SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
TRẦN QUỐC VIỆT
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ
QUỐC GIA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
TRẦN QUỐC VIỆT
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ
QUỐC GIA VIỆT NAM
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62 34 0410
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Nguyễn Đức Thành
TS. Nguyễn Xuân Thắng
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Trần Quốc Việt
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ....................................9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc...............................................................9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................15
1.2. Các văn bản pháp quy của nhà nƣớc liên quan đến hoạt động của Tập
đoàn dầu khí Việt Nam..........................................................................................17
1.3. Tổng quan thực tiễn hoạt động của một số Tập đoàn kinh tế.........................20
1.3.1. Sự thành công của Tập đoàn Samsung – Hàn Quốc ................................20
1.3.2. Sự thành công của Tập đoàn Temasek Holdings (Singapore) .................20
1.3.3. Sự thành công của Tập đoàn Metro..........................................................22
1.3.4. Sự sụp đổ của Tập đoàn Dầu mỏ Yukos ở Nga .......................................22
1.3.5. Sự sụp đổ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)......23
1.4. Đánh giá các công trình có liên quan và các vần đề cần nghiên cứu .............23
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN
KINH TẾ...................................................................................................................25
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình Tập đoàn kinh tế................................25
2.1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình Tập đoàn kinh tế ................................25
2.1.2. Một số mô hình Tập đoàn kinh tế trên thế giới........................................40
2.1.3. Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế ở một số nƣớc và bài học
đối với Việt Nam................................................................................................46
2.2. Thực trạng mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam.........................50
2.2.1. Sự cần thiết hình thành các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam.......50
2.2.2. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về thí điểm hình thành các Tập
đoàn kinh tế nhà nƣớc ........................................................................................52
2.2.3. Đặc điểm, vai trò, điều kiện hình thành Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc
Việt Nam.............................................................................................................53
2.2.4. Mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc Việt Nam ................56
2.2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở
Việt Nam.............................................................................................................60
2.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở
Việt Nam.............................................................................................................64
Kết luận Chƣơng 2.................................................................................................69
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN
DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM.........................................................................70
3.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...........................70
3.1.1. Đặc điểm của ngành Công nghiệp dầu khí...............................................70
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.....71
3.2. Kết quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.......................72
3.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam......................................................................................................72
3.2.2. Chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc về phát triển Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 ......................................................76
3.3. Đánh giá chung...............................................................................................95
3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ......................................................................................95
3.3.2. Một số hạn chế .........................................................................................98
Kết luận Chƣơng 3...............................................................................................105
CHƢƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU
KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM.................................................................................106
4.1. Định hƣớng phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam...............106
4.1.1. Quan điểm phát triển..............................................................................106
4.1.2. Mục tiêu phát triển .................................................................................107
4.2. Mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn tới .....110
4.2.1. Căn cứ xây dựng mô hình hoạt động .....................................................110
4.2.2. Lựa chọn mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam....120
4.3. Điều kiện thực hiện mô hình.........................................................................144
4.4. Kiến nghị thực hiện mô hình ........................................................................145
Kết luận Chƣơng 4...............................................................................................146
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 Công ty CP Công ty cổ phần
2 CPH Cổ phần hóa
3 ĐMDN Đổi mới doanh nghiệp
4 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc
5 Gazpromviet Công ty liên doanh dầu khí Gazprom -Việt
6 GDP Tổng giá trị quốc nội
7 LD Liên doanh
8 LN Lợi nhuận
9 NSNN Ngân sách nhà nƣớc
10 HĐQT Hội đồng quản trị
11 Rusvietpetro Công ty liên doanh dầu khí Nga –Việt
12 Tập đoàn DKQGVN Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
13 Tập đoàn DKVN Tập đoàn dầu khí Việt Nam
14 TĐKT Tập đoàn kinh tế
15 TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc
16 TKTD & KTDK Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí
17 TNHH 1 TV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2. Chữ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
BRS Binh Son Refining and
Petrochemical Company
Công ty Lọc dầu Bình Sơn
CNOOC China National Offshore Oil
Corporation
Công ty dầu khí Quốc gia
Trung Quốc
DMC Drilling Mud Corporation Tổng công ty Dung dịch khoan
và Hóa phẩm Dầu khí
DQS Dung Quat Shipbuilding
Industry Company LTD
Công ty Đóng tàu Dung Quất
IOC International Oil Company Công ty dầu khí quốc tế
NOC National Oil Company Công ty dầu khí Quốc gia
NSRP Nghison Refining and
Petrochemical Company
Công ty liên doanh Lọc Hóa
dầu Nghi Sơn
PETROSETCO PetroVietNam Services Joint Tổng công ty Dịch vụ Tổng hợp
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Stock Corporation Dầu khí
POC Bien Dong Production
Operating Company
Công ty liên doanh điều hành
dầu khí Biển Đông
PTSC PetroVietnam Technical
Services Corporation
Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật
Dầu khí
PVC Petrovietnam Constructon
Joint Stock Corporation
Tổng công ty Xây lắp Dầu khí
PVCOMBANK Vietnam Public Joint Stock
Commercial Bank
Ngân hàng đại chúng
PVD Petrovietnam Drilling and
Well Services Corporation
Tổng công ty Khoan và Dịch vụ
giếng khoan Dầu khí
PVFCCo PetroVietnam Fertilizer and
Chemicals Corporation
Tổng công ty Phân bón và Hóa
chất Dầu khí
Pvgas PetroVietnam Gas Joint Stock
Corporation
Tổng công ty Khí Việt Nam
PVI PVI Insurance Corporation Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí
PVMTC PetroVietnam ManPower
Training College
Trƣờng Cao đẳng nghề Dầu khí
PVN Vietnam Oil and Gas Group Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam
PVOil PetroVietnam Oil Corporation Tổng công ty Dầu Việt Nam
PVP PetroVietnam Power
Corporation
Tổng công ty Điện lực dầu khí
Việt Nam
PVTRANS PetroVietnam Transportation
Corporation
Tổng công ty Vận tải Dầu khí
PVEP PetroVietnam Exploration
Production Corporation
Tổng công ty thăm dò và khai
thác dầu khí
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Một số dự án trọng điểm do các TĐKTNN thực hiện...............................63
Bảng 2.2 Tổng hợp đầu tƣ ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế...........................64
Bảng 3.1 Sản lƣợng khai thác dầu khí ......................................................................87
Bảng 3.2 Kết quả các chỉ tiêu chủ yếu của Tập đoàn DKVN...................................90
Bảng 3.3 Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp của TĐ DKVN 2011-2015..............94
Bảng 3.4 Hiệu quả hoạt động của Tập đoàn DKVN 2011-2015 ............................102
Bảng 3.5 Hiệu quả hoạt động các lĩnh vực của Tập đoàn DKVN 2011-2015........102
Bảng 3.6 Năng suất sử dụng vốn của Tập đoàn DKVN 2011-2015.......................103
Bảng 3.7 Năng suất lao động của Tập đoàn DKVN 2011-2015.............................103
Bảng 3.8 Thực hiện đầu tƣ của Tập đoàn DKQGVN giai đoạn 2011-2015...........104
Bảng 3.9 So sánh Quy mô tài sản của Tập đoàn DKVN và các NOCs..................104
Bảng 3.10 So sánh các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn DKVN với các NOCs ..104
Bảng 4.1 Thực hiện đầu tƣ của Tập đoàn DKQGVN giai đoạn 2011-2015...........138
Bảng 4.2 Tổng nhu cầu đầu tƣ của toàn Tập đoàn DKQGVN ...............................138
Bảng 4.3 Mô hình SWOT về tài chính của PVN....................................................140
Bảng 4.4 Nguồn vốn chủ sở hữu của Petrovietnam................................................141
Bảng 4.5 Phân bổ vốn tự có của PVN theo danh mục đầu tƣ 2016-2025...............142
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
Hình 2.1 Mô hình Tập đoàn nhất nguyên .................................................................30
Hình 2.2 Mô hình Tập đoàn công ty mẹ nắm vốn ....................................................31
Hình 2.3 Mô hình Tập đoàn theo cấu trúc hỗn hợp ..................................................32
Hình 2.4 Mô hình Tập đoàn cấu trúc sở hữu đơn giản .............................................33
Hình 2.5 Mô hình Tập đoàn mà các thành viên đồng cấp ........................................33
Hình 2.6 Tập đoàn có Công ty mẹ trực tiếp đầu tƣ, kiểm soát một số công ty thành
viên không thuộc cấp dƣới trực tiếp ..........................................................34
Hình 2.7 Mô hình Tập đoàn có cấu trúc sở hữu hỗn hợp .........................................34
Hình 2.8 Mô hình Tập đoàn trong Tập đoàn.............................................................35
Hình 2.9 Kết quả sản xuất kinh doanh của Shell ......................................................43
Hình 2.10 Kết quả sản xuất kinh doanh của CNOOC ..............................................44
Hình 2.11 Kết quả sản xuất kinh doanh của Petronas...............................................45
Hình 2.12 Kết quả sản xuất kinh doanh của Gazprom..............................................46
Hình 2.13 Tình hình đầu tƣ ra ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty
Nhà nƣớc (Tỷ đồng)...................................................................................64
Hình 3.1 Dự báo cung cầu dầu dài hạn của thế giới .................................................73
Hình 3.2 Cân bằng cung-cầu LNG của Châu Á-Thái Bình Dƣơng..........................74
Hình 3.3 Cơ cấu quản lý nhà nƣớc ngành dầu khí Việt Nam ...................................79
Hình 3.4 Mô hình tổ chức, quản lý Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam..............81
Hình 3.5 Mô hình cấu trúc quan hệ trong Tập đoàn DKQGVN...............................82
Hình 3.6 Mô hình liên kết trong Tập đoàn DKVN ...................................................84
Hình 3.7 Trữ lƣợng tiềm năng...................................................................................85
Hình 3.8 Hoạt động các lô dầu khí ở Việt Nam........................................................86
Hình 3.9 Hoạt động các lô dầu khí ở nƣớc ngoài .....................................................87
Hình 3.10 Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn DKVN sau tái cấu trúc......................92
Hình 4.1 Các kịch bản tăng trƣờng GDP ................................................................115
Hình 4.2 Các cấp bậc quản lý ngành dầu khí hiện tại của Việt Nam......................121
Hình 4.3 Các cấp bậc quản lý ngành dầu khí Việt Nam (2016-2020)....................122
Hình 4.4 Các cấp bậc quản lý ngành dầu khí Việt Nam (sau năm 2020) ...............123
Hình 4.5 Mô hình tổ chức, quản lý của Tập đoàn DKQGVN giai đoạn từ 2016 ...127
Hình 4.6 Mô hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn DKQGVN..........................128
Hình 4.7 Mô hình liên kết của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...................129
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ đòi hỏi khách quan của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, các Tập
đoàn kinh tế (TĐKT) đã đƣợc hình thành từ các nƣớc tƣ bản phát triển ngay từ cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong quá trình cạnh tranh về kinh tế, các quốc gia
ngày càng nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò quan trọng của các TĐKT với sự tồn tại và
phát triển của mỗi quốc gia. Từ đó mỗi quốc gia đều hƣớng tới xây dựng một số
TĐKT dựa vào thế mạnh của mình, nhằm tăng cƣờng sự hợp tác và liên minh giữa
các doanh nghiệp tạo thành sức mạnh tổng hợp, nắm giữ vai trò chủ đạo đối với sự
phát triển của nền kinh tế; là công cụ vật chất chủ yếu để Nhà nƣớc định hƣớng và
điều tiết vĩ mô; là lực lƣợng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ ổn định chính trị, đảm bảo
an sinh xã hội; là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ở Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo, nhất là từ khi là thành viên của Tổ
chức thƣơng mại thế giới (WTO – năm 2006) và tiếp theo là nhiều tổ chức thƣơng
mại lớn khác trong khu vực và quốc tế; Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng việc đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế, mà trọng tâm là đổi mới các doanh nghiệp nhà nƣớc;
trong đó, chủ trƣơng thành lập thí điểm các TĐKT nhà nƣớc có tầm vóc quốc tế để
tạo thế và lực của Việt Nam trong cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới là một trong
những chủ trƣơng lớn mà Đảng và Nhà nƣớc đã sâu sát chỉ đạo thực hiện trong suốt
thời gian vừa qua.
Sau 10 năm hoạt động thí điểm mô hình tổ chức kinh tế mới mẻ, không có
khuôn mẫu định sẵn, với thực trạng vừa hoạt động vừa tự hoàn thiện để tìm mô hình
phát triển tối ƣu; bên cạnh những kết quả chung mà các Tập đoàn KTNN đã đạt
được, đó là: đã có tác dụng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực, năng
cao khả năng cạnh tranh, từng bước xóa bỏ cấp hành chính chủ quan, nâng cao
hiệu quả nền kinh tế…; cũng bộc lộ một số nhược điểm, đó là: mô hình quản lý nhà
nước các Tập đoàn KTNN còn nhiều bất cập, chính sách pháp luật về Tập đoàn
KTNN chưa hoàn thiện, chưa phân định rõ giữa chủ sở hữu với người được ủy
quyền thực hiện quyền chủ sở hữu tại Tập đoàn; mô hình tổ chức quản lý các Tập
đoàn KTNN chưa được định hình rõ; mục tiêu phát triển đa ngành, đa lĩnh vực đã
bị thực hiện sai lệch; chưa có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động (cả về
nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội) đối với các Tập đoàn KTNN; còn để xảy ra
lãng phí trong đầu tư; hiệu quả kinh tế của một số Tập đoàn KTNN chưa tương
xứng với nguồn lực, thậm trí thua lỗ kéo dài, gây thất thoát vốn đầu tư của nhà
nước, điển hình như Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)...
2
Những hạn chế, yếu kém của các TĐKT nhà nƣớc thời gian qua đã và đang
trở thành vấn đề nóng, gây nhiều bàn luận trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
cũng nhƣ trong giới các chuyên gia kinh tế.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam là 1 trong 12 TĐKT nhà nƣớc thí điểm
đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc về quy mô, cả về chiều rộng và chiều sâu. Chỉ trong
một thời gian ngắn, Tập đoàn DKVN đã nhanh chóng trở thành một TĐKT phát
triển hoàn chỉnh, đồng bộ từ khâu tìm kiếm – thăm dò, khai thác đến chế biến, vận
chuyển, tàng trữ, phân phối các sản phẩm dầu khí, sản xuất điện và dịch vụ dầu khí;
thực sự khẳng định đƣợc vai trò là một TĐKT nhà nƣớc hàng đầu Việt Nam; hàng
năm có đóng góp trung bình 25% tổng thu ngân sách nhà nƣớc, trên 10% GDP và
có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đảm bảo an
ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, an ninh quốc phòng và đi đầu trong hội nhập
kinh tế quốc tế…
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của Tập đoàn DKVN vẫn còn nhiều tồn
tại, nhƣ: mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí còn nhiều hạn chế; cơ chế hoạt động
chƣa thật rõ, liên kết hoạt động nhiều cấp khó kiểm soát; việc thu hút nguồn lực từ
các thành phần kinh tế khác đầu tƣ vào hoạt động của Tập đoàn DKVN còn thấp;
hoạt động chính ở một số khâu còn hạn chế, hiệu quả chƣa cao; bên cạnh đó hoạt
động ở một số lĩnh vực ngoài hoạt động chính còn không hiệu quả, nhƣ: tài chính,
ngân hàng, bất động sản, chứng khoán hoặc ngay cả làm công tác an sinh xã hội,...
Những tồn tại đó do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, đã và đang có
những ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động chung của Tập đoàn DKVN; trong đó, có
nguyên nhân về mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN, mà cụ thể là: mô hình
quản lý nhà nước, mô hình sở hữu, mô hình tổ chức quản lý, mô hình sản xuất kinh
doanh, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Tập đoàn;
cơ chế tài chính, hoạt động kiểm tra giám sát….Trƣớc tình hình đó, việc nghiên
cứu, luận giải một cách sâu sắc, nhằm hạn chế tối đa các tồn tại hiện nay và có các
quyết sách tích cực về mô hình hoạt động, đảm bảo cho Tập đoàn DKVN tiếp tục
phát triển hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là câu
hỏi bức xúc trong thực tiễn.
Hiện nay, không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, những nghiên cứu
về mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế, Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc vẫn còn
trong những giới hạn nhất định; về mặt lý luận, chƣa có khẳng định nào về một mô
hình Tập đoàn kinh tế chung, tối ƣu cho mọi Tập đoàn kinh tế khác nhau. Đối với
mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN; đã có một số đề án, đề tài, bài báo đề cập
đến vấn đề mô hình hoạt động ở một số nội dung nhất định: Đề án “Tái cơ cấu Tập
3
đoàn DKVN giai đoạn 2012-2015” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết
định số 46/QĐ-TTg ngày 05/01/2013 [33] và quyết định số 1011/QĐ-TTg ngày
03/07/2015 [34] tập trung vào sắp xếp các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh;
cơ cấu lại và thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn ở các doanh nghiệp; Chiến lƣợc phát
triển Tập đoàn DKVN đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2035 đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1749/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 [38] đề cập
đến mục tiêu phát triển Tập đoàn DKVN trong giai đoạn mới…; bên cạnh đó có
một số công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố và đƣa vào thực hiện thực tiễn của
các tác giả tại Viện Dầu khí Việt Nam có những cách tiếp cận và đánh giá ở những
góc độ khác nhau về từng mô hình hoạt động chuyên ngành cụ thể của Tập đoàn
DKVN, nhƣ: mô hình quản lý giá các sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam sản xuất;
mô hình nâng cao hiệu quả đầu tƣ các dự án trong tƣơng lai; mô hình tổ chức quản
lý hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài; mô hình quản lý rủi ro của Tập đoàn DKVN; mô
hình quản lý ngƣời đại diện… và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đang tham khảo ý kiến
các chuyên gia nội dung Nghị định liên quan đến mô hình sở hữu các Tập đoàn
KTNN …. Chƣa có công trình khoa học nào đƣợc công bố có liên quan đến hoàn
thiện mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho giai đoạn
phát triển tới; với các mô hình cụ thể là: mô hình quản lý nhà nƣớc, mô hình tổ chức
quản lý, mô hình sản xuất kinh doanh, mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng các
nhiệm vụ; do đó, đây là khoảng trống mà tác giả tiến hành nghiên cứu.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình
hoạt động của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam”, cho việc nghiên cứu luận án
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng những cơ sở khoa học và thực tiễn để lựa chọn mô hình hoạt động
cụ thể của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam trong thời gian tới, trong điều kiện
nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn, đáp ứng những nhiệm vụ vụ mới của Tập
đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô
hình hoạt động của Tập đoàn DKVN và các các doanh nghiệp trong Tập đoàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian nghiên cứu: Trong phạm vi Tập đoàn DKQGVN, bao gồm
Công ty Mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.
4
 Về thời gian: Các vấn đề nghiên cứu, các số liệu, dữ liệu, tài liệu trong luận
án có nguồn gốc từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết và các báo cáo có liên
quan của Công ty Mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn kể từ khi
Tập đoàn dầu khí quốc gia đƣợc thành lập thí điểm (năm 2007), trọng tâm là 5 năm
gần đây 2011 – 2015.
 Về nội dung: Tập trung vào nghiên cứu các mô hình: Mô hình quản lý nhà
nƣớc, Mô hình tổ chức quản lý, Mô hình sản xuất kinh doanh, Mô hình hệ thống các
chỉ tiêu đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn DKVN.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu luận án cần hoàn thành là:
 Tổng quan làm rõ các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
 Hệ thống hóa và làm rõ những những vấn đề lý luận về mô hình Tập đoàn
kinh tế, mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc; nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Tập
đoàn kinh tế ở một số nƣớc trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho nghiên
cứu, xây dựng mô hình Tập đoàn KTNN ở Việt Nam.
 Đánh giá thực trạng mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN (tập trung
vào 04 mô hình cụ thể ở phần Mục tiêu nêu trên); làm rõ những kết quả đạt đƣợc,
những hạn chế và nguyên nhân.
 Đề xuất mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN (04 mô hình cụ thể)
trong giai đoạn tới, nhằm thực hiện thành công Mục tiêu chiến lƣợc phát triển Tập
đoàn DKVN đến năm 2025 và định hƣớng đến năm 2035 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 1749/QD9-TTg ngày 14/10/2015 trong nền kinh tế
thị trƣờng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
 Đề xuất các điều kiện và kiến nghị thực hiện mô hình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận chung để nghiên cứu trong luận án là kết hợp chặt chẽ giữa
nghiên cứu lý thuyết với phân tích, đánh giá thực tiễn trong mối quan hệ biện
chứng. Trong đó, nghiên cứu lý thuyết để định hƣớng cho đánh giá, phân tích thực
tiễn; ngƣợc lại, từ kết quả phân tích, đánh thực tiễn để kiểm chứng, bổ sung cho lý
thuyết và vận dụng sáng tạo lý thuyết vào những điều kiện cụ thể.
Cách tiếp cận hệ thống đƣợc thực hiện dƣới góc độ:
 Do Tập đoàn DKQGVN là tổ hợp các doanh nghiệp độc lập, vì thế mỗi mô
hình hoạt động đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống từ Công ty Mẹ tới các đơn vị
thành viên Tập đoàn;
5
 Do đặc thù của Tập đoàn DKVN và các doanh nghiệp trong Tập đoàn
(xuất phát điểm là Tổng cục dầu mỏ và khí đốt – có chức năng quản lý nhà nƣớc về
dầu khí, chuyển sang hoạt động là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh), từng là mô
hình hoạt động là phạm trù phức tạp (chồng chéo quản lý nhà nƣớc, sở hữu…), kéo
dài nhiều năm, vì thế việc phân tích, đánh giá từng mô hình hoạt động của Tập đoàn
đòi hỏi phải đƣợc theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định để thấy đƣợc điểm
mạnh, điểm yếu từ đó có các đề xuất thích hợp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận chung để nghiên cứu luận án là phƣơng pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tác giả luận án sử dụng nhiều phƣơng
pháp nghiên cứu nhƣ: thu thập, phân loại các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc; mô hình
hóa bằng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị phân tích …; phƣơng pháp chuyên gia, tổ
chức hội nghị, hội thảo; phân tích thống kê, so sánh, diễn giải, tổng hợp để xem xét,
đánh giá và giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu... Cụ thể là:
 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Từ các Thông tƣ, Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng, Quyết định của TTg và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc.
Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức, ban ngành về hoạt động và mô hình hoạt động
của các Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam qua các nguồn thông tin nhƣ: sách, báo, tạp
chí, tài liệu hội nghị, học tập chuyên ngành và internet…
 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Việc thu thập tài liệu sơ
cấp chủ yếu dựa trên nghiên cứu thực tế, từ các tài liệu: Nghị quyết, quyết định và
các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam. Các dữ liệu, số liệu thu thập đƣợc, tác giả thu thập từ các báo
cáo hoạt động hàng năm và các báo cáo chuyên đề có liên quan của Tập đoàn
DKQGVN; các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của các đơn vị thành viên, báo
cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn DKQGVN; đồng thời kết hợp sử dụng các
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá
trình nghiên cứu.
 Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích dữ liệu: các dữ liệu đƣợc phân
loại, xử lý và tổng hợp vào các biểu bảng, hình phân tích; coi đó là nguồn dữ liệu
ban đầu; trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá từng mặt, từng nội dung… qua
từng giai đoạn, từng thời kỳ để thấy rõ sự thay đổi; ƣu nhƣợc điểm của từng mô
hình hoạt động.
 Phương pháp dự tính dự báo: Từ việc phân tích thực trạng hoạt động, mô
hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn DKVN nói riêng
thời gian qua; nghiên cứu các dự báo về định hƣớng phát triển trong tƣơng lai của
6
Tập đoàn, để từ đó phân tích lƣa chọn mô hình hoạt động tối ƣu. Sự chính xác trong
kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại trong việc lựa chọn mô
hình hoạt động tối ƣu cho phát triển Tập đoàn DKVN trong thời gian tới.
 Phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này dùng để phân tích các số liệu
cụ thể và thƣờng kết hợp với so sánh để làm rõ vấn đề: Tình hình biến động của các
hiện tƣợng qua các giai đoạn thời gian; mức độ hiện tƣợng; mối quan hệ giữa các
hiện tƣợng. Đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình
quân... Từ đó đƣa ra các kết luận có căn cứ khoa học. Để tăng thêm tính khái quát,
trong luận án ngoài sử dụng phƣơng pháp diễn giải, hoặc tổng hợp, nghiên cứu sinh
còn sử dụng phƣơng pháp sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để biểu thị các mối quan hệ trong
từng mô hình hoạt động nhằm tăng tính khái quát, dễ hiểu và dễ nhận diện. Số liệu
thu thập đƣợc biểu diễn bằng nhiều dạng khác nhau nhƣ dạng biểu đồ hình cột,
hình bánh, hình mạng nhện... Tùy thuộc vào từng loại số liệu khác nhau và yêu
cầu cần thiết phải thể hiện kết quả.
 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, tiếp thu ý kiến từ các hội
thảo, hội nghị: Ngoài việc phân tích, đánh giá dựa trên các dữ liệu thực tế thu thập
đƣợc, để giúp cho việc nhận định, đánh giá đƣợc xác đáng và khách quan hơn,
nghiên cứu sinh còn tiến hành: (i) khảo sát, tham vấn bằng hình thức trao đổi trực
tiếp với các lãnh đạo Tập đoàn DKVN, các bộ quản lý của Tập đoàn và các công ty
thành viên Tập đoàn; các chuyên gia có liên quan của các Bộ/ngành; các GS, P.GS,
TS và các thầy cô giáo liên quan đến lĩnh vực quản lý kinh tế; (ii) tham dự các hội
nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài Tập đoàn để lựa chọn tiếp thu các vấn đề
liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
 Luận án đã góp phần hệ thống hóa, bổ sung thêm những vấn đề lý luận
chung về mô hình hoạt động của các TĐKT nhà nƣớc nói chung và Tập đoàn Dầu
khí quốc gia Việt Nam nói riêng.
 Luận án đã đề xuất 04 mô hình hoạt động cụ thể cho hoạt động của Tập
đoàn DKVN trong giai đoạn tới trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Tập đoàn DKVN thời gian qua,
luận án chỉ rõ những mặt đạt đƣợc, những mặt hạn chế và nguyên nhân; từ đó có đề
xuất mô hình cho hoạt động của Tập đoàn DKVN trong giai đoạn tới; đây là tƣ liệu
hữu ích cho hoạt động thực tế Tập đoàn DKVN, đồng thời cũng đóng góp cho công
7
tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản trị Chiến lƣợc, quản lý kinh
tế…trong các trƣờng đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đặc biệt là: trong
giảng dạy tại trƣờng Đại học DKVN, trƣờng Cao đẳng đào tạo nhân lực dầu khí và
trong nghiên cứu của VPI.
7. Cấu trúc nội dung của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 4
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1 – Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Chƣơng 2 – Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình Tập đoàn kinh tế
Chƣơng 3 – Thực trạng mô hình hoạt động của Tập đoàn DKQGVN
Chƣơng 4 – Xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam
8. Kết quả đạt đƣợc và đóng góp mới của Luận án
Luận án đạt đƣợc những kết quả và đóng góp mới nhƣ sau:
 Hệ thống hóa, bổ sung lý luận và những kinh nghiệm trong và ngoài
nƣớc về mô hình hoạt động của các TĐKT, TĐKTNN; làm sáng tỏ thêm tính tất
yếu khách quan của việc hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở
Việt Nam, những đóng góp của Tập đoàn KTNN với phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc; chỉ ra những đặc điểm chủ yếu, những điều kiện cần thiết và con đƣờng
hình thành Tập đoàn KTNN, làm cơ sở cho việc tiếp cận, nghiên cứu về mô hình
hoạt động của Tập đoàn DKVN và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.
 Đánh giá thực trạng mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN thời gian
qua; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Tập đoàn DKVN đối với phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nƣớc; có so sánh hoạt động của Tập
đoàn DKVN với một số Tập đoàn dầu khí ở nƣớc ngoài; làm rõ những hạn chế, yếu
kém cũng nhƣ nguyên nhân của nó; làm sáng tỏ sự cần thiết và tính tất yếu khách
quan phát triển Tập đoàn DKVN …Từ đó, làm căn cứ cho việc đề xuất mô hình
hoạt động phù hợp cho phát triển Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới.
 Trong đó, những đóng góp mới của luận án là tác giả lựa chọn, đề xuất
04 mô hình cụ thể cho hoạt động của Tập đoàn DKVN giai đoạn tới trong điều kiện
nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; phù hợp nhiệm vụ
chiến lƣợc phát triển Tập đoàn DKVN là:
(1)- Mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí,
(2)- Mô hình tổ chức, quản lý của Tập đoàn DKVN,
(3)- Mô hình sản xuất kinh doanh,
(4)- Mô hình đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn DKVN
8
Trên cơ sở phân định và lƣợng hóa nguồn lực cho thực hiện từng nhiệm vụ,
tác giả xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn
DKVN giai đoạn tới theo công thức:
M S
H = ------------ x ------------ ≥ 1
100% 100%
Trong đó:
 H = 1: đƣợc đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ
 H < 1: đƣợc đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ
 H > 1: đƣợc đánh giá là hoàn thành vƣợt mức nhiệm vụ
 Mục tiêu hoàn thành = M
 Hiệu quả sử dụng nguồn lực = S
 Đề xuất các điều kiện và kiến nghị với nhà nƣớc để thực hiện mô hình hoạt
động có tính khả thi và hiệu quả.
9. Lời cảm ơn
 Luận án đƣợc hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận
đƣợc các tài liệu, sự hƣớng dẫn tận tình, tận tâm của của các thầy hƣớng dẫn: PGS.
TS. Nguyễn Đức Thành và TS. Nguyễn Xuân Thắng. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy hƣớng dẫn.
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình, tác giả luôn nhận
đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sỹ, các Thầy Cô giáo
trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất; các chuyên gia
quản lý kinh tế; chuyên gia các lĩnh vực của Ngành dầu khí Việt Nam; sự đóng góp ý
kiến quý báu của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đồng nghiệp.
 Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả các thầy cô
và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án.
9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Cho đến nay, liên quan đến doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) lớn trong đó có
các TĐKTNN đã có nhiều văn bản pháp luật nhà nƣớc, các tài liệu, công trình khoa
học trong và ngoài nƣớc đề cập đến.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã có lịch sử trên 40 năm phát triển;
trong đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (là Tập đoàn KTNN) bắt đầu đi vào
hoạt động thí điểm từ 2006; theo đó, các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình
hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn
DKVN nói riêng cũng đƣợc thực hiện tƣơng đối nhiều và phong phú. Tuy nhiên, trong
quá trình các Tập đoàn KTNN hoạt động thí điểm ở Việt Nam, hoạt động của nhiều
Tập đoàn đƣợc đánh giá là thành công, song cũng có Tập đoàn sụp đổ (Vinashin) đã
xuất hiện những đánh giá, nhận định chƣa thống nhất về mô hình hoạt động của các
Tập đoàn KTNN ở Việt Nam trong đó có Tập đoàn DKVN. Vì vậy có rất nhiều nghiên
cứu về hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn
DKVN nói riêng về các vấn đề nhƣ: (i) về Tập đoàn KTNN ở Việt nam có các nghiên
cứu về thực trạng mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam, định hƣớng phát
triển, cơ chế quản lý, mô hình quản lý tài chính, đầu tƣ, giải pháp quản lý nhà nƣớc đối
với Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nói chung …; (ii) đối với hoạt động của Tập đoàn
DKVN có các nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài
trong lĩnh vực thƣợng nguồn, cơ chế đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ của PVN vào các
doanh nghiệp ngoài ngành, mô hình tổ chức quản lý rủi ro của Tập đoàn Dầu khí, quản
lý ngƣời đại diện thống nhất trong toàn Tập đoàn….
Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu mà tác giả đã tìm hiểu,
nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án thực hiện tại Việt Nam:
[14]. GS.TS. Hoàng Chí Bảo – và tập thể tác giả “ Mô hình Tập đoàn kinh tế
nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển”, Báo cáo tổng hợp của
Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ƣơng. Mã số: TD9KTNN 2010-2011,
Hà Nội 2012.
Với đánh giá khách quan: từ khi thành lập đến nay, các Tập đoàn kinh tế nhà
nƣớc đi vào hoạt động đã có tác dụng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung nguồn
lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bƣớc xóa bỏ cấp hành chính chủ quan,
nâng cao hiệu quả nền kinh tế… Tập thể tác giả cũng nhìn nhận: do Tập đoàn kinh
10
tế nhà nƣớc ở Việt Nam mới trong giai đoạn thí điểm, nên không tránh khỏi các hạn
chế, đó là: Mô hình tổ chức quản lý Tập đoàn kinh tế chƣa đƣợc định hình rõ và còn
lúng túng trong xác định mô hình, hiệu quả hoạt động chƣa tƣơng xứng với nguồn
lực, còn để xảy ra lãng phí trong đầu tƣ, có biểu hiện tiêu cực bởi lợi ích nhóm chi
phối, mục tiêu phát triển đa ngành bị thực hiện sai lệch. Nội dung của báo cáo, tập
thể tác giả đã làm sáng tỏ, bổ sung thêm những luận cứ khoa học về khái niệm mô
hình phát triển của các Tập đoàn KTNN ở Việt nam, tính tất yếu khác quan của việc
hình thành và phát triển Tập đoàn KTNN ở Việt Nam, những đặc điểm riêng về chế
độ chính trị, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa… đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị với Đảng, nhà nƣớc những quan điểm chỉ đạo, định hƣớng
đổi mới mô hình các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Báo cáo của tập thể tác giả mới đề cập đến các nội dung mang
tính chất vĩ mô và mang tính định hình chung, nhƣ: Thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn
kinh tế nhà nƣớc, đổi mới phát triển Tập đoàn KTNN theo hƣớng bền vững, đa
dạng hóa mô hình phát triển và mô hình tổ chức, tăng cƣờng đổi mới quản lý nhà
nƣớc…; chƣa đề cập tới các mô hình phát triển cụ thể (mô hình quản lý nhà nƣớc,
mô hình tổ chức quản lý, mô hình đánh giá hiệu quả…) của từng Tập đoàn kinh tế
nhà nƣớc, đặc biệt đối với Tập đoàn DKVN là Tập đoàn kinh tế có vị trí quan trọng
hàng đầu đối với phát triển của đất nƣớc. Đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục
nghiên cứu về mô hình hoạt động tối ƣu cho Tập đoàn DKQG Việt Nam trong giai
đoạn tới.
[15]. GS. TS. Phạm Quang Trung, “Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở
Việt Nam đến năm 2020”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, tháng 1/2013.
GS. TS. Phạm Quang Trung cho rằng: bên cạnh một số thành công, một số
hạn chế của các Tập đoàn KTNN đang nổi lên là các Tập đoàn KTNN nắm giữ một
khối lƣợng vốn và tài sản rất lớn của Nhà nƣớc, đƣợc ƣu đãi nhiều về cơ chế, chính
sách độc quyền... nhƣng các Tập đoàn phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng,
một số Tập đoàn hoạt động kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí rất lớn; một số
Tập đoàn, năng lực cạnh tranh quốc tế yếu, kinh doanh thua lỗ lớn và triền miên...
Những yếu kém nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về mô
hình tổ chức hoạt động, mô hình quản lý,... của các Tập đoàn, cơ chế tài chính và
hoạt động kiểm tra, giám sát,... Nội dung cuốn sách với kết cấu 3 chƣơng đã đi sâu
vào: hệ thống hoá các quan niệm khác nhau về mô hình Tập đoàn kinh tế, mô hình
Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc; thông qua việc nghiên cứu một số Tập đoàn kinh tế tiêu
biểu trên thế giới và nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển Tập đoàn kinh tế của Mỹ,
Đức, Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho
11
Việt Nam. Nội dung cuốn sách phân tích rõ nét và tƣơng đối toàn diện thực trạng
mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc của Việt Nam hiện nay trên các mặt: cấu trúc sở
hữu, liên kết, cơ cấu tổ chức, cơ cấu vận hành trong nội bộ, về kiểm soát nội bộ
trong Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, về quản lý và giám sát của Nhà nƣớc đối với Tập
đoàn kinh tế nhà nƣớc. Từ việc nghiên cứu tổng kết quá trình hình thành, phát triển
và thực trạng mô hình và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc của Việt
Nam, cuốn sách đã đƣa ra những đánh giá chủ yếu về những thành công, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế trong hoạt động của mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Các tác giả cũng đã đƣa ra các chủ trƣơng, định hƣớng và hoàn thiện mô hình Tập
đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Cuốn sách khẳng định về mặt lý luận không có một mô hình Tập đoàn
chung, tối ƣu cho mọi Tập đoàn kinh tế khác nhau và cuốn sách cũng chƣa đề cập
tới các mô hình phát triển cụ thể cần thiết cho hoạt động của từng Tập đoàn kinh tế
nhà nƣớc ở Việt Nam, trong đó có Tập đoàn DKVN là Tập đoàn kinh tế có vị trí
quan trọng hàng đầu đối với phát triển của đất nƣớc; nội dung nghiên cứu của cuốn
sách sẽ làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu sâu hơn về mô hình quản lý nhà nƣớc về
dầu khí, mô hình tổ chức quản lý, mô hình sản xuất kinh doanh, mô hình hệ thống
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả…) cụ thể trong mô hình hoạt động tối ƣu chung cho Tập
đoàn DKQG Việt Nam trong giai đoạn tới.
[16]. PGS. TS. Nguyễn Văn Minh – và tập thể tác giả (2014), “Cơ chế quản
lý các Tập đoàn kinh tế nhà nước: kinh nghiệm của Liên bang Nga và bài học cho
Việt Nam”, Trƣờng đại học Ngoại thƣơng, năm 2014.
Đề tài đã nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận, kinh nghiệm của Liên Bang
Nga trong việc hình thành cơ chế để quản lý các Tập đoàn kinh tế và rút ra bài học,
chỉ rõ điều kiện cũng nhƣ khả năng có thể áp dụng chúng vào điều kiện Việt Nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào nội dung “cơ chế quản lý các
Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc” nói chung, không đề cập cơ chế quản lý cụ thể cho hoạt
động của từng Tập đoàn kinh tế; đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục phát triển
nghiên cứu cho mô hình hoạt động cụ thể của Tập đoàn DKVN.
Bên cạnh đó, còn có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều tranh luận, hội thảo nhiều
cấp từ Trung ƣơng tới các Tập đoàn đã diễn ra trong suốt thời gian qua; hầu hết là
các nhà nghiên cứu kinh tế có tên tuổi ở Việt Nam, ít nhiều có công trình nghiên
cứu, bài viết, trả lời phỏng vấn về vấn đề hoạt động của các Tập đoàn kinh tế. Trong
số họ có một số công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến luận án nhƣ: “Thành
lập và quản lý các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” (GS.TS Nguyễn Đình Phan chủ
12
biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 1996); “Mô hình Tập đoàn kinh tế
trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” (GS.TSKH Vũ Huy Từ chủ biên, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2002); “Cở sở lý luận và thực tiễn về thành lập và
quản lý Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” (Đề tài khoa học - Viện Nghiên cứu kinh tế
Trung ƣơng thực hiện – 2003); “Hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế trên cơ
sở Tổng công ty nhà nước” (Đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện – 2005); “Xu
thế hình thành Tập đoàn kinh tế ở Việt nam” (Đề tài khoa học do Bộ Kế hoạch và
đầu tƣ nghiên cứu – năm 2007); “Các giải pháp tài chính trong việc huy động vốn
cho đầu tư phát triển Tổng công ty dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế”
(Nguyễn Ngọc Sự, luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính, lƣu thông tiền tệ và tín
dụng, Học viện tài chính, Hà Nội – 2006);“Một số giải pháp hoàn thiện phương
thức quản lý nhà nước đối với các loại hình daonh nghiệp” (Đề tài khoa học cấp
bộ, do TS Trang Thị Tuyết là chủ nhiệm, bảo vệ tại Học viện HCQG năm 2004);
“Quản lý nhà nước về tài chính đối với TĐKT ở Việt Nam” (Luận án TS của
Nguyễn Đăng Quế, chuyên ngành Quản lý hành chính công, bảo vệ tại Học viện
HCQG – năm 2009); “Tập đoàn kinh tế - các vấn đề thực tiễn và đề xuất chính
sách” (Hội thảo khoa học - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng tổ chức tại
Hà Nội từ 31/05 đến 01/06/2005); “Kinh nghiệm quốc tế về Tập đoàn kinh tế” (Hội
thảo khoa học - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng tổ chức tại Hà Nội từ
24/02 đến 25/02/2005); “Một số lý luận về Tập đoàn kinh tế” (TS Phan Thảo
Nguyên, Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông, 21/05/2007); “Phát triển
kinh tế Tập đoàn: Chính sách đi sau thực tiễn” (Báo Ngƣời lao động điện tử,
27/09/2007); “Quản lý Tập đoàn bằng mệnh lệnh hành chính hay đầu tư tài
chính?” (Phƣơng Loan, TuanVietnam.net, 17/08/2008); “Mô hình Tập đoàn nhà
nước và mối lo vượt tầm kiểm soát” (Tác giả Nguyễn Trung, Institute ò
development studies, 16/09/2008). Vũ, P. T. (2005), Cải tổ các Chaelbol Hàn Quốc
và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
Trong những công trình và các tác phẩm nghiên cứu trên, các tác giả tập
trung nghiên cứu đề cập đến hình thành và phát triển Tập đoàn nói chung; đề cập
đến lịch sử ra đời của Tập đoàn kinh tế; các điều kiện về chính trị, kinh tế - xã hội,
về phát triển thị trƣờng làm tiền đề cho việc ra đời Tập đoàn kinh tế; cũng có công
trình đề cập đến các yếu tố, điều kiện cho Tập đoàn kinh tế phát triển; đề cập đến
vai trò của quản lý Nhà nƣớc (QLNN) đối với sự ra đời và phát triển Tập đoàn kinh
tế nói chung và ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập nói riêng. Các luận
án tiến sĩ đã nghiên cứu chỉ tập trung vào các khía cạnh chuyên sâu, nghiệp vụ đối
13
với quản lý các TĐKT nhƣ “tổ chức bộ máy”, “cơ chế tài chính”, “phƣơng thức huy
động vốn”, “cơ chế đầu tƣ”...
Đối với mô hình phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ngoài các báo cáo
mang tính chất chuyên môn, tổng kết thực tiễn hoạt động, một số đề tài nghiên cứu
khoa học chuyên sâu vào các khía cạnh quản lý cụ thể, luận án tiến sĩ của Nguyễn
Ngọc Sự đi vào nghiên cứu giải pháp tài chính trong huy động vốn cho đầu tƣ phát
triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Nhằm hoàn thiện quy trình vận hành và mô hình
quản lý cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), chỉ tính riêng giai đoạn từ
năm 2008 đến năm 2015, Viện Dầu khí Việt Nam đã triển khai thực hiện hơn 20 đề
tài nghiên cứu. Các đề tài đó có thể đƣợc phân theo các nhóm lĩnh vực nhƣ sau: (1)
quy hoạch tổng thể và chiến lƣợc ngành, (2) nâng cao hiệu quả đầu tƣ sản xuất kinh
doanh, (3) mô hình tổ chức/quản lý và tái cấu trúc doanh nghiệp, và (4) quản lý
nhân sự. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Nguyễn Anh Đức và Hoàng Thị
Phƣợng (2008) “xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản
phẩm lọc hóa dầu đến năm 2025”; đề tài của Trần Thị Liên Phƣơng (2008) “đề xuất
định hướng cho Việt Nam đến 2025 trong phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp khí
và hệ thống kho LPG”; Nguyễn Hồng Minh (2010), “cập nhật và điều chỉnh quy
hoạch tổng thể ngành Dầu khí, xác định các chỉ tiêu phát triển tăng tốc của PVN
phù hợp với các thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội nói chung, các thách thức mới
cho ngành Dầu khí nói riêng”; Hoàng Thị Đào (2008) “các đề xuất về cơ chế chính
sách để quản lý giá các sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam sản xuất”; Các nghiên
cứu khác của Nguyễn Vũ Thắng (2008) và Hà Thanh Hoa (2015) “nghiên cứu cơ sở
khoa học phát triển hệ thống phân phối kinh doanh sản phẩm LPG và các sản phẩm
xăng dầu cho Việt Nam”…; các nghiên cứu này giúp PVN đúc rút kinh nghiệm từ
các dự án đã triển khai để có định hƣớng khắc phục các tồn tại và nâng cao hiệu quả
trong các dự án trong tƣơng lai. Mô hình tổ chức/quản lý và tái cấu trúc doanh
nghiệp là các hƣớng nghiên cứu đƣợc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Viện
Dầu khí Việt Nam tập trung triển khai, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới 2008 tạo ra nhiều tác động bất lợi cho ngành dầu khí. Phan Ngọc Trung
(2014), “đề xuất các cơ chế tài chính, các sửa đổi bổ sung cho luật về Hợp đồng
phân chia sản phẩm dầu khí, và các đề xuất cho hợp đồng thu hồi dầu”; Nguyễn
Lan Anh (2013), cung cấp căn cứ khoa học cho PVN về kinh nghiệm thực tiễn của
các công ty dầu khí nước ngoài (8 công ty) về mô hình tổ chức quản lý hoạt động
đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thượng nguồn và đề xuất hoàn thiện mô hình
đầu tư nước ngoài hiện tại của PVN”; Phạm Thị Thanh Tuyền (2009) và Phan Thị
Mỹ Hạnh (2011), “tổng kết, đánh giá thực trạng cổ phần hóa của PVN, đánh giá
14
hiệu quả hoạt động M&A trong công tác tái cấu trúc, sắp xết lại các doanh nghiệp
thuộc Tập đoàn DKVN sau cổ phần hóa”, các nghiên cứu này đã đề xuất chƣơng
trình cổ phần hóa cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn bao gồm việc lựa chọn các
doanh nghiệp cổ phần hóa, lộ trình thực hiện và cụ thể về tỷ lệ phần vốn Tập đoàn
DKVN nắm giữ/bán ra. Ngoài các lĩnh vực nghiên cứu đã nhắc đến ở trên, một số
nghiên cứu tập trung xây dựng từ điển, khung năng lực chung, năng lực lãnh đạo
quản lý, năng lực chuyên môn, hệ thống bản mô tả công việc, hệ thống tiêu chuẩn
chức danh, bộ câu hỏi đánh giá năng lực chuyên môn và biểu chấm điểm cho các bộ
phận/phòng/Ban/văn phòng của Tập đoàn Dầu khí (Phạm Thị Thanh Tuyền, 2013;
2014). Các sản phẩm này là công cụ quan trọng giúp cho Lãnh đạo Tập đoàn có thể
đánh giá đƣợc các kiến thức, kỹ năng và xác định đƣợc các hành vi cần thiết của
mỗi vị trí công việc, hỗ trợ cho công tác tuyển dụng đƣợc những nhân sự có năng
lực cần thiết cho sự thành công của tổ chức. Không dừng lại ở việc quản lý nhân lực
tại Tập đoàn DKVN, Phạm Thị Thanh Tuyền (2014), “xây dựng và hoàn thiện công
cụ quản lý người đại diện thống nhất trong toàn Tập đoàn”, gồm các quy chế và
quy định về bổ nhiệm/miễn nhiệm, đánh giá, đãi ngộ nhằm phát huy vai trò của
Ngƣời đại diện, nâng cao hiệu quả quản lý vốn của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác.
Nhận xét: Những nghiên cứu trên đây đã phản ánh và đề cập đến vấn đề lý
luận và thực tiễn hoạt động, cũng nhƣ mô hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế
nhà nƣớc ở những góc độ khác nhau (có nghiên cứu đi vào nghiên cứu tổng thể hoạt
động của Tập đoàn kinh tế, Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, có nghiên cứu ở khía cạnh
nhất định của một mô hình cụ thể: mô hình quản lý, cơ chế tài chính, mô hình đầu
tƣ…); và có thể nhận thấy về mặt lý luận không có một mô hình Tập đoàn chung,
tối ưu cho mọi Tập đoàn kinh tế khác nhau. Trong các nghiên cứu của Viện dầu khí
Việt Nam và các chuyên gia trong ngành dầu khí là những nghiên cứu có giá trị trực
tiếp cho hoạt động của Tập đoàn DKQGVN cũng chỉ đề cập tới từng vấn đề, từng
khía cạnh của một số mô hình cụ thể, nhƣ: mô hình đầu tƣ nƣớc ngoài, mô hình
quản lý ngƣời đại diện, mô hình huy động vốn….Trong khi, vấn đề nghiên cứu
hoàn thiện, đề xuất các mô hình cụ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng cho hoạt động
của Tập đoàn DKQGVN trong giai đoạn tới là: mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu
khí, mô hình tổ chức quản lý, mô hình sản xuất kinh doanh, mô hình hệ thống chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ để đánh giá và tạo điều kiện cho phát
triển Tập đoàn dầu khí ở Việt Nam chƣa có nghiên cứu, tài liệu nào đề cập đến; do
đó, đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên cứu, đề xuất áp dụng cho Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Đây là những nội dung chủ yếu mà luận án đề cập
một cách hệ thống, cụ thể về mặt lý luận và qua đó xác định định hƣớng cho nghiên
15
cứu, nhằm xác định mô hình hoạt động ổn định mang tính chiến lƣợc phát triển lâu
dài cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, để khắc phục các tồn tại của giai
đoạn hoạt động thí điểm hiện nay là vừa hoạt động, vừa hoàn thiện; đồng thời việc
nghiên cứu chuyên đề này sẽ góp phần xây dựng đƣợc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực và quốc tế, thực hiện tốt mục tiêu
đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nƣớc và các nhiệm vụ chính trị
Đảng, Nhà nƣớc giao.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tập đoàn kinh tế (TĐKT) là mô hình tổ chức kinh tế tồn tại ở nhiều nƣớc
trên thế giới. Mặc dù có nhiều điểm chung nhƣng mục đích, cơ cấu tổ chức, lĩnh
vực hoạt động, và các chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với các TĐKT có nhiều
điểm khác biệt giữa các nƣớc. Các TĐKT có thể phát huy thế mạnh về quy mô và
trình độ công nghệ, góp phần quan trọng tạo ra tăng trƣởng nhƣng cũng có thể cản
trở tăng trƣởng kinh tế vì chúng hoạt động kém hiệu quả, tạo ra sự méo mó cho thị
trƣờng và thao túng Chính phủ do vị thế độc quyền trong nền kinh tế. Chính vì vậy,
nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TĐKT của các nƣớc trên thế giới có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng nhằm rút ra bài học để quản lý và phát triển các TĐKT nói chung và
các TĐKT Nhà nƣớc nói riêng của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài bàn về các mô hình Tập
đoàn kinh tế, hình thức hoạt động, lĩnh vực hoạt động, các nhân tố ảnh hƣởng đến
định hƣớng và triển vọng phát triển của các Tập đoàn kinh tế cũng nhƣ vai trò, tầm
quan trọng và tác động của các Tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội toàn cầu. Tuy nhiên, trong phạm vi khuôn khổ của đề tài luận án, nghiên cứu
sinh không đề cập đến các công trình này, mà chỉ đề cập đến các công trình bàn về
mô hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế.
Nói đến các nghiên cứu về mô hình kinh tế có thể kể đến cuốn The Oxford
Handbook of Business Group, nhà xuất bản Đại học Oxford năm 2010, của các tác
giả Asli M.Colpan, Takeashi Hikino và James R.Lincohn. Đây là một cuốn sách
tổng hợp các mô hình kinh tế đƣợc gọi là “Tập đoàn kinh tế”, cung cấp những hiểu
biết cả về mặt chính trị và học thuật về hiện tƣợng và quá trình hình thành Tập đoàn
kinh tế, đặc biệt là ở các thị trƣờng mới nổi cũng nhƣ các nƣớc công nghiệp phát
triển. Mặc dù các Tập đoàn phát triển ngày càng lớn mạnh, hiện diện trên mọi lĩnh
vực của kinh tế - xã hội trên toàn thế giới từ những năm đầu thập niên 1990 nhƣng
hiện tƣợng “Tập đoàn kinh tế” vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Thời gian gần
đây, việc nghiên cứu về quản lý, chiến lƣợc, cấu trúc, hoạt động của các Tập đoàn
16
kinh tế đã đƣợc chú ý tập trung vào các trƣờng hợp và khu vực đặc biệt, nhất là
Đông Á và khu vực Đông Nam Á. Các khu vực này là nơi trỗi dậy của “Kỳ diệu
Nhật Bản”, của 4 “con hổ Châu Á” (Hồng Koong, Singapore, Hàn Quốc và Đài
Loan). Các nƣớc phát triển sau chiến tranh này đều đang sở hữu những Tập đoàn
kinh tế hùng mạnh, nổi tiếng khắp thế giới. Bài học về sự phát triển của mỗi nƣớc sẽ
cho ngƣời đọc cái nhìn khái quát về các mô hình cũng nhƣ đặc thù, hình thức hoạt
động của mỗi tổ chức kinh doanh đƣợc gọi là Tập đoàn kinh tế tại đây.
Nghiên cứu về cấu trúc, quyền sở hữu của các Tập đoàn kinh tế Business
Groups in Emerging Markets: Paragons or Parasites?), Journal of Economic
Literature Tarun (2002), “Tập đoàn kinh doanh ở các thị trƣờng mới nổi: Mẫu mực
tuyệt vời hay ký sinh ăn bám?”, tác giả Khanna và Yishay Yafeh.
Kinh nghiệm về việc phát triển các Tập đoàn kinh tế, đặc biệt là các Tập
đoàn kinh tế nhà nƣớc tại Trung Quốc trong các bài báo của Chen, X. (2009), State
Intervention and Business Group Performance in China’ Transition Economy, (Can
thiệp của Nhà nƣớc và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế trong giai đoạn kinh tế
chuyển tiếp tại Trung Quốc), Đại học Minnesota; hay Modes of state intervention
and business group performance in China’s transitional economy (2010) (cách thức
can thiệp của nhà nƣớc và hoạt động của các Tập đoàn Kinh tế trong giai đoạn kinh
tế chuyển tiếp tại Trung Quốc The Journal of Socio-Economics; Ngoài ra có thể kể
đến Zhou Fangsheng và Wang Xiaolu (2002), Con đƣờng cải cách DNNN ở Trung
Quốc, Hội thảo “Cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc: Kinh nghiệm của Trung Quốc”,
Hà Nội 2002; William Mako and Chunlin Zhang (2002), Exercising ownership
rights in state owned enterprise groups: What China can learn from International
Experience (Thực hiện quyền sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nƣớc: Trung Quốc
học gì từ kinh nghiệm thế giới).
Kinh nghiệm cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế tại
Nhật bản của Lai, G. M-H. (1999), Knowing who you are doing business with in
Japan: A managerial view of Keiretsu and Keiretsu business groups (Hiều biết về
đối tác kinh doanh Nhật bản – Quản lý tại các Keiretsu và các Tập đoàn kinh tế
Keiretsy), Journal of world Business.
Bên cạnh đó là một loạt nghiên cứu về kinh tế cũng nhƣ vai trò của nhà nƣớc
trong việc hình thành, phát triển của các Tập đoàn kinh tế nhƣ nghiên cứu của
Wade. R (1990), Governing the markets: economic theory and the role of
government in East Asian Industrialization (quản lý thị trƣờng: học thuyết kinh tế
và vai trò của chính phủ trong công cuộc công nghiệp hóa khu vực Đông Nam Á),
Princeton University Press, Princeton; Andreja Bohm (1990): The state holding
corporation: An incomplete divisional form of organization,(Tập đoàn sở hữu nhà
17
nƣớc) Public Enterprise Vol. 10/1990; Geeta Gouri, Privatization and public
enterprise (Tƣ nhân hóa và các doanh nghiệp công ích), The Asia-pacific
experience, Asian and Pacific development center, Institute of public enterprise;
Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của
quản lý, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Nhận xét: đã có khá nhiều nghiên cứu khía cạnh khác nhau về hoạt động của
các Tập đoàn kinh tế cũng nhƣ mô hình và phƣơng thức hoạt động của nó. Tuy
nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia và khu vực, quá trình hình thành, mô hình hoạt
động, định hƣớng phát triển của mỗi Tập đoàn kinh tế lại khác nhau. Đối với Việt
Nam là một nƣớc đang phát triển, nguồn lực kinh tế còn hạn chế, việc hình thành
chuyển đổi các TCT 90-91 thành TĐKT (cụ thể là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt
Nam đƣợc hình thành từ việc chuyển đổi Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) là hình
thức chỉ riêng có ở trong nền kinh tế Việt Nam, ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ các
nƣớc đang phát triển không có hình thức này, và vì vậy cũng chƣa có tài liệu nào đề
cập tổng quan đến vấn đề này cả về lý luận và thực tiễn. Trong những năm qua mặc
dù đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ, trở thành một công cụ quan trọng để
thực hiện các chính sách công nghiệp và giữ vai trò lớn trong quá trình tăng trƣởng
và phát triển của Việt Nam, các TĐKT Nhà nƣớc đã bộc lộ nhiều hạn chế: mô hình
hoạt động chƣa ổn định do hoạt động thí điểm (vừa hoạt động, vừa hoàn thiện),
chƣa thật sự phát huy và tận dụng hết nguồn lực của mình, đặc biệt đối với những
Tập đoàn kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên nhƣ Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt
động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình là
hoàn toàn mới, không trùng lặp, chƣa từng đƣơc công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.
1.2. Các văn bản pháp quy của nhà nƣớc liên quan đến hoạt động của Tập
đoàn dầu khí Việt Nam
 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 [4].
 Bộ Chính trị (2006), “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2025”. Kết luận số 41-KL/TW ngày 19/01/2006 [26].
 Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (2015), “Về Chiến lược phát triển
ngành DKVN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. “Nghị quyết số 41-NQ/TW,
ngày 23/7/2015 [36].
 Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng (2015), “Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành
dầu khí Việt Nam giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số
12119/QĐ-BCT ngày 05/11/2015 [40].
18
 Chính phủ (2007), “Quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt
động dầu khí”, Nghị định 121/2007/NĐ-CP ngày 25/07/2007 [30].
 Chính phủ (2007, 2010), “Về Quy chế tài chính của Công ty Mẹ - Tập
đoàn DKVN”, Nghị định số 142/2007/NĐ-CP, ngày 05/09/2007 và Nghị định số
44/2010/NĐ-CP, ngày 20/4/2010 [45].
 Chính phủ (2009). “Về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý
Tập đoàn kinh tế nhà nước”, Nghị định số 101/2009/NĐ-CP, 05/11/2009 [10].
 Chính phủ (2010), “về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu”. Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 [22].
 Chính phủ (2011, 2013), “Về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty
Mẹ - Tập đoàn DKVN”, Nghị định số 190/2011/NĐ-CP, ngày 29/01/2011 và Nghị
định số 149/2013/NĐ-CP, ngày 31/10/2013 [44].
 Chính phủ (2013), “Về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý
tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ”, Nghị định
số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 [41].
 Chính phủ (2015), “Quy chế quản lý tài chính của Công ty Mẹ - Tập đoàn
DKVN”, Nghị định số 06/2015/NĐ-CP, ngày 13/01/2015 [46].
 Chủ tịch nƣớc (1993), “Luật Dầu khí”, ngày 19/07/1993 [2].
 Chủ tịch nƣớc (2005), “Luật Doanh nghiệp”, ngày 29 tháng 12 năm 2005 [11].
 Đảng công sản Việt Nam 2016), “ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII”, tháng 1/2016 [35],
 Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI”- Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 [5].
 Thủ tƣớng Chính phủ (2006), “Phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam”, Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg, ngày 29/08/2006 [28].
 Thủ tƣớng Chính phủ (2006), “Thành lập Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam”, Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày (29/08/2006) [29].
 Thủ tƣớng Chính phủ (2013), “Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn dầu khí
Việt Nam giai đoạn 2012-2015”, Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 05/01/2013 [33].
 Thủ tƣớng Chính phủ (2013), “Về điều chỉnh, bổ sung Đề án tái cơ cấu
Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2012-2015”, Quyết định số 1011/QĐ-TTg
ngày 03/07/2015 [34].
 Thủ tƣớng Chính phủ (2015), “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành
DKVN đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035”, Quyết định số 1748/QĐ-TTg
ngày 14/10/2016 [37].
19
 Thủ tƣớng Chính phủ (2015), “Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập
đoàn DKVN đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035”, Quyết định số 1749/QĐ-
TTg ngày 14/10/2016 [38].
 Thủ tƣớng Chính phủ, “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”, Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày
09/03/2006 [27].
 Thủ tƣớng Chính phủ, “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dầu khí
Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”, Quyết định số 223/QĐ-
TTg ngày 18/02/2009 [31].
 Thủ tƣớng Chính phủ, “Phê duyệt quy hoạch tổng thế phát triển ngành
công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”, Quyết định
số 459/QĐ-TTg ngày 30/03/20011 [32].
Theo nghiên cứu của tác giả, các văn bản pháp luật của nhà nƣớc nêu trên đã
đề cập tƣơng đối đồng bộ, liên tục sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với thực tiễn mọi
hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn
DKQGVN nói riêng; sự đổi mới hệ thống cơ chế theo hƣớng giảm thiểu can thiệp
hành chính của cơ quan quản lý nhà nƣớc gắn với nâng cao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của Tập đoàn trong công tác quản lý, điều hành mọi mặt hoạt động.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu của tác giả, các thể chế, chính sách và các văn bản
pháp quy của nhà nƣớc áp dụng cho Tập đoàn DKVN vẫn còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của Tập
đoàn dù đã khá đầy đủ, nhƣng trên thực tiễn vẫn chƣa bao quát đƣợc hết đƣợc các
hoạt động cụ thể của Tập đoàn; đơn cử nhƣ: Tập đoàn đã có Nghị định riêng của
Chính phủ về “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Mẹ - Tập đoàn DKVN”,
nhƣng mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí, mô hình sở hữu vẫn chƣa đƣợc tách
bạch, còn chồng chéo nhiều cấp; việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn
chủ yếu dựa vào chỉ tiêu kinh tế, chƣa có quy định mô hình đánh giá hiệu quả tổng
thể thực hiện các nhiệm vụ (ngoài nhiệm vụ SXKD, còn các nhiệm vụ: một số
nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về dầu khí, đảm bảo an ninh năng lƣợng, an ninh quốc
phòng, ASXH…)…
Thứ hai: Việc phân công, phân cấp trong thực hiện các quyền sở hữu tại Tập
đoàn DKVN còn bị phân tán, trách nhiệm chƣa rõ ràng, dẫn tới chồng chéo, buông lỏng
quản lý, giám sát. Một số doanh nghiệp trong Tập đoàn kinh doanh lỗ, đầu tƣ không hiệu
quả nhƣng chậm đƣợc xử lý gây thất thoát vốn của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, công tác
thanh kiểm tra còn mang nặng tính kế hoạch nên tính phòng ngừa chƣa cao.
Thứ ba: Về mô hình quản lý tài chính, cũng giống nhƣ một số Tập đoàn kinh
tế nhà nƣớc khác, Tập đoàn DKVN hoạt động theo Nghi định riêng của Chính phủ,
còn có những quy định đặc thù riêng mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần
20
kinh tế khác không có dẫn tới tƣ tƣởng ỷ lại vào bao cấp, làm giảm động lực trong
nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thứ tư: Việc thực hiện đề án tái cấu trúc doanh nghiệp của Chính phủ đối
với Tập đoàn DKVN còn hạn chế; còn mang nặng nội dung thực hiện về thoái vốn,
cổ phần hóa, chƣa chú trọng đến tái cấu trúc tổng thể các nội dung về mô hình tổ
chức quản lý, hiệu quả điều hành…
Thứ năm: Nhiều cảnh báo, kiến nghị đƣợc các cấp có thẩm quyền chỉ đạo
thực hiện nhƣng chƣa tuân thủ nghiêm nên tính răn đe và phòng ngừa, nâng cao
hiệu quả kém tác dụng.
Những hạn chế trên đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu và
kiến nghị với Nhà nƣớc trong việc lựa chọn một số mô hình cụ thể cho hoạt động
của Tập đoàn DKVN giai đoạn tới.
1.3. Tổng quan thực tiễn hoạt động của một số Tập đoàn kinh tế
1.3.1. Sự thành công của Tập đoàn Samsung – Hàn Quốc
Samsung hoạt động theo mô hình gia đình trị và phân cấp; đánh giá thị
trƣờng cao hơn lợi nhuận; có cơ cấu sở hữu không rõ ràng và khó hiểu. Tuy nhiên,
Samsung vẫn sáng tạo một cách phi thƣờng, ít nhất là trên khía cạnh đƣa ra những
cải thiện không ngừng tới ý tƣởng của những ngƣời khác.
Các nhà quản lý của Samsung quan tâm nhiều đến tăng trƣởng dài hạn hơn là
lợi nhuận trƣớc mắt. Công ty này rất giỏi trong việc thúc đẩy động lực cho nhân
viên. Tƣ duy chiến lƣợc của Tập đoàn là điểm danh các thị trƣờng chuẩn bị cất cánh
và đặt cƣợc lớn vào các thị trƣờng này.
Sự đánh cƣợc của Samsung đặt vào chíp DRAM, màn hình tinh thể lỏng và
điện thoại di động là những ví dụ chứng minh cụ thể. Trong thập kỷ tiếp theo, Tập
đoàn dự định đánh cƣợc lần nữa với khoản đầu tƣ khổng lồ 20 tỷ USD vào 5 lĩnh
vực tƣơng đối mới với Tập đoàn: các tấm năng lƣợng mặt trời, đèn LED tiết kiệm
năng lƣợng, thiết bị y tế, thuốc công nghệ sinh học và pin cho ôtô điện.
Mặc dù những ngành công nghiệp này dƣờng nhƣ khá khác nhau nhƣng
Samsung cho rằng có hai điều quan trọng chung: Một là, chuẩn bị phát triển nhanh
chóng nhờ những quy định mới về môi trƣờng (năng lƣợng mặt trời, đèn LED và ôtô
điện); Hai là, hoặc bùng nổ nhu cầu tại các thị trƣờng mới nổi (thuốc và thiết bị y tế).
Tới năm 2020, Tập đoàn Samsung dự đoán sẽ có doanh thu 50 tỷ USD trong những
lĩnh vực mới này và Samsung Electronics sẽ có tổng doanh thu toàn cầu 400 tỷ USD.
1.3.2. Sự thành công của Tập đoàn Temasek Holdings (Singapore)
Hoạt động theo mô hình thị trƣờng đầy đủ và Chính phủ giữ vốn chi phối.
Đầu thập kỷ 1960, Chính phủ Singapore đã mua một số cổ phiếu của các ngành
21
đóng tàu và chế tạo trong nƣớc. Các cổ phần này do Bộ Tài chính nắm giữ và đó
chính là tiền thân của Temasek Holdings. Tập đoàn Temasek Holdings đƣợc thành
lập với trách nhiệm làm chủ sở hữu và quản lý khoảng 30 dự án đầu tƣ khởi nghiệp.
Với khởi đầu khiêm tốn, đến nay phạm vi đầu tƣ chính của Temasek gần nhƣ bao
trùm toàn bộ các lĩnh vực và các ngành kinh tế mũi nhọn của Singapore.
Hiện nay, Tập đoàn Temasek Holdings có 11 công ty trong lĩnh vực tài chính
và ngân hàng, 8 công ty trong lĩnh vực tiện ích năng lƣợng, 7 công ty trong lĩnh vực
viễn thông và truyền thông, 5 công ty trong lĩnh vực bất động sản, 3 công ty trong
lĩnh vực giao thông và hậu cần, 3 công ty trong lĩnh vực hạ tầng và kỹ thuật, 3 công
ty đa ngành, 2 công ty dƣợc và 7 công ty trong những lĩnh vực khác.
Từ quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Tesamek Holdings, có
thể thấy Tập đoàn có một số đặc điểm sau:
- Temasek Holdings là Tập đoàn kinh doanh vốn đầu tư nhà nước. Sau khi
thành lập, Temasek đã thực sự lớn mạnh hơn rất nhiều so với ý định ban đầu, không
những kiểm soát thị phần của mình trong phạm vi đất nƣớc mà đã vƣơn bƣớc chân
khổng lồ ra khỏi biên giới Singapore, tới Châu Á và trên khắp thế giới. Lĩnh vực
kinh doanh của Tập đoàn bao gồm tài chính ngân hàng, bất động sản, xây dựng cơ
sở hạ tầng, vận tải giao nhận, truyền thông – thông tin, giáo dục, hàng hóa tiêu
dùng, năng lƣợng, kỹ thuật,… Hiện nay, Temasek Holdings vẫn là một tổ chức
danh tiếng có uy tín thuộc bộ phận đầu tƣ của Chính phủ Singapore và thuộc sở hữu
của Bộ Tài chính.
- Tập đoàn có đầu tư vốn của nhà nước, nhưng lại kinh doanh theo kiểu tư
nhân. Tuy toàn bộ vốn của Tập đoàn đều do Bộ Tài chính Singapore cấp và quản lý,
nhƣng hoạt động của công ty lại đi theo đƣờng hƣớng nhƣ một công ty tƣ nhân.
Trên trang wed chính thức của mình, Temasek khẳng định: “Chúng tôi hoạt động
hoàn toàn chỉ nhƣ một công ty vốn thƣơng mại. Các quyết định của Temasek đơn
thuần dựa trên các mối quan tâm thƣơng mại. Cả Thủ tƣớng và Chính phủ
Singapore đều không liên quan đến các quyết định đầu tƣ, rút vốn hoặc các hoạt
động kinh doanh khác của chúng tôi. Cam kết và hành động của Temasek đã thuyết
phục đƣợc giới doanh nghiệp nƣớc ngoài. Theo Sài Gòn Đầu tƣ tài chính số ra ngày
04/01/2010, từ năm 2002 đến năm 2010, công ty đã mua đƣợc 1,5 tỷ đôla Mỹ cổ
phần của các ngân hàng Indonesia, Hàn Quốc và Ấn Độ, 5% cổ phần trong Telekon
Malaysia, 62% cổ phần trong Global Crossing - một Tập đoàn viễn thông Mỹ và
một lƣợng lớn cổ phần trong Quintiles - một công ty dƣợc Mỹ.
- Luôn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động,
Temasek luôn đề cao tôn chỉ “tối đa hóa lợi nhuận”. Theo số liệu công bố, Temasek
22
mang lại cho cổ đông (tính theo giá trị thị trƣờng của danh mục đầu tƣ) mức lợi tức
đầu tƣ bình quân khá ấn tƣợng với 18%/năm trong vòng hơn 30 năm qua.
1.3.3. Sự thành công của Tập đoàn Metro
Metro là một Tập đoàn thƣơng mại lớn của Cộng hòa Liên bang Đức. Hoạt
động dƣới 6 “thƣơng hiệu” nổi tiếng nhất của Tập đoàn là Metro Cash & Carry,
Real, Extra, Media Markt und Saturn, Praktiker và Kaufhof. Thực chất đây là tên
của sáu hệ thống siêu thị bao trùm khắp nƣớc Đức và châu Âu.
Đặc điểm của Tập đoàn là quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. Cơ cấu
tổ chức Tập đoàn kinh tế gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình tổ chức khác nhau.
Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên ở tầng nấc khác nhau
cũng khác nhau, phụ thuộc vào mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong
Tập đoàn. Ví dụ siêu thị Metro ở Hà Nội do một công ty con của công ty Metro
Cash & Carry - Maerkten đầu tƣ thành lập, trong khi bản thân Metro AG Cash &
Carry này là một công ty hợp danh và là công ty con của Công ty cổ phần Metro
AG ở Đức. Nhƣ vậy, Metro ở Hà Nội thực chất là công ty con ở cấp thứ tƣ.
- Công ty mẹ của Tập đoàn là Metro AG (Công ty cổ phần Metro) không
trực tiếp kinh doanh, chỉ thực hiện chức năng quản lý tài chính và quản lý chiến
lƣợc đối với các công ty con (Management Holding).
- Nhóm doanh nghiệp thành viên Tập đoàn cấp 1: Công ty mẹ trực tiếp đầu
tƣ chi phối tại các công ty cấp 1, bao gồm hai nhóm chính: Nhóm công ty phân phối
hàng hóa và nhóm công ty dịch vụ hỗ trợ.
- Nhóm doanh nghiệp thành viên cấp 2, cấp 3,…: Từng công ty con cấp 1
hình thành các công ty con của mình để trực tiếp phân phối hàng hóa dƣới các hình
thức của hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ; cửa hàng phân phối; chi nhánh… Trong
một số trƣờng hợp, nhất là khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài (ngoài EU), cần phải hình thành
các công ty con là pháp nhân độc lập, sau đó pháp nhân này mới thành lập ra các
cửa hàng, siêu thị, hoặc chi nhánh để trực tiếp thực hiện việc phân phối hàng hóa tới
ngƣời tiêu dùng. Thậm chí, họ còn thành lập một công ty con chuyên trách quản lý
và đầu tƣ ở một khu vực địa lý nào đó. Ví dụ: Có thể tìm thấy vị trí của siêu thị
Metro tại Hà Nội hiện nay so với một siêu thị Metro ở Đức nhƣ sau: Tại Việt Nam:
Công ty mẹ  Công ty trách nhiệm hữu hạn Metro Cash & Carry  Công ty trách
nhiệm hữu hạn C&C Schaper  Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam  Siêu thị
Metro C&C Hà Nội.
1.3.4. Sự sụp đổ của Tập đoàn Dầu mỏ Yukos ở Nga
Mô hình hoạt động là Công ty Cổ phần. Từ một công ty nhà nƣớc chi phối
đứng thứ 3 ở Nga, hoạt động hết sức hiệu quả. Ngày 25/10/2003, Chủ tịch Yukos là
23
ngƣời giàu nhất nƣớc Nga Khodorkovsky bị cảnh sát bắt vì tội danh trốn thuế lên
tới 1 tỷ USD. Tập đoàn Dầu khí Yukos rơi vào khủng hoảng khi khoản nợ thuế và
các khoản tiền phạt khác phải trả cho Chính phủ Nga của hãng này lên tới 18,4 tỷ
USD. Giá cổ phiếu sụt giảm từ 20-30%. Cùng lúc đó, các chủ nợ trong và ngoài
nƣớc cùng lúc yêu cầu trả nợ. Đến ngày 01/08/2006, sau hơn 3 năm điều tra việc
gian lận thuế, Yukos bị tuyên bố phá sản và bắt đầu thực hiện các thủ tục phá sản.
1.3.5. Sự sụp đổ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
Mô hình hoạt động là Công ty TNHH 1 TV, tổng giám đốc là thành viên
HĐTV. Tháng 7/2010, Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện tình hình
sản xuất kinh doanh của Vinashin. Theo đó, tính tới cuối năm 2009, tổng giá trị tài
sản của Vinashin đạt hơn 102.500 tỷ đồng; nếu loại trừ các công nợ nội bộ thì tổng
giá trị tài sản còn lại gần 92.600 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của Vinashin tính đến
thời điểm cuốn năm 2009 là hơn 86.700 tỷ đồng bao gồm 750 triệu đô la Mỹ trái
phiếu Chính phủ bảo lãnh vay, nợ các ngân hàng trong và ngoài nƣớc, nợ đối tác.
Tổng vốn chủ sở hữu của Vinashin là 5.900 tỷ đồng. Trong năm 2009, Vinashin
thực lỗ gần 5.000 tỷ đồng, nhiều hơn 3.300 tỷ so với báo cáo tài chính của Vinashin
(1.700 tỷ đồng). Và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 10,9 lần. Với số nợ khổng lồ, hệ
số nợ cao gấp nhiều lần cùng với thông tin tài chính không minh bạch Vinashin đã
mất khả năng thanh toán, mất an toàn tài chính và dẫn tới sụp đổ.
1.4. Đánh giá các công trình có liên quan và các vần đề cần nghiên cứu
Chƣơng 1, tác giả tập trung hệ thống hóa các công trình nghiên cứu từ lý
luận đến thực tiễn liên quan đến mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế, Tập đoàn
kinh tế nhà nƣớc nói chung và mô hình hoạt động Tập đoàn DKVN nói riêng, qua
đó tìm ra các khoảng trống nghiên cứu nhƣ:
Thứ nhất: Các nghiên cứu tiếp cận, phản ánh, đề cập đến vấn đề tổng thể mô
hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế. Các nghiên cứu này đã giúp cho nghiên cứu
sinh hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế, từ đó hình thành
phƣơng pháp luận và hƣớng tiếp cận để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực
tiễn của đề tài luận án.
Thứ hai: Các công trình nghiên cứu những khía cạnh nhất định của một mô
hình cụ thể: mô hình quản lý, cơ chế tài chính, mô hình đầu tƣ…của Tập đoàn kinh
tế; trong đó, các nghiên cứu có giá trị thực tiễn cho hoạt động của Tập đoàn
DKQGVN cũng chỉ đề cập tới từng vấn đề, từng khía cạnh của một số mô hình cụ
thể, nhƣ: mô hình đầu tƣ nƣớc ngoài, quản trị rủi ro, mô hình quản lý ngƣời đại
diện, mô hình huy động vốn… Các công trình này giúp cho nghiên cứu sinh nhận
biết một các tổng quát về các mô hình hoạt động cụ thể của các Tập đoàn kinh tế
24
nói chung và Tập đoàn DKVN nói riêng, từ đó kế thừa tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện các mô hình cụ thể khác mà các tác giả của các công trình trên chƣa đề cập.
Thứ ba: Qua nghiên cứu nguyên nhân không thành công của một số Tập
đoàn kinh tế (cả ở Việt Nam và Quốc tế) chủ yếu do mô hình hoạt động chồng chéo,
năng lực quản trị yếu kém, đánh giá thực trạng còn mang nặng tính kinh tế, không
kịp thời… dẫn tới hiệu quả hoạt động kém, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán
dẫn tới phá sản…là cơ sở thực tiễn để tác giả hoàn thiện nghiên cứu luận án.
Thứ tư: Hệ thống các văn bản pháp luật về điều chỉnh hoạt động của các Tập
đoàn KTNN ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn DKVN nói riêng dù đã khá đầy đủ,
nhƣng trên thực tiễn vẫn chƣa bao quát hết các mô hình, loại hình hoạt động của các
Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc và đặc thù của Tập đoàn DKVN.
Tóm lại:
Mặc dù có đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu ở những góc độ khác nhau cả
về lý luận và thực tiễn về mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế. Những công
trình nêu trên là nguồn tài liệu ban đầu, giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa thực hiện
nghiên cứu đề tài luận án của mình. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đề cập tới:
- Mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí,
- Mô hình tổ chức quản lý của Tập đoàn DKVN,
- Mô hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn DKVN,
- Mô hình hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ để
tạo điều kiện cho phát triển Tập đoàn dầu khí ở Việt Nam trong thời gian tới.
Chính vì vậy, đây là khoảng trống, là đề tài độc lập, có mục tiêu nghiên cứu
riêng; nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu nhằm khỏa lấp khoảng trống khoa học,
hiện thực hóa hoàn chỉnh mô hình tổng thể cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam hoạt
động trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
25
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình Tập đoàn kinh tế
2.1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình Tập đoàn kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm về Tập đoàn kinh tế và Tập đoàn kinh tế nhà nước
Cùng với quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản từ nửa cuốỉ thế kỷ XIX, khi
nền sản xuất hàng hoá thế giới phát triển mạnh mẽ nhờ sự tác động trực tiếp của
cách mạng công nghiệp ở các nƣớc Tây Âu và Bắc Mỹ - khái niệm Tập đoàn kinh
tế đã xuất hiện. Nhiều công ty, doanh nghiệp với năng lực, năng suất lao động khác
nhau, dẫn tới quy mô và tốc độ phát triển khác nhau đã xuất hiện các hiện tƣợng
chèn ép, thôn tính hoặc tự nguyện “chung sống” trên cơ sở những liên minh hay tổ
hợp để “phân chia” thị trƣờng và khai thác những thế mạnh riêng có của từng công
ty, doanh nghiệp trong một “vỏ bọc” bởi một liên minh rộng hơn. Những cụm từ chỉ
các liên minh, tổ hợp trên phổ biến từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là
“Cartel”, “Association”, “Consortium”, “Conglomerate”, “Corporation”,...và gần
đây là “chaebol”, “Group”, “MNC”... Tất cả những cụm từ trên khi nghiên cứu và
dịch sang tiếng Việt, đƣợc gọi chung là “Tập đoàn”.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến chƣa thống nhất khái niệm về Tập đoàn
kinh tế, không chỉ trong phạm vi một quốc gia hay nền kinh tế mà còn trên phạm vi
quốc tế và các nhà khoa học chuyên ngành.
Hiện nay, một số quốc gia đƣa ra khái niệm về Tập đoàn kinh tế dựa trên
nguyên tắc các công ty là các pháp nhân độc lập (Mỹ), có quốc gia lại đƣa ra khái
niệm về Tập đoàn kinh tế theo cách tiếp cận coi Tập đoàn kinh tế là một thực thể
thống nhất, một đơn vị kinh tế (Đức)….Theo nguyên tắc pháp nhân độc lập, thì mỗi
công ty thành viên trong Tập đoàn là -một pháp nhân độc lập, có quyền và có nghĩa
vụ riêng, cổ đông của mỗi công ty thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, không phân
biệt họ là thành viên của công ty nào, chủ nợ của công ty nào thì chỉ đƣợc đòi nợ
của chính công ty đó. Theo cách tiếp cận là một thực thể thống nhất, thì khái niệm
về Tập đoàn đƣợc xây dựng theo một số ngành luật nhƣ luật cạnh tranh, luật thuế,
luật công ty…, theo cách tiếp cận này, việc phân chia thị trƣờng công ty mẹ, công ty
con sẽ không bị coi là vi phạm qui định về cạnh tranh. Tại Nhật Bản, Tập đoàn kinh
tế là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau
và có mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên
vật liệu, tiêu thụ sản phẩm...Thông thƣờng, Tập đoàn kinh tế tại Nhật Bản đƣợc tổ
chức liên kết quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên. Tại Hàn Quốc,
Tập đoàn kinh tế là một liên minh gồm nhiều công ty con hình thành quanh một
công ty mẹ, các công ty này nắm giữ cổ phần, vốn góp của nhau và mang tính chất
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM_10273112052019
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM_10273112052019
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM_10273112052019
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM_10273112052019
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM_10273112052019
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM_10273112052019

More Related Content

What's hot

Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Định hướng và các giải pháp đối với các doanh nghiệp giao nhận hàng...
Luận văn: Định hướng và các giải pháp đối với các doanh nghiệp giao nhận hàng...Luận văn: Định hướng và các giải pháp đối với các doanh nghiệp giao nhận hàng...
Luận văn: Định hướng và các giải pháp đối với các doanh nghiệp giao nhận hàng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam
Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông LamBiện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam
Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lamhieu anh
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logisticLuận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logisticHuynh Loc
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuLuận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuHuynh Loc
 

What's hot (15)

Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
 
Luận văn: Định hướng và các giải pháp đối với các doanh nghiệp giao nhận hàng...
Luận văn: Định hướng và các giải pháp đối với các doanh nghiệp giao nhận hàng...Luận văn: Định hướng và các giải pháp đối với các doanh nghiệp giao nhận hàng...
Luận văn: Định hướng và các giải pháp đối với các doanh nghiệp giao nhận hàng...
 
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biểnKinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
 
Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam
Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông LamBiện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam
Biện pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam
 
Luận án: Chiến lược phát triển của công ty vận tải dầu khí đến 2025
Luận án: Chiến lược phát triển của công ty vận tải dầu khí đến 2025Luận án: Chiến lược phát triển của công ty vận tải dầu khí đến 2025
Luận án: Chiến lược phát triển của công ty vận tải dầu khí đến 2025
 
La0248
La0248La0248
La0248
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
 
Đề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đ
Đề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đĐề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đ
Đề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đ
 
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logisticLuận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đườngĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuLuận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
 
Đề tài thực trạng hoạt động xuất khẩu hải sản,HOT
Đề tài  thực trạng hoạt động xuất khẩu hải sản,HOTĐề tài  thực trạng hoạt động xuất khẩu hải sản,HOT
Đề tài thực trạng hoạt động xuất khẩu hải sản,HOT
 

Similar to NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM_10273112052019

báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdfbáo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdfHanaTiti
 
Tiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnam
Tiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnamTiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnam
Tiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...https://www.facebook.com/garmentspace
 
exercise 1- company introduction and used chapter 2-3 to evaluate company
exercise 1- company introduction and used chapter 2-3 to evaluate companyexercise 1- company introduction and used chapter 2-3 to evaluate company
exercise 1- company introduction and used chapter 2-3 to evaluate companyvotuansg1
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đàO tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam 6755359
đàO tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam 6755359đàO tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam 6755359
đàO tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam 6755359nataliej4
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cốBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cốThu Vien Luan Van
 
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...jackjohn45
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...NOT
 
Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Thép Xây Dựng Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuấ...
Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Thép Xây Dựng Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuấ...Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Thép Xây Dựng Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuấ...
Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Thép Xây Dựng Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuấ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí V...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí V...Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí V...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí V...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar to NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM_10273112052019 (20)

báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdfbáo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
 
Tiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnam
Tiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnamTiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnam
Tiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnam
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
 
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
 
exercise 1- company introduction and used chapter 2-3 to evaluate company
exercise 1- company introduction and used chapter 2-3 to evaluate companyexercise 1- company introduction and used chapter 2-3 to evaluate company
exercise 1- company introduction and used chapter 2-3 to evaluate company
 
Luận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển
Luận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biểnLuận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển
Luận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
 
đàO tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam 6755359
đàO tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam 6755359đàO tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam 6755359
đàO tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam 6755359
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cốBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố
 
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
 
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
 
Quy Trình Chuỗi Cung Ứng Nội Địa Của Công Ty Gas Petrolimex
Quy Trình Chuỗi Cung Ứng Nội Địa Của Công Ty Gas PetrolimexQuy Trình Chuỗi Cung Ứng Nội Địa Của Công Ty Gas Petrolimex
Quy Trình Chuỗi Cung Ứng Nội Địa Của Công Ty Gas Petrolimex
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám...
 
Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Thép Xây Dựng Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuấ...
Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Thép Xây Dựng Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuấ...Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Thép Xây Dựng Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuấ...
Giải Pháp Phát Triển Kênh Phân Phối Thép Xây Dựng Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuấ...
 
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí V...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí V...Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí V...
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí V...
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty buôn bán kim loại
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty buôn bán kim loạiLuận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty buôn bán kim loại
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty buôn bán kim loại
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Đan Việt, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Đan Việt, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Đan Việt, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Đan Việt, HOT
 

More from KhoTi1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...KhoTi1
 
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019KhoTi1
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...KhoTi1
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...KhoTi1
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019KhoTi1
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...KhoTi1
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...KhoTi1
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...KhoTi1
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...KhoTi1
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019KhoTi1
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019KhoTi1
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...KhoTi1
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019KhoTi1
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...KhoTi1
 

More from KhoTi1 (20)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
 
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM_10273112052019

  • 1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT TRẦN QUỐC VIỆT NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT TRẦN QUỐC VIỆT NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62 34 0410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Đức Thành TS. Nguyễn Xuân Thắng HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Trần Quốc Việt
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................................................9 1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ....................................9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc...............................................................9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................15 1.2. Các văn bản pháp quy của nhà nƣớc liên quan đến hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam..........................................................................................17 1.3. Tổng quan thực tiễn hoạt động của một số Tập đoàn kinh tế.........................20 1.3.1. Sự thành công của Tập đoàn Samsung – Hàn Quốc ................................20 1.3.2. Sự thành công của Tập đoàn Temasek Holdings (Singapore) .................20 1.3.3. Sự thành công của Tập đoàn Metro..........................................................22 1.3.4. Sự sụp đổ của Tập đoàn Dầu mỏ Yukos ở Nga .......................................22 1.3.5. Sự sụp đổ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)......23 1.4. Đánh giá các công trình có liên quan và các vần đề cần nghiên cứu .............23 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ...................................................................................................................25 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình Tập đoàn kinh tế................................25 2.1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình Tập đoàn kinh tế ................................25 2.1.2. Một số mô hình Tập đoàn kinh tế trên thế giới........................................40 2.1.3. Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế ở một số nƣớc và bài học đối với Việt Nam................................................................................................46 2.2. Thực trạng mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam.........................50 2.2.1. Sự cần thiết hình thành các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam.......50
  • 5. 2.2.2. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về thí điểm hình thành các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ........................................................................................52 2.2.3. Đặc điểm, vai trò, điều kiện hình thành Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc Việt Nam.............................................................................................................53 2.2.4. Mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc Việt Nam ................56 2.2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam.............................................................................................................60 2.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam.............................................................................................................64 Kết luận Chƣơng 2.................................................................................................69 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM.........................................................................70 3.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...........................70 3.1.1. Đặc điểm của ngành Công nghiệp dầu khí...............................................70 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.....71 3.2. Kết quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.......................72 3.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam......................................................................................................72 3.2.2. Chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc về phát triển Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 ......................................................76 3.3. Đánh giá chung...............................................................................................95 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ......................................................................................95 3.3.2. Một số hạn chế .........................................................................................98 Kết luận Chƣơng 3...............................................................................................105 CHƢƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM.................................................................................106 4.1. Định hƣớng phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam...............106 4.1.1. Quan điểm phát triển..............................................................................106 4.1.2. Mục tiêu phát triển .................................................................................107 4.2. Mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn tới .....110 4.2.1. Căn cứ xây dựng mô hình hoạt động .....................................................110 4.2.2. Lựa chọn mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam....120
  • 6. 4.3. Điều kiện thực hiện mô hình.........................................................................144 4.4. Kiến nghị thực hiện mô hình ........................................................................145 Kết luận Chƣơng 4...............................................................................................146 KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Tiếng Việt STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 Công ty CP Công ty cổ phần 2 CPH Cổ phần hóa 3 ĐMDN Đổi mới doanh nghiệp 4 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 5 Gazpromviet Công ty liên doanh dầu khí Gazprom -Việt 6 GDP Tổng giá trị quốc nội 7 LD Liên doanh 8 LN Lợi nhuận 9 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 10 HĐQT Hội đồng quản trị 11 Rusvietpetro Công ty liên doanh dầu khí Nga –Việt 12 Tập đoàn DKQGVN Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 13 Tập đoàn DKVN Tập đoàn dầu khí Việt Nam 14 TĐKT Tập đoàn kinh tế 15 TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 16 TKTD & KTDK Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí 17 TNHH 1 TV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 2. Chữ viết tắt tiếng Anh Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BRS Binh Son Refining and Petrochemical Company Công ty Lọc dầu Bình Sơn CNOOC China National Offshore Oil Corporation Công ty dầu khí Quốc gia Trung Quốc DMC Drilling Mud Corporation Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí DQS Dung Quat Shipbuilding Industry Company LTD Công ty Đóng tàu Dung Quất IOC International Oil Company Công ty dầu khí quốc tế NOC National Oil Company Công ty dầu khí Quốc gia NSRP Nghison Refining and Petrochemical Company Công ty liên doanh Lọc Hóa dầu Nghi Sơn PETROSETCO PetroVietNam Services Joint Tổng công ty Dịch vụ Tổng hợp
  • 8. Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Stock Corporation Dầu khí POC Bien Dong Production Operating Company Công ty liên doanh điều hành dầu khí Biển Đông PTSC PetroVietnam Technical Services Corporation Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí PVC Petrovietnam Constructon Joint Stock Corporation Tổng công ty Xây lắp Dầu khí PVCOMBANK Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng đại chúng PVD Petrovietnam Drilling and Well Services Corporation Tổng công ty Khoan và Dịch vụ giếng khoan Dầu khí PVFCCo PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Pvgas PetroVietnam Gas Joint Stock Corporation Tổng công ty Khí Việt Nam PVI PVI Insurance Corporation Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí PVMTC PetroVietnam ManPower Training College Trƣờng Cao đẳng nghề Dầu khí PVN Vietnam Oil and Gas Group Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVOil PetroVietnam Oil Corporation Tổng công ty Dầu Việt Nam PVP PetroVietnam Power Corporation Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam PVTRANS PetroVietnam Transportation Corporation Tổng công ty Vận tải Dầu khí PVEP PetroVietnam Exploration Production Corporation Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Một số dự án trọng điểm do các TĐKTNN thực hiện...............................63 Bảng 2.2 Tổng hợp đầu tƣ ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế...........................64 Bảng 3.1 Sản lƣợng khai thác dầu khí ......................................................................87 Bảng 3.2 Kết quả các chỉ tiêu chủ yếu của Tập đoàn DKVN...................................90 Bảng 3.3 Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp của TĐ DKVN 2011-2015..............94 Bảng 3.4 Hiệu quả hoạt động của Tập đoàn DKVN 2011-2015 ............................102 Bảng 3.5 Hiệu quả hoạt động các lĩnh vực của Tập đoàn DKVN 2011-2015........102 Bảng 3.6 Năng suất sử dụng vốn của Tập đoàn DKVN 2011-2015.......................103 Bảng 3.7 Năng suất lao động của Tập đoàn DKVN 2011-2015.............................103 Bảng 3.8 Thực hiện đầu tƣ của Tập đoàn DKQGVN giai đoạn 2011-2015...........104 Bảng 3.9 So sánh Quy mô tài sản của Tập đoàn DKVN và các NOCs..................104 Bảng 3.10 So sánh các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn DKVN với các NOCs ..104 Bảng 4.1 Thực hiện đầu tƣ của Tập đoàn DKQGVN giai đoạn 2011-2015...........138 Bảng 4.2 Tổng nhu cầu đầu tƣ của toàn Tập đoàn DKQGVN ...............................138 Bảng 4.3 Mô hình SWOT về tài chính của PVN....................................................140 Bảng 4.4 Nguồn vốn chủ sở hữu của Petrovietnam................................................141 Bảng 4.5 Phân bổ vốn tự có của PVN theo danh mục đầu tƣ 2016-2025...............142
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang Hình 2.1 Mô hình Tập đoàn nhất nguyên .................................................................30 Hình 2.2 Mô hình Tập đoàn công ty mẹ nắm vốn ....................................................31 Hình 2.3 Mô hình Tập đoàn theo cấu trúc hỗn hợp ..................................................32 Hình 2.4 Mô hình Tập đoàn cấu trúc sở hữu đơn giản .............................................33 Hình 2.5 Mô hình Tập đoàn mà các thành viên đồng cấp ........................................33 Hình 2.6 Tập đoàn có Công ty mẹ trực tiếp đầu tƣ, kiểm soát một số công ty thành viên không thuộc cấp dƣới trực tiếp ..........................................................34 Hình 2.7 Mô hình Tập đoàn có cấu trúc sở hữu hỗn hợp .........................................34 Hình 2.8 Mô hình Tập đoàn trong Tập đoàn.............................................................35 Hình 2.9 Kết quả sản xuất kinh doanh của Shell ......................................................43 Hình 2.10 Kết quả sản xuất kinh doanh của CNOOC ..............................................44 Hình 2.11 Kết quả sản xuất kinh doanh của Petronas...............................................45 Hình 2.12 Kết quả sản xuất kinh doanh của Gazprom..............................................46 Hình 2.13 Tình hình đầu tƣ ra ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nƣớc (Tỷ đồng)...................................................................................64 Hình 3.1 Dự báo cung cầu dầu dài hạn của thế giới .................................................73 Hình 3.2 Cân bằng cung-cầu LNG của Châu Á-Thái Bình Dƣơng..........................74 Hình 3.3 Cơ cấu quản lý nhà nƣớc ngành dầu khí Việt Nam ...................................79 Hình 3.4 Mô hình tổ chức, quản lý Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam..............81 Hình 3.5 Mô hình cấu trúc quan hệ trong Tập đoàn DKQGVN...............................82 Hình 3.6 Mô hình liên kết trong Tập đoàn DKVN ...................................................84 Hình 3.7 Trữ lƣợng tiềm năng...................................................................................85 Hình 3.8 Hoạt động các lô dầu khí ở Việt Nam........................................................86 Hình 3.9 Hoạt động các lô dầu khí ở nƣớc ngoài .....................................................87 Hình 3.10 Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn DKVN sau tái cấu trúc......................92 Hình 4.1 Các kịch bản tăng trƣờng GDP ................................................................115 Hình 4.2 Các cấp bậc quản lý ngành dầu khí hiện tại của Việt Nam......................121 Hình 4.3 Các cấp bậc quản lý ngành dầu khí Việt Nam (2016-2020)....................122 Hình 4.4 Các cấp bậc quản lý ngành dầu khí Việt Nam (sau năm 2020) ...............123 Hình 4.5 Mô hình tổ chức, quản lý của Tập đoàn DKQGVN giai đoạn từ 2016 ...127 Hình 4.6 Mô hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn DKQGVN..........................128 Hình 4.7 Mô hình liên kết của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...................129
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ đòi hỏi khách quan của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) đã đƣợc hình thành từ các nƣớc tƣ bản phát triển ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong quá trình cạnh tranh về kinh tế, các quốc gia ngày càng nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò quan trọng của các TĐKT với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Từ đó mỗi quốc gia đều hƣớng tới xây dựng một số TĐKT dựa vào thế mạnh của mình, nhằm tăng cƣờng sự hợp tác và liên minh giữa các doanh nghiệp tạo thành sức mạnh tổng hợp, nắm giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế; là công cụ vật chất chủ yếu để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô; là lực lƣợng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo, nhất là từ khi là thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO – năm 2006) và tiếp theo là nhiều tổ chức thƣơng mại lớn khác trong khu vực và quốc tế; Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, mà trọng tâm là đổi mới các doanh nghiệp nhà nƣớc; trong đó, chủ trƣơng thành lập thí điểm các TĐKT nhà nƣớc có tầm vóc quốc tế để tạo thế và lực của Việt Nam trong cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới là một trong những chủ trƣơng lớn mà Đảng và Nhà nƣớc đã sâu sát chỉ đạo thực hiện trong suốt thời gian vừa qua. Sau 10 năm hoạt động thí điểm mô hình tổ chức kinh tế mới mẻ, không có khuôn mẫu định sẵn, với thực trạng vừa hoạt động vừa tự hoàn thiện để tìm mô hình phát triển tối ƣu; bên cạnh những kết quả chung mà các Tập đoàn KTNN đã đạt được, đó là: đã có tác dụng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực, năng cao khả năng cạnh tranh, từng bước xóa bỏ cấp hành chính chủ quan, nâng cao hiệu quả nền kinh tế…; cũng bộc lộ một số nhược điểm, đó là: mô hình quản lý nhà nước các Tập đoàn KTNN còn nhiều bất cập, chính sách pháp luật về Tập đoàn KTNN chưa hoàn thiện, chưa phân định rõ giữa chủ sở hữu với người được ủy quyền thực hiện quyền chủ sở hữu tại Tập đoàn; mô hình tổ chức quản lý các Tập đoàn KTNN chưa được định hình rõ; mục tiêu phát triển đa ngành, đa lĩnh vực đã bị thực hiện sai lệch; chưa có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động (cả về nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội) đối với các Tập đoàn KTNN; còn để xảy ra lãng phí trong đầu tư; hiệu quả kinh tế của một số Tập đoàn KTNN chưa tương xứng với nguồn lực, thậm trí thua lỗ kéo dài, gây thất thoát vốn đầu tư của nhà nước, điển hình như Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)...
  • 12. 2 Những hạn chế, yếu kém của các TĐKT nhà nƣớc thời gian qua đã và đang trở thành vấn đề nóng, gây nhiều bàn luận trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng nhƣ trong giới các chuyên gia kinh tế. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam là 1 trong 12 TĐKT nhà nƣớc thí điểm đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc về quy mô, cả về chiều rộng và chiều sâu. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tập đoàn DKVN đã nhanh chóng trở thành một TĐKT phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ từ khâu tìm kiếm – thăm dò, khai thác đến chế biến, vận chuyển, tàng trữ, phân phối các sản phẩm dầu khí, sản xuất điện và dịch vụ dầu khí; thực sự khẳng định đƣợc vai trò là một TĐKT nhà nƣớc hàng đầu Việt Nam; hàng năm có đóng góp trung bình 25% tổng thu ngân sách nhà nƣớc, trên 10% GDP và có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đảm bảo an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, an ninh quốc phòng và đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế… Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của Tập đoàn DKVN vẫn còn nhiều tồn tại, nhƣ: mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí còn nhiều hạn chế; cơ chế hoạt động chƣa thật rõ, liên kết hoạt động nhiều cấp khó kiểm soát; việc thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác đầu tƣ vào hoạt động của Tập đoàn DKVN còn thấp; hoạt động chính ở một số khâu còn hạn chế, hiệu quả chƣa cao; bên cạnh đó hoạt động ở một số lĩnh vực ngoài hoạt động chính còn không hiệu quả, nhƣ: tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán hoặc ngay cả làm công tác an sinh xã hội,... Những tồn tại đó do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, đã và đang có những ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động chung của Tập đoàn DKVN; trong đó, có nguyên nhân về mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN, mà cụ thể là: mô hình quản lý nhà nước, mô hình sở hữu, mô hình tổ chức quản lý, mô hình sản xuất kinh doanh, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Tập đoàn; cơ chế tài chính, hoạt động kiểm tra giám sát….Trƣớc tình hình đó, việc nghiên cứu, luận giải một cách sâu sắc, nhằm hạn chế tối đa các tồn tại hiện nay và có các quyết sách tích cực về mô hình hoạt động, đảm bảo cho Tập đoàn DKVN tiếp tục phát triển hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là câu hỏi bức xúc trong thực tiễn. Hiện nay, không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, những nghiên cứu về mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế, Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc vẫn còn trong những giới hạn nhất định; về mặt lý luận, chƣa có khẳng định nào về một mô hình Tập đoàn kinh tế chung, tối ƣu cho mọi Tập đoàn kinh tế khác nhau. Đối với mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN; đã có một số đề án, đề tài, bài báo đề cập đến vấn đề mô hình hoạt động ở một số nội dung nhất định: Đề án “Tái cơ cấu Tập
  • 13. 3 đoàn DKVN giai đoạn 2012-2015” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 05/01/2013 [33] và quyết định số 1011/QĐ-TTg ngày 03/07/2015 [34] tập trung vào sắp xếp các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ cấu lại và thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn ở các doanh nghiệp; Chiến lƣợc phát triển Tập đoàn DKVN đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2035 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1749/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 [38] đề cập đến mục tiêu phát triển Tập đoàn DKVN trong giai đoạn mới…; bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố và đƣa vào thực hiện thực tiễn của các tác giả tại Viện Dầu khí Việt Nam có những cách tiếp cận và đánh giá ở những góc độ khác nhau về từng mô hình hoạt động chuyên ngành cụ thể của Tập đoàn DKVN, nhƣ: mô hình quản lý giá các sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam sản xuất; mô hình nâng cao hiệu quả đầu tƣ các dự án trong tƣơng lai; mô hình tổ chức quản lý hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài; mô hình quản lý rủi ro của Tập đoàn DKVN; mô hình quản lý ngƣời đại diện… và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đang tham khảo ý kiến các chuyên gia nội dung Nghị định liên quan đến mô hình sở hữu các Tập đoàn KTNN …. Chƣa có công trình khoa học nào đƣợc công bố có liên quan đến hoàn thiện mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho giai đoạn phát triển tới; với các mô hình cụ thể là: mô hình quản lý nhà nƣớc, mô hình tổ chức quản lý, mô hình sản xuất kinh doanh, mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng các nhiệm vụ; do đó, đây là khoảng trống mà tác giả tiến hành nghiên cứu. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam”, cho việc nghiên cứu luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng những cơ sở khoa học và thực tiễn để lựa chọn mô hình hoạt động cụ thể của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam trong thời gian tới, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn, đáp ứng những nhiệm vụ vụ mới của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN và các các doanh nghiệp trong Tập đoàn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian nghiên cứu: Trong phạm vi Tập đoàn DKQGVN, bao gồm Công ty Mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.
  • 14. 4  Về thời gian: Các vấn đề nghiên cứu, các số liệu, dữ liệu, tài liệu trong luận án có nguồn gốc từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết và các báo cáo có liên quan của Công ty Mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn kể từ khi Tập đoàn dầu khí quốc gia đƣợc thành lập thí điểm (năm 2007), trọng tâm là 5 năm gần đây 2011 – 2015.  Về nội dung: Tập trung vào nghiên cứu các mô hình: Mô hình quản lý nhà nƣớc, Mô hình tổ chức quản lý, Mô hình sản xuất kinh doanh, Mô hình hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn DKVN. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu luận án cần hoàn thành là:  Tổng quan làm rõ các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.  Hệ thống hóa và làm rõ những những vấn đề lý luận về mô hình Tập đoàn kinh tế, mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc; nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế ở một số nƣớc trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu, xây dựng mô hình Tập đoàn KTNN ở Việt Nam.  Đánh giá thực trạng mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN (tập trung vào 04 mô hình cụ thể ở phần Mục tiêu nêu trên); làm rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân.  Đề xuất mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN (04 mô hình cụ thể) trong giai đoạn tới, nhằm thực hiện thành công Mục tiêu chiến lƣợc phát triển Tập đoàn DKVN đến năm 2025 và định hƣớng đến năm 2035 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1749/QD9-TTg ngày 14/10/2015 trong nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.  Đề xuất các điều kiện và kiến nghị thực hiện mô hình. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Cách tiếp cận chung để nghiên cứu trong luận án là kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý thuyết với phân tích, đánh giá thực tiễn trong mối quan hệ biện chứng. Trong đó, nghiên cứu lý thuyết để định hƣớng cho đánh giá, phân tích thực tiễn; ngƣợc lại, từ kết quả phân tích, đánh thực tiễn để kiểm chứng, bổ sung cho lý thuyết và vận dụng sáng tạo lý thuyết vào những điều kiện cụ thể. Cách tiếp cận hệ thống đƣợc thực hiện dƣới góc độ:  Do Tập đoàn DKQGVN là tổ hợp các doanh nghiệp độc lập, vì thế mỗi mô hình hoạt động đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống từ Công ty Mẹ tới các đơn vị thành viên Tập đoàn;
  • 15. 5  Do đặc thù của Tập đoàn DKVN và các doanh nghiệp trong Tập đoàn (xuất phát điểm là Tổng cục dầu mỏ và khí đốt – có chức năng quản lý nhà nƣớc về dầu khí, chuyển sang hoạt động là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh), từng là mô hình hoạt động là phạm trù phức tạp (chồng chéo quản lý nhà nƣớc, sở hữu…), kéo dài nhiều năm, vì thế việc phân tích, đánh giá từng mô hình hoạt động của Tập đoàn đòi hỏi phải đƣợc theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định để thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu từ đó có các đề xuất thích hợp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận chung để nghiên cứu luận án là phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tác giả luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: thu thập, phân loại các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc; mô hình hóa bằng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị phân tích …; phƣơng pháp chuyên gia, tổ chức hội nghị, hội thảo; phân tích thống kê, so sánh, diễn giải, tổng hợp để xem xét, đánh giá và giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu... Cụ thể là:  Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Từ các Thông tƣ, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quyết định của TTg và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức, ban ngành về hoạt động và mô hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam qua các nguồn thông tin nhƣ: sách, báo, tạp chí, tài liệu hội nghị, học tập chuyên ngành và internet…  Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Việc thu thập tài liệu sơ cấp chủ yếu dựa trên nghiên cứu thực tế, từ các tài liệu: Nghị quyết, quyết định và các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Các dữ liệu, số liệu thu thập đƣợc, tác giả thu thập từ các báo cáo hoạt động hàng năm và các báo cáo chuyên đề có liên quan của Tập đoàn DKQGVN; các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của các đơn vị thành viên, báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn DKQGVN; đồng thời kết hợp sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.  Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích dữ liệu: các dữ liệu đƣợc phân loại, xử lý và tổng hợp vào các biểu bảng, hình phân tích; coi đó là nguồn dữ liệu ban đầu; trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá từng mặt, từng nội dung… qua từng giai đoạn, từng thời kỳ để thấy rõ sự thay đổi; ƣu nhƣợc điểm của từng mô hình hoạt động.  Phương pháp dự tính dự báo: Từ việc phân tích thực trạng hoạt động, mô hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn DKVN nói riêng thời gian qua; nghiên cứu các dự báo về định hƣớng phát triển trong tƣơng lai của
  • 16. 6 Tập đoàn, để từ đó phân tích lƣa chọn mô hình hoạt động tối ƣu. Sự chính xác trong kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại trong việc lựa chọn mô hình hoạt động tối ƣu cho phát triển Tập đoàn DKVN trong thời gian tới.  Phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thƣờng kết hợp với so sánh để làm rõ vấn đề: Tình hình biến động của các hiện tƣợng qua các giai đoạn thời gian; mức độ hiện tƣợng; mối quan hệ giữa các hiện tƣợng. Đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân... Từ đó đƣa ra các kết luận có căn cứ khoa học. Để tăng thêm tính khái quát, trong luận án ngoài sử dụng phƣơng pháp diễn giải, hoặc tổng hợp, nghiên cứu sinh còn sử dụng phƣơng pháp sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để biểu thị các mối quan hệ trong từng mô hình hoạt động nhằm tăng tính khái quát, dễ hiểu và dễ nhận diện. Số liệu thu thập đƣợc biểu diễn bằng nhiều dạng khác nhau nhƣ dạng biểu đồ hình cột, hình bánh, hình mạng nhện... Tùy thuộc vào từng loại số liệu khác nhau và yêu cầu cần thiết phải thể hiện kết quả.  Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, tiếp thu ý kiến từ các hội thảo, hội nghị: Ngoài việc phân tích, đánh giá dựa trên các dữ liệu thực tế thu thập đƣợc, để giúp cho việc nhận định, đánh giá đƣợc xác đáng và khách quan hơn, nghiên cứu sinh còn tiến hành: (i) khảo sát, tham vấn bằng hình thức trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo Tập đoàn DKVN, các bộ quản lý của Tập đoàn và các công ty thành viên Tập đoàn; các chuyên gia có liên quan của các Bộ/ngành; các GS, P.GS, TS và các thầy cô giáo liên quan đến lĩnh vực quản lý kinh tế; (ii) tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài Tập đoàn để lựa chọn tiếp thu các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học  Luận án đã góp phần hệ thống hóa, bổ sung thêm những vấn đề lý luận chung về mô hình hoạt động của các TĐKT nhà nƣớc nói chung và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam nói riêng.  Luận án đã đề xuất 04 mô hình hoạt động cụ thể cho hoạt động của Tập đoàn DKVN trong giai đoạn tới trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Tập đoàn DKVN thời gian qua, luận án chỉ rõ những mặt đạt đƣợc, những mặt hạn chế và nguyên nhân; từ đó có đề xuất mô hình cho hoạt động của Tập đoàn DKVN trong giai đoạn tới; đây là tƣ liệu hữu ích cho hoạt động thực tế Tập đoàn DKVN, đồng thời cũng đóng góp cho công
  • 17. 7 tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản trị Chiến lƣợc, quản lý kinh tế…trong các trƣờng đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đặc biệt là: trong giảng dạy tại trƣờng Đại học DKVN, trƣờng Cao đẳng đào tạo nhân lực dầu khí và trong nghiên cứu của VPI. 7. Cấu trúc nội dung của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1 – Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2 – Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình Tập đoàn kinh tế Chƣơng 3 – Thực trạng mô hình hoạt động của Tập đoàn DKQGVN Chƣơng 4 – Xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 8. Kết quả đạt đƣợc và đóng góp mới của Luận án Luận án đạt đƣợc những kết quả và đóng góp mới nhƣ sau:  Hệ thống hóa, bổ sung lý luận và những kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về mô hình hoạt động của các TĐKT, TĐKTNN; làm sáng tỏ thêm tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam, những đóng góp của Tập đoàn KTNN với phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; chỉ ra những đặc điểm chủ yếu, những điều kiện cần thiết và con đƣờng hình thành Tập đoàn KTNN, làm cơ sở cho việc tiếp cận, nghiên cứu về mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.  Đánh giá thực trạng mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN thời gian qua; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Tập đoàn DKVN đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nƣớc; có so sánh hoạt động của Tập đoàn DKVN với một số Tập đoàn dầu khí ở nƣớc ngoài; làm rõ những hạn chế, yếu kém cũng nhƣ nguyên nhân của nó; làm sáng tỏ sự cần thiết và tính tất yếu khách quan phát triển Tập đoàn DKVN …Từ đó, làm căn cứ cho việc đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho phát triển Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới.  Trong đó, những đóng góp mới của luận án là tác giả lựa chọn, đề xuất 04 mô hình cụ thể cho hoạt động của Tập đoàn DKVN giai đoạn tới trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; phù hợp nhiệm vụ chiến lƣợc phát triển Tập đoàn DKVN là: (1)- Mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí, (2)- Mô hình tổ chức, quản lý của Tập đoàn DKVN, (3)- Mô hình sản xuất kinh doanh, (4)- Mô hình đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn DKVN
  • 18. 8 Trên cơ sở phân định và lƣợng hóa nguồn lực cho thực hiện từng nhiệm vụ, tác giả xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn DKVN giai đoạn tới theo công thức: M S H = ------------ x ------------ ≥ 1 100% 100% Trong đó:  H = 1: đƣợc đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ  H < 1: đƣợc đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ  H > 1: đƣợc đánh giá là hoàn thành vƣợt mức nhiệm vụ  Mục tiêu hoàn thành = M  Hiệu quả sử dụng nguồn lực = S  Đề xuất các điều kiện và kiến nghị với nhà nƣớc để thực hiện mô hình hoạt động có tính khả thi và hiệu quả. 9. Lời cảm ơn  Luận án đƣợc hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận đƣợc các tài liệu, sự hƣớng dẫn tận tình, tận tâm của của các thầy hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Đức Thành và TS. Nguyễn Xuân Thắng. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy hƣớng dẫn.  Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình, tác giả luôn nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sỹ, các Thầy Cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất; các chuyên gia quản lý kinh tế; chuyên gia các lĩnh vực của Ngành dầu khí Việt Nam; sự đóng góp ý kiến quý báu của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đồng nghiệp.  Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án.
  • 19. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Cho đến nay, liên quan đến doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) lớn trong đó có các TĐKTNN đã có nhiều văn bản pháp luật nhà nƣớc, các tài liệu, công trình khoa học trong và ngoài nƣớc đề cập đến. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã có lịch sử trên 40 năm phát triển; trong đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (là Tập đoàn KTNN) bắt đầu đi vào hoạt động thí điểm từ 2006; theo đó, các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn DKVN nói riêng cũng đƣợc thực hiện tƣơng đối nhiều và phong phú. Tuy nhiên, trong quá trình các Tập đoàn KTNN hoạt động thí điểm ở Việt Nam, hoạt động của nhiều Tập đoàn đƣợc đánh giá là thành công, song cũng có Tập đoàn sụp đổ (Vinashin) đã xuất hiện những đánh giá, nhận định chƣa thống nhất về mô hình hoạt động của các Tập đoàn KTNN ở Việt Nam trong đó có Tập đoàn DKVN. Vì vậy có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn DKVN nói riêng về các vấn đề nhƣ: (i) về Tập đoàn KTNN ở Việt nam có các nghiên cứu về thực trạng mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam, định hƣớng phát triển, cơ chế quản lý, mô hình quản lý tài chính, đầu tƣ, giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nói chung …; (ii) đối với hoạt động của Tập đoàn DKVN có các nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực thƣợng nguồn, cơ chế đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ của PVN vào các doanh nghiệp ngoài ngành, mô hình tổ chức quản lý rủi ro của Tập đoàn Dầu khí, quản lý ngƣời đại diện thống nhất trong toàn Tập đoàn…. Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu mà tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án thực hiện tại Việt Nam: [14]. GS.TS. Hoàng Chí Bảo – và tập thể tác giả “ Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển”, Báo cáo tổng hợp của Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ƣơng. Mã số: TD9KTNN 2010-2011, Hà Nội 2012. Với đánh giá khách quan: từ khi thành lập đến nay, các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đi vào hoạt động đã có tác dụng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bƣớc xóa bỏ cấp hành chính chủ quan, nâng cao hiệu quả nền kinh tế… Tập thể tác giả cũng nhìn nhận: do Tập đoàn kinh
  • 20. 10 tế nhà nƣớc ở Việt Nam mới trong giai đoạn thí điểm, nên không tránh khỏi các hạn chế, đó là: Mô hình tổ chức quản lý Tập đoàn kinh tế chƣa đƣợc định hình rõ và còn lúng túng trong xác định mô hình, hiệu quả hoạt động chƣa tƣơng xứng với nguồn lực, còn để xảy ra lãng phí trong đầu tƣ, có biểu hiện tiêu cực bởi lợi ích nhóm chi phối, mục tiêu phát triển đa ngành bị thực hiện sai lệch. Nội dung của báo cáo, tập thể tác giả đã làm sáng tỏ, bổ sung thêm những luận cứ khoa học về khái niệm mô hình phát triển của các Tập đoàn KTNN ở Việt nam, tính tất yếu khác quan của việc hình thành và phát triển Tập đoàn KTNN ở Việt Nam, những đặc điểm riêng về chế độ chính trị, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa… đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Đảng, nhà nƣớc những quan điểm chỉ đạo, định hƣớng đổi mới mô hình các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam. Tuy nhiên, Báo cáo của tập thể tác giả mới đề cập đến các nội dung mang tính chất vĩ mô và mang tính định hình chung, nhƣ: Thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, đổi mới phát triển Tập đoàn KTNN theo hƣớng bền vững, đa dạng hóa mô hình phát triển và mô hình tổ chức, tăng cƣờng đổi mới quản lý nhà nƣớc…; chƣa đề cập tới các mô hình phát triển cụ thể (mô hình quản lý nhà nƣớc, mô hình tổ chức quản lý, mô hình đánh giá hiệu quả…) của từng Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, đặc biệt đối với Tập đoàn DKVN là Tập đoàn kinh tế có vị trí quan trọng hàng đầu đối với phát triển của đất nƣớc. Đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên cứu về mô hình hoạt động tối ƣu cho Tập đoàn DKQG Việt Nam trong giai đoạn tới. [15]. GS. TS. Phạm Quang Trung, “Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, tháng 1/2013. GS. TS. Phạm Quang Trung cho rằng: bên cạnh một số thành công, một số hạn chế của các Tập đoàn KTNN đang nổi lên là các Tập đoàn KTNN nắm giữ một khối lƣợng vốn và tài sản rất lớn của Nhà nƣớc, đƣợc ƣu đãi nhiều về cơ chế, chính sách độc quyền... nhƣng các Tập đoàn phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, một số Tập đoàn hoạt động kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí rất lớn; một số Tập đoàn, năng lực cạnh tranh quốc tế yếu, kinh doanh thua lỗ lớn và triền miên... Những yếu kém nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về mô hình tổ chức hoạt động, mô hình quản lý,... của các Tập đoàn, cơ chế tài chính và hoạt động kiểm tra, giám sát,... Nội dung cuốn sách với kết cấu 3 chƣơng đã đi sâu vào: hệ thống hoá các quan niệm khác nhau về mô hình Tập đoàn kinh tế, mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc; thông qua việc nghiên cứu một số Tập đoàn kinh tế tiêu biểu trên thế giới và nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển Tập đoàn kinh tế của Mỹ, Đức, Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho
  • 21. 11 Việt Nam. Nội dung cuốn sách phân tích rõ nét và tƣơng đối toàn diện thực trạng mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc của Việt Nam hiện nay trên các mặt: cấu trúc sở hữu, liên kết, cơ cấu tổ chức, cơ cấu vận hành trong nội bộ, về kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, về quản lý và giám sát của Nhà nƣớc đối với Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc. Từ việc nghiên cứu tổng kết quá trình hình thành, phát triển và thực trạng mô hình và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc của Việt Nam, cuốn sách đã đƣa ra những đánh giá chủ yếu về những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động của mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Các tác giả cũng đã đƣa ra các chủ trƣơng, định hƣớng và hoàn thiện mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Cuốn sách khẳng định về mặt lý luận không có một mô hình Tập đoàn chung, tối ƣu cho mọi Tập đoàn kinh tế khác nhau và cuốn sách cũng chƣa đề cập tới các mô hình phát triển cụ thể cần thiết cho hoạt động của từng Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam, trong đó có Tập đoàn DKVN là Tập đoàn kinh tế có vị trí quan trọng hàng đầu đối với phát triển của đất nƣớc; nội dung nghiên cứu của cuốn sách sẽ làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu sâu hơn về mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí, mô hình tổ chức quản lý, mô hình sản xuất kinh doanh, mô hình hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả…) cụ thể trong mô hình hoạt động tối ƣu chung cho Tập đoàn DKQG Việt Nam trong giai đoạn tới. [16]. PGS. TS. Nguyễn Văn Minh – và tập thể tác giả (2014), “Cơ chế quản lý các Tập đoàn kinh tế nhà nước: kinh nghiệm của Liên bang Nga và bài học cho Việt Nam”, Trƣờng đại học Ngoại thƣơng, năm 2014. Đề tài đã nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận, kinh nghiệm của Liên Bang Nga trong việc hình thành cơ chế để quản lý các Tập đoàn kinh tế và rút ra bài học, chỉ rõ điều kiện cũng nhƣ khả năng có thể áp dụng chúng vào điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào nội dung “cơ chế quản lý các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc” nói chung, không đề cập cơ chế quản lý cụ thể cho hoạt động của từng Tập đoàn kinh tế; đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục phát triển nghiên cứu cho mô hình hoạt động cụ thể của Tập đoàn DKVN. Bên cạnh đó, còn có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều tranh luận, hội thảo nhiều cấp từ Trung ƣơng tới các Tập đoàn đã diễn ra trong suốt thời gian qua; hầu hết là các nhà nghiên cứu kinh tế có tên tuổi ở Việt Nam, ít nhiều có công trình nghiên cứu, bài viết, trả lời phỏng vấn về vấn đề hoạt động của các Tập đoàn kinh tế. Trong số họ có một số công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến luận án nhƣ: “Thành lập và quản lý các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” (GS.TS Nguyễn Đình Phan chủ
  • 22. 12 biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 1996); “Mô hình Tập đoàn kinh tế trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” (GS.TSKH Vũ Huy Từ chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2002); “Cở sở lý luận và thực tiễn về thành lập và quản lý Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” (Đề tài khoa học - Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ƣơng thực hiện – 2003); “Hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế trên cơ sở Tổng công ty nhà nước” (Đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện – 2005); “Xu thế hình thành Tập đoàn kinh tế ở Việt nam” (Đề tài khoa học do Bộ Kế hoạch và đầu tƣ nghiên cứu – năm 2007); “Các giải pháp tài chính trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển Tổng công ty dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế” (Nguyễn Ngọc Sự, luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính, lƣu thông tiền tệ và tín dụng, Học viện tài chính, Hà Nội – 2006);“Một số giải pháp hoàn thiện phương thức quản lý nhà nước đối với các loại hình daonh nghiệp” (Đề tài khoa học cấp bộ, do TS Trang Thị Tuyết là chủ nhiệm, bảo vệ tại Học viện HCQG năm 2004); “Quản lý nhà nước về tài chính đối với TĐKT ở Việt Nam” (Luận án TS của Nguyễn Đăng Quế, chuyên ngành Quản lý hành chính công, bảo vệ tại Học viện HCQG – năm 2009); “Tập đoàn kinh tế - các vấn đề thực tiễn và đề xuất chính sách” (Hội thảo khoa học - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng tổ chức tại Hà Nội từ 31/05 đến 01/06/2005); “Kinh nghiệm quốc tế về Tập đoàn kinh tế” (Hội thảo khoa học - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng tổ chức tại Hà Nội từ 24/02 đến 25/02/2005); “Một số lý luận về Tập đoàn kinh tế” (TS Phan Thảo Nguyên, Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông, 21/05/2007); “Phát triển kinh tế Tập đoàn: Chính sách đi sau thực tiễn” (Báo Ngƣời lao động điện tử, 27/09/2007); “Quản lý Tập đoàn bằng mệnh lệnh hành chính hay đầu tư tài chính?” (Phƣơng Loan, TuanVietnam.net, 17/08/2008); “Mô hình Tập đoàn nhà nước và mối lo vượt tầm kiểm soát” (Tác giả Nguyễn Trung, Institute ò development studies, 16/09/2008). Vũ, P. T. (2005), Cải tổ các Chaelbol Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong những công trình và các tác phẩm nghiên cứu trên, các tác giả tập trung nghiên cứu đề cập đến hình thành và phát triển Tập đoàn nói chung; đề cập đến lịch sử ra đời của Tập đoàn kinh tế; các điều kiện về chính trị, kinh tế - xã hội, về phát triển thị trƣờng làm tiền đề cho việc ra đời Tập đoàn kinh tế; cũng có công trình đề cập đến các yếu tố, điều kiện cho Tập đoàn kinh tế phát triển; đề cập đến vai trò của quản lý Nhà nƣớc (QLNN) đối với sự ra đời và phát triển Tập đoàn kinh tế nói chung và ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập nói riêng. Các luận án tiến sĩ đã nghiên cứu chỉ tập trung vào các khía cạnh chuyên sâu, nghiệp vụ đối
  • 23. 13 với quản lý các TĐKT nhƣ “tổ chức bộ máy”, “cơ chế tài chính”, “phƣơng thức huy động vốn”, “cơ chế đầu tƣ”... Đối với mô hình phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ngoài các báo cáo mang tính chất chuyên môn, tổng kết thực tiễn hoạt động, một số đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu vào các khía cạnh quản lý cụ thể, luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Sự đi vào nghiên cứu giải pháp tài chính trong huy động vốn cho đầu tƣ phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Nhằm hoàn thiện quy trình vận hành và mô hình quản lý cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015, Viện Dầu khí Việt Nam đã triển khai thực hiện hơn 20 đề tài nghiên cứu. Các đề tài đó có thể đƣợc phân theo các nhóm lĩnh vực nhƣ sau: (1) quy hoạch tổng thể và chiến lƣợc ngành, (2) nâng cao hiệu quả đầu tƣ sản xuất kinh doanh, (3) mô hình tổ chức/quản lý và tái cấu trúc doanh nghiệp, và (4) quản lý nhân sự. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Nguyễn Anh Đức và Hoàng Thị Phƣợng (2008) “xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu đến năm 2025”; đề tài của Trần Thị Liên Phƣơng (2008) “đề xuất định hướng cho Việt Nam đến 2025 trong phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp khí và hệ thống kho LPG”; Nguyễn Hồng Minh (2010), “cập nhật và điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành Dầu khí, xác định các chỉ tiêu phát triển tăng tốc của PVN phù hợp với các thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội nói chung, các thách thức mới cho ngành Dầu khí nói riêng”; Hoàng Thị Đào (2008) “các đề xuất về cơ chế chính sách để quản lý giá các sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam sản xuất”; Các nghiên cứu khác của Nguyễn Vũ Thắng (2008) và Hà Thanh Hoa (2015) “nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển hệ thống phân phối kinh doanh sản phẩm LPG và các sản phẩm xăng dầu cho Việt Nam”…; các nghiên cứu này giúp PVN đúc rút kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai để có định hƣớng khắc phục các tồn tại và nâng cao hiệu quả trong các dự án trong tƣơng lai. Mô hình tổ chức/quản lý và tái cấu trúc doanh nghiệp là các hƣớng nghiên cứu đƣợc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Viện Dầu khí Việt Nam tập trung triển khai, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 tạo ra nhiều tác động bất lợi cho ngành dầu khí. Phan Ngọc Trung (2014), “đề xuất các cơ chế tài chính, các sửa đổi bổ sung cho luật về Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, và các đề xuất cho hợp đồng thu hồi dầu”; Nguyễn Lan Anh (2013), cung cấp căn cứ khoa học cho PVN về kinh nghiệm thực tiễn của các công ty dầu khí nước ngoài (8 công ty) về mô hình tổ chức quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thượng nguồn và đề xuất hoàn thiện mô hình đầu tư nước ngoài hiện tại của PVN”; Phạm Thị Thanh Tuyền (2009) và Phan Thị Mỹ Hạnh (2011), “tổng kết, đánh giá thực trạng cổ phần hóa của PVN, đánh giá
  • 24. 14 hiệu quả hoạt động M&A trong công tác tái cấu trúc, sắp xết lại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn DKVN sau cổ phần hóa”, các nghiên cứu này đã đề xuất chƣơng trình cổ phần hóa cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn bao gồm việc lựa chọn các doanh nghiệp cổ phần hóa, lộ trình thực hiện và cụ thể về tỷ lệ phần vốn Tập đoàn DKVN nắm giữ/bán ra. Ngoài các lĩnh vực nghiên cứu đã nhắc đến ở trên, một số nghiên cứu tập trung xây dựng từ điển, khung năng lực chung, năng lực lãnh đạo quản lý, năng lực chuyên môn, hệ thống bản mô tả công việc, hệ thống tiêu chuẩn chức danh, bộ câu hỏi đánh giá năng lực chuyên môn và biểu chấm điểm cho các bộ phận/phòng/Ban/văn phòng của Tập đoàn Dầu khí (Phạm Thị Thanh Tuyền, 2013; 2014). Các sản phẩm này là công cụ quan trọng giúp cho Lãnh đạo Tập đoàn có thể đánh giá đƣợc các kiến thức, kỹ năng và xác định đƣợc các hành vi cần thiết của mỗi vị trí công việc, hỗ trợ cho công tác tuyển dụng đƣợc những nhân sự có năng lực cần thiết cho sự thành công của tổ chức. Không dừng lại ở việc quản lý nhân lực tại Tập đoàn DKVN, Phạm Thị Thanh Tuyền (2014), “xây dựng và hoàn thiện công cụ quản lý người đại diện thống nhất trong toàn Tập đoàn”, gồm các quy chế và quy định về bổ nhiệm/miễn nhiệm, đánh giá, đãi ngộ nhằm phát huy vai trò của Ngƣời đại diện, nâng cao hiệu quả quản lý vốn của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác. Nhận xét: Những nghiên cứu trên đây đã phản ánh và đề cập đến vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động, cũng nhƣ mô hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở những góc độ khác nhau (có nghiên cứu đi vào nghiên cứu tổng thể hoạt động của Tập đoàn kinh tế, Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, có nghiên cứu ở khía cạnh nhất định của một mô hình cụ thể: mô hình quản lý, cơ chế tài chính, mô hình đầu tƣ…); và có thể nhận thấy về mặt lý luận không có một mô hình Tập đoàn chung, tối ưu cho mọi Tập đoàn kinh tế khác nhau. Trong các nghiên cứu của Viện dầu khí Việt Nam và các chuyên gia trong ngành dầu khí là những nghiên cứu có giá trị trực tiếp cho hoạt động của Tập đoàn DKQGVN cũng chỉ đề cập tới từng vấn đề, từng khía cạnh của một số mô hình cụ thể, nhƣ: mô hình đầu tƣ nƣớc ngoài, mô hình quản lý ngƣời đại diện, mô hình huy động vốn….Trong khi, vấn đề nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất các mô hình cụ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng cho hoạt động của Tập đoàn DKQGVN trong giai đoạn tới là: mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí, mô hình tổ chức quản lý, mô hình sản xuất kinh doanh, mô hình hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ để đánh giá và tạo điều kiện cho phát triển Tập đoàn dầu khí ở Việt Nam chƣa có nghiên cứu, tài liệu nào đề cập đến; do đó, đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên cứu, đề xuất áp dụng cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Đây là những nội dung chủ yếu mà luận án đề cập một cách hệ thống, cụ thể về mặt lý luận và qua đó xác định định hƣớng cho nghiên
  • 25. 15 cứu, nhằm xác định mô hình hoạt động ổn định mang tính chiến lƣợc phát triển lâu dài cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, để khắc phục các tồn tại của giai đoạn hoạt động thí điểm hiện nay là vừa hoạt động, vừa hoàn thiện; đồng thời việc nghiên cứu chuyên đề này sẽ góp phần xây dựng đƣợc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực và quốc tế, thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nƣớc và các nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nƣớc giao. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tập đoàn kinh tế (TĐKT) là mô hình tổ chức kinh tế tồn tại ở nhiều nƣớc trên thế giới. Mặc dù có nhiều điểm chung nhƣng mục đích, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động, và các chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với các TĐKT có nhiều điểm khác biệt giữa các nƣớc. Các TĐKT có thể phát huy thế mạnh về quy mô và trình độ công nghệ, góp phần quan trọng tạo ra tăng trƣởng nhƣng cũng có thể cản trở tăng trƣởng kinh tế vì chúng hoạt động kém hiệu quả, tạo ra sự méo mó cho thị trƣờng và thao túng Chính phủ do vị thế độc quyền trong nền kinh tế. Chính vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TĐKT của các nƣớc trên thế giới có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm rút ra bài học để quản lý và phát triển các TĐKT nói chung và các TĐKT Nhà nƣớc nói riêng của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài bàn về các mô hình Tập đoàn kinh tế, hình thức hoạt động, lĩnh vực hoạt động, các nhân tố ảnh hƣởng đến định hƣớng và triển vọng phát triển của các Tập đoàn kinh tế cũng nhƣ vai trò, tầm quan trọng và tác động của các Tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Tuy nhiên, trong phạm vi khuôn khổ của đề tài luận án, nghiên cứu sinh không đề cập đến các công trình này, mà chỉ đề cập đến các công trình bàn về mô hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế. Nói đến các nghiên cứu về mô hình kinh tế có thể kể đến cuốn The Oxford Handbook of Business Group, nhà xuất bản Đại học Oxford năm 2010, của các tác giả Asli M.Colpan, Takeashi Hikino và James R.Lincohn. Đây là một cuốn sách tổng hợp các mô hình kinh tế đƣợc gọi là “Tập đoàn kinh tế”, cung cấp những hiểu biết cả về mặt chính trị và học thuật về hiện tƣợng và quá trình hình thành Tập đoàn kinh tế, đặc biệt là ở các thị trƣờng mới nổi cũng nhƣ các nƣớc công nghiệp phát triển. Mặc dù các Tập đoàn phát triển ngày càng lớn mạnh, hiện diện trên mọi lĩnh vực của kinh tế - xã hội trên toàn thế giới từ những năm đầu thập niên 1990 nhƣng hiện tƣợng “Tập đoàn kinh tế” vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Thời gian gần đây, việc nghiên cứu về quản lý, chiến lƣợc, cấu trúc, hoạt động của các Tập đoàn
  • 26. 16 kinh tế đã đƣợc chú ý tập trung vào các trƣờng hợp và khu vực đặc biệt, nhất là Đông Á và khu vực Đông Nam Á. Các khu vực này là nơi trỗi dậy của “Kỳ diệu Nhật Bản”, của 4 “con hổ Châu Á” (Hồng Koong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan). Các nƣớc phát triển sau chiến tranh này đều đang sở hữu những Tập đoàn kinh tế hùng mạnh, nổi tiếng khắp thế giới. Bài học về sự phát triển của mỗi nƣớc sẽ cho ngƣời đọc cái nhìn khái quát về các mô hình cũng nhƣ đặc thù, hình thức hoạt động của mỗi tổ chức kinh doanh đƣợc gọi là Tập đoàn kinh tế tại đây. Nghiên cứu về cấu trúc, quyền sở hữu của các Tập đoàn kinh tế Business Groups in Emerging Markets: Paragons or Parasites?), Journal of Economic Literature Tarun (2002), “Tập đoàn kinh doanh ở các thị trƣờng mới nổi: Mẫu mực tuyệt vời hay ký sinh ăn bám?”, tác giả Khanna và Yishay Yafeh. Kinh nghiệm về việc phát triển các Tập đoàn kinh tế, đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc tại Trung Quốc trong các bài báo của Chen, X. (2009), State Intervention and Business Group Performance in China’ Transition Economy, (Can thiệp của Nhà nƣớc và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế trong giai đoạn kinh tế chuyển tiếp tại Trung Quốc), Đại học Minnesota; hay Modes of state intervention and business group performance in China’s transitional economy (2010) (cách thức can thiệp của nhà nƣớc và hoạt động của các Tập đoàn Kinh tế trong giai đoạn kinh tế chuyển tiếp tại Trung Quốc The Journal of Socio-Economics; Ngoài ra có thể kể đến Zhou Fangsheng và Wang Xiaolu (2002), Con đƣờng cải cách DNNN ở Trung Quốc, Hội thảo “Cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc: Kinh nghiệm của Trung Quốc”, Hà Nội 2002; William Mako and Chunlin Zhang (2002), Exercising ownership rights in state owned enterprise groups: What China can learn from International Experience (Thực hiện quyền sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nƣớc: Trung Quốc học gì từ kinh nghiệm thế giới). Kinh nghiệm cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế tại Nhật bản của Lai, G. M-H. (1999), Knowing who you are doing business with in Japan: A managerial view of Keiretsu and Keiretsu business groups (Hiều biết về đối tác kinh doanh Nhật bản – Quản lý tại các Keiretsu và các Tập đoàn kinh tế Keiretsy), Journal of world Business. Bên cạnh đó là một loạt nghiên cứu về kinh tế cũng nhƣ vai trò của nhà nƣớc trong việc hình thành, phát triển của các Tập đoàn kinh tế nhƣ nghiên cứu của Wade. R (1990), Governing the markets: economic theory and the role of government in East Asian Industrialization (quản lý thị trƣờng: học thuyết kinh tế và vai trò của chính phủ trong công cuộc công nghiệp hóa khu vực Đông Nam Á), Princeton University Press, Princeton; Andreja Bohm (1990): The state holding corporation: An incomplete divisional form of organization,(Tập đoàn sở hữu nhà
  • 27. 17 nƣớc) Public Enterprise Vol. 10/1990; Geeta Gouri, Privatization and public enterprise (Tƣ nhân hóa và các doanh nghiệp công ích), The Asia-pacific experience, Asian and Pacific development center, Institute of public enterprise; Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Nhận xét: đã có khá nhiều nghiên cứu khía cạnh khác nhau về hoạt động của các Tập đoàn kinh tế cũng nhƣ mô hình và phƣơng thức hoạt động của nó. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia và khu vực, quá trình hình thành, mô hình hoạt động, định hƣớng phát triển của mỗi Tập đoàn kinh tế lại khác nhau. Đối với Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, nguồn lực kinh tế còn hạn chế, việc hình thành chuyển đổi các TCT 90-91 thành TĐKT (cụ thể là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đƣợc hình thành từ việc chuyển đổi Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) là hình thức chỉ riêng có ở trong nền kinh tế Việt Nam, ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển không có hình thức này, và vì vậy cũng chƣa có tài liệu nào đề cập tổng quan đến vấn đề này cả về lý luận và thực tiễn. Trong những năm qua mặc dù đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ, trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện các chính sách công nghiệp và giữ vai trò lớn trong quá trình tăng trƣởng và phát triển của Việt Nam, các TĐKT Nhà nƣớc đã bộc lộ nhiều hạn chế: mô hình hoạt động chƣa ổn định do hoạt động thí điểm (vừa hoạt động, vừa hoàn thiện), chƣa thật sự phát huy và tận dụng hết nguồn lực của mình, đặc biệt đối với những Tập đoàn kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên nhƣ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình là hoàn toàn mới, không trùng lặp, chƣa từng đƣơc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. 1.2. Các văn bản pháp quy của nhà nƣớc liên quan đến hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam  Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 [4].  Bộ Chính trị (2006), “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”. Kết luận số 41-KL/TW ngày 19/01/2006 [26].  Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (2015), “Về Chiến lược phát triển ngành DKVN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. “Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 23/7/2015 [36].  Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng (2015), “Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số 12119/QĐ-BCT ngày 05/11/2015 [40].
  • 28. 18  Chính phủ (2007), “Quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí”, Nghị định 121/2007/NĐ-CP ngày 25/07/2007 [30].  Chính phủ (2007, 2010), “Về Quy chế tài chính của Công ty Mẹ - Tập đoàn DKVN”, Nghị định số 142/2007/NĐ-CP, ngày 05/09/2007 và Nghị định số 44/2010/NĐ-CP, ngày 20/4/2010 [45].  Chính phủ (2009). “Về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý Tập đoàn kinh tế nhà nước”, Nghị định số 101/2009/NĐ-CP, 05/11/2009 [10].  Chính phủ (2010), “về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”. Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 [22].  Chính phủ (2011, 2013), “Về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Mẹ - Tập đoàn DKVN”, Nghị định số 190/2011/NĐ-CP, ngày 29/01/2011 và Nghị định số 149/2013/NĐ-CP, ngày 31/10/2013 [44].  Chính phủ (2013), “Về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ”, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 [41].  Chính phủ (2015), “Quy chế quản lý tài chính của Công ty Mẹ - Tập đoàn DKVN”, Nghị định số 06/2015/NĐ-CP, ngày 13/01/2015 [46].  Chủ tịch nƣớc (1993), “Luật Dầu khí”, ngày 19/07/1993 [2].  Chủ tịch nƣớc (2005), “Luật Doanh nghiệp”, ngày 29 tháng 12 năm 2005 [11].  Đảng công sản Việt Nam 2016), “ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, tháng 1/2016 [35],  Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI”- Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 [5].  Thủ tƣớng Chính phủ (2006), “Phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”, Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg, ngày 29/08/2006 [28].  Thủ tƣớng Chính phủ (2006), “Thành lập Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”, Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày (29/08/2006) [29].  Thủ tƣớng Chính phủ (2013), “Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2012-2015”, Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 05/01/2013 [33].  Thủ tƣớng Chính phủ (2013), “Về điều chỉnh, bổ sung Đề án tái cơ cấu Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2012-2015”, Quyết định số 1011/QĐ-TTg ngày 03/07/2015 [34].  Thủ tƣớng Chính phủ (2015), “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành DKVN đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035”, Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 [37].
  • 29. 19  Thủ tƣớng Chính phủ (2015), “Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn DKVN đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035”, Quyết định số 1749/QĐ- TTg ngày 14/10/2016 [38].  Thủ tƣớng Chính phủ, “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”, Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 [27].  Thủ tƣớng Chính phủ, “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”, Quyết định số 223/QĐ- TTg ngày 18/02/2009 [31].  Thủ tƣớng Chính phủ, “Phê duyệt quy hoạch tổng thế phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”, Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30/03/20011 [32]. Theo nghiên cứu của tác giả, các văn bản pháp luật của nhà nƣớc nêu trên đã đề cập tƣơng đối đồng bộ, liên tục sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với thực tiễn mọi hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn DKQGVN nói riêng; sự đổi mới hệ thống cơ chế theo hƣớng giảm thiểu can thiệp hành chính của cơ quan quản lý nhà nƣớc gắn với nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tập đoàn trong công tác quản lý, điều hành mọi mặt hoạt động. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của tác giả, các thể chế, chính sách và các văn bản pháp quy của nhà nƣớc áp dụng cho Tập đoàn DKVN vẫn còn một số hạn chế sau: Thứ nhất: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của Tập đoàn dù đã khá đầy đủ, nhƣng trên thực tiễn vẫn chƣa bao quát đƣợc hết đƣợc các hoạt động cụ thể của Tập đoàn; đơn cử nhƣ: Tập đoàn đã có Nghị định riêng của Chính phủ về “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Mẹ - Tập đoàn DKVN”, nhƣng mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí, mô hình sở hữu vẫn chƣa đƣợc tách bạch, còn chồng chéo nhiều cấp; việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn chủ yếu dựa vào chỉ tiêu kinh tế, chƣa có quy định mô hình đánh giá hiệu quả tổng thể thực hiện các nhiệm vụ (ngoài nhiệm vụ SXKD, còn các nhiệm vụ: một số nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về dầu khí, đảm bảo an ninh năng lƣợng, an ninh quốc phòng, ASXH…)… Thứ hai: Việc phân công, phân cấp trong thực hiện các quyền sở hữu tại Tập đoàn DKVN còn bị phân tán, trách nhiệm chƣa rõ ràng, dẫn tới chồng chéo, buông lỏng quản lý, giám sát. Một số doanh nghiệp trong Tập đoàn kinh doanh lỗ, đầu tƣ không hiệu quả nhƣng chậm đƣợc xử lý gây thất thoát vốn của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, công tác thanh kiểm tra còn mang nặng tính kế hoạch nên tính phòng ngừa chƣa cao. Thứ ba: Về mô hình quản lý tài chính, cũng giống nhƣ một số Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc khác, Tập đoàn DKVN hoạt động theo Nghi định riêng của Chính phủ, còn có những quy định đặc thù riêng mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần
  • 30. 20 kinh tế khác không có dẫn tới tƣ tƣởng ỷ lại vào bao cấp, làm giảm động lực trong nâng cao khả năng cạnh tranh. Thứ tư: Việc thực hiện đề án tái cấu trúc doanh nghiệp của Chính phủ đối với Tập đoàn DKVN còn hạn chế; còn mang nặng nội dung thực hiện về thoái vốn, cổ phần hóa, chƣa chú trọng đến tái cấu trúc tổng thể các nội dung về mô hình tổ chức quản lý, hiệu quả điều hành… Thứ năm: Nhiều cảnh báo, kiến nghị đƣợc các cấp có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện nhƣng chƣa tuân thủ nghiêm nên tính răn đe và phòng ngừa, nâng cao hiệu quả kém tác dụng. Những hạn chế trên đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu và kiến nghị với Nhà nƣớc trong việc lựa chọn một số mô hình cụ thể cho hoạt động của Tập đoàn DKVN giai đoạn tới. 1.3. Tổng quan thực tiễn hoạt động của một số Tập đoàn kinh tế 1.3.1. Sự thành công của Tập đoàn Samsung – Hàn Quốc Samsung hoạt động theo mô hình gia đình trị và phân cấp; đánh giá thị trƣờng cao hơn lợi nhuận; có cơ cấu sở hữu không rõ ràng và khó hiểu. Tuy nhiên, Samsung vẫn sáng tạo một cách phi thƣờng, ít nhất là trên khía cạnh đƣa ra những cải thiện không ngừng tới ý tƣởng của những ngƣời khác. Các nhà quản lý của Samsung quan tâm nhiều đến tăng trƣởng dài hạn hơn là lợi nhuận trƣớc mắt. Công ty này rất giỏi trong việc thúc đẩy động lực cho nhân viên. Tƣ duy chiến lƣợc của Tập đoàn là điểm danh các thị trƣờng chuẩn bị cất cánh và đặt cƣợc lớn vào các thị trƣờng này. Sự đánh cƣợc của Samsung đặt vào chíp DRAM, màn hình tinh thể lỏng và điện thoại di động là những ví dụ chứng minh cụ thể. Trong thập kỷ tiếp theo, Tập đoàn dự định đánh cƣợc lần nữa với khoản đầu tƣ khổng lồ 20 tỷ USD vào 5 lĩnh vực tƣơng đối mới với Tập đoàn: các tấm năng lƣợng mặt trời, đèn LED tiết kiệm năng lƣợng, thiết bị y tế, thuốc công nghệ sinh học và pin cho ôtô điện. Mặc dù những ngành công nghiệp này dƣờng nhƣ khá khác nhau nhƣng Samsung cho rằng có hai điều quan trọng chung: Một là, chuẩn bị phát triển nhanh chóng nhờ những quy định mới về môi trƣờng (năng lƣợng mặt trời, đèn LED và ôtô điện); Hai là, hoặc bùng nổ nhu cầu tại các thị trƣờng mới nổi (thuốc và thiết bị y tế). Tới năm 2020, Tập đoàn Samsung dự đoán sẽ có doanh thu 50 tỷ USD trong những lĩnh vực mới này và Samsung Electronics sẽ có tổng doanh thu toàn cầu 400 tỷ USD. 1.3.2. Sự thành công của Tập đoàn Temasek Holdings (Singapore) Hoạt động theo mô hình thị trƣờng đầy đủ và Chính phủ giữ vốn chi phối. Đầu thập kỷ 1960, Chính phủ Singapore đã mua một số cổ phiếu của các ngành
  • 31. 21 đóng tàu và chế tạo trong nƣớc. Các cổ phần này do Bộ Tài chính nắm giữ và đó chính là tiền thân của Temasek Holdings. Tập đoàn Temasek Holdings đƣợc thành lập với trách nhiệm làm chủ sở hữu và quản lý khoảng 30 dự án đầu tƣ khởi nghiệp. Với khởi đầu khiêm tốn, đến nay phạm vi đầu tƣ chính của Temasek gần nhƣ bao trùm toàn bộ các lĩnh vực và các ngành kinh tế mũi nhọn của Singapore. Hiện nay, Tập đoàn Temasek Holdings có 11 công ty trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, 8 công ty trong lĩnh vực tiện ích năng lƣợng, 7 công ty trong lĩnh vực viễn thông và truyền thông, 5 công ty trong lĩnh vực bất động sản, 3 công ty trong lĩnh vực giao thông và hậu cần, 3 công ty trong lĩnh vực hạ tầng và kỹ thuật, 3 công ty đa ngành, 2 công ty dƣợc và 7 công ty trong những lĩnh vực khác. Từ quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Tesamek Holdings, có thể thấy Tập đoàn có một số đặc điểm sau: - Temasek Holdings là Tập đoàn kinh doanh vốn đầu tư nhà nước. Sau khi thành lập, Temasek đã thực sự lớn mạnh hơn rất nhiều so với ý định ban đầu, không những kiểm soát thị phần của mình trong phạm vi đất nƣớc mà đã vƣơn bƣớc chân khổng lồ ra khỏi biên giới Singapore, tới Châu Á và trên khắp thế giới. Lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn bao gồm tài chính ngân hàng, bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, vận tải giao nhận, truyền thông – thông tin, giáo dục, hàng hóa tiêu dùng, năng lƣợng, kỹ thuật,… Hiện nay, Temasek Holdings vẫn là một tổ chức danh tiếng có uy tín thuộc bộ phận đầu tƣ của Chính phủ Singapore và thuộc sở hữu của Bộ Tài chính. - Tập đoàn có đầu tư vốn của nhà nước, nhưng lại kinh doanh theo kiểu tư nhân. Tuy toàn bộ vốn của Tập đoàn đều do Bộ Tài chính Singapore cấp và quản lý, nhƣng hoạt động của công ty lại đi theo đƣờng hƣớng nhƣ một công ty tƣ nhân. Trên trang wed chính thức của mình, Temasek khẳng định: “Chúng tôi hoạt động hoàn toàn chỉ nhƣ một công ty vốn thƣơng mại. Các quyết định của Temasek đơn thuần dựa trên các mối quan tâm thƣơng mại. Cả Thủ tƣớng và Chính phủ Singapore đều không liên quan đến các quyết định đầu tƣ, rút vốn hoặc các hoạt động kinh doanh khác của chúng tôi. Cam kết và hành động của Temasek đã thuyết phục đƣợc giới doanh nghiệp nƣớc ngoài. Theo Sài Gòn Đầu tƣ tài chính số ra ngày 04/01/2010, từ năm 2002 đến năm 2010, công ty đã mua đƣợc 1,5 tỷ đôla Mỹ cổ phần của các ngân hàng Indonesia, Hàn Quốc và Ấn Độ, 5% cổ phần trong Telekon Malaysia, 62% cổ phần trong Global Crossing - một Tập đoàn viễn thông Mỹ và một lƣợng lớn cổ phần trong Quintiles - một công ty dƣợc Mỹ. - Luôn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động, Temasek luôn đề cao tôn chỉ “tối đa hóa lợi nhuận”. Theo số liệu công bố, Temasek
  • 32. 22 mang lại cho cổ đông (tính theo giá trị thị trƣờng của danh mục đầu tƣ) mức lợi tức đầu tƣ bình quân khá ấn tƣợng với 18%/năm trong vòng hơn 30 năm qua. 1.3.3. Sự thành công của Tập đoàn Metro Metro là một Tập đoàn thƣơng mại lớn của Cộng hòa Liên bang Đức. Hoạt động dƣới 6 “thƣơng hiệu” nổi tiếng nhất của Tập đoàn là Metro Cash & Carry, Real, Extra, Media Markt und Saturn, Praktiker và Kaufhof. Thực chất đây là tên của sáu hệ thống siêu thị bao trùm khắp nƣớc Đức và châu Âu. Đặc điểm của Tập đoàn là quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. Cơ cấu tổ chức Tập đoàn kinh tế gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình tổ chức khác nhau. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên ở tầng nấc khác nhau cũng khác nhau, phụ thuộc vào mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn. Ví dụ siêu thị Metro ở Hà Nội do một công ty con của công ty Metro Cash & Carry - Maerkten đầu tƣ thành lập, trong khi bản thân Metro AG Cash & Carry này là một công ty hợp danh và là công ty con của Công ty cổ phần Metro AG ở Đức. Nhƣ vậy, Metro ở Hà Nội thực chất là công ty con ở cấp thứ tƣ. - Công ty mẹ của Tập đoàn là Metro AG (Công ty cổ phần Metro) không trực tiếp kinh doanh, chỉ thực hiện chức năng quản lý tài chính và quản lý chiến lƣợc đối với các công ty con (Management Holding). - Nhóm doanh nghiệp thành viên Tập đoàn cấp 1: Công ty mẹ trực tiếp đầu tƣ chi phối tại các công ty cấp 1, bao gồm hai nhóm chính: Nhóm công ty phân phối hàng hóa và nhóm công ty dịch vụ hỗ trợ. - Nhóm doanh nghiệp thành viên cấp 2, cấp 3,…: Từng công ty con cấp 1 hình thành các công ty con của mình để trực tiếp phân phối hàng hóa dƣới các hình thức của hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ; cửa hàng phân phối; chi nhánh… Trong một số trƣờng hợp, nhất là khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài (ngoài EU), cần phải hình thành các công ty con là pháp nhân độc lập, sau đó pháp nhân này mới thành lập ra các cửa hàng, siêu thị, hoặc chi nhánh để trực tiếp thực hiện việc phân phối hàng hóa tới ngƣời tiêu dùng. Thậm chí, họ còn thành lập một công ty con chuyên trách quản lý và đầu tƣ ở một khu vực địa lý nào đó. Ví dụ: Có thể tìm thấy vị trí của siêu thị Metro tại Hà Nội hiện nay so với một siêu thị Metro ở Đức nhƣ sau: Tại Việt Nam: Công ty mẹ  Công ty trách nhiệm hữu hạn Metro Cash & Carry  Công ty trách nhiệm hữu hạn C&C Schaper  Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam  Siêu thị Metro C&C Hà Nội. 1.3.4. Sự sụp đổ của Tập đoàn Dầu mỏ Yukos ở Nga Mô hình hoạt động là Công ty Cổ phần. Từ một công ty nhà nƣớc chi phối đứng thứ 3 ở Nga, hoạt động hết sức hiệu quả. Ngày 25/10/2003, Chủ tịch Yukos là
  • 33. 23 ngƣời giàu nhất nƣớc Nga Khodorkovsky bị cảnh sát bắt vì tội danh trốn thuế lên tới 1 tỷ USD. Tập đoàn Dầu khí Yukos rơi vào khủng hoảng khi khoản nợ thuế và các khoản tiền phạt khác phải trả cho Chính phủ Nga của hãng này lên tới 18,4 tỷ USD. Giá cổ phiếu sụt giảm từ 20-30%. Cùng lúc đó, các chủ nợ trong và ngoài nƣớc cùng lúc yêu cầu trả nợ. Đến ngày 01/08/2006, sau hơn 3 năm điều tra việc gian lận thuế, Yukos bị tuyên bố phá sản và bắt đầu thực hiện các thủ tục phá sản. 1.3.5. Sự sụp đổ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Mô hình hoạt động là Công ty TNHH 1 TV, tổng giám đốc là thành viên HĐTV. Tháng 7/2010, Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của Vinashin. Theo đó, tính tới cuối năm 2009, tổng giá trị tài sản của Vinashin đạt hơn 102.500 tỷ đồng; nếu loại trừ các công nợ nội bộ thì tổng giá trị tài sản còn lại gần 92.600 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của Vinashin tính đến thời điểm cuốn năm 2009 là hơn 86.700 tỷ đồng bao gồm 750 triệu đô la Mỹ trái phiếu Chính phủ bảo lãnh vay, nợ các ngân hàng trong và ngoài nƣớc, nợ đối tác. Tổng vốn chủ sở hữu của Vinashin là 5.900 tỷ đồng. Trong năm 2009, Vinashin thực lỗ gần 5.000 tỷ đồng, nhiều hơn 3.300 tỷ so với báo cáo tài chính của Vinashin (1.700 tỷ đồng). Và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 10,9 lần. Với số nợ khổng lồ, hệ số nợ cao gấp nhiều lần cùng với thông tin tài chính không minh bạch Vinashin đã mất khả năng thanh toán, mất an toàn tài chính và dẫn tới sụp đổ. 1.4. Đánh giá các công trình có liên quan và các vần đề cần nghiên cứu Chƣơng 1, tác giả tập trung hệ thống hóa các công trình nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn liên quan đến mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế, Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nói chung và mô hình hoạt động Tập đoàn DKVN nói riêng, qua đó tìm ra các khoảng trống nghiên cứu nhƣ: Thứ nhất: Các nghiên cứu tiếp cận, phản ánh, đề cập đến vấn đề tổng thể mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế. Các nghiên cứu này đã giúp cho nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế, từ đó hình thành phƣơng pháp luận và hƣớng tiếp cận để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài luận án. Thứ hai: Các công trình nghiên cứu những khía cạnh nhất định của một mô hình cụ thể: mô hình quản lý, cơ chế tài chính, mô hình đầu tƣ…của Tập đoàn kinh tế; trong đó, các nghiên cứu có giá trị thực tiễn cho hoạt động của Tập đoàn DKQGVN cũng chỉ đề cập tới từng vấn đề, từng khía cạnh của một số mô hình cụ thể, nhƣ: mô hình đầu tƣ nƣớc ngoài, quản trị rủi ro, mô hình quản lý ngƣời đại diện, mô hình huy động vốn… Các công trình này giúp cho nghiên cứu sinh nhận biết một các tổng quát về các mô hình hoạt động cụ thể của các Tập đoàn kinh tế
  • 34. 24 nói chung và Tập đoàn DKVN nói riêng, từ đó kế thừa tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các mô hình cụ thể khác mà các tác giả của các công trình trên chƣa đề cập. Thứ ba: Qua nghiên cứu nguyên nhân không thành công của một số Tập đoàn kinh tế (cả ở Việt Nam và Quốc tế) chủ yếu do mô hình hoạt động chồng chéo, năng lực quản trị yếu kém, đánh giá thực trạng còn mang nặng tính kinh tế, không kịp thời… dẫn tới hiệu quả hoạt động kém, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sản…là cơ sở thực tiễn để tác giả hoàn thiện nghiên cứu luận án. Thứ tư: Hệ thống các văn bản pháp luật về điều chỉnh hoạt động của các Tập đoàn KTNN ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn DKVN nói riêng dù đã khá đầy đủ, nhƣng trên thực tiễn vẫn chƣa bao quát hết các mô hình, loại hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc và đặc thù của Tập đoàn DKVN. Tóm lại: Mặc dù có đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu ở những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn về mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế. Những công trình nêu trên là nguồn tài liệu ban đầu, giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa thực hiện nghiên cứu đề tài luận án của mình. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đề cập tới: - Mô hình quản lý nhà nƣớc về dầu khí, - Mô hình tổ chức quản lý của Tập đoàn DKVN, - Mô hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn DKVN, - Mô hình hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ để tạo điều kiện cho phát triển Tập đoàn dầu khí ở Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy, đây là khoảng trống, là đề tài độc lập, có mục tiêu nghiên cứu riêng; nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu nhằm khỏa lấp khoảng trống khoa học, hiện thực hóa hoàn chỉnh mô hình tổng thể cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
  • 35. 25 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình Tập đoàn kinh tế 2.1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình Tập đoàn kinh tế 2.1.1.1. Khái niệm về Tập đoàn kinh tế và Tập đoàn kinh tế nhà nước Cùng với quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản từ nửa cuốỉ thế kỷ XIX, khi nền sản xuất hàng hoá thế giới phát triển mạnh mẽ nhờ sự tác động trực tiếp của cách mạng công nghiệp ở các nƣớc Tây Âu và Bắc Mỹ - khái niệm Tập đoàn kinh tế đã xuất hiện. Nhiều công ty, doanh nghiệp với năng lực, năng suất lao động khác nhau, dẫn tới quy mô và tốc độ phát triển khác nhau đã xuất hiện các hiện tƣợng chèn ép, thôn tính hoặc tự nguyện “chung sống” trên cơ sở những liên minh hay tổ hợp để “phân chia” thị trƣờng và khai thác những thế mạnh riêng có của từng công ty, doanh nghiệp trong một “vỏ bọc” bởi một liên minh rộng hơn. Những cụm từ chỉ các liên minh, tổ hợp trên phổ biến từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là “Cartel”, “Association”, “Consortium”, “Conglomerate”, “Corporation”,...và gần đây là “chaebol”, “Group”, “MNC”... Tất cả những cụm từ trên khi nghiên cứu và dịch sang tiếng Việt, đƣợc gọi chung là “Tập đoàn”. Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến chƣa thống nhất khái niệm về Tập đoàn kinh tế, không chỉ trong phạm vi một quốc gia hay nền kinh tế mà còn trên phạm vi quốc tế và các nhà khoa học chuyên ngành. Hiện nay, một số quốc gia đƣa ra khái niệm về Tập đoàn kinh tế dựa trên nguyên tắc các công ty là các pháp nhân độc lập (Mỹ), có quốc gia lại đƣa ra khái niệm về Tập đoàn kinh tế theo cách tiếp cận coi Tập đoàn kinh tế là một thực thể thống nhất, một đơn vị kinh tế (Đức)….Theo nguyên tắc pháp nhân độc lập, thì mỗi công ty thành viên trong Tập đoàn là -một pháp nhân độc lập, có quyền và có nghĩa vụ riêng, cổ đông của mỗi công ty thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, không phân biệt họ là thành viên của công ty nào, chủ nợ của công ty nào thì chỉ đƣợc đòi nợ của chính công ty đó. Theo cách tiếp cận là một thực thể thống nhất, thì khái niệm về Tập đoàn đƣợc xây dựng theo một số ngành luật nhƣ luật cạnh tranh, luật thuế, luật công ty…, theo cách tiếp cận này, việc phân chia thị trƣờng công ty mẹ, công ty con sẽ không bị coi là vi phạm qui định về cạnh tranh. Tại Nhật Bản, Tập đoàn kinh tế là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và có mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm...Thông thƣờng, Tập đoàn kinh tế tại Nhật Bản đƣợc tổ chức liên kết quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên. Tại Hàn Quốc, Tập đoàn kinh tế là một liên minh gồm nhiều công ty con hình thành quanh một công ty mẹ, các công ty này nắm giữ cổ phần, vốn góp của nhau và mang tính chất