SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN NỘI BỘ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm Cơ chế quản lý vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại
Cơ chế quản lý vốn nội bộ của NHTM là cách thức các Ngân hàng kiểm soát,
điều chuyển các Tài sản Có và Tài sản Nợ của toàn hệ thống các Chi nhánh trực thuộc.
Với đặc thù của các NHTM là có mạng lưới hoạt động trải rộng trên các vùng lãnh thổ,
địa lý khác nhau; các Chi nhánh của Ngân hàng là các chủ thể tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng và thực hiện hoạt động như huy động vốn, cấp tín dụng, đầu tư. Tài sản Nợ
và Tài sản có của các Chi nhánh không phải luôn cân bằng, Tài sản Nợ có thể lớn hơn
Tài sản có và ngược lại; đồng thời kỳ hạn của Tài sản Nợ và Tài sản có là khác nhau
nên tạo ra rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho các NHTM. Do vậy, việc thực hiện
một Cơ chế quản lý vốn nội bộ là rất cần thiết đối với NHTM để cân đối hiệu quả các
nguồn Tài sản nợ và Tài sản Có trên toàn hệ thống và quản lý các loại rủi ro.
Các mục tiêu chính của Cơ chế quản lý vốn nội bộ của NHTM bao gồm:
- Góp phần quản trị Tài sản Nợ, Tài sản Có và gia tăng giá trị ròng cho Ngân
hàng.
- Đo lường và đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất.
- Quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh và
đưa ra chính sách phù hợp để thúc đẩy, gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
1.1.2 Phân loại Cơ chế quản lý vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại
Hiện nay, có hai cơ chế quản lý vốn phổ biến đó là quản lý vốn theo hình thức
phân tán và cơ chế quản lý vốn theo hình thức tập trung.
- Cơ chế quản lý vốn theo hình thức phân tán: là cơ chế trong đó việc quản lý
vốn giao cho từng Chi nhánh tự quản lý, Chi nhánh tự cân đối vốn và đảm bảo về hiệu
quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán. Chỉ phần chênh lệch giữa Tài sản Nợ và Tài
sản Có được điều chuyển về Hội sở chính theo cơ chế vay – gửi với lãi suất áp dụng là
lãi suất điều chuyển vốn. Đồng thời, mỗi Chi nhánh có một bảng Tổng kết tài sản cân
bằng giữa Tài sản Nợ và Tài sản có.
Ưu điểm của cơ chế quản lý vốn theo hình thức phân tán là tạo sự chủ động trong
cân đối vốn và quản lý rủi ro cho các Chi nhánh, thiết lập đơn giản và không yêu cầu
trình độ công nghệ cao.
Nhược điểm của cơ chế này là không tận dụng được nguồn vốn nội bộ, không
thực hiện luân chuyển vốn giữa các đơn vị trên các địa bàn khác nhau. Việc quản trị
rủi ro thanh khoản và lãi suất cũng gặp nhiều rủi ro do được các Chi nhánh thực hiện
và không quản lý tập trung tại Hội sở. Đồng thời, các chi nhánh ngân hàng có thể cạnh
tranh với nhau để thu hút khách hàng bằng các biện pháp tiêu cực như tăng lãi suất huy
động, giảm lãi suất cho vay,…làm gia tăng chi phí huy động vốn và giảm hiệu quả
kinh doanh của Ngân hàng.
- Cơ chế quản lý vốn theo hình thức tập trung: là cơ chế trong đó Hội sở chính
mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có
thông qua lãi suất điều chuyển vốn. Thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác
định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Mọi rủi ro thanh khoản và
rủi ro lãi suất được tập trung về Hội sở chính và các Chi nhánh không lập các bảng
Tổng kết Tài sản riêng lẻ.
Ưu điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung là quản lý tập trung được rủi ro lãi suất
và rủi thanh khoản về Hội sở chính Ngân hàng. Các Ngân hàng quản lý nguồn vốn
thống nhất và mua bán giữa vốn với Chi nhánh mà không can thiệp vào hoạt động
riêng của các Chi nhánh. Kết quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh được cập
nhập hàng ngày thông qua hệ thống báo cáo FTP giúp đánh giá và quản lý hoạt động
kinh doanh của các Chi nhánh một cách hiệu quả.
Nhược điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung là chi phí áp dụng cao. Các Ngân
hàng có mạng lưới rộng nên khi muốn áp dụng cơ chế này phải đầu tư rất nhiều chi phí
cho phát triển công nghệ cũng như đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý vốn.
Đồng thời, cơ chế này còn có nhược điểm là hạn chế nghiệp vụ ở các Chi nhánh do các
Chi nhánh sẽ trở thành các đơn vị kinh doanh tiếp xúc với khách hàng và không thực
hiện việc cân đối vốn, quản trị rủi ro. Việc này sẽ làm hạn chế trình độ chuyên môn
cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tác nghiệp ở các Chi nhánh.
Trong phần tiếp theo của Khóa luận, tôi xin trình bày cụ thể hơn về lý thuyết của
Cơ chế quản lý vốn tập trung - một cơ chế quản lý vốn hiện đại được hầu hết các các
NHTM và các tập đoàn tài chính trên thế giới đểu áp dụng.
1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI:
1.2.1 Khái niệm Cơ chế Quản lývốn tập trung:
Cơ chế quản lý vốn tập trung, còn gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là
cơ chế trong đó Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng mua toàn
bộ tài sản Nợ của Chi nhánh và bán vốn để Chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Mọi
nguồn vốn của Chi nhánh huy động đều được chuyển về quỹ vốn trung tâm và nhận
được thu nhập vốn, mọi khoản sử dụng vốn đều được lấy từ quỹ vốn trung tâm và phải
trả chi phí vốn. Các Chi nhánh tập trung vào hoạt động kinh doanh với khách hàng và
không phải cân đối vốn và quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Trong cơ chế
quản lý vốn tập trung, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua
chênh lệch giữa lãi suất mua bán vốn với Hội sở chính.
Mục đích thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung:
- Nâng cao hiệu quả công tác cân đối, điều hành vốn nội bộ của Ngân hàng để
bảo đảm các giới hạn an toàn và hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh.
- Tách biệt rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản khỏi hoạt động kinh doanh của các
Chi nhánh và tập trung việc quản lý các rủi ro này tại Hội sở chính Ngân hàng.
- Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá
mức độ đóng góp của các Chi nhánh vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống, đồng thời
phát huy được lợi thế kinh doanh của Chi nhánh trên các địa bàn khác nhau.
- Xác định được thu nhập thuần từ lãi cho từng Chi nhánh theo sản phẩm, phân
khúc khách hàng và từng tài khoản khách hàng để có các chiến lược phát triển kinh
doanh đạt hiệu quả.
1.2.2 Nguyên tắc thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung:
1.2.2.1 Quản lý vốn tập trung và thống nhất:
Tập trung và thống nhất là nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý vốn tập trung.
Trên nguyên tắc đó, Hội sở sẽ kiểm soát được thu nhập, chi phí của từng Chi nhánh, và
điều hành thông qua các chính sách quản lý vốn chung một cách hiệu quả.
Nguồn vốn của Ngân hàng được quản lý tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng
kết tài sản thống nhất và không tồn tại các bảng cân đối vốn riêng lẻ của các chi nhánh.
Vốn do chi nhánh huy động sẽ chuyển vào nguồn vốn chung của toàn Ngân hàng, Chi
nhánh được hiểu như một đơn vị kinh doanh huy động vốn cho Hội sở, Hội sở sẽ trả
cho chi nhánh phần lãi suất điều chuyển vốn. Đối với các khoản Chi nhánh cho khách
hàng vay, Chi nhánh sẽ phải mua vốn từ Hội sở và phải trả chi phí cho Hội sở thông
qua lãi suất điều chuyển vốn. Do đó, Chi nhánh chỉ quan tâm đến lãi suất điều chuyển
vốn nội bộ và các hạn mức kinh doanh được giao làm cơ sở thương lượng lãi suất với
khách hàng, không chịu trách nhiệm cân đối các nguồn vốn từ phía khách hàng, các rủi
ro trong công tác quản lý vốn hoàn toàn do Hội sở chịu trách nhiệm.
Với cơ chế quản lý vốn tập trung, việc tính lãi phải thu phải trả giữa các Chi
nhánh chỉ mang tính chất danh nghĩa mà không có sự dịch chuyển của dòng tiền. Phần
thu nhập và chi phí vốn của Chi nhánh sẽ được tính tự động định kỳ theo cơ chế định
giá chuyển vốn nội bộ do Hội sở quy định và ghi nhận vào kết quả tài chính của từng
đơn vị.
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng cũng sử dụng thống nhất các
chính sách và công cụ sau để quản lý toàn bộ hệ thống các Chi nhánh:
- Công cụ kế hoạch kinh doanh (kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn,…)
- Công cụ hạn mức: Hạn mức tín dụng, đầu tư…
- Các chính sách khách hàng, chính sách đầu tư, sản phẩm, lãi suất…
- Các cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ.
- Hệ thống chi tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
1.2.2.2 Thực hiện cơ chế mua-bán vốn giữa Hội sở với chi nhánh:
Quan hệ điều chuyển vốn điều chuyển vốn nội bộ giữa Hội sở và Chi nhánh được
thực hiện theo cơ chế mua – bán vốn. Điều này có nghĩa là tất cả các khoản mục trong
bảng cân đối kế toán của Chi nhánh đều phải được định giá vốn điều chuyển: toàn bộ
Tài sản Có sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ Tài sản Nợ và vốn tự có sẽ
nhận được thu nhập điều chuyển vốn. Việc mua bán vốn này được định giá thông qua
lãi suất điều chuyển vốn.
Lãi suất điều chuyển vốn được Hội sở xác định và thông báo tới các đơn vị kinh
doanh trong từng thời kỳ. Lãi suất này chính là công cụ quan trọng trong hoạt động
điều hành vốn của Hội sở và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động của các Chi
nhánh trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện của khách hàng và lãi suất điểu
chuyển vốn với Hội sở.
Hình 1.1: Minh họa cơ chế mua bán vốn giữa Hội sở và Chi nhánh
1.2.2.3 Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất:
Cơ chế quản lý vốn tập trung sẽ giúp các Ngân hàng quản lý các rủi ro thanh
khoản và rủi ro lãi suất tại Hội sở chính, tách biệt các loại rủi ro này khỏi hoạt động
kinh doanh của các Chi nhánh
- Về quản lý tập trung rủi ro thanh khoản: Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và
cho vay giữa Chi nhánh và khách hàng đều được Chi nhánh thực hiện đối ứng với Hội
sở. Khi có nhu cầu thanh toán hoặc cho vay khách hàng, Chi nhánh chỉ cần mua vốn từ
Hội sở mà không cần phải huy động nguồn vốn nào khác để đảo bảo thanh toán. Toàn
bộ rủi ro thanh khoản đều được chuyển từ Chi nhánh về Hội sở để quản lý tập trung.
- Về quản lý tập trung rủi ro lãi suất: Toàn bộ Tài sản Nợ và Tài sản Có của Chi
nhánh đều được mua bán với Hội sở căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền và lãi suất điều
chuyển vốn tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày
định giá lại của Tài sản Nợ hay Tài sản Có, Chi nhánh luôn được đảm bảo một mức
chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất điều chuyển vốn.
Do đó, rủi ro lãi suất cũng được chuyển toàn bộ về Hội sở và được Hội sở quản lý tập
trung nhằm đề ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu.
1.2.3 Nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung
1.2.3.1 Điều hành hệ thống các Chi nhánh
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, Ngân hàng sẽ sử dụng thống nhất các chính
sách và công cụ sau để điều hành hệ thống các Chi nhánh:
* Kế hoạch kinh doanh
Để đảm bảo an toàn hoạt động, quản lý được các rủi ro tiềm ẩn đồng thời phân
bổ nguồn lực một cách hiệu quả, Hội sở sẽ quyết định các chỉ tiêu kế hoạch kinh
doanh của năm, cụ thể như sau:
- Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của toàn hệ thống bao gồm: chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh, quy mô tổng tài sản, nguồn vốn huy động, quy mô tín dụng, hạn mức đầu
tư, các chỉ tiêu chất lượng hoạt động…Các chỉ tiêu cũng được xem xét, điều chỉnh
trong năm kế hoạch căn cứ vào biến động thị trường và tình hình thực hiện nhằm bảo
đảm mục tiêu ưu tiên trong từng thời kỳ.
- Các chỉ tiêu kế hoạch giao cho Chi nhánh bao gồm: doanh số huy động, quy mô
tín dụng, tỷ lệ NIM…để bảo đảm sự cân đối trong toàn hệ thống.
* Quy định các hạn mức
- Hạn mức tín dụng: Quy mô tín dụng tối đa của hệ thống được quản lý theo tỷ lệ
tương đối trên tổng tài sản và tổng nguồn vốn huy động được. Hội sở có trách nhiệm
phân bổ giới hạn tín dụng cho các Chi nhánh căn cứ trên tổng hạn mức tín dụng và
danh mục tín dụng toàn hệ thống, tiềm năng phát triển trên địa bàn, chất lượng và hiệu
quả tín dụng của Chi nhánh.
Hội sở chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên tình hình thực hiện hạn mức tín
dụng toàn hệ thống và từng Chi nhánh, chi đạo để duy trì mức cấp tín dụng trong hạn
mức quy định, trên cơ sở đó sẽ có hướng tăng, giảm hạn mức tín dụng của các Chi
nhánh theo các căn cứ trên.
- Hạn mức đầu tư: thông thường các NHTM quản lý danh mục đầu tư nhằm hai
mục tiêu là cơ cấu lại tài sản để quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất và mục tiêu lợi
nhuận kinh doanh. Danh mục đầu tư của một NHTM với cơ chế quản lý vốn tập trung
cũng khá đa dạng bao gồm: Giấy tờ có giá, đầu tư trên thị trường tiền tệ, kinh doanh
ngoại tệ. Để giảm thiểu rủi ro, Hội sở sẽ quyết định mức giới hạn giảm giá trị của danh
mục đầu tư tối đa khi lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ.
Hạn mức đầu tư thường được Hội sở Ngân hàng quy định theo từng loại tài sản,
thông thường các Chi nhánh không được phép đầu tư trừ trường hợp được sự cho phép
từ Hội sở đối với các loại Giấy tờ có giá do chính quyền Tỉnh, Thành phố hoặc các
TCTD phát hành. Hạn mức này được chia thành hai phần:
+ Hạn mức đầu tư GTCG: bao gồm tổng hạn mức đầu tư Giấy tờ có giá dài hạn,
và hạn mức đầu tư Giấy tờ có giá ngắn hạn.
+ Hạn mức đầu tư liên ngân hàng: bao gồm tổng hạn mức đầu tư, hạn mức đầu tư
theo từng loại hình tổ chức của các TCTD, hạn mức đối tác.
* Quy định các giới hạn
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): căn cứ vào kế hoạch tài chính, Hội sở sẽ thông
báo tỷ lệ NIM tối thiểu của hệ thống. Tùy từng thời kỳ, Hội sở quy định tỷ lệ NIM
thống nhất cho toàn hệ thống hoặc phân biệt cho các Chi nhánh đặc thù. Dựa trên NIM
của Hội sở quy định, các Chi nhánh sẽ tính toán thu nhập lãi từ nghiệp vụ huy động
vốn và cho vay nhằm bảo đảm NIM theo quy định. Hội sở có trách nhiệm theo dõi,
giám sát tỷ lệ NIM của hệ thống, định kỳ phân tích tình hình thực hiện và xu hướng thị
trường, báo cáo và thiết lập các biện pháp cần duy trì tỷ lệ NIM nhằm ổn định thu nhập
ròng của ngân hàng.
Bên cạnh đó, Hội sở còn đưa ra các giới hạn về rủi ro như:
- Giá trị tối đa của khe hở nhạy cảm với lãi suất, giá trị tối đa của khoản mục Tài
sản Nợ, Tài sản Có không nhạy cảm với lãi suất trong từng thời kỳ.
- Giá trị tối đa của khe hở kỳ hạn.
- Các chỉ số thanh khoản: giá trị tối đa/ tối thiểu của chỉ số trạng thái tiền mặt, giá
trị tối đa/ tối thiểu của chỉ số tài sản đầu tư thanh khoản, giá trị tối đa/ tối thiểu đầu tư
ngắn hạn ngắn hạn trên vốn nhạy cảm, giá trị tối đa/ tối thiểu chỉ số cấu trúc tiền gửi.
1.2.3.2 Kiểm soát tập trung các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất
* Quản lý rủi ro thanh khoản:
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý rủi ro
thanh khoản toàn hệ thống, xác định trạng thái thanh khoản ròng và các biện pháp bảo
đảm thanh khoản cho toàn hệ thống.
Trạng thái thanh khoản ròng được xác định dựa trên chênh lệch các nguồn cung
thanh khoản và cầu thanh khoản tại từng thời điểm. Mức chênh lệch này được dự báo
bằng cách điều chỉnh theo xác suất thống kê của khả năng xảy ra các trường hợp ảnh
hưởng đến thanh khoản của Ngân hàng như khả năng quay vòng các tài khoản tiền gửi
đến hạn, xác suất rút tiền trước hạn, khả năng trả nợ trước hạn, xác suất giải ngân của
dự án.
Hội sở chính có trách nhiệm xây dựng khả năng xảy ra đối với Bảng tổng kết tài
sản tại thời điểm trong tương lai khi thị trường có những biến động mạnh ảnh hưởng
đến hoạt động của Ngân hàng (về giá cả, tỷ giá, chính sách…), từ đó xây dựng các
biện pháp đối phó (xây dựng báo cáo thanh khoản chi theo từng kỳ hạn cụ thể như ON,
2-7 Days, 8 Days – 1M….).
Hội sở chịu trách nhiệm đảm bảo dự trữ thanh khoản trong các giới hạn cho phép
của các chỉ số, cân đối phù hợp với nhu cầu thanh khoản để bảo đảm sử dụng vốn hiệu
quả. Các biện pháp có thể nhằm bảo đảm thanh khoản được Ngân hàng thực hiện theo
các thứ tự ưu tiên sau:
(1) Vay tái cấp vốn NHNN (chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn các Giấy tờ có
giá qua thị trường mở, SWAP…).
(2) Thực hiện các Hợp đồng bán có kỳ hạn các tài sản thanh khoản với các
TCTD Khác (Tín phiếu, Trái phiếu, ngoại tệ…)
(3) Huy động trên thị trường tiền tệ (từ các khách hàng lớn hoặc từ các TCTD)
(4) Bán tài sản (bán hẳn đối với các giấy tờ có tính thanh khoản như Giấy tờ có
giá, ngoại tệ kinh doanh).
(5) Phát hành giấy tờ có giá.
(6) Điều chỉnh các chính sách điều hành như giảm quy mô tín dụng, thay đổi giá
điều chuyển vốn nội bộ.
* Quản lý rủi ro lãi suất:
Bộ phận/ban nguồn vốn tại Hội sở Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm duy trì khe hở
nhạy cảm với lãi suất và khe hở kỳ hạn trong giới hạn quy định để quản lý rủi ro lãi
suất trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Các Chi nhánh chịu trách nhiệm
thực hiện các biện pháp chỉ đạo của Hội sở trong quá trình quản lý nhằm hạn chế rủi ro
lãi suất.
Cơ chế quản lý vốn tập trung chỉ có một bảng tổng kết tài sản, do đó việc theo
dõi Bảng tổng kết tài sản và cũng như các diễn biến thị trường, định kỳ xây dựng các
phương án duy trì giá trị các khe hở, dự kiến mức độ rủi ro của từng phương án và đề
xuất các biện pháp khắc phục phù hợp để quản lý rủi ro lãi suất hoàn toàn thuộc trách
nhiệm của Hội sở. Khi khe hở kỳ hạn có khả năng vượt giới hạn quy định, Hội sở sẽ
tác động đến cơ cấu bảng tổng kết tài sản để duy trì khe hở trong giới hạn thông qua
điều chỉnh lãi suất điều chuyển vốn FTP, trực tiếp tác động tới các hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh thông qua điều chỉnh các hạn mức huy động, sử dụng vốn.
1.2.3.3 Quản lý các tài khoản Nostro
Việc mở, đóng tài khoản và quản lý tài khoản Nostro do Hội sở chính thực hiện,
Chi nhánh không được phép mở tài khoản Nostro mới khi không được sự cho phép
của Hội sở chính đặc biệt là đối với tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ của các
TCTD khác.
Hiện tại ở Việt Nam, các NHTM theo chỉ định của NHNN, kênh điều chuyển vốn
ngoại tệ chủ yếu qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB). Vì vậy, việc
điều chuyển vốn ngoại tệ giữa Hội sở và Chi nhánh trong cơ chế Quản lý vốn tập trung
cũng phải tuân theo quy định trên. Các chi nhánh được phép mở tài khoản ngoại tệ tại
các Chi nhánh VCB cùng địa bàn để dùng kênh này điều chuyển ngoại tệ với Hội sở.
Đối với Chi nhánh gần Hội sở có thể không dùng tài khoản Nostro để điều hòa mà nộp
trực tiếp tiền mặt tại Hội sở.
Việc quản lý các giao dịch thanh toán của toàn hệ thống sẽ do Hội sở quản lý.
Hội sở vì vậy cũng sẽ chịu trách nhiệm duy trì số dư tại các tài khoản Nostro đáp ứng
yêu cầu thanh toán cụ thể một cách hiệu quả.
1.2.3.4 Định giá điều chuyển vốn nội bộ
- Nguyên tắc định giá điều chuyển vốn nội bộ
Việc định giá điều chuyển vốn nội bộ là một trong những điểm then chốt của cơ
chế quản lý vốn tập trung, định giá điều chuyển vốn hợp lý sẽ xác định đúng mức thu
nhập và chi phí của Hội sở và các Chi nhánh trong công tác quản lý vốn. Các nguyên
tắc định giá điều chuyển vốn nội bộ trong cơ chế quản lý vốn tập trung bao gồm:
Nguyên tắc mua bán toàn bộ vốn và tài sản của các Chi nhánh trong hệ thống:
+ Hệ thống quản lý vốn xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn đối với từng
giao dịch huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh.
+ Các khoản mục còn lại thuộc Tài sản nợ, Tài sản có của các Chi nhánh được
xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn trên số dư bình quân của tài khoản kế toán.
Nguyên tắc bình đẳng, thống nhất:
+ Hội sở áp dụng giá mua bán vốn ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch, các
giao dịch có cùng thời gian và cùng kỳ hạn được áp giá mua bán vốn giống nhau.
+ Đối với các giao dịch có lãi suất ổn định: giá mua bán vốn của một hợp đồng
không thay đổi trong toàn bộ thời gian của hợp đồng.
+ Đối với các giao dịch với lãi suất điểu chỉnh định kỳ hoặc lãi suất thả nổi: giá
mua bán vốn của một hợp đồng được điều chỉnh tương ứng với các điều kiện quy định
đối với từng loại hình lãi suất giao dịch.
+ Giá mua bán vốn của từng kỳ hạn áp dụng cho các giao dịch mua bán vốn là
như nhau trên toàn hệ thống ngân hàng.
- Nội dung định giá điều chuyển vốn nội bộ
Kỳ hạn chuyển vốn
Kỳ hạn chuyển vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc định giá điều chuyển vốn.
Kỳ hạn chuyển vốn là kỳ hạn do Trung tâm vốn quy định mà theo đó kỳ hạn danh
nghĩa của giao dịch vốn được đưa về các kỳ hạn nhất định để áp dụng giá chuyển vốn.
Tại mỗi kỳ hạn chuyển vốn, giá chuyển vốn áp dụng cho các giao dịch mua bán vốn là
như nhau cho tất cả Chi nhánh.
Cách tính kỳ hạn danh nghĩa – cơ sở để xác định kỳ hạn chuyển vốn được các
Ngân hàng áp dụng như sau:
+ Đối với giao dịch xác định được kỳ hạn: kỳ hạn danh nghĩa là khoảng thời gian
tính từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày đáo hạn của giao dịch đó theo cam kết thực
hiện với khách hàng.
+ Đối với các giao dịch không xác định được kỳ hạn danh nghĩa: Hội sở sẽ quy
định kỳ hạn danh nghĩa theo tính chất hoạt động của giao dịch đó.
Đồng tiền giao dịch
Giá chuyển vốn được xác định cho từng loại tiền. Tất cả các đồng tiền giao dịch
phát sinh trong bảng cân đối kế toán nội bảng đều được sử dụng làm đồng tiền tính
toán trong hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ. Trong báo cáo thu nhập chi phí
của Chi nhánh, tất cả các loại ngoại tệ sẽ được quy đổi sang VND theo tỷ giá hạch toán
tại ngày làm việc cuối kỳ.
Giá điều chuyển vốn nội bộ
Định giá chuyển vốn nhằm xác định tỷ lệ thu nhập vốn trong quan hệ nội bộ, và
tính toán thu nhập, chi phí từ lãi của các đơn vị kinh doanh (bao gồm các Chi nhánh
trực tiếp kinh doanh và các đơn vị sử dụng vốn tại Hội sở). Giá chuyển vốn nội bộ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: lãi suất thị trường, kỳ hạn, loại tiền, các chi phí hoạt động
kinh doanh. Giá chuyển vốn nội bộ bao gồm hai loại là giá mua (áp dụng cho tài sản
Nợ) và giá bán (áp dụng cho tài sản Có) của Chi nhánh. Với mỗi kỳ hạn nhất định, giá
chuyển vốn nội bộ có thể áp dụng chung cho cả Tài sản Nợ và Tài sản Có (giá mua
bằng giá bán) hoặc áp dụng mức giá riêng (giá mua không bằng giá bán).
Giá mua bán vốn đối với một giao dịch được giữ nguyên trong suốt kỳ hạn danh
nghĩa của giao dịch (đối với các giao dịch xác định được kỳ hạn danh nghĩa) hoặc
trong suốt kỳ định giá lại của giao dịch và có thể thay đổi trong kỳ định giá lại tiếp
theo (đối với những giao dịch không xác định được kỳ hạn danh nghĩa).
Theo chính sách điều hành vốn của Hội sở chính trong từng thời kỳ, đối với một
kỳ hạn chuyển vốn nhất định, giá mua có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá bán vốn.
Giá điều chuyển vốn nội bộ đối với tiền gửi không kỳ hạn
Nhằm khuyến khích các Chi nhánh đẩy mạnh huy động tiền gửi không kỳ hạn
(nguồn vốn có chi phí trả lãi thấp) và đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, trong
từng thời kỳ nhất định, giá mua vốn áp dụng cho tiền gửi không kỳ hạn của khách
hàng sẽ được xem xét điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức giá áp dụng cho tiền gửi có
kỳ hạn.
Giá điều chuyển vốn nội bộ đối với tài sản cố định, khoản đầu tư chiến lược
Các tài sản cố định, các khoản đầu tư chiến lược tại Chi nhánh sẽ được Hội sở
chính điều chuyển vốn không lãi tương ứng với giá trị còn lại của tài sản. Danh mục
tài sản cố định gồm: nhà, đất, bất động sản khác; xe ô tô chuyên dùng chở tiền; phần
mềm máy tính; các tài sản khác.
Đối với các khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần: được điểu chỉnh hàng năm bằng
giá mua vốn chuyển quyền sở hữu do cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng kể từ
ngày đầu tiên của năm. Thu nhập được tính cho Hội sở, chi phí tính cho Chi nhánh
Giá điều chuyển vốn nội bộ đối với tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN
Đối với tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN: kỳ hạn dùng để xác định giá
mua bán vốn là kỳ hạn qua đêm - ON, thu nhập tính cho Hội sở chính, chi phí tính cho
các Chi nhánh.
Giá điều chuyển vốn nội bộ trong hoạt động huy động và cho vay đặc biệt
Các trường hợp huy động và cho vay đặc biệt sẽ phải được cấp có thẩm quyền
phê duyệt và thu nhập/chi phí mua bán vốn đối với những món này sẽ được điều chỉnh
theo mức giá mua bán vốn nội bộ đặc biệt.
Hoạt động huy động, cho vay với các TCTD khác của các Chi nhánh
Ngoại trừ các giao dịch vốn liên quan đến hoạt động tín dụng (đồng tài trợ, ủy
thác đầu tư), các giao dịch phục vụ thanh toán và các giao dịch ủy thác của Hội sở
chính, các Chi nhánh sẽ không được phép trực tiếp huy động, gửi vốn hoặc cho vay
đối với các TCTD khác. Nếu phát sinh các giao dịch gửi và cho vay có kỳ hạn với
TCTD khác, các Chi nhánh cần thực hiện các giao dịch đối ứng với Hội sở để đảm bảo
trả lãi và nhận lãi cho phần vốn này.
Hoạt động điều chỉnh giảm thu nhập và tăng chi phí
Về nguyên tắc, việc điểu chỉnh giảm thu nhập/ tăng chi phí của Chi nhánh chỉ áp
dụng đối với những giao dịch có kỳ hạn, khi kỳ hạn thực tế giao dịch mua vốn của Chi
nhánh lớn hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết và kỳ hạn thực tế của giao dịch bán vốn
của Chi nhánh nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết.
Điểu chỉnh giảm thu nhập của Chi nhánh đối với nghiệp vụ huy động vốn áp
dụng cho trường hợp Chi nhánh để khách hàng rút vốn huy động trước hạn. Thu nhập
bán vốn của Chi nhánh đối với giao dịch này sẽ bị tính giảm tương ứng với phần chênh
lệch giữa giá mua vốn của Hội sở đang áp dụng cho giao dịch đó và giá mua vốn của
Hội sở được áp dụng cho các giao dịch rút trước hạn.
Điểu chỉnh tăng chi phí của Chi nhánh đối với nghiệp vụ tín dụng áp dụng cho
trường hợp Chi nhánh phát sinh nợ quá hạn, chi phí mua vốn của Chi nhánh đối với
giao dịch đó sẽ bị tính tăng theo nhóm nợ quá hạn.
1.2.4 Điều kiện áp dụng Cơ chế quản lývốn tập trung
- Về cơ sở vật chất: Để áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung thì các Ngân hàng
thương mại cần phải có hệ thống công nghệ thông tin tốt. Các phần mềm tính toán lãi
suất điều chuyển vốn và phần mềm tổng hợp, báo cáo thông tin phải được thiết lập
đồng bộ tại Hội sở và các Chi nhánh, điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải đầu tư
nguồn vốn lớn cho phát triển công nghệ và nhờ vào sự tư vấn, hỗ trợ thiết kế phần
mềm của các tổ chức công nghệ tiên tiến.
- Về bộ máy tổ chức: Trong cơ chế quản lý vốn trung, các chính sách, quy định
về cơ chế phải được phê duyệt và thống nhất thực hiện từ các cấp Hội đồng quản trị,
Ban điều hành, Ủy ban ALCO và các Chi nhánh. Các Ngân hàng cũng phải thành lập
Trung tâm mua bán vốn đặt tại Hội sở chính chuyên thực hiện và quản lý việc mua bán
vốn. Trung tâm mua bán vốn sẽ phối hợp với các Khối Quản trị rủi ro, Khối kinh
doanh vốn tại Hội sở để thực hiện quản trị các loại rủi ro và đầu tư, kinh doanh vốn.
Đồng thời, các Chi nhánh cũng phải lập các tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
để quản lý nguồn vốn và thực hiện điều chuyển vốn với Hội sở hàng ngày. Như vậy,
để áp dụng được cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng phải có chuyên môn hóa
về bộ máy tổ chức, thiết lập các quy trình thực hiện cơ chế quản lý vốn thống nhất trên
toàn bộ hệ thống.
- Về nhân lực: Các Ngân hàng phải có bộ phận quản lý nguồn vốn tại Hội sở có
trình độ chuyên môn cao, có kiến thức và hiểu biết trong công tác cân đối và điều hòa
nguồn vốn. Các cán bộ tác nghiệp điều chuyển vốn tại Chi nhánh cũng cần có kiến
thức chuyên môn và trình độ tác nghiệp nhanh chóng, chính xác nhằm hạn chế tối
thiểu các rủi ro tác nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là yếu tố quan trọng
trong cơ chế quản lý vốn tập trung.
1.2.5 Ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung:
1.2.5.1 Ưu điểm
- Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất tại Hội sở chính:
Đây là hai rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trước khi ứng
dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lý
rủi ro trong trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh
doanh, không hiệu quả và không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các Chi
nhánh. Với cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh chỉ tập trung vào hoạt động
kinh doanh với khách hàng, toàn bộ rủi ro thanh khoản và lãi suất sẽ được chuyển giao
cho Hội sở chính quản lý.
- Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản tại các Chi nhánh:
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của Chi nhánh đều phải tập
trung về Hội sở chính thông qua Trung tâm vốn. Khi huy động được nguồn tiền gửi,
chi nhánh thực hiện bán toàn bộ cho Trung tâm; khi có nhu cầu thanh toán, đầu tư, cho
vay,… chi nhánh thực hiện mua lại vốn từ Trung tâm vốn. Trung tâm vốn sẽ thực hiện
động tác luân chuyển vốn giữa các Chi nhánh. Vì thế, các chi nhánh không cần quan
tâm đến vấn đề thanh khoản và sẽ không tồn tại tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản
tại các Chi nhánh.
- Linh hoạt hơn trong việc quản lý, giám sát và điểu hành nguồn vốn đối với các
Chi nhánh:
Điều này thể hiện qua việc Hội sở chính xác định một giá điều chuyển vốn thống
nhất cho các Chi nhánh để thực hiện mua bán vốn mà không can thiệp cụ thể vào hoạt
động cụ thể của từng chi nhánh. Quan hệ điều chuyển vốn giữa Chi nhánh và Hội sở là
quan hệ mua bán vốn, không phải quan hệ vay gửi vốn nên cũng làm tăng tính độc lập
và hiệu quả trong hoạt động điều hành, quản lý của Hội sở chính.
- Là cơ chế hiện đại theo sát với thông lệ quốc tế, giúp tăng cường chuyên môn
hóa, hiện đại hóa trong các Ngân hàng:
Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý tiên tiến được các ngân hàng ở
các nước phát triển áp dụng rộng rãi. Việc thực hiện cơ chế này là hoàn toàn phù hợp
trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của ngành Tài chính Ngân hàng và tiềm lực
Tài chính của các Ngân hàng đang gia tăng nhanh chóng. Đồng thời, cơ chế quản lý
vốn tập trung giúp các Ngân hàng gia tăng tính chuyên môn hóa. Các Chi nhánh trong
cơ chế này đóng vai trò là bộ phận tiếp xúc khách hàng, là nơi tiếp nhận các nguồn vốn
và điều chuyển về Hội sở. Các giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, hoạt
động đầu tư, quản trị rủi ro đều được các bộ phận chuyên trách ở Hội sở thực hiện.
Chính sự tập trung chuyên môn hóa cao này giúp các Ngân hàng xử lý dữ liệu hiệu
quả, trên cơ sở đó gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Hệ thống báo cáo đa dạng, kịp thời, chính xác góp phần tích cực vào việc quản
lý và đánh giá hoạt động của các Chi nhánh:
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, kết quả hoạt động kinh doanh của từng Chi
nhánh được tổng hợp mỗi ngày thông qua Hệ thống báo cáo điều chuyển vốn tự động
FTP thuộc mạng nội bộ của các Ngân hàng. Vì thế, cơ chế này đã loại bỏ được các
công tác báo cáo thủ công về thu nhập, thanh khoản mà các Chi nhánh phải thực hiện
trước đó. Đồng thời, chi phí hoạt động của Chi nhánh từ hoạt động lập báo cáo cũng sẽ
được giảm bớt. Hệ thống báo cáo kịp thời và chính xác cũng giúp Hội sở giám sát và
đưa ra các quyết định về phát triển hoạt động kinh doanh và quản lý các rủi ro một
cách kịp thời và hiệu quả.
1.2.5.2 Nhược điểm:
- Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh:
Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề công nghệ để hình thành Tập đoàn tài
chính ngân hàng với đặc tính tất cả giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi
ro đều được tập trung về Hội sở chính. Trong tương lai, các Chi nhánh chỉ đóng vai trò
là các đơn vị kinh doanh tiếp xúc trực tiếp khách hàng, chủ yếu thực hiện các hoạt
động huy động và cho vay thuần túy. Vì vậy, các thao tác nghiệp vụ tại Chi nhánh sẽ
giảm bớt dần, làm hạn chế trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn của các nhân
viên tại Chi nhánh.
- Chi phí ứng dụng cao:
Để áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng phải triển khai hệ thống
mạng đồng bộ đến tất cả các Chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Đối với các ngân
hàng có mạng lưới Chi nhánh rộng lớn trải rộng trên nhiều địa bàn khác nhau, việc đầu
tư cho phát triển công nghệ để ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đòi hỏi phải có
tiềm lực vốn rất lớn. Ngoài ra, việc đào tạo chuyên môn, kỹ năng sử dụng hệ thống
mạng cho các cán bộ tại Hội sở chính và Chi nhánh cũng sẽ là khoản chi phí đáng kể
khi các Ngân hàng áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung.
- Gia tăng khối lượng công việc và mức độ rủi ro cho Hội sở chính:
Toàn bộ nguồn vốn cũng như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất từ Chi nhánh sẽ
chuyển hóa về Hội sở trong cơ chế quản lý vốn tập trung. Điều này sẽ tạo áp lực cho
Hội sở trong việc định giá điều chuyển nguồn vốn ở mức hợp lý để bảo đảm mức lợi
nhuận cho cả Hội sở và Chi nhánh, đồng thời khuyến khích hoạt động kinh doanh của
các Chi nhánh. Bên cạnh đó, Hội sở còn phải thực hiện các giao dịch kinh doanh vốn
trên thị trường liên ngân hàng, mua bán ngoại tệ, đầu tư để phòng ngừa các rủi ro
thanh khoản và rủi ro lãi suất. Khối lượng công việc lớn và phức tạp đòi hỏi các Ngân
hàng phải có các chính sách quản trị rủi ro hiệu quả, theo sát với các thông lệ quốc tế
và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của Khóa luận đã trình bày lý luận tổng quan về Cơ chế quản lý vốn
của Ngân hàng thương mại. So với cơ chế quản lý vốn phân tán, cơ chế quản lý vốn
tập trung có ưu điểm là giúp các Ngân hàng quản lý tập trung rủi ro thanh khoản và rủi
ro lãi suất, cũng như đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh qua hệ
thống báo cáo chính xác và kịp thời. Cơ chế quản lý vốn tập trung cũng là cơ chế quản
lý vốn hiện đại, tiên tiến được áp dụng phổ biến tại các Ngân hàng ở các nước phát
triển trên thế giới.
Dựa trên cơ sở lý luận về cơ chế quản lý vốn tập trung đã trình bày, chương 2
của Khóa luận sẽ nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ chế này tại NHTMCP Công
Thương Việt Nam và đánh giá các thành tựu cũng như hạn chế của việc áp dụng cơ
chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Ngân hàng Công thương Việt Nam (tên Tiếng anh: Viet Nam Joint Stock
Commercial Bank For Industry and Trade - VietinBank) có trụ sở chính tại 108 Trần
Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vietibank là một những ngân hàng thương mại
hàng đầu ở Việt Nam về quy mô vốn, giữ vai trò quan trọng trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam; có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 1 Sở giao dịch, 150 Chi
nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch / Quỹ tiết kiệm. Hiện nay, VietinBank có 7 công
ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công
thương, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý,
Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông
tin, Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. VietinBank là ngân
hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Frankfurt, Berlin (Châu Âu), đánh dấu
bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế
giới. VietinBank hiện có quan hệ ngân hàng đại lý với gần 1000 Định chế tài chính lớn
trên toàn thế giới. Đồng thời, VietinBank cũng là ngân hàng tiên phong trong việc ứng
dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng tốt yêu cầu quản
trị và kinh doanh hiện đại. Ngân hàng luôn đầu tư nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm
dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tầm nhìn đến năm 2018 của VietinBank là trở thành một Tập đoàn Tài chính
ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế, với sứ mệnh là ngân hàng số 1 của hệ
thống ngân hàng Việt Nam cung cấp sản phẩm dịch tài chính ngân hàng hiện đại theo
tiêu chuẩn quốc tế.
Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam:
- Ngày 26/03/1988: Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam tiền thân
của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam
thành Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng
Bộ trưởng).
- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công
thương Việt Nam (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết
định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
- Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa
Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).
- Ngày 25/12/2008: Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công
chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
- Ngày 03/07/2009: NHNN quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
- Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt
động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN).
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:
Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của NHTMCP Công Thương Việt Nam
Trụ sở chính
Sở giao dịch Chi nhánh
cấp 1
Văn phòng
đại diện
Đơn vị
sự nghiệp
Công ty
Trực thuộc
Chi nhánh
cấp 2
Phòng giao
dịch
Chi nhánh
trực thuộc
Quỹ tiết kiệm
Phòng giao
dich
Phòng giao
dich
Quỹ tiết
kiệm
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Hội sở chính
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Sở giao dịch, các Chi nhánh
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng phòng
Kế toán
Tổ kiểm tra
nội bộ
Các phòng
chuyên môn
nghiệp vụ
Phòng giao
dịch
Quỹ tiết
kiệm
2.2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1 Quá trình chuyển đổi từ Cơ chế quản lý vốn phân tán sang Cơ chế
quản lý vốn tập trung của VietinBank.
Cơ chế quản lý vốn nội bộ được VietinBank thiết lập ngay từ những ngày đầu
mới tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và đã trải nhiều quá trình phát triển, cải tiến theo
yêu cầu kinh doanh thực tế của Ngân hàng.
Lịch sử phát triển cơ chế quản lý vốn của VietinBank chia ra làm 3 giai đoạn
chính và đánh dấu sự chuyển đổi thành công từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ
chế quản lý vốn tập trung.
Giai đoạn 1: Cơ chế lãi suất điều chuyển chênh lệch cố định
Trước năm 2004, VietinBank thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán với lãi suất
điều chuyển vốn giữa Hội sở và Chi nhánh được tính bằng lãi suất bình quân huy động
thực tế tại Chi nhánh cộng với một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Ưu điểm của Cơ chế
này là đã tính toán đến tính chất địa bàn của lãi suất huy động của các Chi nhánh, giúp
cho Chi nhánh gửi vốn luôn được hưởng tỷ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ lãi
suất huy động nào. Tuy nhiên, nhược điểm của Cơ chế này là chưa tạo được động lực
cho các Chi nhánh để giảm mặt bằng lãi suất huy động đầu vào do Chi nhánh luôn
nhận được phần lãi suất khuyến khích khi bán vốn cho Hội sở. Trong cơ chế này, giá
bán vốn của Hội sở được tính toán bảo đảm bù đắp các khoản chi phí tại Hội sở chính
như chi trả lãi tiền vay ngoài hệ thống và chi trả lãi cho Chi nhánh gửi vốn.
Giai đoạn 2: Cơ chế lãi suất điều chuyển một giá
Từ năm 2005 đến năm 2008, VietinBank đã chuyển sang cơ chế quản lý vốn
phân tán với lãi điều chuyển một giá (thống nhất cho toàn bộ hệ thống) nhằm khuyến
khích các Chi nhánh huy động nguồn vốn giá rẻ, giảm thấp chi phí đầu vào và tăng
hiệu quả kinh doanh. Ưu điểm của cơ chế này là tạo động lực cho các Chi nhánh huy
động các nguồn vốn đầu vào thấp để đạt được lợi nhuận cao khi bán vốn cho Hội sở và
cho khách hàng vay với lãi suất phù hợp để hưởng phần lãi suất chênh lệch so với lãi
suất mua vốn của Hội sở. Tuy nhiên, nhược điểm của Cơ chế này là không tính đến
yếu tố kỳ hạn đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của
từng đơn vị, từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế
lãi suất điều chuyển một giá chưa giúp Hội sở chính có công cụ để điều tiết rủi ro lãi
suất của hệ thống do không có khả năng tính giá mua bán vốn khác nhau cho các giao
dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.
Trước những hạn chế lớn của các cơ chế quản lý vốn phân tán, VietinBank đã
nghiên cứu và áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung từ năm 2009 để thúc đẩy hoạt
động kinh doanh và quản lý các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất một cách hiệu quả.
Giai đoạn 3: Cơ chế quản lý vốn tập trung
Năm 2009, VietinBank thực hiện cổ phần hóa thành công và chính thức niêm yết
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cũng vào thời điểm đó, sự mở cửa của thị
trường tài chính ngân hàng Việt Nam đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt về vốn và lợi
nhuận giữa các Ngân hàng. Áp lực lớn về mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả hoạt động
trong quá trình hội nhập thị trường tài chính quốc tế đã đặt ra yêu cầu cho VietinBank
phải tính toán chính xác về giá trị của các nguồn vốn huy động và cho vay trên toàn hệ
thống ngân hàng. Từ đó, Hội sở chính mới đánh giá chính xác được thu nhập và chi
phí của từng đơn vị kinh doanh của ngân hàng (CN, phòng giao dịch, phòng khách
hàng), từng mảng nghiệp vụ, từng khách hàng….
Kể từ năm 2009, Cơ chế quản lý vốn tập trung và mô hình định giá điều chuyển
vốn khớp kỳ hạn (FTP) theo thông lệ quốc tế đã được VietinBank nghiên cứu và thử
nghiệm. Và kể từ ngày 2/4/2011, VietinBank đã áp dụng chính thức Cơ chế quản lý
vốn tập trung thông qua công cụ giá mua bán vốn nội bộ FTP. Toàn bộ Tài sản Nợ và
Tài sản Có của các Chi nhánh trên toàn hệ thống đều được mua bán với Trung tâm
Quản lý vốn tại Hội sở chính. Đồng thời, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản cũng
được tập trung về Hội sở chính và được quản lý hiệu quả hơn.
Việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đánh dấu một bước phát triển đột phá
của VietinBank để thực hiện chiến lược kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
của Ngành Tài chính Ngân hàng. Trải qua 3 năm vận dụng, cơ chế quản lý vốn tập
trung đã đóng góp tích cực vào việc tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của
VietinBank và góp phần kiểm soát tốt các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Nhưng
trong thời gian tới, cơ chế này vẫn cần phải được cải tiến, nâng cấp để theo sát các
chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là về hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ.
2.2.2 Vai trò của các cơ quan quản lý tại Hội sở chính và các Chi nhánh
trong Cơ chế quản lý vốn tập trung:
Để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung một cách hiệu quả, các cơ quan quản
lý tại Hội sở các Ngân hàng và các Chi nhánh phối hợp với nhau theo các cấp và đều
có vai trò riêng, cụ thể:
- Hội đồng quản trị:
+ Định hướng các chính sách liên quan đến cơ chế quản lý vốn tập trung áp dụng
trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ.
+ Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định về cơ chế quản lý
vốn tập trung áp dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam phù hợp
với tình hình thị trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt
Nam và hướng tới thông lệ quốc tế.
- Tổng giám đốc:
+ Quyết định biểu lãi suất mua bán vốn, biểu chi phí/phần bù thanh khoản áp
dụng cho từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm cụ thể trong từng thời kỳ.
+ Quyết định phương pháp tính giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP và phương
pháp điểu chỉnh giá điểu chuyển vốn nội bội trong từng thời kỳ.
+ Quyết định các hệ số điểu chỉnh thu nhập và chi phí từ mua bán vốn nội bộ của
các Chi nhánh trong từng thời kỳ.
+ Quyết định danh sách khách hàng đặc biệt và mức ưu đãi trong từng thời kỳ.
+ Trình HĐQT sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy định về cơ chế FTP áp dụng
trong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị
trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và hướng
tới thông lệ quốc tế.
- Ủy Ban ALCO:
+ Tham mưu cho HĐQT về định hướng chính sách FTP áp dụng trong toàn hệ
thống trong từng thời kỳ.
+ Tham mưu cho HĐQT sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quy định về cơ chế FTP áp
dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị
trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và hướng tới
thông lệ quốc tế.
- Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO:
+ Nghiên cứu, đề xuất và trình Tổng giám đốc xem xét quyết định biểu lãi suất
mua bán vốn, chi phí/phần bù thanh khoản áp dụng cho từng đối tượng khách hàng,
từng sản phẩm cụ thể trong từng thời kỳ.
+ Phối hợp với các Chi nhánh và các Phòng khách hàng đề xuất danh sách khách
hàng đặc biệt và chính sách FTP đối với các giao dịch liên quan đến khách hàng này
trong từng thời kỳ.
+ Làm đầu mối phối hợp với các phòng khách hàng, phòng Kinh doanh dịch vụ,
Phòng Định chế Tài chính, Sở giao dịch, phòng Chế độ Tín dụng đầu tư, phòng quản
lý và hỗ trợ INCAS và các phòng ban liên quan nghiên cứu đề xuất trình Tổng giám
đốc xem xét trình HĐQT để quyết định phương pháp tính giá điều chuyển vốn nội bộ -
FTP và phương pháp điều chỉnh giá điểu chuyển vốn nội bộ cho từng sản phẩm cụ thể
phù hợp với từng thời kỳ.
+ Đầu mối phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin vận hành hệ thống FTP;
phối hợp với Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Ban kiểm tra kiểm toán nội
bộ và Trung tâm công nghệ thông tin để giám sát, kịp thời phát hiện và đề xuất biện
pháp xử lý đối với những trường hợp xảy ra do rủi ro tác nghiệp dẫn tới sai lệch giá
mua bán vốn nội bộ FTP.
+ Phối hợp với Phòng thanh toán Việt Nam đồng để hạch toán FTP thu nhập,
FTP chi phí cho các Chi nhánh hàng ngày.
- Các Chi nhánh trên toàn hệ thống:
+ Các Chi nhánh chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ giao dịch,
bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định của NHTMCP Công
Thương Việt Nam.
+ Chịu trách nhiệm về tính chính sách và khớp đúng giữa nội dung hồ sơ giấy và
dữ liệu lưu trữ trên hệ thống INCAS.
+ Chấp hành đúng các chính sách, quy định về cơ chế quản lý vốn tập trung của
HĐQT, Ban Giám đốc đề ra.
2.2.3 Định giá điều chuyển vốn trong Cơ chế quản lý vốn tập trung
2.2.3.1 Phương pháp định giá điều chuyển vốn
Theo thông lệ trên thế giới, có 3 phương pháp định giá điều chuyển vốn:
- Phương pháp định giá điều chuyển vốn duy nhất (single pool method):
Phương pháp này xác định một giá mua duy nhất cho các giao dịch huy động vốn và
một giá bán duy nhất cho các giao dịch sử dụng vốn, không quan tâm đến kỳ hạn (cách
mà VietinBank áp dụng từ năm 2004 đến năm 2010). Phương pháp này đơn giản
nhưng lại không phản ánh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản và
rủi ro lãi suất của các khoản huy động và cho vay.
- Phương pháp định giá điều chuyển vốn phân theo kỳ hạn (multiple pool
method): Phương pháp này phân loại các giao dịch vốn theo một số kỳ hạn nhất định
(ví dụ 1 tháng, 2 tháng)...và tập trung tất cả các giao dịch vốn có cùng kỳ hạn vào một
nhóm (pool method) và áp dụng giá điều chuyển vốn cho tổng số dư của kỳ hạn đó,
không tính đến các tính chất khác nhau của các giao dịch như sản phẩm, khách
hàng…Do vậy, phương pháp này tuy đã áp dụng giá điều chuyển vốn riêng cho từng
kỳ hạn nhưng cũng chưa phân biệt được các sản phẩm có tính chất khác nhau như đối
tượng khách hàng, phương thức xác định lãi suất (thả nổi, cố định)…
- Phương pháp định giá điều chuyển vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch
(matched maturity method): Nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng phát triển
nhiều với các sản phẩm huy động vốn và tín dụng đa dạng, phương pháp định giá điều
chuyển vốn này phát triển lên một bước hiện đại hơn là mua bán vốn khớp theo tính
chất giao dịch của các Chi nhánh. Ví dụ tiền gửi của dân cư từ các Chi nhánh sẽ có giá
mua vốn khác với tiền gửi của Định chế tài chính từ các Chi nhánh do thanh khoản của
hai sản phẩm huy động vốn này khác nhau.
Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP do VietinBank nghiên cứu và xây
dựng áp dụng kết hợp 2 phương pháp thứ hai và thứ ba trên. Hệ thống cho phép định
giá mua bán vốn theo kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất,
đối tượng khách hàng) cho mảng hoạt động cho vay và huy động vốn. Các mảng hoạt
động khác như đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại được mua bán vốn theo
tính chất rủi ro và theo phương pháp định giá điều chuyển vốn theo kỳ hạn (pool
method). Hệ thống đính giá điều chuyển vốn nội bộ FTP cũng hỗ trợ Hội sở quản lý và
điều chỉnh thu nhập và chi phí điều chuyển vốn của các Chi nhánh theo đúng kỳ hạn
thực tế của giao dịch (ví dụ như các giao dịch tiền gửi rút sớm, nợ trả sớm…). So với
cơ chế định giá điều chuyển vốn duy nhất được tính toán thủ công và hạch toán hàng
tháng, hệ thống định giá điều chuyển FTP tính toán tự động và hạch toán hàng ngày.
2.2.3.2 Giá điều chuyển vốn
Giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) là lãi suất do Hội sở chính VietinBank công
bố cho từng thời kỳ đối với việc mua bán vốn giữa Hội sở chính và các Chi nhánh.
- Giá điều chuyển vốn FTP bao gồm 3 cấu phần sau:
+ Lãi suất mua vốn FTP/ lãi suất bán vốn FTP.
+ Phần bù thanh khoản/ chi phí thanh khoản: áp dụng cho các giao dịch có lãi
suất thả nổi, được công bố từng thời kỳ phụ thuộc vào tình hình thị trường, tình hình
cân đối vốn và chính sách điều hành của Ngân hàng
+ Điều chỉnh đặc biệt (nếu có).
- Các căn cứ để xác định giá điều chuyển vốn gồm:
+ Loại sản phẩm (sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng…)
+ Đối tượng khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế, Định chế Tài chính, khách
hàng đặc biệt...)
+ Kỳ hạn của sản phẩm (Không kỳ hạn, qua đêm, 1 tuần, 2 tuần…)
+ Phương thức trả gốc (trả 1 lần hay trả dần hàng kỳ…)
+ Loại lãi suất của sản phẩm (cố định hay thả nổi…)
+ Tần suất điều chỉnh lãi suất (1 tháng/lần, 3 tháng/lần…)
- Giá điều chuyển vốn được áp dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Thể hiện được đúng đắn chi phí về vốn và bảo đảm mức thu nhập cận biên cho
các Chi nhánh.
+ Bù đắp được đầy đủ chi phí để quản lý vốn tập trung của Hội sở như dự trữ bắt
buộc, bảo hiểm tiền gửi, dự trữ thanh toán…
+ Bù đắp được các rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, thuế và các chi phí khác.
+ Được công bố rộng rãi trên toàn hệ thống và áp dụng thống nhất cho tất cả các
Chi nhánh.
- Giá điều chuyển vốn FTP do VietinBank công bố từng thời kỳ phụ thuộc vào:
+ Tình hình kinh tế chung và hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng.
+ Tình hình cân đối vốn của VietinBank.
+ Chủ trương, chính sách điều hành của ban lãnh đạo VietinBank.
- Công thức tính Giá điều chuyển vốn:
FTP = IR + NIM
Trong đó: IR là lãi suất huy động của kỳ hạn tương ứng, NIM là lãi cận biên ròng
của giao dịch.
+ Đối với cho vay tại 1 ngày bất kỳ:
NIM = Giá thực chi nhánh đang cho vay – giá FTP bán vốn tại ngày đó.
+ Đối với tiền gửi tại 1 ngày bất kỳ:
NIM = Giá FTP mua vốn tại ngày đó – giá thực chi nhánh đang huy động.
Tùy vào chính trong từng thời kỳ, khuyến khích hay hạn chế mà giá mua vốn có
thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá bán vốn. Ngoài ra, việc quyết định lãi suất cho vay/nhận
gửi của Chi nhánh đối với khách hàng vẫn phải được bảo đảm nằm trong khung quy
định của Hội sở chính (về trần lãi suất huy động, sàn lãi suất cho vay).
Đối với những khoản mục đặc biệt (cho vay theo kế hoạch Nhà nước, cho vay
theo cam kết của Thống đốc…): lãi suất thực hiện với khách hàng được thực hiện theo
chỉ đạo của Hội sở chính, Chi nhánh có thể được hưởng phí hoặc cấp bù lãi suất khi
mua bán vốn với Hội sở.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn: được Hội sở khuyến khích bằng lãi suất mua vốn
hấp dẫn để tạo động lực cho các Chi nhánh thu hút nguồn vốn lãi suất thấp và tương
đối ổn định.
2.2.4 Nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung
2.2.4.1 Hoạt động luân chuyển vốn giữa Hội sở và các Chi nhánh và kiểm
soát các rủi ro
- Về hoạt động luân chuyển vốn giữa Hội sở VietinBank và Chi nhánh:
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, vốn được luân chuyển giữa các Chi nhánh
VietinBank thông qua Hội sở chính, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của
ngân hàng. Hội sở chính mua tất cả các Tài sản nợ của các Chi nhánh và bán tất cả các
Tài sản có cho các Chi nhánh sử dụng. Tất cả khoản mục trên bảng tổng kết tài sản của
Chi nhánh đều được tập trung tại Hội sở chính. Bảng tổng kết tài sản của Chi nhánh
không còn cân bằng và chỉ phản ánh số cho vay và huy động thực tế của Chi nhánh.
Nguồn vốn điều chuyển giữa Hội sở và các Chi nhánh được phản ánh thông qua tài
khoản “Điều chuyển vốn nội bộ”. Đồng thời, dòng tiền ra – vào của mỗi Chi nhánh ở
tài khoản này bị giới hạn bởi các hạn mức gồm
+ Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch mua vốn.
+ Hạn mức chênh lệch ròng: là mức tối đa số dư âm trên tài khoản “điểu chuyển
vốn nội bộ”, bằng mức chênh lệch giữa nguồn vốn Chi nhánh mua từ Hội sở và nguồn
vốn Chi nhánh bán cho Hội sở.
Hình 2.4: Hoạt động luân chuyển vốn giữa Hội sở VietinBank và các Chi
nhánh trong cơ chế quản lý vốn tập trung
- Về việc kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất:
Toàn bộ rủi ro thanh khoản được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở
VietinBank: Chi nhánh bán vốn về Hội sở chính và mua vốn của Hội sở chính. Tất cả
các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và Chi nhánh đều được thực
hiện đối ứng với Hội sở chính.
Hình 2.5: Rủi ro thanh khoản chuyển giao từ Chi nhánh về Hội sở chính
Khi có nhu cầu thanh toán, số dư tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh giảm một
lượng tương ứng với số dư vốn của Chi nhánh tại Hội sở chính, Chi nhánh không cần
quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Rủi ro thanh khoản chuyển từ Chi nhánh về
Hội sở chính.
Toàn bộ rủi ro lãi suất được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở chính
VietinBank: tất cả các Tài sản Nợ và Có của Chi nhánh đều được mua và bán căn cứ
vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày
phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của Tài sản Nợ hay tài sản Có, Chi nhánh
luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng
và lãi suất chuyển vốn nội bộ. Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/ nhận gửi với
khách hàng sao cho có chênh lệch với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ mà không phải
quan tâm đến rủi ro lãi suất. Việc quản lý rủi ro lãi suất là trách nhiệm của Hội sở.
Hình 2.6: Rủi ro lãi suất được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở
Cùng với hoạt động tập trung hóa, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất tại
Hội sở chính, vào năm 2012, VietinBank đã tiếp tục nghiên cứu và xây dựng thành
công hệ thống Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) nhằm phân tích và dự báo dòng tiền,
đưa ra các kịch bản về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, giúp công tác quản lý rủi ro
thanh khoản và lãi suất đạt tiêu chuẩn Basel II. Hai hệ thống FTP và ALM đã tạo
thành một công cụ đồng bộ, hiện đại giúp ngân hàng quản lý rủi ro theo đúng thông lệ
tốt nhất của các ngân hàng hàng đầu thế giới.
2.2.4.2 Xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Hội sở và các Chi nhánh
Cơ chế quản lý vốn tập trung là một công cụ hữu hiệu để xác định mức đóng góp
vào lợi nhuận chung toàn Ngân hàng của các Chi nhánh. Từ đó, Hội sở sẽ đánh giá
được hiệu quả kinh doanh của các Chi nhánh và có các chính sách quản lý, phát triển
kinh doanh phù hợp. Việc xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Hội sở
VietinBank và các Chi nhánh được thực hiện như sau:
Phân bổ lợi nhuận giữa Hội sở và Chi nhánh khi mua bán vốn
Khi nhận được khoản tiền gửi của khách hàng, Chi nhánh thực hiện bán toàn bộ
về Hội sở chính. Khi có nhu cầu cho khách hàng vay, chi nhánh thực hiện mua toàn bộ
vốn từ Hội sở chính. Khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất bán vốn cho
Hội sở, giữa giá mua vốn từ Hội sở chính và lãi suất cho vay khách hàng chính là phần
thu nhập của Chi nhánh.
Hình 2.7 Minh họa phần thu nhập chênh lệch của Chi nhánh khi mua bán
vốn với Hội sở VietinBank
Thu nhập ròng từ lãi của chi nhánh là thu nhập ròng từ lãi cho vay đối với khách
hàng và thu nhập ròng từ lãi do mua-bán vốn với Trung tâm.
Thu nhập ròng từ lãi của Trung tâm mua bán vốn ở Hội sở là thu nhập ròng từ lãi
do mua-bán vốn với chi nhánh và thu nhập ròng từ lãi do kinh doanh trên thị trường
liên ngân hàng.
Thu nhập ròng từ lãi của Hội sở chính (ngân hàng) là tổng thu nhập ròng từ lãi
của các chi nhánh và của Trung tâm mua bán vốn.
Hình 2.8: Phân bổ lợi nhuận giữa Hội sở VietinBank và các Chi nhánh
Xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của các Chi nhánh
- Lãi cận biên ròng, thu nhập ròng từ lãi, chi phí mua bán vốn FTP đối với
Tài sản Có của Chi nhánh:
+ Lãi cận biên ròng (NIM) trên một giao dịch/ loại Tài sản Có của Chi nhánh tại
một thời điểm được xác định theo công thức:
NIM = Lãi suất đầu ra của Chi nhánh – Giá bán vốn FTP của Hội sở
NIM được tính theo đơn vị %/năm
Trong đó: lãi suất đầu ra của Chi nhánh là lãi suất mà Chi nhánh thu được của
khách hàng từ việc sử dụng các Tài sản có.
+ Thu nhập ròng từ lãi (NII) hàng ngày trên một giao dịch/ loại tài sản Có của
Chi nhánh được xác định theo công thức:
NII hàng ngày =
Số dư gốc Tài sản Có
360
x NIM
+ Thu nhập ròng từ lãi (NII) trong ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Có của
Chi nhánh được xác định theo công thức:
NII trong ngày = NII hàng ngày - chi phí mua bán vốn FTP điều chỉnh (nếu có).
+ Chi phí mua bán vốn FTP hàng ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Có được
tính theo công thức:
Chi phí FTP hàng ngày =
Giá bán vốn FTP của Hội sở
360
x Số dư gốc Tài sản Có
+ Chi phí mua bán vốn FTP trong ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Có được
tính theo công thức:
Chi phí mua bán vốn FTP trong ngày = Chi phí mua bán vốn FTP hàng ngày +
Chi phí mua bán vốn FTP điều chỉnh (nếu có).
+ Chi phí mua bán vốn FTP cộng dồn của Chi nhánh là tổng của các Chi phí FTP
của Chi nhánh trong ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại.
- Lãi cận biên ròng, thu nhập ròng từ lãi, thu nhập mua bán vốn FTP của
Chi nhánh đối với Tài sản Nợ:
+ Lãi cận biên ròng (NIM) trên một giao dịch/ loại Tài sản Nợ của Chi nhánh
được xác định theo công thức:
NIM = Giá mua vốn FTP của Hội sở – Lãi suất đầu vào của Chi nhánh
NIM được tính theo đơn vị %/năm.
Trong đó: Lãi suất đầu vào của Chi nhánh là lãi suất Chi nhánh phải trả cho
khách hàng để huy động được Tài sản Nợ đó.
+ Thu nhập ròng từ lãi (NII) hàng ngày trên một giao dịch/ loại Tài sản Nợ của
Chi nhánh được xác định theo công thức:
NII hàn.g ngày = NIM x
Số dư Tài sản Nợ
360
+ Thu nhập ròng từ lãi (NII) trong ngày trên một giao dịch/ loại tài sản Nợ được
tính theo công thức:
NII trong ngày = NII hàng ngày + Thu nhập mua bán vốn FTP điểu chỉnh (nếu có)
+ Thu nhập mua bán vốn FTP hàng ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Nợ
được tính theo công thức:
Thu nhập FTP hàng ngày = Số dư gốc Tài sản Nợ x
Giá mua vốn FTP của Hội sở
360
+ Thu nhập mua bán vốn FTP trong ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Nợ
được tính theo công thức:
Thu nhập mua bán vốn FTP trong ngày = Thu nhập mua bán vốn FTP hàng ngày
+ Thu nhập mua bán vốn FTP điều chỉnh (nếu có).
+ Thu nhập mua bán vốn FTP cộng dồn của Chi nhánh là tổng các thu nhập FTP
của Chi nhánh trong ngày tính từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại.
- Tổng chi phí mua bán vốn FTP của Chi nhánh trong ngày, tổng thu nhập
mua bán vốn FTP của Chi nhánh trong ngày:
+ Tổng chi phí FTP tại ngày hiện tại của Chi nhánh là tổng các chi phí FTP trong
ngày của toàn bộ các Tài sản Có của Chi nhánh và chi phí của Chi nhánh (bao gồm tất
cả các điều chỉnh chi phí FTP của Chi nhánh nếu có) tại ngày hiện tại.
+ Tổng thu nhập FTP tại ngày hiện tại của Chi nhánh là tổng các thu nhập FTP
trong ngày của toàn bộ các Tài sản Nợ của Chi nhánh và thu nhập của Chi nhánh (bao
gồm tất cả các điều chỉnh thu nhập FTP của Chi nhánh nếu có) tại ngày hiện tại.
- Hạch toán thu nhập FTP, chi phí FTP của Chi nhánh:
+ Việc hạch toán thu nhập, chi phí mua bán vốn FTP được hạch toán tập trung tại
Hội sở chính VietinBank, các Chi nhánh không theo dõi và tính lãi điều chuyển vốn.
+ Cơ chế FTP ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của các Chi nhánh do việc hạch
toán thu nhập FTP và chi phí FTP cho từng Chi nhánh được thực hiện tập trung tại Hội
sở chính VietinBank.
- Nguyên tác hạch toán:
+ Thực hiện hạch toán hai bút toán riêng biệt cho thu nhập FTP của Chi nhánh
(đối với phần Hội sở chính VietinBank mua vốn) và chi phí FTP của Chi nhánh (đối
với phần Hội sở chính VietinBank bán vốn); không thực hiện bù trừ phần chênh lệch
giữa lãi suất mua và bán vốn;
+ Thu nhập FTP, chi phí FTP của Chi nhánh được hạch toán hàng ngày trên cơ
sở Bảng kê tổng hợp thu nhập FTP và chi phí FTP, trong đó:
* Thu nhập FTP cho các khoản hạch toán trong Module Tiền gửi được tổng hợp
từ Bảng kê chi tiết thu nhập FTP – nghiệp vụ huy động vốn.
* Chi phí FTP cho các khoản hạch toán trong Module Cho vay được tổng hợp từ
Bảng kê chi tiết chi phí FTP – nghiệp vụ Cho vay.
+ Việc hạch toán thu nhập, chi phí FTP của Chi nhánh cho 1 ngày số liệu được
thực hiện bởi Phòng thanh toán VND ngay sau khi 1 file số liệu được chiết xuất từ hệ
thống và kiểm tra bởi phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO sau 1 ngày làm việc so với
ngày số liệu.
2.2.5 Hệ thống báo cáo trong Cơ chế quản lý vốn tập trung
Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP của VietinBank có thiết lập các phần mềm hỗ
trợ để theo dõi các báo cáo được cài đặt tại các Chi nhánh để phục vụ công tác báo cáo
thống kê kết quả hoạt động kinh doanh hàng ngày của Chi nhánh. Hệ thống báo cáo
trong cơ chế quản lý vốn tập trung FTP của VietinBank bao gồm:
- Nhóm báo cáo hạch toán kế toán (dùng để hạch toán thu nhập/ chi phí FTP
của Chi nhánh):
+ Báo cáo liệt kê chi tiết thu nhập FTP – Nghiệp vụ huy động vốn: liệt kê chi tiết
thu nhập FTP của từng giao dịch huy động vốn còn số dư trong Module tiền gửi.
+ Báo cáo liệt kê chi tiết chi phí FTP – Nghiệp vụ cho vay: liệt kê chi tiết chi phí
FTP của từng giao dịch cho vay còn số dư trong Module Cho vay.
+ Báo cáo lợi nhuận đơn vị kinh doanh: liệt kê tổng Chi phí FTP ở Module cho
vay và tổng thu nhập FTP ở Module tiền gửi và FTP thu nhập/ chi phí cho các tài
khoản GL khác như Đầu tư, tiền mặt ATM, tài sản cố định…
- Nhóm báo cáo phân tích cho vay:
+ Báo cáo lãi suất cho vay bình quân theo dư nợ: cho phép người sử dụng theo
dõi được lãi suất cho vay và giá bán vốn FTP của Hội sở bình quân theo số dư.
+ Báo cáo các khoản vay đến hạn (trong ngày, 1 ngày và 7 ngày tới): cho phép
người sử dụng biết được khoản vay sắp đến hạn, chủ yếu phục vụ cho công tác nghiệp
vụ của cán bộ tín dụng không phục vụ công tác phân tích FTP.
+ Báo cáo các khoản vay mới trong ngày: cho phép người sử dụng biết được các
khoản vay mới được giải ngân trong ngày.
+ Báo cáo các khoản vay quá hạn: cho phép người sử dụng biết được các khoản
vay quá hạn và FTP chi phí điều chỉnh (nếu có).
+ Báo cáo các khoản vay chuyển quá hạn trong ngày: cho phép người sử dụng
biết được các khoản vay chuyển quá hạn trong ngày, từ đó biết được các khoản FTP
chi phí điều chỉnh nếu có tại ngày số liệu.
+ Báo cáo các khoản vay trả sớm một phần: cho phép người sử dụng biết được
các khoản vay trả sớm một phần trong ngày để biết được các khoản FTP chi phí điều
chỉnh nếu có tại ngày số liệu.
+ Báo cáo các khoản vay tính lại lãi suất FTP trong ngày: bao gồm các khoản vay
đến hạn điều chỉnh lãi suất, được điều chỉnh thủ công, thay đổi tần suất điều chỉnh lãi
suất, thay đổi loại hình lãi suất.
+ Báo cáo các khoản vay được tính lại phí thanh khoản trong ngày: bao gồm các
khoản vay thay đổi tần suất điều chỉnh lãi suất, thay đổi loại hình lãi suất.
+ Báo cáo các khoản vay được điều chỉnh thủ công trong ngày: người sử dụng có
thể biết được các khoản vay được điều chỉnh thủ công trong ngày bên cạnh các khoản
vay được điều chỉnh tự động.
+ Báo cáo các khoản vay biến động tăng trong ngày: dành cho các khoản vay giải
ngân nhiều lần.
+ Báo cáo các khoản vay thay đổi mã sản phẩm trong ngày: bao gồm các khoản
vya thay đổi bất cứ thông tin gì ảnh hưởng đến mã sản phẩm FTP.
+ Báo cáo phân tích danh mục cho vay theo kỳ hạn còn lại
Kỳ hạn: Nợ quá hạn, nợ đến hạn, <7 ngày, 7 ngày – 1 tháng, 1 – 3 tháng, 3 – 6
tháng, 6 – 9 tháng, 9 – 12 tháng, >12 tháng.
+ Báo cáo phân tích danh mục cho vay theo loại hình lãi suất: lãi suất thả nổi/ cố
định/ do Tổng giám đốc quy định.
+ Báo cáo phân tích danh mục cho vay theo kỳ hạn còn lại và loại hình lãi suất:
tổng hợp của hai báo cáo phân tích danh mục cho vay theo kỳ hạn còn lại và phân tích
danh mục cho vay theo loại hình lãi suất.
+ Danh sách khoản vay còn hiệu lực trong ngày: người sử dụng có thể biết được
các khoản vay còn hiệu lực trong ngày theo từng mã cán bộ, theo Phòng giao dịch.
+ Danh sách khoản vay bị lỗi: Đưa ra các khoản vay bị lỗi/ thiếu thông tin đễ mã
hóa sản phẩm và định giá FTP.
- Nhóm báo cáo phân tích tiền gửi:
+ Báo cáo lãi suất huy động vốn bình quân theo số dư.
+ Báo cáo các khoản tiền gửi đáo hạn.
+ Báo cáo các khoản tiền gửi mới trong ngày.
+ Báo cáo các khoản tiền gửi còn hiệu lực.
+ Báo cáo các khoản tiền gửi rút sớm trong ngày.
+ Báo cáo các khoản tiền gửi tính lại lãi suất FTP trong ngày.
+ Báo cáo các khoản tiền gửi được điều chỉnh thủ công trong ngày.
+ Báo cáo phân tích danh mục huy động vốn theo kỳ hạn còn lại.
+ Báo cáo phân tích danh mục huy động vốn theo loại hình lãi suất.
+ Báo cáo phân tích danh mục huy động vốn theo kỳ hạn còn lại và loại hình lãi suất.
+ Danh sách các khoản tiền gửi thay đổi mã FTP trong ngày.
+ Danh sách các lỗi phát sinh trên dữ liệu Chi nhánh trong ngày.
+ Báo cáo huy động vốn liên Chi nhánh.
- Nhóm báo cáo lợi nhuận:
+ Báo cáo lợi nhuận theo khách hàng: cho phép người sử dụng theo dõi được thu
nhập và chi phí trả cho toàn bộ giao dịch (cho vay, tiền gửi) của Chi nhánh với một
khách hàng.
+ Báo cáo lợi nhuận theo Chi nhánh: cho phép người sử dụng xem lợi nhuận/ lỗ
của Chi nhánh theo 1 ngày, lũy kế 1 tuần, lũy kế 1 tháng, lũy kế từ đầu năm.
+ Báo cáo lợi nhuận theo sản phẩm: cho phép người sử dụng xem lỗ/ lãi theo mã
sản phẩm FTP.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN
TẬP TRUNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Từ tháng 4/2011, VietinBank đã chính thức chuyển đổi cơ chế mua bán vốn theo
lãi suất điều hòa bình quân sang cơ chế mua bán vốn tập trung FTP mang tính thị
trường bằng các phân đoạn lãi suất cá biệt theo kỳ hạn, theo sản phẩm tín dụng, theo
tần suất điều chỉnh lãi suất…Đây là một bước phát triển đột phá, góp phần giúp
VietinBank đáp ứng được các thông lệ quốc tế, gia tăng hiệu quả kinh doanh và quản
lý hiệu quả các loại rủi ro. Các thành tựu đạt được của cơ chế FTP của VietinBank là:
- Tạo động lực kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Chi
nhánh trên toàn hệ thống
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh VietinBank chỉ cần tập trung
vào hoạt động kinh doanh với khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận mà không phải quản
lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Khi các Chi nhánh thừa vốn (vốn huy động vào
nhiều hơn nguồn vốn cho vay ra) thì Chi nhánh có thể bán toàn bộ nguồn vốn dư thừa
này cho Hội sở chính và ngược lại, từ đó Chi nhánh sẽ nhận được khoản thu nhập từ
điều chuyển vốn và nguồn vốn dư thừa vẫn được Hội sở sử dụng một cách hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động của cả Hội sở và các Chi nhánh do vậy được gia tăng đáng kể.
Đồng thời, cơ chế quản lý vốn tập trung của VietinBank còn tạo động lực kinh
doanh cho các Chi nhánh nhờ vào các sản phẩm tiền gửi và cho vay mang tính định
hướng từ Hội sở chính. Với cùng quy mô tài sản, Chi nhánh nào quản trị cơ cấu nguồn
vốn, sử dụng vốn tốt căn cứ vào biểu lãi suất mua bán vốn FTP định hướng của Hội sở
chinh sẽ đạt lợi nhuận cao nhất. Các Chi nhánh có thể đẩy mạnh huy động các nguồn
vốn có giá bán vốn với Hội sở cao (như tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng, tiền gửi tiết
kiệm trung dài hạn…) hoặc cho vay các lĩnh vực ưu tiên có giá mua vốn từ Hội sở thấp
(như cho vay phục vụ xuất khẩu, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn…). Ngoài
ra, Chi nhánh nào có quy mô nguồn vốn huy động lớn sẽ tạo ra lợi nhuận kinh doanh
dễ dàng hơn nhờ vào việc bán vốn cho Hội sở và giảm thiểu được rủi ro trong cho vay
và đầu tư.
- Là công cụ hiệu quả giúp Hội sở chính quản lý rủi ro thanh khoản và rủi
ro lãi suất
Bằng cơ chế quản lý vốn tập trung, VietinBank đã đạt được bước tiến quan trọng
trong công tác quản lý rủi ro và chuyển hóa toàn bộ rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất
từ các Chi nhánh về Hội sở chính. Hệ thống mua bán vốn FTP cho phép Hội sở mua
bán vốn với Chi nhánh khớp đến kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại
hình lãi suất, đối tượng khách hàng), từ đó thực hiện hiệu quả, thống nhất các chính
sách lãi suất và các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống.
Tiếp nối thành công của dự án FTP, năm 2012, VietinBank tiếp tục nghiên cứu
và tự xây dựng, phát triển thành công hệ thống Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) nhằm
phân tích và dự báo dòng tiền, đưa ra các kịch bản về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi
suất giúp công tác quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất đạt tiêu chuẩn Basel II.
Hai hệ thống FTP và ALM đã tạo thành một công cụ đồng bộ, hiện đại giúp Ngân
hàng quản lý rủi ro lãi suất và thanh khoản theo đúng thông lệ tốt nhất của các ngân
hàng hàng đầu thế giới.
Định kỳ hàng tháng, tại cuộc họp của Ủy ban ALCO, tình hình cân đối vốn và
thanh khoản là một trong những nội dung trọng tâm được thảo luận. Trên cơ sở phân
tích đánh giá, Ủy ban ALCO đưa ra khuyến nghị với Hội đồng quản trị và Ban điều
hành để có chỉ đạo trong thời gian tới nhằm duy trì tối ưu khả năng cân đối thanh
khoản an toàn và hiệu quả của Ngân hàng.
- Cung cấp hệ thống thông tin báo cáo quản trị kịp thời và chính xác
Hệ thống mua bán vốn FTP VietinBank với trang web FTP nội bộ đã cung cấp
các báo cáo về hoạt động cho vay, tiền gửi và lợi nhuận của Chi nhánh hàng ngày,
cung cấp thông tin tới các lãnh đạo Chi nhánh và Hội sở nhanh chóng hơn, giảm thiểu
thời gian thủ công tạo báo cáo, hạch toán,…tại các Chi nhánh.
Ngoài ra, hệ thống báo cáo cung cấp chức năng dự tính và vấn tin giúp các cán
bộ tác nghiệp tại Hội sở và các Chi nhánh có thông tin về mua bán vốn của giao dịch
trước khi thực hiện giao dịch nhằm đưa ra quyết định tốt nhất. Hệ thống báo cáo FTP
cũng tiết kiệm thời gian trong việc phân tích đề ra chiến lược kinh doanh và quản lý
rủi ro trên toàn hệ thống của VietinBank.
- Giảm bớt lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh
Hệ thống mua bán vốn FTP được vận hành tự động trên hệ thống mạng máy tính
nên toàn bộ khối lượng công việc tính toán lãi điều chuyển vốn thủ công trước đây tại
Chi nhánh được thay thế bằng chương trình tính toán và hạch toán tự động. Nhờ đó,
các rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh trong quá trình tính toán được hạn chế tối đa.
Nhờ vào việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung từ tháng 4 năm 2011, các chỉ
tiêu về khả năng sinh lời khả năng thanh khoản của VietinBank đã được cải thiện đáng
kể, thể hiện hiệu quả hoạt động của Ngân hàng không ngừng được nâng cao.
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu hoạt động của VietinBank từ năm 2011 đến năm 2013
Các chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013
Tổng tài sản Tỷ đồng 460.604 503.530 576.368
Vốn điều lệ Tỷ đồng 20.230 26.217 37.234
Nguồn vốn huy
động
Tỷ đồng 420.212 469.712 510.715
Tốc độ tăng
trưởng nguồn
vốn huy động
% 24% 9.4% 8.7%
Tổng dư nợ
cho vay
Tỷ đồng
293.434 329.682 372.988
Tốc độ tăng
trưởng dư nợ
cho vay
% 25% 13% 13%
Lợi nhuận
trước thuế
Tỷ đồng 8.392 8.167 7.750
Lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
ROE
% 26.74% -2.5% -5%
Lợi nhuận trên
tổng tài sản
ROA
% 2.03% 2.9% 2%
Tỷ lệ nợ xấu % 0.75% 1.3% 2%
Nguồn: Báo cáo Tài chính của VietinBank
2.3.2 Những tồn tại cần hoàn thiện
2.3.2.1 Các Chi nhánh vẫn phải tuân thủ các hạn mức thanh toán và chênh
lệch ròng khi mua bán vốn với Hội sở chính
Nguồn vốn do các Chi nhánh VietinBank huy động được chuyển giao vào nguồn
vốn chung và nguồn vốn Chi nhánh cho vay được lấy từ nguồn vốn của hệ thống. Việc
chi nhánh cho vay từ nguồn vốn của hệ thống được thực hiện thông qua tài khoản
“Điều chuyển vốn nội bộ”. Tài khoản này có thể dư âm (khi tại thời điểm tính toán, giá
trị tuyệt đối của Tài sản Có của Chi nhánh lớn hơn Tài sản Nợ) hoặc dương (khi tại
thời điểm tính toán, giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của Chi nhánh nhỏ hơn Tài sản
Nợ). Dòng tiền ra, vào tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” bị giới hạn bởi các hạn
mức sau đây:
- Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch mua vốn của Chi
nhánh, trường hợp Chi nhánh có giao dịch mua vốn vượt hạn mức thanh toán phải có
báo cáo lên Trụ sở chính và giao dịch chỉ được thực hiện khi được sự phê duyệt của
Trụ sở chính.
- Hạn mức chênh lệch ròng: là mức tối đa số dư âm trên tài khoản “Điều
chuyển vốn nội bộ” đối với từng Chi nhánh, thể hiện chênh lệch giữa số dư cho vay
của Chi nhánh với số dư huy động vốn.
Việc tồn tại của hạn mức thanh toán là do các Chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn
mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Trong khi đó, hạn mức tín dụng Hội sở
chính cấp cho Chi nhánh còn mang tính chủ quan và hạn chế hoạt động cho vay của
các Chi nhánh.
Trong khi cơ chế quản lý vốn tập trung là một cơ chế quản lý hiện đại và khoa
học thì việc giao các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng được thực hiện một
cách chủ quan thông qua việc tính toán số dư tín dụng của năm trước và dự đoán tốc
độ phát triển kinh tế địa phương của từng Chi nhánh. Đây là những bất hợp lý cần
được xem xét gỡ bỏ để giúp các Chi nhánh chủ động hơn trong quá trình kinh doanh
2.3.2.2 Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ chưa hoàn thiện và đồng bộ
Để áp dụng hiệu quả cơ chế quản lý vốn tập trung FTP, Ngân hàng phải xây
dựng được hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ dựa trên nguyên tắc cơ bản của
hệ thống là: tất cả các mục trong bảng cân đối kế toán đều phải được định giá vốn điều
chuyển và được định giá theo một phương pháp thống nhất. Toàn bộ Tài sản Có do
Chi nhánh sử dụng sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ Tài sản Nợ và vốn tự
có từ Chi nhánh sẽ nhận được thu nhập từ điều chuyển vốn. Tuy nhiên, hiện tại,
VietinBank mới chỉ áp dụng phương pháp mua bán vốn khớp kỳ hạn cho các module
tiền gửi và tiền vay – tức việc mua bán vốn sẽ áp dụng đến từng giao dịch hàng ngày
trong hai module nói trên, các khoản mục còn lại trên bảng cân đối kế toán như kinh
doanh ngoại tệ, đầu tư, tài trợ thương mại…lại được áp dụng theo phương pháp khớp
kỳ hạn theo số dư; trong khi các khoản mục này lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong
bảng cân đối kế toán.
Bên cạnh đó, VietinBank hiện mới chỉ tính giá điều chuyển vốn giữa Hội sở và
các Chi nhánh trong hệ thống, mà chưa thực hiện tính giá điều chuyển vốn tới các
Phòng/ Ban/Trung tâm sử dụng vốn và huy động vốn thuộc Trụ sở chính. Điều này
dẫn đến việc phân bổ lợi nhuận cho các đơn vị trong toàn hệ thống là chưa thống nhất
và phù hợp.
2.3.2.3 Các Chi nhánh bị phụ thuộc vào lãi suất mua vốn và lãi suất bán vốn
của Hội sở chính
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh không chỉ cạnh tranh với các
ngân hàng khác mà còn chịu áp lực cạnh tranh với các Chi nhánh khác cùng hệ thống.
Các Chi nhánh áp dụng các mức lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng
nhưng lại bị phụ thuộc vào lãi suất mua bán vốn của Hội sở do chênh lệch lãi suất áp
dụng với khách hàng và lãi suất mua bán vốn là lợi nhuận của Chi nhánh. Áp lực cạnh
tranh khiến Chi nhánh có những thời điểm phải huy động vốn cao hơn mức giá mua
vốn của Hội sở chính hoặc nhiều Chi nhánh đã mất đi nguồn vốn huy động lớn do lãi
suất không cạnh tranh được với mức lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên cùng
địa bàn. Đồng thời, đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi Chi nhánh còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động, nhu cầu cũng như
mức thu nhập của khách hàng…Nhưng Chi nhánh không tự đưa ra được mức lãi suất
cạnh tranh hơn do phụ thuộc vào lãi suất mua bán vốn với Hội sở chính; và đặc biệt là
khung lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng. Đây là một hạn chế lớn đối
với hoạt động của các Chi nhánh.
Ngoài ra, để thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng tiềm năng, các
Chi nhánh thường có những chính sách tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng
nằm ngoài những chương trình khuyến mại mà Trụ sở chính triển khai trong toàn hệ
thống. Những chi phí này thường được hạch toán vào các đầu tài khoản chi phí nằm
ngoài chi phí trả lãi cho khách hàng. Các chi phí này sẽ không phải là cấu phần trong
lãi suất huy động, và cũng sẽ không được tính đến trong giá mua vốn mà Trụ sở chính
áp dụng cho các Chi nhánh, như vậy các Chi nhánh có thể có lãi khi kinh doanh vốn
với Trụ sở chính nhưng lại có thu nhập ròng âm đối với khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Khóa luận đã trình bày thực trạng áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập
trung tại NHTMCP VietinBank. Qua 3 năm triển khai áp dụng cơ chế quản lý vốn
mới, Vietinbank đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về hiệu quả kinh doanh trên toàn
hệ thống và hoạt động quản trị rủi ro. Bằng việc quản lý tập trung nguồn vốn và các rủi
ro thanh khoản, rủi ro lãi suất; VietinBank đã điều hành thống nhất và hiệu quả các
chính sách phát triển kinh doanh và quản lý Tài sản Nợ - Có trên toàn hệ thống. Tuy
nhiên, do mới chỉ ở giai đoạn đầu áp dụng, cơ chế quản lý vốn tập trung của
VietinBank còn nhiều hạn chế tồn tại như tính chưa đồng bộ, các hạn mức áp dụng cho
các Chi nhánh chưa hợp lý và hiệu quả, mức lãi suất điều chuyển vốn chưa linh hoạt.
Trên cơ sở thực trạng ở Chương 2, Chương 3 của Khóa luận sẽ đề xuất các kiến
nghị và giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCP VietinBank
trong thời gian tới.
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx

More Related Content

What's hot

Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
gamaham3
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
MiNhon Nguyễn
 

What's hot (20)

Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương ...
Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương ...Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương ...
Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương ...
 
Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Eximbank Xuất nhập khẩu
Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Eximbank Xuất nhập khẩuQuy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Eximbank Xuất nhập khẩu
Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Eximbank Xuất nhập khẩu
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
 
Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh VượngBáo cáo thực tập tài chính ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
 
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ươngTiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
 
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!
Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!
Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!
 
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông ocb
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông  ocbBáo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông  ocb
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông ocb
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
 
Giới thiệu VietinBank
Giới thiệu VietinBankGiới thiệu VietinBank
Giới thiệu VietinBank
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đLuận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
 
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
 
Báo Cáo Thực Tập Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng Vpbank
Báo Cáo Thực Tập Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng VpbankBáo Cáo Thực Tập Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng Vpbank
Báo Cáo Thực Tập Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng Vpbank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng LongBáo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
 

Similar to Khóa luận chuẩn.docx

Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
kongchavip
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Hạnh Ngọc
 

Similar to Khóa luận chuẩn.docx (20)

Luận văn: Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt...
Luận văn: Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt...Luận văn: Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt...
Luận văn: Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt...
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
 
Quản Trị Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam ...
Quản Trị Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam ...Quản Trị Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam ...
Quản Trị Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam ...
 
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài GònKế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gònkế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Cơ Sở Lý Luận Về Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại.docxCơ Sở Lý Luận Về Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại.docx
 
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt NamNâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại.docx
 
Luạn văn kế toán: Tái cấu trúc tài chính Công ty Liên doanh Khách sạn Bờ sông...
Luạn văn kế toán: Tái cấu trúc tài chính Công ty Liên doanh Khách sạn Bờ sông...Luạn văn kế toán: Tái cấu trúc tài chính Công ty Liên doanh Khách sạn Bờ sông...
Luạn văn kế toán: Tái cấu trúc tài chính Công ty Liên doanh Khách sạn Bờ sông...
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về  hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về  hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.docx
 
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Đông Nam ...
 Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Đông Nam ... Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Đông Nam ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Đông Nam ...
 

Recently uploaded

Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Uy Hoàng
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Uy Hoàng
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
nLuThin
 
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Uy Hoàng
 

Recently uploaded (20)

Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfCatalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
 
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
 
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfCatalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
 
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdfCatalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
 
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
 
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
 
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
 
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdfCatalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
 
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdfCataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
 
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
 
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfCatalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
 
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdfCATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdfCATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
 
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdfTừ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
 

Khóa luận chuẩn.docx

  • 1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm Cơ chế quản lý vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại Cơ chế quản lý vốn nội bộ của NHTM là cách thức các Ngân hàng kiểm soát, điều chuyển các Tài sản Có và Tài sản Nợ của toàn hệ thống các Chi nhánh trực thuộc. Với đặc thù của các NHTM là có mạng lưới hoạt động trải rộng trên các vùng lãnh thổ, địa lý khác nhau; các Chi nhánh của Ngân hàng là các chủ thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thực hiện hoạt động như huy động vốn, cấp tín dụng, đầu tư. Tài sản Nợ và Tài sản có của các Chi nhánh không phải luôn cân bằng, Tài sản Nợ có thể lớn hơn Tài sản có và ngược lại; đồng thời kỳ hạn của Tài sản Nợ và Tài sản có là khác nhau nên tạo ra rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho các NHTM. Do vậy, việc thực hiện một Cơ chế quản lý vốn nội bộ là rất cần thiết đối với NHTM để cân đối hiệu quả các nguồn Tài sản nợ và Tài sản Có trên toàn hệ thống và quản lý các loại rủi ro. Các mục tiêu chính của Cơ chế quản lý vốn nội bộ của NHTM bao gồm: - Góp phần quản trị Tài sản Nợ, Tài sản Có và gia tăng giá trị ròng cho Ngân hàng. - Đo lường và đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. - Quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh và đưa ra chính sách phù hợp để thúc đẩy, gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. 1.1.2 Phân loại Cơ chế quản lý vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại Hiện nay, có hai cơ chế quản lý vốn phổ biến đó là quản lý vốn theo hình thức phân tán và cơ chế quản lý vốn theo hình thức tập trung. - Cơ chế quản lý vốn theo hình thức phân tán: là cơ chế trong đó việc quản lý vốn giao cho từng Chi nhánh tự quản lý, Chi nhánh tự cân đối vốn và đảm bảo về hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán. Chỉ phần chênh lệch giữa Tài sản Nợ và Tài sản Có được điều chuyển về Hội sở chính theo cơ chế vay – gửi với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn. Đồng thời, mỗi Chi nhánh có một bảng Tổng kết tài sản cân bằng giữa Tài sản Nợ và Tài sản có.
  • 2. Ưu điểm của cơ chế quản lý vốn theo hình thức phân tán là tạo sự chủ động trong cân đối vốn và quản lý rủi ro cho các Chi nhánh, thiết lập đơn giản và không yêu cầu trình độ công nghệ cao. Nhược điểm của cơ chế này là không tận dụng được nguồn vốn nội bộ, không thực hiện luân chuyển vốn giữa các đơn vị trên các địa bàn khác nhau. Việc quản trị rủi ro thanh khoản và lãi suất cũng gặp nhiều rủi ro do được các Chi nhánh thực hiện và không quản lý tập trung tại Hội sở. Đồng thời, các chi nhánh ngân hàng có thể cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng bằng các biện pháp tiêu cực như tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay,…làm gia tăng chi phí huy động vốn và giảm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. - Cơ chế quản lý vốn theo hình thức tập trung: là cơ chế trong đó Hội sở chính mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có thông qua lãi suất điều chuyển vốn. Thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Mọi rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất được tập trung về Hội sở chính và các Chi nhánh không lập các bảng Tổng kết Tài sản riêng lẻ. Ưu điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung là quản lý tập trung được rủi ro lãi suất và rủi thanh khoản về Hội sở chính Ngân hàng. Các Ngân hàng quản lý nguồn vốn thống nhất và mua bán giữa vốn với Chi nhánh mà không can thiệp vào hoạt động riêng của các Chi nhánh. Kết quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh được cập nhập hàng ngày thông qua hệ thống báo cáo FTP giúp đánh giá và quản lý hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh một cách hiệu quả. Nhược điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung là chi phí áp dụng cao. Các Ngân hàng có mạng lưới rộng nên khi muốn áp dụng cơ chế này phải đầu tư rất nhiều chi phí cho phát triển công nghệ cũng như đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý vốn. Đồng thời, cơ chế này còn có nhược điểm là hạn chế nghiệp vụ ở các Chi nhánh do các Chi nhánh sẽ trở thành các đơn vị kinh doanh tiếp xúc với khách hàng và không thực hiện việc cân đối vốn, quản trị rủi ro. Việc này sẽ làm hạn chế trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tác nghiệp ở các Chi nhánh.
  • 3. Trong phần tiếp theo của Khóa luận, tôi xin trình bày cụ thể hơn về lý thuyết của Cơ chế quản lý vốn tập trung - một cơ chế quản lý vốn hiện đại được hầu hết các các NHTM và các tập đoàn tài chính trên thế giới đểu áp dụng. 1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.2.1 Khái niệm Cơ chế Quản lývốn tập trung: Cơ chế quản lý vốn tập trung, còn gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là cơ chế trong đó Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng mua toàn bộ tài sản Nợ của Chi nhánh và bán vốn để Chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Mọi nguồn vốn của Chi nhánh huy động đều được chuyển về quỹ vốn trung tâm và nhận được thu nhập vốn, mọi khoản sử dụng vốn đều được lấy từ quỹ vốn trung tâm và phải trả chi phí vốn. Các Chi nhánh tập trung vào hoạt động kinh doanh với khách hàng và không phải cân đối vốn và quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch giữa lãi suất mua bán vốn với Hội sở chính. Mục đích thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung: - Nâng cao hiệu quả công tác cân đối, điều hành vốn nội bộ của Ngân hàng để bảo đảm các giới hạn an toàn và hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh. - Tách biệt rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản khỏi hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh và tập trung việc quản lý các rủi ro này tại Hội sở chính Ngân hàng. - Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá mức độ đóng góp của các Chi nhánh vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống, đồng thời phát huy được lợi thế kinh doanh của Chi nhánh trên các địa bàn khác nhau. - Xác định được thu nhập thuần từ lãi cho từng Chi nhánh theo sản phẩm, phân khúc khách hàng và từng tài khoản khách hàng để có các chiến lược phát triển kinh doanh đạt hiệu quả. 1.2.2 Nguyên tắc thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung: 1.2.2.1 Quản lý vốn tập trung và thống nhất: Tập trung và thống nhất là nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý vốn tập trung. Trên nguyên tắc đó, Hội sở sẽ kiểm soát được thu nhập, chi phí của từng Chi nhánh, và điều hành thông qua các chính sách quản lý vốn chung một cách hiệu quả.
  • 4. Nguồn vốn của Ngân hàng được quản lý tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và không tồn tại các bảng cân đối vốn riêng lẻ của các chi nhánh. Vốn do chi nhánh huy động sẽ chuyển vào nguồn vốn chung của toàn Ngân hàng, Chi nhánh được hiểu như một đơn vị kinh doanh huy động vốn cho Hội sở, Hội sở sẽ trả cho chi nhánh phần lãi suất điều chuyển vốn. Đối với các khoản Chi nhánh cho khách hàng vay, Chi nhánh sẽ phải mua vốn từ Hội sở và phải trả chi phí cho Hội sở thông qua lãi suất điều chuyển vốn. Do đó, Chi nhánh chỉ quan tâm đến lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và các hạn mức kinh doanh được giao làm cơ sở thương lượng lãi suất với khách hàng, không chịu trách nhiệm cân đối các nguồn vốn từ phía khách hàng, các rủi ro trong công tác quản lý vốn hoàn toàn do Hội sở chịu trách nhiệm. Với cơ chế quản lý vốn tập trung, việc tính lãi phải thu phải trả giữa các Chi nhánh chỉ mang tính chất danh nghĩa mà không có sự dịch chuyển của dòng tiền. Phần thu nhập và chi phí vốn của Chi nhánh sẽ được tính tự động định kỳ theo cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ do Hội sở quy định và ghi nhận vào kết quả tài chính của từng đơn vị. Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng cũng sử dụng thống nhất các chính sách và công cụ sau để quản lý toàn bộ hệ thống các Chi nhánh: - Công cụ kế hoạch kinh doanh (kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn,…) - Công cụ hạn mức: Hạn mức tín dụng, đầu tư… - Các chính sách khách hàng, chính sách đầu tư, sản phẩm, lãi suất… - Các cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ. - Hệ thống chi tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. 1.2.2.2 Thực hiện cơ chế mua-bán vốn giữa Hội sở với chi nhánh: Quan hệ điều chuyển vốn điều chuyển vốn nội bộ giữa Hội sở và Chi nhánh được thực hiện theo cơ chế mua – bán vốn. Điều này có nghĩa là tất cả các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của Chi nhánh đều phải được định giá vốn điều chuyển: toàn bộ Tài sản Có sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ Tài sản Nợ và vốn tự có sẽ nhận được thu nhập điều chuyển vốn. Việc mua bán vốn này được định giá thông qua lãi suất điều chuyển vốn. Lãi suất điều chuyển vốn được Hội sở xác định và thông báo tới các đơn vị kinh doanh trong từng thời kỳ. Lãi suất này chính là công cụ quan trọng trong hoạt động
  • 5. điều hành vốn của Hội sở và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện của khách hàng và lãi suất điểu chuyển vốn với Hội sở. Hình 1.1: Minh họa cơ chế mua bán vốn giữa Hội sở và Chi nhánh 1.2.2.3 Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất: Cơ chế quản lý vốn tập trung sẽ giúp các Ngân hàng quản lý các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất tại Hội sở chính, tách biệt các loại rủi ro này khỏi hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh - Về quản lý tập trung rủi ro thanh khoản: Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa Chi nhánh và khách hàng đều được Chi nhánh thực hiện đối ứng với Hội sở. Khi có nhu cầu thanh toán hoặc cho vay khách hàng, Chi nhánh chỉ cần mua vốn từ Hội sở mà không cần phải huy động nguồn vốn nào khác để đảo bảo thanh toán. Toàn bộ rủi ro thanh khoản đều được chuyển từ Chi nhánh về Hội sở để quản lý tập trung. - Về quản lý tập trung rủi ro lãi suất: Toàn bộ Tài sản Nợ và Tài sản Có của Chi nhánh đều được mua bán với Hội sở căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền và lãi suất điều chuyển vốn tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của Tài sản Nợ hay Tài sản Có, Chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất điều chuyển vốn. Do đó, rủi ro lãi suất cũng được chuyển toàn bộ về Hội sở và được Hội sở quản lý tập trung nhằm đề ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu. 1.2.3 Nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung 1.2.3.1 Điều hành hệ thống các Chi nhánh
  • 6. Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, Ngân hàng sẽ sử dụng thống nhất các chính sách và công cụ sau để điều hành hệ thống các Chi nhánh: * Kế hoạch kinh doanh Để đảm bảo an toàn hoạt động, quản lý được các rủi ro tiềm ẩn đồng thời phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, Hội sở sẽ quyết định các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của năm, cụ thể như sau: - Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của toàn hệ thống bao gồm: chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, quy mô tổng tài sản, nguồn vốn huy động, quy mô tín dụng, hạn mức đầu tư, các chỉ tiêu chất lượng hoạt động…Các chỉ tiêu cũng được xem xét, điều chỉnh trong năm kế hoạch căn cứ vào biến động thị trường và tình hình thực hiện nhằm bảo đảm mục tiêu ưu tiên trong từng thời kỳ. - Các chỉ tiêu kế hoạch giao cho Chi nhánh bao gồm: doanh số huy động, quy mô tín dụng, tỷ lệ NIM…để bảo đảm sự cân đối trong toàn hệ thống. * Quy định các hạn mức - Hạn mức tín dụng: Quy mô tín dụng tối đa của hệ thống được quản lý theo tỷ lệ tương đối trên tổng tài sản và tổng nguồn vốn huy động được. Hội sở có trách nhiệm phân bổ giới hạn tín dụng cho các Chi nhánh căn cứ trên tổng hạn mức tín dụng và danh mục tín dụng toàn hệ thống, tiềm năng phát triển trên địa bàn, chất lượng và hiệu quả tín dụng của Chi nhánh. Hội sở chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên tình hình thực hiện hạn mức tín dụng toàn hệ thống và từng Chi nhánh, chi đạo để duy trì mức cấp tín dụng trong hạn mức quy định, trên cơ sở đó sẽ có hướng tăng, giảm hạn mức tín dụng của các Chi nhánh theo các căn cứ trên. - Hạn mức đầu tư: thông thường các NHTM quản lý danh mục đầu tư nhằm hai mục tiêu là cơ cấu lại tài sản để quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất và mục tiêu lợi nhuận kinh doanh. Danh mục đầu tư của một NHTM với cơ chế quản lý vốn tập trung cũng khá đa dạng bao gồm: Giấy tờ có giá, đầu tư trên thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ. Để giảm thiểu rủi ro, Hội sở sẽ quyết định mức giới hạn giảm giá trị của danh mục đầu tư tối đa khi lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ. Hạn mức đầu tư thường được Hội sở Ngân hàng quy định theo từng loại tài sản, thông thường các Chi nhánh không được phép đầu tư trừ trường hợp được sự cho phép
  • 7. từ Hội sở đối với các loại Giấy tờ có giá do chính quyền Tỉnh, Thành phố hoặc các TCTD phát hành. Hạn mức này được chia thành hai phần: + Hạn mức đầu tư GTCG: bao gồm tổng hạn mức đầu tư Giấy tờ có giá dài hạn, và hạn mức đầu tư Giấy tờ có giá ngắn hạn. + Hạn mức đầu tư liên ngân hàng: bao gồm tổng hạn mức đầu tư, hạn mức đầu tư theo từng loại hình tổ chức của các TCTD, hạn mức đối tác. * Quy định các giới hạn Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): căn cứ vào kế hoạch tài chính, Hội sở sẽ thông báo tỷ lệ NIM tối thiểu của hệ thống. Tùy từng thời kỳ, Hội sở quy định tỷ lệ NIM thống nhất cho toàn hệ thống hoặc phân biệt cho các Chi nhánh đặc thù. Dựa trên NIM của Hội sở quy định, các Chi nhánh sẽ tính toán thu nhập lãi từ nghiệp vụ huy động vốn và cho vay nhằm bảo đảm NIM theo quy định. Hội sở có trách nhiệm theo dõi, giám sát tỷ lệ NIM của hệ thống, định kỳ phân tích tình hình thực hiện và xu hướng thị trường, báo cáo và thiết lập các biện pháp cần duy trì tỷ lệ NIM nhằm ổn định thu nhập ròng của ngân hàng. Bên cạnh đó, Hội sở còn đưa ra các giới hạn về rủi ro như: - Giá trị tối đa của khe hở nhạy cảm với lãi suất, giá trị tối đa của khoản mục Tài sản Nợ, Tài sản Có không nhạy cảm với lãi suất trong từng thời kỳ. - Giá trị tối đa của khe hở kỳ hạn. - Các chỉ số thanh khoản: giá trị tối đa/ tối thiểu của chỉ số trạng thái tiền mặt, giá trị tối đa/ tối thiểu của chỉ số tài sản đầu tư thanh khoản, giá trị tối đa/ tối thiểu đầu tư ngắn hạn ngắn hạn trên vốn nhạy cảm, giá trị tối đa/ tối thiểu chỉ số cấu trúc tiền gửi. 1.2.3.2 Kiểm soát tập trung các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất * Quản lý rủi ro thanh khoản: Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản toàn hệ thống, xác định trạng thái thanh khoản ròng và các biện pháp bảo đảm thanh khoản cho toàn hệ thống. Trạng thái thanh khoản ròng được xác định dựa trên chênh lệch các nguồn cung thanh khoản và cầu thanh khoản tại từng thời điểm. Mức chênh lệch này được dự báo bằng cách điều chỉnh theo xác suất thống kê của khả năng xảy ra các trường hợp ảnh hưởng đến thanh khoản của Ngân hàng như khả năng quay vòng các tài khoản tiền gửi
  • 8. đến hạn, xác suất rút tiền trước hạn, khả năng trả nợ trước hạn, xác suất giải ngân của dự án. Hội sở chính có trách nhiệm xây dựng khả năng xảy ra đối với Bảng tổng kết tài sản tại thời điểm trong tương lai khi thị trường có những biến động mạnh ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng (về giá cả, tỷ giá, chính sách…), từ đó xây dựng các biện pháp đối phó (xây dựng báo cáo thanh khoản chi theo từng kỳ hạn cụ thể như ON, 2-7 Days, 8 Days – 1M….). Hội sở chịu trách nhiệm đảm bảo dự trữ thanh khoản trong các giới hạn cho phép của các chỉ số, cân đối phù hợp với nhu cầu thanh khoản để bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả. Các biện pháp có thể nhằm bảo đảm thanh khoản được Ngân hàng thực hiện theo các thứ tự ưu tiên sau: (1) Vay tái cấp vốn NHNN (chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn các Giấy tờ có giá qua thị trường mở, SWAP…). (2) Thực hiện các Hợp đồng bán có kỳ hạn các tài sản thanh khoản với các TCTD Khác (Tín phiếu, Trái phiếu, ngoại tệ…) (3) Huy động trên thị trường tiền tệ (từ các khách hàng lớn hoặc từ các TCTD) (4) Bán tài sản (bán hẳn đối với các giấy tờ có tính thanh khoản như Giấy tờ có giá, ngoại tệ kinh doanh). (5) Phát hành giấy tờ có giá. (6) Điều chỉnh các chính sách điều hành như giảm quy mô tín dụng, thay đổi giá điều chuyển vốn nội bộ. * Quản lý rủi ro lãi suất: Bộ phận/ban nguồn vốn tại Hội sở Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm duy trì khe hở nhạy cảm với lãi suất và khe hở kỳ hạn trong giới hạn quy định để quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Các Chi nhánh chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp chỉ đạo của Hội sở trong quá trình quản lý nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Cơ chế quản lý vốn tập trung chỉ có một bảng tổng kết tài sản, do đó việc theo dõi Bảng tổng kết tài sản và cũng như các diễn biến thị trường, định kỳ xây dựng các phương án duy trì giá trị các khe hở, dự kiến mức độ rủi ro của từng phương án và đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp để quản lý rủi ro lãi suất hoàn toàn thuộc trách
  • 9. nhiệm của Hội sở. Khi khe hở kỳ hạn có khả năng vượt giới hạn quy định, Hội sở sẽ tác động đến cơ cấu bảng tổng kết tài sản để duy trì khe hở trong giới hạn thông qua điều chỉnh lãi suất điều chuyển vốn FTP, trực tiếp tác động tới các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thông qua điều chỉnh các hạn mức huy động, sử dụng vốn. 1.2.3.3 Quản lý các tài khoản Nostro Việc mở, đóng tài khoản và quản lý tài khoản Nostro do Hội sở chính thực hiện, Chi nhánh không được phép mở tài khoản Nostro mới khi không được sự cho phép của Hội sở chính đặc biệt là đối với tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ của các TCTD khác. Hiện tại ở Việt Nam, các NHTM theo chỉ định của NHNN, kênh điều chuyển vốn ngoại tệ chủ yếu qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB). Vì vậy, việc điều chuyển vốn ngoại tệ giữa Hội sở và Chi nhánh trong cơ chế Quản lý vốn tập trung cũng phải tuân theo quy định trên. Các chi nhánh được phép mở tài khoản ngoại tệ tại các Chi nhánh VCB cùng địa bàn để dùng kênh này điều chuyển ngoại tệ với Hội sở. Đối với Chi nhánh gần Hội sở có thể không dùng tài khoản Nostro để điều hòa mà nộp trực tiếp tiền mặt tại Hội sở. Việc quản lý các giao dịch thanh toán của toàn hệ thống sẽ do Hội sở quản lý. Hội sở vì vậy cũng sẽ chịu trách nhiệm duy trì số dư tại các tài khoản Nostro đáp ứng yêu cầu thanh toán cụ thể một cách hiệu quả. 1.2.3.4 Định giá điều chuyển vốn nội bộ - Nguyên tắc định giá điều chuyển vốn nội bộ Việc định giá điều chuyển vốn nội bộ là một trong những điểm then chốt của cơ chế quản lý vốn tập trung, định giá điều chuyển vốn hợp lý sẽ xác định đúng mức thu nhập và chi phí của Hội sở và các Chi nhánh trong công tác quản lý vốn. Các nguyên tắc định giá điều chuyển vốn nội bộ trong cơ chế quản lý vốn tập trung bao gồm: Nguyên tắc mua bán toàn bộ vốn và tài sản của các Chi nhánh trong hệ thống: + Hệ thống quản lý vốn xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn đối với từng giao dịch huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh. + Các khoản mục còn lại thuộc Tài sản nợ, Tài sản có của các Chi nhánh được xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn trên số dư bình quân của tài khoản kế toán. Nguyên tắc bình đẳng, thống nhất:
  • 10. + Hội sở áp dụng giá mua bán vốn ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch, các giao dịch có cùng thời gian và cùng kỳ hạn được áp giá mua bán vốn giống nhau. + Đối với các giao dịch có lãi suất ổn định: giá mua bán vốn của một hợp đồng không thay đổi trong toàn bộ thời gian của hợp đồng. + Đối với các giao dịch với lãi suất điểu chỉnh định kỳ hoặc lãi suất thả nổi: giá mua bán vốn của một hợp đồng được điều chỉnh tương ứng với các điều kiện quy định đối với từng loại hình lãi suất giao dịch. + Giá mua bán vốn của từng kỳ hạn áp dụng cho các giao dịch mua bán vốn là như nhau trên toàn hệ thống ngân hàng. - Nội dung định giá điều chuyển vốn nội bộ Kỳ hạn chuyển vốn Kỳ hạn chuyển vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc định giá điều chuyển vốn. Kỳ hạn chuyển vốn là kỳ hạn do Trung tâm vốn quy định mà theo đó kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch vốn được đưa về các kỳ hạn nhất định để áp dụng giá chuyển vốn. Tại mỗi kỳ hạn chuyển vốn, giá chuyển vốn áp dụng cho các giao dịch mua bán vốn là như nhau cho tất cả Chi nhánh. Cách tính kỳ hạn danh nghĩa – cơ sở để xác định kỳ hạn chuyển vốn được các Ngân hàng áp dụng như sau: + Đối với giao dịch xác định được kỳ hạn: kỳ hạn danh nghĩa là khoảng thời gian tính từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày đáo hạn của giao dịch đó theo cam kết thực hiện với khách hàng. + Đối với các giao dịch không xác định được kỳ hạn danh nghĩa: Hội sở sẽ quy định kỳ hạn danh nghĩa theo tính chất hoạt động của giao dịch đó. Đồng tiền giao dịch Giá chuyển vốn được xác định cho từng loại tiền. Tất cả các đồng tiền giao dịch phát sinh trong bảng cân đối kế toán nội bảng đều được sử dụng làm đồng tiền tính toán trong hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ. Trong báo cáo thu nhập chi phí của Chi nhánh, tất cả các loại ngoại tệ sẽ được quy đổi sang VND theo tỷ giá hạch toán tại ngày làm việc cuối kỳ. Giá điều chuyển vốn nội bộ
  • 11. Định giá chuyển vốn nhằm xác định tỷ lệ thu nhập vốn trong quan hệ nội bộ, và tính toán thu nhập, chi phí từ lãi của các đơn vị kinh doanh (bao gồm các Chi nhánh trực tiếp kinh doanh và các đơn vị sử dụng vốn tại Hội sở). Giá chuyển vốn nội bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lãi suất thị trường, kỳ hạn, loại tiền, các chi phí hoạt động kinh doanh. Giá chuyển vốn nội bộ bao gồm hai loại là giá mua (áp dụng cho tài sản Nợ) và giá bán (áp dụng cho tài sản Có) của Chi nhánh. Với mỗi kỳ hạn nhất định, giá chuyển vốn nội bộ có thể áp dụng chung cho cả Tài sản Nợ và Tài sản Có (giá mua bằng giá bán) hoặc áp dụng mức giá riêng (giá mua không bằng giá bán). Giá mua bán vốn đối với một giao dịch được giữ nguyên trong suốt kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch (đối với các giao dịch xác định được kỳ hạn danh nghĩa) hoặc trong suốt kỳ định giá lại của giao dịch và có thể thay đổi trong kỳ định giá lại tiếp theo (đối với những giao dịch không xác định được kỳ hạn danh nghĩa). Theo chính sách điều hành vốn của Hội sở chính trong từng thời kỳ, đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, giá mua có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá bán vốn. Giá điều chuyển vốn nội bộ đối với tiền gửi không kỳ hạn Nhằm khuyến khích các Chi nhánh đẩy mạnh huy động tiền gửi không kỳ hạn (nguồn vốn có chi phí trả lãi thấp) và đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, trong từng thời kỳ nhất định, giá mua vốn áp dụng cho tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng sẽ được xem xét điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức giá áp dụng cho tiền gửi có kỳ hạn. Giá điều chuyển vốn nội bộ đối với tài sản cố định, khoản đầu tư chiến lược Các tài sản cố định, các khoản đầu tư chiến lược tại Chi nhánh sẽ được Hội sở chính điều chuyển vốn không lãi tương ứng với giá trị còn lại của tài sản. Danh mục tài sản cố định gồm: nhà, đất, bất động sản khác; xe ô tô chuyên dùng chở tiền; phần mềm máy tính; các tài sản khác. Đối với các khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần: được điểu chỉnh hàng năm bằng giá mua vốn chuyển quyền sở hữu do cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng kể từ ngày đầu tiên của năm. Thu nhập được tính cho Hội sở, chi phí tính cho Chi nhánh Giá điều chuyển vốn nội bộ đối với tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN
  • 12. Đối với tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN: kỳ hạn dùng để xác định giá mua bán vốn là kỳ hạn qua đêm - ON, thu nhập tính cho Hội sở chính, chi phí tính cho các Chi nhánh. Giá điều chuyển vốn nội bộ trong hoạt động huy động và cho vay đặc biệt Các trường hợp huy động và cho vay đặc biệt sẽ phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thu nhập/chi phí mua bán vốn đối với những món này sẽ được điều chỉnh theo mức giá mua bán vốn nội bộ đặc biệt. Hoạt động huy động, cho vay với các TCTD khác của các Chi nhánh Ngoại trừ các giao dịch vốn liên quan đến hoạt động tín dụng (đồng tài trợ, ủy thác đầu tư), các giao dịch phục vụ thanh toán và các giao dịch ủy thác của Hội sở chính, các Chi nhánh sẽ không được phép trực tiếp huy động, gửi vốn hoặc cho vay đối với các TCTD khác. Nếu phát sinh các giao dịch gửi và cho vay có kỳ hạn với TCTD khác, các Chi nhánh cần thực hiện các giao dịch đối ứng với Hội sở để đảm bảo trả lãi và nhận lãi cho phần vốn này. Hoạt động điều chỉnh giảm thu nhập và tăng chi phí Về nguyên tắc, việc điểu chỉnh giảm thu nhập/ tăng chi phí của Chi nhánh chỉ áp dụng đối với những giao dịch có kỳ hạn, khi kỳ hạn thực tế giao dịch mua vốn của Chi nhánh lớn hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết và kỳ hạn thực tế của giao dịch bán vốn của Chi nhánh nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết. Điểu chỉnh giảm thu nhập của Chi nhánh đối với nghiệp vụ huy động vốn áp dụng cho trường hợp Chi nhánh để khách hàng rút vốn huy động trước hạn. Thu nhập bán vốn của Chi nhánh đối với giao dịch này sẽ bị tính giảm tương ứng với phần chênh lệch giữa giá mua vốn của Hội sở đang áp dụng cho giao dịch đó và giá mua vốn của Hội sở được áp dụng cho các giao dịch rút trước hạn. Điểu chỉnh tăng chi phí của Chi nhánh đối với nghiệp vụ tín dụng áp dụng cho trường hợp Chi nhánh phát sinh nợ quá hạn, chi phí mua vốn của Chi nhánh đối với giao dịch đó sẽ bị tính tăng theo nhóm nợ quá hạn. 1.2.4 Điều kiện áp dụng Cơ chế quản lývốn tập trung - Về cơ sở vật chất: Để áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung thì các Ngân hàng thương mại cần phải có hệ thống công nghệ thông tin tốt. Các phần mềm tính toán lãi suất điều chuyển vốn và phần mềm tổng hợp, báo cáo thông tin phải được thiết lập
  • 13. đồng bộ tại Hội sở và các Chi nhánh, điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải đầu tư nguồn vốn lớn cho phát triển công nghệ và nhờ vào sự tư vấn, hỗ trợ thiết kế phần mềm của các tổ chức công nghệ tiên tiến. - Về bộ máy tổ chức: Trong cơ chế quản lý vốn trung, các chính sách, quy định về cơ chế phải được phê duyệt và thống nhất thực hiện từ các cấp Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ủy ban ALCO và các Chi nhánh. Các Ngân hàng cũng phải thành lập Trung tâm mua bán vốn đặt tại Hội sở chính chuyên thực hiện và quản lý việc mua bán vốn. Trung tâm mua bán vốn sẽ phối hợp với các Khối Quản trị rủi ro, Khối kinh doanh vốn tại Hội sở để thực hiện quản trị các loại rủi ro và đầu tư, kinh doanh vốn. Đồng thời, các Chi nhánh cũng phải lập các tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước để quản lý nguồn vốn và thực hiện điều chuyển vốn với Hội sở hàng ngày. Như vậy, để áp dụng được cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng phải có chuyên môn hóa về bộ máy tổ chức, thiết lập các quy trình thực hiện cơ chế quản lý vốn thống nhất trên toàn bộ hệ thống. - Về nhân lực: Các Ngân hàng phải có bộ phận quản lý nguồn vốn tại Hội sở có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức và hiểu biết trong công tác cân đối và điều hòa nguồn vốn. Các cán bộ tác nghiệp điều chuyển vốn tại Chi nhánh cũng cần có kiến thức chuyên môn và trình độ tác nghiệp nhanh chóng, chính xác nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tác nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là yếu tố quan trọng trong cơ chế quản lý vốn tập trung. 1.2.5 Ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung: 1.2.5.1 Ưu điểm - Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất tại Hội sở chính: Đây là hai rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trước khi ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh doanh, không hiệu quả và không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các Chi nhánh. Với cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh với khách hàng, toàn bộ rủi ro thanh khoản và lãi suất sẽ được chuyển giao cho Hội sở chính quản lý. - Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản tại các Chi nhánh:
  • 14. Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của Chi nhánh đều phải tập trung về Hội sở chính thông qua Trung tâm vốn. Khi huy động được nguồn tiền gửi, chi nhánh thực hiện bán toàn bộ cho Trung tâm; khi có nhu cầu thanh toán, đầu tư, cho vay,… chi nhánh thực hiện mua lại vốn từ Trung tâm vốn. Trung tâm vốn sẽ thực hiện động tác luân chuyển vốn giữa các Chi nhánh. Vì thế, các chi nhánh không cần quan tâm đến vấn đề thanh khoản và sẽ không tồn tại tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại các Chi nhánh. - Linh hoạt hơn trong việc quản lý, giám sát và điểu hành nguồn vốn đối với các Chi nhánh: Điều này thể hiện qua việc Hội sở chính xác định một giá điều chuyển vốn thống nhất cho các Chi nhánh để thực hiện mua bán vốn mà không can thiệp cụ thể vào hoạt động cụ thể của từng chi nhánh. Quan hệ điều chuyển vốn giữa Chi nhánh và Hội sở là quan hệ mua bán vốn, không phải quan hệ vay gửi vốn nên cũng làm tăng tính độc lập và hiệu quả trong hoạt động điều hành, quản lý của Hội sở chính. - Là cơ chế hiện đại theo sát với thông lệ quốc tế, giúp tăng cường chuyên môn hóa, hiện đại hóa trong các Ngân hàng: Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý tiên tiến được các ngân hàng ở các nước phát triển áp dụng rộng rãi. Việc thực hiện cơ chế này là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của ngành Tài chính Ngân hàng và tiềm lực Tài chính của các Ngân hàng đang gia tăng nhanh chóng. Đồng thời, cơ chế quản lý vốn tập trung giúp các Ngân hàng gia tăng tính chuyên môn hóa. Các Chi nhánh trong cơ chế này đóng vai trò là bộ phận tiếp xúc khách hàng, là nơi tiếp nhận các nguồn vốn và điều chuyển về Hội sở. Các giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, hoạt động đầu tư, quản trị rủi ro đều được các bộ phận chuyên trách ở Hội sở thực hiện. Chính sự tập trung chuyên môn hóa cao này giúp các Ngân hàng xử lý dữ liệu hiệu quả, trên cơ sở đó gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. - Hệ thống báo cáo đa dạng, kịp thời, chính xác góp phần tích cực vào việc quản lý và đánh giá hoạt động của các Chi nhánh: Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, kết quả hoạt động kinh doanh của từng Chi nhánh được tổng hợp mỗi ngày thông qua Hệ thống báo cáo điều chuyển vốn tự động FTP thuộc mạng nội bộ của các Ngân hàng. Vì thế, cơ chế này đã loại bỏ được các
  • 15. công tác báo cáo thủ công về thu nhập, thanh khoản mà các Chi nhánh phải thực hiện trước đó. Đồng thời, chi phí hoạt động của Chi nhánh từ hoạt động lập báo cáo cũng sẽ được giảm bớt. Hệ thống báo cáo kịp thời và chính xác cũng giúp Hội sở giám sát và đưa ra các quyết định về phát triển hoạt động kinh doanh và quản lý các rủi ro một cách kịp thời và hiệu quả. 1.2.5.2 Nhược điểm: - Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh: Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề công nghệ để hình thành Tập đoàn tài chính ngân hàng với đặc tính tất cả giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro đều được tập trung về Hội sở chính. Trong tương lai, các Chi nhánh chỉ đóng vai trò là các đơn vị kinh doanh tiếp xúc trực tiếp khách hàng, chủ yếu thực hiện các hoạt động huy động và cho vay thuần túy. Vì vậy, các thao tác nghiệp vụ tại Chi nhánh sẽ giảm bớt dần, làm hạn chế trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn của các nhân viên tại Chi nhánh. - Chi phí ứng dụng cao: Để áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng phải triển khai hệ thống mạng đồng bộ đến tất cả các Chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Đối với các ngân hàng có mạng lưới Chi nhánh rộng lớn trải rộng trên nhiều địa bàn khác nhau, việc đầu tư cho phát triển công nghệ để ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đòi hỏi phải có tiềm lực vốn rất lớn. Ngoài ra, việc đào tạo chuyên môn, kỹ năng sử dụng hệ thống mạng cho các cán bộ tại Hội sở chính và Chi nhánh cũng sẽ là khoản chi phí đáng kể khi các Ngân hàng áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. - Gia tăng khối lượng công việc và mức độ rủi ro cho Hội sở chính: Toàn bộ nguồn vốn cũng như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất từ Chi nhánh sẽ chuyển hóa về Hội sở trong cơ chế quản lý vốn tập trung. Điều này sẽ tạo áp lực cho Hội sở trong việc định giá điều chuyển nguồn vốn ở mức hợp lý để bảo đảm mức lợi nhuận cho cả Hội sở và Chi nhánh, đồng thời khuyến khích hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh. Bên cạnh đó, Hội sở còn phải thực hiện các giao dịch kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng, mua bán ngoại tệ, đầu tư để phòng ngừa các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Khối lượng công việc lớn và phức tạp đòi hỏi các Ngân
  • 16. hàng phải có các chính sách quản trị rủi ro hiệu quả, theo sát với các thông lệ quốc tế và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của Khóa luận đã trình bày lý luận tổng quan về Cơ chế quản lý vốn của Ngân hàng thương mại. So với cơ chế quản lý vốn phân tán, cơ chế quản lý vốn tập trung có ưu điểm là giúp các Ngân hàng quản lý tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, cũng như đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh qua hệ thống báo cáo chính xác và kịp thời. Cơ chế quản lý vốn tập trung cũng là cơ chế quản lý vốn hiện đại, tiên tiến được áp dụng phổ biến tại các Ngân hàng ở các nước phát triển trên thế giới. Dựa trên cơ sở lý luận về cơ chế quản lý vốn tập trung đã trình bày, chương 2 của Khóa luận sẽ nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ chế này tại NHTMCP Công Thương Việt Nam và đánh giá các thành tựu cũng như hạn chế của việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng.
  • 17. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Ngân hàng Công thương Việt Nam (tên Tiếng anh: Viet Nam Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade - VietinBank) có trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vietibank là một những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam về quy mô vốn, giữ vai trò quan trọng trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam; có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 1 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch / Quỹ tiết kiệm. Hiện nay, VietinBank có 7 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Frankfurt, Berlin (Châu Âu), đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. VietinBank hiện có quan hệ ngân hàng đại lý với gần 1000 Định chế tài chính lớn trên toàn thế giới. Đồng thời, VietinBank cũng là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng tốt yêu cầu quản trị và kinh doanh hiện đại. Ngân hàng luôn đầu tư nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tầm nhìn đến năm 2018 của VietinBank là trở thành một Tập đoàn Tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế, với sứ mệnh là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp sản phẩm dịch tài chính ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam: - Ngày 26/03/1988: Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam tiền thân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng). - Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng).
  • 18. - Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam). - Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam). - Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg). - Ngày 25/12/2008: Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. - Ngày 03/07/2009: NHNN quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). - Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN). Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của NHTMCP Công Thương Việt Nam Trụ sở chính Sở giao dịch Chi nhánh cấp 1 Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Công ty Trực thuộc Chi nhánh cấp 2 Phòng giao dịch Chi nhánh trực thuộc Quỹ tiết kiệm Phòng giao dich Phòng giao dich Quỹ tiết kiệm
  • 19. Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Hội sở chính Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Sở giao dịch, các Chi nhánh Giám đốc Phó giám đốc Trưởng phòng Kế toán Tổ kiểm tra nội bộ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm
  • 20. 2.2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1 Quá trình chuyển đổi từ Cơ chế quản lý vốn phân tán sang Cơ chế quản lý vốn tập trung của VietinBank. Cơ chế quản lý vốn nội bộ được VietinBank thiết lập ngay từ những ngày đầu mới tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và đã trải nhiều quá trình phát triển, cải tiến theo yêu cầu kinh doanh thực tế của Ngân hàng. Lịch sử phát triển cơ chế quản lý vốn của VietinBank chia ra làm 3 giai đoạn chính và đánh dấu sự chuyển đổi thành công từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế quản lý vốn tập trung. Giai đoạn 1: Cơ chế lãi suất điều chuyển chênh lệch cố định Trước năm 2004, VietinBank thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán với lãi suất điều chuyển vốn giữa Hội sở và Chi nhánh được tính bằng lãi suất bình quân huy động thực tế tại Chi nhánh cộng với một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Ưu điểm của Cơ chế này là đã tính toán đến tính chất địa bàn của lãi suất huy động của các Chi nhánh, giúp cho Chi nhánh gửi vốn luôn được hưởng tỷ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ lãi suất huy động nào. Tuy nhiên, nhược điểm của Cơ chế này là chưa tạo được động lực cho các Chi nhánh để giảm mặt bằng lãi suất huy động đầu vào do Chi nhánh luôn nhận được phần lãi suất khuyến khích khi bán vốn cho Hội sở. Trong cơ chế này, giá bán vốn của Hội sở được tính toán bảo đảm bù đắp các khoản chi phí tại Hội sở chính như chi trả lãi tiền vay ngoài hệ thống và chi trả lãi cho Chi nhánh gửi vốn. Giai đoạn 2: Cơ chế lãi suất điều chuyển một giá Từ năm 2005 đến năm 2008, VietinBank đã chuyển sang cơ chế quản lý vốn phân tán với lãi điều chuyển một giá (thống nhất cho toàn bộ hệ thống) nhằm khuyến khích các Chi nhánh huy động nguồn vốn giá rẻ, giảm thấp chi phí đầu vào và tăng hiệu quả kinh doanh. Ưu điểm của cơ chế này là tạo động lực cho các Chi nhánh huy động các nguồn vốn đầu vào thấp để đạt được lợi nhuận cao khi bán vốn cho Hội sở và cho khách hàng vay với lãi suất phù hợp để hưởng phần lãi suất chênh lệch so với lãi suất mua vốn của Hội sở. Tuy nhiên, nhược điểm của Cơ chế này là không tính đến yếu tố kỳ hạn đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị, từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế
  • 21. lãi suất điều chuyển một giá chưa giúp Hội sở chính có công cụ để điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do không có khả năng tính giá mua bán vốn khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Trước những hạn chế lớn của các cơ chế quản lý vốn phân tán, VietinBank đã nghiên cứu và áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung từ năm 2009 để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và quản lý các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất một cách hiệu quả. Giai đoạn 3: Cơ chế quản lý vốn tập trung Năm 2009, VietinBank thực hiện cổ phần hóa thành công và chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cũng vào thời điểm đó, sự mở cửa của thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt về vốn và lợi nhuận giữa các Ngân hàng. Áp lực lớn về mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả hoạt động trong quá trình hội nhập thị trường tài chính quốc tế đã đặt ra yêu cầu cho VietinBank phải tính toán chính xác về giá trị của các nguồn vốn huy động và cho vay trên toàn hệ thống ngân hàng. Từ đó, Hội sở chính mới đánh giá chính xác được thu nhập và chi phí của từng đơn vị kinh doanh của ngân hàng (CN, phòng giao dịch, phòng khách hàng), từng mảng nghiệp vụ, từng khách hàng…. Kể từ năm 2009, Cơ chế quản lý vốn tập trung và mô hình định giá điều chuyển vốn khớp kỳ hạn (FTP) theo thông lệ quốc tế đã được VietinBank nghiên cứu và thử nghiệm. Và kể từ ngày 2/4/2011, VietinBank đã áp dụng chính thức Cơ chế quản lý vốn tập trung thông qua công cụ giá mua bán vốn nội bộ FTP. Toàn bộ Tài sản Nợ và Tài sản Có của các Chi nhánh trên toàn hệ thống đều được mua bán với Trung tâm Quản lý vốn tại Hội sở chính. Đồng thời, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản cũng được tập trung về Hội sở chính và được quản lý hiệu quả hơn. Việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đánh dấu một bước phát triển đột phá của VietinBank để thực hiện chiến lược kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Ngành Tài chính Ngân hàng. Trải qua 3 năm vận dụng, cơ chế quản lý vốn tập trung đã đóng góp tích cực vào việc tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank và góp phần kiểm soát tốt các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Nhưng trong thời gian tới, cơ chế này vẫn cần phải được cải tiến, nâng cấp để theo sát các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là về hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ.
  • 22. 2.2.2 Vai trò của các cơ quan quản lý tại Hội sở chính và các Chi nhánh trong Cơ chế quản lý vốn tập trung: Để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung một cách hiệu quả, các cơ quan quản lý tại Hội sở các Ngân hàng và các Chi nhánh phối hợp với nhau theo các cấp và đều có vai trò riêng, cụ thể: - Hội đồng quản trị: + Định hướng các chính sách liên quan đến cơ chế quản lý vốn tập trung áp dụng trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ. + Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định về cơ chế quản lý vốn tập trung áp dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam và hướng tới thông lệ quốc tế. - Tổng giám đốc: + Quyết định biểu lãi suất mua bán vốn, biểu chi phí/phần bù thanh khoản áp dụng cho từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm cụ thể trong từng thời kỳ. + Quyết định phương pháp tính giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP và phương pháp điểu chỉnh giá điểu chuyển vốn nội bội trong từng thời kỳ. + Quyết định các hệ số điểu chỉnh thu nhập và chi phí từ mua bán vốn nội bộ của các Chi nhánh trong từng thời kỳ. + Quyết định danh sách khách hàng đặc biệt và mức ưu đãi trong từng thời kỳ. + Trình HĐQT sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy định về cơ chế FTP áp dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và hướng tới thông lệ quốc tế. - Ủy Ban ALCO: + Tham mưu cho HĐQT về định hướng chính sách FTP áp dụng trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ. + Tham mưu cho HĐQT sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quy định về cơ chế FTP áp dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và hướng tới thông lệ quốc tế.
  • 23. - Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO: + Nghiên cứu, đề xuất và trình Tổng giám đốc xem xét quyết định biểu lãi suất mua bán vốn, chi phí/phần bù thanh khoản áp dụng cho từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm cụ thể trong từng thời kỳ. + Phối hợp với các Chi nhánh và các Phòng khách hàng đề xuất danh sách khách hàng đặc biệt và chính sách FTP đối với các giao dịch liên quan đến khách hàng này trong từng thời kỳ. + Làm đầu mối phối hợp với các phòng khách hàng, phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Định chế Tài chính, Sở giao dịch, phòng Chế độ Tín dụng đầu tư, phòng quản lý và hỗ trợ INCAS và các phòng ban liên quan nghiên cứu đề xuất trình Tổng giám đốc xem xét trình HĐQT để quyết định phương pháp tính giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP và phương pháp điều chỉnh giá điểu chuyển vốn nội bộ cho từng sản phẩm cụ thể phù hợp với từng thời kỳ. + Đầu mối phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin vận hành hệ thống FTP; phối hợp với Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ và Trung tâm công nghệ thông tin để giám sát, kịp thời phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với những trường hợp xảy ra do rủi ro tác nghiệp dẫn tới sai lệch giá mua bán vốn nội bộ FTP. + Phối hợp với Phòng thanh toán Việt Nam đồng để hạch toán FTP thu nhập, FTP chi phí cho các Chi nhánh hàng ngày. - Các Chi nhánh trên toàn hệ thống: + Các Chi nhánh chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ giao dịch, bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định của NHTMCP Công Thương Việt Nam. + Chịu trách nhiệm về tính chính sách và khớp đúng giữa nội dung hồ sơ giấy và dữ liệu lưu trữ trên hệ thống INCAS. + Chấp hành đúng các chính sách, quy định về cơ chế quản lý vốn tập trung của HĐQT, Ban Giám đốc đề ra. 2.2.3 Định giá điều chuyển vốn trong Cơ chế quản lý vốn tập trung 2.2.3.1 Phương pháp định giá điều chuyển vốn Theo thông lệ trên thế giới, có 3 phương pháp định giá điều chuyển vốn:
  • 24. - Phương pháp định giá điều chuyển vốn duy nhất (single pool method): Phương pháp này xác định một giá mua duy nhất cho các giao dịch huy động vốn và một giá bán duy nhất cho các giao dịch sử dụng vốn, không quan tâm đến kỳ hạn (cách mà VietinBank áp dụng từ năm 2004 đến năm 2010). Phương pháp này đơn giản nhưng lại không phản ánh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản và rủi ro lãi suất của các khoản huy động và cho vay. - Phương pháp định giá điều chuyển vốn phân theo kỳ hạn (multiple pool method): Phương pháp này phân loại các giao dịch vốn theo một số kỳ hạn nhất định (ví dụ 1 tháng, 2 tháng)...và tập trung tất cả các giao dịch vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm (pool method) và áp dụng giá điều chuyển vốn cho tổng số dư của kỳ hạn đó, không tính đến các tính chất khác nhau của các giao dịch như sản phẩm, khách hàng…Do vậy, phương pháp này tuy đã áp dụng giá điều chuyển vốn riêng cho từng kỳ hạn nhưng cũng chưa phân biệt được các sản phẩm có tính chất khác nhau như đối tượng khách hàng, phương thức xác định lãi suất (thả nổi, cố định)… - Phương pháp định giá điều chuyển vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch (matched maturity method): Nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng phát triển nhiều với các sản phẩm huy động vốn và tín dụng đa dạng, phương pháp định giá điều chuyển vốn này phát triển lên một bước hiện đại hơn là mua bán vốn khớp theo tính chất giao dịch của các Chi nhánh. Ví dụ tiền gửi của dân cư từ các Chi nhánh sẽ có giá mua vốn khác với tiền gửi của Định chế tài chính từ các Chi nhánh do thanh khoản của hai sản phẩm huy động vốn này khác nhau. Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP do VietinBank nghiên cứu và xây dựng áp dụng kết hợp 2 phương pháp thứ hai và thứ ba trên. Hệ thống cho phép định giá mua bán vốn theo kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) cho mảng hoạt động cho vay và huy động vốn. Các mảng hoạt động khác như đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại được mua bán vốn theo tính chất rủi ro và theo phương pháp định giá điều chuyển vốn theo kỳ hạn (pool method). Hệ thống đính giá điều chuyển vốn nội bộ FTP cũng hỗ trợ Hội sở quản lý và điều chỉnh thu nhập và chi phí điều chuyển vốn của các Chi nhánh theo đúng kỳ hạn thực tế của giao dịch (ví dụ như các giao dịch tiền gửi rút sớm, nợ trả sớm…). So với
  • 25. cơ chế định giá điều chuyển vốn duy nhất được tính toán thủ công và hạch toán hàng tháng, hệ thống định giá điều chuyển FTP tính toán tự động và hạch toán hàng ngày. 2.2.3.2 Giá điều chuyển vốn Giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) là lãi suất do Hội sở chính VietinBank công bố cho từng thời kỳ đối với việc mua bán vốn giữa Hội sở chính và các Chi nhánh. - Giá điều chuyển vốn FTP bao gồm 3 cấu phần sau: + Lãi suất mua vốn FTP/ lãi suất bán vốn FTP. + Phần bù thanh khoản/ chi phí thanh khoản: áp dụng cho các giao dịch có lãi suất thả nổi, được công bố từng thời kỳ phụ thuộc vào tình hình thị trường, tình hình cân đối vốn và chính sách điều hành của Ngân hàng + Điều chỉnh đặc biệt (nếu có). - Các căn cứ để xác định giá điều chuyển vốn gồm: + Loại sản phẩm (sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng…) + Đối tượng khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế, Định chế Tài chính, khách hàng đặc biệt...) + Kỳ hạn của sản phẩm (Không kỳ hạn, qua đêm, 1 tuần, 2 tuần…) + Phương thức trả gốc (trả 1 lần hay trả dần hàng kỳ…) + Loại lãi suất của sản phẩm (cố định hay thả nổi…) + Tần suất điều chỉnh lãi suất (1 tháng/lần, 3 tháng/lần…) - Giá điều chuyển vốn được áp dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Thể hiện được đúng đắn chi phí về vốn và bảo đảm mức thu nhập cận biên cho các Chi nhánh. + Bù đắp được đầy đủ chi phí để quản lý vốn tập trung của Hội sở như dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, dự trữ thanh toán… + Bù đắp được các rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, thuế và các chi phí khác. + Được công bố rộng rãi trên toàn hệ thống và áp dụng thống nhất cho tất cả các Chi nhánh. - Giá điều chuyển vốn FTP do VietinBank công bố từng thời kỳ phụ thuộc vào: + Tình hình kinh tế chung và hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng. + Tình hình cân đối vốn của VietinBank. + Chủ trương, chính sách điều hành của ban lãnh đạo VietinBank.
  • 26. - Công thức tính Giá điều chuyển vốn: FTP = IR + NIM Trong đó: IR là lãi suất huy động của kỳ hạn tương ứng, NIM là lãi cận biên ròng của giao dịch. + Đối với cho vay tại 1 ngày bất kỳ: NIM = Giá thực chi nhánh đang cho vay – giá FTP bán vốn tại ngày đó. + Đối với tiền gửi tại 1 ngày bất kỳ: NIM = Giá FTP mua vốn tại ngày đó – giá thực chi nhánh đang huy động. Tùy vào chính trong từng thời kỳ, khuyến khích hay hạn chế mà giá mua vốn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá bán vốn. Ngoài ra, việc quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi của Chi nhánh đối với khách hàng vẫn phải được bảo đảm nằm trong khung quy định của Hội sở chính (về trần lãi suất huy động, sàn lãi suất cho vay). Đối với những khoản mục đặc biệt (cho vay theo kế hoạch Nhà nước, cho vay theo cam kết của Thống đốc…): lãi suất thực hiện với khách hàng được thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính, Chi nhánh có thể được hưởng phí hoặc cấp bù lãi suất khi mua bán vốn với Hội sở. Đối với tiền gửi không kỳ hạn: được Hội sở khuyến khích bằng lãi suất mua vốn hấp dẫn để tạo động lực cho các Chi nhánh thu hút nguồn vốn lãi suất thấp và tương đối ổn định. 2.2.4 Nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung 2.2.4.1 Hoạt động luân chuyển vốn giữa Hội sở và các Chi nhánh và kiểm soát các rủi ro - Về hoạt động luân chuyển vốn giữa Hội sở VietinBank và Chi nhánh: Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, vốn được luân chuyển giữa các Chi nhánh VietinBank thông qua Hội sở chính, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của ngân hàng. Hội sở chính mua tất cả các Tài sản nợ của các Chi nhánh và bán tất cả các Tài sản có cho các Chi nhánh sử dụng. Tất cả khoản mục trên bảng tổng kết tài sản của Chi nhánh đều được tập trung tại Hội sở chính. Bảng tổng kết tài sản của Chi nhánh không còn cân bằng và chỉ phản ánh số cho vay và huy động thực tế của Chi nhánh. Nguồn vốn điều chuyển giữa Hội sở và các Chi nhánh được phản ánh thông qua tài
  • 27. khoản “Điều chuyển vốn nội bộ”. Đồng thời, dòng tiền ra – vào của mỗi Chi nhánh ở tài khoản này bị giới hạn bởi các hạn mức gồm + Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch mua vốn. + Hạn mức chênh lệch ròng: là mức tối đa số dư âm trên tài khoản “điểu chuyển vốn nội bộ”, bằng mức chênh lệch giữa nguồn vốn Chi nhánh mua từ Hội sở và nguồn vốn Chi nhánh bán cho Hội sở. Hình 2.4: Hoạt động luân chuyển vốn giữa Hội sở VietinBank và các Chi nhánh trong cơ chế quản lý vốn tập trung - Về việc kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất: Toàn bộ rủi ro thanh khoản được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở VietinBank: Chi nhánh bán vốn về Hội sở chính và mua vốn của Hội sở chính. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và Chi nhánh đều được thực hiện đối ứng với Hội sở chính. Hình 2.5: Rủi ro thanh khoản chuyển giao từ Chi nhánh về Hội sở chính
  • 28. Khi có nhu cầu thanh toán, số dư tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh giảm một lượng tương ứng với số dư vốn của Chi nhánh tại Hội sở chính, Chi nhánh không cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Rủi ro thanh khoản chuyển từ Chi nhánh về Hội sở chính. Toàn bộ rủi ro lãi suất được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở chính VietinBank: tất cả các Tài sản Nợ và Có của Chi nhánh đều được mua và bán căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của Tài sản Nợ hay tài sản Có, Chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ. Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/ nhận gửi với khách hàng sao cho có chênh lệch với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ mà không phải quan tâm đến rủi ro lãi suất. Việc quản lý rủi ro lãi suất là trách nhiệm của Hội sở. Hình 2.6: Rủi ro lãi suất được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở Cùng với hoạt động tập trung hóa, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất tại Hội sở chính, vào năm 2012, VietinBank đã tiếp tục nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) nhằm phân tích và dự báo dòng tiền, đưa ra các kịch bản về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, giúp công tác quản lý rủi ro thanh khoản và lãi suất đạt tiêu chuẩn Basel II. Hai hệ thống FTP và ALM đã tạo thành một công cụ đồng bộ, hiện đại giúp ngân hàng quản lý rủi ro theo đúng thông lệ tốt nhất của các ngân hàng hàng đầu thế giới. 2.2.4.2 Xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Hội sở và các Chi nhánh Cơ chế quản lý vốn tập trung là một công cụ hữu hiệu để xác định mức đóng góp vào lợi nhuận chung toàn Ngân hàng của các Chi nhánh. Từ đó, Hội sở sẽ đánh giá
  • 29. được hiệu quả kinh doanh của các Chi nhánh và có các chính sách quản lý, phát triển kinh doanh phù hợp. Việc xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Hội sở VietinBank và các Chi nhánh được thực hiện như sau: Phân bổ lợi nhuận giữa Hội sở và Chi nhánh khi mua bán vốn Khi nhận được khoản tiền gửi của khách hàng, Chi nhánh thực hiện bán toàn bộ về Hội sở chính. Khi có nhu cầu cho khách hàng vay, chi nhánh thực hiện mua toàn bộ vốn từ Hội sở chính. Khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất bán vốn cho Hội sở, giữa giá mua vốn từ Hội sở chính và lãi suất cho vay khách hàng chính là phần thu nhập của Chi nhánh. Hình 2.7 Minh họa phần thu nhập chênh lệch của Chi nhánh khi mua bán vốn với Hội sở VietinBank Thu nhập ròng từ lãi của chi nhánh là thu nhập ròng từ lãi cho vay đối với khách hàng và thu nhập ròng từ lãi do mua-bán vốn với Trung tâm. Thu nhập ròng từ lãi của Trung tâm mua bán vốn ở Hội sở là thu nhập ròng từ lãi do mua-bán vốn với chi nhánh và thu nhập ròng từ lãi do kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Thu nhập ròng từ lãi của Hội sở chính (ngân hàng) là tổng thu nhập ròng từ lãi của các chi nhánh và của Trung tâm mua bán vốn.
  • 30. Hình 2.8: Phân bổ lợi nhuận giữa Hội sở VietinBank và các Chi nhánh Xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của các Chi nhánh - Lãi cận biên ròng, thu nhập ròng từ lãi, chi phí mua bán vốn FTP đối với Tài sản Có của Chi nhánh: + Lãi cận biên ròng (NIM) trên một giao dịch/ loại Tài sản Có của Chi nhánh tại một thời điểm được xác định theo công thức: NIM = Lãi suất đầu ra của Chi nhánh – Giá bán vốn FTP của Hội sở NIM được tính theo đơn vị %/năm Trong đó: lãi suất đầu ra của Chi nhánh là lãi suất mà Chi nhánh thu được của khách hàng từ việc sử dụng các Tài sản có. + Thu nhập ròng từ lãi (NII) hàng ngày trên một giao dịch/ loại tài sản Có của Chi nhánh được xác định theo công thức: NII hàng ngày = Số dư gốc Tài sản Có 360 x NIM + Thu nhập ròng từ lãi (NII) trong ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Có của Chi nhánh được xác định theo công thức: NII trong ngày = NII hàng ngày - chi phí mua bán vốn FTP điều chỉnh (nếu có). + Chi phí mua bán vốn FTP hàng ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Có được tính theo công thức: Chi phí FTP hàng ngày = Giá bán vốn FTP của Hội sở 360 x Số dư gốc Tài sản Có
  • 31. + Chi phí mua bán vốn FTP trong ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Có được tính theo công thức: Chi phí mua bán vốn FTP trong ngày = Chi phí mua bán vốn FTP hàng ngày + Chi phí mua bán vốn FTP điều chỉnh (nếu có). + Chi phí mua bán vốn FTP cộng dồn của Chi nhánh là tổng của các Chi phí FTP của Chi nhánh trong ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại. - Lãi cận biên ròng, thu nhập ròng từ lãi, thu nhập mua bán vốn FTP của Chi nhánh đối với Tài sản Nợ: + Lãi cận biên ròng (NIM) trên một giao dịch/ loại Tài sản Nợ của Chi nhánh được xác định theo công thức: NIM = Giá mua vốn FTP của Hội sở – Lãi suất đầu vào của Chi nhánh NIM được tính theo đơn vị %/năm. Trong đó: Lãi suất đầu vào của Chi nhánh là lãi suất Chi nhánh phải trả cho khách hàng để huy động được Tài sản Nợ đó. + Thu nhập ròng từ lãi (NII) hàng ngày trên một giao dịch/ loại Tài sản Nợ của Chi nhánh được xác định theo công thức: NII hàn.g ngày = NIM x Số dư Tài sản Nợ 360 + Thu nhập ròng từ lãi (NII) trong ngày trên một giao dịch/ loại tài sản Nợ được tính theo công thức: NII trong ngày = NII hàng ngày + Thu nhập mua bán vốn FTP điểu chỉnh (nếu có) + Thu nhập mua bán vốn FTP hàng ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Nợ được tính theo công thức: Thu nhập FTP hàng ngày = Số dư gốc Tài sản Nợ x Giá mua vốn FTP của Hội sở 360 + Thu nhập mua bán vốn FTP trong ngày của một giao dịch/ loại Tài sản Nợ được tính theo công thức: Thu nhập mua bán vốn FTP trong ngày = Thu nhập mua bán vốn FTP hàng ngày + Thu nhập mua bán vốn FTP điều chỉnh (nếu có). + Thu nhập mua bán vốn FTP cộng dồn của Chi nhánh là tổng các thu nhập FTP của Chi nhánh trong ngày tính từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại.
  • 32. - Tổng chi phí mua bán vốn FTP của Chi nhánh trong ngày, tổng thu nhập mua bán vốn FTP của Chi nhánh trong ngày: + Tổng chi phí FTP tại ngày hiện tại của Chi nhánh là tổng các chi phí FTP trong ngày của toàn bộ các Tài sản Có của Chi nhánh và chi phí của Chi nhánh (bao gồm tất cả các điều chỉnh chi phí FTP của Chi nhánh nếu có) tại ngày hiện tại. + Tổng thu nhập FTP tại ngày hiện tại của Chi nhánh là tổng các thu nhập FTP trong ngày của toàn bộ các Tài sản Nợ của Chi nhánh và thu nhập của Chi nhánh (bao gồm tất cả các điều chỉnh thu nhập FTP của Chi nhánh nếu có) tại ngày hiện tại. - Hạch toán thu nhập FTP, chi phí FTP của Chi nhánh: + Việc hạch toán thu nhập, chi phí mua bán vốn FTP được hạch toán tập trung tại Hội sở chính VietinBank, các Chi nhánh không theo dõi và tính lãi điều chuyển vốn. + Cơ chế FTP ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của các Chi nhánh do việc hạch toán thu nhập FTP và chi phí FTP cho từng Chi nhánh được thực hiện tập trung tại Hội sở chính VietinBank. - Nguyên tác hạch toán: + Thực hiện hạch toán hai bút toán riêng biệt cho thu nhập FTP của Chi nhánh (đối với phần Hội sở chính VietinBank mua vốn) và chi phí FTP của Chi nhánh (đối với phần Hội sở chính VietinBank bán vốn); không thực hiện bù trừ phần chênh lệch giữa lãi suất mua và bán vốn; + Thu nhập FTP, chi phí FTP của Chi nhánh được hạch toán hàng ngày trên cơ sở Bảng kê tổng hợp thu nhập FTP và chi phí FTP, trong đó: * Thu nhập FTP cho các khoản hạch toán trong Module Tiền gửi được tổng hợp từ Bảng kê chi tiết thu nhập FTP – nghiệp vụ huy động vốn. * Chi phí FTP cho các khoản hạch toán trong Module Cho vay được tổng hợp từ Bảng kê chi tiết chi phí FTP – nghiệp vụ Cho vay. + Việc hạch toán thu nhập, chi phí FTP của Chi nhánh cho 1 ngày số liệu được thực hiện bởi Phòng thanh toán VND ngay sau khi 1 file số liệu được chiết xuất từ hệ thống và kiểm tra bởi phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO sau 1 ngày làm việc so với ngày số liệu.
  • 33. 2.2.5 Hệ thống báo cáo trong Cơ chế quản lý vốn tập trung Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP của VietinBank có thiết lập các phần mềm hỗ trợ để theo dõi các báo cáo được cài đặt tại các Chi nhánh để phục vụ công tác báo cáo thống kê kết quả hoạt động kinh doanh hàng ngày của Chi nhánh. Hệ thống báo cáo trong cơ chế quản lý vốn tập trung FTP của VietinBank bao gồm: - Nhóm báo cáo hạch toán kế toán (dùng để hạch toán thu nhập/ chi phí FTP của Chi nhánh): + Báo cáo liệt kê chi tiết thu nhập FTP – Nghiệp vụ huy động vốn: liệt kê chi tiết thu nhập FTP của từng giao dịch huy động vốn còn số dư trong Module tiền gửi. + Báo cáo liệt kê chi tiết chi phí FTP – Nghiệp vụ cho vay: liệt kê chi tiết chi phí FTP của từng giao dịch cho vay còn số dư trong Module Cho vay. + Báo cáo lợi nhuận đơn vị kinh doanh: liệt kê tổng Chi phí FTP ở Module cho vay và tổng thu nhập FTP ở Module tiền gửi và FTP thu nhập/ chi phí cho các tài khoản GL khác như Đầu tư, tiền mặt ATM, tài sản cố định… - Nhóm báo cáo phân tích cho vay: + Báo cáo lãi suất cho vay bình quân theo dư nợ: cho phép người sử dụng theo dõi được lãi suất cho vay và giá bán vốn FTP của Hội sở bình quân theo số dư. + Báo cáo các khoản vay đến hạn (trong ngày, 1 ngày và 7 ngày tới): cho phép người sử dụng biết được khoản vay sắp đến hạn, chủ yếu phục vụ cho công tác nghiệp vụ của cán bộ tín dụng không phục vụ công tác phân tích FTP. + Báo cáo các khoản vay mới trong ngày: cho phép người sử dụng biết được các khoản vay mới được giải ngân trong ngày. + Báo cáo các khoản vay quá hạn: cho phép người sử dụng biết được các khoản vay quá hạn và FTP chi phí điều chỉnh (nếu có). + Báo cáo các khoản vay chuyển quá hạn trong ngày: cho phép người sử dụng biết được các khoản vay chuyển quá hạn trong ngày, từ đó biết được các khoản FTP chi phí điều chỉnh nếu có tại ngày số liệu. + Báo cáo các khoản vay trả sớm một phần: cho phép người sử dụng biết được các khoản vay trả sớm một phần trong ngày để biết được các khoản FTP chi phí điều chỉnh nếu có tại ngày số liệu.
  • 34. + Báo cáo các khoản vay tính lại lãi suất FTP trong ngày: bao gồm các khoản vay đến hạn điều chỉnh lãi suất, được điều chỉnh thủ công, thay đổi tần suất điều chỉnh lãi suất, thay đổi loại hình lãi suất. + Báo cáo các khoản vay được tính lại phí thanh khoản trong ngày: bao gồm các khoản vay thay đổi tần suất điều chỉnh lãi suất, thay đổi loại hình lãi suất. + Báo cáo các khoản vay được điều chỉnh thủ công trong ngày: người sử dụng có thể biết được các khoản vay được điều chỉnh thủ công trong ngày bên cạnh các khoản vay được điều chỉnh tự động. + Báo cáo các khoản vay biến động tăng trong ngày: dành cho các khoản vay giải ngân nhiều lần. + Báo cáo các khoản vay thay đổi mã sản phẩm trong ngày: bao gồm các khoản vya thay đổi bất cứ thông tin gì ảnh hưởng đến mã sản phẩm FTP. + Báo cáo phân tích danh mục cho vay theo kỳ hạn còn lại Kỳ hạn: Nợ quá hạn, nợ đến hạn, <7 ngày, 7 ngày – 1 tháng, 1 – 3 tháng, 3 – 6 tháng, 6 – 9 tháng, 9 – 12 tháng, >12 tháng. + Báo cáo phân tích danh mục cho vay theo loại hình lãi suất: lãi suất thả nổi/ cố định/ do Tổng giám đốc quy định. + Báo cáo phân tích danh mục cho vay theo kỳ hạn còn lại và loại hình lãi suất: tổng hợp của hai báo cáo phân tích danh mục cho vay theo kỳ hạn còn lại và phân tích danh mục cho vay theo loại hình lãi suất. + Danh sách khoản vay còn hiệu lực trong ngày: người sử dụng có thể biết được các khoản vay còn hiệu lực trong ngày theo từng mã cán bộ, theo Phòng giao dịch. + Danh sách khoản vay bị lỗi: Đưa ra các khoản vay bị lỗi/ thiếu thông tin đễ mã hóa sản phẩm và định giá FTP. - Nhóm báo cáo phân tích tiền gửi: + Báo cáo lãi suất huy động vốn bình quân theo số dư. + Báo cáo các khoản tiền gửi đáo hạn. + Báo cáo các khoản tiền gửi mới trong ngày. + Báo cáo các khoản tiền gửi còn hiệu lực. + Báo cáo các khoản tiền gửi rút sớm trong ngày. + Báo cáo các khoản tiền gửi tính lại lãi suất FTP trong ngày.
  • 35. + Báo cáo các khoản tiền gửi được điều chỉnh thủ công trong ngày. + Báo cáo phân tích danh mục huy động vốn theo kỳ hạn còn lại. + Báo cáo phân tích danh mục huy động vốn theo loại hình lãi suất. + Báo cáo phân tích danh mục huy động vốn theo kỳ hạn còn lại và loại hình lãi suất. + Danh sách các khoản tiền gửi thay đổi mã FTP trong ngày. + Danh sách các lỗi phát sinh trên dữ liệu Chi nhánh trong ngày. + Báo cáo huy động vốn liên Chi nhánh. - Nhóm báo cáo lợi nhuận: + Báo cáo lợi nhuận theo khách hàng: cho phép người sử dụng theo dõi được thu nhập và chi phí trả cho toàn bộ giao dịch (cho vay, tiền gửi) của Chi nhánh với một khách hàng. + Báo cáo lợi nhuận theo Chi nhánh: cho phép người sử dụng xem lợi nhuận/ lỗ của Chi nhánh theo 1 ngày, lũy kế 1 tuần, lũy kế 1 tháng, lũy kế từ đầu năm. + Báo cáo lợi nhuận theo sản phẩm: cho phép người sử dụng xem lỗ/ lãi theo mã sản phẩm FTP. 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.3.1 Những thành tựu đạt được Từ tháng 4/2011, VietinBank đã chính thức chuyển đổi cơ chế mua bán vốn theo lãi suất điều hòa bình quân sang cơ chế mua bán vốn tập trung FTP mang tính thị trường bằng các phân đoạn lãi suất cá biệt theo kỳ hạn, theo sản phẩm tín dụng, theo tần suất điều chỉnh lãi suất…Đây là một bước phát triển đột phá, góp phần giúp VietinBank đáp ứng được các thông lệ quốc tế, gia tăng hiệu quả kinh doanh và quản lý hiệu quả các loại rủi ro. Các thành tựu đạt được của cơ chế FTP của VietinBank là: - Tạo động lực kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Chi nhánh trên toàn hệ thống Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh VietinBank chỉ cần tập trung vào hoạt động kinh doanh với khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận mà không phải quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Khi các Chi nhánh thừa vốn (vốn huy động vào nhiều hơn nguồn vốn cho vay ra) thì Chi nhánh có thể bán toàn bộ nguồn vốn dư thừa này cho Hội sở chính và ngược lại, từ đó Chi nhánh sẽ nhận được khoản thu nhập từ
  • 36. điều chuyển vốn và nguồn vốn dư thừa vẫn được Hội sở sử dụng một cách hiệu quả. Hiệu quả hoạt động của cả Hội sở và các Chi nhánh do vậy được gia tăng đáng kể. Đồng thời, cơ chế quản lý vốn tập trung của VietinBank còn tạo động lực kinh doanh cho các Chi nhánh nhờ vào các sản phẩm tiền gửi và cho vay mang tính định hướng từ Hội sở chính. Với cùng quy mô tài sản, Chi nhánh nào quản trị cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn tốt căn cứ vào biểu lãi suất mua bán vốn FTP định hướng của Hội sở chinh sẽ đạt lợi nhuận cao nhất. Các Chi nhánh có thể đẩy mạnh huy động các nguồn vốn có giá bán vốn với Hội sở cao (như tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng, tiền gửi tiết kiệm trung dài hạn…) hoặc cho vay các lĩnh vực ưu tiên có giá mua vốn từ Hội sở thấp (như cho vay phục vụ xuất khẩu, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn…). Ngoài ra, Chi nhánh nào có quy mô nguồn vốn huy động lớn sẽ tạo ra lợi nhuận kinh doanh dễ dàng hơn nhờ vào việc bán vốn cho Hội sở và giảm thiểu được rủi ro trong cho vay và đầu tư. - Là công cụ hiệu quả giúp Hội sở chính quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất Bằng cơ chế quản lý vốn tập trung, VietinBank đã đạt được bước tiến quan trọng trong công tác quản lý rủi ro và chuyển hóa toàn bộ rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất từ các Chi nhánh về Hội sở chính. Hệ thống mua bán vốn FTP cho phép Hội sở mua bán vốn với Chi nhánh khớp đến kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng), từ đó thực hiện hiệu quả, thống nhất các chính sách lãi suất và các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống. Tiếp nối thành công của dự án FTP, năm 2012, VietinBank tiếp tục nghiên cứu và tự xây dựng, phát triển thành công hệ thống Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) nhằm phân tích và dự báo dòng tiền, đưa ra các kịch bản về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất giúp công tác quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất đạt tiêu chuẩn Basel II. Hai hệ thống FTP và ALM đã tạo thành một công cụ đồng bộ, hiện đại giúp Ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất và thanh khoản theo đúng thông lệ tốt nhất của các ngân hàng hàng đầu thế giới. Định kỳ hàng tháng, tại cuộc họp của Ủy ban ALCO, tình hình cân đối vốn và thanh khoản là một trong những nội dung trọng tâm được thảo luận. Trên cơ sở phân tích đánh giá, Ủy ban ALCO đưa ra khuyến nghị với Hội đồng quản trị và Ban điều
  • 37. hành để có chỉ đạo trong thời gian tới nhằm duy trì tối ưu khả năng cân đối thanh khoản an toàn và hiệu quả của Ngân hàng. - Cung cấp hệ thống thông tin báo cáo quản trị kịp thời và chính xác Hệ thống mua bán vốn FTP VietinBank với trang web FTP nội bộ đã cung cấp các báo cáo về hoạt động cho vay, tiền gửi và lợi nhuận của Chi nhánh hàng ngày, cung cấp thông tin tới các lãnh đạo Chi nhánh và Hội sở nhanh chóng hơn, giảm thiểu thời gian thủ công tạo báo cáo, hạch toán,…tại các Chi nhánh. Ngoài ra, hệ thống báo cáo cung cấp chức năng dự tính và vấn tin giúp các cán bộ tác nghiệp tại Hội sở và các Chi nhánh có thông tin về mua bán vốn của giao dịch trước khi thực hiện giao dịch nhằm đưa ra quyết định tốt nhất. Hệ thống báo cáo FTP cũng tiết kiệm thời gian trong việc phân tích đề ra chiến lược kinh doanh và quản lý rủi ro trên toàn hệ thống của VietinBank. - Giảm bớt lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh Hệ thống mua bán vốn FTP được vận hành tự động trên hệ thống mạng máy tính nên toàn bộ khối lượng công việc tính toán lãi điều chuyển vốn thủ công trước đây tại Chi nhánh được thay thế bằng chương trình tính toán và hạch toán tự động. Nhờ đó, các rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh trong quá trình tính toán được hạn chế tối đa. Nhờ vào việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung từ tháng 4 năm 2011, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời khả năng thanh khoản của VietinBank đã được cải thiện đáng kể, thể hiện hiệu quả hoạt động của Ngân hàng không ngừng được nâng cao. Bảng 2.1 Các chỉ tiêu hoạt động của VietinBank từ năm 2011 đến năm 2013 Các chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 Tổng tài sản Tỷ đồng 460.604 503.530 576.368 Vốn điều lệ Tỷ đồng 20.230 26.217 37.234 Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 420.212 469.712 510.715 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động % 24% 9.4% 8.7% Tổng dư nợ cho vay Tỷ đồng 293.434 329.682 372.988
  • 38. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay % 25% 13% 13% Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 8.392 8.167 7.750 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE % 26.74% -2.5% -5% Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA % 2.03% 2.9% 2% Tỷ lệ nợ xấu % 0.75% 1.3% 2% Nguồn: Báo cáo Tài chính của VietinBank 2.3.2 Những tồn tại cần hoàn thiện 2.3.2.1 Các Chi nhánh vẫn phải tuân thủ các hạn mức thanh toán và chênh lệch ròng khi mua bán vốn với Hội sở chính Nguồn vốn do các Chi nhánh VietinBank huy động được chuyển giao vào nguồn vốn chung và nguồn vốn Chi nhánh cho vay được lấy từ nguồn vốn của hệ thống. Việc chi nhánh cho vay từ nguồn vốn của hệ thống được thực hiện thông qua tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ”. Tài khoản này có thể dư âm (khi tại thời điểm tính toán, giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của Chi nhánh lớn hơn Tài sản Nợ) hoặc dương (khi tại thời điểm tính toán, giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của Chi nhánh nhỏ hơn Tài sản Nợ). Dòng tiền ra, vào tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” bị giới hạn bởi các hạn mức sau đây: - Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch mua vốn của Chi nhánh, trường hợp Chi nhánh có giao dịch mua vốn vượt hạn mức thanh toán phải có báo cáo lên Trụ sở chính và giao dịch chỉ được thực hiện khi được sự phê duyệt của Trụ sở chính.
  • 39. - Hạn mức chênh lệch ròng: là mức tối đa số dư âm trên tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” đối với từng Chi nhánh, thể hiện chênh lệch giữa số dư cho vay của Chi nhánh với số dư huy động vốn. Việc tồn tại của hạn mức thanh toán là do các Chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Trong khi đó, hạn mức tín dụng Hội sở chính cấp cho Chi nhánh còn mang tính chủ quan và hạn chế hoạt động cho vay của các Chi nhánh. Trong khi cơ chế quản lý vốn tập trung là một cơ chế quản lý hiện đại và khoa học thì việc giao các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng được thực hiện một cách chủ quan thông qua việc tính toán số dư tín dụng của năm trước và dự đoán tốc độ phát triển kinh tế địa phương của từng Chi nhánh. Đây là những bất hợp lý cần được xem xét gỡ bỏ để giúp các Chi nhánh chủ động hơn trong quá trình kinh doanh 2.3.2.2 Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ chưa hoàn thiện và đồng bộ Để áp dụng hiệu quả cơ chế quản lý vốn tập trung FTP, Ngân hàng phải xây dựng được hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ dựa trên nguyên tắc cơ bản của hệ thống là: tất cả các mục trong bảng cân đối kế toán đều phải được định giá vốn điều chuyển và được định giá theo một phương pháp thống nhất. Toàn bộ Tài sản Có do Chi nhánh sử dụng sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ Tài sản Nợ và vốn tự có từ Chi nhánh sẽ nhận được thu nhập từ điều chuyển vốn. Tuy nhiên, hiện tại, VietinBank mới chỉ áp dụng phương pháp mua bán vốn khớp kỳ hạn cho các module tiền gửi và tiền vay – tức việc mua bán vốn sẽ áp dụng đến từng giao dịch hàng ngày trong hai module nói trên, các khoản mục còn lại trên bảng cân đối kế toán như kinh doanh ngoại tệ, đầu tư, tài trợ thương mại…lại được áp dụng theo phương pháp khớp kỳ hạn theo số dư; trong khi các khoản mục này lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong bảng cân đối kế toán. Bên cạnh đó, VietinBank hiện mới chỉ tính giá điều chuyển vốn giữa Hội sở và các Chi nhánh trong hệ thống, mà chưa thực hiện tính giá điều chuyển vốn tới các Phòng/ Ban/Trung tâm sử dụng vốn và huy động vốn thuộc Trụ sở chính. Điều này dẫn đến việc phân bổ lợi nhuận cho các đơn vị trong toàn hệ thống là chưa thống nhất và phù hợp.
  • 40. 2.3.2.3 Các Chi nhánh bị phụ thuộc vào lãi suất mua vốn và lãi suất bán vốn của Hội sở chính Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn chịu áp lực cạnh tranh với các Chi nhánh khác cùng hệ thống. Các Chi nhánh áp dụng các mức lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng nhưng lại bị phụ thuộc vào lãi suất mua bán vốn của Hội sở do chênh lệch lãi suất áp dụng với khách hàng và lãi suất mua bán vốn là lợi nhuận của Chi nhánh. Áp lực cạnh tranh khiến Chi nhánh có những thời điểm phải huy động vốn cao hơn mức giá mua vốn của Hội sở chính hoặc nhiều Chi nhánh đã mất đi nguồn vốn huy động lớn do lãi suất không cạnh tranh được với mức lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Đồng thời, đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi Chi nhánh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động, nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng…Nhưng Chi nhánh không tự đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh hơn do phụ thuộc vào lãi suất mua bán vốn với Hội sở chính; và đặc biệt là khung lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng. Đây là một hạn chế lớn đối với hoạt động của các Chi nhánh. Ngoài ra, để thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng tiềm năng, các Chi nhánh thường có những chính sách tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng nằm ngoài những chương trình khuyến mại mà Trụ sở chính triển khai trong toàn hệ thống. Những chi phí này thường được hạch toán vào các đầu tài khoản chi phí nằm ngoài chi phí trả lãi cho khách hàng. Các chi phí này sẽ không phải là cấu phần trong lãi suất huy động, và cũng sẽ không được tính đến trong giá mua vốn mà Trụ sở chính áp dụng cho các Chi nhánh, như vậy các Chi nhánh có thể có lãi khi kinh doanh vốn với Trụ sở chính nhưng lại có thu nhập ròng âm đối với khách hàng.
  • 41. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 của Khóa luận đã trình bày thực trạng áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCP VietinBank. Qua 3 năm triển khai áp dụng cơ chế quản lý vốn mới, Vietinbank đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về hiệu quả kinh doanh trên toàn hệ thống và hoạt động quản trị rủi ro. Bằng việc quản lý tập trung nguồn vốn và các rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất; VietinBank đã điều hành thống nhất và hiệu quả các chính sách phát triển kinh doanh và quản lý Tài sản Nợ - Có trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, do mới chỉ ở giai đoạn đầu áp dụng, cơ chế quản lý vốn tập trung của VietinBank còn nhiều hạn chế tồn tại như tính chưa đồng bộ, các hạn mức áp dụng cho các Chi nhánh chưa hợp lý và hiệu quả, mức lãi suất điều chuyển vốn chưa linh hoạt. Trên cơ sở thực trạng ở Chương 2, Chương 3 của Khóa luận sẽ đề xuất các kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCP VietinBank trong thời gian tới.