SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 1
Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái
nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong
các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Trả lời:
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa khiến Thanh Hóa thuận lợi trở thành nơi xưng vương, dựng nước. Hình thế đắc địa
như một vương quốc riêng, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây được An Nam chí
lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”.Để bảo
vệ gìn giữ vùng đất khí kiệt này, Nhà Trần đã phải cho người đục núi, lấp sống để trấn yểm các huyệt mạch đế vương.
Liên tiếp các triều đại vua, chúa phát tích từ đất Ái Châu mà ra, nên trong dân gian đời xưa có câu ngạn ngữ truyền đời:
“Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”, ý nói Thanh Hóa là nơi phát tích của các triều đại đế vương. Còn xứ Nghệ An là nơi có
các tôi thần giỏi giang giúp vua trị nước. Theo thống kê, kể từ khi nước ta có vua thời Văn Lang cho đến khi kết thúc chế
độ phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn vào năm 1945 với vua Bảo Đại, thì Thanh Hóa chính là nơi khởi nguồn của
nhiều dòng vua, chúa nhất nước. Vậy nên, nói Thanh Hóa là vùng đất địa linh, nhân kiệt từ ngàn xưa đến nay quả chẳng
ngoa chút nào. Thanh Hóa chính là nơi vua xuất hiện nhiều nhất khi năm Mậu thìn (248) Triệu Thị Trinh đánh tan quân
Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa. Tuy chưa xưng vua nhưng quân Ngô đã gọi bà là Vua. Nhà Tiền Lê do thập
đạo tướng quân Lê Hoàn lãnh đạo cũng xuất phát từ quê nhà Thọ Xuân, Thanh Hóa. Sau khi Hồ Quý Ly soán ngôi nhà
Trần, lập nên nhà Hồ đổi tên nước là Đại Ngu cũng đặt kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô, Thanh Hóa. Nơi đây cũng
trở thành mảnh đất sản sinh ra những vị vua thời Hậu Lê như Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Trang Tông.... Không chỉ
có vậy, Thanh Hóa còn là nơi xuất phát của hai dòng chúa Trịnh, Nguyễn. Chúa Trịnh Kiểm thời vua Lê vốn xuất thân
từ Vĩnh Lộc, Thanh Hóa sau đó mang tiếng giúp phò Lê nhưng thực ra lấn át cả quyền lực của vua. Chúa Nguyễn lập sau
thời chúa Trịnh cũng trấn trị ở đất Thuận Hóa sau mới mở rộng khai phá tận Đàng Trong.
Kể tới đây, trong lòng tôi lại trỗi dậy một niềm tự hào sâu sắc. Bao đời vua chúa xứ Thanh ta, đều là những tượng đài
lớn vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Thanh Hóa nói chung, Việt Nam nói riêng. Những anh hùng vang danh như vua Lê
Lợi, vua Lê Hoàn, ... được ngừoi dân cả nước ngàn đời khắc nhớ công ơn. Song, có một vị vua mà tôi thực sự rất ấn tượng,
nhưng ông dừong như bị người đời hết lời khinh mạ, Đó là Hồ Quý Ly.
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 2
Hồ Quý Ly quê gốc Nghệ An, tổ 4 đời dời ra Thanh Hóa, đổi theo họ người cha nuôi họ Lê (khi lên ngôi, lấy lại họ
Hồ). Hồ Quý Ly có quan hệ họ ngoại khăn khít với vua Trần, bản thân ông là con rể vua Trần Minh Tông.Từng bước,
Hồ Quý Ly đã tiến lên nắm giữ những chức vụ quan trọng về chính trị và quân sự như Khu mật sứ, Thống chế, Đồng
bình chương sự. Mặc khác, ông còn tìm cách đưa họ hàng và tay chân thân tín vào nắm giữ các trọng trách khác.Củng cố
được thế lực, Hồ Quý Ly tiến hành các âm mưu phế lập và đàn áp. Ông tìm cách mưu hại các vua Trần (Đế Nghiễn,
Thuận Tông), sát hại các quý tộc tông thất và quan liêu triều Trần. Trong hội thề Đốn Sơn (1399), 370 quý tộc quan liêu,
đứng đầu là Trần Khát Chân, đã mưu giết Quý Ly. Việc không thành, tất cả đều bị giết hại. Năm 1400, Quý Ly ép Thiếu
Đế phải nhường ngôi cho mình, lập nên triều Hồ, lấy niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu. Sau 10 tháng,
nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, lên làm Thái Thượng hoàng. Năm 1402, ông đem quân đánh champa,
chiếm đất Chiêm Động và Cổ Lũy. Năm 1407, lấy cớ phù Trần diệt Hồ, quân Minh do Trương Phụ chỉ huy, đã tiến hành
xâm lượt nước ta. Nhà Hồ cự địch ở thành Đa Bang (Hà Tây) nhưng thất bại. Cha con Hồ Quý Ly chạy đến vùng Hà
Tĩnh, thì bị bắt, đưa về Trung Quốc. Triều Hồ (1400-1407) sụp đổ.
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 3
Người ta thường nhận định, Hồ Qúy Ly dứơi cái nhìn lịch sử một cách khắt khe, và đưa đến lời buộc tội cao nhất
cho ông. Nhưng tôi nhìn trên một phương diện khác, cảm như Hồ Qúy Ly có lẽ là một con ngừơi rất tuyệt vời. Xưa nay,
nghĩa quân thần, trung quân ái quốc là cốt nghĩa của quan quân quần thần. Bên cạnh chữ nghĩa, ông còn mang một chữ
tình lớn. Bởi ông là rể của nhà Trần, là người được vua Trần Nghệ Tông tin tưởng giao cho nhiều quyền hạn tối cao.
Nhưng Hồ Qúy Ly lại chính là nhân vật táo bạo trong lịch sử, lật đổ nhà Trần? Nho giáo nhận định ông là kẻ bất trung.
Dân trăm họ cũng vì thế mà không tôn sùng, không đồng lòng. Rồi tiếng tai truyền kiếp là một tên phản nghịch. Trần
Trọng Kim trong “Việt Nam sử lược” đánh giá Hồ Qúy Ly “vì lòng tham xui khiến, hễ có thế lực là sinh ra bụng muốn
trang quyền, cướp nước”. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lịch sử lúc bấy giờ, ta hoàn toàn nhận ra sự mục ruỗng, đổ nát của nhà
Trần sau hơn 100 năm hiển hách. Tôi cho rằng, đây là cái công của vua Hồ. Đại Ngu là một trang sử mới cho đất nước,
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 4
là một bước đi tất yếu theo quy luật triết học tự nhiên. Tiếp đó, dù chỉ trong 7 năm tồn tại, song nhà Hồ đã cho thấy một
bước cải cách rất đỗi tiến bộ mà bấy nay chưa từng có một nhà cải cách nào làm tới. Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc
biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ
võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng. Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách
làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân
dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức. Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành
tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. Tôi thực sự nể trọng
nhất ở vị vua này, chính là tư tưởng sử dujng tiền giấy, tư tưởng đi trước thời đại. Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính
sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại. Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan
địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. Về văn hoá, giáo
dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần
và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập. Năm 1937 Hồ Qúy Ly cho xây dựng Thành Nhà Hồ, cho
đến nay, công trình ấy đang là một dấu son về văn hóa đại diện cho xứ Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung. Về quân
sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc
phòng. Khối óc phi thường lại là điểm yếu, Hồ Qúy Ly đã không được lòng dân với những cải cách ấy, vì nhân dân vốn
có suy nghĩ sợ sệt trước những đỏi thay chưa biết kết quả ra sao.
Lại nói về tội, Hồ Qúy Ly là vị vua thất bại, vì chỉ duy trì triều đại được trong 7 năm, sau đó để mất vào tay nhà
Minh. Thậm chí, điều đáng lên án nhất của cha con họ Hồ, không phaỉ chỉ là để mất nước, mà la hoàn toàn không mang
phẩm chất đế vương.Quân đội nhà Hồ không phải là yếu kém, thêm vào đó là vũ khí do chính Hồ Nguyên Trừng chế tạo,
vậy thất bại do đâu? Chính là do nhà Hồ không biết cách sử dụng sức dân, quân dân cùng chiến đấu. Chưa từng có một
thời kì nào chiến tranh nổ ra mà lại không có sự đồng sức đồng lòng của nhân dân cả nước. Mất lòng dân, tất diệt vong.
Kể nữa, đó là, kể cả sau khi lâm nguy, ông cũng mang phong độ của một văn nhân chứ không giống một chiến tướng
nên không dám liều mình chết ở Lỗi Giang, dù lúc đó tuổi đã 70. Và sau khi bị nhà Minh bắt giữ, con trai Hồ Qúy Ly
còn là kẻ hiến sức chế tạo vũ khí cho quân Minh. Hồ Quý Ly là vị vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự
can thiệp mạnh của nhà Minh, rất có thể sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, mặc dù gặp phải sự chống
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 5
đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước. Điều này quả thật đáng chê trách miệt hạ. Song tôi vẫn phải
nhận định rằng, dù dùng tài sai cách, nhưng họ Hồ thực sự vẫn là một trang kiệt suất, chế tạo ra súng thần công như một
cú nổ lớn, khẳng định cái tài bỏ xa thời đại.
Tóm lại, Hồ Quý Ly là một dấu hỏi đỏ cho nhiều đời, ông đáng ghi ơn, hay đích thị là kẻ nghịch thần. . Nếu nhìn
bằng quan điểm kiểu phong kiến, Hồ Quý Ly là kẻ nghịch thần tiếm ngôi vua, đại gian đại ác; nhưng xét theo mặt khác,
Hồ Quý Ly lại là nhà cải cách, nhà chính trị không tệ, mang hoài bão xây dựng đất nước thái bình. Nhìn lại và đánh giá
cho thật kỹ lưỡng thì Hồ Quý Ly tuy là người có tấm lòng vì sự phồn vinh của đất nước, nhưng tư cách lại quá tầm
thường, kém cỏi, không mang cái đức đế vương. Công lao có lẽ to lớn, nhưng lại không hợp thời. Có tài cải cách tài canh
tân đất nướ, có tài kinh bang tế thế, nhưng lạikhông có được sự ủng hộ của nhân dân. Cái đức xấu đã ăn quá sâu vào suy
nghĩ của người dân nhiều đời, vì thế mà tầm vóc cùng suy nghĩ vựot thời đại của ông có lẽ sẽ rất lâu nữa mới được người
ta nhìn nhận. Có đáng buồn không, khi tên của vị vua ấy chưa được đặt cho một địa danh nào trên đất nước từng dưới sự
trị vì của ông?Có đáng buồn không khi di tích văn hóa Thành nhà Hồ do ông xây dựng thậm chí đã được công nhận là
Di sản văn hóa thế giới, thì ông vẫn chưa được tung hô như một ngừơi tài?
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến
trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ
chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng
vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu biết về công trình này.
Trả lời:
Với bề dày truyền thống bốn nghìn năm lịch sử, Thanh Hóa quê ta được xem là cái nôi văn hóa Văn Lang, là quê
hương của những nét đẹp rực rỡ danh lam thắng cảnh, vùng đất của những vị anh hùng dân tộc, danh
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 6
nhân văn hóa nổi tiếng. Nói đến di tích lịch sử, văn hóa ở nơi đây, ta không quên khu di tích lịch sử Lam Kinh cùng các
lăng tẩm bia mộ của các vua và hoàng hậu triều Lê; không quên kể đến đền Bà Triệu,nơi thờ bà Triệu Thị Trinh- nữ
tướng oai hùng của những buổi đầu chống giặc khi xưa;...Bên cạnh những di tích lịch sử ấy, là những món quà của thiên
nhiên bao đời đẹp mãi. Nào Sầm Sơn sóng vỗ nhẹ bờ cát, nào Hàm Rồng oanh tạc chiến công, nào Bến En hoang dại kì
thú,...Song, nói đến du lịch xứ Thanh, Thành Nhà Hồ chắc chắn phải là một điểm dừng chân trong cuộc hành trình ấy,
bới những nét đẹp kì bí ẩn trong những khối đá linh hồn thời đại. Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét:”Công trình
này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam”. Có lẽ lời nhận xét ấy đã phần nào khái quát
được tầm vóc của di tích lịch sử oai tráng này.
Thành Nhà Hồ là một công trình kiến trúc quân sự thuộc hàng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất bởi kỹ thuật và nghệ thuật
xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam và Khu vực trong thời
kỳ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên,
Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh
thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Thành do Hồ Quý Ly – lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 7
– cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long
(Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại
Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là
thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công
ước Di sản Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ
hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc,
quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một loại hình công trình xây dựng, một
quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”. Trong hồ
sơ di sản thế giới, Thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự
kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời
kỳ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối
đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít
các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo
tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ
ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam Giao.
Thành nội được xây dựng gần như hình vuông; có chu vi 3.508m; diện tích 142,2ha; tường thành chiều Nam – Bắc
dài 870,5m; chiều Đông – Tây dài 883,5m. Thành nội có 4 cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. Toàn
bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng
khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày 1m, nặng khoảng từ 15 – 20 tấn. Trục chính của thành
không theo đúng hướng Bắc Nam, nhưng các cổng vẫn được gọi tên theo bốn hướng chính: cổng Nam, cổng Bắc, cổng
Đông, cổng Tây (hay còn gọi là: Tiền, Hậu, Tả, Hữu). Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những
phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng Nam là cổng chính, có ba cửa: cửa giữa rộng
5,82m, cao 5,75m; hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa, trong đó cổng Bắc rộng 5,8m;
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 8
cổng Đông rộng 5,9m, cao 5,4m; cổng Tây rộng 5,8m, cao 5,4m. Tường thành cao trung bình từ 5 – 6m, chỗ cao nhất là
cổng Nam cao 10m. Các nhà khoa học đã ước tính toàn bộ phần tường đá chiếm khoảng 25.000m3.
Theo các tài liệu, Thành nội có các công trình kiến trúc như: điện Hoàng Nguyên, cung Nhân Thọ, cung Phù Cực,
Đông cung, Đông Thái miếu, Tây Thái miếu… Tuy nhiên, hiện nay Thành nội chỉ còn lại một số di tích và di vật như:
phần tường thành, bốn cổng thành, dấu tích các hồ nước, đôi rồng bậc thềm làm bằng đá với những nét điêu khắc rất tinh
xảo, nền móng kiến trúc Thành nội, đường lát đá Hoa Nhai, bi
đá, đạn đá, đồ gốm sứ, khuôn viên cổng Nam và các hiện vật có giá trị đặc trưng cho văn hóa Trần – Hồ. Hệ thống Hào
thành nằm bao quanh Thành nội và được nối thông với sông Bưởi qua một con kênh ở góc đông nam của thành. Hào
thành có bốn cầu đá bắc vào 4 cửa của Thành nội. Ngày nay, nhiều phần của Hào thành đã bị lấp cạn. Tuy nhiên, dấu
tích của Hào thành vẫn có thể nhận thấy rất rõ ở phía Bắc, phía Đông và một nửa phía Nam của thành. La thành là vòng
thành ngoài cùng của thành Nhà Hồ, được xây dựng để che chắn cho Thành nội (Hoàng thành) và nơi sinh sống của cư
dân trong thành. La thành dài khoảng 10km, được xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên. Nhà Hồ đã dựng La thành bằng
cách cho đắp đất, trồng tre gai để nối liền các ngọn núi Đốn Sơn (xã Vĩnh Thành), Hắc Khuyển (xã Vĩnh Long), Xuân
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 9
Đài, Trác Phong, Tiến Sỹ (xã Vĩnh Ninh), Kim Ngọ (xã Vĩnh Tiến), Kim Ngưu, Tượng Sơn (xã Vĩnh Quang) với hai
con sông là sông Bưởi và sông Mã. Hiện nay, dấu tích của La thành thuộc địa phận làng Bèo (xã Vĩnh Long) với chiều
dài 2.051,9m, cao khoảng 5m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9,2m, chân thành rộng 37m đã được khoanh
vùng bảo vệ. Đàn tế Nam Giao, hay còn gọi là đàn Nam Giao là một công trình kiến trúc cung đình quan trọng, được xây
dựng năm 1402 ở phía Tây Nam núi Đốn Sơn, nằm thẳng trên đường thần đạo từ cổng Nam nhìn ra, cách thành Nhà Hồ
khoảng 2,5km về phía Đông Nam. Đàn Nam Giao có diện tích 43.000m². Mặt bằng hiện tại còn lộ rõ 5 nền đất với 5 bậc
cấp. Từ nền đàn cao nhất xuống nền đàn thấp nhất chênh lệch nhau là 7,80m. Đàn Nam Giao là nơi tế trời, cầu mưa
thuận gió hoà, quốc thái dân an, vương triều trường tồn, thịnh trị. Ngoài ra, đàn còn là nơi tế linh vị của các hoàng đế,
các vì sao và nhiều vị thần khác. Tế Nam Giao còn là lễ tạ ơn trời đất về sự hiện diện của vương triều, được coi là nghi lễ
mang tính cung đình. Lễ tế Nam Giao đầu tiên của triều Hồ được tổ chức cùng năm xây dựng. Tại thành Nhà Hồ, ngoài
việc đắp đàn Nam Giao và cử hành lễ tế năm Nhâm Ngọ (1402), vương triều Nhà Hồ đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử như:
lập đàn Xã Tắc năm Đinh Sửu (1397), tổ chức hai kỳ thi thái học sinh vào năm Canh Thìn (1400) và Ất Dậu (1405).
Ngoài ra, thời kỳ này còn gắn liền với những cách tân đáng ghi nhận như cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao
chữ Nôm, phát hành tiền giấy.
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 10
Ngày nay Thành Nhà Hồ đã và đang được từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết là khôi phục và gìn giữ một
công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến
Thanh Hóa.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới.
Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà
Hồ là di sản văn hóa thế giới. Ngày 10/5/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã ký quyết định xếp hạng Di
tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) đối với 13 di tích, trong đó có Thành Nhà Hồ.
Thanh Hóa quê ta tự hào biết mấy với di tích Thành Nhà Hồ. Đây vừa là khu di tích khu du lịch mang dấu ấn riêng
của một thời đại đã qua, cũng là khối tường thành khẳng địa tài năng, khí phách, bản lĩnh con người Việt Nam ta khi
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 11
ấy.Bên cạnh đó, việc Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới cũng góp phần không nhỏ đưa vị thế Việt
Nam lên cao trên trường quốc tế, mang văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến bạn bè quốc tế muôn nơi, khẳng định đất nước con
người Việt Nam hào hùng rực rỡ.
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình
ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.
Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ
Thanh.
Trả lời:
Bác Hồ từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Quả là như vậy, sau bốn nghìn
năm dựng và giữ nước, tôi tự hào tin tưởng rằng, dân tộc tôi mang vóc dáng dân tộc anh hùng. Song song với tình yêu
nước của dân tộc Việt Nam, là lòng yêu quê hương của mỗi người dân Thanh Hóa
Năm Mậu Thìn (248), Lệ Hải bà vương Triệu Thị Trinh đánh quân Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa làm
quân giặc khiếp đảm tôn phục với câu cửa miệng:
“Hoành qua đương hổ dị. (Múa giáo chống hổ dễ)
Đối diện bà Vương nan” (Đối mặt vua bà khó)
Dù chưa lập triều nghi, nhưng ngay quân Ngô đã tôn xưng người con gái của chiến tuyến bên kia làm vua rồi. Bà có một
câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô,
giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Câu nói ấy như mang tòan vẹn linh
hồn phụ nữ Việt, kiên trung bất khuất, anh dũng muôn đời.
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 12
Tháng 12 năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ quê làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa,
tỉnh Thanh Hóa đã đánh đuổi quan đô hộ Lý Khắc Chính, Lý Tiến của nhà Đường, chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết
Độ sứ, nhưng thực ra đã là một “vua không ngai” khi tiếp nối được nền độc lập, tự chủ do dòng họ Khúc dựng nên từ
năm Ất Sửu (905). Lại nữa một người anh hùng Thanh Hóa ngàn đời còn mãi tiếng thơm. Anh hùng Dương Đình Nghệ
của đất Ái châu đã kế tục xuất sắc sự nghiệp giành độc lập của họ Khúc, tổ chức lực lượng từ Thanh Hoá kéo đại quân ra
Bắc làm nên trận quyết chiến chiến lược giải phóng thành Đại La khỏi ách đô hộ của quân Nam Hán.
Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi để
thống nhất lòng dân, đánh tan quân xâm lược Tống, giữu vừng nền độc lập, tự chủ, từ đó mở ra nhà Tiền Lê (980 -
1009). Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Nhà Tiền Lê trải ba đời gồm
Lê Đại Hành (980 - 1005), Lê Trung Tông (1005), Lê Ngọa Triều (1005 - 1009). Sử gia Ngô Thì Sĩ nhận định: Vua Đại
Hành là người anh minh, quả quyết, nhiều mưu trí, dụng binh khéo như thần, cho nên khu sách các anh hào, vang động
cả quân Mán và người Tàu. Vua Lê Đại Hành hiện thân cho một trang sử vàng hào hùng của dân tộc, là hiện thân cho
hình ảnh người anh hùng xứ Thanh, rất đỗi tài ba, anh dũng.
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 13
Thời gian 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê gồm giai đoạn Lê sơ (1428 - 1527) và Lê Trung hưng
(1533 - 1789). Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái Tổ (Lê Lợi) sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống
giặc Minh (1416 - 1428). Giai đoạn Lê sơ trải qua 10 vị vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng, được xem là thời thịnh
trị của chế độ phong kiến Đại Việt với đỉnh cao là đời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 - 1497). Giai đoạn Lê Trung
Hưng đánh dấu sự phục hồi của nhà Lê sau khi bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi với vị vua đầu tiên Lê Trang Tông (1533 -
1548), và kết thúc với vua thứ 16 Lê Chiêu Thống (1786 - 1789). Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vẻ vang, tiêu biểu cho
truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Lê Lợi, người con ưu tú của nhân dân Thanh Hoá, vị anh
hùng dân tộc, lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành sứ mệnh vẻ vang. Giải phóng Thăng
Long, giải phóng dân tộc mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ cho lịch sử Việt Nam.
Song song với những chiến tích lẫy lừng của bậc đế vương, không thể quê tưởng nhớ công lao của những vị tướng,
những anh hùng vô danh “đã làm nên Đất Nước”. Người dân xứ Thanh, trải qua thời kì phong kiến với liên tiếp các cuộc
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chưa bao giờ là không tham gia anh dũng, góp công tạo nên những chiến công hiển
hách. Nhân dân Thanh Hóa luôn đồng sức đồng lòng theo tiếng gọi của chính nghĩa mà vùng lên bất khuất, kiên cường.
Kể ra, có Lê Phụng Hiểu (ở giáp Cổ Hoằng, Hoằng Hoá) có công trong sự nghiệp bình Chiêm và dẹp loạn “Tam vương”
được phong chức Đô thống thượng tướng quân. Lịch sử dân tộc đã chỉ ra rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên lần thứ hai (1284 - 1285), Thanh Hoá vừa là hậu phương - vừa là mặt trận chính của cuộc kháng chiến. Mảnh
đất anh hùng này không chỉ là chiến trường ác liệt mà còn là trung tâm đầu não, bảo vệ và che chở cho các vua Trần
đứng chân khi rời Thăng Long đi kháng chiến. Cũng từ Thanh Hoá, kế sách giải phóng Thăng Long đã được thực hiện
trọn vẹn, với những chiến công vang dội Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết. Nhân dân Thanh Hóa cũng giữ một vai trò
lớn trong cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, là nơi lui về trú ẩn, cũng như là nguồn nhân lực, sinh lực dồi dào, ....
Trải qua thời kì phong kiến, cho đến buổi chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, nhân dân Thanh Hóa
vẫn một lòng bước theo tiếng gọi của Tổ quốc. Quê hương Thanh Hóa là nơi sản sinh ra những người lính Cộng sản đầu
tiên, những người lính người nông dân kiên cường bất khuất; là cái nôi của rất nhiều cuộc đấu tranh chống quân thù.
Thời chống Pháp, phong trào Cần Vương tại Thanh Hóa, nổi bật là khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công
Tráng lãnh đạo; khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điểm lãnh đạo đã tạo nên một làn sóng đấu tranh mạnh
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 14
mẽ trong nhân dân đấu tranh bảo vệ dất nước. Hòa chung với niềm vui chiến thắng của Cách mạng tháng Tám 1945 của
tòan dân tộc, quân dân Thanh Hóa cũng hào hùng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa tháng 8 năm 1945. Trong
9 năm kháng chiến gian khổ ác liệt chống Pháp, Thanh Hóa đã thực hiện xuất sắc vai trò hậu phương kháng chiến; đã chi
viện cho miền Nam cả về lực lượng chiến đấu đến lương thực, thực phẩm. Vào thăm Thanh Hóa lần hai năm 1957, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khen:” Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu,
đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Ta tự hào kể được ra đây một số gương mặt tiêu biểu cho thế
hệ thanh niên cộng sản yêu nước thời bấy giờ như Lê Hữu Lập, như Đinh Chương Dương, ...Họ là những tấm gương
sáng cho muôn thế hệ mai sau, cho lòng yêu nước nguyện một đời sống và cống hiến cho Tổ quốc.
Hay trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Thanh Hóa đã làm hậu phương vững chắc, kiên cường cùng
đồng bào miền Nam đánh Mỹ. Một trong những hình ảnh đẹp nhất của Thanh Hóa trong thời khì này, chính là cầu Hàm
Rồng – biểu tượng của yêu nước, của một Thanh Hóa đồng sức đồng lòng hướng về miền Nam. Không quân Mỹ đã điên
cuồng tấn công vào Hàm Rồng và các khu vực trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa. Trong cuộc quyết chiến ngày 3 và
4/4/1965, quân và dân Thanh Hóa anh hùng đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, bảo vệ cầu Hàm Rồng an toàn, làm nức
lòng nhân dân cả nước. Từ trong khói lửa ác liệt của Hàm Rồng anh hùng, đã có nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường,
anh dũng. Giữa lúc bom đạn địch đang dội xuống dày đặc, dân quân Yên Vực (Hoằng Long) vẫn chèo thuyền vượt sông
Mã chở đạn dược cho bộ đội cao xạ. Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển vượt đạn bom vác 98kg đạn, nặng gấp đôi trọng lượng
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 15
cơ thể mình tiếp cho bộ đội. 6 nữ đồng chí trong tổ cứu thương của Nhà máy Điện Hàm Rồng luôn có mặt bên mâm
pháo băng bó cho thương binh, tiếp đạn cho bộ đội. Các cụ già Nam Ngạn vẫn nổi lửa nấu cơm, canh, cả nhà sư chùa
Mật Đa cũng tiếp tế, cứu thương cho bộ đội...
Thanh Hóa – tiếng vọng linh thiêng, ngàn đời chảy mãi tình yêu nước, anh hùng bất khuất chống giặc ngoại
xâm.Lớp lớp anh hùng đã khuất, đều là những tượng đài bất tử trong lòng mỗi người dân Thanh Hóa nói riêng, cả đất
nước Việt Nam nói chung.Truyền thống ấy, bao đời vẫn vẹn nguyên giá trị, là kim chỉ nam cho nhân dân Thanh Hóa xưa
và nay trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, quê hương.
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 16
Câu4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về một người Cộng
sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất.
Trả lời:
Năm 1858, Pháp chính thức nổ phát súng đầu tiên xâm lược Việt Nam. Quân và dâ cả nước khi ấy nói chung, quân
dân Thanh Hóa nói riêng đã chung sức đồng lòng, liên tục không ngừng nghỉ trong công cuộc khởi nghĩa đánh đuổi
ngoại xâm. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của ta dẫn đén hàng loạt những thất bại liên tiếp, đó chính là việc ta chưa có
được ngọn hải đăng cho cách mạng bấy giờ. Trong bối cảnh lịch sử ấy,ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, Trung
Quốc, Nguyễn Aí Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân
Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng thành một chính đảng duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.Đảng ra
đời là bước ngoặt vĩ đại cho lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta đặt
dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ
chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trun, nguuyện suốt đời hi sinh cho lí tưởng Đảng, cho độc lập của dân
tộc, cho tự do của nhân dân.Theo đó, phong trào đấu tranh ở Thanh Hóa phát triển rộng khắp, mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trước tình hình đó, nhận thấy rõ Thanh Hóa cũng đang thực sự cần sự lãnh đạo của Đảng, dưới sự chỉ dẫn của Xứ ủy
Bắc Kỳ, ngày 29 tháng 7 năm 1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tạilàng Yên Trường,
xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập dựa trên sự hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản: Chi bộ
Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân.Đồng chí Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư
Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Có thể nói, sự ra đời của ấy là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định cho
những bước tiến nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng Thanh Hóa; chấm dứt hoàn
toàn thời kì khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính Đảng.
Trong màn đêm xâm lược, nhiều thanh thiếu niên yêu nước Thanh Hóa đã ra tỉnh ngoài, nước ngoài tìm đường giải
phóng quê hương, dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến Lê Hữu Lập – người thanh niên cộng sản đầu tiên của quê hương xứ
Thanh. Ông sinh năm 1897 mất năm 1934, quê ở thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân
Lộc, huyện Hậu Lộc).
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 17
Vốn sinh ra trong gia đình có ông nội là án quan triều Nguyễn, sau cáo quan về dạy học và có cha cũng là một nhà
giáo yêu nước, nên ngay từ nhỏ, trong tâm tưởng ông đã thấm nhuần lòng yêu nước nồng nàn, cảm nhận được nổi thống
khổ của người dân mất nước mất tự do và sự bất công của bọn thực dân Pháp và phong kiến gây ra. Năm 28 tuổi, gặp
Nguyễn Aí Quốc ở Trung Quốc, Lê Hữu Lập là một trong số những thanh niên ưu tú được Nguyễn Aí Quốc lựa chọn và
là người Thanh Hóa đầu tiên được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Đồng chí hội.Ông có vinh dự được
sống gần gũi bên cạnh Nguyễn Aí Quốc, một người thầy lỗi lạc – nhà cách mạng thiên tài, trực tiếp được Người bồi
dưỡng về dưỡng về lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng, chính điều này đã đưa Lê Hữu Lập đi từ chủ nghĩa
yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Cộng sản, con đường đúng đắn do Bác vạch ra cho thanh niên Viêt Nam. Thời
gian sau đó, ông được cử về nước để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho thanh niên ở các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình,
Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị,... và đưa một số đồng chí sang Quảng Châu huấn luyện. Đầu năm 1927, ông đã đứng ra
chỉ đạo việc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tỉnh Thanh Hóa và bầu Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 18
thời. Lúc này, Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư Tỉnh bộ lâm thời. Một năm sau đó, trong Hội nghị đại biểu Việt Nam
Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tỉnh Thanh Hóa, Ban chấp hành Tỉnh bộ với bảy ủy viên đã bầu Lê Hữu Lập làm Bí
thư và sau đó được bầu vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Trung Kỳ. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được
thành lập, Lê Hữu Lập trở thành Đảng viên Đảng cộng sản. Đến năm 1934, ông tham gia Ban viện trợ cách mạng Đông
Dương và được cử về hoạt động ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tại đây, ông lâm bệnh nặng và được đưa về điều trị ở
nhà thương Vinh. Do bệnh quá nặng, ông qua đời tháng 6 năm 1934 khi mới 37 tuổi. Bước chân theo con đường cách
mạng khi tuổi đời mới tròn đôi mươi, Lê Hữu Lập mất đi nhưng ông vẫn luôn còn mãi như một bức tựơng đài bất tử về
một người thanh niên Cộng sản một đời sống và cống hiến hết mình cho sự nghiệp cứu nước cứu dân.
Tôi là một người con của Hậu Lộc thân thương, và may mắn thay cũng từng được là học sinh tại ngôi trường mang
tên người Cộng sản ấy, nên trong tôi luôn dành một sự tôn kính đặc biệt cho ông. Ngày nay,tại Xuân Lộc quê ông, người
ta cũng đã cho xây dựng khu tưởng niệm tượng đài Lê Hữu Lập,như một niềm nhớ niềm tri ân sâu sắc nhất đến người
Cộng sản đã chiến đấu không mệt mỏi và hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân, của nước, góp phần viết
nên những trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa.Một lần đến thăm
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 19
nơi đây, tôi đã có dịp được gặp cụ La Thị Duệ (SN 1918 - cháu dâu của đồng chí Lê Hữu Lập). Cụ kể lại hai lần Lê Hữu
Lập về thăm nhà, với một niềm tự hào mãnh liệt: “Hôm đó, chú về nhà dù rất kín đáo nhưng không hiểu sao bọn Lý
trưởng biết được, thế là kéo quân đến nhà lùng sục để bắt theo lệnh của tòa án đã tuyên. Khi đến nhà thì không thấy chú
ấy đâu, quân lính lùng sục khắp nơi cũng không thấy đành bỏ đi. Nghe bố tôi nói, khi biết lính đến, chú ấy đã nhanh
chân nhảy xuống ao rồi núp vào một cái hầm ếch để trốn. Lần đó may mà thoát thân”.Lần thứ hai, may thay không gặp
nhiều trở ngại, nhưng đó cũng là lần cuối ông về thăm quê. Lê Hữu Lập, người chiến sỹ cộng sản lớp trước, người con
thân yêu của nhân dân Thanh Hóa đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp của Đảng, của nhân dân.
Bằng sự nỗ lực của bản thân, của tổ chức, Lê Hữu Lập đã vận dụng một cách nghiêm túc, sáng tạo và hoạt động
ngoan cường với tinh thần xung kích cách mạng theo con đường cứu nước của Bác Hồ. Ba mươi bảy tuổi đời, độ tuổi
tràn đầy nghị lực , Lê Hữu Lập là một trong những người chiến sỹ cộng sản lớp trước của tỉnh nhà đã cống hiến xuất sắc
cuộc đời của tuổi trẻ cho sự nghiệp vinh quang của Đảng và đã hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động và sự cống hiến của
đồng chí Lê Hữu Lập đã góp phần viết nên những trang sử mở đầu rực rỡ trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của
Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu...
phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc
kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã
phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất
góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Trả lời:
Từ thuở sơ khai, Thanh Hóa đã được biết đến là cái nôi của người cổ, nôi của văn hóa cổ Việt Nam. Mang trong
lòng đất mẹ long mạch oanh linh, từ xưa đến nay tỉnh Thanh luôn khẳng định được tầm vóc của mình. Hồ chủ tịch kính
yêu của dân tộc ta, người đã từng 5 lần về thăm, và có tầm nhìn chiến lược về mảnh đất và con người nơi đây. Người đã
nhiều lần trực tiếp về thăm cũng như gửi thư động viên, thăm hỏi, biểu dương thành tích của Đảng bộ và nhân dân
Thanh Hóa trong sản xuất và chiến đấu. Đặc biệt, ngày 20-2-1947, trong thời khắc gian khó, ác liệt của cuộc kháng chiến
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 20
chống thực dân Pháp, với tình cảm đặc biệt và với tầm nhìn chiến lược, trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, Bác đã ân
cần căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”.
Theo đó, để đáp lại lòng mong mỏi của Bác, nhân dân Thanh Hóa đã nỗ lực hết mình. Sau 30 năm đổi mới(1986-
2016), Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã
hội. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội ngày càng được hoàn thiện. Từ một địa phương thường xuyên thiếu lương thực, những năm gần đây, chúng ta không
những đã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, mà còn có một phần lương thực hàng hóa; các vùng sản xuất nguyên
liệu tập trung cho công nghiệp chế biến như: mía, cao su, sắn, luồng được hình thành vững chắc. Chương trình xây dựng
nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng và đạt kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Sản xuất công
nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng xi - măng và mía đường. Các khu công nghiệp,
Khu Kinh tế Nghi Sơn được thành lập, một số ngành công nghiệp then chốt của tỉnh, như: sản xuất vật liệu, nhiệt điện,
lọc hóa dầu,... đã được hình thành. Các ngành dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Môi trường đầu tư kinh doanh
được cải thiện mạnh mẽ. Huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt kế hoạch đề ra. Nhiều dự án lớn, có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được khởi công xây dựng, điển hình là Dự án Lọc hóa dầu Nghi
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 21
Sơn với tổng mức đầu tư 9,3 tỷ USD, lớn nhất ở nước ta từ trước đến nay đang được xây dựng đúng tiến độ và sẽ đi vào
vận hành thương mại trong năm 2017. Tập đoàn FLC cũng đã đầu tư lớn, mang đến một tiềm năng phát triển lớn cho du
lịch Sầm Sơn Thanh Hóa nói riêng và kinh tế Thanh Hóa nói chung. Thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán và năm sau
cao hơn năm trước. Các hoạt động văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực, theo hướng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh
thực hiện xã hội hóa. Kết quả thi đại học, thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; thể thao thành tích cao đạt nhiều thành tích
vượt bậc và duy trì vị trí tốp đầu cả nước. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc
phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội. Công tác
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường; công tác tổ chức và cán bộ có chuyển biến khá toàn diện; công
tác chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng có nhiều đổi mới; tình hình tư tưởng của đội ngũ
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng thuận, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng ta. Thành phố
Thanh Hóa, năm 2015, đã được công nhận là Đô thị loại 1; năm 2015 đối với Thanh Hóa đồng thời cũng là năm du lịch
quốc gia, đón ngàn vạn khách du lịch thập phương. Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đứng ở thời điểm này nhìn
lại, dẫu còn khó khăn, thách thức nhưng mỗi chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu mà đảng bộ, chính quyền,
nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực đạt được trong những năm qua. Những thành tựu đó đã và đang tạo ra thời cơ,
vận hội mới; mở ra tương lai tốt đẹp cho tỉnh ta trong những năm tới trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 22
Thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu, có lẽ là việc hiện nay, bãi biển
Sầm Sơn đang được đầu tư quy hoạch dưới sự quản lí của tập đoàn FLC. Như tôi được biết thì đây là một trong những
tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bấy nay, Sầm Sơn vẫn được ngừơi dân trong nước cũng như
bạn bè quốc tế nhớ đến như một bãi biển đẹp với bờ cát mịn, là món quà quý mà thiên nhiên abn tặng cho quê hương
Thanh Hóa. Hẳn ai cũng ước mong một lần được về với Sầm Sưon, hòa mình vào sóng nước nơi đây. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, vẫn codn không ít nhận xét tiêu cực về khu du lịch trọng điểm của chúng ta. Kể như ngừơi ta vẫn nhận xét về
việc quy hoạch chưa hợp lý ở bãi biển, hay việc chém giá của dân buôn,... Giờ đây, từ nay, Sầm Sơn đã mang một vẻ
đẹp cao quý hơn rất nhiều. Đến với Sầm Sơn hôm nay, du khách sẽ phải trầm trồ tấm tắc, cảm như đã đến rồi sẽ chẳng
muốn rời đi. Tập đoàn FLC đầu tư 5.500 tỷ đồng vào thị xã biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, dự án xây dựng Tổ hợp sân
golf 18 lỗ cùng khu nghỉ dưỡng 5 sao đang được kỳ vọng hiện thực hóa thêm một Vinpearl thứ hai của Việt Nam tại
Thanh Hóa.
Vào ngày 4/5/2016 vừa qua, Tập đoàn FLC (FLC Group) đã khởi công thực hiện tổ hợp dự án sân golf và khu nghỉ
dưỡng quốc tế FLC Samson Golf Links tại xã Quảng Cư, Thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa). Dự án FLC Samson Golf Links
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 23
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020, với tổng mức đầu tư dự kiến
khoảng 1.200 tỷ đồng. Đây sẽ là sân golf 18 lỗ có chiều dài ven biển dài nhất Việt Nam cho đến thời điểm này, với hệ
thống cây xanh, thảm cỏ, hồ nước, câu lạc bộ, khách sạn, biệt thự cao cấp... trải dài trên diện tích 92,4ha
Sân golf do công ty Nicklaus Design thiết kế với bề dày kinh nghiệm, hãng đã thiết kế gần 400 sân golf tại 36 quốc gia
khác nhau, trong số đó 70 sản phẩm thiết kế nằm trong tổng số 100 sân golf đẹp nhất phạm vi quốc gia cũng như quốc tế.
Dự kiến sau khoảng một năm sau, sân golf sẽ kịp đi vào hoạt động, phục vụ năm du lịch Quốc gia 2015 được tổ chức tại
Thanh Hóa. Đặc biệt, FLC cũng đồng thời đầu tư xây dựng tại Sầm Sơn khu Quần thể Văn hóa - Du lịch Cồn Nổi (được
xây dựng ngoài đảo Đảo Cồn Nổi) và Khu resort tiêu chuẩn 5 sao nằm liền kề sân golf có quy mô trên 340ha với tổng
mức đầu tư khoảng 4.300 tỷ đồng. Nơi đây sẽ được thiết kế trở thành một khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp với
nhiều hạng mục như khu giải trí trong nhà, ngoài trời, hệ thống nhà hàng, quán bar, bể bơi 4 mùa, khách sạn, biệt thự,
nhà liền kề... Điểm nhấn trong dự án này là FLC sẽ thiết kế hệ thống cáp treo an toàn, hiện đại nối liền Quần thể Văn hóa
- Du lịch Cồn Nổi với đất liền, nhằm tạo thuận lợi cho du khách, cũng như đem lại cảm giác trải nghiệm thú vị khi ngồi
trên cáp treo di chuyển trên mặt biển. Với Khu quần thể Văn hóa - Du lịch Đảo Cồn Nổi được thiết kế tiêu chuẩn 5 sao,
FLC tham vọng xây dựng một Vinpearl thứ hai của Việt Nam tại Thanh Hóa. Nói tóm lại, Tập đoàn FLC sẽ đầu tư vào
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 24
thị xã biển Sầm Sơn khoảng 5.500 tỷ đồng với mong muốn tạo nên chuỗi dịch vụ đẳng cấp, hoàn chỉnh góp phần nâng
tầm du lịch Sầm Sơn, du lịch Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn số một trong bản đồ du lịch khu vực phía Bắc và
Bắc Trung Bộ. Một trong những điểm đặc biệt mà khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn , đó là khu biệt thự
cao cấp hưởng biển “ Biệt thự FLC Residences Sầm Sơn " mà khách hàng thường gọi nhanh bằng cái tên quen thuộc là
" Biệt Thự FLC Sầm Sơn " . Chỉ từ 4-5 tỷ / căn biệt thự 3 tầng đẹp long lanh, thiết kế hoàn hảo với đủ mọi tiện ích , sẽ là
một hoàn ngọc sáng mà bấ kỳ nhà đầu tư nào cũng quan tâm .Kể đến đây, ta có thể hình dung ra được một diện mạo
hoàn toàn mới của Sầm Sơn Thanh Hóa quê ta. Với sự đầu tư vào dịch vụ du lịch ở Thanh Hóa của Tập đoàn FLC, chắc
chắn kinh tế - văn hóa của tỉnh nhà sẽ có bước phát triển rõ rệt. Một Sầm Sơn hiện đại, một Sầm Sơn sôi động chính là
lời khẳng định cho một Thanh Hóa với nền kinh tế - văn hóa kiểu mẫu, nằm trong những tỉnh đi đầu cho công cuộc hiện
đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Cho hôm nay và cho mai sau.
Trong một tầm nhìn bó hẹp, có thể thấy quê ta đây dường như đã vô cùng hiện đại và lớn mạnh. Song, bên cạnh
những biệt thự tiền tỉ, vẫn còn không ít những căn nhà mái ngói rêu xanh. Thanh Hóa ta vẫn chưa phải là tỉnh đi đầu
trong cả nước về phát triển kinh tế, xã hội. Và Việt Nam ta, trên trường quốc tế vẫn chưa mang một tầm vóc quá cao.
Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi học sinh nói chung và bản thân tôi nói riêng, đó là phải đưa tỉnh nhà thực sự trở thành tỉnh
“kiểu mẫu” như Bác hằng mong đợi, tin tưởng giao phó. Kiểu mẫu, tức là không chỉ một FLC hay không chỉ một thành
Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh”
Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 25
phố sầm uất, mà phải là toàn vẹn Thanh Hóa đều mang sức phát triển mạnh mẽ, đều phải là lá cờ đầu trong cả nước.
Đứng trước thử thách chung trách nhiệm chung là làm sao để có thể góp phần kiến thiết quê hương giàu đẹp, bản thân tôi
tự hứa phải cố gắng thật nhiều. Cố gắng học tập thật tốt những kiến thức sách vở trong nhà trường, để làm điểm tựa, để
chắp cánh tương lai. Cố gắng học hỏi từ nay những cách thức, những phương pháp nhận định về tình hình chung của
kinh tế, xã hội; học hỏi cách làm cách biến những kiến thức thành công trình. Cố gắng rèn luyện những kĩ năng, đó là
điều kiện tất yếu, quyết định sự thành công của vấn đề quan hệ, đối ngoại sau này. Cố gắng tự tìm hiểu thêm về chính
quê hương mình; bồi đắp thêm nữa tình yêu quê hương, có như vậy mới có động lực cố gắng phát triển tỉnh nhà. Cố
gắng nhiều hơn nữa trong các công tác lao động, đóng góp sức mình ngay từ ngày hôm nay./.
theo VietNamPlus

More Related Content

Similar to L sử

Việt nam sử lược
Việt nam sử lượcViệt nam sử lược
Việt nam sử lượcHung Nguyen
 
Việt Nam sử lược
Việt Nam sử lược Việt Nam sử lược
Việt Nam sử lược Wild Wolf
 
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...jackjohn45
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKelsi Luist
 
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)jackjohn45
 
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)vinhbinh2010
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Huynh Loc
 
Mặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnMặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnVo Hieu Nghia
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan nataliej4
 
DU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANHDU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANHCsRed
 
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnPham Long
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...Học Tập Long An
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnPham Long
 
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxHNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxDngNgn12
 

Similar to L sử (20)

Việt nam sử lược
Việt nam sử lượcViệt nam sử lược
Việt nam sử lược
 
Việt Nam sử lược
Việt Nam sử lược Việt Nam sử lược
Việt Nam sử lược
 
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
 
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án  chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
Chuyên đê dạy học theo chủ đề tích hợp tên dự án chiếu dời đô (thiên đô chiếu)
 
Lich su giai thoai
Lich su   giai thoaiLich su   giai thoai
Lich su giai thoai
 
Sukytumathien
SukytumathienSukytumathien
Sukytumathien
 
7771
77717771
7771
 
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoạiTruongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
 
Mặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnMặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhn
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
 
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
 
DU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANHDU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANH
 
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
Daoduckinh
DaoduckinhDaoduckinh
Daoduckinh
 
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxHNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 

L sử

  • 1. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 1 Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất. Trả lời: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa khiến Thanh Hóa thuận lợi trở thành nơi xưng vương, dựng nước. Hình thế đắc địa như một vương quốc riêng, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây được An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”.Để bảo vệ gìn giữ vùng đất khí kiệt này, Nhà Trần đã phải cho người đục núi, lấp sống để trấn yểm các huyệt mạch đế vương. Liên tiếp các triều đại vua, chúa phát tích từ đất Ái Châu mà ra, nên trong dân gian đời xưa có câu ngạn ngữ truyền đời: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”, ý nói Thanh Hóa là nơi phát tích của các triều đại đế vương. Còn xứ Nghệ An là nơi có các tôi thần giỏi giang giúp vua trị nước. Theo thống kê, kể từ khi nước ta có vua thời Văn Lang cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn vào năm 1945 với vua Bảo Đại, thì Thanh Hóa chính là nơi khởi nguồn của nhiều dòng vua, chúa nhất nước. Vậy nên, nói Thanh Hóa là vùng đất địa linh, nhân kiệt từ ngàn xưa đến nay quả chẳng ngoa chút nào. Thanh Hóa chính là nơi vua xuất hiện nhiều nhất khi năm Mậu thìn (248) Triệu Thị Trinh đánh tan quân Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa. Tuy chưa xưng vua nhưng quân Ngô đã gọi bà là Vua. Nhà Tiền Lê do thập đạo tướng quân Lê Hoàn lãnh đạo cũng xuất phát từ quê nhà Thọ Xuân, Thanh Hóa. Sau khi Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ đổi tên nước là Đại Ngu cũng đặt kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô, Thanh Hóa. Nơi đây cũng trở thành mảnh đất sản sinh ra những vị vua thời Hậu Lê như Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Trang Tông.... Không chỉ có vậy, Thanh Hóa còn là nơi xuất phát của hai dòng chúa Trịnh, Nguyễn. Chúa Trịnh Kiểm thời vua Lê vốn xuất thân từ Vĩnh Lộc, Thanh Hóa sau đó mang tiếng giúp phò Lê nhưng thực ra lấn át cả quyền lực của vua. Chúa Nguyễn lập sau thời chúa Trịnh cũng trấn trị ở đất Thuận Hóa sau mới mở rộng khai phá tận Đàng Trong. Kể tới đây, trong lòng tôi lại trỗi dậy một niềm tự hào sâu sắc. Bao đời vua chúa xứ Thanh ta, đều là những tượng đài lớn vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Thanh Hóa nói chung, Việt Nam nói riêng. Những anh hùng vang danh như vua Lê Lợi, vua Lê Hoàn, ... được ngừoi dân cả nước ngàn đời khắc nhớ công ơn. Song, có một vị vua mà tôi thực sự rất ấn tượng, nhưng ông dừong như bị người đời hết lời khinh mạ, Đó là Hồ Quý Ly.
  • 2. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 2 Hồ Quý Ly quê gốc Nghệ An, tổ 4 đời dời ra Thanh Hóa, đổi theo họ người cha nuôi họ Lê (khi lên ngôi, lấy lại họ Hồ). Hồ Quý Ly có quan hệ họ ngoại khăn khít với vua Trần, bản thân ông là con rể vua Trần Minh Tông.Từng bước, Hồ Quý Ly đã tiến lên nắm giữ những chức vụ quan trọng về chính trị và quân sự như Khu mật sứ, Thống chế, Đồng bình chương sự. Mặc khác, ông còn tìm cách đưa họ hàng và tay chân thân tín vào nắm giữ các trọng trách khác.Củng cố được thế lực, Hồ Quý Ly tiến hành các âm mưu phế lập và đàn áp. Ông tìm cách mưu hại các vua Trần (Đế Nghiễn, Thuận Tông), sát hại các quý tộc tông thất và quan liêu triều Trần. Trong hội thề Đốn Sơn (1399), 370 quý tộc quan liêu, đứng đầu là Trần Khát Chân, đã mưu giết Quý Ly. Việc không thành, tất cả đều bị giết hại. Năm 1400, Quý Ly ép Thiếu Đế phải nhường ngôi cho mình, lập nên triều Hồ, lấy niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu. Sau 10 tháng, nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, lên làm Thái Thượng hoàng. Năm 1402, ông đem quân đánh champa, chiếm đất Chiêm Động và Cổ Lũy. Năm 1407, lấy cớ phù Trần diệt Hồ, quân Minh do Trương Phụ chỉ huy, đã tiến hành xâm lượt nước ta. Nhà Hồ cự địch ở thành Đa Bang (Hà Tây) nhưng thất bại. Cha con Hồ Quý Ly chạy đến vùng Hà Tĩnh, thì bị bắt, đưa về Trung Quốc. Triều Hồ (1400-1407) sụp đổ.
  • 3. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 3 Người ta thường nhận định, Hồ Qúy Ly dứơi cái nhìn lịch sử một cách khắt khe, và đưa đến lời buộc tội cao nhất cho ông. Nhưng tôi nhìn trên một phương diện khác, cảm như Hồ Qúy Ly có lẽ là một con ngừơi rất tuyệt vời. Xưa nay, nghĩa quân thần, trung quân ái quốc là cốt nghĩa của quan quân quần thần. Bên cạnh chữ nghĩa, ông còn mang một chữ tình lớn. Bởi ông là rể của nhà Trần, là người được vua Trần Nghệ Tông tin tưởng giao cho nhiều quyền hạn tối cao. Nhưng Hồ Qúy Ly lại chính là nhân vật táo bạo trong lịch sử, lật đổ nhà Trần? Nho giáo nhận định ông là kẻ bất trung. Dân trăm họ cũng vì thế mà không tôn sùng, không đồng lòng. Rồi tiếng tai truyền kiếp là một tên phản nghịch. Trần Trọng Kim trong “Việt Nam sử lược” đánh giá Hồ Qúy Ly “vì lòng tham xui khiến, hễ có thế lực là sinh ra bụng muốn trang quyền, cướp nước”. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lịch sử lúc bấy giờ, ta hoàn toàn nhận ra sự mục ruỗng, đổ nát của nhà Trần sau hơn 100 năm hiển hách. Tôi cho rằng, đây là cái công của vua Hồ. Đại Ngu là một trang sử mới cho đất nước,
  • 4. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 4 là một bước đi tất yếu theo quy luật triết học tự nhiên. Tiếp đó, dù chỉ trong 7 năm tồn tại, song nhà Hồ đã cho thấy một bước cải cách rất đỗi tiến bộ mà bấy nay chưa từng có một nhà cải cách nào làm tới. Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng. Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức. Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. Tôi thực sự nể trọng nhất ở vị vua này, chính là tư tưởng sử dujng tiền giấy, tư tưởng đi trước thời đại. Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại. Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. Về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập. Năm 1937 Hồ Qúy Ly cho xây dựng Thành Nhà Hồ, cho đến nay, công trình ấy đang là một dấu son về văn hóa đại diện cho xứ Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung. Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. Khối óc phi thường lại là điểm yếu, Hồ Qúy Ly đã không được lòng dân với những cải cách ấy, vì nhân dân vốn có suy nghĩ sợ sệt trước những đỏi thay chưa biết kết quả ra sao. Lại nói về tội, Hồ Qúy Ly là vị vua thất bại, vì chỉ duy trì triều đại được trong 7 năm, sau đó để mất vào tay nhà Minh. Thậm chí, điều đáng lên án nhất của cha con họ Hồ, không phaỉ chỉ là để mất nước, mà la hoàn toàn không mang phẩm chất đế vương.Quân đội nhà Hồ không phải là yếu kém, thêm vào đó là vũ khí do chính Hồ Nguyên Trừng chế tạo, vậy thất bại do đâu? Chính là do nhà Hồ không biết cách sử dụng sức dân, quân dân cùng chiến đấu. Chưa từng có một thời kì nào chiến tranh nổ ra mà lại không có sự đồng sức đồng lòng của nhân dân cả nước. Mất lòng dân, tất diệt vong. Kể nữa, đó là, kể cả sau khi lâm nguy, ông cũng mang phong độ của một văn nhân chứ không giống một chiến tướng nên không dám liều mình chết ở Lỗi Giang, dù lúc đó tuổi đã 70. Và sau khi bị nhà Minh bắt giữ, con trai Hồ Qúy Ly còn là kẻ hiến sức chế tạo vũ khí cho quân Minh. Hồ Quý Ly là vị vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự can thiệp mạnh của nhà Minh, rất có thể sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, mặc dù gặp phải sự chống
  • 5. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 5 đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước. Điều này quả thật đáng chê trách miệt hạ. Song tôi vẫn phải nhận định rằng, dù dùng tài sai cách, nhưng họ Hồ thực sự vẫn là một trang kiệt suất, chế tạo ra súng thần công như một cú nổ lớn, khẳng định cái tài bỏ xa thời đại. Tóm lại, Hồ Quý Ly là một dấu hỏi đỏ cho nhiều đời, ông đáng ghi ơn, hay đích thị là kẻ nghịch thần. . Nếu nhìn bằng quan điểm kiểu phong kiến, Hồ Quý Ly là kẻ nghịch thần tiếm ngôi vua, đại gian đại ác; nhưng xét theo mặt khác, Hồ Quý Ly lại là nhà cải cách, nhà chính trị không tệ, mang hoài bão xây dựng đất nước thái bình. Nhìn lại và đánh giá cho thật kỹ lưỡng thì Hồ Quý Ly tuy là người có tấm lòng vì sự phồn vinh của đất nước, nhưng tư cách lại quá tầm thường, kém cỏi, không mang cái đức đế vương. Công lao có lẽ to lớn, nhưng lại không hợp thời. Có tài cải cách tài canh tân đất nướ, có tài kinh bang tế thế, nhưng lạikhông có được sự ủng hộ của nhân dân. Cái đức xấu đã ăn quá sâu vào suy nghĩ của người dân nhiều đời, vì thế mà tầm vóc cùng suy nghĩ vựot thời đại của ông có lẽ sẽ rất lâu nữa mới được người ta nhìn nhận. Có đáng buồn không, khi tên của vị vua ấy chưa được đặt cho một địa danh nào trên đất nước từng dưới sự trị vì của ông?Có đáng buồn không khi di tích văn hóa Thành nhà Hồ do ông xây dựng thậm chí đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thì ông vẫn chưa được tung hô như một ngừơi tài? Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu biết về công trình này. Trả lời: Với bề dày truyền thống bốn nghìn năm lịch sử, Thanh Hóa quê ta được xem là cái nôi văn hóa Văn Lang, là quê hương của những nét đẹp rực rỡ danh lam thắng cảnh, vùng đất của những vị anh hùng dân tộc, danh
  • 6. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 6 nhân văn hóa nổi tiếng. Nói đến di tích lịch sử, văn hóa ở nơi đây, ta không quên khu di tích lịch sử Lam Kinh cùng các lăng tẩm bia mộ của các vua và hoàng hậu triều Lê; không quên kể đến đền Bà Triệu,nơi thờ bà Triệu Thị Trinh- nữ tướng oai hùng của những buổi đầu chống giặc khi xưa;...Bên cạnh những di tích lịch sử ấy, là những món quà của thiên nhiên bao đời đẹp mãi. Nào Sầm Sơn sóng vỗ nhẹ bờ cát, nào Hàm Rồng oanh tạc chiến công, nào Bến En hoang dại kì thú,...Song, nói đến du lịch xứ Thanh, Thành Nhà Hồ chắc chắn phải là một điểm dừng chân trong cuộc hành trình ấy, bới những nét đẹp kì bí ẩn trong những khối đá linh hồn thời đại. Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét:”Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam”. Có lẽ lời nhận xét ấy đã phần nào khái quát được tầm vóc của di tích lịch sử oai tráng này. Thành Nhà Hồ là một công trình kiến trúc quân sự thuộc hàng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam và Khu vực trong thời kỳ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Thành do Hồ Quý Ly – lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần
  • 7. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 7 – cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công ước Di sản Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”. Trong hồ sơ di sản thế giới, Thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam Giao. Thành nội được xây dựng gần như hình vuông; có chu vi 3.508m; diện tích 142,2ha; tường thành chiều Nam – Bắc dài 870,5m; chiều Đông – Tây dài 883,5m. Thành nội có 4 cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày 1m, nặng khoảng từ 15 – 20 tấn. Trục chính của thành không theo đúng hướng Bắc Nam, nhưng các cổng vẫn được gọi tên theo bốn hướng chính: cổng Nam, cổng Bắc, cổng Đông, cổng Tây (hay còn gọi là: Tiền, Hậu, Tả, Hữu). Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng Nam là cổng chính, có ba cửa: cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m; hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa, trong đó cổng Bắc rộng 5,8m;
  • 8. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 8 cổng Đông rộng 5,9m, cao 5,4m; cổng Tây rộng 5,8m, cao 5,4m. Tường thành cao trung bình từ 5 – 6m, chỗ cao nhất là cổng Nam cao 10m. Các nhà khoa học đã ước tính toàn bộ phần tường đá chiếm khoảng 25.000m3. Theo các tài liệu, Thành nội có các công trình kiến trúc như: điện Hoàng Nguyên, cung Nhân Thọ, cung Phù Cực, Đông cung, Đông Thái miếu, Tây Thái miếu… Tuy nhiên, hiện nay Thành nội chỉ còn lại một số di tích và di vật như: phần tường thành, bốn cổng thành, dấu tích các hồ nước, đôi rồng bậc thềm làm bằng đá với những nét điêu khắc rất tinh xảo, nền móng kiến trúc Thành nội, đường lát đá Hoa Nhai, bi đá, đạn đá, đồ gốm sứ, khuôn viên cổng Nam và các hiện vật có giá trị đặc trưng cho văn hóa Trần – Hồ. Hệ thống Hào thành nằm bao quanh Thành nội và được nối thông với sông Bưởi qua một con kênh ở góc đông nam của thành. Hào thành có bốn cầu đá bắc vào 4 cửa của Thành nội. Ngày nay, nhiều phần của Hào thành đã bị lấp cạn. Tuy nhiên, dấu tích của Hào thành vẫn có thể nhận thấy rất rõ ở phía Bắc, phía Đông và một nửa phía Nam của thành. La thành là vòng thành ngoài cùng của thành Nhà Hồ, được xây dựng để che chắn cho Thành nội (Hoàng thành) và nơi sinh sống của cư dân trong thành. La thành dài khoảng 10km, được xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên. Nhà Hồ đã dựng La thành bằng cách cho đắp đất, trồng tre gai để nối liền các ngọn núi Đốn Sơn (xã Vĩnh Thành), Hắc Khuyển (xã Vĩnh Long), Xuân
  • 9. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 9 Đài, Trác Phong, Tiến Sỹ (xã Vĩnh Ninh), Kim Ngọ (xã Vĩnh Tiến), Kim Ngưu, Tượng Sơn (xã Vĩnh Quang) với hai con sông là sông Bưởi và sông Mã. Hiện nay, dấu tích của La thành thuộc địa phận làng Bèo (xã Vĩnh Long) với chiều dài 2.051,9m, cao khoảng 5m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9,2m, chân thành rộng 37m đã được khoanh vùng bảo vệ. Đàn tế Nam Giao, hay còn gọi là đàn Nam Giao là một công trình kiến trúc cung đình quan trọng, được xây dựng năm 1402 ở phía Tây Nam núi Đốn Sơn, nằm thẳng trên đường thần đạo từ cổng Nam nhìn ra, cách thành Nhà Hồ khoảng 2,5km về phía Đông Nam. Đàn Nam Giao có diện tích 43.000m². Mặt bằng hiện tại còn lộ rõ 5 nền đất với 5 bậc cấp. Từ nền đàn cao nhất xuống nền đàn thấp nhất chênh lệch nhau là 7,80m. Đàn Nam Giao là nơi tế trời, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, vương triều trường tồn, thịnh trị. Ngoài ra, đàn còn là nơi tế linh vị của các hoàng đế, các vì sao và nhiều vị thần khác. Tế Nam Giao còn là lễ tạ ơn trời đất về sự hiện diện của vương triều, được coi là nghi lễ mang tính cung đình. Lễ tế Nam Giao đầu tiên của triều Hồ được tổ chức cùng năm xây dựng. Tại thành Nhà Hồ, ngoài việc đắp đàn Nam Giao và cử hành lễ tế năm Nhâm Ngọ (1402), vương triều Nhà Hồ đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử như: lập đàn Xã Tắc năm Đinh Sửu (1397), tổ chức hai kỳ thi thái học sinh vào năm Canh Thìn (1400) và Ất Dậu (1405). Ngoài ra, thời kỳ này còn gắn liền với những cách tân đáng ghi nhận như cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ Nôm, phát hành tiền giấy.
  • 10. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 10 Ngày nay Thành Nhà Hồ đã và đang được từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết là khôi phục và gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến Thanh Hóa. Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới. Ngày 10/5/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) đối với 13 di tích, trong đó có Thành Nhà Hồ. Thanh Hóa quê ta tự hào biết mấy với di tích Thành Nhà Hồ. Đây vừa là khu di tích khu du lịch mang dấu ấn riêng của một thời đại đã qua, cũng là khối tường thành khẳng địa tài năng, khí phách, bản lĩnh con người Việt Nam ta khi
  • 11. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 11 ấy.Bên cạnh đó, việc Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới cũng góp phần không nhỏ đưa vị thế Việt Nam lên cao trên trường quốc tế, mang văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến bạn bè quốc tế muôn nơi, khẳng định đất nước con người Việt Nam hào hùng rực rỡ. Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh. Trả lời: Bác Hồ từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Quả là như vậy, sau bốn nghìn năm dựng và giữ nước, tôi tự hào tin tưởng rằng, dân tộc tôi mang vóc dáng dân tộc anh hùng. Song song với tình yêu nước của dân tộc Việt Nam, là lòng yêu quê hương của mỗi người dân Thanh Hóa Năm Mậu Thìn (248), Lệ Hải bà vương Triệu Thị Trinh đánh quân Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa làm quân giặc khiếp đảm tôn phục với câu cửa miệng: “Hoành qua đương hổ dị. (Múa giáo chống hổ dễ) Đối diện bà Vương nan” (Đối mặt vua bà khó) Dù chưa lập triều nghi, nhưng ngay quân Ngô đã tôn xưng người con gái của chiến tuyến bên kia làm vua rồi. Bà có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Câu nói ấy như mang tòan vẹn linh hồn phụ nữ Việt, kiên trung bất khuất, anh dũng muôn đời.
  • 12. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 12 Tháng 12 năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ quê làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã đánh đuổi quan đô hộ Lý Khắc Chính, Lý Tiến của nhà Đường, chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết Độ sứ, nhưng thực ra đã là một “vua không ngai” khi tiếp nối được nền độc lập, tự chủ do dòng họ Khúc dựng nên từ năm Ất Sửu (905). Lại nữa một người anh hùng Thanh Hóa ngàn đời còn mãi tiếng thơm. Anh hùng Dương Đình Nghệ của đất Ái châu đã kế tục xuất sắc sự nghiệp giành độc lập của họ Khúc, tổ chức lực lượng từ Thanh Hoá kéo đại quân ra Bắc làm nên trận quyết chiến chiến lược giải phóng thành Đại La khỏi ách đô hộ của quân Nam Hán. Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi để thống nhất lòng dân, đánh tan quân xâm lược Tống, giữu vừng nền độc lập, tự chủ, từ đó mở ra nhà Tiền Lê (980 - 1009). Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Nhà Tiền Lê trải ba đời gồm Lê Đại Hành (980 - 1005), Lê Trung Tông (1005), Lê Ngọa Triều (1005 - 1009). Sử gia Ngô Thì Sĩ nhận định: Vua Đại Hành là người anh minh, quả quyết, nhiều mưu trí, dụng binh khéo như thần, cho nên khu sách các anh hào, vang động cả quân Mán và người Tàu. Vua Lê Đại Hành hiện thân cho một trang sử vàng hào hùng của dân tộc, là hiện thân cho hình ảnh người anh hùng xứ Thanh, rất đỗi tài ba, anh dũng.
  • 13. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 13 Thời gian 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê gồm giai đoạn Lê sơ (1428 - 1527) và Lê Trung hưng (1533 - 1789). Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái Tổ (Lê Lợi) sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (1416 - 1428). Giai đoạn Lê sơ trải qua 10 vị vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng, được xem là thời thịnh trị của chế độ phong kiến Đại Việt với đỉnh cao là đời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 - 1497). Giai đoạn Lê Trung Hưng đánh dấu sự phục hồi của nhà Lê sau khi bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi với vị vua đầu tiên Lê Trang Tông (1533 - 1548), và kết thúc với vua thứ 16 Lê Chiêu Thống (1786 - 1789). Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vẻ vang, tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Lê Lợi, người con ưu tú của nhân dân Thanh Hoá, vị anh hùng dân tộc, lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành sứ mệnh vẻ vang. Giải phóng Thăng Long, giải phóng dân tộc mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ cho lịch sử Việt Nam. Song song với những chiến tích lẫy lừng của bậc đế vương, không thể quê tưởng nhớ công lao của những vị tướng, những anh hùng vô danh “đã làm nên Đất Nước”. Người dân xứ Thanh, trải qua thời kì phong kiến với liên tiếp các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chưa bao giờ là không tham gia anh dũng, góp công tạo nên những chiến công hiển hách. Nhân dân Thanh Hóa luôn đồng sức đồng lòng theo tiếng gọi của chính nghĩa mà vùng lên bất khuất, kiên cường. Kể ra, có Lê Phụng Hiểu (ở giáp Cổ Hoằng, Hoằng Hoá) có công trong sự nghiệp bình Chiêm và dẹp loạn “Tam vương” được phong chức Đô thống thượng tướng quân. Lịch sử dân tộc đã chỉ ra rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1284 - 1285), Thanh Hoá vừa là hậu phương - vừa là mặt trận chính của cuộc kháng chiến. Mảnh đất anh hùng này không chỉ là chiến trường ác liệt mà còn là trung tâm đầu não, bảo vệ và che chở cho các vua Trần đứng chân khi rời Thăng Long đi kháng chiến. Cũng từ Thanh Hoá, kế sách giải phóng Thăng Long đã được thực hiện trọn vẹn, với những chiến công vang dội Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết. Nhân dân Thanh Hóa cũng giữ một vai trò lớn trong cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, là nơi lui về trú ẩn, cũng như là nguồn nhân lực, sinh lực dồi dào, .... Trải qua thời kì phong kiến, cho đến buổi chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, nhân dân Thanh Hóa vẫn một lòng bước theo tiếng gọi của Tổ quốc. Quê hương Thanh Hóa là nơi sản sinh ra những người lính Cộng sản đầu tiên, những người lính người nông dân kiên cường bất khuất; là cái nôi của rất nhiều cuộc đấu tranh chống quân thù. Thời chống Pháp, phong trào Cần Vương tại Thanh Hóa, nổi bật là khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo; khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điểm lãnh đạo đã tạo nên một làn sóng đấu tranh mạnh
  • 14. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 14 mẽ trong nhân dân đấu tranh bảo vệ dất nước. Hòa chung với niềm vui chiến thắng của Cách mạng tháng Tám 1945 của tòan dân tộc, quân dân Thanh Hóa cũng hào hùng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa tháng 8 năm 1945. Trong 9 năm kháng chiến gian khổ ác liệt chống Pháp, Thanh Hóa đã thực hiện xuất sắc vai trò hậu phương kháng chiến; đã chi viện cho miền Nam cả về lực lượng chiến đấu đến lương thực, thực phẩm. Vào thăm Thanh Hóa lần hai năm 1957, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen:” Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Ta tự hào kể được ra đây một số gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thanh niên cộng sản yêu nước thời bấy giờ như Lê Hữu Lập, như Đinh Chương Dương, ...Họ là những tấm gương sáng cho muôn thế hệ mai sau, cho lòng yêu nước nguyện một đời sống và cống hiến cho Tổ quốc. Hay trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Thanh Hóa đã làm hậu phương vững chắc, kiên cường cùng đồng bào miền Nam đánh Mỹ. Một trong những hình ảnh đẹp nhất của Thanh Hóa trong thời khì này, chính là cầu Hàm Rồng – biểu tượng của yêu nước, của một Thanh Hóa đồng sức đồng lòng hướng về miền Nam. Không quân Mỹ đã điên cuồng tấn công vào Hàm Rồng và các khu vực trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa. Trong cuộc quyết chiến ngày 3 và 4/4/1965, quân và dân Thanh Hóa anh hùng đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, bảo vệ cầu Hàm Rồng an toàn, làm nức lòng nhân dân cả nước. Từ trong khói lửa ác liệt của Hàm Rồng anh hùng, đã có nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường, anh dũng. Giữa lúc bom đạn địch đang dội xuống dày đặc, dân quân Yên Vực (Hoằng Long) vẫn chèo thuyền vượt sông Mã chở đạn dược cho bộ đội cao xạ. Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển vượt đạn bom vác 98kg đạn, nặng gấp đôi trọng lượng
  • 15. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 15 cơ thể mình tiếp cho bộ đội. 6 nữ đồng chí trong tổ cứu thương của Nhà máy Điện Hàm Rồng luôn có mặt bên mâm pháo băng bó cho thương binh, tiếp đạn cho bộ đội. Các cụ già Nam Ngạn vẫn nổi lửa nấu cơm, canh, cả nhà sư chùa Mật Đa cũng tiếp tế, cứu thương cho bộ đội... Thanh Hóa – tiếng vọng linh thiêng, ngàn đời chảy mãi tình yêu nước, anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm.Lớp lớp anh hùng đã khuất, đều là những tượng đài bất tử trong lòng mỗi người dân Thanh Hóa nói riêng, cả đất nước Việt Nam nói chung.Truyền thống ấy, bao đời vẫn vẹn nguyên giá trị, là kim chỉ nam cho nhân dân Thanh Hóa xưa và nay trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, quê hương.
  • 16. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 16 Câu4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất. Trả lời: Năm 1858, Pháp chính thức nổ phát súng đầu tiên xâm lược Việt Nam. Quân và dâ cả nước khi ấy nói chung, quân dân Thanh Hóa nói riêng đã chung sức đồng lòng, liên tục không ngừng nghỉ trong công cuộc khởi nghĩa đánh đuổi ngoại xâm. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của ta dẫn đén hàng loạt những thất bại liên tiếp, đó chính là việc ta chưa có được ngọn hải đăng cho cách mạng bấy giờ. Trong bối cảnh lịch sử ấy,ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, Nguyễn Aí Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng thành một chính đảng duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại cho lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trun, nguuyện suốt đời hi sinh cho lí tưởng Đảng, cho độc lập của dân tộc, cho tự do của nhân dân.Theo đó, phong trào đấu tranh ở Thanh Hóa phát triển rộng khắp, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trước tình hình đó, nhận thấy rõ Thanh Hóa cũng đang thực sự cần sự lãnh đạo của Đảng, dưới sự chỉ dẫn của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29 tháng 7 năm 1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tạilàng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập dựa trên sự hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản: Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân.Đồng chí Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Có thể nói, sự ra đời của ấy là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định cho những bước tiến nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng Thanh Hóa; chấm dứt hoàn toàn thời kì khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính Đảng. Trong màn đêm xâm lược, nhiều thanh thiếu niên yêu nước Thanh Hóa đã ra tỉnh ngoài, nước ngoài tìm đường giải phóng quê hương, dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến Lê Hữu Lập – người thanh niên cộng sản đầu tiên của quê hương xứ Thanh. Ông sinh năm 1897 mất năm 1934, quê ở thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc).
  • 17. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 17 Vốn sinh ra trong gia đình có ông nội là án quan triều Nguyễn, sau cáo quan về dạy học và có cha cũng là một nhà giáo yêu nước, nên ngay từ nhỏ, trong tâm tưởng ông đã thấm nhuần lòng yêu nước nồng nàn, cảm nhận được nổi thống khổ của người dân mất nước mất tự do và sự bất công của bọn thực dân Pháp và phong kiến gây ra. Năm 28 tuổi, gặp Nguyễn Aí Quốc ở Trung Quốc, Lê Hữu Lập là một trong số những thanh niên ưu tú được Nguyễn Aí Quốc lựa chọn và là người Thanh Hóa đầu tiên được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Đồng chí hội.Ông có vinh dự được sống gần gũi bên cạnh Nguyễn Aí Quốc, một người thầy lỗi lạc – nhà cách mạng thiên tài, trực tiếp được Người bồi dưỡng về dưỡng về lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng, chính điều này đã đưa Lê Hữu Lập đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Cộng sản, con đường đúng đắn do Bác vạch ra cho thanh niên Viêt Nam. Thời gian sau đó, ông được cử về nước để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho thanh niên ở các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị,... và đưa một số đồng chí sang Quảng Châu huấn luyện. Đầu năm 1927, ông đã đứng ra chỉ đạo việc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tỉnh Thanh Hóa và bầu Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm
  • 18. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 18 thời. Lúc này, Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư Tỉnh bộ lâm thời. Một năm sau đó, trong Hội nghị đại biểu Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tỉnh Thanh Hóa, Ban chấp hành Tỉnh bộ với bảy ủy viên đã bầu Lê Hữu Lập làm Bí thư và sau đó được bầu vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Trung Kỳ. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, Lê Hữu Lập trở thành Đảng viên Đảng cộng sản. Đến năm 1934, ông tham gia Ban viện trợ cách mạng Đông Dương và được cử về hoạt động ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tại đây, ông lâm bệnh nặng và được đưa về điều trị ở nhà thương Vinh. Do bệnh quá nặng, ông qua đời tháng 6 năm 1934 khi mới 37 tuổi. Bước chân theo con đường cách mạng khi tuổi đời mới tròn đôi mươi, Lê Hữu Lập mất đi nhưng ông vẫn luôn còn mãi như một bức tựơng đài bất tử về một người thanh niên Cộng sản một đời sống và cống hiến hết mình cho sự nghiệp cứu nước cứu dân. Tôi là một người con của Hậu Lộc thân thương, và may mắn thay cũng từng được là học sinh tại ngôi trường mang tên người Cộng sản ấy, nên trong tôi luôn dành một sự tôn kính đặc biệt cho ông. Ngày nay,tại Xuân Lộc quê ông, người ta cũng đã cho xây dựng khu tưởng niệm tượng đài Lê Hữu Lập,như một niềm nhớ niềm tri ân sâu sắc nhất đến người Cộng sản đã chiến đấu không mệt mỏi và hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân, của nước, góp phần viết nên những trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa.Một lần đến thăm
  • 19. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 19 nơi đây, tôi đã có dịp được gặp cụ La Thị Duệ (SN 1918 - cháu dâu của đồng chí Lê Hữu Lập). Cụ kể lại hai lần Lê Hữu Lập về thăm nhà, với một niềm tự hào mãnh liệt: “Hôm đó, chú về nhà dù rất kín đáo nhưng không hiểu sao bọn Lý trưởng biết được, thế là kéo quân đến nhà lùng sục để bắt theo lệnh của tòa án đã tuyên. Khi đến nhà thì không thấy chú ấy đâu, quân lính lùng sục khắp nơi cũng không thấy đành bỏ đi. Nghe bố tôi nói, khi biết lính đến, chú ấy đã nhanh chân nhảy xuống ao rồi núp vào một cái hầm ếch để trốn. Lần đó may mà thoát thân”.Lần thứ hai, may thay không gặp nhiều trở ngại, nhưng đó cũng là lần cuối ông về thăm quê. Lê Hữu Lập, người chiến sỹ cộng sản lớp trước, người con thân yêu của nhân dân Thanh Hóa đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp của Đảng, của nhân dân. Bằng sự nỗ lực của bản thân, của tổ chức, Lê Hữu Lập đã vận dụng một cách nghiêm túc, sáng tạo và hoạt động ngoan cường với tinh thần xung kích cách mạng theo con đường cứu nước của Bác Hồ. Ba mươi bảy tuổi đời, độ tuổi tràn đầy nghị lực , Lê Hữu Lập là một trong những người chiến sỹ cộng sản lớp trước của tỉnh nhà đã cống hiến xuất sắc cuộc đời của tuổi trẻ cho sự nghiệp vinh quang của Đảng và đã hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động và sự cống hiến của đồng chí Lê Hữu Lập đã góp phần viết nên những trang sử mở đầu rực rỡ trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân? Trả lời: Từ thuở sơ khai, Thanh Hóa đã được biết đến là cái nôi của người cổ, nôi của văn hóa cổ Việt Nam. Mang trong lòng đất mẹ long mạch oanh linh, từ xưa đến nay tỉnh Thanh luôn khẳng định được tầm vóc của mình. Hồ chủ tịch kính yêu của dân tộc ta, người đã từng 5 lần về thăm, và có tầm nhìn chiến lược về mảnh đất và con người nơi đây. Người đã nhiều lần trực tiếp về thăm cũng như gửi thư động viên, thăm hỏi, biểu dương thành tích của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa trong sản xuất và chiến đấu. Đặc biệt, ngày 20-2-1947, trong thời khắc gian khó, ác liệt của cuộc kháng chiến
  • 20. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 20 chống thực dân Pháp, với tình cảm đặc biệt và với tầm nhìn chiến lược, trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, Bác đã ân cần căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”. Theo đó, để đáp lại lòng mong mỏi của Bác, nhân dân Thanh Hóa đã nỗ lực hết mình. Sau 30 năm đổi mới(1986- 2016), Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được hoàn thiện. Từ một địa phương thường xuyên thiếu lương thực, những năm gần đây, chúng ta không những đã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, mà còn có một phần lương thực hàng hóa; các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến như: mía, cao su, sắn, luồng được hình thành vững chắc. Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng và đạt kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng xi - măng và mía đường. Các khu công nghiệp, Khu Kinh tế Nghi Sơn được thành lập, một số ngành công nghiệp then chốt của tỉnh, như: sản xuất vật liệu, nhiệt điện, lọc hóa dầu,... đã được hình thành. Các ngành dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt kế hoạch đề ra. Nhiều dự án lớn, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được khởi công xây dựng, điển hình là Dự án Lọc hóa dầu Nghi
  • 21. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 21 Sơn với tổng mức đầu tư 9,3 tỷ USD, lớn nhất ở nước ta từ trước đến nay đang được xây dựng đúng tiến độ và sẽ đi vào vận hành thương mại trong năm 2017. Tập đoàn FLC cũng đã đầu tư lớn, mang đến một tiềm năng phát triển lớn cho du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa nói riêng và kinh tế Thanh Hóa nói chung. Thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán và năm sau cao hơn năm trước. Các hoạt động văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực, theo hướng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa. Kết quả thi đại học, thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; thể thao thành tích cao đạt nhiều thành tích vượt bậc và duy trì vị trí tốp đầu cả nước. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường; công tác tổ chức và cán bộ có chuyển biến khá toàn diện; công tác chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng có nhiều đổi mới; tình hình tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng thuận, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng ta. Thành phố Thanh Hóa, năm 2015, đã được công nhận là Đô thị loại 1; năm 2015 đối với Thanh Hóa đồng thời cũng là năm du lịch quốc gia, đón ngàn vạn khách du lịch thập phương. Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đứng ở thời điểm này nhìn lại, dẫu còn khó khăn, thách thức nhưng mỗi chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu mà đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực đạt được trong những năm qua. Những thành tựu đó đã và đang tạo ra thời cơ, vận hội mới; mở ra tương lai tốt đẹp cho tỉnh ta trong những năm tới trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
  • 22. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 22 Thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu, có lẽ là việc hiện nay, bãi biển Sầm Sơn đang được đầu tư quy hoạch dưới sự quản lí của tập đoàn FLC. Như tôi được biết thì đây là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bấy nay, Sầm Sơn vẫn được ngừơi dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế nhớ đến như một bãi biển đẹp với bờ cát mịn, là món quà quý mà thiên nhiên abn tặng cho quê hương Thanh Hóa. Hẳn ai cũng ước mong một lần được về với Sầm Sưon, hòa mình vào sóng nước nơi đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn codn không ít nhận xét tiêu cực về khu du lịch trọng điểm của chúng ta. Kể như ngừơi ta vẫn nhận xét về việc quy hoạch chưa hợp lý ở bãi biển, hay việc chém giá của dân buôn,... Giờ đây, từ nay, Sầm Sơn đã mang một vẻ đẹp cao quý hơn rất nhiều. Đến với Sầm Sơn hôm nay, du khách sẽ phải trầm trồ tấm tắc, cảm như đã đến rồi sẽ chẳng muốn rời đi. Tập đoàn FLC đầu tư 5.500 tỷ đồng vào thị xã biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, dự án xây dựng Tổ hợp sân golf 18 lỗ cùng khu nghỉ dưỡng 5 sao đang được kỳ vọng hiện thực hóa thêm một Vinpearl thứ hai của Việt Nam tại Thanh Hóa. Vào ngày 4/5/2016 vừa qua, Tập đoàn FLC (FLC Group) đã khởi công thực hiện tổ hợp dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC Samson Golf Links tại xã Quảng Cư, Thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa). Dự án FLC Samson Golf Links
  • 23. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 23 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.200 tỷ đồng. Đây sẽ là sân golf 18 lỗ có chiều dài ven biển dài nhất Việt Nam cho đến thời điểm này, với hệ thống cây xanh, thảm cỏ, hồ nước, câu lạc bộ, khách sạn, biệt thự cao cấp... trải dài trên diện tích 92,4ha Sân golf do công ty Nicklaus Design thiết kế với bề dày kinh nghiệm, hãng đã thiết kế gần 400 sân golf tại 36 quốc gia khác nhau, trong số đó 70 sản phẩm thiết kế nằm trong tổng số 100 sân golf đẹp nhất phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Dự kiến sau khoảng một năm sau, sân golf sẽ kịp đi vào hoạt động, phục vụ năm du lịch Quốc gia 2015 được tổ chức tại Thanh Hóa. Đặc biệt, FLC cũng đồng thời đầu tư xây dựng tại Sầm Sơn khu Quần thể Văn hóa - Du lịch Cồn Nổi (được xây dựng ngoài đảo Đảo Cồn Nổi) và Khu resort tiêu chuẩn 5 sao nằm liền kề sân golf có quy mô trên 340ha với tổng mức đầu tư khoảng 4.300 tỷ đồng. Nơi đây sẽ được thiết kế trở thành một khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp với nhiều hạng mục như khu giải trí trong nhà, ngoài trời, hệ thống nhà hàng, quán bar, bể bơi 4 mùa, khách sạn, biệt thự, nhà liền kề... Điểm nhấn trong dự án này là FLC sẽ thiết kế hệ thống cáp treo an toàn, hiện đại nối liền Quần thể Văn hóa - Du lịch Cồn Nổi với đất liền, nhằm tạo thuận lợi cho du khách, cũng như đem lại cảm giác trải nghiệm thú vị khi ngồi trên cáp treo di chuyển trên mặt biển. Với Khu quần thể Văn hóa - Du lịch Đảo Cồn Nổi được thiết kế tiêu chuẩn 5 sao, FLC tham vọng xây dựng một Vinpearl thứ hai của Việt Nam tại Thanh Hóa. Nói tóm lại, Tập đoàn FLC sẽ đầu tư vào
  • 24. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 24 thị xã biển Sầm Sơn khoảng 5.500 tỷ đồng với mong muốn tạo nên chuỗi dịch vụ đẳng cấp, hoàn chỉnh góp phần nâng tầm du lịch Sầm Sơn, du lịch Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn số một trong bản đồ du lịch khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Một trong những điểm đặc biệt mà khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn , đó là khu biệt thự cao cấp hưởng biển “ Biệt thự FLC Residences Sầm Sơn " mà khách hàng thường gọi nhanh bằng cái tên quen thuộc là " Biệt Thự FLC Sầm Sơn " . Chỉ từ 4-5 tỷ / căn biệt thự 3 tầng đẹp long lanh, thiết kế hoàn hảo với đủ mọi tiện ích , sẽ là một hoàn ngọc sáng mà bấ kỳ nhà đầu tư nào cũng quan tâm .Kể đến đây, ta có thể hình dung ra được một diện mạo hoàn toàn mới của Sầm Sơn Thanh Hóa quê ta. Với sự đầu tư vào dịch vụ du lịch ở Thanh Hóa của Tập đoàn FLC, chắc chắn kinh tế - văn hóa của tỉnh nhà sẽ có bước phát triển rõ rệt. Một Sầm Sơn hiện đại, một Sầm Sơn sôi động chính là lời khẳng định cho một Thanh Hóa với nền kinh tế - văn hóa kiểu mẫu, nằm trong những tỉnh đi đầu cho công cuộc hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Cho hôm nay và cho mai sau. Trong một tầm nhìn bó hẹp, có thể thấy quê ta đây dường như đã vô cùng hiện đại và lớn mạnh. Song, bên cạnh những biệt thự tiền tỉ, vẫn còn không ít những căn nhà mái ngói rêu xanh. Thanh Hóa ta vẫn chưa phải là tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển kinh tế, xã hội. Và Việt Nam ta, trên trường quốc tế vẫn chưa mang một tầm vóc quá cao. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi học sinh nói chung và bản thân tôi nói riêng, đó là phải đưa tỉnh nhà thực sự trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như Bác hằng mong đợi, tin tưởng giao phó. Kiểu mẫu, tức là không chỉ một FLC hay không chỉ một thành
  • 25. Trường THPT Hậu Lộc 2 “Em yªu LÞch sö Xø Thanh” Học sinh: Chung Phương Mai -12B1 25 phố sầm uất, mà phải là toàn vẹn Thanh Hóa đều mang sức phát triển mạnh mẽ, đều phải là lá cờ đầu trong cả nước. Đứng trước thử thách chung trách nhiệm chung là làm sao để có thể góp phần kiến thiết quê hương giàu đẹp, bản thân tôi tự hứa phải cố gắng thật nhiều. Cố gắng học tập thật tốt những kiến thức sách vở trong nhà trường, để làm điểm tựa, để chắp cánh tương lai. Cố gắng học hỏi từ nay những cách thức, những phương pháp nhận định về tình hình chung của kinh tế, xã hội; học hỏi cách làm cách biến những kiến thức thành công trình. Cố gắng rèn luyện những kĩ năng, đó là điều kiện tất yếu, quyết định sự thành công của vấn đề quan hệ, đối ngoại sau này. Cố gắng tự tìm hiểu thêm về chính quê hương mình; bồi đắp thêm nữa tình yêu quê hương, có như vậy mới có động lực cố gắng phát triển tỉnh nhà. Cố gắng nhiều hơn nữa trong các công tác lao động, đóng góp sức mình ngay từ ngày hôm nay./. theo VietNamPlus