SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐÀ NẴNG
LỚP: LH22.1KHO TẠI KHÁNH HÒA
KHÓA HỌC: 2015 - 2019
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
TỈNH KHÁNH HÒA
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thanh Hà
Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Khánh Hòa-2019
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................
2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................
5. Bố cục của đề tài........................................................................................
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN
ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH
TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG...................................
1.1. Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi
đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. ............................................................
1.1.1. Khái niệm khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.........................................................................................
1.1.2. Đặc điểm................................................................................................
1.2. Vai trò quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư. ...............................................................................................
1.3. Sự cần thiết giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án..................................
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN
ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA.....................................................
2.1. Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án..........................................................
2.1.1. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện các dự án.....................................................................
2.1.2. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại trong bồi
thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án..............
2.1.3. Trình tự giải quyết trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất
để thực hiện các dự án.......................................................................................
2.2. Thực trạng về giải quyết khiếu nại tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa………………
3
2.2.1. Quá trình tiếp nhận xử lý giải quyết đơn khiếu nại, tuân thủ các quy định
của pháp luật……………...................................................................................
2.2.2. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại........................................................
2.2.2.1. Nguồn gốc đất và quá trình sử dụng.....................................................
2.2.2.2. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư................................
2.2.2.3 Về diện tích thực hiện ...........................................................................
2.2.3. Kết quả đối thoại.................................................................................
2.2.4. Kết luận.......................................................................................................
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ
TÁI ĐỊNH CƯ...................................................................................................
3.1. Một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi
thường hỗ trợ và tái định cư ............................................................................
3.1.1. Việc thu thập kiểm kê, xác định đơn giá bồi thường..................................
3.1.2. Quỹ đất bố trí tái định cư. ......................................................................
3..1.3. Công tác tuyên truyền pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật.............
3.2. Một số giải pháp trong giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi
thường hỗ trợ và tái định cư............................................................................
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN .....................................................................................
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh
tế - xã hội là một quá trình tất yếu, tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Để bù
đắp cho họ một phần thiệt thòi đó, Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư dành cho người bị thu hồi đất, từng bước hoàn thiện theo
hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống
và sản xuất. Vấn đề đất đai và bồi thường, giải tỏa, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất là vấn đề rất phức tạp ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp và đời sống
người dân dễ nảy sinh mâu thuẫn về giá bồi thường với giá đất tái định cư…
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện trách nhiệm
của cơ quan nhà nước trước công dân, và là một biểu hiện cụ thể về bản chất tốt đẹp
của Nhà nước ta, một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân,
do dân và vì dân.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết một số cán bộ của các cơ quan Nhà nước
do không tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo qui định của pháp luật, không thu
thập đầy đủ chứng cứ liên quan để làm căn cứ, xử lý thiếu công tâm, khách
quan…đưa ra những văn bản, kết luận, quyết định hành chính không đúng pháp luật
đã làm cho vụ việc trở nên phức tạp, khó khăn, dây dưa, kéo dài trong nhiều năm,
có khi trở thành những “điểm nóng” khó giải quyết, làm ảnh hưởng đến hiệu lực
quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
bị xâm hại; kẻ xấu có cơ hội tìm cách kích động, gây rối, làm mất ổn định tình hình
an ninh chính trị, an toàn xã hội ở một số địa phương.
Để phản ánh tình hình thực hiện công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tôi chọn đề tài “Thực trạng giải quyết
khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện các dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình Dân dụng và Công nghiệp Khánh Hòa làm chủ đầu tư” để làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ những vấn đề về khiếu nại, tranh chấp liên quan đến giải
phóng mặt bằng.
- Nghiên cứu đánh giá quá trình xảy ra của vụ việc, mục tiêu giải quyết,
phân tích nguyên nhân, hậu quả để đưa ra các phương án giải quyết.
5
- Đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan từ Trung ương đến địa
phương nhằm hoàn thiện hơn thể chế cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo được hình
thành và ngày càng hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực
hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Đồng thời, khắc phục tình trạng chồng chéo,
đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu
kiện của dân.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp cơ bản chủ yếu để nghiên cứu trên cơ sở
phương pháp duy vật biện chứng, xét các vấn đề trên quan điểm duy vật lịch sử và
các quan điểm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước luận giải các
vấn đề liên quan để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luật Khiếu nại tố cáo năm 2011; Quy trình giải quyết khiếu nại của Ban Quản
lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
5. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài được chia làm 4 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi
thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.
Chương 2. Thực trạng giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường
hỗ trợ và tái định cư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân
dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
Chương 3. Một số vướng mắc và giải pháp giải quyết khiếu nại liên quan đến
công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư
Chương 4. Kết luận
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô của Trường đã trực tiếp giảng dạy và
tạo điều kiện thuận lợi, cũng như sự giúp đỡ của các bạn cùng lớp để bản thân được
nâng cao kiến thức và hoàn thành khóa học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do
thời gian có hạn, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Do vậy đề
tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn để bản thân rút kinh nghiệm trong
học tập cũng như công tác về sau.
6
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Với mục đích nắm rõ những cơ sở lý luận của vấn đề, từ đó có nền tảng vững
chắc để nghiên cứu, chương này tập trung tìm hiểu những vấn lý luận cơ bản vều
khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư thôg qua việc nghiên cứu về lịch sử phát triển, khái niệm, đặc điểm, những
nghiên nhân cơ bản về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi
thường, hỗ trợ tái định cư…
1.1. Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu
hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.1.1. Khái niệm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
* Đối với khiếu nại:
Hiến Pháp Nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, quy
định: Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Đồng thời, mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh
dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo
hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Trên
cơ sở đó Luật Khiếu nại tố cáo năm 2011 quy định:
- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét
lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực
hiện quyền khiếu nại.
- Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
7
- Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh
tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức bị khiếu nại.
- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại.
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải
là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan
đến quyền, nghĩa vụ của họ.
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện
nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết khiếu nại.
- Thu hồi đất là việc Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại
quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại
đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
- Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với
diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử
dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng
tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất
thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
* Đối với giải quyết khiếu nại.
Việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giả quyết khiếu nại. Để thực
hiện nhiệm vụ giả quyết khiếu nại, Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định rõ hơn về
8
việc tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại, đảm bảo phù
hợp với thực tiễn giải quyết khiếu nại hiện nay.
Từ nội hàm của thuật ngữ khiếu nại, khiếu nại hành chính, quyền khiếu nại
của người khiếu nại có thể được hiểu đó là quyền cá nhân, công dân, cơ quan, tổ
chức hoặc cán bộ, công chức, viên chức theo Hiến pháp và pháp luật yêu cầu cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ giải quyết việc vi phạm các
quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi người khiếu nại cho
rằng quyết định hoặc hành vi của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có
chức vụ trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, yếu tố trực tiếp dẫn đến người dân thực hiện quyền khiếu nại là sự
nhận thức chủ quan của người khiếu nại về tính trái pháp luật của quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan tổ chức nhà nước hoặc của người có chức vụ
trong quá trình thực thi công vụ. Một khi một người bị sự tác động trực tiếp của
hành vi, quyết định của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền
nhận thấy những quyền và lợi ích của mình mâu thuẫn, khác biệt với những quyền
nhận thấy những quyền và lợi ích mà các quyết định, hành vi đó mong muốn đạt
được thì họ có quyền khiếu nại những quyết định, hành vi đó cho dù những quyết
định, hành vi có căn cứ phù hợp với pháp luật. Tình huống này thể hiện tinh thần
của pháp luật về quyền khiếu nại không chỉ là quyền thể hiện sự phản kháng của
người khiếu nại do quyết định, hành vi pháp lý trái pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích
hợp pháp của họ mà còn bao gồm cả quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức và
cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại do sự khác biệt về lợi ích mong muốn
mà quyết định, hành vi pháp lý hướng đến.
1.1.2. Đặc điểm
Từ khái niệm trên, ta thấy khiếu nại và giải quyết khiếu nại là hoạt động kiểm
tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, tính hợp lý của quyết định hành chính,
hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành
chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà
nước và xã hội. Như vậy, khiếu nại là quyền hiến định khi quyền và lợi ích hợp
pháp của những người sử dụng đất bị tác động bởi các quyết định hành chính của cơ
quan Nhà nước, hoặc người được trao quyền có liên quan đến việc thu hồi đất, xâm
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thì họ được thực hiện quyền khiếu nại.
Quá trình giải quyết khiếu nại chính là hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, người được Nhà nước trao quyền xem xét những nội
dung, tình tiết, cơ sở pháp lý cũng như cơ sở thực tiễn của việc khiếu nại nhằm bảo
9
vệ và khôi phục lại quyền và lợi ích của người bị khiếu nại đã bị quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xâm hại. Theo đó, chủ thể có quyền
khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức; cá nhân, tổ chức
nước ngoài có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; đối tượng của khiếu nại hành chính là các
quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước. Việc khiếu nại được thực hiện theo thủ tục
hành chính được quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Do công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là Nhà nước thực
hiện chức năng quản lý hành chính của mình, nên khi người dân khiếu nại trong lĩnh
vực đó được xem là khiếu nại hành chính. Khiếu nại trong thu hồi đất và bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư là: “cá nhân, tổ chức theo thủ tục do luật định đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi
hành chính trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi có căn
cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của mình”. Quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư tác động trực tiếp đến đối tượng khiếu nại là quyết định hành
chính, hành vi hành chính trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư.
1.2.Vai trò quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
không gì thay thế được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
cáccơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là thành phần quan
trọng cấu thành lãnh thổ của một quốc gia. Đặc biệt đối với nước ta một nước nông
nghiệp đặc thù sản xuất cây lúa nước, khoảng 80% dân số sản xuất nông nghiệp, tuy
hiện nay công nghiệp phát triển mạnh nhưng tỉ lệ người dân tham gia sản xuất nông
nghiệp vẫn còn cao. Từ đó thấy được tầm quan trọng của đất đai đối với cuộc sống
của người Việt Nam.
Các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, xây dựng và
phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Việc đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa,
hiệnđại hóa đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển thì xây dựng các cơ sở hạ
tầng là điều cần thiết và cấp bách. Đất đai thì không rộng thêm, hầu hết diện tích đất
hiện nay đều đã được đưa vào khai thác vì vậy để có diện tích xây dựng các công
10
trình phục vụ lợi ích công cộng, phát triển kinh tế… thì Nhà nước phải thu hồi đất
của người dân.
Khi Nhà nước thu hồi đất của người dân ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của
họ, chính vì thế Nhà nước đã đặt ra những quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư cho người có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó để phát huy mạnh mẽ quyền dân
chủ và quyền giám sát của người dân trong lĩnh vực này Nhà nước còn quy định
ngườidân có quyền khiếu nại khi việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
diễn ra mà họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc quy định cho người dân có quyền khiếu nại
trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng vì những ảnh hưởng to lớn của đất đai đối
với đời sống của người dân. Quyền khiếu nại của công dân khi Nhà nước thu hồi
đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có những vai trò to lớn:
- Đối với Nhà nước: Là một trong những cơ chế đảm bảo kiểm tra, giám sát
hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư. Nhờ có quy định về quyền khiếu nại của công dân mà quản lý nhà
nước trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thận trọng hơn.
Giúp cho cơ quan nhà nước phát hiện những vi phạm của cán bộ, công chức
trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thấy được những sai sót,
những quy định chưa hợp lý trong hệ thống pháp luật hiện hành từ đó có những đề
xuất khắc phục kịp thời.
- Đối với xã hội: Là một trong những cơ chế phát huy dân chủ mạnh mẽ trong
xã hội. Cơ quan nhà nước có quyền quyết định thu hồi đất, đưa ra chính sách
bồithường, hỗ trợ, tái định cư, thì người dân cũng có quyền khiếu nại cơ quan nhà
nướckhi có những quyết định, hành vi mà người dân cho rằng xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của họ.
- Đối với cá nhân, tổ chức: Quyền khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư là công cụ đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
được hưởng khi bị thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
1.3. Sự cần thiết của khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Việc xây dựng, củng cố và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Kể từ khi Luật đất đai ra đời đã thừa nhận
giá trị của đất đai trong nền kinh tế thị trường và mở rộng quyền năng cho người sử
dụng đất thì Nhà nước cũng phát huy quyền dân chủ của người dân trong công tác
thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thông qua những quy định của pháp
luật về quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái
11
định cư. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết nhiệm vụ một số cán bộ của các cơ
quan Nhà nước do chưa tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo qui định của pháp
luật, không thu thập đầy đủ chứng cứ liên quan để làm căn cứ, xử lý thiếu công tâm,
khách quan… đưa ra những văn bản, kết luận, quyết định hành chính không đúng
pháp luật đã làm cho vụ việc trở nên phức tạp, khó khăn, dây dưa, kéo dài trong
nhiều năm, có khi trở thành những “điểm nóng” khó giải quyết, làm ảnh hưởng đến
hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp; quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân bị xâm hại; kẻ xấu có cơ hội tìm cách kích động, gây rối, làm mất ổn định
tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội ở một số địa phương. Công tác giải quyết
khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là khiếu nại về một lĩnh
vực trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy phải tuân theo những nguyên tắc cơ
bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại chung. Việc tuân thủ các nguyên tắc khi
khiếu nại và giải quyết khiếu nại đảm bảo có hiệu quả việc công dân vận dụng
quyền khiếu nại của mình đồng thời giúp việc giải quyết khiếu nại đạt kết quả cao.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các ngành, các cấp trong
tỉnh nói chung đều rất quan tâm dành nhiều thời gian để chỉ đạo, xem xét, giải quyết
và đã giải quyết dứt điểm được nhiều vụ khiếu kiện. Trên cơ sở đó, cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền sẽ lựa chọn quy phạm pháp luật để áp
dụng, ban hành văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thực hiện văn bản đã ban.
Việc giải quyết khiếu nại đảm bảo nội dung, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;
xác định việc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, tổ chức
bị xâm hại, sẽ góp phần vào việc củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính
quyền. Đồng thời, phát hiện những hành vi vi phạm của các chủ thể đặc biệt để xử
lý theo quy định pháp luật.
12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG CÔNG TÁC
BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
2.1. Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi
Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án
2.1.1. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án
Luật Khiếu nại, tố cáo 2011, quy định nguyên tắc trách nhiệm giải quyết khiếu
nại và phối hợp giải quyết khiếu nại tại Điều 4, theo đó: Việc khiếu nại và giải
quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách
quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Công tác giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
là khiếu nại về một lĩnh vực trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy phải tuân theo
những nguyên tắc cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại chung. Việc tuân thủ
các nguyên tắc khi khiếu nại và giải quyết khiếu nại đảm bảo có hiệu quả việc công
dân vận dụng quyền khiếu nại của mình đồng thời giúp việc giải quyết khiếu nại đạt
kết quả cao.
- Nguyên tắc pháp chế: Được thể hiện qua việc quy định cụ thể về quyền khiếu
nại của công dân. Khiếu nại là ranh giới chuẩn mực giữa cái đúng và cái sai, vì khi
khiếu nại thì giữa các chủ thể đã có sự bất đồng nhất định. Sự đúng sai ấy phải căn
cứ vào những quy định của pháp luật làm chuẩn mực để giải quyết. Nguyên tắc
pháp chế còn thể hiện cụ thể qua thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại được hình
thành trên cơ sở Hiến pháp. Áp dụng vào lĩnh vực này, có nghĩa là người khiếu nại
thực hiện quyền khiếu nại phải tiến hành đúng thủ tục luật định: gửi đơn, trình bày
trực tiếp trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, tuân theo thời hiệu khiếu
nại. Đối với giải quyết khiếu nại thì chỉ cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết theo
luật định mới được thực hiện thủ tục và phải thực hiện đúng trình tự do pháp luật
quy định với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép.
Khi giải quyết khiếu nại phải tuân theo thời hạn giải quyết khiếu nại.
- Nguyên tắc chân lý khách quan: Nguyên tắc này đòi hỏi công dân phải trung
thực khi khiếu nại,phải phản ánh đúng sự thật khách quan, không lợi dụng quyền
khiếu nại để vu khống. Người khiếu nại tuân thủ nguyên tắc này thì sẽ không xảy ra
những vụ lợi dụng quyền khiếu nại để xuyên tạc, chống phá Nhà nước. Nguyên tắc
chân lý khách quan ảnh hưởng nhiều đến kết quả giải quyết khiếu nại vì nếu cung
cấp thông tin không chính xác dễ dẫn đến việc giải quyết không đúng của cơ quan
có thẩm quyền. Nguyên tắc này được cụ thể hóa, được bảo đảm bởi các quy định về
13
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu, về
thủ tục lập biên bản, tiếp nhận hồ sơ…đồng thời cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có
trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi, phải cung cấp thông tin, tài liệu để công
dân thực hiện quyền khiếu nại, không cản trở trù dập người khiếu nại.
- Nguyên tắc công khai: Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ việc khiếu nại của
công dân phải lập thành văn bản rõ ràng, ghi rõ nội dung khiếu nại cần giải quyết.
Việc gặp gỡ người dân để hòa giải, giải quyết khiếu nại phải diễn ra công khai. Các
quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được
niêm yết công khai. Quá trình giải quyết khiếu nại phải báo cáo công khai với các
cơ quan giám sát và người dân được biết. Nguyên tắc công khai đảm bảo cho quyền
khiếu nại của người dân được thực hiện dễ dàng không bị trù dập, các vụ khiếu nại
không bị che giấu. Ngoài ra, nguyên tắc này còn giúp việc giải quyết khiếu nại đúng
luật, nhanh chóng và chính xác, giúp các cơ quan giám sát thực hiện tốt quyền giám
sát đối với công tác giải quyết khiếu nại qua đó đôn đốc và kịp thời có được những
biện pháp thích hợp cho tình hình mới.
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tham gia thủ tục giải quyết khiếu nại:
Trong thủ tục giải quyết khiếu nại các bên đều có quyền chứng minh, đưa ra các
chứng cứ, lý do cho mình, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Chẳng hạn, người khiếu nại có nghĩa vụ trình bày về sự việc, cung cấp thông tin, tài
liệu một cách trung thực, thì người bị khiếu nại có quyền đưa ra bằng chứng về tính
hợp pháp của quyết định hoặc việc làm khi bị khiếu nại, kiến nghị lại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định của cơ quan đã giải quyết. Nguyên tắc
này còn được thể hiện cụ thể trong quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại là người
giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người khiếu nại; đôi bên có
quyền tự do đưa ra những yêu cầu, căn cứ bảo vệ cho lý lẽ của mình. Nhưng suy
cho cùng nguyên tắc bình đẳng ở đây chỉ mang tính tương đối do ảnh hưởng từ vị
trí của hai chủ thể: một bên có quyền quản lý còn bên kia là bên chịu sự quản lý.
- Nguyên tắc trách nhiệm: Người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước những
gì trình bày trong đơn khiếu nại, phải thực hiện quyền khiếu nại theo quy định
củapháp luật. Nếu người khiếu nại cố tình lợi dụng quyền khiếu nại để thực hiện
những hoạt động phi pháp như: tuyên truyền chống phá Nhà nước, gây rối trật tự
công cộng,vu khống…thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó thì
người bị khiếu nại cũng phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật
mà mình đã thực hiện và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu
nại. Trong công tác giải quyết khiếu nại thì người giải quyết phải chịu trách nhiệm
trước những quyết định của mình. Tóm lại, tất cả các chủ thể trong hoạt động khiếu
14
nại đều phải chịu trách nhiệm trước những hành vi, quyết định của mình, như vậy sẽ
đảm bảo việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả.
Có thể khẳng định rằng các nguyên tắc trên có ý nghĩa quan trọng trong việc
khiếu nại và giải quyết khiếu nại đặc biệt trong lĩnh vực khiếu nại và giải quyết
khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khi giải quyết khiếu nại cần
nghiêm chỉnh chấp hành đồng bộ các nguyên tắc trên, nhằm giải quyết đúng đắn,
khách quan các khiếu nại. Ngoài ra, trong công tác giải quyết khiếu nại đòi hỏi phải
linh hoạt, tùy trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể để đưa ra những cách giải
quyết thật thỏa đáng làm dung hòa quyền lợi của cá nhân và xã hội.
2.1.2. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại trong
bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
không gì thay thế được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
cáccơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là thành phần quan
trọng cấu thành lãnh thổ của một quốc gia. Đặc biệt đối với nước ta một nước nông
nghiệp đặc thù sản xuất cây lúa nước, khoảng 80% dân số sản xuất nông nghiệp, tuy
hiện nay công nghiệp phát triển mạnh nhưng tỉ lệ người dân tham gia sản xuất nông
nghiệp vẫn còn cao. Từ đó thấy được tầm quan trọng của đất đai đối với cuộc sống
của người Việt Nam.
Các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, xây dựng và
phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Việc đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa,
hiệnđại hóa đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển thì xây dựng các cơ sở hạ
tầng là điều cần thiết và cấp bách. Đất đai thì không rộng thêm, hầu hết diện tích đất
hiện nay đều đã được đưa vào khai thác vì vậy để có diện tích xây dựng các công
trình phục vụ lợi ích công cộng, phát triển kinh tế… thì Nhà nước phải thu hồi đất
của người dân.
Khi Nhà nước thu hồi đất của người dân ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống
củahọ, chính vì thế Nhà nước đã đặt ra những quy định về việc bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó để phát huy mạnh mẽ quyền
dân chủ và quyền giám sát của người dân trong lĩnh vực này Nhà nước còn quy
định ngườidân có quyền khiếu nại khi việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư diễn ra mà họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc quy định cho người dân có quyền khiếu
nại trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng vì những ảnh hưởng to lớn của đất đai
15
đối với đời sống của người dân. Quyền khiếu nại của công dân khi Nhà nước thu
hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có những vai trò to lớn:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu
nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn
chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi
hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của
mình.
- Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có
liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải
kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại. Nhà nước khuyến khích
việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
- Điều 30 Hiến Pháp 2013 đã quy định rằng: Tất cả mọi người có quyền tố
cáo, khiếu nại với cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền về những việc làm trái
với pháp luật của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Người bị thiệt hại có quyền được BT
về tinh thần, vật chất, và phục hồi danh dự. Như vậy, khiếu nại là quyền hiến định.
Khi quyền và lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất nông nghiệp bị tác
động bởi các QĐHC của cơ quan Nhà nước, hoặc người được trao quyền có liên
quan, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thì họ được thực hiện quyền
khiếu nại. Về lĩnh vực này, trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 cũng
đã quy định: “Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp
chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật
pháp thừa nhận”. Quá trình giải quyết khiếu nại chính là hoạt động áp dụng pháp
luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người được Nhà nước trao quyền. Đó là
việc xem xét những nội dung, tình tiết, cơ sở pháp lý cũng như cơ sở thực tiễn của
việc khiếu nại. Trên cơ sở đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm
quyền sẽ lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng, ban hành văn bản áp dụng pháp
luật và tổ chức thực hiện văn bản đã ban. Việc giải quyết khiếu nại đảm bảo nội
dung, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; xác định việc khôi phục quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất, tổ chức bị xâm hại, sẽ góp phần vào việc củng
cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Đồng thời, cũng thông qua hoạt động
16
này, Nhà nước phát hiện những hành vi vi phạm của các chủ thể đặc biệt để xử lý
theo quy định pháp luật.
2.1.3. Trình tự giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án
Quy trình giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo hiện
hành đảm bảo người dân được quyền khiếu nại tối đa hai cấp, khi không đồng ý thì
được quyền khởi kiện ra Tòa. Quy trình này có điểm thuận lợi là vụ việc sẽ được
giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm tiền của và thời gian vì cơ quan giải quyết khiếu
nại lần đầu là người nắm rõ nhất về vụ việc. Để khiếu nại của người dân được giải
quyết khách quan hơn thì pháp luật đã quy định người dân được quyền khởi kiện ra
Tòa khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà
nước. Việc giải quyết khiếu nại như hiện nay tồn tại bất cập là cơ quan giải quyết
khiếu nại cũng chính là cơ quan bị khiếu nại, như vậy sẽ không đảm bảo sự khách
quan trong quá trình giải quyết đối với những trường hợp không công tâm; hiện nay
thẩm quyền của Tòa án trong vấn đề giải quyết khiếu kiện về giải phóng mặt bằng
là còn rất hạn chế, điển hình là vấn đề giá đất khi bồi thường. Cho dù, Tòa án thấy
bảng giá đất của Ủy ban tại thời điểm xét xử là không còn hợp lý thì Tòa án cũng
không thể làm gì khác hơn, cụ thể là không thể có thẩm quyền đưa ra một giá đất
hợp lý cho người dân nên vấn đề cốt lõi vẫn không được giải quyết triệt để.
Theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2011 quy định trình tự thủ tục
giải quyết khiếu nại từ Điều: 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40,41,
42,43 cụ thể như sau:
* Trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu (từ Điều: 27, 28, 29, 30, 31, 32,
33, 34, 35)
- Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp
được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra
nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
- Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: Thời hạn giải quyết khiếu
nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời
hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở
vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45
ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo
dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý”.
17
- Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại: Trong thời hạn quy định tại Điều 28
của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau
đây:
+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người
có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải
quyết khiếu nại ngay; Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự
mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra
nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi
chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị
giải quyết khiếu nại.
+ Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các
hình thức sau đây: Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị
khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; Các hình thức khác theo
quy định của pháp luật.
+ Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:Yêu cầu
người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp
thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; Yêu cầu người khiếu nại,
người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản
về nội dung liên quan khiếu nại; Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;Trưng cầu giám định;Tiến hành các biện pháp
kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật; Báo cáo kết quả xác minh và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.
+ Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đâyĐối tượng xác minh;
Thời gian tiến hành xác minh; Người tiến hành xác minh; Nội dung xác minh; Kết
quả xác minh; Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
- Điều 30. Tổ chức đối thoại
+ Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu
nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết
khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền
và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung
khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại
phải tiến hành công khai, dân chủ.
+ Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với
người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan,
tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
18
+ Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại,
kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý
kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
+ Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của
những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham
gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi
rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
+ Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
- Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
+ Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây: Ngày,
tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội
dung khiếu nại; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại (nếu có);
Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại; Giữ nguyên,
sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm
dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung
khiếu nại; Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có); Quyền khiếu
nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
+Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết
luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải
quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
- Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu
nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết
khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết
khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan,
tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
- Điều 33. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy
định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể
từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại
không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 45 ngày.
19
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai.
+ Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà
khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Điều 34. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
+ Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu
nại bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; Tài liệu, chứng cứ do các
bên cung cấp; Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); Quyết định giải quyết khiếu nại; Các tài liệu
khác có liên quan.
+ Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và
được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ
án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền
giải quyết khi có yêu cầu.
- Điều 35. Áp dụng biện pháp khẩn cấp: Trong quá trình giải quyết khiếu nại,
nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó
khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi
hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của
thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại,
người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách
nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải
hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
* Trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần hai quy định (từ Điều 36, 37, 38, 39,
40, 41, 42, 43)
- Điều 36. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và
thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường
hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
20
+ Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết
khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu
nại.
- Điều 37. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý;
đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng
không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không
quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết
khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Điều 38. Xác minh nội dung khiếu nại lần hai: Người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình
tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm
xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh thực
hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 của Luật này.
- Điều 39. Tổ chức đối thoại lần hai
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến
hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ
liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu
cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai
thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật này.
- Điều 40. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
+ Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây: Ngày,
tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội
dung khiếu nại; Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại; Căn cứ pháp luật để giải
quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn
bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết
định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn
bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp
kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có
quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi
hành chính; Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khởi kiện vụ án
hành chính tại Toà án.
21
- Điều 41. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại,
người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho
người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có
quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu
nại đến.
+ Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công
khai sau đây: Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công
tác; Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải
quyết khiếu nại; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
+ Chính phủ quy định chi tiết việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
- Điều 42. Khởi kiện vụ án hành chính: Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy
định tại Điều 37 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu
nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện
vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Điều 43. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai: Việc giải quyết khiếu nại lần hai
phải được lập thành hồ sơ theo quy định tại Điều 34 của Luật này, kèm theo ý kiến
bằng văn bản của Hội đồng tư vấn (nếu có).
2.2. Thực trạng về giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường
hỗ trợ và tái định cư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp
là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý. Đơn vị được
phân công làm Chủ đầu tư; Tư vấn quản lý dự án của một số công trình thuộc nguồn
vốn ngân sách Nhà nước. Với chức năng nhiệm vụ được giao tại Quyết định số
4051/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc đổi tên Ban
Quản lý dự án các công trình Dân dụng và Công nghiệp thành Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa và kiện
toàn tổ chức; Ban Quản lý trực tiếp thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định
cư nên công tác giải quyết khiếu nại, kiến nghị tại Ban có nội dung liên quan đến
vấn đề đền bù, tái định cư. Để thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, Ban Quản lý
dự án đã ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Theo
báo cáo tổng kết công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại năm 2018, Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa đã
tiếp nhận 32 đơn trong đó có 15 đơn khiếu nại đã được giải quyết 2 lần; có 01
22
trường hợp được Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng thụ lý giải quyết theo thủ
tục Tố tụng hành chính.
Qua nghiên cứu, nhận thấy việc thực hiện giải quyết khiếu nại tại Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa đã
thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật trong lĩnh vực đất đai, bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất để thực hiện dự án đã được quan tâm thực hiện nhưng hiệu qua mang lai
còn thấp; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế dẫn đến
tình trạng đơn thư khiếu nại kéo dài. Điểm hình là công tác giải quyết khiếu nại về
việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để tiến hành thực
hiện công trình Trường THPT Nam Nha Trang.
Dự án trường Nam Nha Trang được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại
Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 về việc phê duyệt dự án đầu tư
xây dựng dự án Trường THPT Nam Nha Trang. Dự án thu hồi 3,9ha, với 22 trường
hợp bị thu hồi trong đó có 06 tổ chức và 16 hộ gia đình, cá nhân thì có 15 trường
hợp có đơn khiếu nại được ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa giải quyết khiếu nại
lần 2. Sau khi giải quyết 14/15 trường hợp chấp hành các chủ trương của nhà nước,
riêng trường hợp của hộ bà Phạm Thị Kim Tuyến có chấp thuận bàn giao mặt bằng
cho nhà nước nhưng chưa đồng ý nhận kinh phí bồi thường, nhận đất tái định cư có
đơn khiếu nại với lý do:
- Đơn giá bồi thường về đất; tài sản, vật kiến trúc thấp so với giá thị trường.
- Diện tích, vị trí bố trí tái định cư về tái định cư.
- Diện tích quy hoạch và diện tích thu hồi thực hiện công trình Trường THPT
Nam Nha Trang.
- Các chính sách hỗ trợ: hỗ trợ ổn định cuộc sống khi giải tỏa do gia đình buôn
bán nhỏ tại vị trí giải tỏa và gia đình liệt sỹ.
2.2.1. Quá trình tiếp nhận xử lý giải quyết đơn khiếu nại, tuân thủ các quy
định của pháp luật.
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
Luật Khiếu nại năm 2011;
Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại;
Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra
Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;
23
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại số 1805/BC-TNMT ngày
19/5/2016 của Tổ xác minh đơn về việc xác minh nội dung đơn ghi ngày 30/11/2015
của bà Phạm Thị Kim Tuyến, địa chỉ: số 08 đường Phước Long, phường Vĩnh
Nguyên, thành phố Nha Trang;
Biên bản đối thoại ngày 16/6/2016.
2.2.2. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại
2.2.2.1. Nguồn gốc đất và quá trình sử dụng
Theo Giấy xác nhận số 547/XN-UBND ngày 06/6/2013 của UBND phường
Vĩnh Nguyên, nguồn gốc khu đất: UBND tỉnh giao cho Công ty Nông sản Thực
phẩm sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh tại Khu công nghiệp vừa và nhỏ
Nam Bình Tân. Năm 1990 Công ty tự phân phối nhà đất cho cán bộ công nhân viên,
trong đó có giao cho ông Trần Văn Mạnh (chồng bà Phạm Thị Kim Tuyến) thửa đất
số 02 theo quyết định số 48/QĐ ngày 21/8/1990 có diện tích là 90,0 m2 để làm nhà
ở. Do khuôn viên khu đất không bằng phẳng nên trong quá trình sử dụng những
trường hợp được giao đất tự bỏ ngày công lao động tự san lấp mặt bằng hố trũng
trong khuôn viên đất của công ty. Sau đó xây dựng tường rào ngăn cách khu đất
giao với đất công ty đang sử dụng. Sau khi tường rào được xây dựng xong các hộ
gia đình tự rào phân mốc sử dụng của từng gia đình và quản lý sử dụng đến nay.
2.2.2.2. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Ngày 30/8/2013, UBND thành phố Nha Trang ban hành Quyết định số
2294/QĐ-UBND thu hồi 138,9 m2 đất của hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà
Phạm Thị Kim Tuyến để thực hiện dự án Trường THPT Nam Nha Trang.
Hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến được bồi thường,
hỗ trợ như sau:
- Bồi thường 60% đơn giá đất ở cho phần diện tích đất được giao theo Quyết
định (90,0 m2), trừ phần diện tích đã bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
thực hiện dự án cải tạo nút giao thông đường Võ Thị Sáu (20,5 m2); bồi thường
công trình, vật kiến trúc, cây trồng có trên đất; các chính sách hỗ trợ khác. Tổng
kinh phí bồi thường, hỗ trợ là 327.469.362 đồng, được UBND thành phố Nha Trang
phê duyệt tại Quyết định số 2282/QĐ-UBND ngày 29/8/2013.
- Ngày 13/8/2014, UBND thành phố Nha Trang đã ban hành Quyết định số
4966/QĐ-UBND về phê duyệt bổ sung kinh phí bồi thường vật kiến trúc với số tiền
là 27.211.744 đồng.
- Ngày 22/4/2015, UBND thành phố Nha Trang đã ban hành Quyết định số
636/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung kinh phí hỗ trợ về đất, theo chủ trương của
24
UBND tỉnh tại Văn bản số 783/UBND-XDNĐ ngày 05/02/2015, cụ thể: hỗ trợ bằng
30% giá đất ở tại vị trí đất bị thu hồi đối với phần diện tích đất ngoài diện tích đất
được giao trái thẩm quyền (90m2), nhưng tổng diện tích bồi thường và hỗ trợ, không
vượt quá hạn mức giao đất ở tại địa phương (150m2) (kể cả phần diện tích đã bồi
thường của Dự án Cải tạo nút giao thông đường Võ Thị Sáu), diện tích hỗ trợ:
150,0m2 - (20,5 m2 + 69,5 m2) = 60,0 m2; hỗ trợ đơn giá đất nông nghiệp nằm trong
địa giới hành chính phường của thành phố Nha Trang đối với phần diện tích vượt
hạn mức đất ở: 138,9 m2 - (69,5 m2 + 60,0 m2) = 9,4 m2, với tổng số tiền là
65.138.400 đồng.
- Về tái định cư: Ngày 25/8/2014, UBND thành phố Nha Trang đã ban hành
Quyết định số 5311/QĐ-UBND về việc giao đất cho hộ ông Trần Văn Mạnh (chết)
và bà Phạm Thị Kim Tuyến để xây dựng nhà ở gia đình, do bị giải tỏa để thực hiện
dự án Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang,
trong đó giao lô đất số 22, ô DC15, diện tích 46m2, tiếp giáp đường quy hoạch rộng
13m, Khu tái định cư Vĩnh Trường, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang.
2.2.2.3. Về diện tích thực hiện dự án Trường THPT Nam Nha Trang.
Ngày 24/12/2012, UBND thành phố Nha Trang ban hành Thông báo số
446/TB-UBND về việc thu hồi đất để xây dựng công trình Trường THPT Nam Nha
Trang với tổng diện tích thu hồi: 39.807,5 m2. Theo Trích đo địa chính khu đất số
62/2013/TĐ.BĐ công trình: dự án Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh
Nguyên, thành phố Nha Trang có tổng diện tích: 39.807,5 m2 do Trung tâm kỹ thuật
Tài nguyên và Môi trường lập và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh
Hòa xác nhận kết quả đo đạc ngày 03/6/2013. Diện tích trên phù hợp với quy hoạch
và quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Bản vẽ do Công ty Cổ phần Đoàn Nguyễn
Project lập về dự án Trường THPT Nam Nha Trang có diện tích 43.633,0m2 không
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nên không có giá trị pháp lý.
2.2.3. Kết quả đối thoại
Ngày 16/6/2016, UBND thành phố Nha Trang đã tổ chức đối thoại với bà
Phạm Thị Kim Tuyến. Qua đối thoại giải quyết khiếu nại, bà Phạm Thị Kim Tuyến
không cung cấp thêm các giấy tờ hoặc các tình tiết mới, kết quả đối thoại bác nội
dung đơn khiếu nại của bà Phạm Thị Kim Tuyến.
2.2.4. Kết luận
Xét Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và Tờ trình đề nghị ban hành
giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền kết luận như sau:
25
- Việc khiếu nại yêu cầu bồi thường về đất: giá bồi thường 3.600.000 đồng/m2
là không hợp lý, sử dụng đất từ năm 1990, có thực hiện nghĩa vụ thuế cho nhà
nước, ở ổn định, không tranh chấp, đề nghị bồi thường 100% giá đất ở theo diện
tích thực tế và theo Luật Đất đai năm 2013.
Nhà đất bà Phạm Thị Kim Tuyến đang khiếu nại có nguồn gốc của UBND
tỉnh giao cho Công ty Nông sản Thực phẩm sử dụng vào mục đích sản xuất kinh
doanh tại Khu công nghiệp vừa và nhỏ Nam Bình Tân. Năm 1990, Công ty tự phân
phối nhà đất cho cán bộ công nhân viên, trong đó có giao cho ông Trần Văn Mạnh
(chồng bà Phạm Thị Kim Tuyến) thửa đất số 02 theo quyết định số 48/QĐ-UBND
ngày 21/8/1990 có diện tích là 90,0m2 để làm nhà ở là không đúng quy định, trái
thẩm quyền. Năm 2011, nhà nước thu hồi 20,5m2 và bồi thường 60% giá đất ở cho
hộ ông Trần Văn Mạnh và bà Phạm Thị Kim Tuyến trong dự án Cải tạo nút giao
thông đường Võ Thị Sáu.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Quyết định số 10/2011/QĐ-
UBND ngày 02/6/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều tại Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh và
bảng quy định ban hành kèm theo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa: Trường hợp đất được giao không đúng
thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà để ở trước ngày 15/10/1993 thì
người đang sử dụng đất được bồi thường 60% giá bồi thường đất ở đối với diện tích
trong hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của tỉnh, diện tích đất vượt hạn
mức giao đất ở không được bồi thường.
Như vậy, theo quy định trên thì việc bồi thường cho hộ ông Trần Văn Mạnh
(chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến 60% giá đất ở với diện tích 90,0m2 là đúng quy
định.
Đối với phần diện tích ngoài quyết định cấp đất là do bà Phạm Thị Kim Tuyến
tự san lấp lấn chiếm đất công, sử dụng không đúng mục đích và không phù hợp quy
hoạch. Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 7 Quyết định số 101/2009/QĐ-
UBND ngày 29/12/2009 của UBND tỉnh thì phần đất này không được bồi thường.
Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn khi phải di dời chỗ ở, UBND tỉnh đã có chủ
trương tại Văn bản số 783/UBND-XDNĐ ngày 05/02/2015, hỗ trợ bằng 30% giá
đất ở tại vị trí đất bị thu hồi đối với phần diện tích đất ngoài diện tích đất được giao
trái thẩm quyền (90 m2), nhưng tổng diện tích bồi thường và hỗ trợ, không vượt quá
hạn mức giao đất ở tại địa phương (150 m2) (kể cả phần diện tích đã bồi thường
của Dự án Cải tạo nút giao thông đường Võ Thị Sáu). Đối với diện tích vượt hạn
mức giao đất ở, thì hỗ trợ bằng giá đất nông nghiệp nằm trong địa giới hành chính
26
phường của thành phố Nha Trang tại thời điểm thu hồi đất (36.000 đồng/m2). Tại
Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 22/4/2015 của UBND thành phố Nha Trang đã
phê duyệt bổ sung kinh phí hỗ trợ 30% giá đất ở diện tích 60,0m2 và hỗ trợ bằng giá
đất nông nghiệp diện tích 9,4m2 cho hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị
Kim Tuyến là đúng quy định.
Về đơn giá đất bồi thường: Theo Phụ lục 2.1 (STT 251) kèm theo Quyết định
41/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định
giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thì giá đất ở của đường
Phước Long tại vị trí đất bà Phạm Thị Kim Tuyến có giá là 3.600.000đ/m2 (loại
đường 5, hệ số 0,9, vị trí 1). Do đó, việc bồi thường giá đất ở như trên là đúng quy
định.
Việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại về giá bồi thường 3.600.000 đồng/m2
là không hợp lý, sử dụng đất từ năm 1990, có thực hiện nghĩa vụ thuế cho nhà nước,
ở ổn định, không tranh chấp, đề nghị bồi thường 100% giá đất ở theo diện tích thực
tế và theo Luật Đất đai năm 2013 là không có cơ sở.
- Việc khiếu nại yêu cầu bồi thường về tài sản, vật kiến trúc: việc áp giá năm
2012 để bồi thường là không hợp lý, vì so với hiện nay đã trượt giá rất nhiều. Đề
nghị hỗ trợ thêm về giá bồi thường cho phù hợp với thực tế.
Hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến bị thu hồi đất theo
Quyết định đất số 2294/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của UBND thành phố Nha
Trang. Do đó, việc bồi thường vật kiến trúc đối với hộ bà Tuyến áp dụng theo
Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa là
đúng quy định.
Như vậy, việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại bồi thường tài sản, vật kiến
trúc áp giá năm 2012 để bồi thường là không hợp lý, vì so với hiện nay đã trượt giá
rất nhiều, đề nghị hỗ trợ thêm về giá bồi thường cho phù hợp với thực tế là không
có cơ sở.
- Việc khiếu nại về tái định cư: yêu cầu tái định cư tại chỗ theo đúng Luật
định, theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 của UBND tỉnh Khánh
Hòa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 vùng
công nghiệp Kho Bình Tân, Nam thành phố Nha Trang.
Việc xây dựng các khu tái định cư được căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt theo quy
định tại Điều 39, 40 Quyết định 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND
tỉnh Khánh Hòa. Khu tái định cư Vĩnh Trường được đầu tư xây dựng để giải quyết
việc tái định cư cho các hộ bị giải tỏa trên địa bàn thành phố Nha Trang. Rất nhiều
27
hộ gia đình bị giải tỏa các dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang được bố trí và đã
xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống tại Khu tái định cư Vĩnh Trường.
Hiện tại quỹ đất tái định cư khu vực này chỉ có các lô đất diện tích khoảng
46,0m2, do đó ngày 25/8/2014 UBND thành phố Nha Trang đã ban hành Quyết định
số 5311/QĐ-UBND về việc giao đất cho hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm
Thị Kim Tuyến để xây dựng nhà ở gia đình, do bị giải tỏa để thực hiện dự án
Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, trong
đó giao lô đất số 22, ô DC15, diện tích 46m2, tiếp giáp đường quy hoạch rộng 13m,
Khu tái định cư Vĩnh Trường, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang là đúng
quy định.
Theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 của UBND tỉnh Khánh
Hòa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 vùng
công nghiệp Kho Bình Tân, Nam thành phố Nha Trang: ô CC04 quy hoạch là
Trường học, theo đồ án có quy hoạch các khu đất nhà ở xã hội (nhà chung cư cao
tầng), không có đất phân lô tái định cư. Do đó, không thể thực hiện tái định cư tại
chỗ.
Như vậy, việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại yêu cầu tái định cư tại chỗ
theo đúng Luật định, theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 của
UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ
lệ 1/2000 vùng công nghiệp Kho Bình Tân, Nam thành phố Nha Trang là không có
cơ sở.
- Yêu cầu kiểm tra lại diện tích: Quy hoạch Trường THPT Nam Nha Trang
được duyệt với diện tích 39.800,0m2, trong khi đó theo bản vẽ của Công ty Cổ phần
Đoàn Nguyễn Project thì có diện tích 43.633,0 m2.
Theo phân tích tại khoản 3, Mục I nêu trên, diện tích dự án Trường THPT
Nam Nha Trang là 39.807,5m2.
- Yêu cầu phải được xem xét hỗ trợ do gia đình chính sách.
Tại Quyết định số 4966/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND thành phố
Nha Trang đã phê duyệt bổ sung kinh phí bồi thường, hỗ trợ, trong đó căn cứ Điều
38 Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Khánh
Hòa, đã hỗ trợ gia đình liệt sỹ (cha ông Trần Văn Mạnh là liệt sỹ) cho hộ ông Trần
Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến với mức 1.000.000 đồng/hộ là đúng
quy định.
Như vậy, việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại phải được xem xét hỗ trợ do
gia đình chính sách là không có cơ sở.
28
- Yêu cầu phải hỗ trợ ổn định cuộc sống khi giải tỏa do gia đình buôn bán
nhỏ tại nhà.
Tại Quyết định số 2282/QĐ-UBND ngày 29/8/2013 của UBND thành phố
Nha Trang về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với 09 trường hợp
(đợt 1) của dự án Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố
Nha Trang, trong đó trường hợp hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim
Tuyến (STT 07) đã được hỗ trợ ổn định đời sống với 3 nhân khẩu.
Theo Điều 34, Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của
UBND tỉnh Khánh Hòa có quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức
kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh
doanh. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị bà Phạm Thị Kim Tuyến cung
cấp tài liệu về buôn bán kinh doanh tại nhà để kiểm tra trước ngày 20/01/2016
nhưng đến nay bà Phạm Thị Kim Tuyến không cung cấp.
Như vậy, việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại phải hỗ trợ ổn định cuộc
sống khi giải tỏa do gia đình buôn bán nhỏ tại nhà là không có cơ sở xem xét giải
quyết.
Từ những nhận định và căn cứ trên cơ quan có thẩm quyền bác các nội dung
khiếu nại của bà Phạm Thị Kim Tuyến về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
tại dự án Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha
Trang và giữ nguyên các quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
29
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
3.1. Một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác
bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế xã hội nhu cầu
chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương, xây dựng
công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư, xây dựng khu đô thị mới
để phục vụ nhu cầu nhà ở, sinh hoạt ngày càng phát sinh, để các dự án này được
thực hiện nhà nước cần phải thu hồi đất điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến một bộ phận
người dân đang sử dụng đất. Trong thực tế hiện nay không ít các dự án phát triển
kinh tế - xã hội bị chậm tiến độ mà nguyên nhân là gặp khó khăn trong công tác đền
bù giải toả, giải phóng mặt bằng, người dân không được đền bù thoả đáng dẫn đến
việc khiếu kiện kéo dài, một số phân tử xấu kích động người dân biểu tình, cản trở
thực hiện dự án gây mất trật tự an toàn xã hội.
Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính mà người dân khởi kiện yêu
cầu huỷ các quyết định thu hồi đất cho thấy trình tự, thủ tục thu hồi đất là một vấn
đề cốt lõi ảnh hưởng đến tiến độ, sự thành công của công tác giải phóng mặt bằng.
Nguyên nhân dẫn đến việc người dân không thống nhất với quyết định của cơ quan
nhà nước về thu hồi đất có nhiều bao gồm cả nguyên nhân từ việc áp dụng pháp luật
của cơ quan nhà nước chưa đúng hoặc do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người
dân nên đưa ra những yêu cầu không phù hợp của pháp luật trong quy định về trình
tự thủ tục thu hồi đất vì mục đích Quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng.
Mặc dù đã ban hành văn bản hướng dẫn nhưng vẫn mang tính chung chung và
không có sự thống nhất điều này ảnh hưởng đến địa vị pháp lý và hoạt động của hội
đồng bồi thường, trong khi đây là chủ thể vô cùng quan trọng trong của quá trình
thu hồi đất.
Như vậy, để làm tốt công tác bồi thường, giải tỏa, UBND tỉnh Khánh Hòa đã
chỉ đạo các ngành, các cấp, trên cơ sở bám sát các quy định của nhà nước qua các
thời kỳ, và thu thập ý kiến của các cơ quan, đoàn thể, để tham gia, phối hợp soạn
thảo, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định Quy định về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trong thực
tế áp dụng, các quy định của tỉnh, cũng như các quy định của Trung ương không
tránh khỏi những điểm bất cập so với tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của từng
30
trường hợp thu hồi đất, vì trong tình hình hiện nay, các quy định khó có thể bao
quát hết tất cả các tình huống cụ thể.
3.1.1. Việc thu thập kiểm kê, xác định đơn giá bồi thường
Quá trình thực hiện việc kiểm kê vật kiến trúc, hoa màu còn thiếu nên kết quả
kiểm kê bị sai, bị thiếu so với thực tế. Chẳng hạn mô tả cấp độ nhà không đúng với
thực tế, đếm cây, phân loại cây không đúng với thực tế. Dẫn đến kết quả bồi thường
không đúng theo thực tế. Kết quả đo đạc không đúng thực tế; xác định sai mục đích
sử dụng đất…Giá bồi thường hỗ trợ đối với giá đất, giá hoa màu, giá công trình vật
kiến trúc thấp hơn so với giá cả thực tế trên thị trường. Do thiếu sót trong quản lý
nhà nước về sử dụng đất chẳng hạn như cán bộ địa phương không nắm rỏ nguồn
gốc đất, phạm vi, diện tích, mục đích sử dụng dất của vùng nằm trong dự án quy
hoạch thì tất nhiên kết quả kiểm kê hiện trạng bị sai so với thực tế.
3.1.2. Quỹ đất bố trí tái định cư
Khu đất tái định cư còn chưa đồng bộ về cơ sở hạ tầng, xa trung tâm, diện tích
nhỏ so với diện tích bị thu hồi, kinh phí bồi thường thấp sau khi nộp tiền sử dụng
đất tái định cư hộ gia đình không còn kinh phí để xây dựng nhà…Việc thu hồi, bố
trí đất tái định cư không thỏa đáng với nguyện vọng của nhân dân đây chính là vấn
đề mà người dân bức xúc nhất hiện nay.
3.1.3. Công tác tuyên truyền pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả còn
thấp do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế gây
khó khăn và làm mất nhiều thời gian cho việc giải phóng mặt bằng dẫn tới việc
chậm tiến độ thi công.
3.2. Một số giải pháp trong giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi
thường hỗ trợ và tái định cư
Thời gian qua, công tác giải quyết khiếu nại của công dân đã đạt được những
kết quả, góp phần vào việc ổn định an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại của công dân hiện nay vẫn có chiều hướng gia
tăng. Vì vậy, để giải quyết cho công tác khiếu nại cần có những giải pháp triển khai
thực hiện tốt nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, trong thời gian
tới.
Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là
công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là
biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại là một kênh thông tin khách
31
quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình
thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại
không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại Đảng và
Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật
do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và
hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại của công dân là
một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Để việc khiếu nại,
và giải quyết khiếu nại đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức; tạo cơ sở pháp lý trong giải quyết khiếu nại Nhà nước
ta đã ban hành Luật Khiếu nại. Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải
quyết khiếu nại của cả hệ thống chính trị.
Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều
trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các
dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi
thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh
chấp đất đai, nhà ở...
Nguyên nhân dẫn đến tình hình khiếu nại hiện nay thì có nhiều nhưng chủ yếu
là do cơ chế, chính sách, pháp luật còn có những bất cập, chưa phù hợp thực tế;
công tác quản lý nhà nước còn có những yếu kém, sai phạm, nhất là trong lĩnh vực
đất đai. Trong nhiều trường hợp khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng, đòi
lại đất nhưng thiếu cơ chế, chính sách để giải quyết thỏa đáng. Công tác quản lý nhà
nước về đất đai ở một số địa phương còn buông lỏng, để xảy ra sai phạm. Quá trình
thực hiện thu hồi đất của dân chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai, minh
bạch, dân chủ, công bằng và trong một số trường hợp số tiền bồi thường, hỗ trợ
chưa đủ để người dân tạo lập chỗ ở mới tốt hơn. Có một số dự án thu hồi đất sản
xuất của dân nhưng không được sử dụng hợp lý, đất đai bỏ hoang, lãng phí, trong
khi nông dân thiếu đất sản xuất, dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu nại. Khi phát sinh
khiếu nại, tố cáo, một số chính quyền địa phương chưa làm tròn trách nhiệm của
mình, thiếu quan tâm giải quyết từ cơ sở, có nhiều vụ việc giải quyết chậm, thẩm
tra, xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, áp
dụng pháp luật cứng nhắc, phương án giải quyết thiếu thuyết phục, dân không đồng
tình, tiếp tục khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước để giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa tốt, còn có hiện tượng đùn đẩy
trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, trả lời thiếu thống nhất. Việc tuyên truyền, giáo
32
dục, vận động, thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại và công tác hòa giải ở cơ sở
chưa được quan tâm thực hiện đúng mức nên có những vụ việc đơn giản vẫn phát
sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bọn
phản động và phần tử cơ hội lợi dụng, kích động những người đi khiếu nại, tố cáo;
tổ chức, lôi kéo khiếu kiện đông người, biến các vụ việc khiếu nại thuần túy trở
thành vấn đề chính trị - xã hội, dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo thời gian qua có
những diễn biến phức tạp.
Từ thực trạng trên, nhận định tình hình khiếu nại trong thời gian tới tiếp tục có
những diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn. Chủ
trương hiện nay của Chính phủ là các cấp, các ngành phải nỗ lực hơn nữa trong
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, quan tâm giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn
đọng và kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh, không để công dân bức xúc
kéo đi khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để kẻ xấu xen vào lợi dụng
kích động gây rối. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách
nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh - trật tự xã hội, tạo điều kiện để phát triển
kinh tế - xã hội cũng là thước đo chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi
ngành. Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, cần triển khai
thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Thứ nhất, để giải quyết tốt việc này, chúng ta cần thành lập một đoàn công
tác liên ngành, có đủ thành phần của các cơ quan chức năng, không đưa những cán
bộ đã tham gia giải quyết trước đây vào làm thành viên trong đoàn, nhằm tránh
phản ứng của nhân dân và tạo uy tín ngay từ đầu cho đoàn công tác trước nhân dân.
Đoàn công tác phải phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ
quan nhà nước và các đoàn thể quần chúng để tiếp xúc với nhân dân tạo ra sự đồng
bộ và thống nhất cao trong khi giải quyết khiếu nại của nhân dân.
- Thứ hai, tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận và đoàn thể nhân dân đối
với họat động của chính quyền trên tinh thần bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền,
không để các đối tượng xấu lợi dụng sơ hở trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
thực hiện hành vi kích động quần chúng vi phạm pháp luật, gây chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và ý thức chấp hành
pháp luật của người dân và viên chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư. Thực hiện dân chủ trong công tác bồi thường, giải tỏa, tái định cư; việc vận
dụng linh hoạt chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư để vừa bảo đảm lợi ích tối
đa cho nhân dân nhưng cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.
- Thứ ba, điều chỉnh quy định khung giá đất tính bồi thường phù hợp với giá
thị trường. Trước khi ban hành nên tổ chức rộng rãi việc lấy ý kiến nhân dân, các
De tai thuc tap
De tai thuc tap

More Related Content

What's hot

LV: Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sd đất, quyền sở hữu nhà ở
LV: Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sd đất, quyền sở hữu nhà ở LV: Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sd đất, quyền sở hữu nhà ở
LV: Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sd đất, quyền sở hữu nhà ở Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (19)

Luan van boi thuong ho tro va tai dinh cu tai huyen cu chi, hot
Luan van boi thuong ho tro va tai dinh cu tai huyen cu chi, hotLuan van boi thuong ho tro va tai dinh cu tai huyen cu chi, hot
Luan van boi thuong ho tro va tai dinh cu tai huyen cu chi, hot
 
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhânLuận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà NộiLuận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại Hà Nội
 
Đề tài: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ, HOT
Đề tài: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ, HOTĐề tài: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ, HOT
Đề tài: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà NộiLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội
 
Luận văn: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ở
Luận văn: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ởLuận văn: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ở
Luận văn: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ở
 
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sd đất, quyền sở hữu nhà ở
LV: Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sd đất, quyền sở hữu nhà ở LV: Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sd đất, quyền sở hữu nhà ở
LV: Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sd đất, quyền sở hữu nhà ở
 
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đLuận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
 
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệuLuân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dânLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
 

Similar to De tai thuc tap

Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
 Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn... Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...hieu anh
 
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
 Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn... Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...hieu anh
 
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thành...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thành...Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thành...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thành...hieu anh
 
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...luanvantrust
 
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...luanvantrust
 
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...luanvantrust
 
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...
Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...
Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to De tai thuc tap (20)

Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
 Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn... Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
 
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
 Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn... Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thàn...
 
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thành...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thành...Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thành...
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thực hiện tại thành...
 
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
 
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docxLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
 
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
 
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
 
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
 
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đThu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...
Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...
Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưLuận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
 
Xử lý vi phạm hành chính trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Xử lý vi phạm hành chính trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cưXử lý vi phạm hành chính trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Xử lý vi phạm hành chính trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về bồi thường khi thu hồi đất
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về bồi thường khi thu hồi đấtLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính về bồi thường khi thu hồi đất
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về bồi thường khi thu hồi đất
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Khóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docx
Khóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docxKhóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docx
Khóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docx
 

De tai thuc tap

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐÀ NẴNG LỚP: LH22.1KHO TẠI KHÁNH HÒA KHÓA HỌC: 2015 - 2019 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thanh Hà Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Ngọc Ánh Khánh Hòa-2019
  • 2. 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 2. Mục tiêu của đề tài...................................................................................... 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 5. Bố cục của đề tài........................................................................................ CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG................................... 1.1. Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. ............................................................ 1.1.1. Khái niệm khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư......................................................................................... 1.1.2. Đặc điểm................................................................................................ 1.2. Vai trò quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. ............................................................................................... 1.3. Sự cần thiết giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.................................. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA..................................................... 2.1. Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án.......................................................... 2.1.1. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án..................................................................... 2.1.2. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án.............. 2.1.3. Trình tự giải quyết trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án....................................................................................... 2.2. Thực trạng về giải quyết khiếu nại tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa………………
  • 3. 3 2.2.1. Quá trình tiếp nhận xử lý giải quyết đơn khiếu nại, tuân thủ các quy định của pháp luật……………................................................................................... 2.2.2. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại........................................................ 2.2.2.1. Nguồn gốc đất và quá trình sử dụng..................................................... 2.2.2.2. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư................................ 2.2.2.3 Về diện tích thực hiện ........................................................................... 2.2.3. Kết quả đối thoại................................................................................. 2.2.4. Kết luận....................................................................................................... CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ................................................................................................... 3.1. Một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư ............................................................................ 3.1.1. Việc thu thập kiểm kê, xác định đơn giá bồi thường.................................. 3.1.2. Quỹ đất bố trí tái định cư. ...................................................................... 3..1.3. Công tác tuyên truyền pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật............. 3.2. Một số giải pháp trong giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư............................................................................ CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN .....................................................................................
  • 4. 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội là một quá trình tất yếu, tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Để bù đắp cho họ một phần thiệt thòi đó, Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dành cho người bị thu hồi đất, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất. Vấn đề đất đai và bồi thường, giải tỏa, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là vấn đề rất phức tạp ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp và đời sống người dân dễ nảy sinh mâu thuẫn về giá bồi thường với giá đất tái định cư… Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước trước công dân, và là một biểu hiện cụ thể về bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết một số cán bộ của các cơ quan Nhà nước do không tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo qui định của pháp luật, không thu thập đầy đủ chứng cứ liên quan để làm căn cứ, xử lý thiếu công tâm, khách quan…đưa ra những văn bản, kết luận, quyết định hành chính không đúng pháp luật đã làm cho vụ việc trở nên phức tạp, khó khăn, dây dưa, kéo dài trong nhiều năm, có khi trở thành những “điểm nóng” khó giải quyết, làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại; kẻ xấu có cơ hội tìm cách kích động, gây rối, làm mất ổn định tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội ở một số địa phương. Để phản ánh tình hình thực hiện công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tôi chọn đề tài “Thực trạng giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp Khánh Hòa làm chủ đầu tư” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu của đề tài - Làm rõ những vấn đề về khiếu nại, tranh chấp liên quan đến giải phóng mặt bằng. - Nghiên cứu đánh giá quá trình xảy ra của vụ việc, mục tiêu giải quyết, phân tích nguyên nhân, hậu quả để đưa ra các phương án giải quyết.
  • 5. 5 - Đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan từ Trung ương đến địa phương nhằm hoàn thiện hơn thể chế cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo được hình thành và ngày càng hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Đồng thời, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu kiện của dân. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp cơ bản chủ yếu để nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, xét các vấn đề trên quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước luận giải các vấn đề liên quan để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 4. Phạm vi nghiên cứu Luật Khiếu nại tố cáo năm 2011; Quy trình giải quyết khiếu nại của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa. 5. Bố cục của đề tài Bố cục của đề tài được chia làm 4 chương Chương 1. Cơ sở lý luận giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Chương 2. Thực trạng giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa. Chương 3. Một số vướng mắc và giải pháp giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư Chương 4. Kết luận Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô của Trường đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi, cũng như sự giúp đỡ của các bạn cùng lớp để bản thân được nâng cao kiến thức và hoàn thành khóa học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Do vậy đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn để bản thân rút kinh nghiệm trong học tập cũng như công tác về sau.
  • 6. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN Với mục đích nắm rõ những cơ sở lý luận của vấn đề, từ đó có nền tảng vững chắc để nghiên cứu, chương này tập trung tìm hiểu những vấn lý luận cơ bản vều khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thôg qua việc nghiên cứu về lịch sử phát triển, khái niệm, đặc điểm, những nghiên nhân cơ bản về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư… 1.1. Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1.1.1. Khái niệm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại. * Đối với khiếu nại: Hiến Pháp Nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, quy định: Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Đồng thời, mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Trên cơ sở đó Luật Khiếu nại tố cáo năm 2011 quy định: - Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. - Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
  • 7. 7 - Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. - Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. - Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. - Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ. - Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. - Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. - Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. - Thu hồi đất là việc Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. - Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. - Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. * Đối với giải quyết khiếu nại. Việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giả quyết khiếu nại. Để thực hiện nhiệm vụ giả quyết khiếu nại, Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định rõ hơn về
  • 8. 8 việc tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại, đảm bảo phù hợp với thực tiễn giải quyết khiếu nại hiện nay. Từ nội hàm của thuật ngữ khiếu nại, khiếu nại hành chính, quyền khiếu nại của người khiếu nại có thể được hiểu đó là quyền cá nhân, công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức, viên chức theo Hiến pháp và pháp luật yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ giải quyết việc vi phạm các quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi người khiếu nại cho rằng quyết định hoặc hành vi của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, yếu tố trực tiếp dẫn đến người dân thực hiện quyền khiếu nại là sự nhận thức chủ quan của người khiếu nại về tính trái pháp luật của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan tổ chức nhà nước hoặc của người có chức vụ trong quá trình thực thi công vụ. Một khi một người bị sự tác động trực tiếp của hành vi, quyết định của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhận thấy những quyền và lợi ích của mình mâu thuẫn, khác biệt với những quyền nhận thấy những quyền và lợi ích mà các quyết định, hành vi đó mong muốn đạt được thì họ có quyền khiếu nại những quyết định, hành vi đó cho dù những quyết định, hành vi có căn cứ phù hợp với pháp luật. Tình huống này thể hiện tinh thần của pháp luật về quyền khiếu nại không chỉ là quyền thể hiện sự phản kháng của người khiếu nại do quyết định, hành vi pháp lý trái pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của họ mà còn bao gồm cả quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại do sự khác biệt về lợi ích mong muốn mà quyết định, hành vi pháp lý hướng đến. 1.1.2. Đặc điểm Từ khái niệm trên, ta thấy khiếu nại và giải quyết khiếu nại là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội. Như vậy, khiếu nại là quyền hiến định khi quyền và lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất bị tác động bởi các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước, hoặc người được trao quyền có liên quan đến việc thu hồi đất, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thì họ được thực hiện quyền khiếu nại. Quá trình giải quyết khiếu nại chính là hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người được Nhà nước trao quyền xem xét những nội dung, tình tiết, cơ sở pháp lý cũng như cơ sở thực tiễn của việc khiếu nại nhằm bảo
  • 9. 9 vệ và khôi phục lại quyền và lợi ích của người bị khiếu nại đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xâm hại. Theo đó, chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức; cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; đối tượng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước. Việc khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính được quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là Nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính của mình, nên khi người dân khiếu nại trong lĩnh vực đó được xem là khiếu nại hành chính. Khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là: “cá nhân, tổ chức theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tác động trực tiếp đến đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 1.2.Vai trò quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cáccơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là thành phần quan trọng cấu thành lãnh thổ của một quốc gia. Đặc biệt đối với nước ta một nước nông nghiệp đặc thù sản xuất cây lúa nước, khoảng 80% dân số sản xuất nông nghiệp, tuy hiện nay công nghiệp phát triển mạnh nhưng tỉ lệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệp vẫn còn cao. Từ đó thấy được tầm quan trọng của đất đai đối với cuộc sống của người Việt Nam. Các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Việc đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển thì xây dựng các cơ sở hạ tầng là điều cần thiết và cấp bách. Đất đai thì không rộng thêm, hầu hết diện tích đất hiện nay đều đã được đưa vào khai thác vì vậy để có diện tích xây dựng các công
  • 10. 10 trình phục vụ lợi ích công cộng, phát triển kinh tế… thì Nhà nước phải thu hồi đất của người dân. Khi Nhà nước thu hồi đất của người dân ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ, chính vì thế Nhà nước đã đặt ra những quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó để phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ và quyền giám sát của người dân trong lĩnh vực này Nhà nước còn quy định ngườidân có quyền khiếu nại khi việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư diễn ra mà họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc quy định cho người dân có quyền khiếu nại trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng vì những ảnh hưởng to lớn của đất đai đối với đời sống của người dân. Quyền khiếu nại của công dân khi Nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có những vai trò to lớn: - Đối với Nhà nước: Là một trong những cơ chế đảm bảo kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nhờ có quy định về quyền khiếu nại của công dân mà quản lý nhà nước trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thận trọng hơn. Giúp cho cơ quan nhà nước phát hiện những vi phạm của cán bộ, công chức trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thấy được những sai sót, những quy định chưa hợp lý trong hệ thống pháp luật hiện hành từ đó có những đề xuất khắc phục kịp thời. - Đối với xã hội: Là một trong những cơ chế phát huy dân chủ mạnh mẽ trong xã hội. Cơ quan nhà nước có quyền quyết định thu hồi đất, đưa ra chính sách bồithường, hỗ trợ, tái định cư, thì người dân cũng có quyền khiếu nại cơ quan nhà nướckhi có những quyết định, hành vi mà người dân cho rằng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. - Đối với cá nhân, tổ chức: Quyền khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là công cụ đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được hưởng khi bị thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 1.3. Sự cần thiết của khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Việc xây dựng, củng cố và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Kể từ khi Luật đất đai ra đời đã thừa nhận giá trị của đất đai trong nền kinh tế thị trường và mở rộng quyền năng cho người sử dụng đất thì Nhà nước cũng phát huy quyền dân chủ của người dân trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thông qua những quy định của pháp luật về quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái
  • 11. 11 định cư. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết nhiệm vụ một số cán bộ của các cơ quan Nhà nước do chưa tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo qui định của pháp luật, không thu thập đầy đủ chứng cứ liên quan để làm căn cứ, xử lý thiếu công tâm, khách quan… đưa ra những văn bản, kết luận, quyết định hành chính không đúng pháp luật đã làm cho vụ việc trở nên phức tạp, khó khăn, dây dưa, kéo dài trong nhiều năm, có khi trở thành những “điểm nóng” khó giải quyết, làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại; kẻ xấu có cơ hội tìm cách kích động, gây rối, làm mất ổn định tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội ở một số địa phương. Công tác giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là khiếu nại về một lĩnh vực trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại chung. Việc tuân thủ các nguyên tắc khi khiếu nại và giải quyết khiếu nại đảm bảo có hiệu quả việc công dân vận dụng quyền khiếu nại của mình đồng thời giúp việc giải quyết khiếu nại đạt kết quả cao. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các ngành, các cấp trong tỉnh nói chung đều rất quan tâm dành nhiều thời gian để chỉ đạo, xem xét, giải quyết và đã giải quyết dứt điểm được nhiều vụ khiếu kiện. Trên cơ sở đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền sẽ lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng, ban hành văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thực hiện văn bản đã ban. Việc giải quyết khiếu nại đảm bảo nội dung, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; xác định việc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, tổ chức bị xâm hại, sẽ góp phần vào việc củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Đồng thời, phát hiện những hành vi vi phạm của các chủ thể đặc biệt để xử lý theo quy định pháp luật.
  • 12. 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 2.1. Pháp luật về giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án 2.1.1. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án Luật Khiếu nại, tố cáo 2011, quy định nguyên tắc trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại tại Điều 4, theo đó: Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Công tác giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là khiếu nại về một lĩnh vực trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại chung. Việc tuân thủ các nguyên tắc khi khiếu nại và giải quyết khiếu nại đảm bảo có hiệu quả việc công dân vận dụng quyền khiếu nại của mình đồng thời giúp việc giải quyết khiếu nại đạt kết quả cao. - Nguyên tắc pháp chế: Được thể hiện qua việc quy định cụ thể về quyền khiếu nại của công dân. Khiếu nại là ranh giới chuẩn mực giữa cái đúng và cái sai, vì khi khiếu nại thì giữa các chủ thể đã có sự bất đồng nhất định. Sự đúng sai ấy phải căn cứ vào những quy định của pháp luật làm chuẩn mực để giải quyết. Nguyên tắc pháp chế còn thể hiện cụ thể qua thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại được hình thành trên cơ sở Hiến pháp. Áp dụng vào lĩnh vực này, có nghĩa là người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại phải tiến hành đúng thủ tục luật định: gửi đơn, trình bày trực tiếp trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, tuân theo thời hiệu khiếu nại. Đối với giải quyết khiếu nại thì chỉ cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết theo luật định mới được thực hiện thủ tục và phải thực hiện đúng trình tự do pháp luật quy định với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Khi giải quyết khiếu nại phải tuân theo thời hạn giải quyết khiếu nại. - Nguyên tắc chân lý khách quan: Nguyên tắc này đòi hỏi công dân phải trung thực khi khiếu nại,phải phản ánh đúng sự thật khách quan, không lợi dụng quyền khiếu nại để vu khống. Người khiếu nại tuân thủ nguyên tắc này thì sẽ không xảy ra những vụ lợi dụng quyền khiếu nại để xuyên tạc, chống phá Nhà nước. Nguyên tắc chân lý khách quan ảnh hưởng nhiều đến kết quả giải quyết khiếu nại vì nếu cung cấp thông tin không chính xác dễ dẫn đến việc giải quyết không đúng của cơ quan có thẩm quyền. Nguyên tắc này được cụ thể hóa, được bảo đảm bởi các quy định về
  • 13. 13 trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu, về thủ tục lập biên bản, tiếp nhận hồ sơ…đồng thời cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi, phải cung cấp thông tin, tài liệu để công dân thực hiện quyền khiếu nại, không cản trở trù dập người khiếu nại. - Nguyên tắc công khai: Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ việc khiếu nại của công dân phải lập thành văn bản rõ ràng, ghi rõ nội dung khiếu nại cần giải quyết. Việc gặp gỡ người dân để hòa giải, giải quyết khiếu nại phải diễn ra công khai. Các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được niêm yết công khai. Quá trình giải quyết khiếu nại phải báo cáo công khai với các cơ quan giám sát và người dân được biết. Nguyên tắc công khai đảm bảo cho quyền khiếu nại của người dân được thực hiện dễ dàng không bị trù dập, các vụ khiếu nại không bị che giấu. Ngoài ra, nguyên tắc này còn giúp việc giải quyết khiếu nại đúng luật, nhanh chóng và chính xác, giúp các cơ quan giám sát thực hiện tốt quyền giám sát đối với công tác giải quyết khiếu nại qua đó đôn đốc và kịp thời có được những biện pháp thích hợp cho tình hình mới. - Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tham gia thủ tục giải quyết khiếu nại: Trong thủ tục giải quyết khiếu nại các bên đều có quyền chứng minh, đưa ra các chứng cứ, lý do cho mình, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Chẳng hạn, người khiếu nại có nghĩa vụ trình bày về sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu một cách trung thực, thì người bị khiếu nại có quyền đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hoặc việc làm khi bị khiếu nại, kiến nghị lại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định của cơ quan đã giải quyết. Nguyên tắc này còn được thể hiện cụ thể trong quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại là người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người khiếu nại; đôi bên có quyền tự do đưa ra những yêu cầu, căn cứ bảo vệ cho lý lẽ của mình. Nhưng suy cho cùng nguyên tắc bình đẳng ở đây chỉ mang tính tương đối do ảnh hưởng từ vị trí của hai chủ thể: một bên có quyền quản lý còn bên kia là bên chịu sự quản lý. - Nguyên tắc trách nhiệm: Người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước những gì trình bày trong đơn khiếu nại, phải thực hiện quyền khiếu nại theo quy định củapháp luật. Nếu người khiếu nại cố tình lợi dụng quyền khiếu nại để thực hiện những hoạt động phi pháp như: tuyên truyền chống phá Nhà nước, gây rối trật tự công cộng,vu khống…thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó thì người bị khiếu nại cũng phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật mà mình đã thực hiện và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Trong công tác giải quyết khiếu nại thì người giải quyết phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Tóm lại, tất cả các chủ thể trong hoạt động khiếu
  • 14. 14 nại đều phải chịu trách nhiệm trước những hành vi, quyết định của mình, như vậy sẽ đảm bảo việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả. Có thể khẳng định rằng các nguyên tắc trên có ý nghĩa quan trọng trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đặc biệt trong lĩnh vực khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khi giải quyết khiếu nại cần nghiêm chỉnh chấp hành đồng bộ các nguyên tắc trên, nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan các khiếu nại. Ngoài ra, trong công tác giải quyết khiếu nại đòi hỏi phải linh hoạt, tùy trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể để đưa ra những cách giải quyết thật thỏa đáng làm dung hòa quyền lợi của cá nhân và xã hội. 2.1.2. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cáccơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là thành phần quan trọng cấu thành lãnh thổ của một quốc gia. Đặc biệt đối với nước ta một nước nông nghiệp đặc thù sản xuất cây lúa nước, khoảng 80% dân số sản xuất nông nghiệp, tuy hiện nay công nghiệp phát triển mạnh nhưng tỉ lệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệp vẫn còn cao. Từ đó thấy được tầm quan trọng của đất đai đối với cuộc sống của người Việt Nam. Các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Việc đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển thì xây dựng các cơ sở hạ tầng là điều cần thiết và cấp bách. Đất đai thì không rộng thêm, hầu hết diện tích đất hiện nay đều đã được đưa vào khai thác vì vậy để có diện tích xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, phát triển kinh tế… thì Nhà nước phải thu hồi đất của người dân. Khi Nhà nước thu hồi đất của người dân ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống củahọ, chính vì thế Nhà nước đã đặt ra những quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó để phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ và quyền giám sát của người dân trong lĩnh vực này Nhà nước còn quy định ngườidân có quyền khiếu nại khi việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư diễn ra mà họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc quy định cho người dân có quyền khiếu nại trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng vì những ảnh hưởng to lớn của đất đai
  • 15. 15 đối với đời sống của người dân. Quyền khiếu nại của công dân khi Nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có những vai trò to lớn: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. - Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. - Điều 30 Hiến Pháp 2013 đã quy định rằng: Tất cả mọi người có quyền tố cáo, khiếu nại với cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền về những việc làm trái với pháp luật của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Người bị thiệt hại có quyền được BT về tinh thần, vật chất, và phục hồi danh dự. Như vậy, khiếu nại là quyền hiến định. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất nông nghiệp bị tác động bởi các QĐHC của cơ quan Nhà nước, hoặc người được trao quyền có liên quan, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thì họ được thực hiện quyền khiếu nại. Về lĩnh vực này, trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 cũng đã quy định: “Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận”. Quá trình giải quyết khiếu nại chính là hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người được Nhà nước trao quyền. Đó là việc xem xét những nội dung, tình tiết, cơ sở pháp lý cũng như cơ sở thực tiễn của việc khiếu nại. Trên cơ sở đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền sẽ lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng, ban hành văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thực hiện văn bản đã ban. Việc giải quyết khiếu nại đảm bảo nội dung, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; xác định việc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, tổ chức bị xâm hại, sẽ góp phần vào việc củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Đồng thời, cũng thông qua hoạt động
  • 16. 16 này, Nhà nước phát hiện những hành vi vi phạm của các chủ thể đặc biệt để xử lý theo quy định pháp luật. 2.1.3. Trình tự giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án Quy trình giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành đảm bảo người dân được quyền khiếu nại tối đa hai cấp, khi không đồng ý thì được quyền khởi kiện ra Tòa. Quy trình này có điểm thuận lợi là vụ việc sẽ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm tiền của và thời gian vì cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu là người nắm rõ nhất về vụ việc. Để khiếu nại của người dân được giải quyết khách quan hơn thì pháp luật đã quy định người dân được quyền khởi kiện ra Tòa khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước. Việc giải quyết khiếu nại như hiện nay tồn tại bất cập là cơ quan giải quyết khiếu nại cũng chính là cơ quan bị khiếu nại, như vậy sẽ không đảm bảo sự khách quan trong quá trình giải quyết đối với những trường hợp không công tâm; hiện nay thẩm quyền của Tòa án trong vấn đề giải quyết khiếu kiện về giải phóng mặt bằng là còn rất hạn chế, điển hình là vấn đề giá đất khi bồi thường. Cho dù, Tòa án thấy bảng giá đất của Ủy ban tại thời điểm xét xử là không còn hợp lý thì Tòa án cũng không thể làm gì khác hơn, cụ thể là không thể có thẩm quyền đưa ra một giá đất hợp lý cho người dân nên vấn đề cốt lõi vẫn không được giải quyết triệt để. Theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2011 quy định trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại từ Điều: 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40,41, 42,43 cụ thể như sau: * Trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu (từ Điều: 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35) - Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. - Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý”.
  • 17. 17 - Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại: Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây: + Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay; Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại. + Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây: Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại; Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. + Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại; Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;Trưng cầu giám định;Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật; Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh. + Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đâyĐối tượng xác minh; Thời gian tiến hành xác minh; Người tiến hành xác minh; Nội dung xác minh; Kết quả xác minh; Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại. - Điều 30. Tổ chức đối thoại + Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ. + Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
  • 18. 18 + Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. + Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. + Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại. - Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu + Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. + Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại (nếu có); Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại; Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có); Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. +Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại. - Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. - Điều 33. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính + Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
  • 19. 19 Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. + Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. - Điều 34. Hồ sơ giải quyết khiếu nại + Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có); Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); Quyết định giải quyết khiếu nại; Các tài liệu khác có liên quan. + Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu. - Điều 35. Áp dụng biện pháp khẩn cấp: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó. * Trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần hai quy định (từ Điều 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43) - Điều 36. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai + Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
  • 20. 20 + Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại. - Điều 37. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý. - Điều 38. Xác minh nội dung khiếu nại lần hai: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 của Luật này. - Điều 39. Tổ chức đối thoại lần hai Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật này. - Điều 40. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai + Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. + Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại; Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính; Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
  • 21. 21 - Điều 41. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại + Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến. + Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây: Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác; Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. + Chính phủ quy định chi tiết việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại. - Điều 42. Khởi kiện vụ án hành chính: Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. - Điều 43. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai: Việc giải quyết khiếu nại lần hai phải được lập thành hồ sơ theo quy định tại Điều 34 của Luật này, kèm theo ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn (nếu có). 2.2. Thực trạng về giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý. Đơn vị được phân công làm Chủ đầu tư; Tư vấn quản lý dự án của một số công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Với chức năng nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 4051/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc đổi tên Ban Quản lý dự án các công trình Dân dụng và Công nghiệp thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa và kiện toàn tổ chức; Ban Quản lý trực tiếp thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư nên công tác giải quyết khiếu nại, kiến nghị tại Ban có nội dung liên quan đến vấn đề đền bù, tái định cư. Để thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, Ban Quản lý dự án đã ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Theo báo cáo tổng kết công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại năm 2018, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận 32 đơn trong đó có 15 đơn khiếu nại đã được giải quyết 2 lần; có 01
  • 22. 22 trường hợp được Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng thụ lý giải quyết theo thủ tục Tố tụng hành chính. Qua nghiên cứu, nhận thấy việc thực hiện giải quyết khiếu nại tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đất đai, bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đã được quan tâm thực hiện nhưng hiệu qua mang lai còn thấp; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại kéo dài. Điểm hình là công tác giải quyết khiếu nại về việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để tiến hành thực hiện công trình Trường THPT Nam Nha Trang. Dự án trường Nam Nha Trang được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án Trường THPT Nam Nha Trang. Dự án thu hồi 3,9ha, với 22 trường hợp bị thu hồi trong đó có 06 tổ chức và 16 hộ gia đình, cá nhân thì có 15 trường hợp có đơn khiếu nại được ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa giải quyết khiếu nại lần 2. Sau khi giải quyết 14/15 trường hợp chấp hành các chủ trương của nhà nước, riêng trường hợp của hộ bà Phạm Thị Kim Tuyến có chấp thuận bàn giao mặt bằng cho nhà nước nhưng chưa đồng ý nhận kinh phí bồi thường, nhận đất tái định cư có đơn khiếu nại với lý do: - Đơn giá bồi thường về đất; tài sản, vật kiến trúc thấp so với giá thị trường. - Diện tích, vị trí bố trí tái định cư về tái định cư. - Diện tích quy hoạch và diện tích thu hồi thực hiện công trình Trường THPT Nam Nha Trang. - Các chính sách hỗ trợ: hỗ trợ ổn định cuộc sống khi giải tỏa do gia đình buôn bán nhỏ tại vị trí giải tỏa và gia đình liệt sỹ. 2.2.1. Quá trình tiếp nhận xử lý giải quyết đơn khiếu nại, tuân thủ các quy định của pháp luật. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật Khiếu nại năm 2011; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;
  • 23. 23 Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại số 1805/BC-TNMT ngày 19/5/2016 của Tổ xác minh đơn về việc xác minh nội dung đơn ghi ngày 30/11/2015 của bà Phạm Thị Kim Tuyến, địa chỉ: số 08 đường Phước Long, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang; Biên bản đối thoại ngày 16/6/2016. 2.2.2. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại 2.2.2.1. Nguồn gốc đất và quá trình sử dụng Theo Giấy xác nhận số 547/XN-UBND ngày 06/6/2013 của UBND phường Vĩnh Nguyên, nguồn gốc khu đất: UBND tỉnh giao cho Công ty Nông sản Thực phẩm sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh tại Khu công nghiệp vừa và nhỏ Nam Bình Tân. Năm 1990 Công ty tự phân phối nhà đất cho cán bộ công nhân viên, trong đó có giao cho ông Trần Văn Mạnh (chồng bà Phạm Thị Kim Tuyến) thửa đất số 02 theo quyết định số 48/QĐ ngày 21/8/1990 có diện tích là 90,0 m2 để làm nhà ở. Do khuôn viên khu đất không bằng phẳng nên trong quá trình sử dụng những trường hợp được giao đất tự bỏ ngày công lao động tự san lấp mặt bằng hố trũng trong khuôn viên đất của công ty. Sau đó xây dựng tường rào ngăn cách khu đất giao với đất công ty đang sử dụng. Sau khi tường rào được xây dựng xong các hộ gia đình tự rào phân mốc sử dụng của từng gia đình và quản lý sử dụng đến nay. 2.2.2.2. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Ngày 30/8/2013, UBND thành phố Nha Trang ban hành Quyết định số 2294/QĐ-UBND thu hồi 138,9 m2 đất của hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến để thực hiện dự án Trường THPT Nam Nha Trang. Hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến được bồi thường, hỗ trợ như sau: - Bồi thường 60% đơn giá đất ở cho phần diện tích đất được giao theo Quyết định (90,0 m2), trừ phần diện tích đã bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo nút giao thông đường Võ Thị Sáu (20,5 m2); bồi thường công trình, vật kiến trúc, cây trồng có trên đất; các chính sách hỗ trợ khác. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là 327.469.362 đồng, được UBND thành phố Nha Trang phê duyệt tại Quyết định số 2282/QĐ-UBND ngày 29/8/2013. - Ngày 13/8/2014, UBND thành phố Nha Trang đã ban hành Quyết định số 4966/QĐ-UBND về phê duyệt bổ sung kinh phí bồi thường vật kiến trúc với số tiền là 27.211.744 đồng. - Ngày 22/4/2015, UBND thành phố Nha Trang đã ban hành Quyết định số 636/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung kinh phí hỗ trợ về đất, theo chủ trương của
  • 24. 24 UBND tỉnh tại Văn bản số 783/UBND-XDNĐ ngày 05/02/2015, cụ thể: hỗ trợ bằng 30% giá đất ở tại vị trí đất bị thu hồi đối với phần diện tích đất ngoài diện tích đất được giao trái thẩm quyền (90m2), nhưng tổng diện tích bồi thường và hỗ trợ, không vượt quá hạn mức giao đất ở tại địa phương (150m2) (kể cả phần diện tích đã bồi thường của Dự án Cải tạo nút giao thông đường Võ Thị Sáu), diện tích hỗ trợ: 150,0m2 - (20,5 m2 + 69,5 m2) = 60,0 m2; hỗ trợ đơn giá đất nông nghiệp nằm trong địa giới hành chính phường của thành phố Nha Trang đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở: 138,9 m2 - (69,5 m2 + 60,0 m2) = 9,4 m2, với tổng số tiền là 65.138.400 đồng. - Về tái định cư: Ngày 25/8/2014, UBND thành phố Nha Trang đã ban hành Quyết định số 5311/QĐ-UBND về việc giao đất cho hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến để xây dựng nhà ở gia đình, do bị giải tỏa để thực hiện dự án Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, trong đó giao lô đất số 22, ô DC15, diện tích 46m2, tiếp giáp đường quy hoạch rộng 13m, Khu tái định cư Vĩnh Trường, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang. 2.2.2.3. Về diện tích thực hiện dự án Trường THPT Nam Nha Trang. Ngày 24/12/2012, UBND thành phố Nha Trang ban hành Thông báo số 446/TB-UBND về việc thu hồi đất để xây dựng công trình Trường THPT Nam Nha Trang với tổng diện tích thu hồi: 39.807,5 m2. Theo Trích đo địa chính khu đất số 62/2013/TĐ.BĐ công trình: dự án Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang có tổng diện tích: 39.807,5 m2 do Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường lập và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa xác nhận kết quả đo đạc ngày 03/6/2013. Diện tích trên phù hợp với quy hoạch và quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Bản vẽ do Công ty Cổ phần Đoàn Nguyễn Project lập về dự án Trường THPT Nam Nha Trang có diện tích 43.633,0m2 không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nên không có giá trị pháp lý. 2.2.3. Kết quả đối thoại Ngày 16/6/2016, UBND thành phố Nha Trang đã tổ chức đối thoại với bà Phạm Thị Kim Tuyến. Qua đối thoại giải quyết khiếu nại, bà Phạm Thị Kim Tuyến không cung cấp thêm các giấy tờ hoặc các tình tiết mới, kết quả đối thoại bác nội dung đơn khiếu nại của bà Phạm Thị Kim Tuyến. 2.2.4. Kết luận Xét Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và Tờ trình đề nghị ban hành giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền kết luận như sau:
  • 25. 25 - Việc khiếu nại yêu cầu bồi thường về đất: giá bồi thường 3.600.000 đồng/m2 là không hợp lý, sử dụng đất từ năm 1990, có thực hiện nghĩa vụ thuế cho nhà nước, ở ổn định, không tranh chấp, đề nghị bồi thường 100% giá đất ở theo diện tích thực tế và theo Luật Đất đai năm 2013. Nhà đất bà Phạm Thị Kim Tuyến đang khiếu nại có nguồn gốc của UBND tỉnh giao cho Công ty Nông sản Thực phẩm sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh tại Khu công nghiệp vừa và nhỏ Nam Bình Tân. Năm 1990, Công ty tự phân phối nhà đất cho cán bộ công nhân viên, trong đó có giao cho ông Trần Văn Mạnh (chồng bà Phạm Thị Kim Tuyến) thửa đất số 02 theo quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 21/8/1990 có diện tích là 90,0m2 để làm nhà ở là không đúng quy định, trái thẩm quyền. Năm 2011, nhà nước thu hồi 20,5m2 và bồi thường 60% giá đất ở cho hộ ông Trần Văn Mạnh và bà Phạm Thị Kim Tuyến trong dự án Cải tạo nút giao thông đường Võ Thị Sáu. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Quyết định số 10/2011/QĐ- UBND ngày 02/6/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh và bảng quy định ban hành kèm theo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa: Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà để ở trước ngày 15/10/1993 thì người đang sử dụng đất được bồi thường 60% giá bồi thường đất ở đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của tỉnh, diện tích đất vượt hạn mức giao đất ở không được bồi thường. Như vậy, theo quy định trên thì việc bồi thường cho hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến 60% giá đất ở với diện tích 90,0m2 là đúng quy định. Đối với phần diện tích ngoài quyết định cấp đất là do bà Phạm Thị Kim Tuyến tự san lấp lấn chiếm đất công, sử dụng không đúng mục đích và không phù hợp quy hoạch. Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 7 Quyết định số 101/2009/QĐ- UBND ngày 29/12/2009 của UBND tỉnh thì phần đất này không được bồi thường. Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn khi phải di dời chỗ ở, UBND tỉnh đã có chủ trương tại Văn bản số 783/UBND-XDNĐ ngày 05/02/2015, hỗ trợ bằng 30% giá đất ở tại vị trí đất bị thu hồi đối với phần diện tích đất ngoài diện tích đất được giao trái thẩm quyền (90 m2), nhưng tổng diện tích bồi thường và hỗ trợ, không vượt quá hạn mức giao đất ở tại địa phương (150 m2) (kể cả phần diện tích đã bồi thường của Dự án Cải tạo nút giao thông đường Võ Thị Sáu). Đối với diện tích vượt hạn mức giao đất ở, thì hỗ trợ bằng giá đất nông nghiệp nằm trong địa giới hành chính
  • 26. 26 phường của thành phố Nha Trang tại thời điểm thu hồi đất (36.000 đồng/m2). Tại Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 22/4/2015 của UBND thành phố Nha Trang đã phê duyệt bổ sung kinh phí hỗ trợ 30% giá đất ở diện tích 60,0m2 và hỗ trợ bằng giá đất nông nghiệp diện tích 9,4m2 cho hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến là đúng quy định. Về đơn giá đất bồi thường: Theo Phụ lục 2.1 (STT 251) kèm theo Quyết định 41/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thì giá đất ở của đường Phước Long tại vị trí đất bà Phạm Thị Kim Tuyến có giá là 3.600.000đ/m2 (loại đường 5, hệ số 0,9, vị trí 1). Do đó, việc bồi thường giá đất ở như trên là đúng quy định. Việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại về giá bồi thường 3.600.000 đồng/m2 là không hợp lý, sử dụng đất từ năm 1990, có thực hiện nghĩa vụ thuế cho nhà nước, ở ổn định, không tranh chấp, đề nghị bồi thường 100% giá đất ở theo diện tích thực tế và theo Luật Đất đai năm 2013 là không có cơ sở. - Việc khiếu nại yêu cầu bồi thường về tài sản, vật kiến trúc: việc áp giá năm 2012 để bồi thường là không hợp lý, vì so với hiện nay đã trượt giá rất nhiều. Đề nghị hỗ trợ thêm về giá bồi thường cho phù hợp với thực tế. Hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến bị thu hồi đất theo Quyết định đất số 2294/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của UBND thành phố Nha Trang. Do đó, việc bồi thường vật kiến trúc đối với hộ bà Tuyến áp dụng theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa là đúng quy định. Như vậy, việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại bồi thường tài sản, vật kiến trúc áp giá năm 2012 để bồi thường là không hợp lý, vì so với hiện nay đã trượt giá rất nhiều, đề nghị hỗ trợ thêm về giá bồi thường cho phù hợp với thực tế là không có cơ sở. - Việc khiếu nại về tái định cư: yêu cầu tái định cư tại chỗ theo đúng Luật định, theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 vùng công nghiệp Kho Bình Tân, Nam thành phố Nha Trang. Việc xây dựng các khu tái định cư được căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt theo quy định tại Điều 39, 40 Quyết định 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Khu tái định cư Vĩnh Trường được đầu tư xây dựng để giải quyết việc tái định cư cho các hộ bị giải tỏa trên địa bàn thành phố Nha Trang. Rất nhiều
  • 27. 27 hộ gia đình bị giải tỏa các dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang được bố trí và đã xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống tại Khu tái định cư Vĩnh Trường. Hiện tại quỹ đất tái định cư khu vực này chỉ có các lô đất diện tích khoảng 46,0m2, do đó ngày 25/8/2014 UBND thành phố Nha Trang đã ban hành Quyết định số 5311/QĐ-UBND về việc giao đất cho hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến để xây dựng nhà ở gia đình, do bị giải tỏa để thực hiện dự án Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, trong đó giao lô đất số 22, ô DC15, diện tích 46m2, tiếp giáp đường quy hoạch rộng 13m, Khu tái định cư Vĩnh Trường, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang là đúng quy định. Theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 vùng công nghiệp Kho Bình Tân, Nam thành phố Nha Trang: ô CC04 quy hoạch là Trường học, theo đồ án có quy hoạch các khu đất nhà ở xã hội (nhà chung cư cao tầng), không có đất phân lô tái định cư. Do đó, không thể thực hiện tái định cư tại chỗ. Như vậy, việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại yêu cầu tái định cư tại chỗ theo đúng Luật định, theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 vùng công nghiệp Kho Bình Tân, Nam thành phố Nha Trang là không có cơ sở. - Yêu cầu kiểm tra lại diện tích: Quy hoạch Trường THPT Nam Nha Trang được duyệt với diện tích 39.800,0m2, trong khi đó theo bản vẽ của Công ty Cổ phần Đoàn Nguyễn Project thì có diện tích 43.633,0 m2. Theo phân tích tại khoản 3, Mục I nêu trên, diện tích dự án Trường THPT Nam Nha Trang là 39.807,5m2. - Yêu cầu phải được xem xét hỗ trợ do gia đình chính sách. Tại Quyết định số 4966/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND thành phố Nha Trang đã phê duyệt bổ sung kinh phí bồi thường, hỗ trợ, trong đó căn cứ Điều 38 Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa, đã hỗ trợ gia đình liệt sỹ (cha ông Trần Văn Mạnh là liệt sỹ) cho hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến với mức 1.000.000 đồng/hộ là đúng quy định. Như vậy, việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại phải được xem xét hỗ trợ do gia đình chính sách là không có cơ sở.
  • 28. 28 - Yêu cầu phải hỗ trợ ổn định cuộc sống khi giải tỏa do gia đình buôn bán nhỏ tại nhà. Tại Quyết định số 2282/QĐ-UBND ngày 29/8/2013 của UBND thành phố Nha Trang về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với 09 trường hợp (đợt 1) của dự án Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, trong đó trường hợp hộ ông Trần Văn Mạnh (chết) và bà Phạm Thị Kim Tuyến (STT 07) đã được hỗ trợ ổn định đời sống với 3 nhân khẩu. Theo Điều 34, Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa có quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị bà Phạm Thị Kim Tuyến cung cấp tài liệu về buôn bán kinh doanh tại nhà để kiểm tra trước ngày 20/01/2016 nhưng đến nay bà Phạm Thị Kim Tuyến không cung cấp. Như vậy, việc bà Phạm Thị Kim Tuyến khiếu nại phải hỗ trợ ổn định cuộc sống khi giải tỏa do gia đình buôn bán nhỏ tại nhà là không có cơ sở xem xét giải quyết. Từ những nhận định và căn cứ trên cơ quan có thẩm quyền bác các nội dung khiếu nại của bà Phạm Thị Kim Tuyến về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án Trường THPT Nam Nha Trang, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang và giữ nguyên các quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
  • 29. 29 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 3.1. Một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế xã hội nhu cầu chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương, xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư, xây dựng khu đô thị mới để phục vụ nhu cầu nhà ở, sinh hoạt ngày càng phát sinh, để các dự án này được thực hiện nhà nước cần phải thu hồi đất điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến một bộ phận người dân đang sử dụng đất. Trong thực tế hiện nay không ít các dự án phát triển kinh tế - xã hội bị chậm tiến độ mà nguyên nhân là gặp khó khăn trong công tác đền bù giải toả, giải phóng mặt bằng, người dân không được đền bù thoả đáng dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài, một số phân tử xấu kích động người dân biểu tình, cản trở thực hiện dự án gây mất trật tự an toàn xã hội. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính mà người dân khởi kiện yêu cầu huỷ các quyết định thu hồi đất cho thấy trình tự, thủ tục thu hồi đất là một vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến tiến độ, sự thành công của công tác giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân dẫn đến việc người dân không thống nhất với quyết định của cơ quan nhà nước về thu hồi đất có nhiều bao gồm cả nguyên nhân từ việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước chưa đúng hoặc do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân nên đưa ra những yêu cầu không phù hợp của pháp luật trong quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất vì mục đích Quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Mặc dù đã ban hành văn bản hướng dẫn nhưng vẫn mang tính chung chung và không có sự thống nhất điều này ảnh hưởng đến địa vị pháp lý và hoạt động của hội đồng bồi thường, trong khi đây là chủ thể vô cùng quan trọng trong của quá trình thu hồi đất. Như vậy, để làm tốt công tác bồi thường, giải tỏa, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các ngành, các cấp, trên cơ sở bám sát các quy định của nhà nước qua các thời kỳ, và thu thập ý kiến của các cơ quan, đoàn thể, để tham gia, phối hợp soạn thảo, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trong thực tế áp dụng, các quy định của tỉnh, cũng như các quy định của Trung ương không tránh khỏi những điểm bất cập so với tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của từng
  • 30. 30 trường hợp thu hồi đất, vì trong tình hình hiện nay, các quy định khó có thể bao quát hết tất cả các tình huống cụ thể. 3.1.1. Việc thu thập kiểm kê, xác định đơn giá bồi thường Quá trình thực hiện việc kiểm kê vật kiến trúc, hoa màu còn thiếu nên kết quả kiểm kê bị sai, bị thiếu so với thực tế. Chẳng hạn mô tả cấp độ nhà không đúng với thực tế, đếm cây, phân loại cây không đúng với thực tế. Dẫn đến kết quả bồi thường không đúng theo thực tế. Kết quả đo đạc không đúng thực tế; xác định sai mục đích sử dụng đất…Giá bồi thường hỗ trợ đối với giá đất, giá hoa màu, giá công trình vật kiến trúc thấp hơn so với giá cả thực tế trên thị trường. Do thiếu sót trong quản lý nhà nước về sử dụng đất chẳng hạn như cán bộ địa phương không nắm rỏ nguồn gốc đất, phạm vi, diện tích, mục đích sử dụng dất của vùng nằm trong dự án quy hoạch thì tất nhiên kết quả kiểm kê hiện trạng bị sai so với thực tế. 3.1.2. Quỹ đất bố trí tái định cư Khu đất tái định cư còn chưa đồng bộ về cơ sở hạ tầng, xa trung tâm, diện tích nhỏ so với diện tích bị thu hồi, kinh phí bồi thường thấp sau khi nộp tiền sử dụng đất tái định cư hộ gia đình không còn kinh phí để xây dựng nhà…Việc thu hồi, bố trí đất tái định cư không thỏa đáng với nguyện vọng của nhân dân đây chính là vấn đề mà người dân bức xúc nhất hiện nay. 3.1.3. Công tác tuyên truyền pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả còn thấp do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế gây khó khăn và làm mất nhiều thời gian cho việc giải phóng mặt bằng dẫn tới việc chậm tiến độ thi công. 3.2. Một số giải pháp trong giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư Thời gian qua, công tác giải quyết khiếu nại của công dân đã đạt được những kết quả, góp phần vào việc ổn định an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại của công dân hiện nay vẫn có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, để giải quyết cho công tác khiếu nại cần có những giải pháp triển khai thực hiện tốt nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, trong thời gian tới. Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại là một kênh thông tin khách
  • 31. 31 quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Để việc khiếu nại, và giải quyết khiếu nại đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; tạo cơ sở pháp lý trong giải quyết khiếu nại Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại. Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của cả hệ thống chính trị. Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở... Nguyên nhân dẫn đến tình hình khiếu nại hiện nay thì có nhiều nhưng chủ yếu là do cơ chế, chính sách, pháp luật còn có những bất cập, chưa phù hợp thực tế; công tác quản lý nhà nước còn có những yếu kém, sai phạm, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Trong nhiều trường hợp khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng, đòi lại đất nhưng thiếu cơ chế, chính sách để giải quyết thỏa đáng. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương còn buông lỏng, để xảy ra sai phạm. Quá trình thực hiện thu hồi đất của dân chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và trong một số trường hợp số tiền bồi thường, hỗ trợ chưa đủ để người dân tạo lập chỗ ở mới tốt hơn. Có một số dự án thu hồi đất sản xuất của dân nhưng không được sử dụng hợp lý, đất đai bỏ hoang, lãng phí, trong khi nông dân thiếu đất sản xuất, dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu nại. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo, một số chính quyền địa phương chưa làm tròn trách nhiệm của mình, thiếu quan tâm giải quyết từ cơ sở, có nhiều vụ việc giải quyết chậm, thẩm tra, xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, áp dụng pháp luật cứng nhắc, phương án giải quyết thiếu thuyết phục, dân không đồng tình, tiếp tục khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa tốt, còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, trả lời thiếu thống nhất. Việc tuyên truyền, giáo
  • 32. 32 dục, vận động, thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại và công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quan tâm thực hiện đúng mức nên có những vụ việc đơn giản vẫn phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bọn phản động và phần tử cơ hội lợi dụng, kích động những người đi khiếu nại, tố cáo; tổ chức, lôi kéo khiếu kiện đông người, biến các vụ việc khiếu nại thuần túy trở thành vấn đề chính trị - xã hội, dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo thời gian qua có những diễn biến phức tạp. Từ thực trạng trên, nhận định tình hình khiếu nại trong thời gian tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn. Chủ trương hiện nay của Chính phủ là các cấp, các ngành phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, quan tâm giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng và kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh, không để công dân bức xúc kéo đi khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để kẻ xấu xen vào lợi dụng kích động gây rối. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh - trật tự xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội cũng là thước đo chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành. Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, cần triển khai thực hiện tốt một số giải pháp sau: - Thứ nhất, để giải quyết tốt việc này, chúng ta cần thành lập một đoàn công tác liên ngành, có đủ thành phần của các cơ quan chức năng, không đưa những cán bộ đã tham gia giải quyết trước đây vào làm thành viên trong đoàn, nhằm tránh phản ứng của nhân dân và tạo uy tín ngay từ đầu cho đoàn công tác trước nhân dân. Đoàn công tác phải phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước và các đoàn thể quần chúng để tiếp xúc với nhân dân tạo ra sự đồng bộ và thống nhất cao trong khi giải quyết khiếu nại của nhân dân. - Thứ hai, tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận và đoàn thể nhân dân đối với họat động của chính quyền trên tinh thần bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, không để các đối tượng xấu lợi dụng sơ hở trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện hành vi kích động quần chúng vi phạm pháp luật, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và ý thức chấp hành pháp luật của người dân và viên chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thực hiện dân chủ trong công tác bồi thường, giải tỏa, tái định cư; việc vận dụng linh hoạt chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư để vừa bảo đảm lợi ích tối đa cho nhân dân nhưng cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. - Thứ ba, điều chỉnh quy định khung giá đất tính bồi thường phù hợp với giá thị trường. Trước khi ban hành nên tổ chức rộng rãi việc lấy ý kiến nhân dân, các