào ra. Bây giờ tôi có thể thưởng thức được vẻ đẹp nơi những tạo vật của Đức Chúa Trời mà trước đây đã bị những tư tưởng không xứng đáng của tôi làm hoen ố đi. Tôi muốn chia xẻ sự tự do mới của mình với các nam tín hữu trong Hội Thánh, và khi chuẩn bị cho buổi họp mặt ấy thì sự đen tối nặng nề bao trùm căn phòng. Dường như chính ma quỉ bước vào và nói: “Đừng nói về vấn đề đó, đây là lãnh vực của ta, đừng xen vào!” Khi đứng trước các tín hữu, cổ họng tôi khô lại và nói ra một cách khó khăn. Nhưng tôi có thể kể cho họ thử thách mà chính tôi từng trải, nhiều người đã theo tôi mà dâng cho Chúa tư tưởng của họ. Ngày hôm sau, Mary và tôi bay đến Indiana trong một chuyến đi diễn thuyết. Ở đó chúng tôi gặp Gene và Vivian Leak, những người bạn tốt. Gene dẫn tôi ra nông trại của ông để xem một thiết bị mới: một cái quạt khổng lồ để sấy khô. Tôi cúi xuống quan sát kỹ, lúc đó Gene vặn quạt và một con
  • 27. chuột núp trong đó bị xé tan, nguyên cả đống đó văng vào người tôi. Khi máu me, ruột gan bắn vào cả mặt mũi lẫn miệng và chảy xuống áo sơ-mi sạch sẽ của tôi, dường như tôi nghe tiếng ma quỉ ranh mãnh nói trong tai tôi: “Đó là điều ngươi phải gánh chịu vì đã dám xâm phạm lãnh thổ của ta khi định làm sạch lòng của mọi người”. Tôi cảm nhận với nỗi vui mừng to lớn: Sa-tan có thể làm tôi dơ bẩn bên ngoài nhưng Đấng Christ đã làm tôi sạch bên trong. Có điều gì bạn đã cố từ bỏ mà không được chăng? Có thể đó là điều thấy rõ được như rượu, thuốc lá, ma túy; hay không rõ lắm như xem video quá nhiều, đọc những sách bậy bạ hay nghe những bài hát nhảm nhí. Bất cứ là gì thì vấn đề cũng bắt nguồn từ tư tưởng bạn. Giới y học cũng phải đồng ý với Chúa Giê-xu về điều nầy, họ có thể dùng sức mạnh để cất bỏ rượu, thuốc lá, ma túy và ngay cả những ca-lô-ri dư thừa ra khỏi một người, nhưng khi mà “thói nghiện tâm lý” vẫn còn thì người đó sẽ chứng nào tật nấy khi có cơ hội đầu tiên. “Thói nghiện tâm lý” là một từ ngữ chỉ một điều gì đó mà tâm lý và lòng chúng ta không chịu từ bỏ. Hãy thành thật với chính bạn và với Đức Chúa Trời. Bạn có kín đáo thích thú sự yếu đuối của mình không? Bạn có cố từ bỏ nhưng đồng thời vẫn suy nghĩ và tơ tưởng đến nó không? Bạn có thật sự muốn từ bỏ không? Hãy trắc nghiệm sự thành thật của chính bạn đi. Bạn có thể thưa với Chúa: “Hãy đưa những tư tưởng của con lên màn ảnh để cho vợ con, hàng xóm, bạn bè con có thể biết con nghĩ những gì”. Khi một tư tưởng xấu xa xuất hiện - và nó sẽ xuất hiện để thử bạn đấy - hãy tưởng tượng nó được đưa lên màn ảnh. Hãy thú tội với Chúa và nói: “Con xin từ bỏ tư tưởng nầy. Con sẽ không nghĩ đến nữa. Nhất quyết không!”. Hãy quyết tâm suy nghĩ về một điều gì khác. Như Phao-lô khuyên: “Phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến” (4:8). Khi Chúa thấy bạn dốc lòng mong muốn từ bỏ điều đang trói buộc, Ngài sẽ thêm đức tin để bạn có thể làm được. Một tín hữu trong Hội Thánh chúng tôi đấu tranh với bả thân để bỏ thuốc lá. Một ngày kia ông nhận ra Chúa đang nói với ông: “Đừng trì hoãn nữa. Ta đã kiên nhẫn lâu rồi, hôm nay là ngày ta muốn con từ bỏ thói xấu đó đi”. Đang lái xe đến nhà thờ ông liền dừng xe lại bên dường và cúi đầu cầu nguyện :“Chúa ơi, con muốn biết đây có phải chính Ngài phán với con không, nếu đúng vậy thì con biết Ngài có thể chữa cho con khỏi tật hút thuốc khi con dâng nó cho Ngài”. Ông yên lặng, cúi đầu và nghĩ: “Chúa ơi, con rất muốn thấy một dấu hiệu tỏ ra chính Ngài đang hán”. Ngay khi đó một xe tuần tiễu ngừng lại và viên cảnh sát đến gần. Việc này
  • 28. không có gì bất thường, nhưng viên cảnh sát hỏi: “Ông đang cầu nguyện à?”. Khi người tín đồ gật đầu, viên cảnh sát điềm tĩnh nói: “Có gì phiền nếu tôi lên xe và cầu nguyện với ông không?”. Đây có phải là sự ngẫu nhiên không? Chúa không tỏ dấu hiệu cho mọi người nhưng Ngài thường làm điều đó khi đức tin chúng ta yếu đuối mà lòng chúng ta thì khao khát. Những dấu hiệu không phải để chúng ta tin tưởng vào quyền năng của Chúa nhưng được dùng để khích lệ khi chúng ta quyết định tin. Nếu chúng ta đã thử lối trắc nghiệm đưa lên màn ảnh tư tưởng của chúng ta và lại quyết định không muốn từ bỏ những ý nghĩ thầm kín đó thì mọi người không thể tin rằng vấn đề của chúng ta là do tội lỗi không chịu buông tha, nhưng chúng ta biết rằng chính chúng ta là người không chịu từ bỏ tội lỗi. Sự từ chối đầu phục của chúng ta trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn với sự thật phơi bày ra. ”...Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ” (RoRm 2:5). C.S.Lewis, tác giả người Anh nói rằng: “Đức Chúa Trời thì thầm với chúng ta khi chúng ta vui, Ngài nói với lương tâm chúng ta, nhưng la to trong những lúc chúng ta đau đớn, hoạn nạn. Đó là cái loa của Ngài để đánh thức những người điếc”. Nếu Đức Chúa Trời không còn cách nào để thu hút sự chú ý của chúng ta thì Ngài phải dùng đến những biện pháp mạnh bạo hơn là chỉ nói nhỏ nhẹ. Đấng Toàn Năng có đang làm bạn bối rối không? Ngài có lớn tiếng với bạn qua hoạn nạn không? Bạn có biết ơn Ngài về điều đó không? Đa-vít biết ơn Chúa: “Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, hầu cho học theo luật lệ của Chúa” (Thi Tv 119:71). Hiểu rằng Chúa cho chúng ta chịu hoạn nạn vì Ngài yêu chúng ta có khó không? Tác giả thư Hê-bơ-rơ nói: “Lại đã quên lời khuyên anh em như khuyên con rằng: Hỡi con, chớ dể ngươi sự sửa phạt của Chúa, và khi Chúa trách, chớ ngã lòng. Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt” (HeDt 12:5, 6). Trước đây tôi thường nghĩ rằng những lời nầy quá cứng rắn và không hợp lý. Nhưng sau vài kinh nghiệm được Chúa uốn nắn trong đời sống mình, tôi nhận biết Chúa khuấy rối tôi vì Ngài quá yêu tôi nên không thể để tôi tiếp tục phản kháng Ngài và xa cách Ngài. Lòng tôi ước ao kinh nghiệm sự hiệp một với Đấng Christ. Nếu Đức Chúa Trời cho tôi gặp hoạn nạn hay ở trong những hoàn cảnh khó khăn để đem tôi đến gần Ngài hơn thì tôi chỉ có thể ngợi khen và cảm tạ Ngài vì những điều khiến tôi đau đớn đó đã lôi kéo sự chú ý của tôi. Cách đây không lâu, một cặp vợ chồng gởi thư xin tôi cầu nguyện cho con trai họ đang chờ ngày ra tòa về tội ăn cắp. Con trai đã bỏ nhà ra đi khi 18 tuổi vì không chịu nổi những luật lệ của bố mẹ. Thoạt đầu họ buồn rầu và lo