SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ CÚC
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG HIỆN NAY:
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ CÚC
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG HIỆN NAY:
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
Ngành: Triết học
Mã số: 82 29 001
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. HỒ SĨ QUÝ
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Cúc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG.......................... 8
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ..........................................8
1.2. Đạo đức môi trường ở sinh viên .....................................................................28
Chƣơng 2 . THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI
TRƢỜNG Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG .......................38
2.1. Đặc điểmTrường Đại học Hải Dương ............................................................38
2.2. Thực trạng và những vấn đề về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại
học Hải Dương ........................................................................................................41
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ............................................... 63
3.1. Nâng cao hoạt động của Nhà trường trong giáo dục đạo đức môi trường cho
sinh viên đại học Hải Dương ..................................................................................63
3.2. Tăng cường các hình thức ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờlên lớpcho
sinh viên về đạo đức môi trường ............................................................................68
3.3. Đẩy mạnh hình thức khen thưởng và kỷ luật sinh viên về đạo đức môi
trường .......................................................................................................................71
3.4. Huy động các nguồn kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường ...........73
KẾT LUẬN................................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................80
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh với thành tựu kinh tế - xã hội
được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng
cao của nền kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội cũng đã ít nhiều
để lại những hệ lụy về bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường chất thải, kể cả chất
thải khí, chất thải rắn, và chất thải hóa chất đều đã xảy ra. Tai nạn và sự cố môi
trường ở một số địa phương đã trở thành hiểm họa đe dọa sự phát triển. Rác thải công
nghiệp thế hệ cũ đã tràn vào Việt Nam. Môi trường thực phẩm cũng trở nên không an
toàn…Trên thực tế, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề báo động ở Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là phải làm sao để ngăn chặn vấn nạn đó? Câu hỏi này đặt ra
không chỉ đối với sự quản lý vĩ mô của chính phủ, mà còn đặt ra đối với hoạt động
của các ngành các cấp, với thái độ và hành vi của toàn thể cộng đồng. Đặc biệt, câu
hỏi đặt ra không chỉ về phương diện kinh tế - xã hội hay pháp luật, mà còn đặt ra về
phương diện văn hóa và đạo đức. Đạo đức môi trường ngày nay là giá trị tinh thần
không thể thiếu để các xã hội phát triển bền vững.
Thế hệ trẻ nước ta chiếm tỉ lệ khoảng 27% dân số và đây cũng chính là những
chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ góp phần thúc đẩy đất nước phát
triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Để thúc đẩy được đất nước phát triển
thì một điều không thể thiếu là cần ngăn không cho môi trường tiếp tục bị ô nhiễm,
giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường. Điều này ở một mức độ lớn, phụ thuộc
vào ý thức, văn hóa và đạo đức của cộng đồng cũng như của mỗi người thông qua
hành động của họ với việc bảo vệ môi trường.
Nói đến thế hệ trẻ, cần thiết phải chú ý đến lớp người rất có ý nghĩa đối với sự
phát triển đất nước là những bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những sinh
viên đầy nhiệt huyết, đang mang trong mình những ước mơ, những hoài bão lớn. Đây
cũng là lực lượng có ý nghĩa lớn trong việc góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường
hiện nay. Nghĩa là đạo đức môi trường ở lớp người trẻ tuổi đang là diều được xã hội
2
kỳ vọng. Trên thực tế, việc xây dựng đạo đức môi trường cho từng sinh viên, biến ý
thức thân thiện với tự nhiên thành hành động để bảo vệ môi trường, những năm qua
đã đến được với tầng lớp sinh viên và bước đầu đã có kết quả tương đối tích cực.
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ,
được biết là vùng đất ít nhiều có tiếng về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Vùng
đất này đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Hải Dương hiện có
3 trường đại học là Đại học Sao Đỏ, Đại học Thành Đông và Đại học Hải Dương
cùng một số trường cao đẳng và trung cấp.
Trường Đại học Hải Dương là trường đại học công lập duy nhất của tỉnh Hải
Dương. Sinh viên của trường được chiêu sinh từ các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh,
Bắc Giang và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Thực ra, ý thức và hành vi đạo đức môi
trường ở sinh viên Hải Dương có được là từ nhiều kênh khác nhau; ít nhiều cũng
không tự giác. Do vậy, bên cạnh những sinh viên có ý thức bảo vệ môi trường thì vẫn
còn không ít những em chưa có thực sự có ý thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi
trường.
Để góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung, ở
môi trường tỉnh Hải Dương và Đại học Hải Dương nói riêng, thì việc nghiên cứu về
thực trạng đạo đức môi trườngcủa sinh viên Trường Đại học Hải Dương, đánh giá
thực trạng và tìm các giải pháp phát huy đạo đức môi trường ở mỗi sinh viên là việc
làm vô cùng có ý nghĩa.
Với những lý do nêu trên tôi chọn đề tài: “Đạo đức môi trường ở sinh viên
Trường Đại học Hải Dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề” là đề tài nghiên
cứu luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Môi trường là hệ vấn đề đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và đề
cập tới bởi tính cần thiết và cấp bách ngày càng nghiêm trọng của nó. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu đi vào cả chiều sâu và chiều rộng của vấn đề, đi từ chuyên
ngành đến đa ngành và liên ngành với nhau. Trong đó, từ góc độ khoa học xã hội
3
nhân văn và từ chuyên ngành triết học, chúng tôi thấy có một số công trình nghiên
cứu đáng chú ý sau đây:
Trước tiên cần phải nhắc đến: “Báo cáo môi trường quốc gia”. Đây là những
báo cáo hàng năm về vấn đề môi trường do Bộ tài nguyên và Môi trường thực hiện.
Từ báo cáo môi trường quốc gia năm 2016 với chủ đề là môi trường đô thị cho biết
tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị của Việt Nam đang diễn ra rất phức
tạp với sự ô nhiễm tiêu biểu hàng đầu là hoạt động của ngành giao thông vận tải,
ngành xây dựng, ngành công nghiệp... gây ra.Ô nhiễm môi trường không khí, chủ
yếu là bụi gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân sinh
sống tại chính khu đô thị đó. Đặc biệt là trẻ em với sức đề kháng còn yếu. Bên cạnh ô
nhiễm không khí là ô nhiễm môi trường nước do việc xử lý nước thải chưa đúng quy
định và do việc vứt rác thải xuống sông, hồ ven khu đô thị gây nên tình trạng bốc mùi
hôi thối, nước sông hồ chuyển màu đen làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của
người dân và làm xấu đi hình ảnh đẹp của khu đô thị. Ngoài ra còn ô nhiễm do chất
thải rắn gây ra, đó là hiện tượng thu gom và vận chuyển rác thải chưa nhanh chóng và
kịp thời làm bốc mùi hôi thối và mất mỹ quan đô thị. Cuối cùng là ô nhiễm môi
trường đất do nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đúng theo quy định, các bãi
chôn lấp rác thải gây ra...
Báo cáo môi trường quốc gia năm 2017 với nội dung chính đề cập tới là quản
lý chất thải. Theo báo cáo vấn đề quản lý chất thải còn nhiều bất cập, chỉ tính về nước
thải mới giải quyết được trên 10% tổng lượng nước thải, còn lại vẫn thải ra môi
trường chưa qua xử lý hoặc chỉ mới xử lý ở mức độ đơn giản. Qua đây có thể thấy,
môi trường đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Những việc làm đó đã góp phần làm
cho nguồn nước, nguồn đất, không khí ngày càng ô nhiễm hơn. Chất thải rắn cũng là
vấn đề đau đầu với các cơ quan quản lý bởi khối lượng lớn. Từ đó, kéo theo hệ lụy là
hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp, hiện tượng nước biển dâng và xâm
nhập mặn đang đe dọa những khu đô thị, những tỉnh và thành phố ven biển...
4
Bên cạnh các báo cáo của các tổ chức chính trị - xã hội về bảo vệ môi trường,
các tác giả khác với các bài viết đã công bố khá nhiều và đề cập rất chi tiết đến vấn đề
đạo đức môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường như: Nguyễn
Thị Lan Hương[19],“Đạo đức môi trường và truyền thống mục đích luận”, Tạp chí
Triết học số 12; Nguyễn Văn Phúc[30], “Bảo vệ môi trường nhìn từ góc độ đạo
đức”, Tạp chí triết học số 4; Phạm Thị Ngọc Trầm, “Vấn đề xây dựng đạo đức sinh
thái trong điều kiện kinh tế thị trường”, Triết học, số 3/2002; Phạm Thị Ngọc Trầm
(Chủ biên), Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sựphát triển bền
vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn[48], Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006; Hồ
Sỹ Quý[36], “Về đạo đức môi trường”, Triết học, số 9/2005; Hồ Sĩ Quý (Chủ biên)
(2000)[32], Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội; Lê Văn Khoa[23] (chủ biên), Môi trường và giáo dục bảo
vệ môi trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008; Hội thảo quốc gia“Giáo dục môi
trường trong các trường học”, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
cùng Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp thực hiện...
Những công trình nêu trên đều khẳng định, môi trường có vai trò quan trọng
như thế nào với cuộc sống thường ngày của mỗi người dân, chính vì vậy mà nhiệm
vụ bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm môi trường đang vô cùng cấp bách. Để
bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt thì không thể thiếu được việc giáo dục ý thức, trách
nhiệm và đạo đức môi trường đến từng thành viên trong xã hội từ trẻ đến già, không
phân biệt tuổi tác, trình độ. Vì đạo đức môi trường được thể hiện ở tất cả các phương
diện của xã hội từ sản xuất, du lịch, giải trí, học tập đến sinh hoạt hàng ngày của con
người. Hiện nay ô nhiễm môi trường không chỉ tập trung ở thành phố, các khu đô thị,
công nghiệp mà đã len lỏi về tận thôn quê và trường học. Điều đó đòi hỏi càng phải
đẩy nhanh giáo dục đạo đức môi trường cho từng người dân. Các công trình nghiên
cứu trên đã nhấn mạnh đến thực trạng môi trường hiện nay, các vấn đề cần giải quyết
và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường để bảo vệ môi trường
5
đang bị suy thoái. Các giải pháp đó thể hiện ở tầm quốc gia và được thực hiện trên
phạm vi cả nước với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong số những nghiên cứu có liên quan đến đạo đức môi trường, chúng tôi
thấy một số công trình ít nhiều có nghiên cứu sâu hơn, hệ thống hơn về đạo đức môi
trường như: Vũ Dũng, “Đạo đức môi trường ở nước ta: lí luận và thực tiễn”, Nxb.
Từ điển bách khoa, Hà Nội 2010; Dự án điều tra cơ bản “Đánh giá đạo đức môi
trườngở nước ta hiện nay”, do Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện (2009 –
2010); Nguyễn Văn Phúc, “Đạo đức môi trường”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
2013; “Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết
học của Hoàng Thị Thanh chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, Hà Nội, 2017. Đây là những công trình đề cập đến cả mặt lý luận và
nhận thức về đạo đức môi trường với những khái niệm cụ thể và chi tiết bao gồm:
khái niệm môi trường, đạo đức, đạo đức môi trường và các tiêu chí để đánh giá đạo
đức môi trường... Ví dụ: Các tiêu chí để đánh giá đạo đức môi trường thể hiện như
sau: Đạo đức môi trường là những hành vi mang tính chuẩn mực (thông qua các văn
bản pháp luật, các quy định, nghị định hiện hành của Đảng và Nhà nước về môi
trường); Ý thức về nghĩa vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường; Ý thức tự
giác, tự nguyện của chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường; Sự tác động của lương
tâm chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường; Việc bảo vệ môi trường gắn với việc hài
hào về lợi ích giữa con người và tự nhiên; Chia sẻ trách nhiệm để duy trì sự toàn vẹn
của môi trường toàn cầu...
Nhiều tác giả cũng đã tập trung phân tích thực trạng đạo đức môi trường đang
diễn ra hiện nay và những vấn đề cần giải quyết để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể
để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Tuy nhiên các giải pháp đó mang tầm quốc
gia, xã hội. Hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về đạo đức môi trường ở sinh
viên Trường Đại học Hải Dương: thực trạng và những vẫn đề. Tuy vậy, các công
trình trên chính là những tiền đề, căn cứ và cơ sở để chúng tôi vận dụng trong nghiên
cứu nội dung đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương: Thực
6
trạng và những vẫn đề. Chúng tôi sẽ tập trung đi làm rõ về đạo đức môi trường ở sinh
viên Trường Đại học Hải Dương đã và đang diễn ra như thế nào? Thực trạng và
những vấn đề đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương cần được
giải quyết là gì? Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại hạn
chế để phát huy những ưu điểm về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học
Hải Dương góp phần cho Trường Đại học Hải Dương và quê hương Hải Dương có
môi trường làm việc, học tập và sinh hoạt xanh – sạch và đẹp hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải
Dương hiện nay; đánh giá những nét tích cực và hạn chế của thực trạng đó; trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao nhận thức, thái
độ, hành vi đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Đại học Hải Dương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận vềđạo đức, đạo đức môi trường, đạo đức
môi trường ở sinh viên làm cơ sở lý luận của đề tài.
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng đạo đức môi trường ở sinh viên đại học
Hải Dương. Xác định những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường ở sinh viên đại
học trong học tập và trong cuộc sống.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đạo đức môi trường (trong luận văn chủ yếu nghiên cứu môi trường tự nhiên)
ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đạo đức môi trường (luận
văn chủ yếu nghiên cứu môi trường tự nhiên) ở sinh viên đại học đang học tập tại
Trường Đại học Hải Dương trong những năm gần đây.
7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là về quan hệ con người với tự
nhiên, về môi trường và về đạo đức môi trường.
Luận văn có sự kế thừa những quan điểm và thành tựu nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước về môi trường và đạo đức môi trường… trong đời sống xã hội và
trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hơn 30 năm qua.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp; logic - lịch sử;
hệ thống - cấu trúc, phân tích tài liệu thứ cấp và liên ngành khoa học xã hội .
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ lý luận và những vấn đề đạo đức môi trường ở sinh
viên đại học hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, trong giảng dạy về đạo đức môi
trường cho sinh viên đại học; luận văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác
xây dựng đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Đại học Hải Dương hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục TLTK luận văn còn có 3 chương
8 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận về đạo đức môi trường ở sinh viên đại học
Chương 2: Thực trạng và những vấn đề về đạo đức môi trường ở sinh viên
Trường Đại học Hải Dương
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường ở sinh viên
Trường Đại học Hải Dương
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Đạo đức
● Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một từ Hán Việt dùng để chỉ một thành tố trong tính cách và giá
trị của một con người, những tư tưởng về đạo đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ
trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại. Theo nghĩa Hán Việt
có thể hiểu: đạo là con đường, đức là tính tốt. Khi nói một người có đạo đức tức là
nói người đó đã có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống có
chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Hiện nay, đạo đức là một vấn
đề được nhiều tác giả nghiên cứu, chúng ta có thể thấy đạo đức là một hiện tượng
xã hội được hình thành trong quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất,
trong mối quan hệ giữa con người với con người nhằm điều chỉnh hành vi của mình
để đảm bảo sự hoạt động của cộng đồng nói chung. Đạo đức được hình thành dựa
trên cơ sở tự giác, tự nguyện không mang tính cưỡng ép, bắt buộc. Chỉ có những
hành vi được thực hiện trên cơ sở tự giác, tự nguyện và phù hợp với lợi ích xã hội
mới được coi là hành vi đạo đức.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “đạo đức” là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được
dư luận xà hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và
đối với xã hội phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn
nhất định mà có” [39, tr.464].
Theo Giáo trình đạo đức học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:
“Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm
điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã
hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai. Chúng được thực
hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.” [17,
tr.116].
9
Như vậy có thể hiểu đạo đức theo các khía cạnh sau:
 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, trong đó tập hợp những qui tắc,
chuẩn mực xã hội và từ những quy tắc, chuẩn mực đó con người sẽ tự giác điều
chỉnh hành vi của bản thân mình để phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con
người, với tiến bộ xã hội.
 Đạo đức là hệ thống những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực thể hiện sự tự
giác của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với
cộng đồng xã hội, con người với tự nhiên và con người với chính bản thân mình.
 Cấu trúc của đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của triết học, đạo đức là một hiện tượng xã hội
có cấu trúc phức tạp, gồm các thành phần sau: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và
quan hệ đạo đức.
Ý thức đạo đức: Là hệ thống những quan niệm, nguyên tắc, tri thức và những
cảm xúc, tình cảm chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương
tâm, trách nhiệm, hạnh phúc và công bằng… Mặt khác nó còn bao gồm cả những
quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân
với cá nhân trong xã hội.
Hành vi đạo đức: Là một hành động được thực hiện một cách tự giác, tự
nguyện và được xuất phát bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Hay có thể
hiểu hành vi đạo đức là những cử chỉ, hành động và việc làm của con người trong
các mối quan hệ xã hội mà phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
Quan hệ đạo đức: Là tổng hợp những quan hệ xã hội, tác động qua lại với
nhau, đó là quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội xét về mặt đạo
đức. Quan hệ đạo đức có tính tự giác và tự nguyện, nó vận động, biến đổi theo quá
trình phát triển của xã hội, trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội hay hệ giá trị
đạo đức của một giai cấp cũng có sự vận động, phát triển.
Ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức là những yếu tố tạo nên
cấu trúc của đạo đức, chúng không tồn tại độc lập, mà có quan hệ biện chứng tác
10
động qua lại với nhau. Cấu trúc đạo đức không thể thiếu một tỏng ba yếu tố này. Ý
thức đạo đức được hình thành trong quan hệ đạo đức và là điều kiện để hình thành
hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức là quá trình hiện thực hóa ý thức đạo đức và
không thể tách rời quan hệ đạo đức.
 Chức năng của đạo đức
Tương tự như cấu trúc của đạo đức, chức năng của đạo đức cũng có ba chức
năng bao gồm: chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục và chức năng
nhận thức.
Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây được coi là chức năng quan trọng nhất
của đạo đức, mặc dù là chức năng quan trọng nhất nhưng đó không phải là cái đặc
quyền của đạo đức, bởi vì trong xã hội, con người tạo ra rất nhiều phương thức điều
chỉnh hành vi của mình như: pháp luật, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật, nhận thức
khoa học...Chức năng này nhằm bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích cộng đồng và cá
nhân. Nếu như sức mạnh của pháp luật là sự cưỡng chế, bắt buộc phải thực hiện thì
sức mạnh của đạo đức chính là niềm tin cá nhân, là truyền thống và dư luận xã hội.
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện bằng hai phương
thức chủ yếu như sau: Thứ nhất là xã hội tạo ra sức mạnh dư luận để khen ngợi,
động viên những người có đạo đức và có những hành vi tốt đẹp. Đồng thời cũng lên
án, phê phán những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh và đến
cộng đồng xã hội. Thứ hai là bản thân mỗi người phải tự giác, xuất phát từ chính ý
thức của mình để điều chỉnh hành vi thông qua những chuẩn mực đạo đức xã hội và
bản thân cũng phải tham gia các hoạt động thực tiễn để bổ sung nhận thức, rèn
luyện ý chí.
Chức năng giáo dục: Đây cũng là một trong những chức năng cơ bản của
đạo đức, chức năng này có tác dụng hình thành những nguyên tắc, quy tắc và
chuẩn mực đạo đức trong từng con người cụ thể và phát triển nhân cách của họ.
Đây cũng là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển. Có
thể hiểu, chức năng giáo dục của đạo đức chính là làm cho “tính người” ở mỗi
11
người được nhiều lên để ngày càng có nhiều hành động đẹp cho những người khác
học tập và noi theo.
Về thực chất chức năng này là đạo đức hóa con người và xã hội loài người.
Hiệu quả của chức năng này phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, xã hội, vào
mức độ tự giác của mỗi người trong quá trình giáo dục đạo đức để hướng tới nhân
cách và phẩm chất cần có.
Chức năng nhận thức: Ngoài hai chức năng nêu trên, đạo đức còn có chức
năng nhận thức. Chức năng này bao gồm: nhận thức và tự nhận thức. Nhận thức của
đạo đức là một quá trình vừa có hướng nội, vừa có hướng ngoại. Nhận thức hướng
nội lấy bản thân chủ thể đạo đức làm đối tượng để nhận thức. Đây là quá trình chủ
thể đạo đức tự đánh giá bản thân, tự đối chiếu nhận thức cũng như những hành vi
của mình với chuẩn mực đạo đức xem đã phù hợp chưa? Nhận thức hướng ngoại là
lấy chuẩn mực đạo đức làm đối tượng để nhận thức. Trên cơ sở đó, chủ thể nhận
thức làm gia tăng thêm tính hướng nội của mình. Còn tự nhận thức là quá trình bản
thân tự thẩm định, tự đánh giá những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với
chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng, xã hội. Từ hai quá trình nhận thức trên con
người sẽ đi đến phân biệt những giá trị như: đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác... và
hướng tới giá trị bao quátmà con người muốn vươn tới là chân, thiện, mỹ.
Các chức năng của đạo đức đều có một vai trò nhất định, nhưng không phải
vì thế mà chúng tách rời nhau, không có ràng buộc với nhau mà ngược lại chúng
đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của chức năng này là tiền đề, điều
kiện của sự vận hành chức năng đạo đức khác. Hơn nữa chúng đều hướng tới một
mục đích chung của xã hội đó là nhân đạo hóa con người và xã hội loài người.
1.1.2. Môi trường
 Khái niệm môi trường
Môi trường là khái niệm rộng, bao quát nhiều nội dung và được sử dụng
trong rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục.... theo định nghĩa thông
thường thì môi trường được hiểu: “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên
12
và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ
với con người hay sinh vật ấy. [39, tr.618].
Về mặt pháp lý, theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày
23/6/2014 thì môi trường được định nghĩa là: "hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Từ cách định nghĩa này của Luật Bảo vệ môi trường có thể hiểu môi trường là tập
hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người và nó có ảnh hưởng
lớn tới các hoạt động sống của con người như: sinh hoạt, sản xuất, học tập... Nghĩa
là có thể thấy, con người chính là trung tâm của mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên. Thành phần của môi trường theo Điều 1 của Luật này bao gồm: "là yếu tố
vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh
vật và các hình thái vật chất khác".
Hiện nay có hai cách hiểu đơn giản về môi trường, đó là hiểu theo nghĩa
rộng và hiểu theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm tất cả các nhân
tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho hoạt động sinh hoạt, lao động, sản xuất của con
người như: nước, không khí, đất, ánh sáng... Theo nghĩa hẹp, không xét tới tài
nguyên thiên nhiên môi trường chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội tác động
trực tiếp tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của giảng viên bao
gồm nhà trường với sinh viên, đồng nghiệp, nội quy của trường, lớp học, phòng làm
việc, tổ chức xã hội như Đảng, Đoàn với các điều lệ hay gia đình, họ tộc với những
quy định chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan
hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư...
Nếu chia theo chức năng có thể chia môi trường sống của con người như sau:
Một là môi trường tự nhiên bao gồm ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả,
không khí, động, thực vật, đất, nước... chúng tồn tại bên ngoài ý muốn của con
người, nhưng không phải như vậy mà không chịu sự tác động của con người mà
ngược lại chúng vẫn chịu ít nhiều chịu tác động.
13
Hai là môi trường xã hội đó là tổng thể các quan hệ giữa người với người
bao gồm: luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau
như: quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ chức đoàn thể...
Môi trường xã hội giúp cho hoạt động của con người được đi theo một khuôn
khổ nhất định, từ đó dần dần hình thành sức mạnh tập thể to lớn tạo thuận lợi
cho sự phát triển, và đây cũng là điểm khác biệt giữa cuộc sống của con người và
các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, đó là tất cả
các nhân tố do con người tạo ra, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như xe
máy, ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, khu công nghiệp, các khu công
viên nhân tạo phục vụ cho vui chơi giải trí...
Từ những trình bày ở trên có thể hiểu môi trường sống là tất cả những gì có
xung quanh con người, đem lại cho con người điều kiện, cơ sở để tồn tại, để sống
và phát triển, như C.Mác đã từng trình bày trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết
học năm 1844: “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, và chính nó là giới
tự nhiên trong chừng mực của bản thân nó không phải là thân thể con người. Con
người sống dựa vào tự nhiên. Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người;
để khỏi chết, con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể
đó. Sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người liên hệ khăng khít với tự nhiên,
điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên,
vì con người là một bộ phận của tự nhiên”[7, tr.91-92].
 Chức năng của môi trường
Môi trường chính là không gian sống của con người và sinh vật. Vậy môi
trường có chức năng gì? Môi trường cho chúng ta không khí để thở và duy trì sự
sống, cho đất đai để trồng trọt chăn nuôi và xây dựng nhà cửa, ngoài ra môi trường
còn có rất nhiều loại khoáng sản ở cả trên mặt đất và trong lòng đất, đó là nguồn tài
nguyên rất quý phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt, sản xuất mà môi trường còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp là nơi du
14
lịch, nghỉ mát cho con người sau những ngày làm việc vất vả, cho cuộc sống của
con người tưoi đẹp và sinh động hơn. Tuy nhiên khả năng cung cấp của môi trường
tự nhiên phục vụ các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và nó phụ thuộc vào
trình độ phát triển của mỗi quốc gia và ở mỗi giai đoạn khác nhau.
Ngoài ra môi trường còn là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con
người trong quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất và sử dụng các tài nguyên thiên
nhiên thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Chất thải có loại ở dạng rắn, có
loại ở dạng lỏng và một số loại qua thời gian được hân hủy thành các chất vô cơ, vi
sinh có thể phục vụ lại nhu cầu cầu của con người. Ví dụ chất thải của lợn có thể sử
dụng thành ga phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người hay chất thải của các
loại gia súc, gia cầm có thể ủ mục thành phân bón cho các loại cây trồng được xanh
tốt Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng
các chất thải. Tuy nhiên với chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường
không phải là vô hạn mà là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ
gây ra tình trạng mất cân bằng sinh thái và dấn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường.
Lúc này lại cần sự chung tay góp sức của con người để chống lại hiện tượng ô
nhiễm môi trường, để bảo vệ môi trường.
1.1.3. Đạo đức môi trường
 Khái niệm đạo đức môi trường
Thuật ngữ đạo đức môi trường không phải xuất hiện ngay từ thời cổ đại, thời
cổ đại đạo đức môi trường mới chỉ thể hiện ở tình yêu thương của con người với
thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá và vạn vật xung quanh nơi họ sinh sống. Cho đến khi
nền kinh tế thị trường hình thành và phát triển cùng với các cuộc cách mạng khoa
học công nghệ đem theo sự ra đời ngày càng nhiều các loại máy móc hiện đại từ đó
làm cho đời sống của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn, họ không bằng lòng với
những gì sẵn có hiện tại của tự nhiên. Họ bắt đầu khai thác sâu hơn vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên của môi trường để tìm ra những nguồn nguyên nhiên vật liệu
phục vụ cho công việc của mình, lâu dần làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị
15
cạn kiệt dẫn đến việc môi trường tự nhiên không thể tự điều chỉnh, tự cân bằng
được và gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường. Với tình trạng ô nhiễm môi trường
như hiện nay việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của từng quốc gia
riêng lẻ mà nó mang tính toàn cầu, mang tính quốc tế với mọi quốc gia trên thế
giới.Từ sự ô nhiễm môi trường đang diễn ra nghiêm trọng như hiện nay chúng ta
nhận thấy rằng mỗi quốc gia nên có thay đổi về chiến lược, chính sách, cách thức và
mô hình phát triển về kinh tế để từ đó đảm bảo được sự cân bằng, hài hòa giữa con
người với xã hội và tự nhiên.
Ph.Ăngghen từng phân tích: “Khi đốt rừng trên các triền núi và lấy số phân
tro đủ để bón cho một đời cây cà phê đem lại một số thu hoạch rất lớn, thì những
người chủ đồn điền Tây Ban Nha ở Cu Ba có cần gì phải suy nghĩ rằng sau này,
những trận mưa rào ở vùng nhiệt đới sẽ cuốn sạch lớp đất bên trên không có sự che
chở và chỉ để lại những lớp đá trơ trụi”[8, tr. 658]. Có thể thấy, từ trong lịch sử con
người vì lợi ích kinh tế cũng đã bất chấp làm những hành động tàn phá tự nhiên.
Do vậy, để đảm bảo được sự cân bằng, hài hòa giữa con người với tự nhiên
thì bên cạnh việc khai thác tự nhiên con người cũng cần phải bảo vệ tự nhiên, bảo
vệ môi trường. Muốn bảo vệ môi trường thì phải có những hành động, việc làm về
bảo vệ môi trường ví dụ như: vứt rác đúng nơi quy định kể cả ở nhà hay ở trường
học, bệnh viện, nơi công cộng; không đưa nước thải chưa qua xử lý ra môi trường;
không bẻ cành cây, hái hoa hay dẫm lên cỏ ở những khuôn viên trường học, công
viên, khu đô thị làm xấu cảnh quan môi trường; hay rộng hơn là trồng cây phủ xanh
đất trống, trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn trái phép những
loài vật quý đang trong danh sách cần được bảo tồn.... Những hành động và việc
làm đó phải xuất phát từ trong suy nghĩ, nhận thức, thái độ của mỗi người và phải
mang tính tự nguyện, tự giác không bắt buộc phải thực hiện. Đây chính là cơ sở để
hình thành và cho ra đời một cách ứng xử mới đối với môi trường thuộc về phạm
trù đạo đức được mang tên là đạo đức môi trường.
16
Khái niệm về đạo đức môi trường được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước
nhắc tới. Đầu tiên không thể không nhắc tới một luận điểm nổi tiếng và đó cũng là
quan niệm đầu tiên về đạo đức môi trường đưa ra năm 1949 của triết gia người Mỹ
mang tên Aldo Leopold trong 5 tập tiểu luận The Land Ethic đã đăng trên A Sand
County Almanac (Niên giám một vùng đất): “Một hành động chỉ được coi là đúng
nếu nó nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật; ngược
lại thì là sai lầm” [Trích theo: 36].
Theo tác giả Ernest Partridge trong tác phẩm Giới thiệu về đạo đức môi
trường, Trường Đại học tổng hợp California, Mỹ (2008), có nhấn mạnh: “đạo đức
môi trường được hiểu là, sự thể hiện trách nhiệm của con người đối với việc tôn
trọng đất đai, thực vật, tài nguyên, sinh vật không phải là con người”.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở ngoài nước thì trong nước cũng có rất
nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức môi trường, trong đó tiêu biểu có:
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Phúc với tác phẩm
“Đạo đức môi trường”, tác giả đã đưa ra định nghĩa về đạo đức môi trường như sau:
“Đạo đức môi trường là một hệ thống các chuẩn mực đạo đức điều chỉnh quan hệ
giữa con người (xã hội) và tự nhiên vì sự phát triển bền vững” [30, tr.73].
Tác giả Hồ Sĩ Quý trong bài viết về môi trường ở tạp trí Triết học số 9 với
nội dung “Về đạo đức môi trường” tác giả cũng khẳng định: “Đạo đức môi trường
là một khái niệm rộng, phong phú, nhưng không quá đa nghĩa. Trên những nét lớn,
có thể hiểu và sử dụng khái niệm này như sau:
- Đạo đức môi trường là những chuẩn mực tự nhiên, bình thường ngấm
sâu trong hành vi và trong phong cách sinh hoạt, ứng xử của mỗi người và mỗi
cộng đồng - Con người bảo vệ môi trường, tôn trọng giới tự nhiên và cẩn trọng
trước hệ sinh thái một cách tự nhiên, không cần ai ra lệnh, không vì mục đích vụ
lợi nào khác.
17
- Đạo đức môi trường biểu hiện thiết thực trong hành vi của mỗi người, mỗi
cộng đồng. Trình độ cao của đạo đức môi trường biểu hiện ở ý thức và kỹ năng xử
lý những vấn đề môi trường.
- Có thể trong tư tưởng, trong suy nghĩ của mình, những người dân bình
thường không hề biết các lý thuyết cao siêu nào đó về hệ sinh thái và bảo vệ môi
trường; song, không hẳn vì thế mà họ kém ý thức về mặt đạo đức môi trường. Đạo
đức môi trường, trước hết, được biểu hiện ở tình cảm tự nhiên của con người - con
người biết ửng xử thân thiện và biết tôn trọng môi trường sống quanh họ.
- Đạo đức môi trường độc lập nhất định với học vấn. Người có học vấn cao
chưa chắc đã có đạo đức môi trường ở trình độ cao. Người có học vấn thấp vẫn có
thể có đạo đức môi trường đáng tôn trọng” [36].
Từ những định nghĩa về đạo đức môi trường của các tác giả trong và ngoài
nước, khái niệm đạo đức môi trường được xác định như sau: Đạo đức môi trường
là một hệ thống bao gồm các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để trên cơ
sở đó con người sẽ tự điều chỉnh những hành vi của bản thân một cách tự giác, tự
nguyện, không cần ai chỉ đạo với môi trường nhằm hướng đến sự phát triển hài
hòa, ổn định và bền vững giữa con người với môi trường tự nhiên.
Như vậy, khái niệm đạo đức môi trường gồm một số nội dung cơ bản đáng
chú ý như sau:
1) Đạo đức môi trường là một hệ thống các quan điểm, quy tắc, chuẩn mực
đạo đức để hướng dẫn con người và điều chỉnh hành vi của con người đối với môi
trường nhằm thực hiện những mục đích của mình với môi trường nhưng cũng vẫn
bảo vệ môi trường để tạo ra sự phát triển hài hòa và bền vững giữa con người với
môi trường.
2) Trên cơ sở các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức con người đã tự giác và
chủ động điều chỉnh hành vi của mình với môi trường sa cho phù hợp với chuẩn
mực đạo đức môi trường.
18
3) Đạo đức môi trường thể hiện trách nhiệm của mỗi con người với môi
trường, đó là trách nhiệm vừa khai thác vừa kiến tạo và bảo vệ môi trường. Cũng là
thể hiện mối quan hệ đề cao môi trường của con người trong xã hội hiện đại.
Qua đây, có thể coi đạo đức môi trường là một sự đánh giá mang tính hệ
thống các mối quan hệ đạo đức giữa con người và môi trường tự nhiên xung quanh
con người. Từ đó xác lập lên các chuẩn mực nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên theo hướng hài hòa lợi ích giữa con người và tự nhiên. Nói cách
khác là đảm bảo lợi ích của con người mà không làm tổn hại giới tự nhiên. Và đạo
đức môi trường là sự thể hiện hành vi của con người thông qua ý thức của họ đối
với môi trường, nó vừa mang tính tất yếu lại vừa mang tính tự giác.
Tại sao đạo đức môi trường lại có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong đời
sống con người và xã hội? Vì nó là những chuẩn mực dành cho tất cả mọi người
không phân biệt tầng lớp trí thức hay nông dân, là người giàu hay người nghèo,
là người già hay người trẻ, là ngưoif theo tôn giáo hay không theo tôn giáo.
Những chuẩn mực đó mang tính cộng đồng và xã hội vì môi trường là của tất cả
mọi người không phải là của riêng ai. Như vậy thực hiện các hành vi với môi
trường theo những chuẩn mực đó được coi là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi
người đối với môi trường, xuất phát từ ý thức, suy nghĩ và lương tâm của mọi
người với môi trường.
Bên cạnh tính tất yếu đạo đức môi trường còn mang tính tự giác. Tính tự giác
ở đây là thể hiện sự tự bản thân mỗi người tự có những hành động đối với môi
trường chứ không do tổ chức xã hội hay người nào khác ép buộc họ thực hiện các
hành vi với môi trường. Hành động của mỗi người đối với môi trường ở đây xuất
phát từ trong suy nghĩ, trong lương tâm của họ. Nếu những người yêu môi trường,
muốn bảo vệ môi trường họ sẽ có những hành động để bảo vệ môi trường như:
không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, hái hoa hay dẫm lên cỏ ở những nơi công
cộng... và ngược lại là những người không muốn bảo vệ môi trường. Để nhận biết
19
được một người có đạo đức môi trường hay không chỉ cần thông qua hành động và
việc làm của họ đối với môi trường.
Như vậy để thực hiện được đạo đức môi trường đòi hỏi mỗi người cần trang
bị cho mình những tri thức khoa học không chỉ về lĩnh vực môi trường mà còn bao
gồm các lĩnh vực khác, từ đó phát huy sức sáng tạo của mình để khai thác và bảo vệ
tự nhiên sao cho hợp lý và mỗi con người cũng cần đạo đức và tinh thần trách
nhiệm với hành động của mình.
 Những chuẩn mực cơ bản của đạo đức môi trường
Nói đến đạo đức không thể không nói đến chuẩn mực đạo đức. Chuẩn mực
đạo đức có tư cách là sự thể hiện những yêu cầu, những đòi hỏi của xã hội đối với
hành vi cá nhân và chuẩn mực đạo đức thể hiện một cách tập trung chức năng điều
chỉnh của đạo đức. Vai trò điều chỉnh của các chuẩn mực đạo đức biểu hiện như
sau: những đòi hỏi, những yêu cầu của xã hội (ngăn cấm hoặc khuyến khích) thể
hiện trong chúng tạo nên giới hạn cho hành vi, xác định điều gì cần làm và điều gì
không được làm trong những hoàn cảnh, những tình huống cụ thể nhất định. Chuẩn
mực đạo đức, do vậy, là yếu tố trung tâm của ý thức đạo đức. Đồng thời nó cũng
phản ánh những yêu cầu về mặt đạo đức của xã hội đối với con người. Bởi vậy, một
hệ chuẩn mực đạo đức nhất định sẽ xác định đặc trưng của một nền đạo đức nói
chung hay một lĩnh vực đạo đức cụ thể.
Ở đây, có thể thấy đạo đức môi trường là một lĩnh vực đạo đức đặc thù, vì
vậy đi kèm với nó là một hệ thống chuẩn mực đạo đức đặc thù phản ánh những đặc
thù của việc bảo vệ môi trường. Mặc dù mang tính đặc thù nhưng chuẩn mực đạo
đức môi trường không biệt lập với các chuẩn mực đạo đức khác mà vẫn có mối liên
hệ với các chuẩn mực đạo đức đó. Như đã biết mọi quan hệ trong xã hội đều là
quan hệ động, chính vì vậy quan hệ giữa con người và môi trường, xã hội và tự
nhiên cũng là quan hệ động. Vì vậy, các chuẩn mực đạo đức môi trường cũng biến
đổi theo chiều hướng mở rộng về nội dung và gia tăng về số lượng do tính phức tạp
của quan hệ này ngày càng gia tăng. Vị trí, vai trò, chức năng của mỗi chuẩn mực
20
đạo đức môi trường trong hệ thống các chuẩn mực đạo đức môi trường không phải
lúc nào cũng cố định mà có sự biến đổi theo từng thời kỳ, từng địa vực nhất định
khác nhau. Có những chuẩn mực sẽ tồn tại rất lâu nhưng có những chuẩn mực sẽ
nhanh bị thay đổi do tồn tại xã hội thay đổi, chính trị, văn hóa thay đổi. Ở mỗi thời
kỳ, mỗi địa vực nhất định vấn đề môi trường nào nổi lên cấp bách thì những chuẩn
mực đạo đức điều chỉnh việc giải quyết vấn đề môi trường đó trở thành chuẩn mực
chủ yếu và cấp bách nhất. Mặc dù vậy, cũng như những lĩnh vực đạo đức khác, đạo
đức môi trường có những chuẩn mực chung chi phối các phương diện cụ thể của
quan hệ giữa con người và môi trường. Nhưng quan hệ đạo đức trong đạo đức môi
trường có tính chất đặc biệt, đó là nó phải vượt lên trên mối quan hệ giữa người với
người để vươn tới quan hệ đối với giới tự nhiên. Trong điều kiện môi trường hiện
nay, những chuẩn mực sau đây có thể coi là những chuẩn mực chung căn bản nhất:
* Tôn trọng và bảo vệ sự hài hoà của hệ thống con người - xã hội
- tự nhiên
Chuẩn mực này có thể coi là chuẩn mực chung nhất, chi phối, định hướng
các chuẩn mực đạo đức môi trường khác, tạo cơ sở, nền tảng cho quan hệ đạo đức
của con người đối với tự nhiên. Những chuẩn mực khác trong hệ thống chuẩn mực
đạo đức môi trường đều là sự cụ thể hoá, chi tiết hóa chuẩn mực này với mới những
mức độ khác nhau. Chuẩn mực này có cơ sở khách quan là quá trình hình thành,
quá trình tiến hóa một cách tự nhiên của hệ thống con người – xã hội – tự nhiên.
Trước khi có con người, tự nhiên là một hệ thống thuần túy, có cơ chế tự
điều chỉnh. Nhưng từ khi con người xuất hiện hệ thống đó không còn là hệ thống tự
nhiên thuần túy nữa mà đã thay vào đó là hệ thống con người - xã hội - tự nhiên.
Con người khác với các thành tố khác của tự nhiên là họ có ý thức, có lí trí và có
năng lực để cải biến tự nhiên. Tuy nhiên với sự tác động của con người tới tự nhiên
trong suốt thời gian dài đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cùng với
nhận thức của mình, con người phải có những hành động thực tiễn nhằm bảo đảm
sự hài hoà, cân bằng của hệ thống con người- xã hội- tự nhiên. Bằng lí trí, ý thức và
21
bằng thực tiễn, con người sẽ nhận ra tôn trọng vàbảo vệ sự hài hoà của hệ thống
con người- xã hội- tự nhiên là một yêu cầu,một chuẩn mực đạo đức.
Thái độ, tình cảm tôn trọng, bảo vệ sự hài hoà của hệ thống con người - xã
hội- tự nhiên sẽ định hướng cho con người có sự tự giác và tự nguyện bảo vệ sự đa
dạng sinh học, bởi chính sự đa dạng sinh học là một trong những nhân tố, điều kiện
đảm bảo cho sự hài hòa của hệ thống con người – xã hội – tự nhiên luôn luôn được
bền vững. Và cũng chính thái độ, tình cảm đó sẽ định hướng cho chúng ta tự giác và
tự nguyện giải quyết một cách tối ưu những vấn đề đang tồn tại của con người, của
xã hội. Bởi vì, những vấn đề của môi trường không thể độc lập giải quyết mà không
giải quyết những vấn đề của con người, xã hội và những vấn đề của xã hội, con
người cũng chỉ có thể giải quyết được triệt để khi giải quyết được các vấn đề của
môi trường, của tự nhiên. Chính vì vậy, tôn trọng và bảo vệ sự hài hoà của hệ thống
con người - xã hội- tự nhiên là chuẩn mực đạo đức phổ quát, đồng thời cũng là sự
phản ánh về mặt đạo đức của bản thân quá trình phát triển bền vững lấy kinh tế, xã
hội và môi trường cùng làm mục tiêu để hướng tới.
Như vậy, đạo đức môi trường không những đòi hỏi bản thân mỗi người phải
biết tôn trọng môi trường tự nhiên mà còn phải biết đấu tranh chống lại các quan
niệm lạc hậu cho rằng con người là tất cả, “trời sinh voi, trời sinh cỏ” và môi trường
tự nhiên chỉ là vô tri vô giác, từ đó, con người phải biết đấu tranh với các biểu hiện
xâm hại đến môi trường, từ đó cùng chung tay bảo vệ môi trường.
* Sử dụng tài nguyên tiết kiệm và có hiệu quả
Đây là chuẩn mực chủ yếu liên quan chính đến lĩnh vực sản xuất. Vì lĩnh vực
này tập trung khai thác các nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có của tự nhiên. Ngày nay
với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cho ra đời nhiều máy móc hiện
đại làm cho quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng và nhu cầu khai thác tài
nguyên ngày càng cao. Đến nay, nhân loại đã khai thác hết hơn 40% nguồn tài
nguyên không tái tạo được. Và với sự phát triển của xã hội, sự gia tăng về dân số
đòi hỏi vẫn phải đẩy mạnh việc khai thác hơn nữa. Trước thực trạng này thì việc sử
22
dụng tài nguyên tiết kiệm và có hiệu quả trở thành yêu cầu của sự phát triển kinh
tế bền vững và do đó trở thành chuẩn mực về mặt đạo đức. Tiết kiệm và sử dụng
có hiệu quả nguồn tài nguyên không chỉ dừng lại ở việc không lãnh phí tài
nguyên trong sản xuất mà còn phải tiến hành áp dụng những tiến bộ của khoa
học công nghệ để sao cho mỗi đơn vị sản phẩm làm ra tiêu hao ít nhất nguyên
liệu và nhiên liệu.
Trong điều kiện xã hội ngày nay, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả là yêu cầu
không chỉ với nguồn tài nguyên không tái tạo được mà còn là yêu cầu với cả những
nguồn tài nguyên tái tạo được. Và cần phải coi chuẩn mực này là một trong những
chuẩn mực căn bản của đạo đức môi trường. Người có đạo đức môi trường không
chỉ không tham gia phá rừng, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, săn bắt động vật
hoang dã…, mà còn phải biết đấu tranh chống lại, kiên quyết không tiếp tay cho
những hành vi sai trái đó.
* Tự giác và tự nguyện nâng các yêu cầu pháp lí về bảo vệ môi trường thành
các yêu cầu đạo đức và tuân thủ các yêu cầu đó
Những yêu cầu bảo vệ môi trường đã được thể chế hóa trong các cam kết
quốc tế và luật môi trường của các quốc gia cũng như những quy định mang tính
pháp lí về bảo vệ môi trường của các tổ chức, các thiết chế xã hội, các đơn vị sản
xuất là những yêu cầu căn bản và tối thiểu đối với con người trong quan hệ với môi
trường. Nếu không may vi phạm các yêu cầu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo
vệ môi trường, đó là gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay nước ta đã có các quy định,
các văn bản pháp lý và đã ban hành Luật Môi trường năm 1993 và có sửa đổi, bổ
sung vào năm 2005. Mặc dù vậy: Quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều mặt còn hạn chế; pháp luật, chính
sách thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa nghiêm. Điều
tra cơ bản và quy hoạch sử dụng tài nguyên chưa đáp ứng yêu cầu. Việc giao quyền
quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, khoáng sản, rừng, nguồn nước chưa phù hợp
với kinh tế thị trường và hiệu quả chưa cao; vẫn còn tình trạng khai thác trái phép
23
tài nguyên, khoáng sản. Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện; ô
nhiễm môi trường ở nhiều nơi còn nghiêm trọng” [26, tr.168]. Hiện tượng chặt
phá rừng bừa bãi, săn bắn các loài thú quý, khai thác khoáng sản trái phép vẫn
đang lộng hành và một số cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn ngang nhiên đưa nước
thải chưa qua xử lý hoặc mới xử lý ở mức đơn giản ra môi trường gây nên hiện
tượng ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất, không khí. Trong cuộc sống sinh hoạt
của từng hộ gia đình vẫn còn nhiều hiện tượng đưa rác thải, nước thải ra môi
trường chưa đúng theo quy định.Sạt lở ven biển, ven sông và xâm nhập mặn diễn
biến ngày càng phức tạp...
Từ những hành động nêu trên cho thấy việc nâng những yêu cầu pháp lí về
bảo vệ môi trường lên thành những yêu cầu đạo đức tối thiểu và thực hiện chúng
một cách tự giác, tự nguyện thông qua hành vi của bản thân mỗi người là một trong
những chuẩn mực đạo đức môi trường cơ bản trong điều kiện bảo vệ môi trường
hiện nay.
* Công bằng trong khai thác và bảo vệ môi trường
Trái đất và những thành phần bên trong trái đất là là ngôi nhà và là tài sản
chung của toàn nhân loại. Chính vì vậy, con người phải cùng nhau chia sẻ một cách
công bằng các lợi ích từ khai thác cũng như chia sẻ một cách công bằng trách nhiệm
bảo vệ và phát triển môi trường.
Với sự tăng trưởng về kinh tế sẽ liên quan đến quy mô khai thác tài nguyên
của môi trường và từ đó sẽ liên quan đến chất thải, khí thải. Hiện nay với sự phát
triển về kinh tế kéo theo đó là sự gia tăng về chất thải, khí thải. Trên thế giới hiện
nay nếu chia theo sự phát triển kinh tế thì có các nước phát triển và các nước đang
phát triển. Vấn đề công bằng hiện nay là ưu tiên cho các nước đang phát triển được
khai thác tài nguyên, đẩy mạnh hoạt động sản xuất vật chất để nhanh chóng theo kịp
các nước phát triển về kinh tế - xã hội. Nhưng một nghịch lý đặt ra là tăng trưởng
kinh tế sẽ lại dẫn đến tăng chất thải và khí thải vào môi trường. Và lúc này, sự chia
sẻ của các nước phát triển với các nước đang phát triển sẽ là việc chuyển giao công
24
nghệ thân thiện với môi trường cùng sự hỗ trợ về tài chính, máy móc, trang thiết bị
hiện đại... để giải quyết vấn đề chất thải và khí thải đặt ra. Công bằng ở đây được
thể hiện bằng việc các nước phát triển tự nguyện cam kết cắt giảm khí thải, chất thải
và chấp nhận một mức độ tăng trưởng tương ứng. Nhưng thực tế lại không diễn ra
như vậy, nhiều quốc gia phát triển không hoàn toàn chia sẻ quan điểm đó.
Chính vì vậy, ở cấp độ toàn cầu, vấn đề đặt ra là các quốc gia phát triển và
các quốc gia đang phát triển cần đi tới sự thống nhất trong cách hiểu về công bằng
trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sự công bằng ở đây chính là sự
nhượng bộ, sự hi sinh và san sẻ nhất định về những lợi ích trước mắt để vì lợi ích
chung và lợi ích lâu dài của toàn nhân loại trong ngôi nhà chung của mình.
Trong phạm vi một quốc gia, công bằng trong bảo vệ môi trường đó là sự
chia sẻ trách nhiệm với các doanh nghiệp, các công ty. Trong đó, các doanh nghiệp
với tư cách là cở sở sản xuất chính sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy,
nếu các doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp quy liên quan đến môi trường thì
phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp lý tức là trách nhiệm trước Nhà nước, pháp
luật, đồng thời còn phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường. Đây
chính là sự chia sẻ trách nhiệm một cách tự giác và tự nguyện. Như vậy mới tạo ra
được sự công bằng trong khai thác và bảo vệ môi trường.
* Nâng cao tinh thần tương trợ và phối hợp hành động giải quyết các sự cố
môi trường
Các sự cố môi trường, đặc biệt là các sự cố nghiêm trọng đã từng gây ra
những tổn thất vô cùng to lớn về tính mạng con người, tài sản và môi trường. Di hại
của những sự cố đó có thể kéo dài nhiều năm, qua nhiều thế hệ (từ thế hệ này sang
thế hệ khác). Một số thảm họa gây ô nhiễm môi trường và để lại hậu quả lâu dài
như: “Năm 1932 - 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do
nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra
vịnh Minamata và biển Shiranui gây hậu quả nghiêm trọng. Theo Med.org.jp: “chất
thải đã tích tụ sinh học trong hải sản ở khu vực biển này, khiến người dân và súc vật
25
địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân ở
đây được gọi là bệnh Minamata. Vụ nuôhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm
1956 nhưng phải đến năm 1968, chính quyền mới chính thức kết luận nguyên nhân
bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm. Hậu quả của nó kéo dài
suốt 36 năm sau. Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co quắp, không nói được.
Thai nhi đẻ ra bị dị dạng. Gần 2.000 người chết, 10.000 người bị ảnh hưởng. Chó,
mèo bị nhiễm độc cũng phát điên rồi chết. Cá biển chết dạt đầy bờ, phủ kín mặt
biển. Đến năm 2004, tập đoàn Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các
nạn nhân và bị yêu cầu phải làm sạch khu vực biển bị ô nhiễm”[51]. Gần đây nhất,
thảm họa kép động đất, sóng thần và sự cố lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản đã làm
thiệt mạng 15.846 người và 3.317 người vẫn đang mất tích. Thiệt hại về vật chất
ước tính là 300 tỉ USD. Việc giải quyết sự cố môi trường ở Nhật Bản đã nhận được
sự giúp đỡ của nhiều quốc gia và hàng trăm tổ chức từ thiện. Nhưng những di hại
của nó thì chưa biết bao giờ có thể giải quyết dứt điểm được. Mới đây, ở nước ta
vào tháng 4 năm 2016, nhà máy Formosa xả thải chứa độc tố: bao gồm cyanide,
phenols và hydroxide sắt; làm cá chết dọc bờ biển dài hơn 200 km và di hại của
biến cố này khiến cho cuộc sống của hàng trăm ngư dân và dân chúng tại 4 tỉnh Bắc
Trung Bộ bị xáo trộn. Hàng ngàn chiếc tàu nằm phơi bờ không thể ra khơi đánh bắt
cá và hải sản cũng như hơn 40 ngàn công ăn việc làm tại khu vực này bị ảnh hưởng
và 250 ngàn người lao động cả nước bị tác động suốt hơn một năm. Sau đó
Formosa đã đền bù 500 triệu USD để hỗ trợ người dân bị thất nghiệp. Người dân cả
nước cũng đã tổ chức quyên góp để giúp đỡ ngư dân vượt qua khó khăn.
Yêu cầu giảm thiểu tối đa những thiệt hại đáng tiếc xảy ra về tính mạng con
người, về tài sản cùng tác hại đối với môi trường đòi hỏi phải có sự tương trợ, sự
giúp đỡ và sự phối hợp hành động để giải quyết các sự cố môi trường. Một sự cố
môi trường nào đó xảy ra có thể chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm trực tiếp của một tổ
chức, một quốc gia nhất định, nhưng việc khắc phục hậu quả của nó đòi hỏi phải có
sự tham gia của tất cả những quốc gia, những tổ chức, những đơn vị có khả năng.
26
Chính vì vậy, nâng cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ và phối hợp hành động giải
quyết các sự cố môi trường là một trong những yêu cầu, một trong những chuẩn
mực hàng đầu của đạo đức môi trường.
* Giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp trong đời sống thường nhật
Đây là chuẩn mực nhấn mạnh đến trách nhiệm, thói quen sinh hoạt trong
cuộc sống hàng ngày của mọi người. Thói quen sinh hoạt là một hình thức biểu hiện
của lối sống, vì vậy nó bị quy định bởi tổng thể những điều kiện sinh sống của con
người: phương thức sản xuất xã hội và truyền thống văn hóa có vai trò cơ bản nhất.
Mặc dù bị quy định như vậy, nhưng một khi đã định hình, các thói quen sinh hoạt
có tính độc lập nhất định và tác động ngược trở lại cơ sở kinh tế, xã hội đã sản sinh
ra chúng. Tuy nhiên cũng do tính độc lập đó mà trong đời sống luôn tồn tại cả thói
quen tích cực và thói quen tiêu cực. Vì vậy mỗi người cần khắc phục những thói
quen tiêu cực, đẩy mạnh, phát huy những thói quen tích cực bằng cách tự giác, tự
nguyện thực hiện yêu cầu giữ gìn môi trường sống xung quanh mình xanh, sạch,
đẹp và nâng yêu cầu đó lên thành chuẩn mực đạo đức môi trường.
Mỗi người nên biết hoà mình vào thiên nhiên, làm bạn với cỏ cây, hoa lá;
thay việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách nuôi các loài thiên địch của sâu bọ; quý
trọng và tiết kiệm khi sử dụng điện, nước; biết làm ra của cải vật chất bằng cách tái
chế rác thải, phế liệu như sản xuất phân bón từ rác hữu cơ, làm lò Biogas từ phân
gia súc, hạn chế mua đồ lấy nhiều túi nilon…
Chuẩn mực này nhắc nhở mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung;
đồng thời cũng nên tích cực tham gia vào các hoạt động làm xanh, sạch đẹp đường
làng, ngõ xóm, khu dân cư, nơi làm việc, nơi vui chơi công cộng… Việc thường
xuyên có ý thức tham gia vào những hoạt động như vậy sẽ tạo cho con người thái
độ, thói quen thân thiện và yêu quý môi trường, từ đó càng có những hành động tích
cực để bảo vệ môi trường.
* Thực hành lối sống văn hóa, thể hiện quan hệ hài hòa giữa mức sống và
lối sống
27
Trái với lối sống tiêu thụ, lối sống văn hóa được định hướng bởi nững giá trị
cao đẹp. Đó là lối sống mà mỗi người vừa ra sức phát triển nhân cách của mình vừa
góp phần tạo ra những điều kiện cho sự phát triển nhân cách của người khác và của
toàn thể cộng đồng. Là lối sống có sự cân đối giữa việc thỏa mãn những nhu cầu vật
chất và những nhu cầu tinh thần. Một trong những nhu cầu không thể thiếu để làm
nên ý nghĩa cuộc sống đó là quan tâm đến mọi người xung quanh mình và quan tâm
đến cộng đồng. Cốt lõi của sự quan tâm đó là quan tâm về mặt lợi ích, là sự giải
quyết hài hòa lợi ích giữa con người với con người trên tất cả các phạm vi.
Việc bảo vệ môi trường đòi hỏi phải giải quyết các lợi ích đó và từ việc giải
quyết các lợi ích đó sẽ tạo điều kiện cho việc bảo vệ môi trường. Trong điều kiện
môi trường hiện nay việc giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp trong đời sống
thường nhật đó là thực hiện lối sống xanh, đây là lối sống đáp ứng được nhu cầu
hiện tại mà không phải hi sinh hay ảnh hưởng đến việc các thế hệ tương lai.
Trên đây là những chuẩn mực cơ bản của đạo đức môi trường và các
chuẩn mực này chủ yếu nhấn mạnh về việc điều chỉnh hành vi của con người.
Các chuẩn mực đó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, mỗi chuẩn mực đều
có vai trò và chức năng của mình. Chính vì vậy không nên coi trọng chuẩn mực
này, từ bỏ chuẩn mực khác, như vậy sẽ không phát huy được hết khả năng trong
việc bảo vệ môi trường.
Ngoài ra các Hội nghị thượng đỉnh trên thế giới về chủ đề môi trường cũng
chú trọng các nội dung sau:
Thứ nhất, các hành vi môi trường trước hết phải đảm bảo khả năng tái tạo và
phục hồi tự nhiên, cụ thể là các hệ động vật, thực vật. Đồng thời phải khai thác sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo được như: khoáng sản, các nguyên,
nhiên liệu hóa thạch.
Thứ hai, việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng sinh thái (đảm bảo các
tiêu chuẩn sinh thái) tiêu chí này phải được coi là một trong những chuẩn mực đạo
đức đặc biệt đối với các tổ chức doanh nghiệp. Đồng thời là tiêu chuẩn để điều
28
chỉnh hành vi sản xuất của con người. Kiên quyết không sản xuất những sản phẩm
phi sinh thái. Tẩy chay những sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn sinh thái.
Thứ ba, sản xuất tiêu dùng phải đảm bảo an toàn chất lượng môi trường sống
như: đảm bảo tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái, đảm bảo tình trạng sức khỏe
của con người trong vùng mà họ đang sống. Cũng như đảm bảo các tiêu chí môi
trường như: tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn, bụi, rác thải, nước thải... đảm bảo cho
chúng ta đuợc sống trong lành.
Thứ tư, sống thân thiện với môi trường. Điều này được thể hiện qua hành
động trong cuộc sống thường ngày như: sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện; tắt khi
không sử dụng: tivi, máy tính, điện, quạt; sử dụng năng lượng mặt trời; trồng cây
cảnh trong nhà; hạn chế sử dụng túi nilon; tận dụng nước thải để tưới cây; sử dụng
tiết kiệm nước…
Bốn chuẩn mực vừa nêu trên là những chuẩn mực mang tính mặc định đối
với tất cả mọi người, nhằm hướng tới một môi trường không còn ô nhiễm, một môi
trường trong lành, một môi trường xanh – sạch – đẹp để từ đó bảo đảm sức khỏe
cho con người và sự sinh sôi phát triển của các loài sinh vật trên phạm vi toàn cầu.
1.2. Đạo đức môi trƣờng ở sinh viên
1.2.1. Một số đặc điểm tâm, sinh lý của sinh viên
 Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên
Sinh viên là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập tại các trường
đại học, cao đẳng. Họ có độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 24 tuổi, là độ tuổi đã và
đang có những hoàn thiện về mặt sinh học và xã hội. Đây là thời kỳ phát triển đầy
đủ các chức năng tâm lý, sự hài hòa của con người gắn liền với năng lực làm việc
được nâng cao một cách rõ rệt, nhân cách cơ bản cũng đã được hình thành và luôn
có tính độc lập cao.
Sinh viên có đặc điểm tâm lý lứa tuổi nổi bật là sự phát triển khả năng tự ý
thức. Tự ý thức bao gồm tự quan sát, tự phân tích, tự đánh giá, tự kiểm tra... là một
loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân có chức năng tự điều chỉnh nhận
29
thức, thái độ, sự đánh giá toàn diện đối với bản thân và vị trí của mình trong cuộc
sống. Qua quá trình tự ý thức, cá nhân điều chỉnh hành vi và cử chỉ của mình, đó là
điều kiện phát triển có ý thức và nhân cách, để xây dựng tương lai và tổ chức toàn
bộ thế giới nội tâm của nhân cách đó và từ đó cũng dần dần hoàn thiện nhân cách,
lối sống theo các yêu cầu của xã hội. Do đó có thể thấy, hiệu quả giáo dục không
chỉ phụ thuộc vào khí chất, năng lực, tính cách, động cơ, mà còn phụ thuộc vào đặc
điểm ý thức của của mỗi sinh viên. Khi học ở trường đại học, việc xây dựng con
đường sống trong tương lai của sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của họ
trước tiên là ảnh hưởng đến tính tích cực bên trong sinh viên. Mức độ tích cực của
tự ý thức của sinh viênphụ thuộc vào thời hạn đạt tới mục đích được vạch ra và cho
thấy việc chuyển sang dự kiến lâu dài của cuộc sống sẽ làm tăng cường tính tích
cực bên trong thuộc phạm vi nhận thức. Một trong những thành phần có ý nghĩa
nhất tạo nên sự phát triển ý thức của sinh viênlà năng lực tự đánh giá. Tự đánh giá
là kết quả bên ngoài hình thành nên lòng tự trọng của cá nhân. Lòng tự trọng, tự tin
phản ánh trạng thái tâm lý đạo đức của con người và tạo nên thái độ tốt đối với bản
thân. Trong thời kỳ học tập tại các trường Đại học sinh viên bắt đầu cuộc sống lao
động trí tuệ học tập căng thẳng, nhận được sự thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con
người là nhận thức về thế giới xung quanh. Cùng với sự tăng lên về ý thức trong
quá trình học tập thì các chức năng tâm lý cũng được phát triển như tư duy trừu
tượng, trí nhớ, khả năng phán đoán, chú ý... học tập và giao tiếp là hai hoạt động
tích cực biểu hiện trong nhân cách sinh viên.
Nhìn chung, đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên là thích cái mới lạ, thích
học hỏi và ưa tìm tòi khám phá, sáng tạo. Bên cạnh đó sinh viên còn có tính nhạy
bén cao cập nhật nhanh những cái mới về khoa học công nghệ, kiến thức trong đời
sống và kỹ năng sống. Những đặc điểm này chính là cơ sơ quan trọng cho quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
 Một số đặc điểm sinh lý của sinh viên
30
Ở tuổi này, về cơ bản các cơ quan và hệ thống cơ quan quan trọng nhất của
cơ thể ngừng phát triển, với chiều cao vì phần sụn nằm ở đầu xương đã được xương
hóa, nên nói chung chiều cao gần như cố định, tuy nhiên lại phát triển theo chiều
ngang và tăng trọng lượng cơ thể. Bộ não đã đạt trọng lượng tối đa, khoảng 1400gr,
các tổ chức của hệ thần kinh vẫn còn phát triển và đi đến hoàn thiện. Các trung khu
thần kinh có những nhiệm vụ chuyên biệt riêng, khả năng tư duy, khả năng phân
tích tổng hợp và trừu tượng hóa tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
phản xạ có điều kiện. Đây là cơ sở sinh lý của việc nhanh chóng tiếp thu và hoàn
thiện kỹ thuật..
Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi có giai đoạn dậy thì gần hoàn thành, các chức
năng sinh sản đã hoàn thiện. Chính vì vậy nên bản thân các em cũng muốn mở rộng
các mối quan hệ với bạn bè, thích giao lưu học hỏi các bạn cùng trang lứa.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức môi trường ở sinh viên
 Ảnh hưởng từ gia đình
Sinh viên là lớp người đang mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, có
nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Là lứa tuổi với những ước
mơ, những hoài bão lớn và bản thân các em rất muốn chinh phục ước mơ ấy, hoài
bão ấy.
Như đã biết, gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục
nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Từ nhận định này cho thấy gia đình có
vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con
người, trong đó có sinh viên. Chúng ta có thể thấy, nếu gia đình hạnh phúc, bố mẹ
yêu thương nhau, bố mẹ kính trọng, chăm sóc ông bà, yêu thương con cái, gia đình
không có xô xát, cãi nhau trước mặt con trẻ, thì gia đình đó sẽ có những đứa con
ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ và sau này lớn lên sẽ có những đức tính tốt, có
ý thức đạo đức và cũng sẽ có ý thức đạo đức môi trường. Và ngược lại nếu gia đình
bố mẹ hay cãi nhau trước mặt con trẻ, bố mẹ không kính trọng ông bà, không chăm
sóc ông bà, bố mẹ hay la mắng con cái thì gia đình đó con cái sẽ học những đức tính
31
của bố mẹ, sẽ trở thành những đứa trẻ thiếu giáo dục, những đứa trẻ không ngoan
và có thể sau này chúng cũng sẽ đối xử với bố mẹ như bố mẹ đối xử với ông bà.
Khi ra ngoài xã hội chúng sẽ không tôn trọng người khác và sẽ có những hành vi
thiếu đạo đức và cũng có thể sẽ thiếu ý thức đạo đức môi trường
Kinh tế gia đình cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái. Điều đó thể hiện như sau: có thể cha mẹ chỉ lo làm kinh tế, không có
thời gian quan tâm tới quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của con
em mình, hoặc một số gia đình có điều kiện kinh tế đầy đủ, cha mẹ chỉ cung cấp
tiền (tiền có thể lo được) không quan tâm đến việc học tập, cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày của con mình và việc giáo dục, xây dựng phẩm chất đạo đức thì chủ yếu
để cho nhà trường trang bị cho nên dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên không được
trang bị những kỹ năng sống tối thiểu, không có những phẩm chất đạo đức tối thiểu.
Nhiều sinh viên gia đình có điều kiện kinh tế đã trở thành cậu ấm cô chiêu sống
theo kiểu hưởng thụ, dùng tiền để giải quyết mọi việc. Các em chạy theo lối sống
thực dụng, coi trọng đồng tiền và ý thức đạo đức của các em không có. Từ đó các
em cũng không coi trọng những hành động bảo vệ môi trường. Bản thân các em coi
những hành động vứt rác bừa bãi, dẫm lên cỏ, hái hoa, bẻ cành, hút thuốc lá nơi
đông người, thậm chí có em còn sử dụng chất kích thích như ma túy tổng hợp, ma
túy đá… là bình thường không ảnh hưởng gì đến mọi người xung quanh và cũng
không ảnh hưởng tới môi trường.
Từ đây có thể thấy giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách, ý
thức đạo đức cho con em mình có vai trò rất quan trọng. Mỗi gia đình nên sắp xếp
thời gian cho công việc và cho con một cách hợp lý để quan tâm, yêu thương đến
com mình để giúp các em có ý thức đạo đức tốt, có những hành động thể hiện mình
là người có văn hóa, có đạo đức. Đặc biệt sinh viên phần lớn các em đều sống xa
nhà, xa vòng tay bố mẹ nên càng thiếu thốn tình cảm của gia đình và càng cần sự
quan tâm hơn của gia đình để các em không bị sa ngã vào những tệ nạn xã hội,
không sống buông thả và trong tương lai không xa các em sẽ góp sức mình vào xây
32
dựng đất nước, sẽ trở thành những người vừa có tài vừa có đức như sinh thời chủ
tịch Hồ Chí Minh vẫn mong muốn.
 Ảnh hưởng từ bạn bè
Sinh viên là chỉ đối tượng sẽ học tại các trường đại học, cao đẳng. Có thể học
tại các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh thì sẽ học ở trên thành phố (nếu nhà ở thành
phố thì sẽ đi đi về về, còn nhà ở quê thì có thể ở ký túc xá của trường hoặc ở trọ bên
ngoài), nếu học ở các trường đại học, cao đẳng khác tỉnh thì sẽ phải đi xa và bắt
buộc là phải ở trọ hoặc ở ký túc xá của nhà trường. Đi học trên lớp các em sẽ học
cùng khoảng 30 đến 40 bạn khác, ngoài giờ học sẽ có giờ giải lao, đó là lúc các em
giao lưu, vui chơi cùng nhau. Như vậy có thể thấy, các em sẽ sống trong môi trường
tập thể, nếu ở kí túc xá, ở trên lớp sẽ là môi trường tập thể lớn còn ở trọ thì sẽ ở môi
trường tập thể nhỏ. Chính vì ở trong môi trường tập thể như vậy nên có nhiều đối
tượng khác nhau, có bạn nhà giàu, có bạn nhà bình thường, có bạn nhà khó khăn; có
bạn chăm học, có bạn lười học; có bạn chăm lao động, có bạn lười lao động; có bạn
đi làm thêm, có bạn không đi làm thêm; có bạn học ngành này, có bạn học ngành
kia ở cùng xóm với nhau hay ở cùng ký túc xá với nhau. Và sinh viên là lứa tuổi
đang thích khám phá, tìm tòi và thể hiện mình nên các bạn sẽ bộc lộ tính cách, môi
trường tập thể như vậy cũng sẽ học tập cả những đức tính tốt và đức tính chưa tốt.
Ví dụ về hành vi đạo đức môi trường, bạn này vứt rác bừa bãi nhưng không bị ai
nhắc nhở, bạn kia thấy vậy liền nghĩ vậy việc gì mình phải mang ra tận thùng rác
vứt cho mất công, mình cũng vứt luôn ở đây như bạn kia cho nhanh. Nhiều lần như
vậy sẽ hình thành thói quen xấu là vứt rác không đúng nơi quy định. Hay khi ở xóm
trọ, ở ký túc xá tiến hành dọn vệ sinh tập trung, có bạn không tham gia cũng không
sao lần sau sẽ có bạn cũng sẽ không tham gia. Hoặc khi Nhà trường triển khai việc
dọn vệ sinh khuôn viên trường, có bạn không tham gia, có bạn tham gia nhưng
không làm việc tích cực nhưng cũng không bị khiển trách, nhắc nhở, những bạn
làm tốt cũng không được tuyên dương, lần sau những bạn làm tốt cũng sẽ không
tham gia hoặc tham gia không nhiệt tình. Ngược lại những bạn làm tốt được tuyen
33
dương, những bạn làm chưa tốt được nhắc nhở chỉ ra những thiếu xót để lần sau các
bạn sửa chữa thì sẽ là những hình ảnh tốt cho các bạn khác học tập đức tính tốt và
tránh những hành vi chưa tốt.
Từ những ví dụ trên chúng ta thấy bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến nhận
thức và hành vi đạo đức của sinh viên trong đó có hành vi đạo đức môi trường, ảnh
hưởng này có thể theo hai hướng là tích cực hoặc tiêu cực. Vì đặc điểm tâm lý của
sinh viên như đã phân tích ở trên là các em thích cái mới lạ, thích học hỏi và sáng
tạo, thích thể hiện mình và điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến ý thức đạo đức của các
em , trong đó có đạo đức môi trường. Một trong những nguyên nhân chính gây nên
thực trạng đạo đức môi trường ở sinh viên hiện nay là do sinh viên bị những ảnh
hưởng tiêu cực từ bạn bè có tư cách đạo đức không tốt, từ những bạn bè không có
văn hóa. Qua đây, chúng ta cũng thấy được việc giáo dục đạo đức môi trường cho
sinh viên rất có ý nghĩa và cần được phổ biến rộng rãi trong các trường học, không
chỉ trường đại học, cao đẳng mà còn phải phổ biến cả ở các bậc học thấp hơn từ
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông để hướng tới một môi
trường thân thiện, không khí trong lành, xanh mát ở tất cả các trường học trên khắp
mọi miền tổ quốc thân yêu!
 Ảnh hưởng từ nhà trường
Nhà trường không chỉ là nơi truyền tri thức cho các em sinh viên, mà còn là
nơi giáo dục kĩ năng sống cho các em. Khi các em bước chân vào cánh cổng đại
học, đồng nghĩa với việc các em bắt đầu mọt khởi đầu mới với nội dung các môn
học mới, phương pháp giảng dạy mới và nề nếp, cách quản lý của thầy cô cũng
mới. Vì trên bậc đại học các thầy cô không còn sử dụng phương pháp đọc chép và
giải thích cặn kẽ cho các em như bậc học phổ thông, mà các thầy cô chỉ với tư cách
là người định hướng, hướng dẫn các em các kỹ năng tự học tập, tự trau dồi kiến
thức còn chính các em mới là trung tâm. Đây là một đặc điểm quan trọng trong
nhận thức và hoạt động học tập của sinh viên và có ảnh hưởng lớn đến việc phát
triển về nhận thức và đạo đức nghề nghiệp của các em sau này.
34
Có thể khẳng định rằng, trong nhà trường thì thầy cô giáo chính là những
tấm gương cho các em sinh viên học tập và noi theo. Vì vậy nhà trường cần lựa
chọn những thầy cô giáo vừa có tâm vừa có tầm, vừa có kiến thức giảng dạy
vững chắc vừa có nhân cách đạo đức tốt, đặc biệt trong xã hội hiện đại khi đang
có rất nhiều yếu tố tiêu cực về đạo đức len lỏi vào các trường đại học. Một hành
động nhỏ của thầy cô cũng có thể làm các em học tập và làm theo. Ví dụ: sau
một giờ giảng dạy, thầy cô có giấy nháp thừa sau khi hết giờ ra ngoài lớp thầy cô
vứt luôn ra hành lang mà không vứt vào thùng rác, có thể do thầy cô sơ tâm
không để ý nhưng vô tình việc làm này sẽ ảnh hưởng đến không chỉ một sinh
viên mà rất nhiều sinh viên khác. Các em sẽ nghĩ rằng: đến thầy cô còn chẳng
vứt rác vào thùng rác thì mình cần gì phải làm như vậy. Hay có một số thầy đến
trường, nơi công cộng nhưng vẫn hút thuốc ở chỗ có sinh viên qua lại, việc làm
này cũng ảnh hưởng đến các em sinh viên, đặc biệt là các em nam sinh viên sẽ
nghĩ thầy hút thuốc ở đây được chắc mình cũng hút được, một bạn, hai bạn và sẽ
có nhiều bạn làm như vậy….
Có thể thấy nhà trường có vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục các em,
nhà trường không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cả đạo đức để cung cấp cho xã
hội những người vừa có tài vừa có đức để phục vụ đất nước, thúc đẩy đất nước
ngày càng phát triển để sánh vai cùng bạn bè quốc tế như sinh thời chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại vẫn hằng mong muốn. Vì vậy trong nhà trường rất cần những
thầy cô gương mẫu để các em học tập và noi theo.
1.2.3. Đặc điểm của sinh viên về đạo đức môi trường
Xét về tổng thể, đa phần sinh viên đại học cả nước đều đã và đang có ý
thức đạo đức môi trường. Điều đó thể hiện qua hành động của các em khi ở
trường học hay ở phòng trọ hoặc ở nhà bản thân mỗi em đã ý thức được tác hại
của việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan nơi sinh sống
nên hầu như rác thải đã được vứt đúng nơi quy định hay ở xóm trọ đều có chỗ để
rác và mỗi phòng của các em đều có xọt để đựng rác, mỗi địa phương đã có dịch
35
vụ đến nhà lấy rác sinh hoạt để mang đến nơi tập kết. Là sinh viên việc học tập
luôn được để lên hàng đầu nên các em hầu như đều được bố mẹ trang bị cho máy
tính phục vụ học tập và hầu như các em đều học xa nhà nên bố mẹ cũng trang bị
cho các em điện thoại để liên lạc và giải trí sau khi học tập căng thẳng, các em
hầu như đều đã ý thức được nên tắt máy tính khi không dùng nữa và không để
chế độ ngủ; rút sạc pin điện thoại, máy tính khi đầy. Nước sinh hoạt cũng được
các em sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm không dùng lãng phí, bất hợp lý.
Nhiều phòng trọ được các em mua thêm cây cảnh về trang trí phòng vừa phục vụ
nhu cầu thẩm mĩ vừa tạo không gian xanh cho phòng ở, hút khí độc cho phòng.
Một số xóm trọ có khoảng đất thừa được các em tận dụng trồng rau, trồng hoa và
lấy nước vo gạo, rửa rau tưới cho cây vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vừa
tiết kiệm nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ngoài ý thức đạo đức ở xóm trọ các em cũng thể hiện đạo đức môi trường
ở trường học như: vứt rác đúng nơi quy định; không để túi nilon, rác đồ ăn sáng,
vỏ chai đồ uống trong ngăn bàn học hay ghế đá sân trường; tham gia các buổi
dọn vệ sinh do nhà trường và đoàn trường tổ chức, tham gia trồng cây và chăm
sóc cây xanh bảo vệ môi trường; tham dự các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và
bảo vệ môi trường; thực hiện tiết kiệm điện nước không chỉ trong nhà trường mà
còn ở các nơi công cộng, trước khi ra về kiểm tra và tắt hết điện quạt…
Song song với việc thực hiện ý thức đạo đức môi trường ở trường học,
xóm trọ, ký túc xá thì các em còn thực hiện các hành động đạo đức môi trường ở
chính địa phương nơi các em và gia đình đang sinh sống. Bằng những hành
động, việc làm nhỏ nhưng lại có ý nghĩa to lớn và thiết thực. Đó chỉ là để rác thải
vào túi nilon rồi mang ra nơi tập kết, là không đưa nước thải chưa qua xử lý ra
ao, hồ, sông, suối, là dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, là trồng cây xanh, rau
sạch nếu nhà có đất trống… để cho không khí được trong lành hơn.
Bên cạnh những sinh viên tích cực thì vẫn còn một vài sinh viên chưa có ý
thức đạo đức môi trường, còn thờ ơ và ngoài cuộc với những hành động bảo vệ
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương

More Related Content

Similar to Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNuioKila
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayPhật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptxtailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptxLngHng44
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfMinhCao959822
 
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...sividocz
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 luanvantrust
 

Similar to Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương (20)

Bạo Lực Học Đường Từ Góc Nhìn Của Học Sinh, Giáo Viên Và Phụ Huynh
Bạo Lực Học Đường Từ Góc Nhìn Của Học Sinh, Giáo Viên Và Phụ HuynhBạo Lực Học Đường Từ Góc Nhìn Của Học Sinh, Giáo Viên Và Phụ Huynh
Bạo Lực Học Đường Từ Góc Nhìn Của Học Sinh, Giáo Viên Và Phụ Huynh
 
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng NgãiLuận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
 
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAYLuận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
 
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayPhật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
 
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptxtailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
tailieuxanh_bai_tieu_luan_moi_truong_646.pptx
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái NguyênLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAYLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng HòaLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
 
Đề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ CÚC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ CÚC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ Ngành: Triết học Mã số: 82 29 001 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. HỒ SĨ QUÝ HÀ NỘI, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thị Cúc
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG.......................... 8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ..........................................8 1.2. Đạo đức môi trường ở sinh viên .....................................................................28 Chƣơng 2 . THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG .......................38 2.1. Đặc điểmTrường Đại học Hải Dương ............................................................38 2.2. Thực trạng và những vấn đề về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương ........................................................................................................41 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ............................................... 63 3.1. Nâng cao hoạt động của Nhà trường trong giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên đại học Hải Dương ..................................................................................63 3.2. Tăng cường các hình thức ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờlên lớpcho sinh viên về đạo đức môi trường ............................................................................68 3.3. Đẩy mạnh hình thức khen thưởng và kỷ luật sinh viên về đạo đức môi trường .......................................................................................................................71 3.4. Huy động các nguồn kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường ...........73 KẾT LUẬN................................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................80
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh với thành tựu kinh tế - xã hội được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội cũng đã ít nhiều để lại những hệ lụy về bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường chất thải, kể cả chất thải khí, chất thải rắn, và chất thải hóa chất đều đã xảy ra. Tai nạn và sự cố môi trường ở một số địa phương đã trở thành hiểm họa đe dọa sự phát triển. Rác thải công nghiệp thế hệ cũ đã tràn vào Việt Nam. Môi trường thực phẩm cũng trở nên không an toàn…Trên thực tế, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề báo động ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để ngăn chặn vấn nạn đó? Câu hỏi này đặt ra không chỉ đối với sự quản lý vĩ mô của chính phủ, mà còn đặt ra đối với hoạt động của các ngành các cấp, với thái độ và hành vi của toàn thể cộng đồng. Đặc biệt, câu hỏi đặt ra không chỉ về phương diện kinh tế - xã hội hay pháp luật, mà còn đặt ra về phương diện văn hóa và đạo đức. Đạo đức môi trường ngày nay là giá trị tinh thần không thể thiếu để các xã hội phát triển bền vững. Thế hệ trẻ nước ta chiếm tỉ lệ khoảng 27% dân số và đây cũng chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ góp phần thúc đẩy đất nước phát triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Để thúc đẩy được đất nước phát triển thì một điều không thể thiếu là cần ngăn không cho môi trường tiếp tục bị ô nhiễm, giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường. Điều này ở một mức độ lớn, phụ thuộc vào ý thức, văn hóa và đạo đức của cộng đồng cũng như của mỗi người thông qua hành động của họ với việc bảo vệ môi trường. Nói đến thế hệ trẻ, cần thiết phải chú ý đến lớp người rất có ý nghĩa đối với sự phát triển đất nước là những bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những sinh viên đầy nhiệt huyết, đang mang trong mình những ước mơ, những hoài bão lớn. Đây cũng là lực lượng có ý nghĩa lớn trong việc góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường hiện nay. Nghĩa là đạo đức môi trường ở lớp người trẻ tuổi đang là diều được xã hội
  • 6. 2 kỳ vọng. Trên thực tế, việc xây dựng đạo đức môi trường cho từng sinh viên, biến ý thức thân thiện với tự nhiên thành hành động để bảo vệ môi trường, những năm qua đã đến được với tầng lớp sinh viên và bước đầu đã có kết quả tương đối tích cực. Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ, được biết là vùng đất ít nhiều có tiếng về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Vùng đất này đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Hải Dương hiện có 3 trường đại học là Đại học Sao Đỏ, Đại học Thành Đông và Đại học Hải Dương cùng một số trường cao đẳng và trung cấp. Trường Đại học Hải Dương là trường đại học công lập duy nhất của tỉnh Hải Dương. Sinh viên của trường được chiêu sinh từ các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Thực ra, ý thức và hành vi đạo đức môi trường ở sinh viên Hải Dương có được là từ nhiều kênh khác nhau; ít nhiều cũng không tự giác. Do vậy, bên cạnh những sinh viên có ý thức bảo vệ môi trường thì vẫn còn không ít những em chưa có thực sự có ý thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường. Để góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung, ở môi trường tỉnh Hải Dương và Đại học Hải Dương nói riêng, thì việc nghiên cứu về thực trạng đạo đức môi trườngcủa sinh viên Trường Đại học Hải Dương, đánh giá thực trạng và tìm các giải pháp phát huy đạo đức môi trường ở mỗi sinh viên là việc làm vô cùng có ý nghĩa. Với những lý do nêu trên tôi chọn đề tài: “Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề” là đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Môi trường là hệ vấn đề đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và đề cập tới bởi tính cần thiết và cấp bách ngày càng nghiêm trọng của nó. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đi vào cả chiều sâu và chiều rộng của vấn đề, đi từ chuyên ngành đến đa ngành và liên ngành với nhau. Trong đó, từ góc độ khoa học xã hội
  • 7. 3 nhân văn và từ chuyên ngành triết học, chúng tôi thấy có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau đây: Trước tiên cần phải nhắc đến: “Báo cáo môi trường quốc gia”. Đây là những báo cáo hàng năm về vấn đề môi trường do Bộ tài nguyên và Môi trường thực hiện. Từ báo cáo môi trường quốc gia năm 2016 với chủ đề là môi trường đô thị cho biết tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị của Việt Nam đang diễn ra rất phức tạp với sự ô nhiễm tiêu biểu hàng đầu là hoạt động của ngành giao thông vận tải, ngành xây dựng, ngành công nghiệp... gây ra.Ô nhiễm môi trường không khí, chủ yếu là bụi gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân sinh sống tại chính khu đô thị đó. Đặc biệt là trẻ em với sức đề kháng còn yếu. Bên cạnh ô nhiễm không khí là ô nhiễm môi trường nước do việc xử lý nước thải chưa đúng quy định và do việc vứt rác thải xuống sông, hồ ven khu đô thị gây nên tình trạng bốc mùi hôi thối, nước sông hồ chuyển màu đen làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân và làm xấu đi hình ảnh đẹp của khu đô thị. Ngoài ra còn ô nhiễm do chất thải rắn gây ra, đó là hiện tượng thu gom và vận chuyển rác thải chưa nhanh chóng và kịp thời làm bốc mùi hôi thối và mất mỹ quan đô thị. Cuối cùng là ô nhiễm môi trường đất do nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đúng theo quy định, các bãi chôn lấp rác thải gây ra... Báo cáo môi trường quốc gia năm 2017 với nội dung chính đề cập tới là quản lý chất thải. Theo báo cáo vấn đề quản lý chất thải còn nhiều bất cập, chỉ tính về nước thải mới giải quyết được trên 10% tổng lượng nước thải, còn lại vẫn thải ra môi trường chưa qua xử lý hoặc chỉ mới xử lý ở mức độ đơn giản. Qua đây có thể thấy, môi trường đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Những việc làm đó đã góp phần làm cho nguồn nước, nguồn đất, không khí ngày càng ô nhiễm hơn. Chất thải rắn cũng là vấn đề đau đầu với các cơ quan quản lý bởi khối lượng lớn. Từ đó, kéo theo hệ lụy là hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp, hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn đang đe dọa những khu đô thị, những tỉnh và thành phố ven biển...
  • 8. 4 Bên cạnh các báo cáo của các tổ chức chính trị - xã hội về bảo vệ môi trường, các tác giả khác với các bài viết đã công bố khá nhiều và đề cập rất chi tiết đến vấn đề đạo đức môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường như: Nguyễn Thị Lan Hương[19],“Đạo đức môi trường và truyền thống mục đích luận”, Tạp chí Triết học số 12; Nguyễn Văn Phúc[30], “Bảo vệ môi trường nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí triết học số 4; Phạm Thị Ngọc Trầm, “Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường”, Triết học, số 3/2002; Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên), Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sựphát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn[48], Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006; Hồ Sỹ Quý[36], “Về đạo đức môi trường”, Triết học, số 9/2005; Hồ Sĩ Quý (Chủ biên) (2000)[32], Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Lê Văn Khoa[23] (chủ biên), Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008; Hội thảo quốc gia“Giáo dục môi trường trong các trường học”, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường cùng Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp thực hiện... Những công trình nêu trên đều khẳng định, môi trường có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống thường ngày của mỗi người dân, chính vì vậy mà nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm môi trường đang vô cùng cấp bách. Để bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt thì không thể thiếu được việc giáo dục ý thức, trách nhiệm và đạo đức môi trường đến từng thành viên trong xã hội từ trẻ đến già, không phân biệt tuổi tác, trình độ. Vì đạo đức môi trường được thể hiện ở tất cả các phương diện của xã hội từ sản xuất, du lịch, giải trí, học tập đến sinh hoạt hàng ngày của con người. Hiện nay ô nhiễm môi trường không chỉ tập trung ở thành phố, các khu đô thị, công nghiệp mà đã len lỏi về tận thôn quê và trường học. Điều đó đòi hỏi càng phải đẩy nhanh giáo dục đạo đức môi trường cho từng người dân. Các công trình nghiên cứu trên đã nhấn mạnh đến thực trạng môi trường hiện nay, các vấn đề cần giải quyết và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường để bảo vệ môi trường
  • 9. 5 đang bị suy thoái. Các giải pháp đó thể hiện ở tầm quốc gia và được thực hiện trên phạm vi cả nước với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong số những nghiên cứu có liên quan đến đạo đức môi trường, chúng tôi thấy một số công trình ít nhiều có nghiên cứu sâu hơn, hệ thống hơn về đạo đức môi trường như: Vũ Dũng, “Đạo đức môi trường ở nước ta: lí luận và thực tiễn”, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội 2010; Dự án điều tra cơ bản “Đánh giá đạo đức môi trườngở nước ta hiện nay”, do Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện (2009 – 2010); Nguyễn Văn Phúc, “Đạo đức môi trường”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2013; “Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học của Hoàng Thị Thanh chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Hà Nội, 2017. Đây là những công trình đề cập đến cả mặt lý luận và nhận thức về đạo đức môi trường với những khái niệm cụ thể và chi tiết bao gồm: khái niệm môi trường, đạo đức, đạo đức môi trường và các tiêu chí để đánh giá đạo đức môi trường... Ví dụ: Các tiêu chí để đánh giá đạo đức môi trường thể hiện như sau: Đạo đức môi trường là những hành vi mang tính chuẩn mực (thông qua các văn bản pháp luật, các quy định, nghị định hiện hành của Đảng và Nhà nước về môi trường); Ý thức về nghĩa vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường; Ý thức tự giác, tự nguyện của chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường; Sự tác động của lương tâm chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường; Việc bảo vệ môi trường gắn với việc hài hào về lợi ích giữa con người và tự nhiên; Chia sẻ trách nhiệm để duy trì sự toàn vẹn của môi trường toàn cầu... Nhiều tác giả cũng đã tập trung phân tích thực trạng đạo đức môi trường đang diễn ra hiện nay và những vấn đề cần giải quyết để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Tuy nhiên các giải pháp đó mang tầm quốc gia, xã hội. Hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương: thực trạng và những vẫn đề. Tuy vậy, các công trình trên chính là những tiền đề, căn cứ và cơ sở để chúng tôi vận dụng trong nghiên cứu nội dung đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương: Thực
  • 10. 6 trạng và những vẫn đề. Chúng tôi sẽ tập trung đi làm rõ về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương đã và đang diễn ra như thế nào? Thực trạng và những vấn đề đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương cần được giải quyết là gì? Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế để phát huy những ưu điểm về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương góp phần cho Trường Đại học Hải Dương và quê hương Hải Dương có môi trường làm việc, học tập và sinh hoạt xanh – sạch và đẹp hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương hiện nay; đánh giá những nét tích cực và hạn chế của thực trạng đó; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Đại học Hải Dương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận vềđạo đức, đạo đức môi trường, đạo đức môi trường ở sinh viên làm cơ sở lý luận của đề tài. - Nghiên cứu và phân tích thực trạng đạo đức môi trường ở sinh viên đại học Hải Dương. Xác định những vấn đề đặt ra. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường ở sinh viên đại học trong học tập và trong cuộc sống. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đạo đức môi trường (trong luận văn chủ yếu nghiên cứu môi trường tự nhiên) ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đạo đức môi trường (luận văn chủ yếu nghiên cứu môi trường tự nhiên) ở sinh viên đại học đang học tập tại Trường Đại học Hải Dương trong những năm gần đây.
  • 11. 7 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là về quan hệ con người với tự nhiên, về môi trường và về đạo đức môi trường. Luận văn có sự kế thừa những quan điểm và thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước về môi trường và đạo đức môi trường… trong đời sống xã hội và trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hơn 30 năm qua. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp; logic - lịch sử; hệ thống - cấu trúc, phân tích tài liệu thứ cấp và liên ngành khoa học xã hội . 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ lý luận và những vấn đề đạo đức môi trường ở sinh viên đại học hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, trong giảng dạy về đạo đức môi trường cho sinh viên đại học; luận văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác xây dựng đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Đại học Hải Dương hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục TLTK luận văn còn có 3 chương 8 tiết. Chương 1: Cơ sở lý luận về đạo đức môi trường ở sinh viên đại học Chương 2: Thực trạng và những vấn đề về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương
  • 12. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1. Đạo đức ● Khái niệm đạo đức Đạo đức là một từ Hán Việt dùng để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người, những tư tưởng về đạo đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại. Theo nghĩa Hán Việt có thể hiểu: đạo là con đường, đức là tính tốt. Khi nói một người có đạo đức tức là nói người đó đã có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống có chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Hiện nay, đạo đức là một vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu, chúng ta có thể thấy đạo đức là một hiện tượng xã hội được hình thành trong quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, trong mối quan hệ giữa con người với con người nhằm điều chỉnh hành vi của mình để đảm bảo sự hoạt động của cộng đồng nói chung. Đạo đức được hình thành dựa trên cơ sở tự giác, tự nguyện không mang tính cưỡng ép, bắt buộc. Chỉ có những hành vi được thực hiện trên cơ sở tự giác, tự nguyện và phù hợp với lợi ích xã hội mới được coi là hành vi đạo đức. Theo Từ điển Tiếng Việt, “đạo đức” là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xà hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có” [39, tr.464]. Theo Giáo trình đạo đức học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.” [17, tr.116].
  • 13. 9 Như vậy có thể hiểu đạo đức theo các khía cạnh sau:  Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, trong đó tập hợp những qui tắc, chuẩn mực xã hội và từ những quy tắc, chuẩn mực đó con người sẽ tự giác điều chỉnh hành vi của bản thân mình để phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội.  Đạo đức là hệ thống những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực thể hiện sự tự giác của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, con người với tự nhiên và con người với chính bản thân mình.  Cấu trúc của đạo đức Với tư cách là một bộ phận của triết học, đạo đức là một hiện tượng xã hội có cấu trúc phức tạp, gồm các thành phần sau: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức. Ý thức đạo đức: Là hệ thống những quan niệm, nguyên tắc, tri thức và những cảm xúc, tình cảm chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc và công bằng… Mặt khác nó còn bao gồm cả những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Hành vi đạo đức: Là một hành động được thực hiện một cách tự giác, tự nguyện và được xuất phát bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Hay có thể hiểu hành vi đạo đức là những cử chỉ, hành động và việc làm của con người trong các mối quan hệ xã hội mà phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Quan hệ đạo đức: Là tổng hợp những quan hệ xã hội, tác động qua lại với nhau, đó là quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội xét về mặt đạo đức. Quan hệ đạo đức có tính tự giác và tự nguyện, nó vận động, biến đổi theo quá trình phát triển của xã hội, trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội hay hệ giá trị đạo đức của một giai cấp cũng có sự vận động, phát triển. Ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức là những yếu tố tạo nên cấu trúc của đạo đức, chúng không tồn tại độc lập, mà có quan hệ biện chứng tác
  • 14. 10 động qua lại với nhau. Cấu trúc đạo đức không thể thiếu một tỏng ba yếu tố này. Ý thức đạo đức được hình thành trong quan hệ đạo đức và là điều kiện để hình thành hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức là quá trình hiện thực hóa ý thức đạo đức và không thể tách rời quan hệ đạo đức.  Chức năng của đạo đức Tương tự như cấu trúc của đạo đức, chức năng của đạo đức cũng có ba chức năng bao gồm: chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục và chức năng nhận thức. Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây được coi là chức năng quan trọng nhất của đạo đức, mặc dù là chức năng quan trọng nhất nhưng đó không phải là cái đặc quyền của đạo đức, bởi vì trong xã hội, con người tạo ra rất nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của mình như: pháp luật, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật, nhận thức khoa học...Chức năng này nhằm bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân. Nếu như sức mạnh của pháp luật là sự cưỡng chế, bắt buộc phải thực hiện thì sức mạnh của đạo đức chính là niềm tin cá nhân, là truyền thống và dư luận xã hội. Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện bằng hai phương thức chủ yếu như sau: Thứ nhất là xã hội tạo ra sức mạnh dư luận để khen ngợi, động viên những người có đạo đức và có những hành vi tốt đẹp. Đồng thời cũng lên án, phê phán những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh và đến cộng đồng xã hội. Thứ hai là bản thân mỗi người phải tự giác, xuất phát từ chính ý thức của mình để điều chỉnh hành vi thông qua những chuẩn mực đạo đức xã hội và bản thân cũng phải tham gia các hoạt động thực tiễn để bổ sung nhận thức, rèn luyện ý chí. Chức năng giáo dục: Đây cũng là một trong những chức năng cơ bản của đạo đức, chức năng này có tác dụng hình thành những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng con người cụ thể và phát triển nhân cách của họ. Đây cũng là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển. Có thể hiểu, chức năng giáo dục của đạo đức chính là làm cho “tính người” ở mỗi
  • 15. 11 người được nhiều lên để ngày càng có nhiều hành động đẹp cho những người khác học tập và noi theo. Về thực chất chức năng này là đạo đức hóa con người và xã hội loài người. Hiệu quả của chức năng này phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, xã hội, vào mức độ tự giác của mỗi người trong quá trình giáo dục đạo đức để hướng tới nhân cách và phẩm chất cần có. Chức năng nhận thức: Ngoài hai chức năng nêu trên, đạo đức còn có chức năng nhận thức. Chức năng này bao gồm: nhận thức và tự nhận thức. Nhận thức của đạo đức là một quá trình vừa có hướng nội, vừa có hướng ngoại. Nhận thức hướng nội lấy bản thân chủ thể đạo đức làm đối tượng để nhận thức. Đây là quá trình chủ thể đạo đức tự đánh giá bản thân, tự đối chiếu nhận thức cũng như những hành vi của mình với chuẩn mực đạo đức xem đã phù hợp chưa? Nhận thức hướng ngoại là lấy chuẩn mực đạo đức làm đối tượng để nhận thức. Trên cơ sở đó, chủ thể nhận thức làm gia tăng thêm tính hướng nội của mình. Còn tự nhận thức là quá trình bản thân tự thẩm định, tự đánh giá những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng, xã hội. Từ hai quá trình nhận thức trên con người sẽ đi đến phân biệt những giá trị như: đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác... và hướng tới giá trị bao quátmà con người muốn vươn tới là chân, thiện, mỹ. Các chức năng của đạo đức đều có một vai trò nhất định, nhưng không phải vì thế mà chúng tách rời nhau, không có ràng buộc với nhau mà ngược lại chúng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của chức năng này là tiền đề, điều kiện của sự vận hành chức năng đạo đức khác. Hơn nữa chúng đều hướng tới một mục đích chung của xã hội đó là nhân đạo hóa con người và xã hội loài người. 1.1.2. Môi trường  Khái niệm môi trường Môi trường là khái niệm rộng, bao quát nhiều nội dung và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục.... theo định nghĩa thông thường thì môi trường được hiểu: “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên
  • 16. 12 và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy. [39, tr.618]. Về mặt pháp lý, theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 thì môi trường được định nghĩa là: "hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Từ cách định nghĩa này của Luật Bảo vệ môi trường có thể hiểu môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người và nó có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sống của con người như: sinh hoạt, sản xuất, học tập... Nghĩa là có thể thấy, con người chính là trung tâm của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Thành phần của môi trường theo Điều 1 của Luật này bao gồm: "là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác". Hiện nay có hai cách hiểu đơn giản về môi trường, đó là hiểu theo nghĩa rộng và hiểu theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho hoạt động sinh hoạt, lao động, sản xuất của con người như: nước, không khí, đất, ánh sáng... Theo nghĩa hẹp, không xét tới tài nguyên thiên nhiên môi trường chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của giảng viên bao gồm nhà trường với sinh viên, đồng nghiệp, nội quy của trường, lớp học, phòng làm việc, tổ chức xã hội như Đảng, Đoàn với các điều lệ hay gia đình, họ tộc với những quy định chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư... Nếu chia theo chức năng có thể chia môi trường sống của con người như sau: Một là môi trường tự nhiên bao gồm ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... chúng tồn tại bên ngoài ý muốn của con người, nhưng không phải như vậy mà không chịu sự tác động của con người mà ngược lại chúng vẫn chịu ít nhiều chịu tác động.
  • 17. 13 Hai là môi trường xã hội đó là tổng thể các quan hệ giữa người với người bao gồm: luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ chức đoàn thể... Môi trường xã hội giúp cho hoạt động của con người được đi theo một khuôn khổ nhất định, từ đó dần dần hình thành sức mạnh tập thể to lớn tạo thuận lợi cho sự phát triển, và đây cũng là điểm khác biệt giữa cuộc sống của con người và các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, đó là tất cả các nhân tố do con người tạo ra, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như xe máy, ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, khu công nghiệp, các khu công viên nhân tạo phục vụ cho vui chơi giải trí... Từ những trình bày ở trên có thể hiểu môi trường sống là tất cả những gì có xung quanh con người, đem lại cho con người điều kiện, cơ sở để tồn tại, để sống và phát triển, như C.Mác đã từng trình bày trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844: “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, và chính nó là giới tự nhiên trong chừng mực của bản thân nó không phải là thân thể con người. Con người sống dựa vào tự nhiên. Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người; để khỏi chết, con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó. Sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người liên hệ khăng khít với tự nhiên, điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên”[7, tr.91-92].  Chức năng của môi trường Môi trường chính là không gian sống của con người và sinh vật. Vậy môi trường có chức năng gì? Môi trường cho chúng ta không khí để thở và duy trì sự sống, cho đất đai để trồng trọt chăn nuôi và xây dựng nhà cửa, ngoài ra môi trường còn có rất nhiều loại khoáng sản ở cả trên mặt đất và trong lòng đất, đó là nguồn tài nguyên rất quý phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất mà môi trường còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp là nơi du
  • 18. 14 lịch, nghỉ mát cho con người sau những ngày làm việc vất vả, cho cuộc sống của con người tưoi đẹp và sinh động hơn. Tuy nhiên khả năng cung cấp của môi trường tự nhiên phục vụ các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia và ở mỗi giai đoạn khác nhau. Ngoài ra môi trường còn là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Chất thải có loại ở dạng rắn, có loại ở dạng lỏng và một số loại qua thời gian được hân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh có thể phục vụ lại nhu cầu cầu của con người. Ví dụ chất thải của lợn có thể sử dụng thành ga phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người hay chất thải của các loại gia súc, gia cầm có thể ủ mục thành phân bón cho các loại cây trồng được xanh tốt Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Tuy nhiên với chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường không phải là vô hạn mà là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng sinh thái và dấn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường. Lúc này lại cần sự chung tay góp sức của con người để chống lại hiện tượng ô nhiễm môi trường, để bảo vệ môi trường. 1.1.3. Đạo đức môi trường  Khái niệm đạo đức môi trường Thuật ngữ đạo đức môi trường không phải xuất hiện ngay từ thời cổ đại, thời cổ đại đạo đức môi trường mới chỉ thể hiện ở tình yêu thương của con người với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá và vạn vật xung quanh nơi họ sinh sống. Cho đến khi nền kinh tế thị trường hình thành và phát triển cùng với các cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem theo sự ra đời ngày càng nhiều các loại máy móc hiện đại từ đó làm cho đời sống của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn, họ không bằng lòng với những gì sẵn có hiện tại của tự nhiên. Họ bắt đầu khai thác sâu hơn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của môi trường để tìm ra những nguồn nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho công việc của mình, lâu dần làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị
  • 19. 15 cạn kiệt dẫn đến việc môi trường tự nhiên không thể tự điều chỉnh, tự cân bằng được và gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường. Với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của từng quốc gia riêng lẻ mà nó mang tính toàn cầu, mang tính quốc tế với mọi quốc gia trên thế giới.Từ sự ô nhiễm môi trường đang diễn ra nghiêm trọng như hiện nay chúng ta nhận thấy rằng mỗi quốc gia nên có thay đổi về chiến lược, chính sách, cách thức và mô hình phát triển về kinh tế để từ đó đảm bảo được sự cân bằng, hài hòa giữa con người với xã hội và tự nhiên. Ph.Ăngghen từng phân tích: “Khi đốt rừng trên các triền núi và lấy số phân tro đủ để bón cho một đời cây cà phê đem lại một số thu hoạch rất lớn, thì những người chủ đồn điền Tây Ban Nha ở Cu Ba có cần gì phải suy nghĩ rằng sau này, những trận mưa rào ở vùng nhiệt đới sẽ cuốn sạch lớp đất bên trên không có sự che chở và chỉ để lại những lớp đá trơ trụi”[8, tr. 658]. Có thể thấy, từ trong lịch sử con người vì lợi ích kinh tế cũng đã bất chấp làm những hành động tàn phá tự nhiên. Do vậy, để đảm bảo được sự cân bằng, hài hòa giữa con người với tự nhiên thì bên cạnh việc khai thác tự nhiên con người cũng cần phải bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường. Muốn bảo vệ môi trường thì phải có những hành động, việc làm về bảo vệ môi trường ví dụ như: vứt rác đúng nơi quy định kể cả ở nhà hay ở trường học, bệnh viện, nơi công cộng; không đưa nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; không bẻ cành cây, hái hoa hay dẫm lên cỏ ở những khuôn viên trường học, công viên, khu đô thị làm xấu cảnh quan môi trường; hay rộng hơn là trồng cây phủ xanh đất trống, trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn trái phép những loài vật quý đang trong danh sách cần được bảo tồn.... Những hành động và việc làm đó phải xuất phát từ trong suy nghĩ, nhận thức, thái độ của mỗi người và phải mang tính tự nguyện, tự giác không bắt buộc phải thực hiện. Đây chính là cơ sở để hình thành và cho ra đời một cách ứng xử mới đối với môi trường thuộc về phạm trù đạo đức được mang tên là đạo đức môi trường.
  • 20. 16 Khái niệm về đạo đức môi trường được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nhắc tới. Đầu tiên không thể không nhắc tới một luận điểm nổi tiếng và đó cũng là quan niệm đầu tiên về đạo đức môi trường đưa ra năm 1949 của triết gia người Mỹ mang tên Aldo Leopold trong 5 tập tiểu luận The Land Ethic đã đăng trên A Sand County Almanac (Niên giám một vùng đất): “Một hành động chỉ được coi là đúng nếu nó nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật; ngược lại thì là sai lầm” [Trích theo: 36]. Theo tác giả Ernest Partridge trong tác phẩm Giới thiệu về đạo đức môi trường, Trường Đại học tổng hợp California, Mỹ (2008), có nhấn mạnh: “đạo đức môi trường được hiểu là, sự thể hiện trách nhiệm của con người đối với việc tôn trọng đất đai, thực vật, tài nguyên, sinh vật không phải là con người”. Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở ngoài nước thì trong nước cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức môi trường, trong đó tiêu biểu có: Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Phúc với tác phẩm “Đạo đức môi trường”, tác giả đã đưa ra định nghĩa về đạo đức môi trường như sau: “Đạo đức môi trường là một hệ thống các chuẩn mực đạo đức điều chỉnh quan hệ giữa con người (xã hội) và tự nhiên vì sự phát triển bền vững” [30, tr.73]. Tác giả Hồ Sĩ Quý trong bài viết về môi trường ở tạp trí Triết học số 9 với nội dung “Về đạo đức môi trường” tác giả cũng khẳng định: “Đạo đức môi trường là một khái niệm rộng, phong phú, nhưng không quá đa nghĩa. Trên những nét lớn, có thể hiểu và sử dụng khái niệm này như sau: - Đạo đức môi trường là những chuẩn mực tự nhiên, bình thường ngấm sâu trong hành vi và trong phong cách sinh hoạt, ứng xử của mỗi người và mỗi cộng đồng - Con người bảo vệ môi trường, tôn trọng giới tự nhiên và cẩn trọng trước hệ sinh thái một cách tự nhiên, không cần ai ra lệnh, không vì mục đích vụ lợi nào khác.
  • 21. 17 - Đạo đức môi trường biểu hiện thiết thực trong hành vi của mỗi người, mỗi cộng đồng. Trình độ cao của đạo đức môi trường biểu hiện ở ý thức và kỹ năng xử lý những vấn đề môi trường. - Có thể trong tư tưởng, trong suy nghĩ của mình, những người dân bình thường không hề biết các lý thuyết cao siêu nào đó về hệ sinh thái và bảo vệ môi trường; song, không hẳn vì thế mà họ kém ý thức về mặt đạo đức môi trường. Đạo đức môi trường, trước hết, được biểu hiện ở tình cảm tự nhiên của con người - con người biết ửng xử thân thiện và biết tôn trọng môi trường sống quanh họ. - Đạo đức môi trường độc lập nhất định với học vấn. Người có học vấn cao chưa chắc đã có đạo đức môi trường ở trình độ cao. Người có học vấn thấp vẫn có thể có đạo đức môi trường đáng tôn trọng” [36]. Từ những định nghĩa về đạo đức môi trường của các tác giả trong và ngoài nước, khái niệm đạo đức môi trường được xác định như sau: Đạo đức môi trường là một hệ thống bao gồm các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để trên cơ sở đó con người sẽ tự điều chỉnh những hành vi của bản thân một cách tự giác, tự nguyện, không cần ai chỉ đạo với môi trường nhằm hướng đến sự phát triển hài hòa, ổn định và bền vững giữa con người với môi trường tự nhiên. Như vậy, khái niệm đạo đức môi trường gồm một số nội dung cơ bản đáng chú ý như sau: 1) Đạo đức môi trường là một hệ thống các quan điểm, quy tắc, chuẩn mực đạo đức để hướng dẫn con người và điều chỉnh hành vi của con người đối với môi trường nhằm thực hiện những mục đích của mình với môi trường nhưng cũng vẫn bảo vệ môi trường để tạo ra sự phát triển hài hòa và bền vững giữa con người với môi trường. 2) Trên cơ sở các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức con người đã tự giác và chủ động điều chỉnh hành vi của mình với môi trường sa cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức môi trường.
  • 22. 18 3) Đạo đức môi trường thể hiện trách nhiệm của mỗi con người với môi trường, đó là trách nhiệm vừa khai thác vừa kiến tạo và bảo vệ môi trường. Cũng là thể hiện mối quan hệ đề cao môi trường của con người trong xã hội hiện đại. Qua đây, có thể coi đạo đức môi trường là một sự đánh giá mang tính hệ thống các mối quan hệ đạo đức giữa con người và môi trường tự nhiên xung quanh con người. Từ đó xác lập lên các chuẩn mực nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên theo hướng hài hòa lợi ích giữa con người và tự nhiên. Nói cách khác là đảm bảo lợi ích của con người mà không làm tổn hại giới tự nhiên. Và đạo đức môi trường là sự thể hiện hành vi của con người thông qua ý thức của họ đối với môi trường, nó vừa mang tính tất yếu lại vừa mang tính tự giác. Tại sao đạo đức môi trường lại có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong đời sống con người và xã hội? Vì nó là những chuẩn mực dành cho tất cả mọi người không phân biệt tầng lớp trí thức hay nông dân, là người giàu hay người nghèo, là người già hay người trẻ, là ngưoif theo tôn giáo hay không theo tôn giáo. Những chuẩn mực đó mang tính cộng đồng và xã hội vì môi trường là của tất cả mọi người không phải là của riêng ai. Như vậy thực hiện các hành vi với môi trường theo những chuẩn mực đó được coi là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi người đối với môi trường, xuất phát từ ý thức, suy nghĩ và lương tâm của mọi người với môi trường. Bên cạnh tính tất yếu đạo đức môi trường còn mang tính tự giác. Tính tự giác ở đây là thể hiện sự tự bản thân mỗi người tự có những hành động đối với môi trường chứ không do tổ chức xã hội hay người nào khác ép buộc họ thực hiện các hành vi với môi trường. Hành động của mỗi người đối với môi trường ở đây xuất phát từ trong suy nghĩ, trong lương tâm của họ. Nếu những người yêu môi trường, muốn bảo vệ môi trường họ sẽ có những hành động để bảo vệ môi trường như: không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, hái hoa hay dẫm lên cỏ ở những nơi công cộng... và ngược lại là những người không muốn bảo vệ môi trường. Để nhận biết
  • 23. 19 được một người có đạo đức môi trường hay không chỉ cần thông qua hành động và việc làm của họ đối với môi trường. Như vậy để thực hiện được đạo đức môi trường đòi hỏi mỗi người cần trang bị cho mình những tri thức khoa học không chỉ về lĩnh vực môi trường mà còn bao gồm các lĩnh vực khác, từ đó phát huy sức sáng tạo của mình để khai thác và bảo vệ tự nhiên sao cho hợp lý và mỗi con người cũng cần đạo đức và tinh thần trách nhiệm với hành động của mình.  Những chuẩn mực cơ bản của đạo đức môi trường Nói đến đạo đức không thể không nói đến chuẩn mực đạo đức. Chuẩn mực đạo đức có tư cách là sự thể hiện những yêu cầu, những đòi hỏi của xã hội đối với hành vi cá nhân và chuẩn mực đạo đức thể hiện một cách tập trung chức năng điều chỉnh của đạo đức. Vai trò điều chỉnh của các chuẩn mực đạo đức biểu hiện như sau: những đòi hỏi, những yêu cầu của xã hội (ngăn cấm hoặc khuyến khích) thể hiện trong chúng tạo nên giới hạn cho hành vi, xác định điều gì cần làm và điều gì không được làm trong những hoàn cảnh, những tình huống cụ thể nhất định. Chuẩn mực đạo đức, do vậy, là yếu tố trung tâm của ý thức đạo đức. Đồng thời nó cũng phản ánh những yêu cầu về mặt đạo đức của xã hội đối với con người. Bởi vậy, một hệ chuẩn mực đạo đức nhất định sẽ xác định đặc trưng của một nền đạo đức nói chung hay một lĩnh vực đạo đức cụ thể. Ở đây, có thể thấy đạo đức môi trường là một lĩnh vực đạo đức đặc thù, vì vậy đi kèm với nó là một hệ thống chuẩn mực đạo đức đặc thù phản ánh những đặc thù của việc bảo vệ môi trường. Mặc dù mang tính đặc thù nhưng chuẩn mực đạo đức môi trường không biệt lập với các chuẩn mực đạo đức khác mà vẫn có mối liên hệ với các chuẩn mực đạo đức đó. Như đã biết mọi quan hệ trong xã hội đều là quan hệ động, chính vì vậy quan hệ giữa con người và môi trường, xã hội và tự nhiên cũng là quan hệ động. Vì vậy, các chuẩn mực đạo đức môi trường cũng biến đổi theo chiều hướng mở rộng về nội dung và gia tăng về số lượng do tính phức tạp của quan hệ này ngày càng gia tăng. Vị trí, vai trò, chức năng của mỗi chuẩn mực
  • 24. 20 đạo đức môi trường trong hệ thống các chuẩn mực đạo đức môi trường không phải lúc nào cũng cố định mà có sự biến đổi theo từng thời kỳ, từng địa vực nhất định khác nhau. Có những chuẩn mực sẽ tồn tại rất lâu nhưng có những chuẩn mực sẽ nhanh bị thay đổi do tồn tại xã hội thay đổi, chính trị, văn hóa thay đổi. Ở mỗi thời kỳ, mỗi địa vực nhất định vấn đề môi trường nào nổi lên cấp bách thì những chuẩn mực đạo đức điều chỉnh việc giải quyết vấn đề môi trường đó trở thành chuẩn mực chủ yếu và cấp bách nhất. Mặc dù vậy, cũng như những lĩnh vực đạo đức khác, đạo đức môi trường có những chuẩn mực chung chi phối các phương diện cụ thể của quan hệ giữa con người và môi trường. Nhưng quan hệ đạo đức trong đạo đức môi trường có tính chất đặc biệt, đó là nó phải vượt lên trên mối quan hệ giữa người với người để vươn tới quan hệ đối với giới tự nhiên. Trong điều kiện môi trường hiện nay, những chuẩn mực sau đây có thể coi là những chuẩn mực chung căn bản nhất: * Tôn trọng và bảo vệ sự hài hoà của hệ thống con người - xã hội - tự nhiên Chuẩn mực này có thể coi là chuẩn mực chung nhất, chi phối, định hướng các chuẩn mực đạo đức môi trường khác, tạo cơ sở, nền tảng cho quan hệ đạo đức của con người đối với tự nhiên. Những chuẩn mực khác trong hệ thống chuẩn mực đạo đức môi trường đều là sự cụ thể hoá, chi tiết hóa chuẩn mực này với mới những mức độ khác nhau. Chuẩn mực này có cơ sở khách quan là quá trình hình thành, quá trình tiến hóa một cách tự nhiên của hệ thống con người – xã hội – tự nhiên. Trước khi có con người, tự nhiên là một hệ thống thuần túy, có cơ chế tự điều chỉnh. Nhưng từ khi con người xuất hiện hệ thống đó không còn là hệ thống tự nhiên thuần túy nữa mà đã thay vào đó là hệ thống con người - xã hội - tự nhiên. Con người khác với các thành tố khác của tự nhiên là họ có ý thức, có lí trí và có năng lực để cải biến tự nhiên. Tuy nhiên với sự tác động của con người tới tự nhiên trong suốt thời gian dài đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cùng với nhận thức của mình, con người phải có những hành động thực tiễn nhằm bảo đảm sự hài hoà, cân bằng của hệ thống con người- xã hội- tự nhiên. Bằng lí trí, ý thức và
  • 25. 21 bằng thực tiễn, con người sẽ nhận ra tôn trọng vàbảo vệ sự hài hoà của hệ thống con người- xã hội- tự nhiên là một yêu cầu,một chuẩn mực đạo đức. Thái độ, tình cảm tôn trọng, bảo vệ sự hài hoà của hệ thống con người - xã hội- tự nhiên sẽ định hướng cho con người có sự tự giác và tự nguyện bảo vệ sự đa dạng sinh học, bởi chính sự đa dạng sinh học là một trong những nhân tố, điều kiện đảm bảo cho sự hài hòa của hệ thống con người – xã hội – tự nhiên luôn luôn được bền vững. Và cũng chính thái độ, tình cảm đó sẽ định hướng cho chúng ta tự giác và tự nguyện giải quyết một cách tối ưu những vấn đề đang tồn tại của con người, của xã hội. Bởi vì, những vấn đề của môi trường không thể độc lập giải quyết mà không giải quyết những vấn đề của con người, xã hội và những vấn đề của xã hội, con người cũng chỉ có thể giải quyết được triệt để khi giải quyết được các vấn đề của môi trường, của tự nhiên. Chính vì vậy, tôn trọng và bảo vệ sự hài hoà của hệ thống con người - xã hội- tự nhiên là chuẩn mực đạo đức phổ quát, đồng thời cũng là sự phản ánh về mặt đạo đức của bản thân quá trình phát triển bền vững lấy kinh tế, xã hội và môi trường cùng làm mục tiêu để hướng tới. Như vậy, đạo đức môi trường không những đòi hỏi bản thân mỗi người phải biết tôn trọng môi trường tự nhiên mà còn phải biết đấu tranh chống lại các quan niệm lạc hậu cho rằng con người là tất cả, “trời sinh voi, trời sinh cỏ” và môi trường tự nhiên chỉ là vô tri vô giác, từ đó, con người phải biết đấu tranh với các biểu hiện xâm hại đến môi trường, từ đó cùng chung tay bảo vệ môi trường. * Sử dụng tài nguyên tiết kiệm và có hiệu quả Đây là chuẩn mực chủ yếu liên quan chính đến lĩnh vực sản xuất. Vì lĩnh vực này tập trung khai thác các nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có của tự nhiên. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cho ra đời nhiều máy móc hiện đại làm cho quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng và nhu cầu khai thác tài nguyên ngày càng cao. Đến nay, nhân loại đã khai thác hết hơn 40% nguồn tài nguyên không tái tạo được. Và với sự phát triển của xã hội, sự gia tăng về dân số đòi hỏi vẫn phải đẩy mạnh việc khai thác hơn nữa. Trước thực trạng này thì việc sử
  • 26. 22 dụng tài nguyên tiết kiệm và có hiệu quả trở thành yêu cầu của sự phát triển kinh tế bền vững và do đó trở thành chuẩn mực về mặt đạo đức. Tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên không chỉ dừng lại ở việc không lãnh phí tài nguyên trong sản xuất mà còn phải tiến hành áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để sao cho mỗi đơn vị sản phẩm làm ra tiêu hao ít nhất nguyên liệu và nhiên liệu. Trong điều kiện xã hội ngày nay, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả là yêu cầu không chỉ với nguồn tài nguyên không tái tạo được mà còn là yêu cầu với cả những nguồn tài nguyên tái tạo được. Và cần phải coi chuẩn mực này là một trong những chuẩn mực căn bản của đạo đức môi trường. Người có đạo đức môi trường không chỉ không tham gia phá rừng, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, săn bắt động vật hoang dã…, mà còn phải biết đấu tranh chống lại, kiên quyết không tiếp tay cho những hành vi sai trái đó. * Tự giác và tự nguyện nâng các yêu cầu pháp lí về bảo vệ môi trường thành các yêu cầu đạo đức và tuân thủ các yêu cầu đó Những yêu cầu bảo vệ môi trường đã được thể chế hóa trong các cam kết quốc tế và luật môi trường của các quốc gia cũng như những quy định mang tính pháp lí về bảo vệ môi trường của các tổ chức, các thiết chế xã hội, các đơn vị sản xuất là những yêu cầu căn bản và tối thiểu đối với con người trong quan hệ với môi trường. Nếu không may vi phạm các yêu cầu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ môi trường, đó là gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay nước ta đã có các quy định, các văn bản pháp lý và đã ban hành Luật Môi trường năm 1993 và có sửa đổi, bổ sung vào năm 2005. Mặc dù vậy: Quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều mặt còn hạn chế; pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa nghiêm. Điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng tài nguyên chưa đáp ứng yêu cầu. Việc giao quyền quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, khoáng sản, rừng, nguồn nước chưa phù hợp với kinh tế thị trường và hiệu quả chưa cao; vẫn còn tình trạng khai thác trái phép
  • 27. 23 tài nguyên, khoáng sản. Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện; ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi còn nghiêm trọng” [26, tr.168]. Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn các loài thú quý, khai thác khoáng sản trái phép vẫn đang lộng hành và một số cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn ngang nhiên đưa nước thải chưa qua xử lý hoặc mới xử lý ở mức đơn giản ra môi trường gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất, không khí. Trong cuộc sống sinh hoạt của từng hộ gia đình vẫn còn nhiều hiện tượng đưa rác thải, nước thải ra môi trường chưa đúng theo quy định.Sạt lở ven biển, ven sông và xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp... Từ những hành động nêu trên cho thấy việc nâng những yêu cầu pháp lí về bảo vệ môi trường lên thành những yêu cầu đạo đức tối thiểu và thực hiện chúng một cách tự giác, tự nguyện thông qua hành vi của bản thân mỗi người là một trong những chuẩn mực đạo đức môi trường cơ bản trong điều kiện bảo vệ môi trường hiện nay. * Công bằng trong khai thác và bảo vệ môi trường Trái đất và những thành phần bên trong trái đất là là ngôi nhà và là tài sản chung của toàn nhân loại. Chính vì vậy, con người phải cùng nhau chia sẻ một cách công bằng các lợi ích từ khai thác cũng như chia sẻ một cách công bằng trách nhiệm bảo vệ và phát triển môi trường. Với sự tăng trưởng về kinh tế sẽ liên quan đến quy mô khai thác tài nguyên của môi trường và từ đó sẽ liên quan đến chất thải, khí thải. Hiện nay với sự phát triển về kinh tế kéo theo đó là sự gia tăng về chất thải, khí thải. Trên thế giới hiện nay nếu chia theo sự phát triển kinh tế thì có các nước phát triển và các nước đang phát triển. Vấn đề công bằng hiện nay là ưu tiên cho các nước đang phát triển được khai thác tài nguyên, đẩy mạnh hoạt động sản xuất vật chất để nhanh chóng theo kịp các nước phát triển về kinh tế - xã hội. Nhưng một nghịch lý đặt ra là tăng trưởng kinh tế sẽ lại dẫn đến tăng chất thải và khí thải vào môi trường. Và lúc này, sự chia sẻ của các nước phát triển với các nước đang phát triển sẽ là việc chuyển giao công
  • 28. 24 nghệ thân thiện với môi trường cùng sự hỗ trợ về tài chính, máy móc, trang thiết bị hiện đại... để giải quyết vấn đề chất thải và khí thải đặt ra. Công bằng ở đây được thể hiện bằng việc các nước phát triển tự nguyện cam kết cắt giảm khí thải, chất thải và chấp nhận một mức độ tăng trưởng tương ứng. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy, nhiều quốc gia phát triển không hoàn toàn chia sẻ quan điểm đó. Chính vì vậy, ở cấp độ toàn cầu, vấn đề đặt ra là các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển cần đi tới sự thống nhất trong cách hiểu về công bằng trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sự công bằng ở đây chính là sự nhượng bộ, sự hi sinh và san sẻ nhất định về những lợi ích trước mắt để vì lợi ích chung và lợi ích lâu dài của toàn nhân loại trong ngôi nhà chung của mình. Trong phạm vi một quốc gia, công bằng trong bảo vệ môi trường đó là sự chia sẻ trách nhiệm với các doanh nghiệp, các công ty. Trong đó, các doanh nghiệp với tư cách là cở sở sản xuất chính sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp quy liên quan đến môi trường thì phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp lý tức là trách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật, đồng thời còn phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường. Đây chính là sự chia sẻ trách nhiệm một cách tự giác và tự nguyện. Như vậy mới tạo ra được sự công bằng trong khai thác và bảo vệ môi trường. * Nâng cao tinh thần tương trợ và phối hợp hành động giải quyết các sự cố môi trường Các sự cố môi trường, đặc biệt là các sự cố nghiêm trọng đã từng gây ra những tổn thất vô cùng to lớn về tính mạng con người, tài sản và môi trường. Di hại của những sự cố đó có thể kéo dài nhiều năm, qua nhiều thế hệ (từ thế hệ này sang thế hệ khác). Một số thảm họa gây ô nhiễm môi trường và để lại hậu quả lâu dài như: “Năm 1932 - 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui gây hậu quả nghiêm trọng. Theo Med.org.jp: “chất thải đã tích tụ sinh học trong hải sản ở khu vực biển này, khiến người dân và súc vật
  • 29. 25 địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân ở đây được gọi là bệnh Minamata. Vụ nuôhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm 1956 nhưng phải đến năm 1968, chính quyền mới chính thức kết luận nguyên nhân bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm. Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau. Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co quắp, không nói được. Thai nhi đẻ ra bị dị dạng. Gần 2.000 người chết, 10.000 người bị ảnh hưởng. Chó, mèo bị nhiễm độc cũng phát điên rồi chết. Cá biển chết dạt đầy bờ, phủ kín mặt biển. Đến năm 2004, tập đoàn Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân và bị yêu cầu phải làm sạch khu vực biển bị ô nhiễm”[51]. Gần đây nhất, thảm họa kép động đất, sóng thần và sự cố lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản đã làm thiệt mạng 15.846 người và 3.317 người vẫn đang mất tích. Thiệt hại về vật chất ước tính là 300 tỉ USD. Việc giải quyết sự cố môi trường ở Nhật Bản đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều quốc gia và hàng trăm tổ chức từ thiện. Nhưng những di hại của nó thì chưa biết bao giờ có thể giải quyết dứt điểm được. Mới đây, ở nước ta vào tháng 4 năm 2016, nhà máy Formosa xả thải chứa độc tố: bao gồm cyanide, phenols và hydroxide sắt; làm cá chết dọc bờ biển dài hơn 200 km và di hại của biến cố này khiến cho cuộc sống của hàng trăm ngư dân và dân chúng tại 4 tỉnh Bắc Trung Bộ bị xáo trộn. Hàng ngàn chiếc tàu nằm phơi bờ không thể ra khơi đánh bắt cá và hải sản cũng như hơn 40 ngàn công ăn việc làm tại khu vực này bị ảnh hưởng và 250 ngàn người lao động cả nước bị tác động suốt hơn một năm. Sau đó Formosa đã đền bù 500 triệu USD để hỗ trợ người dân bị thất nghiệp. Người dân cả nước cũng đã tổ chức quyên góp để giúp đỡ ngư dân vượt qua khó khăn. Yêu cầu giảm thiểu tối đa những thiệt hại đáng tiếc xảy ra về tính mạng con người, về tài sản cùng tác hại đối với môi trường đòi hỏi phải có sự tương trợ, sự giúp đỡ và sự phối hợp hành động để giải quyết các sự cố môi trường. Một sự cố môi trường nào đó xảy ra có thể chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm trực tiếp của một tổ chức, một quốc gia nhất định, nhưng việc khắc phục hậu quả của nó đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả những quốc gia, những tổ chức, những đơn vị có khả năng.
  • 30. 26 Chính vì vậy, nâng cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ và phối hợp hành động giải quyết các sự cố môi trường là một trong những yêu cầu, một trong những chuẩn mực hàng đầu của đạo đức môi trường. * Giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp trong đời sống thường nhật Đây là chuẩn mực nhấn mạnh đến trách nhiệm, thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Thói quen sinh hoạt là một hình thức biểu hiện của lối sống, vì vậy nó bị quy định bởi tổng thể những điều kiện sinh sống của con người: phương thức sản xuất xã hội và truyền thống văn hóa có vai trò cơ bản nhất. Mặc dù bị quy định như vậy, nhưng một khi đã định hình, các thói quen sinh hoạt có tính độc lập nhất định và tác động ngược trở lại cơ sở kinh tế, xã hội đã sản sinh ra chúng. Tuy nhiên cũng do tính độc lập đó mà trong đời sống luôn tồn tại cả thói quen tích cực và thói quen tiêu cực. Vì vậy mỗi người cần khắc phục những thói quen tiêu cực, đẩy mạnh, phát huy những thói quen tích cực bằng cách tự giác, tự nguyện thực hiện yêu cầu giữ gìn môi trường sống xung quanh mình xanh, sạch, đẹp và nâng yêu cầu đó lên thành chuẩn mực đạo đức môi trường. Mỗi người nên biết hoà mình vào thiên nhiên, làm bạn với cỏ cây, hoa lá; thay việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách nuôi các loài thiên địch của sâu bọ; quý trọng và tiết kiệm khi sử dụng điện, nước; biết làm ra của cải vật chất bằng cách tái chế rác thải, phế liệu như sản xuất phân bón từ rác hữu cơ, làm lò Biogas từ phân gia súc, hạn chế mua đồ lấy nhiều túi nilon… Chuẩn mực này nhắc nhở mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung; đồng thời cũng nên tích cực tham gia vào các hoạt động làm xanh, sạch đẹp đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, nơi làm việc, nơi vui chơi công cộng… Việc thường xuyên có ý thức tham gia vào những hoạt động như vậy sẽ tạo cho con người thái độ, thói quen thân thiện và yêu quý môi trường, từ đó càng có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường. * Thực hành lối sống văn hóa, thể hiện quan hệ hài hòa giữa mức sống và lối sống
  • 31. 27 Trái với lối sống tiêu thụ, lối sống văn hóa được định hướng bởi nững giá trị cao đẹp. Đó là lối sống mà mỗi người vừa ra sức phát triển nhân cách của mình vừa góp phần tạo ra những điều kiện cho sự phát triển nhân cách của người khác và của toàn thể cộng đồng. Là lối sống có sự cân đối giữa việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất và những nhu cầu tinh thần. Một trong những nhu cầu không thể thiếu để làm nên ý nghĩa cuộc sống đó là quan tâm đến mọi người xung quanh mình và quan tâm đến cộng đồng. Cốt lõi của sự quan tâm đó là quan tâm về mặt lợi ích, là sự giải quyết hài hòa lợi ích giữa con người với con người trên tất cả các phạm vi. Việc bảo vệ môi trường đòi hỏi phải giải quyết các lợi ích đó và từ việc giải quyết các lợi ích đó sẽ tạo điều kiện cho việc bảo vệ môi trường. Trong điều kiện môi trường hiện nay việc giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp trong đời sống thường nhật đó là thực hiện lối sống xanh, đây là lối sống đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không phải hi sinh hay ảnh hưởng đến việc các thế hệ tương lai. Trên đây là những chuẩn mực cơ bản của đạo đức môi trường và các chuẩn mực này chủ yếu nhấn mạnh về việc điều chỉnh hành vi của con người. Các chuẩn mực đó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, mỗi chuẩn mực đều có vai trò và chức năng của mình. Chính vì vậy không nên coi trọng chuẩn mực này, từ bỏ chuẩn mực khác, như vậy sẽ không phát huy được hết khả năng trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra các Hội nghị thượng đỉnh trên thế giới về chủ đề môi trường cũng chú trọng các nội dung sau: Thứ nhất, các hành vi môi trường trước hết phải đảm bảo khả năng tái tạo và phục hồi tự nhiên, cụ thể là các hệ động vật, thực vật. Đồng thời phải khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo được như: khoáng sản, các nguyên, nhiên liệu hóa thạch. Thứ hai, việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng sinh thái (đảm bảo các tiêu chuẩn sinh thái) tiêu chí này phải được coi là một trong những chuẩn mực đạo đức đặc biệt đối với các tổ chức doanh nghiệp. Đồng thời là tiêu chuẩn để điều
  • 32. 28 chỉnh hành vi sản xuất của con người. Kiên quyết không sản xuất những sản phẩm phi sinh thái. Tẩy chay những sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn sinh thái. Thứ ba, sản xuất tiêu dùng phải đảm bảo an toàn chất lượng môi trường sống như: đảm bảo tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái, đảm bảo tình trạng sức khỏe của con người trong vùng mà họ đang sống. Cũng như đảm bảo các tiêu chí môi trường như: tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn, bụi, rác thải, nước thải... đảm bảo cho chúng ta đuợc sống trong lành. Thứ tư, sống thân thiện với môi trường. Điều này được thể hiện qua hành động trong cuộc sống thường ngày như: sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện; tắt khi không sử dụng: tivi, máy tính, điện, quạt; sử dụng năng lượng mặt trời; trồng cây cảnh trong nhà; hạn chế sử dụng túi nilon; tận dụng nước thải để tưới cây; sử dụng tiết kiệm nước… Bốn chuẩn mực vừa nêu trên là những chuẩn mực mang tính mặc định đối với tất cả mọi người, nhằm hướng tới một môi trường không còn ô nhiễm, một môi trường trong lành, một môi trường xanh – sạch – đẹp để từ đó bảo đảm sức khỏe cho con người và sự sinh sôi phát triển của các loài sinh vật trên phạm vi toàn cầu. 1.2. Đạo đức môi trƣờng ở sinh viên 1.2.1. Một số đặc điểm tâm, sinh lý của sinh viên  Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên Sinh viên là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Họ có độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 24 tuổi, là độ tuổi đã và đang có những hoàn thiện về mặt sinh học và xã hội. Đây là thời kỳ phát triển đầy đủ các chức năng tâm lý, sự hài hòa của con người gắn liền với năng lực làm việc được nâng cao một cách rõ rệt, nhân cách cơ bản cũng đã được hình thành và luôn có tính độc lập cao. Sinh viên có đặc điểm tâm lý lứa tuổi nổi bật là sự phát triển khả năng tự ý thức. Tự ý thức bao gồm tự quan sát, tự phân tích, tự đánh giá, tự kiểm tra... là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân có chức năng tự điều chỉnh nhận
  • 33. 29 thức, thái độ, sự đánh giá toàn diện đối với bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống. Qua quá trình tự ý thức, cá nhân điều chỉnh hành vi và cử chỉ của mình, đó là điều kiện phát triển có ý thức và nhân cách, để xây dựng tương lai và tổ chức toàn bộ thế giới nội tâm của nhân cách đó và từ đó cũng dần dần hoàn thiện nhân cách, lối sống theo các yêu cầu của xã hội. Do đó có thể thấy, hiệu quả giáo dục không chỉ phụ thuộc vào khí chất, năng lực, tính cách, động cơ, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm ý thức của của mỗi sinh viên. Khi học ở trường đại học, việc xây dựng con đường sống trong tương lai của sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của họ trước tiên là ảnh hưởng đến tính tích cực bên trong sinh viên. Mức độ tích cực của tự ý thức của sinh viênphụ thuộc vào thời hạn đạt tới mục đích được vạch ra và cho thấy việc chuyển sang dự kiến lâu dài của cuộc sống sẽ làm tăng cường tính tích cực bên trong thuộc phạm vi nhận thức. Một trong những thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển ý thức của sinh viênlà năng lực tự đánh giá. Tự đánh giá là kết quả bên ngoài hình thành nên lòng tự trọng của cá nhân. Lòng tự trọng, tự tin phản ánh trạng thái tâm lý đạo đức của con người và tạo nên thái độ tốt đối với bản thân. Trong thời kỳ học tập tại các trường Đại học sinh viên bắt đầu cuộc sống lao động trí tuệ học tập căng thẳng, nhận được sự thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người là nhận thức về thế giới xung quanh. Cùng với sự tăng lên về ý thức trong quá trình học tập thì các chức năng tâm lý cũng được phát triển như tư duy trừu tượng, trí nhớ, khả năng phán đoán, chú ý... học tập và giao tiếp là hai hoạt động tích cực biểu hiện trong nhân cách sinh viên. Nhìn chung, đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên là thích cái mới lạ, thích học hỏi và ưa tìm tòi khám phá, sáng tạo. Bên cạnh đó sinh viên còn có tính nhạy bén cao cập nhật nhanh những cái mới về khoa học công nghệ, kiến thức trong đời sống và kỹ năng sống. Những đặc điểm này chính là cơ sơ quan trọng cho quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.  Một số đặc điểm sinh lý của sinh viên
  • 34. 30 Ở tuổi này, về cơ bản các cơ quan và hệ thống cơ quan quan trọng nhất của cơ thể ngừng phát triển, với chiều cao vì phần sụn nằm ở đầu xương đã được xương hóa, nên nói chung chiều cao gần như cố định, tuy nhiên lại phát triển theo chiều ngang và tăng trọng lượng cơ thể. Bộ não đã đạt trọng lượng tối đa, khoảng 1400gr, các tổ chức của hệ thần kinh vẫn còn phát triển và đi đến hoàn thiện. Các trung khu thần kinh có những nhiệm vụ chuyên biệt riêng, khả năng tư duy, khả năng phân tích tổng hợp và trừu tượng hóa tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành phản xạ có điều kiện. Đây là cơ sở sinh lý của việc nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật.. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi có giai đoạn dậy thì gần hoàn thành, các chức năng sinh sản đã hoàn thiện. Chính vì vậy nên bản thân các em cũng muốn mở rộng các mối quan hệ với bạn bè, thích giao lưu học hỏi các bạn cùng trang lứa. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức môi trường ở sinh viên  Ảnh hưởng từ gia đình Sinh viên là lớp người đang mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Là lứa tuổi với những ước mơ, những hoài bão lớn và bản thân các em rất muốn chinh phục ước mơ ấy, hoài bão ấy. Như đã biết, gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Từ nhận định này cho thấy gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con người, trong đó có sinh viên. Chúng ta có thể thấy, nếu gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương nhau, bố mẹ kính trọng, chăm sóc ông bà, yêu thương con cái, gia đình không có xô xát, cãi nhau trước mặt con trẻ, thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ và sau này lớn lên sẽ có những đức tính tốt, có ý thức đạo đức và cũng sẽ có ý thức đạo đức môi trường. Và ngược lại nếu gia đình bố mẹ hay cãi nhau trước mặt con trẻ, bố mẹ không kính trọng ông bà, không chăm sóc ông bà, bố mẹ hay la mắng con cái thì gia đình đó con cái sẽ học những đức tính
  • 35. 31 của bố mẹ, sẽ trở thành những đứa trẻ thiếu giáo dục, những đứa trẻ không ngoan và có thể sau này chúng cũng sẽ đối xử với bố mẹ như bố mẹ đối xử với ông bà. Khi ra ngoài xã hội chúng sẽ không tôn trọng người khác và sẽ có những hành vi thiếu đạo đức và cũng có thể sẽ thiếu ý thức đạo đức môi trường Kinh tế gia đình cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Điều đó thể hiện như sau: có thể cha mẹ chỉ lo làm kinh tế, không có thời gian quan tâm tới quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của con em mình, hoặc một số gia đình có điều kiện kinh tế đầy đủ, cha mẹ chỉ cung cấp tiền (tiền có thể lo được) không quan tâm đến việc học tập, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con mình và việc giáo dục, xây dựng phẩm chất đạo đức thì chủ yếu để cho nhà trường trang bị cho nên dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên không được trang bị những kỹ năng sống tối thiểu, không có những phẩm chất đạo đức tối thiểu. Nhiều sinh viên gia đình có điều kiện kinh tế đã trở thành cậu ấm cô chiêu sống theo kiểu hưởng thụ, dùng tiền để giải quyết mọi việc. Các em chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền và ý thức đạo đức của các em không có. Từ đó các em cũng không coi trọng những hành động bảo vệ môi trường. Bản thân các em coi những hành động vứt rác bừa bãi, dẫm lên cỏ, hái hoa, bẻ cành, hút thuốc lá nơi đông người, thậm chí có em còn sử dụng chất kích thích như ma túy tổng hợp, ma túy đá… là bình thường không ảnh hưởng gì đến mọi người xung quanh và cũng không ảnh hưởng tới môi trường. Từ đây có thể thấy giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách, ý thức đạo đức cho con em mình có vai trò rất quan trọng. Mỗi gia đình nên sắp xếp thời gian cho công việc và cho con một cách hợp lý để quan tâm, yêu thương đến com mình để giúp các em có ý thức đạo đức tốt, có những hành động thể hiện mình là người có văn hóa, có đạo đức. Đặc biệt sinh viên phần lớn các em đều sống xa nhà, xa vòng tay bố mẹ nên càng thiếu thốn tình cảm của gia đình và càng cần sự quan tâm hơn của gia đình để các em không bị sa ngã vào những tệ nạn xã hội, không sống buông thả và trong tương lai không xa các em sẽ góp sức mình vào xây
  • 36. 32 dựng đất nước, sẽ trở thành những người vừa có tài vừa có đức như sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mong muốn.  Ảnh hưởng từ bạn bè Sinh viên là chỉ đối tượng sẽ học tại các trường đại học, cao đẳng. Có thể học tại các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh thì sẽ học ở trên thành phố (nếu nhà ở thành phố thì sẽ đi đi về về, còn nhà ở quê thì có thể ở ký túc xá của trường hoặc ở trọ bên ngoài), nếu học ở các trường đại học, cao đẳng khác tỉnh thì sẽ phải đi xa và bắt buộc là phải ở trọ hoặc ở ký túc xá của nhà trường. Đi học trên lớp các em sẽ học cùng khoảng 30 đến 40 bạn khác, ngoài giờ học sẽ có giờ giải lao, đó là lúc các em giao lưu, vui chơi cùng nhau. Như vậy có thể thấy, các em sẽ sống trong môi trường tập thể, nếu ở kí túc xá, ở trên lớp sẽ là môi trường tập thể lớn còn ở trọ thì sẽ ở môi trường tập thể nhỏ. Chính vì ở trong môi trường tập thể như vậy nên có nhiều đối tượng khác nhau, có bạn nhà giàu, có bạn nhà bình thường, có bạn nhà khó khăn; có bạn chăm học, có bạn lười học; có bạn chăm lao động, có bạn lười lao động; có bạn đi làm thêm, có bạn không đi làm thêm; có bạn học ngành này, có bạn học ngành kia ở cùng xóm với nhau hay ở cùng ký túc xá với nhau. Và sinh viên là lứa tuổi đang thích khám phá, tìm tòi và thể hiện mình nên các bạn sẽ bộc lộ tính cách, môi trường tập thể như vậy cũng sẽ học tập cả những đức tính tốt và đức tính chưa tốt. Ví dụ về hành vi đạo đức môi trường, bạn này vứt rác bừa bãi nhưng không bị ai nhắc nhở, bạn kia thấy vậy liền nghĩ vậy việc gì mình phải mang ra tận thùng rác vứt cho mất công, mình cũng vứt luôn ở đây như bạn kia cho nhanh. Nhiều lần như vậy sẽ hình thành thói quen xấu là vứt rác không đúng nơi quy định. Hay khi ở xóm trọ, ở ký túc xá tiến hành dọn vệ sinh tập trung, có bạn không tham gia cũng không sao lần sau sẽ có bạn cũng sẽ không tham gia. Hoặc khi Nhà trường triển khai việc dọn vệ sinh khuôn viên trường, có bạn không tham gia, có bạn tham gia nhưng không làm việc tích cực nhưng cũng không bị khiển trách, nhắc nhở, những bạn làm tốt cũng không được tuyên dương, lần sau những bạn làm tốt cũng sẽ không tham gia hoặc tham gia không nhiệt tình. Ngược lại những bạn làm tốt được tuyen
  • 37. 33 dương, những bạn làm chưa tốt được nhắc nhở chỉ ra những thiếu xót để lần sau các bạn sửa chữa thì sẽ là những hình ảnh tốt cho các bạn khác học tập đức tính tốt và tránh những hành vi chưa tốt. Từ những ví dụ trên chúng ta thấy bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi đạo đức của sinh viên trong đó có hành vi đạo đức môi trường, ảnh hưởng này có thể theo hai hướng là tích cực hoặc tiêu cực. Vì đặc điểm tâm lý của sinh viên như đã phân tích ở trên là các em thích cái mới lạ, thích học hỏi và sáng tạo, thích thể hiện mình và điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến ý thức đạo đức của các em , trong đó có đạo đức môi trường. Một trong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng đạo đức môi trường ở sinh viên hiện nay là do sinh viên bị những ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè có tư cách đạo đức không tốt, từ những bạn bè không có văn hóa. Qua đây, chúng ta cũng thấy được việc giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên rất có ý nghĩa và cần được phổ biến rộng rãi trong các trường học, không chỉ trường đại học, cao đẳng mà còn phải phổ biến cả ở các bậc học thấp hơn từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông để hướng tới một môi trường thân thiện, không khí trong lành, xanh mát ở tất cả các trường học trên khắp mọi miền tổ quốc thân yêu!  Ảnh hưởng từ nhà trường Nhà trường không chỉ là nơi truyền tri thức cho các em sinh viên, mà còn là nơi giáo dục kĩ năng sống cho các em. Khi các em bước chân vào cánh cổng đại học, đồng nghĩa với việc các em bắt đầu mọt khởi đầu mới với nội dung các môn học mới, phương pháp giảng dạy mới và nề nếp, cách quản lý của thầy cô cũng mới. Vì trên bậc đại học các thầy cô không còn sử dụng phương pháp đọc chép và giải thích cặn kẽ cho các em như bậc học phổ thông, mà các thầy cô chỉ với tư cách là người định hướng, hướng dẫn các em các kỹ năng tự học tập, tự trau dồi kiến thức còn chính các em mới là trung tâm. Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của sinh viên và có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển về nhận thức và đạo đức nghề nghiệp của các em sau này.
  • 38. 34 Có thể khẳng định rằng, trong nhà trường thì thầy cô giáo chính là những tấm gương cho các em sinh viên học tập và noi theo. Vì vậy nhà trường cần lựa chọn những thầy cô giáo vừa có tâm vừa có tầm, vừa có kiến thức giảng dạy vững chắc vừa có nhân cách đạo đức tốt, đặc biệt trong xã hội hiện đại khi đang có rất nhiều yếu tố tiêu cực về đạo đức len lỏi vào các trường đại học. Một hành động nhỏ của thầy cô cũng có thể làm các em học tập và làm theo. Ví dụ: sau một giờ giảng dạy, thầy cô có giấy nháp thừa sau khi hết giờ ra ngoài lớp thầy cô vứt luôn ra hành lang mà không vứt vào thùng rác, có thể do thầy cô sơ tâm không để ý nhưng vô tình việc làm này sẽ ảnh hưởng đến không chỉ một sinh viên mà rất nhiều sinh viên khác. Các em sẽ nghĩ rằng: đến thầy cô còn chẳng vứt rác vào thùng rác thì mình cần gì phải làm như vậy. Hay có một số thầy đến trường, nơi công cộng nhưng vẫn hút thuốc ở chỗ có sinh viên qua lại, việc làm này cũng ảnh hưởng đến các em sinh viên, đặc biệt là các em nam sinh viên sẽ nghĩ thầy hút thuốc ở đây được chắc mình cũng hút được, một bạn, hai bạn và sẽ có nhiều bạn làm như vậy…. Có thể thấy nhà trường có vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục các em, nhà trường không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cả đạo đức để cung cấp cho xã hội những người vừa có tài vừa có đức để phục vụ đất nước, thúc đẩy đất nước ngày càng phát triển để sánh vai cùng bạn bè quốc tế như sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại vẫn hằng mong muốn. Vì vậy trong nhà trường rất cần những thầy cô gương mẫu để các em học tập và noi theo. 1.2.3. Đặc điểm của sinh viên về đạo đức môi trường Xét về tổng thể, đa phần sinh viên đại học cả nước đều đã và đang có ý thức đạo đức môi trường. Điều đó thể hiện qua hành động của các em khi ở trường học hay ở phòng trọ hoặc ở nhà bản thân mỗi em đã ý thức được tác hại của việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan nơi sinh sống nên hầu như rác thải đã được vứt đúng nơi quy định hay ở xóm trọ đều có chỗ để rác và mỗi phòng của các em đều có xọt để đựng rác, mỗi địa phương đã có dịch
  • 39. 35 vụ đến nhà lấy rác sinh hoạt để mang đến nơi tập kết. Là sinh viên việc học tập luôn được để lên hàng đầu nên các em hầu như đều được bố mẹ trang bị cho máy tính phục vụ học tập và hầu như các em đều học xa nhà nên bố mẹ cũng trang bị cho các em điện thoại để liên lạc và giải trí sau khi học tập căng thẳng, các em hầu như đều đã ý thức được nên tắt máy tính khi không dùng nữa và không để chế độ ngủ; rút sạc pin điện thoại, máy tính khi đầy. Nước sinh hoạt cũng được các em sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm không dùng lãng phí, bất hợp lý. Nhiều phòng trọ được các em mua thêm cây cảnh về trang trí phòng vừa phục vụ nhu cầu thẩm mĩ vừa tạo không gian xanh cho phòng ở, hút khí độc cho phòng. Một số xóm trọ có khoảng đất thừa được các em tận dụng trồng rau, trồng hoa và lấy nước vo gạo, rửa rau tưới cho cây vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vừa tiết kiệm nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ý thức đạo đức ở xóm trọ các em cũng thể hiện đạo đức môi trường ở trường học như: vứt rác đúng nơi quy định; không để túi nilon, rác đồ ăn sáng, vỏ chai đồ uống trong ngăn bàn học hay ghế đá sân trường; tham gia các buổi dọn vệ sinh do nhà trường và đoàn trường tổ chức, tham gia trồng cây và chăm sóc cây xanh bảo vệ môi trường; tham dự các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và bảo vệ môi trường; thực hiện tiết kiệm điện nước không chỉ trong nhà trường mà còn ở các nơi công cộng, trước khi ra về kiểm tra và tắt hết điện quạt… Song song với việc thực hiện ý thức đạo đức môi trường ở trường học, xóm trọ, ký túc xá thì các em còn thực hiện các hành động đạo đức môi trường ở chính địa phương nơi các em và gia đình đang sinh sống. Bằng những hành động, việc làm nhỏ nhưng lại có ý nghĩa to lớn và thiết thực. Đó chỉ là để rác thải vào túi nilon rồi mang ra nơi tập kết, là không đưa nước thải chưa qua xử lý ra ao, hồ, sông, suối, là dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, là trồng cây xanh, rau sạch nếu nhà có đất trống… để cho không khí được trong lành hơn. Bên cạnh những sinh viên tích cực thì vẫn còn một vài sinh viên chưa có ý thức đạo đức môi trường, còn thờ ơ và ngoài cuộc với những hành động bảo vệ