SlideShare a Scribd company logo
1 of 48
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
VÕ HUY TÂM
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện
Mã số: 60.52.02.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU HIẾU
Đà Nẵng - Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác khác.
Tác giả luận văn
VÕ HUY TÂM
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT – TIẾNG ANH
GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Học viên: VÕ HUY TÂM Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60520202 Khóa: K33.KTĐ.LĐ Trường Đại học Bách khoa -
ĐHĐN
Tóm tắt - Trong những năm gần đây, nhu cầu về sử dụng điện ngày càng gia tăng đáng
kể do sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của đất nước. Để đảm bảo nhu cầu ngày càng lớn đó thì
ngành điện cần có những biện pháp cần thiết để có thể nâng cao chất lượng điện và giảm thiểu
tổn thất. Chính vì vậy, nhu cầu cần thiết phải có một công cụ quản lý lưới điện, cung cấp giải
pháp hợp lý cho vấn đề giảm tổn thất điện năng đã được đặt ra. PSS/ADEPT là 1 công cụ như
vậy, đề tài luận văn này được nghiên cứu để áp dụng những tính năng ưu việt của phần mềm
PSS/ADEPT để tìm ra những giải pháp nhằm đảm bảo tổn thất điện năng là nhỏ nhất đồng
thời cũng thực hiện tốt cam kết cung cấp điện ổn định và chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
Tìm hiểu và sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để hỗ trợ tính toán tổn thất công suất, tổn
thất điện áp, tối ưu hóa vị trí đặt tụ bù (CAPO) và tìm điểm mở tối ưu (TOPO) để lựa chọn
phương thức vận hành tối ưu nhất theo đó đề ra những phương án hợp lý trong nâng cấp và
quản lý lưới điện của Điện lực Đơn Dương.
Từ khoá: lưới điện, tổn thất điện năng, điểm mở tối ưu, tụ bù, công suất phản kháng
SOLUTION TO REDUCE ELECTRICITY
POWER LOSSES OF DON DUONG ELECTRIC POWER,
LAM DONG PROVINCE
Abstract - In recent years, the demand for electricity has been increasing significantly
due to the development in many areas of the country. To meet this growing demand, the
power sector needs to take the necessary measures to improve power quality and minimize
losses. Therefore, the need for a power grid management tool, providing a reasonable solution
to the problem of reducing power losses has been set. PSS / ADEPT is such a tool, this thesis
is being studied to apply the superior features of PSS / ADEPT software to find solutions to
ensure minimum power loss at the same time. We also make good commitments to provide
stable and best quality power to customers.
Understand and use PSS / ADEPT software to assist in calculating power loss, voltage
loss, CAPO optimization and optimal open point (TOPO) selection. The optimal
implementation of the proposed reasonable options for upgrading and managing the electricity
grid Don Duong.
Key words: grid, power los, optimal open poin, capacitor, reactive power
MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Đặt tên cho đề tài.....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI,
TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – TỈNH
LÂM ĐỒNG....................................................................................................................3
1.1. Khái quát về đặc điếm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng ......3
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................3
1.1.3.Phương hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030............4
1.2. Đặc điểm chung của lưới điện phân phối.............................................................6
1.2.1. Về lưới điện .................................................................................................6
1.2.2. Về phụ tải điện...........................................................................................8
1.2.2.1. Phân loại phụ tải điện............................................................................8
1.2.2.2. Các đặc trưng của phụ tải điện ..............................................................9
1.2.2.3. Yêu cầu của phụ tải đối với hệ thống điện..........................................10
1.3. Quá trình hình thành, quản lý cung cấp điện và tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn
thất trong những năm qua trên địa bàn Điện lực Đơn Dương ..................................11
1.3.1. Quá trình hình thành ...................................................................................11
1.3.2. Tình hình quản lý cung cấp điện.................................................................12
1.3.2.1. Về nguồn điện .....................................................................................13
1.3.2.2. Về lưới điện.........................................................................................13
1.3.2.3. Về bù công suất phản kháng ...............................................................14
1.3.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất trong những năm qua .......................14
1.4. Kết luận Chương 1 .............................................................................................19
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PSS/ADEPT
LÀM CÔNG CỤ HỖ TRỢ DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ......20
2.1. Tổn thất điện áp..................................................................................................21
2.1.1. Đường dây 1 phụ tải: ..................................................................................21
2.1.2. Đường dây có n phụ tải...............................................................................22
2.1.3. Đường dây phân nhánh...............................................................................23
2.2. Tổn thất công suất ..............................................................................................24
2.2.1. Tổn thất công suất trên đường dây .............................................................24
2.2.1.1. Đường dây một phụ tải........................................................................24
2.2.1.2. Đường dây có n phụ tải: ......................................................................24
2.2.3. Tổn thất công suất trong máy biến áp.........................................................25
2.2.3.1. MBA 2 cuộn dây .................................................................................25
2.2.3.2. MBA 3 cuộn dây .................................................................................26
2.3. Tổn thất điện năng..............................................................................................27
2.3.1. Tổn thất điện năng trên đường dây.............................................................28
2.3.2. Tổn thất điện năng trong máy biến áp ........................................................29
2.4. Một số giải pháp giảm tổn thất trên lưới phân phối đang áp dụng tại các Điện
lực hiện nay...............................................................................................................29
2.5. Bù công suất phản kháng trong lưới điện phân phối .........................................30
2.5.1. Công suất phản kháng.................................................................................30
2.5.2. Các phương pháp bù ...................................................................................31
2.5.2.1. Bù song song (Bù ngang) ....................................................................31
2.5.2.2. Bù nối tiếp (Bù dọc) ............................................................................31
2.5.3. Phương thức bù công suất phản kháng .......................................................31
2.5.4. Phân tích ảnh hưởng của tụ bù đến tổn thất công suất tác dụng và tổn thất
điện năng của lưới phân phối trong các trường hợp đơn giản nhất ......................32
2.5.4.1. Lưới phân phối có một phụ tải ............................................................32
2.5.4.2. Lưới điện phân phối có phụ tải phân bố đều trên trục chính ..............34
2.6. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT ....................................................................36
2.6.1. Các chức năng ứng dụng: ...........................................................................36
2.6.2. Các phân hệ của PSS/ADEPT ....................................................................37
2.6.3. Các bước thực hiện ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT .............................37
2.6.4. Tính toán về phân bố công suất ..................................................................38
2.6.5. Phương pháp tính tối ưu hóa việc lắp đặt tụ bù của phần mềm PSS/ADEPT 38
2.6.6. Tối ưu hóa điểm mở tối ưu (TOPO) của phần mềm PSS/ADEPT 5.0.......44
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG ..........................................................46
3.1. Xây dựng đồ thị phụ tải cho các xuất tuyến trung áp ........................................46
3.2. Sử dụng chương trình PSS/Adept để tính toán lắp đặt bù tối ưu.......................50
3.2.1 Mô phỏng lưới điện thực tế trên chương trình PSS/Adept..........................50
3.2.2 Thiết lập các thông số phục vụ bài toàn bù kinh tế cho các xuất tuyến lưới
điện phân phối Điện lực Đơn Dương....................................................................50
3.2.3 Tính toán tối ưu tụ bù trên lưới điện phân phối...........................................55
3.2.3.1. Tính toán tối ưu bù công suất phản kháng trên lưới điện trung áp ....55
3.2.3.2. Tính toán hiệu quả kinh tế NPV..........................................................62
3.3. Tính toán phương thức vận hành tối ưu cho lưới điện Điện lực Đơn Dương
bằng công cụ TOPO của chương trình PSS/Adept ...................................................64
3.3.1. Ý nghĩa và mục đích tính toán điểm dừng tối ưu .......................................64
3.3.2. Áp dụng tính toán điểm mở tối ưu lưới điện phân phối Đơn Dương .........65
3.4. Kết luận chương 3 ..............................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................68
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN (BẢN SAO)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
1.1
Tổng hợp số liệu tổn thất điện năng của Điện lực từ
2012-2016
14
1.2 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2012 14
1.3 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2013 15
1.4 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2014 15
1.5 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2015 16
1.6 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2016 16
3.1 Phụ tải xuất tuyến trung áp theo ba nhóm giờ 48
3.2
Thông số hiện trạng của các xuất tuyến khu vực Điện lực
Đơn Dương
50
3.3 Định nghĩa các chỉ số kinh tế trong PSS/ADEPT 51
3.4 Suất đầu tư tụ bù trung áp cố định 53
3.5 Suất đầu tư tụ bù trung áp điều chỉnh 53
3.6
Hiện trạng bù trung áp trên lưới điện Điện lực Đơn
Dương
55
3.7 Kết quả vị trí tối ưu lắp đặt tụ bù 57
3.8 Thông số sau khi tối ưu vị trí đặt tụ bù 58
3.9 Hiệu quả giảm tổn thất sau khi tối ưu hóa vị trí đặt tụ bù 58
3.10 Kết quả lắp đặt thêm tụ bù theo từng xuất tuyến 61
3.11 Thông số sau khi lắp đặt thêm tụ bù theo từng xuất tuyến 61
3.12 Hiệu quả giảm tổn thất sau khi lắp đặt thêm bù 62
3.13 Bảng tổng hợp kết quả 63
3.14 Hiện trạng các vị trí liên lạc giữa các xuất tuyến 65
3.15 Vị trí liên lạc sau khi tối ưu hóa điểm mở 66
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
1.1 Mô hình lưới điện phân phối trung thế/hạ thế 7
1.2 Miền chất lượng điện áp 10
1.3 Sơ đồ đơn tuyến lưới điện Điện lực Đơn Dương 12
2.1 Véctơ tổn thất
.
U và thành phần thực U 21
2.2 Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây 1 phụ tải 21
2.3
Sơ đồ nguyên lý và thay thế đường dây liên thông cấp
điện cho 3 phụ tải
22
2.4 Đường dây phân nhánh 23
2.5
Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây cấp điện
cho 2 phụ tải
24
2.6 Sơ đồ thay thế MBA hai cuộn dây 26
2.7 Sơ đồ thay thế MBA ba cuộn dây 26
2.8 Minh họa DA với DP là hàm thời gian 27
2.9 Vị trí đặt tụ bù công suất phản kháng 30
2.10 Sơ đồ bù tập trung và phân tán 32
2.11 Sơ đồ lưới phân phối có 1 phụ tải 33
2.12
Sơ đồ lưới điện có một phụ tải phân bố đều trên trục
chính
35
2.13 Cài đặt các chỉ tiêu kinh tế trong Economics 39
2.14
Cài đặt các tùy chọn cho bài toán tính toán tối ưu vị trí
bù tại thẻ CAPO
40
3.1 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 471 46
3.2 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 473 47
3.3 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 475 47
3.4 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 477 48
3.5 Đồ thị phụ tải trung bình theo nhóm giờ 49
3.6 Đồ thị phụ tải tương đối 49
3.7 Hộp thoại cài đặt các chỉ số kinh tế của PSS/ADEPT 51
3.8 Cài đặt các thông số tụ bù 54
3.9 Cài đặt thông số Economics bỏ qua mua sắm tụ bù 55
3.10 Thông số cài đặt Economics 59
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, tốc độ công
nghiệp hoá tăng nhanh, nhu cầu về điện năng ngày càng lớn đòi hỏi ngành Điện phải đi
trước một bước để tạo cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu cung
cấp điện cho việc đẩy mạnh quy hoạch, chỉnh trang trên địa bàn huyện Đơn Dương (là
huyện nông thôn mới đầu tiên trong cả nước) trong những năm qua đã làm cho phụ tải
tăng nhanh, lưới điện ngày càng được mở rộng, hiện đại hóa và phức tạp hơn. Ngành
Điện tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là Điện lực Đơn Dương phải thực hiện những kế hoạch
phát triển nguồn và lưới phù hợp với nhu cầu của phụ tải và cải tạo nâng cấp những khu
vực hiện có, đề ra những biện pháp vận hành hiệu quả để nâng cao chất lượng điện,
tăng công suất truyền dẫn để có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng
cao về sản lượng cũng như chất lượng điện đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và
nâng cao hiệu quả kinh tế cung cấp và sử dụng điện.
Đối với ngành điện, việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng phải được
vận hành một cách tối ưu nhất, đảm bảo chất lượng, an toàn trong cung cấp điện và
giảm tổn thất điện năng đến mức thấp nhất có thể. Thực hiện đạt chỉ tiêu tổn thất điện
năng mà cấp trên giao là một áp lực không nhỏ đối với các đơn vị Điện lực hiện nay.
Với đặc thù riêng của lưới điện Điện lực Đơn Dương quản lý, cung cấp điện trên
địa bàn khá đa dạng, từ thị trấn, thị tứ, nông thôn đến vùng núi cao, dân cư sinh sống
thưa thớt nên tổn thất lớn trên lưới điện là điều khó tránh khỏi.
Điện lực Đơn Dương những năm trước 2010, tổn thất điện năng thực hiện hàng
năm luôn ở mức trên 10% (tổn thất phi kỹ thuật và tổn thất kỹ thuật). Với sự nỗ lực của
tập thể đơn vị đến nay, con số này đã ở mức dưới 7% sau khi áp dụng nhiều biện pháp
từ tranh thủ nguồn vốn cải tạo lưới điện, thay đổi cấu trúc lưới và các biện pháp phòng
chống thất thoát điện năng trong khâu kinh doanh… nhưng cho đến nay đó là những
giải pháp ngắn hạn nhằm đạt chỉ tiêu về tổn thất mà cấp trên giao.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lưới điện phân phối hiện tại của Điện lực Đơn Dương,
từ đó đề xuất các giải pháp vận hành tối ưu là biện pháp góp phần tiết kiệm điện, tiết
kiệm tài chính cho ngành Điện, ổn định lưới điện, đối với quốc gia góp phần để bù đắp
tình trạng thiếu điện hiện nay. Trên đây là các lý do chọn nghiên cứu đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện tính toán và phân tích để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhằm
đảm bảo tổn thất công suất P trong mạng là bé nhất đồng thời đảm bảo điện áp tại các
nút nằm trong giới hạn cho phép.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống lưới điện phân phối trên địa bàn
huyện Đơn Dương.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thực hiện tính toán và phân tích phương
thức vận hành hiện tại của lưới điện huyện Đơn Dương. Từ đó, chọn ra phương thức
2
vận hành tối ưu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện để đem lại hiệu quả cao cho công
tác quản lý vận hành trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu các tài liệu sách báo, giáo trình, tạp chí, các trang web chuyên ngành
điện đề cập tính tổn thất công suất, bù công suất phản kháng, tổn thất điện áp.
- Phương pháp thực tiễn:
+ Tập hợp số liệu do Điện lực Đơn Dương cung cấp (công suất phụ tải, dữ liệu
MBA, sơ đồ và thông số đường dây, thiết bị đóng cắt, số lượng và dung lượng các tụ
bù, thông số cấu trúc lưới điện huyện Đơn Dương) để tạo sơ đồ và nhập các thông số
vào phần mềm PSS/ADEPT.
+ Xây dựng các chỉ số kinh tế lưới điện cài đặt vào chương trình PSS/ADEPT để
đánh giá bù tối ưu CSPK.
+ Khảo sát thực tế tại lưới điện phân phối do Điện lực Đơn Dương quản lý.
+ Công cụ tính toán: Tìm hiểu và sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để hỗ trợ thực
hiện tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện áp, tối ưu hóa vị trị đặt tụ bù (CAPO) và
tìm điểm mở tối ưu (TOPO) để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhất nhằm giảm
tổn thất.
5. Đặt tên cho đề tài
Căn cứ vào mục đích, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu, đề tài được
đặt tên: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện
phân phối Điện lực Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI, TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1. Khái quát về đặc điếm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Đơn Dương nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp
huyện Lạc Dương, phía Tây Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Tây và Tây Nam giáp
huyện Đức Trọng, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Riêng ranh giới phía Đông, huyện giáp
với các huyện của tỉnh Ninh Thuận là: Ninh Sơn (ở phía Đông Nam và
chính Đông), Bác Ái (ở phía Đông Bắc).
Đơn Dương ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển với tổng diện tích đất tự
nhiên 61.032 ha (chủ yếu là đồi núi và thung lũng hẹp): Đất nông nghiệp: 16.817 ha
(Đất trồng cây hằng năm: 14.559,39 ha; Đất trồng cây lâu năm: 2.243,982 ha), Đất lâm
nghiệp: 37.716 ha (Rừng tự nhiên: 18.436,4 ha; Rừng trồng: 20.006,34 ha), Đất phi
nông nghiệp: 2.310ha (Đất ở: 473 ha; Đất chuyên dùng: 1.042 ha), Đất chưa sử dụng:
2.856 ha.
Khí hậu huyện Đơn Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa miền Tây
Nguyên, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3năm sau. Nhiệt độ ôn hòa, nhiệt độ trung bình là (21-22) o
C, các hiện
tượng thời tiết bất thường ít xảy ra.
Huyện Đơn Dương gồm: 02 thị trấn (Thạnh Mỹ và D’ran), 08 xã (Quảng Lập, Tu
tra, Ka Đơn, Pró, Ka Đô, Đạ Ròn, Lạc Lâm, Lạc Xuân). Dân số đến cuối năm
2016 là:101.549 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Nùng và các dân tộc bản
địa như K’ho, Churu, Mạ, Cill… Số hộ đồng bào dân tộc chiếm trên 26%.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Đứng trên góc độ phát triển kinh tế thì Đơn dương hội tụ khá nhiều yếu tố thuận
lợi – có Quốc lộ 27 đi qua, cận kề; Cửa ngõ các tỉnh miền Trung vào Lâm Đồng, thành
phố Đà lạt, tiếp giáp với trung tâm kinh tế Đức Trọng, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với
với nhiều lọai cây trồng, đặc biệt các lọai rau. Mặt khác xét về khả năng du lịch có thể
là điểm dừng chân du khách trước và sau khi đến và đi Đà Lạt để thưởng thức không
khí, thắng cảnh rừng núi như đèo Ngoạn Mục, hồ Đa nhim…
Cơ cấu kinh tế gồm các thành phần như: Sản xuất nông nghiệp (chiếm tỷ trọng
lớn), công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ (chiếm tỷ trọng nhỏ).
Diện tích, sản lượng một số cây trồng chủ lực: Lúa cả năm gieo sạ được 3.123
ha/3.428 ha, đạt 91,1%, năng suất đạt 54,7 tạ/ha, sản lượng 17.082 tấn. Diện tích lúa,
bắp chuyển sang trồng rau là 375 ha. Rau thương phẩm gieo trồng 23.800 ha/23.500 ha
đạt 101,3% kế hoạch năm, năng suất 330 tạ/ha, sản lượng 785.400 tấn.
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2017:
4
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Kết quả thực
hiện
1
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP),
trong đó: % 14,5
1.1 Ngành Nông lâm nghiệp % 8,6
1.2 Ngành công nghiệp – Xây dựng % 20,3
1.3 Ngành dịch vụ % 20
2 Cơ cấu kinh tế
2.1 Ngành Nông lâm nghiệp % 55
2.2 Ngành công nghiệp – Xây dựng % 14
2.3 Ngành dịch vụ % 31
3 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỷ đồng 1.505
4
Thu nhập bình quân đầu người
Triệu đồng/
người/năm 48
5 Thu ngân sách nhà nước tỷ đồng 113,510
6 Tổng chi ngân sách địa phương tỷ đồng 423,537
7 Giải quyết việc làm mới lao động 700
8 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên %o 1,27
9 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,5
10 Tỷ lệ người dân tham gia BHYT % 73 (KH 70%)
1.1.3.Phương hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Theo quyết định Số: 1614/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh
Lâm Đồng về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Đơn Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Mục tiêu tổng quát
Phát huy tiềm năng lợi thế, tăng cường sự đoàn kết và đồng thuận xã hội để xây
dựng huyện Đơn Dương có kinh tế - xã hội phát triển đạt mức khá trong vùng; đẩy
mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp
chiều rộng với chiều sâu; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường; tập trung khai thác mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
xây dựng đô thị và nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Mục tiêu cụ thể
a) Về phát triển kinh tế
- Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 13.399 tỷ đồng, tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,7%/năm (trong đó, nông, lâm, thủy sản
5
tăng 8,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,6%; thương mại - dịch vụ tăng 14,2%), đến
năm 2030, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 29.256 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2021- 2030 đạt 8,2%/năm (trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 4,0%, công
nghiệp - xây dựng tăng 11,7%), thương mại - dịch vụ tăng 16,3%).
- GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 85 triệu đồng (gấp 1,8 lần
so với năm 2015 và cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh); đến năm 2030 đạt
khoảng 165 triệu đồng.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành thương
mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Đến
năm 2020, cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 50,8%, thương mại dịch vụ chiếm
35,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 14,0%; đến năm 2030, cơ cấu ngành thương mại
dịch vụ chiếm 45,0%, nông lâm thủy sản chiếm 40,4%, công nghiệp xây dựng chiếm
14,6%
- Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân hàng năm từ
11-12%; trong đó, thu thuế, phí bình quân tăng từ 12-13%. Giai đoạn 2021-2030, tổng
thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm từ 12-13%; trong đó, thu thuế, phí
bình quân tăng từ 13-13,5%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm khoảng 35-
36% GRDP của huyện (tổng vốn bình quân hàng năm khoảng 2.381 tỷ đồng); giai đoạn
2021-2030 chiếm khoảng 39% GRDP của huyện (bình quân hàng năm là 4.535 tỷ
đồng).
b) Về phát triển xã hội
- Giảm tỷ suất sinh hàng năm là 0,35‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 ở
mức 1,20%; quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 109.000 người. Đến năm 2030, tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%; quy mô dân số khoảng 134.200 người.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp tăng
dần lao động phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 68,5%,
lao động phi nông nghiệp là 31,5%; đến năm 2030, lao động nông nghiệp chiếm 55%,
phi nông nghiệp là 45%. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm,
giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 68-70% (trong đó,
đào tạo nghề 55%) và năm 2030 đạt 80% trở lên, (trong đó, đào tạo nghề 65%). Hàng
năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 800 đến 1.350 lao động.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020) đến năm
2020 còn 0,5%; riêng tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 1,3%; đến năm
2030, trên địa bàn huyện cơ bản không còn hộ nghèo.
- Đến năm 2020, có 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; có 7,1 bác sỹ/vạn
dân và 1,2 dược sỹ/vạn dân, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 80% trở lên. Đến năm
2030, duy trì 100% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; có 8 bác sỹ/vạn dân và 1,6
dược sỹ/vạn dân, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 100%.
- Đến năm 2020, có 76% trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ
I (10 trường mầm non và 20 trường tiểu học), 10% trường mầm non và tiểu học đạt
chuẩn quốc gia mức độ II, 50% trường trung học cơ sở (06 trường) và 40% trường
6
trung học phổ thông (02 trường) đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2030, có 100% trường
mầm non và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I (trong đó, có 40% đạt chuẩn
quốc gia mức độ II), 100% trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông đạt
chuẩn quốc gia.
- Đến năm 2020, có trên 90% gia đình văn hóa; 90% thôn (tổ dân phố) văn hóa
(văn minh đô thị); 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 100% thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị; 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 90% xã, thị
trấn có Trung tâm văn hóa thể thao; 100% thôn, tổ dân phố có Nhà văn hóa đạt chuẩn.
Đến năm 2030, có trên 95% gia đình văn hóa; trên 98% thôn (tổ dân phố) văn hóa (văn
minh đô thị); 100% xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới; 100% thị trấn đạt chuẩn văn
minh đô thị; 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 100% xã, thị trấn
có Trung tâm văn hóa thể thao; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa đạt chuẩn.
c) Về bảo vệ môi trường
- Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 95% dân cư vào năm 2020 và đến năm
2030, 99% dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Đến năm 2020, thu gom và xử lý trên 90% chất thải rắn sinh hoạt và công
nghiệp, trên 80% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn
trước khi thải ra môi trường. Đến năm 2030, thu gom và xử lý 100% chất thải rắn sinh
hoạt và công nghiệp, 100% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu
chuẩn trước khi thải ra môi trường.
- Đến năm 2020, có trên 50% nghĩa trang trên địa bàn được xây dựng đạt chuẩn
nông thôn mới; đến năm 2030, có trên 90% nghĩa trang trên địa bàn được xây dựng đạt
chuẩn nông thôn mới.
- Đến năm 2020, 100% cơ sở sản xuất đảm bảo vệ sinh môi trường, 100% cơ sở
sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch; duy trì tỷ lệ trên sau năm 2020.
- Duy trì độ che phủ rừng đạt trên 58% vào năm 2020 và 60% vào năm 2030.
Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý, bảo vệ môi trường, tăng
cường khả năng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
d) Đến năm 2020, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, giữ vững và nâng cao
chất lượng huyện nông thôn mới sau năm 2020.
1.2. Đặc điểm chung của lưới điện phân phối
1.2.1. Về lưới điện
Lưới điện phân phối là khâu cuối cùng của hệ thống điện làm nhiệm vụ phân phối
điện năng từ các trạm trung gian (hoặc trạm biến áp khu vực, hoặc thanh cái nhà máy
điện) cho các phụ tải. Lưới điện phân phối bao gồm 2 phần: Lưới điện trung áp và lưới
điện hạ áp. Lưới điện phân phối trung áp thường có cấp điện áp 22kV cung cấp điện
cho các trạm phân phối trung/hạ áp và các phụ tải trung áp. Lưới điện hạ áp cấp điện
cho các phụ tải hạ áp 0,4kV. Lưới điện thường có kết dây hình tia hoặc liên kết mạch
vòng trong cùng một TBA nguồn hoặc với nhiều TBA nguồn với nhau.
Lưới phân phối: Từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm
phân phối). Lưới phân phối trung áp (22kV) do Điện lực các tỉnh, thành phố quản lý và
7
phân phối hạ áp (0,4kV) được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân
phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện cho khách
hàng sử dụng điện.
Hình 1.1 Mô hình lưới điện phân phối trung thế/hạ thế
Lưới điện phân phối thường có các đặc điểm sau:
- Đường dây phân bố trên diện rộng, nhiều nút, nhiều nhánh rẽ, bán kính cấp điện
lớn.
- Thường có cấu trúc kín nhưng vận hành hở, hình tia hoặc dạng xương cá.
- Một trạm trung gian thường có nhiều đường dây trục chính, mỗi trục cấp điện
cho nhiều trạm phân phối.
- Chế độ làm việc của phụ tải không đồng nhất.
- Do tình hình phát triển phụ tải, cấu trúc lưới điện phân phối thường xuyên thay
đổi.
Với đặc điểm trên, việc nghiên cứu lưới điện phân phối rất phức tạp, đòi hỏi nhiều
thông tin để giải quyết bài toán tính tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong công tác
quản lý vận hành tối ưu lưới điện phân phối.
Lưới điện phân phối có 2 dạng:
- Lưới điện phân phối trung áp trên không: Sử dụng ở nông thôn là nơi có phụ tải
phân tán với mật độ phụ tải không cao, việc đi dây trên không không bị hạn chế vì điều
kiện an toàn hay mỹ quan. Ở lưới phân phối trên không có thể dễ dàng nối các dây dẫn
với nhau, các đường dây khá dài và việc tìm kiếm điểm sự cố không khó khăn như lưới
phân phối cáp. Lưới phân phối nông thôn không đòi hỏi độ tin cậy cao như lưới phân
phối thành phố. Vì thế lưới phân phối trên không có sơ đồ hình tia, từ trạm nguồn có
nhiều trục chính đi ra cấp điện cho từng nhóm trạm phân phối. Các trục chính được
phân đoạn để tăng độ tin cậy, thiết bị phân đoạn có thể là máy cắt, máy cắt có tự động
đóng lại có thể tự cắt ra khi sự cố và điều khiển từ xa. Giữa các trục chính của 1 trạm
nguồn hoặc của các trạm nguồn khác nhau có thể được nối liên thông để dự phòng khi
8
sự cố và tạm ngừng cung cấp điện hoặc TBA nguồn. Máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc
được mở trong khi làm việc để vận hành hở.
- Lưới điện phân phối cáp ngầm trung áp: được dùng ở thành phố có mật độ phụ
tải cao, do đó lưới ngắn. Điều kiện thành phố không cho phép đi dây trên không mà
chôn xuống dưới đất tạo thành lưới phân phối cáp. Lưới phân phối thành phố đòi hỏi độ
tin cậy cung cấp điện cao, hơn nữa việc tìm kiếm điểm sự cố khó khăn và sửa chữa sự
cố lâu nên lưới phân phối cáp ngầm có các sơ đồ phức tạp và đắt tiền. Các chỗ nối cáp
được hạn chế đến mức tối đa vì xác suất các chỗ nối rất cao.
1.2.2. Về phụ tải điện
1.2.2.1. Phân loại phụ tải điện
a. Phụ tải điện nông thôn, miền núi
Hệ thống cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi có đặc điểm khác biệt,
mà có thể liệt kê một số nét cơ bản sau:
- Mật độ phụ tải thấp và phân bố không đều trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Điều
đó gây khó khăn cho việc đầu tư có hiệu quả hệ thống cung cấp điện.
- Phụ tải rất đa dạng, bao gồm các hộ dùng điện trong trong sinh hoạt, trong sản
xuất như: trồng trọt, thủy lợi, chăn nuôi, công nghiệp nhỏ, lò gạch, chế biến thực phẩm
v.v.
- Bán kính hoạt động lớn, dòng điện chạy trên đường dây không cao, thời gian sử
dụng công suất cực đại TM rất thấp, do đó làm giảm các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của
mạng điện.
- Sự làm việc của rất nhiều thiết bị được thực hiện ở chế độ ngắn hạn với khoảng
thời gian nghỉ khá dài, do đó thời gian sử dụng trong ngày rất thấp, ví dụ như quá trình
chế biến thức ăn gia súc, quá trình vắt sữa v.v.
- Phần lớn phụ tải điện nông nghiệp tác động theo mùa vụ, ví dụ các trạm bơm,
các trạm xử lý hạt giống, các máy thu hoạch (tuốt lúa, làm sạch sản phẩm v.v.).
- Sự chênh lệch giữa giá trị phụ tải cực đại và cực tiểu trong ngày rất lớn. Điều đó
dẫn đến những khó khăn lớn cho việc ổn định điện áp.
- Sự phát triển liên tục của các phụ tải, sự phát triển và mở rộng các công nghệ
hiện đại, sự phát triển cơ giới hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất đòi hỏi phải
không ngừng cải tạo và phát triển mạng điện theo những yêu cầu mới v.v.
b. Phụ tải sinh hoạt và dịch vụ công cộng
Phụ tải sinh hoạt của các hộ gia đình bao gồm các thành phần: Thắp sáng chiếm
trung bình khoảng 50 70% tổng lượng điện năng tiêu thụ, quạt mát (20 30)%, đun nấu
(10 20)%, bơm nước (5 10)% và các thành phần khác.
Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu các thành phần phụ tải điện trong các hộ gia
đình cũng thay đổi. Các thiết bị điện sử dụng cho mục đích giải trí ngày càng tăng,
trong khi đó phụ tải chiếu sáng có xu hướng giảm dần.
9
Phụ tải dịch vụ công cộng bao gồm các thành phần sử dụng cho các nhu cầu hoạt
động của cộng đồng như: Ủy ban, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, nhà văn hóa, cửa
hàng bách hóa v.v
c. Phụ tải sản xuất
Phụ tải sản xuất bao gồm các thành phần phụ tải sản xuất nông nghiệp, sản xuất
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Phụ tải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu là máy hàn, máy gia công
sắt,máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia súc, máy xẻ gỗ, máy nghiền đá, máy kem đá,
máy bơm ...Nhu cầu phụ tải điện công nghiệp địa phương, tiểu thủ công và lâm nghiệp
được xác định trên cơ sở nhu cầu hiện tại và định hướng phát triển các ngành kinh tế
trên địa bàn.
Phụ tải thủy lợi:Chủ yếu là các trạm bơm tưới và tiêu úng. Các loại động cơ dùng
ở các trạm bơm thường là loại không đồng bộ công suất đặt từ (10 75)kW.
d.Phụ tải điện chung cư và khách sạn
Phụ tải của các khu chung cư và khách sạn bao gồm hai thành phần cơ bản là: Phụ
tải sinh hoạt (bao gồm cả chiếu sáng) và phụ tải động lực. Phụ tải sinh hoạt thường
chiếm tỷ trọng lớn hơn so với phụ tải động lực.
Phụ tải sinh hoạt : Phụ thuộc vào mức độ trang bị các thiết bị gia dụng, phụ tải của
các căn hộ được phân thành các loại: Loại có trang bị cao, loại trung bình và loại trang
bị thấp. Tuy nhiên, do thành phần phụ tải điện dùng trong nấu bếp thường chiếm tỷ
trong lớn trong cơ cấu phụ tải hộ gia đình, nên để tiện cho việc tính toán phụ tải, người
ta phân biệt các căn hộ chủ yếu theo sự trang bị ở nhà bếp. Dưới góc độ này có thể phân
loại căn hộ: Dùng bếp nấu bằng điện, dùng bếp nấu bằng gas và dùng bếp hỗn hợp (vừa
dùng gas vừa dùng điện).
Phụ tải động lực trong các khu chung cư bao gồm: Phụ tải của các thiết bị dịch vụ
và vệ sinh kỹ thuật như thang máy, máy bơm nước, máy quạt, thông thoáng v.v.
1.2.2.2. Các đặc trưng của phụ tải điện
Phụ tải biến đổi không ngừng theo thời gian, theo quy luật sinh hoạt và sản xuất.
Quy luật này được đặc trưng bởi đồ thị ngày đêm và đồ thị kéo dài.
Đồ thị phụ tải ngày đêm diễn tả công suất trong từng giờ của ngày đêm theo đúng
trình tự thời gian, đồ thị phụ tải ngày đêm gồm có đồ thị công suất tác dụng và công
suất phản kháng yêu cầu.
Đồ thị phụ tải ngày đêm có nhiều loại dùng cho các mục đích khác nhau:
+ Đồ thị phụ tải trung bình là trung bình cộng của các đồ thị phụ tải trong năm,
mùa (1/2 năm) hoặc tháng, tuần dùng để tính nhu cầu điện năng và lập kế hoạch cung
cấp điện năng.
+ Đồ thị phụ tải các ngày điển hình: Ngày làm việc, chủ nhật, ngày trước và sau
chủ nhật … của từng mùa, tháng … để lập kế hoạch sản xuất, tính toán điều áp…
Đồ thị phụ tải kéo dài: Muốn xét sự diễn biến của phụ tải trong khoảng thời gian
dài như: Tuần lễ, tháng, quý hay năm thì đồ thị phụ tải ngày đêm không thích hợp nữa.
10
Lúc này người ta dùng đồ thị phụ tải kéo dài. Đó là các đồ thị phụ tải ngày đêm trong
khoảng thời gian xét được sắp xếp lại, công suất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ
gốc tọa độ cho đến Pmin, mỗi giá trị công suất có thời gian dài bằng tổng thời gian kéo
dài của chúng trong thực tế.
Các đại lượng đặc trưng đơn giản: Trong thực tế tính toán không phải lúc nào
cũng cần đến đồ thị phụ tải, mà chỉ cần đến một số đặc trưng là đủ. Trong phần nhiều
các bài toán chỉ cần biết 4 đặc trưng Pmax , Qmax (hoặc cos ), Tmax, Kđk. Người ta tính sẵn
Tmax và Kđk đặc trưng cho hình dáng của đồ thị phụ tải.Trong đó Pmax và Qmax thì tính
trực tiếp từ phụ tải cần được cung cấp điện, còn Tmax và Kđk tra cứu cẩm nang.
1.2.2.3. Yêu cầu của phụ tải đối với hệ thống điện
- Đáp ứng tối đa nhu cầu của phụ tải cực đại: mọi HTĐ được thiết kế và xây dựng
nhằm mục đích thõa mãn nhu cầu lớn nhất của các phụ tải ở thời điểm bất kỳ. Sự thiếu
hụt công suất có thể dẫn đến những thiệt hại lớn về kinh tế. HTĐ phải đáp ứng được
nhu cầu phụ tải ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Đảm bảo cung cấp điện liên tục và tin cậy: Thực tế sản xuất có những phụ tải
không được phép mất điện vì nếu mất điện có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng
con người, làm rối loạn quy trình công nghệ sản xuất, phá vỡ sự hoạt động bình thường
của các lĩnh vực quan trọng. Để đảm bảo độ tin cậy, bản thân các phần tử của mạng
điện phải có độ bền, chắc chắn và có thể chịu đựng được những thay đổi bất thường của
thời tiết. Các thiết bị phải được lựa chọn đúng yêu cầu kỹ thuật, có xét đến các yếu tố
ảnh hưởng có thể gây nguy cơ xảy ra sự cố.
- Đảm bảo chất lượng điện năng tốt nhất: Điện áp và tần số phải ổn định ở mức
cho phép. Lưới điện phân phối hạ áp cấp điện cho đại bộ phận thiết bị dùng điện. Trong
lưới phân phối hạ áp chỗ nào cũng có thể đấu thiết bị dùng điện. Do đó trong toàn lưới
phân phối hạ áp và trong mọi thời gian điện áp phải thõa mãn điều kiện:
U-
U U+
Thể hiện trên đồ thị ta thấy điện áp phải luôn nằm trong vùng gạch chéo trên hình
(1.2) gọi là miền chất lượng điện áp.
Hình 1.2 Miền chất lượng điện áp
B A
UB UA
UH
U
U
Mieàn CLÐA
11
Bề rộng vùng cho phép phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt phụ thuộc vào yêu
cầu của phụ tải. Vùng cho phép càng hẹp thì mức chi phí càng lớn vì yêu cầu tự động
điều khiển càng cao. Các chỉ tiêu về chất lượng điện như độ đối xứng, độ hình sin
…phải luôn nằm trong giới hạn xác định, đảm bảo để các hộ dùng điện có thể hoạt động
hiệu quả nhất [Trần Quang Khánh, giáo trình ccđ].
1.3. Quá trình hình thành, quản lý cung cấp điện và tình hình thực hiện chỉ tiêu
tổn thất trong những năm qua trên địa bàn Điện lực Đơn Dương
1.3.1. Quá trình hình thành
Năm 1989 Chi nhánh điện Đơn Dương được tách ra từ Chi nhánh điện huyện Đức
Trọng và thành lập vào ngày 10/01/1989 theo Quyết định số 22/NL-ĐL2.3 của Công ty
Điện lực 2. Đến năm 2010 được đổi tên thành Điện lực Đơn Dương (ĐLĐD).
Cơ sở vật chất thuộc quyền quản lý và vận hành của Điện lực Đơn Dương bao
gồm: Đường dây trung áp 22kV, với tổng chiều dài là 250,001 km; Đường dây hạ áp
0,4kV có chiều dài 376,491 km; 520 trạm biến áp phân phối, với tổng dung lượng
61.017,5 kVA; và tổng số khách hàng là 30.935 khách hàng.
Chức năng chính của Điện lực bao gồm: Quản lý, vận hành, khai thác hệ thống
lưới điện trung, hạ áp trên địa bàn theo phân cấp; Quản lý kinh doanh điện năng và tổ
chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bán điện trên địa bàn quản lý được phân công.
Điện lực Đơn Dương có nhiệm vụ sau:
- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, kịp thời và chất lượng cho khách hàng
sử dụng điện;
- Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực được Công ty Điện lực
Lâm Đồng giao, như: nhân lực, tài sản…để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương trong công tác bảo vệ an toàn về người và tài
sản của Nhà nước giao quản lý cũng như việc mở rộng và phát triển lưới điện tại địa
phương;
- Thực hiện các hoạt động quân sự, tự vệ theo yêu cầu của cấp trên. Thực hiện
công tác bảo vệ và phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ tài
sản, an ninh trong đơn vị;
- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Công ty Điện lực Lâm Đồng.
12
1.3.2. Tình hình quản lý cung cấp điện
Hình 1.3 Sơ đồ đơn tuyến lưới điện Điện lực Đơn Dương
13
1.3.2.1. Về nguồn điện
Hiện tại toàn bộ khu vực huyện Đơn Dương được cung cấp từ Trạm biến áp
(TBA) 110/22kV Đơn Dương với công suất đặt của Máy biến áp (MBA) là 40MVA,
thông qua 4 phát tuyến trung thế là: 471, 473, 475, 477. Với tốc độ tăng trưởng phụ tải
hiện nay của huyện Đơn Dương là hoàn toàn có thể đáp ứng nguồn cho phụ tải đến cuối
năm 2018.
1.3.2.2. Về lưới điện
- Lưới điện trung thế
Hiện nay, Điện lực Đơn Dương đang quản lý 250,001km đường dây trung thế,
trong đó tài sản của khách hàng (TSKH) 63,183km và tài sản của Điện lực (TSĐL)
186,818km, cung cấp điện đến 02 Thị trấn và 08 xã trên địa bàn qua 4 phát tuyến trung
thế:
Phát tuyến 471: Cấp điện cho các xã Ka Đơn, Pró, một phần xã Tu Tra và một
phần thị trấn Thạnh Mỹ với chiều dài 49,119km, trong đó: Đường trục 31,947km được
sử dụng dây 3xAC185+1xAC120 và chiều dài các nhánh rẽ 17,172km phần lớn sử dụng
dây AC95, AC70.
Phát tuyến 473: Cấp điện cho các xã Lạc Lâm, Lạc Xuân và Thị trấn D’ran với
chiều dài 67,139km, trong đó: Đường trục 50,066km được sử dụng dây
3xAC185+1xAC120 và chiều dài các nhánh rẽ 17,073km phần lớn sử dụng dây AC95,
AC70.
Phát tuyến 475: Cấp điện cho các xã Ka Đô, Quảng Lập và một phần xã Lạc Xuân
với chiều dài 30,770km, trong đó: Đường trục 10,026km được sử dụng dây
3xAC185+1xAC120 và chiều dài các nhánh rẽ 20,744km phần lớn sử dụng dây AC95,
AC70.
Phát tuyến 477: Cấp điện cho xã Đạ Ròn, một phần xã Tu Tra và một phần Thị
trấn Thạnh Mỹ với chiều dài 39,790km, trong đó: Đường trục 21,552km được sử dụng
dây 3xAC185+1xAC120 và chiều dài các nhánh rẽ 18,238km phần lớn sử dụng dây
AC95, AC70.
- Lưới điện hạ thế
Lưới điện hạ thế trên địa bàn huyện Đơn Dương được ngành điện tiếp nhận đến
2016 đã thực hiện xong công tác này và từng bước tranh thủ các nguồn vốn có thể để
cải tạo, nâng cấp, vì đây là lưới điện được địa phương đầu tư với mục đích cung cấp
điện cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên với tốc độ phát triển
phụ tải hiện nay lưới điện hạ thế những khu vực này không đáp ứng nhu cầu và phần
lớn đã xuống cấp, làm tổn thất điện năng khu vực này ngày càng cao.
Tổng số chiều dài đường dây hạ thế là: 376,491 km.
- Trạm biến áp
Số trạm biến áp: 520 trạm, trong đó TSKH 162 trạm, TSĐL 358 trạm.
Số máy biến áp: 637 MBA, trong đó TSKH 202 MBA, TSĐL 435 MBA.
Dung lượng máy biến áp: 61.017,5kVA, trong đó TSKH 27.770kVA, TSĐL
33.247,5kVA.
Tình hình mang tải TBA công cộng trên địa bàn huyện Đơn Dương:
14
+ TBA vận hành đầy tải (Từ 90% đến < 100%): 31 trạm
+ TBA vận hành từ 80% đến < 90%: 45 trạm.
+ TBA vận hành từ 70% đến < 80%: 108 trạm.
+ TBA vận hành từ 50% đến < 70%: 132 trạm.
+ TBA vận hành từ 20% đến <50%: 42 trạm.
1.3.2.3. Về bù công suất phản kháng
Bù công suất phản kháng trên lưới điện trung áp có tổng cộng 8 giàn với tổng
dung lượng: 2.400 kVAr, phân bổ như sau:
+ Xuất tuyến 471: Có 02 giàn với tổng dung lượng: 600 kVAr (02 giàn bù ứng
động: 471/126/81, 36/47CBT3).
+ Xuất tuyến 473: Có 02 giàn với tổng dung lượng: 600 kVAr (02 giàn bù ứng
động: 473/198/CB3, 473/109/CB6).
+ Xuất tuyến 475: Có 02 giàn với tổng dung lượng: 600 kVAr (01 giàn bù cố
định: 475/35/30CBT3 và 01 giàn bù ứng động: 475/107).
+ Xuất tuyến 477: Có 02 giàn với tổng dung lượng: 600 kVAr (01 giàn bù cố
định: 477/89CBT3 và 01 giàn bù ứng động: 126/50/20A).
Trong 8 giàn tụ bù nói trên có 2 giàn bù cố định và 6 giàn bù ứng động.
1.3.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất trong những năm qua
Tổng hợp các số liệu về tổn thất điện năng của Điện lực Đơn Dương trong giai
đoạn từ năm 2012 đến 2016 trong Bảng 1.1, bao gồm chỉ tiêu điện năng nhận, điện
năng thương phẩm, điện năng tổn thất và tỷ lệ tổn thất phần trăm. Số liệu chi tiết của
các chỉ tiêu nêu trên cho từng năm trong giai đoạn nói trên được lần lượt tổng hợp trong
các bảng từ 1.2 đến 1.6. Các số liệu được tổng hợp theo 12 tháng và lũy kế.
Bảng 1.1: Tổng hợp số liệu tổn thất điện năng của Điện lực từ 2012-2016
Chỉ tiêu
Năm thực hiện (kWh)
2012 2013 2014 2015 2016
Điện năng nhận 73.547.434 78.241.058 87.012.689 96.500.537 110.940.216
Điện thương phẩm 68.993.544 73.666.281 79.205.861 89.946.934 103.755.345
Điện năng tổn thất 4.553.890 4.574.777 7.806.828 6.553.603 6.184.594
Tỷ lệ tổn thất (%) 6,19 5,85 8,97 6,79 5,57
Bảng 1.2: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2012
Tháng
theodõi
Điện năng
nhận (kWh)
Điện thương
phẩm(kWh)
Tổn thất điện
năng(kWh)
Tỷ lệ tổn
thất(%)
Tháng 1 6.454.300 4.984.320 1.469.980 22,78%
Tháng 2 6.222.000 6.153.401 68.599 1,10%
Tháng 3 6.810.000 5.594.881 1.215.119 17,84%
Tháng 4 7.000.300 6.135.298 865.002 12,36%
15
Tháng 5 6.188.100 6.325.495 -137.395 -2,22%
Tháng 6 5.074.200 4.815.040 259.160 5,11%
Tháng 7 5.374.700 4.832.315 542.385 10,09%
Tháng 8 5.575.600 5.425.050 150.550 2,70%
Tháng 9 5.456.024 5.631.645 -175.621 -3,22%
Tháng 10 6.254.650 5.945.214 309.436 4,95%
Tháng 11 6.522.000 6.265.235 256.765 3,94%
Tháng 12 6.615.560 6.885.650 -270.090 -4,08%
Lũy kế 73.547.434 68.993.544 4.553.890 6,19%
Bảng 1.3: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2013
Tháng theo
dõi
Điện năng nhận
(kWh)
Điện thương
phẩm (kWh)
Tổn thất điện
năng (kWh)
Tỷ lệ tổn
thất(%)
Tháng 1 6.811.300 5.423.853 1.387.447 20,37%
Tháng 2 7.146.600 6.933.253 213.347 2,99%
Tháng 3 7.362.700 6.804.049 558.651 7,59%
Tháng 4 6.371.000 6.496.235 -125.235 -1,97%
Tháng 5 5.687.780 5.696.930 -9.150 -0,16%
Tháng 6 6.108.008 5.563.312 544.696 8,92%
Tháng 7 5.986.786 5.686.637 300.149 5,01%
Tháng 8 6.817.840 6.440.170 377.670 5,54%
Tháng 9 5.233.859 5.966.181 -732.322 -13,99%
Tháng 10 6.306.085 5.131.033 1.175.052 18,63%
Tháng 11 6.805.421 6.439.637 365.784 5,37%
Tháng 12 7.603.679 7.084.991 518.688 6,82%
Lũy kế 78.241.058 73.666.281 4.574.777 5,85%
Bảng 1.4: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2014
Tháng theo
dõi
Điện năng
nhận (kWh)
Điện thương
phẩm (kWh)
Tổn thất điện
năng (kWh)
Tỷ lệ tổn
thất(%)
Tháng 1 7.856.158 6.749.051 1.107.107 14,09%
Tháng 2 7.494.342 7.222.074 272.268 3,63%
Tháng 3 9.449.102 7.186.221 2.262.881 23,95%
Tháng 4 8.112.098 8.153.181 -41.083 -0,51%
Tháng 5 6.538.337 6.729.803 -191.466 -2,93%
Tháng 6 5.934.863 6.080.020 -145.157 -2,45%
Tháng 7 6.284.589 5.602.489 682.100 10,85%
Tháng 8 6.815.600 5.743.727 1071873 15,73%
16
Tháng 9 5.963.700 6.385.735 -422.035 -7,08%
Tháng 10 6.980.300 5.522.086 1.458.214 20,89%
Tháng 11 7.022.701 7.142.885 -120.184 -1,71%
Tháng 12 8.560.899 6.688.589 1.872.310 21,87%
Lũy kế 87.012.689 79.205.861 7.806.828 8,97%
Bảng 1.5: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2015
Tháng theo
dõi
Điện năng
nhận (kWh)
Điện thương
phẩm (kWh)
Tổn thất
điện năng (kWh)
Tỷ lệ tổn
thất(%)
Tháng 1 9.344.800 8.148.465 1.196.335 12,80%
Tháng 2 8.561.300 8.604.704 -43.404 -0,51%
Tháng 3 10.223.000 8.085.385 2.137.615 20,91%
Tháng 4 8.119.680 8.693.306 -573.626 -7,06%
Tháng 5 7.248.973 6.950.465 298.508 4,12%
Tháng 6 6.717.647 6.939.134 -221.487 -3,30%
Tháng 7 7.065.092 6.742.236 322.856 4,57%
Tháng 8 7.316.745 6.492.311 824434 11,27%
Tháng 9 6.806.194 6.554.872 251.322 3,69%
Tháng 10 7.509.900 6.509.752 1.000.148 13,32%
Tháng 11 8.830.610 7.577.924 1.252.686 14,19%
Tháng 12 8.756.596 8.648.380 108.216 1,24%
Lũy kế 96.500.537 89.946.934 6.553.603 6,79%
Bảng 1.6: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2016
Tháng
theo dõi
Điện năng
nhận (kWh)
Điện thương
phẩm (kWh)
Tổn thất
điện năng (kWh)
Tỷ lệ tổn
thất(%)
Tháng 1 10.442.050 8.560.492 1.881.558 18,02%
Tháng 2 9.680.589 8.986.508 694.081 7,17%
Tháng 3 11.444.936 9.468.897 1.976.039 17,27%
Tháng 4 10.579.006 10.345.339 233.667 2,21%
Tháng 5 8.645.484 9.505.776 -860.292 -9,95%
Tháng 6 7.761.400 8.535.568 -774.168 -9,97%
Tháng 7 8.782.100 7.957.956 824.144 9,38%
Tháng 8 8.374.444 7.911.413 463031 5,53%
Tháng 9 7.845.200 8.109.183 -263.983 -3,36%
Tháng 10 8.094.400 7.141.798 952.602 11,77%
Tháng 11 8.888.000 8.152.962 735.038 8,27%
Tháng 12 10.402.607 10.079.730 322.877 3,10%
Lũy kế 110.940.216 103.755.345 6.184.594 5,57%
17
Nhận xét: Qua số liệu tổng hợp từ 2012-2016 chúng ta có thể nhận thấy một số
nội dung cần lưu ý trong công tác giảm tổn thất điện năng:
- Tốc độ tăng trưởng phụ tải từ 8-10% liên tục trong những năm qua và có chiều
hướng tăng mạnh trong hai năm gần đây.
- Tỷ lệ tổn thất điện năng còn tăng giảm thất thường chưa kiểm soát được một
cách hiệu quả. Lưới điện vận hành còn phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, tổn thất điện
năng tăng cao vào mùa khô hàng năm.
Phân tích nguyên nhân gây tổn thất
- Về mặt tổ chức, quản lý:
Phụ tải sản xuất phát triển nhanh, đặc trưng là dạng phụ tải 1 pha hoạt động theo
mùa vụ và không ổn định gây ra tình trạng lệch pha, quá tải dây dẫn,... làm cho tổn thất
kỹ thuật tăng. Trong khi đó việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn do sự thay đổi của phụ
tải. Phụ tải cấp điện phục vụ sản xuất rau ngắn ngày phát triển mạnh (hiện nay sản
lượng rau sản xuất ở Lâm Đồng cung cấp cho thị trường trong nước thì Đơn Dương là
địa bàn cung cấp chính), đây là phụ tải 1 pha hoạt động theo mùa vụ và do ảnh hưởng
giá cả thị trường của các mặt hàng nông sản. Đặc trưng của dạng phụ tải này là không
sử dụng điện liên tục nhưng tại một số thời điểm lại phát triển ồ ạt nên gây ra tình trạng
đầy tải cục bộ đường dây trung hạ thế, sụt áp cuối nguồn cao, lệch pha, gây khó khăn
trong công tác quản lý vận hành.
Huyện Đơn Dương có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, mỗi làng, bản có
đời sống văn hóa, sinh hoạt khác nhau. Chủ trương của Nhà nước, địa phương và ngành
điện là đưa điện đến 100% hộ dân trên địa bàn, năm 2014 Điện lực Đơn Dương đã thực
hiện được việc đưa điện đến 100% số thôn có điện trên địa bàn huyện và trên 98,5% số
hộ dân có điện. Do đó, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, theo dõi
thu ghi điện. Tình trạng tổn thất do vận hành non tải thường xuyên xảy ra ở các địa bàn
này.
Phương án vận hành chưa hợp lý do quá tải dây dẫn đường trục phải thực hiện
việc chuyển lưới, lưới điện còn nhiều khiếm khuyết chưa được xử lý kịp thời nhất là
lưới điện hạ áp.
Việc đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện chưa tính toán đến khả năng phát triển phụ
tải trong tương lai dẫn đến một số công trình quá tải chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử
dụng.
Triển khai các biện pháp giảm TTĐN chưa kịp thời và đầy đủ như công tác thay
điện kế, kiểm tra vi phạm sử dụng điện, lắp đặt tụ bù trung hạ áp, xử lý mối nối,... cũng
đã ảnh hưởng đến công tác giảm TTĐN.
- Về mặt kinh doanh:
Việc cải tạo lưới điện tiếp nhận từ địa phương chưa triệt để, một số nơi lưới điện
được kéo từ hộ dân này đến hộ dân khác, đường dây đã xuống cấp và thi công không
theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp
điện trong thời gian qua.
Hiện nay, người dân tộc Kinh và Hoa thuê đất của các đồng bào dân tộc thiểu số
để chuyển đổi mô hình sản xuất từ sản xuất lúa sang sản xuất rau ngắn ngày nên tình
trạng quá tải cục bộ liên tục xảy ra, công tơ quá tải đứng hoặc cháy không đo đếm được
điện năng do hộ sử dụng điện không thông báo thay đổi mục đích sử dụng với Điện lực;
18
Một số làng, bản sinh hoạt theo phong tục tập quán riêng, tập trung lên núi làm rẫy và
sinh sống chỉ về sinh hoạt tại nhà vào cuối tuần và ngày lễ nên hàng tháng chỉ sử dụng
chưa đến 10kWh (số khách hàng này chiếm 1-2% tổng số khách hàng), bộ phận thu ghi
điện thường chủ quan khi thực hiện nhiệm vụ tại các địa bàn này dẫn đến tổn thất điện
năng khu vực này tăng giảm thất thường (nhân viên Điện lực ghi phóng chỉ số và ứng
tiền để nộp tiền điện hàng tháng cho khách hàng. Khoảng 3-6 tháng mới đến ghi chỉ số
và thu tiền khách hàng một lần).
Lực lượng kiểm tra, giám sát công tác kinh doanh điện được biên chế 02 nhân sự
nhưng khối lượng công việc lớn: Kiểm tra định kỳ khách hàng chuyên dùng (06 tháng
một lần theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam), kiểm tra xác suất khách hàng
lẻ, tham gia công tác sự vụ khác do đơn vị phân công (thay công tơ định kỳ, phúc tra
chỉ số khách hàng, …). Thời gian thực hiện nhiệm vụ chuyên môn không nhiều làm ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm tra, giám sát và đề xuất giải pháp hạn chế thất thoát điện
năng khâu kinh doanh.
Lực lượng đại lý thu, ghi điện mặc dù đã được đào tạo nghiệp vụ hàng năm nhưng
số lượng đáp ứng yêu cầu khá hạn chế ảnh hưởng đến các công tác như: Phát hiện
khách hàng vi phạm sử dụng điện; Ghi sai chỉ số công tơ, ghi sai khách hàng từ trạm
khác.
- Về mặt kỹ thuật:
+ Ảnh hưởng của đặc thù địa bàn quản lý
Huyện Đơn Dương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, lưới điện chủ yếu được
kéo qua vùng đồi núi, một số nơi đường dây trung thế phải xây dựng trên sườn núi toàn
đá cuội bên dưới, việc xây dựng đường dây vận hành an toàn, đảm bảo cung cấp điện
rất khó khăn, đặc biệt vào mùa khô khu vực này tiếp địa lặp lại của đường dây không
làm việc (lưới trung thế 3 pha, 4 dây) gây tổn thất điện năng trên dây trung tính.
Việc cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mang tính
xã hội là chính, những nhánh rẽ (01 pha, 03 pha) được xây dựng trên 10km đường dây
trung thế nhưng chỉ cấp điện cho 20-30 khách hàng dùng điện, tình trạng non tải MBA,
đường dây, công tơ thường xuyên xảy ra.
Tình trạng quá tải, non tải cục bộ xảy ra liên tục đối với khu vực trồng rau màu
ngắn ngày. Các hộ nông dân tăng cường tưới rau màu khi có giá thu mua cao và ngưng
sản xuất khi giá cả thấp hơn giá thành sản xuất (phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả thị
trường và đầu ra của mặt hàng đang được canh tác).
+ Ảnh hưởng của phương thức vận hành
Vị trí của trạm 110kV Đơn Dương không nằm ở trung tâm phụ tải của huyện, hiện
nay tuyến 471 chiếm 26,00% công suất giờ cao điểm (6,7MW), với bán kính cấp điện
20,167km; tuyến 477 chiếm 51,09% công suất giờ cao điểm (6,6MW), với bán kính cấp
điện 24,700km; tuyến 475 chiếm 25,90% công suất giờ cao điểm (6,49MW), với bán
kính cấp điện 10,026km; tuyến 473 chiếm 21,21% công suất giờ cao điểm (4,97MW),
với bán kính cấp điện 25,522km.
19
Các nhánh rẽ trên lưới điện Đơn Dương chủ yếu là nhánh rẽ 1 pha, nhiều nhánh rẽ
mang tải cao (>50% định mức dây dẫn), do đó khó thực hiện cân pha sang tải, để gây
lệch pha lưới điện, gây khó khăn trong công tác giảm TTĐN.
1.4. Kết luận Chương 1
Công tác giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Đơn Dương trong thời gian qua với
những thuận lợi về nguồn, lưới điện đã được cấp trên quan tâm đầu tư và đạt được kết
quả cao. Tuy nhiên, cũng tồn tại những thiếu sót và tiềm năng giảm tổn thất vẫn còn.
Để đạt được tỷ lệ tổn thất thấp hơn, kiểm soát được sản lượng điện tổn thất Điện lực
cần phải tăng cường các biện pháp quản lý và đầu tư lớn hơn. Với yêu cầu cấp điện ổn
định liên tục theo các tiêu chí yêu cầu ngày càng cao, các giải pháp mang lại kết quả tổn
thất tốt hơn phải được thực hiện sớm để mang lại hiệu quả.
20
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PSS/ADEPT LÀM
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Thiết bị điện từ khi làm việc sẽ tiêu thụ từ lưới điện một dòng điện bao gồm các
thành phần: Phụ tải, tổn thất, dòng điện tản (dòng rò) và dòng từ hoá. Tức là cùng với
việc tiêu thụ một lượng công suất tác dụng để sinh công, các thiết bị điện từ còn tiêu thụ
một lượng công suất phản kháng. Lượng công suất phản kháng mà các thiết bị điện tiêu
thụ phụ thuộc vào đặc tính của chúng, các động cơ không đồng bộ, máy biến áp vv… là
những thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng. Theo số liệu thống kê, thì lượng
công suất phản kháng do động cơ không đồng bộ tiêu thụ chiếm tỷ trọng (65 75)%,
máy biến áp (15 20)% và các đường dây (5 8)%.
Mức độ tiêu thụ công suất phản kháng được đánh giá bởi hệ số công suất, mà
được xác định bởi tỷ số giữa công suất tác dụng (P) và công suất biểu kiến (S).
cos =
S
P
=
I
U
P
.
.
3
Trong thực tế vận hành giá trị cos thường được xác định theo công thức:
cos tb =
2
1
1
r
x
A
A
Trong đó:
Ar , Ax - điện năng tác dụng và phản kháng trên thanh cái trạm biến áp
P – công suất tác dụng
Để thuận tiện cho việc phân tích và tính toán, đôi khi người ta thường dùng khái
niệm hệ số tg thay cho hệ số cos , đó là tỷ lệ giữa công suất phản kháng và công suất
tác dụng: tg = Q/P. Tuy nhiên hệ số tg chỉ áp dụng trong các bước tính trung gian,
kết quả cuối cùng lại được chuyển về hệ số cos tương ứng.
Khi cos của thiết bị điện càng lớn, tức là mức độ tiêu thụ công suất phản kháng
càng bé, vì vậy làm cho mức độ yêu cầu về Q từ lưới ít, nó góp phần cải thiện chế độ
làm việc của lưới. Hệ số cos của các hộ tiêu thụ lại phụ thuộc vào chế độ làm việc của
các phụ tải điện. Khi hệ số cos thấp sẽ dẫn đến sự tăng công suất phản kháng, sự
truyền tải công suất phản kháng trong mạng điện làm giảm sút các chỉ tiêu kinh tế – kỹ
thuật của mạng điện như: Tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng.
21
2.1. Tổn thất điện áp
Tổn thất điện áp là một đại lượng véctơ phức tạp (véctơ phức)
.
U = U + j U.
Trong lưới cung cấp điện, người ta chỉ quan tâm đến trị số của tổn thất điện áp, trị số
này có độ lớn xấp xỉ độ lớn của thành phần trục thực U.
Hình 2.1 Véctơ tổn thất
.
U và thành phần thực U
Do góc lệch nhỏ (3o
5o
) nên đoạn AB rất bé. Do đó dựa trên hình 2.1 trị số (độ
lớn) của véctơ
.
U :
.
U = OA OB (trị số của thành phần thực U). Vì thế để đơn
giản trong tính toán, có thể tính tổn thất điện áp theo trị số của thành phần thực.
Tổn thất điện áp (thành phần thực) là do công suất tác dụng gây trên điện trở R và
công suất phản kháng gây trên X.
U =
đm
U
X
Q
R
P .
.
.10-3
(kV) (2.1)
2.1.1. Đường dây 1 phụ tải:
Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây 1 phụ tải
Trên sơ đồ thay thế , để tính tổn thất điện áp theo (2.1) cần biến đổi công suất
dạng S cos về dạng P+jQ.
Tổn thất điện áp trên đoạn đường dây A1 là:
B
U
0 A
A
j U
U
.
1
A
S1
.
l,F 1
A
S1= P1+jQ1
.
ZA1
22
UA1 =
đm
A
A
U
X
Q
R
P 1
1
1
1 .
.
(2.2)
Trong đó ZA1 = RA1 + jXA1 = r0.lA1 + jx0.lA1
Và
.
1
A
S =
.
1
S = S1cos + jS1sin
2.1.2. Đường dây có n phụ tải
Với đường dây liên thông cấp điện cho 3 phụ tải, tổn thất điện áp bằng tổn thất
trên 3 đường dây
U = Umax = UA123 = UA1 + U12 + U13
Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý và thay thế đường dây liên thông cấp điện cho 3 phụ tải
Với lưới điện trung áp và hạ áp, để tính toán gần đúng điện áp cho phép coi điện
áp tại mọi điểm trên đường dây bằng Uđm và cho phép coi dòng công suất chạy trên các
đoạn đường dây bằng công suất phụ tải, nghĩa là cho phép bỏ qua tổn thất điện áp và
tổn thất công suất trên các đoạn đường sau khi tính tổn thất trên đoạn đường dây trước.
Ví dụ khi tính toán đoạn 1-2, lẽ ra công suất chạy trên đoạn 1-2 bao gồm phụ tải 2,3 (
.
2
S ,
.
3
S ) và tổn thất công suất trên đoạn 2-3, nhưng cho phép bỏ qua lượng tổn thất này:
.
12
S =
.
2
S +
.
3
S
Căn cứ vào công thức (2.1) và các lượng công suất chạy trên các đoạn xác định
được tổn thất điện áp trên các đoạn như sau :
U23 =
đm
U
X
Q
R
P 23
3
23
3 .
.
(2.3)
U12 =
đm
U
X
Q
Q
R
P
P 12
3
2
12
3
2 ).
(
).
(
(2.4)
1
A
S1
.
lA1,FA1 2 3
S2
. S3
.
lA2,FA2 lA3,FA3
1
A
S1
.
2 3
S2
.
S3
.
ZA1 Z12 Z1
P1+jQ1 P2+jQ2 P3+jQ3
S2
.
S3
. S3
.
23
UA1 =
đm
A
A
U
X
Q
Q
Q
R
P
P
P 1
3
2
1
1
3
2
1 ).
(
).
(
(2.5)
Từ đây xác định được tổn thất điện áp trên toàn bộ tuyến dây:
U = UA123
=
đm
A
A
U
X
Q
Q
Q
R
P
P
P 1
3
2
1
1
3
2
1 ).
(
).
(
+
đm
U
X
Q
Q
R
P
P 12
3
2
12
3
2 ).
(
).
(
+
đm
U
X
Q
R
P 23
3
23
3 .
.
Tổng quát: U =
đm
n n
ij
ij
ij
ij
U
X
Q
R
P
1 1
(2.6)
Trong đó: n : số đoạn đường dây
Pij, Qij : công suất tác dụng và phản kháng chạy trên các đoạn đường dây
ij
2.1.3. Đường dây phân nhánh
Trên lưới cung cấp điện nhiều khi gặp đường dây phân nhánh, nghĩa là đến nút
nào đó rẽ ra thành 2,3 tuyến theo hướng khác nhau. Để kiểm tra tổn thất điện áp trên
đường dây phân nhánh cần lưu ý rằng : tổn thất điện áp là tổn thất trên từng tuyến dây
kể từ nguồn đến điểm nút xa nhất của tuyến. Ví dụ với phân nhánh trên hình 2.4, cần
kiểm tra U theo tuyến dây: tuyến A12 và tuyến A13, tuyến có trị số U lớn phải nhỏ
hơn Ucp
Hình 2.4 Đường dây phân nhánh
Umax = MAX
13
12
A
A
U
U
Ucp
A
S1
.
S2
.
S3
.
1
2
3
l,F
l,F
l,F
S1
.
S2
.
S3
.
S2
.
S3
.
UA12
UA13
24
2.2. Tổn thất công suất
2.2.1. Tổn thất công suất trên đường dây
Tổn thất công suất trên đường dây là một đại lượng phức
.
S = P + j Q (2.7)
Trong đó: P : tổn thất công suất tác dụng do phát nóng trên điện trở đường dây
Q : tổn thất công suất phản kháng do từ hóa đường dây
Tổn thất công suất trên đường dây được xác định theo biểu thức
.
S = I2
Z = 2
2
đm
U
S
Z = 2
2
2
đm
U
Q
P
(R+jX).10-3
(kVA) (2.8)
2.2.1.1. Đường dây một phụ tải
Xét lại sơ đồ nguyên lý và thay thế như hình 2.2
Với đường dây 1 phụ tải thì công suất chạy qua tổng trở Z12 chính là phụ tải S1.
Vậy theo hình (2.8) thì tổn thất công suất trên đường dây là:
.
S = 2
2
1
đm
A
U
S
ZA1 = 2
2
1
đm
U
S
ZA1 = ( PA1 + j QA1).10-3
(kVA) (2.9)
2.2.1.2. Đường dây có n phụ tải:
Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây cấp điện cho 2 phụ tải
Cũng tương tự như tính U, khi tính gần đúng
.
S coi điện áp các điểm bằng Uđm
và coi công suất gây
.
S trên các đoạn chỉ là công suất tải (bỏ qua
.
S của đoạn sau)
.
S =
.
S A12 =
.
S A1 +
.
S 12 (2.10)
.
S = 2
2
2
1
2
2
1 )
(
)
(
đm
U
Q
Q
P
P
ZA1 + 2
2
2
đm
U
S
Z12 (2.11)
1
A
S1
.
lA1,FA1 2
S2
.
lA2,FA2
1 2
ZA1 Z12
P1+jQ1 P2+jQ2
A
25
Tổng quát với đường dây n tải
.
S = 2
1
2
.
đm
n
ij
ij
U
Z
S
= 2
1
2
2
).
(
đm
n
ij
ij
ij
U
Z
Q
P
(2.12)
Trong đó:
n: số đường dây hoặc số phụ tải
Sij,Pij, Qij : công suất S,P,Q chạy trên đoạn đường dây ij
Zij : tổng trở của đoạn đường dây ij
Uđm: điện áp định mức của đường dây
2.2.3. Tổn thất công suất trong máy biến áp
2.2.3.1. MBA 2 cuộn dây
Có thể phân tổn thất công suất trong các máy biến áp thành 2 phần: phụ thuộc và
không phụ thuộc vào phụ tải.
Thành phần không phụ thuộc vào phụ tải là tổn thất trong lõi thép của máy biến áp
hay còn gọi là tổn thất không tải. Tổn thất không tải không phụ thuộc vào công suất tải
qua máy biến áp, nó chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của máy biến áp. Tổn thất không tải
được xác định theo các số liệu kỹ thuật của biến áp :
S0 = P0 + j Q0 (2.13)
Với Q0 =
100
0 đm
S
I
Trong đó :
I0 : Dòng điện không tải tính theo phần trăm,
P0 : Tổn thất công suất tác dụng không tải (tra trong bảng lý lịch MBA)
Q0 : Tổn thất công suất phản kháng không tải.
Thành phần phụ thuộc vào công suất tải qua MBA hay gọi là tổn thất đồng, được
xác định theo biểu thức sau:
Pcu = 3I2
Rb = b
R
U
Q
P
2
2
2
= PN
2
đm
S
S (2.14a)
Qcu = 3I2
Xb = b
X
U
Q
P
2
2
2
=
đm
N
S
S
U
100
2
(2.14b)
Trong đó:
S: công suất tải của MBA
Sđm : công suất định mức của MBA
PN : tổn thất ngắn mạch
26
UN : điện áp ngắn mạch %
Công suất phía cao và hạ của máy biến áp chỉ khác nhau một giá trị bằng tổn thất
công suất trong tổng trở máy biến áp (hình 2.6)
S’b= S’’b+ Scu= S’’b+ Pcu+ j Qcu ( 2.15)
Nếu tính theo công suất phía hạ áp MBA thì thay S’’b và U2 vào (2.14a và 2.14b)
còn Zb được tính theo U2. Ngược lại nếu tính theo công suất phía cao áp thì thay S’b và
U1 vào (2.14a và 2.14b) còn Zb tính theo U1.
1 Sb S’b ZbS”b 2
P + jQ
S0 = P0 + j Q0
Hình 2.6 Sơ đồ thay thế MBA hai cuộn dây
Trong trường hợp có n MBA giống nhau làm việc song song tổn thất công suất
trong n MBA bằng :
P =n P0+
n
PN
2
đm
S
S (2.16)
Q =n Q0+ 2
100
S
nS
U
đm
N
(2.17)
2.2.3.2. MBA 3 cuộn dây
- Tổn thất không tải trong MBA 3 dây quấn hay MBA tự ngẫu cũng được xác định
theo số liệu kỹ thuật của MBA.
- Tổn thất tải trong các cuộn dây xác định theo công suất qua mỗi cuộn.
Từ sơ đồ thay thế MBA 3 cuộn dây hình 2.7. Nếu tổng trở các cuộn dây đều quy
đổi về phía cao áp thì tổn thất công suất trong các cuộn dây là:
Hình 2.7 Sơ đồ thay thế MBA ba cuộn dây
Tổn thất cuộn hạ:
1 S1
S0= P0+j Q0
ZB1 S'1
S'2
S'3
ZB2
ZB3
S''2
S''3
S2
S3
2
3
27
Scu3 = 3
2
1
'
'
3
B
Z
U
S
(2.18)
Tổn thất cuộn trung:
Scu2 = 2
2
1
'
'
2
B
Z
U
S
(2.19)
Tổn thất cuộn cao:
Scu1 = 1
2
1
'
'
1
B
Z
U
S
(2.20)
Trong đó : S’’1= S’2+ S’3; S’2= S’’2+ Scu2; S’3= S’’3+ Scu3
U1 : Điện áp phía cao áp.
2.3. Tổn thất điện năng
Điện năng là công suất tác dụng sản xuất hoặc truyền tải hoặc tiêu thụ trong một
khoảng thời gian. Trong tính toán thường lấy thời gian là 1 năm (8760 h)
Nếu P biểu diễn bằng hàm P(t) thì lượng tổn thất điện năng A trong khoảng
thời gian T được xác định
A =
T
dt
t
P
0
)
( (2.21)
Hình 2.8 Minh họa A với P là hàm thời gian
Trong thực tế rất ít khi có thể biểu diễn được P bằng một hàm thời gian hình
(4.19), chỉ có thể tính tổn thất điện năng bằng phương pháp gần đúng. Để tính gần đúng
A người ta dựa vào đại lượng : thời gian tổn thất công suất lớn nhất (h)
Với là thời gian nếu hệ thống cung cấp điện chỉ truyền tải công suất lớn nhất thì
sẽ gây ra một lượng tổn thất điện năng đúng bằng lượng tổn thất điện năng gây ra trong
thực tế 1 năm
T
t
0
P(kW)
P(t)
A
28
Vì chỉ truyền tải công suất lớn nhất, sẽ có tổn thất công suất lớn nhất. Từ định
nghĩa có thể viết :
A = Pmax. (2.22)
được xác định gần đúng theo Tmax theo biểu thức:
= (0,124 + 10-4
Tmax)2
8760 (h) (2.23)
2.3.1. Tổn thất điện năng trên đường dây
a/ Đường dây 1 phụ tải
Xét lại sơ đồ nguyên lý và thay thế như hình 2.2
Để tính Pmax cần lưu ý là phụ tải tính toán chính là phụ tải cực đại, tổn thất công
suất tính theo phụ tải tính toán là tổn thất công suất cực đại
Với mục đích xác định tổn thất điện năng trên đường dây chỉ cần thay thế bằng
điện trở R.
Từ trị số Tmax1 của phụ tải S1 tính được trị số theo biểu thức (2.23)
Tổn thất công suất tác dụng lớn nhất trên đường dây A1
PA1 = 2
2
1
đm
U
S
RA1 (2.24)
Tổn thất điện năng trên đường dây A1
AA1 = PA1. (2.25)
b/ Đường dây có n phụ tải
Với đường dây n phụ tải, P vẫn tính theo (2.12) với đồ thay thế là điện trở các
đoạn đường dây, còn vẫn được tính theo (2.23)
Với Tmax là Tmax trung bình của các phụ tải
Tmaxtb = n
i
n
i
i
S
T
S
1
1
max
(2.26)
Trong đó:
Si : phụ tải thứ i
Tmaxi : Tmax của phụ tải thứ i
n : số phụ tải trên đường dây
tb = (0,124 + 10-4
Tmaxtb)2
8760 (2.27)
Khi đó : A = P . tb (2.28)
29
2.3.2. Tổn thất điện năng trong máy biến áp
Tổn thất điện năng trong máy biến áp gồm hai thành phần:
- Thành phần không phụ thuộc vào phụ tải được xác định theo thời gian làm việc
của MBA.
- Thành phần phụ thuộc vào phụ tải được xác định theo thời gian tổn thất công
cuất cực đại .
Tổn thất điện năng trong máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây trong quá trình vận hành
được xác định theo biểu thức sau:
AB = P0.Tb + Pmax = P0.Tb + Pn 2
2
max
đm
S
S
(2.29)
Trong đó:
- Tb: là thời gian vận hành năm của MBA 8500-8760h
- Smax: công suất cực đại đi qua MBA theo biểu đồ phụ tải.
- Sđm: công suất định mức của MBA.
- P0, Pn: tổn thất không tải và tổn thất ngắn mạch của MBA
Khi có n máy biến áp làm việc song song tổn thất điện năng trong chúng sẽ là:
A = n P0.t + 2
2
max
đm
n
S
S
n
P
(2.30)
Trường hợp có đồ thị phụ tải hình bậc thang gồm m bậc,tổn thất điện năng trong
MBA 3 pha 2 dây quấn được xác định theo biểu thức sau:
A = n P0.t +
m
i đm
i
n
S
S
n
P
1
2
2
ti (2.31)
2.4. Một số giải pháp giảm tổn thất trên lưới phân phối đang áp dụng tại các Điện
lực hiện nay
Mục tiêu giảm tổn thất trên lưới điện phân phối chịu tác động của rất nhiều yếu tố
và đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ. Các biện pháp quản lý, hành chính nhằm giảm tổn
thất thương mại cần thực hiện song song với các nỗ lực giảm tổn thất kỹ thuật.
Biện pháp quản lý kỹ thuật - vận hành:
- Tối ưu hóa các chế độ vận hành lưới điện.
- Hạn chế vận hành không đối xứng.
- Giảm chiều dài đường dây, cải tạo nâng tiết diện dây dẫn hoặc giảm bán kính
cấp
điện của các trạm biến áp.
30
- Lắp đặt hệ thống tụ bù công suất phản kháng đảm bảo hệ số công suất cosφ,
giảm tổn thất công suất, cải thiện điện áp.
- Tăng dung lượng các máy biến áp chịu tải lớn, quá tải, lựa chọn và thay thế bằng
các máy biến áp siêu giảm tổn thất hiện nay.
- Một số các biện pháp kỹ thuật cần thực hiện trong giai đoạn thiết kế-quy hoạch
hoặc cải tạo, đầu tư xây dựng công trình.
Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quá trình vận hành lại là các biện
pháp thiết thực và hiệu quả nhất và thường gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, phụ tải có
đặc điểm biến động theo thời gian và tăng lên theo khu vực, do đó dung lượng thiết bị
bù công suất phản kháng tại các nút sẽ luôn thay đổi chứ không bất biến. Do vậy cần
phải xác định lại các vị trí lắp đặt và điều chỉnh lượng công suất bù trên lưới điện khi
cần thiết. Với vị trí lắp đặt và lượng công suất bù tối ưu, có thể giảm từ 5% đến 20%
mức tổn thất điện năng. Vận hành không đối xứng ảnh hưởng đến tỷ lệ tổn thất nhưng
việc xác định và phân tích các phương án vận hành tìm ra phương án tối ưu rất khó
khăn.
2.5. Bù công suất phản kháng trong lưới điện phân phối
Như trên đã nói lưới điện Việt Nam và nhất là lưới phân phối tăng trưởng quá
nhanh của nhu cầu công suất. Tổn thất tổng trong lưới phân phối rất lớn.Về nguyên tắc
toàn bộ công suất nguồn đều phải qua lưới phân phối trước khi cung cấp cho phụ tải.
Do đó giảm được một vài phần trăm tổn thất nhờ những phương pháp phổ cập sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế lớn. Về phương diện vận hành lưới điện phân phối thì vấn đề bù
công suất phản kháng vẫn là nội dung có ý nghĩa lớn.
2.5.1. Công suất phản kháng
Công suất phản kháng do phụ tải yêu cầu mang thuộc tính cảm, để sinh ra từ
trường cần thiết cho quá trình chuyển đổi điện năng, từ trường xoay chiều cần một điện
năng dao động đó là công suất phản kháng có tính cảm Q. Điện năng của từ trường dao
động dưới dạng dòng điện, khi đi trên dây dẫn nó gây tổn thất điện năng và tổn thất
điện áp không lợi cho lưới điện.
Hình 2.9 Vị trí đặt tụ bù công suất phản kháng
Muốn giảm được tổn thất điện năng và tổn thất điện áp do từ trường gây ra người
ta đặt tụ điện ngay sát vùng từ trường hình (2.9). Tụ điện gây ra điện trường xoay chiều,
điện trường cũng cần một điện năng dao động - công suất phản kháng dung tính QC ,
nhưng ngược về pha so với từ trường. Khi từ trường phát năng lượng thì điện trường
nhận vào và ngược lại. Nhờ đặc tính này mà khi đặt cạnh nhau điện trường và từ trường
Q-QC
Nguäön ñieän
Qpt
QC
31
tạo mạch dao động, năng lượng của chúng truyền quan lại cho nhau, chỉ có phần thừa ra
Q-QC (dù điện cảm hay điện dung) mới đi về nguồn điện. Nhờ vậy dòng công suất phản
kháng giảm đi. Công suất phản kháng dung tính đi về nguồn cũng gây tổn thất điện
năng như công suất phản kháng cảm tính, nhưng về điện áp thì nó làm tăng điện áp ở
nút tải so với nguồn (tổn thất điện áp âm). Vì thế khi đặt bù cũng phải tránh không gây
quá bù (QC>Q).
2.5.2. Các phương pháp bù
2.5.2.1. Bù song song (Bù ngang)
Tụ bù ngang được kết nối song song trong hệ thống và được sử dụng chủ yếu để
cải hiện hệ số công suất nhằm làm giảm công suất phản kháng truyền tải từ đó làm giảm
tổn thất trên đường dây. Bù song song cũng có tác dụng làm tăng điện áp của trục chính
nghĩa là giảm tổn thất điện áp, đồng thời lọc sóng hài.
2.5.2.2. Bù nối tiếp (Bù dọc)
Tụ điện bù dọc được mắc nối tiếp đường dây nhằm làm giảm điện kháng của
đường dây và được sử dụng chủ yếu để tăng điện áp cuối đường dây, tức là làm giảm
tồn thất điện áp. Nó cũng cải thiện hệ số công suất đầu đường dây. Thực tế lưới phân
phối ít dùng.
2.5.3. Phương thức bù công suất phản kháng
Bù công suất phản kháng mang lại 2 lợi ích: Giảm tổn thất điện năng và cải thiện
điện áp, chi phí vận hành không đáng kể.
Trong lưới phân phối có thể có 3 loại bù công suất phản kháng:
- Bù kỹ thuật để nâng cao điện áp. Do thiếu công suất phản kháng, điện áp sẽ thấp.
Nếu công suất phản kháng nguồn thiếu thì bù công suất phản kháng là một giải pháp
nâng cao điện áp, cạnh tranh với các biện pháp khác như tăng tiết diện dây, điều áp
dưới tải.
- Bù kinh tế để giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng.
- Trong lưới xí nghiệp phải bù cưỡng bức để đảm bảo cos theo yêu cầu. Bù này
không phải do điện áp thấp hay tổn thất điện năng cao mà do yêu cầu từ hệ thống điện.
Tuy nhiên lợi ích kéo theo là giảm tổn thất điện năng và cải thiện điện áp.
Bù kinh tế là để lấy lợi, nếu lợi thu được do bù lớn hơn chi phí đặt bù thì bù sẽ
được thực hiện
Có 2 cách đặt bù:
Cách 1: Bù tập trung tại một số điểm trên trục chính lưới trung áp
Cách 2: Bù phân tán ở các trạm phân phối hạ áp
Bù theo cách 1, trên 1 trục chính chỉ đặt 1 đến 3 trạm tụ bù (hình 2.10). Công suất
bù có thể lớn, dễ thực hiện điều khiển các loại. Dùng tụ trung áp nên giá thành đơn vị
bù rẻ và công suất đơn vị lớn. Việc quản lý và vận hành dễ dàng
32
Hình 2.10 Sơ đồ bù tập trung và phân tán
Bù theo cách 2 giảm được tổn thất công suất và tổn thất điện năng nhiều hơn vì bù
sâu hơn. Nhưng do bù quá gần phụ tải nên nguy cơ cộng hưởng và tự kích thích ở phụ
tải cao. Để giảm nguy cơ này phải hạn chế công suất bù sao cho ở chế độ cực tiểu công
suất bù không lớn hơn yêu cầu của phụ tải. Giá thành đơn vị bù cao hơn tập trung.
Trong thực tế có thể dùng kết hợp cả 2 cách.
2.5.4. Phân tích ảnh hưởng của tụ bù đến tổn thất công suất tác dụng và tổn thất
điện năng của lưới phân phối trong các trường hợp đơn giản nhất
2.5.4.1. Lưới phân phối có một phụ tải
Xét lưới phân phối như trên hình (2.11a) . Công suất phản kháng yêu cầu cực đại
là Qmax, công suất bù là Qbù, đồ thị kéo dài của công suất phản kháng yêu cầu là q(t), đồ
thị kéo dài của công suất phản kháng sau khi bù là:
qb(t) = q(t) - Qb
Trên hình 2.11.b : qb1(t) ứng với Qb = Qmin
Trên hình 2.11.c : qb2(t) ứng với Qb = Qmax
Trên hình 2.11.d : qb3(t) ứng với Qb = Qtb (CSPK trung bình)
a)
Qb
Qb Qb
Qb
Ñöôøng truïc trung aùp
Maùy bieán aùp phuï taûi
Buø taäp trung
Buø phaân taùn
U
R Qmax[kVAr]
Qb [kVAr]
33
b)
c/
d)
Hình 2.11 Sơ đồ lưới phân phối có 1 phụ tải
Tổn thất công suất tác dụng do công suất phản kháng q(t) gây ra là :
P1 = R
U
t
q
2
2
)
(
U là điện áp định mức của lưới điện
Tổn thất công suất sau khi bù :
P2 = R
U
Q
t
q b
2
2
]
)
(
[
= R
U
Q
Q
t
q
t
q b
b
2
2
2
)
(
2
)
(
Lợi ích về tổn thất công suât tác dụng sau khi bù chính là độ giảm tổn thất công
suất tác dụng do bù :
P(t) = P1 - P2 = R
U
Q
Q
t
q b
b
2
2
)
(
2
= 2
]
)
(
2
.[
.
U
Q
t
q
Q
R b
b
(2.32*)
Qb = Qmin
Qmin
T
t
Qmax
0
+
qb(t)
Q
Qb = Qmax
Qmin
T t
Qmax
0
+
qb(t) -
Q
Qb = Qtb
Qmin
T t
Qmax
0
+
qb(t) -
Q
34
Lợi ích do giảm tổn thất công suất tác dụng chỉ có ý nghĩa ở chế độ max của hệ
thống khi mà nguồn công suất tác dụng bị căng thẳng, giả thiết tổn thất công suất max
của lưới điện trùng với max hệ thống, lúc đó q(t) = Qmax và :
P = R
U
Q
Q
Q b
b
2
2
max.
.
2
(2. 33)
 D P sẽ lớn nhất khi Qb = Qmax
Pmax = R
U
Q
2
2
max
(2.34)
Độ giảm tổn thất điện năng trong khoảng thời gian xét T là tích phân của D P(t)
theo (2.32*) trong khoảng thời gian xét T :
A = 2
0
2
.
].
).
(
.
2
[
U
dt
R
Q
Q
t
q
T
b
b
= R
U
TQ
Q
Q
T b
b
tb
2
2
.
.
..
2
= 2
]
.
2
[
.
.
U
Q
Q
Q
R
T b
tb
b
= 2
max ]
.
.
2
[
.
.
U
Q
Q
K
Q
R
T b
sdq
b
(2.35)
Vì [ dt
t
q ).
( ]/T = Qtb và Ksdq = Qtb/Qmax
Lấy đạo hàm của (2.35) theo Qb , đặt = 0 rồi giải ra ta được giá trị của Qb cho độ
giảm tổn thất điện năng lớn nhất :
A/ Qb = [2.T.Qtb - 2.Qb].R/U2
= 0
Rút ra: Qbopt = Qtb
Khi đó A = R.T.Qtb
2
/U2
Như vậy muốn giảm được nhiều nhất tổn thất điện năng thì Qb = Qtb của phụ tải.
Trong khi đó muốn giảm được nhiều nhất tổn thất công suất thì Qb = Qmax.
Không được lạm dụng sự tăng công suất bù vì như vậy lợi ích do bù sẽ lại giảm.
2.5.4.2. Lưới điện phân phối có phụ tải phân bố đều trên trục chính
Xét lưới điện phân phối trên hình (2.12a)
Trong trường hợp này đặt vấn đề là địa điểm đặt bù nên ở đâu để hiệu quả bù là
lớn nhất. Còn vấn đề công suất bù đã được giải quyết ở phần trên và vẫn đúng cho
trường hợp này
35
a/
b/
Hình 2.12 Sơ đồ lưới điện có một phụ tải phân bố đều trên trục chính
Giả thiết rằng chỉ đặt bù tại 1 điểm và phải tìm điểm đặt tụ bù tối ưu sao cho với
công suất bù nhỏ nhất đạt hiệu quả lớn nhất
Ta xét chế độ max:
Tổn thất công suất tác dụng trước khi bù là:
P1 = r0.q0
2
.L3
/(3.U2
)
Ta đặt bù sao cho công suất phản kháng QN từ nguồn cấp cho đoạn lx (đoạn 0B)
còn tụ bù công suất phản kháng Qb cho đoạn còn lại là L - lx (đoạn BA hình 2.12b)
QN = lx.q0
Qb = (L - lx).q0
Sẽ dễ dàng nhận thấy rằng muốn cho tổn thất công suất và tổn thất điện năng sau
khi bù là nhỏ nhất thì trạm bù phải đặt ở chính giữa đoạn L-lx, công suất phản kháng
của tụ sẽ chia đều ở 2 phía, mỗi phía có độ dài (L-lx)/2 và công suất phản kháng Qb/2
(hình 2.12b). Vị trí đặt bù sẽ là :
lb = lx + (L - lx)/2 = (L + lx)/2
Tổn thất công suất tác dụng trên đoạn lx là :
PN = (lx.q0)2
.lx.r0/(3.U2
) = lx
3
.q0
2
.r0/(3.U2
)
Tổn thất công suất tác dụng trên đoạn L - lx là :
Pb = 2.[(L-lx).q0/2)2
.(L - lx).r0/(3.U2
) = r0.(L - lx)3
.q0
2
/(12.U2
)
Tổng tổn thất công suất tác dụng sau khi bù là :
P2 = PN+ Pb= lx
3
.q0
2
.r0/(3.U2
) + r0.(L - lx)3
.q0
2
/(12.U2
)
Qb
lb
0 r0 [ km] q0 [kVAr km] L[km]
QN
0
B C A
lx L
36
= 2
2
0
0
.
3
.
U
q
r
[lx
3
+ (L-lx)3
/4]
Độ giảm tổn thất công suất do bù là:
P = P1+ P2 = r0.q0
2
.L3
/(3.U2
) - 2
2
0
0
.
3
.
U
q
r
[lx
3
+ (L-lx)3
/4]
Đặt đạo hàm của P theo lx rồi đặt = 0 và giải ra ta được lxop:
x
l
P
= - 2
2
0
0
.
3
.
U
q
r
[3.lx
2
- 3(L-lx)2
= 0
lxop = L/3
Từ đây ta có vị trí bù tối ưu lbop = 2.L/3
Như vậy muốn độ giảm tổn thất công suất tác dụng do bù lớn nhất, nguồn điện
phải cung cấp công suất phản kháng cho 1/3 độ dài lưới điện, tụ bù cung cấp công suất
phản kháng cho 2/3 còn lại và đặt ở vị trí cách đầu lưới điện 2/3L. Từ đây cũng tính
được công suất bù tối ưu là 2/3 công suất phản kháng yêu cầu.
Để có độ giảm tổn thất điện năng lớn nhất vẫn phải đặt bù tại 2/3L nhưng công
suất bù tối ưu là 2/3 công suất phản kháng trung bình. Trong lưới điện phức tạp vị trí bù
tối ưu có thể xê dịch một chút so với lưới điện đơn giản xét ở đây.
Hai trường hợp đơn giản trên đây cho thấy rõ về khái niệm như: Độ giảm tổn thất
công suất tác dụng , độ giảm tổn thất điện năng do bù, công suất bù tối ưu theo các điều
kiện giảm tổn thất công suất tác dụng, giảm tổn thất điện năng, vị trí đặt bù cũng như
điều kiện cần thiết để giải bài toán bù.
2.6. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT
Tháng 04-2004 hãng Shaw Power Technologies đã cho ra đời phiên bản phần
mềm PSS/ADEPT 5.0 (Power system simular/Advanced Distribution Engineering
productivity Tool) là phần mềm tiện ích mô phỏng hệ thống điện và là công cụ tính
toán, phân tích lưới điện phân phối với qui mô số lượng nút không hạn chế và hiện đang
được áp dụng rộng rãi tại các công ty Điện lực. Cho đến nay hãng Shaw Power
Technologies đã cho ra đời phiên bản PSS/ADEPT 5.16 với nhiều tính năng bổ sung và
cập nhật đầy đủ các thông số thực tế của các phần tử trên lưới điện.
2.6.1. Các chức năng ứng dụng:
PSS/ADEPT cung cấp đầy đủ các công cụ (Tools) cho chúng ta trong việc thiết kế
và phân tích một lưới điện cụ thể. Với PSS/ADEPT chúng ta có thể:
- Vẽ sơ đồ và cập nhật lưới điện trong giao diện đồ họa.
- Việc phân tích mạch điện sử dụng nhiều loại nguồn và không hạn chế số nút.
- Hiển thị kết quả tính toán ngay trên sơ đồ lưới điện.
- Xuất kết quả dưới dạng report sau khi phân tích và tính toán.
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG.pdf
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG.pdf
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG.pdf
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG.pdf

More Related Content

What's hot

Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởngĐồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởngBryce Breitenberg
 
Tổng quan về hệ thống điện việt nam
Tổng quan về hệ thống điện việt namTổng quan về hệ thống điện việt nam
Tổng quan về hệ thống điện việt namnataliej4
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống...Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầngđồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầngjackjohn45
 
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011Hiep Hoang
 
Cung cấp điện _ giáo trình
Cung cấp điện  _ giáo trìnhCung cấp điện  _ giáo trình
Cung cấp điện _ giáo trìnhchele4
 
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdfPhần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdfMan_Ebook
 
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdfHệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdfMan_Ebook
 
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.docchỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc26ngQuangKhi
 
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤTGIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤTĐinh Công Thiện Taydo University
 
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Văn Phong Cao
 
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200Lê Gia
 
Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong ...
Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong ...Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong ...
Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong ...Man_Ebook
 

What's hot (20)

Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí, HAY
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí, HAYĐề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí, HAY
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí, HAY
 
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện th...
 
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởngĐồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
 
Luận văn: Tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín, HOT
Luận văn: Tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín, HOTLuận văn: Tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín, HOT
Luận văn: Tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín, HOT
 
Tổng quan về hệ thống điện việt nam
Tổng quan về hệ thống điện việt namTổng quan về hệ thống điện việt nam
Tổng quan về hệ thống điện việt nam
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống...Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống...
 
Đề tài: Thiết kế đường dây và trạm biến áp, HAY
Đề tài: Thiết kế đường dây và trạm biến áp, HAYĐề tài: Thiết kế đường dây và trạm biến áp, HAY
Đề tài: Thiết kế đường dây và trạm biến áp, HAY
 
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầngđồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
 
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
Bai giang tu dong hoa trong he thong dien 21 11-2011
 
Cung cấp điện _ giáo trình
Cung cấp điện  _ giáo trìnhCung cấp điện  _ giáo trình
Cung cấp điện _ giáo trình
 
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdfPhần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
 
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộĐề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
 
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdfHệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
Hệ thống cung cấp điện, Nguyễn Quý.pdf
 
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.docchỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
 
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤTGIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
GIAI TICH HE THONG DIEN NANG CAO - CHƯƠNG 3 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
 
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đạiHệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
 
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
 
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống chống sét cho trạm biến áp 110KV, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống chống sét cho trạm biến áp 110KV, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống chống sét cho trạm biến áp 110KV, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống chống sét cho trạm biến áp 110KV, HOT
 
Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong ...
Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong ...Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong ...
Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong ...
 

Similar to NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG.pdf

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...nataliej4
 
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...Brooklyn Abbott
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...nataliej4
 
THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BỘ GIẢM ÁP DC/DC DÙNG TRONG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NỐI...
THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BỘ GIẢM ÁP DC/DC DÙNG TRONG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NỐI...THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BỘ GIẢM ÁP DC/DC DÙNG TRONG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NỐI...
THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BỘ GIẢM ÁP DC/DC DÙNG TRONG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NỐI...nataliej4
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 
đề A thiết kế cung cấp điện cho px sx công nghiệp
đề A thiết kế cung cấp điện cho px sx công nghiệpđề A thiết kế cung cấp điện cho px sx công nghiệp
đề A thiết kế cung cấp điện cho px sx công nghiệpHiep Hoang
 
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI (DAS) ĐỂ NÂNG CA...
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI (DAS) ĐỂ NÂNG CA...NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI (DAS) ĐỂ NÂNG CA...
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI (DAS) ĐỂ NÂNG CA...nataliej4
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...HanaTiti
 
Thiết kế bộ lọc sóng hài
Thiết kế bộ lọc sóng hàiThiết kế bộ lọc sóng hài
Thiết kế bộ lọc sóng hàivip_bkdn88
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁ...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁ...nataliej4
 
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...Man_Ebook
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...nataliej4
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN LƯỚI TRONG SINH HOẠ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN LƯỚI TRONG SINH HOẠ...NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN LƯỚI TRONG SINH HOẠ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN LƯỚI TRONG SINH HOẠ...nataliej4
 
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BÙ CÓ ĐIỀU KHIỂN TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 220KV...
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BÙ CÓ ĐIỀU KHIỂN TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 220KV...NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BÙ CÓ ĐIỀU KHIỂN TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 220KV...
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BÙ CÓ ĐIỀU KHIỂN TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 220KV...NuioKila
 
[123doc] - nghien-cuu-ung-dung-thiet-bi-bu-co-dieu-khien-tren-luoi-dien-truye...
[123doc] - nghien-cuu-ung-dung-thiet-bi-bu-co-dieu-khien-tren-luoi-dien-truye...[123doc] - nghien-cuu-ung-dung-thiet-bi-bu-co-dieu-khien-tren-luoi-dien-truye...
[123doc] - nghien-cuu-ung-dung-thiet-bi-bu-co-dieu-khien-tren-luoi-dien-truye...NuioKila
 
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...nataliej4
 
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...nataliej4
 
Luận văn: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại C...
Luận văn: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại C...Luận văn: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại C...
Luận văn: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại C...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG.pdf (20)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
 
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
 
THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BỘ GIẢM ÁP DC/DC DÙNG TRONG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NỐI...
THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BỘ GIẢM ÁP DC/DC DÙNG TRONG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NỐI...THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BỘ GIẢM ÁP DC/DC DÙNG TRONG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NỐI...
THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BỘ GIẢM ÁP DC/DC DÙNG TRONG HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NỐI...
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 
đề A thiết kế cung cấp điện cho px sx công nghiệp
đề A thiết kế cung cấp điện cho px sx công nghiệpđề A thiết kế cung cấp điện cho px sx công nghiệp
đề A thiết kế cung cấp điện cho px sx công nghiệp
 
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI (DAS) ĐỂ NÂNG CA...
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI (DAS) ĐỂ NÂNG CA...NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI (DAS) ĐỂ NÂNG CA...
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI (DAS) ĐỂ NÂNG CA...
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA NÓNG TRÊN ...
 
Thiết kế bộ lọc sóng hài
Thiết kế bộ lọc sóng hàiThiết kế bộ lọc sóng hài
Thiết kế bộ lọc sóng hài
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁ...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁ...
 
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ chống sét cho đường dây 220kv Thái Bình- Nam ...
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN LƯỚI TRONG SINH HOẠ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN LƯỚI TRONG SINH HOẠ...NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN LƯỚI TRONG SINH HOẠ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỐI HỢP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN LƯỚI TRONG SINH HOẠ...
 
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BÙ CÓ ĐIỀU KHIỂN TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 220KV...
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BÙ CÓ ĐIỀU KHIỂN TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 220KV...NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BÙ CÓ ĐIỀU KHIỂN TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 220KV...
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ BÙ CÓ ĐIỀU KHIỂN TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI 220KV...
 
[123doc] - nghien-cuu-ung-dung-thiet-bi-bu-co-dieu-khien-tren-luoi-dien-truye...
[123doc] - nghien-cuu-ung-dung-thiet-bi-bu-co-dieu-khien-tren-luoi-dien-truye...[123doc] - nghien-cuu-ung-dung-thiet-bi-bu-co-dieu-khien-tren-luoi-dien-truye...
[123doc] - nghien-cuu-ung-dung-thiet-bi-bu-co-dieu-khien-tren-luoi-dien-truye...
 
Đề tài: Thiết kế mạng lưới điện 1 nguồn và 6 phụ tải, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế mạng lưới điện 1 nguồn và 6 phụ tải, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế mạng lưới điện 1 nguồn và 6 phụ tải, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế mạng lưới điện 1 nguồn và 6 phụ tải, HAY, 9đ
 
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 T...
 
Luận văn: Giải pháp để vận hành tối ưu của lưới điện quận Cẩm Lệ
Luận văn: Giải pháp để vận hành tối ưu của lưới điện quận Cẩm LệLuận văn: Giải pháp để vận hành tối ưu của lưới điện quận Cẩm Lệ
Luận văn: Giải pháp để vận hành tối ưu của lưới điện quận Cẩm Lệ
 
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
 
Luận văn: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại C...
Luận văn: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại C...Luận văn: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại C...
Luận văn: Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại C...
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA VÕ HUY TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện Mã số: 60.52.02.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU HIẾU Đà Nẵng - Năm 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác khác. Tác giả luận văn VÕ HUY TÂM
  • 3. TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT – TIẾNG ANH GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Học viên: VÕ HUY TÂM Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã số: 60520202 Khóa: K33.KTĐ.LĐ Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt - Trong những năm gần đây, nhu cầu về sử dụng điện ngày càng gia tăng đáng kể do sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của đất nước. Để đảm bảo nhu cầu ngày càng lớn đó thì ngành điện cần có những biện pháp cần thiết để có thể nâng cao chất lượng điện và giảm thiểu tổn thất. Chính vì vậy, nhu cầu cần thiết phải có một công cụ quản lý lưới điện, cung cấp giải pháp hợp lý cho vấn đề giảm tổn thất điện năng đã được đặt ra. PSS/ADEPT là 1 công cụ như vậy, đề tài luận văn này được nghiên cứu để áp dụng những tính năng ưu việt của phần mềm PSS/ADEPT để tìm ra những giải pháp nhằm đảm bảo tổn thất điện năng là nhỏ nhất đồng thời cũng thực hiện tốt cam kết cung cấp điện ổn định và chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Tìm hiểu và sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để hỗ trợ tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện áp, tối ưu hóa vị trí đặt tụ bù (CAPO) và tìm điểm mở tối ưu (TOPO) để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhất theo đó đề ra những phương án hợp lý trong nâng cấp và quản lý lưới điện của Điện lực Đơn Dương. Từ khoá: lưới điện, tổn thất điện năng, điểm mở tối ưu, tụ bù, công suất phản kháng SOLUTION TO REDUCE ELECTRICITY POWER LOSSES OF DON DUONG ELECTRIC POWER, LAM DONG PROVINCE Abstract - In recent years, the demand for electricity has been increasing significantly due to the development in many areas of the country. To meet this growing demand, the power sector needs to take the necessary measures to improve power quality and minimize losses. Therefore, the need for a power grid management tool, providing a reasonable solution to the problem of reducing power losses has been set. PSS / ADEPT is such a tool, this thesis is being studied to apply the superior features of PSS / ADEPT software to find solutions to ensure minimum power loss at the same time. We also make good commitments to provide stable and best quality power to customers. Understand and use PSS / ADEPT software to assist in calculating power loss, voltage loss, CAPO optimization and optimal open point (TOPO) selection. The optimal implementation of the proposed reasonable options for upgrading and managing the electricity grid Don Duong. Key words: grid, power los, optimal open poin, capacitor, reactive power
  • 4. MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - TIẾNG ANH MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Đặt tên cho đề tài.....................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI, TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG....................................................................................................................3 1.1. Khái quát về đặc điếm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng ......3 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................3 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................3 1.1.3.Phương hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030............4 1.2. Đặc điểm chung của lưới điện phân phối.............................................................6 1.2.1. Về lưới điện .................................................................................................6 1.2.2. Về phụ tải điện...........................................................................................8 1.2.2.1. Phân loại phụ tải điện............................................................................8 1.2.2.2. Các đặc trưng của phụ tải điện ..............................................................9 1.2.2.3. Yêu cầu của phụ tải đối với hệ thống điện..........................................10 1.3. Quá trình hình thành, quản lý cung cấp điện và tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất trong những năm qua trên địa bàn Điện lực Đơn Dương ..................................11 1.3.1. Quá trình hình thành ...................................................................................11 1.3.2. Tình hình quản lý cung cấp điện.................................................................12 1.3.2.1. Về nguồn điện .....................................................................................13 1.3.2.2. Về lưới điện.........................................................................................13 1.3.2.3. Về bù công suất phản kháng ...............................................................14 1.3.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất trong những năm qua .......................14 1.4. Kết luận Chương 1 .............................................................................................19
  • 5. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PSS/ADEPT LÀM CÔNG CỤ HỖ TRỢ DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ......20 2.1. Tổn thất điện áp..................................................................................................21 2.1.1. Đường dây 1 phụ tải: ..................................................................................21 2.1.2. Đường dây có n phụ tải...............................................................................22 2.1.3. Đường dây phân nhánh...............................................................................23 2.2. Tổn thất công suất ..............................................................................................24 2.2.1. Tổn thất công suất trên đường dây .............................................................24 2.2.1.1. Đường dây một phụ tải........................................................................24 2.2.1.2. Đường dây có n phụ tải: ......................................................................24 2.2.3. Tổn thất công suất trong máy biến áp.........................................................25 2.2.3.1. MBA 2 cuộn dây .................................................................................25 2.2.3.2. MBA 3 cuộn dây .................................................................................26 2.3. Tổn thất điện năng..............................................................................................27 2.3.1. Tổn thất điện năng trên đường dây.............................................................28 2.3.2. Tổn thất điện năng trong máy biến áp ........................................................29 2.4. Một số giải pháp giảm tổn thất trên lưới phân phối đang áp dụng tại các Điện lực hiện nay...............................................................................................................29 2.5. Bù công suất phản kháng trong lưới điện phân phối .........................................30 2.5.1. Công suất phản kháng.................................................................................30 2.5.2. Các phương pháp bù ...................................................................................31 2.5.2.1. Bù song song (Bù ngang) ....................................................................31 2.5.2.2. Bù nối tiếp (Bù dọc) ............................................................................31 2.5.3. Phương thức bù công suất phản kháng .......................................................31 2.5.4. Phân tích ảnh hưởng của tụ bù đến tổn thất công suất tác dụng và tổn thất điện năng của lưới phân phối trong các trường hợp đơn giản nhất ......................32 2.5.4.1. Lưới phân phối có một phụ tải ............................................................32 2.5.4.2. Lưới điện phân phối có phụ tải phân bố đều trên trục chính ..............34 2.6. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT ....................................................................36 2.6.1. Các chức năng ứng dụng: ...........................................................................36 2.6.2. Các phân hệ của PSS/ADEPT ....................................................................37 2.6.3. Các bước thực hiện ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT .............................37 2.6.4. Tính toán về phân bố công suất ..................................................................38 2.6.5. Phương pháp tính tối ưu hóa việc lắp đặt tụ bù của phần mềm PSS/ADEPT 38 2.6.6. Tối ưu hóa điểm mở tối ưu (TOPO) của phần mềm PSS/ADEPT 5.0.......44
  • 6. CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG ..........................................................46 3.1. Xây dựng đồ thị phụ tải cho các xuất tuyến trung áp ........................................46 3.2. Sử dụng chương trình PSS/Adept để tính toán lắp đặt bù tối ưu.......................50 3.2.1 Mô phỏng lưới điện thực tế trên chương trình PSS/Adept..........................50 3.2.2 Thiết lập các thông số phục vụ bài toàn bù kinh tế cho các xuất tuyến lưới điện phân phối Điện lực Đơn Dương....................................................................50 3.2.3 Tính toán tối ưu tụ bù trên lưới điện phân phối...........................................55 3.2.3.1. Tính toán tối ưu bù công suất phản kháng trên lưới điện trung áp ....55 3.2.3.2. Tính toán hiệu quả kinh tế NPV..........................................................62 3.3. Tính toán phương thức vận hành tối ưu cho lưới điện Điện lực Đơn Dương bằng công cụ TOPO của chương trình PSS/Adept ...................................................64 3.3.1. Ý nghĩa và mục đích tính toán điểm dừng tối ưu .......................................64 3.3.2. Áp dụng tính toán điểm mở tối ưu lưới điện phân phối Đơn Dương .........65 3.4. Kết luận chương 3 ..............................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................68 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO). BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN (BẢN SAO)
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Tổng hợp số liệu tổn thất điện năng của Điện lực từ 2012-2016 14 1.2 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2012 14 1.3 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2013 15 1.4 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2014 15 1.5 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2015 16 1.6 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2016 16 3.1 Phụ tải xuất tuyến trung áp theo ba nhóm giờ 48 3.2 Thông số hiện trạng của các xuất tuyến khu vực Điện lực Đơn Dương 50 3.3 Định nghĩa các chỉ số kinh tế trong PSS/ADEPT 51 3.4 Suất đầu tư tụ bù trung áp cố định 53 3.5 Suất đầu tư tụ bù trung áp điều chỉnh 53 3.6 Hiện trạng bù trung áp trên lưới điện Điện lực Đơn Dương 55 3.7 Kết quả vị trí tối ưu lắp đặt tụ bù 57 3.8 Thông số sau khi tối ưu vị trí đặt tụ bù 58 3.9 Hiệu quả giảm tổn thất sau khi tối ưu hóa vị trí đặt tụ bù 58 3.10 Kết quả lắp đặt thêm tụ bù theo từng xuất tuyến 61 3.11 Thông số sau khi lắp đặt thêm tụ bù theo từng xuất tuyến 61 3.12 Hiệu quả giảm tổn thất sau khi lắp đặt thêm bù 62 3.13 Bảng tổng hợp kết quả 63 3.14 Hiện trạng các vị trí liên lạc giữa các xuất tuyến 65 3.15 Vị trí liên lạc sau khi tối ưu hóa điểm mở 66
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang 1.1 Mô hình lưới điện phân phối trung thế/hạ thế 7 1.2 Miền chất lượng điện áp 10 1.3 Sơ đồ đơn tuyến lưới điện Điện lực Đơn Dương 12 2.1 Véctơ tổn thất . U và thành phần thực U 21 2.2 Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây 1 phụ tải 21 2.3 Sơ đồ nguyên lý và thay thế đường dây liên thông cấp điện cho 3 phụ tải 22 2.4 Đường dây phân nhánh 23 2.5 Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây cấp điện cho 2 phụ tải 24 2.6 Sơ đồ thay thế MBA hai cuộn dây 26 2.7 Sơ đồ thay thế MBA ba cuộn dây 26 2.8 Minh họa DA với DP là hàm thời gian 27 2.9 Vị trí đặt tụ bù công suất phản kháng 30 2.10 Sơ đồ bù tập trung và phân tán 32 2.11 Sơ đồ lưới phân phối có 1 phụ tải 33 2.12 Sơ đồ lưới điện có một phụ tải phân bố đều trên trục chính 35 2.13 Cài đặt các chỉ tiêu kinh tế trong Economics 39 2.14 Cài đặt các tùy chọn cho bài toán tính toán tối ưu vị trí bù tại thẻ CAPO 40 3.1 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 471 46 3.2 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 473 47 3.3 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 475 47 3.4 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 477 48 3.5 Đồ thị phụ tải trung bình theo nhóm giờ 49 3.6 Đồ thị phụ tải tương đối 49 3.7 Hộp thoại cài đặt các chỉ số kinh tế của PSS/ADEPT 51 3.8 Cài đặt các thông số tụ bù 54 3.9 Cài đặt thông số Economics bỏ qua mua sắm tụ bù 55 3.10 Thông số cài đặt Economics 59
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, tốc độ công nghiệp hoá tăng nhanh, nhu cầu về điện năng ngày càng lớn đòi hỏi ngành Điện phải đi trước một bước để tạo cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho việc đẩy mạnh quy hoạch, chỉnh trang trên địa bàn huyện Đơn Dương (là huyện nông thôn mới đầu tiên trong cả nước) trong những năm qua đã làm cho phụ tải tăng nhanh, lưới điện ngày càng được mở rộng, hiện đại hóa và phức tạp hơn. Ngành Điện tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là Điện lực Đơn Dương phải thực hiện những kế hoạch phát triển nguồn và lưới phù hợp với nhu cầu của phụ tải và cải tạo nâng cấp những khu vực hiện có, đề ra những biện pháp vận hành hiệu quả để nâng cao chất lượng điện, tăng công suất truyền dẫn để có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao về sản lượng cũng như chất lượng điện đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả kinh tế cung cấp và sử dụng điện. Đối với ngành điện, việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng phải được vận hành một cách tối ưu nhất, đảm bảo chất lượng, an toàn trong cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng đến mức thấp nhất có thể. Thực hiện đạt chỉ tiêu tổn thất điện năng mà cấp trên giao là một áp lực không nhỏ đối với các đơn vị Điện lực hiện nay. Với đặc thù riêng của lưới điện Điện lực Đơn Dương quản lý, cung cấp điện trên địa bàn khá đa dạng, từ thị trấn, thị tứ, nông thôn đến vùng núi cao, dân cư sinh sống thưa thớt nên tổn thất lớn trên lưới điện là điều khó tránh khỏi. Điện lực Đơn Dương những năm trước 2010, tổn thất điện năng thực hiện hàng năm luôn ở mức trên 10% (tổn thất phi kỹ thuật và tổn thất kỹ thuật). Với sự nỗ lực của tập thể đơn vị đến nay, con số này đã ở mức dưới 7% sau khi áp dụng nhiều biện pháp từ tranh thủ nguồn vốn cải tạo lưới điện, thay đổi cấu trúc lưới và các biện pháp phòng chống thất thoát điện năng trong khâu kinh doanh… nhưng cho đến nay đó là những giải pháp ngắn hạn nhằm đạt chỉ tiêu về tổn thất mà cấp trên giao. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lưới điện phân phối hiện tại của Điện lực Đơn Dương, từ đó đề xuất các giải pháp vận hành tối ưu là biện pháp góp phần tiết kiệm điện, tiết kiệm tài chính cho ngành Điện, ổn định lưới điện, đối với quốc gia góp phần để bù đắp tình trạng thiếu điện hiện nay. Trên đây là các lý do chọn nghiên cứu đề tài này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện tính toán và phân tích để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhằm đảm bảo tổn thất công suất P trong mạng là bé nhất đồng thời đảm bảo điện áp tại các nút nằm trong giới hạn cho phép. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống lưới điện phân phối trên địa bàn huyện Đơn Dương. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thực hiện tính toán và phân tích phương thức vận hành hiện tại của lưới điện huyện Đơn Dương. Từ đó, chọn ra phương thức
  • 10. 2 vận hành tối ưu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện để đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý vận hành trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu sách báo, giáo trình, tạp chí, các trang web chuyên ngành điện đề cập tính tổn thất công suất, bù công suất phản kháng, tổn thất điện áp. - Phương pháp thực tiễn: + Tập hợp số liệu do Điện lực Đơn Dương cung cấp (công suất phụ tải, dữ liệu MBA, sơ đồ và thông số đường dây, thiết bị đóng cắt, số lượng và dung lượng các tụ bù, thông số cấu trúc lưới điện huyện Đơn Dương) để tạo sơ đồ và nhập các thông số vào phần mềm PSS/ADEPT. + Xây dựng các chỉ số kinh tế lưới điện cài đặt vào chương trình PSS/ADEPT để đánh giá bù tối ưu CSPK. + Khảo sát thực tế tại lưới điện phân phối do Điện lực Đơn Dương quản lý. + Công cụ tính toán: Tìm hiểu và sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để hỗ trợ thực hiện tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện áp, tối ưu hóa vị trị đặt tụ bù (CAPO) và tìm điểm mở tối ưu (TOPO) để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhất nhằm giảm tổn thất. 5. Đặt tên cho đề tài Căn cứ vào mục đích, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu, đề tài được đặt tên: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện phân phối Điện lực Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
  • 11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI, TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG 1.1. Khái quát về đặc điếm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Đơn Dương nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Tây Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Trọng, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Riêng ranh giới phía Đông, huyện giáp với các huyện của tỉnh Ninh Thuận là: Ninh Sơn (ở phía Đông Nam và chính Đông), Bác Ái (ở phía Đông Bắc). Đơn Dương ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển với tổng diện tích đất tự nhiên 61.032 ha (chủ yếu là đồi núi và thung lũng hẹp): Đất nông nghiệp: 16.817 ha (Đất trồng cây hằng năm: 14.559,39 ha; Đất trồng cây lâu năm: 2.243,982 ha), Đất lâm nghiệp: 37.716 ha (Rừng tự nhiên: 18.436,4 ha; Rừng trồng: 20.006,34 ha), Đất phi nông nghiệp: 2.310ha (Đất ở: 473 ha; Đất chuyên dùng: 1.042 ha), Đất chưa sử dụng: 2.856 ha. Khí hậu huyện Đơn Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa miền Tây Nguyên, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3năm sau. Nhiệt độ ôn hòa, nhiệt độ trung bình là (21-22) o C, các hiện tượng thời tiết bất thường ít xảy ra. Huyện Đơn Dương gồm: 02 thị trấn (Thạnh Mỹ và D’ran), 08 xã (Quảng Lập, Tu tra, Ka Đơn, Pró, Ka Đô, Đạ Ròn, Lạc Lâm, Lạc Xuân). Dân số đến cuối năm 2016 là:101.549 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Nùng và các dân tộc bản địa như K’ho, Churu, Mạ, Cill… Số hộ đồng bào dân tộc chiếm trên 26%. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Đứng trên góc độ phát triển kinh tế thì Đơn dương hội tụ khá nhiều yếu tố thuận lợi – có Quốc lộ 27 đi qua, cận kề; Cửa ngõ các tỉnh miền Trung vào Lâm Đồng, thành phố Đà lạt, tiếp giáp với trung tâm kinh tế Đức Trọng, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với với nhiều lọai cây trồng, đặc biệt các lọai rau. Mặt khác xét về khả năng du lịch có thể là điểm dừng chân du khách trước và sau khi đến và đi Đà Lạt để thưởng thức không khí, thắng cảnh rừng núi như đèo Ngoạn Mục, hồ Đa nhim… Cơ cấu kinh tế gồm các thành phần như: Sản xuất nông nghiệp (chiếm tỷ trọng lớn), công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ (chiếm tỷ trọng nhỏ). Diện tích, sản lượng một số cây trồng chủ lực: Lúa cả năm gieo sạ được 3.123 ha/3.428 ha, đạt 91,1%, năng suất đạt 54,7 tạ/ha, sản lượng 17.082 tấn. Diện tích lúa, bắp chuyển sang trồng rau là 375 ha. Rau thương phẩm gieo trồng 23.800 ha/23.500 ha đạt 101,3% kế hoạch năm, năng suất 330 tạ/ha, sản lượng 785.400 tấn. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2017:
  • 12. 4 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả thực hiện 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), trong đó: % 14,5 1.1 Ngành Nông lâm nghiệp % 8,6 1.2 Ngành công nghiệp – Xây dựng % 20,3 1.3 Ngành dịch vụ % 20 2 Cơ cấu kinh tế 2.1 Ngành Nông lâm nghiệp % 55 2.2 Ngành công nghiệp – Xây dựng % 14 2.3 Ngành dịch vụ % 31 3 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỷ đồng 1.505 4 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/ người/năm 48 5 Thu ngân sách nhà nước tỷ đồng 113,510 6 Tổng chi ngân sách địa phương tỷ đồng 423,537 7 Giải quyết việc làm mới lao động 700 8 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên %o 1,27 9 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,5 10 Tỷ lệ người dân tham gia BHYT % 73 (KH 70%) 1.1.3.Phương hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo quyết định Số: 1614/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đơn Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Mục tiêu tổng quát Phát huy tiềm năng lợi thế, tăng cường sự đoàn kết và đồng thuận xã hội để xây dựng huyện Đơn Dương có kinh tế - xã hội phát triển đạt mức khá trong vùng; đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp chiều rộng với chiều sâu; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tập trung khai thác mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị và nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. - Mục tiêu cụ thể a) Về phát triển kinh tế - Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 13.399 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,7%/năm (trong đó, nông, lâm, thủy sản
  • 13. 5 tăng 8,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,6%; thương mại - dịch vụ tăng 14,2%), đến năm 2030, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 29.256 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 8,2%/năm (trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 4,0%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,7%), thương mại - dịch vụ tăng 16,3%). - GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 85 triệu đồng (gấp 1,8 lần so với năm 2015 và cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh); đến năm 2030 đạt khoảng 165 triệu đồng. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 50,8%, thương mại dịch vụ chiếm 35,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 14,0%; đến năm 2030, cơ cấu ngành thương mại dịch vụ chiếm 45,0%, nông lâm thủy sản chiếm 40,4%, công nghiệp xây dựng chiếm 14,6% - Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân hàng năm từ 11-12%; trong đó, thu thuế, phí bình quân tăng từ 12-13%. Giai đoạn 2021-2030, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm từ 12-13%; trong đó, thu thuế, phí bình quân tăng từ 13-13,5%. - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm khoảng 35- 36% GRDP của huyện (tổng vốn bình quân hàng năm khoảng 2.381 tỷ đồng); giai đoạn 2021-2030 chiếm khoảng 39% GRDP của huyện (bình quân hàng năm là 4.535 tỷ đồng). b) Về phát triển xã hội - Giảm tỷ suất sinh hàng năm là 0,35‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 ở mức 1,20%; quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 109.000 người. Đến năm 2030, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%; quy mô dân số khoảng 134.200 người. - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp tăng dần lao động phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 68,5%, lao động phi nông nghiệp là 31,5%; đến năm 2030, lao động nông nghiệp chiếm 55%, phi nông nghiệp là 45%. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 68-70% (trong đó, đào tạo nghề 55%) và năm 2030 đạt 80% trở lên, (trong đó, đào tạo nghề 65%). Hàng năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 800 đến 1.350 lao động. - Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020) đến năm 2020 còn 0,5%; riêng tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 1,3%; đến năm 2030, trên địa bàn huyện cơ bản không còn hộ nghèo. - Đến năm 2020, có 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; có 7,1 bác sỹ/vạn dân và 1,2 dược sỹ/vạn dân, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 80% trở lên. Đến năm 2030, duy trì 100% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; có 8 bác sỹ/vạn dân và 1,6 dược sỹ/vạn dân, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 100%. - Đến năm 2020, có 76% trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I (10 trường mầm non và 20 trường tiểu học), 10% trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II, 50% trường trung học cơ sở (06 trường) và 40% trường
  • 14. 6 trung học phổ thông (02 trường) đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2030, có 100% trường mầm non và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I (trong đó, có 40% đạt chuẩn quốc gia mức độ II), 100% trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. - Đến năm 2020, có trên 90% gia đình văn hóa; 90% thôn (tổ dân phố) văn hóa (văn minh đô thị); 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 100% thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 90% xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa thể thao; 100% thôn, tổ dân phố có Nhà văn hóa đạt chuẩn. Đến năm 2030, có trên 95% gia đình văn hóa; trên 98% thôn (tổ dân phố) văn hóa (văn minh đô thị); 100% xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới; 100% thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 100% xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa thể thao; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa đạt chuẩn. c) Về bảo vệ môi trường - Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 95% dân cư vào năm 2020 và đến năm 2030, 99% dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - Đến năm 2020, thu gom và xử lý trên 90% chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, trên 80% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đến năm 2030, thu gom và xử lý 100% chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, 100% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. - Đến năm 2020, có trên 50% nghĩa trang trên địa bàn được xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2030, có trên 90% nghĩa trang trên địa bàn được xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới. - Đến năm 2020, 100% cơ sở sản xuất đảm bảo vệ sinh môi trường, 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch; duy trì tỷ lệ trên sau năm 2020. - Duy trì độ che phủ rừng đạt trên 58% vào năm 2020 và 60% vào năm 2030. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý, bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. d) Đến năm 2020, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, giữ vững và nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới sau năm 2020. 1.2. Đặc điểm chung của lưới điện phân phối 1.2.1. Về lưới điện Lưới điện phân phối là khâu cuối cùng của hệ thống điện làm nhiệm vụ phân phối điện năng từ các trạm trung gian (hoặc trạm biến áp khu vực, hoặc thanh cái nhà máy điện) cho các phụ tải. Lưới điện phân phối bao gồm 2 phần: Lưới điện trung áp và lưới điện hạ áp. Lưới điện phân phối trung áp thường có cấp điện áp 22kV cung cấp điện cho các trạm phân phối trung/hạ áp và các phụ tải trung áp. Lưới điện hạ áp cấp điện cho các phụ tải hạ áp 0,4kV. Lưới điện thường có kết dây hình tia hoặc liên kết mạch vòng trong cùng một TBA nguồn hoặc với nhiều TBA nguồn với nhau. Lưới phân phối: Từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (22kV) do Điện lực các tỉnh, thành phố quản lý và
  • 15. 7 phân phối hạ áp (0,4kV) được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện. Hình 1.1 Mô hình lưới điện phân phối trung thế/hạ thế Lưới điện phân phối thường có các đặc điểm sau: - Đường dây phân bố trên diện rộng, nhiều nút, nhiều nhánh rẽ, bán kính cấp điện lớn. - Thường có cấu trúc kín nhưng vận hành hở, hình tia hoặc dạng xương cá. - Một trạm trung gian thường có nhiều đường dây trục chính, mỗi trục cấp điện cho nhiều trạm phân phối. - Chế độ làm việc của phụ tải không đồng nhất. - Do tình hình phát triển phụ tải, cấu trúc lưới điện phân phối thường xuyên thay đổi. Với đặc điểm trên, việc nghiên cứu lưới điện phân phối rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thông tin để giải quyết bài toán tính tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong công tác quản lý vận hành tối ưu lưới điện phân phối. Lưới điện phân phối có 2 dạng: - Lưới điện phân phối trung áp trên không: Sử dụng ở nông thôn là nơi có phụ tải phân tán với mật độ phụ tải không cao, việc đi dây trên không không bị hạn chế vì điều kiện an toàn hay mỹ quan. Ở lưới phân phối trên không có thể dễ dàng nối các dây dẫn với nhau, các đường dây khá dài và việc tìm kiếm điểm sự cố không khó khăn như lưới phân phối cáp. Lưới phân phối nông thôn không đòi hỏi độ tin cậy cao như lưới phân phối thành phố. Vì thế lưới phân phối trên không có sơ đồ hình tia, từ trạm nguồn có nhiều trục chính đi ra cấp điện cho từng nhóm trạm phân phối. Các trục chính được phân đoạn để tăng độ tin cậy, thiết bị phân đoạn có thể là máy cắt, máy cắt có tự động đóng lại có thể tự cắt ra khi sự cố và điều khiển từ xa. Giữa các trục chính của 1 trạm nguồn hoặc của các trạm nguồn khác nhau có thể được nối liên thông để dự phòng khi
  • 16. 8 sự cố và tạm ngừng cung cấp điện hoặc TBA nguồn. Máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc được mở trong khi làm việc để vận hành hở. - Lưới điện phân phối cáp ngầm trung áp: được dùng ở thành phố có mật độ phụ tải cao, do đó lưới ngắn. Điều kiện thành phố không cho phép đi dây trên không mà chôn xuống dưới đất tạo thành lưới phân phối cáp. Lưới phân phối thành phố đòi hỏi độ tin cậy cung cấp điện cao, hơn nữa việc tìm kiếm điểm sự cố khó khăn và sửa chữa sự cố lâu nên lưới phân phối cáp ngầm có các sơ đồ phức tạp và đắt tiền. Các chỗ nối cáp được hạn chế đến mức tối đa vì xác suất các chỗ nối rất cao. 1.2.2. Về phụ tải điện 1.2.2.1. Phân loại phụ tải điện a. Phụ tải điện nông thôn, miền núi Hệ thống cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi có đặc điểm khác biệt, mà có thể liệt kê một số nét cơ bản sau: - Mật độ phụ tải thấp và phân bố không đều trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Điều đó gây khó khăn cho việc đầu tư có hiệu quả hệ thống cung cấp điện. - Phụ tải rất đa dạng, bao gồm các hộ dùng điện trong trong sinh hoạt, trong sản xuất như: trồng trọt, thủy lợi, chăn nuôi, công nghiệp nhỏ, lò gạch, chế biến thực phẩm v.v. - Bán kính hoạt động lớn, dòng điện chạy trên đường dây không cao, thời gian sử dụng công suất cực đại TM rất thấp, do đó làm giảm các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của mạng điện. - Sự làm việc của rất nhiều thiết bị được thực hiện ở chế độ ngắn hạn với khoảng thời gian nghỉ khá dài, do đó thời gian sử dụng trong ngày rất thấp, ví dụ như quá trình chế biến thức ăn gia súc, quá trình vắt sữa v.v. - Phần lớn phụ tải điện nông nghiệp tác động theo mùa vụ, ví dụ các trạm bơm, các trạm xử lý hạt giống, các máy thu hoạch (tuốt lúa, làm sạch sản phẩm v.v.). - Sự chênh lệch giữa giá trị phụ tải cực đại và cực tiểu trong ngày rất lớn. Điều đó dẫn đến những khó khăn lớn cho việc ổn định điện áp. - Sự phát triển liên tục của các phụ tải, sự phát triển và mở rộng các công nghệ hiện đại, sự phát triển cơ giới hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất đòi hỏi phải không ngừng cải tạo và phát triển mạng điện theo những yêu cầu mới v.v. b. Phụ tải sinh hoạt và dịch vụ công cộng Phụ tải sinh hoạt của các hộ gia đình bao gồm các thành phần: Thắp sáng chiếm trung bình khoảng 50 70% tổng lượng điện năng tiêu thụ, quạt mát (20 30)%, đun nấu (10 20)%, bơm nước (5 10)% và các thành phần khác. Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu các thành phần phụ tải điện trong các hộ gia đình cũng thay đổi. Các thiết bị điện sử dụng cho mục đích giải trí ngày càng tăng, trong khi đó phụ tải chiếu sáng có xu hướng giảm dần.
  • 17. 9 Phụ tải dịch vụ công cộng bao gồm các thành phần sử dụng cho các nhu cầu hoạt động của cộng đồng như: Ủy ban, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, nhà văn hóa, cửa hàng bách hóa v.v c. Phụ tải sản xuất Phụ tải sản xuất bao gồm các thành phần phụ tải sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phụ tải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu là máy hàn, máy gia công sắt,máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia súc, máy xẻ gỗ, máy nghiền đá, máy kem đá, máy bơm ...Nhu cầu phụ tải điện công nghiệp địa phương, tiểu thủ công và lâm nghiệp được xác định trên cơ sở nhu cầu hiện tại và định hướng phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn. Phụ tải thủy lợi:Chủ yếu là các trạm bơm tưới và tiêu úng. Các loại động cơ dùng ở các trạm bơm thường là loại không đồng bộ công suất đặt từ (10 75)kW. d.Phụ tải điện chung cư và khách sạn Phụ tải của các khu chung cư và khách sạn bao gồm hai thành phần cơ bản là: Phụ tải sinh hoạt (bao gồm cả chiếu sáng) và phụ tải động lực. Phụ tải sinh hoạt thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với phụ tải động lực. Phụ tải sinh hoạt : Phụ thuộc vào mức độ trang bị các thiết bị gia dụng, phụ tải của các căn hộ được phân thành các loại: Loại có trang bị cao, loại trung bình và loại trang bị thấp. Tuy nhiên, do thành phần phụ tải điện dùng trong nấu bếp thường chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu phụ tải hộ gia đình, nên để tiện cho việc tính toán phụ tải, người ta phân biệt các căn hộ chủ yếu theo sự trang bị ở nhà bếp. Dưới góc độ này có thể phân loại căn hộ: Dùng bếp nấu bằng điện, dùng bếp nấu bằng gas và dùng bếp hỗn hợp (vừa dùng gas vừa dùng điện). Phụ tải động lực trong các khu chung cư bao gồm: Phụ tải của các thiết bị dịch vụ và vệ sinh kỹ thuật như thang máy, máy bơm nước, máy quạt, thông thoáng v.v. 1.2.2.2. Các đặc trưng của phụ tải điện Phụ tải biến đổi không ngừng theo thời gian, theo quy luật sinh hoạt và sản xuất. Quy luật này được đặc trưng bởi đồ thị ngày đêm và đồ thị kéo dài. Đồ thị phụ tải ngày đêm diễn tả công suất trong từng giờ của ngày đêm theo đúng trình tự thời gian, đồ thị phụ tải ngày đêm gồm có đồ thị công suất tác dụng và công suất phản kháng yêu cầu. Đồ thị phụ tải ngày đêm có nhiều loại dùng cho các mục đích khác nhau: + Đồ thị phụ tải trung bình là trung bình cộng của các đồ thị phụ tải trong năm, mùa (1/2 năm) hoặc tháng, tuần dùng để tính nhu cầu điện năng và lập kế hoạch cung cấp điện năng. + Đồ thị phụ tải các ngày điển hình: Ngày làm việc, chủ nhật, ngày trước và sau chủ nhật … của từng mùa, tháng … để lập kế hoạch sản xuất, tính toán điều áp… Đồ thị phụ tải kéo dài: Muốn xét sự diễn biến của phụ tải trong khoảng thời gian dài như: Tuần lễ, tháng, quý hay năm thì đồ thị phụ tải ngày đêm không thích hợp nữa.
  • 18. 10 Lúc này người ta dùng đồ thị phụ tải kéo dài. Đó là các đồ thị phụ tải ngày đêm trong khoảng thời gian xét được sắp xếp lại, công suất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ gốc tọa độ cho đến Pmin, mỗi giá trị công suất có thời gian dài bằng tổng thời gian kéo dài của chúng trong thực tế. Các đại lượng đặc trưng đơn giản: Trong thực tế tính toán không phải lúc nào cũng cần đến đồ thị phụ tải, mà chỉ cần đến một số đặc trưng là đủ. Trong phần nhiều các bài toán chỉ cần biết 4 đặc trưng Pmax , Qmax (hoặc cos ), Tmax, Kđk. Người ta tính sẵn Tmax và Kđk đặc trưng cho hình dáng của đồ thị phụ tải.Trong đó Pmax và Qmax thì tính trực tiếp từ phụ tải cần được cung cấp điện, còn Tmax và Kđk tra cứu cẩm nang. 1.2.2.3. Yêu cầu của phụ tải đối với hệ thống điện - Đáp ứng tối đa nhu cầu của phụ tải cực đại: mọi HTĐ được thiết kế và xây dựng nhằm mục đích thõa mãn nhu cầu lớn nhất của các phụ tải ở thời điểm bất kỳ. Sự thiếu hụt công suất có thể dẫn đến những thiệt hại lớn về kinh tế. HTĐ phải đáp ứng được nhu cầu phụ tải ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. - Đảm bảo cung cấp điện liên tục và tin cậy: Thực tế sản xuất có những phụ tải không được phép mất điện vì nếu mất điện có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng con người, làm rối loạn quy trình công nghệ sản xuất, phá vỡ sự hoạt động bình thường của các lĩnh vực quan trọng. Để đảm bảo độ tin cậy, bản thân các phần tử của mạng điện phải có độ bền, chắc chắn và có thể chịu đựng được những thay đổi bất thường của thời tiết. Các thiết bị phải được lựa chọn đúng yêu cầu kỹ thuật, có xét đến các yếu tố ảnh hưởng có thể gây nguy cơ xảy ra sự cố. - Đảm bảo chất lượng điện năng tốt nhất: Điện áp và tần số phải ổn định ở mức cho phép. Lưới điện phân phối hạ áp cấp điện cho đại bộ phận thiết bị dùng điện. Trong lưới phân phối hạ áp chỗ nào cũng có thể đấu thiết bị dùng điện. Do đó trong toàn lưới phân phối hạ áp và trong mọi thời gian điện áp phải thõa mãn điều kiện: U- U U+ Thể hiện trên đồ thị ta thấy điện áp phải luôn nằm trong vùng gạch chéo trên hình (1.2) gọi là miền chất lượng điện áp. Hình 1.2 Miền chất lượng điện áp B A UB UA UH U U Mieàn CLÐA
  • 19. 11 Bề rộng vùng cho phép phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt phụ thuộc vào yêu cầu của phụ tải. Vùng cho phép càng hẹp thì mức chi phí càng lớn vì yêu cầu tự động điều khiển càng cao. Các chỉ tiêu về chất lượng điện như độ đối xứng, độ hình sin …phải luôn nằm trong giới hạn xác định, đảm bảo để các hộ dùng điện có thể hoạt động hiệu quả nhất [Trần Quang Khánh, giáo trình ccđ]. 1.3. Quá trình hình thành, quản lý cung cấp điện và tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất trong những năm qua trên địa bàn Điện lực Đơn Dương 1.3.1. Quá trình hình thành Năm 1989 Chi nhánh điện Đơn Dương được tách ra từ Chi nhánh điện huyện Đức Trọng và thành lập vào ngày 10/01/1989 theo Quyết định số 22/NL-ĐL2.3 của Công ty Điện lực 2. Đến năm 2010 được đổi tên thành Điện lực Đơn Dương (ĐLĐD). Cơ sở vật chất thuộc quyền quản lý và vận hành của Điện lực Đơn Dương bao gồm: Đường dây trung áp 22kV, với tổng chiều dài là 250,001 km; Đường dây hạ áp 0,4kV có chiều dài 376,491 km; 520 trạm biến áp phân phối, với tổng dung lượng 61.017,5 kVA; và tổng số khách hàng là 30.935 khách hàng. Chức năng chính của Điện lực bao gồm: Quản lý, vận hành, khai thác hệ thống lưới điện trung, hạ áp trên địa bàn theo phân cấp; Quản lý kinh doanh điện năng và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bán điện trên địa bàn quản lý được phân công. Điện lực Đơn Dương có nhiệm vụ sau: - Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, kịp thời và chất lượng cho khách hàng sử dụng điện; - Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực được Công ty Điện lực Lâm Đồng giao, như: nhân lực, tài sản…để hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương trong công tác bảo vệ an toàn về người và tài sản của Nhà nước giao quản lý cũng như việc mở rộng và phát triển lưới điện tại địa phương; - Thực hiện các hoạt động quân sự, tự vệ theo yêu cầu của cấp trên. Thực hiện công tác bảo vệ và phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ tài sản, an ninh trong đơn vị; - Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Công ty Điện lực Lâm Đồng.
  • 20. 12 1.3.2. Tình hình quản lý cung cấp điện Hình 1.3 Sơ đồ đơn tuyến lưới điện Điện lực Đơn Dương
  • 21. 13 1.3.2.1. Về nguồn điện Hiện tại toàn bộ khu vực huyện Đơn Dương được cung cấp từ Trạm biến áp (TBA) 110/22kV Đơn Dương với công suất đặt của Máy biến áp (MBA) là 40MVA, thông qua 4 phát tuyến trung thế là: 471, 473, 475, 477. Với tốc độ tăng trưởng phụ tải hiện nay của huyện Đơn Dương là hoàn toàn có thể đáp ứng nguồn cho phụ tải đến cuối năm 2018. 1.3.2.2. Về lưới điện - Lưới điện trung thế Hiện nay, Điện lực Đơn Dương đang quản lý 250,001km đường dây trung thế, trong đó tài sản của khách hàng (TSKH) 63,183km và tài sản của Điện lực (TSĐL) 186,818km, cung cấp điện đến 02 Thị trấn và 08 xã trên địa bàn qua 4 phát tuyến trung thế: Phát tuyến 471: Cấp điện cho các xã Ka Đơn, Pró, một phần xã Tu Tra và một phần thị trấn Thạnh Mỹ với chiều dài 49,119km, trong đó: Đường trục 31,947km được sử dụng dây 3xAC185+1xAC120 và chiều dài các nhánh rẽ 17,172km phần lớn sử dụng dây AC95, AC70. Phát tuyến 473: Cấp điện cho các xã Lạc Lâm, Lạc Xuân và Thị trấn D’ran với chiều dài 67,139km, trong đó: Đường trục 50,066km được sử dụng dây 3xAC185+1xAC120 và chiều dài các nhánh rẽ 17,073km phần lớn sử dụng dây AC95, AC70. Phát tuyến 475: Cấp điện cho các xã Ka Đô, Quảng Lập và một phần xã Lạc Xuân với chiều dài 30,770km, trong đó: Đường trục 10,026km được sử dụng dây 3xAC185+1xAC120 và chiều dài các nhánh rẽ 20,744km phần lớn sử dụng dây AC95, AC70. Phát tuyến 477: Cấp điện cho xã Đạ Ròn, một phần xã Tu Tra và một phần Thị trấn Thạnh Mỹ với chiều dài 39,790km, trong đó: Đường trục 21,552km được sử dụng dây 3xAC185+1xAC120 và chiều dài các nhánh rẽ 18,238km phần lớn sử dụng dây AC95, AC70. - Lưới điện hạ thế Lưới điện hạ thế trên địa bàn huyện Đơn Dương được ngành điện tiếp nhận đến 2016 đã thực hiện xong công tác này và từng bước tranh thủ các nguồn vốn có thể để cải tạo, nâng cấp, vì đây là lưới điện được địa phương đầu tư với mục đích cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên với tốc độ phát triển phụ tải hiện nay lưới điện hạ thế những khu vực này không đáp ứng nhu cầu và phần lớn đã xuống cấp, làm tổn thất điện năng khu vực này ngày càng cao. Tổng số chiều dài đường dây hạ thế là: 376,491 km. - Trạm biến áp Số trạm biến áp: 520 trạm, trong đó TSKH 162 trạm, TSĐL 358 trạm. Số máy biến áp: 637 MBA, trong đó TSKH 202 MBA, TSĐL 435 MBA. Dung lượng máy biến áp: 61.017,5kVA, trong đó TSKH 27.770kVA, TSĐL 33.247,5kVA. Tình hình mang tải TBA công cộng trên địa bàn huyện Đơn Dương:
  • 22. 14 + TBA vận hành đầy tải (Từ 90% đến < 100%): 31 trạm + TBA vận hành từ 80% đến < 90%: 45 trạm. + TBA vận hành từ 70% đến < 80%: 108 trạm. + TBA vận hành từ 50% đến < 70%: 132 trạm. + TBA vận hành từ 20% đến <50%: 42 trạm. 1.3.2.3. Về bù công suất phản kháng Bù công suất phản kháng trên lưới điện trung áp có tổng cộng 8 giàn với tổng dung lượng: 2.400 kVAr, phân bổ như sau: + Xuất tuyến 471: Có 02 giàn với tổng dung lượng: 600 kVAr (02 giàn bù ứng động: 471/126/81, 36/47CBT3). + Xuất tuyến 473: Có 02 giàn với tổng dung lượng: 600 kVAr (02 giàn bù ứng động: 473/198/CB3, 473/109/CB6). + Xuất tuyến 475: Có 02 giàn với tổng dung lượng: 600 kVAr (01 giàn bù cố định: 475/35/30CBT3 và 01 giàn bù ứng động: 475/107). + Xuất tuyến 477: Có 02 giàn với tổng dung lượng: 600 kVAr (01 giàn bù cố định: 477/89CBT3 và 01 giàn bù ứng động: 126/50/20A). Trong 8 giàn tụ bù nói trên có 2 giàn bù cố định và 6 giàn bù ứng động. 1.3.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất trong những năm qua Tổng hợp các số liệu về tổn thất điện năng của Điện lực Đơn Dương trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016 trong Bảng 1.1, bao gồm chỉ tiêu điện năng nhận, điện năng thương phẩm, điện năng tổn thất và tỷ lệ tổn thất phần trăm. Số liệu chi tiết của các chỉ tiêu nêu trên cho từng năm trong giai đoạn nói trên được lần lượt tổng hợp trong các bảng từ 1.2 đến 1.6. Các số liệu được tổng hợp theo 12 tháng và lũy kế. Bảng 1.1: Tổng hợp số liệu tổn thất điện năng của Điện lực từ 2012-2016 Chỉ tiêu Năm thực hiện (kWh) 2012 2013 2014 2015 2016 Điện năng nhận 73.547.434 78.241.058 87.012.689 96.500.537 110.940.216 Điện thương phẩm 68.993.544 73.666.281 79.205.861 89.946.934 103.755.345 Điện năng tổn thất 4.553.890 4.574.777 7.806.828 6.553.603 6.184.594 Tỷ lệ tổn thất (%) 6,19 5,85 8,97 6,79 5,57 Bảng 1.2: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2012 Tháng theodõi Điện năng nhận (kWh) Điện thương phẩm(kWh) Tổn thất điện năng(kWh) Tỷ lệ tổn thất(%) Tháng 1 6.454.300 4.984.320 1.469.980 22,78% Tháng 2 6.222.000 6.153.401 68.599 1,10% Tháng 3 6.810.000 5.594.881 1.215.119 17,84% Tháng 4 7.000.300 6.135.298 865.002 12,36%
  • 23. 15 Tháng 5 6.188.100 6.325.495 -137.395 -2,22% Tháng 6 5.074.200 4.815.040 259.160 5,11% Tháng 7 5.374.700 4.832.315 542.385 10,09% Tháng 8 5.575.600 5.425.050 150.550 2,70% Tháng 9 5.456.024 5.631.645 -175.621 -3,22% Tháng 10 6.254.650 5.945.214 309.436 4,95% Tháng 11 6.522.000 6.265.235 256.765 3,94% Tháng 12 6.615.560 6.885.650 -270.090 -4,08% Lũy kế 73.547.434 68.993.544 4.553.890 6,19% Bảng 1.3: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2013 Tháng theo dõi Điện năng nhận (kWh) Điện thương phẩm (kWh) Tổn thất điện năng (kWh) Tỷ lệ tổn thất(%) Tháng 1 6.811.300 5.423.853 1.387.447 20,37% Tháng 2 7.146.600 6.933.253 213.347 2,99% Tháng 3 7.362.700 6.804.049 558.651 7,59% Tháng 4 6.371.000 6.496.235 -125.235 -1,97% Tháng 5 5.687.780 5.696.930 -9.150 -0,16% Tháng 6 6.108.008 5.563.312 544.696 8,92% Tháng 7 5.986.786 5.686.637 300.149 5,01% Tháng 8 6.817.840 6.440.170 377.670 5,54% Tháng 9 5.233.859 5.966.181 -732.322 -13,99% Tháng 10 6.306.085 5.131.033 1.175.052 18,63% Tháng 11 6.805.421 6.439.637 365.784 5,37% Tháng 12 7.603.679 7.084.991 518.688 6,82% Lũy kế 78.241.058 73.666.281 4.574.777 5,85% Bảng 1.4: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2014 Tháng theo dõi Điện năng nhận (kWh) Điện thương phẩm (kWh) Tổn thất điện năng (kWh) Tỷ lệ tổn thất(%) Tháng 1 7.856.158 6.749.051 1.107.107 14,09% Tháng 2 7.494.342 7.222.074 272.268 3,63% Tháng 3 9.449.102 7.186.221 2.262.881 23,95% Tháng 4 8.112.098 8.153.181 -41.083 -0,51% Tháng 5 6.538.337 6.729.803 -191.466 -2,93% Tháng 6 5.934.863 6.080.020 -145.157 -2,45% Tháng 7 6.284.589 5.602.489 682.100 10,85% Tháng 8 6.815.600 5.743.727 1071873 15,73%
  • 24. 16 Tháng 9 5.963.700 6.385.735 -422.035 -7,08% Tháng 10 6.980.300 5.522.086 1.458.214 20,89% Tháng 11 7.022.701 7.142.885 -120.184 -1,71% Tháng 12 8.560.899 6.688.589 1.872.310 21,87% Lũy kế 87.012.689 79.205.861 7.806.828 8,97% Bảng 1.5: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2015 Tháng theo dõi Điện năng nhận (kWh) Điện thương phẩm (kWh) Tổn thất điện năng (kWh) Tỷ lệ tổn thất(%) Tháng 1 9.344.800 8.148.465 1.196.335 12,80% Tháng 2 8.561.300 8.604.704 -43.404 -0,51% Tháng 3 10.223.000 8.085.385 2.137.615 20,91% Tháng 4 8.119.680 8.693.306 -573.626 -7,06% Tháng 5 7.248.973 6.950.465 298.508 4,12% Tháng 6 6.717.647 6.939.134 -221.487 -3,30% Tháng 7 7.065.092 6.742.236 322.856 4,57% Tháng 8 7.316.745 6.492.311 824434 11,27% Tháng 9 6.806.194 6.554.872 251.322 3,69% Tháng 10 7.509.900 6.509.752 1.000.148 13,32% Tháng 11 8.830.610 7.577.924 1.252.686 14,19% Tháng 12 8.756.596 8.648.380 108.216 1,24% Lũy kế 96.500.537 89.946.934 6.553.603 6,79% Bảng 1.6: Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2016 Tháng theo dõi Điện năng nhận (kWh) Điện thương phẩm (kWh) Tổn thất điện năng (kWh) Tỷ lệ tổn thất(%) Tháng 1 10.442.050 8.560.492 1.881.558 18,02% Tháng 2 9.680.589 8.986.508 694.081 7,17% Tháng 3 11.444.936 9.468.897 1.976.039 17,27% Tháng 4 10.579.006 10.345.339 233.667 2,21% Tháng 5 8.645.484 9.505.776 -860.292 -9,95% Tháng 6 7.761.400 8.535.568 -774.168 -9,97% Tháng 7 8.782.100 7.957.956 824.144 9,38% Tháng 8 8.374.444 7.911.413 463031 5,53% Tháng 9 7.845.200 8.109.183 -263.983 -3,36% Tháng 10 8.094.400 7.141.798 952.602 11,77% Tháng 11 8.888.000 8.152.962 735.038 8,27% Tháng 12 10.402.607 10.079.730 322.877 3,10% Lũy kế 110.940.216 103.755.345 6.184.594 5,57%
  • 25. 17 Nhận xét: Qua số liệu tổng hợp từ 2012-2016 chúng ta có thể nhận thấy một số nội dung cần lưu ý trong công tác giảm tổn thất điện năng: - Tốc độ tăng trưởng phụ tải từ 8-10% liên tục trong những năm qua và có chiều hướng tăng mạnh trong hai năm gần đây. - Tỷ lệ tổn thất điện năng còn tăng giảm thất thường chưa kiểm soát được một cách hiệu quả. Lưới điện vận hành còn phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, tổn thất điện năng tăng cao vào mùa khô hàng năm. Phân tích nguyên nhân gây tổn thất - Về mặt tổ chức, quản lý: Phụ tải sản xuất phát triển nhanh, đặc trưng là dạng phụ tải 1 pha hoạt động theo mùa vụ và không ổn định gây ra tình trạng lệch pha, quá tải dây dẫn,... làm cho tổn thất kỹ thuật tăng. Trong khi đó việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn do sự thay đổi của phụ tải. Phụ tải cấp điện phục vụ sản xuất rau ngắn ngày phát triển mạnh (hiện nay sản lượng rau sản xuất ở Lâm Đồng cung cấp cho thị trường trong nước thì Đơn Dương là địa bàn cung cấp chính), đây là phụ tải 1 pha hoạt động theo mùa vụ và do ảnh hưởng giá cả thị trường của các mặt hàng nông sản. Đặc trưng của dạng phụ tải này là không sử dụng điện liên tục nhưng tại một số thời điểm lại phát triển ồ ạt nên gây ra tình trạng đầy tải cục bộ đường dây trung hạ thế, sụt áp cuối nguồn cao, lệch pha, gây khó khăn trong công tác quản lý vận hành. Huyện Đơn Dương có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, mỗi làng, bản có đời sống văn hóa, sinh hoạt khác nhau. Chủ trương của Nhà nước, địa phương và ngành điện là đưa điện đến 100% hộ dân trên địa bàn, năm 2014 Điện lực Đơn Dương đã thực hiện được việc đưa điện đến 100% số thôn có điện trên địa bàn huyện và trên 98,5% số hộ dân có điện. Do đó, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, theo dõi thu ghi điện. Tình trạng tổn thất do vận hành non tải thường xuyên xảy ra ở các địa bàn này. Phương án vận hành chưa hợp lý do quá tải dây dẫn đường trục phải thực hiện việc chuyển lưới, lưới điện còn nhiều khiếm khuyết chưa được xử lý kịp thời nhất là lưới điện hạ áp. Việc đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện chưa tính toán đến khả năng phát triển phụ tải trong tương lai dẫn đến một số công trình quá tải chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng. Triển khai các biện pháp giảm TTĐN chưa kịp thời và đầy đủ như công tác thay điện kế, kiểm tra vi phạm sử dụng điện, lắp đặt tụ bù trung hạ áp, xử lý mối nối,... cũng đã ảnh hưởng đến công tác giảm TTĐN. - Về mặt kinh doanh: Việc cải tạo lưới điện tiếp nhận từ địa phương chưa triệt để, một số nơi lưới điện được kéo từ hộ dân này đến hộ dân khác, đường dây đã xuống cấp và thi công không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp điện trong thời gian qua. Hiện nay, người dân tộc Kinh và Hoa thuê đất của các đồng bào dân tộc thiểu số để chuyển đổi mô hình sản xuất từ sản xuất lúa sang sản xuất rau ngắn ngày nên tình trạng quá tải cục bộ liên tục xảy ra, công tơ quá tải đứng hoặc cháy không đo đếm được điện năng do hộ sử dụng điện không thông báo thay đổi mục đích sử dụng với Điện lực;
  • 26. 18 Một số làng, bản sinh hoạt theo phong tục tập quán riêng, tập trung lên núi làm rẫy và sinh sống chỉ về sinh hoạt tại nhà vào cuối tuần và ngày lễ nên hàng tháng chỉ sử dụng chưa đến 10kWh (số khách hàng này chiếm 1-2% tổng số khách hàng), bộ phận thu ghi điện thường chủ quan khi thực hiện nhiệm vụ tại các địa bàn này dẫn đến tổn thất điện năng khu vực này tăng giảm thất thường (nhân viên Điện lực ghi phóng chỉ số và ứng tiền để nộp tiền điện hàng tháng cho khách hàng. Khoảng 3-6 tháng mới đến ghi chỉ số và thu tiền khách hàng một lần). Lực lượng kiểm tra, giám sát công tác kinh doanh điện được biên chế 02 nhân sự nhưng khối lượng công việc lớn: Kiểm tra định kỳ khách hàng chuyên dùng (06 tháng một lần theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam), kiểm tra xác suất khách hàng lẻ, tham gia công tác sự vụ khác do đơn vị phân công (thay công tơ định kỳ, phúc tra chỉ số khách hàng, …). Thời gian thực hiện nhiệm vụ chuyên môn không nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, giám sát và đề xuất giải pháp hạn chế thất thoát điện năng khâu kinh doanh. Lực lượng đại lý thu, ghi điện mặc dù đã được đào tạo nghiệp vụ hàng năm nhưng số lượng đáp ứng yêu cầu khá hạn chế ảnh hưởng đến các công tác như: Phát hiện khách hàng vi phạm sử dụng điện; Ghi sai chỉ số công tơ, ghi sai khách hàng từ trạm khác. - Về mặt kỹ thuật: + Ảnh hưởng của đặc thù địa bàn quản lý Huyện Đơn Dương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, lưới điện chủ yếu được kéo qua vùng đồi núi, một số nơi đường dây trung thế phải xây dựng trên sườn núi toàn đá cuội bên dưới, việc xây dựng đường dây vận hành an toàn, đảm bảo cung cấp điện rất khó khăn, đặc biệt vào mùa khô khu vực này tiếp địa lặp lại của đường dây không làm việc (lưới trung thế 3 pha, 4 dây) gây tổn thất điện năng trên dây trung tính. Việc cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mang tính xã hội là chính, những nhánh rẽ (01 pha, 03 pha) được xây dựng trên 10km đường dây trung thế nhưng chỉ cấp điện cho 20-30 khách hàng dùng điện, tình trạng non tải MBA, đường dây, công tơ thường xuyên xảy ra. Tình trạng quá tải, non tải cục bộ xảy ra liên tục đối với khu vực trồng rau màu ngắn ngày. Các hộ nông dân tăng cường tưới rau màu khi có giá thu mua cao và ngưng sản xuất khi giá cả thấp hơn giá thành sản xuất (phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả thị trường và đầu ra của mặt hàng đang được canh tác). + Ảnh hưởng của phương thức vận hành Vị trí của trạm 110kV Đơn Dương không nằm ở trung tâm phụ tải của huyện, hiện nay tuyến 471 chiếm 26,00% công suất giờ cao điểm (6,7MW), với bán kính cấp điện 20,167km; tuyến 477 chiếm 51,09% công suất giờ cao điểm (6,6MW), với bán kính cấp điện 24,700km; tuyến 475 chiếm 25,90% công suất giờ cao điểm (6,49MW), với bán kính cấp điện 10,026km; tuyến 473 chiếm 21,21% công suất giờ cao điểm (4,97MW), với bán kính cấp điện 25,522km.
  • 27. 19 Các nhánh rẽ trên lưới điện Đơn Dương chủ yếu là nhánh rẽ 1 pha, nhiều nhánh rẽ mang tải cao (>50% định mức dây dẫn), do đó khó thực hiện cân pha sang tải, để gây lệch pha lưới điện, gây khó khăn trong công tác giảm TTĐN. 1.4. Kết luận Chương 1 Công tác giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Đơn Dương trong thời gian qua với những thuận lợi về nguồn, lưới điện đã được cấp trên quan tâm đầu tư và đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, cũng tồn tại những thiếu sót và tiềm năng giảm tổn thất vẫn còn. Để đạt được tỷ lệ tổn thất thấp hơn, kiểm soát được sản lượng điện tổn thất Điện lực cần phải tăng cường các biện pháp quản lý và đầu tư lớn hơn. Với yêu cầu cấp điện ổn định liên tục theo các tiêu chí yêu cầu ngày càng cao, các giải pháp mang lại kết quả tổn thất tốt hơn phải được thực hiện sớm để mang lại hiệu quả.
  • 28. 20 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PSS/ADEPT LÀM CÔNG CỤ HỖ TRỢ DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI Thiết bị điện từ khi làm việc sẽ tiêu thụ từ lưới điện một dòng điện bao gồm các thành phần: Phụ tải, tổn thất, dòng điện tản (dòng rò) và dòng từ hoá. Tức là cùng với việc tiêu thụ một lượng công suất tác dụng để sinh công, các thiết bị điện từ còn tiêu thụ một lượng công suất phản kháng. Lượng công suất phản kháng mà các thiết bị điện tiêu thụ phụ thuộc vào đặc tính của chúng, các động cơ không đồng bộ, máy biến áp vv… là những thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng. Theo số liệu thống kê, thì lượng công suất phản kháng do động cơ không đồng bộ tiêu thụ chiếm tỷ trọng (65 75)%, máy biến áp (15 20)% và các đường dây (5 8)%. Mức độ tiêu thụ công suất phản kháng được đánh giá bởi hệ số công suất, mà được xác định bởi tỷ số giữa công suất tác dụng (P) và công suất biểu kiến (S). cos = S P = I U P . . 3 Trong thực tế vận hành giá trị cos thường được xác định theo công thức: cos tb = 2 1 1 r x A A Trong đó: Ar , Ax - điện năng tác dụng và phản kháng trên thanh cái trạm biến áp P – công suất tác dụng Để thuận tiện cho việc phân tích và tính toán, đôi khi người ta thường dùng khái niệm hệ số tg thay cho hệ số cos , đó là tỷ lệ giữa công suất phản kháng và công suất tác dụng: tg = Q/P. Tuy nhiên hệ số tg chỉ áp dụng trong các bước tính trung gian, kết quả cuối cùng lại được chuyển về hệ số cos tương ứng. Khi cos của thiết bị điện càng lớn, tức là mức độ tiêu thụ công suất phản kháng càng bé, vì vậy làm cho mức độ yêu cầu về Q từ lưới ít, nó góp phần cải thiện chế độ làm việc của lưới. Hệ số cos của các hộ tiêu thụ lại phụ thuộc vào chế độ làm việc của các phụ tải điện. Khi hệ số cos thấp sẽ dẫn đến sự tăng công suất phản kháng, sự truyền tải công suất phản kháng trong mạng điện làm giảm sút các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của mạng điện như: Tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng.
  • 29. 21 2.1. Tổn thất điện áp Tổn thất điện áp là một đại lượng véctơ phức tạp (véctơ phức) . U = U + j U. Trong lưới cung cấp điện, người ta chỉ quan tâm đến trị số của tổn thất điện áp, trị số này có độ lớn xấp xỉ độ lớn của thành phần trục thực U. Hình 2.1 Véctơ tổn thất . U và thành phần thực U Do góc lệch nhỏ (3o 5o ) nên đoạn AB rất bé. Do đó dựa trên hình 2.1 trị số (độ lớn) của véctơ . U : . U = OA OB (trị số của thành phần thực U). Vì thế để đơn giản trong tính toán, có thể tính tổn thất điện áp theo trị số của thành phần thực. Tổn thất điện áp (thành phần thực) là do công suất tác dụng gây trên điện trở R và công suất phản kháng gây trên X. U = đm U X Q R P . . .10-3 (kV) (2.1) 2.1.1. Đường dây 1 phụ tải: Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây 1 phụ tải Trên sơ đồ thay thế , để tính tổn thất điện áp theo (2.1) cần biến đổi công suất dạng S cos về dạng P+jQ. Tổn thất điện áp trên đoạn đường dây A1 là: B U 0 A A j U U . 1 A S1 . l,F 1 A S1= P1+jQ1 . ZA1
  • 30. 22 UA1 = đm A A U X Q R P 1 1 1 1 . . (2.2) Trong đó ZA1 = RA1 + jXA1 = r0.lA1 + jx0.lA1 Và . 1 A S = . 1 S = S1cos + jS1sin 2.1.2. Đường dây có n phụ tải Với đường dây liên thông cấp điện cho 3 phụ tải, tổn thất điện áp bằng tổn thất trên 3 đường dây U = Umax = UA123 = UA1 + U12 + U13 Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý và thay thế đường dây liên thông cấp điện cho 3 phụ tải Với lưới điện trung áp và hạ áp, để tính toán gần đúng điện áp cho phép coi điện áp tại mọi điểm trên đường dây bằng Uđm và cho phép coi dòng công suất chạy trên các đoạn đường dây bằng công suất phụ tải, nghĩa là cho phép bỏ qua tổn thất điện áp và tổn thất công suất trên các đoạn đường sau khi tính tổn thất trên đoạn đường dây trước. Ví dụ khi tính toán đoạn 1-2, lẽ ra công suất chạy trên đoạn 1-2 bao gồm phụ tải 2,3 ( . 2 S , . 3 S ) và tổn thất công suất trên đoạn 2-3, nhưng cho phép bỏ qua lượng tổn thất này: . 12 S = . 2 S + . 3 S Căn cứ vào công thức (2.1) và các lượng công suất chạy trên các đoạn xác định được tổn thất điện áp trên các đoạn như sau : U23 = đm U X Q R P 23 3 23 3 . . (2.3) U12 = đm U X Q Q R P P 12 3 2 12 3 2 ). ( ). ( (2.4) 1 A S1 . lA1,FA1 2 3 S2 . S3 . lA2,FA2 lA3,FA3 1 A S1 . 2 3 S2 . S3 . ZA1 Z12 Z1 P1+jQ1 P2+jQ2 P3+jQ3 S2 . S3 . S3 .
  • 31. 23 UA1 = đm A A U X Q Q Q R P P P 1 3 2 1 1 3 2 1 ). ( ). ( (2.5) Từ đây xác định được tổn thất điện áp trên toàn bộ tuyến dây: U = UA123 = đm A A U X Q Q Q R P P P 1 3 2 1 1 3 2 1 ). ( ). ( + đm U X Q Q R P P 12 3 2 12 3 2 ). ( ). ( + đm U X Q R P 23 3 23 3 . . Tổng quát: U = đm n n ij ij ij ij U X Q R P 1 1 (2.6) Trong đó: n : số đoạn đường dây Pij, Qij : công suất tác dụng và phản kháng chạy trên các đoạn đường dây ij 2.1.3. Đường dây phân nhánh Trên lưới cung cấp điện nhiều khi gặp đường dây phân nhánh, nghĩa là đến nút nào đó rẽ ra thành 2,3 tuyến theo hướng khác nhau. Để kiểm tra tổn thất điện áp trên đường dây phân nhánh cần lưu ý rằng : tổn thất điện áp là tổn thất trên từng tuyến dây kể từ nguồn đến điểm nút xa nhất của tuyến. Ví dụ với phân nhánh trên hình 2.4, cần kiểm tra U theo tuyến dây: tuyến A12 và tuyến A13, tuyến có trị số U lớn phải nhỏ hơn Ucp Hình 2.4 Đường dây phân nhánh Umax = MAX 13 12 A A U U Ucp A S1 . S2 . S3 . 1 2 3 l,F l,F l,F S1 . S2 . S3 . S2 . S3 . UA12 UA13
  • 32. 24 2.2. Tổn thất công suất 2.2.1. Tổn thất công suất trên đường dây Tổn thất công suất trên đường dây là một đại lượng phức . S = P + j Q (2.7) Trong đó: P : tổn thất công suất tác dụng do phát nóng trên điện trở đường dây Q : tổn thất công suất phản kháng do từ hóa đường dây Tổn thất công suất trên đường dây được xác định theo biểu thức . S = I2 Z = 2 2 đm U S Z = 2 2 2 đm U Q P (R+jX).10-3 (kVA) (2.8) 2.2.1.1. Đường dây một phụ tải Xét lại sơ đồ nguyên lý và thay thế như hình 2.2 Với đường dây 1 phụ tải thì công suất chạy qua tổng trở Z12 chính là phụ tải S1. Vậy theo hình (2.8) thì tổn thất công suất trên đường dây là: . S = 2 2 1 đm A U S ZA1 = 2 2 1 đm U S ZA1 = ( PA1 + j QA1).10-3 (kVA) (2.9) 2.2.1.2. Đường dây có n phụ tải: Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây cấp điện cho 2 phụ tải Cũng tương tự như tính U, khi tính gần đúng . S coi điện áp các điểm bằng Uđm và coi công suất gây . S trên các đoạn chỉ là công suất tải (bỏ qua . S của đoạn sau) . S = . S A12 = . S A1 + . S 12 (2.10) . S = 2 2 2 1 2 2 1 ) ( ) ( đm U Q Q P P ZA1 + 2 2 2 đm U S Z12 (2.11) 1 A S1 . lA1,FA1 2 S2 . lA2,FA2 1 2 ZA1 Z12 P1+jQ1 P2+jQ2 A
  • 33. 25 Tổng quát với đường dây n tải . S = 2 1 2 . đm n ij ij U Z S = 2 1 2 2 ). ( đm n ij ij ij U Z Q P (2.12) Trong đó: n: số đường dây hoặc số phụ tải Sij,Pij, Qij : công suất S,P,Q chạy trên đoạn đường dây ij Zij : tổng trở của đoạn đường dây ij Uđm: điện áp định mức của đường dây 2.2.3. Tổn thất công suất trong máy biến áp 2.2.3.1. MBA 2 cuộn dây Có thể phân tổn thất công suất trong các máy biến áp thành 2 phần: phụ thuộc và không phụ thuộc vào phụ tải. Thành phần không phụ thuộc vào phụ tải là tổn thất trong lõi thép của máy biến áp hay còn gọi là tổn thất không tải. Tổn thất không tải không phụ thuộc vào công suất tải qua máy biến áp, nó chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của máy biến áp. Tổn thất không tải được xác định theo các số liệu kỹ thuật của biến áp : S0 = P0 + j Q0 (2.13) Với Q0 = 100 0 đm S I Trong đó : I0 : Dòng điện không tải tính theo phần trăm, P0 : Tổn thất công suất tác dụng không tải (tra trong bảng lý lịch MBA) Q0 : Tổn thất công suất phản kháng không tải. Thành phần phụ thuộc vào công suất tải qua MBA hay gọi là tổn thất đồng, được xác định theo biểu thức sau: Pcu = 3I2 Rb = b R U Q P 2 2 2 = PN 2 đm S S (2.14a) Qcu = 3I2 Xb = b X U Q P 2 2 2 = đm N S S U 100 2 (2.14b) Trong đó: S: công suất tải của MBA Sđm : công suất định mức của MBA PN : tổn thất ngắn mạch
  • 34. 26 UN : điện áp ngắn mạch % Công suất phía cao và hạ của máy biến áp chỉ khác nhau một giá trị bằng tổn thất công suất trong tổng trở máy biến áp (hình 2.6) S’b= S’’b+ Scu= S’’b+ Pcu+ j Qcu ( 2.15) Nếu tính theo công suất phía hạ áp MBA thì thay S’’b và U2 vào (2.14a và 2.14b) còn Zb được tính theo U2. Ngược lại nếu tính theo công suất phía cao áp thì thay S’b và U1 vào (2.14a và 2.14b) còn Zb tính theo U1. 1 Sb S’b ZbS”b 2 P + jQ S0 = P0 + j Q0 Hình 2.6 Sơ đồ thay thế MBA hai cuộn dây Trong trường hợp có n MBA giống nhau làm việc song song tổn thất công suất trong n MBA bằng : P =n P0+ n PN 2 đm S S (2.16) Q =n Q0+ 2 100 S nS U đm N (2.17) 2.2.3.2. MBA 3 cuộn dây - Tổn thất không tải trong MBA 3 dây quấn hay MBA tự ngẫu cũng được xác định theo số liệu kỹ thuật của MBA. - Tổn thất tải trong các cuộn dây xác định theo công suất qua mỗi cuộn. Từ sơ đồ thay thế MBA 3 cuộn dây hình 2.7. Nếu tổng trở các cuộn dây đều quy đổi về phía cao áp thì tổn thất công suất trong các cuộn dây là: Hình 2.7 Sơ đồ thay thế MBA ba cuộn dây Tổn thất cuộn hạ: 1 S1 S0= P0+j Q0 ZB1 S'1 S'2 S'3 ZB2 ZB3 S''2 S''3 S2 S3 2 3
  • 35. 27 Scu3 = 3 2 1 ' ' 3 B Z U S (2.18) Tổn thất cuộn trung: Scu2 = 2 2 1 ' ' 2 B Z U S (2.19) Tổn thất cuộn cao: Scu1 = 1 2 1 ' ' 1 B Z U S (2.20) Trong đó : S’’1= S’2+ S’3; S’2= S’’2+ Scu2; S’3= S’’3+ Scu3 U1 : Điện áp phía cao áp. 2.3. Tổn thất điện năng Điện năng là công suất tác dụng sản xuất hoặc truyền tải hoặc tiêu thụ trong một khoảng thời gian. Trong tính toán thường lấy thời gian là 1 năm (8760 h) Nếu P biểu diễn bằng hàm P(t) thì lượng tổn thất điện năng A trong khoảng thời gian T được xác định A = T dt t P 0 ) ( (2.21) Hình 2.8 Minh họa A với P là hàm thời gian Trong thực tế rất ít khi có thể biểu diễn được P bằng một hàm thời gian hình (4.19), chỉ có thể tính tổn thất điện năng bằng phương pháp gần đúng. Để tính gần đúng A người ta dựa vào đại lượng : thời gian tổn thất công suất lớn nhất (h) Với là thời gian nếu hệ thống cung cấp điện chỉ truyền tải công suất lớn nhất thì sẽ gây ra một lượng tổn thất điện năng đúng bằng lượng tổn thất điện năng gây ra trong thực tế 1 năm T t 0 P(kW) P(t) A
  • 36. 28 Vì chỉ truyền tải công suất lớn nhất, sẽ có tổn thất công suất lớn nhất. Từ định nghĩa có thể viết : A = Pmax. (2.22) được xác định gần đúng theo Tmax theo biểu thức: = (0,124 + 10-4 Tmax)2 8760 (h) (2.23) 2.3.1. Tổn thất điện năng trên đường dây a/ Đường dây 1 phụ tải Xét lại sơ đồ nguyên lý và thay thế như hình 2.2 Để tính Pmax cần lưu ý là phụ tải tính toán chính là phụ tải cực đại, tổn thất công suất tính theo phụ tải tính toán là tổn thất công suất cực đại Với mục đích xác định tổn thất điện năng trên đường dây chỉ cần thay thế bằng điện trở R. Từ trị số Tmax1 của phụ tải S1 tính được trị số theo biểu thức (2.23) Tổn thất công suất tác dụng lớn nhất trên đường dây A1 PA1 = 2 2 1 đm U S RA1 (2.24) Tổn thất điện năng trên đường dây A1 AA1 = PA1. (2.25) b/ Đường dây có n phụ tải Với đường dây n phụ tải, P vẫn tính theo (2.12) với đồ thay thế là điện trở các đoạn đường dây, còn vẫn được tính theo (2.23) Với Tmax là Tmax trung bình của các phụ tải Tmaxtb = n i n i i S T S 1 1 max (2.26) Trong đó: Si : phụ tải thứ i Tmaxi : Tmax của phụ tải thứ i n : số phụ tải trên đường dây tb = (0,124 + 10-4 Tmaxtb)2 8760 (2.27) Khi đó : A = P . tb (2.28)
  • 37. 29 2.3.2. Tổn thất điện năng trong máy biến áp Tổn thất điện năng trong máy biến áp gồm hai thành phần: - Thành phần không phụ thuộc vào phụ tải được xác định theo thời gian làm việc của MBA. - Thành phần phụ thuộc vào phụ tải được xác định theo thời gian tổn thất công cuất cực đại . Tổn thất điện năng trong máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây trong quá trình vận hành được xác định theo biểu thức sau: AB = P0.Tb + Pmax = P0.Tb + Pn 2 2 max đm S S (2.29) Trong đó: - Tb: là thời gian vận hành năm của MBA 8500-8760h - Smax: công suất cực đại đi qua MBA theo biểu đồ phụ tải. - Sđm: công suất định mức của MBA. - P0, Pn: tổn thất không tải và tổn thất ngắn mạch của MBA Khi có n máy biến áp làm việc song song tổn thất điện năng trong chúng sẽ là: A = n P0.t + 2 2 max đm n S S n P (2.30) Trường hợp có đồ thị phụ tải hình bậc thang gồm m bậc,tổn thất điện năng trong MBA 3 pha 2 dây quấn được xác định theo biểu thức sau: A = n P0.t + m i đm i n S S n P 1 2 2 ti (2.31) 2.4. Một số giải pháp giảm tổn thất trên lưới phân phối đang áp dụng tại các Điện lực hiện nay Mục tiêu giảm tổn thất trên lưới điện phân phối chịu tác động của rất nhiều yếu tố và đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ. Các biện pháp quản lý, hành chính nhằm giảm tổn thất thương mại cần thực hiện song song với các nỗ lực giảm tổn thất kỹ thuật. Biện pháp quản lý kỹ thuật - vận hành: - Tối ưu hóa các chế độ vận hành lưới điện. - Hạn chế vận hành không đối xứng. - Giảm chiều dài đường dây, cải tạo nâng tiết diện dây dẫn hoặc giảm bán kính cấp điện của các trạm biến áp.
  • 38. 30 - Lắp đặt hệ thống tụ bù công suất phản kháng đảm bảo hệ số công suất cosφ, giảm tổn thất công suất, cải thiện điện áp. - Tăng dung lượng các máy biến áp chịu tải lớn, quá tải, lựa chọn và thay thế bằng các máy biến áp siêu giảm tổn thất hiện nay. - Một số các biện pháp kỹ thuật cần thực hiện trong giai đoạn thiết kế-quy hoạch hoặc cải tạo, đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quá trình vận hành lại là các biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất và thường gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, phụ tải có đặc điểm biến động theo thời gian và tăng lên theo khu vực, do đó dung lượng thiết bị bù công suất phản kháng tại các nút sẽ luôn thay đổi chứ không bất biến. Do vậy cần phải xác định lại các vị trí lắp đặt và điều chỉnh lượng công suất bù trên lưới điện khi cần thiết. Với vị trí lắp đặt và lượng công suất bù tối ưu, có thể giảm từ 5% đến 20% mức tổn thất điện năng. Vận hành không đối xứng ảnh hưởng đến tỷ lệ tổn thất nhưng việc xác định và phân tích các phương án vận hành tìm ra phương án tối ưu rất khó khăn. 2.5. Bù công suất phản kháng trong lưới điện phân phối Như trên đã nói lưới điện Việt Nam và nhất là lưới phân phối tăng trưởng quá nhanh của nhu cầu công suất. Tổn thất tổng trong lưới phân phối rất lớn.Về nguyên tắc toàn bộ công suất nguồn đều phải qua lưới phân phối trước khi cung cấp cho phụ tải. Do đó giảm được một vài phần trăm tổn thất nhờ những phương pháp phổ cập sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Về phương diện vận hành lưới điện phân phối thì vấn đề bù công suất phản kháng vẫn là nội dung có ý nghĩa lớn. 2.5.1. Công suất phản kháng Công suất phản kháng do phụ tải yêu cầu mang thuộc tính cảm, để sinh ra từ trường cần thiết cho quá trình chuyển đổi điện năng, từ trường xoay chiều cần một điện năng dao động đó là công suất phản kháng có tính cảm Q. Điện năng của từ trường dao động dưới dạng dòng điện, khi đi trên dây dẫn nó gây tổn thất điện năng và tổn thất điện áp không lợi cho lưới điện. Hình 2.9 Vị trí đặt tụ bù công suất phản kháng Muốn giảm được tổn thất điện năng và tổn thất điện áp do từ trường gây ra người ta đặt tụ điện ngay sát vùng từ trường hình (2.9). Tụ điện gây ra điện trường xoay chiều, điện trường cũng cần một điện năng dao động - công suất phản kháng dung tính QC , nhưng ngược về pha so với từ trường. Khi từ trường phát năng lượng thì điện trường nhận vào và ngược lại. Nhờ đặc tính này mà khi đặt cạnh nhau điện trường và từ trường Q-QC Nguäön ñieän Qpt QC
  • 39. 31 tạo mạch dao động, năng lượng của chúng truyền quan lại cho nhau, chỉ có phần thừa ra Q-QC (dù điện cảm hay điện dung) mới đi về nguồn điện. Nhờ vậy dòng công suất phản kháng giảm đi. Công suất phản kháng dung tính đi về nguồn cũng gây tổn thất điện năng như công suất phản kháng cảm tính, nhưng về điện áp thì nó làm tăng điện áp ở nút tải so với nguồn (tổn thất điện áp âm). Vì thế khi đặt bù cũng phải tránh không gây quá bù (QC>Q). 2.5.2. Các phương pháp bù 2.5.2.1. Bù song song (Bù ngang) Tụ bù ngang được kết nối song song trong hệ thống và được sử dụng chủ yếu để cải hiện hệ số công suất nhằm làm giảm công suất phản kháng truyền tải từ đó làm giảm tổn thất trên đường dây. Bù song song cũng có tác dụng làm tăng điện áp của trục chính nghĩa là giảm tổn thất điện áp, đồng thời lọc sóng hài. 2.5.2.2. Bù nối tiếp (Bù dọc) Tụ điện bù dọc được mắc nối tiếp đường dây nhằm làm giảm điện kháng của đường dây và được sử dụng chủ yếu để tăng điện áp cuối đường dây, tức là làm giảm tồn thất điện áp. Nó cũng cải thiện hệ số công suất đầu đường dây. Thực tế lưới phân phối ít dùng. 2.5.3. Phương thức bù công suất phản kháng Bù công suất phản kháng mang lại 2 lợi ích: Giảm tổn thất điện năng và cải thiện điện áp, chi phí vận hành không đáng kể. Trong lưới phân phối có thể có 3 loại bù công suất phản kháng: - Bù kỹ thuật để nâng cao điện áp. Do thiếu công suất phản kháng, điện áp sẽ thấp. Nếu công suất phản kháng nguồn thiếu thì bù công suất phản kháng là một giải pháp nâng cao điện áp, cạnh tranh với các biện pháp khác như tăng tiết diện dây, điều áp dưới tải. - Bù kinh tế để giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng. - Trong lưới xí nghiệp phải bù cưỡng bức để đảm bảo cos theo yêu cầu. Bù này không phải do điện áp thấp hay tổn thất điện năng cao mà do yêu cầu từ hệ thống điện. Tuy nhiên lợi ích kéo theo là giảm tổn thất điện năng và cải thiện điện áp. Bù kinh tế là để lấy lợi, nếu lợi thu được do bù lớn hơn chi phí đặt bù thì bù sẽ được thực hiện Có 2 cách đặt bù: Cách 1: Bù tập trung tại một số điểm trên trục chính lưới trung áp Cách 2: Bù phân tán ở các trạm phân phối hạ áp Bù theo cách 1, trên 1 trục chính chỉ đặt 1 đến 3 trạm tụ bù (hình 2.10). Công suất bù có thể lớn, dễ thực hiện điều khiển các loại. Dùng tụ trung áp nên giá thành đơn vị bù rẻ và công suất đơn vị lớn. Việc quản lý và vận hành dễ dàng
  • 40. 32 Hình 2.10 Sơ đồ bù tập trung và phân tán Bù theo cách 2 giảm được tổn thất công suất và tổn thất điện năng nhiều hơn vì bù sâu hơn. Nhưng do bù quá gần phụ tải nên nguy cơ cộng hưởng và tự kích thích ở phụ tải cao. Để giảm nguy cơ này phải hạn chế công suất bù sao cho ở chế độ cực tiểu công suất bù không lớn hơn yêu cầu của phụ tải. Giá thành đơn vị bù cao hơn tập trung. Trong thực tế có thể dùng kết hợp cả 2 cách. 2.5.4. Phân tích ảnh hưởng của tụ bù đến tổn thất công suất tác dụng và tổn thất điện năng của lưới phân phối trong các trường hợp đơn giản nhất 2.5.4.1. Lưới phân phối có một phụ tải Xét lưới phân phối như trên hình (2.11a) . Công suất phản kháng yêu cầu cực đại là Qmax, công suất bù là Qbù, đồ thị kéo dài của công suất phản kháng yêu cầu là q(t), đồ thị kéo dài của công suất phản kháng sau khi bù là: qb(t) = q(t) - Qb Trên hình 2.11.b : qb1(t) ứng với Qb = Qmin Trên hình 2.11.c : qb2(t) ứng với Qb = Qmax Trên hình 2.11.d : qb3(t) ứng với Qb = Qtb (CSPK trung bình) a) Qb Qb Qb Qb Ñöôøng truïc trung aùp Maùy bieán aùp phuï taûi Buø taäp trung Buø phaân taùn U R Qmax[kVAr] Qb [kVAr]
  • 41. 33 b) c/ d) Hình 2.11 Sơ đồ lưới phân phối có 1 phụ tải Tổn thất công suất tác dụng do công suất phản kháng q(t) gây ra là : P1 = R U t q 2 2 ) ( U là điện áp định mức của lưới điện Tổn thất công suất sau khi bù : P2 = R U Q t q b 2 2 ] ) ( [ = R U Q Q t q t q b b 2 2 2 ) ( 2 ) ( Lợi ích về tổn thất công suât tác dụng sau khi bù chính là độ giảm tổn thất công suất tác dụng do bù : P(t) = P1 - P2 = R U Q Q t q b b 2 2 ) ( 2 = 2 ] ) ( 2 .[ . U Q t q Q R b b (2.32*) Qb = Qmin Qmin T t Qmax 0 + qb(t) Q Qb = Qmax Qmin T t Qmax 0 + qb(t) - Q Qb = Qtb Qmin T t Qmax 0 + qb(t) - Q
  • 42. 34 Lợi ích do giảm tổn thất công suất tác dụng chỉ có ý nghĩa ở chế độ max của hệ thống khi mà nguồn công suất tác dụng bị căng thẳng, giả thiết tổn thất công suất max của lưới điện trùng với max hệ thống, lúc đó q(t) = Qmax và : P = R U Q Q Q b b 2 2 max. . 2 (2. 33)  D P sẽ lớn nhất khi Qb = Qmax Pmax = R U Q 2 2 max (2.34) Độ giảm tổn thất điện năng trong khoảng thời gian xét T là tích phân của D P(t) theo (2.32*) trong khoảng thời gian xét T : A = 2 0 2 . ]. ). ( . 2 [ U dt R Q Q t q T b b = R U TQ Q Q T b b tb 2 2 . . .. 2 = 2 ] . 2 [ . . U Q Q Q R T b tb b = 2 max ] . . 2 [ . . U Q Q K Q R T b sdq b (2.35) Vì [ dt t q ). ( ]/T = Qtb và Ksdq = Qtb/Qmax Lấy đạo hàm của (2.35) theo Qb , đặt = 0 rồi giải ra ta được giá trị của Qb cho độ giảm tổn thất điện năng lớn nhất : A/ Qb = [2.T.Qtb - 2.Qb].R/U2 = 0 Rút ra: Qbopt = Qtb Khi đó A = R.T.Qtb 2 /U2 Như vậy muốn giảm được nhiều nhất tổn thất điện năng thì Qb = Qtb của phụ tải. Trong khi đó muốn giảm được nhiều nhất tổn thất công suất thì Qb = Qmax. Không được lạm dụng sự tăng công suất bù vì như vậy lợi ích do bù sẽ lại giảm. 2.5.4.2. Lưới điện phân phối có phụ tải phân bố đều trên trục chính Xét lưới điện phân phối trên hình (2.12a) Trong trường hợp này đặt vấn đề là địa điểm đặt bù nên ở đâu để hiệu quả bù là lớn nhất. Còn vấn đề công suất bù đã được giải quyết ở phần trên và vẫn đúng cho trường hợp này
  • 43. 35 a/ b/ Hình 2.12 Sơ đồ lưới điện có một phụ tải phân bố đều trên trục chính Giả thiết rằng chỉ đặt bù tại 1 điểm và phải tìm điểm đặt tụ bù tối ưu sao cho với công suất bù nhỏ nhất đạt hiệu quả lớn nhất Ta xét chế độ max: Tổn thất công suất tác dụng trước khi bù là: P1 = r0.q0 2 .L3 /(3.U2 ) Ta đặt bù sao cho công suất phản kháng QN từ nguồn cấp cho đoạn lx (đoạn 0B) còn tụ bù công suất phản kháng Qb cho đoạn còn lại là L - lx (đoạn BA hình 2.12b) QN = lx.q0 Qb = (L - lx).q0 Sẽ dễ dàng nhận thấy rằng muốn cho tổn thất công suất và tổn thất điện năng sau khi bù là nhỏ nhất thì trạm bù phải đặt ở chính giữa đoạn L-lx, công suất phản kháng của tụ sẽ chia đều ở 2 phía, mỗi phía có độ dài (L-lx)/2 và công suất phản kháng Qb/2 (hình 2.12b). Vị trí đặt bù sẽ là : lb = lx + (L - lx)/2 = (L + lx)/2 Tổn thất công suất tác dụng trên đoạn lx là : PN = (lx.q0)2 .lx.r0/(3.U2 ) = lx 3 .q0 2 .r0/(3.U2 ) Tổn thất công suất tác dụng trên đoạn L - lx là : Pb = 2.[(L-lx).q0/2)2 .(L - lx).r0/(3.U2 ) = r0.(L - lx)3 .q0 2 /(12.U2 ) Tổng tổn thất công suất tác dụng sau khi bù là : P2 = PN+ Pb= lx 3 .q0 2 .r0/(3.U2 ) + r0.(L - lx)3 .q0 2 /(12.U2 ) Qb lb 0 r0 [ km] q0 [kVAr km] L[km] QN 0 B C A lx L
  • 44. 36 = 2 2 0 0 . 3 . U q r [lx 3 + (L-lx)3 /4] Độ giảm tổn thất công suất do bù là: P = P1+ P2 = r0.q0 2 .L3 /(3.U2 ) - 2 2 0 0 . 3 . U q r [lx 3 + (L-lx)3 /4] Đặt đạo hàm của P theo lx rồi đặt = 0 và giải ra ta được lxop: x l P = - 2 2 0 0 . 3 . U q r [3.lx 2 - 3(L-lx)2 = 0 lxop = L/3 Từ đây ta có vị trí bù tối ưu lbop = 2.L/3 Như vậy muốn độ giảm tổn thất công suất tác dụng do bù lớn nhất, nguồn điện phải cung cấp công suất phản kháng cho 1/3 độ dài lưới điện, tụ bù cung cấp công suất phản kháng cho 2/3 còn lại và đặt ở vị trí cách đầu lưới điện 2/3L. Từ đây cũng tính được công suất bù tối ưu là 2/3 công suất phản kháng yêu cầu. Để có độ giảm tổn thất điện năng lớn nhất vẫn phải đặt bù tại 2/3L nhưng công suất bù tối ưu là 2/3 công suất phản kháng trung bình. Trong lưới điện phức tạp vị trí bù tối ưu có thể xê dịch một chút so với lưới điện đơn giản xét ở đây. Hai trường hợp đơn giản trên đây cho thấy rõ về khái niệm như: Độ giảm tổn thất công suất tác dụng , độ giảm tổn thất điện năng do bù, công suất bù tối ưu theo các điều kiện giảm tổn thất công suất tác dụng, giảm tổn thất điện năng, vị trí đặt bù cũng như điều kiện cần thiết để giải bài toán bù. 2.6. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT Tháng 04-2004 hãng Shaw Power Technologies đã cho ra đời phiên bản phần mềm PSS/ADEPT 5.0 (Power system simular/Advanced Distribution Engineering productivity Tool) là phần mềm tiện ích mô phỏng hệ thống điện và là công cụ tính toán, phân tích lưới điện phân phối với qui mô số lượng nút không hạn chế và hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các công ty Điện lực. Cho đến nay hãng Shaw Power Technologies đã cho ra đời phiên bản PSS/ADEPT 5.16 với nhiều tính năng bổ sung và cập nhật đầy đủ các thông số thực tế của các phần tử trên lưới điện. 2.6.1. Các chức năng ứng dụng: PSS/ADEPT cung cấp đầy đủ các công cụ (Tools) cho chúng ta trong việc thiết kế và phân tích một lưới điện cụ thể. Với PSS/ADEPT chúng ta có thể: - Vẽ sơ đồ và cập nhật lưới điện trong giao diện đồ họa. - Việc phân tích mạch điện sử dụng nhiều loại nguồn và không hạn chế số nút. - Hiển thị kết quả tính toán ngay trên sơ đồ lưới điện. - Xuất kết quả dưới dạng report sau khi phân tích và tính toán.