SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế hóa, quốc tế hóa toàn cầu đã và đang đặt ra những cơ hội lẫn thách thức mới đối với hệ
thống ngân hàng nước ta trong tiến trình hội nhập và mở cửa, kéo theo đó hoạt động ngoại thương và thị
trường ngoại hối đang diễn ra cực kỳ sôi động và hấp dẫn. Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam đang từng bước chuyển mạnh sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, thực hiện
nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoạt động kinh
doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, là chiếc cầu nối
giữa nền kinh tế trong nước và thế giới, nó tạo ra môi trường kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng
đồng thời cung cấp những công cụ hiệu quả phòng ngừa rủi ro hối đoái cho khách hàng.
Vì vậy, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ
đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của chính bản thân ngân hàng, đưa ngân hàng lên một tầm cao
mới, vươn ra trên khu vực và thế giới mà còn đối với khách hàng của ngân hàng và cả nền kinh tế.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Giải pháp mở rộng hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng
(NHNo&PTNT)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp Cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại
tệ trên thị trường ngoại hối, các vấn đề liên quan đến mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân
hàng thương mại; Phân tích thực trạng mở rộng và đánh giá kết hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
NHNo&PTNT (tên viết tắt tiếng Anh: Agribank) Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2009; Đề
xuất một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Agribank
Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Agribank Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2007-
2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, khảo sát, tìm hiểu, đánh giá, xây dựng mô hình lý thuyết và các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của khách hàng doanh nghiệp; Xử lý thông tin
định tính, định lượng, thống kê, so sánh, …
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Làm rõ vấn đề lý luận về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối ở các ngân hàng thương mại Việt
Nam nói chung, các ngân hàng thương mại thành phố Đà Nẵng nói riêng, cung cấp số liệu về thực trạng
đồng thời nêu những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tệ của NHNo&PTNT Tp. Đà
Nẵng.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc
hoạch định chính sách có giải pháp phù hợp để mở rộng kinh doanh ngoại tệ trong NHNoN&PTNT Tp.
Đà Nẵng.
6. Tư liệu nghiên cứu:
Sử dụng các loại từ điển kinh tế, thương mại, một số sách chuyên khảo, giáo trình về ngoại hối,
các bài báo, báo cáo khoa học, các văn bản của nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh ngoại
tệ, các số liệu của ngân hàng, các thông tin trên các trang web có liên quan đến kinh doanh ngoại tệ của
các ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay.
7. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Chương
1 giới thiệu tổng quan về thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương
mại. Chương 2 nêu thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNo&PTNT Tp Đà Nẵng.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2
Chương 3 đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà
Nẵng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối
1.1.1. Khái niệm thị trường ngoại hối
Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường và thị trường này gọi là
thị trường ngoại hối (The Foreign Exchage Market - FOREX). Một cách tổng quát: “bất cứ ở đâu diễn
ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau thì ở đó gọi là thị trường ngoại hối”.
Thị trường ngoại hối là nơi thực hiện các giao dịch mua, bán, chuyển đổi các loại ngoại tệ và
phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ trong đó giá cả mỗi đồng được quyết định bởi nhiều yếu
tố.[11,17]
1.1.2. Đặc điểm thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường mang tính giao dịch mang tính chất quốc tế, thị trường ngoại
hối là thị trường hoạt động liên tục 24 trên 24.
1.1.3. Chức năng của thị trường ngoại hối
Giúp khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế; Phòng ngừa rủi ro, gắn liền với
chức năng hoạt động của NHTM; Phương tiện giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, tín dụng
quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế; Thể hiện vai trò can thiệp của NH trung ương trong việc điều
hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định đồng tiền trong nước.
1.1.4. Những thành viên tham gia thị trường ngoại hối
1.1.4.1. Theo đối tượng
Các nhà thương mại và đầu tư; Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư; Các cá nhân
hay hộ gia đình; Ngân hàng Trung ương (Central Bank).
1.1.4.2. Theo chức năng
Các nhà kinh doanh (dealers); - Các nhà mua giới (brokers); - Các nhà đầu cơ (speculators); -
Các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs).
1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
Trên thị trường ngoại hối có 5 nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phổ biến đó là: nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn.
1.2.1. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay (Currency Spot)
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay là nghiệp vụ trong đó việc chuyển giao ngoại tệ được
thực hiện ngay hoặc trong phạm vi hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.[7,41]
1.2.2. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Currency Forward)
Thị trường kỳ hạn bao gồm những giao ước được thỏa thuận hôm nay cho việc mua bán ngoại
hối được thực hiện trong tương lai. Giá kỳ hạn có thể bằng giá giao ngay nhưng thông thường nó cao
hơn hoặc thấp hơn so với giá giao ngay.
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn là nghiệp vụ trong đó hai bên cam kết mua và bán một
khoản ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá được xác định ngay khi hợp đồng được ký kết, song việc
chuyển vốn sẽ được thực hiện vào một thời điểm tương lai đã xác định trước.[8,62]
1.2.3. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Currency Swap)
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch bao gồm đồng thời hai giao dịch ngược chiều trong đó
một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn.
Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và
giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai
giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.[14]
1.2.4. Nghiệp vụ tiền tệ tương lai (Currency Future)
Hợp đồng tiền tệ tương lai là một thỏa thuận về việc mua bán một tài sản trong tương lai tại một
mức giá xác định. Nói một cách ngắn gọn, giá cả được thỏa thuận hôm nay, nhưng việc giao nhận tài
sản và thanh toán xảy ra tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3
1.2.5. Nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ (Currency Option)
Quyền chọn tiền tệ được đưa ra giao dịch ở Mỹ năm 1983 trên thị trường Philadelphia. Ở Việt
Nam, quyền chọn tiền tệ được NH Eximbank đưa ra giao dịch đầu tiên vào năm 2003 [15] và gần đây
nhiều NHTM khác như ACB, Vietinbank… cũng đã đưa vào giao dịch này tuy rằng số lượng hợp đồng
và doanh số giao dịch chưa nhiều.
1.3. Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại tệ, đảm bảo ổn định số dư tài
khoản kinh doanh ngoại tệ tại nước ngoài và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch tỉ giá và lãi suất giữa
các đồng tiền khác nhau.
Theo nghĩa hẹp, kinh doanh ngoại tệ là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng từ chênh
lệch tỷ giá mua và bán.
Phân loại hoạt động KDNT: + Theo mục đích, + Theo nguồn ngoại tệ, + Theo đặc điểm mua
bán, + Theo tính chất nghiệp vụ.
1.3.2. Quan niệm về mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ là sự tăng trưởng về qui mô kinh doanh ngoại tệ về các
phương diện: doanh số, thu nhập, số lượng khách hàng, thị phần, mức độ đa dạng hóa trong nghiệp vụ
trên cơ sở kiểm soát rủi ro phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh từng thời kỳ của NH.
Tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng ở mỗi giai đoạn mà có sự ưu tiên khác
nhau. Mở rộng quy mô nhằm gia tăng thị phần sẽ tất yếu tăng rủi ro hoặc giảm sút hiệu quả kinh doanh.
Ngân hàng có thể lựa chọn ưu tiên gia tăng chỉ tiêu này mà chấp nhận giảm ở mức có thể về chỉ tiêu
hiệu quả kinh doanh hay chấp nhận rủi ro tăng ở mức độ kiểm soát được, nhằm đạt được mục tiêu kỳ
vọng mà Ban điều hành NHTM muốn hướng đến.
1.3.3. Tiêu chí đánh giá về mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
+ Tốc độ tăng doanh số mua bán: là tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch mua bán ngoại tệ tăng thêm
tại một thời điểm đang xét so với mốc thời điểm so sánh, chỉ tiêu này phản ánh qui mô tăng trưởng của
hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
+ Tốc độ tăng số lượng khách hàng giao dịch: là tỷ lệ phần trăm số lượng khách hàng giao dịch
mua bán ngoại tệ tăng thêm tại một thời điểm đang xét so với mốc thời điểm so sánh. Số lượng khách
hàng ở đây bao gồm: khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các tổ chức tín
dụng được phép mua bán ngoại tệ.
+ Số lượng và cơ cấu các loại tiền tệ giao dịch: là mức độ đa dạng các loại ngoại tệ mà ngân
hàng có khả năng kinh doanh
+ Mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh: là khả năng ngân hàng có thể triển khai
và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh thể hiện ở một số chỉ tiêu như doanh số mua
bán các nghiệp vụ phái sinh, số dư cam kết ngoại bảng các nghiệp vụ phái sinh.
- Tốc độ tăng doanh số mua bán các nghiệp vụ phái sinh: là tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch mua
bán ngoại tệ các nghiệp vụ phái sinh bao gồm: kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn tăng thêm tại một thời
điểm đang xét so với mốc thời điểm so sánh
- Số dư cam kết ngoại bảng các nghiệp vụ phái sinh: là số dư ngoại bảng cam kết mua bán các
nghiệp vụ phái sinh tại một thời điểm nhất định. Sự gia tăng hay giảm sút của chỉ tiêu này thể hiện việc
ký kết thêm hợp đồng mới hay đến hạn thanh toán hợp đồng.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
Kinh doanh ngoại tệ của NHTM là một hoạt động rất khó khăn và phức tạp, gắn bó chặt chẽ với
nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, vì thế nó chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố như:
1.3.4.1. Những nhân tố nội tại bản thân ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều có khả năng kiểm soát được những nhân tố thuộc về chủ quan ngân hàng đó,
đó là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Các nhân tố
đó là cơ sở vật chất, trình độ của cán bộ, nhân viên ngân hàng, chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát
triển, uy tín của ngân hàng, mạng lưới khách hàng và khả năng của ban lãnh đạo….
a. Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
4
Để tiến hành kinh doanh ngoại tệ được thì đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có hệ thống mạng xử lý
thông tin giao dịch hiện đại kết hợp với cơ sở vật chất tiên tiến. Nhờ vào hệ thống này mà các nhân viên
kinh doanh ngoại tệ có thể nắm bắt được thông tin, tình hình diễn biến trên thị trường, theo dõi, cập
nhập sự thay đổi liên tục của tỷ giá trên các thị trường quốc tế, như thế mới tạo được lợi thế cạnh tranh.
b. Trình độ của cán bộ, nhân viên ngân hàng
Trình độ và chất lượng của đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối đóng vai trò quan trọng ảnh
hưởng đến năng lực hoạt động của NHTM trên thị trường ngoại hối.
Một mặt, thị trường ngoại hối có độ nhạy cảm rất cao (phương pháp tính tỷ giá, kỹ thuật giao
dịch và mối quan hệ với thị trường có nhiều phức tạp). Hơn nữa, kinh doanh ngoại hối trên thị trường
ngoại hối quốc tế rất đa dạng phức tạp, đòi hỏi phải theo sát biến động của tỷ giá trên thị trường, kết hợp
phân tích, đánh giá các yếu tố khác như kinh tế, chính trị, xã hội tâm lý… của mỗi nước, mỗi thành viên
giao dịch. Do vậy, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giao dịch và trình độ ngoại ngữ của cán bộ kinh
doanh ngoại tệ phải rất cao mới đảm nhận được hoạt động này. Ngoài ra, cán bộ kinh doanh ngoại hối
phải biết dự báo thị trường, xem xét xu hướng biến động của tỷ giá trong thời gian trước mắt, trung và
dài hạn. Bên cạnh đó nhân viên giao dịch có khả năng tư vấn cho khách hàng… bởi lẽ các quyết định
của họ có thể làm lợi rất lớn cũng như gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng.
c. Chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển
Một chiến lược hoạt động kinh doanh hợp lí, cân đối các mục tiêu lợi nhuận – thị phần - uy tín
và an toàn vốn, là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Một trong
những nội dung quan trọng của chiến lược là phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ với chính sách
phân loại khách hàng, cần ưu tiên nhắm vào khách hàng xuất nhập khẩu kinh doanh các mặt hàng nhận
được sự hỗ trợ, khuyến khích của chính phủ trong từng thời kỳ nhất định, chính sách Marketing ấn
tượng, giải thích rõ đặc điểm và lợi ích của sản phẩm bên cạnh chính sách giá cả dịch vụ hợp lí, vẫn có
đảm bảo về lãi nhưng lại kích thích được khách hàng về mặt kinh tế. Ngoài ra, chiến lược mở rộng
nghiệp vụ ra thị trường ngoại hối quốc tế, không chỉ đơn thuần chỉ là Spot mà còn có kỳ hạn, hoán
đổi… nhất là trong thời kì các NHTM nước ta đang đổi mới để hội nhập vào thị trường tài chính khu
vực và quốc tế.
d. Uy tín ngân hàng
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, ngân hàng càng đáp ứng nhu cầu thì ngân hàng càng thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch và
uy tín cùng vị thế của ngân hàng càng được nâng cao. Mặt khác, khi uy tín của NH được nâng cao thì
càng nhiều khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế tìm đến, từ đó ngân hàng đó càng có điều kiện để
phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, mở rộng quan hệ đại lý
với ngân hàng nước ngoài, ngày càng nâng cao vị thế trên thương trường quốc tế.
e. Khả năng của ban lãnh đạo
Để theo dõi, chỉ đạo việc kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả và đề ra được phương hướng chiến
lược mở rộng kinh doanh thì trước hết, ban lãnh đạo của Sở giao dịch cần nắm bắt được sự thay đổi của
các văn bản, quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, thường xuyên theo dõi tình hình biến động
của thị trường, có cái nhìn toàn diện, bao quát kết hợp với đầu óc phân tích tổng hợp, linh hoạt sáng tạo,
đưa ra các quyết định kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hoặc hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, hình
thành dựa trên cơ sở thực tế và tư duy chiến lược của mình.
Để có được phẩm chất này đòi hỏi người lãnh đạo phải dày dặn kinh nghiệm và tích luỹ nghề
nghiệp vững vàng, ham hiểu biết… Ban lãnh đạo phải thường xuyên lập ra kế hoạch kinh doanh, thực
hiện kiểm tra kiểm soát đầy đủ chặt chẽ để xử lý kịp thời những vướng mức và khó khăn cho hoạt động
kinh doanh ngoại tệ được thông suốt và nhanh chóng. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn và giải pháp
kịp thời sẽ góp phần thực hiện công việc một cách có kế hoạch, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
1.3.4.2. Các nhân tố bên ngoài
a. Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia; b. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái; c. Sự phát triển của
thị trường ngoại hối; d. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Tổng kết chương 1: Trong chương 1, luận văn đã giải quyết được vấn đề nghiên cứu sau: Cung cấp các
khái niệm, đặc điểm, các thành phần tham gia trị trường ngoại hối; Các khái niệm cũng như ưu, nhược
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
5
điểm các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối; Khái niệm, mục đích, phân loại hoạt động KDNT của các
NHTM, quan niệm về mở rộng hoạt động KDNT và các tiêu chí đánh giá sự mở rộng của hoạt động
KDNT cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Đây là những
kiến thức nền tảng, trên cơ sở đó đề tài sẽ tiếp tục đi sâu vào các chương sau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
CHI NHÁNH NHNo&PTNT TP ĐÀ NẴNG
2.1. Đặc điểm cơ bản của Agribank Đà Nẵng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Chi nhánh Agribank Đà Nẵng có mạng lưới rộng lớn ở hầu hết các quận, huyện trên địa bàn
thành phố, bao gồm 14 chi nhánh và 15 phòng giao dịch trực thuộc nên rất thuận lợi cho hoạt động thu
đổi ngoại tệ.
- Từ năm 1996, chi nhánh Agribank Đà Nẵng được thành lập từ sự hợp nhất giữa chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp Đà Nẵng và Sở giao dịch III Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Với quá trình
hình thành lâu dài, chi nhánh đã thiết lập quan hệ với nhiều công ty lớn trên địa bàn, đặc biệt là các công
ty có hoạt động xuất nhập khẩu.
- Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với
1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12/2009), là điều kiện thuận lợi
để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
- Với thương hiệu là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam có tổng số vốn và tài sản lớn
nhất, khả năng lãnh đạo của ban giám đốc với một chiến lược, mục tiêu phát triển phù hợp và một đội
ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động là một điều kiện thuận lợi ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực
cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân
hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do
Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách
hàng trong và ngoài nước. Với hệ thống Dealing – hệ thống mua bán ngoại tệ trực tuyến – nhanh chóng
và chính xác, tỷ giá được cập nhập một cách kịp thời, các giao dịch mua bán chỉ trong tích tắc và tự
động hoàn toàn sau khi được phê duyệt đã góp phần tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh
ngoại tệ đáng kể.
Tóm lại, với kết quả tổng nguồn vốn huy động năm 2009 là 4.238 tỷ đồng đã đưa Agribank Đà
Nẵng là một trong các chi nhánh liên tục thừa vốn qua các năm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
và là chi nhánh dẫn đầu so với các chi nhánh NHNo trong khu vực miền Trung, đặc biệt trong bối cảnh
các ngân hàng thương mại trong cả nước liên tục thiếu vốn thì đây là kết quả đáng khích lệ. Như vậy
nguồn vốn tăng trưởng là cơ sở để chi nhánh tăng trưởng dư nợ, trong đó có tăng trưởng tín dụng xuất
nhập khẩu, từ đó thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ phát triển, phù hợp với
xu thế phát triển chung và định hướng của chi nhánh nói riêng. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh từ năm 2007 đến năm 2009 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh từ 2007 đến 2009
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền Tốc độ Số tiền Tốc độ
1- Nguồn vốn 3.461.024 3.806.670 4.238.893 345.646 9,99 432.223 11,35
2- Dư nợ 3.120.047 3.357.246 3.961.550 237.199 7,60 604.304 18,00
3- Dư nợ quá
hạn 96.152 147.890 186.589 51.738 53,81 38.699 26,17
4- Tổng thu 448.495 575.043 529.040 126.548 28,22 (46.003) (8,00)
4.1-Thu từ
tín dụng 426.072 549.741 495.710 123.669 29,03 (54.031) (9,83)
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
6
4.2-Thu
ngoài TDụng 11.250 14.731 22.749 3.481 30,94 8.018 54,43
4.3-Thu khác 11.173 10.571 10.581 (602) (5,39) 10 0,09
Thu từ
XLRR 8.053 9.311 9.914 1.258 15,62 603 6,48
5-Tổng chi 402.781 513.476 436.455 110.695 27,48 (77.021) (15,00)
5.1- Chi trả
lãi 273.882 353.759 314.247 79.877 29,16 (39.512) (11,17)
5.2- Chi hoạt
động dịch vụ 5.125 12.837 12.221 7.712 150,48 (616) (4,80)
5.3 - Chi phí
nhân viên 21.153 29.673 26.624 8.520 40,28 (3.049) (10,28)
5.4- Chi phí
quản lí 20.052 21.751 17.676 1.699 8,47 (4.075) (18,73)
5.5- Chi
NVKD 67.897 80.095 59.794 12.198 17,97 (20.301) (25,35)
5.6- Chi khác 14.672 15.361 5.892 689 4,70 (9.469) (61,64)
6-Chênh
lệch thu chi 45.714 61.567 92.585 15.853 34,68 31.018 50,38
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN)
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng
Hiện nay hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNo@PTNT Đà nẵng theo quyết định
2008/NHNo-QHQT ngày 16/12/2005 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc quy định về
qui trình kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, và quyết định số
1154/QĐ/NHNo-QHQT ngày 17/07/2009 về việc sửa đổi, bổ sung quy định quy trình nghiệp vụ mua
bán ngoại tệ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
2.2.1. Nguyên tắc giao dịch áp dụng tại ngân hàng
- Chấp hành pháp luật của Nhà nước và quy định của NHNN về giao dịch hối đoái.
- Quản lý tập trung, thống nhất đồng thời khuyến khích được tính chủ động sáng tạo của Sở giao
dịch, Chi nhánh, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Các Chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT và các đơn vị trực thuộc không được: mua bán
ngoại tệ với nhau hoặc bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng khác. Chi nhánh cấp 1 được mua bán ngoại
tệ nội bộ với chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch trực thuộc.
- Chi nhánh cấp 2 có tài khoản ngoại tệ trực tiếp tại Sở giao dịch được thực hiện mua bán ngoại
tệ với SGD nhưng phải tuân thủ theo quy định phân cấp, ủy quyền về loại hình giao dịch, hạn mức giao
dịch, hạn mức trạng thái do Giám đốc Chi nhánh cấp 1 quyết định.
- Không thu phí mua bán ngoại tệ của khách hàng và không thực hiện việc mua bán USD, VND
qua loại ngoại tệ khác.
- Loại hình giao dịch: Giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi.
- Kỳ hạn giao dịch: theo văn bản 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004.
 Tỷ giá giao dịch
- Trên cơ sở quy định hiện hành của NHNN về phương pháp tính toán và xác định tỷ giá, Giám
đốc SGD thông báo tỷ giá ngoại tệ tham khảo hằng ngày đến các Chi nhánh thông qua module CS trong
màn hình IPCAS. Thời gian thông báo tỷ giá trước 8h00 sáng hàng ngày.
- Trong ngày, nếu tỷ giá có biến động, SGD có trách nhiệm thông báo tỷ giá mới đến các Chi
nhánh như đã nêu trên.
- Tỷ giá mua bán USD giữa SGD và chi nhánh ấn định theo cơ chế thống nhất một tỷ giá để đảm
bảo lợi ích cho cả Chi nhánh bán và Chi nhánh mua. Tỷ giá mua và bán các loại ngoại tệ khác (ngoài
USD) giữa SGD và chi nhánh thực hiện trên cơ sở giá thị trường nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh
với các NHTM khác.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
7
- Giám đốc Chi nhánh cấp 1 được phép ấn định tỷ giá trong các giao dịch mua bán tiền mặt, giao
ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn theo quy định hiện hành của NHNN và NHNo.
- Xác định tỷ giá trong giao dịch kỳ hạn, hoán đổi1
.
 Qui định về thủ tục mua bán ngoại tệ
- Quy định về mức ký quỹ: Đối với giao dịch hối đoái kỳ hạn và hoán đổi thì KH phải thực
hiện ký quỹ tại Agribank ĐN theo tỷ lệ sau: Mức ký quỹ 5% giá trị hợp đồng cho các giao dịch
USD/VND. Mức ký quỹ 7-10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với giao
dịch USD/VND nêu trên.
2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động KDNT tại CN NHNo&PTNT TP Đà Nẵng theo các tiêu chí
2.2.2.1. Phân tích theo doanh số mua bán
Hoạt động KDNT là một trong nhiều hoạt động kinh doanh của NH, hoạt động này đem lại một
phần thu nhập đáng kể cho NH. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc NH
chuyển mình sang các hoạt động phi truyền thống nói chung và hoạt động KDNT nói riêng là một xu
hướng tất yếu.
Hoạt động KDNT tại chi nhánh Agribank ĐN với vai trò trung gian nhằm hưởng chênh lệch tỷ
giá, không hoạt động vì mục đích đầu cơ, mua bán ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, du lịch,
thanh toán… của KH đảm bảo các giao dịch được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời
là một công cụ phòng chống rủi ro hiệu quả cho ngân hàng và khách hàng, qua đó nâng cao chất lượng
phục vụ và uy tín cho ngân hàng.
Bảng 2.2: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank ĐN
ĐVT: 1.000 USD quy đổi
ST Tốc độ (%) ST Tốc độ (%)
Doanh số mua ngoại tệ 111,547 117,601 98,765 6,054 5.43 (18,836) (16.02)
Doanh số bán ngoại tệ 111,560 117,550 98,730 5,990 5.37 (18,820) (16.01)
2009/2008
2008/2007
Chỉ tiêu Năm 2008
Năm 2007 Năm 2009
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN)
Nhìn chung, hoạt động mua bán ngoại tệ tại Agribank ĐN có sự biến động tương đối qua 3 năm
qua, thể hiện qua việc tăng nhẹ vào năm 2008 và giảm sút tương đối mạnh vào năm 2009. Cụ thể, doanh
số mua vào năm 2008 tăng 6.054 nghìn USD, tăng 5,43% so với năm 2007 và giảm 18.836 nghìn USD
tương đương 16,02% năm 2009 do 3 nguyên nhân
Thứ nhất, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế
giới nên tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 chỉ đạt 5,32%, giảm 0,86% so với năm 2008
kéo theo sự suy giảm kim ngạch XNK và đầu tư nước ngoài cả nước nói chung cũng như Đà Nẵng nói
riêng. Và đây chính là nguyên nhân gián tiếp khiến cho doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh
Agribank-ĐN giảm mạnh trong năm 2009.
Thứ hai, nguyên nhân chính khiến cho hoạt động KDNT của chi nhánh trong năm 2009 gặp
nhiều khó khăn là tỷ giá biến động mạnh trong năm 2008 và 2009. Thêm vào đó, DN và dân cư găm giữ
ngoại tệ, kỳ vọng TG tăng nên không chịu bán ngoại tệ cho chi nhánh.
2.2.2.2. Phân tích theo đối tượng khách hàng
a. Tình hình mua ngoại tệ theo đối tượng
Bảng 2.3: Doanh số mua ngoại tệ theo đối tượng
ĐVT: 1.000 USD quy đổi
1
Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 1/7/2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của
các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
8
ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) ST Tốc độ (%) ST Tốc độ (%)
Doanh số mua 111,547 100 117,601 100 98,765 100 6,054 5.43 (18,836) (16.02)
TCKT 84,352 75.62 80,020 68.04 59,069 59.81 (4,332) (5.14) (20,951) (26.18)
SGD 12,612 11.31 11,251 9.567 29,172 29.54 (1,361) (10.79) 17,921 159.28
NH cơ sở 13,862 12.43 25,700 21.85 9,944 10.07 11,838 85.40 (15,756) (61.31)
KHCN 721 0.65 630 0.54 580 0.59 (91) (12.62) (50) (7.94)
Năm 2007 Năm 2009 2009/2008
2008/2007
Chỉ tiêu
Năm 2008
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN)
Agribank ĐN tiến hành mua với tất cả các đối tượng có ngoại tệ không phân biệt nguồn gốc,
loại ngoại tệ, gồm 4 nguồn chủ yếu sau: Tổ chức kinh tế (TCKT): chủ yếu là các doanh nghiệp xuất
khẩu, các dự án đầu tư vốn nước ngoài; Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam; Ngân hàng cơ sở: là các
chi nhánh quận huyện, phòng giao dịch trực thuộc Agribank Đà Nẵng; Khách hàng cá nhân (KHCN):
gồm khách du lịch quốc tế và dân cư.
Bảng 2.3 cho thấy, tỉ trọng mua ngoại tệ từ các đối tượng trên có xê dịch qua từng năm, chi
nhánh chủ yếu mua ngoại tệ từ các TCKT, tỷ lệ này chiếm khoảng 2/3 tổng nguồn mua của chi nhánh,
nhưng nguồn này đang có xu hướng giảm qua 3 năm gần đây. Nguồn mua chiếm tỷ trọng thứ hai là từ
SGD, ngược lại với nguồn mua từ TCKT, nguồn này lại có xu hướng tăng, chiếm 30% doanh số mua
năm 2009. Tiếp theo là mua từ các ngân hàng cơ sở, tăng 11.838 USD vào năm 2008 và đến năm 2009
lại sụt giảm mạnh, giảm 61,31%. Và đối tượng cuối cùng chiếm tỷ trọng mua thấp nhất là KHCN. Cụ
thể mua từ các đối tượng trên như sau:
- Đầu tiên là TCKT, về số tương đối tỉ trọng mua từ KH này bình quân hàng năm đạt xấp xỉ
67% tổng doanh số mua, là nguồn cung ngoại tệ chủ lực của chi nhánh. Doanh số mua từ nguồn này
giảm đều qua các năm và đặc biệt giảm sút mạnh trong năm 2009
Cùng với sự mở cửa của đất nước là sự lớn mạnh của hoạt động ngoại thương và điều này đã
tạo môi trường kinh doanh ngoại tệ cho các NHTM. Như vậy, hoạt động thanh toán L/C xuất, nhờ thu
D/P, chuyển tiền về có ảnh hưởng đến hoạt động mua ngoại tệ của chi nhánh, giá trị hàng xuất càng lớn
thì chi nhánh có cơ hội mua lại số ngoại tệ này càng nhiều. Theo bảng 2.4 ta thấy, qua 3 năm, doanh số
hàng xuất của chi nhánh ngày càng giảm do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn. Năm 2007 và 2008
doanh số hàng xuất của chi nhánh lần lượt là 85.405 và 81.703 nghìn USD quy đổi, giảm 3.702 nghìn
USD, điều này đã làm cho doanh số mua ngoại tệ từ TCKT của chi nhánh giảm từ 84.352 nghìn USD
năm 2007 xuống 80.020 nghìn USD năm 2008. Sang năm 2009, một mặt do chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt khác các doanh nghiệp xuất khẩu tại chi nhánh kinh doanh một số
mặt hàng như thép, cà phê, thủy sản, hạt nhựa,..các mặt hàng này giá cả biến động thất thường trong
năm 2009 nên doanh số thanh toán L/C xuất, D/P xuất cũng như tiền về đều giảm sút, dẫn đến doanh số
hàng xuất giảm mạnh còn 61.693 nghìn USD qui đổi và doanh số mua ngoại tệ từ doanh nghiệp của chi
nhánh giảm xuống còn lần lượt là 59.069 nghìn USD quy đổi.
Bảng 2.4: Tỉ lệ DS mua ngoại tệ từ TCKT trên DS hàng xuất
ĐVT: 1000 USD quy đổi
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh số Hàng xuất 91,405 87,703 66,693
Doanh số L/C xuất 18,570 20,280 15,309
Nhờ thu D/P 3,079 2,056 1,057
Chuyển tiền về của DN 69,756 65,367 50,327
Doanh số mua ngoại tệ từ TCKT 84,352 80,020 59,069
Tỉ lệ DS mua ngoại tệ từ TCKT
trên doanh số hàng xuất (%) 92.28 91.24 88.57
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN)
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
9
- Nguồn cung ngoại tệ chủ lực tiếp theo cho chi nhánh là mua từ SGD NHNo&PTNT Việt Nam.
Chi nhánh mua ngoại tệ từ SGD là nhằm cân đối trạng thái ngoại tệ cuối ngày.
Về số tuyệt đối, mua từ SGD tăng mạnh trong năm 2009 đạt 29.172 nghìn USD tăng 159,28%.
Trong khi đó năm 2008 đạt 11.251 nghìn USD giảm 10,79%. Sự tăng đột biến này là do năm 2009,
nguồn mua từ TCKT bị sụt giảm mạnh nên chi nhánh phải tìm nguồn bù đắp từ SGD. Điều này xuất
phát từ cung ngoại tệ cho chi nhánh khan hiếm mà cầu ngoại tệ thì không hề suy giảm trái lại có chiều
hướng gia tăng. Và qua việc này cho thấy, nguồn cung ngoại tệ của chi nhánh còn phụ thuộc vào SGD,
xu hướng này là không tốt, chi nhánh cần tăng khả năng tự lập của mình hơn nữa, cần tăng cường mua
từ dân cư và TCKT nhiều hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động KDNT.
- Tiếp theo là mua từ các NH cơ sở. Chi nhánh mua bán với các chi nhánh trực thuộc với tư cách
trung gian, không hưởng chênh lệch mua bán, mua bán với tỷ giá mua bán của SGD
- Cuối cùng là mua từ KHCN chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số mua, đặc biệt là vào
năm 2009 mua từ đối tượng này chỉ đạt 580 nghìn USD, so với năm 2008 giảm 50 nghìn USD tương
đương giảm 7,94%. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do TG năm 2008 và 2009 diễn biến thất
thường, có nhiều biến động lớn, người dân có tâm lý găm giữ ngoại tệ nên việc mua ngoại tệ từ đối
tượng này gặp rất nhiều khó khăn.
b. Tình hình bán ngoại tệ theo đối tượng
Theo điều 8 mục 3 của Pháp lệnh ngoại hối do Chính phủ ban hành ngày 13/12/2005 số
28/2005/PL-UBTVQH11 quy định rõ “Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài
phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp” những nhu cầu này được Chính phủ quy định rõ trong nghị định số
160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về Pháp lệnh ngoại hối. Có thể nói rằng sự ra đời của Pháp lệnh
ngoại hối năm 2005 và quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về giao dịch hối
đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối đã tạo nền tảng pháp lý cho các NHTM tham gia
KDNT. Dựa trên nền tảng pháp lý như vậy, Agribank ĐN tiến hành bán ngoại tệ chủ yếu cho các đối
tượng sau:
- TCKT: chủ yếu là các DN nhập khẩu.
- Cá nhân: phần lớn là công dân nước Việt Nam.
- SGD NHNo&PTNT Việt Nam.
- NHNo cơ sở.
Bảng 2.7: Doanh số bán ngoại tệ theo đối tượng tại Agribank-ĐN
ĐVT: 1.000 USD quy đổi
ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) ST Tốc độ (%) ST Tốc độ (%)
Doanh số bán 111,480 100 117,550 100 98,700 100 6,070 5.44 (18,850) (16.04)
TCKT 35,647 31.98 40,375 34.35 49,163 49.81 4,728 13.26 8,788 21.77
SGD 74,915 67.20 75,875 64.55 47,571 48.20 960 1.28 (28,304) (37.30)
NH cơ sở 820 0.74 1,195 1.02 1,850 1.87 375 45.73 655 54.81
KHCN 98 0.09 105 0.09 116 0.12 7 7.14 11 10.48
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2009/2008
2008/2007
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN)
- Trong tổng doanh số bán thì tỷ trọng bán cho SGD chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2007 và 2008 thì doanh
số bán này không có sự thay đổi nhiều, nhưng đến 2009 lại sụt giảm mạnh, chỉ đạt 49.163 nghìn USD
do tổng doanh số mua vào năm 2009 giảm so với 2 năm trước, hơn nữa năm 2009 TG biến động mạnh,
cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ, nhu cầu thanh toán hàng nhập của doanh nghiệp lớn, nhu cầu
chuyển tiền du học của KHCN nhiều hơn.
- Tiếp theo là TCKT, doanh số bán cho đối tượng này qua các năm đều tăng.
Từ năm 2007 trở về trước, tốc độ tăng TG chỉ quanh quẩn ở mức quen thuộc là 1%năm, lãi
suất vay USD thấp hơn so với lãi suất vay VND (vay VND để mua USD trả nợ) nên các DN nhập khẩu
có xu hướng vay USD để trả nợ nước ngoài hơn mua USD. Chính vì vậy, doanh số bán ngoại tệ năm
2008 tăng so với năm 2007 một phần do các DN mua USD để trả nợ vay năm 2007, một phần là do sang
nữa cuối năm 2008 TG biến động, tăng mạnh nên DN chuyển sang mua USD trả nợ.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
10
Sang giai đoạn nữa cuối năm 2008 cho đến hết năm 2009, TG biến động mạnh, việc vay USD
để thanh toán tiền mua hàng hóa ngoại nhập sẽ làm tăng chi phí tài chính cho DN và không ít DN nhập
khẩu đã bị thua lỗ nặng do không thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro TG. Thêm vào đó, năm 2009
để giúp đỡ các doanh nghiệp vượt khó khăn do suy thoái kinh tế, chính phủ đã tung ra gói hỗ trợ lãi suất
4% cho các doanh nghiệp. Cụ thể năm 2009, lãi suất vay USD tại các NH nằm trong khoảng 5%-
6%năm, lãi suất vay VND từ 10,5%-12%năm sau khi được hỗ trợ lãi suất của Chính phủ còn 6,5%-
8%năm; DN dự đoán TG năm 2009 sẽ tăng khoảng 8%. Đối với phương án vay USD trả nợ thì chi phí
cho khoản vay này là 13%-14%năm (có cộng thêm tốc độ tăng TG) so với phương án vay VND mua
USD, DN sẽ tiết kiệm được chi phí 6%-7,5%năm.
Do đó, DN nhập khẩu sẽ chuyển sang vay VND để mua USD làm cầu ngoại tệ tăng lên, trong
khi cung ngoại tệ lại khan hiếm, chi nhánh không thể đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Chính vì
vậy, chính sách bán của Agribank-ĐN là ưu tiên tập trung ngoại tệ bán cho những DN là khách hàng
truyền thống có quan hệ thân quen với chi nhánh như Seaprodex Đà Nẵng, CTCP Vật tư Nông nghiệp
II, Vinatex Đà Nẵng, CTCP Thép ĐN Ý… nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với bạn hàng và qua đó
nâng cao uy tín và hình ảnh của chi nhánh.
- Tiếp theo là bán cho các NH cơ sở. Doanh số bán cho NHCS năm 2008 đạt 1.195 nghìn USD,
tăng 45,73% và tăng 655 nghìn USD trong năm 2009. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu thanh toán hàng nhập
khẩu của DN xuất khẩu, nhu cầu chuyển tiền du học cho KHCN của NH cơ sở tăng lên. CN chỉ đáp ứng
phần nào đó nhu cầu của NH cơ sở, còn lại chi nhánh có thể mua trực tiếp từ SGD.
- Cuối cùng là bán cho KH cá nhân, là đối tượng chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng doanh số
bán của chi nhánh. Doanh số bán cho KHCN có tăng qua 3 năm nhưng tăng rất ít, tăng 7,14% năm 2008
và tăng 10% năm 2009. Mặc dù có tăng nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của KHCN.
Hiện nay CN đang khuyến khích mở rộng dịch vụ chuyển tiền du học với nhiều ưu đãi như áp dụng TG
thấp, phí chuyển tiền thấp nhưng dịch vụ này cũng chưa phát triển mạnh như mong muốn thể hiện qua
doanh số bán cho KHCN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số bán, chỉ chiếm chưa tới 1%.
Nguyên nhân là do cung ngoại tệ của chi nhánh khan hiếm nên chi nhánh không thể đáp ứng 100% nhu
cầu của KH. Do đó, để nâng cao uy tín, duy trì mối quan hệ thân thiết với KH; chi nhánh chủ trương tập
trung ưu tiên bán ngoại tệ cho những KH lớn, cụ thể là các DN xuất khẩu, đối với KHCN chỉ nhánh chỉ
có thể đáp ứng một lượng nhỏ.
Nhận xét chung: Tốc độ tăng doanh số bán năm 2009 đạt (16,04%) trong khi năm 2008 đạt
5,44%, điều này không phải là do nhu cầu ngoại tệ năm 2009 ít đi, mà là do chi nhánh không có đủ
ngoại tệ cần thiết để bán ra thị trường. Có thể nói rằng, làm sao để cung – cầu ngoại tệ cân bằng hiện
đang là một bài toán khó cho chi nhánh nói riêng và cả hệ thống NH nói chung.
Chi nhánh và đặc biệt là NHNN cần có biện pháp mạnh hơn để lượng ngoại tệ nhàn rỗi ngoài
lưu thông chảy về NH theo nhiều hướng khác nhau, ít nhất góp phần làm cung cầu ngoại tệ xích lại gần
nhau hơn, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT.
2.2.2.3.Phân tích theo loại tiền tệ
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy rằng hoạt động mua bán ngoại tệ tại Agribank ĐN chủ yếu
phổ biến với đồng USD, chiếm tỷ lệ đa số và giảm đều qua 3 năm.
Năm 2007 tỷ trọng mua vào bán ra của đồng USD chiếm 98,9%, giảm còn 94,77% năm 2008 và
còn 93,42% năm 2009. Điều này chứng tỏ USD là đồng tiền mạnh, được yêu thích sử dụng trong các
hợp đồng ngoại thương. Chiếm tỷ trọng tiếp theo là đồng EUR, ngược lại với đồng USD, tỷ trọng mua
vào bán ra đồng EUR tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số mua bán, tăng
từ 0.76% năm 2007 lên 5,67%.
Xu hướng này là điều tất yếu do trình trạng căng thẳng USD trong những năm gần đây, NH
không đủ nguồn USD để cung cấp cho cho khách hàng, buộc khách hàng phải chuyển qua thanh toán
bằng một số loại ngoại tệ khác, điển hình là đồng EUR. Còn các loại ngoại tệ khác doanh số mua bán
không đáng kể, doanh số giao dịch thay đổi thất thường.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
11
Bảng 2.9: Doanh số mua ngoại tệ theo loại ngoại tệ
ĐVT: 1.000 USD qui đổi
STTLoại ngoại tệ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1 USD 110,317 98.90 111,454 94.77 92,270 93.42
2 JPY 13,192 35,250 24,708
Qui đổi USD 146 0.13 391 0.33 267 0.27
3 EUR 603 3,755 3,905
Qui đổi USD 848 0.76 5,281 4.49 5,599 5.67
4 SGD 56 70 82
Qui đổi USD 39 0.03 49 0.04 58 0.06
5 AUD 170 374 336
Qui đổi USD 118 0.11 259 0.22 300 0.30
6 CAD 30 20 102
Qui đổi USD 25 0.02 16 0.01 97 0.10
7 GBP 27 35 50
Qui đổi USD 39 0.03 50 0.04 80 0.08
8 HKD 15 34 671
Qui đổi USD 2 0.00 4 0.00 87 0.09
9 NOK 5 31
Qui đổi USD 1 0.00 4 0.00 0.00
10 CHF 4 15 4
Qui đổi USD 4 0.00 14 0.01 4 0.00
11 THB 310 2,688 74
Qui đổi USD 9 0.01 77 0.07 2 0.00
Tổng qui đổi 111,547 117,601 98,765
Năm 2007 Năm 2009
Năm 2008
Trong đó, doanh số mua bán đồng SGD, AUD có xu hướng tăng dần do đời sống ngày càng
được nâng cao, nhu cầu du học nước ngoài ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là du học Singapore và
Australia. Có thể lý giải tính thất thường trong vấn đề mua bán các loại ngoại tệ này của khách hàng
mang tính chất không thường xuyên nên cung cầu các ngoại tệ này không ổn định.
Hầu hết với các loại ngoại tệ này, xu hướng chung là khách hàng không muốn cất trữ nhiều, khi
có nguồn đều bán cho ngân hàng nhưng ít khi có nhu cầu mua lại do đó chi nhánh không duy trì số dư
đầu kỳ, cuối kỳ các loại ngoại tệ này cao, lượng ngoại tệ mua từ khách hàng này chủ yếu là từ chuyển
tiền kiều hối và mua ngoại tệ mặt của dân cư và khách du lịch và sau đó chi nhánh bán lại cho SGD. Vì
lẽ đó, khách hàng khi có nhu cầu mua các loại ngoại tệ này, chi nhánh sẽ liên hệ để mua từ SGD để
cung cấp cho khách hàng khi không sẵn có hay nguồn tại chi nhánh không đủ.
Vì vậy, để bù đắp một phần chi phí giao dịch và kiếm lợi nhuận thỏa đáng, việc mua đi bán lại
này có chênh lệch tỷ giá mua vào – bán ra lớn.
Sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, chi nhánh luôn có xu hướng bán lại số dư thừa
cho SGD nhằm thu them lợi nhuận hay chỉ để lại số dư cuối kỳ tương đối khi dự đoán tỷ giá biến động
theo chiều hướng có lợi và phòng trường hợp khan hiếm các loại ngoại tệ này khan hiếm trong tương
lai. Tóm lại, chi nhánh hầu như chỉ đóng vai trò trung gian mua bán một số loại ngoại tệ ít phổ biến trên
thị trường giữa khách hàng và SGD.
Trong giai đoạn hiện nay thời kỳ mở cửa, hợp tác quốc tế, nước ta có quan hệ giao lưu kinh tế
với nhiều nước trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phát triển. Đây chính là điều
kiện thuận lợi để CN Agribank ĐN có thể đa dạng hóa, tìm kiếm thêm khách hàng xuất nhập khẩu để
mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Để làm được điều đó, CN cần có kế hoạch dự trữ tối ưu danh
mục ngoại tệ kinh doanh nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng về ngoại tệ thanh toán cũng như từ
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
12
đó thu hút thêm khách hàng mới. Việc mua bán nhiều loại ngoại tệ sẽ tạo điều kiện cho cơ cấu dự trữ
ngoại tệ của chi nhánh phong phú hơn. Từ đó, phân tán đều rủi ro, tránh gây tổn thất nặng nề cho chi
nhánh khi tỷ giá một loại ngoại tệ nào đó đột nhiên biến động mạnh vì sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng
tiền có mối tương quan nghịch nên rủi ro ngoại hối của một danh mục ngoại tệ nhỏ hơn tổng rủi ro của
từng loại ngoại tệ.
2.2.2.4.Phân tích theo nghiệp vụ
Mặc dù, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh đã được NHNN đưa vào triển khai thực hiện
chính thức từ đầu năm 1998 (mở đầu bằng giao dịch kỳ hạn và hoán đổi) nhưng nhìn chung ở hầu hết
các NH, các sản phẩm hối đoái phái sinh này vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, chưa phát huy được tối đa
mục đích là phục vụ nhu cầu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro về tỷ giá và kinh doanh sinh lời.
a.Tình hình mua ngoại tệ theo nghiệp vụ:
Bảng 2.11: Doanh số mua ngoại tệ theo nghiệp vụ
ĐVT: 1000 USD quy đổi
Năm 2008Năm 2009
Spot 111,547 113,630 85,579 1.87 (24.69)
Forward 0 3,971 13,186 - 232.06
Swap 0 0 0 - -
Option 0 0 0 - -
Tổng 111,547 117,601 98,765 5.43 (16.02)
Năm 2009
Tốc độ tăng
Chỉ tiêu Năm 2007Năm 2008
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN)
Về doanh số mua ngoại tệ, dựa vào bảng 13 ta dễ dàng nhận thấy rằng doanh số mua ngoại tệ tại
chi nhánh 100% là mua từ giao dịch Spot năm 2007, nhưng đến năm 2008, chi nhánh đã bắt đầu mua kỳ
hạn, doanh số mua kỳ hạn còn rất thấp chiếm 3% và mua kỳ hạn tăng mạnh năm 2009, chiếm 13,35%
doanh số mua ngoại tệ năm 2009. Chi nhánh mua số ngoại tệ kỳ hạn này toàn bộ là đồng USD và toàn
bộ là mua từ SGD. Sở dĩ chi nhánh mua kỳ hạn từ SGD là do tình hình tỷ giá năm 2008 và 2009 có biến
động mạnh, cung và cầu ngoại tệ USD luôn mất cân đối, SGD không đủ nguồn giao ngay đáp ứng cho
các chi nhánh, nên đã tập trung thực hiện những giải pháp điều hòa nhu cầu ngoại tệ như tập trung hỗ
trợ ngoại tệ cho các khách hàng truyền thống, ưu tiên các đối tượng trả nợ vay hoặc thanh toán L/C. Đặc
biệt SGD đã sử dụng công cụ phái sinh – giao dịch bán USD kỳ hạn như một công cụ điều hòa cung cầu
ngoại tệ hữu hiệu.
Chi nhánh hoàn toàn không mua USD kỳ hạn của các doanh nghiệp, nguyên nhân là do:
- Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn thiếu hiểu biết sâu sắc về các công cụ phòng ngừa rủi
ro.
- Các doanh nghiệp chưa quen tâm lý cần sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro. Điều này xuất
phát từ thực tế cơ chế điều hành TG của chúng ta chưa thật sự linh hoạt, TG được xác định hàng ngày
không phản ánh đúng bản chất quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Bên cạnh đó, là do chủ trương
phát triển kinh tế của Chính phủ là khuyến khích hoạt động xuất khẩu nên TG được điều chỉnh có xu
hướng ngày càng tăng lên. Và thực sự như vậy, từ năm 2007 trở về trước, tốc độ tăng TG được duy trì ở
mức quen thuộc là 1%năm; đến năm 2008, 2009 tăng đột biến lần lượt là 5,5 và 8,27% năm. Chính lý
do này khiến các nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng xuất
khẩu nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn
b. Tình hình bán ngoại tệ theo nghiệp vụ
Các DN nhập khẩu chính là đối tượng được hưởng chính sách tín dụng thương mại của các DN
xuất khẩu, vì thế họ có một khoản phải trả bằng ngoại tệ. Giống như các DN xuất khẩu, sự biến động về
TG sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN nhập khẩu. Điều khác biệt ở đây là rủi ro sẽ xảy
ra cho nhà nhập khẩu nếu TG biến động tăng làm tăng chí phí và có thể dẫn đến thua lỗ. Do đó, họ cũng
có nhu cầu sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro TG, như mua kỳ hạn ngoại tệ, mua
quyền chọn mua…
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
13
Bảng 2.12: Doanh số bán ngoại tệ theo nghiệp vụ
ĐVT: 1000 USD quy đổi
Năm 2008Năm 2009
Spot 111,480 113,021 80,191 1.38 (29.05)
Forward 0 4,580 18,574 - 305.55
Swap 0 0 0 - -
Option 0 0 0 - -
Tổng 111,480 117,601 98,765 5.49 (16.02)
Chỉ tiêu Năm 2007Năm 2008Năm 2009
Tốc độ tăng
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN)
Bảng trên cho thấy, nhìn chung tỷ lệ bán giao ngay vẫn chiếm ưu thế hơn. Năm 2007, cũng như
doanh số mua, doanh số bán cũng 100% là giao dịch giao ngay. Qua năm 2008, xuất hiện giao dịch bán
kỳ hạn nhưng không lớn, chỉ chiếm 3.9% tương đương 4.580 nghìn USD. Đến năm 2009, giao dịch kỳ
hạn tăng vọt, tăng 13.994 nghìn USD, tức tăng 305,5%, đạt 18.574 nghìn USD chiếm tỷ trọng 19%
trong tổng doanh số bán. Trong đó số ngoại tệ kỳ hạn này toàn bộ là đồng USD và tất cả là bán cho các
doanh nghiệp nhập khẩu. Trong tổng số ngoại tệ bán cho các doanh nghiệp thì doanh số bán kỳ hạn
chiếm 11% năm 2008 và năm 2009 là 38%. Xu hướng bán kỳ hạn USD từ không chuyển sang có và
tăng đều đã giải thích xu hướng tỷ giá được NHNN điều chỉnh theo chiều hướng ngày càng tăng thì việc
sử dụng các giao dịch hối đoái phái sinh để phòng ngừa rủi ro TG của các DN nhập khẩu là việc nên
làm?
Tóm lại, hoạt động KDNT của chi nhánh có nhiều biến chuyển tốt. Phương pháp mua bán
Forward đã đem lại hiệu quả đáng kể, góp phần ổn định trạng thái ngoại tệ trong năm 2009 vì những lý
do sau: - Giúp chi nhánh kế hoạch hóa được nhu cầu USD của khách hàng qua các tháng, từ đó có
phương án cân đối trạng thái phù hợp. - Loại trừ được khả năng nhu cầu mua USD để trả nợ vay, thanh
toán L/C tăng đột biến tại một thời điểm. - Tỷ giá bán USD kỳ hạn cao hơn tỷ giá giao ngay nên phù
hợp với tương quan cung cầu ngoại tệ. - Đảm bảo được nguồn ngoại tệ cho khách hàng trả nợ vay và
thánh toán L/C từ sớm trong bối cảnh thị trường thiếu hụt ngoại tệ. - Tỷ trọng mua bán kỳ hạn USD tăng
lên giúp cải thiện được lợi nhuận kinh doanh trong mảng kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động KDNT tại CN NHNo&PTNT TP Đà Nẵng
Trong hơn 3 năm trở lại đây, doanh số hoạt động KDNT của Agribank ĐN luôn đạt cao. KDNT
luôn được coi là thế mạnh góp phần hỗ trợ phát triển các dịch vụ khác như thanh toán xuất nhập khẩu,
thanh toán phi mậu dịch, cung cấp tín dụng, hỗ trợ du học… Với chính sách khách hàng phù hợp, phí
dịch vụ cạnh tranh và chính sách tỷ giá linh hoạt, hoạt động KDNT tại Agribank ĐN không ngừng tăng
trưởng, trở thành một trong số ít các ngân hàng dẫn đầu về các nghiệp vụ KDNT trong hệ thống các
NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, Agribank ĐN hiện đang áp dụng hệ thống quản lý hoạt động KDNT
bằng công nghệ, các giao dịch được truyền đi và thực hiện một cách nhanh chóng, quản lý rủi ro thông
qua việc kiểm soát chặt chẽ các trạng thái ngoại tệ và thực hiện báo cáo kinh doanh hàng tuần.
Cùng với sự gia tăng về doanh số mua bán ngoại tệ là sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động KDNT.
Bảng 2.13: Kết quả hoạt động KDNT của CN Agribank ĐN
ĐVT: triệu đồng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
14
ST Tốc độ (%) ST Tốc độ (%)
Thu KDNT 750 3,453 2,703 360.40 6,268 2,815 81.52
Chi KDNT 243 2,360 2,117 871.19 5,506 3,146 133.31
Chênh lệch đánh giá lại 86 36 (50) (58.14) 112 76 211.11
Kết quả lãi lỗ 593 1,129 536 90.39 874 (255) (22.59)
Phí mua bán với SGD 385 2,989
Tổng thu 593 1,514 921 155.31 3,863 2,349 155.15
Chênh lệch
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2008
Năm 2007 Năm 2009
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN)
Biểu đồ 2.5: Lãi/lỗ KDNT tại CN Agribank ĐN
593
1,129
874
593
1,514
3,863
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
2007 2008 2009
Lãi lỗ KDNT Tổng thu KDNT
Nhìn chung, thu từ KDNT qua các năm đều tăng trưởng rất tốt. Năm 2007, thu từ KDNT là 593
triệu đồng, sang 2008 mức thu này tăng 921 triệu đồng tương đương 155,31% do lãi lỗ KDNT và phí
mua bán với SGD đều tăng. Đến 2009 thì mức thu này tăng vượt trội do phí mua bán với SGD tăng đột
ngột, đạt 3.853 triệu đồng.
Lãi KDNT có sự biến động lên xuống. Năm 2007, TG ít biến động, chỉ lên xuống quanh quẩn
1%, mặc dù doanh số mua bán cũng lớn nhưng lãi cũng không nhiều. Sang năm 2008, là năm mà lãi
KDNT cao nhất, đạt 1.129 triệu đồng, một phần do doanh số mua bán cao nhất, một phần là vào thời
điểm này TG bắt đầu tăng mạnh, tốc độ tăng 5,5% so với 2007.
Năm 2009, tốc độ tăng TG rất mạnh, tăng 8,27% như phân tích ở trên, USD trở nên khan hiếm,
nên CN thường xuyên đặt giá mua và bán bằng nhau và kịch trần trong một thời gian dài, điều này
nguyên nhân chính làm cho lãi KDNT giảm, thêm vào đó là doanh số mua bán ngoại tệ cũng giảm hơn
trước, nhưng CN cũng bù đắp được một phần lãi KDNT do năm 2009 là năm có tỷ trọng mua bán các
loại ngoại tệ khác lớn nhất, mà chênh lệch giữa TG mua và bán các loại ngoại tệ khác là khá lớn.
Tóm lại, trong những năm đã qua hoạt động KDNT đều kinh doanh có lãi. Nếu chỉ xét đơn
thuần trên góc độ lợi nhuận thì lãi KDNT là rất khiêm tốn so với lợi nhuận thu được từ hoạt động tín
dụng; song hoạt động KDNT gắn bó mật thiết hữu cơ, là một nghiệp vụ không thể thiếu trong việc hỗ
trợ đắc lực cho tài trợ thương mại, thanh toán XNK, chuyển tiền ngoại tệ… không ngừng phát triển.
Qua đó ngân hàng có thể thu được lãi cho vay hoặc phí dịch vụ từ các hoạt động khác góp phần gia tăng
lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Do đó, trong thời gian sắp tới CN
Agribank ĐN sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để hoạt động này ngày càng phát triển, đem lại nhiều
lợi ích cho NH.
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của khách hàng
doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng
2.4.1. Mục đích nghiên cứu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
15
Hiện tại, Agribank ĐN cung cấp ba sản phẩm ngoại tệ: spot, forward và swap trong đó các giao
dịch mua bán chủ yếu tại chi nhánh là giao dịch spot, tiếp theo là forward và cuối cùng là swap. Như
phân tích ở chương 2, khách hàng chưa quan tâm nhiều đến sản phẩm phái sinh mặc dù nó có nhiều ưu
điểm hơn, vì sao lại như vậy? Và khi ngân hàng muốn mở rộng thêm hoạt động KDNT của mình, phát
triển mạnh các sản phẩm phái sinh ngoại tệ thì liệu khách hàng có hưởng ứng hay không? đó là lý do
tiến hành khảo sát này.
Thông qua cuộc khảo sát, ta đánh giá được mức độ hài lòng của khách hang doanh nghiệp khi
giao dịch ngoại tệ tại Agribank ĐN, tìm hiểu các nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử
dụng sản phẩm phái sinh của khách hàng doanh nghiệp. Dựa trên kết quả khảo sát có thể đưa ra các giải
pháp giúp chi nhánh mở rộng hoạt động KDNT.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng; Qui mô chọn mẫu; Công cụ phân
tích số liệu.
2.4.3. Mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Về phía khách hàng, mỗi một sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới khi được tung ra thị trường đều
gây ra phản ứng đối với họ. Phản ứng này tích cực hay tiêu cực dẫn đến quyết định sử dụng hay không
sử dụng. Và phản ứng, quyết định đó bị chi phối bởi nhiều nhân tố.
Dựa trên bài nghiên cứu của GS Yogesh Malhotra ở viện nghiên cứu Brint Institute và GS
Dennis F.Galletta ở trường đại học Bittsburgh, hai tác giả cho rằng khi khách hàng cá nhân quyết định
sử dụng một sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới thì bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố.
Những nhân tố đó được cụ thể hóa qua mô hình TAM [22] (mô hình chấp nhận sản phẩm công
nghệ mới – The technology Acceptance Model)
Mô hình 1 : Mô hình chấp nhận sản phẩm công nghệ mới
Sản phẩm phái sinh của ngân hàng cũng là một trong những sản phẩm công nghệ mới, nên việc
quyết định sử dụng hay không sử dụng của khách hàng cũng ít nhiều bị chi phối bởi một số nhân tố như
đã nêu trên.
Ngoài ra quyết định sử dụng của khách hàng còn bị chi phối bởi một một số nhân tố riêng do
tích chất đặc thù của dịch vụ này.
Dựa vào thông tin thu thập được cùng với quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra một số nhân tố
sau có thể ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nhữngnhântố
tác độngbên
ngoài
Nhậnthấy
sảnphẩm
mới cóích
Nhận thấy
SP mới dễ
sử dụng
Tháiđộ
vềviệcsử
dụng
sản phẩm
Ý định sử
dụng sản
phẩm mới
Quyết định
sửdụng
SP mới
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
16
Mô hình 2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Tuy nhiên việc đưa ra những nhân tố trên không phải là tất cả những nhân tố và không phải chỉ
có những nhân tố này ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh đối với khách hàng, nhưng
do điều kiện hạn chế nên không thể kiểm soát được tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
sản phẩm phái sinh của khách hàng.
Mô hình lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm phái sinh:
YYĐSD = 0 + 1* YTPL + 2* SHB + 3* SP + 4* MKQ + 5* GC
+ 6* QH + 6* DVTV + u
Mô hình lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh:
YQĐSD = 0 + 1* YĐSD + 2* KNSS + 3* TGBĐ + 4* DVTV + u
2.4.4. Kiểm định mô hình
(1) Mối quan hệ giữa dịch vụ tư vấn sản phẩm phái sinh (DVTV), yếu tố pháp luật (YTPL), sự
hiểu biết của doanh nghiệp về sản phẩm phái sinh (SHB), sản phẩm đa dạng (SP), mức ký quỹ (MKQ),
giá cả hợp lý (GC), quan hệ với khách hàng (QH), tỷ giá biến động (TG) và ý định sử dụng sản phẩm
phái sinh (YĐSD).
Kết quả phân tích hồi qui bội (multi-regression) với phương pháp stepwise cho nhóm các nhân
tố tác động đến ý định dụng sản phẩm phái sinh.
Bảng 2.14: Các hệ số tương quan (YĐSD sản phẩm phái sinh)
Các hệ số tương quan R R2 R2 điều chỉnh Mức ý nghĩa
Giá trị 0.408 0.166 0.151 0.000
Dịch vụ tư vấn SPPS
Yếu tố pháp luật
Sự hiểu biết
Sản phẩm đa dạng
Mức kýquỹ
Giá cả hợp lý
Quan hệ với NH
Khả năng sẵn sàng của ngân hàng:
+ Thủ tục
+ Qui trình nhanh chóng
+ Trình độ chuyên môn và thái độ của nhân viên
+ Chính sách Marketing
+ Cơ sở vật chất…
Ý định sử dụng sản
phẩm hối đoái phái
sinh
Quyết địnhsửdụngsản
phẩm hối đoái phái sinh
Tỷ giá biến động
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
17
Bảng 2.15: Các hệ số tương quan (YĐSD sản phẩm phái sinh)
TT Nhân tố Hệ số β Giá trị t Mức ý nghĩa
Hằng số 2.037 5.438 0.000
1 YTPL -0.121 -1.326 0.187
2 SHB 0.481 4.438 0.000
3 SP -0.147 -1.660 0.099
4 MKQ -0.102 -1.217 0.225
5 GC -0.711 -4.621 0.000
6 QH -0.033 -0.377 0.707
7 DVTV 0.287 2.297 0.023
Mô hình thực tiễn của nhân tố này được thiết lập như sau:
YYĐSD = 2.037 + 0.481 * SHB - 0.711 * GC + 0.287 * DVTV + u
(2) Mối quan hệ giữa ý định sử dụng sản phẩm phái sinh (YĐSD), khả năng sẵn sàng của ngân
hàng (KNSS), dịch vụ tư vấn sản phẩm phái sinh (DVTV), tỷ giá biến động (TG) và quyết định sử dụng
sản phẩm phái sinh (QĐSD).
Khi doanh nghiệp đã có ý định sử dụng sản phẩm phái sinh, cộng thêm khả năng sẵn sàng của
ngân hàng đáp ứng như thế nào, dịch vụ tư vấn miễn phí của ngân hàng và tỷ giá biến động sẽ ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh.
Bảng 2.16: Các hệ số tương quan (QĐSD sản phẩm phái sinh)
Các hệ số tương quan R R2 R2 điều chỉnh Mức ý nghĩa
Giá trị 0.492 0.242 0.229 0.000
Bảng 2.17: Các hệ số tương quan (QĐSD sản phẩm phái sinh)
TT Nhân tố Hệ số β Giá trị t Mức ý nghĩa
Hằng số 2.179 8.816 0.000
1 YĐSD 0.278 6.390 0.000
2 KNSS 0.210 3.826 0.000
3 DVTV -0.056 -0.669 0.504
4 TG -0.151 -2.387 0.018
Mô hình thực tiễn của nhân tố này được thiết lập như sau:
YQĐSD = 3.781 +0.278 * YĐSD + 0.21 * KNSS - 0,151 * TG + u
Các nhân tố tồn tại trong 2 mô hình thực tiễn ở trên bao gồm: sự hiểu biết của doanh nghiệp,
dịch vụ tư vấn sản phẩm phái sinh miễn phí, giá cả hợp lý, khả năng sẵn sàng của ngân hàng, ý định sử
dụng dịch vụ và tỷ giá biến động, các nhân tố này là những nhân tố thực sự tác động đến quyết định sử
dụng sản phẩm phái sinh với mức ý nghĩa 5%. Cùng với những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh, kết hợp với các nhân tố này, là cơ sở để đưa ra giải pháp mở rộng
hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNN&PTNT Đà Nẵng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP. ĐÀ NẴNG
3.1. Định hướng phát triển KDNT tại CN NHNo&PTNT TP. Đà Nẵng đến năm 2015
3.1.1. Thuận lợi
3.1.2. Khó khăn
3.1.3. Định hướng phát triển KDNT tại chi nhánh NHNo&PTNT TP. Đà Nẵng
3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đà Nẵng đến năm 2015
3.2.1. Hoàn thiện các nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi
Hiện nay, tại Agibank ĐN đã thực hiện các nghiệp vụ mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn và
nghiệp vụ Swap (nhưng rất ít). Thêm vào đó, kết quả khảo sát cho thấy một thực tế khá phổ biến hiện
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
18
nay là khi KH tiến hành giao dịch ngoại tệ với NH thì hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng giao dịch
Spot (khoảng trên 90%).
Qua bảng 2.15, chúng ta có thể nhận xét rằng việc sử dụng các sản phẩm hối đoái phái sinh
trong thực tế còn rất hạn chế , chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn khoảng gần 10%. Trong khi đó, giao dịch
Spot được các doanh nghiệp sử dụng một cách đại trà, phổ biến, cụ thể hơn 90% doanh nghiệp được
khảo sát khi có nhu cầu ngoại tệ đều tiến hành giao dịch Spot với NH.
Bảng 3.1: KQKS về loại sản phẩm hối đoái mà DN đang sử dụng
Giao dịch Ý kiến Tỷ lệ (%)
Spot 170 90.42
Forward 15 7.98
Swap 3 1.60
Option 0 0
Tổng 188 100
Bên cạnh đó, trong 170 doanh nghiệp được điều tra thì có 62 doanh nghiệp có giao dịch ngoại tệ
với Agribank ĐN, chiếm tỷ lệ 21.67% trong tổng số các ý kiến trả lời của các doanh nghiệp (có nhiều
doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ với nhiều ngân hàng khác nhau). Đây là một con số tương đối, chứng tỏ
thị phần để chi nhánh tăng thêm số lượng khách hàng là rất khả quan.
Bảng 3.2: KQKS về các DN có quan hệ giao dịch mua bán ngoại tệ với các ngân hàng
Giao dịch Ý kiến Tỷ lệ (%)
Agribank 62 21.67
BIDV 55 19.23
VCB 67 23.43
Viettinbank 47 16.43
Eximbank 35 12.27
NH khác 20 6.97
Tổng 286 100
Dựa trên KQKS về số lượng doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ tại Agribank và các sản phẩm ngoại
tệ mà các doanh nghiệp đó đang sử dụng thì về phía ngân hàng, để hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày
càng phát triển thì chi nhánh cần phải hoàn thiện các nghiệp vụ đã thực hiện, cụ thể:
- Giữ uy tín với khách hàng: thanh toán đúng hạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng,
đảm bảo đúng tỷ giá công bố.
- Kết quả khảo sát cho thấy, mức giá cả hợp lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
YĐSD sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp. Vì vậy, chi nhánh cần phải cân nhắc đưa ra mức tỷ giá
mua bán hợp lý (tỷ giá mua bán giao ngay, tỷ giá mua bán kỳ hạn) cạnh tranh so với các ngân hàng khác
trên địa bàn.
- Chi nhánh cần hoàn thiện các nghiệp vụ KDNT thông qua việc kết hợp các tiện ích của các
nghiệp vụ với nhau và có thể bắt đầu từ lúc khách hàng đến tìm hiểu giao dịch bằng việc giới thiệu
nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng nên sử dụng nghiệp vụ nào, cách thức thực hiện… cho đến khâu cuối
cùng là khi khách hàng thực hiện xong hợp đồng.
- Mở rộng mạng lưới đại lý thu đổi ngoại tệ: các đại lý thu đổi ngoại tệ sẽ làm tăng tính sẵn sàng
của ngân hàng đối với khách hàng trong việc trao đổi ngoại tệ, các đại lý thu đổi ngoại tệ được đặt rải
rác sẽ làm giảm tâm lý ngại đi xa đồng thời có thể giảm thời gian chờ đợi của khách hàng. Mặc dù, tỷ
giá mua ngoại tệ của chi nhánh thấp hơn so trên thị trường tự do nhưng đổi lại khách hàng sẽ cảm thấy
yên tâm hơn khi đổi ngoại tệ tại các điểm đại lý như: đảm bảo số tiền VND mà khách hàng nhận được là
tiền thật, không bị phạt nếu bị phát hiện mua ở thị trường chợ đen, không bị lừa đảo… Mặt khác, tại các
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
19
đại lý thu đổi ngoại tệ của chi nhánh khách hàng có thể mua được nhiều loại ngoại tệ khác nhau như
USD, EUR, GBP… Trong khi đó, các tiệm vàng chỉ mua bán một phổ biến đồng USD và một số loại
khác như AUD, EUR, SGD, GBP, CAD nhưng số lượng không nhiều. Như vậy, các đại lý thu đổi ngoại
tệ hơn hẳn các tiệm vàng về số loại ngoại tệ mua vào.
Chi nhánh Agribank ĐN có lợi thế về mạng lưới hơn hẳn so với các ngân hàng khác trên địa
bàn, phân bố đều ở các quận huyện nên đây là cơ sở để mở rộng đại lý thu đổi ngoại tệ. Ngoài ra, để
nâng cao hiệu quả thu đổi, chi nhánh nên tìm kiếm thị trường mới, ở những nơi mà khách du lịch ngoại
quốc thường lui tới như tại Cảng Tiên Sa, khu mua sắm BigC, Bana Hill, Furama hay tại những resort
hoặc khách sạn mà người nước ngoài hay ở khi đi du lịch ở thành phố.
- Có thể thành lập các tổ thu đổi ngoại tệ lưu động bằng cách kết hợp với các công ty du lịch để
biết được lịch trình các tour du lịch quốc tế đến Việt Nam để tiếp cận các du khách ở các địa điểm nhu
sân bay, các khu tham quan để tranh thủ tối đa nguồn ngoại tệ này cũng như góp phần quảng bá thương
hiệu Agribank.
3.2.2. Triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ (Currency Options)
 Lợi ích nổi bật của việc sử dụng hợp đồng quyền chọn là khả năng hạn chế rủi ro và các
khoản lợi nhuận thu được. Giá mua hợp đồng quyền chọn thông thường là thấp để giúp các công ty nhỏ
tham gia vào hoạt động phòng chống rủi ro ngoại hối. Chính vì vậy hợp đồng quyền chọn là một công
cụ linh hoạt hơn so với phần lớn các công cụ phòng chống rủi ro khác.
 Điều kiện để triển khai nghiệp vụ currency option
- Điều kiện về tỷ giá: công cụ phái sinh ngoại hối ra đời là để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá biến
động theo một biên độ lớn và ngẫu nhiên, phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là điều
kiện tiên quyết cho việc sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro. Như chúng ta đã thấy ở phần 2, khi tỷ
giá có những biến động mạnh vào cuối năm 2008, đầu năm 2009 thì nghiệp vụ kỳ hạn được sử dụng phổ
biến hơn và nó mang lại nhiều hiệu quả. Trên thị trường ngoại hối, bên cạnh việc phản ánh quan hệ cung
cầu về ngoại tệ thì thị trường còn ẩn chứa các yếu tố đầu cơ và chênh lệch giá về ngoại tệ. Đây cũng là
những yếu tố quan trọng trong việc làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động một cách
khó dự đoán. Chính vì sự không dự đoán trước được những thay đổi của tỷ giá trên thị trường mà các
doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại luôn có mong muốn bảo hiểm rủi ro để chống lại
những tổn thất có thể xảy ra đối với các dòng tiền ngoại tệ của mình.
- Điều kiện về con người: Thị trường phái sinh và công cụ phái sinh ngoại hối rất đa dạng, phức
tạp đòi hỏi khách hàng và các giao dịch viên là các cán bộ ngân hàng phải am hiểu về sản phẩm này.
Đặc biệt là nhân viên KDNT phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực ngoại hối, am hiểu các kỹ
thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối.
- Điều kiện về công nghệ (công nghệ thông tin): Bên cạnh điều kiện về trình độ cán bộ thì vấn
đề công nghệ thông tin cho ngân hàng, cần có một phần mềm hiện đại, xử lý nhanh chóng thông tin
cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối.
- Bên cạnh các điều kiện trên thì điều kiện quan trọng nhất là SGD phải có lộ trình triển khai áp
dụng nghiệp vụ này thì chi nhánh mới có thể mở rộng được nghiệp vụ này. Trước hết, SGD cần phải
thành lập tổ nghiên cứu triển khai các sản phẩm phái sinh, thành phần tham gia phải có sự tham gia của
các Ban liên quan của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổ nghiên cứu sẽ nghiên cứu các điều kiện, điều khoản
của sản phẩm phái sinh và các điều kiện khác để triển khai sản phẩm dịch vụ, tham mưu đề xuất Tổng
giám đốc trong việc điều hành đàm phám với các định chế tài chính. Rà soát các văn bản hiện hành về
quản lý ngoại hối, nghiên cứu soạn thảo văn bản, quy trình thực hiện các nghiệp vụ phái sinh trong hệ
thống NHNo, đề xuất các phương án phòng ngừa rủi ro và các giải pháp để triển khai sản phẩm phái
sinh.
Tổ chức đào tạo những chuyên gia đầu ngành về kinh doanh ngoại tệ, chú trọng nghiên cứu các
sản phẩm phái sinh, mời các ngân hàng nước ngoài tổ chức đào tạo các sản phẩm phái sinh, cử cán bộ
học tập kinh nghiệm tại các ngân hàng nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và chuyên
nghiệp trong việc thực hiện các sản phẩm phái sinh.
 Khó khăn vướng mắc
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
20
Cơ chế điều hành tỷ giá chưa thật sự linh hoạt, không phản ảnh đúng quan hệ cung cầu trên thị
trường ngoại hối; Tính thanh khoản của thị trường ngoại hối chưa cao, cơ chế pháp lý hướng dẫn nghiệp
vụ này của NHNN chưa rõ ràng; Thói quen sử dụng sản phẩm giao ngay của khách hàng.
 Lộ trình, biện pháp triển khai
Chi nhánh chỉ có thể triển khai nghiệp vụ này khi NHNN có thể cho phép và hướng dẫn các
NHTM tiến hành nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, Từ đó SGD mới có văn bản chỉ đạo cho phép và hướng
dẫn các chi nhánh thực hiện. Vì quyền chọn rất phức tạp về nội dung nghiệp vụ, do đó cần triển khai
từng bước, từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể là:
- Trước tiên, chỉ thực hiện quyền chọn giữa VND và USD. Sau khi đã quen rồi thì có thể mở
rộng quyền chọn giữa VND và các loại ngoại tệ khác;
- Chỉ nên áp dụng quyền chọn kiểu châu Âu, nghĩa là việc thực hiện quyền chọn xảy ra tại thời
điểm đáo hạn. Vì hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cho phép tiến hành thực hiện quyền chọn tại bất cứ
thời điểm nào trong suốt quá trình thời gian hiệu lực của hợp đồng, do đó mang nặng tính đầu cơ chưa
phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn đầu;
- Về mặt thời hạn hợp đồng: để có thể kiểm soát được và tránh tâm lý đàu cơ thì thời hạn hợp
đồng nên qui định ngắn từ 3 tháng trở xuống trong thời gian đầu mới triển khai;
- Ở các thị trường phát triển, hợp đồng quyền chọn nhằm hai mục đích là phòng chống rủi ro tỷ
giá và đầu cơ. Đối với Việt Nam tính thanh khoản của thị trường ngoại hối chưa cao, do đó việc mua
bán giao ngay một lượng ngoại tệ nhất định không phải lúc nào cũng thực hiện được, do đó ngoài mục
đích phòng chống rủi ro tỷ giá thì thông qua hợp đồng quyền chọn phải đảm bảo cho khách hàng quyền
được mua ngoại tệ.
3.2.3. Tư vấn cho khách hàng thanh toán đa dạng các loại ngoại tệ
Ở nước ta hiện nay, đồng USD vẫn là đồng tiền được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng
chủ yếu trong thanh toán quốc tế, trong các NHTM thì việc huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ thì
cũng chủ yếu bằng đồng USD và đồng USD chiếm hơn 90% các giao dịch bằng ngoại tệ tại CN
Agribank Đà Nẵng.
Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại toàn cầu, việc sử dụng chủ yếu đồng USD là không còn
phù hợp nữa, thêm vào đó lựa chọn USD là đồng tiền thanh toán của doanh nghiệp luôn tạo áp lực căng
thẳng nguồn USD cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ giá của USD luôn biến đổi và chênh lệch tỷ giá chỉ
khoảng 0,05% thì các loại ngoại tệ khác chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán là rất cao lên tới 1-1,8%. Vì
vậy, tư vấn hướng dẫn cho khách hàng ký hợp đồng thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác là rất cần
thiết và quan trọng vì nó làm giảm nhiệt áp lực căng thẳng USD, mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại
lý, góp phần đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hơn và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
3.2.4. Phát triển các hoạt động có liên quan đến KDNT
Sự phát triển của hoạt động KDNT không những phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của nhân
viên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ các hoạt động kinh doanh khác của NH, cụ thể là hoạt
động tài trợ ngoại thương và thanh toán xuất nhập khẩu. Hay nói cách khác, giữa chúng có mối quan hệ
hỗ trợ nhau, hoạt động này thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kia phát triển. Do đó, hoạt động
KDNT cần được ban lãnh đạo NH điều hành trong mối quan hệ tương hỗ với các nghiệp vụ khác, như
vậy mới xử lý được linh hoạt giữa lãi suất, tỷ giá và mức phí trong phạm vi cho phép, trên cơ sở tính
toán lợi ích tổng thể cuối cùng mà khách hàng mang lại khi đồng thời sử dụng nhiều loại sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng. Để làm được điều đó, ban lãnh đạo NH cần có chính sách khách hàng chiến lược theo
hướng ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu để tạo thuận lợi cho việc chủ động tự cân đối ngoại tệ
và nâng cao lợi nhuận.
 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: Trong xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để
thu hút được nguồn ngoại tệ từ nhóm khách hàng xuất khẩu, chi nhánh cần xác định đối tượng cho vay
chính, ví dụ tập trung cho vay vào những nhóm hàng xuất khẩu chính của thành phố như hàng dệt may,
hàng thủy sản, hàng tiểu thủ công nghiệp… Từ đó, xây dựng chính sách ưu đãi đối với các DN xuất
khẩu những mặt hàng này, tạo điều kiện cho DN được vay vốn nhằm thu hút được số ngoại tệ mua vào
từ đối tượng này. Cụ thể chính sách ưu đãi đối với DN này là về lãi suất và về điều kiện vay vốn.
+ Về lãi suất: Để thu hút KH, chi nhánh có thể Marketing sản phẩm theo hướng mới với khẩu
hiệu mới “Khách hàng tham gia quyết định lãi suất” hay lãi suất này là lãi suất thỏa thuận sao cho vừa
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
21
đảm bảo lợi ích của DN vừa đem lại lợi ích tối ưu cho NH. Việc tuyên truyền thông điệp trên nhằm tạo
ra điểm khác biệt với thị trường – lãi suất cho vay của sản phẩm này hầu hết được các NH yết giá cố
định - tạo cho khách hàng có cảm giác mình được chủ động hơn trong quá trình quyết định mức lãi suất.
Phân loại khách hàng xuất khẩu, KH xuất bán ngoại tệ cho chi nhánh thì lãi suất thấp hơn KH vừa xuất
vừa nhập. Ngoài ra, chi nhánh cần phải đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng này bằng cách: Giảm lãi suất chiết
khấu chứng từ xuất khẩu; thế chấp L/C và hợp đồng xuất khẩu để mở L/C nhập khẩu… những giải pháp
mang tính thiết thực này sẽ hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp xuất khẩu đến với chi nhánh hơn.
+ Về điều kiện vay vốn: Sản phẩm này áp dụng cho khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ
chắc chắn nên chi nhánh có thể cho DN vay không cần tài sản đảm bảo, việc đảm bảo ở đây là uy tín
của DN (đối với DN lớn, có quan hệ thân quen) hoặc cho vay có đảm bảo bằng tài sản qua thế chấp L/C
do bên nhập khẩu mở cho DN trong đó NH tham gia với tư cách là NH thanh toán L/C.
 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: các DN này có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán tiền
hàng cho đối tác nước ngoài. Chính vì vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay USD với lãi suất ưu đãi
nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng này.
Mục tiêu chung của hoạt động KDNT của chi nhánh là tăng cường doanh số mua bán với khách
hàng nhằm hưởng chênh lệch giá. Đối tượng bán ra tốt nhất đối với NH chính là doanh nghiệp nhập
khẩu, do đó, việc tài trợ nhập khẩu cho họ là rất cần thiết (tất nhiên trên tinh thần đảm bảo an toàn-hiệu
quả). Chi nhánh nên ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng được sự hỗ trợ của nhà
nước như xăng dầu, tân dược, thuốc trừ sâu, phân bón, các mặt hàng thiết yếu… để được hỗ trợ mua
ngoại tệ từ NHNN (trong trường hợp chi nhánh không tự cân được nguồn ngoại tệ). Theo đó, các doanh
ngiệp nhập khẩu có thể vay USD với lãi suất ưu đãi để thanh toán hàng nhập và sau khi đã bán hàng
xong sẽ dùng khoản tiền này để mua USD trả nợ.
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu trở ngại đối với họ là vào ngày thanh toán nếu tỷ giá gia tăng
thì doanh nghiệp sẽ mất nhiều VND hơn để mua USD trả nợ điều này sẽ làm tăng chí phí của doanh
nghiệp, đặc biệt nếu tốc độ tăng của tỷ giá quá lớn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong tình trạng tỷ giá biến động lớn như hiện nay, tốc độ tăng tỷ
giá chưa từng có trong lịch sử lên tới 8,27% thì doanh nghiệp nhập khẩu có xu hướng đi vay VND để
mua USD hơn là đi vay USD. Để khuyến khích KH vay USD, chi nhánh cần:
- Cân nhắc từng loại khách hàng (KH nhập, KH vừa xuất vừa nhập) mà cho vay với mức lãi suất
hợp lý.
- Nếu DN vẫn còn e ngại về rủi ro TG thì chi nhánh nên chủ động tư vấn và khuyến khích DN
sử dụng kết hợp sản phẩm này với các giao dịch hối đoái phái sinh của NH. Ví dụ như mua kỳ hạn cho
số ngoại tệ phải trả trong tương lai và qua đó “chốt” TG theo mong muốn. Như vậy, dù trong tương lai
TG có biến động như thế nào cũng không ảnh hưởng đến số lượng VND cần phải trả để mua USD do
DN đã “chốt” TG.
Tóm lại, việc ưu tiên tài trợ XNK không những góp phần gia tăng thu lãi cho vay mà còn góp
phần làm gia tăng doanh số mua bán ngoại tệ, lãi KDNT góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
chi nhánh. Mặt khác, chi nhánh cần phải hạn chế rủi ro tín dụng từ hoạt động này bằng cách tập trung
cho vay đối với những mặt hàng XNK chính của thành phố, những mặt hàng được chính phủ tạo điều
kiện phát triển, hỗ trợ.
3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác: Ngoài một số giải pháp cơ bản nhằm mở rộng hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng như
đã trình bày trên, trên thực tiễn hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh, nghiên cứu đề cập thêm
một số giải pháp hỗ trợ khác để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
3.2.5.1. Tiếp cận các dự án của thành phố
Hiện nay, Agribank Đà Nẵng đang là ngân hàng phục vụ 05 dự án của thành phố, trong đó có
hai dự án đang đi vào giai đoạn cuối, số tiền giải ngân không còn nhiều. Chi nhánh cần phải tìm kiếm
các dự án mới để duy trì và phát triển mảng lợi nhuận này. Chi nhánh cần nắm bắt thông tin về các dự
án của thành phố thông qua mối quan hệ, báo chí…, từ đó tiếp cận, marketing, thuyết phục đơn vị về
kinh nghiệm và lợi thế của chi nhánh trong công tác làm ngân hàng phục vụ và phối hợp với
NHNo&PTNT Việt Nam, các sở ban ngành thành phố để chi nhánh Agribank ĐN được chọn làm ngân
hàng phục vụ dự án. Nếu được chọn làm ngân hàng phục vụ thì đây là một lợi thế rất lớn cho chi nhánh,
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
22
chi nhánh vừa có được số dư tiền gửi lớn, vừa mua được nguồn ngoại tệ lớn và thường xuyên đều đặn
khi các dự án thực hiện giải ngân, vừa phát triển được các dịch vụ kèm theo như chuyển tiền trong và
ngoài nước, tài trợ thương mại, thanh toán lương qua thẻ….
3.2.5.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến Marketing
Bảng 3.3: KQKS về nguyên nhân DN chưa sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh
Nguyên nhân Ý kiến Tỷ lệ (%)
Không có nhu cầu 20 10.75
Không am hiểu 65 34.95
TG biến động ít 70 37.63
Mức ký quỹ/phí 17 9.14
Khác 14 7.53
Tổng 186 100
Như vậy, nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp còn chưa mạnh dạn sử dụng các giao dịch
này là do tỷ giá ít biến động – khoảng 70 ý kiến chiếm tỷ lệ khoảng 37.63% - Chính vì thế, DN ít có tâm
lý phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho các dòng tiền phải thu và phải trả bằng ngoại tệ. Thứ đến là doanh
nghiệp chưa thật sự am hiểu về sản phẩm phái sinh, có 65 ý kiến chiếm khoảng 34.95% có tâm lý ngại
sử dụng vì các doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết, kiến thức về sản phẩm phái sinh. Dẫn đến thói quen
là khi nào có nhu cầu mua/bán ngoại tệ với ngân hàng thì sẽ thực hiện giao dịch Spot. Những nguyên
nhân khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Dựa trên KQKS và kiểm định mô hình ảnh hưởng đến YĐSD sản phẩm phái sinh, sự không am
hiểu, thiếu hiểu biết là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến YĐSD sản phẩm phái sinh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên sự hiểu biết, am hiểu của khách hàng về sản phẩm hối đoái phái sinh thuộc về yếu tố
khách quan nên ngân hàng không thể can thiệp một cách trực tiếp mà chỉ có thể gián tiếp tác động đến
để doanh nghiệp có thể thay đổi nhận thức của mình. Chi nhánh cần chủ động tiếp cận khách hàng thay
vì chỉ chờ khách hàng tiếp xúc với mình như trước đây; hay chủ động tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng
cao hiểu biết và nhận thức của mình về sản phẩm này bằng cách đứng ra tổ chức các buổi hội thảo
chuyên sâu về sản phẩm hối đoái phái sinh, cần nhấn mạnh về công dụng, lợi ích và cách thức sử dụng
các công cụ này, nhấn mạnh với DN rằng: phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là
giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu
kinh doanh. Từ đó gieo mầm và khơi dậy nhu cầu sử dụng sản phẩm này trong tâm trí doanh nghiệp.
Những buổi hội thảo sẽ đóng vai trò xúc tiến bước đầu để khách hàng biết được Agribank và khách
hàng cần làm gì để phối hợp với nhau trong việc thực hiện nghiệp vụ đó cũng như giảm thiểu những rủi
ro mà khách hàng có thể gặp phải. Cũng qua buổi hội thảo khách hàng có dịp trình bày những vướng
mắc hay nhu cầu mới của mình phát sinh trong quá trình giao dịch với chi nhánh qua đó có thể nắm bắt
được những nhu cầu của khách hàng và có giải pháp hỗ trợ cụ thể.
3.2.5.3. Triển khai dịch vụ tư vấn sản phẩm phái sinh miễn phí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao
Kết quả khảo sát cho thấy, dịch vụ tư vấn ảnh hưởng đến QĐSD sản phẩm phái sinh của các
doanh nghiệp. Do đó triển khai dịch vụ tư vấn miễn phí vừa thu hút các doanh nghiệp, vừa tạo ra sự an
tâm hài lòng cho khách hàng và giảm bớt rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Để triển khai dịch vụ
này đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao bởi vì con người được xác định là khâu then chốt, quyết
định sự thành công của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu con người có những quyết định đúng
đắn, phù hợp với từng hoàn cảnh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Muốn vậy,
chi nhánh cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Tìm kiếm, thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng: CN có thể tăng cường hợp tác
giữa ngân hàng với các trường đại học có chuyên ngành tài chính - Ngân hàng, đưa nghiệp vụ ngân
hàng vào chương trình giảng dạy tại các trường, sau đó ngân hàng cần có kế hoạch chủ động tìm hiểu và
thu hút các sinh viên khá giỏi tại các trường đào tạo về thực tập tại ngân hàng của mình.
- Nâng cao trình độ chuyên môn về nghiệp vụ KDNT cho nhân viên: tổ chức các khóa huấn
luyện, định kỳ tổ chức sát hạch…
3.2.5.4. Hoàn thiện công nghệ thông tin tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động KDNT
Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng NN & PTNT Thành phố Đà Nẵng..doc
Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng NN & PTNT Thành phố Đà Nẵng..doc
Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng NN & PTNT Thành phố Đà Nẵng..doc

More Related Content

Similar to Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng NN & PTNT Thành phố Đà Nẵng..doc

Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hốiBichtram Nguyen
 
Ty gia - các khái niệm cơ bản
Ty gia - các khái niệm cơ bảnTy gia - các khái niệm cơ bản
Ty gia - các khái niệm cơ bảnnhomhivong
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtaothichmi
 
Tỷ giá hối đoái chương 2A
Tỷ giá hối đoái chương 2ATỷ giá hối đoái chương 2A
Tỷ giá hối đoái chương 2ATIMgroup
 
Chuong 3 thi truong ngoai hoi 97-2003 - copy
Chuong 3 thi truong ngoai hoi 97-2003 - copyChuong 3 thi truong ngoai hoi 97-2003 - copy
Chuong 3 thi truong ngoai hoi 97-2003 - copyThu Phương Trần
 
Tỷ giá và thị trường hối đoái
Tỷ giá và thị trường hối đoáiTỷ giá và thị trường hối đoái
Tỷ giá và thị trường hối đoáiMây Thang
 
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalBai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalPham Thao
 
Tỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hốiTỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hốiemythuy
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuguest3c41775
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...luanvantrust
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...luanvantrust
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáithienbinhqa
 
Bai giang thanh toan va td quoc te dh pham van dong
Bai giang thanh toan va td quoc te   dh pham van dongBai giang thanh toan va td quoc te   dh pham van dong
Bai giang thanh toan va td quoc te dh pham van dongHongdang78
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từDương Hà
 
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...luanvantrust
 
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhNghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhHiển Trần
 

Similar to Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng NN & PTNT Thành phố Đà Nẵng..doc (20)

Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hối
 
Ty gia - các khái niệm cơ bản
Ty gia - các khái niệm cơ bảnTy gia - các khái niệm cơ bản
Ty gia - các khái niệm cơ bản
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Tỷ giá hối đoái chương 2A
Tỷ giá hối đoái chương 2ATỷ giá hối đoái chương 2A
Tỷ giá hối đoái chương 2A
 
Chuong 3 thi truong ngoai hoi 97-2003 - copy
Chuong 3 thi truong ngoai hoi 97-2003 - copyChuong 3 thi truong ngoai hoi 97-2003 - copy
Chuong 3 thi truong ngoai hoi 97-2003 - copy
 
Tỷ giá và thị trường hối đoái
Tỷ giá và thị trường hối đoáiTỷ giá và thị trường hối đoái
Tỷ giá và thị trường hối đoái
 
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalBai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
 
Ty gia hoi doai
Ty gia hoi doaiTy gia hoi doai
Ty gia hoi doai
 
c5.pptx
c5.pptxc5.pptx
c5.pptx
 
Tỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hốiTỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hối
 
Vũ Duy Bắc lần 3
Vũ Duy Bắc lần 3Vũ Duy Bắc lần 3
Vũ Duy Bắc lần 3
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
2
22
2
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái
 
Bai giang thanh toan va td quoc te dh pham van dong
Bai giang thanh toan va td quoc te   dh pham van dongBai giang thanh toan va td quoc te   dh pham van dong
Bai giang thanh toan va td quoc te dh pham van dong
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
 
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhNghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (19)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng NN & PTNT Thành phố Đà Nẵng..doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế hóa, quốc tế hóa toàn cầu đã và đang đặt ra những cơ hội lẫn thách thức mới đối với hệ thống ngân hàng nước ta trong tiến trình hội nhập và mở cửa, kéo theo đó hoạt động ngoại thương và thị trường ngoại hối đang diễn ra cực kỳ sôi động và hấp dẫn. Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang từng bước chuyển mạnh sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới, nó tạo ra môi trường kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng đồng thời cung cấp những công cụ hiệu quả phòng ngừa rủi ro hối đoái cho khách hàng. Vì vậy, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của chính bản thân ngân hàng, đưa ngân hàng lên một tầm cao mới, vươn ra trên khu vực và thế giới mà còn đối với khách hàng của ngân hàng và cả nền kinh tế. Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng (NHNo&PTNT)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp Cao học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, các vấn đề liên quan đến mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại; Phân tích thực trạng mở rộng và đánh giá kết hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT (tên viết tắt tiếng Anh: Agribank) Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2009; Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Agribank Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Agribank Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2007- 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, khảo sát, tìm hiểu, đánh giá, xây dựng mô hình lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của khách hàng doanh nghiệp; Xử lý thông tin định tính, định lượng, thống kê, so sánh, … 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Làm rõ vấn đề lý luận về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối ở các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, các ngân hàng thương mại thành phố Đà Nẵng nói riêng, cung cấp số liệu về thực trạng đồng thời nêu những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tệ của NHNo&PTNT Tp. Đà Nẵng. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc hoạch định chính sách có giải pháp phù hợp để mở rộng kinh doanh ngoại tệ trong NHNoN&PTNT Tp. Đà Nẵng. 6. Tư liệu nghiên cứu: Sử dụng các loại từ điển kinh tế, thương mại, một số sách chuyên khảo, giáo trình về ngoại hối, các bài báo, báo cáo khoa học, các văn bản của nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, các số liệu của ngân hàng, các thông tin trên các trang web có liên quan đến kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay. 7. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại. Chương 2 nêu thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNo&PTNT Tp Đà Nẵng.
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2 Chương 3 đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối 1.1.1. Khái niệm thị trường ngoại hối Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường và thị trường này gọi là thị trường ngoại hối (The Foreign Exchage Market - FOREX). Một cách tổng quát: “bất cứ ở đâu diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau thì ở đó gọi là thị trường ngoại hối”. Thị trường ngoại hối là nơi thực hiện các giao dịch mua, bán, chuyển đổi các loại ngoại tệ và phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ trong đó giá cả mỗi đồng được quyết định bởi nhiều yếu tố.[11,17] 1.1.2. Đặc điểm thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối là thị trường mang tính giao dịch mang tính chất quốc tế, thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động liên tục 24 trên 24. 1.1.3. Chức năng của thị trường ngoại hối Giúp khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế; Phòng ngừa rủi ro, gắn liền với chức năng hoạt động của NHTM; Phương tiện giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế; Thể hiện vai trò can thiệp của NH trung ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định đồng tiền trong nước. 1.1.4. Những thành viên tham gia thị trường ngoại hối 1.1.4.1. Theo đối tượng Các nhà thương mại và đầu tư; Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư; Các cá nhân hay hộ gia đình; Ngân hàng Trung ương (Central Bank). 1.1.4.2. Theo chức năng Các nhà kinh doanh (dealers); - Các nhà mua giới (brokers); - Các nhà đầu cơ (speculators); - Các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs). 1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Trên thị trường ngoại hối có 5 nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phổ biến đó là: nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn. 1.2.1. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay (Currency Spot) Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay là nghiệp vụ trong đó việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc trong phạm vi hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.[7,41] 1.2.2. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Currency Forward) Thị trường kỳ hạn bao gồm những giao ước được thỏa thuận hôm nay cho việc mua bán ngoại hối được thực hiện trong tương lai. Giá kỳ hạn có thể bằng giá giao ngay nhưng thông thường nó cao hơn hoặc thấp hơn so với giá giao ngay. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn là nghiệp vụ trong đó hai bên cam kết mua và bán một khoản ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá được xác định ngay khi hợp đồng được ký kết, song việc chuyển vốn sẽ được thực hiện vào một thời điểm tương lai đã xác định trước.[8,62] 1.2.3. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Currency Swap) Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch bao gồm đồng thời hai giao dịch ngược chiều trong đó một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn. Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.[14] 1.2.4. Nghiệp vụ tiền tệ tương lai (Currency Future) Hợp đồng tiền tệ tương lai là một thỏa thuận về việc mua bán một tài sản trong tương lai tại một mức giá xác định. Nói một cách ngắn gọn, giá cả được thỏa thuận hôm nay, nhưng việc giao nhận tài sản và thanh toán xảy ra tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3 1.2.5. Nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ (Currency Option) Quyền chọn tiền tệ được đưa ra giao dịch ở Mỹ năm 1983 trên thị trường Philadelphia. Ở Việt Nam, quyền chọn tiền tệ được NH Eximbank đưa ra giao dịch đầu tiên vào năm 2003 [15] và gần đây nhiều NHTM khác như ACB, Vietinbank… cũng đã đưa vào giao dịch này tuy rằng số lượng hợp đồng và doanh số giao dịch chưa nhiều. 1.3. Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ 1.3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh ngoại tệ Kinh doanh ngoại tệ theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại tệ, đảm bảo ổn định số dư tài khoản kinh doanh ngoại tệ tại nước ngoài và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch tỉ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. Theo nghĩa hẹp, kinh doanh ngoại tệ là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng từ chênh lệch tỷ giá mua và bán. Phân loại hoạt động KDNT: + Theo mục đích, + Theo nguồn ngoại tệ, + Theo đặc điểm mua bán, + Theo tính chất nghiệp vụ. 1.3.2. Quan niệm về mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ là sự tăng trưởng về qui mô kinh doanh ngoại tệ về các phương diện: doanh số, thu nhập, số lượng khách hàng, thị phần, mức độ đa dạng hóa trong nghiệp vụ trên cơ sở kiểm soát rủi ro phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh từng thời kỳ của NH. Tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng ở mỗi giai đoạn mà có sự ưu tiên khác nhau. Mở rộng quy mô nhằm gia tăng thị phần sẽ tất yếu tăng rủi ro hoặc giảm sút hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng có thể lựa chọn ưu tiên gia tăng chỉ tiêu này mà chấp nhận giảm ở mức có thể về chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh hay chấp nhận rủi ro tăng ở mức độ kiểm soát được, nhằm đạt được mục tiêu kỳ vọng mà Ban điều hành NHTM muốn hướng đến. 1.3.3. Tiêu chí đánh giá về mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ + Tốc độ tăng doanh số mua bán: là tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch mua bán ngoại tệ tăng thêm tại một thời điểm đang xét so với mốc thời điểm so sánh, chỉ tiêu này phản ánh qui mô tăng trưởng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. + Tốc độ tăng số lượng khách hàng giao dịch: là tỷ lệ phần trăm số lượng khách hàng giao dịch mua bán ngoại tệ tăng thêm tại một thời điểm đang xét so với mốc thời điểm so sánh. Số lượng khách hàng ở đây bao gồm: khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các tổ chức tín dụng được phép mua bán ngoại tệ. + Số lượng và cơ cấu các loại tiền tệ giao dịch: là mức độ đa dạng các loại ngoại tệ mà ngân hàng có khả năng kinh doanh + Mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh: là khả năng ngân hàng có thể triển khai và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh thể hiện ở một số chỉ tiêu như doanh số mua bán các nghiệp vụ phái sinh, số dư cam kết ngoại bảng các nghiệp vụ phái sinh. - Tốc độ tăng doanh số mua bán các nghiệp vụ phái sinh: là tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch mua bán ngoại tệ các nghiệp vụ phái sinh bao gồm: kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn tăng thêm tại một thời điểm đang xét so với mốc thời điểm so sánh - Số dư cam kết ngoại bảng các nghiệp vụ phái sinh: là số dư ngoại bảng cam kết mua bán các nghiệp vụ phái sinh tại một thời điểm nhất định. Sự gia tăng hay giảm sút của chỉ tiêu này thể hiện việc ký kết thêm hợp đồng mới hay đến hạn thanh toán hợp đồng. 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Kinh doanh ngoại tệ của NHTM là một hoạt động rất khó khăn và phức tạp, gắn bó chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, vì thế nó chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố như: 1.3.4.1. Những nhân tố nội tại bản thân ngân hàng Mỗi ngân hàng đều có khả năng kiểm soát được những nhân tố thuộc về chủ quan ngân hàng đó, đó là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Các nhân tố đó là cơ sở vật chất, trình độ của cán bộ, nhân viên ngân hàng, chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển, uy tín của ngân hàng, mạng lưới khách hàng và khả năng của ban lãnh đạo…. a. Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 4 Để tiến hành kinh doanh ngoại tệ được thì đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có hệ thống mạng xử lý thông tin giao dịch hiện đại kết hợp với cơ sở vật chất tiên tiến. Nhờ vào hệ thống này mà các nhân viên kinh doanh ngoại tệ có thể nắm bắt được thông tin, tình hình diễn biến trên thị trường, theo dõi, cập nhập sự thay đổi liên tục của tỷ giá trên các thị trường quốc tế, như thế mới tạo được lợi thế cạnh tranh. b. Trình độ của cán bộ, nhân viên ngân hàng Trình độ và chất lượng của đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của NHTM trên thị trường ngoại hối. Một mặt, thị trường ngoại hối có độ nhạy cảm rất cao (phương pháp tính tỷ giá, kỹ thuật giao dịch và mối quan hệ với thị trường có nhiều phức tạp). Hơn nữa, kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối quốc tế rất đa dạng phức tạp, đòi hỏi phải theo sát biến động của tỷ giá trên thị trường, kết hợp phân tích, đánh giá các yếu tố khác như kinh tế, chính trị, xã hội tâm lý… của mỗi nước, mỗi thành viên giao dịch. Do vậy, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giao dịch và trình độ ngoại ngữ của cán bộ kinh doanh ngoại tệ phải rất cao mới đảm nhận được hoạt động này. Ngoài ra, cán bộ kinh doanh ngoại hối phải biết dự báo thị trường, xem xét xu hướng biến động của tỷ giá trong thời gian trước mắt, trung và dài hạn. Bên cạnh đó nhân viên giao dịch có khả năng tư vấn cho khách hàng… bởi lẽ các quyết định của họ có thể làm lợi rất lớn cũng như gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng. c. Chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển Một chiến lược hoạt động kinh doanh hợp lí, cân đối các mục tiêu lợi nhuận – thị phần - uy tín và an toàn vốn, là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược là phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ với chính sách phân loại khách hàng, cần ưu tiên nhắm vào khách hàng xuất nhập khẩu kinh doanh các mặt hàng nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích của chính phủ trong từng thời kỳ nhất định, chính sách Marketing ấn tượng, giải thích rõ đặc điểm và lợi ích của sản phẩm bên cạnh chính sách giá cả dịch vụ hợp lí, vẫn có đảm bảo về lãi nhưng lại kích thích được khách hàng về mặt kinh tế. Ngoài ra, chiến lược mở rộng nghiệp vụ ra thị trường ngoại hối quốc tế, không chỉ đơn thuần chỉ là Spot mà còn có kỳ hạn, hoán đổi… nhất là trong thời kì các NHTM nước ta đang đổi mới để hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và quốc tế. d. Uy tín ngân hàng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng càng đáp ứng nhu cầu thì ngân hàng càng thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch và uy tín cùng vị thế của ngân hàng càng được nâng cao. Mặt khác, khi uy tín của NH được nâng cao thì càng nhiều khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế tìm đến, từ đó ngân hàng đó càng có điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài, ngày càng nâng cao vị thế trên thương trường quốc tế. e. Khả năng của ban lãnh đạo Để theo dõi, chỉ đạo việc kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả và đề ra được phương hướng chiến lược mở rộng kinh doanh thì trước hết, ban lãnh đạo của Sở giao dịch cần nắm bắt được sự thay đổi của các văn bản, quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, thường xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trường, có cái nhìn toàn diện, bao quát kết hợp với đầu óc phân tích tổng hợp, linh hoạt sáng tạo, đưa ra các quyết định kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hoặc hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, hình thành dựa trên cơ sở thực tế và tư duy chiến lược của mình. Để có được phẩm chất này đòi hỏi người lãnh đạo phải dày dặn kinh nghiệm và tích luỹ nghề nghiệp vững vàng, ham hiểu biết… Ban lãnh đạo phải thường xuyên lập ra kế hoạch kinh doanh, thực hiện kiểm tra kiểm soát đầy đủ chặt chẽ để xử lý kịp thời những vướng mức và khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thông suốt và nhanh chóng. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn và giải pháp kịp thời sẽ góp phần thực hiện công việc một cách có kế hoạch, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3.4.2. Các nhân tố bên ngoài a. Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia; b. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái; c. Sự phát triển của thị trường ngoại hối; d. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Tổng kết chương 1: Trong chương 1, luận văn đã giải quyết được vấn đề nghiên cứu sau: Cung cấp các khái niệm, đặc điểm, các thành phần tham gia trị trường ngoại hối; Các khái niệm cũng như ưu, nhược
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 5 điểm các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối; Khái niệm, mục đích, phân loại hoạt động KDNT của các NHTM, quan niệm về mở rộng hoạt động KDNT và các tiêu chí đánh giá sự mở rộng của hoạt động KDNT cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Đây là những kiến thức nền tảng, trên cơ sở đó đề tài sẽ tiếp tục đi sâu vào các chương sau. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TP ĐÀ NẴNG 2.1. Đặc điểm cơ bản của Agribank Đà Nẵng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ - Chi nhánh Agribank Đà Nẵng có mạng lưới rộng lớn ở hầu hết các quận, huyện trên địa bàn thành phố, bao gồm 14 chi nhánh và 15 phòng giao dịch trực thuộc nên rất thuận lợi cho hoạt động thu đổi ngoại tệ. - Từ năm 1996, chi nhánh Agribank Đà Nẵng được thành lập từ sự hợp nhất giữa chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Đà Nẵng và Sở giao dịch III Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Với quá trình hình thành lâu dài, chi nhánh đã thiết lập quan hệ với nhiều công ty lớn trên địa bàn, đặc biệt là các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu. - Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12/2009), là điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. - Với thương hiệu là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam có tổng số vốn và tài sản lớn nhất, khả năng lãnh đạo của ban giám đốc với một chiến lược, mục tiêu phát triển phù hợp và một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động là một điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với hệ thống Dealing – hệ thống mua bán ngoại tệ trực tuyến – nhanh chóng và chính xác, tỷ giá được cập nhập một cách kịp thời, các giao dịch mua bán chỉ trong tích tắc và tự động hoàn toàn sau khi được phê duyệt đã góp phần tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ đáng kể. Tóm lại, với kết quả tổng nguồn vốn huy động năm 2009 là 4.238 tỷ đồng đã đưa Agribank Đà Nẵng là một trong các chi nhánh liên tục thừa vốn qua các năm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và là chi nhánh dẫn đầu so với các chi nhánh NHNo trong khu vực miền Trung, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng thương mại trong cả nước liên tục thiếu vốn thì đây là kết quả đáng khích lệ. Như vậy nguồn vốn tăng trưởng là cơ sở để chi nhánh tăng trưởng dư nợ, trong đó có tăng trưởng tín dụng xuất nhập khẩu, từ đó thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung và định hướng của chi nhánh nói riêng. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2009 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh từ 2007 đến 2009 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tốc độ Số tiền Tốc độ 1- Nguồn vốn 3.461.024 3.806.670 4.238.893 345.646 9,99 432.223 11,35 2- Dư nợ 3.120.047 3.357.246 3.961.550 237.199 7,60 604.304 18,00 3- Dư nợ quá hạn 96.152 147.890 186.589 51.738 53,81 38.699 26,17 4- Tổng thu 448.495 575.043 529.040 126.548 28,22 (46.003) (8,00) 4.1-Thu từ tín dụng 426.072 549.741 495.710 123.669 29,03 (54.031) (9,83)
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 6 4.2-Thu ngoài TDụng 11.250 14.731 22.749 3.481 30,94 8.018 54,43 4.3-Thu khác 11.173 10.571 10.581 (602) (5,39) 10 0,09 Thu từ XLRR 8.053 9.311 9.914 1.258 15,62 603 6,48 5-Tổng chi 402.781 513.476 436.455 110.695 27,48 (77.021) (15,00) 5.1- Chi trả lãi 273.882 353.759 314.247 79.877 29,16 (39.512) (11,17) 5.2- Chi hoạt động dịch vụ 5.125 12.837 12.221 7.712 150,48 (616) (4,80) 5.3 - Chi phí nhân viên 21.153 29.673 26.624 8.520 40,28 (3.049) (10,28) 5.4- Chi phí quản lí 20.052 21.751 17.676 1.699 8,47 (4.075) (18,73) 5.5- Chi NVKD 67.897 80.095 59.794 12.198 17,97 (20.301) (25,35) 5.6- Chi khác 14.672 15.361 5.892 689 4,70 (9.469) (61,64) 6-Chênh lệch thu chi 45.714 61.567 92.585 15.853 34,68 31.018 50,38 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN) 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng Hiện nay hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNo@PTNT Đà nẵng theo quyết định 2008/NHNo-QHQT ngày 16/12/2005 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc quy định về qui trình kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, và quyết định số 1154/QĐ/NHNo-QHQT ngày 17/07/2009 về việc sửa đổi, bổ sung quy định quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. 2.2.1. Nguyên tắc giao dịch áp dụng tại ngân hàng - Chấp hành pháp luật của Nhà nước và quy định của NHNN về giao dịch hối đoái. - Quản lý tập trung, thống nhất đồng thời khuyến khích được tính chủ động sáng tạo của Sở giao dịch, Chi nhánh, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả. - Các Chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT và các đơn vị trực thuộc không được: mua bán ngoại tệ với nhau hoặc bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng khác. Chi nhánh cấp 1 được mua bán ngoại tệ nội bộ với chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch trực thuộc. - Chi nhánh cấp 2 có tài khoản ngoại tệ trực tiếp tại Sở giao dịch được thực hiện mua bán ngoại tệ với SGD nhưng phải tuân thủ theo quy định phân cấp, ủy quyền về loại hình giao dịch, hạn mức giao dịch, hạn mức trạng thái do Giám đốc Chi nhánh cấp 1 quyết định. - Không thu phí mua bán ngoại tệ của khách hàng và không thực hiện việc mua bán USD, VND qua loại ngoại tệ khác. - Loại hình giao dịch: Giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi. - Kỳ hạn giao dịch: theo văn bản 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004.  Tỷ giá giao dịch - Trên cơ sở quy định hiện hành của NHNN về phương pháp tính toán và xác định tỷ giá, Giám đốc SGD thông báo tỷ giá ngoại tệ tham khảo hằng ngày đến các Chi nhánh thông qua module CS trong màn hình IPCAS. Thời gian thông báo tỷ giá trước 8h00 sáng hàng ngày. - Trong ngày, nếu tỷ giá có biến động, SGD có trách nhiệm thông báo tỷ giá mới đến các Chi nhánh như đã nêu trên. - Tỷ giá mua bán USD giữa SGD và chi nhánh ấn định theo cơ chế thống nhất một tỷ giá để đảm bảo lợi ích cho cả Chi nhánh bán và Chi nhánh mua. Tỷ giá mua và bán các loại ngoại tệ khác (ngoài USD) giữa SGD và chi nhánh thực hiện trên cơ sở giá thị trường nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh với các NHTM khác.
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 7 - Giám đốc Chi nhánh cấp 1 được phép ấn định tỷ giá trong các giao dịch mua bán tiền mặt, giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn theo quy định hiện hành của NHNN và NHNo. - Xác định tỷ giá trong giao dịch kỳ hạn, hoán đổi1 .  Qui định về thủ tục mua bán ngoại tệ - Quy định về mức ký quỹ: Đối với giao dịch hối đoái kỳ hạn và hoán đổi thì KH phải thực hiện ký quỹ tại Agribank ĐN theo tỷ lệ sau: Mức ký quỹ 5% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND. Mức ký quỹ 7-10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với giao dịch USD/VND nêu trên. 2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động KDNT tại CN NHNo&PTNT TP Đà Nẵng theo các tiêu chí 2.2.2.1. Phân tích theo doanh số mua bán Hoạt động KDNT là một trong nhiều hoạt động kinh doanh của NH, hoạt động này đem lại một phần thu nhập đáng kể cho NH. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc NH chuyển mình sang các hoạt động phi truyền thống nói chung và hoạt động KDNT nói riêng là một xu hướng tất yếu. Hoạt động KDNT tại chi nhánh Agribank ĐN với vai trò trung gian nhằm hưởng chênh lệch tỷ giá, không hoạt động vì mục đích đầu cơ, mua bán ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, du lịch, thanh toán… của KH đảm bảo các giao dịch được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời là một công cụ phòng chống rủi ro hiệu quả cho ngân hàng và khách hàng, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín cho ngân hàng. Bảng 2.2: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank ĐN ĐVT: 1.000 USD quy đổi ST Tốc độ (%) ST Tốc độ (%) Doanh số mua ngoại tệ 111,547 117,601 98,765 6,054 5.43 (18,836) (16.02) Doanh số bán ngoại tệ 111,560 117,550 98,730 5,990 5.37 (18,820) (16.01) 2009/2008 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2009 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN) Nhìn chung, hoạt động mua bán ngoại tệ tại Agribank ĐN có sự biến động tương đối qua 3 năm qua, thể hiện qua việc tăng nhẹ vào năm 2008 và giảm sút tương đối mạnh vào năm 2009. Cụ thể, doanh số mua vào năm 2008 tăng 6.054 nghìn USD, tăng 5,43% so với năm 2007 và giảm 18.836 nghìn USD tương đương 16,02% năm 2009 do 3 nguyên nhân Thứ nhất, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 chỉ đạt 5,32%, giảm 0,86% so với năm 2008 kéo theo sự suy giảm kim ngạch XNK và đầu tư nước ngoài cả nước nói chung cũng như Đà Nẵng nói riêng. Và đây chính là nguyên nhân gián tiếp khiến cho doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh Agribank-ĐN giảm mạnh trong năm 2009. Thứ hai, nguyên nhân chính khiến cho hoạt động KDNT của chi nhánh trong năm 2009 gặp nhiều khó khăn là tỷ giá biến động mạnh trong năm 2008 và 2009. Thêm vào đó, DN và dân cư găm giữ ngoại tệ, kỳ vọng TG tăng nên không chịu bán ngoại tệ cho chi nhánh. 2.2.2.2. Phân tích theo đối tượng khách hàng a. Tình hình mua ngoại tệ theo đối tượng Bảng 2.3: Doanh số mua ngoại tệ theo đối tượng ĐVT: 1.000 USD quy đổi 1 Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 1/7/2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 8 ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) ST Tốc độ (%) ST Tốc độ (%) Doanh số mua 111,547 100 117,601 100 98,765 100 6,054 5.43 (18,836) (16.02) TCKT 84,352 75.62 80,020 68.04 59,069 59.81 (4,332) (5.14) (20,951) (26.18) SGD 12,612 11.31 11,251 9.567 29,172 29.54 (1,361) (10.79) 17,921 159.28 NH cơ sở 13,862 12.43 25,700 21.85 9,944 10.07 11,838 85.40 (15,756) (61.31) KHCN 721 0.65 630 0.54 580 0.59 (91) (12.62) (50) (7.94) Năm 2007 Năm 2009 2009/2008 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2008 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN) Agribank ĐN tiến hành mua với tất cả các đối tượng có ngoại tệ không phân biệt nguồn gốc, loại ngoại tệ, gồm 4 nguồn chủ yếu sau: Tổ chức kinh tế (TCKT): chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu, các dự án đầu tư vốn nước ngoài; Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam; Ngân hàng cơ sở: là các chi nhánh quận huyện, phòng giao dịch trực thuộc Agribank Đà Nẵng; Khách hàng cá nhân (KHCN): gồm khách du lịch quốc tế và dân cư. Bảng 2.3 cho thấy, tỉ trọng mua ngoại tệ từ các đối tượng trên có xê dịch qua từng năm, chi nhánh chủ yếu mua ngoại tệ từ các TCKT, tỷ lệ này chiếm khoảng 2/3 tổng nguồn mua của chi nhánh, nhưng nguồn này đang có xu hướng giảm qua 3 năm gần đây. Nguồn mua chiếm tỷ trọng thứ hai là từ SGD, ngược lại với nguồn mua từ TCKT, nguồn này lại có xu hướng tăng, chiếm 30% doanh số mua năm 2009. Tiếp theo là mua từ các ngân hàng cơ sở, tăng 11.838 USD vào năm 2008 và đến năm 2009 lại sụt giảm mạnh, giảm 61,31%. Và đối tượng cuối cùng chiếm tỷ trọng mua thấp nhất là KHCN. Cụ thể mua từ các đối tượng trên như sau: - Đầu tiên là TCKT, về số tương đối tỉ trọng mua từ KH này bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 67% tổng doanh số mua, là nguồn cung ngoại tệ chủ lực của chi nhánh. Doanh số mua từ nguồn này giảm đều qua các năm và đặc biệt giảm sút mạnh trong năm 2009 Cùng với sự mở cửa của đất nước là sự lớn mạnh của hoạt động ngoại thương và điều này đã tạo môi trường kinh doanh ngoại tệ cho các NHTM. Như vậy, hoạt động thanh toán L/C xuất, nhờ thu D/P, chuyển tiền về có ảnh hưởng đến hoạt động mua ngoại tệ của chi nhánh, giá trị hàng xuất càng lớn thì chi nhánh có cơ hội mua lại số ngoại tệ này càng nhiều. Theo bảng 2.4 ta thấy, qua 3 năm, doanh số hàng xuất của chi nhánh ngày càng giảm do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn. Năm 2007 và 2008 doanh số hàng xuất của chi nhánh lần lượt là 85.405 và 81.703 nghìn USD quy đổi, giảm 3.702 nghìn USD, điều này đã làm cho doanh số mua ngoại tệ từ TCKT của chi nhánh giảm từ 84.352 nghìn USD năm 2007 xuống 80.020 nghìn USD năm 2008. Sang năm 2009, một mặt do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt khác các doanh nghiệp xuất khẩu tại chi nhánh kinh doanh một số mặt hàng như thép, cà phê, thủy sản, hạt nhựa,..các mặt hàng này giá cả biến động thất thường trong năm 2009 nên doanh số thanh toán L/C xuất, D/P xuất cũng như tiền về đều giảm sút, dẫn đến doanh số hàng xuất giảm mạnh còn 61.693 nghìn USD qui đổi và doanh số mua ngoại tệ từ doanh nghiệp của chi nhánh giảm xuống còn lần lượt là 59.069 nghìn USD quy đổi. Bảng 2.4: Tỉ lệ DS mua ngoại tệ từ TCKT trên DS hàng xuất ĐVT: 1000 USD quy đổi Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số Hàng xuất 91,405 87,703 66,693 Doanh số L/C xuất 18,570 20,280 15,309 Nhờ thu D/P 3,079 2,056 1,057 Chuyển tiền về của DN 69,756 65,367 50,327 Doanh số mua ngoại tệ từ TCKT 84,352 80,020 59,069 Tỉ lệ DS mua ngoại tệ từ TCKT trên doanh số hàng xuất (%) 92.28 91.24 88.57 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN)
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 9 - Nguồn cung ngoại tệ chủ lực tiếp theo cho chi nhánh là mua từ SGD NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh mua ngoại tệ từ SGD là nhằm cân đối trạng thái ngoại tệ cuối ngày. Về số tuyệt đối, mua từ SGD tăng mạnh trong năm 2009 đạt 29.172 nghìn USD tăng 159,28%. Trong khi đó năm 2008 đạt 11.251 nghìn USD giảm 10,79%. Sự tăng đột biến này là do năm 2009, nguồn mua từ TCKT bị sụt giảm mạnh nên chi nhánh phải tìm nguồn bù đắp từ SGD. Điều này xuất phát từ cung ngoại tệ cho chi nhánh khan hiếm mà cầu ngoại tệ thì không hề suy giảm trái lại có chiều hướng gia tăng. Và qua việc này cho thấy, nguồn cung ngoại tệ của chi nhánh còn phụ thuộc vào SGD, xu hướng này là không tốt, chi nhánh cần tăng khả năng tự lập của mình hơn nữa, cần tăng cường mua từ dân cư và TCKT nhiều hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động KDNT. - Tiếp theo là mua từ các NH cơ sở. Chi nhánh mua bán với các chi nhánh trực thuộc với tư cách trung gian, không hưởng chênh lệch mua bán, mua bán với tỷ giá mua bán của SGD - Cuối cùng là mua từ KHCN chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số mua, đặc biệt là vào năm 2009 mua từ đối tượng này chỉ đạt 580 nghìn USD, so với năm 2008 giảm 50 nghìn USD tương đương giảm 7,94%. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do TG năm 2008 và 2009 diễn biến thất thường, có nhiều biến động lớn, người dân có tâm lý găm giữ ngoại tệ nên việc mua ngoại tệ từ đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn. b. Tình hình bán ngoại tệ theo đối tượng Theo điều 8 mục 3 của Pháp lệnh ngoại hối do Chính phủ ban hành ngày 13/12/2005 số 28/2005/PL-UBTVQH11 quy định rõ “Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp” những nhu cầu này được Chính phủ quy định rõ trong nghị định số 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về Pháp lệnh ngoại hối. Có thể nói rằng sự ra đời của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối đã tạo nền tảng pháp lý cho các NHTM tham gia KDNT. Dựa trên nền tảng pháp lý như vậy, Agribank ĐN tiến hành bán ngoại tệ chủ yếu cho các đối tượng sau: - TCKT: chủ yếu là các DN nhập khẩu. - Cá nhân: phần lớn là công dân nước Việt Nam. - SGD NHNo&PTNT Việt Nam. - NHNo cơ sở. Bảng 2.7: Doanh số bán ngoại tệ theo đối tượng tại Agribank-ĐN ĐVT: 1.000 USD quy đổi ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) ST Tốc độ (%) ST Tốc độ (%) Doanh số bán 111,480 100 117,550 100 98,700 100 6,070 5.44 (18,850) (16.04) TCKT 35,647 31.98 40,375 34.35 49,163 49.81 4,728 13.26 8,788 21.77 SGD 74,915 67.20 75,875 64.55 47,571 48.20 960 1.28 (28,304) (37.30) NH cơ sở 820 0.74 1,195 1.02 1,850 1.87 375 45.73 655 54.81 KHCN 98 0.09 105 0.09 116 0.12 7 7.14 11 10.48 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2009/2008 2008/2007 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN) - Trong tổng doanh số bán thì tỷ trọng bán cho SGD chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2007 và 2008 thì doanh số bán này không có sự thay đổi nhiều, nhưng đến 2009 lại sụt giảm mạnh, chỉ đạt 49.163 nghìn USD do tổng doanh số mua vào năm 2009 giảm so với 2 năm trước, hơn nữa năm 2009 TG biến động mạnh, cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ, nhu cầu thanh toán hàng nhập của doanh nghiệp lớn, nhu cầu chuyển tiền du học của KHCN nhiều hơn. - Tiếp theo là TCKT, doanh số bán cho đối tượng này qua các năm đều tăng. Từ năm 2007 trở về trước, tốc độ tăng TG chỉ quanh quẩn ở mức quen thuộc là 1%năm, lãi suất vay USD thấp hơn so với lãi suất vay VND (vay VND để mua USD trả nợ) nên các DN nhập khẩu có xu hướng vay USD để trả nợ nước ngoài hơn mua USD. Chính vì vậy, doanh số bán ngoại tệ năm 2008 tăng so với năm 2007 một phần do các DN mua USD để trả nợ vay năm 2007, một phần là do sang nữa cuối năm 2008 TG biến động, tăng mạnh nên DN chuyển sang mua USD trả nợ.
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 10 Sang giai đoạn nữa cuối năm 2008 cho đến hết năm 2009, TG biến động mạnh, việc vay USD để thanh toán tiền mua hàng hóa ngoại nhập sẽ làm tăng chi phí tài chính cho DN và không ít DN nhập khẩu đã bị thua lỗ nặng do không thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro TG. Thêm vào đó, năm 2009 để giúp đỡ các doanh nghiệp vượt khó khăn do suy thoái kinh tế, chính phủ đã tung ra gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp. Cụ thể năm 2009, lãi suất vay USD tại các NH nằm trong khoảng 5%- 6%năm, lãi suất vay VND từ 10,5%-12%năm sau khi được hỗ trợ lãi suất của Chính phủ còn 6,5%- 8%năm; DN dự đoán TG năm 2009 sẽ tăng khoảng 8%. Đối với phương án vay USD trả nợ thì chi phí cho khoản vay này là 13%-14%năm (có cộng thêm tốc độ tăng TG) so với phương án vay VND mua USD, DN sẽ tiết kiệm được chi phí 6%-7,5%năm. Do đó, DN nhập khẩu sẽ chuyển sang vay VND để mua USD làm cầu ngoại tệ tăng lên, trong khi cung ngoại tệ lại khan hiếm, chi nhánh không thể đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, chính sách bán của Agribank-ĐN là ưu tiên tập trung ngoại tệ bán cho những DN là khách hàng truyền thống có quan hệ thân quen với chi nhánh như Seaprodex Đà Nẵng, CTCP Vật tư Nông nghiệp II, Vinatex Đà Nẵng, CTCP Thép ĐN Ý… nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với bạn hàng và qua đó nâng cao uy tín và hình ảnh của chi nhánh. - Tiếp theo là bán cho các NH cơ sở. Doanh số bán cho NHCS năm 2008 đạt 1.195 nghìn USD, tăng 45,73% và tăng 655 nghìn USD trong năm 2009. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu của DN xuất khẩu, nhu cầu chuyển tiền du học cho KHCN của NH cơ sở tăng lên. CN chỉ đáp ứng phần nào đó nhu cầu của NH cơ sở, còn lại chi nhánh có thể mua trực tiếp từ SGD. - Cuối cùng là bán cho KH cá nhân, là đối tượng chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng doanh số bán của chi nhánh. Doanh số bán cho KHCN có tăng qua 3 năm nhưng tăng rất ít, tăng 7,14% năm 2008 và tăng 10% năm 2009. Mặc dù có tăng nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của KHCN. Hiện nay CN đang khuyến khích mở rộng dịch vụ chuyển tiền du học với nhiều ưu đãi như áp dụng TG thấp, phí chuyển tiền thấp nhưng dịch vụ này cũng chưa phát triển mạnh như mong muốn thể hiện qua doanh số bán cho KHCN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số bán, chỉ chiếm chưa tới 1%. Nguyên nhân là do cung ngoại tệ của chi nhánh khan hiếm nên chi nhánh không thể đáp ứng 100% nhu cầu của KH. Do đó, để nâng cao uy tín, duy trì mối quan hệ thân thiết với KH; chi nhánh chủ trương tập trung ưu tiên bán ngoại tệ cho những KH lớn, cụ thể là các DN xuất khẩu, đối với KHCN chỉ nhánh chỉ có thể đáp ứng một lượng nhỏ. Nhận xét chung: Tốc độ tăng doanh số bán năm 2009 đạt (16,04%) trong khi năm 2008 đạt 5,44%, điều này không phải là do nhu cầu ngoại tệ năm 2009 ít đi, mà là do chi nhánh không có đủ ngoại tệ cần thiết để bán ra thị trường. Có thể nói rằng, làm sao để cung – cầu ngoại tệ cân bằng hiện đang là một bài toán khó cho chi nhánh nói riêng và cả hệ thống NH nói chung. Chi nhánh và đặc biệt là NHNN cần có biện pháp mạnh hơn để lượng ngoại tệ nhàn rỗi ngoài lưu thông chảy về NH theo nhiều hướng khác nhau, ít nhất góp phần làm cung cầu ngoại tệ xích lại gần nhau hơn, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT. 2.2.2.3.Phân tích theo loại tiền tệ Qua bảng số liệu có thể nhận thấy rằng hoạt động mua bán ngoại tệ tại Agribank ĐN chủ yếu phổ biến với đồng USD, chiếm tỷ lệ đa số và giảm đều qua 3 năm. Năm 2007 tỷ trọng mua vào bán ra của đồng USD chiếm 98,9%, giảm còn 94,77% năm 2008 và còn 93,42% năm 2009. Điều này chứng tỏ USD là đồng tiền mạnh, được yêu thích sử dụng trong các hợp đồng ngoại thương. Chiếm tỷ trọng tiếp theo là đồng EUR, ngược lại với đồng USD, tỷ trọng mua vào bán ra đồng EUR tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số mua bán, tăng từ 0.76% năm 2007 lên 5,67%. Xu hướng này là điều tất yếu do trình trạng căng thẳng USD trong những năm gần đây, NH không đủ nguồn USD để cung cấp cho cho khách hàng, buộc khách hàng phải chuyển qua thanh toán bằng một số loại ngoại tệ khác, điển hình là đồng EUR. Còn các loại ngoại tệ khác doanh số mua bán không đáng kể, doanh số giao dịch thay đổi thất thường.
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 11 Bảng 2.9: Doanh số mua ngoại tệ theo loại ngoại tệ ĐVT: 1.000 USD qui đổi STTLoại ngoại tệ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 USD 110,317 98.90 111,454 94.77 92,270 93.42 2 JPY 13,192 35,250 24,708 Qui đổi USD 146 0.13 391 0.33 267 0.27 3 EUR 603 3,755 3,905 Qui đổi USD 848 0.76 5,281 4.49 5,599 5.67 4 SGD 56 70 82 Qui đổi USD 39 0.03 49 0.04 58 0.06 5 AUD 170 374 336 Qui đổi USD 118 0.11 259 0.22 300 0.30 6 CAD 30 20 102 Qui đổi USD 25 0.02 16 0.01 97 0.10 7 GBP 27 35 50 Qui đổi USD 39 0.03 50 0.04 80 0.08 8 HKD 15 34 671 Qui đổi USD 2 0.00 4 0.00 87 0.09 9 NOK 5 31 Qui đổi USD 1 0.00 4 0.00 0.00 10 CHF 4 15 4 Qui đổi USD 4 0.00 14 0.01 4 0.00 11 THB 310 2,688 74 Qui đổi USD 9 0.01 77 0.07 2 0.00 Tổng qui đổi 111,547 117,601 98,765 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2008 Trong đó, doanh số mua bán đồng SGD, AUD có xu hướng tăng dần do đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu du học nước ngoài ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là du học Singapore và Australia. Có thể lý giải tính thất thường trong vấn đề mua bán các loại ngoại tệ này của khách hàng mang tính chất không thường xuyên nên cung cầu các ngoại tệ này không ổn định. Hầu hết với các loại ngoại tệ này, xu hướng chung là khách hàng không muốn cất trữ nhiều, khi có nguồn đều bán cho ngân hàng nhưng ít khi có nhu cầu mua lại do đó chi nhánh không duy trì số dư đầu kỳ, cuối kỳ các loại ngoại tệ này cao, lượng ngoại tệ mua từ khách hàng này chủ yếu là từ chuyển tiền kiều hối và mua ngoại tệ mặt của dân cư và khách du lịch và sau đó chi nhánh bán lại cho SGD. Vì lẽ đó, khách hàng khi có nhu cầu mua các loại ngoại tệ này, chi nhánh sẽ liên hệ để mua từ SGD để cung cấp cho khách hàng khi không sẵn có hay nguồn tại chi nhánh không đủ. Vì vậy, để bù đắp một phần chi phí giao dịch và kiếm lợi nhuận thỏa đáng, việc mua đi bán lại này có chênh lệch tỷ giá mua vào – bán ra lớn. Sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, chi nhánh luôn có xu hướng bán lại số dư thừa cho SGD nhằm thu them lợi nhuận hay chỉ để lại số dư cuối kỳ tương đối khi dự đoán tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi và phòng trường hợp khan hiếm các loại ngoại tệ này khan hiếm trong tương lai. Tóm lại, chi nhánh hầu như chỉ đóng vai trò trung gian mua bán một số loại ngoại tệ ít phổ biến trên thị trường giữa khách hàng và SGD. Trong giai đoạn hiện nay thời kỳ mở cửa, hợp tác quốc tế, nước ta có quan hệ giao lưu kinh tế với nhiều nước trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phát triển. Đây chính là điều kiện thuận lợi để CN Agribank ĐN có thể đa dạng hóa, tìm kiếm thêm khách hàng xuất nhập khẩu để mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Để làm được điều đó, CN cần có kế hoạch dự trữ tối ưu danh mục ngoại tệ kinh doanh nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng về ngoại tệ thanh toán cũng như từ
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 12 đó thu hút thêm khách hàng mới. Việc mua bán nhiều loại ngoại tệ sẽ tạo điều kiện cho cơ cấu dự trữ ngoại tệ của chi nhánh phong phú hơn. Từ đó, phân tán đều rủi ro, tránh gây tổn thất nặng nề cho chi nhánh khi tỷ giá một loại ngoại tệ nào đó đột nhiên biến động mạnh vì sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng tiền có mối tương quan nghịch nên rủi ro ngoại hối của một danh mục ngoại tệ nhỏ hơn tổng rủi ro của từng loại ngoại tệ. 2.2.2.4.Phân tích theo nghiệp vụ Mặc dù, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh đã được NHNN đưa vào triển khai thực hiện chính thức từ đầu năm 1998 (mở đầu bằng giao dịch kỳ hạn và hoán đổi) nhưng nhìn chung ở hầu hết các NH, các sản phẩm hối đoái phái sinh này vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, chưa phát huy được tối đa mục đích là phục vụ nhu cầu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro về tỷ giá và kinh doanh sinh lời. a.Tình hình mua ngoại tệ theo nghiệp vụ: Bảng 2.11: Doanh số mua ngoại tệ theo nghiệp vụ ĐVT: 1000 USD quy đổi Năm 2008Năm 2009 Spot 111,547 113,630 85,579 1.87 (24.69) Forward 0 3,971 13,186 - 232.06 Swap 0 0 0 - - Option 0 0 0 - - Tổng 111,547 117,601 98,765 5.43 (16.02) Năm 2009 Tốc độ tăng Chỉ tiêu Năm 2007Năm 2008 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN) Về doanh số mua ngoại tệ, dựa vào bảng 13 ta dễ dàng nhận thấy rằng doanh số mua ngoại tệ tại chi nhánh 100% là mua từ giao dịch Spot năm 2007, nhưng đến năm 2008, chi nhánh đã bắt đầu mua kỳ hạn, doanh số mua kỳ hạn còn rất thấp chiếm 3% và mua kỳ hạn tăng mạnh năm 2009, chiếm 13,35% doanh số mua ngoại tệ năm 2009. Chi nhánh mua số ngoại tệ kỳ hạn này toàn bộ là đồng USD và toàn bộ là mua từ SGD. Sở dĩ chi nhánh mua kỳ hạn từ SGD là do tình hình tỷ giá năm 2008 và 2009 có biến động mạnh, cung và cầu ngoại tệ USD luôn mất cân đối, SGD không đủ nguồn giao ngay đáp ứng cho các chi nhánh, nên đã tập trung thực hiện những giải pháp điều hòa nhu cầu ngoại tệ như tập trung hỗ trợ ngoại tệ cho các khách hàng truyền thống, ưu tiên các đối tượng trả nợ vay hoặc thanh toán L/C. Đặc biệt SGD đã sử dụng công cụ phái sinh – giao dịch bán USD kỳ hạn như một công cụ điều hòa cung cầu ngoại tệ hữu hiệu. Chi nhánh hoàn toàn không mua USD kỳ hạn của các doanh nghiệp, nguyên nhân là do: - Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn thiếu hiểu biết sâu sắc về các công cụ phòng ngừa rủi ro. - Các doanh nghiệp chưa quen tâm lý cần sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro. Điều này xuất phát từ thực tế cơ chế điều hành TG của chúng ta chưa thật sự linh hoạt, TG được xác định hàng ngày không phản ánh đúng bản chất quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Bên cạnh đó, là do chủ trương phát triển kinh tế của Chính phủ là khuyến khích hoạt động xuất khẩu nên TG được điều chỉnh có xu hướng ngày càng tăng lên. Và thực sự như vậy, từ năm 2007 trở về trước, tốc độ tăng TG được duy trì ở mức quen thuộc là 1%năm; đến năm 2008, 2009 tăng đột biến lần lượt là 5,5 và 8,27% năm. Chính lý do này khiến các nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn b. Tình hình bán ngoại tệ theo nghiệp vụ Các DN nhập khẩu chính là đối tượng được hưởng chính sách tín dụng thương mại của các DN xuất khẩu, vì thế họ có một khoản phải trả bằng ngoại tệ. Giống như các DN xuất khẩu, sự biến động về TG sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN nhập khẩu. Điều khác biệt ở đây là rủi ro sẽ xảy ra cho nhà nhập khẩu nếu TG biến động tăng làm tăng chí phí và có thể dẫn đến thua lỗ. Do đó, họ cũng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro TG, như mua kỳ hạn ngoại tệ, mua quyền chọn mua…
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 13 Bảng 2.12: Doanh số bán ngoại tệ theo nghiệp vụ ĐVT: 1000 USD quy đổi Năm 2008Năm 2009 Spot 111,480 113,021 80,191 1.38 (29.05) Forward 0 4,580 18,574 - 305.55 Swap 0 0 0 - - Option 0 0 0 - - Tổng 111,480 117,601 98,765 5.49 (16.02) Chỉ tiêu Năm 2007Năm 2008Năm 2009 Tốc độ tăng (Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN) Bảng trên cho thấy, nhìn chung tỷ lệ bán giao ngay vẫn chiếm ưu thế hơn. Năm 2007, cũng như doanh số mua, doanh số bán cũng 100% là giao dịch giao ngay. Qua năm 2008, xuất hiện giao dịch bán kỳ hạn nhưng không lớn, chỉ chiếm 3.9% tương đương 4.580 nghìn USD. Đến năm 2009, giao dịch kỳ hạn tăng vọt, tăng 13.994 nghìn USD, tức tăng 305,5%, đạt 18.574 nghìn USD chiếm tỷ trọng 19% trong tổng doanh số bán. Trong đó số ngoại tệ kỳ hạn này toàn bộ là đồng USD và tất cả là bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong tổng số ngoại tệ bán cho các doanh nghiệp thì doanh số bán kỳ hạn chiếm 11% năm 2008 và năm 2009 là 38%. Xu hướng bán kỳ hạn USD từ không chuyển sang có và tăng đều đã giải thích xu hướng tỷ giá được NHNN điều chỉnh theo chiều hướng ngày càng tăng thì việc sử dụng các giao dịch hối đoái phái sinh để phòng ngừa rủi ro TG của các DN nhập khẩu là việc nên làm? Tóm lại, hoạt động KDNT của chi nhánh có nhiều biến chuyển tốt. Phương pháp mua bán Forward đã đem lại hiệu quả đáng kể, góp phần ổn định trạng thái ngoại tệ trong năm 2009 vì những lý do sau: - Giúp chi nhánh kế hoạch hóa được nhu cầu USD của khách hàng qua các tháng, từ đó có phương án cân đối trạng thái phù hợp. - Loại trừ được khả năng nhu cầu mua USD để trả nợ vay, thanh toán L/C tăng đột biến tại một thời điểm. - Tỷ giá bán USD kỳ hạn cao hơn tỷ giá giao ngay nên phù hợp với tương quan cung cầu ngoại tệ. - Đảm bảo được nguồn ngoại tệ cho khách hàng trả nợ vay và thánh toán L/C từ sớm trong bối cảnh thị trường thiếu hụt ngoại tệ. - Tỷ trọng mua bán kỳ hạn USD tăng lên giúp cải thiện được lợi nhuận kinh doanh trong mảng kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh. 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động KDNT tại CN NHNo&PTNT TP Đà Nẵng Trong hơn 3 năm trở lại đây, doanh số hoạt động KDNT của Agribank ĐN luôn đạt cao. KDNT luôn được coi là thế mạnh góp phần hỗ trợ phát triển các dịch vụ khác như thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán phi mậu dịch, cung cấp tín dụng, hỗ trợ du học… Với chính sách khách hàng phù hợp, phí dịch vụ cạnh tranh và chính sách tỷ giá linh hoạt, hoạt động KDNT tại Agribank ĐN không ngừng tăng trưởng, trở thành một trong số ít các ngân hàng dẫn đầu về các nghiệp vụ KDNT trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, Agribank ĐN hiện đang áp dụng hệ thống quản lý hoạt động KDNT bằng công nghệ, các giao dịch được truyền đi và thực hiện một cách nhanh chóng, quản lý rủi ro thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các trạng thái ngoại tệ và thực hiện báo cáo kinh doanh hàng tuần. Cùng với sự gia tăng về doanh số mua bán ngoại tệ là sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động KDNT. Bảng 2.13: Kết quả hoạt động KDNT của CN Agribank ĐN ĐVT: triệu đồng
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 14 ST Tốc độ (%) ST Tốc độ (%) Thu KDNT 750 3,453 2,703 360.40 6,268 2,815 81.52 Chi KDNT 243 2,360 2,117 871.19 5,506 3,146 133.31 Chênh lệch đánh giá lại 86 36 (50) (58.14) 112 76 211.11 Kết quả lãi lỗ 593 1,129 536 90.39 874 (255) (22.59) Phí mua bán với SGD 385 2,989 Tổng thu 593 1,514 921 155.31 3,863 2,349 155.15 Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2009 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp CN Agribank ĐN) Biểu đồ 2.5: Lãi/lỗ KDNT tại CN Agribank ĐN 593 1,129 874 593 1,514 3,863 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 2007 2008 2009 Lãi lỗ KDNT Tổng thu KDNT Nhìn chung, thu từ KDNT qua các năm đều tăng trưởng rất tốt. Năm 2007, thu từ KDNT là 593 triệu đồng, sang 2008 mức thu này tăng 921 triệu đồng tương đương 155,31% do lãi lỗ KDNT và phí mua bán với SGD đều tăng. Đến 2009 thì mức thu này tăng vượt trội do phí mua bán với SGD tăng đột ngột, đạt 3.853 triệu đồng. Lãi KDNT có sự biến động lên xuống. Năm 2007, TG ít biến động, chỉ lên xuống quanh quẩn 1%, mặc dù doanh số mua bán cũng lớn nhưng lãi cũng không nhiều. Sang năm 2008, là năm mà lãi KDNT cao nhất, đạt 1.129 triệu đồng, một phần do doanh số mua bán cao nhất, một phần là vào thời điểm này TG bắt đầu tăng mạnh, tốc độ tăng 5,5% so với 2007. Năm 2009, tốc độ tăng TG rất mạnh, tăng 8,27% như phân tích ở trên, USD trở nên khan hiếm, nên CN thường xuyên đặt giá mua và bán bằng nhau và kịch trần trong một thời gian dài, điều này nguyên nhân chính làm cho lãi KDNT giảm, thêm vào đó là doanh số mua bán ngoại tệ cũng giảm hơn trước, nhưng CN cũng bù đắp được một phần lãi KDNT do năm 2009 là năm có tỷ trọng mua bán các loại ngoại tệ khác lớn nhất, mà chênh lệch giữa TG mua và bán các loại ngoại tệ khác là khá lớn. Tóm lại, trong những năm đã qua hoạt động KDNT đều kinh doanh có lãi. Nếu chỉ xét đơn thuần trên góc độ lợi nhuận thì lãi KDNT là rất khiêm tốn so với lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng; song hoạt động KDNT gắn bó mật thiết hữu cơ, là một nghiệp vụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ đắc lực cho tài trợ thương mại, thanh toán XNK, chuyển tiền ngoại tệ… không ngừng phát triển. Qua đó ngân hàng có thể thu được lãi cho vay hoặc phí dịch vụ từ các hoạt động khác góp phần gia tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Do đó, trong thời gian sắp tới CN Agribank ĐN sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để hoạt động này ngày càng phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho NH. 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng 2.4.1. Mục đích nghiên cứu
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 15 Hiện tại, Agribank ĐN cung cấp ba sản phẩm ngoại tệ: spot, forward và swap trong đó các giao dịch mua bán chủ yếu tại chi nhánh là giao dịch spot, tiếp theo là forward và cuối cùng là swap. Như phân tích ở chương 2, khách hàng chưa quan tâm nhiều đến sản phẩm phái sinh mặc dù nó có nhiều ưu điểm hơn, vì sao lại như vậy? Và khi ngân hàng muốn mở rộng thêm hoạt động KDNT của mình, phát triển mạnh các sản phẩm phái sinh ngoại tệ thì liệu khách hàng có hưởng ứng hay không? đó là lý do tiến hành khảo sát này. Thông qua cuộc khảo sát, ta đánh giá được mức độ hài lòng của khách hang doanh nghiệp khi giao dịch ngoại tệ tại Agribank ĐN, tìm hiểu các nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của khách hàng doanh nghiệp. Dựa trên kết quả khảo sát có thể đưa ra các giải pháp giúp chi nhánh mở rộng hoạt động KDNT. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng; Qui mô chọn mẫu; Công cụ phân tích số liệu. 2.4.3. Mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Về phía khách hàng, mỗi một sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới khi được tung ra thị trường đều gây ra phản ứng đối với họ. Phản ứng này tích cực hay tiêu cực dẫn đến quyết định sử dụng hay không sử dụng. Và phản ứng, quyết định đó bị chi phối bởi nhiều nhân tố. Dựa trên bài nghiên cứu của GS Yogesh Malhotra ở viện nghiên cứu Brint Institute và GS Dennis F.Galletta ở trường đại học Bittsburgh, hai tác giả cho rằng khi khách hàng cá nhân quyết định sử dụng một sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới thì bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố. Những nhân tố đó được cụ thể hóa qua mô hình TAM [22] (mô hình chấp nhận sản phẩm công nghệ mới – The technology Acceptance Model) Mô hình 1 : Mô hình chấp nhận sản phẩm công nghệ mới Sản phẩm phái sinh của ngân hàng cũng là một trong những sản phẩm công nghệ mới, nên việc quyết định sử dụng hay không sử dụng của khách hàng cũng ít nhiều bị chi phối bởi một số nhân tố như đã nêu trên. Ngoài ra quyết định sử dụng của khách hàng còn bị chi phối bởi một một số nhân tố riêng do tích chất đặc thù của dịch vụ này. Dựa vào thông tin thu thập được cùng với quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra một số nhân tố sau có thể ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nhữngnhântố tác độngbên ngoài Nhậnthấy sảnphẩm mới cóích Nhận thấy SP mới dễ sử dụng Tháiđộ vềviệcsử dụng sản phẩm Ý định sử dụng sản phẩm mới Quyết định sửdụng SP mới
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 16 Mô hình 2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Đà Nẵng Tuy nhiên việc đưa ra những nhân tố trên không phải là tất cả những nhân tố và không phải chỉ có những nhân tố này ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh đối với khách hàng, nhưng do điều kiện hạn chế nên không thể kiểm soát được tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh của khách hàng. Mô hình lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm phái sinh: YYĐSD = 0 + 1* YTPL + 2* SHB + 3* SP + 4* MKQ + 5* GC + 6* QH + 6* DVTV + u Mô hình lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh: YQĐSD = 0 + 1* YĐSD + 2* KNSS + 3* TGBĐ + 4* DVTV + u 2.4.4. Kiểm định mô hình (1) Mối quan hệ giữa dịch vụ tư vấn sản phẩm phái sinh (DVTV), yếu tố pháp luật (YTPL), sự hiểu biết của doanh nghiệp về sản phẩm phái sinh (SHB), sản phẩm đa dạng (SP), mức ký quỹ (MKQ), giá cả hợp lý (GC), quan hệ với khách hàng (QH), tỷ giá biến động (TG) và ý định sử dụng sản phẩm phái sinh (YĐSD). Kết quả phân tích hồi qui bội (multi-regression) với phương pháp stepwise cho nhóm các nhân tố tác động đến ý định dụng sản phẩm phái sinh. Bảng 2.14: Các hệ số tương quan (YĐSD sản phẩm phái sinh) Các hệ số tương quan R R2 R2 điều chỉnh Mức ý nghĩa Giá trị 0.408 0.166 0.151 0.000 Dịch vụ tư vấn SPPS Yếu tố pháp luật Sự hiểu biết Sản phẩm đa dạng Mức kýquỹ Giá cả hợp lý Quan hệ với NH Khả năng sẵn sàng của ngân hàng: + Thủ tục + Qui trình nhanh chóng + Trình độ chuyên môn và thái độ của nhân viên + Chính sách Marketing + Cơ sở vật chất… Ý định sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh Quyết địnhsửdụngsản phẩm hối đoái phái sinh Tỷ giá biến động
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 17 Bảng 2.15: Các hệ số tương quan (YĐSD sản phẩm phái sinh) TT Nhân tố Hệ số β Giá trị t Mức ý nghĩa Hằng số 2.037 5.438 0.000 1 YTPL -0.121 -1.326 0.187 2 SHB 0.481 4.438 0.000 3 SP -0.147 -1.660 0.099 4 MKQ -0.102 -1.217 0.225 5 GC -0.711 -4.621 0.000 6 QH -0.033 -0.377 0.707 7 DVTV 0.287 2.297 0.023 Mô hình thực tiễn của nhân tố này được thiết lập như sau: YYĐSD = 2.037 + 0.481 * SHB - 0.711 * GC + 0.287 * DVTV + u (2) Mối quan hệ giữa ý định sử dụng sản phẩm phái sinh (YĐSD), khả năng sẵn sàng của ngân hàng (KNSS), dịch vụ tư vấn sản phẩm phái sinh (DVTV), tỷ giá biến động (TG) và quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh (QĐSD). Khi doanh nghiệp đã có ý định sử dụng sản phẩm phái sinh, cộng thêm khả năng sẵn sàng của ngân hàng đáp ứng như thế nào, dịch vụ tư vấn miễn phí của ngân hàng và tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh. Bảng 2.16: Các hệ số tương quan (QĐSD sản phẩm phái sinh) Các hệ số tương quan R R2 R2 điều chỉnh Mức ý nghĩa Giá trị 0.492 0.242 0.229 0.000 Bảng 2.17: Các hệ số tương quan (QĐSD sản phẩm phái sinh) TT Nhân tố Hệ số β Giá trị t Mức ý nghĩa Hằng số 2.179 8.816 0.000 1 YĐSD 0.278 6.390 0.000 2 KNSS 0.210 3.826 0.000 3 DVTV -0.056 -0.669 0.504 4 TG -0.151 -2.387 0.018 Mô hình thực tiễn của nhân tố này được thiết lập như sau: YQĐSD = 3.781 +0.278 * YĐSD + 0.21 * KNSS - 0,151 * TG + u Các nhân tố tồn tại trong 2 mô hình thực tiễn ở trên bao gồm: sự hiểu biết của doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn sản phẩm phái sinh miễn phí, giá cả hợp lý, khả năng sẵn sàng của ngân hàng, ý định sử dụng dịch vụ và tỷ giá biến động, các nhân tố này là những nhân tố thực sự tác động đến quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh với mức ý nghĩa 5%. Cùng với những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh, kết hợp với các nhân tố này, là cơ sở để đưa ra giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHNN&PTNT Đà Nẵng. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP. ĐÀ NẴNG 3.1. Định hướng phát triển KDNT tại CN NHNo&PTNT TP. Đà Nẵng đến năm 2015 3.1.1. Thuận lợi 3.1.2. Khó khăn 3.1.3. Định hướng phát triển KDNT tại chi nhánh NHNo&PTNT TP. Đà Nẵng 3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đà Nẵng đến năm 2015 3.2.1. Hoàn thiện các nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi Hiện nay, tại Agibank ĐN đã thực hiện các nghiệp vụ mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn và nghiệp vụ Swap (nhưng rất ít). Thêm vào đó, kết quả khảo sát cho thấy một thực tế khá phổ biến hiện
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 18 nay là khi KH tiến hành giao dịch ngoại tệ với NH thì hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng giao dịch Spot (khoảng trên 90%). Qua bảng 2.15, chúng ta có thể nhận xét rằng việc sử dụng các sản phẩm hối đoái phái sinh trong thực tế còn rất hạn chế , chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn khoảng gần 10%. Trong khi đó, giao dịch Spot được các doanh nghiệp sử dụng một cách đại trà, phổ biến, cụ thể hơn 90% doanh nghiệp được khảo sát khi có nhu cầu ngoại tệ đều tiến hành giao dịch Spot với NH. Bảng 3.1: KQKS về loại sản phẩm hối đoái mà DN đang sử dụng Giao dịch Ý kiến Tỷ lệ (%) Spot 170 90.42 Forward 15 7.98 Swap 3 1.60 Option 0 0 Tổng 188 100 Bên cạnh đó, trong 170 doanh nghiệp được điều tra thì có 62 doanh nghiệp có giao dịch ngoại tệ với Agribank ĐN, chiếm tỷ lệ 21.67% trong tổng số các ý kiến trả lời của các doanh nghiệp (có nhiều doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ với nhiều ngân hàng khác nhau). Đây là một con số tương đối, chứng tỏ thị phần để chi nhánh tăng thêm số lượng khách hàng là rất khả quan. Bảng 3.2: KQKS về các DN có quan hệ giao dịch mua bán ngoại tệ với các ngân hàng Giao dịch Ý kiến Tỷ lệ (%) Agribank 62 21.67 BIDV 55 19.23 VCB 67 23.43 Viettinbank 47 16.43 Eximbank 35 12.27 NH khác 20 6.97 Tổng 286 100 Dựa trên KQKS về số lượng doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ tại Agribank và các sản phẩm ngoại tệ mà các doanh nghiệp đó đang sử dụng thì về phía ngân hàng, để hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng phát triển thì chi nhánh cần phải hoàn thiện các nghiệp vụ đã thực hiện, cụ thể: - Giữ uy tín với khách hàng: thanh toán đúng hạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng tỷ giá công bố. - Kết quả khảo sát cho thấy, mức giá cả hợp lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến YĐSD sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp. Vì vậy, chi nhánh cần phải cân nhắc đưa ra mức tỷ giá mua bán hợp lý (tỷ giá mua bán giao ngay, tỷ giá mua bán kỳ hạn) cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. - Chi nhánh cần hoàn thiện các nghiệp vụ KDNT thông qua việc kết hợp các tiện ích của các nghiệp vụ với nhau và có thể bắt đầu từ lúc khách hàng đến tìm hiểu giao dịch bằng việc giới thiệu nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng nên sử dụng nghiệp vụ nào, cách thức thực hiện… cho đến khâu cuối cùng là khi khách hàng thực hiện xong hợp đồng. - Mở rộng mạng lưới đại lý thu đổi ngoại tệ: các đại lý thu đổi ngoại tệ sẽ làm tăng tính sẵn sàng của ngân hàng đối với khách hàng trong việc trao đổi ngoại tệ, các đại lý thu đổi ngoại tệ được đặt rải rác sẽ làm giảm tâm lý ngại đi xa đồng thời có thể giảm thời gian chờ đợi của khách hàng. Mặc dù, tỷ giá mua ngoại tệ của chi nhánh thấp hơn so trên thị trường tự do nhưng đổi lại khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi đổi ngoại tệ tại các điểm đại lý như: đảm bảo số tiền VND mà khách hàng nhận được là tiền thật, không bị phạt nếu bị phát hiện mua ở thị trường chợ đen, không bị lừa đảo… Mặt khác, tại các
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 19 đại lý thu đổi ngoại tệ của chi nhánh khách hàng có thể mua được nhiều loại ngoại tệ khác nhau như USD, EUR, GBP… Trong khi đó, các tiệm vàng chỉ mua bán một phổ biến đồng USD và một số loại khác như AUD, EUR, SGD, GBP, CAD nhưng số lượng không nhiều. Như vậy, các đại lý thu đổi ngoại tệ hơn hẳn các tiệm vàng về số loại ngoại tệ mua vào. Chi nhánh Agribank ĐN có lợi thế về mạng lưới hơn hẳn so với các ngân hàng khác trên địa bàn, phân bố đều ở các quận huyện nên đây là cơ sở để mở rộng đại lý thu đổi ngoại tệ. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả thu đổi, chi nhánh nên tìm kiếm thị trường mới, ở những nơi mà khách du lịch ngoại quốc thường lui tới như tại Cảng Tiên Sa, khu mua sắm BigC, Bana Hill, Furama hay tại những resort hoặc khách sạn mà người nước ngoài hay ở khi đi du lịch ở thành phố. - Có thể thành lập các tổ thu đổi ngoại tệ lưu động bằng cách kết hợp với các công ty du lịch để biết được lịch trình các tour du lịch quốc tế đến Việt Nam để tiếp cận các du khách ở các địa điểm nhu sân bay, các khu tham quan để tranh thủ tối đa nguồn ngoại tệ này cũng như góp phần quảng bá thương hiệu Agribank. 3.2.2. Triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ (Currency Options)  Lợi ích nổi bật của việc sử dụng hợp đồng quyền chọn là khả năng hạn chế rủi ro và các khoản lợi nhuận thu được. Giá mua hợp đồng quyền chọn thông thường là thấp để giúp các công ty nhỏ tham gia vào hoạt động phòng chống rủi ro ngoại hối. Chính vì vậy hợp đồng quyền chọn là một công cụ linh hoạt hơn so với phần lớn các công cụ phòng chống rủi ro khác.  Điều kiện để triển khai nghiệp vụ currency option - Điều kiện về tỷ giá: công cụ phái sinh ngoại hối ra đời là để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá biến động theo một biên độ lớn và ngẫu nhiên, phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro. Như chúng ta đã thấy ở phần 2, khi tỷ giá có những biến động mạnh vào cuối năm 2008, đầu năm 2009 thì nghiệp vụ kỳ hạn được sử dụng phổ biến hơn và nó mang lại nhiều hiệu quả. Trên thị trường ngoại hối, bên cạnh việc phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ thì thị trường còn ẩn chứa các yếu tố đầu cơ và chênh lệch giá về ngoại tệ. Đây cũng là những yếu tố quan trọng trong việc làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động một cách khó dự đoán. Chính vì sự không dự đoán trước được những thay đổi của tỷ giá trên thị trường mà các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại luôn có mong muốn bảo hiểm rủi ro để chống lại những tổn thất có thể xảy ra đối với các dòng tiền ngoại tệ của mình. - Điều kiện về con người: Thị trường phái sinh và công cụ phái sinh ngoại hối rất đa dạng, phức tạp đòi hỏi khách hàng và các giao dịch viên là các cán bộ ngân hàng phải am hiểu về sản phẩm này. Đặc biệt là nhân viên KDNT phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực ngoại hối, am hiểu các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. - Điều kiện về công nghệ (công nghệ thông tin): Bên cạnh điều kiện về trình độ cán bộ thì vấn đề công nghệ thông tin cho ngân hàng, cần có một phần mềm hiện đại, xử lý nhanh chóng thông tin cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. - Bên cạnh các điều kiện trên thì điều kiện quan trọng nhất là SGD phải có lộ trình triển khai áp dụng nghiệp vụ này thì chi nhánh mới có thể mở rộng được nghiệp vụ này. Trước hết, SGD cần phải thành lập tổ nghiên cứu triển khai các sản phẩm phái sinh, thành phần tham gia phải có sự tham gia của các Ban liên quan của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổ nghiên cứu sẽ nghiên cứu các điều kiện, điều khoản của sản phẩm phái sinh và các điều kiện khác để triển khai sản phẩm dịch vụ, tham mưu đề xuất Tổng giám đốc trong việc điều hành đàm phám với các định chế tài chính. Rà soát các văn bản hiện hành về quản lý ngoại hối, nghiên cứu soạn thảo văn bản, quy trình thực hiện các nghiệp vụ phái sinh trong hệ thống NHNo, đề xuất các phương án phòng ngừa rủi ro và các giải pháp để triển khai sản phẩm phái sinh. Tổ chức đào tạo những chuyên gia đầu ngành về kinh doanh ngoại tệ, chú trọng nghiên cứu các sản phẩm phái sinh, mời các ngân hàng nước ngoài tổ chức đào tạo các sản phẩm phái sinh, cử cán bộ học tập kinh nghiệm tại các ngân hàng nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và chuyên nghiệp trong việc thực hiện các sản phẩm phái sinh.  Khó khăn vướng mắc
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 20 Cơ chế điều hành tỷ giá chưa thật sự linh hoạt, không phản ảnh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối; Tính thanh khoản của thị trường ngoại hối chưa cao, cơ chế pháp lý hướng dẫn nghiệp vụ này của NHNN chưa rõ ràng; Thói quen sử dụng sản phẩm giao ngay của khách hàng.  Lộ trình, biện pháp triển khai Chi nhánh chỉ có thể triển khai nghiệp vụ này khi NHNN có thể cho phép và hướng dẫn các NHTM tiến hành nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, Từ đó SGD mới có văn bản chỉ đạo cho phép và hướng dẫn các chi nhánh thực hiện. Vì quyền chọn rất phức tạp về nội dung nghiệp vụ, do đó cần triển khai từng bước, từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể là: - Trước tiên, chỉ thực hiện quyền chọn giữa VND và USD. Sau khi đã quen rồi thì có thể mở rộng quyền chọn giữa VND và các loại ngoại tệ khác; - Chỉ nên áp dụng quyền chọn kiểu châu Âu, nghĩa là việc thực hiện quyền chọn xảy ra tại thời điểm đáo hạn. Vì hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cho phép tiến hành thực hiện quyền chọn tại bất cứ thời điểm nào trong suốt quá trình thời gian hiệu lực của hợp đồng, do đó mang nặng tính đầu cơ chưa phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn đầu; - Về mặt thời hạn hợp đồng: để có thể kiểm soát được và tránh tâm lý đàu cơ thì thời hạn hợp đồng nên qui định ngắn từ 3 tháng trở xuống trong thời gian đầu mới triển khai; - Ở các thị trường phát triển, hợp đồng quyền chọn nhằm hai mục đích là phòng chống rủi ro tỷ giá và đầu cơ. Đối với Việt Nam tính thanh khoản của thị trường ngoại hối chưa cao, do đó việc mua bán giao ngay một lượng ngoại tệ nhất định không phải lúc nào cũng thực hiện được, do đó ngoài mục đích phòng chống rủi ro tỷ giá thì thông qua hợp đồng quyền chọn phải đảm bảo cho khách hàng quyền được mua ngoại tệ. 3.2.3. Tư vấn cho khách hàng thanh toán đa dạng các loại ngoại tệ Ở nước ta hiện nay, đồng USD vẫn là đồng tiền được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế, trong các NHTM thì việc huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ thì cũng chủ yếu bằng đồng USD và đồng USD chiếm hơn 90% các giao dịch bằng ngoại tệ tại CN Agribank Đà Nẵng. Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại toàn cầu, việc sử dụng chủ yếu đồng USD là không còn phù hợp nữa, thêm vào đó lựa chọn USD là đồng tiền thanh toán của doanh nghiệp luôn tạo áp lực căng thẳng nguồn USD cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ giá của USD luôn biến đổi và chênh lệch tỷ giá chỉ khoảng 0,05% thì các loại ngoại tệ khác chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán là rất cao lên tới 1-1,8%. Vì vậy, tư vấn hướng dẫn cho khách hàng ký hợp đồng thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác là rất cần thiết và quan trọng vì nó làm giảm nhiệt áp lực căng thẳng USD, mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý, góp phần đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hơn và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. 3.2.4. Phát triển các hoạt động có liên quan đến KDNT Sự phát triển của hoạt động KDNT không những phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của nhân viên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ các hoạt động kinh doanh khác của NH, cụ thể là hoạt động tài trợ ngoại thương và thanh toán xuất nhập khẩu. Hay nói cách khác, giữa chúng có mối quan hệ hỗ trợ nhau, hoạt động này thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kia phát triển. Do đó, hoạt động KDNT cần được ban lãnh đạo NH điều hành trong mối quan hệ tương hỗ với các nghiệp vụ khác, như vậy mới xử lý được linh hoạt giữa lãi suất, tỷ giá và mức phí trong phạm vi cho phép, trên cơ sở tính toán lợi ích tổng thể cuối cùng mà khách hàng mang lại khi đồng thời sử dụng nhiều loại sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Để làm được điều đó, ban lãnh đạo NH cần có chính sách khách hàng chiến lược theo hướng ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu để tạo thuận lợi cho việc chủ động tự cân đối ngoại tệ và nâng cao lợi nhuận.  Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: Trong xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để thu hút được nguồn ngoại tệ từ nhóm khách hàng xuất khẩu, chi nhánh cần xác định đối tượng cho vay chính, ví dụ tập trung cho vay vào những nhóm hàng xuất khẩu chính của thành phố như hàng dệt may, hàng thủy sản, hàng tiểu thủ công nghiệp… Từ đó, xây dựng chính sách ưu đãi đối với các DN xuất khẩu những mặt hàng này, tạo điều kiện cho DN được vay vốn nhằm thu hút được số ngoại tệ mua vào từ đối tượng này. Cụ thể chính sách ưu đãi đối với DN này là về lãi suất và về điều kiện vay vốn. + Về lãi suất: Để thu hút KH, chi nhánh có thể Marketing sản phẩm theo hướng mới với khẩu hiệu mới “Khách hàng tham gia quyết định lãi suất” hay lãi suất này là lãi suất thỏa thuận sao cho vừa
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 21 đảm bảo lợi ích của DN vừa đem lại lợi ích tối ưu cho NH. Việc tuyên truyền thông điệp trên nhằm tạo ra điểm khác biệt với thị trường – lãi suất cho vay của sản phẩm này hầu hết được các NH yết giá cố định - tạo cho khách hàng có cảm giác mình được chủ động hơn trong quá trình quyết định mức lãi suất. Phân loại khách hàng xuất khẩu, KH xuất bán ngoại tệ cho chi nhánh thì lãi suất thấp hơn KH vừa xuất vừa nhập. Ngoài ra, chi nhánh cần phải đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng này bằng cách: Giảm lãi suất chiết khấu chứng từ xuất khẩu; thế chấp L/C và hợp đồng xuất khẩu để mở L/C nhập khẩu… những giải pháp mang tính thiết thực này sẽ hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp xuất khẩu đến với chi nhánh hơn. + Về điều kiện vay vốn: Sản phẩm này áp dụng cho khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ chắc chắn nên chi nhánh có thể cho DN vay không cần tài sản đảm bảo, việc đảm bảo ở đây là uy tín của DN (đối với DN lớn, có quan hệ thân quen) hoặc cho vay có đảm bảo bằng tài sản qua thế chấp L/C do bên nhập khẩu mở cho DN trong đó NH tham gia với tư cách là NH thanh toán L/C.  Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: các DN này có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán tiền hàng cho đối tác nước ngoài. Chính vì vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay USD với lãi suất ưu đãi nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng này. Mục tiêu chung của hoạt động KDNT của chi nhánh là tăng cường doanh số mua bán với khách hàng nhằm hưởng chênh lệch giá. Đối tượng bán ra tốt nhất đối với NH chính là doanh nghiệp nhập khẩu, do đó, việc tài trợ nhập khẩu cho họ là rất cần thiết (tất nhiên trên tinh thần đảm bảo an toàn-hiệu quả). Chi nhánh nên ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng được sự hỗ trợ của nhà nước như xăng dầu, tân dược, thuốc trừ sâu, phân bón, các mặt hàng thiết yếu… để được hỗ trợ mua ngoại tệ từ NHNN (trong trường hợp chi nhánh không tự cân được nguồn ngoại tệ). Theo đó, các doanh ngiệp nhập khẩu có thể vay USD với lãi suất ưu đãi để thanh toán hàng nhập và sau khi đã bán hàng xong sẽ dùng khoản tiền này để mua USD trả nợ. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu trở ngại đối với họ là vào ngày thanh toán nếu tỷ giá gia tăng thì doanh nghiệp sẽ mất nhiều VND hơn để mua USD trả nợ điều này sẽ làm tăng chí phí của doanh nghiệp, đặc biệt nếu tốc độ tăng của tỷ giá quá lớn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong tình trạng tỷ giá biến động lớn như hiện nay, tốc độ tăng tỷ giá chưa từng có trong lịch sử lên tới 8,27% thì doanh nghiệp nhập khẩu có xu hướng đi vay VND để mua USD hơn là đi vay USD. Để khuyến khích KH vay USD, chi nhánh cần: - Cân nhắc từng loại khách hàng (KH nhập, KH vừa xuất vừa nhập) mà cho vay với mức lãi suất hợp lý. - Nếu DN vẫn còn e ngại về rủi ro TG thì chi nhánh nên chủ động tư vấn và khuyến khích DN sử dụng kết hợp sản phẩm này với các giao dịch hối đoái phái sinh của NH. Ví dụ như mua kỳ hạn cho số ngoại tệ phải trả trong tương lai và qua đó “chốt” TG theo mong muốn. Như vậy, dù trong tương lai TG có biến động như thế nào cũng không ảnh hưởng đến số lượng VND cần phải trả để mua USD do DN đã “chốt” TG. Tóm lại, việc ưu tiên tài trợ XNK không những góp phần gia tăng thu lãi cho vay mà còn góp phần làm gia tăng doanh số mua bán ngoại tệ, lãi KDNT góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh. Mặt khác, chi nhánh cần phải hạn chế rủi ro tín dụng từ hoạt động này bằng cách tập trung cho vay đối với những mặt hàng XNK chính của thành phố, những mặt hàng được chính phủ tạo điều kiện phát triển, hỗ trợ. 3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác: Ngoài một số giải pháp cơ bản nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng như đã trình bày trên, trên thực tiễn hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh, nghiên cứu đề cập thêm một số giải pháp hỗ trợ khác để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 3.2.5.1. Tiếp cận các dự án của thành phố Hiện nay, Agribank Đà Nẵng đang là ngân hàng phục vụ 05 dự án của thành phố, trong đó có hai dự án đang đi vào giai đoạn cuối, số tiền giải ngân không còn nhiều. Chi nhánh cần phải tìm kiếm các dự án mới để duy trì và phát triển mảng lợi nhuận này. Chi nhánh cần nắm bắt thông tin về các dự án của thành phố thông qua mối quan hệ, báo chí…, từ đó tiếp cận, marketing, thuyết phục đơn vị về kinh nghiệm và lợi thế của chi nhánh trong công tác làm ngân hàng phục vụ và phối hợp với NHNo&PTNT Việt Nam, các sở ban ngành thành phố để chi nhánh Agribank ĐN được chọn làm ngân hàng phục vụ dự án. Nếu được chọn làm ngân hàng phục vụ thì đây là một lợi thế rất lớn cho chi nhánh,
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 22 chi nhánh vừa có được số dư tiền gửi lớn, vừa mua được nguồn ngoại tệ lớn và thường xuyên đều đặn khi các dự án thực hiện giải ngân, vừa phát triển được các dịch vụ kèm theo như chuyển tiền trong và ngoài nước, tài trợ thương mại, thanh toán lương qua thẻ…. 3.2.5.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến Marketing Bảng 3.3: KQKS về nguyên nhân DN chưa sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh Nguyên nhân Ý kiến Tỷ lệ (%) Không có nhu cầu 20 10.75 Không am hiểu 65 34.95 TG biến động ít 70 37.63 Mức ký quỹ/phí 17 9.14 Khác 14 7.53 Tổng 186 100 Như vậy, nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp còn chưa mạnh dạn sử dụng các giao dịch này là do tỷ giá ít biến động – khoảng 70 ý kiến chiếm tỷ lệ khoảng 37.63% - Chính vì thế, DN ít có tâm lý phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho các dòng tiền phải thu và phải trả bằng ngoại tệ. Thứ đến là doanh nghiệp chưa thật sự am hiểu về sản phẩm phái sinh, có 65 ý kiến chiếm khoảng 34.95% có tâm lý ngại sử dụng vì các doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết, kiến thức về sản phẩm phái sinh. Dẫn đến thói quen là khi nào có nhu cầu mua/bán ngoại tệ với ngân hàng thì sẽ thực hiện giao dịch Spot. Những nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Dựa trên KQKS và kiểm định mô hình ảnh hưởng đến YĐSD sản phẩm phái sinh, sự không am hiểu, thiếu hiểu biết là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến YĐSD sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp. Tuy nhiên sự hiểu biết, am hiểu của khách hàng về sản phẩm hối đoái phái sinh thuộc về yếu tố khách quan nên ngân hàng không thể can thiệp một cách trực tiếp mà chỉ có thể gián tiếp tác động đến để doanh nghiệp có thể thay đổi nhận thức của mình. Chi nhánh cần chủ động tiếp cận khách hàng thay vì chỉ chờ khách hàng tiếp xúc với mình như trước đây; hay chủ động tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao hiểu biết và nhận thức của mình về sản phẩm này bằng cách đứng ra tổ chức các buổi hội thảo chuyên sâu về sản phẩm hối đoái phái sinh, cần nhấn mạnh về công dụng, lợi ích và cách thức sử dụng các công cụ này, nhấn mạnh với DN rằng: phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Từ đó gieo mầm và khơi dậy nhu cầu sử dụng sản phẩm này trong tâm trí doanh nghiệp. Những buổi hội thảo sẽ đóng vai trò xúc tiến bước đầu để khách hàng biết được Agribank và khách hàng cần làm gì để phối hợp với nhau trong việc thực hiện nghiệp vụ đó cũng như giảm thiểu những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải. Cũng qua buổi hội thảo khách hàng có dịp trình bày những vướng mắc hay nhu cầu mới của mình phát sinh trong quá trình giao dịch với chi nhánh qua đó có thể nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng và có giải pháp hỗ trợ cụ thể. 3.2.5.3. Triển khai dịch vụ tư vấn sản phẩm phái sinh miễn phí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Kết quả khảo sát cho thấy, dịch vụ tư vấn ảnh hưởng đến QĐSD sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp. Do đó triển khai dịch vụ tư vấn miễn phí vừa thu hút các doanh nghiệp, vừa tạo ra sự an tâm hài lòng cho khách hàng và giảm bớt rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Để triển khai dịch vụ này đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao bởi vì con người được xác định là khâu then chốt, quyết định sự thành công của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu con người có những quyết định đúng đắn, phù hợp với từng hoàn cảnh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Muốn vậy, chi nhánh cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau: - Tìm kiếm, thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng: CN có thể tăng cường hợp tác giữa ngân hàng với các trường đại học có chuyên ngành tài chính - Ngân hàng, đưa nghiệp vụ ngân hàng vào chương trình giảng dạy tại các trường, sau đó ngân hàng cần có kế hoạch chủ động tìm hiểu và thu hút các sinh viên khá giỏi tại các trường đào tạo về thực tập tại ngân hàng của mình. - Nâng cao trình độ chuyên môn về nghiệp vụ KDNT cho nhân viên: tổ chức các khóa huấn luyện, định kỳ tổ chức sát hạch… 3.2.5.4. Hoàn thiện công nghệ thông tin tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động KDNT