SlideShare a Scribd company logo
1 of 159
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
NGUYỄN THỊ GIANG
KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN JTEC HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
NGUYỄN THỊ GIANG
KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN JTEC HÀ NỘI
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số 8340301
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Trần Ngọc Trang
HÀ NỘI , NĂM 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của bài luận văn “Kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội” là đề tài nghiên cứu do tôi
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Trần Ngọc Trang. Các số liệu và kết
luận nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai sử dụng
trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Giang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội”, tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn xong do
nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, của ban lãnh đạo, củacác phòng ban trong
công ty khảo sát, tác giả đã hoàn thành đƣợcđề tài theođúng kế hoạch.
Trƣớc tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên
hƣớng dẫn khoa học TS Trần Ngọc Trang đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá
trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Kế
toán và khoa Sau đại học của trƣờng Đại học Thƣơng Mại đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tác giả trong quá trình viết luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội đã
tạo điều kiện cho tác giả tìm hiểu, nghiên cứu tại quý công ty. Lời cảm ơn của tác
giả xin gửi đến các anh chị phòng kế toán đã giúp đỡ, hƣớng dẫn và cung cấp các tài
liệu nghiên cứu, trao đổi và giải đáp những vƣớng mắc trong quá trình nghiên cứu
đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế, đề tài không tránh khỏi sai sót.
Tác giả mong muốn sẽ nhận đƣợc nhiều đóng góp quý báu từ các thầy cô và bạn
đọc để đề tài hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn áp dụng.
Học viên
Nguyễn Thị Giang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii
DANH MỤC TƢ VIẾT TẮT..........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...............................................................5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. .............................................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. .............................................................................5
6. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................................6
7. Kết cấu của đề tài.............................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ..........................................8
1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh trong doanh nghiệp...................................................................................8
1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh thu...............................................................................8
1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí.................................................................................11
1.1.3. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh...................................15
1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp...............18
1.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dưới
góc độ kế toán tài chính....................................................................................................18
1.2.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản
trị 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................................47
iv
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH JTEC HÀ NỘI..............................48
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Jtec Hà Nội...............................................................48
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Jtec Hà Nội.......................48
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .......................................48
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.....................................................52
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ......................................................................53
2.2 Trực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Jtec Hà Nội .........................................................................................................................56
2.2.1 Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh dưới tại Công ty TNHH Jtec
Hà Nội dưới góc độ kế toán tài chính .............................................................................56
2.3 Đánh giá chung về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội........................................................................................78
2.3.1 Những kết quả đạt được..........................................................................................78
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại.................................................................81
Kết luận chƣơng 2.............................................................................................................84
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH JTEC HÀ NỘI. ...................................................................................................85
3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH Jtec Hà Nội và yêu cầu của việc hoàn
thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty...........................85
3.1.1 Định hướng phát triển.............................................................................................85
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán doah thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công
ty TNHH Jtec Hà Nội........................................................................................................86
3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công
ty TNHH Jtec Hà Nội........................................................................................................87
3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội............................................................................87
v
3.2.2 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế
toán quản trị.......................................................................................................................92
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội.............................................96
3.3.1 Điều kiện về phía nhà nước và các cơ quan chức năng .....................................96
3.3.2 Điều kiện về phía công ty........................................................................................97
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................................98
KẾT LUẬN........................................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC TƢ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải nghĩa
1 DN Doanh nghiệp
2 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
3 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
4 BCTC Báo cáo tài chính
5 CP Chi phí
6 DT Doanh thu
7 KQKD Kết quả kinhdoanh
8 TK Tài khoản
9 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
10 NCTT Nhân công trực tiếp
11 NVL Nguyên vật liệu
12 QLDN Quản lý doanh nghiệp
13 BHXH Bảo hiểm xã hội
14 BHYT Bảo hiểm y tế
15 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
16 KPCĐ Kinh phí công đoàn
17 SXC Sản xuất chung
18 CCDV Cung cấp dịch vụ
19 TSCD Tài sản cố định
20 SXKD Sản xuất kinh doanh
21 KD Kinh doanh
22 KQ kế quả
23 GTGT Giá trị gia tăng
24 CLTG Chênh lệch tỷ giá
25 TNCN Thu nhập cá nhân
26 USD Đô la Mỹ
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019
...................................................................................................................................51
Bảng 2.2: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CÔNG TY TNHH JTEC HÀ NỘIGIAI
ĐOẠN 2017-2019.......................................................................................................... 759
Bảng 2.3: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY TNHH JTEC
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017-2019 ..................................................................................81
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất của Công ty.....................................................................49
Sơ đồ 2.2 : Mô hình quản lý công ty...............................................................................52
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty...........................................................53
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán....................................................................................56
Sơ đồ 2.5: Qui trình giao hàng theo điều kiện CIF (nguồn Internet) ..........................57
Sơ đồ 2.6: Quy trình bán hàng (Nguồn Công ty TNHH Jtec Hà Nội)........................59
viii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP
DỊCH VỤ......................................................................................................................... 101
Phụ lục 1.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP
DỊCH VỤ......................................................................................................................... 102
Phụ lục 1.2: Sơ đồ kế toán doanh thu tài chính........................................................... 103
Phụ lục 1.3: Sơ đồ kế toán thu nhập khác.................................................................... 104
Phụ lục 1.4: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu......................................... 105
Phụ lục 1.5: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng
xuyên................................................................................................................................. 106
Phụ lục 1.6: Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng................................................................ 108
Phụ lục 1.7: Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.......................................... 109
Phụ lục 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí tài chính................................................................ 110
Phụ lục 1.9: Sơ đồ kế toán chi phí khác....................................................................... 111
Phụ lục 1.10: Sơ đồ kế toán chi phí thuế TNDN......................................................... 112
Phụ lục 1.11: Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh.......................................... 113
Phụ lục 2.1: Đề nghị mua hàng...................................................................................... 114
Phụ lục 2.2: Hóa đơn thƣơng mại................................................................................. 115
Phụ lục 2.3: Phiếu đóng gói........................................................................................... 116
Phụ lục 2.4 : Tờ khai hải quan....................................................................................... 117
Phụ lục 2.5: Hóa đơn bán hàng...................................................................................... 118
Phụ lục 2.6 : Phiếu xuất kho .......................................................................................... 119
Phụ lục 2.7 Màn hình nhập liệu nghiệp vụ phát sinh ngày 25/11/2019 .................. 120
Phụ lục 2.8 Sổ chi tiết TK 511...................................................................................... 121
Phụ lục 2.9 Sổ chi tiết TK 131...................................................................................... 122
Phụ lục 2.10 Bảng đánh giá chênh lệch tỷ giá............................................................. 123
Phụ lục 2.11 Sổ cái tài khoản 515 ................................................................................ 124
Phụ lục 2.12: Bộ chứng từ bán thanh lý phế liệu........................................................ 125
ix
Phụ lục 2.13: Sổ cái tài khoản 711............................................................................... 129
Phục lục 2.14 Màn hình nhập liệu nghiệp vụ phát sinh ngày 29/03/2019.............. 130
Phụ lục 2.15 : Bảng tổng hợp thành phẩm –FG.......................................................... 131
Phụ lục 2.16 Bảng tính giá thành.................................................................................. 132
Phụ lục 2.17 Sổ cái tài khoản 632 ................................................................................ 133
Phục lục 2.18- Trích nghiệp vụ ghi nhận giá vốn hàng bán tháng 9 năm 2019 ..... 134
Phụ lục 2.19 Hóa đơn GTGT- Bảng kê chiết tiết suất ăn – Bảng phân bổ suất ăn135
Phụ lục 2.20 Sổ chi tiết tài khoản 642 ......................................................................... 138
Phụ lục 2.21: Màn hình nhập liệu hạch toán phân bổ suất ăn trƣa bộ phận văn phòng
.................................................................................................................................139
Phụ lục 2.22 – Sổ chi tiết tài khoản 641 ...................................................................... 140
Phụ lục 2.23: Màn hình nhập liệu hạch toán mua thùng carton ngày 28/11/2019 141
Phụ lục 2.24 Sổ cái tài khoản 635 ................................................................................ 142
Phụ lục 2.25: Màn hình nhập liệu phí ngân hàng ngày 25/12/2019 ........................ 143
Phụ lục 2.26: Sổ cái tài khoản 911.............................................................................. 144
Phụ lục 2.27: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh................................................. 145
Phụ lục 2.28 : Mẫu báo cáo quản trị doanh thu........................................................... 146
Phụ lục: Bảng phân bổ chi phí lƣơng........................................................................... 147
Phụ lục: BẢNG PHÂN BỔ KHẤU KHAO................................................................. 148
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Để tồn tại và phát triển một cách bền vững các doanh nghiệp đã nhận thấy sự
cần thiết phải có chuyển biến mang tính đột phá ở tầm vĩ mô. Đồng thời đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm nâng cao chất
lƣợng sản phẩm. Mặc khác các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp quản
lý khoa học tiên tiến, sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý doanh nghiệp để giảm
chi phí, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trƣơng trƣờng. Trong hệ
thống quản lý doanh nghiệp, kế toán là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu
nhât, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có đƣợc những thông tin chính xác, trung
thực và khách quan đề kịp thời đƣa ra các phƣơng kinh doanh hiệu quả nhất. Với
chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính trong
doanh nghiệp nên công tác kế toán ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt
động của doanh nghiệp.
Trong hệ thống các phần hành kế toán, phần hành kế toán chi phí, doanh thu
và kết quả kinh doanh là một trong những thành phần rất quan trọng. Các thông tin
về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh giúp ích rất nhiều cho các nhà quản trị
doanh nghiệp, chất lƣợng thông tin của phần hành kế toán chi phí, doanh thu và kết
quả kinh doanh đƣợc coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự
an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của doanh
nghiệp.Trong những năm gần đây, hệ thống kế toán nói chung, kế toán chi phí,
doanh thu và kết quả kinh doanh nói riêng đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện trên cơ sở
tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệp của thế giới, phù hợp với đặc điểm của Việt
Nam. Song thực thế công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung còn nhiều bất cập và chƣa hoàn toàn phù
hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế và chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp. Sự bất cập trong công tác kế toán chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh đã ảnh hƣờng không nhỏ đến tình trạng tài chính của các doanh
nghiệp làm giảm hiệu quả của hệ thống kiểm soát và đánh giá của doanh nghiệp
2
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hoạt động sản xuất, đặc điểm sản phẩm, quy trình
công nghệ, tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán về
doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhằm tìm
ra các điểm chƣa phù hợp trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh và đồng thời đƣa ra các giải pháp hoàn thiện giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí sản xuất tăng
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này tại Công ty TNHH Jtec Hà
Nội đã quan tâm nhiều tới công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị có cái nhìn đúng đắn về tình hình
hoạt động của Công ty từ đó đƣa ra các quyết định kinh doanh và quản lý phù hợp.
Tuy nhiên, công tác này vẫn chƣa thực sự hoàn thiện và còn những hạn chế nhất
định. Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn, sau quá trình tìm hiểu tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài: “ Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH Jtec Hà Nội ” nhằm góp phần giúp công tác kế toán tại công ty ngày càng
hoàn thiện hơn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đã đƣợc rất
nhiều tác giả nghiên cứu, có thể nói đây là một vấn đề rất quan trọng trong bất cứ
doanh nghiệp nào và tính cấp thiết của nó vẫn luôn là một vấn đề mà nhiều tác giả
muốn theo đuổi. Các nghiên cứu đã đạt đƣợc những thành công, những ƣu điểm cả
về mặt lý luận và thực tiễn tuy nhiên vẫn còn tôn tại một số những hạn chế nhất
định.
- Luận văn thạc sỹ: “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam” củatác giả Trƣơng Thị Mai, trƣờng Đại
học Thƣơng mại năm 2015 đãchỉ rarằng đối tƣợng hạch toán doanh thu, chi phí trong
các hoạt động giao nhận thực tế tại đơn vị làcác dịch vụ mở thủ tục hải quan tại cảng,
sân bay trong hoặc ngoài giờ hành chính, vận chuyển, đóng gói, xếp dỡ và lao vụ sân
bay...Tuy nhiên, có thể khái quát lại thành 2 nhóm dịch vụ cơ bản là dịch vụ vận
3
chuyển và dịch vụ làm hàng. Doanh thu đƣợc tập hợptheo hai nhóm dịch vụ cung cấp,
chi tiết theo từng khách hàng. Chi phí đƣợc tập hợp làchi phí thực tế, chi tiết cho từng
khách hàng, từng dịch vụ, từng lô hàng, trọng lƣợng, đích đến và các bƣớc của quá
trình cung cấp dịch vụ. Nghiên cứu của tác giả đã hệ thống hóa những lýthuyết chung
về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh áp dụng vào thực trạng kế toán toán
doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh TNHH Nippon Express
Việt Nam. Điểm nổi bật của nghiên cứu làtác giả đã xây dựng đƣợc một hệ thống báo
cáo quản trị về doanh thu, chỉ phí bao gồm các dự toán hoạt động và phân tích theo mô
hình ABC từ đó đƣara những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán toán doanh thu, chi
phí, kết quả kinh doanh trên cả hai phƣơng diện kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Tuy nhiên, một số nội dung nghiên cứu của tác giả về kế toán quản trị còn trùng lặp với
nội dung của kế toán tài chính, cách tiếp cận trên hai góc độ này còn rời rạc, chƣa chặt
chẽ. Giải pháp kế toán tài chính còn thiểu các cơ sở thực tế, phạm vi nghiên cứu vẻ chi
phí chƣa cụ thể.
- Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Công tycổ phần Bóng đèn Phích nƣớc Rạng Đông” củatác giả Hoàng
Trọng Ngọc- Đại học thƣơng Mại năm 2017, tác giả đã chỉ ra đƣợc những ƣu nhƣợc
điểm của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Công ty Cổ phần bóng đèn
phích nƣớc Rạng Đông làcông lớn, chuyên sản xuất các mặt hàng bóng đèn, doanh thu
chủ yếu của công ty từ hoạt động bán hàng, tuy nhiên đối với các mặt hàng khuyến
mại công ty có giá vốn nhƣng chƣa ghi nhận doanh thu và một số điểm hạn chế về
phƣơng pháp ghi nhận chi phí. Tác giả cũng đƣa ra những giải pháp cụ thể để hoàn
thiện hệ thống kế toán, tuy nhiên trong công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập về kế toán
tài chính mà chƣa có những giải pháp cho kế toán quản trị.
- Luận văn thạc sỹ: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty TNHH một thành viên tƣ vấn và thƣơng mại Minh Anh” của tác giả
Trần Trung Hiếu năm 2019, trƣờng Học Viện Tài Chính, tác giả đã hệ thống đƣợc
những nội dung về mặt lý luận liên quan đến doanh thu, chi phí, xác định kết quả
kinh doanh đối với các doanh nghiệp thƣơng mại. Luận văn cũng đã chỉ ra đƣợc
4
những ƣu điểm của đơn vị đƣợc nghiên cứu, đƣa ra đƣợc những bất cập trong quá
trình hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và chỉ ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện. Xuất phát từ đặc điểm DN là doanh nghiệp thƣơng mại có quy mô
nhỏ hoạt động kinh doanh là dịch vụ tƣ vấn và bán hàng, bộ máy kế toán tập trung
chƣa sử dụng phần mềm kế toán mà thực hiện chủ yếu trên excel. Qua đề tài
nghiên cứu, tác giả đã hệ thống những vần đề lý luận chung về kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh cho các hoạt động tƣ vấn và bán hàng, phân tích thực
trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại DN thƣơng mại, từ
đó chỉ ra những ƣu điểm và tồn tại trong công tác kế toán. Hạn chế lớn nhất mà tác
giả đó chỉ ra trong nghiên cứu của mình là DN hiện nay là cách tính giá vốn và chi
phí chƣa đƣợc phân bổ hợp lý. Xuất phát từ những nghiên cứu lý luận chung và
những tổn tại trong thực tế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác
hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu, đánh giá công tác kế toán DT, CP và xác định kết
quả kinh doanh trên góc độ kế toán tài chính mà chƣa đánh giá đƣợc công tác kế
toán chi tiết phục vụ cho nhu cầu quản trị.
Nhìn chung những đề tài trên đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế
toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn một số
hạn chế nhƣ chƣa đi chi tiết cụ thể về kế toán doanh thu, chi phí đặc thù tại mỗi đơn
vị. Những công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề kế toán doanh thu, chi phí và
xác định kết quả kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp đã phân tích, làm rõ những vấn
đề về lý luận cơ bản, chỉ ra đƣợc những ƣu nhƣợc điểm tồn tại, nguyên nhân và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhƣ
chƣa đi vào chi tiết cụ thể về hạch toán doanh thu, chi phí đặc thù tại mỗi đơn vị.
Mặt khác đối với các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp và khu chế xuất
thì chƣa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề ghi nhận doanh thu, chi phí và
xác định kết quả kinh doanh. Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã lựa chọn đề tài “ Kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội” để
làm đề tài nghiên cứu. Trong đề tài tác giả tập trung nghiên cứ đặc điểm tổ chức
5
kinh doanh đặc điểm công tác kế toán và thực trạng doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh tại công ty. Từ đó đƣa ra những kiến nghị mang tính ứng dụng,
góp phần vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả của
Công ty TNHH Jtec Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh nhằm một số mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội trên hai góc độ là kế toán tài chính
và kế toán quản trị, từ đó rút ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm trong công tác kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội trên cả góc độ kế toán tài
chính và kế toán quản trị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tƣợng: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH Jtec Hà Nội .
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội
+ Về thời gian: Nguồn số liệu liên quan đến luận văn đƣợc thu thập từ Công ty
TNHH Jtec Hà Nội trong năm 2019
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.
- Phƣơng pháp thu thập thông tin:
* Đối với dữ liệu sơ cấp:
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu luận văn, tác giả đã trao đổi trực
tiếp với kế toán Công ty TNHH Jtec Hà Nội về các vấn đề xoay quanh nội dung
nghiên cứu của đề tài đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh. Mục đích của buổi trao đổi là có đƣợc thông tin chung về công tác kế toán
6
và thông tin về công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của công ty.
Nội dung chủ yếu là về đặc điểm công tác kế toán nói chung và các đặc điểm kế
toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của công ty.
* Đối với dữ liệu thứ cấp:
Các dữ liệu thu thập bao gồm các văn bản luật, thông tƣ của Quốc hội, các
bộ ban nghành về kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Ngoài
ra tác giả còn thu thập thông qua các thông tin có sẵn: Niên giám thống kê, trang
Google, các BCTC, báo cáo tổng kết trên trang web của Công ty TNHH Jtec Hà
Nội. Ngoài ra tác giả còn thực hiện khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
bao gồm: một số trang Web của các tổ chức hành nghê kế toán - kiểm toán ở Việt
Nam. Luận văn cũng tham khảo kết quả điều tra, phân tích về công tác DT, CP,
KQKD ở một số luận văn thạc sỹ ở các doanh nghiệp sản xuất để tổng kết kinh
nghiệm và rút ra bài học cho việc vận dụng vào công tác kế toán DT,CP, KQKD
trong Công ty TNHH Jtec Hà Nội.
Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu: Số liệu thu đƣợc từ điều tra,
quan sát, phỏng vần, ghi chép... đƣợc tác giả tổng hợp lại xử lý thông tin. Trên cơ
sở đó tác giả thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng công tác kế toán DT, CP,
KQKD tại công ty, mặt mạnh, mặt yếu, các nguyên nhân chủ quan, khách quan để
từ đó tác giả đƣa ra các giải pháp
6. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất theo Luật kế
toán, chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán hiện hành.
Về mặt thực tiễn: Đề tài phân tích, đánh giá ƣu nhƣợc điểm về kế toán doanh
thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà từ đó đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
công ty.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cấu thành 3 chƣơng:
7
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội
8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh thu
1.1.1.1 Khái niệm
Doanh thu có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Trƣớc hết doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản
chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất đơn
giản cũng nhƣ tái sản xuất mở rộng, là nguồn để trang trải các khoản chi phí về tƣ
liệu lao động, đối tƣợng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh,
để trả lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật
định, là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh liên kết đối
với các đơn vị khác. Trƣờng hợp doanh thu không thể đảm bảo các khoản chi phí đã
bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chinh. Hiện tại có nhiều quan niệm
khác nhau về doanh thu nhƣ:
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS18 – Doanh thu thì “ Doanh thu là tổng
giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
nhưng không bao gồm khoản góp vốn của các chủ sở hữu vốn”[4, Tr 144]
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác thì
“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát
sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm
tăng vốn chủ sở hữu” [1, Tr 46] “Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi
ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ
ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ
sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu”[1, Tr 46]
9
Theo Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 thì Doanh thu đƣợc định
nghĩa: Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận
tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác
định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu
tiền hay sẽ thu được tiền [Điều 78 –TT200]
Nhƣ vậy doanh thu đóng vai trò quan trọng, là nguồn bù đắp các khoản chi phí
mà DN đã chi ra đồng thời làm tăng vốn chủ sở hữu. Việc hạch toán đúng doanh thu
sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định đúng đắn KQKD.
1.1.1.2 Phân loại doanh thu
Để thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán doanh thu, doanh thu từ hoạt
động kinh doanh có thể đƣợc phân loại theo những tiêu thức khác nhau tuỳ theo
mục đích, yêu cầu của quản lý và kế toán. Một vài cách phân loại:
(a) Phân loại theo hoạt động kinh doanh, doanh thu được chia thành hai loại:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm: doanh thu bán buôn, doanh
thu bán lẻ, doanh thu gửi bán đại lý
- Doanh thu hoạt động tài chính: Là toàn bộ doanh thu phát sinh từ hoạt động
đầu tƣ tài chính nhƣ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia
Cách phân loại này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định đƣợc tỷ trọng của
từng loại doanh thu, xác định tổng mức lƣu chuyển hàng hoá theo từng loại, từ đó
hoạch định đƣợc mức luân chuyển hàng hoá, xây dựng mức dự trữ hàng hoá cần
thiết, tránh đƣợc tình trạng ứ đọng hoặc thiếu hàng gây ảnh hƣởng không tốt cho
quá trình hoạt động KD của DN.
(b) Phân theo phương thức thanh toán tiền hàng doanh thu đƣợc chia thành
doanh thu thu tiền ngay, doanh thu trả chậm, doanh thu nhận trƣớc.
(c) Phân loại theo mối quan hệ với điểm hoà vốn, doanh thu được chia thành
- Doanh thu hoà vốn: doanh thu của khối lƣợng bán ở điểm hoà vốn
- Doanh thu an toàn: Phần chênh lệch của doanh thu thực hiện đƣợc với
doanh thu hoà vốn
10
(d) Phân loại theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh của DN,
doanh thu đƣợc chia thành
- Doanh thu từ bên ngoài: toàn bộ doanh thu của khối lƣợng hàng hoá, dịch
vụ bán ra thực tế của DN cho khách hàng, hay DT từ các hoạt động đầu tƣ tài chính
thu đƣợc từ bên ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của DN
- Doanh thu nội bộ: doanh thu của khối lƣợng hàng bán trong nội bộ hay doanh
thu từ các hoạt động tài chính thu đƣợc từ hệ thống tổ chức kinh doanh của DN nhƣ
các giao dịch giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty,...
Ngoài các cách phân loại trên doanh thu còn đƣợc phân loại theo nhiều tiêu
thức khác. Nhìn chung mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa nhất định với nhà quản trị
DN. Do đó tuỳ thuộc yêu cầu của nhà quản trị DN mà kế toán thực hiện tổ chức thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin về doanh thu theo những cách thức nhất định.
1.1.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu.
* Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều
kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
* Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ.
Theo điều 79 thông tƣ 200/2014/TT-BTC và điều 57 Thông tƣ 133/2016/TT-
BTC quy định về việc hạch toán doanh thu dịch vụ nhƣ sau:
- Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa
mãn các điều kiện sau:
+ Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn. Khi hợp đồng qui định ngƣời
11
mua đƣợc quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp
chỉ đƣợc ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và
ngƣời mua không đƣợc quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp
+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch
vụ đó.
+ Xác định đƣợc phần công việc đã hòa thành vào thời điểm báo cáo.
+ Xác định đƣợc chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch và cung cấp dịch vụ đó
* Đối với doanh thu hoạt động tài chính thì thời điểm xác định doanh thu đƣợc
qui định nhƣ sau:
+Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trả chậm,
trả góp, tiền bản quyền... xác định theo thời gian của hợp đồng cho vay, cho thuê,
bán hàng hoặc kỳ hạn nhận lãi.
+ Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia xác định khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.
+ Lãi chuyển nhƣợng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong
kỳ của hoạt động kinh doanh xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ hoàn thành;
+ Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại nợ phải thu, nợ phải trả và số dƣ ngoại tệ
xác định khi báo cáo tài chính cuối năm.
1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí
1.1.2.1 Một số khái niệm về chi phí
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố là tƣ liệu lao động, đối tƣợng
lao động và sức lao động để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao
các yếu tố này trong quá trình SXKD đã tạo ra các chi phí tƣơng ứng, đó là các chi
phí về tƣ liệu lao động, chi phí về đối tƣợng lao động và chi phí về lao động sống.
Trên phƣơng diện này, chi phí sản xuất đƣợc hiểu là toàn bộ các hao phí về lao
động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà DN đã chi ra trong quá
trình sản xuất, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.
Ngoài khái niệm chi phí sản xuất nêu trên, còn rất nhiều khái niệm chi phí sản
xuất theo các quan điểm khác nhau.
12
Trên góc độ kế toán tài chính, chí phí đƣợc coi nhƣ là một khoản phí tổn thực
tế phát sinh gắn với hoạt động của DN để đạt đƣợc một mục đích cụ thể trong kinh
doanh. Chi phí sản xuất hay chi phí chế tạo sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí
liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất. Nó
đƣợc định lƣợng bằng một sự giảm sút về giá trị tài sản hoặc sự gia tăng một khoản
nợ phải trả, kết quả làm cho vốn chủ sở hữu giảm xuống nhƣng không phải do phân
phối vốn cho các chủ sở hữu.
Trên góc độ kế toán quản trị, với mục đích cung cấp thông tin chi phí thích
hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản lý, chi phí đƣợc hiểu
theo nhiều hƣớng, nhiều cách khác nhau. Theo đó, chi phí có thể là dòng phí tổn
thực tế gắn liền với hoạt động hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết
định; cũng có thể là dòng phí tổn ƣớc tính để thực hiện những dự án, những phí tổn
mất đi do lựa chọn phƣơng án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Nhƣ vậy, chi phí có thể
đã thực tế phát sinh, cũng có thể chƣa phát sinh mà mới chỉ ƣớc tính.
Hiện tại theo chuẩn mực kế toán quốc tế và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
VAS 01- Chuẩn mực chung “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích
kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ
tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao
gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
Theo Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 thì: “ Chi phí
là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát
sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không
phân biệt đã chi tiền hay chưa”
1.1.2.2 Phân loại chi phí.
Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kế toán tài chính, chi phí đƣợc hiểu
theo nghĩa là những hao phí mà DN chi ra có thể đo lƣờng đƣợc bằng tiền tệ để đạt
đƣợc mục tiêu kinh doanh của DN. Tùy theo mục đích, chi phí trong kế toán tài
chính có thể đƣợc phân loại theo yếu tố chi phí, theo khoản mục chi phí hoặc theo
quan hệ với báo cáo tài chính.
13
* Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế mà không
xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí đƣợc phân theo yếu tố. Theo
quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí đƣợc chia làm 7 yếu tố sau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, vật
liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào SXKD (loại trừ giá trị
vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi);
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ
(trừ số không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi);
- Yếu tố chi phí tiền lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng: phản ánh tổng số tiền
lƣơng và phụ cấp mang tính chất lƣơng phải trả cho toàn bộ công nhân viên;
- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: phản ánh phần BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lƣơng và phụ cấp
lƣơng phải trả công nhân viên;
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích
trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ;
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua
ngoài dùng vào SXKD trong kỳ;
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chƣa
phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ.
Theo cách phân loại này thì toàn bộ các chi phí sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết
quả kinh doanh trong kỳ.
* Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng chi phí và quản lý giá thành
Theo cách phân loại này thì những chi phí có công dụng nhƣ nhau sẽ đƣợc xếp
vào một yếu tố, bao gồm:
- Chi phí NVLTT là biểu hiện bằng tiền những NVL chủ yếu tạo thành thực
thể vật chất của sản phẩm và NVL có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với NVL
chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lƣợng của sản phẩm, hoặc tạo ra
màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn quy trình sản xuất sản phẩm.
14
- Chi phí NCTT là tiền lƣơng chính, phụ cấp, các khoản trích theo lƣơng
(BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp
sản xuất.
- Chi phí SXC là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhƣng không kể chi
phí NVLTT và chi phí NCTT. Chi phí SXC bao gồm chi phí NVL gián tiếp, chi phí
nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất, quản lý sản
xuất, chi phí sửa chữa, bảo trì, chi phí quản lý phân xƣởng…
Trong hoạt động sản xuất, sự kết hợp các chi phí trên tạo thành những loại chi
phí khác nhau: Kết hợp giữa chi phí NVLTT với chi phí NCTT đƣợc gọi là chi phí
ban đầu, thể hiện chi phí chủ yếu cần thiết khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Kết hợp
giữa chi phí NCTT và chi phí SXC đƣợc gọi là chi phí chuyển đổi, chi phí chế biến,
thể hiện chi phí cần thiết chuyển NVL thành sản phẩm.
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành
Đây là phƣơng pháp phân loại chi phí đƣợc sử dụng nhiều trong kế toán quản
trị chi phí sản xuất. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đƣợc chia thành:
- Chi phí biến đổi (Biến phí) là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi
mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí biến đổi có sự thay đổi
về lƣợng tƣơng quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lƣợng sản phẩm sản xuất
trong kỳ.
- Chi phí cố định (Định phí) là những chi phí mà tổng số của nó không thay
đổi hoặc rất ít thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi phù hợp.
- Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố của chi
phí cố định và chi phí biến đổi. Trong một giới hạn nhất định, chi phí hỗn hợp thể
hiện đặc điểm của chi phí cố định nhƣng vƣợt qua giới hạn đó, chi phí hỗn hợp thể
hiện đặc điểm của chi phí biến đổi.
1.1.2.3 Nguyên tắc ghi nhận chi phí
Chi phí phải đƣợc ghi nhận trong cùng một khoảng thời gian nhƣ các khoản
thu mà chúng liên quan. Việc ghi nhận chi phí phải tuân thủ theo đúng qui định của
pháp luật.
15
Theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC quy định kế toán các khoản chi phí cụ
thể nhƣ sau: “ Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng
có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo
toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời
theo nguyên tắc phù hợp”. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp, nguyên tắc phù hợp
có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào
bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp
lý. Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lƣơng,
nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ…
Các khoản chi phí không đƣợc coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định
của Luật thuế nhƣng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ
kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán
thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dƣ,cuối kỳ kế toán phải kết
chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.”
1.1.3. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc xác định trên kết quả
về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ: là số chênh lệch giữa doanh
thu thuần về bán hàng và CCDV (doanh thu thuần) với giá vốn hàng đã bán (của
sản phẩm, hàng hoá, lao vụ,dịch vụ,bất động sản đầu tƣ…), chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế
cơ bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy các
hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung và phƣơng pháp xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ sau:
+ Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của DN. Tuỳ theo chức năng,
nhiệm vụ cụ thể của DN mà nội dung cụ thể của kết quả hoạt động kinh doanh có
16
thể khác nhau. Trong DN thƣơng mại là kết quả từ hoạt động bán hàng, trong
DN sản xuất là kết quả từ hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra trong
DN còn có các nghiệp vụ khác nhƣ cho vay, góp vốn, liên doanh...cũng góp phần
tạo ra kết quả này.
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tƣ 200/2014/TT-
BTC, Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đƣợc xác định theo công thức sau:
Kết quả hoạt
động kinh
doanh
=
Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
+
DT hoạt động
tài chính
-
CP tài
chính
-
CP bán hàng,
CP quản lý
DN
Trong đó
LN gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
=
DT thuần về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
- Giá vốn hàng bán
DT thuần về
bán hàng và
cung cấp
dịch vụ
=
DT bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
-
Chiết
khấu
thƣơng
mại
-
DT hàng
bán bị trả
lại
-
Giảm
giá
hàng
bán
-
Thuế tiêu thụ
đặc biệt, Thuế
XNK xuất
khẩu
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tƣ 133/2016/TT-BTC,
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đƣợc xác định theo công thức sau:
Kết quả hoạt
động kinh doanh
=
DT thuần về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
- Giá vốn hàng bán -
CP quản
lý kinh
doanh
+ Kết quả khác: Là kết quả thu đƣợc từ các nghiệp vụ phát sinh không
thƣờng xuyên hoặc DN không dự kiến trƣớc đƣợc nhƣ: thanh lý, nhƣợng bán
TSCĐ, Tài sản tổn thất... sau khi trừ đi các chi phí khác phát sinh.
17
Phƣơng pháp xác định kết quả khác nhƣ sau:
Kết quả khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Trong đó:
Thu nhập khác là khoản thu nhập khác, các khoản DT ngoài hoạt động SXKD
của DN, gồm:
+ Thu nhập từ nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ
+ Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ đƣa đi góp vốn KD,
đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ dài hạn khác
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản
+ Thu tiền đƣợc phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ
+ Các khoản thuế đƣợc NSNN hoàn lại
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ
+ Các khoản tiền thƣởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản
phẩm, dịch vụ không tính trong DT (nếu có)
+ Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, tiền của các tổ chức cá nhân tặng
cho DN
Chi phí khác: Là những khoản CP phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ
riêng biêt với hoạt động thông thƣờng của các DN, gồm:
+ Chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý,
nhƣợng bán (nếu có)
+ Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ đƣa đi góp vốn liên
doanh, đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ dài hạn khác
+ Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
+ Bị phạt thuế, truy nộp thuế
Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu xác định KQKD trƣớc thuế TNDN:
KQ kinh doanh trƣớc thuế
TNDN
=
KQ hoạt động
kinh doanh
+
Thu nhập
khác
18
Kết quả kinh doanh đƣợc xác định theo công thức sau:
KQ kinh
doanh sau
thuế TNDN
=
KQ các hoạt
động trƣớc thuế
TNDN
-
Chi phí TNDN
hiện hành
-
(+)
Chi phí thuế
TNDN hoãn lại
Để tính KQKD, DN còn phải xét ảnh hƣởng của CP thuế TNDN đến KQ các
hoạt động trƣớc thuế TNDN
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo VAS 17 thì: Chi phí thuế TNDN là tổng giá trị của thuế hiện hành và
thuế hoãn lại được tính đến khi xác định lợi nhuận hoặclãi, lỗ ròng của một kỳ.
Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế
trong năm và thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành. Thuế TNDN hoãn lại là loại
thuế phát sinh khi cơ sở tính thuế khác giá trị ghi sổ của tài sản và công nợ. Thuế
TNDN hoãn lại có thể là chi phí thuế hoặc thu nhập thuế. Trong đó:
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế thu nhập DN sẽ phải nộp trong tƣơng
lại phát sinh từ:
+ Ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả trong năm
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã đƣợc ghi nhận từ các năm trƣớc
+ Thuế TN hoãn lại phải trả đƣợc xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch
tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành
- Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn
lại phát sinh từ:
+ Ghi nhận TS thuế TN hoãn lại trong năm
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã đƣợc ghi nhận từ các năm trƣớc.
1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh
nghiệp.
1.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
dưới góc độ kế toán tài chính
Trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả xin phép trình bày nội dung kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo thông tƣ 200/2014/TT – BTC ngày 22
tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính.
19
1.2.1.1 Kế toán doanh thu, thu nhập khác
Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC:
1. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu đƣợc làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu đƣợc ghi nhận tại
thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế, đƣợc xác định
theo giá trị hợp lý của các khoản đƣợc quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay
sẽ thu đƣợc tiền.
2. Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải đƣợc ghi nhận đồng
thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp, nguyên tắc phù
hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ
vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung
thực, hợp lý.
- Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận
biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp với quy
định của Chuẩn mực kế toán “Doanh thu”.
- Doanh thu phải đƣợc ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc
tên gọi của giao dịchvà phải đƣợc phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịchvụ.
- Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của ngƣời bán ở thời điểm hiện
tại và trong tƣơng lai, doanh thu phải đƣợc phân bổ theo giá trị hợp lý của từng
nghĩa vụ và đƣợc ghi nhận khi nghĩa vụ đã đƣợc thực hiện.
3. Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ đƣợc coi làchƣathực hiện nếu doanh nghiệp còn có
trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tƣơng lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thƣờng)
và chƣachắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện
hoặc chƣa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chƣa.
4. Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba
5. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có
thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ đƣợc sử dụng
để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để
lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trƣờng
hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.
20
6. Khi luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán phụ
thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, tùy theo đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý
của từng đơn vị, doanh nghiệp có thể quyết định việc ghi nhận doanh thu tại các
đơn vị nếu có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm, hàng hóa giữa các khâu mà không
phụ thuộc vào chứng từ kèm theo (xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ). Khi lập Báo
cáo tài chính tổng hợp, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị trong nội bộ
doanh nghiệp đều phải đƣợc loại trừ.
7. Doanh thu đƣợc ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài
khoản phản ánh doanh thu không có số dƣ, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh
thu để xác định kết quả kinh doanh.
a. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chứng từ kế toán sử dụng : Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp
phải thực hiện theo đúng nội dung, phƣơng pháp lập, ký chứng từ theo quy định của
Luật và chuẩn mực kế toán.
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến doanh nghiệp đều phải
có chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh. Chứng từ kế toán phải đƣợc lập đủ số liên theo quy định cho
mỗi chứng từ.
Chứng từ làm cơ sở để hạch toán doanh thu có nhiều loại nhƣ: Hợp đồng kinh
tế; Hóa đơn bán hàng thông thƣờng ( Mẫu 02GTTT/001,…); Hóa đơn Giá trị gia
tăng ( Mẫu 01GTKT3/001,…); Bảng kê hàng bán; Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại
lý; Thẻ quầy hàng; Các chứng từ thanh toán nhƣ Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc
thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo Có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàn; Chứng
từ có liên quan khác nhƣ Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho hàng trả lại…
Trong đó các loại hóa đơn bán hàng là căn cứ chủ yếu để hạch toán doanh thu.
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 511 – “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” : tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt
động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ
21
Hạch toán tài khoản 511 đƣợc thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Đối với hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu
trừ, doanh thu bán hàng là giá bán chƣa có thuế GTGT
+ Đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT
theo phƣơng pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán.
+ Đối với hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất
khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc
biệt và thuế xuất khẩu)
+ Đối với hàng hóa nhận bán đại lý ký gửi theo phƣơng thức bán đúng giá
hƣởng hoa hồng thì hạch toán doanh thu bán hàng phần hoa hồng bán hàng mà
doanh nghiệp đƣợc hƣởng.
+ Trƣờng hợp bán hàng theo phƣơng thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp
ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt
động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhƣng trả chậm phù hợp với thời
điểm ghi nhận doanh thu đƣợc xác định.
+ Những sản phẩm hàng hóa đƣợc xác định là tiêu thụ, nhƣng vì lý do về chất
lƣợng, về quy cách kỹ thuật… ngƣời mua từ chối thanh toán, gửi trả lại ngƣời bán
hoặc yêu cầu giảm giá đƣợc doanh nghiệp chấp thuận, hoặc ngƣời mua hàng với
khối lƣợng lớn đƣợc chiết khẩu thƣơng mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán
hàng này đƣợc theo dõi riêng biệt trên các tài khoản kế toán phù hợp.
+ Trƣờng hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền
bán hàng nhƣng đến cuối kỳ vẫn chƣa giao hàng cho ngƣời mua hàng, thì trị giá số
hàng này không đƣợc coi là tiêu thụ và không đƣợc ghi nhận vào tài khoản 511-
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà chỉ hạch toán vào bên Có TK 131 –
Phải thu khách hàng về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực hiện giao hàng
cho ngƣời mua sẽ hạch toán vào TK 511 về trị giá hàng đã giao, đã thu trƣớc tiền
hàng phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.
Tài khoản 511-Doanh thubán hàng vàcung cấpdịch vụ,có 6 tàikhoản cấp2:
- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh
22
doanh thu và doanh thu thuần của khối lƣợng hàng hoá đƣợc xác định là đã bán
trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành
kinh doanh hàng hoá, vật tƣ, lƣơng thực,...
- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lƣợng sản phẩm (thành phẩm, bán
thành phẩm) đƣợc xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài
khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất nhƣ: Công nghiệp, nông
nghiệp, xây lắp, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp,...
- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh
doanh thu và doanh thu thuần của khối lƣợng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho
khách hàng và đƣợc xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu
dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ nhƣ: Giao thông vận tải, bƣu điện, du lịch,
dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,...
- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh
các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nƣớc khi doanh nghiệp thực hiện các
nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nƣớc
- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này
dùngđể phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tƣ và doanh thu bán, thanh lý bất
động sản đầu tƣ.
- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các
khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh
thu cung cấp dịch vụ, doanh thu đƣợc trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất
động sản nhƣ: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhƣợng bán công cụ, dụng cụ và
các khoản doanh thu khác.
Trình tự hạch toán kế toán doanh thu: Minh họa trên Phụ lục 1.1- Kế toán
tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
b. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Kế toán sử dụng Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính để phản ánh
các nội dung doanh thu hoạt động tài chính
* Nguyên tắc kế toán
23
(a) Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức,
lợi nhuận đƣợc chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm:
+ Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp,
lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng do mua hàng hoá,
dịch vụ;...
+ Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia cho giai đoạn sau ngày đầu tƣ;
+ Thu nhập về hoạt động đầu tƣ mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi
chuyển nhƣợng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tƣ vào công ty
liên kết, đầu tƣ vào công ty con, đầu tƣ vốn khác;
+ Thu nhập về các hoạt động đầu tƣ khác;
+ Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ;
+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
Trình tự hạch toán kế toán doanh thu hoạt động tài chính tại : Phụ lục 1.2: Sơ
đồ kế toán doanh thu tài chính
c. Kế toán thu nhập khác
Kế toán sử dụng Tài khoản 711 – Thu nhập khác để phản ánh các khoản thu
nhập khác.
* Nguyên tắc kế toán
(a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. gồm:
- Thu nhập từ nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản đƣợc chia từ BCC cao hơn chi phí đầu
tƣ xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá, tài sản cố định đƣa đi góp
vốn liên doanh, đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ dài hạn khác;
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
- Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhƣng sau đó
đƣợc giảm, đƣợc hoàn (thuế xuất khẩu đƣợc hoàn, thuế GTGT, Tiêu thụ đặc biệt,
bảo vệ môi trƣờng phải nộp nhƣng sau đó đƣợc giảm);
24
- Thu tiền đƣợc phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bồi thƣờng của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ
thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các
khoản có tính chất tƣơng tự);
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ;
- Các khoản tiền thƣởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản
phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng
cho doanh nghiệp;
- Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại;
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
(b) Khi có khả năng chắc chắn thu đƣợc các khoản tiền phạt vi phạm hợp
đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng
trƣờng hợp cụ thể theo nguyên tắc:
- Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu đƣợc từ
bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng đƣợc ghi nhận là thu nhập khác.
- Đối với bên mua:
+ Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm
khoản thanh toán cho ngƣời bán đƣợc hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản
thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã đƣợc
thanh lý, nhƣợng bán.
+ Các khoản tiền phạt khác đƣợc ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát
sinh, ví dụ: Ngƣời mua đƣợc quyền từ chối nhận hàng và đƣợc phạt ngƣời bán nếu
giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải
thu đƣợc ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu đƣợc. Trƣờng hợp ngƣời mua
vẫn nhận hàng và số tiền phạt đƣợc giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị
hàng mua đƣợc ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận
khoản tiền phạt vào thu nhập khác.
25
Trình tự hạch toán thu nhập khác đƣợc minh họa trên Phụ lục 1.3: Sơ đồ kế
toán thu nhập khác
d. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Kế toán sử dụng Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
* Nguyên tắc kế toán
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản đƣợc điều chỉnh giảm trừ vào
doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thƣơng
mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các
khoản thuế đƣợc giảm trừ vào doanh thu nhƣ thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo
phƣơng pháp trực tiếp.
- Việc điều chỉnh giảm doanh thu đƣợc thực hiện nhƣ sau:
+ Khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát
sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đƣợc điều chỉnh giảm doanh thu
của kỳ phát sinh;
+ Trƣờng hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trƣớc, đến kỳ
sau mới phát sinh chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại
thì doanh nghiệp đƣợc ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
* Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trƣớc, đến kỳ sau phải
giảm giá, phải chiết khấu thƣơng mại, bị trả lại nhƣng phát sinh trƣớc thời điểm
phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát
sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài
chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trƣớc).
* Trƣờng hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu
thƣơng mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp
ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).
- Chiết khấu thƣơng mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm
yết cho khách hàng mua hàng với khối lƣợng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán
chiết khấu thƣơng mại theo những nguyên tắc sau:
26
+ Trƣờng hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản
chiết khấu thƣơng mại cho ngƣời mua là khoản giảm trừ vào số tiền ngƣời mua phải
thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thƣơng mại) thì
doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng
phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thƣơng mại (doanh thu thuần).
+ Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thƣơng mại mà doanh nghiệp chi
trả cho ngƣời mua nhƣng chƣa đƣợc phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán
trên hóa đơn. Trƣờng hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chƣa trừ
chiết khấu thƣơng mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thƣơng mại cần phải theo
dõi riêng trên tài khoản này thƣờng phát sinh trong các trƣờng hợp nhƣ:
* Số chiết khấu thƣơng mại ngƣời mua đƣợc hƣởng lớn hơn số tiền bán hàng
đƣợc ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trƣờng hợp này có thể phát sinh do ngƣời
mua hàng nhiều lần mới đạt đƣợc lƣợng hàng mua đƣợc hƣởng chiết khấu và khoản
chiết khấu thƣơng mại chỉ đƣợc xác định trong lần mua cuối cùng;
* Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định đƣợc số lƣợng hàng mà nhà phân
phối (nhƣ các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định đƣợc số chiết
khấu thƣơng mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lƣợng sản phẩm đã tiêu thụ.
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho ngƣời mua do sản phẩm, hàng hoá
kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh
tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
+ Trƣờng hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản
giảm giá hàng bán cho ngƣời mua là khoản giảm trừ vào số tiền ngƣời mua phải
thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán
hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm
(doanh thu thuần).
+ Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm
giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá
ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...
- Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản
27
phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm
hợp đồng kinh tế,hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, nhƣ: bán hàng (sản
phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511
- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối
lƣợng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dƣ cuối kỳ.
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại:
- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại:
- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán:
Trình tự hạch toán kế toán các khoản giảm trừ doanh thu đƣợc thể hiện ở phụ
lục 1.4: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.1.2 Kế toán chi phí kinh doanh.
a. Kế toán giá vốn hàng bán
Tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh giá vốn hàng bán là Tài khoản 632 –
Giá vốn hàng bán
Chứng từ, sổ sách sử dụng: Các chứng từ và sổ sách kế toán đƣợc sử dụng
trong kế toán giá vốn hàng bán gồm: Phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán
hàng, các sổ tổng hợp, sổ chi tiết phản ánh quá trình mua hàng.
* Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
bất động sản đầu tƣ; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp
xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên
quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tƣ nhƣ: Chi phí khấu hao;chi phí sửa
chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tƣ theo phƣơng thức cho thuê hoạt động
(trƣờng hợp phát sinh không lớn); chi phí nhƣợng bán, thanh lýBĐS đầu tƣ…
28
Trƣờng hợp doanh nghiệp là chủ đầu tƣ kinh doanh bất động sản, khi chƣa
tập hợp đƣợc đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới
việc đầu tƣ, xây dựng bất động sản nhƣng đã phát sinh doanh thu nhƣợng bán bất
động sản, doanh nghiệp đƣợc trích trƣớc một phần chi phí để tạm tính giá vốn hàng
bán. Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc khi bất động sản hoàn thành toàn bộ,
doanh nghiệp phải quyết toán số chi phí đã trích trƣớc vào giá vốn hàng bán. Phần
chênh lệch giữa số chi phí đã trích trƣớc cao hơn số chi phí thực tế phát sinh đƣợc
điểu chỉnh giảm giá vốn hàng bán của kỳ thực hiện quyết toán. Việc trích trƣớc chi
phí để tạm tính giá vốn bất động sản phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp chỉ đƣợc trích trƣớc vào giá vốn hàng bán đối với các khoản
chi phí đã có trong dự toán đầu tƣ, xây dựng nhƣng chƣa có đủ hồ sơ, tài liệu để
nghiệm thu khối lƣợng và phải thuyết minh chi tiết về lý do, nội dung chi phí trích
trƣớc cho từng hạng mục công trình trong kỳ.
- Doanh nghiệp chỉ đƣợc trích trƣớc chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán cho
phần bất động sản đã hoàn thành, đƣợc xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn
ghi nhận doanh thu.
- Số chi phí trích trƣớc đƣợc tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh đƣợc ghi
nhận vào giá vốn hàng bán phải đảm bảo tƣơng ứng với định mức giá vốn tính theo
tổng chi phí dự toán của phần hàng hóa bất động sản đƣợc xác định là đã bán (đƣợc
xác định theo diện tích).
Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc tính vào giá vốn hàng bán trên
cơ sở số lƣợng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện
đƣợc nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lƣợng hàng tồn kho bị giảm
giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lƣợng hàng tồn kho đã ký đƣợc
hợp đồng tiêu thụ (có giátrị thuần có thể thực hiện đƣợc không thấp hơn giátrị ghi sổ)
nhƣng chƣa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách
hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng.
Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết
bị, phụ tùng thay thế đƣợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
29
Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay
vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thƣờng, nếu có).
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vƣợt mức bình thƣờng, chi
phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩm
nhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi
thƣờng, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chƣa đƣợc xác định là tiêu thụ.
Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trƣờng đã
tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó đƣợc
hoàn lại thì đƣợc ghi giảm giá vốn hàng bán.
Các khoản chi phí không đƣợc coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định
của Luật thuế nhƣng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ
kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán
thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
* Nội dung của giá vốn hàng bán:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vƣợt trên mức bình thƣờng và
chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ đƣợc tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thƣờng
do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vƣợt trên mức bình thƣờng không đƣợc tính
vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng
giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trƣớc chƣa
sử dụng hết).
- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tƣ, phản ánh:
+ Số khấu hao BĐS đầu tƣ dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;
+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tƣ không đủ điều kiện tính vào
nguyên giá BĐS đầu tƣ;
30
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tƣ trong kỳ;
+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tƣ bán, thanh lý trong kỳ;
+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tƣ phát sinh trong kỳ;
Trình tự hạch toán
giá vốn hàng bán đƣợc thể hiện ở Phụ lục 1.5 : Sơ đồ kế toán giá vốn hàng
bán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
* Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính
Giá vốn hàng bán trong kỳ đƣợc thể hiện ở chỉ tiêu mã số 11 – giá vốn hàng
bán trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DNN). Chỉ tiêu này phản
ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tƣ, giá thành sản xuất của thành phẩm đã
bán, chi phí trực tiếp của khối lƣợng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác
đƣợc tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 632 – “giá vốn hàng bán”
trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. Khi
đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dƣới không có tƣ cách pháp
nhân, các khoản giá vốn hàng bán phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ
b. Kế toán chi phí bán hàng
Kế toán sử dụng “Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng” dùng để phản ánh các chi
phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao
gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán
hàng, chi phí bảo hành, chi phí đóng gói, vận chuyển, chi phí lƣơng nhân viên…
Tài khoản 641- Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2
Tài khoản 6411: Chi phí nhân viên
Tài khoản 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
Tài khoản 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
Tài khoản 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6415: Chi phí bảo hành
Tài khoản 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6418: Chi phí bằng tiền khác.
31
Chứng từ sử dụng: Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng phân bổ tiền
lƣơng và BHXH, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho, hóa đơn
GTGT, phiếu thu, phiếu chi, báo Nợ, báo Có
* Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng,
giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản
phẩm, hàng hoá (trừhoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,...
Các khoản chi phí bán hàng không đƣợc coi là chi phí tính thuế TNDN theo
quy định của Luật thuế nhƣng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng
theo Chế độ kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh
trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
Tài khoản 641 đƣợc mở chi tiết theo từng nội dung chi phí nhƣ: Chi phí
nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi
phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng
doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể đƣợc mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế
toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh
doanh".
Trình tự kế toán bán hàng đƣợc phản ánh ở Phụ lục 1.6: Sơ đồ kế toán chi
phí bán hàng
* Thông tin trình bày trên BCTC: Chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc phản
ánh qua chỉ tiêu mã số 25 – Chi phí quản bán hàng trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh (Mẫu B02-DNN). Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng phát sinh
trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của TK
641 – Chi phí bán hàng, đối ứng với bên Nợ của TK 911 – Xác định kết quả kinh
doanh trong kỳ báo cáo.
d. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán sử dụng “Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để tập
hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí
khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.
32
TK 642 cuối kỳ không có số dƣ và đƣợc chi tiết thành các tiểu khoản:
- TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
- TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
- TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
- TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6425: Thuế, phí và lệ phí
- TK 6426: Chi phí dự phòng
- TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
Chứng từ sử dụng: Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng phân bổ tiền
lƣơng và BHXH, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơn GTGT, phiếu thu,
phiếu chi, báo Nợ, báo Có
* Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
gồm các chi phí về lƣơng nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lƣơng, tiền công,
các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất
nghiệp củanhân viên quản lý doanh nghiệp;chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động,
khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự
phòng phải thu khó đòi;dịch vụ mua ngoài (điện, nƣớc, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản,
cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) .
Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không đƣợc coi là chi phí tính thuế
TNDN theo quy định của Luật thuế nhƣng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán
đúng theo Chế độ kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh
trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
33
Tài khoản 642 đƣợc mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể
đƣợc mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí
quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Trình tự hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở Phụ
lục 1.7: Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
* Thông tin trình bày trên BCTC: Chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc phản
ánh qua chỉ tiêu mã số 26 – Chi phí quản lý doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh (Mẫu B02-DNN). Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý
doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số
phát sinh bên Có của TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, đối ứng với bên Nợ
của TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo
e. Kế toán chi phí hoạt động tài chính
Kế toán sử dụng “Tài khoản 635- Chi phí tài chính” để phản ánh chi phí hoạt
động tài chính của doanh nghiệp
Chứng từ sử dụng: Kế toán căn cứ vào kế ƣớc vay, hợp đồng tín dụng, báo có
ngân hàng… để hạch toán
* Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm
các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính,
chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển
nhƣợng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm
giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tƣ vào đơn vị khác, khoản lỗ
phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...
Tài khoản 635 phải đƣợc hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí.
Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:
- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
- Chi phí bán hàng;
34
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí kinh doanh bất động sản;
- Chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí đƣợc trang trải bằng nguồn kinh phí khác;
- Chi phí khác.
Chi phí phát hành trái phiếu đƣợc phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái
phiếu và đƣợc ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu cho mục
đích sản xuất, kinh doanh thông thƣờng.
Lãi phải trả của trái phiếu chuyển đổi đƣợc tính vào chi phí tài chính trong
kỳ đƣợc xác định bằng cách lấy giá trị phần nợ gốc đầu kỳ của trái phiếu chuyển đổi
nhân (x) với lãi suất của trái phiếu tƣơng tự trên thị trƣờng nhƣng không có quyền
chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc lãi suất đi vay phổ biến trên thị trƣờng tại thời điểm
phát hành trái phiếu chuyển đổi (xem quy định chi tiết tại phần hƣớng dẫn tài khoản
343 - Trái phiếu phát hành).
Nếu cổ phiếu ƣu đãi đƣợc phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ƣu đãi đó
về bản chất là khoản lãi vay và phải đƣợc ghi nhận vào chi phí tài chính.
Trình tự hạch toán kế toán chi phí tài chính thể hiện ở Phụ lục 1.8: Sơ đồ kế
toán chi phí tài chính
* Thông tin trình bày trên BCTC: Chi phí hoạt động tài chính đƣợc phản ánh
qua chỉ tiêu mã số 22 – Chi phí tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Mẫu B02-DNN). Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay
phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh… phát sinh trong kỳ báo
cáo của doanh nghiệp. Trong đó, chỉ tiêu chi phí lãi vay đƣợc trình bày chi tiết ở chỉ
tiêu mã số 23 trên Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với
bên nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Khi đơn vị cấp
trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dƣới không có tƣ cách pháp nhân, các
khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công tyKhoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công tyOnTimeVitThu
 
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfHanaTiti
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfHanaTiti
 
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh xâ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh xâ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh xâ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh xâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa
21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa
21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsahththanhdhkt14a13hn
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...luanvantrust
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh (20)

Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công tyKhoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
 
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh xâ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh xâ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh xâ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh xâ...
 
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
 
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đKế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đ
Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương Mại Hùng Nguyên, 9đ
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Đức Thành.pdf
 
Đề tài: Tổ chức kế toán thanh toán tại công ty đúc gang, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán thanh toán tại công ty đúc gang, HAYĐề tài: Tổ chức kế toán thanh toán tại công ty đúc gang, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán thanh toán tại công ty đúc gang, HAY
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Đề tài: Kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Bao Bì Hải Hà, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Bao Bì Hải Hà, HAYĐề tài: Kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Bao Bì Hải Hà, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Bao Bì Hải Hà, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
 
Đề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAYĐề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAY
 
21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa
21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa
21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty phân phối xăng dầu
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty phân phối xăng dầuĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty phân phối xăng dầu
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty phân phối xăng dầu
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Việt Trường
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Việt TrườngĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Việt Trường
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Việt Trường
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung ƯơngLuận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Luận Văn Thạc Sĩ Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI NGUYỄN THỊ GIANG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN JTEC HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI NGUYỄN THỊ GIANG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN JTEC HÀ NỘI Chuyên ngành : Kế toán Mã số 8340301 Luận văn Thạc sĩ kinh tế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Trần Ngọc Trang HÀ NỘI , NĂM 2021
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của bài luận văn “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội” là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Trần Ngọc Trang. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai sử dụng trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Giang
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội”, tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn xong do nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, của ban lãnh đạo, củacác phòng ban trong công ty khảo sát, tác giả đã hoàn thành đƣợcđề tài theođúng kế hoạch. Trƣớc tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hƣớng dẫn khoa học TS Trần Ngọc Trang đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Kế toán và khoa Sau đại học của trƣờng Đại học Thƣơng Mại đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình viết luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội đã tạo điều kiện cho tác giả tìm hiểu, nghiên cứu tại quý công ty. Lời cảm ơn của tác giả xin gửi đến các anh chị phòng kế toán đã giúp đỡ, hƣớng dẫn và cung cấp các tài liệu nghiên cứu, trao đổi và giải đáp những vƣớng mắc trong quá trình nghiên cứu đề tài. Do thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế, đề tài không tránh khỏi sai sót. Tác giả mong muốn sẽ nhận đƣợc nhiều đóng góp quý báu từ các thầy cô và bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn áp dụng. Học viên Nguyễn Thị Giang
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC TƢ VIẾT TẮT..........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................................ vii PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...............................................................5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. .............................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. .............................................................................5 6. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................................6 7. Kết cấu của đề tài.............................................................................................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ..........................................8 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp...................................................................................8 1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh thu...............................................................................8 1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí.................................................................................11 1.1.3. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh...................................15 1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp...............18 1.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dưới góc độ kế toán tài chính....................................................................................................18 1.2.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị 39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................................47
  • 6. iv CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH JTEC HÀ NỘI..............................48 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Jtec Hà Nội...............................................................48 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Jtec Hà Nội.......................48 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .......................................48 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.....................................................52 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ......................................................................53 2.2 Trực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội .........................................................................................................................56 2.2.1 Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh dưới tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội dưới góc độ kế toán tài chính .............................................................................56 2.3 Đánh giá chung về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội........................................................................................78 2.3.1 Những kết quả đạt được..........................................................................................78 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại.................................................................81 Kết luận chƣơng 2.............................................................................................................84 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH JTEC HÀ NỘI. ...................................................................................................85 3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH Jtec Hà Nội và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty...........................85 3.1.1 Định hướng phát triển.............................................................................................85 3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán doah thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội........................................................................................................86 3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội........................................................................................................87 3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội............................................................................87
  • 7. v 3.2.2 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị.......................................................................................................................92 3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội.............................................96 3.3.1 Điều kiện về phía nhà nước và các cơ quan chức năng .....................................96 3.3.2 Điều kiện về phía công ty........................................................................................97 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................................98 KẾT LUẬN........................................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC TƢ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 3 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 4 BCTC Báo cáo tài chính 5 CP Chi phí 6 DT Doanh thu 7 KQKD Kết quả kinhdoanh 8 TK Tài khoản 9 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 10 NCTT Nhân công trực tiếp 11 NVL Nguyên vật liệu 12 QLDN Quản lý doanh nghiệp 13 BHXH Bảo hiểm xã hội 14 BHYT Bảo hiểm y tế 15 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 16 KPCĐ Kinh phí công đoàn 17 SXC Sản xuất chung 18 CCDV Cung cấp dịch vụ 19 TSCD Tài sản cố định 20 SXKD Sản xuất kinh doanh 21 KD Kinh doanh 22 KQ kế quả 23 GTGT Giá trị gia tăng 24 CLTG Chênh lệch tỷ giá 25 TNCN Thu nhập cá nhân 26 USD Đô la Mỹ
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019 ...................................................................................................................................51 Bảng 2.2: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CÔNG TY TNHH JTEC HÀ NỘIGIAI ĐOẠN 2017-2019.......................................................................................................... 759 Bảng 2.3: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY TNHH JTEC HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017-2019 ..................................................................................81 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất của Công ty.....................................................................49 Sơ đồ 2.2 : Mô hình quản lý công ty...............................................................................52 Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty...........................................................53 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán....................................................................................56 Sơ đồ 2.5: Qui trình giao hàng theo điều kiện CIF (nguồn Internet) ..........................57 Sơ đồ 2.6: Quy trình bán hàng (Nguồn Công ty TNHH Jtec Hà Nội)........................59
  • 10. viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ......................................................................................................................... 101 Phụ lục 1.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ......................................................................................................................... 102 Phụ lục 1.2: Sơ đồ kế toán doanh thu tài chính........................................................... 103 Phụ lục 1.3: Sơ đồ kế toán thu nhập khác.................................................................... 104 Phụ lục 1.4: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu......................................... 105 Phụ lục 1.5: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên................................................................................................................................. 106 Phụ lục 1.6: Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng................................................................ 108 Phụ lục 1.7: Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.......................................... 109 Phụ lục 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí tài chính................................................................ 110 Phụ lục 1.9: Sơ đồ kế toán chi phí khác....................................................................... 111 Phụ lục 1.10: Sơ đồ kế toán chi phí thuế TNDN......................................................... 112 Phụ lục 1.11: Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh.......................................... 113 Phụ lục 2.1: Đề nghị mua hàng...................................................................................... 114 Phụ lục 2.2: Hóa đơn thƣơng mại................................................................................. 115 Phụ lục 2.3: Phiếu đóng gói........................................................................................... 116 Phụ lục 2.4 : Tờ khai hải quan....................................................................................... 117 Phụ lục 2.5: Hóa đơn bán hàng...................................................................................... 118 Phụ lục 2.6 : Phiếu xuất kho .......................................................................................... 119 Phụ lục 2.7 Màn hình nhập liệu nghiệp vụ phát sinh ngày 25/11/2019 .................. 120 Phụ lục 2.8 Sổ chi tiết TK 511...................................................................................... 121 Phụ lục 2.9 Sổ chi tiết TK 131...................................................................................... 122 Phụ lục 2.10 Bảng đánh giá chênh lệch tỷ giá............................................................. 123 Phụ lục 2.11 Sổ cái tài khoản 515 ................................................................................ 124 Phụ lục 2.12: Bộ chứng từ bán thanh lý phế liệu........................................................ 125
  • 11. ix Phụ lục 2.13: Sổ cái tài khoản 711............................................................................... 129 Phục lục 2.14 Màn hình nhập liệu nghiệp vụ phát sinh ngày 29/03/2019.............. 130 Phụ lục 2.15 : Bảng tổng hợp thành phẩm –FG.......................................................... 131 Phụ lục 2.16 Bảng tính giá thành.................................................................................. 132 Phụ lục 2.17 Sổ cái tài khoản 632 ................................................................................ 133 Phục lục 2.18- Trích nghiệp vụ ghi nhận giá vốn hàng bán tháng 9 năm 2019 ..... 134 Phụ lục 2.19 Hóa đơn GTGT- Bảng kê chiết tiết suất ăn – Bảng phân bổ suất ăn135 Phụ lục 2.20 Sổ chi tiết tài khoản 642 ......................................................................... 138 Phụ lục 2.21: Màn hình nhập liệu hạch toán phân bổ suất ăn trƣa bộ phận văn phòng .................................................................................................................................139 Phụ lục 2.22 – Sổ chi tiết tài khoản 641 ...................................................................... 140 Phụ lục 2.23: Màn hình nhập liệu hạch toán mua thùng carton ngày 28/11/2019 141 Phụ lục 2.24 Sổ cái tài khoản 635 ................................................................................ 142 Phụ lục 2.25: Màn hình nhập liệu phí ngân hàng ngày 25/12/2019 ........................ 143 Phụ lục 2.26: Sổ cái tài khoản 911.............................................................................. 144 Phụ lục 2.27: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh................................................. 145 Phụ lục 2.28 : Mẫu báo cáo quản trị doanh thu........................................................... 146 Phụ lục: Bảng phân bổ chi phí lƣơng........................................................................... 147 Phụ lục: BẢNG PHÂN BỔ KHẤU KHAO................................................................. 148
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững các doanh nghiệp đã nhận thấy sự cần thiết phải có chuyển biến mang tính đột phá ở tầm vĩ mô. Đồng thời đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Mặc khác các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp quản lý khoa học tiên tiến, sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý doanh nghiệp để giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trƣơng trƣờng. Trong hệ thống quản lý doanh nghiệp, kế toán là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu nhât, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có đƣợc những thông tin chính xác, trung thực và khách quan đề kịp thời đƣa ra các phƣơng kinh doanh hiệu quả nhất. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp nên công tác kế toán ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong hệ thống các phần hành kế toán, phần hành kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là một trong những thành phần rất quan trọng. Các thông tin về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh giúp ích rất nhiều cho các nhà quản trị doanh nghiệp, chất lƣợng thông tin của phần hành kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đƣợc coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.Trong những năm gần đây, hệ thống kế toán nói chung, kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh nói riêng đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệp của thế giới, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Song thực thế công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung còn nhiều bất cập và chƣa hoàn toàn phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế và chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Sự bất cập trong công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đã ảnh hƣờng không nhỏ đến tình trạng tài chính của các doanh nghiệp làm giảm hiệu quả của hệ thống kiểm soát và đánh giá của doanh nghiệp
  • 13. 2 Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hoạt động sản xuất, đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ, tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhằm tìm ra các điểm chƣa phù hợp trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh và đồng thời đƣa ra các giải pháp hoàn thiện giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí sản xuất tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội đã quan tâm nhiều tới công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị có cái nhìn đúng đắn về tình hình hoạt động của Công ty từ đó đƣa ra các quyết định kinh doanh và quản lý phù hợp. Tuy nhiên, công tác này vẫn chƣa thực sự hoàn thiện và còn những hạn chế nhất định. Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn, sau quá trình tìm hiểu tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội ” nhằm góp phần giúp công tác kế toán tại công ty ngày càng hoàn thiện hơn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề tài nghiên cứu về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đã đƣợc rất nhiều tác giả nghiên cứu, có thể nói đây là một vấn đề rất quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào và tính cấp thiết của nó vẫn luôn là một vấn đề mà nhiều tác giả muốn theo đuổi. Các nghiên cứu đã đạt đƣợc những thành công, những ƣu điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn tuy nhiên vẫn còn tôn tại một số những hạn chế nhất định. - Luận văn thạc sỹ: “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam” củatác giả Trƣơng Thị Mai, trƣờng Đại học Thƣơng mại năm 2015 đãchỉ rarằng đối tƣợng hạch toán doanh thu, chi phí trong các hoạt động giao nhận thực tế tại đơn vị làcác dịch vụ mở thủ tục hải quan tại cảng, sân bay trong hoặc ngoài giờ hành chính, vận chuyển, đóng gói, xếp dỡ và lao vụ sân bay...Tuy nhiên, có thể khái quát lại thành 2 nhóm dịch vụ cơ bản là dịch vụ vận
  • 14. 3 chuyển và dịch vụ làm hàng. Doanh thu đƣợc tập hợptheo hai nhóm dịch vụ cung cấp, chi tiết theo từng khách hàng. Chi phí đƣợc tập hợp làchi phí thực tế, chi tiết cho từng khách hàng, từng dịch vụ, từng lô hàng, trọng lƣợng, đích đến và các bƣớc của quá trình cung cấp dịch vụ. Nghiên cứu của tác giả đã hệ thống hóa những lýthuyết chung về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh áp dụng vào thực trạng kế toán toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam. Điểm nổi bật của nghiên cứu làtác giả đã xây dựng đƣợc một hệ thống báo cáo quản trị về doanh thu, chỉ phí bao gồm các dự toán hoạt động và phân tích theo mô hình ABC từ đó đƣara những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên cả hai phƣơng diện kế toán tài chính và kế toán quản trị. Tuy nhiên, một số nội dung nghiên cứu của tác giả về kế toán quản trị còn trùng lặp với nội dung của kế toán tài chính, cách tiếp cận trên hai góc độ này còn rời rạc, chƣa chặt chẽ. Giải pháp kế toán tài chính còn thiểu các cơ sở thực tế, phạm vi nghiên cứu vẻ chi phí chƣa cụ thể. - Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công tycổ phần Bóng đèn Phích nƣớc Rạng Đông” củatác giả Hoàng Trọng Ngọc- Đại học thƣơng Mại năm 2017, tác giả đã chỉ ra đƣợc những ƣu nhƣợc điểm của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Công ty Cổ phần bóng đèn phích nƣớc Rạng Đông làcông lớn, chuyên sản xuất các mặt hàng bóng đèn, doanh thu chủ yếu của công ty từ hoạt động bán hàng, tuy nhiên đối với các mặt hàng khuyến mại công ty có giá vốn nhƣng chƣa ghi nhận doanh thu và một số điểm hạn chế về phƣơng pháp ghi nhận chi phí. Tác giả cũng đƣa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống kế toán, tuy nhiên trong công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập về kế toán tài chính mà chƣa có những giải pháp cho kế toán quản trị. - Luận văn thạc sỹ: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên tƣ vấn và thƣơng mại Minh Anh” của tác giả Trần Trung Hiếu năm 2019, trƣờng Học Viện Tài Chính, tác giả đã hệ thống đƣợc những nội dung về mặt lý luận liên quan đến doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp thƣơng mại. Luận văn cũng đã chỉ ra đƣợc
  • 15. 4 những ƣu điểm của đơn vị đƣợc nghiên cứu, đƣa ra đƣợc những bất cập trong quá trình hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và chỉ ra những giải pháp nhằm hoàn thiện. Xuất phát từ đặc điểm DN là doanh nghiệp thƣơng mại có quy mô nhỏ hoạt động kinh doanh là dịch vụ tƣ vấn và bán hàng, bộ máy kế toán tập trung chƣa sử dụng phần mềm kế toán mà thực hiện chủ yếu trên excel. Qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã hệ thống những vần đề lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cho các hoạt động tƣ vấn và bán hàng, phân tích thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại DN thƣơng mại, từ đó chỉ ra những ƣu điểm và tồn tại trong công tác kế toán. Hạn chế lớn nhất mà tác giả đó chỉ ra trong nghiên cứu của mình là DN hiện nay là cách tính giá vốn và chi phí chƣa đƣợc phân bổ hợp lý. Xuất phát từ những nghiên cứu lý luận chung và những tổn tại trong thực tế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu, đánh giá công tác kế toán DT, CP và xác định kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán tài chính mà chƣa đánh giá đƣợc công tác kế toán chi tiết phục vụ cho nhu cầu quản trị. Nhìn chung những đề tài trên đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhƣ chƣa đi chi tiết cụ thể về kế toán doanh thu, chi phí đặc thù tại mỗi đơn vị. Những công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp đã phân tích, làm rõ những vấn đề về lý luận cơ bản, chỉ ra đƣợc những ƣu nhƣợc điểm tồn tại, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhƣ chƣa đi vào chi tiết cụ thể về hạch toán doanh thu, chi phí đặc thù tại mỗi đơn vị. Mặt khác đối với các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp và khu chế xuất thì chƣa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã lựa chọn đề tài “ Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu. Trong đề tài tác giả tập trung nghiên cứ đặc điểm tổ chức
  • 16. 5 kinh doanh đặc điểm công tác kế toán và thực trạng doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Từ đó đƣa ra những kiến nghị mang tính ứng dụng, góp phần vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả của Công ty TNHH Jtec Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nhằm một số mục tiêu sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. - Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội trên hai góc độ là kế toán tài chính và kế toán quản trị, từ đó rút ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội trên cả góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tƣợng: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội . Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội + Về thời gian: Nguồn số liệu liên quan đến luận văn đƣợc thu thập từ Công ty TNHH Jtec Hà Nội trong năm 2019 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. - Phƣơng pháp thu thập thông tin: * Đối với dữ liệu sơ cấp: Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu luận văn, tác giả đã trao đổi trực tiếp với kế toán Công ty TNHH Jtec Hà Nội về các vấn đề xoay quanh nội dung nghiên cứu của đề tài đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Mục đích của buổi trao đổi là có đƣợc thông tin chung về công tác kế toán
  • 17. 6 và thông tin về công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của công ty. Nội dung chủ yếu là về đặc điểm công tác kế toán nói chung và các đặc điểm kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của công ty. * Đối với dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thu thập bao gồm các văn bản luật, thông tƣ của Quốc hội, các bộ ban nghành về kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Ngoài ra tác giả còn thu thập thông qua các thông tin có sẵn: Niên giám thống kê, trang Google, các BCTC, báo cáo tổng kết trên trang web của Công ty TNHH Jtec Hà Nội. Ngoài ra tác giả còn thực hiện khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: một số trang Web của các tổ chức hành nghê kế toán - kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn cũng tham khảo kết quả điều tra, phân tích về công tác DT, CP, KQKD ở một số luận văn thạc sỹ ở các doanh nghiệp sản xuất để tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học cho việc vận dụng vào công tác kế toán DT,CP, KQKD trong Công ty TNHH Jtec Hà Nội. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu: Số liệu thu đƣợc từ điều tra, quan sát, phỏng vần, ghi chép... đƣợc tác giả tổng hợp lại xử lý thông tin. Trên cơ sở đó tác giả thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng công tác kế toán DT, CP, KQKD tại công ty, mặt mạnh, mặt yếu, các nguyên nhân chủ quan, khách quan để từ đó tác giả đƣa ra các giải pháp 6. Ý nghĩa của đề tài Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất theo Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán hiện hành. Về mặt thực tiễn: Đề tài phân tích, đánh giá ƣu nhƣợc điểm về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty. 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
  • 18. 7 Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội
  • 19. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh thu 1.1.1.1 Khái niệm Doanh thu có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Trƣớc hết doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất đơn giản cũng nhƣ tái sản xuất mở rộng, là nguồn để trang trải các khoản chi phí về tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định, là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh liên kết đối với các đơn vị khác. Trƣờng hợp doanh thu không thể đảm bảo các khoản chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chinh. Hiện tại có nhiều quan niệm khác nhau về doanh thu nhƣ: Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS18 – Doanh thu thì “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản góp vốn của các chủ sở hữu vốn”[4, Tr 144] Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác thì “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” [1, Tr 46] “Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu”[1, Tr 46]
  • 20. 9 Theo Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 thì Doanh thu đƣợc định nghĩa: Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền [Điều 78 –TT200] Nhƣ vậy doanh thu đóng vai trò quan trọng, là nguồn bù đắp các khoản chi phí mà DN đã chi ra đồng thời làm tăng vốn chủ sở hữu. Việc hạch toán đúng doanh thu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định đúng đắn KQKD. 1.1.1.2 Phân loại doanh thu Để thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán doanh thu, doanh thu từ hoạt động kinh doanh có thể đƣợc phân loại theo những tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầu của quản lý và kế toán. Một vài cách phân loại: (a) Phân loại theo hoạt động kinh doanh, doanh thu được chia thành hai loại: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm: doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ, doanh thu gửi bán đại lý - Doanh thu hoạt động tài chính: Là toàn bộ doanh thu phát sinh từ hoạt động đầu tƣ tài chính nhƣ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia Cách phân loại này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định đƣợc tỷ trọng của từng loại doanh thu, xác định tổng mức lƣu chuyển hàng hoá theo từng loại, từ đó hoạch định đƣợc mức luân chuyển hàng hoá, xây dựng mức dự trữ hàng hoá cần thiết, tránh đƣợc tình trạng ứ đọng hoặc thiếu hàng gây ảnh hƣởng không tốt cho quá trình hoạt động KD của DN. (b) Phân theo phương thức thanh toán tiền hàng doanh thu đƣợc chia thành doanh thu thu tiền ngay, doanh thu trả chậm, doanh thu nhận trƣớc. (c) Phân loại theo mối quan hệ với điểm hoà vốn, doanh thu được chia thành - Doanh thu hoà vốn: doanh thu của khối lƣợng bán ở điểm hoà vốn - Doanh thu an toàn: Phần chênh lệch của doanh thu thực hiện đƣợc với doanh thu hoà vốn
  • 21. 10 (d) Phân loại theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh của DN, doanh thu đƣợc chia thành - Doanh thu từ bên ngoài: toàn bộ doanh thu của khối lƣợng hàng hoá, dịch vụ bán ra thực tế của DN cho khách hàng, hay DT từ các hoạt động đầu tƣ tài chính thu đƣợc từ bên ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của DN - Doanh thu nội bộ: doanh thu của khối lƣợng hàng bán trong nội bộ hay doanh thu từ các hoạt động tài chính thu đƣợc từ hệ thống tổ chức kinh doanh của DN nhƣ các giao dịch giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty,... Ngoài các cách phân loại trên doanh thu còn đƣợc phân loại theo nhiều tiêu thức khác. Nhìn chung mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa nhất định với nhà quản trị DN. Do đó tuỳ thuộc yêu cầu của nhà quản trị DN mà kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về doanh thu theo những cách thức nhất định. 1.1.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu. * Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; - Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn - Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng - Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. * Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ. Theo điều 79 thông tƣ 200/2014/TT-BTC và điều 57 Thông tƣ 133/2016/TT- BTC quy định về việc hạch toán doanh thu dịch vụ nhƣ sau: - Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: + Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn. Khi hợp đồng qui định ngƣời
  • 22. 11 mua đƣợc quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ đƣợc ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và ngƣời mua không đƣợc quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp + Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. + Xác định đƣợc phần công việc đã hòa thành vào thời điểm báo cáo. + Xác định đƣợc chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch và cung cấp dịch vụ đó * Đối với doanh thu hoạt động tài chính thì thời điểm xác định doanh thu đƣợc qui định nhƣ sau: +Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, tiền bản quyền... xác định theo thời gian của hợp đồng cho vay, cho thuê, bán hàng hoặc kỳ hạn nhận lãi. + Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia xác định khi có nghị quyết hoặc quyết định chia. + Lãi chuyển nhƣợng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ hoàn thành; + Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại nợ phải thu, nợ phải trả và số dƣ ngoại tệ xác định khi báo cáo tài chính cuối năm. 1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí 1.1.2.1 Một số khái niệm về chi phí Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố là tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình SXKD đã tạo ra các chi phí tƣơng ứng, đó là các chi phí về tƣ liệu lao động, chi phí về đối tƣợng lao động và chi phí về lao động sống. Trên phƣơng diện này, chi phí sản xuất đƣợc hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà DN đã chi ra trong quá trình sản xuất, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Ngoài khái niệm chi phí sản xuất nêu trên, còn rất nhiều khái niệm chi phí sản xuất theo các quan điểm khác nhau.
  • 23. 12 Trên góc độ kế toán tài chính, chí phí đƣợc coi nhƣ là một khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn với hoạt động của DN để đạt đƣợc một mục đích cụ thể trong kinh doanh. Chi phí sản xuất hay chi phí chế tạo sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất. Nó đƣợc định lƣợng bằng một sự giảm sút về giá trị tài sản hoặc sự gia tăng một khoản nợ phải trả, kết quả làm cho vốn chủ sở hữu giảm xuống nhƣng không phải do phân phối vốn cho các chủ sở hữu. Trên góc độ kế toán quản trị, với mục đích cung cấp thông tin chi phí thích hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản lý, chi phí đƣợc hiểu theo nhiều hƣớng, nhiều cách khác nhau. Theo đó, chi phí có thể là dòng phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; cũng có thể là dòng phí tổn ƣớc tính để thực hiện những dự án, những phí tổn mất đi do lựa chọn phƣơng án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Nhƣ vậy, chi phí có thể đã thực tế phát sinh, cũng có thể chƣa phát sinh mà mới chỉ ƣớc tính. Hiện tại theo chuẩn mực kế toán quốc tế và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01- Chuẩn mực chung “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Theo Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 thì: “ Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa” 1.1.2.2 Phân loại chi phí. Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kế toán tài chính, chi phí đƣợc hiểu theo nghĩa là những hao phí mà DN chi ra có thể đo lƣờng đƣợc bằng tiền tệ để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh của DN. Tùy theo mục đích, chi phí trong kế toán tài chính có thể đƣợc phân loại theo yếu tố chi phí, theo khoản mục chi phí hoặc theo quan hệ với báo cáo tài chính.
  • 24. 13 * Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí đƣợc phân theo yếu tố. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí đƣợc chia làm 7 yếu tố sau: - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào SXKD (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi); - Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ (trừ số không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi); - Yếu tố chi phí tiền lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng: phản ánh tổng số tiền lƣơng và phụ cấp mang tính chất lƣơng phải trả cho toàn bộ công nhân viên; - Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: phản ánh phần BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng phải trả công nhân viên; - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ; - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD trong kỳ; - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chƣa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ. Theo cách phân loại này thì toàn bộ các chi phí sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ. * Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng chi phí và quản lý giá thành Theo cách phân loại này thì những chi phí có công dụng nhƣ nhau sẽ đƣợc xếp vào một yếu tố, bao gồm: - Chi phí NVLTT là biểu hiện bằng tiền những NVL chủ yếu tạo thành thực thể vật chất của sản phẩm và NVL có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với NVL chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lƣợng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn quy trình sản xuất sản phẩm.
  • 25. 14 - Chi phí NCTT là tiền lƣơng chính, phụ cấp, các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí SXC là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhƣng không kể chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Chi phí SXC bao gồm chi phí NVL gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất, quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa, bảo trì, chi phí quản lý phân xƣởng… Trong hoạt động sản xuất, sự kết hợp các chi phí trên tạo thành những loại chi phí khác nhau: Kết hợp giữa chi phí NVLTT với chi phí NCTT đƣợc gọi là chi phí ban đầu, thể hiện chi phí chủ yếu cần thiết khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Kết hợp giữa chi phí NCTT và chi phí SXC đƣợc gọi là chi phí chuyển đổi, chi phí chế biến, thể hiện chi phí cần thiết chuyển NVL thành sản phẩm. * Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành Đây là phƣơng pháp phân loại chi phí đƣợc sử dụng nhiều trong kế toán quản trị chi phí sản xuất. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đƣợc chia thành: - Chi phí biến đổi (Biến phí) là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí biến đổi có sự thay đổi về lƣợng tƣơng quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lƣợng sản phẩm sản xuất trong kỳ. - Chi phí cố định (Định phí) là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi hoặc rất ít thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi phù hợp. - Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong một giới hạn nhất định, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của chi phí cố định nhƣng vƣợt qua giới hạn đó, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của chi phí biến đổi. 1.1.2.3 Nguyên tắc ghi nhận chi phí Chi phí phải đƣợc ghi nhận trong cùng một khoảng thời gian nhƣ các khoản thu mà chúng liên quan. Việc ghi nhận chi phí phải tuân thủ theo đúng qui định của pháp luật.
  • 26. 15 Theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC quy định kế toán các khoản chi phí cụ thể nhƣ sau: “ Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp”. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý. Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lƣơng, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ… Các khoản chi phí không đƣợc coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhƣng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dƣ,cuối kỳ kế toán phải kết chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.” 1.1.3. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc xác định trên kết quả về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và CCDV (doanh thu thuần) với giá vốn hàng đã bán (của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ,dịch vụ,bất động sản đầu tƣ…), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế cơ bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung và phƣơng pháp xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ sau: + Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của DN. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của DN mà nội dung cụ thể của kết quả hoạt động kinh doanh có
  • 27. 16 thể khác nhau. Trong DN thƣơng mại là kết quả từ hoạt động bán hàng, trong DN sản xuất là kết quả từ hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra trong DN còn có các nghiệp vụ khác nhƣ cho vay, góp vốn, liên doanh...cũng góp phần tạo ra kết quả này. + Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tƣ 200/2014/TT- BTC, Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đƣợc xác định theo công thức sau: Kết quả hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + DT hoạt động tài chính - CP tài chính - CP bán hàng, CP quản lý DN Trong đó LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = DT bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chiết khấu thƣơng mại - DT hàng bán bị trả lại - Giảm giá hàng bán - Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế XNK xuất khẩu + Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tƣ 133/2016/TT-BTC, Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đƣợc xác định theo công thức sau: Kết quả hoạt động kinh doanh = DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán - CP quản lý kinh doanh + Kết quả khác: Là kết quả thu đƣợc từ các nghiệp vụ phát sinh không thƣờng xuyên hoặc DN không dự kiến trƣớc đƣợc nhƣ: thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ, Tài sản tổn thất... sau khi trừ đi các chi phí khác phát sinh.
  • 28. 17 Phƣơng pháp xác định kết quả khác nhƣ sau: Kết quả khác = Thu nhập khác - Chi phí khác Trong đó: Thu nhập khác là khoản thu nhập khác, các khoản DT ngoài hoạt động SXKD của DN, gồm: + Thu nhập từ nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ + Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ đƣa đi góp vốn KD, đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ dài hạn khác + Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản + Thu tiền đƣợc phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ + Các khoản thuế đƣợc NSNN hoàn lại + Thu các khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ + Các khoản tiền thƣởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong DT (nếu có) + Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, tiền của các tổ chức cá nhân tặng cho DN Chi phí khác: Là những khoản CP phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biêt với hoạt động thông thƣờng của các DN, gồm: + Chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhƣợng bán (nếu có) + Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ đƣa đi góp vốn liên doanh, đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ dài hạn khác + Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế + Bị phạt thuế, truy nộp thuế Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu xác định KQKD trƣớc thuế TNDN: KQ kinh doanh trƣớc thuế TNDN = KQ hoạt động kinh doanh + Thu nhập khác
  • 29. 18 Kết quả kinh doanh đƣợc xác định theo công thức sau: KQ kinh doanh sau thuế TNDN = KQ các hoạt động trƣớc thuế TNDN - Chi phí TNDN hiện hành - (+) Chi phí thuế TNDN hoãn lại Để tính KQKD, DN còn phải xét ảnh hƣởng của CP thuế TNDN đến KQ các hoạt động trƣớc thuế TNDN Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Theo VAS 17 thì: Chi phí thuế TNDN là tổng giá trị của thuế hiện hành và thuế hoãn lại được tính đến khi xác định lợi nhuận hoặclãi, lỗ ròng của một kỳ. Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập DN hiện hành. Thuế TNDN hoãn lại là loại thuế phát sinh khi cơ sở tính thuế khác giá trị ghi sổ của tài sản và công nợ. Thuế TNDN hoãn lại có thể là chi phí thuế hoặc thu nhập thuế. Trong đó: - Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế thu nhập DN sẽ phải nộp trong tƣơng lại phát sinh từ: + Ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả trong năm + Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã đƣợc ghi nhận từ các năm trƣớc + Thuế TN hoãn lại phải trả đƣợc xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành - Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ: + Ghi nhận TS thuế TN hoãn lại trong năm + Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã đƣợc ghi nhận từ các năm trƣớc. 1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dưới góc độ kế toán tài chính Trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả xin phép trình bày nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo thông tƣ 200/2014/TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính.
  • 30. 19 1.2.1.1 Kế toán doanh thu, thu nhập khác Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC: 1. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu đƣợc làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu đƣợc ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế, đƣợc xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đƣợc quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu đƣợc tiền. 2. Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải đƣợc ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý. - Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán “Doanh thu”. - Doanh thu phải đƣợc ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịchvà phải đƣợc phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịchvụ. - Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của ngƣời bán ở thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai, doanh thu phải đƣợc phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và đƣợc ghi nhận khi nghĩa vụ đã đƣợc thực hiện. 3. Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ đƣợc coi làchƣathực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tƣơng lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thƣờng) và chƣachắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chƣa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chƣa. 4. Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba 5. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ đƣợc sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trƣờng hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.
  • 31. 20 6. Khi luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, tùy theo đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý của từng đơn vị, doanh nghiệp có thể quyết định việc ghi nhận doanh thu tại các đơn vị nếu có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm, hàng hóa giữa các khâu mà không phụ thuộc vào chứng từ kèm theo (xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ). Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đều phải đƣợc loại trừ. 7. Doanh thu đƣợc ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dƣ, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh. a. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Chứng từ kế toán sử dụng : Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng nội dung, phƣơng pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật và chuẩn mực kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến doanh nghiệp đều phải có chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chứng từ kế toán phải đƣợc lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Chứng từ làm cơ sở để hạch toán doanh thu có nhiều loại nhƣ: Hợp đồng kinh tế; Hóa đơn bán hàng thông thƣờng ( Mẫu 02GTTT/001,…); Hóa đơn Giá trị gia tăng ( Mẫu 01GTKT3/001,…); Bảng kê hàng bán; Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý; Thẻ quầy hàng; Các chứng từ thanh toán nhƣ Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo Có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàn; Chứng từ có liên quan khác nhƣ Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho hàng trả lại… Trong đó các loại hóa đơn bán hàng là căn cứ chủ yếu để hạch toán doanh thu. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK 511 – “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” : tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • 32. 21 Hạch toán tài khoản 511 đƣợc thực hiện theo nguyên tắc sau: + Đối với hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là giá bán chƣa có thuế GTGT + Đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán. + Đối với hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu) + Đối với hàng hóa nhận bán đại lý ký gửi theo phƣơng thức bán đúng giá hƣởng hoa hồng thì hạch toán doanh thu bán hàng phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp đƣợc hƣởng. + Trƣờng hợp bán hàng theo phƣơng thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhƣng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu đƣợc xác định. + Những sản phẩm hàng hóa đƣợc xác định là tiêu thụ, nhƣng vì lý do về chất lƣợng, về quy cách kỹ thuật… ngƣời mua từ chối thanh toán, gửi trả lại ngƣời bán hoặc yêu cầu giảm giá đƣợc doanh nghiệp chấp thuận, hoặc ngƣời mua hàng với khối lƣợng lớn đƣợc chiết khẩu thƣơng mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này đƣợc theo dõi riêng biệt trên các tài khoản kế toán phù hợp. + Trƣờng hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhƣng đến cuối kỳ vẫn chƣa giao hàng cho ngƣời mua hàng, thì trị giá số hàng này không đƣợc coi là tiêu thụ và không đƣợc ghi nhận vào tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà chỉ hạch toán vào bên Có TK 131 – Phải thu khách hàng về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực hiện giao hàng cho ngƣời mua sẽ hạch toán vào TK 511 về trị giá hàng đã giao, đã thu trƣớc tiền hàng phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu. Tài khoản 511-Doanh thubán hàng vàcung cấpdịch vụ,có 6 tàikhoản cấp2: - Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh
  • 33. 22 doanh thu và doanh thu thuần của khối lƣợng hàng hoá đƣợc xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tƣ, lƣơng thực,... - Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lƣợng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) đƣợc xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất nhƣ: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp,... - Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lƣợng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đƣợc xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ nhƣ: Giao thông vận tải, bƣu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,... - Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nƣớc khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nƣớc - Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùngđể phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tƣ và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tƣ. - Tài khoản 5118 - Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu đƣợc trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản nhƣ: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhƣợng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác. Trình tự hạch toán kế toán doanh thu: Minh họa trên Phụ lục 1.1- Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ b. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Kế toán sử dụng Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính để phản ánh các nội dung doanh thu hoạt động tài chính * Nguyên tắc kế toán
  • 34. 23 (a) Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm: + Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng do mua hàng hoá, dịch vụ;... + Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia cho giai đoạn sau ngày đầu tƣ; + Thu nhập về hoạt động đầu tƣ mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi chuyển nhƣợng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ vào công ty con, đầu tƣ vốn khác; + Thu nhập về các hoạt động đầu tƣ khác; + Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ; + Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác. Trình tự hạch toán kế toán doanh thu hoạt động tài chính tại : Phụ lục 1.2: Sơ đồ kế toán doanh thu tài chính c. Kế toán thu nhập khác Kế toán sử dụng Tài khoản 711 – Thu nhập khác để phản ánh các khoản thu nhập khác. * Nguyên tắc kế toán (a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. gồm: - Thu nhập từ nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản đƣợc chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tƣ xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá, tài sản cố định đƣa đi góp vốn liên doanh, đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; - Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhƣng sau đó đƣợc giảm, đƣợc hoàn (thuế xuất khẩu đƣợc hoàn, thuế GTGT, Tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trƣờng phải nộp nhƣng sau đó đƣợc giảm);
  • 35. 24 - Thu tiền đƣợc phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bồi thƣờng của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tƣơng tự); - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ; - Các khoản tiền thƣởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. (b) Khi có khả năng chắc chắn thu đƣợc các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trƣờng hợp cụ thể theo nguyên tắc: - Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu đƣợc từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng đƣợc ghi nhận là thu nhập khác. - Đối với bên mua: + Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho ngƣời bán đƣợc hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã đƣợc thanh lý, nhƣợng bán. + Các khoản tiền phạt khác đƣợc ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh, ví dụ: Ngƣời mua đƣợc quyền từ chối nhận hàng và đƣợc phạt ngƣời bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thu đƣợc ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu đƣợc. Trƣờng hợp ngƣời mua vẫn nhận hàng và số tiền phạt đƣợc giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua đƣợc ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thu nhập khác.
  • 36. 25 Trình tự hạch toán thu nhập khác đƣợc minh họa trên Phụ lục 1.3: Sơ đồ kế toán thu nhập khác d. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Kế toán sử dụng Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu * Nguyên tắc kế toán - Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản đƣợc điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế đƣợc giảm trừ vào doanh thu nhƣ thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phƣơng pháp trực tiếp. - Việc điều chỉnh giảm doanh thu đƣợc thực hiện nhƣ sau: + Khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đƣợc điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh; + Trƣờng hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trƣớc, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp đƣợc ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc: * Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trƣớc, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thƣơng mại, bị trả lại nhƣng phát sinh trƣớc thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trƣớc). * Trƣờng hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thƣơng mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau). - Chiết khấu thƣơng mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lƣợng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thƣơng mại theo những nguyên tắc sau:
  • 37. 26 + Trƣờng hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thƣơng mại cho ngƣời mua là khoản giảm trừ vào số tiền ngƣời mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thƣơng mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thƣơng mại (doanh thu thuần). + Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thƣơng mại mà doanh nghiệp chi trả cho ngƣời mua nhƣng chƣa đƣợc phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trƣờng hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chƣa trừ chiết khấu thƣơng mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thƣơng mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thƣờng phát sinh trong các trƣờng hợp nhƣ: * Số chiết khấu thƣơng mại ngƣời mua đƣợc hƣởng lớn hơn số tiền bán hàng đƣợc ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trƣờng hợp này có thể phát sinh do ngƣời mua hàng nhiều lần mới đạt đƣợc lƣợng hàng mua đƣợc hƣởng chiết khấu và khoản chiết khấu thƣơng mại chỉ đƣợc xác định trong lần mua cuối cùng; * Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định đƣợc số lƣợng hàng mà nhà phân phối (nhƣ các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định đƣợc số chiết khấu thƣơng mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lƣợng sản phẩm đã tiêu thụ. - Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho ngƣời mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau: + Trƣờng hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho ngƣời mua là khoản giảm trừ vào số tiền ngƣời mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần). + Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất... - Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản
  • 38. 27 phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế,hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. - Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, nhƣ: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lƣợng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo. Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dƣ cuối kỳ. Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại: - Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại: - Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Trình tự hạch toán kế toán các khoản giảm trừ doanh thu đƣợc thể hiện ở phụ lục 1.4: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.1.2 Kế toán chi phí kinh doanh. a. Kế toán giá vốn hàng bán Tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh giá vốn hàng bán là Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán Chứng từ, sổ sách sử dụng: Các chứng từ và sổ sách kế toán đƣợc sử dụng trong kế toán giá vốn hàng bán gồm: Phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, các sổ tổng hợp, sổ chi tiết phản ánh quá trình mua hàng. * Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tƣ; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tƣ nhƣ: Chi phí khấu hao;chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tƣ theo phƣơng thức cho thuê hoạt động (trƣờng hợp phát sinh không lớn); chi phí nhƣợng bán, thanh lýBĐS đầu tƣ…
  • 39. 28 Trƣờng hợp doanh nghiệp là chủ đầu tƣ kinh doanh bất động sản, khi chƣa tập hợp đƣợc đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tƣ, xây dựng bất động sản nhƣng đã phát sinh doanh thu nhƣợng bán bất động sản, doanh nghiệp đƣợc trích trƣớc một phần chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán. Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc khi bất động sản hoàn thành toàn bộ, doanh nghiệp phải quyết toán số chi phí đã trích trƣớc vào giá vốn hàng bán. Phần chênh lệch giữa số chi phí đã trích trƣớc cao hơn số chi phí thực tế phát sinh đƣợc điểu chỉnh giảm giá vốn hàng bán của kỳ thực hiện quyết toán. Việc trích trƣớc chi phí để tạm tính giá vốn bất động sản phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Doanh nghiệp chỉ đƣợc trích trƣớc vào giá vốn hàng bán đối với các khoản chi phí đã có trong dự toán đầu tƣ, xây dựng nhƣng chƣa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lƣợng và phải thuyết minh chi tiết về lý do, nội dung chi phí trích trƣớc cho từng hạng mục công trình trong kỳ. - Doanh nghiệp chỉ đƣợc trích trƣớc chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán cho phần bất động sản đã hoàn thành, đƣợc xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu. - Số chi phí trích trƣớc đƣợc tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh đƣợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán phải đảm bảo tƣơng ứng với định mức giá vốn tính theo tổng chi phí dự toán của phần hàng hóa bất động sản đƣợc xác định là đã bán (đƣợc xác định theo diện tích). Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lƣợng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lƣợng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lƣợng hàng tồn kho đã ký đƣợc hợp đồng tiêu thụ (có giátrị thuần có thể thực hiện đƣợc không thấp hơn giátrị ghi sổ) nhƣng chƣa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng. Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế đƣợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
  • 40. 29 Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thƣờng, nếu có). Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vƣợt mức bình thƣờng, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩm nhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thƣờng, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chƣa đƣợc xác định là tiêu thụ. Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trƣờng đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó đƣợc hoàn lại thì đƣợc ghi giảm giá vốn hàng bán. Các khoản chi phí không đƣợc coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhƣng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. * Nội dung của giá vốn hàng bán: - Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vƣợt trên mức bình thƣờng và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ đƣợc tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ; + Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thƣờng do trách nhiệm cá nhân gây ra; + Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vƣợt trên mức bình thƣờng không đƣợc tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành; + Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trƣớc chƣa sử dụng hết). - Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tƣ, phản ánh: + Số khấu hao BĐS đầu tƣ dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ; + Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tƣ không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tƣ;
  • 41. 30 + Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tƣ trong kỳ; + Giá trị còn lại của BĐS đầu tƣ bán, thanh lý trong kỳ; + Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tƣ phát sinh trong kỳ; Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán đƣợc thể hiện ở Phụ lục 1.5 : Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và phƣơng pháp kiểm kê định kỳ * Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính Giá vốn hàng bán trong kỳ đƣợc thể hiện ở chỉ tiêu mã số 11 – giá vốn hàng bán trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DNN). Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tƣ, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lƣợng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác đƣợc tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 632 – “giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dƣới không có tƣ cách pháp nhân, các khoản giá vốn hàng bán phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ b. Kế toán chi phí bán hàng Kế toán sử dụng “Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng” dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành, chi phí đóng gói, vận chuyển, chi phí lƣơng nhân viên… Tài khoản 641- Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2 Tài khoản 6411: Chi phí nhân viên Tài khoản 6412: Chi phí vật liệu, bao bì Tài khoản 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng Tài khoản 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6415: Chi phí bảo hành Tài khoản 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6418: Chi phí bằng tiền khác.
  • 42. 31 Chứng từ sử dụng: Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, báo Nợ, báo Có * Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừhoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,... Các khoản chi phí bán hàng không đƣợc coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhƣng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. Tài khoản 641 đƣợc mở chi tiết theo từng nội dung chi phí nhƣ: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể đƣợc mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Trình tự kế toán bán hàng đƣợc phản ánh ở Phụ lục 1.6: Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng * Thông tin trình bày trên BCTC: Chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu mã số 25 – Chi phí quản bán hàng trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DNN). Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của TK 641 – Chi phí bán hàng, đối ứng với bên Nợ của TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo. d. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Kế toán sử dụng “Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.
  • 43. 32 TK 642 cuối kỳ không có số dƣ và đƣợc chi tiết thành các tiểu khoản: - TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý - TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý - TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425: Thuế, phí và lệ phí - TK 6426: Chi phí dự phòng - TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6428: Chi phí bằng tiền khác Chứng từ sử dụng: Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, báo Nợ, báo Có * Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lƣơng nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp củanhân viên quản lý doanh nghiệp;chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi;dịch vụ mua ngoài (điện, nƣớc, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) . Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không đƣợc coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhƣng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không đƣợc ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
  • 44. 33 Tài khoản 642 đƣợc mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể đƣợc mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Trình tự hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở Phụ lục 1.7: Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp * Thông tin trình bày trên BCTC: Chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu mã số 26 – Chi phí quản lý doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DNN). Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, đối ứng với bên Nợ của TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo e. Kế toán chi phí hoạt động tài chính Kế toán sử dụng “Tài khoản 635- Chi phí tài chính” để phản ánh chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp Chứng từ sử dụng: Kế toán căn cứ vào kế ƣớc vay, hợp đồng tín dụng, báo có ngân hàng… để hạch toán * Nguyên tắc kế toán Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tƣ vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái... Tài khoản 635 phải đƣợc hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây: - Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; - Chi phí bán hàng;
  • 45. 34 - Chi phí quản lý doanh nghiệp; - Chi phí kinh doanh bất động sản; - Chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản; - Các khoản chi phí đƣợc trang trải bằng nguồn kinh phí khác; - Chi phí khác. Chi phí phát hành trái phiếu đƣợc phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu và đƣợc ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu cho mục đích sản xuất, kinh doanh thông thƣờng. Lãi phải trả của trái phiếu chuyển đổi đƣợc tính vào chi phí tài chính trong kỳ đƣợc xác định bằng cách lấy giá trị phần nợ gốc đầu kỳ của trái phiếu chuyển đổi nhân (x) với lãi suất của trái phiếu tƣơng tự trên thị trƣờng nhƣng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc lãi suất đi vay phổ biến trên thị trƣờng tại thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi (xem quy định chi tiết tại phần hƣớng dẫn tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành). Nếu cổ phiếu ƣu đãi đƣợc phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ƣu đãi đó về bản chất là khoản lãi vay và phải đƣợc ghi nhận vào chi phí tài chính. Trình tự hạch toán kế toán chi phí tài chính thể hiện ở Phụ lục 1.8: Sơ đồ kế toán chi phí tài chính * Thông tin trình bày trên BCTC: Chi phí hoạt động tài chính đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu mã số 22 – Chi phí tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DNN). Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Trong đó, chỉ tiêu chi phí lãi vay đƣợc trình bày chi tiết ở chỉ tiêu mã số 23 trên Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dƣới không có tƣ cách pháp nhân, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.