SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
Giảng viên hướng dẫn: Ths Trịnh Thị Hằng
Học viên thực hiện: B21501KTL076 - Phạm Thanh Bình
B21501KTL088 - Nguyễn Thị Hải Hà
B21501KTL095 - Mai Hoàng Lân
B21501KTL111 - Phạm Thu Thủy
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022
ĐỀ TÀI:
LUẬT THỪA KẾ, DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
THEO THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
2
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................3
II. KHÁI NIỆM, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ..........................................4
1.1. Khái niệm thừa kế và tổng quan lịch sử hình thành ............................................4
1.2. Khái niệm và lịch sử hình thành về quyền thừa kế tại Việt Nam ........................4
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của quyền thừa kế...........................................................8
1.4. Thừa kế theo pháp luật, phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di
chúc........................................................................................................................10
1.5. Khái niệm diện thừa kế và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...............................................................................................................................13
1.6. Ý nghĩa của việc phân chia diện và hàng thừa kế..............................................14
Diện thừa kế và hàng thừa kế trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015 ..................14
2.1. Diện thừa kế.......................................................................................................14
2.2. Hàng thừa kế ......................................................................................................16
III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ CỦA BỘ LUẬT
DÂN SỰ 2015, NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ VỀ THỪA KẾ THEO DIỆN VÀ HÀNG
THỪA KẾ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................20
3.1. Đánh giá mực độ hoàn thiện về chế của Bộ Luật dân sự 2015..........................20
3.2. Một số hạn chế của một số quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật và
đề xuất: ..................................................................................................................20
IV. KẾT LUẬN.............................................................................................................25
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................26
3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, các quan hệ xã hội
được hình thành, trong đó quan hệ sở hữu tài sản và chuyển giao quyền sở hữu tài sản
là một trong những quan hệ đặc hữu, phổ biến mà tất cả các dân tộc trên thế giới đều
tồn tại mối quan hệ xã hội này. Và đó chính là quan hệ xã hội thừa kế.
Thừa kế với ý nghĩa là một mối quan hệ đã xuất hiện từ thời xã hội loài người
bát đầu hình thành những mối quan hệ cơ bản nhất. Ở thời kì này, việc thừa kế nhằm
di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được tiến hành dựa trên
quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc
quyết định. Tuy nhiên, đến giao đoạn khi Nhà nước được hình thành, pháp luật ra đời
thì pháp luật thừa kế mới chính thức ra đời và được quy định cụ thể để điều chỉnh mối
quan hệ này.
Nguyên tắc pháp luật thừa kế là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt
trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thừa kế. Gắn với từng giai
đoạn lịch sử nhất định của đất nước, pháp luật về quyền thừa kế có những thay đổi cho
phù hợp với bản chất của nhà nước trong từng giai đoạn nhưng vẫn kế thừa những yếu
tố lịch sử và phong tục tốt đẹp. Luôn luôn, pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản của
cá nhân, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế.
Tại Việt Nam, Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân
được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp.
Là một trong những quyền cơ bản của công dân, tuy nhiên thực tiễn trong xã
hội, phần nhiều công dân tại Việt Nam chưa hiểu hết và nắm các quy định về pháp luật
thừa kế. Do vậy, Nhóm chọn đề tài với nội dung “Pháp luật thừa kế, diện và hàng thừa
kế, ” để tìm hiểu và phân tích một cách cụ thể hơn một trong những nội dung lớn trong
pháp luật thừa kế.
4
II. KHÁI NIỆM, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
1.1. Khái niệm thừa kế và tổng quan lịch sử hình thành
Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa
vụ từ một người đã chết sang một người còn sống nào đó (cá nhân hoặc tổ chức).
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy được quan hệ thừa kế có mối quan hệ
cơ hữu và là mối quan hệ đi sau của quan hệ sở hữu. Từ việc phát sinh quan hệ sở hữu
thì quan hệ thừa kế mới phát sinh, chúng có mối quan hệ biện chứng và củng cố lần
nhau.
Theo các nghiên cứu lịch sử, quan hệ thừa kế đã phát sinh ngay từ khi xã hội
loài người bắt đầu hình thành các mối quan hệ xã hội và chính thức được quy định cụ
thể khi Nhà nước được hình hành, được quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật
của mỗi quốc gia. Do vậy, chúng ta có thể thấy được, quan hệ pháp luật thừa kế sẽ
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ xã hội và sẽ được điều chỉnh theo lịch sử phát triển
của chế độ xã hội theo từng thời kỳ trong suốt quá trình phát triển của mỗi quốc gia.
1.2. Khái niệm và lịch sử hình thành về quyền thừa kế tại Việt Nam
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước
ghi nhận trong Hiến pháp. Quy định này đã được khẳng định tại Hiến pháp 1946, Hiến
pháp 1992 và tiếp tục được Hiến pháp 2013 ghi nhận tại khoản 2 Điều 32:
“ 1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở,
tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong
các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.”
Trên cơ sở đạo luật cơ bản này, Điều 631 Bộ luật dân sự 2005 cũng như trong
Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 đã xác định rõ nội dung quyền này, đó là:
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật.”
Theo phương diện khách quan, quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp
luật điều chỉnh trình tự, điều kiện, hình thức chuyển dịch tài sản, quyền tài sản (gồm cả
5
quyền sử dụng đất) của một người đã chết cho những người còn sống, đồng thời bảo
vệ quyền của người để lại di sản và quyền của người hưởng di sản thừa kế. Pháp luật
bảo đảm quyền định đoạt của các nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông
qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì việc thừa
kế được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cùng với việc tôn trọng ý chí của cá
nhân người có tài sản trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ sau khi chết,
quyền thừa kế về phương diện khách quan còn được thể hiện ở chỗ pháp luật bảo đảm
cho công dân có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế, không phân biệt
giới tính, già trẻ, có năng lực hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự
(nếu cùng hàng thừa kế thì đều được hưởng kỷ phần di sản ngang nhau).
Theo phương diện chủ quan, quyền thừa kế của công dân là quyền dân sự cụ thể của
công dân trong việc để lại di sản và hưởng di sản thừa kế. Ý chí của người định đoạt
tài sản bằng di chúc được pháp luật bảo hộ nhưng không phải được bảo hộ một cách
tuyệt đối mà sự định đoạt ý chí của người lập di chúc có thể còn có sự liên quan đến
những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Người thừa kế
theo di chúc hoặc theo pháp luật đều có quyền hưởng di sản và quyền từ chối di sản.
Những quy định trên của pháp luật thừa kế hiện đại là sự kế thừa các quy định về thừa
kế trong các giai đoạn trước đây nhưng cũng đã có những sự thay đổi để phù hợp
nhưng vẫn mang tính lịch sử và phong tục, cụ thể.
Đầu tiên, trong chế độ xã hội trước năm 1945 được biết đến với chế độ phong kiến trị
vì thì dưới triều Nguyễn (1802-1858), Bộ luật Gia Long cũng thừa nhận hai hình thức
thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nếu như Bộ luật Hồng Đức
có sự ghi nhận sự bình đảng giữa nam và nữ thì trong Bộ luật Gia Long, các qui định
này không còn – mặc dù chỉ là quy định mang tính hình thức.
Tiếp đó, trong giai đoạn xã hội thuộc địa nửa phong kiến (1958 -1945), các quy định
của pháp luật về thừa kế được đề cập tới trong ba bộ dân luật: Bộ Dân luật giản yếu
Nam kỳ (1883), Bộ Dân luật Bắc kỳ (1931), Bộ Dân luật Bắc kỳ (1936). Trong thời kỳ
này tư tưởng trọng nam khinh nữ rất được chú ý thông qua các quy định của pháp luật.
6
Ngoài ra, cũng chính từ tư tưởng trọng nam, khinh nữ mà sự bất bình đẳng giữa vợ và
chồng trong lĩnh vực thừa kế được duy trì.
Tiếp nữa, giai đoạn từ 1945 đến 1954, cách mạng tháng Tám thành công đã mang đến
một luồng gió mới cho xã hội Việt Nam, chấm dứt chế độ phong kiến trị vì hàng ngàn
năm, chấm dứt chế độ đô hộ của thực dân, xây dựng chế độ chính trị mới, hệ thống
chính quyền mới. Sau cách mạng, chính quyền còn non trẻ vừa được thành lập đã phải
đứng trước những khó khăn và tồn tại của chế độ cũ, các phong tục tập quán cũ kỹ lạc
hậu. Trước tình hình đó, để kịp thời điều chỉnh những quan hệ xã hội cần phải được
điều chỉnh bằng pháp luật, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản dưới hình
thức sắc lệnh, sắc luật. Trong lĩnh vực thừa kế, các quy định về thừa kế giai đoạn này
được thể hiện qua một số các văn bản pháp luật sau đây: Hiến pháp được coi là đạo
luật gốc, ghi nhận chế độ chínht rị, chế độ kinh tế, quyền nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Điều 9 Hiến pháp 1946 ghi nhận: Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
phương diện”.
Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước ta
bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau đã tạo ra hai hệ thống
pháp luật khác nhau. Tại miền Bắc, Nhà nước ta tiếp tục ban hành những qui định để
điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ xã hội trong lĩnh vực thừa kế nói
riêng. Hiến pháp năm 1959 đã đưa vấn đề thừa kế thành một nguyên tắc hiến định.
Điều 19, Hiến pháp 1959 quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa
kế tài sản tư hữu của công dân”.
Như vậy quyền thừa kế lại một lần nữa được công nhận trong một văn bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất làm định hướng cho việc ban hành các văn bản pháp luật có hiệu lực
sau Hiến pháp.
Ở miền Nam, dưới chế độ Ngụy quyền, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký lệnh ban
hành Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972. Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 có những qui
định nhằm củng cố mối quan hệ bất bình đẳng trong gia đình, coi trọng quyền lợi của
người chồng, người con trai trong gia đình, quyền lợi của người vợ và người con gái bị
7
coi nhẹ. Như vậy quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng, lần đầu tiên đã được qui
định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước có ghi nhận quyền bình đẳng giữa các
con trong gia đình (không có sự phân biệt giữa con trai, con gái; con ngoài giá thú hay
con chính thức; con nuôi hay con đẻ).
Ở giai đoạn từ 1975 đến 1995, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Trong những năm
đầu tiên của giai đoạn này, Nhà nước ta cũng chưa cho ra đời được các văn bản pháp
lý có hiệu lực cao trong lĩnh vực dân sự nói chung, thừa kế nói riêng. Mục tiêu của giai
đoạn này là có bản Hiến pháp mới, Hiến pháp của một Nhà nước thống nhất. Đáp ứng
tình hình nhiệm vụ của giai đoạn mới, ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp 1980. Trong Hiến pháp 1980 qui định:
“Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của công dân”.
Cuối cùng, giai đoạn từ 2005 đến nay, điều kiện kinh tế kinh tế xã hội ngày càng phát
triển, nhu cầu hội nhập quốc tế, vấn đề toàn cầu hóa, mở rộng hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực dân sự… phát sinh thêm nhiều quan hệ mới trong lĩnh vực thừa kế đòi hỏi
pháp luật cũng cần phải có những thay đổi, bổ sung cho phù hợp. Trước tình hình
đó, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã được sửa đổi, bổ sung và đây chính là lý do xuất
hiện Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời với những sửa đổi, bổ
sung phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, trong đó các qui định về thừa kế
cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển
mới của đất nước, trước yêu cầu thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI,
Nghị quyết số 48 – NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số
48-NQ/TW), Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư
pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW) và đặc biệt là yêu cầu về công nhận,
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, về hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 2013 thì “Bộ luật dân sự 2015” đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Do đó, Bộ luật dân sự 2015 đã ra đời. Các quy định cơ bản về thừa kế: quyền thừa kế,
di sản, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản về
cơ bản tiếp tục kế thừa các quy định về thừa kế của Bộ luật dân sự 2005. Quyền thừa
8
kế tài sản của cá nhân, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế tiếp tục được đảm
bảo tại Điều 609 và Điều 610 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể: cá nhân có quyền lập di
chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo
pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; người thừa kế không là cá
nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại
tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật.
Như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử, luật thừa kế Việt Nam hiện đại là sự
kết tinh của yếu tố phong tục, lịch sử lâu đời của nước nhà, đồng thời thể hiện giá trị
của những tư tưởng chủ đạo về thừa kế đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Hơn thế nữa, Luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng không
chỉ mang thuần túy yếu tố truyền thống, phong tục mà còn thể hiện sự tiến bộ, thành
quả đúc kết tinh hoa văn hóa, nền pháp lý tiên tiến của nhân loại.
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của quyền thừa kế
 Nguyên tắc bảo hộ về quyền thừa kế của cá nhân
Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc đầu tiên trong quan hệ dân sự; và thể hiện
rõ nét bản chất của quan hệ dân sự. Đặc biệt đối với quan hệ thừa kế; nguyên tắc bình
đẳng là nguyên tắc cơ sở cho việc xác định những người trong cùng một hàng được
hưởng di sản ngang nhau. Ngoài ra, nó còn là cơ sở để rũ bỏ nhiều tư tưởng lạc hậu từ
thời kỳ phong kiến, như: tư tưởng trọng nam khinh nữ; sự bất bình đẳng giữa nam và
nữ; giữa vợ và chồng trong chế định thừa kế. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện quyền
thừa kế như nhau của cá nhân và pháp nhân.
Theo Điều 610 của BLDS 2015 quy định về quyền bình đẳng của các cá nhân
trong thừa kế như sau:
“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác
và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
 Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế
9
Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế là nguyên tắc cơ sở cho việc xác định
những người trong cùng một hàng được hưởng di sản ngang nhau. Ngoài ra; nó còn là
cơ sở để rũ bỏ nhiều tư tưởng lạc hậu từ thời kỳ phong kiến; như tư tưởng trọng nam
khinh nữ; sự bất bình đẳng giữa nam và nữ; giữa vợ và chồng trong chế định thừa kế.
Thông qua nguyên tắc này; các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thừa kế có thể đảm
bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Mọi cá nhân có quyền bình đẳng trong việc nhận di sản; và thực hiện nghĩa vụ của
người chết để lại. Không phân biệt nam, nữ, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tôn giáo. Mọi
cá nhân đều có quyền hưởng di sản theo di chúc, theo pháp luật.
 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể trong quan hệ thừa kế.
Tôn trọng quyền để lại tài sản của mình cho người khác:
Xuất phát từ nguyên tắc của luật dân sự là tự do, tự nguyện. Pháp luật cho phép
cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho cá nhân; tổ chức hưởng.
Nội dung di chúc do người lập di chúc xác định như chỉ định người thừa kế; truất
quyền hưởng di sản của người thừa kế mà không cần nêu lý do; dành một phần di sản
để di tặng hoặc làm di sản thờ cúng; chỉ định người quản lý di sản; người phân chia di
sản.
Lập di chúc là quyền tự do của cá nhân; nhưng khi thực hiện quyền đó cần phải
bảo đảm lợi ích của những người thân thích trong gia đình; như bố, mẹ, vợ (hoặc
chồng), các con chưa thành niên; hoặc con không có khả năng lao động. Những người
này có quan hệ hôn nhân; huyết thống với người lập di chúc; giữa họ có mối quan hệ
tình cảm thân thích; và quan hệ pháp lý như chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau. Theo đó,
dù người lập di chúc không chỉ định cho những đối tượng này hưởng một phần di sản;
thì pháp luật vẫn đảm bảo quyền hưởng di sản của họ đó là cho phép họ hưởng bằng
hai phần ba (2/3) của một suất thừa kế theo pháp luật (Điều 644 BLDS).
Quyền bình đẳng trong việc nhận tài sản thừa kế:
Theo quy định của pháp luật, Người hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ của người
chết để lại trong phạm vi di sản được hưởng. Như vậy, pháp luật quy định tất cả những
người thừa kế được hưởng quyền thì phải thực hiện nghĩa vụ. Đây là nguyên tắc chung
của pháp luật; thể hiện quyền của công dân bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ.
10
Bên cạnh đó, luật cũng quy rõ, Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế
theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc từ chối nhận di sản cả theo di chúc và theo pháp
luật. Pháp luật tôn trọng việc từ chối nếu việc từ chối không nhằm trốn tránh thực hiện
nghĩa vụ, đồng thời việc từ chối phải đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thời hạn pháp
luật quy định.
1.4. Thừa kế theo pháp luật, phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế
theo di chúc
Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân;
huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của
người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định
đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào; vì vậy, nếu di chúc chỉ định pháp nhân
thì pháp nhân đó là người thừa kế theo di chúc .
Nếu sự dịch chuyển của tài sản căn cứ vào ý chí của người đã chết để lại thì
được gọi là thừa kế theo di chúc, nếu sự dịch chuyển tài sản của người chết sang người
còn sống căn cứ vào quy định của pháp luật thì được gọi là thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định thực định tại Việt Nam, khái niệm thừa kế theo pháp luật quy định tại
điều 619 BLDS 2015, theo đó: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế,
điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.Sau đây là những điểm khác nhau
cơ bản giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật:
Điểm
khác
Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật
1. Khái
niệm
Là thừa kế theo ý chí
nguyện vọng của người để
lại di sản trước khi chết
Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và
trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều
649 BLDS 2015)
2. Đối
tượng
được
thừa kế
Những cá nhân, tổ chức
được người lập di chúc đề
cập là người nhận di sản
trong di chúc và đủ các điều
kiện theo quy định của pháp
luật
- Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc
nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều
651)
- Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên
hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng
lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa
kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc
11
(Điều 664)
- Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654)
3. Hình
thức
Phải được lập bằng văn bản,
nếu không lập được di chúc
bằng văn bản thì có thể lập
di chúc bằng miệng (Điều
627)
- Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc
phân chia di sản của các đồng thừa kế
- Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết
định của tòa án về phân chia di sản
4. Thừa
kế thế vị
Không có thừa kế thế vị Có thừa kế thế vị, quy định tại điều 652
BLDS 2015
5. Thứ
tự áp
dụng
Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật
chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp sẽ được phân tích sau đây.
Tại điều 650, Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định các trường hợp chia thừa kế theo pháp
luật, cụ thể như sau:
a. Trường hợp người để lại tài sản không có di chúc:
Nếu người để lại di sản có di chúc hợp pháp, di sản sẽ được phân chia theo ý
nguyện của người để lại di sản. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp người để
lại di sản chết đột ngột hoặc không lập di chúc trước khi chết dẫn đến không thể không
thể chia di sản theo ý nguyện của họ. Vì vậy, để đảm bảo di sản của người chết được
phân chia một cách công bằng, hợp pháp và tránh những tranh chấp, khi người để lại
di sản không có di chúc thì di sản sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật.
Ngoài ra, các trường hợp quy định tại điều 642 - Di chúc bị thất lạc, hư hại và
điều 648 - của Bộ Luật Dân sự 2015 cũng được coi là không có di chúc.
b. Trường hợp di chúc không hợp pháp
Di chúc hợp pháp khi đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật và sẽ được pháp
luật bảo vệ. Trường hợp vi phạm điều kiện về tính hợp pháp của di chúc thì di chúc sẽ
bị vô hiệu. Di chúc vô hiệu có hai trường hợp là di chúc vô hiệu toàn bộ hoặc di chúc
vô hiệu một phần.
Nội dung này nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho những người thừa kế, tránh việc có
những kẻ xấu lợi dụng để hưởng phần thừa kế.
12
c. Trường hợp những người thừa kế theo di chúc chết hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế không còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015, người thừa kế là:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai
trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc
không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế, tất cả cá nhân được chỉ định là người thừa
kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản; tất cả
các cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế trong di chúc đều không còn tồn
tại thì toàn bộ di sản của người chết ấy được chia cho những người thừa kế theo pháp
luật của người đó. Trường hợp nếu chỉ có một hoặc một số người được thừa kế được
chỉ định trong di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, một
hoặc một số cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế thì chỉ có phần di sản liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này
không có giá trị pháp luật và được chia thừa kế theo pháp luật.
d. Trường hợp người được chỉ định làm người thừa kế lại di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Trường hợp người được chỉ định làm người thừa kế lại di chúc mà không có
quyền hưởng di sản, đây là trường hợp người chết có để lại di chúc và di chúc ấy là
hợp pháp cho người được nhận thừa kế. Tuy nhiên, người được nhận quyền thừa kế ấy
vi phạm Khoản 1, Điều 621, BLDS 2015 và bị pháp luật tước quyền hưởng di sản.
Nếu tất cả những người được chỉ định thừa kế trong di chúc đều bị truất quyền thừa kế
thì toàn bộ di sản do người chết để lại được chia thừa kế cho những người thừa kế theo
pháp luật của người này. Trường hợp chỉ có một hoặc một số người thừa kế không có
quyền hưởng di sản thì chỉ áp dụng chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên
quan đến những người này.
Trường hợp những người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận di chúc: tức
họ từ bỏ quyền hưởng di sản thừa kế mà người chết để lại. Việc từ chối quyền nhận di
13
chúc của cá nhân, tổ chức được người chết chỉ định quyền thừa kế là hợp pháp và
trong thời hạn luật định. Theo đó, nếu tất cả cá nhân, cơ quan, tổ chức được chỉ định
hưởng thừa kế trong di chúc đều từ chối quyền hưởng di sản thì toàn bộ di sản của
người chết được chia theo pháp luật. Trường hợp chỉ có một hoặc một số cá nhân, cơ
quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc từ chối quyền nhận di sản thì
chỉ có phần di sản liên quan đến những cá nhân, cơ quan, tổ chức này được chia thừa
kế theo pháp luật.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 650 của Bộ Luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp
luật còn được áp dụng trong các trường hợp sau:
“2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di
sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế:
1.5. Khái niệm diện thừa kế và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
a. Khái niệm diện thừa kế
Diện thừa kế được hiểu là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế
của người chết theo quy định pháp luật. Diện thừa kế bao gồm cá nhân còn sống có
quan hệ hôn nhân, huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản được tính
đến thời điểm mở thừa kế của người đó và những cá nhân sinh ra và còn sống tại thời
điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
b. Khái niệm hàng thừa kế
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế dựa trên sự phỏng đoán ý chí của người để lại
di sản. Theo đó, các nhà làm luật phỏng đoán rằng, di sản của người chết để lại phải
được dịch chuyển cho người thân thích của người đó, những người này được gọi là
diện thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, mức độ thân thích, gần gũi của mỗi người
trong diện thừa kế với người chết là khác nhau. Chính vì điều này, gây ra sự tranh cãi
khi một người chết thì việc chia thừa kế có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh vì người ấy
14
có quá nhiều mối quan hệ thân thích, dễ gây ra mâu thuẫn và hiểu lầm không đáng có.
Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ thân thích, gần gũi
với người chết và vì thế họ cùng được hưởng phần di sản do người chết để lại ngang
nhau.
1.6. Ý nghĩa của việc phân chia diện và hàng thừa kế
Thứ nhất, việc phân chia diện và hàng thừa kế tạo ra sự chủ động cho cơ quan
xét xử trong quá trình áp dụng các chế định pháp luật về thừa kế để giải quyết những
tranh chấp từ quan hệ ấy. Mang tính khái quát cao, vừa khoa học lại phù hợp với đời
sống thực tiễn cần giải quyết những tranh chấp liên quan đến thừa kế.
Thứ hai, việc phân chia diện và hàng thừa kế cũng có ý nghĩa thiết thực, bảo
đảm để những người thừa kế cùng hàng hưởng phần di sản bằng nhau. Tránh được
những mâu thuẫn phát sinh phức tạp và chia rẽ giữa những người có mối quan hệ gần
gũi thân thuộc với nhau.
Thứ ba, việc phân chia này là căn cứ bảo vệ quyền sở hữu và quyền thừa kế của
công dân một cách triệt để nhất phù hợp với đạo lý trong quan hệ huyết thống và dòng
tộc của người đã khuất.
Diện thừa kế và hàng thừa kế trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015
2.1. Diện thừa kế
Pháp luật thực định Việt Nam không trực tiếp đưa ra quy định cụ thể về diện
thừa kế theo pháp luật nhưng từ quy định cụ thể về hàng thừa kế theo pháp luật tại
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu, diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi
những người có ít nhất một trong ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Ba mối quan hệ này giữa người để
lại di sản và người thừa kế chỉ là căn cứ xác định phạm vi những người thừa kế theo
pháp luật. Phạm vi diện những người thừa kế theo pháp luật thừa kế ở nước ta và được
được thể hiện ở những mặt sau:
Đầu tiên, diện những người thừa kế được mở rộng theo số lượng hàng thừa kế
theo pháp luật đã bảo đảm cho việc phân chia di sản thừa kế của công dân được thực
hiện triệt để nhất. Di sản của người chết để lại phải được chia cho những người có
15
quan hệ huyết thống gần gũi với người để lại di sản. Việc áp dụng thừa kế theo pháp
luật góp phần nâng cao hiệu quả hơn, hợp lí hơn và thuyết phục hơn.
Thứ hai, phạm vi thừa kế trong ba mối quan hệ là quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng đã giải quyết được nhiều tranh chấp dân sự có liên
quan đến lĩnh vực thừa kế theo pháp luật ở nước ta.
Thứ ba, diện thừa kế theo pháp luật mở rộng là phù hợp với thực tiễn của đời
sống kinh tế - xã hội. Góp phần làm hạn chế sự áp đặt khách quan, thiếu toàn diện
trong đời sống xã hội và quan hệ huyết thống giữa những người trong cùng dòng tộc.
2.1.1. Diện thừa kế theo quan hệ hôn nhân
Quan hệ hôn nhân là quan hệ của vợ chồng cho tới thời điểm mở thừa kế và
phải được xác định là hôn nhân hợp pháp. Để được thừa nhận là quan hệ hôn nhân hợp
pháp thì về nguyên tắc, việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và thủ tục kết
hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của từng thời kì. Sự thừa nhận
của pháp luật đối với một cuộc hôn nhân chính là cơ sở tiền đề để bảo vệ lợi ích chính
đáng của vợ và chồng trong việc quản lí tài sản chung, nghĩa vụ của vợ chồng đối với
con cái, trách nhiệm của vợ hoặc chồng trong quan hệ với người thứ ba. Hơn nữa, đây
còn là cơ sở để xác định chủ thể sở hữu tài sản, về nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự mà
vợ chồng phát sinh từ quan hệ đó.
2.1.2. Diện thừa kế theo quan hệ huyết thống
Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có chung dòng máu theo trực
hệ hoặc theo bảng hệ trong phạm vi mấy đời theo quy định của pháp luật. Trực hệ là
quan hệ họ hàng theo hàng dọc, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Bảng hệ là quan hệ họ hàng theo hàng ngang trong đó người này không sinh người kia
nhưng cùng sinh ra từ một “gốc” như quan hệ anh, chị, em, với nhau… Quan hệ huyết
thống là cơ sở pháp lý cũng như căn cứ quan trọng để xác định diện thừa kế theo quy
định của pháp luật, góp phần bảo vệ hiệu quả hơn quyền thừa kế của công dân. Ngoài
ra, việc xác định thừa kế theo pháp luật trong quan hệ huyết thống góp phần làm xã
hội đất nước ổn định và củng cố nền móng đoàn kết toàn dân – vốn được hình thành từ
những tế bào gia đình với nhau.
2.1.3. Diện thừa kế theo quan hệ nuôi dưỡng
16
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa bố, mẹ nuôi với con nuôi. Việc nhận con
nuôi phải tuân thủ điều kiện của pháp luật Hôn nhân và gia đình tại thời điểm nuôi
dưỡng. Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau
giữa các người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Đó là quan hệ giữa người có
nghĩa vụ nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Quan hệ
nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ
côi cha mẹ hoặc cha mẹ còn nhưng không có khả năng lao động hoặc không có năng
lực hành vi dân sự. Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông, bà nội ngoại và các cháu nội, ngoại.
Điều 104 Bộ luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Ông bà có nghĩa vụ nuôi
dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không có cha mẹ. Cháu
đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không còn
con”.
2.2. Hàng thừa kế
Hàng thừa kế là phạm vi những người thừa kế di sản được xác định thông qua
các mối quan hệ nói trên và được quyết định thành từng hàng thừa kế theo trật tự. Do
đó pháp luật về thừa kế quy định về hàng thừa kế tại khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự
năm 2015 chia những người trong diện thừa kế thành ba hàng, cụ thể như sau:
2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết. Ở hàng thừa kế thứ nhất có hai mối quan hệ giữa
những người có quyền hưởng di sản của nhau. Mối quan hệ thừa kế của vợ chồng: Căn
cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân. Theo khoản 2
Điều 3 luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 thì "Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi đã kết hôn". Ta có thể thấy rằng quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là
một quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay còn gọi là “thừa kế đối nhau”, “thừa kế
của nhau”, nghĩa là trong đó, khi bên này chết thì bên kia là người thừa kế ở hàng thứ
nhất và ngược lại. Khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần
lưu ý các trường hợp sau đây:
 Trường hợp thứ nhất, vợ chồng đã chia tài sản chung hoặc sống ly thân hoặc
một người đã bỏ đi sống với người khác một cách bất hợp pháp nhưng chưa ly hôn, về
17
mặt pháp lý quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại. Do đó người còn sống vẫn được thừa kế
di sản của người đã chết.
 Trường hợp thứ hai, người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời
điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác hoặc sống chung với
người khác như vợ chồng vẫn được hưởng di sản của người đã chết.
 Trường hợp thứ ba, khi một bên chết, dù người còn sống kết hôn hoặc kết hôn
với người khác như vợ chồng thì người đó đã được hưởng di sản của người đã chết.
 Trường hợp thứ tư, vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được tòa án chấp nhận
hoặc đã được chấp nhận nhưng quyết định hoặc bản án cho ly hôn chưa có hiệu lực
pháp luật thì một người chết.Khi đó người còn lại vẫn được quyền hưởng di sản của
người chết.
 Trường hợp thứ năm, nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân
đều tiến hành trước ngày 13 tháng 1 năm 1960 ở miền Bắc (ngày luật hôn nhân và gia
đình năm 1959 có hiệu lực ở miền Bắc) và trước ngày 25 tháng 3 năm 1977 ở miền
Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc) thì việc người đó
có nhiều vợ vẫn được chấp nhận. Do đó khi người này chết thì tất cả các bà vợ (còn
sống vào thời điểm đó) đều có quyền hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất và ngược lại
người chồng có thể hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất khi các bà vợ qua đời.
 Trường hợp thứ sáu, nếu cán bộ chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập
kết ra miền Bắc, lấy vợ ở miền Bắc mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản
án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất
của người chồng và ngược lại.
 Trường hợp thứ bảy, đối với các trường hợp hôn nhân không đăng kí kết hôn
nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế (gồm các cuộc hôn nhân tiến hành trước
ngày luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật có đủ điều kiện kết hôn
nhưng không đăng kí kết hôn) thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫn được thừa nhận nên
họ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất của nhau.
 Trường hợp thứ tám, hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống
chung với nhau trước ngày luật Hôn nhân gia đình 1986 có hiệu lực mà cuộc sống
chung đó không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng đó vẫn
được chấp nhận. Và họ vẫn là người thừa kế hàng thứ nhất của nhau.
18
Mối quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con cũng là thừa kế mang tính hai chiều.
Quan hệ này được xác định theo một trong hai căn cứ:
Căn cứ vào quan hệ huyết thống giữa những người cùng dòng máu trực hệ
trong phạm vi hai đời liền kề nhau, trong đó cha mẹ đẻ là người đã sinh ra người đó
nên được pháp luật qui định ở hàng thừa kế thứ nhất.
Căn cứ vào quan hệ nuôi dưỡng thì đó là những quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau
giữa cha mẹ và con. Mối quan hệ nuôi dưỡng ở đây có thể là của bố mẹ đẻ với con đẻ
cũng có thể là của bố mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Trong trường hợp người này
có con nuôi mà chưa đăng kí việc nhận con nuôi theo đúng qui định của pháp luật thì
quyền thừa kế giữa họ sẽ không được công nhận cho đến khi họ đăng kí. Quan hệ nuôi
dưỡng phải tồn tại cho đến thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, nếu việc nuôi con nuôi chấm
dứt trước thời điểm mở thừa kế thì giữ họ không được hưởng di sản của nhau nữa.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con dâu con rể. Theo qui định của pháp luật thì
con dâu, con rể không nằm trong diện thừa kế. Nhưng trong trường hợp con dâu, con
rể tham gia lao động chung trong gia đình, xây dựng khối tài sản trong gia đình cha,
mẹ thì khi cha mẹ chết đi họ vẫn được hưởng một phần tài sản xứng đáng với công sức
mà họ bỏ ra nhưng không phải với tư cách người thừa kế mà là người đồng sở hữu tài
sản.
Đối với mối quan hệ của “con riêng với bố dượng, mẹ kế”. Nếu như đối với
trường hợp con nuôi ta có thể khẳng định đó là mối quan hệ nuôi dưỡng thì trong
trường hợp này có nhiều điểm cần lưu ý:
Trường hợp mẹ kế sống với bố còn con riêng sống với mẹ đẻ như vậy hai người
này không có quan hệ huyết thống mà cũng chẳng có quan hệ nuôi dưỡng; Các trường
hợp con riêng sống với bố dượng, mẹ kế nhưng bị ghét bỏ, không nhận được sự quan
tâm, chăm sóc nuôi dưỡng (các trường hợp này rất phổ biến ở nhiều nước) nên việc
cho con riêng, bố dượng, mẹ kế thừa kế của nhau trong các trường hợp này là không
hợp lý.
Vì thế điều 654 Bộ luật dân sự 2015 đã qui định: “Con riêng và bố dượng, mẹ
kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di
sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo qui định tại điều 652 và 653 của bộ luật
này.”
19
2.2.2. Hàng thừa kế thứ hai
Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế thứ hai có hai mối quan hệ sau đây
Mối quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu: Theo điểm b, Khoản 1, Điều 651 Bộ
luật dân sự 2015 thì căn cứ để xác định mối quan hệ này là quan hệ huyết thống mà
không dựa vào quan hệ nuôi dưỡng. Do đó việc thừa kế của ông bà khi cháu chết và
cháu nhận thừa kế khi ông bà qua đời là đương nhiên theo luật. Nhưng một người có
thể có nhiều ông bà hoặc nhiều cháu nên điều này cũng đã qui định rất rõ là ông bà là
ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Còn cháu phải là cháu ruột của người đó. Đối với
trường hợp cháu nuôi thì pháp luật Việt Nam không thừa nhận quyền thừa kế của họ.
Mối quan hệ thừa kế giữa anh, chị, em ruột: căn cứ để phát sinh quyền thừa kế
giữa những người này cũng là mối quan hệ huyết thống. Anh, chị, em ruột là những
người cùng huyết thuyết thống về đằng cha hoặc đằng mẹ hoặc cả đằng cha, đằng mẹ.
Con trong giá thú hay con ngoài giá thú miễn là họ có chung dòng máu của người sinh
ra mình thì đương nhiên theo pháp luật họ được quyền hưởng thừa kế ở hàng thứ hai
của nhau. Ngoài ra pháp luật còn qui định rõ con riêng của vợ hoặc chồng không phải
là anh em ruột của nhau; Con nuôi không phải là anh chị em ruột đối với con đẻ của bố
hoặc mẹ nuôi nên không được nhận thừa kế từ những anh chị em đó nhưng vẫn được
nhận thừa kế từ anh chị em ruột của chính mình và ngược lại.
2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba
Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết
là ông bà nội ngoại, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột:
Quan hệ thừa kế giữa những người này với nhau cũng là dựa trên mối quan hệ huyết
thống. Những người này theo pháp luật được xếp hưởng thừa kế vào hàng thứ ba của
nhau. Tuy nhiên cần lưu ý ở mỗi vùng miền có nhiều cách định nghĩa khác nhau về
mối quan hệ này.
20
Quan hệ thừa kế giữa cụ và chắt: cụ nội là người thân sinh ra ông nội hoặc bà
nội, cụ ngoại là người thân sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại người chết. Nên mối quan
hệ giữa cụ nội cụ ngoại và chắt là mối quan hệ huyết thống. Những người này được
hưởng thừa kế ở hàng thứ ba của nhau.
III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ 2015, NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ VỀ THỪA KẾ THEO
DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Đánh giá mực độ hoàn thiện về chế của Bộ Luật dân sự 2015
Theo nhiều chuyên gia luật, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được đánh giá là hoàn
thiện, trong đó có chế định thừa kế và nhiều nội dung mới được luật hóa, từng bước
đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, qua một thời gian đi vào cuộc sống đã cho
thấy vẫn còn một số vướng mắc, bất cập, từ đó dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau,
việc áp dụng trên thực tế cũng không thống nhất.
3.2. Một số hạn chế của một số quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp
luật và đề xuất:
▪ Về quyền thừa kế thế vị của cháu và chắt
a. Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của
cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Với quy định trên, nếu hiểu theo câu chữ của điều luật thì khi cha hoặc mẹ của
cháu hoặc chắt không được quyền hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ do có một
trong các hành vi được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 sẽ kéo theo
cháu hoặc chắt cũng không thể được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sản
của ông, bà hoặc cụ.
b. Kiến nghị:
21
Trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt có một trong các hành vi vi phạm
được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 thì cháu hoặc chắt là người
không có lỗi và cũng không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi do cha, mẹ
của họ gây ra. Mặt khác, trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với những
người có hành vi phạm tội, tức là “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự[4]”, do vậy các cháu hoặc chắt của
người để lại di sản không có nghĩa vụ gánh chịu những hành vi độc lập của cha
mẹ gây ra trong quan hệ cụ thể này. Ngoài ra, về phương diện lý luận và thực
tiễn, không có quyền hưởng di sản là một chế tài được áp dụng đối với riêng
người có lỗi[5]. Do vậy, quyền thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt không thể bị
pháp luật tước bỏ khi mà giữa cha, mẹ và các con hoàn toàn chịu trách nhiệm
hình sự với tư cách cá nhân và hành vi của họ lại hoàn toàn độc lập với nhau.
Cho nên, nếu chỉ hiểu một cách máy móc là cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống
không có quyền hưởng di sản, thì cháu cũng không có quyền hưởng thừa kế thế
vị nếu cha, mẹ của cháu chết trước hoặc chết cùng với ông, bà thì đó là điều hết
sức bất công, đã sa vào tình trạng “quýt làm, cam chịu”, không phù hợp với xu
hướng chung của pháp luật hiện đại và trái với truyền thống, tập quán, quan
niệm về thừa kế trong nhân dân.
Để đảm bảo quyền, lợi ích của các cháu của người để lại di sản, đặc biệt là
trường hợp cháu và chắt là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng
không có khả năng lao động. Cho nên, BLDS cần quy định bổ sung trường hợp
cháu và chắt vẫn được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của
cháu và chắt khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định
tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015. Mặt khác, để bảo vệ quyền được hưởng
di sản của cháu và chắt khi bản thân họ không bị Tòa án tước quyền và cũng
không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, nhưng do họ không có
khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân mình, thì pháp luật cũng nên cho họ
hưởng thừa kế thế vị thay cho cha mẹ họ bị truất hoặc bị tước quyền khi còn
sống nhưng chết trước người để lại di sản để cháu được thừa kế di sản của ông
bà, chắt được hưởng di sản của các cụ (tương tự như quy định tại Điều 644
BLDS năm 2015 về trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
22
dung di chúc), trừ trường hợp khi chính con, cháu của họ cũng có một trong các
hành vi vi phạm được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015.
▪ Về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ,
mẹ đẻ
a. Quy định pháp luật hiện tại: Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được
quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651
và Điều 652 của Bộ luật này”. Quy định này vẫn còn khá chung chung dẫn đến
nhiều cách hiểu khác nhau như: (1) khi người con đẻ của người để lại di sản
chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì người con nuôi
của người con đẻ của người để lại di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay
không? (2) khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản, thì con đẻ của người con nuôi đó có được hưởng
thừa kế thế vị không? (3) người con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc
cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con nuôi của người con nuôi đó
có được hưởng thừa kế thế vị không? Có quan điểm cho rằng trường hợp (3)
không được thừa kế thế vị, trường hợp (2) được thừa kế thế vị, còn trường hợp
(1) chỉ được thừa kế thế vị nếu người để lại di sản coi như cháu ruột.
b. Kiến nghị:
Thứ nhất, về trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi. Cần quy định rõ hơn
thừa kế thế vị bao gồm trường hợp cả con (con đẻ hay con nuôi) của con đẻ và
con (con đẻ hay con nuôi) của con nuôi của người để lại di sản.
Thứ hai, cần phải chỉnh sửa lại tiêu đề tại Điều 653 BLDS năm 2015 cho phù
hợp và thống nhất với nội dung của điều luật hoặc chỉnh sửa phần nội dung của
điều luật lại cho thống nhất với tiêu đề.
▪ Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
a. Quy định pháp luật: Theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015 thì: “Con
riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha
con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo
quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Theo đó, để được hưởng
23
quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định
họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, trên thực tế
khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp cụ thể thì có nhiều cách
hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất về nội dung
như thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và dựa vào tiêu chí
nào để đánh giá là có sự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì
pháp luật cũng chưa đề cập đến. Chẳng hạn như: (1) thời gian chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là bao lâu sẽ được coi là chăm
sóc như cha con, mẹ con; (2) hành vi chăm sóc sẽ được thể hiện từ hai bên hay
chỉ từ một bên (người được thừa kế) và (3) nếu như một bên chỉ thể hiện hành
vi chăm sóc, nuôi dưỡng, nhưng về tình cảm giữa họ đối với nhau không như
cha con, mẹ con thì họ có được thừa kế theo pháp luật của nhau không?. Ngoài
ra, việc xác định hàng thừa kế sau khi đã xác định được quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng như cha con, mẹ con thì điều luật lại không quy định trong trường hợp
này thì con riêng, bố dượng, mẹ kế sẽ thuộc hàng thừa kế thứ mấy nếu đối chiếu
với quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 về người thừa kế theo pháp
luật.
Có quan điểm còn cho rằng, nên bỏ quy định về thừa kế thế vị của con riêng, vì
giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế với lý do là giữa họ không có mối quan hệ
huyết thống và cũng không có mối quan hệ pháp lý nào ràng buộc, nếu có ràng
buộc đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là sự ràng buộc về mặt đạo đức xã hội. Có
thể lý giải cho cơ sở của quan điểm này là xuất phát từ sự so sánh với trường
hợp người con dâu không được hưởng thừa kế đối với phần di sản của cha mẹ
chồng, vì giữa họ không có mối quan hệ huyết thống, nhưng do phong tục tập
quán của người Việt và trên thực tế phần lớn người con dâu cũng là người trực
tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ chồng. Chính vì vậy, quan điểm trên cho
rằng việc quy định con riêng được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng, mẹ kế
là không thuyết phục và cần phải được xóa bỏ.
Dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, Điều 654 BLDS năm 2015 còn cho thấy việc
dẫn chiếu đến Điều 652 và Điều 653 làm cho người đọc có sự hiểu nhầm là
24
thiếu Điều 651 về người thừa kế theo pháp luật, nhưng ở Điều 653 đã có dẫn
chiếu đến Điều 651; đồng thời còn thể hiện sự trùng lắp khi Điều 653 đã có dẫn
chiếu đến Điều 652 nhưng Điều 654 lại tiếp tục dẫn chiếu đến Điều 652. Lẽ ra,
các nhà làm luật chỉ cần dẫn chiếu trực tiếp đến Điều 651 và Điều 652 sẽ hợp lý
và chính xác hơn.
b. Kiến nghị:
Quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế phát sinh dựa trên cơ sở
nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, để hiểu như thế
nào là “chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” thì hiện nay vẫn chưa
có văn bản nào hướng dẫn một cách cụ thể. Do đó, để áp dụng chế định “quan
hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế”, chúng ta cần phải chứng minh
sự tồn tại “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” giữa cha
dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng. Ngoài ra, chúng ta
còn có thể hiểu, con riêng và cha dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như
cha con, mẹ con khi giữa họ thể hiện những hành vi được quy định tại các điều
69, 70, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, cha dượng,
mẹ kế có nghĩa vụ và quyền cùng yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con riêng, chăm lo cho việc học tập
và giáo dục con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,… cha, mẹ
không được phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm
con,…; con riêng có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha dượng, mẹ
kế, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm cha mẹ,… Hay nói cách khác, pháp luật cần ghi nhận các
tiêu chí để đánh giá việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha
dượng, mẹ kế tương tự như quyền và nghĩa vụ của con đẻ với cha, mẹ đẻ. Đồng
thời, cũng cần quy định rằng việc chăm sóc lẫn nhau giữa con riêng và cha
dượng, mẹ kế không nhất thiết phải dựa trên cơ sở cùng sống chung với nhau
dưới một mái nhà, bởi vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp người con ở xa
(như đi làm xa hoặc có vợ chồng xa) nhưng vẫn luôn quan tâm, thể hiện được
tình cảm yêu thương lẫn nhau và có những hành động giúp đỡ cha dượng, mẹ
kế bằng cách gửi tiền cũng như các vật chất khác. Do đó, việc xác định thế nào
25
là chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con theo tác giả không nên chỉ phụ
thuộc vào nơi cư trú của các thành viên trong gia đình.
Vì vậy, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Điều 654 BLDS năm
2015 về trường hợp thế nào là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và việc “con
riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha
con, mẹ con” nếu được hưởng di sản của nhau thì sẽ được xác định là hàng thừa
kế nào trong các hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm
2015. Bên cạnh đó, cần thừa nhận theo hướng để con riêng, bố dượng, mẹ kế
nếu có quyền thừa kế của nhau thì sẽ được thừa kế ở hàng thứ nhất như thực
tiễn xét xử trong thời gian vừa qua là hợp lý và thuyết phục.
IV. KẾT LUẬN
Quan hệ thừa kế là một mối quan hết rất phổ biến và có vị trí quan trọng trong xã hội,
đây là một trong những quyền cơ bản bảo vệ quyền lợi của con người. Do vậy, pháp
luật về thừa kế cần và phải luôn được chú trọng để có những quy định hoàn thiện hơn
với sự phát triển của xã hội trong từng gian đoạn phát triển của đất nước.
Bộ Luật dân sự 2015 ra đời là một bước tiến lớn để đảm bảo điều chỉnh quan hệ thừa
kế phù hợp và hoàn thiện hơn về các quy định về thừa kế. Tuy nhiên, một số điểm còn
cần xem xét thêm để ngày càng hoàn thiện, phát huy từ lý luận đến thực tiễn.
26
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp 2013.
2. Bộ luật Dân sự 2015.
3. Giáo trình Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TPHCM,
4. https://vi.wikipedia.org/
5. https://vienphapluatungdung.vn/
6. https://luattuean.vn/
7. https://tapchitoaan.vn/

More Related Content

Similar to De tai_Luat thua ke, dien va hang thua ke (Final).pdf

giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfNgnNK
 
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt NamVai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Namhieu anh
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldcjunvan26092005
 

Similar to De tai_Luat thua ke, dien va hang thua ke (Final).pdf (20)

Luận án: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAYLuận án: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAYLuận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOTLuận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vấn đề về thừa kế theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vấn đề về thừa kế theo pháp luật, HOTLuận văn: Vấn đề về thừa kế theo pháp luật, HOT
Luận văn: Vấn đề về thừa kế theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà LạtCơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
 
Đề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến pháp
Đề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến phápĐề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến pháp
Đề tài: Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua Hiến pháp
 
Luận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
Luận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt NamLuận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
Luận văn: quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
 
Viết thuê tiểu luận luật hành chính giá rẻ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Viết thuê tiểu luận luật hành chính giá rẻ - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê tiểu luận luật hành chính giá rẻ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Viết thuê tiểu luận luật hành chính giá rẻ - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAYLuận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
 
Báo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docxBáo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Công Chứng Văn Bản Đến Thừa Kế.docx
 
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Vai trò của tư pháp trong bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Vai trò của tư pháp trong bảo vệ quyền con người, HOTLuận văn: Vai trò của tư pháp trong bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Vai trò của tư pháp trong bảo vệ quyền con người, HOT
 
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt NamVai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docxCơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân.docx
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAYĐề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
 
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
 
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOTĐề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

De tai_Luat thua ke, dien va hang thua ke (Final).pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN Giảng viên hướng dẫn: Ths Trịnh Thị Hằng Học viên thực hiện: B21501KTL076 - Phạm Thanh Bình B21501KTL088 - Nguyễn Thị Hải Hà B21501KTL095 - Mai Hoàng Lân B21501KTL111 - Phạm Thu Thủy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022 ĐỀ TÀI: LUẬT THỪA KẾ, DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
  • 2. 2 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................3 II. KHÁI NIỆM, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ..........................................4 1.1. Khái niệm thừa kế và tổng quan lịch sử hình thành ............................................4 1.2. Khái niệm và lịch sử hình thành về quyền thừa kế tại Việt Nam ........................4 1.3. Các nguyên tắc cơ bản của quyền thừa kế...........................................................8 1.4. Thừa kế theo pháp luật, phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc........................................................................................................................10 1.5. Khái niệm diện thừa kế và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. ...............................................................................................................................13 1.6. Ý nghĩa của việc phân chia diện và hàng thừa kế..............................................14 Diện thừa kế và hàng thừa kế trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015 ..................14 2.1. Diện thừa kế.......................................................................................................14 2.2. Hàng thừa kế ......................................................................................................16 III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015, NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ VỀ THỪA KẾ THEO DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................20 3.1. Đánh giá mực độ hoàn thiện về chế của Bộ Luật dân sự 2015..........................20 3.2. Một số hạn chế của một số quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật và đề xuất: ..................................................................................................................20 IV. KẾT LUẬN.............................................................................................................25 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................26
  • 3. 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, các quan hệ xã hội được hình thành, trong đó quan hệ sở hữu tài sản và chuyển giao quyền sở hữu tài sản là một trong những quan hệ đặc hữu, phổ biến mà tất cả các dân tộc trên thế giới đều tồn tại mối quan hệ xã hội này. Và đó chính là quan hệ xã hội thừa kế. Thừa kế với ý nghĩa là một mối quan hệ đã xuất hiện từ thời xã hội loài người bát đầu hình thành những mối quan hệ cơ bản nhất. Ở thời kì này, việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định. Tuy nhiên, đến giao đoạn khi Nhà nước được hình thành, pháp luật ra đời thì pháp luật thừa kế mới chính thức ra đời và được quy định cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ này. Nguyên tắc pháp luật thừa kế là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thừa kế. Gắn với từng giai đoạn lịch sử nhất định của đất nước, pháp luật về quyền thừa kế có những thay đổi cho phù hợp với bản chất của nhà nước trong từng giai đoạn nhưng vẫn kế thừa những yếu tố lịch sử và phong tục tốt đẹp. Luôn luôn, pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản của cá nhân, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế. Tại Việt Nam, Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp. Là một trong những quyền cơ bản của công dân, tuy nhiên thực tiễn trong xã hội, phần nhiều công dân tại Việt Nam chưa hiểu hết và nắm các quy định về pháp luật thừa kế. Do vậy, Nhóm chọn đề tài với nội dung “Pháp luật thừa kế, diện và hàng thừa kế, ” để tìm hiểu và phân tích một cách cụ thể hơn một trong những nội dung lớn trong pháp luật thừa kế.
  • 4. 4 II. KHÁI NIỆM, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ 1.1. Khái niệm thừa kế và tổng quan lịch sử hình thành Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một người còn sống nào đó (cá nhân hoặc tổ chức). Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy được quan hệ thừa kế có mối quan hệ cơ hữu và là mối quan hệ đi sau của quan hệ sở hữu. Từ việc phát sinh quan hệ sở hữu thì quan hệ thừa kế mới phát sinh, chúng có mối quan hệ biện chứng và củng cố lần nhau. Theo các nghiên cứu lịch sử, quan hệ thừa kế đã phát sinh ngay từ khi xã hội loài người bắt đầu hình thành các mối quan hệ xã hội và chính thức được quy định cụ thể khi Nhà nước được hình hành, được quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Do vậy, chúng ta có thể thấy được, quan hệ pháp luật thừa kế sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ xã hội và sẽ được điều chỉnh theo lịch sử phát triển của chế độ xã hội theo từng thời kỳ trong suốt quá trình phát triển của mỗi quốc gia. 1.2. Khái niệm và lịch sử hình thành về quyền thừa kế tại Việt Nam Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp. Quy định này đã được khẳng định tại Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1992 và tiếp tục được Hiến pháp 2013 ghi nhận tại khoản 2 Điều 32: “ 1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.” Trên cơ sở đạo luật cơ bản này, Điều 631 Bộ luật dân sự 2005 cũng như trong Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 đã xác định rõ nội dung quyền này, đó là: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.” Theo phương diện khách quan, quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh trình tự, điều kiện, hình thức chuyển dịch tài sản, quyền tài sản (gồm cả
  • 5. 5 quyền sử dụng đất) của một người đã chết cho những người còn sống, đồng thời bảo vệ quyền của người để lại di sản và quyền của người hưởng di sản thừa kế. Pháp luật bảo đảm quyền định đoạt của các nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì việc thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cùng với việc tôn trọng ý chí của cá nhân người có tài sản trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ sau khi chết, quyền thừa kế về phương diện khách quan còn được thể hiện ở chỗ pháp luật bảo đảm cho công dân có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế, không phân biệt giới tính, già trẻ, có năng lực hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự (nếu cùng hàng thừa kế thì đều được hưởng kỷ phần di sản ngang nhau). Theo phương diện chủ quan, quyền thừa kế của công dân là quyền dân sự cụ thể của công dân trong việc để lại di sản và hưởng di sản thừa kế. Ý chí của người định đoạt tài sản bằng di chúc được pháp luật bảo hộ nhưng không phải được bảo hộ một cách tuyệt đối mà sự định đoạt ý chí của người lập di chúc có thể còn có sự liên quan đến những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đều có quyền hưởng di sản và quyền từ chối di sản. Những quy định trên của pháp luật thừa kế hiện đại là sự kế thừa các quy định về thừa kế trong các giai đoạn trước đây nhưng cũng đã có những sự thay đổi để phù hợp nhưng vẫn mang tính lịch sử và phong tục, cụ thể. Đầu tiên, trong chế độ xã hội trước năm 1945 được biết đến với chế độ phong kiến trị vì thì dưới triều Nguyễn (1802-1858), Bộ luật Gia Long cũng thừa nhận hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nếu như Bộ luật Hồng Đức có sự ghi nhận sự bình đảng giữa nam và nữ thì trong Bộ luật Gia Long, các qui định này không còn – mặc dù chỉ là quy định mang tính hình thức. Tiếp đó, trong giai đoạn xã hội thuộc địa nửa phong kiến (1958 -1945), các quy định của pháp luật về thừa kế được đề cập tới trong ba bộ dân luật: Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ (1883), Bộ Dân luật Bắc kỳ (1931), Bộ Dân luật Bắc kỳ (1936). Trong thời kỳ này tư tưởng trọng nam khinh nữ rất được chú ý thông qua các quy định của pháp luật.
  • 6. 6 Ngoài ra, cũng chính từ tư tưởng trọng nam, khinh nữ mà sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong lĩnh vực thừa kế được duy trì. Tiếp nữa, giai đoạn từ 1945 đến 1954, cách mạng tháng Tám thành công đã mang đến một luồng gió mới cho xã hội Việt Nam, chấm dứt chế độ phong kiến trị vì hàng ngàn năm, chấm dứt chế độ đô hộ của thực dân, xây dựng chế độ chính trị mới, hệ thống chính quyền mới. Sau cách mạng, chính quyền còn non trẻ vừa được thành lập đã phải đứng trước những khó khăn và tồn tại của chế độ cũ, các phong tục tập quán cũ kỹ lạc hậu. Trước tình hình đó, để kịp thời điều chỉnh những quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản dưới hình thức sắc lệnh, sắc luật. Trong lĩnh vực thừa kế, các quy định về thừa kế giai đoạn này được thể hiện qua một số các văn bản pháp luật sau đây: Hiến pháp được coi là đạo luật gốc, ghi nhận chế độ chínht rị, chế độ kinh tế, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 9 Hiến pháp 1946 ghi nhận: Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau đã tạo ra hai hệ thống pháp luật khác nhau. Tại miền Bắc, Nhà nước ta tiếp tục ban hành những qui định để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ xã hội trong lĩnh vực thừa kế nói riêng. Hiến pháp năm 1959 đã đưa vấn đề thừa kế thành một nguyên tắc hiến định. Điều 19, Hiến pháp 1959 quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”. Như vậy quyền thừa kế lại một lần nữa được công nhận trong một văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất làm định hướng cho việc ban hành các văn bản pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp. Ở miền Nam, dưới chế độ Ngụy quyền, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký lệnh ban hành Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972. Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 có những qui định nhằm củng cố mối quan hệ bất bình đẳng trong gia đình, coi trọng quyền lợi của người chồng, người con trai trong gia đình, quyền lợi của người vợ và người con gái bị
  • 7. 7 coi nhẹ. Như vậy quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng, lần đầu tiên đã được qui định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước có ghi nhận quyền bình đẳng giữa các con trong gia đình (không có sự phân biệt giữa con trai, con gái; con ngoài giá thú hay con chính thức; con nuôi hay con đẻ). Ở giai đoạn từ 1975 đến 1995, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Trong những năm đầu tiên của giai đoạn này, Nhà nước ta cũng chưa cho ra đời được các văn bản pháp lý có hiệu lực cao trong lĩnh vực dân sự nói chung, thừa kế nói riêng. Mục tiêu của giai đoạn này là có bản Hiến pháp mới, Hiến pháp của một Nhà nước thống nhất. Đáp ứng tình hình nhiệm vụ của giai đoạn mới, ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp 1980. Trong Hiến pháp 1980 qui định: “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của công dân”. Cuối cùng, giai đoạn từ 2005 đến nay, điều kiện kinh tế kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập quốc tế, vấn đề toàn cầu hóa, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân sự… phát sinh thêm nhiều quan hệ mới trong lĩnh vực thừa kế đòi hỏi pháp luật cũng cần phải có những thay đổi, bổ sung cho phù hợp. Trước tình hình đó, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã được sửa đổi, bổ sung và đây chính là lý do xuất hiện Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời với những sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, trong đó các qui định về thừa kế cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước yêu cầu thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48 – NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 48-NQ/TW), Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW) và đặc biệt là yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 thì “Bộ luật dân sự 2015” đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, Bộ luật dân sự 2015 đã ra đời. Các quy định cơ bản về thừa kế: quyền thừa kế, di sản, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản về cơ bản tiếp tục kế thừa các quy định về thừa kế của Bộ luật dân sự 2005. Quyền thừa
  • 8. 8 kế tài sản của cá nhân, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế tiếp tục được đảm bảo tại Điều 609 và Điều 610 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể: cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử, luật thừa kế Việt Nam hiện đại là sự kết tinh của yếu tố phong tục, lịch sử lâu đời của nước nhà, đồng thời thể hiện giá trị của những tư tưởng chủ đạo về thừa kế đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Hơn thế nữa, Luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng không chỉ mang thuần túy yếu tố truyền thống, phong tục mà còn thể hiện sự tiến bộ, thành quả đúc kết tinh hoa văn hóa, nền pháp lý tiên tiến của nhân loại. 1.3. Các nguyên tắc cơ bản của quyền thừa kế  Nguyên tắc bảo hộ về quyền thừa kế của cá nhân Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc đầu tiên trong quan hệ dân sự; và thể hiện rõ nét bản chất của quan hệ dân sự. Đặc biệt đối với quan hệ thừa kế; nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc cơ sở cho việc xác định những người trong cùng một hàng được hưởng di sản ngang nhau. Ngoài ra, nó còn là cơ sở để rũ bỏ nhiều tư tưởng lạc hậu từ thời kỳ phong kiến, như: tư tưởng trọng nam khinh nữ; sự bất bình đẳng giữa nam và nữ; giữa vợ và chồng trong chế định thừa kế. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện quyền thừa kế như nhau của cá nhân và pháp nhân. Theo Điều 610 của BLDS 2015 quy định về quyền bình đẳng của các cá nhân trong thừa kế như sau: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”  Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế
  • 9. 9 Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế là nguyên tắc cơ sở cho việc xác định những người trong cùng một hàng được hưởng di sản ngang nhau. Ngoài ra; nó còn là cơ sở để rũ bỏ nhiều tư tưởng lạc hậu từ thời kỳ phong kiến; như tư tưởng trọng nam khinh nữ; sự bất bình đẳng giữa nam và nữ; giữa vợ và chồng trong chế định thừa kế. Thông qua nguyên tắc này; các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thừa kế có thể đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích chính đáng của mình. Mọi cá nhân có quyền bình đẳng trong việc nhận di sản; và thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại. Không phân biệt nam, nữ, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tôn giáo. Mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản theo di chúc, theo pháp luật.  Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể trong quan hệ thừa kế. Tôn trọng quyền để lại tài sản của mình cho người khác: Xuất phát từ nguyên tắc của luật dân sự là tự do, tự nguyện. Pháp luật cho phép cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho cá nhân; tổ chức hưởng. Nội dung di chúc do người lập di chúc xác định như chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế mà không cần nêu lý do; dành một phần di sản để di tặng hoặc làm di sản thờ cúng; chỉ định người quản lý di sản; người phân chia di sản. Lập di chúc là quyền tự do của cá nhân; nhưng khi thực hiện quyền đó cần phải bảo đảm lợi ích của những người thân thích trong gia đình; như bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), các con chưa thành niên; hoặc con không có khả năng lao động. Những người này có quan hệ hôn nhân; huyết thống với người lập di chúc; giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thích; và quan hệ pháp lý như chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau. Theo đó, dù người lập di chúc không chỉ định cho những đối tượng này hưởng một phần di sản; thì pháp luật vẫn đảm bảo quyền hưởng di sản của họ đó là cho phép họ hưởng bằng hai phần ba (2/3) của một suất thừa kế theo pháp luật (Điều 644 BLDS). Quyền bình đẳng trong việc nhận tài sản thừa kế: Theo quy định của pháp luật, Người hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại trong phạm vi di sản được hưởng. Như vậy, pháp luật quy định tất cả những người thừa kế được hưởng quyền thì phải thực hiện nghĩa vụ. Đây là nguyên tắc chung của pháp luật; thể hiện quyền của công dân bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ.
  • 10. 10 Bên cạnh đó, luật cũng quy rõ, Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc từ chối nhận di sản cả theo di chúc và theo pháp luật. Pháp luật tôn trọng việc từ chối nếu việc từ chối không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, đồng thời việc từ chối phải đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thời hạn pháp luật quy định. 1.4. Thừa kế theo pháp luật, phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào; vì vậy, nếu di chúc chỉ định pháp nhân thì pháp nhân đó là người thừa kế theo di chúc . Nếu sự dịch chuyển của tài sản căn cứ vào ý chí của người đã chết để lại thì được gọi là thừa kế theo di chúc, nếu sự dịch chuyển tài sản của người chết sang người còn sống căn cứ vào quy định của pháp luật thì được gọi là thừa kế theo pháp luật. Theo quy định thực định tại Việt Nam, khái niệm thừa kế theo pháp luật quy định tại điều 619 BLDS 2015, theo đó: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.Sau đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật: Điểm khác Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật 1. Khái niệm Là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 BLDS 2015) 2. Đối tượng được thừa kế Những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập là người nhận di sản trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật - Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651) - Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc
  • 11. 11 (Điều 664) - Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654) 3. Hình thức Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627) - Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế - Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản 4. Thừa kế thế vị Không có thừa kế thế vị Có thừa kế thế vị, quy định tại điều 652 BLDS 2015 5. Thứ tự áp dụng Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp sẽ được phân tích sau đây. Tại điều 650, Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau: a. Trường hợp người để lại tài sản không có di chúc: Nếu người để lại di sản có di chúc hợp pháp, di sản sẽ được phân chia theo ý nguyện của người để lại di sản. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp người để lại di sản chết đột ngột hoặc không lập di chúc trước khi chết dẫn đến không thể không thể chia di sản theo ý nguyện của họ. Vì vậy, để đảm bảo di sản của người chết được phân chia một cách công bằng, hợp pháp và tránh những tranh chấp, khi người để lại di sản không có di chúc thì di sản sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, các trường hợp quy định tại điều 642 - Di chúc bị thất lạc, hư hại và điều 648 - của Bộ Luật Dân sự 2015 cũng được coi là không có di chúc. b. Trường hợp di chúc không hợp pháp Di chúc hợp pháp khi đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật và sẽ được pháp luật bảo vệ. Trường hợp vi phạm điều kiện về tính hợp pháp của di chúc thì di chúc sẽ bị vô hiệu. Di chúc vô hiệu có hai trường hợp là di chúc vô hiệu toàn bộ hoặc di chúc vô hiệu một phần. Nội dung này nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho những người thừa kế, tránh việc có những kẻ xấu lợi dụng để hưởng phần thừa kế.
  • 12. 12 c. Trường hợp những người thừa kế theo di chúc chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015, người thừa kế là: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế, tất cả cá nhân được chỉ định là người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản; tất cả các cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế trong di chúc đều không còn tồn tại thì toàn bộ di sản của người chết ấy được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó. Trường hợp nếu chỉ có một hoặc một số người được thừa kế được chỉ định trong di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, một hoặc một số cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ có phần di sản liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có giá trị pháp luật và được chia thừa kế theo pháp luật. d. Trường hợp người được chỉ định làm người thừa kế lại di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản Trường hợp người được chỉ định làm người thừa kế lại di chúc mà không có quyền hưởng di sản, đây là trường hợp người chết có để lại di chúc và di chúc ấy là hợp pháp cho người được nhận thừa kế. Tuy nhiên, người được nhận quyền thừa kế ấy vi phạm Khoản 1, Điều 621, BLDS 2015 và bị pháp luật tước quyền hưởng di sản. Nếu tất cả những người được chỉ định thừa kế trong di chúc đều bị truất quyền thừa kế thì toàn bộ di sản do người chết để lại được chia thừa kế cho những người thừa kế theo pháp luật của người này. Trường hợp chỉ có một hoặc một số người thừa kế không có quyền hưởng di sản thì chỉ áp dụng chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên quan đến những người này. Trường hợp những người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận di chúc: tức họ từ bỏ quyền hưởng di sản thừa kế mà người chết để lại. Việc từ chối quyền nhận di
  • 13. 13 chúc của cá nhân, tổ chức được người chết chỉ định quyền thừa kế là hợp pháp và trong thời hạn luật định. Theo đó, nếu tất cả cá nhân, cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc đều từ chối quyền hưởng di sản thì toàn bộ di sản của người chết được chia theo pháp luật. Trường hợp chỉ có một hoặc một số cá nhân, cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc từ chối quyền nhận di sản thì chỉ có phần di sản liên quan đến những cá nhân, cơ quan, tổ chức này được chia thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 650 của Bộ Luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật còn được áp dụng trong các trường hợp sau: “2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế: 1.5. Khái niệm diện thừa kế và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. a. Khái niệm diện thừa kế Diện thừa kế được hiểu là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định pháp luật. Diện thừa kế bao gồm cá nhân còn sống có quan hệ hôn nhân, huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản được tính đến thời điểm mở thừa kế của người đó và những cá nhân sinh ra và còn sống tại thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. b. Khái niệm hàng thừa kế Thừa kế theo pháp luật là thừa kế dựa trên sự phỏng đoán ý chí của người để lại di sản. Theo đó, các nhà làm luật phỏng đoán rằng, di sản của người chết để lại phải được dịch chuyển cho người thân thích của người đó, những người này được gọi là diện thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, mức độ thân thích, gần gũi của mỗi người trong diện thừa kế với người chết là khác nhau. Chính vì điều này, gây ra sự tranh cãi khi một người chết thì việc chia thừa kế có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh vì người ấy
  • 14. 14 có quá nhiều mối quan hệ thân thích, dễ gây ra mâu thuẫn và hiểu lầm không đáng có. Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ thân thích, gần gũi với người chết và vì thế họ cùng được hưởng phần di sản do người chết để lại ngang nhau. 1.6. Ý nghĩa của việc phân chia diện và hàng thừa kế Thứ nhất, việc phân chia diện và hàng thừa kế tạo ra sự chủ động cho cơ quan xét xử trong quá trình áp dụng các chế định pháp luật về thừa kế để giải quyết những tranh chấp từ quan hệ ấy. Mang tính khái quát cao, vừa khoa học lại phù hợp với đời sống thực tiễn cần giải quyết những tranh chấp liên quan đến thừa kế. Thứ hai, việc phân chia diện và hàng thừa kế cũng có ý nghĩa thiết thực, bảo đảm để những người thừa kế cùng hàng hưởng phần di sản bằng nhau. Tránh được những mâu thuẫn phát sinh phức tạp và chia rẽ giữa những người có mối quan hệ gần gũi thân thuộc với nhau. Thứ ba, việc phân chia này là căn cứ bảo vệ quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân một cách triệt để nhất phù hợp với đạo lý trong quan hệ huyết thống và dòng tộc của người đã khuất. Diện thừa kế và hàng thừa kế trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015 2.1. Diện thừa kế Pháp luật thực định Việt Nam không trực tiếp đưa ra quy định cụ thể về diện thừa kế theo pháp luật nhưng từ quy định cụ thể về hàng thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu, diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có ít nhất một trong ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Ba mối quan hệ này giữa người để lại di sản và người thừa kế chỉ là căn cứ xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật. Phạm vi diện những người thừa kế theo pháp luật thừa kế ở nước ta và được được thể hiện ở những mặt sau: Đầu tiên, diện những người thừa kế được mở rộng theo số lượng hàng thừa kế theo pháp luật đã bảo đảm cho việc phân chia di sản thừa kế của công dân được thực hiện triệt để nhất. Di sản của người chết để lại phải được chia cho những người có
  • 15. 15 quan hệ huyết thống gần gũi với người để lại di sản. Việc áp dụng thừa kế theo pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả hơn, hợp lí hơn và thuyết phục hơn. Thứ hai, phạm vi thừa kế trong ba mối quan hệ là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng đã giải quyết được nhiều tranh chấp dân sự có liên quan đến lĩnh vực thừa kế theo pháp luật ở nước ta. Thứ ba, diện thừa kế theo pháp luật mở rộng là phù hợp với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội. Góp phần làm hạn chế sự áp đặt khách quan, thiếu toàn diện trong đời sống xã hội và quan hệ huyết thống giữa những người trong cùng dòng tộc. 2.1.1. Diện thừa kế theo quan hệ hôn nhân Quan hệ hôn nhân là quan hệ của vợ chồng cho tới thời điểm mở thừa kế và phải được xác định là hôn nhân hợp pháp. Để được thừa nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp thì về nguyên tắc, việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của từng thời kì. Sự thừa nhận của pháp luật đối với một cuộc hôn nhân chính là cơ sở tiền đề để bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ và chồng trong việc quản lí tài sản chung, nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái, trách nhiệm của vợ hoặc chồng trong quan hệ với người thứ ba. Hơn nữa, đây còn là cơ sở để xác định chủ thể sở hữu tài sản, về nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự mà vợ chồng phát sinh từ quan hệ đó. 2.1.2. Diện thừa kế theo quan hệ huyết thống Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có chung dòng máu theo trực hệ hoặc theo bảng hệ trong phạm vi mấy đời theo quy định của pháp luật. Trực hệ là quan hệ họ hàng theo hàng dọc, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Bảng hệ là quan hệ họ hàng theo hàng ngang trong đó người này không sinh người kia nhưng cùng sinh ra từ một “gốc” như quan hệ anh, chị, em, với nhau… Quan hệ huyết thống là cơ sở pháp lý cũng như căn cứ quan trọng để xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ hiệu quả hơn quyền thừa kế của công dân. Ngoài ra, việc xác định thừa kế theo pháp luật trong quan hệ huyết thống góp phần làm xã hội đất nước ổn định và củng cố nền móng đoàn kết toàn dân – vốn được hình thành từ những tế bào gia đình với nhau. 2.1.3. Diện thừa kế theo quan hệ nuôi dưỡng
  • 16. 16 Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa bố, mẹ nuôi với con nuôi. Việc nhận con nuôi phải tuân thủ điều kiện của pháp luật Hôn nhân và gia đình tại thời điểm nuôi dưỡng. Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa các người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Đó là quan hệ giữa người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ còn nhưng không có khả năng lao động hoặc không có năng lực hành vi dân sự. Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông, bà nội ngoại và các cháu nội, ngoại. Điều 104 Bộ luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không có cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không còn con”. 2.2. Hàng thừa kế Hàng thừa kế là phạm vi những người thừa kế di sản được xác định thông qua các mối quan hệ nói trên và được quyết định thành từng hàng thừa kế theo trật tự. Do đó pháp luật về thừa kế quy định về hàng thừa kế tại khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 chia những người trong diện thừa kế thành ba hàng, cụ thể như sau: 2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Ở hàng thừa kế thứ nhất có hai mối quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản của nhau. Mối quan hệ thừa kế của vợ chồng: Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân. Theo khoản 2 Điều 3 luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 thì "Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn". Ta có thể thấy rằng quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là một quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay còn gọi là “thừa kế đối nhau”, “thừa kế của nhau”, nghĩa là trong đó, khi bên này chết thì bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại. Khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần lưu ý các trường hợp sau đây:  Trường hợp thứ nhất, vợ chồng đã chia tài sản chung hoặc sống ly thân hoặc một người đã bỏ đi sống với người khác một cách bất hợp pháp nhưng chưa ly hôn, về
  • 17. 17 mặt pháp lý quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại. Do đó người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết.  Trường hợp thứ hai, người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác hoặc sống chung với người khác như vợ chồng vẫn được hưởng di sản của người đã chết.  Trường hợp thứ ba, khi một bên chết, dù người còn sống kết hôn hoặc kết hôn với người khác như vợ chồng thì người đó đã được hưởng di sản của người đã chết.  Trường hợp thứ tư, vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được tòa án chấp nhận hoặc đã được chấp nhận nhưng quyết định hoặc bản án cho ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật thì một người chết.Khi đó người còn lại vẫn được quyền hưởng di sản của người chết.  Trường hợp thứ năm, nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đều tiến hành trước ngày 13 tháng 1 năm 1960 ở miền Bắc (ngày luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực ở miền Bắc) và trước ngày 25 tháng 3 năm 1977 ở miền Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc) thì việc người đó có nhiều vợ vẫn được chấp nhận. Do đó khi người này chết thì tất cả các bà vợ (còn sống vào thời điểm đó) đều có quyền hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất và ngược lại người chồng có thể hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất khi các bà vợ qua đời.  Trường hợp thứ sáu, nếu cán bộ chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra miền Bắc, lấy vợ ở miền Bắc mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại.  Trường hợp thứ bảy, đối với các trường hợp hôn nhân không đăng kí kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế (gồm các cuộc hôn nhân tiến hành trước ngày luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn) thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫn được thừa nhận nên họ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất của nhau.  Trường hợp thứ tám, hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống chung với nhau trước ngày luật Hôn nhân gia đình 1986 có hiệu lực mà cuộc sống chung đó không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng đó vẫn được chấp nhận. Và họ vẫn là người thừa kế hàng thứ nhất của nhau.
  • 18. 18 Mối quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con cũng là thừa kế mang tính hai chiều. Quan hệ này được xác định theo một trong hai căn cứ: Căn cứ vào quan hệ huyết thống giữa những người cùng dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau, trong đó cha mẹ đẻ là người đã sinh ra người đó nên được pháp luật qui định ở hàng thừa kế thứ nhất. Căn cứ vào quan hệ nuôi dưỡng thì đó là những quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau giữa cha mẹ và con. Mối quan hệ nuôi dưỡng ở đây có thể là của bố mẹ đẻ với con đẻ cũng có thể là của bố mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Trong trường hợp người này có con nuôi mà chưa đăng kí việc nhận con nuôi theo đúng qui định của pháp luật thì quyền thừa kế giữa họ sẽ không được công nhận cho đến khi họ đăng kí. Quan hệ nuôi dưỡng phải tồn tại cho đến thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, nếu việc nuôi con nuôi chấm dứt trước thời điểm mở thừa kế thì giữ họ không được hưởng di sản của nhau nữa. Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con dâu con rể. Theo qui định của pháp luật thì con dâu, con rể không nằm trong diện thừa kế. Nhưng trong trường hợp con dâu, con rể tham gia lao động chung trong gia đình, xây dựng khối tài sản trong gia đình cha, mẹ thì khi cha mẹ chết đi họ vẫn được hưởng một phần tài sản xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra nhưng không phải với tư cách người thừa kế mà là người đồng sở hữu tài sản. Đối với mối quan hệ của “con riêng với bố dượng, mẹ kế”. Nếu như đối với trường hợp con nuôi ta có thể khẳng định đó là mối quan hệ nuôi dưỡng thì trong trường hợp này có nhiều điểm cần lưu ý: Trường hợp mẹ kế sống với bố còn con riêng sống với mẹ đẻ như vậy hai người này không có quan hệ huyết thống mà cũng chẳng có quan hệ nuôi dưỡng; Các trường hợp con riêng sống với bố dượng, mẹ kế nhưng bị ghét bỏ, không nhận được sự quan tâm, chăm sóc nuôi dưỡng (các trường hợp này rất phổ biến ở nhiều nước) nên việc cho con riêng, bố dượng, mẹ kế thừa kế của nhau trong các trường hợp này là không hợp lý. Vì thế điều 654 Bộ luật dân sự 2015 đã qui định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo qui định tại điều 652 và 653 của bộ luật này.”
  • 19. 19 2.2.2. Hàng thừa kế thứ hai Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế thứ hai có hai mối quan hệ sau đây Mối quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu: Theo điểm b, Khoản 1, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì căn cứ để xác định mối quan hệ này là quan hệ huyết thống mà không dựa vào quan hệ nuôi dưỡng. Do đó việc thừa kế của ông bà khi cháu chết và cháu nhận thừa kế khi ông bà qua đời là đương nhiên theo luật. Nhưng một người có thể có nhiều ông bà hoặc nhiều cháu nên điều này cũng đã qui định rất rõ là ông bà là ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Còn cháu phải là cháu ruột của người đó. Đối với trường hợp cháu nuôi thì pháp luật Việt Nam không thừa nhận quyền thừa kế của họ. Mối quan hệ thừa kế giữa anh, chị, em ruột: căn cứ để phát sinh quyền thừa kế giữa những người này cũng là mối quan hệ huyết thống. Anh, chị, em ruột là những người cùng huyết thuyết thống về đằng cha hoặc đằng mẹ hoặc cả đằng cha, đằng mẹ. Con trong giá thú hay con ngoài giá thú miễn là họ có chung dòng máu của người sinh ra mình thì đương nhiên theo pháp luật họ được quyền hưởng thừa kế ở hàng thứ hai của nhau. Ngoài ra pháp luật còn qui định rõ con riêng của vợ hoặc chồng không phải là anh em ruột của nhau; Con nuôi không phải là anh chị em ruột đối với con đẻ của bố hoặc mẹ nuôi nên không được nhận thừa kế từ những anh chị em đó nhưng vẫn được nhận thừa kế từ anh chị em ruột của chính mình và ngược lại. 2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội ngoại, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột: Quan hệ thừa kế giữa những người này với nhau cũng là dựa trên mối quan hệ huyết thống. Những người này theo pháp luật được xếp hưởng thừa kế vào hàng thứ ba của nhau. Tuy nhiên cần lưu ý ở mỗi vùng miền có nhiều cách định nghĩa khác nhau về mối quan hệ này.
  • 20. 20 Quan hệ thừa kế giữa cụ và chắt: cụ nội là người thân sinh ra ông nội hoặc bà nội, cụ ngoại là người thân sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại người chết. Nên mối quan hệ giữa cụ nội cụ ngoại và chắt là mối quan hệ huyết thống. Những người này được hưởng thừa kế ở hàng thứ ba của nhau. III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015, NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ VỀ THỪA KẾ THEO DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ VÀ ĐỀ XUẤT 3.1. Đánh giá mực độ hoàn thiện về chế của Bộ Luật dân sự 2015 Theo nhiều chuyên gia luật, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được đánh giá là hoàn thiện, trong đó có chế định thừa kế và nhiều nội dung mới được luật hóa, từng bước đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, qua một thời gian đi vào cuộc sống đã cho thấy vẫn còn một số vướng mắc, bất cập, từ đó dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau, việc áp dụng trên thực tế cũng không thống nhất. 3.2. Một số hạn chế của một số quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật và đề xuất: ▪ Về quyền thừa kế thế vị của cháu và chắt a. Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Với quy định trên, nếu hiểu theo câu chữ của điều luật thì khi cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt không được quyền hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ do có một trong các hành vi được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 sẽ kéo theo cháu hoặc chắt cũng không thể được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ. b. Kiến nghị:
  • 21. 21 Trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt có một trong các hành vi vi phạm được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 thì cháu hoặc chắt là người không có lỗi và cũng không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi do cha, mẹ của họ gây ra. Mặt khác, trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội, tức là “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự[4]”, do vậy các cháu hoặc chắt của người để lại di sản không có nghĩa vụ gánh chịu những hành vi độc lập của cha mẹ gây ra trong quan hệ cụ thể này. Ngoài ra, về phương diện lý luận và thực tiễn, không có quyền hưởng di sản là một chế tài được áp dụng đối với riêng người có lỗi[5]. Do vậy, quyền thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt không thể bị pháp luật tước bỏ khi mà giữa cha, mẹ và các con hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự với tư cách cá nhân và hành vi của họ lại hoàn toàn độc lập với nhau. Cho nên, nếu chỉ hiểu một cách máy móc là cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền hưởng di sản, thì cháu cũng không có quyền hưởng thừa kế thế vị nếu cha, mẹ của cháu chết trước hoặc chết cùng với ông, bà thì đó là điều hết sức bất công, đã sa vào tình trạng “quýt làm, cam chịu”, không phù hợp với xu hướng chung của pháp luật hiện đại và trái với truyền thống, tập quán, quan niệm về thừa kế trong nhân dân. Để đảm bảo quyền, lợi ích của các cháu của người để lại di sản, đặc biệt là trường hợp cháu và chắt là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Cho nên, BLDS cần quy định bổ sung trường hợp cháu và chắt vẫn được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu và chắt khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015. Mặt khác, để bảo vệ quyền được hưởng di sản của cháu và chắt khi bản thân họ không bị Tòa án tước quyền và cũng không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, nhưng do họ không có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân mình, thì pháp luật cũng nên cho họ hưởng thừa kế thế vị thay cho cha mẹ họ bị truất hoặc bị tước quyền khi còn sống nhưng chết trước người để lại di sản để cháu được thừa kế di sản của ông bà, chắt được hưởng di sản của các cụ (tương tự như quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015 về trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
  • 22. 22 dung di chúc), trừ trường hợp khi chính con, cháu của họ cũng có một trong các hành vi vi phạm được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015. ▪ Về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ a. Quy định pháp luật hiện tại: Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Quy định này vẫn còn khá chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như: (1) khi người con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì người con nuôi của người con đẻ của người để lại di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay không? (2) khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con đẻ của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không? (3) người con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con nuôi của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không? Có quan điểm cho rằng trường hợp (3) không được thừa kế thế vị, trường hợp (2) được thừa kế thế vị, còn trường hợp (1) chỉ được thừa kế thế vị nếu người để lại di sản coi như cháu ruột. b. Kiến nghị: Thứ nhất, về trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi. Cần quy định rõ hơn thừa kế thế vị bao gồm trường hợp cả con (con đẻ hay con nuôi) của con đẻ và con (con đẻ hay con nuôi) của con nuôi của người để lại di sản. Thứ hai, cần phải chỉnh sửa lại tiêu đề tại Điều 653 BLDS năm 2015 cho phù hợp và thống nhất với nội dung của điều luật hoặc chỉnh sửa phần nội dung của điều luật lại cho thống nhất với tiêu đề. ▪ Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế a. Quy định pháp luật: Theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015 thì: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Theo đó, để được hưởng
  • 23. 23 quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp cụ thể thì có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất về nội dung như thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và dựa vào tiêu chí nào để đánh giá là có sự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì pháp luật cũng chưa đề cập đến. Chẳng hạn như: (1) thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là bao lâu sẽ được coi là chăm sóc như cha con, mẹ con; (2) hành vi chăm sóc sẽ được thể hiện từ hai bên hay chỉ từ một bên (người được thừa kế) và (3) nếu như một bên chỉ thể hiện hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng, nhưng về tình cảm giữa họ đối với nhau không như cha con, mẹ con thì họ có được thừa kế theo pháp luật của nhau không?. Ngoài ra, việc xác định hàng thừa kế sau khi đã xác định được quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì điều luật lại không quy định trong trường hợp này thì con riêng, bố dượng, mẹ kế sẽ thuộc hàng thừa kế thứ mấy nếu đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật. Có quan điểm còn cho rằng, nên bỏ quy định về thừa kế thế vị của con riêng, vì giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế với lý do là giữa họ không có mối quan hệ huyết thống và cũng không có mối quan hệ pháp lý nào ràng buộc, nếu có ràng buộc đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là sự ràng buộc về mặt đạo đức xã hội. Có thể lý giải cho cơ sở của quan điểm này là xuất phát từ sự so sánh với trường hợp người con dâu không được hưởng thừa kế đối với phần di sản của cha mẹ chồng, vì giữa họ không có mối quan hệ huyết thống, nhưng do phong tục tập quán của người Việt và trên thực tế phần lớn người con dâu cũng là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ chồng. Chính vì vậy, quan điểm trên cho rằng việc quy định con riêng được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng, mẹ kế là không thuyết phục và cần phải được xóa bỏ. Dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, Điều 654 BLDS năm 2015 còn cho thấy việc dẫn chiếu đến Điều 652 và Điều 653 làm cho người đọc có sự hiểu nhầm là
  • 24. 24 thiếu Điều 651 về người thừa kế theo pháp luật, nhưng ở Điều 653 đã có dẫn chiếu đến Điều 651; đồng thời còn thể hiện sự trùng lắp khi Điều 653 đã có dẫn chiếu đến Điều 652 nhưng Điều 654 lại tiếp tục dẫn chiếu đến Điều 652. Lẽ ra, các nhà làm luật chỉ cần dẫn chiếu trực tiếp đến Điều 651 và Điều 652 sẽ hợp lý và chính xác hơn. b. Kiến nghị: Quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế phát sinh dựa trên cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, để hiểu như thế nào là “chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” thì hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn một cách cụ thể. Do đó, để áp dụng chế định “quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế”, chúng ta cần phải chứng minh sự tồn tại “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” giữa cha dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể hiểu, con riêng và cha dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con khi giữa họ thể hiện những hành vi được quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền cùng yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con riêng, chăm lo cho việc học tập và giáo dục con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,… cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con,…; con riêng có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha dượng, mẹ kế, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ,… Hay nói cách khác, pháp luật cần ghi nhận các tiêu chí để đánh giá việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế tương tự như quyền và nghĩa vụ của con đẻ với cha, mẹ đẻ. Đồng thời, cũng cần quy định rằng việc chăm sóc lẫn nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế không nhất thiết phải dựa trên cơ sở cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà, bởi vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp người con ở xa (như đi làm xa hoặc có vợ chồng xa) nhưng vẫn luôn quan tâm, thể hiện được tình cảm yêu thương lẫn nhau và có những hành động giúp đỡ cha dượng, mẹ kế bằng cách gửi tiền cũng như các vật chất khác. Do đó, việc xác định thế nào
  • 25. 25 là chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con theo tác giả không nên chỉ phụ thuộc vào nơi cư trú của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Điều 654 BLDS năm 2015 về trường hợp thế nào là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và việc “con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” nếu được hưởng di sản của nhau thì sẽ được xác định là hàng thừa kế nào trong các hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015. Bên cạnh đó, cần thừa nhận theo hướng để con riêng, bố dượng, mẹ kế nếu có quyền thừa kế của nhau thì sẽ được thừa kế ở hàng thứ nhất như thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua là hợp lý và thuyết phục. IV. KẾT LUẬN Quan hệ thừa kế là một mối quan hết rất phổ biến và có vị trí quan trọng trong xã hội, đây là một trong những quyền cơ bản bảo vệ quyền lợi của con người. Do vậy, pháp luật về thừa kế cần và phải luôn được chú trọng để có những quy định hoàn thiện hơn với sự phát triển của xã hội trong từng gian đoạn phát triển của đất nước. Bộ Luật dân sự 2015 ra đời là một bước tiến lớn để đảm bảo điều chỉnh quan hệ thừa kế phù hợp và hoàn thiện hơn về các quy định về thừa kế. Tuy nhiên, một số điểm còn cần xem xét thêm để ngày càng hoàn thiện, phát huy từ lý luận đến thực tiễn.
  • 26. 26 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 2013. 2. Bộ luật Dân sự 2015. 3. Giáo trình Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TPHCM, 4. https://vi.wikipedia.org/ 5. https://vienphapluatungdung.vn/ 6. https://luattuean.vn/ 7. https://tapchitoaan.vn/