SlideShare a Scribd company logo
1 of 33
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-1
MỤC LỤC
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: ............................................................................................................2
2. GIỚI THIỆU: .......................................................................................................................3
2.1.Hiện trạng: ........................................................................................................................5
2.2.Nguyên nhân: ...................................................................................................................5
2.3.Giải pháp thay thế:...........................................................................................................5
3. PHƯƠNG PHÁP: ................................................................................................................6
3.1.Khách thể nghiên cứu: ....................................................................................................6
3.2.Thiết kế:............................................................................................................................7
3.3.Qui trình nghiên cứu: ......................................................................................................8
a.Cách thức tiến hành:......................................................................................................8
b.Thời gian:.........................................................................................................................9
3.4.Đo lường và thu thập dữ liệu: ........................................................................................9
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:...............................................10
4.1.Trình bày kết quả:..........................................................................................................10
4.2.Phân tích dữ liệu: ...........................................................................................................10
4.3. Bàn luận:........................................................................................................................11
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:................................................................................12
5.1.Kết luận:..........................................................................................................................12
5.2.Khuyến nghị: ..................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ..................................................................................................14
PHỤ LỤC: ...............................................................................................................................15
Phụ lục 1: Kế hoạch bài học Tin học 11 chương trình chuẩn : ......................................15
Phụ lục 2: Ma trận đề kiểm tra và đáp án của bài kiểm tra trước và sau tác động: .....21
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
TBC Trung bình cộng
ĐTB Điểm trung bình
GV Giáo viên
HS Học sinh
SĐTD Sơ đồ tư duy
SGK Sách giáo khoa
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-2
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Hiện nay, có rất nhiều cách thức dạy học theo hướng tích cực khác nhau đã và đang được
ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu cuốn sách “Bản đồ tư duy trong công
việc” của tác giả Tony Buzan thì bản thân tôi đã tự tìm ra cho mình một phương pháp dạy học
nhằm chú trọng phát tirển năng lực của HS.
Theo Tony Buzan: “Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, bản đồ tư duy sẽ
giúp HS sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, ngoài ra còn có
thể tổ chức và phân loại suy nghĩ của HS”. Nội dung chính của bài được đặt tại vị trí trung tâm của
sơ đồ, các đơn vị kiến thức được trình bày theo các nhánh, các nhánh này lại được chia thành
nhiều nhánh con, chúng được thể hiện với các màu phấn khác nhau, từ đó có thể bổ sung, chỉnh
sửa sao cho hoàn thiện, với cách trình bày như thế giúp HS sáng tạo hơn, ghi nhớ tốt hơn, khi
kiểm tra bài cũ các em thuộc và nhớ lâu hơn. tăng khả năng hiểu và đọc hiểu của HS, giúp các
em thấy thú vị khi học tập.
Khi học thì HS không cần vẽ giống GV mà có thể vẽ theo ý mình, miễn là các em biết
dùng các đường nét, màu sắc khác nhau để thể hiện các nội dung khác nhau. Chính vì vậy các
em càng thấy hào hứng hơn mỗi khi học bộ môn Tin học, thậm chí thiết nghĩ nếu em nào vận
dụng tốt phương pháp này cho các môn học mang nặng tính lý thuyết thì sẽ giúp các em rất
nhiều trong quá trình ghi nhớ và phân loại kiến thức.
Tình hình HS THPT còn gặp nhiều khó khăn trong môn Tin học là rất phổ biến, như:
không biết được trọng tâm của bài học, không hăng hái tham gia các hoạt động của GV, đa số
các em chưa được tiếp cận nhiều với dạng các câu lệnh, chương trình, kỹ năng lập trình trên
máy tính, không có khả năng trình bày kiến thức trước lớp, không tích cực học hỏi từ bạn bè…
đó cũng là các lý do làm cho công tác đổi mới phương pháp dạy học của GV gặp nhiều khó
khăn.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Nghĩa Dân về những khó khăn trong
việc ghi nhớ và hiểu được các nội dung của bài học trong chương trình Tin học 11, mà điển hình
là chương IV- Kiểu dữ liệu có cấu trúc và những lợi ích mà bản thân tôi nhận thấy được từ việc
sử dụng SĐTD trong việc giúp GV và HS trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng
tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ
thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, …
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-3
Với một vài lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao kết quả học tập môn Tin
học lớp 11 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)”.
Nghiên cứu của tôi được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 11A4 và 11A6
Trường THPT Nghĩa Dân. Lớp 11A4 là lớp đối chứng, lớp 11A6 là lớp thực nghiệm. Lớp thực
nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Kết quả kiểm chứng T- Test cho
thấy p=0.0005< 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa diểm trung bình của lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng phương pháp sử dụng SĐTD trong
việc giảng dạy các bài mới của chương IV- Kiểu dữ liệu có cấu trúc của chương trình môn Tin
học lớp 11 đã mang lại kết quả cao trong học tập ở chương trình Tin học lớp 11.
2. GIỚI THIỆU:
Tin học là một môn học công cụ, có tính trừu tượng và tính thực tiễn. Những tri thức và kỹ
năng Tin học cùng với phương pháp làm việc trong Tin học đã trở thành công cụ để học tập
những môn học khác trong nhà trường, là công cụ của nhiều ngành khoa học khác cũng như
hoạt động trong đời sống thực tế. Bởi vậy, dạy Tin học không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện cho
HS chiếm lĩnh những tri thức và kỹ năng Tin học mà còn phải góp phần phát triển, rèn luyện
năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, là phương pháp dễ nhất để truyền tải thông
tin vào não bộ rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc,
từ khoá và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.
SĐTD có cấu trúc gồm 4 yếu tố chính:
Đường nét – dùng các đường kẻ (sử dụng đường cong là chính vì các đường cong có tổ
chức sẽ lôi cuốn và thu hút sự chú ý của mắt hơn rất nhiều) để nối các nhánh chính tới hình ảnh
và nối các nhánh với nhau, chúng ta sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng
ta làm việc bằng sự liên tưởng.
Từ ngữ - sử dụng một từ khoá trong mỗi dòng bởi vì mỗi từ khoá mang lại cho SĐTD
của chúng ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống
như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.
Khi chúng ta sử dụng những từ khoá riêng lẻ, mỗi từ khoá đều không bị giằng buộc, do vậy nó
có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-4
Màu sắc – luôn sử dụng màu sắc bởi vì màu sắc cũng có kích thích não như hình ảnh.
Màu sắc mang đến cho SĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng
vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.
Hình ảnh – do hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp chúng ta sử dụng trí
tưởng tượng của mình. Một hình ảnh thú vị giúp chúng ta tập trung vào những điểm quan trọng
và làm bộ não của chúng ta phấn chấn hơn.
- SĐTD đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết.
Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được
tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng
cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó.
- Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì
đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các
liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ
não.
Với việc sử dụng SĐTD trong dạy học kết hợp với sự gợi ý hướng dẫn của GV, HS liên
tục hoạt động, vận dụng các hình thức tuy duy để không ngừng đạt được mục tiêu của bài học từ
đó lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, sâu sắc
Như vậy, SĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông
cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng một
cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay
một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý
tưởng mới, v.v…
Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng phương pháp sơ đồ tư duy sẽ gây cho HS cảm giác căng
thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, GV phải làm như thế nào khi kết thúc tiết dạy HS lĩnh hội được tri thức
mới với niềm vui của sự khám phá và trưởng thành thêm một bước về năng lực tư duy logic,
sáng tạo.
Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp trình bày để hiểu rõ hơn về cơ sở và bản chất
của đề tài. Mục đích lớn nhất của chúng tôi là mong muốn cho HS của mình chú tâm, yêu thích
môn học mà mình đang trực tiếp giảng dạy. Đề tài mà tôi tìm hiểu chỉ với mục đích duy nhất là
một người GV luôn mong muốn việc dạy học của mình đạt được kết quả tốt, biến giờ học trở
nên thú vị hơn.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-5
2.1. Hiện trạng:
- Do tính đặc thù của chương trình Tin học 11 là lập trình và ngôn ngữ lập trình, các cấu
trúc, kiểu dữ liệu, các câu lệnh, … tất cả đều mới, khô, khó, dài… nên phần lớn các em còn gặp
nhiều bỡ ngỡ và khó khăn trong môn học này.
- Thật sự, tin học là một môn học khó, đặc biệt là việc học lập trình, đòi hỏi người học
phải đầu tư nhiều thời gian, trong khi đó, HS có thái độ coi môn Tin học là một môn phụ, rất ít
quan tâm vì môn học này không có trong thi tập trung và kỳ thi tốt nghiệp cũng như thi đại học.
- Ở mỗi lớp học trình độ của HS không đồng đều, HS cá biệt ngày càng nhiều ở các lớp
làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảng dạy của GV.
2.2.Nguyên nhân:
- Các bài học Tin học thì khá thú vị nhưng còn nhiều chỗ làm cho HS khó hiểu và trừu
tượng như viết chương trình Pascal, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp, xâu, mảng … nếu các em
không tập trung cao thì kiến thức của các em ngày càng có nhiều lỗ hỏng.
- Kiến thức trừu tượng, khó hiểu nên việc giảng dạy của GV và việc tiếp thu kiến thức
của HS gặp nhiều khó khăn, HS khó hiểu và nhớ được nội dung bài học một cách trọn vẹn.
- HS rất lười học các môn phụ, trong đó có Tin học, kĩ năng vận dụng những kiến thức
của bài học vào thực tiễn chưa cao, chưa khắc sâu được kiến thức.
- HS rất ngại suy nghĩ vì cho đây là môn học phụ, không quan trọng đến việc các em hiểu
hay không hiểu bài nên không đầu tư vào môn học, thậm chí SGK mà cũng không đọc để tìm
hiểu vấn đề như thế nào.
2.3.Giải pháp thay thế:
- Qua tất cả những hiện trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao kết quả học tập
môn Tin học lớp 11 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)”
nhằm đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như
phát triển năng lực của HS, giúp HS khắc sâu kiến thức, tự tin và tích cực tham gia xây dựng bài
học, không khí lớp học thêm sinh động, sôi nổi….HS không chỉ dùng trí nhớ đơn thuần mà phải
động não để hiểu sự liên hệ, tác động qua lại thể hiện trong sơ đồ.
 Vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-6
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc) có nâng cao được
kết quả học tập của lớp 11 không?
 Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc) có nâng cao kết
quả học tập của lớp 11
3. PHƯƠNG PHÁP:
3.1.Khách thể nghiên cứu:
+ GV có vài năm giảng dạy, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và
giáo dục HS, dạy môn Tin học trường THPT Nghĩa Dân trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu.
+ HS: Hai lớp chọn: lớp 11A4 và lớp 11A6 có sĩ số gần tương đương nhau, trình độ gần
như nhau, các em đều tích cực trong học tập.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-7
3.2.Thiết kế:
 Sử dụng thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương:
- Tôi dùng kết quả kiểm tra 1 tiết lần 1( HKI) để làm bài kiểm tra trước tác động.
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 7.15 7.20
Giá trị p của T- test, p = 0.86
+ Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi
dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm
trước khi tác động.
p = 0.86> 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
- Kiểm tra sau tác động: Tôi dùng bài kiểm tra HKI theo phân phối chương trình để xác
định sự tương đương giữa các nhóm.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-8
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu:
- Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test độc lập:
3.3. Qui trình nghiên cứu:
a.Chuẩn bị bài của GV:
- Đối với lớp đối chứng (11A4): Thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình bình
thường.
- Đối với lớp thực nghiệm (11A6): Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng SĐTD để
truyền đạt kiến thức cho HS. Qua đó giúp HS có thể khắc sâu kiến thức một cách nhanh chóng
và dễ dàng, giờ dạy thêm phong phú và sinh động.
Phương pháp này gắn bó với GV và HS trong quá trình tiếp nhận và ứng dụng công
nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo
của HS, quán triệt nguyên lý “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”. Qua đó hình
thành nhận thức đúng đắn về thế giới quan và củng cố niềm tin cho HS. Nhưng không phải tiết
dạy nào cũng sử dụng phương pháp sử dụng SĐTD trong giảng dạy, nếu sử dụng không đúng
lúc, đúng chỗ thì sẽ dẫn đến mất thời gian và không đạt hiệu quả như mong muốn.
Nhóm
Kiểm tra
trước tác động
Tác động
Kiểm tra
sau tác động
Thực nghiệm
(Lớp 11A6)
O1
Dạy học có sử dụng
SĐTD ở các bài của
chương IV - Kiểu
dữ liệu có cấu trúc)
O3
Đối chứng
(Lớp 11A4)
O2
Dạy học bình
thường (Không có
sử dụng SĐTD ở
các bài của chương
IV - Kiểu dữ liệu có
cấu trúc)
O4
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-9
Phương pháp sử dụng SĐTD trong dạy học không phải là phương pháp vạn năng nên
nó chỉ có thể đạt hiệu quả khi GV biết kết hợp phương pháp truyền thống một cách hài hòa với
những phương pháp dạy học tích cực.
Tuy phương pháp này còn phụ thuộc vào năng lực, thái độ của HS, có thể nảy sinh
nhiều tình huống ngẫu nhiên và có thể mất nhiều thời gian nhưng khi dạy học bằng phương pháp
này tôi nhận thấy đã phát huy được tính tích cực của HS khi tham gia vào quá trình học, kích
thích được tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. HS là chủ thể hoạt động, GV là
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.
b. Cách thức tiếnhành:
- Trong đề tài này tôi sẽ thực hiện ở chương trình HKI môn Tin học lớp 11 cụ thể là
lớp 11A6, trường THPT Nghĩa Dân. Để chứng minh cho tính hiệu quả của phương pháp này
trong các bài học chương IV, chương trình Tin học 11 tôi đã sử dụng phương pháp này để dạy.
- Trong quá trình dạy học, GV lựa chọn phù hợp giữa SĐTD với hệ thống tri thức và
bài tập, để HS tiến hành tư duy, hiểu được kiến thức, nắm vững và có kỹ năng vận dụng kiến
thức đó và qua đó sẽ nắm được nội dung bài học một cách rõ ràng và có hệ thống. Để nắm rõ
vấn đề hãy xem ở phần phụ lục.
c. Thời gian:
Thời gian của quá trình nghiên cứu khoảng đầu tháng 10 năm 2016 và đến gần cuối
tháng 3 năm 2017
3.4.Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết ( HKI), và bài kiểm tra sau tác động là bài
kiểm tra 1 tiết HKII. Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phép đo về kết quả điểm kiểm tra của
các HS, thái độ học tập của HS đối với bộ môn để kiểm tra kết quả sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng cũng như kết quả của việc hình thành và phát triển năng lực của HS
trong học tập.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-10
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
4.1.Trình bày kết quả:
Bảng 3. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:
4.2.Phân tíchdữ liệu:
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động
kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0.0005 nghĩa là: sự chênh
lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh
lệch kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0.83. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của
việc dạy Tin học 11 theo phương pháp sử dụng SĐTD là lớn.
Giả thuyết của đề tài: : “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11 qua sử dụng sơ
đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” đã được kiểm chứng.
Trước
tác động
Sau
tác động
Giá trị điểm trung bình
Đối chứng (11A4) 7.15 7.50
Thực nghiệm (11A6) 7.30 8.31
Độ lệch chuẩn
Đối chứng (11A4) 1.6847 1.5062
Thực nghiệm (11A6) 1.7184 1.6218
Giá trị P của T- test 0.8649 0.0005
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.83
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-11
6.37 6.76 6.30
8.01
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
ĐTB
Đối chứng (11C5) Thực nghiệm (11C3)
LỚP
BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA
Trước
TĐ
Sau
TĐ
Hình. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng
4.3. Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8.01, kết quả bài
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.76. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm
là 1.25 điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ
rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.83 điều này có nghĩa
mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.0005 < 0.05. Kết quả này
khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-12
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
5.1. Kết luận:
- Công việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thật sự là công việc nhiều
khó khăn và nhiều thách thức. Qua việc sử dụng SĐTD trong dạy học mới thấy được nhiều khó
khăn trong khi đổi mới phương pháp dạy học. Khó khăn không chỉ giành cho người GV, hay chỉ
riêng cho HS. Mà với việc sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực GV phải là người tổ chức “chương
trình” thật chu đáo để làm cho HS tìm thấy kiến thức và kĩ năng cuộc sống thông qua bài học
của mình. GV đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công việc định hướng, dẫn dắt HS tìm
hiểu từng vấn đề của bài học, vấn đề của cuộc sống mà ta hàng ngày không để ý.
- Và đề tài: : “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11qua sử dụng sơ đồ tư duy
trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” đã nhận được nhiều thái độ tích cực của HS.
Trong quá trình học, HS cũng tích cực tư duy để tìm hiểu, lĩnh hội và trao đổi kiến thức mới
cũng như tái hiện kiến thức cũ liên quan. Việc trao đổi giữa HS và GV đã được tích cực hóa, quá
trình học đã được chuyển biến theo hướng hoạt động của HS là chính. HS đã tích cực vận động
trong các nội dung kiến thức theo hướng dẫn của GV để đạt được mục tiêu của bài học. Cùng
với đó là việc HS hình thành được một phần tư duy tích cực trong khi lĩnh hội tri thức, song
song với việc lĩnh hội tri thức còn tự hoàn thiện bản thân mình với kỹ năng, kỹ xảo của việc
trình bày, chắt lọc thông tin và tổng hợp thông tin.
- Như vậy, việc dạy học Tin học 11 theo phương pháp sử dụng SĐTD đã góp phần vào
việc kích thích hoạt động của HS trong việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu nguồn tri thức của nhân
loại, là một bước quan trọng trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học mà bản thân tôi đã
nhận thức được để tiếp tục trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm để luôn mang đến những tiết
học lý thú cho HS và phần nào nâng cao kết quả học tập bộ môn. Tuy nhiên, do đây là một
hướng nghiên cứu mới của bản thân nên tôi rất mong muốn được chia sẻ và nhận những lời góp
ý chân thành của các bạn đồng nghiệp về vấn đề này để chúng ta cùng nhau học hỏi và hoàn
thiện kĩ năng sư phạm, kĩ năng sử dụng SĐTD trong dạy học của mình.
5.2.Khuyến nghị:
- Kết quả học tập của HS được nâng cao là nhờ có sự nỗ lực của cả thầy lẫn trò, có sự kết
hợp đồng bộ giữa phương pháp dạy và học thật tốt về bộ môn, nhất là khi GV áp dụng phương
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-13
pháp này trong khi dạy học. Vì thế, mỗi GV cần mạnh dạn có những phương pháp mới thật sáng
tạo, không nên quá bám sát sách giáo khoa và mỗi HS phải thật sự cố gắng, luôn có phương
pháp học tập phù hợp với khả năng bản thân và luôn có tinh thần học hỏi thật nghiêm túc.
- Việc phát hiện ở HS có những câu trả lời hay và thật sáng tạo, thật độc đáo giúp mỗi GV
bộ môn có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho
bản thân.
- Đề tài : “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong
Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” mà tôi trình bày dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân
qua những năm giảng dạy. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô trong tổ nhóm bộ
môn, của quý thầy cô đồng nghiệp ở các bộ môn khác, của Ban giám hiệu nhà trường để đề tài
này được hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong giảng dạy, nâng cao hơn
nửa chất lượng học tập của HS ở trường.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-14
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án Việt – Bỉ,
Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
- Sách giáo khoa Tin học 11.
- Sách Ngôn ngữ lập trình Pascal của Quách Tuấn Ngọc.
- Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc, NXB LĐ-XH 2007.
- Lê Khắc Thành. Phương pháp dạy học môn Tin học, NXB ĐH sư phạm Hà nội 2009.
- Tài liệu hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học và quản lí giáo dục: Dạy và học tích
cực.
- Mạng Internet.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-15
PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Kế hoạch bài học một số tiết học trong chương trình chuẩn môn Tin học 11:
§11- Kiểu mảng- Mảng một chiều, tiết 19
1)Trong nội dung kiểm tra bài cũ:
GV cho HS xem sơ đồ
GV đặt câu hỏi 1: Có 2 bạn nhỏ đang tranh giành nhau để được vào trong nhận quà tặng.
Nhưng theo qui định là bạn nào thấp hơn thì sẽ được đi vào trước, ngược lại bạn nào cao hơn
thì sẽ đi sau. Tình huống trên đã được chuyển hóa thành dạng cấu trúc rẽ nhánh, theo em đó là
dạng nào?
Readln (a, b );{a,b là chiều cao của 2 bạn nhỏ}
If a > b then writeln (’Ban nho co chieu cao la: ‘, b, ‘se duoc vao truoc’)
Else writeln (’Ban nho co chieu cao la:‘, a, ‘se duoc vao truoc’);
Kết quả của tình huống trên sẽ là như thế nào nếu nhập a=157 và b=155
A. Ban nho co chieu cao la: 157 se duoc vao truoc
B. Ban nho co chieu cao la: 155 se duoc vao truoc
C. Không thông báo gì.
D. Không có phương án nào đúng.
GV đặt câu hỏi 2: An sử dụng 1 cái ca dung tích 1 lít nước để đổ nước vào 1 cái thùng phi
dung tích 50 lít. An phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi thùng phi đầy nước. Tình huống
trên đã được đưa vào trong đoạn câu lệnh sau:
For i:= … to … do
… {Thực hiện công việc đổ nước} …
Em hãy điền vào chỗ trống (…)
Đáp án: For i:= 1 to 50 do 50 lít1 lít
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-16
2)Trong nội dung bài mới:
- GV vẽ ra sơ đồ về khái niệm mảng một chiều
- GV vẽ ra sơ đồ về khai báo mảng một chiều
 cs_đầu, cs_cuối: kiểu nguyên
 cs_đầulà 1
 cs_đầu≤ cs_cuối
Xác định cs_đầu, cs_cuối
Các kdl chuẩn đã học
(A[i])
(Các kdl chuẩn đã học)
(Có 2 cách)
(cs_đầu, cs_cuối)
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-17
- GV vẽ ra sơ đồ về một số thao tác xử lý mảng một chiều
Như vậy, thông qua sơ đồ GV và HS đã làm sáng tỏ 1 số khái niệm, thao tác mới. Nội dung
thể hiện một cách trực quan, cụ thể, dễ tiếp thu, HS và GV có thể nghiên cứu và lập được sơ đồ
mà không đòi hỏi vật liệu, máy móc hiện đại mà chỉ đòi hỏi ở sự nhiệt tình trong giảng dạy.
Để đảm bảo được yêu cầu quan sát sơ đồ đi đúng với thiết kế mà người GV đề ra thì GV
phải chuẩn bị những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình giảng dạy. Hệ thống câu hỏi phải
khai thác tối đa khả năng quan sát của HS, tạo cơ hội cho HS trình bày quan điểm, ý kiến cá
nhân về vấn đề đang học, khuyến khích các em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra
câu hỏi cho thầy, cho bạn trao đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa
thầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Sự tương tác đó trong
học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi thành
viên được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển.
Chương IV- Kiểu dữ liệu có cấu trúc là một chương khó khó, khô khan khi người GV truyền
thụ kiến thức cho HS một cách đơn giản sẽ làm cho tiết học thêm nhàm chán, buồn tẻ, không
sinh động . Do đó, GV phải linh động thiết kế sơ đồ phù hợp với trình độ nhận thức của các em.
HS có thể trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề này.
(read/readln)
(write/writeln)
(A[i]>A[i+1]đổi chổ)
(A[i]<A[i+1]đổi chổ)
Max:=A[1]Nếu A[i]>Max
 Max:=A[i]
Min:=A[1]Nếu A[i]>Min
 Min:=A[i]
dem:=0Nếu đk thì
 dem:=dem+1
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-18
3)Trong nội dung câu hỏi, bài tập củng cố:
GV đưa ra yêu cầu: Hãy dựa vào sơ đồ một số thao tác xử lý mảng 1 chiều, em hãy xác định
các câu (đoạn lệnh) thực hiện các công việc sau:
1) Khai báo mảng 1 chiều (xác định là trực tiếp hay gián tiếp)?
2) Nhập mảng
3) Xuất mảng (nếu có)? Nếu không có thì xuất kết quả gì? Và đoạn lệnh nào thực hiện công
việc đó?
Program TinhTong ;
Uses crt ;
var a : array[1..250] of integer ;
n,i,Tong : Integer ;
Begin
clrscr ;
Write('Nhap n = ') ;
Readln(n) ;
For i := 1 to n do
Begin
Write('a[',i,'] = ') ;
readln(a[i]) ;
End ;
Tong:=0;
For i := 1 to n do
If a[i] mod 2=0 then
Tong:=Tong+a[i];
Writeln('Tong cac phan tu chan la: ',Tong) ;
Readln ;
End .
Với sơ đồ, GV đã giúp HS đúc kết được những kiến thức cần nắm trong bài, và kiểm tra lại
mức độ tiếp thu chúng cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong bài học.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-19
§12- Kiểu xâu, tiết 28
1)Trong nội dung bài mới:
- GV vẽ ra sơ đồ khi nói khái niệm về Xâu:
- GV kết hợp giữa sơ đồ với các phương pháp dạy học đặt vấn đề, hoạt động nhóm, minh họa
và vấn đáp… để HS tìm hiểu về xâu.
- HS quan sát sơ đồ để nắm được nội chính của bài học.
- GV vẽ ra sơ đồ khi nói về khai báo xâu:
- Dựa vào sơ đồ, GV có thể gọi 1 hoặc 2 HS lên khai báo thử biến xâu bằng cách trực tiếp
hay gián tiếp tùy ý.
- HS thông qua sơ đồ có thể nắm được cách để khai báo biến xâu.
A[i]
(Phép SS, phép ghép xâu)
string (Xâu chứa dấu cách: S[i]:=’ ‘ ; độ dài bằng 1)
(Độ dài Max: 255)
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-20
- GV vẽ ra sơ đồ khi nói về các thao tác xử lí xâu:
- HS nhìn vào sơ đồ có thể thực hiện 1 số VD về các thao tác, cũng như kết quả của các phép
so sánh.
VD1:
S:= ‘Tin’ + ‘ ‘ + ‘học’  S=’Tin học’  phép ghép xâu (+)
VD2:
‘AC’ > ‘ABC’  quy tắc 1
‘AB’ < ‘ABC’  quy tắc 2
‘AC’ = ‘AC’  quy tắc 3
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-21
Phụ lục 2: Ma trận đề kiểm tra và đáp án của bài kiểm tra trước tác động:
1. Chủ đề, nội dung cần kiểm tra đánh giá:
- Chương III - Cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp
2. Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp, cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh ghép trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước (kiểm tra điều kiện trước), cấu trúc lặp với số
lần biết trước
- Biết cách vận dụng từng loại cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp phù hợp với tình huống cụ thể,
đơn giản.
- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh, cấu trúc lặp For … Do và While …
Do
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp;
- Viết đúng các lệnh lặp số lần chưa biết trước (kiểm tra điều kiện trước), lặp với số lần biết
trước và các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ.
- Dự đoán được kết quả thực hiện một số đoạn lệnh của một số bài toán đơn giản
3. Xác định năng lực hướng tới
- Giải được các bài toán thực tế đơn giản bằng các câu lệnh lặp.
4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập
Nội
dung
Loại câu
hỏi/bài
tập
Nhận biết (mô
tả yêu cầu cần
đạt)
Thông
hiểu(mô tả
yêu cầu cần
đạt)
Vận dụng thấp Vận dụng cao
1. Cấu
trúc rẽ
nhánh,
câu
lệnh
ghép
Câu
hỏi/bài
tập định
tính
HS biết cấu
trúc rẽ nhánh
như thế nào là
đúng cú pháp
ND1.DT.NB.1
HS chỉ ra được
các thành
phần, cấu trúc
đúng của câu
lệnh rẽ nhánh
và câu lệnh
ghép cụ thể.
ND1.DT.TH.1
ND1.DT.TH.2
Bài tập HS biết cơ chế HS hiểu cơ chế HS có thể ứng HS có thể ứng
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-22
Nội
dung
Loại câu
hỏi/bài
tập
Nhận biết (mô
tả yêu cầu cần
đạt)
Thông
hiểu(mô tả
yêu cầu cần
đạt)
Vận dụng thấp Vận dụng cao
định
lượng
hoạt động của
câu lệnh rẽ
nhánh để chỉ
ra được hoạt
động một lệnh
dạng If-then-
cụ thể.
ND1.DL.NB.1
hoạt động của
câu lệnh rẽ
nhánh để giải
thích được
hoạt động một
đoạn lệnh cụ
thể.
ND1.DL.TH.1
ND1.DL.TH.2
ND1.DL.TH.3
dụng cấu rẽ
nhánh để giải
quyết 1 tình
huống quen
thuộc
ND1.DL.VDT.1
dụng cấu trúc rẽ
nhánh If … Then
… Else để giải
quyết 1 yêu cầu
nâng cao.
ND1.DL.VDC.1
Bài tập
thực
hành
HS hoàn chỉnh
lệnh rẽ nhánh
dạng If-then-
else trong
chương trình
quen thuộc
ND1.TH.TH.1
2. Cấu
trúc
lặp
Câu
hỏi/bài
tập định
tính
HS nhận biết
được bài toán
có sử dụng cấu
trúc lặp
ND2.DT.NB.1
Bài tập
định
lượng
HS nhận biết
các thành phần
của câu lệnh
lặp For..do
While ... Do
ND2.DL.NB.1
HS hiểu cơ chế
hoạt động của
câu lệnh lặp
For ... Do và
While ... Do để
giải thích được
hoạt động một
đoạn lệnh cụ
thể.
ND2.DL.TH.1
ND2.DL.TH.1
HS có thể ứng
dụng cấu trúc
lặp For ... do để
giải quyết 1 tình
huống quen
thuộc
ND2.DL.VDT.1
HS có thể ứng
dụng cấu trúc lặp
For..do để giải
quyết 1 yêu cầu
nâng cao.
ND2.DL.VDC.1
Bài tập
thực
hành
HS phát hiện
và sửa lỗi sai
trong cấu trúc
lặp cho truớc.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-23
Nội
dung
Loại câu
hỏi/bài
tập
Nhận biết (mô
tả yêu cầu cần
đạt)
Thông
hiểu(mô tả
yêu cầu cần
đạt)
Vận dụng thấp Vận dụng cao
ND2.TH.TH.1
ND2.TH.TH.2
5.Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Câu 1- ND2.DT.NB.1: Em hãy nêu một tình huống trong cuộc sống có sử dụng thao tác lặp:
a. chuyển động của quả lắc đồng hồ b. chuyển động của vật rơi tự do
c. chuyển động của chiếc lá d. chuyển động của chiếc ô tô từ TP.HCM-HN
Câu 2- ND1.DT.NB.2: Câu lệnh If-then nào dưới đây viết đúng cú pháp
a) If a>b then a:=b; b) If-then a>b, a:=b;
c) If-then(a>b,a:=b); d) If a>b then a=b;
Câu 3- ND2.DL.TH.1:
An sử dụng ca để đổ nước vào bể nuôi cá. An phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bể cá đầy
nước. Hỏi An phải thực hiện thao tác đổ nước bao nhiêu lần ?
a.15 lần b. 7 lần
c. 1 lần d. không xác định được số lần
Câu 4- ND2.DL.NB.1: Em hãy cho biết <giá trị đầu> và <giá trị cuối> trong đoạn chương trình
sau:
…..
For k:=5 to 12 do writeln(k);
…
Câu 5- ND2.TH.TH.1: Em hãy xác định lỗi trong câu lệnh sau:
For k:=0.5 to 10 do Writeln(K);
……………………………………………………………………………….
Câu 6- ND2.DL.TH.2: Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
S:=0;
For i:=1 to 5 do s:=s+i;
Writeln(s);
Kết quả đoạn code như sau:
a. 10 b.14 c.15 d.16
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-24
Câu 7- ND2.DL.VDC.1 : Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
S:=0;
For i:=1 to 5 do
If i mod 2 <>0 then s:=s+i;
Writeln(s);
Kết quả đoạn code như sau:
a. 15 b.8 c.9 d.7
Câu 8- ND1.DL.NB.1: Xét lệnh:
If a>b then writeln(a);
Hỏi nếu a=7; b=6; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?
a) Không đưa ra gì; b) Đưa ra số 6;
c) Đưa ra số 7; d) Đưa ra số 67;
Câu 9- ND1.DL.TH.1 : Xét lệnh
if a>b then a:=b;
if a>c then a:=c;
writeln(a);
Hỏi nếu a=7; b=6; c=8; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?
a) Không đưa ra gì; b) Đưa ra số 6;
c) Đưa ra số 7; d) Đưa ra số 8;
Câu 10- ND1.DT.TH.1: Lệnh nào dưới đây viết đúng cú pháp
a. If A < 10; then A:=10 else A:=0; b. If A < 10; then A:=10; else A:=0;
c. If A < 10 then A:=10 else A:=0; d. If A < 10 then A:=10; else A:=0;
Câu 11- ND1.DL.TH.2: Cho đoạn chương trình sau:
Readln (a, b );
If a mod b = 0 then writeln (a,’ Khong chia het cho ‘, b)
Else writeln (a,’ chia het cho ‘, b);
Nhận xét đoạn chương trình trên cho kết quả như thế nào nếu ta cho a= 10, b=2.
a. 10 chia het cho 2 b. 10 Khong chia het cho 2
c. Không ra kết quả gì cả d. Đoạn lệnh sai cú pháp
Câu 12- ND1.DL.TH.3:
Hãy điền vào chỗ “…” dưới đây để đoạn chương trình dưới đây thông báo một số tự nhiên a có
chia hết cho 5 hay không?
If … then write (a,‘ chia het cho 5 ,’)
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-25
Else write (a,‘ khong chia het cho 5,’);
Câu 13- ND2.TH.TH.2: Xét đoạn chương trình dưới đây, em hãy cho biết câu lệnh While .. do
có đúng cú pháp hay không? Hãy sữa lại cho đúng.
n:=1; S:=0;
While n mod 2 :=1 do
Begin
S:=S+n;
N:=n+1;
End;
………………………………………………………………………………..
Câu 14- ND2.DL.VDT.1 :
Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
S:=0;
i:=1;
While i<= 5 do
begin
s:=s+i;
i:=i+2;
end;
Writeln(s);
Kết quả đoạn code như sau:
a. 10 b.14 c.15 d.9
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-26
Câu 15- ND1.TH.TH.1:
15.1) Hãy hoàn thiện chương trìnhsau
Program vidu;
Var a, b: real;
Begin
Readln (a, b);
If ..................
Writeln (‘Thuong cua ‘,a,’ chia cho ‘ ,b, ’ la ’, a/b)
...... Writeln (‘ Khong chia duoc vi b bang khong’);
Readln
End.
15.2) Chạy chương trình với a=6; b=2; Cho biết thông tin được ghi ra màn hình
15.3) Chạy chương trình với a=0; b=0; Cho biết thông tin được ghi ra màn hình
Câu 16- ND1.DL.VDT.1: Hoàn thiện đoạn lệnh dưới đây nhằm mục đích đưa ra chiều dài và
chiểu rộng của một hình chữ nhật có hai cạnh là a và b?
If ... Then
Begin
writeln(‘chieu dai la’,a);
writeln(‘chieu rong la’,b);
end
Else
...
Câu 17- ND1.DT.TH.2:
Quan sát đoạn lệnh dưới đây và cho biết lệnh ghép đã được viết đúng cấu trúc hay chưa? Nếu
sai thì hãy viết lại cho đúng.
if a>b then
tmp:=a;
a:=b;
b:=tmp;
end;
Câu 18- ND1.DL.VDC.1: Hoàn thiện đoạn lệnh dưới đây nhằm mục đích tráo đổi giá trị hai
biến a, b nếu a>b.
If ...
...
c:=a;
a:=b;
b:=c;
...
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-27
 Thang điểm và đáp án của bài kiểm tra trước tác động:
- Mỗi câu đúng là 0.5đ.
- Đáp án:
Câu 1: a Câu 2: a Câu 3: d Câu 4: <giá trị đầu>: 5, <giá trị cuối>: 12
Câu 5: 0.5  biến đếm phải là số nguyên
Câu 6: c Câu 7: c Câu 8: c Câu 9: b Câu 10: c Câu 11: b
Câu 12: a mod 5 = 0 Câu 13: n mod 2 :=1  n mod 2 =1 Câu 14: d
Câu 15.1: b<>0 và Else
Câu 15.2: Thuong cua 6 chia cho 2 là 3
Câu 15.3: Khong chia duoc vi b bang khong
Câu 16: a>b và
Begin
writeln(‘chieudai la’,b);
writeln(‘chieurong la’,a);
end;
Câu 17: if a>b then
Begin
tmp:=a;
a:=b;
b:=tmp;
End;
Câu 18: If a>b Then
Begin
c:=a;
a:=b;
b:=c;
End;
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-28
Phụ lục 2: Ma trận đề kiểm tra và đáp án của bài kiểm tra sau tác động:
1. Chủ đề, nội dung cần kiểm tra đánh giá:
- Chương III - Cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp
- Chương IV - Kiểu dữ liệu có cấu trúc
2. Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng
- Hiểu khái niệm về kiểu mảng và kiểu xâu cùng với các cách khai báo và các tham số trong
đó.
- Biết cách vận dụng cấu trúc lặp, cấu trúc rẽ nhánh vào trong xử lí mảng và xâu.
- Hiểu và nắm được ý nghĩa của một số hàm và thủ tục chuẩn xử lí xâu.
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản xử lí mảng và xâu để đưa ra được kết
quả;
- Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản
3. Xác định năng lực hướng tới
- Giải được các bài toán thực tế đơn giản trong xử lí xâu và mảng có kết hợp cấu trúc rẽ
nhánh và cấu trúc lặp.
4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập
Nội
dung
Loại câu
hỏi/bài
tập
Nhận biết (mô
tả yêu cầu cần
đạt)
Thông
hiểu(mô tả
yêu cầu cần
đạt)
Vận dụng thấp Vận dụng cao
1.
Kiểu
mảng
1
chiều
Câu
hỏi/bài
tập định
tính
HS biết cấu
trúc mảng như
thế nào là đúng
cú pháp
ND1.DT.NB.1
Bài tập
định
lượng
HS hiểu cơ chế
hoạt động vòng
lặp For ... do
để biết được
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-29
Nội
dung
Loại câu
hỏi/bài
tập
Nhận biết (mô
tả yêu cầu cần
đạt)
Thông
hiểu(mô tả
yêu cầu cần
đạt)
Vận dụng thấp Vận dụng cao
kết quả của
một đoạn lệnh
xử lí mảng cụ
thể
ND1.DL.TH.1
Bài tập
thực hành
HS hiểu cơ chế
hoạt động vòng
lặp For ... do
để thực hiện
tính toán và
đưa ra kết quả
của một đoạn
lệnh xử lí
mảng cụ thể.
ND1.TH.TH.1
HS có thể ứng
dụng các kiến
thức về mảng 1
chiều để giải
quyết 1 tình
huống quen
thuộc
ND1.TH.VDT.1
2.
Kiểu
xâu
Câu
hỏi/bài
tập định
tính
HS nhận biết
được các kiến
thức đúng về
kiểu xâu
ND2.DT.NB.1
ND2.DT.NB.2
ND2.DT.NB.3
ND2.DT.NB.4
ND2.DT.TH.1
Bài tập
định
lượng
HS nhận biết
được độ dài
của xâu là bao
nhiêu
ND2.DL.NB.1
HS hiểu cơ chế
hoạt động của
các hàm và thủ
tục chuẩn xử lí
xâu để giải
thích được hoạt
động của một
đoạn lệnh cụ
thể.
ND2.DL.TH.1
ND2.DL.TH.2
HS có thể ứng
dụng các hàm và
thủ tục chuẩn
trong xử lí xâu
để giải quyết 1
số tình huống
quen thuộc
ND2.DL.VDT.1
ND2.DL.VDT.2
Bài tập
thực hành
HS có thể ứng
dụng cấu trúc lặp
và cấu trúc rẽ
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-30
Nội
dung
Loại câu
hỏi/bài
tập
Nhận biết (mô
tả yêu cầu cần
đạt)
Thông
hiểu(mô tả
yêu cầu cần
đạt)
Vận dụng thấp Vận dụng cao
nhánh để giải
quyết 1 yêu cầu
nâng cao trong
xử lí xâu.
ND2.TH.VDC.1
ND2.TH.VDC.2
5.Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Câu 1- ND1.DT.NB.1: Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lệ:
a. Mang : array[1..10] of integer; b. Mang : array[1..10] : integer;
c. Mang : integer of array[1..10]; d. Mang : array(1..10) of integer;
Câu 2- ND1.DL.TH.1: Câu lệnh nào dưới đây sẽ in ra tất cả các phần tử của mảng
a. For k := 1 to n do write(a[i]); b. For k := n downto 1 do write(a(k));
c. For k:= 1 to n do write(a[k]); d. For k := n to 1 write(a[k]);
Câu 3- ND2.DL.NB.1: Độ dài tối đa của xâu kí tự trong PASCAL là:
a. 256 b. 255 c. 65535 d. Tùy ý
Câu 4- ND2.DL.TH.1: Biết hàm Length(St) : cho độ dài xâu St. Vậy cho xâu S là ‘Hanoi-
Vietnam’. Kết quả của hàm Length(S) là:
a. 12 b. 13 c. 14 d. 15
Câu 5- ND2.DL.TH.2: Biết hàm Pos(S1,S2): tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của S1 trong S2. Vậy
cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Pos(‘Vietnam’,S) là:
a. 5 b. 6 c. 7 d. 8
Câu 6- ND2.DT.NB.1: Phát biểu nào dưới đây là sai:
a. Xâu là một dãy các kí tự trong bảng mã ASCII. Kiểu xâu là một kiểu dữ liệu có cấu trúc.
b. Có thể xem mỗi xâu có cấu trúc giống như một mảng một chiều mà mỗi phần tử của mảng
là một kí tự trong bảng mã ASCII, được đánh chỉ số từ 1.
c. Số lượng kí tự trong một xâu chính là độ dài của xâu.
d. Các phép toán thao tác với xâu tương tự như các phép toán thao tác với mảng.
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-31
Câu 7- ND1.TH.TH.1 : Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện việc
nào trong các việc sau (A là mảng số có N phần tử) :
S := 0 ;
For i := 1 to N do S := S + A[i] ;
a. Tính tổng các phần tử của mảng A; b. In ra màn hình mảng A;
c. Đếm số phần tử của mảng A; d. Không thực hiện gì cả.
Câu 8- ND2.DT.NB.2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cách khai báo xâu kí tự nào sau đây là
đúng:
a. var S := file of string ;
b. var S : file of char ;
c. var S : string(10);
d. var S: string[10];
Câu 9- ND2.DT.NB.3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự không có kí tự nào gọi là:
a. Xâu không; b. Xâu rỗng; c. Xâu trắng; d. Không phải là xâu kí tự;
Câu 10- ND2.DT.NB.4: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phần tử đầu tiên của xâu ký tự mang
chỉ số là:
a. 0 b. Do người lập trình khai báo c. 1 d. Không có chỉ số
Câu 11- ND2.TH.VDC.1: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện
công việc gì? Biết thủ tục Delete(St,vt,n): xóa n kí tự của xâu St bắt đầu từ vị trí vt
X:=length(S) ;
For i:=X downto 1 do
If S[i] = ‘ ’ then Delete(S,i,1) ; { ‘ ‘ là một dấu cách}
a. Xóa dấu cách thừa trong xâu kí tự S
b. Xóa dấu cách đầu tiên trong xâu kí tự S
c. Xóa mọi dấu cách của xâu S
d. Xóa dấu cách tại vị trí cuối cùng của xâu S
Câu 12- ND2.DL.VDT.1:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, sau khi chương trình thực hiện xong
đoạn chương trình sau, giá trị của biến S là?
(Biết thủ tục Insert(S1,S1,vt) chèn sâu S1 vào S2 bắt đầu từ vị trí vt của S2; Delete(St,vt,n): xóa
n kí tự của xâu St bắt đầu từ vị trí vt)
S:=’Ha Noi mua thu’ ;
Delete(S,7,8) ;
Insert(‘Mua thu’,S,1) ;
a. Mua thu Ha Noi b. Ha Noi Mua thu
c. Mua thu Ha Noi mua thu d. Ha Noi
Câu 13- ND2.DL.VDT.2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để in một xâu kí tự ra màn hình
theo thứ tự ngược lại của các kí tự trong xâu (vd: abcd thì in ra là dcba), đoạn chương trình nào
sau đây thực hiện việc này?
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-32
a. For i:=length(S) downto 1 do Write(S[i]) ;
b. For i:= length(S) to 1 do Write(S) ;
c. i:=1 to length(S) div 2 do Write(S[i]) ;
d. For i:=1 to length(S) do Write(S[i]) ;
Câu 14- ND2.DT.TH.1 : Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hai xâu kí tự được so sánh dựa trên?
A. Độ dài tối đa của hai xâu
B. Độ dài thực sự của hai xâu
C. Mã của từng kí tự trong các xâu lần lượt từ trái sang phải
D. Số lượng các ký tự khác nhau trong xâu
Câu 15- ND2.TH.VDC.2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để đếm các kí tự là kí tự số trong
xâu S, đoạn chương trình nào trong các đoạn sau thực hiện việc này (biến d dùng để đếm)
A. d:=0 ;
For i:=1 to length(S) do
If (S[i]>=’0’) and (S[i]<=’9’) then d:=d+1 ;
B. d:=0 ;
For i:=1 to length(S) do
If (S[i]=’0’) and (S[i]=’9’) then d:=d+1 ;
C. d:=0 ;
For i:=1 to length(S) do
If (S[i]=0) and (S[i]=9) then d:=d+1 ;
D. d:=0 ;
For i:=1 to length(S) do
If (S[i]>=0) and (S[i]<=9) then d:=d+1 ;
Câu 16- ND1.TH.VDT.1: Đọan lệnh sau cho ra kết quả gì?
For i:= 1 to 20 do
If i mod 9 = 0 then Write(i);
a. 123…1920 b. 1 2 3 … 19 20 c. 918 d. 9 18
Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học
Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-33
Câu 17- ND1.TH.VDT.1:
Hãy hoàn chỉnh chương trình sau để in ra
màn hình tổng (S) các phần tử dương và chia hết
cho 5 trong mảng. (Điền vào các phần đã được
đánh số từ (1)  (8))
 Thang điểm và đáp án của bài kiểm tra sau tác động:
- Từ câu 1  câu 16: mỗi câu đúng là 0.5đ.
- Câu 17: Mỗi vị trí điền đúng: 0.25đ
- Đáp án:
Câu 1: a Câu 2: c Câu 3: b Câu 4: b Câu 5: c Câu 6: d
Câu 7: a Câu 8: d Câu 9: b Câu 10: c Câu 11: c Câu 12: a
Câu 13: a Câu 14: c Câu 15: a Câu 16: c
Câu 17:
var a : array[(1)..(2)] of integer ;
n,i: Integer ;
Begin
Write('Nhap n = ') ;
(3) ;
For i := 1 to n do
Begin
Write('a[',i,'] = ') ;
(4);
End ;
S:=0;
For i := 1 to n do
If (5) and (6) then
S:=(7);
Writeln(‘Tong s la:,(8)) ;
Readln ;
End .
var a : array[1..250] of integer ;
n,i: Integer ;
Begin
Write('Nhap n = ') ;
Readln(n) ;
For i := 1 to n do
Begin
Write('a[',i,'] = ') ;
readln(a[i]) ;
End ;
S:=0;
For i := 1 to n do
If (a[i] mod 5=0) and (a[i]>0) then
S:=S+a[i];
Writeln(‘Tong s la:,S) ;)
Readln ;
End .

More Related Content

What's hot

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Học Tập Long An
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy họcLe Thu
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapLe Hang
 
độT phá mind map 11 (1)
độT phá mind map 11 (1)độT phá mind map 11 (1)
độT phá mind map 11 (1)mcbooksjsc
 
Cđ một số dạng pt vô tỷ và cách giải
Cđ một số dạng pt vô tỷ và cách giảiCđ một số dạng pt vô tỷ và cách giải
Cđ một số dạng pt vô tỷ và cách giảiCảnh
 
Chude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNCChude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNCthaihoc2202
 
Chủ đề 2- Thảo luận nhóm
Chủ đề 2- Thảo luận nhómChủ đề 2- Thảo luận nhóm
Chủ đề 2- Thảo luận nhómĐoàn Thu Huyền
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Nguyễn Bá Quý
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3Kenny Fox
 
Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hocTrung Huynh
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2transuong
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Ha Pc
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocTrung Huynh
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán học
Luận văn: Nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán họcLuận văn: Nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán học
Luận văn: Nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán học
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
 
PP Giải VL
PP Giải VLPP Giải VL
PP Giải VL
 
Doanlythuyet
DoanlythuyetDoanlythuyet
Doanlythuyet
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
 
độT phá mind map 11 (1)
độT phá mind map 11 (1)độT phá mind map 11 (1)
độT phá mind map 11 (1)
 
Cđ một số dạng pt vô tỷ và cách giải
Cđ một số dạng pt vô tỷ và cách giảiCđ một số dạng pt vô tỷ và cách giải
Cđ một số dạng pt vô tỷ và cách giải
 
Chude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNCChude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNC
 
Chủ đề 2- Thảo luận nhóm
Chủ đề 2- Thảo luận nhómChủ đề 2- Thảo luận nhóm
Chủ đề 2- Thảo luận nhóm
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
 
Bt1 on tap
Bt1 on tapBt1 on tap
Bt1 on tap
 
Phuong phap day hoc
Phuong phap day hocPhuong phap day hoc
Phuong phap day hoc
 
Math teaching2015
Math teaching2015Math teaching2015
Math teaching2015
 
Luận văn: Nghiên cứu didactic về khái niệm bất đẳng thức, HAY
Luận văn: Nghiên cứu didactic về khái niệm bất đẳng thức, HAYLuận văn: Nghiên cứu didactic về khái niệm bất đẳng thức, HAY
Luận văn: Nghiên cứu didactic về khái niệm bất đẳng thức, HAY
 
Chude06 nhom2
Chude06 nhom2Chude06 nhom2
Chude06 nhom2
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hoc
 

Similar to Sang kien kn 2017 duong

Sơ Đồ Tư Duy Và Ứng Dụng Trong Việc Dạy Học Môn Tin Học Đại Cương
Sơ Đồ Tư Duy Và Ứng Dụng Trong Việc Dạy Học Môn Tin Học Đại Cương Sơ Đồ Tư Duy Và Ứng Dụng Trong Việc Dạy Học Môn Tin Học Đại Cương
Sơ Đồ Tư Duy Và Ứng Dụng Trong Việc Dạy Học Môn Tin Học Đại Cương nataliej4
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...jackjohn45
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuHoai Bao
 
Chude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDFChude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDFthaihoc2202
 
Phần mềm tạo sơ đồ tư duy
Phần mềm tạo sơ đồ tư duyPhần mềm tạo sơ đồ tư duy
Phần mềm tạo sơ đồ tư duyHaBaoChau
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chủ đề o1
Chủ đề o1Chủ đề o1
Chủ đề o1Thaohoxe
 
Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Luong Phan
 
Chuyên Đề Áp Dụng Sơ Đồ Tư Duy Vào Quá Trình Dạy Học Cấp Tiểu Học.pdf
Chuyên Đề Áp Dụng Sơ Đồ Tư Duy Vào Quá Trình Dạy Học Cấp Tiểu Học.pdfChuyên Đề Áp Dụng Sơ Đồ Tư Duy Vào Quá Trình Dạy Học Cấp Tiểu Học.pdf
Chuyên Đề Áp Dụng Sơ Đồ Tư Duy Vào Quá Trình Dạy Học Cấp Tiểu Học.pdfHanaTiti
 
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanhNhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanhQuang Thanh Huỳnh
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Võ Linh
 
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập  _Võ Tâm LongAssignment 01 ôn tập  _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm LongVõ Tâm Long
 

Similar to Sang kien kn 2017 duong (20)

Sơ Đồ Tư Duy Và Ứng Dụng Trong Việc Dạy Học Môn Tin Học Đại Cương
Sơ Đồ Tư Duy Và Ứng Dụng Trong Việc Dạy Học Môn Tin Học Đại Cương Sơ Đồ Tư Duy Và Ứng Dụng Trong Việc Dạy Học Môn Tin Học Đại Cương
Sơ Đồ Tư Duy Và Ứng Dụng Trong Việc Dạy Học Môn Tin Học Đại Cương
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
 
Bdtd
BdtdBdtd
Bdtd
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
 
Chude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDFChude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDF
 
Sơ đồ tư duy trong dạy học
Sơ đồ tư duy trong dạy họcSơ đồ tư duy trong dạy học
Sơ đồ tư duy trong dạy học
 
Phần mềm tạo sơ đồ tư duy
Phần mềm tạo sơ đồ tư duyPhần mềm tạo sơ đồ tư duy
Phần mềm tạo sơ đồ tư duy
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠ...
 
Chủ đề o1
Chủ đề o1Chủ đề o1
Chủ đề o1
 
Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02
 
Chuyên Đề Áp Dụng Sơ Đồ Tư Duy Vào Quá Trình Dạy Học Cấp Tiểu Học.pdf
Chuyên Đề Áp Dụng Sơ Đồ Tư Duy Vào Quá Trình Dạy Học Cấp Tiểu Học.pdfChuyên Đề Áp Dụng Sơ Đồ Tư Duy Vào Quá Trình Dạy Học Cấp Tiểu Học.pdf
Chuyên Đề Áp Dụng Sơ Đồ Tư Duy Vào Quá Trình Dạy Học Cấp Tiểu Học.pdf
 
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
 
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đLuận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
 
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanhNhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
 
Lldht3 k37103063 congnhieu
Lldht3 k37103063 congnhieuLldht3 k37103063 congnhieu
Lldht3 k37103063 congnhieu
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
 
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập  _Võ Tâm LongAssignment 01 ôn tập  _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
 

More from DuongTran167

Tro choi ong tim chu
Tro choi ong tim chuTro choi ong tim chu
Tro choi ong tim chuDuongTran167
 
Bai 5 cac thao tac co ban tren bang
Bai 5 cac thao tac co ban tren bang Bai 5 cac thao tac co ban tren bang
Bai 5 cac thao tac co ban tren bang DuongTran167
 
Ls 13 (2011) nuoc mi giua hai cuoc chien tranh the gioi
Ls 13 (2011)  nuoc mi giua hai cuoc chien tranh the gioiLs 13 (2011)  nuoc mi giua hai cuoc chien tranh the gioi
Ls 13 (2011) nuoc mi giua hai cuoc chien tranh the gioiDuongTran167
 
Bai 19 tao va lam viec voi bang
Bai 19 tao va lam viec voi bangBai 19 tao va lam viec voi bang
Bai 19 tao va lam viec voi bangDuongTran167
 
Tiet 23+24 tep va quan li tep
Tiet 23+24 tep va quan li tepTiet 23+24 tep va quan li tep
Tiet 23+24 tep va quan li tepDuongTran167
 
Tro choi ai nhanh hon 2017
Tro choi ai nhanh hon 2017Tro choi ai nhanh hon 2017
Tro choi ai nhanh hon 2017DuongTran167
 

More from DuongTran167 (7)

Tro choi ong tim chu
Tro choi ong tim chuTro choi ong tim chu
Tro choi ong tim chu
 
Bai 5 cac thao tac co ban tren bang
Bai 5 cac thao tac co ban tren bang Bai 5 cac thao tac co ban tren bang
Bai 5 cac thao tac co ban tren bang
 
Ls 13 (2011) nuoc mi giua hai cuoc chien tranh the gioi
Ls 13 (2011)  nuoc mi giua hai cuoc chien tranh the gioiLs 13 (2011)  nuoc mi giua hai cuoc chien tranh the gioi
Ls 13 (2011) nuoc mi giua hai cuoc chien tranh the gioi
 
Bai 18 mi
Bai 18 miBai 18 mi
Bai 18 mi
 
Bai 19 tao va lam viec voi bang
Bai 19 tao va lam viec voi bangBai 19 tao va lam viec voi bang
Bai 19 tao va lam viec voi bang
 
Tiet 23+24 tep va quan li tep
Tiet 23+24 tep va quan li tepTiet 23+24 tep va quan li tep
Tiet 23+24 tep va quan li tep
 
Tro choi ai nhanh hon 2017
Tro choi ai nhanh hon 2017Tro choi ai nhanh hon 2017
Tro choi ai nhanh hon 2017
 

Recently uploaded

Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfAnhHong215504
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Recently uploaded (9)

Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 

Sang kien kn 2017 duong

  • 1. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-1 MỤC LỤC 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: ............................................................................................................2 2. GIỚI THIỆU: .......................................................................................................................3 2.1.Hiện trạng: ........................................................................................................................5 2.2.Nguyên nhân: ...................................................................................................................5 2.3.Giải pháp thay thế:...........................................................................................................5 3. PHƯƠNG PHÁP: ................................................................................................................6 3.1.Khách thể nghiên cứu: ....................................................................................................6 3.2.Thiết kế:............................................................................................................................7 3.3.Qui trình nghiên cứu: ......................................................................................................8 a.Cách thức tiến hành:......................................................................................................8 b.Thời gian:.........................................................................................................................9 3.4.Đo lường và thu thập dữ liệu: ........................................................................................9 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:...............................................10 4.1.Trình bày kết quả:..........................................................................................................10 4.2.Phân tích dữ liệu: ...........................................................................................................10 4.3. Bàn luận:........................................................................................................................11 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:................................................................................12 5.1.Kết luận:..........................................................................................................................12 5.2.Khuyến nghị: ..................................................................................................................12 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ..................................................................................................14 PHỤ LỤC: ...............................................................................................................................15 Phụ lục 1: Kế hoạch bài học Tin học 11 chương trình chuẩn : ......................................15 Phụ lục 2: Ma trận đề kiểm tra và đáp án của bài kiểm tra trước và sau tác động: .....21 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: TBC Trung bình cộng ĐTB Điểm trung bình GV Giáo viên HS Học sinh SĐTD Sơ đồ tư duy SGK Sách giáo khoa
  • 2. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-2 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Hiện nay, có rất nhiều cách thức dạy học theo hướng tích cực khác nhau đã và đang được ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu cuốn sách “Bản đồ tư duy trong công việc” của tác giả Tony Buzan thì bản thân tôi đã tự tìm ra cho mình một phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát tirển năng lực của HS. Theo Tony Buzan: “Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, bản đồ tư duy sẽ giúp HS sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, ngoài ra còn có thể tổ chức và phân loại suy nghĩ của HS”. Nội dung chính của bài được đặt tại vị trí trung tâm của sơ đồ, các đơn vị kiến thức được trình bày theo các nhánh, các nhánh này lại được chia thành nhiều nhánh con, chúng được thể hiện với các màu phấn khác nhau, từ đó có thể bổ sung, chỉnh sửa sao cho hoàn thiện, với cách trình bày như thế giúp HS sáng tạo hơn, ghi nhớ tốt hơn, khi kiểm tra bài cũ các em thuộc và nhớ lâu hơn. tăng khả năng hiểu và đọc hiểu của HS, giúp các em thấy thú vị khi học tập. Khi học thì HS không cần vẽ giống GV mà có thể vẽ theo ý mình, miễn là các em biết dùng các đường nét, màu sắc khác nhau để thể hiện các nội dung khác nhau. Chính vì vậy các em càng thấy hào hứng hơn mỗi khi học bộ môn Tin học, thậm chí thiết nghĩ nếu em nào vận dụng tốt phương pháp này cho các môn học mang nặng tính lý thuyết thì sẽ giúp các em rất nhiều trong quá trình ghi nhớ và phân loại kiến thức. Tình hình HS THPT còn gặp nhiều khó khăn trong môn Tin học là rất phổ biến, như: không biết được trọng tâm của bài học, không hăng hái tham gia các hoạt động của GV, đa số các em chưa được tiếp cận nhiều với dạng các câu lệnh, chương trình, kỹ năng lập trình trên máy tính, không có khả năng trình bày kiến thức trước lớp, không tích cực học hỏi từ bạn bè… đó cũng là các lý do làm cho công tác đổi mới phương pháp dạy học của GV gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Nghĩa Dân về những khó khăn trong việc ghi nhớ và hiểu được các nội dung của bài học trong chương trình Tin học 11, mà điển hình là chương IV- Kiểu dữ liệu có cấu trúc và những lợi ích mà bản thân tôi nhận thấy được từ việc sử dụng SĐTD trong việc giúp GV và HS trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, …
  • 3. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-3 Với một vài lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)”. Nghiên cứu của tôi được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 11A4 và 11A6 Trường THPT Nghĩa Dân. Lớp 11A4 là lớp đối chứng, lớp 11A6 là lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Kết quả kiểm chứng T- Test cho thấy p=0.0005< 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa diểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng phương pháp sử dụng SĐTD trong việc giảng dạy các bài mới của chương IV- Kiểu dữ liệu có cấu trúc của chương trình môn Tin học lớp 11 đã mang lại kết quả cao trong học tập ở chương trình Tin học lớp 11. 2. GIỚI THIỆU: Tin học là một môn học công cụ, có tính trừu tượng và tính thực tiễn. Những tri thức và kỹ năng Tin học cùng với phương pháp làm việc trong Tin học đã trở thành công cụ để học tập những môn học khác trong nhà trường, là công cụ của nhiều ngành khoa học khác cũng như hoạt động trong đời sống thực tế. Bởi vậy, dạy Tin học không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện cho HS chiếm lĩnh những tri thức và kỹ năng Tin học mà còn phải góp phần phát triển, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, là phương pháp dễ nhất để truyền tải thông tin vào não bộ rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, từ khoá và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. SĐTD có cấu trúc gồm 4 yếu tố chính: Đường nét – dùng các đường kẻ (sử dụng đường cong là chính vì các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút sự chú ý của mắt hơn rất nhiều) để nối các nhánh chính tới hình ảnh và nối các nhánh với nhau, chúng ta sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng. Từ ngữ - sử dụng một từ khoá trong mỗi dòng bởi vì mỗi từ khoá mang lại cho SĐTD của chúng ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt. Khi chúng ta sử dụng những từ khoá riêng lẻ, mỗi từ khoá đều không bị giằng buộc, do vậy nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
  • 4. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-4 Màu sắc – luôn sử dụng màu sắc bởi vì màu sắc cũng có kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho SĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt. Hình ảnh – do hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp chúng ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh thú vị giúp chúng ta tập trung vào những điểm quan trọng và làm bộ não của chúng ta phấn chấn hơn. - SĐTD đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. - Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. Với việc sử dụng SĐTD trong dạy học kết hợp với sự gợi ý hướng dẫn của GV, HS liên tục hoạt động, vận dụng các hình thức tuy duy để không ngừng đạt được mục tiêu của bài học từ đó lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, sâu sắc Như vậy, SĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v… Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng phương pháp sơ đồ tư duy sẽ gây cho HS cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, GV phải làm như thế nào khi kết thúc tiết dạy HS lĩnh hội được tri thức mới với niềm vui của sự khám phá và trưởng thành thêm một bước về năng lực tư duy logic, sáng tạo. Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp trình bày để hiểu rõ hơn về cơ sở và bản chất của đề tài. Mục đích lớn nhất của chúng tôi là mong muốn cho HS của mình chú tâm, yêu thích môn học mà mình đang trực tiếp giảng dạy. Đề tài mà tôi tìm hiểu chỉ với mục đích duy nhất là một người GV luôn mong muốn việc dạy học của mình đạt được kết quả tốt, biến giờ học trở nên thú vị hơn.
  • 5. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-5 2.1. Hiện trạng: - Do tính đặc thù của chương trình Tin học 11 là lập trình và ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc, kiểu dữ liệu, các câu lệnh, … tất cả đều mới, khô, khó, dài… nên phần lớn các em còn gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn trong môn học này. - Thật sự, tin học là một môn học khó, đặc biệt là việc học lập trình, đòi hỏi người học phải đầu tư nhiều thời gian, trong khi đó, HS có thái độ coi môn Tin học là một môn phụ, rất ít quan tâm vì môn học này không có trong thi tập trung và kỳ thi tốt nghiệp cũng như thi đại học. - Ở mỗi lớp học trình độ của HS không đồng đều, HS cá biệt ngày càng nhiều ở các lớp làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảng dạy của GV. 2.2.Nguyên nhân: - Các bài học Tin học thì khá thú vị nhưng còn nhiều chỗ làm cho HS khó hiểu và trừu tượng như viết chương trình Pascal, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp, xâu, mảng … nếu các em không tập trung cao thì kiến thức của các em ngày càng có nhiều lỗ hỏng. - Kiến thức trừu tượng, khó hiểu nên việc giảng dạy của GV và việc tiếp thu kiến thức của HS gặp nhiều khó khăn, HS khó hiểu và nhớ được nội dung bài học một cách trọn vẹn. - HS rất lười học các môn phụ, trong đó có Tin học, kĩ năng vận dụng những kiến thức của bài học vào thực tiễn chưa cao, chưa khắc sâu được kiến thức. - HS rất ngại suy nghĩ vì cho đây là môn học phụ, không quan trọng đến việc các em hiểu hay không hiểu bài nên không đầu tư vào môn học, thậm chí SGK mà cũng không đọc để tìm hiểu vấn đề như thế nào. 2.3.Giải pháp thay thế: - Qua tất cả những hiện trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” nhằm đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như phát triển năng lực của HS, giúp HS khắc sâu kiến thức, tự tin và tích cực tham gia xây dựng bài học, không khí lớp học thêm sinh động, sôi nổi….HS không chỉ dùng trí nhớ đơn thuần mà phải động não để hiểu sự liên hệ, tác động qua lại thể hiện trong sơ đồ.  Vấn đề nghiên cứu:
  • 6. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-6 Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc) có nâng cao được kết quả học tập của lớp 11 không?  Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc) có nâng cao kết quả học tập của lớp 11 3. PHƯƠNG PHÁP: 3.1.Khách thể nghiên cứu: + GV có vài năm giảng dạy, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục HS, dạy môn Tin học trường THPT Nghĩa Dân trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu. + HS: Hai lớp chọn: lớp 11A4 và lớp 11A6 có sĩ số gần tương đương nhau, trình độ gần như nhau, các em đều tích cực trong học tập.
  • 7. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-7 3.2.Thiết kế:  Sử dụng thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương: - Tôi dùng kết quả kiểm tra 1 tiết lần 1( HKI) để làm bài kiểm tra trước tác động. Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 7.15 7.20 Giá trị p của T- test, p = 0.86 + Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. p = 0.86> 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. - Kiểm tra sau tác động: Tôi dùng bài kiểm tra HKI theo phân phối chương trình để xác định sự tương đương giữa các nhóm.
  • 8. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-8 Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu: - Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test độc lập: 3.3. Qui trình nghiên cứu: a.Chuẩn bị bài của GV: - Đối với lớp đối chứng (11A4): Thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình bình thường. - Đối với lớp thực nghiệm (11A6): Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng SĐTD để truyền đạt kiến thức cho HS. Qua đó giúp HS có thể khắc sâu kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng, giờ dạy thêm phong phú và sinh động. Phương pháp này gắn bó với GV và HS trong quá trình tiếp nhận và ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, quán triệt nguyên lý “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”. Qua đó hình thành nhận thức đúng đắn về thế giới quan và củng cố niềm tin cho HS. Nhưng không phải tiết dạy nào cũng sử dụng phương pháp sử dụng SĐTD trong giảng dạy, nếu sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ dẫn đến mất thời gian và không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm (Lớp 11A6) O1 Dạy học có sử dụng SĐTD ở các bài của chương IV - Kiểu dữ liệu có cấu trúc) O3 Đối chứng (Lớp 11A4) O2 Dạy học bình thường (Không có sử dụng SĐTD ở các bài của chương IV - Kiểu dữ liệu có cấu trúc) O4
  • 9. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-9 Phương pháp sử dụng SĐTD trong dạy học không phải là phương pháp vạn năng nên nó chỉ có thể đạt hiệu quả khi GV biết kết hợp phương pháp truyền thống một cách hài hòa với những phương pháp dạy học tích cực. Tuy phương pháp này còn phụ thuộc vào năng lực, thái độ của HS, có thể nảy sinh nhiều tình huống ngẫu nhiên và có thể mất nhiều thời gian nhưng khi dạy học bằng phương pháp này tôi nhận thấy đã phát huy được tính tích cực của HS khi tham gia vào quá trình học, kích thích được tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. HS là chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. b. Cách thức tiếnhành: - Trong đề tài này tôi sẽ thực hiện ở chương trình HKI môn Tin học lớp 11 cụ thể là lớp 11A6, trường THPT Nghĩa Dân. Để chứng minh cho tính hiệu quả của phương pháp này trong các bài học chương IV, chương trình Tin học 11 tôi đã sử dụng phương pháp này để dạy. - Trong quá trình dạy học, GV lựa chọn phù hợp giữa SĐTD với hệ thống tri thức và bài tập, để HS tiến hành tư duy, hiểu được kiến thức, nắm vững và có kỹ năng vận dụng kiến thức đó và qua đó sẽ nắm được nội dung bài học một cách rõ ràng và có hệ thống. Để nắm rõ vấn đề hãy xem ở phần phụ lục. c. Thời gian: Thời gian của quá trình nghiên cứu khoảng đầu tháng 10 năm 2016 và đến gần cuối tháng 3 năm 2017 3.4.Đo lường và thu thập dữ liệu: - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết ( HKI), và bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết HKII. Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phép đo về kết quả điểm kiểm tra của các HS, thái độ học tập của HS đối với bộ môn để kiểm tra kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cũng như kết quả của việc hình thành và phát triển năng lực của HS trong học tập.
  • 10. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-10 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 4.1.Trình bày kết quả: Bảng 3. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương: 4.2.Phân tíchdữ liệu: Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0.0005 nghĩa là: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0.83. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy Tin học 11 theo phương pháp sử dụng SĐTD là lớn. Giả thuyết của đề tài: : “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” đã được kiểm chứng. Trước tác động Sau tác động Giá trị điểm trung bình Đối chứng (11A4) 7.15 7.50 Thực nghiệm (11A6) 7.30 8.31 Độ lệch chuẩn Đối chứng (11A4) 1.6847 1.5062 Thực nghiệm (11A6) 1.7184 1.6218 Giá trị P của T- test 0.8649 0.0005 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.83
  • 11. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-11 6.37 6.76 6.30 8.01 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 ĐTB Đối chứng (11C5) Thực nghiệm (11C3) LỚP BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA Trước TĐ Sau TĐ Hình. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 4.3. Bàn luận: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8.01, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.76. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.25 điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.83 điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.0005 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
  • 12. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-12 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 5.1. Kết luận: - Công việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thật sự là công việc nhiều khó khăn và nhiều thách thức. Qua việc sử dụng SĐTD trong dạy học mới thấy được nhiều khó khăn trong khi đổi mới phương pháp dạy học. Khó khăn không chỉ giành cho người GV, hay chỉ riêng cho HS. Mà với việc sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực GV phải là người tổ chức “chương trình” thật chu đáo để làm cho HS tìm thấy kiến thức và kĩ năng cuộc sống thông qua bài học của mình. GV đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công việc định hướng, dẫn dắt HS tìm hiểu từng vấn đề của bài học, vấn đề của cuộc sống mà ta hàng ngày không để ý. - Và đề tài: : “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” đã nhận được nhiều thái độ tích cực của HS. Trong quá trình học, HS cũng tích cực tư duy để tìm hiểu, lĩnh hội và trao đổi kiến thức mới cũng như tái hiện kiến thức cũ liên quan. Việc trao đổi giữa HS và GV đã được tích cực hóa, quá trình học đã được chuyển biến theo hướng hoạt động của HS là chính. HS đã tích cực vận động trong các nội dung kiến thức theo hướng dẫn của GV để đạt được mục tiêu của bài học. Cùng với đó là việc HS hình thành được một phần tư duy tích cực trong khi lĩnh hội tri thức, song song với việc lĩnh hội tri thức còn tự hoàn thiện bản thân mình với kỹ năng, kỹ xảo của việc trình bày, chắt lọc thông tin và tổng hợp thông tin. - Như vậy, việc dạy học Tin học 11 theo phương pháp sử dụng SĐTD đã góp phần vào việc kích thích hoạt động của HS trong việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu nguồn tri thức của nhân loại, là một bước quan trọng trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học mà bản thân tôi đã nhận thức được để tiếp tục trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm để luôn mang đến những tiết học lý thú cho HS và phần nào nâng cao kết quả học tập bộ môn. Tuy nhiên, do đây là một hướng nghiên cứu mới của bản thân nên tôi rất mong muốn được chia sẻ và nhận những lời góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp về vấn đề này để chúng ta cùng nhau học hỏi và hoàn thiện kĩ năng sư phạm, kĩ năng sử dụng SĐTD trong dạy học của mình. 5.2.Khuyến nghị: - Kết quả học tập của HS được nâng cao là nhờ có sự nỗ lực của cả thầy lẫn trò, có sự kết hợp đồng bộ giữa phương pháp dạy và học thật tốt về bộ môn, nhất là khi GV áp dụng phương
  • 13. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-13 pháp này trong khi dạy học. Vì thế, mỗi GV cần mạnh dạn có những phương pháp mới thật sáng tạo, không nên quá bám sát sách giáo khoa và mỗi HS phải thật sự cố gắng, luôn có phương pháp học tập phù hợp với khả năng bản thân và luôn có tinh thần học hỏi thật nghiêm túc. - Việc phát hiện ở HS có những câu trả lời hay và thật sáng tạo, thật độc đáo giúp mỗi GV bộ môn có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân. - Đề tài : “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” mà tôi trình bày dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân qua những năm giảng dạy. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô trong tổ nhóm bộ môn, của quý thầy cô đồng nghiệp ở các bộ môn khác, của Ban giám hiệu nhà trường để đề tài này được hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong giảng dạy, nâng cao hơn nửa chất lượng học tập của HS ở trường.
  • 14. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-14 TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án Việt – Bỉ, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. - Sách giáo khoa Tin học 11. - Sách Ngôn ngữ lập trình Pascal của Quách Tuấn Ngọc. - Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc, NXB LĐ-XH 2007. - Lê Khắc Thành. Phương pháp dạy học môn Tin học, NXB ĐH sư phạm Hà nội 2009. - Tài liệu hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học và quản lí giáo dục: Dạy và học tích cực. - Mạng Internet.
  • 15. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-15 PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Kế hoạch bài học một số tiết học trong chương trình chuẩn môn Tin học 11: §11- Kiểu mảng- Mảng một chiều, tiết 19 1)Trong nội dung kiểm tra bài cũ: GV cho HS xem sơ đồ GV đặt câu hỏi 1: Có 2 bạn nhỏ đang tranh giành nhau để được vào trong nhận quà tặng. Nhưng theo qui định là bạn nào thấp hơn thì sẽ được đi vào trước, ngược lại bạn nào cao hơn thì sẽ đi sau. Tình huống trên đã được chuyển hóa thành dạng cấu trúc rẽ nhánh, theo em đó là dạng nào? Readln (a, b );{a,b là chiều cao của 2 bạn nhỏ} If a > b then writeln (’Ban nho co chieu cao la: ‘, b, ‘se duoc vao truoc’) Else writeln (’Ban nho co chieu cao la:‘, a, ‘se duoc vao truoc’); Kết quả của tình huống trên sẽ là như thế nào nếu nhập a=157 và b=155 A. Ban nho co chieu cao la: 157 se duoc vao truoc B. Ban nho co chieu cao la: 155 se duoc vao truoc C. Không thông báo gì. D. Không có phương án nào đúng. GV đặt câu hỏi 2: An sử dụng 1 cái ca dung tích 1 lít nước để đổ nước vào 1 cái thùng phi dung tích 50 lít. An phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi thùng phi đầy nước. Tình huống trên đã được đưa vào trong đoạn câu lệnh sau: For i:= … to … do … {Thực hiện công việc đổ nước} … Em hãy điền vào chỗ trống (…) Đáp án: For i:= 1 to 50 do 50 lít1 lít
  • 16. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-16 2)Trong nội dung bài mới: - GV vẽ ra sơ đồ về khái niệm mảng một chiều - GV vẽ ra sơ đồ về khai báo mảng một chiều  cs_đầu, cs_cuối: kiểu nguyên  cs_đầulà 1  cs_đầu≤ cs_cuối Xác định cs_đầu, cs_cuối Các kdl chuẩn đã học (A[i]) (Các kdl chuẩn đã học) (Có 2 cách) (cs_đầu, cs_cuối)
  • 17. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-17 - GV vẽ ra sơ đồ về một số thao tác xử lý mảng một chiều Như vậy, thông qua sơ đồ GV và HS đã làm sáng tỏ 1 số khái niệm, thao tác mới. Nội dung thể hiện một cách trực quan, cụ thể, dễ tiếp thu, HS và GV có thể nghiên cứu và lập được sơ đồ mà không đòi hỏi vật liệu, máy móc hiện đại mà chỉ đòi hỏi ở sự nhiệt tình trong giảng dạy. Để đảm bảo được yêu cầu quan sát sơ đồ đi đúng với thiết kế mà người GV đề ra thì GV phải chuẩn bị những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình giảng dạy. Hệ thống câu hỏi phải khai thác tối đa khả năng quan sát của HS, tạo cơ hội cho HS trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, khuyến khích các em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi cho thầy, cho bạn trao đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Sự tương tác đó trong học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển. Chương IV- Kiểu dữ liệu có cấu trúc là một chương khó khó, khô khan khi người GV truyền thụ kiến thức cho HS một cách đơn giản sẽ làm cho tiết học thêm nhàm chán, buồn tẻ, không sinh động . Do đó, GV phải linh động thiết kế sơ đồ phù hợp với trình độ nhận thức của các em. HS có thể trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề này. (read/readln) (write/writeln) (A[i]>A[i+1]đổi chổ) (A[i]<A[i+1]đổi chổ) Max:=A[1]Nếu A[i]>Max  Max:=A[i] Min:=A[1]Nếu A[i]>Min  Min:=A[i] dem:=0Nếu đk thì  dem:=dem+1
  • 18. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-18 3)Trong nội dung câu hỏi, bài tập củng cố: GV đưa ra yêu cầu: Hãy dựa vào sơ đồ một số thao tác xử lý mảng 1 chiều, em hãy xác định các câu (đoạn lệnh) thực hiện các công việc sau: 1) Khai báo mảng 1 chiều (xác định là trực tiếp hay gián tiếp)? 2) Nhập mảng 3) Xuất mảng (nếu có)? Nếu không có thì xuất kết quả gì? Và đoạn lệnh nào thực hiện công việc đó? Program TinhTong ; Uses crt ; var a : array[1..250] of integer ; n,i,Tong : Integer ; Begin clrscr ; Write('Nhap n = ') ; Readln(n) ; For i := 1 to n do Begin Write('a[',i,'] = ') ; readln(a[i]) ; End ; Tong:=0; For i := 1 to n do If a[i] mod 2=0 then Tong:=Tong+a[i]; Writeln('Tong cac phan tu chan la: ',Tong) ; Readln ; End . Với sơ đồ, GV đã giúp HS đúc kết được những kiến thức cần nắm trong bài, và kiểm tra lại mức độ tiếp thu chúng cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong bài học.
  • 19. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-19 §12- Kiểu xâu, tiết 28 1)Trong nội dung bài mới: - GV vẽ ra sơ đồ khi nói khái niệm về Xâu: - GV kết hợp giữa sơ đồ với các phương pháp dạy học đặt vấn đề, hoạt động nhóm, minh họa và vấn đáp… để HS tìm hiểu về xâu. - HS quan sát sơ đồ để nắm được nội chính của bài học. - GV vẽ ra sơ đồ khi nói về khai báo xâu: - Dựa vào sơ đồ, GV có thể gọi 1 hoặc 2 HS lên khai báo thử biến xâu bằng cách trực tiếp hay gián tiếp tùy ý. - HS thông qua sơ đồ có thể nắm được cách để khai báo biến xâu. A[i] (Phép SS, phép ghép xâu) string (Xâu chứa dấu cách: S[i]:=’ ‘ ; độ dài bằng 1) (Độ dài Max: 255)
  • 20. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-20 - GV vẽ ra sơ đồ khi nói về các thao tác xử lí xâu: - HS nhìn vào sơ đồ có thể thực hiện 1 số VD về các thao tác, cũng như kết quả của các phép so sánh. VD1: S:= ‘Tin’ + ‘ ‘ + ‘học’  S=’Tin học’  phép ghép xâu (+) VD2: ‘AC’ > ‘ABC’  quy tắc 1 ‘AB’ < ‘ABC’  quy tắc 2 ‘AC’ = ‘AC’  quy tắc 3
  • 21. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-21 Phụ lục 2: Ma trận đề kiểm tra và đáp án của bài kiểm tra trước tác động: 1. Chủ đề, nội dung cần kiểm tra đánh giá: - Chương III - Cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp 2. Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng - Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp, cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh ghép trong biểu diễn thuật toán. - Hiểu cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước (kiểm tra điều kiện trước), cấu trúc lặp với số lần biết trước - Biết cách vận dụng từng loại cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp phù hợp với tình huống cụ thể, đơn giản. - Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh, cấu trúc lặp For … Do và While … Do - Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp; - Viết đúng các lệnh lặp số lần chưa biết trước (kiểm tra điều kiện trước), lặp với số lần biết trước và các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ. - Dự đoán được kết quả thực hiện một số đoạn lệnh của một số bài toán đơn giản 3. Xác định năng lực hướng tới - Giải được các bài toán thực tế đơn giản bằng các câu lệnh lặp. 4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu(mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh ghép Câu hỏi/bài tập định tính HS biết cấu trúc rẽ nhánh như thế nào là đúng cú pháp ND1.DT.NB.1 HS chỉ ra được các thành phần, cấu trúc đúng của câu lệnh rẽ nhánh và câu lệnh ghép cụ thể. ND1.DT.TH.1 ND1.DT.TH.2 Bài tập HS biết cơ chế HS hiểu cơ chế HS có thể ứng HS có thể ứng
  • 22. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-22 Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu(mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp Vận dụng cao định lượng hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh để chỉ ra được hoạt động một lệnh dạng If-then- cụ thể. ND1.DL.NB.1 hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh để giải thích được hoạt động một đoạn lệnh cụ thể. ND1.DL.TH.1 ND1.DL.TH.2 ND1.DL.TH.3 dụng cấu rẽ nhánh để giải quyết 1 tình huống quen thuộc ND1.DL.VDT.1 dụng cấu trúc rẽ nhánh If … Then … Else để giải quyết 1 yêu cầu nâng cao. ND1.DL.VDC.1 Bài tập thực hành HS hoàn chỉnh lệnh rẽ nhánh dạng If-then- else trong chương trình quen thuộc ND1.TH.TH.1 2. Cấu trúc lặp Câu hỏi/bài tập định tính HS nhận biết được bài toán có sử dụng cấu trúc lặp ND2.DT.NB.1 Bài tập định lượng HS nhận biết các thành phần của câu lệnh lặp For..do While ... Do ND2.DL.NB.1 HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh lặp For ... Do và While ... Do để giải thích được hoạt động một đoạn lệnh cụ thể. ND2.DL.TH.1 ND2.DL.TH.1 HS có thể ứng dụng cấu trúc lặp For ... do để giải quyết 1 tình huống quen thuộc ND2.DL.VDT.1 HS có thể ứng dụng cấu trúc lặp For..do để giải quyết 1 yêu cầu nâng cao. ND2.DL.VDC.1 Bài tập thực hành HS phát hiện và sửa lỗi sai trong cấu trúc lặp cho truớc.
  • 23. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-23 Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu(mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp Vận dụng cao ND2.TH.TH.1 ND2.TH.TH.2 5.Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả Câu 1- ND2.DT.NB.1: Em hãy nêu một tình huống trong cuộc sống có sử dụng thao tác lặp: a. chuyển động của quả lắc đồng hồ b. chuyển động của vật rơi tự do c. chuyển động của chiếc lá d. chuyển động của chiếc ô tô từ TP.HCM-HN Câu 2- ND1.DT.NB.2: Câu lệnh If-then nào dưới đây viết đúng cú pháp a) If a>b then a:=b; b) If-then a>b, a:=b; c) If-then(a>b,a:=b); d) If a>b then a=b; Câu 3- ND2.DL.TH.1: An sử dụng ca để đổ nước vào bể nuôi cá. An phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bể cá đầy nước. Hỏi An phải thực hiện thao tác đổ nước bao nhiêu lần ? a.15 lần b. 7 lần c. 1 lần d. không xác định được số lần Câu 4- ND2.DL.NB.1: Em hãy cho biết <giá trị đầu> và <giá trị cuối> trong đoạn chương trình sau: ….. For k:=5 to 12 do writeln(k); … Câu 5- ND2.TH.TH.1: Em hãy xác định lỗi trong câu lệnh sau: For k:=0.5 to 10 do Writeln(K); ………………………………………………………………………………. Câu 6- ND2.DL.TH.2: Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau: S:=0; For i:=1 to 5 do s:=s+i; Writeln(s); Kết quả đoạn code như sau: a. 10 b.14 c.15 d.16
  • 24. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-24 Câu 7- ND2.DL.VDC.1 : Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau: S:=0; For i:=1 to 5 do If i mod 2 <>0 then s:=s+i; Writeln(s); Kết quả đoạn code như sau: a. 15 b.8 c.9 d.7 Câu 8- ND1.DL.NB.1: Xét lệnh: If a>b then writeln(a); Hỏi nếu a=7; b=6; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì? a) Không đưa ra gì; b) Đưa ra số 6; c) Đưa ra số 7; d) Đưa ra số 67; Câu 9- ND1.DL.TH.1 : Xét lệnh if a>b then a:=b; if a>c then a:=c; writeln(a); Hỏi nếu a=7; b=6; c=8; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì? a) Không đưa ra gì; b) Đưa ra số 6; c) Đưa ra số 7; d) Đưa ra số 8; Câu 10- ND1.DT.TH.1: Lệnh nào dưới đây viết đúng cú pháp a. If A < 10; then A:=10 else A:=0; b. If A < 10; then A:=10; else A:=0; c. If A < 10 then A:=10 else A:=0; d. If A < 10 then A:=10; else A:=0; Câu 11- ND1.DL.TH.2: Cho đoạn chương trình sau: Readln (a, b ); If a mod b = 0 then writeln (a,’ Khong chia het cho ‘, b) Else writeln (a,’ chia het cho ‘, b); Nhận xét đoạn chương trình trên cho kết quả như thế nào nếu ta cho a= 10, b=2. a. 10 chia het cho 2 b. 10 Khong chia het cho 2 c. Không ra kết quả gì cả d. Đoạn lệnh sai cú pháp Câu 12- ND1.DL.TH.3: Hãy điền vào chỗ “…” dưới đây để đoạn chương trình dưới đây thông báo một số tự nhiên a có chia hết cho 5 hay không? If … then write (a,‘ chia het cho 5 ,’)
  • 25. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-25 Else write (a,‘ khong chia het cho 5,’); Câu 13- ND2.TH.TH.2: Xét đoạn chương trình dưới đây, em hãy cho biết câu lệnh While .. do có đúng cú pháp hay không? Hãy sữa lại cho đúng. n:=1; S:=0; While n mod 2 :=1 do Begin S:=S+n; N:=n+1; End; ……………………………………………………………………………….. Câu 14- ND2.DL.VDT.1 : Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau: S:=0; i:=1; While i<= 5 do begin s:=s+i; i:=i+2; end; Writeln(s); Kết quả đoạn code như sau: a. 10 b.14 c.15 d.9
  • 26. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-26 Câu 15- ND1.TH.TH.1: 15.1) Hãy hoàn thiện chương trìnhsau Program vidu; Var a, b: real; Begin Readln (a, b); If .................. Writeln (‘Thuong cua ‘,a,’ chia cho ‘ ,b, ’ la ’, a/b) ...... Writeln (‘ Khong chia duoc vi b bang khong’); Readln End. 15.2) Chạy chương trình với a=6; b=2; Cho biết thông tin được ghi ra màn hình 15.3) Chạy chương trình với a=0; b=0; Cho biết thông tin được ghi ra màn hình Câu 16- ND1.DL.VDT.1: Hoàn thiện đoạn lệnh dưới đây nhằm mục đích đưa ra chiều dài và chiểu rộng của một hình chữ nhật có hai cạnh là a và b? If ... Then Begin writeln(‘chieu dai la’,a); writeln(‘chieu rong la’,b); end Else ... Câu 17- ND1.DT.TH.2: Quan sát đoạn lệnh dưới đây và cho biết lệnh ghép đã được viết đúng cấu trúc hay chưa? Nếu sai thì hãy viết lại cho đúng. if a>b then tmp:=a; a:=b; b:=tmp; end; Câu 18- ND1.DL.VDC.1: Hoàn thiện đoạn lệnh dưới đây nhằm mục đích tráo đổi giá trị hai biến a, b nếu a>b. If ... ... c:=a; a:=b; b:=c; ...
  • 27. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-27  Thang điểm và đáp án của bài kiểm tra trước tác động: - Mỗi câu đúng là 0.5đ. - Đáp án: Câu 1: a Câu 2: a Câu 3: d Câu 4: <giá trị đầu>: 5, <giá trị cuối>: 12 Câu 5: 0.5  biến đếm phải là số nguyên Câu 6: c Câu 7: c Câu 8: c Câu 9: b Câu 10: c Câu 11: b Câu 12: a mod 5 = 0 Câu 13: n mod 2 :=1  n mod 2 =1 Câu 14: d Câu 15.1: b<>0 và Else Câu 15.2: Thuong cua 6 chia cho 2 là 3 Câu 15.3: Khong chia duoc vi b bang khong Câu 16: a>b và Begin writeln(‘chieudai la’,b); writeln(‘chieurong la’,a); end; Câu 17: if a>b then Begin tmp:=a; a:=b; b:=tmp; End; Câu 18: If a>b Then Begin c:=a; a:=b; b:=c; End;
  • 28. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-28 Phụ lục 2: Ma trận đề kiểm tra và đáp án của bài kiểm tra sau tác động: 1. Chủ đề, nội dung cần kiểm tra đánh giá: - Chương III - Cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp - Chương IV - Kiểu dữ liệu có cấu trúc 2. Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng - Hiểu khái niệm về kiểu mảng và kiểu xâu cùng với các cách khai báo và các tham số trong đó. - Biết cách vận dụng cấu trúc lặp, cấu trúc rẽ nhánh vào trong xử lí mảng và xâu. - Hiểu và nắm được ý nghĩa của một số hàm và thủ tục chuẩn xử lí xâu. - Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản xử lí mảng và xâu để đưa ra được kết quả; - Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản 3. Xác định năng lực hướng tới - Giải được các bài toán thực tế đơn giản trong xử lí xâu và mảng có kết hợp cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp. 4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu(mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Kiểu mảng 1 chiều Câu hỏi/bài tập định tính HS biết cấu trúc mảng như thế nào là đúng cú pháp ND1.DT.NB.1 Bài tập định lượng HS hiểu cơ chế hoạt động vòng lặp For ... do để biết được
  • 29. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-29 Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu(mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp Vận dụng cao kết quả của một đoạn lệnh xử lí mảng cụ thể ND1.DL.TH.1 Bài tập thực hành HS hiểu cơ chế hoạt động vòng lặp For ... do để thực hiện tính toán và đưa ra kết quả của một đoạn lệnh xử lí mảng cụ thể. ND1.TH.TH.1 HS có thể ứng dụng các kiến thức về mảng 1 chiều để giải quyết 1 tình huống quen thuộc ND1.TH.VDT.1 2. Kiểu xâu Câu hỏi/bài tập định tính HS nhận biết được các kiến thức đúng về kiểu xâu ND2.DT.NB.1 ND2.DT.NB.2 ND2.DT.NB.3 ND2.DT.NB.4 ND2.DT.TH.1 Bài tập định lượng HS nhận biết được độ dài của xâu là bao nhiêu ND2.DL.NB.1 HS hiểu cơ chế hoạt động của các hàm và thủ tục chuẩn xử lí xâu để giải thích được hoạt động của một đoạn lệnh cụ thể. ND2.DL.TH.1 ND2.DL.TH.2 HS có thể ứng dụng các hàm và thủ tục chuẩn trong xử lí xâu để giải quyết 1 số tình huống quen thuộc ND2.DL.VDT.1 ND2.DL.VDT.2 Bài tập thực hành HS có thể ứng dụng cấu trúc lặp và cấu trúc rẽ
  • 30. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-30 Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu(mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp Vận dụng cao nhánh để giải quyết 1 yêu cầu nâng cao trong xử lí xâu. ND2.TH.VDC.1 ND2.TH.VDC.2 5.Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả Câu 1- ND1.DT.NB.1: Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lệ: a. Mang : array[1..10] of integer; b. Mang : array[1..10] : integer; c. Mang : integer of array[1..10]; d. Mang : array(1..10) of integer; Câu 2- ND1.DL.TH.1: Câu lệnh nào dưới đây sẽ in ra tất cả các phần tử của mảng a. For k := 1 to n do write(a[i]); b. For k := n downto 1 do write(a(k)); c. For k:= 1 to n do write(a[k]); d. For k := n to 1 write(a[k]); Câu 3- ND2.DL.NB.1: Độ dài tối đa của xâu kí tự trong PASCAL là: a. 256 b. 255 c. 65535 d. Tùy ý Câu 4- ND2.DL.TH.1: Biết hàm Length(St) : cho độ dài xâu St. Vậy cho xâu S là ‘Hanoi- Vietnam’. Kết quả của hàm Length(S) là: a. 12 b. 13 c. 14 d. 15 Câu 5- ND2.DL.TH.2: Biết hàm Pos(S1,S2): tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của S1 trong S2. Vậy cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Pos(‘Vietnam’,S) là: a. 5 b. 6 c. 7 d. 8 Câu 6- ND2.DT.NB.1: Phát biểu nào dưới đây là sai: a. Xâu là một dãy các kí tự trong bảng mã ASCII. Kiểu xâu là một kiểu dữ liệu có cấu trúc. b. Có thể xem mỗi xâu có cấu trúc giống như một mảng một chiều mà mỗi phần tử của mảng là một kí tự trong bảng mã ASCII, được đánh chỉ số từ 1. c. Số lượng kí tự trong một xâu chính là độ dài của xâu. d. Các phép toán thao tác với xâu tương tự như các phép toán thao tác với mảng.
  • 31. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-31 Câu 7- ND1.TH.TH.1 : Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện việc nào trong các việc sau (A là mảng số có N phần tử) : S := 0 ; For i := 1 to N do S := S + A[i] ; a. Tính tổng các phần tử của mảng A; b. In ra màn hình mảng A; c. Đếm số phần tử của mảng A; d. Không thực hiện gì cả. Câu 8- ND2.DT.NB.2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cách khai báo xâu kí tự nào sau đây là đúng: a. var S := file of string ; b. var S : file of char ; c. var S : string(10); d. var S: string[10]; Câu 9- ND2.DT.NB.3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự không có kí tự nào gọi là: a. Xâu không; b. Xâu rỗng; c. Xâu trắng; d. Không phải là xâu kí tự; Câu 10- ND2.DT.NB.4: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phần tử đầu tiên của xâu ký tự mang chỉ số là: a. 0 b. Do người lập trình khai báo c. 1 d. Không có chỉ số Câu 11- ND2.TH.VDC.1: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì? Biết thủ tục Delete(St,vt,n): xóa n kí tự của xâu St bắt đầu từ vị trí vt X:=length(S) ; For i:=X downto 1 do If S[i] = ‘ ’ then Delete(S,i,1) ; { ‘ ‘ là một dấu cách} a. Xóa dấu cách thừa trong xâu kí tự S b. Xóa dấu cách đầu tiên trong xâu kí tự S c. Xóa mọi dấu cách của xâu S d. Xóa dấu cách tại vị trí cuối cùng của xâu S Câu 12- ND2.DL.VDT.1:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, sau khi chương trình thực hiện xong đoạn chương trình sau, giá trị của biến S là? (Biết thủ tục Insert(S1,S1,vt) chèn sâu S1 vào S2 bắt đầu từ vị trí vt của S2; Delete(St,vt,n): xóa n kí tự của xâu St bắt đầu từ vị trí vt) S:=’Ha Noi mua thu’ ; Delete(S,7,8) ; Insert(‘Mua thu’,S,1) ; a. Mua thu Ha Noi b. Ha Noi Mua thu c. Mua thu Ha Noi mua thu d. Ha Noi Câu 13- ND2.DL.VDT.2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để in một xâu kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược lại của các kí tự trong xâu (vd: abcd thì in ra là dcba), đoạn chương trình nào sau đây thực hiện việc này?
  • 32. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-32 a. For i:=length(S) downto 1 do Write(S[i]) ; b. For i:= length(S) to 1 do Write(S) ; c. i:=1 to length(S) div 2 do Write(S[i]) ; d. For i:=1 to length(S) do Write(S[i]) ; Câu 14- ND2.DT.TH.1 : Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hai xâu kí tự được so sánh dựa trên? A. Độ dài tối đa của hai xâu B. Độ dài thực sự của hai xâu C. Mã của từng kí tự trong các xâu lần lượt từ trái sang phải D. Số lượng các ký tự khác nhau trong xâu Câu 15- ND2.TH.VDC.2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để đếm các kí tự là kí tự số trong xâu S, đoạn chương trình nào trong các đoạn sau thực hiện việc này (biến d dùng để đếm) A. d:=0 ; For i:=1 to length(S) do If (S[i]>=’0’) and (S[i]<=’9’) then d:=d+1 ; B. d:=0 ; For i:=1 to length(S) do If (S[i]=’0’) and (S[i]=’9’) then d:=d+1 ; C. d:=0 ; For i:=1 to length(S) do If (S[i]=0) and (S[i]=9) then d:=d+1 ; D. d:=0 ; For i:=1 to length(S) do If (S[i]>=0) and (S[i]<=9) then d:=d+1 ; Câu 16- ND1.TH.VDT.1: Đọan lệnh sau cho ra kết quả gì? For i:= 1 to 20 do If i mod 9 = 0 then Write(i); a. 123…1920 b. 1 2 3 … 19 20 c. 918 d. 9 18
  • 33. Nghiên cứu KHSPƯD môn Tin học Trần Thị Thùy Dương- THPT Nghĩa Dân Trang-33 Câu 17- ND1.TH.VDT.1: Hãy hoàn chỉnh chương trình sau để in ra màn hình tổng (S) các phần tử dương và chia hết cho 5 trong mảng. (Điền vào các phần đã được đánh số từ (1)  (8))  Thang điểm và đáp án của bài kiểm tra sau tác động: - Từ câu 1  câu 16: mỗi câu đúng là 0.5đ. - Câu 17: Mỗi vị trí điền đúng: 0.25đ - Đáp án: Câu 1: a Câu 2: c Câu 3: b Câu 4: b Câu 5: c Câu 6: d Câu 7: a Câu 8: d Câu 9: b Câu 10: c Câu 11: c Câu 12: a Câu 13: a Câu 14: c Câu 15: a Câu 16: c Câu 17: var a : array[(1)..(2)] of integer ; n,i: Integer ; Begin Write('Nhap n = ') ; (3) ; For i := 1 to n do Begin Write('a[',i,'] = ') ; (4); End ; S:=0; For i := 1 to n do If (5) and (6) then S:=(7); Writeln(‘Tong s la:,(8)) ; Readln ; End . var a : array[1..250] of integer ; n,i: Integer ; Begin Write('Nhap n = ') ; Readln(n) ; For i := 1 to n do Begin Write('a[',i,'] = ') ; readln(a[i]) ; End ; S:=0; For i := 1 to n do If (a[i] mod 5=0) and (a[i]>0) then S:=S+a[i]; Writeln(‘Tong s la:,S) ;) Readln ; End .