SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
REVIEW ARTICLE
Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8
Bản quyền © 2017 Hiệp hội Chấn thương sọ não Hàn Quốc | 1
Korean Neurotraumatology Society
pISSN 2234-8999 / eISSN 2288-2243
https://doi.org/10.13004/kjnt.2017.13.1.1
MỞ SỌ GIẢI ÁP TRONG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO: BÀI BÁO TỔNG QUAN
[Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury: A Review Article]
Ji Won Moon và Dong Keun Hyun
Khoa ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y khoa Inha, Incheon, Hàn Quốc
Tầm quan trọng của việc điều trị các trường hợp chấn thương sọ não (traumatic brain injury - TBI) đã
được biết đến trên toàn thế giới. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về chủ đề này, nhưng vẫn
còn nhiều điều không chắc chắn về hiệu quả của phương pháp điều trị bằng phẫu thuật trong TBI. Gần
đây, các bài báo về thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đáng tin cậy (randomized controlled trial -
RCT) về hiệu quả của phẫu thuật mở sọ giải áp (decompressive craniectomy - DC) cho các trường hợp
TBI đã được xuất bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét các nội dung toàn diện của DC (lịch sử,
kỹ thuật mổ, cơ sở lý luận, các biến chứng) và kết quả của bài báo RCT được xuất bản gần đây.
(Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8)
TỪ KHÓA: Phẫu thuật mở sọ giải áp - Decompressive craniectomy, Chấn thương sọ não - Traumatic
brain injury, Phẫu thuật thần kinh - Neurosurgery
Giới thiệu
Chấn thương sọ não (TBI) được định nghĩa là một
chấn thương cấp tính ở đầu do chấn thương từ vật có
đầu tù - blunt hoặc đâm xuyên - penetrating hoặc do
các lực tăng - acceleration/giảm - deceleration tốc
không bao gồm các vấn đề thoái hóa - degenerative,
bẩm sinh - congenital.18,49)
Thang điểm hôn mê
Glasgow (Glasgow Coma Scale - GCS) được sử
dụng để phân loại TBI; TBI nhẹ (GCS 13-15) là
những trường hợp tri giác tỉnh táo - alert và ngủ gà -
drowsy và hầu hết hồi phục tốt mà không bị khiếm
khuyết thần kinh, bệnh nhân thờ ơ - lethargic hoặc
sững sờ - stuporous được phân loại vào nhóm TBI
vừa (GCS 9-12) và trong TBI nặng (GCS 3-8) bệnh
nhân hôn mê - comatous, không phản ứng -
unresponsiveness với các kích thích bên ngoài.17)
TBI là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn
thế giới, ước tính có khoảng 10 triệu trường hợp phải
nhập viện hoặc tử vong mỗi năm.36)
Đây là nguyên
nhân phổ biến nhất gây tử vong và tàn tật ở trẻ em và
thanh niên.2)
Tại Hoa Kỳ, TBI ảnh hưởng đến 1,5
triệu người, dẫn đến 235.000 ca nhập viện, 50.000 ca
tử vong và 99.000 người bị thương tật vĩnh viễn mỗi
năm.2,42)
Áp lực nội sọ (intracranial pressure - ICP) bình
thường ở người lớn là dưới 15 mmHg. Nếu nó được
duy trì trên 20 mmHg ở bệnh nhân TBI, đó là tình
trạng bệnh lý và cần điều chỉnh lại cho phù hợp. Theo
học thuyết Monro-Kellie, “tổng thể tích bên trong
hộp sọ bao gồm các ngăn - compartment: máu, mô
não, dịch não tủy (CSF) và các thành phần khác là
không đổi và sự gia tăng của bất kỳ ngăn nào trong
số này phải được bù đắp bằng sự giảm thể tích tương
ứng của các ngăn khác.”31,40,54)
Thể tích của các ngăn
này được điều hòa chặt chẽ và lưu lượng máu não
(cerebral blood flow - CBF) được giữ không đổi
bằng cơ chế tự điều hòa - autoregulation. Khi trạng
thái cân bằng sinh lý bị phá vỡ bằng cách bổ sung
một thể tích cộng thêm vào hệ thống đang cân bằng
này, các cơ chế bù trừ sẽ hoạt động để giữ cho ICP
không đổi.47)
Ở những bệnh nhân bị TBI nặng, cơ chế
tự điều hòa bị rối loạn do sự gia tăng bệnh lý của ICP
có thể làm giảm - compromise áp lực tưới máu não
(CPP) và dẫn đến tổn thương thần kinh - neurologic
deterioration và thoát vị não - herniation gây tử
vong. Các phương pháp điều trị nội khoa được sử
dụng trong kiểm soát ICP bao gồm nâng cao đầu, đặt
nội khí quản để thông khí bình thường -
normocarbic, an thần - sedation, liệu pháp tăng thẩm
thấu - hyperosmolar bằng mannitol hoặc nước muối
ưu trương, việc này đưa lại kết quả giảm CO2 máu,
hạ thân nhiệt và ức chế chuyển hóa bằng thuốc an
thần barbiturate. Các phương pháp mổ bao gồm dẫn
lưu dịch não thất - ventricular CSF drainage và phẫu
thuật mở sọ giải áp (DC) cũng có hiệu quả.47)
DC đã được sử dụng để kiểm soát ICP liên quan
đến các tình trạng bất thường, bao gồm khối u -
neoplasm nội sọ, bệnh thiếu não máu cục bộ và phù
lan tỏa do TBI. Lợi ích của DC trong điều trị nhồi
máu ác tính - malignant infarction đã được chứng
minh bởi các nghiên cứu trước đây.20,28,51)
Mặc dù
Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não
Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury
2 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc
Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8
DC trong TBI làm giảm ICP bằng cách lấy bỏ khối
máu tụ và tạo không gian rộng hơn cho não, sự cải
thiện của phương pháp này đối với kết quả lâm sàng
là không rõ ràng. Trong một thử nghiệm đối chứng
ngẫu nhiên (RCT) đã báo cáo bởi Cooper và cs.9)
đề
nghị DC không cải thiện đáng kể kết quả lâm sàng,
mặc dù giảm ICP hiệu quả. Trong bài viết này, chúng
tôi đã tóm tắt các đánh giá toàn diện về DC bao gồm
lịch sử, phương pháp mổ, cơ sở lý luận, các biến
chứng và các nghiên cứu lâm sàng gần đây.
Bối cảnh lịch sử
Vào năm 4000 TCN, người Inca cổ đại đã khoan
- trepanned hộp sọ vì lý do trị liệu hoặc mê tín dị
đoan - superstitious.8)
Đây là ca phẫu thuật sọ não
đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử loài người. Bằng
chứng về mổ giải áp được thực hiện để điều trị TBI
cũng được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại và Hy Lạp.14,38)
Sáu thế kỷ sau đó, Gallen đã giới thiệu giải phẫu học
và các kế hoạch tốt hơn để cải tiến quy trình để vạch
ra các chỉ định dành cho các tổn thương não do chấn
thương bao gồm tụ máu - hematoma và gãy xương -
fracture.35)
Trong kỷ nguyên hiện đại, Annandale vào
năm 1894, lần đầu tiên đã mô tả DC theo một quy
trình và đến thế kỷ 19, các nhà phẫu thuật thần kinh
đã mở sọ - craniectomy với mục đích điều trị giảm
nhẹ - palliative.11,44)
Kocher33)
năm 1901, đã đề xuất
DC cho các bệnh nhân tăng ICP do TBI và Cushing
13) đã mô tả DC làm giảm ICP. Điều này đã được sử
dụng trong việc quản lý các khối u não không thể
phẫu thuật, nhưng Cushing đã tiếp tục sử dụng DC
trong điều trị các bệnh lý não khác bao gồm phù não
sau chấn thương - traumatic brain edema và dị dạng
mạch máu - vascular malformations.29)
Cho đến cuối những năm 1960 và 1970, DC
không được ủng hộ do kết cục lâm sàng xấu sau mổ
và bằng chứng thực nghiệm cho thấy DC càng làm
nặng thêm tình trạng phù não.10)
Vào thời điểm đó,
không có lợi ích rõ ràng về kết cục của cuộc mổ và
một số nhóm bắt đầu nghiên cứu về các kỹ thuật giải
áp đặc hiệu để điều trị TBI nặng. Jamieson và
Yelland24)
vào năm 1968, đã báo cáo kết quả mổ
thành công để điều trị khối máu tụ ngoài màng cứng
do chấn thương (epidural hematomas - EDHs), với
tỷ lệ tử vong chỉ 16% trên một loạt 167 bệnh nhân.
Năm 1972, họ đã báo cáo kết quả mổ tụ máu dưới
màng cứng do chấn thương (subdural hematoma -
SDH).25)
Tuy nhiên, kết cục rất kém với tỷ lệ tử vong
liên quan lên đến 43% trong một loạt 317 bệnh nhân
trải qua DC. Tương tự, khối máu tụ nội sọ do chấn
thương được điều trị bằng phẫu thuật trong 63 trường
hợp có liên quan đến tỷ lệ tử vong 24%.26)
Năm 1971,
Kjellberg và Prieto32)
đã báo cáo 73 trường hợp (50
trường hợp TBI), tiến hành DC hai bên với tạo hình
màng cứng - duroplasty điều trị phù não nặng. Tỷ lệ
sống sót là 18% trong số đó (22% trong số trường
hợp TBI), và 16 bệnh nhân cho thấy sự cải thiện về
thần kinh sau mổ nhưng đã tử vong do các biến
chứng khác. Năm 1971, Ransohoff và Benjamin44)
đã
báo cáo kết quả điều trị SDH bằng phẫu thuật mở sọ
rộng một bên giải áp (decompressive
hemicraniectomy - DHC) kết hợp mở màng cứng -
durotomy, tỷ lệ sống sót là 40% và 28% bệnh nhân
trở lại tình trạng như trước mổ. Những kết cục này
đã được cải thiện trên 85% tỷ lệ tử vong so với những
bệnh nhân TBI được điều trị bằng phương pháp mở
sọ nhỏ - small craniectomies hoặc khoan lỗ sọ - burr
holes. Năm 1975, Venes và Collins52)
đã báo cáo một
phân tích hồi cứu 13 bệnh nhân được DC hai bên trán
sau TBI kèm phù não nặng. Họ đã cho ta thấy tỷ lệ
tử vong giảm đáng kể (31%), nhưng tình trạng bệnh
quá nghiêm trọng ở những người sống sót và chỉ có
một bệnh nhân (một đứa trẻ bị TBI từ trung bình đến
nặng) hồi phục chức năng thần kinh bình thường sau
phẫu thuật.
Sau những năm 1980, có nhiều câu hỏi về tính
hữu ích của DC, nhưng nghiên cứu vẫn còn tiếp tục
thực hiện. Năm 1980, Gerl và Tavan16)
đã báo cáo
rằng DC hai bên mở rộng với phẫu thuật mở màng
cứng mang lại khả năng giảm ICP nhanh chóng.
Theo các kết quả, 70% bệnh nhân tử vong và 20%
trường hợp đã hồi phục. Năm 1990, Gaab et al. 15)
đã thực hiện một nghiên cứu tiền cứu với 37 bệnh
nhân dưới 40 tuổi, họ đã thực hiện 19 ca mở sọ -
craniectomy hai bên trán và 18 ca mở sọ -
craniectomy bán phần. Họ đã báo cáo 5 trường hợp
tử vong, tất cả những trường hợp khác đều hồi phục
hoàn toàn hoặc vẫn bị tàn tật ở mức độ trung bình.
Kết quả điều trị bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi GCS
sau chấn thương ban đầu ≥7.
Gần đây, DC ngày càng nhiều nên có nhiều bài
báo đăng về hiệu quả điều trị. Thật không may, hầu
hết chúng chủ yếu là đánh giá hồi cứu với số lượng
trường hợp hạn chế. Năm 2009, Hofmeijer và cộng
sự.20)
đã báo cáo một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối
Ji Won Moon và Dong Keun Hyun
http://www.kjnt.org | 3
chứng (RCT) về phẫu thuật giải áp cho nhồi máu não
tạo khối choán chỗ - space-occupying và cho thấy
DC giảm tỷ lệ tử vong và kết cục xấu ở những bệnh
nhân bị nhồi máu ác tính được điều trị trong vòng 48
giờ sau khi khởi phát đột quỵ. Mặt khác, RCT được
thiết kế cho DC trong TBI được thực hiện bởi Cooper
và cs .9)
cho thấy không có kết cục có lợi. Tất cả các
nghiên cứu này cho thấy mối quan tâm ngày càng
tăng đối với lợi ích của DC điều trị TBI và cung cấp
bằng chứng về lợi ích có thể có liên quan đến tỷ lệ tử
vong sau phẫu thuật giải áp trong TBI nặng nhưng
đặt câu hỏi liệu tỷ lệ mắc bệnh và tàn tật đạt được có
hợp lý hay không. Điều quan trọng là bản chất phức
tạp của TBI đã được nhận định chứ không chỉ là các
khía cạnh quản lý bằng phẫu thuật.
Phương pháp của DC
Vai trò chính của DC trong TBI là giảm ICP và
ngăn ngừa thoát vị, diễn tiến trầm trọng hơn do tụ
máu và phù não. DC luôn luông phải được mở rộng,
vì lợi ích của DC bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kỹ thuật
mổ và mức độ giải áp đạt được. Hai kỹ thuật chính
được sử dụng rộng rãi cho DC trong TBI là phẫu
thuật mở sọ - craniectomy một bên trán - thái dương
- đỉnh và phẫu thuật mở sọ trán hai bên (Hình 1).
Phẫu thuật mở sọ một bên vùng trán - thái dương -
đỉnh đặc biệt hữu ích đối với tổn thương khu trú một
bên, bao gồm tụ máu sau chấn thương, phù não do
nhồi máu động mạch não giữa (middle cerebral
artery - MCA). Người bệnh được đặt nằm ngửa, đầu
quay sang bên đối diện. Góc sagittal lý tưởng của đầu
là 0° đến 15° nằm ngang so với sàn.43)
Một đường
rạch da lớn hình dấu hỏi ngược từ đường giữa phía
trước đến đường khớp vành, phía sau tai vài cm và
đến gốc của cung gò má. Đường giữa phải được đánh
dấu rõ ràng và đường rạch da nên được thực hiện
cách đường giữa khoảng 2 cm để ngăn ngừa tổn
thương xoang dọc trên (superior sagittal sinus -
SSS). Khi chúng ta rạch da, động mạch thái dương
nông (superficial temporal artery - STA) nằm trước
bình tai - tragus khoảng 1 cm, nên cẩn thận. Nắp
xương sọ phải có đường kính trước sau lớn hơn 15
cm và phải kéo dài xuống phía sàn hố thái dương để
tạo ra sự giải áp phù hợp.1)
Với kích thước nhỏ và
không đủ giải áp có thể gây thêm tổn thương não
nhiều hơn do chèn ép vỏ não và các tĩnh mạch vỏ não
làm tăng thoát vị não. Tình trạng này làm tăng nguy
cơ dập não ở bờ xương và cũng có thể gây kéo căng
sợi trục nhiều hơn.37,53)
Vị trí và số lượng lỗ khoan phụ thuộc vào ưu tiên
- preference của bác sĩ phẫu thuật, nhưng thông
thường phương pháp bốn lỗ được sử dụng rộng rãi;
1) Trai thái dương - Temporal squama, 2) Vùng đỉnh
ngay sau xương đỉnh và gần với đường rạch da, 3)
Vùng trán 2 cm trước đường khớp vành và gần với
đường rạch da, 4) Vùng key hole phía sau cung gò
má của xương trán (Hình 2).43)
Hình 1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não theo mp cắt ngang – axial so sánh giữa (A) phẫu thuật mở
sọ trán hai bên và (B) phẫu thuật mở sọ trán – thái dương – đỉnh một bên. Đây là hai kỹ thuật
chính của phẫu thuật mở sọ giải áp.
Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não
Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury
4 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc
Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8
Phẫu thuật mở sọ hai bên trán dành cho trường
hợp dập não vùng trán và hữu ích trong các trường
hợp phù não toàn thể mà không có tổn thương khu
trú. Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa mà không
xoay đầu và đường rạch bắt đầu ở phía trước bình tai
ở mỗi bên và cong theo xương sọ 2 đến 3 cm phía
sau đường khớp vành.43)
Cần cẩn thận để không làm
tổn thương STA. Đường rạch đi xuyên xuống qua
cân galea và cơ thái dương chạm tới xương. Vạt da
đầu và vạt cơ lật lên về phía trước trên vành ổ mắt và
để lộ cả hai dây thần kinh trên ổ mắt. Cần cẩn thận
để không làm tổn thương các dây thần kinh này và
tách dây thần kinh trên ổ mắt ra khỏi rãnh trên ổ mắt
ở hai bên. Nếu rãnh trên hốc mắt bị đóng, chỉ có thể
tạo một vết rạch xương nhỏ - osteotome để mở nó. Vì
vậy, dây thần kinh trên ổ mắt không cố định cho phép
vạt cơ da lật lên nhiều hơn. Các lỗ khoan được tạo ra
ở các khu vực sau; 1) Khu vực key hole hai bên phía
sau cung gò má của xương trán, 2) Phần trai của
xương thái dương hai bên, 3) Hai lỗ khoan ngay phía
sau chỉ khớp vành, cách đường giữa mỗi bên 1cm
(Hình 3).43)
Có thể bóc tách xoang tĩnh mạch dọc trên
(SSS) ra khỏi nắp xương sọ bằng cách đưa Penfield
số 3 vào giữa các lỗ khoan sọ và đường mở sọ nằm
trên SSS nên được thực hiện ở lần cắt sọ cuối cùng.
Sau khi nâng nắp xương sọ, chảy máu do SSS có thể
được kiểm soát bằng các chất cầm máu bao gồm
Gelfoam hoặc Surgicel được phủ bằng bông gòn.
Điểm mấu chốt của phẫu thuật mở màng cứng cùng
với mở sọ hai bên là phân chia phần trước của SSS
và phần liềm não - falx bên dưới. Để băng qua phần
trước của SSS, cần phải thắt phần trước nhất của SSS
bằng hai mũi khâu chắc và cắt bỏ thì cần thiết. Nếu
không, não không nở rộng đủ và có thể bị tổn thương
do thoát vị đè vào mép màng cứng căng.
Cơ sở lý luận của DC
Cơ sở lý luận của DC dựa trên Học thuyết Monro-
Kellie. Nếu các tình trạng bệnh lý làm tăng ICP xảy
ra, các cơ chế bù trừ sẽ hoạt động để giữ cho ICP
không thay đổi. Có mối liên hệ hàm mũ - exponential
giữa thể tích nội sọ và ICP.47)
Sự suy giảm đột ngột
của tri giác sau TBI có thể được giải thích bằng mối
liên hệ đó. Hộp sọ là một cấu trúc cứng không thể
giãn rộng - rigid unexpandable structure, mở vòm sọ
- cranial vault bằng DC làm tăng thể tích cho các
thành phần bên trong và giảm ICP. Loại bỏ khối máu
tụ cũng góp phần làm giảm ICP.56)
Hai yếu tố chính dẫn đến tăng ICP là tác động cơ
học và hiệu ứng mạch máu. Khi một khối tổn thương
phát sinh, sự chênh lệch áp lực xảy ra, gây ra sự
chiếm chỗ của mô não và gây thoát vị não. Thoát vị
nên được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tổn
thương không hồi phục và gây tử vong khi tổn
thương thân não. Hiệu ứng mạch máu của việc tăng
Hình 3. Phẫu thuật mở sọ một bên vùng trán – thái
dương – đỉnh: (A) Vùng trán – frontal 2 cm phía trước
đường khớp vành – coronal suture và gần với đường
rạch da, (B) Vùng đỉnh – parietal ngay phía sau xương
đỉnh và gần với đường rạch da, (C) Vùng trai thái dương
– Temporal squama, (D) Khu vực key hole phía sau
cung gò má của xương trán.
Hình 2. Phẫu thuật mở sọ hai bên trán: (A) Hai lỗ khoan
ngay phía sau đường khớp vành, cách đường giữa mỗi
bên 1 cm, (B) Cả hai vùng key hole phía sau cung gò má
của xương trán, (C) Cả hai phần trai của xương thái
dương
Ji Won Moon và Dong Keun Hyun
http://www.kjnt.org | 5
ICP là do giảm CPP, nguyên nhân giảm này là do
giảm huyết áp động mạch trung bình (MAP) hoặc
tăng ICP. Khi CPP giảm, CBF có thể trở nên không
đủ để cung cấp đủ oxy và tưới máu cho mô não.19,41)
Thiếu máu cục bộ sẽ gây thêm phù tế bào nhiễm độc
và dẫn đến ICP thậm chí còn cao hơn. CPP dưới 60
đến 70 mmHg có liên quan đến giảm oxy hóa và thay
đổi chuyển hóa trong nhu mô não.30)
Rõ ràng là
những bệnh nhân bị xuất huyết nội sọ (ICH) (ICP
≥20 mmHg) không được điều trị sau TBI sẽ dẫn đến
kết cục xấu và ICP được cải thiện tương quan với kết
quả chức năng được cải thiện.4,6,7)
Các hướng dẫn
hiện tại của Liên đoàn Chấn thương Não đề xuất ICP
thấp hơn 20 đến 25 mmHg sau TBI.16)
Bệnh nhân có ICP được kiểm soát tốt dưới
ngưỡng dường như có kết quả cải thiện.4,5)
Việc điều
trị tăng ICP rất quan trọng đối với tiên lượng của
bệnh nhân. Các biện pháp quản lý ban đầu được sử
dụng như giảm đau - analgesia, an thần - sedation,
nâng cao đầu, dẫn lưu CSF qua ống thông - catheter
não thất (nếu có) và tối ưu hóa thông khí để duy trì
áp suất riêng phần động mạch của carbon dioxide
bình thường. Các phương pháp điều trị theo cấp độ
được thực hiện sau đó như truyền tĩnh mạch các dung
dịch thẩm thấu cao, thuốc ức chế thần kinh cơ, hạ
thân nhiệt và liệu pháp hôn mê bằng barbiturate.
Biến chứng của DC
Mặc dù DC là một phương pháp điều trị hiệu quả
trong TBI, nhưng có hơn 50% khả năng xảy ra biến
chứng liên quan đến điều này.27)
Một trong những
yếu tố nguy cơ gây biến chứng là tuổi tác và trạng
thái thần kinh ban đầu (GCS thấp).45)
Các yếu tố nguy
cơ đối với tỷ lệ nhiễm trùng có liên quan đến sự xâm
lấn của trần hốc mắt trong quá trình DC, gần các
xoang mặt và các bất thường về đường bao lớn -
large contour abnormalities với khoảng chết lớn
tương ứng.1)
Các biến chứng tiềm tàng của DC bao
gồm rối loạn hấp thu dịch não tuỷ (tụ dịch dưới màng
cứng - subdural hygroma và não úng thủy -
hydrocephalus), khối máu tụ lan rộng sau phẫu thuật,
hội chứng trephine và nhiễm trùng vết mổ. Phẫu
thuật tạo hình sọ sau đó có nguy cơ nhiễm trùng, phù
não và tái hấp thu nắp sọ.
Sự mở rộng của khối máu tụ
Sự mở rộng của khối máu tụ là biến chứng phổ
biến và gây tử vong nhất ở những bệnh nhân bị DC
sau TBI. Do quá trình động lực học của TBI, tổn
thương mới hoặc khối máu tụ có sẵn có thể mở rộng
sau phẫu thuật, đặc biệt ở những bệnh nhân bị rối
loạn đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) hoặc rối loạn
chức năng tiểu cầu do chảy máu nặng trước đó. Hiện
tượng này giải thích hiệu ứng chèn ép của sự tăng
ICP và phù não đã được loại bỏ và khối máu tụ mới
hoặc tại chỗ có thể tái phát. Tụ máu đối bên sau DC
xảy ra tới 7,4% nên chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
sau mổ là bắt buộc vì chúng xuất hiện sớm sau
mổ.2,45)
Biến chứng liên quan CSF
Hygroma dưới màng cứng là biến chứng phổ biến
sau DC và xảy ra do mất cân bằng giữa sản xuất và
tái hấp thu CSF. Lý thuyết là màng nhện bị vỡ tạo ra
van một chiều cho dòng chảy CSF, chênh lệch áp
suất giữa các bán cầu do giảm ICP và giải áp một bán
cầu, và sự thay đổi hình dạng của não khi thực hiện
DC. Thực hiện tạo hình màng cứng - duroplasty
trong DC, tỷ lệ hygroma có thể giảm. Các triệu chứng
lâm sàng xấu đi liên quan đến hygroma là không phổ
biến và hầu hết chúng được tái hấp thu một cách tự
nhiên, nhưng khi sự mở rộng của nó làm trầm trọng
thêm các triệu chứng thần kinh thì nên cân nhắc điều
trị bằng phẫu thuật.45)
Phát sinh não úng thủy sau DC
chiếm tới 2% đến 30% trường hợp và có thể làm
phức tạp việc tiên lượng. Sự xuất hiện của nó có thể
liên quan đến những thay đổi trong quá trình lưu
thông của CSF. Nó thường được cải thiện sau khi
phẫu thuật tạo hình xương sọ - cranioplasty, nhưng
nó có thể tồn tại trong một thời gian dài mặc dù đã
được đặt nắp sọ. Đôi khi, cần đặt chuyển lưu não thất
- khoang phúc mạc (VP shunt). Các chỉ định của VP
shunt là; áp lực DNT thắt lưng luôn >180 mmH2O,
các triệu chứng điển hình của não úng thủy áp lực
bình thường, trừ khi có chống chỉ định phẫu thuật.55)
Biến chứng chính liên quan đến CSF là rò rỉ CSF có
thể dẫn đến biến chứng vết thương, nhiễm trùng và
kéo dài thời gian phục hồi. Rò dịch não tủy đơn giản
nên được điều trị bằng cách khâu thắt chặt vết thương
và mở thông não thất - ventriculostomy ngay từ đầu.
Nếu rò rỉ tiếp tục, phẫu thuật chuyển lưu - shunting
nên được thực hiện.
Vấn đề vết thương
Vấn đề liên quan đến chữa lành da có tỷ lệ lên tới
10%. Quy trình phẫu thuật khẩn cấp của DC có thể
Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não
Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury
6 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc
Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8
làm tổn thương STA và làm giảm dòng chảy đến vạt
da đầu có thể gây hoại tử các mô xung quanh. Vô tình
mở xoang trán, đặc biệt là phẫu thuật mở sọ hai bên
có thể làm nhiễm bẩn phẫu trường. Nhiễm trùng vết
mổ giảm tỷ lệ do sử dụng kháng sinh trong khi phẫu
thuật, tỷ lệ này vẫn ở mức khoảng 7%. Hơn nữa, việc
khâu kín màng cứng ngăn ngừa rò rỉ dịch não tuỷ có
thể làm giảm các vấn đề rò rỉ dịch não tuỷ liên quan
đến vết thương.
Hội chứng trephine
Các triệu chứng lâm sàng của nó là đau đầu,
chóng mặt - dizziness, dễ cáu - irritability, co giật,
khó chịu - discomfort và các triệu chứng tâm thần -
psychiatric đặc biệt liên quan đến các khuyết sọ lớn
- large cranial defects.2,55)
Cơ chế giải thích hội
chứng này không rõ ràng, nhưng có liên quan đến sự
bất thường của dòng chảy CSF, áp suất khí quyển
trực tiếp lên não và rối loạn CBF. Thực hiện tạo hình
sọ sớm trước khi vạt da lõm xuống - skin flap sink có
thể làm giảm hội chứng, nhưng có thể làm tăng nguy
cơ nhiễm trùng và do đó không được khuyến cáo.55)
Các nghiên cứu lâm sàng gần đây cho DC
DC trong TBI lan tỏa (DECRA)
Thử nghiệm DECRA được xuất bản bởi Cooper
và cs.9)
vào năm 2011, là thử nghiệm ngẫu nhiên có
đối chứng (RCT) nổi tiếng để xác định hiệu quả điều
trị của DC trong TBI. Trong thời gian từ 2002 đến
2010, 155 bệnh nhân mắc TBI và điểm GCS thấp hơn
8 hoặc CT scan cho thấy tổn thương não lan tỏa mức
độ trung bình đã được ghi danh. Bệnh nhân có ICP
kháng trị (ICP>20 mmHg trong 15 phút trong
khoảng thời gian 1 giờ) được chia ngẫu nhiên thành
hai nhóm và 72 bệnh nhân được thực hiện DC cộng
với chăm sóc nội khoa tối đa và 82 bệnh nhân được
điều trị nội khoa tối đa bao gồm barbiturat và hạ thân
nhiệt. Kết luận của nghiên cứu này là DC làm giảm
ICP và thời gian nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt,
nhưng có liên quan đến kết cục bất lợi hơn.9)
Việc
giải thích các kết quả liên quan đến ICP từ DECRA
đã thay đổi từ các lập luận cho rằng việc giảm ICP có
thể không nhất thiết dẫn đến kết quả tốt hơn, cho đến
những lời chỉ trích về thiết kế nghiên cứu của
DECRA cho thấy rằng ngưỡng ICP cao hơn được sử
dụng để thực hiện DC trong TBI.21,48)
Lý do xấu đi ở nhóm DC là do: biến chứng phẫu
thuật (37%), kéo căng sợi trục - axonal stretch, phù
não trầm trọng hơn mà lẽ ra sẽ tự giới hạn. Có một
số nhận xét và chỉ trích về kết quả của thử nghiệm
DECRA.3,12,22,46,50)
Đầu tiên, việc phân ngẫu nhiên
nhóm bệnh nhân không đồng đều. Nhiều bệnh nhân
có đồng tử không phản ứng được ghi danh vào nhóm
DC (27%) trong khi 12% thuộc nhóm điều trị nội
khoa. Nếu nó được hiệu chỉnh thì kết quả không
thuận lợi cho thấy không có sự khác biệt giữa hai
nhóm. Thứ hai, các bệnh nhân đã đăng ký không thể
đại diện cho toàn bộ thế giới thực. Thứ ba, trong việc
lựa chọn phương pháp phẫu thuật, chỉ có DC hai bên
trán không cắt liềm não được cho phép trong thử
nghiệm DECRA và điều đó dẫn đến những ưu điểm
của điều trị phẫu thuật là không nổi bật - not
prominent. Thứ tư, định nghĩa về ICP kháng trị trong
thử nghiệm này là áp suất quá thấp và thời gian quá
ngắn. Không thể chắc chắn rằng nó thực sự phản ánh
ICP gia tăng khó chữa. Hơn nữa, phục hồi chức năng
- rehabilitation không được tiêu chuẩn hóa, thời gian
lấy mẫu nghiên cứu dài, CPP ít quan tâm là những
điểm yếu của thử nghiệm này.
Bảng 1. Sự khác biệt giữa các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đối với phẫu thuật mở sọ giải áp trong chấn
thương sọ não
DECRA RESCUEicp STITCH
Thời gian thực hiện 2002 – 2010 2004 – 2014 2009 – 2012
Công bố Tháng 4, 2011 Tháng 9, 2016 Tháng 9, 2015
Số bệnh nhân 155 398 170
Mục tiêu nghiên cứu Sớm, bảo vệ thần kinh Tầng cuối, cứu cánh Sớm
Chọn ngẫu nhiên Trong 72h Bất kỳ lúc nào Trong 48h
Tiêu chuẩn lấy mẫu ICP > 20mmHg, 15 phút ICP > 25mmHg, 1-12h T-ICH > 10cc (CT scan)
DC trước chọn mẫu Không được phép Được phép Không được phép
Thời gian theo dõi Hai bên Hai hoặc một bên Lựa chọn của bác sĩ
DECRA: decompressive craniectomy – mở sọ giải áp, RESCUEicp: randomised evaluation of surgery with
craniectomy for uncontrollable elevation of intracranial pressure - đánh giá ngẫu nhiên phẫu thuật mở sọ để điều trị
TALNS không kiểm soát được, STITCH: surgical trial in traumatic intracerebral hemorrhage - thử nghiệm phẫu thuật
trong xuất huyết nội sọ do chấn thương, DC: decompressive craniectomy – mở sọ giải áp, ICP: intracranial pressure
– áp lực nội sọ, ICH: intracerebral hemorrhage – xuất huyết nội sọ, CT: computed tomography – cắt lớp vi tính
Ji Won Moon và Dong Keun Hyun
http://www.kjnt.org | 7
Thử nghiệm DC đối với tăng áp nội sọ do
chấn thương (RESCUEicp)
Mặc dù thử nghiệm DECRA đã được báo cáo, tác
dụng của DC ở bệnh nhân TBI vẫn chưa rõ ràng.
Hutchinson và cs.23)
năm 2016 đã báo cáo nghiên cứu
thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đa trung
tâm (48 trung tâm, 19 quốc gia) có tên RESCUEicp.
Trong 10 năm kể từ năm 2004, 408 bệnh nhân (tuổi,
10-65) bị TBI và ICP tăng cao kháng trị (>25 mmHg)
được chọn ngẫu nhiên để tiến hành DC hoặc được
chăm sóc nội khoa liên tục. Bệnh nhân bị giãn đồng
tử hai bên, cơ địa chảy máu, chấn thương nặng -
devastating, tổn thương thân não và không thể theo
dõi được thì bị loại trừ. Kết cục chính là đánh giá trên
thang điểm kết cục Glasgow mở rộng (GOS-E) sau 6
tháng. Sau 6 tháng, các bệnh nhân trong nhóm DC có
tỷ lệ tử vong thấp hơn và tỷ lệ sống thực vật -
vegetative state, khuyết tật nghiêm trọng chi dưới và
khuyết tật nghiêm trọng chi trên thì cao hơn so với
nhóm chăm sóc nội khoa liên tục. Tỷ lệ tàn tật mức
độ trung bình và phục hồi tốt là tương tự nhau ở cả
hai nhóm. Kết quả của thử nghiệm này cho thấy kết
cục trái ngược với thử nghiệm DECRA. Các khác
biệt giữa hai nhóm thử nghiệm được tóm tắt trong
bảng 1. Những lý do cho vấn đề này này được cho là
phát sinh từ những khác biệt sau đây. Thử nghiệm
DECRA nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của DC
sớm (trong vòng 72 giờ sau chấn thương) ở ICH
trung bình (ICP>20 mmHg trong 15 phút trong
khoảng thời gian 1 giờ).9)
Mặt khác, mục đích của thử
nghiệm RESCUEicp là đánh giá hiệu quả của DC
trong điều trị giai đoạn cuối với ICH dai dẳng
(ICP>25 mmHg kéo dài hơn 1-12 giờ). Hơn nữa,
bệnh nhân tụ máu nội sọ không được đưa vào thử
nghiệm DECRA, nhưng trong thử nghiệm
RESCUEicp, bệnh nhân tụ máu nội sọ chiếm gần
20% các trường hợp. Sự khác biệt của hai thử nghiệm
trong protocol của phương pháp phẫu thuật là phẫu
thuật mở sọ bán phần một bên không được phép
trong thử nghiệm DECRA, trái ngược trong thử
nghiệm RESCUEicp. Nghiên cứu này ủng hộ các
cuộc tranh luận về giả thuyết trước đây rằng DC chỉ
đơn giản là làm tăng số lượng bệnh nhân sống sót
trong trạng thái thực vật.34)
Lợi ích sóng sót của DC
trong thử nghiệm này được hiểu cho cả cuộc sống
phụ thuộc và cuộc sống độc lập. Các bác sĩ lâm sàng
và các thành viên trong gia đình sẽ cần phải nhận
thức được vấn đề này khi đưa ra quyết định liên quan
đến các lựa chọn điều trị. Có một số hạn chế trong
thử nghiệm RESCUEicp. Đầu tiên, các nhóm lâm
sàng chăm sóc bệnh nhân đã nhận thức được nhiệm
vụ của nhóm thử nghiệm. Thứ hai, một tỷ lệ tương
đối lớn bệnh nhân trong nhóm chăm sóc nội khoa đã
trải qua DC. Thứ ba, 10 bệnh nhân đã bị loại khỏi tất
cả các phân tích do rút lại sự đồng ý hoặc thiếu sự
đồng ý hợp lệ và thêm bảy bệnh nhân trong nhóm y
tế đã bị mất theo dõi ban đầu. Thứ tư, dữ liệu dài hạn
về tái tạo sọ - reconstruction không được thu thập
một cách có hệ thống do tính chất thực dụng -
pragmatic của thử nghiệm. Cuối cùng, thử nghiệm
hiện tại đã không kiểm tra hiệu quả của DC ban đầu,
lại được thực hiện thường xuyên hơn so với phẫu
thuật lần hai.
Thử nghiệm phẫu thuật trong ICH do chấn
thương (Surgical trial in traumatic ICH -
STITCH)
Thử nghiệm STITCH đang đánh giá liệu phẫu
thuật có tạo ra sự khác biệt đối với bệnh nhân bị ICH
và dập não do chấn thương hay không. Mendelow và
cs.39)
vào năm 2015, thử nghiệm nhóm song song,
ngẫu nhiên, đa trung tâm quốc tế được báo cáo đã so
sánh phẫu thuật sớm (lấy đi khối máu tụ trong vòng
12 giờ kể từ khi chia ngẫu nhiên) với điều trị bảo tồn
ban đầu (cho phép lấy bỏ máu tụ sau đó nếu thấy cần
thiết). Bệnh nhân tham gia thử nghiệm này được
chọn ngẫu nhiên trong vòng 48 giờ sau TBI. Những
bệnh nhân có hơn ổ xuất huyết trong nhu mô từ 10 cc
trở lên và có EDH hoặc SDH cần phải phẫu thuật đã
bị loại trừ trong thử nghiệm này. Kết quả điều trị thu
được bằng bảng câu hỏi gửi qua đường bưu điện sau
6 tháng. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào nhóm
phẫu thuật sớm và 85 bệnh nhân vào nhóm bảo tồn
ban đầu. Kết cục điều trị là 30 trong số 82 bệnh nhân
trong nhóm phẫu thuật sớm (37%) có kết quả không
thuận lợi và 40 trong số 85 bệnh nhân trong nhóm
điều trị bảo tồn ban đầu (47%) có kết quả không
thuận lợi với lợi ích tuyệt đối là 10,5%. Kết quả cho
thấy có nhiều ca tử vong hơn đáng kể trong 6 tháng
đầu ở nhóm điều trị bảo tồn ban đầu (p = 0,006).
Phần kết luận
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng DC là
một trong những phương pháp điều trị sẵn có cho
bệnh nhân bị TBI. Đặc biệt trong trường hợp có máu
tụ nội sọ thì hữu ích hơn so với trường hợp phù não
Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não
Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury
8 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc
Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8
lan tỏa. Nó cho thấy kết quả tốt hơn nếu thực hiện
các phẫu thuật sớm sau chấn thương. Tuy nhiên, ở
những bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, tỷ lệ
sống sót được tăng lên nhờ DC, nhưng tình trạng tàn
tật nghiêm trọng bao gồm cả trạng thái thực vật
không được ngăn chặn.
THAM KHẢO
1) Aarabi B, Hesdorffer DC, Ahn ES, Aresco C, Scalea
TM, Eisenberg HM. Outcome following
decompressive craniectomy for malignant swelling
due to severe head injury. J Neurosurg 104:469-479,
2006
2) Alvis-Miranda H, Castellar-Leones SM, Moscote-
Salazar LR. Decompressive craniectomy and
traumatic brain injury: a review. Bull Emerg Trauma
1:60-68, 2013
3) Appelboom G, Piazza M, Zoller SD, Connolly ES Jr.
Clinical trials in decompressive craniectomy after
severe diffuse traumatic brain injury. World
Neurosurg 80:e153-e155, 2013
4) Bratton SL, Chestnut RM, Ghajar J, McConnell
Hammond FF, Harris OA, Hartl R, et al. Guidelines
for the management of severe traumatic brain injury.
VI. Indications for intracranial pressure monitoring. J
Neurotrauma 24 Suppl 1:S37-S44, 2007
5) Bratton SL, Chestnut RM, Ghajar J, McConnell
Hammond FF, Harris OA, Hartl R, et al. Guidelines
for the management of severe traumatic brain injury.
VIII. Intracranial pressure thresholds. J Neurotrauma
24 Suppl 1:S55-S58, 2007
6) Chesnut RM, Temkin N, Carney N, Dikmen S,
Rondina C, Videtta W, et al. A trial of intracranial-
pressure monitoring in traumatic brain injury. N Engl
J Med 367:2471-2481, 2012
7) Clifton GL, Miller ER, Choi SC, Levin HS. Fluid
thresholds and outcome from severe brain injury. Crit
Care Med 30:739-745, 2002
8) Clower WT, Finger S. Discovering trepanation: the
contribution of Paul Broca. Neurosurgery 49:1417-
1425, 2001
9) Cooper DJ, Rosenfeld JV, Murray L, Arabi YM,
Davies AR, D’Urso P, et al. Decompressive
craniectomy in diffuse traumatic brain injury. N Engl
J Med 364:1493-1502, 2011
10) Cooper PR, Hagler H, Clark WK, Barnett P.
Enhancement of experimental cerebral edema after
decompressive craniectomy: implications for the
management of severe head injuries. Neurosurgery
4:296-300, 1979
11) Cooper PR, Rovit RL, Ransohoff J. Hemicraniectomy
in the treatment of acute subdural hematoma: a re-
appraisal. Surg Neurol 5: 25-28, 1976
12) Cremer OL, Slooter AJ. Craniectomy in diffuse
traumatic brain injury. N Engl J Med 365:375, 2011
13) Cushing H. The establishment of cerebral hernia as a
decompressive measure for inaccessible brain tumors:
with the description of intramuscular methods of
making the bone defect in temporal and occipital
regions. Surg Gynecol Obstet 1:297-314, 1905
14) El Gindi S. Neurosurgery in Egypt: past, present, and
future-from pyramids to radiosurgery. Neurosurgery
51:789-795, 2002
15) Gaab MR, Rittierodt M, Lorenz M, Heissler HE.
Traumatic brain swelling and operative
decompression: a prospective investigation. Acta
Neurochir Suppl (Wien) 51:326-328, 1990
16) Gerl A, Tavan S. Bilateral craniectomy in the
treatment of severe traumatic brain edema. Zentralbl
Neurochir 41:125-138, 1980
17) Ghajar J. Traumatic brain injury. Lancet 356:923-929,
2000
18) Goodman MD, Makley AT, Lentsch AB, Barnes SL,
Dorlac GR, Dorlac WC, et al. Traumatic brain injury
and aeromedical evacuation: when is the brain fit to
fly? J Surg Res 164:286-293, 2010
19) Gopinath SP, Robertson CS, Contant CF, Hayes C,
Feldman Z, Narayan RK, et al. Jugular venous
desaturation and outcome after head injury. J Neurol
Neurosurg Psychiatry 57:717-723, 1994
20) Hofmeijer J, Kappelle LJ, Algra A, Amelink GJ, van
Gijn J, van der Worp HB. Surgical decompression for
space-occupying cerebral infarction (the
Hemicraniectomy After Middle Cerebral Artery
infarction with Life-threatening Edema Trial
[HAMLET]): a multicentre, open, randomised trial.
Lancet Neurol 8:326-333, 2009
21) Honeybul S, Ho KM, Lind CR. What can be learned
from the DECRA study. World Neurosurg 79:159-
161, 2013
22) Honeybul S, Ho KM, Lind CR, Gillett GR. The future
of decompressive craniectomy for diffuse traumatic
brain injury. J Neurotrauma 28:2199-2200, 2011
23) Hutchinson PJ, Kolias AG, Timofeev IS, Corteen EA,
Czosnyka M, Timothy J, et al. Trial of decompressive
craniectomy for traumatic intracranial hypertension.
N Engl J Med 375:1119-1130, 2016
24) Jamieson KG, Yelland JD. Extradural hematoma.
Report of 167 cases. J Neurosurg 29:13-23, 1968
25) Jamieson KG, Yelland JD. Surgically treated
traumatic subdural hematomas. J Neurosurg 37:137-
149, 1972
26) Jamieson KG, Yelland JD. Traumatic intracerebral
hematoma. Report of 63 surgically treated cases. J
Neurosurg 37:528-532, 1972
Ji Won Moon và Dong Keun Hyun
http://www.kjnt.org | 9
27) Jiang JY, Xu W, Li WP, Xu WH, Zhang J, Bao YH,
et al. Efficacy of standard trauma craniectomy for
refractory intracranial hypertension with severe
traumatic brain injury: a multicenter, prospective,
randomized controlled study. J Neurotrauma 22:623-
628, 2005
28) Jüttler E, Schwab S, Schmiedek P, Unterberg A,
Hennerici M, Woitzik J, et al. Decompressive surgery
for the treatment of malignant infarction of the middle
cerebral artery (DESTINY): a randomized, controlled
trial. Stroke 38:2518-2525, 2007
29) Kakar V, Nagaria J, John Kirkpatrick P. The current
status of decompressive craniectomy. Br J Neurosurg
23:147-157, 2009
30) Kan EM, Ling EA, Lu J. Microenvironment changes
in mild traumatic brain injury. Brain Res Bull 87:359-
372, 2012
31) Kellie G. An account of the appearances observed in
the dissection of two or three individuals presumed to
have perished in the storm of the 3rd, and whose
bodies were discovered in the vicinity of Leith on the
morning of the 4th, November 1821 with some
reflections on the pathology of the brain. Trans Edinb
Med Chir Soc 1:84-169, 1824
32) Kjellberg RN, Prieto A Jr. Bifrontal decompressive
craniotomy for massive cerebral edema. J Neurosurg
34:488-493, 1971
33) Kocher T. Hirnerschütterung, hirndruck und
chirurgische eingriffe bei hirnkrankheiten. Wien, AT:
Alfred Holder, 1901
34) Kolias AG, Kirkpatrick PJ, Hutchinson PJ.
Decompressive craniectomy: past, present and future.
Nat Rev Neurol 9:405-415, 2013
35) Kramer AH, Deis N, Ruddell S, Couillard P, Zygun
DA, Doig CJ, et al. Decompressive craniectomy in
patients with traumatic brain injury: are the usual
indications congruent with those evaluated in clinical
trials? Neurocrit Care 25:10-19, 2016
36) Langlois JA, Rutland-Brown W, Wald MM. The
epidemiology and impact of traumatic brain injury: a
brief overview. J Head Trauma Rehabil 21:375-378,
2006
37) Li X, von Holst H, Kleiven S. Decompressive
craniectomy causes a significant strain increase in
axonal fiber tracts. J Clin Neurosci 20:509-513, 2013
38) Martin G. Was Hippocrates a beginner at trepanning
and where did he learn? J Clin Neurosci 7:500-502,
2000
39) Mendelow AD, Gregson BA, Rowan EN, Francis R,
McColl E, McNamee P, et al. Early surgery versus
initial conservative treatment in patients with
traumatic intracerebral hemorrhage (STITCH
[Trauma]): the first randomized trial. J Neurotrauma
32:1312-1323, 2015
40) Monro A. Observations on the structure and functions
of the nervous system. Edinburgh, UK: William
Creech, Joseph Johnson, 1783
41) Nordström CH, Reinstrup P, Xu W, Gärdenfors A,
Ungerstedt U. Assessment of the lower limit for
cerebral perfusion pressure in severe head injuries by
bedside monitoring of regional energy metabolism.
Anesthesiology 98:809-814, 2003
42) Pereira WC, Neves VJ, Rodrigues Y. Bifrontal
decompressive craniotomy as the treatment for severe
cerebral edema. Arq Neuropsiquiatr 35:99-111, 1977
43) Quinn TM, Taylor JJ, Magarik JA, Vought E, Kindy
MS, Ellegala DB. Decompressive craniectomy:
technical note. Acta Neurol Scand 123:239-244, 2011
44) Ransohoff J, Benjamin V. Hemicraniectomy in the
treatment of acute subdural haematoma. J Neurol
Neurosurg Psychiatry 34:106, 1971
45) Santana-Cabrera L, Pérez-Acosta G, Rodríguez-Escot
C, Lorenzo-Torrent R, Sánchez-Palacios M.
Complications of post-injury decompressive
craniectomy. Int J Crit Illn Inj Sci 2:186-188, 2012
46) Servadei F. Clinical value of decompressive
craniectomy. N Engl J Med 364:1558-1559, 2011
47) Stocchetti N, Maas AI. Traumatic intracranial
hypertension. N Engl J Med 370:2121-2130, 2014
48) Tagliaferri F, Zani G, Iaccarino C, Ferro S, Ridolfi L,
Basaglia N, et al. Decompressive craniectomies, facts
and fiction: a retrospective analysis of 526 cases. Acta
Neurochir (Wien) 154:919-926, 2012
49) Taylor A, Butt W, Rosenfeld J, Shann F, Ditchfield
M, Lewis E, et al. A randomized trial of very early
decompressive craniectomy in children with traumatic
brain injury and sustained intracranial hypertension.
Childs Nerv Syst 17:154-162, 2001
50) Timmons SD, Ullman JS, Eisenberg HM.
Craniectomy in diffuse traumatic brain injury. N Engl
J Med 365:373, 2011
51) Vahedi K, Hofmeijer J, Juettler E, Vicaut E, George
B, Algra A, et al. Early decompressive surgery in
malignant infarction of the middle cerebral artery: a
pooled analysis of three randomised controlled trials.
Lancet Neurol 6:215-222, 2007
52) Venes JL, Collins WF. Bifrontal decompressive
craniectomy in the management of head trauma. J
Neurosurg 42:429-433, 1975
53) von Holst H, Li X, Kleiven S. Increased strain levels
and water content in brain tissue after decompressive
craniotomy. Acta Neurochir (Wien) 154:1583-1593,
2012
54) Wilson MH. Monro-Kellie 2.0: The dynamic vascular
and venous pathophysiological components of
intracranial pressure. J Cereb Blood Flow Metab
36:1338-1350, 2016
55) Yang XF, Wen L, Shen F, Li G, Lou R, Liu WG, et
al. Surgical complications secondary to
decompressive craniectomy in patients with a head
injury: a series of 108 consecutive cases. Acta
Neurochir (Wien) 150:1241-1247, 2008
Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não
Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury
10 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc
Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8
56) Yu SH, Kim BC, Choi JY, Lee JI, Cho WH, Choi HJ.
Addition of resection of temporal muscle and fascia in
decompressive craniectomy in the treatment of
traumatic brain injury. Korean J Neurotrauma 12:84-
88, 2016
Người dịch: Bs. Tô Mạnh Tùng
Ngày dịch: 02.07.2023
Nguồn:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/
articles/PMC5432443/

More Related Content

Similar to Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não - Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury - A Review Article.pdf

Hình ảnh học trong bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
Hình ảnh học trong bệnh tim bẩm sinh ở người lớnHình ảnh học trong bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
Hình ảnh học trong bệnh tim bẩm sinh ở người lớnVinh Pham Nguyen
 
Luận án: Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não v...
Luận án: Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não v...Luận án: Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não v...
Luận án: Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can ...
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can ...Đề tài: Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can ...
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phình động mạch não cổ rộng
Phình động mạch não cổ rộngPhình động mạch não cổ rộng
Phình động mạch não cổ rộngTran Vo Duc Tuan
 
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ...
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ...NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ...
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hội chứng arnold chiari
Hội chứng arnold chiariHội chứng arnold chiari
Hội chứng arnold chiariDrDaoSon
 
Carotid artery encasement
Carotid artery encasementCarotid artery encasement
Carotid artery encasementHuyKhang10
 
Nghien cuu ket qua som va trung han cua phuong phap bit thong lien that phan ...
Nghien cuu ket qua som va trung han cua phuong phap bit thong lien that phan ...Nghien cuu ket qua som va trung han cua phuong phap bit thong lien that phan ...
Nghien cuu ket qua som va trung han cua phuong phap bit thong lien that phan ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối
Ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gốiGhép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối
Ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gốiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ket qua dieu tri tui phinh he dong mach canh trong vo bang phau thuat it xam lan
Ket qua dieu tri tui phinh he dong mach canh trong vo bang phau thuat it xam lanKet qua dieu tri tui phinh he dong mach canh trong vo bang phau thuat it xam lan
Ket qua dieu tri tui phinh he dong mach canh trong vo bang phau thuat it xam lanLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
VAI TRÒ CỦA CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH CÓ ĐẶT STENT
VAI TRÒ CỦA CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH CÓ ĐẶT STENTVAI TRÒ CỦA CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH CÓ ĐẶT STENT
VAI TRÒ CỦA CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH CÓ ĐẶT STENTSoM
 
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay.Hội chứn...
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay.Hội chứn...Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay.Hội chứn...
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay.Hội chứn...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Cập nhật XHDN 2023 - Guidelines ASA 2023.pptx
Cập nhật XHDN 2023 - Guidelines ASA 2023.pptxCập nhật XHDN 2023 - Guidelines ASA 2023.pptx
Cập nhật XHDN 2023 - Guidelines ASA 2023.pptxToanNgo36
 
Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ timRối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ timnataliej4
 
Danh gia ket qua phau thuat thay van dong mach chu qua duong mo nua tren xuon...
Danh gia ket qua phau thuat thay van dong mach chu qua duong mo nua tren xuon...Danh gia ket qua phau thuat thay van dong mach chu qua duong mo nua tren xuon...
Danh gia ket qua phau thuat thay van dong mach chu qua duong mo nua tren xuon...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật...Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật...tcoco3199
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP ĐOẠN MẠCH CHI BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN TRONG CẤP ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP ĐOẠN MẠCH CHI BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN TRONG CẤP ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP ĐOẠN MẠCH CHI BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN TRONG CẤP ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP ĐOẠN MẠCH CHI BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN TRONG CẤP ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu su thay doi suc cang co tim o benh nhan nhoi mau co tim cap sau ca...
Nghien cuu su thay doi suc cang co tim o benh nhan nhoi mau co tim cap sau ca...Nghien cuu su thay doi suc cang co tim o benh nhan nhoi mau co tim cap sau ca...
Nghien cuu su thay doi suc cang co tim o benh nhan nhoi mau co tim cap sau ca...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não - Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury - A Review Article.pdf (20)

Hình ảnh học trong bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
Hình ảnh học trong bệnh tim bẩm sinh ở người lớnHình ảnh học trong bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
Hình ảnh học trong bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
 
Luận án: Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não v...
Luận án: Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não v...Luận án: Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não v...
Luận án: Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não v...
 
Điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng can thiệp nội mạch, HAY
Điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng can thiệp nội mạch, HAYĐiều trị phình động mạch não cổ rộng bằng can thiệp nội mạch, HAY
Điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng can thiệp nội mạch, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can ...
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can ...Đề tài: Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can ...
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can ...
 
Phình động mạch não cổ rộng
Phình động mạch não cổ rộngPhình động mạch não cổ rộng
Phình động mạch não cổ rộng
 
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ...
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ...NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ...
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ...
 
Hội chứng arnold chiari
Hội chứng arnold chiariHội chứng arnold chiari
Hội chứng arnold chiari
 
Carotid artery encasement
Carotid artery encasementCarotid artery encasement
Carotid artery encasement
 
Nghien cuu ket qua som va trung han cua phuong phap bit thong lien that phan ...
Nghien cuu ket qua som va trung han cua phuong phap bit thong lien that phan ...Nghien cuu ket qua som va trung han cua phuong phap bit thong lien that phan ...
Nghien cuu ket qua som va trung han cua phuong phap bit thong lien that phan ...
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghé...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghé...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghé...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghé...
 
Ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối
Ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gốiGhép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối
Ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối
 
Ket qua dieu tri tui phinh he dong mach canh trong vo bang phau thuat it xam lan
Ket qua dieu tri tui phinh he dong mach canh trong vo bang phau thuat it xam lanKet qua dieu tri tui phinh he dong mach canh trong vo bang phau thuat it xam lan
Ket qua dieu tri tui phinh he dong mach canh trong vo bang phau thuat it xam lan
 
VAI TRÒ CỦA CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH CÓ ĐẶT STENT
VAI TRÒ CỦA CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH CÓ ĐẶT STENTVAI TRÒ CỦA CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH CÓ ĐẶT STENT
VAI TRÒ CỦA CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH CÓ ĐẶT STENT
 
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay.Hội chứn...
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay.Hội chứn...Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay.Hội chứn...
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay.Hội chứn...
 
Cập nhật XHDN 2023 - Guidelines ASA 2023.pptx
Cập nhật XHDN 2023 - Guidelines ASA 2023.pptxCập nhật XHDN 2023 - Guidelines ASA 2023.pptx
Cập nhật XHDN 2023 - Guidelines ASA 2023.pptx
 
Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ timRối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim
 
Danh gia ket qua phau thuat thay van dong mach chu qua duong mo nua tren xuon...
Danh gia ket qua phau thuat thay van dong mach chu qua duong mo nua tren xuon...Danh gia ket qua phau thuat thay van dong mach chu qua duong mo nua tren xuon...
Danh gia ket qua phau thuat thay van dong mach chu qua duong mo nua tren xuon...
 
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật...Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật...
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP ĐOẠN MẠCH CHI BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN TRONG CẤP ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP ĐOẠN MẠCH CHI BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN TRONG CẤP ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP ĐOẠN MẠCH CHI BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN TRONG CẤP ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP ĐOẠN MẠCH CHI BẰNG TĨNH MẠCH HIỂN TRONG CẤP ...
 
Nghien cuu su thay doi suc cang co tim o benh nhan nhoi mau co tim cap sau ca...
Nghien cuu su thay doi suc cang co tim o benh nhan nhoi mau co tim cap sau ca...Nghien cuu su thay doi suc cang co tim o benh nhan nhoi mau co tim cap sau ca...
Nghien cuu su thay doi suc cang co tim o benh nhan nhoi mau co tim cap sau ca...
 

More from TungToManh

[stroke] định khu giải phẫu.pdf
[stroke] định khu giải phẫu.pdf[stroke] định khu giải phẫu.pdf
[stroke] định khu giải phẫu.pdfTungToManh
 
Cerebral-Edema-Phu-nao.pdf
Cerebral-Edema-Phu-nao.pdfCerebral-Edema-Phu-nao.pdf
Cerebral-Edema-Phu-nao.pdfTungToManh
 
BTF-Guidelines-for-TBI-Management.pdf
BTF-Guidelines-for-TBI-Management.pdfBTF-Guidelines-for-TBI-Management.pdf
BTF-Guidelines-for-TBI-Management.pdfTungToManh
 
[tim mạch sách] ECG - tóm tắt điện tim dễ hơn.pdf
[tim mạch sách] ECG - tóm tắt điện tim dễ hơn.pdf[tim mạch sách] ECG - tóm tắt điện tim dễ hơn.pdf
[tim mạch sách] ECG - tóm tắt điện tim dễ hơn.pdfTungToManh
 
[CĐHA] CT bụng - Hoàng Duy.pdf
[CĐHA] CT bụng - Hoàng Duy.pdf[CĐHA] CT bụng - Hoàng Duy.pdf
[CĐHA] CT bụng - Hoàng Duy.pdfTungToManh
 
[Sản sách] tbl phụ khoa 2020
[Sản sách] tbl phụ khoa 2020[Sản sách] tbl phụ khoa 2020
[Sản sách] tbl phụ khoa 2020TungToManh
 
Vai trò của doppler màu thai (từ dũ)
Vai trò của doppler màu thai (từ dũ)Vai trò của doppler màu thai (từ dũ)
Vai trò của doppler màu thai (từ dũ)TungToManh
 
Medical eligibility criteria for contraceptive
Medical eligibility criteria for contraceptiveMedical eligibility criteria for contraceptive
Medical eligibility criteria for contraceptiveTungToManh
 
Interpretation of emergency head ct
Interpretation of emergency head ctInterpretation of emergency head ct
Interpretation of emergency head ctTungToManh
 

More from TungToManh (10)

[stroke] định khu giải phẫu.pdf
[stroke] định khu giải phẫu.pdf[stroke] định khu giải phẫu.pdf
[stroke] định khu giải phẫu.pdf
 
Cerebral-Edema-Phu-nao.pdf
Cerebral-Edema-Phu-nao.pdfCerebral-Edema-Phu-nao.pdf
Cerebral-Edema-Phu-nao.pdf
 
BTF-Guidelines-for-TBI-Management.pdf
BTF-Guidelines-for-TBI-Management.pdfBTF-Guidelines-for-TBI-Management.pdf
BTF-Guidelines-for-TBI-Management.pdf
 
[tim mạch sách] ECG - tóm tắt điện tim dễ hơn.pdf
[tim mạch sách] ECG - tóm tắt điện tim dễ hơn.pdf[tim mạch sách] ECG - tóm tắt điện tim dễ hơn.pdf
[tim mạch sách] ECG - tóm tắt điện tim dễ hơn.pdf
 
[CĐHA] CT bụng - Hoàng Duy.pdf
[CĐHA] CT bụng - Hoàng Duy.pdf[CĐHA] CT bụng - Hoàng Duy.pdf
[CĐHA] CT bụng - Hoàng Duy.pdf
 
[Sản sách] tbl phụ khoa 2020
[Sản sách] tbl phụ khoa 2020[Sản sách] tbl phụ khoa 2020
[Sản sách] tbl phụ khoa 2020
 
Vai trò của doppler màu thai (từ dũ)
Vai trò của doppler màu thai (từ dũ)Vai trò của doppler màu thai (từ dũ)
Vai trò của doppler màu thai (từ dũ)
 
Medical eligibility criteria for contraceptive
Medical eligibility criteria for contraceptiveMedical eligibility criteria for contraceptive
Medical eligibility criteria for contraceptive
 
Mri make easy
Mri make easyMri make easy
Mri make easy
 
Interpretation of emergency head ct
Interpretation of emergency head ctInterpretation of emergency head ct
Interpretation of emergency head ct
 

Recently uploaded

hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạhội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdfSGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdfHongBiThi1
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiếtSGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiếtHongBiThi1
 
SGK Bệnh trĩ.pdf hay các bạn ạ cần lắm nhé
SGK Bệnh trĩ.pdf hay các bạn ạ cần lắm nhéSGK Bệnh trĩ.pdf hay các bạn ạ cần lắm nhé
SGK Bệnh trĩ.pdf hay các bạn ạ cần lắm nhéHongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéHongBiThi1
 
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần họcThận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần họcHongBiThi1
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nhaSGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nhaSGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ haySGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hayHongBiThi1
 
SGK mới suy giáp trạng bẩm sinh.pdf hay nha
SGK mới suy giáp trạng bẩm sinh.pdf hay nhaSGK mới suy giáp trạng bẩm sinh.pdf hay nha
SGK mới suy giáp trạng bẩm sinh.pdf hay nhaHongBiThi1
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdfHongBiThi1
 
gp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.ppt
gp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.pptgp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.ppt
gp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.pptngocsangchaunguyen
 
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạNội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạhội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdfSGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
 
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiếtSGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
 
SGK Bệnh trĩ.pdf hay các bạn ạ cần lắm nhé
SGK Bệnh trĩ.pdf hay các bạn ạ cần lắm nhéSGK Bệnh trĩ.pdf hay các bạn ạ cần lắm nhé
SGK Bệnh trĩ.pdf hay các bạn ạ cần lắm nhé
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần họcThận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nhaSGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
 
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nhaSGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ haySGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
 
SGK mới suy giáp trạng bẩm sinh.pdf hay nha
SGK mới suy giáp trạng bẩm sinh.pdf hay nhaSGK mới suy giáp trạng bẩm sinh.pdf hay nha
SGK mới suy giáp trạng bẩm sinh.pdf hay nha
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
gp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.ppt
gp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.pptgp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.ppt
gp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.ppt
 
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạNội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
 

Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não - Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury - A Review Article.pdf

  • 1. REVIEW ARTICLE Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8 Bản quyền © 2017 Hiệp hội Chấn thương sọ não Hàn Quốc | 1 Korean Neurotraumatology Society pISSN 2234-8999 / eISSN 2288-2243 https://doi.org/10.13004/kjnt.2017.13.1.1 MỞ SỌ GIẢI ÁP TRONG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO: BÀI BÁO TỔNG QUAN [Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury: A Review Article] Ji Won Moon và Dong Keun Hyun Khoa ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y khoa Inha, Incheon, Hàn Quốc Tầm quan trọng của việc điều trị các trường hợp chấn thương sọ não (traumatic brain injury - TBI) đã được biết đến trên toàn thế giới. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về chủ đề này, nhưng vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về hiệu quả của phương pháp điều trị bằng phẫu thuật trong TBI. Gần đây, các bài báo về thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đáng tin cậy (randomized controlled trial - RCT) về hiệu quả của phẫu thuật mở sọ giải áp (decompressive craniectomy - DC) cho các trường hợp TBI đã được xuất bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét các nội dung toàn diện của DC (lịch sử, kỹ thuật mổ, cơ sở lý luận, các biến chứng) và kết quả của bài báo RCT được xuất bản gần đây. (Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8) TỪ KHÓA: Phẫu thuật mở sọ giải áp - Decompressive craniectomy, Chấn thương sọ não - Traumatic brain injury, Phẫu thuật thần kinh - Neurosurgery Giới thiệu Chấn thương sọ não (TBI) được định nghĩa là một chấn thương cấp tính ở đầu do chấn thương từ vật có đầu tù - blunt hoặc đâm xuyên - penetrating hoặc do các lực tăng - acceleration/giảm - deceleration tốc không bao gồm các vấn đề thoái hóa - degenerative, bẩm sinh - congenital.18,49) Thang điểm hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale - GCS) được sử dụng để phân loại TBI; TBI nhẹ (GCS 13-15) là những trường hợp tri giác tỉnh táo - alert và ngủ gà - drowsy và hầu hết hồi phục tốt mà không bị khiếm khuyết thần kinh, bệnh nhân thờ ơ - lethargic hoặc sững sờ - stuporous được phân loại vào nhóm TBI vừa (GCS 9-12) và trong TBI nặng (GCS 3-8) bệnh nhân hôn mê - comatous, không phản ứng - unresponsiveness với các kích thích bên ngoài.17) TBI là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 10 triệu trường hợp phải nhập viện hoặc tử vong mỗi năm.36) Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong và tàn tật ở trẻ em và thanh niên.2) Tại Hoa Kỳ, TBI ảnh hưởng đến 1,5 triệu người, dẫn đến 235.000 ca nhập viện, 50.000 ca tử vong và 99.000 người bị thương tật vĩnh viễn mỗi năm.2,42) Áp lực nội sọ (intracranial pressure - ICP) bình thường ở người lớn là dưới 15 mmHg. Nếu nó được duy trì trên 20 mmHg ở bệnh nhân TBI, đó là tình trạng bệnh lý và cần điều chỉnh lại cho phù hợp. Theo học thuyết Monro-Kellie, “tổng thể tích bên trong hộp sọ bao gồm các ngăn - compartment: máu, mô não, dịch não tủy (CSF) và các thành phần khác là không đổi và sự gia tăng của bất kỳ ngăn nào trong số này phải được bù đắp bằng sự giảm thể tích tương ứng của các ngăn khác.”31,40,54) Thể tích của các ngăn này được điều hòa chặt chẽ và lưu lượng máu não (cerebral blood flow - CBF) được giữ không đổi bằng cơ chế tự điều hòa - autoregulation. Khi trạng thái cân bằng sinh lý bị phá vỡ bằng cách bổ sung một thể tích cộng thêm vào hệ thống đang cân bằng này, các cơ chế bù trừ sẽ hoạt động để giữ cho ICP không đổi.47) Ở những bệnh nhân bị TBI nặng, cơ chế tự điều hòa bị rối loạn do sự gia tăng bệnh lý của ICP có thể làm giảm - compromise áp lực tưới máu não (CPP) và dẫn đến tổn thương thần kinh - neurologic deterioration và thoát vị não - herniation gây tử vong. Các phương pháp điều trị nội khoa được sử dụng trong kiểm soát ICP bao gồm nâng cao đầu, đặt nội khí quản để thông khí bình thường - normocarbic, an thần - sedation, liệu pháp tăng thẩm thấu - hyperosmolar bằng mannitol hoặc nước muối ưu trương, việc này đưa lại kết quả giảm CO2 máu, hạ thân nhiệt và ức chế chuyển hóa bằng thuốc an thần barbiturate. Các phương pháp mổ bao gồm dẫn lưu dịch não thất - ventricular CSF drainage và phẫu thuật mở sọ giải áp (DC) cũng có hiệu quả.47) DC đã được sử dụng để kiểm soát ICP liên quan đến các tình trạng bất thường, bao gồm khối u - neoplasm nội sọ, bệnh thiếu não máu cục bộ và phù lan tỏa do TBI. Lợi ích của DC trong điều trị nhồi máu ác tính - malignant infarction đã được chứng minh bởi các nghiên cứu trước đây.20,28,51) Mặc dù
  • 2. Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury 2 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8 DC trong TBI làm giảm ICP bằng cách lấy bỏ khối máu tụ và tạo không gian rộng hơn cho não, sự cải thiện của phương pháp này đối với kết quả lâm sàng là không rõ ràng. Trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT) đã báo cáo bởi Cooper và cs.9) đề nghị DC không cải thiện đáng kể kết quả lâm sàng, mặc dù giảm ICP hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi đã tóm tắt các đánh giá toàn diện về DC bao gồm lịch sử, phương pháp mổ, cơ sở lý luận, các biến chứng và các nghiên cứu lâm sàng gần đây. Bối cảnh lịch sử Vào năm 4000 TCN, người Inca cổ đại đã khoan - trepanned hộp sọ vì lý do trị liệu hoặc mê tín dị đoan - superstitious.8) Đây là ca phẫu thuật sọ não đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử loài người. Bằng chứng về mổ giải áp được thực hiện để điều trị TBI cũng được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại và Hy Lạp.14,38) Sáu thế kỷ sau đó, Gallen đã giới thiệu giải phẫu học và các kế hoạch tốt hơn để cải tiến quy trình để vạch ra các chỉ định dành cho các tổn thương não do chấn thương bao gồm tụ máu - hematoma và gãy xương - fracture.35) Trong kỷ nguyên hiện đại, Annandale vào năm 1894, lần đầu tiên đã mô tả DC theo một quy trình và đến thế kỷ 19, các nhà phẫu thuật thần kinh đã mở sọ - craniectomy với mục đích điều trị giảm nhẹ - palliative.11,44) Kocher33) năm 1901, đã đề xuất DC cho các bệnh nhân tăng ICP do TBI và Cushing 13) đã mô tả DC làm giảm ICP. Điều này đã được sử dụng trong việc quản lý các khối u não không thể phẫu thuật, nhưng Cushing đã tiếp tục sử dụng DC trong điều trị các bệnh lý não khác bao gồm phù não sau chấn thương - traumatic brain edema và dị dạng mạch máu - vascular malformations.29) Cho đến cuối những năm 1960 và 1970, DC không được ủng hộ do kết cục lâm sàng xấu sau mổ và bằng chứng thực nghiệm cho thấy DC càng làm nặng thêm tình trạng phù não.10) Vào thời điểm đó, không có lợi ích rõ ràng về kết cục của cuộc mổ và một số nhóm bắt đầu nghiên cứu về các kỹ thuật giải áp đặc hiệu để điều trị TBI nặng. Jamieson và Yelland24) vào năm 1968, đã báo cáo kết quả mổ thành công để điều trị khối máu tụ ngoài màng cứng do chấn thương (epidural hematomas - EDHs), với tỷ lệ tử vong chỉ 16% trên một loạt 167 bệnh nhân. Năm 1972, họ đã báo cáo kết quả mổ tụ máu dưới màng cứng do chấn thương (subdural hematoma - SDH).25) Tuy nhiên, kết cục rất kém với tỷ lệ tử vong liên quan lên đến 43% trong một loạt 317 bệnh nhân trải qua DC. Tương tự, khối máu tụ nội sọ do chấn thương được điều trị bằng phẫu thuật trong 63 trường hợp có liên quan đến tỷ lệ tử vong 24%.26) Năm 1971, Kjellberg và Prieto32) đã báo cáo 73 trường hợp (50 trường hợp TBI), tiến hành DC hai bên với tạo hình màng cứng - duroplasty điều trị phù não nặng. Tỷ lệ sống sót là 18% trong số đó (22% trong số trường hợp TBI), và 16 bệnh nhân cho thấy sự cải thiện về thần kinh sau mổ nhưng đã tử vong do các biến chứng khác. Năm 1971, Ransohoff và Benjamin44) đã báo cáo kết quả điều trị SDH bằng phẫu thuật mở sọ rộng một bên giải áp (decompressive hemicraniectomy - DHC) kết hợp mở màng cứng - durotomy, tỷ lệ sống sót là 40% và 28% bệnh nhân trở lại tình trạng như trước mổ. Những kết cục này đã được cải thiện trên 85% tỷ lệ tử vong so với những bệnh nhân TBI được điều trị bằng phương pháp mở sọ nhỏ - small craniectomies hoặc khoan lỗ sọ - burr holes. Năm 1975, Venes và Collins52) đã báo cáo một phân tích hồi cứu 13 bệnh nhân được DC hai bên trán sau TBI kèm phù não nặng. Họ đã cho ta thấy tỷ lệ tử vong giảm đáng kể (31%), nhưng tình trạng bệnh quá nghiêm trọng ở những người sống sót và chỉ có một bệnh nhân (một đứa trẻ bị TBI từ trung bình đến nặng) hồi phục chức năng thần kinh bình thường sau phẫu thuật. Sau những năm 1980, có nhiều câu hỏi về tính hữu ích của DC, nhưng nghiên cứu vẫn còn tiếp tục thực hiện. Năm 1980, Gerl và Tavan16) đã báo cáo rằng DC hai bên mở rộng với phẫu thuật mở màng cứng mang lại khả năng giảm ICP nhanh chóng. Theo các kết quả, 70% bệnh nhân tử vong và 20% trường hợp đã hồi phục. Năm 1990, Gaab et al. 15) đã thực hiện một nghiên cứu tiền cứu với 37 bệnh nhân dưới 40 tuổi, họ đã thực hiện 19 ca mở sọ - craniectomy hai bên trán và 18 ca mở sọ - craniectomy bán phần. Họ đã báo cáo 5 trường hợp tử vong, tất cả những trường hợp khác đều hồi phục hoàn toàn hoặc vẫn bị tàn tật ở mức độ trung bình. Kết quả điều trị bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi GCS sau chấn thương ban đầu ≥7. Gần đây, DC ngày càng nhiều nên có nhiều bài báo đăng về hiệu quả điều trị. Thật không may, hầu hết chúng chủ yếu là đánh giá hồi cứu với số lượng trường hợp hạn chế. Năm 2009, Hofmeijer và cộng sự.20) đã báo cáo một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối
  • 3. Ji Won Moon và Dong Keun Hyun http://www.kjnt.org | 3 chứng (RCT) về phẫu thuật giải áp cho nhồi máu não tạo khối choán chỗ - space-occupying và cho thấy DC giảm tỷ lệ tử vong và kết cục xấu ở những bệnh nhân bị nhồi máu ác tính được điều trị trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát đột quỵ. Mặt khác, RCT được thiết kế cho DC trong TBI được thực hiện bởi Cooper và cs .9) cho thấy không có kết cục có lợi. Tất cả các nghiên cứu này cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng đối với lợi ích của DC điều trị TBI và cung cấp bằng chứng về lợi ích có thể có liên quan đến tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật giải áp trong TBI nặng nhưng đặt câu hỏi liệu tỷ lệ mắc bệnh và tàn tật đạt được có hợp lý hay không. Điều quan trọng là bản chất phức tạp của TBI đã được nhận định chứ không chỉ là các khía cạnh quản lý bằng phẫu thuật. Phương pháp của DC Vai trò chính của DC trong TBI là giảm ICP và ngăn ngừa thoát vị, diễn tiến trầm trọng hơn do tụ máu và phù não. DC luôn luông phải được mở rộng, vì lợi ích của DC bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kỹ thuật mổ và mức độ giải áp đạt được. Hai kỹ thuật chính được sử dụng rộng rãi cho DC trong TBI là phẫu thuật mở sọ - craniectomy một bên trán - thái dương - đỉnh và phẫu thuật mở sọ trán hai bên (Hình 1). Phẫu thuật mở sọ một bên vùng trán - thái dương - đỉnh đặc biệt hữu ích đối với tổn thương khu trú một bên, bao gồm tụ máu sau chấn thương, phù não do nhồi máu động mạch não giữa (middle cerebral artery - MCA). Người bệnh được đặt nằm ngửa, đầu quay sang bên đối diện. Góc sagittal lý tưởng của đầu là 0° đến 15° nằm ngang so với sàn.43) Một đường rạch da lớn hình dấu hỏi ngược từ đường giữa phía trước đến đường khớp vành, phía sau tai vài cm và đến gốc của cung gò má. Đường giữa phải được đánh dấu rõ ràng và đường rạch da nên được thực hiện cách đường giữa khoảng 2 cm để ngăn ngừa tổn thương xoang dọc trên (superior sagittal sinus - SSS). Khi chúng ta rạch da, động mạch thái dương nông (superficial temporal artery - STA) nằm trước bình tai - tragus khoảng 1 cm, nên cẩn thận. Nắp xương sọ phải có đường kính trước sau lớn hơn 15 cm và phải kéo dài xuống phía sàn hố thái dương để tạo ra sự giải áp phù hợp.1) Với kích thước nhỏ và không đủ giải áp có thể gây thêm tổn thương não nhiều hơn do chèn ép vỏ não và các tĩnh mạch vỏ não làm tăng thoát vị não. Tình trạng này làm tăng nguy cơ dập não ở bờ xương và cũng có thể gây kéo căng sợi trục nhiều hơn.37,53) Vị trí và số lượng lỗ khoan phụ thuộc vào ưu tiên - preference của bác sĩ phẫu thuật, nhưng thông thường phương pháp bốn lỗ được sử dụng rộng rãi; 1) Trai thái dương - Temporal squama, 2) Vùng đỉnh ngay sau xương đỉnh và gần với đường rạch da, 3) Vùng trán 2 cm trước đường khớp vành và gần với đường rạch da, 4) Vùng key hole phía sau cung gò má của xương trán (Hình 2).43) Hình 1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não theo mp cắt ngang – axial so sánh giữa (A) phẫu thuật mở sọ trán hai bên và (B) phẫu thuật mở sọ trán – thái dương – đỉnh một bên. Đây là hai kỹ thuật chính của phẫu thuật mở sọ giải áp.
  • 4. Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury 4 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8 Phẫu thuật mở sọ hai bên trán dành cho trường hợp dập não vùng trán và hữu ích trong các trường hợp phù não toàn thể mà không có tổn thương khu trú. Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa mà không xoay đầu và đường rạch bắt đầu ở phía trước bình tai ở mỗi bên và cong theo xương sọ 2 đến 3 cm phía sau đường khớp vành.43) Cần cẩn thận để không làm tổn thương STA. Đường rạch đi xuyên xuống qua cân galea và cơ thái dương chạm tới xương. Vạt da đầu và vạt cơ lật lên về phía trước trên vành ổ mắt và để lộ cả hai dây thần kinh trên ổ mắt. Cần cẩn thận để không làm tổn thương các dây thần kinh này và tách dây thần kinh trên ổ mắt ra khỏi rãnh trên ổ mắt ở hai bên. Nếu rãnh trên hốc mắt bị đóng, chỉ có thể tạo một vết rạch xương nhỏ - osteotome để mở nó. Vì vậy, dây thần kinh trên ổ mắt không cố định cho phép vạt cơ da lật lên nhiều hơn. Các lỗ khoan được tạo ra ở các khu vực sau; 1) Khu vực key hole hai bên phía sau cung gò má của xương trán, 2) Phần trai của xương thái dương hai bên, 3) Hai lỗ khoan ngay phía sau chỉ khớp vành, cách đường giữa mỗi bên 1cm (Hình 3).43) Có thể bóc tách xoang tĩnh mạch dọc trên (SSS) ra khỏi nắp xương sọ bằng cách đưa Penfield số 3 vào giữa các lỗ khoan sọ và đường mở sọ nằm trên SSS nên được thực hiện ở lần cắt sọ cuối cùng. Sau khi nâng nắp xương sọ, chảy máu do SSS có thể được kiểm soát bằng các chất cầm máu bao gồm Gelfoam hoặc Surgicel được phủ bằng bông gòn. Điểm mấu chốt của phẫu thuật mở màng cứng cùng với mở sọ hai bên là phân chia phần trước của SSS và phần liềm não - falx bên dưới. Để băng qua phần trước của SSS, cần phải thắt phần trước nhất của SSS bằng hai mũi khâu chắc và cắt bỏ thì cần thiết. Nếu không, não không nở rộng đủ và có thể bị tổn thương do thoát vị đè vào mép màng cứng căng. Cơ sở lý luận của DC Cơ sở lý luận của DC dựa trên Học thuyết Monro- Kellie. Nếu các tình trạng bệnh lý làm tăng ICP xảy ra, các cơ chế bù trừ sẽ hoạt động để giữ cho ICP không thay đổi. Có mối liên hệ hàm mũ - exponential giữa thể tích nội sọ và ICP.47) Sự suy giảm đột ngột của tri giác sau TBI có thể được giải thích bằng mối liên hệ đó. Hộp sọ là một cấu trúc cứng không thể giãn rộng - rigid unexpandable structure, mở vòm sọ - cranial vault bằng DC làm tăng thể tích cho các thành phần bên trong và giảm ICP. Loại bỏ khối máu tụ cũng góp phần làm giảm ICP.56) Hai yếu tố chính dẫn đến tăng ICP là tác động cơ học và hiệu ứng mạch máu. Khi một khối tổn thương phát sinh, sự chênh lệch áp lực xảy ra, gây ra sự chiếm chỗ của mô não và gây thoát vị não. Thoát vị nên được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương không hồi phục và gây tử vong khi tổn thương thân não. Hiệu ứng mạch máu của việc tăng Hình 3. Phẫu thuật mở sọ một bên vùng trán – thái dương – đỉnh: (A) Vùng trán – frontal 2 cm phía trước đường khớp vành – coronal suture và gần với đường rạch da, (B) Vùng đỉnh – parietal ngay phía sau xương đỉnh và gần với đường rạch da, (C) Vùng trai thái dương – Temporal squama, (D) Khu vực key hole phía sau cung gò má của xương trán. Hình 2. Phẫu thuật mở sọ hai bên trán: (A) Hai lỗ khoan ngay phía sau đường khớp vành, cách đường giữa mỗi bên 1 cm, (B) Cả hai vùng key hole phía sau cung gò má của xương trán, (C) Cả hai phần trai của xương thái dương
  • 5. Ji Won Moon và Dong Keun Hyun http://www.kjnt.org | 5 ICP là do giảm CPP, nguyên nhân giảm này là do giảm huyết áp động mạch trung bình (MAP) hoặc tăng ICP. Khi CPP giảm, CBF có thể trở nên không đủ để cung cấp đủ oxy và tưới máu cho mô não.19,41) Thiếu máu cục bộ sẽ gây thêm phù tế bào nhiễm độc và dẫn đến ICP thậm chí còn cao hơn. CPP dưới 60 đến 70 mmHg có liên quan đến giảm oxy hóa và thay đổi chuyển hóa trong nhu mô não.30) Rõ ràng là những bệnh nhân bị xuất huyết nội sọ (ICH) (ICP ≥20 mmHg) không được điều trị sau TBI sẽ dẫn đến kết cục xấu và ICP được cải thiện tương quan với kết quả chức năng được cải thiện.4,6,7) Các hướng dẫn hiện tại của Liên đoàn Chấn thương Não đề xuất ICP thấp hơn 20 đến 25 mmHg sau TBI.16) Bệnh nhân có ICP được kiểm soát tốt dưới ngưỡng dường như có kết quả cải thiện.4,5) Việc điều trị tăng ICP rất quan trọng đối với tiên lượng của bệnh nhân. Các biện pháp quản lý ban đầu được sử dụng như giảm đau - analgesia, an thần - sedation, nâng cao đầu, dẫn lưu CSF qua ống thông - catheter não thất (nếu có) và tối ưu hóa thông khí để duy trì áp suất riêng phần động mạch của carbon dioxide bình thường. Các phương pháp điều trị theo cấp độ được thực hiện sau đó như truyền tĩnh mạch các dung dịch thẩm thấu cao, thuốc ức chế thần kinh cơ, hạ thân nhiệt và liệu pháp hôn mê bằng barbiturate. Biến chứng của DC Mặc dù DC là một phương pháp điều trị hiệu quả trong TBI, nhưng có hơn 50% khả năng xảy ra biến chứng liên quan đến điều này.27) Một trong những yếu tố nguy cơ gây biến chứng là tuổi tác và trạng thái thần kinh ban đầu (GCS thấp).45) Các yếu tố nguy cơ đối với tỷ lệ nhiễm trùng có liên quan đến sự xâm lấn của trần hốc mắt trong quá trình DC, gần các xoang mặt và các bất thường về đường bao lớn - large contour abnormalities với khoảng chết lớn tương ứng.1) Các biến chứng tiềm tàng của DC bao gồm rối loạn hấp thu dịch não tuỷ (tụ dịch dưới màng cứng - subdural hygroma và não úng thủy - hydrocephalus), khối máu tụ lan rộng sau phẫu thuật, hội chứng trephine và nhiễm trùng vết mổ. Phẫu thuật tạo hình sọ sau đó có nguy cơ nhiễm trùng, phù não và tái hấp thu nắp sọ. Sự mở rộng của khối máu tụ Sự mở rộng của khối máu tụ là biến chứng phổ biến và gây tử vong nhất ở những bệnh nhân bị DC sau TBI. Do quá trình động lực học của TBI, tổn thương mới hoặc khối máu tụ có sẵn có thể mở rộng sau phẫu thuật, đặc biệt ở những bệnh nhân bị rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu do chảy máu nặng trước đó. Hiện tượng này giải thích hiệu ứng chèn ép của sự tăng ICP và phù não đã được loại bỏ và khối máu tụ mới hoặc tại chỗ có thể tái phát. Tụ máu đối bên sau DC xảy ra tới 7,4% nên chụp cắt lớp vi tính (CT scan) sau mổ là bắt buộc vì chúng xuất hiện sớm sau mổ.2,45) Biến chứng liên quan CSF Hygroma dưới màng cứng là biến chứng phổ biến sau DC và xảy ra do mất cân bằng giữa sản xuất và tái hấp thu CSF. Lý thuyết là màng nhện bị vỡ tạo ra van một chiều cho dòng chảy CSF, chênh lệch áp suất giữa các bán cầu do giảm ICP và giải áp một bán cầu, và sự thay đổi hình dạng của não khi thực hiện DC. Thực hiện tạo hình màng cứng - duroplasty trong DC, tỷ lệ hygroma có thể giảm. Các triệu chứng lâm sàng xấu đi liên quan đến hygroma là không phổ biến và hầu hết chúng được tái hấp thu một cách tự nhiên, nhưng khi sự mở rộng của nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng thần kinh thì nên cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật.45) Phát sinh não úng thủy sau DC chiếm tới 2% đến 30% trường hợp và có thể làm phức tạp việc tiên lượng. Sự xuất hiện của nó có thể liên quan đến những thay đổi trong quá trình lưu thông của CSF. Nó thường được cải thiện sau khi phẫu thuật tạo hình xương sọ - cranioplasty, nhưng nó có thể tồn tại trong một thời gian dài mặc dù đã được đặt nắp sọ. Đôi khi, cần đặt chuyển lưu não thất - khoang phúc mạc (VP shunt). Các chỉ định của VP shunt là; áp lực DNT thắt lưng luôn >180 mmH2O, các triệu chứng điển hình của não úng thủy áp lực bình thường, trừ khi có chống chỉ định phẫu thuật.55) Biến chứng chính liên quan đến CSF là rò rỉ CSF có thể dẫn đến biến chứng vết thương, nhiễm trùng và kéo dài thời gian phục hồi. Rò dịch não tủy đơn giản nên được điều trị bằng cách khâu thắt chặt vết thương và mở thông não thất - ventriculostomy ngay từ đầu. Nếu rò rỉ tiếp tục, phẫu thuật chuyển lưu - shunting nên được thực hiện. Vấn đề vết thương Vấn đề liên quan đến chữa lành da có tỷ lệ lên tới 10%. Quy trình phẫu thuật khẩn cấp của DC có thể
  • 6. Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury 6 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8 làm tổn thương STA và làm giảm dòng chảy đến vạt da đầu có thể gây hoại tử các mô xung quanh. Vô tình mở xoang trán, đặc biệt là phẫu thuật mở sọ hai bên có thể làm nhiễm bẩn phẫu trường. Nhiễm trùng vết mổ giảm tỷ lệ do sử dụng kháng sinh trong khi phẫu thuật, tỷ lệ này vẫn ở mức khoảng 7%. Hơn nữa, việc khâu kín màng cứng ngăn ngừa rò rỉ dịch não tuỷ có thể làm giảm các vấn đề rò rỉ dịch não tuỷ liên quan đến vết thương. Hội chứng trephine Các triệu chứng lâm sàng của nó là đau đầu, chóng mặt - dizziness, dễ cáu - irritability, co giật, khó chịu - discomfort và các triệu chứng tâm thần - psychiatric đặc biệt liên quan đến các khuyết sọ lớn - large cranial defects.2,55) Cơ chế giải thích hội chứng này không rõ ràng, nhưng có liên quan đến sự bất thường của dòng chảy CSF, áp suất khí quyển trực tiếp lên não và rối loạn CBF. Thực hiện tạo hình sọ sớm trước khi vạt da lõm xuống - skin flap sink có thể làm giảm hội chứng, nhưng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và do đó không được khuyến cáo.55) Các nghiên cứu lâm sàng gần đây cho DC DC trong TBI lan tỏa (DECRA) Thử nghiệm DECRA được xuất bản bởi Cooper và cs.9) vào năm 2011, là thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) nổi tiếng để xác định hiệu quả điều trị của DC trong TBI. Trong thời gian từ 2002 đến 2010, 155 bệnh nhân mắc TBI và điểm GCS thấp hơn 8 hoặc CT scan cho thấy tổn thương não lan tỏa mức độ trung bình đã được ghi danh. Bệnh nhân có ICP kháng trị (ICP>20 mmHg trong 15 phút trong khoảng thời gian 1 giờ) được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm và 72 bệnh nhân được thực hiện DC cộng với chăm sóc nội khoa tối đa và 82 bệnh nhân được điều trị nội khoa tối đa bao gồm barbiturat và hạ thân nhiệt. Kết luận của nghiên cứu này là DC làm giảm ICP và thời gian nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, nhưng có liên quan đến kết cục bất lợi hơn.9) Việc giải thích các kết quả liên quan đến ICP từ DECRA đã thay đổi từ các lập luận cho rằng việc giảm ICP có thể không nhất thiết dẫn đến kết quả tốt hơn, cho đến những lời chỉ trích về thiết kế nghiên cứu của DECRA cho thấy rằng ngưỡng ICP cao hơn được sử dụng để thực hiện DC trong TBI.21,48) Lý do xấu đi ở nhóm DC là do: biến chứng phẫu thuật (37%), kéo căng sợi trục - axonal stretch, phù não trầm trọng hơn mà lẽ ra sẽ tự giới hạn. Có một số nhận xét và chỉ trích về kết quả của thử nghiệm DECRA.3,12,22,46,50) Đầu tiên, việc phân ngẫu nhiên nhóm bệnh nhân không đồng đều. Nhiều bệnh nhân có đồng tử không phản ứng được ghi danh vào nhóm DC (27%) trong khi 12% thuộc nhóm điều trị nội khoa. Nếu nó được hiệu chỉnh thì kết quả không thuận lợi cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Thứ hai, các bệnh nhân đã đăng ký không thể đại diện cho toàn bộ thế giới thực. Thứ ba, trong việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật, chỉ có DC hai bên trán không cắt liềm não được cho phép trong thử nghiệm DECRA và điều đó dẫn đến những ưu điểm của điều trị phẫu thuật là không nổi bật - not prominent. Thứ tư, định nghĩa về ICP kháng trị trong thử nghiệm này là áp suất quá thấp và thời gian quá ngắn. Không thể chắc chắn rằng nó thực sự phản ánh ICP gia tăng khó chữa. Hơn nữa, phục hồi chức năng - rehabilitation không được tiêu chuẩn hóa, thời gian lấy mẫu nghiên cứu dài, CPP ít quan tâm là những điểm yếu của thử nghiệm này. Bảng 1. Sự khác biệt giữa các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đối với phẫu thuật mở sọ giải áp trong chấn thương sọ não DECRA RESCUEicp STITCH Thời gian thực hiện 2002 – 2010 2004 – 2014 2009 – 2012 Công bố Tháng 4, 2011 Tháng 9, 2016 Tháng 9, 2015 Số bệnh nhân 155 398 170 Mục tiêu nghiên cứu Sớm, bảo vệ thần kinh Tầng cuối, cứu cánh Sớm Chọn ngẫu nhiên Trong 72h Bất kỳ lúc nào Trong 48h Tiêu chuẩn lấy mẫu ICP > 20mmHg, 15 phút ICP > 25mmHg, 1-12h T-ICH > 10cc (CT scan) DC trước chọn mẫu Không được phép Được phép Không được phép Thời gian theo dõi Hai bên Hai hoặc một bên Lựa chọn của bác sĩ DECRA: decompressive craniectomy – mở sọ giải áp, RESCUEicp: randomised evaluation of surgery with craniectomy for uncontrollable elevation of intracranial pressure - đánh giá ngẫu nhiên phẫu thuật mở sọ để điều trị TALNS không kiểm soát được, STITCH: surgical trial in traumatic intracerebral hemorrhage - thử nghiệm phẫu thuật trong xuất huyết nội sọ do chấn thương, DC: decompressive craniectomy – mở sọ giải áp, ICP: intracranial pressure – áp lực nội sọ, ICH: intracerebral hemorrhage – xuất huyết nội sọ, CT: computed tomography – cắt lớp vi tính
  • 7. Ji Won Moon và Dong Keun Hyun http://www.kjnt.org | 7 Thử nghiệm DC đối với tăng áp nội sọ do chấn thương (RESCUEicp) Mặc dù thử nghiệm DECRA đã được báo cáo, tác dụng của DC ở bệnh nhân TBI vẫn chưa rõ ràng. Hutchinson và cs.23) năm 2016 đã báo cáo nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đa trung tâm (48 trung tâm, 19 quốc gia) có tên RESCUEicp. Trong 10 năm kể từ năm 2004, 408 bệnh nhân (tuổi, 10-65) bị TBI và ICP tăng cao kháng trị (>25 mmHg) được chọn ngẫu nhiên để tiến hành DC hoặc được chăm sóc nội khoa liên tục. Bệnh nhân bị giãn đồng tử hai bên, cơ địa chảy máu, chấn thương nặng - devastating, tổn thương thân não và không thể theo dõi được thì bị loại trừ. Kết cục chính là đánh giá trên thang điểm kết cục Glasgow mở rộng (GOS-E) sau 6 tháng. Sau 6 tháng, các bệnh nhân trong nhóm DC có tỷ lệ tử vong thấp hơn và tỷ lệ sống thực vật - vegetative state, khuyết tật nghiêm trọng chi dưới và khuyết tật nghiêm trọng chi trên thì cao hơn so với nhóm chăm sóc nội khoa liên tục. Tỷ lệ tàn tật mức độ trung bình và phục hồi tốt là tương tự nhau ở cả hai nhóm. Kết quả của thử nghiệm này cho thấy kết cục trái ngược với thử nghiệm DECRA. Các khác biệt giữa hai nhóm thử nghiệm được tóm tắt trong bảng 1. Những lý do cho vấn đề này này được cho là phát sinh từ những khác biệt sau đây. Thử nghiệm DECRA nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của DC sớm (trong vòng 72 giờ sau chấn thương) ở ICH trung bình (ICP>20 mmHg trong 15 phút trong khoảng thời gian 1 giờ).9) Mặt khác, mục đích của thử nghiệm RESCUEicp là đánh giá hiệu quả của DC trong điều trị giai đoạn cuối với ICH dai dẳng (ICP>25 mmHg kéo dài hơn 1-12 giờ). Hơn nữa, bệnh nhân tụ máu nội sọ không được đưa vào thử nghiệm DECRA, nhưng trong thử nghiệm RESCUEicp, bệnh nhân tụ máu nội sọ chiếm gần 20% các trường hợp. Sự khác biệt của hai thử nghiệm trong protocol của phương pháp phẫu thuật là phẫu thuật mở sọ bán phần một bên không được phép trong thử nghiệm DECRA, trái ngược trong thử nghiệm RESCUEicp. Nghiên cứu này ủng hộ các cuộc tranh luận về giả thuyết trước đây rằng DC chỉ đơn giản là làm tăng số lượng bệnh nhân sống sót trong trạng thái thực vật.34) Lợi ích sóng sót của DC trong thử nghiệm này được hiểu cho cả cuộc sống phụ thuộc và cuộc sống độc lập. Các bác sĩ lâm sàng và các thành viên trong gia đình sẽ cần phải nhận thức được vấn đề này khi đưa ra quyết định liên quan đến các lựa chọn điều trị. Có một số hạn chế trong thử nghiệm RESCUEicp. Đầu tiên, các nhóm lâm sàng chăm sóc bệnh nhân đã nhận thức được nhiệm vụ của nhóm thử nghiệm. Thứ hai, một tỷ lệ tương đối lớn bệnh nhân trong nhóm chăm sóc nội khoa đã trải qua DC. Thứ ba, 10 bệnh nhân đã bị loại khỏi tất cả các phân tích do rút lại sự đồng ý hoặc thiếu sự đồng ý hợp lệ và thêm bảy bệnh nhân trong nhóm y tế đã bị mất theo dõi ban đầu. Thứ tư, dữ liệu dài hạn về tái tạo sọ - reconstruction không được thu thập một cách có hệ thống do tính chất thực dụng - pragmatic của thử nghiệm. Cuối cùng, thử nghiệm hiện tại đã không kiểm tra hiệu quả của DC ban đầu, lại được thực hiện thường xuyên hơn so với phẫu thuật lần hai. Thử nghiệm phẫu thuật trong ICH do chấn thương (Surgical trial in traumatic ICH - STITCH) Thử nghiệm STITCH đang đánh giá liệu phẫu thuật có tạo ra sự khác biệt đối với bệnh nhân bị ICH và dập não do chấn thương hay không. Mendelow và cs.39) vào năm 2015, thử nghiệm nhóm song song, ngẫu nhiên, đa trung tâm quốc tế được báo cáo đã so sánh phẫu thuật sớm (lấy đi khối máu tụ trong vòng 12 giờ kể từ khi chia ngẫu nhiên) với điều trị bảo tồn ban đầu (cho phép lấy bỏ máu tụ sau đó nếu thấy cần thiết). Bệnh nhân tham gia thử nghiệm này được chọn ngẫu nhiên trong vòng 48 giờ sau TBI. Những bệnh nhân có hơn ổ xuất huyết trong nhu mô từ 10 cc trở lên và có EDH hoặc SDH cần phải phẫu thuật đã bị loại trừ trong thử nghiệm này. Kết quả điều trị thu được bằng bảng câu hỏi gửi qua đường bưu điện sau 6 tháng. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào nhóm phẫu thuật sớm và 85 bệnh nhân vào nhóm bảo tồn ban đầu. Kết cục điều trị là 30 trong số 82 bệnh nhân trong nhóm phẫu thuật sớm (37%) có kết quả không thuận lợi và 40 trong số 85 bệnh nhân trong nhóm điều trị bảo tồn ban đầu (47%) có kết quả không thuận lợi với lợi ích tuyệt đối là 10,5%. Kết quả cho thấy có nhiều ca tử vong hơn đáng kể trong 6 tháng đầu ở nhóm điều trị bảo tồn ban đầu (p = 0,006). Phần kết luận Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng DC là một trong những phương pháp điều trị sẵn có cho bệnh nhân bị TBI. Đặc biệt trong trường hợp có máu tụ nội sọ thì hữu ích hơn so với trường hợp phù não
  • 8. Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury 8 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8 lan tỏa. Nó cho thấy kết quả tốt hơn nếu thực hiện các phẫu thuật sớm sau chấn thương. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, tỷ lệ sống sót được tăng lên nhờ DC, nhưng tình trạng tàn tật nghiêm trọng bao gồm cả trạng thái thực vật không được ngăn chặn. THAM KHẢO 1) Aarabi B, Hesdorffer DC, Ahn ES, Aresco C, Scalea TM, Eisenberg HM. Outcome following decompressive craniectomy for malignant swelling due to severe head injury. J Neurosurg 104:469-479, 2006 2) Alvis-Miranda H, Castellar-Leones SM, Moscote- Salazar LR. Decompressive craniectomy and traumatic brain injury: a review. Bull Emerg Trauma 1:60-68, 2013 3) Appelboom G, Piazza M, Zoller SD, Connolly ES Jr. Clinical trials in decompressive craniectomy after severe diffuse traumatic brain injury. World Neurosurg 80:e153-e155, 2013 4) Bratton SL, Chestnut RM, Ghajar J, McConnell Hammond FF, Harris OA, Hartl R, et al. Guidelines for the management of severe traumatic brain injury. VI. Indications for intracranial pressure monitoring. J Neurotrauma 24 Suppl 1:S37-S44, 2007 5) Bratton SL, Chestnut RM, Ghajar J, McConnell Hammond FF, Harris OA, Hartl R, et al. Guidelines for the management of severe traumatic brain injury. VIII. Intracranial pressure thresholds. J Neurotrauma 24 Suppl 1:S55-S58, 2007 6) Chesnut RM, Temkin N, Carney N, Dikmen S, Rondina C, Videtta W, et al. A trial of intracranial- pressure monitoring in traumatic brain injury. N Engl J Med 367:2471-2481, 2012 7) Clifton GL, Miller ER, Choi SC, Levin HS. Fluid thresholds and outcome from severe brain injury. Crit Care Med 30:739-745, 2002 8) Clower WT, Finger S. Discovering trepanation: the contribution of Paul Broca. Neurosurgery 49:1417- 1425, 2001 9) Cooper DJ, Rosenfeld JV, Murray L, Arabi YM, Davies AR, D’Urso P, et al. Decompressive craniectomy in diffuse traumatic brain injury. N Engl J Med 364:1493-1502, 2011 10) Cooper PR, Hagler H, Clark WK, Barnett P. Enhancement of experimental cerebral edema after decompressive craniectomy: implications for the management of severe head injuries. Neurosurgery 4:296-300, 1979 11) Cooper PR, Rovit RL, Ransohoff J. Hemicraniectomy in the treatment of acute subdural hematoma: a re- appraisal. Surg Neurol 5: 25-28, 1976 12) Cremer OL, Slooter AJ. Craniectomy in diffuse traumatic brain injury. N Engl J Med 365:375, 2011 13) Cushing H. The establishment of cerebral hernia as a decompressive measure for inaccessible brain tumors: with the description of intramuscular methods of making the bone defect in temporal and occipital regions. Surg Gynecol Obstet 1:297-314, 1905 14) El Gindi S. Neurosurgery in Egypt: past, present, and future-from pyramids to radiosurgery. Neurosurgery 51:789-795, 2002 15) Gaab MR, Rittierodt M, Lorenz M, Heissler HE. Traumatic brain swelling and operative decompression: a prospective investigation. Acta Neurochir Suppl (Wien) 51:326-328, 1990 16) Gerl A, Tavan S. Bilateral craniectomy in the treatment of severe traumatic brain edema. Zentralbl Neurochir 41:125-138, 1980 17) Ghajar J. Traumatic brain injury. Lancet 356:923-929, 2000 18) Goodman MD, Makley AT, Lentsch AB, Barnes SL, Dorlac GR, Dorlac WC, et al. Traumatic brain injury and aeromedical evacuation: when is the brain fit to fly? J Surg Res 164:286-293, 2010 19) Gopinath SP, Robertson CS, Contant CF, Hayes C, Feldman Z, Narayan RK, et al. Jugular venous desaturation and outcome after head injury. J Neurol Neurosurg Psychiatry 57:717-723, 1994 20) Hofmeijer J, Kappelle LJ, Algra A, Amelink GJ, van Gijn J, van der Worp HB. Surgical decompression for space-occupying cerebral infarction (the Hemicraniectomy After Middle Cerebral Artery infarction with Life-threatening Edema Trial [HAMLET]): a multicentre, open, randomised trial. Lancet Neurol 8:326-333, 2009 21) Honeybul S, Ho KM, Lind CR. What can be learned from the DECRA study. World Neurosurg 79:159- 161, 2013 22) Honeybul S, Ho KM, Lind CR, Gillett GR. The future of decompressive craniectomy for diffuse traumatic brain injury. J Neurotrauma 28:2199-2200, 2011 23) Hutchinson PJ, Kolias AG, Timofeev IS, Corteen EA, Czosnyka M, Timothy J, et al. Trial of decompressive craniectomy for traumatic intracranial hypertension. N Engl J Med 375:1119-1130, 2016 24) Jamieson KG, Yelland JD. Extradural hematoma. Report of 167 cases. J Neurosurg 29:13-23, 1968 25) Jamieson KG, Yelland JD. Surgically treated traumatic subdural hematomas. J Neurosurg 37:137- 149, 1972 26) Jamieson KG, Yelland JD. Traumatic intracerebral hematoma. Report of 63 surgically treated cases. J Neurosurg 37:528-532, 1972
  • 9. Ji Won Moon và Dong Keun Hyun http://www.kjnt.org | 9 27) Jiang JY, Xu W, Li WP, Xu WH, Zhang J, Bao YH, et al. Efficacy of standard trauma craniectomy for refractory intracranial hypertension with severe traumatic brain injury: a multicenter, prospective, randomized controlled study. J Neurotrauma 22:623- 628, 2005 28) Jüttler E, Schwab S, Schmiedek P, Unterberg A, Hennerici M, Woitzik J, et al. Decompressive surgery for the treatment of malignant infarction of the middle cerebral artery (DESTINY): a randomized, controlled trial. Stroke 38:2518-2525, 2007 29) Kakar V, Nagaria J, John Kirkpatrick P. The current status of decompressive craniectomy. Br J Neurosurg 23:147-157, 2009 30) Kan EM, Ling EA, Lu J. Microenvironment changes in mild traumatic brain injury. Brain Res Bull 87:359- 372, 2012 31) Kellie G. An account of the appearances observed in the dissection of two or three individuals presumed to have perished in the storm of the 3rd, and whose bodies were discovered in the vicinity of Leith on the morning of the 4th, November 1821 with some reflections on the pathology of the brain. Trans Edinb Med Chir Soc 1:84-169, 1824 32) Kjellberg RN, Prieto A Jr. Bifrontal decompressive craniotomy for massive cerebral edema. J Neurosurg 34:488-493, 1971 33) Kocher T. Hirnerschütterung, hirndruck und chirurgische eingriffe bei hirnkrankheiten. Wien, AT: Alfred Holder, 1901 34) Kolias AG, Kirkpatrick PJ, Hutchinson PJ. Decompressive craniectomy: past, present and future. Nat Rev Neurol 9:405-415, 2013 35) Kramer AH, Deis N, Ruddell S, Couillard P, Zygun DA, Doig CJ, et al. Decompressive craniectomy in patients with traumatic brain injury: are the usual indications congruent with those evaluated in clinical trials? Neurocrit Care 25:10-19, 2016 36) Langlois JA, Rutland-Brown W, Wald MM. The epidemiology and impact of traumatic brain injury: a brief overview. J Head Trauma Rehabil 21:375-378, 2006 37) Li X, von Holst H, Kleiven S. Decompressive craniectomy causes a significant strain increase in axonal fiber tracts. J Clin Neurosci 20:509-513, 2013 38) Martin G. Was Hippocrates a beginner at trepanning and where did he learn? J Clin Neurosci 7:500-502, 2000 39) Mendelow AD, Gregson BA, Rowan EN, Francis R, McColl E, McNamee P, et al. Early surgery versus initial conservative treatment in patients with traumatic intracerebral hemorrhage (STITCH [Trauma]): the first randomized trial. J Neurotrauma 32:1312-1323, 2015 40) Monro A. Observations on the structure and functions of the nervous system. Edinburgh, UK: William Creech, Joseph Johnson, 1783 41) Nordström CH, Reinstrup P, Xu W, Gärdenfors A, Ungerstedt U. Assessment of the lower limit for cerebral perfusion pressure in severe head injuries by bedside monitoring of regional energy metabolism. Anesthesiology 98:809-814, 2003 42) Pereira WC, Neves VJ, Rodrigues Y. Bifrontal decompressive craniotomy as the treatment for severe cerebral edema. Arq Neuropsiquiatr 35:99-111, 1977 43) Quinn TM, Taylor JJ, Magarik JA, Vought E, Kindy MS, Ellegala DB. Decompressive craniectomy: technical note. Acta Neurol Scand 123:239-244, 2011 44) Ransohoff J, Benjamin V. Hemicraniectomy in the treatment of acute subdural haematoma. J Neurol Neurosurg Psychiatry 34:106, 1971 45) Santana-Cabrera L, Pérez-Acosta G, Rodríguez-Escot C, Lorenzo-Torrent R, Sánchez-Palacios M. Complications of post-injury decompressive craniectomy. Int J Crit Illn Inj Sci 2:186-188, 2012 46) Servadei F. Clinical value of decompressive craniectomy. N Engl J Med 364:1558-1559, 2011 47) Stocchetti N, Maas AI. Traumatic intracranial hypertension. N Engl J Med 370:2121-2130, 2014 48) Tagliaferri F, Zani G, Iaccarino C, Ferro S, Ridolfi L, Basaglia N, et al. Decompressive craniectomies, facts and fiction: a retrospective analysis of 526 cases. Acta Neurochir (Wien) 154:919-926, 2012 49) Taylor A, Butt W, Rosenfeld J, Shann F, Ditchfield M, Lewis E, et al. A randomized trial of very early decompressive craniectomy in children with traumatic brain injury and sustained intracranial hypertension. Childs Nerv Syst 17:154-162, 2001 50) Timmons SD, Ullman JS, Eisenberg HM. Craniectomy in diffuse traumatic brain injury. N Engl J Med 365:373, 2011 51) Vahedi K, Hofmeijer J, Juettler E, Vicaut E, George B, Algra A, et al. Early decompressive surgery in malignant infarction of the middle cerebral artery: a pooled analysis of three randomised controlled trials. Lancet Neurol 6:215-222, 2007 52) Venes JL, Collins WF. Bifrontal decompressive craniectomy in the management of head trauma. J Neurosurg 42:429-433, 1975 53) von Holst H, Li X, Kleiven S. Increased strain levels and water content in brain tissue after decompressive craniotomy. Acta Neurochir (Wien) 154:1583-1593, 2012 54) Wilson MH. Monro-Kellie 2.0: The dynamic vascular and venous pathophysiological components of intracranial pressure. J Cereb Blood Flow Metab 36:1338-1350, 2016 55) Yang XF, Wen L, Shen F, Li G, Lou R, Liu WG, et al. Surgical complications secondary to decompressive craniectomy in patients with a head injury: a series of 108 consecutive cases. Acta Neurochir (Wien) 150:1241-1247, 2008
  • 10. Mở sọ giải áp trong Chấn thương sọ não Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury 10 | Tạp chí Chấn thương sọ não Hàn Quốc Korean J Neurotrauma 2017;13(1):1-8 56) Yu SH, Kim BC, Choi JY, Lee JI, Cho WH, Choi HJ. Addition of resection of temporal muscle and fascia in decompressive craniectomy in the treatment of traumatic brain injury. Korean J Neurotrauma 12:84- 88, 2016 Người dịch: Bs. Tô Mạnh Tùng Ngày dịch: 02.07.2023 Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/ articles/PMC5432443/