SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************
VÕ THỊ LÀNH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CHI PHÍ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG DA BẰNG
SỬ DỤNG KEO DÁN SINH HỌC DEMARBOND VÀ ĐÓNG DA BẰNG
PHƯƠNG PHÁP KHÂU DA TRUYỀN THỐNG TRONG MỔ LẤY THAI
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH-2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************
VÕ THỊ LÀNH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CHI PHÍ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG DA BẰNG
SỬ DỤNG KEO DÁN SINH HỌC DEMARBOND VÀ ĐÓNG DA BẰNG
PHƯƠNG PHÁP KHÂU DA TRUYỀN THỐNG TRONG MỔ LẤY THAI
Chuyên ngành: Kinh Tế Phát Triển (QTLVSK)
Mã số chuyên nghành: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY
TP. HỒ CHÍ MINH-2022
TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Sự lựa chọn tối ưu của việc đóng da sau khi sinh mổ vẫn chưa có cơ sở thực hành để
người bệnh ra quyết định sau khi được Bác Sĩ và tư vấn viên giải thích.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này so sánh hiệu quả lành thương, hiệu quả về sự hài
lòng của người bệnh, tỷ lệ giới thiệu dịch vụ của người bệnh cho người khác và chi phí
giữa 2 phương pháp đóng da bằng keo dán da sinh học dermabond và bằng chỉ khâu da
truyền thống trong mổ lấy thai.
Thiết Kế Nghiên Cứu:
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đóng da bằng keo dán Dermabond cho 100 trường
hợp có đường mổ được dán bằng keo Dermabond và 100 trường hợp có đường mổ
tương tự được khâu bằng chỉ theo phương pháp truyền thống, nghiên cứu được tiến
hành tại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc từ ngày 01/02/2018 đến ngày 09/04/2018, theo
dõi hiệu quả lành thương sau mổ 24 giờ, 7 ngày và 30 ngày, khảo sát mức độ hài lòng
của người bệnh, người bệnh giới thiệu dịch vụ của bệnh viện cho người khác và chi
phí.
Các kết quả:
Đặc điểm vị trí địa lý, số lần mổ, độ tuổi là tương tự nhau ở cả hai nhóm. Hiệu quả
lành thương sau mổ 24 giờ, 7 ngày cũng như 30 ngày ở cả hai nhóm đều không chảy
máu vết mổ, không phù nề vết mổ và không có nhiễm trùng vết mổ, vết mổ liền sẹo
chắc, nhưng khả năng vận động sau mổ ở nhóm có dùng keo dán da dễ dàng hơn điều
này giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng như liệt ruột, tắc ruột, dính ruột
và thuyên tắc tĩnh mạch, viêm phổi. Và 100 người bệnh ở nhóm có dùng keo dán da
không cần thay băng vết mổ và không cần phải cắt chỉ sau mổ 7 ngày điều này hổ trợ
rất tốt về mặt tinh thần của người bệnh giúp cho tiến trình lành thương thuận lợi hơn.
Sự hài lòng của người bệnh ở nhóm có dùng keo dán da cao hơn đáng kể so với nhóm
không dùng keo dán da (Sig = 0,000). Tỷ lệ người bệnh giới thiệu dịch vụ của bệnh
viện cho người khác ở nhóm có dùng keo dán da cao hơn đáng kể (sig=0,000) so với
nhóm không dùng keo dán da. Hiệu quả về tổng chi phí cho việc đóng da, thay băng
cắt chỉ cũng như chi phí cho người thân đưa đón ở nhóm có dùng keo dán da thấp hơn
đang kể (sig=0,000) so với nhóm đóng da bằng chỉ khâu.
Phần Kết Luận:
Đóng da bằng keo dán da dermabond hoặc chỉ khâu truyền thống đều có hiệu quả lành
thương như nhau nhưng ở nhóm đóng da bằng keo dán da dermabond với chi phí thấp
hơn nhưng sự hài lòng của người bệnh và tỷ lệ người bệnh giới thiệu dịch vụ cho người
khác cao hơn so với nhóm đóng da bằng chỉ khâu. Cả hai phương pháp đều được
chứng minh là an toàn và thành công cho việc đóng da sau khi sinh mổ vì thế có thể
làm cơ sở để phầu thuật viên cũng như nhân viên tư vấn giải thích giúp người bệnh đưa
ra quyết định chọn lựa phương pháp đóng da bằng keo dán da dermabond hay chỉ
khâu.
**************
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Cho tới nay, nhiều ứng dụng về keo dán da sinh học dermabond đã được nghiên cứu và
mô tả. Nó được sử dụng trong phẫu thuật vùng mặt, phẫu thuật thần kinh ngoại vi,
phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật đầu cổ, phẫu thuật tứ chi hoặc phẫu thuật vú. Một số
nghiên cứu khác về so sánh việc sử dụng keo dán da fibrin và 2-octyl-cyanoacrylate
trong phẫu thuật đã kết luận rằng cyan Goacrylate là chất kết dính mô lý tưởng cho
đóng mép vết thương với độ dính an toàn cao, có độ kéo dãn tốt và giá thành thấp.
Keo dán sinh học Dermabond là hợp chất hóa học có tên gọi là Cyanoacrylates, có 4
loại chia thành hai nhóm với sự khác biệt ở chuỗi carbon ngắn và dài. Một nghiên cứu
thử nghiệm ngẫu nhiên đồng thời hai phương pháp: Khâu vết thương và dùng keo dán
cyanoacrylate, kết quả cho thấy thời gian liền vết thương là 28 ngày, giảm 30% so với
dùng chỉ khâu. Kiểm tra mô vết mổ khi dán keo bằng hiển vi điện tử không có bằng
chứng về sự bất lợi tái tạo mô và cũng không cho thấy có bằng chứng dị ứng từ keo
dán.
Các nghiên cứu trên đã kết luận rằng thói quen tháo băng để kiểm tra vết khâu sau
phẫu thuật là không cần thiết vì mọi việc đã trở nên rõ ràng và ngay trước mắt phẫu
thuật viên, do đó tiết kiệm được thời gian và nguồn lực. Về mặt học thuật kiểm tra mô
vết mổ sau khi dủng keo dán da sinh học dermabond bằng kính hiển vi điện tử thì
không tìm thấy bằng chứng về sự bất lợi tái tạo mô cũng như không tìm thấy bất kỳ
bằng chứng dị ứng nào từ keo dán da sinh học này. Năm 1998, Cục Quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã ký duyệt chấp thuận cho lưu hành và sử dụng hai loại
sản phẩm keo dán vết mổ có công thức hóa học là: N-butyl-2-cyanoacrylate và 2-octyl-
cyanoacrylate được sử dụng để làm liền vết thương, thay thế chỉ khâu.
2
Mặc dù việc sử dụng keo dán da sinh học Dermabond đã được sử dụng ở nhiều nước,
nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã chứng minh hiệu quả hồi phục vết thương, đảm bảo
tính thẩm mỹ, giảm chi phí song việc áp dụng keo dán da sinh học Dermabond ở Việt
Nam còn rất hạn chế.
Thông qua các lý do trên và số liệu khảo sát thực tế 10 người bao gồm 5 bác sĩ và 5
bệnh nhân mổ đẻ lấy thai tại TP. HCM. Kết quả phân tích cho thấy lợi ích trước mắt
khi dùng keo dán da sinh học dermabond đó là dễ quan sát vết mổ sau mổ và góp ý của
các bác sĩ là giá của ống keo dán cao nên tiếp tục nghiên cứu thêm xem giữa chi phí và
lợi ích của keo dán da sinh học Dermabond có phù hợp hay không. Để có cơ sở cho các
bác sĩ cũng như bệnh nhân chọn lựa dùng hay không dùng keo dán da sinh học
dermabond để đóng da sau mổ lấy thai tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích
hiệu quả và chi phí các phương pháp đóng da bằng sử dụng keo dán sinh học
demarbond và đóng da bằng phương pháp khâu da truyền thống trong mổ lấy thai” làm
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm phân tích chi phí và hiệu quả của phương
pháp đóng da sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng
keo dán da dermabond, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu thực nghiệm cung cấp
cho nhân viên y tế có thể tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn phương pháp đóng da sau mổ
lấy thai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích hiệu quả lành thương vết mổ giữa hai phương pháp đóng da vết mổ sau mổ
lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng keo dán da sinh học
dermabond.
3
- Phân tích sự hài lòng của bệnh nhân giữa hai phương pháp đóng da vết mổ sau mổ
lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng keo dán da sinh học
dermabond.
- Phân tích kết quả lành thương và sự hài lòng của người bệnh và chi phí đóng da vết
mổ sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng keo dán da
sinh học dermabond.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Chi phí của đóng da vết mổ sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond
và không dùng keo dán da sinh học dermabond gồm nhưng chi phí nào?
- Hiệu quả của việc lành thương vết mổ dựa trên những yếu tố nào?
- Hiệu quả dựa trên sự hài lòng của bệnh nhân như thế nào?
- Chi phí bình quân của đóng da vết mổ sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học
dermabond và không dùng keo dán da sinh học dermabond khác nhau như thế nào?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ người bệnh có chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc từ ngày
01/02/2018 đến ngày 09/03/2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Đề tài sử dụng hai cách thiết kế như sau: Nghiên cứu can thiệp có
đối chứng. Phương pháp định lượng, sử dụng phần mềm Excel và SPSS 22.0 để thống
kê mô tả mẫu và phân tích số liệu khảo sát.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu dùng bảng hỏi để người khảo sát hỏi bệnh
nhân, đồng thời thu thập số liệu dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong suốt thời
gian bệnh nhân nằm viện và gọi điện thoại trực tiếp cho người bệnh ở ngày thứ 7 và
ngày thứ 30 sau mổ khi bệnh nhân xuất viện. Dữ liệu sau khi thu thập được ghi mã và
4
hiệu chỉnh loại bỏ phiếu điền sai và có thể yêu cầu người được khảo sát trả lời lại, sau
đó dữ liệu được nhập vào phần mềm SPSS 220.0 để tính toán.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu để các bác sĩ và nhân viên y
tế tham khảo về hiệu quả cũng như chi phí của các phương pháp đóng da trong mổ lấy
thai có dùng và không dùng keo dán da sinh học dermabond, từ đó bác sỹ và nhân viên
y tế có thể tư vấn giúp người bệnh có cở sở chọn lựa phương pháp đóng da phù hợp,
cũng là cơ sở dữ liệu để xây dựng giá gói phẩu thuật phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả
điều trị.
1.6. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu nêu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của nghiên
cứu. Nội dung chính của luận văn gồm có 5 chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Trình bày cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Chương 4. Kết quả và bàn luận.
Chương 5. Kết luận và kiến nghi.
5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các khái niệm
Cấu trúc của da
Da che phủ toàn bộ cơ thể và bảo vệ cơ thể với môi trường tự nhiên, bề mặt da của
người trưởng thành khoảng 1,6 m2. Độ dày của da cũng thay đổi tùy theo độ tuổi, giới
tính và tùy vị trí. Da được cấu tạo gồm một khối tổng hợp được chia thành ba lớp
chính: Lớp thượng bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Các phần phụ khác, như tóc, móng và
các tuyến, cũng được tìm thấy trong da.
Da có tính chất đàn hồi có thể co giãn về nhiều phía, có tính chất nhớt, tính chất tạo
hình, cùng các lớp biểu mô, cũng như các mô liên kết, các tuyến, lông và nang lông,
thớ cơ, và là điểm tận cùng các dây thần kinh, hệ thống mạch máu và bạch mạch. Các
tế bào da luôn được thay thế mới hoàn toàn trong vòng 4-6 tuần lễ, do vậy da là một
trong các loại mô tế bào sinh trưởng rất nhanh của cơ thể con người.
Hình 2.1.1 Cấu trúc của da
Nguồn: placencare.vn
6
Lớp biểu bì (Epidermis): Là lớp bên ngoài cùng của da con người, thường dày từ
0.07 – 1.8 mm, gần như trong suốt, những những nơi có lớp da dày thường gồm sáu
lớp tế bào nhưng ở những vùng da mỏng nhất cũng có ít nhất hai lớp tế bào là lớp mầm
và lớp phủ ngoài sừng hóa.
Hình 2.1.2 Cấu tạo của nơi da dày
( Nguồn: Mô phôi đại cương NXB YHHN)
Hình 2.1.3 Cấu tạo của nơi da mỏng
( Nguồn: Mô phôi đại cương NXB YHHN)
7
Lớp biểu bì gồm có năm lớp:
Lớp tế bào sừng: lớp sừng là lớp tế bào ngoài cùng chúng gồm các tế bào dẹt không
chứa nhân và cấu tạo toàn bộ là chất sừng càng gần bề mặt da thì các tế bào này không
dính chặt vào nhau nữa và dần dần bong tróc ra, các tế bào bị tróc ra này quyện với
mồ hôi và chất bã tạo thành chất bẫn trên bề mặt da mà khi kỳ cọ chúng ta có cảm giác
cộm trong lòng bàn tay.
Lớp bóng: chỉ có ở những vùng da dày, tế bào thì dẹt và sáng lóng lánh không có nhân
gồm có hai đến ba lớp tế bào.
Lớp hạt gồm có ba lớp tế bào hình thoi dẹt, tế bào có nhân và nhân của lớp tế bào hạt
sáng hơn và có hiện tượng đang chuyển biến, chuyển hóa.
Lớp gai còn gọi là lớp Malpighi đây là lớp dày nhất của da bao gồm những tế bào lớn
hơn có cấu tạo bề ngoài giống hình đa giác, khi tế bào này phát triển lớn hơn càng lên
phía bề mặt da càng dẹt dần các tế bào này hình thành một lớp mềm như lớp màng
nhày vì thế lớp này còn được gọi là lớp nhày.
Hình 2.1.4 Cấu tạo lớp gai
( Nguồn: Mô phôi đại cương NXB YHHN)
8
Lớp đáy: là lớp sâu nhất gồm một lớp tế bào có dạng hình trụ đứng sát vào nhau tạo
thành hàng rào và nhân tế bào nằm ở giữa lớp tế bào lớp này là lớp cơ bản lớp này có
vai trò sản sinh những tế bào mới để thay những tế bào đã già, hết chức năng.
Bên cạnh các phần chính ở trên, một số phần của da như nang lông, tuyến mồ hôi,
tuyến bả, răng, móng và tuyến ngoại tiết, là phần phụ của da nằm trong biểu bì.
Con người có thể tồn tại trong môi trường và chống lại tất cả những ảnh hưởng có hại
của môi trường bên ngoài và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể là nhờ
vào chức năng bảo vệ của lớp biểu bì, Các sắc tố melanin cũng thuộc lớp biểu bì các
sắc tố này có vai trò trong việc biểu hiện đặc trưng màu sắc của da cũng như ngăn chặn
các tia cực tím tác động đến làn da, ngoài ra lớp biểu bì còn có vai trò rất quan trong
trong việc tổng hợp các vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước chin giờ ba
mươi phút buổi sáng.
Lớp trung bì (Dermis): Được ngăn cách với lớp biểu bì của da bằng lớp cơ bản được
gọi là màng đáy, lớp trung bì được cấu tạo bắt đầu bằng lớp rất mỏng khoảng 1/ 10
mm, trên bề mặt lớp này là các gai hình nón nổi lên ăn sâu vào trong lòng biểu bì nên
còn gọi là nhú bì hay là gai bì. Ở lớp trung bì có rất nhiều đầu mút của các sợi thần
kinh và cũng có rất nhiều mạch máu nhỏ làm nhiệm vụ nuôi dưỡng cho vùng da. Lớp
trung bì chính thức có nhiệm vụ nâng đỡ, chống lại các va chạm bên ngoài, lớp này dày
khoảng 0,4 mm bao gồm các mạch máu nhỏ tập trung ở gai bì, các tuyến mồ hôi, các
tuyến thần kinh, , tuyến bã và nang lông.
Lớp trung bì là một lớp xơ chắc, được tạo thành từ các tế bào liên kết, bó sợi liên kết,
các chất gian bào, cơ dựng long, các tuyến ống và nang lông, mạch máu, và thần kinh.
lớp trung bì thường dày hơn lớp biểu bì từ 15 đến 40 lần.
Tế bào đặc trưng của lớp trung bì là các nguyên bào sợi, tế bào collagen còn gọi là chất
tạo keo chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì.
9
Trung bì có chức năng nuôi biểu bì thông qua lớp nhú, là cơ quan bài tiết chất nhờn,
mồ hôi, và đào thải chất bã, các chất độc, ngoài ra còn có chức năng điều chỉnh thân
nhiệt, cũng là cơ quan nhận cảm giác và đặc biệt có tính mềm dẻo, tính đàn hồi, hồi
phục vị trí và hình dáng trong và sau khi cử động làm da không bị nhăn, ngoài chức
năng bài tiết lớp trung bì còn hấp thu một số hóa chất, thuốc qua chân lông và ống
tuyến, tái tạo mô hạt giúp vết thương mau lành, và lớp trung bì còn tạo ra các loại men
và chất chế tiết, đáp ứng các phản ứng viêm cũng như các phản ứng dị ứng gọi chung
là là hàng rào sinh học.
Lớp hạ bì (Hypodermis): phía dưới trung bì là hạ bì, bao gồm mô liên kết mỡ và các
phần phụ của biểu bì như mạng lưới mach máu, thần kinh, gốc lông và tuyến mồ hôi
đều xuất phát từ hạ bì, lớp hạ bì dày từ 0.25cm đến 1cm. Không phải vị trí nào của da
cũng có lớp hạ bì, một số vùng không có lớp hạ bì thường là lớp da mỏng như da vùng
vành tai, mi mắt, cánh mũi, viền môi, nơi tiếp nối da móng tay, móng chân, da bìu, da
vùng đầu dương vật, da vùng viền hậu mô. Vùng bụng, mông có lớp hạ bì, lớp hạ bì có
nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ hình dáng của cơ thể.
Chức năng của da
Da có rất nhiều chức năng như bảo vệ, là cơ quan điều nhiệt, kết hợp với ánh nắng
cung cấp vitamin D cho cơ thể… và là hàng rào ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ
thể. Các chức năng cụ thể là:
Hình 2.1.5 Cấu trúc sợi collagen
Nguồn: www.medium.com
10
Biểu bì là lớp bảo vệ chống lại các áp lực, sự cọ sát, và sự mài mòn của các tác động
bên ngoài cơ thể lên da. Mô mỡ dưới da tạo thành lớp đệm giúp làm giảm tác động của
sự va đập va chạm, đảm bảo các mô bên dưới được bảo vệ. Lớp sừng sẽ dày lên khi da
tiếp xúc nhiều lần trên cùng một vị trí với các lực bên ngoài cơ thể, ví dụ như cục chai
ở chân. Da có chức năng miễn dịch thể và miễn dịch tế bào, khi có các kháng nguyên
xâm nhập vào cơ thể qua da, da sản xuất ra tế bào có thể bắt giữ kháng nguyên, xử lý
và trình diện kháng nguyên này với tế bào lympho T, đồng thời các yếu tố sinh học hòa
tan cũng góp phần thúc đẩy cơ chế miễn dịch này. Bản thân tế bào sừng cũng có tham
gia vào miễn dịch, nó tiết ra interferon (Trần Đăng Quyết). Một số chất hóa học như
màng hydrolipid và axit bảo vệ có chức năng trung hòa với hóa chất có tính kiềm gây
hại cho da, lớp sừng của da cùng với các axit có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các loại
vi khuẩn và nấm, hệ thống miễn dịch của da sẽ khởi động khi các tác nhân gây hại cho
cơ thể xâm nhập qua khỏi hàng rào bảo vệ đầu tiên.
Da là cơ quan điều chỉnh nhiệt độ: khi nhiệt độ bên ngoài cơ thể cao, da đổ mồ hôi
giúp làm mát cơ thể và làm co các mạch máu ở lớp hạ bì để giữ nhiệt khi nhiệt độ bên
ngoài cơ thể xuống thấp. Da cũng là cơ quan kiểm soát cảm xúc, da rất nhạy cảm với
va chạm, chấn đông, áp lực, đau và nhiệt độ nhờ các đầu tận cùng của các dây thần
kinh.
Khả năng tái tạo và hồi phục của da nhở hệ thống tế bào mỡ, tế bào chất béo dưới da
cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình này, khi có tổn thương các chất
này sẽ được hệ thống mạch máu cung cấp đến nơi bị tổn thương.
2.1.2. Vết thương
Khái niệm
Vết thương được phân loại theo hình dáng của tổn thương đó là vết thương có các
đường rạch ngay thằng như các vết cắt, các đường rách không ngay thẳng như các vết
rách da và các phần trầy xước mất diện tích da.
11
Vết cắt: thông thường do một vật sắc gây tổn thương sự liền lạc của da như dùng dao
rạch da khi phẩu thuật, có thể gây chảy máu nhiều nếu các mạch máu nằm bên dưới
cũng bị cắt đứt, nếu vết cắt sâu thì các dây thần kinh, gân, cơ và xương cũng có thể bị
tổn thương.
Vết rách: Thông thường xuất hiện sau chấn thương gây rách da, bề mặt của vùng ta tổn
thương thường không thẳng, rìa vết thương nham nhõ, không gọn gang và không thẳng
như vết cắt.
Vết trầy: Thông thường tổn thương gây nên do bề mặt da bị cọ sát, bào mòn các vùng
thường gặp các tổn thương này là vùng bên trên các đầu xương như mắt cá chân,
khuỷu tay, đầu gối, cẳng chân.
Quá trình lành vết thương
Quá trình lành thương: Lành thương là một quá trình trải qua nhiều giai đoan, xảy ra
ngay từ khi bị tổn thương và chia làm 3 giai đoạn chính xảy ra xen kẽ lẫn nhau: giai
đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh tái tạo, và cuối cùng là giai đoạn tạo sẹo.
Giai đoạn viêm:
Hai loai phản ứng tại chỗ sẽ xuất hiện ngay lập tức đó là phản ứng mạch máu và phản
ứng viêm ngay sau tổn thương da như rạch da, bỏng, lóc da, rách da, trượt da.
Mạch máu tại chỗ co lại: Do lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, nên hệ thống đông
máu được khởi động, lúc này xuât hiện hiện tượng ngưng tập tiểu cầu tại nơi mạch
máu bị tổn thương tạo thành cục máu đông để cầm máu. Trong lúc này tiểu cầu sẽ
phóng thích rất nhiều các hoạt chất sinh học như là Prostaglandine, protease,
thromboxane làm cho mạch máu tại chổ co lại đồng thời tiểu cầu cũng giải phóng ra
các yếu tố tăng sinh và hóa hướng động. Loạt phản ứng đầu tiên này kéo dài từ năm
đến mười phút.
12
Phản ứng giãn mạch máu tại chỗ: là phản ứng tiếp theo phản ưng co mạch máu vì tiểu
cầu cũng giải phóng một số hóa chất như histamine, serotonin và kinin các hoạt chất
sinh học này làm giãn mạch máu tại chổ dẫn đến hiện tượng tăng tính thấm thành mạch
phản ứng này xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ đầu.
Phản ứng của tế bào tại chổ vết thương: so với phản ứng mạch máu thì phản ứng tế bào
tại chổ xảy ra chậm hơn . Cơ thể phản ứng lại với tổn thương bằng cách lôi kéo bạch
cầu đơn nhân, đa nhân, fibroblasts di chuyển đến vùng có vết thương, Các bạch cầu
này tiêu diệt vi khuẩn tấn công vào cơ thể qua vết thương, trường hợp vết thương có
nhiều vi khuẩn có hiện tượng viêm nhiễm nhiều hơn thì gtiai đoạn viêm sẽ kéo dài hơn
ngược lại với các vết thương vô khuẩn giai đoạn viêm sẽ ngắn hơn. Ngay tại vết
thương đại thực bào chiếm đa số, ngoài vai trò thực bào các đại thực bào này còn tiết ra
các hoạt chất hướng động và phát triển để kích thích tế bào nội mạch và tế bào sợi non
tăng trưởng.
Phản ứng mạch máu và tế bào tại chổ vết thương xảy ra xen kẽ với nhau để chuẩn bị
tạo thành thành tổ biểu mô, tổ chức hạt, và collagen.Giai đoạn tăng sinh
Giai đoạn tăng sinh:
Giai đoạn tăng sinh là giai đoạn tái tạo mô da, tạo thành chất collagene, hình thành
mạch máu mới và vết thương thì co nhỏ lại…xảy ra đồng thời với giai đoạn viêm. Tái
tạo mô da giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lành thương, bắt đầu từ giờ
thứ 24 sau mổ, từ xung quanh bờ vết thương và các phần khác như nang lông, tuyến
bã.biểu mô phát triển và tăng sinh môt cách nhanh chóng từ xung quanh mép vết
thương vào bên trong và đạt tối đa sau 72 giờ. Đối với vết thương khâu quá trình này
kết thúc ngay sau 24 đến 48 giờ, trái lại những vết thương hở quá trình này kéo dài từ
ba đến năm ngày cho đến khi tổ chức hạt được hình thành. Độ ẩm tại chỗ của vết
thương cũng giúp cho làm tăng nhanh quá trình này.
13
Tổ chức hạt được tạo thành từ ngày thứ ba đến ngày thứ tư cho đến khi kết thúc quá
trình tái tạo mô da. Tổ chức hạt là những tổ chức bao gồm các tế bào viêm, mạch máu
mới và các tế bào sợi trên nền của các chất collagene, glycoprotein, fibrin, và
glucosaminoglycane. Các tế bào sợi được tạo thành tại vết thương từ giờ thứ 48 hoặc
giờ thứ 72. Collagene được tạo thành nhiều nhất vào ngày thứ tư, sau đó các tế bào
collagene tập hợp lại tạo thành sợi và bó sợi. Sức căng của bề mặt vết thương tăng dần
dựa trên số lượng collagene tăng dần. Trong giai đoạn đầu, collagene nhóm I chiếm đa
số, và dần thay thế bằng collagene nhóm III cho đến giai đoạn tạo sẹo. Collagene được
tạo thành đến mức tối đa vào tuần thứ ba, và tiến trình này giảm dần trong quá trình tạo
thành sẹo.
Giai đoạn hình thành sẹo:
Giai đoạn hình thành sẹo là tiến trính cuối cùng của tiến trình lành thương, sẹo ngày
càng chắc hơn, sẹo giảm đỏ dần. Đây là tiến trình sữa chữa, tổ chức và điều chỉnh lại
các cấu trúc thành phần các sợi Collagene. Lúc đầu các bó sợi collagene xắp xếp không
tuân theo một quy định nào, dần dần chúng được tổ chức sắp xếp lại theo cấu trúc các
lớp song song, nhờ đó sức căng của sẹo sẽ tăng lên. Tiến trình hình thành mạch máu
mới giảm dần cho đến khi không còn mạch máu trên sẹo nữa, giai đoạn này kéo khá
dài có thể đến tháng thứ 18. Sự tiến triển của sẹo có thể là sẹo bình thường hay là sẹo
bệnh lý.
Sẹo bình thường: Sẹo trưởng thành bình thường có đặc điểm: Phẳng, trắng, mềm mại,
đàn hồi, không đau, nhẵn. Về mặt vi thể là một cấu trúc biểu mô thật sự, ở lớp trung bì
có những sợi collagen trưởng thành (loại I) xếp song song nhau kích thước 400 – 1500
Angstrons giống với da bình thường, những sợi đàn hồi có tỷ lệ thấp. Về mặt tế bào:
không thấy có nguyên bào sợi cơ, những nguyên sợi ở trạng thái nghỉ. Về mặt hóa học:
chỉ số Glycosaminoglycanes thấp (nhưng vẫn còn cao hơn bình thường) chỉ số collagen
ổn định, hơi cao hơn bình thường, hoạt động sinh collagen giảm. Tương bào hơi nhiều
14
hơn ở da bình thường, chỉ số Histamine bằng ở da bình thường. Hệ thống vi mao mạch
của sẹo gần giống với da bình thường nhưng cấu trúc của nó thì khác, tuy nhiên không
có trạng thái giảm tưới máu, không có trạng thái tắc lòng mạch (hay xảy ra ở sẹo quá
phát trong thời kỳ thoái hóa). Tóm lại, sẹo trưởng thành bình thường là sẹo có cấu trúc
đều đặn với hoạt động chuyển hóa thấp.
Lành sẹo bệnh lý: Là sẹo phì đại và sẹo lồi, nguyên nhân là do rối loại quá trình lành
sẹo, làm kéo dài thời gian lành sẹo, thậm chí không chấm dứt, không trưởng thành, trở
thành một vị trí viêm mạn tính. Cần phải phân biệt lành sẹo bệnh lý với lành sẹo không
hoàn hảo do lỗi khi kéo hai mép vết thương lại với nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình lành lặn vết thương
Các yếu tố ảnh hưởng tại chỗ: có tầm quan trọng trong việc rút ngắn các giai đoạn của
tiến trình làm lành vết thương.
Độ ẩm ngay tại chỗ vết thương: Độ ẩm có ảnh hưởng rất nhiều tới tiến trình liền sẹo
nếu độ ẩm thích hợp tiến trình lành thương sẽ nhanh hơn vì trong môi trường với độ
ẩm thích hợp, các tế bào biểu mô của da phát triển nhanh hơn, khả năng tiêu thụ năng
lượng của các tế này bào tăng, tiến trình phủ kín bề mặt của vết thương có hiệu quả
hơn đồng thời trực tiếp hơn, kích thích tiến trình tăng sinh của tế bào sợi., ngược lại
nếu độ ẩm thấp hay tình trạng khô thì tiến trình lành thương sẽ chậm hơn.
Tình trạng máu nuôi tại chổ vết thương: Tất cả các nguyên nhân gây thiếu máu tại chổ
vết thương như nhiễm trùng, tụ máu, tụ dịch, dị vật, hay thao tác kỹ thuật đều ảnh
hưởng đến tiến trình lành vết thương vì tiến trình lành thương tế bào cần lượng oxy rất
cao và không ổn định trong các giai đoạn lành vết thương. Trong giai đoạn khởi đầu, vì
thiếu máu nuôi dẫn đến lượng oxy cung cấp cho tế bào thiếu, cơ thể thích ứng lại tình
trạng này bằng cách kích thích vùng da gần vùng tổn thương tăng sinh mạch máu để
15
đưa máu nuôi đến các tổ chức xung quang vết thương đồng thời việc thiếu oxy cũng
làm cho tiến trình tái tạo mô da bị chậm lại và tế bào sợi lại tăng sinh.
Tình trạng nhiễm trùng tại chổ vết thương: Thiếu máu nuôi, vết thương bẫn, tình trạng
ẩm ướt đều dẫn đến nhiễm trùng tại chổ vết thương, khi vết thương bị nhiễm trùng thì
tiến trình lành thương sẽ bị châm lại, vì vi khuẩn làm tổn thương các tế bào tham gia
vào quá trình sửa chữa vết thương, kéo dài giai đoạn viêm, tiêu thụ nhiều oxy và các
chất dinh dưỡng ngay tại vết thương nhiều hơn để cung cấp cho quá trình sửa chữa.
Kỹ thuật khâu vết thương: khâu vết thương đúng kỹ thuật là một yếu tố cần thiết cho
tiến trình lành vết thương bình thường. Mép vết thương bị nát do răng kẹp phẫu tích
quá lớn, cặp quá chặt, mối chỉ khâu quá chặt, đốt cầm máu hay cắt đốt quá mức đều
dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi hay nhiễm trùng vết thương sau này.
Mép vết thương khi lành có khuynh hướng co lại. Chọn loại chỉ và cách cột nốt chỉ để
sức căng ở bờ vết thương vừa đủ, vì sức căng vừa phải vừa đảm bảo đủ kín vết thương
vừa đảm bảo đủ máu nuôi vùng mô xung quanh vết thương, nếu nốt khâu quá chặc vết
thương sẽ hoại tử không lành thương, sức căng ở bờ vết thương quá lớn cũng làm tăng
nguy cơ bung vết mổ sau khi cắt chỉ và gây ra sẹo vết mổ lớn, Đối với các lớp cân, cơ
và dưới da dùng chỉ khâu tự tan được, khâu từng lớp để chia đêu sức căng góp phần
làm giảm sức căng trên bề mặt vết thương đến mức thấp nhất có thể góp phần giúp sự
lành thương tốt, bề mặt vết thương liền đẹp vì thế vai trò của phẫu thuật viên cũng là
yếu tố quyết định trong quá trình lành vết thương.
Nguyên tắc khâu vết thương: Việc chọn chỉ khâu phụ thuộc vào vị trí, kích thước, hình
dáng và độ sâu của vết thương. Chỉ khâu dùng cho vùng mặt thường là chỉ nhỏ, vùng
da đầu thì chĩ lớn hơn, điện tích da tổn thương rộng thì dùng chỉ lớn hơn, chỉ lớn hơn
cũng tạo sức của bề mặt vết thương cũng lớn hơn. Một điểm quan trọng nữa là ý muốn
của bệnh nhân. Với bệnh nhân không muốn quay lại để cắt chỉ, có thể dùng keo dán da
để đóng da. Mép vết thương phải được khâu kéo lại với nhau, đảm bảo tổ chức hai mép
16
vết thương tiếp xúc tốt với nhau từ sâu đến nông, để đạt mục đích này người ta thường
dùng các mũi khâu đi theo từng lớp từ lớp sâu đến lớp nông, tránh khâu lớp này vào
lớp kia, theo thứ tự: Lớp cơ, lớp gân, lớp dưới da, lớp da. Theo chiều ngang, phải khâu
các điểm đối xứng hai bên lại với nhau. Theo chiều đứng, các tổ chức hai bên mép vết
thương phải được khâu đối xứng với nhau theo từng lớp tránh hai mép vết chồng lên
nhau. Kỹ thuật khâu da đường ngang trên xương vệ sau khi mổ lấy thai khâu từ trong
ra theo thứ tự lớp phúc mạc, lớp cơ, lớp cân, lớp dưới da và lớp da. Theo nguyên tắc
khâu theo chiều ngang từ hai mép về trung tâm đối xứng nhau lần lượt từ trong ra
ngoài.
Dụng cụ khâu: Một yếu tố quan trọng khác là chọn loại dụng cụ với kích thước phù
hợp. Kích thước của kim, chỉ và vết thương phải có hợp lý. Chọn kềm kẹp kim và nhíp
phải cầm nắm được mép da và không gây tổn thương bề mặt da và mô dưới da. Điều
trị: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên vết thương và vị trí của vết thương đảm bảo
nguyên tắc cơ bản sau:
Vết thương phải được làm sạch trước khi khâu, vì vết thương không được làm sạch có
thể bị nhiểm trùng, việc làm sạch đảm bảo vết thương không còn đất cát, dị vật, mô
dập nát hay hoại tử. Nếu vết thương có nhiều chất bẩn và mảnh vụn không thể làm
sạch được ngay, vết thương phải cần phải để hở trong hai hoặc ba ngày hoặc cả tuần để
giảm nhiễm trùng và khi có mô hạt và bề mặt vết thương sạch rồi vết thương sẽ được
khâu thì hai. Trong một số trường hợp cần thiết kháng sinh sẽ được dùng hoặc có thể
vết thương sẽ được cắt lọc tại phòng mổ. Đối với các vết trầy xước thường được làm
sạch cẩn thận và băng kèm chất giữ ẩm.
Bề mặt mép da phải được đính liền nhau có thể bằng chỉ khâu da, băng dán hay keo
dán da
Tùy theo vị trí vết thương, kích thước vết thương và độ căng bề mặt vết thương mà chỉ
khâu hay vật liệu giữ cho mép vết thường liền lạc mà việc tháo bỏ chỉ hay những vật
17
dụng sẽ được thực hiện sau tứ 5 đến 10 ngày sau khi khâu hay vật liệu. Không nên tháo
bỏ sớm vì vết thương sẽ bị bung, hở miệng, nhưng cũng không nên để quá lâu sẽ làm
vết thương nhiễm trùng, dễ tạo thành sẹo ở chân chỉ. Dưới đây là bảng thời gian cắt chỉ
trung bình một số vị trí thường gặp trên cơ thể con người.
Bảng 2.1.1 Thời gian cắt chỉ
Vùng khâu Mí mắt Mặt Cổ Da đầu Thân Chi
Thời gian cắt chỉ (ngày) 2-4 4-6 5-7 5-7 7-12 10-14
Nguồn: Trương Lê Đạo, 2008
Chăm sóc tại nhà:
Nếu dấu sinh tồn và các chức năng khác của cơ thể ổn định, vết thương đã được khâu
cầm máu có thể được nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh chăm sóc tại nhà như hoạt
động nhẹ nhàng, giữ vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo, vết thương phải được che đậy
ngăn cách với môi trường để tránh bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào vết
thương, bệnh nhân có thể tắm sau 24 giờ đồng hồ nhưng tránh không ngâm thấm vết
thương trong nước và chắc chắn là sau đó vết thương khô ráo.
Người bệnh sẽ được dùng thuốc giảm đau nếu đau vết thương thuốc giảm đau đơn giản
thường dùng là paracetamol, theo đơn thuốc được bác sĩ kê toa.
Thay băng vết thương phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, người bệnh
không được tự ý thay băng.
Các giai đoạn nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm trùng vết mổ, trước đây gọi là nhiễm trùng vết thương phẫu thuật, chiếm
khoảng 17% các ca nhiễm trùng của các bệnh nhân nhập viện. Nhiễm trùng vết mổ
được chia làm nhiễm trùng nông một phần, nhiễm trùng sâu một phần và nhiễm trùng
sâu vào nội tạng. Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng vết mổ hay không phụ thuộc vào
18
loại phẫu thuật, vị trí phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, kĩ năng của bác sĩ và hệ miễn
dịch của bệnh nhân tốt tới đâu để có thể chống lại nhiễm trùng. Trong trường hợp phẫu
thuật ở vùng xương chậu, ruột, hệ sinh dục và hệ tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ sẽ xảy
ra nếu bệnh nhân nhiễm khuẩn đường ruột như coliform và khuẩn kị khí. Ngoài ra, vi
khuẩn thường được tìm thấy trên da là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng như S.
aureus, Coagulase Negative Staphylococcus, Klebsiella oxytoca, Klebsiella Phù nề sau
24 giờeumoniae, β-hemolytic Streptococcus group B.
Hình 2.1.6 Tỉ lệ nhiễm khuẩn hàng năm tại bệnh viện Y Dược TP. HCM
Nguồn: Hồ Viết Thắng, 2018
Theo báo cáo của Hồ Viết Thắng (2018) tại bệnh viện Y Dược TP. HCM cho thấy tỉ lệ
nhiễm khuẩn năm 2010 ở mức 1,4 đối với tỉ lệ nhiễm khuẩn vùng mổ sanh, ở mức 2,25
đối với tỉ lệ nhiễm khuẩn vùng mổ phụ. Năm 2012, tỉ lệ này đã giảm xuống rõ rệt,
nhưng lại tăng dần tới năm 2014 và 2015 mới giảm trở lại. Năm 2017 tỉ lệ tỉ lệ nhiễm
19
khuẩn vùng mổ sanh ở mức 1,34, đối với tỉ lệ nhiễm khuẩn vùng mổ phụ ở mức 0,95.
Như vậy, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trình độ của bác sĩ, sự chăm sóc kĩ
lưỡng hơn của bệnh nhân, đã giúp tỉ lệ nhiễm khuẩn giảm hơn so với nhiều năm trước.
Những dấu hiệu và giai đoạn của nhiễm trùng vết mổ phụ thuộc vào mức độ nhiễm
trùng bao gồm: Chảy mủ từ vết thương; Đau khi chạm vào vết thương; Vết thương
sưng, tấy và nóng. Tùy vào các vết mổ sẽ có các giai đoạn nhiễm trùng khác nhau mà
không được đề cập.
Nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ: Nhiễm trùng xảy ra từ 2% đến 3% ở những bệnh nhân
đã từng phẫu thuật và khó phục hồi. Bệnh nhân có thể hạn chế khả năng mắc bệnh
bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ: Những ca phẫu thuật ở vùng
đã từng bị tổn thương hay phẫu thuật trước đó sẽ có rủi ro nhiễm trùng vết mổ cao.
Trong trường hợp phẫu thuật đòi hỏi phải cấy ghép như ghép xương chậu, thay khớp
gối, phẫu thuật chữa suy hô hấp, đặt van tim nhân tạo, … sẽ khiến người bệnh có nguy
cơ cao bị nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, những người cao tuổi, người bị tiểu đường,
béo phì, thiếu dinh dưỡng và hút thuốc trước khi phẫu thuật là đối tượng có khả năng
mắc phải nhiễm trùng. Đồng thời theo Hồ Viết Thắng (2018) còn có các yếu tố như:
Trước phẫu thuật cần làm sạch da, kiểm soát đường huyết, làm sạch lông; Trong phẫu
thuật liên quan kháng sinh dự phòng, thời gian phẫu thuật, rửa bụng – rửa âm đạo,
đóng vết thương, cung cấp oxygen, nhiệt độ; Sau phẫu thuật liên quan kiểm soát đường
huyết, cung cấp oxy, băng vết thương, truyền máu.
Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với tình trạng nhiễm trùng vết mổ là làm sạch
vết thương, gạc che vết thương cần được thay nhiều lần trong ngày. Bác sĩ sẽ dùng
thuốc kháng sinh trong quá trình làm sạch vết thương nhiễm trùng và chỉ định dùng
những loại thuốc khác để tránh bị tái nhiễm trùng. Việc điều trị có thể kéo dài nếu có
những dấu hiệu cho thấy vùng nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào, đặc biệt là gây ra sốt.
20
Hậu quả của việc nhiễm khuẩn vết mổ là rất lớn đối với bản than người bệnh, đối với
gia đình và xã hội: hậu quả là: tăng chi phí điều trị, kéo dài thêm thời gian nằm viện,
tang thêm thời gian chăm sóc của nhân viên y tế, kháng sinh sử dụng cho người bệnh
nhiều hơn, tang sự đề kháng kháng sinh và người bệnh tổn thương về tinh thần, giảm
sức lao động và thời gian lao động. Một nhiễm khuẩn vết mổ đơn thuần có thể kéo dài
thời gian nằm viện thêm từ 7ngày đến 10 ngày. Tại Anh, chi phí điều trị phát sinh do
nhiễm khuẩn vết mổ thay đổi từ 814 tới 6.626 bảng tùy thuộc loại phẫu thuật và mức
độ nặng của nhiễm khuẩn vết mổ. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở các nước tiên tiến là 5-
7%. Tại các nưóc đang phát triển khoảng 15-25%. Ở Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ
đứng hàng thứ hai trong nhiễm khuẩn bệnh viện (15-18%), trong các năm từ 1986-
1996 có 16.000 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ. Hậu quả kéo dài thời gian nằm viện
7-10 ngày, tăng tỉ lệ tử vong: 20.000 tử vong/năm, tăng chi phí 3 tỉ đô la mỗi năm và
lạm dụng kháng sinh và tăng đề kháng kháng sinh. Theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh
viện Bạch Mai (2002), thời gian nằm viện và chi phí điều trị phát sinh do nhiễm khuẩn
vết mổ là 8,2 ngày và 2,0 triệu đồng. Ngoài ra, nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng việc lạm
dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, một vấn đề lớn cho y tế cộng đồng và điều trị
lâm sàng trên toàn cầu. (bvydhue.com.vn, 2016).
2.1.3. Mổ lấy thai
Định nghĩa
Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở
thành tử cung đang nguyên vẹn (Nguyễn Hữu Thâm và cộng sự, 2016). Nghiên cứu
cũng cho rằng định nghĩa mổ lấy thai không gồm việc mổ bụng lấy một thai ngoài tử
cung trong ổ bụng hay lấy thai đã rơi một phần hay toàn bộ vào trong ổ bụng do bị vỡ
tử cung.
Phẫu thuật lấy thai là trường hợp lấy thai và nhau thai ra khỏi tử cung qua đường rạch
thành bụng và rạch tử cung (Bệnh viện Từ Dũ, 2016). Đồng thời giáo trình quy trình
21
kỹ thuật sản phụ khoa của bệnh viện Từ Dũ cũng cho rằng định nghĩa trên không bao
gồm mở bụng lấy thai khi thai lạc chỗ nằm trong ổ bụng và vỡ tử cung thai đang trong
ổ bụng.
Tình hình mổ lấy thai: Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới ngày nay tỷ lệ
mổ lấy thai ngày càng tăng lên. Năm 1985 Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tỉ
lệ mổ lấy thai tốt nhất là từ 5 – 10%, tỉ lệ vượt hơn 15% thì tai biến xảy ra nhiều hơn.
Ở Mỹ, tỷ lệ mổ lấy thai vào năm 1988 là 25% và đã tăng lên đến 32.8% vào năm 2011.
Theo WHO mổ lấy thai từ 5 - 7% những năm 1970 đến 2003 là 25 - 30%. Ở Pháp tỷ lệ
này là 11% vào năm 1981 cũng đã tăng lên 20,2% vào năm 2011 (OECD health Data,
2013). Trung Quốc năm 2010 tỉ lệ này là 46%. Trong một cuộc khảo sát thực hiện năm
2007 - 2008 ở 122 bệnh viện công và tư chọn ngẫu nhiên ở các nước Châu Á về tỉ lệ
mổ lấy thai: Đứng đầu là Trung quốc 46%, thứ hai là Việt nam 36%, Thái lan 30%,
thấp nhất là Campuchia 15% (Vũ Thị Nhung, trích theo Nguyễn Hữu Thâm và cs,
2016). Theo các nghiên cứu của bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2005 thì tỷ lệ mổ
lấy thai còn cao hơn là 39,1%. Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi qua hai năm
theo dõi từ 1/12/2014 đến 1/12/2016 ghi nhận tống số sinh là 2566 ca trong đó mổ lấy
thai 566 ca chiếm tỉ lệ 22% (Nguyễn Hữu Thâm và cs, 2016). Năm 1985 Tổ chức y tế
thế giới (WHO) khuyến cáo tỉ lệ mổ lấy thai tốt nhất là từ 5 – 10%, tỉ lệ vượt hơn 15%
thì tai biến xảy ra nhiều hơn.
Đường mổ: Đường trắng giữa trên xương vệ, đường ngang đoạn dưới tử cung lấy thai.
Chỉ định mổ lấy thai
Chỉ định mổ lấy thai chủ động: Theo Bệnh viện Từ Dũ (2016) cho biết chỉ định mổ lấy
thai chủ động trong các trường hợp sau: Khung chậu bất thường nếu không phải ngôi
chỏm thì đều mổ lấy thai, nếu là ngôi chỏm thì mổ khi khung chậu hẹp tuyệt đối,
khung chậu méo, thất bại khi làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm để thử thách cho sinh
đường dưới nếu khung chậu giới hạn thì phải chỉ định mổ; Đường ra của thai bị cản trở
22
khi có khối u tiền đạo, nhau tiền đạo trung tâm hay nhau tiền đạo gây chảy máu nhiều;
Tử cung có sẹo mổ trong trường hợp các sẹo mổ ở thân tử cung, sẹo của phẫu thuật mổ
nang đoạn dưới tử cung từ hai lần trở lên hay mổ lần trước chưa đủ 24 tháng; Chỉ định
mổ vì nguyên nhân của người mẹ như bị bệnh lý toàn thân mạn tính hay cấp tính khi
sinh đường dưới có thể nguy cơ cho tính mạng, các bất thường ở đường sinh dục dưới,
các dị dạng của tử cung; Nguyên nhân về phía thai khi bị suy dinh dưỡng, chậm tăng
trưởng trong tử cung nặng, thai bị bất đồng nhóm máu với mẹ.
Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ: gồm các chỉ định tương đối nên cần
nhiều chỉ định để có một chỉ định mổ lấy thai. Theo Bệnh viện Từ Dũ (2016) đó là: Chỉ
định mổ vì nguyên nhân người mẹ khi thai phụ con so có tuổi từ 35 trở lên, có tiền sử
điều trị vô sinh, có bệnh lý và yếu tố sinh khó; Chỉ định mổ vì nguyên nhân của thai
như thai to hơn 4000g không phải do thai bất thường, các ngôi bất thường như ngôi
vai/ngang, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt cằm sau, ngôi mông, đa thai nếu thai
thứ nhất không phải là ngôi đầu, chuyển dạ có diễn tiến suy thai khi chưa đủ điều kiện
sanh đường dưới; Chỉ định mổ vì bất thường trong chuyển dạ như có cơn co tử cung
bất thường sau khi dùng thuốc mà không thành công, cổ tử cung không xóa hay mở, ối
vỡ non/sớm, bất tương xứng đầu thai với khung chậu; Chỉ định mổ lấy thai vì các tai
biến trong chuyển dạ là chảy máu vì nhau tiền đạo, nhau bong non, dọa vỡ và vỡ tử
cung, sa dây rốn khi thai còn sống, sa chi sau khi đã thử đẩy lên nhưng không thành
công.
2.1.4. Các bước tiến hành mổ lấy thai
Căn cứ theo tài liệu Quy trình kỹ thuật sản phụ khoa của Bệnh viện Từ Dũ (2016) các
bước tiến hành mổ lấy thai như sau:
Bảng 2.1.2 Các bước tiến hành mổ lấy thai
TT Nội dung
23
1. Giải thích cho sản phụ và gia đình lý do mổ, các nguy cơ có thể gặp cho mẹ và
bé, ký giấy cam kết truớc mổ
2.
Vô cảm: gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống
Vào ổ bụng:
3. Rạch đường giữa dưới rốn hay đường ngang trên vệ tùy theo theo khả năng
của phẫu thuật viên, tình trạng sản phụ và thai nhi
4. Rạch lớp mỡ dưới da
5. Rạch đường trắng giữa 2 cơ thẳng bụng (có thể rạch 1 đoạn nhỏ rồi tách bằng
ngón tay) nếu mổ theo đường dọc
6.
Nếu mổ theo đường ngang thì rạch cân về 2 bên theo đường mổ đó, tách
cân khỏi lớp cơ rộng lên trên rồi mới mở đường giữa 2 cơ thẳng bụng
7.
Vào phúc mạc bằng cách phẫu thuật viên cặp phúc mạc bằng kẹp phẫu tích
không răng, phụ mổ cặp phúc mạc bên đối diện bằng kẹp cầm máu không răng.
Phẫu thuật viên và phụ mổ lần lượt nhả ra và cặp trở lại rồi mới dùng dao hay
kéo mở 1 lỗ ở phúc mạc. Dùng kéo mở rộng phúc mạc lên phía trên và dưới.
8. Chèn gạc ướt 2 bên, chừa dây ra ngoài
9. Đặt van trên vệ che bàng quang và bộc lộ rõ vùng đoạn dưới tử cung
10. Rạch phúc mạc theo đường ngang khoảng 2 cm duới “đường bám chặt của
phúc mạc”
11. Dùng kéo cong đầu tù tách phúc mạc bóc đuợc của đoạn duới lên trên và xuống
dưới, mũi kéo cong lên trên tránh tổn thương động mạch tử cung
12. Dùng dao rạch một đoạn nhỏ ngang 1-2 cm trên đoạn dưới rồi dùng 2 ngón tay
trỏ xé rộng vết mổ ngang sang 2 bên
24
Lấy thai và nhau ra khỏi tử cung
13. Phẫu thuật viên lấy thai bằng bàn tay trái trong khi ngời phụ hút máu và
nuớc ối (nếu đầu quá cao có thể dùng Forceps).
14. Sau khi phần chỏm lộ ra ngoài vết mổ, người phụ ấn đáy tử cung để giúp đầu thai
nhi sổ ra ngoài
15. Trường hợp ngôi ngang: lấy thai bằng chân thai nhi. Nếu là ngôi ngược: lấy thai
bằng mông (ngôi ngược kiểu mông) hoặc bằng chân (ngôi ngược hoàn toàn)
16. Lau khô, Kẹp cắt rốn chậm, chuyển thai ra ngoài lau sạch, cho bé nằm trên ngực
mẹ (nếu mẹ đuợc gây tê tủy sống hay ngoài màng cứng).
17. Cho 10 đơn vị oxytocin vào chai dịch truyền đang chảy và cho chảy nhanh để tử
cung co hồi tốt (không tiêm oxytocin trực tiếp vào tĩnh mạch)
18. Tiến hành lấy rau
19. Lau sạch buồng tử cung bằng gạc to
20. Nếu khi mổ sản phụ chưa chuyển dạ, nong cổ tử cung bằng ngón tay rồi thay
gang
Khâu phục hồi cơ tử cung
21. Phục hồi cơ đoạn dưới tử cung bằng chỉ Vicryl 0, bắt đầu bằng khâu 2 góc tử
cung, tránh sót góc
22. Tiếp tục khâu cơ tử cung mũi liên tục hay mũi rời cách nhau 1 cm, có thể
khâu thêm lớp thứ 2 để vùi lớp đầu, kiểm tra cầm máu
23. Phủ phúc mạc tử cung bằng chỉ Catgut 00 bằng mũi khâu liên tục, kiểm tra cầm
máu
24. Bỏ van trên vệ, lấy gạc, lau sạch ổ bụng, kiểm tra 2 buồng trứng, 2 ống dẫn
trứng, mặt sau tử cung và túi cùng Douglas phía sau
Đóng bụng
25. Khâu phúc mạc thành bụng bằng chỉ Catgut 00 bằng mũi khâu liên tục
26. Khâu 2 cơ thẳng bụng cho sát vào nhau bằng 2-3 mũi Catgut khâu rời
25
27. Khâu cân bằng chỉ Vicryl 0
28. Nếu lớp mỡ dày thì khâu bằng chỉ Catgut mũi rời hoặc mũi liên tục
29. Khâu da bằng chỉ prolene 4-0 mũi rời hoặc khâu liên tục dưới da
30. Sát khuẩn lại vết mổ và băng vô khuẩn
31.
Phẫu thuật viên giữ tay sạch để lấy máu ứ trong âm đạo và xem tử cung co hồi tốt
hay không, Sát khuẩn âm đạo
32. Lau sạch máu dính trên người bệnh trước khi chuyển qua hồi sức
Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ, 2016
Tại giai đoạn đóng bụng ở bước khâu da bằng chỉ Nylon thì áp dụng với nhóm đối
chứng, còn nhóm thực nghiệm thì nghiên cứu dùng keo dán dermabond thay thế việc
dùng chỉ khâu.
Bảng 2.1.3 So sánh hai phương pháp mổ lấy thai
Mổ ngang đoạn dưới tử cung Mổ dọc thân tử cung
- Chảy máu ít do đoạn dưới tử cung chỉ
có 2 lớp cơ mỏng (dọc và vòng);
- Dễ phục hồi lớp cơ theo đúng cơ thể
học;
- Nguy cơ dính ít;
- Nhờ có lớp phúc mạc tử cung mau lành
nên hạn chế sự thông thương giữa buồng
tử cung và ổ bụng;
- Khó lấy thai hơn
- Dễ tổn thương động mạch tử cung;
- Dễ tổn thương bàng quang
- Lấy thai dễ, nhanh;
- Ít tổn thương động mạch tử cung;
- Chảy máu nhiều do rạch qua 3 lớp cơ
tử cung;
- Khó phục hồi theo đúng giải phẩu các
lớp cơ;
- Nguy cơ dính cao;
- Không có lớp phúc mạc tử cung nên dễ
có sự thông thương dịch trong buồng tử
cung với ổ bụng. Dẫn đến nguy cơ viêm
phúc mạc.
Nguồn: Nguyễn Hữu Thâm, 2016
26
2.1.5. Chăm sóc vết thương sau mổ
Nhận định và quan sát vết thương: Vị trí vết thương; Hình dáng và màu sắc vết thương;
Tình trạng khô ráo của vết thương; Tình trạng chảy máu tại chổ vết thương. Theo Bệnh
viện Từ Dũ (2016) thì theo đõi sau phẫu thuật các vấn đề sau: mạch, huyết áp, tổng
trạng, nước tiểu; Co hồi tử cung, huyết âm đạo; Vết mổ thành bụng; Trung tiện.
Theo Bệnh viện Từ Dũ (2016) cho biết việc chăm sóc bao gồm: cho thuốc giảm đau
sau phẫu thuật, cho sản phụ ăn uống sớm, vận động sớm, cho con bú sớm, kháng sinh
điều trị nếu cần. Quá trình chăm sóc cần chú ý thay băng vết thương khi vết thương bị
thấm ướt dịch, khi vết thương bị chảy máu nhiễm trùng, băng bị ướt.
Nguyên tắc chăm sóc vết thương: Giúp vết thương thông thoáng; Ngăn ngừa nhiễm
khuẩn; Tạo điều kiện thuận lợi cho cho tiến trình lành vết thương.
2.1.6. Keo dán da sinh học
Các loại keo dán da sinh học
Keo dán da là loại keo dán y tế đặc biệt được dùng để nối hai mép vết thương lại với
nhau, giúp khởi động quá trình lành vết thương ở bên dưới. Keo dán da được nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm chứng minh khả năng tạo màng phim chắc khỏe và ngăn
cản được xâm nhập của các chủng vi khuẩn. Trên lâm sàng, keo dán da được sử dụng
vào việc đóng các vết thương nhỏ, đường rạch nhỏ vùng da ít căng. Hiện tại trên thị
trường đang có một số loại keo dán da sinh học đã được đưa vào sử dụng và một số
loại đang được nghiên cứu để đưa vào sử dụng.
Chất keo phẫu thuật mới được gọi là MeTro kết hợp các protein tự nhiên, có tính đàn
hồi cao với các phân tử nhạy sáng làm cho nó đông lại trong 60 giây khi tiếp xúc với
tia cực tím. Phương pháp sử dụng tia cực tím hóa cứng keo và cho phép nó tạo các liên
kết chặt chẽ với các cấu trúc trên bề mặt mô, và vẫn duy trì tính đàn hồi của nó. Ngoài
ra còn có một enzyme phân huỷ có thể được điều khiển để xác định thời gian keo tồn
tại trong vết thương tùy thuộc vào thời gian cần để hồi phục. Do có tính đàn hồi cao,
27
loại keo mới thích hợp để điều trị các vết thương trong các mô co giãn như phổi hoặc
tim. Nghiên cứu đã thử nghiệm thành công với các vết thương trong động mạch và
phổi ở chuột và lợn và đang chuyển hướng tập trung vào các thử nghiệm trên người
(khoahocvacongnghevietnam.com.vn, 2017).
Các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm CSIRO tại Melbourne (Úc) đã tìm ra một loại
keo giúp hàn gắn vết xương bị gãy và nứt. Loại keo này có thể được tiêm trực tiếp vào
xương và sẽ hòa tan khi xương được hàn gắn. Loại keo này là chất lỏng không màu.
Sau khi bôi xong chiếu dưới ánh sáng cường độ cao, nó nhanh chóng đông cứng lại,
giúp cố định các đoạn xương bị gãy. Chỉ cần ba đến năm ngày nghỉ ngơi sau phẫu
thuật, người bệnh bị gãy xương đã có thể đi lại và làm việc như một người bình
thường. Trong khi đó, phần xương bị tổn thương gãy đã được gắn keo cố định sẽ tiếp
tục phát triển cho tới khi liền trở lại. keo dán được chế tạo từ các loại chất hữu cơ đặc
biệt, sẽ tự tiêu và sẽ được cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Chính vì vậy, người bệnh không
cần phải phẫu thuật để lấy keo ra.(https://baomoi.com).
Davis K.P & Derlet RW. (2013) cho rằng do các rào cản, bao gồm chi phí, tính khả
dụng và yêu cầu theo toa đối với chất kết dính khi dùng trong y tế, việc sử dụng
Cyanoacrylates trong điều kiện còn kém phát triển là một lựa chọn điều trị có thể chấp
nhận được, mặc dù Cyanoacrylates có độc tính tương đối và các đặc tính vật lý khác
nhau. Nghiên cứu đã mô tả những khác biệt này và khám phá lợi ích trị liệu của keo
dán Cyanoacrylates thương mại và cấp y tế ở những địa điểm còn nghèo. Bài nghiên
cứu đã đánh giá nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan như: sự gắn bó với tính chất
Cyanoacrylates, ứng dụng để đóng vết thương, ứng dụng cho các vấn đề về da, tác
dụng kháng khuẩn, tác dụng phụ và chi phí.
Keo dán da sinh học là một phương pháp đóng kín vết hở da cho phép nó gắn vào
đường mổ và khép dính hai mép vết mổ lại đồng thời tạo ra một lớp màng bảo vệ cho
vết thương và giữ ẩm vùng này, tạo ra hàng rào ngăn cản nguồn nhiễm từ bên ngoài và
28
tạo ra hiệu quả kháng khuẩn, nó phù hợp mô về mặt sinh học và cơ học ở da người,
chịu được lực căng của mô. Từ đó kiểm soát vết mổ tốt hơn trong thời kỳ hậu phẫu
(https://bsdien.com). Các polyme Cyanoacrylate bị phân hủy bởi sự phân hủy thủy
phân, dẫn đến formaldehyde và alkyl-cyanoacetate. Giảm thiểu sự hấp thu các dẫn xuất
độc hại này tạo ra một sản phẩm ít bị hoại tử và sinh học hơn (Davis K.P & Derlet
RW., 2013).
Do nhiều loại keo dán có hiệu quả cao đang trong quá trình nghiên cứu như nêu trên,
thì hiện nay keo dán da dùng tại chỗ Dermabond được bệnh viện và các viện thẩm mỹ
sử dụng phổ biến. Đặc biệt sử dụng trong nâng ngực nội soi, phẫu thuật tạo hình thành
bụng công nghệ Harmonic, phẫu thuật tim mạch, lồng ngực, phẫu thuật sản khoa, phẫu
thuật thẩm mỹ. Sản phẩm hiện cũng được các gia trang bị trong tủ thuốc cấp cứu gia
đình, sản phẩm hữu dụng và cần thiết. Phù hợp cho người cắt môi vì sử dụng keo dán
giúp ăn uống thoải mái không sợ đau rát khi tiếp xúc do muối trong thức ăn. Và còn
nhiều lý do khác, cho nên đề tài đã chọn keo dán dermabond để nghiên cứu.
Keo dán da sinh học dermabond
Hình ảnh hộp keo dán da sinh học dermabond trên thị trường như sau:
29
Hộp keo dán da sinh học dermabond
Nguồn. https://medstock.ua
Thành phần: Keo dán Dermabond có tên hóa học là Cyanoacrylates (C5H5NO2).
Cyanoacrylates (CA) chuỗi dài với các tính chất thuận lợi hơn cho việc sử dụng y tế đã
được phát triển. Trong số này, hiện tại chỉ có một vài CA được FDA (US Food and
Drug Administration) chấp nhận là: 2-octyl cyanoacrylate (OCA, Dermabond) và các
công thức khác nhau của n-butyl-2-cyanoacrylates (BCA) (Davis K.P & Derlet RW.,
2013). Có 4 dạng hợp chất hóa học được sử dụng là: Ethyl cyanoacrylate; Butyl
cyanoacrylate; Methyl cyanoacrylate; Isobutyl cyanoacrylate (www.slideplayer.com)
Cấu tạo: keo dán da sinh học Dermabond có cấu tạo hóa học như sau:
Đặc tính: Vô khuẩn, dính da tại chỗ dạng lỏng. Thành phần 2-Octyl Cyanoacrylate,
màu tím. Không tiêu. Một ống sử dụng một lần. Tạo nên một màng dính mềm dẻo, linh
hoạt. Bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 24 tháng.
30
Cơ chế hoạt động: Chuỗi phân tử polyme được tạo thành trong một phản ứng tỏa nhiệt
khi tiếp xúc với hơi ẩm để tạo thành một màng phim kết dính. Kết dính trong vòng 45-
90 giây sau lớp dính cuối cùng. Đạt lực giữ tối đa sau 2,5 phút. Lớp phim sẽ bong tróc
dần trong vòng bảy đến mười ngày tương tự biểu mô da.
Hình 2.1.8 Cấu trúc hóa học của keo dán da sinh học dermabond
Nguồn. www.3dchem.com
Lợi ích: Sau 3 phút sử dụng, Dermabond cho lực giữ vết thương tương tự mô tự liền
trong 7 ngày. Ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. Đạt hiệu
quả thẩm mỹ tương đương với dùng chỉ khâu. Tiết kiệm thời gian (Nhanh hơn khâu
bằng chỉ). Bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Không phải cắt chỉ.
Ưu điểm: Dermabond tạo thành một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn trong suốt quá trình
liền da, có thể ngăn chặn được năm loại vi khuẩn như Escherichia coli, Staphylococcus
aureus, Enterococcus faecium, Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas
aeruginosa…
Chỉ định: Dùng để gắn liền những mép da gần nhau và dễ dàng gắn kết như vết mổ bao
gồm cả những lỗ chọc dò nhỏ được tạo ra trong quá trình vi phẫu và các vết rách do
chấn thương đơn thuần nhưng phải làm sạch hoàn toàn vết rách da. Có thể dùng để gắn
kết mô lại nhưng không dùng ở các vết khâu ở sâu dưới da. Chuẩn bị da trước khi dùng
keo dán. Vết thương phải được làm sạch và loại bỏ hoàn toàn mô chết theo quy trình
31
phẫu thuật chuẩn trước khi dùng Dermabond. Đối với vết thương vùng mặt: Với những
vết thương ở gần mắt cần tránh để dung dịch Dermabond tiếp xúc với mắt, bệnh nhân
phải nhắm mắt lại hoặc bảo vệ bằng gạc. Sau khi dán da bằng keo dán da sinh học
Dermabond, trên da sẽ có một màng phim mỏng trong suốt cần chú ý: Không dùng keo
dán da thuốc mỡ hoặc dịch lỏng lên lớp phim này, không cần thay băng hằng ngày. Có
thể tắm sau khi dùng Dermabond nhưng không được chà sát mạnh hoặc dùng xà bông.
Không bóc hoặc cào lớp phim mỏng trên da. Lớp phim này có thể tự bong sau năm đến
mười ngày. Không nên đi bơi khi lớp phim chưa bong tróc.
Chống chỉ định: Vết thương có dấu hiệu nhiễm khuẩn, hoại tử, hoặc các vết cắn. Vùng
niêm mạc hoặc các vùng tiếp giáp da với niêm mạc (ví dụ, khoang miệng, môi) hoặc là
vùng lông tóc. Bệnh nhân mẫn cảm với cyanoacrylates hoặc với formaldehyde. Vết
thương ở những vùng có sức căng lớn như khuỷu tay, các khớp ngoại trừ các khớp
được cố định trong quá trình liền vết thương hoặc dùng chung với các vật dụng đóng
da khác. Dưới da vì keo dán da sinh học Dermabond không tiêu và có thể gây phản
ứng nhiễm trùng vết thương. Các vùng ẩm thường xuyên hoặc phải chịu ma sát.
Tác dụng phụ: Phản ứng dị ứng có thể xảy ra với một số bệnh nhân mẫn cảm với
cyanoacrylate. Lớp dịch dermabond có phản ứng tỏa nhiệt có thể gây nóng hoặc tạo ra
sự bất tiện với một vài bệnh nhân. Dermabond có thể gây kích ứng khi tiếp xúc trực
tiếp với mắt.
2.1.7. Chi phí và hiệu quả
Khái niệm chung về chi phí:
Nguồn lực nói chung và đặc biệt nguồn lực y tế nói riêng luôn hạn hẹp, các nhà kinh tế
ứng dụng ngoài việc xây dựng mô hình cho phân bố nguồn lực, họ cũng đã tiêu tốn rất
nhiều thời gian vào việc tính toán thang đo và xử dụng các nguồn lực một cách hợp lý.
Việc thu thập và phân tích các số liệu về vấn đề chi phí và thức đo hiệu quả của một
chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu hay một dịch vụ y tế nào đó sẽ cung cấp
32
những thông tin có giá trị cho các nhà hoạch định kế hoạch, xây dựng chính sách và
các nhà nghiên cứu để họ có thể lập kế hoạch kinh phí; Đánh giá việc sử dụng nguồn
lực con người; nguồn lực tài nguyên và nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Hiệu quả
của việc xử dụng các nguồn lực khác nhau trong triển khai chương trình hoặc trong
cung cấp một dịch vụ y tế nào đó là phương pháp đánh giá phân tích chi phí hiệu quả,
phân tích chi phí lơi ích để xem xét chọn lựa các chương trình và các can thiệp y tế
khác nhau.
Do nguồn lực giới hạn, lượng giá kinh tế là yếu tố cần thiết trong trong hoạch định
chiến lược y tế. Trong các phương pháp lượng giá kinh tế, phân tích hiệu quả chi phí là
một công cụ hữu dụng cơ bản để lượng giá và đánh giá hiệu quả của chương trình y tế
hoặc can thiệp y tế (Tan-Torres et al., 2015).
Đối với các nhà kinh tế thì chi phí cơ hội chính là cơ hội sử dụng nguồn lực, chi phí
của bất kỳ một hàng hóa dịch vụ nào đó cho việc sản xuất ra hang hóa hay dịch vụ này
chính là sự mất đi cơ hội sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác. Do vậy chi phí kinh tế
không chỉ là chi phí tài chính mà nó còn bao gồm các nguồn lực được sử dụng để tạo
ra hiệu quả của hoạt động đó. Những chi phí này có thể bao gồm các nguồn viện trợ,
nguồn lực và thời gian của các hộ gia đình tham gia vào hoạt động đó và những tác
dụng phụ có lợi và không có lợi của của hoạt động đó. Như vậy chi phí kinh bao gồm
chi phí kế toán và chi phí cơ hội.
Chí phí của một loại hàng hóa dịch vụ là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản
xuất ra hàng hóa, dịch vụ đó.
Để dễ dàng, thuận tiện và có thể so sánh được, nên tất cả các chi phí đều được quy về
cùng giá trị được tính bằng đơn vị tiền tệ, số tiền chính là nguồn lực được sử dụng.
Phân loại chi phí:
33
Phân loại tất cả các chi phí của một dự án, một hoạt động là rất cần thiết, Một hệ thống
phân loại chi phí tốt tùy thuộc vào nhu cầu của một tình huống hoặc một vấn đề cụ thể
nhưng phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản: Phân loại chi phí phải hợp lý với tình huống cụ
thể; Phân loại chi phí không được chồng chéo; Phân loại chi phí được lựa chọn phải
che phủ toàn bộ các khả năng có thể có được.
Phân loại chi phí theo đầu vào (liên quan mật thiết đến sản phẩm đầu ra) phương pháp
phân loại này rất thuận tiện và được sử dụng rộng rãi nhất. Các loại đầu vào được được
nhóm lại trong đó có các thành phần có đặc tính tương tự như nhau. Nếu được sử dụng
đúng phương pháp này rất có giá trị.
Chi phí vốn và chi phí thường xuyên: trước hết cần phân biệt giữa chi phí vốn và chi
phí thường xuyên (chi phí cho hoạt động). Sự phân loại hai loại chi phí này dựa trên
thời gian sử dụng có thể có của hàng hóa và dịch vụ được mua.
Chí phí cố định và chi phí biến đổi:
Chi phí cố định: chi phí cố định là những khoản chi phí không biến đổi khi mức hoạt
động thay đổi, nhưng khi tính một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi. Khi
mức hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm và ngược
lại ví dụ như lương.
Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi là những khoản mục chi phí có quan hệ tỉ lệ thuận
với biến động về mức độ hoạt động, là chi phí thay đổi phụ thuộc vào mức sản lượng
đầu ra của hàng hóa, dịch vụ
Phân loại theo hoạt động chức năng:
Chi phí trực tiếp những chi phí có quan hệ trực tiếp đến quá trình sản xuất ra từng loại
sản phẩm và dịch vụ và được tính trực tiếp vào giá của đơn vị sản phẩm, loại sản phẩm
dịch vụ ví dụ như tiền lương trả công cho công nhân, nguyên vật liệu dùng trong sản
34
xuất, công cụ lao động nhỏ dùng vào sản xuất và mọi chi phí trực tiếp khác tính bằng
tiền…chi phí y tế trực tiếp là giá trị của các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện, tiếp
nhận và duy trì các can thiệp y tế hoặc việc điều trị. Người bệnh, nhân viên y tế, ngành
y tế và xã hội đều có thể gánh chịu phải gánh chịu chi phí này.
Chi phí gián tiếp những chi phí có quan hệ đến hoạt động chung của đơn vị, phân
xưởng, doanh nghiệp mà được tính vào giá thành một cách gián tiếp bằng phương pháp
phân bổ
Phân tích chi phí theo mức độ: Chi phí ở trung ương; Chi phí ở tỉnh; Chi phí ở vùng;
Chi phí ở huyện.
Phân loại theo nguồn kinh phí: Kinh phí bộ y tế; Kinh phí được tài trợ bởi tổ chức phi
chính phủ; Kinh phí từ các nhà tài trợ khác…
Phân loại theo ai chịu chi phí: Chí phí bên trong; Chi phí bên ngoài; Chi phí rõ ràng;
Chi phí không rõ ràng.
Tổng chi phí, chi phí trung bình: Tổng chi phí là tổng của tất cả các chi phí để sản xuất
ra một mức sản phẩm nhất định. Chi phí trung bình là chi phí cho một sản phẩm đầu ra.
Chi phí trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm.
Các công thức tính chi phí:
Tổng chi phí (TC) = Chi Phí cố định (FC) + chi phí thay đổi (VC)
= Chi phí vốn + chi phí thường xuyên
TC
Chi phí trung bình= ---------
Q
TVC
35
Chi phí thay đổi trung bình (AV) = -----------
Q
Trong đó TVC Tổng chi phí thay đổ
Q Số lượng sản phẩm
Trong lĩnh vực y tế, sự hiểu biết về chi phí của dịch vụ y tế thì có thể mang lại những
thông tin quan trọng cho cả những người làm kế hoạch và người quản lý, nó giúp họ
phân tích được những nguồn lực nào đang sử dụng cũng như những nguồn lực nào
đang được sử dụng một cách có hiệu quả và công bằng.
Chi phí biên: Chi phí biên (Cm) là chi phí thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
hàng hóa nào đó, nói cách khác đó là chi phí nảy sinh khi chuyển từ n sản phẩm sang
n+1 sản phẩm
Cmn+1 = TCn+1 – TCn
Trong đó TC= Tổng chi phí (Total Cost)
Nói rộng hơn, chi phí biên thể hiện sự thay đổi về mối quan hệ giữa tổng chi phí với
khối lượng hoạt động của một chương trình nào đó. Khái niệm về chi phí biên rất có
ích trong đánh giá kết quả rộng lớn của độ bao phủ theo khu vực địa lý của chương
trình.
Tính chi phí:
Tính chi phí cho người cung cấp dịch vụ: Trong thực hiện tính kinh phí, một số khái
niệm kinh tế chung cần phải được xem xét. Chi phí toàn bộ, chi phí thay thế: Theo quy
định chung chi phí cần được tính toán dựa trên cơ sở toàn bộ chi phí. Chi phí đó cần
đại diện chi phí cho mua một vật gì đó trong thời điểm hiện tại chứ không phải giá ban
đầu của vật đó. Chi phí vốn, chi phí thường xuyên: sự phân biệt giữa chi phí vốn và chi
36
phí thường xuyên dựa trên thời gian sử dụng đồ vật đó. Xử lý đối với đồ vật viện trợ,
có những đồ vật không được mua trực tiếp nhưng chi phí cho những đồ vật đó vẫn phải
được tính đến và có như vậy thì toàn bộ giá trị nguồn lực mới được tính hết, tính đủ
cho một hoạt động.
Tính chi phí cho những phần chiếm chi phí lớn trước để tránh những sai lệch do tính
toán. Năm bước chính trong tính toán chi phí: Xác định nguồn lực được sử dụng để tạo
ra dịch vụ y tế đang được tính toán; Ước tính số lượng mỗi đầu vào đang được sử
dụng; Định rõ giá trị tiền tê cho mỗi đầu vào và tính tổng chi phí cho đầu vào; Phân bổ
chi phí cho mỗi hoạt động; Sử dụng đo lường của sản phẩm dịch vụ để tính chi phí
trung bình; Tính chi phí trung bình cho mỗi hoạt động.
Do chúng ta thường quan tâm đến chi phí cho các hoạt động khác nhau trong cơ sở y tế
hay các chương trình y tế bước tiếp theo sẽ là ước tính chi phí trung bình cho mỗi lần
khám hoặc nhận dịch vụ. Khi chúng ta đã tính được tổng chi phí cho từng hoạt động,
kết hợp số liệu này với số liệu về mức sử dụng hoạt động đó trong một khoản thời gian
sẽ cho phép chúng ta tính chi phí trung bình cho mỗi hoạt động.
Lựa chọn thời gian và chiết khấu: Phần lớn các can thiệp y tế có chi phí và kết quả ở
những thời điểm khác nhau, có thể chi phí một lần hoặc nhiều lần riêng biệt cho các
chương trình hoặc các hoạt động khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chi phí ngày hôm nay và
chi phí sau mười năm nữa có bằng nhau hay không.
Phương pháp so sánh chi phí hiệu quả ở các thời điểm khác nhau gọi là chiết khấu;
Chiết khấu là phương pháp dùng để điều chỉnh giá trị của chi phí và kết quả ở các thời
điểm khác nhau về cùng một thời điểm chung, thông thường chiết khầu điều chỉnh giá
trị tương lai thành giá trị hiện tại.
Các yếu tố lựa chọn thời gian cần xem xét là:
37
Lạm phát: là hiện tượng kinh tế trong đó tiền tệ lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết,
làm cho chúng bị mất giá, dẫn đến giá cả hầu hết hàng hóa không ngừng tăng lên.
Cơ hội đầu tư: Người ta có thể tạm dừng việc chi tiêu choc ho việc này để đầu tư vào
việc khác mang lại lợi nhận nhiều hơn.
Sự nôn nóng của người tiêu dùng: Người ta mong muốn có một vật ngay hơn là có vật
đó trong tương lai. Giá trị tiêu dùng trong tương lai ít hơn giá trị tiêu dùng trong hiện
tại
Thông thường chiết khấu là quá trình chuyển chuyển chi phí và lợi ích tương lai thành
giá trị hiện tại để so sánh được các chương trình y tế, việc thực hiện sử dụng chiết khấu
phải thỏa mãn: Mọi biến đưa vào tính toán phải cùng một hệ đơn vị; Sự thừa nhận giả
định, giá trị một đơn vị chi phí hiện tại lớn hơn một đơn vị chi phí trong tương lai.
Tính chi phí cho người sử dụng các dịch vụ y tế:
Chi phí do người sử dụng các dịch vụ y tế phải gánh chịu là tiền người bệnh và gia
đình họ phải trả cho việc họ được điều trị, chăm sóc, tiền xe đi đến bệnh viện, tiền cho
ăn uống, tiền cho người thân thăm nuôi, thu nhập bị mất đi do nằm viện. Những chi phí
này được phân thành chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp cho điều trị và chi phí trực tiếp,
chi phí gián tiếp không cho điều trị… Trong quá trình từ lúc mắc bệnh cho đến khi
khỏi bệnh, người bệnh, các chi phí gồm có chi phí trước khi vào viện, chi phí trong khi
nằm viện và chi phí sau khi xuất viện.
Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp cho điều trị: Chi phí khám bệnh nhân với giá một lần khám bệnh. Chi
phí giường nằm viện nhân với số ngày nằm viện. Chi phí cho thuốc men: Số tiền thuốc
người bệnh phải trả trong suốt thời gian nằm viện. Chi phí cho các xét nghiệm: Tổng
số tiền phải trả cho xét nghiệm trong suốt thời gian điều trị.
38
Tổng chi phí trực tiếp cho điều trị = chi phí khám bệnh + Chi phí giường nằm viện +
chi phí thuốc + chi phí xét nghiệm
Chi phí trực tiếp không cho điều trị: Chi phí di chuyển từ nhà đến bệnh viện và ngược
lại; Chi phí ăn uống; Chi phí khác.
Tổng chi phí trực tiếp không cho điều trị = chi phí đi lại + Chi phí ăn uống + chi phí
khác.
Chi phí gián tiếp: Là thu nhập mất đi do người bệnh bị bệnh, thu nhập mất đi cho
người nhà đi thăm nuôi bệnh. Nếu người bệnh là người làm việc ở các công ty, ta tính
mất thu nhập một ngày bằng tổng số tiền lương và phụ cấp của người bệnh đó chia cho
số ngày trong một tháng; nếu người bệnh là nông dân, trước hết ước tính thu nhập hàng
tháng của người bệnh đó bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ gia đình trong một vụ
mùa chia cho số lao động trong gia đình và chia cho số tháng lao động của vụ đó.
Chi phí gián tiếp của người bệnh và người nhà do mất thu nhập = chi phí một ngày X
số ngày nằm viện
Như vậy ta có:
Tổng chi phí người bệnh phải trả= chi phí trực tiếp cho điều trị + chi phí trực tiếp
không cho điều trị + chi phí gián tiếp do mất thu nhập
Phân tích chi phí được sử dụng như thế nào:
Theo dõi giám sát: Phân tích chi phí nhằm lưu giữ những dữ liệu về chi phí để theo dõi
sử dụng nguồn kinh phí tìm ra cách quản lý hiệu quả hơn.
Đánh giá hiệu quả của chương trình: Phân tích chi phí có thể giúp nhà quản lý đánh giá
hiệu quả của chương trình sức khỏe hoặc dịch vụ y tế đưa đến cho người dân, từ đó tìm
ra biện pháp khắc phục để nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn. Việc đánh giá thường
dựa trên chi phí trung bình cho một dịch vu y tế… hơn nữa dựa vào phân tích từng
39
phần chi phí, về số lượng và phần trăm của từng phần chi phí sau đó so sánh với với
tổng chi phí từ đó có thể xác định được phần chi phí nào có thể tiết kiệm được …Một
chương trình hoặc một dịch vụ có thể được coi là đạt hiệu quả cao khi cung cấp với chi
phí thấp mà chất lượng dịch vụ chương trình vẫn giữ nguyên.
Lập kế hoạch dự trù ngân sách và xác định thêm những nguồn lực cần thiết: Để sử
dụng tốt nguồn lực khan hiếm đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, kiến thức phân tích chi
phí hiệu quả giúp cho nhà quản lý quyết định nguồn lực được sử dụng như thế nào cho
công bằng và hiệu quả.
Các hướng tiếp cận trong phân tích chi phí
Hiện có sáu cách tiếp cận trong phân tích chi phí phổ biến được khuyến khích sử dụng,
bao gồm: phân tích chi phí vi mô (từ dưới lên), phân tích chi phí vĩ mô (từ trên xuống),
phân tích chi phí gộp, tiếp cận tỷ lệ mới mắc, tiếp cận tỷ lệ hiện mắc, phân tích chi phí
dựa trên hoạt động. Nghiên cứu này thực hiện tại khoa sản của một bệnh viện và đối
tượng chọn mẫu không nhiều nên phương pháp phân tích chi phí vi mô được xem là
phù hợp.
Phân tích chi phí vi mô (từ dưới lên) là một phương pháp tiếp cận chủ yếu dựa trên xác
định và chuyên biệt hóa tất cả các nguồn lực được sử dụng cho một bệnh nhân. Tất cả
chi phí điều trị và dịch vụ y tế cho một bệnh nhân được phân bố cho từng trường hợp
riêng biệt. Trong phương pháp tiếp cận này, bởi vì các gói điều trị cũng như các dịch
vụ có khác nhau ít nhiều nên các bệnh nhân trong tình trạng giống nhau có thể gánh
chịu chi phí khác nhau (Mills et al., 1993). Phương pháp tiếp cận này tương đối tốn
thời gian và khó để điều chỉnh giá trị bằng tiền bởi nó cần đưa vào các bảng điều tra,
liệt kê trực tiếp, và phân tích chi phí cho mỗi đầu vào được tiêu thụ (Petitti, 2000).
Hiệu quả lâm sàng của can thiệp y tế
40
Đối với các can thiệp y tế, hiệu quả có thể được xác định theo nhiều hướng khác nhau
nên có nhiều hiệu quả đầu ra. Đối với can thiệp y tế đơn lẻ, các hiệu quả đầu ra có thể
được xác định một cách đơn giản thông qua điều trị thành công (tỉ lệ khỏi bệnh, tỉ lệ
đáp ứng điều trị, tỉ lệ hồi phục sau điều trị,…) hoặc chất lượng cuộc sống của đối
tượng nghiên cứu sau can thiệp (sức khỏe tinh thần).
Tỷ lệ lành thương vết mổ lấy thai là hiệu quả lâm sàng là đầu ra của đóng da vết mổ
lấy thai có hay không có dùng keo dán da sinh học dermabond và mức độ hài lòng của
bệnh nhân cũng là hiệu quả đầu ra về mặt chất lượng cuộc sống, và chất lượng phục vụ
là sức khỏe tinh thần của bệnh nhân
Tỉ số hiệu quả chi phí gia tăng
Phân tích hiệu quả chi phí gia tăng (ICEA_Incremental cost effectiveness analysis) hay
đo lường tỷ số hiệu quả chi phí gia tăng (ICER _ Incremental cost effectiveness ratio)
là một bước cao hơn trong phân tích hiệu quả chi phí (CEA _ cost effectiveness
analysis). Đo lường tỷ số hiệu quả chi phí (CER_cost effectiveness ratio) nhằm lượng
giá tác động của cả một can thiệp y tế. Trong khi CER đo lường sự khác biệt của chi
phí liên quan với hiệu quả đầu ra giữa hai can thiệp y tế, ICER cung cấp sự khác biệt
giữa chi phí tương ứng với sự khác biệt hiệu quả đầu ra của hai can thiệp y tế (Cantor
and Ganiats, 1999; K. Bambha, 2004). CER có thể phản ánh hiệu suất sản xuất trong
điều kiện tất cả nguồn lực được sử dụng để sản xuất bằng cách đo lường lượng chi phí
gánh chịu để đạt được một đơn vị đầu ra. ICER có thể phản ánh hiệu suất phân bổ
trong điều kiện tất cả các nguồn lực đều được phân bổ để sản xuất sản phẩm cần thiết
nhất bằng cách đo lường lượng chi phí tăng thêm gánh chịu và lượng đầu ra đạt được
nếu một can thiệp mới được thêm vào dựa trên chương trình hoặc hệ thống có sẵn
(Cantor and Ganiats, 1999; Petitti, 2000).
41
2.2. Lập luận giả thuyết
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Những bệnh nhân bị các vết thương dài đã phải khâu rất nhiều mũi nhằm làm liền vết
thương song họ không thích thú với việc các sẹo được tạo ra sau đó. Để giải quyết vấn
đề này, keo 232 đã được nghiên cứu thay thế khâu vết thương từ 1960 mà tiên phong là
phòng thí nghiệm Kodak. Keo dán Dermabond là hợp chất hóa học có tên gọi là
Cyanoacrylates, được tổng hợp đầu tiên vào năm 1949. Hiện nay, Cyanoacrylates có 4
loại chia thành hai nhóm với sự khác biệt ở chuỗi carbon ngắn và dài. Đầu tiên người
ta sản xuất ra loại keo dán có công thức hóa học là Cyanoacrylate liên kết ngắn (CAs).
Loại keo dán này có nhiều nhược điểm là giải phóng ra độc tố gây độc tế bào và giải
phóng nhiệt trong quá trình trùng hợp, do vậy nó ít được sử dụng trên lâm sàng. Sau
này người ta tổng hợp được keo dán da có công thức hóa học là Cyanoacrylate có liên
kết trung bình, đại diện là loại Butylcyanoacrylate. Loại này có ưu điểm hơn loại CAs
là nó không có độc tố gây độc tế bào khi sử dụng vào việc dán bề mặt. Mặc dù loại này
không được sự chấp thuận của FDA cho phép sử dụng tại Mỹ, những nó vẫn được sử
dụng để dùng trong phẫu thuật vùng tai giữa, đóng sự rò rỉ dịch não tủy, đóng các
đường rạch trong phẫu thuật và các vết thương rách da, và còn được dùng vào việc
ghép da.
Gần đây, Cyanoacrylate mạch nối dài hơn đã được tổng hợp, có công thức là Octyl – 2
– cyanoacrylate với tên thương mại Dermabond, khắc phục những nhược điểm mà
Cyanoacrylate mạch nối ngắn gây ra, được hiệp hội FDA chứng nhận cho việc đóng
lớp da của những vết thương hoặc các đường rạch da thay thế cho việc khâu hoặc gim
da truyền thống. Keo dán da Octyl 2 cyanoacrylate (OCA) có hai loại là loại là OCA có
độ nhớt thấp (Dermabond Topical Skin Adhesive, Ethicon Inc., Somerville, NJ) và
OCA độ nhớt cao (Dermabond HV Topical Skin Adhesive, Ethicon Inc.). Hai loại này
được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng, mang lại kết quả thẩm mỹ tốt, rút ngắn được
quá trình phẫu thuật so với việc khâu đóng da bằng chỉ và không cần phải rút chỉ. Keo
42
dán da đã được nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiêm, thấy khả năng tạo ra
màng film chắc khỏe. Có khả năng ngăn cản được sự xâm nhập của các chủng vi
khuẩn: Tụ cầu vàng, tụ cầu da, trực khuẩn E. Coli, vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn gây
bệnh đường ruôt.
Có nhiều tác giả nghiên cứu ứng dụng keo dán da Dermabond trên người, thấy rằng vết
thương ít phải chăm sóc hơn việc dùng phương pháp khâu. Theo nghiên cứu của Quinn
thấy rằng hiệu quả hơn, nhanh hơn, và ít đau hơn kỹ thuật khâu đóng. Còn theo
Elmasalme, Matabouli và Zuberi thì cho rằng keo dán da Dermabond thích hợp cho
những đường rạch da nhỏ cũng như là các vết rách da chấn thương nhỏ. Và keo dán da
được đề xuất để dùng cho những vết thương có độ căng ít, lý tưởng là các vết thương
vùng mặt và các vết thương trên thân mình không bao gồm các vết thương vùng đầu
gối, khuỷu tay…
Keo dán da Dermabond đã được nghiên cứu ứng dụng trong phẫu thuật nhi khoa,
những nghiên cứu đánh giá của Penoff (1999) và tổ chức giáo dục phẫu thuật thẩm mỹ
ứng dụng vào việc đóng da các vết thương nhỏ ở trẻ em để tránh cho việc sợ hãi khi
khâu cũng như khi tháo chỉ của bệnh nhi. Còn theo báo cáo của Rajimwale thấy rằng
việc đóng lớp da trong phẫu thuật mổ mở hoặc đóng các lỗ phẫu thuật nội soi của phẫu
thuật tiết niệu đạt kết quả tốt, không có hiện tượng nhiêm trùng vết mổ.
Theo nghiên cứu của C.C.P. Ong, A.S. Jacobsen và V.T. Joseph (2002) so sánh hiệu
quả của việc dùng keo dán da với việc khâu dưới biểu bì trong phẫu thuật nhi khoa,
thấy rằng dùng keo dán da đơn giản hơn và có kết quả thẩm mỹ tương tự như khâu
dưới biểu bì, tuy nhiên thời gian phẫu thuật không khác biệt so với phương pháp khâu
trong da.
Rajimwale (2004) sử dụng trong phẫu thuật tiết niệu nhi thấy kết quả tốt.
43
Trong phẫu thuật tạo hình khe hở môi, Millard đã đề xuất việc cần hạn chế các mũi
khâu cho những bệnh nhi. Ông thường đề xuất việc sử dụng các chỉ tự tiêu để khâu
đóng ngoài da. Theo Magee và cộng sự (2003) đã chứng minh rằng keo dán da có thể
dùng được trong các phẫu thuật tạo hình khe hở môi bẩm sinh thì đầu hay trong quá
trình sửa sẹo ở thì sau đạt kết quả tốt. Có nhiều tác giả khác cùng nghiên cứu ứng dụng
keo dán da Dermabond sử dụng trong phẫu thuật môi sẽ có nhiều những ưu điểm như
là: Thời gian phẫu thuật ngắn hơn, kết quả thẩm mỹ tốt, và không cần cắt chỉ tránh
được sự sợ hai cho bệnh nhi. Keo dán da Dermabond cũng được nghiên cứu so sánh
giữa hai phương pháp đóng da trong phẫu thuật khe hở môi một bên, đó là: Một nhóm
dùng keo dán da, và một nhóm thay băng dính vô khuẩn sau khi tiến hành khâu lớp
trong da, để xác định nguy cơ nhiễm trùng và đánh giá tỷ lệ sẹo lồi, của tác giả Andrew
D.H. Wilson và cộng sự (2008). Nghiên cứu thấy rằng, khi sử dụng keo dán da thì
không có hiện tượng nhiễm trùng, thấy tỷ lệ bệnh nhân có sẹo lồi của nhóm sử dụng
keo dán da khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm sử dụng băng dính vết
thương.
Bác sĩ Harry Coover và CS (1959) lần đầu tiên báo cáo về hiệu quả của cyanoacrylate
được sử dụng như là một chất keo kết dính mép vết mổ. Lợi thế của loại keo dán này là
không cần gây tê, rút ngắn được ¾ thời gian so với khâu, không cần băng bó sau khi
dán keo, tạo ra cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng hơn cho bệnh nhân. Tác giả đã sử
dụng đồng thời hai loại keo dán có chuỗi carbon dài và ngắn, kết quả cho thấy loại keo
dán có chuỗi carbon dài cho hiệu quả gắn kết tốt hơn. Trong một nghiên cứu thử
nghiệm ngẫu nhiên đồng thời hai phương pháp: Khâu vết thương, hoặc dùng keo dán
cyanoacrylate. Kết quả cho thấy thời gian liền vết thương là 28 ngày, giảm 30% so với
dùng chỉ khâu. Các tác giả cũng cho biết, kiểm tra mô vết mổ sau khi dán keo bằng
kính hiển vi điện tử thì không tìm thấy bằng chứng về sự bất lợi tái tạo mô và cũng
không tìm thấy bất kỳ bằng chứng dị ứng nào từ keo dán.
44
Keo dán da từ khi ra đời đã được sử dụng trong phẫu thuật vùng mặt, phẫu thuật giác
mạc, phẫu thuật thần kinh ngoại vi, phẫu thuật chỉnh hinh, phẫu thuật đầu cổ, phẫu
thuật tứ chi hoặc phẫu thuật vú. Một số nghiên cứu vi sinh đã cho thấy keo dán da
Dermabond tạo ra một rào chắn ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ với tỷ lệ tin
tưởng 95% và hiệu quả 99% trong vòng 72 giờ.
Nghiên cứu của Trường Đại học Tennessee của các tác giả: Susan G. Murrmann, MD,
Jeffrey s. Markowitz, Dr PH, Elane M. Gutterman, PhD, Glenn Magee, MBA cho thấy
sử dụng keo dán Dermabond trong phẫu thuật sản phụ khoa mang lại hiệu quả kinh tế
và tỷ lệ nhiễm khuẩn ít hơn so với dùng chỉ hoặc dùng ghim khâu da. Nghiên cứu của
Ellis và CS (2007) khi so sánh việc sử dụng keo dán da fibrin và 2-octyl-cyanoacrylate
trong phẫu thuật đã kết luận rằng cyanoacrylate là chất kết dính mô lý tưởng cho đóng
mép vết thương với độ dính an toàn cao, có độ kéo dãn tốt và giá thành thấp.
Nghiên cứu Hall của tác giả Hall, L.T. và Bailes, J.E. cho thấy sử dụng keo dán da
Dermabond an toàn trong phẫu thuật thần kinh, tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp (0,5%) và bệnh
nhân có thể tắm ngay sau khi phẫu thuật, không cần cắt chỉ hoặc lấy ghim khâu da.
Nghiên cứu De Souza của tác giả Eduardo Coelho de Souza et al cho thấy sử dụng keo
dán da Dermabond trong phẫu thuật tim mạch giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm khuẩn và thời
gian nằm viện sau phẫu thuật.
Hancock và CS (2007) đã thực hiện một nghiên cứu về hiệu quả sử dụng 2-octyl-
cyanoacrylate trong phẫu thuật bàn tay. Kết quả cho thấy tỷ lệ biến chứng vết thương
do keo dán rất thấp và tất cả các bệnh nhân đều hài lòng (46%) hoặc rất hài lòng (54%)
với phương pháp này vừa về hiệu quả và cả về thẩm mỹ.
Các tác giả đã kết luận rằng thói quen xem xét vết thương sau phẫu thuật ở những bệnh
nhân này có thể không cần thiết, do đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Ở Bồ Đào
Nha, keo dán da Dermabond đã được nghiên cứu để đóng lớp da trên cùng phẫu thuật
45
cắt tầng sinh môn. Kết quả cho thấy rút ngắn được thời gian lành vết mổ và ít nhiễm
trùng hơn so với dùng chỉ khâu.
Một nghiên cứu gần đây nhất của nhóm tác giả Dorothee Wachter, Anja Brückel,
Marco Stein, Matthias F. Oertel, Petros Christophis, Dieter-Karsten Böker (2010) về
keo dán Dermabond trên được thực hiện trên 235 bệnh nhân (136 nam và 99 nữ) với độ
tuổi trung bình là 60 (từ 25 tuổi đến 84 tuổi) được phẫu thuật cổ tử cung hoặc cột sống
thắt lưng. Kết quả cho thấy Dermabond có ưu điểm là làm giảm thời gian nằm viện,
loại bỏ được các mũi khâu gây đau đớn, vết thương có thể tiếp xúc được với nước, đặc
biệt là làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ. Theo các tác giả, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ
của Dermabond là 0,43%, so với tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ trung bình là 3,0% và ở
nhóm chứng là 2,2%. Nghiên cứu Dorothee Wachter và CS (2010).
2.2.2. Các nghiên cứu về keo dán da tại Việt nam
Ở Việt Nam, sản phẩm keo dán da đã được bộ y tế chấp thuận cho công ty Jonhson and
Jonhson nhập khẩu và phân phối tại việt nam. Từ đó đến nay đã có một số cơ sở nghiên
cứu và áp dụng keo dán da trong phẫu thuật nhằm thay thế việc khâu da truyền thống,
tuy nhiên chúng tôi chưa thấy có báo cáo thống kê đầy đủ về hiệu quả keo dán da trong
quá trình lành thương và hiệu quả thẩm mỹ đối với người Việt nam.
Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu về Dermabond. Nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Học (2011) ở bệnh viện phụ sản Trung Ương có đề tài “Bước đầu đánh
giá kết quả dùng keo dính Dermabond để đóng vết mổ thành bụng tại bệnh viện phụ
sản Hải Phòng”. Nghiên cứu được thực hiện với số lượng bệnh nhân là 40, trong đó có
15 trường hợp mổ đẻ, 15 trường hợp mổ phụ khoa, 10 trường hợp mổ phụ khoa nội soi.
Kết quả 40 bệnh nhân được dùng keo dính vết mổ cả vết mổ phụ khoa và vết mổ đẻ
đều liền tốt, không có trường hợp nào nhiễm trùng, nghiên cứu không gặp trường hợp
bị dị ứng với keo dermabond. Ưu điểm thao tác đơn giản, gắn kết vết mổ thành bụng
chỉ trong vòng 35 giây, hàng ngày không phải thay băng, không phải cắt chỉ sau mổ,
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond
Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond

More Related Content

Similar to Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond

nghien cuu ung dung phau thuat che chan rang ho bang phuong phap ghep to chuc...
nghien cuu ung dung phau thuat che chan rang ho bang phuong phap ghep to chuc...nghien cuu ung dung phau thuat che chan rang ho bang phuong phap ghep to chuc...
nghien cuu ung dung phau thuat che chan rang ho bang phuong phap ghep to chuc...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Những tiến bộ trong liền thương:liệu pháp tiên tiến trong chăm sóc vết loét m...
Những tiến bộ trong liền thương:liệu pháp tiên tiến trong chăm sóc vết loét m...Những tiến bộ trong liền thương:liệu pháp tiên tiến trong chăm sóc vết loét m...
Những tiến bộ trong liền thương:liệu pháp tiên tiến trong chăm sóc vết loét m...Nguyễn đình Đức
 
Độn cằm | Don cam
Độn cằm | Don camĐộn cằm | Don cam
Độn cằm | Don camAnh Quân
 
Nghien cuu phau thuat cat rong tao hinh dieu tri ung thu da vung mat
Nghien cuu phau thuat cat rong tao hinh dieu tri ung thu da vung matNghien cuu phau thuat cat rong tao hinh dieu tri ung thu da vung mat
Nghien cuu phau thuat cat rong tao hinh dieu tri ung thu da vung matLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc corticoid đường uống theo quy định của Bộ Y...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc corticoid đường uống theo quy định của Bộ Y...Phân tích tình hình sử dụng thuốc corticoid đường uống theo quy định của Bộ Y...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc corticoid đường uống theo quy định của Bộ Y...Man_Ebook
 
Bam mi han quoc | Bấm mí hàn quốc
Bam mi han quoc | Bấm mí hàn quốcBam mi han quoc | Bấm mí hàn quốc
Bam mi han quoc | Bấm mí hàn quốcAnh Quân
 
Danh gia ket qua cay ghep implant nha khoa he thong bio horizons
Danh gia ket qua cay ghep implant nha khoa he thong bio horizonsDanh gia ket qua cay ghep implant nha khoa he thong bio horizons
Danh gia ket qua cay ghep implant nha khoa he thong bio horizonsLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Man_Ebook
 
Căng da mặt bằng chỉ
Căng da mặt bằng chỉ Căng da mặt bằng chỉ
Căng da mặt bằng chỉ Anh Quân
 
Danh gia ket qua dieu tri noi nha rang ham lon vinh vien ham duoi co su dung ...
Danh gia ket qua dieu tri noi nha rang ham lon vinh vien ham duoi co su dung ...Danh gia ket qua dieu tri noi nha rang ham lon vinh vien ham duoi co su dung ...
Danh gia ket qua dieu tri noi nha rang ham lon vinh vien ham duoi co su dung ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thu gọn núm vú
Thu gọn núm vú Thu gọn núm vú
Thu gọn núm vú Anh Quân
 
Thu gọn vú to đàn ông
Thu gọn vú to đàn ôngThu gọn vú to đàn ông
Thu gọn vú to đàn ôngAnh Quân
 
Thẩm mỹ tai | Tham my tai
Thẩm mỹ tai | Tham my taiThẩm mỹ tai | Tham my tai
Thẩm mỹ tai | Tham my taiAnh Quân
 
Thẩm mỹ tầng sinh môn | Thẩm mỹ âm đạo
Thẩm mỹ tầng sinh môn | Thẩm mỹ âm đạoThẩm mỹ tầng sinh môn | Thẩm mỹ âm đạo
Thẩm mỹ tầng sinh môn | Thẩm mỹ âm đạoAnh Quân
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Man_Ebook
 

Similar to Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond (20)

Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
 
nghien cuu ung dung phau thuat che chan rang ho bang phuong phap ghep to chuc...
nghien cuu ung dung phau thuat che chan rang ho bang phuong phap ghep to chuc...nghien cuu ung dung phau thuat che chan rang ho bang phuong phap ghep to chuc...
nghien cuu ung dung phau thuat che chan rang ho bang phuong phap ghep to chuc...
 
Những tiến bộ trong liền thương:liệu pháp tiên tiến trong chăm sóc vết loét m...
Những tiến bộ trong liền thương:liệu pháp tiên tiến trong chăm sóc vết loét m...Những tiến bộ trong liền thương:liệu pháp tiên tiến trong chăm sóc vết loét m...
Những tiến bộ trong liền thương:liệu pháp tiên tiến trong chăm sóc vết loét m...
 
Độn cằm | Don cam
Độn cằm | Don camĐộn cằm | Don cam
Độn cằm | Don cam
 
Nghien cuu phau thuat cat rong tao hinh dieu tri ung thu da vung mat
Nghien cuu phau thuat cat rong tao hinh dieu tri ung thu da vung matNghien cuu phau thuat cat rong tao hinh dieu tri ung thu da vung mat
Nghien cuu phau thuat cat rong tao hinh dieu tri ung thu da vung mat
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc corticoid đường uống theo quy định của Bộ Y...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc corticoid đường uống theo quy định của Bộ Y...Phân tích tình hình sử dụng thuốc corticoid đường uống theo quy định của Bộ Y...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc corticoid đường uống theo quy định của Bộ Y...
 
Bam mi han quoc | Bấm mí hàn quốc
Bam mi han quoc | Bấm mí hàn quốcBam mi han quoc | Bấm mí hàn quốc
Bam mi han quoc | Bấm mí hàn quốc
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
 
Danh gia ket qua cay ghep implant nha khoa he thong bio horizons
Danh gia ket qua cay ghep implant nha khoa he thong bio horizonsDanh gia ket qua cay ghep implant nha khoa he thong bio horizons
Danh gia ket qua cay ghep implant nha khoa he thong bio horizons
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố ...
 
Căng da mặt bằng chỉ
Căng da mặt bằng chỉ Căng da mặt bằng chỉ
Căng da mặt bằng chỉ
 
Danh gia ket qua dieu tri noi nha rang ham lon vinh vien ham duoi co su dung ...
Danh gia ket qua dieu tri noi nha rang ham lon vinh vien ham duoi co su dung ...Danh gia ket qua dieu tri noi nha rang ham lon vinh vien ham duoi co su dung ...
Danh gia ket qua dieu tri noi nha rang ham lon vinh vien ham duoi co su dung ...
 
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Lĩnh Vực Vệ Sinh, An Toà...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Lĩnh Vực Vệ Sinh, An Toà...Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Lĩnh Vực Vệ Sinh, An Toà...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Lĩnh Vực Vệ Sinh, An Toà...
 
Thu gọn núm vú
Thu gọn núm vú Thu gọn núm vú
Thu gọn núm vú
 
Đề tài: Thẩm định quy trình định lượng meloxicam bằng UV – Vis
Đề tài: Thẩm định quy trình định lượng meloxicam bằng UV – VisĐề tài: Thẩm định quy trình định lượng meloxicam bằng UV – Vis
Đề tài: Thẩm định quy trình định lượng meloxicam bằng UV – Vis
 
Thu gọn vú to đàn ông
Thu gọn vú to đàn ôngThu gọn vú to đàn ông
Thu gọn vú to đàn ông
 
Thẩm mỹ tai | Tham my tai
Thẩm mỹ tai | Tham my taiThẩm mỹ tai | Tham my tai
Thẩm mỹ tai | Tham my tai
 
Thẩm mỹ tầng sinh môn | Thẩm mỹ âm đạo
Thẩm mỹ tầng sinh môn | Thẩm mỹ âm đạoThẩm mỹ tầng sinh môn | Thẩm mỹ âm đạo
Thẩm mỹ tầng sinh môn | Thẩm mỹ âm đạo
 
Nang mui-han-quoc-nangmuisline
Nang mui-han-quoc-nangmuislineNang mui-han-quoc-nangmuisline
Nang mui-han-quoc-nangmuisline
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận Văn Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp Đóng Da Bằng Sử Dụng Keo Dán Sinh Học Demarbond

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************ VÕ THỊ LÀNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CHI PHÍ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG DA BẰNG SỬ DỤNG KEO DÁN SINH HỌC DEMARBOND VÀ ĐÓNG DA BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÂU DA TRUYỀN THỐNG TRONG MỔ LẤY THAI Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH-2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *************** VÕ THỊ LÀNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CHI PHÍ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG DA BẰNG SỬ DỤNG KEO DÁN SINH HỌC DEMARBOND VÀ ĐÓNG DA BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÂU DA TRUYỀN THỐNG TRONG MỔ LẤY THAI Chuyên ngành: Kinh Tế Phát Triển (QTLVSK) Mã số chuyên nghành: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. HỒ CHÍ MINH-2022
  • 3. TÓM TẮT Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Sự lựa chọn tối ưu của việc đóng da sau khi sinh mổ vẫn chưa có cơ sở thực hành để người bệnh ra quyết định sau khi được Bác Sĩ và tư vấn viên giải thích. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này so sánh hiệu quả lành thương, hiệu quả về sự hài lòng của người bệnh, tỷ lệ giới thiệu dịch vụ của người bệnh cho người khác và chi phí giữa 2 phương pháp đóng da bằng keo dán da sinh học dermabond và bằng chỉ khâu da truyền thống trong mổ lấy thai. Thiết Kế Nghiên Cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đóng da bằng keo dán Dermabond cho 100 trường hợp có đường mổ được dán bằng keo Dermabond và 100 trường hợp có đường mổ tương tự được khâu bằng chỉ theo phương pháp truyền thống, nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc từ ngày 01/02/2018 đến ngày 09/04/2018, theo dõi hiệu quả lành thương sau mổ 24 giờ, 7 ngày và 30 ngày, khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh, người bệnh giới thiệu dịch vụ của bệnh viện cho người khác và chi phí. Các kết quả: Đặc điểm vị trí địa lý, số lần mổ, độ tuổi là tương tự nhau ở cả hai nhóm. Hiệu quả lành thương sau mổ 24 giờ, 7 ngày cũng như 30 ngày ở cả hai nhóm đều không chảy máu vết mổ, không phù nề vết mổ và không có nhiễm trùng vết mổ, vết mổ liền sẹo chắc, nhưng khả năng vận động sau mổ ở nhóm có dùng keo dán da dễ dàng hơn điều này giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng như liệt ruột, tắc ruột, dính ruột và thuyên tắc tĩnh mạch, viêm phổi. Và 100 người bệnh ở nhóm có dùng keo dán da không cần thay băng vết mổ và không cần phải cắt chỉ sau mổ 7 ngày điều này hổ trợ rất tốt về mặt tinh thần của người bệnh giúp cho tiến trình lành thương thuận lợi hơn. Sự hài lòng của người bệnh ở nhóm có dùng keo dán da cao hơn đáng kể so với nhóm không dùng keo dán da (Sig = 0,000). Tỷ lệ người bệnh giới thiệu dịch vụ của bệnh
  • 4. viện cho người khác ở nhóm có dùng keo dán da cao hơn đáng kể (sig=0,000) so với nhóm không dùng keo dán da. Hiệu quả về tổng chi phí cho việc đóng da, thay băng cắt chỉ cũng như chi phí cho người thân đưa đón ở nhóm có dùng keo dán da thấp hơn đang kể (sig=0,000) so với nhóm đóng da bằng chỉ khâu. Phần Kết Luận: Đóng da bằng keo dán da dermabond hoặc chỉ khâu truyền thống đều có hiệu quả lành thương như nhau nhưng ở nhóm đóng da bằng keo dán da dermabond với chi phí thấp hơn nhưng sự hài lòng của người bệnh và tỷ lệ người bệnh giới thiệu dịch vụ cho người khác cao hơn so với nhóm đóng da bằng chỉ khâu. Cả hai phương pháp đều được chứng minh là an toàn và thành công cho việc đóng da sau khi sinh mổ vì thế có thể làm cơ sở để phầu thuật viên cũng như nhân viên tư vấn giải thích giúp người bệnh đưa ra quyết định chọn lựa phương pháp đóng da bằng keo dán da dermabond hay chỉ khâu. **************
  • 5. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Cho tới nay, nhiều ứng dụng về keo dán da sinh học dermabond đã được nghiên cứu và mô tả. Nó được sử dụng trong phẫu thuật vùng mặt, phẫu thuật thần kinh ngoại vi, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật đầu cổ, phẫu thuật tứ chi hoặc phẫu thuật vú. Một số nghiên cứu khác về so sánh việc sử dụng keo dán da fibrin và 2-octyl-cyanoacrylate trong phẫu thuật đã kết luận rằng cyan Goacrylate là chất kết dính mô lý tưởng cho đóng mép vết thương với độ dính an toàn cao, có độ kéo dãn tốt và giá thành thấp. Keo dán sinh học Dermabond là hợp chất hóa học có tên gọi là Cyanoacrylates, có 4 loại chia thành hai nhóm với sự khác biệt ở chuỗi carbon ngắn và dài. Một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên đồng thời hai phương pháp: Khâu vết thương và dùng keo dán cyanoacrylate, kết quả cho thấy thời gian liền vết thương là 28 ngày, giảm 30% so với dùng chỉ khâu. Kiểm tra mô vết mổ khi dán keo bằng hiển vi điện tử không có bằng chứng về sự bất lợi tái tạo mô và cũng không cho thấy có bằng chứng dị ứng từ keo dán. Các nghiên cứu trên đã kết luận rằng thói quen tháo băng để kiểm tra vết khâu sau phẫu thuật là không cần thiết vì mọi việc đã trở nên rõ ràng và ngay trước mắt phẫu thuật viên, do đó tiết kiệm được thời gian và nguồn lực. Về mặt học thuật kiểm tra mô vết mổ sau khi dủng keo dán da sinh học dermabond bằng kính hiển vi điện tử thì không tìm thấy bằng chứng về sự bất lợi tái tạo mô cũng như không tìm thấy bất kỳ bằng chứng dị ứng nào từ keo dán da sinh học này. Năm 1998, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã ký duyệt chấp thuận cho lưu hành và sử dụng hai loại sản phẩm keo dán vết mổ có công thức hóa học là: N-butyl-2-cyanoacrylate và 2-octyl- cyanoacrylate được sử dụng để làm liền vết thương, thay thế chỉ khâu.
  • 6. 2 Mặc dù việc sử dụng keo dán da sinh học Dermabond đã được sử dụng ở nhiều nước, nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã chứng minh hiệu quả hồi phục vết thương, đảm bảo tính thẩm mỹ, giảm chi phí song việc áp dụng keo dán da sinh học Dermabond ở Việt Nam còn rất hạn chế. Thông qua các lý do trên và số liệu khảo sát thực tế 10 người bao gồm 5 bác sĩ và 5 bệnh nhân mổ đẻ lấy thai tại TP. HCM. Kết quả phân tích cho thấy lợi ích trước mắt khi dùng keo dán da sinh học dermabond đó là dễ quan sát vết mổ sau mổ và góp ý của các bác sĩ là giá của ống keo dán cao nên tiếp tục nghiên cứu thêm xem giữa chi phí và lợi ích của keo dán da sinh học Dermabond có phù hợp hay không. Để có cơ sở cho các bác sĩ cũng như bệnh nhân chọn lựa dùng hay không dùng keo dán da sinh học dermabond để đóng da sau mổ lấy thai tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả và chi phí các phương pháp đóng da bằng sử dụng keo dán sinh học demarbond và đóng da bằng phương pháp khâu da truyền thống trong mổ lấy thai” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu 1.2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm phân tích chi phí và hiệu quả của phương pháp đóng da sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng keo dán da dermabond, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu thực nghiệm cung cấp cho nhân viên y tế có thể tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn phương pháp đóng da sau mổ lấy thai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích hiệu quả lành thương vết mổ giữa hai phương pháp đóng da vết mổ sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng keo dán da sinh học dermabond.
  • 7. 3 - Phân tích sự hài lòng của bệnh nhân giữa hai phương pháp đóng da vết mổ sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng keo dán da sinh học dermabond. - Phân tích kết quả lành thương và sự hài lòng của người bệnh và chi phí đóng da vết mổ sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng keo dán da sinh học dermabond. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Chi phí của đóng da vết mổ sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng keo dán da sinh học dermabond gồm nhưng chi phí nào? - Hiệu quả của việc lành thương vết mổ dựa trên những yếu tố nào? - Hiệu quả dựa trên sự hài lòng của bệnh nhân như thế nào? - Chi phí bình quân của đóng da vết mổ sau mổ lấy thai có dùng keo dán da sinh học dermabond và không dùng keo dán da sinh học dermabond khác nhau như thế nào? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Toàn bộ người bệnh có chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc từ ngày 01/02/2018 đến ngày 09/03/2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Đề tài sử dụng hai cách thiết kế như sau: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng. Phương pháp định lượng, sử dụng phần mềm Excel và SPSS 22.0 để thống kê mô tả mẫu và phân tích số liệu khảo sát. Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu dùng bảng hỏi để người khảo sát hỏi bệnh nhân, đồng thời thu thập số liệu dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong suốt thời gian bệnh nhân nằm viện và gọi điện thoại trực tiếp cho người bệnh ở ngày thứ 7 và ngày thứ 30 sau mổ khi bệnh nhân xuất viện. Dữ liệu sau khi thu thập được ghi mã và
  • 8. 4 hiệu chỉnh loại bỏ phiếu điền sai và có thể yêu cầu người được khảo sát trả lời lại, sau đó dữ liệu được nhập vào phần mềm SPSS 220.0 để tính toán. 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu để các bác sĩ và nhân viên y tế tham khảo về hiệu quả cũng như chi phí của các phương pháp đóng da trong mổ lấy thai có dùng và không dùng keo dán da sinh học dermabond, từ đó bác sỹ và nhân viên y tế có thể tư vấn giúp người bệnh có cở sở chọn lựa phương pháp đóng da phù hợp, cũng là cơ sở dữ liệu để xây dựng giá gói phẩu thuật phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả điều trị. 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu nêu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Nội dung chính của luận văn gồm có 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Trình bày cơ sở lý thuyết Chương 3. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Chương 4. Kết quả và bàn luận. Chương 5. Kết luận và kiến nghi.
  • 9. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các khái niệm Cấu trúc của da Da che phủ toàn bộ cơ thể và bảo vệ cơ thể với môi trường tự nhiên, bề mặt da của người trưởng thành khoảng 1,6 m2. Độ dày của da cũng thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và tùy vị trí. Da được cấu tạo gồm một khối tổng hợp được chia thành ba lớp chính: Lớp thượng bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Các phần phụ khác, như tóc, móng và các tuyến, cũng được tìm thấy trong da. Da có tính chất đàn hồi có thể co giãn về nhiều phía, có tính chất nhớt, tính chất tạo hình, cùng các lớp biểu mô, cũng như các mô liên kết, các tuyến, lông và nang lông, thớ cơ, và là điểm tận cùng các dây thần kinh, hệ thống mạch máu và bạch mạch. Các tế bào da luôn được thay thế mới hoàn toàn trong vòng 4-6 tuần lễ, do vậy da là một trong các loại mô tế bào sinh trưởng rất nhanh của cơ thể con người. Hình 2.1.1 Cấu trúc của da Nguồn: placencare.vn
  • 10. 6 Lớp biểu bì (Epidermis): Là lớp bên ngoài cùng của da con người, thường dày từ 0.07 – 1.8 mm, gần như trong suốt, những những nơi có lớp da dày thường gồm sáu lớp tế bào nhưng ở những vùng da mỏng nhất cũng có ít nhất hai lớp tế bào là lớp mầm và lớp phủ ngoài sừng hóa. Hình 2.1.2 Cấu tạo của nơi da dày ( Nguồn: Mô phôi đại cương NXB YHHN) Hình 2.1.3 Cấu tạo của nơi da mỏng ( Nguồn: Mô phôi đại cương NXB YHHN)
  • 11. 7 Lớp biểu bì gồm có năm lớp: Lớp tế bào sừng: lớp sừng là lớp tế bào ngoài cùng chúng gồm các tế bào dẹt không chứa nhân và cấu tạo toàn bộ là chất sừng càng gần bề mặt da thì các tế bào này không dính chặt vào nhau nữa và dần dần bong tróc ra, các tế bào bị tróc ra này quyện với mồ hôi và chất bã tạo thành chất bẫn trên bề mặt da mà khi kỳ cọ chúng ta có cảm giác cộm trong lòng bàn tay. Lớp bóng: chỉ có ở những vùng da dày, tế bào thì dẹt và sáng lóng lánh không có nhân gồm có hai đến ba lớp tế bào. Lớp hạt gồm có ba lớp tế bào hình thoi dẹt, tế bào có nhân và nhân của lớp tế bào hạt sáng hơn và có hiện tượng đang chuyển biến, chuyển hóa. Lớp gai còn gọi là lớp Malpighi đây là lớp dày nhất của da bao gồm những tế bào lớn hơn có cấu tạo bề ngoài giống hình đa giác, khi tế bào này phát triển lớn hơn càng lên phía bề mặt da càng dẹt dần các tế bào này hình thành một lớp mềm như lớp màng nhày vì thế lớp này còn được gọi là lớp nhày. Hình 2.1.4 Cấu tạo lớp gai ( Nguồn: Mô phôi đại cương NXB YHHN)
  • 12. 8 Lớp đáy: là lớp sâu nhất gồm một lớp tế bào có dạng hình trụ đứng sát vào nhau tạo thành hàng rào và nhân tế bào nằm ở giữa lớp tế bào lớp này là lớp cơ bản lớp này có vai trò sản sinh những tế bào mới để thay những tế bào đã già, hết chức năng. Bên cạnh các phần chính ở trên, một số phần của da như nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bả, răng, móng và tuyến ngoại tiết, là phần phụ của da nằm trong biểu bì. Con người có thể tồn tại trong môi trường và chống lại tất cả những ảnh hưởng có hại của môi trường bên ngoài và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể là nhờ vào chức năng bảo vệ của lớp biểu bì, Các sắc tố melanin cũng thuộc lớp biểu bì các sắc tố này có vai trò trong việc biểu hiện đặc trưng màu sắc của da cũng như ngăn chặn các tia cực tím tác động đến làn da, ngoài ra lớp biểu bì còn có vai trò rất quan trong trong việc tổng hợp các vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước chin giờ ba mươi phút buổi sáng. Lớp trung bì (Dermis): Được ngăn cách với lớp biểu bì của da bằng lớp cơ bản được gọi là màng đáy, lớp trung bì được cấu tạo bắt đầu bằng lớp rất mỏng khoảng 1/ 10 mm, trên bề mặt lớp này là các gai hình nón nổi lên ăn sâu vào trong lòng biểu bì nên còn gọi là nhú bì hay là gai bì. Ở lớp trung bì có rất nhiều đầu mút của các sợi thần kinh và cũng có rất nhiều mạch máu nhỏ làm nhiệm vụ nuôi dưỡng cho vùng da. Lớp trung bì chính thức có nhiệm vụ nâng đỡ, chống lại các va chạm bên ngoài, lớp này dày khoảng 0,4 mm bao gồm các mạch máu nhỏ tập trung ở gai bì, các tuyến mồ hôi, các tuyến thần kinh, , tuyến bã và nang lông. Lớp trung bì là một lớp xơ chắc, được tạo thành từ các tế bào liên kết, bó sợi liên kết, các chất gian bào, cơ dựng long, các tuyến ống và nang lông, mạch máu, và thần kinh. lớp trung bì thường dày hơn lớp biểu bì từ 15 đến 40 lần. Tế bào đặc trưng của lớp trung bì là các nguyên bào sợi, tế bào collagen còn gọi là chất tạo keo chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì.
  • 13. 9 Trung bì có chức năng nuôi biểu bì thông qua lớp nhú, là cơ quan bài tiết chất nhờn, mồ hôi, và đào thải chất bã, các chất độc, ngoài ra còn có chức năng điều chỉnh thân nhiệt, cũng là cơ quan nhận cảm giác và đặc biệt có tính mềm dẻo, tính đàn hồi, hồi phục vị trí và hình dáng trong và sau khi cử động làm da không bị nhăn, ngoài chức năng bài tiết lớp trung bì còn hấp thu một số hóa chất, thuốc qua chân lông và ống tuyến, tái tạo mô hạt giúp vết thương mau lành, và lớp trung bì còn tạo ra các loại men và chất chế tiết, đáp ứng các phản ứng viêm cũng như các phản ứng dị ứng gọi chung là là hàng rào sinh học. Lớp hạ bì (Hypodermis): phía dưới trung bì là hạ bì, bao gồm mô liên kết mỡ và các phần phụ của biểu bì như mạng lưới mach máu, thần kinh, gốc lông và tuyến mồ hôi đều xuất phát từ hạ bì, lớp hạ bì dày từ 0.25cm đến 1cm. Không phải vị trí nào của da cũng có lớp hạ bì, một số vùng không có lớp hạ bì thường là lớp da mỏng như da vùng vành tai, mi mắt, cánh mũi, viền môi, nơi tiếp nối da móng tay, móng chân, da bìu, da vùng đầu dương vật, da vùng viền hậu mô. Vùng bụng, mông có lớp hạ bì, lớp hạ bì có nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ hình dáng của cơ thể. Chức năng của da Da có rất nhiều chức năng như bảo vệ, là cơ quan điều nhiệt, kết hợp với ánh nắng cung cấp vitamin D cho cơ thể… và là hàng rào ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Các chức năng cụ thể là: Hình 2.1.5 Cấu trúc sợi collagen Nguồn: www.medium.com
  • 14. 10 Biểu bì là lớp bảo vệ chống lại các áp lực, sự cọ sát, và sự mài mòn của các tác động bên ngoài cơ thể lên da. Mô mỡ dưới da tạo thành lớp đệm giúp làm giảm tác động của sự va đập va chạm, đảm bảo các mô bên dưới được bảo vệ. Lớp sừng sẽ dày lên khi da tiếp xúc nhiều lần trên cùng một vị trí với các lực bên ngoài cơ thể, ví dụ như cục chai ở chân. Da có chức năng miễn dịch thể và miễn dịch tế bào, khi có các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể qua da, da sản xuất ra tế bào có thể bắt giữ kháng nguyên, xử lý và trình diện kháng nguyên này với tế bào lympho T, đồng thời các yếu tố sinh học hòa tan cũng góp phần thúc đẩy cơ chế miễn dịch này. Bản thân tế bào sừng cũng có tham gia vào miễn dịch, nó tiết ra interferon (Trần Đăng Quyết). Một số chất hóa học như màng hydrolipid và axit bảo vệ có chức năng trung hòa với hóa chất có tính kiềm gây hại cho da, lớp sừng của da cùng với các axit có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn và nấm, hệ thống miễn dịch của da sẽ khởi động khi các tác nhân gây hại cho cơ thể xâm nhập qua khỏi hàng rào bảo vệ đầu tiên. Da là cơ quan điều chỉnh nhiệt độ: khi nhiệt độ bên ngoài cơ thể cao, da đổ mồ hôi giúp làm mát cơ thể và làm co các mạch máu ở lớp hạ bì để giữ nhiệt khi nhiệt độ bên ngoài cơ thể xuống thấp. Da cũng là cơ quan kiểm soát cảm xúc, da rất nhạy cảm với va chạm, chấn đông, áp lực, đau và nhiệt độ nhờ các đầu tận cùng của các dây thần kinh. Khả năng tái tạo và hồi phục của da nhở hệ thống tế bào mỡ, tế bào chất béo dưới da cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình này, khi có tổn thương các chất này sẽ được hệ thống mạch máu cung cấp đến nơi bị tổn thương. 2.1.2. Vết thương Khái niệm Vết thương được phân loại theo hình dáng của tổn thương đó là vết thương có các đường rạch ngay thằng như các vết cắt, các đường rách không ngay thẳng như các vết rách da và các phần trầy xước mất diện tích da.
  • 15. 11 Vết cắt: thông thường do một vật sắc gây tổn thương sự liền lạc của da như dùng dao rạch da khi phẩu thuật, có thể gây chảy máu nhiều nếu các mạch máu nằm bên dưới cũng bị cắt đứt, nếu vết cắt sâu thì các dây thần kinh, gân, cơ và xương cũng có thể bị tổn thương. Vết rách: Thông thường xuất hiện sau chấn thương gây rách da, bề mặt của vùng ta tổn thương thường không thẳng, rìa vết thương nham nhõ, không gọn gang và không thẳng như vết cắt. Vết trầy: Thông thường tổn thương gây nên do bề mặt da bị cọ sát, bào mòn các vùng thường gặp các tổn thương này là vùng bên trên các đầu xương như mắt cá chân, khuỷu tay, đầu gối, cẳng chân. Quá trình lành vết thương Quá trình lành thương: Lành thương là một quá trình trải qua nhiều giai đoan, xảy ra ngay từ khi bị tổn thương và chia làm 3 giai đoạn chính xảy ra xen kẽ lẫn nhau: giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh tái tạo, và cuối cùng là giai đoạn tạo sẹo. Giai đoạn viêm: Hai loai phản ứng tại chỗ sẽ xuất hiện ngay lập tức đó là phản ứng mạch máu và phản ứng viêm ngay sau tổn thương da như rạch da, bỏng, lóc da, rách da, trượt da. Mạch máu tại chỗ co lại: Do lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, nên hệ thống đông máu được khởi động, lúc này xuât hiện hiện tượng ngưng tập tiểu cầu tại nơi mạch máu bị tổn thương tạo thành cục máu đông để cầm máu. Trong lúc này tiểu cầu sẽ phóng thích rất nhiều các hoạt chất sinh học như là Prostaglandine, protease, thromboxane làm cho mạch máu tại chổ co lại đồng thời tiểu cầu cũng giải phóng ra các yếu tố tăng sinh và hóa hướng động. Loạt phản ứng đầu tiên này kéo dài từ năm đến mười phút.
  • 16. 12 Phản ứng giãn mạch máu tại chỗ: là phản ứng tiếp theo phản ưng co mạch máu vì tiểu cầu cũng giải phóng một số hóa chất như histamine, serotonin và kinin các hoạt chất sinh học này làm giãn mạch máu tại chổ dẫn đến hiện tượng tăng tính thấm thành mạch phản ứng này xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ đầu. Phản ứng của tế bào tại chổ vết thương: so với phản ứng mạch máu thì phản ứng tế bào tại chổ xảy ra chậm hơn . Cơ thể phản ứng lại với tổn thương bằng cách lôi kéo bạch cầu đơn nhân, đa nhân, fibroblasts di chuyển đến vùng có vết thương, Các bạch cầu này tiêu diệt vi khuẩn tấn công vào cơ thể qua vết thương, trường hợp vết thương có nhiều vi khuẩn có hiện tượng viêm nhiễm nhiều hơn thì gtiai đoạn viêm sẽ kéo dài hơn ngược lại với các vết thương vô khuẩn giai đoạn viêm sẽ ngắn hơn. Ngay tại vết thương đại thực bào chiếm đa số, ngoài vai trò thực bào các đại thực bào này còn tiết ra các hoạt chất hướng động và phát triển để kích thích tế bào nội mạch và tế bào sợi non tăng trưởng. Phản ứng mạch máu và tế bào tại chổ vết thương xảy ra xen kẽ với nhau để chuẩn bị tạo thành thành tổ biểu mô, tổ chức hạt, và collagen.Giai đoạn tăng sinh Giai đoạn tăng sinh: Giai đoạn tăng sinh là giai đoạn tái tạo mô da, tạo thành chất collagene, hình thành mạch máu mới và vết thương thì co nhỏ lại…xảy ra đồng thời với giai đoạn viêm. Tái tạo mô da giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lành thương, bắt đầu từ giờ thứ 24 sau mổ, từ xung quanh bờ vết thương và các phần khác như nang lông, tuyến bã.biểu mô phát triển và tăng sinh môt cách nhanh chóng từ xung quanh mép vết thương vào bên trong và đạt tối đa sau 72 giờ. Đối với vết thương khâu quá trình này kết thúc ngay sau 24 đến 48 giờ, trái lại những vết thương hở quá trình này kéo dài từ ba đến năm ngày cho đến khi tổ chức hạt được hình thành. Độ ẩm tại chỗ của vết thương cũng giúp cho làm tăng nhanh quá trình này.
  • 17. 13 Tổ chức hạt được tạo thành từ ngày thứ ba đến ngày thứ tư cho đến khi kết thúc quá trình tái tạo mô da. Tổ chức hạt là những tổ chức bao gồm các tế bào viêm, mạch máu mới và các tế bào sợi trên nền của các chất collagene, glycoprotein, fibrin, và glucosaminoglycane. Các tế bào sợi được tạo thành tại vết thương từ giờ thứ 48 hoặc giờ thứ 72. Collagene được tạo thành nhiều nhất vào ngày thứ tư, sau đó các tế bào collagene tập hợp lại tạo thành sợi và bó sợi. Sức căng của bề mặt vết thương tăng dần dựa trên số lượng collagene tăng dần. Trong giai đoạn đầu, collagene nhóm I chiếm đa số, và dần thay thế bằng collagene nhóm III cho đến giai đoạn tạo sẹo. Collagene được tạo thành đến mức tối đa vào tuần thứ ba, và tiến trình này giảm dần trong quá trình tạo thành sẹo. Giai đoạn hình thành sẹo: Giai đoạn hình thành sẹo là tiến trính cuối cùng của tiến trình lành thương, sẹo ngày càng chắc hơn, sẹo giảm đỏ dần. Đây là tiến trình sữa chữa, tổ chức và điều chỉnh lại các cấu trúc thành phần các sợi Collagene. Lúc đầu các bó sợi collagene xắp xếp không tuân theo một quy định nào, dần dần chúng được tổ chức sắp xếp lại theo cấu trúc các lớp song song, nhờ đó sức căng của sẹo sẽ tăng lên. Tiến trình hình thành mạch máu mới giảm dần cho đến khi không còn mạch máu trên sẹo nữa, giai đoạn này kéo khá dài có thể đến tháng thứ 18. Sự tiến triển của sẹo có thể là sẹo bình thường hay là sẹo bệnh lý. Sẹo bình thường: Sẹo trưởng thành bình thường có đặc điểm: Phẳng, trắng, mềm mại, đàn hồi, không đau, nhẵn. Về mặt vi thể là một cấu trúc biểu mô thật sự, ở lớp trung bì có những sợi collagen trưởng thành (loại I) xếp song song nhau kích thước 400 – 1500 Angstrons giống với da bình thường, những sợi đàn hồi có tỷ lệ thấp. Về mặt tế bào: không thấy có nguyên bào sợi cơ, những nguyên sợi ở trạng thái nghỉ. Về mặt hóa học: chỉ số Glycosaminoglycanes thấp (nhưng vẫn còn cao hơn bình thường) chỉ số collagen ổn định, hơi cao hơn bình thường, hoạt động sinh collagen giảm. Tương bào hơi nhiều
  • 18. 14 hơn ở da bình thường, chỉ số Histamine bằng ở da bình thường. Hệ thống vi mao mạch của sẹo gần giống với da bình thường nhưng cấu trúc của nó thì khác, tuy nhiên không có trạng thái giảm tưới máu, không có trạng thái tắc lòng mạch (hay xảy ra ở sẹo quá phát trong thời kỳ thoái hóa). Tóm lại, sẹo trưởng thành bình thường là sẹo có cấu trúc đều đặn với hoạt động chuyển hóa thấp. Lành sẹo bệnh lý: Là sẹo phì đại và sẹo lồi, nguyên nhân là do rối loại quá trình lành sẹo, làm kéo dài thời gian lành sẹo, thậm chí không chấm dứt, không trưởng thành, trở thành một vị trí viêm mạn tính. Cần phải phân biệt lành sẹo bệnh lý với lành sẹo không hoàn hảo do lỗi khi kéo hai mép vết thương lại với nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình lành lặn vết thương Các yếu tố ảnh hưởng tại chỗ: có tầm quan trọng trong việc rút ngắn các giai đoạn của tiến trình làm lành vết thương. Độ ẩm ngay tại chỗ vết thương: Độ ẩm có ảnh hưởng rất nhiều tới tiến trình liền sẹo nếu độ ẩm thích hợp tiến trình lành thương sẽ nhanh hơn vì trong môi trường với độ ẩm thích hợp, các tế bào biểu mô của da phát triển nhanh hơn, khả năng tiêu thụ năng lượng của các tế này bào tăng, tiến trình phủ kín bề mặt của vết thương có hiệu quả hơn đồng thời trực tiếp hơn, kích thích tiến trình tăng sinh của tế bào sợi., ngược lại nếu độ ẩm thấp hay tình trạng khô thì tiến trình lành thương sẽ chậm hơn. Tình trạng máu nuôi tại chổ vết thương: Tất cả các nguyên nhân gây thiếu máu tại chổ vết thương như nhiễm trùng, tụ máu, tụ dịch, dị vật, hay thao tác kỹ thuật đều ảnh hưởng đến tiến trình lành vết thương vì tiến trình lành thương tế bào cần lượng oxy rất cao và không ổn định trong các giai đoạn lành vết thương. Trong giai đoạn khởi đầu, vì thiếu máu nuôi dẫn đến lượng oxy cung cấp cho tế bào thiếu, cơ thể thích ứng lại tình trạng này bằng cách kích thích vùng da gần vùng tổn thương tăng sinh mạch máu để
  • 19. 15 đưa máu nuôi đến các tổ chức xung quang vết thương đồng thời việc thiếu oxy cũng làm cho tiến trình tái tạo mô da bị chậm lại và tế bào sợi lại tăng sinh. Tình trạng nhiễm trùng tại chổ vết thương: Thiếu máu nuôi, vết thương bẫn, tình trạng ẩm ướt đều dẫn đến nhiễm trùng tại chổ vết thương, khi vết thương bị nhiễm trùng thì tiến trình lành thương sẽ bị châm lại, vì vi khuẩn làm tổn thương các tế bào tham gia vào quá trình sửa chữa vết thương, kéo dài giai đoạn viêm, tiêu thụ nhiều oxy và các chất dinh dưỡng ngay tại vết thương nhiều hơn để cung cấp cho quá trình sửa chữa. Kỹ thuật khâu vết thương: khâu vết thương đúng kỹ thuật là một yếu tố cần thiết cho tiến trình lành vết thương bình thường. Mép vết thương bị nát do răng kẹp phẫu tích quá lớn, cặp quá chặt, mối chỉ khâu quá chặt, đốt cầm máu hay cắt đốt quá mức đều dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi hay nhiễm trùng vết thương sau này. Mép vết thương khi lành có khuynh hướng co lại. Chọn loại chỉ và cách cột nốt chỉ để sức căng ở bờ vết thương vừa đủ, vì sức căng vừa phải vừa đảm bảo đủ kín vết thương vừa đảm bảo đủ máu nuôi vùng mô xung quanh vết thương, nếu nốt khâu quá chặc vết thương sẽ hoại tử không lành thương, sức căng ở bờ vết thương quá lớn cũng làm tăng nguy cơ bung vết mổ sau khi cắt chỉ và gây ra sẹo vết mổ lớn, Đối với các lớp cân, cơ và dưới da dùng chỉ khâu tự tan được, khâu từng lớp để chia đêu sức căng góp phần làm giảm sức căng trên bề mặt vết thương đến mức thấp nhất có thể góp phần giúp sự lành thương tốt, bề mặt vết thương liền đẹp vì thế vai trò của phẫu thuật viên cũng là yếu tố quyết định trong quá trình lành vết thương. Nguyên tắc khâu vết thương: Việc chọn chỉ khâu phụ thuộc vào vị trí, kích thước, hình dáng và độ sâu của vết thương. Chỉ khâu dùng cho vùng mặt thường là chỉ nhỏ, vùng da đầu thì chĩ lớn hơn, điện tích da tổn thương rộng thì dùng chỉ lớn hơn, chỉ lớn hơn cũng tạo sức của bề mặt vết thương cũng lớn hơn. Một điểm quan trọng nữa là ý muốn của bệnh nhân. Với bệnh nhân không muốn quay lại để cắt chỉ, có thể dùng keo dán da để đóng da. Mép vết thương phải được khâu kéo lại với nhau, đảm bảo tổ chức hai mép
  • 20. 16 vết thương tiếp xúc tốt với nhau từ sâu đến nông, để đạt mục đích này người ta thường dùng các mũi khâu đi theo từng lớp từ lớp sâu đến lớp nông, tránh khâu lớp này vào lớp kia, theo thứ tự: Lớp cơ, lớp gân, lớp dưới da, lớp da. Theo chiều ngang, phải khâu các điểm đối xứng hai bên lại với nhau. Theo chiều đứng, các tổ chức hai bên mép vết thương phải được khâu đối xứng với nhau theo từng lớp tránh hai mép vết chồng lên nhau. Kỹ thuật khâu da đường ngang trên xương vệ sau khi mổ lấy thai khâu từ trong ra theo thứ tự lớp phúc mạc, lớp cơ, lớp cân, lớp dưới da và lớp da. Theo nguyên tắc khâu theo chiều ngang từ hai mép về trung tâm đối xứng nhau lần lượt từ trong ra ngoài. Dụng cụ khâu: Một yếu tố quan trọng khác là chọn loại dụng cụ với kích thước phù hợp. Kích thước của kim, chỉ và vết thương phải có hợp lý. Chọn kềm kẹp kim và nhíp phải cầm nắm được mép da và không gây tổn thương bề mặt da và mô dưới da. Điều trị: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên vết thương và vị trí của vết thương đảm bảo nguyên tắc cơ bản sau: Vết thương phải được làm sạch trước khi khâu, vì vết thương không được làm sạch có thể bị nhiểm trùng, việc làm sạch đảm bảo vết thương không còn đất cát, dị vật, mô dập nát hay hoại tử. Nếu vết thương có nhiều chất bẩn và mảnh vụn không thể làm sạch được ngay, vết thương phải cần phải để hở trong hai hoặc ba ngày hoặc cả tuần để giảm nhiễm trùng và khi có mô hạt và bề mặt vết thương sạch rồi vết thương sẽ được khâu thì hai. Trong một số trường hợp cần thiết kháng sinh sẽ được dùng hoặc có thể vết thương sẽ được cắt lọc tại phòng mổ. Đối với các vết trầy xước thường được làm sạch cẩn thận và băng kèm chất giữ ẩm. Bề mặt mép da phải được đính liền nhau có thể bằng chỉ khâu da, băng dán hay keo dán da Tùy theo vị trí vết thương, kích thước vết thương và độ căng bề mặt vết thương mà chỉ khâu hay vật liệu giữ cho mép vết thường liền lạc mà việc tháo bỏ chỉ hay những vật
  • 21. 17 dụng sẽ được thực hiện sau tứ 5 đến 10 ngày sau khi khâu hay vật liệu. Không nên tháo bỏ sớm vì vết thương sẽ bị bung, hở miệng, nhưng cũng không nên để quá lâu sẽ làm vết thương nhiễm trùng, dễ tạo thành sẹo ở chân chỉ. Dưới đây là bảng thời gian cắt chỉ trung bình một số vị trí thường gặp trên cơ thể con người. Bảng 2.1.1 Thời gian cắt chỉ Vùng khâu Mí mắt Mặt Cổ Da đầu Thân Chi Thời gian cắt chỉ (ngày) 2-4 4-6 5-7 5-7 7-12 10-14 Nguồn: Trương Lê Đạo, 2008 Chăm sóc tại nhà: Nếu dấu sinh tồn và các chức năng khác của cơ thể ổn định, vết thương đã được khâu cầm máu có thể được nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh chăm sóc tại nhà như hoạt động nhẹ nhàng, giữ vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo, vết thương phải được che đậy ngăn cách với môi trường để tránh bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào vết thương, bệnh nhân có thể tắm sau 24 giờ đồng hồ nhưng tránh không ngâm thấm vết thương trong nước và chắc chắn là sau đó vết thương khô ráo. Người bệnh sẽ được dùng thuốc giảm đau nếu đau vết thương thuốc giảm đau đơn giản thường dùng là paracetamol, theo đơn thuốc được bác sĩ kê toa. Thay băng vết thương phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, người bệnh không được tự ý thay băng. Các giai đoạn nhiễm trùng vết mổ Nhiễm trùng vết mổ, trước đây gọi là nhiễm trùng vết thương phẫu thuật, chiếm khoảng 17% các ca nhiễm trùng của các bệnh nhân nhập viện. Nhiễm trùng vết mổ được chia làm nhiễm trùng nông một phần, nhiễm trùng sâu một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng. Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng vết mổ hay không phụ thuộc vào
  • 22. 18 loại phẫu thuật, vị trí phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, kĩ năng của bác sĩ và hệ miễn dịch của bệnh nhân tốt tới đâu để có thể chống lại nhiễm trùng. Trong trường hợp phẫu thuật ở vùng xương chậu, ruột, hệ sinh dục và hệ tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ sẽ xảy ra nếu bệnh nhân nhiễm khuẩn đường ruột như coliform và khuẩn kị khí. Ngoài ra, vi khuẩn thường được tìm thấy trên da là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng như S. aureus, Coagulase Negative Staphylococcus, Klebsiella oxytoca, Klebsiella Phù nề sau 24 giờeumoniae, β-hemolytic Streptococcus group B. Hình 2.1.6 Tỉ lệ nhiễm khuẩn hàng năm tại bệnh viện Y Dược TP. HCM Nguồn: Hồ Viết Thắng, 2018 Theo báo cáo của Hồ Viết Thắng (2018) tại bệnh viện Y Dược TP. HCM cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn năm 2010 ở mức 1,4 đối với tỉ lệ nhiễm khuẩn vùng mổ sanh, ở mức 2,25 đối với tỉ lệ nhiễm khuẩn vùng mổ phụ. Năm 2012, tỉ lệ này đã giảm xuống rõ rệt, nhưng lại tăng dần tới năm 2014 và 2015 mới giảm trở lại. Năm 2017 tỉ lệ tỉ lệ nhiễm
  • 23. 19 khuẩn vùng mổ sanh ở mức 1,34, đối với tỉ lệ nhiễm khuẩn vùng mổ phụ ở mức 0,95. Như vậy, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trình độ của bác sĩ, sự chăm sóc kĩ lưỡng hơn của bệnh nhân, đã giúp tỉ lệ nhiễm khuẩn giảm hơn so với nhiều năm trước. Những dấu hiệu và giai đoạn của nhiễm trùng vết mổ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng bao gồm: Chảy mủ từ vết thương; Đau khi chạm vào vết thương; Vết thương sưng, tấy và nóng. Tùy vào các vết mổ sẽ có các giai đoạn nhiễm trùng khác nhau mà không được đề cập. Nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ: Nhiễm trùng xảy ra từ 2% đến 3% ở những bệnh nhân đã từng phẫu thuật và khó phục hồi. Bệnh nhân có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ: Những ca phẫu thuật ở vùng đã từng bị tổn thương hay phẫu thuật trước đó sẽ có rủi ro nhiễm trùng vết mổ cao. Trong trường hợp phẫu thuật đòi hỏi phải cấy ghép như ghép xương chậu, thay khớp gối, phẫu thuật chữa suy hô hấp, đặt van tim nhân tạo, … sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, những người cao tuổi, người bị tiểu đường, béo phì, thiếu dinh dưỡng và hút thuốc trước khi phẫu thuật là đối tượng có khả năng mắc phải nhiễm trùng. Đồng thời theo Hồ Viết Thắng (2018) còn có các yếu tố như: Trước phẫu thuật cần làm sạch da, kiểm soát đường huyết, làm sạch lông; Trong phẫu thuật liên quan kháng sinh dự phòng, thời gian phẫu thuật, rửa bụng – rửa âm đạo, đóng vết thương, cung cấp oxygen, nhiệt độ; Sau phẫu thuật liên quan kiểm soát đường huyết, cung cấp oxy, băng vết thương, truyền máu. Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với tình trạng nhiễm trùng vết mổ là làm sạch vết thương, gạc che vết thương cần được thay nhiều lần trong ngày. Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh trong quá trình làm sạch vết thương nhiễm trùng và chỉ định dùng những loại thuốc khác để tránh bị tái nhiễm trùng. Việc điều trị có thể kéo dài nếu có những dấu hiệu cho thấy vùng nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào, đặc biệt là gây ra sốt.
  • 24. 20 Hậu quả của việc nhiễm khuẩn vết mổ là rất lớn đối với bản than người bệnh, đối với gia đình và xã hội: hậu quả là: tăng chi phí điều trị, kéo dài thêm thời gian nằm viện, tang thêm thời gian chăm sóc của nhân viên y tế, kháng sinh sử dụng cho người bệnh nhiều hơn, tang sự đề kháng kháng sinh và người bệnh tổn thương về tinh thần, giảm sức lao động và thời gian lao động. Một nhiễm khuẩn vết mổ đơn thuần có thể kéo dài thời gian nằm viện thêm từ 7ngày đến 10 ngày. Tại Anh, chi phí điều trị phát sinh do nhiễm khuẩn vết mổ thay đổi từ 814 tới 6.626 bảng tùy thuộc loại phẫu thuật và mức độ nặng của nhiễm khuẩn vết mổ. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở các nước tiên tiến là 5- 7%. Tại các nưóc đang phát triển khoảng 15-25%. Ở Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ hai trong nhiễm khuẩn bệnh viện (15-18%), trong các năm từ 1986- 1996 có 16.000 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ. Hậu quả kéo dài thời gian nằm viện 7-10 ngày, tăng tỉ lệ tử vong: 20.000 tử vong/năm, tăng chi phí 3 tỉ đô la mỗi năm và lạm dụng kháng sinh và tăng đề kháng kháng sinh. Theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai (2002), thời gian nằm viện và chi phí điều trị phát sinh do nhiễm khuẩn vết mổ là 8,2 ngày và 2,0 triệu đồng. Ngoài ra, nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng việc lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, một vấn đề lớn cho y tế cộng đồng và điều trị lâm sàng trên toàn cầu. (bvydhue.com.vn, 2016). 2.1.3. Mổ lấy thai Định nghĩa Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung đang nguyên vẹn (Nguyễn Hữu Thâm và cộng sự, 2016). Nghiên cứu cũng cho rằng định nghĩa mổ lấy thai không gồm việc mổ bụng lấy một thai ngoài tử cung trong ổ bụng hay lấy thai đã rơi một phần hay toàn bộ vào trong ổ bụng do bị vỡ tử cung. Phẫu thuật lấy thai là trường hợp lấy thai và nhau thai ra khỏi tử cung qua đường rạch thành bụng và rạch tử cung (Bệnh viện Từ Dũ, 2016). Đồng thời giáo trình quy trình
  • 25. 21 kỹ thuật sản phụ khoa của bệnh viện Từ Dũ cũng cho rằng định nghĩa trên không bao gồm mở bụng lấy thai khi thai lạc chỗ nằm trong ổ bụng và vỡ tử cung thai đang trong ổ bụng. Tình hình mổ lấy thai: Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới ngày nay tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng lên. Năm 1985 Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tỉ lệ mổ lấy thai tốt nhất là từ 5 – 10%, tỉ lệ vượt hơn 15% thì tai biến xảy ra nhiều hơn. Ở Mỹ, tỷ lệ mổ lấy thai vào năm 1988 là 25% và đã tăng lên đến 32.8% vào năm 2011. Theo WHO mổ lấy thai từ 5 - 7% những năm 1970 đến 2003 là 25 - 30%. Ở Pháp tỷ lệ này là 11% vào năm 1981 cũng đã tăng lên 20,2% vào năm 2011 (OECD health Data, 2013). Trung Quốc năm 2010 tỉ lệ này là 46%. Trong một cuộc khảo sát thực hiện năm 2007 - 2008 ở 122 bệnh viện công và tư chọn ngẫu nhiên ở các nước Châu Á về tỉ lệ mổ lấy thai: Đứng đầu là Trung quốc 46%, thứ hai là Việt nam 36%, Thái lan 30%, thấp nhất là Campuchia 15% (Vũ Thị Nhung, trích theo Nguyễn Hữu Thâm và cs, 2016). Theo các nghiên cứu của bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2005 thì tỷ lệ mổ lấy thai còn cao hơn là 39,1%. Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi qua hai năm theo dõi từ 1/12/2014 đến 1/12/2016 ghi nhận tống số sinh là 2566 ca trong đó mổ lấy thai 566 ca chiếm tỉ lệ 22% (Nguyễn Hữu Thâm và cs, 2016). Năm 1985 Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tỉ lệ mổ lấy thai tốt nhất là từ 5 – 10%, tỉ lệ vượt hơn 15% thì tai biến xảy ra nhiều hơn. Đường mổ: Đường trắng giữa trên xương vệ, đường ngang đoạn dưới tử cung lấy thai. Chỉ định mổ lấy thai Chỉ định mổ lấy thai chủ động: Theo Bệnh viện Từ Dũ (2016) cho biết chỉ định mổ lấy thai chủ động trong các trường hợp sau: Khung chậu bất thường nếu không phải ngôi chỏm thì đều mổ lấy thai, nếu là ngôi chỏm thì mổ khi khung chậu hẹp tuyệt đối, khung chậu méo, thất bại khi làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm để thử thách cho sinh đường dưới nếu khung chậu giới hạn thì phải chỉ định mổ; Đường ra của thai bị cản trở
  • 26. 22 khi có khối u tiền đạo, nhau tiền đạo trung tâm hay nhau tiền đạo gây chảy máu nhiều; Tử cung có sẹo mổ trong trường hợp các sẹo mổ ở thân tử cung, sẹo của phẫu thuật mổ nang đoạn dưới tử cung từ hai lần trở lên hay mổ lần trước chưa đủ 24 tháng; Chỉ định mổ vì nguyên nhân của người mẹ như bị bệnh lý toàn thân mạn tính hay cấp tính khi sinh đường dưới có thể nguy cơ cho tính mạng, các bất thường ở đường sinh dục dưới, các dị dạng của tử cung; Nguyên nhân về phía thai khi bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng trong tử cung nặng, thai bị bất đồng nhóm máu với mẹ. Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ: gồm các chỉ định tương đối nên cần nhiều chỉ định để có một chỉ định mổ lấy thai. Theo Bệnh viện Từ Dũ (2016) đó là: Chỉ định mổ vì nguyên nhân người mẹ khi thai phụ con so có tuổi từ 35 trở lên, có tiền sử điều trị vô sinh, có bệnh lý và yếu tố sinh khó; Chỉ định mổ vì nguyên nhân của thai như thai to hơn 4000g không phải do thai bất thường, các ngôi bất thường như ngôi vai/ngang, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt cằm sau, ngôi mông, đa thai nếu thai thứ nhất không phải là ngôi đầu, chuyển dạ có diễn tiến suy thai khi chưa đủ điều kiện sanh đường dưới; Chỉ định mổ vì bất thường trong chuyển dạ như có cơn co tử cung bất thường sau khi dùng thuốc mà không thành công, cổ tử cung không xóa hay mở, ối vỡ non/sớm, bất tương xứng đầu thai với khung chậu; Chỉ định mổ lấy thai vì các tai biến trong chuyển dạ là chảy máu vì nhau tiền đạo, nhau bong non, dọa vỡ và vỡ tử cung, sa dây rốn khi thai còn sống, sa chi sau khi đã thử đẩy lên nhưng không thành công. 2.1.4. Các bước tiến hành mổ lấy thai Căn cứ theo tài liệu Quy trình kỹ thuật sản phụ khoa của Bệnh viện Từ Dũ (2016) các bước tiến hành mổ lấy thai như sau: Bảng 2.1.2 Các bước tiến hành mổ lấy thai TT Nội dung
  • 27. 23 1. Giải thích cho sản phụ và gia đình lý do mổ, các nguy cơ có thể gặp cho mẹ và bé, ký giấy cam kết truớc mổ 2. Vô cảm: gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống Vào ổ bụng: 3. Rạch đường giữa dưới rốn hay đường ngang trên vệ tùy theo theo khả năng của phẫu thuật viên, tình trạng sản phụ và thai nhi 4. Rạch lớp mỡ dưới da 5. Rạch đường trắng giữa 2 cơ thẳng bụng (có thể rạch 1 đoạn nhỏ rồi tách bằng ngón tay) nếu mổ theo đường dọc 6. Nếu mổ theo đường ngang thì rạch cân về 2 bên theo đường mổ đó, tách cân khỏi lớp cơ rộng lên trên rồi mới mở đường giữa 2 cơ thẳng bụng 7. Vào phúc mạc bằng cách phẫu thuật viên cặp phúc mạc bằng kẹp phẫu tích không răng, phụ mổ cặp phúc mạc bên đối diện bằng kẹp cầm máu không răng. Phẫu thuật viên và phụ mổ lần lượt nhả ra và cặp trở lại rồi mới dùng dao hay kéo mở 1 lỗ ở phúc mạc. Dùng kéo mở rộng phúc mạc lên phía trên và dưới. 8. Chèn gạc ướt 2 bên, chừa dây ra ngoài 9. Đặt van trên vệ che bàng quang và bộc lộ rõ vùng đoạn dưới tử cung 10. Rạch phúc mạc theo đường ngang khoảng 2 cm duới “đường bám chặt của phúc mạc” 11. Dùng kéo cong đầu tù tách phúc mạc bóc đuợc của đoạn duới lên trên và xuống dưới, mũi kéo cong lên trên tránh tổn thương động mạch tử cung 12. Dùng dao rạch một đoạn nhỏ ngang 1-2 cm trên đoạn dưới rồi dùng 2 ngón tay trỏ xé rộng vết mổ ngang sang 2 bên
  • 28. 24 Lấy thai và nhau ra khỏi tử cung 13. Phẫu thuật viên lấy thai bằng bàn tay trái trong khi ngời phụ hút máu và nuớc ối (nếu đầu quá cao có thể dùng Forceps). 14. Sau khi phần chỏm lộ ra ngoài vết mổ, người phụ ấn đáy tử cung để giúp đầu thai nhi sổ ra ngoài 15. Trường hợp ngôi ngang: lấy thai bằng chân thai nhi. Nếu là ngôi ngược: lấy thai bằng mông (ngôi ngược kiểu mông) hoặc bằng chân (ngôi ngược hoàn toàn) 16. Lau khô, Kẹp cắt rốn chậm, chuyển thai ra ngoài lau sạch, cho bé nằm trên ngực mẹ (nếu mẹ đuợc gây tê tủy sống hay ngoài màng cứng). 17. Cho 10 đơn vị oxytocin vào chai dịch truyền đang chảy và cho chảy nhanh để tử cung co hồi tốt (không tiêm oxytocin trực tiếp vào tĩnh mạch) 18. Tiến hành lấy rau 19. Lau sạch buồng tử cung bằng gạc to 20. Nếu khi mổ sản phụ chưa chuyển dạ, nong cổ tử cung bằng ngón tay rồi thay gang Khâu phục hồi cơ tử cung 21. Phục hồi cơ đoạn dưới tử cung bằng chỉ Vicryl 0, bắt đầu bằng khâu 2 góc tử cung, tránh sót góc 22. Tiếp tục khâu cơ tử cung mũi liên tục hay mũi rời cách nhau 1 cm, có thể khâu thêm lớp thứ 2 để vùi lớp đầu, kiểm tra cầm máu 23. Phủ phúc mạc tử cung bằng chỉ Catgut 00 bằng mũi khâu liên tục, kiểm tra cầm máu 24. Bỏ van trên vệ, lấy gạc, lau sạch ổ bụng, kiểm tra 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng, mặt sau tử cung và túi cùng Douglas phía sau Đóng bụng 25. Khâu phúc mạc thành bụng bằng chỉ Catgut 00 bằng mũi khâu liên tục 26. Khâu 2 cơ thẳng bụng cho sát vào nhau bằng 2-3 mũi Catgut khâu rời
  • 29. 25 27. Khâu cân bằng chỉ Vicryl 0 28. Nếu lớp mỡ dày thì khâu bằng chỉ Catgut mũi rời hoặc mũi liên tục 29. Khâu da bằng chỉ prolene 4-0 mũi rời hoặc khâu liên tục dưới da 30. Sát khuẩn lại vết mổ và băng vô khuẩn 31. Phẫu thuật viên giữ tay sạch để lấy máu ứ trong âm đạo và xem tử cung co hồi tốt hay không, Sát khuẩn âm đạo 32. Lau sạch máu dính trên người bệnh trước khi chuyển qua hồi sức Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ, 2016 Tại giai đoạn đóng bụng ở bước khâu da bằng chỉ Nylon thì áp dụng với nhóm đối chứng, còn nhóm thực nghiệm thì nghiên cứu dùng keo dán dermabond thay thế việc dùng chỉ khâu. Bảng 2.1.3 So sánh hai phương pháp mổ lấy thai Mổ ngang đoạn dưới tử cung Mổ dọc thân tử cung - Chảy máu ít do đoạn dưới tử cung chỉ có 2 lớp cơ mỏng (dọc và vòng); - Dễ phục hồi lớp cơ theo đúng cơ thể học; - Nguy cơ dính ít; - Nhờ có lớp phúc mạc tử cung mau lành nên hạn chế sự thông thương giữa buồng tử cung và ổ bụng; - Khó lấy thai hơn - Dễ tổn thương động mạch tử cung; - Dễ tổn thương bàng quang - Lấy thai dễ, nhanh; - Ít tổn thương động mạch tử cung; - Chảy máu nhiều do rạch qua 3 lớp cơ tử cung; - Khó phục hồi theo đúng giải phẩu các lớp cơ; - Nguy cơ dính cao; - Không có lớp phúc mạc tử cung nên dễ có sự thông thương dịch trong buồng tử cung với ổ bụng. Dẫn đến nguy cơ viêm phúc mạc. Nguồn: Nguyễn Hữu Thâm, 2016
  • 30. 26 2.1.5. Chăm sóc vết thương sau mổ Nhận định và quan sát vết thương: Vị trí vết thương; Hình dáng và màu sắc vết thương; Tình trạng khô ráo của vết thương; Tình trạng chảy máu tại chổ vết thương. Theo Bệnh viện Từ Dũ (2016) thì theo đõi sau phẫu thuật các vấn đề sau: mạch, huyết áp, tổng trạng, nước tiểu; Co hồi tử cung, huyết âm đạo; Vết mổ thành bụng; Trung tiện. Theo Bệnh viện Từ Dũ (2016) cho biết việc chăm sóc bao gồm: cho thuốc giảm đau sau phẫu thuật, cho sản phụ ăn uống sớm, vận động sớm, cho con bú sớm, kháng sinh điều trị nếu cần. Quá trình chăm sóc cần chú ý thay băng vết thương khi vết thương bị thấm ướt dịch, khi vết thương bị chảy máu nhiễm trùng, băng bị ướt. Nguyên tắc chăm sóc vết thương: Giúp vết thương thông thoáng; Ngăn ngừa nhiễm khuẩn; Tạo điều kiện thuận lợi cho cho tiến trình lành vết thương. 2.1.6. Keo dán da sinh học Các loại keo dán da sinh học Keo dán da là loại keo dán y tế đặc biệt được dùng để nối hai mép vết thương lại với nhau, giúp khởi động quá trình lành vết thương ở bên dưới. Keo dán da được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng minh khả năng tạo màng phim chắc khỏe và ngăn cản được xâm nhập của các chủng vi khuẩn. Trên lâm sàng, keo dán da được sử dụng vào việc đóng các vết thương nhỏ, đường rạch nhỏ vùng da ít căng. Hiện tại trên thị trường đang có một số loại keo dán da sinh học đã được đưa vào sử dụng và một số loại đang được nghiên cứu để đưa vào sử dụng. Chất keo phẫu thuật mới được gọi là MeTro kết hợp các protein tự nhiên, có tính đàn hồi cao với các phân tử nhạy sáng làm cho nó đông lại trong 60 giây khi tiếp xúc với tia cực tím. Phương pháp sử dụng tia cực tím hóa cứng keo và cho phép nó tạo các liên kết chặt chẽ với các cấu trúc trên bề mặt mô, và vẫn duy trì tính đàn hồi của nó. Ngoài ra còn có một enzyme phân huỷ có thể được điều khiển để xác định thời gian keo tồn tại trong vết thương tùy thuộc vào thời gian cần để hồi phục. Do có tính đàn hồi cao,
  • 31. 27 loại keo mới thích hợp để điều trị các vết thương trong các mô co giãn như phổi hoặc tim. Nghiên cứu đã thử nghiệm thành công với các vết thương trong động mạch và phổi ở chuột và lợn và đang chuyển hướng tập trung vào các thử nghiệm trên người (khoahocvacongnghevietnam.com.vn, 2017). Các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm CSIRO tại Melbourne (Úc) đã tìm ra một loại keo giúp hàn gắn vết xương bị gãy và nứt. Loại keo này có thể được tiêm trực tiếp vào xương và sẽ hòa tan khi xương được hàn gắn. Loại keo này là chất lỏng không màu. Sau khi bôi xong chiếu dưới ánh sáng cường độ cao, nó nhanh chóng đông cứng lại, giúp cố định các đoạn xương bị gãy. Chỉ cần ba đến năm ngày nghỉ ngơi sau phẫu thuật, người bệnh bị gãy xương đã có thể đi lại và làm việc như một người bình thường. Trong khi đó, phần xương bị tổn thương gãy đã được gắn keo cố định sẽ tiếp tục phát triển cho tới khi liền trở lại. keo dán được chế tạo từ các loại chất hữu cơ đặc biệt, sẽ tự tiêu và sẽ được cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Chính vì vậy, người bệnh không cần phải phẫu thuật để lấy keo ra.(https://baomoi.com). Davis K.P & Derlet RW. (2013) cho rằng do các rào cản, bao gồm chi phí, tính khả dụng và yêu cầu theo toa đối với chất kết dính khi dùng trong y tế, việc sử dụng Cyanoacrylates trong điều kiện còn kém phát triển là một lựa chọn điều trị có thể chấp nhận được, mặc dù Cyanoacrylates có độc tính tương đối và các đặc tính vật lý khác nhau. Nghiên cứu đã mô tả những khác biệt này và khám phá lợi ích trị liệu của keo dán Cyanoacrylates thương mại và cấp y tế ở những địa điểm còn nghèo. Bài nghiên cứu đã đánh giá nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan như: sự gắn bó với tính chất Cyanoacrylates, ứng dụng để đóng vết thương, ứng dụng cho các vấn đề về da, tác dụng kháng khuẩn, tác dụng phụ và chi phí. Keo dán da sinh học là một phương pháp đóng kín vết hở da cho phép nó gắn vào đường mổ và khép dính hai mép vết mổ lại đồng thời tạo ra một lớp màng bảo vệ cho vết thương và giữ ẩm vùng này, tạo ra hàng rào ngăn cản nguồn nhiễm từ bên ngoài và
  • 32. 28 tạo ra hiệu quả kháng khuẩn, nó phù hợp mô về mặt sinh học và cơ học ở da người, chịu được lực căng của mô. Từ đó kiểm soát vết mổ tốt hơn trong thời kỳ hậu phẫu (https://bsdien.com). Các polyme Cyanoacrylate bị phân hủy bởi sự phân hủy thủy phân, dẫn đến formaldehyde và alkyl-cyanoacetate. Giảm thiểu sự hấp thu các dẫn xuất độc hại này tạo ra một sản phẩm ít bị hoại tử và sinh học hơn (Davis K.P & Derlet RW., 2013). Do nhiều loại keo dán có hiệu quả cao đang trong quá trình nghiên cứu như nêu trên, thì hiện nay keo dán da dùng tại chỗ Dermabond được bệnh viện và các viện thẩm mỹ sử dụng phổ biến. Đặc biệt sử dụng trong nâng ngực nội soi, phẫu thuật tạo hình thành bụng công nghệ Harmonic, phẫu thuật tim mạch, lồng ngực, phẫu thuật sản khoa, phẫu thuật thẩm mỹ. Sản phẩm hiện cũng được các gia trang bị trong tủ thuốc cấp cứu gia đình, sản phẩm hữu dụng và cần thiết. Phù hợp cho người cắt môi vì sử dụng keo dán giúp ăn uống thoải mái không sợ đau rát khi tiếp xúc do muối trong thức ăn. Và còn nhiều lý do khác, cho nên đề tài đã chọn keo dán dermabond để nghiên cứu. Keo dán da sinh học dermabond Hình ảnh hộp keo dán da sinh học dermabond trên thị trường như sau:
  • 33. 29 Hộp keo dán da sinh học dermabond Nguồn. https://medstock.ua Thành phần: Keo dán Dermabond có tên hóa học là Cyanoacrylates (C5H5NO2). Cyanoacrylates (CA) chuỗi dài với các tính chất thuận lợi hơn cho việc sử dụng y tế đã được phát triển. Trong số này, hiện tại chỉ có một vài CA được FDA (US Food and Drug Administration) chấp nhận là: 2-octyl cyanoacrylate (OCA, Dermabond) và các công thức khác nhau của n-butyl-2-cyanoacrylates (BCA) (Davis K.P & Derlet RW., 2013). Có 4 dạng hợp chất hóa học được sử dụng là: Ethyl cyanoacrylate; Butyl cyanoacrylate; Methyl cyanoacrylate; Isobutyl cyanoacrylate (www.slideplayer.com) Cấu tạo: keo dán da sinh học Dermabond có cấu tạo hóa học như sau: Đặc tính: Vô khuẩn, dính da tại chỗ dạng lỏng. Thành phần 2-Octyl Cyanoacrylate, màu tím. Không tiêu. Một ống sử dụng một lần. Tạo nên một màng dính mềm dẻo, linh hoạt. Bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 24 tháng.
  • 34. 30 Cơ chế hoạt động: Chuỗi phân tử polyme được tạo thành trong một phản ứng tỏa nhiệt khi tiếp xúc với hơi ẩm để tạo thành một màng phim kết dính. Kết dính trong vòng 45- 90 giây sau lớp dính cuối cùng. Đạt lực giữ tối đa sau 2,5 phút. Lớp phim sẽ bong tróc dần trong vòng bảy đến mười ngày tương tự biểu mô da. Hình 2.1.8 Cấu trúc hóa học của keo dán da sinh học dermabond Nguồn. www.3dchem.com Lợi ích: Sau 3 phút sử dụng, Dermabond cho lực giữ vết thương tương tự mô tự liền trong 7 ngày. Ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. Đạt hiệu quả thẩm mỹ tương đương với dùng chỉ khâu. Tiết kiệm thời gian (Nhanh hơn khâu bằng chỉ). Bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Không phải cắt chỉ. Ưu điểm: Dermabond tạo thành một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn trong suốt quá trình liền da, có thể ngăn chặn được năm loại vi khuẩn như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Enterococcus faecium, Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas aeruginosa… Chỉ định: Dùng để gắn liền những mép da gần nhau và dễ dàng gắn kết như vết mổ bao gồm cả những lỗ chọc dò nhỏ được tạo ra trong quá trình vi phẫu và các vết rách do chấn thương đơn thuần nhưng phải làm sạch hoàn toàn vết rách da. Có thể dùng để gắn kết mô lại nhưng không dùng ở các vết khâu ở sâu dưới da. Chuẩn bị da trước khi dùng keo dán. Vết thương phải được làm sạch và loại bỏ hoàn toàn mô chết theo quy trình
  • 35. 31 phẫu thuật chuẩn trước khi dùng Dermabond. Đối với vết thương vùng mặt: Với những vết thương ở gần mắt cần tránh để dung dịch Dermabond tiếp xúc với mắt, bệnh nhân phải nhắm mắt lại hoặc bảo vệ bằng gạc. Sau khi dán da bằng keo dán da sinh học Dermabond, trên da sẽ có một màng phim mỏng trong suốt cần chú ý: Không dùng keo dán da thuốc mỡ hoặc dịch lỏng lên lớp phim này, không cần thay băng hằng ngày. Có thể tắm sau khi dùng Dermabond nhưng không được chà sát mạnh hoặc dùng xà bông. Không bóc hoặc cào lớp phim mỏng trên da. Lớp phim này có thể tự bong sau năm đến mười ngày. Không nên đi bơi khi lớp phim chưa bong tróc. Chống chỉ định: Vết thương có dấu hiệu nhiễm khuẩn, hoại tử, hoặc các vết cắn. Vùng niêm mạc hoặc các vùng tiếp giáp da với niêm mạc (ví dụ, khoang miệng, môi) hoặc là vùng lông tóc. Bệnh nhân mẫn cảm với cyanoacrylates hoặc với formaldehyde. Vết thương ở những vùng có sức căng lớn như khuỷu tay, các khớp ngoại trừ các khớp được cố định trong quá trình liền vết thương hoặc dùng chung với các vật dụng đóng da khác. Dưới da vì keo dán da sinh học Dermabond không tiêu và có thể gây phản ứng nhiễm trùng vết thương. Các vùng ẩm thường xuyên hoặc phải chịu ma sát. Tác dụng phụ: Phản ứng dị ứng có thể xảy ra với một số bệnh nhân mẫn cảm với cyanoacrylate. Lớp dịch dermabond có phản ứng tỏa nhiệt có thể gây nóng hoặc tạo ra sự bất tiện với một vài bệnh nhân. Dermabond có thể gây kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với mắt. 2.1.7. Chi phí và hiệu quả Khái niệm chung về chi phí: Nguồn lực nói chung và đặc biệt nguồn lực y tế nói riêng luôn hạn hẹp, các nhà kinh tế ứng dụng ngoài việc xây dựng mô hình cho phân bố nguồn lực, họ cũng đã tiêu tốn rất nhiều thời gian vào việc tính toán thang đo và xử dụng các nguồn lực một cách hợp lý. Việc thu thập và phân tích các số liệu về vấn đề chi phí và thức đo hiệu quả của một chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu hay một dịch vụ y tế nào đó sẽ cung cấp
  • 36. 32 những thông tin có giá trị cho các nhà hoạch định kế hoạch, xây dựng chính sách và các nhà nghiên cứu để họ có thể lập kế hoạch kinh phí; Đánh giá việc sử dụng nguồn lực con người; nguồn lực tài nguyên và nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Hiệu quả của việc xử dụng các nguồn lực khác nhau trong triển khai chương trình hoặc trong cung cấp một dịch vụ y tế nào đó là phương pháp đánh giá phân tích chi phí hiệu quả, phân tích chi phí lơi ích để xem xét chọn lựa các chương trình và các can thiệp y tế khác nhau. Do nguồn lực giới hạn, lượng giá kinh tế là yếu tố cần thiết trong trong hoạch định chiến lược y tế. Trong các phương pháp lượng giá kinh tế, phân tích hiệu quả chi phí là một công cụ hữu dụng cơ bản để lượng giá và đánh giá hiệu quả của chương trình y tế hoặc can thiệp y tế (Tan-Torres et al., 2015). Đối với các nhà kinh tế thì chi phí cơ hội chính là cơ hội sử dụng nguồn lực, chi phí của bất kỳ một hàng hóa dịch vụ nào đó cho việc sản xuất ra hang hóa hay dịch vụ này chính là sự mất đi cơ hội sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác. Do vậy chi phí kinh tế không chỉ là chi phí tài chính mà nó còn bao gồm các nguồn lực được sử dụng để tạo ra hiệu quả của hoạt động đó. Những chi phí này có thể bao gồm các nguồn viện trợ, nguồn lực và thời gian của các hộ gia đình tham gia vào hoạt động đó và những tác dụng phụ có lợi và không có lợi của của hoạt động đó. Như vậy chi phí kinh bao gồm chi phí kế toán và chi phí cơ hội. Chí phí của một loại hàng hóa dịch vụ là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đó. Để dễ dàng, thuận tiện và có thể so sánh được, nên tất cả các chi phí đều được quy về cùng giá trị được tính bằng đơn vị tiền tệ, số tiền chính là nguồn lực được sử dụng. Phân loại chi phí:
  • 37. 33 Phân loại tất cả các chi phí của một dự án, một hoạt động là rất cần thiết, Một hệ thống phân loại chi phí tốt tùy thuộc vào nhu cầu của một tình huống hoặc một vấn đề cụ thể nhưng phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản: Phân loại chi phí phải hợp lý với tình huống cụ thể; Phân loại chi phí không được chồng chéo; Phân loại chi phí được lựa chọn phải che phủ toàn bộ các khả năng có thể có được. Phân loại chi phí theo đầu vào (liên quan mật thiết đến sản phẩm đầu ra) phương pháp phân loại này rất thuận tiện và được sử dụng rộng rãi nhất. Các loại đầu vào được được nhóm lại trong đó có các thành phần có đặc tính tương tự như nhau. Nếu được sử dụng đúng phương pháp này rất có giá trị. Chi phí vốn và chi phí thường xuyên: trước hết cần phân biệt giữa chi phí vốn và chi phí thường xuyên (chi phí cho hoạt động). Sự phân loại hai loại chi phí này dựa trên thời gian sử dụng có thể có của hàng hóa và dịch vụ được mua. Chí phí cố định và chi phí biến đổi: Chi phí cố định: chi phí cố định là những khoản chi phí không biến đổi khi mức hoạt động thay đổi, nhưng khi tính một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi. Khi mức hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm và ngược lại ví dụ như lương. Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi là những khoản mục chi phí có quan hệ tỉ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động, là chi phí thay đổi phụ thuộc vào mức sản lượng đầu ra của hàng hóa, dịch vụ Phân loại theo hoạt động chức năng: Chi phí trực tiếp những chi phí có quan hệ trực tiếp đến quá trình sản xuất ra từng loại sản phẩm và dịch vụ và được tính trực tiếp vào giá của đơn vị sản phẩm, loại sản phẩm dịch vụ ví dụ như tiền lương trả công cho công nhân, nguyên vật liệu dùng trong sản
  • 38. 34 xuất, công cụ lao động nhỏ dùng vào sản xuất và mọi chi phí trực tiếp khác tính bằng tiền…chi phí y tế trực tiếp là giá trị của các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện, tiếp nhận và duy trì các can thiệp y tế hoặc việc điều trị. Người bệnh, nhân viên y tế, ngành y tế và xã hội đều có thể gánh chịu phải gánh chịu chi phí này. Chi phí gián tiếp những chi phí có quan hệ đến hoạt động chung của đơn vị, phân xưởng, doanh nghiệp mà được tính vào giá thành một cách gián tiếp bằng phương pháp phân bổ Phân tích chi phí theo mức độ: Chi phí ở trung ương; Chi phí ở tỉnh; Chi phí ở vùng; Chi phí ở huyện. Phân loại theo nguồn kinh phí: Kinh phí bộ y tế; Kinh phí được tài trợ bởi tổ chức phi chính phủ; Kinh phí từ các nhà tài trợ khác… Phân loại theo ai chịu chi phí: Chí phí bên trong; Chi phí bên ngoài; Chi phí rõ ràng; Chi phí không rõ ràng. Tổng chi phí, chi phí trung bình: Tổng chi phí là tổng của tất cả các chi phí để sản xuất ra một mức sản phẩm nhất định. Chi phí trung bình là chi phí cho một sản phẩm đầu ra. Chi phí trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm. Các công thức tính chi phí: Tổng chi phí (TC) = Chi Phí cố định (FC) + chi phí thay đổi (VC) = Chi phí vốn + chi phí thường xuyên TC Chi phí trung bình= --------- Q TVC
  • 39. 35 Chi phí thay đổi trung bình (AV) = ----------- Q Trong đó TVC Tổng chi phí thay đổ Q Số lượng sản phẩm Trong lĩnh vực y tế, sự hiểu biết về chi phí của dịch vụ y tế thì có thể mang lại những thông tin quan trọng cho cả những người làm kế hoạch và người quản lý, nó giúp họ phân tích được những nguồn lực nào đang sử dụng cũng như những nguồn lực nào đang được sử dụng một cách có hiệu quả và công bằng. Chi phí biên: Chi phí biên (Cm) là chi phí thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hàng hóa nào đó, nói cách khác đó là chi phí nảy sinh khi chuyển từ n sản phẩm sang n+1 sản phẩm Cmn+1 = TCn+1 – TCn Trong đó TC= Tổng chi phí (Total Cost) Nói rộng hơn, chi phí biên thể hiện sự thay đổi về mối quan hệ giữa tổng chi phí với khối lượng hoạt động của một chương trình nào đó. Khái niệm về chi phí biên rất có ích trong đánh giá kết quả rộng lớn của độ bao phủ theo khu vực địa lý của chương trình. Tính chi phí: Tính chi phí cho người cung cấp dịch vụ: Trong thực hiện tính kinh phí, một số khái niệm kinh tế chung cần phải được xem xét. Chi phí toàn bộ, chi phí thay thế: Theo quy định chung chi phí cần được tính toán dựa trên cơ sở toàn bộ chi phí. Chi phí đó cần đại diện chi phí cho mua một vật gì đó trong thời điểm hiện tại chứ không phải giá ban đầu của vật đó. Chi phí vốn, chi phí thường xuyên: sự phân biệt giữa chi phí vốn và chi
  • 40. 36 phí thường xuyên dựa trên thời gian sử dụng đồ vật đó. Xử lý đối với đồ vật viện trợ, có những đồ vật không được mua trực tiếp nhưng chi phí cho những đồ vật đó vẫn phải được tính đến và có như vậy thì toàn bộ giá trị nguồn lực mới được tính hết, tính đủ cho một hoạt động. Tính chi phí cho những phần chiếm chi phí lớn trước để tránh những sai lệch do tính toán. Năm bước chính trong tính toán chi phí: Xác định nguồn lực được sử dụng để tạo ra dịch vụ y tế đang được tính toán; Ước tính số lượng mỗi đầu vào đang được sử dụng; Định rõ giá trị tiền tê cho mỗi đầu vào và tính tổng chi phí cho đầu vào; Phân bổ chi phí cho mỗi hoạt động; Sử dụng đo lường của sản phẩm dịch vụ để tính chi phí trung bình; Tính chi phí trung bình cho mỗi hoạt động. Do chúng ta thường quan tâm đến chi phí cho các hoạt động khác nhau trong cơ sở y tế hay các chương trình y tế bước tiếp theo sẽ là ước tính chi phí trung bình cho mỗi lần khám hoặc nhận dịch vụ. Khi chúng ta đã tính được tổng chi phí cho từng hoạt động, kết hợp số liệu này với số liệu về mức sử dụng hoạt động đó trong một khoản thời gian sẽ cho phép chúng ta tính chi phí trung bình cho mỗi hoạt động. Lựa chọn thời gian và chiết khấu: Phần lớn các can thiệp y tế có chi phí và kết quả ở những thời điểm khác nhau, có thể chi phí một lần hoặc nhiều lần riêng biệt cho các chương trình hoặc các hoạt động khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chi phí ngày hôm nay và chi phí sau mười năm nữa có bằng nhau hay không. Phương pháp so sánh chi phí hiệu quả ở các thời điểm khác nhau gọi là chiết khấu; Chiết khấu là phương pháp dùng để điều chỉnh giá trị của chi phí và kết quả ở các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm chung, thông thường chiết khầu điều chỉnh giá trị tương lai thành giá trị hiện tại. Các yếu tố lựa chọn thời gian cần xem xét là:
  • 41. 37 Lạm phát: là hiện tượng kinh tế trong đó tiền tệ lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết, làm cho chúng bị mất giá, dẫn đến giá cả hầu hết hàng hóa không ngừng tăng lên. Cơ hội đầu tư: Người ta có thể tạm dừng việc chi tiêu choc ho việc này để đầu tư vào việc khác mang lại lợi nhận nhiều hơn. Sự nôn nóng của người tiêu dùng: Người ta mong muốn có một vật ngay hơn là có vật đó trong tương lai. Giá trị tiêu dùng trong tương lai ít hơn giá trị tiêu dùng trong hiện tại Thông thường chiết khấu là quá trình chuyển chuyển chi phí và lợi ích tương lai thành giá trị hiện tại để so sánh được các chương trình y tế, việc thực hiện sử dụng chiết khấu phải thỏa mãn: Mọi biến đưa vào tính toán phải cùng một hệ đơn vị; Sự thừa nhận giả định, giá trị một đơn vị chi phí hiện tại lớn hơn một đơn vị chi phí trong tương lai. Tính chi phí cho người sử dụng các dịch vụ y tế: Chi phí do người sử dụng các dịch vụ y tế phải gánh chịu là tiền người bệnh và gia đình họ phải trả cho việc họ được điều trị, chăm sóc, tiền xe đi đến bệnh viện, tiền cho ăn uống, tiền cho người thân thăm nuôi, thu nhập bị mất đi do nằm viện. Những chi phí này được phân thành chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp cho điều trị và chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp không cho điều trị… Trong quá trình từ lúc mắc bệnh cho đến khi khỏi bệnh, người bệnh, các chi phí gồm có chi phí trước khi vào viện, chi phí trong khi nằm viện và chi phí sau khi xuất viện. Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp cho điều trị: Chi phí khám bệnh nhân với giá một lần khám bệnh. Chi phí giường nằm viện nhân với số ngày nằm viện. Chi phí cho thuốc men: Số tiền thuốc người bệnh phải trả trong suốt thời gian nằm viện. Chi phí cho các xét nghiệm: Tổng số tiền phải trả cho xét nghiệm trong suốt thời gian điều trị.
  • 42. 38 Tổng chi phí trực tiếp cho điều trị = chi phí khám bệnh + Chi phí giường nằm viện + chi phí thuốc + chi phí xét nghiệm Chi phí trực tiếp không cho điều trị: Chi phí di chuyển từ nhà đến bệnh viện và ngược lại; Chi phí ăn uống; Chi phí khác. Tổng chi phí trực tiếp không cho điều trị = chi phí đi lại + Chi phí ăn uống + chi phí khác. Chi phí gián tiếp: Là thu nhập mất đi do người bệnh bị bệnh, thu nhập mất đi cho người nhà đi thăm nuôi bệnh. Nếu người bệnh là người làm việc ở các công ty, ta tính mất thu nhập một ngày bằng tổng số tiền lương và phụ cấp của người bệnh đó chia cho số ngày trong một tháng; nếu người bệnh là nông dân, trước hết ước tính thu nhập hàng tháng của người bệnh đó bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ gia đình trong một vụ mùa chia cho số lao động trong gia đình và chia cho số tháng lao động của vụ đó. Chi phí gián tiếp của người bệnh và người nhà do mất thu nhập = chi phí một ngày X số ngày nằm viện Như vậy ta có: Tổng chi phí người bệnh phải trả= chi phí trực tiếp cho điều trị + chi phí trực tiếp không cho điều trị + chi phí gián tiếp do mất thu nhập Phân tích chi phí được sử dụng như thế nào: Theo dõi giám sát: Phân tích chi phí nhằm lưu giữ những dữ liệu về chi phí để theo dõi sử dụng nguồn kinh phí tìm ra cách quản lý hiệu quả hơn. Đánh giá hiệu quả của chương trình: Phân tích chi phí có thể giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả của chương trình sức khỏe hoặc dịch vụ y tế đưa đến cho người dân, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục để nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn. Việc đánh giá thường dựa trên chi phí trung bình cho một dịch vu y tế… hơn nữa dựa vào phân tích từng
  • 43. 39 phần chi phí, về số lượng và phần trăm của từng phần chi phí sau đó so sánh với với tổng chi phí từ đó có thể xác định được phần chi phí nào có thể tiết kiệm được …Một chương trình hoặc một dịch vụ có thể được coi là đạt hiệu quả cao khi cung cấp với chi phí thấp mà chất lượng dịch vụ chương trình vẫn giữ nguyên. Lập kế hoạch dự trù ngân sách và xác định thêm những nguồn lực cần thiết: Để sử dụng tốt nguồn lực khan hiếm đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, kiến thức phân tích chi phí hiệu quả giúp cho nhà quản lý quyết định nguồn lực được sử dụng như thế nào cho công bằng và hiệu quả. Các hướng tiếp cận trong phân tích chi phí Hiện có sáu cách tiếp cận trong phân tích chi phí phổ biến được khuyến khích sử dụng, bao gồm: phân tích chi phí vi mô (từ dưới lên), phân tích chi phí vĩ mô (từ trên xuống), phân tích chi phí gộp, tiếp cận tỷ lệ mới mắc, tiếp cận tỷ lệ hiện mắc, phân tích chi phí dựa trên hoạt động. Nghiên cứu này thực hiện tại khoa sản của một bệnh viện và đối tượng chọn mẫu không nhiều nên phương pháp phân tích chi phí vi mô được xem là phù hợp. Phân tích chi phí vi mô (từ dưới lên) là một phương pháp tiếp cận chủ yếu dựa trên xác định và chuyên biệt hóa tất cả các nguồn lực được sử dụng cho một bệnh nhân. Tất cả chi phí điều trị và dịch vụ y tế cho một bệnh nhân được phân bố cho từng trường hợp riêng biệt. Trong phương pháp tiếp cận này, bởi vì các gói điều trị cũng như các dịch vụ có khác nhau ít nhiều nên các bệnh nhân trong tình trạng giống nhau có thể gánh chịu chi phí khác nhau (Mills et al., 1993). Phương pháp tiếp cận này tương đối tốn thời gian và khó để điều chỉnh giá trị bằng tiền bởi nó cần đưa vào các bảng điều tra, liệt kê trực tiếp, và phân tích chi phí cho mỗi đầu vào được tiêu thụ (Petitti, 2000). Hiệu quả lâm sàng của can thiệp y tế
  • 44. 40 Đối với các can thiệp y tế, hiệu quả có thể được xác định theo nhiều hướng khác nhau nên có nhiều hiệu quả đầu ra. Đối với can thiệp y tế đơn lẻ, các hiệu quả đầu ra có thể được xác định một cách đơn giản thông qua điều trị thành công (tỉ lệ khỏi bệnh, tỉ lệ đáp ứng điều trị, tỉ lệ hồi phục sau điều trị,…) hoặc chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp (sức khỏe tinh thần). Tỷ lệ lành thương vết mổ lấy thai là hiệu quả lâm sàng là đầu ra của đóng da vết mổ lấy thai có hay không có dùng keo dán da sinh học dermabond và mức độ hài lòng của bệnh nhân cũng là hiệu quả đầu ra về mặt chất lượng cuộc sống, và chất lượng phục vụ là sức khỏe tinh thần của bệnh nhân Tỉ số hiệu quả chi phí gia tăng Phân tích hiệu quả chi phí gia tăng (ICEA_Incremental cost effectiveness analysis) hay đo lường tỷ số hiệu quả chi phí gia tăng (ICER _ Incremental cost effectiveness ratio) là một bước cao hơn trong phân tích hiệu quả chi phí (CEA _ cost effectiveness analysis). Đo lường tỷ số hiệu quả chi phí (CER_cost effectiveness ratio) nhằm lượng giá tác động của cả một can thiệp y tế. Trong khi CER đo lường sự khác biệt của chi phí liên quan với hiệu quả đầu ra giữa hai can thiệp y tế, ICER cung cấp sự khác biệt giữa chi phí tương ứng với sự khác biệt hiệu quả đầu ra của hai can thiệp y tế (Cantor and Ganiats, 1999; K. Bambha, 2004). CER có thể phản ánh hiệu suất sản xuất trong điều kiện tất cả nguồn lực được sử dụng để sản xuất bằng cách đo lường lượng chi phí gánh chịu để đạt được một đơn vị đầu ra. ICER có thể phản ánh hiệu suất phân bổ trong điều kiện tất cả các nguồn lực đều được phân bổ để sản xuất sản phẩm cần thiết nhất bằng cách đo lường lượng chi phí tăng thêm gánh chịu và lượng đầu ra đạt được nếu một can thiệp mới được thêm vào dựa trên chương trình hoặc hệ thống có sẵn (Cantor and Ganiats, 1999; Petitti, 2000).
  • 45. 41 2.2. Lập luận giả thuyết 2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới Những bệnh nhân bị các vết thương dài đã phải khâu rất nhiều mũi nhằm làm liền vết thương song họ không thích thú với việc các sẹo được tạo ra sau đó. Để giải quyết vấn đề này, keo 232 đã được nghiên cứu thay thế khâu vết thương từ 1960 mà tiên phong là phòng thí nghiệm Kodak. Keo dán Dermabond là hợp chất hóa học có tên gọi là Cyanoacrylates, được tổng hợp đầu tiên vào năm 1949. Hiện nay, Cyanoacrylates có 4 loại chia thành hai nhóm với sự khác biệt ở chuỗi carbon ngắn và dài. Đầu tiên người ta sản xuất ra loại keo dán có công thức hóa học là Cyanoacrylate liên kết ngắn (CAs). Loại keo dán này có nhiều nhược điểm là giải phóng ra độc tố gây độc tế bào và giải phóng nhiệt trong quá trình trùng hợp, do vậy nó ít được sử dụng trên lâm sàng. Sau này người ta tổng hợp được keo dán da có công thức hóa học là Cyanoacrylate có liên kết trung bình, đại diện là loại Butylcyanoacrylate. Loại này có ưu điểm hơn loại CAs là nó không có độc tố gây độc tế bào khi sử dụng vào việc dán bề mặt. Mặc dù loại này không được sự chấp thuận của FDA cho phép sử dụng tại Mỹ, những nó vẫn được sử dụng để dùng trong phẫu thuật vùng tai giữa, đóng sự rò rỉ dịch não tủy, đóng các đường rạch trong phẫu thuật và các vết thương rách da, và còn được dùng vào việc ghép da. Gần đây, Cyanoacrylate mạch nối dài hơn đã được tổng hợp, có công thức là Octyl – 2 – cyanoacrylate với tên thương mại Dermabond, khắc phục những nhược điểm mà Cyanoacrylate mạch nối ngắn gây ra, được hiệp hội FDA chứng nhận cho việc đóng lớp da của những vết thương hoặc các đường rạch da thay thế cho việc khâu hoặc gim da truyền thống. Keo dán da Octyl 2 cyanoacrylate (OCA) có hai loại là loại là OCA có độ nhớt thấp (Dermabond Topical Skin Adhesive, Ethicon Inc., Somerville, NJ) và OCA độ nhớt cao (Dermabond HV Topical Skin Adhesive, Ethicon Inc.). Hai loại này được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng, mang lại kết quả thẩm mỹ tốt, rút ngắn được quá trình phẫu thuật so với việc khâu đóng da bằng chỉ và không cần phải rút chỉ. Keo
  • 46. 42 dán da đã được nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiêm, thấy khả năng tạo ra màng film chắc khỏe. Có khả năng ngăn cản được sự xâm nhập của các chủng vi khuẩn: Tụ cầu vàng, tụ cầu da, trực khuẩn E. Coli, vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn gây bệnh đường ruôt. Có nhiều tác giả nghiên cứu ứng dụng keo dán da Dermabond trên người, thấy rằng vết thương ít phải chăm sóc hơn việc dùng phương pháp khâu. Theo nghiên cứu của Quinn thấy rằng hiệu quả hơn, nhanh hơn, và ít đau hơn kỹ thuật khâu đóng. Còn theo Elmasalme, Matabouli và Zuberi thì cho rằng keo dán da Dermabond thích hợp cho những đường rạch da nhỏ cũng như là các vết rách da chấn thương nhỏ. Và keo dán da được đề xuất để dùng cho những vết thương có độ căng ít, lý tưởng là các vết thương vùng mặt và các vết thương trên thân mình không bao gồm các vết thương vùng đầu gối, khuỷu tay… Keo dán da Dermabond đã được nghiên cứu ứng dụng trong phẫu thuật nhi khoa, những nghiên cứu đánh giá của Penoff (1999) và tổ chức giáo dục phẫu thuật thẩm mỹ ứng dụng vào việc đóng da các vết thương nhỏ ở trẻ em để tránh cho việc sợ hãi khi khâu cũng như khi tháo chỉ của bệnh nhi. Còn theo báo cáo của Rajimwale thấy rằng việc đóng lớp da trong phẫu thuật mổ mở hoặc đóng các lỗ phẫu thuật nội soi của phẫu thuật tiết niệu đạt kết quả tốt, không có hiện tượng nhiêm trùng vết mổ. Theo nghiên cứu của C.C.P. Ong, A.S. Jacobsen và V.T. Joseph (2002) so sánh hiệu quả của việc dùng keo dán da với việc khâu dưới biểu bì trong phẫu thuật nhi khoa, thấy rằng dùng keo dán da đơn giản hơn và có kết quả thẩm mỹ tương tự như khâu dưới biểu bì, tuy nhiên thời gian phẫu thuật không khác biệt so với phương pháp khâu trong da. Rajimwale (2004) sử dụng trong phẫu thuật tiết niệu nhi thấy kết quả tốt.
  • 47. 43 Trong phẫu thuật tạo hình khe hở môi, Millard đã đề xuất việc cần hạn chế các mũi khâu cho những bệnh nhi. Ông thường đề xuất việc sử dụng các chỉ tự tiêu để khâu đóng ngoài da. Theo Magee và cộng sự (2003) đã chứng minh rằng keo dán da có thể dùng được trong các phẫu thuật tạo hình khe hở môi bẩm sinh thì đầu hay trong quá trình sửa sẹo ở thì sau đạt kết quả tốt. Có nhiều tác giả khác cùng nghiên cứu ứng dụng keo dán da Dermabond sử dụng trong phẫu thuật môi sẽ có nhiều những ưu điểm như là: Thời gian phẫu thuật ngắn hơn, kết quả thẩm mỹ tốt, và không cần cắt chỉ tránh được sự sợ hai cho bệnh nhi. Keo dán da Dermabond cũng được nghiên cứu so sánh giữa hai phương pháp đóng da trong phẫu thuật khe hở môi một bên, đó là: Một nhóm dùng keo dán da, và một nhóm thay băng dính vô khuẩn sau khi tiến hành khâu lớp trong da, để xác định nguy cơ nhiễm trùng và đánh giá tỷ lệ sẹo lồi, của tác giả Andrew D.H. Wilson và cộng sự (2008). Nghiên cứu thấy rằng, khi sử dụng keo dán da thì không có hiện tượng nhiễm trùng, thấy tỷ lệ bệnh nhân có sẹo lồi của nhóm sử dụng keo dán da khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm sử dụng băng dính vết thương. Bác sĩ Harry Coover và CS (1959) lần đầu tiên báo cáo về hiệu quả của cyanoacrylate được sử dụng như là một chất keo kết dính mép vết mổ. Lợi thế của loại keo dán này là không cần gây tê, rút ngắn được ¾ thời gian so với khâu, không cần băng bó sau khi dán keo, tạo ra cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng hơn cho bệnh nhân. Tác giả đã sử dụng đồng thời hai loại keo dán có chuỗi carbon dài và ngắn, kết quả cho thấy loại keo dán có chuỗi carbon dài cho hiệu quả gắn kết tốt hơn. Trong một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên đồng thời hai phương pháp: Khâu vết thương, hoặc dùng keo dán cyanoacrylate. Kết quả cho thấy thời gian liền vết thương là 28 ngày, giảm 30% so với dùng chỉ khâu. Các tác giả cũng cho biết, kiểm tra mô vết mổ sau khi dán keo bằng kính hiển vi điện tử thì không tìm thấy bằng chứng về sự bất lợi tái tạo mô và cũng không tìm thấy bất kỳ bằng chứng dị ứng nào từ keo dán.
  • 48. 44 Keo dán da từ khi ra đời đã được sử dụng trong phẫu thuật vùng mặt, phẫu thuật giác mạc, phẫu thuật thần kinh ngoại vi, phẫu thuật chỉnh hinh, phẫu thuật đầu cổ, phẫu thuật tứ chi hoặc phẫu thuật vú. Một số nghiên cứu vi sinh đã cho thấy keo dán da Dermabond tạo ra một rào chắn ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ với tỷ lệ tin tưởng 95% và hiệu quả 99% trong vòng 72 giờ. Nghiên cứu của Trường Đại học Tennessee của các tác giả: Susan G. Murrmann, MD, Jeffrey s. Markowitz, Dr PH, Elane M. Gutterman, PhD, Glenn Magee, MBA cho thấy sử dụng keo dán Dermabond trong phẫu thuật sản phụ khoa mang lại hiệu quả kinh tế và tỷ lệ nhiễm khuẩn ít hơn so với dùng chỉ hoặc dùng ghim khâu da. Nghiên cứu của Ellis và CS (2007) khi so sánh việc sử dụng keo dán da fibrin và 2-octyl-cyanoacrylate trong phẫu thuật đã kết luận rằng cyanoacrylate là chất kết dính mô lý tưởng cho đóng mép vết thương với độ dính an toàn cao, có độ kéo dãn tốt và giá thành thấp. Nghiên cứu Hall của tác giả Hall, L.T. và Bailes, J.E. cho thấy sử dụng keo dán da Dermabond an toàn trong phẫu thuật thần kinh, tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp (0,5%) và bệnh nhân có thể tắm ngay sau khi phẫu thuật, không cần cắt chỉ hoặc lấy ghim khâu da. Nghiên cứu De Souza của tác giả Eduardo Coelho de Souza et al cho thấy sử dụng keo dán da Dermabond trong phẫu thuật tim mạch giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm khuẩn và thời gian nằm viện sau phẫu thuật. Hancock và CS (2007) đã thực hiện một nghiên cứu về hiệu quả sử dụng 2-octyl- cyanoacrylate trong phẫu thuật bàn tay. Kết quả cho thấy tỷ lệ biến chứng vết thương do keo dán rất thấp và tất cả các bệnh nhân đều hài lòng (46%) hoặc rất hài lòng (54%) với phương pháp này vừa về hiệu quả và cả về thẩm mỹ. Các tác giả đã kết luận rằng thói quen xem xét vết thương sau phẫu thuật ở những bệnh nhân này có thể không cần thiết, do đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Ở Bồ Đào Nha, keo dán da Dermabond đã được nghiên cứu để đóng lớp da trên cùng phẫu thuật
  • 49. 45 cắt tầng sinh môn. Kết quả cho thấy rút ngắn được thời gian lành vết mổ và ít nhiễm trùng hơn so với dùng chỉ khâu. Một nghiên cứu gần đây nhất của nhóm tác giả Dorothee Wachter, Anja Brückel, Marco Stein, Matthias F. Oertel, Petros Christophis, Dieter-Karsten Böker (2010) về keo dán Dermabond trên được thực hiện trên 235 bệnh nhân (136 nam và 99 nữ) với độ tuổi trung bình là 60 (từ 25 tuổi đến 84 tuổi) được phẫu thuật cổ tử cung hoặc cột sống thắt lưng. Kết quả cho thấy Dermabond có ưu điểm là làm giảm thời gian nằm viện, loại bỏ được các mũi khâu gây đau đớn, vết thương có thể tiếp xúc được với nước, đặc biệt là làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ. Theo các tác giả, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ của Dermabond là 0,43%, so với tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ trung bình là 3,0% và ở nhóm chứng là 2,2%. Nghiên cứu Dorothee Wachter và CS (2010). 2.2.2. Các nghiên cứu về keo dán da tại Việt nam Ở Việt Nam, sản phẩm keo dán da đã được bộ y tế chấp thuận cho công ty Jonhson and Jonhson nhập khẩu và phân phối tại việt nam. Từ đó đến nay đã có một số cơ sở nghiên cứu và áp dụng keo dán da trong phẫu thuật nhằm thay thế việc khâu da truyền thống, tuy nhiên chúng tôi chưa thấy có báo cáo thống kê đầy đủ về hiệu quả keo dán da trong quá trình lành thương và hiệu quả thẩm mỹ đối với người Việt nam. Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu về Dermabond. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Học (2011) ở bệnh viện phụ sản Trung Ương có đề tài “Bước đầu đánh giá kết quả dùng keo dính Dermabond để đóng vết mổ thành bụng tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng”. Nghiên cứu được thực hiện với số lượng bệnh nhân là 40, trong đó có 15 trường hợp mổ đẻ, 15 trường hợp mổ phụ khoa, 10 trường hợp mổ phụ khoa nội soi. Kết quả 40 bệnh nhân được dùng keo dính vết mổ cả vết mổ phụ khoa và vết mổ đẻ đều liền tốt, không có trường hợp nào nhiễm trùng, nghiên cứu không gặp trường hợp bị dị ứng với keo dermabond. Ưu điểm thao tác đơn giản, gắn kết vết mổ thành bụng chỉ trong vòng 35 giây, hàng ngày không phải thay băng, không phải cắt chỉ sau mổ,