SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Trong hầu hết các hợp đồng cho vay tiền, người vay thường phải trả thêm một phần giá trị
ngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay
ban đầu được gọi là lãi suất (interest rate). Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày
hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ.
1. Lãi suất và đặc điểm của lãi suất
Khi người cho vay chuyển quyền sử dụng tiền cho người khác có nghĩa là anh ta đã hi sinh
quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình với hi vọng có được lượng tiền lớn hơn ngày mai.
Sẽ không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn lên thêm đó hoặc là nó không đủ đề
bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ.
Có nhiều cách định nghĩa về lãi và lãi suất. Theo Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu,
trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết
định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17-5-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì Lãi được
hiểu là khoản tiền bên vay, huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi
tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được
tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất ([1])
.
Cũng có định nghĩa cho rằng: lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời
gian nhất định mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn([2])
.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, lãi suất được định nghĩa là tỷ lệ của tổng số tiền phải
trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay
phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối
với việc trì hoãn chi tiêu.
Từ những cơ sở trên, tác giả xin được đưa ra định nghĩa về lãi suất như sau: lãi suất trong hợp
đồng vay tiền là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tiền đã vay tính theo đơn
vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do
pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số
tiền nhất định. Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về lãi suất thì hợp đồng vay tiền sẽ không có lãi
suất. Nếu các bên có thoả thuận về lãi suất thì không được vượt quá “150% của lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đối với loại cho vay tương ứng”(
[4])
. Như vậy, nếu
các bên thoả thuận về lãi suất gấp hai, ba hoặc nhiều lần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công
bố thì khi tranh chấp xảy ra, mức lãi suất tối đa mà Toà án chấp nhận không vượt quá “150%
mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng”.
Đặc điểm của lãi suất
Là một công cụ để tính lợi nhuận nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của cả bên cho
vay và bên vay, lãi suất có những đặc điểm cơ bản sau đây:
· Thứ nhất, lãi suất được phát sinh chủ yếu trong các hợp đồng vay tài sản: Qua nghiên cứu có
thể thấy lãi suất có thể xuất hiện trong các hợp đồng đầu tư, cho thuê tài chính hoặc các hợp
đồng khác và là cơ sở để tĩnh lãi. Tuy nhiên, lãi suất chủ yếu vẫn được tồn tại trong các hợp đồng
vay bởi lẽ trong hợp đồng vay bên vay chỉ phải trả lại tài sản vay sau một thời hạn nhất định do
đó phải có một tỉ lệ xác định để tính lãi tương ứng với thời hạn vay. Hơn nữa, nếu trong các hợp
đồng khác như thuê tài chính, đầu tư thì cơ sở để tính lãi còn dựa trên nhiều yếu tố khác như chi
phí bỏ ra, công sức đóng góp… còn trong hợp đồng vay thì cơ sở để tính lãi chủ yếu vẫn là lãi
suất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
· Thứ hai, lãi suất không được phát sinh một cách độc lập, nó chỉ phát sinh do thoả thuận của các
bên sau khi đã thoả thuận được số vay gốc: Bản chất của lãi suất là một tỉ lệ nhất định mà bên
vay phải trả cho bên cho vay dựa vào số tiền vay gốc trong một thời hạn nhất định. Do đó, sẽ
không thể có tỉ lệ đó nếu như không tồn tại số tiền gốc mà các bên thoả thuận được trong hợp
đồng vay tài sản.
· Thứ ba, lãi suất được tính dựa trên số vay gốc và thời hạn vay (thời gian vay): Như đã phân
tích ở trên, lãi suất tỉ lệ thuận với vốn gốc và thời hạn vay. Do đó, tương ứng với số nợ gốc nhiều
hay ít, thời hạn vay dài hay ngắn mà các bên có thể thoả thuận mức lãi suất cho phù hợp.
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất
Có thể thấy Nhà nước không phải lúc nào cũng kiểm soát được hết mọi quan hệ pháp luật cho
nên có tình trạng nhiều vi phạm pháp luật nằm ngoài vòng kiểm soát của pháp luật. Điều này
hoàn toàn dễ hiểu khi các văn bản pháp luật của nước ta còn thiếu cụ thể, tính khả thi không cao,
hơn nữa luật nước ta là luật khung, muốn thi hành được trên thực tế phải có Nghị định hướng
dẫn thi hành. Vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay cũng rơi vào tình trạng này. Trong BLDS 2005
chỉ quy định duy nhất một điều về lãi suất một cách trực tiếp:
“Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc
có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng
với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”.
Việc quy định chỉ một điều luật trực tiếp về lãi suất trong BLDS 2005 là quá khái quát sẽ tạo khe
hở cho nhiều đối tượng “lách luật”, cố tình làm biến thái đi và lợi dụng nó để kinh doanh, tổ
chức thực hiện một số hình thức không lành mạnh.
Lãi suất cơ bản được quy định trong điều 476 bỗng dưng đã gây tranh cãi xem có nên sửa đổi
hay không. Lãi suất này tự dưng trở thành mốc để suy ra lãi suất trần. Ví dụ có thời điểm lãi suất
cơ bản lãi 12%/năm suy ra lãi suất cho vay tối đa sẽ ở mức 18%/năm. Tức là một điều luật nhằm
ngăn chặn hiện tượng cho vay nặng lãi ngoài xã hội bỗng trở thành yếu tố điều tiết lãi suất của hệ
thống ngân hàng chính thống.
Về nguyên tắc, lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thoả thuận; tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa hiện
tượng cho vay nặng lãi và cũng tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về lãi suất hoặc
trong trường hợp không có cơ sở xác định rõ mức lãi đã thỏa thuận, mà pháp luật dân sự quy
định phương thức để xác định một mức lãi suất nào đó được xem là hợp lý và tiêu chuẩn được
BLDS năm 1995 lựa chọn là căn cứ vào cơ chế điều hành trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước,
tức mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời điểm đối với loại cho vay
tương ứng.
BLDS 1995 cũng như BLDS 2005 quy định một điều duy nhất về lãi suất nhưng so với Bộ luật
này, BLDS 2005 có những thay đổi căn bản. Đối với BLDS 1995 thì chỉ quy định “lãi suất vay
do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng
Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng”.Thực tế cho thấy khi áp dụng quy định này
trong nhiều năm có nhiều bất cập và không còn phù hợp nữa, thay vào đó là quy định “Lãi suất
vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng
Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Quy định mới này đã dễ hiểu hơn, thực tế
hơn và hiệu quả hơn và sau gần bốn năm thực hiện quy định về lãi suất này, từ ngày 01/01/2006
– ngày BLDS 2005 có hiệu lực thi hành, chúng ta đã thu được những kết quả đáng mừng. Tại sao
lại có sự thay đổi đó? Đó là vì cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã có nh÷ng
thay đổi, cơ chế điều hành trần lãi suất được thay thế bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. Luật
Ngân hàng Nhà nước năm 1997 quy định: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước
công bố làm cơ sở cho các Tæ chøc tÝn dông (TCTD) ấn định lãi suất kinh doanh”([3])
; “Ngân
hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”([4])
. Mặc dù vậy, phải
đến 02/8/2000, Ngân hàng Nhà nước mới ban hành Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN (có hiệu
lực từ ngày 5/8/2000) chính thức bắt đầu thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho
vay bằng Đồng Việt Nam thay cho cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay. Hệ quả là: từ thời gian
này cho đến trước khi BLDS năm 2005 có hiệu lực, rõ ràng đã tồn tại một khoảng trống pháp lý
khi có sự bất tương đồng giữa Điều 473 BLDS năm 1995 với Luật Ngân hàng Nhà nước 1997 và
Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 về tiêu chí so sánh (lãi suất trần và lãi suất cơ bản), Toà án
không có cơ sở để dẫn chiếu khi giải quyết các tranh chấp về lãi suất phát sinh trong thời gian ấy.
Thay thế cho BLDS năm 1995 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, về nội dung này, BLDS năm
2005 quy định: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”([5])
. Đây là sự pháp điển
hoá Luật Ngân hàng Nhà nước, Quyết định sè 241/2000/QĐ-NHNN1 vào trong BLDS mới một
cách hợp lý và tất yếu.
Như vậy, nếu như cơ sở tồn tại của tiêu chí so sánh đã được BLDS năm 2005 giải quyết hợp lý,
thì trong lời văn của điều luật lại phát sinh một vấn đề khác, đó là sự khác nhau về mức lãi suất
thoả thuận tối đa được phép (bị khống chế) giữa 2 quy định tương ứng trong hai Bộ luật dân sự.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là cần thống nhất cách hiểu và cách tính toán mức lãi suất cho vay tối
đa này của BLDS năm 2005 như thế nào để không phạm luật? Hay nói cách khác, với quy định
trên ta cần quan niệm giá trị 150% là của phần vượt quá so với lãi suất cơ bản hay là tỷ lệ so
sánh thuần tuý giữa chúng với nhau – lãi suất thoả thuận với lãi suất cơ bản?
Theo LuËt s Trương Thanh Đức([6])
, «ng đã mặc nhiên xác định theo cách: so sánh tỷ lệ thuần tuý
giữa mức lãi suất thoả thuận với lãi suất cơ bản trong giới hạn luật định là 150% (mức lãi suất
thoả thuận tối đa được phép = lãi suất cơ bản x 150%), ví dụ: nếu lãi suất cơ bản là 1% thì lãi
suất cho vay tối đa không vượt quá 150% là mức 1,5% (= 1% x 150%).
Với cách thể hiện lời văn điều luật của BLDS thì luôn có thể đưa đến cho người đọc quan niệm
giống như Luật sư Trương Thanh Đức. Nhưng từ những băn khoăn cã s¬ së, LuËt s §ç Hång
Th¸i lại cã cách hiểu khác về tinh thần cũng như nội dung đích thực của điều luật này([7])
:
· Theo quy định của BLDS năm 1995 (Khoản 1, Điều 473) thì mức lãi suất thoả thuận tối đa
không vượt quá 50% (của lãi suất trần do NHNN quy định đối với loại cho vay tương ứng).
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật suốt thời gian qua thì cái ngưỡng 50% này luôn được hiểu và
vận dụng nhất quán: lãi suất thoả thuận không được vượt giới hạn nhiều hơn gấp rưỡi, nghĩa là
phần vượt quá phải ít hơn hoặc bằng 50% (và được xác định theo công thức: mức lãi suất thoả
thuận tối đa được phép = lãi suất trần + lãi suất trần x 50%). Hiển nhiên sẽ là phi lý nếu xem
ngưỡng 50% ấy chỉ là phân nửa (của lãi suất trần do NHNN quy định) bởi không lẽ pháp luật lại
buộc các thoả thuận dân sự trong xã hội (bao gồm cả hoạt động cho vay của ngân hàng) chỉ được
thoả thuận mức lãi suất vay tối đa bằng nửa mức lãi suất trần do NHNN quy định (= lãi suất trần
x 50%), thực tiễn giao lưu dân sự và việc giải quyết các tranh chấp dân sự của Toà án cũng
không bao giờ diễn dịch theo ý tứ này. Có lẽ ở nội dung này, chúng ta cần mặc nhiên thừa nhận
bởi sự lý giải rõ ràng của chính thực tiễn áp dụng và thực thi BLDS năm 1995. Tuy nhiên, dường
như vẫn có điều gì đó bất ổn, phải chăng thực tiễn áp dụng luật có thể là đúng với ý đồ nhà làm
luật nhưng cách diễn đạt của điều luật số 473 lại hàm chứa thiếu sót là chưa phản ánh đúng tinh
thần ấy?
· Đến BLDS năm 2005, tại khoản 1, Điều 476, ngưỡng tối đa được phép của lãi suất vay thoả
thuận nêu trên đã có sự chỉnh lý – thay giá trị 50% bằng giá trị 150% và:
- Với cùng lập luận như cách hiểu về tinh thần và thực tiễn thi hành BLDS năm 1995 thì nên
chăng ta cần nhất quán cách xác định ngưỡng này là tiếp tục căn cứ vào giá trị của phần vượt
quá, nếu mức lãi suất cơ bản là 1% thì mức lãi suất tối đa được phép thoả thuận sẽ là 2,5% (= 1%
+ 1% x 150%), trong đó phần vượt quá là 1,5%, tức bằng 150% của mức lãi suất cơ bản 1%
(nghĩa là tiếp tục xác lập theo công thức: mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép = lãi suất cơ
bản + lãi suất cơ bản x 150%). Hay nói cách khác, BLDS năm 2005 đã nâng giá trị tỷ lệ xác định
mức tối đa của lãi suất thoả thuận được phép, so với BLDS năm 1995 (đồng thời thay đổi đối
tượng so sánh lãi suất trần bằng lãi suất cơ bản). Nh vËy LuËt s §ç Hång Th¸i ®· kh«ng ®ång
t×nh víi c¸ch tÝnh cña LuËt s Tr¬ng Thanh §øc.
- Nhưng còn có một khả năng khác: phải chăng lời văn khoản 1, Điều 473, BLDS năm 1995 đã
không chuyển tải đúng ý đồ nhà làm luật (thay vì phải xác định giá trị của tỷ lệ cần so sánh trực
tiếp giữa 2 mức lãi suất là đối tượng cần quan tâm với nhau chứ không thể bóc tách phần vượt
quá để so sánh – nghĩa là phải lấy giá trị 150% chứ không phải là 50%), và để giải quyết bất cập
ấy mà BLDS năm 2005 về câu chữ “tưởng như” đã nâng số giá trị % của mức ngưỡng tối đa,
song nội dung thực tế là không tăng mà chỉ đơn giản là trả lại tỷ lệ % cần so sánh về đúng với sự
hợp lý của ý tứ lời văn điều luật, theo đó: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt
quá 150% của lãi suất cơ bản…”([8])
sẽ được hiểu và tính toán bởi công thức: mức lãi suất thoả
thuận tối đa = lãi suất cơ bản x 150%. Như vậy, Đ476 BLDS năm 2005 còn ẩn chứa điều gì chưa
rõ rµng vµ cần có sự giải thích kịp thời của Quốc hội, trước hết là sự hướng dẫn áp dụng pháp
luật của liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương về vấn đề nêu trên.
Đối với Luật sư Luu Trường Hận([9])
, ông đưa ra cách hiểu tương tự Luật sư Đỗ Hồng Thái: theo
BLDS năm 1995. Gọi A: lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định, thì mức lãi suất cho
vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 50% của A (nghĩa là ngoµi mức lãi suất
cơ bản là A thì Ngân hàng có thể được phép cho vay vượt mức lãi suất cơ bản nhưng không được
vượt quá 50% của lãi suất cơ bản, tức là lãi suất cho vay tối đa mà các Ngân hàng có thể áp dụng
= A + A x 50%). Ta có: A + A x 50% = A (1+50%) = A(100%+50%) = A x 150% = A x 1,5 lần
(để chuyển các số ra cùng một đơn vị, ta đổi: 1 = 100%).
Tại thông tư số 01 – TT/LT ngày 19/6/1997 của Liên tịch Tòa án nhân dân Tối cao – Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao – Bộ Tư Pháp – Bộ tài Chính: Hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài
sản cũng hướng dẫn theo cách tính trên, như sau: Nếu mức lãi suất do các bên thoả thuận vượt
quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng tại
thời điểm vay, thì toà án áp dụng khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả lãi bằng
150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng([10])
.Ví
dụ: C vay của D 10.000.000 đồng vào ngày 30/12/1995 với thời hạn vay là 6 tháng và với lãi
suất là 4%/tháng. Hàng tháng C đã phải trả lãi cho D. Tháng 7/1996 C ngừng trả lãi cho D. Do
đòi nhiều lần không được, nên tháng 11/1996 D khởi kiện yêu cầu toà án buộc bên C phải trả cả
nợ gốc và lãi cho D. Khi giải quyết vụ kiện này, toà án buộc C trả cho D tiền nợ gốc là
10.000.000 đồng và tiền lãi theo cách tính như sau:
- Thời điểm C vay D là tháng 12 – 1995. Theo Quyết định số 381-QĐ/NH1 ngày 28 – 12 – 1995
thì lãi suất cao nhất của loại vay trung hạn và dài hạn là 1,7%/tháng. Như vậy toà án chỉ chấp
nhận mức lãi suất của hợp đồng vay nợ là 2,55%/tháng (1,7% + 1,7% x 50% = 2,55%/tháng).
Nay BLDS 2005 đã sửa đổi Khỏan 1 Điều 473 BLDS 1995 như sau: “Lãi suất vay do các bên
thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công
bố đối với các loại cho vay tương ứng”([11])
. Để dễ nhận thấy sự khác biệt giữa hai Điều luật, ta
lập bảng so sánh, đối chiếu:
Khoản 1 Điều 473 BLDS 1995 Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005
Qui định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất
cao nhất (nay là lãi suất cơ bản) do Ngân
hàng nhà nước quy định(công bố) đối với các
loại cho vay tương ứng”.
Qui định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 150% của lãi
suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố
đối với các loại cho vay tương ứng”.
Ví dụ: Thời điểm C vay D là tháng 12-1995.
Theo Quyết định số 381-QĐ/NH1 ngày 28-
12-1995 thì lãi suất cao nhất của loại vay
trung hạn và dài hạn là 1,7%/tháng. Như vậy
toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp
đồng vay nợ là 2,55%/tháng. (1,7% + 1,7% x
50% = 2,55%/tháng). Từ Ví dụ trên, áp dụng
to¸n học ta có công thức tính lãi suất cho vay,
như sau: Gọi A: là lãi suất cơ bản; B: là Lãi
suất cho vay tối đa. Ta có: B = A + A x 50%
= A (1+50%) [Qui đổi 1=100%] = A (100%
+50%) = A x 150% hay B= A x 1,5 lần
Ví dụ: Thời điểm C vay D là tháng 03-2008.
Theo Quyết định số 479-QĐ/NHNN ngày
29/02/2008 thì lãi suất cao cơ bản là
8,75%/năm. Như vậy Toà án chỉ chấp nhận
mức lãi suất của hợp đồng vay nợ là
21,875%/năm (8,75% + 8,75% x 150% =
21,875/năm). Từ Ví dụ trên, áp dụng to¸n
học ta có công thức tính lãi suất cho vay như
sau: Gọi A: là Lãi suất cơ bản; B: là Lãi suất
cho vay tối đa. Ta có: B= A + A x 150% = A
(1+150%) [Qui đổi 1=100%] = A (100%
+150%) = A x 250% hay B = A x 2,5 lần
Tóm lại: Theo BLDS 1995, nếu mức lãi suất
do các bên thoả thuận vượt quá 50% của lãi
suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy
định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm
vay, thì toà án áp dụng khoản 1 Điều 473
BLDS1995 buộc bên vay phải trả lãi bằng
150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng
Nhà nước quy định đối với loại vay tương
ứng.
Theo BLDS 2005, nếu mức lãi suất do các
bên thoả thuận vượt quá 150% của lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với
loại vay tương ứng tại thời điểm vay, thì toà
án áp dụng khoản 1 Điều BLDS 2005 buộc
bên vay phải trả lãi bằng 250% mức lãi suất
cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối
với loại vay tương ứng.
Như vậy với cách hiểu và tính toán trên ta có: Gọi A: Lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước
công bố, thì lãi suất cho vay của các Ngân hàng sẽ không được vượt quá: A + A x 150% = A
(1+150%) = A (100%+150%) = A x 250% = A x 2,5 lần. Như vậy mức lãi suất cơ bản được
NHNN công bố là 8,75%/năm thì mức lãi suất cho vay của các ngân hàng không được vượt quá:
8,75% x 250% = 21,875%/năm. Nếu các ngân hàng cho vay trên mức 21,875%/năm (hay
1,82%/tháng) là phạm luật.
Đây là những quan điểm của các luật sư và các nhà chuyên môn mà những quan điểm này được
đánh giá rất cao và là cơ sở để thế hệ chúng tôi học tập. Một điều luật có thể dẫn đến nhiều cách
hiểu khác nhau nhưng với cách hiểu của mình tôi thiết nghĩ nếu hiểu nội dung của điều 476
BLDS 2005 là quy định lãi suất không được vượt quá 250% lãi suất cơ bản thì không ổn. Vì khi
quy định như thế chẳng khác nào là khuyến khích cho vay nặng lãi. Một đòi hỏi bức thiết là cần
phải giải thích luật một cách rõ ràng, cụ thể để trách tình trạng có những quan điểm khác
nhau([12])
.
Các hợp đồng dân sự luôn mang trong nó tính chất “thoả thuận giữa các bên” tuy nhiên pháp luật
cũng hạn chế quyền của người cho vay trong hợp đồng vay tiền có lãi suất bằng cách “Lãi suất
vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng
Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Nhưng “quy định vẫn chỉ là quy định”,
không có chế tài áp dụng thì việc đưa ra các quy định này cũng không mang lại kết quả như ý
muốn. Nếu có chế tài áp dụng đối với việc quy định lãi suất cũng chỉ là chế tài hành chính, trách
nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại một khoản tiền mà bên vay chứng minh được việc vay với lãi
suất vượt qua mức quy định của pháp luật của bên cho vay gây thiệt hại cho mình. Hơn nữa, nhu
cầu đi vay của người vay thường trong những trường hợp cấp bách và cần thiết, việc tuyên bố
hợp đồng vô hiệu của Toà án đôi khi làm ảnh hưởng đến công việc của người đi vay. Cần phải có
những quy định và chế tài cụ thể để hạn chế tình hình trên.
Việc quy định lãi suất quá cao sẽ không chỉ gây ảnh hưởng cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng
đến chính bên cho vay. Khi lãi suất của bên cho vay cao sẽ khiến các doanh nghiệp, các cá
nhân… (bên vay) không vay dẫn đến tình trạng tiền bị đọng lại và không phát huy được giá trị
sinh lời của nó. Doanh nghiệp vay tiền là để đầu tư nhưng với mức lãi suất cao sẽ dự tính việc
đầu tư không có lãi nên các doanh nghiệp không vay là đương nhiên. Còn cá nhân, họ cần tiền
cũng có thể để đầu tư, cũng có thể vay để chi trả cho một công việc nào đó hay để đảm bảo cho
cuộc sống hàng ngày… lãi suất cao khiến những người này không có khả năng trả cả gốc lẫn lãi
nên họ “không dám” vay. Và như vậy nguồn tiền trong các Ngân hàng, nguồn tiền dự trữ trong
nhân dân không những không đem lại hiệu quả mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp, các
cá nhân… muốn vay.
Việc quy định lãi suất thấp so với sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng không
ổn. Việc quy định lãi suất thấp chỉ áp dụng cho các đối tượng ưu tiên mà pháp luật quy định còn
mặt bằng chung phải phù hợp với mọi nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (lạm phát hay giảm phát,
kinh tế phát triển hay chậm phát triển…). Lãi suất thấp sẽ làm giảm hiệu quả của đồng tiền, làm
giảm sự phát triển kinh tế, làm giảm nguồn thu của bên cho vay. Nhìn một cách khách quan, lãi
suất thấp chỉ có lợi trước mắt cho bên vay. Nhưng cái lợi trước mắt không phải là mục tiêu mà
Nhà nước hướng tới.
Như vậy, việc quy định lãi suất quá cao hay quá thấp đều không mang lại hiệu quả. Nhà nước
tính toán làm sao để pháp luật có những quy định hợp lý không làm giảm hiệu quả của giá trị
đồng tiền mang lại cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng vay,
đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài cho nền kinh tế.
Hơn nữa có thể thấy sự bất cập và thiếu chặt chẽ còn thể hiện ở chỗ: lãi suất được quy định trong
BLDS 2005 phải ≤ (nhỏ hơn hoặc bằng) 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố
đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp A cho B vay với lãi suất là 150% lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố trong thời gian 1 năm nhưng hết 1 năm B vẫn chưa trả cho
A, lúc này phát sinh lãi suất quá hạn và lãi suất này được tính như thế nào? Nếu A và B có thoả
thuận về mức lãi suất quá hạn nhưng mức lãi suất này lại vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố (vì lãi suất đúng hạn mà A và B thoả thuận đã bằng 150% lãi suất
cơ bản của Ngân hàng Nhà nước) thì lúc này hậu quả sẽ ra sao? Việc áp dụng Điều 476 BLDS
2005 có thực sự hiệu quả? Nếu trường hợp A và B không thoả thuận về lãi suất quá hạn thì việc
tính lãi suất này sẽ theo quy định của pháp luật, tức là vẫn ≤ (nhỏ hơn hoặc bằng) 150% lãi suất
cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, như vậy việc phân loại lãi suất đúng hạn và lãi suất quá
hạn không còn ý nghĩa bởi vì cách tính lãi suất đúng hạn và lãi suất quá hạn là như nhau.
Hiện nay, lãi suất huy động vốn bằng tiền đồng tại một số ngân hàng đã bắt đầu cán đích 10%,
trong khi lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên 7% và trần cho vay tối đa không quá 10,5%/năm. Bằng
phép tính đơn giản cũng có thể nhận ra rằng không có lý do gì để ngân hàng đẩy lãi suất lên để
gánh lấy thua lỗ, trừ khi lâm vào tình huống gặp khó khăn trong thanh khoản. Thật ra, nguyên
nhân chính ở đây là do một số ngân hàng đang chuyển hướng mạnh sang cho vay tiêu dùng theo
cơ chế lãi suất thỏa thuận, với mức lãi suất bình quân từ 12-15%/năm, chênh lệch giữa đầu ra –
đầu vào lên đến 4-5 điểm phần trăm/năm, một tỷ lệ thực sự hấp dẫn nếu chúng ta biết rằng trong
tín dụng nếu duy trì chênh lệch khoảng 3,5 điểm phần trăm/năm là có thể tạm yên tâm về tài
chính. Việc điều hành thông qua cơ chế “hai giá”, vừa duy trì lãi suất trần vừa áp dụng lãi suất
thỏa thuận, tưởng chừng là lối thoát tài chính hợp lý cho các ngân hàng thương mại, nhưng vô
hình trung đã nắn dòng chảy tín dụng ngày càng trở nên bất cập. Do sức hấp dẫn của chênh lệch
lãi suất, vốn tín dụng tất yếu chảy dồn vào các kênh tiêu dùng, đáng kể nhất hiện nay là bất động
sản và chứng khoán. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn đang khẳng định dư nợ cho vay chứng
khoán và bất động sản hạch toán trên sổ sách nhìn chung chưa có biến động lớn vượt tầm kiểm
soát, đây là ý kiến đáng lưu ý vì nhiều nhà quan sát cho rằng sở dĩ thị trường chứng khoán thời
gian qua nóng lên bất thường phần lớn là do sự tiếp sức nhanh và mạnh từ các luồng tiền ngân
hàng.
Hiện tại, các NHNN đang tổ chức lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật NHNN Việt Nam (sửa đổi)
và Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Một trong những điểm mới mà luật đưa ra là
TCTD và khách hàng có thể tự thỏa thuận mức lãi suất. Việc thỏa thuận lãi suất sẽ khiến việc
huy động vốn dễ hơn. Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà Nước và Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng
sẽ chính thức trình Quốc hội thông qua vào năm 2010.
Dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi gồm 10 chương, 164 điều. Nhận được nhiều ý kiến đồng tình
khi trao quyền cho TCTD và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động ngân hàng,
không phụ thuộc vào quy định của Bộ luật Dân sự vì bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng
của TCTD khác về bản chất với hoạt động cho vay trong quan hệ dân sự thông thường. Đặc biệt,
việc áp dụng trần lãi suất có thể làm cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không phản ánh
đúng và đầy đủ tình trạng thanh toán của các ngân hàng, qua đó đã vô hiệu hóa một tín hiệu quan
trọng nhất để điều hành chính sách tiền tệ…
Như vậy chiếu theo Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 “Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay
tương ứng” thì rất nhiều Ngân hàng đang vi phạm luật bởi lãi suất cơ bản do NHNN công bố
hiện chỉ 7%/năm tức lãi suất cho vay không được vượt quá 10,5%/năm. Dường như, thời gian
qua nắm được điểm yếu này, các Ngân hàng tha hồ nâng lãi suất, ký những hợp đồng phạm luật
mà không e ngại. Luật sư Nguyễn Sa Linh(
[13])
khẳng định: “Nếu tranh chấp về lãi suất được
đưa ra Tòa, những hợp đồng có lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản sẽ bị tuyên vô hiệu vì
phạm luật và khách vay có quyền trả với lãi suất 150% lãi cơ bản”. Còn Luật sưNguyễn Thanh
Lương(
[14])
phân tích “dù trong hợp đồng có điều khoản không được tiết lộ những điều khoản
cho bên thứ 3, nhưng luật cũng quy định một số cơ quan có thẩm quyền được phép biết và Tòa
án nằm trong số đó. Còn việc ngân hàng cho rằng lãi trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận thì vẫn vi
phạm Điều 476 Bộ luật Dân sự”.
Một vấn đề cũng rất cần quan tâm đó là hiện tượng các Ngân hàng hiện nay cho vay với các điều
kiện vô lý. Ví dụ: muốn vay 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) để đầu tư phải thoả mãn điều
kiện có 10 héc ta (ha) đất không thì phải trả lãi suất cao mới được vay. Nhưng rất ít hộ dân có tới
10 ha đất. Tác giả cho rằng không nên quy định hạn mức mà điều kiện cho vay cần phụ thuộc
nhiều yếu tố. Vì nếu hộ dân có 1, 2 sào thì chỉ được vay 1, 2 triệu đồng như vậy không đủ để đầu
tư. Hơn nữa, nếu trên mảnh đất “1, 2 sào” đó lại có tiềm năng phát triển thì như vậy quy định của
các ngân hàng lại gián tiếp làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nếu chấp nhận vay thì người dân
phải chấp nhận một lãi suất cao “ngút trời”. Các ngân hàng đã vin vào các điều kiện vô lý này để
tiến hành cho vay nặng lãi.
Dư luận đang chờ các cơ quan có thẩm quyền giải bài toán “cho vay nặng lãi” của các ngân
hàng.
3. Một số khuyến nghị
Để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tiền, dựa vào thực
trạng và những nhận xét nêu trên tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau đây:
Thứ nhất, trong Bộ luật dân sự cần có quy định rõ về khái niệm lãi suất và các loại lãi suất.
Việc quy định của pháp luật còn bất cập ở chỗ vô tình đồng nhất lãi suất đúng hạn và lãi suất quá
hạn, cần có một sự điều chỉnh. Như đã biết lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố, nhưng khi tính lãi suất quá hạn thì được tính như thế nào? Nếu
vẫn áp dụng lãi suất quá hạn nhỏ hơn hoặc bằng 150% lãi suất cơ bản thì chẳng khác nào khẳng
định hai loại lãi suất này không có gì khác nhau. Vậy có thể tính lãi suất quá hạn như sau:
Lãi suất quá hạn = 150% lãi suất đúng hạn
Lưu ý lãi suất đúng hạn không được vượt quá bằng 150% lãi suất cơ bản (để phù hợp với điều
476 – BLDS 2005).
Ví dụ: A cho B vay 1.000.000 đồng trong thời hạn 1 năm với lãi suất là 10%/năm (lãi suất cơ
bản tại thời điểm hiện nay do Ngân hàng Nhà nước công bố là 7%/năm). Sau 1 năm kể từ ngày
hợp đồng được giao kết, B phải trả cho A 1.000.000 đồng (gốc) cộng với một khoản lãi là:
100.000 đồng. Nhưng 2 năm sau B mới trả tiền cho A, lúc này phát sinh lãi suất quá hạn, ngoài
số tiền gốc và lãi suất đúng hạn, A còn được nhận lãi quá hạn vì 1 năm chậm trả của B. Hai bên
thoả thuận mức lãi suất quá hạn là 150% lãi suất đúng hạn tức khoản tiền là 150.000 đồng x 2
năm = 300.000 đồng.
Nếu lãi suất đúng hạn là 10.5%/năm (150% lãi suất cơ bản (7%) do Ngân hàng Nhà nước công
bố), khi tính lãi suất quá hạn vẫn áp dụng cách tính là nhỏ hơn hoặc bằng 150% lãi suất cơ bản
thì không ổn, lúc này lãi suất đúng hạn bằng lãi suất quá hạn. Có nghĩa là: A cho B vay
1.000.000 đồng, lãi suất là 10,5%/năm trong thời hạn là một năm. Sau 1 năm B phải trả cho A
105.000 đồng tiền lãi cho A. Nhưng sau một năm B vẫn chưa trả, lúc này sẽ phát sinh lãi suất
quá hạn. áp dụng công thức: Lãi suất quá hạn = 150% lãi suất đúng hạn thì lúc này lãi suất quá
hạn sẽ lớn hơn lãi suất cơ bản:
Lãi suất quá hạn = 150%/năm x 10.5%/năm = 15.75%/năm.
Do vậy, BLDS cần bổ sung thêm khái niệm lãi suất và các loại lãi suất như sau:
Lãi suất trong hợp đồng vay tiền là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tiền đã vay
tính theo đơn vị thời gian.
Lãi suất đúng hạn là tỷ lệ nhất định mà bên vay phải trả cho bên cho vay tính trên số tiền đã vay
tương ứng với thời hạn mà các bên đã thoả thuận.
Lãi suất quá hạn là tỉ lệ phần trăm tính trên nợ gốc mà bên vay phải trả cho bên cho vay tương
ứng với thời gian chậm trả.
Để không gây mâu thuẫn trong các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật nhất thiết phải chỉ
rõ:
- Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng;
- Lãi suất đúng hạn mà các Ngân hàng thương mại, các TCTD hoặc các hình thức chơi họ, hụi,
biêu, phường chọn không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản;
- Lãi suất quá hạn không được vượt quá 150% lãi suất đúng hạn.
Thứ hai, về việc xử lí hậu quả của hợp đồng vay tiền vi phạm quy định về lãi suất: đối với một
số hợp đồng vay tiền đã có hiệu lực và việc thoả thuận lãi suất vượt quá quy định cho phép của
Nhà nước của bên cho vay thì không nên tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp này, để
bảo vệ quyền lợi cho các bên Toà án sẽ áp dụng và quy định lại lãi suất chuẩn và hợp lí tại thời
điểm bấy giờ trong hợp đồng vay tiền và hợp đồng cho vay tiền này tiếp tục có hiệu lực. Cũng
cần phải cân nhắc điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và dự liệu “những trường hợp khác do
pháp luật quy định” để không gây mâu thuẫn trong chính Bộ luật dân sự.
Thứ ba, về vấn đề hụi, họ, biêu, phường: có thể thấy việc quy định lãi suất trong hợp đồng vay
là rất cần thiết, nó càng hiện thực hơn nữa trong nền kinh tế hiện nay khi trị giá của đồng tiền
luôn có những biến đổi không ngừng. Làm sao để quy định mức lãi suất có thể đem lại lợi nhuận
cho người cho vay nhưng cũng đem lại khả năng đầu tư có hiệu quả trong việc vay lãi của người
vay để họ có khả năng trả nợ, trả lãi và có thể đem lại lợi nhuận. Trên thực tế, không phải lúc nào
các hợp đồng vay tiền cũng đảm bảo đầy đủ các giá trị pháp lí. Hơn nữa các hình thức cho vay có
thể biến thái thành các hình thức tiêu cực. Trong nhân dân, các hình thức họ, hụi, biêu, phường
diễn ra phổ biến mang tích chất là giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt… là chính.
Tuy nhiên không phải lúc nào các hình thức cho vay này cũng lành mạnh nhất là trong xã hội
ngày nay, các tệ nạn xã hội diễn ra ngày càng phức tạp. Hơn nữa để định nghĩa một cách rõ ràng
thế nào là họ, là hụi, là biêu, là phường rất khó. Có nhiều người cho rằng bốn hình thức cho vay
này trong nhân dân có cùng bản chất. Với ý kiến Ông Hà Đức Lệnh – Đại biểu quốc hội cho hụi
và họ bản chất không giống nhau: "Họ mang tính chất tương trợ, không tính lãi. Còn hụi là cho
vay với lãi suất cao, dễ phát sinh tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới xã hội, nhất là khi đường dây hụi đổ
bể". Ông Lệnh cũng như nhiều đại biểu nhất trí Nhà nước cần quản lý hụi bằng cách khống chế
mức lãi suất cho vay, nếu vượt quá giới hạn quy định thì có chế tài xử lý. Theo quan điểm của
tác giả, cả bốn hình thức này đều có thể thoả thuận có lãi suất. Bởi bản chất của hợp đồng vay
tiền mà nhờ bản chất này có thể phân biệt dễ dàng với các hợp đồng khác đó là lãi suất. Hợp
đồng vay tiền có lãi suất chính là thể hiện đặc điểm “đền bù” trong các hợp đồng dân sự.
Ví dụ về đường dây hụi ngày: Vay 30.000 đồng một ngày, trả lãi 500 đồng/ngày, sau 1 tháng
phải trả cả vốn và lãi là 45.000 đồng (tương đương lãi suất 100%). Nhưng trên thực tế có nhiều
trường hợp chơi hụi với hình thức cho vay lãi cao: 200%, 300%… thậm chí còn cao hơn thế nữa.
Vì thế nhà nước cần quản lý hụi, không thể cứ không quản được thì cấm, biến hụi trở thành cái
gì đó xấu xa.
Theo tác giả, đối với các hình thức cho vay trong nhân dân: họ, hụi, biêu, phường cần phải được
kiểm soát sát sao. Các chủ họ, hụi, biêu, phường (nhà cái) cần phải được đăng kí và được sự cho
phép của cơ quan có thẩm quyền mới được phép hoạt động. Làm như vậy để kiểm soát được sự
hoạt động của các hình thức này. Thông thường việc quy định lãi suất của các hình thức cho vay
này rất khó kiểm soát và hầu hết là trái với quy định tại Điều 476 – BLDS 2005. Các hình thức
cho vay này thường quy định mức lãi suất rất cao, nếu như cho vay với mục đích tương trợ giúp
đỡ lẫn nhau và áp dụng mức lãi suất phù hợp với pháp luật thì Đảng và Nhà nước ta rất khuyến
khích, bởi trong tình hình hiện nay với sự khan hiếm của đồng tiền các ngân hàng và các tổ chức
tín dụng đôi khi không xoay sở kịp cần phải có những hình thức cho vay khác để đảm bảo được
nhu cầu của người dân. Tuy nhiên trên thực tế các nhà cái lại lợi dụng tình hình này để hoạt động
cho vay nặng lãi. Hơn nữa có một số các chủ hụi cũng huy động góp vốn với lãi suất cao rồi sau
đó “ôm tiền bỏ chạy” để những người góp vốn không biết tìm đâu để thấy tiền của mình. Việc
chơi họ, hụi, biêu, phường có thể coi là một hình thức kinh doanh vậy nên việc đăng kí hoạt động
với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là rất cần thiết, không chỉ giúp Nhà nước quản lý được các
giao dịch dân sự mà còn đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.
Thứ tư, về chính sách lãi suất: Có thể nói khi lãi suất của ngân hàng Nhà nước tăng cao hoặc
việc cho vay tiền của các cá nhân có quy định mức lãi suất quá cao sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư.
Nhu cầu đầu tư là lượng tiền được nắm giữ nhằm quản lý tài sản một cách linh hoạt và có hiệu
quả trên cả hai góc độ: tối đa hoá lợi nhuận và an toàn. Nói cách khác, công chúng nắm giữ tiền
với tư cách như là một công cụ đầu tư mà không phải là phương tiện để trao đổi. Mức sinh lời
của tiền tệ là bằng 0 hoặc rất thấp so với các hình thức đầu tư khác. Mặc dù loại hình đầu tư này
vẫn tốt hơn mức sinh lời âm mà các loại hình đầu tư đó có thể mang lại. Tỷ lệ sinh lời của một
công cụ đầu tư trong một giai đoạn là tổng của tỷ lệ lãi suất và tỷ lệ tăng giá; trong khi mức sinh
lời từ lãi suất luôn lớn hơn 0 thì tỉ lệ biến động giá có thể là một số âm. Trong chừng mực sự
thiệt hại từ mức giá biến động vượt quá lợi nhuận mang lại từ lãi suất thì tỉ lệ sinh lời của một
công cụ đầu tư là một số âm. Việc đầu tư vừa phải mang lại lợi nhuận, vừa phải an toàn. Với
mức lãi suất cao, người đi vay khó có khả năng cáng đáng được được cả gốc lẫn lãi. Hệ quả xảy
ra là ít người, ít công ty… vay hoặc vay nhiều để đầu tư có quy mô. Ngược lại, với lãi suất quá
thấp, người dân sẽ không gửi tiền và dẫn đến hoạt động của các Ngân hàng kém hiệu quả, ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, ban hành một chính sách lãi suất phù hợp
kích thích được các hoạt động cho vay tài sản nói chung và vay tền nói riêng sẽ có tác động
không nhot tới sự phát triển ổn định của kinh tế – xã hội.
Thứ năm, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng nói riêng
và nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân nói chung: sự biến đổi của đồng tiền và sự khan
hiếm của chính nó tại một số thời điểm trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho các đối tượng cho
vay nặng lãi vượt nhiều lần so với sự quy định của Nhà nước. Trên thực tế, các Ngân hàng có
những lúc không có đủ tiền để cho vay hay chỉ là đưa ra những lí do để tạo khó khăn cho người
đi vay? Chính phủ đưa ra các gói giải pháp để hỗ trợ cho những người nghèo nhưng việc tiếp cận
của các gói giải pháp này tới người dân còn rất khó khăn. Người dân không chạm tới được
những sự hỗ trợ của Nhà nước, may chăng được tiếp cận nó nhưng cơ chế cho vay tiền của các
Ngân hàng đặc biệt là các tổ chức tín dụng ở vùng sâu, vùng xa đã gây khó khăn cho người đi
vay. Từ những nguyên nhân trên, những người có nhu cầu đi vay, để tránh “phiền phức”, họ
không vay ở các Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng mà vay của những người “dư dật” của cải
và có nhu cầu cho vay để thoả mãn nhu cầu vật chất của chính mình, nhưng sự biến đổi bất
thường của giá trị đồng tiền và việc vay khó khăn tại các Ngân hàng khiến cho những người cho
vay đã cố tình nâng lãi suất. Một đòi hỏi bức thiết là Nhà nước cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng và tăng
cường kiểm soát các hợp đồng vay tiền.
Thứ sáu, có thể sửa đổi Điều 474 và 476 của Bộ Luật dân sự theo 2 phương án([15])
:
Phương án 1: Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích Điều 474 và Điều 476 Bộ Luật dân sự theo
hướng “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước công bố”, quy định này không điều chỉnh các quan hệ tín dụng của các
tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và
Luật các tổ chức tín dụng.
Phương án 2: Chỉnh sửa Điều 474 và Điều 476 của Bộ Luật dân sự theo hướng quy định này
không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng.
Theo tác giả các cơ quan làm luật nên sửa Bộ Luật dân sự theo phương án 1 để đáp ứng kịp thời
cho tình hình kinh tế hiện nay với một nền kinh tế đa dạng, năng động và nhiều thách thức, nếu
chậm ngày nào sẽ gây ách tắc và sự cứng nhắc trong hoạt động ngân hàng, không đáp ứng được
những yêu cầu đa dạng của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn ®ang suy thoái do cuộc khủng
hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mang lại. Nếu chọn phương án 2, chúng ta sẽ mất nhiều thời
gian để sửa đổi luật vậy nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích luật theo tác giả là phương án
tối ưu. Về lâu dài, để hợp lý hơn chúng ta có thể quy định điều 476 không áp dụng đối với hoạt
động tín dụng ngân hàng nhằm giảm bớt khó khăn cho các ngân hàng thương mại và đảm bảo
phù hợp với chủ trương tự do hoá lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đang phấn đấu.
Thứ bảy, về vấn đề tranh cãi có nên nâng trần lãi suất? Quy định của pháp luật hiện hành tại
điều 476 BLDS 2005 nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về vay, cho vay vốn và các giao dịch
dân sự, nhằm ngăn chặn cho vay nặng lãi, mang tính bóc lột không phù hợp với bản chất của
Nhà nước ta. Trong bối cảnh lạm phát hiện nay, chúng ta cần tính đến các nhà sản xuất bởi khi
không có vốn họ đi vay nhưng vay với lãi cao không đủ sức trả nợ thì phá sản, lại ảnh hưởng trực
tiếp đến nền kinh tế. Tác giả cho rằng, tạm thời Nhà nước nên giữ nguyên quy định của điều 476
bởi việc thay đổi lãi suất cần phải cân đối giữa các lợi ích nhằm chống cho vay nặng lãi, suy
giảm kinh tế… và đặc biệt cần phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội. Đồng thời kết hợp hài
hoà với việc giải thích luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về vấn đề điều 476 BLDS 2005
không điều chỉnh các quan hệ tín dụng của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hoạt động theo
quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Khi nền kinh tế đi vào ổn
định, lạm phát phi mã chấm dứt, kinh tế phát triển… chúng ta sẽ nghĩ đến việc nâng trần lãi suất.
Chú thích:
1. Điều 2, Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và các tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày
17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
2. Học viện ngân hàng, Giáo trình Lí thuyết tiền tệ ngân hàng (2005), Nxb Thống kê, tr.63
3. Học viện ngân hàng, Giáo trình Lí thuyết tiền tệ ngân hàng (2005), Nxb Thống kê, tr.98
4. Khoản 12 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997
5. Điều 18 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997
6. Khỏan 1 Điều 476 BLDS năm 2005
7. Luật sư Trương Thanh Đức chủ tịch công ty luật BASICO, nguồn VnEconomy.com.vn
8. Nguồn
9. Khoản 1 Điều 476 BLDS nam 2005
10. Luật sư Lưu Trường Hận, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Bộ phận Pháp
Chế Ngân hàng Phương Đông
11. Mục b khỏan 4 phần I thông tu s? 01 – TT/LT ngày 19/6/1997 c?a Liên t?ch Tòa án nhân
dân Tối cao – Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao – Bộ Tu Pháp – Bộ tài Chính
12. Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005
13. Kiến nghị của tác giả được trình bày ở Chương 5: Nhận xét và kiến nghị
14. Luật sư Nguyễn Sa Linh, Đoàn Luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh, nguồn VnEconomy
15. Theo Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam
NGUỒN: “LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
NỀN KINH TẾ HIỆN NAY” - DƯƠNG THU PHƯƠNG - Đại học Luật Hà Nội

More Related Content

What's hot

C3 tong quan ve tin dung ngan hang
C3   tong quan ve tin dung ngan hangC3   tong quan ve tin dung ngan hang
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
BUG Corporation
 
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Hạnh Ngọc
 

What's hot (14)

Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAYĐề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
 
Bao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangBao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hang
 
VISLands - Cau hoi lien quan toi thue va cong chung
VISLands - Cau hoi lien quan toi thue va cong chungVISLands - Cau hoi lien quan toi thue va cong chung
VISLands - Cau hoi lien quan toi thue va cong chung
 
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
C3   tong quan ve tin dung ngan hangC3   tong quan ve tin dung ngan hang
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
 
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
 
Lt tctt chương 1
Lt tctt   chương 1Lt tctt   chương 1
Lt tctt chương 1
 
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOTĐề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
 
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, HOT
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, HOTTài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, HOT
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, HOT
 
Cam crypto
Cam cryptoCam crypto
Cam crypto
 
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOT
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOTLuận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOT
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luật
Luận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luậtLuận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luật
Luận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luật
 
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
 
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAYĐề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
 

Viewers also liked

Viewers also liked (17)

Nhung luan cuong lien bang (hamilton madison - jay)
Nhung luan cuong lien bang (hamilton   madison - jay)Nhung luan cuong lien bang (hamilton   madison - jay)
Nhung luan cuong lien bang (hamilton madison - jay)
 
Thông tư 123.2015.tt.btc
Thông tư 123.2015.tt.btcThông tư 123.2015.tt.btc
Thông tư 123.2015.tt.btc
 
Giay phep va dieu kien kinh doanh o viet nam
Giay phep va dieu kien kinh doanh o viet namGiay phep va dieu kien kinh doanh o viet nam
Giay phep va dieu kien kinh doanh o viet nam
 
Nd 30 2015 ve dau thau dau tu
Nd 30 2015 ve dau thau dau tuNd 30 2015 ve dau thau dau tu
Nd 30 2015 ve dau thau dau tu
 
Ve toi la nhuc nguoi khac
Ve toi la nhuc nguoi khacVe toi la nhuc nguoi khac
Ve toi la nhuc nguoi khac
 
Giao trinh luat la ma
Giao trinh luat la maGiao trinh luat la ma
Giao trinh luat la ma
 
Dau hieu phan biet hang hoa dich vu bao ho quyen so huu cong nghiep
Dau hieu phan biet hang hoa dich vu bao ho quyen so huu cong nghiepDau hieu phan biet hang hoa dich vu bao ho quyen so huu cong nghiep
Dau hieu phan biet hang hoa dich vu bao ho quyen so huu cong nghiep
 
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
 
Chung cu va chung minh trong to tung dan su viet nam
Chung cu va chung minh trong to tung dan su viet namChung cu va chung minh trong to tung dan su viet nam
Chung cu va chung minh trong to tung dan su viet nam
 
Bài giảng Marketing Thương mại Điện tử
Bài giảng Marketing Thương mại Điện tửBài giảng Marketing Thương mại Điện tử
Bài giảng Marketing Thương mại Điện tử
 
Giao trinh luat to tung hanh chinh (dh can tho)
Giao trinh luat to tung hanh chinh (dh can tho)Giao trinh luat to tung hanh chinh (dh can tho)
Giao trinh luat to tung hanh chinh (dh can tho)
 
Xoa an tich theo quy dinh cua phap luat
Xoa an tich theo quy dinh cua phap luatXoa an tich theo quy dinh cua phap luat
Xoa an tich theo quy dinh cua phap luat
 
Phap luat ve hop dong mua ban nha o
Phap luat ve hop dong mua ban nha oPhap luat ve hop dong mua ban nha o
Phap luat ve hop dong mua ban nha o
 
Tong hop nhung diem moi cua luat bao hiem xa hoi 2014 (nguyenanh1292 danluat)
Tong hop nhung diem moi cua luat bao hiem xa hoi 2014 (nguyenanh1292 danluat)Tong hop nhung diem moi cua luat bao hiem xa hoi 2014 (nguyenanh1292 danluat)
Tong hop nhung diem moi cua luat bao hiem xa hoi 2014 (nguyenanh1292 danluat)
 
Principles of criminal_law__principles_of_law_series_
Principles of criminal_law__principles_of_law_series_Principles of criminal_law__principles_of_law_series_
Principles of criminal_law__principles_of_law_series_
 
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
 
120 cau hoi thuong mai quoc te
120 cau hoi thuong mai quoc te120 cau hoi thuong mai quoc te
120 cau hoi thuong mai quoc te
 

Similar to Phap luat viet nam ve lai suat trong hop dong vay tien

Quy che cho vay nhnn
Quy che cho vay nhnnQuy che cho vay nhnn
Quy che cho vay nhnn
Con Con
 
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
nguyehieu1
 

Similar to Phap luat viet nam ve lai suat trong hop dong vay tien (20)

Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAYBài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
 
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu DùngCơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
 
Quy che cho vay nhnn
Quy che cho vay nhnnQuy che cho vay nhnn
Quy che cho vay nhnn
 
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu DùngCơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
Cơ Sở Lý Luận Về Cho Vay Tiêu Dùng Và Pháp Luật Về Cho Vay Tiêu Dùng
 
Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...
Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...
Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.docx
 
Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam
Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt NamHợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam
Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam
 
Hop dong-tin-dung-trung-han-dai-han
Hop dong-tin-dung-trung-han-dai-hanHop dong-tin-dung-trung-han-dai-han
Hop dong-tin-dung-trung-han-dai-han
 
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAYLuận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, HAY
 
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnhLuận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
Luận án: Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
 
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàngđề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
 
Cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng thương ...
Cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng thương ...Cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng thương ...
Cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng thương ...
 
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt NamThực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
 
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
 
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Th...
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Th...Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Th...
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Th...
 

Phap luat viet nam ve lai suat trong hop dong vay tien

  • 1. Trong hầu hết các hợp đồng cho vay tiền, người vay thường phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất (interest rate). Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. 1. Lãi suất và đặc điểm của lãi suất Khi người cho vay chuyển quyền sử dụng tiền cho người khác có nghĩa là anh ta đã hi sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình với hi vọng có được lượng tiền lớn hơn ngày mai. Sẽ không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn lên thêm đó hoặc là nó không đủ đề bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ. Có nhiều cách định nghĩa về lãi và lãi suất. Theo Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17-5-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì Lãi được hiểu là khoản tiền bên vay, huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất ([1]) . Cũng có định nghĩa cho rằng: lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn([2]) . Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, lãi suất được định nghĩa là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Từ những cơ sở trên, tác giả xin được đưa ra định nghĩa về lãi suất như sau: lãi suất trong hợp đồng vay tiền là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định. Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về lãi suất thì hợp đồng vay tiền sẽ không có lãi suất. Nếu các bên có thoả thuận về lãi suất thì không được vượt quá “150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đối với loại cho vay tương ứng”( [4]) . Như vậy, nếu các bên thoả thuận về lãi suất gấp hai, ba hoặc nhiều lần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công bố thì khi tranh chấp xảy ra, mức lãi suất tối đa mà Toà án chấp nhận không vượt quá “150% mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Đặc điểm của lãi suất Là một công cụ để tính lợi nhuận nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của cả bên cho vay và bên vay, lãi suất có những đặc điểm cơ bản sau đây:
  • 2. · Thứ nhất, lãi suất được phát sinh chủ yếu trong các hợp đồng vay tài sản: Qua nghiên cứu có thể thấy lãi suất có thể xuất hiện trong các hợp đồng đầu tư, cho thuê tài chính hoặc các hợp đồng khác và là cơ sở để tĩnh lãi. Tuy nhiên, lãi suất chủ yếu vẫn được tồn tại trong các hợp đồng vay bởi lẽ trong hợp đồng vay bên vay chỉ phải trả lại tài sản vay sau một thời hạn nhất định do đó phải có một tỉ lệ xác định để tính lãi tương ứng với thời hạn vay. Hơn nữa, nếu trong các hợp đồng khác như thuê tài chính, đầu tư thì cơ sở để tính lãi còn dựa trên nhiều yếu tố khác như chi phí bỏ ra, công sức đóng góp… còn trong hợp đồng vay thì cơ sở để tính lãi chủ yếu vẫn là lãi suất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. · Thứ hai, lãi suất không được phát sinh một cách độc lập, nó chỉ phát sinh do thoả thuận của các bên sau khi đã thoả thuận được số vay gốc: Bản chất của lãi suất là một tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả cho bên cho vay dựa vào số tiền vay gốc trong một thời hạn nhất định. Do đó, sẽ không thể có tỉ lệ đó nếu như không tồn tại số tiền gốc mà các bên thoả thuận được trong hợp đồng vay tài sản. · Thứ ba, lãi suất được tính dựa trên số vay gốc và thời hạn vay (thời gian vay): Như đã phân tích ở trên, lãi suất tỉ lệ thuận với vốn gốc và thời hạn vay. Do đó, tương ứng với số nợ gốc nhiều hay ít, thời hạn vay dài hay ngắn mà các bên có thể thoả thuận mức lãi suất cho phù hợp. 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất Có thể thấy Nhà nước không phải lúc nào cũng kiểm soát được hết mọi quan hệ pháp luật cho nên có tình trạng nhiều vi phạm pháp luật nằm ngoài vòng kiểm soát của pháp luật. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi các văn bản pháp luật của nước ta còn thiếu cụ thể, tính khả thi không cao, hơn nữa luật nước ta là luật khung, muốn thi hành được trên thực tế phải có Nghị định hướng dẫn thi hành. Vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay cũng rơi vào tình trạng này. Trong BLDS 2005 chỉ quy định duy nhất một điều về lãi suất một cách trực tiếp: “Điều 476. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. 2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”. Việc quy định chỉ một điều luật trực tiếp về lãi suất trong BLDS 2005 là quá khái quát sẽ tạo khe hở cho nhiều đối tượng “lách luật”, cố tình làm biến thái đi và lợi dụng nó để kinh doanh, tổ chức thực hiện một số hình thức không lành mạnh. Lãi suất cơ bản được quy định trong điều 476 bỗng dưng đã gây tranh cãi xem có nên sửa đổi hay không. Lãi suất này tự dưng trở thành mốc để suy ra lãi suất trần. Ví dụ có thời điểm lãi suất
  • 3. cơ bản lãi 12%/năm suy ra lãi suất cho vay tối đa sẽ ở mức 18%/năm. Tức là một điều luật nhằm ngăn chặn hiện tượng cho vay nặng lãi ngoài xã hội bỗng trở thành yếu tố điều tiết lãi suất của hệ thống ngân hàng chính thống. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thoả thuận; tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa hiện tượng cho vay nặng lãi và cũng tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về lãi suất hoặc trong trường hợp không có cơ sở xác định rõ mức lãi đã thỏa thuận, mà pháp luật dân sự quy định phương thức để xác định một mức lãi suất nào đó được xem là hợp lý và tiêu chuẩn được BLDS năm 1995 lựa chọn là căn cứ vào cơ chế điều hành trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, tức mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời điểm đối với loại cho vay tương ứng. BLDS 1995 cũng như BLDS 2005 quy định một điều duy nhất về lãi suất nhưng so với Bộ luật này, BLDS 2005 có những thay đổi căn bản. Đối với BLDS 1995 thì chỉ quy định “lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng”.Thực tế cho thấy khi áp dụng quy định này trong nhiều năm có nhiều bất cập và không còn phù hợp nữa, thay vào đó là quy định “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Quy định mới này đã dễ hiểu hơn, thực tế hơn và hiệu quả hơn và sau gần bốn năm thực hiện quy định về lãi suất này, từ ngày 01/01/2006 – ngày BLDS 2005 có hiệu lực thi hành, chúng ta đã thu được những kết quả đáng mừng. Tại sao lại có sự thay đổi đó? Đó là vì cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã có nh÷ng thay đổi, cơ chế điều hành trần lãi suất được thay thế bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 quy định: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các Tæ chøc tÝn dông (TCTD) ấn định lãi suất kinh doanh”([3]) ; “Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”([4]) . Mặc dù vậy, phải đến 02/8/2000, Ngân hàng Nhà nước mới ban hành Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 5/8/2000) chính thức bắt đầu thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam thay cho cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay. Hệ quả là: từ thời gian này cho đến trước khi BLDS năm 2005 có hiệu lực, rõ ràng đã tồn tại một khoảng trống pháp lý khi có sự bất tương đồng giữa Điều 473 BLDS năm 1995 với Luật Ngân hàng Nhà nước 1997 và Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 về tiêu chí so sánh (lãi suất trần và lãi suất cơ bản), Toà án không có cơ sở để dẫn chiếu khi giải quyết các tranh chấp về lãi suất phát sinh trong thời gian ấy. Thay thế cho BLDS năm 1995 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, về nội dung này, BLDS năm 2005 quy định: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”([5]) . Đây là sự pháp điển hoá Luật Ngân hàng Nhà nước, Quyết định sè 241/2000/QĐ-NHNN1 vào trong BLDS mới một cách hợp lý và tất yếu.
  • 4. Như vậy, nếu như cơ sở tồn tại của tiêu chí so sánh đã được BLDS năm 2005 giải quyết hợp lý, thì trong lời văn của điều luật lại phát sinh một vấn đề khác, đó là sự khác nhau về mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép (bị khống chế) giữa 2 quy định tương ứng trong hai Bộ luật dân sự. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là cần thống nhất cách hiểu và cách tính toán mức lãi suất cho vay tối đa này của BLDS năm 2005 như thế nào để không phạm luật? Hay nói cách khác, với quy định trên ta cần quan niệm giá trị 150% là của phần vượt quá so với lãi suất cơ bản hay là tỷ lệ so sánh thuần tuý giữa chúng với nhau – lãi suất thoả thuận với lãi suất cơ bản? Theo LuËt s Trương Thanh Đức([6]) , «ng đã mặc nhiên xác định theo cách: so sánh tỷ lệ thuần tuý giữa mức lãi suất thoả thuận với lãi suất cơ bản trong giới hạn luật định là 150% (mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép = lãi suất cơ bản x 150%), ví dụ: nếu lãi suất cơ bản là 1% thì lãi suất cho vay tối đa không vượt quá 150% là mức 1,5% (= 1% x 150%). Với cách thể hiện lời văn điều luật của BLDS thì luôn có thể đưa đến cho người đọc quan niệm giống như Luật sư Trương Thanh Đức. Nhưng từ những băn khoăn cã s¬ së, LuËt s §ç Hång Th¸i lại cã cách hiểu khác về tinh thần cũng như nội dung đích thực của điều luật này([7]) : · Theo quy định của BLDS năm 1995 (Khoản 1, Điều 473) thì mức lãi suất thoả thuận tối đa không vượt quá 50% (của lãi suất trần do NHNN quy định đối với loại cho vay tương ứng). Trong thực tiễn áp dụng pháp luật suốt thời gian qua thì cái ngưỡng 50% này luôn được hiểu và vận dụng nhất quán: lãi suất thoả thuận không được vượt giới hạn nhiều hơn gấp rưỡi, nghĩa là phần vượt quá phải ít hơn hoặc bằng 50% (và được xác định theo công thức: mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép = lãi suất trần + lãi suất trần x 50%). Hiển nhiên sẽ là phi lý nếu xem ngưỡng 50% ấy chỉ là phân nửa (của lãi suất trần do NHNN quy định) bởi không lẽ pháp luật lại buộc các thoả thuận dân sự trong xã hội (bao gồm cả hoạt động cho vay của ngân hàng) chỉ được thoả thuận mức lãi suất vay tối đa bằng nửa mức lãi suất trần do NHNN quy định (= lãi suất trần x 50%), thực tiễn giao lưu dân sự và việc giải quyết các tranh chấp dân sự của Toà án cũng không bao giờ diễn dịch theo ý tứ này. Có lẽ ở nội dung này, chúng ta cần mặc nhiên thừa nhận bởi sự lý giải rõ ràng của chính thực tiễn áp dụng và thực thi BLDS năm 1995. Tuy nhiên, dường như vẫn có điều gì đó bất ổn, phải chăng thực tiễn áp dụng luật có thể là đúng với ý đồ nhà làm luật nhưng cách diễn đạt của điều luật số 473 lại hàm chứa thiếu sót là chưa phản ánh đúng tinh thần ấy? · Đến BLDS năm 2005, tại khoản 1, Điều 476, ngưỡng tối đa được phép của lãi suất vay thoả thuận nêu trên đã có sự chỉnh lý – thay giá trị 50% bằng giá trị 150% và: - Với cùng lập luận như cách hiểu về tinh thần và thực tiễn thi hành BLDS năm 1995 thì nên chăng ta cần nhất quán cách xác định ngưỡng này là tiếp tục căn cứ vào giá trị của phần vượt quá, nếu mức lãi suất cơ bản là 1% thì mức lãi suất tối đa được phép thoả thuận sẽ là 2,5% (= 1% + 1% x 150%), trong đó phần vượt quá là 1,5%, tức bằng 150% của mức lãi suất cơ bản 1% (nghĩa là tiếp tục xác lập theo công thức: mức lãi suất thoả thuận tối đa được phép = lãi suất cơ
  • 5. bản + lãi suất cơ bản x 150%). Hay nói cách khác, BLDS năm 2005 đã nâng giá trị tỷ lệ xác định mức tối đa của lãi suất thoả thuận được phép, so với BLDS năm 1995 (đồng thời thay đổi đối tượng so sánh lãi suất trần bằng lãi suất cơ bản). Nh vËy LuËt s §ç Hång Th¸i ®· kh«ng ®ång t×nh víi c¸ch tÝnh cña LuËt s Tr¬ng Thanh §øc. - Nhưng còn có một khả năng khác: phải chăng lời văn khoản 1, Điều 473, BLDS năm 1995 đã không chuyển tải đúng ý đồ nhà làm luật (thay vì phải xác định giá trị của tỷ lệ cần so sánh trực tiếp giữa 2 mức lãi suất là đối tượng cần quan tâm với nhau chứ không thể bóc tách phần vượt quá để so sánh – nghĩa là phải lấy giá trị 150% chứ không phải là 50%), và để giải quyết bất cập ấy mà BLDS năm 2005 về câu chữ “tưởng như” đã nâng số giá trị % của mức ngưỡng tối đa, song nội dung thực tế là không tăng mà chỉ đơn giản là trả lại tỷ lệ % cần so sánh về đúng với sự hợp lý của ý tứ lời văn điều luật, theo đó: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản…”([8]) sẽ được hiểu và tính toán bởi công thức: mức lãi suất thoả thuận tối đa = lãi suất cơ bản x 150%. Như vậy, Đ476 BLDS năm 2005 còn ẩn chứa điều gì chưa rõ rµng vµ cần có sự giải thích kịp thời của Quốc hội, trước hết là sự hướng dẫn áp dụng pháp luật của liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương về vấn đề nêu trên. Đối với Luật sư Luu Trường Hận([9]) , ông đưa ra cách hiểu tương tự Luật sư Đỗ Hồng Thái: theo BLDS năm 1995. Gọi A: lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định, thì mức lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 50% của A (nghĩa là ngoµi mức lãi suất cơ bản là A thì Ngân hàng có thể được phép cho vay vượt mức lãi suất cơ bản nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cơ bản, tức là lãi suất cho vay tối đa mà các Ngân hàng có thể áp dụng = A + A x 50%). Ta có: A + A x 50% = A (1+50%) = A(100%+50%) = A x 150% = A x 1,5 lần (để chuyển các số ra cùng một đơn vị, ta đổi: 1 = 100%). Tại thông tư số 01 – TT/LT ngày 19/6/1997 của Liên tịch Tòa án nhân dân Tối cao – Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao – Bộ Tư Pháp – Bộ tài Chính: Hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản cũng hướng dẫn theo cách tính trên, như sau: Nếu mức lãi suất do các bên thoả thuận vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay, thì toà án áp dụng khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả lãi bằng 150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng([10]) .Ví dụ: C vay của D 10.000.000 đồng vào ngày 30/12/1995 với thời hạn vay là 6 tháng và với lãi suất là 4%/tháng. Hàng tháng C đã phải trả lãi cho D. Tháng 7/1996 C ngừng trả lãi cho D. Do đòi nhiều lần không được, nên tháng 11/1996 D khởi kiện yêu cầu toà án buộc bên C phải trả cả nợ gốc và lãi cho D. Khi giải quyết vụ kiện này, toà án buộc C trả cho D tiền nợ gốc là 10.000.000 đồng và tiền lãi theo cách tính như sau: - Thời điểm C vay D là tháng 12 – 1995. Theo Quyết định số 381-QĐ/NH1 ngày 28 – 12 – 1995 thì lãi suất cao nhất của loại vay trung hạn và dài hạn là 1,7%/tháng. Như vậy toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay nợ là 2,55%/tháng (1,7% + 1,7% x 50% = 2,55%/tháng).
  • 6. Nay BLDS 2005 đã sửa đổi Khỏan 1 Điều 473 BLDS 1995 như sau: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với các loại cho vay tương ứng”([11]) . Để dễ nhận thấy sự khác biệt giữa hai Điều luật, ta lập bảng so sánh, đối chiếu: Khoản 1 Điều 473 BLDS 1995 Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 Qui định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất (nay là lãi suất cơ bản) do Ngân hàng nhà nước quy định(công bố) đối với các loại cho vay tương ứng”. Qui định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với các loại cho vay tương ứng”. Ví dụ: Thời điểm C vay D là tháng 12-1995. Theo Quyết định số 381-QĐ/NH1 ngày 28- 12-1995 thì lãi suất cao nhất của loại vay trung hạn và dài hạn là 1,7%/tháng. Như vậy toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay nợ là 2,55%/tháng. (1,7% + 1,7% x 50% = 2,55%/tháng). Từ Ví dụ trên, áp dụng to¸n học ta có công thức tính lãi suất cho vay, như sau: Gọi A: là lãi suất cơ bản; B: là Lãi suất cho vay tối đa. Ta có: B = A + A x 50% = A (1+50%) [Qui đổi 1=100%] = A (100% +50%) = A x 150% hay B= A x 1,5 lần Ví dụ: Thời điểm C vay D là tháng 03-2008. Theo Quyết định số 479-QĐ/NHNN ngày 29/02/2008 thì lãi suất cao cơ bản là 8,75%/năm. Như vậy Toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay nợ là 21,875%/năm (8,75% + 8,75% x 150% = 21,875/năm). Từ Ví dụ trên, áp dụng to¸n học ta có công thức tính lãi suất cho vay như sau: Gọi A: là Lãi suất cơ bản; B: là Lãi suất cho vay tối đa. Ta có: B= A + A x 150% = A (1+150%) [Qui đổi 1=100%] = A (100% +150%) = A x 250% hay B = A x 2,5 lần Tóm lại: Theo BLDS 1995, nếu mức lãi suất do các bên thoả thuận vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay, thì toà án áp dụng khoản 1 Điều 473 BLDS1995 buộc bên vay phải trả lãi bằng 150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng. Theo BLDS 2005, nếu mức lãi suất do các bên thoả thuận vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay, thì toà án áp dụng khoản 1 Điều BLDS 2005 buộc bên vay phải trả lãi bằng 250% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng. Như vậy với cách hiểu và tính toán trên ta có: Gọi A: Lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố, thì lãi suất cho vay của các Ngân hàng sẽ không được vượt quá: A + A x 150% = A
  • 7. (1+150%) = A (100%+150%) = A x 250% = A x 2,5 lần. Như vậy mức lãi suất cơ bản được NHNN công bố là 8,75%/năm thì mức lãi suất cho vay của các ngân hàng không được vượt quá: 8,75% x 250% = 21,875%/năm. Nếu các ngân hàng cho vay trên mức 21,875%/năm (hay 1,82%/tháng) là phạm luật. Đây là những quan điểm của các luật sư và các nhà chuyên môn mà những quan điểm này được đánh giá rất cao và là cơ sở để thế hệ chúng tôi học tập. Một điều luật có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau nhưng với cách hiểu của mình tôi thiết nghĩ nếu hiểu nội dung của điều 476 BLDS 2005 là quy định lãi suất không được vượt quá 250% lãi suất cơ bản thì không ổn. Vì khi quy định như thế chẳng khác nào là khuyến khích cho vay nặng lãi. Một đòi hỏi bức thiết là cần phải giải thích luật một cách rõ ràng, cụ thể để trách tình trạng có những quan điểm khác nhau([12]) . Các hợp đồng dân sự luôn mang trong nó tính chất “thoả thuận giữa các bên” tuy nhiên pháp luật cũng hạn chế quyền của người cho vay trong hợp đồng vay tiền có lãi suất bằng cách “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Nhưng “quy định vẫn chỉ là quy định”, không có chế tài áp dụng thì việc đưa ra các quy định này cũng không mang lại kết quả như ý muốn. Nếu có chế tài áp dụng đối với việc quy định lãi suất cũng chỉ là chế tài hành chính, trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại một khoản tiền mà bên vay chứng minh được việc vay với lãi suất vượt qua mức quy định của pháp luật của bên cho vay gây thiệt hại cho mình. Hơn nữa, nhu cầu đi vay của người vay thường trong những trường hợp cấp bách và cần thiết, việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu của Toà án đôi khi làm ảnh hưởng đến công việc của người đi vay. Cần phải có những quy định và chế tài cụ thể để hạn chế tình hình trên. Việc quy định lãi suất quá cao sẽ không chỉ gây ảnh hưởng cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính bên cho vay. Khi lãi suất của bên cho vay cao sẽ khiến các doanh nghiệp, các cá nhân… (bên vay) không vay dẫn đến tình trạng tiền bị đọng lại và không phát huy được giá trị sinh lời của nó. Doanh nghiệp vay tiền là để đầu tư nhưng với mức lãi suất cao sẽ dự tính việc đầu tư không có lãi nên các doanh nghiệp không vay là đương nhiên. Còn cá nhân, họ cần tiền cũng có thể để đầu tư, cũng có thể vay để chi trả cho một công việc nào đó hay để đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày… lãi suất cao khiến những người này không có khả năng trả cả gốc lẫn lãi nên họ “không dám” vay. Và như vậy nguồn tiền trong các Ngân hàng, nguồn tiền dự trữ trong nhân dân không những không đem lại hiệu quả mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp, các cá nhân… muốn vay. Việc quy định lãi suất thấp so với sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng không ổn. Việc quy định lãi suất thấp chỉ áp dụng cho các đối tượng ưu tiên mà pháp luật quy định còn mặt bằng chung phải phù hợp với mọi nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (lạm phát hay giảm phát, kinh tế phát triển hay chậm phát triển…). Lãi suất thấp sẽ làm giảm hiệu quả của đồng tiền, làm
  • 8. giảm sự phát triển kinh tế, làm giảm nguồn thu của bên cho vay. Nhìn một cách khách quan, lãi suất thấp chỉ có lợi trước mắt cho bên vay. Nhưng cái lợi trước mắt không phải là mục tiêu mà Nhà nước hướng tới. Như vậy, việc quy định lãi suất quá cao hay quá thấp đều không mang lại hiệu quả. Nhà nước tính toán làm sao để pháp luật có những quy định hợp lý không làm giảm hiệu quả của giá trị đồng tiền mang lại cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng vay, đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài cho nền kinh tế. Hơn nữa có thể thấy sự bất cập và thiếu chặt chẽ còn thể hiện ở chỗ: lãi suất được quy định trong BLDS 2005 phải ≤ (nhỏ hơn hoặc bằng) 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp A cho B vay với lãi suất là 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố trong thời gian 1 năm nhưng hết 1 năm B vẫn chưa trả cho A, lúc này phát sinh lãi suất quá hạn và lãi suất này được tính như thế nào? Nếu A và B có thoả thuận về mức lãi suất quá hạn nhưng mức lãi suất này lại vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố (vì lãi suất đúng hạn mà A và B thoả thuận đã bằng 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước) thì lúc này hậu quả sẽ ra sao? Việc áp dụng Điều 476 BLDS 2005 có thực sự hiệu quả? Nếu trường hợp A và B không thoả thuận về lãi suất quá hạn thì việc tính lãi suất này sẽ theo quy định của pháp luật, tức là vẫn ≤ (nhỏ hơn hoặc bằng) 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, như vậy việc phân loại lãi suất đúng hạn và lãi suất quá hạn không còn ý nghĩa bởi vì cách tính lãi suất đúng hạn và lãi suất quá hạn là như nhau. Hiện nay, lãi suất huy động vốn bằng tiền đồng tại một số ngân hàng đã bắt đầu cán đích 10%, trong khi lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên 7% và trần cho vay tối đa không quá 10,5%/năm. Bằng phép tính đơn giản cũng có thể nhận ra rằng không có lý do gì để ngân hàng đẩy lãi suất lên để gánh lấy thua lỗ, trừ khi lâm vào tình huống gặp khó khăn trong thanh khoản. Thật ra, nguyên nhân chính ở đây là do một số ngân hàng đang chuyển hướng mạnh sang cho vay tiêu dùng theo cơ chế lãi suất thỏa thuận, với mức lãi suất bình quân từ 12-15%/năm, chênh lệch giữa đầu ra – đầu vào lên đến 4-5 điểm phần trăm/năm, một tỷ lệ thực sự hấp dẫn nếu chúng ta biết rằng trong tín dụng nếu duy trì chênh lệch khoảng 3,5 điểm phần trăm/năm là có thể tạm yên tâm về tài chính. Việc điều hành thông qua cơ chế “hai giá”, vừa duy trì lãi suất trần vừa áp dụng lãi suất thỏa thuận, tưởng chừng là lối thoát tài chính hợp lý cho các ngân hàng thương mại, nhưng vô hình trung đã nắn dòng chảy tín dụng ngày càng trở nên bất cập. Do sức hấp dẫn của chênh lệch lãi suất, vốn tín dụng tất yếu chảy dồn vào các kênh tiêu dùng, đáng kể nhất hiện nay là bất động sản và chứng khoán. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn đang khẳng định dư nợ cho vay chứng khoán và bất động sản hạch toán trên sổ sách nhìn chung chưa có biến động lớn vượt tầm kiểm soát, đây là ý kiến đáng lưu ý vì nhiều nhà quan sát cho rằng sở dĩ thị trường chứng khoán thời gian qua nóng lên bất thường phần lớn là do sự tiếp sức nhanh và mạnh từ các luồng tiền ngân hàng.
  • 9. Hiện tại, các NHNN đang tổ chức lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật NHNN Việt Nam (sửa đổi) và Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Một trong những điểm mới mà luật đưa ra là TCTD và khách hàng có thể tự thỏa thuận mức lãi suất. Việc thỏa thuận lãi suất sẽ khiến việc huy động vốn dễ hơn. Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà Nước và Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sẽ chính thức trình Quốc hội thông qua vào năm 2010. Dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi gồm 10 chương, 164 điều. Nhận được nhiều ý kiến đồng tình khi trao quyền cho TCTD và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động ngân hàng, không phụ thuộc vào quy định của Bộ luật Dân sự vì bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng của TCTD khác về bản chất với hoạt động cho vay trong quan hệ dân sự thông thường. Đặc biệt, việc áp dụng trần lãi suất có thể làm cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không phản ánh đúng và đầy đủ tình trạng thanh toán của các ngân hàng, qua đó đã vô hiệu hóa một tín hiệu quan trọng nhất để điều hành chính sách tiền tệ… Như vậy chiếu theo Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 “Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng” thì rất nhiều Ngân hàng đang vi phạm luật bởi lãi suất cơ bản do NHNN công bố hiện chỉ 7%/năm tức lãi suất cho vay không được vượt quá 10,5%/năm. Dường như, thời gian qua nắm được điểm yếu này, các Ngân hàng tha hồ nâng lãi suất, ký những hợp đồng phạm luật mà không e ngại. Luật sư Nguyễn Sa Linh( [13]) khẳng định: “Nếu tranh chấp về lãi suất được đưa ra Tòa, những hợp đồng có lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản sẽ bị tuyên vô hiệu vì phạm luật và khách vay có quyền trả với lãi suất 150% lãi cơ bản”. Còn Luật sưNguyễn Thanh Lương( [14]) phân tích “dù trong hợp đồng có điều khoản không được tiết lộ những điều khoản cho bên thứ 3, nhưng luật cũng quy định một số cơ quan có thẩm quyền được phép biết và Tòa án nằm trong số đó. Còn việc ngân hàng cho rằng lãi trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận thì vẫn vi phạm Điều 476 Bộ luật Dân sự”. Một vấn đề cũng rất cần quan tâm đó là hiện tượng các Ngân hàng hiện nay cho vay với các điều kiện vô lý. Ví dụ: muốn vay 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) để đầu tư phải thoả mãn điều kiện có 10 héc ta (ha) đất không thì phải trả lãi suất cao mới được vay. Nhưng rất ít hộ dân có tới 10 ha đất. Tác giả cho rằng không nên quy định hạn mức mà điều kiện cho vay cần phụ thuộc nhiều yếu tố. Vì nếu hộ dân có 1, 2 sào thì chỉ được vay 1, 2 triệu đồng như vậy không đủ để đầu tư. Hơn nữa, nếu trên mảnh đất “1, 2 sào” đó lại có tiềm năng phát triển thì như vậy quy định của các ngân hàng lại gián tiếp làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nếu chấp nhận vay thì người dân phải chấp nhận một lãi suất cao “ngút trời”. Các ngân hàng đã vin vào các điều kiện vô lý này để tiến hành cho vay nặng lãi. Dư luận đang chờ các cơ quan có thẩm quyền giải bài toán “cho vay nặng lãi” của các ngân hàng. 3. Một số khuyến nghị
  • 10. Để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tiền, dựa vào thực trạng và những nhận xét nêu trên tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau đây: Thứ nhất, trong Bộ luật dân sự cần có quy định rõ về khái niệm lãi suất và các loại lãi suất. Việc quy định của pháp luật còn bất cập ở chỗ vô tình đồng nhất lãi suất đúng hạn và lãi suất quá hạn, cần có một sự điều chỉnh. Như đã biết lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, nhưng khi tính lãi suất quá hạn thì được tính như thế nào? Nếu vẫn áp dụng lãi suất quá hạn nhỏ hơn hoặc bằng 150% lãi suất cơ bản thì chẳng khác nào khẳng định hai loại lãi suất này không có gì khác nhau. Vậy có thể tính lãi suất quá hạn như sau: Lãi suất quá hạn = 150% lãi suất đúng hạn Lưu ý lãi suất đúng hạn không được vượt quá bằng 150% lãi suất cơ bản (để phù hợp với điều 476 – BLDS 2005). Ví dụ: A cho B vay 1.000.000 đồng trong thời hạn 1 năm với lãi suất là 10%/năm (lãi suất cơ bản tại thời điểm hiện nay do Ngân hàng Nhà nước công bố là 7%/năm). Sau 1 năm kể từ ngày hợp đồng được giao kết, B phải trả cho A 1.000.000 đồng (gốc) cộng với một khoản lãi là: 100.000 đồng. Nhưng 2 năm sau B mới trả tiền cho A, lúc này phát sinh lãi suất quá hạn, ngoài số tiền gốc và lãi suất đúng hạn, A còn được nhận lãi quá hạn vì 1 năm chậm trả của B. Hai bên thoả thuận mức lãi suất quá hạn là 150% lãi suất đúng hạn tức khoản tiền là 150.000 đồng x 2 năm = 300.000 đồng. Nếu lãi suất đúng hạn là 10.5%/năm (150% lãi suất cơ bản (7%) do Ngân hàng Nhà nước công bố), khi tính lãi suất quá hạn vẫn áp dụng cách tính là nhỏ hơn hoặc bằng 150% lãi suất cơ bản thì không ổn, lúc này lãi suất đúng hạn bằng lãi suất quá hạn. Có nghĩa là: A cho B vay 1.000.000 đồng, lãi suất là 10,5%/năm trong thời hạn là một năm. Sau 1 năm B phải trả cho A 105.000 đồng tiền lãi cho A. Nhưng sau một năm B vẫn chưa trả, lúc này sẽ phát sinh lãi suất quá hạn. áp dụng công thức: Lãi suất quá hạn = 150% lãi suất đúng hạn thì lúc này lãi suất quá hạn sẽ lớn hơn lãi suất cơ bản: Lãi suất quá hạn = 150%/năm x 10.5%/năm = 15.75%/năm. Do vậy, BLDS cần bổ sung thêm khái niệm lãi suất và các loại lãi suất như sau: Lãi suất trong hợp đồng vay tiền là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất đúng hạn là tỷ lệ nhất định mà bên vay phải trả cho bên cho vay tính trên số tiền đã vay tương ứng với thời hạn mà các bên đã thoả thuận. Lãi suất quá hạn là tỉ lệ phần trăm tính trên nợ gốc mà bên vay phải trả cho bên cho vay tương ứng với thời gian chậm trả.
  • 11. Để không gây mâu thuẫn trong các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật nhất thiết phải chỉ rõ: - Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng; - Lãi suất đúng hạn mà các Ngân hàng thương mại, các TCTD hoặc các hình thức chơi họ, hụi, biêu, phường chọn không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản; - Lãi suất quá hạn không được vượt quá 150% lãi suất đúng hạn. Thứ hai, về việc xử lí hậu quả của hợp đồng vay tiền vi phạm quy định về lãi suất: đối với một số hợp đồng vay tiền đã có hiệu lực và việc thoả thuận lãi suất vượt quá quy định cho phép của Nhà nước của bên cho vay thì không nên tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi cho các bên Toà án sẽ áp dụng và quy định lại lãi suất chuẩn và hợp lí tại thời điểm bấy giờ trong hợp đồng vay tiền và hợp đồng cho vay tiền này tiếp tục có hiệu lực. Cũng cần phải cân nhắc điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và dự liệu “những trường hợp khác do pháp luật quy định” để không gây mâu thuẫn trong chính Bộ luật dân sự. Thứ ba, về vấn đề hụi, họ, biêu, phường: có thể thấy việc quy định lãi suất trong hợp đồng vay là rất cần thiết, nó càng hiện thực hơn nữa trong nền kinh tế hiện nay khi trị giá của đồng tiền luôn có những biến đổi không ngừng. Làm sao để quy định mức lãi suất có thể đem lại lợi nhuận cho người cho vay nhưng cũng đem lại khả năng đầu tư có hiệu quả trong việc vay lãi của người vay để họ có khả năng trả nợ, trả lãi và có thể đem lại lợi nhuận. Trên thực tế, không phải lúc nào các hợp đồng vay tiền cũng đảm bảo đầy đủ các giá trị pháp lí. Hơn nữa các hình thức cho vay có thể biến thái thành các hình thức tiêu cực. Trong nhân dân, các hình thức họ, hụi, biêu, phường diễn ra phổ biến mang tích chất là giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt… là chính. Tuy nhiên không phải lúc nào các hình thức cho vay này cũng lành mạnh nhất là trong xã hội ngày nay, các tệ nạn xã hội diễn ra ngày càng phức tạp. Hơn nữa để định nghĩa một cách rõ ràng thế nào là họ, là hụi, là biêu, là phường rất khó. Có nhiều người cho rằng bốn hình thức cho vay này trong nhân dân có cùng bản chất. Với ý kiến Ông Hà Đức Lệnh – Đại biểu quốc hội cho hụi và họ bản chất không giống nhau: "Họ mang tính chất tương trợ, không tính lãi. Còn hụi là cho vay với lãi suất cao, dễ phát sinh tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới xã hội, nhất là khi đường dây hụi đổ bể". Ông Lệnh cũng như nhiều đại biểu nhất trí Nhà nước cần quản lý hụi bằng cách khống chế mức lãi suất cho vay, nếu vượt quá giới hạn quy định thì có chế tài xử lý. Theo quan điểm của tác giả, cả bốn hình thức này đều có thể thoả thuận có lãi suất. Bởi bản chất của hợp đồng vay tiền mà nhờ bản chất này có thể phân biệt dễ dàng với các hợp đồng khác đó là lãi suất. Hợp đồng vay tiền có lãi suất chính là thể hiện đặc điểm “đền bù” trong các hợp đồng dân sự. Ví dụ về đường dây hụi ngày: Vay 30.000 đồng một ngày, trả lãi 500 đồng/ngày, sau 1 tháng phải trả cả vốn và lãi là 45.000 đồng (tương đương lãi suất 100%). Nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp chơi hụi với hình thức cho vay lãi cao: 200%, 300%… thậm chí còn cao hơn thế nữa.
  • 12. Vì thế nhà nước cần quản lý hụi, không thể cứ không quản được thì cấm, biến hụi trở thành cái gì đó xấu xa. Theo tác giả, đối với các hình thức cho vay trong nhân dân: họ, hụi, biêu, phường cần phải được kiểm soát sát sao. Các chủ họ, hụi, biêu, phường (nhà cái) cần phải được đăng kí và được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mới được phép hoạt động. Làm như vậy để kiểm soát được sự hoạt động của các hình thức này. Thông thường việc quy định lãi suất của các hình thức cho vay này rất khó kiểm soát và hầu hết là trái với quy định tại Điều 476 – BLDS 2005. Các hình thức cho vay này thường quy định mức lãi suất rất cao, nếu như cho vay với mục đích tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và áp dụng mức lãi suất phù hợp với pháp luật thì Đảng và Nhà nước ta rất khuyến khích, bởi trong tình hình hiện nay với sự khan hiếm của đồng tiền các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đôi khi không xoay sở kịp cần phải có những hình thức cho vay khác để đảm bảo được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên trên thực tế các nhà cái lại lợi dụng tình hình này để hoạt động cho vay nặng lãi. Hơn nữa có một số các chủ hụi cũng huy động góp vốn với lãi suất cao rồi sau đó “ôm tiền bỏ chạy” để những người góp vốn không biết tìm đâu để thấy tiền của mình. Việc chơi họ, hụi, biêu, phường có thể coi là một hình thức kinh doanh vậy nên việc đăng kí hoạt động với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là rất cần thiết, không chỉ giúp Nhà nước quản lý được các giao dịch dân sự mà còn đảm bảo quyền lợi cho nhân dân. Thứ tư, về chính sách lãi suất: Có thể nói khi lãi suất của ngân hàng Nhà nước tăng cao hoặc việc cho vay tiền của các cá nhân có quy định mức lãi suất quá cao sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư. Nhu cầu đầu tư là lượng tiền được nắm giữ nhằm quản lý tài sản một cách linh hoạt và có hiệu quả trên cả hai góc độ: tối đa hoá lợi nhuận và an toàn. Nói cách khác, công chúng nắm giữ tiền với tư cách như là một công cụ đầu tư mà không phải là phương tiện để trao đổi. Mức sinh lời của tiền tệ là bằng 0 hoặc rất thấp so với các hình thức đầu tư khác. Mặc dù loại hình đầu tư này vẫn tốt hơn mức sinh lời âm mà các loại hình đầu tư đó có thể mang lại. Tỷ lệ sinh lời của một công cụ đầu tư trong một giai đoạn là tổng của tỷ lệ lãi suất và tỷ lệ tăng giá; trong khi mức sinh lời từ lãi suất luôn lớn hơn 0 thì tỉ lệ biến động giá có thể là một số âm. Trong chừng mực sự thiệt hại từ mức giá biến động vượt quá lợi nhuận mang lại từ lãi suất thì tỉ lệ sinh lời của một công cụ đầu tư là một số âm. Việc đầu tư vừa phải mang lại lợi nhuận, vừa phải an toàn. Với mức lãi suất cao, người đi vay khó có khả năng cáng đáng được được cả gốc lẫn lãi. Hệ quả xảy ra là ít người, ít công ty… vay hoặc vay nhiều để đầu tư có quy mô. Ngược lại, với lãi suất quá thấp, người dân sẽ không gửi tiền và dẫn đến hoạt động của các Ngân hàng kém hiệu quả, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, ban hành một chính sách lãi suất phù hợp kích thích được các hoạt động cho vay tài sản nói chung và vay tền nói riêng sẽ có tác động không nhot tới sự phát triển ổn định của kinh tế – xã hội. Thứ năm, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng nói riêng và nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân nói chung: sự biến đổi của đồng tiền và sự khan hiếm của chính nó tại một số thời điểm trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho các đối tượng cho
  • 13. vay nặng lãi vượt nhiều lần so với sự quy định của Nhà nước. Trên thực tế, các Ngân hàng có những lúc không có đủ tiền để cho vay hay chỉ là đưa ra những lí do để tạo khó khăn cho người đi vay? Chính phủ đưa ra các gói giải pháp để hỗ trợ cho những người nghèo nhưng việc tiếp cận của các gói giải pháp này tới người dân còn rất khó khăn. Người dân không chạm tới được những sự hỗ trợ của Nhà nước, may chăng được tiếp cận nó nhưng cơ chế cho vay tiền của các Ngân hàng đặc biệt là các tổ chức tín dụng ở vùng sâu, vùng xa đã gây khó khăn cho người đi vay. Từ những nguyên nhân trên, những người có nhu cầu đi vay, để tránh “phiền phức”, họ không vay ở các Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng mà vay của những người “dư dật” của cải và có nhu cầu cho vay để thoả mãn nhu cầu vật chất của chính mình, nhưng sự biến đổi bất thường của giá trị đồng tiền và việc vay khó khăn tại các Ngân hàng khiến cho những người cho vay đã cố tình nâng lãi suất. Một đòi hỏi bức thiết là Nhà nước cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng và tăng cường kiểm soát các hợp đồng vay tiền. Thứ sáu, có thể sửa đổi Điều 474 và 476 của Bộ Luật dân sự theo 2 phương án([15]) : Phương án 1: Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích Điều 474 và Điều 476 Bộ Luật dân sự theo hướng “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố”, quy định này không điều chỉnh các quan hệ tín dụng của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Phương án 2: Chỉnh sửa Điều 474 và Điều 476 của Bộ Luật dân sự theo hướng quy định này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng. Theo tác giả các cơ quan làm luật nên sửa Bộ Luật dân sự theo phương án 1 để đáp ứng kịp thời cho tình hình kinh tế hiện nay với một nền kinh tế đa dạng, năng động và nhiều thách thức, nếu chậm ngày nào sẽ gây ách tắc và sự cứng nhắc trong hoạt động ngân hàng, không đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn ®ang suy thoái do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mang lại. Nếu chọn phương án 2, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian để sửa đổi luật vậy nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích luật theo tác giả là phương án tối ưu. Về lâu dài, để hợp lý hơn chúng ta có thể quy định điều 476 không áp dụng đối với hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm giảm bớt khó khăn cho các ngân hàng thương mại và đảm bảo phù hợp với chủ trương tự do hoá lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đang phấn đấu. Thứ bảy, về vấn đề tranh cãi có nên nâng trần lãi suất? Quy định của pháp luật hiện hành tại điều 476 BLDS 2005 nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về vay, cho vay vốn và các giao dịch dân sự, nhằm ngăn chặn cho vay nặng lãi, mang tính bóc lột không phù hợp với bản chất của Nhà nước ta. Trong bối cảnh lạm phát hiện nay, chúng ta cần tính đến các nhà sản xuất bởi khi không có vốn họ đi vay nhưng vay với lãi cao không đủ sức trả nợ thì phá sản, lại ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Tác giả cho rằng, tạm thời Nhà nước nên giữ nguyên quy định của điều 476
  • 14. bởi việc thay đổi lãi suất cần phải cân đối giữa các lợi ích nhằm chống cho vay nặng lãi, suy giảm kinh tế… và đặc biệt cần phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội. Đồng thời kết hợp hài hoà với việc giải thích luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về vấn đề điều 476 BLDS 2005 không điều chỉnh các quan hệ tín dụng của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Khi nền kinh tế đi vào ổn định, lạm phát phi mã chấm dứt, kinh tế phát triển… chúng ta sẽ nghĩ đến việc nâng trần lãi suất. Chú thích: 1. Điều 2, Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 2. Học viện ngân hàng, Giáo trình Lí thuyết tiền tệ ngân hàng (2005), Nxb Thống kê, tr.63 3. Học viện ngân hàng, Giáo trình Lí thuyết tiền tệ ngân hàng (2005), Nxb Thống kê, tr.98 4. Khoản 12 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997 5. Điều 18 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997 6. Khỏan 1 Điều 476 BLDS năm 2005 7. Luật sư Trương Thanh Đức chủ tịch công ty luật BASICO, nguồn VnEconomy.com.vn 8. Nguồn 9. Khoản 1 Điều 476 BLDS nam 2005 10. Luật sư Lưu Trường Hận, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Bộ phận Pháp Chế Ngân hàng Phương Đông 11. Mục b khỏan 4 phần I thông tu s? 01 – TT/LT ngày 19/6/1997 c?a Liên t?ch Tòa án nhân dân Tối cao – Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao – Bộ Tu Pháp – Bộ tài Chính 12. Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 13. Kiến nghị của tác giả được trình bày ở Chương 5: Nhận xét và kiến nghị 14. Luật sư Nguyễn Sa Linh, Đoàn Luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh, nguồn VnEconomy 15. Theo Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam NGUỒN: “LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ HIỆN NAY” - DƯƠNG THU PHƯƠNG - Đại học Luật Hà Nội