SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
TÀI LIỆU CHO TẬP HUẤN VIÊN
TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG
[Type the document subtitle]
10/5/2019
[Type the author name]
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 1
MỤC LỤC Trang
Phần 1: Xây dựng nhu cầu tập huấn dựa vào nhu cầu người học..................................2
Phần 2: Quá trình học tập dựa trên kinh nghiệm................................................................5
Phần 3: Theo dõi và đánh giá tập huấn....................................................................................10
Phần 4: Kỹ năng của tập huấn viên ...........................................................................................13
Phần 5: Phương pháp tập huấn có sự tham gia....................................................................28
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 2
Phần 1
XÂY DỰNG CHU TRÌNH TẬP HUẤN
DỰA VÀO NHU CẦU NGƯỜI HỌC
1.Khái niệm về tập huấn
Tập huấn là quá trình dạy và học nhằm GIÚP cho người học làm được
điều mà trước đây họ chưa làm được.
Những điểm cần chú ý là:
− Người dạy giúp người học chứ không phải giảng.
− Người dạy giúp người học làm được chứ không phải chỉ giúp nói được.
− Người học phải có những thay đổi nhất định thì mới có thể làm được.
2. Đặc điểm học tập người lớn
− Người lớn có khả năng tự định hướng trong học tập.
− Người lớn học tập là để hoàn thành những nhu cầu trước mắt.
− Người lớn có khả năng tham gia vào quá trình học tập.
− Người lớn là người có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
− Người lớn có khả năng phản ánh.
− Người lớn cần được phản hồi.
− Người lớn sẽ học tập tốt hơn nếu họ được tôn trọng.
− Người lớn cần được học tập trong một không khí thoải mái và vui vẻ.
3. Phương pháp giáo dục chủ động
− Học là để thay đổi: suy nghĩ và hành động.
− Lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy và học: đáp ứng nhu cầu
và hoàn cảnh người học.
− Học bằng cách hành: “chúng ta biết những gì chúng ta được làm”.
− Học là để áp dụng vào cuộc sống.
4. Các bước xây dựng chương trình tập huấn
Bước 1: Xác định nhu cầu
− Cần phân tích công việc của học viên: chuyên môn là gì và những công
việc đang làm là gì?
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 3
− Phân tích về khả năng hiện tại của học viên như họ là ai, họ có kiến thức,
thái độ, kỹ năng nào.
− Xác định nhu cầu tập huấn ₌ Những gì học viên cần biết để làm − Những
gì học viên đã biết.
Bước 2: Xác định mục tiêu
− Là kết quả mong đợi mà học viên đạt được, làm được sau khóa học.
− Mục tiêu tập huấn là mục tiêu về hành vi, nhấn mạnh đến điều học viên
làm được, một kết quả cụ thể có thể quan sát được, đo lường được trong
thời gian cụ thể.
− Mục tiêu tập huấn được viết thành câu có đầy đủ các chức danh như ai,
kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, thời gian bao lâu, mức độ thành công bao
nhiêu.
Bước 3: Chọn lọc nội dung
− Phù hợp với nhu cầu tập huấn để người học làm được công việc của họ.
− Nội dung chia thành 3 cấp độ: CẦN, NÊN và CÓ THỂ tùy theo sự cần thiết
đối với người học. CẦN: nếu không học thì không làm được công việc của
mình. NÊN: nếu được học thì sẽ làm được công việc của mình tốt hơn. CÓ
THỂ: nếu được học thì sẽ làm việc một cách hứng thú hơn.
− Các bước chọn lọc nội dung bao gồm liệt kê tất cả nội dung liên quan,
chọn lọc những nội dung cốt lõi và sắp xếp các nội dung đã chọn theo
trình tự hợp lý, như trước – sau, Cũ-mới, Đơn giản – phức tạp, Dễ-khó, Ít-
nhiều.
Bước 4: Chọn lựa phương pháp
− Nếu muốn dạy về kiến thức: Trình bày, động não, thảo luận nhóm lớn,
nhỏ.
− Nếu muốn dạy về thái độ: Sắm vai, nghiên cứu tình huống, thảo luận
nhóm nhỏ dựa vào chuyện kể, kịch.
− Nếu muốn dạy kỹ năng giao tiếp: Kịch, sắm vai, làm thật.
− Nếu muốn dạy kỹ năng thực hành: Thao diễn, bài tập cá nhân hay cho
nhóm, diễn tập, làm thật.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 4
Bước 5: Chọn lựa dụng cụ
− Dụng cụ giúp người học hiểu rõ vấn đề hơn, giúp buổi học lôi cuốn, hấp
dẫn và giúp học viên tham gia vào quá trình học tập dễ dàng hơn.
− Đối với tài liệu viết phải thích hợp cho việc giảng dạy kiến thức, chứa
những kiến thức cần, rõ ràng, và hình thức trình bày sáng sủa, không quá
nhiều chữ, làm rối mắt.
− Đối với dụng cụ nghe nhìn thì thích hợp cho việc tập huấn kỹ năng và
kiến thức nên chọn những dụng cụ thực sự tạo thuận lợi cho việc học
tập, tránh những thao tác quá phức tạp và hơn hết người dạy phải sử
dụng thành thạo.
Bước 6: Kế hoạch bài giảng
Là một bảng hướng dẫn chi tiết các công việc cần làm để hướng dẫn một
buổi tập huấn dựa vào nhiệm vụ người học, giúp Tập huấn viên tổ chức công
việc của mình một cách chủ động và bài bản.
Phân bổ thời gian: phù hợp giữa phần lý thuyết và thực hành.
Kế hoạch bài giảng bao gồm:
− Mục tiêu của tiết dạy
− Thời gian cần thiết: tiết học và thời gian từng hoạt động
− Nội dung/chủ đề: ghi nội dung chính của chủ đề dưới dạng gạch đầu
dòng
− Phương pháp tập huấn: phương pháp dự định, ghi thêm các hướng dẫn
mà Tập huấn viên cần làm theo, nhất là cách tổ chức hoạt động cho học
viên.
− Các dụng cụ hỗ trợ: Tài liệu/dụng cụ cần tham khảo, dùng để tập huấn và
ghi nhu cầu về người trợ giảng.
− Các cách đánh giá mức độ đạt mục tiêu: dùng chỉ số nào để đánh giá mức
độ đạt được mục tiêu.
Trình bày bài giảng dưới dạng văn bản theo các mục nêu trên hoặc trình
bày chi tiết theo 4 bước “học tập dựa vào kinh nghiệm”.
-----------------------------------------------------------------------------------------
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 5
Phần 2
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP DỰA TRÊN KINH NGHIỆM
1. Quá trình học tập dựa vào kinh nghiệm
Bao gồm 4 bước sau:
Áp dụng các bước vào tập huấn như sau:
a. Trải qua kinh nghiệm
− Người học khám phá ra những hiểu biết mới nhờ được tham gia vào một
hoạt động hay nói cách khác bước này bắt đầu bằng một hoạt động.
− Hoạt động này có thể là bài tập theo nhóm, nghiên cứu tình huống, thảo
luận nhóm nhỏ, trò chơi, chuyện kể, kịch, sắm vai.
− Vai trò người dạy: là người tổ chức hoạt động bao gồm giới thiệu mục
đích, hướng dẫn rõ ràng các quy định hoạt động, nên yêu cầu về thời
gian và quan sát học viên tiến hành các hoạt động, nên viết các yêu cầu
trên giấy lớn để học viên chú ý và dễ theo dõi.
− Nếu tiến hành là hoạt động nhóm nhỏ thì cần chắc chắn rằng người học
đã hiểu rõ nhiệm vụ mà nhóm phải làm và biết cách tổ chức nhóm như
bầu nhóm trưởng, thư ký, người trình bày, điều khiển thảo luận.
b. Phân tích và phản ánh
− Người học phân tích những kinh nghiệm bằng cách nói lên những suy
nghĩ, những cảm xúc, nói chung là những điều quan trọng mà họ được
sau khi trải qua hoạt động.
Phân tích
và phản ảnh
Đúc kết
thành bài học
Áp dụng
vào cuộc sống
Trải qua
kinh nghiệm
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 6
− Hoạt động thường dùng là thảo luận nhóm nhỏ, nhóm lớn, từng học viên
trình bày hay trình bày theo nhóm.
− Vai trò của người dạy: tạo thuận lợi để giúp người học phản ánh về
những gì đã xảy ra trong bước 1 và những kinh nghiệm này có ý nghĩa gì.
Cách hiệu quả để giúp người học phản ánh là nêu câu hỏi và nên dùng
câu hỏi mở: Điều gì đã xảy ra khi tham gia hoạt động này? Bạn cảm thấy
như thế nào khi… Bạn chú ý về điều gì? Bạn đồng ý hay không đồng ý về
những gì vừa phát biểu? Bạn có cho rằng…
c. Đúc kết bài học
− Người học suy ra từ những gì thảo luận ở bước 2 để xác định xem những
kinh nghiệm đó có ý nghĩa gì, bài học nào được rút ra, những nguyên tắc
được đề ra là gì.
− Hoạt động này thường thảo luận nhóm lớn để tổng hợp, giảng bài, thao
diễn và nghiên cứu bài đọc.
− Vai trò của người dạy: giống người thầy trong phương pháp giảng dạy
truyền thống, am hiểu về chủ đề đang dạy. Người dạy dẫn dắt người học
cùng mình đúc kết bài học bằng cách cung cấp một nội dung tóm tắt của
học viên hay dẫn dắt người học đi tới nội dung cần xây dựng bằng cách
nêu câu hỏi. Cách này đòi hỏi người dạy phải có nhiều kỹ năng.
− Các câu hỏi nên sử dụng trong bước này như Bạn học được điều gì từ
kinh nghiệm trên? Những kinh nghiệm vừa nêu nói với chúng ta điều gì?
Có thể rút ra nguyên tắc nào từ kinh nghiệm này? Từ những gì vừa kể ta
thấy có điểm nào chung nhất? Những bài học nào cần được rút ra?
d. Áp dụng vào cuộc sống
− Người học liên hệ bài học với thực tế thường ngày. Nhờ có thảo luận về
cách áp dụng sẽ thấy bài học là có ý nghĩa đối với học. Họ dự định áp
dụng và cũng thấy trước những khó khăn có thể xảy ra khi áp dụng.
− Hoạt động này thường dùng lập kế hoạch hành động, thực hành kỹ năng
mới, thảo luận hay đi thực địa.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 7
− Vai trò của người dạy: tư vấn bằng cách đưa ra những lời khuyên hoặc
giúp học viên thực hành nâng cao kỹ năng.
− Câu hỏi chủ yếu trong bước này là Chúng ta nên làm thế nào cho tốt trong
thực tế? Câu hỏi dẫn dắt là Điều làm bạn tâm đắc nhất là gì? Khó khăn
nhất của bạn khi áp dụng vào thực tế là gì? Bạn sẽ áp dụng vào thực tế
như thế nào? Bạn có thể gặp những trở ngại nào khi áp dụng những điều
mới học vào công việc của bạn? Còn điều gì ta chưa đề cập đến khi phải áp
dụng những điều này vào thực tế không?
Xây dựng giáo án theo 4 bước quy trình
Mô tả chi tiết các bước mà tập huấn viên sẽ tiến hành tại lớp để hoàn
thành một tiết học hay một bài học, được mô tả trình tự và hoạt động diễn ra
một cách chi tiết.
Các cách tổ chức hoạt động học tập của học viên theo nguyên tắc người
học là trung tâm bao gồm thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ, làm việc theo cặp, bài
tập cá nhân, bài tập hướng dẫn của tập huấn viên.
Cấu trúc và cách trình bày như sau:
1. Tên bài học/chủ đề
2. Mục tiêu
3. Dụng cụ
4. Các bước tiến hành:
− Giới thiệu bài học
− Các bước học tập: Trải qua kinh nghiệm (hoạt động), phản ánh, đúc kết
bài học và thảo luận về việc áp dụng.
− Đánh giá kết quả học tập.
2. Thực hành hướng dẫn lớp học
a. Số lượng học viên và địa điểm tập huấn:
− Số lượng học viên: 15-18 học viên, không quá 24 người để mỗi người
có cơ hội học tập thực sự và Tập huấn viên có cơ hội bao quát hoạt động
lớp học.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 8
− Địa điểm tập huấn: mát mẻ, yên tĩnh, có đủ ánh sáng. Hội trường không
nên quá rộng hay quá chật. Bàn ghế dễ di chuyển để tổ chức hoạt động
nhóm.
b. Tạo không khí học tập:
Bước chuẩn bị tâm lý quan trọng để người học có thể học tập thoải mái, bao
gồm:
− Sắp xếp chỗ ngồi: theo hình chữ U để tiện trao đổi khi có những mục
tiêu học tập đòi hỏi phải xếp theo hình chữ V hay “xương cá”. Tránh xếp
học viên ngồi thành 2 hàng. Không nên có vật ngăn cách ở chính giữa
phòng học như cột, chậu hoa hay vật trang trí khác. Khoảng cách giữa
Tập huấn viên đến học viên tương đối đều nhau, lý tưởng nhất là phòng
học gần như hình vuông.
− Làm nóng không khí lớp học: bằng bài hát, trò chơi … tạo không khí
cởi mở, hợp tác thuận lợi cho việc học.
− Định hướng học tập: Làm rõ mục tiêu khóa học và những phần được
học. Xác định cách học tập phù hợp là trao đổi và rút ra điều mà bản thân
cần thay đổi để áp dụng vào cuộc sống.
c. Hướng dẫn một tiết học
Giới thiệu mục tiêu bài học: viết sẵn trên giấy để học viên thấy. Chỉ cho
học viên thấy bài học này có quan hệ bài học trước như thế nào và cho họ viết
họ sẽ làm gì để tham gia vào việc đạt mục tiêu này.
Hướng dẫn học tập theo các bước của quy trình dựa vào kinh nghiệm:
− Bước tổ chức hoạt động: THV nói rõ yêu cầu, nội quy, nhiệm vụ của
người học và thời gian tiến hành.
− Bước phản ánh về các kinh nghiệm: THV đưa ra các câu hỏi cá nhân
hoặc thảo luận nhóm, hướng dẩn họ trình bày kinh nghiệm và tạo điều
kiện cho học viên đặt câu hỏi, giải thích làm rõ những suy nghĩ của họ.
− Bước đúc kết bài học: THV dùng câu hỏi dẫn đắt giúp họ nhận ra nội
dung phản ánh có thể khái quát thành những điểm chính hay những
nguyên tắc nào. Đôi khi người học lúng túng trong việc đúc kết, tập huấn
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 9
viên cần giúp mọi người bằng câu hỏi dẫn dắt. Đôi khi những gì rút ra từ
hoạt động phản ánh chưa đủ để làm cho bài học sáng tỏ. THV cung cấp
thêm những thông tin đã chuẩn bị sẵn dưới dạng trình bày bổ sung, đưa
ra các sơ đồ hay các nội dung đã viết sẵn trên giấy, trên thẻ màu.
− Bước thảo luận về áp dụng bài học: THV giúp người học thảo luận về
việc họ sẽ làm gì bằng cách đặt câu hoi để người học liên hệ bài học với
công việc của họ như Anh chị dự định sẽ làm như thế nào trong thời gian
tới? Đặt câu hỏi để người học dự đoán những khó khăn khi áp dụng
trong thực tế, như nếu thực hiện theo cách này thì anh chị sẽ gặp những
trở ngại nào? Giúp người học bằng cách yêu cầu họ lập chương trình
hành động, cách này áp dụng vào cuối khóa học.
Kết thúc buổi học
− Tập huấn viên tóm tắt những điểm chính bài học.
− Giúp người học liên hệ lại mục tiêu học tập và đánh giá kết quả đạt được.
− Giúp người học thấy mối liên quan giữa bài học với phần còn lại của
chương trình tập huấn.
− Giúp người học có cảm xúc tích cực về buổi học.
------------------------------------------------------------------------------------------
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 10
Phần 3
THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN
Giúp nâng cao chất lượng tập huấn và xác định xem học viên tiếp thu
được kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để làm công việc của họ hay không.
Kết quả ghi nhận được dùng để lập kế hoạch cho những lần tập huấn tới.
Theo dõi vá đánh giá như thế nào?
− Đánh giá nhu cầu: tiến hành trước khi tập huấn nhằm xác định nhu cầu
người học.
− Theo dõi: thực hiện trong khi lớp học diễn ra nhằm xem xét các hoạt
động tập huấn và quyết định có cần điều chỉnh để nâng cao chất lượng
khóa tập huấn hay không.
− Đánh giá quá trình: thực hiện vào cuối lớp tập huấn và tập trung xem
xét lớp tập huấn đã tổ chức tốt đến mức độ nào.
− Đánh giá đầu ra: Cũng thực hiện vào cuối lớp tập huấn nhưng tập trung
vào mức độ đạt mục tiêu tập huấn.
− Đánh giá hiệu quả: hoạt động tiếp theo sau khóa tập huấn nhằm tìm
hiểu xem học viên áp dụng các kiến thức, thái độ, kỹ năng vào công việc
như thế nào.
− Đánh giá tác động: tìm hiểu xem tập huấn đã có đóng góp gì cho việc
đạt mục tiêu và góp phần vào mục đích của dự án. Thường thì chỉ thấy
tác động sau khi tập huấn kết thúc một thời gian khá lâu.
Theo dõi hoạt động khóa học
− Thực hiện hằng ngày để điều chỉnh khi cần thiết.
− Hỏi học viên về các vấn đề như Hiện đang có vấn đề nào cần giải quyết?
Cách giải quyết nên như thế nào? Những chủ đề nào thừa? Những chủ đề
nào thiếu so với mong đợi của học viên?
− Nhận xét vào cuối ngày học: Điều gì đã xảy ra trong ngày hôm nay? Các
chủ đề nào đã trải qua? Chúng ta học được điều gì? Chúng ta sẽ áp dụng
điều đã học vào công việc như thế nào?
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 11
− Chia sẻ cảm nhận cá nhân: Điều mà hôm nay tôi học được là..., hôm nay tôi
khám phá ra rằng…, hôm nay tôi ngạc nhiên vì…, điều mà tôi chưa hài
lòng…
Đánh giá quá trình khóa tập huấn
Kết quả so với dự kiến:
− Số học viên tham dự bao nhiêu so với kế hoạch?
− Các nội dung có được thực hiện đầy đủ không? Có thay đổi gì không?
− Có bao nhiêu tiết học? So với kế hoạch thì như thế nào?
− Tài liệu /dụng cụ có đầy đủ và sẵn sàng không?
− Phòng học có phù hợp không?
− Nên có thay đổi gì ở lần tập huấn sắp tới?
Mức độ tham gia của học viên:
− Học viên tham gia vào những loại hình hoạt động nào?
− Mức độ tham gia như thế nào?
− Có những trở ngại nào khiến học viên khó tham gia?
Đánh giá đầu ra của khóa tập huấn
Đánh giá kiến thức: dùng bài kiểm tra viết, trắc nghiệm hoặc trả lời miệng.
− Bài kiểm tra một lần vào cuối khòa.
− Kiểm tra trước và sau khóa học.
− Nghiên cứu tình huống và trả lời các câu hỏi.
Đánh giá kỹ năng: quan sát học viên thực hành kỹ năng tại lớp học hay bên
ngoài lớp học.
− Quan sát học viên lúc sắm vai.
− Cách học viên sử dụng dụng cụ và thao tác.
− Cách học viên thực hiện tại nơi làm việc.
Đánh giá hiệu quả của khóa tập huấn
Thường được thực hiện 6 tháng sau khi tập huấn nhằm tìm biết người
học đã áp dụng như thế nào vào công việc. Cách đánh giá là quan sát tại chỗ khi
học viên đang làm việc dựa trên bảng điểm, cần ghi nhận thêm điều kiện làm
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 12
việc của học viên, như dụng cụ đủ không. Câu hỏi cần học viên trả lời là “Khóa
tập huấn có giúp cho học viên cung cấp những dịch vụ cho người học tốt hơn
trước tập huấn hay không?”
Đánh giá tác động của khóa tập huấn
Được tiến hành bởi một đội nghiên cứu để tìm ra những thay đổi mà
hoạt động tập huấn góp phần. Công việc này đòi hỏi phải có tay nghề cao và tốn
kém.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 13
Phần 4
NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA TẬP HUẤN VIÊN
1. Kỹ năng quan sát
Mục đích là gì?
Giúp nắm được học viên phản ứng và cảm nghĩ như thế nào đến khóa
học và những học viên khác, nắm bắt được kinh nghiệm của học viên để thay
đổi tiến trình dạy hoặc can thiệp.
Quan sát những gì?
− Mức độ quan tâm trong từng hoạt động hoặc nội dung.
− Mức độ tham gia
− Mức độ hiểu về những sự chỉ dẫn hoặc nội dung bài học
− Mối quan hệ giữa các thành viên
− Những cảm xúc mạnh
Tập huấn viên đối ứng như thế nào?
− Điều chỉnh tiến trình: Nhanh hơn hoặc chậm lại
− Điều chỉnh bài tập hoặc hoạt động: thay đổi trọng tâm bài học hoặc giới
thiệu chủ đề mới.
− Làm rõ: Đưa ra một số câu hỏi hoặc cung cấp thêm thông tin.
− Tập trung vào quá trình: Giới thiệu một bài tập xây dựng nhóm hoặc
giúp các học viên nói lên những cảm xúc của họ hay những gì họ học
được.
Ghi nhớ
− Không vội vàng diễn giải những gì nhìn thấy.
− Thu thập nhiều thông tin ngôn ngữ của học viên và có thể chờ cho đến
khi biểu hiện thật chất nổi lên diễn đạt chính xác thời điểm hoặc tình
huống khó của nhóm tập huấn.
2. Kỹ năng lắng nghe và tóm tắt
Mục đích là gì?
− Giúp nắm bắt được hiểu biết, suy nghĩ của người
học, làm người học cảm thấy được quan tâm. Lắng
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 14
nghe tốt sẽ phát hiện được những mặt còn thiếu xót của tập huấn viên.
− Người lắng nghe hiệu quả sẽ có khả năng tóm tắt lại những gì mình nghe
được. Tóm tắt tốt là liệt kê ngắn gọn các ý chính của các phát ngôn hoặc
bài trình bày và giúp người nói nghe lại những suy nghĩ và lời lẽ của
mình theo một cách mới.
Có những cách lắng nghe nào?
− Lắng nghe chủ động: lắng nghe cẩn thận, chăm chú và tổng kết những gì
nghe được thành một bài tóm tắt.
− Nghe với định kiến: nghe qua một phễu lọc: áp đặt những kinh nghiệm
và niềm tin của bản thân vào những gì nghe được và thường hiểu sai vấn
đề.
− Nghe thụ động: nghe thông thường: bỏ qua những chi tiết cụ thể và chỉ
nhớ các ý chính.
Để lắng nghe tốt, ta cần những gì?
− Giữ im lặng: không nói dù là nói thầm trong bụng, không ngắt lời họ,
đừng nói tiếp ý chưa diễn đạt hết của người khác.
− Thể hiện rằng bạn muốn nghe: giúp người nói cảm thấy được khích lệ,
gật đầu, mỉm cười, giao tiếp bằng ánh mắt, bước đến gần người nói và
những câu nói khích lệ như "thế à","mình hiểu", "hay quá".
− Tránh sự phân tán: Gõ bàn, vẽ nghệch ngoạc, sắp xếp giấy tờ sẽ cho
người nói thấy bạn không thực sự lắng nghe họ nói. Chọn địa điểm tập
huấn yên tĩnh để không bị mất tập trung.
− Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng: Đặt mình vào địa vị của người nói
và nhìn thế giới theo cách nhìn của người ấy. Hãy thể hiện rằng bạn đang
tôn trọng những gì họ đang nói ra.
− Kiên nhẫn: Khi người nói đang lúng túng hoặc diễn đạt không rõ ràng,
bạn có thể nêu ra một số câu hỏi nhằm làm rõ hoặc giúp người nói tập
trung vào điều muốn nói.
− Giữ bình tĩnh: Nếu vì một lý do nào đó làm bạn cảm thấy mất tập trung
hay nổi giận thì hãy dành thời gian bình tĩnh lại trước khi lắng nghe tiếp
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 15
tục. Một ngưởi nghe đang mất tập trung hay giận dữ thì không thể lắng
nghe hoặc hiểu một cách thấu đáo.
− Đặt câu hỏi: Sử dụng câu hỏi mở để khuyến khích người nói và thể hiện
sự quan tâm đến lời nói của họ. Câu hỏi đặt ra giúp người nói khám phá ý
mới chứ không nên để họ tự vệ hoặc lập lại những gì đã nói.
Nguyên tắc của tóm tắt hiệu quả là gì?
− Ngắn gọn, đầy đủ và chính xác.
− Thể hiện những gì đã được nói đến hoặc được thống nhất chứ không
phải những gì mình muốn người khác nói hoặc thống nhất.
− Nếu tóm tắt cho cả nhóm thì cần phải xác định những gì đã được và chưa
được cả nhóm thống nhất.
− Không sử dụng phần tóm tắt để bắt đầu một bài học khác hoặc đưa ra các
ý mới.
− Dừng tóm tắt khi cần thiết và không cố tóm tắt một lần các cuộc thảo
luận dài và phức tạp.
− Yêu cầu các học viên tóm tắt. Đây chính là cơ hội dành cho học viên thực
hành bài học.
− Quan sát những hành vi phi ngôn ngữ của nhóm hoặc của từng cá nhân
trong khi bạn tóm tắt. Điều này sẽ cho bạn biết có mô tả đúng những gì
họ đang suy nghĩ không.
3. Kỹ năng đặt câu hỏi
Mục đích là gì?
Để lôi cuốn sự tham gia, tạo sự tập trung, tạo
sự động não, khuyến khích những người rụt rè
tham gia, chấm dứt những cuộc nói chuyện riêng
hoặc những tranh luận không đúng trọng tâm,
khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm hoặc kiểm tra
mức độ hiểu bài của học viên.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 16
Các dạng câu hỏi và cách sử dụng như thế nào?
a. Câu hỏi đóng: Chỉ chứa có 2 cửa trả lời: “có” hay “không”, giúp trả lời nhanh
nhưng không có được nhiều thông tin, dùng để tóm tắt một cuộc thảo luận, đưa
ra quyết định cuối cùng hoặc kết thúc một bài học.
Ví dụ:
− Chúng ta có nên chọn phương pháp tập huấn này cho người không biết
chữ không?
− Chúng ta có thể khởi hành chuyến đi thực tập lúc 10h sáng được không?
− Một câu hỏi đóng có thể chuyển thành câu hỏi mở nếu cần thêm thông
tin. Ví dụ: Chúng ta nên chọn phương pháp tập huấn nào cho người không
biết đọc và viết?
− Một cách khác là sau câu hỏi đóng ta dùng một câu hỏi mở. Ví dụ: Chúng
ta có nên dùng phương pháp này không? Nếu có hoặc không thì tại sao?
b. Câu hỏi mở:
− Người trả lời được trả lời thoải mái nhờ
những chữ như Ai, cái gì, như thế nào, bằng
cách nào, ở đâu, khi nào, tại sao, bao lâu. Ví
dụ: Bạn sẽ sử dụng phương pháp này như thế
nào trong công việc của bạn?
− Giúp học viên mở rộng suy nghĩ của họ và
không có câu trả lời đúng, câu trả lời sẽ đa
dạng và phản ánh những quan điểm khác nhau.
c. Câu hỏi gợi ý hay dẫn dắt
− Người hỏi bày tỏ thái độ của mình nên trong câu hỏi có hàm chứa câu trả
lời. Người được hỏi có thể dựa vào đó để trả lời.
− Tập huấn viên nên tránh sử dụng câu hỏi dẫn dắt. Một câu hỏi dẫn dắt
nghe có vẻ như một câu hỏi mở nhưng thực tế là một câu hỏi đóng, dẫn
dắt đến một câu trả lời theo ý muốn người hỏi và thường cho câu trả lời
chân thật. Ví dụ: Các bạn có nghĩ rằng học viên của lớp học sẽ gần gũi với
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 17
nhau hơn? Bạn có nghĩ rằng nước sạch sẽ phòng tránh bệnh tiêu chảy cho
trẻ? So sánh câu hỏi dẫn dắt với ví dụ sau đây: Bạn nghĩ gì về mối quan hệ
giữa các học viên trong lớp học?
d. Câu hỏi trung tính
− Người hỏi không bày tỏ thái độ của mình nên người trả lời phải nói lên
suy nghĩ thật của mình.
e. Câu hỏi trực tiếp
− Câu hỏi đưa ra cho một học viên cụ thể. Ví dụ: Chị Bình, chị quan sát được
những gì trong nhóm những người phụ nữ nghèo?
− Thường sử dụng để kiểm tra học viên hiểu như thế nào về một định
nghĩa hay một khái niệm cụ thể, đồng thời khuyến khích học viên ít nói
tham gia tích cực hơn, ngăn cản một vài cá nhân quá nổi bật lấn át những
thành viên khác.
f. Câu hỏi chung
− Loại câu hỏi đưa ra cho cả lớp học, không nhằm vào một học viên nào cụ
thể. Ví dụ: Chúng ta có thể áp dụng phương pháp này vào trong công việc
thực tế như thế nào?
− Được sử dụng để khuyến khích sự suy nghĩ của cả lớp học về bài học. Sau
khi dành đủ thời gian cho học viên suy nghĩ, tập huấn viên sẽ đề nghị học
viên trả lời. Các học viên khác sẽ tiếp tục đưa ra ý kiến của họ.
Thế nào là một câu hỏi tốt?
− Ngắn gọn, rõ ý hỏi, giúp người trả lời định hướng suy nghĩ và suy nghĩ
hiệu quả.
− Là câu có mục đích hỏi. Khi đặt câu hỏi, cần phải biết mình muốn người
được hỏi nghĩ về điều gì hoặc đang tìm kiếm những thông tin gì.
− Tránh đưa ra những câu hỏi kết hợp, khó hiểu. Tránh đưa ra những câu
hỏi dưới dạng trình bày như: Liệu những người nông dân có thấy mô hình
trình diễn này hữu ích không và những thông tin đưa ra liệu sẽ phù hợp
với địa phương họ không?
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 18
− Câu hỏi có tính tôn trọng là câu hỏi phù hợp với trình độ văn hóa và kinh
nghiệm của người nghe, do vậy nên sử dụng từ ngữ và khái niệm phù
hợp người nghe.
Ghi nhớ
− Sử dụng câu hỏi nào là tùy thuộc vào mục đích của tập huấn viên khi hỏi.
Tuy nhiên, trong tập huấn có sự tham gia thì cần sử dụng nhiều câu hỏi
mở, trung tính và hạn chế sử dụng câu hỏi đóng, gợi mở.
4. Kỹ năng giao bài tập
Được sử dụng trong tất cả các bài học sử dụng phương pháp tập huấn
tích cực với sự tham gia của học viên.
Nội dung lời giao bài tập
a. Tại sao phải làm bài tập này?
Học viên cần biết họ sẽ có lợi gì
khi làm bài tập này. Bài tập này sẽ giúp
họ có thêm kỹ năng gì. Làm thêm bài
tập này họ sẽ hiểu thêm về vấn đề gì?
Lời giải thích này rất cần thiết nhưng
cũng hết sức ngắn gọn, tốt nhất là lời
giải thích chỉ nên trong một câu.
b. Làm gì?
Học viên cần biết bài tập cần tạo ra kết quả gì. Cần phải dùng những
động từ chỉ kết quả để mô tả công việc cần thực hiện, ví dụ như liệt kê, quyết
định, chọn, xếp ưu tiên, vẽ, xác định, trả lời... Không dùng những động từ chỉ
quá trình như thảo luận, trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu, nghiên cứu, xem xét...
c. Làm như thế nào?
− Cách làm bài tập: học viên cần biết họ sẽ làm bài tập theo cách nào, như
cá nhân vẽ, viết ra tờ giấy nhỏ, chia nhóm cùng làm...
− Thời gian làm bài tập: Học viên cần biết để học viên tác động đến tốc độ
làm bài.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 19
d. Làm gì tiếp theo?
− Học viên cần biết sau khi hoàn thành bài tập, họ sẽ báo cáo lại kết quả
theo cách nào như chia sẻ với người bên cạnh hay báo cáo trước lớp?
− Ví dụ: Để tìm hiểu thêm về cách chăm bón cây ăn quả, sau đây chúng ta
sẽ làm thêm một bài tập. Các bạn hãy xem các bức tranh dưới đây và xác
định cách chăm bón nào là đúng và cách nào sai tại sao? Chúng ta sẽ làm
bài tập này theo nhóm. Thời gian làm bài tập là 15 phút. Sau khi xác định
xong, mỗi nhóm cử một người trình bày lại kết quả của nhóm mình.
Với những bài tập phức tạp thì như thế nào?
Các bài tập phức tạp hơn thường ở các dạng như:
− Mỗi nhóm hay mỗi cá nhân làm những bài tập khác nhau.
− Bài tập gồm nhiều dữ liệu, thông tin khó nhớ
− Bài tập có câu hỏi khó phân tích
− Bài tập có nhiều câu hỏi cần phân tích.
Với những bài tập này, THV nên ghi sẵn bài tập lên bảng trước khi giao
bài tập. Như vậy học viên vừa được nghe vừa được đọc bài và họ có thể đọc lại
khi cần thiết. THV có thể viết riêng bài tập cho mỗi nhóm hoặc cá nhân vào tờ
giấy bìa và phát riêng cho họ.
Làm gì khi học viên không hiểu bài?
− Khi học viên không hiểu bài tập sẽ đặt câu hỏi để tập huấn viên giải thích
lại.
− Nếu cả lớp không hiểu thì giải thích thật ngắn gọn, sau đó nhanh chóng
phân học viên vào các nhóm làm việc.
− Nếu chỉ một người không hiểu thì nên phân học viên vào nhóm làm việc
sau đó giải thích riêng cho người không hiểu. Học viên cần được bắt tay
vào làm việc càng nhanh càng tốt.
− Tập huấn viên cần hết sức tránh dành nhiều thời gian để giải thích bài
tập vì điều đó làm giảm hứng thú của học viên về bài tập.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 20
5. Kỹ năng phản hồi
Mục đích
Không có phản hồi thì không phải là học tập, đó là cho và nhận phản hồi
một cách hiệu quả nhằm phân tích nhu cầu của học viên và cởi mở quan tâm đế
học viên về phong cách, thái độ và tính hữu dụng của khóa tập huấn.
Một ý phản hồi tốt cần có những yếu tố nào?
− Chân thành
− Tự tin và tin tưởng
− Cởi mở
− Chấp nhận
− Quan tâm tới nhu cầu của người khác
Phản hồi tốt có tác dụng giúp người nhận phản hồi hiểu hơn về bản thân họ
và người khác.
Thế nào là phản hồi hiệu quả?
− Mô tả một hành động, sự kiện thay vì chú trọng vào cá tính của một
người.
− Cảm thông tránh ra lệnh.
− Có ích cho người nhận, tránh mơ hồ và chung chung.
− Cụ thể và rõ ràng, tránh phán xét theo hành động.
− Liên quan đến một việc mà ai đó có thể thay đổi.
Hướng dẫn cách cho phản hồi như thế nào?
a. Rõ ràng và cụ thể
− Ví dụ: “Khi mời người khác phát biểu, anh có thể chỉ vào người anh muốn
nói”
− Thay vì: “Các học viên chẳng biết anh muốn mời ai phát biểu”.
b. Ngay lập tức
− Phản hồi ngay lập tức là cách tốt nhất, tránh trì hoãn vấn đề này. Phản
hồi phải diễn ra sau sự kiên/ hành động càng sớm càng tốt.
c. Sử dụng đại từ nhân xưng “Tôi”
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 21
− Ví dụ: “Tôi cảm thấy không thật thoải mái khi anh/chị yêu cầu tôi làm
trưởng nhóm”.
− Thay vì: “Cả nhóm thấy lo lắng suốt khi anh chị hướng dẫn bài học”
d. Khen ngợi trước khi nói đến những điểm cần cải tiến
− Nói những điểm tốt trước những điểm cần cải tiến, không nên đưa ra
quá nhiều góp ý cùng một lúc về những điểm chưa tốt cần cải tiến.
− Tránh sử dụng từ “nhưng”. Ví dụ: “Tôi nghĩ anh/chị chuẩn bị giáo cụ trực
quan rất tốt để chỉ ra những điểm chính của bài học. Trong lần tới đây,
nếu anh chị nói to hơn thì tôi có thể nghe rõ những gì anh chị hướng dẫn
chúng tôi”. Thay vì: “Giáo cụ trực quan của anh chị rất hay nhưng chúng
tôi chẳng nghe được anh chị nói gì cả”.
e. Đề cập vấn đề một cách chi tiết
− Ví dụ: “Khi chị A đặt câu hỏi, bạn đã cẩn thân kiểm tra xem bạn đã hiểu
đúng câu hỏi chưa rồi mới trả lời”. Thay vì: “Bạn lắng nghe chăm chú”.
− Cách đưa ra phản hồi sẽ quyết định việc phản hồi đó có được chấp nhận
và làm theo hay không.
Hướng dẫn cách nhận phản hồi như thế nào?
− Nghe phản hồi: Người ta phản hồi là giúp hiểu rõ về công việc của mình
tốt hơn. Trước hết, hãy lắng nghe và hiểu những gì họ nói sau đó có thể
nói lên suy nghĩ của mình nếu muốn.
− Hiểu nhầm: Con người thường nhìn nhận người khác theo cách nhìn và
quan điểm của cá nhân nên dễ bị hiểu nhầm. Tuy nhiên, ý kiến phản hồi
của họ giúp cho thấy họ nghĩ như thế nào về công việc của mình và cũng
là cơ hội để đánh giá bản thân tốt hơn.
− Không phán xét lời phản hồi: Phản hồi hiếm khi chính xác 100% và
cũng hiếm khi sai hoàn toàn. Những người khác nhau sẻ đưa ra phản hồi
hoàn toàn khác nhau về cùng một bài tập huấn.
− Làm rõ phản hồi: Người nhận phản hồi có thể đặt câu hỏi khi họ không
rõ vấn đề nào đó. Hơn hết, nên đặt câu hỏi mở, tránh câu hỏi dẫn đắt hay
câu hỏi đóng.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 22
− Lấy ý kiến phản hồi về lĩnh vực cụ thể: Ví dụ: “Cảm ơn bạn đã tham dự
bài học tôi thực hiện. Bây giờ tôi muốn biết những giáo cụ trực quan tôi sử
dụng có hiệu quả không và tôi có thể thay đổi như thế nào trong lần tới
đây”.
− Không giải thích: Khi nhận phản hồi, người nhận không cần phải trả lời,
giải thích hay đính chính ý kiến của người khác. Chúng ta thường làm
theo cách đề nghị các học viên mở rộng hai bàn tay trước mặt đơn giản
là đón nhận phản hồi mà không cần giải thích thêm.
6. Kỹ năng trình bày
Mục đích
Giúp giới thiệu được rất nhiều thông tin cho một lượng lớn người nghe.
Đây là dạng truyền thông tin một chiều nên không cung cấp cơ hội để người
nghe tham gia, đôi khi bị hiểu lầm vì đa số mọi người chỉ được lắng nghe trong
thời gian ngắn.
Các bước chuẩn bị cho một bài trình bày
Bước 1: Xác định mục đích và nhu cầu của
người nghe và thu thập thông tin.
Bước 2: Lựa chọn và tổ chức thông tin.
Ba tiêu chí để lựa chọn thông tin:
− Mục đích của bài trình bày.
− Kiến thức đã có, sự quan tâm và nhu cầu
của người nghe
− Thời gian trình bày.
Ba chỉ dẫn cho việc tổ chức thông tin:
− Phần giới thiệu: Cho người nghe biết bạn
sắp trình bày vấn đề gì.
− Phần trình bày: Trình bày nội dung.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 23
− Phần tóm tắt/kết thúc: Cho người nghe biết vừa trình bày những vấn đề
gì.
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ trực quan.
− Tập trung vào những điểm quan trọng.
− Làm cho các giáo cụ trực quan trông lý thú và hấp dẫn.
− Nên chọn tranh ảnh hay bảng biểu thay cho từ ngữ.
− Để khoảng cách giữa các dòng chữ, các phần tranh/ảnh, tránh tình trạng
dồn nén thông tin.
− Đảm bảo là người nghe/nhìn có thể thấy và đọc được từ các dụng cụ trực
quan.
Bước 4: Chuẩn bị phần Mở đầu và phần Kết thúc của bài trình bày.
− Lý thú
− Có trọng điểm
− Làm nổi bật mục đích của bài tập huấn
− Giới thiệu các mục tiêu của bài trình bày
− Cần viết phần Mở đầu và Kết thúc lên giấy để phòng trường hợp quên
mất bình tĩnh.
Bước 5: Viết tờ nhắc cho bài trình bày.
− Sử dụng các tấm bìa nhỏ
− Viết lên đó các từ quan trọng và các ý chính
− Chỉ viết các ý chính
− Thực hành trình bày với các tờ nhắc
Bước 6: Chuẩn bị trình bày- sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cử chỉ.
Hãy ngắn gọn:
− Hạn chế thời gian trình bày từ 10 đến 15 phút.
− Chỉ chọn những ý quan trọng để trình bày.
Hãy chuẩn bị kỹ:
− Đến phòng tập huấn sớm để biết về nơi mình sẽ trình bày.
− Kiểm tra phòng, chỗ ngồi, thiết bị, giáo cụ và tờ nhắc trước khi trình bày.
− Tập trình bày cho đến khi cảm thấy tự tin
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 24
Sử dụng đôi mắt:
− Hãy nhìn vào người nghe chứ đừng nhìn vào tờ nhắc.
− Giao tiếp bằng mắt với học viên, hãy để mắt nhìn khắp phòng tập huấn.
− Quan sát người nghe để đánh giá hiểu đến đâu và có chú ý nghe hay
không.
Sử dụng giọng nói:
− Nói rõ ràng.
− Sử dụng ngữ điệu để nói những điểm chính.
− Sử dụng âm lượng trung bình: không quá to, quá nhỏ.
− Dừng lại một chút sau những điểm quan trọng để người nghe có thời
gian hiểu ý người trình bày.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể:
− Hãy mỉm cười giúp đôi bên cảm thấy thoải mái.
− Cẩn trọng với ngôn ngử cử chỉ để tránh gây mất tập trung.
− Không nên đứng sau bàn hay một vật cản.
− Không đứng yên một chổ nhưng cũng không nên rảo bước khắp gian
phòng.
Để người nghe tham gia:
− Khích lệ sự quan tâm thích thú của người nghe, thu hút sự tập trung của
họ.
− Sử dụng các câu chuyện hay các ví dụ liên quan đến cuộc sống của họ,
hãy sử dụng tính hài hước của mình.
− Đưa ra câu hỏi và lắng nghe sự trả lời.
− Khuyến khích người nghe trả lời câu hỏi.
− Sự dụng kỹ thuật tạo hứng thú nhóm và các kỹ thuật tương hỗ khác.
Khắc phục sự mất bình tĩnh:
− Chuẩn bị kỹ lưỡng giúp tăng sự tự tin.
− Ngồi một mình trong vài phút trước khi bắt đầu phần trình bày.
− Trong khi trình bày hãy nhìn tờ nhắc.
Sử dụng thật tốt các giáo cụ trực quan:
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 25
− Sử dụng giáo cụ trực quan để minh hoạ các ý.
− Để học viên có thời gian xem xét các giáo cụ và hiểu được ý nghĩa, tránh
cạnh tranh với giáo cụ trực quan của chính mình.
− Hãy nói về những điều được thực hiện qua các giáo cụ trực quan chứ
đùng đọc nguyên văn những nội dung ghi trên các giáo cụ đó.
− Để giáo cụ trực quan sang một bên khi chuyển qua một phần mới.
Tăng sức mạnh cho giọng nói như thế nào?
− Luyện tập: Cần luyện tập thường xuyên sao cho khả năng diễn thuyết
trở nên tự nhiên như thể đó là năng khiếu bẩm sinh.
− Ngữ điệu: Nên nói to hơn, rõ ràng và truyền cảm.
− Tốc độ nói: Nếu tốc độ chậm sẽ làm người nghe thấy tẻ nhạt và sốt ruột.
Nếu nói quá nhanh thì người nghe sẽ theo không kịp, nên thay đổi tốc độ
nói của mình và nhấn giọng vào một số câu từ để phần trình bày hấp dẫn
hơn.
− Nhấn giọng: Bằng cách nhấn mạnh một số từ, cụm từ có thể thay đổi ý
nghĩa câu nói.
− Ngắt câu/đoạn: Nên dừng lại sau một số ý để người nghe có thời gian
hiểu thấu đáo hơn nội dung trình bày.
7. Kỹ năng xử lý tình huống trong lớp học
Tình huống 1: Đa số đối tượng giữ im lặng, ít phát biểu.
Có nhiều lý do khiến chỉ vài người phát biểu như họ còn dè đặt, phòng thủ,
tưởng đến để nghe chứ không phải để nói hoặc nội dung quá mới nên không
biết.
Để khuyến khích mọi người phát biểu nên:
− Tạo không khí tin cậy và cởi mở bằng trò chơi, bài hát.
− Khen ngời những người có ý kiến và tránh chê bai ý kiến của học viên.
− Dùng câu hỏi trực tiếp để mời đối tượng nêu nhận định riêng của mình.
− Thay đổi phương pháp như chuyển sang bài tập, chia lớp thành nhiều
nhóm nhỏ để thảo luận,
− Tìm hiểu lý do học cứ im lặng mãi như vậy để có cách giúp đỡ.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 26
Tình huống 2: Tình trạng lấn lướt
Xảy ra khi một vài học viên giành nói hoặc trả lời khiến những người khác
không có cơ hội hoặc cảm thấy mất tự tin. Tình trạng này có thể xảy ra khi đối
tượng chưa có kỹ năng giao tiếp trong khi lại có nhu cầu khẳng định bản thân.
Các cách điều tiết là:
− Khéo léo cắt lời người nói bằng cách tóm tắt những gì họ nói.
− Cắt lời người nói bằng cách khen ngợi ý kiến của họ rồi chuyển ngay
sang phần người khác chia sẻ.
− Cũng có thể nói ý kiến của họ thì quan trọng nhưng mọi người cần nghe
thêm ý kiến của người khác.
− Nếu những cách trên không có tác dụng thì hãy nói chuyện thêm với họ
trong giờ giải lao và cho họ thấy nhiều người cũng cần có cơ hội để phát
biểu.
Tình huống 3: Học viên đưa ra những câu hỏi ngoài dự kiến
Công việc cần làm là:
− Chuyển câu hỏi lại để cho nhóm tự trả lời, tự tìm ra giải pháp vì học viên
đến là để thảo luận và giải quyết vấn đề và hướng dẫn viên không phải là
người có câu trả lời cho mọi tình huống.
− Tập huấn viên sử dụng thời gian này để suy nghĩ thêm và tham gia vào
việc tìm câu trả lời.
Tình huống 4: Nhóm đi lạc đề
Tình huống này xảy ra khi người học chưa định hướng rõ ràng hoặc cả nhóm
quá nhiệt tình, sôi nổi. Đôi khi cuộc thảo luận ban đầu đúng hướng nhưng sau
đó lạc hướng do đó cần phát hiện và định hướng lại. Có thể hỏi lớp xem điều
vừa nói có liên quan đến chủ đề không hoặc nói rằng chúng ta chỉ có đủ thời
gian để tập trung vào những nội dung đã đề ra mà thôi.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 27
Phần 5.
CÁC PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN CÓ DỰ THAM GIA
1. Thảo luận nhóm nhỏ
Nên sử dụng trong trường hợp nào?
− Khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát
biểu tích cực của nọi thành viên trong lớp
học giúp người học nâng cao trách nhiệm
trong quá trình học tập.
− Khi vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu
sắc và kỹ lưỡng.
− Khi muốn người học nâng cao kỹ năng giải
quyết vấn đề.
− Khi muốn người học thay đổi thái độ.
− Khi muốn người học học hỏi lẫn nhau.
Có những cách chia nhóm lớn thành nhóm nhỏ như thế nào?
− Đếm số thứ tự: Học viên đếm từ một đến n (n là số nhóm muốn chia
lớp). Những người cùng một số thì thành một nhóm. Được sử dụng trong
trường hợp mà bài tập không có một yêu cầu gì đặc biệt đối với các
thành viên nhóm.
− Chia theo vị trí ngồi: ngồi gần nhau tạo thành nhóm. Cách chia này dễ
thực hiện. Để đảm bảo về giới tính, độ tuổi, trình độ thì có thể yêu cầu
một số học viên đổi chỗ trước khi chia nhóm.
− Chia theo độ tuổi: Những học viên cùng một độ tuổi thành một nhóm,
được sử dụng trong bài tập có phụ thuộc về lứa tuổi.
− Chia theo vùng địa lý: học viên phân theo vùng địa lý, liên qun đến
những bài tập có yêu cầu về vị trí địa lý, nét văn hoá, phong tục tập quán.
− Chia theo sở thích: Người cùng sở thích tập trung thành một nhóm, khi
củng một lúc thảo luận về những vấn đề khác nhau.
− Chia theo giới tính: Nam hay nữ; có thể sử dụng khi học vên mới quen
nhau hoặc thảo luận vấn đề liên quan đến giới tính.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 28
− Chia theo số con: Người có cùng số con tham gia một nhóm.
− Chia theo đơn vị công tác: Học viên cùng một cấp độ công việc thì chia
theo một nhóm, trong những bài tập tìm hiểu về quan điểm của mỗi cấp
về cùng vấn đề chung.
− Chia theo chuyên môn nghiệp vụ: có cùng chuyên môn, được sử dụng
khi phân tích sự tác động của kiến thức chuyên ngành đến việc nhìn
nhận vấn đề chung, hay cùng thảo luận nhiều vấn đề.
− Chia theo đặc điểm ngoại hình: Tóc dài, tóc ngắn, đi giầy hay đi dép…
giúp tạo không khí hài hước, vui vẻ và bài tập không có gì đặc biệt.
− Chọn nhóm trưởng: THV chỉ định nhóm trưởng, sau đó yêu cầu những
người còn lại tự chọn nhóm trưởng nào mà mình thích để tham gia nhóm
người đó, giúp nhận định mối quan hệ giữa các học viên trong lớp đồng
thời khuyến khích học viên quan tâm hơn đến việc xây dựng mối quan
hệ trong nhóm. Nhóm trưởng là người xuất sắc.
− Chọn nhóm viên: THV chỉ định nhóm trưởng và mời các nhóm trưởng
chọn các nhóm viên, Nhóm trưởng là người ít nói, chưa được đánh giá
cao.
Những điểm cần lưu ý trong thảo luận nhóm nhỏ
− Mọi thành viên đều được tham gia thảo luận và được tôn trọng lẫn nhau,
lắng nghe ý kiến lẫn nhau ngay cả khi chưa đồng ý.
− Những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả bài tập cần giải đáp kịp thời.
− Nhiệm vụ thảo luận phải rõ ràng.
− Nhóm phải biết thời gian dành cho thảo luận để sử dụng hợp lý.
− Không có sự áp đảo, lấn lướt của một vài cá nhân trong nhóm.
− Nếu cần, nên có những câu hỏi dẫn dắt để thảo luận.
Cách tiến hành thảo luận nhóm như thế nào?
1. Chia lớp thành nhóm nhỏ từ 3 đến 5, tối đa 7.
2. Giới thiệu nhiệm vụ thảo luận: Thảo luận về vấn đề gì và kết quả sau thảo
luận là gì?
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 29
3. Hướng dẫn nhóm cử ra người hướng dẫn nhó, thư ký và người trình bày.
Thông báo thời gian thảo luận.
4. Kiểm tra xem các nhóm đã hiểu rõ nhiệm vụ và cách tiến hành công việc
của họ chưa.
5. Để yên cho nhóm thảo luận. Người dạy không nên tham gia trừ khi nhóm
viên đặt câu hỏi.
6. Mời đại diện các nhóm trình bày tóm tắt kết quả. Kết quả có thể là cách
giải quyết một vấn đề, trả lời một câu hỏi… nếu cần thì người dạy nên
khuyến khích các nhóm tranh luận và chất vấn để mổ xẻ vấn đề.
7. Giúp nhận ra những điểm tương đồng trong phần trình bày của các
nhóm.
8. Hỏi xem người học đã học được điều gì sau buổi thảo luận.
9. Hỏi xem người học sẽ áp dụng những điều vừa học này như thế nào vào
công việc.
Một số cách báo cáo kết quả Thảo luận nhóm
− Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung: một nhóm trình bày, các
nhóm khác bổ sung những điểm khác biệt của nhóm mình với nhóm vừa
báo cáo.
− Tất cả các nhóm cùng báo cáo: Từng nhóm báo cáo và THV tổng kết lại
ý kiến chung hoặc điều hành học viên tổng kết.
− Họp chợ: Các nhóm dán kết quả làm việc của nhóm mình lên tường và
cử một người đứng ở đó để thuyết minh nếu cần. Những người còn lại đi
vòng quanh và đọc kết quả của mỗi nhóm, đưa ra câu hỏi nếu có vấn đề
cần làm rõ.
− Quả bóng tuyết: Các nhóm thảo luận và ghi kết quả xuống giấy rồi luân
chuyển kết quả đó để các nhóm khác thảo luận và bổ sung. Sau 5 phút lại
tiếp tục chuyển cho đến khi mỗi nhóm đều đọc đủ các kết quả.
− Báo cáo tóm tắt: Mỗi nhóm thảo luận xong sẽ tóm tắt lại kết quả của
nhóm mình trong 3 đến 5 câu và cử người trình bày kết quả đó.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 30
− Biểu diễn kết quả: Yêu cầu các nhóm biểu diễn kết quả của nhóm mình
bằng hình tượng, vở kịch hay một cách nào đó.
− Thi hùng biện: Các nhóm tham gia cuộc thi hùng biện để bảo vệ quan
điểm của nhóm mình và giao lưu chất vấn các nhóm khác.
2. Sắm vai
Một hay nhiều học viên được mời
sắm vai người khác trong một tình
huống được cho sẵn nhưng không có
kịch bản. Người học sắm vai bằng cách
tự ứng xử. Những người còn lại quan sát.
Nên sử dụng trong trường hợp nào?
− Giúp người học thay đổi thái độ.
− Giúp người học thấy được những
hậu quả do hành động của họ gây ra cho người khác.
− Giúp người học thấy người khác sẽ cảm thấy hay phản ứng như thế nào
trong một tình huống cụ thể.
− Tạo không khí thoải mái cho người học thể nghiệm những vấn đề mà nếu
thể nghiễm trong đời thực thì sẽ càm thấy không thoải mái.
− Giúp người học tìm ra những cách khác nhau để đối phó với tình huống
cụ thể.
Điểm lưu ý trong sắm vai là gì?
− Sắm vai cần diễn ra tự nhiên, không chuẩn bị trước, cũng không có kịch
bản chỉ có tình huống.
− Người diễn cần hiểu rõ vai của mình để diễn thành công hơn.
− Người diễn có thể đi xa vai trò được giao.
Các bước tiến hành sắm vai
− Giải thích, hướng dẫn cho những người sắm vai để họ hiểu thật rõ vai trò
và tình huống.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 31
− Tạo nên không khí để những người quan sát biết và thích ứng với tình
huống.
− Quan sát sắm vai diễn ra.
− Cám ơn người diễn và hỏi xem họ có những cảm giác gì trong khi sắm
vai. (Cần nhớ là phải chắc rằng họ đã thoát khỏi vai vừa sắm).
− Mời quan sát viên chia sẻ những gì họ nhìn thấy được và những phản
ứng trong khi quan sát.
− Thảo luận về những phản ứng khác nhau đối với những gì vừa xảy ra
trong khi sắm vai.
− Hỏi người học về bài học mà họ rút ra được.
− Giúp người học liên hệ lại với đời thường và bàn bạc cách áp dụng.
− Tóm tắt.
3. Trình bày
Được tiến hành bởi một người có
chuyên môn nhằm cung cấp thông tin, các
lý thuyết hoặc các nguyên tắc. Nó giống
như giảng bài, đôi khi có sự tham gia chút
ít của người học nhờ vào thảo luận sau khi
trình bày.
Nên được sử dụng trong trường hợp
nào?
− Giới thiệu một vấn đề mới.
− Cung cấp một cái nhìn tổng quát về vấn đề đã được tổng hợp.
− Truyền đạt các sự kiện, các con số thống kê.
Những điểm cần lưu ý trong trình bày là gì?
− Chỉ nghiêng về lối thông tin một chiều
− Không phải là quá trình học tập dựa vào kinh nghiệm
− Người học đóng vai trò thụ động
− Người giảng cần có kỹ năng thì mới trình bày hiệu quả được
− Không thích hợp cho việc thay đổi hành vi và thực hành kỹ năng
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 32
− Người học nhớ rất ít trừ khi có nhiều hoạt động thực hành sau bài giảng.
Các bước tiến hành trình bày
1. Giới thiệu chủ đề: nói với người học những gì bạn định nói với họ.
2. Trình bày: nói với người học những gì bạn muốn nói với họ, có thể dùng
các dụng cụ trực quan kèm theo.
3. Tóm tắt những điểm quan trọng
4. Mời người học đặt câu hỏi.
4. Động não tích cực
Nên được sử dụng trong trường hợp nào?
− Khi cần huy động sự tham gia của người
học để tìm ra những cách nhìn khác nhau,
những cách giải quyết vấn đề khác nhau.
Các điểm cần lưu ý là gì?
− Cần ghi nhận càng nhiều ý kiến càng tốt.
− Có thể là sẽ có những ý tưởng không thật sự liên quan đến câu hỏi.
− Không nên vội vàng phân tích.
Các bước tiến hành
1. Nêu vấn đề hoặc câu hỏi thật rõ ràng và nói trước cho người học biết là
mỗi người nên đưa ra một câu trả lời.
2. Đề cho họ có thời gian suy nghĩ
3. Mời người học lần lượt nêu câu trả lời. Tất cả các ý kiến cần được ghi
trên bảng hay giấy lớn đúng như cách họ diễn đạt. Không nên lược ý hay
thay đổi cách diễn đạt nếu không thật sự cần thiết.
4. Khi không còn ý kiến nào mới bắt đầu mời cả lớp cùng nhận xét.
5. Đánh dấu những ý kiến có liên quan nhiều nhất hoặc những cách giải
quyết có tính khả thi nhất.
6. Hỏi người học xem họ rút ra được bài học gì?
7. Hỏi xem người học sẽ áp dụng bài học này như thế nào vào công việc của
họ.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 33
5. Thao diễn (làm mẫu)
Thao diễn là trình bày một cách làm, thường là kỹ năng thực hành bằng
tay chân để người học xem và làm theo.
Nên sử dụng trong trường hợp nào?
− Để dạy kỹ thuật hay kỹ năng thực hành cụ thể.
Cần lưu ý những điểm nào?
− Đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ các bước và thao tác thử ở nhà trước khi dạy.
− Phải có đủ dụng cụ để mọi người đều có cơ hội thực hành.
− Không thích hợp cho nhóm lớn
− Phải phản hồi với từng học viên khi họ thao tác.
Ưu và nhược điểm của phương pháp làm mẫu là gì?
− Có khả năng kết hợp nhiều giác quan của người học như nghe nhìn và
giúp cho việc ghi nhớ. Tiến trình học gắn liền với thực hành giúp rèn
luyện kỹ năng tốt. Làm mẫu tạo điều kiện để học viên giúp nhau học tốt.
− Khó thực hiện với nhóm quá đông khi học viên không quan sát được
THV làm mẫu. Làm mẫu cần khá nhiều thời gian và vật liệu để tiến hành
các bước một cách chu đáo.
Các bước tiến hành
1. Giới thiệu mục đích của buổi thao diễn.
2. Trình bày và giới thiệu dụng cụ
3. Thao diễn
4. Thao diễn lần hai, vừa làm vừa giải thích từng bước
5. Học viên ghi nhớ cách làm và THV mời người học nêu câu hỏi
6. Để người học tự làm: học viên thực hành có sự hỗ trợ của THV sau đó
học viên tự thực hành và tự hỗ trợ lẫn nhau.
7. Thảo luận với người học cái gì dễ làm, khó làm.
8. Tóm tắt.
Ghi chú: Có thể tăng tính tích cực bằng cách cho học viên tự thao tác trước
hoặc nói ra cách thao tác của họ, kế đến là nhận xét và rút kinh nghiệm, sau đó
THV mới thao giảng để đưa ra bài học.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 34
6. Kể chuyện
Sử dụng trong trường hợp nào?
− Được dùng để đạt mục tiêu, thay đổi thái độ, nâng cao nhận thức của học
viên về một vấn đề nào đó.
− Sử dụng hiệu quả khi tập huấn những chủ đề liên quan đến quản lý công
việc và giao tiếp.
Điểm cần lưu ý là gì?
− Phần kể chuyện không nhất thiết phải do THV kể chuyện, có thể do học
viên hoặc người khác kể, đo đó THV phải giúp người đó kể chuyện cho
tốt.
− Trong phần phân tích, người có câu chuyện cần được chia sẻ suy nghĩ
của mình về vấn đề nêu ra trong câu chuyện.
Các bước sử dụng trong phương pháp kể chuyện là gì?
a. Xây dựng/chuẩn bị câu chuyện
− Sử dụng câu chuyện có thật để đưa vào tình huống tập huấn.
− Câu chuyện phải có cốt truyện tốt với những mâu thuẫn ngày càng tăng
và đến mức không thể giải quyết được, câu chuyện phải hay và phù hợp
với mục tiêu bài học.
− Câu chuyện kể hay khi người kể thực sự xúc động với câu chuyện.
− Một câu chuyện đáng tin: ngoài yếu tố cốt truyện cần phải có thêm thời
gian, nơi chốn, thời gian, diễn biến tâm lý nhân vật, yếu tố ngoại cảnh, vai
phụ…
b. Phân tích và rút ra bài học.
− Mục tiêu của bài học không phải là câu chuyện hay mà là bài học rút ra từ
câu chuyện đó.
− Phân tích câu chuyện tuỳ theo mức độ cảm nhận của học sinh và tính
linh hoạt của THV.
− Nếu phần kể chưa gây ấn tượng thì nên nhắc lại tên nhân vật, diễn biến
hoạt động, nội tâm nhân vật và cuối cùng đưa ra bài học để áp dụng vào
cuộc sống.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 35
c. Áp dụng
− Áp dụng bài học vào cuộc sống, công việc, gia đình và cộng đồng.
− Các bài tập áp dụng thường ở các hình thức như bàn luận về những vấn
đề tương tự trong cộng đồng hay gia đình, nêu ra những bài học cụ thể
hơn, nêu lên những việc cần làm, lập kế hoạch thực hiện thay đổi trong
cộng đồng, gia đình hay bản thân.
Ưu và nhược điểm của phương pháp kể chuyện là gì?
− Dễ sử dụng đạt hiệu quả cao trong việc tạo ra ấn tượng, cảm xúc trong
học viên.
− Vấn đề được dưa ra dưới dạng câu chuyện logic giúp học viên dễ nhớ và
nhớ lâu hơn.
− Phương pháp này đòi hỏi THV phải rèn luyện kỹ năng xây dựng câu
chuyện phù hợp với mục đích tập huấn và khả năng kể chuyện tốt.
7. Hội thảo
Được sử dụng trong trường hợp nào?
− Tạo kích thích cho nhóm tham dự viên nảy sinh nhiều ý kiến, ý tưởng
trong thời gian ngắn.
− Tạo cơ hội cho những ý kiến táo bạo, lạ lùng loé sáng từ những bài học
trong kinh nghiệm cuộc sống cũng như từ suy nghĩ logic khoa học.
− Hiệu quả trong công tác quản lý, đặc biệt trong hội họp để ra quyết định,
giải quyết vấn đề, lập kế hoạch.
Các bước thực hiện hội thảo là gì?
Bước 1: Giới thiệu chủ đề, vấn đề bàn luận
− THV giới thiệu vấn đề cần thảo luận, giải thích cho các học viên mục đích
và kết quả mong đợi của cuộc thảo luận.
Bước 2: Lấy ý kiến
− THV đặt câu hỏi trọng tâm để giúp học viên suy nghĩ về vấn đề bàn luận.
− Dành thời gian cho học viên viết ra ý kiến vào giấy hay vờ của mình
trước.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 36
− Sau đó, mỗi học viên viết ra ý kiến của họ trên tấm bìa. Mỗi ý kiến một
tấm bìa.
− Cũng có thể yêu cầu học viên phát biểu ý kiến và THV ghi ngay ý kiến lên
bảng. Bước này THV không phán xét, không tranh luận, không đánh giá
các ý kiến nhóm viên.
− THV cũng có thể khuyến khích những người ít nói bằng cách yêu cầu lần
lượt các học viên đưa ra ý kiến.
Bước 3: Nhóm thông tin, ý kiến
− Các ý kiến giống nhau được gom lại hoặc các ý kiến được gom theo mức
độ ưu tiên của vấn đề như tính khả thi, tính cấp bách… và ghi nhận số
lượng các ý kiến giống nhau.
Bước 4: Đặt tên cho các nhóm thông tin/ ý kiến
− Đặt tên phù hợp cho các nhóm và kiểm tra lại các ý kiến đã được sắp xếp
đúng theo các nhóm chưa.
Bước 5: Đánh giá nhóm ý kiến và quyết định bước tiếp theo
− Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của mỗi nhóm (nếu là nhóm giải pháp)
để chọn hay xây dựng một giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất. Lập kế
hoạch thực hiện giải pháp được chọn.
− Lập kế hoạch thực hiện theo mỗi nhóm các ý kiến (nếu là nhóm biện
pháp cùng góp phần tạo nên kết quả mong muốn).
− Phân tích điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của các nhóm ý kiến (nếu
là các nhóm định hướng phát triển) để quyết định định hướng phát triển
cho cơ quan, chương trình hay dự án.
8. Bể cá
Sử dụng trong trường hợp nào?
− Hữu ích khi hướng dẫn các kỹ năng và phương pháp làm việc với con
người.
− Trong phương pháp này, lớp học được chia thành hai nhóm là nhóm Cá
và nhóm quan sát. Nhóm cá hoạt động ở giữa lớp theo yêu cầu phục vụ
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 37
mục tiêu bài học. Nhóm quan sát ngồi bên ngoài quan sát hoạt động của
nhóm cá.
Các bước thực hiện phương pháp bể cá là gì?
Bước 1: Chuẩn bị
− THV cần chuẩn bị bài tập cho nhóm Cá và phiếu quan sát cho nhóm Quan
sát.
− Bài tập cho nhóm Cá được thiết kế theo mục tiêu bài học.
Ví dụ: Bài học về “Kỹ năng điều hành cuộc họp” với mục tiêu bài học là “Đến
cuối bài học, học viên đã xác định được tiến trình của cuộc họp hiệu quả và
những kỹ năng cần thiết của người điều hành cuộc họp”.
Bài tập của nhóm Cá trong trường hợp này có thể (1) Các bạn có 15 phút để
họp bàn, sau 15 phút nhóm phải có quyết định sẽ làm gì trong ngày chủ nhật,
hoặc (2) Nhóm của bạn có 15 phút để họp về bất cứ điều gì các bạn muốn họp,
hoặc (3) Có một vấn đề cần điều chỉnh: giờ làm việc, thái độ làm việc, kết quả
hoạt động cơ quan. Nhóm hãy họp bàn những vấn đề trên.
− Bài tập của nhóm Quan sát thường yêu cầu ghi chép lại những gì quan
sát được, ví dụ như hành động, lời nói, diễn biến thái độ của những
thành viên nhóm Cá trong quá trình hoạt động ở giữa lớp học. Trong bài
học này, THV có thể giao một bài tập chung cho nhóm Quan sát như : các
bạn hãy ghi lại hoạt động của các thành viên nhóm Cá trong quá trình
họp. THV có thể giao các nhiệm vụ khác nhau cho mỗi thành viên nhóm
Quan sát.
Ví dụ: (1): Hãy ghi lại hoạt động của các thành viên dự họp. (2): Hãy ghi lại
hành vi, lời nói và diễn biến thái độ của người điều hành cuộc họp. (3): Hãy ghi
lại diễn biến của cuộc họp bị gặp khó khăn, không tiến triển được. (4): Hãy ghi
chép mức độ giao tiếp của mỗi thành viên trong nhóm.
− Thời gian thực hiện bài tập không quá 20 phút để tránh gây nhàm chán!
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 38
Bước 2: Chia nhóm và giao bài tập
− Nhiều học viên thích thuộc nhóm quan sát vì họ có thể học hỏi nhiều
hơn.
Bước 3: Thực hiện bài tập
− THV chú ý không khí và tiến độ làm việc của nhóm Cá để điều chỉnh nếu
cần, có thể do bài tập giao không rõ ràng hoặc các thành viên trong nhóm
không tổ chức được công việc.
− Trong nhiều trường hợp khi bài tập của nhóm Cá thú vị, nhóm quan sát
bị thu hút quên nhiệm vụ ghi chép.
Bước 4: Phân tích và rút ra bài học
− Nhiệm vụ này thuộc về nhóm Cá và nhóm Quan sát.
− Nhóm Cá trực tiếp tham gia hoạt động nên có nhiều cảm xúc, đặc biệt là
những cảm xúc mạnh do hành vi hay lời nói của những thành viên khác
trong nhóm gây ra.
− Nhóm quan sát nhìn được diễn biến toàn bộ sự việc, do đó, bài tập của
nhóm Cá thường về cảm xúc, không khí làm việc trong nhóm, còn bài tập
của nhóm Quan sát thường tổng kết các cảm xúc, hành vi, không khí
thành bài học tổng quát về tiến trình, điều kiện, ý nghĩa, chú ý…
− Ví dụ trong bài học trên, bài tập của nhóm cá có thể là : bạn thích điều gì
trong cuộc họp vừa rồi của nhóm? Những lúc nào bạn không thích cuộc
họp? Nếu phải điều hành một cuộc họp bạn sẽ thấy gì khó?
− Bài tập cho nhóm quan sát có thể là: Một cuộc họp trải qua những bước
nào? Theo các bạn một cuộc họp tốt nhất cần có những điều kiện nào?
Người điều hành họp cần có những kỹ năng và phẩm chất nào?
− Hai nhóm làm bài tập riêng và trình bày trước lớp. Nhóm Cá báo cáo
trước vì phân tích nhóm Cá mang tính nêu vấn đề. Báo cáo nhóm Quan
sát đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề của nhóm Cá đưa ra nên
trình bày sau.
Bước 5: Bài tập áp dụng
− Phần bài tập luôn là các bài tập thực hành.
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 39
− Chia lớp thành nhóm nhỏ và thực hành kỹ năng.
9. Nghiên cứu tình huống
Nên sử dụng trong trường hợp nào?
− Người học có cơ hội phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề với tâm trạng
thoải mái.
− Nâng cao kỹ năng thảo luận nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề theo
nhóm.
Cần lưu ý những gì?
− Tình huống phải gần gũi với kinh nghiệm người học.
− Vấn đề nêu ra trong tình huống nên phức tạp và đa dạng.
− Không nên có một giải pháp đúng mà thôi. Nên có nhiều giải pháp.
− Các câu hỏi để dẫn đắt thảo luận cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì?
− Có khả năng diễn đạt được những tình huống phức tạp trong quản lý mà
các phương pháp khác khó có thể làm được.
− Hữu ích trong việc rèn luyện khả năng suy nghĩ logic, kết nối các chi tiết
thành hệ thống.
− Lưu lại được thông tin giúp học viên tiếp tục tham khảo trong khi thảo
luận để trả lời câu hỏi.
− Phương pháp này đòi hỏi kỹ năng viết ở THV và khả năng đọc của học
viên.
Các bước tiến hành
− Giới thiệu tình huống
− Giúp người học có thì giờ làm quen để hiểu rõ hơn về tình huống: phát
cho mọi người đọc hay viết sẵn trên giấy khổ lớn và dán lên bảng chẳng
hạn.
− Nêu câu hỏi thảo luận hoặc nêu vấn đề cần giải quyết.
− Cho người học có thì giờ để giải quyết tình huống (cá nhân hoặc theo
nhóm).
[TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019
Trang 40
− Mời người học trình bày. Nếu là cá nhân trình bày thì chỉ nên mời một
vài người và những người còn lại tự nhận xét.
− Thảo luận về tất cả những khả năng giải quyết đã được trình bày.
− Hỏi người học xem họ đã học được bài học gì qua bài tập này.
− Hỏi xem tình huống này có quan hệ gì đến hoàn cảnh học viên hiện tại và
họ sẽ áp dụng bài học như thế nào.
− Tóm tắt.

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệpnguyeminh thai
 
BÁO CÁO THỰC TẬP
BÁO CÁO THỰC TẬPBÁO CÁO THỰC TẬP
BÁO CÁO THỰC TẬPLinh Bé
 
Khởi nghiệp vs. Startup
Khởi nghiệp vs. StartupKhởi nghiệp vs. Startup
Khởi nghiệp vs. StartupXuan Truong VU
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Thái độ làm việc của nhân viên thành công
Thái độ làm việc của nhân viên thành côngThái độ làm việc của nhân viên thành công
Thái độ làm việc của nhân viên thành côngMywork.vn
 
Chương trình đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động xuất khẩu Đài Loan 2015
Chương trình đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động xuất khẩu Đài Loan 2015Chương trình đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động xuất khẩu Đài Loan 2015
Chương trình đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động xuất khẩu Đài Loan 2015nguyenhung84vn
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcTrinh Van
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcThanh Hoa
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmPhuquy Nguyen
 
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhanDavid Tran
 
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bảng đánh giá thành viên trong nhóm
Bảng đánh giá thành viên trong nhómBảng đánh giá thành viên trong nhóm
Bảng đánh giá thành viên trong nhómDiệu Linh
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại FPT Telecom
Quản trị quan hệ khách hàng tại FPT TelecomQuản trị quan hệ khách hàng tại FPT Telecom
Quản trị quan hệ khách hàng tại FPT Telecomluanvantrust
 
Quan tri-tac-nghiep-doanh-nghiep-thuong-maixay-dung-ke-hoach-ban-hang-cho-san...
Quan tri-tac-nghiep-doanh-nghiep-thuong-maixay-dung-ke-hoach-ban-hang-cho-san...Quan tri-tac-nghiep-doanh-nghiep-thuong-maixay-dung-ke-hoach-ban-hang-cho-san...
Quan tri-tac-nghiep-doanh-nghiep-thuong-maixay-dung-ke-hoach-ban-hang-cho-san...Thao Vy
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
BÁO CÁO THỰC TẬP
BÁO CÁO THỰC TẬPBÁO CÁO THỰC TẬP
BÁO CÁO THỰC TẬP
 
Đề tài: Lập dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và việc làm
Đề tài: Lập dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và việc làmĐề tài: Lập dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và việc làm
Đề tài: Lập dự án đầu tư mở trung tâm đào tạo và việc làm
 
Khởi nghiệp vs. Startup
Khởi nghiệp vs. StartupKhởi nghiệp vs. Startup
Khởi nghiệp vs. Startup
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Thái độ làm việc của nhân viên thành công
Thái độ làm việc của nhân viên thành côngThái độ làm việc của nhân viên thành công
Thái độ làm việc của nhân viên thành công
 
Chương trình đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động xuất khẩu Đài Loan 2015
Chương trình đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động xuất khẩu Đài Loan 2015Chương trình đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động xuất khẩu Đài Loan 2015
Chương trình đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động xuất khẩu Đài Loan 2015
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện trưng bày sản phẩm tại siêu thị Thuận Thành, 9 Đ...
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
 
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
 
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
 
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
 
Bài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng Long
Bài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng LongBài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng Long
Bài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng Long
 
Bảng đánh giá thành viên trong nhóm
Bảng đánh giá thành viên trong nhómBảng đánh giá thành viên trong nhóm
Bảng đánh giá thành viên trong nhóm
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại FPT Telecom
Quản trị quan hệ khách hàng tại FPT TelecomQuản trị quan hệ khách hàng tại FPT Telecom
Quản trị quan hệ khách hàng tại FPT Telecom
 
Quan tri-tac-nghiep-doanh-nghiep-thuong-maixay-dung-ke-hoach-ban-hang-cho-san...
Quan tri-tac-nghiep-doanh-nghiep-thuong-maixay-dung-ke-hoach-ban-hang-cho-san...Quan tri-tac-nghiep-doanh-nghiep-thuong-maixay-dung-ke-hoach-ban-hang-cho-san...
Quan tri-tac-nghiep-doanh-nghiep-thuong-maixay-dung-ke-hoach-ban-hang-cho-san...
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Quản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettelQuản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettel
 

Similar to Tài liệu: Tập huấn theo phương pháp giáo dục chủ động lấy người học làm trung tâm

Sotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaSotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaVu Han
 
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet BiDay hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet BiBui Linh Hue
 
Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3Long Tibbers
 
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdftailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdfPhmVnThanh1
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3Kenny Fox
 
Lập kế hoạch để học sinh thành công
Lập kế hoạch để học sinh thành côngLập kế hoạch để học sinh thành công
Lập kế hoạch để học sinh thành côngPhú Nguyễn Ngọc
 
05 ky-nang-huan-luyen
05 ky-nang-huan-luyen05 ky-nang-huan-luyen
05 ky-nang-huan-luyenhuuphuoc
 
đàO tạo và phát triển nhân viên
đàO tạo và phát triển nhân viênđàO tạo và phát triển nhân viên
đàO tạo và phát triển nhân viênThanh Hoa
 
TOPIC 6: LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HỌC SINH THÀNH CÔNG
TOPIC 6: LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HỌC SINH THÀNH CÔNG  TOPIC 6: LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HỌC SINH THÀNH CÔNG
TOPIC 6: LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HỌC SINH THÀNH CÔNG Phú Nguyễn Ngọc
 
05. kỹ năng huấn luyện
05. kỹ năng huấn luyện05. kỹ năng huấn luyện
05. kỹ năng huấn luyệnMai Xuan Tu
 
Docx 20111031 huanluyen
Docx 20111031 huanluyenDocx 20111031 huanluyen
Docx 20111031 huanluyenCường Bùi
 
529 05
529   05529   05
529 05segovn
 
05. Ky Nang Huan Luyen
05. Ky Nang Huan Luyen05. Ky Nang Huan Luyen
05. Ky Nang Huan Luyengaconnhome1988
 
Ky nang_huan_luyen
 Ky nang_huan_luyen Ky nang_huan_luyen
Ky nang_huan_luyenhuynhloc
 
Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Luong Phan
 
Topic 2 LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Topic 2 LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠYTopic 2 LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Topic 2 LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠYPhú Nguyễn Ngọc
 
Giảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingGiảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingphongnq
 

Similar to Tài liệu: Tập huấn theo phương pháp giáo dục chủ động lấy người học làm trung tâm (20)

Sotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaSotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgia
 
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet BiDay hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
 
Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3
 
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdftailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
tailieuxanh_lesson_planning_3499.pdf
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
 
Lập kế hoạch để học sinh thành công
Lập kế hoạch để học sinh thành côngLập kế hoạch để học sinh thành công
Lập kế hoạch để học sinh thành công
 
05 ky-nang-huan-luyen
05 ky-nang-huan-luyen05 ky-nang-huan-luyen
05 ky-nang-huan-luyen
 
Ky nang huan luyen
Ky nang huan luyenKy nang huan luyen
Ky nang huan luyen
 
đàO tạo và phát triển nhân viên
đàO tạo và phát triển nhân viênđàO tạo và phát triển nhân viên
đàO tạo và phát triển nhân viên
 
TOPIC 6: LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HỌC SINH THÀNH CÔNG
TOPIC 6: LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HỌC SINH THÀNH CÔNG  TOPIC 6: LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HỌC SINH THÀNH CÔNG
TOPIC 6: LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HỌC SINH THÀNH CÔNG
 
05. kỹ năng huấn luyện
05. kỹ năng huấn luyện05. kỹ năng huấn luyện
05. kỹ năng huấn luyện
 
Docx 20111031 huanluyen
Docx 20111031 huanluyenDocx 20111031 huanluyen
Docx 20111031 huanluyen
 
529 05
529   05529   05
529 05
 
05. Ky Nang Huan Luyen
05. Ky Nang Huan Luyen05. Ky Nang Huan Luyen
05. Ky Nang Huan Luyen
 
05 Ky Nang Huan Luyen762
05 Ky Nang Huan Luyen76205 Ky Nang Huan Luyen762
05 Ky Nang Huan Luyen762
 
Ky nang_huan_luyen
 Ky nang_huan_luyen Ky nang_huan_luyen
Ky nang_huan_luyen
 
Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02
 
Topic 2 LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Topic 2 LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠYTopic 2 LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Topic 2 LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 
Giảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingGiảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active training
 
Group work
Group workGroup work
Group work
 

More from Trường Bảo

Ky Nang Lam Viec Nhom - Hoang Bao Truong.pptx
Ky Nang Lam Viec Nhom - Hoang Bao Truong.pptxKy Nang Lam Viec Nhom - Hoang Bao Truong.pptx
Ky Nang Lam Viec Nhom - Hoang Bao Truong.pptxTrường Bảo
 
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoiGiao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoiTrường Bảo
 
Gioi va phat trien con nguoi
Gioi va phat trien con nguoiGioi va phat trien con nguoi
Gioi va phat trien con nguoiTrường Bảo
 
Kỹ năng thuyết phục và thương lượng
Kỹ năng thuyết phục và thương lượngKỹ năng thuyết phục và thương lượng
Kỹ năng thuyết phục và thương lượngTrường Bảo
 
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cườngTài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cườngTrường Bảo
 
Kỹ năng học tập hiệu quả
Kỹ năng học tập hiệu quảKỹ năng học tập hiệu quả
Kỹ năng học tập hiệu quảTrường Bảo
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtTrường Bảo
 
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ emCông tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ emTrường Bảo
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốTrường Bảo
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngTrường Bảo
 

More from Trường Bảo (14)

Ky Nang Lam Viec Nhom - Hoang Bao Truong.pptx
Ky Nang Lam Viec Nhom - Hoang Bao Truong.pptxKy Nang Lam Viec Nhom - Hoang Bao Truong.pptx
Ky Nang Lam Viec Nhom - Hoang Bao Truong.pptx
 
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoiGiao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoi
 
Gioi va phat trien con nguoi
Gioi va phat trien con nguoiGioi va phat trien con nguoi
Gioi va phat trien con nguoi
 
Tro choi giao duc
Tro choi giao ducTro choi giao duc
Tro choi giao duc
 
Ky nang trinh bay
Ky nang trinh bayKy nang trinh bay
Ky nang trinh bay
 
Kỹ năng thuyết phục và thương lượng
Kỹ năng thuyết phục và thương lượngKỹ năng thuyết phục và thương lượng
Kỹ năng thuyết phục và thương lượng
 
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cườngTài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
 
Kỹ năng học tập hiệu quả
Kỹ năng học tập hiệu quảKỹ năng học tập hiệu quả
Kỹ năng học tập hiệu quả
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
 
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ emCông tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 

Tài liệu: Tập huấn theo phương pháp giáo dục chủ động lấy người học làm trung tâm

  • 1. TÀI LIỆU CHO TẬP HUẤN VIÊN TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG [Type the document subtitle] 10/5/2019 [Type the author name]
  • 2. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 1 MỤC LỤC Trang Phần 1: Xây dựng nhu cầu tập huấn dựa vào nhu cầu người học..................................2 Phần 2: Quá trình học tập dựa trên kinh nghiệm................................................................5 Phần 3: Theo dõi và đánh giá tập huấn....................................................................................10 Phần 4: Kỹ năng của tập huấn viên ...........................................................................................13 Phần 5: Phương pháp tập huấn có sự tham gia....................................................................28
  • 3. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 2 Phần 1 XÂY DỰNG CHU TRÌNH TẬP HUẤN DỰA VÀO NHU CẦU NGƯỜI HỌC 1.Khái niệm về tập huấn Tập huấn là quá trình dạy và học nhằm GIÚP cho người học làm được điều mà trước đây họ chưa làm được. Những điểm cần chú ý là: − Người dạy giúp người học chứ không phải giảng. − Người dạy giúp người học làm được chứ không phải chỉ giúp nói được. − Người học phải có những thay đổi nhất định thì mới có thể làm được. 2. Đặc điểm học tập người lớn − Người lớn có khả năng tự định hướng trong học tập. − Người lớn học tập là để hoàn thành những nhu cầu trước mắt. − Người lớn có khả năng tham gia vào quá trình học tập. − Người lớn là người có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. − Người lớn có khả năng phản ánh. − Người lớn cần được phản hồi. − Người lớn sẽ học tập tốt hơn nếu họ được tôn trọng. − Người lớn cần được học tập trong một không khí thoải mái và vui vẻ. 3. Phương pháp giáo dục chủ động − Học là để thay đổi: suy nghĩ và hành động. − Lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy và học: đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh người học. − Học bằng cách hành: “chúng ta biết những gì chúng ta được làm”. − Học là để áp dụng vào cuộc sống. 4. Các bước xây dựng chương trình tập huấn Bước 1: Xác định nhu cầu − Cần phân tích công việc của học viên: chuyên môn là gì và những công việc đang làm là gì?
  • 4. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 3 − Phân tích về khả năng hiện tại của học viên như họ là ai, họ có kiến thức, thái độ, kỹ năng nào. − Xác định nhu cầu tập huấn ₌ Những gì học viên cần biết để làm − Những gì học viên đã biết. Bước 2: Xác định mục tiêu − Là kết quả mong đợi mà học viên đạt được, làm được sau khóa học. − Mục tiêu tập huấn là mục tiêu về hành vi, nhấn mạnh đến điều học viên làm được, một kết quả cụ thể có thể quan sát được, đo lường được trong thời gian cụ thể. − Mục tiêu tập huấn được viết thành câu có đầy đủ các chức danh như ai, kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, thời gian bao lâu, mức độ thành công bao nhiêu. Bước 3: Chọn lọc nội dung − Phù hợp với nhu cầu tập huấn để người học làm được công việc của họ. − Nội dung chia thành 3 cấp độ: CẦN, NÊN và CÓ THỂ tùy theo sự cần thiết đối với người học. CẦN: nếu không học thì không làm được công việc của mình. NÊN: nếu được học thì sẽ làm được công việc của mình tốt hơn. CÓ THỂ: nếu được học thì sẽ làm việc một cách hứng thú hơn. − Các bước chọn lọc nội dung bao gồm liệt kê tất cả nội dung liên quan, chọn lọc những nội dung cốt lõi và sắp xếp các nội dung đã chọn theo trình tự hợp lý, như trước – sau, Cũ-mới, Đơn giản – phức tạp, Dễ-khó, Ít- nhiều. Bước 4: Chọn lựa phương pháp − Nếu muốn dạy về kiến thức: Trình bày, động não, thảo luận nhóm lớn, nhỏ. − Nếu muốn dạy về thái độ: Sắm vai, nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm nhỏ dựa vào chuyện kể, kịch. − Nếu muốn dạy kỹ năng giao tiếp: Kịch, sắm vai, làm thật. − Nếu muốn dạy kỹ năng thực hành: Thao diễn, bài tập cá nhân hay cho nhóm, diễn tập, làm thật.
  • 5. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 4 Bước 5: Chọn lựa dụng cụ − Dụng cụ giúp người học hiểu rõ vấn đề hơn, giúp buổi học lôi cuốn, hấp dẫn và giúp học viên tham gia vào quá trình học tập dễ dàng hơn. − Đối với tài liệu viết phải thích hợp cho việc giảng dạy kiến thức, chứa những kiến thức cần, rõ ràng, và hình thức trình bày sáng sủa, không quá nhiều chữ, làm rối mắt. − Đối với dụng cụ nghe nhìn thì thích hợp cho việc tập huấn kỹ năng và kiến thức nên chọn những dụng cụ thực sự tạo thuận lợi cho việc học tập, tránh những thao tác quá phức tạp và hơn hết người dạy phải sử dụng thành thạo. Bước 6: Kế hoạch bài giảng Là một bảng hướng dẫn chi tiết các công việc cần làm để hướng dẫn một buổi tập huấn dựa vào nhiệm vụ người học, giúp Tập huấn viên tổ chức công việc của mình một cách chủ động và bài bản. Phân bổ thời gian: phù hợp giữa phần lý thuyết và thực hành. Kế hoạch bài giảng bao gồm: − Mục tiêu của tiết dạy − Thời gian cần thiết: tiết học và thời gian từng hoạt động − Nội dung/chủ đề: ghi nội dung chính của chủ đề dưới dạng gạch đầu dòng − Phương pháp tập huấn: phương pháp dự định, ghi thêm các hướng dẫn mà Tập huấn viên cần làm theo, nhất là cách tổ chức hoạt động cho học viên. − Các dụng cụ hỗ trợ: Tài liệu/dụng cụ cần tham khảo, dùng để tập huấn và ghi nhu cầu về người trợ giảng. − Các cách đánh giá mức độ đạt mục tiêu: dùng chỉ số nào để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu. Trình bày bài giảng dưới dạng văn bản theo các mục nêu trên hoặc trình bày chi tiết theo 4 bước “học tập dựa vào kinh nghiệm”. -----------------------------------------------------------------------------------------
  • 6. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 5 Phần 2 QUÁ TRÌNH HỌC TẬP DỰA TRÊN KINH NGHIỆM 1. Quá trình học tập dựa vào kinh nghiệm Bao gồm 4 bước sau: Áp dụng các bước vào tập huấn như sau: a. Trải qua kinh nghiệm − Người học khám phá ra những hiểu biết mới nhờ được tham gia vào một hoạt động hay nói cách khác bước này bắt đầu bằng một hoạt động. − Hoạt động này có thể là bài tập theo nhóm, nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm nhỏ, trò chơi, chuyện kể, kịch, sắm vai. − Vai trò người dạy: là người tổ chức hoạt động bao gồm giới thiệu mục đích, hướng dẫn rõ ràng các quy định hoạt động, nên yêu cầu về thời gian và quan sát học viên tiến hành các hoạt động, nên viết các yêu cầu trên giấy lớn để học viên chú ý và dễ theo dõi. − Nếu tiến hành là hoạt động nhóm nhỏ thì cần chắc chắn rằng người học đã hiểu rõ nhiệm vụ mà nhóm phải làm và biết cách tổ chức nhóm như bầu nhóm trưởng, thư ký, người trình bày, điều khiển thảo luận. b. Phân tích và phản ánh − Người học phân tích những kinh nghiệm bằng cách nói lên những suy nghĩ, những cảm xúc, nói chung là những điều quan trọng mà họ được sau khi trải qua hoạt động. Phân tích và phản ảnh Đúc kết thành bài học Áp dụng vào cuộc sống Trải qua kinh nghiệm
  • 7. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 6 − Hoạt động thường dùng là thảo luận nhóm nhỏ, nhóm lớn, từng học viên trình bày hay trình bày theo nhóm. − Vai trò của người dạy: tạo thuận lợi để giúp người học phản ánh về những gì đã xảy ra trong bước 1 và những kinh nghiệm này có ý nghĩa gì. Cách hiệu quả để giúp người học phản ánh là nêu câu hỏi và nên dùng câu hỏi mở: Điều gì đã xảy ra khi tham gia hoạt động này? Bạn cảm thấy như thế nào khi… Bạn chú ý về điều gì? Bạn đồng ý hay không đồng ý về những gì vừa phát biểu? Bạn có cho rằng… c. Đúc kết bài học − Người học suy ra từ những gì thảo luận ở bước 2 để xác định xem những kinh nghiệm đó có ý nghĩa gì, bài học nào được rút ra, những nguyên tắc được đề ra là gì. − Hoạt động này thường thảo luận nhóm lớn để tổng hợp, giảng bài, thao diễn và nghiên cứu bài đọc. − Vai trò của người dạy: giống người thầy trong phương pháp giảng dạy truyền thống, am hiểu về chủ đề đang dạy. Người dạy dẫn dắt người học cùng mình đúc kết bài học bằng cách cung cấp một nội dung tóm tắt của học viên hay dẫn dắt người học đi tới nội dung cần xây dựng bằng cách nêu câu hỏi. Cách này đòi hỏi người dạy phải có nhiều kỹ năng. − Các câu hỏi nên sử dụng trong bước này như Bạn học được điều gì từ kinh nghiệm trên? Những kinh nghiệm vừa nêu nói với chúng ta điều gì? Có thể rút ra nguyên tắc nào từ kinh nghiệm này? Từ những gì vừa kể ta thấy có điểm nào chung nhất? Những bài học nào cần được rút ra? d. Áp dụng vào cuộc sống − Người học liên hệ bài học với thực tế thường ngày. Nhờ có thảo luận về cách áp dụng sẽ thấy bài học là có ý nghĩa đối với học. Họ dự định áp dụng và cũng thấy trước những khó khăn có thể xảy ra khi áp dụng. − Hoạt động này thường dùng lập kế hoạch hành động, thực hành kỹ năng mới, thảo luận hay đi thực địa.
  • 8. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 7 − Vai trò của người dạy: tư vấn bằng cách đưa ra những lời khuyên hoặc giúp học viên thực hành nâng cao kỹ năng. − Câu hỏi chủ yếu trong bước này là Chúng ta nên làm thế nào cho tốt trong thực tế? Câu hỏi dẫn dắt là Điều làm bạn tâm đắc nhất là gì? Khó khăn nhất của bạn khi áp dụng vào thực tế là gì? Bạn sẽ áp dụng vào thực tế như thế nào? Bạn có thể gặp những trở ngại nào khi áp dụng những điều mới học vào công việc của bạn? Còn điều gì ta chưa đề cập đến khi phải áp dụng những điều này vào thực tế không? Xây dựng giáo án theo 4 bước quy trình Mô tả chi tiết các bước mà tập huấn viên sẽ tiến hành tại lớp để hoàn thành một tiết học hay một bài học, được mô tả trình tự và hoạt động diễn ra một cách chi tiết. Các cách tổ chức hoạt động học tập của học viên theo nguyên tắc người học là trung tâm bao gồm thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ, làm việc theo cặp, bài tập cá nhân, bài tập hướng dẫn của tập huấn viên. Cấu trúc và cách trình bày như sau: 1. Tên bài học/chủ đề 2. Mục tiêu 3. Dụng cụ 4. Các bước tiến hành: − Giới thiệu bài học − Các bước học tập: Trải qua kinh nghiệm (hoạt động), phản ánh, đúc kết bài học và thảo luận về việc áp dụng. − Đánh giá kết quả học tập. 2. Thực hành hướng dẫn lớp học a. Số lượng học viên và địa điểm tập huấn: − Số lượng học viên: 15-18 học viên, không quá 24 người để mỗi người có cơ hội học tập thực sự và Tập huấn viên có cơ hội bao quát hoạt động lớp học.
  • 9. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 8 − Địa điểm tập huấn: mát mẻ, yên tĩnh, có đủ ánh sáng. Hội trường không nên quá rộng hay quá chật. Bàn ghế dễ di chuyển để tổ chức hoạt động nhóm. b. Tạo không khí học tập: Bước chuẩn bị tâm lý quan trọng để người học có thể học tập thoải mái, bao gồm: − Sắp xếp chỗ ngồi: theo hình chữ U để tiện trao đổi khi có những mục tiêu học tập đòi hỏi phải xếp theo hình chữ V hay “xương cá”. Tránh xếp học viên ngồi thành 2 hàng. Không nên có vật ngăn cách ở chính giữa phòng học như cột, chậu hoa hay vật trang trí khác. Khoảng cách giữa Tập huấn viên đến học viên tương đối đều nhau, lý tưởng nhất là phòng học gần như hình vuông. − Làm nóng không khí lớp học: bằng bài hát, trò chơi … tạo không khí cởi mở, hợp tác thuận lợi cho việc học. − Định hướng học tập: Làm rõ mục tiêu khóa học và những phần được học. Xác định cách học tập phù hợp là trao đổi và rút ra điều mà bản thân cần thay đổi để áp dụng vào cuộc sống. c. Hướng dẫn một tiết học Giới thiệu mục tiêu bài học: viết sẵn trên giấy để học viên thấy. Chỉ cho học viên thấy bài học này có quan hệ bài học trước như thế nào và cho họ viết họ sẽ làm gì để tham gia vào việc đạt mục tiêu này. Hướng dẫn học tập theo các bước của quy trình dựa vào kinh nghiệm: − Bước tổ chức hoạt động: THV nói rõ yêu cầu, nội quy, nhiệm vụ của người học và thời gian tiến hành. − Bước phản ánh về các kinh nghiệm: THV đưa ra các câu hỏi cá nhân hoặc thảo luận nhóm, hướng dẩn họ trình bày kinh nghiệm và tạo điều kiện cho học viên đặt câu hỏi, giải thích làm rõ những suy nghĩ của họ. − Bước đúc kết bài học: THV dùng câu hỏi dẫn đắt giúp họ nhận ra nội dung phản ánh có thể khái quát thành những điểm chính hay những nguyên tắc nào. Đôi khi người học lúng túng trong việc đúc kết, tập huấn
  • 10. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 9 viên cần giúp mọi người bằng câu hỏi dẫn dắt. Đôi khi những gì rút ra từ hoạt động phản ánh chưa đủ để làm cho bài học sáng tỏ. THV cung cấp thêm những thông tin đã chuẩn bị sẵn dưới dạng trình bày bổ sung, đưa ra các sơ đồ hay các nội dung đã viết sẵn trên giấy, trên thẻ màu. − Bước thảo luận về áp dụng bài học: THV giúp người học thảo luận về việc họ sẽ làm gì bằng cách đặt câu hoi để người học liên hệ bài học với công việc của họ như Anh chị dự định sẽ làm như thế nào trong thời gian tới? Đặt câu hỏi để người học dự đoán những khó khăn khi áp dụng trong thực tế, như nếu thực hiện theo cách này thì anh chị sẽ gặp những trở ngại nào? Giúp người học bằng cách yêu cầu họ lập chương trình hành động, cách này áp dụng vào cuối khóa học. Kết thúc buổi học − Tập huấn viên tóm tắt những điểm chính bài học. − Giúp người học liên hệ lại mục tiêu học tập và đánh giá kết quả đạt được. − Giúp người học thấy mối liên quan giữa bài học với phần còn lại của chương trình tập huấn. − Giúp người học có cảm xúc tích cực về buổi học. ------------------------------------------------------------------------------------------
  • 11. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 10 Phần 3 THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN Giúp nâng cao chất lượng tập huấn và xác định xem học viên tiếp thu được kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để làm công việc của họ hay không. Kết quả ghi nhận được dùng để lập kế hoạch cho những lần tập huấn tới. Theo dõi vá đánh giá như thế nào? − Đánh giá nhu cầu: tiến hành trước khi tập huấn nhằm xác định nhu cầu người học. − Theo dõi: thực hiện trong khi lớp học diễn ra nhằm xem xét các hoạt động tập huấn và quyết định có cần điều chỉnh để nâng cao chất lượng khóa tập huấn hay không. − Đánh giá quá trình: thực hiện vào cuối lớp tập huấn và tập trung xem xét lớp tập huấn đã tổ chức tốt đến mức độ nào. − Đánh giá đầu ra: Cũng thực hiện vào cuối lớp tập huấn nhưng tập trung vào mức độ đạt mục tiêu tập huấn. − Đánh giá hiệu quả: hoạt động tiếp theo sau khóa tập huấn nhằm tìm hiểu xem học viên áp dụng các kiến thức, thái độ, kỹ năng vào công việc như thế nào. − Đánh giá tác động: tìm hiểu xem tập huấn đã có đóng góp gì cho việc đạt mục tiêu và góp phần vào mục đích của dự án. Thường thì chỉ thấy tác động sau khi tập huấn kết thúc một thời gian khá lâu. Theo dõi hoạt động khóa học − Thực hiện hằng ngày để điều chỉnh khi cần thiết. − Hỏi học viên về các vấn đề như Hiện đang có vấn đề nào cần giải quyết? Cách giải quyết nên như thế nào? Những chủ đề nào thừa? Những chủ đề nào thiếu so với mong đợi của học viên? − Nhận xét vào cuối ngày học: Điều gì đã xảy ra trong ngày hôm nay? Các chủ đề nào đã trải qua? Chúng ta học được điều gì? Chúng ta sẽ áp dụng điều đã học vào công việc như thế nào?
  • 12. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 11 − Chia sẻ cảm nhận cá nhân: Điều mà hôm nay tôi học được là..., hôm nay tôi khám phá ra rằng…, hôm nay tôi ngạc nhiên vì…, điều mà tôi chưa hài lòng… Đánh giá quá trình khóa tập huấn Kết quả so với dự kiến: − Số học viên tham dự bao nhiêu so với kế hoạch? − Các nội dung có được thực hiện đầy đủ không? Có thay đổi gì không? − Có bao nhiêu tiết học? So với kế hoạch thì như thế nào? − Tài liệu /dụng cụ có đầy đủ và sẵn sàng không? − Phòng học có phù hợp không? − Nên có thay đổi gì ở lần tập huấn sắp tới? Mức độ tham gia của học viên: − Học viên tham gia vào những loại hình hoạt động nào? − Mức độ tham gia như thế nào? − Có những trở ngại nào khiến học viên khó tham gia? Đánh giá đầu ra của khóa tập huấn Đánh giá kiến thức: dùng bài kiểm tra viết, trắc nghiệm hoặc trả lời miệng. − Bài kiểm tra một lần vào cuối khòa. − Kiểm tra trước và sau khóa học. − Nghiên cứu tình huống và trả lời các câu hỏi. Đánh giá kỹ năng: quan sát học viên thực hành kỹ năng tại lớp học hay bên ngoài lớp học. − Quan sát học viên lúc sắm vai. − Cách học viên sử dụng dụng cụ và thao tác. − Cách học viên thực hiện tại nơi làm việc. Đánh giá hiệu quả của khóa tập huấn Thường được thực hiện 6 tháng sau khi tập huấn nhằm tìm biết người học đã áp dụng như thế nào vào công việc. Cách đánh giá là quan sát tại chỗ khi học viên đang làm việc dựa trên bảng điểm, cần ghi nhận thêm điều kiện làm
  • 13. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 12 việc của học viên, như dụng cụ đủ không. Câu hỏi cần học viên trả lời là “Khóa tập huấn có giúp cho học viên cung cấp những dịch vụ cho người học tốt hơn trước tập huấn hay không?” Đánh giá tác động của khóa tập huấn Được tiến hành bởi một đội nghiên cứu để tìm ra những thay đổi mà hoạt động tập huấn góp phần. Công việc này đòi hỏi phải có tay nghề cao và tốn kém. ----------------------------------------------------------------------------------------------------
  • 14. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 13 Phần 4 NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA TẬP HUẤN VIÊN 1. Kỹ năng quan sát Mục đích là gì? Giúp nắm được học viên phản ứng và cảm nghĩ như thế nào đến khóa học và những học viên khác, nắm bắt được kinh nghiệm của học viên để thay đổi tiến trình dạy hoặc can thiệp. Quan sát những gì? − Mức độ quan tâm trong từng hoạt động hoặc nội dung. − Mức độ tham gia − Mức độ hiểu về những sự chỉ dẫn hoặc nội dung bài học − Mối quan hệ giữa các thành viên − Những cảm xúc mạnh Tập huấn viên đối ứng như thế nào? − Điều chỉnh tiến trình: Nhanh hơn hoặc chậm lại − Điều chỉnh bài tập hoặc hoạt động: thay đổi trọng tâm bài học hoặc giới thiệu chủ đề mới. − Làm rõ: Đưa ra một số câu hỏi hoặc cung cấp thêm thông tin. − Tập trung vào quá trình: Giới thiệu một bài tập xây dựng nhóm hoặc giúp các học viên nói lên những cảm xúc của họ hay những gì họ học được. Ghi nhớ − Không vội vàng diễn giải những gì nhìn thấy. − Thu thập nhiều thông tin ngôn ngữ của học viên và có thể chờ cho đến khi biểu hiện thật chất nổi lên diễn đạt chính xác thời điểm hoặc tình huống khó của nhóm tập huấn. 2. Kỹ năng lắng nghe và tóm tắt Mục đích là gì? − Giúp nắm bắt được hiểu biết, suy nghĩ của người học, làm người học cảm thấy được quan tâm. Lắng
  • 15. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 14 nghe tốt sẽ phát hiện được những mặt còn thiếu xót của tập huấn viên. − Người lắng nghe hiệu quả sẽ có khả năng tóm tắt lại những gì mình nghe được. Tóm tắt tốt là liệt kê ngắn gọn các ý chính của các phát ngôn hoặc bài trình bày và giúp người nói nghe lại những suy nghĩ và lời lẽ của mình theo một cách mới. Có những cách lắng nghe nào? − Lắng nghe chủ động: lắng nghe cẩn thận, chăm chú và tổng kết những gì nghe được thành một bài tóm tắt. − Nghe với định kiến: nghe qua một phễu lọc: áp đặt những kinh nghiệm và niềm tin của bản thân vào những gì nghe được và thường hiểu sai vấn đề. − Nghe thụ động: nghe thông thường: bỏ qua những chi tiết cụ thể và chỉ nhớ các ý chính. Để lắng nghe tốt, ta cần những gì? − Giữ im lặng: không nói dù là nói thầm trong bụng, không ngắt lời họ, đừng nói tiếp ý chưa diễn đạt hết của người khác. − Thể hiện rằng bạn muốn nghe: giúp người nói cảm thấy được khích lệ, gật đầu, mỉm cười, giao tiếp bằng ánh mắt, bước đến gần người nói và những câu nói khích lệ như "thế à","mình hiểu", "hay quá". − Tránh sự phân tán: Gõ bàn, vẽ nghệch ngoạc, sắp xếp giấy tờ sẽ cho người nói thấy bạn không thực sự lắng nghe họ nói. Chọn địa điểm tập huấn yên tĩnh để không bị mất tập trung. − Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng: Đặt mình vào địa vị của người nói và nhìn thế giới theo cách nhìn của người ấy. Hãy thể hiện rằng bạn đang tôn trọng những gì họ đang nói ra. − Kiên nhẫn: Khi người nói đang lúng túng hoặc diễn đạt không rõ ràng, bạn có thể nêu ra một số câu hỏi nhằm làm rõ hoặc giúp người nói tập trung vào điều muốn nói. − Giữ bình tĩnh: Nếu vì một lý do nào đó làm bạn cảm thấy mất tập trung hay nổi giận thì hãy dành thời gian bình tĩnh lại trước khi lắng nghe tiếp
  • 16. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 15 tục. Một ngưởi nghe đang mất tập trung hay giận dữ thì không thể lắng nghe hoặc hiểu một cách thấu đáo. − Đặt câu hỏi: Sử dụng câu hỏi mở để khuyến khích người nói và thể hiện sự quan tâm đến lời nói của họ. Câu hỏi đặt ra giúp người nói khám phá ý mới chứ không nên để họ tự vệ hoặc lập lại những gì đã nói. Nguyên tắc của tóm tắt hiệu quả là gì? − Ngắn gọn, đầy đủ và chính xác. − Thể hiện những gì đã được nói đến hoặc được thống nhất chứ không phải những gì mình muốn người khác nói hoặc thống nhất. − Nếu tóm tắt cho cả nhóm thì cần phải xác định những gì đã được và chưa được cả nhóm thống nhất. − Không sử dụng phần tóm tắt để bắt đầu một bài học khác hoặc đưa ra các ý mới. − Dừng tóm tắt khi cần thiết và không cố tóm tắt một lần các cuộc thảo luận dài và phức tạp. − Yêu cầu các học viên tóm tắt. Đây chính là cơ hội dành cho học viên thực hành bài học. − Quan sát những hành vi phi ngôn ngữ của nhóm hoặc của từng cá nhân trong khi bạn tóm tắt. Điều này sẽ cho bạn biết có mô tả đúng những gì họ đang suy nghĩ không. 3. Kỹ năng đặt câu hỏi Mục đích là gì? Để lôi cuốn sự tham gia, tạo sự tập trung, tạo sự động não, khuyến khích những người rụt rè tham gia, chấm dứt những cuộc nói chuyện riêng hoặc những tranh luận không đúng trọng tâm, khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm hoặc kiểm tra mức độ hiểu bài của học viên.
  • 17. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 16 Các dạng câu hỏi và cách sử dụng như thế nào? a. Câu hỏi đóng: Chỉ chứa có 2 cửa trả lời: “có” hay “không”, giúp trả lời nhanh nhưng không có được nhiều thông tin, dùng để tóm tắt một cuộc thảo luận, đưa ra quyết định cuối cùng hoặc kết thúc một bài học. Ví dụ: − Chúng ta có nên chọn phương pháp tập huấn này cho người không biết chữ không? − Chúng ta có thể khởi hành chuyến đi thực tập lúc 10h sáng được không? − Một câu hỏi đóng có thể chuyển thành câu hỏi mở nếu cần thêm thông tin. Ví dụ: Chúng ta nên chọn phương pháp tập huấn nào cho người không biết đọc và viết? − Một cách khác là sau câu hỏi đóng ta dùng một câu hỏi mở. Ví dụ: Chúng ta có nên dùng phương pháp này không? Nếu có hoặc không thì tại sao? b. Câu hỏi mở: − Người trả lời được trả lời thoải mái nhờ những chữ như Ai, cái gì, như thế nào, bằng cách nào, ở đâu, khi nào, tại sao, bao lâu. Ví dụ: Bạn sẽ sử dụng phương pháp này như thế nào trong công việc của bạn? − Giúp học viên mở rộng suy nghĩ của họ và không có câu trả lời đúng, câu trả lời sẽ đa dạng và phản ánh những quan điểm khác nhau. c. Câu hỏi gợi ý hay dẫn dắt − Người hỏi bày tỏ thái độ của mình nên trong câu hỏi có hàm chứa câu trả lời. Người được hỏi có thể dựa vào đó để trả lời. − Tập huấn viên nên tránh sử dụng câu hỏi dẫn dắt. Một câu hỏi dẫn dắt nghe có vẻ như một câu hỏi mở nhưng thực tế là một câu hỏi đóng, dẫn dắt đến một câu trả lời theo ý muốn người hỏi và thường cho câu trả lời chân thật. Ví dụ: Các bạn có nghĩ rằng học viên của lớp học sẽ gần gũi với
  • 18. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 17 nhau hơn? Bạn có nghĩ rằng nước sạch sẽ phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ? So sánh câu hỏi dẫn dắt với ví dụ sau đây: Bạn nghĩ gì về mối quan hệ giữa các học viên trong lớp học? d. Câu hỏi trung tính − Người hỏi không bày tỏ thái độ của mình nên người trả lời phải nói lên suy nghĩ thật của mình. e. Câu hỏi trực tiếp − Câu hỏi đưa ra cho một học viên cụ thể. Ví dụ: Chị Bình, chị quan sát được những gì trong nhóm những người phụ nữ nghèo? − Thường sử dụng để kiểm tra học viên hiểu như thế nào về một định nghĩa hay một khái niệm cụ thể, đồng thời khuyến khích học viên ít nói tham gia tích cực hơn, ngăn cản một vài cá nhân quá nổi bật lấn át những thành viên khác. f. Câu hỏi chung − Loại câu hỏi đưa ra cho cả lớp học, không nhằm vào một học viên nào cụ thể. Ví dụ: Chúng ta có thể áp dụng phương pháp này vào trong công việc thực tế như thế nào? − Được sử dụng để khuyến khích sự suy nghĩ của cả lớp học về bài học. Sau khi dành đủ thời gian cho học viên suy nghĩ, tập huấn viên sẽ đề nghị học viên trả lời. Các học viên khác sẽ tiếp tục đưa ra ý kiến của họ. Thế nào là một câu hỏi tốt? − Ngắn gọn, rõ ý hỏi, giúp người trả lời định hướng suy nghĩ và suy nghĩ hiệu quả. − Là câu có mục đích hỏi. Khi đặt câu hỏi, cần phải biết mình muốn người được hỏi nghĩ về điều gì hoặc đang tìm kiếm những thông tin gì. − Tránh đưa ra những câu hỏi kết hợp, khó hiểu. Tránh đưa ra những câu hỏi dưới dạng trình bày như: Liệu những người nông dân có thấy mô hình trình diễn này hữu ích không và những thông tin đưa ra liệu sẽ phù hợp với địa phương họ không?
  • 19. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 18 − Câu hỏi có tính tôn trọng là câu hỏi phù hợp với trình độ văn hóa và kinh nghiệm của người nghe, do vậy nên sử dụng từ ngữ và khái niệm phù hợp người nghe. Ghi nhớ − Sử dụng câu hỏi nào là tùy thuộc vào mục đích của tập huấn viên khi hỏi. Tuy nhiên, trong tập huấn có sự tham gia thì cần sử dụng nhiều câu hỏi mở, trung tính và hạn chế sử dụng câu hỏi đóng, gợi mở. 4. Kỹ năng giao bài tập Được sử dụng trong tất cả các bài học sử dụng phương pháp tập huấn tích cực với sự tham gia của học viên. Nội dung lời giao bài tập a. Tại sao phải làm bài tập này? Học viên cần biết họ sẽ có lợi gì khi làm bài tập này. Bài tập này sẽ giúp họ có thêm kỹ năng gì. Làm thêm bài tập này họ sẽ hiểu thêm về vấn đề gì? Lời giải thích này rất cần thiết nhưng cũng hết sức ngắn gọn, tốt nhất là lời giải thích chỉ nên trong một câu. b. Làm gì? Học viên cần biết bài tập cần tạo ra kết quả gì. Cần phải dùng những động từ chỉ kết quả để mô tả công việc cần thực hiện, ví dụ như liệt kê, quyết định, chọn, xếp ưu tiên, vẽ, xác định, trả lời... Không dùng những động từ chỉ quá trình như thảo luận, trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu, nghiên cứu, xem xét... c. Làm như thế nào? − Cách làm bài tập: học viên cần biết họ sẽ làm bài tập theo cách nào, như cá nhân vẽ, viết ra tờ giấy nhỏ, chia nhóm cùng làm... − Thời gian làm bài tập: Học viên cần biết để học viên tác động đến tốc độ làm bài.
  • 20. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 19 d. Làm gì tiếp theo? − Học viên cần biết sau khi hoàn thành bài tập, họ sẽ báo cáo lại kết quả theo cách nào như chia sẻ với người bên cạnh hay báo cáo trước lớp? − Ví dụ: Để tìm hiểu thêm về cách chăm bón cây ăn quả, sau đây chúng ta sẽ làm thêm một bài tập. Các bạn hãy xem các bức tranh dưới đây và xác định cách chăm bón nào là đúng và cách nào sai tại sao? Chúng ta sẽ làm bài tập này theo nhóm. Thời gian làm bài tập là 15 phút. Sau khi xác định xong, mỗi nhóm cử một người trình bày lại kết quả của nhóm mình. Với những bài tập phức tạp thì như thế nào? Các bài tập phức tạp hơn thường ở các dạng như: − Mỗi nhóm hay mỗi cá nhân làm những bài tập khác nhau. − Bài tập gồm nhiều dữ liệu, thông tin khó nhớ − Bài tập có câu hỏi khó phân tích − Bài tập có nhiều câu hỏi cần phân tích. Với những bài tập này, THV nên ghi sẵn bài tập lên bảng trước khi giao bài tập. Như vậy học viên vừa được nghe vừa được đọc bài và họ có thể đọc lại khi cần thiết. THV có thể viết riêng bài tập cho mỗi nhóm hoặc cá nhân vào tờ giấy bìa và phát riêng cho họ. Làm gì khi học viên không hiểu bài? − Khi học viên không hiểu bài tập sẽ đặt câu hỏi để tập huấn viên giải thích lại. − Nếu cả lớp không hiểu thì giải thích thật ngắn gọn, sau đó nhanh chóng phân học viên vào các nhóm làm việc. − Nếu chỉ một người không hiểu thì nên phân học viên vào nhóm làm việc sau đó giải thích riêng cho người không hiểu. Học viên cần được bắt tay vào làm việc càng nhanh càng tốt. − Tập huấn viên cần hết sức tránh dành nhiều thời gian để giải thích bài tập vì điều đó làm giảm hứng thú của học viên về bài tập.
  • 21. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 20 5. Kỹ năng phản hồi Mục đích Không có phản hồi thì không phải là học tập, đó là cho và nhận phản hồi một cách hiệu quả nhằm phân tích nhu cầu của học viên và cởi mở quan tâm đế học viên về phong cách, thái độ và tính hữu dụng của khóa tập huấn. Một ý phản hồi tốt cần có những yếu tố nào? − Chân thành − Tự tin và tin tưởng − Cởi mở − Chấp nhận − Quan tâm tới nhu cầu của người khác Phản hồi tốt có tác dụng giúp người nhận phản hồi hiểu hơn về bản thân họ và người khác. Thế nào là phản hồi hiệu quả? − Mô tả một hành động, sự kiện thay vì chú trọng vào cá tính của một người. − Cảm thông tránh ra lệnh. − Có ích cho người nhận, tránh mơ hồ và chung chung. − Cụ thể và rõ ràng, tránh phán xét theo hành động. − Liên quan đến một việc mà ai đó có thể thay đổi. Hướng dẫn cách cho phản hồi như thế nào? a. Rõ ràng và cụ thể − Ví dụ: “Khi mời người khác phát biểu, anh có thể chỉ vào người anh muốn nói” − Thay vì: “Các học viên chẳng biết anh muốn mời ai phát biểu”. b. Ngay lập tức − Phản hồi ngay lập tức là cách tốt nhất, tránh trì hoãn vấn đề này. Phản hồi phải diễn ra sau sự kiên/ hành động càng sớm càng tốt. c. Sử dụng đại từ nhân xưng “Tôi”
  • 22. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 21 − Ví dụ: “Tôi cảm thấy không thật thoải mái khi anh/chị yêu cầu tôi làm trưởng nhóm”. − Thay vì: “Cả nhóm thấy lo lắng suốt khi anh chị hướng dẫn bài học” d. Khen ngợi trước khi nói đến những điểm cần cải tiến − Nói những điểm tốt trước những điểm cần cải tiến, không nên đưa ra quá nhiều góp ý cùng một lúc về những điểm chưa tốt cần cải tiến. − Tránh sử dụng từ “nhưng”. Ví dụ: “Tôi nghĩ anh/chị chuẩn bị giáo cụ trực quan rất tốt để chỉ ra những điểm chính của bài học. Trong lần tới đây, nếu anh chị nói to hơn thì tôi có thể nghe rõ những gì anh chị hướng dẫn chúng tôi”. Thay vì: “Giáo cụ trực quan của anh chị rất hay nhưng chúng tôi chẳng nghe được anh chị nói gì cả”. e. Đề cập vấn đề một cách chi tiết − Ví dụ: “Khi chị A đặt câu hỏi, bạn đã cẩn thân kiểm tra xem bạn đã hiểu đúng câu hỏi chưa rồi mới trả lời”. Thay vì: “Bạn lắng nghe chăm chú”. − Cách đưa ra phản hồi sẽ quyết định việc phản hồi đó có được chấp nhận và làm theo hay không. Hướng dẫn cách nhận phản hồi như thế nào? − Nghe phản hồi: Người ta phản hồi là giúp hiểu rõ về công việc của mình tốt hơn. Trước hết, hãy lắng nghe và hiểu những gì họ nói sau đó có thể nói lên suy nghĩ của mình nếu muốn. − Hiểu nhầm: Con người thường nhìn nhận người khác theo cách nhìn và quan điểm của cá nhân nên dễ bị hiểu nhầm. Tuy nhiên, ý kiến phản hồi của họ giúp cho thấy họ nghĩ như thế nào về công việc của mình và cũng là cơ hội để đánh giá bản thân tốt hơn. − Không phán xét lời phản hồi: Phản hồi hiếm khi chính xác 100% và cũng hiếm khi sai hoàn toàn. Những người khác nhau sẻ đưa ra phản hồi hoàn toàn khác nhau về cùng một bài tập huấn. − Làm rõ phản hồi: Người nhận phản hồi có thể đặt câu hỏi khi họ không rõ vấn đề nào đó. Hơn hết, nên đặt câu hỏi mở, tránh câu hỏi dẫn đắt hay câu hỏi đóng.
  • 23. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 22 − Lấy ý kiến phản hồi về lĩnh vực cụ thể: Ví dụ: “Cảm ơn bạn đã tham dự bài học tôi thực hiện. Bây giờ tôi muốn biết những giáo cụ trực quan tôi sử dụng có hiệu quả không và tôi có thể thay đổi như thế nào trong lần tới đây”. − Không giải thích: Khi nhận phản hồi, người nhận không cần phải trả lời, giải thích hay đính chính ý kiến của người khác. Chúng ta thường làm theo cách đề nghị các học viên mở rộng hai bàn tay trước mặt đơn giản là đón nhận phản hồi mà không cần giải thích thêm. 6. Kỹ năng trình bày Mục đích Giúp giới thiệu được rất nhiều thông tin cho một lượng lớn người nghe. Đây là dạng truyền thông tin một chiều nên không cung cấp cơ hội để người nghe tham gia, đôi khi bị hiểu lầm vì đa số mọi người chỉ được lắng nghe trong thời gian ngắn. Các bước chuẩn bị cho một bài trình bày Bước 1: Xác định mục đích và nhu cầu của người nghe và thu thập thông tin. Bước 2: Lựa chọn và tổ chức thông tin. Ba tiêu chí để lựa chọn thông tin: − Mục đích của bài trình bày. − Kiến thức đã có, sự quan tâm và nhu cầu của người nghe − Thời gian trình bày. Ba chỉ dẫn cho việc tổ chức thông tin: − Phần giới thiệu: Cho người nghe biết bạn sắp trình bày vấn đề gì. − Phần trình bày: Trình bày nội dung.
  • 24. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 23 − Phần tóm tắt/kết thúc: Cho người nghe biết vừa trình bày những vấn đề gì. Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ trực quan. − Tập trung vào những điểm quan trọng. − Làm cho các giáo cụ trực quan trông lý thú và hấp dẫn. − Nên chọn tranh ảnh hay bảng biểu thay cho từ ngữ. − Để khoảng cách giữa các dòng chữ, các phần tranh/ảnh, tránh tình trạng dồn nén thông tin. − Đảm bảo là người nghe/nhìn có thể thấy và đọc được từ các dụng cụ trực quan. Bước 4: Chuẩn bị phần Mở đầu và phần Kết thúc của bài trình bày. − Lý thú − Có trọng điểm − Làm nổi bật mục đích của bài tập huấn − Giới thiệu các mục tiêu của bài trình bày − Cần viết phần Mở đầu và Kết thúc lên giấy để phòng trường hợp quên mất bình tĩnh. Bước 5: Viết tờ nhắc cho bài trình bày. − Sử dụng các tấm bìa nhỏ − Viết lên đó các từ quan trọng và các ý chính − Chỉ viết các ý chính − Thực hành trình bày với các tờ nhắc Bước 6: Chuẩn bị trình bày- sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cử chỉ. Hãy ngắn gọn: − Hạn chế thời gian trình bày từ 10 đến 15 phút. − Chỉ chọn những ý quan trọng để trình bày. Hãy chuẩn bị kỹ: − Đến phòng tập huấn sớm để biết về nơi mình sẽ trình bày. − Kiểm tra phòng, chỗ ngồi, thiết bị, giáo cụ và tờ nhắc trước khi trình bày. − Tập trình bày cho đến khi cảm thấy tự tin
  • 25. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 24 Sử dụng đôi mắt: − Hãy nhìn vào người nghe chứ đừng nhìn vào tờ nhắc. − Giao tiếp bằng mắt với học viên, hãy để mắt nhìn khắp phòng tập huấn. − Quan sát người nghe để đánh giá hiểu đến đâu và có chú ý nghe hay không. Sử dụng giọng nói: − Nói rõ ràng. − Sử dụng ngữ điệu để nói những điểm chính. − Sử dụng âm lượng trung bình: không quá to, quá nhỏ. − Dừng lại một chút sau những điểm quan trọng để người nghe có thời gian hiểu ý người trình bày. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: − Hãy mỉm cười giúp đôi bên cảm thấy thoải mái. − Cẩn trọng với ngôn ngử cử chỉ để tránh gây mất tập trung. − Không nên đứng sau bàn hay một vật cản. − Không đứng yên một chổ nhưng cũng không nên rảo bước khắp gian phòng. Để người nghe tham gia: − Khích lệ sự quan tâm thích thú của người nghe, thu hút sự tập trung của họ. − Sử dụng các câu chuyện hay các ví dụ liên quan đến cuộc sống của họ, hãy sử dụng tính hài hước của mình. − Đưa ra câu hỏi và lắng nghe sự trả lời. − Khuyến khích người nghe trả lời câu hỏi. − Sự dụng kỹ thuật tạo hứng thú nhóm và các kỹ thuật tương hỗ khác. Khắc phục sự mất bình tĩnh: − Chuẩn bị kỹ lưỡng giúp tăng sự tự tin. − Ngồi một mình trong vài phút trước khi bắt đầu phần trình bày. − Trong khi trình bày hãy nhìn tờ nhắc. Sử dụng thật tốt các giáo cụ trực quan:
  • 26. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 25 − Sử dụng giáo cụ trực quan để minh hoạ các ý. − Để học viên có thời gian xem xét các giáo cụ và hiểu được ý nghĩa, tránh cạnh tranh với giáo cụ trực quan của chính mình. − Hãy nói về những điều được thực hiện qua các giáo cụ trực quan chứ đùng đọc nguyên văn những nội dung ghi trên các giáo cụ đó. − Để giáo cụ trực quan sang một bên khi chuyển qua một phần mới. Tăng sức mạnh cho giọng nói như thế nào? − Luyện tập: Cần luyện tập thường xuyên sao cho khả năng diễn thuyết trở nên tự nhiên như thể đó là năng khiếu bẩm sinh. − Ngữ điệu: Nên nói to hơn, rõ ràng và truyền cảm. − Tốc độ nói: Nếu tốc độ chậm sẽ làm người nghe thấy tẻ nhạt và sốt ruột. Nếu nói quá nhanh thì người nghe sẽ theo không kịp, nên thay đổi tốc độ nói của mình và nhấn giọng vào một số câu từ để phần trình bày hấp dẫn hơn. − Nhấn giọng: Bằng cách nhấn mạnh một số từ, cụm từ có thể thay đổi ý nghĩa câu nói. − Ngắt câu/đoạn: Nên dừng lại sau một số ý để người nghe có thời gian hiểu thấu đáo hơn nội dung trình bày. 7. Kỹ năng xử lý tình huống trong lớp học Tình huống 1: Đa số đối tượng giữ im lặng, ít phát biểu. Có nhiều lý do khiến chỉ vài người phát biểu như họ còn dè đặt, phòng thủ, tưởng đến để nghe chứ không phải để nói hoặc nội dung quá mới nên không biết. Để khuyến khích mọi người phát biểu nên: − Tạo không khí tin cậy và cởi mở bằng trò chơi, bài hát. − Khen ngời những người có ý kiến và tránh chê bai ý kiến của học viên. − Dùng câu hỏi trực tiếp để mời đối tượng nêu nhận định riêng của mình. − Thay đổi phương pháp như chuyển sang bài tập, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận, − Tìm hiểu lý do học cứ im lặng mãi như vậy để có cách giúp đỡ.
  • 27. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 26 Tình huống 2: Tình trạng lấn lướt Xảy ra khi một vài học viên giành nói hoặc trả lời khiến những người khác không có cơ hội hoặc cảm thấy mất tự tin. Tình trạng này có thể xảy ra khi đối tượng chưa có kỹ năng giao tiếp trong khi lại có nhu cầu khẳng định bản thân. Các cách điều tiết là: − Khéo léo cắt lời người nói bằng cách tóm tắt những gì họ nói. − Cắt lời người nói bằng cách khen ngợi ý kiến của họ rồi chuyển ngay sang phần người khác chia sẻ. − Cũng có thể nói ý kiến của họ thì quan trọng nhưng mọi người cần nghe thêm ý kiến của người khác. − Nếu những cách trên không có tác dụng thì hãy nói chuyện thêm với họ trong giờ giải lao và cho họ thấy nhiều người cũng cần có cơ hội để phát biểu. Tình huống 3: Học viên đưa ra những câu hỏi ngoài dự kiến Công việc cần làm là: − Chuyển câu hỏi lại để cho nhóm tự trả lời, tự tìm ra giải pháp vì học viên đến là để thảo luận và giải quyết vấn đề và hướng dẫn viên không phải là người có câu trả lời cho mọi tình huống. − Tập huấn viên sử dụng thời gian này để suy nghĩ thêm và tham gia vào việc tìm câu trả lời. Tình huống 4: Nhóm đi lạc đề Tình huống này xảy ra khi người học chưa định hướng rõ ràng hoặc cả nhóm quá nhiệt tình, sôi nổi. Đôi khi cuộc thảo luận ban đầu đúng hướng nhưng sau đó lạc hướng do đó cần phát hiện và định hướng lại. Có thể hỏi lớp xem điều vừa nói có liên quan đến chủ đề không hoặc nói rằng chúng ta chỉ có đủ thời gian để tập trung vào những nội dung đã đề ra mà thôi.
  • 28. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 27 Phần 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN CÓ DỰ THAM GIA 1. Thảo luận nhóm nhỏ Nên sử dụng trong trường hợp nào? − Khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cực của nọi thành viên trong lớp học giúp người học nâng cao trách nhiệm trong quá trình học tập. − Khi vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu sắc và kỹ lưỡng. − Khi muốn người học nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề. − Khi muốn người học thay đổi thái độ. − Khi muốn người học học hỏi lẫn nhau. Có những cách chia nhóm lớn thành nhóm nhỏ như thế nào? − Đếm số thứ tự: Học viên đếm từ một đến n (n là số nhóm muốn chia lớp). Những người cùng một số thì thành một nhóm. Được sử dụng trong trường hợp mà bài tập không có một yêu cầu gì đặc biệt đối với các thành viên nhóm. − Chia theo vị trí ngồi: ngồi gần nhau tạo thành nhóm. Cách chia này dễ thực hiện. Để đảm bảo về giới tính, độ tuổi, trình độ thì có thể yêu cầu một số học viên đổi chỗ trước khi chia nhóm. − Chia theo độ tuổi: Những học viên cùng một độ tuổi thành một nhóm, được sử dụng trong bài tập có phụ thuộc về lứa tuổi. − Chia theo vùng địa lý: học viên phân theo vùng địa lý, liên qun đến những bài tập có yêu cầu về vị trí địa lý, nét văn hoá, phong tục tập quán. − Chia theo sở thích: Người cùng sở thích tập trung thành một nhóm, khi củng một lúc thảo luận về những vấn đề khác nhau. − Chia theo giới tính: Nam hay nữ; có thể sử dụng khi học vên mới quen nhau hoặc thảo luận vấn đề liên quan đến giới tính.
  • 29. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 28 − Chia theo số con: Người có cùng số con tham gia một nhóm. − Chia theo đơn vị công tác: Học viên cùng một cấp độ công việc thì chia theo một nhóm, trong những bài tập tìm hiểu về quan điểm của mỗi cấp về cùng vấn đề chung. − Chia theo chuyên môn nghiệp vụ: có cùng chuyên môn, được sử dụng khi phân tích sự tác động của kiến thức chuyên ngành đến việc nhìn nhận vấn đề chung, hay cùng thảo luận nhiều vấn đề. − Chia theo đặc điểm ngoại hình: Tóc dài, tóc ngắn, đi giầy hay đi dép… giúp tạo không khí hài hước, vui vẻ và bài tập không có gì đặc biệt. − Chọn nhóm trưởng: THV chỉ định nhóm trưởng, sau đó yêu cầu những người còn lại tự chọn nhóm trưởng nào mà mình thích để tham gia nhóm người đó, giúp nhận định mối quan hệ giữa các học viên trong lớp đồng thời khuyến khích học viên quan tâm hơn đến việc xây dựng mối quan hệ trong nhóm. Nhóm trưởng là người xuất sắc. − Chọn nhóm viên: THV chỉ định nhóm trưởng và mời các nhóm trưởng chọn các nhóm viên, Nhóm trưởng là người ít nói, chưa được đánh giá cao. Những điểm cần lưu ý trong thảo luận nhóm nhỏ − Mọi thành viên đều được tham gia thảo luận và được tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến lẫn nhau ngay cả khi chưa đồng ý. − Những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả bài tập cần giải đáp kịp thời. − Nhiệm vụ thảo luận phải rõ ràng. − Nhóm phải biết thời gian dành cho thảo luận để sử dụng hợp lý. − Không có sự áp đảo, lấn lướt của một vài cá nhân trong nhóm. − Nếu cần, nên có những câu hỏi dẫn dắt để thảo luận. Cách tiến hành thảo luận nhóm như thế nào? 1. Chia lớp thành nhóm nhỏ từ 3 đến 5, tối đa 7. 2. Giới thiệu nhiệm vụ thảo luận: Thảo luận về vấn đề gì và kết quả sau thảo luận là gì?
  • 30. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 29 3. Hướng dẫn nhóm cử ra người hướng dẫn nhó, thư ký và người trình bày. Thông báo thời gian thảo luận. 4. Kiểm tra xem các nhóm đã hiểu rõ nhiệm vụ và cách tiến hành công việc của họ chưa. 5. Để yên cho nhóm thảo luận. Người dạy không nên tham gia trừ khi nhóm viên đặt câu hỏi. 6. Mời đại diện các nhóm trình bày tóm tắt kết quả. Kết quả có thể là cách giải quyết một vấn đề, trả lời một câu hỏi… nếu cần thì người dạy nên khuyến khích các nhóm tranh luận và chất vấn để mổ xẻ vấn đề. 7. Giúp nhận ra những điểm tương đồng trong phần trình bày của các nhóm. 8. Hỏi xem người học đã học được điều gì sau buổi thảo luận. 9. Hỏi xem người học sẽ áp dụng những điều vừa học này như thế nào vào công việc. Một số cách báo cáo kết quả Thảo luận nhóm − Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung: một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung những điểm khác biệt của nhóm mình với nhóm vừa báo cáo. − Tất cả các nhóm cùng báo cáo: Từng nhóm báo cáo và THV tổng kết lại ý kiến chung hoặc điều hành học viên tổng kết. − Họp chợ: Các nhóm dán kết quả làm việc của nhóm mình lên tường và cử một người đứng ở đó để thuyết minh nếu cần. Những người còn lại đi vòng quanh và đọc kết quả của mỗi nhóm, đưa ra câu hỏi nếu có vấn đề cần làm rõ. − Quả bóng tuyết: Các nhóm thảo luận và ghi kết quả xuống giấy rồi luân chuyển kết quả đó để các nhóm khác thảo luận và bổ sung. Sau 5 phút lại tiếp tục chuyển cho đến khi mỗi nhóm đều đọc đủ các kết quả. − Báo cáo tóm tắt: Mỗi nhóm thảo luận xong sẽ tóm tắt lại kết quả của nhóm mình trong 3 đến 5 câu và cử người trình bày kết quả đó.
  • 31. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 30 − Biểu diễn kết quả: Yêu cầu các nhóm biểu diễn kết quả của nhóm mình bằng hình tượng, vở kịch hay một cách nào đó. − Thi hùng biện: Các nhóm tham gia cuộc thi hùng biện để bảo vệ quan điểm của nhóm mình và giao lưu chất vấn các nhóm khác. 2. Sắm vai Một hay nhiều học viên được mời sắm vai người khác trong một tình huống được cho sẵn nhưng không có kịch bản. Người học sắm vai bằng cách tự ứng xử. Những người còn lại quan sát. Nên sử dụng trong trường hợp nào? − Giúp người học thay đổi thái độ. − Giúp người học thấy được những hậu quả do hành động của họ gây ra cho người khác. − Giúp người học thấy người khác sẽ cảm thấy hay phản ứng như thế nào trong một tình huống cụ thể. − Tạo không khí thoải mái cho người học thể nghiệm những vấn đề mà nếu thể nghiễm trong đời thực thì sẽ càm thấy không thoải mái. − Giúp người học tìm ra những cách khác nhau để đối phó với tình huống cụ thể. Điểm lưu ý trong sắm vai là gì? − Sắm vai cần diễn ra tự nhiên, không chuẩn bị trước, cũng không có kịch bản chỉ có tình huống. − Người diễn cần hiểu rõ vai của mình để diễn thành công hơn. − Người diễn có thể đi xa vai trò được giao. Các bước tiến hành sắm vai − Giải thích, hướng dẫn cho những người sắm vai để họ hiểu thật rõ vai trò và tình huống.
  • 32. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 31 − Tạo nên không khí để những người quan sát biết và thích ứng với tình huống. − Quan sát sắm vai diễn ra. − Cám ơn người diễn và hỏi xem họ có những cảm giác gì trong khi sắm vai. (Cần nhớ là phải chắc rằng họ đã thoát khỏi vai vừa sắm). − Mời quan sát viên chia sẻ những gì họ nhìn thấy được và những phản ứng trong khi quan sát. − Thảo luận về những phản ứng khác nhau đối với những gì vừa xảy ra trong khi sắm vai. − Hỏi người học về bài học mà họ rút ra được. − Giúp người học liên hệ lại với đời thường và bàn bạc cách áp dụng. − Tóm tắt. 3. Trình bày Được tiến hành bởi một người có chuyên môn nhằm cung cấp thông tin, các lý thuyết hoặc các nguyên tắc. Nó giống như giảng bài, đôi khi có sự tham gia chút ít của người học nhờ vào thảo luận sau khi trình bày. Nên được sử dụng trong trường hợp nào? − Giới thiệu một vấn đề mới. − Cung cấp một cái nhìn tổng quát về vấn đề đã được tổng hợp. − Truyền đạt các sự kiện, các con số thống kê. Những điểm cần lưu ý trong trình bày là gì? − Chỉ nghiêng về lối thông tin một chiều − Không phải là quá trình học tập dựa vào kinh nghiệm − Người học đóng vai trò thụ động − Người giảng cần có kỹ năng thì mới trình bày hiệu quả được − Không thích hợp cho việc thay đổi hành vi và thực hành kỹ năng
  • 33. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 32 − Người học nhớ rất ít trừ khi có nhiều hoạt động thực hành sau bài giảng. Các bước tiến hành trình bày 1. Giới thiệu chủ đề: nói với người học những gì bạn định nói với họ. 2. Trình bày: nói với người học những gì bạn muốn nói với họ, có thể dùng các dụng cụ trực quan kèm theo. 3. Tóm tắt những điểm quan trọng 4. Mời người học đặt câu hỏi. 4. Động não tích cực Nên được sử dụng trong trường hợp nào? − Khi cần huy động sự tham gia của người học để tìm ra những cách nhìn khác nhau, những cách giải quyết vấn đề khác nhau. Các điểm cần lưu ý là gì? − Cần ghi nhận càng nhiều ý kiến càng tốt. − Có thể là sẽ có những ý tưởng không thật sự liên quan đến câu hỏi. − Không nên vội vàng phân tích. Các bước tiến hành 1. Nêu vấn đề hoặc câu hỏi thật rõ ràng và nói trước cho người học biết là mỗi người nên đưa ra một câu trả lời. 2. Đề cho họ có thời gian suy nghĩ 3. Mời người học lần lượt nêu câu trả lời. Tất cả các ý kiến cần được ghi trên bảng hay giấy lớn đúng như cách họ diễn đạt. Không nên lược ý hay thay đổi cách diễn đạt nếu không thật sự cần thiết. 4. Khi không còn ý kiến nào mới bắt đầu mời cả lớp cùng nhận xét. 5. Đánh dấu những ý kiến có liên quan nhiều nhất hoặc những cách giải quyết có tính khả thi nhất. 6. Hỏi người học xem họ rút ra được bài học gì? 7. Hỏi xem người học sẽ áp dụng bài học này như thế nào vào công việc của họ.
  • 34. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 33 5. Thao diễn (làm mẫu) Thao diễn là trình bày một cách làm, thường là kỹ năng thực hành bằng tay chân để người học xem và làm theo. Nên sử dụng trong trường hợp nào? − Để dạy kỹ thuật hay kỹ năng thực hành cụ thể. Cần lưu ý những điểm nào? − Đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ các bước và thao tác thử ở nhà trước khi dạy. − Phải có đủ dụng cụ để mọi người đều có cơ hội thực hành. − Không thích hợp cho nhóm lớn − Phải phản hồi với từng học viên khi họ thao tác. Ưu và nhược điểm của phương pháp làm mẫu là gì? − Có khả năng kết hợp nhiều giác quan của người học như nghe nhìn và giúp cho việc ghi nhớ. Tiến trình học gắn liền với thực hành giúp rèn luyện kỹ năng tốt. Làm mẫu tạo điều kiện để học viên giúp nhau học tốt. − Khó thực hiện với nhóm quá đông khi học viên không quan sát được THV làm mẫu. Làm mẫu cần khá nhiều thời gian và vật liệu để tiến hành các bước một cách chu đáo. Các bước tiến hành 1. Giới thiệu mục đích của buổi thao diễn. 2. Trình bày và giới thiệu dụng cụ 3. Thao diễn 4. Thao diễn lần hai, vừa làm vừa giải thích từng bước 5. Học viên ghi nhớ cách làm và THV mời người học nêu câu hỏi 6. Để người học tự làm: học viên thực hành có sự hỗ trợ của THV sau đó học viên tự thực hành và tự hỗ trợ lẫn nhau. 7. Thảo luận với người học cái gì dễ làm, khó làm. 8. Tóm tắt. Ghi chú: Có thể tăng tính tích cực bằng cách cho học viên tự thao tác trước hoặc nói ra cách thao tác của họ, kế đến là nhận xét và rút kinh nghiệm, sau đó THV mới thao giảng để đưa ra bài học.
  • 35. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 34 6. Kể chuyện Sử dụng trong trường hợp nào? − Được dùng để đạt mục tiêu, thay đổi thái độ, nâng cao nhận thức của học viên về một vấn đề nào đó. − Sử dụng hiệu quả khi tập huấn những chủ đề liên quan đến quản lý công việc và giao tiếp. Điểm cần lưu ý là gì? − Phần kể chuyện không nhất thiết phải do THV kể chuyện, có thể do học viên hoặc người khác kể, đo đó THV phải giúp người đó kể chuyện cho tốt. − Trong phần phân tích, người có câu chuyện cần được chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề nêu ra trong câu chuyện. Các bước sử dụng trong phương pháp kể chuyện là gì? a. Xây dựng/chuẩn bị câu chuyện − Sử dụng câu chuyện có thật để đưa vào tình huống tập huấn. − Câu chuyện phải có cốt truyện tốt với những mâu thuẫn ngày càng tăng và đến mức không thể giải quyết được, câu chuyện phải hay và phù hợp với mục tiêu bài học. − Câu chuyện kể hay khi người kể thực sự xúc động với câu chuyện. − Một câu chuyện đáng tin: ngoài yếu tố cốt truyện cần phải có thêm thời gian, nơi chốn, thời gian, diễn biến tâm lý nhân vật, yếu tố ngoại cảnh, vai phụ… b. Phân tích và rút ra bài học. − Mục tiêu của bài học không phải là câu chuyện hay mà là bài học rút ra từ câu chuyện đó. − Phân tích câu chuyện tuỳ theo mức độ cảm nhận của học sinh và tính linh hoạt của THV. − Nếu phần kể chưa gây ấn tượng thì nên nhắc lại tên nhân vật, diễn biến hoạt động, nội tâm nhân vật và cuối cùng đưa ra bài học để áp dụng vào cuộc sống.
  • 36. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 35 c. Áp dụng − Áp dụng bài học vào cuộc sống, công việc, gia đình và cộng đồng. − Các bài tập áp dụng thường ở các hình thức như bàn luận về những vấn đề tương tự trong cộng đồng hay gia đình, nêu ra những bài học cụ thể hơn, nêu lên những việc cần làm, lập kế hoạch thực hiện thay đổi trong cộng đồng, gia đình hay bản thân. Ưu và nhược điểm của phương pháp kể chuyện là gì? − Dễ sử dụng đạt hiệu quả cao trong việc tạo ra ấn tượng, cảm xúc trong học viên. − Vấn đề được dưa ra dưới dạng câu chuyện logic giúp học viên dễ nhớ và nhớ lâu hơn. − Phương pháp này đòi hỏi THV phải rèn luyện kỹ năng xây dựng câu chuyện phù hợp với mục đích tập huấn và khả năng kể chuyện tốt. 7. Hội thảo Được sử dụng trong trường hợp nào? − Tạo kích thích cho nhóm tham dự viên nảy sinh nhiều ý kiến, ý tưởng trong thời gian ngắn. − Tạo cơ hội cho những ý kiến táo bạo, lạ lùng loé sáng từ những bài học trong kinh nghiệm cuộc sống cũng như từ suy nghĩ logic khoa học. − Hiệu quả trong công tác quản lý, đặc biệt trong hội họp để ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch. Các bước thực hiện hội thảo là gì? Bước 1: Giới thiệu chủ đề, vấn đề bàn luận − THV giới thiệu vấn đề cần thảo luận, giải thích cho các học viên mục đích và kết quả mong đợi của cuộc thảo luận. Bước 2: Lấy ý kiến − THV đặt câu hỏi trọng tâm để giúp học viên suy nghĩ về vấn đề bàn luận. − Dành thời gian cho học viên viết ra ý kiến vào giấy hay vờ của mình trước.
  • 37. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 36 − Sau đó, mỗi học viên viết ra ý kiến của họ trên tấm bìa. Mỗi ý kiến một tấm bìa. − Cũng có thể yêu cầu học viên phát biểu ý kiến và THV ghi ngay ý kiến lên bảng. Bước này THV không phán xét, không tranh luận, không đánh giá các ý kiến nhóm viên. − THV cũng có thể khuyến khích những người ít nói bằng cách yêu cầu lần lượt các học viên đưa ra ý kiến. Bước 3: Nhóm thông tin, ý kiến − Các ý kiến giống nhau được gom lại hoặc các ý kiến được gom theo mức độ ưu tiên của vấn đề như tính khả thi, tính cấp bách… và ghi nhận số lượng các ý kiến giống nhau. Bước 4: Đặt tên cho các nhóm thông tin/ ý kiến − Đặt tên phù hợp cho các nhóm và kiểm tra lại các ý kiến đã được sắp xếp đúng theo các nhóm chưa. Bước 5: Đánh giá nhóm ý kiến và quyết định bước tiếp theo − Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của mỗi nhóm (nếu là nhóm giải pháp) để chọn hay xây dựng một giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất. Lập kế hoạch thực hiện giải pháp được chọn. − Lập kế hoạch thực hiện theo mỗi nhóm các ý kiến (nếu là nhóm biện pháp cùng góp phần tạo nên kết quả mong muốn). − Phân tích điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của các nhóm ý kiến (nếu là các nhóm định hướng phát triển) để quyết định định hướng phát triển cho cơ quan, chương trình hay dự án. 8. Bể cá Sử dụng trong trường hợp nào? − Hữu ích khi hướng dẫn các kỹ năng và phương pháp làm việc với con người. − Trong phương pháp này, lớp học được chia thành hai nhóm là nhóm Cá và nhóm quan sát. Nhóm cá hoạt động ở giữa lớp theo yêu cầu phục vụ
  • 38. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 37 mục tiêu bài học. Nhóm quan sát ngồi bên ngoài quan sát hoạt động của nhóm cá. Các bước thực hiện phương pháp bể cá là gì? Bước 1: Chuẩn bị − THV cần chuẩn bị bài tập cho nhóm Cá và phiếu quan sát cho nhóm Quan sát. − Bài tập cho nhóm Cá được thiết kế theo mục tiêu bài học. Ví dụ: Bài học về “Kỹ năng điều hành cuộc họp” với mục tiêu bài học là “Đến cuối bài học, học viên đã xác định được tiến trình của cuộc họp hiệu quả và những kỹ năng cần thiết của người điều hành cuộc họp”. Bài tập của nhóm Cá trong trường hợp này có thể (1) Các bạn có 15 phút để họp bàn, sau 15 phút nhóm phải có quyết định sẽ làm gì trong ngày chủ nhật, hoặc (2) Nhóm của bạn có 15 phút để họp về bất cứ điều gì các bạn muốn họp, hoặc (3) Có một vấn đề cần điều chỉnh: giờ làm việc, thái độ làm việc, kết quả hoạt động cơ quan. Nhóm hãy họp bàn những vấn đề trên. − Bài tập của nhóm Quan sát thường yêu cầu ghi chép lại những gì quan sát được, ví dụ như hành động, lời nói, diễn biến thái độ của những thành viên nhóm Cá trong quá trình hoạt động ở giữa lớp học. Trong bài học này, THV có thể giao một bài tập chung cho nhóm Quan sát như : các bạn hãy ghi lại hoạt động của các thành viên nhóm Cá trong quá trình họp. THV có thể giao các nhiệm vụ khác nhau cho mỗi thành viên nhóm Quan sát. Ví dụ: (1): Hãy ghi lại hoạt động của các thành viên dự họp. (2): Hãy ghi lại hành vi, lời nói và diễn biến thái độ của người điều hành cuộc họp. (3): Hãy ghi lại diễn biến của cuộc họp bị gặp khó khăn, không tiến triển được. (4): Hãy ghi chép mức độ giao tiếp của mỗi thành viên trong nhóm. − Thời gian thực hiện bài tập không quá 20 phút để tránh gây nhàm chán!
  • 39. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 38 Bước 2: Chia nhóm và giao bài tập − Nhiều học viên thích thuộc nhóm quan sát vì họ có thể học hỏi nhiều hơn. Bước 3: Thực hiện bài tập − THV chú ý không khí và tiến độ làm việc của nhóm Cá để điều chỉnh nếu cần, có thể do bài tập giao không rõ ràng hoặc các thành viên trong nhóm không tổ chức được công việc. − Trong nhiều trường hợp khi bài tập của nhóm Cá thú vị, nhóm quan sát bị thu hút quên nhiệm vụ ghi chép. Bước 4: Phân tích và rút ra bài học − Nhiệm vụ này thuộc về nhóm Cá và nhóm Quan sát. − Nhóm Cá trực tiếp tham gia hoạt động nên có nhiều cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc mạnh do hành vi hay lời nói của những thành viên khác trong nhóm gây ra. − Nhóm quan sát nhìn được diễn biến toàn bộ sự việc, do đó, bài tập của nhóm Cá thường về cảm xúc, không khí làm việc trong nhóm, còn bài tập của nhóm Quan sát thường tổng kết các cảm xúc, hành vi, không khí thành bài học tổng quát về tiến trình, điều kiện, ý nghĩa, chú ý… − Ví dụ trong bài học trên, bài tập của nhóm cá có thể là : bạn thích điều gì trong cuộc họp vừa rồi của nhóm? Những lúc nào bạn không thích cuộc họp? Nếu phải điều hành một cuộc họp bạn sẽ thấy gì khó? − Bài tập cho nhóm quan sát có thể là: Một cuộc họp trải qua những bước nào? Theo các bạn một cuộc họp tốt nhất cần có những điều kiện nào? Người điều hành họp cần có những kỹ năng và phẩm chất nào? − Hai nhóm làm bài tập riêng và trình bày trước lớp. Nhóm Cá báo cáo trước vì phân tích nhóm Cá mang tính nêu vấn đề. Báo cáo nhóm Quan sát đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề của nhóm Cá đưa ra nên trình bày sau. Bước 5: Bài tập áp dụng − Phần bài tập luôn là các bài tập thực hành.
  • 40. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 39 − Chia lớp thành nhóm nhỏ và thực hành kỹ năng. 9. Nghiên cứu tình huống Nên sử dụng trong trường hợp nào? − Người học có cơ hội phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề với tâm trạng thoải mái. − Nâng cao kỹ năng thảo luận nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm. Cần lưu ý những gì? − Tình huống phải gần gũi với kinh nghiệm người học. − Vấn đề nêu ra trong tình huống nên phức tạp và đa dạng. − Không nên có một giải pháp đúng mà thôi. Nên có nhiều giải pháp. − Các câu hỏi để dẫn đắt thảo luận cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì? − Có khả năng diễn đạt được những tình huống phức tạp trong quản lý mà các phương pháp khác khó có thể làm được. − Hữu ích trong việc rèn luyện khả năng suy nghĩ logic, kết nối các chi tiết thành hệ thống. − Lưu lại được thông tin giúp học viên tiếp tục tham khảo trong khi thảo luận để trả lời câu hỏi. − Phương pháp này đòi hỏi kỹ năng viết ở THV và khả năng đọc của học viên. Các bước tiến hành − Giới thiệu tình huống − Giúp người học có thì giờ làm quen để hiểu rõ hơn về tình huống: phát cho mọi người đọc hay viết sẵn trên giấy khổ lớn và dán lên bảng chẳng hạn. − Nêu câu hỏi thảo luận hoặc nêu vấn đề cần giải quyết. − Cho người học có thì giờ để giải quyết tình huống (cá nhân hoặc theo nhóm).
  • 41. [TÀI LIỆU: TẬP HUẤN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHỦ ĐỘNG] 2019 Trang 40 − Mời người học trình bày. Nếu là cá nhân trình bày thì chỉ nên mời một vài người và những người còn lại tự nhận xét. − Thảo luận về tất cả những khả năng giải quyết đã được trình bày. − Hỏi người học xem họ đã học được bài học gì qua bài tập này. − Hỏi xem tình huống này có quan hệ gì đến hoàn cảnh học viên hiện tại và họ sẽ áp dụng bài học như thế nào. − Tóm tắt.