SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Download to read offline
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 1
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
HỌC PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC
ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT
(NHÓM 23_K2-357)
Nội dung trình bày
1. Sự phát triển của công nghệ và vấn đề dạy học ở thế kỷ 21
2. Dạy và học với 3 phần mềm công cụ cơ bản
3. Dạy và học với các công cụ Multimedia, Hypermedia và Internet
4. Dạy và học với các phần mềm dạy học
Giáo viên hƣớng dẫn : Ths. Lê Đức Long
Sinh viên thực hiện :
1. Lê Minh Chí
2. Bùi Đình Lan Hƣơng
Lớp NVSP, khóa 2, tối357
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 2
Mục Lục
Chương 1: Sự phát triển của công nghệ và vấn đề dạy học ở TK.21..............................................................................4
1.1Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh..............................................................................4
1.1.1Đối với người giáo viên ..................................................................................................................................4
1.1.2 Đối với học sinh.............................................................................................................................................5
1.2 Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên lớp...........................................................5
Chương 2: Dạy và học với ba phần mềm công cụ cơ bản: xử lý văn bản, bảng tính và ứng dụng CSDL......................8
2.1 Phân loại................................................................................................................................................................8
2.1.1Microsoft Office..............................................................................................................................................8
2.1.2Winrar .............................................................................................................................................................9
2.1.3 Picasa .............................................................................................................................................................9
2.2 Tìm hiểu về Open Office-OOo (Writer, Impress, Calc, Base)- phiên bản Việt hóa, Google Docs- xuất xứ, chức
năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ bản..........................................................................................................11
2.2.1 Open Office.org Writer................................................................................................................................11
2.2.2 OpenOffice.org Impress...............................................................................................................................11
2.2.3 OpenOffice.org Calc, hay OpenOffice Calc ................................................................................................11
2.2.4 Google doc...................................................................................................................................................12
2.3 So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office. Những hạn chế của Open Office và những thủ
thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open Office.....................................................................................................15
2.3.1 So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office .................................................................15
2.3.2 Những hạn chế của Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open Office ..............16
Chương 3: Dạy và học với các công cụ multimedia, hyper-media và Internet.............................................................30
3.1 Tìm hiểu một số công cụ multimedia và hyper-media dùng trong dạy học .......................................................30
3.1.1Microsoft Office............................................................................................................................................30
3.1.2Prezi. .............................................................................................................................................................30
3.1.3.Windows Movie Maker ...............................................................................................................................35
3.1.4 Picasa: ..........................................................................................................................................................38
3.2 Tìm hiểu một số bước để xây dựng 1 WebLesson/ WebQuest..........................................................................40
3.2.1Khái niệm......................................................................................................................................................40
3.2.2 Các bước xây dựng WebLesson...................................................................................................................40
3.3 Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với 1 LMS/ LCMS cụ thể ................................................42
Chương 4: Dạy và học với các phần mềm dạy học: drill & practise software, tutorial software, instructional games,
simulation software, intergrated learning system intellgent tutoring systems. .............................................................45
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 3
4.1 Tìm hiểu một số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn Tiếng Anh
- Phần mềm ActivInspire( xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt và cách sử dụng.) ...............................................45
4.1.1 Xuất xứ.........................................................................................................................................................45
4.1.2. Chức năng, đặc điểm...................................................................................................................................45
4.1.3. Cài đặt .........................................................................................................................................................46
4.1.4. Hướng dẫn sử dụng.....................................................................................................................................52
4.2 Điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm......................................................................................81
4.2.1 Điểm tích cực:..............................................................................................................................................81
4.2.2 Hạn chế ........................................................................................................................................................83
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................................................84
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 4
Chƣơng 1: Sự phát triển của công nghệ và vấn đề dạy học ở TK.21
1.1Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh
1.1.1Đối với ngƣời giáo viên
Cùng với việc gia tăng sự tích hợp công nghệ trong xã hội chúng ta, các giáo viên cần phải
tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định về công nghệ, để có thể đi trước, không trở
nên “lạc hậu” đối với học sinh, cũng như các đồng nghiệp trên thế giới.
Theo Hiệp hội quốc tế về công nghệ giáo dục (ISTE = International Society for
Technology Educators) thì giáo viên cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau
a. Có khả năng tạo điều kiện và khuyến khích học sinh sáng tạo: giáo viên sử dụng kiến
thức của mình trong việc dạy và học để truyền cho học sinh kỹ năng học tập, đổi mới,
sáng tạo trong cả môi trường thực tế lẫn giả định.
b. Có khả năng thiết kế và phát triển kỹ thuật số trong đánh giá và dạy học : kết hợp các
công cụ hiện đại và nguồn tài nguyên để tối đa hóa nội dung học tập trong bối cảnh và
phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác định trong những tiêu chuẩn xác định.
c. Có khả năng mô hình hóa công việc giảng dạy và học tập kỹ thuật số: giáo viên thể
hiện kiến thức, kỹ năng và công việc như là quá trình đại diện của một sáng tạo chuyên
nghiệp trong một xã hội toàn cầu và kỹ thuật số.
d. Có khả năng thúc đẩy và mô hình hóa kỹ thuật số, thể hiện trách công dân: giáo viên
cần có những hiểu xã hội địa phương và toàn cầu về các vấn đề và trách nhiệm trong
một số phát triển văn hóa và thể hiện hành các hành vi pháp luật và đạo đức trong thực
hành nghề nghiệp của mình.
e. Có khả năng tham gia vào quá trình lãnh đạo và phát triển chuyên nghiệp: Giáo viên
không ngừng nâng cao chuyên môn của mình thực tế, mô hình học tập suốt đời, và các
mô hình lãnh đạo trong trường học và cộng đồng bằng cách thúc đẩy và chứng minh
hiệu quả sử dụng các công cụ kỹ thuật số và tài nguyên.
Giáo viên có thể tự kiểm tra khả năng công nghệ của mình dựa vào các gợi ý sau:
- Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về những phần mềm công cụ cơ bản như
Word, Excel…..
- Biết sắp các tập tin một cách khoa học, có khả năng sử dụng các phần mềm quản lý
điểm, danh sách….
- Biết cách tìm kiếm thông tin một cách khoa học
- Biết cách sử dụng internet, các phần mềm dung để trao đổi trên internet như Skype,
Yahoo..
- Có khả năng kết hợp các bài học dựa trên công nghệ vào các hoạt động trong lớp học.
- Chạy được các phần mềm diệt vi rút, thường xuyên nâng cấp các phần mềm này.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 5
- Biết cách lưu trữ và phục hồi các tập tin.
- Biết cách sử dụng, kiểm tra các thiết bị kết nối
- Thường xuyên trao dồi kiến thức về công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ của
mình, nhất là vào vấn đề giảng dạy.
1.1.2 Đối với học sinh
Theo Hiệp hội quốc tế về công nghệ giáo dục (ISTE = International Society for
Technology Educators) thì giáo viên cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau
a. Có khả năng sáng tạo và đổi mới: thể hiện tư duy sáng tạo, xây dựng kiến thức, và
phát triển các sản phẩm sáng tạo và quá trình sử dụng công nghệ.
b. Có khả năng thông tin liên lạc và hợp tác: Học sinh sử dụng phương tiện truyền thông
và môi trường kỹ thuật số để giao tiếp và hợp tác làm việc, thậm chí khi đang ở một
khoảng cách xa, để hỗ trợ học tập cá nhân và cũng như góp phần giúp đỡ vào việc học
tập của bạn bè cũng như những người xung quanh.
c. Có khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin một cách thành thục: học sinh áp dụng
các công cụ kỹ thuật số để thu thập, đánh giá, và sử dụng thông tin.
d. Có khả năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, và ra quyết định: học sinh sử dụng
các kỹ năng tư duy phê phán để lập kế hoạch và tiến hành nghiên cứu, quản lý dự án,
giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định bằng cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số phù
hợp và nguồn lực.
e. Là một công dân kỹ thuật số: học sinh có khả năng hiểu biết về con người, văn hóa,
và xã hội, các vấn đề liên quan đến công nghệ và thực hành pháp luật và hành vi đạo
đức.
f. Có khả năng hoạt động công nghệ và hiểu biết về các khái niệm: học sinh thể hiện
một sự hiểu biết về các khái niệm công nghệ, hệ thống, và các hoạt động.
Tuy nhiên, những tiêu chuẩn trên chỉ mang tính tương đối. Mỗi trường, mỗi địa phương có
bổ sung thêm những tiêu chuẩn riêng, thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của trường học,
địa phương.
1.2 Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên lớp
Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (Information Technology - viết tắt là IT) là
một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là
ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 6
vệ, xử lý, truyền thông tin. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về CNTT. Ở Việt Nam, khái niệm
CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển
CNTT của Chính phủ Việt Nam như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp
khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và
viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin
rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác
bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênh truyền tin.
ICT là chữ viết tắt của Information and Communication Technologies (Công nghệ thông
tin và truyền thông), được định nghĩa là một "tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên
công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin. Các công
nghệ này bao gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông (đài và vô tuyến), và điện thoại.
Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội
nói chung và giáo dục nói riêng. Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra một
cuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.
Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan điểm dạy học
mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủ động, khả năng tự học của
người học. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo
ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗi người phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học
mọi lúc, học mọi nơi. Công nghệ thông tin và truyền thông đang trở thành phương tiện
không thể thiếu được để thực hiện các mục tiêu trên. Ngoài ra, Công nghệ thông tin và
truyền thông cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của người học dưới nhiều hình thức:
- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet.
- Tham gia các lớp học qua mạng.
- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm.
- Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn.
- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online).
ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu:
Học tập năng động. ICT tăng cường các công cụ tạo tính năng động trong học tập phục vụ
các cuộc thi, tính toán và phân tích thông tin, do vậy cung cấp một nền tảng cho sinh viên
đưa ra các câu hỏi, phân tích, và xây dựng những thông tin mới. Học viên bởi vậy học và
thông qua làm việc và bất cứ khi nào phù hợp có thể vận dụng vào cuộc sống thực tế, làm
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 7
cho việc học tập ít trừu tượng hơn và tăng tính phù hợp với thực tiễn với cuộc sống.
Bằng cách này, và đối lập với cách học theo kiểu học thuộc lòng, ICT nhấn mạnh cách học
theo kiểu tăng cường sự tham gia của người học. ICT tăng cường việc học theo kiểu tuỳ
chọn mà các học viên có thể chọn những vấn đề hoặc chọn cái để học khi cần thiết.
Học tập hợp tác. Học tập với sự hỗ trợ của ICT khuyến khích sự trao đổi và hợp tác giữa học
viên, giáo viên và các chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Một phần của sự trao đổi là về cuộc
sống thực tại, học tập với sự hỗ trợ của ICT cung cấp cho các học viên cơ hội làm việc với
các cá nhân từ các nền văn hoá khác nhau, qua đó nâng cao khả năng làm việc nhóm và kỹ
năng giao tiếp cũng như nhận thức về toàn cầu. Phương thức này tạo ra mô hình mà việc
học tập được thực hiện bằng những khoảng thời gian thích hợp của người học thông qua
việc mở rộng không gian học tập tới không chỉ những người đồng lứa mà cả những người
lớn tuổi và những chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau.
• Học tập một cách sáng tạo. Học tập được hỗ trợ sẽ thúc đẩy sự tận dụng những thông tin
đang có và tạo ra được những sản phẩm thực dụng hơn là sự thu nhận
thông tin thừa thãi.
• Học tập một cách hoà hợp. Việc học tập được hỗ trợ bằng ICT-thúc đẩy một chủ đề, các
bước tiếp cận tổng hợp tới việc dạy và học. Bước tiếp cận này loại trừ những chia cắt mang
tính hình thức giữa các môn học khác nhau và giữa lý thuyết với thực hành, những vấn đề
đã hình thành nên đặc điểm của lớp học truyền thống.
• Học tập mang tính đánh giá. Học tập với sự hỗ trợ của ICT mang tính chuẩn đoán và
định hướng tới người học.
Không giống như các công nghệ giáo dục tĩnh, công nghệ giáo dục dựa vào sách hoặc
những ấn phẩm, phương pháp học với sự hỗ trợ của ICT ghi nhận nhiều con đường và nhiều
cách để có kiến thức. ICTs cho phép người học khám phá, tìm tòi hơn là chỉ nghe và nhớ.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 8
Chƣơng 2: Dạy và học với ba phần mềm công cụ cơ bản: xử lý văn
bản, bảng tính và ứng dụng CSDL
2.1 Phân loại
Các phần mềm công cụ cơ bản được chia thành: Phần mềm xử lý văn bản và các chức năng,
Phần mềm bảng tính và các chức năng, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các chức năng, Phần
mềm đồ họa trình chiếu và các chức năng.
Ở đây, chúng ta sẽ đề cập đến ba phần mềm cơ bản nhất, có thể phục vụ cho công việc dạy
học
2.1.1Microsoft Office
Microsoft Office là bộ ứng dụng văn phòng gần như "bắt buộc" với đa số người dùng
Đây là ứng dụng mà có lẽ 100% người sử dụng máy tính đều phải dùng đến. Dù ít dù nhiều
hay cả khi bạn không bao giờ phải soạn thảo bất kỳ môt văn bản nào thì chắc chắn cũng có
lúc bạn phải dùng đến Word, Excel hay Power Point để để đọc và tham khảo các tài liệu.
Phiên bản Microsoft Office 2010 với nhiều tính năng cải tiến cùng giao diện Ribbon đẹp
mắt sẽ không chỉ giúp bạn tạo ra các file văn bản ấn tượng mà còn công việc của bạn thuận
tiện và nhanh chóng hơn. Bạn có thể tải bộ ứng dụng này từ trang chủ của Microsoft tại địa
chỉ: http://bit.ly/anP4nN
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 9
2.1.2Winrar
Bắt buộc phải có winrar để giải nén
RAR VÀ ZIP là hai định dạng nén cực kỳ phổ biến hiện nay. Bạn thường bắt gặp các định
dạng này khi tải các file đính kèm từ email hay các phần mềm từ Internet. Để có thể xử lý
tốt các định dạng nén này bạn cần một phần mềm chuyên dụng và Winrar chính là ứng viên
sáng giá nhất trong số đó.Bạn có thể tải Winrar tại địa chỉ:
http://www.rarlab.com/download.htm
2.1.3 Picasa
Picasa là ứng dụng quản lý ảnh đa năng
Trong thời đại số hóa, những bức ảnh cá nhân và gia đình của bạn tăng lên chóng mặt theo
từng ngày. Picasa chính là trình quản lý ảnh thông minh, tiện lợi mà chắc chắn bạn sẽ cần
đến.
Picasa hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng, giao diện tiếng Việt, tích hợp khả năng chỉnh sửa
ảnh căn bản, tạo hiệu ứng độc và lạ. Không những thế, Picasa còn hỗ trợ up ảnh trực tiếp
lên các mạng xã hội Google+ và Facebook rất thuận tiện cho việc chia sẻ lưu trữ.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 10
Bạn có thể tải và trải nghiệm Picasa tại địa chỉ: http://picasa.google.com/
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 11
2.2 Tìm hiểu về Open Office-OOo (Writer, Impress, Calc, Base)- phiên bản Việt hóa,
Google Docs- xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ bản
2.2.1 Open Office.org Writer
Là một phần mềm soạn thảo văn bản trong bộ phần mềm văn phòng tự do OpenOffice.org.
Cũng như các gói phần mềm khác trong bộ OpenOffice.org, nó được xây dựng dựa theo mã
nguồn của phần mềm StarOffice - vốn là một phần mềm bản quyền, có gần đủ các tính năng
tương đương với bộ Microsoft Office. Chương trình này có thể hoạt động ăn khớp với hệ
thống bảng biểu và phần mềm trình chiếu trong bộ phần mềm văn phòng OpenOffice.org.
Writer có khả năng mở và lưu các tài liệu ở các định dạng tập tin khác nhau, gồm cả OASIS
Open Document Format 1.1 (định dạng tập tin mặc định của Writer), DOC, DOCX, RTF và
XHTML của Microsoft Word .
Writer còn có khả năng xuất thành tập tin PDF, mặc dù chức năng ở Microsoft Word 2007
cũng có thể có nếu cài thêm một ứng dụng mở rộng có thể download tự do.
Từ phiên bản 3.0 trở đi, Writer có một số cải tiến về hình thức trình bày, nhất là tùy chọn
hiển thị hai trang một và cách hiển thị các ghi chú (notes) bên cạnh trang soạn thảo.
2.2.2 OpenOffice.org Impress
Là một phần của bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org do Sun Microsystems phát triển.
Ngoài khả năng tạo tập tin định dạng PDF cho các bài trình diễn, phần mềm này còn có thể
xuất bài trình diễn thành tập tin dạng SWF để có thể chạy trên bất cứ máy tính nào có cài
đặt trình chạy Flash. Phần mềm này còn có thể đọc, sửa và lưu các tập tin ở một vài dạng
khác, bao gồm cả .ppt của Microsoft PowerPoint.
Nhược điểm của phần mềm này là thiếu các thiết kế trình diễn làm sẵn, mặc dù các
template do bên ngoài làm vẫn được cung cấp trên Internet. Một ưu điểm của Impress so
với PowerPoint là nó được phân phối dưới giấy phép mã nguồn mở và cho download tự do
để sử dụng miễn phí.
Người sử dụng OpenOffice.org Impress có thể cài đặt Open Clip Art Library, để có thêm
sưu tập hình cho thiết kế trình diễn và vẽ. Debian, Gentoo, Mandriva và Ubuntu cung cấp
gói clip art mở làm sẵn và cho download và cài đặt.
Phát hành theo các điều khoản GNU Lesser General Public Licence, Impress là phần mềm
tự do.
2.2.3 OpenOffice.org Calc, hay OpenOffice Calc
là phần mềm bảng tính trong bộ OpenOffice.org. Chương trình có các tính năng tương tự
như Microsoft Excel, và đọc/lưu file dưới dạng xls.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 12
Các tính năng của OpenOffice Calc có thể được mở rộng nhờ cách viết macro bằng ngôn
ngữ OpenOffice.org Basic, vốn hơi khác VBA của Excel. Tuy nhiên, đã có sự hỗ trợ để
người dùng Calc có thể tận dụng được các mã lệnh VBA sẵn có.
Từ phiên bản OpenOffice 3.0, Calc đã có sự mở rộng bảng tính với nhiều cột hơn (1024),
có đến 256 bảng tính trong mỗi file. Một bộ giải (solver) được xây dựng mới. Ngoài ra, ta
còn có thể chỉnh sửa các cột sai số (error bar) trên đồ thị, cũng như chia cột dữ liệu với các
ô trên bảng tính có dạng CSV (giống như chức năng có ở Excel).
2.2.4 Google doc
Xuất xứ: là bộ phần mềm văn phòng được giới thiệu bởi Google và Spreadsheet
Chức năng: dùng để soạn thảo văn bản, lập bảng biểu, và các bài trình chiếu; đăng tải các
tài liệu để chia sẻ…..
Đặc điểm: Là ứng dụng đám mây, không cần cài đặt để sử dụng, cần có kết nối Internet để
thao tác.
Cài đặt:
Vì đây là phần mềm trực tuyến nên không cần cài đặt vẫn sử dụng được. Tuy nhiên, người
dùng cần sở hữu một tài khoản Gmail để tiến hành đăng kí Google Doc và có mạng internet
để tiến hành thao tác xử lí.
Cách sử dụng căn bản:
B1: Vào http:docs.google.com
B2: Chọn nút Create New -> Document
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 13
B3: Vào chỗ hình mũi tên trong văn bản mới mở để đặt lại tên cho văn bản
B4: Nhập dữ liệu vào văn bản. Văn bản được lưu tự động trên cơ sở dữ liệu của Google.
B5: Nếu muốn chia sẻ dữ liệu với người khác hay cần sự tương tác với người khác thì ta có
chức năng chia sẻ. Chọn nút Share ( hình mũi tên )
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 14
B6: Nhập địa chỉ mail của người cần chia sẻ vào khung. Có thể chọn giữa chức năng chỉ
cho xem ( Can View ) hoặc là cho chỉnh sửa ( Can Edit ).
B7: Nếu muốn tải văn bản về máy để sử dụng mà không cần kết nối Internet. Thì bấm vào
File và chọn Download as. Sau đó là lựa chọn loại định dạng văn bản mà bạn muốn tải
xuống.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 15
B8: Đối với các dạng tài liệu khác. Cách sử dụng cũng khá giống với cách tạo văn bản.
Lưu ý: Hiện tại Google Docs không còn được hỗ trợ nữa mà được đổi thành Drive Google.
2.3 So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office. Những hạn chế của
Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open Office.
2.3.1 So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office
MS Office Open Office
Các tài liệu được soạn thảo trên
Microsoft Office có thể đọc được trên
OpenOffice nhưng sẽ bị thay đổi định
dạng và có thể một số chức năng không
hoạt động được và ngược lại.
Cấu hình tối thiểu cho Microsoft
Office là Pentium 450 MHz with 256
MB of RAM. Microsoft Office chạy
trên Windows 2000, XP.
Open Office chỉ cần chạy trên cấu
hình Pentium 166 MHz processor với
128 MB of RAM. Trong khi
OpenOffice có thể chạy trên Windows
98, Linux và cả Solaris. HĐH Linux thì
sẽ chạy trên những máy tính cũ tốt hơn
là Windows 2000 và XP.
OpenOffice.org là miễn phí nhưng
nếu muốn nâng cấp lên StarOffice thì
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 16
Sản phẩm đóng gói của Microsoft
vẫn có nhiều đặc tính ưu việt hơn và
hoàn thiện hơn. Cụ thể là đem so sánh
giữa Thunderbird (công cụ duyệt e-
mail), Sunbird (công cụ tạo lịch làm
việc) và Outlook ta thấy Microsoft
Outlook là một sản phẩm hoàn hảo, ổn
định và dễ dàng sử dụng. Trong khi đó
Sunbird thì chưa thực sự đạt yêu cầu và
không những thế tất cả những sản phẩm
về quản lý lịch làm việc dạng Open-
source hiện nay trên thị trường đều chưa
thể đem so sánh ngang tầm với Outlook
về tính đơn giản, tiện dụng, tài liệu hỗ
trợ phong phú và khả năng hỗ trợ từ
phía cộng đồng và nhà cung cấp.
Về khả năng hỗ trợ người dùng, ta
cũng có thể thấy đối với sản phẩm
Microsoft Office, ta có thể tìm thấy
hàng trăm đầu sách tiếng Anh, tiếng
Việt và cả sự hỗ trợ chính thức từ
Microsoft như các call center, website
với đầy đủ các thủ thuật sử dụng và cả
một cộng đồng sử dụng to lớn.
Trong khi Microsoft chỉ cung cấp
quyền sử dụng sản phẩm và bạn không
được phép chỉnh sửa mã nguồn của sản
phẩm.
phải mua.
OpenOffice.org là hoàn toàn miển
phí và cho phép bạn tự do nghiên cứu,
điều chỉnh và phát triển tiếp.
OpenOffice sử dụng chuẩn
OpenDocument và có khả năng đọc
được các tài liệu được soạn thảo bởi
Microsoft Office. Tuy nhiên về mặt
định dạng,, đồ thị và nhiều chức năng sẽ
bị thay đổi.
một số chức năng của Microsoft
Office sẽ không có trên OpenOffice như
Pivot Table, macro trong Excel.
2.3.2 Những hạn chế của Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open Office
Chỉnh sửa 2 hoặc nhiều phần của tài liệu cùng một lúc:
Microsoft Office có tính năng chia tài liệu một cách thuận tiện ( nifty split-window
feature), có thể chia cửa sổ làm việc ra làm đôi, để cùng lúc chỉnh sửa trang 5 và trang 150
nào đó tùy ý, mà không phải cuộn con chuột lên xuống.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 17
OpenOffice không có tính năng này, mà nó cung cấp cho bạn một tính năng thậm chí
tốt hơn. Click vào menu Window>New Window để mở thêm một cửa sổ mới, chúng sẽ
cùng hiển thị tài liệu bạn đang làm việc. Bạn có thể mở bao nhiêu cửa sổ tùy thích, và yên
tâm rằng, sự chỉnh sửa trên mỗi cửa sổ sẽ được cập nhật ngay lập tức tới tất cả các cửa sổ
còn lại.
Để sắp xếp các cửa sổ trên cho có trật tự thì vào View>Toolbars hoặc click chuột phải
nút OpenOffice.org trên thanh taskbar.
Window>New Window để mở nhiều cửa sổ của cùng một tài liệu.
Sử dụng OpenOffice để làm việc với các định dạng cũ:
Trong quá khứ, những phiên bản cũ của Microsoft Office đã không thể mở nhiều loại
tài liệu thông dụng, bởi Microsoft độc quyền trong kinh doanh. Còn phiên bản hiện tại của
Ms Office thì không mở được các định dạng cũ, bao gồm cả những định dạng cũ của chính
Microsoft như Word 6.0.
Ngược lại, OpenOffice có thể làm việc với các món "cổ vật", kể cả các phiên bản cũ
của Word (hỗ trợ đến Word 6.0). Ngoài ra nó có thể mở các định dạng WordPerfect, bao
gồm cả những file được tạo bởi WordPerfect trên máy Macintosh 3.5.
Có một điều khó hiểu ở đây là: ít nhất có một định dạng không được hỗ trợ nhưng vẫn
hiện ra trong mục File>Open. Ví dụ, nó có đề "Microsoft WinWord 5.0," nhưng lại không
hỗ trợ định dạng này. Nói chung là OpenOffice sẽ bỏ qua những định dạng của Word từ 2.0
đến 5.0.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 18
Khá nhiều định dạng mới và cũ được hỗ trợ. Nhưng không làm việc với Winword 5.
Chơi game kinh điển Space Invaders (còn gọi là game "Bắn ong", "Bắn ruồi")
Mở chương trình Calc (bảng tính của OpenOffice, tương đương với Excel), và gõ
lệnh sau vào bất cứ ô nào: =GAME("StarWars")
Tèn ten.. một hạm đội quỷ không gian xuất hiện... Nào! Hãy bắn hạ bọn chúng (shoot-
'em-up!!).
Game Bắn ong kinh điển của thập niên 90
Tắt bóng đèn nhấp nháy:
Mặc định thì một cửa sổ có bóng đèn nhấp nháy sẽ xuất hiện khi OpenOffice nhận
thấy bạn gõ không chính xác, ví dụ: thay hai dấu gạch nối bằng dấu gạch ngang. Sự trợ giúp
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 19
này khá hữu ích, tuy nhiên nó hơi "nhiều chuyện". Để tắt nó đi, bạn hãy vào Tool>Option,
ở cây thư mục bên tay trái OpenOffice.org>General, bỏ dấu chọn của Help Agent.
Bỏ chọn mục Help Agent để tắt bóng đèn nhấp nháy
Tắt chức năng kiểm tra lỗi chính tả.
Để tắt chức năng này: Tool>Option>Languages Setting>Writing Aids bỏ chọn mục
"Check Spelling as you type"
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 20
Tắt lỗi chính tả..
Tạo các đoạn chú thích bằng dấu nháy đơn:
Khi gõ dấu nháy kép (") thì OpenOffice sẽ tự động tạo các mở đầu và kết thúc trông
thật là trực quan. Nhưng khi bạn muốn tạo các đoạn chú thích bằng dấu nháy đơn (') thì nó
chỉ hiện ra một nét dọc, như 'Hello' chẳng hạn.
Để dấu nháy đơn cũng có mở đầu và kết thúc (như trong hình minh họa dưới đây) thì
vào mục Tool>Auto Corect>Custom Quote. Đánh dấu chọn mục Replace của Single
Quotes.
Chú thích bằng dấu nháy đơn.
Tùy chỉnh mặc định cho việc lưu văn bản:
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 21
Mặc định thì OpenOffice lưu bằng định dạng riêng của họ, và khi người khác sử dụng
Microsoft Office thì không mở được file đó. Bạn sẽ tự nhắc nhở mình là phải vào Save as...,
rồi cuộn menu để chọn định dạng phù hợp với MS Office, cứ như thế thì thật bất tiện!
Để thay đổi mặc định, bạn hãy vào Tool>Option, vào mục Load/Save>General.
Thay đổi ở 2 ô sau: Document Type (loại tài liệu) và Alway save as (tương ứng với
định dạng file chọn làm mặc định).
Ví dụ: Text Document tương ứng với Microsoft Word 97/2000/XP. Chọn OK thì từ
nay trở đi khi bạn save văn bản thì mặc định sẽ là file .doc (để MS Word 97/2003 và 2007
có thể đọc được).
Chú thích: Spreadsheet- file bảng tính như của Excel; Presentation- file trình diễn như
PowerPoint
Thay đổi định dạng mặc định cho các loại file văn bản, bảng tính, trình chiếu…
OpenOffice còn có thể tạo các công thức toán học và xuất văn bản dưới dạng sách điện
tử PDF mà không phải cài thêm phần mềm bổ sung nào
Tạo Heading là các tiêu đề phân theo từng cấp và được đánh số tự động.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 22
Heading đã có sẵn trong danh sách các Style trên Format Toolbar:
Định đặt dòng nào làm Heading thì trước hoặc sau khi gõ xong, để con trỏ chuột ở
dòng đó (không cần bôi đen cả dòng) rồi nhấn vào mũi tên trỏ xuống ở ô Style hình trên
(bên trái ô Font), chọn Heading trong danh sách xổ xuống.
Heading có sẵn không đánh số ở đầu như trong ví dụ trên. Muốn đánh số tự động,
nhấn vào menu Tools > Outline Numbering, màn hình sau xuất hiện:
Trong màn hình trên, chọn từng cấp Heading rồi chọn Number ở dưới. Mục Separator
để chọn ký tự phân cách số và text của Heading. Trong ví dụ trên, trước số là từ “Chương”,
sau số của Heading 1 là dấu hai chấm và dấu cách như hiển thị trong cột bên phải.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 23
Số đã chọn ở trên sẽ đƣợc đánh tự động, người dùng không phải gõ. Khi xóa một
heading hoặc di chuyển nó sang vị trí khác, số cũng tự động thay đổi.
Để định dạng Heading theo ý muốn, nhấn vào menu Format > Styles and
Formatting. Trong màn hình tiếp, nhấn phím phải chuột vào Heading muốn định dạng
lại. Màn hình sau xuất hiện:
Trong màn hình trên có thể thay đổi rất nhiều thứ theo ý muốn.
Nâng cấp, hạ cấp, di chuyển Heading
Khi con trỏ ở trong vùng một heading nào đó, toolbar sau xuất hiện:
Nhóm bốn nút có mũi tên chỉ sang trái, phải dùng để nâng hoặc hạ cấp heading (ví dụ
từ heading 1 xuống heading 2). Nếu một heading định nâng/hạ cấp có các heading cấp thấp
hơn ở bên dưới thì dùng nút có hai mũi tên. Khi đó, ví dụ heading 1 xuống thành heading 2
và các heading 2, 3 bên dưới nó sẽ xuống thành heading 3,4.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 24
Nhóm bốn nút có mũi tên chỉ lên, xuống cho phép di chuyển một heading và tất cả
phần văn bản bên dưới nó đến vị trí khác. Chỉ cần nhấn chuột vào heading (không cần bôi
đen) rồi nhấn nút thích hợp.
Đọc, di chuyển trong văn bản theo heading:
Khi văn bản đã có heading, nhấn vào menu View > Navigator, cửa sổ sau xuất hiện:
Nhấn chuột vào mép trên cửa sổ, rê nó xuống dưới ô Style đến khi thấy xuất hiện một
vạch đen thẳng đứng thì nhả chuột ra. Cửa sổ Navigator sẽ có vị trí mới ở bên trái màn
hình. Nhấn vào các dấu + bên trái Heading sẽ thấy như sau:
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 25
Muốn di chuyển đến tiêu đề nào thì nhấn chuột vào nó ở cột bên trái. Bật tắt cửa sổ
Navigator này bằng nút trên toolbar.
Tạo mục lục tự động.
Khi đã thiết lập các tiêu đề bằng Heading như trên thì có thể tạo mục lục tự động. Để
con trỏ chuột vào vị trí định tạo mục lục rồi nhấn menu Insert > Index and Tables > Index
and Tables. Màn hình sau xuất hiện:
Trong màn hình trên:
[LIST][*] Title: gõ vào từ “Mục lục” thay cho “Table of Contents”.
[*] Type: chọn Table of Contents như hình trên.
[*] Protected … được đánh dấu chọn sẵn để không cho thay đổi mục lục bằng tay.
[*] Evaluate up to level: mặc định mục lục được lập chi tiết đến heading 10 (nếu có).
[*] Outline: đã chọn sẵn, quy định mục lục sẽ lập dựa vào heading.
[*] Tab Styles: định dạng cho mục lục. Mỗi cấp mục lục (level) ứng với một style là
Contents 1, 2, 3,… Muốn thay đổi Style nào nhấn vào đó rồi nhấn nút Edit ở bên dưới.
[/LIST] Sau khi nhấn OK, mục lục sẽ xuất hiện như thế này:
Mục lục
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 26
I- Tiêu đề (Heading) ……………………………………………………………….1
I.1-Tạo Heading: ……………………………………………………………..1
I.2-Nâng cấp, hạ cấp, di chuyển Heading……….. …………………..……..3
I.3-Đọc, di chuyển trong văn bản theo heading:………………………..3
II-Tạo mục lục tự động. …………………………………………………………...4
III-Bản mẫu (Template) ……………………………………………………………5
IV- Bổ xung tính năng (Extensions) …………………………………...………….8
Sau khi đã tạo mục lục, nếu thay đổi các heading (sửa nội dung, chuyển chỗ, xóa hoặc
thêm heading, …) mục lục sẽ tự động cập nhật các thay đổi đó khi đóng rồi mở lại file văn
bản. Cũng có thể cập nhật mục lục bằng cách nhấn phím phải chuột vào vùng mục lục rồi
chọn Update Index/Table.
Tạo template.
Để soạn một văn bản:
[LIST][*] Nhanh
[*] Thống nhất như nhau cho cùng một loại văn bản
[/LIST] nên dùng các template. Ví dụ tạo một template thông dụng như sau:
Trong màn hình Writer, mở một văn bản mới chưa có tên. Nhấn vào menu Format > Page,
rồi chuyển đến tab Page trong màn hình sau:
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 27
[LIST][*] Format: chọn khổ giấy là A4
[*] Margins: chọn kích thước các lề giấy theo nhu cầu.
[*] Chuyển sang các tab khác (Background, Header, …) để thiết lập nếu cần. Làm
xong nhấn OK đóng màn hình lại.[/LIST] Nhấn tiếp vào menu Format > Styles and
Formatting. Trong màn hình Styles, nhấn phím phải chuột vào Default, chọn Modify rồi
quy định kiểu font, cỡ font, màu font, khoảng cách dòng, … mặc định (ví dụ Times New
Roman, cỡ 14,..). Các thiết lập ở đây sẽ áp dụng cho những đoạn văn bản bình thường.
Nhấn tiếp phím phải chuột vào các style khác như Heading 1, … rồi thiết lập các mục
tương tự như trên theo ý người dùng.
Nhấn tiếp vào menu Tools > Outline Numbering rồi quy định kiểu đánh số các
heading như đã nói ở phần trên.
Nhấn vào mũi tên bên phải ô Zoom ( ), chọn Optimal để quy định tỷ lệ
phóng to văn bản trên màn hình.
Nhấn vào menu File > Printer Settings để thiết lập các thông số in ấn.
Nhấn chuột vào phần Footer ở cuối trang. Chèn vào đó các mã sau:
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 28
[LIST][*] Gõ từ “Page” (hoặc Trang) rồi nhấn menu Insert > Fields > Page Number
để chèn số thứ tự của trang. Gõ tiếp từ “of” (hoặc “của” hay “/”) rồi nhấn Insert > Fields >
Page Count để chèn tổng số trang của văn bản.
[*] Chuyển con trỏ sang bên trái cụm từ trên, nhấn Insert > Fields > Other. Trong
màn hình xuất hiện, ở cột Type chọn File name, cột Format chọn Path/File name để chèn
tên file kèm đường dẫn.[/LIST] Cuối cùng nhấn vào menu File > Save as. Trong màn hình
xuất hiện, đặt tên file, ví dụ “Bản mẫu văn bản”, mục File type chọn “ODF Text Document
template (.ott)” rồi lưu file Bản mẫu văn bản.ott vào một thư mục nào đó.
Nhấn vào menu File > Template > Organize, màn hình sau xuất hiện:
Nhấn chuột vào My Templates ở cột bên trái, nhấn tiếp vào nút Commands > Import
Templates rồi tìm mở file “Bản mẫu văn bản.ott” vừa tạo. Tên file sẽ xuất hiện ở cột trái
như hình trên.
Nhấn chuột vào tên file “Bản mẫu văn bản.ott” ở cột trái, nhấn tiếp vào nút
Commands > Set as Default Template để quy định bản mẫu đó là mặc định cho các văn
bản mới sau này.
Template đã nhập đƣợc lưu vào /home/<username>/.ooo3/user/template.
Đóng Writer lại rồi mở ra, văn bản mới Untitled 1 (chưa có tên) sẽ mặc nhiên có tất cả
những settings đã thiết lập ở trên cho template, không phải làm lại cho các lần sau.
Ví dụ, sau khi đã lưu file, phần Footer sẽ có dạng như sau:
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 29
Writer có rất nhiều template cho đủ loại văn bản, tải tự do từ Internet về dùng và sửa
theo ý muốn.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 30
Chƣơng 3: Dạy và học với các công cụ multimedia, hyper-media và
Internet
3.1 Tìm hiểu một số công cụ multimedia và hyper-media dùng trong dạy học
Ngày nay khái niệm multimedia (đa phương tiện) có thể được định nghĩa là tích hợp liền
mạch kỹ thuật số của văn bản, đồ họa, hình ảnh động, âm thanh, hình ảnh tĩnh và video
chuyển động trong một cách mà cung cấp cho người dùng cá nhân với mức độ kiểm soát và
tương tác. Sự phát triển của đa phương tiện là một câu chuyện về sự xuất hiện và hội tụ của
những công nghệ này.
Hyper-media là một phần mở rộng đến siêu văn bản (hypertext), hỗ trợ kết nối đồ họa, âm
thanh, và các yếu tố hình ngoài văn bản các yếu tố. World Wide Web là một hệ thống
hypermedia một phần vì là hỗ trợ các siêu liên kết đồ họa và liên kết với âm thanh và các
tập tin video. Hệ thống siêu truyền mới được phát triển sẽ cho phép các đối tượng trong
video máy tính để được siêu liên kết.
Một số công cụ multimedia và hyper-media dung trong giảng dạy:
Các phần mềm trình chiếu gồm có:
3.1.1Microsoft Office.
Bộ phần mềm này cung cấp các phần mềm liên quan tới công việc văn phòng thường ngày
như soạn thảo văn bản, xử lý bảng biểu, thiết kế bài giảng, quản lý dữ liệu,.v.v. Từ năm
1998, MS Office đã trở thành một công cụ không thể thiếu và là duy nhất ở các văn phòng
hiện đại (nên nhớ tới tận năm 1995 Việt Nam mới có Internet. Công việc văn phòng chủ
yếu dùng sức người và hồ sơ giấy là chính). Trong giai đoạn 1998 – 2003, bộ Office đã
không ngừng được hoàn thiện, trau chuốt để có thể đánh bật tất cả các đối thủ xuất hiện sau
này (nổi tiếng nhất có lẽ là OpenOffice.org vì giao diện cực giống với MS Office). Năm
2006, Microsoft cho ra đời bản Office 2007 (code name: Office 11). Tuy nhiên, cũng giống
như Windows Vista, Office 2007 tuy có thay đổi rất lớn về giao diện và tính năng nhưng
cũng chứa cực nhiều lỗi và hoạt động không ổn định so với Office 2003. Năm 2009, bản
Office 2010 ra đời, chính thức thay thế Office 2007, chạy cực kỳ ổn định và rất ít lỗi ảnh
hưởng trực tiếp tới người dùng. Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép bạn tạo dựng
những Slide (lát cắt) thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng. MS
PowerPoint thường được dùng để xây dựng bài giảng điện tử, thuyết trình, thậm chí là để
quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh
3.1.2Prezi.
Prezi được xây dựng trên nền tảng Flash nên bạn có thể tạo bài thuyết trình online hoặc
offline. Trước hết bạn phải vào http://www.prezi.com và sign up. Hình thức sign up giống
như chúng ta đăng ký một địa chỉ email để có username và password. Prezi có chế độ miễn
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 31
phí cho mọi người, nhưng ở chế độ này, website chỉ cung cấp cho chúng ta 100 megabytes
mà thôi. Nếu là sinh viên và các thầy cô giáo, cứ theo hướng dẫn để được chế độ ưu tiên là
500 megabytes. Hãy kiên nhẫn theo hướng dẫn của website để chúng ta đi đến bước cuối
cùng của việc đăng ký tài khoản. Tất cả các files chúng ta tạo trên prezi.com sẽ được lưu
online, nhưng vẫn có thể download vào máy của bạn được.
Sau khi tạo và đăng nhập bằng tài khoản của bạn, xin mời làm theo hướng dẫn sau để có thể
tạo được bài thuyết trình “đỉnh của đỉnh”:
Bước 1. Nhấn New Prezi, sau đó nhập tên Slide và Mô tả:
Bước 2. Sau khi nhập thông tin xong, bạn sẽ được chuyển sang trang chọn Template, Prezi
có 5 mẫu template cho bạn chọn, nếu muốn tạo một slide trắng, nhấn Blank > Start editing:
Bước 3. Tạo slide hoàn chỉnh: Dưới đây là giao diện chính của Prezi, nơi bạn sẽ dùng sự
sáng tạo của mình để tạo nên những slide ấn tượng.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 32
Giao diện của Prezi gồm những thành phần chính như sau:
 Thanh quản lý Slide, gồm những nút:
o Save: Lưu slide
o Undo và Redo
o Meeting: Dùng để bắt đầu bài thuyết trình online hoặc mời bạn bè chỉnh sửa
slide.
o Print: In ấn, Prezi sẽ xuất slide của bạn dưới dạng PDF để có thể in ấn dễ dàng.
o Help: Trợ giúp, những câu hỏi thường gặp...
o Exit: Đóng slide hiện tại, nhớ lưu thông tin trước khi thoát bạn nhé.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 33
 Thanh thuyết trình, gồm có những nút:
o Home: Trở về màn hình thuyết trình chính
o Zoom In và Zoom Out: Phóng to, thu nhỏ
o Start, next slide: Bắt đầu hoặc chuyển sang slide kế tiếp.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 34
 Thanh chỉnh sửa: Đây là công cụ quan trọng nhất giúp bạn tạo slide
Chức năng của các nút trong thanh chỉnh sửa:
o Add: Thêm nhanh 1 slide, slide này bao gồm viền (border), tiêu đề và nội dung:
o Insert: Thêm File, Video, Hình ảnh, Biểu đồ, Hình khối...
o Frame: Tạo khung cho slide của bạn, có thể dùng chuột để vẽ hoặc nhấn đúp để Prezi
vẽ cho bạn.
o Path: Đây là phần rất quan trọng giúp bạn tạo thứ tự cho các slide trong bài thuyết
trình. Khi nhấn vào nút Path, một khay chứa slide sẽ hiện ra, bạn có thể thả bất cứ
slide nào vào và sắp xếp chúng theo thứ tự mong muốn.
o Colors & Font: Chọn Font và màu sắc cho bài thuyết trình của bạn, bạn cũng có thể
tạo màu và thiết kế theo style của riêng bạn.
Kết hợp với PowerPoint để có thể sử dụng tiếng Việt
Hiện nay, Prezi chưa hỗ trợ tiếng Việt, nhưng không vì thế mà chúng ta không làm được.
Ngược lại chúng ta có thể kết hợp vừa PowerPoint vừa Prezi. Làm trên PowerPoint rồi
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 35
chuyển sang dạng hình đuôi JPEG (khi save). Bạn gom những thứ gì muốn trình bày vào
một trang PowerPoint, rồi Ctrl + A chọn, sau đó chọn “save as picture”, rồi chọn “save as
type: JPEG”. Chúng ta sẽ có một tấm hình từ những mảnh vụn ghép lại trên PowerPoint.
Khi có hình rồi, bạn cũng có thể cắt vụn ra thành nhiều tấm nhỏ để load lên trên Prezi, kể cả
chữ trên PowerPoint cũng làm thành hình được.
3.1.3.Windows Movie Maker
Là một chương trình biên tập phim, nhạc, hình ảnh có sẵn trong Windows Vista giúp mọi
người biên tập và sử dụng phim, nhạc một cách dễ dàng. Ngoài ra, chương trình này còn có
tính năng chia sẻ phim, nhạc với bạn bè qua mạng internet, cũng như ghi đĩa DVD, CD
nhanh chóng.
Giao diện WMM
Giao diện của Windows Movie Maker trong Windows Vista
Giao diện của chương trình này khá bắt mắt và hợp lý, chính giữa là những đoạn
phim/ảnh/nhạc cần xử lý, bên trên là thanh trình đơn (Menu bar), thanh công cụ (Toolbar),
bên trái là thanh tác vụ (Tasks) tập hợp những lựa chọn cho việc làm phim/ nhạc, bên phải
là một màn hình trình chiếu phim/hình (Preview), bên dưới là trục thời gian (Timeline).
Các tùy chọn khi làm việc với WMM
- Nếu không xuất hiện trục thời gian “Timeline”, vào “View” trên thanh trình đơn, chọn
“Timeline”, hoặc nhấp “Storyboard” ở gần góc phải màn hình, chọn “Timeline”.
- Nếu muốn xem rõ “Timeline”, vào “View”, chọn “Zoom in”đến khi ưng ý, ngược lại thì
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 36
chọn “Zoom out”; hoặc nhấp “+/-” ở khung “Timeline”.
- Nên để dạng xem của các đoạn phim, hình là“Thumbnails”.
- Chọn “Task” nếu như thanh tác vụ không hiển thị.
- Hủy bỏ thao tác vừa làm bằng cách nhấp vào nút “Undo” hoặc nhấn “Ctrl + Z”, quay lại
thao tác vừa làm bằng nút “Redo” hoặc nhấn “Ctrl + Y”.
-Nhập đoạn phim: nhấp chuột vào “Videos”
Chú ý: đối với WMM trong Windows XP, bỏ dấu “check” ở mục “Create clips for video
file” nằm phía dưới hộp thoại “Import” (đây là tính năng tự động chia đoạn phim thành
nhiều phần).
- Nhập âm thanh, nhạc: nhấp chuột vào “Audio or Music”
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 37
Lưu ý: WMM trong Windows XP chỉ xử lý các dạng file như: wmv, avi, mpg, wma, wav,
mp3,jpeg,gif,png…
- Nhập hình ảnh: nhấp chuột vào “Pictures”
- Nhập dữ liệu từ máy ảnh kỹ thuật số: nối máy ảnh với máy tính, nhấp chuột vào “From
digital video camera”
- Cách khác để nhập dữ liệu: nhấp “Import Media” trên thanh trình đơn (hoặc bấm tổ hợp
phím Ctrl+I), chọn các tập tin cần thao tác sau đó bấm “Import”.
Dữ liệu đã nhập vào sẽ được lưu trong thư mục “Imported media”.
Bài viết tham khảo:
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 38
Hướng dẫn Windows Movie Maker for WinXP Sp2
3.1.4 Picasa:
Là phần mềm để xem ảnh một cách tiện lợi hơn chương trình xem ảnh tích hợp sẵn trong
Windows như: Windows Photo Viewer ở khoản phóng to, thu nhỏ, xem ảnh trước hoặc ảnh
kế tiếp nhanh mà ít ai biết Picasa còn nhiều thế mạnh khác ngoài việc chỉ dùng để xem ảnh
như:
- Khả năng quản lý thư viện hình ảnh, chỉnh sửa ảnh cùng nhiều bộ lọc và hiệu ứng sáng
tạo, giúp cho bạn có một bức ảnh đẹp hơn so với ảnh gốc chỉ sau vài cú click chuột.
- Khả năng import ảnh từ thẻ nhớ hoặc thiết bị khác, khả năng đồng bộ hóa không giới hạn
số lượng ảnh (Sync – tự động upload ảnh lên mạng khi chọn chức năng Sync folder nào đó,
giới hạn tối đa mỗi folder sync lên mạng là 1000 ảnh, vì thế bạn nên chia nhỏ ra nhiều
folder để mỗi folder không vượt quá 1000 ảnh) và chia sẽ hình ảnh. Với picasa bạn có thể
dễ dàng upload hình ảnh lên mạng để làm bản dự phòng trong trường hợp ảnh gốc trên máy
tính bị mất (Upload lên Picasa web, Google plus), bạn có thể để album ảnh đã upload lên
chỉ cho phép một mình bạn xem hoặc cũng có thế lấy link ảnh và chia sẽ với bạn bè, bạn bè
của các bạn có thể download toàn bộ hình trong album ảnh được chia sẻ với vài cú click
chuột.
- Khả năng nhận diện gương mặt của những người có trong bức ảnh.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 39
…
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 40
3.2 Tìm hiểu một số bước để xây dựng 1 WebLesson/ WebQuest
3.2.1Khái niệm
WebLesson là một phương pháp dạy học, trong đó HS phải tự thực hiện các nhiệm vụ
được trao cho theo hướng dẫn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được giáo viên cung
cấp qua những trang liên kết (Internet links) được chọn lọc từ trước. Việc học tập theo
định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá.
Việc tạo một WebLesson có thể rất đơn giản, chỉ cần bạn có thể tạo một tài liệu với các
siêu liên kết (hyperlink). Điều đó có nghĩa là WebLesson có thể tạo trong Word,
PowerPoint và thậm chí cả Excel.Tuy nhiên, một WebLesson cần có một số thuộc số
thuộc tính sau:
- Là một nhiệm vụ khả thi và thú vị, một ý tưởng của những điều mà người lớn làm với
tư cách là công dân hay người đi làm.
- Đòi hỏi tư duy cấp cao hơn, không chỉ đơn giản là tóm tắt. Điều này bao gồm tổng hợp,
phân tích, giải quyết vấn đề, sáng tạo và quyết định.
- Làm tốt việc sử dụng các trang Web. Một WebQuest mà không dựa trên các nguồn lực
thực tế từ các trang Web có lẽ chỉ là một bài học truyền thống trong ngụy trang. (Tất
nhiên, cuốn sách và phương tiện truyền thông khác có thể được sử dụng trong một
WebLesson, nhưng nếu trang Web không phải là trọng tâm của bài học, nó không phải là
một WebLesson).
- Không phải là một báo cáo nghiên cứu hoặc một thủ tục các bước khoa học hay toán
học. Có người học chỉ đơn giản là chưng cất các trang Web và làm cho một bài thuyết
trình.
- Không chỉ là một loạt các nghiên cứu kinh nghiệm dựa trên web. Có người học đi xem
trang này, sau đó đi chơi trò chơi này, sau đó đi đây và biến tên của bạn vào chữ tượng
hình không đòi hỏi kỹ năng tư duy cấp cao hơn và vì vậy, theo định nghĩa, không phải là
một WebQuest.
3.2.2 Các bƣớc xây dựng WebLesson
a) Chọn và giới thiệu chủ đề
Chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định trong chương
trình dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi HS phải tỏ rõ
quan điểm. Quan điểm đó không thể được thể hiện bằng những câu trả lời như “đúng” hoặc
“sai” một cách đơn giản mà cần lập luận quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những
câu hỏi sau đây cần trả lời khi quyết định chủ đề:
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 41
Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không?
HS có hứng thú với chủ đề không?
Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không?
Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không?
Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với HS. Đề tài cần được giới
thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể làm quen với một đề tài khó.
b) Tìm nguồn tài liệu học tập
GV tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào
liên kết trong WebLesson. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá
và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ internet (URL). Giai đoạn
này thường đòi hỏi nhiều công sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn
trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này
được kết hợp trong tài liệu WebLesson hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang
Web bên ngoài.
Ngoài các trang Web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn
được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ các từ điển
trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng
nội dung công việc và trước đó các nguồn tin này phải được GV kiểm tra về chất lượng để
đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy
c) Xác định mục đích
Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện
WebLesson.
Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được.
d) Xác định nhiệm vụ
Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc
một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được
giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của WebLesson. Nhiệm
vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện
thuần túy.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 42
Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách
ngắn gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu cầu, về phương tiện có
thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề nhỏ
hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm
vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác khau.
e) Thiết kế tiến trình
Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện
WebLesson. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của HS. Tiến
trình thực hiện WebLesson gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng
dẫn nguồn thông tin, thực hiện, trình bày, đánh giá.
f) Trình bày trang Web
Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày WebLesson. Để
lập ra trang WebLesson, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các
công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chỉ cần lập WebLesson, ví dụ
trong chương trình Word và nhớ trong thư mục HTML, không phải như thư mục DOC. Có
thể sử dụng các chương trình điều hành Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu
WebLesson trên Internet hiện có. Trang WebLesson được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng.
g) Thực hiện WebLesson
Sau khi đã WebLesson lên mạng nội bộ, tiến hành thử với HS để đánh giá và sửa chữa.
h) Đánh giá, sửa chữa
Việc đánh giá WebLesson để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS,
đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện
WebLesson. Có thể hỏi HS những câu hỏi sau:
Các em đã học được những gì?
Các em thích và không thích những gì?
Có những vấn đề kỹ thuật nào trong WebLesson?
3.3 Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với 1 LMS/ LCMS cụ thể
Hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) là một
công cụ soạn bài giảng mà các giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy tính cá nhân. Công cụ
này cho phép giáo viên tạo và quản lí nội dung trực tuyến. Giáo viên có thể kết hợp giữa
soạn bài giảng online và offline. Những chức năng của LCMS có thể giúp cho giáo viên và
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 43
học viên tiết kiệm được thời gian đáng kể, học viên thay vì phải đi lại cho những bài học
của mình thì chỉ với LCMS thông qua mạng Internet, học viên có thể bớt đi một ít thời gian
để có thể học tại nhà hay cơ quan… Tất nhiên nó cũng giảm kha khá chi phí trong việc đi
lại. Nói chung, với ứng dụng LCMS, học viên có thể học mọi chỗ mọi nơi. Nó còn có thể
giúp giảng viên tổ chức tốt hoạt động dạy học, cải thiện được cách dạy học thông thường
của đất nước Việt Nam chúng ta. Và quan trọng hơn, nó góp phần nâng cao ý chí tích cực
học tập của học viên, giúp học viên có thêm nhiều hứng thú hơn trong việc học tập mà
không phải bị gò bó chỉ ở trường phổ thông hoặc đại học.
Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và
tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập.
Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường đa người dùng,
ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học
tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và
phân phối nội dung học tập.
Mô hình chức năng hệ thống e-learning
LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 44
dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động
của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính
mở, sự tương tác. Hình 4 mô tả một mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning sử dụng
công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cung như với các hệ
thống khác.
Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web
Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả năng
tốt để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống E-learning bởi các lý do sau:
 Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ
tiêu chuẩn XML.
 Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E-learning Thông tin
trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn
XML.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 45
Chƣơng 4: Dạy và học với các phần mềm dạy học: drill & practise
software, tutorial software, instructional games, simulation
software, intergrated learning system intellgent tutoring systems.
4.1 Tìm hiểu một số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ cho việc
dạy học môn Tiếng Anh - Phần mềm ActivInspire( xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt
và cách sử dụng.)
4.1.1 Xuất xứ
* ActivInspire (Phần mềm bảng tương tác thông minh) là phiên bản mới nhất tích hợp 2
phần mềm ActivStudio và ActivPrimary trước đây.
* Đây là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống Dạy và học tương tác (Digital
Interative Classroom) của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương quốc Anh).
* Hệ thống này bao gồm:
- ActivBoard - bảng từ tương tác;
- ActivPen - bút từ tương tác, vừa có tính năng như bút viết bảng, vừa hoạt động như 1
con chuột máy tính;
- ActivSlate - có tính năng như bạn con của HS và có thể tương tác với bảng ActivBoard
ở bất cứ nơi nào trong lớp;
- ActivVote – hệ thống phản hồi trắc nghiệm của HS (giống trò chơi truyền hình đấu
trường 100)… tạo thành 1 hệ thống kết nối hỗ trợ tốt việc dạy học tương tác giữa học sinh
và giáo viên.
* Trong đó, phần mềm ActivInspire đã đạt 2 giải thưởng Worlddidac cho sản phẩm giáo
dục tốt nhất.
* Đặc biệt, chương trình đã được Việt hóa hoàn toàn giúp giáo viên Việt Nam có thể dễ
dàng tiếp cận công nghệ giáo dục này.
4.1.2. Chức năng, đặc điểm
ActivInspire là phần mềm giảng dạy và học tập thế hệ mới:
* Kết hợp chức năng của phần mềm đoạt giải ActivPrimary và ActivStudio - hai tùy chọn
giao diện hỗ trợ tất cả các trình độ cấp lớp
* Dễ dàng tích hợp chức năng Trả Lời Của Học Viên trong ActiVote và ActivExpression.
* Mang lại một giải pháp giảng dạy và học tập duy nhất cho Windows, Mac và Linux
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 46
Được thiết kế để hoạt động trên nhiều bảng trắng tương tác khác nhau, ActivInspire cho
phép bất kỳ lớp học nào cũng trở thành một ActivClassroom!
Nếu bạn đã sử dụng bất kỳ sản phẩm cốt lõi nào trong phạm vi ActivClassroom,
ActivBoard, ActivSoftware, ActiVote, ActivExpression ActivPanel - bạn có thể nâng cấp
miễn phí thành ActivInspire Professional Edition trong năm 2009.
ActivInspire Professional Edition bao gồm mọi thứ bạn từng mong đợi từ ActivStudio &
ActivPrimary, cộng với nhiều thứ nữa.
ActivInspire Personal Edition cho phép các giáo viên, học viên, phụ huynh và những người
khác có lợi từ môi trường giàu tính năng của ActivInspire, hoàn toàn miễn phí!
Bạn có thể sử dụng ActivInspire ngay cả khi bạn có một thương hiệu bảng trắng tương tác
khác, hoặc bạn hoàn toàn không có bảng trắng.
4.1.3. Cài đặt
Download phần mềm tại:
http://support.prometheanplanet.com/server.php?show=nav.20121
HƢỚNG DẪN CÀI ĐẶT ACTIVINSPIRE
Bƣớc 1: Mở thư mục ActivInspire
Bƣớc 2: Nhấp đôi chuột vào tập tin 1.Cai dat phan mem.exe  Xuất hiện cửa sổ
InstallShield Wizard
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 47
Bƣớc 3: Nhấp Next  Nhấp vào tuỳ chọn I accept the terms in license agreement 
Nhấp Next
- Nếu muốn thay đổi thư mục cài đặt phần mềm ActivInspire (mặc định là ở ổ đĩa
C:Program Files Activ Software Inspire) nhấp nút Change (mục 1)
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 48
- Nếu muốn thay đổi thư mục cài đặt thư viện của phần mềm ActivInspire (mặc định là
ở ổ đĩa C:Documents and Settings All Users Documents Activ Software Inspire)
nhấp nút Change (mục 2)
Sau đó nhấp Next để chuyển qua bước tiếp theo
Bƣớc 4: Nhấp vào nút Install để tiến hành cài đặt phần mền ActivInspire.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 49
- Đợi cho đến khi việc cài đặt kết thúc.
- Nhấp vào nút Finish để hoàn tất việc cài đặt
Bƣớc 5: Double click vào biểu tượng ActivInspire ở desktop để khởi động phần mềm.
- Mở tập tin Dang ky để lấy các thông số đăng kí phần mềm sử dụng mãi mãi.
- Nhấp vào tuỳ chọn I accept the terms of this license
-
Bƣớc 6: Nhấp vào nút Ok để sử dụng hoàn tất quá trình đăng ký phần mềm ActivInspire.
Bƣớc 7: Nhấn nút Continues để vào giao diện mặc định của chương trình.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 50
Bƣớc 8 : Nhấn đúp chuột mở file 2. Cai dat goi tai nguyen
Bƣớc 9: Chọn Share Resources (Tài nguyên dùng chung) và chờ quá trình cài đặt hoàn tất.
(*) Nếu trong quá trình cài đặt gặp thông báo như bên dưới sẽ nhấn vào Có đối với tất cả
(Yes to all) để chương trình tiếp tục cài đặt.
(**) Nếu sau khi cài đặt phần mềm ActivInspire vào menu Chèn - > Phương trình bị lỗi thì
sẽ cài đặt them tập tin java_jre-7u15-windows.
CÀI ĐẶT DRIVER (TRÌNH ĐIỀU KHIỂN) CHO BẢNG
Muốn sử dụng tương tác chính xác trên bảng bắt buộc phải cải đặt Driver
1. Tắt tất cả các phần mềm diệt virus đang được cài đặt trên máy tính
2. Nếu bạn đang sử dụng Windows Vista
hoặc Windows 7, chọn Start >Control Panel >User Accounts and Family
Safety >User Accounts > Change user Account Control Settings > Hạ Notify
xuống thấp nhất > OK khởi động lại máy tính
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 51
3. Kiểm tra phiên bản windows đang sử dụng
Chọn chuột phải vào biểu tượng Computer -> Properties
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 52
4. Cắm kết nối USB từ bảng vào máy tính qua cổng 2.0 (lõi màu đen), chờ cho đến khi
2 đèn trên bảng sáng lên. (Lưu ý nếu không cắm dây USB vào mà tiến hành bước 5
thì quá trình cài đặt sẽ bị lỗi)
5. Mở thư mục Chep Giao Vien ActivInspire ->IWB
- Nếu máy sử dụng windows 32-bit sẽ cài file IWB_driver_X86
- Nếu máy sử dụng windows 64-bit sẽ cài file IWB_driver_X64
4.1.4. Hƣớng dẫn sử dụng
A. HỘP CÔNG CỤ CHÍNH
Hộp công cụ chính xuất hiện trên màn hình khi khởi chạy ActivInspire. Khi chạy
ActivInspire trong lần đầu tiên, hộp công cụ bao gồm một loạt các công cụ phổ biến nhất.
Những khoản mục trong hộp công cụ chính chỉ là chọn lựa của một vài công cụ sẵn
có. Có thể truy nhập vào rất nhiều các công cụ bổ sung từ menu “công cụ”. Lần tiếp theo
khi khởi chạy ActivInspire, nó sẽ nhớ nơi đặt hộp công cụ lần cuối và công cụ nào bao
gồm trong đó.
B. TUỲ BIẾN HỘP CÔNG CỤ
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 53
Trình đơn chính / Xem  Tuỳ chỉnh … (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + U)
- Cửa sổ bên tay trái: Bao gồm tất cả các công cụ có trong phần mềm ActivInspire.
Những công cụ bị mờ là những công cụ hiện đã có trên hộp công cụ chính, ngược lại.
- Cửa sổ bên tay phải: Hiển thị các công cụ hiện có trên hộp công cụ chính
Muốn thêm công cụ mới vào hộp công cụ:
Chọn công cụ cần thêm  Nhấp nút Bổ sung (Add)  Công cụ mới sẽ xuất hiện
trên hộp công cụ chính (Main toolbox).
Muốn thay đổi vị trí công cụ trên hộp công cụ:
Chọn công cụ cần thay đổi  Nhấp Di chuyển lên hoặc Di chuyển xuống để thay
đổi vị trí công cụ.
C. KHÁM PHÁ CÁC CÔNG CỤ
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 54
ActivInspire bao gồm một số công cụ giúp tạo ra những bài học sống động nhằm thu
hút các học sinh và sự quan tâm của các em khi học tập tại bảng.
Hộp công cụ chính bao gồm những công cụ phổ biến nhất và thêm nhiều công cụ sẵn
có trong menu các công cụ.
Sau đây, là sự hướng dẫn khám phá một vài công cụ :
Chú thích trên màn hình nền (Annotate over Desktop): Đây là một công cụ cho
phép liên kết các file khác với màn hình nền của Flipchart.
Muốn trở lại Flipchart, nhấn vào một lần nữa.
Camera: Công cụ này cho phép thực hiện một bức ảnh chụp nhanh tức thời những gì
trên màn hình và đặt nó vào Flipchart, bảng ghi tạm hoặc trong thư mục tài nguyên của tôi
và tài nguyên dùng chung. Một loạt những tùy chọn cho phép điều chỉnh kích cỡ và hình
dạng của những bức ảnh chụp nhanh phù hợp với nhu cầu.
Chức năng biểu quyết (Express Poll): Công cụ này cho phép nhanh chóng hỏi các
học sinh một câu hỏi và ghi lại những câu trả lời của các em bằng cách sử dụng các thiết bị
Activote và ActivExpression. Một công cụ hữu dụng để xác nhận sự hiểu biết hoặc để
khuyến khích khả năng tranh luận.
Trình thu âm : Công cụ này cho phép ghi lại âm thanh thành 1 tập tin trong
Flipchart. Ví dụ, có thể tạo ra các trích đoạn âm thanh và liên kết chúng vào các từ nhằm
giúp học sinh phát âm hoặc ghi lại âm thanh trong khi thực hiện chức năng quay phim màn
hình bằng trình quay phim màn hình .
Trình quay phim màn hình : Công cụ này cho phép thu lại bất cứ những gì xảy ra
trên màn hình thành 1 tập tin video (*.avi). Có thể giữ file âm thanh trong Flipchart, hoặc
lưu đến một thư mục tài nguyên và phát lại mỗi khi cần thiết.
Công cụ vén màn hình (Revealer): Công cụ này che phủ trang Flipchart.
Công cụ đèn chiếu điểm (Spotlight tool): Công cụ này cho phép chọn lọc ẩn hiện các
vùng trong trang Flipchart.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 55
Có thể di chuyển đèn chiếu điểm xung quanh và:
 Ẩn màn hình, nhưng chỉ hiển thị vùng hình tròn hoặc hình chữ nhật của đèn chiếu.
 Hiện màn hình, nhưng chỉ ẩn vùng hình tròn hoặc hình chữ nhật của đèn chiếu.
Các công cụ sẽ nhớ các thiết lập của chúng. Khi chuyển qua lại giữa các công cụ,
mỗi một công cụ sẽ nhớ lựa chọn cuối cùng. Ví dụ, công cụ bút (Pen) và công cụ
bút tô sáng (Highlighter) sẽ nhớ các thiết lập về màu và độ dày của nét bút.
D. CÁC CÔNG CỤ THƢỜNG ĐƢỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT
Khi đang làm việc với phần mềm ActivInspire, thanh tắt của hộp công cụ nằm bên
phải hộp công cụ chính sẽ dần dần lắp đầy các biểu tượng. ActivInspire sẽ tự động đặt các
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 56
công cụ thường được sử dụng thường xuyên nhất vào đó, sao cho chúng có thể dễ dàng
được truy nhập.
Trong các bức hình sau đây, thanh tắt của hộp công cụ bao gồm một số công cụ đã
được khám phá trong chủ đề trước.
Chú thích trên màn hình nền Công cụ quay phim màn hình
Trình thu âm Công cụ vén màn hình
Công cụ thu phóng trang (Page Zoom) Công cụ chụp ảnh quay phim
E. CÁC TRÌNH DUYỆT CỦA ACTIVINSPIRE
Có 7 trình duyệt trong ActivInspire:
 Trình duyệt trang (Page Browser)
 Trình duyệt tài nguyên (Resource Browser)
 Trình duyệt đối tượng (Object Browser)
 Trình duyệt ghi chú (Note Browser)
 Trình duyệt thuộc tính (Properties Browser)
 Trình duyệt thao tác (Action Browser)
 Trình duyệt biểu quyết (Voting Browser)
I/. Trình duyệt trang :
Giúp nhanh chóng kết hợp các cơ sở cho trang Flipchart.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 57
Nhấp chuột vào trình duyệt trang
(biểu tượng được bao quanh bởi
hình vuông màu xanh ở hình
trên).
Ngoài việc cung cấp các chức
năng giống với những phiên bản
trước, Trình duyệt trang còn cho
phép sắp xếp lại các trang bảng
lật (Flipchart) bằng cách kéo và
thả chúng trực tiếp trong Trình
duyệt. Cũng có thể kéo các trang
từ Trình duyệt Trang và thả
chúng lên bất kỳ tab bảng lật nào
để sao chép các trang giữa các
bảng lật đang mở.
- Để việc sắp xếp các trang
được dễ dàng, kéo thanh
trượt (góc phải, phía dưới
trong hình phía dưới).
- Có thể sao chép đối tượng
giữa các trang với nhau:
Chọn đối tượng muốn
copy qua trang khác, kéo
đối tượng từ trang hiện tại
sang trang mới trong Trình
duyệt trang.
Sử dụng Menu Popup (biểu
tượng đánh dấu đỏ) để làm việc
với các tran
II/. Trình duyệt tài nguyên :
Trình duyệt này giúp nhanh chóng xem, định hướng và sử dụng các tài nguyên được
cung cấp cùng ActivInspire để làm giàu Flipchart. Thư viện Tài nguyên có rất nhiều
trò chơi và các hoạt động, chú giải, đánh giá, hình nền, các bản đồ khái niệm, hình ảnh,
hình dạng, âm thanh và những hạng mục khác …
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 58
Có thể dễ dàng mở rộng thư viện của mình bằng các tài nguyên của chính mình và
của người khác cũng như bổ sung các gói tài nguyên từ trang web Promethean Planet tại
www.prometheanplanet.com, hoặc từ các đồng nghiệp.
Sử dụng Trình duyệt Tài nguyên để:
 Nhanh chóng định hướng đến và xem tất cả các tài nguyên trong một thư mục cụ
thể, ví dụ như Tài nguyên Của tôi (My Resources) , Tài nguyên Dùng
chung (Shared Resources) hoặc những địa điểm khác trên máy tính
.
 Hiển thị các hình nhỏ và tên tập tin của các tài nguyên đã chọn trong trình duyệt.
 Kéo và thả các tài nguyên chẳng hạn như mẫu trang, các trang hoạt động và các
trang câu hỏi từ trình duyệt vào bảng lật.
 Kéo và thả tài nguyên từ một trang bảng lật vào một thư mục trong Thư viện Tài
nguyên.
Sử dụng Con dấu cao su
(Rubber Stamp On/Off) để
nhanh chóng tạo ra nhiều bản sao
của một tài nguyên trong bảng
lật.
Ví dụ: Theo mặc định, Trình
duyệt Tài nguyên sẽ mở thư mục
Tài nguyên dùng chung. Hình ở
phía trên minh họa một số tài
nguyên trong thư mục Tài
nguyên dùng chung.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 59
III/. Trình duyệt đối tƣợng :
Có tất cả 4 lớp trong trang Flipchart:
- Lớp trên cùng: là các đối tượng được tạo ra bởi các công cụ Bút , Bút dạ
quang , Bút thần kì .
- Lớp giữa gồm: hình ảnh, hình dạng và các đối tượng văn bản.
- Lớp dưới cùng: có thể kéo và thả các đối tượng khác lên tầng này.
- Lớp nền: nền, lưới và màu trang.
Nhấp chuột vào trên thanh để vào
trình duyệt đối tượng
Trong trình duyệt đối tượng hiển thị tất cả các đối tượng có trên trang
Flipchart dưới dạng biểu tượng đã tạo ra chúng và tên đối tượng.
Trình duyệt hiện rõ đối tượng nào ở tầng trên, tầng giữa và tầng dưới cùng .
 Lưu ý:
- Biểu tượng phía sau văn bản trong trình duyệt cho biết đối tượng này đã
được khoá. Có thể “mở khoá” bằng cách nhấp đôi chuột vào biểu tượng trong
trình duyệt, sau đó chọn “mở khoá”.
- Hình tam giác và các hình vuông được tạo ra bằng công cụ Hình dạng ở
tầng giữa theo mặc định.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 60
- Biểu tượng con mắt gạch chéo kế bên đối tượng trong trình duyệt. Biểu
tượng này cho biết đối tượng đã được ẩn. Cho đối tượng “không ẩn” bằng cách
nhấp đôi chuột vào biểu tượng , chọn Hiển thị.
- Có thể thay đổi lớp (tầng) cho các đối tượng bằng cách chọn đối tượng trong
Trình duyệt đối tƣợng và kéo đến lớp (tầng) theo ý muốn.
Cũng có thể thay đổi lớp của đối tượng bằng cách nhấp chuột phải vào đối
tượng muốn phân lớp / Sắp xếp lại / chọn lớp theo ý muốn (Đến tầng trên cùng,
Đến tầng giữa hoặc đến tầng dưới cùng).
IV/. Trình duyệt ghi chú : Sử dụng trình duyệt ghi chú để bổ sung ghi chú và
nhận xét cho trang Flipchart, giúp cho việc chia sẻ và tái sử dụng được dễ dàng.
Nhấp chuột vào khung Trình duyệt ghi chú để gõ ghi chú dưới dạng văn bản
đơn giản. Hoặc sử dụng thanh công cụ định dạng văn bản để điều chỉnh văn bản.
V/. Trình duyệt thuộc tính : giúp xem sơ bộ tất cả các thuộc tính của một đối tượng.
Nhấp chuột vào trên để mở trình
duyệt thuộc tính
Một số thao tác trên Flipchart
PHẦN I: TẠO HÌNH NỀN
Cách 1: Từ trang hiện tại, vào liên kết màn hình, mở tệp mà bạn muốn, chọn
hình nền bạn thích, coppy, vào liên kết màn hình, chuột phải, chọn “dán”. Sau đó
chỉnh kích cỡ ảnh cho phù hợp, rồi chuột phải, chọn “đã khoá”, để khi bạn di
chuột, hình nền không di chuyển theo. Với cách này, hình nền phải được chọn
trước các thao tác khác.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 61
Với những đối tượng cần cố định trên màn hình bạn cũng phải khoá như thế.
Cách 2: Từ trang hiện tại, vào thanh công cụ bên phải, vào biểu tượng “hình
nền”, một cửa sổ hiện ra, chọn dòng “hình ảnh”, thấy một cửa sổ khác chứa đường
dẫn tới các tệp tin, bạn vào tệp của mình, chọn hình nền, rồi quay lại cửa sổ thứ
nhất, bên dưới dòng “tìm kiếm”,chọn “phù hợp nhất”, rồi nhấn chuột vào “áp
dụng”. Với cách này, hình nền có thể chọn sau khi đã hoàn chỉnh mọi thao thác
trên trang, và bạn không cần phải “khoá”.
Muốn đổi hình nền, bạn chỉ cần thao tác lại từ đầu qui trình trên.
PHẦN II: TẠO VĂN BẢN
1. Công cụ soạn thảo văn bản
Bạn ấn vào nút (T) nằm ở thanh công cụ phía bên phải màn hình. Khi đó, ở
phía bên dưới màn hình sẽ hiện ra các công cụ hỗ trợ cho việc soạn thảo văn bản
Sau đó, bạn chỉ cần ấn vào chỗ nào trên bảng (nơi mà bạn muốn hiện đoạn
văn bản đó) rồi dùng bàn phím để nhập các chữ, số như dùng microsoft word thông
thường.
Có thể coppy một văn bản từ một trang hay một phần mềm khác (Unicop)
vào trang của Flipchart
2. Các công cụ hỗ trợ cho việc soạn thảo
Bạn có thể thấy giao diện này khá giống so với khi sử dụng word, (B): in
đậm chữ; (I) : Chữ in nghiêng, U: chữ gạch chân. Các màu xanh đỏ tím vàng…
là màu của chữ mà bạn mong muốn. Size: cỡ chữ to nhỏ…..
3. Chỉnh sửa văn bản
Khi nào bạn muốn chỉnh sửa đoạn văn bản mà bạn đã đánh, bạn kích đúp
chuột trái vào đoạn văn bản cần sửa. Khi đó bạn có thể chỉnh sửa đoạn text như
bình thường.
4. Công cụ bàn phím ảo
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 62
Giả sử bạn đang đứng ở trên bục giảng, đứng cạnh chiếc bảng, bạn có thể
không cần lại gần bàn phím máy vi tính mà có thể chỉnh sửa ngay trên bảng bằng
cách:
Ấn vào nút “công cụ” sau khi 1 cửa sổ hiện ra, Chọn “công cụ bổ sung”
trong cửa sổ đó, rồi chọn “bàn phím màn hình” 1 hình ảnh bàn phím sẽ hiện ra
giống như hình vẽ dưới đây:
Bạn sử dụng bàn phím này giống như bàn phím của máy vi tính.
PHẦN III: VẼ HÌNH
Vào biểu tượng ở hộp công cụ bên phải, các hình vẽ hiện ra, tuỳ bạn
chọn.
nếu muốn vẽ hình theo mục đích, vào biểu tượng “đầu nối” ở hộp công cụ bên
phải, các đường nét sẽ hiện ra, bạn vẽ hình theo ý muốn của mình.
CÔNG CỤ ĐỔ MÀU
Muốn đổi màu khối hình hay bất kì một đối tượng nào, bạn chỉ cần nhấn vào
nút trên thanh công cụ chính phía bên phải màn hình. Đây là công cụ đổ
màu. Tiếp đến, bạn chọn màu bất kỳ trên bảng màu đa năng phía trên, chọn màu,
rồi nhấn đối tượng đó, màu đối tượng đó sẽ đổi màu thành màu mà bạn mong
muốn.
PHẦN IV. CÁC KỸ NĂNG NÂNG CAO
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 63
I.Tạo kính lúp nhìn thấu qua 1 lớp.
* Bƣớc 1:
- Tạo hai đối tượng: một đối tượng che và một đối tượng bị che (giả sử 2 hình
dưới).
* Bƣớc 2:
- Đưa đối tượng che lên tầng trên cùng bằng cách:
+ Mở trình duyệt đối tượng
+ Sau đó dùng chuột kéo đối tượng che từ tầng giữa lên tầng trên cùng.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 64
* Bƣớc 3:
- Vào biểu tượng công cụ chọn Mực thần kỳ.
- Gĩư chuột trái tô 1 hình tròn theo ý thích (chú ý: khi tô hình tròn ta phải tô bên
đối tượng che thì mới có nhìn thầy hình tròn này được. Và nhớ giử chuột trái liên
tục, không nên bỏ chuột trái, vì khi thả ra nó sẽ tạo ra nhiều nét bút khác nhau).
* Bƣớc 4:
- Tạo đường viền và cán cho kính lúp bằng cách: sử dụng công cụ hình thể.
(Chú ý: Tạo đường tròn không nền “click vào ô nhân chéo ở bên
hộp màu)
- Ta dùng chuột và đưa 2 hình dạng này lên tầng trên cùng (vì 2 hình này đang
nằm ở tầng giữa, chú ý phải đưa 2 hình này lên lớp trên cùng của tầng trên cùng)
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 65
- Sau đó ta đưa đường viền và cán của kính lúp tới hình tròn của mực thần kỳ
để ta nhóm chúng lại. (chú ý: Đưa đối tượng che ra ngoài rồi mới nhóm)
- Cuối cùng ta sắp xếp đối tượng che trồng lên đối tượng bị che, và kiểm tra
xem kính lúp của mình vừa tạo có nhìn thấu được không.
II. Tạo liên kết
(LIÊN KẾT ĐÊN 1 ĐOẠN PHIM, FLASH, ÂM THANH, PHẦN MỀM
KHÁC, WEB ).
1. Liên kết đến một tệp tin.
* Bƣớc 1:
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 66
- Tạo 1 đối tượng cần click (Giả sử là 1 đoạn chữ “hình dưới”).
* Bƣớc 2:
- Vào Chèn/Liên kết/Tệp tin (Nếu muốn liên kết đến trang web thì thay vì
chọn tệp tin ta sẽ chọn trang web).
- Sau khi chọn Tệp tin hộp thoại chèn tệp tin xuất hiện, lúc này ta tìm đến 1
đoạn vídeo, âm thanh, flash hoặc 1 phần mềm, sau đó click nút “Open”. Hộp
thoại “Chèn tệp tin” khác xuất hiện.
- Trong hộp thoại
“Chèn tệp tin” ta
chú ý các điểm sau:
 Trong mục
“Bổ sung liên kết
dưới dạng” ta đánh
dấu vào mục “Thoát
khỏi đối tượng” tiếp
tục click vào nút 3 chấm tìm đến 1 đoạn video, âm thanh, flash, 1 phân mềm
khác (ở đây ta chọn 1 đoạn phim) sau đó click nút “Open”.
 Trong mục “Lưu dưới dạng” ta đánh dấu vào mục “ Lưu tệp tin vào bảng
lật” (Khi đó ta mang bài giảng sang 1 máy tính khác thì đoạn video này sẽ
không bị mất đi và ta không phải tạo liên kết lại).
 Cuối cùng ta click nút “Ok”. Chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra.
2. Liên kết đến một trang web.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 67
Gán một website vào đối tượng có sẵn trong trang Flipchart.
Ví dụ: Nhấp chuột vào ngôi sao (đối tượng) sẽ mở website www.mamnon.com .
-Chọn ngôi sao.
- Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser ) chọn Mở trang web (Open website).
- Trong ô URL gõ: www.mamnon.com
- Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Appy changes).
HƢỚNG DẪN MỘT SỐ THUỘC TÍNH VÀ HIỆU ỨNG TRONG PHẦN
MỀM ACTIVINSPIRE
I. GÁN THUỘC TÍNH CHO ĐỐI TƢỢNG
1. Thuộc tính chứa đựng.
* Bƣớc 1:
- Tạo 2 đối tượng : đối tượng chứa (thùng chứa) và đối tượng bị chứa (hình
dưới)
* Bƣớc 2:
- Chọn tất cả các “đối tượng bị chứa đúng”(Giả sử thùng chứa này sẽ chứa tất
cả các tam giác thì lúc này các tam giác là đối tượng bị chứa đúng).
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 68
- Vào “Trình duyệt thuộc tính” Chọn mục “Nhận dạng” Đặt cho nó cái tên
trong mục “Từ khóa” (và nhớ cái tên này).
* Bƣớc 3:
- Chọn tất cả các “đối tượng bị chứa”.
- Vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục “Thùng Chứa”. Đối với đối tượng
bị chứa ta chỉ làm việc với một mục là “Trở lại nếu không chứa” ta chọn
“Đúng”.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 69
* Bƣớc 4:
- Chọn đối tượng chứa (Thùng chứa).
- Vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục “Thùng chứa”, trong mục thùng
chứa ta sẽ làm việc với các mục sau:
 Mục “Có thể chứa” ta chọn “Từ khóa”.
 Mục “Chứa từ” ta đánh từ khóa mà ta đã đặt với đối tượng bị chứa đúng.
 Mục “Âm Thưởng” ta chọn “Đúng”.
 Mục “Địa điểm Âm Thưởng” Click vào nút 2 chấm tìm đến 1 âm thanh cần
tán thưởng khí kéo đúng.
* Bƣớc 5:
- Lưu lại (Crtl + S). Lúc này chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra.
2. Thuộc tính chuyển động.
(Thuộc tính này nó sẽ giới hạn chuyển động của 1 đối tương nào đó)
* Bƣớc 1:
- Tạo một đường dẫn bất kỳ (có thể là nét vẽ tay hoặc 1 đường hình thể nào
đó) và tạo một đối tượng cần di chuyển).
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
GVHD: Lê Đức Long Page 70
* Bƣớc 2:
- Chọn “đối tượng cần di chuyển” vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục
“Bộ hạn chế”. Trong mục bộ hạn chế ta chú ý 2 mục sau:
 Mục “Có thể di chuyển” chọn “Dọc theo đường dẫn” (nếu muốn di chuyển
theo chiều ngang, dọc, tự do thì ta chọn các mục đó).
 Mục “Di chuyển đường dẫn” Click vào nút 2 chấm chọn đường đẫn cần di
chuyển.
* Bƣớc 3: Ta lưu lại và chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra.
3. Thuộc tính nhãn.
(Thuộc tính này cho phép khi ta đưa chuột lại 1 đối tượng nào đó thì sẽ xuất hiện
ghi chú của đối tượng đó “Thường sử dụng thuộc tính này đê ghi chú ảnh…”).
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf
đồ áN lý thuyết.pdf

More Related Content

What's hot

đồ án lt nhóm 9
đồ án lt   nhóm 9đồ án lt   nhóm 9
đồ án lt nhóm 9Dinh Minh
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOSNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOSVàng Cao Thanh
 
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ốngLuận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ốngnataliej4
 
Kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch bài dạy.Kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch bài dạy.Catstreet411
 
Lecturemaker
LecturemakerLecturemaker
LecturemakerTrang Thu
 
Đồ án tìm hiểu java và một số bài tập ứng dụng
Đồ án tìm hiểu java và một số bài tập ứng dụngĐồ án tìm hiểu java và một số bài tập ứng dụng
Đồ án tìm hiểu java và một số bài tập ứng dụngLong Kingnam
 
Đồ án trang web bán văn phòng phẩm
Đồ án trang web bán văn phòng phẩmĐồ án trang web bán văn phòng phẩm
Đồ án trang web bán văn phòng phẩmNguynMinh294
 

What's hot (16)

Doanlythuyet nhom33
Doanlythuyet nhom33Doanlythuyet nhom33
Doanlythuyet nhom33
 
đồ án lt nhóm 9
đồ án lt   nhóm 9đồ án lt   nhóm 9
đồ án lt nhóm 9
 
Ispring suit
Ispring suitIspring suit
Ispring suit
 
Luận văn: Ứng dụng giám sát hành trình trên điện thoại, HAY
Luận văn: Ứng dụng giám sát hành trình trên điện thoại, HAYLuận văn: Ứng dụng giám sát hành trình trên điện thoại, HAY
Luận văn: Ứng dụng giám sát hành trình trên điện thoại, HAY
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOSNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
Luận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng android xem video trực tuyến
Luận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng android xem video trực tuyếnLuận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng android xem video trực tuyến
Luận văn Thạc sĩ xây dựng ứng dụng android xem video trực tuyến
 
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ốngLuận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
 
Kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch bài dạy.Kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch bài dạy.
 
Lecturemaker
LecturemakerLecturemaker
Lecturemaker
 
Đồ án tìm hiểu java và một số bài tập ứng dụng
Đồ án tìm hiểu java và một số bài tập ứng dụngĐồ án tìm hiểu java và một số bài tập ứng dụng
Đồ án tìm hiểu java và một số bài tập ứng dụng
 
Googedocs
GoogedocsGoogedocs
Googedocs
 
Đồ án trang web bán văn phòng phẩm
Đồ án trang web bán văn phòng phẩmĐồ án trang web bán văn phòng phẩm
Đồ án trang web bán văn phòng phẩm
 
Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu giải pháp an ninh mạng với firewall
Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu giải pháp an ninh mạng với firewallLuận văn Thạc sĩ tìm hiểu giải pháp an ninh mạng với firewall
Luận văn Thạc sĩ tìm hiểu giải pháp an ninh mạng với firewall
 
Đề tài: Kỹ thuật làm giao diện cho hệ quản trị nội dung Word, HAY
Đề tài: Kỹ thuật làm giao diện cho hệ quản trị nội dung Word, HAYĐề tài: Kỹ thuật làm giao diện cho hệ quản trị nội dung Word, HAY
Đề tài: Kỹ thuật làm giao diện cho hệ quản trị nội dung Word, HAY
 
luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke wifi
luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke wifiluan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke wifi
luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke wifi
 

Viewers also liked

ActivInspire - phần mềm hỗ trợ khai thác bảng tương tác
ActivInspire - phần mềm hỗ trợ khai thác bảng tương tácActivInspire - phần mềm hỗ trợ khai thác bảng tương tác
ActivInspire - phần mềm hỗ trợ khai thác bảng tương tácBùi Việt Hà
 
Bài giảng tập huấn sử dụng phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0
Bài giảng tập huấn sử dụng phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0Bài giảng tập huấn sử dụng phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0
Bài giảng tập huấn sử dụng phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0Bùi Việt Hà
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcDang Nguyen
 
30 đề toán luyện thi vào trương chuyên truonghocso.com
30 đề toán luyện thi vào trương chuyên   truonghocso.com30 đề toán luyện thi vào trương chuyên   truonghocso.com
30 đề toán luyện thi vào trương chuyên truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Huong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspireHuong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspirehoasongy
 
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Nguyễn Bá Quý
 
Cđ dãy số viết theo quy luật
Cđ dãy số viết theo quy luậtCđ dãy số viết theo quy luật
Cđ dãy số viết theo quy luậtCảnh
 
đề Thi và đáp án trường chuyên ams truonghocso.com
đề Thi và đáp án trường chuyên ams   truonghocso.comđề Thi và đáp án trường chuyên ams   truonghocso.com
đề Thi và đáp án trường chuyên ams truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
CHUYÊN ĐỀ ĐẠI SỐ ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ ĐẠI SỐ ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊNCHUYÊN ĐỀ ĐẠI SỐ ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ ĐẠI SỐ ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊNBOIDUONGTOAN.COM
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TP HÀ NỘI (Ams-NguyenHue-ChuVanAn)
TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TP HÀ NỘI (Ams-NguyenHue-ChuVanAn)TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TP HÀ NỘI (Ams-NguyenHue-ChuVanAn)
TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TP HÀ NỘI (Ams-NguyenHue-ChuVanAn)Nhật Hiếu
 
Hướng dẫn sử dụng Excel với những tuyệt chiêu
Hướng dẫn sử dụng Excel với những tuyệt chiêuHướng dẫn sử dụng Excel với những tuyệt chiêu
Hướng dẫn sử dụng Excel với những tuyệt chiêuĐoàn Trọng Hiếu
 
Các chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán THCS hay nhất
Các chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán THCS hay nhấtCác chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán THCS hay nhất
Các chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán THCS hay nhấtBồi dưỡng Toán lớp 6
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Nguyễn Bá Quý
 
Các chuyên đề Bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Các chuyên đề Bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7Các chuyên đề Bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Các chuyên đề Bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7BOIDUONGTOAN.COM
 
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
Tuyển tập 28 đề thi và đáp án HSG Toán lớp 6
Tuyển tập 28 đề thi và đáp án HSG Toán lớp 6Tuyển tập 28 đề thi và đáp án HSG Toán lớp 6
Tuyển tập 28 đề thi và đáp án HSG Toán lớp 6Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10BOIDUONGTOAN.COM
 

Viewers also liked (20)

ActivInspire - phần mềm hỗ trợ khai thác bảng tương tác
ActivInspire - phần mềm hỗ trợ khai thác bảng tương tácActivInspire - phần mềm hỗ trợ khai thác bảng tương tác
ActivInspire - phần mềm hỗ trợ khai thác bảng tương tác
 
Bài giảng tập huấn sử dụng phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0
Bài giảng tập huấn sử dụng phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0Bài giảng tập huấn sử dụng phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0
Bài giảng tập huấn sử dụng phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
 
30 đề toán luyện thi vào trương chuyên truonghocso.com
30 đề toán luyện thi vào trương chuyên   truonghocso.com30 đề toán luyện thi vào trương chuyên   truonghocso.com
30 đề toán luyện thi vào trương chuyên truonghocso.com
 
Huong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspireHuong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspire
 
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
 
Cđ dãy số viết theo quy luật
Cđ dãy số viết theo quy luậtCđ dãy số viết theo quy luật
Cđ dãy số viết theo quy luật
 
đề Thi và đáp án trường chuyên ams truonghocso.com
đề Thi và đáp án trường chuyên ams   truonghocso.comđề Thi và đáp án trường chuyên ams   truonghocso.com
đề Thi và đáp án trường chuyên ams truonghocso.com
 
CHUYÊN ĐỀ ĐẠI SỐ ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ ĐẠI SỐ ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊNCHUYÊN ĐỀ ĐẠI SỐ ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ ĐẠI SỐ ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TP HÀ NỘI (Ams-NguyenHue-ChuVanAn)
TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TP HÀ NỘI (Ams-NguyenHue-ChuVanAn)TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TP HÀ NỘI (Ams-NguyenHue-ChuVanAn)
TUYỂN TẬP ĐỀ THI VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN TP HÀ NỘI (Ams-NguyenHue-ChuVanAn)
 
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn toán tại Hà Nội từ năm 1988 - 2013 có đáp án
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn toán tại Hà Nội từ năm 1988 - 2013 có đáp ánTuyển tập đề thi vào lớp 10 môn toán tại Hà Nội từ năm 1988 - 2013 có đáp án
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn toán tại Hà Nội từ năm 1988 - 2013 có đáp án
 
Hướng dẫn sử dụng Excel với những tuyệt chiêu
Hướng dẫn sử dụng Excel với những tuyệt chiêuHướng dẫn sử dụng Excel với những tuyệt chiêu
Hướng dẫn sử dụng Excel với những tuyệt chiêu
 
77 đề thi vào lớp 10 chuyên năm 2014-2015
77 đề thi vào lớp 10 chuyên năm 2014-201577 đề thi vào lớp 10 chuyên năm 2014-2015
77 đề thi vào lớp 10 chuyên năm 2014-2015
 
Các chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán THCS hay nhất
Các chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán THCS hay nhấtCác chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán THCS hay nhất
Các chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán THCS hay nhất
 
Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
Các chuyên đề Bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Các chuyên đề Bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7Các chuyên đề Bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Các chuyên đề Bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
 
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
TUYỂN TẬP 13 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHÁT TRIỂN VÀ BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 6
 
Tuyển tập 28 đề thi và đáp án HSG Toán lớp 6
Tuyển tập 28 đề thi và đáp án HSG Toán lớp 6Tuyển tập 28 đề thi và đáp án HSG Toán lớp 6
Tuyển tập 28 đề thi và đáp án HSG Toán lớp 6
 
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
 

Similar to đồ áN lý thuyết.pdf

Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4Ngọc Nga
 
Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02Thaomashi
 
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)huuco1805
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetPhan_Oanh
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy họcLe Thu
 
Thiet ke mo hinh hoc va thi truc tuyen voi moodle
Thiet ke mo hinh hoc va thi truc tuyen voi moodleThiet ke mo hinh hoc va thi truc tuyen voi moodle
Thiet ke mo hinh hoc va thi truc tuyen voi moodleAnh Quay Lại
 
Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06an902000
 
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...nataliej4
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy họcLe Thu
 
Maubaocao thuctap totnghiepcntt
Maubaocao thuctap totnghiepcnttMaubaocao thuctap totnghiepcntt
Maubaocao thuctap totnghiepcnttHiếu Ngô
 
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuNvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuHa Pc
 
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10lenho duyet
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCartBáo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCarthoainhan1501
 
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...anh hieu
 
Bai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdfBai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdfcQun22
 

Similar to đồ áN lý thuyết.pdf (20)

Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
Đồ Án Lý Thuyết Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nhóm 4
 
Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02
 
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
Lớp nvsp k3 t7&cn- nhóm 21( nguyễn hữu có, trần ngọc tuấn)
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
 
Ly thuyết
Ly thuyếtLy thuyết
Ly thuyết
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
 
Thiet ke mo hinh hoc va thi truc tuyen voi moodle
Thiet ke mo hinh hoc va thi truc tuyen voi moodleThiet ke mo hinh hoc va thi truc tuyen voi moodle
Thiet ke mo hinh hoc va thi truc tuyen voi moodle
 
Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06
 
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
ĐỀ TÀI : ĐIỂM DANH BẰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT. Giảng viên : PGS.TS. HUỲNH CÔNG ...
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
 
Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
 
Maubaocao thuctap totnghiepcntt
Maubaocao thuctap totnghiepcnttMaubaocao thuctap totnghiepcntt
Maubaocao thuctap totnghiepcntt
 
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuNvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
 
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
Hướng dẫn sử dụng Adobe presenter10
 
Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCartBáo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
 
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
 
Bai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdfBai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdf
 
Doanlithuyet
DoanlithuyetDoanlithuyet
Doanlithuyet
 
Luận văn: Hệ thống hỗ trợ học và giải bài tập, HOT
Luận văn: Hệ thống hỗ trợ học và giải bài tập, HOTLuận văn: Hệ thống hỗ trợ học và giải bài tập, HOT
Luận văn: Hệ thống hỗ trợ học và giải bài tập, HOT
 

đồ áN lý thuyết.pdf

  • 1. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 1 ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH HỌC PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT (NHÓM 23_K2-357) Nội dung trình bày 1. Sự phát triển của công nghệ và vấn đề dạy học ở thế kỷ 21 2. Dạy và học với 3 phần mềm công cụ cơ bản 3. Dạy và học với các công cụ Multimedia, Hypermedia và Internet 4. Dạy và học với các phần mềm dạy học Giáo viên hƣớng dẫn : Ths. Lê Đức Long Sinh viên thực hiện : 1. Lê Minh Chí 2. Bùi Đình Lan Hƣơng Lớp NVSP, khóa 2, tối357
  • 2. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 2 Mục Lục Chương 1: Sự phát triển của công nghệ và vấn đề dạy học ở TK.21..............................................................................4 1.1Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh..............................................................................4 1.1.1Đối với người giáo viên ..................................................................................................................................4 1.1.2 Đối với học sinh.............................................................................................................................................5 1.2 Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên lớp...........................................................5 Chương 2: Dạy và học với ba phần mềm công cụ cơ bản: xử lý văn bản, bảng tính và ứng dụng CSDL......................8 2.1 Phân loại................................................................................................................................................................8 2.1.1Microsoft Office..............................................................................................................................................8 2.1.2Winrar .............................................................................................................................................................9 2.1.3 Picasa .............................................................................................................................................................9 2.2 Tìm hiểu về Open Office-OOo (Writer, Impress, Calc, Base)- phiên bản Việt hóa, Google Docs- xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ bản..........................................................................................................11 2.2.1 Open Office.org Writer................................................................................................................................11 2.2.2 OpenOffice.org Impress...............................................................................................................................11 2.2.3 OpenOffice.org Calc, hay OpenOffice Calc ................................................................................................11 2.2.4 Google doc...................................................................................................................................................12 2.3 So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office. Những hạn chế của Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open Office.....................................................................................................15 2.3.1 So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office .................................................................15 2.3.2 Những hạn chế của Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open Office ..............16 Chương 3: Dạy và học với các công cụ multimedia, hyper-media và Internet.............................................................30 3.1 Tìm hiểu một số công cụ multimedia và hyper-media dùng trong dạy học .......................................................30 3.1.1Microsoft Office............................................................................................................................................30 3.1.2Prezi. .............................................................................................................................................................30 3.1.3.Windows Movie Maker ...............................................................................................................................35 3.1.4 Picasa: ..........................................................................................................................................................38 3.2 Tìm hiểu một số bước để xây dựng 1 WebLesson/ WebQuest..........................................................................40 3.2.1Khái niệm......................................................................................................................................................40 3.2.2 Các bước xây dựng WebLesson...................................................................................................................40 3.3 Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với 1 LMS/ LCMS cụ thể ................................................42 Chương 4: Dạy và học với các phần mềm dạy học: drill & practise software, tutorial software, instructional games, simulation software, intergrated learning system intellgent tutoring systems. .............................................................45
  • 3. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 3 4.1 Tìm hiểu một số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn Tiếng Anh - Phần mềm ActivInspire( xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt và cách sử dụng.) ...............................................45 4.1.1 Xuất xứ.........................................................................................................................................................45 4.1.2. Chức năng, đặc điểm...................................................................................................................................45 4.1.3. Cài đặt .........................................................................................................................................................46 4.1.4. Hướng dẫn sử dụng.....................................................................................................................................52 4.2 Điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm......................................................................................81 4.2.1 Điểm tích cực:..............................................................................................................................................81 4.2.2 Hạn chế ........................................................................................................................................................83 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................................................84
  • 4. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 4 Chƣơng 1: Sự phát triển của công nghệ và vấn đề dạy học ở TK.21 1.1Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh 1.1.1Đối với ngƣời giáo viên Cùng với việc gia tăng sự tích hợp công nghệ trong xã hội chúng ta, các giáo viên cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định về công nghệ, để có thể đi trước, không trở nên “lạc hậu” đối với học sinh, cũng như các đồng nghiệp trên thế giới. Theo Hiệp hội quốc tế về công nghệ giáo dục (ISTE = International Society for Technology Educators) thì giáo viên cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau a. Có khả năng tạo điều kiện và khuyến khích học sinh sáng tạo: giáo viên sử dụng kiến thức của mình trong việc dạy và học để truyền cho học sinh kỹ năng học tập, đổi mới, sáng tạo trong cả môi trường thực tế lẫn giả định. b. Có khả năng thiết kế và phát triển kỹ thuật số trong đánh giá và dạy học : kết hợp các công cụ hiện đại và nguồn tài nguyên để tối đa hóa nội dung học tập trong bối cảnh và phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác định trong những tiêu chuẩn xác định. c. Có khả năng mô hình hóa công việc giảng dạy và học tập kỹ thuật số: giáo viên thể hiện kiến thức, kỹ năng và công việc như là quá trình đại diện của một sáng tạo chuyên nghiệp trong một xã hội toàn cầu và kỹ thuật số. d. Có khả năng thúc đẩy và mô hình hóa kỹ thuật số, thể hiện trách công dân: giáo viên cần có những hiểu xã hội địa phương và toàn cầu về các vấn đề và trách nhiệm trong một số phát triển văn hóa và thể hiện hành các hành vi pháp luật và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp của mình. e. Có khả năng tham gia vào quá trình lãnh đạo và phát triển chuyên nghiệp: Giáo viên không ngừng nâng cao chuyên môn của mình thực tế, mô hình học tập suốt đời, và các mô hình lãnh đạo trong trường học và cộng đồng bằng cách thúc đẩy và chứng minh hiệu quả sử dụng các công cụ kỹ thuật số và tài nguyên. Giáo viên có thể tự kiểm tra khả năng công nghệ của mình dựa vào các gợi ý sau: - Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về những phần mềm công cụ cơ bản như Word, Excel….. - Biết sắp các tập tin một cách khoa học, có khả năng sử dụng các phần mềm quản lý điểm, danh sách…. - Biết cách tìm kiếm thông tin một cách khoa học - Biết cách sử dụng internet, các phần mềm dung để trao đổi trên internet như Skype, Yahoo.. - Có khả năng kết hợp các bài học dựa trên công nghệ vào các hoạt động trong lớp học. - Chạy được các phần mềm diệt vi rút, thường xuyên nâng cấp các phần mềm này.
  • 5. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 5 - Biết cách lưu trữ và phục hồi các tập tin. - Biết cách sử dụng, kiểm tra các thiết bị kết nối - Thường xuyên trao dồi kiến thức về công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ của mình, nhất là vào vấn đề giảng dạy. 1.1.2 Đối với học sinh Theo Hiệp hội quốc tế về công nghệ giáo dục (ISTE = International Society for Technology Educators) thì giáo viên cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau a. Có khả năng sáng tạo và đổi mới: thể hiện tư duy sáng tạo, xây dựng kiến thức, và phát triển các sản phẩm sáng tạo và quá trình sử dụng công nghệ. b. Có khả năng thông tin liên lạc và hợp tác: Học sinh sử dụng phương tiện truyền thông và môi trường kỹ thuật số để giao tiếp và hợp tác làm việc, thậm chí khi đang ở một khoảng cách xa, để hỗ trợ học tập cá nhân và cũng như góp phần giúp đỡ vào việc học tập của bạn bè cũng như những người xung quanh. c. Có khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin một cách thành thục: học sinh áp dụng các công cụ kỹ thuật số để thu thập, đánh giá, và sử dụng thông tin. d. Có khả năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, và ra quyết định: học sinh sử dụng các kỹ năng tư duy phê phán để lập kế hoạch và tiến hành nghiên cứu, quản lý dự án, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định bằng cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số phù hợp và nguồn lực. e. Là một công dân kỹ thuật số: học sinh có khả năng hiểu biết về con người, văn hóa, và xã hội, các vấn đề liên quan đến công nghệ và thực hành pháp luật và hành vi đạo đức. f. Có khả năng hoạt động công nghệ và hiểu biết về các khái niệm: học sinh thể hiện một sự hiểu biết về các khái niệm công nghệ, hệ thống, và các hoạt động. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn trên chỉ mang tính tương đối. Mỗi trường, mỗi địa phương có bổ sung thêm những tiêu chuẩn riêng, thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của trường học, địa phương. 1.2 Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên lớp Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (Information Technology - viết tắt là IT) là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo
  • 6. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 6 vệ, xử lý, truyền thông tin. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về CNTT. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênh truyền tin. ICT là chữ viết tắt của Information and Communication Technologies (Công nghệ thông tin và truyền thông), được định nghĩa là một "tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin. Các công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông (đài và vô tuyến), và điện thoại. Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan điểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủ động, khả năng tự học của người học. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗi người phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọi nơi. Công nghệ thông tin và truyền thông đang trở thành phương tiện không thể thiếu được để thực hiện các mục tiêu trên. Ngoài ra, Công nghệ thông tin và truyền thông cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của người học dưới nhiều hình thức: - Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet. - Tham gia các lớp học qua mạng. - Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm. - Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn. - Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online). ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu: Học tập năng động. ICT tăng cường các công cụ tạo tính năng động trong học tập phục vụ các cuộc thi, tính toán và phân tích thông tin, do vậy cung cấp một nền tảng cho sinh viên đưa ra các câu hỏi, phân tích, và xây dựng những thông tin mới. Học viên bởi vậy học và thông qua làm việc và bất cứ khi nào phù hợp có thể vận dụng vào cuộc sống thực tế, làm
  • 7. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 7 cho việc học tập ít trừu tượng hơn và tăng tính phù hợp với thực tiễn với cuộc sống. Bằng cách này, và đối lập với cách học theo kiểu học thuộc lòng, ICT nhấn mạnh cách học theo kiểu tăng cường sự tham gia của người học. ICT tăng cường việc học theo kiểu tuỳ chọn mà các học viên có thể chọn những vấn đề hoặc chọn cái để học khi cần thiết. Học tập hợp tác. Học tập với sự hỗ trợ của ICT khuyến khích sự trao đổi và hợp tác giữa học viên, giáo viên và các chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Một phần của sự trao đổi là về cuộc sống thực tại, học tập với sự hỗ trợ của ICT cung cấp cho các học viên cơ hội làm việc với các cá nhân từ các nền văn hoá khác nhau, qua đó nâng cao khả năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp cũng như nhận thức về toàn cầu. Phương thức này tạo ra mô hình mà việc học tập được thực hiện bằng những khoảng thời gian thích hợp của người học thông qua việc mở rộng không gian học tập tới không chỉ những người đồng lứa mà cả những người lớn tuổi và những chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau. • Học tập một cách sáng tạo. Học tập được hỗ trợ sẽ thúc đẩy sự tận dụng những thông tin đang có và tạo ra được những sản phẩm thực dụng hơn là sự thu nhận thông tin thừa thãi. • Học tập một cách hoà hợp. Việc học tập được hỗ trợ bằng ICT-thúc đẩy một chủ đề, các bước tiếp cận tổng hợp tới việc dạy và học. Bước tiếp cận này loại trừ những chia cắt mang tính hình thức giữa các môn học khác nhau và giữa lý thuyết với thực hành, những vấn đề đã hình thành nên đặc điểm của lớp học truyền thống. • Học tập mang tính đánh giá. Học tập với sự hỗ trợ của ICT mang tính chuẩn đoán và định hướng tới người học. Không giống như các công nghệ giáo dục tĩnh, công nghệ giáo dục dựa vào sách hoặc những ấn phẩm, phương pháp học với sự hỗ trợ của ICT ghi nhận nhiều con đường và nhiều cách để có kiến thức. ICTs cho phép người học khám phá, tìm tòi hơn là chỉ nghe và nhớ.
  • 8. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 8 Chƣơng 2: Dạy và học với ba phần mềm công cụ cơ bản: xử lý văn bản, bảng tính và ứng dụng CSDL 2.1 Phân loại Các phần mềm công cụ cơ bản được chia thành: Phần mềm xử lý văn bản và các chức năng, Phần mềm bảng tính và các chức năng, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các chức năng, Phần mềm đồ họa trình chiếu và các chức năng. Ở đây, chúng ta sẽ đề cập đến ba phần mềm cơ bản nhất, có thể phục vụ cho công việc dạy học 2.1.1Microsoft Office Microsoft Office là bộ ứng dụng văn phòng gần như "bắt buộc" với đa số người dùng Đây là ứng dụng mà có lẽ 100% người sử dụng máy tính đều phải dùng đến. Dù ít dù nhiều hay cả khi bạn không bao giờ phải soạn thảo bất kỳ môt văn bản nào thì chắc chắn cũng có lúc bạn phải dùng đến Word, Excel hay Power Point để để đọc và tham khảo các tài liệu. Phiên bản Microsoft Office 2010 với nhiều tính năng cải tiến cùng giao diện Ribbon đẹp mắt sẽ không chỉ giúp bạn tạo ra các file văn bản ấn tượng mà còn công việc của bạn thuận tiện và nhanh chóng hơn. Bạn có thể tải bộ ứng dụng này từ trang chủ của Microsoft tại địa chỉ: http://bit.ly/anP4nN
  • 9. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 9 2.1.2Winrar Bắt buộc phải có winrar để giải nén RAR VÀ ZIP là hai định dạng nén cực kỳ phổ biến hiện nay. Bạn thường bắt gặp các định dạng này khi tải các file đính kèm từ email hay các phần mềm từ Internet. Để có thể xử lý tốt các định dạng nén này bạn cần một phần mềm chuyên dụng và Winrar chính là ứng viên sáng giá nhất trong số đó.Bạn có thể tải Winrar tại địa chỉ: http://www.rarlab.com/download.htm 2.1.3 Picasa Picasa là ứng dụng quản lý ảnh đa năng Trong thời đại số hóa, những bức ảnh cá nhân và gia đình của bạn tăng lên chóng mặt theo từng ngày. Picasa chính là trình quản lý ảnh thông minh, tiện lợi mà chắc chắn bạn sẽ cần đến. Picasa hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng, giao diện tiếng Việt, tích hợp khả năng chỉnh sửa ảnh căn bản, tạo hiệu ứng độc và lạ. Không những thế, Picasa còn hỗ trợ up ảnh trực tiếp lên các mạng xã hội Google+ và Facebook rất thuận tiện cho việc chia sẻ lưu trữ.
  • 10. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 10 Bạn có thể tải và trải nghiệm Picasa tại địa chỉ: http://picasa.google.com/
  • 11. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 11 2.2 Tìm hiểu về Open Office-OOo (Writer, Impress, Calc, Base)- phiên bản Việt hóa, Google Docs- xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ bản 2.2.1 Open Office.org Writer Là một phần mềm soạn thảo văn bản trong bộ phần mềm văn phòng tự do OpenOffice.org. Cũng như các gói phần mềm khác trong bộ OpenOffice.org, nó được xây dựng dựa theo mã nguồn của phần mềm StarOffice - vốn là một phần mềm bản quyền, có gần đủ các tính năng tương đương với bộ Microsoft Office. Chương trình này có thể hoạt động ăn khớp với hệ thống bảng biểu và phần mềm trình chiếu trong bộ phần mềm văn phòng OpenOffice.org. Writer có khả năng mở và lưu các tài liệu ở các định dạng tập tin khác nhau, gồm cả OASIS Open Document Format 1.1 (định dạng tập tin mặc định của Writer), DOC, DOCX, RTF và XHTML của Microsoft Word . Writer còn có khả năng xuất thành tập tin PDF, mặc dù chức năng ở Microsoft Word 2007 cũng có thể có nếu cài thêm một ứng dụng mở rộng có thể download tự do. Từ phiên bản 3.0 trở đi, Writer có một số cải tiến về hình thức trình bày, nhất là tùy chọn hiển thị hai trang một và cách hiển thị các ghi chú (notes) bên cạnh trang soạn thảo. 2.2.2 OpenOffice.org Impress Là một phần của bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org do Sun Microsystems phát triển. Ngoài khả năng tạo tập tin định dạng PDF cho các bài trình diễn, phần mềm này còn có thể xuất bài trình diễn thành tập tin dạng SWF để có thể chạy trên bất cứ máy tính nào có cài đặt trình chạy Flash. Phần mềm này còn có thể đọc, sửa và lưu các tập tin ở một vài dạng khác, bao gồm cả .ppt của Microsoft PowerPoint. Nhược điểm của phần mềm này là thiếu các thiết kế trình diễn làm sẵn, mặc dù các template do bên ngoài làm vẫn được cung cấp trên Internet. Một ưu điểm của Impress so với PowerPoint là nó được phân phối dưới giấy phép mã nguồn mở và cho download tự do để sử dụng miễn phí. Người sử dụng OpenOffice.org Impress có thể cài đặt Open Clip Art Library, để có thêm sưu tập hình cho thiết kế trình diễn và vẽ. Debian, Gentoo, Mandriva và Ubuntu cung cấp gói clip art mở làm sẵn và cho download và cài đặt. Phát hành theo các điều khoản GNU Lesser General Public Licence, Impress là phần mềm tự do. 2.2.3 OpenOffice.org Calc, hay OpenOffice Calc là phần mềm bảng tính trong bộ OpenOffice.org. Chương trình có các tính năng tương tự như Microsoft Excel, và đọc/lưu file dưới dạng xls.
  • 12. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 12 Các tính năng của OpenOffice Calc có thể được mở rộng nhờ cách viết macro bằng ngôn ngữ OpenOffice.org Basic, vốn hơi khác VBA của Excel. Tuy nhiên, đã có sự hỗ trợ để người dùng Calc có thể tận dụng được các mã lệnh VBA sẵn có. Từ phiên bản OpenOffice 3.0, Calc đã có sự mở rộng bảng tính với nhiều cột hơn (1024), có đến 256 bảng tính trong mỗi file. Một bộ giải (solver) được xây dựng mới. Ngoài ra, ta còn có thể chỉnh sửa các cột sai số (error bar) trên đồ thị, cũng như chia cột dữ liệu với các ô trên bảng tính có dạng CSV (giống như chức năng có ở Excel). 2.2.4 Google doc Xuất xứ: là bộ phần mềm văn phòng được giới thiệu bởi Google và Spreadsheet Chức năng: dùng để soạn thảo văn bản, lập bảng biểu, và các bài trình chiếu; đăng tải các tài liệu để chia sẻ….. Đặc điểm: Là ứng dụng đám mây, không cần cài đặt để sử dụng, cần có kết nối Internet để thao tác. Cài đặt: Vì đây là phần mềm trực tuyến nên không cần cài đặt vẫn sử dụng được. Tuy nhiên, người dùng cần sở hữu một tài khoản Gmail để tiến hành đăng kí Google Doc và có mạng internet để tiến hành thao tác xử lí. Cách sử dụng căn bản: B1: Vào http:docs.google.com B2: Chọn nút Create New -> Document
  • 13. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 13 B3: Vào chỗ hình mũi tên trong văn bản mới mở để đặt lại tên cho văn bản B4: Nhập dữ liệu vào văn bản. Văn bản được lưu tự động trên cơ sở dữ liệu của Google. B5: Nếu muốn chia sẻ dữ liệu với người khác hay cần sự tương tác với người khác thì ta có chức năng chia sẻ. Chọn nút Share ( hình mũi tên )
  • 14. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 14 B6: Nhập địa chỉ mail của người cần chia sẻ vào khung. Có thể chọn giữa chức năng chỉ cho xem ( Can View ) hoặc là cho chỉnh sửa ( Can Edit ). B7: Nếu muốn tải văn bản về máy để sử dụng mà không cần kết nối Internet. Thì bấm vào File và chọn Download as. Sau đó là lựa chọn loại định dạng văn bản mà bạn muốn tải xuống.
  • 15. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 15 B8: Đối với các dạng tài liệu khác. Cách sử dụng cũng khá giống với cách tạo văn bản. Lưu ý: Hiện tại Google Docs không còn được hỗ trợ nữa mà được đổi thành Drive Google. 2.3 So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office. Những hạn chế của Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open Office. 2.3.1 So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office MS Office Open Office Các tài liệu được soạn thảo trên Microsoft Office có thể đọc được trên OpenOffice nhưng sẽ bị thay đổi định dạng và có thể một số chức năng không hoạt động được và ngược lại. Cấu hình tối thiểu cho Microsoft Office là Pentium 450 MHz with 256 MB of RAM. Microsoft Office chạy trên Windows 2000, XP. Open Office chỉ cần chạy trên cấu hình Pentium 166 MHz processor với 128 MB of RAM. Trong khi OpenOffice có thể chạy trên Windows 98, Linux và cả Solaris. HĐH Linux thì sẽ chạy trên những máy tính cũ tốt hơn là Windows 2000 và XP. OpenOffice.org là miễn phí nhưng nếu muốn nâng cấp lên StarOffice thì
  • 16. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 16 Sản phẩm đóng gói của Microsoft vẫn có nhiều đặc tính ưu việt hơn và hoàn thiện hơn. Cụ thể là đem so sánh giữa Thunderbird (công cụ duyệt e- mail), Sunbird (công cụ tạo lịch làm việc) và Outlook ta thấy Microsoft Outlook là một sản phẩm hoàn hảo, ổn định và dễ dàng sử dụng. Trong khi đó Sunbird thì chưa thực sự đạt yêu cầu và không những thế tất cả những sản phẩm về quản lý lịch làm việc dạng Open- source hiện nay trên thị trường đều chưa thể đem so sánh ngang tầm với Outlook về tính đơn giản, tiện dụng, tài liệu hỗ trợ phong phú và khả năng hỗ trợ từ phía cộng đồng và nhà cung cấp. Về khả năng hỗ trợ người dùng, ta cũng có thể thấy đối với sản phẩm Microsoft Office, ta có thể tìm thấy hàng trăm đầu sách tiếng Anh, tiếng Việt và cả sự hỗ trợ chính thức từ Microsoft như các call center, website với đầy đủ các thủ thuật sử dụng và cả một cộng đồng sử dụng to lớn. Trong khi Microsoft chỉ cung cấp quyền sử dụng sản phẩm và bạn không được phép chỉnh sửa mã nguồn của sản phẩm. phải mua. OpenOffice.org là hoàn toàn miển phí và cho phép bạn tự do nghiên cứu, điều chỉnh và phát triển tiếp. OpenOffice sử dụng chuẩn OpenDocument và có khả năng đọc được các tài liệu được soạn thảo bởi Microsoft Office. Tuy nhiên về mặt định dạng,, đồ thị và nhiều chức năng sẽ bị thay đổi. một số chức năng của Microsoft Office sẽ không có trên OpenOffice như Pivot Table, macro trong Excel. 2.3.2 Những hạn chế của Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open Office Chỉnh sửa 2 hoặc nhiều phần của tài liệu cùng một lúc: Microsoft Office có tính năng chia tài liệu một cách thuận tiện ( nifty split-window feature), có thể chia cửa sổ làm việc ra làm đôi, để cùng lúc chỉnh sửa trang 5 và trang 150 nào đó tùy ý, mà không phải cuộn con chuột lên xuống.
  • 17. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 17 OpenOffice không có tính năng này, mà nó cung cấp cho bạn một tính năng thậm chí tốt hơn. Click vào menu Window>New Window để mở thêm một cửa sổ mới, chúng sẽ cùng hiển thị tài liệu bạn đang làm việc. Bạn có thể mở bao nhiêu cửa sổ tùy thích, và yên tâm rằng, sự chỉnh sửa trên mỗi cửa sổ sẽ được cập nhật ngay lập tức tới tất cả các cửa sổ còn lại. Để sắp xếp các cửa sổ trên cho có trật tự thì vào View>Toolbars hoặc click chuột phải nút OpenOffice.org trên thanh taskbar. Window>New Window để mở nhiều cửa sổ của cùng một tài liệu. Sử dụng OpenOffice để làm việc với các định dạng cũ: Trong quá khứ, những phiên bản cũ của Microsoft Office đã không thể mở nhiều loại tài liệu thông dụng, bởi Microsoft độc quyền trong kinh doanh. Còn phiên bản hiện tại của Ms Office thì không mở được các định dạng cũ, bao gồm cả những định dạng cũ của chính Microsoft như Word 6.0. Ngược lại, OpenOffice có thể làm việc với các món "cổ vật", kể cả các phiên bản cũ của Word (hỗ trợ đến Word 6.0). Ngoài ra nó có thể mở các định dạng WordPerfect, bao gồm cả những file được tạo bởi WordPerfect trên máy Macintosh 3.5. Có một điều khó hiểu ở đây là: ít nhất có một định dạng không được hỗ trợ nhưng vẫn hiện ra trong mục File>Open. Ví dụ, nó có đề "Microsoft WinWord 5.0," nhưng lại không hỗ trợ định dạng này. Nói chung là OpenOffice sẽ bỏ qua những định dạng của Word từ 2.0 đến 5.0.
  • 18. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 18 Khá nhiều định dạng mới và cũ được hỗ trợ. Nhưng không làm việc với Winword 5. Chơi game kinh điển Space Invaders (còn gọi là game "Bắn ong", "Bắn ruồi") Mở chương trình Calc (bảng tính của OpenOffice, tương đương với Excel), và gõ lệnh sau vào bất cứ ô nào: =GAME("StarWars") Tèn ten.. một hạm đội quỷ không gian xuất hiện... Nào! Hãy bắn hạ bọn chúng (shoot- 'em-up!!). Game Bắn ong kinh điển của thập niên 90 Tắt bóng đèn nhấp nháy: Mặc định thì một cửa sổ có bóng đèn nhấp nháy sẽ xuất hiện khi OpenOffice nhận thấy bạn gõ không chính xác, ví dụ: thay hai dấu gạch nối bằng dấu gạch ngang. Sự trợ giúp
  • 19. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 19 này khá hữu ích, tuy nhiên nó hơi "nhiều chuyện". Để tắt nó đi, bạn hãy vào Tool>Option, ở cây thư mục bên tay trái OpenOffice.org>General, bỏ dấu chọn của Help Agent. Bỏ chọn mục Help Agent để tắt bóng đèn nhấp nháy Tắt chức năng kiểm tra lỗi chính tả. Để tắt chức năng này: Tool>Option>Languages Setting>Writing Aids bỏ chọn mục "Check Spelling as you type"
  • 20. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 20 Tắt lỗi chính tả.. Tạo các đoạn chú thích bằng dấu nháy đơn: Khi gõ dấu nháy kép (") thì OpenOffice sẽ tự động tạo các mở đầu và kết thúc trông thật là trực quan. Nhưng khi bạn muốn tạo các đoạn chú thích bằng dấu nháy đơn (') thì nó chỉ hiện ra một nét dọc, như 'Hello' chẳng hạn. Để dấu nháy đơn cũng có mở đầu và kết thúc (như trong hình minh họa dưới đây) thì vào mục Tool>Auto Corect>Custom Quote. Đánh dấu chọn mục Replace của Single Quotes. Chú thích bằng dấu nháy đơn. Tùy chỉnh mặc định cho việc lưu văn bản:
  • 21. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 21 Mặc định thì OpenOffice lưu bằng định dạng riêng của họ, và khi người khác sử dụng Microsoft Office thì không mở được file đó. Bạn sẽ tự nhắc nhở mình là phải vào Save as..., rồi cuộn menu để chọn định dạng phù hợp với MS Office, cứ như thế thì thật bất tiện! Để thay đổi mặc định, bạn hãy vào Tool>Option, vào mục Load/Save>General. Thay đổi ở 2 ô sau: Document Type (loại tài liệu) và Alway save as (tương ứng với định dạng file chọn làm mặc định). Ví dụ: Text Document tương ứng với Microsoft Word 97/2000/XP. Chọn OK thì từ nay trở đi khi bạn save văn bản thì mặc định sẽ là file .doc (để MS Word 97/2003 và 2007 có thể đọc được). Chú thích: Spreadsheet- file bảng tính như của Excel; Presentation- file trình diễn như PowerPoint Thay đổi định dạng mặc định cho các loại file văn bản, bảng tính, trình chiếu… OpenOffice còn có thể tạo các công thức toán học và xuất văn bản dưới dạng sách điện tử PDF mà không phải cài thêm phần mềm bổ sung nào Tạo Heading là các tiêu đề phân theo từng cấp và được đánh số tự động.
  • 22. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 22 Heading đã có sẵn trong danh sách các Style trên Format Toolbar: Định đặt dòng nào làm Heading thì trước hoặc sau khi gõ xong, để con trỏ chuột ở dòng đó (không cần bôi đen cả dòng) rồi nhấn vào mũi tên trỏ xuống ở ô Style hình trên (bên trái ô Font), chọn Heading trong danh sách xổ xuống. Heading có sẵn không đánh số ở đầu như trong ví dụ trên. Muốn đánh số tự động, nhấn vào menu Tools > Outline Numbering, màn hình sau xuất hiện: Trong màn hình trên, chọn từng cấp Heading rồi chọn Number ở dưới. Mục Separator để chọn ký tự phân cách số và text của Heading. Trong ví dụ trên, trước số là từ “Chương”, sau số của Heading 1 là dấu hai chấm và dấu cách như hiển thị trong cột bên phải.
  • 23. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 23 Số đã chọn ở trên sẽ đƣợc đánh tự động, người dùng không phải gõ. Khi xóa một heading hoặc di chuyển nó sang vị trí khác, số cũng tự động thay đổi. Để định dạng Heading theo ý muốn, nhấn vào menu Format > Styles and Formatting. Trong màn hình tiếp, nhấn phím phải chuột vào Heading muốn định dạng lại. Màn hình sau xuất hiện: Trong màn hình trên có thể thay đổi rất nhiều thứ theo ý muốn. Nâng cấp, hạ cấp, di chuyển Heading Khi con trỏ ở trong vùng một heading nào đó, toolbar sau xuất hiện: Nhóm bốn nút có mũi tên chỉ sang trái, phải dùng để nâng hoặc hạ cấp heading (ví dụ từ heading 1 xuống heading 2). Nếu một heading định nâng/hạ cấp có các heading cấp thấp hơn ở bên dưới thì dùng nút có hai mũi tên. Khi đó, ví dụ heading 1 xuống thành heading 2 và các heading 2, 3 bên dưới nó sẽ xuống thành heading 3,4.
  • 24. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 24 Nhóm bốn nút có mũi tên chỉ lên, xuống cho phép di chuyển một heading và tất cả phần văn bản bên dưới nó đến vị trí khác. Chỉ cần nhấn chuột vào heading (không cần bôi đen) rồi nhấn nút thích hợp. Đọc, di chuyển trong văn bản theo heading: Khi văn bản đã có heading, nhấn vào menu View > Navigator, cửa sổ sau xuất hiện: Nhấn chuột vào mép trên cửa sổ, rê nó xuống dưới ô Style đến khi thấy xuất hiện một vạch đen thẳng đứng thì nhả chuột ra. Cửa sổ Navigator sẽ có vị trí mới ở bên trái màn hình. Nhấn vào các dấu + bên trái Heading sẽ thấy như sau:
  • 25. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 25 Muốn di chuyển đến tiêu đề nào thì nhấn chuột vào nó ở cột bên trái. Bật tắt cửa sổ Navigator này bằng nút trên toolbar. Tạo mục lục tự động. Khi đã thiết lập các tiêu đề bằng Heading như trên thì có thể tạo mục lục tự động. Để con trỏ chuột vào vị trí định tạo mục lục rồi nhấn menu Insert > Index and Tables > Index and Tables. Màn hình sau xuất hiện: Trong màn hình trên: [LIST][*] Title: gõ vào từ “Mục lục” thay cho “Table of Contents”. [*] Type: chọn Table of Contents như hình trên. [*] Protected … được đánh dấu chọn sẵn để không cho thay đổi mục lục bằng tay. [*] Evaluate up to level: mặc định mục lục được lập chi tiết đến heading 10 (nếu có). [*] Outline: đã chọn sẵn, quy định mục lục sẽ lập dựa vào heading. [*] Tab Styles: định dạng cho mục lục. Mỗi cấp mục lục (level) ứng với một style là Contents 1, 2, 3,… Muốn thay đổi Style nào nhấn vào đó rồi nhấn nút Edit ở bên dưới. [/LIST] Sau khi nhấn OK, mục lục sẽ xuất hiện như thế này: Mục lục
  • 26. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 26 I- Tiêu đề (Heading) ……………………………………………………………….1 I.1-Tạo Heading: ……………………………………………………………..1 I.2-Nâng cấp, hạ cấp, di chuyển Heading……….. …………………..……..3 I.3-Đọc, di chuyển trong văn bản theo heading:………………………..3 II-Tạo mục lục tự động. …………………………………………………………...4 III-Bản mẫu (Template) ……………………………………………………………5 IV- Bổ xung tính năng (Extensions) …………………………………...………….8 Sau khi đã tạo mục lục, nếu thay đổi các heading (sửa nội dung, chuyển chỗ, xóa hoặc thêm heading, …) mục lục sẽ tự động cập nhật các thay đổi đó khi đóng rồi mở lại file văn bản. Cũng có thể cập nhật mục lục bằng cách nhấn phím phải chuột vào vùng mục lục rồi chọn Update Index/Table. Tạo template. Để soạn một văn bản: [LIST][*] Nhanh [*] Thống nhất như nhau cho cùng một loại văn bản [/LIST] nên dùng các template. Ví dụ tạo một template thông dụng như sau: Trong màn hình Writer, mở một văn bản mới chưa có tên. Nhấn vào menu Format > Page, rồi chuyển đến tab Page trong màn hình sau:
  • 27. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 27 [LIST][*] Format: chọn khổ giấy là A4 [*] Margins: chọn kích thước các lề giấy theo nhu cầu. [*] Chuyển sang các tab khác (Background, Header, …) để thiết lập nếu cần. Làm xong nhấn OK đóng màn hình lại.[/LIST] Nhấn tiếp vào menu Format > Styles and Formatting. Trong màn hình Styles, nhấn phím phải chuột vào Default, chọn Modify rồi quy định kiểu font, cỡ font, màu font, khoảng cách dòng, … mặc định (ví dụ Times New Roman, cỡ 14,..). Các thiết lập ở đây sẽ áp dụng cho những đoạn văn bản bình thường. Nhấn tiếp phím phải chuột vào các style khác như Heading 1, … rồi thiết lập các mục tương tự như trên theo ý người dùng. Nhấn tiếp vào menu Tools > Outline Numbering rồi quy định kiểu đánh số các heading như đã nói ở phần trên. Nhấn vào mũi tên bên phải ô Zoom ( ), chọn Optimal để quy định tỷ lệ phóng to văn bản trên màn hình. Nhấn vào menu File > Printer Settings để thiết lập các thông số in ấn. Nhấn chuột vào phần Footer ở cuối trang. Chèn vào đó các mã sau:
  • 28. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 28 [LIST][*] Gõ từ “Page” (hoặc Trang) rồi nhấn menu Insert > Fields > Page Number để chèn số thứ tự của trang. Gõ tiếp từ “of” (hoặc “của” hay “/”) rồi nhấn Insert > Fields > Page Count để chèn tổng số trang của văn bản. [*] Chuyển con trỏ sang bên trái cụm từ trên, nhấn Insert > Fields > Other. Trong màn hình xuất hiện, ở cột Type chọn File name, cột Format chọn Path/File name để chèn tên file kèm đường dẫn.[/LIST] Cuối cùng nhấn vào menu File > Save as. Trong màn hình xuất hiện, đặt tên file, ví dụ “Bản mẫu văn bản”, mục File type chọn “ODF Text Document template (.ott)” rồi lưu file Bản mẫu văn bản.ott vào một thư mục nào đó. Nhấn vào menu File > Template > Organize, màn hình sau xuất hiện: Nhấn chuột vào My Templates ở cột bên trái, nhấn tiếp vào nút Commands > Import Templates rồi tìm mở file “Bản mẫu văn bản.ott” vừa tạo. Tên file sẽ xuất hiện ở cột trái như hình trên. Nhấn chuột vào tên file “Bản mẫu văn bản.ott” ở cột trái, nhấn tiếp vào nút Commands > Set as Default Template để quy định bản mẫu đó là mặc định cho các văn bản mới sau này. Template đã nhập đƣợc lưu vào /home/<username>/.ooo3/user/template. Đóng Writer lại rồi mở ra, văn bản mới Untitled 1 (chưa có tên) sẽ mặc nhiên có tất cả những settings đã thiết lập ở trên cho template, không phải làm lại cho các lần sau. Ví dụ, sau khi đã lưu file, phần Footer sẽ có dạng như sau:
  • 29. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 29 Writer có rất nhiều template cho đủ loại văn bản, tải tự do từ Internet về dùng và sửa theo ý muốn.
  • 30. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 30 Chƣơng 3: Dạy và học với các công cụ multimedia, hyper-media và Internet 3.1 Tìm hiểu một số công cụ multimedia và hyper-media dùng trong dạy học Ngày nay khái niệm multimedia (đa phương tiện) có thể được định nghĩa là tích hợp liền mạch kỹ thuật số của văn bản, đồ họa, hình ảnh động, âm thanh, hình ảnh tĩnh và video chuyển động trong một cách mà cung cấp cho người dùng cá nhân với mức độ kiểm soát và tương tác. Sự phát triển của đa phương tiện là một câu chuyện về sự xuất hiện và hội tụ của những công nghệ này. Hyper-media là một phần mở rộng đến siêu văn bản (hypertext), hỗ trợ kết nối đồ họa, âm thanh, và các yếu tố hình ngoài văn bản các yếu tố. World Wide Web là một hệ thống hypermedia một phần vì là hỗ trợ các siêu liên kết đồ họa và liên kết với âm thanh và các tập tin video. Hệ thống siêu truyền mới được phát triển sẽ cho phép các đối tượng trong video máy tính để được siêu liên kết. Một số công cụ multimedia và hyper-media dung trong giảng dạy: Các phần mềm trình chiếu gồm có: 3.1.1Microsoft Office. Bộ phần mềm này cung cấp các phần mềm liên quan tới công việc văn phòng thường ngày như soạn thảo văn bản, xử lý bảng biểu, thiết kế bài giảng, quản lý dữ liệu,.v.v. Từ năm 1998, MS Office đã trở thành một công cụ không thể thiếu và là duy nhất ở các văn phòng hiện đại (nên nhớ tới tận năm 1995 Việt Nam mới có Internet. Công việc văn phòng chủ yếu dùng sức người và hồ sơ giấy là chính). Trong giai đoạn 1998 – 2003, bộ Office đã không ngừng được hoàn thiện, trau chuốt để có thể đánh bật tất cả các đối thủ xuất hiện sau này (nổi tiếng nhất có lẽ là OpenOffice.org vì giao diện cực giống với MS Office). Năm 2006, Microsoft cho ra đời bản Office 2007 (code name: Office 11). Tuy nhiên, cũng giống như Windows Vista, Office 2007 tuy có thay đổi rất lớn về giao diện và tính năng nhưng cũng chứa cực nhiều lỗi và hoạt động không ổn định so với Office 2003. Năm 2009, bản Office 2010 ra đời, chính thức thay thế Office 2007, chạy cực kỳ ổn định và rất ít lỗi ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng. Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép bạn tạo dựng những Slide (lát cắt) thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng. MS PowerPoint thường được dùng để xây dựng bài giảng điện tử, thuyết trình, thậm chí là để quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh 3.1.2Prezi. Prezi được xây dựng trên nền tảng Flash nên bạn có thể tạo bài thuyết trình online hoặc offline. Trước hết bạn phải vào http://www.prezi.com và sign up. Hình thức sign up giống như chúng ta đăng ký một địa chỉ email để có username và password. Prezi có chế độ miễn
  • 31. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 31 phí cho mọi người, nhưng ở chế độ này, website chỉ cung cấp cho chúng ta 100 megabytes mà thôi. Nếu là sinh viên và các thầy cô giáo, cứ theo hướng dẫn để được chế độ ưu tiên là 500 megabytes. Hãy kiên nhẫn theo hướng dẫn của website để chúng ta đi đến bước cuối cùng của việc đăng ký tài khoản. Tất cả các files chúng ta tạo trên prezi.com sẽ được lưu online, nhưng vẫn có thể download vào máy của bạn được. Sau khi tạo và đăng nhập bằng tài khoản của bạn, xin mời làm theo hướng dẫn sau để có thể tạo được bài thuyết trình “đỉnh của đỉnh”: Bước 1. Nhấn New Prezi, sau đó nhập tên Slide và Mô tả: Bước 2. Sau khi nhập thông tin xong, bạn sẽ được chuyển sang trang chọn Template, Prezi có 5 mẫu template cho bạn chọn, nếu muốn tạo một slide trắng, nhấn Blank > Start editing: Bước 3. Tạo slide hoàn chỉnh: Dưới đây là giao diện chính của Prezi, nơi bạn sẽ dùng sự sáng tạo của mình để tạo nên những slide ấn tượng.
  • 32. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 32 Giao diện của Prezi gồm những thành phần chính như sau:  Thanh quản lý Slide, gồm những nút: o Save: Lưu slide o Undo và Redo o Meeting: Dùng để bắt đầu bài thuyết trình online hoặc mời bạn bè chỉnh sửa slide. o Print: In ấn, Prezi sẽ xuất slide của bạn dưới dạng PDF để có thể in ấn dễ dàng. o Help: Trợ giúp, những câu hỏi thường gặp... o Exit: Đóng slide hiện tại, nhớ lưu thông tin trước khi thoát bạn nhé.
  • 33. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 33  Thanh thuyết trình, gồm có những nút: o Home: Trở về màn hình thuyết trình chính o Zoom In và Zoom Out: Phóng to, thu nhỏ o Start, next slide: Bắt đầu hoặc chuyển sang slide kế tiếp.
  • 34. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 34  Thanh chỉnh sửa: Đây là công cụ quan trọng nhất giúp bạn tạo slide Chức năng của các nút trong thanh chỉnh sửa: o Add: Thêm nhanh 1 slide, slide này bao gồm viền (border), tiêu đề và nội dung: o Insert: Thêm File, Video, Hình ảnh, Biểu đồ, Hình khối... o Frame: Tạo khung cho slide của bạn, có thể dùng chuột để vẽ hoặc nhấn đúp để Prezi vẽ cho bạn. o Path: Đây là phần rất quan trọng giúp bạn tạo thứ tự cho các slide trong bài thuyết trình. Khi nhấn vào nút Path, một khay chứa slide sẽ hiện ra, bạn có thể thả bất cứ slide nào vào và sắp xếp chúng theo thứ tự mong muốn. o Colors & Font: Chọn Font và màu sắc cho bài thuyết trình của bạn, bạn cũng có thể tạo màu và thiết kế theo style của riêng bạn. Kết hợp với PowerPoint để có thể sử dụng tiếng Việt Hiện nay, Prezi chưa hỗ trợ tiếng Việt, nhưng không vì thế mà chúng ta không làm được. Ngược lại chúng ta có thể kết hợp vừa PowerPoint vừa Prezi. Làm trên PowerPoint rồi
  • 35. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 35 chuyển sang dạng hình đuôi JPEG (khi save). Bạn gom những thứ gì muốn trình bày vào một trang PowerPoint, rồi Ctrl + A chọn, sau đó chọn “save as picture”, rồi chọn “save as type: JPEG”. Chúng ta sẽ có một tấm hình từ những mảnh vụn ghép lại trên PowerPoint. Khi có hình rồi, bạn cũng có thể cắt vụn ra thành nhiều tấm nhỏ để load lên trên Prezi, kể cả chữ trên PowerPoint cũng làm thành hình được. 3.1.3.Windows Movie Maker Là một chương trình biên tập phim, nhạc, hình ảnh có sẵn trong Windows Vista giúp mọi người biên tập và sử dụng phim, nhạc một cách dễ dàng. Ngoài ra, chương trình này còn có tính năng chia sẻ phim, nhạc với bạn bè qua mạng internet, cũng như ghi đĩa DVD, CD nhanh chóng. Giao diện WMM Giao diện của Windows Movie Maker trong Windows Vista Giao diện của chương trình này khá bắt mắt và hợp lý, chính giữa là những đoạn phim/ảnh/nhạc cần xử lý, bên trên là thanh trình đơn (Menu bar), thanh công cụ (Toolbar), bên trái là thanh tác vụ (Tasks) tập hợp những lựa chọn cho việc làm phim/ nhạc, bên phải là một màn hình trình chiếu phim/hình (Preview), bên dưới là trục thời gian (Timeline). Các tùy chọn khi làm việc với WMM - Nếu không xuất hiện trục thời gian “Timeline”, vào “View” trên thanh trình đơn, chọn “Timeline”, hoặc nhấp “Storyboard” ở gần góc phải màn hình, chọn “Timeline”. - Nếu muốn xem rõ “Timeline”, vào “View”, chọn “Zoom in”đến khi ưng ý, ngược lại thì
  • 36. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 36 chọn “Zoom out”; hoặc nhấp “+/-” ở khung “Timeline”. - Nên để dạng xem của các đoạn phim, hình là“Thumbnails”. - Chọn “Task” nếu như thanh tác vụ không hiển thị. - Hủy bỏ thao tác vừa làm bằng cách nhấp vào nút “Undo” hoặc nhấn “Ctrl + Z”, quay lại thao tác vừa làm bằng nút “Redo” hoặc nhấn “Ctrl + Y”. -Nhập đoạn phim: nhấp chuột vào “Videos” Chú ý: đối với WMM trong Windows XP, bỏ dấu “check” ở mục “Create clips for video file” nằm phía dưới hộp thoại “Import” (đây là tính năng tự động chia đoạn phim thành nhiều phần). - Nhập âm thanh, nhạc: nhấp chuột vào “Audio or Music”
  • 37. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 37 Lưu ý: WMM trong Windows XP chỉ xử lý các dạng file như: wmv, avi, mpg, wma, wav, mp3,jpeg,gif,png… - Nhập hình ảnh: nhấp chuột vào “Pictures” - Nhập dữ liệu từ máy ảnh kỹ thuật số: nối máy ảnh với máy tính, nhấp chuột vào “From digital video camera” - Cách khác để nhập dữ liệu: nhấp “Import Media” trên thanh trình đơn (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+I), chọn các tập tin cần thao tác sau đó bấm “Import”. Dữ liệu đã nhập vào sẽ được lưu trong thư mục “Imported media”. Bài viết tham khảo:
  • 38. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 38 Hướng dẫn Windows Movie Maker for WinXP Sp2 3.1.4 Picasa: Là phần mềm để xem ảnh một cách tiện lợi hơn chương trình xem ảnh tích hợp sẵn trong Windows như: Windows Photo Viewer ở khoản phóng to, thu nhỏ, xem ảnh trước hoặc ảnh kế tiếp nhanh mà ít ai biết Picasa còn nhiều thế mạnh khác ngoài việc chỉ dùng để xem ảnh như: - Khả năng quản lý thư viện hình ảnh, chỉnh sửa ảnh cùng nhiều bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo, giúp cho bạn có một bức ảnh đẹp hơn so với ảnh gốc chỉ sau vài cú click chuột. - Khả năng import ảnh từ thẻ nhớ hoặc thiết bị khác, khả năng đồng bộ hóa không giới hạn số lượng ảnh (Sync – tự động upload ảnh lên mạng khi chọn chức năng Sync folder nào đó, giới hạn tối đa mỗi folder sync lên mạng là 1000 ảnh, vì thế bạn nên chia nhỏ ra nhiều folder để mỗi folder không vượt quá 1000 ảnh) và chia sẽ hình ảnh. Với picasa bạn có thể dễ dàng upload hình ảnh lên mạng để làm bản dự phòng trong trường hợp ảnh gốc trên máy tính bị mất (Upload lên Picasa web, Google plus), bạn có thể để album ảnh đã upload lên chỉ cho phép một mình bạn xem hoặc cũng có thế lấy link ảnh và chia sẽ với bạn bè, bạn bè của các bạn có thể download toàn bộ hình trong album ảnh được chia sẻ với vài cú click chuột. - Khả năng nhận diện gương mặt của những người có trong bức ảnh.
  • 39. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 39 …
  • 40. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 40 3.2 Tìm hiểu một số bước để xây dựng 1 WebLesson/ WebQuest 3.2.1Khái niệm WebLesson là một phương pháp dạy học, trong đó HS phải tự thực hiện các nhiệm vụ được trao cho theo hướng dẫn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được giáo viên cung cấp qua những trang liên kết (Internet links) được chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá. Việc tạo một WebLesson có thể rất đơn giản, chỉ cần bạn có thể tạo một tài liệu với các siêu liên kết (hyperlink). Điều đó có nghĩa là WebLesson có thể tạo trong Word, PowerPoint và thậm chí cả Excel.Tuy nhiên, một WebLesson cần có một số thuộc số thuộc tính sau: - Là một nhiệm vụ khả thi và thú vị, một ý tưởng của những điều mà người lớn làm với tư cách là công dân hay người đi làm. - Đòi hỏi tư duy cấp cao hơn, không chỉ đơn giản là tóm tắt. Điều này bao gồm tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề, sáng tạo và quyết định. - Làm tốt việc sử dụng các trang Web. Một WebQuest mà không dựa trên các nguồn lực thực tế từ các trang Web có lẽ chỉ là một bài học truyền thống trong ngụy trang. (Tất nhiên, cuốn sách và phương tiện truyền thông khác có thể được sử dụng trong một WebLesson, nhưng nếu trang Web không phải là trọng tâm của bài học, nó không phải là một WebLesson). - Không phải là một báo cáo nghiên cứu hoặc một thủ tục các bước khoa học hay toán học. Có người học chỉ đơn giản là chưng cất các trang Web và làm cho một bài thuyết trình. - Không chỉ là một loạt các nghiên cứu kinh nghiệm dựa trên web. Có người học đi xem trang này, sau đó đi chơi trò chơi này, sau đó đi đây và biến tên của bạn vào chữ tượng hình không đòi hỏi kỹ năng tư duy cấp cao hơn và vì vậy, theo định nghĩa, không phải là một WebQuest. 3.2.2 Các bƣớc xây dựng WebLesson a) Chọn và giới thiệu chủ đề Chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định trong chương trình dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi HS phải tỏ rõ quan điểm. Quan điểm đó không thể được thể hiện bằng những câu trả lời như “đúng” hoặc “sai” một cách đơn giản mà cần lập luận quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những câu hỏi sau đây cần trả lời khi quyết định chủ đề:
  • 41. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 41 Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không? HS có hứng thú với chủ đề không? Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không? Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không? Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với HS. Đề tài cần được giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể làm quen với một đề tài khó. b) Tìm nguồn tài liệu học tập GV tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong WebLesson. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ internet (URL). Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu WebLesson hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang Web bên ngoài. Ngoài các trang Web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ các từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và trước đó các nguồn tin này phải được GV kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy c) Xác định mục đích Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện WebLesson. Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được. d) Xác định nhiệm vụ Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của WebLesson. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy.
  • 42. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 42 Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu cầu, về phương tiện có thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác khau. e) Thiết kế tiến trình Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện WebLesson. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của HS. Tiến trình thực hiện WebLesson gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thông tin, thực hiện, trình bày, đánh giá. f) Trình bày trang Web Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày WebLesson. Để lập ra trang WebLesson, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chỉ cần lập WebLesson, ví dụ trong chương trình Word và nhớ trong thư mục HTML, không phải như thư mục DOC. Có thể sử dụng các chương trình điều hành Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu WebLesson trên Internet hiện có. Trang WebLesson được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng. g) Thực hiện WebLesson Sau khi đã WebLesson lên mạng nội bộ, tiến hành thử với HS để đánh giá và sửa chữa. h) Đánh giá, sửa chữa Việc đánh giá WebLesson để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS, đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện WebLesson. Có thể hỏi HS những câu hỏi sau: Các em đã học được những gì? Các em thích và không thích những gì? Có những vấn đề kỹ thuật nào trong WebLesson? 3.3 Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với 1 LMS/ LCMS cụ thể Hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) là một công cụ soạn bài giảng mà các giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy tính cá nhân. Công cụ này cho phép giáo viên tạo và quản lí nội dung trực tuyến. Giáo viên có thể kết hợp giữa soạn bài giảng online và offline. Những chức năng của LCMS có thể giúp cho giáo viên và
  • 43. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 43 học viên tiết kiệm được thời gian đáng kể, học viên thay vì phải đi lại cho những bài học của mình thì chỉ với LCMS thông qua mạng Internet, học viên có thể bớt đi một ít thời gian để có thể học tại nhà hay cơ quan… Tất nhiên nó cũng giảm kha khá chi phí trong việc đi lại. Nói chung, với ứng dụng LCMS, học viên có thể học mọi chỗ mọi nơi. Nó còn có thể giúp giảng viên tổ chức tốt hoạt động dạy học, cải thiện được cách dạy học thông thường của đất nước Việt Nam chúng ta. Và quan trọng hơn, nó góp phần nâng cao ý chí tích cực học tập của học viên, giúp học viên có thêm nhiều hứng thú hơn trong việc học tập mà không phải bị gò bó chỉ ở trường phổ thông hoặc đại học. Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập. Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập. Mô hình chức năng hệ thống e-learning LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử
  • 44. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 44 dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác. Hình 4 mô tả một mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cung như với các hệ thống khác. Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả năng tốt để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống E-learning bởi các lý do sau:  Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML.  Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E-learning Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML.
  • 45. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 45 Chƣơng 4: Dạy và học với các phần mềm dạy học: drill & practise software, tutorial software, instructional games, simulation software, intergrated learning system intellgent tutoring systems. 4.1 Tìm hiểu một số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn Tiếng Anh - Phần mềm ActivInspire( xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt và cách sử dụng.) 4.1.1 Xuất xứ * ActivInspire (Phần mềm bảng tương tác thông minh) là phiên bản mới nhất tích hợp 2 phần mềm ActivStudio và ActivPrimary trước đây. * Đây là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống Dạy và học tương tác (Digital Interative Classroom) của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương quốc Anh). * Hệ thống này bao gồm: - ActivBoard - bảng từ tương tác; - ActivPen - bút từ tương tác, vừa có tính năng như bút viết bảng, vừa hoạt động như 1 con chuột máy tính; - ActivSlate - có tính năng như bạn con của HS và có thể tương tác với bảng ActivBoard ở bất cứ nơi nào trong lớp; - ActivVote – hệ thống phản hồi trắc nghiệm của HS (giống trò chơi truyền hình đấu trường 100)… tạo thành 1 hệ thống kết nối hỗ trợ tốt việc dạy học tương tác giữa học sinh và giáo viên. * Trong đó, phần mềm ActivInspire đã đạt 2 giải thưởng Worlddidac cho sản phẩm giáo dục tốt nhất. * Đặc biệt, chương trình đã được Việt hóa hoàn toàn giúp giáo viên Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ giáo dục này. 4.1.2. Chức năng, đặc điểm ActivInspire là phần mềm giảng dạy và học tập thế hệ mới: * Kết hợp chức năng của phần mềm đoạt giải ActivPrimary và ActivStudio - hai tùy chọn giao diện hỗ trợ tất cả các trình độ cấp lớp * Dễ dàng tích hợp chức năng Trả Lời Của Học Viên trong ActiVote và ActivExpression. * Mang lại một giải pháp giảng dạy và học tập duy nhất cho Windows, Mac và Linux
  • 46. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 46 Được thiết kế để hoạt động trên nhiều bảng trắng tương tác khác nhau, ActivInspire cho phép bất kỳ lớp học nào cũng trở thành một ActivClassroom! Nếu bạn đã sử dụng bất kỳ sản phẩm cốt lõi nào trong phạm vi ActivClassroom, ActivBoard, ActivSoftware, ActiVote, ActivExpression ActivPanel - bạn có thể nâng cấp miễn phí thành ActivInspire Professional Edition trong năm 2009. ActivInspire Professional Edition bao gồm mọi thứ bạn từng mong đợi từ ActivStudio & ActivPrimary, cộng với nhiều thứ nữa. ActivInspire Personal Edition cho phép các giáo viên, học viên, phụ huynh và những người khác có lợi từ môi trường giàu tính năng của ActivInspire, hoàn toàn miễn phí! Bạn có thể sử dụng ActivInspire ngay cả khi bạn có một thương hiệu bảng trắng tương tác khác, hoặc bạn hoàn toàn không có bảng trắng. 4.1.3. Cài đặt Download phần mềm tại: http://support.prometheanplanet.com/server.php?show=nav.20121 HƢỚNG DẪN CÀI ĐẶT ACTIVINSPIRE Bƣớc 1: Mở thư mục ActivInspire Bƣớc 2: Nhấp đôi chuột vào tập tin 1.Cai dat phan mem.exe  Xuất hiện cửa sổ InstallShield Wizard
  • 47. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 47 Bƣớc 3: Nhấp Next  Nhấp vào tuỳ chọn I accept the terms in license agreement  Nhấp Next - Nếu muốn thay đổi thư mục cài đặt phần mềm ActivInspire (mặc định là ở ổ đĩa C:Program Files Activ Software Inspire) nhấp nút Change (mục 1)
  • 48. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 48 - Nếu muốn thay đổi thư mục cài đặt thư viện của phần mềm ActivInspire (mặc định là ở ổ đĩa C:Documents and Settings All Users Documents Activ Software Inspire) nhấp nút Change (mục 2) Sau đó nhấp Next để chuyển qua bước tiếp theo Bƣớc 4: Nhấp vào nút Install để tiến hành cài đặt phần mền ActivInspire.
  • 49. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 49 - Đợi cho đến khi việc cài đặt kết thúc. - Nhấp vào nút Finish để hoàn tất việc cài đặt Bƣớc 5: Double click vào biểu tượng ActivInspire ở desktop để khởi động phần mềm. - Mở tập tin Dang ky để lấy các thông số đăng kí phần mềm sử dụng mãi mãi. - Nhấp vào tuỳ chọn I accept the terms of this license - Bƣớc 6: Nhấp vào nút Ok để sử dụng hoàn tất quá trình đăng ký phần mềm ActivInspire. Bƣớc 7: Nhấn nút Continues để vào giao diện mặc định của chương trình.
  • 50. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 50 Bƣớc 8 : Nhấn đúp chuột mở file 2. Cai dat goi tai nguyen Bƣớc 9: Chọn Share Resources (Tài nguyên dùng chung) và chờ quá trình cài đặt hoàn tất. (*) Nếu trong quá trình cài đặt gặp thông báo như bên dưới sẽ nhấn vào Có đối với tất cả (Yes to all) để chương trình tiếp tục cài đặt. (**) Nếu sau khi cài đặt phần mềm ActivInspire vào menu Chèn - > Phương trình bị lỗi thì sẽ cài đặt them tập tin java_jre-7u15-windows. CÀI ĐẶT DRIVER (TRÌNH ĐIỀU KHIỂN) CHO BẢNG Muốn sử dụng tương tác chính xác trên bảng bắt buộc phải cải đặt Driver 1. Tắt tất cả các phần mềm diệt virus đang được cài đặt trên máy tính 2. Nếu bạn đang sử dụng Windows Vista hoặc Windows 7, chọn Start >Control Panel >User Accounts and Family Safety >User Accounts > Change user Account Control Settings > Hạ Notify xuống thấp nhất > OK khởi động lại máy tính
  • 51. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 51 3. Kiểm tra phiên bản windows đang sử dụng Chọn chuột phải vào biểu tượng Computer -> Properties
  • 52. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 52 4. Cắm kết nối USB từ bảng vào máy tính qua cổng 2.0 (lõi màu đen), chờ cho đến khi 2 đèn trên bảng sáng lên. (Lưu ý nếu không cắm dây USB vào mà tiến hành bước 5 thì quá trình cài đặt sẽ bị lỗi) 5. Mở thư mục Chep Giao Vien ActivInspire ->IWB - Nếu máy sử dụng windows 32-bit sẽ cài file IWB_driver_X86 - Nếu máy sử dụng windows 64-bit sẽ cài file IWB_driver_X64 4.1.4. Hƣớng dẫn sử dụng A. HỘP CÔNG CỤ CHÍNH Hộp công cụ chính xuất hiện trên màn hình khi khởi chạy ActivInspire. Khi chạy ActivInspire trong lần đầu tiên, hộp công cụ bao gồm một loạt các công cụ phổ biến nhất. Những khoản mục trong hộp công cụ chính chỉ là chọn lựa của một vài công cụ sẵn có. Có thể truy nhập vào rất nhiều các công cụ bổ sung từ menu “công cụ”. Lần tiếp theo khi khởi chạy ActivInspire, nó sẽ nhớ nơi đặt hộp công cụ lần cuối và công cụ nào bao gồm trong đó. B. TUỲ BIẾN HỘP CÔNG CỤ
  • 53. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 53 Trình đơn chính / Xem  Tuỳ chỉnh … (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + U) - Cửa sổ bên tay trái: Bao gồm tất cả các công cụ có trong phần mềm ActivInspire. Những công cụ bị mờ là những công cụ hiện đã có trên hộp công cụ chính, ngược lại. - Cửa sổ bên tay phải: Hiển thị các công cụ hiện có trên hộp công cụ chính Muốn thêm công cụ mới vào hộp công cụ: Chọn công cụ cần thêm  Nhấp nút Bổ sung (Add)  Công cụ mới sẽ xuất hiện trên hộp công cụ chính (Main toolbox). Muốn thay đổi vị trí công cụ trên hộp công cụ: Chọn công cụ cần thay đổi  Nhấp Di chuyển lên hoặc Di chuyển xuống để thay đổi vị trí công cụ. C. KHÁM PHÁ CÁC CÔNG CỤ
  • 54. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 54 ActivInspire bao gồm một số công cụ giúp tạo ra những bài học sống động nhằm thu hút các học sinh và sự quan tâm của các em khi học tập tại bảng. Hộp công cụ chính bao gồm những công cụ phổ biến nhất và thêm nhiều công cụ sẵn có trong menu các công cụ. Sau đây, là sự hướng dẫn khám phá một vài công cụ : Chú thích trên màn hình nền (Annotate over Desktop): Đây là một công cụ cho phép liên kết các file khác với màn hình nền của Flipchart. Muốn trở lại Flipchart, nhấn vào một lần nữa. Camera: Công cụ này cho phép thực hiện một bức ảnh chụp nhanh tức thời những gì trên màn hình và đặt nó vào Flipchart, bảng ghi tạm hoặc trong thư mục tài nguyên của tôi và tài nguyên dùng chung. Một loạt những tùy chọn cho phép điều chỉnh kích cỡ và hình dạng của những bức ảnh chụp nhanh phù hợp với nhu cầu. Chức năng biểu quyết (Express Poll): Công cụ này cho phép nhanh chóng hỏi các học sinh một câu hỏi và ghi lại những câu trả lời của các em bằng cách sử dụng các thiết bị Activote và ActivExpression. Một công cụ hữu dụng để xác nhận sự hiểu biết hoặc để khuyến khích khả năng tranh luận. Trình thu âm : Công cụ này cho phép ghi lại âm thanh thành 1 tập tin trong Flipchart. Ví dụ, có thể tạo ra các trích đoạn âm thanh và liên kết chúng vào các từ nhằm giúp học sinh phát âm hoặc ghi lại âm thanh trong khi thực hiện chức năng quay phim màn hình bằng trình quay phim màn hình . Trình quay phim màn hình : Công cụ này cho phép thu lại bất cứ những gì xảy ra trên màn hình thành 1 tập tin video (*.avi). Có thể giữ file âm thanh trong Flipchart, hoặc lưu đến một thư mục tài nguyên và phát lại mỗi khi cần thiết. Công cụ vén màn hình (Revealer): Công cụ này che phủ trang Flipchart. Công cụ đèn chiếu điểm (Spotlight tool): Công cụ này cho phép chọn lọc ẩn hiện các vùng trong trang Flipchart.
  • 55. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 55 Có thể di chuyển đèn chiếu điểm xung quanh và:  Ẩn màn hình, nhưng chỉ hiển thị vùng hình tròn hoặc hình chữ nhật của đèn chiếu.  Hiện màn hình, nhưng chỉ ẩn vùng hình tròn hoặc hình chữ nhật của đèn chiếu. Các công cụ sẽ nhớ các thiết lập của chúng. Khi chuyển qua lại giữa các công cụ, mỗi một công cụ sẽ nhớ lựa chọn cuối cùng. Ví dụ, công cụ bút (Pen) và công cụ bút tô sáng (Highlighter) sẽ nhớ các thiết lập về màu và độ dày của nét bút. D. CÁC CÔNG CỤ THƢỜNG ĐƢỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT Khi đang làm việc với phần mềm ActivInspire, thanh tắt của hộp công cụ nằm bên phải hộp công cụ chính sẽ dần dần lắp đầy các biểu tượng. ActivInspire sẽ tự động đặt các
  • 56. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 56 công cụ thường được sử dụng thường xuyên nhất vào đó, sao cho chúng có thể dễ dàng được truy nhập. Trong các bức hình sau đây, thanh tắt của hộp công cụ bao gồm một số công cụ đã được khám phá trong chủ đề trước. Chú thích trên màn hình nền Công cụ quay phim màn hình Trình thu âm Công cụ vén màn hình Công cụ thu phóng trang (Page Zoom) Công cụ chụp ảnh quay phim E. CÁC TRÌNH DUYỆT CỦA ACTIVINSPIRE Có 7 trình duyệt trong ActivInspire:  Trình duyệt trang (Page Browser)  Trình duyệt tài nguyên (Resource Browser)  Trình duyệt đối tượng (Object Browser)  Trình duyệt ghi chú (Note Browser)  Trình duyệt thuộc tính (Properties Browser)  Trình duyệt thao tác (Action Browser)  Trình duyệt biểu quyết (Voting Browser) I/. Trình duyệt trang : Giúp nhanh chóng kết hợp các cơ sở cho trang Flipchart.
  • 57. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 57 Nhấp chuột vào trình duyệt trang (biểu tượng được bao quanh bởi hình vuông màu xanh ở hình trên). Ngoài việc cung cấp các chức năng giống với những phiên bản trước, Trình duyệt trang còn cho phép sắp xếp lại các trang bảng lật (Flipchart) bằng cách kéo và thả chúng trực tiếp trong Trình duyệt. Cũng có thể kéo các trang từ Trình duyệt Trang và thả chúng lên bất kỳ tab bảng lật nào để sao chép các trang giữa các bảng lật đang mở. - Để việc sắp xếp các trang được dễ dàng, kéo thanh trượt (góc phải, phía dưới trong hình phía dưới). - Có thể sao chép đối tượng giữa các trang với nhau: Chọn đối tượng muốn copy qua trang khác, kéo đối tượng từ trang hiện tại sang trang mới trong Trình duyệt trang. Sử dụng Menu Popup (biểu tượng đánh dấu đỏ) để làm việc với các tran II/. Trình duyệt tài nguyên : Trình duyệt này giúp nhanh chóng xem, định hướng và sử dụng các tài nguyên được cung cấp cùng ActivInspire để làm giàu Flipchart. Thư viện Tài nguyên có rất nhiều trò chơi và các hoạt động, chú giải, đánh giá, hình nền, các bản đồ khái niệm, hình ảnh, hình dạng, âm thanh và những hạng mục khác …
  • 58. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 58 Có thể dễ dàng mở rộng thư viện của mình bằng các tài nguyên của chính mình và của người khác cũng như bổ sung các gói tài nguyên từ trang web Promethean Planet tại www.prometheanplanet.com, hoặc từ các đồng nghiệp. Sử dụng Trình duyệt Tài nguyên để:  Nhanh chóng định hướng đến và xem tất cả các tài nguyên trong một thư mục cụ thể, ví dụ như Tài nguyên Của tôi (My Resources) , Tài nguyên Dùng chung (Shared Resources) hoặc những địa điểm khác trên máy tính .  Hiển thị các hình nhỏ và tên tập tin của các tài nguyên đã chọn trong trình duyệt.  Kéo và thả các tài nguyên chẳng hạn như mẫu trang, các trang hoạt động và các trang câu hỏi từ trình duyệt vào bảng lật.  Kéo và thả tài nguyên từ một trang bảng lật vào một thư mục trong Thư viện Tài nguyên. Sử dụng Con dấu cao su (Rubber Stamp On/Off) để nhanh chóng tạo ra nhiều bản sao của một tài nguyên trong bảng lật. Ví dụ: Theo mặc định, Trình duyệt Tài nguyên sẽ mở thư mục Tài nguyên dùng chung. Hình ở phía trên minh họa một số tài nguyên trong thư mục Tài nguyên dùng chung.
  • 59. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 59 III/. Trình duyệt đối tƣợng : Có tất cả 4 lớp trong trang Flipchart: - Lớp trên cùng: là các đối tượng được tạo ra bởi các công cụ Bút , Bút dạ quang , Bút thần kì . - Lớp giữa gồm: hình ảnh, hình dạng và các đối tượng văn bản. - Lớp dưới cùng: có thể kéo và thả các đối tượng khác lên tầng này. - Lớp nền: nền, lưới và màu trang. Nhấp chuột vào trên thanh để vào trình duyệt đối tượng Trong trình duyệt đối tượng hiển thị tất cả các đối tượng có trên trang Flipchart dưới dạng biểu tượng đã tạo ra chúng và tên đối tượng. Trình duyệt hiện rõ đối tượng nào ở tầng trên, tầng giữa và tầng dưới cùng .  Lưu ý: - Biểu tượng phía sau văn bản trong trình duyệt cho biết đối tượng này đã được khoá. Có thể “mở khoá” bằng cách nhấp đôi chuột vào biểu tượng trong trình duyệt, sau đó chọn “mở khoá”. - Hình tam giác và các hình vuông được tạo ra bằng công cụ Hình dạng ở tầng giữa theo mặc định.
  • 60. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 60 - Biểu tượng con mắt gạch chéo kế bên đối tượng trong trình duyệt. Biểu tượng này cho biết đối tượng đã được ẩn. Cho đối tượng “không ẩn” bằng cách nhấp đôi chuột vào biểu tượng , chọn Hiển thị. - Có thể thay đổi lớp (tầng) cho các đối tượng bằng cách chọn đối tượng trong Trình duyệt đối tƣợng và kéo đến lớp (tầng) theo ý muốn. Cũng có thể thay đổi lớp của đối tượng bằng cách nhấp chuột phải vào đối tượng muốn phân lớp / Sắp xếp lại / chọn lớp theo ý muốn (Đến tầng trên cùng, Đến tầng giữa hoặc đến tầng dưới cùng). IV/. Trình duyệt ghi chú : Sử dụng trình duyệt ghi chú để bổ sung ghi chú và nhận xét cho trang Flipchart, giúp cho việc chia sẻ và tái sử dụng được dễ dàng. Nhấp chuột vào khung Trình duyệt ghi chú để gõ ghi chú dưới dạng văn bản đơn giản. Hoặc sử dụng thanh công cụ định dạng văn bản để điều chỉnh văn bản. V/. Trình duyệt thuộc tính : giúp xem sơ bộ tất cả các thuộc tính của một đối tượng. Nhấp chuột vào trên để mở trình duyệt thuộc tính Một số thao tác trên Flipchart PHẦN I: TẠO HÌNH NỀN Cách 1: Từ trang hiện tại, vào liên kết màn hình, mở tệp mà bạn muốn, chọn hình nền bạn thích, coppy, vào liên kết màn hình, chuột phải, chọn “dán”. Sau đó chỉnh kích cỡ ảnh cho phù hợp, rồi chuột phải, chọn “đã khoá”, để khi bạn di chuột, hình nền không di chuyển theo. Với cách này, hình nền phải được chọn trước các thao tác khác.
  • 61. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 61 Với những đối tượng cần cố định trên màn hình bạn cũng phải khoá như thế. Cách 2: Từ trang hiện tại, vào thanh công cụ bên phải, vào biểu tượng “hình nền”, một cửa sổ hiện ra, chọn dòng “hình ảnh”, thấy một cửa sổ khác chứa đường dẫn tới các tệp tin, bạn vào tệp của mình, chọn hình nền, rồi quay lại cửa sổ thứ nhất, bên dưới dòng “tìm kiếm”,chọn “phù hợp nhất”, rồi nhấn chuột vào “áp dụng”. Với cách này, hình nền có thể chọn sau khi đã hoàn chỉnh mọi thao thác trên trang, và bạn không cần phải “khoá”. Muốn đổi hình nền, bạn chỉ cần thao tác lại từ đầu qui trình trên. PHẦN II: TẠO VĂN BẢN 1. Công cụ soạn thảo văn bản Bạn ấn vào nút (T) nằm ở thanh công cụ phía bên phải màn hình. Khi đó, ở phía bên dưới màn hình sẽ hiện ra các công cụ hỗ trợ cho việc soạn thảo văn bản Sau đó, bạn chỉ cần ấn vào chỗ nào trên bảng (nơi mà bạn muốn hiện đoạn văn bản đó) rồi dùng bàn phím để nhập các chữ, số như dùng microsoft word thông thường. Có thể coppy một văn bản từ một trang hay một phần mềm khác (Unicop) vào trang của Flipchart 2. Các công cụ hỗ trợ cho việc soạn thảo Bạn có thể thấy giao diện này khá giống so với khi sử dụng word, (B): in đậm chữ; (I) : Chữ in nghiêng, U: chữ gạch chân. Các màu xanh đỏ tím vàng… là màu của chữ mà bạn mong muốn. Size: cỡ chữ to nhỏ….. 3. Chỉnh sửa văn bản Khi nào bạn muốn chỉnh sửa đoạn văn bản mà bạn đã đánh, bạn kích đúp chuột trái vào đoạn văn bản cần sửa. Khi đó bạn có thể chỉnh sửa đoạn text như bình thường. 4. Công cụ bàn phím ảo
  • 62. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 62 Giả sử bạn đang đứng ở trên bục giảng, đứng cạnh chiếc bảng, bạn có thể không cần lại gần bàn phím máy vi tính mà có thể chỉnh sửa ngay trên bảng bằng cách: Ấn vào nút “công cụ” sau khi 1 cửa sổ hiện ra, Chọn “công cụ bổ sung” trong cửa sổ đó, rồi chọn “bàn phím màn hình” 1 hình ảnh bàn phím sẽ hiện ra giống như hình vẽ dưới đây: Bạn sử dụng bàn phím này giống như bàn phím của máy vi tính. PHẦN III: VẼ HÌNH Vào biểu tượng ở hộp công cụ bên phải, các hình vẽ hiện ra, tuỳ bạn chọn. nếu muốn vẽ hình theo mục đích, vào biểu tượng “đầu nối” ở hộp công cụ bên phải, các đường nét sẽ hiện ra, bạn vẽ hình theo ý muốn của mình. CÔNG CỤ ĐỔ MÀU Muốn đổi màu khối hình hay bất kì một đối tượng nào, bạn chỉ cần nhấn vào nút trên thanh công cụ chính phía bên phải màn hình. Đây là công cụ đổ màu. Tiếp đến, bạn chọn màu bất kỳ trên bảng màu đa năng phía trên, chọn màu, rồi nhấn đối tượng đó, màu đối tượng đó sẽ đổi màu thành màu mà bạn mong muốn. PHẦN IV. CÁC KỸ NĂNG NÂNG CAO
  • 63. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 63 I.Tạo kính lúp nhìn thấu qua 1 lớp. * Bƣớc 1: - Tạo hai đối tượng: một đối tượng che và một đối tượng bị che (giả sử 2 hình dưới). * Bƣớc 2: - Đưa đối tượng che lên tầng trên cùng bằng cách: + Mở trình duyệt đối tượng + Sau đó dùng chuột kéo đối tượng che từ tầng giữa lên tầng trên cùng.
  • 64. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 64 * Bƣớc 3: - Vào biểu tượng công cụ chọn Mực thần kỳ. - Gĩư chuột trái tô 1 hình tròn theo ý thích (chú ý: khi tô hình tròn ta phải tô bên đối tượng che thì mới có nhìn thầy hình tròn này được. Và nhớ giử chuột trái liên tục, không nên bỏ chuột trái, vì khi thả ra nó sẽ tạo ra nhiều nét bút khác nhau). * Bƣớc 4: - Tạo đường viền và cán cho kính lúp bằng cách: sử dụng công cụ hình thể. (Chú ý: Tạo đường tròn không nền “click vào ô nhân chéo ở bên hộp màu) - Ta dùng chuột và đưa 2 hình dạng này lên tầng trên cùng (vì 2 hình này đang nằm ở tầng giữa, chú ý phải đưa 2 hình này lên lớp trên cùng của tầng trên cùng)
  • 65. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 65 - Sau đó ta đưa đường viền và cán của kính lúp tới hình tròn của mực thần kỳ để ta nhóm chúng lại. (chú ý: Đưa đối tượng che ra ngoài rồi mới nhóm) - Cuối cùng ta sắp xếp đối tượng che trồng lên đối tượng bị che, và kiểm tra xem kính lúp của mình vừa tạo có nhìn thấu được không. II. Tạo liên kết (LIÊN KẾT ĐÊN 1 ĐOẠN PHIM, FLASH, ÂM THANH, PHẦN MỀM KHÁC, WEB ). 1. Liên kết đến một tệp tin. * Bƣớc 1:
  • 66. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 66 - Tạo 1 đối tượng cần click (Giả sử là 1 đoạn chữ “hình dưới”). * Bƣớc 2: - Vào Chèn/Liên kết/Tệp tin (Nếu muốn liên kết đến trang web thì thay vì chọn tệp tin ta sẽ chọn trang web). - Sau khi chọn Tệp tin hộp thoại chèn tệp tin xuất hiện, lúc này ta tìm đến 1 đoạn vídeo, âm thanh, flash hoặc 1 phần mềm, sau đó click nút “Open”. Hộp thoại “Chèn tệp tin” khác xuất hiện. - Trong hộp thoại “Chèn tệp tin” ta chú ý các điểm sau:  Trong mục “Bổ sung liên kết dưới dạng” ta đánh dấu vào mục “Thoát khỏi đối tượng” tiếp tục click vào nút 3 chấm tìm đến 1 đoạn video, âm thanh, flash, 1 phân mềm khác (ở đây ta chọn 1 đoạn phim) sau đó click nút “Open”.  Trong mục “Lưu dưới dạng” ta đánh dấu vào mục “ Lưu tệp tin vào bảng lật” (Khi đó ta mang bài giảng sang 1 máy tính khác thì đoạn video này sẽ không bị mất đi và ta không phải tạo liên kết lại).  Cuối cùng ta click nút “Ok”. Chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra. 2. Liên kết đến một trang web.
  • 67. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 67 Gán một website vào đối tượng có sẵn trong trang Flipchart. Ví dụ: Nhấp chuột vào ngôi sao (đối tượng) sẽ mở website www.mamnon.com . -Chọn ngôi sao. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser ) chọn Mở trang web (Open website). - Trong ô URL gõ: www.mamnon.com - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Appy changes). HƢỚNG DẪN MỘT SỐ THUỘC TÍNH VÀ HIỆU ỨNG TRONG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE I. GÁN THUỘC TÍNH CHO ĐỐI TƢỢNG 1. Thuộc tính chứa đựng. * Bƣớc 1: - Tạo 2 đối tượng : đối tượng chứa (thùng chứa) và đối tượng bị chứa (hình dưới) * Bƣớc 2: - Chọn tất cả các “đối tượng bị chứa đúng”(Giả sử thùng chứa này sẽ chứa tất cả các tam giác thì lúc này các tam giác là đối tượng bị chứa đúng).
  • 68. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 68 - Vào “Trình duyệt thuộc tính” Chọn mục “Nhận dạng” Đặt cho nó cái tên trong mục “Từ khóa” (và nhớ cái tên này). * Bƣớc 3: - Chọn tất cả các “đối tượng bị chứa”. - Vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục “Thùng Chứa”. Đối với đối tượng bị chứa ta chỉ làm việc với một mục là “Trở lại nếu không chứa” ta chọn “Đúng”.
  • 69. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 69 * Bƣớc 4: - Chọn đối tượng chứa (Thùng chứa). - Vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục “Thùng chứa”, trong mục thùng chứa ta sẽ làm việc với các mục sau:  Mục “Có thể chứa” ta chọn “Từ khóa”.  Mục “Chứa từ” ta đánh từ khóa mà ta đã đặt với đối tượng bị chứa đúng.  Mục “Âm Thưởng” ta chọn “Đúng”.  Mục “Địa điểm Âm Thưởng” Click vào nút 2 chấm tìm đến 1 âm thanh cần tán thưởng khí kéo đúng. * Bƣớc 5: - Lưu lại (Crtl + S). Lúc này chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra. 2. Thuộc tính chuyển động. (Thuộc tính này nó sẽ giới hạn chuyển động của 1 đối tương nào đó) * Bƣớc 1: - Tạo một đường dẫn bất kỳ (có thể là nét vẽ tay hoặc 1 đường hình thể nào đó) và tạo một đối tượng cần di chuyển).
  • 70. Ứng dụng công nghệ trong dạy học GVHD: Lê Đức Long Page 70 * Bƣớc 2: - Chọn “đối tượng cần di chuyển” vào “Trình duyệt thuộc tính” chọn mục “Bộ hạn chế”. Trong mục bộ hạn chế ta chú ý 2 mục sau:  Mục “Có thể di chuyển” chọn “Dọc theo đường dẫn” (nếu muốn di chuyển theo chiều ngang, dọc, tự do thì ta chọn các mục đó).  Mục “Di chuyển đường dẫn” Click vào nút 2 chấm chọn đường đẫn cần di chuyển. * Bƣớc 3: Ta lưu lại và chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra. 3. Thuộc tính nhãn. (Thuộc tính này cho phép khi ta đưa chuột lại 1 đối tượng nào đó thì sẽ xuất hiện ghi chú của đối tượng đó “Thường sử dụng thuộc tính này đê ghi chú ảnh…”).