SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KHOA NGOẠI NGỮ VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI
TIỂU LUẬN
RƯỢU VÀ VĂN HÓA RƯỢU TRUNG QUỐC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành: Đông Phương học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lâm Ngọc Như Trúc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tình
Lớp: DH19TQ
MSSV: 19034698
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3
2. Mục đích đề tài..............................................................................................3
3. Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
6. Bố cục..........................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ RƯỢU TRUNG QUỐC............................6
1.1 Đôi nét về rượu Trung Quốc............................................................................6
1.2 Bề dày lịch sử rượu Trung Quốc...................................................................6
1.2.1 Thời Ngưỡng Thiều.............................................................................
1.2.2 Thời Tây Chu.......................................................................................
1.2.3 Thời Hán.............................................................................................
1.2.4 Thời Đông Hán....................................................................................
1.2.5 Thời Ngụy Tấn.....................................................................................
1.2.6 Thời Tùy..............................................................................................
1.2.7 Từ thời nhà Thanh đến nay.................................................................
1.3Các loại rượu nổi tiếng...................................................................................11
1.3.1 Rượu Hoàng tửu..................................................................................
1.3.1.1 Thiệu Hưng hoàng tửu......................................................................
1.3.1.2 Tức Mặc lão tửu................................................................................
1.3.1.3Hồng Khúc hoàng tửu........................................................................
1.3.2 Rượu trắng.............................................................................................
1.3.2.1 Rượu Mao Đài..................................................................................
1.3.2.2 Rượu Trúc Diệp Thanh......................................................................
1.3.2.3 Rượu Nữ Nhi Hồng...........................................................................
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA RƯỢU TRUNG QUỐC..............................................
2.1Rượu trong thi ca Trung Quốc.........................................................................14
2.1.1“Ẩm Tửu Thi” của Đào Minh Uyên...................................................14
2.1.2 Thơ Tiên Lý Bạch và Rượu.............................................................…15
2.2Rượu trong cuộc sống hằng ngày.....................................................................17
2.3Vật dụng đựng rượu.........................................................................................17
2.4Cách uống rượu...............................................................................................18
CHƯƠNG 3: SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA RƯỢU TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH, GIÁO TRÌNH
II. TÀI LIỆU INTERNET
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Mở Đầu
1.Lý do chọn đề tài
Trung Quốc đã từng trải qua rất nhiều chế độ và cai trị vì thế mà cũng có rất nhiều
công trình kiến trúc và các văn hóa nổi bật. Có thể nói đến ngày nay thì Trung Quốc vẫn
luôn phát triển, có thể kể đến như Kiến trúc Trung Hoa, Ẩm thực kiểu Trung Hoa, Hán
phục sườn xám, văn hóa hí kịch..... Nhưng có lẽ độc đáo và mang cái “cái tôi” của dân tộc
Trung Hoa nhiều nhất và đáng kể đến đó chính là Rượu - văn hóa rượu. Đây là một trong
những điểm nổi bật làm cho ta phải nghĩ đến ngay Trung Hoa.
Rượu chắc hẳn ai cũng nghĩ nó chỉ là để uống trong những cuộc vui hay những bữa
tiệc này kia, kể cả lúc buồn, hay là những cuộc trò chuyện tâm sự, nhưng đối với Trung
Quốc thì rượu được xem là một nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của họ. Bên cạnh đó, rượu
còn được chia cấp bậc và đem đi tăng cho những người thân hay người trên mình, không
chỉ vậy rượu còn được đem vào văn học thơ ca.
Có thể nói rượu và văn hóa rượu của Trung Quốc cũng có rất nhiều điểm nổi bật và
tác động ảnh hưởng khá là tương đối đến đời sống của người Trung Hoa. Vì để muốn tìm
hiểu về văn hóa rượu và sức ảnh hưởng của nó nên tôi chọn đề tài “Rượu và văn hóa Rượu
Trung Quốc” làm đề tài nghiên cứu của mình trong môn “Phương pháp nghiên cứu khoa
học”.
2.Mục đích nghiên cứu
Là một sinh viên Việt Nam chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc và tôi rất quan tâm
đến văn hóa rượu, tôi mong rằng thông qua việc tìm hiểu văn hóa rượu của người Trung
Quốc, mọi người có thể hiểu sâu hơn về văn hóa rượu Trung Quốc từ đó hiểu sâu hơn về
văn hóa Trung Quốc.
3. Lịch sử nghiên cứu
Rượu là chiếc cầu nối gắn con người với thế giới tâm linh thần thánh, thể hiện sức
mạnh của bậc trượng phu quân tử trước khi ra chiến trường, xuất hiện trong hôn lễ như
một sự tôn trọng giữa con người với con người. Trong quan niệm truyền thống của người
dân, rượu có ba tác dụng chính: rượu dùng để làm lễ, rượu để giải sầu, rượu để chữa bệnh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong cuốn “Rượu Trung Quốc” của Lý Thanh Bình xuất bản năm 2012 được dịch bởi
TS. Trương Gia Quyền và TS. Trương Lệ Mai có viết : “Lịch sử nghề làm rượu ở Trung
Quốc có thể truy tìm từ 4000 năm trước thuộc thời kỳ đầu của văn hóa Ngưỡng Thiều” [1].
Kỹ thuật làm rượu không ngừng phát triển, trào lưu uống rượu ngày càng rầm rộ. Các
vật dụng uống rượu bằng đồng thau được khai quật ngày một nhiều. Đây là những bằng
chứng cho thấy kỹ thuật làm rượu và trào lưu uống rượu thời đó đã phát triển khá cao, đạ
đến một mức độ nhất định.
Văn chương Trung Quốc nhắc đến rượu khá nhiều nhưng tài liệu về rượu thì lại rất ít.
Trong “Hoàng Đế Nội Kinh”, một tác phẩm được tập đại thành đời Hán, thác danh Hoàng
Đế, trong phần Tố Vấn có nói về cách nấu rượu, cũng như đặt những câu hỏi về việc uống
rượu nhập phòng. Sách này lại còn đề cập đến một loại rượu làm bằng sữa động vật (lễ lạc).
Tuy nhiên, những điều chép trong sách này không có giá trị lịch sử và có lẽ chỉ là những
tưởng tượng của người đời sau mà thôi [1].
Trên thực tế, rượu là một thức uống mà hầu như dân tộc nào cũng có, mỗi khu vực có
cách chế tạo riêng, ngay cả những bộ lạc hẻo lánh nhất cũng có các loại rượu làm bằng lá
cây, hoa quả nên chúng ta tin rằng rượu cũng xuất hiện ở Trung Hoa đã lâu, có thể từ thời
tiền sử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài của nghiên cứu của tôi là Văn hóa rượu Trung Quốc nên tôi sẽ tập trung hai đối
tượng chính đó là đặc trưng về rượu và văn hóa uống rượu ở đây.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian nên tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình
về Rượu từ giai đoạn thời kỳ Tiên Tần ( trước khi nhà Tần thống nhất) cho đến nay và
cùng các loại rượu trắng nổi tiếng và rượu trong thi ca Trung Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào đối tượng và đề tài nghiên cứu tôi đã chọn: “Rượu và văn hóa rượu Trung
Quốc” và để hoàn thành mục đích nghiên cứu, tôi vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp
với phương pháp phân tích, thể hiện cụ thể ở các mặt sau đây:
- Thu thập, sưu tầm, nghiên cứu, xử lí các nguồn tư liệu thành văn để rút ra những sự
kiện, những tài liệu cần thiết cho đề tài.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Trên cở sở đó, trình bày và miêu tả các thời đại phát triển của rượu cũng như cách
thưởng thức và sức ảnh hưởng của Rượu đối với thi ca Trung Quốc.
6. Bố cục
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3
chương:
Chương 1: Giới thiệu về Rượu Trung Quốc
Chương 2: Văn hóa Rượu Trung Quốc
Chương 3: Sự ảnh hưởng của văn hóa rượu Trung Quốc với Việt Nam
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu về rượu Trung Quốc
1.1 Đôi nét về rượu Trung Quốc
Mê rượu, là đặc tính chung của nhiều người. Nhưng để truy tìm nguồn gốc rượu ngon
từ đâu mà có thì e rằng khó mà tìm được câu trả lời chính xác. Trong cuốn sách “Rượu
Trung Quốc” [1] có nói đến quyển sách thời Tiên Tần “Thế Bản” có ghi chép lại rằng:
“Nghi Địch bắt đầu làm rượu gạo, dần dần sinh ra năm loại rượu, Thiếu Khang làm rượu
nếp”. Người đời sau căn cứ vào tài liệu trên mà cho rằng Nghi Địch và Thiếu Khang là
người phát minh ra thuật làm rượu. Do đó, người sản xuất rượu hay bán rượu đều xem
Thiếu Khang (còn có tên Đỗ Khang) là ông tổ nghề rượu.
Trong quan niệm của người Trung Hoa, rượu không phải nhu yếu phẩm, nhưng trong
cuộc sống đời thường, trong xã hội, văn hóa của rượu của Trung Quốc lại lại là một hình
thức văn hóa độc đáo ảnh hưởng đến cuộc sống của người Trung Quốc. Rượu của Trung
Quốc đa số được làm từ ngũ cốc. Trong bối cảnh một đất nước nông nghiệp có lịch sử lâu
đời, đông dân như Trung Quốc,nghề rượu có thịnh vượng hay tiêu điều chịu ảnh hưởng
bới các yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế. Sản lượng nông sản lương thực dược bội thu hay
mất mùa, đều liên quan trực tiếp đến nghề kinh doanh rượu, các triều đại phong kiến cũng
căn cứ vào tình hình thu hoạch của lương thực, nông sản mà ban hành lệnh cấm hay không
cấm rượu, để điều tiết việc sản xuất rượu, đảm bảo đủ lương thực cho người dân, ổn định
cuộc sống. Ở một số nơi, nghề làm rượu phát triển không chỉ do đất đai vùng đó trù phú,
nguồn sản vật phong phú, mà còn thúc đẩy đời sống xã hội của nơi đó phồn vinh, phát
triển. Trong quan niệm truyền thống của người dân, rượu có các tác dụng sau: rượu dùng
để làm lễ, rượu để giải sầu, rượu để chữa bệnh, rượu để đãi tiệc.
1.2 Lịch sử của Rượu
Lịch sử của nghề làm rượu ở Trung Quốc có thể truy tìm nguồn gốc từ 4000 năm
về trước thuộc thời kì đầu của văn hóa Ngưỡng Thiều. Trong quá trình phát triển, rượu
Trung Quốc đã hình thành phong cách độc đáo của mình, đó là dùng nấm vi sinh làm men
để thúc đẩy quá trình lên men, glucose hóa, tạo quá trình lên men kép lẫn quá trình lên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
men bán phần, đây cũng là đặc trưng điển hình trong cách làm rượu của phương Đông.
Nguyên liệu làm rượu của Trung Quốc chủ yếu là lương thực, cũng có khi dùng trái cây
làm nguyên liệu. Trong giai đoạn lịch sử cận đại, bia đã xuất hiện ở Trung Quốc và nhanh
chóng phát triển. Hiện nay, sản lượng bia do Trung Quốc sản xuất đứng thứ hai trên thế
giới. Theo tiêu chuẩn phân loại mới nhất do chính phủ ban hành, thức uống của Trung
Quốc được chia làm ba loại: rượu lên men, rượu chưng cất và rượu pha chế. Rượu lên men
bao gồm: bia, rượu vang, rượu trái cây, hoàng tửu (rượu vàng) và năm loại rượu lên men
khác; rượu chưng cất bao gồm: rượu đế và các loại rượu như Brandy, Whisky; rượu pha
chế bao gồm các loại rượu đóng chai, rượu ngâm với các loại thuốc bắc, hương liệu để tạo
thành thức uống có chất cồn. Trong các loại rượu pha chế thì rượu Trúc Diệp Thanh do lò
rượu Hạnh Hoa Thôn ở huyện Phần, tỉnh Sơn Tây sản xuất là nổi tiếng nhất. Rượu Trúc
Diệp Thanh thi lại dùng rượu làm nguyên liệu chính, thêm vào một số loại thuốc bắc như
Trúc Diệp, Đường Quy, Đàn Hương làm hương liệu, với lượng đường cát, đường phèn vừa
phải để ngâm. [1]
1.2.1 Thời văn hóa Ngưỡng Thiều
Từ những vật dụng làm rượu, đựng rượu mà khảo cổ khai quật được cho thấy, trong
khoảng thời gian đầu của văn hóa Ngưỡng Thiều đến đầu đời Hạ (2070 trước Công
nguyên - 1600 trước Công nguyên ), là thời kì sơ khai của nghề rượu. Trong thời kì này,
người xưa biết được cách lên men rượu là do quá trình lên men tự nhiên của một số trái
cây, dần dần mới thử nghiệm dùng ngũ cốc để lên men, qua đó mới hình thành nên phương
pháp lên men rượu. Từ đời Hạ đến đời Chu (1046 trước Công nguyên - 256 sau Công
Nguyên ), kỹ thuật làm rượu của Trung Quốc có những bước phát triển đáng kể, triều đình
phong kiến đã thiết lập ra cơ quan chuyên trách quản lý việc làm rượu. Do nguồn gốc xa
xưa, nên những sử sách cỗ ghi chép có liên qua đến làm rượu, ngày xưa đều không còn
nữa. Năm 1979, trong mộ thuộc di chỉ văn hóa Dawenkou ở Sơn Đông phát hiện ra có cả
bộ vật dụng làm rượu, đựng rượu hoàn chỉnh, ước tính di vật đã có niên đại cách nay hơn
5000 năm lịch sử. Bộ vật dụng làm rượu này có hơn 100 món, có loại dùng để nấu nguyên
vật liệu, có loại dùng để lên men, có loại dùng để lọc rượu, lắng cặn và cất trữ, còn có rất
nhiều loại vật dùng để uống rượu, đựng rượu nữa. Thông qua những di vật trên, cho thấy
kỹ thuật làm rượu thời bấy giờ đã khá phát triển. Kỹ thuật làm rượu không ngừng phát
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
triển, trào lưu uống rượu cũng ngày một dầm rộ. Các vật dụng uống rượu bằng thau (tiếng
Hoa gọi là thanh đồng) được khai quật ngày một nhiều, là những bằng chứng cho thấy kỹ
thuật làm rượu và trao lưu uống rượu thời đó đã phát triển khá cao, đạt đến một mức độ
nhất định. Quý tộc đời Thương(1600 trước Công nguyên - 1046 sau Công nguyên) uống
rượu say xỉn trở thành trào lưu và là chuyện thường ngày. Theo sách “Rượu Trung Quốc”
có nói đến cuốn sách “Sử Ký”, quyển “Ân Bản Kỷ” [1] ghi chép: Cuối đời Thương, vua
Trụ ham mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa, đào ao hồ rồi đổ rượu vào, bắt năm nữa hỏa thân rượt
đuổi đùa giỡn nhau trong đó, rồi ca múa nhạc, rượu chè tiệc tùng quua đem suốt sáng để
mua vui, nên dẫn đến đời Thượng bị diệt vong. Tiếp thu những bài học sương máu dẫn đến
mất nước, diệt vong của đời Thương, vị vua đầu tiên của Tây Chu (1046 trước Công
nguyên - 771 sau Công nguyên), đã ban hành lệnh cấm rượu trên vùng đất Vệ, thuộc địa
phận của người nhà Thương trước đây. Lệnh cấm rượu “Tửu Cáo” đó đã trở thành sắc lệnh
cấm rượu đầu tiên của Trung Quốc. Đồng thời, nhà vua cũng ban hành mọi hệ thống quản
lý nghề làm rượu, sử dụng rượu trên cả nước.
1.2.2 Thời Tây Chu
Thời Tây Chu, rượu được chia làm ba loại chính: Một là, rượu dùng để tế lễ, cúng bái,
loại rượu này làm trong thời gian ngắn , sau khi thành rượu thì sử dụng ngay; Hai là những
loại rượu được cất trữ; Ba là những loại rượu qua quá trình lọc, lắng cặn. Thông qua cách
phân loại rượu, cho thấy được trình độ kỹ thuật làm rượu thời bấy giờ đã phát triển khá cao.
“Men là cốt lõi của rượu” thời kỳ Tiên Tần ( chỉ khoảng thời gian trước khi Tần thủy
Hoàng thống nhất đất nước vào năm 221 trước Công nguyên), người Trung Quốc đã phát
minh ra dùng men làm rượu và đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật làm
rượu. Sách cổ “Lễ Ký”, chuyên ghi chép lại những lễ nghi, các quy định cúng tế quan
trọng của thời kỳ Tiên Tần, cũng có ghi lại rằng, làm rượu có sáu điều cần chú ý: Ngũ cốc
lương thực để làm rượu phải chọn loại vừa chín, cho men vào rượu phải kịp thời, đúng lúc;
Trong quá trình ngâm rượu phải đảm bảo vệ sinh; Nước để làm rượu phải chọn nguồn
nước sạch, dụng cụ ngâm rượu phải chọn loại bằng gốm; Lửa nấu rượu phải canh cho vừa
phải, phù hợp; Rượu trong văn hóa Trung Quốc thời kỳ Tiên Tần thường có liên quan mật
thiết với chính trị, quân sự của các nước chư hầu, thậm chí rượu có tác dụng hết sức quan
trọng trong một số việc nữa. [1]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.3 Thời Hán
Đến đời Hán (206 trước Công nguyên - 220), kỹ thuật trồng trọt, sản xuất trong nông
nghệp có những bước phát triển mới, sản lượng lương thực gia tăng đáng kể, là tiền đề
cung cấp cơ sở vật chất cho nghề làm rượu phát triển. Do kỹ thuật làm bánh men được lưu
truyền từ đời trước, không ngừng được hoàn thiện, nên giờ đây người dân đã biết dùng
nhiều loại lương thực khác nhau làm nguyên liệu tạo ra men rượu, nên chủng loại rượu
cũng tăng lên rất nhiều, gồm: “rượu Hành” dùng ít men nhưng phải cho nhiều gạo, giá cả
rẻ; “rượu Cam” (“cam” -甘 có nghĩa là ngọt ) chỉ lên men trong một đêm là thành rượu;
còn có loại rượu trắng gọi là “rượu Hàm”, rượu đỏ gọi là “Xỉ” hay “Tao Hạ Tửu” và loại
rượu đã qua lắng, lọc gọi là “Lễ” nữa . Người đời Hán còn ví von rượu là “Thiên chi mỹ
lộc”( nghĩa là “lộc ngon của trời”), ngụ ý chỉ rượu là món quà mà trời ban tặng cho con
người, dùng để tặng thêm niềm vui, trong dịp hoan hỉ, vui vẻ, cũng có thể uống khi u sầu,
hương vị càng thơm ngon tình càng sâu. Từ thời chiến quốc đến đời Hán đã có không biết
bao nhiêu người từng thưởng thức qua vị ngon của rượu, cảm nhận được khoái cảm, cảm
giác do rượu mang đến.
1.2.4 Thời Đông Hán
Cuối đời Đông Hán (25 - 220), thừa tướng Tào Tháo (155 - 220) đem đặc sản của quê
ông là rượu “Cửu Đàn Xuân” sản xuất tại Hào Châu thuộc tỉnh An Huy đang cho vua Hán
Hiên Đế Lưu Hiệp, đồng thời dâng sớ tâu rõ cách làm rượu này. Cách làm rượu Cửu Đàn
Xuân Tửu này không cho một lượt toàn bộ nguyên liệu vào ngâm chung, mà nguyên vật
liệu phải chia thành nhiều đợt cho vào tuần tự. Rượu này làm xong vị ngon, thuần khiết,
mùi thơm phức nên Tào Tháo mới dâng lên rượu và cách làm cho vua.
1.2.5 Thời ngụy Tấn
Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều (220 - 589), nông dân miền Bắc vì tránh khói lửa của
những cuộc chiến tranh nên ồ ạt di cư xuống miền Nam, đã mang theo nhiều công nghệ, kỹ
thuật sản xuất tiên tiến, và một số người di dân đó đã trở thành nguồn nhân lực lao động
cho miền Nam, giúp công nghiệp phía nam phát triển. Do sự di dân ồ ạt đó nên văn hóa
rượu hai miền có sự dung hòa với nhau,sản sinh ra nhiều loại rượu ngon nỗi tiếng.
1.2.6 Thời Tùy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đời Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907), nghề làm rượu tiếp tục phát triển. Những
quy định, chính sách quản lý nghề rượu ở đời Tùy thông thoáng hơn, không còn nghiêm
cấm tư nhân làm rượu nữa, cũng bãi bỏ cơ quan chuyên trách quản lý nghề rượu, cho phếp
người dân tự do làm rượu và bán rượu. Đầu đời Đường triều đình không thiết lập cơ quan
chuyên trách quản lý nghề rượu, không thu thuế mua bán rượu. Đến giữ đời Đường, do
quốc khố cạn kiệt, để tăng thêm thu nhập tài chính nên triều đình phong kiến đã bắt đầu
khôi phục và thiết lập lại cơ quan chuyên trách quản lý nghề rượu.
1.2.7 Từ sau thời nhà Thanh đến nay
Sau đời Thanh, kỹ thuật làm rượu của Trung Quốc bắt đầu hòa nhập với kỹ thuật làm
rượu “Tây” của các nước phương Tây, sản xuất ra nhiều nhãn hiệu và hương vị rượu trắng,
bia, rượu vang khác nhau. Tuy nhiên, nghề làm rượu của Trung Quốc ở các hộ gia đình
vẫn chỉ là sản xuất thủ công, với sản lượng thấp, trang thiết bị lạc hậu, quy mô sản xuất
nhỏ, chất lượng sản phẩm làm ra không ổn định, sản xuất rượu hoàn toàn là thủ công,
không có phòng thí nghiệm, không có các trang thiết bị lớn, thậm chí không có điện, nước,
những kĩ thuật làm rượu phức tạp đó, đều trông chờ vào những người có kinh nghiệm
truyền miệng lại cho thế hệ sau, không có một tiêu chuẩn nào cả. Năm 1949, tổng sản
lượng rượu trắng trong năm của cả nước chỉ hơn 100 triệu lít, sản lượng hoàng tửu chỉ 2,5
triệu lít.
Sau 1949, nước cộng hóa nhân dân Trung Hoa thành lập, nhà nước quan tâm và tạo
điều kiện cho ngành sản xuấ rượu phát triển. Hàng loạt nhà nhà máy sản xuất rượu bia
được thành lập. Năm 1978, sau khi cải cách mở cửa, cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi,
ngành sản xuất rượu ở Trung Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển ồ ạt, quy mô sản
xuất nhanh chóng được mở rộng, hình thành một số xí nghiệp, tập đoàn lớn. Thời đại ngày
càng phát triển, văn hóa rượu kế thừa di sản của nhiều đời trước, tiếp tục phát triển đi cùng
thời đại, đồng thời văn hóa rượu cũng chuyển hướng từ lịch sử truyền thống sang hiện đại
và thời thượng.
1.3 Các loại rượu nổi tiếng
1.3.1 Các loại rượu Hoàng tửu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hiện nay, trên thị trường Trung Quốc có bán rất nhiều loại hoàng tửu, căn cứ vào cách
làm rượu, nguyên vật liệu có thể chia làm ba loại lớn: Thiệu Hưng hoàng tửu, Thử Mễ
hoàng tửu và Hồng Khúc hoàng tửu.
1.3.1.1 Thiệu Hưng hoàng tửu
Xuất xứ rượu này được sản xuất tại Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang. Nguyên liệu chính
để là rượu là gạo nếp thượng hạng, dùng nước của Giám Hồ ở Thiệu Hưng để ngâm và chỉ
làm rượu trong mùa đông. Ngoài ra còn có một số dược liệu quý như cây Lạp Liêu làm
men để ngâm rượu, rồi dùng phương pháp rưới hay phương pháp dải đều. Thiệu Hưng
hòng tửu thuộc loại hàng tửu can, rượu có màu cam vàng, trong, vị dịu, thuần khiết, ngọt ở
cổ họng. Rượu được đựng trong chum bằng gốm, dùng đất đậy kín. Rượu trong chum sẽ
liên tục lên men và chuyển hóa các chất, nên hoàng tửu có thể trữ được rất lâu, rượu càng
lâu năm, vị càng thơm ngon. Hoàng tửu vừa là rượu ngon dùng để uống, vừa có thể dùng
trong nấu ăn, một số bài thuốc trong Đông y còn dùng hoàng tửu để dẫn rượu.
Hình 1 Bình rượu Thiệu Hưng hoàng tửu
1.3.1.2 Tức Mặc lão tửu
Tức Mặc là huyện cổ xưa nhất của bán đảo Giao Đông (gồm các thành phố Uy Hải, Yên
Đài và phía Đông thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông), Tức Mặc lãi tửu (rượu lâu
năm Tức Mặc) ngày xưa còn gọi là Lao Tửu, nghĩa là rượu ngọt, thuần khiết.
Tức Mặc Lão Tửu thuộc loại hoàng tửu bán điểm, dùng hạt kê, gạo trồng ven sông Mặc
Thủy làm nguyên liệu chính, và phải dùng nước suối Lao Sơn để ngâm, men rượu phải dùng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trần Phục Mạch Khúc. Màu rượu của Tức Mặc hơi nâu có pha chút màu tím đỏ. Nếu đổ ra
chén, màu rượu sẽ óng ánh, thơm mùi hạt kê rang cháy. Tửu Mặc lão tửu có nhiều giá trị
dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
1.3.1.3 Hồng khúc hoàng tửu
Hồng khúc là một loại nấm mốc ký sinh trên hạt gạo tẻ, đây cũng là đặc sản khu vực Cổ
Điền, Bình Nam của tỉnh Phúc Kiến. Nguyên liệu để làm Hồng Khúc hoàng tửu là phải
chọn loại gạo nếp trắng tinh thượng hạng, dùng hồng khúc làm men thúc đẩy quá trình lên
men. Mỗi năm đến ngày Đông chí chính là thời điểm thích hợp nhất để làm rượu, phải lên
men trong 120 ngày dưới nhiệt độ thấp vào mùa đông, sau đó qua các công đoạn chắt lọc,
trung hòa, diệt khuẩn xong mới cho vào chum, cất trữ từ một đến ba năm. Đây là một loại
rượu ngọt, có độ cồn từ 14.5 đến 17 độ.
1.3.2 Các loại rượu trắng nổi tiếng
Bên cạnh các loại Hoàng tửu nổi tiếng chúng ta không thể không nhắc đến rượu trắng. Đây
cũng là một trong những loại rượu được khá nhiều người Trung Quốc yêu thích và cũng
không thể thiếu trong những bữa tiệc quan trọng.
1.3.2.1 Rượu Mao Đài
Khi nhắc đến rượu Trung Quốc, sẽ không thể nào không nhắc đến rượu Mao Đài. Đây là
loại rượu đắt đỏ nổi tiếng trên toàn thế giới và được xem là niềm tự hào của người Trung
Quốc. Rượu Mao Đài được sản xuất từ vùng đất có tên gọi tương tự là xứ Mao Đài tỉnh Quý
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Châu. Rượu Mao Đài trải qua một quá trình sản xuất vô cùng gắt gao với tám lần chưng cất
để tạo thành sản phẩm. Thời gian ngắn nhất để ủ một bình rượu Mao Đài là năm đến sáu
năm. [4]
Sau 60 năm phát triển, rượu Mao Đài có hơn 70 loại sản phẩm, tổng sản lượng hàng năm
sản xuất vượt hơn 10 nghìn tấn, trở thành loại rượu trắng số một trên thị trường rượu Trung
Quốc. [1]
1.3.2.2 Rượu Trúc Diệp Thanh
Trúc Diệp Thanh cũng là một cái tên khiến nhiều người thương nhớ khi nói đến Trung Quốc,
nhất là vùng Phương Hoàng Cổ Trấn. Loại rượu này ở thời xa xưa là loại rượu quý hiếm,
chỉ có vua chúa mới được sử dụng. Rượu Trúc Diệp Thanh được ủ với lá trúc, rượu có vị
ngọt nhẹ tinh khiết và mùi thơm kích thích vị giác. Không chỉ vậy, điểm đặc biệt nhất của
loại rượu này chính là khả năng biến hóa màu sắc vô cùng độc đáo, thông thường rượu sẽ có
màu vàng nhạt, cho đến khi đặt dưới ánh mặt trời thì rượu sẽ chuyển sang màu ánh xanh lạ
mắt.[4]
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA RƯỢU TRUNG QUỐC
2.1 Rượu trong thi ca Trung Quốc
Người Trung Quốc từ lâu đã xem thơ và rượu là được chưng cất bởi tinh thần, không ít
những tuyệt tác nổi tiếng được sáng tác khi uống rượu. Từ xa xưa rất nhiều nhà thơ đã viết
nên những bài thơ bất hủ về rượu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nếu không có rượu, văn học cổ đaị Trung Quốc sẽ như thế nào? Liệu có được nhưng câu
thơ lưu truyền đến giờ? Liệu có được phong thái phiêu dạt phóng khoáng? Từ Thi Kinh (诗
经) hay Hồng Lâu Mộng (红楼梦). Có những bài viết về rượu, có những bài viết để giải sầu
hay đơn giản là thuật lại cảnh tượng yến tiệc và cúng tế . Các nhà thơ đã mượn rượu để nói
lên tâm tư, tình cảm, lý tưởng và nhân sinh con người. Ta có thể thấy văn hóa rượu cùng với
văn học Trung Quốc có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau.
2.1.1 “ Ẩm Tửu Thi” của Đào Uyên Minh [1]
Đào Uyên Minh năm (365 - 427) là nhà thơ, nhà từ phú, nhà văn thuộc thể loại tản vă trong
suốt thời kỳ từ đời Đông Tấn đến thời kỳ Nam triều đời nhà Tống, ông xuất thân từ một gia
đình quan chức nhỏ sa sút, từng làm chức quan nhỏ trong mấy năm, sau này do “Bất vị ngũ
đấu mễ chiết yêu” (không muốn vì năm đấu gạo mà khom lưng) nên đã từ quan về nhà, thái
cúc đông ly hạ hái cúc dưới hàng rào phía đông ẩn cư ở quê nhà. Đào Munh Uyên thích
uống rượu nên cũng thẳng thắn nói rõ mình thích nhậu trong các tác phẩm của ông. Những
nhà văn cùng thời đại của ông cũng đã ghi chép rằng ông có tính thích tửu đức - dùng khăn
cuốn đầu để lọc rượu, mua rượu thì mua thiếu, say rượu thì nằm trên khuôn đá, trong các
buổi yến tiệc sau khi say thì nói với bạn bè rằng “đợi khi tôi ngủ thì huynh mới về nha”,
cũng nhờ rượu mà ông đã bộc lộ nên bản tính thật của mình, đến nỗi từ bỏ chức quan, trở về
với cuộc sống điền viên, nhưng điều đó cũng khiến cho ông trở nên nỗi tiếng với danh xưng
là “ẩn sĩ” lựa chọ của ông trở thành chỗ dựa tinh thần của những bậc sĩ đại phu của Trung
Quốc, rất nhiều người khi thất thế trên con đường công danh, hoặc khi chán ghết chốn quan
trường, đã lựa chọn cuộc sống ẩn cư như Đào Uyên Minh và cũng tìm thấy giá trị sống mới
từ các tác phẩm thơ và câu chuyện của ông. Điển hình như các nhà thơ hoặc nhà từ của nhà
Đường và Tống tiêu biểu như Bạch Cư (772 - 846), Tô Thích (1037 - 1101), Lục Duy(1125
- 1210), Tân Khí Tật (1140 - 1207)....Mối quan hệ giữa Đào Uyên Minh và rượu đã trở
thành một hình thái văn hóa thơ rượu điển hình trong lịch sử văn hóa Trung Quốc.
Đào Uyên Minh sau khi trở về với cuộc sống ruộng vườn đã cho ra đời tập thơ “Ẩm Tửu
Thi”, tổng cộng gồm 20 bài, phần lời mở đầu của tập thơ này như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dư nhàn cư quả hoan, kiêm tỉ dạ dĩ thường, ngẫu hữu danh tửu, vô tịch bất âm. Cố ảnh độc
tận, hốt yên phục túy. Ký túy chi hậu, triết đề số câu tự ngu, chỉ mực toại đa. Từ vô thuyết
thứ, liêu mệnh cố nhân thư chi, dĩ vi hoan tiếu nhĩ.
(Dịch nghĩa: Những lúc nhàn rỗi tôi uống rượu ột mình, để quên nỗi buồn đêm dài, thỉnh
thoảng có được rượu ngon, mỗi đêm đều nhấm nháp. Nhưng uống rượu một mình, chẳng
mấy chốc đã say. Sau khi ngà ngà say, ý thơ tuôn trào, sẽ chấm mực vung bút viết vài câu
thơ đọc cho vui.)
Ông mượn rượu làm thơ, nhưng chỉ có 11 bài thơ thực sự đề cập đến rượu, và 11 bài thơ này
đều không phải chỉ viết để ca ngợi rượu, mà còn ngụ ý khác, mượn rượu để gửi gắm những
điều ông ấp ủ trong lòng. Cuộc sống ruộng vườn của Đào Uyên Minh ở quên rất vất vả cực
nhọc, cuộc sống “nhàn cư quả hoan (rảnh rỗi ngồi uống rượu một mình)” của ông đã được
miêu tả trong một bài thơ của mình, đó là sáng sớm đã bắt đầu làm việc, mãi đến khi trăng
lên ới vác cuốc về nhà. Người đọc có thể thấy được ách thức mượn rượu để hưởng thụ cuộc
sống đầy thú vị của ông qua các bài thơ: mượn rượu để quét sạch lớp bụi trần ai, vui khi có
rượu, tụ tập bạn bè đáu rượu, uống rượu để vui với đời. Khác với “Trúc Lâm Thất Hiền”
mượn rượu trốn tránh thời cuộc và bảo toàn tính mạng, thái độ uống rượu “lạc thiên tri
mệnh” của Đào Uyên Minh được xuất phát từ nền tảng tư tưởng Nho giáo, dung hòa tinh
hoa của tư tưởng Nho Giáo, Phật giáo và Đạo giáo, trở thành tinh thần sĩ diện đại phu điển
hình có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đối với người đời sau.
2.1.2. Thơ tiên Lý Bạch và rượu [1]
Lý Bạch là nhà thơ được người Trung Quốc yêu thích nhất, mọi người không những thích
đọc thơ của ông, mà còn thích cả những câu chuyện truyền kỳ về cuộc đời ông, trong đó nổi
tiếng nhất là “Thái Bạch say rượu”. Nhà thơ sống cùng thời đại với ông là Đổ Phủ từng sáng
tác bài thơ “Ẩm trung bát tiên”, khen ngợi “Lý Bạch đấu tửu thi bách thiên, Trường An thị
thượng tửu gia miên; Thiên tử hô lai bất thượng thuyền, Tự xưng thần thị tửu trung tiên”.
Đến nay những tác phẩm thơ còn lưu lại của Lý Bạch có hơn 1.500 bài, theo như các nhà sử
học hiện đại, thì nhà thơ Quách Mạt (1893 - 1978) đã kiểm chứng là có đến 16% bài thơ có
liên quan đếm rượu, có thể nói rượu không những là nguồn cảm hứng sáng tác trong thơ ca
Lý Bạch mà còn gửi gắm cuộc sống thơ mộng của ông trong đó.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
“Lý Bạch đáp Phồn thư” đã ghi lại câu chuyện ngạo mạn của vị Tửu tiên này: Có một vị sứ
giả nước Thổ Phồn trình cho vua nhà Đường một bức Quốc thư, bức Quốc thư này được
viết bằng chữ của dân tộc thiểu số mà người Trung Nguyên rất ít khi gặp, sứ giả nói rằng,
nếu triều đình nhà Đường có người có thể đọc được và có thể viết thư trả lời cho bức Quốc
thư này, thì mỗi nằm nước Thổ Phồn sẽ cống nạp và đến bái kiến triều đình nhà Đường, nếu
không thì Thổ Phồn sẽ không đến bái kiến triều đình nhà Đường nữa. Như sứ giả Thổ Phồn
đã mong đợi, Đường Huyền Thông và các cận thần cũng đều đọc không hiểu bức Quốc thư
này, chính trong thời khắc gay go này, có một vị quan đã tiến cử Lý Bạch với Đường Huyền
Thông, thế là Đường Huyền Thông cho triệu Lý Bạch vào điện để trả lời cho bức Quốc thư
này, và lệnh cho các quan văn võ đướng nghênh đón Lý Bạch ở hai bên cổng đại điện để tỏ
lòng tôn trọng. Và lúc này Lý Bạch đang say lướt khướt, người phụ trách đến truyền thánh
chỉ phải dìu ông vào kim điện. Lý Bạch nhướn đôi mắt say đỏ ngàu vào bức Quốc thư của
sứ giả Thổ Phồn, và tâu với vua rằng vua Thổ Phồn muốn triều đình nhà Đường cắt nhượng
một mảnh đất lớn cho họ, nếu không thì sẽ đem quân đến đánh nhà Đường. Đường Huyền
Tông ra lệnh cho ông viết thư phúc đáp, ông liền nói, Hoàng thượng cũng thấy tôi đứng còn
không vững nữa, không biết Hoàng thượng có thể giúp tôi mài mực không, Hoàng hậu đơc
giùm tôi cái đầu, Thừa tướng giúp tôi cởi bỏ giày vớ, và nhờ thái giám chấm mưacj xong thì
để bút vào kẻ ngón chân của tôi. Vua và các đại thần đều hết cách, đành phải làm theo. Vua
kéo tay áo lên mài mực, Hoàng hậu nhẹ nhàng nâng đầu cho Lý Bạch, viên quan Cao Lực sĩ
quỳ xuống cởi giày vớ cho Lý Bạch, sau đó thái giám đặt bút vào kẻ ngón chân cho Lý
Bạch. Lý Bạch đưa chân lên viết liền “đáp Phồn thư”, và sau đó dõng dạc đọc to bằng tiếng
Hán và tiếng Thổ Phồn. Huyền Tông ken ngợi Lý Bạch học vấn uyên bác, và phong tặng
cho ông danh hiệu “Hàn Lâm cung phụng học sĩ”. Việc này đã khiến cho tiếng tăm của Lý
Bạch được lan rộng đến Thổ Phồn.
Văn chương Trung Hoa nhắc đến rượu khá nhiều nhưng tài liệu về rượu thì lại rất ít.
Người Trung Hoa có nhiều câu nói liên quan đến rượu như:
“Tửu năng ích nhân, diệc năng tổn nhân” tức là “Rượu có thể có ích cũng có thể gây hại cho
con người”. [2]
Trà lịnh nhân thanh, tửu lịnh nhân hôn” Trà khiến người ta sảng khoái, rượu khiến người ta
mê muội. [2]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tào Tháo từng nói: “Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang.” Để giải ưu sầu, chỉ có Đỗ Khang
Tào Tháo ám chỉ Đỗ Khang là rượu vì Đỗ Khang là ông tổ nghề nấu rượu. [2]
Lý Bạch từng nói: “Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu tiêu sầu, sầu cánh sầu.”
rút đao chém nước, nước càng chảy; lấy rượu giải sầu, sầu càng sầu. [2]
2.2 Rượu trong cuộc sống hằng ngày
Nếu ngày xưa rượu chỉ thường được dùng trong những bữa tiệc vua chúa xa xỉ thì ngày nay
rượu được dùng khá là phổ biến ở khắp mọi nơi. Đi đâu chúng ta cũng đều thấy bình rượu
hiện hữu ngay trước mắt chúng ta. Chúng ta có thể bắt gặp những ly rượu ngay trong bữa ă
hằng ngày của mỗi gia đình. Trong tất cả các dịp lễ hiện nay, người dân Trung Quốc vẫn sử
dụng rượu trong các bữa tiệc như Tết Nguyên đán, thôi nôi, đầy tháng con cháu, cưới hỏi,
sinh nhật, mừng thọ,....
Tại khu vực phía Nam Trung Quốc, khi gia đình sinh được bé gái. Cha mẹ sẽ nấu rượu để
co vào bình và hạ thổ. Bình rượu được hạ thổ cho đến khi cô gái đi lấy chồng. Lúc này bình
rượu được đào lên làm quà mừng cưới cho cô dâu. Người Trung Quốc tin rằng, nếu uống
rượu đủ và đều sẽ rất tốt cho sức khỏe. Rượu khi ngâm cùng thuốc sẽ chữa được một số
bệnh cổ truyền dân gian nữa. [4]
2.3 Vật dụng đựng rượu
Người xưa có câu: “Không có vật dụng đựng rượu thì làm sao uống rượu, vật dụng để uống
rượu cũng phải có kích cỡ to, nhỏ phù hợp” [1]. Vật dụng đựng rượu từ lúc được sản xuất ra
đã được dùng như vật đựng đồ trong cúng lễ, có thể nói vật đựng rượu và vật đựng đồ cúng
tế có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Hơn nữa, người Trung Quốc vốn rất coi trọng vấn đề
ăn uống, món ngon thì phải có vật đựng tinh xảo, rượu thơm thì phải có vật đựng phù hợp.
Do đó, từ xưa đến nay các loại vâth dụng dùng để đựng rượu, uống rượu nhiều vô kể, chất
liệu bằng gốm, sứ, đồng thau, ngọc, hình dạng độc đáo, phong phú đẹp, lạ.
Lịch sử quá trình hình thành vật dụng được chia làm năm thời kỳ chính:
Thời kỳ thứ nhất
Thời kỳ đồ đá mới: Thời Kỳ này đã có vật dụng đựng rượu nguyên thủy, bắt đầu hình thành
vật dụng đựng rượu bằng gốm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thời kỳ thứ hai
Thời kỳ các đời Hạ, Thương, Tây Chu: Vật dụng đựng bằng đồng xanh trải qua quá trình
diễn tiến từ sơ khởi, hình thành đến phát triển, hưng thịnh rồi suy tàn. Vào đầu giữa đời
Thương, vật dụng đựng rượu làm bằng đồng thau được dùng như vật tế lễ, sử dụng rất nhiều,
khi sử dụng có quy định chung về chủng loại, số lượng kết hợp nhấ định, cho thấy chế độ sử
dụng vật đựng rượu bằng đồng thau đang được hình thành. Cuối đời Thương, là thời kỳ
đồng thau phát triển mạnh mẽ, chủng loại và kiểu dáng các vật dụng đựng rượu bằng đồng
xanh đã hoàn chỉnh, đầy đủ, có sự phân loại theo nhu cầu, theo lễ nghi rõ ràng. Cuối đời
Thương, vật dụng đựng rượu là vật dụng quan trọng nhất trong tất cả các chủng loại vật
dụng đồng thau, hình dạng, kiểu dáng cũng rất phong phú.
Thời kỳ thứ ba
Thời kỳ Đông Chu, đời Tần, Hán: Vật dụng đựng rượu chủ yếu bằng sơn mài, đồng thời bắt
đầu xuất hiện vật dụng đựng rượu, uống rượu bằng sứ.
Thời kỳ thứ tư
Thời kỳ từ Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều Tiên đến đời Tùy, Đường: Vật dụng đựng rượu,
uống rượu chủ yếu bằng sứ, đến đời Tùy, Đường vật dụng dùng để đựng rượu, uống rượu
làm bằng vàng, bạc được xem là thời thượng.
Thời kỳ thứ năm
Thời kỳ các đời: Tống, Nguyên, Minh, Thanh các vật dụng đựng rượu, uống rượu bằng sứ
phát triển nhanh chóng, đạt đến đỉnh cao, nhiều kiểu dáng đẹp, tinh xảo, mới lạ, độc đáo
không ngừng xuất hiện.
2.4 Cách thưởng thức rượu trong văn hóa của người Trung Quốc
Mỗi một vùng miền, quốc gia đều có những phong tục thưởng thức rượu khác nhau và
Trung Quốc cũng vậy. Cách uống rượu của người Trung Quốc khá đặc biệt. Khi rót rượu,
chủ nhà sẽ rót tràn ly thể hiện lòng hiếu khách và tôn trọng khách. Khi uống sẽ mời theo địa
vị từ cao xuống thấp. Người nào địa vị thấp hơn sẽ hạ ly thấp hơn người địa vị cao. Câu
chúc cửa miệng khi mời rượu nhau sẽ là “Chúc ngài phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn”,
hay “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu - uống rượu gặp tri kỷ ngàn ly cũng là ít”. [2]
Khi uống rượu sẽ nhấp một hơi cạn ly, nếu như không thể cạn được thì phải nhờ người khác
giúp mình uống cạn. Nếu như đến lượt uống mà không uống thì đây sẽ là hành động thiếu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tôn trọng người mời [2]. Có thể nói rằng cách uống rượu này đã trở thành một quy luật mà
bất kì người Trung Quốc nào cũng biết đến và vận dụng. Đây là cách thể hiện văn hóa
Trung Hoa bao đời nay.
Tóm lại, ???
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Sách, tài liệu
[1]. Rượu Trung Quốc 2012 Tác giả Lý Thanh Bình, Dịch giả TS. Trương Gia Quyền-
Trương Lệ Mai.
II.Internet
3. Đọc Kim Dung Tìm Hiểu Văn Hóa Trung Quốc, Tác giả Nguyễn Duy Chính
https://kilopad.com/Tieu-su-Hoi-ky-c12/doc-kim-dung-tim-hieu-van-hoa-trung-quoc-
b3557/chuong-10-ruou

More Related Content

Similar to Tiểu Luận Rượu Và Văn Hóa Rượu Trung Quốc.docx

Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống
Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thốngVăn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống
Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thốngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênXây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Van hoa ca phe viet
Van hoa ca phe vietVan hoa ca phe viet
Van hoa ca phe vietLuc Tran
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 

Similar to Tiểu Luận Rượu Và Văn Hóa Rượu Trung Quốc.docx (20)

Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống
Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thốngVăn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống
Văn hóa ẩm thực của người Việt qua ca dao tục ngữ truyền thống
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Cộng Đồng Người Khmer.docx
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Cộng Đồng Người Khmer.docxLuận Văn Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Cộng Đồng Người Khmer.docx
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Cộng Đồng Người Khmer.docx
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAYĐề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
 
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAYLuận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
 
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAYLuận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam TânLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
 
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng YênXây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
Xây dựng chương trình du lịch Đặc thù cho thành phố Hưng Yên
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Van hoa ca phe viet
Van hoa ca phe vietVan hoa ca phe viet
Van hoa ca phe viet
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ânTh s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Tiểu Luận Rượu Và Văn Hóa Rượu Trung Quốc.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU KHOA NGOẠI NGỮ VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI TIỂU LUẬN RƯỢU VÀ VĂN HÓA RƯỢU TRUNG QUỐC Trình độ đào tạo: Đại học Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lâm Ngọc Như Trúc Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tình Lớp: DH19TQ MSSV: 19034698
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3 2. Mục đích đề tài..............................................................................................3 3. Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4 6. Bố cục..........................................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ RƯỢU TRUNG QUỐC............................6 1.1 Đôi nét về rượu Trung Quốc............................................................................6 1.2 Bề dày lịch sử rượu Trung Quốc...................................................................6 1.2.1 Thời Ngưỡng Thiều............................................................................. 1.2.2 Thời Tây Chu....................................................................................... 1.2.3 Thời Hán............................................................................................. 1.2.4 Thời Đông Hán.................................................................................... 1.2.5 Thời Ngụy Tấn..................................................................................... 1.2.6 Thời Tùy.............................................................................................. 1.2.7 Từ thời nhà Thanh đến nay................................................................. 1.3Các loại rượu nổi tiếng...................................................................................11 1.3.1 Rượu Hoàng tửu.................................................................................. 1.3.1.1 Thiệu Hưng hoàng tửu...................................................................... 1.3.1.2 Tức Mặc lão tửu................................................................................ 1.3.1.3Hồng Khúc hoàng tửu........................................................................ 1.3.2 Rượu trắng............................................................................................. 1.3.2.1 Rượu Mao Đài.................................................................................. 1.3.2.2 Rượu Trúc Diệp Thanh...................................................................... 1.3.2.3 Rượu Nữ Nhi Hồng...........................................................................
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2: VĂN HÓA RƯỢU TRUNG QUỐC.............................................. 2.1Rượu trong thi ca Trung Quốc.........................................................................14 2.1.1“Ẩm Tửu Thi” của Đào Minh Uyên...................................................14 2.1.2 Thơ Tiên Lý Bạch và Rượu.............................................................…15 2.2Rượu trong cuộc sống hằng ngày.....................................................................17 2.3Vật dụng đựng rượu.........................................................................................17 2.4Cách uống rượu...............................................................................................18 CHƯƠNG 3: SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA RƯỢU TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. SÁCH, GIÁO TRÌNH II. TÀI LIỆU INTERNET
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Mở Đầu 1.Lý do chọn đề tài Trung Quốc đã từng trải qua rất nhiều chế độ và cai trị vì thế mà cũng có rất nhiều công trình kiến trúc và các văn hóa nổi bật. Có thể nói đến ngày nay thì Trung Quốc vẫn luôn phát triển, có thể kể đến như Kiến trúc Trung Hoa, Ẩm thực kiểu Trung Hoa, Hán phục sườn xám, văn hóa hí kịch..... Nhưng có lẽ độc đáo và mang cái “cái tôi” của dân tộc Trung Hoa nhiều nhất và đáng kể đến đó chính là Rượu - văn hóa rượu. Đây là một trong những điểm nổi bật làm cho ta phải nghĩ đến ngay Trung Hoa. Rượu chắc hẳn ai cũng nghĩ nó chỉ là để uống trong những cuộc vui hay những bữa tiệc này kia, kể cả lúc buồn, hay là những cuộc trò chuyện tâm sự, nhưng đối với Trung Quốc thì rượu được xem là một nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của họ. Bên cạnh đó, rượu còn được chia cấp bậc và đem đi tăng cho những người thân hay người trên mình, không chỉ vậy rượu còn được đem vào văn học thơ ca. Có thể nói rượu và văn hóa rượu của Trung Quốc cũng có rất nhiều điểm nổi bật và tác động ảnh hưởng khá là tương đối đến đời sống của người Trung Hoa. Vì để muốn tìm hiểu về văn hóa rượu và sức ảnh hưởng của nó nên tôi chọn đề tài “Rượu và văn hóa Rượu Trung Quốc” làm đề tài nghiên cứu của mình trong môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học”. 2.Mục đích nghiên cứu Là một sinh viên Việt Nam chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc và tôi rất quan tâm đến văn hóa rượu, tôi mong rằng thông qua việc tìm hiểu văn hóa rượu của người Trung Quốc, mọi người có thể hiểu sâu hơn về văn hóa rượu Trung Quốc từ đó hiểu sâu hơn về văn hóa Trung Quốc. 3. Lịch sử nghiên cứu Rượu là chiếc cầu nối gắn con người với thế giới tâm linh thần thánh, thể hiện sức mạnh của bậc trượng phu quân tử trước khi ra chiến trường, xuất hiện trong hôn lễ như một sự tôn trọng giữa con người với con người. Trong quan niệm truyền thống của người dân, rượu có ba tác dụng chính: rượu dùng để làm lễ, rượu để giải sầu, rượu để chữa bệnh.
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong cuốn “Rượu Trung Quốc” của Lý Thanh Bình xuất bản năm 2012 được dịch bởi TS. Trương Gia Quyền và TS. Trương Lệ Mai có viết : “Lịch sử nghề làm rượu ở Trung Quốc có thể truy tìm từ 4000 năm trước thuộc thời kỳ đầu của văn hóa Ngưỡng Thiều” [1]. Kỹ thuật làm rượu không ngừng phát triển, trào lưu uống rượu ngày càng rầm rộ. Các vật dụng uống rượu bằng đồng thau được khai quật ngày một nhiều. Đây là những bằng chứng cho thấy kỹ thuật làm rượu và trào lưu uống rượu thời đó đã phát triển khá cao, đạ đến một mức độ nhất định. Văn chương Trung Quốc nhắc đến rượu khá nhiều nhưng tài liệu về rượu thì lại rất ít. Trong “Hoàng Đế Nội Kinh”, một tác phẩm được tập đại thành đời Hán, thác danh Hoàng Đế, trong phần Tố Vấn có nói về cách nấu rượu, cũng như đặt những câu hỏi về việc uống rượu nhập phòng. Sách này lại còn đề cập đến một loại rượu làm bằng sữa động vật (lễ lạc). Tuy nhiên, những điều chép trong sách này không có giá trị lịch sử và có lẽ chỉ là những tưởng tượng của người đời sau mà thôi [1]. Trên thực tế, rượu là một thức uống mà hầu như dân tộc nào cũng có, mỗi khu vực có cách chế tạo riêng, ngay cả những bộ lạc hẻo lánh nhất cũng có các loại rượu làm bằng lá cây, hoa quả nên chúng ta tin rằng rượu cũng xuất hiện ở Trung Hoa đã lâu, có thể từ thời tiền sử. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài của nghiên cứu của tôi là Văn hóa rượu Trung Quốc nên tôi sẽ tập trung hai đối tượng chính đó là đặc trưng về rượu và văn hóa uống rượu ở đây. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian nên tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình về Rượu từ giai đoạn thời kỳ Tiên Tần ( trước khi nhà Tần thống nhất) cho đến nay và cùng các loại rượu trắng nổi tiếng và rượu trong thi ca Trung Quốc. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào đối tượng và đề tài nghiên cứu tôi đã chọn: “Rượu và văn hóa rượu Trung Quốc” và để hoàn thành mục đích nghiên cứu, tôi vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích, thể hiện cụ thể ở các mặt sau đây: - Thu thập, sưu tầm, nghiên cứu, xử lí các nguồn tư liệu thành văn để rút ra những sự kiện, những tài liệu cần thiết cho đề tài.
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Trên cở sở đó, trình bày và miêu tả các thời đại phát triển của rượu cũng như cách thưởng thức và sức ảnh hưởng của Rượu đối với thi ca Trung Quốc. 6. Bố cục Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về Rượu Trung Quốc Chương 2: Văn hóa Rượu Trung Quốc Chương 3: Sự ảnh hưởng của văn hóa rượu Trung Quốc với Việt Nam
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NỘI DUNG Chương 1: Giới thiệu về rượu Trung Quốc 1.1 Đôi nét về rượu Trung Quốc Mê rượu, là đặc tính chung của nhiều người. Nhưng để truy tìm nguồn gốc rượu ngon từ đâu mà có thì e rằng khó mà tìm được câu trả lời chính xác. Trong cuốn sách “Rượu Trung Quốc” [1] có nói đến quyển sách thời Tiên Tần “Thế Bản” có ghi chép lại rằng: “Nghi Địch bắt đầu làm rượu gạo, dần dần sinh ra năm loại rượu, Thiếu Khang làm rượu nếp”. Người đời sau căn cứ vào tài liệu trên mà cho rằng Nghi Địch và Thiếu Khang là người phát minh ra thuật làm rượu. Do đó, người sản xuất rượu hay bán rượu đều xem Thiếu Khang (còn có tên Đỗ Khang) là ông tổ nghề rượu. Trong quan niệm của người Trung Hoa, rượu không phải nhu yếu phẩm, nhưng trong cuộc sống đời thường, trong xã hội, văn hóa của rượu của Trung Quốc lại lại là một hình thức văn hóa độc đáo ảnh hưởng đến cuộc sống của người Trung Quốc. Rượu của Trung Quốc đa số được làm từ ngũ cốc. Trong bối cảnh một đất nước nông nghiệp có lịch sử lâu đời, đông dân như Trung Quốc,nghề rượu có thịnh vượng hay tiêu điều chịu ảnh hưởng bới các yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế. Sản lượng nông sản lương thực dược bội thu hay mất mùa, đều liên quan trực tiếp đến nghề kinh doanh rượu, các triều đại phong kiến cũng căn cứ vào tình hình thu hoạch của lương thực, nông sản mà ban hành lệnh cấm hay không cấm rượu, để điều tiết việc sản xuất rượu, đảm bảo đủ lương thực cho người dân, ổn định cuộc sống. Ở một số nơi, nghề làm rượu phát triển không chỉ do đất đai vùng đó trù phú, nguồn sản vật phong phú, mà còn thúc đẩy đời sống xã hội của nơi đó phồn vinh, phát triển. Trong quan niệm truyền thống của người dân, rượu có các tác dụng sau: rượu dùng để làm lễ, rượu để giải sầu, rượu để chữa bệnh, rượu để đãi tiệc. 1.2 Lịch sử của Rượu Lịch sử của nghề làm rượu ở Trung Quốc có thể truy tìm nguồn gốc từ 4000 năm về trước thuộc thời kì đầu của văn hóa Ngưỡng Thiều. Trong quá trình phát triển, rượu Trung Quốc đã hình thành phong cách độc đáo của mình, đó là dùng nấm vi sinh làm men để thúc đẩy quá trình lên men, glucose hóa, tạo quá trình lên men kép lẫn quá trình lên
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 men bán phần, đây cũng là đặc trưng điển hình trong cách làm rượu của phương Đông. Nguyên liệu làm rượu của Trung Quốc chủ yếu là lương thực, cũng có khi dùng trái cây làm nguyên liệu. Trong giai đoạn lịch sử cận đại, bia đã xuất hiện ở Trung Quốc và nhanh chóng phát triển. Hiện nay, sản lượng bia do Trung Quốc sản xuất đứng thứ hai trên thế giới. Theo tiêu chuẩn phân loại mới nhất do chính phủ ban hành, thức uống của Trung Quốc được chia làm ba loại: rượu lên men, rượu chưng cất và rượu pha chế. Rượu lên men bao gồm: bia, rượu vang, rượu trái cây, hoàng tửu (rượu vàng) và năm loại rượu lên men khác; rượu chưng cất bao gồm: rượu đế và các loại rượu như Brandy, Whisky; rượu pha chế bao gồm các loại rượu đóng chai, rượu ngâm với các loại thuốc bắc, hương liệu để tạo thành thức uống có chất cồn. Trong các loại rượu pha chế thì rượu Trúc Diệp Thanh do lò rượu Hạnh Hoa Thôn ở huyện Phần, tỉnh Sơn Tây sản xuất là nổi tiếng nhất. Rượu Trúc Diệp Thanh thi lại dùng rượu làm nguyên liệu chính, thêm vào một số loại thuốc bắc như Trúc Diệp, Đường Quy, Đàn Hương làm hương liệu, với lượng đường cát, đường phèn vừa phải để ngâm. [1] 1.2.1 Thời văn hóa Ngưỡng Thiều Từ những vật dụng làm rượu, đựng rượu mà khảo cổ khai quật được cho thấy, trong khoảng thời gian đầu của văn hóa Ngưỡng Thiều đến đầu đời Hạ (2070 trước Công nguyên - 1600 trước Công nguyên ), là thời kì sơ khai của nghề rượu. Trong thời kì này, người xưa biết được cách lên men rượu là do quá trình lên men tự nhiên của một số trái cây, dần dần mới thử nghiệm dùng ngũ cốc để lên men, qua đó mới hình thành nên phương pháp lên men rượu. Từ đời Hạ đến đời Chu (1046 trước Công nguyên - 256 sau Công Nguyên ), kỹ thuật làm rượu của Trung Quốc có những bước phát triển đáng kể, triều đình phong kiến đã thiết lập ra cơ quan chuyên trách quản lý việc làm rượu. Do nguồn gốc xa xưa, nên những sử sách cỗ ghi chép có liên qua đến làm rượu, ngày xưa đều không còn nữa. Năm 1979, trong mộ thuộc di chỉ văn hóa Dawenkou ở Sơn Đông phát hiện ra có cả bộ vật dụng làm rượu, đựng rượu hoàn chỉnh, ước tính di vật đã có niên đại cách nay hơn 5000 năm lịch sử. Bộ vật dụng làm rượu này có hơn 100 món, có loại dùng để nấu nguyên vật liệu, có loại dùng để lên men, có loại dùng để lọc rượu, lắng cặn và cất trữ, còn có rất nhiều loại vật dùng để uống rượu, đựng rượu nữa. Thông qua những di vật trên, cho thấy kỹ thuật làm rượu thời bấy giờ đã khá phát triển. Kỹ thuật làm rượu không ngừng phát
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 triển, trào lưu uống rượu cũng ngày một dầm rộ. Các vật dụng uống rượu bằng thau (tiếng Hoa gọi là thanh đồng) được khai quật ngày một nhiều, là những bằng chứng cho thấy kỹ thuật làm rượu và trao lưu uống rượu thời đó đã phát triển khá cao, đạt đến một mức độ nhất định. Quý tộc đời Thương(1600 trước Công nguyên - 1046 sau Công nguyên) uống rượu say xỉn trở thành trào lưu và là chuyện thường ngày. Theo sách “Rượu Trung Quốc” có nói đến cuốn sách “Sử Ký”, quyển “Ân Bản Kỷ” [1] ghi chép: Cuối đời Thương, vua Trụ ham mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa, đào ao hồ rồi đổ rượu vào, bắt năm nữa hỏa thân rượt đuổi đùa giỡn nhau trong đó, rồi ca múa nhạc, rượu chè tiệc tùng quua đem suốt sáng để mua vui, nên dẫn đến đời Thượng bị diệt vong. Tiếp thu những bài học sương máu dẫn đến mất nước, diệt vong của đời Thương, vị vua đầu tiên của Tây Chu (1046 trước Công nguyên - 771 sau Công nguyên), đã ban hành lệnh cấm rượu trên vùng đất Vệ, thuộc địa phận của người nhà Thương trước đây. Lệnh cấm rượu “Tửu Cáo” đó đã trở thành sắc lệnh cấm rượu đầu tiên của Trung Quốc. Đồng thời, nhà vua cũng ban hành mọi hệ thống quản lý nghề làm rượu, sử dụng rượu trên cả nước. 1.2.2 Thời Tây Chu Thời Tây Chu, rượu được chia làm ba loại chính: Một là, rượu dùng để tế lễ, cúng bái, loại rượu này làm trong thời gian ngắn , sau khi thành rượu thì sử dụng ngay; Hai là những loại rượu được cất trữ; Ba là những loại rượu qua quá trình lọc, lắng cặn. Thông qua cách phân loại rượu, cho thấy được trình độ kỹ thuật làm rượu thời bấy giờ đã phát triển khá cao. “Men là cốt lõi của rượu” thời kỳ Tiên Tần ( chỉ khoảng thời gian trước khi Tần thủy Hoàng thống nhất đất nước vào năm 221 trước Công nguyên), người Trung Quốc đã phát minh ra dùng men làm rượu và đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật làm rượu. Sách cổ “Lễ Ký”, chuyên ghi chép lại những lễ nghi, các quy định cúng tế quan trọng của thời kỳ Tiên Tần, cũng có ghi lại rằng, làm rượu có sáu điều cần chú ý: Ngũ cốc lương thực để làm rượu phải chọn loại vừa chín, cho men vào rượu phải kịp thời, đúng lúc; Trong quá trình ngâm rượu phải đảm bảo vệ sinh; Nước để làm rượu phải chọn nguồn nước sạch, dụng cụ ngâm rượu phải chọn loại bằng gốm; Lửa nấu rượu phải canh cho vừa phải, phù hợp; Rượu trong văn hóa Trung Quốc thời kỳ Tiên Tần thường có liên quan mật thiết với chính trị, quân sự của các nước chư hầu, thậm chí rượu có tác dụng hết sức quan trọng trong một số việc nữa. [1]
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.3 Thời Hán Đến đời Hán (206 trước Công nguyên - 220), kỹ thuật trồng trọt, sản xuất trong nông nghệp có những bước phát triển mới, sản lượng lương thực gia tăng đáng kể, là tiền đề cung cấp cơ sở vật chất cho nghề làm rượu phát triển. Do kỹ thuật làm bánh men được lưu truyền từ đời trước, không ngừng được hoàn thiện, nên giờ đây người dân đã biết dùng nhiều loại lương thực khác nhau làm nguyên liệu tạo ra men rượu, nên chủng loại rượu cũng tăng lên rất nhiều, gồm: “rượu Hành” dùng ít men nhưng phải cho nhiều gạo, giá cả rẻ; “rượu Cam” (“cam” -甘 có nghĩa là ngọt ) chỉ lên men trong một đêm là thành rượu; còn có loại rượu trắng gọi là “rượu Hàm”, rượu đỏ gọi là “Xỉ” hay “Tao Hạ Tửu” và loại rượu đã qua lắng, lọc gọi là “Lễ” nữa . Người đời Hán còn ví von rượu là “Thiên chi mỹ lộc”( nghĩa là “lộc ngon của trời”), ngụ ý chỉ rượu là món quà mà trời ban tặng cho con người, dùng để tặng thêm niềm vui, trong dịp hoan hỉ, vui vẻ, cũng có thể uống khi u sầu, hương vị càng thơm ngon tình càng sâu. Từ thời chiến quốc đến đời Hán đã có không biết bao nhiêu người từng thưởng thức qua vị ngon của rượu, cảm nhận được khoái cảm, cảm giác do rượu mang đến. 1.2.4 Thời Đông Hán Cuối đời Đông Hán (25 - 220), thừa tướng Tào Tháo (155 - 220) đem đặc sản của quê ông là rượu “Cửu Đàn Xuân” sản xuất tại Hào Châu thuộc tỉnh An Huy đang cho vua Hán Hiên Đế Lưu Hiệp, đồng thời dâng sớ tâu rõ cách làm rượu này. Cách làm rượu Cửu Đàn Xuân Tửu này không cho một lượt toàn bộ nguyên liệu vào ngâm chung, mà nguyên vật liệu phải chia thành nhiều đợt cho vào tuần tự. Rượu này làm xong vị ngon, thuần khiết, mùi thơm phức nên Tào Tháo mới dâng lên rượu và cách làm cho vua. 1.2.5 Thời ngụy Tấn Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều (220 - 589), nông dân miền Bắc vì tránh khói lửa của những cuộc chiến tranh nên ồ ạt di cư xuống miền Nam, đã mang theo nhiều công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, và một số người di dân đó đã trở thành nguồn nhân lực lao động cho miền Nam, giúp công nghiệp phía nam phát triển. Do sự di dân ồ ạt đó nên văn hóa rượu hai miền có sự dung hòa với nhau,sản sinh ra nhiều loại rượu ngon nỗi tiếng. 1.2.6 Thời Tùy
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đời Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907), nghề làm rượu tiếp tục phát triển. Những quy định, chính sách quản lý nghề rượu ở đời Tùy thông thoáng hơn, không còn nghiêm cấm tư nhân làm rượu nữa, cũng bãi bỏ cơ quan chuyên trách quản lý nghề rượu, cho phếp người dân tự do làm rượu và bán rượu. Đầu đời Đường triều đình không thiết lập cơ quan chuyên trách quản lý nghề rượu, không thu thuế mua bán rượu. Đến giữ đời Đường, do quốc khố cạn kiệt, để tăng thêm thu nhập tài chính nên triều đình phong kiến đã bắt đầu khôi phục và thiết lập lại cơ quan chuyên trách quản lý nghề rượu. 1.2.7 Từ sau thời nhà Thanh đến nay Sau đời Thanh, kỹ thuật làm rượu của Trung Quốc bắt đầu hòa nhập với kỹ thuật làm rượu “Tây” của các nước phương Tây, sản xuất ra nhiều nhãn hiệu và hương vị rượu trắng, bia, rượu vang khác nhau. Tuy nhiên, nghề làm rượu của Trung Quốc ở các hộ gia đình vẫn chỉ là sản xuất thủ công, với sản lượng thấp, trang thiết bị lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm làm ra không ổn định, sản xuất rượu hoàn toàn là thủ công, không có phòng thí nghiệm, không có các trang thiết bị lớn, thậm chí không có điện, nước, những kĩ thuật làm rượu phức tạp đó, đều trông chờ vào những người có kinh nghiệm truyền miệng lại cho thế hệ sau, không có một tiêu chuẩn nào cả. Năm 1949, tổng sản lượng rượu trắng trong năm của cả nước chỉ hơn 100 triệu lít, sản lượng hoàng tửu chỉ 2,5 triệu lít. Sau 1949, nước cộng hóa nhân dân Trung Hoa thành lập, nhà nước quan tâm và tạo điều kiện cho ngành sản xuấ rượu phát triển. Hàng loạt nhà nhà máy sản xuất rượu bia được thành lập. Năm 1978, sau khi cải cách mở cửa, cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi, ngành sản xuất rượu ở Trung Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển ồ ạt, quy mô sản xuất nhanh chóng được mở rộng, hình thành một số xí nghiệp, tập đoàn lớn. Thời đại ngày càng phát triển, văn hóa rượu kế thừa di sản của nhiều đời trước, tiếp tục phát triển đi cùng thời đại, đồng thời văn hóa rượu cũng chuyển hướng từ lịch sử truyền thống sang hiện đại và thời thượng. 1.3 Các loại rượu nổi tiếng 1.3.1 Các loại rượu Hoàng tửu
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hiện nay, trên thị trường Trung Quốc có bán rất nhiều loại hoàng tửu, căn cứ vào cách làm rượu, nguyên vật liệu có thể chia làm ba loại lớn: Thiệu Hưng hoàng tửu, Thử Mễ hoàng tửu và Hồng Khúc hoàng tửu. 1.3.1.1 Thiệu Hưng hoàng tửu Xuất xứ rượu này được sản xuất tại Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang. Nguyên liệu chính để là rượu là gạo nếp thượng hạng, dùng nước của Giám Hồ ở Thiệu Hưng để ngâm và chỉ làm rượu trong mùa đông. Ngoài ra còn có một số dược liệu quý như cây Lạp Liêu làm men để ngâm rượu, rồi dùng phương pháp rưới hay phương pháp dải đều. Thiệu Hưng hòng tửu thuộc loại hàng tửu can, rượu có màu cam vàng, trong, vị dịu, thuần khiết, ngọt ở cổ họng. Rượu được đựng trong chum bằng gốm, dùng đất đậy kín. Rượu trong chum sẽ liên tục lên men và chuyển hóa các chất, nên hoàng tửu có thể trữ được rất lâu, rượu càng lâu năm, vị càng thơm ngon. Hoàng tửu vừa là rượu ngon dùng để uống, vừa có thể dùng trong nấu ăn, một số bài thuốc trong Đông y còn dùng hoàng tửu để dẫn rượu. Hình 1 Bình rượu Thiệu Hưng hoàng tửu 1.3.1.2 Tức Mặc lão tửu Tức Mặc là huyện cổ xưa nhất của bán đảo Giao Đông (gồm các thành phố Uy Hải, Yên Đài và phía Đông thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông), Tức Mặc lãi tửu (rượu lâu năm Tức Mặc) ngày xưa còn gọi là Lao Tửu, nghĩa là rượu ngọt, thuần khiết. Tức Mặc Lão Tửu thuộc loại hoàng tửu bán điểm, dùng hạt kê, gạo trồng ven sông Mặc Thủy làm nguyên liệu chính, và phải dùng nước suối Lao Sơn để ngâm, men rượu phải dùng
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trần Phục Mạch Khúc. Màu rượu của Tức Mặc hơi nâu có pha chút màu tím đỏ. Nếu đổ ra chén, màu rượu sẽ óng ánh, thơm mùi hạt kê rang cháy. Tửu Mặc lão tửu có nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. 1.3.1.3 Hồng khúc hoàng tửu Hồng khúc là một loại nấm mốc ký sinh trên hạt gạo tẻ, đây cũng là đặc sản khu vực Cổ Điền, Bình Nam của tỉnh Phúc Kiến. Nguyên liệu để làm Hồng Khúc hoàng tửu là phải chọn loại gạo nếp trắng tinh thượng hạng, dùng hồng khúc làm men thúc đẩy quá trình lên men. Mỗi năm đến ngày Đông chí chính là thời điểm thích hợp nhất để làm rượu, phải lên men trong 120 ngày dưới nhiệt độ thấp vào mùa đông, sau đó qua các công đoạn chắt lọc, trung hòa, diệt khuẩn xong mới cho vào chum, cất trữ từ một đến ba năm. Đây là một loại rượu ngọt, có độ cồn từ 14.5 đến 17 độ. 1.3.2 Các loại rượu trắng nổi tiếng Bên cạnh các loại Hoàng tửu nổi tiếng chúng ta không thể không nhắc đến rượu trắng. Đây cũng là một trong những loại rượu được khá nhiều người Trung Quốc yêu thích và cũng không thể thiếu trong những bữa tiệc quan trọng. 1.3.2.1 Rượu Mao Đài Khi nhắc đến rượu Trung Quốc, sẽ không thể nào không nhắc đến rượu Mao Đài. Đây là loại rượu đắt đỏ nổi tiếng trên toàn thế giới và được xem là niềm tự hào của người Trung Quốc. Rượu Mao Đài được sản xuất từ vùng đất có tên gọi tương tự là xứ Mao Đài tỉnh Quý
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Châu. Rượu Mao Đài trải qua một quá trình sản xuất vô cùng gắt gao với tám lần chưng cất để tạo thành sản phẩm. Thời gian ngắn nhất để ủ một bình rượu Mao Đài là năm đến sáu năm. [4] Sau 60 năm phát triển, rượu Mao Đài có hơn 70 loại sản phẩm, tổng sản lượng hàng năm sản xuất vượt hơn 10 nghìn tấn, trở thành loại rượu trắng số một trên thị trường rượu Trung Quốc. [1] 1.3.2.2 Rượu Trúc Diệp Thanh Trúc Diệp Thanh cũng là một cái tên khiến nhiều người thương nhớ khi nói đến Trung Quốc, nhất là vùng Phương Hoàng Cổ Trấn. Loại rượu này ở thời xa xưa là loại rượu quý hiếm, chỉ có vua chúa mới được sử dụng. Rượu Trúc Diệp Thanh được ủ với lá trúc, rượu có vị ngọt nhẹ tinh khiết và mùi thơm kích thích vị giác. Không chỉ vậy, điểm đặc biệt nhất của loại rượu này chính là khả năng biến hóa màu sắc vô cùng độc đáo, thông thường rượu sẽ có màu vàng nhạt, cho đến khi đặt dưới ánh mặt trời thì rượu sẽ chuyển sang màu ánh xanh lạ mắt.[4] CHƯƠNG 2: VĂN HÓA RƯỢU TRUNG QUỐC 2.1 Rượu trong thi ca Trung Quốc Người Trung Quốc từ lâu đã xem thơ và rượu là được chưng cất bởi tinh thần, không ít những tuyệt tác nổi tiếng được sáng tác khi uống rượu. Từ xa xưa rất nhiều nhà thơ đã viết nên những bài thơ bất hủ về rượu.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nếu không có rượu, văn học cổ đaị Trung Quốc sẽ như thế nào? Liệu có được nhưng câu thơ lưu truyền đến giờ? Liệu có được phong thái phiêu dạt phóng khoáng? Từ Thi Kinh (诗 经) hay Hồng Lâu Mộng (红楼梦). Có những bài viết về rượu, có những bài viết để giải sầu hay đơn giản là thuật lại cảnh tượng yến tiệc và cúng tế . Các nhà thơ đã mượn rượu để nói lên tâm tư, tình cảm, lý tưởng và nhân sinh con người. Ta có thể thấy văn hóa rượu cùng với văn học Trung Quốc có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. 2.1.1 “ Ẩm Tửu Thi” của Đào Uyên Minh [1] Đào Uyên Minh năm (365 - 427) là nhà thơ, nhà từ phú, nhà văn thuộc thể loại tản vă trong suốt thời kỳ từ đời Đông Tấn đến thời kỳ Nam triều đời nhà Tống, ông xuất thân từ một gia đình quan chức nhỏ sa sút, từng làm chức quan nhỏ trong mấy năm, sau này do “Bất vị ngũ đấu mễ chiết yêu” (không muốn vì năm đấu gạo mà khom lưng) nên đã từ quan về nhà, thái cúc đông ly hạ hái cúc dưới hàng rào phía đông ẩn cư ở quê nhà. Đào Munh Uyên thích uống rượu nên cũng thẳng thắn nói rõ mình thích nhậu trong các tác phẩm của ông. Những nhà văn cùng thời đại của ông cũng đã ghi chép rằng ông có tính thích tửu đức - dùng khăn cuốn đầu để lọc rượu, mua rượu thì mua thiếu, say rượu thì nằm trên khuôn đá, trong các buổi yến tiệc sau khi say thì nói với bạn bè rằng “đợi khi tôi ngủ thì huynh mới về nha”, cũng nhờ rượu mà ông đã bộc lộ nên bản tính thật của mình, đến nỗi từ bỏ chức quan, trở về với cuộc sống điền viên, nhưng điều đó cũng khiến cho ông trở nên nỗi tiếng với danh xưng là “ẩn sĩ” lựa chọ của ông trở thành chỗ dựa tinh thần của những bậc sĩ đại phu của Trung Quốc, rất nhiều người khi thất thế trên con đường công danh, hoặc khi chán ghết chốn quan trường, đã lựa chọn cuộc sống ẩn cư như Đào Uyên Minh và cũng tìm thấy giá trị sống mới từ các tác phẩm thơ và câu chuyện của ông. Điển hình như các nhà thơ hoặc nhà từ của nhà Đường và Tống tiêu biểu như Bạch Cư (772 - 846), Tô Thích (1037 - 1101), Lục Duy(1125 - 1210), Tân Khí Tật (1140 - 1207)....Mối quan hệ giữa Đào Uyên Minh và rượu đã trở thành một hình thái văn hóa thơ rượu điển hình trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Đào Uyên Minh sau khi trở về với cuộc sống ruộng vườn đã cho ra đời tập thơ “Ẩm Tửu Thi”, tổng cộng gồm 20 bài, phần lời mở đầu của tập thơ này như sau:
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Dư nhàn cư quả hoan, kiêm tỉ dạ dĩ thường, ngẫu hữu danh tửu, vô tịch bất âm. Cố ảnh độc tận, hốt yên phục túy. Ký túy chi hậu, triết đề số câu tự ngu, chỉ mực toại đa. Từ vô thuyết thứ, liêu mệnh cố nhân thư chi, dĩ vi hoan tiếu nhĩ. (Dịch nghĩa: Những lúc nhàn rỗi tôi uống rượu ột mình, để quên nỗi buồn đêm dài, thỉnh thoảng có được rượu ngon, mỗi đêm đều nhấm nháp. Nhưng uống rượu một mình, chẳng mấy chốc đã say. Sau khi ngà ngà say, ý thơ tuôn trào, sẽ chấm mực vung bút viết vài câu thơ đọc cho vui.) Ông mượn rượu làm thơ, nhưng chỉ có 11 bài thơ thực sự đề cập đến rượu, và 11 bài thơ này đều không phải chỉ viết để ca ngợi rượu, mà còn ngụ ý khác, mượn rượu để gửi gắm những điều ông ấp ủ trong lòng. Cuộc sống ruộng vườn của Đào Uyên Minh ở quên rất vất vả cực nhọc, cuộc sống “nhàn cư quả hoan (rảnh rỗi ngồi uống rượu một mình)” của ông đã được miêu tả trong một bài thơ của mình, đó là sáng sớm đã bắt đầu làm việc, mãi đến khi trăng lên ới vác cuốc về nhà. Người đọc có thể thấy được ách thức mượn rượu để hưởng thụ cuộc sống đầy thú vị của ông qua các bài thơ: mượn rượu để quét sạch lớp bụi trần ai, vui khi có rượu, tụ tập bạn bè đáu rượu, uống rượu để vui với đời. Khác với “Trúc Lâm Thất Hiền” mượn rượu trốn tránh thời cuộc và bảo toàn tính mạng, thái độ uống rượu “lạc thiên tri mệnh” của Đào Uyên Minh được xuất phát từ nền tảng tư tưởng Nho giáo, dung hòa tinh hoa của tư tưởng Nho Giáo, Phật giáo và Đạo giáo, trở thành tinh thần sĩ diện đại phu điển hình có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đối với người đời sau. 2.1.2. Thơ tiên Lý Bạch và rượu [1] Lý Bạch là nhà thơ được người Trung Quốc yêu thích nhất, mọi người không những thích đọc thơ của ông, mà còn thích cả những câu chuyện truyền kỳ về cuộc đời ông, trong đó nổi tiếng nhất là “Thái Bạch say rượu”. Nhà thơ sống cùng thời đại với ông là Đổ Phủ từng sáng tác bài thơ “Ẩm trung bát tiên”, khen ngợi “Lý Bạch đấu tửu thi bách thiên, Trường An thị thượng tửu gia miên; Thiên tử hô lai bất thượng thuyền, Tự xưng thần thị tửu trung tiên”. Đến nay những tác phẩm thơ còn lưu lại của Lý Bạch có hơn 1.500 bài, theo như các nhà sử học hiện đại, thì nhà thơ Quách Mạt (1893 - 1978) đã kiểm chứng là có đến 16% bài thơ có liên quan đếm rượu, có thể nói rượu không những là nguồn cảm hứng sáng tác trong thơ ca Lý Bạch mà còn gửi gắm cuộc sống thơ mộng của ông trong đó.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 “Lý Bạch đáp Phồn thư” đã ghi lại câu chuyện ngạo mạn của vị Tửu tiên này: Có một vị sứ giả nước Thổ Phồn trình cho vua nhà Đường một bức Quốc thư, bức Quốc thư này được viết bằng chữ của dân tộc thiểu số mà người Trung Nguyên rất ít khi gặp, sứ giả nói rằng, nếu triều đình nhà Đường có người có thể đọc được và có thể viết thư trả lời cho bức Quốc thư này, thì mỗi nằm nước Thổ Phồn sẽ cống nạp và đến bái kiến triều đình nhà Đường, nếu không thì Thổ Phồn sẽ không đến bái kiến triều đình nhà Đường nữa. Như sứ giả Thổ Phồn đã mong đợi, Đường Huyền Thông và các cận thần cũng đều đọc không hiểu bức Quốc thư này, chính trong thời khắc gay go này, có một vị quan đã tiến cử Lý Bạch với Đường Huyền Thông, thế là Đường Huyền Thông cho triệu Lý Bạch vào điện để trả lời cho bức Quốc thư này, và lệnh cho các quan văn võ đướng nghênh đón Lý Bạch ở hai bên cổng đại điện để tỏ lòng tôn trọng. Và lúc này Lý Bạch đang say lướt khướt, người phụ trách đến truyền thánh chỉ phải dìu ông vào kim điện. Lý Bạch nhướn đôi mắt say đỏ ngàu vào bức Quốc thư của sứ giả Thổ Phồn, và tâu với vua rằng vua Thổ Phồn muốn triều đình nhà Đường cắt nhượng một mảnh đất lớn cho họ, nếu không thì sẽ đem quân đến đánh nhà Đường. Đường Huyền Tông ra lệnh cho ông viết thư phúc đáp, ông liền nói, Hoàng thượng cũng thấy tôi đứng còn không vững nữa, không biết Hoàng thượng có thể giúp tôi mài mực không, Hoàng hậu đơc giùm tôi cái đầu, Thừa tướng giúp tôi cởi bỏ giày vớ, và nhờ thái giám chấm mưacj xong thì để bút vào kẻ ngón chân của tôi. Vua và các đại thần đều hết cách, đành phải làm theo. Vua kéo tay áo lên mài mực, Hoàng hậu nhẹ nhàng nâng đầu cho Lý Bạch, viên quan Cao Lực sĩ quỳ xuống cởi giày vớ cho Lý Bạch, sau đó thái giám đặt bút vào kẻ ngón chân cho Lý Bạch. Lý Bạch đưa chân lên viết liền “đáp Phồn thư”, và sau đó dõng dạc đọc to bằng tiếng Hán và tiếng Thổ Phồn. Huyền Tông ken ngợi Lý Bạch học vấn uyên bác, và phong tặng cho ông danh hiệu “Hàn Lâm cung phụng học sĩ”. Việc này đã khiến cho tiếng tăm của Lý Bạch được lan rộng đến Thổ Phồn. Văn chương Trung Hoa nhắc đến rượu khá nhiều nhưng tài liệu về rượu thì lại rất ít. Người Trung Hoa có nhiều câu nói liên quan đến rượu như: “Tửu năng ích nhân, diệc năng tổn nhân” tức là “Rượu có thể có ích cũng có thể gây hại cho con người”. [2] Trà lịnh nhân thanh, tửu lịnh nhân hôn” Trà khiến người ta sảng khoái, rượu khiến người ta mê muội. [2]
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tào Tháo từng nói: “Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang.” Để giải ưu sầu, chỉ có Đỗ Khang Tào Tháo ám chỉ Đỗ Khang là rượu vì Đỗ Khang là ông tổ nghề nấu rượu. [2] Lý Bạch từng nói: “Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu tiêu sầu, sầu cánh sầu.” rút đao chém nước, nước càng chảy; lấy rượu giải sầu, sầu càng sầu. [2] 2.2 Rượu trong cuộc sống hằng ngày Nếu ngày xưa rượu chỉ thường được dùng trong những bữa tiệc vua chúa xa xỉ thì ngày nay rượu được dùng khá là phổ biến ở khắp mọi nơi. Đi đâu chúng ta cũng đều thấy bình rượu hiện hữu ngay trước mắt chúng ta. Chúng ta có thể bắt gặp những ly rượu ngay trong bữa ă hằng ngày của mỗi gia đình. Trong tất cả các dịp lễ hiện nay, người dân Trung Quốc vẫn sử dụng rượu trong các bữa tiệc như Tết Nguyên đán, thôi nôi, đầy tháng con cháu, cưới hỏi, sinh nhật, mừng thọ,.... Tại khu vực phía Nam Trung Quốc, khi gia đình sinh được bé gái. Cha mẹ sẽ nấu rượu để co vào bình và hạ thổ. Bình rượu được hạ thổ cho đến khi cô gái đi lấy chồng. Lúc này bình rượu được đào lên làm quà mừng cưới cho cô dâu. Người Trung Quốc tin rằng, nếu uống rượu đủ và đều sẽ rất tốt cho sức khỏe. Rượu khi ngâm cùng thuốc sẽ chữa được một số bệnh cổ truyền dân gian nữa. [4] 2.3 Vật dụng đựng rượu Người xưa có câu: “Không có vật dụng đựng rượu thì làm sao uống rượu, vật dụng để uống rượu cũng phải có kích cỡ to, nhỏ phù hợp” [1]. Vật dụng đựng rượu từ lúc được sản xuất ra đã được dùng như vật đựng đồ trong cúng lễ, có thể nói vật đựng rượu và vật đựng đồ cúng tế có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Hơn nữa, người Trung Quốc vốn rất coi trọng vấn đề ăn uống, món ngon thì phải có vật đựng tinh xảo, rượu thơm thì phải có vật đựng phù hợp. Do đó, từ xưa đến nay các loại vâth dụng dùng để đựng rượu, uống rượu nhiều vô kể, chất liệu bằng gốm, sứ, đồng thau, ngọc, hình dạng độc đáo, phong phú đẹp, lạ. Lịch sử quá trình hình thành vật dụng được chia làm năm thời kỳ chính: Thời kỳ thứ nhất Thời kỳ đồ đá mới: Thời Kỳ này đã có vật dụng đựng rượu nguyên thủy, bắt đầu hình thành vật dụng đựng rượu bằng gốm.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thời kỳ thứ hai Thời kỳ các đời Hạ, Thương, Tây Chu: Vật dụng đựng bằng đồng xanh trải qua quá trình diễn tiến từ sơ khởi, hình thành đến phát triển, hưng thịnh rồi suy tàn. Vào đầu giữa đời Thương, vật dụng đựng rượu làm bằng đồng thau được dùng như vật tế lễ, sử dụng rất nhiều, khi sử dụng có quy định chung về chủng loại, số lượng kết hợp nhấ định, cho thấy chế độ sử dụng vật đựng rượu bằng đồng thau đang được hình thành. Cuối đời Thương, là thời kỳ đồng thau phát triển mạnh mẽ, chủng loại và kiểu dáng các vật dụng đựng rượu bằng đồng xanh đã hoàn chỉnh, đầy đủ, có sự phân loại theo nhu cầu, theo lễ nghi rõ ràng. Cuối đời Thương, vật dụng đựng rượu là vật dụng quan trọng nhất trong tất cả các chủng loại vật dụng đồng thau, hình dạng, kiểu dáng cũng rất phong phú. Thời kỳ thứ ba Thời kỳ Đông Chu, đời Tần, Hán: Vật dụng đựng rượu chủ yếu bằng sơn mài, đồng thời bắt đầu xuất hiện vật dụng đựng rượu, uống rượu bằng sứ. Thời kỳ thứ tư Thời kỳ từ Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều Tiên đến đời Tùy, Đường: Vật dụng đựng rượu, uống rượu chủ yếu bằng sứ, đến đời Tùy, Đường vật dụng dùng để đựng rượu, uống rượu làm bằng vàng, bạc được xem là thời thượng. Thời kỳ thứ năm Thời kỳ các đời: Tống, Nguyên, Minh, Thanh các vật dụng đựng rượu, uống rượu bằng sứ phát triển nhanh chóng, đạt đến đỉnh cao, nhiều kiểu dáng đẹp, tinh xảo, mới lạ, độc đáo không ngừng xuất hiện. 2.4 Cách thưởng thức rượu trong văn hóa của người Trung Quốc Mỗi một vùng miền, quốc gia đều có những phong tục thưởng thức rượu khác nhau và Trung Quốc cũng vậy. Cách uống rượu của người Trung Quốc khá đặc biệt. Khi rót rượu, chủ nhà sẽ rót tràn ly thể hiện lòng hiếu khách và tôn trọng khách. Khi uống sẽ mời theo địa vị từ cao xuống thấp. Người nào địa vị thấp hơn sẽ hạ ly thấp hơn người địa vị cao. Câu chúc cửa miệng khi mời rượu nhau sẽ là “Chúc ngài phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn”, hay “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu - uống rượu gặp tri kỷ ngàn ly cũng là ít”. [2] Khi uống rượu sẽ nhấp một hơi cạn ly, nếu như không thể cạn được thì phải nhờ người khác giúp mình uống cạn. Nếu như đến lượt uống mà không uống thì đây sẽ là hành động thiếu
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tôn trọng người mời [2]. Có thể nói rằng cách uống rượu này đã trở thành một quy luật mà bất kì người Trung Quốc nào cũng biết đến và vận dụng. Đây là cách thể hiện văn hóa Trung Hoa bao đời nay. Tóm lại, ???
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Sách, tài liệu [1]. Rượu Trung Quốc 2012 Tác giả Lý Thanh Bình, Dịch giả TS. Trương Gia Quyền- Trương Lệ Mai. II.Internet 3. Đọc Kim Dung Tìm Hiểu Văn Hóa Trung Quốc, Tác giả Nguyễn Duy Chính https://kilopad.com/Tieu-su-Hoi-ky-c12/doc-kim-dung-tim-hieu-van-hoa-trung-quoc- b3557/chuong-10-ruou