SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII
- -
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
Giảng viên: Nguyễn Hạ Liên Chi
Nguyễn Hoài Linh 1801015426
Ngô Trúc Ly 1801015475
Tạ Quan Minh Long 1801015463
Đỗ Thị Trà My 1801015507
Cù Thị Kiều My 1801015506
Phạm Quốc Nghĩa 1801015551
Trần Trọng Nhân 1801015600
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................................................................3
2. CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA. 3
2.1. Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS)................ 3
2.1.1. Tổng quan: .................................................................................................................. 3
2.1.2. Cơ hội và thách thức ................................................................................................... 4
2.2. Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ (BTA) ....................................................................... 6
2.2.1. Tổng quan: .................................................................................................................. 6
2.2.2. Cơ hội và thách thức ................................................................................................... 6
2.3. Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản ....................................................... 7
2.3.1. Tổng quan Hiệp định ................................................................................................... 7
2.3.2. Cơ hội và thách thức ................................................................................................... 8
2.4. Hiệp định đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) ...................................................................... 9
2.4.1. Tổng quan ................................................................................................................... 9
2.4.2. Cơ hội và thách thức ................................................................................................... 9
2.5. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ....................... 10
2.5.1. Tổng quan ................................................................................................................. 10
2.5.2. Cơ hội và thách thức: ................................................................................................ 11
2.6. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ...................................................... 13
2.6.1. Tổng quan ................................................................................................................. 13
2.6.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam: ..................................................................... 13
3. BIỆN PHÁP CHUNG ĐỂ TẬN DỤNG ĐƯỢC CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC15
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- Hiệp định đầu tư quốc tế - IIAs là các thỏa thuận giữa các nước đề cập đến nhiều vấn đề
liên quan đến đầu tư quốc tế và điều chỉnh hoạt động này, trong đó có FDI. Các IIAs có thể được
phân loại thành 2 nhóm sau đây:
• Các hiệp định quốc tế chỉ dành cho đầu tư.
• Các thỏa thuận quốc tế khác có liên quan đến đầu tư.
- Nội dung của các hiệp định đầu tư quốc tế:
• Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư: Quy tắc đối xử tối huệ quốc
(MFN), quy tắc đãi ngộ quốc gia (NT), điều khoản về đối xử công bằng và thỏa
đáng.
• Các điều khoản nhằm mục đích bảo hộ các nhà đầu tư nước ngoài:Quốc hữu hóa
và trưng thu tài sản; Điều khoản về chuyển tiền ra nước ngoài; Điều khoản về giải
quyết tranh chấp.
- Tính đến hết tháng 7/2020, Việt Nam đã ký kết tổng cộng 85 IIAs trong đó 67 IIAs đã có hiệu
lực. Sau đây là 6 hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tham gia:
• Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại năm 1995 (TRIMS)
• Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ năm 2000 (BTA)
• Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam- Nhật năm 2003
• Hiệp định đầu tư Toàn diện ASEAN năm 2009(ACIA)
• Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương năm 2018(CPTPP)
• Hiệp định thương mại tự do Việt Nam năm 2019 (EVFTA)
2. CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
2.1. Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS)
2.1.1. Tổng quan:
- TRIMs đã được ký kết vào cuối vòng đàm phán Uruguay và chính thức có hiệu lực từ
ngày 01/01/1995. Đây là bước thoả hiệp ban đầu của quan điểm các nước phát triển và
đang phát triển về việc đưa ra quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm hạn chế trở
ngại cho thương mại quốc tế.
- Mục đích ban đầu của hiệp định TRIMS là nhằm giúp tránh các tác động có hại của
điều khoản Hiệp định GATT 1994.
- Hiệp định cũng chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại hàng
hoá (không áp dụng đối với dịch vụ) và đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp
đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO.
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 1. Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm
áp dụng (TRIMS)
Nhóm biện pháp Ví dụ minh họa
Những yêu cầu về Yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng một tỉ lệ nhất định nguyên liệu đầu vào
hàm lượng nội địa có xuất xứ trong nước hoặc từ các nguồn nội địa
Những yêu cầu về Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo khối lượng hoặc trị giá sản phẩm nhập
cân đối thương mại khẩu tương đương với khối lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu
Những yêu cầu về Quy định ngoại hối phục vụ nhập khẩu phải ở một tỉ lệ nhất định so với giá
cân đối ngoại hối trị ngoại hối mà doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu và từ các nguồn khác
Những yêu cầu về Hạn chế việc tiếp cận nguồn ngoại hối của doanh nghiệp – hạn chế nhập
ngoại hối khẩu
Những yêu cầu về Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo rằng khối lượng hoặc trị giá sản phẩm
tiêu thụ trong nước tiêu thụ trong nước tương đương với sản phẩm xuất khẩu – hạn chế xuất
khẩu
Những yêu cầu về Yêu cầu một số loại sản phẩm phải được sản xuất trong nước
sản xuất
Những yêu cầu về Yêu cầu tỉ lệ xuất khẩu tối thiểu
xuất khẩu
Những yêu cầu bắt Yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp cho những thị trường nhất định một số
buộc về loại sản sản phẩm được chỉ định hoặc được sản xuất/cung cấp bởi một nhà sản
phẩm xuất/cung cấp nhất định
Những hạn chế về Quy định cấm doanh nghiệp không được sản xuất một số sản phẩm hoặc
sản xuất loại sản phẩm nhất định ở nước nhận đầu tư
Những yếu cầu về Yêu cầu phải chuyển giao bắt buộc một số loại công nghệ nhất định (không
chuyển giao công theo các điều kiện thương mại thông thường) và/hoặc yêu cầu các loại hoặc
nghệ mức độ nghiên cứu và pháy triển (R&D) phải được thực hiện ở nước nhận
đầu tư
Những hận chế về Hạn chế quyền của nhà đầu tư trong việc chuyển lợi nhuận thu được từ đầu
chuyển lợi nhuận tư về nước
ra nước ngoài
Những yêu cầu về Ấn định một tỉ lệ nhất định vốn của doanh nghiệp phải do nhà đầu tư trong
tỉ lệ vốn trong nước nước nắm giữ
Nguồn: VCCI
Hiệp định TRIMS 1994 là hiệp định đầu tư đa phương nhưng không toàn diện vì TRIMs chỉ
qui định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng vì nó bóp méo quan hệ
thương mại hàng hóa quốc tế chứ không bao trùm tất cả các vấn đề về đầu tư nước ngoài.
2.1.2. Cơ hội và thách thức
- Khi tham gia WTO, Việt Nam phải tuân thủ hoàn toàn Hiệp định TRIMs, Việt Nam bắt
buộc phải cải cách các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu các rào cản trái
với quy định của WTO, bãi bỏ sự phân biệt đối xử theo MFN và NT, tuân thủ nguyên tắc
minh bạch hoá và tính dự báo các quy định, chính sách thể chế thương mại sẽ củng cố lòng tin
của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam.
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
➢
Cơ hội:
- Việt Nam tiến hành khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện chính sách nội địa hóa trong
một số lĩnh vực mục đích sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có trong nước như ngành sản xuất,
lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô; xe máy; các dự án chế biến gỗ, sữa, dầu thực vật, đường mía….để
tập trung phát triển các ngành có thế mạnh mà không vi phạm TRIMS. Một số Công ty đạt tỷ lệ
nội địa hoá cao như Honda Việt Nam (64-66%), VMEP (43-77%)… và một số Công ty có tỷ l
ệ được coi là thấp như Công ty Vina – Siam 40,8%, Lifan 41,2%...
- Sau khi gia nhập WTO và tham gia hiệp định TRIMS, vốn FDI vào Việt Nam tăng vọt.
Năm 2006, tổng số vốn đăng ký là 12.004 triệu USD, tăng 75,5% so với năm 2005. Năm 2007
và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng lên nhanh chóng.
➢
Thách thức:
Tạo ra sự mâu thuẫn giữa định hướng phát triển của chính phủ với mục tiêu lợi nhuận của nhà
đầu tư nước ngoài.
- Công nghiệp chế biến sữa. TRIMs để doanh nghiệp chủ động quyết định nguồn nguyên liệu.
Như vậy, chỉ có 4 doanh nghiệp (25 % thị phần) thực hiện dự án đầu tư gắn với phát triển đàn
bò sữa Việt Nam trong khi hầu hết các doanh nghiệp khác nhập khẩu sữa nguyên liệu để tiết
kiệm chi phí
➔
không tạo điều kiện để Việt Nam thúc đẩy chương trình phát triển đàn bò sữa
ở nông thôn.
- Công nghiệp chế biến gỗ, chủ trương của nhà nước yêu cầu dự án phải gắn với đầu tư phát
triển nguồn nguyên liệu nội địa nhưng do thiếu hụt nguồn gỗ trong nước và việc tái trồng
rừng tốn nhiều thời gian và chi phí, các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhập khẩu gỗ
➔
Việt Nam trở thành người làm công cho nhà đầu tư và không tạo được nhiều giá trị gia tăng
cho sản phẩm.
- TRIMS đặt công nghiệp ôtô Việt Nam trước nhiều thách thức. Với cam kết xoá bỏ yêu cầu
nội địa hoá khi vào WTO, dường như nước ta không còn cơ hội để tiếp tục thực thi chương
trình nội địa hoá phát triển lĩnh vực công nghiệp này
➔
hoàn toàn lệ thuộc bên ngoài.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2. Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ (BTA)
2.2.1. Tổng quan:
- Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào ngày 13/07/2000 tại
Washington, D.C và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001.
- Mục đích ban đầu của hiệp định này là nhằm thiết lập mối quan hệ kinh tế, thương mại
bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau.
- Hiệp định cũng quy định việc điều chỉnh quan hệ đầu tư giữa hai nước tại chương IV,
các phụ lục G, H và I. Khái niệm đầu tư trong BTA rất rộng bao gồm cả đầu tư trực tiếp
và đầu tư gián tiếp.
2.2.2. Cơ hội và thách thức
➢
Cơ hội:
- Thu hút nguồn vốn đầu tư từ Mỹ, đặc biệt là FDI. Năm 2019, Việt Nam thu hút được 38
tỷ USD vào các ngành xuất khẩu sang Mỹ trong các lĩnh vực may mặc, giày dép, chế biến
gỗ và hàng nội thất. Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đầu tư vào VN như Intel, Microsoft, Jabil,
Microchip, IBM, P& G, Coca-Cola, PepsiCo, Boeing, Chevron, AIG, Exxon Mobil,
General Electric (GE), Google và Apple. Nhiều công ty đầu tư Mỹ đã rót dòng vốn gián tiếp
vào Việt Nam. VD: KKR đầu tư 359 triệu USD vào Masan. Texas Pacific Group đầu tư 50
triệu USD vào Masan Agriculture nhằm nắm bắt cơ hội tại thị trường bán lẻ Việt Nam. Quỹ
đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pincus (Mỹ) chi ra 200 triệu USD (5/2013) để đầu tư vào
tập đoàn lĩnh vực bán lẻ Vingroup. Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang hấp dẫn các nhà
đầu tư Mỹ. Đồng thời tạo niềm tin thu hút nhà đầu tư các nước khác.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Tạo cơ hội để Việt Nam đầu tư sang Mỹ: Trong quý I/2020 có 13 quốc gia và vùng lãnh
thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Hoa kỳ là nước dẫn đầu với 20,1 triệu USD trong các
lĩnh vực ăn uống, lưu trú,sản xuất, khoa học và công nghệ.
- Được chuyển giao công nghệ mới, tiếp thu công nghệ nguồn. VD: Coca-Cola đang triển
khai mô hình nhà máy thông minh và tiếp tục tiên phong tích hợp công nghệ thông tin vào sản
xuất, sử dụng năng lượng xanh và tự động hóa quy trình sản xuất.
- Qua quy định về nhập cảnh, tạm trú và tuyển dụng người nước ngoài, Việt Nam thu hút
được nguồn lao động chất lượng cao từ Mỹ và có nhiều cơ hội xuất khẩu lao động và du học
cho công dân Việt Nam.
➢
Thách thức:
- Hiệp định tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng dẫn đến một
vấn đề là các nhà đầu tư thiếu thiện chí lợi dụng những điều khoản ưu đãi để kiện VN. VD:
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, đã khởi kiện Chính phủ Việt
Nam ra trọng tài quốc tế về dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình
Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam đã vi phạm quy định của hiệp định thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ khi thu hồi dự án đầu tư. Dù kết quả VN thắng kiện nhưng việc
này gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
- Tăng cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa trong nước.
- Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Mỹ nên dễ bị ảnh hưởng. Ví dụ chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung làm thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh vào tháng
4/2018 khi các nhà đầu tư (NĐT) ngoại rút vốn ròng và từ 6/7 - 27/7/2018, NĐT liên tục bán
ròng trên cả 2 sở chứng khoán với tổng giá trị gần 1.669 tỷ đồng.
- Công nghệ Mỹ tiên tiến được chuyển giao đòi hỏi nguồn nguyên liệu chất lượng tương
ứng phải nhập khẩu từ các quốc gia khác mà không tận dụng được nguồn nguyên liệu trong
nước. VD: Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử,
trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc là 16,8 tỷ USD (chiếm 42%), từ Trung Quốc là 13,8 tỷ USD
(chiếm 34%), từ Nhật Bản 1,7 tỷ USD (chiếm 4,2%).
- Việc nguồn lao động nước ngoài vào Việt Nam làm tăng cạnh tranh và yêu cầu đối với
lao động trong nước và có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
2.3.Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản
2.3.1. Tổng quan Hiệp định
- Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản được ký kết năm 2003 tại Tokyo
giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Nhật Bản.
Hiệp định có hiệu lực bắt đầu từ tháng 8/2004.
- Hiệp định được ký kết với mong muốn thúc đẩy đầu tư, tăng cường kinh tế giữa hai
quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh việc không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, an toàn và môi
trường, đây là điểm khác biệt cụ thể và tiến bộ so với các Hiệp định trước đó của Việt Nam
với các khu vực kinh tế. Cụ thể, Hiệp định “nhận thức được các mục tiêu trên có thể đạt được
mà không ảnh hưởng đến việc áp dụng chung các biện pháp về sức khỏe, an toàn và môi
trường”. Nhằm đạt được mục đích này, mỗi bên cam kết không xóa bỏ hoặc làm giảm hiệu
lực của các biện pháp môi trường để khuyến khích thành lập, mua lại hoặc mở rộng quy mô
đầu tư của các nhà đầu tư.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.3.2. Cơ hội và thách thức
➢
Cơ hội:
- Hiệp định là một bước tiến tượng trưng trong việc cụ thể hóa “Sáng kiến liên kết kinh tế
toàn diện Nhật Bản - ASEAN”, là hành động thực thi hữu hiệu đối với cả 2 quốc gia Việt
Nam và Nhật Bản. Lần đầu tiên kể từ thời điểm ký kết “Hiệp định khung về khu vực đầu tư
ASEAN (1998)”, tổng số vốn đăng ký đầu tư FDI lên tới 6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005, đã
đóng góp đáng kể trong việc tạo điều kiện phát triển trong nước của Việt Nam.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
- Hiệp định là một bước tiến mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, quan
hệ đối tác 2 nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, không chỉ ở lĩnh vực đầu tư mà còn hơn
thế. Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề về y tế sức khỏe. Năm 2003, Nhật Bản đã hỗ
trợ Việt Nam xây dựng nhà máy Vắc xin Sởi và Hợp tác nghiên cứu phát triển vắc xin, thu
được những thành tựu nhất định. Về môi trường, những công ty Nhật Bản đã thực hiện đúng
nhiệm vụ của mình trong việc ý thức trách nhiệm xã hội về vấn đề môi trường tại Việt Nam.
Tiêu biểu phải kể đến Công ty Toshiba, một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về
kinh doanh sản phẩm điện và điện tử gia dụng. Công ty đã đóng góp to lớn không chỉ cho Việt
Nam, mà còn được ghi nhận với những gìn giữ và đóng góp cho môi trường, qua những thành
tích phải kể đến như “Doanh nghiệp FDI thân thiện với môi trường”, “Môi trường xanh-sạch-
đẹp quận Thủ Đức”,...
- Hiệp định cũng góp phần tạo điều kiện cho sự vươn tầm phát triển của các doanh nghiệp Việt
Nam. Xét đến doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, đặc biệt nhắc tới FPT- công ty
công nghệ thông tin vốn 100% đầu tiên mở tại thị trường này, vào năm 2005, ngay sau khi
Hiệp định được áp dụng. Sau 10 năm phát triển, FPT Nhật Bản trở thành doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam lớn nhất tại đây. Theo báo cáo của FPT, trong giai đoạn 2005-2014, doanh thu
FPT tăng trung bình 32%/năm và hiện tại công ty đang giữ mối quan hệ đối tác với hàng đầu
doanh nghiệp hàng đầu như: Toshiba, Hitachi, Fujitsu,...
Nói tóm lại, với sự hỗ trợ và đầu tư đến từ Nhật Bản, Việt Nam tích cực triển khai Công
nghiệp hóa, phấn đấu thoát khỏi các nước có thu nhập thấp và gia nhập các nước có thu nhập
trung bình.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
➢
Thách thức: Việc chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn vẫn diễn ra, tổng số vốn thực hiện vẫn
còn thấp đáng kể so với tổng số vốn đăng kí, đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách kích thích thực
hiện các nguồn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng. Bên cạnh đó, các chính sách giải quyết
vấn đề tham nhũng cũng cần được thắt chặt và quán triệt tối đa, giảm bớt chi phí phiền nhiễu, tạo
điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ lâu dài với các nhà đầu tư.
2.4.Hiệp định đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA)
2.4.1. Tổng quan
- Được ký kết tháng 2/2009 và có hiệu lực từ 29/3/2012 thay thế cho Hiệp định Khuyến
khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
1998).
- Phạm vi điều chỉnh của ACIA bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- ACIA bao gồm 4 nội dung chính: Tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư
và xúc tiến đầu tư. Tự do hóa bao gồm các ngành dịch vụ (thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp
định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)), nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng
và các dịch vụ liên quan. ACIA mở rộng về phạm vi định nghĩa nhà đầu tư, ví dụ doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài khối tại một nước ASEAN khi đầu tư sang một nước ASEAN
khác được coi là nhà đầu tư ASEAN. ACIA tạo ra cơ hội thuận lợi hơn đối với thu hút FDI
của nước ta trong giai đoạn mới.
2.4.2. Cơ hội và thách thức
➢
Cơ hội:
- Việc tự do hóa, thuận lợi hóa đầu tư trong ASEAN, đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư
ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp các nước thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam
nói riêng có cơ hội thu hút được nhiều FDI hơn nữa từ cả các nước thành viên và các đối tác
bên ngoài khối. Trong các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia được các nhà đầu tư nước
ngoài tương đối quan tâm. Tỷ lệ FDI vào Việt Nam trong tổng FDI vào ASEAN được cải thiện
trong thời gian gần đây.
Bảng 2. Nguồn vốn FDI vào theo khu vực kinh tế, 2013-2019
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Brunei 775.6 567.9 173.2 -149.6 460.1 382.0 274.6
Cambodia 2,068.5 1,853.5 1,822.8 2,475.9 2,785.7 3,207.6 3,706.0
Indonesia 18,816.7 21,810.5 16,641.5 3,921.2 20,579.2 20,563.5 23,429.0
Lao PDR 681.4 867.6 1,077.8 935.3 1,686.3 1,319.6 557.2
Malaysia 12,115.5 10,877.3 10,082.4 11,336.0 9,398.8 7,618.3 7,650.5
Myanmar 584.3 946.2 2,824.0 2,989.0 4,341.0 3,554.0 2,766.0
Philippines 2,279.9 5,284.8 4,446.6 6,915.1 8,703.6 6,602.5 4,996.4
Singapore 56,671.6 73,286.6 59,700.1 68,817.9 83,603.9 79,738.4 92,080.5
Thailand 15,493.0 4,809.1 5,623.8 1,815.3 6,661.2 10,399.0 4,145.7
Viet Nam 8,900.0 9,200.0 11,800.0 12,600.0 14,100.0 15,500.0 16,120.0
Nguồn: UNCTAD
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Singapore là quốc gia thành viên ASEAN dẫn đầu về dòng vốn FDI đổ vào
Việt Nam, với 54,9 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 15,5%. Theo sau là Malaysia và
Thái Lan với các con số tương ứng là 12,7 tỷ USD và 12,4 tỷ USD.
+ Trong khi đó, Việt Nam đầu tư sang Lào nhiều nhất. Việt Nam tiếp tục là
nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Lào với gần 413 dự án và tổng vốn đầu tư gần
5 tỉ USD vào các ngành Năng lượng, Dịch vụ hạ tầng, nông – lâm nghiệp, trồng
cây công nghiệp, Khai khoáng, Tài chính – Ngân hàng. Kim ngạch thương mại
hai chiều năm 2019 vượt mốc 1 tỉ USD, đạt 1,2 tỉ USD, tăng 12,5%.
+ Viettel đầu tư gồm Lào, Campuchia, Myanmar. Lợi nhuận quý 1-2020 của
Viettel Global tăng 600% nhờ thị trường Đông Nam Á (thị trường Đông Nam Á
vẫn đóng góp gần một nửa tổng doanh thu).
- Tự do hóa đầu tư là một bước để biến ASEAN trở thành một khu vực sản xuất
thống nhất. Điều này giúp hình thành các chuỗi sản xuất và cung ứng tích hợp trong khu
vực và Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi. Việc dịch chuyển trong chuỗi giá trị xảy ra
trong nội bộ các nước thành viên ASEAN. Thời gian gần đây, với lợi thế tương đối về
lao động giá rẻ, Việt Nam đã nhận được FDI từ các công ty về dệt may của Malaysia và
Thái Lan. Việc dịch chuyển này tạo ra luồng FDI tăng thêm cho Việt Nam.
➢
Thách thức
- Phần lớn FDI vào Việt Nam tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và
chỉ thực hiện các công đoạn thấp nhất trong chuỗi giá trị khu vực.
- Năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á với khoảng
22,8% lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn và có đủ kỹ năng đáp ứng đòi hỏi
của thị trường. (2019- Tổng cục thống kê).
2.5. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
2.5.1. Tổng quan
- Ngày 8/3/2018, Hiệp định CPTPP, tiền thân là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đã được 11 nước tham gia ký kết(bao gồm Australia, Brunei, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) sau
khi Mỹ rút khỏi TPP. Về cơ bản, CPTPP giữ nguyên các nội dung cốt lõi của TPP ,tuy
nhiên CPTPP có 20 nhóm nghĩa vụ đã bị tạm hoãn so với TPP. CPTPP có hiệu lực đối
với Việt Nam từ ngày 14/01/ 2019.
- So với các FTA truyền thống chỉ bao gồm các cam kết về thương mại hàng hoá và
1 số ít có thêm cam kết về thương mại dịch vụ, CPTPP là 1 FTA thế hệ mới điều chỉnh
các vấn đề “phi truyền thống” như: môi trường, lao động, mua sắm chính phủ, sở hữu trí
tuệ, doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với lĩnh vực đầu tư, phạm vi điều chỉnh của CPTPP bao gồm cả đầu tư trực
tiếp và gián tiếp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.5.2. Cơ hội và thách thức:
➢
Cơ hội:
- Tạo lập khung pháp lý liên quan đến hoạt động FDI hoàn thiện hơn, từ đó tăng
tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.
CPTPP đưa ra những cam kết cao hơn về hoạt động FDI, bao gồm: (1) công khai, minh
bạch và dễ dự đoán của hệ thống luật pháp và sự thay đổi của luật pháp; (2) quyền sở hữu trí
tuệ, nhất là bảo vệ bản quyền, thương quyền, xử lý nghiêm hàng nhái, hàng giả, hình sự hóa
các vi phạm về sở hữu trí tuệ, (3) lao động và quyền của người lao động bao gồm tiền lương
và điều kiện làm việc, thành lập công đoàn độc lập và (4) phòng chống tham nhũng. Những
điều khoản này tạo áp lực thúc đẩy Việt Nam cải cách thể chế, khung pháp lý và chính sách
về đầu tư ở Việt Nam. Khi đó, động lực thu hút đầu tư của Việt Nam không chỉ đơn thuần là
lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà còn bao gồm các lợi thế về môi trường
đầu tư minh bạch, thông thoáng.
- CPTPP thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó làm tăng sức hút đầu
tư FDI vào Việt Nam:
+ CPTPP đã tạo cho Việt Nam cơ hội tiếp cận 3 thị trường tiềm năng mà Việt Nam
chưa có hiệp định thương mại là Mexico, Canada, Peru.Khi khả năng kết nối của Việt
Nam với các thị trường khu vực ngày càng lớn, các doanh nghiệp từ Canada, New
Zealand, Mexico sẽ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn.
+ Cam kết về thuế quan của các nước CPTPP dành cho Việt Nam bao gồm:(1) Xóa
bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực cho 78-95% số dòng thuế trong Biểu
thuế; (2) Đến cuối lộ trình giảm thuế, sẽ xóa bỏ 97-100% số dòng thuế trong Biểu thuế.
Các ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất có thể kể đến như: nông sản, thủy sản,chế
biến thực phẩm-đồ uống,dệt may, giày dép, gỗ,nhựa,hóa chất,máy móc, thiết bị. Hơn
nữa, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam với ưu thế về giá tại các thị trường nước ngoài
như Trung Quốc (hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, thủy sản), Thái Lan (thủy sản, gạo,
trái cây), Ấn Độ (gạo) đều là những nước không tham gia vào CPTPP.Theo nghiên cứu
của World Bank(2018), dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Rào cản thương mại áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường CPTPP (%)
Nguồn: WB
➢
Thách thức:
- Khi tham gia CPTPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ của các nước thành
viên tràn vào thị trường trong nước, đồng nghĩa với việc hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp nội địa phải cạnh tranh gay gắt hơn tại “sân nhà”. Hơn nữa, các nước buộc phải mở
cửa cho các công ty và nhà đầu tư của các nước thành viên khác và các công ty này có thể
thâu tóm và nắm quyền kiểm soát kinh doanh một số doanh nghiệp sản xuất và cung cấp
dịch vụ nội địa. Hiện nay, tiềm lực của các DN Việt Nam còn yếu, chưa có sự liên kết chặt
chẽ và tương hỗ lẫn nhau nên rất có thể sẽ có một làn sóng mua bán sáp nhập trong thời gian
tới tại Việt Nam. Khi ấy, rất nhiều doanh nghiệp trong những lĩnh vực quan trọng tại Việt
Nam bị kiểm soát bởi các doanh nghiệp nước ngoài.
- CPTPP đưa ra các tiêu chuẩn đối xử với nhà đầu tư nước ngoài mang tính bảo vệ rất cao.
Khác với nhiều hiệp định thương mại - đầu tư trước đây của Việt Nam (trừ BTA), cơ chế
ISDS trong CPTPP quy định rất chi tiết về các chủ thể liên quan cũng như phạm vi tranh
chấp. Do đó, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ bị kiện nhiều hơn do cơ chế đi kiện dễ dàng
hơn, không đòi hỏi các bước tham vấn bắt buộc trước đó, không yêu cầu phải có chấp thuận
bằng văn bản về việc kiện từ phía cơ quan nhà nước bị kiện. Trong khi đó, việc ban hành và
thực thi các chính sách, quy định của pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp
ứng các tiêu chuẩn hội nhập quốc tế. Một khi xảy ra tranh chấp, dù thắng hay thua, ít nhiều
Việt Nam cũng sẽ bị thiệt hại khi thời gian có thể kéo dài tới nhiều năm, hơn nữa các nhà
đầu tư nước ngoài sẽ có ấn tượng tiêu cực về môi trường pháp lý không minh bạch và việc
thực thi cam kết quốc tế kém hiệu quả.
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.6. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
2.6.1. Tổng quan
- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa
Việt Nam và 28 nước thành viên. EVFTA cùng với CPTPP là 2 FTA có phạm vi cam
kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. EVFTA được tách
làm hai hiệp định,một là Hiệp định thương mại EVFTA và một là hiệp định bảo hộ đầu
tư EVIPA. Hai hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019.Đối với EVFTA, hiệp định này
sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2020. Đối với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn
phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi
Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực.
- Đối với lĩnh vực đầu tư, phạm vi điều chỉnh của EVFTA và EVIPA bao gồm cả
đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
2.6.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam:
➢
Cơ hội:
- EVFTA thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó làm tăng sức hút đầu
tư FDI vào Việt Nam:
+ Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% số dòng thuế trong
khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam,trong đó có một số nhóm
hàng được giảm thuế nhiều như giày dép, mũ và các sản phẩm đội đầu; hàng dệt may; sản
phẩm da; nguyên liệu dệt may. Các cam kết này sẽ tạo điều kiện thu hút FDI từ các nước
thành viên EU và cả các nước ngoài EU, đặc biệt là hoạt động gia công quốc tế khi doanh
nghiệp nước ngoài có thể nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ EU sau đó xuất khẩu thành phẩm
sang EU với chi phí thấp.
+ FDI từ EU có thể tăng vào các phân ngành dịch vụ mà Việt Nam không cam kết trong
WTO nhưng lại cam kết trong EVFTA hoặc được cam kết mở cửa sâu hơn so với WTO như
dịch vụ tài chính, logistics, dịch vụ máy tính, dịch vụ môi trường, giáo dục bậc cao, phân
phối, viễn thông và y tế. Hơn nữa,các lĩnh vực “phi truyền thống” như sở hữu trí tuệ,doanh
nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ,… vốn trước đây làm các nhà đầu tư EU còn e dè khi
đầu tư vào Việt Nam cũng đã được cam kết trong EVFTA và EVIPA, từ đó làm tăng tính hấp
dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Các dự án đầu tư của EU có hàm lượng và tỷ lệ
chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến sẽ đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam đến từ việc sớm ký kết FTA với EU
trong khi các nước cạnh tranh chính trong khu vực về thương mại và đầu tư chưa có FTA với
EU. Lợi thế này có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn, vì định hướng của cả ASEAN và EU là một
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
FTA giữa hai khu vực. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng triệt để khoảng “thời gian vàng” này
để tang cường thâm nhập thị trường cũng như thu hút FDI từ các nước EU.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ trong EVIPA được đánh giá
là nhanh và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, cụ thể: quy định chặt chẽ
hơn yêu cầu khởi kiện và khoanh vùng các ngoại lệ mà Chính phủ được tự do áp dụng biện pháp mà
không dẫn tới nguy cơ tranh chấp;bên thua kiện sẽ phải gánh chịu chi phí tố tụng; thành lập Cơ
quan Tài phán Thường trực thay thế cho cơ chế trọng tài đầu tư;…Các quy định cải tiến trong
EVFTA và EVIPA đã khắc phục các bất cập trong các cơ chế ISDS hiện tại như các bên được tự do
lựa chọn trọng tài dẫn đến Hội đồng trọng tài khác nhau đưa ra các kết luận khác nhau về cùng một
vấn đề…do đó sẽ giúp hạn chế đáng kể việc lạm dụng cơ chế giải quyết tranh chấp để kiện Chính
phủ nước sở tại cùa các nhà đầu tư thiếu thiện chí
➢
Thách thức:
- Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu là có nhưng để hưởng ưu đãi thuế thì các doanh nghiệp (bao gồm cả
doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI) phải đáp ứng các hàng rào kỹ thuật và quy tắc xuất xứ của
EVFTA.Chẳng hạn như dệt may Việt Nam - ngành có đầu vào phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ
Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, trong khi EVFTA chỉ chấp nhận cho hưởng ưu đãi khi dùng vải sản xuất
trong nước hoặc phải được nhập từ EU hay các nước mà EU đã có FTA, sẽ càng khó lòng thỏa mãn.
- EVIPA và EVFTA sẽ tạo lập khung pháp lý liên quan đến FDI hoàn thiện hơn nhưng cũng đặt
ra rất nhiều thách thức. Các thách thức này không đến từ hệ thống các quy định pháp luật hiện hành
vì về cơ bản quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo hộ đầu tư đã khá tương thích với
các cam kết trong EVFTA mà đến từ việc vi phạm các cam kết trong IIAs của chính quyền địa
phương. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vụ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện chính
phủ Việt Nam trong thời gian qua. Hơn nữa, vẫn còn rất nhiều thách thức khác đến từ cơ chế giải
quyết tranh chấp trong EVIPA, cụ thể: quan ngại về sự độc lập và khách quan của trọng tài không
mang quốc tịch Việt Nam; việc phải thực thi phán quyết trọng tài như phán quyết của tòa án trong
nước khiến Tòa án Việt Nam không thể xem xét lại phán quyết; cơ chế minh bạch hóa sẽ dẫn tới
việc tất cả các phán quyết được công khai trước công chúng;...là những vấn đề phức tạp chưa được
quy định trong các hiệp định đầu tư song phương truyền thống, thậm chí còn đặt ra một số yêu cầu
chặt chẽ hơn quy định tương ứng của Công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp
giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ICSID).
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3. BIỆN PHÁP CHUNG ĐỂ TẬN DỤNG ĐƯỢC CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC

More Related Content

Similar to Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc

Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...jackjohn45
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHNVo Hieu Nghia
 
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vieMidterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vieLC TECH VIETNAM
 
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tưPhát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tưHán Nhung
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)Nguyễn Công Huy
 
T-Corp - Q&A Tập đoàn Trí Việt 2020
T-Corp - Q&A Tập đoàn Trí Việt 2020T-Corp - Q&A Tập đoàn Trí Việt 2020
T-Corp - Q&A Tập đoàn Trí Việt 2020Tập đoàn Trí Việt
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...PinkHandmade
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...nataliej4
 
[ Tóm tắt wto ]
[ Tóm tắt   wto ][ Tóm tắt   wto ]
[ Tóm tắt wto ]Lê Nhi
 
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]Nguyen Thai Binh
 
Nguyen thi minh phuong
Nguyen thi minh phuongNguyen thi minh phuong
Nguyen thi minh phuongDuy Vọng
 
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030nataliej4
 

Similar to Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc (20)

Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vieMidterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
 
Các biện pháp TBT trong EVFTA và VKFTA
Các biện pháp TBT trong EVFTA và VKFTACác biện pháp TBT trong EVFTA và VKFTA
Các biện pháp TBT trong EVFTA và VKFTA
 
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tưPhát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (52)
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...
 
T-Corp - Q&A Tập đoàn Trí Việt 2020
T-Corp - Q&A Tập đoàn Trí Việt 2020T-Corp - Q&A Tập đoàn Trí Việt 2020
T-Corp - Q&A Tập đoàn Trí Việt 2020
 
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiệ...
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiệ...Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiệ...
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiệ...
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
 
[ Tóm tắt wto ]
[ Tóm tắt   wto ][ Tóm tắt   wto ]
[ Tóm tắt wto ]
 
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
 
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docxThực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
 
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
 
Nguyen thi minh phuong
Nguyen thi minh phuongNguyen thi minh phuong
Nguyen thi minh phuong
 
Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.
Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.
Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Báo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
Dự thảo chiến lược thu hút fdi giai đoạn 2018 2030
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII - - ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BÀI TIỂU LUẬN CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA Giảng viên: Nguyễn Hạ Liên Chi Nguyễn Hoài Linh 1801015426 Ngô Trúc Ly 1801015475 Tạ Quan Minh Long 1801015463 Đỗ Thị Trà My 1801015507 Cù Thị Kiều My 1801015506 Phạm Quốc Nghĩa 1801015551 Trần Trọng Nhân 1801015600 1
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................................................................3 2. CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA. 3 2.1. Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS)................ 3 2.1.1. Tổng quan: .................................................................................................................. 3 2.1.2. Cơ hội và thách thức ................................................................................................... 4 2.2. Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ (BTA) ....................................................................... 6 2.2.1. Tổng quan: .................................................................................................................. 6 2.2.2. Cơ hội và thách thức ................................................................................................... 6 2.3. Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản ....................................................... 7 2.3.1. Tổng quan Hiệp định ................................................................................................... 7 2.3.2. Cơ hội và thách thức ................................................................................................... 8 2.4. Hiệp định đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) ...................................................................... 9 2.4.1. Tổng quan ................................................................................................................... 9 2.4.2. Cơ hội và thách thức ................................................................................................... 9 2.5. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ....................... 10 2.5.1. Tổng quan ................................................................................................................. 10 2.5.2. Cơ hội và thách thức: ................................................................................................ 11 2.6. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ...................................................... 13 2.6.1. Tổng quan ................................................................................................................. 13 2.6.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam: ..................................................................... 13 3. BIỆN PHÁP CHUNG ĐỂ TẬN DỤNG ĐƯỢC CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC15 2
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT - Hiệp định đầu tư quốc tế - IIAs là các thỏa thuận giữa các nước đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế và điều chỉnh hoạt động này, trong đó có FDI. Các IIAs có thể được phân loại thành 2 nhóm sau đây: • Các hiệp định quốc tế chỉ dành cho đầu tư. • Các thỏa thuận quốc tế khác có liên quan đến đầu tư. - Nội dung của các hiệp định đầu tư quốc tế: • Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư: Quy tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), quy tắc đãi ngộ quốc gia (NT), điều khoản về đối xử công bằng và thỏa đáng. • Các điều khoản nhằm mục đích bảo hộ các nhà đầu tư nước ngoài:Quốc hữu hóa và trưng thu tài sản; Điều khoản về chuyển tiền ra nước ngoài; Điều khoản về giải quyết tranh chấp. - Tính đến hết tháng 7/2020, Việt Nam đã ký kết tổng cộng 85 IIAs trong đó 67 IIAs đã có hiệu lực. Sau đây là 6 hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tham gia: • Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại năm 1995 (TRIMS) • Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ năm 2000 (BTA) • Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam- Nhật năm 2003 • Hiệp định đầu tư Toàn diện ASEAN năm 2009(ACIA) • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương năm 2018(CPTPP) • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam năm 2019 (EVFTA) 2. CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA 2.1. Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) 2.1.1. Tổng quan: - TRIMs đã được ký kết vào cuối vòng đàm phán Uruguay và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Đây là bước thoả hiệp ban đầu của quan điểm các nước phát triển và đang phát triển về việc đưa ra quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm hạn chế trở ngại cho thương mại quốc tế. - Mục đích ban đầu của hiệp định TRIMS là nhằm giúp tránh các tác động có hại của điều khoản Hiệp định GATT 1994. - Hiệp định cũng chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại hàng hoá (không áp dụng đối với dịch vụ) và đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO. 3
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 1. Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng (TRIMS) Nhóm biện pháp Ví dụ minh họa Những yêu cầu về Yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng một tỉ lệ nhất định nguyên liệu đầu vào hàm lượng nội địa có xuất xứ trong nước hoặc từ các nguồn nội địa Những yêu cầu về Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo khối lượng hoặc trị giá sản phẩm nhập cân đối thương mại khẩu tương đương với khối lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu Những yêu cầu về Quy định ngoại hối phục vụ nhập khẩu phải ở một tỉ lệ nhất định so với giá cân đối ngoại hối trị ngoại hối mà doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu và từ các nguồn khác Những yêu cầu về Hạn chế việc tiếp cận nguồn ngoại hối của doanh nghiệp – hạn chế nhập ngoại hối khẩu Những yêu cầu về Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo rằng khối lượng hoặc trị giá sản phẩm tiêu thụ trong nước tiêu thụ trong nước tương đương với sản phẩm xuất khẩu – hạn chế xuất khẩu Những yêu cầu về Yêu cầu một số loại sản phẩm phải được sản xuất trong nước sản xuất Những yêu cầu về Yêu cầu tỉ lệ xuất khẩu tối thiểu xuất khẩu Những yêu cầu bắt Yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp cho những thị trường nhất định một số buộc về loại sản sản phẩm được chỉ định hoặc được sản xuất/cung cấp bởi một nhà sản phẩm xuất/cung cấp nhất định Những hạn chế về Quy định cấm doanh nghiệp không được sản xuất một số sản phẩm hoặc sản xuất loại sản phẩm nhất định ở nước nhận đầu tư Những yếu cầu về Yêu cầu phải chuyển giao bắt buộc một số loại công nghệ nhất định (không chuyển giao công theo các điều kiện thương mại thông thường) và/hoặc yêu cầu các loại hoặc nghệ mức độ nghiên cứu và pháy triển (R&D) phải được thực hiện ở nước nhận đầu tư Những hận chế về Hạn chế quyền của nhà đầu tư trong việc chuyển lợi nhuận thu được từ đầu chuyển lợi nhuận tư về nước ra nước ngoài Những yêu cầu về Ấn định một tỉ lệ nhất định vốn của doanh nghiệp phải do nhà đầu tư trong tỉ lệ vốn trong nước nước nắm giữ Nguồn: VCCI Hiệp định TRIMS 1994 là hiệp định đầu tư đa phương nhưng không toàn diện vì TRIMs chỉ qui định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng vì nó bóp méo quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế chứ không bao trùm tất cả các vấn đề về đầu tư nước ngoài. 2.1.2. Cơ hội và thách thức - Khi tham gia WTO, Việt Nam phải tuân thủ hoàn toàn Hiệp định TRIMs, Việt Nam bắt buộc phải cải cách các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu các rào cản trái với quy định của WTO, bãi bỏ sự phân biệt đối xử theo MFN và NT, tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và tính dự báo các quy định, chính sách thể chế thương mại sẽ củng cố lòng tin của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. 4
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ➢ Cơ hội: - Việt Nam tiến hành khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện chính sách nội địa hóa trong một số lĩnh vực mục đích sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có trong nước như ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô; xe máy; các dự án chế biến gỗ, sữa, dầu thực vật, đường mía….để tập trung phát triển các ngành có thế mạnh mà không vi phạm TRIMS. Một số Công ty đạt tỷ lệ nội địa hoá cao như Honda Việt Nam (64-66%), VMEP (43-77%)… và một số Công ty có tỷ l ệ được coi là thấp như Công ty Vina – Siam 40,8%, Lifan 41,2%... - Sau khi gia nhập WTO và tham gia hiệp định TRIMS, vốn FDI vào Việt Nam tăng vọt. Năm 2006, tổng số vốn đăng ký là 12.004 triệu USD, tăng 75,5% so với năm 2005. Năm 2007 và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng lên nhanh chóng. ➢ Thách thức: Tạo ra sự mâu thuẫn giữa định hướng phát triển của chính phủ với mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài. - Công nghiệp chế biến sữa. TRIMs để doanh nghiệp chủ động quyết định nguồn nguyên liệu. Như vậy, chỉ có 4 doanh nghiệp (25 % thị phần) thực hiện dự án đầu tư gắn với phát triển đàn bò sữa Việt Nam trong khi hầu hết các doanh nghiệp khác nhập khẩu sữa nguyên liệu để tiết kiệm chi phí ➔ không tạo điều kiện để Việt Nam thúc đẩy chương trình phát triển đàn bò sữa ở nông thôn. - Công nghiệp chế biến gỗ, chủ trương của nhà nước yêu cầu dự án phải gắn với đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu nội địa nhưng do thiếu hụt nguồn gỗ trong nước và việc tái trồng rừng tốn nhiều thời gian và chi phí, các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhập khẩu gỗ ➔ Việt Nam trở thành người làm công cho nhà đầu tư và không tạo được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm. - TRIMS đặt công nghiệp ôtô Việt Nam trước nhiều thách thức. Với cam kết xoá bỏ yêu cầu nội địa hoá khi vào WTO, dường như nước ta không còn cơ hội để tiếp tục thực thi chương trình nội địa hoá phát triển lĩnh vực công nghiệp này ➔ hoàn toàn lệ thuộc bên ngoài.
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2. Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ (BTA) 2.2.1. Tổng quan: - Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào ngày 13/07/2000 tại Washington, D.C và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. - Mục đích ban đầu của hiệp định này là nhằm thiết lập mối quan hệ kinh tế, thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau. - Hiệp định cũng quy định việc điều chỉnh quan hệ đầu tư giữa hai nước tại chương IV, các phụ lục G, H và I. Khái niệm đầu tư trong BTA rất rộng bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. 2.2.2. Cơ hội và thách thức ➢ Cơ hội: - Thu hút nguồn vốn đầu tư từ Mỹ, đặc biệt là FDI. Năm 2019, Việt Nam thu hút được 38 tỷ USD vào các ngành xuất khẩu sang Mỹ trong các lĩnh vực may mặc, giày dép, chế biến gỗ và hàng nội thất. Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đầu tư vào VN như Intel, Microsoft, Jabil, Microchip, IBM, P& G, Coca-Cola, PepsiCo, Boeing, Chevron, AIG, Exxon Mobil, General Electric (GE), Google và Apple. Nhiều công ty đầu tư Mỹ đã rót dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam. VD: KKR đầu tư 359 triệu USD vào Masan. Texas Pacific Group đầu tư 50 triệu USD vào Masan Agriculture nhằm nắm bắt cơ hội tại thị trường bán lẻ Việt Nam. Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pincus (Mỹ) chi ra 200 triệu USD (5/2013) để đầu tư vào tập đoàn lĩnh vực bán lẻ Vingroup. Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ. Đồng thời tạo niềm tin thu hút nhà đầu tư các nước khác. 6
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Tạo cơ hội để Việt Nam đầu tư sang Mỹ: Trong quý I/2020 có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Hoa kỳ là nước dẫn đầu với 20,1 triệu USD trong các lĩnh vực ăn uống, lưu trú,sản xuất, khoa học và công nghệ. - Được chuyển giao công nghệ mới, tiếp thu công nghệ nguồn. VD: Coca-Cola đang triển khai mô hình nhà máy thông minh và tiếp tục tiên phong tích hợp công nghệ thông tin vào sản xuất, sử dụng năng lượng xanh và tự động hóa quy trình sản xuất. - Qua quy định về nhập cảnh, tạm trú và tuyển dụng người nước ngoài, Việt Nam thu hút được nguồn lao động chất lượng cao từ Mỹ và có nhiều cơ hội xuất khẩu lao động và du học cho công dân Việt Nam. ➢ Thách thức: - Hiệp định tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng dẫn đến một vấn đề là các nhà đầu tư thiếu thiện chí lợi dụng những điều khoản ưu đãi để kiện VN. VD: Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, đã khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra trọng tài quốc tế về dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam đã vi phạm quy định của hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ khi thu hồi dự án đầu tư. Dù kết quả VN thắng kiện nhưng việc này gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. - Tăng cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa trong nước. - Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Mỹ nên dễ bị ảnh hưởng. Ví dụ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh vào tháng 4/2018 khi các nhà đầu tư (NĐT) ngoại rút vốn ròng và từ 6/7 - 27/7/2018, NĐT liên tục bán ròng trên cả 2 sở chứng khoán với tổng giá trị gần 1.669 tỷ đồng. - Công nghệ Mỹ tiên tiến được chuyển giao đòi hỏi nguồn nguyên liệu chất lượng tương ứng phải nhập khẩu từ các quốc gia khác mà không tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước. VD: Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc là 16,8 tỷ USD (chiếm 42%), từ Trung Quốc là 13,8 tỷ USD (chiếm 34%), từ Nhật Bản 1,7 tỷ USD (chiếm 4,2%). - Việc nguồn lao động nước ngoài vào Việt Nam làm tăng cạnh tranh và yêu cầu đối với lao động trong nước và có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp. 2.3.Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản 2.3.1. Tổng quan Hiệp định - Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản được ký kết năm 2003 tại Tokyo giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Nhật Bản. Hiệp định có hiệu lực bắt đầu từ tháng 8/2004. - Hiệp định được ký kết với mong muốn thúc đẩy đầu tư, tăng cường kinh tế giữa hai quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh việc không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, an toàn và môi trường, đây là điểm khác biệt cụ thể và tiến bộ so với các Hiệp định trước đó của Việt Nam với các khu vực kinh tế. Cụ thể, Hiệp định “nhận thức được các mục tiêu trên có thể đạt được mà không ảnh hưởng đến việc áp dụng chung các biện pháp về sức khỏe, an toàn và môi trường”. Nhằm đạt được mục đích này, mỗi bên cam kết không xóa bỏ hoặc làm giảm hiệu lực của các biện pháp môi trường để khuyến khích thành lập, mua lại hoặc mở rộng quy mô đầu tư của các nhà đầu tư. 7
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.3.2. Cơ hội và thách thức ➢ Cơ hội: - Hiệp định là một bước tiến tượng trưng trong việc cụ thể hóa “Sáng kiến liên kết kinh tế toàn diện Nhật Bản - ASEAN”, là hành động thực thi hữu hiệu đối với cả 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Lần đầu tiên kể từ thời điểm ký kết “Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (1998)”, tổng số vốn đăng ký đầu tư FDI lên tới 6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005, đã đóng góp đáng kể trong việc tạo điều kiện phát triển trong nước của Việt Nam. (Nguồn: Tổng cục thống kê) - Hiệp định là một bước tiến mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, quan hệ đối tác 2 nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, không chỉ ở lĩnh vực đầu tư mà còn hơn thế. Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề về y tế sức khỏe. Năm 2003, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy Vắc xin Sởi và Hợp tác nghiên cứu phát triển vắc xin, thu được những thành tựu nhất định. Về môi trường, những công ty Nhật Bản đã thực hiện đúng nhiệm vụ của mình trong việc ý thức trách nhiệm xã hội về vấn đề môi trường tại Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến Công ty Toshiba, một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về kinh doanh sản phẩm điện và điện tử gia dụng. Công ty đã đóng góp to lớn không chỉ cho Việt Nam, mà còn được ghi nhận với những gìn giữ và đóng góp cho môi trường, qua những thành tích phải kể đến như “Doanh nghiệp FDI thân thiện với môi trường”, “Môi trường xanh-sạch- đẹp quận Thủ Đức”,... - Hiệp định cũng góp phần tạo điều kiện cho sự vươn tầm phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Xét đến doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, đặc biệt nhắc tới FPT- công ty công nghệ thông tin vốn 100% đầu tiên mở tại thị trường này, vào năm 2005, ngay sau khi Hiệp định được áp dụng. Sau 10 năm phát triển, FPT Nhật Bản trở thành doanh nghiệp phần mềm Việt Nam lớn nhất tại đây. Theo báo cáo của FPT, trong giai đoạn 2005-2014, doanh thu FPT tăng trung bình 32%/năm và hiện tại công ty đang giữ mối quan hệ đối tác với hàng đầu doanh nghiệp hàng đầu như: Toshiba, Hitachi, Fujitsu,... Nói tóm lại, với sự hỗ trợ và đầu tư đến từ Nhật Bản, Việt Nam tích cực triển khai Công nghiệp hóa, phấn đấu thoát khỏi các nước có thu nhập thấp và gia nhập các nước có thu nhập trung bình. 8
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ➢ Thách thức: Việc chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn vẫn diễn ra, tổng số vốn thực hiện vẫn còn thấp đáng kể so với tổng số vốn đăng kí, đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách kích thích thực hiện các nguồn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng. Bên cạnh đó, các chính sách giải quyết vấn đề tham nhũng cũng cần được thắt chặt và quán triệt tối đa, giảm bớt chi phí phiền nhiễu, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ lâu dài với các nhà đầu tư. 2.4.Hiệp định đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) 2.4.1. Tổng quan - Được ký kết tháng 2/2009 và có hiệu lực từ 29/3/2012 thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998). - Phạm vi điều chỉnh của ACIA bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. - ACIA bao gồm 4 nội dung chính: Tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư. Tự do hóa bao gồm các ngành dịch vụ (thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)), nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng và các dịch vụ liên quan. ACIA mở rộng về phạm vi định nghĩa nhà đầu tư, ví dụ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khối tại một nước ASEAN khi đầu tư sang một nước ASEAN khác được coi là nhà đầu tư ASEAN. ACIA tạo ra cơ hội thuận lợi hơn đối với thu hút FDI của nước ta trong giai đoạn mới. 2.4.2. Cơ hội và thách thức ➢ Cơ hội: - Việc tự do hóa, thuận lợi hóa đầu tư trong ASEAN, đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp các nước thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng có cơ hội thu hút được nhiều FDI hơn nữa từ cả các nước thành viên và các đối tác bên ngoài khối. Trong các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia được các nhà đầu tư nước ngoài tương đối quan tâm. Tỷ lệ FDI vào Việt Nam trong tổng FDI vào ASEAN được cải thiện trong thời gian gần đây. Bảng 2. Nguồn vốn FDI vào theo khu vực kinh tế, 2013-2019 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Brunei 775.6 567.9 173.2 -149.6 460.1 382.0 274.6 Cambodia 2,068.5 1,853.5 1,822.8 2,475.9 2,785.7 3,207.6 3,706.0 Indonesia 18,816.7 21,810.5 16,641.5 3,921.2 20,579.2 20,563.5 23,429.0 Lao PDR 681.4 867.6 1,077.8 935.3 1,686.3 1,319.6 557.2 Malaysia 12,115.5 10,877.3 10,082.4 11,336.0 9,398.8 7,618.3 7,650.5 Myanmar 584.3 946.2 2,824.0 2,989.0 4,341.0 3,554.0 2,766.0 Philippines 2,279.9 5,284.8 4,446.6 6,915.1 8,703.6 6,602.5 4,996.4 Singapore 56,671.6 73,286.6 59,700.1 68,817.9 83,603.9 79,738.4 92,080.5 Thailand 15,493.0 4,809.1 5,623.8 1,815.3 6,661.2 10,399.0 4,145.7 Viet Nam 8,900.0 9,200.0 11,800.0 12,600.0 14,100.0 15,500.0 16,120.0 Nguồn: UNCTAD 9
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Singapore là quốc gia thành viên ASEAN dẫn đầu về dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, với 54,9 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 15,5%. Theo sau là Malaysia và Thái Lan với các con số tương ứng là 12,7 tỷ USD và 12,4 tỷ USD. + Trong khi đó, Việt Nam đầu tư sang Lào nhiều nhất. Việt Nam tiếp tục là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Lào với gần 413 dự án và tổng vốn đầu tư gần 5 tỉ USD vào các ngành Năng lượng, Dịch vụ hạ tầng, nông – lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, Khai khoáng, Tài chính – Ngân hàng. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 vượt mốc 1 tỉ USD, đạt 1,2 tỉ USD, tăng 12,5%. + Viettel đầu tư gồm Lào, Campuchia, Myanmar. Lợi nhuận quý 1-2020 của Viettel Global tăng 600% nhờ thị trường Đông Nam Á (thị trường Đông Nam Á vẫn đóng góp gần một nửa tổng doanh thu). - Tự do hóa đầu tư là một bước để biến ASEAN trở thành một khu vực sản xuất thống nhất. Điều này giúp hình thành các chuỗi sản xuất và cung ứng tích hợp trong khu vực và Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi. Việc dịch chuyển trong chuỗi giá trị xảy ra trong nội bộ các nước thành viên ASEAN. Thời gian gần đây, với lợi thế tương đối về lao động giá rẻ, Việt Nam đã nhận được FDI từ các công ty về dệt may của Malaysia và Thái Lan. Việc dịch chuyển này tạo ra luồng FDI tăng thêm cho Việt Nam. ➢ Thách thức - Phần lớn FDI vào Việt Nam tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và chỉ thực hiện các công đoạn thấp nhất trong chuỗi giá trị khu vực. - Năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á với khoảng 22,8% lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn và có đủ kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường. (2019- Tổng cục thống kê). 2.5. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 2.5.1. Tổng quan - Ngày 8/3/2018, Hiệp định CPTPP, tiền thân là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 11 nước tham gia ký kết(bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) sau khi Mỹ rút khỏi TPP. Về cơ bản, CPTPP giữ nguyên các nội dung cốt lõi của TPP ,tuy nhiên CPTPP có 20 nhóm nghĩa vụ đã bị tạm hoãn so với TPP. CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/ 2019. - So với các FTA truyền thống chỉ bao gồm các cam kết về thương mại hàng hoá và 1 số ít có thêm cam kết về thương mại dịch vụ, CPTPP là 1 FTA thế hệ mới điều chỉnh các vấn đề “phi truyền thống” như: môi trường, lao động, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước. - Đối với lĩnh vực đầu tư, phạm vi điều chỉnh của CPTPP bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.5.2. Cơ hội và thách thức: ➢ Cơ hội: - Tạo lập khung pháp lý liên quan đến hoạt động FDI hoàn thiện hơn, từ đó tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. CPTPP đưa ra những cam kết cao hơn về hoạt động FDI, bao gồm: (1) công khai, minh bạch và dễ dự đoán của hệ thống luật pháp và sự thay đổi của luật pháp; (2) quyền sở hữu trí tuệ, nhất là bảo vệ bản quyền, thương quyền, xử lý nghiêm hàng nhái, hàng giả, hình sự hóa các vi phạm về sở hữu trí tuệ, (3) lao động và quyền của người lao động bao gồm tiền lương và điều kiện làm việc, thành lập công đoàn độc lập và (4) phòng chống tham nhũng. Những điều khoản này tạo áp lực thúc đẩy Việt Nam cải cách thể chế, khung pháp lý và chính sách về đầu tư ở Việt Nam. Khi đó, động lực thu hút đầu tư của Việt Nam không chỉ đơn thuần là lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà còn bao gồm các lợi thế về môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng. - CPTPP thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó làm tăng sức hút đầu tư FDI vào Việt Nam: + CPTPP đã tạo cho Việt Nam cơ hội tiếp cận 3 thị trường tiềm năng mà Việt Nam chưa có hiệp định thương mại là Mexico, Canada, Peru.Khi khả năng kết nối của Việt Nam với các thị trường khu vực ngày càng lớn, các doanh nghiệp từ Canada, New Zealand, Mexico sẽ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. + Cam kết về thuế quan của các nước CPTPP dành cho Việt Nam bao gồm:(1) Xóa bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực cho 78-95% số dòng thuế trong Biểu thuế; (2) Đến cuối lộ trình giảm thuế, sẽ xóa bỏ 97-100% số dòng thuế trong Biểu thuế. Các ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất có thể kể đến như: nông sản, thủy sản,chế biến thực phẩm-đồ uống,dệt may, giày dép, gỗ,nhựa,hóa chất,máy móc, thiết bị. Hơn nữa, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam với ưu thế về giá tại các thị trường nước ngoài như Trung Quốc (hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, thủy sản), Thái Lan (thủy sản, gạo, trái cây), Ấn Độ (gạo) đều là những nước không tham gia vào CPTPP.Theo nghiên cứu của World Bank(2018), dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. 11
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Rào cản thương mại áp dụng đối với Việt Nam tại các thị trường CPTPP (%) Nguồn: WB ➢ Thách thức: - Khi tham gia CPTPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ của các nước thành viên tràn vào thị trường trong nước, đồng nghĩa với việc hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nội địa phải cạnh tranh gay gắt hơn tại “sân nhà”. Hơn nữa, các nước buộc phải mở cửa cho các công ty và nhà đầu tư của các nước thành viên khác và các công ty này có thể thâu tóm và nắm quyền kiểm soát kinh doanh một số doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nội địa. Hiện nay, tiềm lực của các DN Việt Nam còn yếu, chưa có sự liên kết chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau nên rất có thể sẽ có một làn sóng mua bán sáp nhập trong thời gian tới tại Việt Nam. Khi ấy, rất nhiều doanh nghiệp trong những lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam bị kiểm soát bởi các doanh nghiệp nước ngoài. - CPTPP đưa ra các tiêu chuẩn đối xử với nhà đầu tư nước ngoài mang tính bảo vệ rất cao. Khác với nhiều hiệp định thương mại - đầu tư trước đây của Việt Nam (trừ BTA), cơ chế ISDS trong CPTPP quy định rất chi tiết về các chủ thể liên quan cũng như phạm vi tranh chấp. Do đó, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ bị kiện nhiều hơn do cơ chế đi kiện dễ dàng hơn, không đòi hỏi các bước tham vấn bắt buộc trước đó, không yêu cầu phải có chấp thuận bằng văn bản về việc kiện từ phía cơ quan nhà nước bị kiện. Trong khi đó, việc ban hành và thực thi các chính sách, quy định của pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn hội nhập quốc tế. Một khi xảy ra tranh chấp, dù thắng hay thua, ít nhiều Việt Nam cũng sẽ bị thiệt hại khi thời gian có thể kéo dài tới nhiều năm, hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có ấn tượng tiêu cực về môi trường pháp lý không minh bạch và việc thực thi cam kết quốc tế kém hiệu quả. 12
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.6. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) 2.6.1. Tổng quan - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên. EVFTA cùng với CPTPP là 2 FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. EVFTA được tách làm hai hiệp định,một là Hiệp định thương mại EVFTA và một là hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA. Hai hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019.Đối với EVFTA, hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2020. Đối với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực. - Đối với lĩnh vực đầu tư, phạm vi điều chỉnh của EVFTA và EVIPA bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp. 2.6.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam: ➢ Cơ hội: - EVFTA thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó làm tăng sức hút đầu tư FDI vào Việt Nam: + Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam,trong đó có một số nhóm hàng được giảm thuế nhiều như giày dép, mũ và các sản phẩm đội đầu; hàng dệt may; sản phẩm da; nguyên liệu dệt may. Các cam kết này sẽ tạo điều kiện thu hút FDI từ các nước thành viên EU và cả các nước ngoài EU, đặc biệt là hoạt động gia công quốc tế khi doanh nghiệp nước ngoài có thể nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ EU sau đó xuất khẩu thành phẩm sang EU với chi phí thấp. + FDI từ EU có thể tăng vào các phân ngành dịch vụ mà Việt Nam không cam kết trong WTO nhưng lại cam kết trong EVFTA hoặc được cam kết mở cửa sâu hơn so với WTO như dịch vụ tài chính, logistics, dịch vụ máy tính, dịch vụ môi trường, giáo dục bậc cao, phân phối, viễn thông và y tế. Hơn nữa,các lĩnh vực “phi truyền thống” như sở hữu trí tuệ,doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ,… vốn trước đây làm các nhà đầu tư EU còn e dè khi đầu tư vào Việt Nam cũng đã được cam kết trong EVFTA và EVIPA, từ đó làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Các dự án đầu tư của EU có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam đến từ việc sớm ký kết FTA với EU trong khi các nước cạnh tranh chính trong khu vực về thương mại và đầu tư chưa có FTA với EU. Lợi thế này có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn, vì định hướng của cả ASEAN và EU là một 13
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 FTA giữa hai khu vực. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng triệt để khoảng “thời gian vàng” này để tang cường thâm nhập thị trường cũng như thu hút FDI từ các nước EU. - Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ trong EVIPA được đánh giá là nhanh và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, cụ thể: quy định chặt chẽ hơn yêu cầu khởi kiện và khoanh vùng các ngoại lệ mà Chính phủ được tự do áp dụng biện pháp mà không dẫn tới nguy cơ tranh chấp;bên thua kiện sẽ phải gánh chịu chi phí tố tụng; thành lập Cơ quan Tài phán Thường trực thay thế cho cơ chế trọng tài đầu tư;…Các quy định cải tiến trong EVFTA và EVIPA đã khắc phục các bất cập trong các cơ chế ISDS hiện tại như các bên được tự do lựa chọn trọng tài dẫn đến Hội đồng trọng tài khác nhau đưa ra các kết luận khác nhau về cùng một vấn đề…do đó sẽ giúp hạn chế đáng kể việc lạm dụng cơ chế giải quyết tranh chấp để kiện Chính phủ nước sở tại cùa các nhà đầu tư thiếu thiện chí ➢ Thách thức: - Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu là có nhưng để hưởng ưu đãi thuế thì các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI) phải đáp ứng các hàng rào kỹ thuật và quy tắc xuất xứ của EVFTA.Chẳng hạn như dệt may Việt Nam - ngành có đầu vào phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, trong khi EVFTA chỉ chấp nhận cho hưởng ưu đãi khi dùng vải sản xuất trong nước hoặc phải được nhập từ EU hay các nước mà EU đã có FTA, sẽ càng khó lòng thỏa mãn. - EVIPA và EVFTA sẽ tạo lập khung pháp lý liên quan đến FDI hoàn thiện hơn nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức. Các thách thức này không đến từ hệ thống các quy định pháp luật hiện hành vì về cơ bản quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo hộ đầu tư đã khá tương thích với các cam kết trong EVFTA mà đến từ việc vi phạm các cam kết trong IIAs của chính quyền địa phương. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vụ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. Hơn nữa, vẫn còn rất nhiều thách thức khác đến từ cơ chế giải quyết tranh chấp trong EVIPA, cụ thể: quan ngại về sự độc lập và khách quan của trọng tài không mang quốc tịch Việt Nam; việc phải thực thi phán quyết trọng tài như phán quyết của tòa án trong nước khiến Tòa án Việt Nam không thể xem xét lại phán quyết; cơ chế minh bạch hóa sẽ dẫn tới việc tất cả các phán quyết được công khai trước công chúng;...là những vấn đề phức tạp chưa được quy định trong các hiệp định đầu tư song phương truyền thống, thậm chí còn đặt ra một số yêu cầu chặt chẽ hơn quy định tương ứng của Công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ICSID). 14
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3. BIỆN PHÁP CHUNG ĐỂ TẬN DỤNG ĐƯỢC CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC