SlideShare a Scribd company logo
1 of 133
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀ I CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
TRẦN KIM LỆNH
Lớp: 11DTM1– KHÓA 08
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
UTên đề tàiU:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI
LIÊN QUỐC TẾ (INCOTRANS)
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
UGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪNU: ThS. MAI XUÂN ĐÀO
TP. HCM – Tháng 05/2015
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀ I CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
TRẦN KIM LỆNH
Lớp: 11DTM1– KHÓA 08
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
UTên đề tàiU:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI
LIÊN QUỐC TẾ (INCOTRANS)
TP. HCM – Tháng 05/2015
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều của người khác. Kể từ khi bắt đầu học tập ở giảng
đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm chia sẻ
tận tình của Thầy Cô trong trường. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân
sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Tài chính Marketing, đặc biệt là các
thầy cô khoa Thương mại của trường đã tạo điều kiện cho em thực hiện bài thực
hành nghề nghiệp lần 2 này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành ban giám đốc của công ty Incotrans
cũng như toàn thể các anh chị trong công ty nói chung và các anh chị trong phòng
xuất nhập khẩu nói riêng đã giúp đỡ em được tiếp thu những kiến thức thực tế.
Và em cũng xin chân thành cám ơn Cô ThS. Mai Xuân Đào đã nhiệt tình
hướng dẫn hướng dẫn chúng em qua từng buổi gặp để giúp chúng em viết bài tốt
hơn, có một sự logic trong bài chuyên đề. Nếu không có sự hướng dẫn tận tình của
Cô thì em nghĩ bài chuyên đề tốt nghiệp này khó có thể hoàn thiện được. Một lần
nữa em xin chân thành cảm ơn Cô.
Trong quá trình làm bài đề án này, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy,
Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế nên bài đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn !
Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)
Trần Kim Lệnh
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Tp. HCM, ngày… tháng… năm 2015
Giám đốc công ty
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày… tháng… năm 2015
Giảng viên hướng dẫn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của công ty INCOTRANS 31/03/2015............................... 33
Bảng 2.2 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty từ 2010 – 2014 và quý I 2015. 34
Bảng 2.3 Doanh thuhoạt động kinh doanh của công ty theo các loại dịch vụtừ năm
2010 – 2014 và quý I 2015............................................................................................ 38
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của
công ty từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015 .................................................................. 41
Bảng 2.5 Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo phương thức vận tải từ năm
2010 – 2014 và quý I 2015............................................................................................ 44
Bảng 2.6 Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo hình thức xuất
khẩu – nhập khẩu từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015.................................................. 47
Bảng 2.7 Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo cơ cấu mặt
hàng từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015....................................................................... 50
Bảng 2.8 Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo khách hàng từ
năm 2010 – 2014 và quý I 2015.................................................................................... 53
Bảng 2.9 Doanh thu giao nhận đường biển theo phương thức hàng lẻ, hàng nguyên
container từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015................................................................ 57
Biểu đồ 2.1: Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty theo các loại dịch vụ từ
2010 – 2014................................................................................................................... 39
Biểu đồ 2.2: Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo phương thức vận tải từ
năm 2010 – 2014........................................................................................................... 45
Biểu đồ 2.3: Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo hình thức xuất khẩu –
nhập khẩu từ năm 2010 – 2014..................................................................................... 48
Biểu đồ 2.4: Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo cơ cấu mặt hàng từ năm
2010 – 2014................................................................................................................... 51
Biểu đồ 2.5: Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo khách hàng từ năm 2010
– 2014............................................................................................................................ 54
MỤC LỤC
31TMỞ ĐẦU31T
31T1.31T 31TLý do chọn đề tài31T
31T2.31T 31TMục tiêu nghiên cứu31T
31T3.31T 31TĐối tượng nghiên cứu31T
31T4.31T 31TPhạm vi nghiên cứu31T
31T5.31T 31TPhương pháp nghiên cứu31T
31T6.31T 31TKết cấu của đề tài31T
31TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN31T .........1
31T1.131T 31TKhái niệm về dịch vụ giao nhận, người giao nhận31T ..........................................1
31T1.1.131T 31TKhái niệm về dịch vụ giao nhận31T.................................................................1
31T1.1.231T 31TKhái niệm về người giao nhận31T ...................................................................2
31T1.231T 31TQuyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận31T ............................2
31T1.2.131T 31TQuyền hạn và nghĩa vụ người giao nhận31T....................................................2
31T1.2.231T 31TTrách nhiệm của người giao nhận31T ..............................................................3
31T1.2.331T 31TPhạm vi dịch vụ giao nhận31T .........................................................................4
31T1.331T 31TPhương thức và nguyên tắc giao nhận31T..............................................................5
31T1.431T 31TCơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển31T .................................................................................................................6
31T1.531T 31TNội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển31T ..............................................................................................7
31T1.5.131T 31TNghiên cứu thị trường31T ................................................................................7
31T1.5.231T 31TTìm kiếm khách hàng31T .................................................................................7
31T1.5.331T 31TLập phương án kinh doanh31T.........................................................................7
31T1.5.431T 31TĐàm phán, kí kết hợp đồng31T ........................................................................8
31T1.5.531T 31TThực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu31T ..........................8
31T1.5.5.131T 31TĐối với hàng xuất31T....................................................................................8
31T1.5.5.1.131T 31TĐặt chỗ với hãng tàu31T ....................................................................8
31T1.5.5.1.231T 31TChuẩn bị giao hàng cho người vận tải.31T ........................................8
31T1.5.5.1.331T 31TGiao hàng cho tàu31T ........................................................................8
31T1.5.5.1.431T 31TLàm thủ tục hải quan31T ...................................................................9
31T1.5.5.1.531T 31TLập chứng từ thanh toán31T ............................................................10
31T1.5.5.231T 31TĐối với hàng nhập31T.................................................................................10
31T1.5.5.2.131T 31TTiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ31T ............................................10
31T1.5.5.2.231T 31TLấy lệnh giao hàng D/O31T.............................................................10
31T1.5.5.2.331T 31TLên tờ khai hải quan, nộp thuế31T ..................................................10
31T1.5.5.2.431T 31TLàm thủ tục hải quan31T .................................................................11
31T1.5.5.2.531T 31TThủ tục nhận hàng tại cảng31T ........................................................12
31T1.5.5.2.631T 31TGiao hàng cho khách hàng31T.........................................................13
31T1.5.631T 31TQuyết toán và lưu hồ sơ31T ...........................................................................13
31T1.5.731T 31TKhiếu nại (nếu có)31T ....................................................................................13
31T1.631T 31TCác chứng từ liên quan trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển31T ...............................................................................................................14
31T1.731T 31TCác chỉ tiêu đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
xuất nhập khẩu31T ........................................................................................................18
31T1.7.131T 31TDoanh thu, Lợi nhuận31T...............................................................................18
31T1.7.231T 31TTốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận31T .................................................18
31T1.7.331T 31TTỷ suất sinh lợi của doanh thu, chi phí31T ....................................................19
31T1.7.431T 31TChất lượng dịch vụ khách hàng31T................................................................19
31T1.7.531T 31TAn toàn hàng hóa31T......................................................................................19
31T1.7.631T 31TThị phần của công ty trong ngành Logistics31T ............................................20
31T1.7.731T 31TMức độ phát triển của công ty giao nhận31T .................................................20
31T1.831T 31TCác yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu.31T .......................................................................................................21
31T1.8.131T 31TCác yếu tố bên ngoài công ty31T ...................................................................21
31T1.8.1.131T 31TQuan hệ hợp tác giữa hai nước31T .....................................................21
31T1.8.1.231T 31TNền kinh tế31T ....................................................................................21
31T1.8.1.331T 31TYếu tố tự nhiên31T..............................................................................22
31T1.8.1.431T 31TĐối thủ cạnh tranh31T.........................................................................22
31T1.8.1.531T 31TCác hãng tàu31T..................................................................................23
31T1.8.231T 31TNhân tố bên trong công ty31T ........................................................................23
31T1.8.2.131T 31TCơ sở vật chất31T................................................................................23
31T1.8.2.231T 31TNhân viên31T ......................................................................................24
31T1.8.2.331T 31TTài chính31T .......................................................................................24
31T1.8.2.431T 31TTrang thiết bị công nghệ31T ...............................................................25
31T1.931T 31TBài học kinh nghiệm của một số công ty giao nhận31T ......................................25
31TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
TY INCOTRANS31T ....................................................................................................29
31T2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần vận tải Liên Quốc Tế31T ......................................29
31T2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty31T ......................................................29
31T2.1.1.1 Quá trình hình thành31T.........................................................................29
31T2.1.1.2 Quá trình phát triển:31T .........................................................................30
31T2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty31T ............................................................30
31T2.1.2.1 Chức năng31T ........................................................................................30
31T2.1.2.2 Nhiệm vụ31T ..........................................................................................31
31T2.1.3 Cơ cấu nhân sự31T.............................................................................................31
31T2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức31T .......................................................................31
31T2.1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban31T ...........................................................31
31T2.1.3.3 Cơ cấu nhân sự31T .................................................................................33
31T2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2010 – 3/201531T .....................34
31T2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại vận tải Liên Quốc Tế
INCOTRANS31T ...........................................................................................................41
31T2.2.1 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển của công ty31T .........................................................................................41
31T2.2.1.1 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
theo phương thức vận tải của công ty31T ..........................................................43
31T2.2.1.2 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa theo xuất khẩu –
nhập khẩu bằng đường biển của công ty31T ......................................................46
31T2.2.1.3 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển của công ty theo cơ cấu mặt hàng31T ....................................49
31T2.2.1.4 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển của công ty theo khách hàng31T ............................................52
31T2.2.1.5 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển của công ty theo phương thức hàng lẻ (LCL), hàng nguyên
container (FCL)31T ............................................................................................56
31T2.2.231T 31TGiá dịch vụ31T ...............................................................................................61
31T2.2.331T 31TTình hình mối quan hệ với các đối tác31T .....................................................62
31T2.2.3.131T 31THãng tàu:31T .......................................................................................62
31T2.2.3.231T 31TĐại lý giao nhận31T ............................................................................62
31T2.2.3.331T 31TCông ty bảo hiểm31T ..........................................................................63
31T2.2.3.431T 31TCông ty vận tải31T ..............................................................................63
31T2.2.431T 31TChất lượng dịch vụ31T ...................................................................................63
31T2.2.531T 31TNội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường
biển của công ty31T ....................................................................................................64
31T2.2.5.131T 31TNghiên cứu thị trường (1)31T .............................................................66
31T2.2.5.231T 31TTìm kiếm khách hàng (2)31T ..............................................................67
31T2.2.5.331T 31TLập phương án kinh doanh (3)31T......................................................67
31T2.2.5.431T 31TĐàm phán và kí kết hợp đồng (4)31T .................................................67
31T2.2.5.531T 31TĐối với hàng xuất31T..........................................................................69
31T2.2.5.631T 31TĐối với hàng nhập31T .........................................................................74
31T2.2.5.731T 31TQuyết toán và lưu hồ sơ (11)31T ........................................................79
31T2.2.2.8 Khiếu nại (nếu có) (12)31T ....................................................................80
31T2.331T 31TPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty31T ...........................80
31T2.3.131T 31TCác nhân tố bên ngoài công ty31T .................................................................80
31T2.3.1.131T 31TNước xuất/ nhập khẩu31T ...................................................................80
31T2.3.1.231T 31TNền kinh tế31T ....................................................................................81
31T2.3.1.331T 31TĐối thủ cạnh tranh31T.........................................................................82
31T2.3.1.431T 31TCác hãng tàu31T..................................................................................83
31T2.3.1.531T 31TCác công ty giao nhận31T ...................................................................83
31T2.3.231T 31TNhân tố bên trong công ty31T ........................................................................84
31T2.3.2.131T 31TCơ sở vật chất31T................................................................................84
31T2.3.2.231T 31TNhân viên31T ......................................................................................84
31T2.3.2.331T 31TTài chính31T .......................................................................................85
31T2.3.2.431T 31TThiết bị công nghệ31T ........................................................................86
31T2.431T 31TĐánh giá chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng
đường biển của công ty31T ...........................................................................................86
31T2.4.131T 31TThành tựu31T .................................................................................................86
31T2.4.231T 31TTồn tại31T ......................................................................................................88
31T2.531T 31TNhận xét chung về ảnh hưởng của các nhân tố31T .............................................89
31T2.5.131T 31TĐiểm mạnh31T ...............................................................................................89
31T2.5.231T 31TĐiểm yếu31T ..................................................................................................91
31T2.5.331T 31TCơ hội31T .......................................................................................................93
31T2.5.431T 31TThách thức31T ................................................................................................94
31TCHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CỦA CÔNG TY INCOTRANS31T .............................................................................97
31T3. 1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới31T.................................97
31T3. 2 Ma trận SWOT về việc đưa ra giải pháp thúc đẩy họat động khinh doanh
dịch vụ giao nhận của công ty Incotrans31T...............................................................97
31T3. 3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty31T.....99
31T3.3.1 Giải pháp 1: Giảm chi phí kinh doanh và tăng nguồn vốn31T ..........................99
31T3.3.2 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng nhân lực31T ..............................................101
31T3.3.3 Giải pháp 3: Xây kho bãi, đầu tư phương tiện vận tải31T ...............................102
31T3.3.4 Giải pháp 4: Xây dựng đội ngũ và chương trình marketing31T ......................104
31T3.3.531T 31TGiải pháp 5: Tìm kiếm khách hàng mới31T ....................................................107
31T3.3.631T 31TGiải pháp 6: Mở rộng thị phần31T...................................................................108
31T3.3.731T 31TGiải pháp 7: Ổn định nhân lực31T ...................................................................109
31T3. 4 Kiến nghị31T .........................................................................................................110
31T3.4.1 Đối với Nhà nước31T ......................................................................................110
31T3.4.231T 31TĐối với Hải quan cảng31T ...............................................................................111
31T3.4.331T 31TĐối với các tổ chức giao nhận31T ...................................................................112
31TKẾT LUẬN31T
31TPHỤ LỤC31T
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, vấn đề kinh tế được chú
trọng hơn đặc biệt là vấn đề ngoại thương. Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu, chính vì vậy mà ngoại thương
Việt Nam đã có những bước nhảy vọt. Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam
đóng vai trò không thể thiếu trên thế giới. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
phát triển mạnh kéo theo sự xuất hiện các công ty hoạt động về giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu và Logistics, đóng vai trò quan trọng trong cầu nối giữa các doanh
nghiệp với nhau.
Công ty cổ phần thương mại vân tải Liên Quốc Tế (INCOTRANS) là công ty
hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, Logistics chủ yếu về đường biển đang từng
bước khẳng định uy tín và chất lượng dịch vụ; cũng như cũng cố và phát triển hoạt
động kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; đứng vững trên thị
trường giao nhận đang cạnh tranh quyết liệt và góp phần xây dựng nền kinh tế ngoại
thương của nước nhà. Tuy nhiên, Incotrans cũng gặp không ít khó khăn về tài chính,
thiếu hụt vốn, nhân sự thường thiếu hụt về nhân lực do nhân viên hay nghỉ, không
gắn bó lâu dài.
Bên cạnh đó hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
tại Incotrans cũng còn nhiều chỗ chưa hợp lý và còn nhiều khó khăn. Đứng trước
những khó khăn này nên người viết chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
tại công ty cổ phần thương mại vận tải Liên Quốc Tế INCOTRANS” để nhằm giúp
Incotrans cải thiện được những khó khăn trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này, mục tiêu chính cần phải thực hiện là tìm hiểu tình hình kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty
INCOTRANS. Để làm cụ thể mục tiêu của đề án, tác giả đã đưa ra những mục tiêu
cụ thể để dễ dàng thực hiện. Đó là tìm hiểu nội dung hoạt động và tình hình kinh
doanh dịch vụ giao nhận bằng đường biển tại công ty.
Sau đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty, xác định kết quả
đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân tác động đến hoạt động kinh doanh
dịch vụ giao nhận của công ty. Từ đó đánh giá những cơ hội và thách thức; điểm
mạnh và điểm yếu của công ty INCOTRANS.
Để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch
vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty INCOTRANS.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp này là hoạt động kinh doanh
dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tại công ty cổ phần thương mại vận tải Liên Quốc Tế
(INCOTRANS).
Về thời gian: tìm hiểu về công ty gồm số liệu, thông tin công ty và hoạt động
kinh doanh dịch vụ giao nhận giai đoạn 2010 – 2014 và 3 tháng đầu năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung chủ yếu
các phương pháp sau đây:
- Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, tư duy logic, phân tích tổng hợp
được áp dụng trong chương 1.
- Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp so sánh, đối chứng, lấy ý kiến chuyên
gia và phân tích dự báo trong chương 2.
- Phương pháp tư duy hệ thống được áp dụng trong chương 3.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp được kết cấu làm ba
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty INCOTRANS.
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
biển tại công ty INCOTRANS.
Em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Mai Xuân Đào đã tận tình giúp đỡ em trong
thời gian qua để hoàn thành tốt đề tài này. Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng trình độ
lý luận và nhận thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu có hạn nên không tránh khỏi
những sai sót nhất định. Mong thầy (cô) thông cảm.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận, người giao nhận
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhậnP0F
1
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về dịch vụ giao nhận mà chỉ
có những khái niệm khác nhau. Tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi quốc gia, của mỗi
tổ chức cũng như những quan điểm riêng mà các nhà kinh tế, các tổ chức mà họ đưa
ra các khái niệm khác nhau về nó.
Trong thương mại quốc tế, người bán và người mua thường cách xa nhau.
Việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng cần phải có người vận tải thực hiện. Khâu này
góp một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu. Nếu thiếu hoạt động này thì coi như hoạt động ngoại thương không thể thực
hiện. Để cho quá trình vận tải được bắt đầu – tiếp tục – kết thúc, tức hàng hóa đến
tay người mua, ta cần phải thực hiện một loạt các công việc khác liên quan đến quá
trình vận chuyển như đưa hàng ra kho cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/ dỡ,
giao hàng cho người nhận,… Tất cả công việc này được gọi chung là “nghiệp vụ
giao nhận – Forwarding”.
Có nhiều khái niệm về giao nhận:
“Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động vận tải
nhằm đưa hàng đến đích an toàn”.
“Giao nhận là dịch vụ hải quan”.
“Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhưng không phải là vận tải”.
“Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải,
nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng”.
Theo Bộ Luật Thương Mại của Việt Nam năm 1997 có đề cập đến hoạt động
giao nhận, tuy nhiên năm 2005 thì không còn nhắc đến hoạt động giao nhận thay
1
Phạm Mạnh Hiền, 2012.Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương.NXB Lao động – xã
hội.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
2
vào đó là đề cập đến dịch vụ logistics. Ở mục 4, điều 233 có quy định về dịch vụ
logistics. Theo đó, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân
tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao
bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo
thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
1.1.2 Khái niệm về người giao nhậnP1F
2
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là “Người giao nhận – Forwading –
Freight Forwarder – Forwading Agent”. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ
tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một
người nào khác.
Người giao nhận có trình độ chuyên môn như:
- Biết kết hợp giữa nhiều phương thức vận tải khác nhau.
- Biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch
vụ gom hàng.
- Biết kết hợp giữa vân tải – giao hàng – xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các
tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như Hải quan, Đại lý
tàu,…
Người giao nhận còn tạo điều kiện cho người kinh doanh xuất nhập khẩu
hoạt động có hiệu quả nhờ vào dịch vụ giao nhận của mình.
1.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
1.2.1 Quyền hạn và nghĩa vụ người giao nhận
Trong luật Thương mại Việt Nam (2005) điều 235 có quy định về quyền và
nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics có các quyền và nghĩa vụ:
+ Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
2
Phạm Mạnh Hiền (2012), “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Lao động –
xã hội.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
3
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với
chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
+ Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần
hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng
để xin chỉ dẫn;
+ Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với
khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
1.2.2 Trách nhiệm của người giao nhận
Khi được hưởng quyền từ dịch vụ kinh doanh giao nhận đối với khách hàng
thì người giao nhận cũng phải có trách nhiệm phù hợp đối với khách hàng, tùy
trường hợp người giao nhận là đại lý hay người chuyên chở chính.
Khi người giao nhận đóng vai trò là đại lý thì phải chịu trách nhiệm về lỗi
lầm hoặc sơ suất của mình hay người làm thuê cho mình thực hiện dịch vụ. Khi giao
hàng trái với chỉ dẫn; quên mua bảo hiểm hoặc sai sót trong việc bảo hiểm cho hàng
hóa mặc dù đã có chỉ dẫn; lỗi lầm khi làm thủ tục hải quan; giao hàng sai địa chỉ;
giao hàng mà không thu tiền của người nhận; tái xuất không theo những thủ tục cần
thiết hoặc không hoàn lại thuế,…
Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mất mát về người
hoặc tài sản mà anh ta đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình. Tuy
nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba
như người chuyên chở, hoặc người giao nhận khác,… nếu anh ta chứng minh được
là đã lựa chọn cẩn thận.
Khi người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở chính, là người nhận
ủy thác, với tư cách là một bên ký hợp đồng độc lập đảm nhận trách nhiệm với danh
nghĩa của mình thực hiện các dịch vụ do khách hàng yêu cầu. Do đó, người giao
nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của người chuyên chở, của
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
4
người giao nhận khác mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng. Nói chung người
giao nhận thương lượng giá dịch vụ với khách hàng chứ không phải là nhận hoa
hồng.
Là người nhận ủy thác, trách nhiệm đối với bên thứ ba, quyền hạn về giới hạn
trách nhiệm và quyền thực hiện bắt giữ hàng cũng giống như khi anh ta đóng vai trò
là đại lý.
Khi đảm nhận vai trò là người vận tải chính cung cấp các dịch vụ gom hàng,
dịch vụ vận tải đa phương thức hoặc tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện
vận tải khác nhau thì điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nói chung không áp dụng mà
áp dụng Công ước quốc tế hoặc qui tắc do Phòng Thương mại quốc tế ban hành.
1.2.3 Phạm vi dịch vụ giao nhận
Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu) thì theo những chỉ dẫn của
người gửi hàng mà người giao nhận sẽ chọn tuyến đường, phương thức vận tải và
chuyên chở thích hợp; lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc; nhận hàng và
cấp chứng từ thích hợp như giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng
nhận chuyên chở của người giao nhận; nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng
thư và tất cả những luật lệ của chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất
khẩu, nước nhập khẩu cũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những
chứng từ cần thiết; đóng gói hàng hóa; lưu kho hàng hóa; cân đo hàng hóa;…
Khi thay mặt cho người nhận hàng thì theo chỉ dẫn nhận hàng của người
nhập khẩu mà người giao nhận sẽ thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận
chuyển hàng hóa từ khi người giao nhận lo liệu vận tải hàng; nhận và kiểm tra tất cả
chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa; nhận hàng của người chuyên chở
và thanh toán cước; thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí cho hải quan; thu
xếp việc lưu kho, giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng;…
Ngoài ra, người giao nhận cũng có thể làm một số dịch vụ khác nảy sinh
trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt khác như gom hàng lẻ có
liên quan đến hàng cộng trình.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
5
1.3 Phương thức và nguyên tắc giao nhận
Phương thức giao nhận là giao nhận hàng hóa giữa người vận chuyển với
người nhận hàng. Lúc này người giao nhận có thể là chủ hàng hay một đại lý giao
nhận hàng nào đó. Gồm có các phương thức giao nhận hàng hóa như giao nhận
nguyên bao, nguyên kiện, nguyên bó; giao nhận nguyên ham, giao nhận còn cặp
chì; giao nhận theo số lượng, trọng lượng hoặc thể tích; giao nhận theo mớn nước;
giao nhận nguyên container.
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá tại
các cảng biển Việt Nam như sauP2F
3
P:
₋ Việc giao nhận hàng hoá tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở
hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
₋ Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể
do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người
vận tải (tàu). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác
phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp
dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
₋ Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.
Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với
cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
₋ Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận
hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
₋ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
₋ Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình
những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách
liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.
3
Hà Thị Ngọc Oanh (2009), “Giáo trình kỹ thuật kinh doanh thương mại quốc tế”, NXB Thống kê.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
6
1.4 Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển
Có nhiều cơ sở quy định về hoạt động giao nhận hàng hóa không chỉ ở Việt
Nam mà còn cả ở quốc tế. Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản,
quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải giao nhận như các văn bản quy định tàu
bè nước ngoài ra vào cảng quốc tế của Việt Nam; các văn bản quy định trách nhiệm
giao nhận hàng hóa của các đơn vị, doanh nghiệp; Luật quốc gia điều chỉnh mối
quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ,…
Gồm có Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số
71/2006/NĐ – CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển
và luồng hàng hải; Thông tư số 10/2007/TT – BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao
thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ – CP ngày 25/7/2006
của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Quyết định số 98/2008/QĐ
– BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng
hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải. Bên cạnh đó còn có Luật hải quan 2014,
Luật thương mại 2005P3F
4
P,…
Bên cạnh đó, quốc tế cũng có nhiều công ước, hiệp ước, hiệp định,… quy
định về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển như Công
ước Viên quốc tế Incoterms 2010; Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở
hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980; Quy tắc UNCTAD và ICC
đưa ra bản quy tắc chung về vận tải đa phương thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1992;
Công ước Quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký kết tại
Brussels ngày 25/04/1924; nghị định Visby 1968 có hiệu lực từ ngày 23/06/1977
sửa đổi Công ước Brussels thành Quy tắc Hague – Visby.
4
Đoàn Thị Hồng Vân (2013), “Quản trị xuất nhập khẩu”, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
7
1.5 Nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển
Hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
gồm các bước: nghiên cứu thị trường; tìm kiếm khách hàng;lập phương án kinh
doanh; đàm phán và kí kết hợp đồng; thực hiện dịch vụ giao nhận cho khách hàng;
quyết toán và lưu hồ sơ; khiếu nại (nếu có).
1.5.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là hoạt động không thể thiếu ở doanh nghiệp khi thực
hiện kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Nghiên cứu về tình
hình cung – cầu trên thị trường, áp lực cung – cầu trên thị trường hiện tại như thế
nào để đưa ra các chính sách chiến lược phù hợp.
Ngoài ra, các thông tin về nhu cầu dịch vụ của khách hàng, giá cả, các đối
thủ cạnh tranh, sức mạnh của các hãng tàu, đối thủ cạnh tranh,… cũng cần được
quan tâm tìm hiểu nhằm phục vụ cho việc đề ra các chiến lược kinh doanh.
1.5.2 Tìm kiếm khách hàng
Đội ngũ Sales của công ty sẽ tìm kiếm khách hàng thông qua các phương
tiện internet, điện thoại,… từ đó dựa vào chiến lược giá công ty đã đề ra và bảng
chào giá của các hãng tàu mà họ sẽ gửi bảng giá cho khách hàng, nếu khách hàng
đồng ý thì sẽ liên lạc lại nhằm đàm phán được giá tốt hơn và bàn kĩ hơn về dịch vụ.
1.5.3 Lập phương án kinh doanh
Từ những thông tin thu thập được, doanh nghiệp tiến hành phân tích và xử lý
các thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, nhu cầu
của khách hàng. Từ đó, xây dựng giá cước phù hợp, giá dịch vụ cạnh tranh để đối
phó với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Khi lập phương án kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được đâu là
thị trường tiềm năng, rào cản nhập ngành thấp và thị trường tiềm năng có thể hoạt
động lâu dài và khả năng sinh lợi là cao nhất. Do đó, hoạt động này giúp cho doanh
nghiệp có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
8
1.5.4 Đàm phán, kí kết hợp đồng
Đàm phán là quá trình 2 hoặc nhiều bên làm việc với nhau để đạt được thỏa
thuận, là thống nhất phương thức trao đổi. Công ty giao nhận sẽ cung cấp dịch vụ để
phục vụ nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình đàm phán, hai bên sẽ thỏa thuận
về các điều khoản trong hợp đồng như hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán,
quyền và nghĩa vụ hai bên,…
Sau khi đàm phán về các điều khoản, cả hai bên đã đi đến thống nhất thì sẽ
tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp đồng giao nhận được kí kết dựa trên Bộ luật dân sự
2005 của Việt Nam.
1.5.5 Thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu
1.5.5.1Đối với hàng xuất
1.5.5.1.1 Đặt chỗ với hãng tàu
Sau khi đã thống nhất các điều khoản thì khách hàng sẽ gửi bản mô tả sơ bộ
hàng hóa về số lượng, khối lượng, thể tích và ngày hàng xuất đi cho nhân viên
chứng từ của công ty để bộ phận này có thể căn cứ vào đó để xem xét là hàng lẻ hay
hàng nguyên container mà tiến hành liên hệ với các hãng tàu về việc đặt chỗ cho
hàng hóa.
1.5.5.1.2 Chuẩn bị giao hàng cho người vận tải.
Khách hàng phải chuẩn bị hàng hóa đầy đủ trước khi tàu xuất bến để kịp thời
giao hàng cho người vận tải đưa ra cảng hay kho đóng hàng của doanh nghiệp giao
nhận. Tùy theo thỏa thuận, hàng LCL hay FCL mà hàng sẽ được đóng hàng tại đâu.
Trước khi giao hàng cho người vận tải thì hai bên sẽ kiểm tra về số lượng, chất
lượng của hàng hóa và ký vào biên bản bàn giao hàng hóa. Người vận tải có thể do
Shipper hoặc Forwarder thuê, tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng.
1.5.5.1.3 Giao hàng cho tàu
Sau khi giao hàng cho người vận tải thì tùy vào từng loại hàng LCL hay FCL
hay hàng rời, thỏa thuận giữa shipper và forwarder mà có những cách khác nhau để
giao hàng cho tàu.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
9
 Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho bãi cảng thì cần phải qua hai
bước. Đầu tiên, người vận tải sẽ đưa hàng vào cảng để giao hàng. Khi làm thủ tục
nhập kho thì chủ hàng phải ký hợp đồng lưu kho, bảo quản hàng hóa với cảng. Khi
đến giao hàng thì cần xuất trình các giấy tờ như bảng liệt kê hàng hóa, lệnh xếp
hàng, thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp và tiến hành giao hàng vào kho cảng,
nhận phiếu nhập kho. Nhiệm vụ Forwarder đến đây là hết, sau đó cảng sẽ giao hàng
cho tàu.
 Đối với hàng không phải lưu kho bãi tại cảng thì hàng hóa có thể để
tại kho riêng của doanh nghiệp và giao trực tiếp cho hãng tàu.
 Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container thì gồm có FCL hay
LCL. Về hàng FCL thì người gửi hàng điền vào Booking note rồi giao cho đại diện
hãng tàu để xin ký cùng với bản danh mục hàng xuất khẩu. Hãng tàu sẽ ký vào
Booking note và cấp lệnh giao vỏ container rỗng để chủ hàng mượn. Người gửi
hàng sẽ kéo container rỗng về kho và tiến hành đóng hàng vào container. Sau đó,
kéo container ra bãi Container Yard quy định trước khi hết Closing Time và lấy
biên lai thuyền phó để lập B/L.
 Còn hàng LCL thì phải đưa hàng đến giao tại cảng CFS quy định và
lấy HB/L. Người chuyên chở hay người gom hàng đóng vào các lô hàng lẻ đó vào
container sau khi đã kiểm hóa, niêm phong kẹp chì.
1.5.5.1.4 Làm thủ tục hải quan
Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần phải nộp đầy đủ các chứng từ
như tờ khai hải quan điện tử, hợp đồng, Invoice, Packing list và giấy giới thiệu.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà cơ quan hải quan sẽ yêu cầu thêm các chứng từ
khác như giấy phép xuất khẩu, bản kê khai định mức sử dụng nguyên liệu của mã
hàng.
Sau khi khai tờ khai điện tử, tùy luồng xanh, vàng hay đỏ mà các quy trình
hải quan sẽ khác nhau. Đối với luồng xanh thì miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn
kiểm tra thực tế hàng hóa, doanh nghiệp có thể thanh lý tờ khai và vào sổ tàu ngay.
Luồng vàng thì miễn kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng kiểm tra chi tiết hồ sơ. Luồng
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
10
đỏ thì phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa rồi mới được thanh lý tờ khai
và vô sổ tàu.
1.5.5.1.5 Lập chứng từ thanh toán
Sau khi giao hàng xong mỗi một lô hàng cho hãng tàu, sau ngày tàu chạy
người gửi hàng có thể đến hãng tàu để lấy B/L.
Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu bán theo điều kiện CIF hoặc CIP (tùy theo
thỏa thuận mà người giao nhận hay khách hàng mua).
Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa khách hàng với đối tác của họ mà
công ty giao nhận phải chuẩn bị các chứng từ để thanh toán. Các chứng từ bắt buộc
phải có là Invoice, Packing list và B/L. Ngoài ra, tùy loại hàng hóa khác nhau mà
yêu cầu các chứng từ khác nhau trong thanh toán. Ví dụ như các chứng từ thường
được yêu cầu đối với các mặt hàng nông sản, gỗ,… là chứng nhận phun trùng
(Fumigation), giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary). Bên cạnh đó,
cũng có thể có giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng,…
1.5.5.2Đối với hàng nhập
1.5.5.2.1 Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Sau khi thỏa thuận với khách hàng xong, nhân viên chứng từ sẽ liên hệ để
biết thông tin hàng nhập khẩu, tên tàu, số chuyến và ngày cập cảng. Bộ phận chứng
từ sẽ yêu cầu bên khách hàng giao hợp đồng, Invoice và Packing list cũng như giấy
giới thiệu nhằm phục vụ việc nhận hàng.
1.5.5.2.2 Lấy lệnh giao hàng D/O
Sau khi nhận được thông báo hàng đến, doanh nghiệp sẽ cử người đến hãng
tàu để đóng tiền và lấy lệnh. Để lấy D/O thì doanh nghiệp phải xuất trình giấy giới
thiệu, Vận đơn gốc hoặc bản sao tùy thuộc vào Bill surrendered hay Original.
1.5.5.2.3 Lên tờ khai hải quan, nộp thuế
Nhân viên chứng từ dựa vào hợp đồng, B/L, Invoice và Packing list mà bên
khách hàng cung cấp để tiến hành lên tờ khai hải quan cho hàng hóa. Mỗi hàng sẽ
có một mã HS khác nhau để áp dụng tính thuế nhập khẩu khác nhau.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
11
Sau khi khai tờ khai điện tử, doanh nghiệp sẽ biết được số tiền thuế cần phải
nộp cho cơ quan Nhà nước là bao nhiêu. Bộ phận chứng từ thông báo cho khách
hàng để khách hàng nộp tiền thuế.
Theo điều 20 thông tư 128/2013/TT – BTC ban hành ngày 10/09/2013 có
quy định về thời hạn nộp thuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì
phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng, trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế
phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh nhưng không quá 30 ngày kể từ
ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan. Sau đó, khách hàng cung cấp
giấy nộp tiền vào ngân sách cho công ty giao nhận để tiến hành việc nhận hàng.
Còn đối với hàng nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ
khai hải quan, trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể kéo dài hơn 275
ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo
quy định của Chính phủ. Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm
nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm
nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Còn những trường hợp khác là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế
đăng ký tờ khai hải quan.
1.5.5.2.4 Làm thủ tục hải quan
Sau khi lên tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan sẽ biết được tờ khai
được phân luồng gì, gồm có luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Luồng xanh, miễn
kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Luồng vàng, kiểm tra chi tiết
hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Luồng đỏ, kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra
thực tế hàng hóa.
Khi nhận được thông tin phân luồng là luồng vàng hoặc đỏ thì khi làm thủ
tục hải quan, nhân viên giao nhận sẽ nộp bộ chứng từ tại cảng cho cơ quan Hải quan
kiểm tra. Luồng xanh thì bỏ qua bước này. Cơ quan Hải quan kiểm tra sau đó
chuyển về cơ quan cấp cao hơn để phúc tập. Sau khi Hải quan đối chiếu, nếu hợp lệ,
hải quan ký tên đóng dấu số hiệu công chức, bộ chứng từ sẽ được chuyển về bộ
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
12
phận trả tờ khai. Bộ chứng từ nhận hàng thường gồm có giấy giới thiệu, hợp đồng,
Invoice, Packing list, giấy nộp thuế vào nhà nước, ngoài ra còn có lệnh giao hàng,
hóa đơn cước nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB,…
Sau khi nhận được tờ khai đã có dấu của Hải quan, nhân viên giao nhận sẽ
photo 1 bản để làm thủ tục nhận hàng và thanh lý tờ khai.
1.5.5.2.5 Thủ tục nhận hàng tại cảng
Đối với tờ khai luồng đỏ, sau khi kiểm tra chứng từ thì sẽ bị kiểm tra thực tế
hàng hóa. Kiểm tra thực tế gồm 3 mức; mức cao nhất là kiểm tra toàn bộ lô hàng,
mức thấp hơn là kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không vi phạm thì kết thúc kiểm
tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi
phạm; mức thấp nhất là kiểm tra thực tế 5%, nếu không vi phạm thì kết thúc kiểm
tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi
phạm. Đối với tờ khai luồng vàng hoặc xanh thì không bị kiểm tra thực tế trước khi
nhận hàng.
Hàng không lưu kho bãi cảng thì chủ hàng nhận trực tiếp từ tàu và lập các
giấy tờ cần thiết trong quá trình nhận hàng về kho riêng và mời cơ quan Hải quan
kiểm hóa. Nếu hàng không còn niêm phong kẹp chì thì phải mời Hải quan áp tải.
(Luồng đỏ). Luồng xanh hoặc vàng thì chủ hàng nhận hàng và đem về doanh
nghiệp.
Hàng phải lưu kho bãi thì cảng sẽ nhận hàng từ tàu (do cảng làm) sau đó
cảng sẽ giao hàng cho chủ hàng. Nếu thời hạn lưu kho bãi miễn phí đã hết thì nhân
viên giao nhận phải nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai. Sau đó, xuất trình
biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice, Packing list đến văn phòng quản lý tàu tại
cảng để xác nhận D/O và tìm vị trí hàng (tại đây lưu 1 bản D/O); nhân viên giao
nhận mang 2 bản D/O còn lại đến phòng thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho.
Chuyển phiếu xuất kho đến kho cảng để nhận hàng, làm thủ tục hải quan và giao
hàng cho người vận tải chở hàng về giao cho khách hàng. Nếu tờ khai luồng đỏ thì
nhân viên giao nhận phải liên hệ với nhân viên Hải quan được phân công kiểm tra
để kiểm tra hàng hóa trước khi hàng xuất kho, luồng xanh hoặc vàng thì không cần.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
13
Đối với trường hợp nhập khẩu bằng FCL container thì sau khi lấy D/O
nộp thuế thì doanh nghiệp đăng kí với cơ quan Hải quan để kiểm hóa nếu là luồng
đỏ, luồng xanh hoặc vàng thì bỏ qua bước này. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan,
nhân viên giao nhận phải mang bộ chứng từ đến văn phòng quản lý tàu đến xác
nhận D/O, lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
Đối với hàng LCL thì sau khi lấy D/O sẽ đến kho CFS quy định để nhận
hàng, nộp tiền lưu kho, phí bốc xếp và lấy biên lai. Mang biên lai phí lưu kho, 3 bản
D/O, Invoice, Packing list đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O. Chủ
hàng xuống kho tìm vị trí hàng, tại kho lưu 1 bản D/O, mang 2 D/O còn lại đến
phòng thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và lập 2
phiếu xuất kho cho chủ hàng. Chuyển 2 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm
thủ tục xuất kho. Tách riêng hàng hóa chờ Hải quan kiểm tra. Sau khi Hải quan xác
nhận “Hoàn thành thủ tục hải quan” (nếu tờ khai luồng đỏ, luồng xnah hoặc vàng
thì không cần thực hiện khâu này), hàng được xuất kho.
1.5.5.2.6 Giao hàng cho khách hàng
Sau khi làm thủ tục hải quan, hàng được xuất kho, mang hàng ra khỏi khu
vực hải quan thì doanh nghiệp sẽ liên hệ với người vận tải để mang hàng về, giao
hàng cho khách hàng tại địa điểm đã thỏa thuận trước.
1.5.6 Quyết toán và lưu hồ sơ
Thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận như chi phí bảo
quản, lưu kho, bốc xếp, vận chuyển,…
Thông báo Debit Note cho khách hàng và thông báo thu tiền, giao các chứng
từ kèm theo như tờ khai hải quan đã thông quan, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa,… và tiến hành lưu hồ sơ.
1.5.7 Khiếu nại (nếu có)
Trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu, việc hao
hụt, hư hỏng, đổ vỡ là vấn đề thường xuyên gặp phải. Do đó, khi xảy ra tổn thất với
hàng hóa thì tùy từng trường hợp mà nhân viên giao nhận sẽ tiến hành các thủ tục
khiếu nại các bên liên quan: người xuất khẩu, người vận chuyển hay hãng tàu,…
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
14
Chứng từ cần thiết cho việc khiếu nại trên tùy thuộc vào tình trạng tổn thất và đối
tượng bị khiếu nại. Ví dụ như khi khiếu nại người vận chuyển thì cần có thư khiếu
nại, giấy chứng nhận CSC nếu người chuyên chở giao hàng thiếu, giấy chứng nhận
COR nếu giao hàng ở tình trạng hư hỏng rõ rệt do đổ vỡ, bao bì bị rách. Tất cả giấy
tờ trên đều do hãng tàu cấp cho nhân viên giao nhận. P4F
5
Khi thực hiện hợp đồng giao nhận giữa khách hàng và công ty giao nhận thì
hai bên sẽ ký kết hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Khi thực hiện hợp đồng mà bên
nào phạm phải các điều khoản trong hợp đồng thì sẽ được giải quyết theo điều
khoản trọng tài được thỏa thuận trong hợp đồng.
1.6 Các chứng từ liên quan trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biểnP5F
6
Vận đơn đường biển (Bill of Lading) là chứng từ do người chuyên chở cấp
cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.
Nó có ba chức năng chính là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã
nhận hàng để chở; hai là một bằng chứng về việc thực hiện những điều khoản của
một hợp đồng vận tải đường biển và là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định
hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách
chuyển nhượng B/L.
Có nhiều loại B/L khác nhau khi xét nhiều khía cạnh khác nhau. Có một số
B/L hay thường được sử dụng như B/L gốc và sao, B/L đích danh, B/L surrendered,
Master B/L và House B/L. B/L gốc là vận đơn dùng để nhận hàng, thanh toán,
chuyển nhượng, khiếu nại, kiện tụng,… do người chuyên chở phát hành theo yêu
cầu của người gửi hàng. Việc thể hiện “bản gốc – Original” trên vận đơn đường
biển của mỗi hãng tàu cũng khác nhau, mỗi hãng tàu đều có mẫu vận đơn riêng nên
cách thể hiện cũng khác nhau. B/L sao là loại không có giá trị lưu thông, người ta
dùng vận đơn sao làm thủ tục hành chính, tham khảo hoặc lưu trữ hồ sơ.
5
Đoàn Thị Hồng Vân (2011), “Logistics những vấn đề cơ bản”, NXB Lao động – xã hội.
6
Đoàn Thị Hồng Vân (2013), “Quản trị xuất nhập khẩu”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
15
Vận đơn đích danh là loại vận đơn ký phát cho một người nhận hàng cụ thể.
Chỉ có người đứng tên trên Bill mới được nhận hàng, loại này không thể chuyển
nhượng được cho người khác bằng cách thức ký hậu. Nếu muốn chuyển nhượng
cho người khác nhận hàng thì phải làm thủ tục nhượng quyền theo pháp luật hoặc
tập quán ở cảng đến.
Vận đơn giao nộp (Surrendered B/L) là vận đơn mà cần phải có điện giao
hàng thì người nhận hàng mới nhận được. Người nhận hàng không cần bản gốc, bản
copy cũng được nhưng phải có điện Telex.
Vận đơn chủ (Master B/L) do người vận tải chính phát hành cho nhà xuất
khẩu hoặc cho người gửi hàng làm dịch vụ về giao nhận vận tải. Vận đơn thứ cấp
(House B/L) do người giao nhận phát hành. Đây là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ
giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận với khách hàng.
Hóa đơn thương mại (Invoice) là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là
yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong
hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều
kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,… Ngoài hóa
đơn thương mại mà ta thường gặp trong thực tế còn có các loại hóa đơn khác như
hóa đơn tạm thời, hóa đơn chính thức, hóa đơn chi tiết và hóa đơn chiếu lệ.
Hóa đơn tạm thời là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường
hợp giá hàng mới tạm tính, thanh toán từng hàng hóa,… Hóa đơn chính thức là hóa
đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng. Hóa đơn chi tiết
có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng. Hóa đơn chiếu lệ là loại
chứng từ có hình thức giống như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán vì nó
không phải là yêu cầu đòi tiền.
Phiếu đóng gói (Packing list) là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt
hàng, loại hàng được đóng gói trong những kiện hàng (thùng hàng, container,
pallet,…) và toàn bộ lô hàng được giao. Phiếu đóng gói do người sản xuất/ xuất
khẩu lập ra khi đóng gói hàng hóa. Phiếu thường được lập thành 3 bản. Nội dung
phiếu đóng gói gồm tên người bán, người mua, số hiệu của hóa đơn, số thứ tự của
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
16
kiện hàng, cách thức đóng gói, loại hàng, số lượng hàng đóng trong từng kiện hàng,
trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì.
Bảng kê chi tiết (Detail List) là bảng kê khai hàng hóa mua – bán qua tay
các công ty khác nhau, để nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, thường kèm theo
các hóa đơn mua bán giữa các công ty.
Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality) là chứng từ xác nhận
chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều
khoản của hợp đồng, giấy chứng nhận chất lượng có thể do người cung cấp hàng,
cũng có thể do cơ quan giám định hàng hóa cấp, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên
mua bán.
Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate) là chứng từ do người/ tổ chức
bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và
được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn/ hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng
nhận bảo hiểm.
Đơn bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều
khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận
bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận
hàng hóa bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.
Giấy giới thiệu (Referal) là giấy của doanh nghiệp giới thiệu nhân viên của
doanh nghiệp thay mặt đến cơ quan hải quan nhận hàng hay xuất hàng, trên giấy
giới thiệu phải có dấu mộc của doanh nghiệp, chữ ký cũng như chức vụ của người
giới thiệu.
Tờ khai thông quan hàng hóa (Custom Decalration) là văn bản mà chủ
hàng phải kê khai về lô hàng khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh
thổ Việt Nam để từ đó mà hải quan có thể xem xét hàng hóa rõ ràng hơn và dựa vào
tờ khai hải quan mà doanh nghiệp có thể biết được số tiền thuế phải nộp cho Nhà
nước.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
17
Thông báo hàng đến (Arrival Notice) là thông báo mà hãng tàu gửi cho
bên có liên quan do người đặt chỗ với hãng tàu yêu cầu. Trong thông báo hàng đến
sẽ có thông tin hàng về đâu, ngày cập cảng dự kiến, số container, số seal,…
Lệnh giao hàng (Delivery Order) là khi có thông báo hàng đến, doanh
nghiệp sẽ cử nhân viên đến hãng tàu để đóng các khoản phí về bốc xếp lưu kho để
nhận lệnh giao hàng và đến cơ quan hải quan để nhận hàng (chỉ áp dụng đối với
hàng nhập khẩu).
Giấy cược container: khi đến hãng tàu lấy D/O, nếu hàng về nguyên
container thì nhân viên giao nhận sẽ tiến hành cược container. Giấy cược gồm có
tên tàu, số chuyến, ngày tàu cập cảng, mượn bao nhiêu container,…
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) là giấy xác định xuất xứ
hàng hóa là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế. Các
quốc gia quan tâm đến xuất xứ hàng hóa để ưu đãi thuế quan, áp dụng thuế chống
phá giá và trợ giá, thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch,…Là cơ sở
để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Có nhiều form C/O khác nhau như form
A, B, ICO, D, AK, AJ, E, VJ.
Giấy chứng nhận phun trùng (Fumigation) là chứng từ để xác nhận hàng
hóa đã được phun trùng, hóa chất hàng hóa trước khi xuất – nhập khẩu hàng hóa.
Giấy chứng nhận kiểm dịch (Animal product sanitary inspection
certificate) là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ
hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc,…
Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật do cơ quan kiểm dịch động vật cấp
cho các hàng hóa là động vật hoặc các sản phẩm động vật hoặc bao bì của chúng,
xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) do cơ
quan bảo vệ thực vật cấp cho hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn gốc là thực vật,
xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch, nấm độc, cỏ
dại,…
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
18
Giấy đặt chỗ (Booking Note) là thông tin mà khách hàng cung cấp cho hãng
tàu để đặt chỗ cho hàng của mình trên tàu để xuất khẩu. Booking Note làm căn cứ,
độ tin cậy và đồng thời là thông tin cho hãng tàu biết cảng xếp hàng, dỡ hàng cũng
như các thông tin liên quan về lô hàng đó.
Phiếu giao nhận container (Equipment Intercharge Receipt – EIR) là
chứng từ giao nhận container giữa cảng và khách hàng. Phiếu này chỉ được xuất đối
với hàng nguyên container, hàng lẻ thì không có phiếu này.
Ngoài ra còn hợp đồng mua bán (Sales contract) là tất cả cá hợp đồng mua
bán trong đó các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và
hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký
kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thành lập ở những nước khác nhau.
1.7 Các chỉ tiêu đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
xuất nhập khẩu
1.7.1 Doanh thu, Lợi nhuận
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả tiền
trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu tiền
hay chưa. Doanh thu phản ảnh được tình hình kinh doanh của công ty qua các kỳ
kinh doanh. Dựa vào sự tăng giảm của doanh thu mà công ty xác định được hiệu
quả kinh doanh của công ty.
Lợi nhuận thương mại là chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả hoạt động của công
ty thương mại sau mỗi kỳ kinh doanh. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng doanh
thu bán hàng (dịch vụ) và chi phí kinh doanh của các công ty thương mại. Khi đó,
công ty có lợi nhuận kinh doanh càng cao thì chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả
và có lời.
1.7.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận
Biểu thị sự biến động về doanh thu, lợi nhuận qua các năm. Tốc độ tăng
trưởng bằng doanh thu/ lợi nhuận năm này chia cho doanh thu/ lợi nhuận năm trước
đó trừ đi một để xem tốc độ phát triển, hiệu quả kinh doanh của công ty như thế
nào. Dựa trên chỉ số tốc độ tăng trưởng mà công ty có thể đánh giá được hiệu quả
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
19
kinh doanh của kì này so với kì trước. Khi chỉ số này dương chứng tỏ doanh thu/ lợi
nhuận năm sau cao hơn năm trước và ngược lại. Công ty dựa vào nó mà đề ra
phương án kinh doanh vào kì kế tiếp.
1.7.3 Tỷ suất sinh lợi của doanh thu, chi phí
Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lợi của chi phí (ROC). Hai
chỉ số này phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Khi các
chỉ số này tăng hay giảm đều phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty, khả năng
sử dụng vốn của công ty như thế nào. Khi ROC, ROS tăng chứng tỏ công ty đang
hoạt động tốt và ngược lại là chưa hiệu quả.
ROS thể hiện một đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận. ROC thể hiện một đồng chi phí bỏ ra để kinh doanh thì doanh nghiệp thu
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.7.4 Chất lượng dịch vụ khách hàng
Các công ty giao nhận khác nhau sẽ cung cấp những loại chất lượng dịch vụ
khác nhau. Chất lượng của dịch vụ mà công ty cung cấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh. Thời gian thực hiện việc giao nhận nhanh hay chậm tác động đến sự hài
lòng của khách hàng nên quy trình càng nhanh thì càng tạo được lòng tin và uy tín
từ khách hàng và ngược lại. Không chỉ có yếu tố về thời gian mà còn các dịch vụ
khác như bốc xếp, lưu kho, lưu bãi, cách thông báo cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn công ty giao nhận nào. Do đó, chất lượng dịch vụ càng cao, giá cả
cạnh tranh thì sẽ giữ chân được khách hàng cũ và tìm được khách hàng mới.
1.7.5 An toàn hàng hóa
Sự an toàn của hàng hóa trong quy trình giao nhận của một công ty giao nhận
cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hoạt động giao nhận của một công ty.
Khi khách hàng giao hàng cho công ty giao nhận để làm dịch vụ xuất hàng hay nhập
hàng thì công ty phải đảm bảo sự an toàn của hàng hóa. Không mất mác, hư hỏng
hay thất thoát trong quá trình làm hàng. Sự an toàn của hàng hóa tạo nên niềm tin
nơi khách hàng, tạo nên uy tín của công ty.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
20
1.7.6 Thị phần của công ty trong ngành Logistics
Thị phần (market share) là tỉ lệ phần trăm về thị trường mà một công ty nắm
giữ so với tổng quy mô thị trường. Công ty có thị phần cao nhất được xem là
thương hiệu dẫn đầu. Thị phần là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thành
công của doanh nghiệp.
Một thương hiệu dẫn đầu về thị phần có rất nhiều lợi ích chứ không chỉ đơn
thuần là doanh số cao. Chẳng hạn như mức ảnh hưởng, uy tín của doanh nghiệp
trong ngành cũng được đánh giá cao hơn so với những công ty đối thủ.
1.7.7 Mức độ phát triển của công ty giao nhận
Công ty giao nhận tại Việt Nam hoạt động có nhiều mức độ khác nhau, gồm
có bốn mức độ. Công ty giao nhận nào có mức độ càng lớn thì càng mạnh, càng có
quy trình chặt chẽ.
Cấp độ 1: các đại lý giao nhận truyền thống – các đại lý giao nhận chỉ thuần
túy cung cấp dịch vụ do khách hàng yêu cầu. Thông thường các dịch vụ đó là vận
chuyển hàng hóa bằng đường bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, làm các
chứng từ, lưu kho bãi, giao nhận.
Cấp độ 2: các đại lý giao nhận đóng vai trò là người gom hàng và cấp vận
đơn nhà (House Bill of Lading). Nguyên tắc hoạt động của những công ty này là
phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc rút hàng/ đóng hàng xuất
nhập khẩu.
Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức. Trong
vai trò này, một số công ty đã phối hợp với công ty nước ngoài tại cảng dỡ hàng
bằng một hợp đồng phụ để tự động thu xếp vận tải hàng hóa tới điểm cuối cùng
theo vận đơn.
Cấp độ 4: đây là đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Đây là kết quả tất yếu của quá trình hội nhập. Một số công ty giao nhận chưa có khả
năng trở thành công ty logistics thì liên kết với các công ty nước ngoài để trở nên
mạnh hơn.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
21
1.8 Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu.
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố. Do đó, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng chịu nhiều sự tác
động không những trực tiếp mà còn gián tiếp. Các nhân tố này hình thành từ bên
trong lẫn bên ngoài công ty.
1.8.1 Các yếu tố bên ngoài công ty
1.8.1.1Quan hệ hợp tác giữa hai nước
Nhân tố về mối quan hệ giữa hai quốc gia tác động không ít đến hoạt động
kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với 1 quốc gia mà Việt
Nam có quan hệ kinh tế tốt, quan hệ đối tác song phương hay toàn diện thì các
doanh nghiệp sẽ được nhiều ưu đãi hơn các quốc gia khác. Các chế độ MFN,
GSP,… giúp các doanh nghiệp Việt Nam hưởng các chế độ thuế quan rẻ hơn các
nước khác, có các mặt hàng được hưởng 0% thuế xuất – nhập khẩu. Bên cạnh đó,
các quốc gia Việt Nam chưa đặt quan hệ hay không cùng tham gia vào tổ chức kinh
tế chung nào thì thuế cao hơn hay quy trình xuất – nhập khẩu sẽ khó hơn. Vì vậy,
quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu.
1.8.1.2Nền kinh tế
Nền kinh tế là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh dịch vụ giao nhận. Nền kinh tế thế giới ổn định thì mới cân bằng
các hoạt động kinh doanh, tạo môi trường lưu thông tốt cho các doanh nghiệp.
Ngược lại, nền kinh tế bất ổn sẽ làm hoạt động kinh doanh bị trì trệ.
Sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam cũng tạo tiền đề cho các doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả hơn. Tỷ lệ lạm phát, lãi suất cũng góp phần tác động đến hoạt
động kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát thấp, lãi suất ổn định tạo môi trường hoạt động ổn
định, ít rủi ro giúp các doanh nghiệp ổn định việc kinh doanh; ngược lại, sẽ tác động
xấu đến hiệu quả kinh doanh.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
22
Tỷ giá hối đoái cũng tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu nên tác động
gián tiếp đến hoạt động giao nhận hàng hóa. Khi tỷ giá tăng hay giảm thì sẽ kéo
theo giá cước vận tải, cược container tăng hay giảm theo, kéo theo nhiều rủi ro
trong hoạt động kinh doanh.
Sự cần thiết của nhiên liệu, xăng dầu cũng là một vấn đề trong vận tải đường
biển. Giá nhiên liệu tác động mạnh đến giá cước vận chuyển, đây là một vấn đề đầy
nhạy cảm trong vấn đề giá cước vận chuyển.
1.8.1.3Yếu tố tự nhiên
Kinh doanh dịch vụ giao nhận bằng đường biển chịu nhiều sự ảnh hưởng của
thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam có đường bờ biển dài thuận lợi phát
triển phương thức vận tải đường biển.
Tuy nhiên, do bản chất vận tải biển tốn nhiều thời gian nên chịu nhiều rủi ro
trong vận chuyển. Thiên tai trên biển thường xuyên xảy ra nên các doanh nghiệp
cần phải mua bảo hiểm hàng hóa, tốn chi phí bảo vệ hàng hóa.
1.8.1.4Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp luôn chịu sự cạnh tranh khốc
liệt từ các đối thủ hoạt động cùng ngành nghề, các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực giao nhận cũng không ngoại lệ.
Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành giao nhận tác động
mạnh mẽ đến giá cước, giá dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nên các doanh nghiệp
giao nhận phải luôn xây dựng giá dịch vụ cạnh tranh nhất để có thể tồn tại trong
ngành, duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu dài.
Không chỉ có các doanh nghiệp giao nhận cạnh tranh với nhau mà còn có sự
cạnh tranh giữa công ty giao nhận và công ty vận tải và các đối thủ tiềm năng khác.
Công ty hoạt động chung lĩnh vực thì tranh giành khách hàng, những công ty hoạt
động trong những ngành liên quan như ngành vận tải cũng tác động mạnh đến
doanh nghiệp giao nhận.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
23
1.8.1.5 Các hãng tàu
Hãng tàu là một trong những yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến hoạt
động giao nhận của các doanh nghiệp. Số lượng hãng tàu, số chuyến, thời gian vận
chuyển, uy tín, giá cước của mỗi hãng tàu đều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
giao nhận. Do đó, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ chi phí để vận tải ở mỗi hãng
tàu để xây dựng chiến lược giá tốt nhất. Bên cạnh đó, giá cước lưu kho, số lượng
kho bãi và số ngày được lưu kho bãi miễn phí cũng ảnh hưởng đến hoạt động giao
nhận hàng hóa. Chi phí giao nhận cao hay thấp còn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt
động giao nhận của doanh nghiệp.
1.8.2 Nhân tố bên trong công ty
1.8.2.1Cơ sở vật chất
Bên cạnh các nhân tố bên ngoài công ty thì các nhân tố bên trong công ty
cũng là những yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Đối với một công ty giao nhận thì
vấn đề cơ sở hạ tầng tác động không ít đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Đầu tiên là môi trường, văn phòng làm việc của công ty. Vị trí văn phòng
của công ty ở đâu, có gần với cảng, các kho ngoại quan, ICD hay không, nó ảnh
hưởng đến thời gian nhanh chậm khi từ công ty đến hiện trường. Văn phòng càng
xa thì khả năng tốn kém cho việc di chuyển, thực hiện quy trình giao nhận sẽ khó
khăn hơn và ngược lại.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có kho riêng hay không nhằm phục vụ cho việc
tập kết hàng, đóng hàng vào container, đưa hàng về kho lưu trữ,. . . Nếu công ty
giao nhận có kho riêng thì giúp công ty giảm rất nhiều chi phí cho việc đóng hàng,
lưu kho,…Nếu doanh nghiệp không có kho riêng phải thuê kho bãi hoặc phải lưu
kho tại bãi cảng của hãng tàu thì tốn rất nhiều chi phí cho việc này. Cho nên, kho
bãi ảnh hưởng không ít đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp giao nhận.
Ngoài ra, phương tiện vận tải, xe đầu kéo cũng góp phần cấu thành nên chi
phí hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có xe đầu kéo, xe chở hàng
riêng thì công ty giao nhận có thể chủ động thời gian hơn trong việc chở hàng, kéo
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
24
hàng ra cảng và ngược lại; thêm vào đó là giúp tiết kiệm được chi phí thuê xe rất
nhiều và không bị phụ thuộc vào các nhà vận tải.
1.8.2.2Nhân viên
Trình độ chuyên môn cùng với hiệu quả làm việc của nhân viên trong doanh
nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận. Đội ngũ
nhân viên làm việc năng động, sáng tạo, tích cực chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả
cao trong hoạt động. Nhân viên Sales tiếp thị, marketing làm việc càng hiệu quả,
khả năng thuyết phục người khác càng cao thì sẽ kiếm được nhiều khách hàng và
đơn hàng mới cho doanh nghiệp cũng như duy trì các mối quan hệ cũ.
Bên cạnh đó, bộ phận chứng từ và giao nhận làm việc cẩn thận, linh hoạt
trong từng tình huống và các loại hàng hóa khác nhau giúp giảm chi phí chi hải
quan thì sẽ làm cho giá dịch vụ của doanh nghiệp có thể thấp hơn các đối thủ cạnh
tranh khác. Ngược lại thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
giao nhận.
1.8.2.3Tài chính
Để một công ty hoạt động được, một công ty rất cần vốn để thực hiện các
hoạt động kinh doanh. Một công ty có nguồn tài chính phong phú và nhiều thì có
nhiều cơ hội để thúc đẩy hoạt động kinh doanh hơn.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty giao nhận ảnh hưởng trực tiếp đến quy
trình giao nhận của công ty. Công ty giao nhận phải thường xuyên ứng trước tiền để
thực hiện việc làm hàng, thông quan, lấy B/L,… trước khi thu tiền khách hàng. Chỉ
khi nào quy trình kết thúc thì công ty mới xuất phiếu thu yêu cầu khách hàng trả
tiền. Khi đó, tiền của công ty sẽ không thể linh hoạt được vì phải chờ thu hồi tiền
ứng trước ra nếu như khách hàng trả chậm. Nếu công ty giao nhận đó có nguồn tài
chính, tiền mặt hạn hẹp thì khả năng thực hiện nhiều hợp đồng một lúc rất khó
khăn, có thể bị thiếu hụt về vốn. Ngược lại, công ty có nguồn vốn dồi dào và khả
năng thanh khoản cao thì tình trạng thiếu vốn là hiếm khi xảy ra.
GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh
25
1.8.2.4Trang thiết bị công nghệ
Để khai được tờ khai hải quan điện tử, doanh nghiệp cần phải có máy tính,
mạng internet ổn định và phần mềm khai hải quan mua bản quyền. Do đó, doanh
nghiệp cần phải mua bản quyền phần mềm khai hải quan cho từng máy tính, để
nhân viên chứng từ khai báo hải quan được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Điện thoại trong nội bộ doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không kém. Điện
thoại là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Quan trọng hơn là sự liên lạc
giữa bộ phận chứng từ với nhân viên giao nhận hiện trường tại cảng,… Mạng điện
thoại trong doanh nghiệp có vấn đề sẽ kéo theo sự tăng chi phí do phải sử dụng điện
thoại di động thay thế, khách hàng không liên lạc được…
1.9 Bài học kinh nghiệm của một số công ty giao nhận
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) là một trong top 20 doanh nghiệp
logistics hàng đầu Việt Nam. Trong những năm qua, công ty luôn hoạt động hiệu
quả, đề ra từng nhiệm vụ rõ ràng, cung cấp các dịch vụ và giải pháp logistics toàn
diện, kịp thời, an toàn và hiệu quả đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
SNP đầu tư vào cơ sở kho bãi hậu cần rất tốt, hiện có một hệ thống cảng biển
và các cơ sở logistics/ ICD trải dài khắp 3 miền gồm: thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quy Nhơn, Khánh Hòa,
Hải Phòng.
Luôn thực hiện đúng phương châm đã đề ra “Không ngừng hoàn chỉnh chuỗi
cung ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics”, SNP Logistics triển khai mạnh
các loại hình dịch vụ logistics như vận chuyển (đường biển, đường sông, đường
hàng không, đường bộ, đường sắt,…vận tải đa phương thức), giao nhận, đại lý hải
quan, dịch vụ kho vận, phân phối, quản lý chuỗi cung ứng và hàng công trình, dự
án…
Với lợi thế là mạng lưới cảng biển và logistics rộng khắp cả nước, áp dụng
công nghệ tiến tiến vào dịch vụ logistics, cán bộ công nhân viên được đào tạo bài
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

More Related Content

What's hot

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần Falcon Logis...
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần Falcon Logis...Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần Falcon Logis...
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty cổ phần Falcon Logis...
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
 
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAY
Luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAYLuận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAY
Luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAY
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
 
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
 
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
 
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
 

Similar to Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

104644 doan thuc quyen
104644   doan thuc quyen104644   doan thuc quyen
104644 doan thuc quyen
Lan Nguyễn
 

Similar to Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. (20)

Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần T...
Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần T...Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần T...
Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần T...
 
DKC-2017-123112.pdf
DKC-2017-123112.pdfDKC-2017-123112.pdf
DKC-2017-123112.pdf
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
 
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
 
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAYĐề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
 
Chuyên Đề Đẩy Mạnh Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập...
Chuyên Đề Đẩy Mạnh Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập...Chuyên Đề Đẩy Mạnh Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập...
Chuyên Đề Đẩy Mạnh Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập...
 
Báo cáo-nguyễn-thị-ngọc-hoanh
Báo cáo-nguyễn-thị-ngọc-hoanhBáo cáo-nguyễn-thị-ngọc-hoanh
Báo cáo-nguyễn-thị-ngọc-hoanh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận lễ tân khách sạn 8,5 ĐIỂM, HAY!
Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận lễ tân khách sạn 8,5 ĐIỂM, HAY!Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận lễ tân khách sạn 8,5 ĐIỂM, HAY!
Nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận lễ tân khách sạn 8,5 ĐIỂM, HAY!
 
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!
 
Báo cáo thực tập khoa thương mại & du lịch trường Đại học Công Nghiệp.docx
Báo cáo thực tập khoa thương mại & du lịch trường Đại học Công Nghiệp.docxBáo cáo thực tập khoa thương mại & du lịch trường Đại học Công Nghiệp.docx
Báo cáo thực tập khoa thương mại & du lịch trường Đại học Công Nghiệp.docx
 
Báo cáo thực tập khoa thương mại và du lịch tại công ty việt nam top vision i...
Báo cáo thực tập khoa thương mại và du lịch tại công ty việt nam top vision i...Báo cáo thực tập khoa thương mại và du lịch tại công ty việt nam top vision i...
Báo cáo thực tập khoa thương mại và du lịch tại công ty việt nam top vision i...
 
Khóa luận: Kế toán tập hợp doanh thu, chi phí tại công ty du lịch, HAY
Khóa luận: Kế toán tập hợp doanh thu, chi phí tại công ty du lịch, HAYKhóa luận: Kế toán tập hợp doanh thu, chi phí tại công ty du lịch, HAY
Khóa luận: Kế toán tập hợp doanh thu, chi phí tại công ty du lịch, HAY
 
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn, HAYLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn, HAY
 
104644 doan thuc quyen
104644   doan thuc quyen104644   doan thuc quyen
104644 doan thuc quyen
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty cổ phần du...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty cổ phần du...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty cổ phần du...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty cổ phần du...
 
Chương1bc
Chương1bcChương1bc
Chương1bc
 
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
 
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đBài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing-mix tại Công ty TNHH Đầu tư Giáo dục T...
Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing-mix tại Công ty TNHH Đầu tư Giáo dục T...Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing-mix tại Công ty TNHH Đầu tư Giáo dục T...
Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing-mix tại Công ty TNHH Đầu tư Giáo dục T...
 
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Đề tài: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀ I CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI TRẦN KIM LỆNH Lớp: 11DTM1– KHÓA 08 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP UTên đề tàiU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI LIÊN QUỐC TẾ (INCOTRANS) CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ UGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪNU: ThS. MAI XUÂN ĐÀO TP. HCM – Tháng 05/2015
  • 2. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀ I CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI TRẦN KIM LỆNH Lớp: 11DTM1– KHÓA 08 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP UTên đề tàiU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI LIÊN QUỐC TẾ (INCOTRANS) TP. HCM – Tháng 05/2015
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều của người khác. Kể từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm chia sẻ tận tình của Thầy Cô trong trường. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Tài chính Marketing, đặc biệt là các thầy cô khoa Thương mại của trường đã tạo điều kiện cho em thực hiện bài thực hành nghề nghiệp lần 2 này. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành ban giám đốc của công ty Incotrans cũng như toàn thể các anh chị trong công ty nói chung và các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu nói riêng đã giúp đỡ em được tiếp thu những kiến thức thực tế. Và em cũng xin chân thành cám ơn Cô ThS. Mai Xuân Đào đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn chúng em qua từng buổi gặp để giúp chúng em viết bài tốt hơn, có một sự logic trong bài chuyên đề. Nếu không có sự hướng dẫn tận tình của Cô thì em nghĩ bài chuyên đề tốt nghiệp này khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô. Trong quá trình làm bài đề án này, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn ! Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) Trần Kim Lệnh
  • 4. NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP ................................................................................................................ ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Tp. HCM, ngày… tháng… năm 2015 Giám đốc công ty
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tp. HCM, ngày… tháng… năm 2015 Giảng viên hướng dẫn
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của công ty INCOTRANS 31/03/2015............................... 33 Bảng 2.2 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty từ 2010 – 2014 và quý I 2015. 34 Bảng 2.3 Doanh thuhoạt động kinh doanh của công ty theo các loại dịch vụtừ năm 2010 – 2014 và quý I 2015............................................................................................ 38 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của công ty từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015 .................................................................. 41 Bảng 2.5 Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo phương thức vận tải từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015............................................................................................ 44 Bảng 2.6 Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo hình thức xuất khẩu – nhập khẩu từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015.................................................. 47 Bảng 2.7 Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo cơ cấu mặt hàng từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015....................................................................... 50 Bảng 2.8 Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo khách hàng từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015.................................................................................... 53 Bảng 2.9 Doanh thu giao nhận đường biển theo phương thức hàng lẻ, hàng nguyên container từ năm 2010 – 2014 và quý I 2015................................................................ 57 Biểu đồ 2.1: Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty theo các loại dịch vụ từ 2010 – 2014................................................................................................................... 39 Biểu đồ 2.2: Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo phương thức vận tải từ năm 2010 – 2014........................................................................................................... 45 Biểu đồ 2.3: Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo hình thức xuất khẩu – nhập khẩu từ năm 2010 – 2014..................................................................................... 48 Biểu đồ 2.4: Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo cơ cấu mặt hàng từ năm 2010 – 2014................................................................................................................... 51 Biểu đồ 2.5: Doanh thu dịch vụ giao nhận của công ty theo khách hàng từ năm 2010 – 2014............................................................................................................................ 54
  • 7. MỤC LỤC 31TMỞ ĐẦU31T 31T1.31T 31TLý do chọn đề tài31T 31T2.31T 31TMục tiêu nghiên cứu31T 31T3.31T 31TĐối tượng nghiên cứu31T 31T4.31T 31TPhạm vi nghiên cứu31T 31T5.31T 31TPhương pháp nghiên cứu31T 31T6.31T 31TKết cấu của đề tài31T 31TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN31T .........1 31T1.131T 31TKhái niệm về dịch vụ giao nhận, người giao nhận31T ..........................................1 31T1.1.131T 31TKhái niệm về dịch vụ giao nhận31T.................................................................1 31T1.1.231T 31TKhái niệm về người giao nhận31T ...................................................................2 31T1.231T 31TQuyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận31T ............................2 31T1.2.131T 31TQuyền hạn và nghĩa vụ người giao nhận31T....................................................2 31T1.2.231T 31TTrách nhiệm của người giao nhận31T ..............................................................3 31T1.2.331T 31TPhạm vi dịch vụ giao nhận31T .........................................................................4 31T1.331T 31TPhương thức và nguyên tắc giao nhận31T..............................................................5 31T1.431T 31TCơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển31T .................................................................................................................6 31T1.531T 31TNội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển31T ..............................................................................................7 31T1.5.131T 31TNghiên cứu thị trường31T ................................................................................7 31T1.5.231T 31TTìm kiếm khách hàng31T .................................................................................7
  • 8. 31T1.5.331T 31TLập phương án kinh doanh31T.........................................................................7 31T1.5.431T 31TĐàm phán, kí kết hợp đồng31T ........................................................................8 31T1.5.531T 31TThực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu31T ..........................8 31T1.5.5.131T 31TĐối với hàng xuất31T....................................................................................8 31T1.5.5.1.131T 31TĐặt chỗ với hãng tàu31T ....................................................................8 31T1.5.5.1.231T 31TChuẩn bị giao hàng cho người vận tải.31T ........................................8 31T1.5.5.1.331T 31TGiao hàng cho tàu31T ........................................................................8 31T1.5.5.1.431T 31TLàm thủ tục hải quan31T ...................................................................9 31T1.5.5.1.531T 31TLập chứng từ thanh toán31T ............................................................10 31T1.5.5.231T 31TĐối với hàng nhập31T.................................................................................10 31T1.5.5.2.131T 31TTiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ31T ............................................10 31T1.5.5.2.231T 31TLấy lệnh giao hàng D/O31T.............................................................10 31T1.5.5.2.331T 31TLên tờ khai hải quan, nộp thuế31T ..................................................10 31T1.5.5.2.431T 31TLàm thủ tục hải quan31T .................................................................11 31T1.5.5.2.531T 31TThủ tục nhận hàng tại cảng31T ........................................................12 31T1.5.5.2.631T 31TGiao hàng cho khách hàng31T.........................................................13 31T1.5.631T 31TQuyết toán và lưu hồ sơ31T ...........................................................................13 31T1.5.731T 31TKhiếu nại (nếu có)31T ....................................................................................13 31T1.631T 31TCác chứng từ liên quan trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển31T ...............................................................................................................14 31T1.731T 31TCác chỉ tiêu đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu31T ........................................................................................................18 31T1.7.131T 31TDoanh thu, Lợi nhuận31T...............................................................................18 31T1.7.231T 31TTốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận31T .................................................18
  • 9. 31T1.7.331T 31TTỷ suất sinh lợi của doanh thu, chi phí31T ....................................................19 31T1.7.431T 31TChất lượng dịch vụ khách hàng31T................................................................19 31T1.7.531T 31TAn toàn hàng hóa31T......................................................................................19 31T1.7.631T 31TThị phần của công ty trong ngành Logistics31T ............................................20 31T1.7.731T 31TMức độ phát triển của công ty giao nhận31T .................................................20 31T1.831T 31TCác yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.31T .......................................................................................................21 31T1.8.131T 31TCác yếu tố bên ngoài công ty31T ...................................................................21 31T1.8.1.131T 31TQuan hệ hợp tác giữa hai nước31T .....................................................21 31T1.8.1.231T 31TNền kinh tế31T ....................................................................................21 31T1.8.1.331T 31TYếu tố tự nhiên31T..............................................................................22 31T1.8.1.431T 31TĐối thủ cạnh tranh31T.........................................................................22 31T1.8.1.531T 31TCác hãng tàu31T..................................................................................23 31T1.8.231T 31TNhân tố bên trong công ty31T ........................................................................23 31T1.8.2.131T 31TCơ sở vật chất31T................................................................................23 31T1.8.2.231T 31TNhân viên31T ......................................................................................24 31T1.8.2.331T 31TTài chính31T .......................................................................................24 31T1.8.2.431T 31TTrang thiết bị công nghệ31T ...............................................................25 31T1.931T 31TBài học kinh nghiệm của một số công ty giao nhận31T ......................................25 31TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY INCOTRANS31T ....................................................................................................29 31T2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần vận tải Liên Quốc Tế31T ......................................29 31T2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty31T ......................................................29
  • 10. 31T2.1.1.1 Quá trình hình thành31T.........................................................................29 31T2.1.1.2 Quá trình phát triển:31T .........................................................................30 31T2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty31T ............................................................30 31T2.1.2.1 Chức năng31T ........................................................................................30 31T2.1.2.2 Nhiệm vụ31T ..........................................................................................31 31T2.1.3 Cơ cấu nhân sự31T.............................................................................................31 31T2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức31T .......................................................................31 31T2.1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban31T ...........................................................31 31T2.1.3.3 Cơ cấu nhân sự31T .................................................................................33 31T2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2010 – 3/201531T .....................34 31T2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại vận tải Liên Quốc Tế INCOTRANS31T ...........................................................................................................41 31T2.2.1 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty31T .........................................................................................41 31T2.2.1.1 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức vận tải của công ty31T ..........................................................43 31T2.2.1.2 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa theo xuất khẩu – nhập khẩu bằng đường biển của công ty31T ......................................................46 31T2.2.1.3 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo cơ cấu mặt hàng31T ....................................49 31T2.2.1.4 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo khách hàng31T ............................................52
  • 11. 31T2.2.1.5 Phân tích doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo phương thức hàng lẻ (LCL), hàng nguyên container (FCL)31T ............................................................................................56 31T2.2.231T 31TGiá dịch vụ31T ...............................................................................................61 31T2.2.331T 31TTình hình mối quan hệ với các đối tác31T .....................................................62 31T2.2.3.131T 31THãng tàu:31T .......................................................................................62 31T2.2.3.231T 31TĐại lý giao nhận31T ............................................................................62 31T2.2.3.331T 31TCông ty bảo hiểm31T ..........................................................................63 31T2.2.3.431T 31TCông ty vận tải31T ..............................................................................63 31T2.2.431T 31TChất lượng dịch vụ31T ...................................................................................63 31T2.2.531T 31TNội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của công ty31T ....................................................................................................64 31T2.2.5.131T 31TNghiên cứu thị trường (1)31T .............................................................66 31T2.2.5.231T 31TTìm kiếm khách hàng (2)31T ..............................................................67 31T2.2.5.331T 31TLập phương án kinh doanh (3)31T......................................................67 31T2.2.5.431T 31TĐàm phán và kí kết hợp đồng (4)31T .................................................67 31T2.2.5.531T 31TĐối với hàng xuất31T..........................................................................69 31T2.2.5.631T 31TĐối với hàng nhập31T .........................................................................74 31T2.2.5.731T 31TQuyết toán và lưu hồ sơ (11)31T ........................................................79 31T2.2.2.8 Khiếu nại (nếu có) (12)31T ....................................................................80 31T2.331T 31TPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty31T ...........................80 31T2.3.131T 31TCác nhân tố bên ngoài công ty31T .................................................................80 31T2.3.1.131T 31TNước xuất/ nhập khẩu31T ...................................................................80
  • 12. 31T2.3.1.231T 31TNền kinh tế31T ....................................................................................81 31T2.3.1.331T 31TĐối thủ cạnh tranh31T.........................................................................82 31T2.3.1.431T 31TCác hãng tàu31T..................................................................................83 31T2.3.1.531T 31TCác công ty giao nhận31T ...................................................................83 31T2.3.231T 31TNhân tố bên trong công ty31T ........................................................................84 31T2.3.2.131T 31TCơ sở vật chất31T................................................................................84 31T2.3.2.231T 31TNhân viên31T ......................................................................................84 31T2.3.2.331T 31TTài chính31T .......................................................................................85 31T2.3.2.431T 31TThiết bị công nghệ31T ........................................................................86 31T2.431T 31TĐánh giá chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của công ty31T ...........................................................................................86 31T2.4.131T 31TThành tựu31T .................................................................................................86 31T2.4.231T 31TTồn tại31T ......................................................................................................88 31T2.531T 31TNhận xét chung về ảnh hưởng của các nhân tố31T .............................................89 31T2.5.131T 31TĐiểm mạnh31T ...............................................................................................89 31T2.5.231T 31TĐiểm yếu31T ..................................................................................................91 31T2.5.331T 31TCơ hội31T .......................................................................................................93 31T2.5.431T 31TThách thức31T ................................................................................................94 31TCHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY INCOTRANS31T .............................................................................97 31T3. 1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới31T.................................97 31T3. 2 Ma trận SWOT về việc đưa ra giải pháp thúc đẩy họat động khinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty Incotrans31T...............................................................97
  • 13. 31T3. 3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty31T.....99 31T3.3.1 Giải pháp 1: Giảm chi phí kinh doanh và tăng nguồn vốn31T ..........................99 31T3.3.2 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng nhân lực31T ..............................................101 31T3.3.3 Giải pháp 3: Xây kho bãi, đầu tư phương tiện vận tải31T ...............................102 31T3.3.4 Giải pháp 4: Xây dựng đội ngũ và chương trình marketing31T ......................104 31T3.3.531T 31TGiải pháp 5: Tìm kiếm khách hàng mới31T ....................................................107 31T3.3.631T 31TGiải pháp 6: Mở rộng thị phần31T...................................................................108 31T3.3.731T 31TGiải pháp 7: Ổn định nhân lực31T ...................................................................109 31T3. 4 Kiến nghị31T .........................................................................................................110 31T3.4.1 Đối với Nhà nước31T ......................................................................................110 31T3.4.231T 31TĐối với Hải quan cảng31T ...............................................................................111 31T3.4.331T 31TĐối với các tổ chức giao nhận31T ...................................................................112 31TKẾT LUẬN31T 31TPHỤ LỤC31T
  • 14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, vấn đề kinh tế được chú trọng hơn đặc biệt là vấn đề ngoại thương. Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu, chính vì vậy mà ngoại thương Việt Nam đã có những bước nhảy vọt. Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đóng vai trò không thể thiếu trên thế giới. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển mạnh kéo theo sự xuất hiện các công ty hoạt động về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và Logistics, đóng vai trò quan trọng trong cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Công ty cổ phần thương mại vân tải Liên Quốc Tế (INCOTRANS) là công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, Logistics chủ yếu về đường biển đang từng bước khẳng định uy tín và chất lượng dịch vụ; cũng như cũng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; đứng vững trên thị trường giao nhận đang cạnh tranh quyết liệt và góp phần xây dựng nền kinh tế ngoại thương của nước nhà. Tuy nhiên, Incotrans cũng gặp không ít khó khăn về tài chính, thiếu hụt vốn, nhân sự thường thiếu hụt về nhân lực do nhân viên hay nghỉ, không gắn bó lâu dài. Bên cạnh đó hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Incotrans cũng còn nhiều chỗ chưa hợp lý và còn nhiều khó khăn. Đứng trước những khó khăn này nên người viết chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại vận tải Liên Quốc Tế INCOTRANS” để nhằm giúp Incotrans cải thiện được những khó khăn trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài này, mục tiêu chính cần phải thực hiện là tìm hiểu tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty INCOTRANS. Để làm cụ thể mục tiêu của đề án, tác giả đã đưa ra những mục tiêu
  • 15. cụ thể để dễ dàng thực hiện. Đó là tìm hiểu nội dung hoạt động và tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận bằng đường biển tại công ty. Sau đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty, xác định kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân tác động đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty. Từ đó đánh giá những cơ hội và thách thức; điểm mạnh và điểm yếu của công ty INCOTRANS. Để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty INCOTRANS. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp này là hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tại công ty cổ phần thương mại vận tải Liên Quốc Tế (INCOTRANS). Về thời gian: tìm hiểu về công ty gồm số liệu, thông tin công ty và hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận giai đoạn 2010 – 2014 và 3 tháng đầu năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung chủ yếu các phương pháp sau đây: - Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, tư duy logic, phân tích tổng hợp được áp dụng trong chương 1. - Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp so sánh, đối chứng, lấy ý kiến chuyên gia và phân tích dự báo trong chương 2. - Phương pháp tư duy hệ thống được áp dụng trong chương 3.
  • 16. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp được kết cấu làm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. - Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty INCOTRANS. - Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty INCOTRANS. Em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Mai Xuân Đào đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua để hoàn thành tốt đề tài này. Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu có hạn nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Mong thầy (cô) thông cảm.
  • 17. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận, người giao nhận 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhậnP0F 1 Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về dịch vụ giao nhận mà chỉ có những khái niệm khác nhau. Tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi quốc gia, của mỗi tổ chức cũng như những quan điểm riêng mà các nhà kinh tế, các tổ chức mà họ đưa ra các khái niệm khác nhau về nó. Trong thương mại quốc tế, người bán và người mua thường cách xa nhau. Việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng cần phải có người vận tải thực hiện. Khâu này góp một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu thiếu hoạt động này thì coi như hoạt động ngoại thương không thể thực hiện. Để cho quá trình vận tải được bắt đầu – tiếp tục – kết thúc, tức hàng hóa đến tay người mua, ta cần phải thực hiện một loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng ra kho cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/ dỡ, giao hàng cho người nhận,… Tất cả công việc này được gọi chung là “nghiệp vụ giao nhận – Forwarding”. Có nhiều khái niệm về giao nhận: “Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động vận tải nhằm đưa hàng đến đích an toàn”. “Giao nhận là dịch vụ hải quan”. “Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhưng không phải là vận tải”. “Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải, nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng”. Theo Bộ Luật Thương Mại của Việt Nam năm 1997 có đề cập đến hoạt động giao nhận, tuy nhiên năm 2005 thì không còn nhắc đến hoạt động giao nhận thay 1 Phạm Mạnh Hiền, 2012.Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương.NXB Lao động – xã hội.
  • 18. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 2 vào đó là đề cập đến dịch vụ logistics. Ở mục 4, điều 233 có quy định về dịch vụ logistics. Theo đó, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. 1.1.2 Khái niệm về người giao nhậnP1F 2 Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là “Người giao nhận – Forwading – Freight Forwarder – Forwading Agent”. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác. Người giao nhận có trình độ chuyên môn như: - Biết kết hợp giữa nhiều phương thức vận tải khác nhau. - Biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch vụ gom hàng. - Biết kết hợp giữa vân tải – giao hàng – xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như Hải quan, Đại lý tàu,… Người giao nhận còn tạo điều kiện cho người kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả nhờ vào dịch vụ giao nhận của mình. 1.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 1.2.1 Quyền hạn và nghĩa vụ người giao nhận Trong luật Thương mại Việt Nam (2005) điều 235 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ logistics như sau: - Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ: + Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác; 2 Phạm Mạnh Hiền (2012), “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Lao động – xã hội.
  • 19. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 3 + Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng; + Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn; + Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. - Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. 1.2.2 Trách nhiệm của người giao nhận Khi được hưởng quyền từ dịch vụ kinh doanh giao nhận đối với khách hàng thì người giao nhận cũng phải có trách nhiệm phù hợp đối với khách hàng, tùy trường hợp người giao nhận là đại lý hay người chuyên chở chính. Khi người giao nhận đóng vai trò là đại lý thì phải chịu trách nhiệm về lỗi lầm hoặc sơ suất của mình hay người làm thuê cho mình thực hiện dịch vụ. Khi giao hàng trái với chỉ dẫn; quên mua bảo hiểm hoặc sai sót trong việc bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có chỉ dẫn; lỗi lầm khi làm thủ tục hải quan; giao hàng sai địa chỉ; giao hàng mà không thu tiền của người nhận; tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế,… Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mất mát về người hoặc tài sản mà anh ta đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở, hoặc người giao nhận khác,… nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận. Khi người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở chính, là người nhận ủy thác, với tư cách là một bên ký hợp đồng độc lập đảm nhận trách nhiệm với danh nghĩa của mình thực hiện các dịch vụ do khách hàng yêu cầu. Do đó, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của người chuyên chở, của
  • 20. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 4 người giao nhận khác mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng. Nói chung người giao nhận thương lượng giá dịch vụ với khách hàng chứ không phải là nhận hoa hồng. Là người nhận ủy thác, trách nhiệm đối với bên thứ ba, quyền hạn về giới hạn trách nhiệm và quyền thực hiện bắt giữ hàng cũng giống như khi anh ta đóng vai trò là đại lý. Khi đảm nhận vai trò là người vận tải chính cung cấp các dịch vụ gom hàng, dịch vụ vận tải đa phương thức hoặc tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải khác nhau thì điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nói chung không áp dụng mà áp dụng Công ước quốc tế hoặc qui tắc do Phòng Thương mại quốc tế ban hành. 1.2.3 Phạm vi dịch vụ giao nhận Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu) thì theo những chỉ dẫn của người gửi hàng mà người giao nhận sẽ chọn tuyến đường, phương thức vận tải và chuyên chở thích hợp; lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc; nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận; nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần thiết; đóng gói hàng hóa; lưu kho hàng hóa; cân đo hàng hóa;… Khi thay mặt cho người nhận hàng thì theo chỉ dẫn nhận hàng của người nhập khẩu mà người giao nhận sẽ thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa từ khi người giao nhận lo liệu vận tải hàng; nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa; nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước; thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí cho hải quan; thu xếp việc lưu kho, giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng;… Ngoài ra, người giao nhận cũng có thể làm một số dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt khác như gom hàng lẻ có liên quan đến hàng cộng trình.
  • 21. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 5 1.3 Phương thức và nguyên tắc giao nhận Phương thức giao nhận là giao nhận hàng hóa giữa người vận chuyển với người nhận hàng. Lúc này người giao nhận có thể là chủ hàng hay một đại lý giao nhận hàng nào đó. Gồm có các phương thức giao nhận hàng hóa như giao nhận nguyên bao, nguyên kiện, nguyên bó; giao nhận nguyên ham, giao nhận còn cặp chì; giao nhận theo số lượng, trọng lượng hoặc thể tích; giao nhận theo mớn nước; giao nhận nguyên container. Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá tại các cảng biển Việt Nam như sauP2F 3 P: ₋ Việc giao nhận hàng hoá tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng. ₋ Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan. ₋ Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng. ₋ Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó. ₋ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng. ₋ Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ. Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm. 3 Hà Thị Ngọc Oanh (2009), “Giáo trình kỹ thuật kinh doanh thương mại quốc tế”, NXB Thống kê.
  • 22. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 6 1.4 Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Có nhiều cơ sở quy định về hoạt động giao nhận hàng hóa không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở quốc tế. Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải giao nhận như các văn bản quy định tàu bè nước ngoài ra vào cảng quốc tế của Việt Nam; các văn bản quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các đơn vị, doanh nghiệp; Luật quốc gia điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ,… Gồm có Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 71/2006/NĐ – CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Thông tư số 10/2007/TT – BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ – CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Quyết định số 98/2008/QĐ – BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải. Bên cạnh đó còn có Luật hải quan 2014, Luật thương mại 2005P3F 4 P,… Bên cạnh đó, quốc tế cũng có nhiều công ước, hiệp ước, hiệp định,… quy định về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển như Công ước Viên quốc tế Incoterms 2010; Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980; Quy tắc UNCTAD và ICC đưa ra bản quy tắc chung về vận tải đa phương thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1992; Công ước Quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký kết tại Brussels ngày 25/04/1924; nghị định Visby 1968 có hiệu lực từ ngày 23/06/1977 sửa đổi Công ước Brussels thành Quy tắc Hague – Visby. 4 Đoàn Thị Hồng Vân (2013), “Quản trị xuất nhập khẩu”, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
  • 23. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 7 1.5 Nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển gồm các bước: nghiên cứu thị trường; tìm kiếm khách hàng;lập phương án kinh doanh; đàm phán và kí kết hợp đồng; thực hiện dịch vụ giao nhận cho khách hàng; quyết toán và lưu hồ sơ; khiếu nại (nếu có). 1.5.1 Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là hoạt động không thể thiếu ở doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Nghiên cứu về tình hình cung – cầu trên thị trường, áp lực cung – cầu trên thị trường hiện tại như thế nào để đưa ra các chính sách chiến lược phù hợp. Ngoài ra, các thông tin về nhu cầu dịch vụ của khách hàng, giá cả, các đối thủ cạnh tranh, sức mạnh của các hãng tàu, đối thủ cạnh tranh,… cũng cần được quan tâm tìm hiểu nhằm phục vụ cho việc đề ra các chiến lược kinh doanh. 1.5.2 Tìm kiếm khách hàng Đội ngũ Sales của công ty sẽ tìm kiếm khách hàng thông qua các phương tiện internet, điện thoại,… từ đó dựa vào chiến lược giá công ty đã đề ra và bảng chào giá của các hãng tàu mà họ sẽ gửi bảng giá cho khách hàng, nếu khách hàng đồng ý thì sẽ liên lạc lại nhằm đàm phán được giá tốt hơn và bàn kĩ hơn về dịch vụ. 1.5.3 Lập phương án kinh doanh Từ những thông tin thu thập được, doanh nghiệp tiến hành phân tích và xử lý các thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, nhu cầu của khách hàng. Từ đó, xây dựng giá cước phù hợp, giá dịch vụ cạnh tranh để đối phó với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Khi lập phương án kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được đâu là thị trường tiềm năng, rào cản nhập ngành thấp và thị trường tiềm năng có thể hoạt động lâu dài và khả năng sinh lợi là cao nhất. Do đó, hoạt động này giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
  • 24. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 8 1.5.4 Đàm phán, kí kết hợp đồng Đàm phán là quá trình 2 hoặc nhiều bên làm việc với nhau để đạt được thỏa thuận, là thống nhất phương thức trao đổi. Công ty giao nhận sẽ cung cấp dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình đàm phán, hai bên sẽ thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng như hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ hai bên,… Sau khi đàm phán về các điều khoản, cả hai bên đã đi đến thống nhất thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp đồng giao nhận được kí kết dựa trên Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam. 1.5.5 Thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu 1.5.5.1Đối với hàng xuất 1.5.5.1.1 Đặt chỗ với hãng tàu Sau khi đã thống nhất các điều khoản thì khách hàng sẽ gửi bản mô tả sơ bộ hàng hóa về số lượng, khối lượng, thể tích và ngày hàng xuất đi cho nhân viên chứng từ của công ty để bộ phận này có thể căn cứ vào đó để xem xét là hàng lẻ hay hàng nguyên container mà tiến hành liên hệ với các hãng tàu về việc đặt chỗ cho hàng hóa. 1.5.5.1.2 Chuẩn bị giao hàng cho người vận tải. Khách hàng phải chuẩn bị hàng hóa đầy đủ trước khi tàu xuất bến để kịp thời giao hàng cho người vận tải đưa ra cảng hay kho đóng hàng của doanh nghiệp giao nhận. Tùy theo thỏa thuận, hàng LCL hay FCL mà hàng sẽ được đóng hàng tại đâu. Trước khi giao hàng cho người vận tải thì hai bên sẽ kiểm tra về số lượng, chất lượng của hàng hóa và ký vào biên bản bàn giao hàng hóa. Người vận tải có thể do Shipper hoặc Forwarder thuê, tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng. 1.5.5.1.3 Giao hàng cho tàu Sau khi giao hàng cho người vận tải thì tùy vào từng loại hàng LCL hay FCL hay hàng rời, thỏa thuận giữa shipper và forwarder mà có những cách khác nhau để giao hàng cho tàu.
  • 25. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 9  Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho bãi cảng thì cần phải qua hai bước. Đầu tiên, người vận tải sẽ đưa hàng vào cảng để giao hàng. Khi làm thủ tục nhập kho thì chủ hàng phải ký hợp đồng lưu kho, bảo quản hàng hóa với cảng. Khi đến giao hàng thì cần xuất trình các giấy tờ như bảng liệt kê hàng hóa, lệnh xếp hàng, thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp và tiến hành giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho. Nhiệm vụ Forwarder đến đây là hết, sau đó cảng sẽ giao hàng cho tàu.  Đối với hàng không phải lưu kho bãi tại cảng thì hàng hóa có thể để tại kho riêng của doanh nghiệp và giao trực tiếp cho hãng tàu.  Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container thì gồm có FCL hay LCL. Về hàng FCL thì người gửi hàng điền vào Booking note rồi giao cho đại diện hãng tàu để xin ký cùng với bản danh mục hàng xuất khẩu. Hãng tàu sẽ ký vào Booking note và cấp lệnh giao vỏ container rỗng để chủ hàng mượn. Người gửi hàng sẽ kéo container rỗng về kho và tiến hành đóng hàng vào container. Sau đó, kéo container ra bãi Container Yard quy định trước khi hết Closing Time và lấy biên lai thuyền phó để lập B/L.  Còn hàng LCL thì phải đưa hàng đến giao tại cảng CFS quy định và lấy HB/L. Người chuyên chở hay người gom hàng đóng vào các lô hàng lẻ đó vào container sau khi đã kiểm hóa, niêm phong kẹp chì. 1.5.5.1.4 Làm thủ tục hải quan Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần phải nộp đầy đủ các chứng từ như tờ khai hải quan điện tử, hợp đồng, Invoice, Packing list và giấy giới thiệu. Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà cơ quan hải quan sẽ yêu cầu thêm các chứng từ khác như giấy phép xuất khẩu, bản kê khai định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng. Sau khi khai tờ khai điện tử, tùy luồng xanh, vàng hay đỏ mà các quy trình hải quan sẽ khác nhau. Đối với luồng xanh thì miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, doanh nghiệp có thể thanh lý tờ khai và vào sổ tàu ngay. Luồng vàng thì miễn kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng kiểm tra chi tiết hồ sơ. Luồng
  • 26. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 10 đỏ thì phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa rồi mới được thanh lý tờ khai và vô sổ tàu. 1.5.5.1.5 Lập chứng từ thanh toán Sau khi giao hàng xong mỗi một lô hàng cho hãng tàu, sau ngày tàu chạy người gửi hàng có thể đến hãng tàu để lấy B/L. Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu bán theo điều kiện CIF hoặc CIP (tùy theo thỏa thuận mà người giao nhận hay khách hàng mua). Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa khách hàng với đối tác của họ mà công ty giao nhận phải chuẩn bị các chứng từ để thanh toán. Các chứng từ bắt buộc phải có là Invoice, Packing list và B/L. Ngoài ra, tùy loại hàng hóa khác nhau mà yêu cầu các chứng từ khác nhau trong thanh toán. Ví dụ như các chứng từ thường được yêu cầu đối với các mặt hàng nông sản, gỗ,… là chứng nhận phun trùng (Fumigation), giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary). Bên cạnh đó, cũng có thể có giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng,… 1.5.5.2Đối với hàng nhập 1.5.5.2.1 Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ Sau khi thỏa thuận với khách hàng xong, nhân viên chứng từ sẽ liên hệ để biết thông tin hàng nhập khẩu, tên tàu, số chuyến và ngày cập cảng. Bộ phận chứng từ sẽ yêu cầu bên khách hàng giao hợp đồng, Invoice và Packing list cũng như giấy giới thiệu nhằm phục vụ việc nhận hàng. 1.5.5.2.2 Lấy lệnh giao hàng D/O Sau khi nhận được thông báo hàng đến, doanh nghiệp sẽ cử người đến hãng tàu để đóng tiền và lấy lệnh. Để lấy D/O thì doanh nghiệp phải xuất trình giấy giới thiệu, Vận đơn gốc hoặc bản sao tùy thuộc vào Bill surrendered hay Original. 1.5.5.2.3 Lên tờ khai hải quan, nộp thuế Nhân viên chứng từ dựa vào hợp đồng, B/L, Invoice và Packing list mà bên khách hàng cung cấp để tiến hành lên tờ khai hải quan cho hàng hóa. Mỗi hàng sẽ có một mã HS khác nhau để áp dụng tính thuế nhập khẩu khác nhau.
  • 27. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 11 Sau khi khai tờ khai điện tử, doanh nghiệp sẽ biết được số tiền thuế cần phải nộp cho cơ quan Nhà nước là bao nhiêu. Bộ phận chứng từ thông báo cho khách hàng để khách hàng nộp tiền thuế. Theo điều 20 thông tư 128/2013/TT – BTC ban hành ngày 10/09/2013 có quy định về thời hạn nộp thuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng, trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan. Sau đó, khách hàng cung cấp giấy nộp tiền vào ngân sách cho công ty giao nhận để tiến hành việc nhận hàng. Còn đối với hàng nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan, trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể kéo dài hơn 275 ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn những trường hợp khác là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan. 1.5.5.2.4 Làm thủ tục hải quan Sau khi lên tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan sẽ biết được tờ khai được phân luồng gì, gồm có luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Luồng xanh, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Luồng vàng, kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Luồng đỏ, kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Khi nhận được thông tin phân luồng là luồng vàng hoặc đỏ thì khi làm thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận sẽ nộp bộ chứng từ tại cảng cho cơ quan Hải quan kiểm tra. Luồng xanh thì bỏ qua bước này. Cơ quan Hải quan kiểm tra sau đó chuyển về cơ quan cấp cao hơn để phúc tập. Sau khi Hải quan đối chiếu, nếu hợp lệ, hải quan ký tên đóng dấu số hiệu công chức, bộ chứng từ sẽ được chuyển về bộ
  • 28. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 12 phận trả tờ khai. Bộ chứng từ nhận hàng thường gồm có giấy giới thiệu, hợp đồng, Invoice, Packing list, giấy nộp thuế vào nhà nước, ngoài ra còn có lệnh giao hàng, hóa đơn cước nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB,… Sau khi nhận được tờ khai đã có dấu của Hải quan, nhân viên giao nhận sẽ photo 1 bản để làm thủ tục nhận hàng và thanh lý tờ khai. 1.5.5.2.5 Thủ tục nhận hàng tại cảng Đối với tờ khai luồng đỏ, sau khi kiểm tra chứng từ thì sẽ bị kiểm tra thực tế hàng hóa. Kiểm tra thực tế gồm 3 mức; mức cao nhất là kiểm tra toàn bộ lô hàng, mức thấp hơn là kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm; mức thấp nhất là kiểm tra thực tế 5%, nếu không vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Đối với tờ khai luồng vàng hoặc xanh thì không bị kiểm tra thực tế trước khi nhận hàng. Hàng không lưu kho bãi cảng thì chủ hàng nhận trực tiếp từ tàu và lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình nhận hàng về kho riêng và mời cơ quan Hải quan kiểm hóa. Nếu hàng không còn niêm phong kẹp chì thì phải mời Hải quan áp tải. (Luồng đỏ). Luồng xanh hoặc vàng thì chủ hàng nhận hàng và đem về doanh nghiệp. Hàng phải lưu kho bãi thì cảng sẽ nhận hàng từ tàu (do cảng làm) sau đó cảng sẽ giao hàng cho chủ hàng. Nếu thời hạn lưu kho bãi miễn phí đã hết thì nhân viên giao nhận phải nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai. Sau đó, xuất trình biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice, Packing list đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O và tìm vị trí hàng (tại đây lưu 1 bản D/O); nhân viên giao nhận mang 2 bản D/O còn lại đến phòng thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho. Chuyển phiếu xuất kho đến kho cảng để nhận hàng, làm thủ tục hải quan và giao hàng cho người vận tải chở hàng về giao cho khách hàng. Nếu tờ khai luồng đỏ thì nhân viên giao nhận phải liên hệ với nhân viên Hải quan được phân công kiểm tra để kiểm tra hàng hóa trước khi hàng xuất kho, luồng xanh hoặc vàng thì không cần.
  • 29. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 13 Đối với trường hợp nhập khẩu bằng FCL container thì sau khi lấy D/O nộp thuế thì doanh nghiệp đăng kí với cơ quan Hải quan để kiểm hóa nếu là luồng đỏ, luồng xanh hoặc vàng thì bỏ qua bước này. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận phải mang bộ chứng từ đến văn phòng quản lý tàu đến xác nhận D/O, lấy phiếu xuất kho và nhận hàng. Đối với hàng LCL thì sau khi lấy D/O sẽ đến kho CFS quy định để nhận hàng, nộp tiền lưu kho, phí bốc xếp và lấy biên lai. Mang biên lai phí lưu kho, 3 bản D/O, Invoice, Packing list đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O. Chủ hàng xuống kho tìm vị trí hàng, tại kho lưu 1 bản D/O, mang 2 D/O còn lại đến phòng thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và lập 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng. Chuyển 2 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho. Tách riêng hàng hóa chờ Hải quan kiểm tra. Sau khi Hải quan xác nhận “Hoàn thành thủ tục hải quan” (nếu tờ khai luồng đỏ, luồng xnah hoặc vàng thì không cần thực hiện khâu này), hàng được xuất kho. 1.5.5.2.6 Giao hàng cho khách hàng Sau khi làm thủ tục hải quan, hàng được xuất kho, mang hàng ra khỏi khu vực hải quan thì doanh nghiệp sẽ liên hệ với người vận tải để mang hàng về, giao hàng cho khách hàng tại địa điểm đã thỏa thuận trước. 1.5.6 Quyết toán và lưu hồ sơ Thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận như chi phí bảo quản, lưu kho, bốc xếp, vận chuyển,… Thông báo Debit Note cho khách hàng và thông báo thu tiền, giao các chứng từ kèm theo như tờ khai hải quan đã thông quan, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,… và tiến hành lưu hồ sơ. 1.5.7 Khiếu nại (nếu có) Trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu, việc hao hụt, hư hỏng, đổ vỡ là vấn đề thường xuyên gặp phải. Do đó, khi xảy ra tổn thất với hàng hóa thì tùy từng trường hợp mà nhân viên giao nhận sẽ tiến hành các thủ tục khiếu nại các bên liên quan: người xuất khẩu, người vận chuyển hay hãng tàu,…
  • 30. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 14 Chứng từ cần thiết cho việc khiếu nại trên tùy thuộc vào tình trạng tổn thất và đối tượng bị khiếu nại. Ví dụ như khi khiếu nại người vận chuyển thì cần có thư khiếu nại, giấy chứng nhận CSC nếu người chuyên chở giao hàng thiếu, giấy chứng nhận COR nếu giao hàng ở tình trạng hư hỏng rõ rệt do đổ vỡ, bao bì bị rách. Tất cả giấy tờ trên đều do hãng tàu cấp cho nhân viên giao nhận. P4F 5 Khi thực hiện hợp đồng giao nhận giữa khách hàng và công ty giao nhận thì hai bên sẽ ký kết hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Khi thực hiện hợp đồng mà bên nào phạm phải các điều khoản trong hợp đồng thì sẽ được giải quyết theo điều khoản trọng tài được thỏa thuận trong hợp đồng. 1.6 Các chứng từ liên quan trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biểnP5F 6 Vận đơn đường biển (Bill of Lading) là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Nó có ba chức năng chính là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở; hai là một bằng chứng về việc thực hiện những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển và là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Có nhiều loại B/L khác nhau khi xét nhiều khía cạnh khác nhau. Có một số B/L hay thường được sử dụng như B/L gốc và sao, B/L đích danh, B/L surrendered, Master B/L và House B/L. B/L gốc là vận đơn dùng để nhận hàng, thanh toán, chuyển nhượng, khiếu nại, kiện tụng,… do người chuyên chở phát hành theo yêu cầu của người gửi hàng. Việc thể hiện “bản gốc – Original” trên vận đơn đường biển của mỗi hãng tàu cũng khác nhau, mỗi hãng tàu đều có mẫu vận đơn riêng nên cách thể hiện cũng khác nhau. B/L sao là loại không có giá trị lưu thông, người ta dùng vận đơn sao làm thủ tục hành chính, tham khảo hoặc lưu trữ hồ sơ. 5 Đoàn Thị Hồng Vân (2011), “Logistics những vấn đề cơ bản”, NXB Lao động – xã hội. 6 Đoàn Thị Hồng Vân (2013), “Quản trị xuất nhập khẩu”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
  • 31. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 15 Vận đơn đích danh là loại vận đơn ký phát cho một người nhận hàng cụ thể. Chỉ có người đứng tên trên Bill mới được nhận hàng, loại này không thể chuyển nhượng được cho người khác bằng cách thức ký hậu. Nếu muốn chuyển nhượng cho người khác nhận hàng thì phải làm thủ tục nhượng quyền theo pháp luật hoặc tập quán ở cảng đến. Vận đơn giao nộp (Surrendered B/L) là vận đơn mà cần phải có điện giao hàng thì người nhận hàng mới nhận được. Người nhận hàng không cần bản gốc, bản copy cũng được nhưng phải có điện Telex. Vận đơn chủ (Master B/L) do người vận tải chính phát hành cho nhà xuất khẩu hoặc cho người gửi hàng làm dịch vụ về giao nhận vận tải. Vận đơn thứ cấp (House B/L) do người giao nhận phát hành. Đây là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận với khách hàng. Hóa đơn thương mại (Invoice) là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,… Ngoài hóa đơn thương mại mà ta thường gặp trong thực tế còn có các loại hóa đơn khác như hóa đơn tạm thời, hóa đơn chính thức, hóa đơn chi tiết và hóa đơn chiếu lệ. Hóa đơn tạm thời là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp giá hàng mới tạm tính, thanh toán từng hàng hóa,… Hóa đơn chính thức là hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng. Hóa đơn chi tiết có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng. Hóa đơn chiếu lệ là loại chứng từ có hình thức giống như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền. Phiếu đóng gói (Packing list) là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong những kiện hàng (thùng hàng, container, pallet,…) và toàn bộ lô hàng được giao. Phiếu đóng gói do người sản xuất/ xuất khẩu lập ra khi đóng gói hàng hóa. Phiếu thường được lập thành 3 bản. Nội dung phiếu đóng gói gồm tên người bán, người mua, số hiệu của hóa đơn, số thứ tự của
  • 32. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 16 kiện hàng, cách thức đóng gói, loại hàng, số lượng hàng đóng trong từng kiện hàng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì. Bảng kê chi tiết (Detail List) là bảng kê khai hàng hóa mua – bán qua tay các công ty khác nhau, để nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, thường kèm theo các hóa đơn mua bán giữa các công ty. Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality) là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng, giấy chứng nhận chất lượng có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan giám định hàng hóa cấp, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate) là chứng từ do người/ tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn/ hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Đơn bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Giấy giới thiệu (Referal) là giấy của doanh nghiệp giới thiệu nhân viên của doanh nghiệp thay mặt đến cơ quan hải quan nhận hàng hay xuất hàng, trên giấy giới thiệu phải có dấu mộc của doanh nghiệp, chữ ký cũng như chức vụ của người giới thiệu. Tờ khai thông quan hàng hóa (Custom Decalration) là văn bản mà chủ hàng phải kê khai về lô hàng khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ Việt Nam để từ đó mà hải quan có thể xem xét hàng hóa rõ ràng hơn và dựa vào tờ khai hải quan mà doanh nghiệp có thể biết được số tiền thuế phải nộp cho Nhà nước.
  • 33. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 17 Thông báo hàng đến (Arrival Notice) là thông báo mà hãng tàu gửi cho bên có liên quan do người đặt chỗ với hãng tàu yêu cầu. Trong thông báo hàng đến sẽ có thông tin hàng về đâu, ngày cập cảng dự kiến, số container, số seal,… Lệnh giao hàng (Delivery Order) là khi có thông báo hàng đến, doanh nghiệp sẽ cử nhân viên đến hãng tàu để đóng các khoản phí về bốc xếp lưu kho để nhận lệnh giao hàng và đến cơ quan hải quan để nhận hàng (chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu). Giấy cược container: khi đến hãng tàu lấy D/O, nếu hàng về nguyên container thì nhân viên giao nhận sẽ tiến hành cược container. Giấy cược gồm có tên tàu, số chuyến, ngày tàu cập cảng, mượn bao nhiêu container,… Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) là giấy xác định xuất xứ hàng hóa là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế. Các quốc gia quan tâm đến xuất xứ hàng hóa để ưu đãi thuế quan, áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá, thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch,…Là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Có nhiều form C/O khác nhau như form A, B, ICO, D, AK, AJ, E, VJ. Giấy chứng nhận phun trùng (Fumigation) là chứng từ để xác nhận hàng hóa đã được phun trùng, hóa chất hàng hóa trước khi xuất – nhập khẩu hàng hóa. Giấy chứng nhận kiểm dịch (Animal product sanitary inspection certificate) là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc,… Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho các hàng hóa là động vật hoặc các sản phẩm động vật hoặc bao bì của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) do cơ quan bảo vệ thực vật cấp cho hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn gốc là thực vật, xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch, nấm độc, cỏ dại,…
  • 34. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 18 Giấy đặt chỗ (Booking Note) là thông tin mà khách hàng cung cấp cho hãng tàu để đặt chỗ cho hàng của mình trên tàu để xuất khẩu. Booking Note làm căn cứ, độ tin cậy và đồng thời là thông tin cho hãng tàu biết cảng xếp hàng, dỡ hàng cũng như các thông tin liên quan về lô hàng đó. Phiếu giao nhận container (Equipment Intercharge Receipt – EIR) là chứng từ giao nhận container giữa cảng và khách hàng. Phiếu này chỉ được xuất đối với hàng nguyên container, hàng lẻ thì không có phiếu này. Ngoài ra còn hợp đồng mua bán (Sales contract) là tất cả cá hợp đồng mua bán trong đó các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thành lập ở những nước khác nhau. 1.7 Các chỉ tiêu đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu 1.7.1 Doanh thu, Lợi nhuận Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả tiền trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa. Doanh thu phản ảnh được tình hình kinh doanh của công ty qua các kỳ kinh doanh. Dựa vào sự tăng giảm của doanh thu mà công ty xác định được hiệu quả kinh doanh của công ty. Lợi nhuận thương mại là chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả hoạt động của công ty thương mại sau mỗi kỳ kinh doanh. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng (dịch vụ) và chi phí kinh doanh của các công ty thương mại. Khi đó, công ty có lợi nhuận kinh doanh càng cao thì chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả và có lời. 1.7.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận Biểu thị sự biến động về doanh thu, lợi nhuận qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bằng doanh thu/ lợi nhuận năm này chia cho doanh thu/ lợi nhuận năm trước đó trừ đi một để xem tốc độ phát triển, hiệu quả kinh doanh của công ty như thế nào. Dựa trên chỉ số tốc độ tăng trưởng mà công ty có thể đánh giá được hiệu quả
  • 35. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 19 kinh doanh của kì này so với kì trước. Khi chỉ số này dương chứng tỏ doanh thu/ lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và ngược lại. Công ty dựa vào nó mà đề ra phương án kinh doanh vào kì kế tiếp. 1.7.3 Tỷ suất sinh lợi của doanh thu, chi phí Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lợi của chi phí (ROC). Hai chỉ số này phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Khi các chỉ số này tăng hay giảm đều phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty, khả năng sử dụng vốn của công ty như thế nào. Khi ROC, ROS tăng chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt và ngược lại là chưa hiệu quả. ROS thể hiện một đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROC thể hiện một đồng chi phí bỏ ra để kinh doanh thì doanh nghiệp thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.7.4 Chất lượng dịch vụ khách hàng Các công ty giao nhận khác nhau sẽ cung cấp những loại chất lượng dịch vụ khác nhau. Chất lượng của dịch vụ mà công ty cung cấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Thời gian thực hiện việc giao nhận nhanh hay chậm tác động đến sự hài lòng của khách hàng nên quy trình càng nhanh thì càng tạo được lòng tin và uy tín từ khách hàng và ngược lại. Không chỉ có yếu tố về thời gian mà còn các dịch vụ khác như bốc xếp, lưu kho, lưu bãi, cách thông báo cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty giao nhận nào. Do đó, chất lượng dịch vụ càng cao, giá cả cạnh tranh thì sẽ giữ chân được khách hàng cũ và tìm được khách hàng mới. 1.7.5 An toàn hàng hóa Sự an toàn của hàng hóa trong quy trình giao nhận của một công ty giao nhận cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hoạt động giao nhận của một công ty. Khi khách hàng giao hàng cho công ty giao nhận để làm dịch vụ xuất hàng hay nhập hàng thì công ty phải đảm bảo sự an toàn của hàng hóa. Không mất mác, hư hỏng hay thất thoát trong quá trình làm hàng. Sự an toàn của hàng hóa tạo nên niềm tin nơi khách hàng, tạo nên uy tín của công ty.
  • 36. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 20 1.7.6 Thị phần của công ty trong ngành Logistics Thị phần (market share) là tỉ lệ phần trăm về thị trường mà một công ty nắm giữ so với tổng quy mô thị trường. Công ty có thị phần cao nhất được xem là thương hiệu dẫn đầu. Thị phần là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp. Một thương hiệu dẫn đầu về thị phần có rất nhiều lợi ích chứ không chỉ đơn thuần là doanh số cao. Chẳng hạn như mức ảnh hưởng, uy tín của doanh nghiệp trong ngành cũng được đánh giá cao hơn so với những công ty đối thủ. 1.7.7 Mức độ phát triển của công ty giao nhận Công ty giao nhận tại Việt Nam hoạt động có nhiều mức độ khác nhau, gồm có bốn mức độ. Công ty giao nhận nào có mức độ càng lớn thì càng mạnh, càng có quy trình chặt chẽ. Cấp độ 1: các đại lý giao nhận truyền thống – các đại lý giao nhận chỉ thuần túy cung cấp dịch vụ do khách hàng yêu cầu. Thông thường các dịch vụ đó là vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, làm các chứng từ, lưu kho bãi, giao nhận. Cấp độ 2: các đại lý giao nhận đóng vai trò là người gom hàng và cấp vận đơn nhà (House Bill of Lading). Nguyên tắc hoạt động của những công ty này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc rút hàng/ đóng hàng xuất nhập khẩu. Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức. Trong vai trò này, một số công ty đã phối hợp với công ty nước ngoài tại cảng dỡ hàng bằng một hợp đồng phụ để tự động thu xếp vận tải hàng hóa tới điểm cuối cùng theo vận đơn. Cấp độ 4: đây là đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics. Đây là kết quả tất yếu của quá trình hội nhập. Một số công ty giao nhận chưa có khả năng trở thành công ty logistics thì liên kết với các công ty nước ngoài để trở nên mạnh hơn.
  • 37. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 21 1.8 Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do đó, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng chịu nhiều sự tác động không những trực tiếp mà còn gián tiếp. Các nhân tố này hình thành từ bên trong lẫn bên ngoài công ty. 1.8.1 Các yếu tố bên ngoài công ty 1.8.1.1Quan hệ hợp tác giữa hai nước Nhân tố về mối quan hệ giữa hai quốc gia tác động không ít đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với 1 quốc gia mà Việt Nam có quan hệ kinh tế tốt, quan hệ đối tác song phương hay toàn diện thì các doanh nghiệp sẽ được nhiều ưu đãi hơn các quốc gia khác. Các chế độ MFN, GSP,… giúp các doanh nghiệp Việt Nam hưởng các chế độ thuế quan rẻ hơn các nước khác, có các mặt hàng được hưởng 0% thuế xuất – nhập khẩu. Bên cạnh đó, các quốc gia Việt Nam chưa đặt quan hệ hay không cùng tham gia vào tổ chức kinh tế chung nào thì thuế cao hơn hay quy trình xuất – nhập khẩu sẽ khó hơn. Vì vậy, quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. 1.8.1.2Nền kinh tế Nền kinh tế là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận. Nền kinh tế thế giới ổn định thì mới cân bằng các hoạt động kinh doanh, tạo môi trường lưu thông tốt cho các doanh nghiệp. Ngược lại, nền kinh tế bất ổn sẽ làm hoạt động kinh doanh bị trì trệ. Sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam cũng tạo tiền đề cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Tỷ lệ lạm phát, lãi suất cũng góp phần tác động đến hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát thấp, lãi suất ổn định tạo môi trường hoạt động ổn định, ít rủi ro giúp các doanh nghiệp ổn định việc kinh doanh; ngược lại, sẽ tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh.
  • 38. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 22 Tỷ giá hối đoái cũng tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu nên tác động gián tiếp đến hoạt động giao nhận hàng hóa. Khi tỷ giá tăng hay giảm thì sẽ kéo theo giá cước vận tải, cược container tăng hay giảm theo, kéo theo nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Sự cần thiết của nhiên liệu, xăng dầu cũng là một vấn đề trong vận tải đường biển. Giá nhiên liệu tác động mạnh đến giá cước vận chuyển, đây là một vấn đề đầy nhạy cảm trong vấn đề giá cước vận chuyển. 1.8.1.3Yếu tố tự nhiên Kinh doanh dịch vụ giao nhận bằng đường biển chịu nhiều sự ảnh hưởng của thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam có đường bờ biển dài thuận lợi phát triển phương thức vận tải đường biển. Tuy nhiên, do bản chất vận tải biển tốn nhiều thời gian nên chịu nhiều rủi ro trong vận chuyển. Thiên tai trên biển thường xuyên xảy ra nên các doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm hàng hóa, tốn chi phí bảo vệ hàng hóa. 1.8.1.4Đối thủ cạnh tranh Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp luôn chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ hoạt động cùng ngành nghề, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận cũng không ngoại lệ. Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành giao nhận tác động mạnh mẽ đến giá cước, giá dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nên các doanh nghiệp giao nhận phải luôn xây dựng giá dịch vụ cạnh tranh nhất để có thể tồn tại trong ngành, duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu dài. Không chỉ có các doanh nghiệp giao nhận cạnh tranh với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa công ty giao nhận và công ty vận tải và các đối thủ tiềm năng khác. Công ty hoạt động chung lĩnh vực thì tranh giành khách hàng, những công ty hoạt động trong những ngành liên quan như ngành vận tải cũng tác động mạnh đến doanh nghiệp giao nhận.
  • 39. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 23 1.8.1.5 Các hãng tàu Hãng tàu là một trong những yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến hoạt động giao nhận của các doanh nghiệp. Số lượng hãng tàu, số chuyến, thời gian vận chuyển, uy tín, giá cước của mỗi hãng tàu đều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp giao nhận. Do đó, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ chi phí để vận tải ở mỗi hãng tàu để xây dựng chiến lược giá tốt nhất. Bên cạnh đó, giá cước lưu kho, số lượng kho bãi và số ngày được lưu kho bãi miễn phí cũng ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa. Chi phí giao nhận cao hay thấp còn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động giao nhận của doanh nghiệp. 1.8.2 Nhân tố bên trong công ty 1.8.2.1Cơ sở vật chất Bên cạnh các nhân tố bên ngoài công ty thì các nhân tố bên trong công ty cũng là những yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Đối với một công ty giao nhận thì vấn đề cơ sở hạ tầng tác động không ít đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Đầu tiên là môi trường, văn phòng làm việc của công ty. Vị trí văn phòng của công ty ở đâu, có gần với cảng, các kho ngoại quan, ICD hay không, nó ảnh hưởng đến thời gian nhanh chậm khi từ công ty đến hiện trường. Văn phòng càng xa thì khả năng tốn kém cho việc di chuyển, thực hiện quy trình giao nhận sẽ khó khăn hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có kho riêng hay không nhằm phục vụ cho việc tập kết hàng, đóng hàng vào container, đưa hàng về kho lưu trữ,. . . Nếu công ty giao nhận có kho riêng thì giúp công ty giảm rất nhiều chi phí cho việc đóng hàng, lưu kho,…Nếu doanh nghiệp không có kho riêng phải thuê kho bãi hoặc phải lưu kho tại bãi cảng của hãng tàu thì tốn rất nhiều chi phí cho việc này. Cho nên, kho bãi ảnh hưởng không ít đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp giao nhận. Ngoài ra, phương tiện vận tải, xe đầu kéo cũng góp phần cấu thành nên chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có xe đầu kéo, xe chở hàng riêng thì công ty giao nhận có thể chủ động thời gian hơn trong việc chở hàng, kéo
  • 40. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 24 hàng ra cảng và ngược lại; thêm vào đó là giúp tiết kiệm được chi phí thuê xe rất nhiều và không bị phụ thuộc vào các nhà vận tải. 1.8.2.2Nhân viên Trình độ chuyên môn cùng với hiệu quả làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận. Đội ngũ nhân viên làm việc năng động, sáng tạo, tích cực chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động. Nhân viên Sales tiếp thị, marketing làm việc càng hiệu quả, khả năng thuyết phục người khác càng cao thì sẽ kiếm được nhiều khách hàng và đơn hàng mới cho doanh nghiệp cũng như duy trì các mối quan hệ cũ. Bên cạnh đó, bộ phận chứng từ và giao nhận làm việc cẩn thận, linh hoạt trong từng tình huống và các loại hàng hóa khác nhau giúp giảm chi phí chi hải quan thì sẽ làm cho giá dịch vụ của doanh nghiệp có thể thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Ngược lại thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận. 1.8.2.3Tài chính Để một công ty hoạt động được, một công ty rất cần vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Một công ty có nguồn tài chính phong phú và nhiều thì có nhiều cơ hội để thúc đẩy hoạt động kinh doanh hơn. Nguồn vốn kinh doanh của công ty giao nhận ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao nhận của công ty. Công ty giao nhận phải thường xuyên ứng trước tiền để thực hiện việc làm hàng, thông quan, lấy B/L,… trước khi thu tiền khách hàng. Chỉ khi nào quy trình kết thúc thì công ty mới xuất phiếu thu yêu cầu khách hàng trả tiền. Khi đó, tiền của công ty sẽ không thể linh hoạt được vì phải chờ thu hồi tiền ứng trước ra nếu như khách hàng trả chậm. Nếu công ty giao nhận đó có nguồn tài chính, tiền mặt hạn hẹp thì khả năng thực hiện nhiều hợp đồng một lúc rất khó khăn, có thể bị thiếu hụt về vốn. Ngược lại, công ty có nguồn vốn dồi dào và khả năng thanh khoản cao thì tình trạng thiếu vốn là hiếm khi xảy ra.
  • 41. GVHD: Th.s Mai Xuân Đào SVTH: Trần Kim Lệnh 25 1.8.2.4Trang thiết bị công nghệ Để khai được tờ khai hải quan điện tử, doanh nghiệp cần phải có máy tính, mạng internet ổn định và phần mềm khai hải quan mua bản quyền. Do đó, doanh nghiệp cần phải mua bản quyền phần mềm khai hải quan cho từng máy tính, để nhân viên chứng từ khai báo hải quan được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Điện thoại trong nội bộ doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không kém. Điện thoại là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Quan trọng hơn là sự liên lạc giữa bộ phận chứng từ với nhân viên giao nhận hiện trường tại cảng,… Mạng điện thoại trong doanh nghiệp có vấn đề sẽ kéo theo sự tăng chi phí do phải sử dụng điện thoại di động thay thế, khách hàng không liên lạc được… 1.9 Bài học kinh nghiệm của một số công ty giao nhận Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) là một trong top 20 doanh nghiệp logistics hàng đầu Việt Nam. Trong những năm qua, công ty luôn hoạt động hiệu quả, đề ra từng nhiệm vụ rõ ràng, cung cấp các dịch vụ và giải pháp logistics toàn diện, kịp thời, an toàn và hiệu quả đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. SNP đầu tư vào cơ sở kho bãi hậu cần rất tốt, hiện có một hệ thống cảng biển và các cơ sở logistics/ ICD trải dài khắp 3 miền gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quy Nhơn, Khánh Hòa, Hải Phòng. Luôn thực hiện đúng phương châm đã đề ra “Không ngừng hoàn chỉnh chuỗi cung ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics”, SNP Logistics triển khai mạnh các loại hình dịch vụ logistics như vận chuyển (đường biển, đường sông, đường hàng không, đường bộ, đường sắt,…vận tải đa phương thức), giao nhận, đại lý hải quan, dịch vụ kho vận, phân phối, quản lý chuỗi cung ứng và hàng công trình, dự án… Với lợi thế là mạng lưới cảng biển và logistics rộng khắp cả nước, áp dụng công nghệ tiến tiến vào dịch vụ logistics, cán bộ công nhân viên được đào tạo bài