SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC

ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT
NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU

Người hướng dẫn: ThS. Lê Đức Long
Sinh viên thực hiện:
Trần Anh Thy - Đinh Thị Phương Thảo
Lớp: Nghiệp vụ sư phạm K02 – 2013

-0-
MỤC LỤC
CHƢƠNG I: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở TK21 ........................................................- 2 Câu 1 - Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh: ........................................................................- 2 Câu 2 - ICT đƣợc ứng dụng nhƣ thế nào trong việc hỗ trợ ngƣời học với các nhu cầu giáo dục trên lớp: ..................- 3 CHƢƠNG II: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ BẢN: XỬ LÝ VĂN BẢN, BẢNG TÍNH VÀ ỨNG DỤNG
CSDL ...................................................................................................................................................................................- 5 Câu 3 - Các phần mềm công cụ cơ bản: ........................................................................................................................- 5 3.1.

Công dụng của các phần mềm công cụ cơ bản: (chủ yếu trong giáo dục) ....................................................- 5 -

3.2.

Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các phần mềm công cụ cơ bản: ..................................................- 6 -

Câu 4 – Các phần mềm Open Ofice- phiên bản Việt hóa và Google Docs: ...................................................................- 7 4.1.

Open Office- phiên bản Việt hóa: (Vi.OpenOfffice.org)...................................................................................- 7 -

4.2.

Google Docs: .................................................................................................................................................- 22 -

Câu 5: MS Office và Open Office: .................................................................................................................................- 29 5.1. So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office:......................................................................- 29 5.2. Vài vấn đề liên quan đến Open Office: ..............................................................................................................- 29 CHƢƠNG III: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA, HYBERMEDIA VÀ INTERNET .................................- 33 1. Tổng quan .................................................................................................................................................................- 33 2. Chức năng của multimedia: ......................................................................................................................................- 33 3. Ƣu điểm của multimedia: ..........................................................................................................................................- 34 4. Nhƣợc điểm của multimedia .....................................................................................................................................- 34 Câu 6 - Một số công cụ Multimedia và Hybermedia sử dụng cho dạy học .................................................................- 35 6.1. Phần mềm Videomach 5.8.6 Professional ........................................................................................................- 35 6.2. Phần mềm mp3DirectCut ..................................................................................................................................- 36 Câu 7 - Quy trình xây dựng một webquest: ..................................................................................................................- 37 Câu 8 - Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với LMS/LCMS ...........................................................- 38 Hệ thống quản lý học tập Moodle .............................................................................................................................- 40 CHƢƠNG IV: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC: DRILL & PRACTICE SOFTWARES, TUTORIAL
SOFTWARES, INSTRUCTIONAL GAMES, SIMULATION SOFTWARES, INTEGRATED LEARNING SYSTEM
INTELLIGENT TUTORING SYSTEMS .............................................................................................................................- 43 Câu 9 - Phần mềm dạy học trong nƣớc và nƣớc ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn tin học, xuất xứ, chức năng,
đặc điểm và cách sử dụng: Phần mềm giảng dạy quản lý phòng máy Netop school ..................................................- 43 I. Giới thiệu: ...............................................................................................................................................................- 43 II. Chức năng:............................................................................................................................................................- 43 III. Yêu cầu thiết bị:....................................................................................................................................................- 43 IV. Hƣớng dẫn cài đặt: ..............................................................................................................................................- 43 IV. Hƣớng dẫn sử dụng: ...........................................................................................................................................- 53 Câu 10 - Ƣu và nhƣợc điểm của phần mềm Powerpoint trong dạy học, .....................................................................- 58 -

-1-
CHƢƠNG I: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở TK21
Câu 1 - Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh:
a/ Đối với giáo viên:
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế về Giáo dục công nghệ (ISTE = International Society for Technology
Educators) có sáu tiêu chuẩn dành cho giáo viên như sau:
Khả năng hiểu biết và sử dụng công nghệ: giáo viên có trình độ căn bản về công nghệ và có
khả năng học hỏi từ những cải tiến vá ứng dụng mới trong công nghệ.
Khả năng lên kế hoạch và thiết kế môi trường học tập: khả năng thiết kế bài giảng, tận dụng tốt
môi trường học tập đã được trang bị công nghệ của giáo viên.
Việc dạy và học, giáo trình: khả năng sáng tạo môi trường học tập có hiệu quả và tạo điều kiện
cho học sinh có những trải nghiệm với sự hỗ trợ của công nghệ.
Khả năng đánh giá: giáo viên ứng dụng công nghệ vào việc đánh giá học sinh.
Khả năng chuyên nghiệp và tạo hiệu quả cao: khả năng giáo viên có thể ứng dụng công nghệ
vào các công việc chuyên môn cũng như trong việc trao đổi với đồng nghiệp, học sinh và cộng
đồng.
Vấn đề con người, luật pháp, đạo đức và xã hội: khả năng liên kết các vấn đề con người, luật
pháp, đạo đức, xã hội với công nghệ trong trường học.
- Bên cạnh đó, giáo viên cần phải kết hợp tốt nội dung bài giảng với việc ứng dụng công nghệ, đưa
ra các bài tập phù hợp để học sinh có cơ hội vận dụng tốt kiến thức đã học và ứng dụng công
nghệ vào giải quyết vấn đề. Liên hệ thực tế qua việc làm các clip, video để học sinh xem và mở
rộng hiểu biết; hay tổ chức các trò chơi nhờ vào ứng dụng công nghệ để học sinh có được một
môi trường vừa học vừa chơi sẽ làm tăng hiệu quả học tập.
- Để làm tốt các điều trên giáo viên phải tự kiểm tra trình độ hiểu biết về công nghệ của mình.
Giáo viên có thể tự kiểm tra khả năng công nghệ của mình dựa vào các gợi ý sau:
o Biết về các phần cứng cơ bản của máy tính.
o Sử dụng được chức năng trợ giúp trực tuyến trong các ứng dụng phần mềm.
o Hiểu được các mã khóa khác nhau được tạo và sử dụng như thế nào.
o Biết về cấu trúc các tập tin căn bản và cách kiểm soát.
o Biết cách tìm kiếm tập tin, hồ sơ và chọn nơi để lưu trữ từ các trang mạng hay các tập tin
đính kèm trong email.
o Biết được hệ thống điều hành căn bản của máy tính.
o Biết cách gửi và nhận email.
o Biết cách sử dụng Internet.
o Có khả năng kết hợp các bài học dựa trên công nghệ vào các hoạt động trong lớp học.
o Chạy được các phần mềm diệt vi rút.
o Sử dụng được chương trình đánh văn bản và các tính năng của nó.
o Biết cách lưu và phục hồi các tập tin.
o Quản lý hiệu quả các phần mềm dành cho giáo viên (bảng điểm, danh sách lớp, …).
o Hiểu và sử dụng được các thuật ngữ về công nghệ.
o Có khả năng làm theo hướng dẫn và sử dụng các công cụ trên máy tính.
o Sử dụng được các chức năng thông thường của máy tính và ứng dụng thực tiễn.
o Biết cách kiểm tra các đường cáp bị lỏng hay chưa được gắn vào máy.
o Nhận biết được thỉnh thoảng máy tính sẽ có những sự khác thường và việc tải lại thường
sẽ giải quyết được vấn đề.
o Báo cho những người có khả năng giúp đỡ khi gặp vấn đề về công nghệ hoặc có liên
quan đến máy tính.
- Sau cùng là người giáo viên cần phải thường xuyên trao dồi kiến thức về công nghệ và khả năng
ứng dụng công nghệ của mình, nhất là vào vấn đề giảng dạy.
-2-
b/ Đối với học sinh:
Cũng theo tổ chức trên, có sáu tiêu chuẩn về công nghệ dành cho học sinh:
Khả năng hiểu biết và sử dụng công nghệ: có thể thể hiện khả năng thành thạo trong việc sử
dụng công nghệ.
Các vấn đề về con người, đạo đức và xã hội: khả năng liên kết các vấn đề con người, luật pháp,
đạo đức, xã hội với công nghệ trong trường học.
Các công cụ công nghệ có hiệu quả: khả năng ứng dụng công nghệ của học sinh trong việc thu
thập thông tin tạo ra sản phẩm liên quan các môn học ở trường.
Kỹ năng giao tiếp bằng công nghệ: có khả năng giao tiếp, liên lạc với mọi người bằng công
nghệ.
Kỹ năng tra cứu bằng công nghệ: khả năng dùng công nghệ trong việc nghiên cứu, tra cứu.
Kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề bằng công nghệ: khả năng ứng dụng công nghệ
trong giải quyết các vấn đề thực tế và khó.
- Tuy nhiên, những tiêu chuẩn trên chỉ mang tính tương đối. Mỗi trường, mỗi địa phương có bổ
sung thêm những tiêu chuẩn riêng, và hiện nay có nhiều trường đã đưa công nghệ vào các kỳ thi
kiểm tra đầu vào.
- Môn công nghệ là một môn học cần thiết, nhất là trong việc hỗ trợ giáo viên và học sinh trong
việc dạy và học. Song, giáo viên cũng nên cân nhắc trình độ của học sinh để đưa ra chương trình
phù hợp và giao bài tập thích hợp.

Câu 2 - ICT đƣợc ứng dụng nhƣ thế nào trong việc hỗ trợ ngƣời học với các nhu cầu giáo dục
trên lớp:
-

-

-

Người giáo viên đóng vai trò như một người hướng dẫn và máy tính đóng vai trò như một công cụ
hỗ trợ. (Jamie McKenzie)
Trong quá khứ, máy tính giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản với phần mềm “drill and kill”
trên máy tính, từ đó người ta nhận thấy tiềm năng của nó trong việc cải tiến vấn đề giáo dục học
đường.
CNTT hỗ trợ người giáo viên tăng thêm lượng thông tin đến người học và khuyến khích người học
sử dụng tốt kỹ năng tư duy ở cấp độ cao.
Ngày nay, trong lớp học hiện đại đều đã được trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị công nghệ để phục
vụ cho việc giảng dạy và phát triển toàn diện các kỹ năng cho học sinh.
Theo một báo cáo nghiên cứu về truyền thông và công nghệ, Thomas Reeves đã chỉ ra sự khác biệt
giữa “học từ” và “học cùng với” máy tính. Ông phân tích như thế này: học từ máy tính nghĩa là máy
tính đóng vai trò như một gia sư có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh các kỹ năng cơ bản ( đây là một
phương thức truyền thống); còn học cùng với máy tính nghĩa là máy tính chỉ đóng vai trò như một
công cụ hỗ trợ giúp người học giải quyết vấn đề, cụ thể hơn là phát triển kỹ năng tổng hợp, sắp xếp
và phân tích vấn đề của học sinh.
Việc ứng dụng CNTT vào lớp học sẽ giúp phổ cập trình độ hiểu biết về thông tin của người học,
đồng thời nâng cao thêm kỹ năng thiết kế bài giảng của giáo viên, người dạy cần phải thiết kế bài
giảng sao cho học sinh có thể chủ yếu học cùng với máy tính, không phải học hoàn toàn từ giáo viên.
Ngoài ra, ứng dụng CNTT trong dạy học đã tạo nên một vai trò mới cho người dạy trong lớp học,
nếu như trước kia người dạy đóng vai trò trung tâm, là người thuyết trình bài giảng thì nay người
dạy chỉ đóng vai trò như một huấn luyện viên, hướng dẫn viên và người học mới chính là trung tâm
của bài giảng (Means & Olson, 1994).
Khi đó, người dạy sẽ có thể trực tiếp tham gia vào quá trình học tập của học sinh, cùng học sinh trao
đổi và hướng dẫn học sinh tự suy luận vấn đề dưới sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ. “Việc giảng
dạy kỹ năng suy nghĩ có hệ thống ở mức độ cao hơn không liên quan nhiều đến việc truyền đạt
thông tin cũng như sự hiểu biết. Người học học các khái niệm và sau đó cố gắng vận dụng chúng vào
các vấn đề khác nhau, hoặc là họ sẽ giải quyết vấn đề rồi mới học các khái niệm ẩn bên dưới các giải
pháp đó.” (Wenglinsky, 2002, Background secion, para.7)
-3-
-

-

-

-

-

Để kết hợp công nghệ vào việc giảng dạy, giáo viên nên đưa ra các dự án, các câu hỏi, các vấn đề có
liên quan cho học sinh giải quyết. Chẳng hạn như một số câu hỏi và bài tập như sau:
o Tại sao vua và nữ hoàng lại sống trong lâu đài? (mẫu giáo)
o Nước máy ở các thành phố khác nhau ở Hoa Kỳ có cùng độ pH và cùng thành phần kim loại hay
không? (lớp 6- 8)
o Có bao nhiêu học sinh ở trong lớp thích kem sô- cô- la? Kẹo bạc hà? Nhóm nhạc Hi- five? (lớp
1)
Và học sinh sẽ ứng dụng công nghệ và giải quyết vấn đề như sau:
o Dùng Internet để tra cứu thêm về văn hóa, văn chương, lịch sử, …
o Dùng email để liên lạc với các học sinh ở các vùng khác nhau để thu thập thông tin và dữ liệu.
o Dùng chương trình thống kê (đơn giản như Excel) để lập bảng thống kê dữ liệu và lập biểu đồ để
so sánh các dữ liệu đó.
Khi giáo viên muốn học sinh ứng dụng công nghệ vào bài tập của họ thì việc dạy họ làm sao để sử
dụng tốt chương trình hay phần mêm máy tính đó vẫn chưa đủ, mà giáo viên cần phải cân nhắc đến
việc từ những chương trình đó học sinh có thể làm được những gì và học sẽ ứng dụng ra sao. Muốn
thế giáo viên cần phải đặt ra vấn đề cho học sinh giải quyết và tạo điều kiện cho họ khai thác các ứng
dụng đó. Chẳng hạn như giáo viên đưa ra một bài tập nhóm đề tài về ô nhiễm môi trường và yêu cầu
học sinh làm một bài báo cáo về đề tài đó. Như vậy học sinh sẽ phải dùng đến Internet để tra cứu
thông tin, rồi dùng chương trình Word để viết báo cáo, dùng Excel để thống kê các số liệu và dùng
chương trình vẽ để vẽ các biểu đồ so sánh, đối chiếu dữ liệu, v.v...
Khi dạy học sinh các chương trình về công nghệ, giáo viên nên kết hợp các chương trình đó với nội
dung bài học, không nên chỉ dạy riêng các kỹ năng về máy tính thôi. Ví dụ như khi dạy về
Powerpoint thì giáo viên giao cho học sinh một bài tập nhóm thuyết trình về một chủ đề nào đó và
yêu cầu học sinh phải thuyết trình bằng cách trình chiếu Powerpoint, nhóm nào sử dụng tốt các tính
năng và các hiệu ứng của Powerpoint sẽ điểm cao, như thế sẽ khuyến khích học sinh khai thác tối đa
các tính năng của chương trình đó.
Tuy nhiên, với một thời khóa biểu dày đặc thì liệu học sinh sẽ trau dồi thêm công nghệ vào lúc nào?
Hiện nay, ở các trường đã đưa công nghệ vào chương trình học nhưng một số trường vẫn chưa. Cho
nên, việc giáo viên khéo léo lồng công nghệ vào các bài tập của học sinh là cần thiết.
Theo như trong một quyển sách của Balser xuất bản năm 2001 đã đưa ra một số gợi ý để học sinh có
thể ứng dụng công nghệ vào các môn học như sau:
o Môn Toán:
Dùng chương trình bảng tính để tính toán các công thức toán, trình bày các dạng công thức.
Dùng chương trình đồ thị để thể hiện các chức năng và mối liên hệ giữa đại số và lượng giác.
Dùng email để tạo mối liên kết với bạn bè trong việc trao đổi bài học.
o Môn Khoa học:
Dùng chương trình văn bản để tranh luận và đối chiếu tính chính xác của các bài báo khoa
học trên mạng.
Dùng chương trình bảng tính trong việc trình bày các dữ liệu đã thu thập được.
Dùng video để trình chiếu các hình ảnh dưới kính hiển vi.
Dùng các phần mềm mô phỏng có liên quan đến nội dung cần trình bày.
Phân tích dữ liệu bằng các chương trình đồ họa trên máy tính.
o Môn ngôn ngữ học:
Tạo ra các bài thuyết trình đa phương tiện để nói lên mối quan hệ giữa các tác phẩm văn học
được yêu cầu.
Sử dụng các cơ sở dữ liệu văn học để tra cứu thông tin từ Internet cũng như các thư viện, và
từ các nguồn khác.
Dùng CD ROMs cho các quyển sách nói.
Yêu cầu học sinh trao đổi đề tài thảo luận với các học sinh khác lớp, khác trường, thậm chí
khác địa phương thông qua email, facebook, các diễn đàn trên mạng, …

-4-
CHƢƠNG II: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ BẢN: XỬ LÝ VĂN
BẢN, BẢNG TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CSDL
Câu 3 - Các phần mềm công cụ cơ bản:
Ta chỉ bàn đến ba phần mềm công cụ cơ bản, đó là Word Processing, Spreadsheet và Database
System.
3.1.

Công dụng của các phần mềm công cụ cơ bản: (chủ yếu trong giáo dục)
- Ta sử dụng các phần mềm công cụ cơ bản này nhằm:
o Cải tiến năng suất làm việc.
o Cải tiến cách thể hiện/ trình bày.
o Cải tiến tính chính xác.
o Hỗ trợ hơn cho sự tương tác.
o Tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất công việc.
- Tổng quan về công dụng của các phần mềm công cụ trên được thể hiện qua bảng sau:
Phần mềm công cụ
Chức năng
Sản phẩm gợi ý
Word Processing (phần mềm
Tạo ra các tài liệu văn bản
Bài luận, thơ văn, báo cáo của
đánh văn bản)
nhiều trang và có đồ thị, hình
học sinh: tờ rơi, thư từ, bản tin,
Ví dụ: Microsoft Word
vẽ.
…
Spreadsheet (bảng tính điện tử) Điền thông tin, số liệu vào
Ngân sách, bảng điểm, các
Ví dụ: Microsoft Excel
bảng theo cột và dòng, cho
bảng tính liên quan.
phép tính toán nhanh chóng, dễ
dàng.
Sắp xếp và lưu trữ thông tin,
Dữ liệu từ các cuộc khảo sát,
Database
Ví dụ: File Maker Pro
cho phép phục hồi và tìm thấy
văn thư lưu trữ, thông tin của
các tài liệu dễ dàng.
học sinh.
Các phần mềm này có thể được sử dụng trong khá nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là trong học
đường và các công việc văn phòng, những công việc đòi hỏi phải làm việc nhiều với văn bản
viết và thu thập dữ liệu: lập kế hoạch giảng dạy (soạn giáo án, soạn tài liệu hỗ trợ,..), theo dõi
tiến trình học tập của học sinh (thống kê, lập bảng điểm,..), quản lý hồ sơ (thông tin của học
sinh),…
3.1.1. Word Processing:
- Tiết kiệm thời gian: tạo tài liệu mới từ việc chỉnh sửa tài liệu cũ.
- Gia tăng việc trình bày văn bản: tài liệu được tạo ra trông bóng bẩy và chuyên nghiệp hơn.
- Cho phép chia sẻ các văn bản: học sinh có thể chia sẻ ý tưởng và các sản phẩm lẫn nhau, giáo
viên có thể trao đổi kế hoạch bài giảng.
- Cho phép sự cộng tác trên các văn bản: có thể tạo và chỉnh sửa tài liệu đồng bộ nhờ phần
mềm Google Docs.
3.1.2. Spreadsheet:
- Tiết kiệm thời gian.
- Tổ chức thông tin.
- Hỗ trợ yêu cầu “What if” questions.
- Gia tăng động cơ học tập toán.
Giảng dạy
Học tập
1. Quản lý học sinh.
1. Giải quyết các bài toán.
2. Quản lý lớp học.
2. Tổng hợp đánh giá kết quả.
3. Quản lý tài chính lớp học.
3. Hỗ trợ trả lời câu hỏi What If.
4. Hỗ trợ trả lời các câu hỏi What If
-5-
3.1.3.
-

3.2.

Database System:
Giảm sự dư thừa dữ liệu.
Tiết kiệm thời gian tìm kiếm và cập nhật thông tin.
So sánh, đối chiếu thông tin dữ liệu.
Thể hiện mối quan hệ của dữ liệu.
Giáo viên dùng phần mềm này khi :
o Cung cấp cho học sinh kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin trên Internet.
o Hướng dẫn cho học sinh đặt các câu hỏi có liên quan và phân tích kết quả
o Giảng dạy các kỹ năng tự nghiên cứu và học tập.
o Dạy kỹ năng tổ chức thông tin hợp lý.
o Tìm hiểu về sức mạnh của thông tin.
o Đặt ra và thử nghiệm giả thuyết.
o Tìm kiếm thông tin trong quá trình nghiên cứu.
Giáo viên
Học sinh
1. Tạo cơ sở dữ liệu quản lý học sinh.
- Tạo cơ sở dữ liệu để hỗ trợ việc học
2. Tạo webquest để hướng dẫn học sinh
tập và nghiên cứu.
sử dụng tài nguyên trên Internet.
Ví dụ: học sinh có thể sử dụng cơ sở dữ liệu
để lưu và lọc ra thông tin cần thiết trong cơ
sở dữ liệu phức tạp.

Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các phần mềm công cụ cơ bản:
3.2.1. Word Processing:
3.2.1.1. Thuận lợi:
- Tạo mới tài liệu văn bản.
- Chỉnh sửa tài liệu văn bản đã có.
- Có thể nhân bản tài liệu.
- Có thể chia sẻ tài liệu.
- Định dạng tài liệu.
- Đồng bộ tài liệu.
- Tính toán (các hàm tính toán).
- Quản lý tài liệu.
3.2.1.2. Khó khăn:
- Mặc dù nó có tính đồng bộ nhưng khi ở trên các máy tính khác nhau sử dụng các phiên
bản phần mềm khác nhau thì việc mở tài liệu cũng sẽ gặp khó khăn.
- Chức năng bị hạn chế khi người dùng không có nhiều kiến thức về Internet vì phần
mềm này chủ yếu dựa trên kết nối Internet và trợ giúp online.
- Mặc dù phần mềm này phục vụ chủ yếu cho việc đánh văn bản nhưng để thông thạo hết
các tính năng khác của nó thì không dễ dàng.
- Nó không thể tự lưu văn bản thường xuyên và khi máy tính xảy ra sự cố thì toàn bộ dữ
liệu chưa lưu sẽ bị mất.
[http://www.ehow.com/facts_4926724_disadvantages-using-word-processors.html]
3.2.2. Spreadsheet:
3.2.2.1. Thuận lợi:
- Tạo nhiều tài liệu trên một file.
- Sử dụng công thức chung.
- Tính toán nhanh chóng, chính xác.
- Cập nhật dữ liệu tự động.
- Đánh giá số liệu tự động.
3.2.2.2. Khó khăn:
- Thiếu sự kiểm soát có hệ thống nên việc thay đổi giá trị hay công thức rất dễ dàng,
-6-
Khó khăn trong việc khắc phục sự cố hay kiểm tra: khi có sai sót rất khó nhận biết và
sửa chữa.
- Trì trệ trong việc tuân thủ quy tắc: khi ta nhập các số liệu thì phải chờ thời gian xử lý
theo các công thức mặc định.
- Khó khăn trong việc tổng hợp thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn, nhiều người không thể
thao tác cùng lúc trên một bảng tính.
[http://www.denizon.com/spreadsheets/top-10-disadvantages-of-spreadsheets/]
3.2.3. Database System:
3.2.3.1. Thuận lợi:
- Tiết kiệm không gian lưu trữ dữ liệu.
- Tiết kiệm thời gian và dễ dàng cập nhật thông tin.
- Cho phép so sánh thông tin.
- Cho biết mối quan hệ giữa các dữ liệu.
3.2.3.2. Khó khăn:
- Chi phí cao.
- Vì nó mang tính kết nối các dữ liệu nên khi xảy ra sự cố sẽ có hiệu ứng dây chuyền và
gây tổn thất rất lớn.
[http://navdeep19.blogspot.com/2012/04/advantages-and-disadvantages-of.html]
-

Câu 4 – Các phần mềm Open Ofice- phiên bản Việt hóa và Google Docs:
4.1.Open Office- phiên bản Việt hóa: (Vi.OpenOfffice.org)
4.1.1. Xuất xứ:
- Công ty StarDivision, tác giả nguyên thủy của bộ ứng dụng văn phòng StarOffice, được
thành lập tại Cộng Hòa Liên Bang Đức trong thập niên 1980. Công ty này đã được mua lại
vào năm 1999 bởi đại công ty SUN.
- Ấn bản đầu tiên "Sun" của StarOffice là StarOffice 5.1a, đã được xuất hiện trên thị trường
vào cuối tháng 10 năm 1999 và ấn bản 5.2 (ấn bản miễn phí) đã được phổ biến vào tháng 06
năm 2000.
- Những ấn bản sau đó của StarOffice (bắt đầu từ ấn bản 6.0) đã được biên soạn với những
thư viện nguồn API (Application Programming Interfaces), một tiêu chuẩn căn bản cho các
hồ sơ và hướng dẫn của chương trình OpenOffice đương thời.
- Trong thời gian đầu chương trình OpenOffice.org đã dựa trên các mã nguồn được Sun
Microsystems cho miễn phí, để chuẩn bị cho những ấn bản về sau của StarOffice. Những
nguồn này được viết bằng ngôn ngữC++ nhưng không chỉ giới hạn ở ngôn ngữ này mà còn
cho phép viết với các ngôn ngữ khác, những đặc tính viết ra được (scriptable), và các thư
viện nguồn API cho JAVA và những ngôn ngữ khác liên quan đến việc soạn thảo phần mềm
điện toán.
- Tất cả những kỹ thuật mới này đã đưa đến những kiến trúc soạn thảo mới, cho phép việc sử
dụng các chương trình ứng dụng văn phòng như những phần mềm rời rạc với những bộ phận
đính kèm. Những đặc tính khác cũng được để ở trong như dạng hồ sơ XML và dĩ nhiên tất cả
những gì cho phép làm việc thẳng với các mã nguồn.
- Sun giới thiệu Bạch thư (tiếng Anh - lien dynamique) trình bày những nét đại cương tổng
quát và lộ trình của những kỹ thuật này. Bạn sẽ tìm thấy ở đây lịch sử và thời sự của chương
trình vĩ đại này.
- Ngay cả sự việc Sun Microsystems bảo trợ cho công ty CollabNet về việc kiểm tra đề án
OpenOffice.org, cộng đồng những người sử dụng và những người soạn thảo phần mềm vẫn
là những thành tố quan trọng nhất cho việc lựa chọn và thực hiện đề án OpenOffice.org.
- Trung tâm tiếng Việt Vi.OpenOffice.org được hiện hữu với mong muốn duy nhất là để cung
cấp cho bạn những dụng cụ tiếng Việt mà bạn sẽ cần trong việc sử dụng thật chuẩn phần
mềm ứng dụng văn phòng Vi.OpenOffice.org, cũng như tham gia vào việc biên soạn chương
-7-
trình trên. Vì lý do đó, bạn nên đăng ký vào các diễn đàn thường xuyên đăng nhập vào các
diễn đàn đó, để có đóng góp ý kiến, trao đổi dữ kiện hoặc đặt câu hỏi và tìm câu trả lời.
- OpenOffice.org là bộ ứng dụng văn phòng miễn phí về bản quyền. Bao gồm các module
sau:
o Writer (Soạn thảo văn bản và soạn thảo Web HTML).
o Calc (Bảng tính điện tử).
o Draw (Vẽ các đối tượng đồ họa vector).
o Impress (trình chiếu).
o Base (cơ sở dữ liệu).
o Math (soạn thảo công thức).
4.1.2. Chức năng:
- Gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý đồ họa véc-tơ và
soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương đương với các chương trình ứng
dụng văn phòng khác và có thể thay thế được các phần mềm thương mại này:
o Soạn thảo trang chủ
o Cung cấp tài liệu tiếng Việt
o Cập nhật các phiên bản Việt hóa
o Cung cấp liên kết để tải xuống sản phẩm này
o Tăng cường bản địa hóa tiếng Việt
o Triển khai và tăng cường các dụng cụ ngôn ngữ (như bắt lỗi chính tả)
4.1.3. Đặc điểm:
- Bộ phần mềm này rất gọn, nhẹ (128 MB) so với phần mềm cùng loại Microsoft
Office nhưng tính năng hoàn toàn tương đương vàđặc biệt là hoàn toàn miễn phí,
dễ sử dụng, nhất là những ai đã từng làm việc và thôngthạo với bộ phần mềm của
Microsoft.
4.1.4. Cài đặt và sử dụng:
- Địa chỉ Download phần mềm http://download.openoffice.org/index.html
4.1.4.1. Cài đặt OpenOffice:
- Chạy file OpenOffice-2.0.4_Win32Intel_install.exe
Chọn Next.

-8-
-

Chọn đường dẫn sẽ lưu những tập tin cài đặt được giải nén, để mặc định.Chọn Unpack.

-

Chọn Next.

- Tiếp theo là quá trình cài đặt OpenOffice. Chọn I accept the term in the license
agreement. Chọn Next.

-9-
- Chọn Anyone who uses this computer: mọi người dùng sử dụng máy tính này sẽ dùng được OpenOffice.
- Chọn Only for me: chỉ người dùng hiện tại đang thực hiện cài đặt mới dùng được OpenOffice.

- 10 -
- Chọn Next.
- Chọn loại cài đặt và đường dẫn chứa thư mục cài đặt, để mặc định. Chọn Next.
- Chọn loại tập tin mà người dùng muốn OpenOffice là ứng dụng mặc định để mở. Chọn Next.

- Chọn Install để bắt đầu quá trình cài đặt.

- 11 -
- Chọn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt.

4.1.4.2. OpenOffice.org Writer (chương trình soạn thảo văn bản):
- OpenOffice.org Writer có tính năng tương tự như phần mềm Microsoft Word.
- Chọn Start-Programs-OpenOffice.org 2.0-OpenOffice.org Writer để khởi động chương
trình.

- 12 -
-

Bảng chào mừng xuất hiện. Chọn Next.

-

Kéo nút cuộn (bên phải) xuống dưới cùng và chọn Accept.

- 13 -
-

Nhập vào họ tên người dùng để thể hiện sở hữu và tác giả khi tài liệu được lưu lại. ChọnNext.

- Người dùng tùy chọn đăng ký để trở thành user của OpenOffice.org. Khi có sự phát triển
nào mới gắn liền với sản phẩm OpenOffice, thì OpenOffice.org sẽ báo cho người dùng.
Minh họa ở đây chọn I want to register later (đăng ký sau).
Chọn Finish.

- 14 -
-

- 15 -
Sau các bước trên người dùng đã có thể sử dụng được trình soạn thảo văn bản
OpenOffice.org Writer.
a) Các chức năng thông thƣờng:
Các chức năng của chương trình xử lý văn bản có thể được điều khiển thông qua các thanh công
cụ trên màn hình. Thanh công cụ trên cùng cho phép thao tác với tập tin như mở và lưu tập tin,
trong khi thanh công cụ bên dưới cho phép thay đổi phông chữ, kích thước, kiểu chữ (đậm,
nghiêng, gạch chân). Các chức năng này cũng có thể được điều khiển thông qua thanh menu:
File- New-Text Document: Tạo mới tài liệu
File-Open: Mở tài liệu
File-Close: Đóng tài liệu đang làm việc. Nếu người dùng chưa lưu tài liệu, Writer sẽ nhắc nhở
người dùng.
File-Save: Lưu tài liệu đang làm việc.
File-Save As...: Lưu tài liệu đang làm việc với tên mới.

b) Các thao tác thông thƣờng:
Writer hỗ trợ các chức năng thông thường như sao chép, cắt, dán văn bản... Các chức năng này có
thể được truy cập từ mục Edit trên thanh menu.
o Sao chép văn bản: Chọn văn bản bằng chuột, chọn Edit-Copy, lúc này đoạn văn bản đã chọn
được lưu trong bộ nhớ.
o Dán văn bản: Di chuyển con nháy đến nơi cần dán văn bản, chọn Edit-Paste.
o Cắt văn bản: Là cách di chuyển đoạn văn bản từ vị trí này qua vị trí khác. Để thực hiện thao tác
này, đánh dấu đoạn văn bản cần di chuyển, chọnEdit-Cut, đưa con nháy đến vị trí khác cần
chuyển đến, chọn Edit- Paste.
o Phục hồi thao tác: Để quay trở lại thao tác trước đó, chọn Edit-Undo.
o Để thao tác nhanh chóng, người dùng cũng có thể thực hiện các chức năng này bằng phím tắt
như Ctrl-C (sao chép), Crtl-X (cắt), Ctrl-V (dán)...
c) Định dạng văn bản:
Writer cung cấp nhiều tùy chọn định dạng văn bản. Người dùng có thể định dạng từng ký tự, đoạn
văn bản hoặc toàn bộ văn bản.
o
o

Một số tùy chọn nhanh như chữ đậm, chữ nghiêng, gạch chân cũng được đưa vào thanh công cụ.
Canh lề văn bản giữ một vai trò quan trọng trong việc trình bày giao diện văn bản. Chức năng
này được điều khiển bởi 4 biểu tượng right-align,centre-align, left-align và justified bên cạnh
các biểu tượng bold, italicsunderline.
- 16 -
Cuối thanh toolbar là các tùy chọn cho phép người dùng thay đổi màu sắc chữ cũng như màu
nền văn bản.
o Để sử dụng đầy đủ chức năng, chọn Format và chọn các chức năng tương ứng từ thanh thực
đơn.
d)Kiểu văn bản:
Writer hỗ trợ chức năng tương tự gọi là kiểu mẫu và được truy cập thông qua Styles (gõ phím F11 hoặc
click và biểu tượng Styles từ thanh công cụ).
e)Một số chức năng khác:
o Writer tích hợp sẵn công cụ kiểm tra chính tả và được truy cập từ thanh thực đơn (ToolsSpellchecks). Tùy chọn auto-spellcheck cho phép Writer kiểm tra chính tả trong lúc gõ văn
bản, nếu có lỗi sẽ xuất hiện dấu gạch chân màu đỏ dưới từ đó.
o Để bỏ chức năng kiểm tra chính tả (sẽ không thấy dấu gạch chân màu đỏ): Tool- Options...
o

- 17 -
Chọn như minh họa dưới đây và chọn OK.

o

Để xem thông tin tài liệu (số từ, số ký tự...), chọn File-Properties-Statistic hoặc Tools-Word
Count.
4.1.4.3.OpenOffice.org Calc (chương trình tính toán):
OpenOffice.org Calc có tính năng tương tự như phần mềm Microsoft Excel.
Chọn Start-Programs-OpenOffice.org 2.0-OpenOffice.org Calc để khởi động chương
trình.

- 18 -
Giao diện chính của chương trình tính toán OpenOffice.org Calc.

Calc gồm nhiều hàng (row) và cột (column), sự kết hợp giữa hàng và cột tạo thành ô
(cell). Người dùng có thể nhập văn bản vào ô cũng như thay đổi kích thước nếu văn bản
quá dài. Để định dang ô, click chuột phải vào ô, chọn Format Cells.
Thanh object toolbar có một số tuỳ chọn cho phép thay đổi màu sắc phông chữ, canh
lề...

Trong Excel dấu phẩy (",") được dùng để phân cách giữa các đối số trong khi dấu chấm
phẩy (";") lại được sử dụng trong Calc.
Để biểu diễn thông tin một cách trực quan, Calc sử dụng đồ thị (graph) và biểu đồ
(chart). Đồ thị và biểu đồ được phát sinh dựa trên bảng tính. Calc cung cấp trợ giúp cho
phép tạo đồ thị và biểu đồ một cách tự động.
Chọn ô đặt biểu đồ, chọn Insert-Chart.
Để mặc định, chọn Next.
Chọn loại biểu đồ, các biểu đồ thông thường gồm biểu đồ hình tròn, biểu đồ dạng
đường thẳng, biểu đồ dạng thanh...
Để mặc định, biểu đồ hình thanh được tạo ra.
Sau khi biểu đồ được tạo ra, người dùng có thể thay đổi thuộc tính của biểu đồ bằng
cách double-click vào biểu đồ.
5.OpenOffice.org Impress (chƣơng trình biểu diễn):
OpenOffice.org Impress có tính năng tương tự như phần mềm Microsoft PowerPoint.
Chọn Start-Programs-OpenOffice.org 2.0-OpenOffice.org Impress để khởi động
chương trình.

- 19 -
Chọn Next.

- 20 -
Chọn Next.

Chọn Create.

- 21 -
[http://netadmin.hcmus.edu.vn/bai-viet/linux/118-h%C6%B0%E1%BB%9Bngd%E1%BA%ABn-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-v%C3%A0-c%C3%A0i%C4%91%E1%BA%B7t-ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-%E1%BB%A9ngd%E1%BB%A5ng-v%C4%83n-ph%C3%B2ng-open-office]
4.2.
-

-

Google Docs:
4.2.1 Xuất xứ:
Google Docs là một ứng dụng hỗ trợ soạn thảo văn phòng trực tuyến được cung cấp miễn phí
bởi Google. Nó bao gồm ba bộ ứng dụng: soạn thảo văn bảo, soạn thảo bản tính và soạn thảo
trình chiếu. Nó cho phép người dùng tạo ra các tài liệu trực tuyến và cho phép chia sẻ với
người khác cũng như cho phép trình chiếu trực tuyến thời gian thực và tương tác sửa chữa
với mọi người. Google Docs đã kết hợp các tính năng của hai dịch vụ Writely và
Spreadsheets thành một sản phẩm vào tháng 10, năm 2006. Sản phẩm trình chiếu, với sự hợp
tác công nghệ thiết kế với Tonic Systems, được phát hành vào ngày 17 tháng 9, năm 2007.
4.2.2. Chức năng:
Google Docs có thể gọi là Office Online. Với những người không dùng mạng internet và
không tiếp xúc với thông tin công nghệ thì cũng khó biết được Google Docs. Và thậm chí cả
những người dùng mạng nhiều cũng không biết được Google Docs Online này. Vậy nó sẽ
giúp bạn những gì và có ích như thế nào? Đó là một câu hỏi rất tuyệt! Và câu trả lời sẽ là:
Google Docs cần thiết cho bạn trong những trường hợp như thế này:
a. Khi bạn online ngoài dịch vụ mạng (hàng net công cộng) với máy tính không cài
sẵn phần mềm Office
b. Khi máy bạn có vấn đề nào đó lỗi Office và bạn không thể cài lại, không thể dùng
Office trên máy
c. Khi bạn vừa cài đặt máy tính và chưa cài Office và cần dùng Office ngay lập tức
d. Một vài lý do khác (có mạng, không có Office)
[http://www.vn-zoom.com/f94/google-docs-office-online-cua-ban-174213.html]
4.2.3. Đặc điểm:
Tự động lưu nên sẽ tránh được việc mất dữ liệu, lịch sử chỉnh sửa được giữ lại nên có thể
xem những chỉnh sửa trước đó.
Tài liệu có thể được di chuyển và lưu trữ nhằm mục đích tổ chức, sắp xếp.
Chỉ được hỗ trợ trên Firefox, Chrome, IE, và Safari chạy trên hệ điều hành Microsoft
Windows, Apple OS X, và Linux.
- 22 -
Có thẻ mở, chia sẻ, điều chỉnh bởi nhiều người cùng lúc; nhưng trong lúc người này đang
điều chỉnh thì người khác sẽ không bị ảnh hưởng gì khi đang thao tác trên cùng văn bản đó
cùng thời điểm đó.
4.2.4. Cài đặt:
- Để có thể dùng Google Docs thì đầu tiên bạn cần có một tài khoản Google (chính là Gmail).
- Nếu chưa có tài khoản Gmail thì bạn có thể đăng ký như sau:
o B1. Vào http://docs.google.com. Nếu bạn chưa có tài khoản bạn sẽ thấy màn hình như
phía dưới:
-

Nếu bạn đã có tài khoản Gmail rồi thì chỉ cần gõ địa chỉ email và password để đăng nhập.

Nếu chưa có thì nhấp chuột vào nút Get Started để đăng ký.
o B2. Điền các thông tin cần thiết để đăng ký tài khoản, đọc qua các điều khoản của dịch
vụ, và nhấp chuột vào I Accept. Create My Account.

o B3. Bạn sẽ phải xác nhận lại tài khoản mà bạn dùng để đăng nhập bằng cách vào tài
khoản đó và nhấp chuột vào đường link mà Google Docs gửi cho bạn. Sau đó bạn sẽ
được chuyển vào trang như bên dưới. Bây giờ thì bạn đã có thể bắt đầu tạo, chia sẻ và
cùng làm việc trên văn bản.

4.2.5. Cách sử dụng cơ bản:
- 23 -
4.2.5.1 Tạo tài liệu văn bản mới:
-

B1. Nhấp chuột vào nút New trên Menu bar và chọn loại tập tin mà bạn muốn tạo. Ở
đây chúng tôi chọn Document.

-

B2. Google Docs sẽ mở một cửa sổ mới cho phép bạn tạo văn bản dưới dạng Word.

4.2.5.2. Lưu và đổi tên tài liệu văn bản mới:
- B1: Để lưu tài liệu bạn chỉ cần nháp chuột vào nút Save. (bạn có thể dùng nút Save
and Close nếu bạn dã hoàn thành xong tài liệu.)

-

B2: Bạn có thể chọn nút File trên Menu bar rồi chọn Save.

- 24 -
-

B3. Nếu bạn muốn đổi tên tập tin thì chọn File trên Menu bar rồi chọn Rename.

-

B4. Gõ tên mới của tài liệu vào rôi chọn OK.

- 25 -
4.2.5.3. Tải tài liệu lên:
- B1. Để tải một tài liệu đang tồn tại lên mạng bạn nhấp chuột vào nút Upload trên Menu bar.

-

B2. Sau đó nhấp chuột vào nút Browse và tìm tài liệu bạn muốn tải lên.

-

B3. Nơi chứa tài liệu sẽ xuất hiện trong cửa sổ nhỏ gần nút Browse. Nếu như tập tin
không có trên máy tính nhưng có thể truy cập qua web thì bạn có thể gõ đường truyền
URL trong cửa sổ nhỏ đó. Cái cửa sổ nhỏ thứ ba cho phép bạn đổi tên tài liệu trước
khi tải lên. Khi đã hoàn thành hết các bước trên thì nhấp chuột vào nút Upload File.

- 26 -
Bây giờ thì tập tin của bạn đã xuất hiện trong cửa sổ chính.

4.5.2.4. Chia sẻ và cộng tác trên một tài liệu:
- B1. Nhấp chọn All Items để thấy hết các mục trong tài khoản Google Docs của bạn. Chọn
cái mà bạn muốn chia sẻ với người khác bằng cách nhấp chuột vào ô chọn phía trước mục
đó. Sau đó nhấp chuột vào nút More Actions trên Menu bar và chọn Share.

B2. Bạn phải chọn Collaborators (cộng sự) hay Viewers (người xem). Cộng sự thì
có thể xem và sửa đổi bất cứ tài liệu nào mà bạn chia sẻ. Người xem thì chỉ có thể
xem tài liệu và không thể chỉnh sửa. Sau khi chọn Collaborator hay Viewer bạn cần
phải gõ địa chỉ email của người bạn muốn chia sẻ tài liệu. Các địa chỉ email cách
nhau bởi dấu phấy. Rồi nhấp chọn Invite Collaborators/Viewers.
Lƣu ý: Nếu bạn muốn cho phép cộng sự nào đó thêm hay xóa cộng sự khác hay người
xem, thì chọn Collaborators may invite others ngay dưới Advanced permissions. Các
cộng sự một khi đã có được sự cho phép này thì họ có thể tiếp tục chia sẻ tài liệu đến người
khác bằng cách chuyển tiếp lời mời cộng tác. Để thêm vào danh sách email bạ phải
chọn Invitations may be used by others (dưới Advanced permissions phía cuối màn
hình). Điêu này cho phép tất cả các thanh viên trong nhóm có thể truy cập vào tài liệu chỉ
bằng cùng hình thức mới như thế.
-

- 27 -
-

B3. Một cửa sổ sẽ mở ra và yêu cầu bạn phải nhập một lời nhắn sẽ được gửi qua
email cùng với lời mời truy cập tài liệu. Nhập nội dung tin nhắn và nhập chọn
nút Send. Bạn có thể chọn CC chính bạn trong tin nhắn bằng cách chọn CC me (phía
dưới cuối cửa sổ).

B4. Bất cứ ai nhận được lời mời đều có thể nhấp vào link trong tin nhắn để xem và chỉnh sửa
tài liệu. Họ cần phải đăng nhập bằng tài khoản trên Google để có thể chỉnh sửa nếu họ là
cộng sự.

- 28 -
Câu 5: MS Office và Open Office:
5.1. So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office:
- MS Office
o C
.
o
2000, XP.
o Sả
-ma

p.
o V

o
.
-

Open Office
o
.
o
o

.
.

o
.
[http://thuongvt.wikispaces.com/file/view/So+sa%CC%81nh+ch%C6%B0%CC%81c+n%C4
%83ng+va%CC%80+%C4%91%C4%83%CC%A3c+%C4%91i%C3%AA%CC%89m+cu%
CC%89a+MS+Office+va%CC%80+Open+Office.docx]
o OpenOffice còn đi kèm với một tính năng thú vị là các trình thuật sĩ hướng dẫn giúp bạn
hoàn thành hàng loạt những nhiệm vụ khác nhau. Muốn tạo một công thức trên Excel, tạo
trình chiếu mới trên Impress, chỉ cần tìm các bài hướng dẫn là xong.
5.2. Vài vấn đề liên quan đến Open Office:
5.2.1 Những hạn chế của Open Office:
Còn nhiều thiếu sót khác ở OpenOffice như những tính năng cao cấp và thú vị của Office
như Quick Parts (Auto Text). Hơn thế, bạn sẽ không có nhiều mẫu template, nền và kiểu
dáng khi tạo các tập tin trình chiếu.
5.2.2 Những thủ thuật và mẹo vặt khi sử dụng Open Office:
5.2.2.1 Chỉnh sửa 2 hoặc nhiều phần của tài liệu cùng một lúc
- Microsoft Office có tính năng chia tài liệu một cách thuận tiện (nifty split-window
feature), có thể chia cửa sổ làm việc ra làm đôi, để cùng lúc chỉnh sửa trang 5 và trang
150 nào đó tùy ý, mà không phải cuộn con chuột lên xuống.
- OpenOffice không có tính năng này, mà nó cung cấp cho bạn một tính năng thậm chí
tốt hơn. Click vào menu Window>New Window để mở thêm một cửa sổ mới, chúng sẽ
cùng hiển thị tài liệu bạn đang làm việc. Bạn có thể mở bao nhiêu cửa sổ tùy thích, và
- 29 -
-

5.2.2.2
-

-

-

yên tâm rằng, sự chỉnh sửa trên mỗi cửa sổ sẽ được cập nhật ngay lập tức tới tất cả các
cửa sổ còn lại.
Để sắp xếp các cửa sổ trên cho có trật tự thì vào View>Toolbars hoặc click chuột phải
nút OpenOffice.org trên thanh taskbar.

Sử dụng OpenOffice để làm việc với các định dạng cũ
Trong quá khứ, những phiên bản cũ của Microsoft Office đã không thể mở nhiều loại
tài liệu thông dụng, bởi Microsoft độc quyền trong kinh doanh. Còn phiên bản hiện tại
của Ms Office thì không mở được các định dạng cũ, bao gồm cả những định dạng cũ
của chính Microsoft như Word 6.0.
Ngược lại, OpenOffice có thể làm việc với các món "cổ vật", kể cả các phiên bản cũ
của Word (hỗ trợ đến Word 6.0). Ngoài ra nó có thể mở các định dạng WordPerfect,
bao gồm cả những file được tạo bởi WordPerfect trên máy Macintosh 3.5.
Có một điều khó hiểu ở đây là: ít nhất có một định dạng không được hỗ trợ nhưng vẫn
hiện ra trong mục File>Open. Ví dụ, nó có đề "Microsoft WinWord 5.0," nhưng lại
không hỗ trợ định dạng này. Nói chung là OpenOffice sẽ bỏ qua những định dạng của
Word từ 2.0 đến 5.0.

Khá nhiều định dạng mới và cũ được hỗ trợ. Nhưng không làm việc với Winword 5.
- 30 -
5.2.2.3
-

Tắt bóng đèn nhấp nháy
Mặc định thì một cửa sổ có bóng đèn nhấp nháy sẽ xuất hiện khi OpenOffice nhận thấy
bạn gõ không chính xác, ví dụ: thay hai dấu gạch nối bằng dấu gạch ngang. Sự trợ giúp
này khá hữu ích, tuy nhiên nó hơi "nhiều chuyện". Để tắt nó đi, bạn hãy vào
Tool>Option, ở cây thư mục bên tay trái OpenOffice.org>General, bỏ dấu chọn của
Help Agent.

5.2.2.4
-

Tắt chức năng kiểm tra lỗi chính tả
Thật phiền phức khi mình thì gõ tiếng Việt mà OpenOffice lại bắt lỗi tiếng Anh. Kết
quả là hiện ra những vết gạch chân màu đỏ trông rối mắt.
Để tắt chức năng này: Tool>Option>Languages Setting>Writing Aids bỏ chọn mục
"Check Spelling as you type"

-

5.2.2.5
-

Tạo các đoạn chú thích bằng dấu nháy đơn:
Khi gõ dấu nháy kép (") thì OpenOffice sẽ tự động tạo các mở đầu và kết thúc trông
thật là trực quan. Nhưng khi bạn muốn tạo các đoạn chú thích bằng dấu nháy đơn (') thì
nó chỉ hiện ra một nét dọc, như 'Hello' chẳng hạn.
Để dấu nháy đơn cũng có mở đầu và kết thúc (như trong hình minh họa dưới đây) thì
vào mục Tool>Auto Corect>Custom Quote. Đánh dấu chọn mục Replace của Single
Quotes.

- 31 -
5.2.2.6
-

-

Tùy chỉnh mặc định cho việc lưu văn bản:
Mặc định thì OpenOffice lưu bằng định dạng riêng của họ, và khi người khác sử dụng
Microsoft Office thì không mở được file đó. Bạn sẽ tự nhắc nhở mình là phải vào Save
as..., rồi cuộn menu để chọn định dạng phù hợp với MS Office, cứ như thế thì thật bất
tiện!
Để thay đổi mặc định, bạn hãy vào Tool>Option, vào mục Load/Save>General.
Thay đổi ở 2 ô sau: Document Type (loại tài liệu) và Alway save as (tương ứng với
định dạng file chọn làm mặc định).
Ví dụ: Text Document tương ứng với Microsoft Word 97/2000/XP. Chọn OK thì từ nay
trở đi khi bạn save văn bản thì mặc định sẽ là file .doc (để MS Word 97/2003 và 2007
có thể đọc được).
Chú thích: Spreadsheet- file bảng tính như của Excel; Presentation- file trình diễn như
PowerPoint

[http://www.huecit.vn/Tint%E1%BB%A9c/tabid/58/categoryid/63/itemid/188/Default.aspx]

- 32 -
CHƢƠNG III: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA, HYBERMEDIA
VÀ INTERNET
1. Tổng quan
1.1. Khái niệm về Multimedia
Trước tiên người ta có thể hỏi đa phương tiện là gì (Multimedia), đa phương tiện là tích hợp của văn bản,
âm thanh, hình ảnh của tất cả các loại và phần mềm có điều khiển trong một môi trường thông tin số. Đây
không phải là khái niệm mới trong dạy học, khi ta kết hợp từ hai, ba phương tiện dạy học trở lên là đã có
multimedia. Dữ liệu về đa phương tiện gồm dữ liệu về văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình độngMultimedia được
phân loại như sau:
- Multimedia truyền thống bao gồm việc sử dụng kết hợp các phương tiện như: máy chiếu, băng cassette,
radio, vô tuyến, quảng cáo, phim, ảnh .v.v. để nâng cao hiệu quả dạy học.
- Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, multimedia đã có một ý nghĩa mới trong dạy học nhờ những
khả năng to lớn mà máy tính đem lại. Với khả năng tương tác, multimedia trên cơ sở máy tính có thể
thực hiện các công việc rất khó khăn mà multimedia truyền thống rất khó hay hầu như không thực hiện
được. Nhu cầu về tương tác người-máy luôn đặt ra trong hệ thống thông tin. Vấn đề chính về tương tác
người-máy không là quan hệ giữa con người với máy tính mà là con người với con người. Con người có
vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin.
Siêu phương tiện (hypermedia) cũng là một khái niệm liên quan mật thiết đến nội dung multimedia cần
quan tâm. Đó là những đơn vị thông tin được liên kết (link) với nhau mà người dùng có thể duyệt và khảo sát
được, điển hình của hypermedia là mạng toàn cầu Internet. Hypermedia là một tài liệu, không tuyến tính bằng
cách kích vào một điểm nóng nào đó trên văn bản, nó có thể chuyển đến một tài liệu hay một văn bản khác. Rồi
có thể quay về, thuận tiện cho người đọc trong việc duyệt văn bản hoặc muốn tổng quan một văn bản trong mục
lục. Hypermedia bao gồm nhiều môi trường truyền thông khác nhau như đồ thị, hình ảnh, âm thanh, hoạt hình
và ảnh động.
1.2. Định nghĩa:Sau đây là một số định nghĩa do các chuyên gia nêu ra:
- Theo Fenrich: “Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm máy tính, cho phép tích hợp các
tài nguyên video, audio, hoạt hình, đồ họa và trắc nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn hiệu quả nhờ
một máy tính có cấu hình thích hợp”.
- Theo Philip: “Multimedia đặc trưng bởi sự hiện diện của văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô phỏng và video
được tổ chức chặt chẽ trong một chương trình máy tính”.
Multimedia với máy tính cho phép người sử dụng có thể trình bày các kiến thức theo ý mình một cách hiệu
quả nhất để đạt đến mục đích của việc dạy và học. Ở đây, chủ yếu là đề cập đến việc xây dựng phần mềm
multimedia dạy học nên có thể định nghĩa multimedia như là: sự tích hợp nhiều thành phần phương tiện (âm
thanh, hình ảnh, văn bản, mô phỏng .v.v.) trong một thể cộng sinh và cộng tác động, mang lại cho người dùng
nhiều lợi ích đặc biệt mà từng thành phần phương tiện riêng lẻ không thể thực hiện được.
Định nghĩa đa phương tiện (theo nghĩa rộng) là bao gồm các phương tiện: văn bản, hình vẽ tĩnh (vẽ, chụp),
hoạt hình (hình ảnh động), âm thanh. Cuối cùng người ta có thể định nghĩa đa phương tiện; đa phương tiện là kỹ
thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm từ các kỹ
thuật đó. Liên quan đến định nghĩa đa phương tiện, người ta cần lưu ý những khía cạnh sau:
- Thông tin cần phải được số hóa, phù hợp với xu thế và rẻ;
- Phải dùng mạng máy tính, để đảm bảo truyền bá, hay truyền tải tốt
- Sử dụng phần mềm có tương tác, cho phép người dùng trao đổi với phần mềm và thay đổi theo ý người
dùng;
- Phải thiết kế giao diện người-máy phù hợp với phát triển của đa phương tiện, tức giao diện người dùng
đa phương tiện được lưu ý nhiều trong các năm gần đây.

2. Chức năng của multimedia:
Không chỉ là một công cụ trình diễn hiệu quả, cho phép sử dụng theo ý thích riêng, multimedia có những lợi
thế độc nhất vô nhị mà multimedia truyền thống không có được. Chức năng chính của nó là:
- Cung cấp cho người học những kinh nghiệm cụ thể về đối tượng học tập theo kiểu trải nghiệm gián tiếp.
Với khả năng điều khiển đồng thời tất cả các thành phần như hình ảnh, âm thanh, video, theo năng lực và sở
- 33 -
thích của cá nhân, người học có thể tự trải nghiệm về đối tượng. Điều này không thể có được nếu như các
phương tiện này được thể hiện tuần tự theo một trật tự cố định, một nhịp độ cố định mà chưa hẳn đã phù
hợp với người học. Hơn nữa, từ những trải nghiệm đó, người học có được những kinh nghiệm cụ thể về tư
duy, về hành vi, về ứng xử.
- Multimedia có thể góp phần gia tăng cơ hội học tập với chi phí thấp do giá máy tính ngày càng rẻ, và
với một máy tính có thể học rất nhiều môn học, lĩnh vực học, tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin và cơ hội
học tập có giá trị. Tất nhiên, để hoàn tất việc học với multimedia, người học phải có đủ kỹ năng và ý chí.
- Chất lượng giáo dục không nhất thiết bị chi phối bởi công nghệ mà trước hết bởi nhu cầu (needs) của
người học. Khi tìm đến với multimedia, người học đã có một nhu cầu học tập cụ thể, rõ rệt, đó là một thuận
lợi cơ bản. Thuận lợi ấy sẽ được nhân lên do có thể học một cách linh hoạt cả về không gian, thời gian, theo
nhịp độ và phong cách riêng, cá tính riêng. Nếu được thiết kế tốt, multimedia có thể tạo nên môi trường học
tập vui vẻ và thân thiện mà không bị cản trở bởi tâm trạng lo sợ thất bại.

3. Ƣu điểm của multimedia:
Multimedia có rất nhiều ưu điểm trong dạy học. Cũng có thể nói, qua dạy học và giáo dục mà multimedia
thể hiện được sức mạnh của nó:
- Trước hết, sức mạnh sư phạm của multimedia thể hiện ở chỗ nó huy động tất cả khả năng xử lý thông tin
của con người. Tất cả các cơ quan cảm giác của con người (mắt, tai .v.v.) cùng với bộ não hợp thành một hệ
thống có khả năng vô cùng to lớn để biến những dữ liệu vô nghĩa thành thông tin. “Trăm nghe không bằng
một thấy”, nhưng nếu cái thấy là thực thể vận động thì ý nghĩa còn lớn hơn rất nhiều.
- Multimedia cũng cho khả năng cung cấp một kiến thức tổng hợp và sâu sắc hơn so với chỉ dùng các giáo
trình in kèm theo hình ảnh thông thường. Ví dụ, một đoạn phần mềm mô tả nguyên lý hoạt động của một
máy phát điện sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều khi có thể thể hiện trình tự tạo ra dòng điện..
- Về mặt tâm lý, môi trường multimedia cũng có những thuận lợi riêng. Có thể kể ra được một số ví dụ:
người học không bị mặc cảm có lỗi, xấu hổ khi không làm đuợc bài, không hiểu bài phải hỏi đi hỏi lại nhiều
lần, làm bài sai. Nếu được tổ chức tốt, multimedia cho phép người học truy cập, tham khảo nhanh chóng,
tức thời đến một kho dữ liệu khổng lồ ngay khi đang học, mà không một giáo viên nào có được.
- Đối với người học, có ba ưu điểm chính sau :
o Cho phép làm việc theo nhịp độ riêng và tự điều khiển cách học của bản thân.
o Học với một người thầy vô cùng kiên nhẫn.
o Theo sát với việc học và thường xuyên nhận được phản hồi, đánh giá
- Riêng đối với người dạy, multimedia cung cấp những lợi ích sau :
o Cho phép làm việc một cách sáng tạo.
o Tiết kiệm thời gian, nhờ đó có thể khám phá nhiều chủ đề.
o Tìm được giải pháp thay thế những hoạt động học thiếu hiệu quả.
o Tăng cường thời gian giao tiếp, thảo luận với học sinh

4. Nhƣợc điểm của multimedia
- Trước hết, multimedia đòi hỏi người học phải có máy tính với cấu hình thích hợp. Máy tính dùng cho
multimedia phải có phần cứng và phần mềm đủ để xử lý âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, video (tất cả đều là
những loại thông tin có kích thước file lớn) cùng lúc. Nếu máy tính có cấu hình quá thấp, bài học sẽ thường
xuyên bị ngắt quãng, mô phỏng không liền lạc, hoặc thậm chí không thực hiện được. Cũng chính vì điều này mà
người thiết kế phần mềm multimedia phải dự liệu trước (về những thành phần nào cần và kiểu của chúng) để
cho kích thước các file dữ liệu và kích thước chung của cả phần mềm càng nhỏ càng tốt.
- Kế đến, việc xây dựng một phần mềm multimedia thường tốn khá nhiều thời gian và công sức, cũng như
đòi hỏi phải có những trang thiết bị tối thiểu, nên giá thành khá lớn. Nếu qui mô phần mềm càng lớn thời gian
bị kéo dài càng nhiều thì giá thành càng cao.
- Multimedia cũng đòi hỏi người học phải có những khả năng và hiểu biết tối thiểu về máy tính và cả
chuyên môn. Bởi vậy, việc huấn luyện giáo viên, những người không thuộc chuyên ngành máy tính cũng phức
tạp, và nếu làm không tốt cũng dễ gây ra những lãng phí lớn. Trong môi trường multimedia, người học không
có cảm giác được lắng nghe, được chia sẻ và được khuyến khích một cách sống động như trong môi trường học
- 34 -
tập trên lớp. Để giải quyết tốt vấn đề này, cần xây dựng multimedia dựa trên những cơ sở về tâm lý học nhận
thức, lý thuyết học tập. Đây là cũng là một trong những trở ngại khó giải quyết nhất khi xây dựng multimedia.

Câu 6 - Một số công cụ Multimedia và Hybermedia sử dụng cho dạy học
6.1. Phần mềm Videomach 5.8.6 Professional
Tùy biến và tinh chỉnh Video

Thông tin chi tiết:
- VideoMach là một chương trình xây dựng và chuyển đổi audio/video, nó sẽ cho phép ta xây dựng các video
clip từ các hình ảnh, thêm nhạc nền cho video của mình, trích các bản audio và hình ảnh từ phim, và chuyển đổi
giữa các định dạng file media.
- Ta cũng có thể thay đổi độ nén, frame rate, độ sâu màu, định dạng audio và thay đổi kích thước clip của mình
bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm màn ảnh rộng mà không làm biến dạng nội dung. Thêm vào đó, ta có thể
làm tăng giá trị và sửa lại cho đúng các video clip của mình bằng 12 bộ lọc bao gồm sharpen, emboss, gamma
correction, brightness, contrast, saturation và nhiều thứ khác nữa.
- Các tính năng khác bao gồm chuyển đổi giữa PAL và NTSC, tạo thumbnail và những cái khác. VideoMach hỗ
trợ các định dạng audio và video thông dụng, bao gồm AVI, FLIC, MPEG và HAV.
Đây là một vài tính năng của Video Mach:
- Hỗ trợ các định dạng video hình ảnh thông dụng (mpeg, avi, divx, flc, jpeg, png, tif, gif, bmp, và các định
dạng khác)
- Đọc và ghi các định dạng hình ảnh chuẩn Linux và UN*X (xpm, pnm, sgi, ras, và các định dạng khác)
- Hỗ trợ các định dạng audio thông dụng (mp3, mp2, ogg, wav, ac3)
- Nhập kết quả của camera thu hình ảnh tốc độ cao và theo khoảng thời gian.
- Tìm ra liên tục các hình ảnh nhanh nhất của thế giới, hơn 50,000 hình ảnh một giây.
- MPEG, AVI and Bayer readers, video chất lượng chuyên nghiệp được mã hóa đến chất lượng cao nhất không
giống như hầu hết các chương trình chơi media.
- Phần mềm mã hóa MPEG nhanh nhất, hơn 120 hình một giây.
- Có thể đọc và viết các file MPEG rất lớn, đến hàng triệu terabyte.
- Tạo công nghiệp các chuẩn VideoCD MPEG bằng NTSC và PAL/SECAM
- Kết nối đến cả giao diện Video For Windows (VFW) và DirectShow (DS) bảo đảm hỗ trợ cho số lượng các
code và định dạng AVI.
- Dễ dàng để thông qua ngoại trừ hộp thoại lựa chọn mã video/audio khi xuất ra AVI.
- Tích hợp chương trình chơi media.
- Làm việc trên Windows 95 / 98 / ME / 2000 / XP cũng như các bản phân phối Linux hiện đại với gói cài đặt
Wine.
- Bộ cài đặt nhanh chóng, nhỏ gọn và đáng tin cậy với kiểm tra chống virus tích hợp bên trong.
Với VideoMach ta có thể:
- Chuyển đổi hình ảnh liên tục thành file video.
- Chắp video và audio clip thành file kết quả duy nhất.
- Xoay, thay đổi kích thước và cắt video thành kích cỡ mong muốn.
- Trích xuất hình ảnh và âm thanh từ các clip.
- Thay đổi code video và audio, data rate, độ phân giải, tỉ lệ màn hình và chất lượng clip.
- 35 -
- Tăng nhanh hoặc làm chậm các video, hoặc một phần của nó.
- Chấp nhận bất kì bộ lọc video nào và các chức năng như Brightness, Contrast, Gamma - Correction,
Deinterlace, Mirror, Motion Blur, Fade In/Out, White Balance, Sharpen, Emboss và nhiều hơn nữa.
- Công cụ triển khai đặc biệt như Matrix, Temporal Average hoặc Count Color.
- Tự động tiến trình chuyển đỏi bằng cách sử dụng dự án và các thông số dòng lệnh.
Hỗ trợ các định dạng:
- Tích hợp AC3, Dolby Digital
- AVI / DIVX / IVF, Windows Audio Video Interleaved
- BAY, Bayer Image (chỉ đọc)
- BMP / DIB, Windows Device Independent Bitmap
- CINE, Vision Research CINE, (chỉ đọc/giải nén)
- FLC / FLI, Autodesk FLIC / FLIC-Pro
- GIF, Graphics Interchange Format
- HAV , High quality Audio Video
- JPEG, Joint Photographic Expert Group
- MPA / MP2 / MP3, audio MPEG-1/2, Layer I/II/III, (Chỉ đọc MP1 và MP3)
- MPEG, Moving Pictures Expert Group, MPEG-1
- OGG, OggVorbis Audio
- PCX, Zsoft Paintbrush
- PNG, Portable Network Graphics
- PNM / PPM, Portable Image
- RAS / SUN, Sun Raster Image
- RGB / SGI, Silicon Graphics Image
- TGA, Truevision Targa
- TIFF, Tagged Image File Format
- WAV, Windows Wave Sound
- XPM, X-Pixmap
6.2. Phần mềm mp3DirectCut
- mp3DirectCut là chương trình nhỏ gọn giúp ta chỉnh sửa và ghi âm thanh để nén MP3. Với công cụ này, ta có
thể trực tiếp cắt, sao chép, paste hoặc thay đổi âm lượng mà không cần phải thông qua giai đoạn giải mã tạp âm
trước khi chỉnh sửa như hầu hết những công cụ cùng chức năng. Vì vậy, ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian
và tránh được hiện tượng lãng phí dung lượng của ổ đĩa cứng máy tính bởi vô số những tập tin lưu tạm trong
suốt thời gian xử lý. Hơn thế nữa, chương trình cũng đảm bảo được chất lượng âm thanh của tập tin đầu ra đúng
như chất lượng của tập tin gốc bởi không phải tái mã hóa. mp3DirectCut tích hợp máy ghi âm để tạo ra trực tiếp
tập tin MP3 từ tập tin âm thanh đầu vào. Sử dụng Cue sheets, công cụ sẽ phát hiện tạm dừng hoặc gợi ý tự động
để ta có thể dễ dàng chia nhỏ các tập tin dài.
- mp3DirectCut là một tiện ích sử dụng rất ít tài nguyên hệ thống và bộ nhớ máy tính, do đó có thể chạy tốt trên
cả những máy tính có cấu hình thấp. Công cụ còn giúp ta dễ dàng cắt lấy chỉ đoạn âm thanh mong muốn trong
một bản nhạc MP3, loại bỏ những chi tiết mà ta cho là không cần thiết, tăng/giảm tốc độ phát nhạc và âm lượng
gốc, tự động cân bằng âm thanh, hiệu chỉnh nhãn của bản nhạc cùng nhiều tính năng cao cấp khác.

- 36 -
-

Tính năng chính:
Cắt, sao chép, paste các đoạn một cách nhanh chóng.
Thay đổi âm lượng âm thanh, độ nhiễu, chuẩn hóa.
Ghi âm MP3 với bộ mã hóa ACM hoặc Lame.
Chuyển hướng MPEG nhanh chóng và dễ dàng.
Hỗ trợ Layer 2 (âm thanh DVD/DVB).
Hỗ trợ CUE sheet.
Hỗ trợ AAC.
Xử lý hàng loạt.
Hỗ trợ chỉnh sửa tag ID3 1.1, giữ nguyên tag D3 2.
Ghi với tốc độ cao.
Sử dụng dòng lệnh.
Hỗ trợ Unicode.
Xem ảnh chụp màn hình.

Câu 7 - Quy trình xây dựng một webquest:
1. Chọn và giới thiệu chủ đề
Chủ đề cần phải có mối quan hệ rõ ràng với các nội dung được chỉ định trong chương trình dạy học.
Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi học sinh phải thể hiện quan điểm. Không
thể thể hiện quan điểm bằng những câu trả lời như “đúng” hay “sai” một cách đơn giản mà cần lập luận
quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những câu hỏi cần trả lời khi quyết định chủ đề:
- Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không?
- Học sinh có hứng thú với chủ đề không?
- Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không?
- Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không?
Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với học sinh. Giới thiệu đề tài một
cách ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh có thể làm quen với một đề tài khó.
2. Tìm nguồn tài liệu học tập:
Giáo viên tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên
kết trong Webquest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các
nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ internet (URL). Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức.
Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải
- 37 -
quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu Webquest hoặc có sẵn ở dạng
các siêu liên kết với các trang web bên ngoài.
Ngoài các trang Web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn được cung
cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ các từ điển trực tuyết trong dạy học
ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và trước đó các
nguồn tin này phải được giáo viên kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy.
3. Xác định mục đích:
- Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện Webquest.
- Các yêu cầu cần phù hợp với học sinh và có thể đạt được.
4. Xác định nhiệm vụ
Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, học sinh cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc
một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu.
Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của Webquest. Nhiệm vụ định hướng cho
hoạt động của học sinh, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy.
Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn
gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu cầu, về phương diện có thể áp dụng, các
dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm
vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ
tiếp cận khác nhau.
5. Thiết kế tiến trình:
Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm học sinh, cần thiết kế tiến trình thực hiện Webquest.
Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của học sinh. Tiến trình thực hiện
Webquest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thông tin, thực
hiện, trình bày, đánh giá.
6. Trình bày trang web:
Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày Webquest. Để lập ra
trang Webquest, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công cụ phức tạp
để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chỉ cần lập Webquest, ví dụ trong chương trình Word và
nhớ trong thư mục HTML, không phải như thư mục DOC. Có thể sử dụng các chương trình điều
hành Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu Webquest trên Internet hiện có. Trang
Webquest được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng.
7. Thực hiện Webquest:
Sau khi đã Webquest lên mạng nội bộ, tiến hành thử với học sinh để đánh giá và sửa chữa.
8. Đánh giá, sửa chữa:
Việc đánh giá Webquest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của học sinh, đặc
biệt là những thông tin phản hồi của học sinh về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện
Webquest. Có thể hỏi học sinh những câu hỏi sau:
- Các em đã học được những gì?
- Các em thích và không thích những gì?
- Có những vấn đề kỹ thuật nào trong Webquest? …

Câu 8 -Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với LMS/LCMS
Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác
giữa học viên và nội dung và giữa học viên và giảng viên. Đôi khi người ta cũng gọi là Course Management
System (CMS). Một Learning Content Management System (LCMS) là hệ thống dùng để tạo, lưu trữ, tổng hợp,
và phân phối nội dung e-Learning dưới dạng các đối tượng học tập. Vậy đặc điểm chính để phân biệt với LMS
là LCMS tạo và quản lý các đối tượng học tập.
1. Phân loại

- 38 -
Có nhiều loại LMS/LCMS khác nhau. Có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS và LCMS do đó
khó so sánh đầy đủ, chính xác. Các điểm khác nhau giữa các sản phẩm có thể được liệt kê như sau:
- Khả năng mở rộng
- Tính tuân theo các chuẩn
- Hệ thống đóng hay mở
- Tính thân thiện người dùng
- Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau
- Khả năng cung cấp các mô hình học tập khác nhau
- Giá cả
2. Các tính năng chính
- Đăng kí: học viên đăng kí học tập thông qua môi trường web. Quản trị viên và giáo viên cũng quản
lý học viên thông qua môi trường web.
- Lập kế hoạch: lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ
chức và cá nhân.
- Phân phối: phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác.
- Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo.
- Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻ màn hình và e-seminar
- Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên
- Nội dung: tạo và quản lý các đối tượng học tập (thường chỉ có trong LCMS)
3. Khả năng ứng dụng trong e-Learning
Cung cấp một môi trường toàn diện, đầy đủ để quản lý các quá trình, sự kiện, và nội dung học tập.
4. Thuận lợi và bất lợi
Thuận lợi

Bất lợi

Cung cấp một môi trường ổn định để sử
dụng e-Learning

Các hệ thống rất đắt tiền

Dễ dàng quản lý học viên, nội dung, các
khóa học, và các tài nguyên khác

Rất khó lựa chọn một
LMS/LCMS phù hợp
Không dễ dàng để tạo ra
một LMS/LCMS vì sự
phức tạp của hệ thống và
các quá trình bên trong nó

Ví dụ
Moodle là một LMS mã nguồn mở, được đánh giá rất cao. Hiện tại có thể coi là đối thủ chính của
BlackBoard (BlackBoard vừa mua WebCT). Moodle nổi bật là hướng giáo dục, được thiết kế dựa trên triết lý
giáo dục tốt (constructivist). Một điểm nữa là Moodle có cộng đồng rất đông đảo, thường xuyên đóng góp ý
kiến và tài chính để nâng cao chất lượng phần mềm.
Website: http://www.moodle.org
Điều đáng mừng là cộng đồng Moodle Việt Nam đã được thành lập hơn một năm, sẵn sàng cung cấp hỗ trợ
miễn phí bằng tiếng Việt cho các trường học và cơ sở đào tạo.
Địa chỉ: http://moodle.org/course/view.php?id=45.

- 39 -
Hệ thống quản lý học tập Moodle
A. Giới thiệ u:

1. Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là
Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và
có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập
trực tuyến.
2. Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm
1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với
hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng
một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát
triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty
bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng
để cạnh tranh với Moodle.
3. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục.
4. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể
sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.
5. Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có
trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình.
6. Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác.
7. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy,
trong các tổ chức/công ty.
8. Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10.000 site trên (thống kê tại moodle.org) thế giới đã dùng Moodle tại
160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng
đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ chuyên
nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle
với các hệ thống đã có trong trường của bạn, bạn có thể chọn cho mình một trong các công ty Moodle
Partners(Khoảng 30 công ty).
9. Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr,
Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50 000 sinh viên (ví
dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh - Open University of
UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca
University). Bạn có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên
bản 1.7 sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL để các bạn có thêm nhiều cơ hội
lựa chọn.
10. Để biết mọi người nghĩ gì về Moodle, các nghiên cứu về Moodle, cũng như so sánh Moodle với các hệ
thống khác, bạn đọc tiếp tại:http://moodle.org/buzz/. Về tương lai phát triển của Moodle, bạn xem
tại: http://docs.moodle.org/en/Roadmap.
11. Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng
Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt
Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng
Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách
chỉnh sửa và phát triển. Nhớ rằng cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng bằng chính Moodle.
12. Một câu hỏi đặt ra là Moodle trị giá bao nhiêu? Một thống kê thú vị
tại http://www.ohloh.net/projects/25 kết luận Moodle đáng giá 20 triệu USD nếu bạn phải xây dựng một hệ
thống tương tự như thế từ đầu.
B. Tại sao lại dùng Moodle

Câu hỏi này được đặt ra khi nhiều trường đại học đã dùng BlackBoard hoặc WebCT (do họ đã sát nhập
nên chúng ta gọi là BlackCT) chuyển sang dùng Moodle. Với những ai không biềt thì BlackBoard và
WebCT là hai LMS/LCMS ra đời sớm và chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới trong số các hệ thống thương
mại. Một thống kê tham khảo về thị phần các LMS/LCMS chính Moodle+BlackCT+Sakai có
- 40 -
tạihttp://www.zacker.org/higher-ed-lms-market-penetration-moodle-vs-blackboard-vs-sakai.
Dưới đây là các lí do chính (Dựa trên nghiên cứu của Terence Armentano được đưa lên tại địa
chỉ:http://moodle.org/mod/forum/discuss.php?d=35845):
1. Phần mềm nguồn mở giúp trường đại học của bạn không phụ thuộc vào một công ty phần mềm đóng.
Ví dụ 1 – LMS (Learning Management System) đóng có thể ảnh hưởng rất sâu đến một trường đại học
cho đến mức mà bạn không thể quay lại. Giáo viên quá quen với nó. Sinh viên và các nhân viên khác cũng
vậy. Đến lúc này công ty bán LMS nhận ra sự phụ thuộc của bạn vào sản phẩm này và bắt đầu tăng giá, hỗ
trợ ít hơn, bắt bạn mua các sản phẩm bổ sung và bạn bắt buộc phải làm theo, không còn sự lựa chọn nào
khác.
Ví dụ 2 – Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn phải dựa vào công ty bán sản phẩm cho bạn nâng cấp và chỉnh sửa vì
bạn không thể có mã nguồn trong tay. Với mã nguồn mở, bạn có thể tự sửa hoặc trả cho các công ty khác hỗ
trợ bạn, thường thì rẻ hơn vì bạn có thể chọn được nhiều công ty. Hơn nữa, nếu bạn không hài lòng với một
công ty, bạn có thể tìm các công ty khác để hỗ trợ. Moodle có khoảng 30 công ty có thể hỗ trợ bạn. Hơn
nữa, nếu bạn có những chuyên gia tin học tốt thì bạn không cần thuê bên ngoài.
2. Tùy biến được (Customizable).
Moodle có thể tùy biến và cấu hình mềm dẻo một cách đáng ngạc nhiên. Mã mở được đưa ra công khai
do đó bạn có thể tùy biến hệ thống để phù hợp với các yêu cầu đào tạo và thuê lâp trình viên làm chuyện đó
thay cho bạn. Ví dụ, nếu trường đại học muốn xây dựng một module XYZ thì họ có thể tự phát triển bên
trong hoặc gửi yêu cầu đó lên cộng đồng mã nguồn mở và một người lập trình viên có thể xây dựng module
đó miễn phí. Ngay cả khi bạn không phải là một lập trình viên, bạn vẫn có thể cài đặt Moodle trên một
server, tạo các khóa học, và cài thêm các module bổ sung, và gỡ các rắc rối với sự trợ giúp của cộng đồng
Moodle.
3. Hỗ trợ.
Các mức độ hỗ trợ cho một phần mềm mã nguồn mở tốt thật đáng kinh ngạc. Cộng đồng, nhân viên IT
có sẵn, hoặc các công ty bên ngoài là các lựa chọn cho bạn.
4. Chất lượng.
Đôi khi phần mềm mã nguồn mở, như trong trường hợp của Moodle và Sakai, bằng hoặc tốt
hơn Blackboard /WebCT trong các khía cạnh. Bởi cộng đồng các nhà giáo dục, chuyên gia máy tính, và các
chuyên gia thiết kế giảng dạy chính là những người phát triển Moodle, và kết quả là bạn có trong tay một
sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu người dùng. Ví dụ, Moodle có các tính năng hướng tới giáo dục vì chúng
được xây dựng bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục.
5. Moodle được hỗ trợ tích cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục.
Họ là những người có trình độ IT tốt và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Họ chính là những người dùng
LMS và có thể hỗ trợ bạn.
6. Sự tự do.
Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn và không bao giờ có cảm giác là „nô lệ‟ của phần mềm.
7. Ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Bởi vì Moodle có một cộng đồng lớn như vậy, phần mềm được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ và được sử
dụng tại 160 nước khác nhau. Bạn rất ít khi tìm được một phần mềm đóng thông dụng được dịch ra hơn 10
ngôn ngữ khác nhau.
8. Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và sử dụng miễn phí.
Mã nguồn mở dùng mô hình kinh doanh khác với mô hình mà chúng ta từng biết. Ví dụ, bạn có thể mở
một công ty tư vấn Moodle và thuê một lập trình viên để phát triển phần mềm và chia sẻ nó miễn phí cho
cộng đồng bởi vì càng có nhiều người dùng nó công ty của bạn càng có cơ hội kinh doanh.
9. Cơ hội cho các sinh viên tham gia dự án.
Thật là tốt khi bạn tạo điều kiện cho các sinh viên khoa học máy tính (công nghệ thông tin) có cơ hội để
phát triển một module cho LMS Moodle. Sinh viên có thể xây dựng module cho LMS Moodle và chia sẻ nó
cho cộng đồng toàn cầu. Nếu module đủ tốt, nó sẽ được tích hợp vào phiên bản mới Moodle thường được
phát hành 6 tháng một lần. Bởi vì Moodle thiết kế dựa trên module, xây dựng module mới cho Moodle khá
đơn giản nếu bạn biết PHP. (Ví dụ như sinh viên Phạm Minh Đức - Đại học BK Hà Nội đã phát triển thành
công module SCORM 2004, sau đó đóng góp cho cộng đồng Moodle).
- 41 -
10. Với mô hình mở như Moodle, cho phép bạn trao đổi trực tiếp với chính những người phát triển phần
mềm, góp ý kiến và yêu cầu chỉnh sửa.
Nếu muốn bạn có thể nghe cuộc phỏng vấn với Martin Dougiamous, người sáng lập Moodle và hiện tại
vẫn đang là người điều hành chính Moodle, về tương lai của Moodle tại http://technosavvy.org/?p=329.
Các trƣờng ĐH sử dụng Moodle
- EVietnam Group
- Trang web dạy toán Phổ Thông Trung học
- Học nữa, học mãi
- Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông - Đại học Cần Thơ
- Khoa quản trị kinh doanh - Đại học Đà Nẵng
- Khoa CNTT- Đại Học Khoa Học Tự Nhiên-ĐHQGTPHCM
- Đại học Mở Bán công TPHCM
- Viện Khoa học và Công nghệ - Phân viện TPHCM
- Ho Chi Minh International School
- TinhHoa Networking Academy
- Hóa học phổ thông
- Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Hà Nội
- Việt Nam - Đất nước - Con người
- VietMaths
- Công ty điện lực 2
- EDO - Đại học Hà Nội
- Toán học phổ thông
- Ephysics
- Trung tâm Tin học - Bộ GD & DT
- Khoa Trung Quốc - Đại học Hà Nội
- Đại học Công Nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội
- Cổng bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật
- Khoa quản trị và du lịch - Đại học Hà Nội
- Khoa Pháp - Đại học Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Xây Dựng Hà Nội
- Trường cao đẳng Đông Á
- Singapore International School
- Khoa Nhật - Đại học Hà Nội
- Dự án HRCTEM của Bỉ
- Đại học Kinh tế - Đà Nẵng
- Khoa Nga - Đại học Hà Nội
- Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Sư phạm TPHCM
- Vn Experts
- Kaist e-Learning System
- Thi trắc nghiệm trực tuyến
- Đại học Thủy lợi
- Khoa Đức - Đại học Hà Nội
- Chương trình hợp tác quốc tế - Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Huế
- còn nữa ...

- 42 -
CHƢƠNG IV: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC: DRILL &PRACTICE
SOFTWARES, TUTORIAL SOFTWARES, INSTRUCTIONAL GAMES, SIMULATION
SOFTWARES, INTEGRATED LEARNING SYSTEM INTELLIGENT TUTORING
SYSTEMS
Câu 9 - Phần mềm dạy học trong nƣớc và nƣớc ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn tin học,
xuất xứ, chức năng, đặc điểm và cách sử dụng: Phần mềm giảng dạy quản lý phòng máy Netop
school
I. Giới thiệu:
- NetOp School được phát triển bởi công ty Danware của Đan Mạch chuyên về các phần mềm điều khiển từ
xa thông qua máy tính.
- NetOp School là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với
nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây là một công
cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn.
II. Chức năng:
Các chức năng dành cho giáo viên:
 Các chức năng giảng bài.
 Các chức năng điều khiển lớp học.
 Các chức năng cho làm kiểm tra.
 Các chức năng quản lý lớp học
Các chức năng dành cho học viên
 Làm bài kiểm tra
 Yêu cầu giúp đỡ
 Thực hiện cùng với giáo viên.
III. Yêu cầu thiết bị:
NetOp School 6.12 chạy trên các máy tính sử dụng HĐH sau Microsoft Windows đến Win 7 (Win 8
chưa text). Có mạng Lan.
IV. Hƣớng dẫn cài đặt:
1. Cài đặt dành cho giáo viên:
Bƣớc 1: - Double Click trên tập tin NetOpSchoolTeacher_UK.msi trong thư mục NetOpSchoolcó trên đĩa.

-

Hộp thoại NetOp School Teacher - Setup xuất hiện. Click Next để tiếp tục.

- 43 -
-

Chọn I accept the term in the License Agreement. Click Next để tiếp tục.

-

Nhập số Seial number : UK00600-S7T0-018308-4298-B1FCB5. Click Next để tiếp tục.

-

Chọn Typical .Click Next để tiếp tục.

-

Click Install để cài chương trình .

- 44 -
-

Click Next để khai báo các chức năng .

-

Click Finish hoàn thành .

Chỉ chọn vài chức năng đơn
giản, dành cho những người
mới làm quen.

Đặt tên cho lớp học.
Ví dụ: LOP A, LOP
B … tên lớp học
dược
sử
dụng
khoảng trắng.

Chọn sử dụng tất cả các chức
năng mà chương trình hiện
có.

Chọn những chức năng nào cần
sử dụng.

- 45 -
Trong hộp thoạiClass managementchọn thông số phù hợp và chọn Next.

Tên tài khoản
trên windows mà
học viên dùng
đăng nhập vào
máy tính.

Tên khai báo của
học viên.

Tên của máy tính
khai báo trong hệ
thống mạng.

-

Trong hộp thoại Communiccation profilechọn giao thức mạng để làm việc và chọn Next.

Chương trình hỗ trợ các
giao thức sau:
TCP/IP (UDP)

Tên tài khoản trên
windows mà học viên
dùng đăng nhập vào
máy tính.

Terminal Server
NetBOS
IPX
Wireless
(VD : Chọn TCP/IP)

- 46 -
-

Trong hộp thoại Register your NetOp License On-line.Ta chọn đăng ký sử dụng cho sản phẩm
NetOp và chọn Next để tiếp tục.

Ta
chọn
mục
này

* Click Next để kết thúc khai báo.
-

Tự động Register your Netop Product

-

Click Finish hoàn thành chương trình cài đặt NetOp School 6.0 dành cho giáo viên .

- 47 -
* Cấu hình để tối ƣu NetOp Teacher:
- Tối ưu chương trình NetOp Teacher bằng cách chọn Options trên menu lệnh. Cửa sổ Options có giao
diện như trên hình. Hãy chọn và mở mục General.

-

Tại đây, bạn gõ vào mật khẩu để kết nối với trình NetOp Teacher tại ô Connection Password và
hãy ghi nhớ lại mật khẩu này. Kết thúc phần cài đặt NetOp Teacher.

2. Cài đặt dành cho học sinh :
Bƣớc 1: Double Click trên tập tin NetOpSchoolStudent_UK.msi

trong thư mục NetOpSchool có trên đĩa.
Hộp thoại NetOp School Student- Setup xuất hiện .
-

Click Next để tiếp tục.
- 48 -
-

Click Next để tiếp tục.

-

Chọn I accept the term in the License Agreement. Click Next để tiếp tục.

-

Nhập số Seial number : UK00600-S7S0-018305-0B8F-75BAB5. Click Next để tiếp tục.

- 49 -
-

Chọn Typical .Click Next để tiếp tục.

-

Click Install để cài chương trình .

-

Click Finish hoàn thành .

-

Click Next để khai báo các chức năng .
- 50 -
-

Click Next để tiếp tục .

-

Click Next để tiếp tục . Trong hộp thoại Communiccation profilechọn giao thức mạng để làm việc
và chọn Next.

Chương trình hỗ trợ
các giao thức sau:
TCP/IP (UDP)
Terminal Server
NetBOS
IPX
Wireless
(VD : Chọn TCP/IP)
-

Trong hộp thoại Register your NetOp License On-line.Ta chọn đăng ký sử dụng cho sản phẩm
NetOp và chọn Next để tiếp tục.

- 51 -
Ta
chọn
mục
này

-

Tự động Register your Netop Product

* Click Finish để hoàn thành .

- 52 -
* Cấu hình để tối ƣu NetOp Student:

- Nháy đúp chuột vào biểu tượng Student trên khay hệ thống, cửa sổ NetOp Student hiện ra. Bạn chọn
vào ToolsOptionsGeneral như hình.

- Tại đây, hãy gõ vào ô Connection Password mật khẩu kết nối giống với mật khẩu đă đặt ở trình
NetOp Teacher.
IV. Hƣớng dẫn sử dụng:
1. Màn hình làm việc của giáo viên :
a. Bảng điều khiển lớp:
*Màn hình hiển thị chi tiết về lớp :

- 53 -
* Màn hình hiển thị bằng biểu tượng :

* Màn hình hiển thịbằng hình ảnh :

* Màn hình hiển thị các kế hoạch :

* Màn hình hiển thị các bảng ghi :

- 54 -
*Màn hình hiển các bài kiểm tra :

*Màn hình hiển thị lớp học :

b. Các nút lệnh cơ bản :
 Nút trình diễn :

- 55 -
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02

More Related Content

What's hot

Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuuBaocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuutranninh210
 
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)huuco1805
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtmrnxthanh
 
Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng CNTT trong dạy - học môn địa lý THPT"
Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng CNTT trong dạy - học môn địa lý THPT"Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng CNTT trong dạy - học môn địa lý THPT"
Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng CNTT trong dạy - học môn địa lý THPT"Học Tập Long An
 
Do an lythuyet
Do an lythuyetDo an lythuyet
Do an lythuyetPhan_Oanh
 
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuNvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuHa Pc
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy họcLe Thu
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Học Tập Long An
 
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài  xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learningBáo cáo đồ án cơ sở đề tài  xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learningnataliej4
 
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh nhận dạng cử chỉ bàn tay điều khiển ro...
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh nhận dạng cử chỉ bàn tay điều khiển ro...Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh nhận dạng cử chỉ bàn tay điều khiển ro...
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh nhận dạng cử chỉ bàn tay điều khiển ro...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm nonSkkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm nonjackjohn45
 

What's hot (20)

Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuuBaocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
 
Ndtnccndh-pdf
Ndtnccndh-pdfNdtnccndh-pdf
Ndtnccndh-pdf
 
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
 
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVEĐề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
 
Kỹ thuật mô hình hóa luồng tương tác IFML trong ứng dụng di động
Kỹ thuật mô hình hóa luồng tương tác IFML trong ứng dụng di độngKỹ thuật mô hình hóa luồng tương tác IFML trong ứng dụng di động
Kỹ thuật mô hình hóa luồng tương tác IFML trong ứng dụng di động
 
Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng CNTT trong dạy - học môn địa lý THPT"
Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng CNTT trong dạy - học môn địa lý THPT"Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng CNTT trong dạy - học môn địa lý THPT"
Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng CNTT trong dạy - học môn địa lý THPT"
 
Lythuyet
LythuyetLythuyet
Lythuyet
 
Do an lythuyet
Do an lythuyetDo an lythuyet
Do an lythuyet
 
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuNvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
 
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống bảo mật ứng dụng xử lý ảnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống bảo mật ứng dụng xử lý ảnh, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống bảo mật ứng dụng xử lý ảnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống bảo mật ứng dụng xử lý ảnh, HAY
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
 
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài  xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learningBáo cáo đồ án cơ sở đề tài  xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
 
Đề tài: Ứng dụng camera 3D trong phân loại sản phẩm, HAY
Đề tài: Ứng dụng camera 3D trong phân loại sản phẩm, HAYĐề tài: Ứng dụng camera 3D trong phân loại sản phẩm, HAY
Đề tài: Ứng dụng camera 3D trong phân loại sản phẩm, HAY
 
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh nhận dạng cử chỉ bàn tay điều khiển ro...
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh nhận dạng cử chỉ bàn tay điều khiển ro...Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh nhận dạng cử chỉ bàn tay điều khiển ro...
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh nhận dạng cử chỉ bàn tay điều khiển ro...
 
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm nonSkkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
 
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
 
Luận văn: Phân loại sản phẩm dùng Kit Raspberry, HAY, 9đ
Luận văn: Phân loại sản phẩm dùng Kit Raspberry, HAY, 9đLuận văn: Phân loại sản phẩm dùng Kit Raspberry, HAY, 9đ
Luận văn: Phân loại sản phẩm dùng Kit Raspberry, HAY, 9đ
 

Similar to Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02

đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcDang Nguyen
 
Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06an902000
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetPhan_Oanh
 
đồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.docđồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.docMinh Chi Le
 
đồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.docđồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.docMinh Chi Le
 
đồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.docđồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.docMinh Chi Le
 
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdfđồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdfMinh Chi Le
 
đồ án lý thuyết.nhóm 4 nvsp. udcnttk2
đồ án lý thuyết.nhóm 4 nvsp. udcnttk2đồ án lý thuyết.nhóm 4 nvsp. udcnttk2
đồ án lý thuyết.nhóm 4 nvsp. udcnttk2Quyen Nguyen
 
đồ áN lý thuyết nhóm 1
đồ áN lý thuyết  nhóm 1đồ áN lý thuyết  nhóm 1
đồ áN lý thuyết nhóm 1Tuyet Hoang
 
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCSứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCSxuan thanh
 
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moiDcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moivinhduchanh
 
Đề tài: Chương trình đào tạo trình độ đại học, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Đề tài: Chương trình đào tạo trình độ đại học, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> ...Đề tài: Chương trình đào tạo trình độ đại học, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Đề tài: Chương trình đào tạo trình độ đại học, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...anh hieu
 

Similar to Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02 (20)

Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
 
Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
 
Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06
 
Chương 1 + 2
Chương 1 + 2Chương 1 + 2
Chương 1 + 2
 
Chương 1 + 2
Chương 1 + 2Chương 1 + 2
Chương 1 + 2
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
 
Do an 1
Do an 1Do an 1
Do an 1
 
đồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.docđồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.doc
 
đồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.docđồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.doc
 
đồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.docđồ áN lý thuyết.doc
đồ áN lý thuyết.doc
 
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdfđồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
 
đồ án lý thuyết.nhóm 4 nvsp. udcnttk2
đồ án lý thuyết.nhóm 4 nvsp. udcnttk2đồ án lý thuyết.nhóm 4 nvsp. udcnttk2
đồ án lý thuyết.nhóm 4 nvsp. udcnttk2
 
đồ áN lý thuyết nhóm 1
đồ áN lý thuyết  nhóm 1đồ áN lý thuyết  nhóm 1
đồ áN lý thuyết nhóm 1
 
Doanlythuyet nhom33
Doanlythuyet nhom33Doanlythuyet nhom33
Doanlythuyet nhom33
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCSứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
 
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moiDcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
 
Đề tài: Chương trình đào tạo trình độ đại học, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Đề tài: Chương trình đào tạo trình độ đại học, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> ...Đề tài: Chương trình đào tạo trình độ đại học, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Đề tài: Chương trình đào tạo trình độ đại học, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
 
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02

  • 1. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU Người hướng dẫn: ThS. Lê Đức Long Sinh viên thực hiện: Trần Anh Thy - Đinh Thị Phương Thảo Lớp: Nghiệp vụ sư phạm K02 – 2013 -0-
  • 2. MỤC LỤC CHƢƠNG I: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở TK21 ........................................................- 2 Câu 1 - Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh: ........................................................................- 2 Câu 2 - ICT đƣợc ứng dụng nhƣ thế nào trong việc hỗ trợ ngƣời học với các nhu cầu giáo dục trên lớp: ..................- 3 CHƢƠNG II: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ BẢN: XỬ LÝ VĂN BẢN, BẢNG TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CSDL ...................................................................................................................................................................................- 5 Câu 3 - Các phần mềm công cụ cơ bản: ........................................................................................................................- 5 3.1. Công dụng của các phần mềm công cụ cơ bản: (chủ yếu trong giáo dục) ....................................................- 5 - 3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các phần mềm công cụ cơ bản: ..................................................- 6 - Câu 4 – Các phần mềm Open Ofice- phiên bản Việt hóa và Google Docs: ...................................................................- 7 4.1. Open Office- phiên bản Việt hóa: (Vi.OpenOfffice.org)...................................................................................- 7 - 4.2. Google Docs: .................................................................................................................................................- 22 - Câu 5: MS Office và Open Office: .................................................................................................................................- 29 5.1. So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office:......................................................................- 29 5.2. Vài vấn đề liên quan đến Open Office: ..............................................................................................................- 29 CHƢƠNG III: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA, HYBERMEDIA VÀ INTERNET .................................- 33 1. Tổng quan .................................................................................................................................................................- 33 2. Chức năng của multimedia: ......................................................................................................................................- 33 3. Ƣu điểm của multimedia: ..........................................................................................................................................- 34 4. Nhƣợc điểm của multimedia .....................................................................................................................................- 34 Câu 6 - Một số công cụ Multimedia và Hybermedia sử dụng cho dạy học .................................................................- 35 6.1. Phần mềm Videomach 5.8.6 Professional ........................................................................................................- 35 6.2. Phần mềm mp3DirectCut ..................................................................................................................................- 36 Câu 7 - Quy trình xây dựng một webquest: ..................................................................................................................- 37 Câu 8 - Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với LMS/LCMS ...........................................................- 38 Hệ thống quản lý học tập Moodle .............................................................................................................................- 40 CHƢƠNG IV: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC: DRILL & PRACTICE SOFTWARES, TUTORIAL SOFTWARES, INSTRUCTIONAL GAMES, SIMULATION SOFTWARES, INTEGRATED LEARNING SYSTEM INTELLIGENT TUTORING SYSTEMS .............................................................................................................................- 43 Câu 9 - Phần mềm dạy học trong nƣớc và nƣớc ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn tin học, xuất xứ, chức năng, đặc điểm và cách sử dụng: Phần mềm giảng dạy quản lý phòng máy Netop school ..................................................- 43 I. Giới thiệu: ...............................................................................................................................................................- 43 II. Chức năng:............................................................................................................................................................- 43 III. Yêu cầu thiết bị:....................................................................................................................................................- 43 IV. Hƣớng dẫn cài đặt: ..............................................................................................................................................- 43 IV. Hƣớng dẫn sử dụng: ...........................................................................................................................................- 53 Câu 10 - Ƣu và nhƣợc điểm của phần mềm Powerpoint trong dạy học, .....................................................................- 58 - -1-
  • 3. CHƢƠNG I: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở TK21 Câu 1 - Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh: a/ Đối với giáo viên: Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế về Giáo dục công nghệ (ISTE = International Society for Technology Educators) có sáu tiêu chuẩn dành cho giáo viên như sau: Khả năng hiểu biết và sử dụng công nghệ: giáo viên có trình độ căn bản về công nghệ và có khả năng học hỏi từ những cải tiến vá ứng dụng mới trong công nghệ. Khả năng lên kế hoạch và thiết kế môi trường học tập: khả năng thiết kế bài giảng, tận dụng tốt môi trường học tập đã được trang bị công nghệ của giáo viên. Việc dạy và học, giáo trình: khả năng sáng tạo môi trường học tập có hiệu quả và tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm với sự hỗ trợ của công nghệ. Khả năng đánh giá: giáo viên ứng dụng công nghệ vào việc đánh giá học sinh. Khả năng chuyên nghiệp và tạo hiệu quả cao: khả năng giáo viên có thể ứng dụng công nghệ vào các công việc chuyên môn cũng như trong việc trao đổi với đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. Vấn đề con người, luật pháp, đạo đức và xã hội: khả năng liên kết các vấn đề con người, luật pháp, đạo đức, xã hội với công nghệ trong trường học. - Bên cạnh đó, giáo viên cần phải kết hợp tốt nội dung bài giảng với việc ứng dụng công nghệ, đưa ra các bài tập phù hợp để học sinh có cơ hội vận dụng tốt kiến thức đã học và ứng dụng công nghệ vào giải quyết vấn đề. Liên hệ thực tế qua việc làm các clip, video để học sinh xem và mở rộng hiểu biết; hay tổ chức các trò chơi nhờ vào ứng dụng công nghệ để học sinh có được một môi trường vừa học vừa chơi sẽ làm tăng hiệu quả học tập. - Để làm tốt các điều trên giáo viên phải tự kiểm tra trình độ hiểu biết về công nghệ của mình. Giáo viên có thể tự kiểm tra khả năng công nghệ của mình dựa vào các gợi ý sau: o Biết về các phần cứng cơ bản của máy tính. o Sử dụng được chức năng trợ giúp trực tuyến trong các ứng dụng phần mềm. o Hiểu được các mã khóa khác nhau được tạo và sử dụng như thế nào. o Biết về cấu trúc các tập tin căn bản và cách kiểm soát. o Biết cách tìm kiếm tập tin, hồ sơ và chọn nơi để lưu trữ từ các trang mạng hay các tập tin đính kèm trong email. o Biết được hệ thống điều hành căn bản của máy tính. o Biết cách gửi và nhận email. o Biết cách sử dụng Internet. o Có khả năng kết hợp các bài học dựa trên công nghệ vào các hoạt động trong lớp học. o Chạy được các phần mềm diệt vi rút. o Sử dụng được chương trình đánh văn bản và các tính năng của nó. o Biết cách lưu và phục hồi các tập tin. o Quản lý hiệu quả các phần mềm dành cho giáo viên (bảng điểm, danh sách lớp, …). o Hiểu và sử dụng được các thuật ngữ về công nghệ. o Có khả năng làm theo hướng dẫn và sử dụng các công cụ trên máy tính. o Sử dụng được các chức năng thông thường của máy tính và ứng dụng thực tiễn. o Biết cách kiểm tra các đường cáp bị lỏng hay chưa được gắn vào máy. o Nhận biết được thỉnh thoảng máy tính sẽ có những sự khác thường và việc tải lại thường sẽ giải quyết được vấn đề. o Báo cho những người có khả năng giúp đỡ khi gặp vấn đề về công nghệ hoặc có liên quan đến máy tính. - Sau cùng là người giáo viên cần phải thường xuyên trao dồi kiến thức về công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ của mình, nhất là vào vấn đề giảng dạy. -2-
  • 4. b/ Đối với học sinh: Cũng theo tổ chức trên, có sáu tiêu chuẩn về công nghệ dành cho học sinh: Khả năng hiểu biết và sử dụng công nghệ: có thể thể hiện khả năng thành thạo trong việc sử dụng công nghệ. Các vấn đề về con người, đạo đức và xã hội: khả năng liên kết các vấn đề con người, luật pháp, đạo đức, xã hội với công nghệ trong trường học. Các công cụ công nghệ có hiệu quả: khả năng ứng dụng công nghệ của học sinh trong việc thu thập thông tin tạo ra sản phẩm liên quan các môn học ở trường. Kỹ năng giao tiếp bằng công nghệ: có khả năng giao tiếp, liên lạc với mọi người bằng công nghệ. Kỹ năng tra cứu bằng công nghệ: khả năng dùng công nghệ trong việc nghiên cứu, tra cứu. Kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề bằng công nghệ: khả năng ứng dụng công nghệ trong giải quyết các vấn đề thực tế và khó. - Tuy nhiên, những tiêu chuẩn trên chỉ mang tính tương đối. Mỗi trường, mỗi địa phương có bổ sung thêm những tiêu chuẩn riêng, và hiện nay có nhiều trường đã đưa công nghệ vào các kỳ thi kiểm tra đầu vào. - Môn công nghệ là một môn học cần thiết, nhất là trong việc hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc dạy và học. Song, giáo viên cũng nên cân nhắc trình độ của học sinh để đưa ra chương trình phù hợp và giao bài tập thích hợp. Câu 2 - ICT đƣợc ứng dụng nhƣ thế nào trong việc hỗ trợ ngƣời học với các nhu cầu giáo dục trên lớp: - - - Người giáo viên đóng vai trò như một người hướng dẫn và máy tính đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ. (Jamie McKenzie) Trong quá khứ, máy tính giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản với phần mềm “drill and kill” trên máy tính, từ đó người ta nhận thấy tiềm năng của nó trong việc cải tiến vấn đề giáo dục học đường. CNTT hỗ trợ người giáo viên tăng thêm lượng thông tin đến người học và khuyến khích người học sử dụng tốt kỹ năng tư duy ở cấp độ cao. Ngày nay, trong lớp học hiện đại đều đã được trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị công nghệ để phục vụ cho việc giảng dạy và phát triển toàn diện các kỹ năng cho học sinh. Theo một báo cáo nghiên cứu về truyền thông và công nghệ, Thomas Reeves đã chỉ ra sự khác biệt giữa “học từ” và “học cùng với” máy tính. Ông phân tích như thế này: học từ máy tính nghĩa là máy tính đóng vai trò như một gia sư có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh các kỹ năng cơ bản ( đây là một phương thức truyền thống); còn học cùng với máy tính nghĩa là máy tính chỉ đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ giúp người học giải quyết vấn đề, cụ thể hơn là phát triển kỹ năng tổng hợp, sắp xếp và phân tích vấn đề của học sinh. Việc ứng dụng CNTT vào lớp học sẽ giúp phổ cập trình độ hiểu biết về thông tin của người học, đồng thời nâng cao thêm kỹ năng thiết kế bài giảng của giáo viên, người dạy cần phải thiết kế bài giảng sao cho học sinh có thể chủ yếu học cùng với máy tính, không phải học hoàn toàn từ giáo viên. Ngoài ra, ứng dụng CNTT trong dạy học đã tạo nên một vai trò mới cho người dạy trong lớp học, nếu như trước kia người dạy đóng vai trò trung tâm, là người thuyết trình bài giảng thì nay người dạy chỉ đóng vai trò như một huấn luyện viên, hướng dẫn viên và người học mới chính là trung tâm của bài giảng (Means & Olson, 1994). Khi đó, người dạy sẽ có thể trực tiếp tham gia vào quá trình học tập của học sinh, cùng học sinh trao đổi và hướng dẫn học sinh tự suy luận vấn đề dưới sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ. “Việc giảng dạy kỹ năng suy nghĩ có hệ thống ở mức độ cao hơn không liên quan nhiều đến việc truyền đạt thông tin cũng như sự hiểu biết. Người học học các khái niệm và sau đó cố gắng vận dụng chúng vào các vấn đề khác nhau, hoặc là họ sẽ giải quyết vấn đề rồi mới học các khái niệm ẩn bên dưới các giải pháp đó.” (Wenglinsky, 2002, Background secion, para.7) -3-
  • 5. - - - - - Để kết hợp công nghệ vào việc giảng dạy, giáo viên nên đưa ra các dự án, các câu hỏi, các vấn đề có liên quan cho học sinh giải quyết. Chẳng hạn như một số câu hỏi và bài tập như sau: o Tại sao vua và nữ hoàng lại sống trong lâu đài? (mẫu giáo) o Nước máy ở các thành phố khác nhau ở Hoa Kỳ có cùng độ pH và cùng thành phần kim loại hay không? (lớp 6- 8) o Có bao nhiêu học sinh ở trong lớp thích kem sô- cô- la? Kẹo bạc hà? Nhóm nhạc Hi- five? (lớp 1) Và học sinh sẽ ứng dụng công nghệ và giải quyết vấn đề như sau: o Dùng Internet để tra cứu thêm về văn hóa, văn chương, lịch sử, … o Dùng email để liên lạc với các học sinh ở các vùng khác nhau để thu thập thông tin và dữ liệu. o Dùng chương trình thống kê (đơn giản như Excel) để lập bảng thống kê dữ liệu và lập biểu đồ để so sánh các dữ liệu đó. Khi giáo viên muốn học sinh ứng dụng công nghệ vào bài tập của họ thì việc dạy họ làm sao để sử dụng tốt chương trình hay phần mêm máy tính đó vẫn chưa đủ, mà giáo viên cần phải cân nhắc đến việc từ những chương trình đó học sinh có thể làm được những gì và học sẽ ứng dụng ra sao. Muốn thế giáo viên cần phải đặt ra vấn đề cho học sinh giải quyết và tạo điều kiện cho họ khai thác các ứng dụng đó. Chẳng hạn như giáo viên đưa ra một bài tập nhóm đề tài về ô nhiễm môi trường và yêu cầu học sinh làm một bài báo cáo về đề tài đó. Như vậy học sinh sẽ phải dùng đến Internet để tra cứu thông tin, rồi dùng chương trình Word để viết báo cáo, dùng Excel để thống kê các số liệu và dùng chương trình vẽ để vẽ các biểu đồ so sánh, đối chiếu dữ liệu, v.v... Khi dạy học sinh các chương trình về công nghệ, giáo viên nên kết hợp các chương trình đó với nội dung bài học, không nên chỉ dạy riêng các kỹ năng về máy tính thôi. Ví dụ như khi dạy về Powerpoint thì giáo viên giao cho học sinh một bài tập nhóm thuyết trình về một chủ đề nào đó và yêu cầu học sinh phải thuyết trình bằng cách trình chiếu Powerpoint, nhóm nào sử dụng tốt các tính năng và các hiệu ứng của Powerpoint sẽ điểm cao, như thế sẽ khuyến khích học sinh khai thác tối đa các tính năng của chương trình đó. Tuy nhiên, với một thời khóa biểu dày đặc thì liệu học sinh sẽ trau dồi thêm công nghệ vào lúc nào? Hiện nay, ở các trường đã đưa công nghệ vào chương trình học nhưng một số trường vẫn chưa. Cho nên, việc giáo viên khéo léo lồng công nghệ vào các bài tập của học sinh là cần thiết. Theo như trong một quyển sách của Balser xuất bản năm 2001 đã đưa ra một số gợi ý để học sinh có thể ứng dụng công nghệ vào các môn học như sau: o Môn Toán: Dùng chương trình bảng tính để tính toán các công thức toán, trình bày các dạng công thức. Dùng chương trình đồ thị để thể hiện các chức năng và mối liên hệ giữa đại số và lượng giác. Dùng email để tạo mối liên kết với bạn bè trong việc trao đổi bài học. o Môn Khoa học: Dùng chương trình văn bản để tranh luận và đối chiếu tính chính xác của các bài báo khoa học trên mạng. Dùng chương trình bảng tính trong việc trình bày các dữ liệu đã thu thập được. Dùng video để trình chiếu các hình ảnh dưới kính hiển vi. Dùng các phần mềm mô phỏng có liên quan đến nội dung cần trình bày. Phân tích dữ liệu bằng các chương trình đồ họa trên máy tính. o Môn ngôn ngữ học: Tạo ra các bài thuyết trình đa phương tiện để nói lên mối quan hệ giữa các tác phẩm văn học được yêu cầu. Sử dụng các cơ sở dữ liệu văn học để tra cứu thông tin từ Internet cũng như các thư viện, và từ các nguồn khác. Dùng CD ROMs cho các quyển sách nói. Yêu cầu học sinh trao đổi đề tài thảo luận với các học sinh khác lớp, khác trường, thậm chí khác địa phương thông qua email, facebook, các diễn đàn trên mạng, … -4-
  • 6. CHƢƠNG II: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ BẢN: XỬ LÝ VĂN BẢN, BẢNG TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CSDL Câu 3 - Các phần mềm công cụ cơ bản: Ta chỉ bàn đến ba phần mềm công cụ cơ bản, đó là Word Processing, Spreadsheet và Database System. 3.1. Công dụng của các phần mềm công cụ cơ bản: (chủ yếu trong giáo dục) - Ta sử dụng các phần mềm công cụ cơ bản này nhằm: o Cải tiến năng suất làm việc. o Cải tiến cách thể hiện/ trình bày. o Cải tiến tính chính xác. o Hỗ trợ hơn cho sự tương tác. o Tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất công việc. - Tổng quan về công dụng của các phần mềm công cụ trên được thể hiện qua bảng sau: Phần mềm công cụ Chức năng Sản phẩm gợi ý Word Processing (phần mềm Tạo ra các tài liệu văn bản Bài luận, thơ văn, báo cáo của đánh văn bản) nhiều trang và có đồ thị, hình học sinh: tờ rơi, thư từ, bản tin, Ví dụ: Microsoft Word vẽ. … Spreadsheet (bảng tính điện tử) Điền thông tin, số liệu vào Ngân sách, bảng điểm, các Ví dụ: Microsoft Excel bảng theo cột và dòng, cho bảng tính liên quan. phép tính toán nhanh chóng, dễ dàng. Sắp xếp và lưu trữ thông tin, Dữ liệu từ các cuộc khảo sát, Database Ví dụ: File Maker Pro cho phép phục hồi và tìm thấy văn thư lưu trữ, thông tin của các tài liệu dễ dàng. học sinh. Các phần mềm này có thể được sử dụng trong khá nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là trong học đường và các công việc văn phòng, những công việc đòi hỏi phải làm việc nhiều với văn bản viết và thu thập dữ liệu: lập kế hoạch giảng dạy (soạn giáo án, soạn tài liệu hỗ trợ,..), theo dõi tiến trình học tập của học sinh (thống kê, lập bảng điểm,..), quản lý hồ sơ (thông tin của học sinh),… 3.1.1. Word Processing: - Tiết kiệm thời gian: tạo tài liệu mới từ việc chỉnh sửa tài liệu cũ. - Gia tăng việc trình bày văn bản: tài liệu được tạo ra trông bóng bẩy và chuyên nghiệp hơn. - Cho phép chia sẻ các văn bản: học sinh có thể chia sẻ ý tưởng và các sản phẩm lẫn nhau, giáo viên có thể trao đổi kế hoạch bài giảng. - Cho phép sự cộng tác trên các văn bản: có thể tạo và chỉnh sửa tài liệu đồng bộ nhờ phần mềm Google Docs. 3.1.2. Spreadsheet: - Tiết kiệm thời gian. - Tổ chức thông tin. - Hỗ trợ yêu cầu “What if” questions. - Gia tăng động cơ học tập toán. Giảng dạy Học tập 1. Quản lý học sinh. 1. Giải quyết các bài toán. 2. Quản lý lớp học. 2. Tổng hợp đánh giá kết quả. 3. Quản lý tài chính lớp học. 3. Hỗ trợ trả lời câu hỏi What If. 4. Hỗ trợ trả lời các câu hỏi What If -5-
  • 7. 3.1.3. - 3.2. Database System: Giảm sự dư thừa dữ liệu. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm và cập nhật thông tin. So sánh, đối chiếu thông tin dữ liệu. Thể hiện mối quan hệ của dữ liệu. Giáo viên dùng phần mềm này khi : o Cung cấp cho học sinh kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin trên Internet. o Hướng dẫn cho học sinh đặt các câu hỏi có liên quan và phân tích kết quả o Giảng dạy các kỹ năng tự nghiên cứu và học tập. o Dạy kỹ năng tổ chức thông tin hợp lý. o Tìm hiểu về sức mạnh của thông tin. o Đặt ra và thử nghiệm giả thuyết. o Tìm kiếm thông tin trong quá trình nghiên cứu. Giáo viên Học sinh 1. Tạo cơ sở dữ liệu quản lý học sinh. - Tạo cơ sở dữ liệu để hỗ trợ việc học 2. Tạo webquest để hướng dẫn học sinh tập và nghiên cứu. sử dụng tài nguyên trên Internet. Ví dụ: học sinh có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu và lọc ra thông tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu phức tạp. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các phần mềm công cụ cơ bản: 3.2.1. Word Processing: 3.2.1.1. Thuận lợi: - Tạo mới tài liệu văn bản. - Chỉnh sửa tài liệu văn bản đã có. - Có thể nhân bản tài liệu. - Có thể chia sẻ tài liệu. - Định dạng tài liệu. - Đồng bộ tài liệu. - Tính toán (các hàm tính toán). - Quản lý tài liệu. 3.2.1.2. Khó khăn: - Mặc dù nó có tính đồng bộ nhưng khi ở trên các máy tính khác nhau sử dụng các phiên bản phần mềm khác nhau thì việc mở tài liệu cũng sẽ gặp khó khăn. - Chức năng bị hạn chế khi người dùng không có nhiều kiến thức về Internet vì phần mềm này chủ yếu dựa trên kết nối Internet và trợ giúp online. - Mặc dù phần mềm này phục vụ chủ yếu cho việc đánh văn bản nhưng để thông thạo hết các tính năng khác của nó thì không dễ dàng. - Nó không thể tự lưu văn bản thường xuyên và khi máy tính xảy ra sự cố thì toàn bộ dữ liệu chưa lưu sẽ bị mất. [http://www.ehow.com/facts_4926724_disadvantages-using-word-processors.html] 3.2.2. Spreadsheet: 3.2.2.1. Thuận lợi: - Tạo nhiều tài liệu trên một file. - Sử dụng công thức chung. - Tính toán nhanh chóng, chính xác. - Cập nhật dữ liệu tự động. - Đánh giá số liệu tự động. 3.2.2.2. Khó khăn: - Thiếu sự kiểm soát có hệ thống nên việc thay đổi giá trị hay công thức rất dễ dàng, -6-
  • 8. Khó khăn trong việc khắc phục sự cố hay kiểm tra: khi có sai sót rất khó nhận biết và sửa chữa. - Trì trệ trong việc tuân thủ quy tắc: khi ta nhập các số liệu thì phải chờ thời gian xử lý theo các công thức mặc định. - Khó khăn trong việc tổng hợp thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn, nhiều người không thể thao tác cùng lúc trên một bảng tính. [http://www.denizon.com/spreadsheets/top-10-disadvantages-of-spreadsheets/] 3.2.3. Database System: 3.2.3.1. Thuận lợi: - Tiết kiệm không gian lưu trữ dữ liệu. - Tiết kiệm thời gian và dễ dàng cập nhật thông tin. - Cho phép so sánh thông tin. - Cho biết mối quan hệ giữa các dữ liệu. 3.2.3.2. Khó khăn: - Chi phí cao. - Vì nó mang tính kết nối các dữ liệu nên khi xảy ra sự cố sẽ có hiệu ứng dây chuyền và gây tổn thất rất lớn. [http://navdeep19.blogspot.com/2012/04/advantages-and-disadvantages-of.html] - Câu 4 – Các phần mềm Open Ofice- phiên bản Việt hóa và Google Docs: 4.1.Open Office- phiên bản Việt hóa: (Vi.OpenOfffice.org) 4.1.1. Xuất xứ: - Công ty StarDivision, tác giả nguyên thủy của bộ ứng dụng văn phòng StarOffice, được thành lập tại Cộng Hòa Liên Bang Đức trong thập niên 1980. Công ty này đã được mua lại vào năm 1999 bởi đại công ty SUN. - Ấn bản đầu tiên "Sun" của StarOffice là StarOffice 5.1a, đã được xuất hiện trên thị trường vào cuối tháng 10 năm 1999 và ấn bản 5.2 (ấn bản miễn phí) đã được phổ biến vào tháng 06 năm 2000. - Những ấn bản sau đó của StarOffice (bắt đầu từ ấn bản 6.0) đã được biên soạn với những thư viện nguồn API (Application Programming Interfaces), một tiêu chuẩn căn bản cho các hồ sơ và hướng dẫn của chương trình OpenOffice đương thời. - Trong thời gian đầu chương trình OpenOffice.org đã dựa trên các mã nguồn được Sun Microsystems cho miễn phí, để chuẩn bị cho những ấn bản về sau của StarOffice. Những nguồn này được viết bằng ngôn ngữC++ nhưng không chỉ giới hạn ở ngôn ngữ này mà còn cho phép viết với các ngôn ngữ khác, những đặc tính viết ra được (scriptable), và các thư viện nguồn API cho JAVA và những ngôn ngữ khác liên quan đến việc soạn thảo phần mềm điện toán. - Tất cả những kỹ thuật mới này đã đưa đến những kiến trúc soạn thảo mới, cho phép việc sử dụng các chương trình ứng dụng văn phòng như những phần mềm rời rạc với những bộ phận đính kèm. Những đặc tính khác cũng được để ở trong như dạng hồ sơ XML và dĩ nhiên tất cả những gì cho phép làm việc thẳng với các mã nguồn. - Sun giới thiệu Bạch thư (tiếng Anh - lien dynamique) trình bày những nét đại cương tổng quát và lộ trình của những kỹ thuật này. Bạn sẽ tìm thấy ở đây lịch sử và thời sự của chương trình vĩ đại này. - Ngay cả sự việc Sun Microsystems bảo trợ cho công ty CollabNet về việc kiểm tra đề án OpenOffice.org, cộng đồng những người sử dụng và những người soạn thảo phần mềm vẫn là những thành tố quan trọng nhất cho việc lựa chọn và thực hiện đề án OpenOffice.org. - Trung tâm tiếng Việt Vi.OpenOffice.org được hiện hữu với mong muốn duy nhất là để cung cấp cho bạn những dụng cụ tiếng Việt mà bạn sẽ cần trong việc sử dụng thật chuẩn phần mềm ứng dụng văn phòng Vi.OpenOffice.org, cũng như tham gia vào việc biên soạn chương -7-
  • 9. trình trên. Vì lý do đó, bạn nên đăng ký vào các diễn đàn thường xuyên đăng nhập vào các diễn đàn đó, để có đóng góp ý kiến, trao đổi dữ kiện hoặc đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. - OpenOffice.org là bộ ứng dụng văn phòng miễn phí về bản quyền. Bao gồm các module sau: o Writer (Soạn thảo văn bản và soạn thảo Web HTML). o Calc (Bảng tính điện tử). o Draw (Vẽ các đối tượng đồ họa vector). o Impress (trình chiếu). o Base (cơ sở dữ liệu). o Math (soạn thảo công thức). 4.1.2. Chức năng: - Gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý đồ họa véc-tơ và soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương đương với các chương trình ứng dụng văn phòng khác và có thể thay thế được các phần mềm thương mại này: o Soạn thảo trang chủ o Cung cấp tài liệu tiếng Việt o Cập nhật các phiên bản Việt hóa o Cung cấp liên kết để tải xuống sản phẩm này o Tăng cường bản địa hóa tiếng Việt o Triển khai và tăng cường các dụng cụ ngôn ngữ (như bắt lỗi chính tả) 4.1.3. Đặc điểm: - Bộ phần mềm này rất gọn, nhẹ (128 MB) so với phần mềm cùng loại Microsoft Office nhưng tính năng hoàn toàn tương đương vàđặc biệt là hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng, nhất là những ai đã từng làm việc và thôngthạo với bộ phần mềm của Microsoft. 4.1.4. Cài đặt và sử dụng: - Địa chỉ Download phần mềm http://download.openoffice.org/index.html 4.1.4.1. Cài đặt OpenOffice: - Chạy file OpenOffice-2.0.4_Win32Intel_install.exe Chọn Next. -8-
  • 10. - Chọn đường dẫn sẽ lưu những tập tin cài đặt được giải nén, để mặc định.Chọn Unpack. - Chọn Next. - Tiếp theo là quá trình cài đặt OpenOffice. Chọn I accept the term in the license agreement. Chọn Next. -9-
  • 11. - Chọn Anyone who uses this computer: mọi người dùng sử dụng máy tính này sẽ dùng được OpenOffice. - Chọn Only for me: chỉ người dùng hiện tại đang thực hiện cài đặt mới dùng được OpenOffice. - 10 -
  • 12. - Chọn Next. - Chọn loại cài đặt và đường dẫn chứa thư mục cài đặt, để mặc định. Chọn Next. - Chọn loại tập tin mà người dùng muốn OpenOffice là ứng dụng mặc định để mở. Chọn Next. - Chọn Install để bắt đầu quá trình cài đặt. - 11 -
  • 13. - Chọn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt. 4.1.4.2. OpenOffice.org Writer (chương trình soạn thảo văn bản): - OpenOffice.org Writer có tính năng tương tự như phần mềm Microsoft Word. - Chọn Start-Programs-OpenOffice.org 2.0-OpenOffice.org Writer để khởi động chương trình. - 12 -
  • 14. - Bảng chào mừng xuất hiện. Chọn Next. - Kéo nút cuộn (bên phải) xuống dưới cùng và chọn Accept. - 13 -
  • 15. - Nhập vào họ tên người dùng để thể hiện sở hữu và tác giả khi tài liệu được lưu lại. ChọnNext. - Người dùng tùy chọn đăng ký để trở thành user của OpenOffice.org. Khi có sự phát triển nào mới gắn liền với sản phẩm OpenOffice, thì OpenOffice.org sẽ báo cho người dùng. Minh họa ở đây chọn I want to register later (đăng ký sau). Chọn Finish. - 14 -
  • 17. Sau các bước trên người dùng đã có thể sử dụng được trình soạn thảo văn bản OpenOffice.org Writer. a) Các chức năng thông thƣờng: Các chức năng của chương trình xử lý văn bản có thể được điều khiển thông qua các thanh công cụ trên màn hình. Thanh công cụ trên cùng cho phép thao tác với tập tin như mở và lưu tập tin, trong khi thanh công cụ bên dưới cho phép thay đổi phông chữ, kích thước, kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân). Các chức năng này cũng có thể được điều khiển thông qua thanh menu: File- New-Text Document: Tạo mới tài liệu File-Open: Mở tài liệu File-Close: Đóng tài liệu đang làm việc. Nếu người dùng chưa lưu tài liệu, Writer sẽ nhắc nhở người dùng. File-Save: Lưu tài liệu đang làm việc. File-Save As...: Lưu tài liệu đang làm việc với tên mới. b) Các thao tác thông thƣờng: Writer hỗ trợ các chức năng thông thường như sao chép, cắt, dán văn bản... Các chức năng này có thể được truy cập từ mục Edit trên thanh menu. o Sao chép văn bản: Chọn văn bản bằng chuột, chọn Edit-Copy, lúc này đoạn văn bản đã chọn được lưu trong bộ nhớ. o Dán văn bản: Di chuyển con nháy đến nơi cần dán văn bản, chọn Edit-Paste. o Cắt văn bản: Là cách di chuyển đoạn văn bản từ vị trí này qua vị trí khác. Để thực hiện thao tác này, đánh dấu đoạn văn bản cần di chuyển, chọnEdit-Cut, đưa con nháy đến vị trí khác cần chuyển đến, chọn Edit- Paste. o Phục hồi thao tác: Để quay trở lại thao tác trước đó, chọn Edit-Undo. o Để thao tác nhanh chóng, người dùng cũng có thể thực hiện các chức năng này bằng phím tắt như Ctrl-C (sao chép), Crtl-X (cắt), Ctrl-V (dán)... c) Định dạng văn bản: Writer cung cấp nhiều tùy chọn định dạng văn bản. Người dùng có thể định dạng từng ký tự, đoạn văn bản hoặc toàn bộ văn bản. o o Một số tùy chọn nhanh như chữ đậm, chữ nghiêng, gạch chân cũng được đưa vào thanh công cụ. Canh lề văn bản giữ một vai trò quan trọng trong việc trình bày giao diện văn bản. Chức năng này được điều khiển bởi 4 biểu tượng right-align,centre-align, left-align và justified bên cạnh các biểu tượng bold, italicsunderline. - 16 -
  • 18. Cuối thanh toolbar là các tùy chọn cho phép người dùng thay đổi màu sắc chữ cũng như màu nền văn bản. o Để sử dụng đầy đủ chức năng, chọn Format và chọn các chức năng tương ứng từ thanh thực đơn. d)Kiểu văn bản: Writer hỗ trợ chức năng tương tự gọi là kiểu mẫu và được truy cập thông qua Styles (gõ phím F11 hoặc click và biểu tượng Styles từ thanh công cụ). e)Một số chức năng khác: o Writer tích hợp sẵn công cụ kiểm tra chính tả và được truy cập từ thanh thực đơn (ToolsSpellchecks). Tùy chọn auto-spellcheck cho phép Writer kiểm tra chính tả trong lúc gõ văn bản, nếu có lỗi sẽ xuất hiện dấu gạch chân màu đỏ dưới từ đó. o Để bỏ chức năng kiểm tra chính tả (sẽ không thấy dấu gạch chân màu đỏ): Tool- Options... o - 17 -
  • 19. Chọn như minh họa dưới đây và chọn OK. o Để xem thông tin tài liệu (số từ, số ký tự...), chọn File-Properties-Statistic hoặc Tools-Word Count. 4.1.4.3.OpenOffice.org Calc (chương trình tính toán): OpenOffice.org Calc có tính năng tương tự như phần mềm Microsoft Excel. Chọn Start-Programs-OpenOffice.org 2.0-OpenOffice.org Calc để khởi động chương trình. - 18 -
  • 20. Giao diện chính của chương trình tính toán OpenOffice.org Calc. Calc gồm nhiều hàng (row) và cột (column), sự kết hợp giữa hàng và cột tạo thành ô (cell). Người dùng có thể nhập văn bản vào ô cũng như thay đổi kích thước nếu văn bản quá dài. Để định dang ô, click chuột phải vào ô, chọn Format Cells. Thanh object toolbar có một số tuỳ chọn cho phép thay đổi màu sắc phông chữ, canh lề... Trong Excel dấu phẩy (",") được dùng để phân cách giữa các đối số trong khi dấu chấm phẩy (";") lại được sử dụng trong Calc. Để biểu diễn thông tin một cách trực quan, Calc sử dụng đồ thị (graph) và biểu đồ (chart). Đồ thị và biểu đồ được phát sinh dựa trên bảng tính. Calc cung cấp trợ giúp cho phép tạo đồ thị và biểu đồ một cách tự động. Chọn ô đặt biểu đồ, chọn Insert-Chart. Để mặc định, chọn Next. Chọn loại biểu đồ, các biểu đồ thông thường gồm biểu đồ hình tròn, biểu đồ dạng đường thẳng, biểu đồ dạng thanh... Để mặc định, biểu đồ hình thanh được tạo ra. Sau khi biểu đồ được tạo ra, người dùng có thể thay đổi thuộc tính của biểu đồ bằng cách double-click vào biểu đồ. 5.OpenOffice.org Impress (chƣơng trình biểu diễn): OpenOffice.org Impress có tính năng tương tự như phần mềm Microsoft PowerPoint. Chọn Start-Programs-OpenOffice.org 2.0-OpenOffice.org Impress để khởi động chương trình. - 19 -
  • 23. [http://netadmin.hcmus.edu.vn/bai-viet/linux/118-h%C6%B0%E1%BB%9Bngd%E1%BA%ABn-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-v%C3%A0-c%C3%A0i%C4%91%E1%BA%B7t-ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-%E1%BB%A9ngd%E1%BB%A5ng-v%C4%83n-ph%C3%B2ng-open-office] 4.2. - - Google Docs: 4.2.1 Xuất xứ: Google Docs là một ứng dụng hỗ trợ soạn thảo văn phòng trực tuyến được cung cấp miễn phí bởi Google. Nó bao gồm ba bộ ứng dụng: soạn thảo văn bảo, soạn thảo bản tính và soạn thảo trình chiếu. Nó cho phép người dùng tạo ra các tài liệu trực tuyến và cho phép chia sẻ với người khác cũng như cho phép trình chiếu trực tuyến thời gian thực và tương tác sửa chữa với mọi người. Google Docs đã kết hợp các tính năng của hai dịch vụ Writely và Spreadsheets thành một sản phẩm vào tháng 10, năm 2006. Sản phẩm trình chiếu, với sự hợp tác công nghệ thiết kế với Tonic Systems, được phát hành vào ngày 17 tháng 9, năm 2007. 4.2.2. Chức năng: Google Docs có thể gọi là Office Online. Với những người không dùng mạng internet và không tiếp xúc với thông tin công nghệ thì cũng khó biết được Google Docs. Và thậm chí cả những người dùng mạng nhiều cũng không biết được Google Docs Online này. Vậy nó sẽ giúp bạn những gì và có ích như thế nào? Đó là một câu hỏi rất tuyệt! Và câu trả lời sẽ là: Google Docs cần thiết cho bạn trong những trường hợp như thế này: a. Khi bạn online ngoài dịch vụ mạng (hàng net công cộng) với máy tính không cài sẵn phần mềm Office b. Khi máy bạn có vấn đề nào đó lỗi Office và bạn không thể cài lại, không thể dùng Office trên máy c. Khi bạn vừa cài đặt máy tính và chưa cài Office và cần dùng Office ngay lập tức d. Một vài lý do khác (có mạng, không có Office) [http://www.vn-zoom.com/f94/google-docs-office-online-cua-ban-174213.html] 4.2.3. Đặc điểm: Tự động lưu nên sẽ tránh được việc mất dữ liệu, lịch sử chỉnh sửa được giữ lại nên có thể xem những chỉnh sửa trước đó. Tài liệu có thể được di chuyển và lưu trữ nhằm mục đích tổ chức, sắp xếp. Chỉ được hỗ trợ trên Firefox, Chrome, IE, và Safari chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows, Apple OS X, và Linux. - 22 -
  • 24. Có thẻ mở, chia sẻ, điều chỉnh bởi nhiều người cùng lúc; nhưng trong lúc người này đang điều chỉnh thì người khác sẽ không bị ảnh hưởng gì khi đang thao tác trên cùng văn bản đó cùng thời điểm đó. 4.2.4. Cài đặt: - Để có thể dùng Google Docs thì đầu tiên bạn cần có một tài khoản Google (chính là Gmail). - Nếu chưa có tài khoản Gmail thì bạn có thể đăng ký như sau: o B1. Vào http://docs.google.com. Nếu bạn chưa có tài khoản bạn sẽ thấy màn hình như phía dưới: - Nếu bạn đã có tài khoản Gmail rồi thì chỉ cần gõ địa chỉ email và password để đăng nhập. Nếu chưa có thì nhấp chuột vào nút Get Started để đăng ký. o B2. Điền các thông tin cần thiết để đăng ký tài khoản, đọc qua các điều khoản của dịch vụ, và nhấp chuột vào I Accept. Create My Account. o B3. Bạn sẽ phải xác nhận lại tài khoản mà bạn dùng để đăng nhập bằng cách vào tài khoản đó và nhấp chuột vào đường link mà Google Docs gửi cho bạn. Sau đó bạn sẽ được chuyển vào trang như bên dưới. Bây giờ thì bạn đã có thể bắt đầu tạo, chia sẻ và cùng làm việc trên văn bản. 4.2.5. Cách sử dụng cơ bản: - 23 -
  • 25. 4.2.5.1 Tạo tài liệu văn bản mới: - B1. Nhấp chuột vào nút New trên Menu bar và chọn loại tập tin mà bạn muốn tạo. Ở đây chúng tôi chọn Document. - B2. Google Docs sẽ mở một cửa sổ mới cho phép bạn tạo văn bản dưới dạng Word. 4.2.5.2. Lưu và đổi tên tài liệu văn bản mới: - B1: Để lưu tài liệu bạn chỉ cần nháp chuột vào nút Save. (bạn có thể dùng nút Save and Close nếu bạn dã hoàn thành xong tài liệu.) - B2: Bạn có thể chọn nút File trên Menu bar rồi chọn Save. - 24 -
  • 26. - B3. Nếu bạn muốn đổi tên tập tin thì chọn File trên Menu bar rồi chọn Rename. - B4. Gõ tên mới của tài liệu vào rôi chọn OK. - 25 -
  • 27. 4.2.5.3. Tải tài liệu lên: - B1. Để tải một tài liệu đang tồn tại lên mạng bạn nhấp chuột vào nút Upload trên Menu bar. - B2. Sau đó nhấp chuột vào nút Browse và tìm tài liệu bạn muốn tải lên. - B3. Nơi chứa tài liệu sẽ xuất hiện trong cửa sổ nhỏ gần nút Browse. Nếu như tập tin không có trên máy tính nhưng có thể truy cập qua web thì bạn có thể gõ đường truyền URL trong cửa sổ nhỏ đó. Cái cửa sổ nhỏ thứ ba cho phép bạn đổi tên tài liệu trước khi tải lên. Khi đã hoàn thành hết các bước trên thì nhấp chuột vào nút Upload File. - 26 -
  • 28. Bây giờ thì tập tin của bạn đã xuất hiện trong cửa sổ chính. 4.5.2.4. Chia sẻ và cộng tác trên một tài liệu: - B1. Nhấp chọn All Items để thấy hết các mục trong tài khoản Google Docs của bạn. Chọn cái mà bạn muốn chia sẻ với người khác bằng cách nhấp chuột vào ô chọn phía trước mục đó. Sau đó nhấp chuột vào nút More Actions trên Menu bar và chọn Share. B2. Bạn phải chọn Collaborators (cộng sự) hay Viewers (người xem). Cộng sự thì có thể xem và sửa đổi bất cứ tài liệu nào mà bạn chia sẻ. Người xem thì chỉ có thể xem tài liệu và không thể chỉnh sửa. Sau khi chọn Collaborator hay Viewer bạn cần phải gõ địa chỉ email của người bạn muốn chia sẻ tài liệu. Các địa chỉ email cách nhau bởi dấu phấy. Rồi nhấp chọn Invite Collaborators/Viewers. Lƣu ý: Nếu bạn muốn cho phép cộng sự nào đó thêm hay xóa cộng sự khác hay người xem, thì chọn Collaborators may invite others ngay dưới Advanced permissions. Các cộng sự một khi đã có được sự cho phép này thì họ có thể tiếp tục chia sẻ tài liệu đến người khác bằng cách chuyển tiếp lời mời cộng tác. Để thêm vào danh sách email bạ phải chọn Invitations may be used by others (dưới Advanced permissions phía cuối màn hình). Điêu này cho phép tất cả các thanh viên trong nhóm có thể truy cập vào tài liệu chỉ bằng cùng hình thức mới như thế. - - 27 -
  • 29. - B3. Một cửa sổ sẽ mở ra và yêu cầu bạn phải nhập một lời nhắn sẽ được gửi qua email cùng với lời mời truy cập tài liệu. Nhập nội dung tin nhắn và nhập chọn nút Send. Bạn có thể chọn CC chính bạn trong tin nhắn bằng cách chọn CC me (phía dưới cuối cửa sổ). B4. Bất cứ ai nhận được lời mời đều có thể nhấp vào link trong tin nhắn để xem và chỉnh sửa tài liệu. Họ cần phải đăng nhập bằng tài khoản trên Google để có thể chỉnh sửa nếu họ là cộng sự. - 28 -
  • 30. Câu 5: MS Office và Open Office: 5.1. So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office: - MS Office o C . o 2000, XP. o Sả -ma p. o V o . - Open Office o . o o . . o . [http://thuongvt.wikispaces.com/file/view/So+sa%CC%81nh+ch%C6%B0%CC%81c+n%C4 %83ng+va%CC%80+%C4%91%C4%83%CC%A3c+%C4%91i%C3%AA%CC%89m+cu% CC%89a+MS+Office+va%CC%80+Open+Office.docx] o OpenOffice còn đi kèm với một tính năng thú vị là các trình thuật sĩ hướng dẫn giúp bạn hoàn thành hàng loạt những nhiệm vụ khác nhau. Muốn tạo một công thức trên Excel, tạo trình chiếu mới trên Impress, chỉ cần tìm các bài hướng dẫn là xong. 5.2. Vài vấn đề liên quan đến Open Office: 5.2.1 Những hạn chế của Open Office: Còn nhiều thiếu sót khác ở OpenOffice như những tính năng cao cấp và thú vị của Office như Quick Parts (Auto Text). Hơn thế, bạn sẽ không có nhiều mẫu template, nền và kiểu dáng khi tạo các tập tin trình chiếu. 5.2.2 Những thủ thuật và mẹo vặt khi sử dụng Open Office: 5.2.2.1 Chỉnh sửa 2 hoặc nhiều phần của tài liệu cùng một lúc - Microsoft Office có tính năng chia tài liệu một cách thuận tiện (nifty split-window feature), có thể chia cửa sổ làm việc ra làm đôi, để cùng lúc chỉnh sửa trang 5 và trang 150 nào đó tùy ý, mà không phải cuộn con chuột lên xuống. - OpenOffice không có tính năng này, mà nó cung cấp cho bạn một tính năng thậm chí tốt hơn. Click vào menu Window>New Window để mở thêm một cửa sổ mới, chúng sẽ cùng hiển thị tài liệu bạn đang làm việc. Bạn có thể mở bao nhiêu cửa sổ tùy thích, và - 29 -
  • 31. - 5.2.2.2 - - - yên tâm rằng, sự chỉnh sửa trên mỗi cửa sổ sẽ được cập nhật ngay lập tức tới tất cả các cửa sổ còn lại. Để sắp xếp các cửa sổ trên cho có trật tự thì vào View>Toolbars hoặc click chuột phải nút OpenOffice.org trên thanh taskbar. Sử dụng OpenOffice để làm việc với các định dạng cũ Trong quá khứ, những phiên bản cũ của Microsoft Office đã không thể mở nhiều loại tài liệu thông dụng, bởi Microsoft độc quyền trong kinh doanh. Còn phiên bản hiện tại của Ms Office thì không mở được các định dạng cũ, bao gồm cả những định dạng cũ của chính Microsoft như Word 6.0. Ngược lại, OpenOffice có thể làm việc với các món "cổ vật", kể cả các phiên bản cũ của Word (hỗ trợ đến Word 6.0). Ngoài ra nó có thể mở các định dạng WordPerfect, bao gồm cả những file được tạo bởi WordPerfect trên máy Macintosh 3.5. Có một điều khó hiểu ở đây là: ít nhất có một định dạng không được hỗ trợ nhưng vẫn hiện ra trong mục File>Open. Ví dụ, nó có đề "Microsoft WinWord 5.0," nhưng lại không hỗ trợ định dạng này. Nói chung là OpenOffice sẽ bỏ qua những định dạng của Word từ 2.0 đến 5.0. Khá nhiều định dạng mới và cũ được hỗ trợ. Nhưng không làm việc với Winword 5. - 30 -
  • 32. 5.2.2.3 - Tắt bóng đèn nhấp nháy Mặc định thì một cửa sổ có bóng đèn nhấp nháy sẽ xuất hiện khi OpenOffice nhận thấy bạn gõ không chính xác, ví dụ: thay hai dấu gạch nối bằng dấu gạch ngang. Sự trợ giúp này khá hữu ích, tuy nhiên nó hơi "nhiều chuyện". Để tắt nó đi, bạn hãy vào Tool>Option, ở cây thư mục bên tay trái OpenOffice.org>General, bỏ dấu chọn của Help Agent. 5.2.2.4 - Tắt chức năng kiểm tra lỗi chính tả Thật phiền phức khi mình thì gõ tiếng Việt mà OpenOffice lại bắt lỗi tiếng Anh. Kết quả là hiện ra những vết gạch chân màu đỏ trông rối mắt. Để tắt chức năng này: Tool>Option>Languages Setting>Writing Aids bỏ chọn mục "Check Spelling as you type" - 5.2.2.5 - Tạo các đoạn chú thích bằng dấu nháy đơn: Khi gõ dấu nháy kép (") thì OpenOffice sẽ tự động tạo các mở đầu và kết thúc trông thật là trực quan. Nhưng khi bạn muốn tạo các đoạn chú thích bằng dấu nháy đơn (') thì nó chỉ hiện ra một nét dọc, như 'Hello' chẳng hạn. Để dấu nháy đơn cũng có mở đầu và kết thúc (như trong hình minh họa dưới đây) thì vào mục Tool>Auto Corect>Custom Quote. Đánh dấu chọn mục Replace của Single Quotes. - 31 -
  • 33. 5.2.2.6 - - Tùy chỉnh mặc định cho việc lưu văn bản: Mặc định thì OpenOffice lưu bằng định dạng riêng của họ, và khi người khác sử dụng Microsoft Office thì không mở được file đó. Bạn sẽ tự nhắc nhở mình là phải vào Save as..., rồi cuộn menu để chọn định dạng phù hợp với MS Office, cứ như thế thì thật bất tiện! Để thay đổi mặc định, bạn hãy vào Tool>Option, vào mục Load/Save>General. Thay đổi ở 2 ô sau: Document Type (loại tài liệu) và Alway save as (tương ứng với định dạng file chọn làm mặc định). Ví dụ: Text Document tương ứng với Microsoft Word 97/2000/XP. Chọn OK thì từ nay trở đi khi bạn save văn bản thì mặc định sẽ là file .doc (để MS Word 97/2003 và 2007 có thể đọc được). Chú thích: Spreadsheet- file bảng tính như của Excel; Presentation- file trình diễn như PowerPoint [http://www.huecit.vn/Tint%E1%BB%A9c/tabid/58/categoryid/63/itemid/188/Default.aspx] - 32 -
  • 34. CHƢƠNG III: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA, HYBERMEDIA VÀ INTERNET 1. Tổng quan 1.1. Khái niệm về Multimedia Trước tiên người ta có thể hỏi đa phương tiện là gì (Multimedia), đa phương tiện là tích hợp của văn bản, âm thanh, hình ảnh của tất cả các loại và phần mềm có điều khiển trong một môi trường thông tin số. Đây không phải là khái niệm mới trong dạy học, khi ta kết hợp từ hai, ba phương tiện dạy học trở lên là đã có multimedia. Dữ liệu về đa phương tiện gồm dữ liệu về văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình độngMultimedia được phân loại như sau: - Multimedia truyền thống bao gồm việc sử dụng kết hợp các phương tiện như: máy chiếu, băng cassette, radio, vô tuyến, quảng cáo, phim, ảnh .v.v. để nâng cao hiệu quả dạy học. - Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, multimedia đã có một ý nghĩa mới trong dạy học nhờ những khả năng to lớn mà máy tính đem lại. Với khả năng tương tác, multimedia trên cơ sở máy tính có thể thực hiện các công việc rất khó khăn mà multimedia truyền thống rất khó hay hầu như không thực hiện được. Nhu cầu về tương tác người-máy luôn đặt ra trong hệ thống thông tin. Vấn đề chính về tương tác người-máy không là quan hệ giữa con người với máy tính mà là con người với con người. Con người có vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin. Siêu phương tiện (hypermedia) cũng là một khái niệm liên quan mật thiết đến nội dung multimedia cần quan tâm. Đó là những đơn vị thông tin được liên kết (link) với nhau mà người dùng có thể duyệt và khảo sát được, điển hình của hypermedia là mạng toàn cầu Internet. Hypermedia là một tài liệu, không tuyến tính bằng cách kích vào một điểm nóng nào đó trên văn bản, nó có thể chuyển đến một tài liệu hay một văn bản khác. Rồi có thể quay về, thuận tiện cho người đọc trong việc duyệt văn bản hoặc muốn tổng quan một văn bản trong mục lục. Hypermedia bao gồm nhiều môi trường truyền thông khác nhau như đồ thị, hình ảnh, âm thanh, hoạt hình và ảnh động. 1.2. Định nghĩa:Sau đây là một số định nghĩa do các chuyên gia nêu ra: - Theo Fenrich: “Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm máy tính, cho phép tích hợp các tài nguyên video, audio, hoạt hình, đồ họa và trắc nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn hiệu quả nhờ một máy tính có cấu hình thích hợp”. - Theo Philip: “Multimedia đặc trưng bởi sự hiện diện của văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô phỏng và video được tổ chức chặt chẽ trong một chương trình máy tính”. Multimedia với máy tính cho phép người sử dụng có thể trình bày các kiến thức theo ý mình một cách hiệu quả nhất để đạt đến mục đích của việc dạy và học. Ở đây, chủ yếu là đề cập đến việc xây dựng phần mềm multimedia dạy học nên có thể định nghĩa multimedia như là: sự tích hợp nhiều thành phần phương tiện (âm thanh, hình ảnh, văn bản, mô phỏng .v.v.) trong một thể cộng sinh và cộng tác động, mang lại cho người dùng nhiều lợi ích đặc biệt mà từng thành phần phương tiện riêng lẻ không thể thực hiện được. Định nghĩa đa phương tiện (theo nghĩa rộng) là bao gồm các phương tiện: văn bản, hình vẽ tĩnh (vẽ, chụp), hoạt hình (hình ảnh động), âm thanh. Cuối cùng người ta có thể định nghĩa đa phương tiện; đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật đó. Liên quan đến định nghĩa đa phương tiện, người ta cần lưu ý những khía cạnh sau: - Thông tin cần phải được số hóa, phù hợp với xu thế và rẻ; - Phải dùng mạng máy tính, để đảm bảo truyền bá, hay truyền tải tốt - Sử dụng phần mềm có tương tác, cho phép người dùng trao đổi với phần mềm và thay đổi theo ý người dùng; - Phải thiết kế giao diện người-máy phù hợp với phát triển của đa phương tiện, tức giao diện người dùng đa phương tiện được lưu ý nhiều trong các năm gần đây. 2. Chức năng của multimedia: Không chỉ là một công cụ trình diễn hiệu quả, cho phép sử dụng theo ý thích riêng, multimedia có những lợi thế độc nhất vô nhị mà multimedia truyền thống không có được. Chức năng chính của nó là: - Cung cấp cho người học những kinh nghiệm cụ thể về đối tượng học tập theo kiểu trải nghiệm gián tiếp. Với khả năng điều khiển đồng thời tất cả các thành phần như hình ảnh, âm thanh, video, theo năng lực và sở - 33 -
  • 35. thích của cá nhân, người học có thể tự trải nghiệm về đối tượng. Điều này không thể có được nếu như các phương tiện này được thể hiện tuần tự theo một trật tự cố định, một nhịp độ cố định mà chưa hẳn đã phù hợp với người học. Hơn nữa, từ những trải nghiệm đó, người học có được những kinh nghiệm cụ thể về tư duy, về hành vi, về ứng xử. - Multimedia có thể góp phần gia tăng cơ hội học tập với chi phí thấp do giá máy tính ngày càng rẻ, và với một máy tính có thể học rất nhiều môn học, lĩnh vực học, tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin và cơ hội học tập có giá trị. Tất nhiên, để hoàn tất việc học với multimedia, người học phải có đủ kỹ năng và ý chí. - Chất lượng giáo dục không nhất thiết bị chi phối bởi công nghệ mà trước hết bởi nhu cầu (needs) của người học. Khi tìm đến với multimedia, người học đã có một nhu cầu học tập cụ thể, rõ rệt, đó là một thuận lợi cơ bản. Thuận lợi ấy sẽ được nhân lên do có thể học một cách linh hoạt cả về không gian, thời gian, theo nhịp độ và phong cách riêng, cá tính riêng. Nếu được thiết kế tốt, multimedia có thể tạo nên môi trường học tập vui vẻ và thân thiện mà không bị cản trở bởi tâm trạng lo sợ thất bại. 3. Ƣu điểm của multimedia: Multimedia có rất nhiều ưu điểm trong dạy học. Cũng có thể nói, qua dạy học và giáo dục mà multimedia thể hiện được sức mạnh của nó: - Trước hết, sức mạnh sư phạm của multimedia thể hiện ở chỗ nó huy động tất cả khả năng xử lý thông tin của con người. Tất cả các cơ quan cảm giác của con người (mắt, tai .v.v.) cùng với bộ não hợp thành một hệ thống có khả năng vô cùng to lớn để biến những dữ liệu vô nghĩa thành thông tin. “Trăm nghe không bằng một thấy”, nhưng nếu cái thấy là thực thể vận động thì ý nghĩa còn lớn hơn rất nhiều. - Multimedia cũng cho khả năng cung cấp một kiến thức tổng hợp và sâu sắc hơn so với chỉ dùng các giáo trình in kèm theo hình ảnh thông thường. Ví dụ, một đoạn phần mềm mô tả nguyên lý hoạt động của một máy phát điện sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều khi có thể thể hiện trình tự tạo ra dòng điện.. - Về mặt tâm lý, môi trường multimedia cũng có những thuận lợi riêng. Có thể kể ra được một số ví dụ: người học không bị mặc cảm có lỗi, xấu hổ khi không làm đuợc bài, không hiểu bài phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần, làm bài sai. Nếu được tổ chức tốt, multimedia cho phép người học truy cập, tham khảo nhanh chóng, tức thời đến một kho dữ liệu khổng lồ ngay khi đang học, mà không một giáo viên nào có được. - Đối với người học, có ba ưu điểm chính sau : o Cho phép làm việc theo nhịp độ riêng và tự điều khiển cách học của bản thân. o Học với một người thầy vô cùng kiên nhẫn. o Theo sát với việc học và thường xuyên nhận được phản hồi, đánh giá - Riêng đối với người dạy, multimedia cung cấp những lợi ích sau : o Cho phép làm việc một cách sáng tạo. o Tiết kiệm thời gian, nhờ đó có thể khám phá nhiều chủ đề. o Tìm được giải pháp thay thế những hoạt động học thiếu hiệu quả. o Tăng cường thời gian giao tiếp, thảo luận với học sinh 4. Nhƣợc điểm của multimedia - Trước hết, multimedia đòi hỏi người học phải có máy tính với cấu hình thích hợp. Máy tính dùng cho multimedia phải có phần cứng và phần mềm đủ để xử lý âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, video (tất cả đều là những loại thông tin có kích thước file lớn) cùng lúc. Nếu máy tính có cấu hình quá thấp, bài học sẽ thường xuyên bị ngắt quãng, mô phỏng không liền lạc, hoặc thậm chí không thực hiện được. Cũng chính vì điều này mà người thiết kế phần mềm multimedia phải dự liệu trước (về những thành phần nào cần và kiểu của chúng) để cho kích thước các file dữ liệu và kích thước chung của cả phần mềm càng nhỏ càng tốt. - Kế đến, việc xây dựng một phần mềm multimedia thường tốn khá nhiều thời gian và công sức, cũng như đòi hỏi phải có những trang thiết bị tối thiểu, nên giá thành khá lớn. Nếu qui mô phần mềm càng lớn thời gian bị kéo dài càng nhiều thì giá thành càng cao. - Multimedia cũng đòi hỏi người học phải có những khả năng và hiểu biết tối thiểu về máy tính và cả chuyên môn. Bởi vậy, việc huấn luyện giáo viên, những người không thuộc chuyên ngành máy tính cũng phức tạp, và nếu làm không tốt cũng dễ gây ra những lãng phí lớn. Trong môi trường multimedia, người học không có cảm giác được lắng nghe, được chia sẻ và được khuyến khích một cách sống động như trong môi trường học - 34 -
  • 36. tập trên lớp. Để giải quyết tốt vấn đề này, cần xây dựng multimedia dựa trên những cơ sở về tâm lý học nhận thức, lý thuyết học tập. Đây là cũng là một trong những trở ngại khó giải quyết nhất khi xây dựng multimedia. Câu 6 - Một số công cụ Multimedia và Hybermedia sử dụng cho dạy học 6.1. Phần mềm Videomach 5.8.6 Professional Tùy biến và tinh chỉnh Video Thông tin chi tiết: - VideoMach là một chương trình xây dựng và chuyển đổi audio/video, nó sẽ cho phép ta xây dựng các video clip từ các hình ảnh, thêm nhạc nền cho video của mình, trích các bản audio và hình ảnh từ phim, và chuyển đổi giữa các định dạng file media. - Ta cũng có thể thay đổi độ nén, frame rate, độ sâu màu, định dạng audio và thay đổi kích thước clip của mình bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm màn ảnh rộng mà không làm biến dạng nội dung. Thêm vào đó, ta có thể làm tăng giá trị và sửa lại cho đúng các video clip của mình bằng 12 bộ lọc bao gồm sharpen, emboss, gamma correction, brightness, contrast, saturation và nhiều thứ khác nữa. - Các tính năng khác bao gồm chuyển đổi giữa PAL và NTSC, tạo thumbnail và những cái khác. VideoMach hỗ trợ các định dạng audio và video thông dụng, bao gồm AVI, FLIC, MPEG và HAV. Đây là một vài tính năng của Video Mach: - Hỗ trợ các định dạng video hình ảnh thông dụng (mpeg, avi, divx, flc, jpeg, png, tif, gif, bmp, và các định dạng khác) - Đọc và ghi các định dạng hình ảnh chuẩn Linux và UN*X (xpm, pnm, sgi, ras, và các định dạng khác) - Hỗ trợ các định dạng audio thông dụng (mp3, mp2, ogg, wav, ac3) - Nhập kết quả của camera thu hình ảnh tốc độ cao và theo khoảng thời gian. - Tìm ra liên tục các hình ảnh nhanh nhất của thế giới, hơn 50,000 hình ảnh một giây. - MPEG, AVI and Bayer readers, video chất lượng chuyên nghiệp được mã hóa đến chất lượng cao nhất không giống như hầu hết các chương trình chơi media. - Phần mềm mã hóa MPEG nhanh nhất, hơn 120 hình một giây. - Có thể đọc và viết các file MPEG rất lớn, đến hàng triệu terabyte. - Tạo công nghiệp các chuẩn VideoCD MPEG bằng NTSC và PAL/SECAM - Kết nối đến cả giao diện Video For Windows (VFW) và DirectShow (DS) bảo đảm hỗ trợ cho số lượng các code và định dạng AVI. - Dễ dàng để thông qua ngoại trừ hộp thoại lựa chọn mã video/audio khi xuất ra AVI. - Tích hợp chương trình chơi media. - Làm việc trên Windows 95 / 98 / ME / 2000 / XP cũng như các bản phân phối Linux hiện đại với gói cài đặt Wine. - Bộ cài đặt nhanh chóng, nhỏ gọn và đáng tin cậy với kiểm tra chống virus tích hợp bên trong. Với VideoMach ta có thể: - Chuyển đổi hình ảnh liên tục thành file video. - Chắp video và audio clip thành file kết quả duy nhất. - Xoay, thay đổi kích thước và cắt video thành kích cỡ mong muốn. - Trích xuất hình ảnh và âm thanh từ các clip. - Thay đổi code video và audio, data rate, độ phân giải, tỉ lệ màn hình và chất lượng clip. - 35 -
  • 37. - Tăng nhanh hoặc làm chậm các video, hoặc một phần của nó. - Chấp nhận bất kì bộ lọc video nào và các chức năng như Brightness, Contrast, Gamma - Correction, Deinterlace, Mirror, Motion Blur, Fade In/Out, White Balance, Sharpen, Emboss và nhiều hơn nữa. - Công cụ triển khai đặc biệt như Matrix, Temporal Average hoặc Count Color. - Tự động tiến trình chuyển đỏi bằng cách sử dụng dự án và các thông số dòng lệnh. Hỗ trợ các định dạng: - Tích hợp AC3, Dolby Digital - AVI / DIVX / IVF, Windows Audio Video Interleaved - BAY, Bayer Image (chỉ đọc) - BMP / DIB, Windows Device Independent Bitmap - CINE, Vision Research CINE, (chỉ đọc/giải nén) - FLC / FLI, Autodesk FLIC / FLIC-Pro - GIF, Graphics Interchange Format - HAV , High quality Audio Video - JPEG, Joint Photographic Expert Group - MPA / MP2 / MP3, audio MPEG-1/2, Layer I/II/III, (Chỉ đọc MP1 và MP3) - MPEG, Moving Pictures Expert Group, MPEG-1 - OGG, OggVorbis Audio - PCX, Zsoft Paintbrush - PNG, Portable Network Graphics - PNM / PPM, Portable Image - RAS / SUN, Sun Raster Image - RGB / SGI, Silicon Graphics Image - TGA, Truevision Targa - TIFF, Tagged Image File Format - WAV, Windows Wave Sound - XPM, X-Pixmap 6.2. Phần mềm mp3DirectCut - mp3DirectCut là chương trình nhỏ gọn giúp ta chỉnh sửa và ghi âm thanh để nén MP3. Với công cụ này, ta có thể trực tiếp cắt, sao chép, paste hoặc thay đổi âm lượng mà không cần phải thông qua giai đoạn giải mã tạp âm trước khi chỉnh sửa như hầu hết những công cụ cùng chức năng. Vì vậy, ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh được hiện tượng lãng phí dung lượng của ổ đĩa cứng máy tính bởi vô số những tập tin lưu tạm trong suốt thời gian xử lý. Hơn thế nữa, chương trình cũng đảm bảo được chất lượng âm thanh của tập tin đầu ra đúng như chất lượng của tập tin gốc bởi không phải tái mã hóa. mp3DirectCut tích hợp máy ghi âm để tạo ra trực tiếp tập tin MP3 từ tập tin âm thanh đầu vào. Sử dụng Cue sheets, công cụ sẽ phát hiện tạm dừng hoặc gợi ý tự động để ta có thể dễ dàng chia nhỏ các tập tin dài. - mp3DirectCut là một tiện ích sử dụng rất ít tài nguyên hệ thống và bộ nhớ máy tính, do đó có thể chạy tốt trên cả những máy tính có cấu hình thấp. Công cụ còn giúp ta dễ dàng cắt lấy chỉ đoạn âm thanh mong muốn trong một bản nhạc MP3, loại bỏ những chi tiết mà ta cho là không cần thiết, tăng/giảm tốc độ phát nhạc và âm lượng gốc, tự động cân bằng âm thanh, hiệu chỉnh nhãn của bản nhạc cùng nhiều tính năng cao cấp khác. - 36 -
  • 38. - Tính năng chính: Cắt, sao chép, paste các đoạn một cách nhanh chóng. Thay đổi âm lượng âm thanh, độ nhiễu, chuẩn hóa. Ghi âm MP3 với bộ mã hóa ACM hoặc Lame. Chuyển hướng MPEG nhanh chóng và dễ dàng. Hỗ trợ Layer 2 (âm thanh DVD/DVB). Hỗ trợ CUE sheet. Hỗ trợ AAC. Xử lý hàng loạt. Hỗ trợ chỉnh sửa tag ID3 1.1, giữ nguyên tag D3 2. Ghi với tốc độ cao. Sử dụng dòng lệnh. Hỗ trợ Unicode. Xem ảnh chụp màn hình. Câu 7 - Quy trình xây dựng một webquest: 1. Chọn và giới thiệu chủ đề Chủ đề cần phải có mối quan hệ rõ ràng với các nội dung được chỉ định trong chương trình dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi học sinh phải thể hiện quan điểm. Không thể thể hiện quan điểm bằng những câu trả lời như “đúng” hay “sai” một cách đơn giản mà cần lập luận quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những câu hỏi cần trả lời khi quyết định chủ đề: - Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không? - Học sinh có hứng thú với chủ đề không? - Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không? - Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không? Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với học sinh. Giới thiệu đề tài một cách ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh có thể làm quen với một đề tài khó. 2. Tìm nguồn tài liệu học tập: Giáo viên tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong Webquest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ internet (URL). Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải - 37 -
  • 39. quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu Webquest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết với các trang web bên ngoài. Ngoài các trang Web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ các từ điển trực tuyết trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và trước đó các nguồn tin này phải được giáo viên kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy. 3. Xác định mục đích: - Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện Webquest. - Các yêu cầu cần phù hợp với học sinh và có thể đạt được. 4. Xác định nhiệm vụ Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, học sinh cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của Webquest. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của học sinh, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy. Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu cầu, về phương diện có thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác nhau. 5. Thiết kế tiến trình: Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm học sinh, cần thiết kế tiến trình thực hiện Webquest. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của học sinh. Tiến trình thực hiện Webquest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thông tin, thực hiện, trình bày, đánh giá. 6. Trình bày trang web: Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày Webquest. Để lập ra trang Webquest, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chỉ cần lập Webquest, ví dụ trong chương trình Word và nhớ trong thư mục HTML, không phải như thư mục DOC. Có thể sử dụng các chương trình điều hành Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu Webquest trên Internet hiện có. Trang Webquest được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng. 7. Thực hiện Webquest: Sau khi đã Webquest lên mạng nội bộ, tiến hành thử với học sinh để đánh giá và sửa chữa. 8. Đánh giá, sửa chữa: Việc đánh giá Webquest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của học sinh, đặc biệt là những thông tin phản hồi của học sinh về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện Webquest. Có thể hỏi học sinh những câu hỏi sau: - Các em đã học được những gì? - Các em thích và không thích những gì? - Có những vấn đề kỹ thuật nào trong Webquest? … Câu 8 -Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với LMS/LCMS Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên và nội dung và giữa học viên và giảng viên. Đôi khi người ta cũng gọi là Course Management System (CMS). Một Learning Content Management System (LCMS) là hệ thống dùng để tạo, lưu trữ, tổng hợp, và phân phối nội dung e-Learning dưới dạng các đối tượng học tập. Vậy đặc điểm chính để phân biệt với LMS là LCMS tạo và quản lý các đối tượng học tập. 1. Phân loại - 38 -
  • 40. Có nhiều loại LMS/LCMS khác nhau. Có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS và LCMS do đó khó so sánh đầy đủ, chính xác. Các điểm khác nhau giữa các sản phẩm có thể được liệt kê như sau: - Khả năng mở rộng - Tính tuân theo các chuẩn - Hệ thống đóng hay mở - Tính thân thiện người dùng - Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau - Khả năng cung cấp các mô hình học tập khác nhau - Giá cả 2. Các tính năng chính - Đăng kí: học viên đăng kí học tập thông qua môi trường web. Quản trị viên và giáo viên cũng quản lý học viên thông qua môi trường web. - Lập kế hoạch: lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân. - Phân phối: phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác. - Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo. - Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻ màn hình và e-seminar - Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên - Nội dung: tạo và quản lý các đối tượng học tập (thường chỉ có trong LCMS) 3. Khả năng ứng dụng trong e-Learning Cung cấp một môi trường toàn diện, đầy đủ để quản lý các quá trình, sự kiện, và nội dung học tập. 4. Thuận lợi và bất lợi Thuận lợi Bất lợi Cung cấp một môi trường ổn định để sử dụng e-Learning Các hệ thống rất đắt tiền Dễ dàng quản lý học viên, nội dung, các khóa học, và các tài nguyên khác Rất khó lựa chọn một LMS/LCMS phù hợp Không dễ dàng để tạo ra một LMS/LCMS vì sự phức tạp của hệ thống và các quá trình bên trong nó Ví dụ Moodle là một LMS mã nguồn mở, được đánh giá rất cao. Hiện tại có thể coi là đối thủ chính của BlackBoard (BlackBoard vừa mua WebCT). Moodle nổi bật là hướng giáo dục, được thiết kế dựa trên triết lý giáo dục tốt (constructivist). Một điểm nữa là Moodle có cộng đồng rất đông đảo, thường xuyên đóng góp ý kiến và tài chính để nâng cao chất lượng phần mềm. Website: http://www.moodle.org Điều đáng mừng là cộng đồng Moodle Việt Nam đã được thành lập hơn một năm, sẵn sàng cung cấp hỗ trợ miễn phí bằng tiếng Việt cho các trường học và cơ sở đào tạo. Địa chỉ: http://moodle.org/course/view.php?id=45. - 39 -
  • 41. Hệ thống quản lý học tập Moodle A. Giới thiệ u: 1. Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến. 2. Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle. 3. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. 4. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle. 5. Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. 6. Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác. 7. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty. 8. Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10.000 site trên (thống kê tại moodle.org) thế giới đã dùng Moodle tại 160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có trong trường của bạn, bạn có thể chọn cho mình một trong các công ty Moodle Partners(Khoảng 30 công ty). 9. Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50 000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh - Open University of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University). Bạn có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 1.7 sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL để các bạn có thêm nhiều cơ hội lựa chọn. 10. Để biết mọi người nghĩ gì về Moodle, các nghiên cứu về Moodle, cũng như so sánh Moodle với các hệ thống khác, bạn đọc tiếp tại:http://moodle.org/buzz/. Về tương lai phát triển của Moodle, bạn xem tại: http://docs.moodle.org/en/Roadmap. 11. Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển. Nhớ rằng cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng bằng chính Moodle. 12. Một câu hỏi đặt ra là Moodle trị giá bao nhiêu? Một thống kê thú vị tại http://www.ohloh.net/projects/25 kết luận Moodle đáng giá 20 triệu USD nếu bạn phải xây dựng một hệ thống tương tự như thế từ đầu. B. Tại sao lại dùng Moodle Câu hỏi này được đặt ra khi nhiều trường đại học đã dùng BlackBoard hoặc WebCT (do họ đã sát nhập nên chúng ta gọi là BlackCT) chuyển sang dùng Moodle. Với những ai không biềt thì BlackBoard và WebCT là hai LMS/LCMS ra đời sớm và chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới trong số các hệ thống thương mại. Một thống kê tham khảo về thị phần các LMS/LCMS chính Moodle+BlackCT+Sakai có - 40 -
  • 42. tạihttp://www.zacker.org/higher-ed-lms-market-penetration-moodle-vs-blackboard-vs-sakai. Dưới đây là các lí do chính (Dựa trên nghiên cứu của Terence Armentano được đưa lên tại địa chỉ:http://moodle.org/mod/forum/discuss.php?d=35845): 1. Phần mềm nguồn mở giúp trường đại học của bạn không phụ thuộc vào một công ty phần mềm đóng. Ví dụ 1 – LMS (Learning Management System) đóng có thể ảnh hưởng rất sâu đến một trường đại học cho đến mức mà bạn không thể quay lại. Giáo viên quá quen với nó. Sinh viên và các nhân viên khác cũng vậy. Đến lúc này công ty bán LMS nhận ra sự phụ thuộc của bạn vào sản phẩm này và bắt đầu tăng giá, hỗ trợ ít hơn, bắt bạn mua các sản phẩm bổ sung và bạn bắt buộc phải làm theo, không còn sự lựa chọn nào khác. Ví dụ 2 – Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn phải dựa vào công ty bán sản phẩm cho bạn nâng cấp và chỉnh sửa vì bạn không thể có mã nguồn trong tay. Với mã nguồn mở, bạn có thể tự sửa hoặc trả cho các công ty khác hỗ trợ bạn, thường thì rẻ hơn vì bạn có thể chọn được nhiều công ty. Hơn nữa, nếu bạn không hài lòng với một công ty, bạn có thể tìm các công ty khác để hỗ trợ. Moodle có khoảng 30 công ty có thể hỗ trợ bạn. Hơn nữa, nếu bạn có những chuyên gia tin học tốt thì bạn không cần thuê bên ngoài. 2. Tùy biến được (Customizable). Moodle có thể tùy biến và cấu hình mềm dẻo một cách đáng ngạc nhiên. Mã mở được đưa ra công khai do đó bạn có thể tùy biến hệ thống để phù hợp với các yêu cầu đào tạo và thuê lâp trình viên làm chuyện đó thay cho bạn. Ví dụ, nếu trường đại học muốn xây dựng một module XYZ thì họ có thể tự phát triển bên trong hoặc gửi yêu cầu đó lên cộng đồng mã nguồn mở và một người lập trình viên có thể xây dựng module đó miễn phí. Ngay cả khi bạn không phải là một lập trình viên, bạn vẫn có thể cài đặt Moodle trên một server, tạo các khóa học, và cài thêm các module bổ sung, và gỡ các rắc rối với sự trợ giúp của cộng đồng Moodle. 3. Hỗ trợ. Các mức độ hỗ trợ cho một phần mềm mã nguồn mở tốt thật đáng kinh ngạc. Cộng đồng, nhân viên IT có sẵn, hoặc các công ty bên ngoài là các lựa chọn cho bạn. 4. Chất lượng. Đôi khi phần mềm mã nguồn mở, như trong trường hợp của Moodle và Sakai, bằng hoặc tốt hơn Blackboard /WebCT trong các khía cạnh. Bởi cộng đồng các nhà giáo dục, chuyên gia máy tính, và các chuyên gia thiết kế giảng dạy chính là những người phát triển Moodle, và kết quả là bạn có trong tay một sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu người dùng. Ví dụ, Moodle có các tính năng hướng tới giáo dục vì chúng được xây dựng bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục. 5. Moodle được hỗ trợ tích cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Họ là những người có trình độ IT tốt và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Họ chính là những người dùng LMS và có thể hỗ trợ bạn. 6. Sự tự do. Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn và không bao giờ có cảm giác là „nô lệ‟ của phần mềm. 7. Ảnh hưởng trên toàn thế giới. Bởi vì Moodle có một cộng đồng lớn như vậy, phần mềm được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ và được sử dụng tại 160 nước khác nhau. Bạn rất ít khi tìm được một phần mềm đóng thông dụng được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ khác nhau. 8. Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và sử dụng miễn phí. Mã nguồn mở dùng mô hình kinh doanh khác với mô hình mà chúng ta từng biết. Ví dụ, bạn có thể mở một công ty tư vấn Moodle và thuê một lập trình viên để phát triển phần mềm và chia sẻ nó miễn phí cho cộng đồng bởi vì càng có nhiều người dùng nó công ty của bạn càng có cơ hội kinh doanh. 9. Cơ hội cho các sinh viên tham gia dự án. Thật là tốt khi bạn tạo điều kiện cho các sinh viên khoa học máy tính (công nghệ thông tin) có cơ hội để phát triển một module cho LMS Moodle. Sinh viên có thể xây dựng module cho LMS Moodle và chia sẻ nó cho cộng đồng toàn cầu. Nếu module đủ tốt, nó sẽ được tích hợp vào phiên bản mới Moodle thường được phát hành 6 tháng một lần. Bởi vì Moodle thiết kế dựa trên module, xây dựng module mới cho Moodle khá đơn giản nếu bạn biết PHP. (Ví dụ như sinh viên Phạm Minh Đức - Đại học BK Hà Nội đã phát triển thành công module SCORM 2004, sau đó đóng góp cho cộng đồng Moodle). - 41 -
  • 43. 10. Với mô hình mở như Moodle, cho phép bạn trao đổi trực tiếp với chính những người phát triển phần mềm, góp ý kiến và yêu cầu chỉnh sửa. Nếu muốn bạn có thể nghe cuộc phỏng vấn với Martin Dougiamous, người sáng lập Moodle và hiện tại vẫn đang là người điều hành chính Moodle, về tương lai của Moodle tại http://technosavvy.org/?p=329. Các trƣờng ĐH sử dụng Moodle - EVietnam Group - Trang web dạy toán Phổ Thông Trung học - Học nữa, học mãi - Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông - Đại học Cần Thơ - Khoa quản trị kinh doanh - Đại học Đà Nẵng - Khoa CNTT- Đại Học Khoa Học Tự Nhiên-ĐHQGTPHCM - Đại học Mở Bán công TPHCM - Viện Khoa học và Công nghệ - Phân viện TPHCM - Ho Chi Minh International School - TinhHoa Networking Academy - Hóa học phổ thông - Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Hà Nội - Việt Nam - Đất nước - Con người - VietMaths - Công ty điện lực 2 - EDO - Đại học Hà Nội - Toán học phổ thông - Ephysics - Trung tâm Tin học - Bộ GD & DT - Khoa Trung Quốc - Đại học Hà Nội - Đại học Công Nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội - Cổng bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật - Khoa quản trị và du lịch - Đại học Hà Nội - Khoa Pháp - Đại học Hà Nội - Viện Đại học Mở Hà Nội - Đại học Xây Dựng Hà Nội - Trường cao đẳng Đông Á - Singapore International School - Khoa Nhật - Đại học Hà Nội - Dự án HRCTEM của Bỉ - Đại học Kinh tế - Đà Nẵng - Khoa Nga - Đại học Hà Nội - Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Sư phạm TPHCM - Vn Experts - Kaist e-Learning System - Thi trắc nghiệm trực tuyến - Đại học Thủy lợi - Khoa Đức - Đại học Hà Nội - Chương trình hợp tác quốc tế - Đại học Bách Khoa Hà Nội - Đại học Huế - còn nữa ... - 42 -
  • 44. CHƢƠNG IV: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC: DRILL &PRACTICE SOFTWARES, TUTORIAL SOFTWARES, INSTRUCTIONAL GAMES, SIMULATION SOFTWARES, INTEGRATED LEARNING SYSTEM INTELLIGENT TUTORING SYSTEMS Câu 9 - Phần mềm dạy học trong nƣớc và nƣớc ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn tin học, xuất xứ, chức năng, đặc điểm và cách sử dụng: Phần mềm giảng dạy quản lý phòng máy Netop school I. Giới thiệu: - NetOp School được phát triển bởi công ty Danware của Đan Mạch chuyên về các phần mềm điều khiển từ xa thông qua máy tính. - NetOp School là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. II. Chức năng: Các chức năng dành cho giáo viên:  Các chức năng giảng bài.  Các chức năng điều khiển lớp học.  Các chức năng cho làm kiểm tra.  Các chức năng quản lý lớp học Các chức năng dành cho học viên  Làm bài kiểm tra  Yêu cầu giúp đỡ  Thực hiện cùng với giáo viên. III. Yêu cầu thiết bị: NetOp School 6.12 chạy trên các máy tính sử dụng HĐH sau Microsoft Windows đến Win 7 (Win 8 chưa text). Có mạng Lan. IV. Hƣớng dẫn cài đặt: 1. Cài đặt dành cho giáo viên: Bƣớc 1: - Double Click trên tập tin NetOpSchoolTeacher_UK.msi trong thư mục NetOpSchoolcó trên đĩa. - Hộp thoại NetOp School Teacher - Setup xuất hiện. Click Next để tiếp tục. - 43 -
  • 45. - Chọn I accept the term in the License Agreement. Click Next để tiếp tục. - Nhập số Seial number : UK00600-S7T0-018308-4298-B1FCB5. Click Next để tiếp tục. - Chọn Typical .Click Next để tiếp tục. - Click Install để cài chương trình . - 44 -
  • 46. - Click Next để khai báo các chức năng . - Click Finish hoàn thành . Chỉ chọn vài chức năng đơn giản, dành cho những người mới làm quen. Đặt tên cho lớp học. Ví dụ: LOP A, LOP B … tên lớp học dược sử dụng khoảng trắng. Chọn sử dụng tất cả các chức năng mà chương trình hiện có. Chọn những chức năng nào cần sử dụng. - 45 -
  • 47. Trong hộp thoạiClass managementchọn thông số phù hợp và chọn Next. Tên tài khoản trên windows mà học viên dùng đăng nhập vào máy tính. Tên khai báo của học viên. Tên của máy tính khai báo trong hệ thống mạng. - Trong hộp thoại Communiccation profilechọn giao thức mạng để làm việc và chọn Next. Chương trình hỗ trợ các giao thức sau: TCP/IP (UDP) Tên tài khoản trên windows mà học viên dùng đăng nhập vào máy tính. Terminal Server NetBOS IPX Wireless (VD : Chọn TCP/IP) - 46 -
  • 48. - Trong hộp thoại Register your NetOp License On-line.Ta chọn đăng ký sử dụng cho sản phẩm NetOp và chọn Next để tiếp tục. Ta chọn mục này * Click Next để kết thúc khai báo. - Tự động Register your Netop Product - Click Finish hoàn thành chương trình cài đặt NetOp School 6.0 dành cho giáo viên . - 47 -
  • 49. * Cấu hình để tối ƣu NetOp Teacher: - Tối ưu chương trình NetOp Teacher bằng cách chọn Options trên menu lệnh. Cửa sổ Options có giao diện như trên hình. Hãy chọn và mở mục General. - Tại đây, bạn gõ vào mật khẩu để kết nối với trình NetOp Teacher tại ô Connection Password và hãy ghi nhớ lại mật khẩu này. Kết thúc phần cài đặt NetOp Teacher. 2. Cài đặt dành cho học sinh : Bƣớc 1: Double Click trên tập tin NetOpSchoolStudent_UK.msi trong thư mục NetOpSchool có trên đĩa. Hộp thoại NetOp School Student- Setup xuất hiện . - Click Next để tiếp tục. - 48 -
  • 50. - Click Next để tiếp tục. - Chọn I accept the term in the License Agreement. Click Next để tiếp tục. - Nhập số Seial number : UK00600-S7S0-018305-0B8F-75BAB5. Click Next để tiếp tục. - 49 -
  • 51. - Chọn Typical .Click Next để tiếp tục. - Click Install để cài chương trình . - Click Finish hoàn thành . - Click Next để khai báo các chức năng . - 50 -
  • 52. - Click Next để tiếp tục . - Click Next để tiếp tục . Trong hộp thoại Communiccation profilechọn giao thức mạng để làm việc và chọn Next. Chương trình hỗ trợ các giao thức sau: TCP/IP (UDP) Terminal Server NetBOS IPX Wireless (VD : Chọn TCP/IP) - Trong hộp thoại Register your NetOp License On-line.Ta chọn đăng ký sử dụng cho sản phẩm NetOp và chọn Next để tiếp tục. - 51 -
  • 53. Ta chọn mục này - Tự động Register your Netop Product * Click Finish để hoàn thành . - 52 -
  • 54. * Cấu hình để tối ƣu NetOp Student: - Nháy đúp chuột vào biểu tượng Student trên khay hệ thống, cửa sổ NetOp Student hiện ra. Bạn chọn vào ToolsOptionsGeneral như hình. - Tại đây, hãy gõ vào ô Connection Password mật khẩu kết nối giống với mật khẩu đă đặt ở trình NetOp Teacher. IV. Hƣớng dẫn sử dụng: 1. Màn hình làm việc của giáo viên : a. Bảng điều khiển lớp: *Màn hình hiển thị chi tiết về lớp : - 53 -
  • 55. * Màn hình hiển thị bằng biểu tượng : * Màn hình hiển thịbằng hình ảnh : * Màn hình hiển thị các kế hoạch : * Màn hình hiển thị các bảng ghi : - 54 -
  • 56. *Màn hình hiển các bài kiểm tra : *Màn hình hiển thị lớp học : b. Các nút lệnh cơ bản :  Nút trình diễn : - 55 -