SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH II
Tên đề tài: THIẾT KẾ - CHẾ TẠO BỘ BIẾN TẦN ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA
HƯNG YÊN - 2015
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật trên con đường công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Ngành điện tử nói chung đã có những bước tiến
vượt bậc và mang lại những thành quả đáng kể. Để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước
ngày càng phát triển, giàu mạnh thì phải đào tạo cho thế hệ trẻ có đủ kiến thức để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo thì
phải đưa ra các phương tiện dạy học hiện đại vào trong giảng đường, trường học có
như vậy thì trình độ của con người ngày càng cao mới đáp ứng được nhu của xã hội.
Trường ĐHSPKT Hưng Yên là một trong số những trường đã rất trú trọng đến việc
hiện đại hoá trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy cũng như giúp
sinh viên có khả năng thực tế cao.
Để các sinh viên có tăng khả năng tư duy và làm quen với công việc nghiên cứu,
thiết kế, chế tạo. Chúng em đã được giao cho thực hiện đồ án: “Thiết kế - Chế tạo bộ
điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha” nhằm củng cố về mặt kiến thức trong quá
trình thực tế.
Sau khi nhận đề tài, nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Thành Long cùng với
sự cố gắng nỗ lực của cả nhóm, sự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu. Đến nay đồ án của
chúng em về mặt cơ bản đã hoàn thành. Trong quá trình thực hiện dù đã rất cố gắng
nhưng do trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm còn ít nên không thể tránh khỏi sai sót.
Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo trong khoa để đề tài của chúng em ngày càn hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Long cùng các thầy cô giáo
trong khoa đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài.
1
MỤC LỤC
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ
1.1. Sơ lược về động cơ không đồng bộ 3 pha
1.1.1. Cấu tạo và đặc điểm
a. Cấu tạo:
Hình 1.1: Mô hình cắt bỏ của động cơ không đồng bộ 3 pha
Chú thích : 1: Vỏ máy
2: Khung sắt
3: Dây quấn
4: Trục động cơ
5: Lõi sắt
3
Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha gồm 2 phần chính là phần tĩnh (Stato) và
phần quay (Roto).
 Phần tĩnh (Stato)
Vỏ máy: Thường được làm bằng gang. Đối với máy có công suất lớn (1000kW),
thường dùng thép tấm hàn lại thành vỏ. vỏ máy có tác dụng cố định và bảo vệ máy.
Khung sắt: Được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện có độ dày từ 0.35 đến 0.5mm
ghép lại với nhau. Vì khung sắt là phần từ, đồng thời từ trường đi qua khung sắt là từ
trường xoay chiều, nhằm giảm tồn hao do dòng điện xoáy gây nên mỗi lá thép kỹ thuật
điện đều được phủ sơn cách điện. Mặt trong của khung sắt được xẻ rãnh để đặt dây
quấn.
Dây quấn: Được đặt trong các rãnh của lõi sắt và cách điện tốt với lõi sắt. Dây quấn
stato gồm có 3 cuộn dây đặt lệch nhau 1200
điện.
 Phần quay (Roto)
Trục: Được làm bằng lõi thép để đỡ lõi sắt roto
Lõi sắt: Gồm các lá thép kỹ thuật điện giống như ở phần Stato. Lõi sắt được ép trực
tiếp lên trục.
b. Đặc điểm của động cơ không đồng bộ 3 pha:
- Cấu tạo đơn giản
- Nối trực tiếp với điện lưới xoay chiều 3 pha
- Tốc độ quay của Roto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay của Stato N < N1
Trong đó:
N: Tốc độ quay của Roto
N1: Tốc độ quay của từ trường quay
1.1.2. Nguyên lý làm việc và các đại lượng đặc trưng:
- Nguyên lý làm việc:
4
Khi nối dây quấn Stato vào lưới điện xoay chiều 3 pha, trong động cơ sẽ sinh ra một
từ trường quay. Từ trường này quét qua các thanh dẫn Roto, làm cảm ứng trên dây
quấn Roto một sức điện động E2, từ đó sinh ra dòng điện I2 chạy trong dây quấn Roto.
Dòng điện I2 tác động tương hỗ với từ trường Stato tạo ra lực điện từ trên dây dẫn
Roto và momen quay làm cho Roto quay với tốc độ N theo chiều quay của từ trường.
Tốc độ quay của Roto N luôn luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay Stato N1. Có
sự chuyển động tương đối giữa Roto và từ trường quay Stato duy trì được dòng điện I2
và momen. vì tốc độ của Roto khác với tốc độ của từ trường quay Stato nên gọi là động
cơ không đồng bộ.
- Các đại lượng đặc trưng
Hệ số trượt: Để biểu thị mức độ đồng bộ giữa tốc độ quay của Roto N và tốc độ quay
của từ trường quay N1.
S= (0 (1-1)
N1 = (1-2)
N = N1*(1 – S) (1-3)
Sức điện động:
Khi Roto đứng yên: E20 = 4.44*f20*K2*W2* m (1-4)
Khi Roto chuyển động: E2S = 4.44*f2S*K2*W2* m (1-5)
Trong đó:
K2: Hệ số cuộn dây
f20 = f1
f2S = S*f1
W2: Số vòng dây
m: Từ thông
Công suất:
5
Công suất điện đưa vào: P1 = *U*I*cos (1-6)
Tổn hao điện từ: Pdt
Tổn hoa sắt: Pst
Công suất điện từ: Pdt = M* 1 = M* = P1 - Pdt - Pst (1-7)
Tổn hao do dây quấn Roto: Pd2
Công suất cơ ở trục: P'2 = M* = Pdt - Pd2 (1-8)
Tổn hao do ma sát: Pms
Công suất cơ đưa ra: P2 = P'2 - Pms (1-9)
P2 = P1 - Pdt - Pst - Pd2 - Pms (1-10)
Hiệu suất: η = (0.8 , 0.9) (1-11)
1.2. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha
1.2.1. Điều chỉnh tốc độ động cơ bằng phương pháp thay đổi điện trở phụ.
Khi thay đổi điện trở phụ trong mạch rôto động cơ sẽ làm cho Sth thay đổi tỷ lệ
còn Mth thì không thay đổi, vì vậy sẽ thay đổi được tốc độ của động cơ.
6
Hình 1.3. Nguyên lý điều chỉnh tốc độ và đặc tính tốc độ của động cơ bằng
phương pháp thay đổi giá trị điện trở phụ
Nguyên lý điều chỉnh: khi thay đổi R2f với các giá trị khác nhau, thì sth sẽ thay
đổi tỷ lệ, còn Mth = const, ta sẽ được một họ đặc tính cơ có chung ω0 , Mth, có tốc
độ khác nhau và có các tốc độ làm việc xác lập tương ứng.
Qua hình 1.1, ta có: Mth = const
Và: 0 < R2f1 < R2f2 < … < R2f.Ic < …
Sth.TN < Sth1 < Sth2 < … < Sth.Ic < …
ΔωTN < Δω1 < Δω2 < … < ΔωIc < …
ωTN > ω1 > ω2 > … > ωIc > …
Như vậy, khi cho R2f càng lớn để điều chỉnh tốc độ càng nhỏ, thì độ cứng đặc
tính cơ càng dốc, sai số tĩnh càng lớn, tốc độ làm việc càng kém ổn định, thậm chí
khi R2f = R2f.Ic, dẫn đến Mn = Mc cho động cơ không quay được.
Và khi thay đổi các giá trị R2f.I > R2f.Ic thì tốc độ động cơ vẫn bằng không nghĩa
là không điều chỉnh được tốc độ, hay còn gọi là điều chỉnh không triệt để.
* Các chỉ tiêu chất lượng của phương pháp:
Phương pháp này có sai số tĩnh lớn, nhất là khi điều chỉnh càng sâu thì s% càng
lớn, có thể s% > s% cp. Phù hợp với phụ tải thế năng, vì khi điều chỉnh mà giữ
dòng điện rôto không đổi thì mômen cũng không đổi (M ~ Mc).
7
* Ưu điểm: Phương pháp thay đổi điện trở phụ mạch rôto để điều chỉnh tốc độ
động cơ điều khiển như trên có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, dễ điều chỉnh tốc độ
động cơ. Hay dùng điều chỉnh tốc độ cho các phụ tải dạng thế năng (Mc = const).
* Nhược điểm: Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là điều chỉnh
không triệt để, khi điều chỉnh càng sâu thì sai số tĩnh càng lớn, phạm vi điều chỉnh
hẹp, điều chỉnh trong mạch rôto, dòng rôto lớn nên phải thay đổi từng cấp điện trở
phụ, công suất điều chỉnh lớn, tổn hao năng lượng trong quá trình điều chỉnh lớn.
Mặc dù vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho điều chỉnh tốc độ các
động cơ điều khiển truyền động cho các máy nâng - vận chuyển có yêu cầu điều
chỉnh tốc độ không cao. Muốn nâng cao các chỉ tiêu chất lượng thì dùng phương
pháp “ xung điện trở ”.
1.2.2. Điều chỉnh tốc độ điều khiển bằng cách thay đổi điện áp Stato
Mômen động cơ điều khiển tỉ lệ với bình phương điện áp stato, nên có thể điều
chỉnh mômen và tốc độ động cơ điều khiển bằng cách thay đổi điện áp stato và giữ
tần số không đổi nhờ bộ biến đổi điện áp xoay chiều (ĐAXC) như hình 1.2:
Hình 1.4. Nguyên lý điều chỉnh tốc độ và đặc tính tốc độ của động cơ bằng
phương pháp thay đổi điện áp Stato.
Nếu coi bộ ĐAXC là nguồn lí tưởng (Zb = 0), khi Ub = Uđm thì mômen tới hạn
(Mth.U) tỉ lệ với bình phương điện áp, còn (Sth.U) = Const.
8
Mth.U = Mth.gh ( )2
= Mth.Ub2 (1-12)
Sth.U = Sth.gh = Const (1-13)
Để cải thiện dạng đặc tính điều chỉnh và giảm bớt mức phát nóng của động cơ,
người ta mắc thêm điện trở R2f (hình 1.1). Khi đó, nếu điện áp đặt vào stato là định
mức (Ub = U1) thì ta được đặc tính mềm hơn đặc tính tự nhiên, gọi là đặc tính giới
hạn.
Rõ ràng là: (Mth.gh) = Mth
Trong đó: Mth.gh, Sth.gh là mômen và hệ số trượt tới hạn của đặc tính giới hạn
Mth, Sth là mômen và hệ số trượt tới hạn của đặc tính tự nhiên
Phương pháp điều chỉnh điện áp chỉ thích hợp với truyền động mà mômen tải là
hàm tăng theo tốc độ như: máy bơm, quạt gió, … Có thể dùng máy biến áp tự ngẫu,
điện kháng, hoặc bộ biến đổi bán dẫn làm bộ ĐAXC cho động cơ.
1.2.3. Điều chỉnh tốc độ điều khiển bằng cách thay đổi số đôi cực
Theo quan hệ: ω = ω0(1 − s) = (1-14)
Trong đó: f1 là tần số lưới điện, P là số đôi cực.
Vậy thay đổi số đôi cực P, sẽ điều chỉnh được ω0 và sẽ điều chỉnh được ω. Để có
thể thay đổi được số đôi cực P, người ta phải chế tạo những động cơ đặc biệt, có
các tổ dây quấn stato khác nhau để tạo ra được P khác nhau, gọi là máy đa tốc.
+ Ưu điểm của phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ ĐK bằng cách thay đổi
số đôi cực là thiết bị đơn giản, rẻ tiền, các đặc tính cơ đều cứng và khả năng điều
chỉnh triệt để (điều chỉnh cả tốc độ không tải lý tưởng).
9
Nhờ các đặc tính cơ cứng, nên độ chính xác duy trì tốc độ cao và tổn thất trượt
khi điều chỉnh thực tế không đáng kể.
+ Nhược điểm lớn của phương pháp này là có độ tinh kém, giải điều chỉnh không
rộng và kích thước động cơ lớn.
1.2.4. Điều chỉnh tốc độ ĐK bằng cách thay đổi tần số
- Vấn đề thay đổi tần số của điện áp stato.
Về nguyên lý, khi thay đổi tần số f1 thì ω0 = 2pf1/p sẽ thay đổi và sẽ điều chỉnh
được tốc độ động cơ. Nhưng khi thay đổi f1 và f1đm thì có thể ảnh hưởng đến chế độ
làm việc của động cơ.
Giả sử mạch stato: E1 ≈ CΦf1
Trong đó: E1 là sức điện động cảm ứng trong cuộn dây stato
Φ là từ thông móc vòng qua cuộn dây stato
C là hằng số tỉ lệ, f1 là tần số của dòng điện stato.
Nếu bỏ qua sự sụt áp trên tổng trở cuộn dây stato thì ta có:
U1 ≈ E1 ≈ CΦf1
Ta thấy: nếu thay đổi f1 mà giữ U1 = const thì ω sẽ thay đổi theo.
Hình 1.5. Nguyên lý điều chỉnh tốc độ theo phương pháp thay đổi tần số
Khi thay đổi tần số f1 để điều chỉnh tốc độ thì người ta thường kết hợp thay đổi
điện áp Stato U1 và dùng bộ biến đổi tần số (BT) để thay đổi tốc độ động cơ.
- Quy luật điều chỉnh điện áp stato khi thay đổi tần số:
10
Hình 1.6. Xác định khả năng quá tải về mômen khi điều chỉnh tần số: f1 < f1đm.
Khi λ = = const
Nếu bỏ qua điện trở dây quấn stato (R1 = 0) thì :
Mth = = ≈ K.
Trong đó, coi: Xnm = ωL; và ω0 = 2ωf1/p.
- Các đặc tính điều chỉnh tần số và điện áp stato:
11
Hình 1.5. Các dạng đặc tính cơ khi thay đổi tần số và điện áp stato với
các phụ tải khác nhau.
Khi phụ tải Mc = f=f1/2 (q = -1) thì điều chỉnh tần số và điện áp stato theo quy luật:
= const
Khi phụ tải Mc = const (q = 0) thì điều chỉnh tần số và điện áp stato theo quy luật:
= const
Khi phụ tải Mc = const (q = 1) thì điều chỉnh tần số và điện áp stato theo quy luật:
= const
12
Khi phụ tải Mc = const (q = 2) thì điều chỉnh tần số và điện áp stato theo quy luật:
= const
Kết luận: Sử dụng phương pháp biến đổi tần số để điều chỉnh tốc độ động cơ.
1.3. Tổng quan về hệ thống biến tần
1.3.1. Khái niệm, phân loại biến tần
- Khái niệm:
Biến tần là thiết bị tổ hợp các linh kiện điện tử thực hiện chức năng biến đổi tần
số và điện áp một chiều hay xoay chiều nhất định thành dòng điện xoay chiều có
tần số điều khiển được nhờ khóa điện tử.
- Phân loại biến tần:
+ Biến tần trực tiếp:
Còn gọi là biến tần phụ thuộc, thường dùng các nhóm chỉnh lưu, điều khiển mắc
song song ngược, cho xung lần lượt hai nhóm chỉnh lưu trên ta có thể nhận được
dòng điện xoay chiều trên tải. Như vậy điện áp xoay chiều U1 (f1) chỉ cần qua 1 van
là chuyển ngay ra tải với U2(f2)
Tuy nhiên đây là loại biến tần có cấu trúc sơ đồ van rất phức tạp, chỉ sử dụng
cho truyền động điện có công suất lớn, tốc độ làm việc thấp. Vì việc thay đổi tần số
f2 khó khăn và phụ thuộc vào f1.
13
Hình 1.6. Cấu trúc của biến tần trực tiếp
+ Biến tần gián tiếp:
Biến tần gián tiếp hay còn gọi là biến tần độc lập. Trong biến tần này, đầu tiên
điện áp được chỉnh lưu thành dòng 1 chiều. Sau đó qua bộ lọc rồi trở lại dòng xoay
chiều với tần số f2 nhờ bộ nghịch lưu độc lập ( quá trình thay đổi của f2 không phụ
thuộc vào f1).
Việc biến đổi 2 làn sẽ làm giảm hiệu suất của biến tần. Tuy nhiên việc ứng dụng
của hệ điều khiển dùng vi xử lý nên phát huy được tối đa các ưu điểm của loại biến
tần này và thường được sử dụng rộng rãi hơn.
14
Hình 1.7. Cấu trúc biến tần gián tiếp
Kết luận: Sử dụng biến tần gián tiếp để thực hiện đề tài.
1.3.2. Biến tần gián tiếp:
Do tính chất của từng bộ lọc nên biến tần được chia làm 2 loại:
+ Biến tần nguồn áp: là loại biến tần mà nguồn tạo ra điện áp 1 chiều là nguồn
dòng, dạng của dòng điện trên tải phụ thuộc vào dạng dòng điện của nguồn, còn
dạng điện áp trên tải thì phụ thuộc và các thông số của tải quy định.
+ Biến tần gián tiếp nguồn dòng: Là loại biến tần mà nguồn tạo ra điện áp 1 chiều
là nguồn áp, dạng của điện áp trên tải phụ thuộc vào dạng điện áp của nguồn. còn
dạng dòng điện trên tải thì phụ thuộc vào các thông số của tải quy định.
- So sánh 2 loại biến tần:
Trong bộ biến tần nguồn dòng, khi 2 khóa bán dẫn trong cùng 1 nhánh của bộ
nghịch lưu cùng dẫn (do kích nhầm hoặc do chuyển mạch), dòng ngắn mạch qua 2
khóa được hạn chế ở mức cực đại. Trong bộ biến tần nguồn áp, việc này có thể gây
ra sự cố ngắn mạch và làm hỏng van bán dẫn. Do đó có thể xem biến tần nguồn
dòng làm việc tin cậy hơn biến tần nguồn áp.
Do mạch chỉnh lưu tạo nguồn dòng có thể hoạt động ở chế độ trả năng lượng về
nguồn, bộ biến tần nguồn dòng có thể làm việc hãm tái sinh. Với bộ biến tần nguồn
áp, việc hãm tái sinh muốn thực hiện được cần thêm vào hệ thống một cầu chỉnh
lưu có điều khiển hoàn toàn.
15
Trong trường hợp mất nguồn lưới khi đang hoạt động, bộ biến tần nguồn áp có thể
hoạt động ở chế độ hãm động năng, nhưng bộ biến tần nguồn dòng không thể hoạt
động được ở chế độ này.
Bộ biến tần nguồn dòng sử dụng cuộn cảm L khá lớn trong mạch chỉnh lưu tạo ra
nguồn dòng, điều này làm đáp ứng quá độ của hệ thống chậm hơn so với bộ biến
tần nguồn áp kiểu PWM.
Với bộ biến tần nguồn áp, dễ dàng áp dụng kỹ thuật PWM để điều khiển đóng
ngắt các khóa bán dẫn. Kỹ thuật PWM cho phép giảm tổn thất sóng hà bậc cao gây
nên trên động cơ, không gây ra momen đạp làm rung động cơ ở tốc độ thấp. Tuy
nhiên kỹ thuật điều chế PWM lại khó áp dụng cho biến tần nguồn dòng, nếu có
cũng chỉ áp dụng cho tần số hoạt động thấp.
Khi hoạt động với nguồn cấp là DC bộ biến tần nguồn áp nhỏ gọn và rẻ tiền hơn
so với biến tần nguồn dòng. Biến tần nguồn dòng thường cồng kềnh do sử dụng
cuộn cảm lớn và các tụ chuyển mạch có giá trị cao.
Dải điều chỉnh của biến tần nguồn dòng thấp hơn so với dải điều chỉnh của biến
tần nguồn áp.
Kết luận: sử dụng biến tần gián tiếp nguồn áp cho đề tài.
1.3.3. Cấu trúc biến tần gián tiếp nguồn áp
Bộ biến tần gián tiếp nguồn áp có ưu điểm tạo ra dạng dòng điện và điện áp dạng
sin hơn, dải biến thiên tần số cao hơn nên được sử dụng rộng rãi hơn.
Biến tần gián tiếp nguồn áp có 2 bộ phận riêng biệt:
+ Phần động lực:
Bộ phận chỉnh lưu: Có nhiệm vụ biến đổi dòng điện xoay chiều có tần số f1 về
dòng điện 1 chiều.
Bộ lọc: nó có tác dụng san bằng điện áp sau chỉnh lưu.
Bộ nghịch lưu: là bộ quan trọng nhất của biến tần. Nó có nhiệm vụ biến đổi dòng
điện 1 chiều nhận từ khối chỉnh lưu sang dòng xoay chiều với tần số f2.
+ Phần điều khiển:
16
Là bộ phận không thể thiếu, quyết định sự làm việc của mạch động lực. Để đảm
bảo yêu cầu về tần số, hình dạng điện áp ra của bộ biến tần đều do mạch điều khiển
quyết định.
Bộ điều khiển thông thường gồm 3 phần:
Khâu phát xung chủ đạo: Là khâu tự dao động tạo ra xung điều khiển đưa đến bộ
phận phân phối xung điều khiển đến từng transistor . Khâu này đảm nhận điều
chỉnh xung một cách dễ dàng, ngoài ra nó còn có thể đảm nhiệm chức năng khuếch
đại xung.
Khâu phân phối xung: Làm nhiệm vụ phân phối các xung điều khiển vào khâu
phát xung chủ đạo.
Khâu khuếch đại trung gian: Có nhiệm vụ khuếch đại xung nhận được từ bộ
phận xung đưa đến đảm bảo kích cỡ mở van.
1.4. Phần tử bán dẫn công suất lớn IGBT
1.4.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Hình 1.8: Cấu trúc và sơ đồ tương đương của IGBT
Transistor có cực điều khiển được cách ly (Insulated Gate Bipolar Transistor),
hay IGBT là một linh kiện bán dẫn công suất được phát minh bởi Hans W.Beck và
Carl F.Wheatley vào năm 1982 . IGBT kết hợp khả năng đóng ngắt nhanh của
MOSFET và khả năng chịu tải lớn của transistor thường. Mặt khác IGBT cũng là
phần tử điều khiển bằng điện áp bằng điện áp. Do đó công suất điều khiển yêu cầu
sẽ rất nhỏ.
17
Về cấu trúc bán dẫn, IGBT rất giống với MOSFET, điểm khác nhau là có thêm
1 lớp nối với Collector tạo nên cấu trúc bán dẫn PNP giữa Emiter với collector mà
không phải N-N như ở MOSFET . Vì thế có thể coi IGBT tương đương với một
transistor PNP với dòng Base được điều khiển bởi 1 MOSFET.
Dưới tác dụng của điện áp điều khiển UGE>0, kênh dẫn với các hạt mang điện
là các điện tử được chia thành, giống trong cấu trúc MOSFET. Các điện tử di
chuyển về phía Collector vượt qua lớp tiếp giáp N-P tạo nên dòng Collector.
Hình 1.9: Ký hiệu của IGBT
1.4.2. Chế độ đóng ngắt
Do có cấu trúc đặc thù mà điện áp thuận giữa C và E trong chế độ dẫn ở dòng
IGBT thấp hơn so với ở MOSFET . Tuy nhiên cũng do cấu trúc này mà thời gian
đóng ngắt của IGBT chậm hơn so với MOSFET. Đặc biệt là khi khóa lại.
18
Hình 1.10: Đặc tính động của IGBT
19
 Phân tích đặc tính động của
IGBT
- Quá trình mở IGBT:
Quá trình mở IGBT xảy ra khi khóa K tại vị trí ON điện áp điều khiển tăng
từ 0 đến giá trị UG. Trong thời gian trễ khi mở tín hiệu điều khiển làm điện áp
giữa cực điều khiển và Emitor tăng theo quy luật hàm mũ từ 0 đến giá trị ngưỡng
UGE, điện áp này vào khoảng từ 3-5V. Khi có đủ điện áp thì MOSFET trong
van IGBT mới bắt đầu mở ra. Dòng điện giữa Colector và Emitor tăng theo quy
luật tuyến tính từ 0 đến dòng tải ICM trong thời gian Tr. Trong thời gian Tr điện
áp giữa cực điều khiển và Emitor tăng đến giá trị UGE,ICM xác định giá trị
dòng IC qua Colector. Do diotde bảo vệ IGBT còn đang dẫn dòng tải ICM nên
điện áp UCE vẫn bị găm lên mức điện áp nguồn một chiều UDC. Tiếp theo quá
trình mở diễn ra hai giai đoạn Tđ(on),TR. Trong suốt hai giai đoạn này thì điện
áp giữa hai cực điều khiển và cực Emitor được giữ nguyên ở mức UGE,ICM để
duy trì dòng IC, do dòng điều khiển hoàn toàn nên IGBT vẫn làm việc trong chế
độ tuyến tính. Vì vậy trong giai đoạn đầu diễn ra quá trình khoá và phục hồi của
diode tạo nên xung dòng trên mức IC của IGBT. Khi đó điện áp UCE bắt đầu
giảm IGBT chuyển từ chế độ tuyến tính sang chế độ bão hoà. Giai đoạn hai tiếp
diễn quá trình giảm điện trở trong vùng thuần trở của Colectơ dẫn đến điện trở
giữa Colectơ và Emitơ về giá trị RON thì khoá bão hoà.
- Quá trình khóa IGBT
Quá trình khoá bắt đầu khi điện áp điều khiển giảm từ UG xuống -UG,
trong thời gian trễ khi khoá thì khi đó điện áp trên cực điều khiển và cực Emitor
giảm xuống nên điện áp GE giảm xuống UGE,Ic và được giữ không đổi do điện
áp UCE bắt đầu tăng lên. Điện áp UCE tăng bão hoà trong khoảng thời gian Tr.
Từ cuối khoảng Tr thì diode bắt đầu mở ra cho dòng ICT ngắn mạch chạy qua
do đó dòng Colector bắt đầu giảm. Quá trình này trải qua hai giai đoạn ban đầu
thì dòng chạy qua MOSFET nhanh chóng giảm xuống không và khi điện áp điều
khiển là -UG thì van được khoá hoàn toàn.
20
 Các thông số đặc trưng của IGBT
-Điện áp khóa Colector – Emitor (UCE): Là điện áp Colector – Emitor cực đại ở
trạng thái khóa khi đầu vào Emiter ngắn mạch. Sự đánh thủng quy định dòng điện
rò và thay đổi theo nhiệt độ với hệ số nhiệt dương.
-Điện áp cổng Emiter (UGE): Là điện áp cổng Emiter cực đại cho phép khi
Colector ngắn mạch với Emiter. Chiều dày và đặc tính lớp oxit ở cổng xác định
điện áp này. Điện áp cổng phải giới hạn thấp hơn để hạn chế dòng điện Colector
khi bị sự cố.
-Dòng điện Colector một chiều (IC): Là dòng điện một chiều cần thiết để nhiệt
độ cực đại của chuyển tiếp không quá 150o
C, nhiệt độ vỏ 25o
C.
-Dòng điện đỉnh cực Colector lặp lại (ICM): Là dòng điện cực đại quá độ mà
IGBT có thể chịu được . Có trị số cao hơn dòng IC.
Ngoài ra còn một số các thông số khác:
- Thời gian trễ khi đóng (tđ)
- Thời gian tăng trưởng (tr)
- Thời gian trễ mở (t đ(off))
- Thời gian giảm (tf)
- Diện tích làm việc an toàn (SOA)
1.4.3. Vùng làm việc an toàn ( Safe Operating Area)
Vùng làm việc an toàn được thể hiện dưới dạng đồ thị quan hệ giữa điện áp và
giá trị dòng điện lớn nhất mà các phần tử có thể hoạt động được trong mọi chế độ,
khi dẫn, khi khóa. SOA của IGBT được biểu diển ở hình 1.10.
Trong hình 1.10 (A ) khi điện áp đặt lên cực điều khiển Emitor là dương (+) và ở
2 cực còn lại là âm (-), diện tích làm việc an toàn (SOA) có dạng hình chữ nhật với
góc hạn chế ở phía trên, bên phải, tương ứng với chế độ dòng điện và điện áp lớn.
Điều này có nghĩa là khi chu kỳ đóng ngắt càng ngắn ứng với tần số làm việc càng
cao thì khả năng đóng ngắt công suất ngày càng suy giảm. Khi đặt điện áp điều
21
khiển âm lên cực điều khiển Emiter, diện tích làm việc an toàn (SOA) lại bị giới
hạn ở vùng công suất lớn do tốc độ tăng điện áp quá lớn sẽ xuất hiện dòng điện lớn
đưa vào vùng P của cực điều khiển, tác dụng giống như dòng điều khiển làm IGBT
mở trở lại như tác dụng đối với thyristor. Tuy nhiên khả năng chịu đựng tốc độ tăng
áp ở IGBT lớn hơn nhiều so với các phần tử bán dẫn công suất khác.
Giá trị lớn nhất của dòng cho phép Collector được chọn sao cho tránh hiện
tượng chốt giữ dòng, không khóa lại được giống như ở thyristor. Hơn nữa điện áp
điều khiển lớn nhất UGE cũng phải được chọn để có thể giới hạn được dòng điện ICE
trong giới hạn lớn nhất cho phép này trong điều kiện có sự cố ngắn mạch bằng cách
chuyển đổi từ chế độ bão hòa sang chế độ tuyến tính. Khi đó dòng ICE được giới
hạn không đổi, không phụ thuộc vào điện áp UCE lúc đó. IGBT phải được khóa lại
trong điều kiện đó càng nhanh càng tốt để tránh phát nhiệt quá mạnh.
- Yêu cầu với tín hiệu điều khiển
IGBT là phần tử điều khiển bằng điện áp giống như MOSFET nên yêu cầu phải
có điện áp liên tục trên các cực điều khiển và Emiter để xác định chế độ đóng, ngắt.
Mạch điều khiển IGBT tối thiểu như hình sau:
Hình 1.11: Mạch điều khiển IGBT
22
1.4.4. Bảo vệ IGBT
Thông thường IGBT được sử dụng trong các mạch có tần số đóng cắt rất cao từ
2 đến hàng chục kHz. Với tần số cao như vậy, những sự cố có thể sẽ xảy ra rất
nhanh và làm hỏng các van IGBT và cả thiết bị. Sự cố thường xảy ra nhất đó là quá
dòng do ngắn mạch từ phía tải hoặc từ phía các phần tử của bộ điều khiển.
Có thể ngắt dòng IGBT bằng cách đưa điện áp điều khiển về giá trị âm. Tuy
nhiên khi quá tải do dòng điện làm cho IGBT thoát khỏi chế độ bão hòa dẫn đến
công suất phát nhiệt tăng đột ngột, phá hủy các phần tử rất nhanh (chỉ sau vài chu
kì đóng ngắt). Mặt khác, khi khóa IGBT lại trong 1 thời gian rất ngắn khi dòng điện
rất lớn dẫn đến tốc độ tăng dòng quá lớn gây quá áp trên Collector, Emiter sẽ đáng
thủng IGBT.
Diode D1 được mắc như trên hình 1.11 có tác dụng chống dòng ngược khi IGBT
hoạt động để bảo vệ IGBT. Ngoài ra 2 diode zener được mắc giữa cực điều khiển
và cực Emiter nhằm ghim (ổn định) điện áp cho cực điều khiển.
Trong sự cố quá dòng, ta không thể tiếp tục điều khiển IGBT bằng những xung
ngắn theo quy luật cũ nữa. Nhưng cũng không đơn giản là ngắt dòng điện để ngắt
xung điều khiển dập tắt dòng điện được.
=> Có thể ngăn chặn hậu quả quá dòng cho IGBT bằng cách sử dụng các mạch
dập RC mắc song song với các phần tử. Giải pháp tối ưu nhất là làm chậm lại quá
trình ngắt của IGBT hay còn được gọi là khóa mềm (soft turn – off) khi phát hiện
có sự cố dòng tăng quá mức cho phép.
Tín hiệu mở có biên độ Uge, tín hiệu khóa có biên độ -Uge cung cấp cho mạch
GE qua điện trở Rg (Hình 1.11) . Mạch G-E được bảo vệ bởi diode ổn áp ở mức
khoảng +-18V.
1.5. Điều chỉnh và nâng cao chất lượng bộ điều khiển
1.5.1. Phương pháp biến tần cổ điển
Nghịch lưu áp 3 pha được ghép từ 3 sơ đồ nghịch lưu 1 pha có điểm trung tính
Giả thiết: Các van là lý tưởng
Nguồn có nội trở nhỏ vô cùng và dẫn điện theo 2 chiều
23
+ Các van động lực cơ bản: T1, T2, T3, T4, T5, T6 làm việc với chế độ dẫn điện
= 180, Za = Zb = Zc
Các diode D1, D2, D3, D4, D5, D6 làm chức năng trả năng lượng về nguồn
Tụ C đảm bảo nguồn áp và tiếp nhận năng lượng phản kháng từ tải.
 T1, T4 lêch nhau 1800
để tạo ra pha A
 T3, T6 lệch nhau 1800
để tạo ra pha B
 T2, T5 lệch nhau 1800
để tạo ra pha C
 Mỗi pha lệch nhau 1200
1.5.2. Biến tần đa bậc
Về cơ bản, biến tần đa bậc gồm dãy các linh kiện bán dẫn công suất và các
nguồn áp phụ thuộc và bậc của biến tần. Thuận lợi của biến tần đa bậc so với biến
tần 2 bậc truyền thống là điện áp đầu ra sẽ được cải thiện tốt hơn, số bậc điện áp ra
nhiều hơn. Vì vậy biến tần có bậc càng cao thì điện áp ra càng giảm. Bộ lọc điện áp
ở biến tần sẽ nhỏ hơn, điện áp chịu đựng và tần số đóng cắt sẽ giảm. Tuy nhiên độ
phức tạp của biến tần cũng tăng lên.
1.5.3. Phương pháp điều biến độ rộng xung PWM (Pulse Width Modules)
+ Chỉ số điều chế: là tỷ số giữa biên độ V1m của thành phần cơ bản (hài bậc 1) của
áp ra bộ nghịch lưu được khảo sát và biên độ thành phần cơ bản của áp ra khi điều
khiển 6 mức.
M = =
+ Điều chế độ rộng xung 1 pha: Phương pháp so sánh áp chuẩn hình sin UCE tần
số f0 sóng mang UC tần số fC để có luật đóng ngắt các nhánh cầu nghịch lưu.
Chỉ số điều chế M trở nên phi tuyến khi Vpm > Vrm. hệ số chỉ tuyến tính khi
M<0.785
24
Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3v5LUmb
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ Điều chế độ rộng xung 3 pha
Hình 1.12. Điều chế độ rộng xung 3 pha
Phương pháp điều biến độ rộng xung trên hay còn gọi là phương pháp Sin PWM
(SPWM)
1.5.4. Xây dựng công thức tính giá trị sin
Trong cùng 1 chu kỳ, độ rộng xung được liên tục thay đổi theo từng vị trí để tạo
nên dạng điện áp ra hình sin.
25
Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3v5LUmb
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Tùy thuộc vào độ rộng xung mà sẽ có những giá trị của bảng sin khác nhau. Từ
đó cho ta thấy bảng sin sẽ làm thay đổi độ rộng xung.
Dạng sóng sin có phương trình:
X = Asin(wt)
Trong đó: + A là biên độ của sóng sin
+ ωt là góc pha ( từ 0 đến 360 độ)
Giá trị của sin được chạy từ [-1;1]. Vậy khi sin = 1 thì x = A tức khi sin đi qua
góc 90 độ và sinx =-1 thì x = -A khi sin đi qua góc 270 độ.
Dựa vào công thức của Sin trên ta tính toán ra công thức cho bảng Sin:
A là biên độ và là giá trị lớn nhất cho vào thanh ghi điều khiển độ rộng xung của
vi xử lý để PWM = 100 như vậy các giá trị còn lại sẽ nhỏ hơn A vì Sin = [-1,1].
Hình 1.13: dạng sóng sin
Do các giá trị đặt vào thanh ghi điều chế độ rộng xung của vi xử lý là các giá trị
dương nên ta sẽ có công thức tổng quát như sau:
Giá trị bảng sin = A/2Sin(2*3.14*i/n) + A/2
Trong đó:
+ A là biên độ của sóng sin tức là giá trị lớn nhất đặt vào thanh ghi PWM để cho
PWM = 100%
26
3476800

More Related Content

What's hot

Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Man_Ebook
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Man_Ebook
 
Bai tap dien_tu_cong_suat
Bai tap dien_tu_cong_suatBai tap dien_tu_cong_suat
Bai tap dien_tu_cong_suatToai Nguyen
 
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lậpThiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lậphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế thiết bị điện tử công suất trần văn thịnh
Thiết kế thiết bị điện tử công suất trần văn thịnhThiết kế thiết bị điện tử công suất trần văn thịnh
Thiết kế thiết bị điện tử công suất trần văn thịnhPS Barcelona
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​Man_Ebook
 
Thiết kế hệ thống điều khiển duy trì áp suất ứng dụng trong cung cấp nước sạc...
Thiết kế hệ thống điều khiển duy trì áp suất ứng dụng trong cung cấp nước sạc...Thiết kế hệ thống điều khiển duy trì áp suất ứng dụng trong cung cấp nước sạc...
Thiết kế hệ thống điều khiển duy trì áp suất ứng dụng trong cung cấp nước sạc...Man_Ebook
 
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200Daren Harvey
 
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...jackjohn45
 
đồ áN mạch điều khiển cho chỉnh lưu cầu ba pha 1439659
đồ áN mạch điều khiển cho chỉnh lưu cầu ba pha 1439659đồ áN mạch điều khiển cho chỉnh lưu cầu ba pha 1439659
đồ áN mạch điều khiển cho chỉnh lưu cầu ba pha 1439659nataliej4
 
Một số vấn đề về phương pháp điều khiển trực tiếp momen động cơ không đồng bộ...
Một số vấn đề về phương pháp điều khiển trực tiếp momen động cơ không đồng bộ...Một số vấn đề về phương pháp điều khiển trực tiếp momen động cơ không đồng bộ...
Một số vấn đề về phương pháp điều khiển trực tiếp momen động cơ không đồng bộ...Man_Ebook
 

What's hot (20)

Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOTĐề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
 
Đề tài: Mô hình toán học của động cơ đồng bộ kích thích, HAY
Đề tài: Mô hình toán học của động cơ đồng bộ kích thích, HAYĐề tài: Mô hình toán học của động cơ đồng bộ kích thích, HAY
Đề tài: Mô hình toán học của động cơ đồng bộ kích thích, HAY
 
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
 
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộĐề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
 
Sóng hài
Sóng hàiSóng hài
Sóng hài
 
Bai tap dien_tu_cong_suat
Bai tap dien_tu_cong_suatBai tap dien_tu_cong_suat
Bai tap dien_tu_cong_suat
 
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đạiHệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
 
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lậpThiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
 
Thiết kế thiết bị điện tử công suất trần văn thịnh
Thiết kế thiết bị điện tử công suất trần văn thịnhThiết kế thiết bị điện tử công suất trần văn thịnh
Thiết kế thiết bị điện tử công suất trần văn thịnh
 
Đề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAY
Đề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAYĐề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAY
Đề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAY
 
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAYĐề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
 
Thiết kế hệ thống điều khiển duy trì áp suất ứng dụng trong cung cấp nước sạc...
Thiết kế hệ thống điều khiển duy trì áp suất ứng dụng trong cung cấp nước sạc...Thiết kế hệ thống điều khiển duy trì áp suất ứng dụng trong cung cấp nước sạc...
Thiết kế hệ thống điều khiển duy trì áp suất ứng dụng trong cung cấp nước sạc...
 
Đề tài: Điều khiển hệ truyền động điện tàu điện đô thị, HOT, 9đ
Đề tài: Điều khiển hệ truyền động điện tàu điện đô thị, HOT, 9đĐề tài: Điều khiển hệ truyền động điện tàu điện đô thị, HOT, 9đ
Đề tài: Điều khiển hệ truyền động điện tàu điện đô thị, HOT, 9đ
 
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
 
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
 
đồ áN mạch điều khiển cho chỉnh lưu cầu ba pha 1439659
đồ áN mạch điều khiển cho chỉnh lưu cầu ba pha 1439659đồ áN mạch điều khiển cho chỉnh lưu cầu ba pha 1439659
đồ áN mạch điều khiển cho chỉnh lưu cầu ba pha 1439659
 
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOTĐề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
 
Một số vấn đề về phương pháp điều khiển trực tiếp momen động cơ không đồng bộ...
Một số vấn đề về phương pháp điều khiển trực tiếp momen động cơ không đồng bộ...Một số vấn đề về phương pháp điều khiển trực tiếp momen động cơ không đồng bộ...
Một số vấn đề về phương pháp điều khiển trực tiếp momen động cơ không đồng bộ...
 

Similar to Thiết Kế Chế Tạo Bộ Biến Tần Điều Khiển Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ 3 Pha.pdf

bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
Luận Văn Xây Dựng Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Xoay Chiều 3 Pha Công Suất 3kw Dùng Đ...
Luận Văn Xây Dựng Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Xoay Chiều 3 Pha Công Suất 3kw Dùng Đ...Luận Văn Xây Dựng Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Xoay Chiều 3 Pha Công Suất 3kw Dùng Đ...
Luận Văn Xây Dựng Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Xoay Chiều 3 Pha Công Suất 3kw Dùng Đ...tcoco3199
 
Luận văn tìm hiểu những tính chất và yêu cầu Các Loại Động Cơ Sử Dụng Trong T...
Luận văn tìm hiểu những tính chất và yêu cầu Các Loại Động Cơ Sử Dụng Trong T...Luận văn tìm hiểu những tính chất và yêu cầu Các Loại Động Cơ Sử Dụng Trong T...
Luận văn tìm hiểu những tính chất và yêu cầu Các Loại Động Cơ Sử Dụng Trong T...sividocz
 
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...nataliej4
 
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...Man_Ebook
 
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dcThiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dcnataliej4
 

Similar to Thiết Kế Chế Tạo Bộ Biến Tần Điều Khiển Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ 3 Pha.pdf (20)

Đề tài: Mô hình hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ dị bộ, HOT
Đề tài: Mô hình hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ dị bộ, HOTĐề tài: Mô hình hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ dị bộ, HOT
Đề tài: Mô hình hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ dị bộ, HOT
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
Đề tài: Bộ điều khiển tốc độ xe bám theo tín hiệu động cơ dị bộ
Đề tài: Bộ điều khiển tốc độ xe bám theo tín hiệu động cơ dị bộĐề tài: Bộ điều khiển tốc độ xe bám theo tín hiệu động cơ dị bộ
Đề tài: Bộ điều khiển tốc độ xe bám theo tín hiệu động cơ dị bộ
 
Xây Dựng Hệ Thống Khởi Động Động Cơ Dị Bộ Lồng Sóc.doc
Xây Dựng Hệ Thống Khởi Động Động Cơ Dị Bộ Lồng Sóc.docXây Dựng Hệ Thống Khởi Động Động Cơ Dị Bộ Lồng Sóc.doc
Xây Dựng Hệ Thống Khởi Động Động Cơ Dị Bộ Lồng Sóc.doc
 
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên Matlab
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên MatlabĐề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên Matlab
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên Matlab
 
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ lồng sóc, HOT
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ lồng sóc, HOTĐề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ lồng sóc, HOT
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ lồng sóc, HOT
 
luan van thac si tim hieu dong co su dung trong truyen dong dien cong nghiẹp
luan van thac si tim hieu dong co su dung trong truyen dong dien cong nghiẹpluan van thac si tim hieu dong co su dung trong truyen dong dien cong nghiẹp
luan van thac si tim hieu dong co su dung trong truyen dong dien cong nghiẹp
 
Luận Văn Xây Dựng Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Xoay Chiều 3 Pha Công Suất 3kw Dùng Đ...
Luận Văn Xây Dựng Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Xoay Chiều 3 Pha Công Suất 3kw Dùng Đ...Luận Văn Xây Dựng Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Xoay Chiều 3 Pha Công Suất 3kw Dùng Đ...
Luận Văn Xây Dựng Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Xoay Chiều 3 Pha Công Suất 3kw Dùng Đ...
 
Đề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đ
Đề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đĐề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đ
Đề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đ
 
Luận văn tìm hiểu những tính chất và yêu cầu Các Loại Động Cơ Sử Dụng Trong T...
Luận văn tìm hiểu những tính chất và yêu cầu Các Loại Động Cơ Sử Dụng Trong T...Luận văn tìm hiểu những tính chất và yêu cầu Các Loại Động Cơ Sử Dụng Trong T...
Luận văn tìm hiểu những tính chất và yêu cầu Các Loại Động Cơ Sử Dụng Trong T...
 
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
Thiết Kế Chế Tạo Mạch Điều Khiển Tốc Độ Và Đảo Chiều Quay Động Cơ Điện Một Ch...
 
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
 
Ứng dụng biến tần ACS355 cho khởi động động cơ ba pha lồng sóc
Ứng dụng biến tần ACS355 cho khởi động động cơ ba pha lồng sócỨng dụng biến tần ACS355 cho khởi động động cơ ba pha lồng sóc
Ứng dụng biến tần ACS355 cho khởi động động cơ ba pha lồng sóc
 
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
 
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dcThiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
 
Đồ án phân tích tính toán mạch điều khiển Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Đồ án phân tích tính toán mạch điều khiển Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.docxĐồ án phân tích tính toán mạch điều khiển Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Đồ án phân tích tính toán mạch điều khiển Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
 
Truyen dien dong
Truyen dien dongTruyen dien dong
Truyen dien dong
 
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAYĐề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
 
Nghiên Cứu Mô Phỏng Hệ Thống Điều Khiển Máy Phát Điện Đồng Bộ.doc
Nghiên Cứu Mô Phỏng Hệ Thống Điều Khiển Máy Phát Điện Đồng Bộ.docNghiên Cứu Mô Phỏng Hệ Thống Điều Khiển Máy Phát Điện Đồng Bộ.doc
Nghiên Cứu Mô Phỏng Hệ Thống Điều Khiển Máy Phát Điện Đồng Bộ.doc
 
Đồ án Thiết kế mạch băm xung một chiều có đảo chiều để điều chỉnh độ...
Đồ án Thiết kế mạch băm xung một chiều có đảo chiều để điều chỉnh độ...Đồ án Thiết kế mạch băm xung một chiều có đảo chiều để điều chỉnh độ...
Đồ án Thiết kế mạch băm xung một chiều có đảo chiều để điều chỉnh độ...
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Thiết Kế Chế Tạo Bộ Biến Tần Điều Khiển Tốc Độ Động Cơ Không Đồng Bộ 3 Pha.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH II Tên đề tài: THIẾT KẾ - CHẾ TẠO BỘ BIẾN TẦN ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA HƯNG YÊN - 2015
  • 2. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Ngành điện tử nói chung đã có những bước tiến vượt bậc và mang lại những thành quả đáng kể. Để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh thì phải đào tạo cho thế hệ trẻ có đủ kiến thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo thì phải đưa ra các phương tiện dạy học hiện đại vào trong giảng đường, trường học có như vậy thì trình độ của con người ngày càng cao mới đáp ứng được nhu của xã hội. Trường ĐHSPKT Hưng Yên là một trong số những trường đã rất trú trọng đến việc hiện đại hoá trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy cũng như giúp sinh viên có khả năng thực tế cao. Để các sinh viên có tăng khả năng tư duy và làm quen với công việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo. Chúng em đã được giao cho thực hiện đồ án: “Thiết kế - Chế tạo bộ điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha” nhằm củng cố về mặt kiến thức trong quá trình thực tế. Sau khi nhận đề tài, nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Thành Long cùng với sự cố gắng nỗ lực của cả nhóm, sự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu. Đến nay đồ án của chúng em về mặt cơ bản đã hoàn thành. Trong quá trình thực hiện dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm còn ít nên không thể tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa để đề tài của chúng em ngày càn hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Long cùng các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài. 1
  • 4. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ 1.1. Sơ lược về động cơ không đồng bộ 3 pha 1.1.1. Cấu tạo và đặc điểm a. Cấu tạo: Hình 1.1: Mô hình cắt bỏ của động cơ không đồng bộ 3 pha Chú thích : 1: Vỏ máy 2: Khung sắt 3: Dây quấn 4: Trục động cơ 5: Lõi sắt 3
  • 5. Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha gồm 2 phần chính là phần tĩnh (Stato) và phần quay (Roto).  Phần tĩnh (Stato) Vỏ máy: Thường được làm bằng gang. Đối với máy có công suất lớn (1000kW), thường dùng thép tấm hàn lại thành vỏ. vỏ máy có tác dụng cố định và bảo vệ máy. Khung sắt: Được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện có độ dày từ 0.35 đến 0.5mm ghép lại với nhau. Vì khung sắt là phần từ, đồng thời từ trường đi qua khung sắt là từ trường xoay chiều, nhằm giảm tồn hao do dòng điện xoáy gây nên mỗi lá thép kỹ thuật điện đều được phủ sơn cách điện. Mặt trong của khung sắt được xẻ rãnh để đặt dây quấn. Dây quấn: Được đặt trong các rãnh của lõi sắt và cách điện tốt với lõi sắt. Dây quấn stato gồm có 3 cuộn dây đặt lệch nhau 1200 điện.  Phần quay (Roto) Trục: Được làm bằng lõi thép để đỡ lõi sắt roto Lõi sắt: Gồm các lá thép kỹ thuật điện giống như ở phần Stato. Lõi sắt được ép trực tiếp lên trục. b. Đặc điểm của động cơ không đồng bộ 3 pha: - Cấu tạo đơn giản - Nối trực tiếp với điện lưới xoay chiều 3 pha - Tốc độ quay của Roto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay của Stato N < N1 Trong đó: N: Tốc độ quay của Roto N1: Tốc độ quay của từ trường quay 1.1.2. Nguyên lý làm việc và các đại lượng đặc trưng: - Nguyên lý làm việc: 4
  • 6. Khi nối dây quấn Stato vào lưới điện xoay chiều 3 pha, trong động cơ sẽ sinh ra một từ trường quay. Từ trường này quét qua các thanh dẫn Roto, làm cảm ứng trên dây quấn Roto một sức điện động E2, từ đó sinh ra dòng điện I2 chạy trong dây quấn Roto. Dòng điện I2 tác động tương hỗ với từ trường Stato tạo ra lực điện từ trên dây dẫn Roto và momen quay làm cho Roto quay với tốc độ N theo chiều quay của từ trường. Tốc độ quay của Roto N luôn luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay Stato N1. Có sự chuyển động tương đối giữa Roto và từ trường quay Stato duy trì được dòng điện I2 và momen. vì tốc độ của Roto khác với tốc độ của từ trường quay Stato nên gọi là động cơ không đồng bộ. - Các đại lượng đặc trưng Hệ số trượt: Để biểu thị mức độ đồng bộ giữa tốc độ quay của Roto N và tốc độ quay của từ trường quay N1. S= (0 (1-1) N1 = (1-2) N = N1*(1 – S) (1-3) Sức điện động: Khi Roto đứng yên: E20 = 4.44*f20*K2*W2* m (1-4) Khi Roto chuyển động: E2S = 4.44*f2S*K2*W2* m (1-5) Trong đó: K2: Hệ số cuộn dây f20 = f1 f2S = S*f1 W2: Số vòng dây m: Từ thông Công suất: 5
  • 7. Công suất điện đưa vào: P1 = *U*I*cos (1-6) Tổn hao điện từ: Pdt Tổn hoa sắt: Pst Công suất điện từ: Pdt = M* 1 = M* = P1 - Pdt - Pst (1-7) Tổn hao do dây quấn Roto: Pd2 Công suất cơ ở trục: P'2 = M* = Pdt - Pd2 (1-8) Tổn hao do ma sát: Pms Công suất cơ đưa ra: P2 = P'2 - Pms (1-9) P2 = P1 - Pdt - Pst - Pd2 - Pms (1-10) Hiệu suất: η = (0.8 , 0.9) (1-11) 1.2. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha 1.2.1. Điều chỉnh tốc độ động cơ bằng phương pháp thay đổi điện trở phụ. Khi thay đổi điện trở phụ trong mạch rôto động cơ sẽ làm cho Sth thay đổi tỷ lệ còn Mth thì không thay đổi, vì vậy sẽ thay đổi được tốc độ của động cơ. 6
  • 8. Hình 1.3. Nguyên lý điều chỉnh tốc độ và đặc tính tốc độ của động cơ bằng phương pháp thay đổi giá trị điện trở phụ Nguyên lý điều chỉnh: khi thay đổi R2f với các giá trị khác nhau, thì sth sẽ thay đổi tỷ lệ, còn Mth = const, ta sẽ được một họ đặc tính cơ có chung ω0 , Mth, có tốc độ khác nhau và có các tốc độ làm việc xác lập tương ứng. Qua hình 1.1, ta có: Mth = const Và: 0 < R2f1 < R2f2 < … < R2f.Ic < … Sth.TN < Sth1 < Sth2 < … < Sth.Ic < … ΔωTN < Δω1 < Δω2 < … < ΔωIc < … ωTN > ω1 > ω2 > … > ωIc > … Như vậy, khi cho R2f càng lớn để điều chỉnh tốc độ càng nhỏ, thì độ cứng đặc tính cơ càng dốc, sai số tĩnh càng lớn, tốc độ làm việc càng kém ổn định, thậm chí khi R2f = R2f.Ic, dẫn đến Mn = Mc cho động cơ không quay được. Và khi thay đổi các giá trị R2f.I > R2f.Ic thì tốc độ động cơ vẫn bằng không nghĩa là không điều chỉnh được tốc độ, hay còn gọi là điều chỉnh không triệt để. * Các chỉ tiêu chất lượng của phương pháp: Phương pháp này có sai số tĩnh lớn, nhất là khi điều chỉnh càng sâu thì s% càng lớn, có thể s% > s% cp. Phù hợp với phụ tải thế năng, vì khi điều chỉnh mà giữ dòng điện rôto không đổi thì mômen cũng không đổi (M ~ Mc). 7
  • 9. * Ưu điểm: Phương pháp thay đổi điện trở phụ mạch rôto để điều chỉnh tốc độ động cơ điều khiển như trên có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, dễ điều chỉnh tốc độ động cơ. Hay dùng điều chỉnh tốc độ cho các phụ tải dạng thế năng (Mc = const). * Nhược điểm: Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là điều chỉnh không triệt để, khi điều chỉnh càng sâu thì sai số tĩnh càng lớn, phạm vi điều chỉnh hẹp, điều chỉnh trong mạch rôto, dòng rôto lớn nên phải thay đổi từng cấp điện trở phụ, công suất điều chỉnh lớn, tổn hao năng lượng trong quá trình điều chỉnh lớn. Mặc dù vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho điều chỉnh tốc độ các động cơ điều khiển truyền động cho các máy nâng - vận chuyển có yêu cầu điều chỉnh tốc độ không cao. Muốn nâng cao các chỉ tiêu chất lượng thì dùng phương pháp “ xung điện trở ”. 1.2.2. Điều chỉnh tốc độ điều khiển bằng cách thay đổi điện áp Stato Mômen động cơ điều khiển tỉ lệ với bình phương điện áp stato, nên có thể điều chỉnh mômen và tốc độ động cơ điều khiển bằng cách thay đổi điện áp stato và giữ tần số không đổi nhờ bộ biến đổi điện áp xoay chiều (ĐAXC) như hình 1.2: Hình 1.4. Nguyên lý điều chỉnh tốc độ và đặc tính tốc độ của động cơ bằng phương pháp thay đổi điện áp Stato. Nếu coi bộ ĐAXC là nguồn lí tưởng (Zb = 0), khi Ub = Uđm thì mômen tới hạn (Mth.U) tỉ lệ với bình phương điện áp, còn (Sth.U) = Const. 8
  • 10. Mth.U = Mth.gh ( )2 = Mth.Ub2 (1-12) Sth.U = Sth.gh = Const (1-13) Để cải thiện dạng đặc tính điều chỉnh và giảm bớt mức phát nóng của động cơ, người ta mắc thêm điện trở R2f (hình 1.1). Khi đó, nếu điện áp đặt vào stato là định mức (Ub = U1) thì ta được đặc tính mềm hơn đặc tính tự nhiên, gọi là đặc tính giới hạn. Rõ ràng là: (Mth.gh) = Mth Trong đó: Mth.gh, Sth.gh là mômen và hệ số trượt tới hạn của đặc tính giới hạn Mth, Sth là mômen và hệ số trượt tới hạn của đặc tính tự nhiên Phương pháp điều chỉnh điện áp chỉ thích hợp với truyền động mà mômen tải là hàm tăng theo tốc độ như: máy bơm, quạt gió, … Có thể dùng máy biến áp tự ngẫu, điện kháng, hoặc bộ biến đổi bán dẫn làm bộ ĐAXC cho động cơ. 1.2.3. Điều chỉnh tốc độ điều khiển bằng cách thay đổi số đôi cực Theo quan hệ: ω = ω0(1 − s) = (1-14) Trong đó: f1 là tần số lưới điện, P là số đôi cực. Vậy thay đổi số đôi cực P, sẽ điều chỉnh được ω0 và sẽ điều chỉnh được ω. Để có thể thay đổi được số đôi cực P, người ta phải chế tạo những động cơ đặc biệt, có các tổ dây quấn stato khác nhau để tạo ra được P khác nhau, gọi là máy đa tốc. + Ưu điểm của phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ ĐK bằng cách thay đổi số đôi cực là thiết bị đơn giản, rẻ tiền, các đặc tính cơ đều cứng và khả năng điều chỉnh triệt để (điều chỉnh cả tốc độ không tải lý tưởng). 9
  • 11. Nhờ các đặc tính cơ cứng, nên độ chính xác duy trì tốc độ cao và tổn thất trượt khi điều chỉnh thực tế không đáng kể. + Nhược điểm lớn của phương pháp này là có độ tinh kém, giải điều chỉnh không rộng và kích thước động cơ lớn. 1.2.4. Điều chỉnh tốc độ ĐK bằng cách thay đổi tần số - Vấn đề thay đổi tần số của điện áp stato. Về nguyên lý, khi thay đổi tần số f1 thì ω0 = 2pf1/p sẽ thay đổi và sẽ điều chỉnh được tốc độ động cơ. Nhưng khi thay đổi f1 và f1đm thì có thể ảnh hưởng đến chế độ làm việc của động cơ. Giả sử mạch stato: E1 ≈ CΦf1 Trong đó: E1 là sức điện động cảm ứng trong cuộn dây stato Φ là từ thông móc vòng qua cuộn dây stato C là hằng số tỉ lệ, f1 là tần số của dòng điện stato. Nếu bỏ qua sự sụt áp trên tổng trở cuộn dây stato thì ta có: U1 ≈ E1 ≈ CΦf1 Ta thấy: nếu thay đổi f1 mà giữ U1 = const thì ω sẽ thay đổi theo. Hình 1.5. Nguyên lý điều chỉnh tốc độ theo phương pháp thay đổi tần số Khi thay đổi tần số f1 để điều chỉnh tốc độ thì người ta thường kết hợp thay đổi điện áp Stato U1 và dùng bộ biến đổi tần số (BT) để thay đổi tốc độ động cơ. - Quy luật điều chỉnh điện áp stato khi thay đổi tần số: 10
  • 12. Hình 1.6. Xác định khả năng quá tải về mômen khi điều chỉnh tần số: f1 < f1đm. Khi λ = = const Nếu bỏ qua điện trở dây quấn stato (R1 = 0) thì : Mth = = ≈ K. Trong đó, coi: Xnm = ωL; và ω0 = 2ωf1/p. - Các đặc tính điều chỉnh tần số và điện áp stato: 11
  • 13. Hình 1.5. Các dạng đặc tính cơ khi thay đổi tần số và điện áp stato với các phụ tải khác nhau. Khi phụ tải Mc = f=f1/2 (q = -1) thì điều chỉnh tần số và điện áp stato theo quy luật: = const Khi phụ tải Mc = const (q = 0) thì điều chỉnh tần số và điện áp stato theo quy luật: = const Khi phụ tải Mc = const (q = 1) thì điều chỉnh tần số và điện áp stato theo quy luật: = const 12
  • 14. Khi phụ tải Mc = const (q = 2) thì điều chỉnh tần số và điện áp stato theo quy luật: = const Kết luận: Sử dụng phương pháp biến đổi tần số để điều chỉnh tốc độ động cơ. 1.3. Tổng quan về hệ thống biến tần 1.3.1. Khái niệm, phân loại biến tần - Khái niệm: Biến tần là thiết bị tổ hợp các linh kiện điện tử thực hiện chức năng biến đổi tần số và điện áp một chiều hay xoay chiều nhất định thành dòng điện xoay chiều có tần số điều khiển được nhờ khóa điện tử. - Phân loại biến tần: + Biến tần trực tiếp: Còn gọi là biến tần phụ thuộc, thường dùng các nhóm chỉnh lưu, điều khiển mắc song song ngược, cho xung lần lượt hai nhóm chỉnh lưu trên ta có thể nhận được dòng điện xoay chiều trên tải. Như vậy điện áp xoay chiều U1 (f1) chỉ cần qua 1 van là chuyển ngay ra tải với U2(f2) Tuy nhiên đây là loại biến tần có cấu trúc sơ đồ van rất phức tạp, chỉ sử dụng cho truyền động điện có công suất lớn, tốc độ làm việc thấp. Vì việc thay đổi tần số f2 khó khăn và phụ thuộc vào f1. 13
  • 15. Hình 1.6. Cấu trúc của biến tần trực tiếp + Biến tần gián tiếp: Biến tần gián tiếp hay còn gọi là biến tần độc lập. Trong biến tần này, đầu tiên điện áp được chỉnh lưu thành dòng 1 chiều. Sau đó qua bộ lọc rồi trở lại dòng xoay chiều với tần số f2 nhờ bộ nghịch lưu độc lập ( quá trình thay đổi của f2 không phụ thuộc vào f1). Việc biến đổi 2 làn sẽ làm giảm hiệu suất của biến tần. Tuy nhiên việc ứng dụng của hệ điều khiển dùng vi xử lý nên phát huy được tối đa các ưu điểm của loại biến tần này và thường được sử dụng rộng rãi hơn. 14
  • 16. Hình 1.7. Cấu trúc biến tần gián tiếp Kết luận: Sử dụng biến tần gián tiếp để thực hiện đề tài. 1.3.2. Biến tần gián tiếp: Do tính chất của từng bộ lọc nên biến tần được chia làm 2 loại: + Biến tần nguồn áp: là loại biến tần mà nguồn tạo ra điện áp 1 chiều là nguồn dòng, dạng của dòng điện trên tải phụ thuộc vào dạng dòng điện của nguồn, còn dạng điện áp trên tải thì phụ thuộc và các thông số của tải quy định. + Biến tần gián tiếp nguồn dòng: Là loại biến tần mà nguồn tạo ra điện áp 1 chiều là nguồn áp, dạng của điện áp trên tải phụ thuộc vào dạng điện áp của nguồn. còn dạng dòng điện trên tải thì phụ thuộc vào các thông số của tải quy định. - So sánh 2 loại biến tần: Trong bộ biến tần nguồn dòng, khi 2 khóa bán dẫn trong cùng 1 nhánh của bộ nghịch lưu cùng dẫn (do kích nhầm hoặc do chuyển mạch), dòng ngắn mạch qua 2 khóa được hạn chế ở mức cực đại. Trong bộ biến tần nguồn áp, việc này có thể gây ra sự cố ngắn mạch và làm hỏng van bán dẫn. Do đó có thể xem biến tần nguồn dòng làm việc tin cậy hơn biến tần nguồn áp. Do mạch chỉnh lưu tạo nguồn dòng có thể hoạt động ở chế độ trả năng lượng về nguồn, bộ biến tần nguồn dòng có thể làm việc hãm tái sinh. Với bộ biến tần nguồn áp, việc hãm tái sinh muốn thực hiện được cần thêm vào hệ thống một cầu chỉnh lưu có điều khiển hoàn toàn. 15
  • 17. Trong trường hợp mất nguồn lưới khi đang hoạt động, bộ biến tần nguồn áp có thể hoạt động ở chế độ hãm động năng, nhưng bộ biến tần nguồn dòng không thể hoạt động được ở chế độ này. Bộ biến tần nguồn dòng sử dụng cuộn cảm L khá lớn trong mạch chỉnh lưu tạo ra nguồn dòng, điều này làm đáp ứng quá độ của hệ thống chậm hơn so với bộ biến tần nguồn áp kiểu PWM. Với bộ biến tần nguồn áp, dễ dàng áp dụng kỹ thuật PWM để điều khiển đóng ngắt các khóa bán dẫn. Kỹ thuật PWM cho phép giảm tổn thất sóng hà bậc cao gây nên trên động cơ, không gây ra momen đạp làm rung động cơ ở tốc độ thấp. Tuy nhiên kỹ thuật điều chế PWM lại khó áp dụng cho biến tần nguồn dòng, nếu có cũng chỉ áp dụng cho tần số hoạt động thấp. Khi hoạt động với nguồn cấp là DC bộ biến tần nguồn áp nhỏ gọn và rẻ tiền hơn so với biến tần nguồn dòng. Biến tần nguồn dòng thường cồng kềnh do sử dụng cuộn cảm lớn và các tụ chuyển mạch có giá trị cao. Dải điều chỉnh của biến tần nguồn dòng thấp hơn so với dải điều chỉnh của biến tần nguồn áp. Kết luận: sử dụng biến tần gián tiếp nguồn áp cho đề tài. 1.3.3. Cấu trúc biến tần gián tiếp nguồn áp Bộ biến tần gián tiếp nguồn áp có ưu điểm tạo ra dạng dòng điện và điện áp dạng sin hơn, dải biến thiên tần số cao hơn nên được sử dụng rộng rãi hơn. Biến tần gián tiếp nguồn áp có 2 bộ phận riêng biệt: + Phần động lực: Bộ phận chỉnh lưu: Có nhiệm vụ biến đổi dòng điện xoay chiều có tần số f1 về dòng điện 1 chiều. Bộ lọc: nó có tác dụng san bằng điện áp sau chỉnh lưu. Bộ nghịch lưu: là bộ quan trọng nhất của biến tần. Nó có nhiệm vụ biến đổi dòng điện 1 chiều nhận từ khối chỉnh lưu sang dòng xoay chiều với tần số f2. + Phần điều khiển: 16
  • 18. Là bộ phận không thể thiếu, quyết định sự làm việc của mạch động lực. Để đảm bảo yêu cầu về tần số, hình dạng điện áp ra của bộ biến tần đều do mạch điều khiển quyết định. Bộ điều khiển thông thường gồm 3 phần: Khâu phát xung chủ đạo: Là khâu tự dao động tạo ra xung điều khiển đưa đến bộ phận phân phối xung điều khiển đến từng transistor . Khâu này đảm nhận điều chỉnh xung một cách dễ dàng, ngoài ra nó còn có thể đảm nhiệm chức năng khuếch đại xung. Khâu phân phối xung: Làm nhiệm vụ phân phối các xung điều khiển vào khâu phát xung chủ đạo. Khâu khuếch đại trung gian: Có nhiệm vụ khuếch đại xung nhận được từ bộ phận xung đưa đến đảm bảo kích cỡ mở van. 1.4. Phần tử bán dẫn công suất lớn IGBT 1.4.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Hình 1.8: Cấu trúc và sơ đồ tương đương của IGBT Transistor có cực điều khiển được cách ly (Insulated Gate Bipolar Transistor), hay IGBT là một linh kiện bán dẫn công suất được phát minh bởi Hans W.Beck và Carl F.Wheatley vào năm 1982 . IGBT kết hợp khả năng đóng ngắt nhanh của MOSFET và khả năng chịu tải lớn của transistor thường. Mặt khác IGBT cũng là phần tử điều khiển bằng điện áp bằng điện áp. Do đó công suất điều khiển yêu cầu sẽ rất nhỏ. 17
  • 19. Về cấu trúc bán dẫn, IGBT rất giống với MOSFET, điểm khác nhau là có thêm 1 lớp nối với Collector tạo nên cấu trúc bán dẫn PNP giữa Emiter với collector mà không phải N-N như ở MOSFET . Vì thế có thể coi IGBT tương đương với một transistor PNP với dòng Base được điều khiển bởi 1 MOSFET. Dưới tác dụng của điện áp điều khiển UGE>0, kênh dẫn với các hạt mang điện là các điện tử được chia thành, giống trong cấu trúc MOSFET. Các điện tử di chuyển về phía Collector vượt qua lớp tiếp giáp N-P tạo nên dòng Collector. Hình 1.9: Ký hiệu của IGBT 1.4.2. Chế độ đóng ngắt Do có cấu trúc đặc thù mà điện áp thuận giữa C và E trong chế độ dẫn ở dòng IGBT thấp hơn so với ở MOSFET . Tuy nhiên cũng do cấu trúc này mà thời gian đóng ngắt của IGBT chậm hơn so với MOSFET. Đặc biệt là khi khóa lại. 18
  • 20. Hình 1.10: Đặc tính động của IGBT 19
  • 21.  Phân tích đặc tính động của IGBT - Quá trình mở IGBT: Quá trình mở IGBT xảy ra khi khóa K tại vị trí ON điện áp điều khiển tăng từ 0 đến giá trị UG. Trong thời gian trễ khi mở tín hiệu điều khiển làm điện áp giữa cực điều khiển và Emitor tăng theo quy luật hàm mũ từ 0 đến giá trị ngưỡng UGE, điện áp này vào khoảng từ 3-5V. Khi có đủ điện áp thì MOSFET trong van IGBT mới bắt đầu mở ra. Dòng điện giữa Colector và Emitor tăng theo quy luật tuyến tính từ 0 đến dòng tải ICM trong thời gian Tr. Trong thời gian Tr điện áp giữa cực điều khiển và Emitor tăng đến giá trị UGE,ICM xác định giá trị dòng IC qua Colector. Do diotde bảo vệ IGBT còn đang dẫn dòng tải ICM nên điện áp UCE vẫn bị găm lên mức điện áp nguồn một chiều UDC. Tiếp theo quá trình mở diễn ra hai giai đoạn Tđ(on),TR. Trong suốt hai giai đoạn này thì điện áp giữa hai cực điều khiển và cực Emitor được giữ nguyên ở mức UGE,ICM để duy trì dòng IC, do dòng điều khiển hoàn toàn nên IGBT vẫn làm việc trong chế độ tuyến tính. Vì vậy trong giai đoạn đầu diễn ra quá trình khoá và phục hồi của diode tạo nên xung dòng trên mức IC của IGBT. Khi đó điện áp UCE bắt đầu giảm IGBT chuyển từ chế độ tuyến tính sang chế độ bão hoà. Giai đoạn hai tiếp diễn quá trình giảm điện trở trong vùng thuần trở của Colectơ dẫn đến điện trở giữa Colectơ và Emitơ về giá trị RON thì khoá bão hoà. - Quá trình khóa IGBT Quá trình khoá bắt đầu khi điện áp điều khiển giảm từ UG xuống -UG, trong thời gian trễ khi khoá thì khi đó điện áp trên cực điều khiển và cực Emitor giảm xuống nên điện áp GE giảm xuống UGE,Ic và được giữ không đổi do điện áp UCE bắt đầu tăng lên. Điện áp UCE tăng bão hoà trong khoảng thời gian Tr. Từ cuối khoảng Tr thì diode bắt đầu mở ra cho dòng ICT ngắn mạch chạy qua do đó dòng Colector bắt đầu giảm. Quá trình này trải qua hai giai đoạn ban đầu thì dòng chạy qua MOSFET nhanh chóng giảm xuống không và khi điện áp điều khiển là -UG thì van được khoá hoàn toàn. 20
  • 22.  Các thông số đặc trưng của IGBT -Điện áp khóa Colector – Emitor (UCE): Là điện áp Colector – Emitor cực đại ở trạng thái khóa khi đầu vào Emiter ngắn mạch. Sự đánh thủng quy định dòng điện rò và thay đổi theo nhiệt độ với hệ số nhiệt dương. -Điện áp cổng Emiter (UGE): Là điện áp cổng Emiter cực đại cho phép khi Colector ngắn mạch với Emiter. Chiều dày và đặc tính lớp oxit ở cổng xác định điện áp này. Điện áp cổng phải giới hạn thấp hơn để hạn chế dòng điện Colector khi bị sự cố. -Dòng điện Colector một chiều (IC): Là dòng điện một chiều cần thiết để nhiệt độ cực đại của chuyển tiếp không quá 150o C, nhiệt độ vỏ 25o C. -Dòng điện đỉnh cực Colector lặp lại (ICM): Là dòng điện cực đại quá độ mà IGBT có thể chịu được . Có trị số cao hơn dòng IC. Ngoài ra còn một số các thông số khác: - Thời gian trễ khi đóng (tđ) - Thời gian tăng trưởng (tr) - Thời gian trễ mở (t đ(off)) - Thời gian giảm (tf) - Diện tích làm việc an toàn (SOA) 1.4.3. Vùng làm việc an toàn ( Safe Operating Area) Vùng làm việc an toàn được thể hiện dưới dạng đồ thị quan hệ giữa điện áp và giá trị dòng điện lớn nhất mà các phần tử có thể hoạt động được trong mọi chế độ, khi dẫn, khi khóa. SOA của IGBT được biểu diển ở hình 1.10. Trong hình 1.10 (A ) khi điện áp đặt lên cực điều khiển Emitor là dương (+) và ở 2 cực còn lại là âm (-), diện tích làm việc an toàn (SOA) có dạng hình chữ nhật với góc hạn chế ở phía trên, bên phải, tương ứng với chế độ dòng điện và điện áp lớn. Điều này có nghĩa là khi chu kỳ đóng ngắt càng ngắn ứng với tần số làm việc càng cao thì khả năng đóng ngắt công suất ngày càng suy giảm. Khi đặt điện áp điều 21
  • 23. khiển âm lên cực điều khiển Emiter, diện tích làm việc an toàn (SOA) lại bị giới hạn ở vùng công suất lớn do tốc độ tăng điện áp quá lớn sẽ xuất hiện dòng điện lớn đưa vào vùng P của cực điều khiển, tác dụng giống như dòng điều khiển làm IGBT mở trở lại như tác dụng đối với thyristor. Tuy nhiên khả năng chịu đựng tốc độ tăng áp ở IGBT lớn hơn nhiều so với các phần tử bán dẫn công suất khác. Giá trị lớn nhất của dòng cho phép Collector được chọn sao cho tránh hiện tượng chốt giữ dòng, không khóa lại được giống như ở thyristor. Hơn nữa điện áp điều khiển lớn nhất UGE cũng phải được chọn để có thể giới hạn được dòng điện ICE trong giới hạn lớn nhất cho phép này trong điều kiện có sự cố ngắn mạch bằng cách chuyển đổi từ chế độ bão hòa sang chế độ tuyến tính. Khi đó dòng ICE được giới hạn không đổi, không phụ thuộc vào điện áp UCE lúc đó. IGBT phải được khóa lại trong điều kiện đó càng nhanh càng tốt để tránh phát nhiệt quá mạnh. - Yêu cầu với tín hiệu điều khiển IGBT là phần tử điều khiển bằng điện áp giống như MOSFET nên yêu cầu phải có điện áp liên tục trên các cực điều khiển và Emiter để xác định chế độ đóng, ngắt. Mạch điều khiển IGBT tối thiểu như hình sau: Hình 1.11: Mạch điều khiển IGBT 22
  • 24. 1.4.4. Bảo vệ IGBT Thông thường IGBT được sử dụng trong các mạch có tần số đóng cắt rất cao từ 2 đến hàng chục kHz. Với tần số cao như vậy, những sự cố có thể sẽ xảy ra rất nhanh và làm hỏng các van IGBT và cả thiết bị. Sự cố thường xảy ra nhất đó là quá dòng do ngắn mạch từ phía tải hoặc từ phía các phần tử của bộ điều khiển. Có thể ngắt dòng IGBT bằng cách đưa điện áp điều khiển về giá trị âm. Tuy nhiên khi quá tải do dòng điện làm cho IGBT thoát khỏi chế độ bão hòa dẫn đến công suất phát nhiệt tăng đột ngột, phá hủy các phần tử rất nhanh (chỉ sau vài chu kì đóng ngắt). Mặt khác, khi khóa IGBT lại trong 1 thời gian rất ngắn khi dòng điện rất lớn dẫn đến tốc độ tăng dòng quá lớn gây quá áp trên Collector, Emiter sẽ đáng thủng IGBT. Diode D1 được mắc như trên hình 1.11 có tác dụng chống dòng ngược khi IGBT hoạt động để bảo vệ IGBT. Ngoài ra 2 diode zener được mắc giữa cực điều khiển và cực Emiter nhằm ghim (ổn định) điện áp cho cực điều khiển. Trong sự cố quá dòng, ta không thể tiếp tục điều khiển IGBT bằng những xung ngắn theo quy luật cũ nữa. Nhưng cũng không đơn giản là ngắt dòng điện để ngắt xung điều khiển dập tắt dòng điện được. => Có thể ngăn chặn hậu quả quá dòng cho IGBT bằng cách sử dụng các mạch dập RC mắc song song với các phần tử. Giải pháp tối ưu nhất là làm chậm lại quá trình ngắt của IGBT hay còn được gọi là khóa mềm (soft turn – off) khi phát hiện có sự cố dòng tăng quá mức cho phép. Tín hiệu mở có biên độ Uge, tín hiệu khóa có biên độ -Uge cung cấp cho mạch GE qua điện trở Rg (Hình 1.11) . Mạch G-E được bảo vệ bởi diode ổn áp ở mức khoảng +-18V. 1.5. Điều chỉnh và nâng cao chất lượng bộ điều khiển 1.5.1. Phương pháp biến tần cổ điển Nghịch lưu áp 3 pha được ghép từ 3 sơ đồ nghịch lưu 1 pha có điểm trung tính Giả thiết: Các van là lý tưởng Nguồn có nội trở nhỏ vô cùng và dẫn điện theo 2 chiều 23
  • 25. + Các van động lực cơ bản: T1, T2, T3, T4, T5, T6 làm việc với chế độ dẫn điện = 180, Za = Zb = Zc Các diode D1, D2, D3, D4, D5, D6 làm chức năng trả năng lượng về nguồn Tụ C đảm bảo nguồn áp và tiếp nhận năng lượng phản kháng từ tải.  T1, T4 lêch nhau 1800 để tạo ra pha A  T3, T6 lệch nhau 1800 để tạo ra pha B  T2, T5 lệch nhau 1800 để tạo ra pha C  Mỗi pha lệch nhau 1200 1.5.2. Biến tần đa bậc Về cơ bản, biến tần đa bậc gồm dãy các linh kiện bán dẫn công suất và các nguồn áp phụ thuộc và bậc của biến tần. Thuận lợi của biến tần đa bậc so với biến tần 2 bậc truyền thống là điện áp đầu ra sẽ được cải thiện tốt hơn, số bậc điện áp ra nhiều hơn. Vì vậy biến tần có bậc càng cao thì điện áp ra càng giảm. Bộ lọc điện áp ở biến tần sẽ nhỏ hơn, điện áp chịu đựng và tần số đóng cắt sẽ giảm. Tuy nhiên độ phức tạp của biến tần cũng tăng lên. 1.5.3. Phương pháp điều biến độ rộng xung PWM (Pulse Width Modules) + Chỉ số điều chế: là tỷ số giữa biên độ V1m của thành phần cơ bản (hài bậc 1) của áp ra bộ nghịch lưu được khảo sát và biên độ thành phần cơ bản của áp ra khi điều khiển 6 mức. M = = + Điều chế độ rộng xung 1 pha: Phương pháp so sánh áp chuẩn hình sin UCE tần số f0 sóng mang UC tần số fC để có luật đóng ngắt các nhánh cầu nghịch lưu. Chỉ số điều chế M trở nên phi tuyến khi Vpm > Vrm. hệ số chỉ tuyến tính khi M<0.785 24 Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3v5LUmb Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 26. + Điều chế độ rộng xung 3 pha Hình 1.12. Điều chế độ rộng xung 3 pha Phương pháp điều biến độ rộng xung trên hay còn gọi là phương pháp Sin PWM (SPWM) 1.5.4. Xây dựng công thức tính giá trị sin Trong cùng 1 chu kỳ, độ rộng xung được liên tục thay đổi theo từng vị trí để tạo nên dạng điện áp ra hình sin. 25 Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3v5LUmb Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 27. Tùy thuộc vào độ rộng xung mà sẽ có những giá trị của bảng sin khác nhau. Từ đó cho ta thấy bảng sin sẽ làm thay đổi độ rộng xung. Dạng sóng sin có phương trình: X = Asin(wt) Trong đó: + A là biên độ của sóng sin + ωt là góc pha ( từ 0 đến 360 độ) Giá trị của sin được chạy từ [-1;1]. Vậy khi sin = 1 thì x = A tức khi sin đi qua góc 90 độ và sinx =-1 thì x = -A khi sin đi qua góc 270 độ. Dựa vào công thức của Sin trên ta tính toán ra công thức cho bảng Sin: A là biên độ và là giá trị lớn nhất cho vào thanh ghi điều khiển độ rộng xung của vi xử lý để PWM = 100 như vậy các giá trị còn lại sẽ nhỏ hơn A vì Sin = [-1,1]. Hình 1.13: dạng sóng sin Do các giá trị đặt vào thanh ghi điều chế độ rộng xung của vi xử lý là các giá trị dương nên ta sẽ có công thức tổng quát như sau: Giá trị bảng sin = A/2Sin(2*3.14*i/n) + A/2 Trong đó: + A là biên độ của sóng sin tức là giá trị lớn nhất đặt vào thanh ghi PWM để cho PWM = 100% 26 3476800