SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Hà Nội – 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐINH THẾ THUẬN
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC Ở MỸ, NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Hà Nội – 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐINH THẾ THUẬN
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC Ở MỸ, NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tê chính trị
Mã số: 60 31 01
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VĂN PHƯỢNG
Mục lục
Trang
Danh mục các bảng i
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về phát triển thị trường giáo dục đại học 7
1.1. Khái niệm, đặc trưng của thị trường giáo dục đại học 7
1.1.1. Khái niệm thị trường giáo dục đại học 7
1.1.2. Những đặc trưng của thị trường giáo dục đại học 9
1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung phát triển thị trường giáo dục 11
đại học
1.2.1. Tính tất yếu khách quan phát triển thị trường giáo dục đại học 11
1.2.2. Nội dung phát triển thị trường giáo dục đại học 13
1.3. Các điều kiện chi phối sự phát triển thị trường giáo dục đại học 21
1.3.1. Mô hình và trình độ phát triển kinh tế 21
1.3.2. Truyền thống văn hóa 21
1.3.3. Chính sách quốc gia về giáo dục đào tạo 22
Chương 2. Thực trạng phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ và 25
Nhật Bản
2.1. Tạo lập môi trường phát triển thị trường giáo dục đại học 25
2.1.1. Tạo lập môi trường kinh tế 25
2.1.2. Tạo lập môi trường chính trị, pháp lý 26
2.1.3. Tạo lập môi trường văn hóa, xã hội 29
2.2. Xây dựng và phát triển các yếu tố cấu thành thị trường giáo dục đại 30
học
2.2.1. Xây dựng và phát triển hệ thống trường đại học 30
2.2.2. Xây dựng và phát triển các dịch vụ giáo dục đại học 32
2.2.3. Phát triển đội ngũ sinh viên 36
2.3. Định hướng và điều tiết sự phát triển thị trường giáo dục đại học 41
2.3.1. Định hướng về mục tiêu phát triển 41
2.3.2. Đảm bảo chất lượng dịch vụ 43
2.3.3. Khắc phục khuyết tật nảy sinh 44
Chương 3. Những bài học kinh nghiệm từ phát triển thị trường giáo dục 47
đại học ở Mỹ, Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam
3.1. Những bài học kinh nghiệm từ phát triển thị trường giáo dục đại học 47
ở Mỹ và Nhật Bản
3.2.1. Bài học về tạo lập môi trường phát triển 47
3.2.2. Bài học về xây dựng và phát triển các yếu tố cấu thành thị trường 49
giáo dục đại học
3.2.3. Bài học về định hướng và điều tiết sự phát triển thị trường giáo dục 51
đại học
3.2. Bối cảnh phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam và một số 53
gợi ý về chính sách phát triển
3.2.1. Bối cảnh phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam hiện 53
nay
3.2.2. Một số gợi ý về chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học ở 56
Việt Nam
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
i
Danh mục các bảng
STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 Quy mô giáo dục đại học Nhật Bản năm 2004 32
2 Bảng 2.2 Các trường đại học hàng đầu của Mỹ phân theo ngành
đào tạo
34
3 Bảng 2.3 Nguồn kinh phí học tập của sinh viên ở các trường đại
học tư
38
4 Bảng 2.4 Nguồn kinh phí học tập của sinh viên ở các trường đại
học công
39
5 Bảng 2.5 Phân bổ sinh viên Nhật Bản theo loại hình sở hữu trường 40
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đào tạo luôn được xác định là chính sách hàng đầu trong chiến
lược phát triển của hầu hết các quốc gia. Bước vào thời đại kinh tế tri thức, nhu
cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao càng đòi hỏi các quốc gia đẩy mạnh phát
triển giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học. Đối với Việt Nam, Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: “Để đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn
diện, mạnh mẽ.”
Đổi mới giáo dục đào tạo trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường
và trước xu thế hội nhập quốc tế cần thiết phải coi giáo dục đào tạo như một thị
trường đặc biệt, nó vừa chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước nhằm đảm bảo
định hướng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, đồng thời phải vận hành
theo cơ chế thị trường nhằm huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước,
đảm bảo sự phát triển năng động và hiệu quả của lĩnh vực đặc biệt quan trọng
này.
Chuyển đổi mô hình quản lý giáo dục đào tạo từ cơ chế tập trung sang
cơ chế thị trường ở Việt Nam là phù hợp với xu thế thời đại, tuy nhiên đây là
một quá trình phức tạp, cần được thực hiện với một lộ trình hợp lý. Trong giai
đoạn trước mắt, nên tập trung đổi mới giáo dục đại học, bởi ở bậc học này,
người học đã có một trình độ nhất định để tham gia thị trường như những người
tiêu dùng hiểu biết.
Chuyển đổi mô hình quản lý giáo dục đào tạo ở Việt Nam, mà trước hết
là giáo dục đại học, cần được tiến hành một cách thận trọng trên cơ sở tổng kết
lý luận và thực tiễn phát triển thị trường giáo dục đại học ở các quốc gia đi
2
trước, đồng thời so sánh với điều kiện thực tiễn và mục tiêu phát triển của Việt
Nam để có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp.
Mặc dù có điều kiện rất khác biệt về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,
song Mỹ và Nhật Bản đều phát triển rất thành công thị trường giáo dục đại học,
và hơn thế, hai quốc gia này đã biến thành tựu giáo dục của mình thành động
lực quan trọng tạo ra sự phát triển đột phá về kinh tế. Kinh nghiệm phát triển
thị trường giáo dục đại học của Mỹ và Nhật Bản là những bài học quý, có giá
trị tham khảo trong quá trình phát triển nền giáo dục đại học nước ta. Với ý
nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ,
Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài khoá luận thạc sỹ
Kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển giáo dục đào tạo được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu từ hàng vạn năm nay. Phát triển giáo dục đại học “kiểu
hiện đại” cũng đã được nghiên cứu từ thế kỷ XII, ở châu Âu, và trên dưới 400
năm trở lại đây, ở nước Mỹ. Theo đó, lý luận khoa học của thế giới về phát triển
giáo dục – đào tạo nói chung, phát triển giáo dục đại học nói riêng thực sự là
một kho tàng đồ sộ. Tuy nhiên, ngoại trừ một số lý luận mang tính khái quát có
giá trị tham khảo chung, điều kiện phát triển riêng biệt không cho phép các
quốc gia sao chép nguyên mẫu một mô hình phát triển giáo dục đại học sẵn có
nào. Trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm để có một mô hình phát triển giáo
dục đại học theo hướng thị trường, phù hợp với Việt Nam, các nhà khoa học
nước ta đã thực hiện thành công một số công trình như:
- “Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam”, luận
án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Lê Phước Minh. Đề tài tiếp cận theo
hướng bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả
3
đã đề xuất những chính sách nhằm huy động sự đóng góp tài chính của nhiều
thành phần kinh tế, theo cơ chế thị trường, cho việc phát triển giáo dục đại học
ở Việt Nam, giai đoạn hiện nay.
- “Phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và trước nhu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, đề tài cấp Nhà nước do PGS. TS. Trần Quốc
Toản chủ nhiệm đề tài. Tuy không trực tiếp nghiên cứu về giáo dục đại học,
nhưng đề tài này đã đánh giá một cách tổng quan và đi tới kết luận: tồn tại trên
thực tế một thị trường giáo dục đào tạo ở Việt Nam, mà rõ nét nhất là thị trường
giáo dục đại học.
- “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, hai thời khắc đầu thế kỷ”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học tổ chức tại Đại học Hoa Sen, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng
12/2008. Cuốn sách tập hợp bài nghiên cứu của nhiều tác giả với nội dung xoay
quanh việc đánh giá cao những đổi mới mạnh mẽ, sáng tạo, dứt khoát về môi
trường giáo dục đại học Việt Nam đầu thế kỷ XX và yêu cầu đổi mới môi trường
giáo dục đại học giai đoạn hiện nay. Trong tham luận của mình, các nhà khoa
học cũng đề cập, mang tính gợi mở, về một môi trường giáo dục đại học vận
hành theo cơ chế thị trường.
- “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng
Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Ban liên lạc các trường đại học và
cao đẳng Việt Nam tổ chức tháng 2/2011. Cuốn sách tập hợp bài nghiên cứu
của nhiều tác giả xoay quanh việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với giáo dục đại học, cao đẳng ở Việt Nam nhằm đảm bảo chất
lượng dạy học và nâng cao tính hiệu quả về kinh tế.
Ngoài những công trình lớn kể trên, có rất nhiều bài nghiên cứu độc lập
của các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập tới việc phát triển thị trường
giáo dục đại học ở Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có ý kiến
4
ủng hộ và có cả những ý kiến phản đối việc phát triển thị trường giáo dục đại
học.
Như vậy, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng chưa công trình
nào khai thác một cách có hệ thống kinh nghiệm phát triển thị trường giáo dục
đại học ở Mỹ và Nhật Bản, đối chiếu với điều kiện thực tiễn và mục tiêu phát
triển của Việt Nam để rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận
dụng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát thực tiễn phát triển thị trường
giáo dục đại học ở Mỹ, Nhật Bản, đối chiếu với điều kiện thực tiễn và mục tiêu
phát triển của Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo
và đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm góp phần phát triển thành công thị
trường giáo dục đại học ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát những vấn đề lý luận về phát triển thị trường giáo dục đại
học.
- Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển thị trường giáo dục
đại học ở Mỹ và Nhật Bản.
- Khái quát bối cảnh phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay, chỉ rõ những điểm tương đồng và sự khác biệt so với điều kiện phát
triển thị trường giáo dục ở Mỹ, Nhật Bản.
- Đưa ra những gợi ý về chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học
ở Việt Nam trên cơ sở các bài học kinh Nghiệm của Mỹ và Nhật Bản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thị trường giáo dục đại học đặt trong mối quan
hệ với các nhân tố tác động tới sự vận động, phát triển của nó.
5
Phát triển thị trường giáo dục đại học là đối tượng nghiên cứu của nhiều
môn khoa học khác nhau, mỗi môn khoa học có góc độ tiếp cận, phương pháp
và mục đích nghiên cứu khác nhau. Dưới góc độ kinh tế chính trị, đề tài nghiên
cứu mối quan hệ giữa các lực lượng xã hội trực tiếp tham gia hoặc có lợi ích
liên quan tới phát triển thị trường giáo dục đại học như: nhà nước, các trường
đại học, đội ngũ sinh viên, các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng người lao động
trình độ đại học, … Đề tài nghiên cứu sự phát triển thị trường giáo dục đại học
đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất xã hội, kiến trúc
thượng tầng xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát sự phát triển thị trường giáo dục
đại học ở Mỹ, Nhật Bản và những điều kiện tiền đề tác động trực tiếp tới sự
phát triển thị trường này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Sở dĩ lựa chọn phạm vi nghiên cứu như vậy bởi, tác giả nhận thấy, Mỹ
là quốc gia có thị trường giáo dục đại học phát triển nhất hiện nay, được cả thế
giới công nhận, còn Nhật Bản là quốc gia đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ
trong một vài thập niên gần đây, mà một trong những nguyên nhân mang lại sự
phát triển thần kỳ đó chính là việc cải cách hệ thống giáo dục. Nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển giáo dục đại học của những quốc gia nói trên sẽ cung cấp
những bài học bổ ích cho việc phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp, tác giả
sử dụng phổ biến phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm gạt bỏ những
vấn đề ít liên quan, tập trung làm rõ đối tượng nghiên cứu là thị trường giáo
dục đại học.
6
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu
thường dùng trong lĩnh vực khoa học xã hội như: kết hợp lôgic với lịch sử,
thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, …
6. Những đóng góp mới của khoá luận
- Hệ thống những vấn đề lý luận về phát triển thị trường giáo dục đại
học.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển thị trường giáo dục đại
học ở Mỹ, Nhật Bản.
- Đưa ra một số gợi ý về chính sách phát triển thị trường giáo dục đại
học ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khoá luận
được kết cấu thành 3 chương (8 tiết).
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển thị trường giáo dục đại
học
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ và
Nhật Bản
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm từ phát triển thị trường giáo dục
đại học ở Mỹ, Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Khái niệm, đặc trưng của thị trường giáo dục đại học
1.1.1. Khái niệm thị trường giáo dục đại học
Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hóa, nội
hàm khái niệm thị trường trong khoa học kinh tế cũng thay đổi cùng với sự phát
triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nếu khoa học kinh tế cổ điển coi thị
trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa, thì trong khoa học kinh tế
hiện đại, thị trường được hiểu là tổng thể các quan hệ kinh tế phức tạp gắn kết
người sản xuất với người tiêu dùng dựa trên sự điều tiết của các quy luật kinh
tế khách quan.
Dù hiểu theo nghĩa nào, thị trường luôn được cấu thành bởi các yếu tố
cơ bản như người bán, người mua, hàng hóa, cung, cầu, giá cả và các quy luật
kinh tế. Người bán, người mua đóng vai trò chủ thể của các quan hệ kinh tế thị
trường, hàng hóa là đối tượng của thị trường, là nhân tố kết nối các chủ thể thị
trường. Cung, cầu, giá cả luôn biến động dưới sự chi phối của các quy luật kinh
tế, phản ánh mối quan hệ kinh tế phức tạp giữa các chủ thể thị trường.
Có nhiều cách tiếp cận để phân loại thị trường. Theo phạm vi, quy mô
của các quan hệ kinh tế (đặt trong địa giới hành chính), có thị trường trong
nước, thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Theo tính chất của các quan
hệ kinh tế có thị trường cạnh tranh tự do, thị trường độc quyền. Theo đối tượng
hàng hóa, thị trường được phân loại đa dạng nhất, có thị trường hàng hóa và
dịch vụ thông thường (phục vụ sinh hoạt), thị trường sức lao động, thị trường
khoa học công nghệ, thị trường tài chính, … thị trường giáo dục là một loại thị
trường theo cách phân loại này.
8
Thị trường giáo dục đào tạo là tổng hợp các quan hệ kinh tế gắn kết người
cung cấp với người sử dụng dịch vụ giáo dục đào tạo dựa trên sự điều tiết của
các quy luật kinh tế khách quan. Giáo dục đào tạo cũng được chia ra thành
nhiều bậc học, từ mầm non, tiểu học, trung học tới đại học và sau đại học. Trong
phạm vi nghiên cứu khoá luận của mình, tác giả chỉ đề cập tới thị trường giáo
dục đại học.
Để làm rõ nội hàm khái niệm thị trường giáo dục đại học cần chỉ ra các
yếu tố cấu thành nó. Thị trường giáo dục đại học cũng giống các loại thị trường
khác bởi đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, tuy nhiên nó
được phân biệt với các loại thị trường khác bởi đối tượng được trao đổi trên thị
trường và chủ thể thị trường.
Đối tượng được trao đổi trên thị trường giáo dục đại học chính là dịch vụ
giáo dục đại học, với tư cách là một hàng hóa đặc biệt. Giáo dục đại học trong
cơ chế thị trường cũng là một hàng hóa bởi nó là sản phẩm do lao động của con
người tạo ra, người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ là những chủ
thể độc lập. Giống như mọi hàng hóa khác, dịch vụ giáo dục đại học có hai
thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị dịch vụ giáo dục đào tạo chính là hao phí lao động xã hội cần thiết
để tạo ra nó, bao hàm cả hao phí lao động quá khứ kết tinh trong trường sở, tài
liệu nghiên cứu, phương tiện dạy học, các công cụ hỗ trợ cần thiết và hao phí
lao động sống của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ trong nhà trường
…Giá trị sử dụng của dịch vụ giáo dục đại học chính là công dụng của nó, có
khả năng trang bị tri thức, bồi dưỡng kĩ năng, củng cố tâm lý cho người học,
giúp đào tạo họ thành người lao động có trình độ cao.
9
Chủ thể của thị trường giáo dục đại học chính là người cung cấp và người
sử dụng loại hình dịch vụ này. Người cung cấp dịch vụ là nhà trường (các
trường cao đẳng và đại học), người sử dụng dịch vụ là sinh viên. Tuy nhiên, do
tính chất đặc biệt của loại hình dịch vụ này, giáo dục đại học góp phần thực
hiện mục tiêu chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực nên đối tượng
thụ hưởng gián tiếp lợi ích từ nó còn là các doanh nghiệp sử dụng người lao
động (có trình độ cao đẳng, đại học) và toàn xã hội. Mặt khác, sinh viên là
người trực tiếp sử dụng dịch vụ, nhưng hầu hết sinh viên chưa phải là người lao
động, chưa có khả năng trả chi phí để sử dụng dịch vụ nên gia đình sinh viên
phải thực hiện khoản chi phí này. Như vậy, ngoài nhà trường và sinh viên, chủ
thể trên thị trường giáo dục đại học còn bao hàm gia đình sinh viên, các doanh
nghiệp sử dụng người lao động trình độ cao đẳng, đại học và nhà nước. Nhà
nước xuất hiện trên thị trường giáo dục đại học không chỉ với tư cách là cơ quan
quản lý hoạt động này theo hiến pháp và pháp luật, mà nhà nước còn tham gia
thị trường với tư cách là người cung cấp và chi trả một phần chi phí dịch vụ do
sự cần thiết và những lợi ích mà dịch vụ giáo dục đại học mang lại cho toàn xã
hội.
Từ những phân tích trên đây ta có thể định nghĩa Thị trường giáo dục đại
học là tổng thể các quan hệ giữa nhà trường, sinh viên, gia đình sinh viên, các
doanh nghiệp và nhà nước trong việc cung ứng và sử dụng dịch vụ giáo dục
đại học đặt trong sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan.
1.1.2. Những đặc trưng của thị trường giáo dục đại học
Thứ nhất, Thị trường giáo dục đại học có mối quan hệ gắn bó mật thiết
và trực tiếp giữa người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ. Đối với các hàng
hóa thông thường, quá trình sản xuất tách rời quá trình tiêu dùng, và khi bàn tới
việc phát triển thị trường các hàng hóa này, đôi khi người ta chỉ chủ ý
10
đến lĩnh vực sản xuất, cung ứng mặt hàng đó. Thị trường giáo dục đại học có
sự khác biệt, là một loại hình dịch vụ, quá trình "sản xuất" gắn liền với quá trình
"tiêu dùng". Nói cách khác, kết quả của quy trình sản xuất (cung cấp dịch vụ)
được thể hiện ngay trên sự biến đổi người tiêu dùng về tri thức, kĩ năng, bản
lĩnh, thái độ, ... Nhận thức đặc trưng này là cơ sở xác định nội dung phát triển
thị trường giáo dục đại học, luôn có sự gắn bó mật thiết giữa phát triển hệ thống
các trường đại học, các loại hình dịch vụ giáo dục đại học với phát triển đội ngũ
sinh viên.
Thứ hai, thị trường giáo dục đại học luôn gắn bó mật thiết với thị trường
sức lao động. Thị trường sức lao động xuất hiện từ rất sớm để đáp ứng nhu cầu
khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực xã hội phục vụ sản xuất, và khi thị
trường sức lao động phát triển tới mức đặt ra nhu cầu về một nguồn nhân lực
trình độ cao, nó đòi hỏi sự ra đời của thị trường giáo dục đại học, bằng cách
đưa các quan hệ thị trường vào cải tạo lĩnh vực giáo dục đại học theo mô hình
quản lý hành chính truyền thống. Như vậy, ngay từ đầu, thị trường giáo dục đại
học ra đời đã gắn bó mật thiết với thị trường sức lao động, và trong toàn bộ
quá trình phát triển, những vận động, biến đổi trên thị trường sức lao động đều
nhanh chóng làm gây ra những chuyển biến rõ ràng trên thị trường giáo dục đại
học. Nhận thức đặc trưng này, cho phép các quốc gia xây dựng chính sách phát
triển thị trường giáo dục đại học đồng bộ với phát triển thị trường sức lao động
để mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho cả 2 loại thị trường này.
Thứ ba, người sử dụng không hoàn toàn được tự do lựa chọn dịch vụ
theo ý mình. Đối với hàng hóa thông thường, người trực tiếp tiêu dùng hàng
hóa thường là người duy nhất thụ hưởng giá trị sử dụng của hàng hóa, do vậy
họ toàn quyền tự do lựa chọn loại hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của
11
bản thân mình. Thị trường giáo dục đại học không cung cấp loại hàng hóa như
vậy, dịch vụ giáo dục đại học không chỉ trang bị tri thức và kĩ năng lao động
cho sinh viên, nó còn có nhiệm vụ trang bị cho họ những phẩm chất cần thiết
để trở thành một công dân có ích cho xã hội, một thành viên biết sống có trách
nhiệm với cộng đồng. Theo đó, cùng với việc hỗ trợ một phần kinh phí cung
cấp dịch vụ, xã hội cũng can thiệp vào quá trình cung cấp dịch vụ bằng cách
đặt ra những yêu cầu bắt buộc đối với loại hình dịch vụ này. Như vậy, trong
chương trình giáo dục đại học, bên cạnh các môn học tự chọn, luôn có các môn
học bắt buộc như giáo dục công dân, pháp luật, đạo đức, …và thông qua nhà
nước, xã hội thực hiện sự kiểm soát nội dung của dịch vụ giáo dục đại học
không hoàn toàn để bảo về lợi ích cho cá nhân người tiêu dùng dịch vụ, mà còn
đảm bảo các lợi ích cho xã hội.
1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung phát triển thị trường giáo
dục đại học
1.2.1. Tính tất yếu khách quan phát triển thị trường giáo dục đại học
Tính tất yếu phát triển thị trường giáo dục đại học là một phạm trù lịch
sử, nó có thể là yêu cầu khách quan của một quốc gia ở một thời kỳ lịch sử nhất
định và có thể không đặt ra với các quốc gia khác, trong giai đoạn lịch sử khác.
Đối với các quốc gia đã phát triển thành công thị trường giáo dục đại học, đây
là vấn đề đã được giải quyết, không còn gây tranh cãi. Trong phạm vi khoá luận
này, tác giả bàn tới tính tất yếu phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.2.1.1. Do yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại.
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kiểu tổ chức kinh tế sản
xuất hàng hóa, ở đó, hầu hết các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của
12
sản xuất đều mang hình thái hàng hóa, tức là được trao đổi, mua bán trên thị
trường trước khi đi vào phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt. Trong cơ cấu của nền
kinh tế thị trường hiện đại xuất hiện một loạt các thị trường mới như vốn, khoa
học công nghệ, sức lao động, …làm cho các đối tượng này dịch chuyển một
cách năng động dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, đạt được
hiệu quả khai thác, sử dụng cao. Nền kinh tế thị trường hiện đại đã thừa nhận
và khẳng định sự cần thiết coi khoa học công nghệ và sức lao động là đối tượng
hàng hóa, thì việc sản sinh ra sản phẩm khoa học công nghệ và nguồn nhân lực
trình độ cao cũng cần được vận hành theo cơ chế thị trường. Nói cách khác,
việc phát triển thị trường giáo dục đại học là đòi hỏi khách quan để phát triển
nền kinh tế thị trường hiện đại.
1.2.1.2. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, giáo dục nói chung, giáo dục đại
học nói riêng, được nhiều quốc gia coi là loại hình dịch vụ xuất khẩu mang lại
giá trị gia tăng cao. Các nước phát triển đứng đầu là Mỹ, Anh, Úc, Đức... đã
xuất khẩu giáo dục đại học ra toàn thế giới. Ở Đông Nam Á, Singapore và Thái
Lan cũng đang tìm cách chiếm lĩnh thị trường khu vực đối với loại hình dịch
vụ này. Trên thị trường Việt Nam, mấy năm gần đây, hội thảo du học luôn đứng
đầu bảng về mật độ, với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu giáo dục. Theo
thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), nước ta hiện có trên
100.000 du học sinh theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó khoảng
90% đi học bằng kinh phí tự túc [28]. Như vậy, người Việt Nam đang bỏ tiền
ra để sử dụng dịch vụ giáo dục đại học của nước ngoài, và các nhà xuất khẩu
giáo dục cũng tìm mọi cách để phục vụ tận nơi đối với nhu cầu du học tại chỗ
của sinh viên Việt Nam. Thực tiễn trên đòi hỏi chúng ta phải phát triển thị
trường giáo dục đại học càng sớm càng tốt, một
13
mặt nhằm phát huy mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên
trong nước, mặt khác giúp nền giáo dục đại học nước ta có thể hội nhập với khu
vực và toàn cầu.
1.2.1.3. Do yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho
phát triển giáo dục đại học
Giáo dục đại học là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với việc đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Do vậy, giáo dục đại học cần được đầu tư những nguồn lực
xã hội tương xứng với vai trò của nó. Trong cơ chế bao cấp, ngân sách nhà
nước là nguồn cung cấp kinh phí chủ yếu, phần đóng góp của sinh viên là khoản
phụ thêm để giảm bớt gánh nặng cho xã hội, tuy nhiên cơ chế này tỏ ra không
còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Nhu cầu học đại học gia tăng nhanh
chóng, vượt quá khả bao cấp của ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cơ chế bao
cấp được duy trì quá lâu trong khối trường công lập làm cho chất lượng giáo
dục đại học công lập ngày càng giảm sút. Thực tế đó đòi hỏi phải xác lập cơ
chế thị trường để huy động các nguồn lực xã hội tham gia cung ứng loại hình
dịch vụ này, bản thân khối trường công lập cũng cần được vận hành theo cơ
chế thị trường để khắc phục những hạn chế do cơ chế bao cấp sinh ra.
1.2.2. Nội dung phát triển thị trường giáo dục đại học
1.2.2.1. Tạo lập môi trường phát triển
Muốn phát triển thị trường giáo dục đại học, trước hết cần tạo lập các
môi trường cần thiết như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường
văn hóa xã hội.
14
Môi trường pháp lý cho phát triển thị trường giáo dục đại học là tổng
thể các quy tắc pháp quy cùng với hoạt động của các lực lượng thực thi pháp
luật nhằm điều chỉnh hành vi của người cung cấp và người sử dụng dịch vụ
giáo dục đại học với mục đích đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi bên. Trong
hệ thống các quy tắc pháp quy này, luật giáo dục đại học là bộ phận cơ bản và
quan trọng nhất. Môi trường pháp lý quy định chuẩn chất lượng dịch vụ giáo
dục đại học, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể thị
trường, ngăn chặn các hành vi gian lận trong quá trình cung cấp và sử dụng
dịch vụ này. Môi trường pháp lý cũng đồng thời là công cụ để nhà nước quản
lý, điều tiết thị trường giáo dục đại học nhằm định hướng các mục tiêu quốc gia
về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tạo lập môi trường pháp lý
là xây dựng, củng cố hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực hoạt động của cơ
quan hành pháp và giáo dục nhận thức, hình thành thói quen hành động theo
pháp luật của các chủ thể trên thị trường giáo dục đại học.
Môi trường kinh tế cho phát triển thị trường giáo dục đại học là tổng thể
các quan hệ về mặt lợi ích giữa người cung ứng và người sử dụng dịch vụ giáo
dục đại học cùng với những quan hệ phức tạp về mặt lợi ích giữa các lực lượng
tham gia cung ứng và phân phối loại hình dịch vụ đặc biệt này. Môi trường kinh
tế lành mạnh tạo điều kiện huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để
phát triển thị trường giáo dục đại học, trái lại môi trường kinh tế thiếu lành
mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường này. Tạo lập môi trường kinh tế
lành mạnh cho phát triển thị trường giáo dục đại học thực chất là tạo điều kiện
để các lực lượng xã hội tham gia thị trường này một cách tự do, bình đẳng, cạnh
tranh lành mạnh dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, nhất là
quy luật giá trị. Khi môi trường kinh tế lành mạnh được xác lập, người học sẽ
được hưởng dịch vụ tương xứng với giá cả của nó, các lực lượng tham gia cung
ứng dịch vụ giáo dục đại học sẽ được hưởng lợi ích
15
kinh tế tương xứng với kết quả lao động của mình, sự cạnh tranh tự do cũng
làm cho chất lượng dịch vụ giáo dục đại học ngày càng được nâng cao.
Môi trường văn hóa xã hộicho phát triển thị trường giáo dục đại học là
tổng thể các giá trị truyền thống, thói quen ứng xử, phong tục tập quán của xã
hội có liên quan tới hoạt động giáo dục đại học. Giáo dục nói chung và giáo
dục đại học nói riêng, bản thân nó đã là bộ phận cấu thành của nền văn hóa,
chịu sự chi phối trực tiếp của môi trường văn hóa. Quan điểm văn hóa truyền
thống của một quốc gia có thể thừa nhận hoặc không thừa nhận thị trường giáo
dục đại học, dư luận xã hội có thể ủng hộ hoặc phản đối việc phát triển thị
trường giáo dục đại học. Tạo lập môi trường văn hóa xã hội cho phát triển thị
trường giáo dục đại học là thống nhất nhận thức và tạo ra sự đồng thuận xã hội
nhằm phát triển một nền giáo dục đại học vận hành theo cơ chế thị trường không
làm mất đi nét bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Trong nền kinh tế, các môi trường kể trên tồn tại đan xen và có tác động
tổng hợp chi phối sự ra đời, phát triển của thị trường giáo dục đại học. Những
tác động này bao hàm cả mặt tích cực và tiêu cực, nếu chúng được tạo lập một
cách đồng bộ, phù hợp với thực tế sẽ giúp phát huy tác động tích cực và hạn
chế những tác động tiêu cực của nhau.
1.2.2.2. Phát triển các yếu tố cấu thành thị trường giáo dục đại học.
Các yếu tố cấu thành thị trường giáo dục đại học bao gồm chủ thể thị
trường, đối tượng được trao đổi trên thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước
và hệ thống quy phạm pháp quy chi phối các hành vi kinh tế trên thị trường.
Trong đó, hệ thống pháp luật và hoạt động của cơ quan hành pháp đã được đề
cập trong môi trường pháp lý (mục 1.2.2.1), ở đây chỉ đề cập tới các chủ thể thị
trường và đối tượng được trao đổi trên thị trường giáo dục đại học.
16
Thứ nhất, phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng với tư cách
là chủ thể trực tiếp cung cấp dịch vụ giáo dục đại học. Trong mô hình quản lý
giáo dục đại học theo cơ chế tập trung, nhà trường được coi là đơn vị sự nghiệp
nhà nước, được thành lập theo quyết định của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ
pháp lệnh và được nhà nước bao cấp về kinh phí. Đội ngũ giảng viên và cán bộ
quản lý giáo dục trong các nhà trường là cán bộ thuộc biên chế nhà nước, hưởng
lương từ ngân sách nhà nước và do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tuyển
chọn, phân công công tác. Chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường do nhà nước quy
định. Nhà trường không có quyền tự chủ cả về kinh tế và nhân sự nên việc chịu
trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường đối với chất lượng đào tạo chỉ
mang tính hình thức. Các trường không phải cạnh tranh với nhau nên không có
động lực để nâng cao chất lượng đào tạo.
Phát triển hệ thống các trường cao đẳng, đại học trong cơ chế thị trường
đòi hỏi coi nhà trường là một chủ thể độc lập, có quyền tự chủ về kinh tế, nhân
sự và nội dung chương trình đào tạo. Tức là, bên cạnh khối trường công lập,
nhà nước cần có cơ chế thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành
phần kinh tế được thành lập các trường cao đẳng, đại học khi hội đủ những tiêu
chí cần thiết. Các trường có quyền tuyển chọn, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ
giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục theo cơ chế thị trường. Ngoài khung chương
trình bắt buộc, các trường được tự do xác định nội dung, chương trình đào tạo
và cạnh tranh lành mạnh để thu hút sinh viên bằng chính thương hiệu, chất
lượng đào tạo và mức học phí riêng. Như vậy, phát triển hệ thống trường cao
đẳng, đại học là tạo ra cơ chế thông thoáng để huy động mọi thành phần kinh
tế tham gia thành lập trường nhằm có một hệ thống nhà trường phong phú về
số lượng, đa dạng về loại hình, lĩnh vực đào tạo, mức học phí, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu học tập của mọi đối tượng sinh viên.
17
Thứ hai, phát triển đội ngũ sinh viên, với tư cách là chủ thể tiêu dùng
dịch vụ giáo dục đại học. Nhu cầu học đại học đang gia tăng rất nhanh trong
thời gian gần đây, tuy nhiên để có một thị trường giáo dục đại học hoạt động
hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi việc đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao cho
xã hội thì đội ngũ sinh viên cần được phát triển một cách tự giác chứ không
phải nảy sinh tự phát.
Phát triển đội ngũ sinh viên là nhằm tạo ra một đội ngũ sinh viên có số
lượng phù hợp, chất lượng đảm bảo, cơ cấu cân đối theo chiến lược quốc gia
về phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển số lượng sinh viên là làm tăng lượng người có đủ điều kiện về
kiến thức, kinh tế để tham gia học đại học. Để tăng số người có đủ điều kiện
kiến thức, giáo dục phổ thông cần được mở rộng, thậm chí phổ cập giáo dục
phổ thông nếu trình độ phát triển và điều kiện bảo đảm của nền kinh tế cho
phép làm điều này. Mặt khác, cần hỗ trợ về mặt kinh tế đối với những học sinh
có điều kiện khó khăn, nhưng ham học và học giỏi, dưới hình thức trợ cấp học
phí hoặc cho vay ưu đãi.
Nâng cao chất lượng đội ngũ sinh viên là chuẩn bị cho người học những
phẩm chất cần thiết cả về thể lực, trí lực, đạo đức và sự hiểu biết về thị trường
giáo dục đại học. Việc chuẩn bị thể lực, trí lực và đạo đức cho sinh viên được
tiến hành từ khi họ còn là học sinh phổ thông và việc làm này đòi hỏi sự phối
hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. Phát triển đội ngũ sinh viên
với tư cách là chủ thể của thị trường giáo dục đại học đòi hỏi trang bị cho họ
những hiểu biết cần thiết về thị trường này để họ trở thành một “người tiêu
dùng” thông thái, thay vì việc học đại học theo trào lưu, tâm lý tự phát. Trước
khi tham gia và trở thành người tiêu dùng trên thị trường giáo dục đại học,
người học cần hiểu rõ về các “hàng hóa”, “nhà sản xuất”, “giá
18
thành”, tức là hiểu rõ về từng loại dịch vụ giáo dục đại học của từng nhà trường,
từ lĩnh vực chuyên ngành đào tạo, chất lượng đào tạo đến mức học phí. Để làm
được điều này, sự chủ động tìm hiểu của người học và gia đình là chưa đủ, nhà
nước cần có cơ chế buộc các trường phải công khai minh bạch những thông tin
cơ bản về hoạt động của mình, đồng thời phải có cơ quan, tổ chức đủ uy tín
đứng ra kiểm định chất lượng hoạt động và giám sát việc công khai thông tin
của nhà trường.
Quy hoạch đội ngũ sinh viên theo cơ cấu cân đối với chiến lược quốc gia
về phát triển nguồn nhân lực là việc chủ động điều tiết, phân bổ sinh viên vào
các nhóm ngành đào tạo khác nhau, sự điều tiết này cũng phải tuân thủ cơ chế
thị trường và nó phụ thuộc trực tiếp vào nội dung phát triển đối tượng của thị
trường giáo dục đại học.
Thứ ba, phát triển các dịch vụ giáo dục đại học với tư cách là đối tượng
của thị trường giáo dục đại học. Phát triển các dịch vụ giáo dục đại học là làm
phong phú về số lượng, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ giáo dục đại
học phù hợp với yêu cầu tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế.
Phát triển các dịch vụ giáo dục đại học trong cơ chế thị trường đòi hỏi
phát huy tối đa những tác động tích cực của cơ chế thị trường trên cơ sở nâng
cao tính tự chủ của các trường đại học. Nhu cầu trên thị trường sức lao động sẽ
là tín hiệu để người học lựa chọn loại dịch vụ giáo dục đại học, và nhu cầu của
người học là tín hiệu để nhà trường cung cấp loại hình dịch vụ phù hợp. Việc
tự do lựa chọn ngành học, trường học của sinh viên cũng tạo ra cơ chế cạnh
tranh lành mạnh buộc các trường phải nâng cao chất lượng phục vụ của mình.
19
Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, cơ chế thị trường tất yếu
cũng tồn tại nhiều hạn chế mà điều dễ nhận thấy nhất là khả năng mất cân đối
trong cơ cấu nhân lực. Việc chạy theo các ngành đào tạo được cho là hấp dẫn
với kỳ vọng về một công việc tốt và mức thu nhập cao sẽ dẫn tới một số ngành
đào tạo phát triển vượt quá nhu cầu thực tế của xã hội, trong khi một số lĩnh
vực đào tạo thiết yếu lại không được đầu tư tương xứng. Do vậy, phát triển các
dịch vụ giáo dục đại học đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước bằng cách hỗ trợ,
khuyến khích phát triển những loại hình dịch vụ đào tạo cần thiết, tạo ra một
cơ cấu cân đối về các ngành, lĩnh vực đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực của xã hội.
1.2.2.3. Định hướng, điều tiết sự phát triển thị trường giáo dục đại học
Lý thuyết kinh tế thị trường hiện đại khẳng định không tồn tại một thị
trường tự do thuần túy, nhà nước luôn phải can thiệp để định hướng về mục
tiêu phát triển, điều tiết để khắc phục những hạn chế nảy sinh một cách tự phát,
đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh.
Định hướng phát triển thị trường giáo dục đại học là xác định mục tiêu
chiến lược và sử dụng tổng hợp các nguồn lực của nhà nước để tác động theo
hướng dẫn dắt các lực lượng tham gia thị trường giáo dục đại học hành động
nhằm đạt tới mục tiêu chiến lược đã xác định. Việc xác định mục tiêu chiến
lược về giáo dục đại học phải cắn cứ vào điều kiện, tình hình cụ thể và phải phù
hợp với chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Công cụ để nhà nước
tác động nhằm định hướng sự phát triển của thị trường giáo dục đại học bao
gồm cả công cụ kinh tế, công cụ pháp lý và sự tham gia trực tiếp của nhà nước
vào thị trường như một chủ thể cung cấp dịch vụ, nhưng dù sử dụng công cụ
nào cũng phải tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan.
20
Điều tiết sự phát triển của thị trường giáo dục đại học là sự can thiệp của
nhà nước vào thị trường này nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn
chế, khắc phục hậu quả của những tác động tiêu cực nảy sinh tự phát trên thị
trường.
Cơ chế thị trường với sự hoạt động tự do, thông thoáng, cạnh tranh sẽ
cho phép thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ mục tiêu
phát triển giáo dục đại học. Để phát huy ưu thế này, nhà nước cần hoàn thiện
hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý
nhà nước về giáo dục đại học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần
xã hội có thể tham gia thị trường, đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của các
chủ thể thị trường, loại bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Bên cạnh mặt tích cực, cơ chế thị trường, với động cơ chủ yếu là lợi ích
kinh tế sẽ làm nảy sinh một loạt các hậu quả tiêu cực như xuất hiện các chủ thể
cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng, các hành vi gian lận trong tuyển
sinh, đào tạo và công nhận trình độ người học, cố ý cắt giảm khung chương
trình bắt buộc, sự phát triển tự phát gây mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào
tạo, …nhà nước phải quản lý, điều tiết nhằm khắc phục những tiêu cực này. Để
quản lý chất lượng giáo dục đại học, điều quan trọng thiết yếu là xây dựng được
các tổ chức kiểm định chất lượng hoạt động độc lập, khách quan, minh bạch.
Để điều tiết, cân đối cơ cấu loại hình dịch vụ giáo dục đại học, nhà nước cần
trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ bằng cách tổ chức các trường công lập;
đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi về kinh tế đối với một số
lĩnh vực, ngành nghề đào tạo cần thiết.
21
1.3. Các điều kiện chi phối sự phát triển thị trường giáo dục đại học
1.3.1. Mô hình và trình độ phát triển kinh tế
Thị trường giáo dục đại học tất nhiên chỉ nảy sinh trong nền kinh tế thị
trường, tuy nhiên tùy vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà các
quốc gia đã phát triển kinh tế thị trường theo những mô hình khác nhau, mỗi
mô hình kinh tế này chi phối khác nhau tới sự phát triển của thị trường giáo dục
đại học. Mô hình kinh tế thị trường tự do ở Mỹ, Anh, Úc tạo ra điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển thị trường giáo dục đại học bằng cách trao quyền tự chủ
rộng rãi cho các nhà trường. Mô hình kinh tế thị trường xã hội phúc lợi ở Đức,
Thụy điển và các nước Bắc Âu lại gần như bao cấp hoàn toàn lĩnh vực giáo dục,
thậm chí, sinh viên Đức được hoàn toàn miễn phí khi học trường đại học đầu
tiên. Mô hình kinh tế thị trường nhà nước phát triển ở Nhật Bản, mặc dù nhà
nước can thiệp trực tiếp, nhưng vẫn tạo ra sự thông thoáng nhất định cho sự
phát triển thị trường giáo dục đại học.
Trình độ phát triển kinh tế tác động trực tiếp tới thị trường giáo dục đại
học, không có thị trường giáo dục đại học hoạt động hiệu quả trong một nền
kinh tế kém phát triển. Lịch sử phát triển giáo dục đại học ở nhiều quốc gia ghi
nhận sự xuất hiện từ rất sớm các trường đại học tư, hoạt động theo mô hình
doanh nghiệp, tuy nhiên thị trường giáo dục đại học chỉ thực sự phát triển khi
nền kinh tế đạt ra yêu cầu về một nguồn nhân lực trình độ cao. Bên cạnh đó,
trình độ phát triển kinh tế luôn song hành với trình độ phát triển khoa học công
nghệ, mà sự phát triển khoa học công nghệ lại chi phối trực tiếp tới chất lượng
các dịch vụ giáo dục đại học.
1.3.2. Truyền thống văn hóa
Truyền thống văn hóa cũng chi phối mạnh mẽ tới sự phát triển thị trường
giáo dục đại học, mà rõ nhất là sự ảnh hưởng của văn hóa tới nhu cầu học đại
học của người dân. Ở các nước phương Tây, nhu cầu học đại học chỉ thực sự
gia tăng nhanh khi thị trường sức lao động hình thành một mức cầu
22
cao về loại lao động có trình độ đại học. Một bộ phận không nhỏ học sinh tốt
nghiệp phổ thông, mặc dù có điều kiện học đại học nhưng không chọn hướng
đi này, họ thường lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp theo sở thích cá nhân.
Trong quan niệm của đông đảo người dân phương Tây, trình độ học vấn không
phải là tiêu chí phân biệt đẳng cấp xã hội. Ở phương Đông thì khác, do ảnh
hưởng tàn dư của hệ tư tưởng Nho giáo, người phương Đông phân biệt đẳng
cấp giữa lao động trí óc và lao động chân tay, nhiều khi trọng danh tiếng hơn
cả lợi ích kinh tế. Đặc điểm văn hóa này khiến người phương Đông có nhu cầu
học đại học rất cao, ngay cả khi nền kinh tế thiếu trầm trọng những người lao
động có tay nghề giỏi và dư thừa lực lượng lao động có trình độ đại học.
Truyền thống văn hóa cũng chi phối trực tiếp việc thừa nhận hay không
sự tồn tại của thị trường giáo dục đại học. Người phương Tây coi nghề dạy học
bình thường như bao nghề khác, và giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói
riêng cũng là một loại hình dịch vụ, thị trường giáo dục đại học ra đời và trở
thành một bộ phận của nền kinh tế thị trường như một lẽ tự nhiên. Người
phương Đông coi giáo dục là một lĩnh vực thiêng liêng, nghề dạy học là nghề
cao quý và khó chấp nhận việc dùng đồng tiền làm thước đo giá trị của việc
truyền thụ tri thức. Do vậy, mặc dù nhu cầu học đại học đặt ra rất cao và thị
trường giáo dục đại học vẫn hình thành một cách tự phát, nhưng một bộ phận
không nhỏ người phương Đông vẫn cố tình không chịu thừa nhận nó. Việc thừa
nhận hay không sự tồn tại của thị trường giáo dục đại học ảnh hưởng trực tiếp
tới sự phát triển của thị trường này.
1.3.3. Chính sách quốc gia về giáo dục đào tạo
Thế giới đã và đang chuyển từ mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng
sang mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu, và trước ngưỡng cửa của nền
kinh tế tri thức, nhu cầu về một nguồn nhân lực chất lượng cao buộc các
23
quốc gia đặt nhiệm vụ giáo dục đào tạo lên hàng đầu. Tuy nhiên, tùy vào đặc
điểm tình hình, mỗi quốc gia có chính sách phát triển giáo dục đào tạo riêng
của mình.
Một số quốc gia quan niệm giáo dục đào tạo nói chung là phúc lợi xã hội,
họ xây dựng chính sách giáo dục đào tạo trên cơ sở coi đây trách nhiệm của
nhà nước nhằm đảm bảo quyền học tập bình đẳng của mọi công dân, đồng thời
đảm bảo định hướng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Với chính sách
này, lĩnh vực giáo dục đào tạo là độc quyền và hoạt động giáo dục đào tạo là
hoạt động phi kinh tế, thị trường giáo dục đại học không thể hình thành và phát
triển.
Một số quốc gia khác quan niệm giáo dục phổ thông là phúc lợi xã hội,
còn giáo dục đại học và đào tạo nghề là dịch vụ, mọi công dân có quyền tự do
lựa chọn dịch vụ và phải trả phí để được hưởng dịch vụ. Với chính sách này,
thị trường giáo dục đại học phát triển hoàn toàn tự do, những nguồn lực xã hội
được huy động và sử dụng có hiệu quả, các chủ thể trên thị trường giáo dục đại
học có điều kiện phát huy sự năng động, sáng tạo và cạnh tranh với nhau thúc
đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường này. Tuy nhiên, sự phát triển tự
phát của thị trường giáo dục đại học cũng nảy sinh nhiều hệ quả tiêu cực như
sự mất cân đối trong cơ cấu nhân lực sau đào tạo, xuất hiện nhiều dịch vụ giáo
dục đại học chất lượng kém, sự thiếu tương đồng giữa trình độ học vấn và trình
độ văn hóa ở người học, …
Với những quốc gia thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động giáo dục
đại học, nhà nước cho phép và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
cung cấp dịch vụ giáo dục đại học như một hoạt động kinh tế, trong đó nhà
nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Chính sách này vừa tạo ra sự phát triển năng
động của thị trường giáo dục đại học, vừa phát huy vai trò quản lý của
24
nhà nước nhằm định hướng, điều tiết thị trường giáo dục đại học, khác phục
được những tác động tiêu cực nảy sinh tự phát trên thị trường.
25
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở MỸ VÀ NHẬT BẢN
2.1. Tạo lập môi trường phát triển thị trường giáo dục đại học
2.1.1. Tạo lập môi trường kinh tế
Nước Mỹ có điều kiện kinh tế hết sức thuận lợi khi phát triển thị trường
giáo dục đại học trên cơ sở kế thừa mô hình kinh tế thị trường tự do của nước
Anh. Các trường đại học đầu tiên ở Mỹ xuất hiện trước khi ra đời nhà nước liên
bang và hầu hết là trường tư thục, các trường này xuất hiện từ nhu cầu khách
quan của nền kinh tế, hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo nhân lực trình độ cao
và ít chịu sự chi phối của chính quyền bang. Trên cơ sở các quan hệ kinh tế thị
trường tự do, nền kinh tế Mỹ bùng phát sau thế chiến II vừa đặt ra yêu cầu vừa
tạo điều kiện tốt để thị trường giáo dục đại học phát triển mạnh mẽ. Như vậy,
ở Mỹ, giáo dục đại học xuất hiện trong nền kinh tế thị trường và ngay từ đầu đã
vận hành theo cơ chế thị trường.
Khác với Mỹ, hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản ra đời và phát triển
trong thời kỳ phong kiến, khi nền kinh tế còn ở trình độ kém phát triển. Các
trường đại học không xuất hiện từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế về nguồn
nhân lực khoa học, nó được thành lập bởi nhà nước và có nhiệm vụ đào tạo đội
ngũ quan lại cho chính quyền phong kiến trung ương tập quyền. Tiền đề kinh
tế cho thị trường giáo dục đại học Nhật Bản được đánh dấu bằng cải cách Minh
Trị 1866-1869, hệ thống giáo dục đại học bắt đầu chịu ảnh hưởng lớn của mô
hình giáo dục châu Âu cả về nội dung và hình thức tổ chức. Thời kỳ này, ở
Nhật Bản đã xuất hiện các trường đại học tư, hoạt động vì lợi nhuận, tuy nhiên
tính đến trước thế chiến thứ hai, Nhật Bản chưa thực
26
sự có thị trường giáo dục đại học, các trường đại học công lập hoạt động dựa
vào nguồn cung cấp kinh phí của nhà nước vẫn giữ địa vị chi phối tuyệt đối.
Sau thế chiến thứ hai, mặc dù là nước thua trận, nhưng nhờ sản xuất hàng quân
nhu xuất khẩu, phục vụ chiến tranh Triều Tiên, chỉ sau 10 năm, nền kinh tế Nhật
Bản khôi phục được mức sản xuất trước Đại chiến, và đến khoảng năm 1980 thì
mức thu nhập trên đầu người trong nước đã vượt qua các quốc gia châu Âu. Sự
thịnh vượng của nền kinh tế đã tạo ra một giai đoạn vàng son cho nền đại học Nhật
Bản trong giai đoạn 1950-1980, nhu cầu sử dụng người tốt nghiệp đại học gia tăng
bởi sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất khiến hệ thống giáo dục đại học quốc lập
không đáp ứng kịp và Nhật Bản đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình giáo dục đại
học theo cơ chế thị trường, huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia cung cấp
dịch vụ giáo dục đại học nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực trình độ cao
cho nền kinh tế.
2.1.2. Tạo lập môi trường chính trị, pháp lý
Ở giai đoạn đầu thành lập, dường như một thể chế chính trị với quyền
lực nhà nước liên bang yếu lại tạo ra điều kiện thuận lợi cho nền giáo dục đại
học Mỹ được tự do phát triển theo cơ chế thị trường. Ngay sau khi được bầu
làm tổng thống đầu tiên, G. Washington đã chủ trương thiết lập một hệ thống
giáo dục đại học quốc gia mạnh bắt đầu bằng đề xuất trước Quốc hội thành lập
một trường đại học quốc gia kiểu mẫu cho cả liên bang, nhưng ý kiến của
G. Washington đã không được các đại biểu ủng hộ vì điều họ quan tâm lúc này
là chủ quyền từng bang chứ không phải sức mạnh của nhà nước liên bang non
trẻ. [22]. Thất bại của G. Washington đồng nghĩa với việc không có ngay một
hệ thống giáo dục đại học mạnh dưới sự chi phối của nhà nước liên bang, nhưng
nó tạo ra điều kiện hoạt động hoàn toàn tự do, độc lập và tự chủ cho các trường
đại học ở từng bang, và đây là tiền đề quan trọng cho một thị trường giáo dục
đại học phát triển bậc nhất thế giới sau này.
27
Tuy không trực tiếp thành lập được một hệ thống giáo dục đại học mạnh,
nhưng chính quyền liên bang đã dần hoàn thiện một hệ thống quy phạm pháp
luật tạo hành lang pháp lý cần thiết cho sự phát triển thị trường giáo dục đại
học, đồng thời phát huy vai trò điều tiết thị trường này bằng cả công cụ pháp
luật và kinh tế. Hiến pháp liên bang quy định quyền tự chủ cao của các chủ thể
kinh tế, trong đó có các trường đại học. Một trong những sự kiện pháp lý minh
chứng cho điều này là thắng lợi của trường đại học tư Darmouth trong vụ kiện
của bang New Hampshire ở Tòa án Tối cao năm 1819 về quyền điều hành nhà
trường. Tòa án tối cao cho rằng giấy phép thành lập mà nhà trường được chính
quyền bang cấp chính là một hợp đồng kinh tế và theo Hiến pháp, chính quyền
bang không được phép ra bất kỳ một dự luật nào “có tác hại đến nhiệm vụ quy
định bởi các hợp đồng”. [22]. Dưới thời tổng thống A. Lincoln, năm 1862, Quốc
hội Mỹ đã ban hành đạo luật Morrill quy định việc cấp đất công cho các bang
để xây dựng các trường đại học phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và cơ
khí, theo đó mỗi đầu thượng nghị sĩ đại diện cho bang được cấp 30 nghìn acre
(tương đương khoảng 12 nghìn ha) để xây dựng các trường đại học. Đến năm
1890, đạo luật Morrill 2 ra đời cho phép các trường đại học từng được cấp đất
được hưởng tiếp một khoản trợ cấp hàng năm của chính phủ liên bang. Đạo luật
này có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự quan tâm của chính quyền liên bang đối
với việc điều tiết cơ cấu ngành nghề trên thị trường giáo dục đại học. [25]. Vào
thời điểm sắp kết thúc thế chiến II, Quốc hội Mỹ tiếp tục ban hành đạo luật “GI
Bill”, trong đó có các điều khoản bảo đảm cho cựu quân nhân được nhập học
các chương trình khác nhau trong các trường đại học. Đạo luật này vừa giúp
thực hiện chính sách của chính phủ liên bang quan tâm tới các cựu binh, vừa
giúp đẩy nhanh quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học, vào các thập niên sau
đó, giáo dục
28
đại học Hoa Kỳ đã được nâng lên trình độ phổ cập, tạo điều kiện thuận lợi để
nước này tiến vào thời đại kinh tế tri thức. [25]
Khác với Mỹ, hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản hình thành và phát
triển dưới sự chi phối trực tiếp của chính quyền nhà nước phong kiến trung
ương tập quyền. Giai đoạn này tồn tại khá dài nên giáo dục đại học bị bó hẹp
cả về mục tiêu, nội dung và hình thức đào tạo. Tiền đề chính trị cho sự ra đời
và phát triển thị trường giáo dục đại học Nhật Bản cũng được đánh dấu bằng
cải cách Minh Trị. Cùng với sự thay đổi thể chế chính trị, nhiều cải cách quan
trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường đại học
để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Giáo dục đại học được
cởi trói làm xuất hiện một loạt các trường đại học tư theo nhu cầu của thị trường
nhân lực. Sự phát triển năng động của các đại học tư buộc các trường công phải
đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế vận hành để nâng cao sức cạnh tranh, thị
trường giáo dục đại học Nhật bản hình thành và không ngừng phát triển.
Cùng với việc cải cách thể chế chính trị, hệ thống pháp luật của Nhật Bản
cũng dần được thiết lập tạo điều kiện pháp lý cần thiết cho sự phát triển thị
trường giáo dục đại học. Năm 1871, chỉ 3 năm sau khi thành lập, chính phủ duy
tân đã ban hành nghị định trao quyền cho các trường đại học được quyền quyết
định lựa chọn và cử sinh viên đi du học. [26]. Nghị định mới này có ý nghĩa
quan trọng vì nó đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển giáo dục
đại học Nhật bản, khi các chính sách của nhà nước từng bước được luật hóa.
Ngoài các điều khoản cơ bản liên quan đến giáo dục đã được ghi trong Hiến
pháp, hàng loạt các đạo luật chi tiết cũng đã được ban hành để tổ chức và quản
lý các hoạt động giáo dục và hệ thống giáo dục đại học. Sau hơn 100 năm xây
dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhật Bản đã thực hiện
29
thành công chính sách phi tập trung hóa và phân quyền trong quản lý giáo dục
đại học. Theo chính sách này, Bộ giáo dục Nhật Bản thực hiện đúng chức năng
quản lý nhà nước về giáo dục bằng việc hoạch định chính sách, xây dựng thể
chế, ban hành các chuẩn mực giáo dục và chịu trách nhiệm thanh kiểm tra, các
đại học, kể cả đại học công lập được toàn quyền tự chủ hoạt động. [2, tr. 5]
2.1.3. Tạo lập môi trường văn hóa, xã hội
Mỹ là quốc gia của những người nhập cư, đặc điểm này quy định tính
cởi mở của văn hóa Mỹ. Người Mỹ ít bị gò bó bởi những truyền thống cũ, trái
lại sự sáng tạo và tự do cá nhân được đề cao. Xã hội Mỹ không phân biệt đẳng
cấp, mọi người có quyền bình đẳng và có cơ hội phát triển ngang nhau. Nước
Mỹ cũng không có quan niệm “đẳng cấp nghề nghiệp”, mọi công việc có thể
mang lại thu nhập đều được coi trọng. Người Mỹ thường không gắn bó lâu dài
với một công việc cố định, họ thích sự thay đổi, thích tìm kiếm cái mới trong
cuộc sống. Đặc điểm văn hóa, xã hội này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của
thị trường giáo dục đại học theo cả hai chiều hướng, một mặt nó tạo ra sự tự do
làm cho thị trường giáo dục đại học phát triển phong phú về loại hình dịch vụ,
đa dạng về hình thức tổ chức dạy học, mặt khác nó hạn chế việc quy định những
chuẩn mực đạo đức, văn hóa trong các chương trình giáo dục đại học.
Nhật Bản có đặc trưng văn hóa xã hội khác với Mỹ khi phát triển thị
trường giáo dục đại học. Trước cải cách Minh Trị, giáo dục đại học Nhật Bản
chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Hoa. Ý thức hệ Nho giáo cùng với tinh
thần võ sĩ đạo Samurai chi phối đời sống tinh thần xã hội, xã hội phân hóa đẳng
cấp rõ rệt, trong đó tầng lớp võ sĩ, quý tộc giữ địa vị thống trị. Thời kỳ này,
giáo dục đại học gần như được tổ chức để phục vụ riêng giới thượng lưu,
30
và mục đích chủ yếu là đào tạo đội ngũ quan lại từ những người có xuất thân
dòng dõi quý tộc, những người có thân phận bình thường trong xã hội khó có
điều kiện học đại học. Hệ tư tưởng Nho giáo cũng coi giáo dục là lĩnh vực
thiêng liêng và không chấp nhận đưa vào đó các quan hệ hàng hóa – tiền tệ của
cơ chế thị trường.
Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, Nhật Bản đã tiến hành những cải
cách mạnh mẽ và toàn diện, bao hàm cả lĩnh vực văn hóa, xã hội. Hệ tư tưởng
Nho giáo dần mất vị trí thống trị, và thay vào đó là các giá trị văn hóa phương
Tây mang tính tự do, không phân biệt đẳng cấp và đề cao vai trò của cá nhân.
Quá trình cải cách văn hóa là quá trình đấu tranh kịch liệt giữa 3 hệ tư tưởng
chủ đạo: Nho giáo, võ sĩ đạo và duy tân, tuy nhiên hệ tư tưởng duy tân nhanh
chóng chiếm ưu thế do đáp ứng được đòi hỏi phát triển nền kinh tế thị trường
hiện đại. Để tạo ra sự đồng thuận xã hội, chính phủ duy tân chấp nhận việc đền
bù kinh tế cho những tổn thất tinh thần của tầng lớp võ sĩ (vì bãi bỏ đẳng cấp
xã hội cao của họ). Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ
coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc
cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học).
2.2. Xây dựng và phát triển các yếu tố cấu thành thị trường giáo dục
đại học
2.2.1. Xây dựng và phát triển hệ thống trường đại học
Trước khi Mỹ tuyên bố độc lập vào năm 1776, ở một số bang đã có nhiều
trường đại học được thành lập, nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn
và đội ngũ giáo chức còn rất yếu. Sự thất bại của G. Washington trong chủ
trương thiết lập một hệ thống đại học quốc gia mạnh bằng nguồn đầu tư từ ngân
sách liêng bang, lại tạo ra điều kiện hình thành tự phát một loạt
31
các đại học nhỏ theo nhu cầu thị trường. Sự phát triển đa dạng và nhanh chóng
của hệ thống các trường đại học Mỹ, không phải bởi một sự chỉ đạo tập trung
của nhà nước liêng bang, mà theo cơ chế cạnh tranh của thị trường. Trong giai
đoạn 1969 đến 1975 đã có khoảng 800 trường đại học được thành lập mới và
cũng có khoảng 300 trong số đó phải đóng cửa hoặc sát nhập. [22]. Chính cơ
chế cạnh tranh của thị trường đã sàng lọc, loại bỏ bớt các trường yếu kém và
thúc đẩy các trường khác mạnh lên. Đến đầu thế kỷ XXI, Mỹ có khoảng 4000
trường đại học, trong đó khoảng 1700 trường công và 2300 trường tư. [23]
Khác với Mỹ, hệ thống các trường đại học Nhật Bản không hình thành
một cách tự phát mà hình thành gắn liền với vai trò của nhà nước. Đầu thế kỷ
XIX, một số trường đại học quốc lập theo mô hình châu Âu xuất hiện như Đại
học Tokyo , Kyoto, Tohoku, Osaca… Tiếp đó, nhiều cơ sở giáo dục đại học
của nhà nước, trường công của các địa phương (public local) và nhiều trường
tư (private) cũng được tiếp tục thành lập. Đến 1943, Nhật Bản có 49 trường đại
học (trong đó 28 trường tư) và 216 trường chuyên ngành (trong đó 134 trường
tư). [21]. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân
lực trình độ cao, nhu cầu học đại học ở Nhật tăng lên nhanh chóng và đây cũng
là thời kỳ 1 loạt các trường đại học theo mô hình kiểu Mỹ ra đời với vai trò tổ
chức của cả nhà nước và tư nhân. Đến năm 1949, hệ thống giáo dục đại học
Nhật Bản đã có thêm 70 trường đại học quốc gia, 17 trường đại học công ở địa
phương và 81 trường đại học tư cùng hàng trăm trường cao đẳng. Hệ thống các
trường cao đẳng (Junior College) cũng được mở rộng theo nhiều lĩnh vực
như sư phạm, kỹ thuật, kinh tế... Đặc biệt là từ năm 1961 đã hình thành
loại hình cao đẳng công nghệ 5 năm (College of Techonogy) dành cho học
sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (lower secondary schools). Cho đến nay, Nhật
Bản đã có hơn một nghìn
32
trường đại học và cao đẳng, với hơn 200.000 giảng viên, trong đó phần
lớn là ở loại hình trường tư (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1. Quy mô giáo dục đại học Nhật Bản năm 2004
Loại hình Số trường (trường tư) Số giảng viên (ở trường tư)
Cao đẳng công nghệ 63 (3) 4.474 (247)
Cao đẳng 508 (451) 12.740 (11.082)
Đại học 709 (542) 158.756 (86.683)
Các trường đào tạo
chuyên nghiệp
3.443 (3.228) 40.675 (37.902)
Tổng 4723 (4224) 216645 (135914)
Nguồn: Jun Oba (2005), "Higher Education in Japan - Incorporation of
National Universities and the Development of Private Universities", Paper prepared
for seminars on higher education in Istanbul and Ankara, Turkey. (Trích theo Trần
Khánh Đức (2008), "Cải cách giáo dục đại học Nhật Bản và Đại học Hiroshima trong
quá trình tập đoàn hóa", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn
(24) , Tr. 2)
2.2.2. Xây dựng và phát triển các dịch vụ giáo dục đại học
Đối với giáo dục đại học Mỹ, tính thị trường ngay từ đầu đã tạo ra một
cơ cấu dịch vụ giáo dục đại học phong phú, đa ngành, sát thực tế. Tuy giáo dục
đại học Mỹ được du nhập từ châu Âu, với mô hình giáo dục đại học mang tính
hàn lâm, nhưng người Mỹ đã không giáo điều khi lặp lại đặc điểm này. Cuộc
sống thực tế, sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đất mới này rất nhanh chóng
được phản ánh vào nền giáo dục đại học của nó. Với quyền tự chủ của các
trường đại học, việc lựa chọn chương trình đào tạo (mở ngành) và quy
33
định chuẩn đào tạo cho các chương trình hoàn toàn do tập thể đội ngũ giáo chức
trong nhà trường quyết định. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng được phép
cấp bằng, có khoảng 4000 trường thuộc khu vực tư nhân, hoạt động vì lợi nhuận
hoặc độc quyền, chỉ được phép cấp chứng chỉ cho sinh viên sau khi hoàn thành
các chương trình đào tạo. Mặc dù có một số lượng rất lớn các trường đại học
không được phép cấp bằng, nhưng sinh viên có thể sử dụng các chứng chỉ tích
lũy được để tham gia học tiếp ở một trường khác nhờ hệ thống học phần – tín
chỉ được xây dựng thống nhất trong toàn liên bang.
Việc được quyền tự do quyết định chương trình đào tạo và quy định
chuẩn cho các chương trình đào tạo không đồng nghĩa với việc các trường đại
học được tùy tiện cung cấp các gói dịch vụ giáo dục đại học chất lượng thấp.
Trái lại, sự đòi hỏi khắt khe của thị trường buộc các trường phải tạo dựng
thương hiệu cho mình bằng chính chất lượng đào tạo. Tùy vào thế mạnh của
mình, mỗi trường đã tập trung phát triển một chương trình đào tạo vượt trội,
làm nên sự khác biệt. Đây là lý do giải thích vì sao, ngày nay, các trường đại
học hàng đầu ở Mỹ đều gắn liền với một ngành đào tạo có thế mạnh (xem bảng
2.2).
34
Bảng 2.2. Các trường đại học hàng đầu của Mỹ phân theo ngành đào tạo
Thứ
tự xếp
hạng
Ngành đào tạo
Engineerring
(Kĩ thuật)
Law
(Luật)
Business
(Kinh
doanh)
Education
(Giáo dục)
Computer
Science
(Máy tính)
Medecine
(Y học)
Mathematics
(Toán học)
1 M.I.T (Massachusetts
Institute of
Technology)
Yale
University
Harvard
University
Vanderbilt (TN) Carnegie
Mellon
University (PA
Harvard
University
M.I.T
2 Stanford University Harvard
University
Standord
University
Teachers College,
Columbia
University
M.I.T University of
Pennsylvania
Harvard
University
3 University of
California - Berkeley
Stanford
University
M.I.T Harvard
University
Stanford
University
Johns Hopkins
University
Princeton
University
4 Georgia Institute of
Technology
Columbia
University
Norwestern
University
Stanford
University
University of
California -
Berkeley
University of
California -
San Francisco
Stanford
University
5 University of Illinois -
Urbana - Champaig
University
of
Chicago
University
of Chicago
University of
Oregon
Cornell
University
Wahsington
University in
Saint Louis
University
of California
- Berkeley
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2010/10/3ba21458/
35
Khác với Mỹ, ở giai đoạn đầu, giáo dục đại học Nhật Bản được đặc trưng
bởi hệ thống quản lý hành chính tập trung, điều này quy định sự đơn điệu, xa
rời thực tiễn của các chương trình đào tạo đại học. Trong suốt thời đại Edo (thời
đại mà chính quyền đặt cơ sở trong thành phố Edo, tên cũ của thành phố Tokyo
ngày nay, kéo dài khoảng 250 năm: 1615-1868), giáo dục đại học Nhật Bản
được đặc trưng bởi sự giao thoa giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Nhật, nội
dung giáo dục đại học chủ yếu gồm Hán học (Tứ thư, Ngũ kinh) và Quốc học
(văn chương, văn hóa, xã hội Nhật Bản). Cuối thời Edo, một số ngành học mới
như y học, hoá học, vật lý, và binh pháp Âu Mỹ cũng đã bắt đầu xuất hiện trong
chương trình giáo dục đại học ở Nhật, nhưng quá trình này diễn ra rất chậm chạp.
Thậm chí, một giai đoạn ở nửa cuối thế kỷ XIX, Bakufu (Chính phủ quân sự trung
ương dưới quyền Triều đình) ra lệnh cấm lưu hành các sách và tài liệu tham khảo
về thiên văn học, y học, vật lý (thuyết Newton), và tổ chức Hải quân của Anh,
Pháp … vì sợ sự ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ tới tình hình chính trị trong nước.
Sau thế chiến II, cùng với sự gia tăng nhanh chóng các trường đại học tư và
việc mở rộng quyền tự chủ cho các trường công lập, các dịch vụ giáo dục đại học
Nhật Bản phát triển phong phú, đa dạng và ngày càng sát thực tế. Sự phát triển
phong phú các loại hình dịch vụ giáo dục đại học ở Nhật Bản không hoàn toàn tự
phát theo cơ chế thị trường mà có vai trò quan trọng của nhà nước bằng việc chủ
động đầu tư mở rộng các trường cao đẳng công lập trên nhiều lĩnh vực như sư
phạm, kinh tế, kĩ thuật, … đặc biệt, từ năm 1961, hệ thống các trường cao đẳng
công nghệ 5 năm (College of Technology) được thiết lập đã làm phong phú thêm
các loại hình dịch vụ trên thị trường giáo dục đại học Nhật Bản.
Từ các năm đầu của thể kỷ 21, giới giáo viên và ban chấp hành các trường
đại học bắt đầu ý thức đến phương pháp đào tạo để thích ứng với nhu cầu mới của
số đông sinh viên chất lượng thấp (ai cũng vào được đại học) nhưng đòi hỏi
36
nhiều (cung lớn hơn cầu). Ngày nay, hầu hết các trường đại học ở Nhật đều chuẩn
bị và công bố đầy đủ tài liệu giới thiệu, giải thích nội dung của từng môn học, và
thực thi các cuộc điều tra ý kiến về mức độ hấp thụ của sinh viên đối với từng môn
học. Kết quả của các cuộc điều tra này thường được dùng như một chỉ biểu quan
trọng trong việc bình giá giáo viên và cải thiện chương trình đào tạo cho các năm
sau.
2.2.3. Phát triển đội ngũ sinh viên
Một thị trường giáo dục đại học hình thành tự phát theo cơ chế thị trường
không thể dẫn tới xu thế đại chúng hóa giáo dục đại học ở Mỹ như ngày nay.
Trước thế chiến II, quy mô sinh viên toàn nước Mỹ duy trì ổn định ở con số
trên dưới 1,5 triệu, nhưng chỉ sau nửa thế kỷ, con số này đã tăng lên 10 lần.
Vào thập niên cuối thế kỷ XX, số sinh viên chiếm 62% tổng số học sinh tốt
nghiệp trung học; 60% thanh niên trong độ tuổi 18-19, 31% thanh niên trong
độ tuổi 22-24 đang theo học đại học và 22% số người trên 25 tuổi đã tốt nghiệp
đại học. [23]. Thành tích phát triển đội ngũ sinh viên này có được nhờ một số
lý do sau:
Thứ nhất, việc xây dựng được hệ thống các trường đại học với số lượng
lớn và đa dạng về loại hình (bao gồm cả trường công và trường tư, trường hoạt
động không vì lợi nhuận, vì lợi nhuận và trường độc quyền) cho phép tất cả
thanh niên Mỹ, sau khi tốt nghiệp phổ thông, đều có cơ hội học đại học. Hầu
hết các bang đều có trường đào tạo sau trung học, nơi mà dân cư trong bang có
thể đi lại thuận lợi bằng phương tiện giao thông công cộng. Có rất nhiều loại
tiêu chuẩn nhập học, bao gồm cả khả năng nhận vào cao đẳng cộng đồng hoặc
một trường tư không chọn lọc, mà người học không cần có thêm điều kiện gì
ngoài bằng tốt nghiệp phổ thông trung học.
37
Thứ hai, hệ thống thông tin minh bạch về hoạt động của các trường đại
học do cơ quan kiểm định chất lượng độc lập đánh giá và cung cấp cho phép
những người có nhu cầu học đại học dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn môi trường
học tập phù hợp với mình. Trang web của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo
dục đại học (http://www.chea.org/search/search.asp) luôn cung cấp thông tin
đầy đủ về tình trạng của các trường đã được cơ quan này kiểm định.
Thứ ba, chính sách học bổng và tín dụng độc đáo của chính phủ liên
bang tạo điều kiện hỗ trợ hiệu quả về mặt tài chính cho sinh viên. Có khoảng
70% sinh viên đại học được nhận một khoản hỗ trợ nào đó từ ngân sách nhà
nước, và khoản hỗ trợ này giúp họ trang trải được khoảng 40% chi phí học tập.
Ví dụ, năm 2000, giáo dục đại học Hoa Kỳ được đầu tư 3% GDP, tương đương
197 tỷ USD, trong đó sinh viên được hỗ trợ 68 tỷ USD. Sự độc đáo của chính
sách này là nhà nước cấp tài chính cho sinh viên chứ không phải cho nhà trường,
tức là hỗ trợ người tiêu dùng chứ không phải trợ giá thông qua người sản xuất.
Điều này làm tăng vị thế của sinh viên và các trường đại học phải phục vụ
“khách hàng” của mình theo đúng nghĩa của quan hệ kinh tế thị trường. [24]
Thứ tư, sự hỗ trợ phong phú về mặt tài chính từ ngân sách của các bang,
các khoản tài trợ, các khoản vay ưu đãi và cơ hội kiếm tiền từ việc làm bán thời
gian cho phép sinh viên theo học ở cả trường công lập và trường tư, ngay cả
khi không có sự hỗ trợ tài chính từ phía gia đình. (xem bảng 2.3, bảng 2.4).
38
Bảng 2.3. Nguồn kinh phí học tập của sinh viên ở các trường đại học tư
Đơn vị: USD
Nguồn hỗ trợ
Trường thu học phí cao Trường thu học phí thấp
Gia đình
thu nhập
thấp
Gia đình
thu nhập
trung bình
Gia đình
thu nhập
cao
Gia đình
thu nhập
thấp
Gia đình
thu nhập
trung bình
Gia đình
thu nhập
cao
Đóng góp của GĐ 0 3.000 25.500 0 2.000 16.500
Tài trợ liên bang 4.000 0 0 4.000 0 0
Tài trợ của bang 3.000 1.500 0 3.000 1.500 0
Tài trợ của trường 13.500 16.000 0 4.000 6.500 0
Tiết kiệm hè của sv 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500
Tiền sv kiếm được
từ làm bán thời gian
2.000 2.000 0 2.500 2.500 0
Các khoản vay 5.000 5.000 2.000 3.000 4.000 0
Nguồn: Washington D.C: Cơ quan Giáo dục Hoa kỳ, 1996), Trích theo
Lâm Quang Thiệp – D. Bruce Johnstone – Phillip G. Altbach, Giáo dục đại học
Hoa Kỳ, Nxb Giáo Dục, tr. 234
39
Bảng 2.4. Nguồn kinh phí học tập của sinh viên ở các trường đại học công
Đơn vị: USD
Nguồn hỗ trợ
Trường thu học phí cao Trường thu học phí thấp
Gia đình
thu nhập
thấp
Gia đình
thu nhập
trung bình
Gia đình
thu nhập
cao
Gia đình
thu nhập
thấp
Gia đình
thu nhập
trung bình
Gia đình
thu nhập
cao
Đóng góp của GĐ 0 2.500 8.500 0 2.000 4.000
Tài trợ liên bang 3.000 0 0 2.340 0 0
Tài trợ của bang 2.000 750 0 1.160 250 0
Tài trợ của trường 0 0 0 0 0 0
Tiết kiệm hè của sv 1.500 1.500 750 1.000 1.250 1.000
Tiền sv kiếm được
từ làm bán thời gian
2.000 25.00 750 500 1.500 1.000
Các khoản vay 3.500 4.750 2.000 1.000 1.250 1.000
Nguồn: Washington D.C: Cơ quan Giáo dục Hoa kỳ, 1996), Trích theo
Lâm Quang Thiệp – D. Bruce Johnstone – Phillip G. Altbach, Giáo dục đại học
Hoa Kỳ, Nxb Giáo Dục, tr. 235
Đối với Nhật Bản, ở giai đoạn đầu phát triển thị trường giáo dục đại học,
số lượng người có nhu cầu học đại học luôn cao hơn nhiều lần so với khả năng
thu nhận của các trường đại học. Do đó, cái mà chính phủ Nhật Bản quan tâm
trong chính sách phát triển giáo dục đại học không phải là gia tăng số lượng
sinh viên, mà là tìm cách gia tăng số lượng các trường đại học để thỏa mãn nhu
cầu học tập của người dân. Nếu như ở Mỹ, quá trình đại chúng hóa giáo dục
đại học có vai trò lớn của các trường cao đẳng cộng đồng
40
(commonity College), thì ở Nhật Bản, vai trò này thuộc về các trường đại học
tư (xem bảng 2.5). Quy mô giáo dục đại học Nhật Bản đã tăng lên 5 lần trong
vòng nửa thế kỷ. Năm 1960, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi vào đại học, cao
đẳng chiếm 10%, đến năm 2007, con số này là 60%. [2, tr. 3]
Bảng 2.5. Phân bổ sinh viên Nhật Bản theo loại hình sở hữu trường
Loại hình Trường công Trường tư
Cao đẳng công nghệ 56.322 2.296
Cao đẳng 19.485 214.264
Đại học 747.285 2.062.065
Các trường đào tạo
chuyên nghiệp
29.805 761.735
Nguồn: Jun Oba (2005), "Higher Education in Japan - Incorporation of
National Universities and the Development of Private Universities", Paper prepared
for seminars on higher education in Istanbul and Ankara, Turkey.
Nếu sinh viên Mỹ được tạo điều kiện khá tốt về mặt tài chính thì ở Nhật
Bản, mức chi phí cho việc học đại học là khá cao và người chịu trách nhiệm chi
trả chính là gia đình sinh viên. Phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho giáo dục
đại học không được cấp cho sinh viên, mà cấp trọn gói cho các trường theo kế
hoạch trung hạn (thường là 6 năm). Để đảm bảo việc cung cấp thông tin minh
bạch về hoạt động của các trường, làm cơ sở để sinh viên lựa chọn loại dịch vụ
giáo dục đại học phù hợp với mình, Nhật Bản cũng thực hiện chính sách đánh
giá ba bên: Tự đánh giá của các trường đại học, đánh giá của Bộ Giáo dục, văn
hóa, thể thao, khoa học và công nghệ (MEXT), đánh giá của Ủy ban đánh giá
đại học (Evaluation Committee for National University Corporations).
41
2.3. Định hướng và điều tiết sự phát triển thị trường giáo dục đại
học
2.3.1. Định hướng về mục tiêu phát triển
Mục tiêu phát triển giáo dục đại học Mỹ cũng cởi mở như đặc tính văn
hóa của quốc gia nhập cư này. Ở giai đoạn đầu phát triển các trường đại học,
phương châm của người Mỹ là: “thà làm được cái gì đó (cho dù chất lượng
không tốt), còn hơn không có gì cả”; điều này khác hẳn với truyền thống phát
triển hệ thống giáo dục đại học tinh hoa của châu Âu với quan điểm: “nếu không
làm được cái tốt nhất, thì thà không có gì còn hơn”. Nói như vậy không có
nghĩa nước Mỹ không quan tâm tới chất lượng giáo dục đại học, trái lại, chính
phủ Mỹ, từ rất sớm đã chủ trương phát triển một nền giáo dục đại học quy mô
lớn với chất lượng đẳng cấp quốc tế, nhưng cách làm truyền thống, theo kiểu
châu Âu, của vị tổng thống đầu tiên G. Washington đã không thành công. Thay
vì dựa vào nguồn đầu tư lớn của nhà nước, chính cơ chế thị trường tự do đã tạo
động lực thúc đẩy nền giáo dục đại học của Mỹ phát triển theo diện rộng, và
cũng chính sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đã đưa nhiều trường đại học
của Mỹ lên tầm hàng đầu thế giới.
Vậy chính phủ Mỹ có vai trò gì trong việc thực hiện mục tiêu phát triển
thị trường giáo dục đại học? Chắc chắn đó không phải là sự bao cấp về kinh tế,
Đại học Harvard là một ví dụ điển hình, tài trợ của chính phủ, kể cả các hợp
đồng nghiên cứu mà chính phủ giao cho Harvard, cũng chỉ chiếm 15% tổng thu
của trường này. Vốn liếng to lớn nhất mà nhà nước Hoa Kỳ trao cho các trường
đại học, là cơ chế tự chủ (autonomy) và cam kết về tự do học thuật (academic
freedom). “Đặc quyền về tự do học thuật gắn liền với nghĩa vụ nói lên sự thật
ngay cả khi điều đó hết sức khó khăn hay không được nhiều người
42
ưa chuộng” (trích từ bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp 2009 của Hiệu trưởng
Harvard, Dew Fraust) [20]
Hơn cả nước Mỹ, trong hệ thống các giải pháp để đạt tới sự phát triển
thịnh vượng, Nhật Bản đặt kỳ vọng lớn vào sự nghiệp giáo dục. Ngay từ bài
học vỡ lòng, người Nhật đã dạy cho thế hệ trẻ của mình hiểu rằng, Nhật Bản là
nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, và nguồn lực quan trọng nhất là tri thức con
người. Với tư tưởng chủ đạo là hình thành hệ thống giáo dục suốt đời (life-long
learning), xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị một thế hệ trẻ phát triển toàn diện,
năng động, tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại và
nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế, từ nửa sau thế
kỷ XX, Nhật bản đã đặt ra mục tiêu đại chúng hóa giáo dục đại học, đồng thời
cũng mong muốn có được các trường đại học đẳng cấp quốc tế.
Khác với Mỹ, chính phủ Nhật Bản có vai trò hết sức to lớn trong việc
xây dựng những trường đại học đỉnh cao. Vai trò ấy trước hết thể hiện trong
việc cung cấp một nguồn lực khổng lồ cho những trường đại học trọng điểm
như đại học Tokyo, đại học Kyoto, Tohoku, Osaca, …nguồn lực này bảo đảm
cho các trường thực hiện chính sách thu hút chất xám trên phạm vi toàn cầu.
Không chỉ đầu tư lớn về mặt tài chính, chính phủ Nhật Bản cũng thực hiện sự
chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của các trường này, xây dựng hệ thống quản
lý hành chính tập trung mạnh ở cấp trường và quyền tự chủ về học thuật. Bên
cạnh việc đầu tư trọng điểm cho các trường đại học quốc lập, Nhật Bản cũng
thực hiện chính sách phát triển thông thoáng đối với khu vực đại học tư. Với
cách làm của mình, đến cuối thế kỷ XX, giáo dục đại học Nhật Bản đã thực
hiện được mục tiêu đại chúng hóa, và các trường đại học quốc lập của Nhật
cũng lọt vào tốp các trường hàng đầu thế giới.
43
2.3.2. Đảm bảo chất lượng dịch vụ
Đi kèm với việc trao quyền tự chủ cao cho các trường đại học, nhất là khu
vực đại học tư, cả Mỹ và Nhật đều có cơ chế kiểm định hiệu quả đối với hoạt động
của các trường. Việc kiểm định này, một mặt là cơ sở để trường có thể nhận được
tài trợ tài chính; mặt khác thông tin kiểm định về hoạt động của trường là căn cứ
quan trọng để sinh viên tham khảo trước khi đăng ký dự tuyển.
Ở Mỹ, có rất nhiều cơ quan kiểm định độc lập tiến hành kiểm định thường
xuyên hoạt động của hơn 4000 trường đại học. Hoạt động của các cơ quan kiểm
định này lại được đánh giá bởi Bộ giáo dục (USDE) và Hội đồng kiểm định chất
lượng giáo dục đại học (CHEA), toàn bộ thông tin về hoạt động của các trường đã
qua kiểm định đều được đăng tải minh bạch trên Website của hai cơ quan này.
Các cơ quan kiểm định độc lập không chỉ đánh giá chung về chất lượng hoạt động
của trường, mà còn đánh giá chất lượng của từng ngành đào tạo trong trường. Nhờ
hoạt động kiểm định này, chất lượng dịch vụ giáo dục đại học do từng trường cung
cấp được phản ánh tương đối chính xác, và người học có quyền lựa chọn loại dịch
vụ phù hợp, có chất lượng tương xứng với số tiền họ phải chi trả. Như vậy, tuy
không đặt ra một tiêu chuẩn khắt khe cho việc thành lập trường đại học hoặc mở
ngành đào tạo trong từng trường, nhưng chính phủ chỉ tài trợ tài chính cho (sinh
viên nhập học ở) những trường đạt tiêu chuẩn kiểm định, và điều đó đòi hỏi các
trường đại học phải nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của chính mình.
Ở Nhật Bản, để kiểm soát chất lượng giáo dục đại học, một cơ quan độc lập
với tên gọi Nihon Koto Kyoiku Hyoka Kiko (Nhật Bản Cao Đẳng Giáo Dục Bình
Giá Cơ Cấu) đã được thành lập , cơ quan này có chức năng điều tra năng lực của
tất cả các đại học trong nước trên phương diện giáo dục, nghiên cứu và tài chính.
Cơ quan này là một cơ quan độc lập, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính
phủ, kết quả của tất cả các công trình đánh giá đều được công bố trên
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

More Related Content

Similar to Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Son La College
 
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Son La College
 
1. ct tổng thể
1. ct tổng thể1. ct tổng thể
1. ct tổng thểc3CTLnhYn
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017LHng207
 
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam (20)

Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt NamLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
 
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamLuận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamThực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
 
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
 
1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf
 
1. ct tổng thể
1. ct tổng thể1. ct tổng thể
1. ct tổng thể
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
 
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
 
Luận văn quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học
 Luận văn quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học Luận văn quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học
Luận văn quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học
 
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
 
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐHLuận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
 
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳngLuận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
 
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
 
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOTChất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

  • 1. Hà Nội – 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH THẾ THUẬN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở MỸ, NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ CHÍNH TRỊ
  • 2. Hà Nội – 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH THẾ THUẬN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở MỸ, NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tê chính trị Mã số: 60 31 01 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VĂN PHƯỢNG
  • 3. Mục lục Trang Danh mục các bảng i MỞ ĐẦU 1 Chương 1. Một số vấn đề lý luận về phát triển thị trường giáo dục đại học 7 1.1. Khái niệm, đặc trưng của thị trường giáo dục đại học 7 1.1.1. Khái niệm thị trường giáo dục đại học 7 1.1.2. Những đặc trưng của thị trường giáo dục đại học 9 1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung phát triển thị trường giáo dục 11 đại học 1.2.1. Tính tất yếu khách quan phát triển thị trường giáo dục đại học 11 1.2.2. Nội dung phát triển thị trường giáo dục đại học 13 1.3. Các điều kiện chi phối sự phát triển thị trường giáo dục đại học 21 1.3.1. Mô hình và trình độ phát triển kinh tế 21 1.3.2. Truyền thống văn hóa 21 1.3.3. Chính sách quốc gia về giáo dục đào tạo 22 Chương 2. Thực trạng phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ và 25 Nhật Bản 2.1. Tạo lập môi trường phát triển thị trường giáo dục đại học 25 2.1.1. Tạo lập môi trường kinh tế 25
  • 4. 2.1.2. Tạo lập môi trường chính trị, pháp lý 26 2.1.3. Tạo lập môi trường văn hóa, xã hội 29 2.2. Xây dựng và phát triển các yếu tố cấu thành thị trường giáo dục đại 30 học 2.2.1. Xây dựng và phát triển hệ thống trường đại học 30 2.2.2. Xây dựng và phát triển các dịch vụ giáo dục đại học 32 2.2.3. Phát triển đội ngũ sinh viên 36 2.3. Định hướng và điều tiết sự phát triển thị trường giáo dục đại học 41 2.3.1. Định hướng về mục tiêu phát triển 41 2.3.2. Đảm bảo chất lượng dịch vụ 43 2.3.3. Khắc phục khuyết tật nảy sinh 44 Chương 3. Những bài học kinh nghiệm từ phát triển thị trường giáo dục 47 đại học ở Mỹ, Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam 3.1. Những bài học kinh nghiệm từ phát triển thị trường giáo dục đại học 47 ở Mỹ và Nhật Bản 3.2.1. Bài học về tạo lập môi trường phát triển 47 3.2.2. Bài học về xây dựng và phát triển các yếu tố cấu thành thị trường 49 giáo dục đại học 3.2.3. Bài học về định hướng và điều tiết sự phát triển thị trường giáo dục 51 đại học
  • 5. 3.2. Bối cảnh phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam và một số 53 gợi ý về chính sách phát triển 3.2.1. Bối cảnh phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam hiện 53 nay 3.2.2. Một số gợi ý về chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học ở 56 Việt Nam KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
  • 6. i Danh mục các bảng STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Quy mô giáo dục đại học Nhật Bản năm 2004 32 2 Bảng 2.2 Các trường đại học hàng đầu của Mỹ phân theo ngành đào tạo 34 3 Bảng 2.3 Nguồn kinh phí học tập của sinh viên ở các trường đại học tư 38 4 Bảng 2.4 Nguồn kinh phí học tập của sinh viên ở các trường đại học công 39 5 Bảng 2.5 Phân bổ sinh viên Nhật Bản theo loại hình sở hữu trường 40
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục đào tạo luôn được xác định là chính sách hàng đầu trong chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia. Bước vào thời đại kinh tế tri thức, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao càng đòi hỏi các quốc gia đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học. Đối với Việt Nam, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ.” Đổi mới giáo dục đào tạo trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và trước xu thế hội nhập quốc tế cần thiết phải coi giáo dục đào tạo như một thị trường đặc biệt, nó vừa chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước nhằm đảm bảo định hướng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, đồng thời phải vận hành theo cơ chế thị trường nhằm huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước, đảm bảo sự phát triển năng động và hiệu quả của lĩnh vực đặc biệt quan trọng này. Chuyển đổi mô hình quản lý giáo dục đào tạo từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường ở Việt Nam là phù hợp với xu thế thời đại, tuy nhiên đây là một quá trình phức tạp, cần được thực hiện với một lộ trình hợp lý. Trong giai đoạn trước mắt, nên tập trung đổi mới giáo dục đại học, bởi ở bậc học này, người học đã có một trình độ nhất định để tham gia thị trường như những người tiêu dùng hiểu biết. Chuyển đổi mô hình quản lý giáo dục đào tạo ở Việt Nam, mà trước hết là giáo dục đại học, cần được tiến hành một cách thận trọng trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn phát triển thị trường giáo dục đại học ở các quốc gia đi
  • 8. 2 trước, đồng thời so sánh với điều kiện thực tiễn và mục tiêu phát triển của Việt Nam để có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp. Mặc dù có điều kiện rất khác biệt về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, song Mỹ và Nhật Bản đều phát triển rất thành công thị trường giáo dục đại học, và hơn thế, hai quốc gia này đã biến thành tựu giáo dục của mình thành động lực quan trọng tạo ra sự phát triển đột phá về kinh tế. Kinh nghiệm phát triển thị trường giáo dục đại học của Mỹ và Nhật Bản là những bài học quý, có giá trị tham khảo trong quá trình phát triển nền giáo dục đại học nước ta. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ, Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài khoá luận thạc sỹ Kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Phát triển giáo dục đào tạo được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ hàng vạn năm nay. Phát triển giáo dục đại học “kiểu hiện đại” cũng đã được nghiên cứu từ thế kỷ XII, ở châu Âu, và trên dưới 400 năm trở lại đây, ở nước Mỹ. Theo đó, lý luận khoa học của thế giới về phát triển giáo dục – đào tạo nói chung, phát triển giáo dục đại học nói riêng thực sự là một kho tàng đồ sộ. Tuy nhiên, ngoại trừ một số lý luận mang tính khái quát có giá trị tham khảo chung, điều kiện phát triển riêng biệt không cho phép các quốc gia sao chép nguyên mẫu một mô hình phát triển giáo dục đại học sẵn có nào. Trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm để có một mô hình phát triển giáo dục đại học theo hướng thị trường, phù hợp với Việt Nam, các nhà khoa học nước ta đã thực hiện thành công một số công trình như: - “Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Lê Phước Minh. Đề tài tiếp cận theo hướng bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả
  • 9. 3 đã đề xuất những chính sách nhằm huy động sự đóng góp tài chính của nhiều thành phần kinh tế, theo cơ chế thị trường, cho việc phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, giai đoạn hiện nay. - “Phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và trước nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, đề tài cấp Nhà nước do PGS. TS. Trần Quốc Toản chủ nhiệm đề tài. Tuy không trực tiếp nghiên cứu về giáo dục đại học, nhưng đề tài này đã đánh giá một cách tổng quan và đi tới kết luận: tồn tại trên thực tế một thị trường giáo dục đào tạo ở Việt Nam, mà rõ nét nhất là thị trường giáo dục đại học. - “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, hai thời khắc đầu thế kỷ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học tổ chức tại Đại học Hoa Sen, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2008. Cuốn sách tập hợp bài nghiên cứu của nhiều tác giả với nội dung xoay quanh việc đánh giá cao những đổi mới mạnh mẽ, sáng tạo, dứt khoát về môi trường giáo dục đại học Việt Nam đầu thế kỷ XX và yêu cầu đổi mới môi trường giáo dục đại học giai đoạn hiện nay. Trong tham luận của mình, các nhà khoa học cũng đề cập, mang tính gợi mở, về một môi trường giáo dục đại học vận hành theo cơ chế thị trường. - “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam tổ chức tháng 2/2011. Cuốn sách tập hợp bài nghiên cứu của nhiều tác giả xoay quanh việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, cao đẳng ở Việt Nam nhằm đảm bảo chất lượng dạy học và nâng cao tính hiệu quả về kinh tế. Ngoài những công trình lớn kể trên, có rất nhiều bài nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập tới việc phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có ý kiến
  • 10. 4 ủng hộ và có cả những ý kiến phản đối việc phát triển thị trường giáo dục đại học. Như vậy, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng chưa công trình nào khai thác một cách có hệ thống kinh nghiệm phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ và Nhật Bản, đối chiếu với điều kiện thực tiễn và mục tiêu phát triển của Việt Nam để rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát thực tiễn phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ, Nhật Bản, đối chiếu với điều kiện thực tiễn và mục tiêu phát triển của Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo và đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm góp phần phát triển thành công thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát những vấn đề lý luận về phát triển thị trường giáo dục đại học. - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ và Nhật Bản. - Khái quát bối cảnh phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những điểm tương đồng và sự khác biệt so với điều kiện phát triển thị trường giáo dục ở Mỹ, Nhật Bản. - Đưa ra những gợi ý về chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam trên cơ sở các bài học kinh Nghiệm của Mỹ và Nhật Bản. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thị trường giáo dục đại học đặt trong mối quan hệ với các nhân tố tác động tới sự vận động, phát triển của nó.
  • 11. 5 Phát triển thị trường giáo dục đại học là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau, mỗi môn khoa học có góc độ tiếp cận, phương pháp và mục đích nghiên cứu khác nhau. Dưới góc độ kinh tế chính trị, đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa các lực lượng xã hội trực tiếp tham gia hoặc có lợi ích liên quan tới phát triển thị trường giáo dục đại học như: nhà nước, các trường đại học, đội ngũ sinh viên, các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng người lao động trình độ đại học, … Đề tài nghiên cứu sự phát triển thị trường giáo dục đại học đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất xã hội, kiến trúc thượng tầng xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát sự phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ, Nhật Bản và những điều kiện tiền đề tác động trực tiếp tới sự phát triển thị trường này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sở dĩ lựa chọn phạm vi nghiên cứu như vậy bởi, tác giả nhận thấy, Mỹ là quốc gia có thị trường giáo dục đại học phát triển nhất hiện nay, được cả thế giới công nhận, còn Nhật Bản là quốc gia đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ trong một vài thập niên gần đây, mà một trong những nguyên nhân mang lại sự phát triển thần kỳ đó chính là việc cải cách hệ thống giáo dục. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển giáo dục đại học của những quốc gia nói trên sẽ cung cấp những bài học bổ ích cho việc phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp, tác giả sử dụng phổ biến phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm gạt bỏ những vấn đề ít liên quan, tập trung làm rõ đối tượng nghiên cứu là thị trường giáo dục đại học.
  • 12. 6 Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu thường dùng trong lĩnh vực khoa học xã hội như: kết hợp lôgic với lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, … 6. Những đóng góp mới của khoá luận - Hệ thống những vấn đề lý luận về phát triển thị trường giáo dục đại học. - Rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ, Nhật Bản. - Đưa ra một số gợi ý về chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khoá luận được kết cấu thành 3 chương (8 tiết). Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển thị trường giáo dục đại học Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ và Nhật Bản Chương 3: Những bài học kinh nghiệm từ phát triển thị trường giáo dục đại học ở Mỹ, Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.
  • 13. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1. Khái niệm, đặc trưng của thị trường giáo dục đại học 1.1.1. Khái niệm thị trường giáo dục đại học Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hóa, nội hàm khái niệm thị trường trong khoa học kinh tế cũng thay đổi cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nếu khoa học kinh tế cổ điển coi thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa, thì trong khoa học kinh tế hiện đại, thị trường được hiểu là tổng thể các quan hệ kinh tế phức tạp gắn kết người sản xuất với người tiêu dùng dựa trên sự điều tiết của các quy luật kinh tế khách quan. Dù hiểu theo nghĩa nào, thị trường luôn được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản như người bán, người mua, hàng hóa, cung, cầu, giá cả và các quy luật kinh tế. Người bán, người mua đóng vai trò chủ thể của các quan hệ kinh tế thị trường, hàng hóa là đối tượng của thị trường, là nhân tố kết nối các chủ thể thị trường. Cung, cầu, giá cả luôn biến động dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế, phản ánh mối quan hệ kinh tế phức tạp giữa các chủ thể thị trường. Có nhiều cách tiếp cận để phân loại thị trường. Theo phạm vi, quy mô của các quan hệ kinh tế (đặt trong địa giới hành chính), có thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Theo tính chất của các quan hệ kinh tế có thị trường cạnh tranh tự do, thị trường độc quyền. Theo đối tượng hàng hóa, thị trường được phân loại đa dạng nhất, có thị trường hàng hóa và dịch vụ thông thường (phục vụ sinh hoạt), thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính, … thị trường giáo dục là một loại thị trường theo cách phân loại này.
  • 14. 8 Thị trường giáo dục đào tạo là tổng hợp các quan hệ kinh tế gắn kết người cung cấp với người sử dụng dịch vụ giáo dục đào tạo dựa trên sự điều tiết của các quy luật kinh tế khách quan. Giáo dục đào tạo cũng được chia ra thành nhiều bậc học, từ mầm non, tiểu học, trung học tới đại học và sau đại học. Trong phạm vi nghiên cứu khoá luận của mình, tác giả chỉ đề cập tới thị trường giáo dục đại học. Để làm rõ nội hàm khái niệm thị trường giáo dục đại học cần chỉ ra các yếu tố cấu thành nó. Thị trường giáo dục đại học cũng giống các loại thị trường khác bởi đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, tuy nhiên nó được phân biệt với các loại thị trường khác bởi đối tượng được trao đổi trên thị trường và chủ thể thị trường. Đối tượng được trao đổi trên thị trường giáo dục đại học chính là dịch vụ giáo dục đại học, với tư cách là một hàng hóa đặc biệt. Giáo dục đại học trong cơ chế thị trường cũng là một hàng hóa bởi nó là sản phẩm do lao động của con người tạo ra, người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ là những chủ thể độc lập. Giống như mọi hàng hóa khác, dịch vụ giáo dục đại học có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị dịch vụ giáo dục đào tạo chính là hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra nó, bao hàm cả hao phí lao động quá khứ kết tinh trong trường sở, tài liệu nghiên cứu, phương tiện dạy học, các công cụ hỗ trợ cần thiết và hao phí lao động sống của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ trong nhà trường …Giá trị sử dụng của dịch vụ giáo dục đại học chính là công dụng của nó, có khả năng trang bị tri thức, bồi dưỡng kĩ năng, củng cố tâm lý cho người học, giúp đào tạo họ thành người lao động có trình độ cao.
  • 15. 9 Chủ thể của thị trường giáo dục đại học chính là người cung cấp và người sử dụng loại hình dịch vụ này. Người cung cấp dịch vụ là nhà trường (các trường cao đẳng và đại học), người sử dụng dịch vụ là sinh viên. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của loại hình dịch vụ này, giáo dục đại học góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực nên đối tượng thụ hưởng gián tiếp lợi ích từ nó còn là các doanh nghiệp sử dụng người lao động (có trình độ cao đẳng, đại học) và toàn xã hội. Mặt khác, sinh viên là người trực tiếp sử dụng dịch vụ, nhưng hầu hết sinh viên chưa phải là người lao động, chưa có khả năng trả chi phí để sử dụng dịch vụ nên gia đình sinh viên phải thực hiện khoản chi phí này. Như vậy, ngoài nhà trường và sinh viên, chủ thể trên thị trường giáo dục đại học còn bao hàm gia đình sinh viên, các doanh nghiệp sử dụng người lao động trình độ cao đẳng, đại học và nhà nước. Nhà nước xuất hiện trên thị trường giáo dục đại học không chỉ với tư cách là cơ quan quản lý hoạt động này theo hiến pháp và pháp luật, mà nhà nước còn tham gia thị trường với tư cách là người cung cấp và chi trả một phần chi phí dịch vụ do sự cần thiết và những lợi ích mà dịch vụ giáo dục đại học mang lại cho toàn xã hội. Từ những phân tích trên đây ta có thể định nghĩa Thị trường giáo dục đại học là tổng thể các quan hệ giữa nhà trường, sinh viên, gia đình sinh viên, các doanh nghiệp và nhà nước trong việc cung ứng và sử dụng dịch vụ giáo dục đại học đặt trong sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan. 1.1.2. Những đặc trưng của thị trường giáo dục đại học Thứ nhất, Thị trường giáo dục đại học có mối quan hệ gắn bó mật thiết và trực tiếp giữa người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ. Đối với các hàng hóa thông thường, quá trình sản xuất tách rời quá trình tiêu dùng, và khi bàn tới việc phát triển thị trường các hàng hóa này, đôi khi người ta chỉ chủ ý
  • 16. 10 đến lĩnh vực sản xuất, cung ứng mặt hàng đó. Thị trường giáo dục đại học có sự khác biệt, là một loại hình dịch vụ, quá trình "sản xuất" gắn liền với quá trình "tiêu dùng". Nói cách khác, kết quả của quy trình sản xuất (cung cấp dịch vụ) được thể hiện ngay trên sự biến đổi người tiêu dùng về tri thức, kĩ năng, bản lĩnh, thái độ, ... Nhận thức đặc trưng này là cơ sở xác định nội dung phát triển thị trường giáo dục đại học, luôn có sự gắn bó mật thiết giữa phát triển hệ thống các trường đại học, các loại hình dịch vụ giáo dục đại học với phát triển đội ngũ sinh viên. Thứ hai, thị trường giáo dục đại học luôn gắn bó mật thiết với thị trường sức lao động. Thị trường sức lao động xuất hiện từ rất sớm để đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực xã hội phục vụ sản xuất, và khi thị trường sức lao động phát triển tới mức đặt ra nhu cầu về một nguồn nhân lực trình độ cao, nó đòi hỏi sự ra đời của thị trường giáo dục đại học, bằng cách đưa các quan hệ thị trường vào cải tạo lĩnh vực giáo dục đại học theo mô hình quản lý hành chính truyền thống. Như vậy, ngay từ đầu, thị trường giáo dục đại học ra đời đã gắn bó mật thiết với thị trường sức lao động, và trong toàn bộ quá trình phát triển, những vận động, biến đổi trên thị trường sức lao động đều nhanh chóng làm gây ra những chuyển biến rõ ràng trên thị trường giáo dục đại học. Nhận thức đặc trưng này, cho phép các quốc gia xây dựng chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học đồng bộ với phát triển thị trường sức lao động để mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho cả 2 loại thị trường này. Thứ ba, người sử dụng không hoàn toàn được tự do lựa chọn dịch vụ theo ý mình. Đối với hàng hóa thông thường, người trực tiếp tiêu dùng hàng hóa thường là người duy nhất thụ hưởng giá trị sử dụng của hàng hóa, do vậy họ toàn quyền tự do lựa chọn loại hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của
  • 17. 11 bản thân mình. Thị trường giáo dục đại học không cung cấp loại hàng hóa như vậy, dịch vụ giáo dục đại học không chỉ trang bị tri thức và kĩ năng lao động cho sinh viên, nó còn có nhiệm vụ trang bị cho họ những phẩm chất cần thiết để trở thành một công dân có ích cho xã hội, một thành viên biết sống có trách nhiệm với cộng đồng. Theo đó, cùng với việc hỗ trợ một phần kinh phí cung cấp dịch vụ, xã hội cũng can thiệp vào quá trình cung cấp dịch vụ bằng cách đặt ra những yêu cầu bắt buộc đối với loại hình dịch vụ này. Như vậy, trong chương trình giáo dục đại học, bên cạnh các môn học tự chọn, luôn có các môn học bắt buộc như giáo dục công dân, pháp luật, đạo đức, …và thông qua nhà nước, xã hội thực hiện sự kiểm soát nội dung của dịch vụ giáo dục đại học không hoàn toàn để bảo về lợi ích cho cá nhân người tiêu dùng dịch vụ, mà còn đảm bảo các lợi ích cho xã hội. 1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung phát triển thị trường giáo dục đại học 1.2.1. Tính tất yếu khách quan phát triển thị trường giáo dục đại học Tính tất yếu phát triển thị trường giáo dục đại học là một phạm trù lịch sử, nó có thể là yêu cầu khách quan của một quốc gia ở một thời kỳ lịch sử nhất định và có thể không đặt ra với các quốc gia khác, trong giai đoạn lịch sử khác. Đối với các quốc gia đã phát triển thành công thị trường giáo dục đại học, đây là vấn đề đã được giải quyết, không còn gây tranh cãi. Trong phạm vi khoá luận này, tác giả bàn tới tính tất yếu phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.2.1.1. Do yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa, ở đó, hầu hết các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của
  • 18. 12 sản xuất đều mang hình thái hàng hóa, tức là được trao đổi, mua bán trên thị trường trước khi đi vào phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt. Trong cơ cấu của nền kinh tế thị trường hiện đại xuất hiện một loạt các thị trường mới như vốn, khoa học công nghệ, sức lao động, …làm cho các đối tượng này dịch chuyển một cách năng động dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, đạt được hiệu quả khai thác, sử dụng cao. Nền kinh tế thị trường hiện đại đã thừa nhận và khẳng định sự cần thiết coi khoa học công nghệ và sức lao động là đối tượng hàng hóa, thì việc sản sinh ra sản phẩm khoa học công nghệ và nguồn nhân lực trình độ cao cũng cần được vận hành theo cơ chế thị trường. Nói cách khác, việc phát triển thị trường giáo dục đại học là đòi hỏi khách quan để phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại. 1.2.1.2. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, được nhiều quốc gia coi là loại hình dịch vụ xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng cao. Các nước phát triển đứng đầu là Mỹ, Anh, Úc, Đức... đã xuất khẩu giáo dục đại học ra toàn thế giới. Ở Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan cũng đang tìm cách chiếm lĩnh thị trường khu vực đối với loại hình dịch vụ này. Trên thị trường Việt Nam, mấy năm gần đây, hội thảo du học luôn đứng đầu bảng về mật độ, với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu giáo dục. Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), nước ta hiện có trên 100.000 du học sinh theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 90% đi học bằng kinh phí tự túc [28]. Như vậy, người Việt Nam đang bỏ tiền ra để sử dụng dịch vụ giáo dục đại học của nước ngoài, và các nhà xuất khẩu giáo dục cũng tìm mọi cách để phục vụ tận nơi đối với nhu cầu du học tại chỗ của sinh viên Việt Nam. Thực tiễn trên đòi hỏi chúng ta phải phát triển thị trường giáo dục đại học càng sớm càng tốt, một
  • 19. 13 mặt nhằm phát huy mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong nước, mặt khác giúp nền giáo dục đại học nước ta có thể hội nhập với khu vực và toàn cầu. 1.2.1.3. Do yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển giáo dục đại học Giáo dục đại học là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, giáo dục đại học cần được đầu tư những nguồn lực xã hội tương xứng với vai trò của nó. Trong cơ chế bao cấp, ngân sách nhà nước là nguồn cung cấp kinh phí chủ yếu, phần đóng góp của sinh viên là khoản phụ thêm để giảm bớt gánh nặng cho xã hội, tuy nhiên cơ chế này tỏ ra không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Nhu cầu học đại học gia tăng nhanh chóng, vượt quá khả bao cấp của ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cơ chế bao cấp được duy trì quá lâu trong khối trường công lập làm cho chất lượng giáo dục đại học công lập ngày càng giảm sút. Thực tế đó đòi hỏi phải xác lập cơ chế thị trường để huy động các nguồn lực xã hội tham gia cung ứng loại hình dịch vụ này, bản thân khối trường công lập cũng cần được vận hành theo cơ chế thị trường để khắc phục những hạn chế do cơ chế bao cấp sinh ra. 1.2.2. Nội dung phát triển thị trường giáo dục đại học 1.2.2.1. Tạo lập môi trường phát triển Muốn phát triển thị trường giáo dục đại học, trước hết cần tạo lập các môi trường cần thiết như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội.
  • 20. 14 Môi trường pháp lý cho phát triển thị trường giáo dục đại học là tổng thể các quy tắc pháp quy cùng với hoạt động của các lực lượng thực thi pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của người cung cấp và người sử dụng dịch vụ giáo dục đại học với mục đích đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi bên. Trong hệ thống các quy tắc pháp quy này, luật giáo dục đại học là bộ phận cơ bản và quan trọng nhất. Môi trường pháp lý quy định chuẩn chất lượng dịch vụ giáo dục đại học, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể thị trường, ngăn chặn các hành vi gian lận trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ này. Môi trường pháp lý cũng đồng thời là công cụ để nhà nước quản lý, điều tiết thị trường giáo dục đại học nhằm định hướng các mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tạo lập môi trường pháp lý là xây dựng, củng cố hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành pháp và giáo dục nhận thức, hình thành thói quen hành động theo pháp luật của các chủ thể trên thị trường giáo dục đại học. Môi trường kinh tế cho phát triển thị trường giáo dục đại học là tổng thể các quan hệ về mặt lợi ích giữa người cung ứng và người sử dụng dịch vụ giáo dục đại học cùng với những quan hệ phức tạp về mặt lợi ích giữa các lực lượng tham gia cung ứng và phân phối loại hình dịch vụ đặc biệt này. Môi trường kinh tế lành mạnh tạo điều kiện huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển thị trường giáo dục đại học, trái lại môi trường kinh tế thiếu lành mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường này. Tạo lập môi trường kinh tế lành mạnh cho phát triển thị trường giáo dục đại học thực chất là tạo điều kiện để các lực lượng xã hội tham gia thị trường này một cách tự do, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, nhất là quy luật giá trị. Khi môi trường kinh tế lành mạnh được xác lập, người học sẽ được hưởng dịch vụ tương xứng với giá cả của nó, các lực lượng tham gia cung ứng dịch vụ giáo dục đại học sẽ được hưởng lợi ích
  • 21. 15 kinh tế tương xứng với kết quả lao động của mình, sự cạnh tranh tự do cũng làm cho chất lượng dịch vụ giáo dục đại học ngày càng được nâng cao. Môi trường văn hóa xã hộicho phát triển thị trường giáo dục đại học là tổng thể các giá trị truyền thống, thói quen ứng xử, phong tục tập quán của xã hội có liên quan tới hoạt động giáo dục đại học. Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, bản thân nó đã là bộ phận cấu thành của nền văn hóa, chịu sự chi phối trực tiếp của môi trường văn hóa. Quan điểm văn hóa truyền thống của một quốc gia có thể thừa nhận hoặc không thừa nhận thị trường giáo dục đại học, dư luận xã hội có thể ủng hộ hoặc phản đối việc phát triển thị trường giáo dục đại học. Tạo lập môi trường văn hóa xã hội cho phát triển thị trường giáo dục đại học là thống nhất nhận thức và tạo ra sự đồng thuận xã hội nhằm phát triển một nền giáo dục đại học vận hành theo cơ chế thị trường không làm mất đi nét bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trong nền kinh tế, các môi trường kể trên tồn tại đan xen và có tác động tổng hợp chi phối sự ra đời, phát triển của thị trường giáo dục đại học. Những tác động này bao hàm cả mặt tích cực và tiêu cực, nếu chúng được tạo lập một cách đồng bộ, phù hợp với thực tế sẽ giúp phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của nhau. 1.2.2.2. Phát triển các yếu tố cấu thành thị trường giáo dục đại học. Các yếu tố cấu thành thị trường giáo dục đại học bao gồm chủ thể thị trường, đối tượng được trao đổi trên thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống quy phạm pháp quy chi phối các hành vi kinh tế trên thị trường. Trong đó, hệ thống pháp luật và hoạt động của cơ quan hành pháp đã được đề cập trong môi trường pháp lý (mục 1.2.2.1), ở đây chỉ đề cập tới các chủ thể thị trường và đối tượng được trao đổi trên thị trường giáo dục đại học.
  • 22. 16 Thứ nhất, phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng với tư cách là chủ thể trực tiếp cung cấp dịch vụ giáo dục đại học. Trong mô hình quản lý giáo dục đại học theo cơ chế tập trung, nhà trường được coi là đơn vị sự nghiệp nhà nước, được thành lập theo quyết định của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ pháp lệnh và được nhà nước bao cấp về kinh phí. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường là cán bộ thuộc biên chế nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tuyển chọn, phân công công tác. Chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường do nhà nước quy định. Nhà trường không có quyền tự chủ cả về kinh tế và nhân sự nên việc chịu trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường đối với chất lượng đào tạo chỉ mang tính hình thức. Các trường không phải cạnh tranh với nhau nên không có động lực để nâng cao chất lượng đào tạo. Phát triển hệ thống các trường cao đẳng, đại học trong cơ chế thị trường đòi hỏi coi nhà trường là một chủ thể độc lập, có quyền tự chủ về kinh tế, nhân sự và nội dung chương trình đào tạo. Tức là, bên cạnh khối trường công lập, nhà nước cần có cơ chế thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế được thành lập các trường cao đẳng, đại học khi hội đủ những tiêu chí cần thiết. Các trường có quyền tuyển chọn, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục theo cơ chế thị trường. Ngoài khung chương trình bắt buộc, các trường được tự do xác định nội dung, chương trình đào tạo và cạnh tranh lành mạnh để thu hút sinh viên bằng chính thương hiệu, chất lượng đào tạo và mức học phí riêng. Như vậy, phát triển hệ thống trường cao đẳng, đại học là tạo ra cơ chế thông thoáng để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia thành lập trường nhằm có một hệ thống nhà trường phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, lĩnh vực đào tạo, mức học phí, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của mọi đối tượng sinh viên.
  • 23. 17 Thứ hai, phát triển đội ngũ sinh viên, với tư cách là chủ thể tiêu dùng dịch vụ giáo dục đại học. Nhu cầu học đại học đang gia tăng rất nhanh trong thời gian gần đây, tuy nhiên để có một thị trường giáo dục đại học hoạt động hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi việc đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội thì đội ngũ sinh viên cần được phát triển một cách tự giác chứ không phải nảy sinh tự phát. Phát triển đội ngũ sinh viên là nhằm tạo ra một đội ngũ sinh viên có số lượng phù hợp, chất lượng đảm bảo, cơ cấu cân đối theo chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Phát triển số lượng sinh viên là làm tăng lượng người có đủ điều kiện về kiến thức, kinh tế để tham gia học đại học. Để tăng số người có đủ điều kiện kiến thức, giáo dục phổ thông cần được mở rộng, thậm chí phổ cập giáo dục phổ thông nếu trình độ phát triển và điều kiện bảo đảm của nền kinh tế cho phép làm điều này. Mặt khác, cần hỗ trợ về mặt kinh tế đối với những học sinh có điều kiện khó khăn, nhưng ham học và học giỏi, dưới hình thức trợ cấp học phí hoặc cho vay ưu đãi. Nâng cao chất lượng đội ngũ sinh viên là chuẩn bị cho người học những phẩm chất cần thiết cả về thể lực, trí lực, đạo đức và sự hiểu biết về thị trường giáo dục đại học. Việc chuẩn bị thể lực, trí lực và đạo đức cho sinh viên được tiến hành từ khi họ còn là học sinh phổ thông và việc làm này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. Phát triển đội ngũ sinh viên với tư cách là chủ thể của thị trường giáo dục đại học đòi hỏi trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết về thị trường này để họ trở thành một “người tiêu dùng” thông thái, thay vì việc học đại học theo trào lưu, tâm lý tự phát. Trước khi tham gia và trở thành người tiêu dùng trên thị trường giáo dục đại học, người học cần hiểu rõ về các “hàng hóa”, “nhà sản xuất”, “giá
  • 24. 18 thành”, tức là hiểu rõ về từng loại dịch vụ giáo dục đại học của từng nhà trường, từ lĩnh vực chuyên ngành đào tạo, chất lượng đào tạo đến mức học phí. Để làm được điều này, sự chủ động tìm hiểu của người học và gia đình là chưa đủ, nhà nước cần có cơ chế buộc các trường phải công khai minh bạch những thông tin cơ bản về hoạt động của mình, đồng thời phải có cơ quan, tổ chức đủ uy tín đứng ra kiểm định chất lượng hoạt động và giám sát việc công khai thông tin của nhà trường. Quy hoạch đội ngũ sinh viên theo cơ cấu cân đối với chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực là việc chủ động điều tiết, phân bổ sinh viên vào các nhóm ngành đào tạo khác nhau, sự điều tiết này cũng phải tuân thủ cơ chế thị trường và nó phụ thuộc trực tiếp vào nội dung phát triển đối tượng của thị trường giáo dục đại học. Thứ ba, phát triển các dịch vụ giáo dục đại học với tư cách là đối tượng của thị trường giáo dục đại học. Phát triển các dịch vụ giáo dục đại học là làm phong phú về số lượng, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Phát triển các dịch vụ giáo dục đại học trong cơ chế thị trường đòi hỏi phát huy tối đa những tác động tích cực của cơ chế thị trường trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của các trường đại học. Nhu cầu trên thị trường sức lao động sẽ là tín hiệu để người học lựa chọn loại dịch vụ giáo dục đại học, và nhu cầu của người học là tín hiệu để nhà trường cung cấp loại hình dịch vụ phù hợp. Việc tự do lựa chọn ngành học, trường học của sinh viên cũng tạo ra cơ chế cạnh tranh lành mạnh buộc các trường phải nâng cao chất lượng phục vụ của mình.
  • 25. 19 Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, cơ chế thị trường tất yếu cũng tồn tại nhiều hạn chế mà điều dễ nhận thấy nhất là khả năng mất cân đối trong cơ cấu nhân lực. Việc chạy theo các ngành đào tạo được cho là hấp dẫn với kỳ vọng về một công việc tốt và mức thu nhập cao sẽ dẫn tới một số ngành đào tạo phát triển vượt quá nhu cầu thực tế của xã hội, trong khi một số lĩnh vực đào tạo thiết yếu lại không được đầu tư tương xứng. Do vậy, phát triển các dịch vụ giáo dục đại học đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước bằng cách hỗ trợ, khuyến khích phát triển những loại hình dịch vụ đào tạo cần thiết, tạo ra một cơ cấu cân đối về các ngành, lĩnh vực đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội. 1.2.2.3. Định hướng, điều tiết sự phát triển thị trường giáo dục đại học Lý thuyết kinh tế thị trường hiện đại khẳng định không tồn tại một thị trường tự do thuần túy, nhà nước luôn phải can thiệp để định hướng về mục tiêu phát triển, điều tiết để khắc phục những hạn chế nảy sinh một cách tự phát, đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh. Định hướng phát triển thị trường giáo dục đại học là xác định mục tiêu chiến lược và sử dụng tổng hợp các nguồn lực của nhà nước để tác động theo hướng dẫn dắt các lực lượng tham gia thị trường giáo dục đại học hành động nhằm đạt tới mục tiêu chiến lược đã xác định. Việc xác định mục tiêu chiến lược về giáo dục đại học phải cắn cứ vào điều kiện, tình hình cụ thể và phải phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Công cụ để nhà nước tác động nhằm định hướng sự phát triển của thị trường giáo dục đại học bao gồm cả công cụ kinh tế, công cụ pháp lý và sự tham gia trực tiếp của nhà nước vào thị trường như một chủ thể cung cấp dịch vụ, nhưng dù sử dụng công cụ nào cũng phải tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan.
  • 26. 20 Điều tiết sự phát triển của thị trường giáo dục đại học là sự can thiệp của nhà nước vào thị trường này nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế, khắc phục hậu quả của những tác động tiêu cực nảy sinh tự phát trên thị trường. Cơ chế thị trường với sự hoạt động tự do, thông thoáng, cạnh tranh sẽ cho phép thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ mục tiêu phát triển giáo dục đại học. Để phát huy ưu thế này, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần xã hội có thể tham gia thị trường, đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể thị trường, loại bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh mặt tích cực, cơ chế thị trường, với động cơ chủ yếu là lợi ích kinh tế sẽ làm nảy sinh một loạt các hậu quả tiêu cực như xuất hiện các chủ thể cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng, các hành vi gian lận trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận trình độ người học, cố ý cắt giảm khung chương trình bắt buộc, sự phát triển tự phát gây mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo, …nhà nước phải quản lý, điều tiết nhằm khắc phục những tiêu cực này. Để quản lý chất lượng giáo dục đại học, điều quan trọng thiết yếu là xây dựng được các tổ chức kiểm định chất lượng hoạt động độc lập, khách quan, minh bạch. Để điều tiết, cân đối cơ cấu loại hình dịch vụ giáo dục đại học, nhà nước cần trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ bằng cách tổ chức các trường công lập; đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi về kinh tế đối với một số lĩnh vực, ngành nghề đào tạo cần thiết.
  • 27. 21 1.3. Các điều kiện chi phối sự phát triển thị trường giáo dục đại học 1.3.1. Mô hình và trình độ phát triển kinh tế Thị trường giáo dục đại học tất nhiên chỉ nảy sinh trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên tùy vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà các quốc gia đã phát triển kinh tế thị trường theo những mô hình khác nhau, mỗi mô hình kinh tế này chi phối khác nhau tới sự phát triển của thị trường giáo dục đại học. Mô hình kinh tế thị trường tự do ở Mỹ, Anh, Úc tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường giáo dục đại học bằng cách trao quyền tự chủ rộng rãi cho các nhà trường. Mô hình kinh tế thị trường xã hội phúc lợi ở Đức, Thụy điển và các nước Bắc Âu lại gần như bao cấp hoàn toàn lĩnh vực giáo dục, thậm chí, sinh viên Đức được hoàn toàn miễn phí khi học trường đại học đầu tiên. Mô hình kinh tế thị trường nhà nước phát triển ở Nhật Bản, mặc dù nhà nước can thiệp trực tiếp, nhưng vẫn tạo ra sự thông thoáng nhất định cho sự phát triển thị trường giáo dục đại học. Trình độ phát triển kinh tế tác động trực tiếp tới thị trường giáo dục đại học, không có thị trường giáo dục đại học hoạt động hiệu quả trong một nền kinh tế kém phát triển. Lịch sử phát triển giáo dục đại học ở nhiều quốc gia ghi nhận sự xuất hiện từ rất sớm các trường đại học tư, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tuy nhiên thị trường giáo dục đại học chỉ thực sự phát triển khi nền kinh tế đạt ra yêu cầu về một nguồn nhân lực trình độ cao. Bên cạnh đó, trình độ phát triển kinh tế luôn song hành với trình độ phát triển khoa học công nghệ, mà sự phát triển khoa học công nghệ lại chi phối trực tiếp tới chất lượng các dịch vụ giáo dục đại học. 1.3.2. Truyền thống văn hóa Truyền thống văn hóa cũng chi phối mạnh mẽ tới sự phát triển thị trường giáo dục đại học, mà rõ nhất là sự ảnh hưởng của văn hóa tới nhu cầu học đại học của người dân. Ở các nước phương Tây, nhu cầu học đại học chỉ thực sự gia tăng nhanh khi thị trường sức lao động hình thành một mức cầu
  • 28. 22 cao về loại lao động có trình độ đại học. Một bộ phận không nhỏ học sinh tốt nghiệp phổ thông, mặc dù có điều kiện học đại học nhưng không chọn hướng đi này, họ thường lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp theo sở thích cá nhân. Trong quan niệm của đông đảo người dân phương Tây, trình độ học vấn không phải là tiêu chí phân biệt đẳng cấp xã hội. Ở phương Đông thì khác, do ảnh hưởng tàn dư của hệ tư tưởng Nho giáo, người phương Đông phân biệt đẳng cấp giữa lao động trí óc và lao động chân tay, nhiều khi trọng danh tiếng hơn cả lợi ích kinh tế. Đặc điểm văn hóa này khiến người phương Đông có nhu cầu học đại học rất cao, ngay cả khi nền kinh tế thiếu trầm trọng những người lao động có tay nghề giỏi và dư thừa lực lượng lao động có trình độ đại học. Truyền thống văn hóa cũng chi phối trực tiếp việc thừa nhận hay không sự tồn tại của thị trường giáo dục đại học. Người phương Tây coi nghề dạy học bình thường như bao nghề khác, và giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng cũng là một loại hình dịch vụ, thị trường giáo dục đại học ra đời và trở thành một bộ phận của nền kinh tế thị trường như một lẽ tự nhiên. Người phương Đông coi giáo dục là một lĩnh vực thiêng liêng, nghề dạy học là nghề cao quý và khó chấp nhận việc dùng đồng tiền làm thước đo giá trị của việc truyền thụ tri thức. Do vậy, mặc dù nhu cầu học đại học đặt ra rất cao và thị trường giáo dục đại học vẫn hình thành một cách tự phát, nhưng một bộ phận không nhỏ người phương Đông vẫn cố tình không chịu thừa nhận nó. Việc thừa nhận hay không sự tồn tại của thị trường giáo dục đại học ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thị trường này. 1.3.3. Chính sách quốc gia về giáo dục đào tạo Thế giới đã và đang chuyển từ mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng sang mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu, và trước ngưỡng cửa của nền kinh tế tri thức, nhu cầu về một nguồn nhân lực chất lượng cao buộc các
  • 29. 23 quốc gia đặt nhiệm vụ giáo dục đào tạo lên hàng đầu. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm tình hình, mỗi quốc gia có chính sách phát triển giáo dục đào tạo riêng của mình. Một số quốc gia quan niệm giáo dục đào tạo nói chung là phúc lợi xã hội, họ xây dựng chính sách giáo dục đào tạo trên cơ sở coi đây trách nhiệm của nhà nước nhằm đảm bảo quyền học tập bình đẳng của mọi công dân, đồng thời đảm bảo định hướng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Với chính sách này, lĩnh vực giáo dục đào tạo là độc quyền và hoạt động giáo dục đào tạo là hoạt động phi kinh tế, thị trường giáo dục đại học không thể hình thành và phát triển. Một số quốc gia khác quan niệm giáo dục phổ thông là phúc lợi xã hội, còn giáo dục đại học và đào tạo nghề là dịch vụ, mọi công dân có quyền tự do lựa chọn dịch vụ và phải trả phí để được hưởng dịch vụ. Với chính sách này, thị trường giáo dục đại học phát triển hoàn toàn tự do, những nguồn lực xã hội được huy động và sử dụng có hiệu quả, các chủ thể trên thị trường giáo dục đại học có điều kiện phát huy sự năng động, sáng tạo và cạnh tranh với nhau thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường này. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát của thị trường giáo dục đại học cũng nảy sinh nhiều hệ quả tiêu cực như sự mất cân đối trong cơ cấu nhân lực sau đào tạo, xuất hiện nhiều dịch vụ giáo dục đại học chất lượng kém, sự thiếu tương đồng giữa trình độ học vấn và trình độ văn hóa ở người học, … Với những quốc gia thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động giáo dục đại học, nhà nước cho phép và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục đại học như một hoạt động kinh tế, trong đó nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Chính sách này vừa tạo ra sự phát triển năng động của thị trường giáo dục đại học, vừa phát huy vai trò quản lý của
  • 30. 24 nhà nước nhằm định hướng, điều tiết thị trường giáo dục đại học, khác phục được những tác động tiêu cực nảy sinh tự phát trên thị trường.
  • 31. 25 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở MỸ VÀ NHẬT BẢN 2.1. Tạo lập môi trường phát triển thị trường giáo dục đại học 2.1.1. Tạo lập môi trường kinh tế Nước Mỹ có điều kiện kinh tế hết sức thuận lợi khi phát triển thị trường giáo dục đại học trên cơ sở kế thừa mô hình kinh tế thị trường tự do của nước Anh. Các trường đại học đầu tiên ở Mỹ xuất hiện trước khi ra đời nhà nước liên bang và hầu hết là trường tư thục, các trường này xuất hiện từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế, hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo nhân lực trình độ cao và ít chịu sự chi phối của chính quyền bang. Trên cơ sở các quan hệ kinh tế thị trường tự do, nền kinh tế Mỹ bùng phát sau thế chiến II vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện tốt để thị trường giáo dục đại học phát triển mạnh mẽ. Như vậy, ở Mỹ, giáo dục đại học xuất hiện trong nền kinh tế thị trường và ngay từ đầu đã vận hành theo cơ chế thị trường. Khác với Mỹ, hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản ra đời và phát triển trong thời kỳ phong kiến, khi nền kinh tế còn ở trình độ kém phát triển. Các trường đại học không xuất hiện từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế về nguồn nhân lực khoa học, nó được thành lập bởi nhà nước và có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ quan lại cho chính quyền phong kiến trung ương tập quyền. Tiền đề kinh tế cho thị trường giáo dục đại học Nhật Bản được đánh dấu bằng cải cách Minh Trị 1866-1869, hệ thống giáo dục đại học bắt đầu chịu ảnh hưởng lớn của mô hình giáo dục châu Âu cả về nội dung và hình thức tổ chức. Thời kỳ này, ở Nhật Bản đã xuất hiện các trường đại học tư, hoạt động vì lợi nhuận, tuy nhiên tính đến trước thế chiến thứ hai, Nhật Bản chưa thực
  • 32. 26 sự có thị trường giáo dục đại học, các trường đại học công lập hoạt động dựa vào nguồn cung cấp kinh phí của nhà nước vẫn giữ địa vị chi phối tuyệt đối. Sau thế chiến thứ hai, mặc dù là nước thua trận, nhưng nhờ sản xuất hàng quân nhu xuất khẩu, phục vụ chiến tranh Triều Tiên, chỉ sau 10 năm, nền kinh tế Nhật Bản khôi phục được mức sản xuất trước Đại chiến, và đến khoảng năm 1980 thì mức thu nhập trên đầu người trong nước đã vượt qua các quốc gia châu Âu. Sự thịnh vượng của nền kinh tế đã tạo ra một giai đoạn vàng son cho nền đại học Nhật Bản trong giai đoạn 1950-1980, nhu cầu sử dụng người tốt nghiệp đại học gia tăng bởi sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất khiến hệ thống giáo dục đại học quốc lập không đáp ứng kịp và Nhật Bản đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình giáo dục đại học theo cơ chế thị trường, huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục đại học nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực trình độ cao cho nền kinh tế. 2.1.2. Tạo lập môi trường chính trị, pháp lý Ở giai đoạn đầu thành lập, dường như một thể chế chính trị với quyền lực nhà nước liên bang yếu lại tạo ra điều kiện thuận lợi cho nền giáo dục đại học Mỹ được tự do phát triển theo cơ chế thị trường. Ngay sau khi được bầu làm tổng thống đầu tiên, G. Washington đã chủ trương thiết lập một hệ thống giáo dục đại học quốc gia mạnh bắt đầu bằng đề xuất trước Quốc hội thành lập một trường đại học quốc gia kiểu mẫu cho cả liên bang, nhưng ý kiến của G. Washington đã không được các đại biểu ủng hộ vì điều họ quan tâm lúc này là chủ quyền từng bang chứ không phải sức mạnh của nhà nước liên bang non trẻ. [22]. Thất bại của G. Washington đồng nghĩa với việc không có ngay một hệ thống giáo dục đại học mạnh dưới sự chi phối của nhà nước liên bang, nhưng nó tạo ra điều kiện hoạt động hoàn toàn tự do, độc lập và tự chủ cho các trường đại học ở từng bang, và đây là tiền đề quan trọng cho một thị trường giáo dục đại học phát triển bậc nhất thế giới sau này.
  • 33. 27 Tuy không trực tiếp thành lập được một hệ thống giáo dục đại học mạnh, nhưng chính quyền liên bang đã dần hoàn thiện một hệ thống quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cần thiết cho sự phát triển thị trường giáo dục đại học, đồng thời phát huy vai trò điều tiết thị trường này bằng cả công cụ pháp luật và kinh tế. Hiến pháp liên bang quy định quyền tự chủ cao của các chủ thể kinh tế, trong đó có các trường đại học. Một trong những sự kiện pháp lý minh chứng cho điều này là thắng lợi của trường đại học tư Darmouth trong vụ kiện của bang New Hampshire ở Tòa án Tối cao năm 1819 về quyền điều hành nhà trường. Tòa án tối cao cho rằng giấy phép thành lập mà nhà trường được chính quyền bang cấp chính là một hợp đồng kinh tế và theo Hiến pháp, chính quyền bang không được phép ra bất kỳ một dự luật nào “có tác hại đến nhiệm vụ quy định bởi các hợp đồng”. [22]. Dưới thời tổng thống A. Lincoln, năm 1862, Quốc hội Mỹ đã ban hành đạo luật Morrill quy định việc cấp đất công cho các bang để xây dựng các trường đại học phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và cơ khí, theo đó mỗi đầu thượng nghị sĩ đại diện cho bang được cấp 30 nghìn acre (tương đương khoảng 12 nghìn ha) để xây dựng các trường đại học. Đến năm 1890, đạo luật Morrill 2 ra đời cho phép các trường đại học từng được cấp đất được hưởng tiếp một khoản trợ cấp hàng năm của chính phủ liên bang. Đạo luật này có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự quan tâm của chính quyền liên bang đối với việc điều tiết cơ cấu ngành nghề trên thị trường giáo dục đại học. [25]. Vào thời điểm sắp kết thúc thế chiến II, Quốc hội Mỹ tiếp tục ban hành đạo luật “GI Bill”, trong đó có các điều khoản bảo đảm cho cựu quân nhân được nhập học các chương trình khác nhau trong các trường đại học. Đạo luật này vừa giúp thực hiện chính sách của chính phủ liên bang quan tâm tới các cựu binh, vừa giúp đẩy nhanh quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học, vào các thập niên sau đó, giáo dục
  • 34. 28 đại học Hoa Kỳ đã được nâng lên trình độ phổ cập, tạo điều kiện thuận lợi để nước này tiến vào thời đại kinh tế tri thức. [25] Khác với Mỹ, hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản hình thành và phát triển dưới sự chi phối trực tiếp của chính quyền nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Giai đoạn này tồn tại khá dài nên giáo dục đại học bị bó hẹp cả về mục tiêu, nội dung và hình thức đào tạo. Tiền đề chính trị cho sự ra đời và phát triển thị trường giáo dục đại học Nhật Bản cũng được đánh dấu bằng cải cách Minh Trị. Cùng với sự thay đổi thể chế chính trị, nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Giáo dục đại học được cởi trói làm xuất hiện một loạt các trường đại học tư theo nhu cầu của thị trường nhân lực. Sự phát triển năng động của các đại học tư buộc các trường công phải đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế vận hành để nâng cao sức cạnh tranh, thị trường giáo dục đại học Nhật bản hình thành và không ngừng phát triển. Cùng với việc cải cách thể chế chính trị, hệ thống pháp luật của Nhật Bản cũng dần được thiết lập tạo điều kiện pháp lý cần thiết cho sự phát triển thị trường giáo dục đại học. Năm 1871, chỉ 3 năm sau khi thành lập, chính phủ duy tân đã ban hành nghị định trao quyền cho các trường đại học được quyền quyết định lựa chọn và cử sinh viên đi du học. [26]. Nghị định mới này có ý nghĩa quan trọng vì nó đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển giáo dục đại học Nhật bản, khi các chính sách của nhà nước từng bước được luật hóa. Ngoài các điều khoản cơ bản liên quan đến giáo dục đã được ghi trong Hiến pháp, hàng loạt các đạo luật chi tiết cũng đã được ban hành để tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục và hệ thống giáo dục đại học. Sau hơn 100 năm xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhật Bản đã thực hiện
  • 35. 29 thành công chính sách phi tập trung hóa và phân quyền trong quản lý giáo dục đại học. Theo chính sách này, Bộ giáo dục Nhật Bản thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về giáo dục bằng việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, ban hành các chuẩn mực giáo dục và chịu trách nhiệm thanh kiểm tra, các đại học, kể cả đại học công lập được toàn quyền tự chủ hoạt động. [2, tr. 5] 2.1.3. Tạo lập môi trường văn hóa, xã hội Mỹ là quốc gia của những người nhập cư, đặc điểm này quy định tính cởi mở của văn hóa Mỹ. Người Mỹ ít bị gò bó bởi những truyền thống cũ, trái lại sự sáng tạo và tự do cá nhân được đề cao. Xã hội Mỹ không phân biệt đẳng cấp, mọi người có quyền bình đẳng và có cơ hội phát triển ngang nhau. Nước Mỹ cũng không có quan niệm “đẳng cấp nghề nghiệp”, mọi công việc có thể mang lại thu nhập đều được coi trọng. Người Mỹ thường không gắn bó lâu dài với một công việc cố định, họ thích sự thay đổi, thích tìm kiếm cái mới trong cuộc sống. Đặc điểm văn hóa, xã hội này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thị trường giáo dục đại học theo cả hai chiều hướng, một mặt nó tạo ra sự tự do làm cho thị trường giáo dục đại học phát triển phong phú về loại hình dịch vụ, đa dạng về hình thức tổ chức dạy học, mặt khác nó hạn chế việc quy định những chuẩn mực đạo đức, văn hóa trong các chương trình giáo dục đại học. Nhật Bản có đặc trưng văn hóa xã hội khác với Mỹ khi phát triển thị trường giáo dục đại học. Trước cải cách Minh Trị, giáo dục đại học Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Hoa. Ý thức hệ Nho giáo cùng với tinh thần võ sĩ đạo Samurai chi phối đời sống tinh thần xã hội, xã hội phân hóa đẳng cấp rõ rệt, trong đó tầng lớp võ sĩ, quý tộc giữ địa vị thống trị. Thời kỳ này, giáo dục đại học gần như được tổ chức để phục vụ riêng giới thượng lưu,
  • 36. 30 và mục đích chủ yếu là đào tạo đội ngũ quan lại từ những người có xuất thân dòng dõi quý tộc, những người có thân phận bình thường trong xã hội khó có điều kiện học đại học. Hệ tư tưởng Nho giáo cũng coi giáo dục là lĩnh vực thiêng liêng và không chấp nhận đưa vào đó các quan hệ hàng hóa – tiền tệ của cơ chế thị trường. Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, Nhật Bản đã tiến hành những cải cách mạnh mẽ và toàn diện, bao hàm cả lĩnh vực văn hóa, xã hội. Hệ tư tưởng Nho giáo dần mất vị trí thống trị, và thay vào đó là các giá trị văn hóa phương Tây mang tính tự do, không phân biệt đẳng cấp và đề cao vai trò của cá nhân. Quá trình cải cách văn hóa là quá trình đấu tranh kịch liệt giữa 3 hệ tư tưởng chủ đạo: Nho giáo, võ sĩ đạo và duy tân, tuy nhiên hệ tư tưởng duy tân nhanh chóng chiếm ưu thế do đáp ứng được đòi hỏi phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại. Để tạo ra sự đồng thuận xã hội, chính phủ duy tân chấp nhận việc đền bù kinh tế cho những tổn thất tinh thần của tầng lớp võ sĩ (vì bãi bỏ đẳng cấp xã hội cao của họ). Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học). 2.2. Xây dựng và phát triển các yếu tố cấu thành thị trường giáo dục đại học 2.2.1. Xây dựng và phát triển hệ thống trường đại học Trước khi Mỹ tuyên bố độc lập vào năm 1776, ở một số bang đã có nhiều trường đại học được thành lập, nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và đội ngũ giáo chức còn rất yếu. Sự thất bại của G. Washington trong chủ trương thiết lập một hệ thống đại học quốc gia mạnh bằng nguồn đầu tư từ ngân sách liêng bang, lại tạo ra điều kiện hình thành tự phát một loạt
  • 37. 31 các đại học nhỏ theo nhu cầu thị trường. Sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của hệ thống các trường đại học Mỹ, không phải bởi một sự chỉ đạo tập trung của nhà nước liêng bang, mà theo cơ chế cạnh tranh của thị trường. Trong giai đoạn 1969 đến 1975 đã có khoảng 800 trường đại học được thành lập mới và cũng có khoảng 300 trong số đó phải đóng cửa hoặc sát nhập. [22]. Chính cơ chế cạnh tranh của thị trường đã sàng lọc, loại bỏ bớt các trường yếu kém và thúc đẩy các trường khác mạnh lên. Đến đầu thế kỷ XXI, Mỹ có khoảng 4000 trường đại học, trong đó khoảng 1700 trường công và 2300 trường tư. [23] Khác với Mỹ, hệ thống các trường đại học Nhật Bản không hình thành một cách tự phát mà hình thành gắn liền với vai trò của nhà nước. Đầu thế kỷ XIX, một số trường đại học quốc lập theo mô hình châu Âu xuất hiện như Đại học Tokyo , Kyoto, Tohoku, Osaca… Tiếp đó, nhiều cơ sở giáo dục đại học của nhà nước, trường công của các địa phương (public local) và nhiều trường tư (private) cũng được tiếp tục thành lập. Đến 1943, Nhật Bản có 49 trường đại học (trong đó 28 trường tư) và 216 trường chuyên ngành (trong đó 134 trường tư). [21]. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao, nhu cầu học đại học ở Nhật tăng lên nhanh chóng và đây cũng là thời kỳ 1 loạt các trường đại học theo mô hình kiểu Mỹ ra đời với vai trò tổ chức của cả nhà nước và tư nhân. Đến năm 1949, hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản đã có thêm 70 trường đại học quốc gia, 17 trường đại học công ở địa phương và 81 trường đại học tư cùng hàng trăm trường cao đẳng. Hệ thống các trường cao đẳng (Junior College) cũng được mở rộng theo nhiều lĩnh vực như sư phạm, kỹ thuật, kinh tế... Đặc biệt là từ năm 1961 đã hình thành loại hình cao đẳng công nghệ 5 năm (College of Techonogy) dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (lower secondary schools). Cho đến nay, Nhật Bản đã có hơn một nghìn
  • 38. 32 trường đại học và cao đẳng, với hơn 200.000 giảng viên, trong đó phần lớn là ở loại hình trường tư (xem bảng 2.1). Bảng 2.1. Quy mô giáo dục đại học Nhật Bản năm 2004 Loại hình Số trường (trường tư) Số giảng viên (ở trường tư) Cao đẳng công nghệ 63 (3) 4.474 (247) Cao đẳng 508 (451) 12.740 (11.082) Đại học 709 (542) 158.756 (86.683) Các trường đào tạo chuyên nghiệp 3.443 (3.228) 40.675 (37.902) Tổng 4723 (4224) 216645 (135914) Nguồn: Jun Oba (2005), "Higher Education in Japan - Incorporation of National Universities and the Development of Private Universities", Paper prepared for seminars on higher education in Istanbul and Ankara, Turkey. (Trích theo Trần Khánh Đức (2008), "Cải cách giáo dục đại học Nhật Bản và Đại học Hiroshima trong quá trình tập đoàn hóa", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn (24) , Tr. 2) 2.2.2. Xây dựng và phát triển các dịch vụ giáo dục đại học Đối với giáo dục đại học Mỹ, tính thị trường ngay từ đầu đã tạo ra một cơ cấu dịch vụ giáo dục đại học phong phú, đa ngành, sát thực tế. Tuy giáo dục đại học Mỹ được du nhập từ châu Âu, với mô hình giáo dục đại học mang tính hàn lâm, nhưng người Mỹ đã không giáo điều khi lặp lại đặc điểm này. Cuộc sống thực tế, sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đất mới này rất nhanh chóng được phản ánh vào nền giáo dục đại học của nó. Với quyền tự chủ của các trường đại học, việc lựa chọn chương trình đào tạo (mở ngành) và quy
  • 39. 33 định chuẩn đào tạo cho các chương trình hoàn toàn do tập thể đội ngũ giáo chức trong nhà trường quyết định. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng được phép cấp bằng, có khoảng 4000 trường thuộc khu vực tư nhân, hoạt động vì lợi nhuận hoặc độc quyền, chỉ được phép cấp chứng chỉ cho sinh viên sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo. Mặc dù có một số lượng rất lớn các trường đại học không được phép cấp bằng, nhưng sinh viên có thể sử dụng các chứng chỉ tích lũy được để tham gia học tiếp ở một trường khác nhờ hệ thống học phần – tín chỉ được xây dựng thống nhất trong toàn liên bang. Việc được quyền tự do quyết định chương trình đào tạo và quy định chuẩn cho các chương trình đào tạo không đồng nghĩa với việc các trường đại học được tùy tiện cung cấp các gói dịch vụ giáo dục đại học chất lượng thấp. Trái lại, sự đòi hỏi khắt khe của thị trường buộc các trường phải tạo dựng thương hiệu cho mình bằng chính chất lượng đào tạo. Tùy vào thế mạnh của mình, mỗi trường đã tập trung phát triển một chương trình đào tạo vượt trội, làm nên sự khác biệt. Đây là lý do giải thích vì sao, ngày nay, các trường đại học hàng đầu ở Mỹ đều gắn liền với một ngành đào tạo có thế mạnh (xem bảng 2.2).
  • 40. 34 Bảng 2.2. Các trường đại học hàng đầu của Mỹ phân theo ngành đào tạo Thứ tự xếp hạng Ngành đào tạo Engineerring (Kĩ thuật) Law (Luật) Business (Kinh doanh) Education (Giáo dục) Computer Science (Máy tính) Medecine (Y học) Mathematics (Toán học) 1 M.I.T (Massachusetts Institute of Technology) Yale University Harvard University Vanderbilt (TN) Carnegie Mellon University (PA Harvard University M.I.T 2 Stanford University Harvard University Standord University Teachers College, Columbia University M.I.T University of Pennsylvania Harvard University 3 University of California - Berkeley Stanford University M.I.T Harvard University Stanford University Johns Hopkins University Princeton University 4 Georgia Institute of Technology Columbia University Norwestern University Stanford University University of California - Berkeley University of California - San Francisco Stanford University 5 University of Illinois - Urbana - Champaig University of Chicago University of Chicago University of Oregon Cornell University Wahsington University in Saint Louis University of California - Berkeley Nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2010/10/3ba21458/
  • 41. 35 Khác với Mỹ, ở giai đoạn đầu, giáo dục đại học Nhật Bản được đặc trưng bởi hệ thống quản lý hành chính tập trung, điều này quy định sự đơn điệu, xa rời thực tiễn của các chương trình đào tạo đại học. Trong suốt thời đại Edo (thời đại mà chính quyền đặt cơ sở trong thành phố Edo, tên cũ của thành phố Tokyo ngày nay, kéo dài khoảng 250 năm: 1615-1868), giáo dục đại học Nhật Bản được đặc trưng bởi sự giao thoa giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Nhật, nội dung giáo dục đại học chủ yếu gồm Hán học (Tứ thư, Ngũ kinh) và Quốc học (văn chương, văn hóa, xã hội Nhật Bản). Cuối thời Edo, một số ngành học mới như y học, hoá học, vật lý, và binh pháp Âu Mỹ cũng đã bắt đầu xuất hiện trong chương trình giáo dục đại học ở Nhật, nhưng quá trình này diễn ra rất chậm chạp. Thậm chí, một giai đoạn ở nửa cuối thế kỷ XIX, Bakufu (Chính phủ quân sự trung ương dưới quyền Triều đình) ra lệnh cấm lưu hành các sách và tài liệu tham khảo về thiên văn học, y học, vật lý (thuyết Newton), và tổ chức Hải quân của Anh, Pháp … vì sợ sự ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ tới tình hình chính trị trong nước. Sau thế chiến II, cùng với sự gia tăng nhanh chóng các trường đại học tư và việc mở rộng quyền tự chủ cho các trường công lập, các dịch vụ giáo dục đại học Nhật Bản phát triển phong phú, đa dạng và ngày càng sát thực tế. Sự phát triển phong phú các loại hình dịch vụ giáo dục đại học ở Nhật Bản không hoàn toàn tự phát theo cơ chế thị trường mà có vai trò quan trọng của nhà nước bằng việc chủ động đầu tư mở rộng các trường cao đẳng công lập trên nhiều lĩnh vực như sư phạm, kinh tế, kĩ thuật, … đặc biệt, từ năm 1961, hệ thống các trường cao đẳng công nghệ 5 năm (College of Technology) được thiết lập đã làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ trên thị trường giáo dục đại học Nhật Bản. Từ các năm đầu của thể kỷ 21, giới giáo viên và ban chấp hành các trường đại học bắt đầu ý thức đến phương pháp đào tạo để thích ứng với nhu cầu mới của số đông sinh viên chất lượng thấp (ai cũng vào được đại học) nhưng đòi hỏi
  • 42. 36 nhiều (cung lớn hơn cầu). Ngày nay, hầu hết các trường đại học ở Nhật đều chuẩn bị và công bố đầy đủ tài liệu giới thiệu, giải thích nội dung của từng môn học, và thực thi các cuộc điều tra ý kiến về mức độ hấp thụ của sinh viên đối với từng môn học. Kết quả của các cuộc điều tra này thường được dùng như một chỉ biểu quan trọng trong việc bình giá giáo viên và cải thiện chương trình đào tạo cho các năm sau. 2.2.3. Phát triển đội ngũ sinh viên Một thị trường giáo dục đại học hình thành tự phát theo cơ chế thị trường không thể dẫn tới xu thế đại chúng hóa giáo dục đại học ở Mỹ như ngày nay. Trước thế chiến II, quy mô sinh viên toàn nước Mỹ duy trì ổn định ở con số trên dưới 1,5 triệu, nhưng chỉ sau nửa thế kỷ, con số này đã tăng lên 10 lần. Vào thập niên cuối thế kỷ XX, số sinh viên chiếm 62% tổng số học sinh tốt nghiệp trung học; 60% thanh niên trong độ tuổi 18-19, 31% thanh niên trong độ tuổi 22-24 đang theo học đại học và 22% số người trên 25 tuổi đã tốt nghiệp đại học. [23]. Thành tích phát triển đội ngũ sinh viên này có được nhờ một số lý do sau: Thứ nhất, việc xây dựng được hệ thống các trường đại học với số lượng lớn và đa dạng về loại hình (bao gồm cả trường công và trường tư, trường hoạt động không vì lợi nhuận, vì lợi nhuận và trường độc quyền) cho phép tất cả thanh niên Mỹ, sau khi tốt nghiệp phổ thông, đều có cơ hội học đại học. Hầu hết các bang đều có trường đào tạo sau trung học, nơi mà dân cư trong bang có thể đi lại thuận lợi bằng phương tiện giao thông công cộng. Có rất nhiều loại tiêu chuẩn nhập học, bao gồm cả khả năng nhận vào cao đẳng cộng đồng hoặc một trường tư không chọn lọc, mà người học không cần có thêm điều kiện gì ngoài bằng tốt nghiệp phổ thông trung học.
  • 43. 37 Thứ hai, hệ thống thông tin minh bạch về hoạt động của các trường đại học do cơ quan kiểm định chất lượng độc lập đánh giá và cung cấp cho phép những người có nhu cầu học đại học dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn môi trường học tập phù hợp với mình. Trang web của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học (http://www.chea.org/search/search.asp) luôn cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng của các trường đã được cơ quan này kiểm định. Thứ ba, chính sách học bổng và tín dụng độc đáo của chính phủ liên bang tạo điều kiện hỗ trợ hiệu quả về mặt tài chính cho sinh viên. Có khoảng 70% sinh viên đại học được nhận một khoản hỗ trợ nào đó từ ngân sách nhà nước, và khoản hỗ trợ này giúp họ trang trải được khoảng 40% chi phí học tập. Ví dụ, năm 2000, giáo dục đại học Hoa Kỳ được đầu tư 3% GDP, tương đương 197 tỷ USD, trong đó sinh viên được hỗ trợ 68 tỷ USD. Sự độc đáo của chính sách này là nhà nước cấp tài chính cho sinh viên chứ không phải cho nhà trường, tức là hỗ trợ người tiêu dùng chứ không phải trợ giá thông qua người sản xuất. Điều này làm tăng vị thế của sinh viên và các trường đại học phải phục vụ “khách hàng” của mình theo đúng nghĩa của quan hệ kinh tế thị trường. [24] Thứ tư, sự hỗ trợ phong phú về mặt tài chính từ ngân sách của các bang, các khoản tài trợ, các khoản vay ưu đãi và cơ hội kiếm tiền từ việc làm bán thời gian cho phép sinh viên theo học ở cả trường công lập và trường tư, ngay cả khi không có sự hỗ trợ tài chính từ phía gia đình. (xem bảng 2.3, bảng 2.4).
  • 44. 38 Bảng 2.3. Nguồn kinh phí học tập của sinh viên ở các trường đại học tư Đơn vị: USD Nguồn hỗ trợ Trường thu học phí cao Trường thu học phí thấp Gia đình thu nhập thấp Gia đình thu nhập trung bình Gia đình thu nhập cao Gia đình thu nhập thấp Gia đình thu nhập trung bình Gia đình thu nhập cao Đóng góp của GĐ 0 3.000 25.500 0 2.000 16.500 Tài trợ liên bang 4.000 0 0 4.000 0 0 Tài trợ của bang 3.000 1.500 0 3.000 1.500 0 Tài trợ của trường 13.500 16.000 0 4.000 6.500 0 Tiết kiệm hè của sv 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 Tiền sv kiếm được từ làm bán thời gian 2.000 2.000 0 2.500 2.500 0 Các khoản vay 5.000 5.000 2.000 3.000 4.000 0 Nguồn: Washington D.C: Cơ quan Giáo dục Hoa kỳ, 1996), Trích theo Lâm Quang Thiệp – D. Bruce Johnstone – Phillip G. Altbach, Giáo dục đại học Hoa Kỳ, Nxb Giáo Dục, tr. 234
  • 45. 39 Bảng 2.4. Nguồn kinh phí học tập của sinh viên ở các trường đại học công Đơn vị: USD Nguồn hỗ trợ Trường thu học phí cao Trường thu học phí thấp Gia đình thu nhập thấp Gia đình thu nhập trung bình Gia đình thu nhập cao Gia đình thu nhập thấp Gia đình thu nhập trung bình Gia đình thu nhập cao Đóng góp của GĐ 0 2.500 8.500 0 2.000 4.000 Tài trợ liên bang 3.000 0 0 2.340 0 0 Tài trợ của bang 2.000 750 0 1.160 250 0 Tài trợ của trường 0 0 0 0 0 0 Tiết kiệm hè của sv 1.500 1.500 750 1.000 1.250 1.000 Tiền sv kiếm được từ làm bán thời gian 2.000 25.00 750 500 1.500 1.000 Các khoản vay 3.500 4.750 2.000 1.000 1.250 1.000 Nguồn: Washington D.C: Cơ quan Giáo dục Hoa kỳ, 1996), Trích theo Lâm Quang Thiệp – D. Bruce Johnstone – Phillip G. Altbach, Giáo dục đại học Hoa Kỳ, Nxb Giáo Dục, tr. 235 Đối với Nhật Bản, ở giai đoạn đầu phát triển thị trường giáo dục đại học, số lượng người có nhu cầu học đại học luôn cao hơn nhiều lần so với khả năng thu nhận của các trường đại học. Do đó, cái mà chính phủ Nhật Bản quan tâm trong chính sách phát triển giáo dục đại học không phải là gia tăng số lượng sinh viên, mà là tìm cách gia tăng số lượng các trường đại học để thỏa mãn nhu cầu học tập của người dân. Nếu như ở Mỹ, quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học có vai trò lớn của các trường cao đẳng cộng đồng
  • 46. 40 (commonity College), thì ở Nhật Bản, vai trò này thuộc về các trường đại học tư (xem bảng 2.5). Quy mô giáo dục đại học Nhật Bản đã tăng lên 5 lần trong vòng nửa thế kỷ. Năm 1960, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi vào đại học, cao đẳng chiếm 10%, đến năm 2007, con số này là 60%. [2, tr. 3] Bảng 2.5. Phân bổ sinh viên Nhật Bản theo loại hình sở hữu trường Loại hình Trường công Trường tư Cao đẳng công nghệ 56.322 2.296 Cao đẳng 19.485 214.264 Đại học 747.285 2.062.065 Các trường đào tạo chuyên nghiệp 29.805 761.735 Nguồn: Jun Oba (2005), "Higher Education in Japan - Incorporation of National Universities and the Development of Private Universities", Paper prepared for seminars on higher education in Istanbul and Ankara, Turkey. Nếu sinh viên Mỹ được tạo điều kiện khá tốt về mặt tài chính thì ở Nhật Bản, mức chi phí cho việc học đại học là khá cao và người chịu trách nhiệm chi trả chính là gia đình sinh viên. Phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học không được cấp cho sinh viên, mà cấp trọn gói cho các trường theo kế hoạch trung hạn (thường là 6 năm). Để đảm bảo việc cung cấp thông tin minh bạch về hoạt động của các trường, làm cơ sở để sinh viên lựa chọn loại dịch vụ giáo dục đại học phù hợp với mình, Nhật Bản cũng thực hiện chính sách đánh giá ba bên: Tự đánh giá của các trường đại học, đánh giá của Bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ (MEXT), đánh giá của Ủy ban đánh giá đại học (Evaluation Committee for National University Corporations).
  • 47. 41 2.3. Định hướng và điều tiết sự phát triển thị trường giáo dục đại học 2.3.1. Định hướng về mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển giáo dục đại học Mỹ cũng cởi mở như đặc tính văn hóa của quốc gia nhập cư này. Ở giai đoạn đầu phát triển các trường đại học, phương châm của người Mỹ là: “thà làm được cái gì đó (cho dù chất lượng không tốt), còn hơn không có gì cả”; điều này khác hẳn với truyền thống phát triển hệ thống giáo dục đại học tinh hoa của châu Âu với quan điểm: “nếu không làm được cái tốt nhất, thì thà không có gì còn hơn”. Nói như vậy không có nghĩa nước Mỹ không quan tâm tới chất lượng giáo dục đại học, trái lại, chính phủ Mỹ, từ rất sớm đã chủ trương phát triển một nền giáo dục đại học quy mô lớn với chất lượng đẳng cấp quốc tế, nhưng cách làm truyền thống, theo kiểu châu Âu, của vị tổng thống đầu tiên G. Washington đã không thành công. Thay vì dựa vào nguồn đầu tư lớn của nhà nước, chính cơ chế thị trường tự do đã tạo động lực thúc đẩy nền giáo dục đại học của Mỹ phát triển theo diện rộng, và cũng chính sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đã đưa nhiều trường đại học của Mỹ lên tầm hàng đầu thế giới. Vậy chính phủ Mỹ có vai trò gì trong việc thực hiện mục tiêu phát triển thị trường giáo dục đại học? Chắc chắn đó không phải là sự bao cấp về kinh tế, Đại học Harvard là một ví dụ điển hình, tài trợ của chính phủ, kể cả các hợp đồng nghiên cứu mà chính phủ giao cho Harvard, cũng chỉ chiếm 15% tổng thu của trường này. Vốn liếng to lớn nhất mà nhà nước Hoa Kỳ trao cho các trường đại học, là cơ chế tự chủ (autonomy) và cam kết về tự do học thuật (academic freedom). “Đặc quyền về tự do học thuật gắn liền với nghĩa vụ nói lên sự thật ngay cả khi điều đó hết sức khó khăn hay không được nhiều người
  • 48. 42 ưa chuộng” (trích từ bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp 2009 của Hiệu trưởng Harvard, Dew Fraust) [20] Hơn cả nước Mỹ, trong hệ thống các giải pháp để đạt tới sự phát triển thịnh vượng, Nhật Bản đặt kỳ vọng lớn vào sự nghiệp giáo dục. Ngay từ bài học vỡ lòng, người Nhật đã dạy cho thế hệ trẻ của mình hiểu rằng, Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, và nguồn lực quan trọng nhất là tri thức con người. Với tư tưởng chủ đạo là hình thành hệ thống giáo dục suốt đời (life-long learning), xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, năng động, tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại và nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế, từ nửa sau thế kỷ XX, Nhật bản đã đặt ra mục tiêu đại chúng hóa giáo dục đại học, đồng thời cũng mong muốn có được các trường đại học đẳng cấp quốc tế. Khác với Mỹ, chính phủ Nhật Bản có vai trò hết sức to lớn trong việc xây dựng những trường đại học đỉnh cao. Vai trò ấy trước hết thể hiện trong việc cung cấp một nguồn lực khổng lồ cho những trường đại học trọng điểm như đại học Tokyo, đại học Kyoto, Tohoku, Osaca, …nguồn lực này bảo đảm cho các trường thực hiện chính sách thu hút chất xám trên phạm vi toàn cầu. Không chỉ đầu tư lớn về mặt tài chính, chính phủ Nhật Bản cũng thực hiện sự chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của các trường này, xây dựng hệ thống quản lý hành chính tập trung mạnh ở cấp trường và quyền tự chủ về học thuật. Bên cạnh việc đầu tư trọng điểm cho các trường đại học quốc lập, Nhật Bản cũng thực hiện chính sách phát triển thông thoáng đối với khu vực đại học tư. Với cách làm của mình, đến cuối thế kỷ XX, giáo dục đại học Nhật Bản đã thực hiện được mục tiêu đại chúng hóa, và các trường đại học quốc lập của Nhật cũng lọt vào tốp các trường hàng đầu thế giới.
  • 49. 43 2.3.2. Đảm bảo chất lượng dịch vụ Đi kèm với việc trao quyền tự chủ cao cho các trường đại học, nhất là khu vực đại học tư, cả Mỹ và Nhật đều có cơ chế kiểm định hiệu quả đối với hoạt động của các trường. Việc kiểm định này, một mặt là cơ sở để trường có thể nhận được tài trợ tài chính; mặt khác thông tin kiểm định về hoạt động của trường là căn cứ quan trọng để sinh viên tham khảo trước khi đăng ký dự tuyển. Ở Mỹ, có rất nhiều cơ quan kiểm định độc lập tiến hành kiểm định thường xuyên hoạt động của hơn 4000 trường đại học. Hoạt động của các cơ quan kiểm định này lại được đánh giá bởi Bộ giáo dục (USDE) và Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học (CHEA), toàn bộ thông tin về hoạt động của các trường đã qua kiểm định đều được đăng tải minh bạch trên Website của hai cơ quan này. Các cơ quan kiểm định độc lập không chỉ đánh giá chung về chất lượng hoạt động của trường, mà còn đánh giá chất lượng của từng ngành đào tạo trong trường. Nhờ hoạt động kiểm định này, chất lượng dịch vụ giáo dục đại học do từng trường cung cấp được phản ánh tương đối chính xác, và người học có quyền lựa chọn loại dịch vụ phù hợp, có chất lượng tương xứng với số tiền họ phải chi trả. Như vậy, tuy không đặt ra một tiêu chuẩn khắt khe cho việc thành lập trường đại học hoặc mở ngành đào tạo trong từng trường, nhưng chính phủ chỉ tài trợ tài chính cho (sinh viên nhập học ở) những trường đạt tiêu chuẩn kiểm định, và điều đó đòi hỏi các trường đại học phải nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của chính mình. Ở Nhật Bản, để kiểm soát chất lượng giáo dục đại học, một cơ quan độc lập với tên gọi Nihon Koto Kyoiku Hyoka Kiko (Nhật Bản Cao Đẳng Giáo Dục Bình Giá Cơ Cấu) đã được thành lập , cơ quan này có chức năng điều tra năng lực của tất cả các đại học trong nước trên phương diện giáo dục, nghiên cứu và tài chính. Cơ quan này là một cơ quan độc lập, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính phủ, kết quả của tất cả các công trình đánh giá đều được công bố trên