SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ TRỌNG HÒA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC
PHÍA TÂY HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
HÀ NỘI 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ TRỌNG HÒA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC
PHÍA TÂY HÀ NỘI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRIỆU THẾ VIỆT
HÀ NỘI 2016
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 9
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài............................................................. 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 10
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 10
7. Bố cục của Luận văn................................................................................. 11
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH .....................11
1.1 Các khái niệm liên quan....................................................................…11
1.1.1 Tâm linh ............................................................................................... 11
1.1.2 Du lịch tâm linh ................................................................................... 16
1.2 Biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam......................................................... 18
1.3 Giá trị của tâm linh đối với du lịch ......................................................... 20
1.4 Các điểm đến của hoạt động du lịch tâm linh......................................... 22
1.5 Đặc điểm của khách du lịch tâm linh...................................................... 29
1.6 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương tại
Việt Nam và trên Thế giới............................................................................. 30
1.6.1 Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang)....................................................... 30
1.6.2 Thế giới (Ấn Độ; Thái Lan; Lào; Myanmar)....................................... 33
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÂM LINH
KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI PHỤC VỤ DU LỊCH ........................39
2.1 Tổng quan về khu vực phía Tây Hà Nội................................................. 39
2.2 Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị phục
vụ du lịch....................................................................................................... 41
2.3 Các sản phẩm du lịch tâm linh tiêu biểu của khu vực ............................ 70
2.4 Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.......................... 76
2.5 Thị trường khách du lịch tâm linh........................................................... 82
2.6 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tâm linh............................................... 89
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................90
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI........................................92
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................ 92
2
3.2 Giải pháp ................................................................................................. 94
3.2.1 Giải pháp về công tác quản lý.............................................................. 94
3.2.2 Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật........................ 97
3.2.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường khách du lịch tâm linh.. 99
3.2.4 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch tâm linh....... 104
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................106
KẾT LUẬN..............................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2. GS.TS: Giáo sư. Tiến sĩ
3. PGS.TS: Phó giáo sư. Tiến sĩ
4. TS: Tiến sĩ
5. Th.s: Thạc sĩ
6. UBND: Ủy ban nhân dân
7. UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp
Quốc (United Nations Educational Scientific and Culural Oganization)
8. WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Oganization)
9. BQL: Ban quản lý.
4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mục đích của du khách quốc tế khi đến Hà Nội năm 2015
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)
82
Biểu đồ 2.2: Lượng du khách đến Hà Nội qua các năm (Nguồn: Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)
83
Biều đồ2.3: Lượng khách tâm linh đến khu vực Hà Tây cũ qua các năm
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)
84
Biểu đồ2.4: Cơ cấu khách du lịch tâm linh đến khu vực phía Tây Hà Nội
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân tích)
86
Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu điều tra mục đích chuyến đi của du khách đến
các điểm du lịch tâm linh (Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân
tích)
86
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đổi
mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du
lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tác
động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch
được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất
nước.
Khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng và vùng Bắc Bộ nói chung từ xa xưa
đã được công nhận như cái nôi của nền văn hóa nước nhà với bề dày lịch sử
hàng ngàn năm với những giá trị văn hoá lâu đời và hệ thống tài nguyên du lịch
phong phú và đa dạng . Đặc biệt khu vực này còn là nơi đầu tiên Phật giáo du
nhập vào Việt Nam nên có thể nói Bắc Bộ và khu vực châu thổ sông Hồng
được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng du lịch tâm linh nhất.
Xác định được vai trò quan trọng của hoạt động du lịch tâm linh đối với sự
phát triển ngành Du lịch nói riêng và phát triển nền kinh tế xã hội Việt Nam
nói chung, Đảng và Nhà nước đã coi phát triển du lịch trong đó phát triển xu
hướng du lịch tâm linh là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược
phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước những năm qua xuất hiện nhiều yếu tố mới có nhiều tác động
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tâm linh. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, chúng ta đã gia nhập một mạng lưới toàn cầu hóa với những nguy cơ
các nền văn hóa ngoại lai sẽ du nhập và đồng hóa nền văn hóa nước nhà. Điều
này đặt lên vai những người làm du lịch, nhất là những người làm du lịch văn
hóa những trọng trách trước cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải có những kế
hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành
du lịch, để du lịch nói chung và du lịch tâm linh thực sự trở thành một trong
6
những yếu tố kinh tế mũi nhọn, đảm bảo lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau
các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, kinh tế - văn
hóa – xã hội của cả nước. Nói đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất
nơi hội tụ rất nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị cao
như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, chùa Trấn Quốc,
Thăng Long Tứ trấn...Nhất là kể từ 1/8/2008 khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà
Nội thì số lượng di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của Hà Nội trở thành lớn
nhất cả nước (Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840
di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam trong đó có 1164 di tích trên
tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Ngoài ra, thủ đô cũng có
hàng ngàn các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm. Với những điều kiện đó
du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch quan trọng của Hà Nội. Mặc dù
hiện nay nguồn tài nguyên du lịch tâm linh của Hà Nội phong phú bậc nhất của
cả nước nhưng lại chưa được nghiên cứu thật đầy đủ, sản phẩm du lịch tâm
linh chưa được khai thác có hiệu quả. Các công trình nghiên cứu về hoạt động
du lịch tâm linh của thủ đô Hà Nội chưa thể đề cập hết một cách toàn diện và
kỹ lưỡng…
Trên cơ sở đó, mặc dù khối lượng kiến thức có hạn, nhưng với một nhiệt
huyết đam mê nghiên cứu khoa học và được sự giúp đỡ hỗ trợ từ các giảng
viên, các chuyên gia chuyên ngành về lĩnh vực du lịch tâm linh, tác giả đã
quyết định chọn đề tài: “Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà
Nội”. Dẫu chăng còn có nhiều thiếu sót nhưng đây sẽ là một nguồn tài liệu để
các tác giả khác có thể tham khảo và tiếp tục phát triển hoàn thiện hoạt động du
lịch tâm linh của khu vực phía Tây Hà Nội nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói
chung.
7
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm
linh ở Việt Nam rất phong phú như Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử
cương; Trần Quốc Vượng với Cơ sở văn hóa Việt Nam; Toan Ánh với Nếp cũ
– tín ngưỡng Việt Nam; Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục; Nguyễn Đăng
Duy với Văn hóa tâm linh; Văn hóa tâm linh Nam Bộ; Các hình thái tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Mai Thanh Hải với Tôn giáo thế giới và Việt
Nam; Nguyễn Duy Hinh với Người Việt Nam với Đạo giáo; Tâm linh Việt
Nam; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh,
Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam; Minh Chi với Phật giáo và tâm
linh; tác giả Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội…các công
trình đã nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề như lý luận văn hóa; đặc trưng chức
năng của văn hóa; các thành tố văn hóa Việt Nam; tôn giáo, tín ngưỡng trong
văn hóa Việt Nam; quan niệm về văn hóa tâm linh... các tác phẩm trên tuy chưa
nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn tài liệu
rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài này.
Về các công trình, đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam
đã có một số tác giả nghiên cứu. Trong đó có thể kể tới là đề tài Nghiên cứu
phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định của Th.s Nguyễn Thị Thu Duyên
thực hiện đi sâu vào việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tâm
linh của tỉnh Nam Định và đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản lý nhà nước,
quy hoạch không gian du lịch. Đề tài Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở
Việt Nam do T.s Nguyễn Trùng Khánh thực hiện nghiên cứu và phân loại du
lịch tâm linh trên cơ sở nguồn tài nguyên và động cơ du lịch, đồng thời xây
dựng được cơ sở lý thuyết trên phương diện du lịch cho những nghiên cứ chi
tiết hơn như nghiên cứu phát triển du lịch gắn với Phật giáo, tín ngưỡng dân
gian… Luận văn Xây dựng tuyển điểm du lịch văn hoá tâm linh tại Hải Dương
8
của tác giả tác giả Vũ Thị Hường nghiên cứu và xây dựng tuyến điểm du lịch
tâm linh tại địa bàn Hải Dương, phân tích chi tiết môi trường vĩ mô và vi mô
của du lịch văn hóa tâm linh khu vực này. Đây là luận văn nghiên cứu vấn đề
tương đối hợp lý với những cơ sở lý luận tác giả đưa ra gợi mở khá nhiều
hướng nghiên cứu cho các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng và tôn
giáo khác vốn rất đa dạng ở Việt Nam. Luận văn Khai thác văn hóa Phật giáo
Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh của tác giả Hà Thế Linh lấy đối
tượng nghiên cứu tương đối khác biệt là Phật giáo của nhóm dân tộc thiểu số
Khmer. Luận văn phân tích được những tồn tại và triển vọng phát triển du lịch
tâm linh ở Trà Vinh và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác loại hình du lịch
này phát triển một cách bền vững trong tương lai.
Về vấn đề du lịch tâm linh ở Hà Nội, đã có một số đề tài nghiên cứu về
du lịch tâm linh được tiến hành trên địa bàn Hà Nội như: Nguyễn Vinh Phúc
với Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long, Nguyễn Phạm Hùng với
Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hoá, Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc, Khai thác món ăn dân tộc trong các khách sạn ở Hà Nội,
Tiềm năng du lịch phố cũ Hà Nội, Du lịch đêm Hà Nội; Đa dạng văn hóa và sự
phát triển du lịch ở Việt nam… Các nghiên cứu này đã đề cập đến du lịch văn
hóa và việc khai thác các di sản văn hóa Hà Nội vào hoạt động du lịch văn hóa.
Điển hình là 2 đề tài nghiên cứu của Th.s Đoàn Thị Thùy Trang và đề tài của
Th.s Trương Sỹ Tâm. Với đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh
của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) của tác giả Đoàn Thị
Thùy Trang đã đem đến cho những người nghiên cứu 1 tài liệu tham khảo khá
công phu, có khảo sát xã hội học trên thực tế và phân tích thực trạng của hoạt
động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội và đưa ra
những gói giải pháp cho hoạt động du lịch này. Tác giả Trương Sỹ Tâm thì
chọn cho mình đề tài Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch văn hóa tín
ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Đây là đề tài đề cập
9
khá đầy đủ và đưa ra những tiềm năng về loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng
của các huyện phía tây Hà Nội, với những dẫn chứng, phân tích cùng những số
liệu khá cụ thể tại địa bàn đã giúp cho tác giả đưa ra những nhận định khá đầy
đủ về hiện trạng của hoạt động du lịch này.
Nhìn chung qua đánh giá chủ quan của tác giả, thì các tài liệu và những công
trình nghiên cứu trên nhất là về Hà Nội thì mới chỉ đề cập đến 1 khu vực địa
bàn nhỏ trong nội thành Hà Nội như Quận Đống Đa hoặc mới chỉ đề cập đến 1
mảng của hoạt động du lịch tâm linh đó là hoạt động du lịch văn hóa tín
ngưỡng của các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) trong khi đó du lịch
tâm linh còn bao gồm cả du lịch văn hóa tôn giáo. Đây là một trong những
khoảng trống trong việc nghiên cứu về hoạt động du lịch tâm linh của Hà Nội
nói chung và du lịch tâm linh của tỉnh Hà Tây cũ nói riêng. Việc sát nhập hành
chính Hà Tây vào Hà Nội tạo ra vô vàn cơ hội phát triển xã hội – kinh tế - văn
hóa…trong đó có du lịch tuy nhiên đó cũng là nguy cơ các giá trị truyền thống
vốn có bị mất đi hoặc bị lai tạp làm giảm giá trị đối với du lịch. Chính vì vậy
tác giả đi đến quyết định chọn đề tài Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía
Tây Hà Nội để làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các mục đích nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống một số quan điểm lý luận liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà
Nội.
- Đưa ra một số giải pháp để hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phát
triển.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn tập hợp và xây dựng hệ thống lý luận về du lịch
văn hóa tâm linh và đưa ra phương pháp nghiên cứu các dạng thức hoạt động
10
du lịch văn hóa tâm linh. Làm cơ sở cho những tác giả khác thực hiện các đề
tài liên quan.
Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp làm tài
liệu khảo cho các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp du lịch khai thác loại hình
du lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời tạo ra một cách ứng xử văn hóa tại những
nơi du lịch văn hóa tâm linh.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
+ Các giá trị văn hóa tâm linh của các điểm đến khu vực phía Tây Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh
hiện nay (từ năm 2009 đến năm 2015)
+ Phạm vi về không gian: tác giả chọn khu vực phía Tây Hà Nội. Khái niệm này
trong luận văn của tác giả được hiểu là toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ.
+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn, thực trạng hoạt động du lịch
tâm linh, và một số giải pháp cho hoạt động du lịch này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Trên cơ sở những nguồn tư liệu
đã có, tác giả tiến hành phân loại, phân tích và tổng hợp những nội dung liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống kiến thức giúp tác giả
có cái nhìn tổng thể, thống nhất về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu: Phương pháp này giúp
tác giả rút ra những nhận định về hoạt động du lịch tâm linh ở khu vực phía
Tây Hà Nội.
- Phương pháp nghệ thuật học: dùng phương pháp miêu thuật lại các giá
trị vật thể và phi vật thể của nguồn tài nguyên.
11
- Phương pháp văn hóa học: Sử dụng các kiến thức để giải mã đối tượng
nghiên cứu dẫn tới khẳng định những giá trị văn hóa của đối tượng nghiên
cứu.
7. Bố cục của Luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về du lịch tâm linh.
Chƣơng 2: Thực trạng khai thác các giá trị tâm linh khu vực phía
Tây Hà Nội phục vụ du lịch.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh khu
vực phía Tây Hà Nội.
11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Tâm linh
1.1.1.1 Khái niệm
Trong những năm gần đây, các vấn đề về tâm linh đã nhận được sự quan
tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu nước nhà. Đúng hơn, vấn đề về tâm linh
thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thập niên 90 đến
nay . Tâm linh gồm chữ “tâm” và chữ “linh” tạo nên. Theo từ điển Hán Việt
của tác giả Thiều Chửu, “tâm” có nghĩa là tim (lòng), thuộc về thế giới bên
trong. “Linh” có rất nhiều nét nghĩa như: “linh” trong linh hoạt, nhạy bén;
“linh” trong thần linh; người chết cũng được gọi là “linh”; “linh” còn dùng để
nói đến những ứng nghiệm, bói toán. Tác giả Hoàng Phê cũng cho rằng tâm
linh là “tâm hồn, tinh thần” hoặc là “khả năng biết trước một biến cố nào đó
sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [42,tr.897]. Hiểu như vậy ta
có thể xác định tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng.
Một trong những xác định súc tích và khá chuẩn về tâm linh phải kể đến, là
khái niệm tâm linh của tác giả Nguyễn Đăng Duy: “Tâm linh là cái linh
thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc
sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy
được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [13; tr.11].
Tâm linh cũng được tác giả Sơn Nam đề cập trong bài Nói thêm về tâm linh
trong liên hệ với văn hóa Việt Nam [49] : “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời
sống từ xưa cho tới nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm
văn học, trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những ca khúc về tổ
quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa cử cao đẹp của con người
bình thường trong cuộc sống”. Tâm linh của con người ngưng đọng trong trí
nhớ và con người luôn tâm niệm, thành kính về điều mình đã tin, đã làm. “Trí
12
nhớ không phải đứng dừng một chỗ, lâu ngày phát triển thêm rồi tồn đọng trở
thành tâm linh” [21, tr.130].
Nói đến tâm linh là nói đến niềm tin của con người bởi không ai sống mà
không có niềm tin. Nó là hạt nhân cơ bản xác lập mọi mối quan hệ giữa con
người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Theo tác giả Nguyễn
Đăng Duy, niềm tin được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, song có thể quy
về ba cấp độ: “niềm tin trao đổi”, “niềm tin lý tưởng” và “niềm tin tâm thức”.
Trong đó niềm tin tâm thức gắn liền với tâm linh, gắn liền với niềm tin thiêng
liêng vì nó có sự “hòa quyện cả tình cảm và lí trí, dẫn đến sự say đắm, say sưa
tự nguyện hành động theo niềm tin ấy” [13;tr.16]. Đó là niềm tin thiêng liêng
về tổ tiên, niềm tin về Mẫu, Phật, Chúa, niềm tin về các thần Thành hoàng ...
Niềm tin thiêng liêng do vậy, được xem là yếu tố then chốt tạo nên đời sống
tâm linh đúng nghĩa và trang trọng. Một xã hội văn minh, phát triển, niềm tin
thiêng liêng, niềm tin cao cả càng có giá trị bền vững. Tuy nhiên, để hiểu rõ
hơn nội hàm tâm linh, thiết nghĩ chúng ta nên đặt nó trong mối tương quan
với các khái niệm khác: tâm linh với tín ngưỡng - tôn giáo, tâm linh với mê
tín dị đoan.
1.1.1.2 Phân biệt tâm linh với tín ngưỡng – tôn giáo
Hoàng Phê, tác giả của Từ điển Tiếng Việt cho rằng tôn giáo có hai nghĩa:
Một là “hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và
sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự
nhiên định đoạt tất cả, con người phải phục tùng tôn thờ. Tôn giáo nảy sinh từ
rất sớm, từ trong xã hội nguyên thủy”. Hai là “hệ thống những quan niệm tín
ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể
hiện sự sùng bái ấy”[42, tr.1011]. Thiết nghĩ, ở đây tác giả Hoàng Phê đã vô
tình gộp tôn giáo với tín ngưỡng vào nhau. Nhưng thực chất tôn giáo không
đồng nhất với tín ngưỡng. Tín ngưỡng (tin tưởng và ngưỡng mộ) là “một cách
13
từ thực tế cuộc sống cộng đồng con người ý thức về một dạng thần linh nào
đó, rồi cộng đồng con người đó tin và tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực
cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng” [13].
Cùng quan điểm này, tác giả Mai Thanh Hải cho rằng, “dù ở những trình độ
khác nhau, tín ngưỡng đều có hai đặc tính: một là tin vào cái gì thiêng liêng
có sức mạnh chi phối số phận con người; hai là niềm tin ấy được nhiều người
thừa nhận và cùng tin theo, cùng làm theo một số nghi thức gì đó để bày tỏ
niềm tin chung” [22, tr.33].
Từ các định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy tín ngưỡng và tôn giáo đều có
chung niềm tin thiêng liêng nhưng tín ngưỡng và tôn giáo không đồng nhất
với nhau. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo là: tín ngưỡng không có
giáo chủ, giáo lý, giáo hội cụ thể và đình, đền, miếu, phủ cũng không phải là
giáo đường, không phải là nơi giảng kinh thuyết pháp mà chỉ là nơi thờ tự,
cúng tế, hội hè... Ở tín ngưỡng, con người ta thấy mọi vật xung quanh đều trở
nên linh thiêng, và chỉ tập trung giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, chứ không thiết kế một thiên đàng hay một miền cực lạc nào cả. Trong
khi tôn giáo có giáo chủ, giáo lí, giáo hội, có giới luật, thì tín ngưỡng vẫn bó
kết con người vào sự sùng kính đơn sơ với niềm tin ngóng đợi đơn giản vào
Thần, Mẫu, Tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho họ được mạnh khỏe, bình yên, ăn nên
làm ra. Tín ngưỡng mang tính địa phương nhỏ hẹp, gần gũi với đời sống nhân
dân nên có sức cuốn hút mạnh mẽ với đại đa số người dân còn tôn giáo cũng
là một hiện tượng xã hội nhưng mang tính tổ chức cao, hướng đến một đời
sống tâm linh siêu việt nên phạm vi ảnh hưởng và lan tỏa của tôn giáo rộng
khắp thế giới. Suy cho cùng, tín ngưỡng và tôn giáo tuy có khác nhau nhưng
không loại trừ nhau mà vẫn cùng tồn tại xen kẽ bổ sung cho nhau.
1.1.1.3 Phân biệt tâm linh và mê tín dị đoan
Trong Từ điển tôn giáo, tác giả Mai Thanh Hải đã nói rất rõ về mê tín dị
đoan:
14
“Mê tín là tin nhảm, tin xằng bậy, không thấy, không hiểu mà nhắm mắt tin
theo mù quáng, tin theo một cách mê muội, viễn vông, quàng xiên cả những
việc, những hiện tượng trái lẽ tự nhiên, không có suy xét theo lẽ phải thông
thường; dị đoan là suy luận, suy đoán một cách nhảm nhí, bậy bạ khác
thường, rồi hành động bừa bãi, không lường trước được những hậu quả xấu
về sức khỏe, tài sản, thời gian, có khi cả tính mạng cho mình...Nói chung là
những ý thức, hành vi mê muội, tin và dựa vào những biểu tượng trái lẽ tự
nhiên, có những hành vi lễ bái, ứng xử mang tính chất cuồng tín, nhảm nhí,
trái với lẽ phải và hành vi thông thường của mọi người chung quanh, làm hại
đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người” [22, tr.107].
Sở dĩ mê tín tồn tại được là do yếu kém về khoa học, con người chưa đủ
trình độ để phân tích lí giải đúng sai nhảm nhí… hoặc lợi dụng khi tình trạng
quẫn bách, mụ mẫm của con người không được kịp thời giải tỏa. Hoặc là một
trong những giây phút thăng hoa như lạc vào thế giới khác khiến cho con
người mất tỉnh táo, tin vào sự nhảm nhí. Nói cách khác đây là hiện tượng
nhắm mắt tin mò, chứ không có cơ sở khách quan. Từ đó ta thấy tâm linh là
niềm tin thiêng liêng trong đời sống tinh thần của con người tin vào Tổ tiên,
Thần, Thánh, Phật, Chúa...hay những người không đi tu mà họ vẫn đi chùa,
đền, đình; vẫn lễ Phật, ăn chay, vẫn tin vào những điều thiêng liêng của Phật,
Thần, Thánh. Niềm tin vào cái thiêng vì thế đã đánh thức trong tâm hồn con
người ý chí, bản ngã để sống và làm việc, xử sự tốt hơn, xứng đáng với truyền
thống tốt đẹp của cha ông ta. Còn mê tín dị đoan là dựa vào Thần, Phật để
kiếm chác, thương mại hóa niềm tin, hoặc đặt ra bao nhiêu điều kì quái khác
thường khiến cho người khác tin theo một cách mê muội, hành động theo sự
tin ấy không những hao tốn về tiền bạc mà còn có khi ảnh hưởng đến sức
khỏe bản thân.
Giữa tâm linh và mê tín dị đoan chỉ cách nhau ranh giới nhỏ hẹp. Điển hình
như hiện tượng nói chuyện với người âm của các nhà ngoại cảm, trước đây
15
được cho là mê tín phù phiếm thì nay đã được khoa học thừa nhận “khả năng
ngoại cảm” và bước đầu được nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì thế có những
trường hợp không thể qui hoàn toàn tâm linh là mê tín dị đoan, là những ngộ
nhận của con người. Đây chỉ là những vấn đề mà khoa học không hoặc chưa
có cách nào chứng minh đúng hay sai chính xác. Điều chúng ta nên làm và có
thể làm là cố gắng đẩy lùi và xóa bỏ dần dần hiện tượng “nghe ở đâu có ông
nọ, bà tê linh thiêng lắm” rồi đổ xô kéo đến cúng viếng mà chẳng biết rõ gốc
tích thế nào.
1.1.1.4 Đặc điểm của tâm linh
Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của
con người. Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con
người. Điều đó đồng nghĩa với việc một người mất trí không còn khả năng
suy nghĩ thì trong đầu người đó sẽ trống rỗng và không có tâm linh.
Thứ hai, tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người.Ý
thức của con người thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về văn học,
ý thức về cộng đồng... Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng
liêng cao cả. Ý thức tâm linh được ngưng tụ theo hai cách:
Cách thứ nhất là ở ý niệm, con người phải hành động thì sự thiêng liêng
mới được bộc lộ. Ví dụ như người ta có ý niệm thiêng liêng âm dương giao
hòa, đực cái phối hợp nên đã tiến hành nhiều nghi lễ trò diễn phồn thực .
Người ta quan niệm có thổ địa linh thiêng nên mỗi khi xây nhà phải làm lễ
động thổ...
Cách thứ hai là đọng lại ở các hình ảnh, biểu tượng. Biểu tượng là tiếng nói
chung để biểu thị ước lệ về một tín hiệu. Trong đó, mọi biểu tượng thiêng
liêng đều chứa đựng những giá trị cao cả, giá trị thẩm mỹ. Vì vậy, mọi biểu
tượng thiêng liêng là cơ sở bền vững cho nhiều mối quan hệ của con người.
Mọi người trong làng có mối quan hệ khăng khít với nhau vì họ cùng có
16
chung biểu tượng thiêng liêng mái đình, cây đa, giếng nước mà đi đâu ai cũng
nhớ. Hay cả dân tộc Việt Nam đoàn kết trong mối quan hệ cùng một tổ tiên
với biểu tượng núi Lĩnh và đền Hùng.
Đặc điểm thứ ba là tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp. Do
con người có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn
nên làm gia, hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh
ý thức hướng, nhớ về cội nguồn, biết ơn những điều cao cả đã cho mình, cứu
mình. Ý thức biết ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn, không gì có thể ngăn
cản.
1.1.2 Du lịch tâm linh
1.1.2.1 Du lịch
Hiện tại trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
du lịch. Giáo sư- Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về du lịch trên
thế giới, đã đưa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bấy
nhiêu định nghĩa”
Năm 1963, Hội nghị Liên Hợp Quốc Tế về Du lịch ở Rôma đã định nghĩa
“Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình.
Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”
Theo Pirogiơnic (1985) thì “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu
thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”.
Hay định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa,
Cannada tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi
17
ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian
ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích
của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm
vi vùng tới thăm”.
Theo Luật du lịch (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định”.
1.1.2.2 Du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh trên thế giới và ở Việt Nam có những quan niệm khác
nhau và cho đến nay vẫn chưa có được khái niệm chung nhất. Đây là một sản
phẩm du lịch lấy “tâm linh” và những biểu hiện của chúng làm cơ sở hình
thành và phát triển. Với tư cách là một sản phẩm du lịch khai thác nguồn tài
nguyên du lịch văn hóa nên du lịch tâm linh mang đầy đủ đặc thù là một sản
phẩm du lịch văn hóa.
Theo Đoàn Thị Thuỳ Trang (2010): “ Du lịch tâm linh vốn là một thực thể
đã có mặt hàng trăm năm nay trên khắp thế giới. Xưa nay, mọi người vẫn
quen dùng danh từ hành hương để nói về chuyến đi của mình. Tuy nhiên, từ
hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến
đi. Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng trong mỗi chuyến đi
không phải tất cả mọi người đều chỉ có duy nhất mục đích mang ý nghĩa tín
ngưỡng, mà có một bộ phận tuy tham gia chuyến hành hương nhưng thiên về
du lịch nhiều hơn là tín ngưỡng. Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm
linh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những
cảm xúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú
của thiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư
dân địa phương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch. Vì vậy, các
chuyến đi như vậy cần sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải
18
bao gồm cả hai yếu tố là du lịch và tâm linh. Du lịch tâm linh là sự kết hợp
giữa du lịch và tâm linh – tín ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời
sống của con người, nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng
hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên và con
người nơi đến, cũng như giúp xả stress rất hiệu quả. Tâm linh ở đấy tức là nói
đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng gồm có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân
gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng
vọng. Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi thường là những địa điểm thiêng
liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền miếu, thánh
đường hoặc những thánh tích...”
Trong luận văn này, du lịch tâm linh được hiểu là: Một loại hình du lịch
khai thác các giá trị tâm linh nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã
hội (nhu cầu tham dự vào không gian tâm linh, tìm hiểu văn hóa tâm linh và
nhu cầu giải trí, thưởng thức, trải nghiệm…) mang lại những lợi ích kinh tế
và bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống của nơi đến.
1.2 Các biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam
Tâm linh có những biểu hiện phong phú, đa dạng trong đời sống của người
Việt, ăn sâu vào mọi mặt: đời sống cá nhân, đời sống gia đình, cộng đồng
làng xã, Tổ quốc đất nước, hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…
Phổ biến là phong tục tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người
thân trong mỗi gia đình. Còn lại là hiện tượng thờ cúng thần thánh, Tiên Phật,
những thế lực siêu nhiên, các anh hùng dân tộc. Ở phạm vi cộng đồng là tục
thờ cúng thành hoàng, các vị thần, các vị tổ sư, các vị anh hùng đã có công
với nước, các danh nhân văn hóa…
Hoạt động tâm linh được thể hiện phần lớn trong lĩnh vực tôn giáo. Do ảnh
hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ,
19
giáo đường… và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Cũng thông qua tôn giáo mà
con người thể hiện rõ ràng hơn niềm tin vào các đấng siêu nhiên tối cao.
Các không gian linh thiêng phục vụ cho hoạt động tâm linh là: ngôi đình
làng, ngôi đền, nghè, điện, điếm, miếu, chùa tháp, quán, am, nhà thờ... Những
công trình, hiện vật liên quan đến tâm linh đều đã trở thành những di sản văn
hóa, lịch sử quý giá, nhiều công trình tâm linh được xây dựng ở những địa
điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kì thú đã trở thành những điểm du
lịch hấp dẫn…
Các công trình phục vụ mục đích tâm linh đều là tài sản chung của cộng
đồng, được cả cộng đồng chăm lo, tu bổ, giữ gìn và bảo vệ, trao quyền cho
nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các nghi thức, nghi lễ thờ cúng ở các di tích tâm linh bao giờ cũng mang
yếu tố “Thiêng”: Thời gian thiêng, không gian thiêng, ngôn ngữ, văn tự
thiêng. Nghi lễ là những nghi thức, cách thức mà con người dâng lễ vật lên
cúng thần linh, nhằm “hữu thể hóa”, “hiện thực hóa” cái thiêng liêng vốn vô
hình, tạo ra sự giao thoa giữa Người – Thần, Đời – Đạo,… tạo ra sự cộng
cảm, mênh mông trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Nhiều lễ hội tâm linh trở thành những nét bản sắc văn hóa vùng miền, dân
tộc độc đáo. Thế giới tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình
“trần sao, âm vậy”. Vì vậy, nên coi đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về
mô hình thế giới tâm linh của người Việt. Vậy nên mới có những tục lệ như
chia của cho người chết, chôn theo người chết tiền bạc, các đồ dùng, rồi nghi
lễ đốt vàng mã... Có gia đình trước mỗi bữa ăn con cháu đều cất lời mời
người mới mất về ăn cơm.
Hình thành từ xã hội nguyên thủy, người Việt có tín ngưỡng bách thần
“thần cây đa, ma cây gạo”, gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa
20
giải thích được là các vị thần. Thế giới thần linh bao gồm thần Sông, thần
Núi, thần Biển, thần Lửa, thần Sấm Sét… và còn có cả thần Bếp, thần Tài,
thần Nhân Duyên… Nhân gian có người xấu người tốt nên các vị thần cũng
có thần Thiện và thần Ác, có thánh thần luôn giúp người và cũng có ma quỷ
chuyên hại người.
Một biểu hiện khá nổi bật ở tâm linh của người Việt, đó là tính “vô tôn
giáo”, hoặc tín ngưỡng đa thần, đã đưa nhiều thần linh khác nhau vào thờ
trong cùng một nơi. Trong đền, chùa, cùng lúc thờ thần, Phật, thánh Mẫu,…
thể hiện tính đa giáo đồng nguyên.
Người Việt cho rằng người xấu sau khi chết sẽ được xét xử, ai tốt sẽ được
lên Thiên đường hay cõi tiên, được đầu thai, có kiếp sau sung sướng, ai không
tốt sẽ bị trừng phạt, kiếp sau phải chịu khổ. Và linh hồn của tiền nhân, của tổ
tiên luôn bên cạnh con cháu, chứng giám, độ trì cho con cháu.
Tâm linh có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống cộng
đồng. Đó là sợi dây kết nối cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng
nhân ái, vị tha, ý thức hướng thiện. Các tôn giáo khác nhau về giáo lý song
đều gặp nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung, triết lý nhân bản.
Tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất mát
cho tâm hồn. Có thể hình dung yếu tố tâm linh tạo nên chiều sâu, sức sống
cho nền văn hóa cộng đồng, dân tộc.
1.3 Giá trị của tâm linh đối với du lịch
Với các công trình kiến trúc thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật phục vụ
tôn giáo tín ngưỡng của người dân thì ở đó chứa đựng giá trị tâm linh, tinh
thần rất lớn. Sự tồn tại của nó gắn liền với sự tồn tại của linh thiêng – một
thuộc tính vốn có, không thể thiếu trong hoạt động tâm linh của con người.
Nó thỏa mãn cho nhu cầu tôn giáo của một bộ phận lớn các tầng lớp nhân
21
dân, củng cố niềm tin tưởng hi vọng ở tương lai tốt đẹp, đồng thời góp phần
khơi dậy và củng cố tính thiện ở mỗi con người.
Hệ thống các di tích lịch sử tâm linh là tài sản của nhân dân Việt Nam, là
sản phẩm sáng tạo, thành quả lao động dựng xây, giữ gìn và bảo vệ của bao
thế hệ người Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Nó phản ánh và mang dấu ấn
của lịch sử trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực trên nhiều bình diện.
Hệ thống di tích lịch sử tâm linh là những biểu hiện của nền văn hóa và văn
minh dân tộc, nó là sản phẩm nhưng cũng là hệ quả của quá trình vận động
phát triển trong cơ tầng xã hội và và giao thoa văn hóa giữa các quốc gia, dân
tộc trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống di tích lịch sử tâm linh còn là nơi lưu giữ, trưng bày, phô diễn
những hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, là nơi kết tinh các giá trị
lịch sử – văn hóa – xã hội, là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tìm hiểu về
đất nước con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
Với những vai trò như trên, việc đưa các di tích tâm linh trở thành sản
phẩm du lịch là điều cần thiết. Trong sự phát triển du lịch của đất nước, các di
tích tâm linh trở thành một trong những “điểm chốt” để xây dựng các tuyến
du lịch tâm linh, mở rộng các tour du lịch tâm linh đặc sắc tới các vùng quê
hương khác của đất nước, nối rộng và mở thêm hiểu biết cho nhân dân các địa
phương, đồng thời khai thác các thế mạnh của các vùng miền trong tổng thể
phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Đưa du khách tới thăm các di tích tâm linh, đối với một số đối tượng khách
còn là dịp tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với các sự kiện, nhân vật lịch sử được
lưu giữ, tôn thờ tại các điểm di tích. Bằng các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng
của mình tại các tuyến điểm di tích,du khách được thỏa mãn nhu cầu tâm linh
tinh thần chính đáng của mình, phù hợp với hệ thống pháp luật nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Người Việt Nam có quyền tự do
tín ngưỡng”. Đây cũng là một thế mạnh đáng kể mà hệ thống di tích tâm linh
22
đem đến cho du lịch, giúp tăng thêm nguồn thu từ du khách với nhiều đối
tượng khách khác nhau, không phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, chủng tộc,
quốc tịch hay nghề nghiệp, địa vị – vị trị trong xã hội, ý thức hệ tư tưởng, tâm
lí tình cảm.
Đưa du khách đến với các di tích tâm linh chính là hình thức phát triển du
lịch bền vững. Xét dưới góc độ vật thể, muốn phát triển du lịch bền vững thì
các điểm tham quan du lịch phải tồn tại bền vững lâu dài. Dưới góc độ này, hệ
thống di tích tâm linh chính là những công trình bền vững nhất trong các loại
hình kiến trúc trên tất cả các góc độ.
Về hoạt động du lịch, dịch vụ ở Việt Nam, trong khi chúng ta chưa xây
dựng được một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch,
chưa có nhiều các khu du lịch mới, hiện đại thì ngành du lịch đang triệt để
khai thác giá trị nhiều mặt từ hệ thống di tích để thu lợi từ hoạt động kinh
doanh lữ hành. Việc đó dưới góc độ nào đó có thể tạm thời gọi người làm du
lịch là “tay không bắt giặc, mài sử ra tiền”, tạo ra kết quả kinh doanh du lịch,
một ngành kinh tế mũi nhọn, nghành kinh tế trọng điểm có tính tổng hợp, đa
dạng.
1.4 Các điểm đến của hoạt động du lịch tâm linh
Đối với loại hình du lịch tâm linh, điểm đến chủ yếu là các di tích gắn với
tôn giáo và tín ngưỡng:
 Di tích tôn giáo
- Văn Miếu
Đây là công trình kiến trúc công cộng để thờ Khổng Tử và các bậc tiên
nho, tiên triết; ngoài ra còn bao gồm hệ thống các trường học, trường thi mà ở
đó diễn ra quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân tài dưới các triều đại phong
kiến.
- Chùa
23
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, Chùa là công trình kiến
trúc dùng làm nơi thờ Phật. Ngôi nhà làm nơi thờ Phật, thường lợp ngói, mái
uốn cong.
Theo từ điển Phật học Việt Nam của hai tác giả Thích Minh Châu –Minh
Chi, NXB khoa học xã hội, Hà Nội,1991 thì “Chùa là nơi thờ Phật, nơi tu học
của tăng ni, có thể gốc từ chữ Stupa (sanskirt), Thupa (Pali). Hán dịch âm là
Đồ Bà hay Phù Đồ nghĩa là Bảo Tháp, người Việt đọc chệch là âm thành
Chùa”.
Chùa là công trình kiến trúc làm nơi thờ Phật và các tông đồ thân tín của
ngài. Trong Chùa thường có hệ thống tháp Phật giáo để giữ gìn Xá Lỵ Phật và
các bậc tu hành. (Xá Lỵ là một phần di hài Đức Phật thu được sau khi hỏa
táng như xương, răng, tro…)
Trước khi ngôi đình làng xuất hiện thì hầu như nông thôn Việt Nam không
có công trình công cộng nào trừ ngôi Chùa. Chính vì vậy mà có thể vào
khoảng thế kỉ XV trở về trước thì ngôi Chùa kiêm luôn chức năng của ngôi
Đình. Nhiều nơi ngôi Chùa đã được sử dụng như một trung tâm hành chính
của địa phương: họp hành…
Chùa đã từng là trường học dành cho các tăng sĩ và cư dân bản địa. Đây
vừa là nơi truyền thụ giáo lý Phật giáo, vừa là nơi truyền thụ tri thức nhân
văn cho nhân dân.
Chùa còn là nơi cư trú, học tập, tu luyện của những người có hoàn cảnh và
điều kiện đặc biệt trong xã hội như: (Trẻ mồ côi, người khuyết tật…)
Trong một số trường hợp ngôi Chùa còn kiêm luôn chức năng như là một
bệnh viện. Trong khuôn viên nội tự, người ta trồng rất nhiều cây thuốc để
chữa trị cho những người ốm đau. Ngôi Chùa trở thành nơi an dưỡng nghỉ
24
ngơi hoặc luyện tập để nâng cao sức khỏe, trí lực cho một bộ phận tu hành và
dân bản địa.
Đối tượng thờ cúng trong Chùa: Phật, Mẫu, Thánh, Thần.
- Nhà thờ Kitô giáo
Nhà thờ Kitô giáo thường được gọi là thánh đường. Tùy theo tính chất,
điều kiện và đặc thù của các địa phương mà nhà thờ có nhiều cấp độ khác
nhau. Nhà thờ Kitô giáo được chia thành 4 hạng: nhà thờ chính tòa, nhà thờ
chính xứ, nhà thờ chính họ, nhà nguyện (chuyên đọc kinh trong đó, bao gồm
nhà nguyện công, nhà nguyện tư, nhà nguyện dòng).
Khác với các công trình kiến trúc của các tôn giáo, tín ngưỡng phương
Đông thường bài trí thờ ngang trong công trình, nhà thờ Kitô giáo thường kết
cấu thờ dọc tạo sự hướng tâm. Bình đồ của nhà thờ phải phục vụ cho các nghi
lễ và cả tín đồ tụng niệm. Vì vậy, kiến trúc của nhà thờ dù lớn hay nhỏ đều
chia thành ba khu chính: buồng áo; gian thánh; khu hội chúng.
 Di tích tín ngưỡng
- Đình
Đình làng là công trình kiến trúc công cộng của làng xã, dùng làm nơi diễn
ra các hoạt động chính trị tinh thần văn hóa xã hội của nhân dân ở nông thôn
làng xã dưới thời phong kiến.
Trong Từ điển Tiếng Việt: “Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng và họp việc
làng”. Đình làng là công trình công cộng của làng xã, có nhiều chức năng
khác nhau phục vụ cộng đồng cư dân, tựu chung lại có 4 chức năng cơ bản:
Đình làng là trung tâm hành chính ở địa phương. Dưới thời phong kiến, đây
là trụ sở làm việc của chính quyền địa phương, nơi các quan chức,hào lý ở
làng xã triển khai các chính sách đôn đốc và duy trì các hoạt động hành chính,
các hoạt động liên quan đến đời sống chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội của
địa phương.
25
Đình làng là trung tâm tín ngưỡng ở làng xã: Là nơi thờ cúng Thành Hoàng
của làng, vị thần bản mệnh, bảo trợ của làng xã. Ngoài ra còn là nơi thờ các vị
Hậu Thần, những Tiền Hiền, Hậu Hiền,… là những người có công với làng xã
trong việc kiến thiết, xây dựng,tu sửa các công trình công cộng của làng xã.
Nơi đây thường niên, định kì hay đột xuất diễn ra các nghi thức tín ngưỡng
liên quan đến đời sống tâm linh, tinh thần của người dân làng xã.
Đình làng là trung tâm văn hóa xã hội ở địa phương, làng xã: Nơi diễn ra
các hoạt động văn hóa xã hội ở thôn quê như các lễ hội truyền thống, nơi diễn
ra các hình thức diễn xướng dân gian, các hoạt động trình diễn, biểu diễn
nghệ thuật như hát chèo, hát quan họ, hát nhà tơ, hát xoan, hát đúm, rối nước,
cá hoạt động văn hóa thể thao thi tài, diễn xướng... Với các cá nhân, ngôi
Đình làng còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với nhau.
Đình làng là trung tâm văn hóa ẩm thực ở làng xã. Đình làng nơi diễn ra lễ
tế Thần Hoàng Làng với những lễ vật được chuẩn bị chu đáo, nơi tổ chức thi
nấu cỗ, chế biến những đồ ăn thức uống chọn ra những món ăn ngon nhất,
những đồ uống tốt nhất dâng lên Thánh Thần, thể hiện sự tôn trọng của người
dân và cầu mong sự giúp đỡ của Thánh Thần. Đình làng còn là nơi diễn ra các
hoạt động ăn uống cộng cảm giữa các thành viên trong làng xã tùy theo vai
vế, vị trí của họ trong xã hội.
- Đền
Theo Từ điển Tiếng Việt, Đền là nơi thờ Thần Thánh hoặc những nhân vật
lịch sử được tôn sùng như Thần Thánh.
Đền một loại hình di tích khá phổ biến ở Việt Nam, có mặt ở khắp mọi nơi
trên các miền đất nước với niên đại và khởi đại khác nhau. Có lẽ việc thờ
cúng trong những ngôi Đền của người Việt chính là những biểu hiện rõ nét
trong cách: “Ứng xử văn hóa” của con người với tiền nhân của mình.
26
Đối tượng được thờ cúng trong Đền có thể là:
Thờ tổ tiên và những biểu tượng về tổ tiên của dân tộc như: Đền Hùng thờ
Vua Hùng (Phú Thọ), Đền Cuông (Nghệ An) thờ An Dương Vương.
Thờ những anh hùng văn hóa trong đời sống văn hóa tâm linh – tinh thần
của các cộng đồng dân cư, những đối tượng siêu thực đã được nhân cách hóa
mang những biểu tượng cho ước vọng nhân dân về các lĩnh vực khác nhau:
chiến thắng ngoại xâm (Đền Gióng – Sóc Sơn, Hà Nội), chiến thắng thiên tai
(Đền Và – Sơn Tây, Hà Nội), ước vọng về tình yêu (Đền Đa Hòa – Khoái
Châu, Hưng Yên).
Thờ những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà cuộc đời và
sự nghiệp của họ gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc: Đền thờ Bác Hồ ở các
tỉnh Nam Bộ, Đền thờ Nguyễn Trãi ở Hải Dương.
Thờ những danh nhân, danh tướng mà cuộc đời sự nghiệp họ gắn chặt với
một giai đoạn lịch sử của đất nước, hay có công khai phá, xây dựng, bảo vệ
một vùng đất… để rồi họ đi vào đời sống tinh thần của các thế hệ cư dân sau
đó. Đó là những con người: “sinh tướng tử vi thần” như Đức Thánh Trần ở
đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương), Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn, Ninh
Bình)…
Thờ những anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Thờ những đối tượng siêu hình có thể là nhân thần, tự nhiên thần… mà tính
danh sự nghiệp,công trạng không rõ nhưng từ lâu đã đi vào đời sống cộng
đồng cư dân bản địa, được người dân thờ phụng với mong muốn sẽ mang lại
phúc lành, những điều tốt đẹp cho họ.
Những vị thần tương đối danh tiếng thường thờ ở các Đền lớn, quy mô của
Đền thường lớn hơn các công trình như Nghè, Miếu. Nhìn chung, các di tích
27
thuộc loại hình Đền thường là những di tích mà ở đó đối tượng được thờ là
Thần, Thánh hay những nhân vật đã được thần thánh hóa.
Đôi khi với tính chất như vậy nên Đền thờ thường là dạng kiến trúc nửa
Đền thờ, nửa cung điện. Ở các di tích này,hai bên phía trước của Đền thường
có bia “Hạ Mã” để khi qua đó mọi người đều phải: “khuynh cái, Hạ Mã” –
nghiêng tàn, lọng, bỏ mũ nón, xuống ngựa để thể hiện và bày tỏ sự tôn kính
đối với vị Thần được thờ trong di tích.
- Miếu
Có 3 dạng Miếu:
Miếu thờ Thần Cây,Thần Đá, Thần Núi, Thần Sông, Thần Giếng.
Miếu thờ Tổ nghành nghề, văn chỉ, Văn Miếu thờ Khổng Tử – người sáng
lập ra Nho giáo, thờ các thầy dạy nho học. Võ Miếu thờ Quan Võ, Y Miếu thờ
Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, những vị đứng đầu y học cổ truyền nước ta.
Tôn Miếu, Miếu Thờ Tổ Tiên Nhà Vua: Thế Miếu, Thái Miếu.Thời phong
kiến Miếu còn là biểu tượng về tổ quốc, gọi là Tôn Miếu.
- Phủ
Ngoại trừ là nơi ở, sinh hoạt và làm việc của các chúa dưới thời kì phong
kiến như Phủ chúa Trịnh, Phủ chúa Nguyễn hoặc là phủ đệ của các ông
hoàng, bà (công) chúa thì Phủ còn là để chỉ nơi dành cho việc thờ Mẫu, có thể
đó là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải (Thủy) hoặc phổ quát là Mẫu Liễu
Hạnh. Những công trình di tích nổi tiếng như Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây
Hồ (Hà Nội) …
Tín ngưỡng Thờ Mẫu ra đời khi con người có ý thức về giá trị của sự sinh
sôi nảy nở. Mà tư duy của cư dân nông nghiệp thường biện lý từ những cái cụ
thể, nên giá trị về sự sinh sôi nảy nở không có gì khác ngoài người Mẹ cụ thể
mang nặng đẻ đau sinh sôi nguồn nhân lực. Những gì sinh sôi nuôi sống, che
28
chở, bảo vệ con người chiến thắng thiên tai và thú dữ ấy chính là Mẹ. Và khởi
nguồn của tín ngưỡng thờ mẫu gắn với con người Việt khi còn cư trú ở núi
rừng, với hình ảnh đầu tiên là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Sơn Lâm, rồi dần dần
lan tỏa xuống đồng bằng – Mẫu Thoải.
- Am
Là Chùa nhỏ, Miếu nhỏ nơi thờ các nhân vật lịch sử hay văn hóa hoặc
thờ cúng cộng đồng sinh linh (am cô hồn, am công đồng…) Theo Từ điển
Phật giáo, Chùa nhỏ gọi là am. Thường am là nơi thờ Phật đồng thời là nơi
tu hành của người xuất gia.
Am còn là những ngôi nhà nhỏ hẻo lánh, tĩnh mịch của người ở ẩn thời
xưa. Đó có thể là các bậc thiền sư hay đạo sĩ.
- Nghè
Là công trình kiến trúc sớm được dựng lên để thờ Thần ở những đơn vị nhỏ
hơn làng. Ví dụ như làng Lim ở Bắc Ninh có Nghè ở giáp Đoài, Nghè giáo
Đông, Nghè hai giáp Nam Bắc ở sau Đình làng Lim.
Sau này khi thi cử Nho học phát triển, thời Nguyễn, những Ông thi đỗ từ
Tiến Sĩ trở lên, dân làng phải dựng Đình nghi để Ông về ở, lâu dần gọi thành
Đình Nghè. Ông Nghè có quyền chiếm ruộng bất cứ nào trong Tổng, vì thế
xưa kia có câu: „„chưa đỗ Ông Nghè đã đe Hàng Tổng‟‟. Khi Ông Nghè qua
đời, nếu được tôn làm Thần thì cũng được thờ trong Nghè.
- Điếm
Là kiến trúc được dựng lên ở đơn vị nhỏ hơn làng, xóm,giáp, ngõ để thờ
thần thổ công, thổ địa trong xóm ngõ. Hàng năm ở Điếm, xóm, ngõ cũng có
lệ cúng Thần, tổ chức ăn uống, vui văn nghệ.
- Quán
29
Đây là công trình kiến trúc gắn liền với Đạo giáo. Xuất phát từ xa xưa bên
Trung Quốc có các nghĩa Quán, những kiến trúc sơ sài dựng lên bên đường,
trong đó để sẵn những đồ ăn, nước uống. Những hiệp sĩ đi làm việc nghĩa,
đến bữa cứ việc vào quán ăn uống vừa đủ, không phải trả tiền. Dần về sau,
nghĩa quán trở thành những nơi hoạt động thờ cúng của Đạo quán. Hiện nay ở
Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng xung quanh cũng còn ít di tích Đạo quán.
- Đàn
Đàn thường không có sẵn kiến trúc, có thể cần thiết người ta dùng cho cuộc
cầu cúng nào đó. Còn thường thì Đàn được xây đắp sẵn nền ở một nơi cố
định, khi tế lễ người ta mới dựng tạm kiến trúc.
Ở kinh đô có Đàn Nam Giao, cũng gọi là viên khâu (gò tròn) gồm ba lớp bệ
từ to đến nhỏ chồng lên nhau, nơi hàng năm nhà Vua đến tế Trời.
Đàn xã tắc, cũng gọi là Đàn phương trạch (hồ vuông) gồm hai lớp bệ hình
vuông, nơi hàng năm, ngày xuân Vua đến tế Thần Xã Tắc (Thần Đất, Thần
Lúa)
Ở các tỉnh lị thời Nguyễn thường đắp Đàn Tiên Nông, nơi quan đầu tỉnh
hàng năm đến tế Thần Sông, Thần Núi.
1.5 Đặc điểm của khách du lịch tâm linh
Theo Luật du lịch (2005): "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp
đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở
nơi đến." Quan niệm này nhận định khách du lịch ở góc độ mục đích về
chuyến đi của họ ở nơi đến nhưng chưa chỉ rõ thời gian và nơi đến của họ.
Khách du lịch đề cập trong luận văn này được tiếp cận theo góc độ là khách
đến trong quan hệ với những cơ sở đón tiếp là các điểm du lịch tâm linh. Họ
thường thực hiện chuyến đi trong ngày và không lưu lại qua đêm tại cơ sở lưu
trú của ngành du lịch. Do vậy, khách du lịch tâm linh ở đây được hiểu là
30
khách tham quan, là người sử dụng các dịch vụ du lịch tâm linh, chi tiêu để
được hưởng thụ những sản phẩm tâm linh tương ứng.
Khách du lịch tâm linh đa dạng ở mọi lứa tuổi. Phần lớn họ là những người
trưởng thành, đặc biệt là người buôn bán kinh doanh.
1.6 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch tâm linh của một số địa phƣơng
tại Việt Nam và trên thế giới
1.6.1 Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang)
Việt Nam là đất nước có thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh. Với lịch
sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có nền văn hoá đa dạng,
phong phú, mang bản sắc riêng. Hàng năm trong nước diễn ra hàng ngàn lễ
hội lớn, nhỏ. Đó là đặc trưng văn hóa của từng vùng miền, của mỗi địa
phương. Lễ hội nào cũng nhằm suy tôn, tỏ lòng thành kính với một đối tượng
cụ thể trong vũ trụ như: với thiên thần, nhân thần, với một anh hùng, danh
nhân văn hóa; với một truyền thuyết, một phong tục tập quán tốt đẹp... Mục
đích của lễ hội nhằm gắn kết cộng đồng, giúp con người hướng về cội nguồn
lịch sử, văn hóa, hướng thiện, sống nhân hậu, xây dựng xã hội tốt đẹp.v.v...
Có những lễ hội lớn mang tầm quốc gia, lan tỏa sự ảnh hưởng khắp cả nước,
hoặc cả một vùng miền như: lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương
(Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải
Dương), hội Lim (Bắc Ninh), lễ hội điện Hòn Chén (Huế), lễ hội Quán Thế
Âm Bồ Tát (Đà Nẵng, Huế), lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang).v.v... Đó cũng là
những điểm du lịch minh chứng được giá trị văn hóa tâm linh, thu hút khách
trong nước và khách quốc tế.
Không phải ngẫu nhiên mà Ninh Bình được chọn làm “điểm dừng chân”
của Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh lần đầu tiên được tổ chức ở Việt
Nam và có lẽ cũng là đầu tiên trên thế giới. Vùng đất “địa linh” này không chỉ
có truyền thống lịch sử lâu đời, được tạo hóa ưu ái bạn tặng nhiều cảnh quan
31
thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn như: Tràng An, Tam Cốc - Bích
Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Vân Long…mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình
kiến trúc tôn giáo đặc sắc như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát
Diệm…Theo thống kê, Ninh Bình hiện có gần 1.500 di tích lịch sử văn hóa,
công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia
đặc biệt, 77 di tích quốc gia và 210 di tích cấp tỉnh, nhiều đền, chùa, miếu
phủ, nhà thờ xứ, họ ở khắp các vùng trong tỉnh và gần 100 lễ hội truyền
thống. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng
đã và đang trở thành những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và được yêu thích
trong nước như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, chùa Bích Động, nhà thờ đá
Phát Diệm…hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm quan,
chiêm bái. Điểm mạnh của ngành du lịch Ninh Bình là có sự tham gia, hưởng
ứng nhiệt tình của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch. Người
dân được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ du khách tại các điểm
du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng như: chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm,
hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống…Trong những năm
qua, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân
địa phương tham gia vào công tác phục vụ du lịch, từ đó tạo ra công ăn việc
làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn người dân địa phương, đời sống
vật chất và tinh thần được nâng cao. Do lợi ích được đảm bảo, người dân đã
tích cực tham gia cùng với chính quyền địa phương gìn giữ, bảo vệ các giá trị
văn hóa, tâm linh, công trình kiến trúc tôn giáo tại địa phương để vừa phục vụ
cho đời sống tâm linh của cộng đồng và vừa phát triển du lịch.Thách thức lớn
nhất của du lịch Ninh Bình cũng như nhiều địa phương có thế mạnh về du lịch
tâm linh khác là vẫn chưa kéo dài được thời gian lưu trú của du khách, sản
phẩm lưu niệm còn đơn điệu nhàm chán, dẫn đến nguồn doanh thu tại các
điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn. Theo thống kê của Sở VHTTDL,
32
trong năm 2012, chùa Bái Đính – điểm hấp dẫn du khách bậc nhất của Ninh
Bình thu hút 2,1 triệu lượt khách. Tuy nhiên, thời gian lưu trú trung bình của
khách tại địa danh này chỉ vỏn vẹn 1 ngày.
Nói đến phát triển du lịch miền Tây sông nước, người ta hay nghĩ đến du
lịch sinh thái, nhưng rõ ràng 13 tỉnh miền Tây Nam bộ, mỗi tỉnh có thế mạnh
du lịch khác nhau như: Kiên Giang có thế mạnh du lịch biển; Cần Thơ du lịch
sông nước; Bạc Liêu với thế mạnh du lịch phần lớn liên quan đến văn hóa,
lịch sử…. và An Giang thế mạnh du lịch là sản phẩm du lịch tâm linh. An
Giang có thế mạnh là một tỉnh duy nhất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có
ngọn núi Sam (thành phố Châu Đốc) với nhiều đền, chùa, am cốc, đặc biệt là
miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh. Đây là một công trình kiến trúc rất đẹp
và tôn nghiêm nằm dưới chân núi Sam. Hằng năm, lễ vía Bà được tổ chức từ
ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước
đến hành hương; ngoài núi Sam còn có ngọn núi Cấm (huyện Tịnh Biên) ở độ
cao 710m có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á, chùa Vạn Linh, chùa Phật
Lớn ... Nơi đây có núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho
du khách vừa tham quan, nghỉ dưỡng vừa đáp ứng nhu cầu hành hương tâm
linh tín ngưỡng; nhà Mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn), nơi lưu giữ trên 1.159 sọ
người trong số hơn 3.157 người dân Việt Nam đã bị Pôn Pốt giết hại trong
thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó, di tích lịch sử cách mạng
cấp quốc gia Đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn) là khu căn cứ của Tỉnh ủy An
Giang và còn là điểm trung chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến
trường miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, hiện thu hút
hàng trăm ngàn du khách hàng năm... Riêng trong năm 2015 có khoảng
6.250.000 lượt khách du lịch đến An Giang.Có được thế mạnh về sản phẩm
du lịch tâm linh, trong những năm gần đây tỉnh An Giang đã và đang đẩy
mạnh phát triển ngành du lịch dựa trên thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm
linh. Bên cạnh đó tỉnh cũng phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng khác
33
như: du lịch sông nước, mùa nước nổi; mua sắm ở chợ cửa khẩu và các làng
nghề; du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa bản địa, về huyền thoại vùng Thất
Sơn; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng… Song song đó, nhiều
dịch vụ du lịch được đầu tư và đưa vào sử dụng như: tuyến cáp treo núi Cấm;
khu nghĩ dưỡng Victoria núi Sam; khu di chỉ văn hóa Óc Eo; khu công viên
văn hóa tâm linh và xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch mới.... Đó là cơ sở để
thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến An Giang. Đặc biệt,
một số khu - điểm du lịch đã tận dụng lợi thế mùa nước nổi và khai thác các
hoạt động nông nghiệp để thu hút du khách đắm mình trong những phút giây
hoài niệm, thư giãn tại rừng tràm Trà Sư; Vàm Nao - huyện Phú Tân, Búng
Bình Thiên - huyện An Phú... thu hút hàng ngàn lượt du khách trong nước và
quốc tế.
1.6.2 Thế giới (Ấn Độ; Thái Lan; Lào; Myanmar)
Đạo Phật ra đời cách đây hơn 2500 năm để lại ở Ấn Độ bốn địa điểm linh
thiêng nhất của Phật giáo: Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Phật thành đạo bên bờ sông
Ni Liên Thiền, Vườn Lâm Tỳ Ni- nơi sinh ra của đức Phật, Vườn Lộc Uyển-
nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên và Kâu Thi Na (Kushinagar) – nơi Phật
nhập niết bàn. Bốn địa điểm này đủ làm nên những trải nghiệm tâm linh khiến
lượng du khách hành hương tới Ấn Độ là 3 triệu lượt khách mỗi năm. Bằng
những chuyến xe lửa tốc hành kết nối 4 điểm đến càng làm tăng sức hấp dẫn
lôi cuốn du khách tham quan đến với đất nước Phật giáo này. Chính phủ Ấn
Độ còn đang ra sức xây dựng hệ thống nhà nghỉ giá rẻ, chất lượng tốt để níu
chân du khách. Quốc gia này cũng nắm bắt cơ hội thu hút khách quốc tế bằng
việc liên kết trao đổi khách thông qua các công ty lữ hành lớn trong và ngoài
nước. Họ chú ý lập quy hoạch tổng thể, bảo tồn và phát triển hệ thống các địa
điểm du lịch tâm linh theo các thứ bậc: di sản thế giới, di sản quốc gia và di
tích địa phương để có hướng đầu tư phát triển và quảng bá hình ảnh chuyên
34
môn hơn. Trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh còn khai thác
các giá trị văn hóa bản địa vì đây là một phần của văn hóa tâm linh.
Các quốc gia ở Đông Nam Á đều dựa vào các di sản tôn giáo để phát triển
du lịch nước nhà. Theo đó thì năm 2012 đất nước Lào đã đón 3,3 triệu lượt
khách quốc tế. Hầu hết các du khách quốc tế khi đặt chân đến đây đều ấn
tượng bởi các buổi khất thực của các nhà sư trên đường phố cùng không khí
trang nghiêm tĩnh lặng tại các ngôi chùa Phật giáo. Ngoài ra chính phủ Lào
còn chú ý gìn giữ bản sắc văn hóa gốc trong sinh hoạt tín ngưỡng được cho là
chìa khóa níu chân du khách khi đến xứ sở triệu voi và nội dung này đã được
chính phủ Lào thông qua trong Luật du lịch Lào sửa đổi vào tháng 7/2015.
Thái Lan được thế giới biết đến như là một thiên đường du lịch, xứ sở “đất
nước nụ cười” của khu vực. Ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế “mũi
nhọn” - ngành công nghiệp “không khói” đóng góp 9% GDP của Thái Lan,
đối với Việt Nam chỉ có 4,6% (năm 2013). Mặc dù phải đương đầu với nhiều
cuộc biểu tình và tình hình chính trị bất ổn nhưng ngành du lịch Thái Lan vẫn
có sự phát triển thần tốc đáng kinh ngạc khi năm 2013 đã có 26,5 triệu lượt
khách quốc tế với doanh thu đạt 42,10 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số các điểm
đến thu hút được nhiều du khách quốc tế nhất năm 2013. Thái Lan là một
trong những quốc gia tiên phong trong việc thực hiện chính sách “Bầu trời
mở”. Chính phủ đã có những biện pháp để đơn giản hóa thủ tục visa cho công
dân các nước vào du lịch Thái Lan. Hiện nay công dân của 55 quốc gia và
vùng lãnh thổ không cần visa vào Thái Lan nếu đến với mục đích du lịch và ở
lại không quá 30 ngày đối với mỗi lần viếng thăm. Đến đây, du khách sẽ bị ấn
tượng bởi sự thân thiện của người dân Thái Lan. Nụ cười luôn nở trên môi, từ
những cô gái xinh đẹp, nhân viên phục vụ khách sạn cho tới công chức, người
lái xe, cảnh sát. Đúng như khẩu hiệu của Thai Airways “Smooth as silk”
(“Mềm như lụa”). Các tiếp viên hàng không Thái Lan luôn phục vụ du khách
với thái độ niềm nở thân thiện.Việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực du lịch
35
luôn nhận được sự quan tâm của ngành du lịch Thái Lan. Các hướng dẫn viên
du lịch Thái Lan được đào tạo ngoại ngữ một cách bài bản. Một hướng dẫn
viên người Thái thường biết 3 ngoại ngữ. Theo thống kê, Bangkok có hơn 400
ngôi đền – chùa, chính phủ Thái Lan đã xây dựng hàng ngàn sản phẩm du lịch
tâm linh trong đó đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu cho 7 ngôi
chùa tuyệt đẹp nhất mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến thành phố
Băng Cốc. Từ chùa Bình Minh, chùa Phật Ngọc, chùa Cẩm Thạch hay chùa
Vàng…đều được gắn với các huyền tích khác nhau của Phật giáo. Vì lẽ đó, sẽ
chẳng có gì ngạc nhiên khi mỗi ngày các ngôi chùa này đón hàng nghìn tín đồ
Phật giáo khắp nơi trên thế giới đổ về. Ngoài ra còn có hệ thống tàu điện trên
cao kết nối tới các điểm đến quan trọng của thủ đô Bangkok. Hệ thống xe bus
kết nối rộng khắp các địa điểm du lịch của cả nước, khiến việc đi lại rất thuận
tiện và dễ dàng.
Myanmar là một đất nước có truyền thống Đạo Phật, chiếm đến 85 % dân
số, nơi phát triển đặc sắc của nhánh Phật giáo nguyên thủy (Therevada), có
nơi gọi là Phật giáo Tiểu Thừa hay Nam Tông. Myanmar là đất nước của chùa
chiền, mỗi khu phố, ngôi làng đều có chùa, ở đó người ta đến cúng kiến, cầu
nguyện, học giáo lý như một ngôi nhà tâm linh chung. Ở nhiều nơi, chùa còn
là trường học cho các trẻ em đến học văn hóa. Đàn ông Miến ai cũng có thời
gian cạo tóc đi tu ở chùa, gọi là tu “gieo duyên”.Du lịch Myanmar là du lịch
tâm linh, đến để thực tập sống chậm trong những khoảnh khắc bình an, thanh
tịnh. Tham quan các chùa hay thiền viện du khách bắt buộc phải cởi bỏ giày
dép kể cả tất và đi bộ vào. Xe thì buộc phải đỗ khá xa cổng chùa để du khách
đi bộ vào tránh làm phá vỡ cảnh quan. Đây là một trong những chính sách
thành công của du lịch nước này tạo sức hút hàng triệu du khách tới hành
hương mỗi năm.
Từ việc đưa ra một số ví dụ về việc phát triển hoạt động du lịch tâm linh ở
một số địa phương trong nước và quốc tế tác giả nhận thấy có một số những
36
kinh nghiệm sau có thể là các giải pháp mà tác giả áp dụng được trong luận
văn của mình:
Một là, khôi phục, tôn tạo, trùng tu các hạng mục kiến trúc cổ, phải được
tuân thủ theo Luật di sản. Các tổ chức nhà nước và cộng đồng không nên vì lẽ
này hay lý do khác mà tùy hứng phá vỡ hiện vật gốc để thay đổi kiến trúc,
kiểu dáng và chất liệu mà ông cha từ bao đời đã nghiên cứu tạo dựng. Những
nơi có di sản khi tôn tạo, tu bổ không việc gì phải vội vàng mà phải theo một
lộ trình khoa học pháp quy của nhà nước mới tiến hành thi công.
Hai là, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với du lịch tâm linh. Quản lý
nhà nước nói chung, du lịch tâm linh nói riêng không phải nhà nước quản lý
mang tính hành chính là xử phạt, khen thưởng, thu thuế,... mà nhà nước đề ra
những cơ chế, chính sách sát thực để khuyến khích mọi thành phần kinh tế
tham gia phát triển, trong đó ưu tiên xã hội hóa du lịch cộng đồng.
Ba là, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa chính quyền – các nhà
đầu tư – người dân nhằm mục đích chia sẻ quyền lợi, nghĩa vụ, nhiệm vụ lợi
ích của các bên tham gia để cùng giải quyết những khó khăn, những vướng
mắc trong quá trình phát triển hoạt động du lịch tâm linh.
Bốn là, nhà nước cần đầu tư hợp lý mang tính chủ đạo để tôn tạo, tu bổ di
sản vật thể và phi vật thể quan trọng, cơ sở hạ tầng như giao thông, đường
xá,...khuyến khích mọi người dân tham gia tích cực vào hoạt động du lịch
bằng cách làm mới sáng tạo và đầu tư hợp lý, tạo môi trường văn hoá du lịch
lành mạnh góp phần đưa ngành du lịch phát triển bền vững trong thời kỳ hội
nhập.
Năm là, lập quy hoạch tổng thể, bảo tồn và phát triển hệ thống các địa điểm
du lịch tâm linh và phân loại chúng theo các thứ bậc: di sản thế giới, di sản
quốc gia và di tích địa phương để có hướng đầu tư phát triển và quảng bá hình
ảnh chuyên môn hơn. Cần đặc biệt chú trọng khai thác các giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể bản địa vì đây là một phần của văn hóa tâm linh.
37
Sáu là, đẩy mạnh phát triển nhiều sản phẩm du lịch tâm linh kết hợp với
các hình thức du lịch khác như: du lịch mua sắm; du lịch cộng đồng, tìm hiểu
văn hóa bản địa; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng…xây dựng
các cơ sở lưu trú du lịch mới...Đó là cơ sở để thu hút và kéo dài thời gian lưu
trú của du khách.
Bảy là, làm tốt công tác thông tin, truyền thông để du khách trong và ngoài
nước biết đến những giá trị nổi bật của các điểm đến du lịch tâm linh. Thường
xuyên cập nhật thông tin mới về kế hoạch, cách thức tổ chức quản lý mới…để
thu hút và đưa du khách về tham quan, chiêm ngưỡng.
38
Tiểu kết chƣơng 1
Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch khai thác các giá trị tâm linh nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã hội (nhu cầu tham dự vào không
gian tâm linh, tìm hiểu văn hóa tâm linh và nhu cầu giải trí, thưởng thức, trải
nghiệm…) mang lại những lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa tâm
linh truyền thống của nơi đến.
Phân tách nội hàm tên gọi của loại hình du lịch này, ta thấy nhu cầu của
khách khi tham gia loại hình du lịch tâm linh có hai nhu cầu cơ bản là nhu cầu
du lịch và nhu cầu tâm linh. Có khi nhu cầu tâm linh là động cơ chính, có khi
nhu cầu du lịch là động cơ chính. Tuy nhiên kết quả của khách du lịch tâm
linh luôn luôn là cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào đó là sự thỏa
mãn.
Nếu điểm qua tất cả các lễ hội trong cả nước và các danh lam thắng cảnh
thu hút khách du lịch hiện nay thì chúng ta thấy tỉ trọng của loại hình du lịch
tâm linh trong tổng thể nền du lịch của nước ta là không nhỏ, nếu không
muốn nói du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng ngang bằng với các loại hình du
lịch khác cộng lại. Qua đó ta thấy được tiềm năng du lịch tâm linh to lớn của
khu vực châu thổ sông Hồng và vùng Bắc Bộ hay cả trên đất nước Việt Nam.
Với chương đầu tiên này ngoài việc tổng hợp các khái niệm, đặc điểm và
vai trò của du lịch tâm linh, tác giả còn đưa ra một số những dẫn chứng, kinh
nghiệm phát triển du lịch tâm linh ở một số địa phương của Việt Nam và trên
thế giới. Qua đó tạo ra cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển hoạt động
du lịch tâm linh của khu vực phía Tây Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung.
Tác giả mong rằng việc nghiên cứu hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía
Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) sẽ mở ra một hướng đi một giải pháp cụ thể đối với
việc phát triển du lịch tâm linh của cả nước. Và tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành
phân tích thực trạng hoạt động này ở chương tiếp theo của luận văn.
39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÂM LINH
KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI PHỤC VỤ DU LỊCH
2.1 Tổng quan về khu vực phía Tây Hà Nội
Trong phần phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã có đề cập sơ qua về
khái niệm phía Tây Hà Nội được sử dụng ở luận văn này đó chính là toàn bộ
khu vực tỉnh Hà Tây cũ. Ở mục này, khái niệm này sẽ được phân tích kỹ hơn
để người đọc có thể hiểu rõ hơn về khu vực phía Tây Hà Nội.
Trong giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam của tác giả Bùi Thị Hải Yến
có viết:
“Hà Tây cũ có diện tích 2169 km2
, số dân (năm 2004) là 2,47 triệu người.
Tỉnh có 2 thị xã là Hà Đông, Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan
Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường
Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên. Tỉnh Hà Tây được sát nhập bởi hai tỉnh
Hà Đông và Sơn Tây trước đây. Tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, phía
bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, phía đông
giáp Hà Nội, Hưng Yên, phía nam giáp với tỉnh Hà Nam. Địa hình của tỉnh đa
dạng gồm có đồi, núi, đồng bằng, đặc biệt có nhiều địa hình đá vôi với nhiều
hang động và phong cảnh đẹp. Tỉnh có nhiều sông hồ lớn, khí hậu mát mẻ (ở
vùng núi Ba Vì), lại nằm ở vùng văn hóa xứ Đoài xưa vì vậy tỉnh có tài
nguyên du lịch phong phú, đặc sắc cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn”. [30, tr.93-94].
Đây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đã từng
tồn tại trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Từ ngày 1 tháng 8 năm
2008, toàn bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, và như
vậy tính từ sau đó đến nay thì tỉnh này không còn tồn tại nữa.
40
Trong giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam này, tác giả Bùi Thị Hải Yến
khi nói về Hà Tây cũ có đề cập tới 1 địa danh mà hiện nay việc xác định địa
danh đó cũng còn chưa ngã ngũ. Đó là địa danh “xứ Đoài xưa”.
Trong tiếng Hán, Đoài có nghĩa là hướng chính Tây, cũng là quái Đoài
trong bát quái. Vì vậy, Đoài trở thành tên gọi cho vùng đất phía Tây kinh đô
Thăng Long. Xưa kia, Cầu Giấy là cửa ô phía Tây của thành Thăng Long, vì
vậy xứ Đoài được coi là bắt đầu từ ô Cầu Giấy. Nếu nhìn trên bản đồ hiện
nay, có thể phác họa sơ lược ranh giới xứ Đoài xuất phát từ Cầu Giấy như
sau: một bên bắt đầu từ Cầu Giấy theo đường Lạc Long Quân qua sông Hồng
đến Phúc Yên ngược lên Hưng Hóa; một bên bắt đầu từ Cầu Giấy xuôi theo
đường Láng đến Ngã Tư Sở chạy theo đường 6 đến thị xã Hà Đông hất qua
vùng Quốc Oai, Hòa Lạc bây giờ. Vùng đất trong vòng ranh giới phía Tây ấy
chính là xứ Đoài . Thành cổ Sơn Tây ngày nay là thủ phủ của xứ Đoài.Ngược
thời gian, ngay từ triều Lý, vùng Sơn Tây đã được gọi là “Xứ Đoài”. Đến
triều Nguyễn đặt cấp hành chính “Xứ” gồm 3 tỉnh phía Bắc “Sơn Tây, Hưng
Hoá và Tuyên Quang” là một “Xứ” lấy tên là “Xứ Đoài”. Vì thế, ba tỉnh này
được gọi là các tỉnh Đoài . Như vậy, xứ Đoài ở triều Nguyễn đã mở rộng hơn
nhiều so với xứ Đoài ở triều Lý. Sau khi chế độ phong kiến triều Nguyễn kết
thúc, tên gọi xứ Đoài dần trở thành địa danh mang tính dân gian, không phải
là tên gọi chính thống, trong khi các địa danh hành chính trong vùng đất này
lại thay đổi rất nhiều qua thời gian, khiến cho đôi khi khó xác quyết được địa
danh nào là thuộc xứ Đoài xưa và địa danh nào không. Cũng có thể vì sự rối
rắm ấy mà ngày nay, tên gọi “xứ Đoài” dường như chỉ được dùng để chỉ khu
vực thuộc tỉnh Hà Tây cũ . Rõ ràng cần phân biệt giữa tên gọi xứ Đoài và các
địa danh hành chính nhỏ nằm trong xứ ấy. “Xứ Đoài”, theo ý nghĩa của từ
này, là vùng đất phía Tây của kinh đô. Còn trong vùng đất ấy, các địa danh
hành chính có thể có thay đổi theo thời gian, nhưng về mặt không gian thì vẫn
nằm trong “xứ” ấy chứ không trật đi đâu cả.
41
2.2 Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị
phục vụ du lịch
2.2.1 Di tích tôn giáo
2.2.1.1 Chùa
 Chùa Hương
“Nam thiên đệ nhất động” là năm chữ mà chúa Trịnh Sâm đã đề lên vách
đá động Hương Tích khi tuần du qua nơi này. Đó chính là chùa Hương thuộc
xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70 km về phía
Tây Nam.
Theo truyền thuyết thì chùa Hương là nơi tu hành đắc đạo của Đức Quan
Thế Âm Bồ Tát. Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, thường gọi là Bà
Chúa Ba, con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm. Bà được vua cha vô
cùng yêu quý, cưng chiều nhưng bà không vâng lời vua cha lấy chồng mà
quyết chí tu hành khiến Đức vua vô cùng tức giận sai người giết. Tuy nhiên,
Ngọc Hoàng Thượng Đế sớm biết chuyện nên sai thần linh hóa thành mãnh
hổ đến cứu bà và đưa bà đến núi rừng Hương Sơn. Sau chín năm tu hành, Bà
Chúa Ba đã đắc đạo, trở thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi được thành chính
quả, Bà Chúa Ba không về trời mà ở lại để độ trì cứu khổ, cứu nạn cho dân
lành. Khi nghe tin phụ hoàng bị ốm nặng, Bà trở về quê nhà chữa bệnh cho
Vua cha, trừ nghịch cho đất nước, phổ độ chúng sinh. Sau lại cứu cha mẹ và
hai chị thoát khỏi tai ương yêu quái hãm hại, thuyết phục cả gia đình bỏ tà
tâm ác nghiệp, quyền lực để tâm hoàn lương thiện. Bà được Ngọc Hoàng
Thượng Đế sắc phong là: Đại Từ, Đại Bi, Cứu Khổ, Cứu Nạn, Nam Mô Linh
Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát rồi ban tặng tòa báu hoa sen, trao phó vĩnh viễn là
chủ đạo tràng núi Phổ Đà biển Nam Hải.
Lấy Suối Yến là lối đi chính vào Hương Sơn, người ta chia quần thể khu du
lịch tâm linh chùa Hương làm ba tuyến chính: Hương Tích, Long Vân và
Tuyết Sơn.
42
Tuyến thứ nhất là tuyến Hương Tích. Đây là tuyến chính của chùa Hương
bao gồm: Suối Yến – đền Trình Ngũ Nhạc – cầu Hội – chùa Thanh Sơn –
Hương Đài – chùa Thiên Trù – chùa Hinh Bồng – chùa Tiên – chùa Giải Oan
– đền cửa Võng và cuối cùng là động Hương Tích. Mỗi địa danh nơi này đều
gắn với truyền thuyết, giai thoại huyền bí. Sau một khoảng thời gian thưởng
thức cảnh đẹp trên dòng suối Yến, du khách đặt chân lên Đền Trình Ngũ
Nhạc – một di tích lịch sử văn hóa trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Theo
thuyết phong thủy, dãy núi Ngũ Nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi
uy nghiêm, minh đường tụ thủy, sinh khí trường tồn nên từ xa xưa dân nơi
đây đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần Tướng đã góp
công đánh giặc Ân phò Vua Hùng Vương thứ VI. Ngôi đền này thời Sơn
Thần và mồng sáu tháng Giêng có lễ mở cửa rừng được cử hành trọng thể để
người dân xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống. Tiếp
theo sẽ đến chùa Thanh Sơn – động Hương Đài với ngôi chùa được xây dựng
năm 1860 và là một trong những ngôi chùa cổ xưa của đất Bắc cùng động
Hương Đài nằm trên núi Phụng Dực do sư cụ Đàm Thuyết cùng nhân dân
thôn Hội Xá khai phá với nhiều thạch nhũ kỳ ảo và được tương truyền những
ai hiếm muộn thường đến chùa Thanh Sơn để cầu mong gia đình sớm có tiếng
cười con trẻ. Chùa Thiên Trù là điểm đến kế tiếp với kiến trúc ban đầu được
hình thành là một thảo am nhỏ dưới đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) sau
đó phát triển dần thành một công trình tuyệt mĩ và trở thành trung tâm giữa
chốn núi rừng Hương Sơn với bố cục kiến trúc hài hòa: tam bảo, tiền đường,
nhà thờ tổ, nhà Mẫu, nhà khách…với tháp Thiên Thủy, tháo Viên Công – một
công trình nghệ thuật đất nung có từ thế kỷ 17. Rời chùa Thiên Trù, du khách
tiếp tục cuộc hành trình qua động Hinh Bồng, chùa Tiên Sơn trong động Tiên
Sơn, chùa Giải Oan bên suối Giải Oan, điểm dừng chân cuối cùng và cũng là
điểm quan trọng nhất đó là động Hương Tích với những khối nhũ đá đủ hình
dáng kích thước được người xưa tựa theo hình dáng của thạch nhũ mà đặt tên.
43
Tuyến Long Vân là tuyến thứ hai gồm động và chùa Long Vân. Để đi tuyến
này thì sau khi đặt lễ ở đền Trình Ngũ Nhạc và xuống đò đi tiếp du khách sẽ
thấy dòng suối rẽ đôi: phía bên phải là đường vào Hương Tích và phía trái là
đi vào động và chùa Long Vân. Con suối nhỏ này có tên là suối Long Vân dài
1,5km và từ bến Long Vân leo cao thêm 150m nữa sẽ đến chùa Long Vân
nằm bên sườn núi một nửa nấp sau núi Ân Sơn. Chùa được sư thầy Thanh
Nhàm người thôn Đục Khê cùng đóng góp của du khách thập phương tạo
dựng. Đi qua eo núi chùa Long Vân ta sẽ đến động Long Vân. Trên cửa động
có đề ba chữ hán “Long Vân động”, bên trong bày một ban tam bảo nhỏ thờ
Phật. Bên trong động có một hang sâu gọi là động âm, dưới hang này có
nhiều hình thù rất lạ. Khu vực Long Vân còn có động Hóa Thân (Thánh Hóa),
chùa Cây Khế…tạo nên một quần thể thắng cảnh nằm giữa hai khu danh
thắng Tuyết Sơn và Hương Tích thu hút du khách thăm quan chiêm bái.
Tuyến Tuyết Sơn là tuyến cuối cùng của quần thể danh thắng Hương Sơn
bao gồm: đền Trình Phú Yên, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, Bảo Đài, đền Mẫu,
đền Thượng và động Ngọc Long. Theo đánh giá, khu Tuyết Sơn được coi là
quần thể di tích đẹp thứ hai sau Hương Tích. Cảnh đẹp Tuyết Sơn cuốn hút
say đắm lòng người đến nỗi mà khi đến vãn cảnh, Chúa Trịnh Sâm đã đề tặng
nơi đây bốn chữ “Kỳ sơn tú thủy” (nghĩa là núi nước đẹp lạ). Từ bến đò Tuyết
Sơn, đầu tiên các phật tử sẽ vào lễ đền Trình Phú Yên rồi đi tiếp đến Bảo Đài
Cổ Sái để lễ Phật, nghe kinh. Điều hấp dẫn du khách nhất của tuyến này đó
chính là động Ngọc Long (tên gọi khác là động Tuyết Sơn) nằm cách chùa
Bảo Đài khoảng hơn một cây số. Động nằm ở lưng chừng núi, trong động bài
trí một bên là Tam Bảo thờ Phật, một bên là điện thờ Mẫu có các tượng
cô,cậu bằng đá. Bên cạnh ban Tam Bảo thờ Phật là một khối thạch nhũ lớn
gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức phù điêu bà quận chúa Ngọc
Hương.
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtYenPhuong16
 
Chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty tnhh mtv oxalis quảng bì...
Chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty tnhh mtv oxalis quảng bì...Chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty tnhh mtv oxalis quảng bì...
Chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty tnhh mtv oxalis quảng bì...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công ...Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...Chau Duong
 
Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLnbthoai
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đBáo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 
Hanoitourist introduction
Hanoitourist introductionHanoitourist introduction
Hanoitourist introduction
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
 
Chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty tnhh mtv oxalis quảng bì...
Chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty tnhh mtv oxalis quảng bì...Chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty tnhh mtv oxalis quảng bì...
Chiến lược marketing cho dịch vụ du lịch của công ty tnhh mtv oxalis quảng bì...
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công ...Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công ...
Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ công ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại HuếLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY! Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
 
Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCL
 

Similar to PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnPham Long
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.docsividocz
 
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 
Luận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Luận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ,  Hà NộiLuận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ,  Hà Nội
Luận án: Di sản hóa ở Việt Nam ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAY
Luận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAYLuận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAY
Luận văn: Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền, HAY
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.doc
 
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
 
Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch
Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịchẢnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch
Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch
 
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
 
Khóa luận: Di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ sơn, HAY
Khóa luận:  Di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ sơn, HAYKhóa luận:  Di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ sơn, HAY
Khóa luận: Di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ sơn, HAY
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam ĐịnhĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ TRỌNG HÒA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ TRỌNG HÒA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRIỆU THẾ VIỆT HÀ NỘI 2016
  • 3. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................... 4 PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 7 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 9 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài............................................................. 9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 10 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 10 7. Bố cục của Luận văn................................................................................. 11 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH .....................11 1.1 Các khái niệm liên quan....................................................................…11 1.1.1 Tâm linh ............................................................................................... 11 1.1.2 Du lịch tâm linh ................................................................................... 16 1.2 Biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam......................................................... 18 1.3 Giá trị của tâm linh đối với du lịch ......................................................... 20 1.4 Các điểm đến của hoạt động du lịch tâm linh......................................... 22 1.5 Đặc điểm của khách du lịch tâm linh...................................................... 29 1.6 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương tại Việt Nam và trên Thế giới............................................................................. 30 1.6.1 Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang)....................................................... 30 1.6.2 Thế giới (Ấn Độ; Thái Lan; Lào; Myanmar)....................................... 33 Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI PHỤC VỤ DU LỊCH ........................39 2.1 Tổng quan về khu vực phía Tây Hà Nội................................................. 39 2.2 Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị phục vụ du lịch....................................................................................................... 41 2.3 Các sản phẩm du lịch tâm linh tiêu biểu của khu vực ............................ 70 2.4 Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.......................... 76 2.5 Thị trường khách du lịch tâm linh........................................................... 82 2.6 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tâm linh............................................... 89 Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................90 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI........................................92 3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................ 92
  • 4. 2 3.2 Giải pháp ................................................................................................. 94 3.2.1 Giải pháp về công tác quản lý.............................................................. 94 3.2.2 Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật........................ 97 3.2.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường khách du lịch tâm linh.. 99 3.2.4 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch tâm linh....... 104 Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................106 KẾT LUẬN..............................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2. GS.TS: Giáo sư. Tiến sĩ 3. PGS.TS: Phó giáo sư. Tiến sĩ 4. TS: Tiến sĩ 5. Th.s: Thạc sĩ 6. UBND: Ủy ban nhân dân 7. UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Culural Oganization) 8. WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Oganization) 9. BQL: Ban quản lý.
  • 6. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mục đích của du khách quốc tế khi đến Hà Nội năm 2015 (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội) 82 Biểu đồ 2.2: Lượng du khách đến Hà Nội qua các năm (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội) 83 Biều đồ2.3: Lượng khách tâm linh đến khu vực Hà Tây cũ qua các năm (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội) 84 Biểu đồ2.4: Cơ cấu khách du lịch tâm linh đến khu vực phía Tây Hà Nội (Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân tích) 86 Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu điều tra mục đích chuyến đi của du khách đến các điểm du lịch tâm linh (Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân tích) 86
  • 7. 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đổi mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng và vùng Bắc Bộ nói chung từ xa xưa đã được công nhận như cái nôi của nền văn hóa nước nhà với bề dày lịch sử hàng ngàn năm với những giá trị văn hoá lâu đời và hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng . Đặc biệt khu vực này còn là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam nên có thể nói Bắc Bộ và khu vực châu thổ sông Hồng được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng du lịch tâm linh nhất. Xác định được vai trò quan trọng của hoạt động du lịch tâm linh đối với sự phát triển ngành Du lịch nói riêng và phát triển nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung, Đảng và Nhà nước đã coi phát triển du lịch trong đó phát triển xu hướng du lịch tâm linh là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước những năm qua xuất hiện nhiều yếu tố mới có nhiều tác động ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tâm linh. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã gia nhập một mạng lưới toàn cầu hóa với những nguy cơ các nền văn hóa ngoại lai sẽ du nhập và đồng hóa nền văn hóa nước nhà. Điều này đặt lên vai những người làm du lịch, nhất là những người làm du lịch văn hóa những trọng trách trước cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải có những kế hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành du lịch, để du lịch nói chung và du lịch tâm linh thực sự trở thành một trong
  • 8. 6 những yếu tố kinh tế mũi nhọn, đảm bảo lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa – xã hội của cả nước. Nói đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất nơi hội tụ rất nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị cao như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, chùa Trấn Quốc, Thăng Long Tứ trấn...Nhất là kể từ 1/8/2008 khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì số lượng di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của Hà Nội trở thành lớn nhất cả nước (Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam trong đó có 1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Ngoài ra, thủ đô cũng có hàng ngàn các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm. Với những điều kiện đó du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch quan trọng của Hà Nội. Mặc dù hiện nay nguồn tài nguyên du lịch tâm linh của Hà Nội phong phú bậc nhất của cả nước nhưng lại chưa được nghiên cứu thật đầy đủ, sản phẩm du lịch tâm linh chưa được khai thác có hiệu quả. Các công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch tâm linh của thủ đô Hà Nội chưa thể đề cập hết một cách toàn diện và kỹ lưỡng… Trên cơ sở đó, mặc dù khối lượng kiến thức có hạn, nhưng với một nhiệt huyết đam mê nghiên cứu khoa học và được sự giúp đỡ hỗ trợ từ các giảng viên, các chuyên gia chuyên ngành về lĩnh vực du lịch tâm linh, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội”. Dẫu chăng còn có nhiều thiếu sót nhưng đây sẽ là một nguồn tài liệu để các tác giả khác có thể tham khảo và tiếp tục phát triển hoàn thiện hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phía Tây Hà Nội nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói chung.
  • 9. 7 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Cho đến nay các công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh ở Việt Nam rất phong phú như Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử cương; Trần Quốc Vượng với Cơ sở văn hóa Việt Nam; Toan Ánh với Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam; Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục; Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh; Văn hóa tâm linh Nam Bộ; Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Mai Thanh Hải với Tôn giáo thế giới và Việt Nam; Nguyễn Duy Hinh với Người Việt Nam với Đạo giáo; Tâm linh Việt Nam; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh, Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam; Minh Chi với Phật giáo và tâm linh; tác giả Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội…các công trình đã nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề như lý luận văn hóa; đặc trưng chức năng của văn hóa; các thành tố văn hóa Việt Nam; tôn giáo, tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam; quan niệm về văn hóa tâm linh... các tác phẩm trên tuy chưa nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn tài liệu rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Về các công trình, đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu. Trong đó có thể kể tới là đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định của Th.s Nguyễn Thị Thu Duyên thực hiện đi sâu vào việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tâm linh của tỉnh Nam Định và đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản lý nhà nước, quy hoạch không gian du lịch. Đề tài Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam do T.s Nguyễn Trùng Khánh thực hiện nghiên cứu và phân loại du lịch tâm linh trên cơ sở nguồn tài nguyên và động cơ du lịch, đồng thời xây dựng được cơ sở lý thuyết trên phương diện du lịch cho những nghiên cứ chi tiết hơn như nghiên cứu phát triển du lịch gắn với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian… Luận văn Xây dựng tuyển điểm du lịch văn hoá tâm linh tại Hải Dương
  • 10. 8 của tác giả tác giả Vũ Thị Hường nghiên cứu và xây dựng tuyến điểm du lịch tâm linh tại địa bàn Hải Dương, phân tích chi tiết môi trường vĩ mô và vi mô của du lịch văn hóa tâm linh khu vực này. Đây là luận văn nghiên cứu vấn đề tương đối hợp lý với những cơ sở lý luận tác giả đưa ra gợi mở khá nhiều hướng nghiên cứu cho các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng và tôn giáo khác vốn rất đa dạng ở Việt Nam. Luận văn Khai thác văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh của tác giả Hà Thế Linh lấy đối tượng nghiên cứu tương đối khác biệt là Phật giáo của nhóm dân tộc thiểu số Khmer. Luận văn phân tích được những tồn tại và triển vọng phát triển du lịch tâm linh ở Trà Vinh và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác loại hình du lịch này phát triển một cách bền vững trong tương lai. Về vấn đề du lịch tâm linh ở Hà Nội, đã có một số đề tài nghiên cứu về du lịch tâm linh được tiến hành trên địa bàn Hà Nội như: Nguyễn Vinh Phúc với Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long, Nguyễn Phạm Hùng với Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hoá, Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Khai thác món ăn dân tộc trong các khách sạn ở Hà Nội, Tiềm năng du lịch phố cũ Hà Nội, Du lịch đêm Hà Nội; Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt nam… Các nghiên cứu này đã đề cập đến du lịch văn hóa và việc khai thác các di sản văn hóa Hà Nội vào hoạt động du lịch văn hóa. Điển hình là 2 đề tài nghiên cứu của Th.s Đoàn Thị Thùy Trang và đề tài của Th.s Trương Sỹ Tâm. Với đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) của tác giả Đoàn Thị Thùy Trang đã đem đến cho những người nghiên cứu 1 tài liệu tham khảo khá công phu, có khảo sát xã hội học trên thực tế và phân tích thực trạng của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội và đưa ra những gói giải pháp cho hoạt động du lịch này. Tác giả Trương Sỹ Tâm thì chọn cho mình đề tài Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Đây là đề tài đề cập
  • 11. 9 khá đầy đủ và đưa ra những tiềm năng về loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng của các huyện phía tây Hà Nội, với những dẫn chứng, phân tích cùng những số liệu khá cụ thể tại địa bàn đã giúp cho tác giả đưa ra những nhận định khá đầy đủ về hiện trạng của hoạt động du lịch này. Nhìn chung qua đánh giá chủ quan của tác giả, thì các tài liệu và những công trình nghiên cứu trên nhất là về Hà Nội thì mới chỉ đề cập đến 1 khu vực địa bàn nhỏ trong nội thành Hà Nội như Quận Đống Đa hoặc mới chỉ đề cập đến 1 mảng của hoạt động du lịch tâm linh đó là hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng của các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) trong khi đó du lịch tâm linh còn bao gồm cả du lịch văn hóa tôn giáo. Đây là một trong những khoảng trống trong việc nghiên cứu về hoạt động du lịch tâm linh của Hà Nội nói chung và du lịch tâm linh của tỉnh Hà Tây cũ nói riêng. Việc sát nhập hành chính Hà Tây vào Hà Nội tạo ra vô vàn cơ hội phát triển xã hội – kinh tế - văn hóa…trong đó có du lịch tuy nhiên đó cũng là nguy cơ các giá trị truyền thống vốn có bị mất đi hoặc bị lai tạp làm giảm giá trị đối với du lịch. Chính vì vậy tác giả đi đến quyết định chọn đề tài Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội để làm đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung vào các mục đích nghiên cứu sau đây: - Hệ thống một số quan điểm lý luận liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội. - Đưa ra một số giải pháp để hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phát triển. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn tập hợp và xây dựng hệ thống lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đưa ra phương pháp nghiên cứu các dạng thức hoạt động
  • 12. 10 du lịch văn hóa tâm linh. Làm cơ sở cho những tác giả khác thực hiện các đề tài liên quan. Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp làm tài liệu khảo cho các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp du lịch khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời tạo ra một cách ứng xử văn hóa tại những nơi du lịch văn hóa tâm linh. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Các hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội + Các giá trị văn hóa tâm linh của các điểm đến khu vực phía Tây Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thời gian: nghiên cứu các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh hiện nay (từ năm 2009 đến năm 2015) + Phạm vi về không gian: tác giả chọn khu vực phía Tây Hà Nội. Khái niệm này trong luận văn của tác giả được hiểu là toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ. + Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn, thực trạng hoạt động du lịch tâm linh, và một số giải pháp cho hoạt động du lịch này. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Trên cơ sở những nguồn tư liệu đã có, tác giả tiến hành phân loại, phân tích và tổng hợp những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống kiến thức giúp tác giả có cái nhìn tổng thể, thống nhất về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu: Phương pháp này giúp tác giả rút ra những nhận định về hoạt động du lịch tâm linh ở khu vực phía Tây Hà Nội. - Phương pháp nghệ thuật học: dùng phương pháp miêu thuật lại các giá trị vật thể và phi vật thể của nguồn tài nguyên.
  • 13. 11 - Phương pháp văn hóa học: Sử dụng các kiến thức để giải mã đối tượng nghiên cứu dẫn tới khẳng định những giá trị văn hóa của đối tượng nghiên cứu. 7. Bố cục của Luận văn Luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan về du lịch tâm linh. Chƣơng 2: Thực trạng khai thác các giá trị tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội phục vụ du lịch. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội.
  • 14. 11 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH 1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1 Tâm linh 1.1.1.1 Khái niệm Trong những năm gần đây, các vấn đề về tâm linh đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu nước nhà. Đúng hơn, vấn đề về tâm linh thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thập niên 90 đến nay . Tâm linh gồm chữ “tâm” và chữ “linh” tạo nên. Theo từ điển Hán Việt của tác giả Thiều Chửu, “tâm” có nghĩa là tim (lòng), thuộc về thế giới bên trong. “Linh” có rất nhiều nét nghĩa như: “linh” trong linh hoạt, nhạy bén; “linh” trong thần linh; người chết cũng được gọi là “linh”; “linh” còn dùng để nói đến những ứng nghiệm, bói toán. Tác giả Hoàng Phê cũng cho rằng tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” hoặc là “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [42,tr.897]. Hiểu như vậy ta có thể xác định tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng. Một trong những xác định súc tích và khá chuẩn về tâm linh phải kể đến, là khái niệm tâm linh của tác giả Nguyễn Đăng Duy: “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [13; tr.11]. Tâm linh cũng được tác giả Sơn Nam đề cập trong bài Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hóa Việt Nam [49] : “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời sống từ xưa cho tới nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những ca khúc về tổ quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa cử cao đẹp của con người bình thường trong cuộc sống”. Tâm linh của con người ngưng đọng trong trí nhớ và con người luôn tâm niệm, thành kính về điều mình đã tin, đã làm. “Trí
  • 15. 12 nhớ không phải đứng dừng một chỗ, lâu ngày phát triển thêm rồi tồn đọng trở thành tâm linh” [21, tr.130]. Nói đến tâm linh là nói đến niềm tin của con người bởi không ai sống mà không có niềm tin. Nó là hạt nhân cơ bản xác lập mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Theo tác giả Nguyễn Đăng Duy, niềm tin được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, song có thể quy về ba cấp độ: “niềm tin trao đổi”, “niềm tin lý tưởng” và “niềm tin tâm thức”. Trong đó niềm tin tâm thức gắn liền với tâm linh, gắn liền với niềm tin thiêng liêng vì nó có sự “hòa quyện cả tình cảm và lí trí, dẫn đến sự say đắm, say sưa tự nguyện hành động theo niềm tin ấy” [13;tr.16]. Đó là niềm tin thiêng liêng về tổ tiên, niềm tin về Mẫu, Phật, Chúa, niềm tin về các thần Thành hoàng ... Niềm tin thiêng liêng do vậy, được xem là yếu tố then chốt tạo nên đời sống tâm linh đúng nghĩa và trang trọng. Một xã hội văn minh, phát triển, niềm tin thiêng liêng, niềm tin cao cả càng có giá trị bền vững. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn nội hàm tâm linh, thiết nghĩ chúng ta nên đặt nó trong mối tương quan với các khái niệm khác: tâm linh với tín ngưỡng - tôn giáo, tâm linh với mê tín dị đoan. 1.1.1.2 Phân biệt tâm linh với tín ngưỡng – tôn giáo Hoàng Phê, tác giả của Từ điển Tiếng Việt cho rằng tôn giáo có hai nghĩa: Một là “hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên định đoạt tất cả, con người phải phục tùng tôn thờ. Tôn giáo nảy sinh từ rất sớm, từ trong xã hội nguyên thủy”. Hai là “hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy”[42, tr.1011]. Thiết nghĩ, ở đây tác giả Hoàng Phê đã vô tình gộp tôn giáo với tín ngưỡng vào nhau. Nhưng thực chất tôn giáo không đồng nhất với tín ngưỡng. Tín ngưỡng (tin tưởng và ngưỡng mộ) là “một cách
  • 16. 13 từ thực tế cuộc sống cộng đồng con người ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con người đó tin và tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng” [13]. Cùng quan điểm này, tác giả Mai Thanh Hải cho rằng, “dù ở những trình độ khác nhau, tín ngưỡng đều có hai đặc tính: một là tin vào cái gì thiêng liêng có sức mạnh chi phối số phận con người; hai là niềm tin ấy được nhiều người thừa nhận và cùng tin theo, cùng làm theo một số nghi thức gì đó để bày tỏ niềm tin chung” [22, tr.33]. Từ các định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy tín ngưỡng và tôn giáo đều có chung niềm tin thiêng liêng nhưng tín ngưỡng và tôn giáo không đồng nhất với nhau. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo là: tín ngưỡng không có giáo chủ, giáo lý, giáo hội cụ thể và đình, đền, miếu, phủ cũng không phải là giáo đường, không phải là nơi giảng kinh thuyết pháp mà chỉ là nơi thờ tự, cúng tế, hội hè... Ở tín ngưỡng, con người ta thấy mọi vật xung quanh đều trở nên linh thiêng, và chỉ tập trung giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, chứ không thiết kế một thiên đàng hay một miền cực lạc nào cả. Trong khi tôn giáo có giáo chủ, giáo lí, giáo hội, có giới luật, thì tín ngưỡng vẫn bó kết con người vào sự sùng kính đơn sơ với niềm tin ngóng đợi đơn giản vào Thần, Mẫu, Tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho họ được mạnh khỏe, bình yên, ăn nên làm ra. Tín ngưỡng mang tính địa phương nhỏ hẹp, gần gũi với đời sống nhân dân nên có sức cuốn hút mạnh mẽ với đại đa số người dân còn tôn giáo cũng là một hiện tượng xã hội nhưng mang tính tổ chức cao, hướng đến một đời sống tâm linh siêu việt nên phạm vi ảnh hưởng và lan tỏa của tôn giáo rộng khắp thế giới. Suy cho cùng, tín ngưỡng và tôn giáo tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau mà vẫn cùng tồn tại xen kẽ bổ sung cho nhau. 1.1.1.3 Phân biệt tâm linh và mê tín dị đoan Trong Từ điển tôn giáo, tác giả Mai Thanh Hải đã nói rất rõ về mê tín dị đoan:
  • 17. 14 “Mê tín là tin nhảm, tin xằng bậy, không thấy, không hiểu mà nhắm mắt tin theo mù quáng, tin theo một cách mê muội, viễn vông, quàng xiên cả những việc, những hiện tượng trái lẽ tự nhiên, không có suy xét theo lẽ phải thông thường; dị đoan là suy luận, suy đoán một cách nhảm nhí, bậy bạ khác thường, rồi hành động bừa bãi, không lường trước được những hậu quả xấu về sức khỏe, tài sản, thời gian, có khi cả tính mạng cho mình...Nói chung là những ý thức, hành vi mê muội, tin và dựa vào những biểu tượng trái lẽ tự nhiên, có những hành vi lễ bái, ứng xử mang tính chất cuồng tín, nhảm nhí, trái với lẽ phải và hành vi thông thường của mọi người chung quanh, làm hại đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người” [22, tr.107]. Sở dĩ mê tín tồn tại được là do yếu kém về khoa học, con người chưa đủ trình độ để phân tích lí giải đúng sai nhảm nhí… hoặc lợi dụng khi tình trạng quẫn bách, mụ mẫm của con người không được kịp thời giải tỏa. Hoặc là một trong những giây phút thăng hoa như lạc vào thế giới khác khiến cho con người mất tỉnh táo, tin vào sự nhảm nhí. Nói cách khác đây là hiện tượng nhắm mắt tin mò, chứ không có cơ sở khách quan. Từ đó ta thấy tâm linh là niềm tin thiêng liêng trong đời sống tinh thần của con người tin vào Tổ tiên, Thần, Thánh, Phật, Chúa...hay những người không đi tu mà họ vẫn đi chùa, đền, đình; vẫn lễ Phật, ăn chay, vẫn tin vào những điều thiêng liêng của Phật, Thần, Thánh. Niềm tin vào cái thiêng vì thế đã đánh thức trong tâm hồn con người ý chí, bản ngã để sống và làm việc, xử sự tốt hơn, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Còn mê tín dị đoan là dựa vào Thần, Phật để kiếm chác, thương mại hóa niềm tin, hoặc đặt ra bao nhiêu điều kì quái khác thường khiến cho người khác tin theo một cách mê muội, hành động theo sự tin ấy không những hao tốn về tiền bạc mà còn có khi ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Giữa tâm linh và mê tín dị đoan chỉ cách nhau ranh giới nhỏ hẹp. Điển hình như hiện tượng nói chuyện với người âm của các nhà ngoại cảm, trước đây
  • 18. 15 được cho là mê tín phù phiếm thì nay đã được khoa học thừa nhận “khả năng ngoại cảm” và bước đầu được nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì thế có những trường hợp không thể qui hoàn toàn tâm linh là mê tín dị đoan, là những ngộ nhận của con người. Đây chỉ là những vấn đề mà khoa học không hoặc chưa có cách nào chứng minh đúng hay sai chính xác. Điều chúng ta nên làm và có thể làm là cố gắng đẩy lùi và xóa bỏ dần dần hiện tượng “nghe ở đâu có ông nọ, bà tê linh thiêng lắm” rồi đổ xô kéo đến cúng viếng mà chẳng biết rõ gốc tích thế nào. 1.1.1.4 Đặc điểm của tâm linh Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của con người. Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con người. Điều đó đồng nghĩa với việc một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ thì trong đầu người đó sẽ trống rỗng và không có tâm linh. Thứ hai, tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người.Ý thức của con người thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về văn học, ý thức về cộng đồng... Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng liêng cao cả. Ý thức tâm linh được ngưng tụ theo hai cách: Cách thứ nhất là ở ý niệm, con người phải hành động thì sự thiêng liêng mới được bộc lộ. Ví dụ như người ta có ý niệm thiêng liêng âm dương giao hòa, đực cái phối hợp nên đã tiến hành nhiều nghi lễ trò diễn phồn thực . Người ta quan niệm có thổ địa linh thiêng nên mỗi khi xây nhà phải làm lễ động thổ... Cách thứ hai là đọng lại ở các hình ảnh, biểu tượng. Biểu tượng là tiếng nói chung để biểu thị ước lệ về một tín hiệu. Trong đó, mọi biểu tượng thiêng liêng đều chứa đựng những giá trị cao cả, giá trị thẩm mỹ. Vì vậy, mọi biểu tượng thiêng liêng là cơ sở bền vững cho nhiều mối quan hệ của con người. Mọi người trong làng có mối quan hệ khăng khít với nhau vì họ cùng có
  • 19. 16 chung biểu tượng thiêng liêng mái đình, cây đa, giếng nước mà đi đâu ai cũng nhớ. Hay cả dân tộc Việt Nam đoàn kết trong mối quan hệ cùng một tổ tiên với biểu tượng núi Lĩnh và đền Hùng. Đặc điểm thứ ba là tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp. Do con người có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn nên làm gia, hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh ý thức hướng, nhớ về cội nguồn, biết ơn những điều cao cả đã cho mình, cứu mình. Ý thức biết ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn, không gì có thể ngăn cản. 1.1.2 Du lịch tâm linh 1.1.2.1 Du lịch Hiện tại trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Giáo sư- Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về du lịch trên thế giới, đã đưa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa” Năm 1963, Hội nghị Liên Hợp Quốc Tế về Du lịch ở Rôma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” Theo Pirogiơnic (1985) thì “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”. Hay định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Cannada tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi
  • 20. 17 ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Theo Luật du lịch (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2.2 Du lịch tâm linh Du lịch tâm linh trên thế giới và ở Việt Nam có những quan niệm khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có được khái niệm chung nhất. Đây là một sản phẩm du lịch lấy “tâm linh” và những biểu hiện của chúng làm cơ sở hình thành và phát triển. Với tư cách là một sản phẩm du lịch khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hóa nên du lịch tâm linh mang đầy đủ đặc thù là một sản phẩm du lịch văn hóa. Theo Đoàn Thị Thuỳ Trang (2010): “ Du lịch tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm năm nay trên khắp thế giới. Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ hành hương để nói về chuyến đi của mình. Tuy nhiên, từ hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng trong mỗi chuyến đi không phải tất cả mọi người đều chỉ có duy nhất mục đích mang ý nghĩa tín ngưỡng, mà có một bộ phận tuy tham gia chuyến hành hương nhưng thiên về du lịch nhiều hơn là tín ngưỡng. Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm linh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những cảm xúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địa phương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch. Vì vậy, các chuyến đi như vậy cần sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải
  • 21. 18 bao gồm cả hai yếu tố là du lịch và tâm linh. Du lịch tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tín ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên và con người nơi đến, cũng như giúp xả stress rất hiệu quả. Tâm linh ở đấy tức là nói đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng gồm có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng. Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi thường là những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền miếu, thánh đường hoặc những thánh tích...” Trong luận văn này, du lịch tâm linh được hiểu là: Một loại hình du lịch khai thác các giá trị tâm linh nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã hội (nhu cầu tham dự vào không gian tâm linh, tìm hiểu văn hóa tâm linh và nhu cầu giải trí, thưởng thức, trải nghiệm…) mang lại những lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống của nơi đến. 1.2 Các biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam Tâm linh có những biểu hiện phong phú, đa dạng trong đời sống của người Việt, ăn sâu vào mọi mặt: đời sống cá nhân, đời sống gia đình, cộng đồng làng xã, Tổ quốc đất nước, hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… Phổ biến là phong tục tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân trong mỗi gia đình. Còn lại là hiện tượng thờ cúng thần thánh, Tiên Phật, những thế lực siêu nhiên, các anh hùng dân tộc. Ở phạm vi cộng đồng là tục thờ cúng thành hoàng, các vị thần, các vị tổ sư, các vị anh hùng đã có công với nước, các danh nhân văn hóa… Hoạt động tâm linh được thể hiện phần lớn trong lĩnh vực tôn giáo. Do ảnh hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ,
  • 22. 19 giáo đường… và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Cũng thông qua tôn giáo mà con người thể hiện rõ ràng hơn niềm tin vào các đấng siêu nhiên tối cao. Các không gian linh thiêng phục vụ cho hoạt động tâm linh là: ngôi đình làng, ngôi đền, nghè, điện, điếm, miếu, chùa tháp, quán, am, nhà thờ... Những công trình, hiện vật liên quan đến tâm linh đều đã trở thành những di sản văn hóa, lịch sử quý giá, nhiều công trình tâm linh được xây dựng ở những địa điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kì thú đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn… Các công trình phục vụ mục đích tâm linh đều là tài sản chung của cộng đồng, được cả cộng đồng chăm lo, tu bổ, giữ gìn và bảo vệ, trao quyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các nghi thức, nghi lễ thờ cúng ở các di tích tâm linh bao giờ cũng mang yếu tố “Thiêng”: Thời gian thiêng, không gian thiêng, ngôn ngữ, văn tự thiêng. Nghi lễ là những nghi thức, cách thức mà con người dâng lễ vật lên cúng thần linh, nhằm “hữu thể hóa”, “hiện thực hóa” cái thiêng liêng vốn vô hình, tạo ra sự giao thoa giữa Người – Thần, Đời – Đạo,… tạo ra sự cộng cảm, mênh mông trong đời sống văn hóa cộng đồng. Nhiều lễ hội tâm linh trở thành những nét bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc độc đáo. Thế giới tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình “trần sao, âm vậy”. Vì vậy, nên coi đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về mô hình thế giới tâm linh của người Việt. Vậy nên mới có những tục lệ như chia của cho người chết, chôn theo người chết tiền bạc, các đồ dùng, rồi nghi lễ đốt vàng mã... Có gia đình trước mỗi bữa ăn con cháu đều cất lời mời người mới mất về ăn cơm. Hình thành từ xã hội nguyên thủy, người Việt có tín ngưỡng bách thần “thần cây đa, ma cây gạo”, gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa
  • 23. 20 giải thích được là các vị thần. Thế giới thần linh bao gồm thần Sông, thần Núi, thần Biển, thần Lửa, thần Sấm Sét… và còn có cả thần Bếp, thần Tài, thần Nhân Duyên… Nhân gian có người xấu người tốt nên các vị thần cũng có thần Thiện và thần Ác, có thánh thần luôn giúp người và cũng có ma quỷ chuyên hại người. Một biểu hiện khá nổi bật ở tâm linh của người Việt, đó là tính “vô tôn giáo”, hoặc tín ngưỡng đa thần, đã đưa nhiều thần linh khác nhau vào thờ trong cùng một nơi. Trong đền, chùa, cùng lúc thờ thần, Phật, thánh Mẫu,… thể hiện tính đa giáo đồng nguyên. Người Việt cho rằng người xấu sau khi chết sẽ được xét xử, ai tốt sẽ được lên Thiên đường hay cõi tiên, được đầu thai, có kiếp sau sung sướng, ai không tốt sẽ bị trừng phạt, kiếp sau phải chịu khổ. Và linh hồn của tiền nhân, của tổ tiên luôn bên cạnh con cháu, chứng giám, độ trì cho con cháu. Tâm linh có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống cộng đồng. Đó là sợi dây kết nối cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, ý thức hướng thiện. Các tôn giáo khác nhau về giáo lý song đều gặp nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung, triết lý nhân bản. Tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất mát cho tâm hồn. Có thể hình dung yếu tố tâm linh tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa cộng đồng, dân tộc. 1.3 Giá trị của tâm linh đối với du lịch Với các công trình kiến trúc thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật phục vụ tôn giáo tín ngưỡng của người dân thì ở đó chứa đựng giá trị tâm linh, tinh thần rất lớn. Sự tồn tại của nó gắn liền với sự tồn tại của linh thiêng – một thuộc tính vốn có, không thể thiếu trong hoạt động tâm linh của con người. Nó thỏa mãn cho nhu cầu tôn giáo của một bộ phận lớn các tầng lớp nhân
  • 24. 21 dân, củng cố niềm tin tưởng hi vọng ở tương lai tốt đẹp, đồng thời góp phần khơi dậy và củng cố tính thiện ở mỗi con người. Hệ thống các di tích lịch sử tâm linh là tài sản của nhân dân Việt Nam, là sản phẩm sáng tạo, thành quả lao động dựng xây, giữ gìn và bảo vệ của bao thế hệ người Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Nó phản ánh và mang dấu ấn của lịch sử trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực trên nhiều bình diện. Hệ thống di tích lịch sử tâm linh là những biểu hiện của nền văn hóa và văn minh dân tộc, nó là sản phẩm nhưng cũng là hệ quả của quá trình vận động phát triển trong cơ tầng xã hội và và giao thoa văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống di tích lịch sử tâm linh còn là nơi lưu giữ, trưng bày, phô diễn những hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, là nơi kết tinh các giá trị lịch sử – văn hóa – xã hội, là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Với những vai trò như trên, việc đưa các di tích tâm linh trở thành sản phẩm du lịch là điều cần thiết. Trong sự phát triển du lịch của đất nước, các di tích tâm linh trở thành một trong những “điểm chốt” để xây dựng các tuyến du lịch tâm linh, mở rộng các tour du lịch tâm linh đặc sắc tới các vùng quê hương khác của đất nước, nối rộng và mở thêm hiểu biết cho nhân dân các địa phương, đồng thời khai thác các thế mạnh của các vùng miền trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Đưa du khách tới thăm các di tích tâm linh, đối với một số đối tượng khách còn là dịp tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với các sự kiện, nhân vật lịch sử được lưu giữ, tôn thờ tại các điểm di tích. Bằng các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng của mình tại các tuyến điểm di tích,du khách được thỏa mãn nhu cầu tâm linh tinh thần chính đáng của mình, phù hợp với hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Người Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”. Đây cũng là một thế mạnh đáng kể mà hệ thống di tích tâm linh
  • 25. 22 đem đến cho du lịch, giúp tăng thêm nguồn thu từ du khách với nhiều đối tượng khách khác nhau, không phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, chủng tộc, quốc tịch hay nghề nghiệp, địa vị – vị trị trong xã hội, ý thức hệ tư tưởng, tâm lí tình cảm. Đưa du khách đến với các di tích tâm linh chính là hình thức phát triển du lịch bền vững. Xét dưới góc độ vật thể, muốn phát triển du lịch bền vững thì các điểm tham quan du lịch phải tồn tại bền vững lâu dài. Dưới góc độ này, hệ thống di tích tâm linh chính là những công trình bền vững nhất trong các loại hình kiến trúc trên tất cả các góc độ. Về hoạt động du lịch, dịch vụ ở Việt Nam, trong khi chúng ta chưa xây dựng được một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, chưa có nhiều các khu du lịch mới, hiện đại thì ngành du lịch đang triệt để khai thác giá trị nhiều mặt từ hệ thống di tích để thu lợi từ hoạt động kinh doanh lữ hành. Việc đó dưới góc độ nào đó có thể tạm thời gọi người làm du lịch là “tay không bắt giặc, mài sử ra tiền”, tạo ra kết quả kinh doanh du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn, nghành kinh tế trọng điểm có tính tổng hợp, đa dạng. 1.4 Các điểm đến của hoạt động du lịch tâm linh Đối với loại hình du lịch tâm linh, điểm đến chủ yếu là các di tích gắn với tôn giáo và tín ngưỡng:  Di tích tôn giáo - Văn Miếu Đây là công trình kiến trúc công cộng để thờ Khổng Tử và các bậc tiên nho, tiên triết; ngoài ra còn bao gồm hệ thống các trường học, trường thi mà ở đó diễn ra quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân tài dưới các triều đại phong kiến. - Chùa
  • 26. 23 Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, Chùa là công trình kiến trúc dùng làm nơi thờ Phật. Ngôi nhà làm nơi thờ Phật, thường lợp ngói, mái uốn cong. Theo từ điển Phật học Việt Nam của hai tác giả Thích Minh Châu –Minh Chi, NXB khoa học xã hội, Hà Nội,1991 thì “Chùa là nơi thờ Phật, nơi tu học của tăng ni, có thể gốc từ chữ Stupa (sanskirt), Thupa (Pali). Hán dịch âm là Đồ Bà hay Phù Đồ nghĩa là Bảo Tháp, người Việt đọc chệch là âm thành Chùa”. Chùa là công trình kiến trúc làm nơi thờ Phật và các tông đồ thân tín của ngài. Trong Chùa thường có hệ thống tháp Phật giáo để giữ gìn Xá Lỵ Phật và các bậc tu hành. (Xá Lỵ là một phần di hài Đức Phật thu được sau khi hỏa táng như xương, răng, tro…) Trước khi ngôi đình làng xuất hiện thì hầu như nông thôn Việt Nam không có công trình công cộng nào trừ ngôi Chùa. Chính vì vậy mà có thể vào khoảng thế kỉ XV trở về trước thì ngôi Chùa kiêm luôn chức năng của ngôi Đình. Nhiều nơi ngôi Chùa đã được sử dụng như một trung tâm hành chính của địa phương: họp hành… Chùa đã từng là trường học dành cho các tăng sĩ và cư dân bản địa. Đây vừa là nơi truyền thụ giáo lý Phật giáo, vừa là nơi truyền thụ tri thức nhân văn cho nhân dân. Chùa còn là nơi cư trú, học tập, tu luyện của những người có hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt trong xã hội như: (Trẻ mồ côi, người khuyết tật…) Trong một số trường hợp ngôi Chùa còn kiêm luôn chức năng như là một bệnh viện. Trong khuôn viên nội tự, người ta trồng rất nhiều cây thuốc để chữa trị cho những người ốm đau. Ngôi Chùa trở thành nơi an dưỡng nghỉ
  • 27. 24 ngơi hoặc luyện tập để nâng cao sức khỏe, trí lực cho một bộ phận tu hành và dân bản địa. Đối tượng thờ cúng trong Chùa: Phật, Mẫu, Thánh, Thần. - Nhà thờ Kitô giáo Nhà thờ Kitô giáo thường được gọi là thánh đường. Tùy theo tính chất, điều kiện và đặc thù của các địa phương mà nhà thờ có nhiều cấp độ khác nhau. Nhà thờ Kitô giáo được chia thành 4 hạng: nhà thờ chính tòa, nhà thờ chính xứ, nhà thờ chính họ, nhà nguyện (chuyên đọc kinh trong đó, bao gồm nhà nguyện công, nhà nguyện tư, nhà nguyện dòng). Khác với các công trình kiến trúc của các tôn giáo, tín ngưỡng phương Đông thường bài trí thờ ngang trong công trình, nhà thờ Kitô giáo thường kết cấu thờ dọc tạo sự hướng tâm. Bình đồ của nhà thờ phải phục vụ cho các nghi lễ và cả tín đồ tụng niệm. Vì vậy, kiến trúc của nhà thờ dù lớn hay nhỏ đều chia thành ba khu chính: buồng áo; gian thánh; khu hội chúng.  Di tích tín ngưỡng - Đình Đình làng là công trình kiến trúc công cộng của làng xã, dùng làm nơi diễn ra các hoạt động chính trị tinh thần văn hóa xã hội của nhân dân ở nông thôn làng xã dưới thời phong kiến. Trong Từ điển Tiếng Việt: “Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng và họp việc làng”. Đình làng là công trình công cộng của làng xã, có nhiều chức năng khác nhau phục vụ cộng đồng cư dân, tựu chung lại có 4 chức năng cơ bản: Đình làng là trung tâm hành chính ở địa phương. Dưới thời phong kiến, đây là trụ sở làm việc của chính quyền địa phương, nơi các quan chức,hào lý ở làng xã triển khai các chính sách đôn đốc và duy trì các hoạt động hành chính, các hoạt động liên quan đến đời sống chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội của địa phương.
  • 28. 25 Đình làng là trung tâm tín ngưỡng ở làng xã: Là nơi thờ cúng Thành Hoàng của làng, vị thần bản mệnh, bảo trợ của làng xã. Ngoài ra còn là nơi thờ các vị Hậu Thần, những Tiền Hiền, Hậu Hiền,… là những người có công với làng xã trong việc kiến thiết, xây dựng,tu sửa các công trình công cộng của làng xã. Nơi đây thường niên, định kì hay đột xuất diễn ra các nghi thức tín ngưỡng liên quan đến đời sống tâm linh, tinh thần của người dân làng xã. Đình làng là trung tâm văn hóa xã hội ở địa phương, làng xã: Nơi diễn ra các hoạt động văn hóa xã hội ở thôn quê như các lễ hội truyền thống, nơi diễn ra các hình thức diễn xướng dân gian, các hoạt động trình diễn, biểu diễn nghệ thuật như hát chèo, hát quan họ, hát nhà tơ, hát xoan, hát đúm, rối nước, cá hoạt động văn hóa thể thao thi tài, diễn xướng... Với các cá nhân, ngôi Đình làng còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với nhau. Đình làng là trung tâm văn hóa ẩm thực ở làng xã. Đình làng nơi diễn ra lễ tế Thần Hoàng Làng với những lễ vật được chuẩn bị chu đáo, nơi tổ chức thi nấu cỗ, chế biến những đồ ăn thức uống chọn ra những món ăn ngon nhất, những đồ uống tốt nhất dâng lên Thánh Thần, thể hiện sự tôn trọng của người dân và cầu mong sự giúp đỡ của Thánh Thần. Đình làng còn là nơi diễn ra các hoạt động ăn uống cộng cảm giữa các thành viên trong làng xã tùy theo vai vế, vị trí của họ trong xã hội. - Đền Theo Từ điển Tiếng Việt, Đền là nơi thờ Thần Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như Thần Thánh. Đền một loại hình di tích khá phổ biến ở Việt Nam, có mặt ở khắp mọi nơi trên các miền đất nước với niên đại và khởi đại khác nhau. Có lẽ việc thờ cúng trong những ngôi Đền của người Việt chính là những biểu hiện rõ nét trong cách: “Ứng xử văn hóa” của con người với tiền nhân của mình.
  • 29. 26 Đối tượng được thờ cúng trong Đền có thể là: Thờ tổ tiên và những biểu tượng về tổ tiên của dân tộc như: Đền Hùng thờ Vua Hùng (Phú Thọ), Đền Cuông (Nghệ An) thờ An Dương Vương. Thờ những anh hùng văn hóa trong đời sống văn hóa tâm linh – tinh thần của các cộng đồng dân cư, những đối tượng siêu thực đã được nhân cách hóa mang những biểu tượng cho ước vọng nhân dân về các lĩnh vực khác nhau: chiến thắng ngoại xâm (Đền Gióng – Sóc Sơn, Hà Nội), chiến thắng thiên tai (Đền Và – Sơn Tây, Hà Nội), ước vọng về tình yêu (Đền Đa Hòa – Khoái Châu, Hưng Yên). Thờ những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà cuộc đời và sự nghiệp của họ gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc: Đền thờ Bác Hồ ở các tỉnh Nam Bộ, Đền thờ Nguyễn Trãi ở Hải Dương. Thờ những danh nhân, danh tướng mà cuộc đời sự nghiệp họ gắn chặt với một giai đoạn lịch sử của đất nước, hay có công khai phá, xây dựng, bảo vệ một vùng đất… để rồi họ đi vào đời sống tinh thần của các thế hệ cư dân sau đó. Đó là những con người: “sinh tướng tử vi thần” như Đức Thánh Trần ở đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương), Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn, Ninh Bình)… Thờ những anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Thờ những đối tượng siêu hình có thể là nhân thần, tự nhiên thần… mà tính danh sự nghiệp,công trạng không rõ nhưng từ lâu đã đi vào đời sống cộng đồng cư dân bản địa, được người dân thờ phụng với mong muốn sẽ mang lại phúc lành, những điều tốt đẹp cho họ. Những vị thần tương đối danh tiếng thường thờ ở các Đền lớn, quy mô của Đền thường lớn hơn các công trình như Nghè, Miếu. Nhìn chung, các di tích
  • 30. 27 thuộc loại hình Đền thường là những di tích mà ở đó đối tượng được thờ là Thần, Thánh hay những nhân vật đã được thần thánh hóa. Đôi khi với tính chất như vậy nên Đền thờ thường là dạng kiến trúc nửa Đền thờ, nửa cung điện. Ở các di tích này,hai bên phía trước của Đền thường có bia “Hạ Mã” để khi qua đó mọi người đều phải: “khuynh cái, Hạ Mã” – nghiêng tàn, lọng, bỏ mũ nón, xuống ngựa để thể hiện và bày tỏ sự tôn kính đối với vị Thần được thờ trong di tích. - Miếu Có 3 dạng Miếu: Miếu thờ Thần Cây,Thần Đá, Thần Núi, Thần Sông, Thần Giếng. Miếu thờ Tổ nghành nghề, văn chỉ, Văn Miếu thờ Khổng Tử – người sáng lập ra Nho giáo, thờ các thầy dạy nho học. Võ Miếu thờ Quan Võ, Y Miếu thờ Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, những vị đứng đầu y học cổ truyền nước ta. Tôn Miếu, Miếu Thờ Tổ Tiên Nhà Vua: Thế Miếu, Thái Miếu.Thời phong kiến Miếu còn là biểu tượng về tổ quốc, gọi là Tôn Miếu. - Phủ Ngoại trừ là nơi ở, sinh hoạt và làm việc của các chúa dưới thời kì phong kiến như Phủ chúa Trịnh, Phủ chúa Nguyễn hoặc là phủ đệ của các ông hoàng, bà (công) chúa thì Phủ còn là để chỉ nơi dành cho việc thờ Mẫu, có thể đó là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải (Thủy) hoặc phổ quát là Mẫu Liễu Hạnh. Những công trình di tích nổi tiếng như Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội) … Tín ngưỡng Thờ Mẫu ra đời khi con người có ý thức về giá trị của sự sinh sôi nảy nở. Mà tư duy của cư dân nông nghiệp thường biện lý từ những cái cụ thể, nên giá trị về sự sinh sôi nảy nở không có gì khác ngoài người Mẹ cụ thể mang nặng đẻ đau sinh sôi nguồn nhân lực. Những gì sinh sôi nuôi sống, che
  • 31. 28 chở, bảo vệ con người chiến thắng thiên tai và thú dữ ấy chính là Mẹ. Và khởi nguồn của tín ngưỡng thờ mẫu gắn với con người Việt khi còn cư trú ở núi rừng, với hình ảnh đầu tiên là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Sơn Lâm, rồi dần dần lan tỏa xuống đồng bằng – Mẫu Thoải. - Am Là Chùa nhỏ, Miếu nhỏ nơi thờ các nhân vật lịch sử hay văn hóa hoặc thờ cúng cộng đồng sinh linh (am cô hồn, am công đồng…) Theo Từ điển Phật giáo, Chùa nhỏ gọi là am. Thường am là nơi thờ Phật đồng thời là nơi tu hành của người xuất gia. Am còn là những ngôi nhà nhỏ hẻo lánh, tĩnh mịch của người ở ẩn thời xưa. Đó có thể là các bậc thiền sư hay đạo sĩ. - Nghè Là công trình kiến trúc sớm được dựng lên để thờ Thần ở những đơn vị nhỏ hơn làng. Ví dụ như làng Lim ở Bắc Ninh có Nghè ở giáp Đoài, Nghè giáo Đông, Nghè hai giáp Nam Bắc ở sau Đình làng Lim. Sau này khi thi cử Nho học phát triển, thời Nguyễn, những Ông thi đỗ từ Tiến Sĩ trở lên, dân làng phải dựng Đình nghi để Ông về ở, lâu dần gọi thành Đình Nghè. Ông Nghè có quyền chiếm ruộng bất cứ nào trong Tổng, vì thế xưa kia có câu: „„chưa đỗ Ông Nghè đã đe Hàng Tổng‟‟. Khi Ông Nghè qua đời, nếu được tôn làm Thần thì cũng được thờ trong Nghè. - Điếm Là kiến trúc được dựng lên ở đơn vị nhỏ hơn làng, xóm,giáp, ngõ để thờ thần thổ công, thổ địa trong xóm ngõ. Hàng năm ở Điếm, xóm, ngõ cũng có lệ cúng Thần, tổ chức ăn uống, vui văn nghệ. - Quán
  • 32. 29 Đây là công trình kiến trúc gắn liền với Đạo giáo. Xuất phát từ xa xưa bên Trung Quốc có các nghĩa Quán, những kiến trúc sơ sài dựng lên bên đường, trong đó để sẵn những đồ ăn, nước uống. Những hiệp sĩ đi làm việc nghĩa, đến bữa cứ việc vào quán ăn uống vừa đủ, không phải trả tiền. Dần về sau, nghĩa quán trở thành những nơi hoạt động thờ cúng của Đạo quán. Hiện nay ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng xung quanh cũng còn ít di tích Đạo quán. - Đàn Đàn thường không có sẵn kiến trúc, có thể cần thiết người ta dùng cho cuộc cầu cúng nào đó. Còn thường thì Đàn được xây đắp sẵn nền ở một nơi cố định, khi tế lễ người ta mới dựng tạm kiến trúc. Ở kinh đô có Đàn Nam Giao, cũng gọi là viên khâu (gò tròn) gồm ba lớp bệ từ to đến nhỏ chồng lên nhau, nơi hàng năm nhà Vua đến tế Trời. Đàn xã tắc, cũng gọi là Đàn phương trạch (hồ vuông) gồm hai lớp bệ hình vuông, nơi hàng năm, ngày xuân Vua đến tế Thần Xã Tắc (Thần Đất, Thần Lúa) Ở các tỉnh lị thời Nguyễn thường đắp Đàn Tiên Nông, nơi quan đầu tỉnh hàng năm đến tế Thần Sông, Thần Núi. 1.5 Đặc điểm của khách du lịch tâm linh Theo Luật du lịch (2005): "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến." Quan niệm này nhận định khách du lịch ở góc độ mục đích về chuyến đi của họ ở nơi đến nhưng chưa chỉ rõ thời gian và nơi đến của họ. Khách du lịch đề cập trong luận văn này được tiếp cận theo góc độ là khách đến trong quan hệ với những cơ sở đón tiếp là các điểm du lịch tâm linh. Họ thường thực hiện chuyến đi trong ngày và không lưu lại qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Do vậy, khách du lịch tâm linh ở đây được hiểu là
  • 33. 30 khách tham quan, là người sử dụng các dịch vụ du lịch tâm linh, chi tiêu để được hưởng thụ những sản phẩm tâm linh tương ứng. Khách du lịch tâm linh đa dạng ở mọi lứa tuổi. Phần lớn họ là những người trưởng thành, đặc biệt là người buôn bán kinh doanh. 1.6 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch tâm linh của một số địa phƣơng tại Việt Nam và trên thế giới 1.6.1 Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang) Việt Nam là đất nước có thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có nền văn hoá đa dạng, phong phú, mang bản sắc riêng. Hàng năm trong nước diễn ra hàng ngàn lễ hội lớn, nhỏ. Đó là đặc trưng văn hóa của từng vùng miền, của mỗi địa phương. Lễ hội nào cũng nhằm suy tôn, tỏ lòng thành kính với một đối tượng cụ thể trong vũ trụ như: với thiên thần, nhân thần, với một anh hùng, danh nhân văn hóa; với một truyền thuyết, một phong tục tập quán tốt đẹp... Mục đích của lễ hội nhằm gắn kết cộng đồng, giúp con người hướng về cội nguồn lịch sử, văn hóa, hướng thiện, sống nhân hậu, xây dựng xã hội tốt đẹp.v.v... Có những lễ hội lớn mang tầm quốc gia, lan tỏa sự ảnh hưởng khắp cả nước, hoặc cả một vùng miền như: lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), hội Lim (Bắc Ninh), lễ hội điện Hòn Chén (Huế), lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát (Đà Nẵng, Huế), lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang).v.v... Đó cũng là những điểm du lịch minh chứng được giá trị văn hóa tâm linh, thu hút khách trong nước và khách quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà Ninh Bình được chọn làm “điểm dừng chân” của Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam và có lẽ cũng là đầu tiên trên thế giới. Vùng đất “địa linh” này không chỉ có truyền thống lịch sử lâu đời, được tạo hóa ưu ái bạn tặng nhiều cảnh quan
  • 34. 31 thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn như: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long…mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm…Theo thống kê, Ninh Bình hiện có gần 1.500 di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 77 di tích quốc gia và 210 di tích cấp tỉnh, nhiều đền, chùa, miếu phủ, nhà thờ xứ, họ ở khắp các vùng trong tỉnh và gần 100 lễ hội truyền thống. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang trở thành những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và được yêu thích trong nước như: cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, chùa Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm…hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm quan, chiêm bái. Điểm mạnh của ngành du lịch Ninh Bình là có sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch. Người dân được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ du khách tại các điểm du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng như: chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống…Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào công tác phục vụ du lịch, từ đó tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn người dân địa phương, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Do lợi ích được đảm bảo, người dân đã tích cực tham gia cùng với chính quyền địa phương gìn giữ, bảo vệ các giá trị văn hóa, tâm linh, công trình kiến trúc tôn giáo tại địa phương để vừa phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và vừa phát triển du lịch.Thách thức lớn nhất của du lịch Ninh Bình cũng như nhiều địa phương có thế mạnh về du lịch tâm linh khác là vẫn chưa kéo dài được thời gian lưu trú của du khách, sản phẩm lưu niệm còn đơn điệu nhàm chán, dẫn đến nguồn doanh thu tại các điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn. Theo thống kê của Sở VHTTDL,
  • 35. 32 trong năm 2012, chùa Bái Đính – điểm hấp dẫn du khách bậc nhất của Ninh Bình thu hút 2,1 triệu lượt khách. Tuy nhiên, thời gian lưu trú trung bình của khách tại địa danh này chỉ vỏn vẹn 1 ngày. Nói đến phát triển du lịch miền Tây sông nước, người ta hay nghĩ đến du lịch sinh thái, nhưng rõ ràng 13 tỉnh miền Tây Nam bộ, mỗi tỉnh có thế mạnh du lịch khác nhau như: Kiên Giang có thế mạnh du lịch biển; Cần Thơ du lịch sông nước; Bạc Liêu với thế mạnh du lịch phần lớn liên quan đến văn hóa, lịch sử…. và An Giang thế mạnh du lịch là sản phẩm du lịch tâm linh. An Giang có thế mạnh là một tỉnh duy nhất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có ngọn núi Sam (thành phố Châu Đốc) với nhiều đền, chùa, am cốc, đặc biệt là miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh. Đây là một công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm nằm dưới chân núi Sam. Hằng năm, lễ vía Bà được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương; ngoài núi Sam còn có ngọn núi Cấm (huyện Tịnh Biên) ở độ cao 710m có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á, chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn ... Nơi đây có núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho du khách vừa tham quan, nghỉ dưỡng vừa đáp ứng nhu cầu hành hương tâm linh tín ngưỡng; nhà Mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn), nơi lưu giữ trên 1.159 sọ người trong số hơn 3.157 người dân Việt Nam đã bị Pôn Pốt giết hại trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn) là khu căn cứ của Tỉnh ủy An Giang và còn là điểm trung chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, hiện thu hút hàng trăm ngàn du khách hàng năm... Riêng trong năm 2015 có khoảng 6.250.000 lượt khách du lịch đến An Giang.Có được thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh, trong những năm gần đây tỉnh An Giang đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành du lịch dựa trên thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh. Bên cạnh đó tỉnh cũng phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng khác
  • 36. 33 như: du lịch sông nước, mùa nước nổi; mua sắm ở chợ cửa khẩu và các làng nghề; du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa bản địa, về huyền thoại vùng Thất Sơn; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng… Song song đó, nhiều dịch vụ du lịch được đầu tư và đưa vào sử dụng như: tuyến cáp treo núi Cấm; khu nghĩ dưỡng Victoria núi Sam; khu di chỉ văn hóa Óc Eo; khu công viên văn hóa tâm linh và xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch mới.... Đó là cơ sở để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến An Giang. Đặc biệt, một số khu - điểm du lịch đã tận dụng lợi thế mùa nước nổi và khai thác các hoạt động nông nghiệp để thu hút du khách đắm mình trong những phút giây hoài niệm, thư giãn tại rừng tràm Trà Sư; Vàm Nao - huyện Phú Tân, Búng Bình Thiên - huyện An Phú... thu hút hàng ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế. 1.6.2 Thế giới (Ấn Độ; Thái Lan; Lào; Myanmar) Đạo Phật ra đời cách đây hơn 2500 năm để lại ở Ấn Độ bốn địa điểm linh thiêng nhất của Phật giáo: Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Phật thành đạo bên bờ sông Ni Liên Thiền, Vườn Lâm Tỳ Ni- nơi sinh ra của đức Phật, Vườn Lộc Uyển- nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên và Kâu Thi Na (Kushinagar) – nơi Phật nhập niết bàn. Bốn địa điểm này đủ làm nên những trải nghiệm tâm linh khiến lượng du khách hành hương tới Ấn Độ là 3 triệu lượt khách mỗi năm. Bằng những chuyến xe lửa tốc hành kết nối 4 điểm đến càng làm tăng sức hấp dẫn lôi cuốn du khách tham quan đến với đất nước Phật giáo này. Chính phủ Ấn Độ còn đang ra sức xây dựng hệ thống nhà nghỉ giá rẻ, chất lượng tốt để níu chân du khách. Quốc gia này cũng nắm bắt cơ hội thu hút khách quốc tế bằng việc liên kết trao đổi khách thông qua các công ty lữ hành lớn trong và ngoài nước. Họ chú ý lập quy hoạch tổng thể, bảo tồn và phát triển hệ thống các địa điểm du lịch tâm linh theo các thứ bậc: di sản thế giới, di sản quốc gia và di tích địa phương để có hướng đầu tư phát triển và quảng bá hình ảnh chuyên
  • 37. 34 môn hơn. Trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh còn khai thác các giá trị văn hóa bản địa vì đây là một phần của văn hóa tâm linh. Các quốc gia ở Đông Nam Á đều dựa vào các di sản tôn giáo để phát triển du lịch nước nhà. Theo đó thì năm 2012 đất nước Lào đã đón 3,3 triệu lượt khách quốc tế. Hầu hết các du khách quốc tế khi đặt chân đến đây đều ấn tượng bởi các buổi khất thực của các nhà sư trên đường phố cùng không khí trang nghiêm tĩnh lặng tại các ngôi chùa Phật giáo. Ngoài ra chính phủ Lào còn chú ý gìn giữ bản sắc văn hóa gốc trong sinh hoạt tín ngưỡng được cho là chìa khóa níu chân du khách khi đến xứ sở triệu voi và nội dung này đã được chính phủ Lào thông qua trong Luật du lịch Lào sửa đổi vào tháng 7/2015. Thái Lan được thế giới biết đến như là một thiên đường du lịch, xứ sở “đất nước nụ cười” của khu vực. Ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế “mũi nhọn” - ngành công nghiệp “không khói” đóng góp 9% GDP của Thái Lan, đối với Việt Nam chỉ có 4,6% (năm 2013). Mặc dù phải đương đầu với nhiều cuộc biểu tình và tình hình chính trị bất ổn nhưng ngành du lịch Thái Lan vẫn có sự phát triển thần tốc đáng kinh ngạc khi năm 2013 đã có 26,5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu đạt 42,10 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số các điểm đến thu hút được nhiều du khách quốc tế nhất năm 2013. Thái Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thực hiện chính sách “Bầu trời mở”. Chính phủ đã có những biện pháp để đơn giản hóa thủ tục visa cho công dân các nước vào du lịch Thái Lan. Hiện nay công dân của 55 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa vào Thái Lan nếu đến với mục đích du lịch và ở lại không quá 30 ngày đối với mỗi lần viếng thăm. Đến đây, du khách sẽ bị ấn tượng bởi sự thân thiện của người dân Thái Lan. Nụ cười luôn nở trên môi, từ những cô gái xinh đẹp, nhân viên phục vụ khách sạn cho tới công chức, người lái xe, cảnh sát. Đúng như khẩu hiệu của Thai Airways “Smooth as silk” (“Mềm như lụa”). Các tiếp viên hàng không Thái Lan luôn phục vụ du khách với thái độ niềm nở thân thiện.Việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực du lịch
  • 38. 35 luôn nhận được sự quan tâm của ngành du lịch Thái Lan. Các hướng dẫn viên du lịch Thái Lan được đào tạo ngoại ngữ một cách bài bản. Một hướng dẫn viên người Thái thường biết 3 ngoại ngữ. Theo thống kê, Bangkok có hơn 400 ngôi đền – chùa, chính phủ Thái Lan đã xây dựng hàng ngàn sản phẩm du lịch tâm linh trong đó đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu cho 7 ngôi chùa tuyệt đẹp nhất mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến thành phố Băng Cốc. Từ chùa Bình Minh, chùa Phật Ngọc, chùa Cẩm Thạch hay chùa Vàng…đều được gắn với các huyền tích khác nhau của Phật giáo. Vì lẽ đó, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi mỗi ngày các ngôi chùa này đón hàng nghìn tín đồ Phật giáo khắp nơi trên thế giới đổ về. Ngoài ra còn có hệ thống tàu điện trên cao kết nối tới các điểm đến quan trọng của thủ đô Bangkok. Hệ thống xe bus kết nối rộng khắp các địa điểm du lịch của cả nước, khiến việc đi lại rất thuận tiện và dễ dàng. Myanmar là một đất nước có truyền thống Đạo Phật, chiếm đến 85 % dân số, nơi phát triển đặc sắc của nhánh Phật giáo nguyên thủy (Therevada), có nơi gọi là Phật giáo Tiểu Thừa hay Nam Tông. Myanmar là đất nước của chùa chiền, mỗi khu phố, ngôi làng đều có chùa, ở đó người ta đến cúng kiến, cầu nguyện, học giáo lý như một ngôi nhà tâm linh chung. Ở nhiều nơi, chùa còn là trường học cho các trẻ em đến học văn hóa. Đàn ông Miến ai cũng có thời gian cạo tóc đi tu ở chùa, gọi là tu “gieo duyên”.Du lịch Myanmar là du lịch tâm linh, đến để thực tập sống chậm trong những khoảnh khắc bình an, thanh tịnh. Tham quan các chùa hay thiền viện du khách bắt buộc phải cởi bỏ giày dép kể cả tất và đi bộ vào. Xe thì buộc phải đỗ khá xa cổng chùa để du khách đi bộ vào tránh làm phá vỡ cảnh quan. Đây là một trong những chính sách thành công của du lịch nước này tạo sức hút hàng triệu du khách tới hành hương mỗi năm. Từ việc đưa ra một số ví dụ về việc phát triển hoạt động du lịch tâm linh ở một số địa phương trong nước và quốc tế tác giả nhận thấy có một số những
  • 39. 36 kinh nghiệm sau có thể là các giải pháp mà tác giả áp dụng được trong luận văn của mình: Một là, khôi phục, tôn tạo, trùng tu các hạng mục kiến trúc cổ, phải được tuân thủ theo Luật di sản. Các tổ chức nhà nước và cộng đồng không nên vì lẽ này hay lý do khác mà tùy hứng phá vỡ hiện vật gốc để thay đổi kiến trúc, kiểu dáng và chất liệu mà ông cha từ bao đời đã nghiên cứu tạo dựng. Những nơi có di sản khi tôn tạo, tu bổ không việc gì phải vội vàng mà phải theo một lộ trình khoa học pháp quy của nhà nước mới tiến hành thi công. Hai là, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với du lịch tâm linh. Quản lý nhà nước nói chung, du lịch tâm linh nói riêng không phải nhà nước quản lý mang tính hành chính là xử phạt, khen thưởng, thu thuế,... mà nhà nước đề ra những cơ chế, chính sách sát thực để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển, trong đó ưu tiên xã hội hóa du lịch cộng đồng. Ba là, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa chính quyền – các nhà đầu tư – người dân nhằm mục đích chia sẻ quyền lợi, nghĩa vụ, nhiệm vụ lợi ích của các bên tham gia để cùng giải quyết những khó khăn, những vướng mắc trong quá trình phát triển hoạt động du lịch tâm linh. Bốn là, nhà nước cần đầu tư hợp lý mang tính chủ đạo để tôn tạo, tu bổ di sản vật thể và phi vật thể quan trọng, cơ sở hạ tầng như giao thông, đường xá,...khuyến khích mọi người dân tham gia tích cực vào hoạt động du lịch bằng cách làm mới sáng tạo và đầu tư hợp lý, tạo môi trường văn hoá du lịch lành mạnh góp phần đưa ngành du lịch phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập. Năm là, lập quy hoạch tổng thể, bảo tồn và phát triển hệ thống các địa điểm du lịch tâm linh và phân loại chúng theo các thứ bậc: di sản thế giới, di sản quốc gia và di tích địa phương để có hướng đầu tư phát triển và quảng bá hình ảnh chuyên môn hơn. Cần đặc biệt chú trọng khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể bản địa vì đây là một phần của văn hóa tâm linh.
  • 40. 37 Sáu là, đẩy mạnh phát triển nhiều sản phẩm du lịch tâm linh kết hợp với các hình thức du lịch khác như: du lịch mua sắm; du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa bản địa; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng…xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch mới...Đó là cơ sở để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Bảy là, làm tốt công tác thông tin, truyền thông để du khách trong và ngoài nước biết đến những giá trị nổi bật của các điểm đến du lịch tâm linh. Thường xuyên cập nhật thông tin mới về kế hoạch, cách thức tổ chức quản lý mới…để thu hút và đưa du khách về tham quan, chiêm ngưỡng.
  • 41. 38 Tiểu kết chƣơng 1 Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch khai thác các giá trị tâm linh nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã hội (nhu cầu tham dự vào không gian tâm linh, tìm hiểu văn hóa tâm linh và nhu cầu giải trí, thưởng thức, trải nghiệm…) mang lại những lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống của nơi đến. Phân tách nội hàm tên gọi của loại hình du lịch này, ta thấy nhu cầu của khách khi tham gia loại hình du lịch tâm linh có hai nhu cầu cơ bản là nhu cầu du lịch và nhu cầu tâm linh. Có khi nhu cầu tâm linh là động cơ chính, có khi nhu cầu du lịch là động cơ chính. Tuy nhiên kết quả của khách du lịch tâm linh luôn luôn là cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào đó là sự thỏa mãn. Nếu điểm qua tất cả các lễ hội trong cả nước và các danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch hiện nay thì chúng ta thấy tỉ trọng của loại hình du lịch tâm linh trong tổng thể nền du lịch của nước ta là không nhỏ, nếu không muốn nói du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng ngang bằng với các loại hình du lịch khác cộng lại. Qua đó ta thấy được tiềm năng du lịch tâm linh to lớn của khu vực châu thổ sông Hồng và vùng Bắc Bộ hay cả trên đất nước Việt Nam. Với chương đầu tiên này ngoài việc tổng hợp các khái niệm, đặc điểm và vai trò của du lịch tâm linh, tác giả còn đưa ra một số những dẫn chứng, kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh ở một số địa phương của Việt Nam và trên thế giới. Qua đó tạo ra cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phía Tây Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung. Tác giả mong rằng việc nghiên cứu hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) sẽ mở ra một hướng đi một giải pháp cụ thể đối với việc phát triển du lịch tâm linh của cả nước. Và tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hoạt động này ở chương tiếp theo của luận văn.
  • 42. 39 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI PHỤC VỤ DU LỊCH 2.1 Tổng quan về khu vực phía Tây Hà Nội Trong phần phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã có đề cập sơ qua về khái niệm phía Tây Hà Nội được sử dụng ở luận văn này đó chính là toàn bộ khu vực tỉnh Hà Tây cũ. Ở mục này, khái niệm này sẽ được phân tích kỹ hơn để người đọc có thể hiểu rõ hơn về khu vực phía Tây Hà Nội. Trong giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam của tác giả Bùi Thị Hải Yến có viết: “Hà Tây cũ có diện tích 2169 km2 , số dân (năm 2004) là 2,47 triệu người. Tỉnh có 2 thị xã là Hà Đông, Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên. Tỉnh Hà Tây được sát nhập bởi hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây trước đây. Tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, Hưng Yên, phía nam giáp với tỉnh Hà Nam. Địa hình của tỉnh đa dạng gồm có đồi, núi, đồng bằng, đặc biệt có nhiều địa hình đá vôi với nhiều hang động và phong cảnh đẹp. Tỉnh có nhiều sông hồ lớn, khí hậu mát mẻ (ở vùng núi Ba Vì), lại nằm ở vùng văn hóa xứ Đoài xưa vì vậy tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn”. [30, tr.93-94]. Đây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đã từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, và như vậy tính từ sau đó đến nay thì tỉnh này không còn tồn tại nữa.
  • 43. 40 Trong giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam này, tác giả Bùi Thị Hải Yến khi nói về Hà Tây cũ có đề cập tới 1 địa danh mà hiện nay việc xác định địa danh đó cũng còn chưa ngã ngũ. Đó là địa danh “xứ Đoài xưa”. Trong tiếng Hán, Đoài có nghĩa là hướng chính Tây, cũng là quái Đoài trong bát quái. Vì vậy, Đoài trở thành tên gọi cho vùng đất phía Tây kinh đô Thăng Long. Xưa kia, Cầu Giấy là cửa ô phía Tây của thành Thăng Long, vì vậy xứ Đoài được coi là bắt đầu từ ô Cầu Giấy. Nếu nhìn trên bản đồ hiện nay, có thể phác họa sơ lược ranh giới xứ Đoài xuất phát từ Cầu Giấy như sau: một bên bắt đầu từ Cầu Giấy theo đường Lạc Long Quân qua sông Hồng đến Phúc Yên ngược lên Hưng Hóa; một bên bắt đầu từ Cầu Giấy xuôi theo đường Láng đến Ngã Tư Sở chạy theo đường 6 đến thị xã Hà Đông hất qua vùng Quốc Oai, Hòa Lạc bây giờ. Vùng đất trong vòng ranh giới phía Tây ấy chính là xứ Đoài . Thành cổ Sơn Tây ngày nay là thủ phủ của xứ Đoài.Ngược thời gian, ngay từ triều Lý, vùng Sơn Tây đã được gọi là “Xứ Đoài”. Đến triều Nguyễn đặt cấp hành chính “Xứ” gồm 3 tỉnh phía Bắc “Sơn Tây, Hưng Hoá và Tuyên Quang” là một “Xứ” lấy tên là “Xứ Đoài”. Vì thế, ba tỉnh này được gọi là các tỉnh Đoài . Như vậy, xứ Đoài ở triều Nguyễn đã mở rộng hơn nhiều so với xứ Đoài ở triều Lý. Sau khi chế độ phong kiến triều Nguyễn kết thúc, tên gọi xứ Đoài dần trở thành địa danh mang tính dân gian, không phải là tên gọi chính thống, trong khi các địa danh hành chính trong vùng đất này lại thay đổi rất nhiều qua thời gian, khiến cho đôi khi khó xác quyết được địa danh nào là thuộc xứ Đoài xưa và địa danh nào không. Cũng có thể vì sự rối rắm ấy mà ngày nay, tên gọi “xứ Đoài” dường như chỉ được dùng để chỉ khu vực thuộc tỉnh Hà Tây cũ . Rõ ràng cần phân biệt giữa tên gọi xứ Đoài và các địa danh hành chính nhỏ nằm trong xứ ấy. “Xứ Đoài”, theo ý nghĩa của từ này, là vùng đất phía Tây của kinh đô. Còn trong vùng đất ấy, các địa danh hành chính có thể có thay đổi theo thời gian, nhưng về mặt không gian thì vẫn nằm trong “xứ” ấy chứ không trật đi đâu cả.
  • 44. 41 2.2 Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị phục vụ du lịch 2.2.1 Di tích tôn giáo 2.2.1.1 Chùa  Chùa Hương “Nam thiên đệ nhất động” là năm chữ mà chúa Trịnh Sâm đã đề lên vách đá động Hương Tích khi tuần du qua nơi này. Đó chính là chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Nam. Theo truyền thuyết thì chùa Hương là nơi tu hành đắc đạo của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, thường gọi là Bà Chúa Ba, con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm. Bà được vua cha vô cùng yêu quý, cưng chiều nhưng bà không vâng lời vua cha lấy chồng mà quyết chí tu hành khiến Đức vua vô cùng tức giận sai người giết. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng Thượng Đế sớm biết chuyện nên sai thần linh hóa thành mãnh hổ đến cứu bà và đưa bà đến núi rừng Hương Sơn. Sau chín năm tu hành, Bà Chúa Ba đã đắc đạo, trở thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi được thành chính quả, Bà Chúa Ba không về trời mà ở lại để độ trì cứu khổ, cứu nạn cho dân lành. Khi nghe tin phụ hoàng bị ốm nặng, Bà trở về quê nhà chữa bệnh cho Vua cha, trừ nghịch cho đất nước, phổ độ chúng sinh. Sau lại cứu cha mẹ và hai chị thoát khỏi tai ương yêu quái hãm hại, thuyết phục cả gia đình bỏ tà tâm ác nghiệp, quyền lực để tâm hoàn lương thiện. Bà được Ngọc Hoàng Thượng Đế sắc phong là: Đại Từ, Đại Bi, Cứu Khổ, Cứu Nạn, Nam Mô Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát rồi ban tặng tòa báu hoa sen, trao phó vĩnh viễn là chủ đạo tràng núi Phổ Đà biển Nam Hải. Lấy Suối Yến là lối đi chính vào Hương Sơn, người ta chia quần thể khu du lịch tâm linh chùa Hương làm ba tuyến chính: Hương Tích, Long Vân và Tuyết Sơn.
  • 45. 42 Tuyến thứ nhất là tuyến Hương Tích. Đây là tuyến chính của chùa Hương bao gồm: Suối Yến – đền Trình Ngũ Nhạc – cầu Hội – chùa Thanh Sơn – Hương Đài – chùa Thiên Trù – chùa Hinh Bồng – chùa Tiên – chùa Giải Oan – đền cửa Võng và cuối cùng là động Hương Tích. Mỗi địa danh nơi này đều gắn với truyền thuyết, giai thoại huyền bí. Sau một khoảng thời gian thưởng thức cảnh đẹp trên dòng suối Yến, du khách đặt chân lên Đền Trình Ngũ Nhạc – một di tích lịch sử văn hóa trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Theo thuyết phong thủy, dãy núi Ngũ Nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thủy, sinh khí trường tồn nên từ xa xưa dân nơi đây đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần Tướng đã góp công đánh giặc Ân phò Vua Hùng Vương thứ VI. Ngôi đền này thời Sơn Thần và mồng sáu tháng Giêng có lễ mở cửa rừng được cử hành trọng thể để người dân xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống. Tiếp theo sẽ đến chùa Thanh Sơn – động Hương Đài với ngôi chùa được xây dựng năm 1860 và là một trong những ngôi chùa cổ xưa của đất Bắc cùng động Hương Đài nằm trên núi Phụng Dực do sư cụ Đàm Thuyết cùng nhân dân thôn Hội Xá khai phá với nhiều thạch nhũ kỳ ảo và được tương truyền những ai hiếm muộn thường đến chùa Thanh Sơn để cầu mong gia đình sớm có tiếng cười con trẻ. Chùa Thiên Trù là điểm đến kế tiếp với kiến trúc ban đầu được hình thành là một thảo am nhỏ dưới đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) sau đó phát triển dần thành một công trình tuyệt mĩ và trở thành trung tâm giữa chốn núi rừng Hương Sơn với bố cục kiến trúc hài hòa: tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà Mẫu, nhà khách…với tháp Thiên Thủy, tháo Viên Công – một công trình nghệ thuật đất nung có từ thế kỷ 17. Rời chùa Thiên Trù, du khách tiếp tục cuộc hành trình qua động Hinh Bồng, chùa Tiên Sơn trong động Tiên Sơn, chùa Giải Oan bên suối Giải Oan, điểm dừng chân cuối cùng và cũng là điểm quan trọng nhất đó là động Hương Tích với những khối nhũ đá đủ hình dáng kích thước được người xưa tựa theo hình dáng của thạch nhũ mà đặt tên.
  • 46. 43 Tuyến Long Vân là tuyến thứ hai gồm động và chùa Long Vân. Để đi tuyến này thì sau khi đặt lễ ở đền Trình Ngũ Nhạc và xuống đò đi tiếp du khách sẽ thấy dòng suối rẽ đôi: phía bên phải là đường vào Hương Tích và phía trái là đi vào động và chùa Long Vân. Con suối nhỏ này có tên là suối Long Vân dài 1,5km và từ bến Long Vân leo cao thêm 150m nữa sẽ đến chùa Long Vân nằm bên sườn núi một nửa nấp sau núi Ân Sơn. Chùa được sư thầy Thanh Nhàm người thôn Đục Khê cùng đóng góp của du khách thập phương tạo dựng. Đi qua eo núi chùa Long Vân ta sẽ đến động Long Vân. Trên cửa động có đề ba chữ hán “Long Vân động”, bên trong bày một ban tam bảo nhỏ thờ Phật. Bên trong động có một hang sâu gọi là động âm, dưới hang này có nhiều hình thù rất lạ. Khu vực Long Vân còn có động Hóa Thân (Thánh Hóa), chùa Cây Khế…tạo nên một quần thể thắng cảnh nằm giữa hai khu danh thắng Tuyết Sơn và Hương Tích thu hút du khách thăm quan chiêm bái. Tuyến Tuyết Sơn là tuyến cuối cùng của quần thể danh thắng Hương Sơn bao gồm: đền Trình Phú Yên, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, Bảo Đài, đền Mẫu, đền Thượng và động Ngọc Long. Theo đánh giá, khu Tuyết Sơn được coi là quần thể di tích đẹp thứ hai sau Hương Tích. Cảnh đẹp Tuyết Sơn cuốn hút say đắm lòng người đến nỗi mà khi đến vãn cảnh, Chúa Trịnh Sâm đã đề tặng nơi đây bốn chữ “Kỳ sơn tú thủy” (nghĩa là núi nước đẹp lạ). Từ bến đò Tuyết Sơn, đầu tiên các phật tử sẽ vào lễ đền Trình Phú Yên rồi đi tiếp đến Bảo Đài Cổ Sái để lễ Phật, nghe kinh. Điều hấp dẫn du khách nhất của tuyến này đó chính là động Ngọc Long (tên gọi khác là động Tuyết Sơn) nằm cách chùa Bảo Đài khoảng hơn một cây số. Động nằm ở lưng chừng núi, trong động bài trí một bên là Tam Bảo thờ Phật, một bên là điện thờ Mẫu có các tượng cô,cậu bằng đá. Bên cạnh ban Tam Bảo thờ Phật là một khối thạch nhũ lớn gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức phù điêu bà quận chúa Ngọc Hương.