SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
Download to read offline
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
GV : Th.S Bùi Thị Hiền
Lớp : DHQT16F
1
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Đề Tài : Tiểu luận chính sách tài
khóa Việt Nam năm 2009
----------
Thành Viên
Nhóm 9
1. Nguyễn Hữu Nhật Lý ( Nhóm trưởng)
2. Bùi Thị Thùy Trang
3. Văn Nguyễn Hoài Thi
4. Lê Thị Thùy Vân
5. Nguyễn Thị Ngọc Sinh
6. Nguyễn Thị Thùy Trang
7. Nguyễn Thị Khánh Vy
8. Lương Ngọc Uyên Nhi
9. Nguyễn Thị Mỹ Duyên
2
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
10. Trương Thị Kỳ Diệu
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................9
3. Ý NGHĨA ........................................................................................................................9
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................................9
3.2. Ý nghĩa thực tiển ............................................................................................................11
B. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ...............................................4
1.1. Các khái niệm....................................................................................................................4
1.2. Phân loại chính sách tài khóa ...........................................................................................5
1.2.1. Chính sách tài khóa mở rộng............................................................................................5
1.2.2. Chính sách tài khóa thu hẹp ............................................................................................7
1.3. Các công cụ của chính sách tài khóa ................................................................................7
1.3.1. Chi tiêu của chính phủ......................................................................................................8
1.3.2. Thuế..................................................................................................................................8
2. THỰC TRẠNG - ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM 2009.......9
2.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam 2009...........................................................................10
2.2. Điều hành chính sách tài khóa năm 2009........................................................................11
2.2.1. Giới thiệu chính sách kích cầu của Việt Nam năm 2009 ...............................................12
2.2.2. Tác động của chính sách kích cầu năm 2009.................................................................12
2.2.2.1Tác động tích cực............................................................................................................15
2.2.2.2Tác động tiêu cực............................................................................................................21
3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ...................................................................23
3.1. Thành tựa........................................................................................................................24
3.2. Hạn chế...........................................................................................................................26
3
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
C. PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích
Nhằm tìm hiểu về các chính sách tài khóa, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính
sách tài khoá ở Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các chính sách tài khoá mà Việt Nam đang áp dụng trong giai doạn hội
nhập. Cụ thể là chính sách tài khóa của Việt Nam 2009.
3. Ý nghĩa
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung những chỗ còn trống trong lý thuyết của vấn đề về chính sách tài khóa ở Việt
Nam.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết phù hợp với tình hình thực trạng của chính sách tài khóa ở
Việt Nam.
- Xây dựng các giải pháp khác nhau trong quản lý, tổ chức hệ thống chính sách tài khóa ở
Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xây dựng luận cứu cho các chương trình phát triển, hoàn thiện cũng như nâng cao tác
dụng của chính sách tài khóa ở Việt Nam.
- Giải đáp những đòi hỏi trong thực hiện tổ chức, quản lý điều hành chính sách tài khóa.
- Giải đáp nhu cầu phát triển nội tại của chính sách tài khóa ở Việt Nam.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết về chính sách tài khóa
1.1. Các khái niệm
4
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
1.1.1. Chính sách tài khóa là gì
Chính sách tài khóa là: các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa
và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng
trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát.
Xét trong điều kiện kinh tế bình thường thì chính sách này tác động vào giúp tăng
trưởng kinh tế. Còn trong điều kiện khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển quá mức hay
suy thoái thì nó lại được dùng như công cụ đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng.
Chỉ có cấp chính quyền trung ương như chính phủ mới có quyền ban hành cũng như thực
thi chính sách tài khóa còn cấp chính quyền địa phương hoàn toàn không có chức năng
này.
1.1.2 Vai trò của chính sách tài khóa là gì?
Khi xét trong toàn bộ nền kinh tế vĩ mô thì có thể khẳng định chính sách tài khóa giữ
một vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là:
 Công cụ để điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua thuế và chính sách chi
tiêu mua sắm. Nếu trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa dùng để tác
động cho tăng trưởng kinh tế. Còn khi nền kinh tế phát triển quá mức hoặc bị suy
thoái thì nó lại là công cụ đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng nhất.
 Về mặt lý thuyết thì chính sách tài khóa là một công cụ để khắc phục thất bại của
thị trường đồng thời phân bổ các nguồn lực có hiệu quả thông qua việc thực thi
chính sách chi tiêu của chính phủ và thuế.
 Công cụ phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Mục tiêu của chính
sách tài khóa sẽ làm để điều chỉnh phân phối thu nhập, tài sản, cơ hội hoặc rủi ro
có nguồn gốc từ thị trường. Tức chính sách này sẽ tạo lập sự ổn định về mặt xã hội
để tạo nên môi trường ổn định hơn cho việc tăng trưởng và đầu tư.
 Chính sách tài khóa sẽ hướng đến mục tiêu tăng trưởng, định hướng phát triển.
Dù tăng trưởng trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả cũng là mục tiêu cuối cùng của
chính sách tài khóa.
1.2. Phân loại chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa có nhiều cách phân loại khác nhau. Chính phủ có thể lựa chọn việc
thay đổi chi tiêu hoặc thay đổi thuế hoặc thay đổi cả hai để cắt giảm, mở rộng tổng cầu
giúp bình ổn nền kinh tế.
1.2.1 Chính sách tài khóa mở rộng
5
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Chính sách tài khóa mở rộng: hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt. Là chính
sách để tăng cường chi tiêu cho chính phủ so với nguồn thu thông qua: Gia tăng mức độ
chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu; giảm nguồn thu từ thuế nhưng
không giảm chi tiêu; hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu
từ thuế. Được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc
làm cho người lao động.
Minh hoạ chính sách tài khoá mở rộng bằng đồ thị :
Giả sử nền kinh tế lúc ban đầu cân bằng tại điểm A(Y0, i0 ) với đường IS0 và đường
LM0, khi chính phủ gia tăng chi tiêu một lượng là DG làm tổng cầu tăng, với mức lãi suất
chưa kịp thay đổi, đường IS dịch chuyển đến mức sản lượng Y1’. Như khi sản lượng cân
bằng trên thị trường hàng hoá tăng đến Y1’ thì cầu tiền tệ bắt đầu tăng để phục vụ mục
tiêu giao dịch và mức lãi suất tăng lên. Do đó, sau khi tăng chi tiêu chính phủ thay vì nền
kinh tế đạt mức sản lượng tại Y1’ với mức lãi suất là i0 thì lại cân bằng tại C(Y1, i1) do
ảnh hưởng của hiệu ứng lấn át đầu tư. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trên thị trường
hàng hoá và tiền tệ mới tại C(Y1, i1) với sản lượng và lãi suất cân bằng đều cao hơn điểm
cân bằng ban đầu A.
6
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
7
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
1.2.2 Chính sách tài khóa thu hẹp
Chính sách tài khóa thu hẹp: là chính sách tài khóa thặng dư. Là chính sách hạn chế
chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác như: chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi
nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế hoặc là vừa
giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế. Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu
hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao.
Minh hoạ chính sách tài khoá mở rộng bằng đồ thị :
Khi chính phủ giảm chi tiêu, sản lượng cân bằng giảm từ Y0 xuống Y1’ lãi suất chưa
thay đổi, thị trường hàng hoá cân bằng tại B(Yi’, i0). Nhưng khi sản lượng giảm thì cầu
tiền tệ phục vụ cho giao dịch giảm, điều này làm cho lãi suất giảm, đến lược nó lãi suất
giảm khuyến khích đầu tư và làm tăng tổng cầu trở lại. Lúc này thị trường hàng hoá và
tiền tệ tái lập cân bằng tại C (Y1, i1 ).
1.3. Các công cụ của chính sách tài khóa
1.3.1. Các chi tiêu của chính phủ
8
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Chính phủ sẽ thực hiện chi tiêu trong nhiều mảng khác nhau, trong đó bao gồm 2 loại
chính là chi cho mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:
 Chi mua hàng hóa - dịch vụ
Được hiểu là chính phủ sẽ dùng khoản ngân sách nhất định để mua khí tài, vũ khí, xây
dựng cầu đường hay các công trình kết cấu hạ tầng xã hội, chi trả lương cho đội ngũ cán
bán công nhân viên Nhà nước,...
Chi cho mua sẵn hàng hóa dịch vụ của chính phủ sẽ quyết định đến quy mô tương đối các
khu vực công trong GDP - tổng sản phẩm quốc nội so với khu vực tư nhân. Khi mà chính
phủ tăng hoặc giảm chi mua sắm hàng hóa dịch vụ thì nó sẽ tác động đến tổng cầu theo
cấp số nhân. Có nghĩa là nếu chi mua sắm chính phủ tăng một đồng thì tổng cầu tăng
nhiều hơn một đồng và ngược lại khi chi mua sắm của chính phủ giảm một đồng đương
nhiên sẽ làm cho tông cầu thu hẹp với mức độ cực nhanh. Do vậy đây được coi là công
cụ trong điều tiết tổng cầu.
 Chi chuyển nhượng
Chi chuyển nhượng là khoản trợ cấp từ chính phủ cho các đối tượng chính sách như
nhóm dễ bị tổn thương hay người nghèo trong xã hội. Chúng tác động gián tiếp đến tổng
cầu thông qua ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng cá nhân. Theo đó nếu chính phủ tăng
chi chuyển nhượng thì tiêu dùng cá nhân sẽ tăng lên. Thông qua hiệu số tiêu dùng cá
nhân sẽ làm gia tăng thêm tổng cầu.
1.3.2. Thuế
Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế giá trị gia tăng, thứ tiêu thụ đặc biệt hay thuế bất động sản,... Tuy nhiên về cơ bản thì
thuế được chi ra thành 2 loại chính:
 Thuế trực thu (Direct taxes): Là loại thuế được đánh trực tiếp lên tài sản hoặc là
thu nhập của người dân.
 Thuế gián thu (Indirect taxes): Là thuế được đánh lên giá trị của hàng hóa và dịch
vụ trong lưu thông qua những hành vi về sản xuất cũng như tiêu dùng trong nền
kinh tế.
Còn trong nền kinh tế nói chung thì thuế sẽ tác động theo hai cách nổi bật. Đó là:
 Thứ nhất: Ngược với chi chuyển nhượng thì thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng
cá nhân. Từ đó khiến cho chi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cá nhân giảm. Kết quả
tổng cầu giảm, GDP giảm.
9
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
 Thứ hai: Thuế tác động làm cho giá cả của hàng hóa, dịch vụ bị méo mó nên tác
động nhiều đến hành vi, động cơ khuyến khích của cá nhân.
2. Thực trạng điều hành chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2009
2.1. Thực trạng nền kinh tế kinh tế Việt Nam năm 2009
Năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng
tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng
suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động
và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta.
Ở trong nước, thiên tai xẩy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề. Cả năm có 11 cơn
bão tràn qua lãnh thổ, trong đó có những cơn gây lũ lụt, ngập úng sâu và dài ngày tại các
tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Dịch bệnh, nhất là
cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, sâu bệnh bùng phát ở nhiều vùng và địa phương. Ở ngoài
nước, thị trường giá cả thế giới biến động phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công
nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch. Thuận lợi tuy có nhưng không nhiều.
Kinh tế Việt Nam chịu tác động chủ yếu thông qua 02 kênh: Xuất khẩu giảm cả về lượng
lẫn giá do kinh tế thế giới suy thoái; nhu cầu giảm sút và đầu tư nước ngoài sụt giảm.
GDP quý I/2009 chỉ tăng 3,1% mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ từ năm 2000 đến nay.
10
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Tăng trưởng công nghiệp chỉ còn 1.5%, dịch vụ 5.4%, nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 0.4%.
Dự báo đến 2009 tăng trưởng GDP chỉ khoảng 4,8% đến 5,6%. “Cơn địa chấn” khủng
hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến kinh tế Việt Nam cụ thể qua một số mặt sau
đây:
Đối với hoạt động xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm do cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ
đang trên đà “trượt dốc” và Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay, chiếm
khoảng 20-21% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ
suy giảm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam trong năm
2008, năm 2009 và cả năm 2010 (nếu nền kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi). Quý
IV/2008, kim ngạch xuất nhập khẩu vào 2 thị truờng này tháng sau đều giảm so với tháng
trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2009 có xu hướng tăng nhẹ. Dự báo kim ngạch
xuất khẩu cả năm 2009 chỉ tăng 3-5%.
Đối với vốn đầu tư của nước ngoài (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp).
Với các dự án FDI đang triển khai có thể bị chững lại do các nhà đầu tư phải cân đối lại
khả năng nguồn vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong cuộc khủng hoảng này. Các dự án
FDI mới được cấp phép sẽ gặp khó khăn nếu nhà đầu tư bị tổn thương lớn từ khủng
hoảng. Nếu như năm 2008 Việt Nam đã thu hút gần 63 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (vốn đăng ký), giải ngân 12 tỷ USD, thì năm 2009 tình hình thu hút FDI đã trở nên
khó khăn hơn, nhiều dự án đăng ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài đã xin
rút lui… Trong 5 tháng đầu năm 2009, vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD.
Đối với hoạt động của TTCK
Các nhà đầu tư nước ngoài bán hết chứng khoán, rút hết vốn đầu tư ra khỏi TTCK Việt
Nam thì Việt Nam vẫn đủ dự trữ ngoại tệ để “bơm ra” ổn định thị trường. Cán cân thương
mại Việt Nam năm 2008 dự báo thâm hụt 18 tỷ USD (khoảng 30%GDP) năm 2009 dự
11
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
báo thâm hụt thương mại sẽ dao động trong khoảng 12 tỷ -15 tỷ USD hay 12-15% GDP,
giảm 20% so với năm 2008.
Đối với thị trường BĐS
Giá BĐS giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho
cơ cấu vốn của ngân hàng đầu tư thương mại rơi vào tình thế bất lợi. FDI đổ vào
Việt Nam tăng nhanh trong đó gần 50% đầu tư vào BĐS. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính sẽ là bất lợi cho việc giải ngân vốn FDI ở Việt Nam đặc biệt là FDI trong lĩnh vực
BĐS. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì cho vay BĐS chiếm khoảng
9,5% tổng số dư nợ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Mặc dù vậy việc tác động
gián tiếp đến thị trường BĐS Việt Nam như đã nói ở trên là có thể, Việt Nam đã lường
trước tình hình này và Chính phủ đã có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn ảnh
hưởng xấu.
Thị trường hàng hoá và dịch vụ: Sức cầu giảm
Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình kinh tế thế giới đang suy
thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dầu đã được cải thiện nhưng nói chung
vẫn còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu
hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng đặc biệt là lãi vay ngân hàng.
Bước sang năm 2009 với chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất ngân hàng đã giảm đáng
kể, Chính phủ lại có chủ trương bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp đối với những khoản
vay ngắn hạn, điều đó phần nào đã giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh
giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn lớn hiện nay đối với
doanh nghiệp lại là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chừng nào kinh tế thế giới chưa phục
hồi thì thị trường tiêu thụ (XK) vẫn còn khó khăn. Trong lúc đó thị trường nội địa sức
cầu đang hạn chế vì sức mua chưa tương xứng.
Trước tình hình này, nhà nước phải đưa ra biện pháp để giải quyết. Một là kích cầu
và phải đương đầu với tình hình lạm phát gia tăng, hai là không làm gì cả nhưng sự
chờ đợi sẽ rất lâu và sự hồi phục có thể không xảy ra. Và chính sách kích cầu được
đánh giá nhanh và phù hợp trong thời điểm hiện tại.
2.2. Điều hành chính sách tài khóa 2009
Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là tiêu dùng
công cộng), từ đó gia tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.
2.2.1. Giới thiệu chính sách kích cầu của Việt Nam 2009
12
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Trong năm 2009, chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp kích cầu thông qua chính
sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn, giảm và giãn
thuế, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại… Ngày 12/5/2009, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương
đương 8 tỷ USD) của Chính phủ, sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ
USD). Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị
khác nhau.
Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm:
- Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng.
- Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng.
- Ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ
đồng.
- Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng.
- Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.
–Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng.
- Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.
- Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội
khoảng 7.200 tỷ đồng.
2.2.2. Tác động của chính sách kích cầu
Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng,
gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và
dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo
việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua
các gói kích cầu.
Gói kích cầu đợt một bao gồm một loạt biện pháp miễn giảm và hoãn nộp thuế.
13
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Bảng 3 : Cơ cấu gói kích cầu của Chính phủ
TT Danh mục
Giá trị (tỷ
đồng)
1 Hỗ trợ lãi suất 4% vay vốn tín dụng của các NHTM 17.000
2 Tạm hoãn thu hồi vốn đầu XDCB ứng trước năm 2009 3.400
3 Các khoản vốn ứng trước 37.200
(1) Ứng trước ngân sách để thực hiện một số dự án cấp bách, có khả năng
hoàn thành trong năm 2009 và 2010 26.700
(2) Ứng vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo 1.525
(3) Ứng trước khác 9.000
4 Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch 2008 sang năm 2009 30.200
(1) Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 22.500
(2) Vốn trái phiếu chính phủ 7.700
5 Phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ 2009 20.000
6 Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế 28.000
7 Các khoản kích cầu khác 7.200
8 Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 17.000
Tổng số 160.000
(Nguồn: Bộ KH&ĐT)
Các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn;
trong đó có những chính sách mới được ban hành. Tuy nhiên, có thể nhận thấy việc thực
hiện các giải pháp chính sách kích cầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Gói kích cầu đợt 1 Một, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng (từ 3,14% trong quý I tăng lên
6,9% vào quý IV năm 2009, ước tính cả năm là 5,32%).
14
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý của Việt Nam 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hai, nhờ tác động của các gói kích cầu, trong từng ngành, từng lĩnh vực đều có chuyển
biến rõ nét. GDP khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2009 tăng 5,4%; khu vực dịch
vụ tăng 6,5% so với thời kỳ trước khủng hoảng.
Ba, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng 68,8 tỷ USD, giảm
14,7% so với năm 2008. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,87
tỷ USD, chiếm 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, giảm 10,8% so với năm
2008, khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt khoảng 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
63,9% , giảm 16,8% so với năm 2008. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2009 đạt
khoảng 56,6 tỷ USD bằng 87,6% so với kế hoạch. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài vẫn giữ vị trí quan trọng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia
xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt
hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến.
Bốn, các cân đối và chỉ số kinh tế vĩ mô, như thu chi ngân sách, tiền tệ, tín dụng, cán
cân thanh toán quốc tế tương đối ổn định.
Chỉ số lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng) ở mức thấp. Lạm phát đã giảm từ 19,9% năm
2008 xuống còn 6,5% năm 2009. Chỉ số giá tháng 4 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008
chỉ tăng 1,68%, cùng với lãi suất giảm và hỗ trợ lãi suất 4% năm vừa tạo thêm thuận lợi
giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất, vừa hỗ trợ cho việc phát
triển ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.
15
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Biểu đồ 2: Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng từ năm 2008 đến 2011
Năm, trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã
hội cả hiện tại, cũng như tương lai.
Sáu, nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của “gói kích cầu” đã có thêm cơ
hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm
bảo ổn định xã hội, tiếp tục hướng vào xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc,
các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ nhân dân đón Tết tươi vui, đầm ấm, tiết
kiệm; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh...
Các chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vay đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất nông
nghiệp, xây dựng nhà ở nông thôn, nhà xã hội, nhà ở cho người nghèo, ký túc xá cho sinh
viên đang được triển khai một cách tích cực theo các mục tiêu đã đề ra.
Gói kích cầu đợt 2 : tăng mạnh đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước vào việc phát
triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, đồng thời bù đắp lại các
phần suy giảm từ vốn đầu tư FDI (FDI thực hiện giảm 13%, NĐT nước ngoài thu hẹp
hoặc rút lại các khoản đầu tư do tác động của khủng hoảng kinh tế) và lĩnh vực đầu tư
ngoài nhà nước.
16
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước : đạt kế hoạch đề ra, trong đó vốn trung ương vượt
kế hoạch 5%. Thu hút vốn FDI giảm mạnh (70%) so với năm 2008, chỉ đạt trên 22 tỉ
USD. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt trên 17 tỉ USD, vốn đăng ký bổ sung đạt trên 5 tỉ
USD. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện đạt khá, bằng 47% (10 tỉ USD) vốn đăng ký, cao
hơn năm 2008 (18%).
Biểu đồ 3: Tổng vốn đầu tư cả nước và các thành phần năm 2009
Chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay 4% đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm đáng
kể chi phí vốn, góp phần tăng lợi nhuận DN trong năm qua. Khoản hỗ trợ này
được lấy từ ngân sách Nhà nước nhưng thực hiện lại thông qua công cụ chính
sách tiền tệ, điều này đã khiến cung cầu thật trên thị trường tiền tệ bị bóp méo.
Biểu đồ 4: Dự nợ cho vay hỗ trợ lãi suất và tốc độ tăng trưởng
17
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi từ quý II/2009
Những chính sách này thực sự đã trở thành lực kéo chính cho tăng trưởng GDP trong
năm 2009. Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong qúy I/2009 đạt 3,1%, dù thấp nhất
trong một thập kỷ qua, song có thể coi là một thành công trong bối cảnh suy thoái kinh tế
toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam chính thức thoát đáy từ quý II/2009 với mức tăng 3,9%. Việt Nam có
tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2009 đạt 5,32%, vượt mục tiêu điều chỉnh 0,2% và trở
thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực.
Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP và ba ngành chín
(Nguồn: GSO&WSS)
18
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
4
6
8
10
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế là các lĩnh vực thương mại,
xây dựng cơ bản và sản xuất công nghiệp.
Biểu đồ 6: Tăng trưởng doanh số bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng năm 2009
(Nguồn: GSO&WSS)
Nhu tiêu dùng cá nhân đã tăng trở lại
Tốc độ tăng trưởng thương mại (bán lẻ hàng hóa và dịch vụ) trong năm 2009 tăng
11,8% (đã loại bỏ lạm phát). Trong đó kinh doanh thương nghiệp tăng 19,1%, khách sạn
nhà hàng tăng 18,8%, dịch vụ tăng 20,2% và du lịch tăng 1,3% so với năm 2008. Xu
hướng tăng này còn tiếp tục do sức mua trên thị trường sẽ tăng cao theo quy luật nhu cầu
mua hàng hóa tăng lên phục vụ dịp Tết. Dự báo tốc độ tăng trưởng thương mại sẽ đạt
12% năm 2010.
Biểu đồ 7 : Tăng trưởng giá trị xây dựng theo quý
19
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Tín hiệu phục hồi trong lĩnh vực xây dựng dân dụng
Sau một thời gian trầm lắng của ngành xây dựng đặc biệt là khoảng quý IIIV/2008, lĩnh
vực xây dựng dân dụng đã phục hồi trở lại trong năm 2009. Đây là tín hiệu tốt không chỉ
đối với ngành xây dựng, mà cả cho nền kinh tế. Mặc dù vậy, lĩnh vực xây dựng công
nghiệp và công trình thương mại vẫn chưa qua được thời khó khăn. Tính chung toàn
ngành, tốc độ tăng trưởng năm 2009 đạt khoảng 11,8%. Năm 2010 được dự báo là năm
hồi phục của thị trường bất động sản Việt Nam và đồng thời sẽ kích thích mảng xây dựng
tiếp tục tăng trưởng trên cả 2 mảng chủ chốt.
Biểu đồ 8 : Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009
(Nguồn: GSO&WSS)
Tăng trưởng ấn tượng của giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ tháng 2/2009, sau khi bị giảm 4,4% trong tháng
1/2009. Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt 8%, trong đó khu vực doanh nghiệp
nhà nước tăng 3,7%, khu vực ngoài nhà nước tăng trên 10% và khu vực FDI tăng trên
8%. Nét tiến bộ đáng ghi nhận là tốc độ tăng trưởng công nghiệp quý sau cao hơn quý
trước: Quý I tăng 2,2%, quý II tăng 7%, 6 tháng đầu năm tăng 4,3%, quý III tăng 8,5%, 9
tháng tăng 6,5%. Cụ thể sự tăng trưởng thể hiện qua các tỉnh như sau : Thanh Hóa tăng
13%, Quảng Ninh tăng 13%, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 10%
Tính chung 12 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,6% so năm 2008. Kết quả này
cho thấy các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhờ tác
động của gói kích cầu, góp phần tích cực đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Sự tăng
mạnh của nhu cầu nội địa cũng như hồi phục của nhu cầu nhập khẩu trên thế giới sẽ tiếp
tục là nền tảng cho đà phát triển của ngành công nghiệp trong năm 2010.
20
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Biểu đồ 9 : Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009
(Nguồn: GSO&WSS)
Xuất nhập khẩu suy giảm, thâm hụt thương mại gây khó khăn cho cán cân thanh
toán
Trừ 3 tháng đầu năm xuất siêu do xuất khẩu vàng với khối lượng lớn, mức thâm hụt
thương mại của Việt Nam đã dần nới rộng trong các tháng sau đó, đặc biệt là trong trong
những tháng cuối năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 56,6 tỷ USD, giảm
9,7% so với năm 2008. Nguyên nhân chính khiến giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm
mạnh trong năm qua là sự suy giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu dầu thô.
Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Trong các
đối tác thương mại của Việt Nam, Trung Quốc giữ vị trí đứng đầu với 16,1 tỷ USD tăng
2,7%. Nhập khẩu từ EU và Mỹ chỉ tăng nhẹ, trong khi đó, nhập khẩu từ ASEAN giảm
mạnh đến 31,3%. Mặc dù kim ngạch XNK giảm nhưng nếu tính về mặt khối lượng XNK
hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng.
Nguyên nhân của sự sụt giảm về giá trị chủ yếu là do sự giảm giá của nhiều loại hàng
hóa trên thế giới, đặc biệt là mặt hàng nông sản và khai thác tài nguyên. Như vậy, tổng
mức thâm hụt thương mại trong năm 2009 lên tới 12,2 tỷ USD giảm 32,1% so với năm
2008, nhưng lại chiếm đến 21,6% kim ngạch xuất khẩu, đây được xem là mức khá cao so
với bình quân các nước trong khu vực. Với mức thâm hụt thương mại này trong bối cảnh
lượng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh và lượng kiếu hối kém khả quan đã gây ra thâm
hụt nặng về cán cân thanh toán cũng như những căng thẳng trên thị trường ngoại hối.
21
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Chính sách kích thích kinh tế trong năm 2009 mặc dù đã đạt được những thành quả
tích cực đưa nền kinh tế thoát khỏi đà suy giảm, nhưng cũng tạo ra không ít các “tác
dụng phụ” và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng bền vững.
Kích thích kinh tế dẫn đến tăng trưởng tín dụng gần 38%
Lãi suất cơ bản duy trì ở mức thấp (7% trong 10 tháng liên tiếp) và chính sách hỗ trợ lãi
suất cho vay doanh nghiệp (4%) đã kích thích tăng trưởng tín dụng nóng. Tổng dư nợ tín
dụng tính đến cuối năm 2009 tăng lên gần 38% so với cuối năm 2008, cao hơn nhiều
mức 21% năm 2008 và vượt ngưỡng mục tiêu của Chính phủ đạt ra hồi đâu năm (30%).
Đây là mức tăng trưởng tín dụng quá cao so với tốc độ tăng trưởng GDP, cụ thể tăng
trưởng tín dụng gấp 7,14 lần so với tăng trưởng GDP, trong khi bình thường chỉ dừng ở
mức 3-4 lần.
Hình 10: Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống từ năm 2000 đến năm 2009
(Nguồn: NHNN&WSS)
Hiệu quả đầu tư thấp đẩy chỉ số ICOR lên mức 8 lần
Trong tình trạng nền kinh tế mới thoát khỏi suy thoái và dần phục hồi trở lại thì nhu cầu
vốn của doanh nghiệp sẽ không quá lớn, tuy nhiên việc tăng trưởng tín dụng mạnh vượt
quá khả năng hấp thu của nền kinh tế, cộng với chi phí vốn thấp và tiêu chuẩn cho vay dễ
dãi đã khiến cho hiệu quả đầu tư bị giảm xuống. Bằng chứng rõ ràng nhất là chỉ số ICOR
năm 2009 đạt mức kỷ lục 8 lần. Đặc biệt, hiệu quả đầu tư công của Việt Nam rất thấp,
khiến cho ICOR khu vực này ở mức cao trên 10 lần. Theo con số thống kê qua từng giai
22
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
đoạn, từ năm 1995, hệ số ICOR của Việt Nam liên tục tăng: từ mức 3,5 giai đoạn 1991 –
1995, tăng đến 5,24 giai đoạn 2001 – 2003. Năm 2008, hệ số ICOR của nền kinh tế là
6,6.
Thâm hụt ngân sách trường kỳ và lập kỷ lục 7% GDP
Sự mạnh tay trong chính sách tài khóa cũng khiến ngân sách nhà nước rơi vào tình
trạng “trường kỳ thâm hụt”. Trong hàng chục năm, ngân sách nhà nước thường xuyên
thâm hụt khoảng 5% GDP/năm. Cộng với hiệu quả đầu tư công thấp, tình trạng này đang
khoét sâu sự yếu kém cơ cấu đầu tư và tích đọng các nguy cơ mất cân đối vĩ mô. Tuy
năm 2009 thâm hụt ngân sách ước đoán 7% GDP, dù thấp hơn so với mức Quốc hội cho
phép (8% GDP), nhưng đối với nhiều quốc gia thì đây đã là mức đáng báo động.
Hình 11: Thâm hụt ngân sách nhà nước từ năm 2003 đến năm 2009
(Nguồn:GSO&WSS)
Đối diện nguy cơ lạm phát ở mức cao trong năm 2010
Với quyết tâm phòng chống lạm phát của Chính phủ, chỉ số lạm phát tính theo cuối kỳ
năm 2009 chỉ ở mức 6,52%, tính trung bình cả năm đạt 6,88%. Đây được xem là mức
trong tầm kiểm soát của chính phủ và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi so sánh với
các nền kinh tế trong khu vực và thế giới thì CPI của Việt Nam vẫn đang ở mức cao, đặc
biệt năm trước đó đã tăng gần 23%. CPI của khu vực EU chỉ tăng khoảng 0,5%, Nhật
giảm 2,5%, các nước trong khu vực ASIAN tăng 2-4% và Trung Quốc chỉ nhích 0,6%.
Tăng trưởng tín dụng mạnh trong khi chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp còn gây ra nguy
cơ về lạm phát cho các năm tiếp theo, đặc biệt vào năm 2010 khi lượng tiền kích thích
23
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
kinh tế đã được tung hết ra lưu thông, cùng với việc nhập khẩu lạm phát do giá cả thế
giới tăng lên theo đà hồi phục kinh tế.
Hình 12: Tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng theo tháng năm 2009
(Nguồn: GSO&WSS)
LSCB tăng lên 8% từ 12/2009 và đẩy mạnh hoạt động OMO
Chính sách hỗ trợ lãi suất bằng VND vô hình dung đã “khuyến khích” các
doanh nghiệp nhập khẩu quay sang vay tiền đồng để mua ngoại tệ, gây căng
thẳng thị trường ngoại hối, tạo sự chênh lệch tỷ giá khá lớn giữa thị trường
chính thức và thị trường tự do. Tình trạng trên được giải tỏa bằng việc phá giá
đồng VND xuống 3,44% so với đồng USD và giảm biên độ tỷ giá VND xuống từ
5% xuống 3%. Tiếp theo là quyết định của Thủ Tướng Chính phủ chỉ đạo cho
các tập đoàn kinh tế quốc doanh cấm không được “găm” ngoại tệ mà phải bán
ngay theo tỷ giá chính thức cho các NHTM. Việc nâng tỷ giá cũng đã phần nào
làm giảm chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường niêm yết và thị trường tự do,
phải ánh khách quan hơn cung cầu thực trên thị trường ngoại hối này.
3. Đánh giá hiệu quả của chính sách
3.1. Thành tựa :
24
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
-2
0
2
4
6
8
10
12
Q1/07 Q2/07 Q3/07 Q4/07 Q1/08 Q2/08 Q3/08 Q4/08 Q1/09 Q2/09 Q3/09 Q4/09
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
Kết quả kích cầu năm 2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1. Ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được
nguồn lực đầu tư phát triển trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái.
2. Bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, tạo môi trường thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội.
3. Thực hiện có kết quả việc bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm chăm lo cho người
nghèo, các đối tượng chính sách, những vùng khó khăn; các lĩnh vực văn hoá, xã hội
có bước phát triển mới trong điều kiện kinh tế suy giảm.
Đặc biệt coi trọng an sinh xã hô ̣i và quan tâm chăm lo cho người nghèo, các đối tượng
chính sách và những vùng khó khăn là nét nổi bật trong năm 2009. Cùng với việc bảo
đảm đủ nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đã
có, đã sửa đổi bổ sung và ban hành nhiều chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội mới
như: hỗ trợ người nghèo ăn Tết và người lao động mất việc; trợ cấp khó khăn cho cán bộ
công chức có thu nhập thấp trong 4 tháng đầu năm; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; triển khai
chương trình giảm nghèo ở 62 huyện; hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó
khăn; xây dựng các công trình cấp nước trên các đảo có đông dân cư, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số; hỗ trợ lãi suất vay mua vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; xây
25
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
dựng ký túc xá cho sinh viên; chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các
khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp ở đô thị ; điều chỉnh tăng mức lương
tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu trong khu vực doanh nghiệp...
Tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008.
Chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng. Trợ cấp cứu đói giáp
hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu khắc phục hậu quả
bão số 9 là 10.300 tấn). Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76
nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo
trên 1.600 tỷ đồng. Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đến cuối năm còn
khoảng 11%.
Quy mô giáo dục, đào tạo các cấp học đều tăng. Số học sinh bỏ học giảm 41% so với
năm học trước. Có thêm 8 tỉnh đạt phổ cập trung học cơ sở, nâng số tỉnh, thành phố hoàn
thành phổ cập trung học sơ sở lên 55. Kế hoạch xây dựng trường và nhà công vụ được
triển khai tích cực. Năm 2009, có trên 1,4 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
được vay vốn tín dụng ưu đãi (chiếm khoảng 30% học sinh, sinh viên), với tổng dư nợ
khoảng 18.800 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2008.
4. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao
Công tác đối ngoại đạt được kết quả khá toàn diện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế,
củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Đã hoàn thành việc phân giới cắm
mốc biên giới trên bộ với Trung Quốc, tạo điều kiện rất quan trọng để xây dựng biên giới
Việt - Trung hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển bền vững, lâu dài. Quan hệ hợp
tác giữa nước ta với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, các đối tác lớn có bước
phát triển mới; đã ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật
Bản (VJEPA); tạo được bước phát triển sâu rộng hơn về hợp tác kinh tế với một số đối
tác tại Trung Đông; mở rộng quan hệ với các nước châu Phi, Mỹ La tinh. Đảm nhiệm tốt
vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc...
Kết quả đạt được sau gần 3 năm gia nhập WTO tiếp tục khẳng định sự đúng đắn của chủ
trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Chủ động hội nhập càng sâu rộng thì
lợi ích tổng thể càng lớn, vừa mở rộng thị trường ngoài nước, vừa thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong nước, góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế, nâng cao vị thế của
nước ta trên trường quốc tế. Mặt khác, hội nhập cũng làm bộc lộ rõ hơn những bất cập,
yếu kém và tính dễ tổn thương của nền kinh tế để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới
toàn diện và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Chúng ta càng nhận
26
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
thức rõ hơn phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
3.2. Hạn chế :
1. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 thấp nhất trong 10 năm gần đây. Tăng trưởng chủ
yếu vẫn theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng và
sức cạnh tranh còn thấp. Các doanh nghiệp và cả nền kinh tế chưa chuyển mạnh theo
hướng biến thách thức thành cơ hội để cơ cấu lại sản xuất. Công nghiệp tuy đã vượt qua
khó khăn, nhưng tăng trưởng vẫn ở mức thấp. Sản xuất nông nghiệp kém bền vững, giá
trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác còn rất thấp. Xuất khẩu và du lịch giảm
mạnh. Tiêu thụ hàng hoá còn khó khăn. Một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch.
2. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật vững chắc. Việc điều hành tỷ giá và thị
trường ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến tình trạng găm giữ đô la, gây căng thẳng
không đáng có và cán cân thanh toán tổng thể đã bị thâm hụt, trong khi nguồn ngoại tệ
của đất nước vẫn khá dồi dào. Bội chi ngân sách tăng và chính sách tiền tệ nới lỏng luôn
tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Việc quản lý và sử dụng tài sản công, ngân sách nhà
nước cũng như vốn trong các doanh nghiệp nhà nước chưa thật chặt chẽ, hiệu quả còn
thấp.
3. Kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế kinh tế thị trường chưa có bước cải thiện
đáng kể, hiện vẫn là những điểm nghẽn của tăng trưởng. Môi trường kinh doanh chưa
thật thông thoáng. Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hiệu lực hiệu quả còn thấp. Năng
lực và kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn hạn chế.
Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh, chất lượng thấp. Hệ thống thuỷ lợi chưa đồng bộ,
hiệu quả quản lý và sử dụng chưa cao. Nguồn và lưới điện chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất
và đời sống. Hạ tầng đô thị, hệ thống cấp thoát nước vừa thiếu, vừa kém chất lượng, bị
quá tải. Tình trạng ngập úng ngày càng tăng. Quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị vẫn
còn nhiều yếu kém.
Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục, đào tạo còn bất cập. Chất lượng nguồn nhân
lực thấp. Năm 2009, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt khoảng 38%; cơ cấu lao động
chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn khoảng 51,7%.
4. Do tác động của suy giảm kinh tế, việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn
nhiều khó khăn. Chỉ tiêu tạo việc làm, xuất khẩu lao động không đạt kế hoạch, tỷ lệ lao
động thất nghiệp thành thị tăng (4,66% so với 4,65% năm 2008). Quản lý nhà nước về
lao động, nhất là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa tốt. Đời sống nhân dân
ở một bộ phận không nhỏ còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo và tái nghèo còn nhiều, nhất
là ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Một số chế
27
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
độ, chính sách an sinh xã hội triển khai chậm, còn để xảy ra tiêu cực ở một số nơi. Tai
nạn giao thông tuy có giảm nhưng vẫn còn nghiêm trọng. Nạn ma tuý, mại dâm, xâm hại
trẻ em còn tăng ở một số địa phương.
5. Kết quả cải cách hành chính vẫn còn thấp. Năng lực xây dựng thể chế còn yếu.Việc
hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có hiệu lực còn chậm. Kết quả rà soát các văn bản
hành chính cho thấy thủ tục hành chính của nước ta còn rất nặng nề, trong đó không ít
những thủ tục phiền hà, không cần thiết, cần phải loại bỏ; chưa có cơ chế kiểm soát việc
ban hành và thực hiện thủ tục hành chính. Năng lực tổ chức thực hiện còn kém, sự phối
hợp giữa các Bộ, ngành, trung ương và địa phương trong điều hành chưa thật tốt. Tham
nhũng vẫn còn nghiêm trọng. Kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm. Khiếu nại, tố cáo vẫn còn
nhiều, số lượng khiếu kiện đông người tăng hơn năm 2008.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Nhìn chung lại: kinh tế nước ta năm 2009 về cơ bản đã phục hồi và tăng trưởng hợp lý,
nhất là những tháng cuối năm. Trong bối cảnh tác động tiêu cực của khủng hoảng và suy
thoái kinh tế toàn cầu, những kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận. Các tổ chức tài chính
quốc tế như IMF, WB, ADB... đều đánh giá cao kết quả này, như IMF nhận định: Trong
năm 2009 tăng trưởng dự kiến 5,2% của Việt Nam được xem là rất khả quan so với các
nền kinh tế khác. Tuy nhiên, đánh giá của Chính phủ trong báo cáo trước Quốc Hội khóa
XII kỳ họp thứ sáu cũng thừa nhận: Tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng, năng suất
lao động, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp. Việc điều hành tỷ giá và ngoại hối chưa
thật linh hoạt, dẫn đến găm giữ USD, cán cân thanh toán bị thâm hụt (dự báo 1,9 tỉ USD).
Bội chi ngân sách tăng và chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao
trở lại. Tình hình này đang đặt ra cho năm 2010 những vấn đề mới cần nghiên cứu và giải
đáp.
28
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỔNG CỤC THỐNG KÊ (GENERAL STATISTICS OFFICE)
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ ( ECONOMIC CENSUS )
TẬP CHÍ TÀI CHÍNH.VN
TUYÊN GIÁO ( TẠP CHÍ BAN TUYẾN GIÁO TRUNG ƯƠNG )
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ( SBV.GOV.VN )
CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU TRONG HOÀN CẢNH VIỆT NAM.
LẠM PHÁP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
CÁC VẤN ĐỀ CỦA GÓI KÍCH CẦU THỨ NHẤT VÀ GÓI THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GÓI KÍCH THÍCH THÍCH KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GOI KÍCH THÍCH KINH TẾ.
29
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370
Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9
ủ ệ
30
Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
lOMoARcPSD|16991370

More Related Content

Similar to TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien teChuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien telilyhazel2512
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...Rubi Vu
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien teK22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien tetvchuan
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamSương Tuyết
 
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nayChính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nayThuy Pham
 
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_6567126552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671Trung Nam Hoàng
 
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt NamĐo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt NamLe quang tuong
 
Chuong 2 KTVM_1.pptx
Chuong 2 KTVM_1.pptxChuong 2 KTVM_1.pptx
Chuong 2 KTVM_1.pptxLonLinh
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...Jenny Hương
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxThCmTDng
 
05 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.001310721605 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.0013107216Yen Dang
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxHaiDangTran4
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 

Similar to TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM (20)

TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
 
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien teChuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien teK22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nayChính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
 
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_6567126552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
 
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt NamĐo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
 
Chuong 2 KTVM_1.pptx
Chuong 2 KTVM_1.pptxChuong 2 KTVM_1.pptx
Chuong 2 KTVM_1.pptx
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docx
 
05 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.001310721605 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.0013107216
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptx
 
Bài tập cstt
Bài tập csttBài tập cstt
Bài tập cstt
 
Bản word
Bản wordBản word
Bản word
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

  • 1. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- GV : Th.S Bùi Thị Hiền Lớp : DHQT16F 1 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 2. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Đề Tài : Tiểu luận chính sách tài khóa Việt Nam năm 2009 ---------- Thành Viên Nhóm 9 1. Nguyễn Hữu Nhật Lý ( Nhóm trưởng) 2. Bùi Thị Thùy Trang 3. Văn Nguyễn Hoài Thi 4. Lê Thị Thùy Vân 5. Nguyễn Thị Ngọc Sinh 6. Nguyễn Thị Thùy Trang 7. Nguyễn Thị Khánh Vy 8. Lương Ngọc Uyên Nhi 9. Nguyễn Thị Mỹ Duyên 2 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 3. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ 10. Trương Thị Kỳ Diệu MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................9 3. Ý NGHĨA ........................................................................................................................9 3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................................9 3.2. Ý nghĩa thực tiển ............................................................................................................11 B. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ...............................................4 1.1. Các khái niệm....................................................................................................................4 1.2. Phân loại chính sách tài khóa ...........................................................................................5 1.2.1. Chính sách tài khóa mở rộng............................................................................................5 1.2.2. Chính sách tài khóa thu hẹp ............................................................................................7 1.3. Các công cụ của chính sách tài khóa ................................................................................7 1.3.1. Chi tiêu của chính phủ......................................................................................................8 1.3.2. Thuế..................................................................................................................................8 2. THỰC TRẠNG - ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM 2009.......9 2.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam 2009...........................................................................10 2.2. Điều hành chính sách tài khóa năm 2009........................................................................11 2.2.1. Giới thiệu chính sách kích cầu của Việt Nam năm 2009 ...............................................12 2.2.2. Tác động của chính sách kích cầu năm 2009.................................................................12 2.2.2.1Tác động tích cực............................................................................................................15 2.2.2.2Tác động tiêu cực............................................................................................................21 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ...................................................................23 3.1. Thành tựa........................................................................................................................24 3.2. Hạn chế...........................................................................................................................26 3 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 4. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ C. PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích Nhằm tìm hiểu về các chính sách tài khóa, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách tài khoá ở Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các chính sách tài khoá mà Việt Nam đang áp dụng trong giai doạn hội nhập. Cụ thể là chính sách tài khóa của Việt Nam 2009. 3. Ý nghĩa 3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung những chỗ còn trống trong lý thuyết của vấn đề về chính sách tài khóa ở Việt Nam. - Xây dựng cơ sở lý thuyết phù hợp với tình hình thực trạng của chính sách tài khóa ở Việt Nam. - Xây dựng các giải pháp khác nhau trong quản lý, tổ chức hệ thống chính sách tài khóa ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xây dựng luận cứu cho các chương trình phát triển, hoàn thiện cũng như nâng cao tác dụng của chính sách tài khóa ở Việt Nam. - Giải đáp những đòi hỏi trong thực hiện tổ chức, quản lý điều hành chính sách tài khóa. - Giải đáp nhu cầu phát triển nội tại của chính sách tài khóa ở Việt Nam. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý thuyết về chính sách tài khóa 1.1. Các khái niệm 4 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 5. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ 1.1.1. Chính sách tài khóa là gì Chính sách tài khóa là: các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát. Xét trong điều kiện kinh tế bình thường thì chính sách này tác động vào giúp tăng trưởng kinh tế. Còn trong điều kiện khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển quá mức hay suy thoái thì nó lại được dùng như công cụ đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng. Chỉ có cấp chính quyền trung ương như chính phủ mới có quyền ban hành cũng như thực thi chính sách tài khóa còn cấp chính quyền địa phương hoàn toàn không có chức năng này. 1.1.2 Vai trò của chính sách tài khóa là gì? Khi xét trong toàn bộ nền kinh tế vĩ mô thì có thể khẳng định chính sách tài khóa giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là:  Công cụ để điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua thuế và chính sách chi tiêu mua sắm. Nếu trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa dùng để tác động cho tăng trưởng kinh tế. Còn khi nền kinh tế phát triển quá mức hoặc bị suy thoái thì nó lại là công cụ đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng nhất.  Về mặt lý thuyết thì chính sách tài khóa là một công cụ để khắc phục thất bại của thị trường đồng thời phân bổ các nguồn lực có hiệu quả thông qua việc thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thuế.  Công cụ phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Mục tiêu của chính sách tài khóa sẽ làm để điều chỉnh phân phối thu nhập, tài sản, cơ hội hoặc rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức chính sách này sẽ tạo lập sự ổn định về mặt xã hội để tạo nên môi trường ổn định hơn cho việc tăng trưởng và đầu tư.  Chính sách tài khóa sẽ hướng đến mục tiêu tăng trưởng, định hướng phát triển. Dù tăng trưởng trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả cũng là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa. 1.2. Phân loại chính sách tài khóa Chính sách tài khóa có nhiều cách phân loại khác nhau. Chính phủ có thể lựa chọn việc thay đổi chi tiêu hoặc thay đổi thuế hoặc thay đổi cả hai để cắt giảm, mở rộng tổng cầu giúp bình ổn nền kinh tế. 1.2.1 Chính sách tài khóa mở rộng 5 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 6. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Chính sách tài khóa mở rộng: hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt. Là chính sách để tăng cường chi tiêu cho chính phủ so với nguồn thu thông qua: Gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu; giảm nguồn thu từ thuế nhưng không giảm chi tiêu; hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế. Được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Minh hoạ chính sách tài khoá mở rộng bằng đồ thị : Giả sử nền kinh tế lúc ban đầu cân bằng tại điểm A(Y0, i0 ) với đường IS0 và đường LM0, khi chính phủ gia tăng chi tiêu một lượng là DG làm tổng cầu tăng, với mức lãi suất chưa kịp thay đổi, đường IS dịch chuyển đến mức sản lượng Y1’. Như khi sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá tăng đến Y1’ thì cầu tiền tệ bắt đầu tăng để phục vụ mục tiêu giao dịch và mức lãi suất tăng lên. Do đó, sau khi tăng chi tiêu chính phủ thay vì nền kinh tế đạt mức sản lượng tại Y1’ với mức lãi suất là i0 thì lại cân bằng tại C(Y1, i1) do ảnh hưởng của hiệu ứng lấn át đầu tư. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ mới tại C(Y1, i1) với sản lượng và lãi suất cân bằng đều cao hơn điểm cân bằng ban đầu A. 6 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 7. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ 7 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 8. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ 1.2.2 Chính sách tài khóa thu hẹp Chính sách tài khóa thu hẹp: là chính sách tài khóa thặng dư. Là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác như: chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế hoặc là vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế. Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao. Minh hoạ chính sách tài khoá mở rộng bằng đồ thị : Khi chính phủ giảm chi tiêu, sản lượng cân bằng giảm từ Y0 xuống Y1’ lãi suất chưa thay đổi, thị trường hàng hoá cân bằng tại B(Yi’, i0). Nhưng khi sản lượng giảm thì cầu tiền tệ phục vụ cho giao dịch giảm, điều này làm cho lãi suất giảm, đến lược nó lãi suất giảm khuyến khích đầu tư và làm tăng tổng cầu trở lại. Lúc này thị trường hàng hoá và tiền tệ tái lập cân bằng tại C (Y1, i1 ). 1.3. Các công cụ của chính sách tài khóa 1.3.1. Các chi tiêu của chính phủ 8 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 9. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Chính phủ sẽ thực hiện chi tiêu trong nhiều mảng khác nhau, trong đó bao gồm 2 loại chính là chi cho mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:  Chi mua hàng hóa - dịch vụ Được hiểu là chính phủ sẽ dùng khoản ngân sách nhất định để mua khí tài, vũ khí, xây dựng cầu đường hay các công trình kết cấu hạ tầng xã hội, chi trả lương cho đội ngũ cán bán công nhân viên Nhà nước,... Chi cho mua sẵn hàng hóa dịch vụ của chính phủ sẽ quyết định đến quy mô tương đối các khu vực công trong GDP - tổng sản phẩm quốc nội so với khu vực tư nhân. Khi mà chính phủ tăng hoặc giảm chi mua sắm hàng hóa dịch vụ thì nó sẽ tác động đến tổng cầu theo cấp số nhân. Có nghĩa là nếu chi mua sắm chính phủ tăng một đồng thì tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại khi chi mua sắm của chính phủ giảm một đồng đương nhiên sẽ làm cho tông cầu thu hẹp với mức độ cực nhanh. Do vậy đây được coi là công cụ trong điều tiết tổng cầu.  Chi chuyển nhượng Chi chuyển nhượng là khoản trợ cấp từ chính phủ cho các đối tượng chính sách như nhóm dễ bị tổn thương hay người nghèo trong xã hội. Chúng tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng cá nhân. Theo đó nếu chính phủ tăng chi chuyển nhượng thì tiêu dùng cá nhân sẽ tăng lên. Thông qua hiệu số tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng thêm tổng cầu. 1.3.2. Thuế Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thứ tiêu thụ đặc biệt hay thuế bất động sản,... Tuy nhiên về cơ bản thì thuế được chi ra thành 2 loại chính:  Thuế trực thu (Direct taxes): Là loại thuế được đánh trực tiếp lên tài sản hoặc là thu nhập của người dân.  Thuế gián thu (Indirect taxes): Là thuế được đánh lên giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong lưu thông qua những hành vi về sản xuất cũng như tiêu dùng trong nền kinh tế. Còn trong nền kinh tế nói chung thì thuế sẽ tác động theo hai cách nổi bật. Đó là:  Thứ nhất: Ngược với chi chuyển nhượng thì thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng cá nhân. Từ đó khiến cho chi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cá nhân giảm. Kết quả tổng cầu giảm, GDP giảm. 9 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 10. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ  Thứ hai: Thuế tác động làm cho giá cả của hàng hóa, dịch vụ bị méo mó nên tác động nhiều đến hành vi, động cơ khuyến khích của cá nhân. 2. Thực trạng điều hành chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2009 2.1. Thực trạng nền kinh tế kinh tế Việt Nam năm 2009 Năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta. Ở trong nước, thiên tai xẩy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề. Cả năm có 11 cơn bão tràn qua lãnh thổ, trong đó có những cơn gây lũ lụt, ngập úng sâu và dài ngày tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Dịch bệnh, nhất là cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, sâu bệnh bùng phát ở nhiều vùng và địa phương. Ở ngoài nước, thị trường giá cả thế giới biến động phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch. Thuận lợi tuy có nhưng không nhiều. Kinh tế Việt Nam chịu tác động chủ yếu thông qua 02 kênh: Xuất khẩu giảm cả về lượng lẫn giá do kinh tế thế giới suy thoái; nhu cầu giảm sút và đầu tư nước ngoài sụt giảm. GDP quý I/2009 chỉ tăng 3,1% mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ từ năm 2000 đến nay. 10 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 11. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Tăng trưởng công nghiệp chỉ còn 1.5%, dịch vụ 5.4%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0.4%. Dự báo đến 2009 tăng trưởng GDP chỉ khoảng 4,8% đến 5,6%. “Cơn địa chấn” khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến kinh tế Việt Nam cụ thể qua một số mặt sau đây: Đối với hoạt động xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm do cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ đang trên đà “trượt dốc” và Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay, chiếm khoảng 20-21% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ suy giảm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam trong năm 2008, năm 2009 và cả năm 2010 (nếu nền kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi). Quý IV/2008, kim ngạch xuất nhập khẩu vào 2 thị truờng này tháng sau đều giảm so với tháng trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2009 có xu hướng tăng nhẹ. Dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 chỉ tăng 3-5%. Đối với vốn đầu tư của nước ngoài (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp). Với các dự án FDI đang triển khai có thể bị chững lại do các nhà đầu tư phải cân đối lại khả năng nguồn vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong cuộc khủng hoảng này. Các dự án FDI mới được cấp phép sẽ gặp khó khăn nếu nhà đầu tư bị tổn thương lớn từ khủng hoảng. Nếu như năm 2008 Việt Nam đã thu hút gần 63 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn đăng ký), giải ngân 12 tỷ USD, thì năm 2009 tình hình thu hút FDI đã trở nên khó khăn hơn, nhiều dự án đăng ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài đã xin rút lui… Trong 5 tháng đầu năm 2009, vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD. Đối với hoạt động của TTCK Các nhà đầu tư nước ngoài bán hết chứng khoán, rút hết vốn đầu tư ra khỏi TTCK Việt Nam thì Việt Nam vẫn đủ dự trữ ngoại tệ để “bơm ra” ổn định thị trường. Cán cân thương mại Việt Nam năm 2008 dự báo thâm hụt 18 tỷ USD (khoảng 30%GDP) năm 2009 dự 11 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 12. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ báo thâm hụt thương mại sẽ dao động trong khoảng 12 tỷ -15 tỷ USD hay 12-15% GDP, giảm 20% so với năm 2008. Đối với thị trường BĐS Giá BĐS giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng đầu tư thương mại rơi vào tình thế bất lợi. FDI đổ vào Việt Nam tăng nhanh trong đó gần 50% đầu tư vào BĐS. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính sẽ là bất lợi cho việc giải ngân vốn FDI ở Việt Nam đặc biệt là FDI trong lĩnh vực BĐS. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì cho vay BĐS chiếm khoảng 9,5% tổng số dư nợ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Mặc dù vậy việc tác động gián tiếp đến thị trường BĐS Việt Nam như đã nói ở trên là có thể, Việt Nam đã lường trước tình hình này và Chính phủ đã có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn ảnh hưởng xấu. Thị trường hàng hoá và dịch vụ: Sức cầu giảm Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dầu đã được cải thiện nhưng nói chung vẫn còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng đặc biệt là lãi vay ngân hàng. Bước sang năm 2009 với chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất ngân hàng đã giảm đáng kể, Chính phủ lại có chủ trương bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp đối với những khoản vay ngắn hạn, điều đó phần nào đã giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn lớn hiện nay đối với doanh nghiệp lại là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chừng nào kinh tế thế giới chưa phục hồi thì thị trường tiêu thụ (XK) vẫn còn khó khăn. Trong lúc đó thị trường nội địa sức cầu đang hạn chế vì sức mua chưa tương xứng. Trước tình hình này, nhà nước phải đưa ra biện pháp để giải quyết. Một là kích cầu và phải đương đầu với tình hình lạm phát gia tăng, hai là không làm gì cả nhưng sự chờ đợi sẽ rất lâu và sự hồi phục có thể không xảy ra. Và chính sách kích cầu được đánh giá nhanh và phù hợp trong thời điểm hiện tại. 2.2. Điều hành chính sách tài khóa 2009 Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là tiêu dùng công cộng), từ đó gia tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. 2.2.1. Giới thiệu chính sách kích cầu của Việt Nam 2009 12 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 13. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Trong năm 2009, chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp kích cầu thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn, giảm và giãn thuế, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại… Ngày 12/5/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD) của Chính phủ, sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm: - Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng. - Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. - Ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng. - Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng. - Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng. –Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng. - Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng. - Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng. 2.2.2. Tác động của chính sách kích cầu Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua các gói kích cầu. Gói kích cầu đợt một bao gồm một loạt biện pháp miễn giảm và hoãn nộp thuế. 13 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 14. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Bảng 3 : Cơ cấu gói kích cầu của Chính phủ TT Danh mục Giá trị (tỷ đồng) 1 Hỗ trợ lãi suất 4% vay vốn tín dụng của các NHTM 17.000 2 Tạm hoãn thu hồi vốn đầu XDCB ứng trước năm 2009 3.400 3 Các khoản vốn ứng trước 37.200 (1) Ứng trước ngân sách để thực hiện một số dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010 26.700 (2) Ứng vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo 1.525 (3) Ứng trước khác 9.000 4 Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch 2008 sang năm 2009 30.200 (1) Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 22.500 (2) Vốn trái phiếu chính phủ 7.700 5 Phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ 2009 20.000 6 Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế 28.000 7 Các khoản kích cầu khác 7.200 8 Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 17.000 Tổng số 160.000 (Nguồn: Bộ KH&ĐT) Các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn; trong đó có những chính sách mới được ban hành. Tuy nhiên, có thể nhận thấy việc thực hiện các giải pháp chính sách kích cầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Gói kích cầu đợt 1 Một, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng (từ 3,14% trong quý I tăng lên 6,9% vào quý IV năm 2009, ước tính cả năm là 5,32%). 14 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 15. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý của Việt Nam 2009 Nguồn: Tổng cục thống kê Hai, nhờ tác động của các gói kích cầu, trong từng ngành, từng lĩnh vực đều có chuyển biến rõ nét. GDP khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2009 tăng 5,4%; khu vực dịch vụ tăng 6,5% so với thời kỳ trước khủng hoảng. Ba, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, giảm 10,8% so với năm 2008, khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt khoảng 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9% , giảm 16,8% so với năm 2008. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD bằng 87,6% so với kế hoạch. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn giữ vị trí quan trọng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Bốn, các cân đối và chỉ số kinh tế vĩ mô, như thu chi ngân sách, tiền tệ, tín dụng, cán cân thanh toán quốc tế tương đối ổn định. Chỉ số lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng) ở mức thấp. Lạm phát đã giảm từ 19,9% năm 2008 xuống còn 6,5% năm 2009. Chỉ số giá tháng 4 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 chỉ tăng 1,68%, cùng với lãi suất giảm và hỗ trợ lãi suất 4% năm vừa tạo thêm thuận lợi giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất, vừa hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. 15 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 16. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Biểu đồ 2: Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng từ năm 2008 đến 2011 Năm, trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại, cũng như tương lai. Sáu, nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của “gói kích cầu” đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội, tiếp tục hướng vào xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ nhân dân đón Tết tươi vui, đầm ấm, tiết kiệm; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Các chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vay đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở nông thôn, nhà xã hội, nhà ở cho người nghèo, ký túc xá cho sinh viên đang được triển khai một cách tích cực theo các mục tiêu đã đề ra. Gói kích cầu đợt 2 : tăng mạnh đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước vào việc phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, đồng thời bù đắp lại các phần suy giảm từ vốn đầu tư FDI (FDI thực hiện giảm 13%, NĐT nước ngoài thu hẹp hoặc rút lại các khoản đầu tư do tác động của khủng hoảng kinh tế) và lĩnh vực đầu tư ngoài nhà nước. 16 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 17. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước : đạt kế hoạch đề ra, trong đó vốn trung ương vượt kế hoạch 5%. Thu hút vốn FDI giảm mạnh (70%) so với năm 2008, chỉ đạt trên 22 tỉ USD. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt trên 17 tỉ USD, vốn đăng ký bổ sung đạt trên 5 tỉ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện đạt khá, bằng 47% (10 tỉ USD) vốn đăng ký, cao hơn năm 2008 (18%). Biểu đồ 3: Tổng vốn đầu tư cả nước và các thành phần năm 2009 Chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay 4% đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí vốn, góp phần tăng lợi nhuận DN trong năm qua. Khoản hỗ trợ này được lấy từ ngân sách Nhà nước nhưng thực hiện lại thông qua công cụ chính sách tiền tệ, điều này đã khiến cung cầu thật trên thị trường tiền tệ bị bóp méo. Biểu đồ 4: Dự nợ cho vay hỗ trợ lãi suất và tốc độ tăng trưởng 17 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 18. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi từ quý II/2009 Những chính sách này thực sự đã trở thành lực kéo chính cho tăng trưởng GDP trong năm 2009. Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong qúy I/2009 đạt 3,1%, dù thấp nhất trong một thập kỷ qua, song có thể coi là một thành công trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Kinh tế Việt Nam chính thức thoát đáy từ quý II/2009 với mức tăng 3,9%. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2009 đạt 5,32%, vượt mục tiêu điều chỉnh 0,2% và trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực. Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP và ba ngành chín (Nguồn: GSO&WSS) 18 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 19. 4 6 8 10 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế là các lĩnh vực thương mại, xây dựng cơ bản và sản xuất công nghiệp. Biểu đồ 6: Tăng trưởng doanh số bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng năm 2009 (Nguồn: GSO&WSS) Nhu tiêu dùng cá nhân đã tăng trở lại Tốc độ tăng trưởng thương mại (bán lẻ hàng hóa và dịch vụ) trong năm 2009 tăng 11,8% (đã loại bỏ lạm phát). Trong đó kinh doanh thương nghiệp tăng 19,1%, khách sạn nhà hàng tăng 18,8%, dịch vụ tăng 20,2% và du lịch tăng 1,3% so với năm 2008. Xu hướng tăng này còn tiếp tục do sức mua trên thị trường sẽ tăng cao theo quy luật nhu cầu mua hàng hóa tăng lên phục vụ dịp Tết. Dự báo tốc độ tăng trưởng thương mại sẽ đạt 12% năm 2010. Biểu đồ 7 : Tăng trưởng giá trị xây dựng theo quý 19 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 20. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Tín hiệu phục hồi trong lĩnh vực xây dựng dân dụng Sau một thời gian trầm lắng của ngành xây dựng đặc biệt là khoảng quý IIIV/2008, lĩnh vực xây dựng dân dụng đã phục hồi trở lại trong năm 2009. Đây là tín hiệu tốt không chỉ đối với ngành xây dựng, mà cả cho nền kinh tế. Mặc dù vậy, lĩnh vực xây dựng công nghiệp và công trình thương mại vẫn chưa qua được thời khó khăn. Tính chung toàn ngành, tốc độ tăng trưởng năm 2009 đạt khoảng 11,8%. Năm 2010 được dự báo là năm hồi phục của thị trường bất động sản Việt Nam và đồng thời sẽ kích thích mảng xây dựng tiếp tục tăng trưởng trên cả 2 mảng chủ chốt. Biểu đồ 8 : Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 (Nguồn: GSO&WSS) Tăng trưởng ấn tượng của giá trị sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ tháng 2/2009, sau khi bị giảm 4,4% trong tháng 1/2009. Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt 8%, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 3,7%, khu vực ngoài nhà nước tăng trên 10% và khu vực FDI tăng trên 8%. Nét tiến bộ đáng ghi nhận là tốc độ tăng trưởng công nghiệp quý sau cao hơn quý trước: Quý I tăng 2,2%, quý II tăng 7%, 6 tháng đầu năm tăng 4,3%, quý III tăng 8,5%, 9 tháng tăng 6,5%. Cụ thể sự tăng trưởng thể hiện qua các tỉnh như sau : Thanh Hóa tăng 13%, Quảng Ninh tăng 13%, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 10% Tính chung 12 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,6% so năm 2008. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhờ tác động của gói kích cầu, góp phần tích cực đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Sự tăng mạnh của nhu cầu nội địa cũng như hồi phục của nhu cầu nhập khẩu trên thế giới sẽ tiếp tục là nền tảng cho đà phát triển của ngành công nghiệp trong năm 2010. 20 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 21. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Biểu đồ 9 : Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 (Nguồn: GSO&WSS) Xuất nhập khẩu suy giảm, thâm hụt thương mại gây khó khăn cho cán cân thanh toán Trừ 3 tháng đầu năm xuất siêu do xuất khẩu vàng với khối lượng lớn, mức thâm hụt thương mại của Việt Nam đã dần nới rộng trong các tháng sau đó, đặc biệt là trong trong những tháng cuối năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008. Nguyên nhân chính khiến giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh trong năm qua là sự suy giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu dầu thô. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Trong các đối tác thương mại của Việt Nam, Trung Quốc giữ vị trí đứng đầu với 16,1 tỷ USD tăng 2,7%. Nhập khẩu từ EU và Mỹ chỉ tăng nhẹ, trong khi đó, nhập khẩu từ ASEAN giảm mạnh đến 31,3%. Mặc dù kim ngạch XNK giảm nhưng nếu tính về mặt khối lượng XNK hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng. Nguyên nhân của sự sụt giảm về giá trị chủ yếu là do sự giảm giá của nhiều loại hàng hóa trên thế giới, đặc biệt là mặt hàng nông sản và khai thác tài nguyên. Như vậy, tổng mức thâm hụt thương mại trong năm 2009 lên tới 12,2 tỷ USD giảm 32,1% so với năm 2008, nhưng lại chiếm đến 21,6% kim ngạch xuất khẩu, đây được xem là mức khá cao so với bình quân các nước trong khu vực. Với mức thâm hụt thương mại này trong bối cảnh lượng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh và lượng kiếu hối kém khả quan đã gây ra thâm hụt nặng về cán cân thanh toán cũng như những căng thẳng trên thị trường ngoại hối. 21 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 22. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Chính sách kích thích kinh tế trong năm 2009 mặc dù đã đạt được những thành quả tích cực đưa nền kinh tế thoát khỏi đà suy giảm, nhưng cũng tạo ra không ít các “tác dụng phụ” và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng bền vững. Kích thích kinh tế dẫn đến tăng trưởng tín dụng gần 38% Lãi suất cơ bản duy trì ở mức thấp (7% trong 10 tháng liên tiếp) và chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay doanh nghiệp (4%) đã kích thích tăng trưởng tín dụng nóng. Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2009 tăng lên gần 38% so với cuối năm 2008, cao hơn nhiều mức 21% năm 2008 và vượt ngưỡng mục tiêu của Chính phủ đạt ra hồi đâu năm (30%). Đây là mức tăng trưởng tín dụng quá cao so với tốc độ tăng trưởng GDP, cụ thể tăng trưởng tín dụng gấp 7,14 lần so với tăng trưởng GDP, trong khi bình thường chỉ dừng ở mức 3-4 lần. Hình 10: Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống từ năm 2000 đến năm 2009 (Nguồn: NHNN&WSS) Hiệu quả đầu tư thấp đẩy chỉ số ICOR lên mức 8 lần Trong tình trạng nền kinh tế mới thoát khỏi suy thoái và dần phục hồi trở lại thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp sẽ không quá lớn, tuy nhiên việc tăng trưởng tín dụng mạnh vượt quá khả năng hấp thu của nền kinh tế, cộng với chi phí vốn thấp và tiêu chuẩn cho vay dễ dãi đã khiến cho hiệu quả đầu tư bị giảm xuống. Bằng chứng rõ ràng nhất là chỉ số ICOR năm 2009 đạt mức kỷ lục 8 lần. Đặc biệt, hiệu quả đầu tư công của Việt Nam rất thấp, khiến cho ICOR khu vực này ở mức cao trên 10 lần. Theo con số thống kê qua từng giai 22 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 23. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ đoạn, từ năm 1995, hệ số ICOR của Việt Nam liên tục tăng: từ mức 3,5 giai đoạn 1991 – 1995, tăng đến 5,24 giai đoạn 2001 – 2003. Năm 2008, hệ số ICOR của nền kinh tế là 6,6. Thâm hụt ngân sách trường kỳ và lập kỷ lục 7% GDP Sự mạnh tay trong chính sách tài khóa cũng khiến ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng “trường kỳ thâm hụt”. Trong hàng chục năm, ngân sách nhà nước thường xuyên thâm hụt khoảng 5% GDP/năm. Cộng với hiệu quả đầu tư công thấp, tình trạng này đang khoét sâu sự yếu kém cơ cấu đầu tư và tích đọng các nguy cơ mất cân đối vĩ mô. Tuy năm 2009 thâm hụt ngân sách ước đoán 7% GDP, dù thấp hơn so với mức Quốc hội cho phép (8% GDP), nhưng đối với nhiều quốc gia thì đây đã là mức đáng báo động. Hình 11: Thâm hụt ngân sách nhà nước từ năm 2003 đến năm 2009 (Nguồn:GSO&WSS) Đối diện nguy cơ lạm phát ở mức cao trong năm 2010 Với quyết tâm phòng chống lạm phát của Chính phủ, chỉ số lạm phát tính theo cuối kỳ năm 2009 chỉ ở mức 6,52%, tính trung bình cả năm đạt 6,88%. Đây được xem là mức trong tầm kiểm soát của chính phủ và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi so sánh với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới thì CPI của Việt Nam vẫn đang ở mức cao, đặc biệt năm trước đó đã tăng gần 23%. CPI của khu vực EU chỉ tăng khoảng 0,5%, Nhật giảm 2,5%, các nước trong khu vực ASIAN tăng 2-4% và Trung Quốc chỉ nhích 0,6%. Tăng trưởng tín dụng mạnh trong khi chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp còn gây ra nguy cơ về lạm phát cho các năm tiếp theo, đặc biệt vào năm 2010 khi lượng tiền kích thích 23 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 24. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ kinh tế đã được tung hết ra lưu thông, cùng với việc nhập khẩu lạm phát do giá cả thế giới tăng lên theo đà hồi phục kinh tế. Hình 12: Tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng theo tháng năm 2009 (Nguồn: GSO&WSS) LSCB tăng lên 8% từ 12/2009 và đẩy mạnh hoạt động OMO Chính sách hỗ trợ lãi suất bằng VND vô hình dung đã “khuyến khích” các doanh nghiệp nhập khẩu quay sang vay tiền đồng để mua ngoại tệ, gây căng thẳng thị trường ngoại hối, tạo sự chênh lệch tỷ giá khá lớn giữa thị trường chính thức và thị trường tự do. Tình trạng trên được giải tỏa bằng việc phá giá đồng VND xuống 3,44% so với đồng USD và giảm biên độ tỷ giá VND xuống từ 5% xuống 3%. Tiếp theo là quyết định của Thủ Tướng Chính phủ chỉ đạo cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh cấm không được “găm” ngoại tệ mà phải bán ngay theo tỷ giá chính thức cho các NHTM. Việc nâng tỷ giá cũng đã phần nào làm giảm chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường niêm yết và thị trường tự do, phải ánh khách quan hơn cung cầu thực trên thị trường ngoại hối này. 3. Đánh giá hiệu quả của chính sách 3.1. Thành tựa : 24 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 25. -2 0 2 4 6 8 10 12 Q1/07 Q2/07 Q3/07 Q4/07 Q1/08 Q2/08 Q3/08 Q4/08 Q1/09 Q2/09 Q3/09 Q4/09 Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ Kết quả kích cầu năm 2009 Nguồn: Tổng cục Thống kê 1. Ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư phát triển trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái. 2. Bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. 3. Thực hiện có kết quả việc bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách, những vùng khó khăn; các lĩnh vực văn hoá, xã hội có bước phát triển mới trong điều kiện kinh tế suy giảm. Đặc biệt coi trọng an sinh xã hô ̣i và quan tâm chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách và những vùng khó khăn là nét nổi bật trong năm 2009. Cùng với việc bảo đảm đủ nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đã có, đã sửa đổi bổ sung và ban hành nhiều chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội mới như: hỗ trợ người nghèo ăn Tết và người lao động mất việc; trợ cấp khó khăn cho cán bộ công chức có thu nhập thấp trong 4 tháng đầu năm; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; triển khai chương trình giảm nghèo ở 62 huyện; hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn; xây dựng các công trình cấp nước trên các đảo có đông dân cư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ lãi suất vay mua vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; xây 25 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 26. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ dựng ký túc xá cho sinh viên; chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp ở đô thị ; điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu trong khu vực doanh nghiệp... Tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008. Chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng. Trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu khắc phục hậu quả bão số 9 là 10.300 tấn). Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đến cuối năm còn khoảng 11%. Quy mô giáo dục, đào tạo các cấp học đều tăng. Số học sinh bỏ học giảm 41% so với năm học trước. Có thêm 8 tỉnh đạt phổ cập trung học cơ sở, nâng số tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập trung học sơ sở lên 55. Kế hoạch xây dựng trường và nhà công vụ được triển khai tích cực. Năm 2009, có trên 1,4 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn tín dụng ưu đãi (chiếm khoảng 30% học sinh, sinh viên), với tổng dư nợ khoảng 18.800 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2008. 4. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao Công tác đối ngoại đạt được kết quả khá toàn diện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới trên bộ với Trung Quốc, tạo điều kiện rất quan trọng để xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển bền vững, lâu dài. Quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, các đối tác lớn có bước phát triển mới; đã ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản (VJEPA); tạo được bước phát triển sâu rộng hơn về hợp tác kinh tế với một số đối tác tại Trung Đông; mở rộng quan hệ với các nước châu Phi, Mỹ La tinh. Đảm nhiệm tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc... Kết quả đạt được sau gần 3 năm gia nhập WTO tiếp tục khẳng định sự đúng đắn của chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Chủ động hội nhập càng sâu rộng thì lợi ích tổng thể càng lớn, vừa mở rộng thị trường ngoài nước, vừa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Mặt khác, hội nhập cũng làm bộc lộ rõ hơn những bất cập, yếu kém và tính dễ tổn thương của nền kinh tế để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Chúng ta càng nhận 26 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 27. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ thức rõ hơn phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. 3.2. Hạn chế : 1. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 thấp nhất trong 10 năm gần đây. Tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp. Các doanh nghiệp và cả nền kinh tế chưa chuyển mạnh theo hướng biến thách thức thành cơ hội để cơ cấu lại sản xuất. Công nghiệp tuy đã vượt qua khó khăn, nhưng tăng trưởng vẫn ở mức thấp. Sản xuất nông nghiệp kém bền vững, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác còn rất thấp. Xuất khẩu và du lịch giảm mạnh. Tiêu thụ hàng hoá còn khó khăn. Một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch. 2. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật vững chắc. Việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến tình trạng găm giữ đô la, gây căng thẳng không đáng có và cán cân thanh toán tổng thể đã bị thâm hụt, trong khi nguồn ngoại tệ của đất nước vẫn khá dồi dào. Bội chi ngân sách tăng và chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Việc quản lý và sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước cũng như vốn trong các doanh nghiệp nhà nước chưa thật chặt chẽ, hiệu quả còn thấp. 3. Kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế kinh tế thị trường chưa có bước cải thiện đáng kể, hiện vẫn là những điểm nghẽn của tăng trưởng. Môi trường kinh doanh chưa thật thông thoáng. Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hiệu lực hiệu quả còn thấp. Năng lực và kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn hạn chế. Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh, chất lượng thấp. Hệ thống thuỷ lợi chưa đồng bộ, hiệu quả quản lý và sử dụng chưa cao. Nguồn và lưới điện chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Hạ tầng đô thị, hệ thống cấp thoát nước vừa thiếu, vừa kém chất lượng, bị quá tải. Tình trạng ngập úng ngày càng tăng. Quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị vẫn còn nhiều yếu kém. Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục, đào tạo còn bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực thấp. Năm 2009, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt khoảng 38%; cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn khoảng 51,7%. 4. Do tác động của suy giảm kinh tế, việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn nhiều khó khăn. Chỉ tiêu tạo việc làm, xuất khẩu lao động không đạt kế hoạch, tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị tăng (4,66% so với 4,65% năm 2008). Quản lý nhà nước về lao động, nhất là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa tốt. Đời sống nhân dân ở một bộ phận không nhỏ còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo và tái nghèo còn nhiều, nhất là ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Một số chế 27 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 28. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ độ, chính sách an sinh xã hội triển khai chậm, còn để xảy ra tiêu cực ở một số nơi. Tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng vẫn còn nghiêm trọng. Nạn ma tuý, mại dâm, xâm hại trẻ em còn tăng ở một số địa phương. 5. Kết quả cải cách hành chính vẫn còn thấp. Năng lực xây dựng thể chế còn yếu.Việc hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có hiệu lực còn chậm. Kết quả rà soát các văn bản hành chính cho thấy thủ tục hành chính của nước ta còn rất nặng nề, trong đó không ít những thủ tục phiền hà, không cần thiết, cần phải loại bỏ; chưa có cơ chế kiểm soát việc ban hành và thực hiện thủ tục hành chính. Năng lực tổ chức thực hiện còn kém, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, trung ương và địa phương trong điều hành chưa thật tốt. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng. Kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm. Khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều, số lượng khiếu kiện đông người tăng hơn năm 2008. C. PHẦN KẾT LUẬN Nhìn chung lại: kinh tế nước ta năm 2009 về cơ bản đã phục hồi và tăng trưởng hợp lý, nhất là những tháng cuối năm. Trong bối cảnh tác động tiêu cực của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, những kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận. Các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB... đều đánh giá cao kết quả này, như IMF nhận định: Trong năm 2009 tăng trưởng dự kiến 5,2% của Việt Nam được xem là rất khả quan so với các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, đánh giá của Chính phủ trong báo cáo trước Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ sáu cũng thừa nhận: Tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng, năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp. Việc điều hành tỷ giá và ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến găm giữ USD, cán cân thanh toán bị thâm hụt (dự báo 1,9 tỉ USD). Bội chi ngân sách tăng và chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Tình hình này đang đặt ra cho năm 2010 những vấn đề mới cần nghiên cứu và giải đáp. 28 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 29. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TỔNG CỤC THỐNG KÊ (GENERAL STATISTICS OFFICE) TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ ( ECONOMIC CENSUS ) TẬP CHÍ TÀI CHÍNH.VN TUYÊN GIÁO ( TẠP CHÍ BAN TUYẾN GIÁO TRUNG ƯƠNG ) CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ( SBV.GOV.VN ) CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU TRONG HOÀN CẢNH VIỆT NAM. LẠM PHÁP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CỦA GÓI KÍCH CẦU THỨ NHẤT VÀ GÓI THỨ HAI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GÓI KÍCH THÍCH THÍCH KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GOI KÍCH THÍCH KINH TẾ. 29 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370
  • 30. Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2009 _Nhóm 9 ủ ệ 30 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com) lOMoARcPSD|16991370