SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----

-----
ĐẬU HUY GIANG
PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----

-----
ĐẬU HUY GIANG
PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Vũ Huân
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa LuậtĐại học Quốc
gia Hà Nôi.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đậu Huy Giang
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHƢ
̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY
LUẬT.....................................................................................................................................8
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LUẬT.........................................................8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công ty luật...................................................8
1.1.1.1. Khái niệm công ty luật ..........................................................................................8
1.1.1.2. Đặc điểm của công ty luật ................................................................................. 12
1.1.1.3. Vai trò của công ty luật...................................................................................... 13
1.1.2. Mối quan hệ giữa công ty luật với luật sƣ, khách hàng.................................... 16
1.1.2.1. Mối quan hệ giữa công ty luật với luật sƣ ...................................................... 16
1.1.2.2. Mối quan hệ giữa công ty luật với khách hàng ............................................... 16
1.1.3. Sự ra đời của các loại hình công ty luật .............................................................. 18
1.1.3.1. Sự ra đời của các loại hình công ty luật ở các nƣớc trên thế giới ................ 18
1.1.3.2. Sự ra đời của các loại hình công ty luật ở Việt Nam...................................... 22
1.2. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT....................................................................... 25
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về công ty luật .................................................. 25
1.2.1.1. Khái niệm............................................................................................................. 25
1.2.1.2. Đặc điểm.............................................................................................................. 26
1.2.2. Thành lập, tổ chức, hoạt động, quản trị công ty luật ......................................... 26
1.2.2.1. Thành lập công ty luật........................................................................................ 26
1.2.2.2. Tổ chức, hoạt động công ty luật........................................................................ 31
1.2.2.3. Quản trị công ty luật........................................................................................... 42
1.2.2.4. Hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và chấm dứt hoạt động công ty luật.......... 46
1.2.3. Công ty luật trong mối liên hệ với đào tạo luật sƣ, Tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của luật sƣ ............................................................................................................ 52
1.2.3.1. Công ty luật trong mối liên hệ với đào tạo luật sƣ ........................................ 52
1.2.3.2. Công ty luật trong mối liên hệ với Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ ..... 53
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................................... 54
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM .. 56
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY LUẬT................... 56
2.1.1. Quy định về hình thức các công ty luật............................................................... 56
2.1.2. Quy định về thủ tục thành lập công ty luật......................................................... 57
2.1.3. Quy định về tổ chức và hoạt động các công ty luật........................................... 63
2.1.4. Quy định về quản trị công ty luật......................................................................... 72
2.1.5. Quy định về hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi công ty luật............................ 75
2.1.6. Quy định về tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động công ty luật ............ 80
2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG TY LUẬT........... 83
2.2.1. Về tổ chức............................................................................................................... 84
2.2.2. Về hoạt động........................................................................................................... 85
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT.......................................................................................... 87
2.3.1. Đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật.................................................... 87
2.3.2. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về công ty luật ............................................... 89
2.3.3. Nguyên nhân những bất cập pháp luật về công ty luật ..................................... 91
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................................... 91
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ CÔNG TY
LUẬT Ở VIỆT NAM ....................................................................................................... 93
3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUÂṬ ỞVIÊṬ
NAM................................................................................................................................... 93
3.1.1. Pháp luật về công ty luật cần đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp ..... 93
3.1.2. Pháp luật về công ty luật cần phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế ............. 94
3.1.3. Pháp luật về công ty luật cần đảm bảo tính linh hoạt của hành nghề luật sƣ
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ................................................................................ 95
3.1.4. Pháp luật về công ty luật tạo điều kiện để các luật sƣ hoàn thiện sứ mệnh bảo
vệ quyền con ngƣời và quyền công dân ........................................................................ 97
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIÊṆ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUÂṬ ỞVIÊṬ
NAM................................................................................................................................... 98
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ liên quan
đến hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ ...................................................................... 98
3.2.2. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ liên quan
đến tổ chức và hoạt động của công ty luật................................................................... 102
3.2.3. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ để nâng cao
trách nhiệm nghề nghiệp của các luật sƣ và tổ chức hành nghề luật sƣ................. 104
Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................................... 106
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 109
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIVIL LAW:
COMMON LAW:
EURL:
GATS:
GATT:
IFC
OECD:
SARL:
TNHH:
TRIMS:
UNCITRAL:
WTO:
Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa
Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ
Công ty TNHH một ngƣời hình thành ở Pháp từ năm
1985
Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ
Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch
Công ty tài chính quốc tế
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Công ty TNHH của Pháp
Trách nhiệm hữu hạn
Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến
thƣơng mại
Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghề luật sƣ là một nghề đặc thù riêng, không giống nhƣ các ngành
nghề kinh doanh, thƣơng mại và dịch vụ khác. Ngƣời hành nghề luật sƣ
không dựa trên nguồn vốn mà cần phải có kiến thức pháp luật và kỹ năng
hành nghề. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ là hành nghề độc lập
và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên,
để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao
uy tín trƣớc khách hàng, các luật sƣ có thể hợp tác với nhau trong các tổ chức
hành nghề nhất định. Pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới quy định hình thức
hành nghề của luật sƣ phổ biến là văn phòng luật sƣ cá nhân và công ty luật.
Ở một số nƣớc nhƣ Hy Lạp, Achentina, Brazil, Thụy Sỹ, Nhật Bản hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn không đƣợc chấp nhận, vì không phù hợp với
chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp. Đối với
nghề luật sƣ ở Anh, Mỹ, thì hình thức hành nghề phổ biến là công ty hợp
danh. Một số nƣớc nhƣ Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức không
bắt buộc phải hành nghề dƣới hình thức nhất định. Hình thức hành nghề luật
sƣ của các nƣớc này tƣơng đối đa dạng, bên cạnh công ty hợp danh, các luật
sƣ có thể chọn những hình thức kinh doanh thông thƣờng nhƣ công ty liên
doanh… Ngoài ra, còn quy định luật sƣ có thể hành nghề độc lập, mà không
cần thành lập văn phòng hay công ty.
Ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sƣ năm 1987, thì
Đoàn luật sƣ vừa là tổ chức mang tính xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, vừa là
nơi hành nghề của luật sƣ. Hình thức tổ chức này không phù hợp với tính chất
của nghề luật sƣ, chƣa phát huy đƣợc tính năng động, tự chủ của luật sƣ và
chƣa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sƣ. Sau khi Quốc hội thông qua Luật
Doanh nghiệp năm 1999, thì một vấn đề đƣợc đặt ra là liệu luật sƣ
1
có đƣợc hành nghề theo các loại hình doanh nghiệp đƣợc quy định trong Luật
Doanh nghiệp hay không? Có ý kiến cho rằng, luật sƣ đƣợc lựa chọn các
hình thức hành nghề theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhƣng có ý kiến
khác lại cho rằng, do đặc thù của nghề luật sƣ là phải chịu trách nhiệm vô
hạn, nên chỉ có hình thức công ty hợp danh là phù hợp với nghề luật sƣ. Dựa
vào mô hình bố trí các loại hình doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm
1999, Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001 đã xác định các hình thức tổ chức hành
nghề luật sƣ với đặc trƣng riêng của nghề luật sƣ, theo đó, luật sƣ có thể tự
mình thành lập văn phòng luật sƣ riêng của mình, cùng với các luật sƣ khác
thành lập văn phòng luật sƣ hoặc công ty luật hợp danh. Theo Pháp lệnh này,
công ty luật hợp danh là hình thức hành nghề của luật sƣ, song vì công ty luật
hợp danh là hình thức kinh doanh không phù hợp với hoạt động tham gia tố
tụng, đặc biệt với điều kiện của Việt Nam thời điểm đó, nên Pháp lệnh quy
định công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện tƣ vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý
khác, nhƣng không đƣợc thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng
(khoản 2 Điều 18 Pháp lệnh Luật sƣ).
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đƣợc ban hành đã quy định cụ thể hơn về
các loại hình doanh nghiệp, theo đó hình thức hành nghề của luật sƣ cũng đã có
bƣớc tiến mới. Luật Luật sƣ năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Luật sƣ năm 2012 đã có các quy định theo hƣớng đƣa các tổ chức hành
nghề luật sƣ xích lại gần với các loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật
Luật sƣ, thì tổ chức hành nghề luật sƣ bao gồm: (i) Văn phòng luật sƣ là tổ chức
hành nghề luật sƣ do một luật sƣ thành lập đƣợc tổ chức và hoạt động theo loại
hình doanh nghiệp tƣ nhân; luật sƣ thành lập văn phòng luật sƣ là trƣởng văn
phòng và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của
văn phòng. Trƣởng văn phòng là ngƣời đại diện theo pháp luật của văn phòng;
(ii) Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và
2
công ty luật trách nhiệm hữu hạn. So với Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001, Luật
Luật sƣ đã quy định thêm loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn
nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ còn quy
định công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là công ty luật trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành
viên. Thành viên của công ty luật phải là luật sƣ. Công ty luật hợp danh do ít
nhất hai luật sƣ thành lập và không có thành viên góp vốn. Công ty luật trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sƣ thành lập. Công ty
luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sƣ thành lập và là chủ sở
hữu. Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm giám đốc công ty.
Luật sƣ làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên làm
giám đốc công ty. Văn phòng luật sƣ, công ty luật có các quyền, nghĩa vụ
theo quy định của Luật Luật sƣ, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Qua thời gian thực hiện và thi hành Luật Luật sƣ, có thế thấy về mô hình
tổ chức hành nghề luật sƣ của Việt Nam hiện tại là chƣa hợp lý, còn nhiều bất
cập, cụ thể: (i) Luật Luật sƣ hiện hành mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật
sƣ theo hƣớng cho phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên và công ty luật trách nhiệm một thành viên là chƣa hợp lý. Bởi lẽ, nghề luật
sƣ là một nghề đặc thù không giống các ngành nghề kinh doanh khác. Đặc điểm
hoạt động nghề luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt
động nghề nghiệp của mình. Hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn không
phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp;
(ii) Có sự không thống nhất, mâu thuận giữa Luật Luật sƣ, Nghị định hƣớng dẫn
thi hành Luật Luật sƣ và Luật Doanh nghiệp. Đây là mâu thuận khá nghiêm
trọng bởi Luật Doanh nghiệp không
3
cho phép chuyển đổi công ty hợp danh thành công ty trách nhiệm hữu hạn và
ngƣợc lại. Ngoài ra còn một số bất cập trong quy định pháp luật về công ty
luật nhƣ vấn đề áp dụng pháp luật…
Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc
và thực trạng của tổ chức và hoạt động của các công ty luật ở nƣớc ta, việc
nghiên cứu đề tài “Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam” là cần thiết, có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu sẽ bổ sung thêm
cơ sở lý luận và thực tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở
Việt Nam trong điều kiện cải cách tƣ pháp , xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là lý do mà tác giả đa ̃lựa chọn đề tài này
để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ nói chung và pháp
luật về công ty luật nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
(i) Trong lĩnh vực luật sƣ và hành nghề luật sƣ đã có một số công trình: -
Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt
Nam”do đồng chí Nguyễn Văn Thảo, Vụ trƣởng Vụ Bổ trợ tƣ pháp, Bộ Tƣ
pháp làm chủ nhiệm đề tài, năm 2003;
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thực trạng,
nhu cầu, và định hướng phát triển” do TS. Nguyễn Văn Tuân, Tổng biên tập
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp làm chủ nhiệm đề tài, năm 2005;
- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Dƣơng Đình Khuyến về: “Vấn
đề xã hội hóa về hoạt động luật sư và tư vấn pháp luật”, năm 2001.
(ii) Nghiên cứu pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ:
4
- Luận án Tiến sĩ luật học của Luật sƣ Phan Trung Hoài với đề tài:
“Hoàn thiện pháp luậtvề tổ chức và hành nghềluậtsư trong điều kiện mới ở
Việt Nam”, năm 2003;
- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Anh Minh với đề tài
“Luậtsư và tổ chức hành nghềluậtsư ở Việt Nam hiện nay”, năm 2009.
(iii) Nghiên cứu về các loại hình công ty, đã có một số công trình cụ thể:
- Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thùy Giang “Pháp
luật Việt Nam về công ty hợp danh”, năm 2012;
- Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Huế với đề tài:
“Pháp luậtvề công ty hợp danh ở Việt Nam”.
Những công trình nghiên cứu khoa học trên đây đề cập nhiều về các
vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức luật sƣ và hành nghề luật sƣ ở Việt Nam,
góp phần làm rõ hơn lý luận và thực tiễn về tổ chức luật sƣ và hành nghề luật
sƣ, trong đó, có nhiều kiến giải, luận điểm khoa học đã đƣợc vận dụng vào
thực tiễn. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu,
toàn diện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam với tƣ cách là hành lang pháp
lý cho hình thức hành nghề của luật sƣ, những kết quả nghiên cứu của các
công trình đã công bố sẽ là các tƣ liệu quý giá để tác giả kế thừa và tham
khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của Luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
của pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn
thiện pháp luật về công ty luật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
công ty luật ở Việt Nam.
5
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của
Luận văn đƣợc xác định là:
(i) Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật;
(ii) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật ở Việt Nam;
(iii) Đề xuất các định hƣớng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về
công ty luật ở Việt Nam.
4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hệ thống các quy định pháp luật về công ty
luật ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo kinh nghiệm pháp
luật của một số nƣớc về vấn đề này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về công ty luật từ khi
Luật Luật sƣ năm 2006 đƣợc ban hành đến nay.
+ Về không gian: Pháp luật của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm
pháp luật của một số nƣớc trên thế giới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để tiếp cận nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả , tác
giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cƣ́ u chủ yếu là phân tích , tổng hợp, suy
luận logic, so sánh đối chiếu, thống kê và dùng sự kiện để chứng minh nhận
định dựa trên nền tảng phƣơng pháp tƣ duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử theo tƣ tƣởng Mác - Lênin về nhà nƣớc và pháp luật.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng
tỏ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật, đồng thời làm phong
phú thêm cơ sở khoa học về áp dụng pháp luật trong quá trình thực thi. Luận
6
văn có thể là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu, giảng dạy về
pháp luật, đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách tƣ pháp.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện
pháp luật về công ty luật, các quy định của Luật Luật sƣ, Luật Doanh nghiệp
cho phù hợp với đặc trƣng của nghề luật sƣ cũng nhƣ thông lệ trên thế giới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về công ty luật ở Việt Nam
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở
Việt Nam
7
Chƣơng 1
NHƢ
̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LUẬT
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công ty luật
1.1.1.1. Khái niệm công ty luật
* Khái niệm chung về công ty: Công ty (company) có thể mang
những tên gọi khác nhau nhƣ tổ hợp (corporation), hãng (firm), tập đoàn
(group), doanh nghiệp hay xí nghiệp (enterprise), nhà máy (factory) hoặc tổ
chức (organization)… Trong khoa học pháp lý, khi nghiên cứu, tìm hiểu về
công ty, pháp luật các quốc gia trên thế giới đƣa ra không ít khái niệm.
Bộ luật Dân sự Công hòa Pháp quy định: “Công ty là một hợp đồng
thông qua đó hai hay nhiều ngƣời thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay
khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu đƣợc
qua hoạt động đó”.[28] Nhà luật học Kubler Cộng hòa Liên bang Đức quan
niệm rằng: “Khái niệm công ty đƣợc hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá
nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động
để đạt một mục tiêu chung nào đó”.[19]
Theo Luật của bang Georgia - Mỹ, thì “công ty là một pháp nhân đƣợc
tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhƣng có thời hạn về
thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động đƣợc ấn định
trong điều lệ”. Theo luật của bang Lousiana - Mỹ, “công ty là một thực thể
đƣợc tạo ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dƣới một tên chung.
Những thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống
nhất. Tuy nhiên, sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục
đích cụ thể nào đó đƣợc xem xét nhƣ một con ngƣời cụ thể”.
8
Ở Việt Nam, tuy không đƣa ra một khái niệm chung về công ty, nhƣng
qua định nghĩa chung về công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đƣợc
quy định tại Điều 2 Luật Công ty năm 1990 thì: “Công ty… là doanh nghiệp
trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ
tƣơng ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”.
Qua một số khái niệm trên cho thấy, các quy định về công ty có những
nét tƣơng đồng, bên cạnh đó cũng có những điểm khác nhau, nhƣng tổng hợp
chung lại có khái niệm tổng quát nhƣ sau: “Công ty là sự liên kết của hai hay
nhiều ngƣời (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các
bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành
các hoạt động để đạt mục tiêu chung”.
Với khái niệm này, công ty có ba đặc điểm cơ bản: (i) Sự liên kết của
hai hay nhiều ngƣời hoặc tổ chức, sự liên kết này thể hiện ở hình thức bên
ngoài là một tổ chức; (ii) Sự liên kết đƣợc thực hiện thông qua một sự kiện
pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế), các thành viên bỏ ra một số tài sản của
mình để góp vào công ty; (iii) Sự liên kết nhằm mục đích chung.
Có nhiều sự liên kết giống công ty nhƣng không do luật công ty điều
chỉnh nhƣ cộng đồng kinh tế, các hiệp hội. Theo khái niệm trên, thì có rất
nhiều loại công ty với các mục đích khác nhau, trong đó có các loại công ty
thƣơng mại hay công ty kinh doanh là phổ biến, ngoài ra còn có các công ty
dân sự. Có thể phân loại công ty theo các các tiêu chí sau:
- Theo lĩnh vực hoạt động, thƣờng có: Công ty thƣơng nghiệp/thƣơng
mại, công ty vận tải, công ty công nghiệp, công ty tài chính, ngân hàng, công
ty luật, công ty bảo hiểm…
- Theo chế độ sở hữu, có:Công ty nhà nƣớc, công ty tƣ nhân.
9
- Theo phạm vi kiểm soát hay tƣ cáchpháp nhân, có công ty nội địa,
công ty nƣớc ngoài, công ty hỗn hợp…
- Theo tính chất giao dịch, thƣờng có công ty môi giới, công ty đại lý,
công ty bán buôn, công ty bán lẻ…
- Theo phân định trách nhiệm, có công ty trách nhiệm hữu hạn (các
thành viên chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đóng góp của mình), công ty
trách nhiệm vô hạn (một số ít thành viên chính còn phải chịu trách nhiệm về
những tài sản khác ngoài phần vốn đóng góp của mình).
* Khái niệm công ty luật: Công ty là chủ thể (subject) tiến hành hoạt
động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo Perter Drucker, thuật
ngữ “kinh doanh” (business) còn có nghĩa “khai thác” (exploitation). Kinh
doanh là các hoạt động theo đuổi lợi nhuận. Nhƣ vậy, bản thân thuật ngữ kinh
doanh đã bao gồm các hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực nhƣ: Tìm kiếm, thăm
dò, khai thác (nguyên liệu, năng lƣợng), pháp lý (pháp luật), sản xuất (công
nghiệp, nông nghiệp), lƣu thông phân phối, tiêu thụ sản phẩm (gọi chung là
thƣơng mại). Với quan niệm đó, nếu nói “trong sản xuất và kinh doanh”, thì
chƣa chính xác, bởi vì bản thân sản xuất cũng là một khâu của kinh doanh.
Trong kinh doanh, mỗi công ty đƣơng nhiên có chủ sở hữu (owner). Ngƣợc
lại, một chủ sở hữu có thể có nhiều công ty hay xí nghiệp khác nhau, ở những
lĩnh vực khác nhau (chủ sở hữu công ty có thể tuyển giám đốc điều hành hay
ngƣời quản lý công ty thay mình bằng quan hệ hợp đồng thoả thuận).
Kinh doanh dịch vụ pháp lý là một ngành, nghề kinh doanh mà cá nhân
phải đáp ứng đủ điều kiện luật định, thì mới đƣợc phép lựa chọn thành lập các
loại hình công ty để tiến hành hoạt động kinh doanh. Ngƣời muốn thành lập
công ty luật để kinh doanh dịch vụ pháp lý phải là luật sƣ. Nghề luật sƣ rất chú
ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sƣ và tính chất của nghề tự do
trong tổ chức hành nghề luật sƣ. Vì tính chất đặc thù đó, có thể đƣa ra
10
khái niệm về công ty luật nhƣ sau: Công ty luật là một loại hình công ty gồm
một hoặc hai thành viên trở lên là luật sƣ, tự bỏ vốn hoặc cùng nhau góp vốn
để thành lập một pháp nhân với mục đích chung là kinh doanh dịch vụ pháp
lý. Tùy theo loại hình công ty, thành viên công ty có thể chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã
góp vào công ty hoặc chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ
của công ty.
Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, các hình thức công ty
luật phổ biến trên thế giới gồm các loại hình sau: (i) Công ty luật hợp danh;
(ii) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên; (iii) Công ty luật trách
nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật là một loại hình công ty hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lý, các nƣớc trên thế giới quy
định các loại hình công ty luật khác nhau, nhƣng chủ yếu là ba loại hình:
- Công ty luật hợp danh: Là một loại hình công ty đối nhân, có ít nhất
hai luật sƣ là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dịch vụ pháp lý dƣới
một tên chung. Thành viên hợp danh cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, một số nƣớc nhƣ
Mỹ, công ty luật hợp danh bao gồm hợp danh thông thƣờng và hợp danh hữu
hạn. Công ty hợp danh thông thƣờng do các luật sƣ cùng nhau thành lập, điều
hành công ty cũng nhƣ cùng chịu trách nhiệm và cùng hƣởng lợi nhuận thu
đƣợc. Các luật sƣ trong công ty hợp danh thông thƣờng chịu trách nhiệm cá
nhân và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty. Công ty hợp danh hữu hạn
do ít nhất hai luật sƣ trở lên thành lập , trong đó có ít nhất một luật sƣ chịu
trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty (hội viên nhận vốn), còn các
luật sƣ khác chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty (hội
viên hùn vốn).
11
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Là một loại hình
công ty có ít nhất hai thành viên trở lên là luật sƣ cùng góp vốn để thành lập
một pháp nhân nhằm kinh doanh dịch vụ pháp lý. Thành viên chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn cam kết góp vào công ty.
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là công ty do một
luật sƣ thành lập và làm chủ sở hữu nhằm kinh doanh dịch vụ pháp lý. Chủ sở
hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Ở Đức, còn cho phép luật sƣ thành lập công ty luật liên doanh. Luật về
Luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày
28/10/2007 quy định: Công ty luật có thể đƣợc thành lập dƣới hình thức công
ty luật tƣ nhân, công ty luật hợp danh và công ty luật có vốn đầu tƣ nhà
nƣớc. Qua nghiên cứu cho thấy, bản chất của công ty luật là hình thức tổ chức
hành nghề luật sƣ, do các luật sƣ tự thành lập hoặc tham gia thành lập nhằm
thực hiên hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ, góp phần bảo vệ công lý và tiến
bộ xã hội.
1.1.1.2. Đặcđiểm của công ty luật
Không có khái niệm chung về công ty luật, do đó đƣơng nhiên không
có những quy định khuôn mẫu, thống nhất về đặc điểm pháp lý của loại hình
liên kết này trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Luật mỗi quốc gia đƣa
ra những quy chế pháp lý riêng cho công ty luật, tuy nhiên tựu trung lại, các
quy định đều tƣơng đối đồng nhất với nhau ở một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thành viên thành lập hoặc tham gia thành lập công ty là luật
sƣ. Đặc điểm này thể hiện tính chất nghề nghiệp của luật sƣ là hành nghề độc
lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình.
12
Thứ hai, là hình thức công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ pháp lý, là công ty đối nhân, chịu trách nhiệm vô hạn.
Thứ ba, tính chất đối vốn của công ty không đặt ra, vì việc hành nghề
luật sƣ không dựa trên nguồn vốn, mà dựa vào kiến thức pháp luật và kỹ năng
hành nghề của luật sƣ.
Thứ tư, tƣ cách pháp lý của thành viên không thể chuyển nhƣợng hay
thừa kế, điều này xuất phát từ tính chất nghề nghiệp của luật sƣ, vì thế khi
một thành viên ra khỏi công ty hoặc chết nếu không đủ số thành viên theo quy
định, công ty phải chuyển đổi loại hình hoặc chấm dứt hoạt động.
Thứ năm, công ty luật chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan tƣ pháp
(Sở Tƣ pháp) và tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sƣ.
Thứ sáu, công ty không đƣợc phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy
động vốn.
1.1.1.3. Vai trò của công ty luật
Là một trong những loại hình công ty xuất hiện sớm trong lịch sử, có
vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Bên cạnh vai trò chung nhƣ các loại
hình công ty khác, công ty luật có ý nghĩa riêng khiến cho nó không thể thiếu
đƣợc trong xã hội.
Thứ nhất, công ty luật góp phần quantrọng trong việc tham gia tuyên
truyền, phổbiến, giáodục pháp luật
Luật sƣ là một nghề cao quý trong xã hội, ngƣời muốn hành nghề luật
sƣ phải có kiến thức pháp luật chuyên sâu. Luật sƣ trƣớc hết là một chuyên
gia pháp luật, một cố vấn pháp luật có những kỹ năng hành nghề thực thụ.
Hoạt động hành nghề của luật sƣ tiếp xúc với mọi đối tƣợng, hỗ trợ về mặt
pháp lý cho mọi tổ chức và cá nhân. Công ty luật là nơi liên kết của các luật
sƣ, cùng chung một mục đích hành nghề, thông qua hoạt động hành nghề của
13
luật sƣ thành viên, công ty luật góp phần tuyên truyền , phổbiến giáo duc ̣
pháp luật cho tổ chức, cá nhân và công̣đồng xa ̃hôị.
Thứ hai, công ty luật có vai trò trong việc bảovệ công lý, bảo vệ quyền
của bị can, bị cáo và các đương sự trước Toà
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi công dân thƣờng có nhiều mối quan hệ
giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức. Những mối quan hệ
này nhiều khi phát sinh những mâu thuẫn, xâm phạm đến quyền và lợi ích của
mỗi bên. Đặc biệt là những mâu thuẫn phải giải quyết bằng con đƣờng Tòa án.
Khi đó những quyền cơ bản của công dân dễ bị xâm phạm, vì có những trƣờng
hợp công dân hạn chế về trình độ văn hóa, không hiểu biết pháp luật nên khó có
thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách đầy đủ và toàn diện.
Công ty luật đƣợc thành lập để giúp cho công dân về mặt pháp lý, vì luật sƣ là
ngƣời am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, nên sẽ giúp
cho công dân về mặt pháp lý có hiệu quả nhất khi có những vụ việc xảy ra liên
quan đến pháp luật, nhất là những vụ việc ở Tòa án.
Thông qua công ty luật, luật sƣ có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lơị ich́ hơp̣
pháp của cá n hân, cơ quan, tổchƣ́ c vàg óp phần bảo vê ̣pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Hoạt động hành nghề của luật sƣ góp phần bảo đảm thực hiện tốt
nguyên tắc tranh tụng tại Tòa án và trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
của cải cách tƣ pháp. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng
của các luật sƣ không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị
cáo, các đƣơng sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện,
sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng ngƣời, đúng
tội, đúng pháp luật. Thông qua hoạt động bào chữa, tranh tụng tại Tòa án, luật
sƣ đã góp phần làm giảm thiểu các vụ án oan, sai, đã xuất hiện nhiều tấm
gƣơng luật sƣ xuất sắc trên diễn đàn “Pháp đình”, vị thế của luật sƣ trong xã
hội cũng vì thế mà ngày càng đƣợc nâng cao.
14
Thứ ba, công ty luậtcó vai trò quan trọng trong hoạt động tư vấn pháp
luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức
Để ngƣời dân tuân thủ pháp luật và tin tƣởng vào sự công bằng, bình
đẳng của pháp luật, thì những ngƣời hành nghề luật sƣ phải tự mình tôn trọng
pháp luật. Đó là lý do vì sao nghề luật sƣ phải đƣợc pháp luật điều chỉnh chặt
chẽ để duy trì lòng tin của toàn xã hội.
Thông qua hoạt động tƣ vấn pháp luật của các luật sƣ thành viên, công
ty luật có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp xảy ra
trong đời sống xã hội, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt
phiền hà cho cơ quan nhà nƣớc khi ngƣời dân thiếu hiểu biết pháp luật.
Hoạt động tƣ vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác của luật sƣ là một
trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập môi trƣờng đầu tƣ, kinh
doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật, đồng thời hỗ trợ tích cực
trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thị trƣờng dịch vụ, tăng thu
ngân sách, giải quyết việc làm; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.
Thứ tư, công ty luật có vai trò trong việc tham gia xây dựng chính
sách, pháp luật của Nhà nước
Là ngƣời hiểu biết pháp luật, thông qua việc hành nghề, luật sƣ phải
trau dồi kiến thức và sử dụng kiến thức đó để tăng cƣờng giáo dục và phát
triển hệ thống pháp luật. Thông qua tổ chức xã hội nghề nghiệp của mình, luật
sƣ tham gia xây dƣng̣ chính sách , pháp luật của Nhà nƣớc. Một dự án luật
muốn đạt chất lƣợng cần phải có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và
đóng góp ý kiến. Luật sƣ là ngƣời hiểu biết pháp luật, việc tham gia xây dựng
pháp luật của luật sƣ là một nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo cho các
đạo luật đạt chất lƣợng cao.
15
1.1.2. Mốiquan hệ giữa công ty luật với luật sƣ, khách hàng
1.1.2.1. Mối quan hệ giữa công ty luậtvới luậtsư
Công ty luật có mối quan hệ mật thiết với luật sƣ thành viên. Trong
mối quan hệ này công ty luật đóng vai trò quan trong, công ty là nơi để các
luật sƣ thành viên hội tụ với nhau để hành nghề. Thông qua công ty luật mà
uy tín của các luật sƣ đối với khách hàng ngày càng đƣợc đề cao. Trong mối
quan hệ này công ty luật đóng vai trò quyết định. Khi luật sƣ ký hợp đồng
dịch vụ pháp lý với khách hàng, luật sƣ nhân danh công ty để ký hợp đồng,
do đó nếu khi có tranh chấp xẩy ra thì đƣơng nhiên khách hàng sẽ tranh chấp
với công ty. Vấn đề trách nhiệm của luật sƣ đối với công ty đến đâu tùy thuộc
vào loại hình công ty luật TNHH hay công ty luật hợp danh hoặc hợp đồng
lao động ký giữa luật sƣ với công ty. Ngoài ra công ty luật còn là nơi hội tụ
các luật sƣ học nghề, là môi trƣờng đào tạo nghề luật sƣ, thông qua đó hình
thành các luật sƣ giỏi. Công ty có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp cho luật sƣ của công ty theo quy định của pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm.
Luật sƣ có vai trò thúc đẩy công ty luật phát triển, các luật sƣ giỏi,
hành nghề một cách chuyên nghiệp thì sẽ tạo ra uy tín cho luật sƣ nói riêng và
công ty luật nói chung. Qua uy tín của các luật sƣ dần tạo nên thƣơng hiệu
cho công ty luật. Thực tế khi khách hàng tìm đến luật sƣ họ thƣờng quan tâm
đến các thông tin: Tên luật sƣ, công ty luật…Nghề luật sƣ là một nghề hoạt
động dựa vào uy tín cá nhân, do đó khi thành lập công ty luật, luật sƣ thƣờng
dùng tên riêng của mình để đặt tên cho công ty luật. Vì vậy, thƣơng hiệu của
luật sƣ thƣờng đi đôi với thƣơng hiệu của công ty luật.
1.1.2.2. Mối quan hệ giữa công ty luậtvới khách hàng
Trong mối quan hệ giữa công ty luật với khách hàng, công ty luật đóng
vai trò là chủ thể cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Khách hàng có
16
quyền lữa chon luật sƣ của công ty luật để thỏa thuận ký hợp đồng dịch vụ
pháp lý. Ngoài ra khách hàng có thể thỏa thuận với đại diện của công ty luật
để ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, khi đó công ty luật sẽ thỏa thuận, phân công
cho các luật sƣ thực hiện công việc mà công ty đã ký hợp đồng với khách
hàng. Nhƣ vậy trong mối quan hệ này hai công ty luật và khách hàng đều có
quyền và nghĩa vụ với nhau. Công ty có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp
các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc, thực hiện thanh toán phí dịch vụ
pháp lý theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ…
Trong quan hệ với khách hàng công ty luật có nghĩa vụ và trách nhiệm
sau: Thực hiện đúng hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với khách hàng, giữ bí mật
cho khách hàng, bồi thƣờng thiệt hại do lỗi mà luật sƣ của công ty gây ra cho
khách hàng…
Khách hàng có mối quan hệ mật thiết đối với công ty luật. Khách hàng
có toàn quyền lữa chọn công ty luật để sự dụng dịch vụ pháp lý, lựa chọn của
khách hàng đối với dịch vụ pháp lý của một công ty luật phụ thuộc rất nhiều
yếu tố, không chỉ liên quan đến chất lƣợng dịch vụ mà còn liên quan đến sự
tin tƣởng, tính bản địa, các mối quan hệ cộng tác trƣớc đó. Khách hàng
thƣờng chọn công ty luật dựa trên các tiêu chí: (i) Sự tin tƣởng (chọn công ty
luật của quốc gia mình, có mối quan hệ hợp tác trƣớc đo, có quan hệ hợp tác
của công ty mẹ/công ty con đối,...); (ii) Khả năng xuất sắc, kinh nghiệm trong
lĩnh vực cần tƣ vấn; (iii) Mức phí hợp lý có mang lại giá trị cho thân chủ
(khác với khái niệm phí rẻ). Khi sử dụng dịch vụ pháp lý, khách hàng sẽ có
những đánh giá, nhận xét về sự hài lòng, không hài lòng đối với công ty luật,
quá đó công ty luật hoàn thiện dịch vụ pháp lý một cách tốt hơn.
Khách hàng của các công ty luật có thể chia thành hai nhóm chính: các
khách hàng nội địa và các khách hàng quốc tế. Khi xem xét sử dụng dịch vụ
pháp lý của một công ty luật trong nƣớc và một công ty luật nƣớc ngoài,
17
khách hàng trong nƣớc và khách hàng nƣớc ngoài sẽ có những phản ứng
khác nhau. Các công ty luật nội địa đã có sẵn đƣợc sự tin tƣởng của khác
hàng vì khả năng hiểu và thông thạo các điều kiện về văn hóa, luật pháp, thói
quen pháp luật, các mối quan hệ với chính quyền tại chính nƣớc mình. Tuy
nhiên, vẫn còn những đối tƣợng khách hàng có tâm lý “sính ngoại” và chọn
lựa dịch vụ pháp lý của một công ty luật nƣớc ngoài, có khi chỉ để gây uy thế
với đối tác. Điều này cũng có thể ví nhƣ việc ngƣời Việt Nam tích dùng hàng
hiệu nƣớc ngoài. [21]
Sự tin tƣởng của các khách hàng đối với công ty luật thƣờng đƣợc xây
dựng lâu dài thông qua các mối quan hệ hợp tác đã có trƣớc đó giữa hai bên,
hoặc giữa công ty luật với công mẹ/công ty con cần tƣ vấn. Để giữ gìn và
phát triển các mối quan hệ hợp tác này, các công ty luật cần chú ý đến việc
kết nối với các công ty khác để tạo mạng lƣới cho việc giới thiệu khác hàng.
1.1.3. Sựra đời của các loạihình công ty luật
1.1.3.1. Sựra đời của các loại hình công ty luậtở các nước trên thế
giới
Vào khoảng thế kỷ thứ XIII, ở một số thành phố lớn của các nƣớc châu
Âu có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc giao lƣu buôn bán, đã xuất hiện các
công ty thƣơng mại đối nhân đầu tiên. Sang đầu thế kỷ XVII, các công ty đối
vốn ra đời. Sự ra đời của các công ty kinh doanh kéo theo đó là nhu cầu cần phải
có luật lệ về công ty. Lịch sử luật công ty gắn liền với các quy định về liên kết,
hợp đồng và các quan hệ nợ nần trong luật La Mã. Các công ty hoạt động theo
luật tƣ và chịu rất ít sự giám sát của nhà nƣớc. Năm 1807, Pháp ban hành Bộ
luật Thƣơng mại, thể chế hóa quan điểm tự do hoạt động kinh doanh, sau đó
nhiều nƣớc châu Âu đã ban hành Luật Thƣơng mại. Mặc dù vậy, việc thành lập
công ty vẫn cần giấy phép của nhà nƣớc. Đến năm 1870, hầu hết các nƣớc đều
bải bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập, công dân hoàn toàn có
18
quyền tự do thành lập công ty và tự do hoạt động. Nhà nƣớc chỉ đƣa ra các
quy định bắt buộc công ty có nghĩa vụ đăng ký theo quy định của pháp luật,
căn cứ vào kết quả thẩm định của các chuyên gia kiểm toán độc lập. Do sự tự
do hóa kinh doanh nên đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo trong công chúng, đặc biệt
là trong chiến tranh, vì vậy mà ngƣời ta đã hoàn thiện luật lệ. Đức là một
trong những nƣớc xuất hiện công ty sớm: Năm 1870, ban hành Luật Công ty
cổ phần, sau đó đƣợc bổ sung, sửa đổi bởi Bộ luật Thƣơng mại năm 1897,
sau này thay thế bằng Luật Công ty cổ phần; từ năm 1937 đến năm 1965 ban
hành Luật Công ty cổ phần mới và hiện nay vẫn có giá trị pháp lý; năm 1892
ban hành Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn. Cùng với việc ban hành các luật
công ty nhằm điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, các nƣớc đã
ban hành luật công ty nhằm điều chỉnh hoạt động hành nghề luật sƣ, quy định
các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ nhƣ: Văn phòng luật sƣ, công ty luật
hợp danh. Có thể khái quát về sự ra đời của các hình thức công ty luật trên thế
giới qua một số nƣớc sau:
Ở Mỹ, nghề luật sƣ ra đời muộn hơn so với các nƣớc ở châu Âu nhƣ
Anh, Pháp, Đức… Thƣờng là các luật sƣ một số nƣớc châu Âu khi sang Mỹ
làm ăn sinh sống mang theo luật, kiến thức pháp luật của nƣớc mình và áp
dụng luôn trong phạm vi lãnh địa mà họ chiếm cứ. Nƣớc Mỹ sau khi giành
độc lập đã lựa chọn áp dụng hệ thống luật án lệ, nhƣng không muốn rập
khuôn hoàn toàn nhƣ mô hình của nƣớc Anh. Ở Mỹ, không có sự phân biệt
giữa 2 nghề luật sƣ nhƣ ở Anh. Nƣớc Mỹ với chế độ liên bang, tính đa dạng
của các bang thành viên, tính đa dạng về sắc tộc đòi hỏi phải có mô hình tƣ
pháp riêng và mô hình một nghề luật sƣ duy nhất. Mô hình một nghề luật sƣ
duy nhất ra đời ở Mỹ trong một môi trƣờng pháp lý và xã hội đặc thù, trong
bối cảnh của một nhà nƣớc liên bang, theo chính sách tự do, nhà nƣớc giảm
thiểu sự can thiệp vào đời sống xã hội, ở đó quyền tự do kinh doanh đƣợc
19
khuyến khích. Hệ thống luật của Mỹ là hệ thống luật không thành văn, là hệ
thống luật án lệ làm cho ngƣời dân rất khó hiểu vì tính phức tạp của nó. Vì
không hiểu biết pháp luật cho nên chỉ khi ra Toà, ngƣời dân mới biết mình
đúng hay sai. Số lƣợng các bản án, quyết định của Toà án mang tính án lệ
ngày càng nhiều làm cho việc tìm hiểu pháp luật ngày càng khó khăn hơn. Đó
là lý do giải thích tại sao trong một hệ thống pháp luật phức tạp nhƣ vậy
ngƣời dân lại rất cần đến sự giúp đỡ của luật sƣ. Sau những cải cách đƣợc
tiến hành từ năm 1933, nhà nƣớc liên bang can thiệp nhiều hơn vào đời sống
kinh tế xã hội, chính quyền của từng bang cũng muốn giảm bớt sự tự do quá
trớn trong bang của họ. Vai trò của luật sƣ không ngừng tăng lên vì càng có
nhiều luật, thì ngƣời dân càng khó khăn hơn để biết đƣợc hết các luật. Xuất
phát từ đặc thù riêng của nƣớc Mỹ, nên phạm vi hoạt động của luật sƣ rất
rộng. Luật sƣ Mỹ đƣợc hoạt động trong một khuôn khổ hết sức tự do, có thể
can thiệp vào mọi lĩnh vực của pháp luật. Từ thực trạng đó, chính quyền Mỹ
đã ban hành nhiều đạo luật để điều chỉnh lĩnh vực luật sƣ. Trong các đạo luật
đó, quy định cho phép luật sƣ thành lập các công ty luật hợp danh, văn phòng
luật sƣ hoặc luật sƣ hành nghề tự do. Ngoài ra, luật sƣ có thể làm công ăn
lƣơng cho Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức... Với tƣ cách là luật sƣ làm
công ăn lƣơng (in house lawyer), luật sƣ có thể chịu trách nhiệm toàn bộ, một
phần hoặc không chịu trách nhiệm gì tuỳ theo hợp đồng đƣợc hai bên ký kết.
Luật sƣ có thể mở văn phòng luật sƣ do cá nhân mình làm chủ, tự quản lý
điều hành và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
“Công ty luật hợp danh bao gồm hợp danh thông thƣờng và hợp danh
hữu hạn. Công ty luật hợp danh thông thƣờng do các luật sƣ cùng nhau thành
lập, điều hành, cũng nhƣ cùng chịu trách nhiệm và cùng hƣởng lợi nhuận thu
đƣợc. Các luật sƣ trong công ty luật hợp danh thông thƣờng chịu trách nhiệm
cá nhân và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty. Công ty luật hợp danh
20
hữu hạn do ít nhất hai luật sƣ trở lên thành lập, trong đó có ít nhất một luật sƣ
chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty (hội viên nhận vốn), còn
các luật sƣ khác chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty (hội
viên hùn vốn)”.[5, tr-45]
Cùng với đó, các hội nghề nghiệp của luật sƣ cũng đƣợc thành lập
nhƣ hội luật sƣ về luật công ty, hội luật sƣ trên internet... và ở từng bang đều
có hội nghề nghiệp của luật sƣ. Một số bang quy định việc gia nhập đoàn luật
sự là không bắt buộc, hoàn toàn do ý nguyện của luật sƣ (18 bang). Nhƣng có
bang quy định muốn hành nghề luật sƣ phải gia nhập đoàn luật sƣ. Luật sƣ
tham gia các hội nghề nghiệp để đƣợc cung cấp các thông tin pháp luật, bồi
dƣỡng về nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp... Ở cấp liên bang có
Hội Luật gia Mỹ đƣợc thành lập năm 1878 tại NewYork. Thành viên Hội
Luật gia Mỹ bao gồm luật sƣ, thẩm phán, công tố viên, giáo sƣ luật, công
chức chính phủ có liên quan đến hoạt động pháp luật.
Ở Đức, cũng giống nhƣ ở các nƣớc khác, hoạt động cơ bản của luật sƣ
là hoạt động độc lập của mỗi luật sƣ. Các luật sƣ cũng có thể liên kết với nhau
trong các văn phòng hợp danh (tiếng Đức là Sozietọt) (hoặc hợp vốn nhƣng ít
xảy ra) hoặc trong văn phòng chung (tiếng Đức là Bỹrogemeinschaft). Văn
phòng hợp danh là một hình thức pháp lý về mặt tổ chức để nhận và thực hiện
các công việc của luật sƣ dƣới danh nghĩa văn phòng, trong khi các luật sƣ
trong văn phòng chung vẫn hoạt động hoàn toàn độc lập. Văn phòng chung là địa
chỉ chung. Văn phòng luật sƣ phải có ít nhất là một luật sƣ phụ trách điều hành.
Thông thƣờng cũng có những văn phòng hợp danh có trụ sở ở nhiều nơi khác
nhau. Cho đến đầu những năm 1990, kể từ khi có phán quyết của Tòa án liên
bang mở ra khả năng cho việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn luật sƣ
cũng nhƣ việc thay đổi quy tắc hành nghề, cho phép thành lập các văn phòng
hợp danh quốc tế. Đến nay, tại Đức có những văn phòng hợp danh có
21
hàng trăm thành viên. Đó là các văn phòng luật sƣ quốc tế, trong đó luật sƣ
Đức liên danh với các văn phòng luật sƣ nƣớc ngoài nhƣ Anh, Mỹ.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn phải đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của
pháp luật, đặc biệt là không đƣợc ở trong tình trạng phá sản và phải làm đầy
đủ nghĩa vụ bảo hiểm nghề nghiệp. Các cổ đông của một công ty trách nhiệm
hữu hạn luật sƣ chỉ có thể là luật sƣ hoặc chuyên gia tƣ vấn về thuế, ngƣời
đƣợc ủy quyền về thuế, kế toán, kiểm toán đã tuyên thệ. “Trong xu hƣớng
hoạt động của tổ chức hành nghề luật sƣ hiện nay, theo thống kê trong tổng số
luật sƣ hiện đang hành nghề tại Đức, công ty luật là loại hình đƣợc ƣa
chuộng nhất. Con số các công ty luật tăng từ 324 lên 401 (hơn 23,8%). Các
công ty hợp danh tăng khoảng 13,6% (lên 2.703 công ty hợp danh)”.[14]
1.1.3.2. Sựra đời của các loại hình công ty luậtở Việt Nam
Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nƣớc đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức
luật sƣ. Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về chế định luật sƣ, tạo cơ
sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sƣ ở Việt Nam. Theo quy định
của Pháp lệnh, thì đoàn luật sƣ vừa là tổ chức mang tính xã hội
- nghề nghiệp của luật sƣ, vừa là nơi hành nghề của luật sƣ. Hình thức tổ chức
này không phù hợp với tính chất của nghề luật sƣ, chƣa phát huy đƣợc tính
năng động, tự chủ của luật sƣ và chƣa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sƣ.
Mặt khác, hình thức tổ chức này hạn chế khả năng tiếp cận, lựa chọn luật sƣ đối
với cá nhân và tổ chức. Vì vậy, cần phân biệt rõ hình thức tổ chức hành nghề với
hình thức tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, đồng thời cho phép các luật
sƣ đƣợc lựa chọn hành nghề dƣới hình thức văn phòng hoặc
công ty là một nhu cầu khách quan và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Sau khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì một vấn
đề đƣợc đặt ra là liệu luật sƣ có đƣợc hành nghề theo các loại hình doanh
nghiệp đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp hay không? Có ý kiến cho
22
rằng luật sƣ đƣợc lựa chọn các hình thức hành nghề theo quy định của Luật
Doanh nghiệp. Nhƣ có ý kiến khác lại cho rằng do đặc thù của nghề luật sƣ là
phải chịu trách nhiệm vô hạn, nên chỉ có hình thức công ty hợp danh là phù
hợp với nghề luật sƣ. Sau khi Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001 đƣợc thông qua,
công ty luật hợp danh đƣợc thừa nhận là một trong các hình thức tổ chức
hành nghề luật sƣ, theo đó luật sƣ có thể tự mình thành lập văn phòng luật sƣ
của riêng mình, cùng với các luật sƣ khác thành lập văn phòng luật sƣ hoặc
công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh là hình thức tổ chức hành nghề
luật sƣ do ít nhất hai luật sƣ thành lập và chịu trách nhiện liên đới bằng toàn
bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của công ty. Công ty luật hợp danh chỉ
gồm các thành viên hợp danh. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động
của công ty hợp danh đƣợc thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Luật sƣ;
trong trƣờng hợp Pháp lệnh Luật sƣ không quy định thì tuân theo quy định
của Luật Doanh nghiệp. Để phù hợp với tình hình mới, sau khi Luật Doanh
nghiệp đã đƣợc ban hành và đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc
tế về dịch vụ pháp lý, đồng thời căn cứ vào nguyện vọng của nhiều luật sƣ,
Pháp lện Luật sƣ quy định công ty luật hợp danh là hình thức hành nghề của
luật sƣ. Song vì công ty luật hợp danh là hình thức kinh doanh không phù hợp
với hoạt động tham gia tố tụng, đặc biệt với điều kiện của Việt Nam thời điểm
đó, nên Pháp lệnh quy định công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện tƣ vấn pháp
luật, dịch vụ pháp lý khác, nhƣng không đƣợc thực hiện dịch vụ pháp lý
trong lĩnh vực tố tụng (khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh Luật sƣ), đó là điểm
khác nhau cơ bản giữa văn phòng luật sƣ và công ty luật hợp danh. Pháp lệnh
chỉ quy định những đặc thù của công ty luật hợp danh với tính chất, đặc điểm
của nghề luật sƣ, còn những vấn đề chung khác đƣợc điều chỉnh bởi Luật
Doanh nghiệp.
23
Sau khi Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, để phù hợp
với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ năm 2006 đã mở rộng
hình thức hành nghề của luật sƣ, theo đó luật sƣ có thể lựa chọn một trong
các hình thức hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sƣ hoặc hành nghề với
tƣ cách cá nhân. Luật Luật sƣ quy định hai hình thức tổ chức hành nghề luật
sƣ là văn phòng luật sƣ và công ty luật. Công ty luật bao gồm: Công ty luật
hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Qua nghiên cứu kinh nghiệm
nƣớc ngoài cho thấy, nhiều nƣớc trên thế giới hiện đã và đang có xu hƣớng
đa dạng hóa hình thức hành nghề luật sƣ. Do đó, ngoài hình thức hành nghề
luật sƣ mang tính truyền thống nhƣ công ty trách nhiệm vô hạn còn quy định
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc cho phép luật sƣ đƣợc thành lập
công ty trách nhiệm hữu hạn để hành nghề nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa
quy định của Luật Luật sƣ với Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của Luật
Doanh nghiệp thì kinh doanh dịch vụ pháp lý là một ngành, nghề kinh doanh
mà cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện luật định thì mới đƣợc phép lựa chọn
thành lập các loại hình doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh. Hơn
nữa, việc mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ cũng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho luật sƣ lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề phù hợp với
khả năng thực tế của mình. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và
công ty luật trách nhiệm hữu hạn là các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ.
So với Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001, Luật Luật sƣ đã quy định thêm loại hình
công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật
Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ còn quy định công ty luật trách nhiệm hữu hạn
có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty
luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. [20]
24
Nhƣ vậy, theo pháp luật hiện hành, công ty luật ở Việt Nam gồm ba
loại hình: Công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
1.2. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về công ty luật
1.2.1.1. Khái niệm
Pháp luật là một hiện tƣợng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính
xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm
hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp, ngƣợc lại cũng
không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt của hai
tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thƣờng hay biến đổi tùy thuộc vào
điều kiện kinh tế xã hội, đạo đức, quan điểm, đƣờng lối và các trào lƣu chính trị
xã hội trong mỗi nƣớc, ở một thời kỳ lịch sử nhất định.
Giáo trình Lý luận Nhà nƣớc và Pháp luật của Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội định nghĩa: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nƣớc ban
hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội,
là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”.[23]
Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, hiện nay trên thế giới tồn
tại hai hệ thống pháp luật đó là hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil
Law) và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law). Nhiều nƣớc trên thế
giới có đạo luật riêng điều chỉnh về tổ chức và hành nghề luật sƣ với tên gọi
gắn với thuật ngữ “luật sƣ” hoặc “hành nghề luật sƣ”, ví dụ: Đạo luật về hành
nghề luật sƣ năm 1984 (đƣợc sửa đổi năm 2011) của Singapore; Đạo luật về
luật sƣ (B.E 2528) năm 1995 của Thái Lan; Luật về luật sƣ năm 1996 của
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/10/2007; Luật về hành nghề
luật sƣ số 205 năm 1949 của Nhật Bản, sửa đổi ngày 24/6/2011; Luật Hành
nghề luật sƣ số 3594 năm 1982 của Hàn Quốc; Bộ luật về hành nghề của
25
Đoàn luật sƣ Vƣơng quốc Anh và xứ Wales; Luật về cải cách hành nghề luật
sƣ năm 1991 của Cộng hòa Pháp; Luật về hành nghề pháp lý số 109 năm
1987 của Bang New South Wales của Australia, sửa đổi ngày 19/8/2000.
Qua tên gọi và phạm vi điều chỉnh của lĩnh vực hoạt động hành nghề
luật sƣ, có thể đƣa ra một khái niệm chung nhất pháp luật về công ty luật nhƣ
sau: Pháp luật về công ty luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
những quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức, hoạt động và
chấm dứt hoạt động của công ty luật.
1.2.1.2. Đặcđiểm
Mỗi quốc gia trên thế giới có một hệ thống chính trị riêng, điều này đã
dẫn đến hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau. Chính hệ thống
chính trị quyết định chính sách thông qua pháp luật. Tuy mỗi quốc gia có một
hệ thống pháp luật về công ty luật riêng, nhƣng tựu chung lại có thể thấy pháp
luật về công ty luật có những đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, pháp luật về công ty luật chịu sự điều chỉnh trực tiếp của
Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ. Luật Doanh nghiệp đƣa ra khung pháp
lý về các loại hình doanh nghiệp. Luật Luật sƣ dựa trên Luật Doanh nghiệp,
quy định những vấn đề riêng đặc thù cho nghề luật sƣ.
Thứ hai, pháp luật về công ty luật gồm những quy phạm gắn liền với
tính chất hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu
trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình.
1.2.2. Thànhlập, tổ chức, hoạt động, quản trị công ty luật
1.2.2.1. Thànhlập công ty luật
Ở hầu hết các nƣớc phát triển, việc thành lập công ty luật hoàn toàn là
quyền của luật sƣ. Đó là quyền tự do lập hội và họ thực hiện quyền này theo
quy định của pháp luật. Pháp luật chỉ điều chỉnh hoạt động của công ty từ giai
đoạn đăng ký thành lập. Để công ty luật ra đời và đi vào hoạt động, thì một
26
trong những vấn đề quan trọng mà các luật sƣ không thể bỏ để tạo nên tính
hợp pháp cho công ty, đó là tiến hành thực hiện thủ tục thành lập công ty.
Thành lập công ty luật là một thủ tục pháp lý đƣợc thực hiện tại cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuỳ thuộc vào loại hình công ty (công ty đó
thuộc sở hữu nhà nƣớc hay sở hữu tƣ nhân); tuỳ thuộc vào mức độ cải cách
hành chính và thái độ của nhà nƣớc đối với quyền tự do kinh doanh của công
dân, mà thủ tục pháp lý này đơn giản hay phức tạp. Theo đó, thủ tục thành lập
công ty luật bao gồm thủ tục cho phép thành lập công ty và thủ tục đăng ký
hoạt động hoặc chỉ một thủ tục duy nhất là đăng ký hoạt động. Việc đăng ký
hoạt động là thủ tục bắt buộc, nó cho phép xác lập tƣ cách pháp lý của công
ty luật.
Chủ thể muốn thành lập công ty luật phải đáp ứng một số điều kiện
nhất định về mục đích hoạt động, chủ thể, trụ sở và tên công ty.
* Về chủ thể
Đa số các nƣớc trên thế giới đều quy định, ngƣời muốn thành lập công
ty luật hoặc tham gia thành lập, thì phải là luật sƣ. Điều này xuất phát từ đặc
điểm của nghề luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân. Ở
Việt Nam, ngoài điều kiện trên, luật sƣ thành lập hoặc tham gia thành lập
công ty luật phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng
lao động cho tổ chức hành nghề luật sƣ hoặc hành nghề với tƣ cách cá nhân
theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Một luật sƣ chỉ đƣợc thành lập
hoặc tham gia thành lập một công ty luật. Trong trƣờng hợp luật sƣ ở các
đoàn luật sƣ khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật, thì có thể
lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phƣơng nơi có đoàn luật sƣ
mà một trong các luật sƣ đó là thành viên.
Tuy nhiên, một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Đức quy định điều kiện chủ
thể thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật có những điểm khác so với
27
các nƣớc. Tại Chƣơng 3 Luật về Luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/10/2007 quy định về việc thành lập và hoạt động
của công ty luật, theo đó, công ty luật có thể thành lập dƣới hình thức công ty
tƣ nhân, công ty luật hợp danh và công ty luật có vốn đầu tƣ nhà nƣớc. Nhƣ
vậy, có thể thấy, ở Trung Quốc chủ thể tham gia thành lập công ty luật có cả
sự đóng góp vốn của nhà nƣớc.
Theo pháp luật của Đức, các cổ đông muốn tham gia thành lập công ty
trách nhiệm hữu hạn luật chỉ có thể là luật sƣ hoặc chuyên gia tƣ vấn về thuế,
ngƣời đƣợc ủy quyền về thuế, kế toán, kiểm toán đã tuyên thệ.
* Về điều kiện về trụ sở và tên công ty
Luật sƣ hành nghề và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình,
nghề luật sƣ là một nghề tự do. Tuy nhiên, hầu hết pháp luật các nƣớc trên
thế giới đều quy định, khi các luật sƣ liên kết lại với nhau thành lập một công
ty luật, thì công ty luật đó phải có địa chỉ và trụ sở làm việc trên thực tế. Quy
định về điều kiện phải có trụ sở làm việc là nhằm tránh các công ty luật hoạt
động động nhỏ lẻ, manh mún, không bảo đảm chất lƣợng dịch vụ khi cung
cấp cho khách hàng. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và tính
chuyên nghiệp của nghề luật sƣ.
Ở Đức, “theo khoản 1 câu 1 Điều 3 Luật Công ty TNHH Đức, thì trụ sở
công ty phải đƣợc ghi trong hợp đồng công ty. Việc ghi rõ trụ sở trong điều lệ
công ty là nhu cầu tất yếu cho việc xác định cơ quan tòa án có thẩm quyền,
cũng nhƣ thông lệ tƣ pháp quốc tế (Điều 7 Luật Công ty TNHH và Luật Tố
tụng dân sƣ Đức). Trụ sở phải là địa điểm trên lãnh thổ Đức, tất cả các
trƣờng hợp khác với quy định này tất yếu sẽ không đƣợc vào sổ đăng ký hoạt
động. Việc lựa chọn địa điểm đặt trụ sở không do luật điều chỉnh, mà do lãnh
đạo công ty và thông lệ hành chính quyết định. Mỗi công ty chỉ có một trụ sở,
28
những địa điểm khác để thực hiện hoạt động sẽ áp dụng theo các quy định tại
Điều 12 Luật Công ty TNHH.”[13]
Tên công ty thể hiện loại hình công ty luật, vì vậy pháp luật các nƣớc
trên thế giới quy định công ty luật phải có tên cụ thể. Quy định này xuất phát
từ tính chất pháp lý của từng loại hình công ty luật. Thông qua tên công ty,
khách hàng có thể biết đƣợc trách nhiệm pháp lý của công ty đối với khác
hành đến đâu. Tùy theo hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quy định về điều
kiện về trụ sở làm việc và tên công ty khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam,
thì ngoài điều kiện về chủ thể, luật sƣ muốn thành lập công ty luật phải có trụ
sở làm việc và tên công ty. Trụ sở làm việc phải có địa chỉ rõ ràng trên thực
địa, tên công ty phải bao gồm cụm từ "công ty luật hợp danh" hoặc "công ty
luật trách nhiệm hữu hạn", không đƣợc trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của
tổ chức hành nghề luật sƣ khác đã đƣợc đăng ký hoạt động.
Điều 4 Luật Công ty TNHH của Cộng hòa Liên bang Đức quy định
việc đặt tên hãng có thể căn cứ vào đối tƣợng kinh doanh, tên gọi của các
thành viên công ty hay tên tƣơng xứng với mảng quan hệ kinh doanh có ý
nghĩa nhất định. Song bất luận tên hãng nhƣ thế nào, cũng phải kèm theo đuôi
là “chịu trách nhiệm hữu hạn”.
Ngoài điều những điều kiện trên, pháp luật một số nƣớc còn quy định
ngƣời muốn thành lập công ty luật còn phải có một tải sản nhất định. Ví dụ
nhƣ Trung Quốc quy định, ngƣời muốn thành lập công ty luật phải có tài sản
từ 100.000 nhân dân tệ trở lên.
* Trình tự, thủ tục, thành lập công ty luật
Trình tự, thủ tục thành lập công ty luật là các quy định của pháp luật
quy định về hồ sơ, thủ tục và cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký thành
lập công ty luật.
29
- Về hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật, đó là những giấy tờ, văn bản,
tài liệu để chứng mình cho chủ thể có đủ điều kiện thành lập công ty luật. Tùy
theo pháp luật của các nƣớc, mà thành phần hồ sơ đề nghị thành lập công ty
luật là khác nhau. Hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật có thể khái quát một
cách chung nhất gồm: (i) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động; (ii) Dự thảo điều lệ
của công ty luật; (iii) Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sƣ, bản sao thẻ luật
sƣ của luật sƣ thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật; (iv) Giấy tờ
chứng minh về trụ sở của công ty luật.
- Về trình tự thành lập và cơ quan có thẩm quyền đăng ký thành lâp:
Chủ thể muốn thành lập công ty luật phải nộp hồ sơ đề nghị thành lập công ty
luật tại cơ quan có thẩm quyền. Trong một khoảng thời gian do luật quy định,
cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu đủ điều kiện, thì cấp giấy phép hoạt
động cho công ty luật.
Pháp luật các nƣớc quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký
hoạt động công ty luật là khác nhau. Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy đăng ký hoạt động là Sở Tƣ pháp ở địa phƣơng nơi có đoàn luật sƣ mà
giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sƣ ở các đoàn luật
sƣ khác nhau cùng tham gia thành lập, thì đăng ký hoạt động tại Sở Tƣ pháp
ở địa phƣơng nơi có trụ sở của công ty.
Theo Luật về Luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
sửa đổi ngày 28/10/2007, thì việc cấp giấy phép thành lập công ty luật do Sở
Tƣ pháp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ƣơng thực hiện trên cơ sở
xem xét các điều kiện: (i) Có tên gọi, trụ sở thƣờng trú, điều lệ hoạt động; (ii)
Có tài sản từ 100.000 nhân dân tệ trở lên; (iii) Có luật sƣ đủ điều kiện hành
nghề theo quy định của Luật về Luật sƣ. Sở Tƣ pháp còn có chức năng xử lý
vi phạm đối với luật sƣ và công ty luật. Hình thức xử lý vi phạm đối với luật
sƣ bao gồm: Cảnh cáo, đình chỉ hành nghề, huỷ bỏ chứng chỉ hành nghề. Đối
30
với công ty luật, hình thức xử lý vi phạm bao gồm: Buộc sửa chữa vi phạm,
tịch thu khoản thu bất hợp pháp, phạt tiền, đình chỉ hoạt động, huỷ bỏ giấy
phép thành lập. Trƣờng hợp không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm của
Sở Tƣ pháp, đƣơng sự có thể khiếu nại lên Bộ Tƣ pháp. Nếu vẫn không đồng
ý với quyết định của Bộ Tƣ pháp, đƣơng sự có thể khiếu kiện ra Toà án nhân
dân.
1.2.2.2. Tổchức, hoạt động công ty luật
* Tổ chức quản lý công ty
Có thể nói, thủ tục thành lập công ty luật là thủ tục khai sinh ra một
pháp nhân. Pháp nhân đó muốn đi vào hoạt động phải đƣợc tổ chức chặt chẽ,
có sự kiểm soát, điều hành của một bộ máy thống nhất. Tổ chức, hoạt động
của công ty luật tùy thuộc vào hình thức công ty mà nó đƣợc thiết lập bộ máy
tổ chức phù hợp. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, do vậy, pháp
luật quy định về loại hình công ty luật cũng có sự khác nhau. Trên thế giới tồn
tại phổ biến nhất là công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty luật hợp danh:
Công ty luật hợp danh là công ty luật đối nhân, chỉ có thành viên hợp
danh, không có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô
hạn về toàn bộ nghĩa vụ của công ty. Công ty luật hợp danh đƣợc tổ chức
dƣới hình thức một hãng luật chung. Hãng này thƣờng mang tên của một
thành viên hoặc tất cả các thành viên. Hầu hết pháp luật các nƣớc đều quy
định công ty luật hợp danh không có tƣ các pháp nhân, một số nƣớc nhƣ Việt
Nam quy định công ty luật hợp danh có tƣ các pháp nhân. Xuất phát từ đặc
trƣng này có thể thấy công ty luật hợp danh đƣợc tổ chức, quản lý nhƣ sau:
Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty luật hợp
danh. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch đồng
thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc (nếu điều lệ công ty không có quy
31
định khác). Việc tiến hành họp hội đồng thành viên do chủ tịch hội đồng
thành viên triệu tập hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trƣờng hợp
chủ tịch hội đồng thành viên không triệu tậo họp theo yêu cầu của thành viên
hợp danh, thì thành viên đó có quyền triệu tập họp hội đồng. Cuộc họp của
hội đồng thành viên phải đƣợc ghi vào sổ biên bản của công ty. Hội đồng
thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc liên quan đến hoạt động
của công ty.
Nhƣ vậy, trong công ty hợp danh, hội đồng thành viên là cơ quan có
quyền hạn cao nhất, trong đó, các thành viên hợp danh nắm giữ mọi quyền
hành đối với việc quản lý và điều hành các công việc kinh doanh của công ty.
Vai trò của ngƣời đứng đầu công ty luật hợp danh cũng có sự khác biệt so với
vị trí, vai trò của ngƣời đứng đầu trong công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Nếu
chủ tịch, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty luật trách nhiệm hữu hạn
có một vị trí quan trọng so với các thành viên khác trong công ty, có quyền
thực hiện những công việc liên quan đến hoạt động của công ty nhân danh
chức vụ của bản thân, thì chủ tịch, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong công ty
luật hợp danh là một thành viên hợp danh và không có quyền cao hơn các
thành viên hợp danh còn lại, không có quyền tự quyết định một vấn đề gì nếu
không có sự thông qua của hội đồng thành viên.
Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty
luật hợp danh chỉ có quyền điều phối các hoạt động vạch sẵn, sự thoả thuận và
nhất trí của tất cả các thành viên hợp danh. Nói cách khác, ngƣời nắm giữ các
chức vụ quản lý trong công ty luật hợp danh đơn giản chỉ là một thành viên
hợp danh với những quyền và nghĩa vụ nhƣ bao thành viên hợp danh khác.
Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc có nhiệm
vụ quản lý và điều hành hoạt động hàng ngày của công ty với tƣ cách là thành
32
viên hợp danh; phân công, phối hợp công việc giữa các thành viên hợp danh;
đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nƣớc; đại diện cho công
ty với tƣ cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kịên, tranh chấp
thƣơng mại hoặc các tranh chấp khác.
Việc điều hành các hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh có
quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của
công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện các hoạt
động hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi ngƣời đó
biết đƣợc về hạn chế đó. Trong khi điều hành, các thành viên hợp danh phân
công nhau đảm nhận các chức danh quản lý và kiểm sát công ty. Khi một số
hoặc tất cả các thành viên hợp danh cùng thực hiện những công việc hàng
ngày, thì quyết định đƣợc thông qua theo nguyên tắc đa số. Hoạt động do
thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký của công
ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trƣờng hợp đã đƣợc các
thành viên còn lại chấp thuận.
Pháp luật Việt Nam thừa nhận công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện
các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, tƣ vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ
pháp lý trong lĩnh vực tranh tụng.
Ở Anh, luật sƣ đƣợc chia làm hai loại là luật sƣ tƣ vấn và luật sƣ tranh
tụng. Công ty luật hợp danh ở Anh chỉ hoạt động trong lĩnh vực tƣ vấn. Hiện
nay, có khoảng 9.800 hãng luật của luật sƣ tƣ vấn đƣợc thành lập ở Anh và xứ
Wales. “Luật sƣ tranh tụng của Anh không thể hành nghề dƣới hình thức hãng
luật cá nhân hay hãng luật hợp danh, mà chỉ đƣợc hành nghề độc lập với tƣ cách
của chính bản thân họ mà thôi. Các luật sƣ tranh tụng ở Anh có thể cùng nhau
làm việc trong một phòng luật sƣ (chamber) thuộc Toà án, nơi họ đăng ký hành
nghề, nhƣng thực chất họ hành nghề một cách độc lập và không có
33
nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau. Các luật sƣ tranh tụng cũng phải đóng một
khoản phí nhất định cho chamber, nơi họ hành nghề”.[5]
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Theo pháp luật của nhiều nƣớc, hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ
phổ biến là: (i) Văn phòng luật hành nghề độc lập (sole practitioner/principal)
(ii) Công ty hợp danh (partnership). Ngoài ra, thì ở nhiều nƣớc cho phép luật
sƣ thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn (Mỹ, Pháp, Canada, Bỉ,
Singapore, Thái Lan, Đức). Bên cạnh đó, một số nƣớc nhƣ Hy Lạp,
Arhentina, Italia, Mexico, Đài Loan, Brazil, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, hình thức
công ty luật trách nhiệm hữu hạn không đƣợc chấp nhận, vì không phù hợp
với chế độ trách nhiệm vô hạn đối với luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp.
Còn ở Anh, Mỹ, thì hình thức công ty luật hợp danh lại rất phổ biến.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty đối vốn, trong đó
các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn mà họ đã góp vào công ty. Luật của các nƣớc còn thừa nhận công ty
luật trách nhiệm hữu hạn một chủ. Công ty một chủ là kết quả pháp lý đặc biệt
của quá trình phát triển. Các công ty đối vốn vẫn có khả năng tồn tại và phát
triển khi toàn bộ tài sản của công ty chuyển về tay một thành viên duy nhất và
trở thành công ty một ngƣời. Ở Việt Nam, pháp luật thừa nhận công
ty luật trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
Tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên gồm các
cơ quan sau: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc
hoặc tổng giám đốc. Khi công ty có trên mƣời một thành viên, thì phải có ban
kiểm soát. Trƣờng hợp có ít hơn mƣời một thành viên, có thể thành lập ban
kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.
34
+ Hội đồng thành viên: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của
công ty, bao gồm tất cả các thành viên công ty. Là cơ quan tập thể, hội đồng
thành viên không làm việc thƣờng xuyên, mà chỉ tồn tại trong thời gian họp
và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các
thành viên bằng văn bản. Với tƣ cách là cơ quan quyết định cao nhất của
công ty, hội đồng thành viên có quyền xem xét và quyết định những vấn đề
chủ yếu, quan trọng nhất của công ty nhƣ: Phƣơng hƣớng phát triển công ty,
tăng, giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức quản lý công ty, chuyển đổi, chấm dứt
hoạt động của công ty…
Ở Đức và Hungari, hội đồng thành viên có tên gọi là hội nghị các thành
viên công ty. Ở Pháp, đƣợc gọi là phiên họp toàn thể các thành viên công ty,
là cơ quan tối cao, hội nghị các thành viên công ty TNHH thể hiện sự tập
trung thống nhất ý nguyện, ý chí của toàn thể các thành viên tham gia công ty.
Bên cạnh lãnh đạo quản lý hoạt động hàng ngày của công ty, chức năng
nhiệm vụ của hội nghị các thành viên công ty còn đƣợc cụ thể hóa trong luật
của mỗi nƣớc.
Ở Pháp, các nghị quyết, phán quyết của công ty TNHH, về cơ bản cũng
đƣợc thực hiện trong khuôn khổ hội nghi toàn thể các thành viên công ty. Nếu
nhƣ trong hợp đồng công ty không có quy định gì khác, thì các phán quyết
của hội nghị toàn thể các thành viên công ty đó đƣợc quy tụ dƣới hình thức
các văn bản mới đƣợc coi là hợp lệ. Đối với việc phán xét, phê chuẩn báo cáo
tổng kết năm bao giờ cũng đƣợc thực hiện trong hội nghị. Hội nghị đƣợc tiến
hành với sự triệu tập đƣợc tất cả các thành viên. Một hoặc nhiều thành viên
đại diện của 1/3 số vốn kinh doanh hay thấp nhất là 1/4 số thành viên công ty
cũng có thể đủ yêu cầu để triệu tập hội nghị toàn thể các thành viên công ty.
Tất cả mọi sự chống đối lại các quy định trên đây đều coi là không hợp pháp.
Ban lãnh đạo điều hành hội nghị toàn thể các thành viên công ty theo luật đã
35
đƣợc quy định trƣớc. Ngƣời có thẩm quyền ký vào các văn bản phán quyết
của hội nghị phải có đăng ký chữ ký chuẩn tại cơ quan tòa án có thẩm quyền.
Việc ký kết các hợp đồng chịu sự chi phối chặt chẽ bởi sự biểu quyết của hội
nghị. Các vấn đề về báo cáo tổng kết năm trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc
kỳ hoạt động năm phải đƣợc hội nghị xem xét và phê chuẩn. Nghị quyết về
việc sửa đổi điều lệ phải đƣợc ít nhất 3/4 đại đa số các thành viên nhất trí tán
thành, trƣờng hợp ngoại lệ phải sửa đổi vì yếu tố Nhà nƣớc.
Ở Đức, trong thực tế, các công ty TNHH hình thành một tiểu ban của
các thành viên công ty, có chức năng lập các chƣơng trình nghị sự cũng nhƣ
các hoạt động khác liên quan của hội nghị các thành viên công ty, tiểu ban
này nhiều khi cũng đóng vai trò tƣ vấn cho lãnh đạo trong hoạt động của công
ty, nhất là lập các chƣơng trình bảo đảm sự ổn định và an toàn nội bộ.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành
viên làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc
tổng giám đốc công ty. Nhiệm kỳ của chủ tịch hội đồng thành viên không quá
05 năm. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ
không hạn chế. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể là ngƣời đại diện theo
pháp luật của công ty nếu điều lệ công ty quy định. Trong trƣờng hợp này các
giấy tờ giao dịch của công ty phải ghi rõ tƣ cách đại diện theo pháp luật cho
công ty của chủ tịch hội đồng thành viên. Chủ tịch hội đồng thành viên có các
quyền và nhiệm vụ sau đây: Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chƣơng
trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên; chuẩn bị hoặc tổ chức việc
chuẩn bị chƣơng trình, nội dung, tài liệu họp hội đồng thành viên hoặc để lấy
ý kiến các thành viên; triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên hoặc
tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; giám sát hoặc tổ chức giám sát việc
thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên; thay mặt hội đồng thành
36
viên ký các quyết định của hội đồng thành viên; các quyền và nhiệm vụ khác
theo quy định của điều lệ công ty.
+ Giám đốc hoặc tổng giám đốc: Giám đốc hoặc tổng giám đốc là
ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty do hội đồng
thành viên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng thành viên về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Giám đốc hoặc tổng giám đốc là
ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, trừ trƣờng hợp điều lệ công ty quy
định chủ tịch hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty.
Ở Đức và Hungari, chủ tịch hội đồng thành viên hay giám đốc công ty
đƣợc gọi là lãnh đạo công ty. Ở Pháp, Luật Công ty TNHH không quy định
hình thức ngƣời đại diện duy nhất của công ty. Lãnh đạo kinh doanh là ngƣời
đại diện của công ty TNHH (SARL). Theo luật của Pháp, trong công ty có
nhiều lãnh đạo kinh doanh, song quyền lực cá nhân bao giờ cũng đƣợc đề
cao. Tuy vậy, trong sổ quản lý đăng ký kinh doanh, thì lại không có chi tiết
nào nói về quyền lực của các nhà lãnh đạo kinh doanh công ty. Đối với quan
hệ nội bộ của công ty, thì việc phân quyền quản lý của các nhà lãnh đạo kinh
doanh đƣợc quy định cụ thể và chi tiết. Song có điểm đặc biệt là một khi
ngƣời lãnh đạo nào đó thực hiện các phƣơng pháp kinh doanh đối lập với
cách thức kinh doanh của các lãnh đạo kinh doanh khác trong công ty hay
trong trƣờng hợp ngƣời đó đã thực hiện các giao dịch vƣợt quá thẩm quyền
của mình, thì hậu quả pháp lý phát sinh sẽ không thuộc về trách nhiệm của
công ty trƣớc các khách hàng.
Những quy định về lãnh đạo công ty TNHH ở Đức đƣợc quy định tại
Điều 6, Điều 35 đến Điều 44 Luật Công ty TNHH. Trong công ty TNHH có
thể có từ một đến nhiều ngƣời trong ban lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty
đƣợc tiến cử thông qua nghị quyết chung của các thành viên công ty hoặc
chiểu theo quy định đƣợc ghi trong điều lệ. Trong trƣờng hợp một lãnh đạo
37
công ty bị bãi miễn, thì ngƣời lãnh đạo thay thế có thể đƣợc tiến cử theo con
đƣờng Tòa án. Lãnh đạo công ty TNHH ở Đức đƣợc tiến cử theo con đƣờng
tòa án, tập hợp thành cơ quan và là ngƣời đại diện hợp pháp của công ty.
Lãnh đạo công ty là ngƣời đại diện cho công ty theo kiện trƣớc tòa án và các
hoạt động bên ngoài không liên quan đến tòa án. Về cơ bản, quyền lực đại
diện của lãnh đạo công ty đối với công ty là không có giới hạn (trừ các vấn đề
thuộc về văn kiện xã hội của các thành viên công ty). Lãnh đạo công ty sẽ
phải chịu trách nhiệm trƣớc các thành viên công ty về việc thực hiện các
nghĩa vụ và chức trách kinh doanh của công ty.
+ Ban kiểm soát: Về mặt pháp lý, ban kiểm soát là cơ quan thay mặt
các thành viên công ty kiểm soát các hoạt động của công ty. Pháp luật chỉ bắt
buộc công ty trách nhiệm hữu hạn trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát.
Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của ban kiểm soát,
trƣởng ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định.
Pháp luật các nƣớc gọi là hội đồng giám sát. Ở Pháp, không bắt buộc
có hội đồng giám sát trong các công ty TNHH cỡ nhỏ, còn việc tiến cử hội
đồng giám sát vào hệ thống cơ cấu của công ty TNHH hoàn toàn không bắt
buộc phải có. Ở Pháp có quy định khống chế số thành viên công ty là 50
ngƣời và trong một số văn bản có liên quan đề cập đến hội đồng giám sát, thì
trong luật công ty TNHH hoàn toàn không có quy định nào về hội đồng giám
sát. Trong luật của Đức và Hungaria quy định rất cụ thể về hội đồng giám sát
đối với công ty TNHH.
Ở Đức, trƣớc hết cần phân biệt hội đồng giám sát mang tính chính quy
và hội đồng giám sát đƣợc thành lập và tiến cử chỉ theo quy định trong hợp
đồng công ty. Theo Điều 52, thì các quy định về hội đồng giám sát đƣợc xây
dựng trên cơ sở những quy định về loại hình cơ quan này trong công ty cổ
phần. Trong hội đồng giám sát tối thiểu phải có 3 thành viên. Việc lựa chọn
38
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 PHÁP LUẬT  VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703

More Related Content

Similar to PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703

Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệpKhóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Tại Công Ty Thương Mại Duyên Hải.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Tại Công Ty Thương Mại Duyên Hải.docxĐề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Tại Công Ty Thương Mại Duyên Hải.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Tại Công Ty Thương Mại Duyên Hải.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY...OnTimeVitThu
 
Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam sdt/ ZALO 093...
Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam sdt/ ZALO 093...Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam sdt/ ZALO 093...
Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam sdt/ ZALO 093...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdfPháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt NamPháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Namhieu anh
 

Similar to PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703 (20)

Luận văn: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản
Luận văn: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giảnLuận văn: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản
Luận văn: Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
 
Luận văn: Sự phát triển của chế định công ty TNHH, HOT
Luận văn: Sự phát triển của chế định công ty TNHH, HOTLuận văn: Sự phát triển của chế định công ty TNHH, HOT
Luận văn: Sự phát triển của chế định công ty TNHH, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệpKhóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
 
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Tại Công Ty Thương Mại Duyên Hải.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Tại Công Ty Thương Mại Duyên Hải.docxĐề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Tại Công Ty Thương Mại Duyên Hải.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Tại Công Ty Thương Mại Duyên Hải.docx
 
Quyền của người lao động trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Quyền của người lao động trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệpQuyền của người lao động trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Quyền của người lao động trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY...
 
Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam sdt/ ZALO 093...
Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam sdt/ ZALO 093...Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam sdt/ ZALO 093...
Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở việt nam sdt/ ZALO 093...
 
Luận án: Pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt NamLuận án: Pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam
 
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdfPháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh.pdf
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
 
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAYLuận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
 
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt NamPháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
Khóa luận: Phát triển hoạt động môi giới bất động sản tại Công ty bất động sản
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM >>TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -----  ----- ĐẬU HUY GIANG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -----  ----- ĐẬU HUY GIANG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Vũ Huân HÀ NỘI – 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa LuậtĐại học Quốc gia Hà Nôi. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đậu Huy Giang
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 Chƣơng 1: NHƢ ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT.....................................................................................................................................8 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LUẬT.........................................................8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công ty luật...................................................8 1.1.1.1. Khái niệm công ty luật ..........................................................................................8 1.1.1.2. Đặc điểm của công ty luật ................................................................................. 12 1.1.1.3. Vai trò của công ty luật...................................................................................... 13 1.1.2. Mối quan hệ giữa công ty luật với luật sƣ, khách hàng.................................... 16 1.1.2.1. Mối quan hệ giữa công ty luật với luật sƣ ...................................................... 16 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa công ty luật với khách hàng ............................................... 16 1.1.3. Sự ra đời của các loại hình công ty luật .............................................................. 18 1.1.3.1. Sự ra đời của các loại hình công ty luật ở các nƣớc trên thế giới ................ 18 1.1.3.2. Sự ra đời của các loại hình công ty luật ở Việt Nam...................................... 22 1.2. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT....................................................................... 25 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về công ty luật .................................................. 25 1.2.1.1. Khái niệm............................................................................................................. 25 1.2.1.2. Đặc điểm.............................................................................................................. 26 1.2.2. Thành lập, tổ chức, hoạt động, quản trị công ty luật ......................................... 26 1.2.2.1. Thành lập công ty luật........................................................................................ 26 1.2.2.2. Tổ chức, hoạt động công ty luật........................................................................ 31 1.2.2.3. Quản trị công ty luật........................................................................................... 42 1.2.2.4. Hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và chấm dứt hoạt động công ty luật.......... 46
  • 5. 1.2.3. Công ty luật trong mối liên hệ với đào tạo luật sƣ, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ ............................................................................................................ 52 1.2.3.1. Công ty luật trong mối liên hệ với đào tạo luật sƣ ........................................ 52 1.2.3.2. Công ty luật trong mối liên hệ với Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ ..... 53 Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................................... 54 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM .. 56 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY LUẬT................... 56 2.1.1. Quy định về hình thức các công ty luật............................................................... 56 2.1.2. Quy định về thủ tục thành lập công ty luật......................................................... 57 2.1.3. Quy định về tổ chức và hoạt động các công ty luật........................................... 63 2.1.4. Quy định về quản trị công ty luật......................................................................... 72 2.1.5. Quy định về hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi công ty luật............................ 75 2.1.6. Quy định về tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động công ty luật ............ 80 2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG TY LUẬT........... 83 2.2.1. Về tổ chức............................................................................................................... 84 2.2.2. Về hoạt động........................................................................................................... 85 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT.......................................................................................... 87 2.3.1. Đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật.................................................... 87 2.3.2. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về công ty luật ............................................... 89 2.3.3. Nguyên nhân những bất cập pháp luật về công ty luật ..................................... 91 Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................................... 91 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM ....................................................................................................... 93 3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUÂṬ ỞVIÊṬ NAM................................................................................................................................... 93 3.1.1. Pháp luật về công ty luật cần đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp ..... 93 3.1.2. Pháp luật về công ty luật cần phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế ............. 94
  • 6. 3.1.3. Pháp luật về công ty luật cần đảm bảo tính linh hoạt của hành nghề luật sƣ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ................................................................................ 95 3.1.4. Pháp luật về công ty luật tạo điều kiện để các luật sƣ hoàn thiện sứ mệnh bảo vệ quyền con ngƣời và quyền công dân ........................................................................ 97 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIÊṆ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUÂṬ ỞVIÊṬ NAM................................................................................................................................... 98 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ liên quan đến hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ ...................................................................... 98 3.2.2. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty luật................................................................... 102 3.2.3. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của các luật sƣ và tổ chức hành nghề luật sƣ................. 104 Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................................... 106 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 109
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CIVIL LAW: COMMON LAW: EURL: GATS: GATT: IFC OECD: SARL: TNHH: TRIMS: UNCITRAL: WTO: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ Công ty TNHH một ngƣời hình thành ở Pháp từ năm 1985 Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch Công ty tài chính quốc tế Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Công ty TNHH của Pháp Trách nhiệm hữu hạn Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghề luật sƣ là một nghề đặc thù riêng, không giống nhƣ các ngành nghề kinh doanh, thƣơng mại và dịch vụ khác. Ngƣời hành nghề luật sƣ không dựa trên nguồn vốn mà cần phải có kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín trƣớc khách hàng, các luật sƣ có thể hợp tác với nhau trong các tổ chức hành nghề nhất định. Pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới quy định hình thức hành nghề của luật sƣ phổ biến là văn phòng luật sƣ cá nhân và công ty luật. Ở một số nƣớc nhƣ Hy Lạp, Achentina, Brazil, Thụy Sỹ, Nhật Bản hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn không đƣợc chấp nhận, vì không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp. Đối với nghề luật sƣ ở Anh, Mỹ, thì hình thức hành nghề phổ biến là công ty hợp danh. Một số nƣớc nhƣ Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức không bắt buộc phải hành nghề dƣới hình thức nhất định. Hình thức hành nghề luật sƣ của các nƣớc này tƣơng đối đa dạng, bên cạnh công ty hợp danh, các luật sƣ có thể chọn những hình thức kinh doanh thông thƣờng nhƣ công ty liên doanh… Ngoài ra, còn quy định luật sƣ có thể hành nghề độc lập, mà không cần thành lập văn phòng hay công ty. Ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sƣ năm 1987, thì Đoàn luật sƣ vừa là tổ chức mang tính xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, vừa là nơi hành nghề của luật sƣ. Hình thức tổ chức này không phù hợp với tính chất của nghề luật sƣ, chƣa phát huy đƣợc tính năng động, tự chủ của luật sƣ và chƣa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sƣ. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì một vấn đề đƣợc đặt ra là liệu luật sƣ 1
  • 9. có đƣợc hành nghề theo các loại hình doanh nghiệp đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp hay không? Có ý kiến cho rằng, luật sƣ đƣợc lựa chọn các hình thức hành nghề theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhƣng có ý kiến khác lại cho rằng, do đặc thù của nghề luật sƣ là phải chịu trách nhiệm vô hạn, nên chỉ có hình thức công ty hợp danh là phù hợp với nghề luật sƣ. Dựa vào mô hình bố trí các loại hình doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001 đã xác định các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ với đặc trƣng riêng của nghề luật sƣ, theo đó, luật sƣ có thể tự mình thành lập văn phòng luật sƣ riêng của mình, cùng với các luật sƣ khác thành lập văn phòng luật sƣ hoặc công ty luật hợp danh. Theo Pháp lệnh này, công ty luật hợp danh là hình thức hành nghề của luật sƣ, song vì công ty luật hợp danh là hình thức kinh doanh không phù hợp với hoạt động tham gia tố tụng, đặc biệt với điều kiện của Việt Nam thời điểm đó, nên Pháp lệnh quy định công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện tƣ vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác, nhƣng không đƣợc thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng (khoản 2 Điều 18 Pháp lệnh Luật sƣ). Luật Doanh nghiệp năm 2005 đƣợc ban hành đã quy định cụ thể hơn về các loại hình doanh nghiệp, theo đó hình thức hành nghề của luật sƣ cũng đã có bƣớc tiến mới. Luật Luật sƣ năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012 đã có các quy định theo hƣớng đƣa các tổ chức hành nghề luật sƣ xích lại gần với các loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Luật sƣ, thì tổ chức hành nghề luật sƣ bao gồm: (i) Văn phòng luật sƣ là tổ chức hành nghề luật sƣ do một luật sƣ thành lập đƣợc tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tƣ nhân; luật sƣ thành lập văn phòng luật sƣ là trƣởng văn phòng và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trƣởng văn phòng là ngƣời đại diện theo pháp luật của văn phòng; (ii) Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và 2
  • 10. công ty luật trách nhiệm hữu hạn. So với Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001, Luật Luật sƣ đã quy định thêm loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ còn quy định công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thành viên của công ty luật phải là luật sƣ. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sƣ thành lập và không có thành viên góp vốn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sƣ thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sƣ thành lập và là chủ sở hữu. Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm giám đốc công ty. Luật sƣ làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên làm giám đốc công ty. Văn phòng luật sƣ, công ty luật có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Luật sƣ, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Qua thời gian thực hiện và thi hành Luật Luật sƣ, có thế thấy về mô hình tổ chức hành nghề luật sƣ của Việt Nam hiện tại là chƣa hợp lý, còn nhiều bất cập, cụ thể: (i) Luật Luật sƣ hiện hành mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ theo hƣớng cho phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và công ty luật trách nhiệm một thành viên là chƣa hợp lý. Bởi lẽ, nghề luật sƣ là một nghề đặc thù không giống các ngành nghề kinh doanh khác. Đặc điểm hoạt động nghề luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp; (ii) Có sự không thống nhất, mâu thuận giữa Luật Luật sƣ, Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Luật sƣ và Luật Doanh nghiệp. Đây là mâu thuận khá nghiêm trọng bởi Luật Doanh nghiệp không 3
  • 11. cho phép chuyển đổi công ty hợp danh thành công ty trách nhiệm hữu hạn và ngƣợc lại. Ngoài ra còn một số bất cập trong quy định pháp luật về công ty luật nhƣ vấn đề áp dụng pháp luật… Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc và thực trạng của tổ chức và hoạt động của các công ty luật ở nƣớc ta, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam trong điều kiện cải cách tƣ pháp , xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là lý do mà tác giả đa ̃lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ nói chung và pháp luật về công ty luật nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. (i) Trong lĩnh vực luật sƣ và hành nghề luật sƣ đã có một số công trình: - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam”do đồng chí Nguyễn Văn Thảo, Vụ trƣởng Vụ Bổ trợ tƣ pháp, Bộ Tƣ pháp làm chủ nhiệm đề tài, năm 2003; - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thực trạng, nhu cầu, và định hướng phát triển” do TS. Nguyễn Văn Tuân, Tổng biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp làm chủ nhiệm đề tài, năm 2005; - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Dƣơng Đình Khuyến về: “Vấn đề xã hội hóa về hoạt động luật sư và tư vấn pháp luật”, năm 2001. (ii) Nghiên cứu pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ: 4
  • 12. - Luận án Tiến sĩ luật học của Luật sƣ Phan Trung Hoài với đề tài: “Hoàn thiện pháp luậtvề tổ chức và hành nghềluậtsư trong điều kiện mới ở Việt Nam”, năm 2003; - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Anh Minh với đề tài “Luậtsư và tổ chức hành nghềluậtsư ở Việt Nam hiện nay”, năm 2009. (iii) Nghiên cứu về các loại hình công ty, đã có một số công trình cụ thể: - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thùy Giang “Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh”, năm 2012; - Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Huế với đề tài: “Pháp luậtvề công ty hợp danh ở Việt Nam”. Những công trình nghiên cứu khoa học trên đây đề cập nhiều về các vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức luật sƣ và hành nghề luật sƣ ở Việt Nam, góp phần làm rõ hơn lý luận và thực tiễn về tổ chức luật sƣ và hành nghề luật sƣ, trong đó, có nhiều kiến giải, luận điểm khoa học đã đƣợc vận dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam với tƣ cách là hành lang pháp lý cho hình thức hành nghề của luật sƣ, những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố sẽ là các tƣ liệu quý giá để tác giả kế thừa và tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của Luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty luật ở Việt Nam. 5
  • 13. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn đƣợc xác định là: (i) Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật; (ii) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật ở Việt Nam; (iii) Đề xuất các định hƣớng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam. 4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hệ thống các quy định pháp luật về công ty luật ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nƣớc về vấn đề này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về công ty luật từ khi Luật Luật sƣ năm 2006 đƣợc ban hành đến nay. + Về không gian: Pháp luật của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nƣớc trên thế giới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để tiếp cận nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả , tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cƣ́ u chủ yếu là phân tích , tổng hợp, suy luận logic, so sánh đối chiếu, thống kê và dùng sự kiện để chứng minh nhận định dựa trên nền tảng phƣơng pháp tƣ duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo tƣ tƣởng Mác - Lênin về nhà nƣớc và pháp luật. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật, đồng thời làm phong phú thêm cơ sở khoa học về áp dụng pháp luật trong quá trình thực thi. Luận 6
  • 14. văn có thể là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật, đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách tƣ pháp. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật về công ty luật, các quy định của Luật Luật sƣ, Luật Doanh nghiệp cho phù hợp với đặc trƣng của nghề luật sƣ cũng nhƣ thông lệ trên thế giới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 7
  • 15. Chƣơng 1 NHƢ ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LUẬT 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công ty luật 1.1.1.1. Khái niệm công ty luật * Khái niệm chung về công ty: Công ty (company) có thể mang những tên gọi khác nhau nhƣ tổ hợp (corporation), hãng (firm), tập đoàn (group), doanh nghiệp hay xí nghiệp (enterprise), nhà máy (factory) hoặc tổ chức (organization)… Trong khoa học pháp lý, khi nghiên cứu, tìm hiểu về công ty, pháp luật các quốc gia trên thế giới đƣa ra không ít khái niệm. Bộ luật Dân sự Công hòa Pháp quy định: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều ngƣời thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu đƣợc qua hoạt động đó”.[28] Nhà luật học Kubler Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm rằng: “Khái niệm công ty đƣợc hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó”.[19] Theo Luật của bang Georgia - Mỹ, thì “công ty là một pháp nhân đƣợc tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhƣng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động đƣợc ấn định trong điều lệ”. Theo luật của bang Lousiana - Mỹ, “công ty là một thực thể đƣợc tạo ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dƣới một tên chung. Những thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống nhất. Tuy nhiên, sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục đích cụ thể nào đó đƣợc xem xét nhƣ một con ngƣời cụ thể”. 8
  • 16. Ở Việt Nam, tuy không đƣa ra một khái niệm chung về công ty, nhƣng qua định nghĩa chung về công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đƣợc quy định tại Điều 2 Luật Công ty năm 1990 thì: “Công ty… là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tƣơng ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”. Qua một số khái niệm trên cho thấy, các quy định về công ty có những nét tƣơng đồng, bên cạnh đó cũng có những điểm khác nhau, nhƣng tổng hợp chung lại có khái niệm tổng quát nhƣ sau: “Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều ngƣời (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung”. Với khái niệm này, công ty có ba đặc điểm cơ bản: (i) Sự liên kết của hai hay nhiều ngƣời hoặc tổ chức, sự liên kết này thể hiện ở hình thức bên ngoài là một tổ chức; (ii) Sự liên kết đƣợc thực hiện thông qua một sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế), các thành viên bỏ ra một số tài sản của mình để góp vào công ty; (iii) Sự liên kết nhằm mục đích chung. Có nhiều sự liên kết giống công ty nhƣng không do luật công ty điều chỉnh nhƣ cộng đồng kinh tế, các hiệp hội. Theo khái niệm trên, thì có rất nhiều loại công ty với các mục đích khác nhau, trong đó có các loại công ty thƣơng mại hay công ty kinh doanh là phổ biến, ngoài ra còn có các công ty dân sự. Có thể phân loại công ty theo các các tiêu chí sau: - Theo lĩnh vực hoạt động, thƣờng có: Công ty thƣơng nghiệp/thƣơng mại, công ty vận tải, công ty công nghiệp, công ty tài chính, ngân hàng, công ty luật, công ty bảo hiểm… - Theo chế độ sở hữu, có:Công ty nhà nƣớc, công ty tƣ nhân. 9
  • 17. - Theo phạm vi kiểm soát hay tƣ cáchpháp nhân, có công ty nội địa, công ty nƣớc ngoài, công ty hỗn hợp… - Theo tính chất giao dịch, thƣờng có công ty môi giới, công ty đại lý, công ty bán buôn, công ty bán lẻ… - Theo phân định trách nhiệm, có công ty trách nhiệm hữu hạn (các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đóng góp của mình), công ty trách nhiệm vô hạn (một số ít thành viên chính còn phải chịu trách nhiệm về những tài sản khác ngoài phần vốn đóng góp của mình). * Khái niệm công ty luật: Công ty là chủ thể (subject) tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo Perter Drucker, thuật ngữ “kinh doanh” (business) còn có nghĩa “khai thác” (exploitation). Kinh doanh là các hoạt động theo đuổi lợi nhuận. Nhƣ vậy, bản thân thuật ngữ kinh doanh đã bao gồm các hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực nhƣ: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác (nguyên liệu, năng lƣợng), pháp lý (pháp luật), sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp), lƣu thông phân phối, tiêu thụ sản phẩm (gọi chung là thƣơng mại). Với quan niệm đó, nếu nói “trong sản xuất và kinh doanh”, thì chƣa chính xác, bởi vì bản thân sản xuất cũng là một khâu của kinh doanh. Trong kinh doanh, mỗi công ty đƣơng nhiên có chủ sở hữu (owner). Ngƣợc lại, một chủ sở hữu có thể có nhiều công ty hay xí nghiệp khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau (chủ sở hữu công ty có thể tuyển giám đốc điều hành hay ngƣời quản lý công ty thay mình bằng quan hệ hợp đồng thoả thuận). Kinh doanh dịch vụ pháp lý là một ngành, nghề kinh doanh mà cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện luật định, thì mới đƣợc phép lựa chọn thành lập các loại hình công ty để tiến hành hoạt động kinh doanh. Ngƣời muốn thành lập công ty luật để kinh doanh dịch vụ pháp lý phải là luật sƣ. Nghề luật sƣ rất chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sƣ và tính chất của nghề tự do trong tổ chức hành nghề luật sƣ. Vì tính chất đặc thù đó, có thể đƣa ra 10
  • 18. khái niệm về công ty luật nhƣ sau: Công ty luật là một loại hình công ty gồm một hoặc hai thành viên trở lên là luật sƣ, tự bỏ vốn hoặc cùng nhau góp vốn để thành lập một pháp nhân với mục đích chung là kinh doanh dịch vụ pháp lý. Tùy theo loại hình công ty, thành viên công ty có thể chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty hoặc chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, các hình thức công ty luật phổ biến trên thế giới gồm các loại hình sau: (i) Công ty luật hợp danh; (ii) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên; (iii) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật là một loại hình công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lý, các nƣớc trên thế giới quy định các loại hình công ty luật khác nhau, nhƣng chủ yếu là ba loại hình: - Công ty luật hợp danh: Là một loại hình công ty đối nhân, có ít nhất hai luật sƣ là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dịch vụ pháp lý dƣới một tên chung. Thành viên hợp danh cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, một số nƣớc nhƣ Mỹ, công ty luật hợp danh bao gồm hợp danh thông thƣờng và hợp danh hữu hạn. Công ty hợp danh thông thƣờng do các luật sƣ cùng nhau thành lập, điều hành công ty cũng nhƣ cùng chịu trách nhiệm và cùng hƣởng lợi nhuận thu đƣợc. Các luật sƣ trong công ty hợp danh thông thƣờng chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty. Công ty hợp danh hữu hạn do ít nhất hai luật sƣ trở lên thành lập , trong đó có ít nhất một luật sƣ chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty (hội viên nhận vốn), còn các luật sƣ khác chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty (hội viên hùn vốn). 11
  • 19. - Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Là một loại hình công ty có ít nhất hai thành viên trở lên là luật sƣ cùng góp vốn để thành lập một pháp nhân nhằm kinh doanh dịch vụ pháp lý. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. - Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là công ty do một luật sƣ thành lập và làm chủ sở hữu nhằm kinh doanh dịch vụ pháp lý. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Ở Đức, còn cho phép luật sƣ thành lập công ty luật liên doanh. Luật về Luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/10/2007 quy định: Công ty luật có thể đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty luật tƣ nhân, công ty luật hợp danh và công ty luật có vốn đầu tƣ nhà nƣớc. Qua nghiên cứu cho thấy, bản chất của công ty luật là hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ, do các luật sƣ tự thành lập hoặc tham gia thành lập nhằm thực hiên hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ, góp phần bảo vệ công lý và tiến bộ xã hội. 1.1.1.2. Đặcđiểm của công ty luật Không có khái niệm chung về công ty luật, do đó đƣơng nhiên không có những quy định khuôn mẫu, thống nhất về đặc điểm pháp lý của loại hình liên kết này trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Luật mỗi quốc gia đƣa ra những quy chế pháp lý riêng cho công ty luật, tuy nhiên tựu trung lại, các quy định đều tƣơng đối đồng nhất với nhau ở một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, thành viên thành lập hoặc tham gia thành lập công ty là luật sƣ. Đặc điểm này thể hiện tính chất nghề nghiệp của luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. 12
  • 20. Thứ hai, là hình thức công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lý, là công ty đối nhân, chịu trách nhiệm vô hạn. Thứ ba, tính chất đối vốn của công ty không đặt ra, vì việc hành nghề luật sƣ không dựa trên nguồn vốn, mà dựa vào kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề của luật sƣ. Thứ tư, tƣ cách pháp lý của thành viên không thể chuyển nhƣợng hay thừa kế, điều này xuất phát từ tính chất nghề nghiệp của luật sƣ, vì thế khi một thành viên ra khỏi công ty hoặc chết nếu không đủ số thành viên theo quy định, công ty phải chuyển đổi loại hình hoặc chấm dứt hoạt động. Thứ năm, công ty luật chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan tƣ pháp (Sở Tƣ pháp) và tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sƣ. Thứ sáu, công ty không đƣợc phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. 1.1.1.3. Vai trò của công ty luật Là một trong những loại hình công ty xuất hiện sớm trong lịch sử, có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Bên cạnh vai trò chung nhƣ các loại hình công ty khác, công ty luật có ý nghĩa riêng khiến cho nó không thể thiếu đƣợc trong xã hội. Thứ nhất, công ty luật góp phần quantrọng trong việc tham gia tuyên truyền, phổbiến, giáodục pháp luật Luật sƣ là một nghề cao quý trong xã hội, ngƣời muốn hành nghề luật sƣ phải có kiến thức pháp luật chuyên sâu. Luật sƣ trƣớc hết là một chuyên gia pháp luật, một cố vấn pháp luật có những kỹ năng hành nghề thực thụ. Hoạt động hành nghề của luật sƣ tiếp xúc với mọi đối tƣợng, hỗ trợ về mặt pháp lý cho mọi tổ chức và cá nhân. Công ty luật là nơi liên kết của các luật sƣ, cùng chung một mục đích hành nghề, thông qua hoạt động hành nghề của 13
  • 21. luật sƣ thành viên, công ty luật góp phần tuyên truyền , phổbiến giáo duc ̣ pháp luật cho tổ chức, cá nhân và công̣đồng xa ̃hôị. Thứ hai, công ty luật có vai trò trong việc bảovệ công lý, bảo vệ quyền của bị can, bị cáo và các đương sự trước Toà Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi công dân thƣờng có nhiều mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh những mâu thuẫn, xâm phạm đến quyền và lợi ích của mỗi bên. Đặc biệt là những mâu thuẫn phải giải quyết bằng con đƣờng Tòa án. Khi đó những quyền cơ bản của công dân dễ bị xâm phạm, vì có những trƣờng hợp công dân hạn chế về trình độ văn hóa, không hiểu biết pháp luật nên khó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách đầy đủ và toàn diện. Công ty luật đƣợc thành lập để giúp cho công dân về mặt pháp lý, vì luật sƣ là ngƣời am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, nên sẽ giúp cho công dân về mặt pháp lý có hiệu quả nhất khi có những vụ việc xảy ra liên quan đến pháp luật, nhất là những vụ việc ở Tòa án. Thông qua công ty luật, luật sƣ có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lơị ich́ hơp̣ pháp của cá n hân, cơ quan, tổchƣ́ c vàg óp phần bảo vê ̣pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hoạt động hành nghề của luật sƣ góp phần bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại Tòa án và trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tƣ pháp. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng của các luật sƣ không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đƣơng sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật. Thông qua hoạt động bào chữa, tranh tụng tại Tòa án, luật sƣ đã góp phần làm giảm thiểu các vụ án oan, sai, đã xuất hiện nhiều tấm gƣơng luật sƣ xuất sắc trên diễn đàn “Pháp đình”, vị thế của luật sƣ trong xã hội cũng vì thế mà ngày càng đƣợc nâng cao. 14
  • 22. Thứ ba, công ty luậtcó vai trò quan trọng trong hoạt động tư vấn pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Để ngƣời dân tuân thủ pháp luật và tin tƣởng vào sự công bằng, bình đẳng của pháp luật, thì những ngƣời hành nghề luật sƣ phải tự mình tôn trọng pháp luật. Đó là lý do vì sao nghề luật sƣ phải đƣợc pháp luật điều chỉnh chặt chẽ để duy trì lòng tin của toàn xã hội. Thông qua hoạt động tƣ vấn pháp luật của các luật sƣ thành viên, công ty luật có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt phiền hà cho cơ quan nhà nƣớc khi ngƣời dân thiếu hiểu biết pháp luật. Hoạt động tƣ vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác của luật sƣ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật, đồng thời hỗ trợ tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thị trƣờng dịch vụ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Thứ tư, công ty luật có vai trò trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước Là ngƣời hiểu biết pháp luật, thông qua việc hành nghề, luật sƣ phải trau dồi kiến thức và sử dụng kiến thức đó để tăng cƣờng giáo dục và phát triển hệ thống pháp luật. Thông qua tổ chức xã hội nghề nghiệp của mình, luật sƣ tham gia xây dƣng̣ chính sách , pháp luật của Nhà nƣớc. Một dự án luật muốn đạt chất lƣợng cần phải có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến. Luật sƣ là ngƣời hiểu biết pháp luật, việc tham gia xây dựng pháp luật của luật sƣ là một nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo cho các đạo luật đạt chất lƣợng cao. 15
  • 23. 1.1.2. Mốiquan hệ giữa công ty luật với luật sƣ, khách hàng 1.1.2.1. Mối quan hệ giữa công ty luậtvới luậtsư Công ty luật có mối quan hệ mật thiết với luật sƣ thành viên. Trong mối quan hệ này công ty luật đóng vai trò quan trong, công ty là nơi để các luật sƣ thành viên hội tụ với nhau để hành nghề. Thông qua công ty luật mà uy tín của các luật sƣ đối với khách hàng ngày càng đƣợc đề cao. Trong mối quan hệ này công ty luật đóng vai trò quyết định. Khi luật sƣ ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, luật sƣ nhân danh công ty để ký hợp đồng, do đó nếu khi có tranh chấp xẩy ra thì đƣơng nhiên khách hàng sẽ tranh chấp với công ty. Vấn đề trách nhiệm của luật sƣ đối với công ty đến đâu tùy thuộc vào loại hình công ty luật TNHH hay công ty luật hợp danh hoặc hợp đồng lao động ký giữa luật sƣ với công ty. Ngoài ra công ty luật còn là nơi hội tụ các luật sƣ học nghề, là môi trƣờng đào tạo nghề luật sƣ, thông qua đó hình thành các luật sƣ giỏi. Công ty có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sƣ của công ty theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Luật sƣ có vai trò thúc đẩy công ty luật phát triển, các luật sƣ giỏi, hành nghề một cách chuyên nghiệp thì sẽ tạo ra uy tín cho luật sƣ nói riêng và công ty luật nói chung. Qua uy tín của các luật sƣ dần tạo nên thƣơng hiệu cho công ty luật. Thực tế khi khách hàng tìm đến luật sƣ họ thƣờng quan tâm đến các thông tin: Tên luật sƣ, công ty luật…Nghề luật sƣ là một nghề hoạt động dựa vào uy tín cá nhân, do đó khi thành lập công ty luật, luật sƣ thƣờng dùng tên riêng của mình để đặt tên cho công ty luật. Vì vậy, thƣơng hiệu của luật sƣ thƣờng đi đôi với thƣơng hiệu của công ty luật. 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa công ty luậtvới khách hàng Trong mối quan hệ giữa công ty luật với khách hàng, công ty luật đóng vai trò là chủ thể cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Khách hàng có 16
  • 24. quyền lữa chon luật sƣ của công ty luật để thỏa thuận ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Ngoài ra khách hàng có thể thỏa thuận với đại diện của công ty luật để ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, khi đó công ty luật sẽ thỏa thuận, phân công cho các luật sƣ thực hiện công việc mà công ty đã ký hợp đồng với khách hàng. Nhƣ vậy trong mối quan hệ này hai công ty luật và khách hàng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Công ty có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc, thực hiện thanh toán phí dịch vụ pháp lý theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ… Trong quan hệ với khách hàng công ty luật có nghĩa vụ và trách nhiệm sau: Thực hiện đúng hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với khách hàng, giữ bí mật cho khách hàng, bồi thƣờng thiệt hại do lỗi mà luật sƣ của công ty gây ra cho khách hàng… Khách hàng có mối quan hệ mật thiết đối với công ty luật. Khách hàng có toàn quyền lữa chọn công ty luật để sự dụng dịch vụ pháp lý, lựa chọn của khách hàng đối với dịch vụ pháp lý của một công ty luật phụ thuộc rất nhiều yếu tố, không chỉ liên quan đến chất lƣợng dịch vụ mà còn liên quan đến sự tin tƣởng, tính bản địa, các mối quan hệ cộng tác trƣớc đó. Khách hàng thƣờng chọn công ty luật dựa trên các tiêu chí: (i) Sự tin tƣởng (chọn công ty luật của quốc gia mình, có mối quan hệ hợp tác trƣớc đo, có quan hệ hợp tác của công ty mẹ/công ty con đối,...); (ii) Khả năng xuất sắc, kinh nghiệm trong lĩnh vực cần tƣ vấn; (iii) Mức phí hợp lý có mang lại giá trị cho thân chủ (khác với khái niệm phí rẻ). Khi sử dụng dịch vụ pháp lý, khách hàng sẽ có những đánh giá, nhận xét về sự hài lòng, không hài lòng đối với công ty luật, quá đó công ty luật hoàn thiện dịch vụ pháp lý một cách tốt hơn. Khách hàng của các công ty luật có thể chia thành hai nhóm chính: các khách hàng nội địa và các khách hàng quốc tế. Khi xem xét sử dụng dịch vụ pháp lý của một công ty luật trong nƣớc và một công ty luật nƣớc ngoài, 17
  • 25. khách hàng trong nƣớc và khách hàng nƣớc ngoài sẽ có những phản ứng khác nhau. Các công ty luật nội địa đã có sẵn đƣợc sự tin tƣởng của khác hàng vì khả năng hiểu và thông thạo các điều kiện về văn hóa, luật pháp, thói quen pháp luật, các mối quan hệ với chính quyền tại chính nƣớc mình. Tuy nhiên, vẫn còn những đối tƣợng khách hàng có tâm lý “sính ngoại” và chọn lựa dịch vụ pháp lý của một công ty luật nƣớc ngoài, có khi chỉ để gây uy thế với đối tác. Điều này cũng có thể ví nhƣ việc ngƣời Việt Nam tích dùng hàng hiệu nƣớc ngoài. [21] Sự tin tƣởng của các khách hàng đối với công ty luật thƣờng đƣợc xây dựng lâu dài thông qua các mối quan hệ hợp tác đã có trƣớc đó giữa hai bên, hoặc giữa công ty luật với công mẹ/công ty con cần tƣ vấn. Để giữ gìn và phát triển các mối quan hệ hợp tác này, các công ty luật cần chú ý đến việc kết nối với các công ty khác để tạo mạng lƣới cho việc giới thiệu khác hàng. 1.1.3. Sựra đời của các loạihình công ty luật 1.1.3.1. Sựra đời của các loại hình công ty luậtở các nước trên thế giới Vào khoảng thế kỷ thứ XIII, ở một số thành phố lớn của các nƣớc châu Âu có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc giao lƣu buôn bán, đã xuất hiện các công ty thƣơng mại đối nhân đầu tiên. Sang đầu thế kỷ XVII, các công ty đối vốn ra đời. Sự ra đời của các công ty kinh doanh kéo theo đó là nhu cầu cần phải có luật lệ về công ty. Lịch sử luật công ty gắn liền với các quy định về liên kết, hợp đồng và các quan hệ nợ nần trong luật La Mã. Các công ty hoạt động theo luật tƣ và chịu rất ít sự giám sát của nhà nƣớc. Năm 1807, Pháp ban hành Bộ luật Thƣơng mại, thể chế hóa quan điểm tự do hoạt động kinh doanh, sau đó nhiều nƣớc châu Âu đã ban hành Luật Thƣơng mại. Mặc dù vậy, việc thành lập công ty vẫn cần giấy phép của nhà nƣớc. Đến năm 1870, hầu hết các nƣớc đều bải bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập, công dân hoàn toàn có 18
  • 26. quyền tự do thành lập công ty và tự do hoạt động. Nhà nƣớc chỉ đƣa ra các quy định bắt buộc công ty có nghĩa vụ đăng ký theo quy định của pháp luật, căn cứ vào kết quả thẩm định của các chuyên gia kiểm toán độc lập. Do sự tự do hóa kinh doanh nên đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo trong công chúng, đặc biệt là trong chiến tranh, vì vậy mà ngƣời ta đã hoàn thiện luật lệ. Đức là một trong những nƣớc xuất hiện công ty sớm: Năm 1870, ban hành Luật Công ty cổ phần, sau đó đƣợc bổ sung, sửa đổi bởi Bộ luật Thƣơng mại năm 1897, sau này thay thế bằng Luật Công ty cổ phần; từ năm 1937 đến năm 1965 ban hành Luật Công ty cổ phần mới và hiện nay vẫn có giá trị pháp lý; năm 1892 ban hành Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn. Cùng với việc ban hành các luật công ty nhằm điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, các nƣớc đã ban hành luật công ty nhằm điều chỉnh hoạt động hành nghề luật sƣ, quy định các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ nhƣ: Văn phòng luật sƣ, công ty luật hợp danh. Có thể khái quát về sự ra đời của các hình thức công ty luật trên thế giới qua một số nƣớc sau: Ở Mỹ, nghề luật sƣ ra đời muộn hơn so với các nƣớc ở châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Đức… Thƣờng là các luật sƣ một số nƣớc châu Âu khi sang Mỹ làm ăn sinh sống mang theo luật, kiến thức pháp luật của nƣớc mình và áp dụng luôn trong phạm vi lãnh địa mà họ chiếm cứ. Nƣớc Mỹ sau khi giành độc lập đã lựa chọn áp dụng hệ thống luật án lệ, nhƣng không muốn rập khuôn hoàn toàn nhƣ mô hình của nƣớc Anh. Ở Mỹ, không có sự phân biệt giữa 2 nghề luật sƣ nhƣ ở Anh. Nƣớc Mỹ với chế độ liên bang, tính đa dạng của các bang thành viên, tính đa dạng về sắc tộc đòi hỏi phải có mô hình tƣ pháp riêng và mô hình một nghề luật sƣ duy nhất. Mô hình một nghề luật sƣ duy nhất ra đời ở Mỹ trong một môi trƣờng pháp lý và xã hội đặc thù, trong bối cảnh của một nhà nƣớc liên bang, theo chính sách tự do, nhà nƣớc giảm thiểu sự can thiệp vào đời sống xã hội, ở đó quyền tự do kinh doanh đƣợc 19
  • 27. khuyến khích. Hệ thống luật của Mỹ là hệ thống luật không thành văn, là hệ thống luật án lệ làm cho ngƣời dân rất khó hiểu vì tính phức tạp của nó. Vì không hiểu biết pháp luật cho nên chỉ khi ra Toà, ngƣời dân mới biết mình đúng hay sai. Số lƣợng các bản án, quyết định của Toà án mang tính án lệ ngày càng nhiều làm cho việc tìm hiểu pháp luật ngày càng khó khăn hơn. Đó là lý do giải thích tại sao trong một hệ thống pháp luật phức tạp nhƣ vậy ngƣời dân lại rất cần đến sự giúp đỡ của luật sƣ. Sau những cải cách đƣợc tiến hành từ năm 1933, nhà nƣớc liên bang can thiệp nhiều hơn vào đời sống kinh tế xã hội, chính quyền của từng bang cũng muốn giảm bớt sự tự do quá trớn trong bang của họ. Vai trò của luật sƣ không ngừng tăng lên vì càng có nhiều luật, thì ngƣời dân càng khó khăn hơn để biết đƣợc hết các luật. Xuất phát từ đặc thù riêng của nƣớc Mỹ, nên phạm vi hoạt động của luật sƣ rất rộng. Luật sƣ Mỹ đƣợc hoạt động trong một khuôn khổ hết sức tự do, có thể can thiệp vào mọi lĩnh vực của pháp luật. Từ thực trạng đó, chính quyền Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật để điều chỉnh lĩnh vực luật sƣ. Trong các đạo luật đó, quy định cho phép luật sƣ thành lập các công ty luật hợp danh, văn phòng luật sƣ hoặc luật sƣ hành nghề tự do. Ngoài ra, luật sƣ có thể làm công ăn lƣơng cho Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức... Với tƣ cách là luật sƣ làm công ăn lƣơng (in house lawyer), luật sƣ có thể chịu trách nhiệm toàn bộ, một phần hoặc không chịu trách nhiệm gì tuỳ theo hợp đồng đƣợc hai bên ký kết. Luật sƣ có thể mở văn phòng luật sƣ do cá nhân mình làm chủ, tự quản lý điều hành và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của văn phòng. “Công ty luật hợp danh bao gồm hợp danh thông thƣờng và hợp danh hữu hạn. Công ty luật hợp danh thông thƣờng do các luật sƣ cùng nhau thành lập, điều hành, cũng nhƣ cùng chịu trách nhiệm và cùng hƣởng lợi nhuận thu đƣợc. Các luật sƣ trong công ty luật hợp danh thông thƣờng chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty. Công ty luật hợp danh 20
  • 28. hữu hạn do ít nhất hai luật sƣ trở lên thành lập, trong đó có ít nhất một luật sƣ chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty (hội viên nhận vốn), còn các luật sƣ khác chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty (hội viên hùn vốn)”.[5, tr-45] Cùng với đó, các hội nghề nghiệp của luật sƣ cũng đƣợc thành lập nhƣ hội luật sƣ về luật công ty, hội luật sƣ trên internet... và ở từng bang đều có hội nghề nghiệp của luật sƣ. Một số bang quy định việc gia nhập đoàn luật sự là không bắt buộc, hoàn toàn do ý nguyện của luật sƣ (18 bang). Nhƣng có bang quy định muốn hành nghề luật sƣ phải gia nhập đoàn luật sƣ. Luật sƣ tham gia các hội nghề nghiệp để đƣợc cung cấp các thông tin pháp luật, bồi dƣỡng về nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp... Ở cấp liên bang có Hội Luật gia Mỹ đƣợc thành lập năm 1878 tại NewYork. Thành viên Hội Luật gia Mỹ bao gồm luật sƣ, thẩm phán, công tố viên, giáo sƣ luật, công chức chính phủ có liên quan đến hoạt động pháp luật. Ở Đức, cũng giống nhƣ ở các nƣớc khác, hoạt động cơ bản của luật sƣ là hoạt động độc lập của mỗi luật sƣ. Các luật sƣ cũng có thể liên kết với nhau trong các văn phòng hợp danh (tiếng Đức là Sozietọt) (hoặc hợp vốn nhƣng ít xảy ra) hoặc trong văn phòng chung (tiếng Đức là Bỹrogemeinschaft). Văn phòng hợp danh là một hình thức pháp lý về mặt tổ chức để nhận và thực hiện các công việc của luật sƣ dƣới danh nghĩa văn phòng, trong khi các luật sƣ trong văn phòng chung vẫn hoạt động hoàn toàn độc lập. Văn phòng chung là địa chỉ chung. Văn phòng luật sƣ phải có ít nhất là một luật sƣ phụ trách điều hành. Thông thƣờng cũng có những văn phòng hợp danh có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau. Cho đến đầu những năm 1990, kể từ khi có phán quyết của Tòa án liên bang mở ra khả năng cho việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn luật sƣ cũng nhƣ việc thay đổi quy tắc hành nghề, cho phép thành lập các văn phòng hợp danh quốc tế. Đến nay, tại Đức có những văn phòng hợp danh có 21
  • 29. hàng trăm thành viên. Đó là các văn phòng luật sƣ quốc tế, trong đó luật sƣ Đức liên danh với các văn phòng luật sƣ nƣớc ngoài nhƣ Anh, Mỹ. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn phải đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật, đặc biệt là không đƣợc ở trong tình trạng phá sản và phải làm đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm nghề nghiệp. Các cổ đông của một công ty trách nhiệm hữu hạn luật sƣ chỉ có thể là luật sƣ hoặc chuyên gia tƣ vấn về thuế, ngƣời đƣợc ủy quyền về thuế, kế toán, kiểm toán đã tuyên thệ. “Trong xu hƣớng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sƣ hiện nay, theo thống kê trong tổng số luật sƣ hiện đang hành nghề tại Đức, công ty luật là loại hình đƣợc ƣa chuộng nhất. Con số các công ty luật tăng từ 324 lên 401 (hơn 23,8%). Các công ty hợp danh tăng khoảng 13,6% (lên 2.703 công ty hợp danh)”.[14] 1.1.3.2. Sựra đời của các loại hình công ty luậtở Việt Nam Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nƣớc đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sƣ. Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về chế định luật sƣ, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sƣ ở Việt Nam. Theo quy định của Pháp lệnh, thì đoàn luật sƣ vừa là tổ chức mang tính xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, vừa là nơi hành nghề của luật sƣ. Hình thức tổ chức này không phù hợp với tính chất của nghề luật sƣ, chƣa phát huy đƣợc tính năng động, tự chủ của luật sƣ và chƣa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sƣ. Mặt khác, hình thức tổ chức này hạn chế khả năng tiếp cận, lựa chọn luật sƣ đối với cá nhân và tổ chức. Vì vậy, cần phân biệt rõ hình thức tổ chức hành nghề với hình thức tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, đồng thời cho phép các luật sƣ đƣợc lựa chọn hành nghề dƣới hình thức văn phòng hoặc công ty là một nhu cầu khách quan và phù hợp với thông lệ quốc tế. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì một vấn đề đƣợc đặt ra là liệu luật sƣ có đƣợc hành nghề theo các loại hình doanh nghiệp đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp hay không? Có ý kiến cho 22
  • 30. rằng luật sƣ đƣợc lựa chọn các hình thức hành nghề theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhƣ có ý kiến khác lại cho rằng do đặc thù của nghề luật sƣ là phải chịu trách nhiệm vô hạn, nên chỉ có hình thức công ty hợp danh là phù hợp với nghề luật sƣ. Sau khi Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001 đƣợc thông qua, công ty luật hợp danh đƣợc thừa nhận là một trong các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ, theo đó luật sƣ có thể tự mình thành lập văn phòng luật sƣ của riêng mình, cùng với các luật sƣ khác thành lập văn phòng luật sƣ hoặc công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh là hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ do ít nhất hai luật sƣ thành lập và chịu trách nhiện liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của công ty. Công ty luật hợp danh chỉ gồm các thành viên hợp danh. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty hợp danh đƣợc thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Luật sƣ; trong trƣờng hợp Pháp lệnh Luật sƣ không quy định thì tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Để phù hợp với tình hình mới, sau khi Luật Doanh nghiệp đã đƣợc ban hành và đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế về dịch vụ pháp lý, đồng thời căn cứ vào nguyện vọng của nhiều luật sƣ, Pháp lện Luật sƣ quy định công ty luật hợp danh là hình thức hành nghề của luật sƣ. Song vì công ty luật hợp danh là hình thức kinh doanh không phù hợp với hoạt động tham gia tố tụng, đặc biệt với điều kiện của Việt Nam thời điểm đó, nên Pháp lệnh quy định công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện tƣ vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác, nhƣng không đƣợc thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng (khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh Luật sƣ), đó là điểm khác nhau cơ bản giữa văn phòng luật sƣ và công ty luật hợp danh. Pháp lệnh chỉ quy định những đặc thù của công ty luật hợp danh với tính chất, đặc điểm của nghề luật sƣ, còn những vấn đề chung khác đƣợc điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp. 23
  • 31. Sau khi Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ năm 2006 đã mở rộng hình thức hành nghề của luật sƣ, theo đó luật sƣ có thể lựa chọn một trong các hình thức hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sƣ hoặc hành nghề với tƣ cách cá nhân. Luật Luật sƣ quy định hai hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ là văn phòng luật sƣ và công ty luật. Công ty luật bao gồm: Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Qua nghiên cứu kinh nghiệm nƣớc ngoài cho thấy, nhiều nƣớc trên thế giới hiện đã và đang có xu hƣớng đa dạng hóa hình thức hành nghề luật sƣ. Do đó, ngoài hình thức hành nghề luật sƣ mang tính truyền thống nhƣ công ty trách nhiệm vô hạn còn quy định hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc cho phép luật sƣ đƣợc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn để hành nghề nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa quy định của Luật Luật sƣ với Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì kinh doanh dịch vụ pháp lý là một ngành, nghề kinh doanh mà cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện luật định thì mới đƣợc phép lựa chọn thành lập các loại hình doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, việc mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho luật sƣ lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề phù hợp với khả năng thực tế của mình. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn là các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ. So với Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001, Luật Luật sƣ đã quy định thêm loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ còn quy định công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. [20] 24
  • 32. Nhƣ vậy, theo pháp luật hiện hành, công ty luật ở Việt Nam gồm ba loại hình: Công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 1.2. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về công ty luật 1.2.1.1. Khái niệm Pháp luật là một hiện tƣợng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp, ngƣợc lại cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thƣờng hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, đạo đức, quan điểm, đƣờng lối và các trào lƣu chính trị xã hội trong mỗi nƣớc, ở một thời kỳ lịch sử nhất định. Giáo trình Lý luận Nhà nƣớc và Pháp luật của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nƣớc ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”.[23] Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, hiện nay trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật đó là hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law) và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law). Nhiều nƣớc trên thế giới có đạo luật riêng điều chỉnh về tổ chức và hành nghề luật sƣ với tên gọi gắn với thuật ngữ “luật sƣ” hoặc “hành nghề luật sƣ”, ví dụ: Đạo luật về hành nghề luật sƣ năm 1984 (đƣợc sửa đổi năm 2011) của Singapore; Đạo luật về luật sƣ (B.E 2528) năm 1995 của Thái Lan; Luật về luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/10/2007; Luật về hành nghề luật sƣ số 205 năm 1949 của Nhật Bản, sửa đổi ngày 24/6/2011; Luật Hành nghề luật sƣ số 3594 năm 1982 của Hàn Quốc; Bộ luật về hành nghề của 25
  • 33. Đoàn luật sƣ Vƣơng quốc Anh và xứ Wales; Luật về cải cách hành nghề luật sƣ năm 1991 của Cộng hòa Pháp; Luật về hành nghề pháp lý số 109 năm 1987 của Bang New South Wales của Australia, sửa đổi ngày 19/8/2000. Qua tên gọi và phạm vi điều chỉnh của lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sƣ, có thể đƣa ra một khái niệm chung nhất pháp luật về công ty luật nhƣ sau: Pháp luật về công ty luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của công ty luật. 1.2.1.2. Đặcđiểm Mỗi quốc gia trên thế giới có một hệ thống chính trị riêng, điều này đã dẫn đến hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau. Chính hệ thống chính trị quyết định chính sách thông qua pháp luật. Tuy mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật về công ty luật riêng, nhƣng tựu chung lại có thể thấy pháp luật về công ty luật có những đặc điểm chung sau: Thứ nhất, pháp luật về công ty luật chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ. Luật Doanh nghiệp đƣa ra khung pháp lý về các loại hình doanh nghiệp. Luật Luật sƣ dựa trên Luật Doanh nghiệp, quy định những vấn đề riêng đặc thù cho nghề luật sƣ. Thứ hai, pháp luật về công ty luật gồm những quy phạm gắn liền với tính chất hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. 1.2.2. Thànhlập, tổ chức, hoạt động, quản trị công ty luật 1.2.2.1. Thànhlập công ty luật Ở hầu hết các nƣớc phát triển, việc thành lập công ty luật hoàn toàn là quyền của luật sƣ. Đó là quyền tự do lập hội và họ thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Pháp luật chỉ điều chỉnh hoạt động của công ty từ giai đoạn đăng ký thành lập. Để công ty luật ra đời và đi vào hoạt động, thì một 26
  • 34. trong những vấn đề quan trọng mà các luật sƣ không thể bỏ để tạo nên tính hợp pháp cho công ty, đó là tiến hành thực hiện thủ tục thành lập công ty. Thành lập công ty luật là một thủ tục pháp lý đƣợc thực hiện tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuỳ thuộc vào loại hình công ty (công ty đó thuộc sở hữu nhà nƣớc hay sở hữu tƣ nhân); tuỳ thuộc vào mức độ cải cách hành chính và thái độ của nhà nƣớc đối với quyền tự do kinh doanh của công dân, mà thủ tục pháp lý này đơn giản hay phức tạp. Theo đó, thủ tục thành lập công ty luật bao gồm thủ tục cho phép thành lập công ty và thủ tục đăng ký hoạt động hoặc chỉ một thủ tục duy nhất là đăng ký hoạt động. Việc đăng ký hoạt động là thủ tục bắt buộc, nó cho phép xác lập tƣ cách pháp lý của công ty luật. Chủ thể muốn thành lập công ty luật phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về mục đích hoạt động, chủ thể, trụ sở và tên công ty. * Về chủ thể Đa số các nƣớc trên thế giới đều quy định, ngƣời muốn thành lập công ty luật hoặc tham gia thành lập, thì phải là luật sƣ. Điều này xuất phát từ đặc điểm của nghề luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân. Ở Việt Nam, ngoài điều kiện trên, luật sƣ thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sƣ hoặc hành nghề với tƣ cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Một luật sƣ chỉ đƣợc thành lập hoặc tham gia thành lập một công ty luật. Trong trƣờng hợp luật sƣ ở các đoàn luật sƣ khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật, thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phƣơng nơi có đoàn luật sƣ mà một trong các luật sƣ đó là thành viên. Tuy nhiên, một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Đức quy định điều kiện chủ thể thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật có những điểm khác so với 27
  • 35. các nƣớc. Tại Chƣơng 3 Luật về Luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/10/2007 quy định về việc thành lập và hoạt động của công ty luật, theo đó, công ty luật có thể thành lập dƣới hình thức công ty tƣ nhân, công ty luật hợp danh và công ty luật có vốn đầu tƣ nhà nƣớc. Nhƣ vậy, có thể thấy, ở Trung Quốc chủ thể tham gia thành lập công ty luật có cả sự đóng góp vốn của nhà nƣớc. Theo pháp luật của Đức, các cổ đông muốn tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn luật chỉ có thể là luật sƣ hoặc chuyên gia tƣ vấn về thuế, ngƣời đƣợc ủy quyền về thuế, kế toán, kiểm toán đã tuyên thệ. * Về điều kiện về trụ sở và tên công ty Luật sƣ hành nghề và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình, nghề luật sƣ là một nghề tự do. Tuy nhiên, hầu hết pháp luật các nƣớc trên thế giới đều quy định, khi các luật sƣ liên kết lại với nhau thành lập một công ty luật, thì công ty luật đó phải có địa chỉ và trụ sở làm việc trên thực tế. Quy định về điều kiện phải có trụ sở làm việc là nhằm tránh các công ty luật hoạt động động nhỏ lẻ, manh mún, không bảo đảm chất lƣợng dịch vụ khi cung cấp cho khách hàng. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và tính chuyên nghiệp của nghề luật sƣ. Ở Đức, “theo khoản 1 câu 1 Điều 3 Luật Công ty TNHH Đức, thì trụ sở công ty phải đƣợc ghi trong hợp đồng công ty. Việc ghi rõ trụ sở trong điều lệ công ty là nhu cầu tất yếu cho việc xác định cơ quan tòa án có thẩm quyền, cũng nhƣ thông lệ tƣ pháp quốc tế (Điều 7 Luật Công ty TNHH và Luật Tố tụng dân sƣ Đức). Trụ sở phải là địa điểm trên lãnh thổ Đức, tất cả các trƣờng hợp khác với quy định này tất yếu sẽ không đƣợc vào sổ đăng ký hoạt động. Việc lựa chọn địa điểm đặt trụ sở không do luật điều chỉnh, mà do lãnh đạo công ty và thông lệ hành chính quyết định. Mỗi công ty chỉ có một trụ sở, 28
  • 36. những địa điểm khác để thực hiện hoạt động sẽ áp dụng theo các quy định tại Điều 12 Luật Công ty TNHH.”[13] Tên công ty thể hiện loại hình công ty luật, vì vậy pháp luật các nƣớc trên thế giới quy định công ty luật phải có tên cụ thể. Quy định này xuất phát từ tính chất pháp lý của từng loại hình công ty luật. Thông qua tên công ty, khách hàng có thể biết đƣợc trách nhiệm pháp lý của công ty đối với khác hành đến đâu. Tùy theo hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quy định về điều kiện về trụ sở làm việc và tên công ty khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam, thì ngoài điều kiện về chủ thể, luật sƣ muốn thành lập công ty luật phải có trụ sở làm việc và tên công ty. Trụ sở làm việc phải có địa chỉ rõ ràng trên thực địa, tên công ty phải bao gồm cụm từ "công ty luật hợp danh" hoặc "công ty luật trách nhiệm hữu hạn", không đƣợc trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sƣ khác đã đƣợc đăng ký hoạt động. Điều 4 Luật Công ty TNHH của Cộng hòa Liên bang Đức quy định việc đặt tên hãng có thể căn cứ vào đối tƣợng kinh doanh, tên gọi của các thành viên công ty hay tên tƣơng xứng với mảng quan hệ kinh doanh có ý nghĩa nhất định. Song bất luận tên hãng nhƣ thế nào, cũng phải kèm theo đuôi là “chịu trách nhiệm hữu hạn”. Ngoài điều những điều kiện trên, pháp luật một số nƣớc còn quy định ngƣời muốn thành lập công ty luật còn phải có một tải sản nhất định. Ví dụ nhƣ Trung Quốc quy định, ngƣời muốn thành lập công ty luật phải có tài sản từ 100.000 nhân dân tệ trở lên. * Trình tự, thủ tục, thành lập công ty luật Trình tự, thủ tục thành lập công ty luật là các quy định của pháp luật quy định về hồ sơ, thủ tục và cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký thành lập công ty luật. 29
  • 37. - Về hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật, đó là những giấy tờ, văn bản, tài liệu để chứng mình cho chủ thể có đủ điều kiện thành lập công ty luật. Tùy theo pháp luật của các nƣớc, mà thành phần hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật là khác nhau. Hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật có thể khái quát một cách chung nhất gồm: (i) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động; (ii) Dự thảo điều lệ của công ty luật; (iii) Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sƣ, bản sao thẻ luật sƣ của luật sƣ thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật; (iv) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của công ty luật. - Về trình tự thành lập và cơ quan có thẩm quyền đăng ký thành lâp: Chủ thể muốn thành lập công ty luật phải nộp hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật tại cơ quan có thẩm quyền. Trong một khoảng thời gian do luật quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu đủ điều kiện, thì cấp giấy phép hoạt động cho công ty luật. Pháp luật các nƣớc quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động công ty luật là khác nhau. Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động là Sở Tƣ pháp ở địa phƣơng nơi có đoàn luật sƣ mà giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sƣ ở các đoàn luật sƣ khác nhau cùng tham gia thành lập, thì đăng ký hoạt động tại Sở Tƣ pháp ở địa phƣơng nơi có trụ sở của công ty. Theo Luật về Luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/10/2007, thì việc cấp giấy phép thành lập công ty luật do Sở Tƣ pháp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ƣơng thực hiện trên cơ sở xem xét các điều kiện: (i) Có tên gọi, trụ sở thƣờng trú, điều lệ hoạt động; (ii) Có tài sản từ 100.000 nhân dân tệ trở lên; (iii) Có luật sƣ đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật về Luật sƣ. Sở Tƣ pháp còn có chức năng xử lý vi phạm đối với luật sƣ và công ty luật. Hình thức xử lý vi phạm đối với luật sƣ bao gồm: Cảnh cáo, đình chỉ hành nghề, huỷ bỏ chứng chỉ hành nghề. Đối 30
  • 38. với công ty luật, hình thức xử lý vi phạm bao gồm: Buộc sửa chữa vi phạm, tịch thu khoản thu bất hợp pháp, phạt tiền, đình chỉ hoạt động, huỷ bỏ giấy phép thành lập. Trƣờng hợp không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm của Sở Tƣ pháp, đƣơng sự có thể khiếu nại lên Bộ Tƣ pháp. Nếu vẫn không đồng ý với quyết định của Bộ Tƣ pháp, đƣơng sự có thể khiếu kiện ra Toà án nhân dân. 1.2.2.2. Tổchức, hoạt động công ty luật * Tổ chức quản lý công ty Có thể nói, thủ tục thành lập công ty luật là thủ tục khai sinh ra một pháp nhân. Pháp nhân đó muốn đi vào hoạt động phải đƣợc tổ chức chặt chẽ, có sự kiểm soát, điều hành của một bộ máy thống nhất. Tổ chức, hoạt động của công ty luật tùy thuộc vào hình thức công ty mà nó đƣợc thiết lập bộ máy tổ chức phù hợp. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, do vậy, pháp luật quy định về loại hình công ty luật cũng có sự khác nhau. Trên thế giới tồn tại phổ biến nhất là công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn. - Công ty luật hợp danh: Công ty luật hợp danh là công ty luật đối nhân, chỉ có thành viên hợp danh, không có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ nghĩa vụ của công ty. Công ty luật hợp danh đƣợc tổ chức dƣới hình thức một hãng luật chung. Hãng này thƣờng mang tên của một thành viên hoặc tất cả các thành viên. Hầu hết pháp luật các nƣớc đều quy định công ty luật hợp danh không có tƣ các pháp nhân, một số nƣớc nhƣ Việt Nam quy định công ty luật hợp danh có tƣ các pháp nhân. Xuất phát từ đặc trƣng này có thể thấy công ty luật hợp danh đƣợc tổ chức, quản lý nhƣ sau: Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty luật hợp danh. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc (nếu điều lệ công ty không có quy 31
  • 39. định khác). Việc tiến hành họp hội đồng thành viên do chủ tịch hội đồng thành viên triệu tập hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trƣờng hợp chủ tịch hội đồng thành viên không triệu tậo họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh, thì thành viên đó có quyền triệu tập họp hội đồng. Cuộc họp của hội đồng thành viên phải đƣợc ghi vào sổ biên bản của công ty. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc liên quan đến hoạt động của công ty. Nhƣ vậy, trong công ty hợp danh, hội đồng thành viên là cơ quan có quyền hạn cao nhất, trong đó, các thành viên hợp danh nắm giữ mọi quyền hành đối với việc quản lý và điều hành các công việc kinh doanh của công ty. Vai trò của ngƣời đứng đầu công ty luật hợp danh cũng có sự khác biệt so với vị trí, vai trò của ngƣời đứng đầu trong công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Nếu chủ tịch, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty luật trách nhiệm hữu hạn có một vị trí quan trọng so với các thành viên khác trong công ty, có quyền thực hiện những công việc liên quan đến hoạt động của công ty nhân danh chức vụ của bản thân, thì chủ tịch, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong công ty luật hợp danh là một thành viên hợp danh và không có quyền cao hơn các thành viên hợp danh còn lại, không có quyền tự quyết định một vấn đề gì nếu không có sự thông qua của hội đồng thành viên. Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty luật hợp danh chỉ có quyền điều phối các hoạt động vạch sẵn, sự thoả thuận và nhất trí của tất cả các thành viên hợp danh. Nói cách khác, ngƣời nắm giữ các chức vụ quản lý trong công ty luật hợp danh đơn giản chỉ là một thành viên hợp danh với những quyền và nghĩa vụ nhƣ bao thành viên hợp danh khác. Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động hàng ngày của công ty với tƣ cách là thành 32
  • 40. viên hợp danh; phân công, phối hợp công việc giữa các thành viên hợp danh; đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nƣớc; đại diện cho công ty với tƣ cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kịên, tranh chấp thƣơng mại hoặc các tranh chấp khác. Việc điều hành các hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện các hoạt động hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi ngƣời đó biết đƣợc về hạn chế đó. Trong khi điều hành, các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhận các chức danh quản lý và kiểm sát công ty. Khi một số hoặc tất cả các thành viên hợp danh cùng thực hiện những công việc hàng ngày, thì quyết định đƣợc thông qua theo nguyên tắc đa số. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trƣờng hợp đã đƣợc các thành viên còn lại chấp thuận. Pháp luật Việt Nam thừa nhận công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, tƣ vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tranh tụng. Ở Anh, luật sƣ đƣợc chia làm hai loại là luật sƣ tƣ vấn và luật sƣ tranh tụng. Công ty luật hợp danh ở Anh chỉ hoạt động trong lĩnh vực tƣ vấn. Hiện nay, có khoảng 9.800 hãng luật của luật sƣ tƣ vấn đƣợc thành lập ở Anh và xứ Wales. “Luật sƣ tranh tụng của Anh không thể hành nghề dƣới hình thức hãng luật cá nhân hay hãng luật hợp danh, mà chỉ đƣợc hành nghề độc lập với tƣ cách của chính bản thân họ mà thôi. Các luật sƣ tranh tụng ở Anh có thể cùng nhau làm việc trong một phòng luật sƣ (chamber) thuộc Toà án, nơi họ đăng ký hành nghề, nhƣng thực chất họ hành nghề một cách độc lập và không có 33
  • 41. nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau. Các luật sƣ tranh tụng cũng phải đóng một khoản phí nhất định cho chamber, nơi họ hành nghề”.[5] - Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Theo pháp luật của nhiều nƣớc, hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ phổ biến là: (i) Văn phòng luật hành nghề độc lập (sole practitioner/principal) (ii) Công ty hợp danh (partnership). Ngoài ra, thì ở nhiều nƣớc cho phép luật sƣ thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn (Mỹ, Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức). Bên cạnh đó, một số nƣớc nhƣ Hy Lạp, Arhentina, Italia, Mexico, Đài Loan, Brazil, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn không đƣợc chấp nhận, vì không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn đối với luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp. Còn ở Anh, Mỹ, thì hình thức công ty luật hợp danh lại rất phổ biến. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty đối vốn, trong đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty. Luật của các nƣớc còn thừa nhận công ty luật trách nhiệm hữu hạn một chủ. Công ty một chủ là kết quả pháp lý đặc biệt của quá trình phát triển. Các công ty đối vốn vẫn có khả năng tồn tại và phát triển khi toàn bộ tài sản của công ty chuyển về tay một thành viên duy nhất và trở thành công ty một ngƣời. Ở Việt Nam, pháp luật thừa nhận công ty luật trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên). Tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên gồm các cơ quan sau: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Khi công ty có trên mƣời một thành viên, thì phải có ban kiểm soát. Trƣờng hợp có ít hơn mƣời một thành viên, có thể thành lập ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. 34
  • 42. + Hội đồng thành viên: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các thành viên công ty. Là cơ quan tập thể, hội đồng thành viên không làm việc thƣờng xuyên, mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản. Với tƣ cách là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hội đồng thành viên có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của công ty nhƣ: Phƣơng hƣớng phát triển công ty, tăng, giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức quản lý công ty, chuyển đổi, chấm dứt hoạt động của công ty… Ở Đức và Hungari, hội đồng thành viên có tên gọi là hội nghị các thành viên công ty. Ở Pháp, đƣợc gọi là phiên họp toàn thể các thành viên công ty, là cơ quan tối cao, hội nghị các thành viên công ty TNHH thể hiện sự tập trung thống nhất ý nguyện, ý chí của toàn thể các thành viên tham gia công ty. Bên cạnh lãnh đạo quản lý hoạt động hàng ngày của công ty, chức năng nhiệm vụ của hội nghị các thành viên công ty còn đƣợc cụ thể hóa trong luật của mỗi nƣớc. Ở Pháp, các nghị quyết, phán quyết của công ty TNHH, về cơ bản cũng đƣợc thực hiện trong khuôn khổ hội nghi toàn thể các thành viên công ty. Nếu nhƣ trong hợp đồng công ty không có quy định gì khác, thì các phán quyết của hội nghị toàn thể các thành viên công ty đó đƣợc quy tụ dƣới hình thức các văn bản mới đƣợc coi là hợp lệ. Đối với việc phán xét, phê chuẩn báo cáo tổng kết năm bao giờ cũng đƣợc thực hiện trong hội nghị. Hội nghị đƣợc tiến hành với sự triệu tập đƣợc tất cả các thành viên. Một hoặc nhiều thành viên đại diện của 1/3 số vốn kinh doanh hay thấp nhất là 1/4 số thành viên công ty cũng có thể đủ yêu cầu để triệu tập hội nghị toàn thể các thành viên công ty. Tất cả mọi sự chống đối lại các quy định trên đây đều coi là không hợp pháp. Ban lãnh đạo điều hành hội nghị toàn thể các thành viên công ty theo luật đã 35
  • 43. đƣợc quy định trƣớc. Ngƣời có thẩm quyền ký vào các văn bản phán quyết của hội nghị phải có đăng ký chữ ký chuẩn tại cơ quan tòa án có thẩm quyền. Việc ký kết các hợp đồng chịu sự chi phối chặt chẽ bởi sự biểu quyết của hội nghị. Các vấn đề về báo cáo tổng kết năm trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc kỳ hoạt động năm phải đƣợc hội nghị xem xét và phê chuẩn. Nghị quyết về việc sửa đổi điều lệ phải đƣợc ít nhất 3/4 đại đa số các thành viên nhất trí tán thành, trƣờng hợp ngoại lệ phải sửa đổi vì yếu tố Nhà nƣớc. Ở Đức, trong thực tế, các công ty TNHH hình thành một tiểu ban của các thành viên công ty, có chức năng lập các chƣơng trình nghị sự cũng nhƣ các hoạt động khác liên quan của hội nghị các thành viên công ty, tiểu ban này nhiều khi cũng đóng vai trò tƣ vấn cho lãnh đạo trong hoạt động của công ty, nhất là lập các chƣơng trình bảo đảm sự ổn định và an toàn nội bộ. + Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Nhiệm kỳ của chủ tịch hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty nếu điều lệ công ty quy định. Trong trƣờng hợp này các giấy tờ giao dịch của công ty phải ghi rõ tƣ cách đại diện theo pháp luật cho công ty của chủ tịch hội đồng thành viên. Chủ tịch hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chƣơng trình, nội dung, tài liệu họp hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên; thay mặt hội đồng thành 36
  • 44. viên ký các quyết định của hội đồng thành viên; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty. + Giám đốc hoặc tổng giám đốc: Giám đốc hoặc tổng giám đốc là ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty do hội đồng thành viên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Giám đốc hoặc tổng giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, trừ trƣờng hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty. Ở Đức và Hungari, chủ tịch hội đồng thành viên hay giám đốc công ty đƣợc gọi là lãnh đạo công ty. Ở Pháp, Luật Công ty TNHH không quy định hình thức ngƣời đại diện duy nhất của công ty. Lãnh đạo kinh doanh là ngƣời đại diện của công ty TNHH (SARL). Theo luật của Pháp, trong công ty có nhiều lãnh đạo kinh doanh, song quyền lực cá nhân bao giờ cũng đƣợc đề cao. Tuy vậy, trong sổ quản lý đăng ký kinh doanh, thì lại không có chi tiết nào nói về quyền lực của các nhà lãnh đạo kinh doanh công ty. Đối với quan hệ nội bộ của công ty, thì việc phân quyền quản lý của các nhà lãnh đạo kinh doanh đƣợc quy định cụ thể và chi tiết. Song có điểm đặc biệt là một khi ngƣời lãnh đạo nào đó thực hiện các phƣơng pháp kinh doanh đối lập với cách thức kinh doanh của các lãnh đạo kinh doanh khác trong công ty hay trong trƣờng hợp ngƣời đó đã thực hiện các giao dịch vƣợt quá thẩm quyền của mình, thì hậu quả pháp lý phát sinh sẽ không thuộc về trách nhiệm của công ty trƣớc các khách hàng. Những quy định về lãnh đạo công ty TNHH ở Đức đƣợc quy định tại Điều 6, Điều 35 đến Điều 44 Luật Công ty TNHH. Trong công ty TNHH có thể có từ một đến nhiều ngƣời trong ban lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty đƣợc tiến cử thông qua nghị quyết chung của các thành viên công ty hoặc chiểu theo quy định đƣợc ghi trong điều lệ. Trong trƣờng hợp một lãnh đạo 37
  • 45. công ty bị bãi miễn, thì ngƣời lãnh đạo thay thế có thể đƣợc tiến cử theo con đƣờng Tòa án. Lãnh đạo công ty TNHH ở Đức đƣợc tiến cử theo con đƣờng tòa án, tập hợp thành cơ quan và là ngƣời đại diện hợp pháp của công ty. Lãnh đạo công ty là ngƣời đại diện cho công ty theo kiện trƣớc tòa án và các hoạt động bên ngoài không liên quan đến tòa án. Về cơ bản, quyền lực đại diện của lãnh đạo công ty đối với công ty là không có giới hạn (trừ các vấn đề thuộc về văn kiện xã hội của các thành viên công ty). Lãnh đạo công ty sẽ phải chịu trách nhiệm trƣớc các thành viên công ty về việc thực hiện các nghĩa vụ và chức trách kinh doanh của công ty. + Ban kiểm soát: Về mặt pháp lý, ban kiểm soát là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát các hoạt động của công ty. Pháp luật chỉ bắt buộc công ty trách nhiệm hữu hạn trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của ban kiểm soát, trƣởng ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định. Pháp luật các nƣớc gọi là hội đồng giám sát. Ở Pháp, không bắt buộc có hội đồng giám sát trong các công ty TNHH cỡ nhỏ, còn việc tiến cử hội đồng giám sát vào hệ thống cơ cấu của công ty TNHH hoàn toàn không bắt buộc phải có. Ở Pháp có quy định khống chế số thành viên công ty là 50 ngƣời và trong một số văn bản có liên quan đề cập đến hội đồng giám sát, thì trong luật công ty TNHH hoàn toàn không có quy định nào về hội đồng giám sát. Trong luật của Đức và Hungaria quy định rất cụ thể về hội đồng giám sát đối với công ty TNHH. Ở Đức, trƣớc hết cần phân biệt hội đồng giám sát mang tính chính quy và hội đồng giám sát đƣợc thành lập và tiến cử chỉ theo quy định trong hợp đồng công ty. Theo Điều 52, thì các quy định về hội đồng giám sát đƣợc xây dựng trên cơ sở những quy định về loại hình cơ quan này trong công ty cổ phần. Trong hội đồng giám sát tối thiểu phải có 3 thành viên. Việc lựa chọn 38