SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Giá dầu thế giới
1. Khái quát thị trường dầu khí trên thế giới.
 Đặc trưng của dầu khí ảnh hưởng đến giá dầu
- Dầu khí là một nguồn tài nguyên không tái sinh và có trữ lượng phân bố không đồng
đều.
- Dầu khí là dạng năng lượng chủ chốt trong hệ thống năng lượng.
- Ngành công nghiệp dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao và rủi do lớn.
- Dầu có các sản phẩm da dạng xuất hiện ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế và
cũng là loại năng lượng mang tính thương mại quốc tế lớn nhất, khí đốt do khả năng
vận chuyển khó khăn nên khả năng thương mại quốc tế của khí đốt kém. Khoảng
60% sản lượng dầu sản xuất được được giao dịch quốc tế còn khí đốt vào khoảng
30%.
- Dầu khí cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng của chính trị thế giới.
 Giá dầu có sự khác biệt lớn so với các loại mặt hàng khác (chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố như chi phí khai thác, thuế, sự can thiệp của nhà nước, quyền lực thị
trường,…).
 Lịch sử thị trường dầu thế giới.
- Thời kỳ (1859-1960) bắt đầu bằng việc công ty Standard Oil đã biến Texas (Mỹ)
thành trung tâm sản xuất và mua bán dầu mỏ. Tiếp theo đó là 7 công ty hay còn gọi
là Seven Sistersbao gồm Exxon (xuất thân từ Standard Oil ofNew Jersey), Chevron
(xuất thân từ Standard Oil of California), Mobil (xuất thân từ Standard Oil of New
York), Gulf, Texaco của Mỹ và Shell và British Petroleum của châu Âu. Các công
ty này khai thác dầu ở nước khác để thương mại và đưa thị trường dầu khí bắt đầu
bằng mô hình độc quyền tự nhiên do nhóm
- Thời kỳ (1960-1973) Opec được thành lập năm 1960 sự chuyển giao quyền lực về
phía Opec đến năm 1973 thì Opec chính thức nắm quyền điều hành ngành dầu mỏ
thế giới.
- Thời kỳ (1973-1986) Opec kiểm soát thị trường sản xuất và cung ứng từ nguồn tài
nguyên của mình liên kết để thực hiện quyền lực thị trường.
+ Cuộc chiến Israel-Ai Cập-Syria và khủng hoảng dầu mỏ Trung Đông
1973-1975: Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973 khi các quốc
gia thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng
cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu, nhằm trả đũa sự ủng hộ của
nhóm này đối với Israel trong cuộc chiến giữa Israel và Ai Cập-Syria. Sự kiện này
đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế
1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Giá dầu đã tăng từ 3,01 USD/thùng lên 5,11
USD/thùng và gần 12 USD/thùng vào giữa 1974.
+ Cách mạng Iran và khủng hoảng dầu mỏ năm 1979: Đầu năm 1978, Iran
xuất khẩu 5,4 triệuthùng dầu/ngày, chiếm 17% tổng sản lượng của OPEC. Tuy vậy,
hoạt động sản xuất dầu mỏ của Iran đã suy giảm khi cách mạng Iran diễn ra. Giá
dầu đã tăng lên mức kỷ lục do tình trạng đầu cơ và quyết định ngừng nhập khẩu dầu
Iran của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Trong 12 tháng, giá dầu đã tăng từ 15,85
USD/thùng lên 39,5 USD/thùng, dẫn tới tình trạng lạm phát và thất nghiệp tăng
mạnh.
+ Giá dầu lao dốc thập niên 1980: Kinh tế thế giới yếu kém khiến giá dầu
xuống dốc không phanh trong những năm 1980. Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu
giảm tốc trong giai đoạn 1981-1986 do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công
nghiệp. Nhu cầu nhiên liệu ở các nền kinh tế tiêu thụ dầu mỏ lớn như Mỹ, Nhật Bản
và châu Âu giảm 13% trong giai đoạn 1979-1981. Vì vậy, giá dầu giảm mạnh từ 35
USD/thùng năm 1981 xuống dưới 10 USD/thùng năm 1986, qua đó làm lợi cho rất
nhiều nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và thế giới thứ 3, nhưng
lại gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu dầu ở Bắc Âu, Liên Xô cũ và OPEC. Nhiều
doanh nghiệp năng lượng của Mexico, Nigeria và Venezuela gần như phá sản.
- Thời kỳ (1986-2003) mở đầu là cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1990: Giá dầu thế
giới tăng 13% vào tháng 8/1990 vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Liên Hợp Quốc đã
áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait sau cuộc chiến
này, làm giảm nguồn cung dầu cho thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu
thùng/ngày. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ này kéo dài trong 9 tháng và giá dầu tăng
gấp đôi chỉ trong 2 tháng từ 17 USD/thùng lên 36 USD/thùng. Tiếp theo đó Opec
mất dần quyền kiểm soát toàn diện thị trường và thị trường dần thuộc vào tay người
mua. Dư thừa lượng cung thị trường dầu hoạt động như một thị trường cạnh tranh.
Từ năm 2000, nhất là từ sau sự kiện khủng bố tấn công ở Mỹ ngày 11/9, kinh tế thế
giới suy giảm và giá dầu thế giới cũng "rơi tự do". Năm 2001, giá dầu chỉ còn 20
USD/thùng trong bối cảnh nhu cầu năng lượng giảm mạnh.
- Thời kỳ (2004-2014) do giá dầu thấp kéo dài không hấp dẫn đầu tư dẫn đến lượng
cung giảm mà lượng cầu lại tăng dẫn đến thiếu hụt dầu mỏ ưu thế thị trường dầu lại
thuộc về người bán. Trong thời kỳ vai trò điều tiết lượng cung của Opec được lấy
lại họ đã điều tiết lượng cung để đạt được lợi ích tốt nhất
+ Năm 2007, giá dầu vọt lên gần 100 USD/thùng, tháng 7/2008 lên trên 147
USD/thùng, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng,
nhiều nước có lượng ngoại tệ dự trữ lớn bằng đồng USD và OPEC phải dự liệu khả
năng chuyển sang sử dụng loại ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu. Dầu đắt đỏ và
nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc
về chủ quyền đối với những giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam
cực. Khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007, lên đến cực điểm vào
tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính
trầm trọng.
+ Năm 2011 Bất ổn ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi gây sóng gió trên thị
trường nhiên liệu, với giá dầu giữ ở mức trên 100 USD/thùng. Giá dầu mỏ tăng cao
đã tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán và giao thông vận tải.
Trong thời kỳ vai trò điều tiết lượng cung của Opec được lấy lại họ đã điều tiết
lượng cung để đạt được lợi ích tốt nhất.
- Từ năm 2015 trong thời kỳ trước giá dầu cao trong thời gian dài khiến cho việc tiết
kiệm năng lượng được đẩy cao góp phần cho lượng cầu về dầu giảm cùng với đó là
việc đưa vào hoạt động các mỏ dầu mà trước đó chưa có khả năng thương mại, các
công nghệ sản xuất dầu mới được đưa và sử dụng khiến cho lượng cung về dầu tăng
mạnh, do sự cạnh tranh khốc liệt trênthị trường dâu khi Mỹ, Opec, Nga không muốn
điều tiết sản lượng để ổn định thị trường kiến cho giá dầu lao dốc. Bắt đầu từ giữa
năm 2014 giá dầu bắt đầu giảm từ trên 100 USD/thùng đến nay giá dầu còn khoảng
30 USD/thùng.
Biểu đồ 1: Sự biến động giá dầu từ năm 1946 đến nay
 Từ các thời kỳ và các cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên ta thấy thị trường và dầu mỏ
chịu những tác động bởi các quốc gia cung cấp, các tổ chức độc quyền, các chính
sách do các nhà cung cấp độc đặt ra. Thị trường dầu mỏ có tác động rất lớn đến nền
kinh tế toàn cầu.
2. Giá dầu khí quốc tế
 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá dầu
- Vì dầu khí là một tài nguyên không tái sinh nên sự cạn kiệt tài nguyên là một vấn
đề đáng quan tâm nên giá dầu chịu sự tác động của thuế tài nguyên.
- Mức độ đáp ứng của cung và cầu thị trường dầu cũng là một trong các nhân tố chính
tác động đến giá dầu trong ngắn hạn thì cầu về dầu mỏ ít có sự co giãn.
- Chi phí đầu tư khai thác dầu cao cũng ảnh hưởng lớn đến giá dầu.
- Mức cung của các nhà xuất khẩu.
- Sự thay đổi lượng cầu.
- Giá độc quyền do các bên độc quyền kiểm soát thị trường.
- Sự ảnh hưởng của thị trường phái sinh dầu mỏ.
- Sự biến động của đồng tiền thanh toán.
- Ảnh hưởng của căng thẳng chính trị dến lượng cung dầu.
 Khái quát
- Trong thời kỳ đầu của ngành dầu khí do nhóm độc 7 công ty độc quyền tạo nên. Các
công ty này thống trị thị trường dầu kiểm soát đến 85% sản lượng dầu trên toàn thế
giới. Nhóm này đã hợp tác phân chia thị trường điều chỉnh lượng cung và thống
nhất đưa gia một hệ thống giá chung trên toàn thế giới.
- Trong thời kỳ từ 1973-1985 dưới sự thống trị của Opec. Opec kiểm soát đến 60%
thị trường và giữ vai trò điều tiết thị trường và định giá dầu mỏ quốc tế. Trong thời
kỳ này Opec đã có những quyết định “phi thị trường” khiến cho giá dầu biến động
mạnh dẫn đến các cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, 1979, 1980 với 2 cuộc
khủng hoảng thiếu và một cuộc khủng hoảng thừa.
- Thời kỳ 1985-1986 khi Opec dần mất đi quyền kiểm soát thị trường và không còn
được sự gắn kết về xuất khẩu dầu thì giá dầu được tính lại theo giá các sản phẩm
dầu được thị trường chấp nhận và các chi phí cho quá trình lọc dầu và vận chuyển
phương pháp định giá này được gọi là Giá Netback.
- Thời kỳ sau 1986 khi Opec không còn khả năng điều tiết thị trường. Hệ thống giá
dầu cạnh tranh được định giá theo sự dao động của giao dịch dầu mỏ quốc tế những
giao dịch trực tiếp bù đắp những thiếu hụt có tính chất tức thời của cung cầu dầu
mỏ.
 Các cột mốc đáng chú ý biến động giá dầu trên thế giới
- Năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần đầu tiên giá 2USD/thùng đến năm 1974
giá tăng lên 12USD/thùng.
- Năm 1979-1980 cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2 giá vào khoảng 40USD/thùng.
- Năm 1986 cuộc khủng hoảng thừa giá dầu còn 10USD/thùng.
- Năm 1990 do cuộc chiến tranh vùng vịnh giá dầu lên 40USD/thùng.
- Năm 1997-1999 do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á giá dầu
giảm còn 10USD/thùng.
- Từ năm 2004giá dầu liên tục tăng từ 50USD/thùng tháng 9/2004đến 70USD/thùng
năm 2005 và lên mức đỉnh điểm 147USD/thùng vào năm 2008.
- Từ 2011 đến giữa 2014 giá luôn giữ ở mức cao khoảng trên 100USD/thùng.
- Từ giữa năm 2014 giá dầu bắt đầu giảm đến đầu năm 2015 còn 45USD/thùng và
đến đầu năm 2016 còn khoảng 30USD/thùng.
Nguyên nhân khiến giá dầu giảm
Một là nội bộ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không đoàn kết, điều phối
không hiệu quả. Hiện nay, Saudi Arabia vẫn tăng cường sản xuất dầu thô, sản lượng dầu
thô trong tháng 12-2015 của nước này duy trì ở mức 10,15 triệu thùng/ngày, đây là tháng
thứ 9 nước này liên tục duy trì mức hơn 10 triệu thùng/ngày.
Việc các nước thành viên của OPEC không đạt được sự thống nhất về vấn đề giảm sản
lượng đã phản ánh mối quan hệ rất yếu kém giữa các nước thành viên của tổ chức này, sự
hợp tác qua lại, đạt được sự nhất trí về vấn đề giá dầu giữa các nước sản xuất dầu mỏ càng
trở nên khó khăn, điều này làm cho giá dầu thế giới giảm mạnh hơn nữa.
Hai là sách lược sản lượng cao của OPEC hiện nay là có mục đích. Mục đích của việc
OPEC để cho giá dầu thô lao dốc là hy vọng đẩy một số nước khai thác dầu thô với chi phí
cao giống như Mỹ ra khỏi thị trường dầu mỏ. Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, hiện
nay chi phí sản xuất một thùng dầu thô của Anh, Brazil, Canada và Mỹ lần lượt là 52,5
USD, 49 USD, 41 USD và 36 USD. Còn các nước sản xuất dầu thô như Saudi Arabia và
Kuwait, chi phí để sản xuất một thùng dầu thô không đến 10 USD.
Ba làIran quay trở lại thị trường dầu thô quốc tế sẽ làm gay gắt hơn nữa mâu thuẫn cung-
cầu. Dự tính sau khi được dỡ bỏ trừng phạt về kinh tế, Iran sẽ toàn lực khôi phục sản lượng
dầu thô. Các nhà đầu tư dự tính cục diện cung vượt quá cầu của thị trường dầu thô quốc tế
sẽ ngày càng xấu đi.
Bốn là việc Mỹ tăng sản lượng dầu thô đã làm trầm trọng hơn nữa mâu thuẫn. Sản lượng
dầu thô của Mỹ cũng rất cao, sản lượng dầu thô bình quân một ngày trong tháng 10-2015
là 9,35 triệu thùng.
Năm làđồng USD tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ lên giá dầu. Đồng USD mạnh lên cũng đã
làm trầm trọng hơn nữa xu thế lao dốc của giá dầu thô. Giao dịch dầu thô quốc tế đều định
giá bằng đồng USD, điều này có nghĩa là đồng USD tiếp tục mạnh lên, giá dầu thô sẽ giảm
xuống. Có nghiên cứu cho rằng nếu đồng USD tăng giá 5%, giá dầu sẽ có thể giảm 10-
25%.
Sáu là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang khiến các nhà đầu tư lo ngại. Vì các
nhà đầu tư dự tính rằng lượng dầu thô mà Trung Quốc cần để phát triển kinh tế cũng giảm
xuống tương ứng, và gần đây thị trường cổ phiếu loại A và tỷ giá hối đoái của đồng nhân
dân tệ biến động mạnh mẽ, càng làm cho giới thương nhân quốc tế cảm thấy lo lắng đối
với việc liệu nhu cầu của Trung Quốc – nước lớn về nhập khẩu dầu thô này – trong năm
2016 có được duy trì hay không, vì hiện nay Trung Quốc đã trở thành một trong những
nguồn thu kinh tế chủ yếu của các nước xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới.
3. Tác động của việc giá dầu giảm hiện nay
Ai là người có hại khi giá dầu giảm?
1. Mỹ
Một số nhận định cho rằng Hoa Kỳ muốn giá dầu thấp trong một thời gian
nhất định để phá hoại tham vọng của Nga tại Đông Âu, gây áp lực lên Iran và thúc
đẩy một nền kinh tế toàn cầu cần năng lượng giá rẻ. Chỉ riêng tại Mỹ, cứ giảm 10
USD/thùng thì GDP tăng 0,1% - Theo ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ UBS. Cùng với
việc tăng cung nhì nhu cầu dầu của thế giới tiếp tục giảm, đặc biệt là Nhật Bản muốn
vận hành nhà máy hạt nhân trở lại và tốc độ phát triển lĩnh vực sản xuất của Trung
Quốc chậm lại.
Tuy nhiên, nếu giá dầu giảm trong một thời gian dài có thể đưa toàn bộ ngành
công nghiệp khai thác dầu ra khỏi kinh doanh. Các nhà khai thác sẽ bị phá sản ngay
cả khi giá dầu tăng trở lại mức110 USD/thùng thì họ cũng không đủ nguồn lực để
duy trì sản xuất.
2. Venezuela
Ngay sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thông báo tiếp
tục duy trì sản lượng ở mức 30,66 triệu thùng/ngày bất chấp sự dư thừa nguồn cung
và giá dầu đã giảm khoảng 30% trong những tháng gần đây, Tổng thống Venezuela
Nicolas Maduro thông báo cắt giảm ngân sách của quốc gia, đồng thời kêu gọi giảm
lương của các quan chức cấp cao trong chính phủ, từ các công ty quốc doanh đến
các bộ, kể cả lương của tổng thống. Ông cho rằng việc làm này là cần thiết khi quốc
gia Nam Mỹ này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản và lạm phát
cao.
Venezuela là một trong năm thành viên sáng lập OPEC và có trữ lượng dầu
mỏ được phát hiện lớn nhất trên thế giới. Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược
của quốc gia Nam Mỹ này, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ.
Giá dầu giảm đã trở thành một thách thức lớn với chính quyền Venezuela vốn
đang chật vật đối phó với tỷ lệ lạm phát ở mức cao và tình trạng thiếu lương thực,
thuốc chữa bệnh... Theo ước tính, khi giá dầu giảm 1 USD/thùng, Venezuela sẽ thất
thu khoảng 720 triệu USD.
3. Anh
Từ năm 2005, Anh đã trở thành nước nhập khẩu ròng dầu, làm phức tạp mối
quan hệ của nước này với một nguồn thu bội thu trong 25 năm trước đó. Sự sụt giảm
gần đây của giá dầu sẽ cải thiện cán cân thanh toán và giúp người tiêu dùng tiết kiệm
được 3 Bảng / ngày, nhưng nó cũng tác động xấu tới một số doanh nghiệp tại bờ
biển phía Tây Scotland. Ông chủ của Wood Group, một công ty kỹ thuật khai thác
dầu, cho biết có thể giảm15.000 việc làm trong năm tới do sản lượng giảm xuống
còn 800.000 thùng một ngày.
4. Nga
Tổng thống Vladimir Putin đã bác bỏ mối quan tâm tại cuộc họp báo thường
niên của mình vào tuần trước rằng Nga có thể vỡ nợ nếu giá dầu vẫn ở mức thấp
trong năm tới. Nhưng ông cũng không khẳng định rằng Nga có thể phát triển thịnh
vượng với giá 60 USD/thùng. Quốc hội Nga đã thông qua dự thảo ngân sách trong
3 năm tới với giả định giá dầu ở mức 100 USD/thùng vào 2015-2017.
Bộ Tài chính đang hy vọng dầu giao dịch ở mức 80 USD/thùng năm tiếp theo,
và nền kinh tế chỉ giảm khoảng 0,8% GDP. Tuy nhiên, với dầu và khí đốt chiếm
70% xuất khẩu và 50% số thu thuế, thì dù sao đi nữa giá dầu giảm xuống dưới 100
USD/thùng có nghĩa là cắt giảm ngân sách lớn và suy thoái kinh tế sâu sắc hơn. Có
vẻ như chi tiêu cơ sở hạ tầng sẽ được hy sinh để chi cho phúc lợi xã hội và ngân
sách quốc phòng - với sự can thiệp vào Ukraine đã tiêu tốn gần 30% ngân sách của
nước này.
Bên cạnh đó, các công ty của Nga vay vốn từ các ngân hàng phương Tây cũng
đang gặp khó khăn. Khu vực doanh nghiệp vay vốn tín dụng từ các nước phương
Tây và phải trả lãi suất vay vốn bằng USD tại một thời điểm này khi giá đồng Rúp
giảm.
5. Iran
Từ khi cuộc nội chiến tại Syria nổ ra năm 2011, chính quyền Tổng thống
Bashar al-Assad được Tehran hỗ trợ mạnh mẽ trong việc sản xuất dầu mỏ. Theo
một quan chức Damascus, Syria sẽ không thể chống đỡ nổi nếu không có Iran đứng
đằng sau hỗ trợ.
Giữa thời điểm Mỹ và châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt, Syria cam kết mở cửa
để thu hút nhà đầu tư Iran. Đổi lại, vào tháng 7 năm ngoái, Tehran dành một khoản
3,6 tỉ USD cho Damascus mua các sản phẩm từ dầu mỏ và 1 tỉ USD để mua các sản
phẩm khác Tuy nhiên, từ tháng 6 năm nay, giá dầu thế giới giảm 50%, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác và sản xuất dầu của Syria. Trong khi đó,
quân nổi dậy cũng chiếm quyền kiểm soát một số mỏ dầu trong nước khiến sản
lượng dầu của chính phủ bị tụt giảm mạnh. Damascus phải lên tiếng trấn an đồng
minh rằng mối quan hệ hợp tác hiện tại vẫn sẽ được đảm bảo, dù tình hình trước
mắt có thể làm Tehran nghi ngờ về tính hiệu quả. Theo một số ước tính, Nga cần
giá dầu ở mức khoảng 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Còn Iran, dưới sức
ép của các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập kinh tế, thậm chí cần mức
giá cao hơn.
6. Saudi Arabia
Hiện nay, Saudi Arabia vẫn là thành viên quyền lực nhất của Tổ chức Các nước xuất
khẩu dầu lửa (OPEC), nhóm với 12 thành viên ngày càng có sự cạnh tranh cao với ngành
dầu lửa của Nga, Mỹ và Canada.
Tháng 9 vừa qua, bất chấp sự dư thừa nguồn cung dầu lửa toàn cầu do kinh tế Trung
Quốc giảm tốc và sự gia tăng chóng mặt của sản lượng dầu của Mỹ, Saudi Arabia vẫn tăng
sản lượng thêm 0,5%, lên mức 9,6 triệu thùng/ngày, nâng tổng sản lượng dầu của OPEC
lên mức cao nhất trong 11 tháng là khoảng 31 triệu thùng/ngày.
Sau đó, đến ngày 1/10, Saudi Arabia khiến giá dầu giảm bằng cách tăng mức chiết
khấu cho các khách hàng lớn ở khu vực châu Á. Theo cách hiểu thông thường, lẽ ra Saudi
Arabia phải cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu. Nhưng thay vào đó, Saudi Arabia đã gửi đi
một tín hiệu mạnh mẽ rằng, họ quyết tâm bảo vệ thị phần của mình, đặc biệt tại các thị
trường Ấn Độ và Trung Quốc trước nguồn cung dầu từ Nga, Mỹ Lantin, và các đối thủ
châu Phi. Iraq và Iran cũng đi theo cách làm của Saudi Arabia.
Phần tham khảo (đừng xóa, để in)
Ảnh hưởng của giá dầu lao dốc đối với kinh tế thế giới vừa mang tính tích cực, vừa mang
tính tiêu cực. Đối với châu Âu, điều này là có lợi. Ngân hàng Đức cho rằng các nhà đầu tư bán
tháo dầu mỏ có thể sẽ khiến cho kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng
trưởng. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi lần giá dầu giảm 30%, sẽ kéo kinh tế
thế giới tăng trưởng 0,5%.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của giá dầu lao dốc đối với các nước xuất khẩu dầu thô lại là tiêu
cực. Theo thống kê, mỗi lần giá dầu thô giảm 10%, GDP của những quốc gia này sẽ giảm xuống
0,8-2,5%, đồng thời còn khiến cho thu nhập tài chính của nước xuất khẩu dầu thô giảm xuống,
đồng tiền mất giá, nguồn vốn chảy ra ngoài.
Đối diện với việc giá dầu thô giảm mạnh, các nước vùng Vịnh liên tiếp phải chịu sức ép, cho
dù là Saudi Arabia – “nước có nhiều dầu mỏ nhất” trên thế giới - cũng không thể may mắn thoát
khỏi. Kinh tế Saudi Arabia phụ thuộc nghiêm trọng vàoxuất khẩudầu mỏ, xuất khẩudầu mỏ chiếm
khoảng 90% thu nhập ngoại hối của nước này. Thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia trong năm
2014 ở mức kỷ lục, nếu giá dầu tiếp tục giảm, kinh tế nước này sẽ còn phải chịu thiệt hại nặng nề.
Đối diện với việc giá dầu giảm mạnh, nhiều nước xuất khẩu dầu thô như Nga, Venezuela,
Colombia và Ecuador đều chịu sức ép chưa từng có. Lấy Nga làm ví dụ, kinh tế Nga phụ thuộc
nghiêm trọng vào xuất khẩu năng lượng, khoảng 50% thu ngân sách và 40% xuất khẩu của nước
này dựa vào năng lượng. Cùng với việc giá dầu không ngừng lao dốc, kinh tế Nga đối diện với
thách thức nghiêm trọng. Có chuyên gia phân tích cho rằng nếu giá dầu vẫn dao động quanh mức
khoảng 30 USD/thùng, thì thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2016 sẽ tăng lên đến 5%, thậm
chí còn cao hơn, điều này chắc chắn sẽ làm cho kinh tế Nga chịu tác động nặng nề.
Giá dầu giảm mạnh cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế Trung Quốc. Sở dĩ Trung
Quốc thiết lập cơ chế kiểm soát tăng hoặc giảm đối với giá dầu thành phẩm chính là để giảm bớt
ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu thị trường quốc tế quá cao hoặc quá thấp đối với thị trường trong
nước. Hiện nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu, nướctiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới, khoảng
60% lượng dầu mà Trung Quốc cần là dựa vào nước ngoài. Nếu hiện nay vẫn dựa vào nhập khẩu,
thì sau này một khi giá dầu lại tiến vào chu kỳ tăng lên, kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu ảnh
hưởng rất lớn. Đây là điều mà Trung Quốc hiện nay đang cố gắng né tránh.
Giá dầu thế giới tới đâu là chạm đáy, hiện nay vẫn rất khó phán đoán. Do các yếu tố làm
giảm giá dầu ở phương diện cung và cầu khó có thể thay đổi trong ngắn hạn, có lẽ giá dầu trên
thị trường sẽ tiếp tục xuống thấp, dự đoán của giới phân tích cũng liên tục điều chỉnh xuống thấp.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, xét mặt bằng cơ
bản của thị trường, dự kiến năm 2016 giá dầu sẽ có sự điều chỉnh.
Giá dầu thấp sẽ đóng vai trò kiềm chế đối với việc phát triển năng lượng mới, năng lượng
tái tạo ở một mức độ nhất định, song nhiều nước thúc đẩy sự phát triển của năng lượng mới phần
nhiều là do xem xét các yếu tố như đa dạng hóa năng lượng, tiết kiệm năng lượng, giảm bớt khí
thải, chứ không phải là giá năng lượng.
Báo cáo thị trường năng lượng tái tạo giữa năm 2015 do Cơ quan năng lượng quốc tế công
bố chỉ rõ ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp đối với sự phát triển năng lượng mới trên toàn cầu
là về khái niệm hơn là thực tế. Sự phát triển của năng lượng mới phần nhiều phụ thuộc vào việc
chính phủ có sẵn sàng hỗ trợ về chính sách cũng như quy hoạch thị trường hợp lý hay không. Báo
cáo còn chỉ ra rằng với sự hỗ trợ của chính sách tăng cường an ninh năng lượng và phát triển bền
vững, hiện nay phát điện bằng năng lượng tái tạo tăng nhanh, giá thành phát điện bằng năng
lượng tái tạo tiếp tục giảm. Ngay cả trong môi trường giá dầu thấp, một số nhà thúc đẩy chính
sách mạnh mẽ xem xét nhiều hơn tới mục tiêu đa dạng hóa năng lượng, giảm khí thải và carbon.
Ai là người có lợi khi giá dầu giảm?
1. Người dân
2. Các nước nhập khẩu dầu mỏ
Tác động của giá dầu giảm đến nền kinh tế việt nam hiện nay?
Tại Việt Nam - nước vừa nhập khẩu xăng dầu, vừa xuất khẩu dầu thô - sẽ chịu tác
động cả tiêu cực và tích cực, trong trường hợp thuế thu từ khu vực kinh tế thực không bù
đắp phần hụt thu của ngân sách trung ương do giá dầu giảm, nền kinh tế sẽ giảm 0,42 điểm
% trong năm 2016; xuất khẩu cải thiện với mức tăng thêm là 0,77 điểm %; kim ngạch nhập
khẩu giảm 0,41 điểm %, lạm phát giảm 1,11 điểm %.
Việc giá dầu giảm ở mức 30 USD/thùng cũng sẽ tạo nên cú sốc tới nền kinh tế nước
ta, khiến GDP giảm mạnh vào năm 2016 song giảm dần vào các năm sau do các nền kinh
tế là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam được cải thiện.
Còn đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 0,85 điểm % trong năm
2016. Do thu ngân sách giảm mạnh nên tác động tới chi tiêu Chính phủ và cầu trong nước,
khiến quy mô GDP 3 năm giai đoạn 2016-2018 suy giảm mạnh so với kịch bản không có
cú sốc giảm giá dầu này.
Cú sốc giảm giá dầu xuống dưới mức 30 USD/thùng có tác động tiêu cực tới kinh tế
thế giới nói chung trong năm 2016-2017.
Cú sốc giảm giá dầu này khiến tăng trưởng kinh tế Việt giảm 1,36 điểm % trong năm
2016; lạm phát giảm 3,95 điểm % và nền kinh tế Việt Nam ở trong tình trạng giảm phát
sâu. Do tiền đồng tăng giá 4,04 điểm % nên tác động tới kim ngạch xuất khẩu.
Dự kiến năm 2016, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 12,5 - 13 triệu tấn xăng dầu. Giá
xăng dầu giảm thì sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất sẽ hạ.
"Khi đó, tình hình kinh doanh, làm ăn của doanh nghiệp và người dân sẽ thuận lợi
hơn. Thuế thu từ nội bộ nền kinh tế sẽ tăng lên, ngân sách càng hưởng lợi".

More Related Content

Similar to Giá dầu thế giới

Nhóm 1 cuộc cm công nghiệp lần thứ iii
Nhóm 1  cuộc cm công nghiệp lần thứ iiiNhóm 1  cuộc cm công nghiệp lần thứ iii
Nhóm 1 cuộc cm công nghiệp lần thứ iiiMrNguyenTienPhong
 
Cuộc Cách Mạng công nghiệp lần III
Cuộc Cách Mạng công nghiệp lần IIICuộc Cách Mạng công nghiệp lần III
Cuộc Cách Mạng công nghiệp lần IIIQuynh Nguyen
 
10.1080@09638199.2019.1574310 (1).pdf
10.1080@09638199.2019.1574310 (1).pdf10.1080@09638199.2019.1574310 (1).pdf
10.1080@09638199.2019.1574310 (1).pdfHuNguyn750373
 
Tác động của giá dầu lên tỷ giá hối đoái trường hợp của nước cộng hòa dominica
Tác động của  giá dầu lên tỷ giá hối đoái trường hợp của nước cộng hòa dominicaTác động của  giá dầu lên tỷ giá hối đoái trường hợp của nước cộng hòa dominica
Tác động của giá dầu lên tỷ giá hối đoái trường hợp của nước cộng hòa dominicaTrương Tường
 
Ngành cn dầu khí vn (tlsxtt)
Ngành cn dầu khí vn (tlsxtt)Ngành cn dầu khí vn (tlsxtt)
Ngành cn dầu khí vn (tlsxtt)Nguyên Phạm
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...hanhha12
 
Phan tich hoat dong kinh doanh xang dau
Phan tich hoat dong kinh doanh xang dauPhan tich hoat dong kinh doanh xang dau
Phan tich hoat dong kinh doanh xang dauma ga ka lom
 

Similar to Giá dầu thế giới (13)

BÀI MẪU Tiêu luận về Thực trạng xăng dầu tăng giá, HAY
BÀI MẪU Tiêu luận về Thực trạng xăng dầu tăng giá, HAYBÀI MẪU Tiêu luận về Thực trạng xăng dầu tăng giá, HAY
BÀI MẪU Tiêu luận về Thực trạng xăng dầu tăng giá, HAY
 
Nhóm 1 cuộc cm công nghiệp lần thứ iii
Nhóm 1  cuộc cm công nghiệp lần thứ iiiNhóm 1  cuộc cm công nghiệp lần thứ iii
Nhóm 1 cuộc cm công nghiệp lần thứ iii
 
Cuộc Cách Mạng công nghiệp lần III
Cuộc Cách Mạng công nghiệp lần IIICuộc Cách Mạng công nghiệp lần III
Cuộc Cách Mạng công nghiệp lần III
 
Đề tài: Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam
Đề tài: Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt NamĐề tài: Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam
Đề tài: Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam
 
10.1080@09638199.2019.1574310 (1).pdf
10.1080@09638199.2019.1574310 (1).pdf10.1080@09638199.2019.1574310 (1).pdf
10.1080@09638199.2019.1574310 (1).pdf
 
Tác động của giá dầu lên tỷ giá hối đoái trường hợp của nước cộng hòa dominica
Tác động của  giá dầu lên tỷ giá hối đoái trường hợp của nước cộng hòa dominicaTác động của  giá dầu lên tỷ giá hối đoái trường hợp của nước cộng hòa dominica
Tác động của giá dầu lên tỷ giá hối đoái trường hợp của nước cộng hòa dominica
 
Ngành cn dầu khí vn (tlsxtt)
Ngành cn dầu khí vn (tlsxtt)Ngành cn dầu khí vn (tlsxtt)
Ngành cn dầu khí vn (tlsxtt)
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tếTác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
C1 2 634
C1 2 634C1 2 634
C1 2 634
 
Phan tich hoat dong kinh doanh xang dau
Phan tich hoat dong kinh doanh xang dauPhan tich hoat dong kinh doanh xang dau
Phan tich hoat dong kinh doanh xang dau
 
Bài thảo luận nhóm 02
Bài thảo luận nhóm 02Bài thảo luận nhóm 02
Bài thảo luận nhóm 02
 

More from Nguyên Phạm

Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...Nguyên Phạm
 
Btl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới
Btl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giớiBtl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới
Btl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giớiNguyên Phạm
 
Slide năng lượng mặt trời
Slide năng lượng mặt trờiSlide năng lượng mặt trời
Slide năng lượng mặt trờiNguyên Phạm
 
Những chính sách tới hoạt động khai thác dầu khí
Những chính sách tới hoạt động khai thác dầu khíNhững chính sách tới hoạt động khai thác dầu khí
Những chính sách tới hoạt động khai thác dầu khíNguyên Phạm
 
6. thuế với hoạt động khai thác dầu khí
6. thuế với hoạt động khai thác dầu khí6. thuế với hoạt động khai thác dầu khí
6. thuế với hoạt động khai thác dầu khíNguyên Phạm
 
Thuế với hoạt động khai thác dầu khí
Thuế với hoạt động khai thác dầu khíThuế với hoạt động khai thác dầu khí
Thuế với hoạt động khai thác dầu khíNguyên Phạm
 

More from Nguyên Phạm (6)

Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
 
Btl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới
Btl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giớiBtl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới
Btl ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới
 
Slide năng lượng mặt trời
Slide năng lượng mặt trờiSlide năng lượng mặt trời
Slide năng lượng mặt trời
 
Những chính sách tới hoạt động khai thác dầu khí
Những chính sách tới hoạt động khai thác dầu khíNhững chính sách tới hoạt động khai thác dầu khí
Những chính sách tới hoạt động khai thác dầu khí
 
6. thuế với hoạt động khai thác dầu khí
6. thuế với hoạt động khai thác dầu khí6. thuế với hoạt động khai thác dầu khí
6. thuế với hoạt động khai thác dầu khí
 
Thuế với hoạt động khai thác dầu khí
Thuế với hoạt động khai thác dầu khíThuế với hoạt động khai thác dầu khí
Thuế với hoạt động khai thác dầu khí
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Giá dầu thế giới

  • 1. Giá dầu thế giới 1. Khái quát thị trường dầu khí trên thế giới.  Đặc trưng của dầu khí ảnh hưởng đến giá dầu - Dầu khí là một nguồn tài nguyên không tái sinh và có trữ lượng phân bố không đồng đều. - Dầu khí là dạng năng lượng chủ chốt trong hệ thống năng lượng. - Ngành công nghiệp dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao và rủi do lớn. - Dầu có các sản phẩm da dạng xuất hiện ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế và cũng là loại năng lượng mang tính thương mại quốc tế lớn nhất, khí đốt do khả năng vận chuyển khó khăn nên khả năng thương mại quốc tế của khí đốt kém. Khoảng 60% sản lượng dầu sản xuất được được giao dịch quốc tế còn khí đốt vào khoảng 30%. - Dầu khí cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng của chính trị thế giới.  Giá dầu có sự khác biệt lớn so với các loại mặt hàng khác (chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như chi phí khai thác, thuế, sự can thiệp của nhà nước, quyền lực thị trường,…).  Lịch sử thị trường dầu thế giới. - Thời kỳ (1859-1960) bắt đầu bằng việc công ty Standard Oil đã biến Texas (Mỹ) thành trung tâm sản xuất và mua bán dầu mỏ. Tiếp theo đó là 7 công ty hay còn gọi là Seven Sistersbao gồm Exxon (xuất thân từ Standard Oil ofNew Jersey), Chevron (xuất thân từ Standard Oil of California), Mobil (xuất thân từ Standard Oil of New York), Gulf, Texaco của Mỹ và Shell và British Petroleum của châu Âu. Các công ty này khai thác dầu ở nước khác để thương mại và đưa thị trường dầu khí bắt đầu bằng mô hình độc quyền tự nhiên do nhóm - Thời kỳ (1960-1973) Opec được thành lập năm 1960 sự chuyển giao quyền lực về phía Opec đến năm 1973 thì Opec chính thức nắm quyền điều hành ngành dầu mỏ thế giới. - Thời kỳ (1973-1986) Opec kiểm soát thị trường sản xuất và cung ứng từ nguồn tài nguyên của mình liên kết để thực hiện quyền lực thị trường. + Cuộc chiến Israel-Ai Cập-Syria và khủng hoảng dầu mỏ Trung Đông 1973-1975: Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973 khi các quốc gia thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu, nhằm trả đũa sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc chiến giữa Israel và Ai Cập-Syria. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Giá dầu đã tăng từ 3,01 USD/thùng lên 5,11 USD/thùng và gần 12 USD/thùng vào giữa 1974.
  • 2. + Cách mạng Iran và khủng hoảng dầu mỏ năm 1979: Đầu năm 1978, Iran xuất khẩu 5,4 triệuthùng dầu/ngày, chiếm 17% tổng sản lượng của OPEC. Tuy vậy, hoạt động sản xuất dầu mỏ của Iran đã suy giảm khi cách mạng Iran diễn ra. Giá dầu đã tăng lên mức kỷ lục do tình trạng đầu cơ và quyết định ngừng nhập khẩu dầu Iran của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Trong 12 tháng, giá dầu đã tăng từ 15,85 USD/thùng lên 39,5 USD/thùng, dẫn tới tình trạng lạm phát và thất nghiệp tăng mạnh. + Giá dầu lao dốc thập niên 1980: Kinh tế thế giới yếu kém khiến giá dầu xuống dốc không phanh trong những năm 1980. Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu giảm tốc trong giai đoạn 1981-1986 do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp. Nhu cầu nhiên liệu ở các nền kinh tế tiêu thụ dầu mỏ lớn như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu giảm 13% trong giai đoạn 1979-1981. Vì vậy, giá dầu giảm mạnh từ 35 USD/thùng năm 1981 xuống dưới 10 USD/thùng năm 1986, qua đó làm lợi cho rất nhiều nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và thế giới thứ 3, nhưng lại gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu dầu ở Bắc Âu, Liên Xô cũ và OPEC. Nhiều doanh nghiệp năng lượng của Mexico, Nigeria và Venezuela gần như phá sản. - Thời kỳ (1986-2003) mở đầu là cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1990: Giá dầu thế giới tăng 13% vào tháng 8/1990 vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Liên Hợp Quốc đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait sau cuộc chiến này, làm giảm nguồn cung dầu cho thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng/ngày. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ này kéo dài trong 9 tháng và giá dầu tăng gấp đôi chỉ trong 2 tháng từ 17 USD/thùng lên 36 USD/thùng. Tiếp theo đó Opec mất dần quyền kiểm soát toàn diện thị trường và thị trường dần thuộc vào tay người mua. Dư thừa lượng cung thị trường dầu hoạt động như một thị trường cạnh tranh. Từ năm 2000, nhất là từ sau sự kiện khủng bố tấn công ở Mỹ ngày 11/9, kinh tế thế giới suy giảm và giá dầu thế giới cũng "rơi tự do". Năm 2001, giá dầu chỉ còn 20 USD/thùng trong bối cảnh nhu cầu năng lượng giảm mạnh. - Thời kỳ (2004-2014) do giá dầu thấp kéo dài không hấp dẫn đầu tư dẫn đến lượng cung giảm mà lượng cầu lại tăng dẫn đến thiếu hụt dầu mỏ ưu thế thị trường dầu lại thuộc về người bán. Trong thời kỳ vai trò điều tiết lượng cung của Opec được lấy lại họ đã điều tiết lượng cung để đạt được lợi ích tốt nhất + Năm 2007, giá dầu vọt lên gần 100 USD/thùng, tháng 7/2008 lên trên 147 USD/thùng, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có lượng ngoại tệ dự trữ lớn bằng đồng USD và OPEC phải dự liệu khả năng chuyển sang sử dụng loại ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu. Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với những giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam
  • 3. cực. Khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007, lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. + Năm 2011 Bất ổn ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu, với giá dầu giữ ở mức trên 100 USD/thùng. Giá dầu mỏ tăng cao đã tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán và giao thông vận tải. Trong thời kỳ vai trò điều tiết lượng cung của Opec được lấy lại họ đã điều tiết lượng cung để đạt được lợi ích tốt nhất. - Từ năm 2015 trong thời kỳ trước giá dầu cao trong thời gian dài khiến cho việc tiết kiệm năng lượng được đẩy cao góp phần cho lượng cầu về dầu giảm cùng với đó là việc đưa vào hoạt động các mỏ dầu mà trước đó chưa có khả năng thương mại, các công nghệ sản xuất dầu mới được đưa và sử dụng khiến cho lượng cung về dầu tăng mạnh, do sự cạnh tranh khốc liệt trênthị trường dâu khi Mỹ, Opec, Nga không muốn điều tiết sản lượng để ổn định thị trường kiến cho giá dầu lao dốc. Bắt đầu từ giữa năm 2014 giá dầu bắt đầu giảm từ trên 100 USD/thùng đến nay giá dầu còn khoảng 30 USD/thùng. Biểu đồ 1: Sự biến động giá dầu từ năm 1946 đến nay  Từ các thời kỳ và các cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên ta thấy thị trường và dầu mỏ chịu những tác động bởi các quốc gia cung cấp, các tổ chức độc quyền, các chính sách do các nhà cung cấp độc đặt ra. Thị trường dầu mỏ có tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
  • 4. 2. Giá dầu khí quốc tế  Các nhân tố ảnh hưởng đến giá dầu - Vì dầu khí là một tài nguyên không tái sinh nên sự cạn kiệt tài nguyên là một vấn đề đáng quan tâm nên giá dầu chịu sự tác động của thuế tài nguyên. - Mức độ đáp ứng của cung và cầu thị trường dầu cũng là một trong các nhân tố chính tác động đến giá dầu trong ngắn hạn thì cầu về dầu mỏ ít có sự co giãn. - Chi phí đầu tư khai thác dầu cao cũng ảnh hưởng lớn đến giá dầu. - Mức cung của các nhà xuất khẩu. - Sự thay đổi lượng cầu. - Giá độc quyền do các bên độc quyền kiểm soát thị trường. - Sự ảnh hưởng của thị trường phái sinh dầu mỏ. - Sự biến động của đồng tiền thanh toán. - Ảnh hưởng của căng thẳng chính trị dến lượng cung dầu.  Khái quát - Trong thời kỳ đầu của ngành dầu khí do nhóm độc 7 công ty độc quyền tạo nên. Các công ty này thống trị thị trường dầu kiểm soát đến 85% sản lượng dầu trên toàn thế giới. Nhóm này đã hợp tác phân chia thị trường điều chỉnh lượng cung và thống nhất đưa gia một hệ thống giá chung trên toàn thế giới. - Trong thời kỳ từ 1973-1985 dưới sự thống trị của Opec. Opec kiểm soát đến 60% thị trường và giữ vai trò điều tiết thị trường và định giá dầu mỏ quốc tế. Trong thời kỳ này Opec đã có những quyết định “phi thị trường” khiến cho giá dầu biến động mạnh dẫn đến các cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, 1979, 1980 với 2 cuộc khủng hoảng thiếu và một cuộc khủng hoảng thừa. - Thời kỳ 1985-1986 khi Opec dần mất đi quyền kiểm soát thị trường và không còn được sự gắn kết về xuất khẩu dầu thì giá dầu được tính lại theo giá các sản phẩm dầu được thị trường chấp nhận và các chi phí cho quá trình lọc dầu và vận chuyển phương pháp định giá này được gọi là Giá Netback. - Thời kỳ sau 1986 khi Opec không còn khả năng điều tiết thị trường. Hệ thống giá dầu cạnh tranh được định giá theo sự dao động của giao dịch dầu mỏ quốc tế những giao dịch trực tiếp bù đắp những thiếu hụt có tính chất tức thời của cung cầu dầu mỏ.  Các cột mốc đáng chú ý biến động giá dầu trên thế giới - Năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần đầu tiên giá 2USD/thùng đến năm 1974 giá tăng lên 12USD/thùng. - Năm 1979-1980 cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2 giá vào khoảng 40USD/thùng. - Năm 1986 cuộc khủng hoảng thừa giá dầu còn 10USD/thùng. - Năm 1990 do cuộc chiến tranh vùng vịnh giá dầu lên 40USD/thùng. - Năm 1997-1999 do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á giá dầu giảm còn 10USD/thùng.
  • 5. - Từ năm 2004giá dầu liên tục tăng từ 50USD/thùng tháng 9/2004đến 70USD/thùng năm 2005 và lên mức đỉnh điểm 147USD/thùng vào năm 2008. - Từ 2011 đến giữa 2014 giá luôn giữ ở mức cao khoảng trên 100USD/thùng. - Từ giữa năm 2014 giá dầu bắt đầu giảm đến đầu năm 2015 còn 45USD/thùng và đến đầu năm 2016 còn khoảng 30USD/thùng. Nguyên nhân khiến giá dầu giảm Một là nội bộ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không đoàn kết, điều phối không hiệu quả. Hiện nay, Saudi Arabia vẫn tăng cường sản xuất dầu thô, sản lượng dầu thô trong tháng 12-2015 của nước này duy trì ở mức 10,15 triệu thùng/ngày, đây là tháng thứ 9 nước này liên tục duy trì mức hơn 10 triệu thùng/ngày. Việc các nước thành viên của OPEC không đạt được sự thống nhất về vấn đề giảm sản lượng đã phản ánh mối quan hệ rất yếu kém giữa các nước thành viên của tổ chức này, sự hợp tác qua lại, đạt được sự nhất trí về vấn đề giá dầu giữa các nước sản xuất dầu mỏ càng trở nên khó khăn, điều này làm cho giá dầu thế giới giảm mạnh hơn nữa. Hai là sách lược sản lượng cao của OPEC hiện nay là có mục đích. Mục đích của việc OPEC để cho giá dầu thô lao dốc là hy vọng đẩy một số nước khai thác dầu thô với chi phí cao giống như Mỹ ra khỏi thị trường dầu mỏ. Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, hiện nay chi phí sản xuất một thùng dầu thô của Anh, Brazil, Canada và Mỹ lần lượt là 52,5 USD, 49 USD, 41 USD và 36 USD. Còn các nước sản xuất dầu thô như Saudi Arabia và Kuwait, chi phí để sản xuất một thùng dầu thô không đến 10 USD. Ba làIran quay trở lại thị trường dầu thô quốc tế sẽ làm gay gắt hơn nữa mâu thuẫn cung- cầu. Dự tính sau khi được dỡ bỏ trừng phạt về kinh tế, Iran sẽ toàn lực khôi phục sản lượng dầu thô. Các nhà đầu tư dự tính cục diện cung vượt quá cầu của thị trường dầu thô quốc tế sẽ ngày càng xấu đi. Bốn là việc Mỹ tăng sản lượng dầu thô đã làm trầm trọng hơn nữa mâu thuẫn. Sản lượng dầu thô của Mỹ cũng rất cao, sản lượng dầu thô bình quân một ngày trong tháng 10-2015 là 9,35 triệu thùng. Năm làđồng USD tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ lên giá dầu. Đồng USD mạnh lên cũng đã làm trầm trọng hơn nữa xu thế lao dốc của giá dầu thô. Giao dịch dầu thô quốc tế đều định giá bằng đồng USD, điều này có nghĩa là đồng USD tiếp tục mạnh lên, giá dầu thô sẽ giảm xuống. Có nghiên cứu cho rằng nếu đồng USD tăng giá 5%, giá dầu sẽ có thể giảm 10- 25%. Sáu là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang khiến các nhà đầu tư lo ngại. Vì các nhà đầu tư dự tính rằng lượng dầu thô mà Trung Quốc cần để phát triển kinh tế cũng giảm xuống tương ứng, và gần đây thị trường cổ phiếu loại A và tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ biến động mạnh mẽ, càng làm cho giới thương nhân quốc tế cảm thấy lo lắng đối
  • 6. với việc liệu nhu cầu của Trung Quốc – nước lớn về nhập khẩu dầu thô này – trong năm 2016 có được duy trì hay không, vì hiện nay Trung Quốc đã trở thành một trong những nguồn thu kinh tế chủ yếu của các nước xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới. 3. Tác động của việc giá dầu giảm hiện nay Ai là người có hại khi giá dầu giảm? 1. Mỹ Một số nhận định cho rằng Hoa Kỳ muốn giá dầu thấp trong một thời gian nhất định để phá hoại tham vọng của Nga tại Đông Âu, gây áp lực lên Iran và thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu cần năng lượng giá rẻ. Chỉ riêng tại Mỹ, cứ giảm 10 USD/thùng thì GDP tăng 0,1% - Theo ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ UBS. Cùng với việc tăng cung nhì nhu cầu dầu của thế giới tiếp tục giảm, đặc biệt là Nhật Bản muốn vận hành nhà máy hạt nhân trở lại và tốc độ phát triển lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc chậm lại. Tuy nhiên, nếu giá dầu giảm trong một thời gian dài có thể đưa toàn bộ ngành công nghiệp khai thác dầu ra khỏi kinh doanh. Các nhà khai thác sẽ bị phá sản ngay cả khi giá dầu tăng trở lại mức110 USD/thùng thì họ cũng không đủ nguồn lực để duy trì sản xuất. 2. Venezuela Ngay sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thông báo tiếp tục duy trì sản lượng ở mức 30,66 triệu thùng/ngày bất chấp sự dư thừa nguồn cung và giá dầu đã giảm khoảng 30% trong những tháng gần đây, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo cắt giảm ngân sách của quốc gia, đồng thời kêu gọi giảm lương của các quan chức cấp cao trong chính phủ, từ các công ty quốc doanh đến các bộ, kể cả lương của tổng thống. Ông cho rằng việc làm này là cần thiết khi quốc gia Nam Mỹ này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản và lạm phát cao. Venezuela là một trong năm thành viên sáng lập OPEC và có trữ lượng dầu mỏ được phát hiện lớn nhất trên thế giới. Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia Nam Mỹ này, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ. Giá dầu giảm đã trở thành một thách thức lớn với chính quyền Venezuela vốn đang chật vật đối phó với tỷ lệ lạm phát ở mức cao và tình trạng thiếu lương thực, thuốc chữa bệnh... Theo ước tính, khi giá dầu giảm 1 USD/thùng, Venezuela sẽ thất thu khoảng 720 triệu USD. 3. Anh Từ năm 2005, Anh đã trở thành nước nhập khẩu ròng dầu, làm phức tạp mối quan hệ của nước này với một nguồn thu bội thu trong 25 năm trước đó. Sự sụt giảm gần đây của giá dầu sẽ cải thiện cán cân thanh toán và giúp người tiêu dùng tiết kiệm được 3 Bảng / ngày, nhưng nó cũng tác động xấu tới một số doanh nghiệp tại bờ
  • 7. biển phía Tây Scotland. Ông chủ của Wood Group, một công ty kỹ thuật khai thác dầu, cho biết có thể giảm15.000 việc làm trong năm tới do sản lượng giảm xuống còn 800.000 thùng một ngày. 4. Nga Tổng thống Vladimir Putin đã bác bỏ mối quan tâm tại cuộc họp báo thường niên của mình vào tuần trước rằng Nga có thể vỡ nợ nếu giá dầu vẫn ở mức thấp trong năm tới. Nhưng ông cũng không khẳng định rằng Nga có thể phát triển thịnh vượng với giá 60 USD/thùng. Quốc hội Nga đã thông qua dự thảo ngân sách trong 3 năm tới với giả định giá dầu ở mức 100 USD/thùng vào 2015-2017. Bộ Tài chính đang hy vọng dầu giao dịch ở mức 80 USD/thùng năm tiếp theo, và nền kinh tế chỉ giảm khoảng 0,8% GDP. Tuy nhiên, với dầu và khí đốt chiếm 70% xuất khẩu và 50% số thu thuế, thì dù sao đi nữa giá dầu giảm xuống dưới 100 USD/thùng có nghĩa là cắt giảm ngân sách lớn và suy thoái kinh tế sâu sắc hơn. Có vẻ như chi tiêu cơ sở hạ tầng sẽ được hy sinh để chi cho phúc lợi xã hội và ngân sách quốc phòng - với sự can thiệp vào Ukraine đã tiêu tốn gần 30% ngân sách của nước này. Bên cạnh đó, các công ty của Nga vay vốn từ các ngân hàng phương Tây cũng đang gặp khó khăn. Khu vực doanh nghiệp vay vốn tín dụng từ các nước phương Tây và phải trả lãi suất vay vốn bằng USD tại một thời điểm này khi giá đồng Rúp giảm. 5. Iran Từ khi cuộc nội chiến tại Syria nổ ra năm 2011, chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad được Tehran hỗ trợ mạnh mẽ trong việc sản xuất dầu mỏ. Theo một quan chức Damascus, Syria sẽ không thể chống đỡ nổi nếu không có Iran đứng đằng sau hỗ trợ. Giữa thời điểm Mỹ và châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt, Syria cam kết mở cửa để thu hút nhà đầu tư Iran. Đổi lại, vào tháng 7 năm ngoái, Tehran dành một khoản 3,6 tỉ USD cho Damascus mua các sản phẩm từ dầu mỏ và 1 tỉ USD để mua các sản phẩm khác Tuy nhiên, từ tháng 6 năm nay, giá dầu thế giới giảm 50%, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác và sản xuất dầu của Syria. Trong khi đó, quân nổi dậy cũng chiếm quyền kiểm soát một số mỏ dầu trong nước khiến sản lượng dầu của chính phủ bị tụt giảm mạnh. Damascus phải lên tiếng trấn an đồng minh rằng mối quan hệ hợp tác hiện tại vẫn sẽ được đảm bảo, dù tình hình trước mắt có thể làm Tehran nghi ngờ về tính hiệu quả. Theo một số ước tính, Nga cần giá dầu ở mức khoảng 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Còn Iran, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập kinh tế, thậm chí cần mức giá cao hơn. 6. Saudi Arabia
  • 8. Hiện nay, Saudi Arabia vẫn là thành viên quyền lực nhất của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), nhóm với 12 thành viên ngày càng có sự cạnh tranh cao với ngành dầu lửa của Nga, Mỹ và Canada. Tháng 9 vừa qua, bất chấp sự dư thừa nguồn cung dầu lửa toàn cầu do kinh tế Trung Quốc giảm tốc và sự gia tăng chóng mặt của sản lượng dầu của Mỹ, Saudi Arabia vẫn tăng sản lượng thêm 0,5%, lên mức 9,6 triệu thùng/ngày, nâng tổng sản lượng dầu của OPEC lên mức cao nhất trong 11 tháng là khoảng 31 triệu thùng/ngày. Sau đó, đến ngày 1/10, Saudi Arabia khiến giá dầu giảm bằng cách tăng mức chiết khấu cho các khách hàng lớn ở khu vực châu Á. Theo cách hiểu thông thường, lẽ ra Saudi Arabia phải cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu. Nhưng thay vào đó, Saudi Arabia đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng, họ quyết tâm bảo vệ thị phần của mình, đặc biệt tại các thị trường Ấn Độ và Trung Quốc trước nguồn cung dầu từ Nga, Mỹ Lantin, và các đối thủ châu Phi. Iraq và Iran cũng đi theo cách làm của Saudi Arabia. Phần tham khảo (đừng xóa, để in) Ảnh hưởng của giá dầu lao dốc đối với kinh tế thế giới vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Đối với châu Âu, điều này là có lợi. Ngân hàng Đức cho rằng các nhà đầu tư bán tháo dầu mỏ có thể sẽ khiến cho kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng trưởng. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi lần giá dầu giảm 30%, sẽ kéo kinh tế thế giới tăng trưởng 0,5%. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của giá dầu lao dốc đối với các nước xuất khẩu dầu thô lại là tiêu cực. Theo thống kê, mỗi lần giá dầu thô giảm 10%, GDP của những quốc gia này sẽ giảm xuống 0,8-2,5%, đồng thời còn khiến cho thu nhập tài chính của nước xuất khẩu dầu thô giảm xuống, đồng tiền mất giá, nguồn vốn chảy ra ngoài. Đối diện với việc giá dầu thô giảm mạnh, các nước vùng Vịnh liên tiếp phải chịu sức ép, cho dù là Saudi Arabia – “nước có nhiều dầu mỏ nhất” trên thế giới - cũng không thể may mắn thoát khỏi. Kinh tế Saudi Arabia phụ thuộc nghiêm trọng vàoxuất khẩudầu mỏ, xuất khẩudầu mỏ chiếm khoảng 90% thu nhập ngoại hối của nước này. Thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia trong năm 2014 ở mức kỷ lục, nếu giá dầu tiếp tục giảm, kinh tế nước này sẽ còn phải chịu thiệt hại nặng nề. Đối diện với việc giá dầu giảm mạnh, nhiều nước xuất khẩu dầu thô như Nga, Venezuela, Colombia và Ecuador đều chịu sức ép chưa từng có. Lấy Nga làm ví dụ, kinh tế Nga phụ thuộc nghiêm trọng vào xuất khẩu năng lượng, khoảng 50% thu ngân sách và 40% xuất khẩu của nước này dựa vào năng lượng. Cùng với việc giá dầu không ngừng lao dốc, kinh tế Nga đối diện với thách thức nghiêm trọng. Có chuyên gia phân tích cho rằng nếu giá dầu vẫn dao động quanh mức khoảng 30 USD/thùng, thì thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2016 sẽ tăng lên đến 5%, thậm chí còn cao hơn, điều này chắc chắn sẽ làm cho kinh tế Nga chịu tác động nặng nề. Giá dầu giảm mạnh cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế Trung Quốc. Sở dĩ Trung Quốc thiết lập cơ chế kiểm soát tăng hoặc giảm đối với giá dầu thành phẩm chính là để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu thị trường quốc tế quá cao hoặc quá thấp đối với thị trường trong
  • 9. nước. Hiện nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu, nướctiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới, khoảng 60% lượng dầu mà Trung Quốc cần là dựa vào nước ngoài. Nếu hiện nay vẫn dựa vào nhập khẩu, thì sau này một khi giá dầu lại tiến vào chu kỳ tăng lên, kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Đây là điều mà Trung Quốc hiện nay đang cố gắng né tránh. Giá dầu thế giới tới đâu là chạm đáy, hiện nay vẫn rất khó phán đoán. Do các yếu tố làm giảm giá dầu ở phương diện cung và cầu khó có thể thay đổi trong ngắn hạn, có lẽ giá dầu trên thị trường sẽ tiếp tục xuống thấp, dự đoán của giới phân tích cũng liên tục điều chỉnh xuống thấp. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, xét mặt bằng cơ bản của thị trường, dự kiến năm 2016 giá dầu sẽ có sự điều chỉnh. Giá dầu thấp sẽ đóng vai trò kiềm chế đối với việc phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo ở một mức độ nhất định, song nhiều nước thúc đẩy sự phát triển của năng lượng mới phần nhiều là do xem xét các yếu tố như đa dạng hóa năng lượng, tiết kiệm năng lượng, giảm bớt khí thải, chứ không phải là giá năng lượng. Báo cáo thị trường năng lượng tái tạo giữa năm 2015 do Cơ quan năng lượng quốc tế công bố chỉ rõ ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp đối với sự phát triển năng lượng mới trên toàn cầu là về khái niệm hơn là thực tế. Sự phát triển của năng lượng mới phần nhiều phụ thuộc vào việc chính phủ có sẵn sàng hỗ trợ về chính sách cũng như quy hoạch thị trường hợp lý hay không. Báo cáo còn chỉ ra rằng với sự hỗ trợ của chính sách tăng cường an ninh năng lượng và phát triển bền vững, hiện nay phát điện bằng năng lượng tái tạo tăng nhanh, giá thành phát điện bằng năng lượng tái tạo tiếp tục giảm. Ngay cả trong môi trường giá dầu thấp, một số nhà thúc đẩy chính sách mạnh mẽ xem xét nhiều hơn tới mục tiêu đa dạng hóa năng lượng, giảm khí thải và carbon. Ai là người có lợi khi giá dầu giảm? 1. Người dân 2. Các nước nhập khẩu dầu mỏ Tác động của giá dầu giảm đến nền kinh tế việt nam hiện nay? Tại Việt Nam - nước vừa nhập khẩu xăng dầu, vừa xuất khẩu dầu thô - sẽ chịu tác động cả tiêu cực và tích cực, trong trường hợp thuế thu từ khu vực kinh tế thực không bù đắp phần hụt thu của ngân sách trung ương do giá dầu giảm, nền kinh tế sẽ giảm 0,42 điểm % trong năm 2016; xuất khẩu cải thiện với mức tăng thêm là 0,77 điểm %; kim ngạch nhập khẩu giảm 0,41 điểm %, lạm phát giảm 1,11 điểm %. Việc giá dầu giảm ở mức 30 USD/thùng cũng sẽ tạo nên cú sốc tới nền kinh tế nước ta, khiến GDP giảm mạnh vào năm 2016 song giảm dần vào các năm sau do các nền kinh tế là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam được cải thiện. Còn đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 0,85 điểm % trong năm 2016. Do thu ngân sách giảm mạnh nên tác động tới chi tiêu Chính phủ và cầu trong nước,
  • 10. khiến quy mô GDP 3 năm giai đoạn 2016-2018 suy giảm mạnh so với kịch bản không có cú sốc giảm giá dầu này. Cú sốc giảm giá dầu xuống dưới mức 30 USD/thùng có tác động tiêu cực tới kinh tế thế giới nói chung trong năm 2016-2017. Cú sốc giảm giá dầu này khiến tăng trưởng kinh tế Việt giảm 1,36 điểm % trong năm 2016; lạm phát giảm 3,95 điểm % và nền kinh tế Việt Nam ở trong tình trạng giảm phát sâu. Do tiền đồng tăng giá 4,04 điểm % nên tác động tới kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến năm 2016, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 12,5 - 13 triệu tấn xăng dầu. Giá xăng dầu giảm thì sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất sẽ hạ. "Khi đó, tình hình kinh doanh, làm ăn của doanh nghiệp và người dân sẽ thuận lợi hơn. Thuế thu từ nội bộ nền kinh tế sẽ tăng lên, ngân sách càng hưởng lợi".