SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Download to read offline
Bạn Là Ai
NGHE - NHÌN - LÀM BẠN ĐANG Ở NHÓM NÀO?
17 Ngày kia, Chúa Giê-xu đang giảng dạy, những người Pha-ri-xi và các
giáo sư luật từ các miền Ga-li-lê, Giu-đê và Giê-ru-sa-lem đến đều ngồi ở
đó. Chúa dùng quyền năng Đức Chúa Trời chữa lành các tật bệnh.
18 Có mấy người khiêng một người bại trên cáng đến, tìm cách đem vào đặt
trước mặt Chúa. 19Nhưng vì quần chúng đông đảo nên họ không tìm được
lối vào. Họ leo lên nóc nhà, rồi qua mái dòng người bại nằm trên cáng xuống
chính giữa, ngay trước mặt Chúa Giê-xu.
20 Thấy niềm tin của họ, Chúa bảo: “Này anh, tội anh đã được tha.” 21Các
thầy thông giáo và người Pha-ri-xi nghĩ thầm: “Ông này là ai mà dám lăng
mạ thánh thần như thế? Ai có quyền tha tội ngoại trừ một mình Đức Chúa
Trời?” 22Biết ý tưởng của họ, Chúa Giê-xu hỏi: “Sao các ông suy nghĩ trong
lòng như vậy? 23 Nói: ‘Tội anh đã được tha!’ hoặc nói: ‘Hãy đứng dậy mà
đi!’, điều nào dễ hơn? 24 Nhưng để các ông biết rằng trên trần gian này Con
Người có quyền tha tội”, Chúa nói với người bại: “Tôi bảo anh, hãy đứng
dậy, vác cáng mà đi về nhà!” 25Ngay lúc ấy, người bại đứng dậy trước mặt
họ, vác cáng anh đã nằm rồi đi về nhà, vừa đi vừa tôn vinh Đức Chúa Trời..
26 Mọi người đều sửng sốt, tôn vinh Đức Chúa Trời. Họ kinh ngạc, nói với
nhau: “Hôm nay, chúng ta đã chứng kiến một việc kỳ diệu.”
(LuLc 5:17-26)
(Mat Mt 9:1-8 Mac Mc 2:1-12)
Nếu được mời đầu quân tập luyện để trở thành cầu thủ cho một đội bóng,
chúng ta có nghĩ ngợi về tên tuổi của đội bóng mình sắp gia nhập không?
Chẳng lẽ đội nào cũng được? Tìm việc làm, được tuyển vào trong một công
ty, chúng ta có quan tâm đến danh tiếng của công ty đó không? Chẳng lẽ
công ty tốt hay xấu cũng được?
Chúng ta có băn khoăn khi tham gia vào một cộng đồng Cơ Đốc, vào một
ban ngành trong Hội Thánh không? Chẳng lẽ chúng ta chẳng suy nghĩ gì cả.
Hội Thánh tiến hay lùi chúng ta chẳng hề quan tâm đến. Ban ngành mạnh
hoặc yếu cũng chẳng ăn thua gì đến chúng ta. Chuyện của Hội Thánh thì
mặc kệ, đến đâu hay đến đó!
Trong gia đình chúng ta có sống đẹp lòng Chúa không? Hoặc dù biết là
chúng ta đang sống sai ý Chúa, chúng ta cũng mặc kệ để sự việc cứ diễn tiến
cứ trôi theo năm tháng?
Đây có phải là vấn đề của hội thánh, của ban ngành, của gia đình chúng ta
không?
Trong phân đoạn Kinh Thánh, ta thấy có ba nhóm người.
(1)Nhóm ngồi trong nhà. Có vị trí gần Chúa nhất.
(2)Nhóm đứng ở ngoài. Xa Chúa hơn một chút.
(3)Nhóm ở ngoài cùng. Xa Chúa nhất.
1. Nhóm ngồi.
Những từ ngữ liên hệ đến nhóm ngồi. (Người Pha-ri-xi, giáo sư luật, từ...
đến..., ở trong nhà, nghe giảng, thắc mắc, Chúa biết ý tưởng của họ.)
-Nhóm ngồi là nhóm sướng nhất, họ là những người Pha-ri-xi và các giáo sư
luật, họ được kính trọng và được chủ nhà mời vào trong để ngồi.
-Ngồi trong căn nhà đó để làm gì? Để nghe Chúa Giê-xu giảng và để nhìn
thấy việc Chúa Giê-xu làm.
-Những người trong nhóm ngồi có lợi thế hơn hai nhóm kia ở những điểm
nào? Họ là những người gần Chúa Giê-xu nhất, họ nghe rõ nhất, thấy rõ
nhất.
-Nhóm ngồi trong đoạn Kinh Thánh có nhược điểm nào? Họ chỉ chú trọng
đến việc nghe Chúa nói gì, nhìn xem Chúa làm gì để thắc mắc, để khen chê,
hoặc bắt bẻ, chỉ trích Chúa Giê-xu. Mục đích của họ khi lắng nghe và chứng
kiến việc Chúa nói và làm không phải là để nhận, để làm theo hoặc là để tin
những điều Chúa nói và làm.
-Nhóm ngồi cũng là nhóm không giúp đỡ việc đưa người bại đến với Chúa.
Họ ngồi chật kín nhà.
Ngày hôm nay trong Hội Thánh rất có nhiều người thuộc về nhóm ngồi. Họ
đến nhà thờ, ngồi đó để nghe giảng và mong thấy việc mới lạ. Đi nhà thờ là
tốt, muốn nghe giảng, muốn thấy việc mới lạ là tốt, nhưng nếu mục đích chỉ
là để phê bình, bắt bí, chê bai thì chưa hẳn là tốt. Xem chừng họ đến gần
Chúa lắm nhưng vì mục đích đến với Chúa chỉ là phá hoại, cho nên thay vì
gần Chúa lại hoá ra xa Chúa; thay vì yêu Chúa hơn lại trở thành ghét Chúa;
thay vì tiếp nhận lời Chúa lại thắc mắc, bắt bẻ Chúa; thay vì tin lại trở thành
vô tín.
2. Nhóm đứng.
Những từ ngữ liên hệ đến nhóm đứng: dân chúng, đông đảo, chứng kiến,
sửng sốt, kinh ngạc, nói với nhau, tôn vinh Đức Chúa Trời.
-Đây là nhóm rất đông đảo. Không có đủ chỗ cho họ ngồi. Họ phải đứng.
-Bạn nghĩ gì về nhóm đứng? Đứng đó để làm gì? - Để nghe, để thấy. Họ
chiếm đa số, họ không bị lệ thuộc. Nếu ở trong nhóm đứng mà thật sự muốn
nghe và muốn thấy thì sẽ cực khổ hơn người trong nhóm ngồi rất nhiều. Vì
nhóm đứng thật là chật chội, nóng nực, ồn ào, mất trật tự vì ai muốn vào thì
lấn vào, ai muốn ra thì cứ chen ra. Ngồi trong nhà còn có thể im lặng lắng
nghe, nhưng ở ngoài nhà thì ai nấy đều có thể nói chuyện, cãi vã…
-Đối với một số người trong nhóm đứng, khi không nghe rõ, không thấy rõ,
thì họ muốn đi đâu, muốn làm gì đều tùy nghi tùy thích, không bị ràng buộc
gì cả.
-Nhóm đứng cũng là nhóm cản trở người khác, vì họ đứng chật cả lối đi.
Nhóm đứng cản trở người thấp - như ông Xa-chê - không thấy được Chúa;
cản trở những người bạn của người bại khi họ muốn đem người bại đến với
Chúa.
Ngày nay trong Hội Thánh cũng đầy dẫy những người đóng vai khán giả.
Mục đích khi đến Hội Thánh không phải là để phục vụ Chúa hoặc người
khác. Đôi khi họ như những khán giả đi xem đá banh hoặc đi xem ca nhạc.
Thấy hay thì khen, dở thì chê. Họ chỉ là những người chứng kiến chớ không
phải là người trong cuộc cho nên họ không gắn bó, không quan tâm đến
người nào khác, không có hi sinh. Họ đến với Hội Thánh rất dễ và bỏ đi
cũng rất dễ; thấy hợp thì đến nghe; thấy không hợp thì thôi không đến nữa.
3. Nhóm làm.
Những từ ngữ liên hệ đến nhóm làm: mấy người, khiêng, tìm cách, leo lên
nóc nhà, dòng người bại xuống, Chúa thấy niềm tin của họ.
-Nhóm làm là nhóm thiểu số, không mấy ai nghe tiếng nói của họ, không
mấy ai nhìn thấy họ. Vì họ là những người đang bận bịu với công tác. Tuy
nhiên Kinh Thánh cho chúng ta biết “Chúa Giê-xu thấy đức tin của họ”. Họ
đã làm gì, làm thế nào Chúa lại thấy đức tin của họ?
-Dù làm ít người nhất, nhưng họ biết quan tâm đến người khác. Họ quan tâm
đến nhu cầu của một người bại liệt. Họ quan tâm rồi bắt tay hành động, chớ
không phải biết nhu cầu rồi làm lơ bỏ đi.
Sự quan tâm sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có một quyết định hành động
đáp ứng nhu cầu của người mình quan tâm.
Nhưng làm việc gì cũng phải trả giá. Giá đó là: Thì giờ - Sức lực - Khả
năng. Bạn có sẵn sàng hi sinh thì giờ, hi sinh công việc của mình cho người
mà bạn quan tâm không? Bạn có bỏ sức lực ra để khiêng người đang cần đến
cho Chúa không? Bạn có sẵn sàng hợp tác với người khác để giúp người
đang cần không? Bạn có suy nghĩ cách nào, có sáng kiến gì không, hoặc thụ
động chỉ ngồi đó đợi. . . Nói chung có nỗ lực, hết lòng với công việc không?
Trong câu chuyện này, chúng ta không thấy có chữ quan tâm, không có chữ
yêu thương nào cả. Nhưng chúng ta thấy rõ sự quan tâm và hành động yêu
thương của nhóm làm.
Chúa Giê-xu nhìn thấy đức tin của họ. Còn những người ngồi gần Ngài,
nghe Ngài, không có đức tin gì cả nên Ngài không thấy đức tin của họ.
Những người đứng vây quanh nhà, cố gắng lắng nghe, tìm cách nhìn thấy
Chúa nhưng Ngài cũng không thấy đức tin nơi họ. Còn một nhóm vài người
đang cố gắng giúp một người bại liệt, Chúa lại thấy đức tin của họ.
-Phải chăng những người làm là những người không cần nghe lời Chúa,
cũng chẳng muốn thấy việc Chúa? Qua câu chuyện này chúng ta thấy sự thật
không phải như vậy.
Những người làm là những người đã nghe lời Chúa, đã thấy việc Chúa rồi.
Không phải nghe như người Pha-ri-xi nghe, không phải thấy như đoàn dân
đông thấy.
Họ nghe Chúa Giê-xu nói với bạn của mình: “Tội con đã được tha”, và “hãy
đứng dậy vác nệm mà đi!”.
Họ được thấy Chúa chữa bệnh cho bạn mình, được thấy bạn mình lành bệnh
bước đi.
Khi đem bạn mình đến cho Chúa, họ chỉ nghĩ đến một điều là: Chúa sẽ chữa
bệnh bại liệt cho bạn mình, bây giờ họ biết hai điều: Chúa vừa chữa bệnh
tâm linh qua việc Ngài tha tội và chữa bệnh trong cơ thể.
Nhờ làm việc với đức tin, nhờ hi sinh với đức tin, nhờ yêu thương với đức
tin mà họ được nghe lời Chúa và thấy việc Chúa làm.
-Việc họ làm có phải là việc ‘long trời lở đất’, ‘kinh thiên động địa’ không?
Có lẽ đối với người bại, các bạn của ông ta đã làm một việc lớn lao cho ông,
nhưng đối với mọi người xa lạ ngoài cuộc, có thể không ai nhớ tên họ, cũng
chẳng ai khen họ vì cho là việc nhỏ.
Ngày nay trong Hội thánh nhiều người nghĩ đến những chuyện cao xa, to tát,
nghĩ đến những con số hàng ngàn hàng vạn. Nhưng ít ai chịu bắt đầu với
những con số lẻ tẻ. Nhiều người muốn làm sứ giả phục hưng, làm tiên tri với
những lời giảng dạy đanh thép của khải tượng. Nhưng ít ai chịu làm một cô
Ru-tơ, đi mót từng gié lúa nhỏ. Hãy học tập gương những người bạn của
người bại.
4. Suy nghĩ
-Bạn muốn gia nhập nhóm nào? Nhóm ngồi, nhóm đứng hoặc nhóm làm?
-Thực trạng Hội Thánh, ban ngành, nhóm học Kinh Thánh, gia đình Cơ Đốc
của chúng ta hiện nay ra sao?
Phải chăng trong Hội thánh ngày hôm nay có nhiều người nghe lời Chúa,
thấy công việc Chúa nhưng ít người chịu làm việc Chúa?
-Phải chăng cũng có nhiều người nghe giảng để phê bình chỉ trích, bắt bẻ mà
thôi?
-Theo bạn một Cơ Đốc nhân quân bình cần nghe - cần nhìn - hoặc cần làm?
Phải chăng chỉ cần làm?
Nghe lời Chúa - Nhìn việc Chúa làm - Làm công việc Chúa, cả ba đều cần
thiết, bạn có quân bình trong 3 vấn đề này không?
Dù nghe, nhìn hoặc làm, Chúa có nhìn thấy niềm tin của bạn không?
Làm cách nào để thể hiện niềm tin cách cụ thể?
-Một cộng đồng Cơ Đốc quân bình cần thể hiện ba phương diện: Nghe Lời
Chúa, thấy việc Chúa làm và làm công việc Chúa.
Tuy nhiên rất nhiều người chỉ thích nghe giảng, nghe làm chứng, khi có một
diễn giả mới thì hăng hái đi nghe, cũng vui mừng khi nghe thuật lại hoặc
nghe làm chứng lại những việc Chúa làm, cũng lớn tiếng cảm tạ Chúa vì
quyền năng của Ngài. Nhưng sau đó là gì? Họ không làm gì cả. Họ thấy
công việc của Chúa mà không bao giờ chịu làm gì cả. Cho nên chúng ta
chẳng lạ gì khi ngày hôm nay rất nhiều người đến nhà thờ, nhưng rất ít
người làm việc.
(Dầu vậy vẫn phải xét lại xem số ít người đang làm việc đây có đúng là họ
đang làm việc cho Chúa hay không. Vì nhiều người làm việc cho Chúa trong
tinh thần làm việc văn phòng, làm việc cho công ty...)
-Chúng ta phải làm gì đây?
Chúng ta đã nghe chưa? Nghe rất nhiều. Nhưng khi nghe có lòng tin không?
Có muốn làm theo không? Hoặc chỉ nghe, ghi vào trang giấy làm ‘khuôn
vàng thước ngọc’, vẽ vào bức tranh treo lên tường, nhưng không bao giờ tin
để rồi làm theo cả.
Chúng ta có chứng kiến việc Chúa làm chưa? Đã chứng kiến. Nhờ đâu
chúng ta chứng kiến? Phải có những người đã hành động với đức tin, qua đó
chúng ta mới chứng kiến.
Bây giờ chúng ta phải tự hỏi, vì sao chúng ta chưa làm gì cả?
-Phải chăng chúng ta theo Chúa với ý định sai lầm? Theo để nghe và để thấy
mà thôi. Hãy thưa với Chúa về tình trạng đó, hãy thay đổi cách suy nghĩ.
-Phải chăng chúng ta thiếu quan tâm đến nhu cầu của những người chung
quanh chúng ta? Hãy ăn năn, xin Chúa giúp chúng ta quan tâm đến những
người quanh chúng ta.
-Phải chăng chúng ta không dám trả giá, không muốn hi sinh thì giờ, không
muốn hi sinh công việc cho nhu cầu của anh em chúng ta? Hãy ăn năn, hãy
dành thì giờ, sức lực, khả năng cho anh em chúng ta.
-Phải chăng chúng ta chưa hợp tác với nhau? Mỗi người theo ý mình? Xin
Chúa tha tội, hãy tha thứ cho nhau, phục tùng nhau để có thể hợp tác với
nhau.
-Phải chăng chúng ta chưa có sáng kiến gì cả? Hãy hành động, dám đối diện
với trở lực, sẽ có sáng kiến.
-Phải chăng chúng ta chưa có đức tin? Hãy cầu nguyện xin Chúa khiến cho
chúng ta tin nếu chúng ta chưa tin; nếu đã tin rồi thì đức tin sẽ được mạnh
mẽ hơn.
-Người hành động (làm) là người nhận được phước hạnh lớn lao: được nghe
tiếng Chúaphán, được thấy việc Chúa làm. Chúa hài lòng, người được giúp
đỡ vui mừng, rồi người hành động cũng thỏa lòng. Người Cơ Đốc sống quân
bình làm cho Chúa vui, người khác vui và bản thân cũng vui.
BÀN TAY ĐẦY TỚ
17 Ngày kia, Chúa Giê-xu đang giảng dạy, những người Pha-ri-xi và các
giáo sư luật từ các miền Ga-li-lê, Giu-đê và Giê-ru-sa-lem đến đều ngồi ở
đó. Chúa dùng quyền năng Đức Chúa Trời chữa lành các tật bệnh.
18 Có mấy người khiêng một người bại trên cáng đến, tìm cách đem vào đặt
trước mặt Chúa. 19Nhưng vì quần chúng đông đảo nên họ không tìm được
lối vào. Họ leo lên nóc nhà, rồi qua mái dòng người bại nằm trên cáng xuống
chính giữa, ngay trước mặt Chúa Giê-xu.
20 Thấy niềm tin của họ, Chúa bảo: “Này anh, tội anh đã được tha.” 21Các
thầy thông giáo và người Pha-ri-xi nghĩ thầm: “Ông này là ai mà dám lăng
mạ thánh thần như thế? Ai có quyền tha tội ngoại trừ một mình Đức Chúa
Trời?” 22Biết ý tưởng của họ, Chúa Giê-xu hỏi: “Sao các ông suy nghĩ trong
lòng như vậy? 23 Nói: ‘Tội anh đã được tha!’ hoặc nói: ‘Hãy đứng dậy mà
đi!’, điều nào dễ hơn? 24 Nhưng để các ông biết rằng trên trần gian này Con
Người có quyền tha tội”, Chúa nói với người bại: “Tôi bảo anh, hãy đứng
dậy, vác cáng mà đi về nhà!” 25Ngay lúc ấy, người bại đứng dậy trước mặt
họ, vác cáng anh đã nằm rồi đi về nhà, vừa đi vừa tôn vinh Đức Chúa Trời..
26 Mọi người đều sửng sốt, tôn vinh Đức Chúa Trời. Họ kinh ngạc, nói với
nhau: “Hôm nay, chúng ta đã chứng kiến một việc kỳ diệu.”
( LuLc 5:17-26)
(Mat Mt 9:1-8 Mac Mc 2:1-12)
Nếu được mời đầu quân tập luyện để trở thành cầu thủ cho một đội bóng,
chúng ta có nghĩ ngợi về tên tuổi của đội bóng mình sắp gia nhập không?
Chẳng lẽ đội nào cũng được? Tìm việc làm, được tuyển vào trong một công
ty, chúng ta có quan tâm đến danh tiếng của công ty đó không? Chẳng lẽ
công ty tốt hay xấu cũng được?
Chúng ta có băn khoăn khi tham gia vào một cộng đồng Cơ Đốc, vào một
ban ngành trong Hội Thánh không? Chẳng lẽ chúng ta chẳng suy nghĩ gì cả.
Hội Thánh tiến hay lùi chúng ta chẳng hề quan tâm đến. Ban ngành mạnh
hoặc yếu cũng chẳng ăn thua gì đến chúng ta. Chuyện của Hội Thánh thì
mặc kệ, đến đâu hay đến đó!
Trong gia đình chúng ta có sống đẹp lòng Chúa không? Hoặc dù biết là
chúng ta đang sống sai ý Chúa, chúng ta cũng mặc kệ để sự việc cứ diễn tiến
cứ trôi theo năm tháng?
Đây có phải là vấn đề của hội thánh, của ban ngành, của gia đình chúng ta
không?
Trong phân đoạn Kinh Thánh, ta thấy có ba nhóm người.
(1)Nhóm ngồi trong nhà. Có vị trí gần Chúa nhất.
(2)Nhóm đứng ở ngoài. Xa Chúa hơn một chút.
(3)Nhóm ở ngoài cùng. Xa Chúa nhất.
1. Nhóm ngồi.
Những từ ngữ liên hệ đến nhóm ngồi. (Người Pha-ri-xi, giáo sư luật, từ. . .
đến. . ., ở trong nhà, nghe giảng, thắc mắc, Chúa biết ý tưởng của họ.)
-Nhóm ngồi là nhóm sướng nhất, họ là những người Pha-ri-xi và các giáo sư
luật, họ được kính trọng và được chủ nhà mời vào trong để ngồi.
-Ngồi trong căn nhà đó để làm gì? Để nghe Chúa Giê-xu giảng và để nhìn
thấy việc Chúa Giê-xu làm.
-Những người trong nhóm ngồi có lợi thế hơn hai nhóm kia ở những điểm
nào? Họ là những người gần Chúa Giê-xu nhất, họ nghe rõ nhất, thấy rõ
nhất.
-Nhóm ngồi trong đoạn Kinh Thánh có nhược điểm nào? Họ chỉ chú trọng
đến việc nghe Chúa nói gì, nhìn xem Chúa làm gì để thắc mắc, để khen chê,
hoặc bắt bẻ, chỉ trích Chúa Giê-xu. Mục đích của họ khi lắng nghe và chứng
kiến việc Chúa nói và làm không phải là để nhận, để làm theo hoặc là để tin
những điều Chúa nói và làm.
-Nhóm ngồi cũng là nhóm không giúp đỡ việc đưa người bại đến với Chúa.
Họ ngồi chật kín nhà.
Ngày hôm nay trong Hội Thánh rất có nhiều người thuộc về nhóm ngồi. Họ
đến nhà thờ, ngồi đó để nghe giảng và mong thấy việc mới lạ. Đi nhà thờ là
tốt, muốn nghe giảng, muốn thấy việc mới lạ là tốt, nhưng nếu mục đích chỉ
là để phê bình, bắt bí, chê bai thì chưa hẳn là tốt. Xem chừng họ đến gần
Chúa lắm nhưng vì mục đích đến với Chúa chỉ là phá hoại, cho nên thay vì
gần Chúa lại hoá ra xa Chúa; thay vì yêu Chúa hơn lại trở thành ghét Chúa;
thay vì tiếp nhận lời Chúa lại thắc mắc, bắt bẻ Chúa; thay vì tin lại trở thành
vô tín.
2. Nhóm đứng.
Những từ ngữ liên hệ đến nhóm đứng: dân chúng, đông đảo, chứng kiến,
sửng sốt, kinh ngạc, nói với nhau, tôn vinh Đức Chúa Trời.
-Đây là nhóm rất đông đảo. Không có đủ chỗ cho họ ngồi. Họ phải đứng.
-Bạn nghĩ gì về nhóm đứng? Đứng đó để làm gì? - Để nghe, để thấy. Họ
chiếm đa số, họ không bị lệ thuộc. Nếu ở trong nhóm đứng mà thật sự muốn
nghe và muốn thấy thì sẽ cực khổ hơn người trong nhóm ngồi rất nhiều. Vì
nhóm đứng thật là chật chội, nóng nực, ồn ào, mất trật tự vì ai muốn vào thì
lấn vào, ai muốn ra thì cứ chen ra. Ngồi trong nhà còn có thể im lặng lắng
nghe, nhưng ở ngoài nhà thì ai nấy đều có thể nói chuyện, cãi vã…
-Đối với một số người trong nhóm đứng, khi không nghe rõ, không thấy rõ,
thì họ muốn đi đâu, muốn làm gì đều tùy nghi tùy thích, không bị ràng buộc
gì cả.
-Nhóm đứng cũng là nhóm cản trở người khác, vì họ đứng chật cả lối đi.
Nhóm đứng cản trở người thấp - như ông Xa-chê - không thấy được Chúa;
cản trở những người bạn của người bại khi họ muốn đem người bại đến với
Chúa.
Ngày nay trong Hội Thánh cũng đầy dẫy những người đóng vai khán giả.
Mục đích khi đến Hội Thánh không phải là để phục vụ Chúa hoặc người
khác. Đôi khi họ như những khán giả đi xem đá banh hoặc đi xem ca nhạc.
Thấy hay thì khen, dở thì chê. Họ chỉ là những người chứng kiến chớ không
phải là người trong cuộc cho nên họ không gắn bó, không quan tâm đến
người nào khác, không có hi sinh. Họ đến với Hội Thánh rất dễ và bỏ đi
cũng rất dễ; thấy hợp thì đến nghe; thấy không hợp thì thôi không đến nữa.
3. Nhóm làm.
Những từ ngữ liên hệ đến nhóm làm: mấy người, khiêng, tìm cách, leo lên
nóc nhà, dòng người bại xuống, Chúa thấy niềm tin của họ.
-Nhóm làm là nhóm thiểu số, không mấy ai nghe tiếng nói của họ, không
mấy ai nhìn thấy họ. Vì họ là những người đang bận bịu với công tác. Tuy
nhiên Kinh Thánh cho chúng ta biết “Chúa Giê-xu thấy đức tin của họ”. Họ
đã làm gì, làm thế nào Chúa lại thấy đức tin của họ?
-Dù làm ít người nhất, nhưng họ biết quan tâm đến người khác. Họ quan tâm
đến nhu cầu của một người bại liệt. Họ quan tâm rồi bắt tay hành động, chớ
không phải biết nhu cầu rồi làm lơ bỏ đi.
Sự quan tâm sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có một quyết định hành động
đáp ứng nhu cầu của người mình quan tâm.
Nhưng làm việc gì cũng phải trả giá. Giá đó là: Thì giờ - Sức lực - Khả
năng. Bạn có sẵn sàng hi sinh thì giờ, hi sinh công việc của mình cho người
mà bạn quan tâm không? Bạn có bỏ sức lực ra để khiêng người đang cần đến
cho Chúa không? Bạn có sẵn sàng hợp tác với người khác để giúp người
đang cần không? Bạn có suy nghĩ cách nào, có sáng kiến gì không, hoặc thụ
động chỉ ngồi đó đợi. . . Nói chung có nỗ lực, hết lòng với công việc không?
Trong câu chuyện này, chúng ta không thấy có chữ quan tâm, không có chữ
yêu thương nào cả. Nhưng chúng ta thấy rõ sự quan tâm và hành động yêu
thương của nhóm làm.
Chúa Giê-xu nhìn thấy đức tin của họ. Còn những người ngồi gần Ngài,
nghe Ngài, không có đức tin gì cả nên Ngài không thấy đức tin của họ.
Những người đứng vây quanh nhà, cố gắng lắng nghe, tìm cách nhìn thấy
Chúa nhưng Ngài cũng không thấy đức tin nơi họ. Còn một nhóm vài người
đang cố gắng giúp một người bại liệt, Chúa lại thấy đức tin của họ.
-Phải chăng những người làm là những người không cần nghe lời Chúa,
cũng chẳng muốn thấy việc Chúa? Qua câu chuyện này chúng ta thấy sự thật
không phải như vậy.
Những người làm là những người đã nghe lời Chúa, đã thấy việc Chúa rồi.
Không phải nghe như người Pha-ri-xi nghe, không phải thấy như đoàn dân
đông thấy.
Họ nghe Chúa Giê-xu nói với bạn của mình: “Tội con đã được tha”, và “hãy
đứng dậy vác nệm mà đi!”.
Họ được thấy Chúa chữa bệnh cho bạn mình, được thấy bạn mình lành bệnh
bước đi.
Khi đem bạn mình đến cho Chúa, họ chỉ nghĩ đến một điều là: Chúa sẽ chữa
bệnh bại liệt cho bạn mình, bây giờ họ biết hai điều: Chúa vừa chữa bệnh
tâm linh qua việc Ngài tha tội và chữa bệnh trong cơ thể.
Nhờ làm việc với đức tin, nhờ hi sinh với đức tin, nhờ yêu thương với đức
tin mà họ được nghe lời Chúa và thấy việc Chúa làm.
-Việc họ làm có phải là việc ‘long trời lở đất’, ‘kinh thiên động địa’ không?
Có lẽ đối với người bại, các bạn của ông ta đã làm một việc lớn lao cho ông,
nhưng đối với mọi người xa lạ ngoài cuộc, có thể không ai nhớ tên họ, cũng
chẳng ai khen họ vì cho là việc nhỏ.
Ngày nay trong Hội thánh nhiều người nghĩ đến những chuyện cao xa, to tát,
nghĩ đến những con số hàng ngàn hàng vạn. Nhưng ít ai chịu bắt đầu với
những con số lẻ tẻ. Nhiều người muốn làm sứ giả phục hưng, làm tiên tri với
những lời giảng dạy đanh thép của khải tượng. Nhưng ít ai chịu làm một cô
Ru-tơ, đi mót từng gié lúa nhỏ. Hãy học tập gương những người bạn của
người bại.
4. Suy nghĩ
-Bạn muốn gia nhập nhóm nào? Nhóm ngồi, nhóm đứng hoặc nhóm làm?
-Thực trạng Hội Thánh, ban ngành, nhóm học Kinh Thánh, gia đình Cơ Đốc
của chúng ta hiện nay ra sao?
Phải chăng trong Hội thánh ngày hôm nay có nhiều người nghe lời Chúa,
thấy công việc Chúa nhưng ít người chịu làm việc Chúa?
-Phải chăng cũng có nhiều người nghe giảng để phê bình chỉ trích, bắt bẻ mà
thôi?
-Theo bạn một Cơ Đốc nhân quân bình cần nghe - cần nhìn - hoặc cần làm?
Phải chăng chỉ cần làm?
Nghe lời Chúa - Nhìn việc Chúa làm - Làm công việc Chúa, cả ba đều cần
thiết, bạn có quân bình trong 3 vấn đề này không?
Dù nghe, nhìn hoặc làm, Chúa có nhìn thấy niềm tin của bạn không?
Làm cách nào để thể hiện niềm tin cách cụ thể?
-Một cộng đồng Cơ Đốc quân bình cần thể hiện ba phương diện: Nghe Lời
Chúa, thấy việc Chúa làm và làm công việc Chúa.
Tuy nhiên rất nhiều người chỉ thích nghe giảng, nghe làm chứng, khi có một
diễn giả mới thì hăng hái đi nghe, cũng vui mừng khi nghe thuật lại hoặc
nghe làm chứng lại những việc Chúa làm, cũng lớn tiếng cảm tạ Chúa vì
quyền năng của Ngài. Nhưng sau đó là gì? Họ không làm gì cả. Họ thấy
công việc của Chúa mà không bao giờ chịu làm gì cả. Cho nên chúng ta
chẳng lạ gì khi ngày hôm nay rất nhiều người đến nhà thờ, nhưng rất ít
người làm việc.
(Dầu vậy vẫn phải xét lại xem số ít người đang làm việc đây có đúng là họ
đang làm việc cho Chúa hay không. Vì nhiều người làm việc cho Chúa trong
tinh thần làm việc văn phòng, làm việc cho công ty...)
-Chúng ta phải làm gì đây?
Chúng ta đã nghe chưa? Nghe rất nhiều. Nhưng khi nghe có lòng tin không?
Có muốn làm theo không? Hoặc chỉ nghe, ghi vào trang giấy làm ‘khuôn
vàng thước ngọc’, vẽ vào bức tranh treo lên tường, nhưng không bao giờ tin
để rồi làm theo cả.
Chúng ta có chứng kiến việc Chúa làm chưa? Đã chứng kiến. Nhờ đâu
chúng ta chứng kiến? Phải có những người đã hành động với đức tin, qua đó
chúng ta mới chứng kiến.
Bây giờ chúng ta phải tự hỏi, vì sao chúng ta chưa làm gì cả?
-Phải chăng chúng ta theo Chúa với ý định sai lầm? Theo để nghe và để thấy
mà thôi. Hãy thưa với Chúa về tình trạng đó, hãy thay đổi cách suy nghĩ.
-Phải chăng chúng ta thiếu quan tâm đến nhu cầu của những người chung
quanh chúng ta? Hãy ăn năn, xin Chúa giúp chúng ta quan tâm đến những
người quanh chúng ta.
-Phải chăng chúng ta không dám trả giá, không muốn hi sinh thì giờ, không
muốn hi sinh công việc cho nhu cầu của anh em chúng ta? Hãy ăn năn, hãy
dành thì giờ, sức lực, khả năng cho anh em chúng ta.
-Phải chăng chúng ta chưa hợp tác với nhau? Mỗi người theo ý mình? Xin
Chúa tha tội, hãy tha thứ cho nhau, phục tùng nhau để có thể hợp tác với
nhau.
-Phải chăng chúng ta chưa có sáng kiến gì cả? Hãy hành động, dám đối diện
với trở lực, sẽ có sáng kiến.
-Phải chăng chúng ta chưa có đức tin? Hãy cầu nguyện xin Chúa khiến cho
chúng ta tin nếu chúng ta chưa tin; nếu đã tin rồi thì đức tin sẽ được mạnh
mẽ hơn.
-Người hành động (làm) là người nhận được phước hạnh lớn lao: được nghe
tiếng Chúaphán, được thấy việc Chúa làm. Chúa hài lòng, người được giúp
đỡ vui mừng, rồi người hành động cũng thỏa lòng. Người Cơ Đốc sống quân
bình làm cho Chúa vui, người khác vui và bản thân cũng vui.
BÀN TAY ĐẦY TỚ
14Lúc ấy, Nước Trời cũng giống như một người kia muốn đi xa nên gọi các
đầy tớ lại và giao tài sản của mình cho họ. 15Ông giao cho người này năm
nén bạc, người kia hai nén, người nọ một nén, mỗi người tuỳ theo khả năng
của mình, rồi lên đường. Lập tức, 16người nhận năm nén ra đi, dùng tiền
kinh doanh và làm lợi được năm nén khác. 17Người nhận hai nén cũng vậy,
làm lợi được hai nén khác. 18Nhưng người nhận một nén thì đi mất, đào đất
chôn giấu số bạc của chủ.
19Sau một thời gian dài, chủ các đầy tớ này trở về, tính sổ với họ. 20Người
đã nhận năm nén bạc đến, đem thêm năm nén khác, và trình: “Thưa chủ, chủ
đã giao cho tôi năm nén bạc; đây, tôi đã làm lợi được năm nén khác.” 21Chủ
nói với người: “Tốt lắm, anh là đầy tớ siêng năng và trung thành. Anh đã
trung thành hoàn tất việc nhỏ, tôi sẽ giao cho anh việc lớn. Mời anh vào dự
tiệc vui với chủ anh!” 22Người nhận hai nén bạc cũng đến, và trình: “Thưa
chủ, chủ đã giao cho tôi hai nén bạc; đây, tôi đã làm lợi được hai nén khác!”
23Chủ nói với người: “Tốt lắm, anh là đầy tớ siêng năng và trung thành.
Anh đã trung thành hoàn tất việc nhỏ, tôi sẽ giao cho anh việc lớn. Mời anh
vào dự tiệc vui với chủ anh!” 24Người nhận một nén bạc cũng đến, và trình:
“Thưa chủ, tôi biết chủ là một người nghiêm khắc, gặt chỗ chủ không gieo,
thu chỗ chủ không vãi, 25vì vậy tôi sợ, nên đã đi giấu nén bạc của chủ dưới
đất; đây, chủ cầm nén bạc của chủ.” 26Nhưng chủ trả lời: “Hỡi tên đầy tớ hư
hỏng và biếng nhác! Anh đã biết là tôi gặt chỗ tôi không gieo, thu chỗ tôi
không vãi, phải không? 27Vậy thì lẽ ra anh phải đem bạc của tôi đến những
tay đổi bạc, rồi khi về thì tôi sẽ thu lại cả vốn lẫn lời. 28Hãy lấy nén bạc của
hắn và cho người có mười nén! 29 Vì ai đã có sẽ được cho thêm và sẽ được
dư dật; còn ai không có thì ngay cả cái mình đang có cũng bị lấy mất! 30Còn
tên đầy tớ vô dụng này, hãy quăng nó ra ngoài nơi tối tăm, chỗ có khóc lóc
và nghiến răng!
(Mat Mt 25:14-30)
1. Trọng trách.
Khi ba người đầy tớ được gọi đến trước mặt chủ và được giao cho năm nén
bạc, hai nén bạc và một nén bạc, họ nghĩ gì? Nếu là một trong ba người đó,
bạn muốn nhận được mấy nén bạc? Khi nhận bạc xong bạn nghĩ gì và làm
gì?
(1) Trước hết, cả ba người đầy tớ đều nhận thức họ là người được tin cậy.
Được chủ tin cậy, nên vui hay buồn? Được tin cậy vì tánh hạnh tốt, được tin
cậy vì có khả năng làm được. Khi được tin cậy lẽ ra phải vui mừng và tự
hào, tuy nhiên nhiều người thay vì nói: ‘Tôi được tin cậy’, Tôi được giao
phó’ thì lại nói: ‘Tôi bị giao cho việc này, bị bắt làm việc kia’ hoặc ‘bị dính
vào việc này, bị kẹt vào việc kia’; khi nói là ‘bị’ thì dường như không vui,
không hào hứng gì cả.
(2) Thứ nhì, cả ba người đầy tớ đều nhận thức họ là người được giao phó tài
sản. Chủ giao tài sản cho họ và họ là những người tiếp nhận tài sản của chủ.
Ý thức mình được giao cho cái gì đó, một điều gì đó, một việc gì đó là điều
rất quan trọng. Vì nhiều người được giao cho công việc này, trách nhiệm
kia, ân tứ nọ, nhưng không ý thức mình là người được nhận, được giao phó,
cho nên không biết ơn, không có trách nhiệm, muốn làm gì thì làm theo ý
mình…
Khách quan mà nhìn có thể có người cho rằng người nhận năm nén là được
nhận nhiều, người nhận hai nén là được nhận vừa phải, và người nhận một
nén là được nhận quá ít. Nhưng thật ra mỗi người được giao đều phù hợp với
khả năng và trình độ của họ. Nhiều người than van “Sao tôi có quá nhiều
trách nhiệm?” còn người chỉ có một nén bạc lại cho là nhỏ quá, ít quá, lại
nói: “Sao chẳng giao cho tôi trách nhiệm gì đáng giá cả?” Chủ giao cho
người này bao nhiêu, giao cho người kia bao nhiêu, đó là quyền và quyết
định của chủ. Nhất là trong cái nhìn của chủ, người nhận năm nén bạc vẫn
có thể là ‘việc nhỏ’ (câu 21), mà người nhận hai nén cũng là ‘việc nhỏ’ (câu
23).
(3) Nhờ ý thức mình được chủ tin cậy, được chủ giao phó tài sản mấy người
đầy tớ nhận thức họ là người có giá trị trước mặt chủ. Người ngoài cuộc có
thể nhìn vào ba người đầy tớ và coi họ không ra gì. Bản thân người đầy tớ
cũng có thể không nhìn thấy giá trị của mình. Có người nói không có người
này thì có người khác. Mất người này thì còn người kia, lo gì. Con người
thường dùng chữ ‘thân phận’, ‘số kiếp’ để nói về giá trị không ra gì của
mình. Không rõ mấy đầy tớ được chủ giao phó tài sản có than thở về ‘phận
tôi đòi’ của họ không? Đối với chủ, ba người đầy tớ này đáng tin cậy, đáng
được giao phó tài sản. Họ là những người rất có giá trị, rất cần cho chủ. Ai
trong chúng ta cũng nhớ câu chuyện thật về một sĩ quan người La Mã yêu
thương đầy tớ của ông đến nỗi nhờ những bậc trưởng lão Do Thái giới thiệu
ông với Chúa Giê-xu và đích thân ông đến xin Ngài chữa bệnh cho đầy tớ
của mình.
Vấn đề đặt ra cho ba người đầy tớ là: Làm sao khẳng định được mình là
những đầy tớ có giá trị, để chủ tiếp tục tin cậy và giao tài sản cho.
(4) Ba người đầy tớ cũng nhận thức họ là người đang có cơ hội, chủ đang đặt
hy vọng vào họ. Nhiều đầy tớ khác không được nhận gì cả từ nơi chủ, chỉ
người này được nhận thôi. Những người làm việc với các công ty thường
dùng từ ngữ vận may, hoặc dịp tốt khi nói về trường hợp người lãnh đạo
giao phó cho họ một công việc qua đó họ có thể thi thố tài năng để chứng
minh họ là người như thế nào đối với công ty. Và vì cơ hội chỉ đến có một
lần cho nên người ta nắm bắt lấy cơ hội, tận dụng cơ hội ngay.
Con người luôn luôn đi tìm cơ may. Có những hoàn cảnh con người tưởng là
sẽ chẳng thể nào có cơ hội, nhưng Đức Chúa Trời vẫn đem cơ hội đến cho
con người. Ông E-xơ-ra, cô Ê-xơ-tê, ông Đa-ni-ên và các bạn của ông là
những người thuộc thời kỳ bị lưu đày. Họ sống vào thời kỳ xa quê hương,
lớn lên trong một nơi xa lạ và rất dễ lạc lối. Trong giai đoạn khó khăn đó họ
vẫn nhận thức được tình yêu thương và cơ hội Đức Chúa Trời dành cho họ
để sống vì danh Chúa và vì dân của Ngài.
(5) Ba người đầy tớ khi nhận tài sản của chủ họ phải là người nhận biết công
việc của họ là gì. Thật khó tưởng tượng một đầy tớ nhận sự uỷ thác của chủ
mà lại không biết công việc của mình là gì. Không một người chủ nào lại
giao vốn liếng cho những đầy tớ không biết phải làm gì.
Khi ông Sam-sôn lớn lên, nhận ra ‘tài sản’ quí giá Đức Chúa Trời giao cho,
chắc chắn ông ý thức được giá trị của mình trước mặt Chúa, chắc chắn ông
cũng ý thức được rằng một người quan xét là phải làm những công việc gì.
Ông Mô-se khi trưởng thành, dù là con nuôi của công chúa Ai-cập nhưng
ông cũng nhận ra giá trị thật của mình trước mặt Đức Chúa Trời.
Nhận biết công việc của mình chỉ là bước đầu chớ không phải là bước cuối
cùng của người đầy tớ.
2. Thời gian.
Từ ngữ diễn tả thời gian liên quan đến người đầy tớ là từ ‘lập tức’ (câu 15).
Từ ngữ này cho thấy người đầy tớ biết tận dụng thời gian , anh ta không
chần chờ, không trì hoãn. Với anh ta thời hiện tại rất quan trọng, cơ hội là
ngay bây giờ chớ không phải là mai kia hay mốt nọ.
Dù anh có sử dụng thời gian hoặc không thì thời gian vẫn trôi qua từng ngày
từng giờ từng phút từng giây. Cho nên người đầy tớ biết tận dụng thì giờ là
người biết ‘lập tức’. Sách Châm ngôn có nói về người tận dụng thì giờ từng
chút từng chút một. Nhưng anh ta ‘tận dụng thì giờ’ (một chút, một chút,
một chút) cho việc ngủ và nghỉ ngơi một cách sai lầm.
Người biết tận dụng thì giờ là người nhận biết giá trị của thì giờ dù “sau một
thời gian dài” chủ mới trở về (câu 19). Chúng ta nên nhớ từ ngữ ‘lập tức’ là
từ ngữ dành cho đầy tớ, còn từ ngữ ‘sau một thời gian dài’ là từ ngữ dành
chủ và dành cho người đầy tớ muốn về sau ôn lại quá khứ mà không hối hận.
LuLc 12:44 ghi lại suy nghĩ của người đầy tớ bất trung và dại dột là “chủ ta
còn lâu mới về”. Chính vì suy nghĩ ‘còn lâu mới về’ mà người đầy tớ đã sử
dụng thì giờ một cách sai lầm.
Người quản gia cần ý thức giới hạn của thời gian . Anh ta nhận thức rằng
thời gian chủ dành cho mình dù ngắn hạn hoặc dài hạn thì vẫn có giới hạn,
sẽ cạn, sẽ hết. Trong thời gian có hiện tại, quá khứ và tương lai. Trong ẩn dụ
này cũng có ba loại thời gian đó. Cách bạn sử dụng thì giờ trong hiện tại giữ
vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tương lai của chính bạn.
Từ ngữ ‘lập tức’ mô tả cách sử dụng thì giờ trong hiện tại của người đầy tớ
nhận năm nén và người đầy tớ nhận hai nén bạc. Vì hiện tại biết lo sử dụng
và tận dụng thì giờ một cách hữu ích, cho nên khi thời gian trôi qua, khi tiến
đến tương lai, là lúc ôn lại quá khứ, đánh giá thành quả, thưa trình… người
đầy tớ không thấy uổng, không thấy tiếc nuối, và không sợ hãi trước mặt
chủ. Ngược lại, nếu chúng ta không tận dụng thì giờ, sau một thời gian dài
trôi qua, khi ôn lại quá khứ chúng ta sẽ tiếc nuối, hối hận và sợ hãi. Cho nên
ngay trong hiện tại chúng ta lo xây dựng cho tương lai và chuẩn bị ôn lại quá
khứ.
Có một câu nói rất chí lý: “Ta không thể thay đổi quá khứ” , nhưng nếu hiện
tại chưa trôi qua thì chúng ta vẫn có thể thay đổi quá khứ.
Thời gian gắn liền với cách tổ chức đời sống của con người. Cùng một thời
gian đó, đối với người này có ý nghĩa, đối với người khác lại vô nghĩa;
người này làm được nhiều việc, còn người khác không làm được gì cả; vì
một người biết tổ chức đời sống còn người kia thì không tổ chức sắp xếp đời
sống gì cả.
3. Thực hiện.
Theo phân đoạn Kinh Thánh này, có hai cách thực hiện những việc chủ giao
cho. Cách thứ nhất là cách của người đầy tớ nhận năm nén bạc và người đầy
tớ nhận hai nén bạc: Hai anh này ra đi, dùng tiền kinh doanh và làm lợi ra
(câu 16). Cách thứ nhì là cách của người đầy tớ nhận một nén bạc: Anh ta đi
mất, đào đất chôn giấu số bạc của chủ (câu 18).
Khẩu hiệu và chương trình hành động của đầy tớ là ‘ra đi’ . Đầy tớ phải là
người có tinh thần ‘ra đi’, phải là con người dấn thân, con người hành động
tích cực; hoàn toàn trái ngược với con người ‘đi mất’. Một người ‘ra đi’, một
người ‘đi mất’ đối với những điều chủ giao cho mình. Nói một cách cụ thể,
nếu là trên thương trường, thì một người dấn thân vào, còn một người biến
đi đâu mất.
Nhiều đầy tớ không muốn ‘ra đi’ mà chỉ muốn ‘ngồi lại’, vì ra đi thì mệt tay
mệt chân, còn ngồi lại thì chỉ mệt mồm. Điều đặc biệt trong ẩn dụ này là cả
ba người đầy tớ đều không có chức vụ, cho nên không ai có thể ngồi lại để
làm giám đốc. Nhiều chương trình và ý định của Chủ đã không thực hiện
được chỉ vì có những đầy tớ không chịu ra đi. Họ cố thủ trong ‘bàn giấy’,
trong nhà thờ, trong cái tháp ngà, hoặc ‘biến mất’ trong xã hội.
Đầy tớ là người dấn thân tích cực đối với công việc của chủ . Muốn như vậy
đầy tớ phải từ bỏ những công việc không thuộc về phạm vi của chủ giao,
thậm chí còn phải từ bỏ công việc của bản thân. Còn người đầy tớ ‘đi mất’ là
loại đầy tớ có thái độ tiêu cực đối với công việc của chủ; anh ta biến mất đối
với công việc chủ giao cho, nhưng biết đâu anh ta lại có mặt và rất tích cực
đối với công việc riêng tư hoặc đối với những công việc chủ không bảo anh
ta làm.
Đầy tớ là người làm công việc của chủ, làm việc chủ bảo làm chứ không
phải làm công việc của bản thân, hoặc làm những việc chủ không bảo làm.
Ngày hôm nay bên cạnh những đầy tớ ‘đi mất’ đối với công việc chủ giao
cũng có những đầy tớ lăng xăng làm rất nhiều việc mà chủ không bảo làm.
Nhìn họ tưởng chừng họ có ‘ra đi’, nhưng sự dấn thân và tích cực của họ là
theo ý riêng chớ không phải theo ý Chủ.
Công việc của đầy tớ là ‘kinh doanh’ . Đây là một công việc thực thụ và
nghiêm túc. Công việc đòi hỏi sự ràng buộc, phương pháp và tính chuyên
nghiệp. Công việc ‘kinh doanh’ này có thành có bại chớ không phải là loại
sinh hoạt có tính cách đi tìm thú vui tao nhã, hoặc là đi du lịch thưởng ngoạn
phong cảnh…
Chúng ta thường nghe nói câu ‘làm chơi ăn thiệt’, không cần nỗ lực, chẳng
có chuyên nghiệp cũng có thể gặt hái thành quả to lớn. Không thể có trường
hợp này trong phạm vi thuộc linh. Thí dụ chúng ta ‘truyền giảng theo kiểu
làm chơi’ mà đòi ‘ăn thiệt’ thì thật là khôi hài.
Rồi chúng ta cũng từng chứng kiến biết bao nhiêu người lắm tiền nhiều của
đi kinh doanh, nhưng chỉ kinh doanh cho có, cho vui thôi, kết quả chắc chắn
là thất bại, tuy nhiên họ vẫn sống nhàn nhã. Vì sao? Vì họ kinh doanh cho
vui thôi.
Người đầy tớ nhận năm nén bạc và người đầy tớ nhận hai nén bạc đã đi ra
kinh doanh một cách nghiêm chỉnh. Hai anh toàn tâm toàn ý, sống chết với
công việc kinh doanh, chỉ một việc đó mà thôi. Hai anh dùng vốn của chủ
giao phó để kinh doanh nhằm vào mục tiêu gì?
Mục tiêu của người đầy tớ là ‘làm lợi’ cho chủ . Quản gia Giô-xép đã làm
lợi cho chủ Phô-ti-pha. Người vợ tài đức đem hết sức lực tài năng mưu lợi
cho chồng con trong mọi công việc. Người chủ giao vườn nho cho các nông
dân để họ trồng tỉa và thu hoa lợi. Dân của Chúa đã bị quở trách vì họ
“chẳng làm ích chi cho mình, chẳng cứu giúp, cũng chẳng làm lợi, song làm
cho mang hổ mang nhuốc” (EsIs 30:5).
Người đầy tớ biết rằng chủ không giao tài sản cho mình để rồi bỏ luôn
không ngó ngàng gì đến tài sản đó. Trái lại chắc chắn chủ sẽ hỏi lợi nhuận từ
người nhận năm nén bạc cho đến người chỉ nhận một nén bạc. Cho nên làm
lợi ra cho chủ là mục tiêu của người đầy tớ. Có làm lợi mới chứng tỏ lòng
trung thành, chứng tỏ sự siêng năng, chứng tỏ tài năng tổ chức công việc.
4. Tường trình.
Trong câu chuyện, ngày chủ trở về, việc tính sổ, tường trình và thưởng phạt
được nói đến nhiều. Qua phần này chúng ta biết trong quá khứ ba người đầy
tớ nghĩ gì và làm gì.
• Chủ trở về là thời điểm chấm dứt một giai đoạn hoạt động của các đầy tớ.
Như vậy đầy tớ phải nhận biết thời gian dành cho từng công việc.
• Chủ trở về cũng là thời điểm để xem xét lại những việc các đầy tớ đã thực
hiện trong một giai đoạn.
• Chủ trở về là lúc từng người đầy tớ phải tường trình công việc của mình
cho chủ.
• Chủ trở về cũng là lúc đánh giá công việc, đánh giá con người, đánh giá lại
tất cả
Nếu đầy tớ có thời gian ‘ra đi’, ‘kinh doanh’ và ‘làm lợi’ thì cũng cần có
thời gian để ‘tính sổ’ và ‘tường trình’ với chủ. Đây là điều nhiều đầy tớ
không thấy hứng thú cho lắm. Những đầy tớ làm ăn không hiệu quả chắc
chắn không muốn tính sổ và tường trình đã đành, mà ngay cả những đầy tớ
làm ăn đàng hoàng, kinh doanh có lãi cũng không muốn. Một trong những lý
do là (1) Họ cho rằng không có thời gian cho việc tính sổ và tường trình, vì
làm chưa xong việc này thì đã nhảy qua việc khác, quá bận rộn, không có thì
giờ. (2) Cũng có thể họ không biết tính sổ. (3) Họ vừa là đầy tớ (khi làm
việc) vừa là chủ (khi xong việc) cho nên không cần tính sổ và tường trình
(Ẩn dụ tá điền).
Rồi cũng có nhiều người không thích và không chịu tường trình trong ‘thời
gian còn ở trên đất’ và cho rằng mình sẽ ‘tường trình ở trên trời’. Nghe ra có
vẻ thiêng liêng, nhưng đây là lối nói lẩn tránh những yếu kém và sai trật
trong công việc cả về tổ chức lẫn thuộc linh. Khó lòng tường trình khi làm
việc không có phương pháp, không có kỷ luật trong cách sử dụng tài sản của
Chủ. Có người lầm tưởng rằng tường trình thiên đàng dễ dàng hơn ở trần
gian. Thật ra nếu đã không nghiêm túc ở trần gian thì khó có thể nghiêm túc
ở thiên đàng; ở trần gian còn có thể giấu diếm, ém nhẹm, còn ở thiên đàng
thì mọi sự đều tỏ tường.
Sau một giai đoạn phục vụ tại Hội Thánh Ê-phê-sô ông Phao-lô đã tường
trình lại công việc của mình (Cong Cv 20:28-35). Sau khi đãi đoàn dân một
bữa ăn, Chúa Giê-xu bảo các môn đệ tổng kết và tường trình lại cho Ngài
(Mat Mt 15:29-39).
Vui hoặc buồn khi tường trình, đầu ngẩng cao hoặc cúi thấp, vinh dự hoặc
tủi nhục tuỳ thuộc vào việc người đầy tớ có chịu ra đi kinh doanh làm lợi
cho chủ ngay hôm nay hoặc không.
5. Thưởng phạt.
Có ba đầy tớ nhưng chỉ có hai hình thức thưởng và phạt.
Nếu tường trình mang tính cá nhân thì việc thưởng và phạt cũng mang tính
cá nhân. Mỗi người tường trình với chủ và chủ sẽ quyết định thưởng hoặc
phạt cho mỗi người. Đây là sự tôn trọng của chủ đối với người được chọn và
sự nghiêm minh đối với người bị phạt.
Có những nơi làm việc, mỗi tháng, đến ngày phát lương, người chủ đích
thân đến gặp nhân viên và phát lương cho từng người. Họ trò chuyện, trao
đổi ý kiến, đề nghị… để tiếp tục công việc hoặc cảnh báo trước trường hợp
có thể bị sa thải.
Nhờ có thưởng và phạt đầy tớ mới biết họ đang đứng ở vị trí nào trong mối
thông công với chủ.
(1) Thưởng
Nếu tường trình mang tính cá nhân thì việc thưởng hoặc phạt cũng vậy. Dù
họ làm tốt như nhau, nhưng chủ khen thưởng cho từng người, dù nội dung
khen thưởng có thể như nhau.
Chủ lần lượt nói với hai người đầy tớ: “Tốt lắm, anh là đầy tớ siêng năng và
trung thành. Anh đã trung thành hoàn tất việc nhỏ, tôi sẽ giao cho anh việc
lớn. Mời anh vào dự tiệc vui với chủ anh!”
Thưởng là:
-Được khen: ‘Tốt lắm!’ Công việc tốt, phẩm chất tốt.
-Được đánh giá, xếp loại siêng năng và trung thành.
-Được tin cậy hơn nữa ‘sẽ giao cho việc lớn hơn’
(câu 28: nhận lấy trách nhiệm của người bất trung)
-Được dư dật (câu 29: từ chỗ ‘có’ đến chỗ được ‘cho thêm’ và được ‘dư
dật’)
-Được mời dự tiệc vui với chủ. Thêm niềm vui, thêm tương giao.
(2) Phạt.
-‘Hỡi tên đầy tớ hư hỏng và biếng nhác.’ Đây là câu nói vừa bày tỏ sự thất
vọng của chủ đối với người đầy tớ, vừa xếp loại và đánh giá phẩm chất của
anh ta.
-Vì sao lại bị xếp loại ‘hư hỏng và biếng nhác’? Qua lời của chủ: “Anh đã
biết tôi… Lẽ ra anh…”. Anh ta đã biết ý của chủ thì anh cũng phải biết nên
làm gì. Là người ý thức về chủ, ý thức về mình và ý thức về tài sản chủ giao
nhưng anh ta lại không chịu làm gì cả. Anh ta tự làm hư hỏng con người của
mình, tự huỷ hoại phẩm chất tốt đẹp của mình.
-”Hãy lấy nén bạc của hắn và cho người có mười nén.” Người đầy tớ bị phạt
là bị tước mất những điều mình đã nhận. Từ chỗ có thành không có.
-Người đầy tớ bị chê là “đầy tớ vô dụng”. Từ chỗ được chủ coi là có ích bây
giờ không còn ích lợi nữa. Anh ta chỉ là người choán chỗ mà thôi. Như
nhánh nho khô, như cây vả không có kết quả, không còn ích lợi gì nữa.
-Cuối cùng bị phạt là bị quăng vào nơi (1)tối tăm, (2)khóc lóc, (3)và nghiến
răng. Đây là nơi nào vậy? Nơi đây không còn cơ hội nữa, không còn tương
giao với chủ nữa. Nơi chỉ còn tủi hổ, buồn rầu và đau đớn
QUẢN GIA TRUNG THÀNH VÀ KHÔN NGOAN
42Chúa dạy: “Ai là người quản gia trung thành và khôn ngoan được chủ cắt
đặt quản lý các gia nhân trong nhà để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ?
43Phúc cho người đầy tớ, khi chủ về thấy người ấy đang làm như vậy. 44Tôi
nói thật với anh em, chủ sẽ cắt đặt người ấy quản lý toàn bộ tài sản của
mình. 45Nhưng nếu người đầy tớ ấy tự nhủ: ‘Chủ ta còn lâu mới về’, rồi bắt
đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, 46chủ sẽ về trong ngày hắn
không ngờ, vào giờ hắn không biết, sẽ phanh thây hắn, cho hắn chịu chung
số phận với những người vô tín.
47“Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm
theo ý chủ thì sẽ bị đòn nhiều. 48Còn người không biết ý chủ, lỡ làm những
việc đáng bị phạt thì sẽ bị đòn ít. Ai được ban cho nhiều, sẽ bị đòi lại nhiều;
ai được giao phó nhiều, sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.”
(LuLc 12:42-48)
(Mat Mt 24:45-51)
1. Quản gia với chủ.
Từ ngữ quan trọng trong mối quan hệ giữa quản gia với chủ là từ biết. Chủ
biết quản gia, nhờ biết mới tin cậy, uỷ thác. Ngược lại quản gia cần biết
những điều gì nơi chủ?
(1) Quản gia phải ‘biết ý chủ’.
Câu hỏi của rất nhiều quản gia ngày nay là: “Làm sao để biết ý chủ?” Đôi
khi đã nhận làm việc và đang làm việc cho chủ mà họ vẫn còn hỏi câu này.
Lẽ ra họ phải tự hỏi: “Vì sao đã là quản gia mà lại không biết ý của chủ?”
Khi hỏi làm sao để biết ý chủ, tức là muốn tìm phương pháp; nhưng khi hỏi
vì sao làm quản gia mà lại không biết ý chủ, tức là muốn phát hiện sai trật
của bản thân.
Nếu là quản gia bạn sẽ hỏi loại câu hỏi nào?
Vì sao là quản gia mà không biết ý chủ? Phải chăng mối quan hệ giữa quản
gia với chủ quá hời hợt đến nỗi quản gia không biết ý chủ.
Hoặc là quản gia không nhận ra được ý chủ thông qua những điều chủ nói,
những việc chủ làm.
Khi chủ giao công việc và trách nhiệm, liệu quản gia có biết ý chủ là gì
không?
Quản gia có biết chủ kỳ vọng nơi anh ta điều gì không?
Quản gia có biết khi chủ ra đi thì chủ sẽ trở về không? Có biết thời điểm trở
về là tuỳ theo ý của chủ không?
Quản gia biết nguyên tắc thưởng phạt của chủ trước khi việc xảy ra, hay là
sau đó mới biết?
(2)Thực hiện ý của chủ.
Biết ý chủ mới chỉ là khía cạnh ý thức. Quản gia còn cần làm theo ý chủ.
Trong câu chuyện ít nhất có ba thái độ đối với ý chủ:
-Làm theo ý chủ. Đây là người quản gia ‘biết ý chủ’ và ‘chuẩn bị sẵn sàng’,
để ‘làm theo ý chủ’. Đây là quản gia trung thành và khôn ngoan.
-‘Biết ý chủ’ nhưng không làm theo ý chủ. Đây là quản gia ‘không chuẩn bị
sẵn sàng’, ‘không làm theo ý chủ’. Loại quản gia xấu, bất trung (Mat Mt
24:48).
-‘Không biết ý chủ’ cho nên ‘lỡ làm những việc đáng bị phạt’. Đây là loại
quản gia thiếu hiểu biết, dại dột. Có thể anh ta tưởng rằng anh ta biết ý chủ,
nhưng trong khi thực hiện công tác thì anh lỡ làm không đúng ý chủ. Anh ta
nói: Tôi đâu có biết! Đây là người quản gia không biết ý chủ trong những
vấn đề chi tiết chứ không phải trong vấn đề toàn diện.
2. Quản gia với công việc
Từ ngữ liên quan đến công việc của quản gia nằm trong nhóm từ ‘làm như
vậy’. Làm như vậy nghĩa là ‘quản lý các gia nhân‘ và ‘cấp phát lương thực
đúng giờ’. Nhóm từ này gói ghém ít nhất hai ý nghĩa: (1) Làm đúng công
việc (2) Làm việc có kế hoạch có tổ chức. Nói cách khác đây là người gương
mẫu trong công việc. Hoàn thành công việc, làm đâu ra đó.
- Quản gia phải làm đúng công việc của mình.
Nhiều người ôm đồm nhiều công việc, đến nỗi phải có đến trăm tay nghìn
mắt mới làm nổi, hoạt động như chiếc vòi bạch tuộc. Nhưng con bạch tuộc
dùng nhiều vòi để nhắm vào một mục tiêu, còn người lãnh đạo theo kiểu
bạch tuộc thì ôm đồm nhiều công việc và quá nhiều mục tiêu. Cho nên
không xong việc gì cả, cứ dở dở ươn ươn, bỏ thì thương mà vương thì tội.
Thật đáng tiếc.
Người lãnh đạo cần xác định đúng công việc của mình, và khi làm việc cần
tự hỏi: Có đúng là chủ muốn tôi làm việc này hay không?
Làm đúng việc mới là khôn ngoan và trung thành.
Ta thử suy nghĩ xem khi quản gia “được chủ cắt đặt quản lý các gia nhân
trong nhà để cấp phát lương thực cho họ” làm đúng công việc tức là làm
những việc gì?
Để quản lý đám gia nhân quản gia cần làm gì?
Để cấp phát lương thực cho họ quản gia cần làm gì?
- Quản gia phải biết tổ chức công việc cho hợp lý, có trật tự.
Mục tiêu trước mắt là đúng giờ đối với người, mục tiêu dài hạn là hoàn tất
đối với chủ
Từ ngữ ‘đúng giờ’ cho thấy đây là con người gương mẫu trong cách sử dụng
thì giờ.
Đó là biết chọn ưu tiên một cách rõ ràng. Biết lưu tâm đến vấn đề chính, biết
vấn đề nào là phụ.
Đó là hoạch định công việc và thì giờ một cách chu đáo. Kiểm soát được
công việc của mình.
Đó là dùng thì giờ một cách đích đáng, nghĩa là dùng thì giờ để làm những
điều đáng làm. Không phí phạm thì giờ cho những việc không cần thiết.
Đó là ý thức về thời gian chủ đã ấn định đối với công việc cần làm. Nghĩa là
làm xong công tác trong thì giờ ấn định. Chúa Giê-xu có thể không có thì
giờ ăn, không có thì giờ nghỉ ngơi. Chúng ta nghĩ Ngài bận rộn và chịu
nhiều áp lực. Nhưng cần biết rằng không bao giờ vì những vấn đề đó mà
Ngài không ‘hoàn tất công việc Cha uỷ thác cho’. Còn chúng ta, những
người lãnh đạo dư giờ ăn, thừa giờ ngủ nhưng không bao giờ hoàn tất công
việc Chúa giao cho mình.
Thất bại của người lãnh đạo đôi khi bắt nguồn từ chỗ không biết tổ chức
cuộc sống của mình cho phù hợp với công việc.
Thất bại trong việc sử dụng thì giờ cho cuộc sống riêng sẽ ảnh hưởng đến
công tác lãnh đạo.
3. Quản gia với con người.
Trước hết quản gia ‘được chủ cắt đặt quản lý các gia nhân trong nhà để cấp
phát lương thực cho họ đúng giờ’ (câu 42). Khi người quản gia chứng tỏ
được lòng trung thành và khôn ngoan thì chủ ‘cắt đặt người ấy quản lý toàn
bộ tài sản của mình’ (câu 44)
Ta thường nói giao việc nhỏ trước, giao việc lớn sau. Thế nào là việc nhỏ,
thế nào là việc lớn? ‘Quản lý các gia nhân trong nhà để cấp phát lương thực
cho họ’ là việc nhỏ; còn ‘quản lý toàn bộ tài sản’ là việc lớn.
Điều thú vị trong ẩn dụ này là người quản gia được chủ giao cho việc quản
lý liên quan đến con người trước, rồi sau đó mới giao cho quản lý toàn bộ tài
sản. Quản lý con người trước khi quản lý tài sản (bao gồm tất cả con người,
công việc, tiền bạc, của cải vật chất)
Ở đây chúng ta không bàn về sự khôn ngoan của chủ. Nhưng cần học tập về
cách giao phó trách nhiệm cho người dưới quyền. Trách nhiệm và công việc
liên quan đến con người là một thách thức lớn nhưng trách nhiệm về vật chất
lại là thách thức lớn hơn.
Đôi khi chúng ta làm ngược lại, tức là giao tài sản trước, rồi sau đó mới giao
con người.
Quản gia thể hiện lòng trung thành và sự khôn ngoan của mình qua việc chu
toàn công việc lẫn qua cách đối xử với những người anh ta có trách nhiệm.
Công tác ‘quản lý các gia nhân’ gói ghém trong ba ý tưởng. Đây cũng là ba
thái độ của người lãnh đạo đối với người được lãnh đạo.
(1)‘Cấp phát lương thực cho họ đúng giờ’.
- Công việc và trách nhiệm của quản gia là quản lý các gia nhân trong nhà và
cấp phát lương thực cho họ.
- Mục tiêu của gia nhân là công việc. Người làm việc này, kẻ làm việc kia
theo sự sai bảo; còn mục tiêu của quản gia là con người, là gia nhân. Làm
sao chu cấp lương thực cho họ đúng lúc.
- Việc ‘cấp phát lương thực cho họ đúng giờ’ giúp cho con người khoẻ
mạnh, đồng thời cũng là thúc đẩy công việc tiến triển đều đặn.
- Một trong những sai lầm của người lãnh đạo là chỉ biết nhắm vào phạm trù
công việc, tham công tiếc việc mà bỏ qua phạm trù con người, quên con
người - quên bản thân mình, quên cả người cộng sự lẫn hội chúng của mình.
Nói cách khác, người lãnh đạo dùng con người để thực hiện những chương
trình, kế hoạch, nhưng không có chương trình kế hoạch nào cho con người
cả.
- Một trong những cách quan tâm đến con người là làm sao cho họ được no
đủ. Gia nhân no đủ thì công việc mới tiến triển và kết quả. Con người sung
mãn thì công việc mới hiệu quả. Thí dụ: yêu cầu công nhân làm thêm nhưng
không có bữa ăn tối, chỉ quan tâm đến việc làm sao cho hoàn thành kế
hoạch. Giới lãnh đạo cần nhớ lời Chúa Giê-xu dạy: “Chính anh em hãy cho
họ ăn!” trước khi muốn họ làm gì. Đừng bảo họ có làm thì mới cho ăn,
nhưng nên nói ngược lại: Mời anh em ăn trước rồi chúng ta sẽ làm việc.
Hình ảnh các môn đệ đi đánh cá suốt đêm để kiếm miếng ăn; khác hẳn hình
ảnh sáng sớm “khi họ lên bờ họ thấy đã có lửa than với cá và bánh ở trên.”
Chúa Giê-xu đã mời họ đến ăn và sau khi ăn xong Chúa mới nói về công
việc.
- Có thì mới cho, có lương thực mới cấp phát lương thực. Có nhận lương
thực nơi chủ thì mới có để cấp phát cho gia nhân. Điều này cho thấy quản
gia có đặc ân hơn những gia nhân ở điểm anh ta nhận lương thực và quản lý
lương thực của chủ, còn gia nhân thì được quản gia cấp phát lương thực, thụ
hưởng và làm việc. Như vậy để có thể cung ứng nhu cầu cho con người,
quản gia cần xem xét kho lương thực mình đang quản lý.
Là quản gia, tôi có gì để giúp gia nhân trong nhà được no đủ không? Tôi
cung cấp gì cho gia nhân trước khi yêu cầu họ làm việc?
- Một quản gia mà không có gì để cấp phát cho gia nhân trong nhà là do lỗi
của ai? Lỗi của chủ hay là người quản gia.
- Nêu cụ thể những lương thực bạn cần cấp phát cho các gia nhân.
(2) ‘Đánh đập tôi trai tớ gái’
Có người lãnh đạo nói: “Tôi đâu có bỏ quên con người. Tôi chú ý đến con
người lắm chứ.” Nhưng đương sự lại chú trọng đến con người theo kiểu
‘khủng bố’.
Người lãnh đạo ‘đánh đập tôi trai tớ gái’ không phải là loại người làm biếng,
hoặc là người không có mục tiêu. Có thể người đó rất siêng năng và đầy
tham vọng, nhưng có điều là ông ta ‘khoái đánh đập’.
Có thể là do tánh tình hoặc thói quen . Một người lãnh đạo mà có tánh nóng
nảy, thích ‘đánh-đập-bằng-lời-nói’ với nhân viên hoặc đối xử sự với nhân
viên theo cách của bọn cướp ở con đường xuống Giê-ri-cô thì trước sau gì
đám nhân viên cũng dở sống dở chết.
Có thể là do chủ trương hoặc quan niệm lãnh đạo. Thiếu gì người chủ trương
dùng bạo lực, trấn áp, khủng bố người dưới quyền. Đó là loại người lãnh đạo
độc tài, muốn củng cố và muốn chứng tỏ quyền lực của mình, tuy nhiên
không che giấu được mặc cảm bị người khác coi thường
Người lãnh đạo ‘đánh đập tôi trai tớ gái’ cũng là người không chịu lắng
nghe người khác, luôn luôn cho ý mình là đúng và bắt người ta làm theo ý
mình.
Dù là do tánh tình hoặc thói quen, dù là do chủ trương hoặc quan niệm thì
việc người lãnh đạo ‘đánh đập tôi trai tớ gái’ vừa cho thấy bản chất tàn bạo
của người lãnh đạo, vừa cho thấy họ xem nhẹ con người, coi con người
không ra gì và chỉ biết coi trọng công việc và chỉ biết có bản thân mình.
Nếu phát xuất từ tính tình hoặc thói quen mà người lãnh đạo ‘đánh đập tôi
trai tớ gái’ thì đó là biểu hiện của người không thắng được bản ngã xấu xa
của mình.
Nếu phát xuất từ quan niệm hoặc chủ trương mà người lãnh đạo ‘đánh đập
tôi trai tớ gái’ thì đó là biểu hiện của người tìm kiếm uy quyền theo cách
thức của con người
Cũng vì thói quen và quan niệm này mà những nhà lãnh đạo sau khi ‘đánh
đập tôi trai tớ gái’ họ còn xoay qua ‘đánh đập lẫn nhau’.
(3) ‘Chè chén say sưa’
Người ‘chè chén say sưa’ là người ‘yêu bản thân’ và ‘yêu khoái lạc’. Đây là
hình ảnh thất bại trước sự thèm muốn của bản ngã và cũng là hình ảnh suy
đồi, mất phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo. ‘Chè chén say sưa’ chỉ là
bước đầu trong chặng đường sa lầy của người lãnh đạo. Đây không phải là
con người bước theo Thánh Linh, nhưng rõ ràng là con người đang sống
theo xác thịt và làm theo những ước muốn của xác thịt.
Người ‘chè chén say sưa’ là người không có kỷ luật bản thân. Anh ta có thể
nghiêm khắc với người khác (đánh đập họ) nhưng lại dễ dãi với chính mình.
Anh ta không gương mẫu trong công việc (‘không chuẩn bị sẵn sàng’),
không gương mẫu trong quan hệ với nhân viên (‘đánh đập tôi trai tớ gái’) và
không gương mẫu trong nếp sống (‘chè chén say sưa’)
‘Chè chén say sưa’ mô tả về một đam mê, một thú vui khiến đương sự quên
trách nhiệm của mình. Giống như một người lãnh đạo tinh thần mà lại mê ăn
uống, mê nhậu nhẹt; người dạy Kinh Thánh mà lại mê chuyện kiếm hiệp...
Nói cách khác người ‘chè chén say sưa’ đã ăn những thứ không nên ăn, uống
những thứ không nên uống.
Người ‘chè chén say sưa’ không bao giờ ‘chè chén say sưa’ một mình, anh
ta kéo theo một số người để cùng hội cùng thuyền, chén tạc chèn thù với anh
ta. Đây là hình ảnh quản gia làm hư hỏng một số người dưới quyền.
Mat Mt 24:49 ghi quản gia ‘ăn nhậu với bọn say sưa’. Bọn say sưa vừa có
thể là một số gia nhân do anh ta quản lý vừa là những người ở bên ngoài. Họ
tụ họp lại với nhau để chén chú chén anh.
Kết quả: bản thân hư hỏng, người dưới quyền hư hỏng, phá hoại công việc
và con người của chủ.
Lạy Chúa, con xin cứng rắn hơn, nghiêm khắc hơn đối với bản thân,
Con người hèn nhát trong con thường thèm khát lạc thú, ưa thích nghỉ ngơi
thoải mái.
Bản thân con là kẻ phản bội con nhiều nhất.
Là người bạn cạn cợt nông nỗi nhất,
Là kẻ thù nguy hiểm lâu dài nhất,
Là kẻ gây trở ngại trên mọi nẻo đường đời của con.
4. Giải quyết những sai lầm
Là người lãnh đạo, khi học về câu chuyện người quản gia có thể chúng ta
nhận ra những sai lầm trong cách làm việc của mình. Chúng ta không dám
nói: “Chủ mình còn lâu mới về”, hoặc tự nhủ: “Chủ ta sẽ về trễ!” (Mat Mt
24:48), nhưng có thể chúng ta nghĩ: “May quá! Chủ chưa về!”
Người nói câu: “Chủ mình còn lâu mới về” hoặc: “Chủ ta sẽ về trễ!” là
người còn muốn tiếp tục đắm chìm trong sai lầm, không muốn từ bỏ những
sai trật trong cuộc sống bản thân và cách lãnh đạo.
Còn người nói: “May quá! Chủ chưa về!” là người sực tỉnh cơn mê, biết
mình sai lầm. Mừng vì thấy mình còn có cơ hội thay đổi bản thân, thay đổi
cách làm việc.
Để làm gì? Để chứng tỏ lòng trung thành và khôn ngoan. Để không chịu
chung số phận với những người vô tín.
Nhưng bạn giải quyết những sai lầm của mình như thế nào? Và thay đổi bao
lâu?
Ta hãy xem xét sai lầm của bản thân qua câu chuyện.
- Sai lầm của bạn thuộc loại cố ý hay vô ý? Vì người quản gia có thể ‘không
biết ý chủ’ và có thể ‘lỡ làm những việc đáng bị phạt’
-Sai lầm của bạn mang tính dài hạn hoặc ngắn hạn? Là thói quen, từ trong
bản chất hoặc là vấp ngã nhất thời.
- Sai lầm liên quan đến tài năng hoặc đức độ. Liên quan đến công việc quản
lý, việc cấp phát lương thực, hoặc là việc ‘chè chén say sưa’.
Để trở thành người trung thành và khôn ngoan, bạn cần lưu ý ba mối quan
hệ.
(1) Bạn với người trên bạn.
(2) Bạn với công việc được giao.
(3) Bạn với những người trong phạm vi công tác của bạn.
ANH VÀ EM
6Khi dân Am-môn thấy mình bị Đa-vít gớm ghét, bèn sai người đi chiêu mộ
dân Sy-ri ở Bết-rê-hốt và ở Xô-ba, số chừng hai vạn lính bộ; lại chiêu mộ
vua Ma-a-ca với một ngàn người, và một vạn hai ngàn người ở xứ Tóp. 7Đa-
vít hay được điều đó, liền sai Giô-áp với các dõng sĩ của đạo binh mình đi
đánh chúng nó. 8Dân Am-môn kéo ra, dàn trận tại nơi cửa thành, còn dân
Sy-ri ở Xô-ba và ở Rê-hốp, những người ở Tóp và ở Ma-a-ca đều đóng riêng
ra trong đồng bằng.
9Giô-áp thấy quân giặc hãm đánh đằng trước và đằng sau, bèn chọn người
lính trong đạo tinh binh Y-sơ-ra-ên, và dàn binh đó ra cùng dân Sy-ri; 10còn
binh còn lại, người trao cho A-bi-sai, em mình đặng bày trận đối cùng dân
Am-môn. 11Người nói cùng A-bi-sai rằng: Nếu dân Sy-ri mạnh hơn anh, em
sẽ đến giúp anh; nhưng nếu dân Am-môn mạnh hơn em, anh sẽ đến giúp em.
12Hãy vững lòng bền chí, đánh giặc cách can đảm, vì dân sự ta và vì các
thành của Đức Chúa Trời chúng ta; nguyện Đức Giê-hô-va làm theo ý Ngài
lấy làm tốt! 13Đoạn Giô-áp với quân lính theo người đều đến gần, giao
chiến cùng dân Sy-ri; chúng chạy trốn trước mặt người. 14Bấy giờ, vì dân
Am-môn thấy dân Sy-ri chạy trốn, thì chúng cũng chạy trốn khỏi trước mặt
A-bi-sai, và vào trong thành. Giô-áp lìa khỏi dân Am-môn mà trở về Giê-ru-
sa-lem.
(IISa 2Sm 10:6-14)
Trận chiến này diễn ra trong thời trị vì của vua Đa-vít. Vua Đa-vít từng lập
nhiều chiến công hiển hách, từ khi còn là một thiếu niên đi chăn chiên, cho
đến khi trở thành vua của dân I-xơ-ra-ên. Trong vai trò lãnh đạo có lúc vua
Đa-vít không đích thân ra trận, vua ‘sai Giô-áp với các dõng sĩ của đạo binh
mình’.
Nhận diện nhân vật.
Trong phân đoạn Kinh Thánh này, ông Giô-áp được nhắc đến trước nhất.
“Đa-vít hay được điều đó, liền sai Giô-áp với các dõng sĩ của đạo binh mình
đi đánh chúng nó.”
Ông Giô-áp là ai? Từ sách Sa-mu-ên cho đến Sử Ký có đến 120 lần nhắc đến
tên của ông Giô-áp. Ông là một nhân vật quan trọng, là một vị tướng có tài,
cũng là một con người tàn nhẫn.
Ông Giô-áp là nhân vật thứ hai trong triều Đa-vít. IISa 2Sm 8:15-16: “Đa-vít
làm vua trên cả I-xơ-ra-ên, cai trị cả dân sự mình cách ngay thẳng và công
bình. Giô-áp, con trai Xê-ru-gia, làm quan tổng binh; Giô-sa-phát, con trai
A-hi-lút, làm quan thái sử;” Triều đình Đa-vít gồm có trước hết là Đa-vít, kế
đến là quan tổng binh Giô-áp, sau đó mới đến những nhân vật khác.
Ông Giô-áp là người chấp nhận thách thức và đi tiên phong. ISu1Sb 11:6.
“Đa-vít nói rằng: Hễ ai hãm đánh dân Giê-bu-sít trước hết, ắt sẽ được làm
trưởng và làm tướng. Vậy, Giô-áp, con trai Xê-ru-gia, đi lên đánh trước hết,
nên được làm quan trưởng.” Đây là tinh thần tiến công của người lãnh đạo.
Ông A-bi-sai là ai? Ông là một người thân cận, cùng vào sinh ra tử với Đa-
vít. ISa1Sm 26:6-7: “Đa-vít cất tiếng nói cùng A-hi-mê-léc, người Hê-tít, và
A-bi-sai, con trai của Xê-ru-gia, em của Giô-áp, rằng: Ai muốn đi cùng ta
xuống dinh Sau-lơ? A-bi-sai đáp: Tôi sẽ đi xuống với ông. Vậy, Đa-vít và
A-bi-sai lúc ban đêm vào giữa quân lính, thấy Sau-lơ đương ngủ, nằm trong
đồn…” Khi ông Đa-vít chưa làm vua ông A-bi-sai đã là người trung thành
và thân cận.
Ông A-bi-sai cũng là dõng tướng của vua Đa-vít. IISa 2Sm 23:18: “A-bi-sai
em Giô-áp, con trai của Xê-ru-gia, làm tướng của ba người dõng sĩ; …
Trong cả ba, A-bi-sai có danh hơn hết, và người làm đầu họ…” Trong phân
đoạn Kinh Thánh, A-bi-sai được giới thiệu là một trong các ‘dõng sĩ của đạo
binh’ vua Đa-vít.
Ông A-bi-sai là vị tướng trung thành với vua Đa-vít. Khi vua gặp hoạn nạn,
vua chia quân làm ba đạo binh, ông Giô-áp nhận một đạo binh, ông A-bi-sai
nhận một đạo binh và ông Y-tai nhận một đạo binh (IISa 2Sm 18:2) .
Ông A-bi-sai cũng là người từng cứu mạng vua Đa-vít. “Bấy giờ, Ít-bi-Bê-
nốp, con cháu của Ra-pha có một cây lao nặng ba trăm siếc-lơ đồng và đeo
gươm mới, toan đánh giết Đa-vít. Nhưng A-bi-sai, con Xê-ru-gia, đến tiếp
cứu vua, đánh người Phi-li-tin ấy, và giết đi” (IISa 2Sm 21:16-17) .
Ông A-bi-sai là con người có chiến công. ISu1Sb 11:20. “Lại có A-bi-sai,
em của Giô-áp, làm đầu trong ba người mạnh dạn; người dùng giáo mình mà
giết ba trăm người, nên nổi tiếng trong ba người ấy.” 18:12": “Vả lại, A-bi-
sai, con trai của Xê-ru-gia, đánh giết tại trong trũng Muối, một vạn tám ngàn
người Ê-đôm.”
Ông Giô-áp và ông A-bi-sai là hai anh em, một người làm quan tổng binh,
một người làm dõng tướng. Họ cùng phục vụ trong triều vua Đa-vít và hiện
tại cùng thực hiện chung một công tác. Trong công tác ông Giô-áp là người
chỉ huy, ông A-bi-sai là người dưới quyền chỉ huy của anh mình.
Sắp xếp trật tự :
Ông Đa-vít -Ông Giô-áp -Ông A-bi-sai - Tinh binh
VuaQuan tổng binhDõng tướngTinh binh
.
Trong vai trò của mình, người lãnh đạo phải làm những gì khi ‘đi’ (câu 7) để
có thể ‘trở về’ (câu 14) .
1. Nhận diện vấn đề.
(Con mắt, tầm nhìn trong kế hoạch.)
Giô-áp thấy quân giặc hãm đánh đằng trước và đằng sau,
Ai là người có thể nhận ra vấn đề? Bất cứ người nào cũng có thể nhận ra vấn
đề. Một người lãnh đạo không nhận ra tình hình thì thế nào? Người cộng sự
không nhận ra tình hình thì thế nào?
Người lãnh đạo cần thấy tình hình như ông Giô-áp thấy. Có lẽ người dưới
quyền thấy, cả đạo quân đều thấy, nhưng quan trọng nhất là người lãnh đạo
phải nhận biết tình hình, phải thấy vấn đề. Có thấy rõ vấn đề thì mới tính đến
biện pháp giải quyết.
Nhận định tình hình, đánh giá đúng hoàn cảnh sẽ rất có ích cho người lãnh
đạo. Nhiều người lãnh đạo không nhận biết hoặc đánh giá sai về vấn đề
mình đang gặp. Ông Lót, ông Sam-sôn đã rơi vào trường hợp này. Họ không
nhìn biết đúng và không lường trước việc sẽ diễn biến như thế nào, cho nên
họ thất bại.
Về một phương diện, nói đến tầm nhìn của người lãnh đạo là bao gồm cả
việc xác định đúng thực tế trước mắt lẫn việc dự phóng diễn biến trong
tương lai.
Vấn đề ông Giô-áp đang đối diện là gì? Giải quyết vấn đề có khó không?
Vấn đề đó có ảnh hưởng gì đến bản thân của ông, đến những người cùng
làm việc với ông, đến quân sĩ, đến vua Đa-vít, đến dân Y-sơ-ra-ên, đến danh
của Chúa?
Nhờ nhận định chính xác tình hình mà người lãnh đạo có thể đề ra phương
án giải quyết phù hợp. Giải quyết vấn đề bằng cách nào?
2. Kế hoạch - Phân chia công việc.
(Trí tuệ trong kế hoạch. Tiến trình tự của kế hoạch.)
9Giô-áp thấy…, bèn chọn người lính trong đạo tinh binh Y-sơ-ra-ên, và dàn
binh đó ra cùng dân Sy-ri; 10còn binh còn lại, người trao cho A-bi-sai, em
mình đặng bày trận đối cùng dân Am-môn.
‘Chọn người - dàn binh - trao cho …’ những động từ này cho thấy ông Giô-
áp thực hiện việc bày binh bố trận và phân chia trách nhiệm. Nhưng việc bày
binh bố trận này phải căn cứ trên một kế hoạch đã được vạch ra. Cho nên
chúng ta phải hiểu ở đây, (1) nhận biết tình hình, (2) lên kế hoạch, sau đó
mới (3) thực hiện kế hoạch.
Khâu phân chia công việc (trong giai đoạn thực hiện kế hoạch) cho thấy
người lãnh đạo có hướng giải quyết vấn đề, chủ động trước hoàn cảnh. Có
kế hoạch mới phân chia công việc. Không có kế hoạch mà phân chia công
việc có nghĩa là trốn chạy vấn đề và đối phó với vấn đề cách vô vọng.
Khâu thực hiện kế hoạch sẽ cho thấy phần nào quan điểm của người lãnh
đạo. Ông Giô-ách đích thân chỉ huy và dàn binh cho thấy ông muốn đứng
chung với mọi người trong kế hoạch do ông đề ra. Khi ông giao cho ông A-
bi-sai một đạo binh cho thấy ông biết phân chia quyền hành, trách nhiệm và
công việc.
Ai là người khởi xướng làm những việc này? Ai là người bày binh bố trận?
Ai là người giao một phần binh lính cho A-bi-sai để ông này cầm quân ra
trận? Đó là ông Giô-áp - người chỉ huy. Ông có trách nhiệm bày binh bố
trận. Các dõng tướng có thể góp ý, nhưng quyết định cuối cùng là người
lãnh đạo. Người chỉ huy có trách nhiệm phân chia công việc.
Ông Giô-áp là người chỉ huy, ông đã nắm được tình hình, bây giờ ông đề ra
cách thức để giải quyết tình hình. Ông đã làm gì? Ông đã chia đạo binh làm
hai, ông nhận một, ông A-bi-sai nhận một. Ông Giô-áp sẽ chiến đấu chống
quân Sy-ri, còn ông A-bi-sai thì chiến đấu chống dân Am-môn. Đây là hình
ảnh người lãnh đạo biết phân chia công việc, biết mình phải làm gì và người
cộng sự phải làm gì.
Nhiều người lãnh đạo không hề phân chia công việc. Khi người chỉ huy
không chịu phân chia công việc, chuyện gì xảy ra? Chỉ thấy con người
nhưng không thấy hoạt động, hoặc chỉ có những hoạt động tự phát, theo ý
riêng, vô tổ chức vô trật tự. Cũng có thể có chẳng ai thèm làm gì cả vì không
biết nên làm gì. Trong tình trạng này một đội quân sẽ tiến từ chỗ vô tổ chức
đến chỗ vô kỷ luật và tan rã.
Cũng có trường hợp nhiều người không chịu làm theo sự chỉ huy của người
lãnh đạo vì không tôn trọng người lãnh đạo cả về phương diện đạo đức lẫn
về phương diện tổ chức. (1) Không tôn trọng người chỉ huy về phương diện
đạo đức là xem thường coi khinh giá trị của người chỉ huy, và đối xử thiếu
thành thật, thiếu đạo đức với người lãnh đạo. (2) Không tôn trọng người chỉ
huy về phương diện tổ chức tức là không tuân theo sự phân công, không
phục tòng. Tuy phân chia ra hai phương diện như vậy, nhưng trong thực tế
tất cả đều xen lẫn vào nhau.
Ông Giô-áp mắc phải lầm lỗi này khi ông giết ông Áp-ne (IISa 2Sm 3:22-
30) và ông A-ma-sa (IISa 2Sm 20:4-13) . Ông đã tự ý hành động mà không
đếm xỉa gì đến vua Đa-vít, người lãnh đạo lúc bấy giờ. Vua Đa-vít không hài
lòng và rất đau lòng về cách giải quyết của ông Giô-áp nhưng vua cũng
không thể điều khiển được ông.
3. Giúp đỡ, hỗ trợ.
(Sự tương giao, nâng đỡ, tình yêu trong kế hoạch.)
11Người nói cùng A-bi-sai rằng: Nếu dân Sy-ri mạnh hơn anh, em sẽ đến
giúp anh; nhưng nếu dân Am-môn mạnh hơn em, anh sẽ đến giúp em.
Ai là người nói câu này? Ai giúp ai? Ông Giô-áp dù là anh, là lãnh đạo,
nhưng ông nói với em mình, là người dưới quyền của mình.”Nếu dân Sy-ri
mạnh hơn anh.” Điều này có nghĩa gì? Anh có thể thua trước kẻ thù, em hãy
đến giúp anh. Đây là câu nói của người khôn ngoan, biết mình có thể thất bại
và cần giúp đỡ.
Ông Giô-áp không cho rằng mình thuộc loại bách chiến bách thắng, tuy là
lãnh đạo nhưng ông cũng chỉ là con người, cũng có thể gặp thất bại, cần sự
giúp đỡ của người cộng sự. Dù khi ông Giô-áp nói: “Nếu dân Sy-ri mạnh
hơn anh, em sẽ đến giúp anh”, ông chưa ra trận, chưa thua, nhưng cách nói
này làm cho người cộng sự nhìn thấy ở ông vừa là con người khôn ngoan,
vừa biết dự liệu tình hình xấu nhất xảy ra thì phải thế nào, vừa cho thấy
người lãnh đạo cần có một ông tướng thuộc loại nào.
Người chỉ huy không nói khả năng thất bại của người khác trước, mà nói về
chính mình có thể thất bại. Và nếu người chỉ huy thú nhận mình cần giúp đỡ
thì người cộng sự cũng sẵn sàng chấp nhận điều đó. Nếu nói người lãnh đạo
cần làm gương, thì đây là một tấm gương. Tấm gương về sự khôn ngoan, dự
liệu, khéo ăn nói, biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề cách ổn thoả.
Ông Giô-áp biết em mình là dõng tướng, nhưng nếu anh là chỉ huy có thể
thất bại thì em cũng có thể thất bại. Khi đó anh sẽ không bỏ rơi em, anh sẽ
đến giúp em. Ông Giô-áp nói: “Nếu…. Anh sẽ đến giúp em”. Khi đó ông A-
bi-sai chưa ra trận và chưa chắc là thua. Nhưng khi nghe lời dặn dò đó ông
A-bi-sai biết rằng anh mình, người chỉ huy của mình dù ở xa nhưng vẫn
quan tâm đến công việc của mình và sẽ đến hỗ trợ khi cần. Câu dặn dò này
làm cho ông cảm thấy không bị bỏ rơi. Trái lại cảm thấy người lãnh đạo
không muốn mình thất bại trong công việc. Ông cũng hiểu rằng anh mình
không muốn xảy ra cảnh anh thắng, em thua hoặc ngược lại em thắng, anh
thua. Người lãnh đạo muốn cả hai đều đạt được thành quả tốt nhất trong
công việc.
4. Khích lệ, động viên.
(Tư tưởng trong kế hoạch.)
12Hãy vững lòng bền chí, đánh giặc cách can đảm, vì dân sự ta và vì các
thành của Đức Chúa Trời chúng ta; nguyện Đức Giê-hô-va làm theo ý Ngài
lấy làm tốt!
Lắm khi xảy ra trường hợp người lãnh đạo có chương trình, có kế hoạch, có
nhân lực, có nhiều người cộng tác, nhưng lại là những con người không có
tấm lòng, thiếu tinh thần, không có lý tưởng, không hết lòng hành động.
Có bốn điều ông Giô-áp khích lệ em của mình.
(1) ‘Vững lòng bền chí’ , nhờ đó mới có thể hoàn tất kế hoạch. Nhiều người
lúc đầu rất hăng say, nhưng sau đó nguội dần, không bền bỉ trong công việc.
Dù trong câu chuyện, đây chỉ là một phần của cuộc chiến, nhưng nếu không
vững lòng bền chí trong một thời gian ngắn hạn thì khó mà bền bỉ trong
những chiến dịch dài hạn. Vững lòng bền chí vừa nói lên sự chịu đựng lâu
dài vừa nói lên phẩm chất trung thành trong công việc. Trung thành với mục
tiêu đã đề ra, với công tác đang thực hiện.
(2) ‘Can đảm’ , mạnh dạn trong công việc. Đối với ông Giô-áp, ông A-bi-sai
và quân sĩ, đây là cuộc chiến, cần dũng đảm để tấn công kẻ thù. Không phải
chỉ can đảm trong chiến trận, mà trong cuộc sống đời thường cũng cần lòng
can đảm khi thực hiện những công tác trong kế hoạch. Can đảm hi sinh bản
thân, từ bỏ những ước muốn riêng tư và sống chết với công việc được giao.
(3) ‘Vì dân của Chúa và vì các thành của Chúa’ . Đây là lý tưởng của công
việc. Chiến đấu vì cớ gì? Không phải làm việc vì công việc, cũng không
phải vì bản thân, nhưng vì dân Chúa và thành luỹ của Ngài. Động cơ thôi
thúc hành động là vì con người và vì danh của Chúa.
Nhiều người dấn thân nhưng vì những động cơ thiếu đúng đắn, đó là chỉ
hướng về bản thân một cách ích kỷ và sai lầm. Lo bảo vệ chính mình mà
không lo nghĩ đến anh em, lo bảo vệ thành luỹ của riêng mình mà không lo
đến sự tồn vong của Hội thánh.
(4) Hết lòng mà làm, thành bại ở trong tay Chúa . Đây là tâm niệm của
những người hết lòng làm việc. Khi dấn thân ai cũng muốn đạt được thành
quả. Triển khai kế hoạch ai cũng muốn hoàn thành kế hoạch. Sau khi giao
công việc và trách nhiệm, sau khi khích lệ tinh thần để ai nấy hết lòng làm
việc người lãnh đạo cần nhận thức việc thành bại nằm trong quyền tể trị của
Chúa. Như vậy người lãnh đạo phải đặt lòng tin nơi Chúa, vì Chúa là Đấng
quyết định chớ không phải con người. Như vậy người lãnh đạo cũng không
trách cứ những người đồng công nếu họ đã hết lòng hết sức trong công việc.
Khi đã hết lòng trong công việc mà thất bại không nên oán Chúa hận người.
Liệu ông A-bi-sai trong tư cách chỉ huy có dùng những điều này để khích lệ
những người dưới quyền của ông không?
Việc hỗ trợ, giúp đỡ và khích lệ, động viên cũng nói lên mối tương quan
giữa người lãnh đạo với những người đồng sự. Người lãnh đạo bày tỏ tình
yêu thương, sự gắn bó với nhau trong công việc.
5. Hành động
(Bàn tay trong kế hoạch.)
13Đoạn Giô-áp với quân lính theo người đều đến gần, giao chiến cùng dân
Sy-ri; chúng chạy trốn trước mặt người. 14Bấy giờ, vì dân Am-môn thấy
dân Sy-ri chạy trốn, thì chúng cũng chạy trốn khỏi trước mặt A-bi-sai, và
vào trong thành.
Theo diễn tiến trong hai câu Kinh Thánh này thì cánh quân của ông Giô-áp
xông ra trận mạc và giao chiến trước.
Nhiều kế hoạch bị án binh bất động do sự thụ động của người lãnh đạo. Tất
nhiên người lãnh đạo không phải là người làm tất cả việc. Nhưng người lãnh
đạo phải dấn thân và hành động. Còn thành phần cộng sự và hội chúng nhìn
vào người lãnh đạo để quyết định dấn thân hoặc không.
Việc ông Giô-áp và đội quân của ông giao chiến trước và thắng trận có ảnh
hưởng tốt trên cánh quân của ông A-bi-sai.
Người lãnh đạo có hành động thì những người trong cộng đồng sẽ có hành
động. Chuyện gì xảy ra khi người lãnh đạo lên kế hoạch mà không chịu thi
hành? Và chuyện gì xảy ra khi người nhận công tác lại không chấp hành?
Ông Giô-áp lên kế hoạch và ông là người làm gương trong khâu thi hành kế
hoạch, nhờ đó mà em của ông cũng hoàn tất kế hoạch.
Nhiều người không chịu thưc hiện những kế hoạch, những công việc được
giao phó. Họ phải chịu trách nhiệm về việc thành bại. Họ sẽ bị đánh giá và
bị loại trừ.
6. Tường trình.
(Kết thúc và khởi đầu)
Giô-áp lìa khỏi dân Am-môn mà trở về Giê-ru-sa-lem.
Sau khi hoàn tất công tác ông Giô-áp trở về Giê-ru-sa-lem. Việc trở về này
có ý nghĩa gì? IISa 2Sm 20:22b “Giô-áp trở về Giê-ru-sa-lem, gần bên vua.”
Ông Giô-áp trở về để gần bên vua. Người lãnh đạo nào cũng có người trên
mình, là người mình phải trở về sau mỗi lần công tác. Gần bên vua, gần bên
con người chớ không phải gần bên công việc, không phải gần bên những thứ
vô tri vô giác. Những người lãnh đạo ở cấp bậc càng cao thì càng khó tìm
được người trên mình để mà gần bên.
Gần bên vua để làm gì? Để tường trình với vua về những việc ông đã làm,
để đánh giá những ưu khuyết điểm, để bàn luận về những chương trình kế
hoạch mới, để tiếp tục được tín nhiệm và được sai đi. Đây là điều cần thiết
trong một cơ cấu tổ chức.
Tuy nhiên có nhiều người ‘trở về’ và ‘gần bên’ người lãnh đạo nhưng trong
tinh thần tiêu cực như những nịnh thần, hoặc những người chỉ biết ton hót để
hưởng lợi, hoặc đổ hô cho người khác khi gặp thất bại và giành công cho
mình khi có thành quả.
Xoá cờ rồi chơi lại là cách của một số người ngày nay trong công tác. Người
ta thường nói chơi cho đã rồi ‘xù’ là xong. Hoặc hành động như kiểu trẻ em,
chơi rồi bỏ, bỏ rồi chơi lại, mà không hề nghĩ ngợi đến kết quả ra sao. Nhiều
cộng đồng Cơ Đốc ngày nay không biết họ đang tiến đến đâu, đang đi đâu
và đã đạt được những gì vì từ người lãnh đạo, đến các cộng sự và hội chúng
đều không tường trình lại những thành công và thất bại của họ. Khi chưa xác
định mình đang ở đâu thì làm sao biết nên và không nên làm gì?
Nhiều người gắn bó và làm việc với người lãnh đạo, nhưng sau một thời
gian họ lại lẩn tránh người lãnh đạo. Vì sao? Chắc chắn người đó có sai trật
nên trốn tránh người lãnh đạo như vậy. Do thất bại hoặc tệ hơn nữa là bỏ bê,
thiếu trách nhiệm trong công việc cho nên không dám tường trình lại những
sai trật của mình.
Có người nhận công tác và trách nhiệm rồi cứ ‘ở đó luôn’ mà không trở về
vì chưa làm xong công tác và trách nhiệm. Đây là những người làm cho
công việc trở nên trì trệ, không tiến lên được, chỉ dậm chân tại chỗ. Theo
cung cách này thì nếu một đôi lần đương sự có trở về và tường trình thì nội
dung luôn luôn là ‘bình thường’, ‘vẫn như cũ’.
Có người nhận công tác và trách nhiệm rồi ‘đi luôn’ và không bao giờ trở
lại, là vì không hoàn thành công tác và bỏ trốn. Họ trở thành những người
lường gạt và cướp giựt đối với người trên mình và người dưới mình. Đây là
trường hợp những người lấy thành tích chung làm của mình, hoặc biển thủ
công quỹ.
Tóm tắt
Nhân sự, cơ cấu.
Con người của kế hoạch.
Người lãnh đạo - Người cộng sự - Hội chúng.
Kế hoạch.
Vì sao có kế hoạch? Làm sao để có kế hoạch?
- Nhận định tình hình: ‘thấy’. - Soạn thảo kế hoạch.
Giao phó.
Những phần việc trong kế hoạch.
Vai trò của người lãnh đạo. Vai trò của người cộng sự
- Công việc cụ thể là gì? - Phân công cho ai?
Hỗ trợ.
- Tiên liệu để có thể giúp đỡ.
- Tình huống xấu nhất là gì?
Khích lệ.
- Động lực để hành động. - Duy trì kế hoạch.
Hành động.
- Lãnh đạo làm. - Cộng sự làm. - Hội chúng làm. Đồng bộ.
Tường trình.
- Trở về - Tiếp cận - Trình bày - Tiếp tục
Phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy đôi khi có khâu nào trong công tác lãnh
đạo không được thực hiện?
BẠN LÀ AI?
Các Quan Xét 13-16
Sam-sôn là ai? Bạn là ai? Hai con người trẻ trung ở hai thời đại khác nhau
liệu có điểm chung nào trước dòng chảy của cuộc đời không?
Chúng ta hãy đặt lại câu hỏi
(1) Đối với Đức Chúa Trời, Sam-sôn là ai? Bạn Là ai?
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai
Ban la ai

More Related Content

Viewers also liked

Viewers also liked (9)

m. zupancic preservation of jobs
m. zupancic preservation of jobsm. zupancic preservation of jobs
m. zupancic preservation of jobs
 
Resolucion incoop xto rey
Resolucion incoop xto reyResolucion incoop xto rey
Resolucion incoop xto rey
 
"Освіта"
"Освіта""Освіта"
"Освіта"
 
Florindo News - mês de janeiro 2016
Florindo News - mês de janeiro 2016Florindo News - mês de janeiro 2016
Florindo News - mês de janeiro 2016
 
Presentación1 delitos informaticos
Presentación1 delitos informaticosPresentación1 delitos informaticos
Presentación1 delitos informaticos
 
CI
CICI
CI
 
IMBA Transcript
IMBA TranscriptIMBA Transcript
IMBA Transcript
 
Digital Media Academy Mac-D3
Digital Media Academy Mac-D3Digital Media Academy Mac-D3
Digital Media Academy Mac-D3
 
Social psychology video
Social psychology videoSocial psychology video
Social psychology video
 

Similar to Ban la ai

Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung thatco_doc_nhan
 
Cau nguyen tho phuong
Cau nguyen tho phuongCau nguyen tho phuong
Cau nguyen tho phuongco_doc_nhan
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009La Ga
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctLong Do Hoang
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctco_doc_nhan
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congco_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhco_doc_nhan
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomco_doc_nhan
 

Similar to Ban la ai (20)

True worship
True worshipTrue worship
True worship
 
Gieo niem tin
Gieo niem tinGieo niem tin
Gieo niem tin
 
Gieo niem tin
Gieo niem tinGieo niem tin
Gieo niem tin
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Cau nguyen tho phuong
Cau nguyen tho phuongCau nguyen tho phuong
Cau nguyen tho phuong
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 

Ban la ai

  • 1. Bạn Là Ai NGHE - NHÌN - LÀM BẠN ĐANG Ở NHÓM NÀO? 17 Ngày kia, Chúa Giê-xu đang giảng dạy, những người Pha-ri-xi và các giáo sư luật từ các miền Ga-li-lê, Giu-đê và Giê-ru-sa-lem đến đều ngồi ở đó. Chúa dùng quyền năng Đức Chúa Trời chữa lành các tật bệnh. 18 Có mấy người khiêng một người bại trên cáng đến, tìm cách đem vào đặt trước mặt Chúa. 19Nhưng vì quần chúng đông đảo nên họ không tìm được lối vào. Họ leo lên nóc nhà, rồi qua mái dòng người bại nằm trên cáng xuống chính giữa, ngay trước mặt Chúa Giê-xu. 20 Thấy niềm tin của họ, Chúa bảo: “Này anh, tội anh đã được tha.” 21Các thầy thông giáo và người Pha-ri-xi nghĩ thầm: “Ông này là ai mà dám lăng mạ thánh thần như thế? Ai có quyền tha tội ngoại trừ một mình Đức Chúa Trời?” 22Biết ý tưởng của họ, Chúa Giê-xu hỏi: “Sao các ông suy nghĩ trong lòng như vậy? 23 Nói: ‘Tội anh đã được tha!’ hoặc nói: ‘Hãy đứng dậy mà đi!’, điều nào dễ hơn? 24 Nhưng để các ông biết rằng trên trần gian này Con Người có quyền tha tội”, Chúa nói với người bại: “Tôi bảo anh, hãy đứng dậy, vác cáng mà đi về nhà!” 25Ngay lúc ấy, người bại đứng dậy trước mặt họ, vác cáng anh đã nằm rồi đi về nhà, vừa đi vừa tôn vinh Đức Chúa Trời.. 26 Mọi người đều sửng sốt, tôn vinh Đức Chúa Trời. Họ kinh ngạc, nói với nhau: “Hôm nay, chúng ta đã chứng kiến một việc kỳ diệu.” (LuLc 5:17-26) (Mat Mt 9:1-8 Mac Mc 2:1-12) Nếu được mời đầu quân tập luyện để trở thành cầu thủ cho một đội bóng, chúng ta có nghĩ ngợi về tên tuổi của đội bóng mình sắp gia nhập không? Chẳng lẽ đội nào cũng được? Tìm việc làm, được tuyển vào trong một công ty, chúng ta có quan tâm đến danh tiếng của công ty đó không? Chẳng lẽ công ty tốt hay xấu cũng được? Chúng ta có băn khoăn khi tham gia vào một cộng đồng Cơ Đốc, vào một ban ngành trong Hội Thánh không? Chẳng lẽ chúng ta chẳng suy nghĩ gì cả. Hội Thánh tiến hay lùi chúng ta chẳng hề quan tâm đến. Ban ngành mạnh hoặc yếu cũng chẳng ăn thua gì đến chúng ta. Chuyện của Hội Thánh thì mặc kệ, đến đâu hay đến đó! Trong gia đình chúng ta có sống đẹp lòng Chúa không? Hoặc dù biết là chúng ta đang sống sai ý Chúa, chúng ta cũng mặc kệ để sự việc cứ diễn tiến cứ trôi theo năm tháng? Đây có phải là vấn đề của hội thánh, của ban ngành, của gia đình chúng ta không?
  • 2. Trong phân đoạn Kinh Thánh, ta thấy có ba nhóm người. (1)Nhóm ngồi trong nhà. Có vị trí gần Chúa nhất. (2)Nhóm đứng ở ngoài. Xa Chúa hơn một chút. (3)Nhóm ở ngoài cùng. Xa Chúa nhất. 1. Nhóm ngồi. Những từ ngữ liên hệ đến nhóm ngồi. (Người Pha-ri-xi, giáo sư luật, từ... đến..., ở trong nhà, nghe giảng, thắc mắc, Chúa biết ý tưởng của họ.) -Nhóm ngồi là nhóm sướng nhất, họ là những người Pha-ri-xi và các giáo sư luật, họ được kính trọng và được chủ nhà mời vào trong để ngồi. -Ngồi trong căn nhà đó để làm gì? Để nghe Chúa Giê-xu giảng và để nhìn thấy việc Chúa Giê-xu làm. -Những người trong nhóm ngồi có lợi thế hơn hai nhóm kia ở những điểm nào? Họ là những người gần Chúa Giê-xu nhất, họ nghe rõ nhất, thấy rõ nhất. -Nhóm ngồi trong đoạn Kinh Thánh có nhược điểm nào? Họ chỉ chú trọng đến việc nghe Chúa nói gì, nhìn xem Chúa làm gì để thắc mắc, để khen chê, hoặc bắt bẻ, chỉ trích Chúa Giê-xu. Mục đích của họ khi lắng nghe và chứng kiến việc Chúa nói và làm không phải là để nhận, để làm theo hoặc là để tin những điều Chúa nói và làm. -Nhóm ngồi cũng là nhóm không giúp đỡ việc đưa người bại đến với Chúa. Họ ngồi chật kín nhà. Ngày hôm nay trong Hội Thánh rất có nhiều người thuộc về nhóm ngồi. Họ đến nhà thờ, ngồi đó để nghe giảng và mong thấy việc mới lạ. Đi nhà thờ là tốt, muốn nghe giảng, muốn thấy việc mới lạ là tốt, nhưng nếu mục đích chỉ là để phê bình, bắt bí, chê bai thì chưa hẳn là tốt. Xem chừng họ đến gần Chúa lắm nhưng vì mục đích đến với Chúa chỉ là phá hoại, cho nên thay vì gần Chúa lại hoá ra xa Chúa; thay vì yêu Chúa hơn lại trở thành ghét Chúa; thay vì tiếp nhận lời Chúa lại thắc mắc, bắt bẻ Chúa; thay vì tin lại trở thành vô tín. 2. Nhóm đứng. Những từ ngữ liên hệ đến nhóm đứng: dân chúng, đông đảo, chứng kiến, sửng sốt, kinh ngạc, nói với nhau, tôn vinh Đức Chúa Trời. -Đây là nhóm rất đông đảo. Không có đủ chỗ cho họ ngồi. Họ phải đứng. -Bạn nghĩ gì về nhóm đứng? Đứng đó để làm gì? - Để nghe, để thấy. Họ chiếm đa số, họ không bị lệ thuộc. Nếu ở trong nhóm đứng mà thật sự muốn nghe và muốn thấy thì sẽ cực khổ hơn người trong nhóm ngồi rất nhiều. Vì nhóm đứng thật là chật chội, nóng nực, ồn ào, mất trật tự vì ai muốn vào thì
  • 3. lấn vào, ai muốn ra thì cứ chen ra. Ngồi trong nhà còn có thể im lặng lắng nghe, nhưng ở ngoài nhà thì ai nấy đều có thể nói chuyện, cãi vã… -Đối với một số người trong nhóm đứng, khi không nghe rõ, không thấy rõ, thì họ muốn đi đâu, muốn làm gì đều tùy nghi tùy thích, không bị ràng buộc gì cả. -Nhóm đứng cũng là nhóm cản trở người khác, vì họ đứng chật cả lối đi. Nhóm đứng cản trở người thấp - như ông Xa-chê - không thấy được Chúa; cản trở những người bạn của người bại khi họ muốn đem người bại đến với Chúa. Ngày nay trong Hội Thánh cũng đầy dẫy những người đóng vai khán giả. Mục đích khi đến Hội Thánh không phải là để phục vụ Chúa hoặc người khác. Đôi khi họ như những khán giả đi xem đá banh hoặc đi xem ca nhạc. Thấy hay thì khen, dở thì chê. Họ chỉ là những người chứng kiến chớ không phải là người trong cuộc cho nên họ không gắn bó, không quan tâm đến người nào khác, không có hi sinh. Họ đến với Hội Thánh rất dễ và bỏ đi cũng rất dễ; thấy hợp thì đến nghe; thấy không hợp thì thôi không đến nữa. 3. Nhóm làm. Những từ ngữ liên hệ đến nhóm làm: mấy người, khiêng, tìm cách, leo lên nóc nhà, dòng người bại xuống, Chúa thấy niềm tin của họ. -Nhóm làm là nhóm thiểu số, không mấy ai nghe tiếng nói của họ, không mấy ai nhìn thấy họ. Vì họ là những người đang bận bịu với công tác. Tuy nhiên Kinh Thánh cho chúng ta biết “Chúa Giê-xu thấy đức tin của họ”. Họ đã làm gì, làm thế nào Chúa lại thấy đức tin của họ? -Dù làm ít người nhất, nhưng họ biết quan tâm đến người khác. Họ quan tâm đến nhu cầu của một người bại liệt. Họ quan tâm rồi bắt tay hành động, chớ không phải biết nhu cầu rồi làm lơ bỏ đi. Sự quan tâm sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có một quyết định hành động đáp ứng nhu cầu của người mình quan tâm. Nhưng làm việc gì cũng phải trả giá. Giá đó là: Thì giờ - Sức lực - Khả năng. Bạn có sẵn sàng hi sinh thì giờ, hi sinh công việc của mình cho người mà bạn quan tâm không? Bạn có bỏ sức lực ra để khiêng người đang cần đến cho Chúa không? Bạn có sẵn sàng hợp tác với người khác để giúp người đang cần không? Bạn có suy nghĩ cách nào, có sáng kiến gì không, hoặc thụ động chỉ ngồi đó đợi. . . Nói chung có nỗ lực, hết lòng với công việc không? Trong câu chuyện này, chúng ta không thấy có chữ quan tâm, không có chữ yêu thương nào cả. Nhưng chúng ta thấy rõ sự quan tâm và hành động yêu thương của nhóm làm. Chúa Giê-xu nhìn thấy đức tin của họ. Còn những người ngồi gần Ngài, nghe Ngài, không có đức tin gì cả nên Ngài không thấy đức tin của họ.
  • 4. Những người đứng vây quanh nhà, cố gắng lắng nghe, tìm cách nhìn thấy Chúa nhưng Ngài cũng không thấy đức tin nơi họ. Còn một nhóm vài người đang cố gắng giúp một người bại liệt, Chúa lại thấy đức tin của họ. -Phải chăng những người làm là những người không cần nghe lời Chúa, cũng chẳng muốn thấy việc Chúa? Qua câu chuyện này chúng ta thấy sự thật không phải như vậy. Những người làm là những người đã nghe lời Chúa, đã thấy việc Chúa rồi. Không phải nghe như người Pha-ri-xi nghe, không phải thấy như đoàn dân đông thấy. Họ nghe Chúa Giê-xu nói với bạn của mình: “Tội con đã được tha”, và “hãy đứng dậy vác nệm mà đi!”. Họ được thấy Chúa chữa bệnh cho bạn mình, được thấy bạn mình lành bệnh bước đi. Khi đem bạn mình đến cho Chúa, họ chỉ nghĩ đến một điều là: Chúa sẽ chữa bệnh bại liệt cho bạn mình, bây giờ họ biết hai điều: Chúa vừa chữa bệnh tâm linh qua việc Ngài tha tội và chữa bệnh trong cơ thể. Nhờ làm việc với đức tin, nhờ hi sinh với đức tin, nhờ yêu thương với đức tin mà họ được nghe lời Chúa và thấy việc Chúa làm. -Việc họ làm có phải là việc ‘long trời lở đất’, ‘kinh thiên động địa’ không? Có lẽ đối với người bại, các bạn của ông ta đã làm một việc lớn lao cho ông, nhưng đối với mọi người xa lạ ngoài cuộc, có thể không ai nhớ tên họ, cũng chẳng ai khen họ vì cho là việc nhỏ. Ngày nay trong Hội thánh nhiều người nghĩ đến những chuyện cao xa, to tát, nghĩ đến những con số hàng ngàn hàng vạn. Nhưng ít ai chịu bắt đầu với những con số lẻ tẻ. Nhiều người muốn làm sứ giả phục hưng, làm tiên tri với những lời giảng dạy đanh thép của khải tượng. Nhưng ít ai chịu làm một cô Ru-tơ, đi mót từng gié lúa nhỏ. Hãy học tập gương những người bạn của người bại. 4. Suy nghĩ -Bạn muốn gia nhập nhóm nào? Nhóm ngồi, nhóm đứng hoặc nhóm làm? -Thực trạng Hội Thánh, ban ngành, nhóm học Kinh Thánh, gia đình Cơ Đốc của chúng ta hiện nay ra sao? Phải chăng trong Hội thánh ngày hôm nay có nhiều người nghe lời Chúa, thấy công việc Chúa nhưng ít người chịu làm việc Chúa? -Phải chăng cũng có nhiều người nghe giảng để phê bình chỉ trích, bắt bẻ mà thôi? -Theo bạn một Cơ Đốc nhân quân bình cần nghe - cần nhìn - hoặc cần làm? Phải chăng chỉ cần làm? Nghe lời Chúa - Nhìn việc Chúa làm - Làm công việc Chúa, cả ba đều cần
  • 5. thiết, bạn có quân bình trong 3 vấn đề này không? Dù nghe, nhìn hoặc làm, Chúa có nhìn thấy niềm tin của bạn không? Làm cách nào để thể hiện niềm tin cách cụ thể? -Một cộng đồng Cơ Đốc quân bình cần thể hiện ba phương diện: Nghe Lời Chúa, thấy việc Chúa làm và làm công việc Chúa. Tuy nhiên rất nhiều người chỉ thích nghe giảng, nghe làm chứng, khi có một diễn giả mới thì hăng hái đi nghe, cũng vui mừng khi nghe thuật lại hoặc nghe làm chứng lại những việc Chúa làm, cũng lớn tiếng cảm tạ Chúa vì quyền năng của Ngài. Nhưng sau đó là gì? Họ không làm gì cả. Họ thấy công việc của Chúa mà không bao giờ chịu làm gì cả. Cho nên chúng ta chẳng lạ gì khi ngày hôm nay rất nhiều người đến nhà thờ, nhưng rất ít người làm việc. (Dầu vậy vẫn phải xét lại xem số ít người đang làm việc đây có đúng là họ đang làm việc cho Chúa hay không. Vì nhiều người làm việc cho Chúa trong tinh thần làm việc văn phòng, làm việc cho công ty...) -Chúng ta phải làm gì đây? Chúng ta đã nghe chưa? Nghe rất nhiều. Nhưng khi nghe có lòng tin không? Có muốn làm theo không? Hoặc chỉ nghe, ghi vào trang giấy làm ‘khuôn vàng thước ngọc’, vẽ vào bức tranh treo lên tường, nhưng không bao giờ tin để rồi làm theo cả. Chúng ta có chứng kiến việc Chúa làm chưa? Đã chứng kiến. Nhờ đâu chúng ta chứng kiến? Phải có những người đã hành động với đức tin, qua đó chúng ta mới chứng kiến. Bây giờ chúng ta phải tự hỏi, vì sao chúng ta chưa làm gì cả? -Phải chăng chúng ta theo Chúa với ý định sai lầm? Theo để nghe và để thấy mà thôi. Hãy thưa với Chúa về tình trạng đó, hãy thay đổi cách suy nghĩ. -Phải chăng chúng ta thiếu quan tâm đến nhu cầu của những người chung quanh chúng ta? Hãy ăn năn, xin Chúa giúp chúng ta quan tâm đến những người quanh chúng ta. -Phải chăng chúng ta không dám trả giá, không muốn hi sinh thì giờ, không muốn hi sinh công việc cho nhu cầu của anh em chúng ta? Hãy ăn năn, hãy dành thì giờ, sức lực, khả năng cho anh em chúng ta. -Phải chăng chúng ta chưa hợp tác với nhau? Mỗi người theo ý mình? Xin Chúa tha tội, hãy tha thứ cho nhau, phục tùng nhau để có thể hợp tác với nhau. -Phải chăng chúng ta chưa có sáng kiến gì cả? Hãy hành động, dám đối diện với trở lực, sẽ có sáng kiến. -Phải chăng chúng ta chưa có đức tin? Hãy cầu nguyện xin Chúa khiến cho chúng ta tin nếu chúng ta chưa tin; nếu đã tin rồi thì đức tin sẽ được mạnh mẽ hơn.
  • 6. -Người hành động (làm) là người nhận được phước hạnh lớn lao: được nghe tiếng Chúaphán, được thấy việc Chúa làm. Chúa hài lòng, người được giúp đỡ vui mừng, rồi người hành động cũng thỏa lòng. Người Cơ Đốc sống quân bình làm cho Chúa vui, người khác vui và bản thân cũng vui. BÀN TAY ĐẦY TỚ 17 Ngày kia, Chúa Giê-xu đang giảng dạy, những người Pha-ri-xi và các giáo sư luật từ các miền Ga-li-lê, Giu-đê và Giê-ru-sa-lem đến đều ngồi ở đó. Chúa dùng quyền năng Đức Chúa Trời chữa lành các tật bệnh. 18 Có mấy người khiêng một người bại trên cáng đến, tìm cách đem vào đặt trước mặt Chúa. 19Nhưng vì quần chúng đông đảo nên họ không tìm được lối vào. Họ leo lên nóc nhà, rồi qua mái dòng người bại nằm trên cáng xuống chính giữa, ngay trước mặt Chúa Giê-xu. 20 Thấy niềm tin của họ, Chúa bảo: “Này anh, tội anh đã được tha.” 21Các thầy thông giáo và người Pha-ri-xi nghĩ thầm: “Ông này là ai mà dám lăng mạ thánh thần như thế? Ai có quyền tha tội ngoại trừ một mình Đức Chúa Trời?” 22Biết ý tưởng của họ, Chúa Giê-xu hỏi: “Sao các ông suy nghĩ trong lòng như vậy? 23 Nói: ‘Tội anh đã được tha!’ hoặc nói: ‘Hãy đứng dậy mà đi!’, điều nào dễ hơn? 24 Nhưng để các ông biết rằng trên trần gian này Con Người có quyền tha tội”, Chúa nói với người bại: “Tôi bảo anh, hãy đứng dậy, vác cáng mà đi về nhà!” 25Ngay lúc ấy, người bại đứng dậy trước mặt họ, vác cáng anh đã nằm rồi đi về nhà, vừa đi vừa tôn vinh Đức Chúa Trời.. 26 Mọi người đều sửng sốt, tôn vinh Đức Chúa Trời. Họ kinh ngạc, nói với nhau: “Hôm nay, chúng ta đã chứng kiến một việc kỳ diệu.” ( LuLc 5:17-26) (Mat Mt 9:1-8 Mac Mc 2:1-12) Nếu được mời đầu quân tập luyện để trở thành cầu thủ cho một đội bóng, chúng ta có nghĩ ngợi về tên tuổi của đội bóng mình sắp gia nhập không? Chẳng lẽ đội nào cũng được? Tìm việc làm, được tuyển vào trong một công ty, chúng ta có quan tâm đến danh tiếng của công ty đó không? Chẳng lẽ công ty tốt hay xấu cũng được? Chúng ta có băn khoăn khi tham gia vào một cộng đồng Cơ Đốc, vào một ban ngành trong Hội Thánh không? Chẳng lẽ chúng ta chẳng suy nghĩ gì cả. Hội Thánh tiến hay lùi chúng ta chẳng hề quan tâm đến. Ban ngành mạnh hoặc yếu cũng chẳng ăn thua gì đến chúng ta. Chuyện của Hội Thánh thì mặc kệ, đến đâu hay đến đó! Trong gia đình chúng ta có sống đẹp lòng Chúa không? Hoặc dù biết là chúng ta đang sống sai ý Chúa, chúng ta cũng mặc kệ để sự việc cứ diễn tiến
  • 7. cứ trôi theo năm tháng? Đây có phải là vấn đề của hội thánh, của ban ngành, của gia đình chúng ta không? Trong phân đoạn Kinh Thánh, ta thấy có ba nhóm người. (1)Nhóm ngồi trong nhà. Có vị trí gần Chúa nhất. (2)Nhóm đứng ở ngoài. Xa Chúa hơn một chút. (3)Nhóm ở ngoài cùng. Xa Chúa nhất. 1. Nhóm ngồi. Những từ ngữ liên hệ đến nhóm ngồi. (Người Pha-ri-xi, giáo sư luật, từ. . . đến. . ., ở trong nhà, nghe giảng, thắc mắc, Chúa biết ý tưởng của họ.) -Nhóm ngồi là nhóm sướng nhất, họ là những người Pha-ri-xi và các giáo sư luật, họ được kính trọng và được chủ nhà mời vào trong để ngồi. -Ngồi trong căn nhà đó để làm gì? Để nghe Chúa Giê-xu giảng và để nhìn thấy việc Chúa Giê-xu làm. -Những người trong nhóm ngồi có lợi thế hơn hai nhóm kia ở những điểm nào? Họ là những người gần Chúa Giê-xu nhất, họ nghe rõ nhất, thấy rõ nhất. -Nhóm ngồi trong đoạn Kinh Thánh có nhược điểm nào? Họ chỉ chú trọng đến việc nghe Chúa nói gì, nhìn xem Chúa làm gì để thắc mắc, để khen chê, hoặc bắt bẻ, chỉ trích Chúa Giê-xu. Mục đích của họ khi lắng nghe và chứng kiến việc Chúa nói và làm không phải là để nhận, để làm theo hoặc là để tin những điều Chúa nói và làm. -Nhóm ngồi cũng là nhóm không giúp đỡ việc đưa người bại đến với Chúa. Họ ngồi chật kín nhà. Ngày hôm nay trong Hội Thánh rất có nhiều người thuộc về nhóm ngồi. Họ đến nhà thờ, ngồi đó để nghe giảng và mong thấy việc mới lạ. Đi nhà thờ là tốt, muốn nghe giảng, muốn thấy việc mới lạ là tốt, nhưng nếu mục đích chỉ là để phê bình, bắt bí, chê bai thì chưa hẳn là tốt. Xem chừng họ đến gần Chúa lắm nhưng vì mục đích đến với Chúa chỉ là phá hoại, cho nên thay vì gần Chúa lại hoá ra xa Chúa; thay vì yêu Chúa hơn lại trở thành ghét Chúa; thay vì tiếp nhận lời Chúa lại thắc mắc, bắt bẻ Chúa; thay vì tin lại trở thành vô tín. 2. Nhóm đứng. Những từ ngữ liên hệ đến nhóm đứng: dân chúng, đông đảo, chứng kiến, sửng sốt, kinh ngạc, nói với nhau, tôn vinh Đức Chúa Trời. -Đây là nhóm rất đông đảo. Không có đủ chỗ cho họ ngồi. Họ phải đứng. -Bạn nghĩ gì về nhóm đứng? Đứng đó để làm gì? - Để nghe, để thấy. Họ
  • 8. chiếm đa số, họ không bị lệ thuộc. Nếu ở trong nhóm đứng mà thật sự muốn nghe và muốn thấy thì sẽ cực khổ hơn người trong nhóm ngồi rất nhiều. Vì nhóm đứng thật là chật chội, nóng nực, ồn ào, mất trật tự vì ai muốn vào thì lấn vào, ai muốn ra thì cứ chen ra. Ngồi trong nhà còn có thể im lặng lắng nghe, nhưng ở ngoài nhà thì ai nấy đều có thể nói chuyện, cãi vã… -Đối với một số người trong nhóm đứng, khi không nghe rõ, không thấy rõ, thì họ muốn đi đâu, muốn làm gì đều tùy nghi tùy thích, không bị ràng buộc gì cả. -Nhóm đứng cũng là nhóm cản trở người khác, vì họ đứng chật cả lối đi. Nhóm đứng cản trở người thấp - như ông Xa-chê - không thấy được Chúa; cản trở những người bạn của người bại khi họ muốn đem người bại đến với Chúa. Ngày nay trong Hội Thánh cũng đầy dẫy những người đóng vai khán giả. Mục đích khi đến Hội Thánh không phải là để phục vụ Chúa hoặc người khác. Đôi khi họ như những khán giả đi xem đá banh hoặc đi xem ca nhạc. Thấy hay thì khen, dở thì chê. Họ chỉ là những người chứng kiến chớ không phải là người trong cuộc cho nên họ không gắn bó, không quan tâm đến người nào khác, không có hi sinh. Họ đến với Hội Thánh rất dễ và bỏ đi cũng rất dễ; thấy hợp thì đến nghe; thấy không hợp thì thôi không đến nữa. 3. Nhóm làm. Những từ ngữ liên hệ đến nhóm làm: mấy người, khiêng, tìm cách, leo lên nóc nhà, dòng người bại xuống, Chúa thấy niềm tin của họ. -Nhóm làm là nhóm thiểu số, không mấy ai nghe tiếng nói của họ, không mấy ai nhìn thấy họ. Vì họ là những người đang bận bịu với công tác. Tuy nhiên Kinh Thánh cho chúng ta biết “Chúa Giê-xu thấy đức tin của họ”. Họ đã làm gì, làm thế nào Chúa lại thấy đức tin của họ? -Dù làm ít người nhất, nhưng họ biết quan tâm đến người khác. Họ quan tâm đến nhu cầu của một người bại liệt. Họ quan tâm rồi bắt tay hành động, chớ không phải biết nhu cầu rồi làm lơ bỏ đi. Sự quan tâm sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có một quyết định hành động đáp ứng nhu cầu của người mình quan tâm. Nhưng làm việc gì cũng phải trả giá. Giá đó là: Thì giờ - Sức lực - Khả năng. Bạn có sẵn sàng hi sinh thì giờ, hi sinh công việc của mình cho người mà bạn quan tâm không? Bạn có bỏ sức lực ra để khiêng người đang cần đến cho Chúa không? Bạn có sẵn sàng hợp tác với người khác để giúp người đang cần không? Bạn có suy nghĩ cách nào, có sáng kiến gì không, hoặc thụ động chỉ ngồi đó đợi. . . Nói chung có nỗ lực, hết lòng với công việc không? Trong câu chuyện này, chúng ta không thấy có chữ quan tâm, không có chữ yêu thương nào cả. Nhưng chúng ta thấy rõ sự quan tâm và hành động yêu
  • 9. thương của nhóm làm. Chúa Giê-xu nhìn thấy đức tin của họ. Còn những người ngồi gần Ngài, nghe Ngài, không có đức tin gì cả nên Ngài không thấy đức tin của họ. Những người đứng vây quanh nhà, cố gắng lắng nghe, tìm cách nhìn thấy Chúa nhưng Ngài cũng không thấy đức tin nơi họ. Còn một nhóm vài người đang cố gắng giúp một người bại liệt, Chúa lại thấy đức tin của họ. -Phải chăng những người làm là những người không cần nghe lời Chúa, cũng chẳng muốn thấy việc Chúa? Qua câu chuyện này chúng ta thấy sự thật không phải như vậy. Những người làm là những người đã nghe lời Chúa, đã thấy việc Chúa rồi. Không phải nghe như người Pha-ri-xi nghe, không phải thấy như đoàn dân đông thấy. Họ nghe Chúa Giê-xu nói với bạn của mình: “Tội con đã được tha”, và “hãy đứng dậy vác nệm mà đi!”. Họ được thấy Chúa chữa bệnh cho bạn mình, được thấy bạn mình lành bệnh bước đi. Khi đem bạn mình đến cho Chúa, họ chỉ nghĩ đến một điều là: Chúa sẽ chữa bệnh bại liệt cho bạn mình, bây giờ họ biết hai điều: Chúa vừa chữa bệnh tâm linh qua việc Ngài tha tội và chữa bệnh trong cơ thể. Nhờ làm việc với đức tin, nhờ hi sinh với đức tin, nhờ yêu thương với đức tin mà họ được nghe lời Chúa và thấy việc Chúa làm. -Việc họ làm có phải là việc ‘long trời lở đất’, ‘kinh thiên động địa’ không? Có lẽ đối với người bại, các bạn của ông ta đã làm một việc lớn lao cho ông, nhưng đối với mọi người xa lạ ngoài cuộc, có thể không ai nhớ tên họ, cũng chẳng ai khen họ vì cho là việc nhỏ. Ngày nay trong Hội thánh nhiều người nghĩ đến những chuyện cao xa, to tát, nghĩ đến những con số hàng ngàn hàng vạn. Nhưng ít ai chịu bắt đầu với những con số lẻ tẻ. Nhiều người muốn làm sứ giả phục hưng, làm tiên tri với những lời giảng dạy đanh thép của khải tượng. Nhưng ít ai chịu làm một cô Ru-tơ, đi mót từng gié lúa nhỏ. Hãy học tập gương những người bạn của người bại. 4. Suy nghĩ -Bạn muốn gia nhập nhóm nào? Nhóm ngồi, nhóm đứng hoặc nhóm làm? -Thực trạng Hội Thánh, ban ngành, nhóm học Kinh Thánh, gia đình Cơ Đốc của chúng ta hiện nay ra sao? Phải chăng trong Hội thánh ngày hôm nay có nhiều người nghe lời Chúa, thấy công việc Chúa nhưng ít người chịu làm việc Chúa? -Phải chăng cũng có nhiều người nghe giảng để phê bình chỉ trích, bắt bẻ mà thôi?
  • 10. -Theo bạn một Cơ Đốc nhân quân bình cần nghe - cần nhìn - hoặc cần làm? Phải chăng chỉ cần làm? Nghe lời Chúa - Nhìn việc Chúa làm - Làm công việc Chúa, cả ba đều cần thiết, bạn có quân bình trong 3 vấn đề này không? Dù nghe, nhìn hoặc làm, Chúa có nhìn thấy niềm tin của bạn không? Làm cách nào để thể hiện niềm tin cách cụ thể? -Một cộng đồng Cơ Đốc quân bình cần thể hiện ba phương diện: Nghe Lời Chúa, thấy việc Chúa làm và làm công việc Chúa. Tuy nhiên rất nhiều người chỉ thích nghe giảng, nghe làm chứng, khi có một diễn giả mới thì hăng hái đi nghe, cũng vui mừng khi nghe thuật lại hoặc nghe làm chứng lại những việc Chúa làm, cũng lớn tiếng cảm tạ Chúa vì quyền năng của Ngài. Nhưng sau đó là gì? Họ không làm gì cả. Họ thấy công việc của Chúa mà không bao giờ chịu làm gì cả. Cho nên chúng ta chẳng lạ gì khi ngày hôm nay rất nhiều người đến nhà thờ, nhưng rất ít người làm việc. (Dầu vậy vẫn phải xét lại xem số ít người đang làm việc đây có đúng là họ đang làm việc cho Chúa hay không. Vì nhiều người làm việc cho Chúa trong tinh thần làm việc văn phòng, làm việc cho công ty...) -Chúng ta phải làm gì đây? Chúng ta đã nghe chưa? Nghe rất nhiều. Nhưng khi nghe có lòng tin không? Có muốn làm theo không? Hoặc chỉ nghe, ghi vào trang giấy làm ‘khuôn vàng thước ngọc’, vẽ vào bức tranh treo lên tường, nhưng không bao giờ tin để rồi làm theo cả. Chúng ta có chứng kiến việc Chúa làm chưa? Đã chứng kiến. Nhờ đâu chúng ta chứng kiến? Phải có những người đã hành động với đức tin, qua đó chúng ta mới chứng kiến. Bây giờ chúng ta phải tự hỏi, vì sao chúng ta chưa làm gì cả? -Phải chăng chúng ta theo Chúa với ý định sai lầm? Theo để nghe và để thấy mà thôi. Hãy thưa với Chúa về tình trạng đó, hãy thay đổi cách suy nghĩ. -Phải chăng chúng ta thiếu quan tâm đến nhu cầu của những người chung quanh chúng ta? Hãy ăn năn, xin Chúa giúp chúng ta quan tâm đến những người quanh chúng ta. -Phải chăng chúng ta không dám trả giá, không muốn hi sinh thì giờ, không muốn hi sinh công việc cho nhu cầu của anh em chúng ta? Hãy ăn năn, hãy dành thì giờ, sức lực, khả năng cho anh em chúng ta. -Phải chăng chúng ta chưa hợp tác với nhau? Mỗi người theo ý mình? Xin Chúa tha tội, hãy tha thứ cho nhau, phục tùng nhau để có thể hợp tác với nhau. -Phải chăng chúng ta chưa có sáng kiến gì cả? Hãy hành động, dám đối diện với trở lực, sẽ có sáng kiến.
  • 11. -Phải chăng chúng ta chưa có đức tin? Hãy cầu nguyện xin Chúa khiến cho chúng ta tin nếu chúng ta chưa tin; nếu đã tin rồi thì đức tin sẽ được mạnh mẽ hơn. -Người hành động (làm) là người nhận được phước hạnh lớn lao: được nghe tiếng Chúaphán, được thấy việc Chúa làm. Chúa hài lòng, người được giúp đỡ vui mừng, rồi người hành động cũng thỏa lòng. Người Cơ Đốc sống quân bình làm cho Chúa vui, người khác vui và bản thân cũng vui. BÀN TAY ĐẦY TỚ 14Lúc ấy, Nước Trời cũng giống như một người kia muốn đi xa nên gọi các đầy tớ lại và giao tài sản của mình cho họ. 15Ông giao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người nọ một nén, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình, rồi lên đường. Lập tức, 16người nhận năm nén ra đi, dùng tiền kinh doanh và làm lợi được năm nén khác. 17Người nhận hai nén cũng vậy, làm lợi được hai nén khác. 18Nhưng người nhận một nén thì đi mất, đào đất chôn giấu số bạc của chủ. 19Sau một thời gian dài, chủ các đầy tớ này trở về, tính sổ với họ. 20Người đã nhận năm nén bạc đến, đem thêm năm nén khác, và trình: “Thưa chủ, chủ đã giao cho tôi năm nén bạc; đây, tôi đã làm lợi được năm nén khác.” 21Chủ nói với người: “Tốt lắm, anh là đầy tớ siêng năng và trung thành. Anh đã trung thành hoàn tất việc nhỏ, tôi sẽ giao cho anh việc lớn. Mời anh vào dự tiệc vui với chủ anh!” 22Người nhận hai nén bạc cũng đến, và trình: “Thưa chủ, chủ đã giao cho tôi hai nén bạc; đây, tôi đã làm lợi được hai nén khác!” 23Chủ nói với người: “Tốt lắm, anh là đầy tớ siêng năng và trung thành. Anh đã trung thành hoàn tất việc nhỏ, tôi sẽ giao cho anh việc lớn. Mời anh vào dự tiệc vui với chủ anh!” 24Người nhận một nén bạc cũng đến, và trình: “Thưa chủ, tôi biết chủ là một người nghiêm khắc, gặt chỗ chủ không gieo, thu chỗ chủ không vãi, 25vì vậy tôi sợ, nên đã đi giấu nén bạc của chủ dưới đất; đây, chủ cầm nén bạc của chủ.” 26Nhưng chủ trả lời: “Hỡi tên đầy tớ hư hỏng và biếng nhác! Anh đã biết là tôi gặt chỗ tôi không gieo, thu chỗ tôi không vãi, phải không? 27Vậy thì lẽ ra anh phải đem bạc của tôi đến những tay đổi bạc, rồi khi về thì tôi sẽ thu lại cả vốn lẫn lời. 28Hãy lấy nén bạc của hắn và cho người có mười nén! 29 Vì ai đã có sẽ được cho thêm và sẽ được dư dật; còn ai không có thì ngay cả cái mình đang có cũng bị lấy mất! 30Còn tên đầy tớ vô dụng này, hãy quăng nó ra ngoài nơi tối tăm, chỗ có khóc lóc và nghiến răng! (Mat Mt 25:14-30)
  • 12. 1. Trọng trách. Khi ba người đầy tớ được gọi đến trước mặt chủ và được giao cho năm nén bạc, hai nén bạc và một nén bạc, họ nghĩ gì? Nếu là một trong ba người đó, bạn muốn nhận được mấy nén bạc? Khi nhận bạc xong bạn nghĩ gì và làm gì? (1) Trước hết, cả ba người đầy tớ đều nhận thức họ là người được tin cậy. Được chủ tin cậy, nên vui hay buồn? Được tin cậy vì tánh hạnh tốt, được tin cậy vì có khả năng làm được. Khi được tin cậy lẽ ra phải vui mừng và tự hào, tuy nhiên nhiều người thay vì nói: ‘Tôi được tin cậy’, Tôi được giao phó’ thì lại nói: ‘Tôi bị giao cho việc này, bị bắt làm việc kia’ hoặc ‘bị dính vào việc này, bị kẹt vào việc kia’; khi nói là ‘bị’ thì dường như không vui, không hào hứng gì cả. (2) Thứ nhì, cả ba người đầy tớ đều nhận thức họ là người được giao phó tài sản. Chủ giao tài sản cho họ và họ là những người tiếp nhận tài sản của chủ. Ý thức mình được giao cho cái gì đó, một điều gì đó, một việc gì đó là điều rất quan trọng. Vì nhiều người được giao cho công việc này, trách nhiệm kia, ân tứ nọ, nhưng không ý thức mình là người được nhận, được giao phó, cho nên không biết ơn, không có trách nhiệm, muốn làm gì thì làm theo ý mình… Khách quan mà nhìn có thể có người cho rằng người nhận năm nén là được nhận nhiều, người nhận hai nén là được nhận vừa phải, và người nhận một nén là được nhận quá ít. Nhưng thật ra mỗi người được giao đều phù hợp với khả năng và trình độ của họ. Nhiều người than van “Sao tôi có quá nhiều trách nhiệm?” còn người chỉ có một nén bạc lại cho là nhỏ quá, ít quá, lại nói: “Sao chẳng giao cho tôi trách nhiệm gì đáng giá cả?” Chủ giao cho người này bao nhiêu, giao cho người kia bao nhiêu, đó là quyền và quyết định của chủ. Nhất là trong cái nhìn của chủ, người nhận năm nén bạc vẫn có thể là ‘việc nhỏ’ (câu 21), mà người nhận hai nén cũng là ‘việc nhỏ’ (câu 23). (3) Nhờ ý thức mình được chủ tin cậy, được chủ giao phó tài sản mấy người đầy tớ nhận thức họ là người có giá trị trước mặt chủ. Người ngoài cuộc có thể nhìn vào ba người đầy tớ và coi họ không ra gì. Bản thân người đầy tớ cũng có thể không nhìn thấy giá trị của mình. Có người nói không có người này thì có người khác. Mất người này thì còn người kia, lo gì. Con người thường dùng chữ ‘thân phận’, ‘số kiếp’ để nói về giá trị không ra gì của mình. Không rõ mấy đầy tớ được chủ giao phó tài sản có than thở về ‘phận tôi đòi’ của họ không? Đối với chủ, ba người đầy tớ này đáng tin cậy, đáng được giao phó tài sản. Họ là những người rất có giá trị, rất cần cho chủ. Ai
  • 13. trong chúng ta cũng nhớ câu chuyện thật về một sĩ quan người La Mã yêu thương đầy tớ của ông đến nỗi nhờ những bậc trưởng lão Do Thái giới thiệu ông với Chúa Giê-xu và đích thân ông đến xin Ngài chữa bệnh cho đầy tớ của mình. Vấn đề đặt ra cho ba người đầy tớ là: Làm sao khẳng định được mình là những đầy tớ có giá trị, để chủ tiếp tục tin cậy và giao tài sản cho. (4) Ba người đầy tớ cũng nhận thức họ là người đang có cơ hội, chủ đang đặt hy vọng vào họ. Nhiều đầy tớ khác không được nhận gì cả từ nơi chủ, chỉ người này được nhận thôi. Những người làm việc với các công ty thường dùng từ ngữ vận may, hoặc dịp tốt khi nói về trường hợp người lãnh đạo giao phó cho họ một công việc qua đó họ có thể thi thố tài năng để chứng minh họ là người như thế nào đối với công ty. Và vì cơ hội chỉ đến có một lần cho nên người ta nắm bắt lấy cơ hội, tận dụng cơ hội ngay. Con người luôn luôn đi tìm cơ may. Có những hoàn cảnh con người tưởng là sẽ chẳng thể nào có cơ hội, nhưng Đức Chúa Trời vẫn đem cơ hội đến cho con người. Ông E-xơ-ra, cô Ê-xơ-tê, ông Đa-ni-ên và các bạn của ông là những người thuộc thời kỳ bị lưu đày. Họ sống vào thời kỳ xa quê hương, lớn lên trong một nơi xa lạ và rất dễ lạc lối. Trong giai đoạn khó khăn đó họ vẫn nhận thức được tình yêu thương và cơ hội Đức Chúa Trời dành cho họ để sống vì danh Chúa và vì dân của Ngài. (5) Ba người đầy tớ khi nhận tài sản của chủ họ phải là người nhận biết công việc của họ là gì. Thật khó tưởng tượng một đầy tớ nhận sự uỷ thác của chủ mà lại không biết công việc của mình là gì. Không một người chủ nào lại giao vốn liếng cho những đầy tớ không biết phải làm gì. Khi ông Sam-sôn lớn lên, nhận ra ‘tài sản’ quí giá Đức Chúa Trời giao cho, chắc chắn ông ý thức được giá trị của mình trước mặt Chúa, chắc chắn ông cũng ý thức được rằng một người quan xét là phải làm những công việc gì. Ông Mô-se khi trưởng thành, dù là con nuôi của công chúa Ai-cập nhưng ông cũng nhận ra giá trị thật của mình trước mặt Đức Chúa Trời. Nhận biết công việc của mình chỉ là bước đầu chớ không phải là bước cuối cùng của người đầy tớ. 2. Thời gian. Từ ngữ diễn tả thời gian liên quan đến người đầy tớ là từ ‘lập tức’ (câu 15). Từ ngữ này cho thấy người đầy tớ biết tận dụng thời gian , anh ta không chần chờ, không trì hoãn. Với anh ta thời hiện tại rất quan trọng, cơ hội là ngay bây giờ chớ không phải là mai kia hay mốt nọ. Dù anh có sử dụng thời gian hoặc không thì thời gian vẫn trôi qua từng ngày từng giờ từng phút từng giây. Cho nên người đầy tớ biết tận dụng thì giờ là
  • 14. người biết ‘lập tức’. Sách Châm ngôn có nói về người tận dụng thì giờ từng chút từng chút một. Nhưng anh ta ‘tận dụng thì giờ’ (một chút, một chút, một chút) cho việc ngủ và nghỉ ngơi một cách sai lầm. Người biết tận dụng thì giờ là người nhận biết giá trị của thì giờ dù “sau một thời gian dài” chủ mới trở về (câu 19). Chúng ta nên nhớ từ ngữ ‘lập tức’ là từ ngữ dành cho đầy tớ, còn từ ngữ ‘sau một thời gian dài’ là từ ngữ dành chủ và dành cho người đầy tớ muốn về sau ôn lại quá khứ mà không hối hận. LuLc 12:44 ghi lại suy nghĩ của người đầy tớ bất trung và dại dột là “chủ ta còn lâu mới về”. Chính vì suy nghĩ ‘còn lâu mới về’ mà người đầy tớ đã sử dụng thì giờ một cách sai lầm. Người quản gia cần ý thức giới hạn của thời gian . Anh ta nhận thức rằng thời gian chủ dành cho mình dù ngắn hạn hoặc dài hạn thì vẫn có giới hạn, sẽ cạn, sẽ hết. Trong thời gian có hiện tại, quá khứ và tương lai. Trong ẩn dụ này cũng có ba loại thời gian đó. Cách bạn sử dụng thì giờ trong hiện tại giữ vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tương lai của chính bạn. Từ ngữ ‘lập tức’ mô tả cách sử dụng thì giờ trong hiện tại của người đầy tớ nhận năm nén và người đầy tớ nhận hai nén bạc. Vì hiện tại biết lo sử dụng và tận dụng thì giờ một cách hữu ích, cho nên khi thời gian trôi qua, khi tiến đến tương lai, là lúc ôn lại quá khứ, đánh giá thành quả, thưa trình… người đầy tớ không thấy uổng, không thấy tiếc nuối, và không sợ hãi trước mặt chủ. Ngược lại, nếu chúng ta không tận dụng thì giờ, sau một thời gian dài trôi qua, khi ôn lại quá khứ chúng ta sẽ tiếc nuối, hối hận và sợ hãi. Cho nên ngay trong hiện tại chúng ta lo xây dựng cho tương lai và chuẩn bị ôn lại quá khứ. Có một câu nói rất chí lý: “Ta không thể thay đổi quá khứ” , nhưng nếu hiện tại chưa trôi qua thì chúng ta vẫn có thể thay đổi quá khứ. Thời gian gắn liền với cách tổ chức đời sống của con người. Cùng một thời gian đó, đối với người này có ý nghĩa, đối với người khác lại vô nghĩa; người này làm được nhiều việc, còn người khác không làm được gì cả; vì một người biết tổ chức đời sống còn người kia thì không tổ chức sắp xếp đời sống gì cả. 3. Thực hiện. Theo phân đoạn Kinh Thánh này, có hai cách thực hiện những việc chủ giao cho. Cách thứ nhất là cách của người đầy tớ nhận năm nén bạc và người đầy tớ nhận hai nén bạc: Hai anh này ra đi, dùng tiền kinh doanh và làm lợi ra (câu 16). Cách thứ nhì là cách của người đầy tớ nhận một nén bạc: Anh ta đi mất, đào đất chôn giấu số bạc của chủ (câu 18). Khẩu hiệu và chương trình hành động của đầy tớ là ‘ra đi’ . Đầy tớ phải là người có tinh thần ‘ra đi’, phải là con người dấn thân, con người hành động
  • 15. tích cực; hoàn toàn trái ngược với con người ‘đi mất’. Một người ‘ra đi’, một người ‘đi mất’ đối với những điều chủ giao cho mình. Nói một cách cụ thể, nếu là trên thương trường, thì một người dấn thân vào, còn một người biến đi đâu mất. Nhiều đầy tớ không muốn ‘ra đi’ mà chỉ muốn ‘ngồi lại’, vì ra đi thì mệt tay mệt chân, còn ngồi lại thì chỉ mệt mồm. Điều đặc biệt trong ẩn dụ này là cả ba người đầy tớ đều không có chức vụ, cho nên không ai có thể ngồi lại để làm giám đốc. Nhiều chương trình và ý định của Chủ đã không thực hiện được chỉ vì có những đầy tớ không chịu ra đi. Họ cố thủ trong ‘bàn giấy’, trong nhà thờ, trong cái tháp ngà, hoặc ‘biến mất’ trong xã hội. Đầy tớ là người dấn thân tích cực đối với công việc của chủ . Muốn như vậy đầy tớ phải từ bỏ những công việc không thuộc về phạm vi của chủ giao, thậm chí còn phải từ bỏ công việc của bản thân. Còn người đầy tớ ‘đi mất’ là loại đầy tớ có thái độ tiêu cực đối với công việc của chủ; anh ta biến mất đối với công việc chủ giao cho, nhưng biết đâu anh ta lại có mặt và rất tích cực đối với công việc riêng tư hoặc đối với những công việc chủ không bảo anh ta làm. Đầy tớ là người làm công việc của chủ, làm việc chủ bảo làm chứ không phải làm công việc của bản thân, hoặc làm những việc chủ không bảo làm. Ngày hôm nay bên cạnh những đầy tớ ‘đi mất’ đối với công việc chủ giao cũng có những đầy tớ lăng xăng làm rất nhiều việc mà chủ không bảo làm. Nhìn họ tưởng chừng họ có ‘ra đi’, nhưng sự dấn thân và tích cực của họ là theo ý riêng chớ không phải theo ý Chủ. Công việc của đầy tớ là ‘kinh doanh’ . Đây là một công việc thực thụ và nghiêm túc. Công việc đòi hỏi sự ràng buộc, phương pháp và tính chuyên nghiệp. Công việc ‘kinh doanh’ này có thành có bại chớ không phải là loại sinh hoạt có tính cách đi tìm thú vui tao nhã, hoặc là đi du lịch thưởng ngoạn phong cảnh… Chúng ta thường nghe nói câu ‘làm chơi ăn thiệt’, không cần nỗ lực, chẳng có chuyên nghiệp cũng có thể gặt hái thành quả to lớn. Không thể có trường hợp này trong phạm vi thuộc linh. Thí dụ chúng ta ‘truyền giảng theo kiểu làm chơi’ mà đòi ‘ăn thiệt’ thì thật là khôi hài. Rồi chúng ta cũng từng chứng kiến biết bao nhiêu người lắm tiền nhiều của đi kinh doanh, nhưng chỉ kinh doanh cho có, cho vui thôi, kết quả chắc chắn là thất bại, tuy nhiên họ vẫn sống nhàn nhã. Vì sao? Vì họ kinh doanh cho vui thôi. Người đầy tớ nhận năm nén bạc và người đầy tớ nhận hai nén bạc đã đi ra kinh doanh một cách nghiêm chỉnh. Hai anh toàn tâm toàn ý, sống chết với công việc kinh doanh, chỉ một việc đó mà thôi. Hai anh dùng vốn của chủ giao phó để kinh doanh nhằm vào mục tiêu gì?
  • 16. Mục tiêu của người đầy tớ là ‘làm lợi’ cho chủ . Quản gia Giô-xép đã làm lợi cho chủ Phô-ti-pha. Người vợ tài đức đem hết sức lực tài năng mưu lợi cho chồng con trong mọi công việc. Người chủ giao vườn nho cho các nông dân để họ trồng tỉa và thu hoa lợi. Dân của Chúa đã bị quở trách vì họ “chẳng làm ích chi cho mình, chẳng cứu giúp, cũng chẳng làm lợi, song làm cho mang hổ mang nhuốc” (EsIs 30:5). Người đầy tớ biết rằng chủ không giao tài sản cho mình để rồi bỏ luôn không ngó ngàng gì đến tài sản đó. Trái lại chắc chắn chủ sẽ hỏi lợi nhuận từ người nhận năm nén bạc cho đến người chỉ nhận một nén bạc. Cho nên làm lợi ra cho chủ là mục tiêu của người đầy tớ. Có làm lợi mới chứng tỏ lòng trung thành, chứng tỏ sự siêng năng, chứng tỏ tài năng tổ chức công việc. 4. Tường trình. Trong câu chuyện, ngày chủ trở về, việc tính sổ, tường trình và thưởng phạt được nói đến nhiều. Qua phần này chúng ta biết trong quá khứ ba người đầy tớ nghĩ gì và làm gì. • Chủ trở về là thời điểm chấm dứt một giai đoạn hoạt động của các đầy tớ. Như vậy đầy tớ phải nhận biết thời gian dành cho từng công việc. • Chủ trở về cũng là thời điểm để xem xét lại những việc các đầy tớ đã thực hiện trong một giai đoạn. • Chủ trở về là lúc từng người đầy tớ phải tường trình công việc của mình cho chủ. • Chủ trở về cũng là lúc đánh giá công việc, đánh giá con người, đánh giá lại tất cả Nếu đầy tớ có thời gian ‘ra đi’, ‘kinh doanh’ và ‘làm lợi’ thì cũng cần có thời gian để ‘tính sổ’ và ‘tường trình’ với chủ. Đây là điều nhiều đầy tớ không thấy hứng thú cho lắm. Những đầy tớ làm ăn không hiệu quả chắc chắn không muốn tính sổ và tường trình đã đành, mà ngay cả những đầy tớ làm ăn đàng hoàng, kinh doanh có lãi cũng không muốn. Một trong những lý do là (1) Họ cho rằng không có thời gian cho việc tính sổ và tường trình, vì làm chưa xong việc này thì đã nhảy qua việc khác, quá bận rộn, không có thì giờ. (2) Cũng có thể họ không biết tính sổ. (3) Họ vừa là đầy tớ (khi làm việc) vừa là chủ (khi xong việc) cho nên không cần tính sổ và tường trình (Ẩn dụ tá điền). Rồi cũng có nhiều người không thích và không chịu tường trình trong ‘thời gian còn ở trên đất’ và cho rằng mình sẽ ‘tường trình ở trên trời’. Nghe ra có vẻ thiêng liêng, nhưng đây là lối nói lẩn tránh những yếu kém và sai trật trong công việc cả về tổ chức lẫn thuộc linh. Khó lòng tường trình khi làm việc không có phương pháp, không có kỷ luật trong cách sử dụng tài sản của Chủ. Có người lầm tưởng rằng tường trình thiên đàng dễ dàng hơn ở trần gian. Thật ra nếu đã không nghiêm túc ở trần gian thì khó có thể nghiêm túc
  • 17. ở thiên đàng; ở trần gian còn có thể giấu diếm, ém nhẹm, còn ở thiên đàng thì mọi sự đều tỏ tường. Sau một giai đoạn phục vụ tại Hội Thánh Ê-phê-sô ông Phao-lô đã tường trình lại công việc của mình (Cong Cv 20:28-35). Sau khi đãi đoàn dân một bữa ăn, Chúa Giê-xu bảo các môn đệ tổng kết và tường trình lại cho Ngài (Mat Mt 15:29-39). Vui hoặc buồn khi tường trình, đầu ngẩng cao hoặc cúi thấp, vinh dự hoặc tủi nhục tuỳ thuộc vào việc người đầy tớ có chịu ra đi kinh doanh làm lợi cho chủ ngay hôm nay hoặc không. 5. Thưởng phạt. Có ba đầy tớ nhưng chỉ có hai hình thức thưởng và phạt. Nếu tường trình mang tính cá nhân thì việc thưởng và phạt cũng mang tính cá nhân. Mỗi người tường trình với chủ và chủ sẽ quyết định thưởng hoặc phạt cho mỗi người. Đây là sự tôn trọng của chủ đối với người được chọn và sự nghiêm minh đối với người bị phạt. Có những nơi làm việc, mỗi tháng, đến ngày phát lương, người chủ đích thân đến gặp nhân viên và phát lương cho từng người. Họ trò chuyện, trao đổi ý kiến, đề nghị… để tiếp tục công việc hoặc cảnh báo trước trường hợp có thể bị sa thải. Nhờ có thưởng và phạt đầy tớ mới biết họ đang đứng ở vị trí nào trong mối thông công với chủ. (1) Thưởng Nếu tường trình mang tính cá nhân thì việc thưởng hoặc phạt cũng vậy. Dù họ làm tốt như nhau, nhưng chủ khen thưởng cho từng người, dù nội dung khen thưởng có thể như nhau. Chủ lần lượt nói với hai người đầy tớ: “Tốt lắm, anh là đầy tớ siêng năng và trung thành. Anh đã trung thành hoàn tất việc nhỏ, tôi sẽ giao cho anh việc lớn. Mời anh vào dự tiệc vui với chủ anh!” Thưởng là: -Được khen: ‘Tốt lắm!’ Công việc tốt, phẩm chất tốt. -Được đánh giá, xếp loại siêng năng và trung thành. -Được tin cậy hơn nữa ‘sẽ giao cho việc lớn hơn’ (câu 28: nhận lấy trách nhiệm của người bất trung) -Được dư dật (câu 29: từ chỗ ‘có’ đến chỗ được ‘cho thêm’ và được ‘dư dật’) -Được mời dự tiệc vui với chủ. Thêm niềm vui, thêm tương giao. (2) Phạt. -‘Hỡi tên đầy tớ hư hỏng và biếng nhác.’ Đây là câu nói vừa bày tỏ sự thất
  • 18. vọng của chủ đối với người đầy tớ, vừa xếp loại và đánh giá phẩm chất của anh ta. -Vì sao lại bị xếp loại ‘hư hỏng và biếng nhác’? Qua lời của chủ: “Anh đã biết tôi… Lẽ ra anh…”. Anh ta đã biết ý của chủ thì anh cũng phải biết nên làm gì. Là người ý thức về chủ, ý thức về mình và ý thức về tài sản chủ giao nhưng anh ta lại không chịu làm gì cả. Anh ta tự làm hư hỏng con người của mình, tự huỷ hoại phẩm chất tốt đẹp của mình. -”Hãy lấy nén bạc của hắn và cho người có mười nén.” Người đầy tớ bị phạt là bị tước mất những điều mình đã nhận. Từ chỗ có thành không có. -Người đầy tớ bị chê là “đầy tớ vô dụng”. Từ chỗ được chủ coi là có ích bây giờ không còn ích lợi nữa. Anh ta chỉ là người choán chỗ mà thôi. Như nhánh nho khô, như cây vả không có kết quả, không còn ích lợi gì nữa. -Cuối cùng bị phạt là bị quăng vào nơi (1)tối tăm, (2)khóc lóc, (3)và nghiến răng. Đây là nơi nào vậy? Nơi đây không còn cơ hội nữa, không còn tương giao với chủ nữa. Nơi chỉ còn tủi hổ, buồn rầu và đau đớn QUẢN GIA TRUNG THÀNH VÀ KHÔN NGOAN 42Chúa dạy: “Ai là người quản gia trung thành và khôn ngoan được chủ cắt đặt quản lý các gia nhân trong nhà để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ? 43Phúc cho người đầy tớ, khi chủ về thấy người ấy đang làm như vậy. 44Tôi nói thật với anh em, chủ sẽ cắt đặt người ấy quản lý toàn bộ tài sản của mình. 45Nhưng nếu người đầy tớ ấy tự nhủ: ‘Chủ ta còn lâu mới về’, rồi bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, 46chủ sẽ về trong ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, sẽ phanh thây hắn, cho hắn chịu chung số phận với những người vô tín. 47“Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ thì sẽ bị đòn nhiều. 48Còn người không biết ý chủ, lỡ làm những việc đáng bị phạt thì sẽ bị đòn ít. Ai được ban cho nhiều, sẽ bị đòi lại nhiều; ai được giao phó nhiều, sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.” (LuLc 12:42-48) (Mat Mt 24:45-51) 1. Quản gia với chủ. Từ ngữ quan trọng trong mối quan hệ giữa quản gia với chủ là từ biết. Chủ biết quản gia, nhờ biết mới tin cậy, uỷ thác. Ngược lại quản gia cần biết những điều gì nơi chủ? (1) Quản gia phải ‘biết ý chủ’. Câu hỏi của rất nhiều quản gia ngày nay là: “Làm sao để biết ý chủ?” Đôi
  • 19. khi đã nhận làm việc và đang làm việc cho chủ mà họ vẫn còn hỏi câu này. Lẽ ra họ phải tự hỏi: “Vì sao đã là quản gia mà lại không biết ý của chủ?” Khi hỏi làm sao để biết ý chủ, tức là muốn tìm phương pháp; nhưng khi hỏi vì sao làm quản gia mà lại không biết ý chủ, tức là muốn phát hiện sai trật của bản thân. Nếu là quản gia bạn sẽ hỏi loại câu hỏi nào? Vì sao là quản gia mà không biết ý chủ? Phải chăng mối quan hệ giữa quản gia với chủ quá hời hợt đến nỗi quản gia không biết ý chủ. Hoặc là quản gia không nhận ra được ý chủ thông qua những điều chủ nói, những việc chủ làm. Khi chủ giao công việc và trách nhiệm, liệu quản gia có biết ý chủ là gì không? Quản gia có biết chủ kỳ vọng nơi anh ta điều gì không? Quản gia có biết khi chủ ra đi thì chủ sẽ trở về không? Có biết thời điểm trở về là tuỳ theo ý của chủ không? Quản gia biết nguyên tắc thưởng phạt của chủ trước khi việc xảy ra, hay là sau đó mới biết? (2)Thực hiện ý của chủ. Biết ý chủ mới chỉ là khía cạnh ý thức. Quản gia còn cần làm theo ý chủ. Trong câu chuyện ít nhất có ba thái độ đối với ý chủ: -Làm theo ý chủ. Đây là người quản gia ‘biết ý chủ’ và ‘chuẩn bị sẵn sàng’, để ‘làm theo ý chủ’. Đây là quản gia trung thành và khôn ngoan. -‘Biết ý chủ’ nhưng không làm theo ý chủ. Đây là quản gia ‘không chuẩn bị sẵn sàng’, ‘không làm theo ý chủ’. Loại quản gia xấu, bất trung (Mat Mt 24:48). -‘Không biết ý chủ’ cho nên ‘lỡ làm những việc đáng bị phạt’. Đây là loại quản gia thiếu hiểu biết, dại dột. Có thể anh ta tưởng rằng anh ta biết ý chủ, nhưng trong khi thực hiện công tác thì anh lỡ làm không đúng ý chủ. Anh ta nói: Tôi đâu có biết! Đây là người quản gia không biết ý chủ trong những vấn đề chi tiết chứ không phải trong vấn đề toàn diện. 2. Quản gia với công việc Từ ngữ liên quan đến công việc của quản gia nằm trong nhóm từ ‘làm như vậy’. Làm như vậy nghĩa là ‘quản lý các gia nhân‘ và ‘cấp phát lương thực đúng giờ’. Nhóm từ này gói ghém ít nhất hai ý nghĩa: (1) Làm đúng công việc (2) Làm việc có kế hoạch có tổ chức. Nói cách khác đây là người gương mẫu trong công việc. Hoàn thành công việc, làm đâu ra đó. - Quản gia phải làm đúng công việc của mình. Nhiều người ôm đồm nhiều công việc, đến nỗi phải có đến trăm tay nghìn mắt mới làm nổi, hoạt động như chiếc vòi bạch tuộc. Nhưng con bạch tuộc
  • 20. dùng nhiều vòi để nhắm vào một mục tiêu, còn người lãnh đạo theo kiểu bạch tuộc thì ôm đồm nhiều công việc và quá nhiều mục tiêu. Cho nên không xong việc gì cả, cứ dở dở ươn ươn, bỏ thì thương mà vương thì tội. Thật đáng tiếc. Người lãnh đạo cần xác định đúng công việc của mình, và khi làm việc cần tự hỏi: Có đúng là chủ muốn tôi làm việc này hay không? Làm đúng việc mới là khôn ngoan và trung thành. Ta thử suy nghĩ xem khi quản gia “được chủ cắt đặt quản lý các gia nhân trong nhà để cấp phát lương thực cho họ” làm đúng công việc tức là làm những việc gì? Để quản lý đám gia nhân quản gia cần làm gì? Để cấp phát lương thực cho họ quản gia cần làm gì? - Quản gia phải biết tổ chức công việc cho hợp lý, có trật tự. Mục tiêu trước mắt là đúng giờ đối với người, mục tiêu dài hạn là hoàn tất đối với chủ Từ ngữ ‘đúng giờ’ cho thấy đây là con người gương mẫu trong cách sử dụng thì giờ. Đó là biết chọn ưu tiên một cách rõ ràng. Biết lưu tâm đến vấn đề chính, biết vấn đề nào là phụ. Đó là hoạch định công việc và thì giờ một cách chu đáo. Kiểm soát được công việc của mình. Đó là dùng thì giờ một cách đích đáng, nghĩa là dùng thì giờ để làm những điều đáng làm. Không phí phạm thì giờ cho những việc không cần thiết. Đó là ý thức về thời gian chủ đã ấn định đối với công việc cần làm. Nghĩa là làm xong công tác trong thì giờ ấn định. Chúa Giê-xu có thể không có thì giờ ăn, không có thì giờ nghỉ ngơi. Chúng ta nghĩ Ngài bận rộn và chịu nhiều áp lực. Nhưng cần biết rằng không bao giờ vì những vấn đề đó mà Ngài không ‘hoàn tất công việc Cha uỷ thác cho’. Còn chúng ta, những người lãnh đạo dư giờ ăn, thừa giờ ngủ nhưng không bao giờ hoàn tất công việc Chúa giao cho mình. Thất bại của người lãnh đạo đôi khi bắt nguồn từ chỗ không biết tổ chức cuộc sống của mình cho phù hợp với công việc. Thất bại trong việc sử dụng thì giờ cho cuộc sống riêng sẽ ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo. 3. Quản gia với con người. Trước hết quản gia ‘được chủ cắt đặt quản lý các gia nhân trong nhà để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ’ (câu 42). Khi người quản gia chứng tỏ được lòng trung thành và khôn ngoan thì chủ ‘cắt đặt người ấy quản lý toàn bộ tài sản của mình’ (câu 44)
  • 21. Ta thường nói giao việc nhỏ trước, giao việc lớn sau. Thế nào là việc nhỏ, thế nào là việc lớn? ‘Quản lý các gia nhân trong nhà để cấp phát lương thực cho họ’ là việc nhỏ; còn ‘quản lý toàn bộ tài sản’ là việc lớn. Điều thú vị trong ẩn dụ này là người quản gia được chủ giao cho việc quản lý liên quan đến con người trước, rồi sau đó mới giao cho quản lý toàn bộ tài sản. Quản lý con người trước khi quản lý tài sản (bao gồm tất cả con người, công việc, tiền bạc, của cải vật chất) Ở đây chúng ta không bàn về sự khôn ngoan của chủ. Nhưng cần học tập về cách giao phó trách nhiệm cho người dưới quyền. Trách nhiệm và công việc liên quan đến con người là một thách thức lớn nhưng trách nhiệm về vật chất lại là thách thức lớn hơn. Đôi khi chúng ta làm ngược lại, tức là giao tài sản trước, rồi sau đó mới giao con người. Quản gia thể hiện lòng trung thành và sự khôn ngoan của mình qua việc chu toàn công việc lẫn qua cách đối xử với những người anh ta có trách nhiệm. Công tác ‘quản lý các gia nhân’ gói ghém trong ba ý tưởng. Đây cũng là ba thái độ của người lãnh đạo đối với người được lãnh đạo. (1)‘Cấp phát lương thực cho họ đúng giờ’. - Công việc và trách nhiệm của quản gia là quản lý các gia nhân trong nhà và cấp phát lương thực cho họ. - Mục tiêu của gia nhân là công việc. Người làm việc này, kẻ làm việc kia theo sự sai bảo; còn mục tiêu của quản gia là con người, là gia nhân. Làm sao chu cấp lương thực cho họ đúng lúc. - Việc ‘cấp phát lương thực cho họ đúng giờ’ giúp cho con người khoẻ mạnh, đồng thời cũng là thúc đẩy công việc tiến triển đều đặn. - Một trong những sai lầm của người lãnh đạo là chỉ biết nhắm vào phạm trù công việc, tham công tiếc việc mà bỏ qua phạm trù con người, quên con người - quên bản thân mình, quên cả người cộng sự lẫn hội chúng của mình. Nói cách khác, người lãnh đạo dùng con người để thực hiện những chương trình, kế hoạch, nhưng không có chương trình kế hoạch nào cho con người cả. - Một trong những cách quan tâm đến con người là làm sao cho họ được no đủ. Gia nhân no đủ thì công việc mới tiến triển và kết quả. Con người sung mãn thì công việc mới hiệu quả. Thí dụ: yêu cầu công nhân làm thêm nhưng không có bữa ăn tối, chỉ quan tâm đến việc làm sao cho hoàn thành kế hoạch. Giới lãnh đạo cần nhớ lời Chúa Giê-xu dạy: “Chính anh em hãy cho họ ăn!” trước khi muốn họ làm gì. Đừng bảo họ có làm thì mới cho ăn, nhưng nên nói ngược lại: Mời anh em ăn trước rồi chúng ta sẽ làm việc. Hình ảnh các môn đệ đi đánh cá suốt đêm để kiếm miếng ăn; khác hẳn hình
  • 22. ảnh sáng sớm “khi họ lên bờ họ thấy đã có lửa than với cá và bánh ở trên.” Chúa Giê-xu đã mời họ đến ăn và sau khi ăn xong Chúa mới nói về công việc. - Có thì mới cho, có lương thực mới cấp phát lương thực. Có nhận lương thực nơi chủ thì mới có để cấp phát cho gia nhân. Điều này cho thấy quản gia có đặc ân hơn những gia nhân ở điểm anh ta nhận lương thực và quản lý lương thực của chủ, còn gia nhân thì được quản gia cấp phát lương thực, thụ hưởng và làm việc. Như vậy để có thể cung ứng nhu cầu cho con người, quản gia cần xem xét kho lương thực mình đang quản lý. Là quản gia, tôi có gì để giúp gia nhân trong nhà được no đủ không? Tôi cung cấp gì cho gia nhân trước khi yêu cầu họ làm việc? - Một quản gia mà không có gì để cấp phát cho gia nhân trong nhà là do lỗi của ai? Lỗi của chủ hay là người quản gia. - Nêu cụ thể những lương thực bạn cần cấp phát cho các gia nhân. (2) ‘Đánh đập tôi trai tớ gái’ Có người lãnh đạo nói: “Tôi đâu có bỏ quên con người. Tôi chú ý đến con người lắm chứ.” Nhưng đương sự lại chú trọng đến con người theo kiểu ‘khủng bố’. Người lãnh đạo ‘đánh đập tôi trai tớ gái’ không phải là loại người làm biếng, hoặc là người không có mục tiêu. Có thể người đó rất siêng năng và đầy tham vọng, nhưng có điều là ông ta ‘khoái đánh đập’. Có thể là do tánh tình hoặc thói quen . Một người lãnh đạo mà có tánh nóng nảy, thích ‘đánh-đập-bằng-lời-nói’ với nhân viên hoặc đối xử sự với nhân viên theo cách của bọn cướp ở con đường xuống Giê-ri-cô thì trước sau gì đám nhân viên cũng dở sống dở chết. Có thể là do chủ trương hoặc quan niệm lãnh đạo. Thiếu gì người chủ trương dùng bạo lực, trấn áp, khủng bố người dưới quyền. Đó là loại người lãnh đạo độc tài, muốn củng cố và muốn chứng tỏ quyền lực của mình, tuy nhiên không che giấu được mặc cảm bị người khác coi thường Người lãnh đạo ‘đánh đập tôi trai tớ gái’ cũng là người không chịu lắng nghe người khác, luôn luôn cho ý mình là đúng và bắt người ta làm theo ý mình. Dù là do tánh tình hoặc thói quen, dù là do chủ trương hoặc quan niệm thì việc người lãnh đạo ‘đánh đập tôi trai tớ gái’ vừa cho thấy bản chất tàn bạo của người lãnh đạo, vừa cho thấy họ xem nhẹ con người, coi con người không ra gì và chỉ biết coi trọng công việc và chỉ biết có bản thân mình. Nếu phát xuất từ tính tình hoặc thói quen mà người lãnh đạo ‘đánh đập tôi trai tớ gái’ thì đó là biểu hiện của người không thắng được bản ngã xấu xa của mình.
  • 23. Nếu phát xuất từ quan niệm hoặc chủ trương mà người lãnh đạo ‘đánh đập tôi trai tớ gái’ thì đó là biểu hiện của người tìm kiếm uy quyền theo cách thức của con người Cũng vì thói quen và quan niệm này mà những nhà lãnh đạo sau khi ‘đánh đập tôi trai tớ gái’ họ còn xoay qua ‘đánh đập lẫn nhau’. (3) ‘Chè chén say sưa’ Người ‘chè chén say sưa’ là người ‘yêu bản thân’ và ‘yêu khoái lạc’. Đây là hình ảnh thất bại trước sự thèm muốn của bản ngã và cũng là hình ảnh suy đồi, mất phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo. ‘Chè chén say sưa’ chỉ là bước đầu trong chặng đường sa lầy của người lãnh đạo. Đây không phải là con người bước theo Thánh Linh, nhưng rõ ràng là con người đang sống theo xác thịt và làm theo những ước muốn của xác thịt. Người ‘chè chén say sưa’ là người không có kỷ luật bản thân. Anh ta có thể nghiêm khắc với người khác (đánh đập họ) nhưng lại dễ dãi với chính mình. Anh ta không gương mẫu trong công việc (‘không chuẩn bị sẵn sàng’), không gương mẫu trong quan hệ với nhân viên (‘đánh đập tôi trai tớ gái’) và không gương mẫu trong nếp sống (‘chè chén say sưa’) ‘Chè chén say sưa’ mô tả về một đam mê, một thú vui khiến đương sự quên trách nhiệm của mình. Giống như một người lãnh đạo tinh thần mà lại mê ăn uống, mê nhậu nhẹt; người dạy Kinh Thánh mà lại mê chuyện kiếm hiệp... Nói cách khác người ‘chè chén say sưa’ đã ăn những thứ không nên ăn, uống những thứ không nên uống. Người ‘chè chén say sưa’ không bao giờ ‘chè chén say sưa’ một mình, anh ta kéo theo một số người để cùng hội cùng thuyền, chén tạc chèn thù với anh ta. Đây là hình ảnh quản gia làm hư hỏng một số người dưới quyền. Mat Mt 24:49 ghi quản gia ‘ăn nhậu với bọn say sưa’. Bọn say sưa vừa có thể là một số gia nhân do anh ta quản lý vừa là những người ở bên ngoài. Họ tụ họp lại với nhau để chén chú chén anh. Kết quả: bản thân hư hỏng, người dưới quyền hư hỏng, phá hoại công việc và con người của chủ. Lạy Chúa, con xin cứng rắn hơn, nghiêm khắc hơn đối với bản thân, Con người hèn nhát trong con thường thèm khát lạc thú, ưa thích nghỉ ngơi thoải mái. Bản thân con là kẻ phản bội con nhiều nhất. Là người bạn cạn cợt nông nỗi nhất, Là kẻ thù nguy hiểm lâu dài nhất, Là kẻ gây trở ngại trên mọi nẻo đường đời của con.
  • 24. 4. Giải quyết những sai lầm Là người lãnh đạo, khi học về câu chuyện người quản gia có thể chúng ta nhận ra những sai lầm trong cách làm việc của mình. Chúng ta không dám nói: “Chủ mình còn lâu mới về”, hoặc tự nhủ: “Chủ ta sẽ về trễ!” (Mat Mt 24:48), nhưng có thể chúng ta nghĩ: “May quá! Chủ chưa về!” Người nói câu: “Chủ mình còn lâu mới về” hoặc: “Chủ ta sẽ về trễ!” là người còn muốn tiếp tục đắm chìm trong sai lầm, không muốn từ bỏ những sai trật trong cuộc sống bản thân và cách lãnh đạo. Còn người nói: “May quá! Chủ chưa về!” là người sực tỉnh cơn mê, biết mình sai lầm. Mừng vì thấy mình còn có cơ hội thay đổi bản thân, thay đổi cách làm việc. Để làm gì? Để chứng tỏ lòng trung thành và khôn ngoan. Để không chịu chung số phận với những người vô tín. Nhưng bạn giải quyết những sai lầm của mình như thế nào? Và thay đổi bao lâu? Ta hãy xem xét sai lầm của bản thân qua câu chuyện. - Sai lầm của bạn thuộc loại cố ý hay vô ý? Vì người quản gia có thể ‘không biết ý chủ’ và có thể ‘lỡ làm những việc đáng bị phạt’ -Sai lầm của bạn mang tính dài hạn hoặc ngắn hạn? Là thói quen, từ trong bản chất hoặc là vấp ngã nhất thời. - Sai lầm liên quan đến tài năng hoặc đức độ. Liên quan đến công việc quản lý, việc cấp phát lương thực, hoặc là việc ‘chè chén say sưa’. Để trở thành người trung thành và khôn ngoan, bạn cần lưu ý ba mối quan hệ. (1) Bạn với người trên bạn. (2) Bạn với công việc được giao. (3) Bạn với những người trong phạm vi công tác của bạn. ANH VÀ EM 6Khi dân Am-môn thấy mình bị Đa-vít gớm ghét, bèn sai người đi chiêu mộ dân Sy-ri ở Bết-rê-hốt và ở Xô-ba, số chừng hai vạn lính bộ; lại chiêu mộ vua Ma-a-ca với một ngàn người, và một vạn hai ngàn người ở xứ Tóp. 7Đa- vít hay được điều đó, liền sai Giô-áp với các dõng sĩ của đạo binh mình đi đánh chúng nó. 8Dân Am-môn kéo ra, dàn trận tại nơi cửa thành, còn dân Sy-ri ở Xô-ba và ở Rê-hốp, những người ở Tóp và ở Ma-a-ca đều đóng riêng ra trong đồng bằng. 9Giô-áp thấy quân giặc hãm đánh đằng trước và đằng sau, bèn chọn người lính trong đạo tinh binh Y-sơ-ra-ên, và dàn binh đó ra cùng dân Sy-ri; 10còn
  • 25. binh còn lại, người trao cho A-bi-sai, em mình đặng bày trận đối cùng dân Am-môn. 11Người nói cùng A-bi-sai rằng: Nếu dân Sy-ri mạnh hơn anh, em sẽ đến giúp anh; nhưng nếu dân Am-môn mạnh hơn em, anh sẽ đến giúp em. 12Hãy vững lòng bền chí, đánh giặc cách can đảm, vì dân sự ta và vì các thành của Đức Chúa Trời chúng ta; nguyện Đức Giê-hô-va làm theo ý Ngài lấy làm tốt! 13Đoạn Giô-áp với quân lính theo người đều đến gần, giao chiến cùng dân Sy-ri; chúng chạy trốn trước mặt người. 14Bấy giờ, vì dân Am-môn thấy dân Sy-ri chạy trốn, thì chúng cũng chạy trốn khỏi trước mặt A-bi-sai, và vào trong thành. Giô-áp lìa khỏi dân Am-môn mà trở về Giê-ru- sa-lem. (IISa 2Sm 10:6-14) Trận chiến này diễn ra trong thời trị vì của vua Đa-vít. Vua Đa-vít từng lập nhiều chiến công hiển hách, từ khi còn là một thiếu niên đi chăn chiên, cho đến khi trở thành vua của dân I-xơ-ra-ên. Trong vai trò lãnh đạo có lúc vua Đa-vít không đích thân ra trận, vua ‘sai Giô-áp với các dõng sĩ của đạo binh mình’. Nhận diện nhân vật. Trong phân đoạn Kinh Thánh này, ông Giô-áp được nhắc đến trước nhất. “Đa-vít hay được điều đó, liền sai Giô-áp với các dõng sĩ của đạo binh mình đi đánh chúng nó.” Ông Giô-áp là ai? Từ sách Sa-mu-ên cho đến Sử Ký có đến 120 lần nhắc đến tên của ông Giô-áp. Ông là một nhân vật quan trọng, là một vị tướng có tài, cũng là một con người tàn nhẫn. Ông Giô-áp là nhân vật thứ hai trong triều Đa-vít. IISa 2Sm 8:15-16: “Đa-vít làm vua trên cả I-xơ-ra-ên, cai trị cả dân sự mình cách ngay thẳng và công bình. Giô-áp, con trai Xê-ru-gia, làm quan tổng binh; Giô-sa-phát, con trai A-hi-lút, làm quan thái sử;” Triều đình Đa-vít gồm có trước hết là Đa-vít, kế đến là quan tổng binh Giô-áp, sau đó mới đến những nhân vật khác. Ông Giô-áp là người chấp nhận thách thức và đi tiên phong. ISu1Sb 11:6. “Đa-vít nói rằng: Hễ ai hãm đánh dân Giê-bu-sít trước hết, ắt sẽ được làm trưởng và làm tướng. Vậy, Giô-áp, con trai Xê-ru-gia, đi lên đánh trước hết, nên được làm quan trưởng.” Đây là tinh thần tiến công của người lãnh đạo. Ông A-bi-sai là ai? Ông là một người thân cận, cùng vào sinh ra tử với Đa- vít. ISa1Sm 26:6-7: “Đa-vít cất tiếng nói cùng A-hi-mê-léc, người Hê-tít, và A-bi-sai, con trai của Xê-ru-gia, em của Giô-áp, rằng: Ai muốn đi cùng ta xuống dinh Sau-lơ? A-bi-sai đáp: Tôi sẽ đi xuống với ông. Vậy, Đa-vít và A-bi-sai lúc ban đêm vào giữa quân lính, thấy Sau-lơ đương ngủ, nằm trong đồn…” Khi ông Đa-vít chưa làm vua ông A-bi-sai đã là người trung thành
  • 26. và thân cận. Ông A-bi-sai cũng là dõng tướng của vua Đa-vít. IISa 2Sm 23:18: “A-bi-sai em Giô-áp, con trai của Xê-ru-gia, làm tướng của ba người dõng sĩ; … Trong cả ba, A-bi-sai có danh hơn hết, và người làm đầu họ…” Trong phân đoạn Kinh Thánh, A-bi-sai được giới thiệu là một trong các ‘dõng sĩ của đạo binh’ vua Đa-vít. Ông A-bi-sai là vị tướng trung thành với vua Đa-vít. Khi vua gặp hoạn nạn, vua chia quân làm ba đạo binh, ông Giô-áp nhận một đạo binh, ông A-bi-sai nhận một đạo binh và ông Y-tai nhận một đạo binh (IISa 2Sm 18:2) . Ông A-bi-sai cũng là người từng cứu mạng vua Đa-vít. “Bấy giờ, Ít-bi-Bê- nốp, con cháu của Ra-pha có một cây lao nặng ba trăm siếc-lơ đồng và đeo gươm mới, toan đánh giết Đa-vít. Nhưng A-bi-sai, con Xê-ru-gia, đến tiếp cứu vua, đánh người Phi-li-tin ấy, và giết đi” (IISa 2Sm 21:16-17) . Ông A-bi-sai là con người có chiến công. ISu1Sb 11:20. “Lại có A-bi-sai, em của Giô-áp, làm đầu trong ba người mạnh dạn; người dùng giáo mình mà giết ba trăm người, nên nổi tiếng trong ba người ấy.” 18:12": “Vả lại, A-bi- sai, con trai của Xê-ru-gia, đánh giết tại trong trũng Muối, một vạn tám ngàn người Ê-đôm.” Ông Giô-áp và ông A-bi-sai là hai anh em, một người làm quan tổng binh, một người làm dõng tướng. Họ cùng phục vụ trong triều vua Đa-vít và hiện tại cùng thực hiện chung một công tác. Trong công tác ông Giô-áp là người chỉ huy, ông A-bi-sai là người dưới quyền chỉ huy của anh mình. Sắp xếp trật tự : Ông Đa-vít -Ông Giô-áp -Ông A-bi-sai - Tinh binh VuaQuan tổng binhDõng tướngTinh binh . Trong vai trò của mình, người lãnh đạo phải làm những gì khi ‘đi’ (câu 7) để có thể ‘trở về’ (câu 14) . 1. Nhận diện vấn đề. (Con mắt, tầm nhìn trong kế hoạch.) Giô-áp thấy quân giặc hãm đánh đằng trước và đằng sau, Ai là người có thể nhận ra vấn đề? Bất cứ người nào cũng có thể nhận ra vấn đề. Một người lãnh đạo không nhận ra tình hình thì thế nào? Người cộng sự không nhận ra tình hình thì thế nào? Người lãnh đạo cần thấy tình hình như ông Giô-áp thấy. Có lẽ người dưới quyền thấy, cả đạo quân đều thấy, nhưng quan trọng nhất là người lãnh đạo phải nhận biết tình hình, phải thấy vấn đề. Có thấy rõ vấn đề thì mới tính đến biện pháp giải quyết. Nhận định tình hình, đánh giá đúng hoàn cảnh sẽ rất có ích cho người lãnh
  • 27. đạo. Nhiều người lãnh đạo không nhận biết hoặc đánh giá sai về vấn đề mình đang gặp. Ông Lót, ông Sam-sôn đã rơi vào trường hợp này. Họ không nhìn biết đúng và không lường trước việc sẽ diễn biến như thế nào, cho nên họ thất bại. Về một phương diện, nói đến tầm nhìn của người lãnh đạo là bao gồm cả việc xác định đúng thực tế trước mắt lẫn việc dự phóng diễn biến trong tương lai. Vấn đề ông Giô-áp đang đối diện là gì? Giải quyết vấn đề có khó không? Vấn đề đó có ảnh hưởng gì đến bản thân của ông, đến những người cùng làm việc với ông, đến quân sĩ, đến vua Đa-vít, đến dân Y-sơ-ra-ên, đến danh của Chúa? Nhờ nhận định chính xác tình hình mà người lãnh đạo có thể đề ra phương án giải quyết phù hợp. Giải quyết vấn đề bằng cách nào? 2. Kế hoạch - Phân chia công việc. (Trí tuệ trong kế hoạch. Tiến trình tự của kế hoạch.) 9Giô-áp thấy…, bèn chọn người lính trong đạo tinh binh Y-sơ-ra-ên, và dàn binh đó ra cùng dân Sy-ri; 10còn binh còn lại, người trao cho A-bi-sai, em mình đặng bày trận đối cùng dân Am-môn. ‘Chọn người - dàn binh - trao cho …’ những động từ này cho thấy ông Giô- áp thực hiện việc bày binh bố trận và phân chia trách nhiệm. Nhưng việc bày binh bố trận này phải căn cứ trên một kế hoạch đã được vạch ra. Cho nên chúng ta phải hiểu ở đây, (1) nhận biết tình hình, (2) lên kế hoạch, sau đó mới (3) thực hiện kế hoạch. Khâu phân chia công việc (trong giai đoạn thực hiện kế hoạch) cho thấy người lãnh đạo có hướng giải quyết vấn đề, chủ động trước hoàn cảnh. Có kế hoạch mới phân chia công việc. Không có kế hoạch mà phân chia công việc có nghĩa là trốn chạy vấn đề và đối phó với vấn đề cách vô vọng. Khâu thực hiện kế hoạch sẽ cho thấy phần nào quan điểm của người lãnh đạo. Ông Giô-ách đích thân chỉ huy và dàn binh cho thấy ông muốn đứng chung với mọi người trong kế hoạch do ông đề ra. Khi ông giao cho ông A- bi-sai một đạo binh cho thấy ông biết phân chia quyền hành, trách nhiệm và công việc. Ai là người khởi xướng làm những việc này? Ai là người bày binh bố trận? Ai là người giao một phần binh lính cho A-bi-sai để ông này cầm quân ra trận? Đó là ông Giô-áp - người chỉ huy. Ông có trách nhiệm bày binh bố trận. Các dõng tướng có thể góp ý, nhưng quyết định cuối cùng là người lãnh đạo. Người chỉ huy có trách nhiệm phân chia công việc. Ông Giô-áp là người chỉ huy, ông đã nắm được tình hình, bây giờ ông đề ra cách thức để giải quyết tình hình. Ông đã làm gì? Ông đã chia đạo binh làm
  • 28. hai, ông nhận một, ông A-bi-sai nhận một. Ông Giô-áp sẽ chiến đấu chống quân Sy-ri, còn ông A-bi-sai thì chiến đấu chống dân Am-môn. Đây là hình ảnh người lãnh đạo biết phân chia công việc, biết mình phải làm gì và người cộng sự phải làm gì. Nhiều người lãnh đạo không hề phân chia công việc. Khi người chỉ huy không chịu phân chia công việc, chuyện gì xảy ra? Chỉ thấy con người nhưng không thấy hoạt động, hoặc chỉ có những hoạt động tự phát, theo ý riêng, vô tổ chức vô trật tự. Cũng có thể có chẳng ai thèm làm gì cả vì không biết nên làm gì. Trong tình trạng này một đội quân sẽ tiến từ chỗ vô tổ chức đến chỗ vô kỷ luật và tan rã. Cũng có trường hợp nhiều người không chịu làm theo sự chỉ huy của người lãnh đạo vì không tôn trọng người lãnh đạo cả về phương diện đạo đức lẫn về phương diện tổ chức. (1) Không tôn trọng người chỉ huy về phương diện đạo đức là xem thường coi khinh giá trị của người chỉ huy, và đối xử thiếu thành thật, thiếu đạo đức với người lãnh đạo. (2) Không tôn trọng người chỉ huy về phương diện tổ chức tức là không tuân theo sự phân công, không phục tòng. Tuy phân chia ra hai phương diện như vậy, nhưng trong thực tế tất cả đều xen lẫn vào nhau. Ông Giô-áp mắc phải lầm lỗi này khi ông giết ông Áp-ne (IISa 2Sm 3:22- 30) và ông A-ma-sa (IISa 2Sm 20:4-13) . Ông đã tự ý hành động mà không đếm xỉa gì đến vua Đa-vít, người lãnh đạo lúc bấy giờ. Vua Đa-vít không hài lòng và rất đau lòng về cách giải quyết của ông Giô-áp nhưng vua cũng không thể điều khiển được ông. 3. Giúp đỡ, hỗ trợ. (Sự tương giao, nâng đỡ, tình yêu trong kế hoạch.) 11Người nói cùng A-bi-sai rằng: Nếu dân Sy-ri mạnh hơn anh, em sẽ đến giúp anh; nhưng nếu dân Am-môn mạnh hơn em, anh sẽ đến giúp em. Ai là người nói câu này? Ai giúp ai? Ông Giô-áp dù là anh, là lãnh đạo, nhưng ông nói với em mình, là người dưới quyền của mình.”Nếu dân Sy-ri mạnh hơn anh.” Điều này có nghĩa gì? Anh có thể thua trước kẻ thù, em hãy đến giúp anh. Đây là câu nói của người khôn ngoan, biết mình có thể thất bại và cần giúp đỡ. Ông Giô-áp không cho rằng mình thuộc loại bách chiến bách thắng, tuy là lãnh đạo nhưng ông cũng chỉ là con người, cũng có thể gặp thất bại, cần sự giúp đỡ của người cộng sự. Dù khi ông Giô-áp nói: “Nếu dân Sy-ri mạnh hơn anh, em sẽ đến giúp anh”, ông chưa ra trận, chưa thua, nhưng cách nói này làm cho người cộng sự nhìn thấy ở ông vừa là con người khôn ngoan, vừa biết dự liệu tình hình xấu nhất xảy ra thì phải thế nào, vừa cho thấy người lãnh đạo cần có một ông tướng thuộc loại nào.
  • 29. Người chỉ huy không nói khả năng thất bại của người khác trước, mà nói về chính mình có thể thất bại. Và nếu người chỉ huy thú nhận mình cần giúp đỡ thì người cộng sự cũng sẵn sàng chấp nhận điều đó. Nếu nói người lãnh đạo cần làm gương, thì đây là một tấm gương. Tấm gương về sự khôn ngoan, dự liệu, khéo ăn nói, biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề cách ổn thoả. Ông Giô-áp biết em mình là dõng tướng, nhưng nếu anh là chỉ huy có thể thất bại thì em cũng có thể thất bại. Khi đó anh sẽ không bỏ rơi em, anh sẽ đến giúp em. Ông Giô-áp nói: “Nếu…. Anh sẽ đến giúp em”. Khi đó ông A- bi-sai chưa ra trận và chưa chắc là thua. Nhưng khi nghe lời dặn dò đó ông A-bi-sai biết rằng anh mình, người chỉ huy của mình dù ở xa nhưng vẫn quan tâm đến công việc của mình và sẽ đến hỗ trợ khi cần. Câu dặn dò này làm cho ông cảm thấy không bị bỏ rơi. Trái lại cảm thấy người lãnh đạo không muốn mình thất bại trong công việc. Ông cũng hiểu rằng anh mình không muốn xảy ra cảnh anh thắng, em thua hoặc ngược lại em thắng, anh thua. Người lãnh đạo muốn cả hai đều đạt được thành quả tốt nhất trong công việc. 4. Khích lệ, động viên. (Tư tưởng trong kế hoạch.) 12Hãy vững lòng bền chí, đánh giặc cách can đảm, vì dân sự ta và vì các thành của Đức Chúa Trời chúng ta; nguyện Đức Giê-hô-va làm theo ý Ngài lấy làm tốt! Lắm khi xảy ra trường hợp người lãnh đạo có chương trình, có kế hoạch, có nhân lực, có nhiều người cộng tác, nhưng lại là những con người không có tấm lòng, thiếu tinh thần, không có lý tưởng, không hết lòng hành động. Có bốn điều ông Giô-áp khích lệ em của mình. (1) ‘Vững lòng bền chí’ , nhờ đó mới có thể hoàn tất kế hoạch. Nhiều người lúc đầu rất hăng say, nhưng sau đó nguội dần, không bền bỉ trong công việc. Dù trong câu chuyện, đây chỉ là một phần của cuộc chiến, nhưng nếu không vững lòng bền chí trong một thời gian ngắn hạn thì khó mà bền bỉ trong những chiến dịch dài hạn. Vững lòng bền chí vừa nói lên sự chịu đựng lâu dài vừa nói lên phẩm chất trung thành trong công việc. Trung thành với mục tiêu đã đề ra, với công tác đang thực hiện. (2) ‘Can đảm’ , mạnh dạn trong công việc. Đối với ông Giô-áp, ông A-bi-sai và quân sĩ, đây là cuộc chiến, cần dũng đảm để tấn công kẻ thù. Không phải chỉ can đảm trong chiến trận, mà trong cuộc sống đời thường cũng cần lòng can đảm khi thực hiện những công tác trong kế hoạch. Can đảm hi sinh bản thân, từ bỏ những ước muốn riêng tư và sống chết với công việc được giao. (3) ‘Vì dân của Chúa và vì các thành của Chúa’ . Đây là lý tưởng của công việc. Chiến đấu vì cớ gì? Không phải làm việc vì công việc, cũng không
  • 30. phải vì bản thân, nhưng vì dân Chúa và thành luỹ của Ngài. Động cơ thôi thúc hành động là vì con người và vì danh của Chúa. Nhiều người dấn thân nhưng vì những động cơ thiếu đúng đắn, đó là chỉ hướng về bản thân một cách ích kỷ và sai lầm. Lo bảo vệ chính mình mà không lo nghĩ đến anh em, lo bảo vệ thành luỹ của riêng mình mà không lo đến sự tồn vong của Hội thánh. (4) Hết lòng mà làm, thành bại ở trong tay Chúa . Đây là tâm niệm của những người hết lòng làm việc. Khi dấn thân ai cũng muốn đạt được thành quả. Triển khai kế hoạch ai cũng muốn hoàn thành kế hoạch. Sau khi giao công việc và trách nhiệm, sau khi khích lệ tinh thần để ai nấy hết lòng làm việc người lãnh đạo cần nhận thức việc thành bại nằm trong quyền tể trị của Chúa. Như vậy người lãnh đạo phải đặt lòng tin nơi Chúa, vì Chúa là Đấng quyết định chớ không phải con người. Như vậy người lãnh đạo cũng không trách cứ những người đồng công nếu họ đã hết lòng hết sức trong công việc. Khi đã hết lòng trong công việc mà thất bại không nên oán Chúa hận người. Liệu ông A-bi-sai trong tư cách chỉ huy có dùng những điều này để khích lệ những người dưới quyền của ông không? Việc hỗ trợ, giúp đỡ và khích lệ, động viên cũng nói lên mối tương quan giữa người lãnh đạo với những người đồng sự. Người lãnh đạo bày tỏ tình yêu thương, sự gắn bó với nhau trong công việc. 5. Hành động (Bàn tay trong kế hoạch.) 13Đoạn Giô-áp với quân lính theo người đều đến gần, giao chiến cùng dân Sy-ri; chúng chạy trốn trước mặt người. 14Bấy giờ, vì dân Am-môn thấy dân Sy-ri chạy trốn, thì chúng cũng chạy trốn khỏi trước mặt A-bi-sai, và vào trong thành. Theo diễn tiến trong hai câu Kinh Thánh này thì cánh quân của ông Giô-áp xông ra trận mạc và giao chiến trước. Nhiều kế hoạch bị án binh bất động do sự thụ động của người lãnh đạo. Tất nhiên người lãnh đạo không phải là người làm tất cả việc. Nhưng người lãnh đạo phải dấn thân và hành động. Còn thành phần cộng sự và hội chúng nhìn vào người lãnh đạo để quyết định dấn thân hoặc không. Việc ông Giô-áp và đội quân của ông giao chiến trước và thắng trận có ảnh hưởng tốt trên cánh quân của ông A-bi-sai. Người lãnh đạo có hành động thì những người trong cộng đồng sẽ có hành động. Chuyện gì xảy ra khi người lãnh đạo lên kế hoạch mà không chịu thi hành? Và chuyện gì xảy ra khi người nhận công tác lại không chấp hành? Ông Giô-áp lên kế hoạch và ông là người làm gương trong khâu thi hành kế hoạch, nhờ đó mà em của ông cũng hoàn tất kế hoạch.
  • 31. Nhiều người không chịu thưc hiện những kế hoạch, những công việc được giao phó. Họ phải chịu trách nhiệm về việc thành bại. Họ sẽ bị đánh giá và bị loại trừ. 6. Tường trình. (Kết thúc và khởi đầu) Giô-áp lìa khỏi dân Am-môn mà trở về Giê-ru-sa-lem. Sau khi hoàn tất công tác ông Giô-áp trở về Giê-ru-sa-lem. Việc trở về này có ý nghĩa gì? IISa 2Sm 20:22b “Giô-áp trở về Giê-ru-sa-lem, gần bên vua.” Ông Giô-áp trở về để gần bên vua. Người lãnh đạo nào cũng có người trên mình, là người mình phải trở về sau mỗi lần công tác. Gần bên vua, gần bên con người chớ không phải gần bên công việc, không phải gần bên những thứ vô tri vô giác. Những người lãnh đạo ở cấp bậc càng cao thì càng khó tìm được người trên mình để mà gần bên. Gần bên vua để làm gì? Để tường trình với vua về những việc ông đã làm, để đánh giá những ưu khuyết điểm, để bàn luận về những chương trình kế hoạch mới, để tiếp tục được tín nhiệm và được sai đi. Đây là điều cần thiết trong một cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên có nhiều người ‘trở về’ và ‘gần bên’ người lãnh đạo nhưng trong tinh thần tiêu cực như những nịnh thần, hoặc những người chỉ biết ton hót để hưởng lợi, hoặc đổ hô cho người khác khi gặp thất bại và giành công cho mình khi có thành quả. Xoá cờ rồi chơi lại là cách của một số người ngày nay trong công tác. Người ta thường nói chơi cho đã rồi ‘xù’ là xong. Hoặc hành động như kiểu trẻ em, chơi rồi bỏ, bỏ rồi chơi lại, mà không hề nghĩ ngợi đến kết quả ra sao. Nhiều cộng đồng Cơ Đốc ngày nay không biết họ đang tiến đến đâu, đang đi đâu và đã đạt được những gì vì từ người lãnh đạo, đến các cộng sự và hội chúng đều không tường trình lại những thành công và thất bại của họ. Khi chưa xác định mình đang ở đâu thì làm sao biết nên và không nên làm gì? Nhiều người gắn bó và làm việc với người lãnh đạo, nhưng sau một thời gian họ lại lẩn tránh người lãnh đạo. Vì sao? Chắc chắn người đó có sai trật nên trốn tránh người lãnh đạo như vậy. Do thất bại hoặc tệ hơn nữa là bỏ bê, thiếu trách nhiệm trong công việc cho nên không dám tường trình lại những sai trật của mình. Có người nhận công tác và trách nhiệm rồi cứ ‘ở đó luôn’ mà không trở về vì chưa làm xong công tác và trách nhiệm. Đây là những người làm cho công việc trở nên trì trệ, không tiến lên được, chỉ dậm chân tại chỗ. Theo cung cách này thì nếu một đôi lần đương sự có trở về và tường trình thì nội dung luôn luôn là ‘bình thường’, ‘vẫn như cũ’. Có người nhận công tác và trách nhiệm rồi ‘đi luôn’ và không bao giờ trở
  • 32. lại, là vì không hoàn thành công tác và bỏ trốn. Họ trở thành những người lường gạt và cướp giựt đối với người trên mình và người dưới mình. Đây là trường hợp những người lấy thành tích chung làm của mình, hoặc biển thủ công quỹ. Tóm tắt Nhân sự, cơ cấu. Con người của kế hoạch. Người lãnh đạo - Người cộng sự - Hội chúng. Kế hoạch. Vì sao có kế hoạch? Làm sao để có kế hoạch? - Nhận định tình hình: ‘thấy’. - Soạn thảo kế hoạch. Giao phó. Những phần việc trong kế hoạch. Vai trò của người lãnh đạo. Vai trò của người cộng sự - Công việc cụ thể là gì? - Phân công cho ai? Hỗ trợ. - Tiên liệu để có thể giúp đỡ. - Tình huống xấu nhất là gì? Khích lệ. - Động lực để hành động. - Duy trì kế hoạch. Hành động. - Lãnh đạo làm. - Cộng sự làm. - Hội chúng làm. Đồng bộ. Tường trình. - Trở về - Tiếp cận - Trình bày - Tiếp tục Phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy đôi khi có khâu nào trong công tác lãnh đạo không được thực hiện? BẠN LÀ AI? Các Quan Xét 13-16 Sam-sôn là ai? Bạn là ai? Hai con người trẻ trung ở hai thời đại khác nhau liệu có điểm chung nào trước dòng chảy của cuộc đời không? Chúng ta hãy đặt lại câu hỏi (1) Đối với Đức Chúa Trời, Sam-sôn là ai? Bạn Là ai?