SlideShare a Scribd company logo
1 of 136
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------
NGUYỄN THỊ MAI LAN
CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN, HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Chính trị học
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------
NGUYỄN THỊ MAI LAN
CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN, HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lại Quốc Khánh
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lại Quốc Khánh. Các số
liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận
văn không trùng với các công trình khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị MaiLan
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo
trong Khoa Khoa học chính trị cùng tất cả các thầy cô giáo đã tận tình giảng
dạy trong lớp Cao học Chính trị học khóa 2013, những người đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức hữu ích về các vấn đề chính trị- xã hội làm cơ sở cho
tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lại Quốc Khánh đã tận tình
hướng dẫn cho tôi trong thời gian qua, giúp tôi thực hiện tốt và hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, BGH, các đồng nghiệp trong
trường và các đồng chí trong Đoàn thanh niên - Hội sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện, động viên tôi trong thời gian
học tập. Xin được cảm ơn các bạn đoàn viên, sinh viên đã giúp đỡ, cộng tác
cùng tôi trong quá trình điều tra khảo sát làm đề tài.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của
Thầy/Cô và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị MaiLan
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................................2
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................................6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................................7
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................................3
2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận chung về công tác tư tưởng.............................3
2.2. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng trong thanh niên.......................4
2.3. Những vấn đề luận văn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................8
3.1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................................8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................................8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................8
4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................8
4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................................8
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................9
5.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................................................9
5.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................9
6. Những đóng góp của luận văn.......................................................................................................9
7. Kết cấu luận văn....................................................................................................................................10
NỘI DUNG................................................................................................................................................................11
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƢ
TƢỞNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH.......................11
1.1. Lý luận về công tác tƣ tƣởng ................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm Công tác tư tưởng..................................................................................................11
1.1.2. Hệ thống các yếu tố, các bộ phận cấu thành của CTTT........................................14
1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về công tác tƣ tƣởng...............................................................................................................................17
1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng....................17
1.2.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng.....................................................20
1.3. Quan điểm của Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
về công tác tƣ tƣởng...............................................................................................................................22
1.4. Công tác tƣ tƣởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong trƣờng đại học...............................................................................................................................26
1.4.1. Công tác tư tưởng trong trường đại học..........................................................................26
1.4.2. Vị trí, vai trò của công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong trường đại học..................................................................................................30
1.4.3. Nội dung cơ bản của công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong trường đại học ...................................................................................................32
* Tiểu kết chƣơng 1.................................................................................................................................34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐOÀN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN, GIAI ĐOẠN 2009 - 2014....................................................................................36
2.1. Đặc điểm tình hình của công tác Đoàn và phong trào sinh viên
giai đoạn 2009 – 2014..............................................................................................................................36
2.1.1. Bối cảnh chung.................................................................................................................................36
2.1.2. Chủ trương của Đảng ủy Trường về đẩy mạnh lãnh đạo công tác thanh
niên, sinh viên..................................................................................................................................................40
2.2. Nội dung, thành tựu và hạn chế trong công tác tƣ tƣởng của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trƣờng Đại học Khoa học ã hội
và Nh n văn, giai đoạn 2009 - 2014.............................................................................................42
2.2.1. Thực trạng triển khai công tác tư tưởng..........................................................................42
2.2.1.1. T chức học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết, pháp luật của
Đảng, Nhà nước và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh..........................................................42
2.2.1.2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động Tu i tr Việt Nam
học tập và làm theo lời Bác...............................................................................................................43
2.2.1.3. Giáo dục truyền thống........................................................................................................46
2.2.1.4. Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng..............................................................48
2.2.2. Đánh giá Công tác tư tưởng của Đoàn trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn.......................................................................................................................................................52
2.2.2.1.Thành tựu và nguyên nhân................................................................................................52
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................................62
* Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................................................68
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG
CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN, HÀ NỘI................................................................................................................70
3.1. Những nh n tố tác động và vấn đề đặt ra đối với công tác tƣ tƣởng
của Đoàn trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nh n văn...........................................70
3.1.1. Bối cảnh chung.................................................................................................................................70
3.1.2. Những vấn đề đặt ra......................................................................................................................75
3.2. Một số giải pháp n ng cao hiệu quả CTTT cho đoàn viên, sinh viên
của Đoàn trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nh n văn.........................................78
3.2.1. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác
tư tưởng................................................................................................................................................................78
3.2.2. Đ i mới nội dung công tác tư tưởng phù hợp với đoàn viên, sinh viên
trong thời kỳ mới...........................................................................................................................................79
3.2.3. Tăng cường các hình thức triển khai hiệu quả công tác tư tưởng..................81
3.2.4. Đồng bộ hoạt động công tác tư tưởng giữa các đầu mối trong nhà trường.
...................................................................................................................................................................................84
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện cho công tác tư tưởng của Đoàn
trường....................................................................................................................................................................86
3.2.6. Đẩy mạnh quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của đoàn viên, sinh viên....87
3.3. Kiến nghị.................................................................................................................................................89
3.3.1. Đối với Đảng và Nhà nước......................................................................................................89
3.3.2. Đối với Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường...............................................................90
3.3.3. Đối với t chức Đoàn thanh niên.........................................................................................90
3.3.4. Đối với bản thân đoàn viên, sinh viên..............................................................................92
* Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................................................................92
KẾT LUẬN................................................................................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................96
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................101
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số lượng tình nguyện viên tham gia các hoạt động tình nguyện
vì cộng đồng 52
Bảng 2.2: Ý kiến của đoàn viên, sinh viên về những nội dung công tác tư tưởng
của Đoàn trường hiện nay 54
Bảng 2.3: Ý kiến của đoàn viên, sinh viên về các hoạt động do Đoàn trường
t chức 56
Bảng 2.4: Đánh giá của đoàn viên, sinh viên về các hình thức triển khai công tác
giáo dục tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên của Đoàn trường 59
Bảng 2.5: Sự quan tâm của đoàn viên, sinh viên đến những nội dung trong
công tác tư tưởng của Đoàn trường đã triển khai 63
Bảng 2.6: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư tưởng của
Đoàn trường hiện nay 66
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Những vấn đề mà đoàn viên, sinh viên tiếp thu được những hoạt động
giáo dục tư tưởng của Đoàn trường thời gian qua 53
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTTT
CNH
CSVN
HĐH
KTTT
CNXH
XHCN
: Công tác tư tưởng
: Công nghiệp hóa
: Cộng sản Việt Nam
: Hiện đại hóa
: Kinh tế thị trường
: Chủ nghĩa xã hội
: Xã hội chủ nghĩa
KHXH & NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn
TNCS : Thanh niên Cộng sản
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo đất nước hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn coi CTTT là nhiệm vụ chính trị hàng đầu để tiến hành thành công sự
nghiệp cách mạng.
Với tư cách là chủ thể của lịch sử, con người tạo ra lịch sử bằng hoạt động
vật chất và hoạt động tinh thần, trong đó hoạt động tinh thần, tư tưởng luôn có vai
trò t ng kết và định hướng cho hoạt động vật chất. Trên bình diện xã hội, hoạt động
tư tưởng có mặt và ảnh hưởng đến mọi quá trình kinh tế - xã hội. Bất kỳ một cuộc
cách mạng xã hội nào cũng bắt đầu bằng cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng và
tư tưởng triệt để là một tiền đề quan trọng làm nên tính triệt để của cuộc cách mạng
trong thực tiễn. Hồ Chí Minh đã nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con
người xã hội chủ nghĩa. Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã
hội chủ nghĩa. Muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân
[41, tr. 448]. Tiến hành CTTT là điều kiện và phương thức quan trọng hàng đầu để
thực hiện cuộc cách mạng tư tưởng. Do đó, việc xây dựng cơ sở lý luận và tiến hành
CTTT một cách khoa học và cách mạng là yêu cầu cấp bách nhằm tiến hành thắng
lợi sự nghiệp cách mạng.
Cuối thể kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước diễn biến
rất phức tạp. Sau gần ba mươi năm đ i mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
đáng tự hào, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế với việc chuyển sang phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng
có những mặt trái, những nhân tố tiêu cực đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến
thanh niên. Một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, phai
nhạt lý tưởng, bất chấp những quy phạm đạo đức, giá trị truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc, thiếu tôn trọng những chuẩn mực đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá
nhân – k thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng, đạo đức mới, theo cách gọi
của chủ tịch Hồ Chí Minh, giờ đây có cơ hội trỗi dậy và phát triển. Nghị quyết
Trung ương 2 khóa VIII của Đảng (1997) đã gióng lên hồi chuông báo động toàn xã
hội khi chỉ ra tình trạng một bộ phận thanh niên suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý
1
tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai
của bản thân và đất nước là điều đặc biệt đáng lo ngại .
Trước những đòi hỏi của sự nghiệp đ i mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thanh niên đang và
nhất định sẽ gánh vác những trọng trách to lớn nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp.
Chính vì thế, tại đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh đối với thế hệ
tr , phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo, phát triển toàn diện về chính trị, tư
tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ T quốc. Như vậy, từ yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc
đ i mới, việc giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức, tư tưởng của thanh niên là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Với truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học KHXH
& NV luôn được Đảng và Nhà nước khẳng định là trung tâm đào tạo và nghiên cứu
KHXH & NV lớn nhất đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có
trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ T quốc. Trường Đại học
KHXH & NV đã luôn làm tốt CTTT và coi đó là cơ sở quan trọng để đạt được
những thành quả đáng mừng trong thời gian qua.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học KHXH & NV là một t chức chính
trị - xã hội của thanh niên, là trường học xã hội chủ nghĩa của sinh viên, là đơn vị
trực tiếp tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ
công tác thanh niên - sinh viên, phát động và t chức phong trào hành động cách
mạng của đoàn viên, thanh niên, là cầu nối giữa thanh niên với Đảng. Đứng ở vị trí
là đơn vị Đoàn cơ sở, trực thuộc Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội, Đoàn trường Đại
học Trường Đại học KHXH & NV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của công tác
Đoàn và phong trào Thanh niên. Trong nhiều năm trở lại đây, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Trường Đại học KHXH & NV luôn là đơn vị xuất sắc trong công tác Đoàn và
phong trào Thanh niên của Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội, Đoàn Thanh niên Thành
phố Hà Nội và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là khâu trọng yếu của công tác Đoàn, là
bộ phận quan trọng nhất góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho
sinh viên theo mục tiêu của Luật Giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển
2
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”[53, Điều 2]. Đoàn Trường Đại học KHXH & NV đã t chức nhiều
hoạt động tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên thanh niên như: tiếp tục t chức, triển
khai thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh; lồng ghép công tác sinh
hoạt chính trị tư tưởng với công tác tuyên truyền, ph biến, học tập đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, v.v…, qua đó nâng cao
nhận thức của đoàn viên, thanh niên về vai trò của tu i tr trong giai đoạn mới.
Xác định được tầm quan trọng to lớn và ý nghĩa sâu sắc trong việc đ i mới và
nâng cao chất lượng của CTTT, qua đó tạo môi trường tích cực cho mỗi đoàn viên,
sinh viên Trường Đại học KHXH & NV không ngừng rèn luyện, phấn đấu trở thành
những nhân tố quan trọng của nguồn lực chất lượng cao, lực lượng tiên phong
truyền bá tri thức về KHXH & NV trong cả nước, tiếp nối truyền thống v vang của
các thế hệ đi trước, Đoàn Trường Đại học KHXH & NV đã có những bước phát
triển mới, luôn sáng tạo, nỗ lực t chức nhiều hoạt động giáo dục tư tưởng phong phú
cho đoàn viên, sinh viên.
Là người đang công tác tại văn phòng Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên
trường Trường Đại học KHXH & NV, được giao nhiệm vụ phụ trách công tác
Tuyên huấn của Đoàn Thanh niên và phụ trách t chức Hội Sinh viên trường, cùng
với những kiến thức được trang bị qua khóa cao học chuyên ngành Chính trị học,
tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội:
Thực trạng và giải pháp” với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng
và hiệu quả CTTT của Đoàn trường Đại học KHXH & NV nói riêng và Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận chung về công tác tư tưởng
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị bàn đến những vấn đề
lý luận chung của CTTT như: Công tác tư tưởng (Đào Duy Quát - Chủ biên)[50];
3
Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới (Đào
Duy Tùng)[61]; Một số vấn đề lý luận và nghệp vụ công tác tư tưởng (Phạm Quang
Nghị - Chủ biên)[47]; Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc (Phạm Tất Thắng - chủ biên)[56]; Quan hệ biện chứng giữa
tính cách mạng và tính khoa học trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay; Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng
và Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trần
Thị Anh Đào)[18, 19, 20]. Các tài liệu đã trình bày một cách hệ thống các vấn đề lí
luận và phương pháp luận về công tác tư tưởng như: các khái niệm về tư tưởng,
công tác tư tưởng, tính khoa học và tính cách mạng trong công tác tư tưởng; phân
tích sâu sắc nội dung và các phương thức hoạt động của công tác tư tưởng; nêu rõ
một số giải pháp nhằm đ i mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng.
Các công trình nhìn chung đã đi vào nghiên cứu và đặt nền móng cho những vấn đề
lý luận quan trọng nhất của CTTT.
2.2. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng trong thanh niên
Những năm gần đây, trên góc độ nghiên cứu khoa học và t ng kết thực tiễn
đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu và xuất bản thành sách về vấn đề thanh
niên như:
- Sách Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam của tác giả Phạm
Hồng Tung [60] đã góp phần t ng kết, đánh giá công tác thanh niên của Đảng, Nhà
nước và các t chức thanh niên trong 25 năm đ i mới đất nước vừa qua. Trong đó, tác
giả cuốn sách chỉ ra và phân tích những ưu thế và những mặt mạnh cơ bản của
thanh niên Việt Nam hiện nay xét cả trên những đặc điểm và khía cạnh phản ánh
chất lượng thể chất và chất lượng tinh thần. Trên cơ sở đó, làm rõ thực trạng và
những xu hướng biến đ i lối sống của thế hệ tr Việt Nam trong quá trình đ i mới đất
nước và hội nhập quốc tế, chỉ ra những yếu tố tác động cơ bản, có tính chất định
hướng đối với việc hình thành và quá trình biến đ i lối sống của thanh niên. Tác giả
đã đưa ra những khuyến nghị khoa học và đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm xây dựng
lối sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đ i mới đất nước hiện nay.
4
- Sách Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
của tác giả Trần Thị Anh Đào – Chủ biên [21], cuốn sách này đã đề cập đến một số
khái niệm và vai trò của giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên, từ đó cho thấy
những yếu tác động đến công tác giáo dục lý luận chính trị và đề ra được phương
hướng, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị
cho sinh viên Việt Nam.
- Sách Giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục lý tưởng
cách mạng cho thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của tác giả Đỗ
Ngọc Hà [22] đã tập trung đi sâu nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, tư
tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho
thanh niên. Thông qua việc phân tích thực trạng, tác giả đã nhấn mạnh các giải pháp
phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng
cho thanh niên gắn với nhiệm vụ chính trị trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử của
đất nước.
Ngoài ra, còn có các bài viết, một số đề tài nghiên cứu liên qua đến thanh
niên, như: Công tác tư tưởng - văn hóa đối với thế hệ trẻ (Tạp chí CTTT – Số 1-
năm 2000); Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách
mạng cho thanh niên (Tạp chí Giáo dục - Lý luận số 6 – năm 2000); Đổi mới
phương thức hoạt động và lề lối làm việc của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tiến
trình cải cách hành chính ở Việt Nam (Đoàn Văn Thái); Tài liệu chuyên đề Bồi
dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Đoàn cơ sở (Ban Tuyên giáo Trung ương –
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh)
Ở cấp độ luận văn cao học, có những luận văn nghiên cứu về CTTT của
thanh niên như:
- Luận văn Đổi mới CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay của tác giả Vũ Anh Tuấn [69] đã làm rõ khái niện công tác tư tưởng
và thực trạng công tác tư tưởng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí
Minh qua đó chỉ ra sự cần thiết phải đ i mới và đề xuất những giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thành phó Hồ Chí Minh.
5
- Luận văn Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Bích [16] đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phương thức hoạt động của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, làm rõ thực trạng từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm
đ i mới phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thường Tín
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Luận văn Phối hợp các phương tiện giáo dục chính trị - tư tưởng cho
thanh niên tỉnh Kiên Giang hiện nay của tác giả Trần Ngọc Lương [40] nghiên cứu
thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt việc phối hợp các
phương tiện giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên tỉnh Kiên Giang hiện nay.
- Khóa luận Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong giải
quyết việc làm cho thanh niên thủ đô giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Thị
Bích Hoàn [25] đã đi sâu làm rõ vai trò và có những giải pháp nhằm tăng cường vai
trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên thủ
đô giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó còn có các công trình, đề tài: Đổi mới hình thức công tác giáo
dục chính trị tư tưởng cho thanh niên quân đội hiện nay của tác giả Lương Ngọc
Vĩnh; Giáo dục văn hóa chính trị cho cán bộ Đoàn Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
hiện nay của tác giả Bế Đăng Khoa; Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho
đoàn viên thanh niên Quận Ba Đình – TP Hà Nội của tác giả Sa Thị Thu Hằng;
Giáo dục niềm tin chính trị cho thanh niên tỉnh Yên Bái hiện nay của tác giả Đặng
Ngọc Bích; Hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh trung cấp chuyên
nghiệp ở TP Hồ Chí Minh hiện nay của tác giả Lê Thị Lan...
Các đề tài này phần nào có đề cập đến các vấn đề liên quan đến thanh niên, ít
nhiều liên quan đến CTTT gắn liền với nhiệm vụ của t chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh nói chung. Tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu của các đề tài khác nhau nên
cách tiếp cận đến nội dung và giải pháp của Đoàn trong CTTT cho thanh niên chủ
yếu gắn với yêu cầu của thực tiễn tại thời điểm nghiên cứu.
2.3. Những vấn đề luận văn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu
Qua xem xét các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề công tác tư
tưởng cho thanh niên trong thời gian gần đây cho thấy, các công trình đã đề cập đến
6
nhiều khía cạnh về nội dung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,
giáo dục lí tưởng cách mạng cho thanh niên và nhấn mạnh đến các giải pháp phát
huy vai trò của Đoàn thanh niên trong CTTT gắn với nhiệm vụ chính trị của mỗi
giai đoạn phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình, đề tài
nào mang tính khái quát và nghiên cứu sâu về CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong các trường Đại học và chưa có một nghiên cứu cụ thể đánh giá đầy đủ vai trò,
tác động và hiệu quả CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với sinh viên Đại học
KHXH & NV, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua.
Bên cạnh đó, tình hình tư tưởng sinh viên hiện nay vẫn n i lên nhiều vấn đề
chưa thực sự thuận lợi liên quan đến nghề nghiệp, việc làm, học tập và vui chơi giải
trí; các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động chống phá, gây mất
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp; mặc dù
các hoạt động đó không đạt được mục đích song cũng tác động ít nhiều đến tư
tưởng của một bộ phận sinh viên. Đây là vấn đề được trường Đại học KHXH & NV
rất quan tâm, trong đó CTTT của Đoàn trường có trách nhiệm lớn bởi đặc thù lực
lượng đoàn viên, sinh viên hiện đang học tập, nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực
Khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có nhiều lĩnh vực liên qua trực tiếp tới nhận
thức, tư tưởng chính trị, đây là lợi thế và cũng là thách thức. Trường là trung tâm
đào tạo khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu cả nước, nên những thành công hay
thất bại của công tác tư tưởng đối tượng sinh viên của nhà trường sẽ có tác động
mạnh và nhanh chóng đến xã hội; trên thực tế các lực lượng phản động cũng đã có
nhiều cách khác nhau nhằm tạo diễn biến/tự diễn biến tư tưởng trong lực lượng
đoàn viên, sinh viên của Nhà trường.
Do vậy, yêu cầu cấp thiết đối với CTTT cho đoàn viên, sinh viên trong
trường Đại học nói chung và trường Đại học KHXH & NV nói riêng hiện nay là
phải nâng cao chất lượng, hiệu quả để đủ sức lôi cuốn, thu hút đoàn viên, sinh viên;
giáo dục đoàn viên, sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng miễn
dịch trước tác động của những tiêu cực và tệ nạn xã hội, sự tấn công của các thế lực
thù địch; đề cao trách nhiệm của đoàn viên, sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ T quốc.
7
Có thể thấy vấn đề CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học
KHXH & NV là vấn đề cần được đầu tư nghiên cứu. Đề tài của tác giải đưa ra có kế
thừa và kết hợp các lý thuyết CTTT đã được đề cập, nhưng nội hàm khái niệm và
cấu trúc nội dung đi sâu vào CTTT trong trường đại học và cho sinh viên, căn cứ
thực trạng tư tưởng của sinh viên và CTTT của Đoàn trường Đại học KHXH & NV
để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả CTTT trong trường Đại học KHXH
& NV nói riêng và trong các trường đại học nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh tại trường Đại học KHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những lý luận chung về CTTT và CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong trường đại học.
- Làm rõ thực trạng CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường Đại
học KHXH & NV, Hà Nội hiện nay, để có cơ sở xác định những vấn đề đang đặt ra,
cần tập trung giải quyết.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể cho CTTT của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh trong trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội và CTTT của Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát thực
trạng CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại Trường Đại học KHXH & NV, Hà
Nộ với phạm vi thời gian khảo sát thực trạng là từ năm 2009 đến năm 2014. Tác giả
lựa chọn phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là 02 nhiệm kỳ Đại hội Đoàn trường,
8
đây là thời gian mà công tác tư tưởng của Đoàn trường có nhiều đ i mới về cả nội
dung và hình thức, nên việc đánh giá hiệu quả của công tác này là rất cần thiết.
- Các giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong tầm nhìn đến 2020.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTTT, về công
tác thanh niên và công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một cách t ng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa
học xã hội và của khoa học chính trị. Trong đó, luận văn ưu tiên sử dụng một số
phương pháp cụ thể để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ nghiên
cứu đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra thu thập các tài liệu định lượng
và định tính, trong đó, định lượng là chủ yếu, định tính là b trợ. Xây dựng bảng hỏi
thông tin để định lượng nghiên cứu CTTT và tác động của CTTT tới sinh viên
trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội.
+ Điều tra bằng phiểu hỏi với 375 sinh viên năm thứ 2, 3, 4 thuộc các Khoa:
Triết học, Văn học, Tâm lý học, Xã hội học, Du lịch học, Quốc tế học.
- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập được thông tin đa chiều về chất
lượng CTTT của Đoàn trường và tác động của CTTT đối với sinh viên và từ đó đề
ra giải pháp phù hợp.
- Phương pháp xử lý thông tin: Từ các số liệu thu thập được và từ các báo
cáo, tiến hành phân tích và t ng hợp, đưa ra đánh giá và nhận định khách quan về
CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường đại học.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về CTTT của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh trong trường đại học và sự cần thiết đ i mới CTTT của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh trong trường đại học hiện nay.
9
- Luận văn làm rõ thực trạng CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại
học KHXH & NV, Hà Nội; Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học
KHXH & NV, Hà Nội cũng như CTTT của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu luận văn
- Nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
- Ngoài nội dung nghiên cứu chính còn có Lời cam đoan; Lời cảm ơn; Danh
mục bảng; Danh mục biểu; Danh mục chữ viết tắt; Mục lục; Mở đầu; Kết luận;
Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục.
10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƢ
TƢỞNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
1.1. Lý luận về công tác tƣ tƣởng
1.1.1. Khái niệm Công tác tư tưởng
Thuật ngữ tư tưởng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là hình tượng.
Đến nay có nhiều định nghĩa tư tưởng khác nhau:
Từ điển Triết học định nghĩa: “Tư tưởng là phản ánh của hiện thực trong
ý thức, là biểu hiện của sự quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh”[64,
tr. 734].
Từ điển Tiếng Việt thì định nghĩa: “Tư tưởng là những quan điểm, ý nghĩ
chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội”[65, tr. 1035].
Trong mục Tìm hiểu khái niệm của tạp chí Cộng sản (số 1, năm 1993) cho
rằng: “Tư tưởng là những suy nghĩ, ý niệm về các sự vật, hiện tượng được phản ánh
trong ý thức, là biểu hiện của cácquan hệ của con người đối với thế giới xung quanh.
Tư tưởng do chế độ xã hội, điềukiệnsinhhoạt vật chất của con người quyết định. Thực
chất và nguồn gốc của tư tưởng ở trong cơ sở kinh tế, trong điều kiện sinh hoạt vật
chất của các giai cấp trong xã hội. Tư tưởng mang tính lịch sử...”[66], v.v..
Tư tưởng chỉ sự suy nghĩ của con người nhưng phải ở trình độ ít nhiều khái
quát về thế giới, về xã hội, về bản thân con người. Tư tưởng phải được thể hiện
bằng ngôn ngữ để lưu truyền trong xã hội. C.Mác cho rằng, ngôn ngữ là hiện thực
trực tiếp của tư tưởng.
Khi xã hội xuất hiện giai cấp, tư tưởng gắn liền với giai cấp và bảo vệ lợi ích
giai cấp. Các nhà tư tưởng thường bảo vệ lợi ích giai cấp mình dưới hình thức lý
tưởng hóa nó, gắn cho giai cấp mình sứ mệnh đại diện chân chính cho toàn xã hội
và do đó cho rằng, lợi ích được bảo vệ cũng là lợi ích chung của toàn xã hội. Trong
tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác – Ăng ghen viết: Một giai cấp mới thay thế cho
giai cấp thống trị trước mình, muốn thực hiện được mục đích, đều nhất thiết phải
11
biểu hiện được lợi ích của bản thân mình thành lợi ích chung của mọi thành viên
trong xã hội hay nói một cách trừu tượng: Phải gắn cho những tư tưởng của bản
thân mình thành một hình thức phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành
những tư tưởng hợp lí, duy nhất có giá trị phổ biến”[48, tr. 68]. Trong cuộc đấu
tranh cách mạng của giai cấp vô sản, đấu tranh tư tưởng góp phần quan trọng giúp
giai cấp vô sản giành chính quyền. Sau khi có chính quyền, đấu tranh tư tưởng vẫn
tiếp tục để chống các tàn dư tư tưởng xã hội cũ, những khuynh hướng tư tưởng lệch
lạc và tư tưởng thù địch, phản động để làm cho ý thức XHCN chiếm ưu thế tuyệt
đối trong đời sống tinh thần xã hội.
Qua đó, có thể hiểu: Tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức,
biểu thị những lợi ích ít nhiều có tính phổ biến của con người, của xã hội.
Trong lịch sử, các hoạt động tư tưởng do giai cấp thống trị thực hiện thường
chi phối các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội nhằm tác động vào ý thức
xã hội. Mọi chính đảng, mọi nhà nước đều tiến hành CTTT, coi đó là hoạt động
quan trọng của mình. Do đó họ sử dụng mọi thành quả trí tuệ, văn hóa và công nghệ
tiên tiến phục vụ công tác này.
Dưới góc độ quá trình hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của các
giai cấp trong lịch sử, CTTT được hiểu với nghĩa rộng: là hoạt động có mục đích
của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư
tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ
tư tưởng. [26, tr. 11]
Theo tác giả Đào Duy Tùng: CTTT là một bộ phận cấu thành nên toàn bộ
hoạt động cách mạng của Đảng, nó có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin,
đường lối, chính sách của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhằm nâng
cáo tính tự giác, chủ động sáng tạo của họ, trong việc thực hiện những nhiệm vụ
chính trị cụ thể do Đảng đề ra, góp phần vào việc hình thành đường lối, chính sách
của Đảng, góp phần quan trọng vào xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và
hình thành thượng tầng kiến trúc về mặt hình thái ý thức [59, tr. 5,6].
Theo tác giả Ngô Huy Tiếp, CTTT là hoạt động lãnh đạo quan trọng hàng
đầu của Đảng trong việc: Phát triển hệ tư tưởng của Đảng; nghiên cứu lý luận t ng
12
kết thực tiễn, góp phần hình thành quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của
Nhà nước nhằm hình thành thế giới quan khoa học cho cán bộ đảng viên và các tầng
lớp nhân dân, tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận tư tưởng giữa
Đảng với nhân dân; c vũ động viên tinh thần sáng tạo cách mạng của nhân dân thực
hiện thắng lợi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước; đấu tranh chống các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng; góp phần xây
dựng nền văn hóa mới, con người xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh tươi đẹp của
đất nước, con người Việt Nam, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra cộng đồng quốc tế [58,
tr. 41]. Tuy cách diễn đạt có phần quá chi tiết, nhưng định nghĩa này đã phản ánh
khá toàn diện CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, và cho thấy CTTT của
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là hết sức quan trọng, rộng lớn trên nhiều mặt.
Tác giả Phạm Tất Thắng định nghĩa: CTTT là hoạt động có mục đích của
một giai cấp, một chính đảng nhằm xây dựng, xác lập, phát triển và hoàn thiện hệ tư
tưởng, là quá trình ph biến, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng các
giá trị, tạo niềm tin để thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư
tưởng [56, tr. 10]. Định nghĩa này ngắn gọn, có tính khái quát cao và nêu được đặc
trưng vai trò của CTTT.
Theo giáo trình công tác tư tưởng đã định nghĩa CTTT dưới chủ nghĩa xã hội
là hoạt động có mục đích của giai cấp công nhân – thông qua Đảng và Nhà nước và
các t chức chính trị nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng hình
thức xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm tin khoa học, thúc đẩy quần chúng tham gia
vào sự nghiệp đ i mới đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội [26, tr. 12].
Trên cơ sở các định nghĩa trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả
quan niệm : CTTT là hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã
hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối,
thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác,
sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
13
1.1.2. Hệ thống các yếu tố, các bộ phận cấu thành của CTTT
Khái quát các quan điểm lý thuyết về CTTT hiện nay [xem 20, 26, 27, 58,
61], có thể thấy CTTT được cấu thành bởi các yếu tố, bộ phận:
- Các yếu tố của hoạt động tư tưởng
CTTT là hoạt động xã hội đặc thù và hoạt động này mang tính quá trình. Khi
xem xét CTTT như một hoạt động thì hoạt động này bao giờ cũng do một chủ thể
tiến hành và tác động đến một đối tượng, một khách thể nhất định nhằm đạt được
mục đích đặt ra. Muốn đạt tới mục đích, hoạt động đó phải có nội dung và được
thực hiện bằng các phương pháp, phương tiện và hình thức nhất định. Đồng thời,
sau một chu trình tác động, hoạt động phải đạt tới một hiệu quả nào đó. Vì vậy,
CTTT, sau khi xem xét như một hệ thống hoạt động, bao gồm những yếu tố cơ bản
sau: Chủ thể, khách thể, đối tượng, mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện,
hình thức, hiệu quả.
- Các bộ phận cấu thành (hay các hình thái) của CTTT
Là quá trình liên tục gồm nhiều khâu, các bộ phận kế tiếp nhau, CTTT bao
gồm ba quá trình cơ bản: quá trình sáng tạo hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng để
đề ra đường lối, chính sách; quá trình truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, chính sách,
(tái sản xuất hệ tư tưởng); quá trình biến hệ tư tưởng, đường lối, chính sách thành
hiện thực ( vật chất hóa hệ tư tưởng). Ba quá trình này được V.I.Lênin gọi một cách
tương ứng là: công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác c động. Cũng có thể
gọi đó là ba bộ phận (các hình thái) hợp thành CTTT. Các hình thái CTTT liên hệ
nội tại với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau như những quá trình bộ phận của
cùng một t ng thể hoạt động tư tưởng. Tuy nhiên, từng hình thái có tình độc lập
tương đối, có nội dung, đặc điểm khác nhau:
* Công tác lý luận
+ Công tác lý luận là một bộ phận của CTTT hướng vào việc nghiên cứu,
phát triển sáng tạo hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo cách mạng, nghiên cứu và t ng
kết thực tiễn cách mạng nhằm xây dựng hệ thống quan điểm lý luận và cơ sở lý luận
cho việc hoạch định đường lối, chính sách, các quyết định của Đảng và Nhà nước,
đấu tranh, phê phán các trào lưu tư tưởng sai trái, thù địch.
14
+ Công tác lý luận tương ứng với quá trình sáng tạo hệ tư tưởng và đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Nó không bao hàm công tác giáo dục lý luận. Bởi
lẽ, công tác giáo dục lý luận thuộc quá trình truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chính
sách. Nó là một mặt của công tác tuyên truyền, thuộc nội hàm khái niệm tuyên truyền.
Như vậy, công tác lý luận đồng nghĩa với công tác nghiên cứu lý luận.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay của nước ta, công tác lý luận của Đảng
bao gồm nhưng nội dung cơ bản sau:
+ Phát triển và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Vận dụng sáng tạo hệ tư tưởng gắn liền với t ng kết thực tiễn cách mạng
Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm cách mạng thế giới để nhận thức sáng
tỏ hơn chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Xét đến cùng, mọi nhu cầu sáng tạo lý luận đều xuất phát từ những nhu cầu
đòi hỏi từ thực tiễn cách mạng. Công tác lý luận do đó phải trở lại phục vụ thực tiễn,
thông qua công tác thực tiễn.
* Công tác tuyên truyền
+ Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành của CTTT
nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quần chúng,
xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng,
hình thái và củng cố niềm tin, tập hợp và c vũ quần chúng hành động theo thế giới
quan và niềm tin đó.
+ Tuyên truyền là truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó. Trong tác phẩm
“Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Hồ Chí Minh cho rằng Tuyên truyền là
đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân bàn, dân làm [42, tr. 162].
+ Trong công tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, công tác tuyên truyền là
hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những tinh hoa
văn hóa dân tộc và nhân loại… làm cho chúng trở thành nhân tố chi phối, thống trị
trong đời sống tinh thần xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của
nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
15
* Công tác cổ động
+ Công tác c động là sự tác động của chủ thể vào tư tưởng, tình cảm của đối
tượng thông qua việc giải thích một việc cụ thể, thiết thực nhằm tạo nên ấn tượng mạnh
ở đối tượng, kích thích và thúc đẩy họ hăng hái hành động thực hiện công việc đó.
+ C động có xuất xứ là một từ Hán Việt. C là cái trống, động là hoạt động.
Người xưa thường dùng tiếng trống để làm tín hiệu thúc giục xung trận chiến đấu
hoặc chống lụt, chống bão, chữa cháy…Trong tiếng Latinh c động có nghĩa là tiến
hành vận động, thúc đẩy. Như vậy, cổ động là thông tin, giải thích về những sự kiện
đang diễn ra trong đời sống để cổ vũ, động viên con người đi tới hành động.
+ Công tác c động là khâu quyết định chuyển hóa lý luận đã được nhận thức,
niềm tin đã được xây dựng và củng cố, thành hành động cách mạng.
+ Công tác c động có nhiều hình thức như mít tinh, c động bằng tranh ảnh,
thơ ca, hò vè, âm nhạc và các loại hình nghệ thuật khác.
Tóm lại, công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác c động vừa có
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau, vừa có tính độc lập tương
đối. Cho nên, trong thực tiễn CTTT không được lẫn lộn hình thái này với hình thái
kia, nhất là giữa tuyên truyền và c động. Mặt khác cần phối hợp sử dụng cả ba hình
thái sao cho phù hợp với các quá trình tư tưởng đang diễn ra, phù hợp với đặc điểm
riêng biệt của từng hình thái, đồng thời quan tâm chỉ đạo để cả ba hình thái hoạt
động nhịp nhàng, cân đối, đồng bộ. Có như vậy, từng hình thái cũng như toàn bộ
CTTT mới đạt hiệu quả cao.
CTTT với tư cách là một hệ thống hoạt động và các thành tố của nó chịu sự
quy định của điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hôi và văn hóa – xã hội…trong
một chế độ xã hội nhất định. Chính vì vậy CTTT mang bản chất giai cấp sâu sắc và
có tính chất lịch sử cụ thể.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố, các bộ phận cấu thành của CTTT, có thể
khai quát, rút gọn và thể hiện chúng cũng như mối quan hệ, sự vận hành của chúng
theo sơ đồ sau:
16
Cấu trúc và hoạt động của CTTT [27, tr. 7]
1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
công tác tƣ tƣởng
1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng
Theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, toàn bộ đời
sống của con người xét đến cùng có thể chia làm 2 lĩnh vực: Lĩnh vực vật chất và
lĩnh vực tinh thần. Tư tưởng là một bộ phận của lĩnh vực tinh thần có vai trò rất
quan trọng trong đời sống con người, trong xã hội. Triết học Mác-Lênin chỉ rõ: Tư
tưởng là hình thức phản ánh thế giới bên ngoài, trong đó bao hàm sự ý thức về mục
đích và triển vọng của việc tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài ấy. Tư
tưởng khái quát hóa kinh nghiệm của sự phát triển tri thức trước đó và được dùng
làm nguyên tắc để giải thích các hiện tượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, mọi tư tưởng đều bắt nguồn từ kinh nghiệm và là sự phản ánh các sự vật hiện
tượng, quá trình của thế giới khách quan. Nhưng tư tưởng không chỉ đơn thuần là sự
phản ánh thế giới khách quan. Nó còn có mặt thứ hai nữa: xác định các con đường
để cải tạo thế giới khách quan ấy1
.
1 Hữu Ngọc (chủ biên, 1987), Từ điển triết học giản yếu. Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp,Hà Nội,
tr. 495-496.
17
CTTT ra đời cùng với sự xuất hiện của giai cấp trong xã hội loài người và do
nhu cầu hình thành, phát triển truyền bá hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định.
Đối với giai cấp vô sản, sự ra đời của Đảng Cộng sản là sự kiện đánh dấu
bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và t chức của giai cấp vô sản.
Theo cố T ng bí thư Lê Duẩn thì trong Đảng Cộng sản Việt Nam không có
ngành nào già bằng ngành tuyên huấn, vì từ khi có Đảng đã có nó rồi. Điều đó có
nghĩa là ngay từ trước khi thành lập Đảng, một bộ phận tiên tiến của trí thức yêu
nước và cách mạng đại diện cho giai cấp vô sản đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị
về mặt tư tưởng cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
CTTT là bộ phận quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản,
gắn liền với sự tồn tại và sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. CTTT là hoạt
động đa dạng, gồm nhiều bộ phận tác động vào ý thức để hình thành trong con
người thế giới quan đúng đắn, phương pháp luận khoa học, nâng cao năng lực tri
tuệ, đảm bảo cho hoạt động thực tiễn đúng hướng, có hiệu quả. CTTT có vai trò
thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân hướng về sự nghiệp cách
mạng do Đảng lãnh đạo. Phương châm khi tiến hành CTTT là những bài học kinh
nghiệm rút ra từ thực tiễn CTTT của Đảng.
Bộ Chính trị (khóa VII) đã định hướng tiên quyết cho CTTT của Đảng Cộng sản
Việt Nam và của cách mạng Việt Nam phải lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. CTTT trong quá trình đ i
mới có nhiệm vụ làm cho nhận thức và hành động của quần chúng quán triệt tính chất
biện chứng và nhân đạo, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, biết giữ vững những nguyên tắc cơ bản nhưng năng
động, sáng tạo trong vận dụng và thực tiễn. CTTT dưới sự lãnh đạo của Đảng phải
không ngừng bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng đó.
Mục tiêu cách mạng Việt Nam đang hướng tới là xây dựng dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Vì thế, nhiệm vụ xây dựng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ
trọng tâm của cách mạng Việt Nam hiện nay, mà CTTT phải góp phần giải quyết.
CTTT gắn liền với tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nghĩa là:
góp phần xác định đường lối, nhiệm vụ kinh tế - xã hội và từ nhiệm vụ này mà xác
18
định nội dung CTTT cho phù hợp; CTTT phải góp phần quán triệt các quan điểm,
chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội đồng thời biết t ng kết thực tiễn kinh tế - xã
hội để b sung chủ trương, chính sách đó cho hoàn thiện, hợp lý hơn.
Sau kinh tế và đi liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, CTTT còn có
nhiệm vụ góp phần nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, trước hết là nâng cao
trình độ nhận thức của xã hội về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân; góp phần truyền bá, bảo vệ và đấu tranh cho các giá trị công bằng, bình
đẳng, v.v., trong xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng trở nên văn minh, hội nhập và
đồng hành cùng nền văn minh của nhân loại.
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Trong sự nghiệp đó, Đảng Cộng sản là bộ phận tiên phong của giai cấp công nhân,
có vai trò lãnh đạo cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, chỉ
dưới sự lãnh đạo toàn diện và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng
Việt Nam mới có thể vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những
thắng lợi to lớn, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và phát triển cho dân tộc. Do đó
CTTT trước hết là công tác của toàn Đảng, mọi đảng viên đều là đối tượng đầu tiên
và cực kỳ quan trọng của CTTT đồng thời phải chủ động, tích cực, tự giác tham gia
làm CTTT trong toàn xã hội ở những mức độ khác nhau tùy theo yêu cầu của nhiệm
vụ công tác. Trong xã hội có nhiều chủ thể tiến hành CTTT nhưng CTTT của chủ
thể ấy cần phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự
kết hợp CTTT trong Đảng và CTTT trong toàn xã hội sẽ tạo nên sự thống nhất ý chí
và hành động cách mạng, tập hợp và phát huy cao độ nguồn sức mạnh t ng hợp, đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CTTT có vai trò đặc biệt quan trọng, đồng thời cũng là một loại hình công
tác đặc thù. Tính đặc thù ấy do chính đối tượng của công tác quy định nên. Chính vì
thế, để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra, CTTT của Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng như của toàn xã hội cần được nâng lên tầm khoa học và nghệ thuật.
CTTT với tính cách là một khoa học lấy tư tưởng con người làm đối tượng trực tiếp
không thể không tính tới sự phức tạp và đa dạng của các quy luật nhận thức, quy
luật tâm lý, tình cảm của con người cũng như sự đa dạng, nhiều v của các tầng lớp
19
nhân dân khác nhau trong việc sử dụng hình thức, phương pháp, phương tiện. Nghị
quyết Trung ương 5 khóa X có đoạn viết: CTTT của Đảng là công tác đối với con
người, một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững những quy luật
riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa yêu
cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, giữa lý trí với tình cảm, giữa lời nói và
việc làm, giữa xây và chống ..... [14, tr. 42].
1.2.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng
Sinh thời Hồ Chí Minh rất chăm lo đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng,
Người luôn xác định trong Đảng và ngoài Đảng phải nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ
nhiệm vụ mới thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới
thống nhất; tư tưởng không đúng đắn thì công tác sẽ sai lầm. CTTT tự bản thân nó
đã hàm chứa những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đa chiều, liên quan đến tâm tư
nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân; liên quan đến sự thành bại của sự
nghiệp cách mạng, bởi lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư
tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt
thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc. Trong báo cáo tại Hội
nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (15-7-1954), trong mười
công tác được xác định thì công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất. Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ lãnh đạo và cán bộ các ngành, tư tưởng phải
thông, phải có quyết tâm khắc phục khó khăn, làm tròn nhiệm vụ; phải đánh thông
tư tưởng và động viên sáng kiến và lực lượng của toàn Đảng, toàn dân.
Trên cơ sở nắm vững quy luật của tư tưởng, Người đã trù liệu hệ quả khi
đảng viên chưa thông suốt tư tưởng và hành động không nhất trí, thì khác nào một
mớ cắt rời sẽ dẫn tới những biến dạng khôn lường trong thực tiễn, không thể lãnh
đạo quần chúng, không thể làm cách mạng. Do đó mà Người luôn canh cánh mục
tiêu làm sao tư tưởng tiên tiến, tư tưởng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn đánh bại tư
tưởng cá nhân và trở thành chủ đạo, trường tồn cùng với Đảng, với cán bộ, đảng
viên và nhân dân.
Trong các đối tượng của CTTT, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục
đạo đức, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên. Nhìn nhận đoàn viên, thanh niên một
20
cách toàn diện, thấy rõ vị trí, vai trò của thanh niên tr sẽ là người tiếp sức cho thế hệ
thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, do
vậy, Người đặc biệt quan tâm t chức, bồi dưỡng đoàn viên thanh niên thành đội
xung kích cách mạng, lực lượng hậu bị của Đảng có phẩm chất đạo đức trong sáng,
đồng thời có lập trường tư tưởng vững vàng, trí tuệ đ i mới, sáng tạo, nhằm kế tục
trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của giai cấp và dân tộc.
Người yêu cầu mỗi đoàn viên, thanh niên phải tự giác rèn luyện, không
ngừng học tập, gương mẫu xung phong trong mọi công việc. Đi đôi với việc giáo
dục trí lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững khoa học kỹ thuật, mỗi đoàn
viên, thanh niên phải thường xuyên trau dồi đạo đức, tư tưởng cách mạng; phải có
đức, có tài. Đạo đức, tư tưởng cách mạng ấy là sự triệt để trung thành với cách
mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, sẵn sàng xả thân cho đất nước, điều đó
được thể hiện ở ngay trong suy nghĩ và hành động hàng ngày của mỗi đoàn viên,
thanh niên. Để tu i tr trở thành người cách mạng chân chính, những con người mới
XHCN, Người nhấn mạnh việc cần thiết phải giáo dục đoàn viên, thanh niên tính
trung thực, ngay thẳng, tác phong khiêm tốn, giản dị, tinh thần lao động tích cực,
siêng năng, táo bạo và sáng tạo. Đoàn viên, thanh niên phải luôn có tinh thần cố
gắng vươn lên, sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, luôn đặt lợi ích của Đảng,
của dân tộc lên trên hết, phải thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không những thế, Người còn yêu cầu mỗi đoàn viên,
thanh niên cần phải chống tâm lý tự ti, tự lợi, chỉ lo vun vén cho lợi ích riêng và
sinh hoạt riêng của mình, chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc, chống
thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay... đó là những thói xấu kìm hãm
chí tiến thủ của đoàn viên, thanh niên.
Để có thể xây dựng thành công lực lượng thanh niên với tư cách là thế hệ kế
tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, Hồ Chí Minh cho rằng, CTTT có một vai trò
quan trọng, và CTTT đối với thanh niên cần được tiến hành đồng bộ với sự tham gia
của nhiều chủ thể khác nhau. Người yêu cầu Đảng phải có trách nhiệm trong việc
giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh
đã viết: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo
21
họ trở thành người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên [45, tr.
622]. Khi t chức Đoàn đã ra đời, chủ thể chính và trực tiếp tiến hành CTTT đối với
thanh niên chính là t chức Đoàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác giáo dục thanh
niên là nhiệm vụ quan trong bậc nhất của Đoàn: Đoàn Thanh niên Lao động phải là
cánh tay đắc lực của Đảng trong việc t chức và giáo dục các thế hệ thanh
niên, nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản [46, tr. 248]. Người cũng cho rằng, Đoàn
phải phối hợp với trường học và gia đình để chăm lo giáo dục thanh niên: Trường
học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ,
hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn,
sửa chữa [46, tr. 134], đặc biệt Người nhấn mạnh vai trò của Đoàn cần phải nghiên
cứu tìm ra phương thức giáo dục thanh niên: Về phần mình, Đoàn phải nghiên cứu
tìm ra những hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và t chức thanh niên
một cách rộng rãi và vững chắc để làm tròn những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ
giao phó cho thanh niên, cho Đoàn [46, tr. 165,166].
Những tình cảm, sự quan tâm, chăm lo, dìu dắt mà Hồ Chí Minh dành cho
đoàn viên, thanh niên luôn là nguồn động lực c vũ, khích lệ tu i tr cả nước hăng hái,
xung kích cùng toàn dân xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu: Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Người hằng mong muốn. Tư tưởng
của Hồ Chí Minh về CTTT trong thanh niên nói chung, về CTTT của Đoàn Thanh
niên nói riêng, là một di sản quý báu, là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của t chức Đoàn Thanh niên trong thực hiện công tác tư tưởng hiện nay.
1.3. Quan điểm của Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh về công tác tƣ tƣởng
Năm 1931 Đoàn TNCS Đông Dương nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ra đời
đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ của phong trào cách mạng Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đoàn đã cùng với toàn dân tộc đứng
lên đánh đu i thực dân Pháp, phát xít Nhật và bọn địa chủ tay sai làm nên Cách
mạng Tháng 8, chiến thắng Điện Biên Phủ và tiến tới đánh thắng đế quốc Mỹ giải
phóng miền Nam giành độc lập, tự do, thống nhất cho T quốc.
22
Trong quá trình hơn 80 năm phát triển, t chức Đoàn thanh niên đã luôn thể hiện
quyết tâm của thế hệ tr , tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đi theo con đường cách
mạng mà Đảng đã lựa chọn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Do đó
CTTT luôn được Đoàn Thanh niên chú trọng bằng rất nhiều các phong trào, hoạt động:
Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương bắt đầu hoạt động công khai, có cơ quan báo
chí riêng, đó là các tờ Bạn dân, Thế giới, Mới phát hành ở các miền để kêu gọi và đã
xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn
cờ của Đảng (1936 – 1939). Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương đã xây dựng được
cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học. Đoàn đã vận động thanh niên đi
đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ
mới: chuẩn bị tiến tới t ng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân (1939 –
1941). Trong suốt thời kỳ 1941 – 1955, Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam đã đóng
góp to lớn cùng dân tộc giành thắng lợi trong T ng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945, sau
đó Đoàn đã vận động đoàn viên, thanh niên đi tiếp chặng đường 9 năm gian kh kháng
chiến chống Pháp, góp phần xứng đáng vào chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng
hoàn toàn miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Thông qua đợt sinh
hoạt chính trị về việc đ i tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh
niên Lao động Việt Nam, các cấp bộ Đoàn đã giáo dục, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
đoàn viên, củng cố t chức Đoàn, chuẩn bị về mọi mặt để đón nhận những nhiệm vụ mới
mà Đảng và Bác Hồ giao cho.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội hậu bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam,
trongsuốt thời kỳ từ khi thành lập đếnnay, luôn là lực lượng xung kíchđi đầu trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ T quốc, là t chức tiêntiến của thanh niên, của tu i tr Việt
Nam. Trong sự nghiệp CNH – HĐH, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải luôn đ i mới, nâng
cao chất lượng hoạt động đặc biệt là CTTT để xứng đáng là đội dự bị tincậy của Đảng
Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kíchcách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa
của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tu i tr ;
phụ trách Đội Thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong
phong trào thanh niên và trongcác t chức thanh niên Việt Nam.
Thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, việc giáo
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi luôn là một yêu cầu,
23
nhiệm vụ công tác quan trọng, đặt ra thường xuyên, liên tục đối với Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh. Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần
phải chăm lo giáo dụcđạođứccách mạng cho thanh niên, đào tạohọ trở thành những
người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hộivừa “hồng”vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”[45, tr. 622]. Nghị
quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X đã xác định mục tiêu chung
về phát triểnthanh niên: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanhniên Việt Nam giàu lòng yêu
nước, tự cường dân tộc; kiên địnhlý tưởng độclập dân tộcvà chủ nghĩa xã hội; có đạo
đức, ý thứcchấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng;có năng lực, bản lĩnh
trong hội nhậpquốctế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tácphong công nghiệp trong
lao động tậpthể, trở thành nhữngcông dân tốt của đấtnước…”[9]. Quán triệt tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X đã xác định một trong các phương hướng của
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếunhi nhiệm kỳ 2012 - 2017 đó là: “Tăng cường
giáo dụcchính trị tư tưởng, đạo đứccách mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc, văn hoá,
lối sống, ý thứcchấp hành phápluật cho thanh thiếunhi. Xácđịnh nộidung xuyênsuốt
trong công tácgiáodụccủa Đoàn là bồi đắp lý tưởng, ướcmơ, hoài bão, niềm tin, khát
vọng cao đẹp của thanh niên, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ mới; gópphần hình thành lớp thanhniên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế thừa
trung thànhvà xuất sắcsự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, “vừa hồng, vừa
chuyên” theo tư tưởng của Bác Hồ”[10]. Cụ thể hóa tư tưởng đó, Đại hội đã xác định
Đề án Tăng cường công tácgiáo dụclý tưởng cách mạng, đạođức, lối sống cho thanh
niên trong giai đoạn hiện nay là một trong mười chương trình, đề án quan trọng được
triển khai trong nhiệm kỳ được tập trung t chức thực hiện, đạt được những kết quả cụ
thể.
Theo đó, nội dung hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng của Đoàn được xác
định trên những mặt chính như sau:
+ Giáo dục về tư tưởng, nhận thức chính trị: giáo dục lý tưởng cách mạng,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; nội quy,
quy chế, quy định của nhà trường...
24
+ Giáo dục truyền thống: truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, lịch sử cách
mạng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và
tu i tr Việt Nam; lịchsử của Nhà trường…
+ Giáo dục đạo đức, lối sống: các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực
xã hội, lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Giáo dục pháp luật: các quy định của pháp luật đối với công dân, giáo dục
ý thức pháp luật, lối sống tuân thủ pháp luật và ý thức thực hiện nếp sống văn minh
trong đoàn viên.
Phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng của Đoàn: Thông qua hoạt động
tuyên truyền, trao đ i, tọa đàm, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị quán triệt
Nghị quyết, t chức các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, thực hiện các phong
trào hành động cách mạng cho đoàn viên, thanh niên rèn luyện nhằm thực hiện các
nội dung giáo dục.
Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên có vai trò quan trọng
trong việc hình thành thói quen, nhận thức của đoàn viên. Có thể coi giáo dục chính
trị tư tưởng chính là công cụ để nhà quản lý t chức rèn luyện đạo đức, nhân cách,
phẩm chất chính trị của đoàn viên, giúp đoàn viên nâng cao nhận thức và hiểu biết
xã hội. Đồng thời, hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng có vai trò quyết định đến
chất lượng công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hay nói một cách
khác, công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không thể thiếu các hoạt
động giáo dục chính trị tư tưởng. Với vai trò và vị trí quan trọng như vậy, nên quản
lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình t chức và tiến hành các hoạt động giáo dục
chính trị tư tưởng cho đoàn viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mọi giai đoạn
phát triển và trong mọi khu vực, đối tượng đoàn viên, nhất là trong khu vực đoàn
viên các trường đại học.
CTTT của Đoàn có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng Đoàn ngày càng vững
mạnh về t chức, tạo ra thống nhất và hành động trong toàn Đoàn. Theo Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, CTTT bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển công tác thanh
niên theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin còn thể hiện ở việc t ng kết
25
thực tiễn để b sung cho kho tàng kiến thức chung về công tác thanh niên, cũng là
những yếu tố góp phần xây dựng t chức Đoàn vững mạnh.
CTTT còntrang bị cho đoànviên, thanh niên hệ tư tưởng và đường lối chính trị
đúng đắn, trang bị bản lĩnh chính trị vững vàng. Yếu tố conngười là cơ sở quan trọng
để giúp t chức Đoàn mạnh mẽ về chất. Với đội ngũ đoàn viên, thanh niên có thế giới
quan khoa học đúng đắn, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực đảm bảo, miễndịch với
các tư tưởng thù địch, càng khẳng địnhuy tín của t chức Đoàn, giúp Đoàn xứng đáng là
t chức tiêntiếncủa thanh niên, làm tròntrách nhiệm là đội dự bị tin cậy của Đảng.
CTTT giúp cho Đoàn làm tốt công tác vận động, thuyết phục thanh niên, tập
hợp thanh niên theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Và trên cơ sở các quy luật phát triển
của xã hội, của thanh niên, CTTT sẽ hoạch định những phong trào, nội dung cho
t chức Đoàn, góp phần đảm bảo vai trò và nhiệm vụ của Đoàn trong từng giai đoạn
lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn chỉ đạo các cơ sở đoàn, đặc biệt
là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường đại học phải đặt CTTT là một trong
những nội dung góp phần quan trọng vào công tác giáo dục toàn diện cho đoàn viên,
sinh viên, bởi ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên rất cần được trau dồi tư tưởng,
đạo đức, lối sống. Việc giáo dục và định hướng đúng đắn hành động, suy nghĩ của
sinh viên sẽ giúp bồi dưỡng cho sinh viên lòng yêu nước, sự quan tâm đến cộng
đồng. Hơn thế nữa, giúp họ dần tạo lập và kiên định lập trường chính trị. Đây là
công tác quan trọng, là tiền đề để chúng ta có thể đào tạo ra một thế hệ con người
mới vừa giỏi chuyên môn, vừa vững vàng về lập trường chính trị, từ đó đưa đất
nước phát triển lên một tầm cao mới.
1.4. Công tác tƣ tƣởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong trƣờng đại học
1.4.1. Công tác tư tưởng trong trường đại học
Cần phải nhìn nhận CTTT trong trường đại học như thế nào?
Thứ nhất, đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các trường
đại học cao đẳng, góp phần quyết định vào việc hình thành nhân cách cho sinh viên,
nhằm mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
26
Thứ hai, CTTT trong trường đại học có một số nội dung, phương tiện và
phương thức tiến hành… lồng ghép trong hoạt động giảng dạy của nhà trường. Đó
là hoạt động mang tính khoa học.
Điều này đòi hỏi CTTT trong trường Đại học phải tính đến những đặc thù của
tình hình kinh tế - xã hội trong mối quan hệ trực tiếp với việc hình thành nhân cách
sinh viên, đồng thời phải nghiên cứu, xem xét những đặc điểm tâm lý - xã hội của tầng
lớp sinh viên với tư cách là cơ sở trực tiếp, tiếp nhận những tác động của CTTT.
Thứ ba, CTTT trường Đại học có vị trí đặc biệt trong công tác xây dựng
Đảng. Sinh viên là tầng lớp xã hội sắp gia nhập vào tầng lớp tri thức, tầng lớp quan
trọng trong khối liên minh giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng, CTTT trong sinh
viên sẽ góp phần làm tăng bản chất giai cấp, tính tiên phong và năng lực t chức tiên
tiến của Đảng, giúp Đảng gắn bó hơn với tầng lớp này. Chính điều này góp phần
quan trọng quy định nội dung của CTTT trường Đại học.
Công tác tư tưởng trong trường đại học có tính đặc thù một phần quan trọng
là do đặc điểm tâm lý - xã hội của tầng lớp sinh viên.
Ở nước ta, quá trình đ i mới mà trọng tâm là đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,
cùng với sự biến đ i sâu sắc của đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, tất yếu sẽ dẫn
theo sự biến đ i sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên. Tất cả những
biến đ i tích cực của quá trình đ i mới, cũng như những diễn biến phức tạp do những
thay đ i trong cơ chế quản lý và do sự phát triển biện chứng của đời sống xã hội
cũng dội vào và in đậm dấu ấn lên quá trình tư tưởng của sinh viên, một tầng lớp xã
hội đặc biệt.
Sinh viên là tầng lớp người đang học tập ở bậc đại học và cao đẳng. Đa số
sinh viên ở tu i thanh niên, là tu i về mặt sinh học đã trưởng thành nhưng xét về mặt
xã hội đang trong giai đoạn dần n định, hoàn thiện về nhân cách, giai đoạn chuẩn bị
những hành trang cần thiết để tiến hành lao động ở một lĩnh vực xã hội nhất định,
đối với sinh viên, tương lai cơ bản ở phía trước.
Hoạt động đặc thù của tầng lớp sinh viên là học tập mang tính chất nghiên
cứu gắn với đặc thù nghề nghiệp nhằm một mặt thỏa mãn nhu cầu tri thức, mặt khác
thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp. Các hoạt động của sinh viên vẫn chủ yếu diễn ra
trong môi trường học đường.
27
Sinh viên vừa là bộ phận thanh niên, vừa là bộ phận trí thức tương lai nên ở
sinh viên vừa có đặc điểm của thành niên vừa có đặc điểm của tầng lớp trí thức. Ở
sinh viên có đầy đủ những đặc điểm của thanh niên như sức khỏe, khát vọng lý
tưởng, sự nhạy cảm với cái mới, năng động tháo vát, dễ điều chỉnh và dễ thích nghi,
thích tham gia hoạt động tập thể. Tuy nhiên họ cũng dễ bị thái quá trong suy nghĩ và
hành động, dễ bị sốc trước những biến đ i lớn của xã hội. Sinh viên còn có một số
đặc điểm của tầng lớp tri thức như: có trình độ học vấn nhạy cảm với những vấn đề
chính trị xã hội, có khả năng tiếp nhận nhanh những cái mới trên các lĩnh vực khoa
học kĩ thuật, văn hóa, tinh thần…Song sinh viên chưa có địa vị xã hội, nghề nghiệp
được xác định như những người tri thức, thái độ khi tiếp nhận các vấn đề xã hội còn
ít mang tính chất phê phán.
Do những đặc điểm của mình, sinh viên là bộ phận quan trọng của lực lượng
sản xuất trong xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển về nhiều mặt. Hệ thống
nhu cầu, lợi ích của sinh viên đa dạng với những nét đặc thù: Kém n định, vận động
và di chuyển nhiều hơn so với hệ thống nhu cầu và lợi ích của lớp người lớn tu i
trong toàn xã hội; Đặc điểm là các nhu cầu lợi ích văn hóa, tinh thần, nhu cầu hiểu
biết cái mới, nhu cầu tình bạn, tình yêu của sinh viên thường cấp bách và mạnh mẽ
hơn những người lớn tu i; Lợi ích kinh tế của sinh viên biểu hiện trước hết là ở nghề
nghiệp, việc làm, nơi làm việc sau khi ra trường.
Ngoài ra, một bộ phận sinh viên ngoài nhiệm vụ học tập còn có nhu cầu đi
làm để thêm nguồn chi cho học tập và chi phí cá nhân. Tuy nhiên, điều kiện học tập
và thông tin vẫn là những nhu cầu trước mắt của mỗi sinh viên. Nền KTTT theo
định hướng XHCN ở nước ta đã và đang tác động mạnh mẽ đến cơ cấu ngành nghề
xã hội. Nhu cầu ngành nghề của sinh viên, do đó, có sự chuyển dịch mạnh mẽ.
Sinh viên ngày nay có điều kiện tốt hơn cho sự phát triển về trí tuệ so với các
thế hệ sinh viên trước. Đa số giữ vững và phát huy được truyền thống hiếu học,
truyền thống cách mạng của các thế hệ sinh viên trước. Song có một bộ phận sinh
viên còn có những biểu hiện tiêu cực trong suy nghĩ đạo đức, lối sống, trong học tập
và rèn luyện. Về mặt tư tưởng, xét dưới góc độ các nhóm sinh viên, với tư cách là
đối tượng của CTTT, có những xu hướng sau mà chủ thể CTTT phải tính tới:
28
Thứ nhất: Đó là nhóm sinh viên chỉ coi việc học đại học là để lấy bằng chứ
không phải để lấy kiến thức. Ở đây kiến thức theo nghĩa rộng bao gồm cả kiến thức
về chuyên môn, về xã hội. Bởi vậy họ đã xem nhẹ hoạt động giáo dục đào tạo của
nhà trường.
Thứ hai: Xu hướng còn lại là nhóm sinh viên có ý thức trong việc học tập và tu
dưỡng đạo đức, biểu hiện 2 dạng: nhóm sinh viên đã ý thức được tương lai và nghề
nghiệp của bản thân nên ra sức học tập, rèn luyện một cách toàn diện và chủ động; và
nhóm sinh viên đã ý thức học tập và rèn luyện nhưng lại chỉ chú trọng đến kiến thức
chuyên môn mà xem nhẹ kiến thức xã hội. Xu hướng này hiện nay đang khá ph biến.
Như vậy, nếu xem xét CTTT trường Đại học như là một bộ phận quan trọng và
thống nhất với các công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường thì việc quan trọng là
phải kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên với việc giải quyết một cách hài
hòa hệ thống nhu cầu và lợi ích của sinh viên bao gồm cả lợi ích vật chất, tinh thần,
trước mắt và lâu dài. Có như vậy, CTTT mới đảm bảo tính khoa học của nó.
Qua toàn bộ những phân tích trên, tôi đi đến quan niệm CTTT trong trường
Đại học như sau:
CTTT trong trường Đại học là hoạt động chính trị quan trọng, lấy giáo dục
chính trị - tư tưởng làm trọng tâm, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, truyền thống
dân tộc, tri thức khoa học công nghệ; thông tin và định hướng thông tin trên tất cả
mọi mặt của đời sống xã hội gắn với nội dung và mục tiêu đào tạo của nhà trường
nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị, ý thức XHCN, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp,
định hướng giá trị đúng đắn, hình thành thế giới quan khoa học, hoàn thiện nhân
cách con người phù hợp với yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy sinh
viên tham gia tích cực và tự giác vào quá trình giáo dục và tự giáo dục; xây dựng lý
tưởng, đạo đức, lối sống cao đẹp cho thanh niên sinh viên.
Từ quan niệm trên, chúng tôi rút ra một số nét đặc trưng của CTTT trong
trường đại học như sau:
Một là: Mục tiêu và nhiệm vụ cao nhất của CTTT trong trường đại học là
xây dựng và thống nhất về mặt tư tưởng và hành động của sinh viên. Ở đây thể hiện
ra là sự thống nhất trong nhận thức của sinh viên về tính tất yếu của con đường đi
29
lên CNXH ở Việt Nam để từ đó có những hành động thiết thực phù hợp với suy
nghĩ và nhận thức đó.
Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của CTTT trong trường đại học là hình thành lý
tưởng cách mạng, đạo đức cộng sản, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện bản
lĩnh khoa học, tình cảm nghề nghiệp, ý thức về vị trí và vai trò của bản thân trong xã
hội và ý thức tự hào dân tộc cho sinh viên.
Hai là: Chủ thể CTTT trong trường đại học là toàn bộ hệ thống chính trị của
nhà trường dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà trường mà chủ thể chịu trách nhiệm
chính là Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng Chính trị công tác sinh viên và t chức Đoàn
Thanh niên, t chức Hội sinh viên…
Ba là: Về phương thức, CTTT trong trường đại học lấy công tác tuyên
truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng làm phương thức hoạt động cơ bản và trọng
tâm, kết hợp chặt chẽ với việc giải quyết nhu cầu chính đáng của sinh viên.
Bốn là: Môi trường tiến hành CTTT trong trường đại học chủ yếu là môi
trường học đường: Các giảng đường đại học, ký túc xá sinh viên. Đây là môi trường
văn hóa, thuận lợi cho việc tiến hành CTTT trong sinh viên.
1.4.2. Vị trí, vai trò của công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong trường đại học
Sinh viên là nhân vật trung tâm trong trường đại học, họ vừa là đối tượng,
vừa là chủ thể của quá trình dạy và học. Đây là nguồn lực quý giá của dân tộc bởi
họ có tri thức, có sức khỏe, năng động, nhiệt tình và hoài bão lớn. Lực lượng này có
ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước,
cả trước mắt cũng như lâu dài.
Đất nước ta đang trên con đường CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh kinh
tế, chính trị quốc tế có nhiều biến động phức tạp và sự phát triển như vũ bão của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ khu vực hóa và toàn cầu hóa đang là xu thế ph
biến hiện nay. Quá trình mở cửa cùng với sự phát triển của nền KTTT và xu thế hội
nhập vào đời sống quốc tế trên tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… Bên cạnh
những mặt tích cực là sự xâm nhập của các làn gió độc dễ gây tác động tiêu cực đến
sinh viên, làm thay đ i các quan điểm chính trị, tư tưởng của sinh viên.
30
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM

Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...nataliej4
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...tcoco3199
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...tcoco3199
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM (20)

Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho si...
Luận án: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho si...Luận án: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho si...
Luận án: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho si...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTHLuận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAYLuận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên ...
Luận văn: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên ...Luận văn: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên ...
Luận văn: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên ...
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
 
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
 
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh LongĐề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận văn: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- NGUYỄN THỊ MAI LAN CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Chính trị học Hà Nội - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- NGUYỄN THỊ MAI LAN CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lại Quốc Khánh Hà Nội - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lại Quốc Khánh. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác Tác giả luận văn Nguyễn Thị MaiLan
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo trong Khoa Khoa học chính trị cùng tất cả các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong lớp Cao học Chính trị học khóa 2013, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về các vấn đề chính trị- xã hội làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lại Quốc Khánh đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian qua, giúp tôi thực hiện tốt và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, BGH, các đồng nghiệp trong trường và các đồng chí trong Đoàn thanh niên - Hội sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện, động viên tôi trong thời gian học tập. Xin được cảm ơn các bạn đoàn viên, sinh viên đã giúp đỡ, cộng tác cùng tôi trong quá trình điều tra khảo sát làm đề tài. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị MaiLan
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................................2 MỤC LỤC.....................................................................................................................................................................3 DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................................6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................................7 MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................................3 2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận chung về công tác tư tưởng.............................3 2.2. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng trong thanh niên.......................4 2.3. Những vấn đề luận văn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu................................................6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................8 3.1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................................8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................................8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................8 4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................8 4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................................8 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................9 5.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................................................9 5.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................9 6. Những đóng góp của luận văn.......................................................................................................9 7. Kết cấu luận văn....................................................................................................................................10 NỘI DUNG................................................................................................................................................................11 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH.......................11 1.1. Lý luận về công tác tƣ tƣởng ................................................................................................11 1.1.1. Khái niệm Công tác tư tưởng..................................................................................................11 1.1.2. Hệ thống các yếu tố, các bộ phận cấu thành của CTTT........................................14 1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác tƣ tƣởng...............................................................................................................................17 1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng....................17
  • 6. 1.2.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng.....................................................20 1.3. Quan điểm của Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về công tác tƣ tƣởng...............................................................................................................................22 1.4. Công tác tƣ tƣởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong trƣờng đại học...............................................................................................................................26 1.4.1. Công tác tư tưởng trong trường đại học..........................................................................26 1.4.2. Vị trí, vai trò của công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong trường đại học..................................................................................................30 1.4.3. Nội dung cơ bản của công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong trường đại học ...................................................................................................32 * Tiểu kết chƣơng 1.................................................................................................................................34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, GIAI ĐOẠN 2009 - 2014....................................................................................36 2.1. Đặc điểm tình hình của công tác Đoàn và phong trào sinh viên giai đoạn 2009 – 2014..............................................................................................................................36 2.1.1. Bối cảnh chung.................................................................................................................................36 2.1.2. Chủ trương của Đảng ủy Trường về đẩy mạnh lãnh đạo công tác thanh niên, sinh viên..................................................................................................................................................40 2.2. Nội dung, thành tựu và hạn chế trong công tác tƣ tƣởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trƣờng Đại học Khoa học ã hội và Nh n văn, giai đoạn 2009 - 2014.............................................................................................42 2.2.1. Thực trạng triển khai công tác tư tưởng..........................................................................42 2.2.1.1. T chức học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh..........................................................42 2.2.1.2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động Tu i tr Việt Nam học tập và làm theo lời Bác...............................................................................................................43 2.2.1.3. Giáo dục truyền thống........................................................................................................46 2.2.1.4. Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng..............................................................48 2.2.2. Đánh giá Công tác tư tưởng của Đoàn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.......................................................................................................................................................52 2.2.2.1.Thành tựu và nguyên nhân................................................................................................52
  • 7. 2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................................62 * Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................................................68 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, HÀ NỘI................................................................................................................70 3.1. Những nh n tố tác động và vấn đề đặt ra đối với công tác tƣ tƣởng của Đoàn trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nh n văn...........................................70 3.1.1. Bối cảnh chung.................................................................................................................................70 3.1.2. Những vấn đề đặt ra......................................................................................................................75 3.2. Một số giải pháp n ng cao hiệu quả CTTT cho đoàn viên, sinh viên của Đoàn trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nh n văn.........................................78 3.2.1. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng................................................................................................................................................................78 3.2.2. Đ i mới nội dung công tác tư tưởng phù hợp với đoàn viên, sinh viên trong thời kỳ mới...........................................................................................................................................79 3.2.3. Tăng cường các hình thức triển khai hiệu quả công tác tư tưởng..................81 3.2.4. Đồng bộ hoạt động công tác tư tưởng giữa các đầu mối trong nhà trường. ...................................................................................................................................................................................84 3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện cho công tác tư tưởng của Đoàn trường....................................................................................................................................................................86 3.2.6. Đẩy mạnh quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của đoàn viên, sinh viên....87 3.3. Kiến nghị.................................................................................................................................................89 3.3.1. Đối với Đảng và Nhà nước......................................................................................................89 3.3.2. Đối với Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường...............................................................90 3.3.3. Đối với t chức Đoàn thanh niên.........................................................................................90 3.3.4. Đối với bản thân đoàn viên, sinh viên..............................................................................92 * Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................................................................92 KẾT LUẬN................................................................................................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................96 PHỤ LỤC................................................................................................................................................................101
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê số lượng tình nguyện viên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng 52 Bảng 2.2: Ý kiến của đoàn viên, sinh viên về những nội dung công tác tư tưởng của Đoàn trường hiện nay 54 Bảng 2.3: Ý kiến của đoàn viên, sinh viên về các hoạt động do Đoàn trường t chức 56 Bảng 2.4: Đánh giá của đoàn viên, sinh viên về các hình thức triển khai công tác giáo dục tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên của Đoàn trường 59 Bảng 2.5: Sự quan tâm của đoàn viên, sinh viên đến những nội dung trong công tác tư tưởng của Đoàn trường đã triển khai 63 Bảng 2.6: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư tưởng của Đoàn trường hiện nay 66 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Những vấn đề mà đoàn viên, sinh viên tiếp thu được những hoạt động giáo dục tư tưởng của Đoàn trường thời gian qua 53
  • 9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTTT CNH CSVN HĐH KTTT CNXH XHCN : Công tác tư tưởng : Công nghiệp hóa : Cộng sản Việt Nam : Hiện đại hóa : Kinh tế thị trường : Chủ nghĩa xã hội : Xã hội chủ nghĩa KHXH & NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn TNCS : Thanh niên Cộng sản
  • 10.
  • 11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình lãnh đạo đất nước hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi CTTT là nhiệm vụ chính trị hàng đầu để tiến hành thành công sự nghiệp cách mạng. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, con người tạo ra lịch sử bằng hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần, trong đó hoạt động tinh thần, tư tưởng luôn có vai trò t ng kết và định hướng cho hoạt động vật chất. Trên bình diện xã hội, hoạt động tư tưởng có mặt và ảnh hưởng đến mọi quá trình kinh tế - xã hội. Bất kỳ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng bắt đầu bằng cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng và tư tưởng triệt để là một tiền đề quan trọng làm nên tính triệt để của cuộc cách mạng trong thực tiễn. Hồ Chí Minh đã nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân [41, tr. 448]. Tiến hành CTTT là điều kiện và phương thức quan trọng hàng đầu để thực hiện cuộc cách mạng tư tưởng. Do đó, việc xây dựng cơ sở lý luận và tiến hành CTTT một cách khoa học và cách mạng là yêu cầu cấp bách nhằm tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Cuối thể kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước diễn biến rất phức tạp. Sau gần ba mươi năm đ i mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế với việc chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, những nhân tố tiêu cực đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến thanh niên. Một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, phai nhạt lý tưởng, bất chấp những quy phạm đạo đức, giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thiếu tôn trọng những chuẩn mực đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân – k thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng, đạo đức mới, theo cách gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, giờ đây có cơ hội trỗi dậy và phát triển. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng (1997) đã gióng lên hồi chuông báo động toàn xã hội khi chỉ ra tình trạng một bộ phận thanh niên suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý 1
  • 12. tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước là điều đặc biệt đáng lo ngại . Trước những đòi hỏi của sự nghiệp đ i mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thanh niên đang và nhất định sẽ gánh vác những trọng trách to lớn nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp. Chính vì thế, tại đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh đối với thế hệ tr , phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ T quốc. Như vậy, từ yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc đ i mới, việc giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức, tư tưởng của thanh niên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Với truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học KHXH & NV luôn được Đảng và Nhà nước khẳng định là trung tâm đào tạo và nghiên cứu KHXH & NV lớn nhất đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ T quốc. Trường Đại học KHXH & NV đã luôn làm tốt CTTT và coi đó là cơ sở quan trọng để đạt được những thành quả đáng mừng trong thời gian qua. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học KHXH & NV là một t chức chính trị - xã hội của thanh niên, là trường học xã hội chủ nghĩa của sinh viên, là đơn vị trực tiếp tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên - sinh viên, phát động và t chức phong trào hành động cách mạng của đoàn viên, thanh niên, là cầu nối giữa thanh niên với Đảng. Đứng ở vị trí là đơn vị Đoàn cơ sở, trực thuộc Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội, Đoàn trường Đại học Trường Đại học KHXH & NV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của công tác Đoàn và phong trào Thanh niên. Trong nhiều năm trở lại đây, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học KHXH & NV luôn là đơn vị xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên của Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội, Đoàn Thanh niên Thành phố Hà Nội và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là khâu trọng yếu của công tác Đoàn, là bộ phận quan trọng nhất góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho sinh viên theo mục tiêu của Luật Giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển 2
  • 13. toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[53, Điều 2]. Đoàn Trường Đại học KHXH & NV đã t chức nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên thanh niên như: tiếp tục t chức, triển khai thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh; lồng ghép công tác sinh hoạt chính trị tư tưởng với công tác tuyên truyền, ph biến, học tập đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, v.v…, qua đó nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về vai trò của tu i tr trong giai đoạn mới. Xác định được tầm quan trọng to lớn và ý nghĩa sâu sắc trong việc đ i mới và nâng cao chất lượng của CTTT, qua đó tạo môi trường tích cực cho mỗi đoàn viên, sinh viên Trường Đại học KHXH & NV không ngừng rèn luyện, phấn đấu trở thành những nhân tố quan trọng của nguồn lực chất lượng cao, lực lượng tiên phong truyền bá tri thức về KHXH & NV trong cả nước, tiếp nối truyền thống v vang của các thế hệ đi trước, Đoàn Trường Đại học KHXH & NV đã có những bước phát triển mới, luôn sáng tạo, nỗ lực t chức nhiều hoạt động giáo dục tư tưởng phong phú cho đoàn viên, sinh viên. Là người đang công tác tại văn phòng Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên trường Trường Đại học KHXH & NV, được giao nhiệm vụ phụ trách công tác Tuyên huấn của Đoàn Thanh niên và phụ trách t chức Hội Sinh viên trường, cùng với những kiến thức được trang bị qua khóa cao học chuyên ngành Chính trị học, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: Công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả CTTT của Đoàn trường Đại học KHXH & NV nói riêng và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận chung về công tác tư tưởng Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị bàn đến những vấn đề lý luận chung của CTTT như: Công tác tư tưởng (Đào Duy Quát - Chủ biên)[50]; 3
  • 14. Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới (Đào Duy Tùng)[61]; Một số vấn đề lý luận và nghệp vụ công tác tư tưởng (Phạm Quang Nghị - Chủ biên)[47]; Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Phạm Tất Thắng - chủ biên)[56]; Quan hệ biện chứng giữa tính cách mạng và tính khoa học trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay; Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng và Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trần Thị Anh Đào)[18, 19, 20]. Các tài liệu đã trình bày một cách hệ thống các vấn đề lí luận và phương pháp luận về công tác tư tưởng như: các khái niệm về tư tưởng, công tác tư tưởng, tính khoa học và tính cách mạng trong công tác tư tưởng; phân tích sâu sắc nội dung và các phương thức hoạt động của công tác tư tưởng; nêu rõ một số giải pháp nhằm đ i mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng. Các công trình nhìn chung đã đi vào nghiên cứu và đặt nền móng cho những vấn đề lý luận quan trọng nhất của CTTT. 2.2. Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng trong thanh niên Những năm gần đây, trên góc độ nghiên cứu khoa học và t ng kết thực tiễn đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu và xuất bản thành sách về vấn đề thanh niên như: - Sách Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam của tác giả Phạm Hồng Tung [60] đã góp phần t ng kết, đánh giá công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước và các t chức thanh niên trong 25 năm đ i mới đất nước vừa qua. Trong đó, tác giả cuốn sách chỉ ra và phân tích những ưu thế và những mặt mạnh cơ bản của thanh niên Việt Nam hiện nay xét cả trên những đặc điểm và khía cạnh phản ánh chất lượng thể chất và chất lượng tinh thần. Trên cơ sở đó, làm rõ thực trạng và những xu hướng biến đ i lối sống của thế hệ tr Việt Nam trong quá trình đ i mới đất nước và hội nhập quốc tế, chỉ ra những yếu tố tác động cơ bản, có tính chất định hướng đối với việc hình thành và quá trình biến đ i lối sống của thanh niên. Tác giả đã đưa ra những khuyến nghị khoa học và đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đ i mới đất nước hiện nay. 4
  • 15. - Sách Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay của tác giả Trần Thị Anh Đào – Chủ biên [21], cuốn sách này đã đề cập đến một số khái niệm và vai trò của giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên, từ đó cho thấy những yếu tác động đến công tác giáo dục lý luận chính trị và đề ra được phương hướng, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam. - Sách Giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của tác giả Đỗ Ngọc Hà [22] đã tập trung đi sâu nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Thông qua việc phân tích thực trạng, tác giả đã nhấn mạnh các giải pháp phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên gắn với nhiệm vụ chính trị trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử của đất nước. Ngoài ra, còn có các bài viết, một số đề tài nghiên cứu liên qua đến thanh niên, như: Công tác tư tưởng - văn hóa đối với thế hệ trẻ (Tạp chí CTTT – Số 1- năm 2000); Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên (Tạp chí Giáo dục - Lý luận số 6 – năm 2000); Đổi mới phương thức hoạt động và lề lối làm việc của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tiến trình cải cách hành chính ở Việt Nam (Đoàn Văn Thái); Tài liệu chuyên đề Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Đoàn cơ sở (Ban Tuyên giáo Trung ương – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) Ở cấp độ luận văn cao học, có những luận văn nghiên cứu về CTTT của thanh niên như: - Luận văn Đổi mới CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay của tác giả Vũ Anh Tuấn [69] đã làm rõ khái niện công tác tư tưởng và thực trạng công tác tư tưởng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh qua đó chỉ ra sự cần thiết phải đ i mới và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thành phó Hồ Chí Minh. 5
  • 16. - Luận văn Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích [16] đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, làm rõ thực trạng từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đ i mới phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thường Tín trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. - Luận văn Phối hợp các phương tiện giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên tỉnh Kiên Giang hiện nay của tác giả Trần Ngọc Lương [40] nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt việc phối hợp các phương tiện giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên tỉnh Kiên Giang hiện nay. - Khóa luận Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong giải quyết việc làm cho thanh niên thủ đô giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Bích Hoàn [25] đã đi sâu làm rõ vai trò và có những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên thủ đô giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó còn có các công trình, đề tài: Đổi mới hình thức công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên quân đội hiện nay của tác giả Lương Ngọc Vĩnh; Giáo dục văn hóa chính trị cho cán bộ Đoàn Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng hiện nay của tác giả Bế Đăng Khoa; Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên thanh niên Quận Ba Đình – TP Hà Nội của tác giả Sa Thị Thu Hằng; Giáo dục niềm tin chính trị cho thanh niên tỉnh Yên Bái hiện nay của tác giả Đặng Ngọc Bích; Hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp ở TP Hồ Chí Minh hiện nay của tác giả Lê Thị Lan... Các đề tài này phần nào có đề cập đến các vấn đề liên quan đến thanh niên, ít nhiều liên quan đến CTTT gắn liền với nhiệm vụ của t chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung. Tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu của các đề tài khác nhau nên cách tiếp cận đến nội dung và giải pháp của Đoàn trong CTTT cho thanh niên chủ yếu gắn với yêu cầu của thực tiễn tại thời điểm nghiên cứu. 2.3. Những vấn đề luận văn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu Qua xem xét các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề công tác tư tưởng cho thanh niên trong thời gian gần đây cho thấy, các công trình đã đề cập đến 6
  • 17. nhiều khía cạnh về nội dung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục lí tưởng cách mạng cho thanh niên và nhấn mạnh đến các giải pháp phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong CTTT gắn với nhiệm vụ chính trị của mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình, đề tài nào mang tính khái quát và nghiên cứu sâu về CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường Đại học và chưa có một nghiên cứu cụ thể đánh giá đầy đủ vai trò, tác động và hiệu quả CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với sinh viên Đại học KHXH & NV, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, tình hình tư tưởng sinh viên hiện nay vẫn n i lên nhiều vấn đề chưa thực sự thuận lợi liên quan đến nghề nghiệp, việc làm, học tập và vui chơi giải trí; các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động chống phá, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp; mặc dù các hoạt động đó không đạt được mục đích song cũng tác động ít nhiều đến tư tưởng của một bộ phận sinh viên. Đây là vấn đề được trường Đại học KHXH & NV rất quan tâm, trong đó CTTT của Đoàn trường có trách nhiệm lớn bởi đặc thù lực lượng đoàn viên, sinh viên hiện đang học tập, nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có nhiều lĩnh vực liên qua trực tiếp tới nhận thức, tư tưởng chính trị, đây là lợi thế và cũng là thách thức. Trường là trung tâm đào tạo khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu cả nước, nên những thành công hay thất bại của công tác tư tưởng đối tượng sinh viên của nhà trường sẽ có tác động mạnh và nhanh chóng đến xã hội; trên thực tế các lực lượng phản động cũng đã có nhiều cách khác nhau nhằm tạo diễn biến/tự diễn biến tư tưởng trong lực lượng đoàn viên, sinh viên của Nhà trường. Do vậy, yêu cầu cấp thiết đối với CTTT cho đoàn viên, sinh viên trong trường Đại học nói chung và trường Đại học KHXH & NV nói riêng hiện nay là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả để đủ sức lôi cuốn, thu hút đoàn viên, sinh viên; giáo dục đoàn viên, sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng miễn dịch trước tác động của những tiêu cực và tệ nạn xã hội, sự tấn công của các thế lực thù địch; đề cao trách nhiệm của đoàn viên, sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ T quốc. 7
  • 18. Có thể thấy vấn đề CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học KHXH & NV là vấn đề cần được đầu tư nghiên cứu. Đề tài của tác giải đưa ra có kế thừa và kết hợp các lý thuyết CTTT đã được đề cập, nhưng nội hàm khái niệm và cấu trúc nội dung đi sâu vào CTTT trong trường đại học và cho sinh viên, căn cứ thực trạng tư tưởng của sinh viên và CTTT của Đoàn trường Đại học KHXH & NV để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả CTTT trong trường Đại học KHXH & NV nói riêng và trong các trường đại học nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trường Đại học KHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những lý luận chung về CTTT và CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường đại học. - Làm rõ thực trạng CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội hiện nay, để có cơ sở xác định những vấn đề đang đặt ra, cần tập trung giải quyết. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể cho CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội và CTTT của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội . 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát thực trạng CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại Trường Đại học KHXH & NV, Hà Nộ với phạm vi thời gian khảo sát thực trạng là từ năm 2009 đến năm 2014. Tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là 02 nhiệm kỳ Đại hội Đoàn trường, 8
  • 19. đây là thời gian mà công tác tư tưởng của Đoàn trường có nhiều đ i mới về cả nội dung và hình thức, nên việc đánh giá hiệu quả của công tác này là rất cần thiết. - Các giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong tầm nhìn đến 2020. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTTT, về công tác thanh niên và công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một cách t ng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và của khoa học chính trị. Trong đó, luận văn ưu tiên sử dụng một số phương pháp cụ thể để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ nghiên cứu đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra thu thập các tài liệu định lượng và định tính, trong đó, định lượng là chủ yếu, định tính là b trợ. Xây dựng bảng hỏi thông tin để định lượng nghiên cứu CTTT và tác động của CTTT tới sinh viên trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội. + Điều tra bằng phiểu hỏi với 375 sinh viên năm thứ 2, 3, 4 thuộc các Khoa: Triết học, Văn học, Tâm lý học, Xã hội học, Du lịch học, Quốc tế học. - Phương pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập được thông tin đa chiều về chất lượng CTTT của Đoàn trường và tác động của CTTT đối với sinh viên và từ đó đề ra giải pháp phù hợp. - Phương pháp xử lý thông tin: Từ các số liệu thu thập được và từ các báo cáo, tiến hành phân tích và t ng hợp, đưa ra đánh giá và nhận định khách quan về CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường đại học. 6. Những đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường đại học và sự cần thiết đ i mới CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường đại học hiện nay. 9
  • 20. - Luận văn làm rõ thực trạng CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội; Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả CTTT của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội cũng như CTTT của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu luận văn - Nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết. - Ngoài nội dung nghiên cứu chính còn có Lời cam đoan; Lời cảm ơn; Danh mục bảng; Danh mục biểu; Danh mục chữ viết tắt; Mục lục; Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục. 10
  • 21. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH 1.1. Lý luận về công tác tƣ tƣởng 1.1.1. Khái niệm Công tác tư tưởng Thuật ngữ tư tưởng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là hình tượng. Đến nay có nhiều định nghĩa tư tưởng khác nhau: Từ điển Triết học định nghĩa: “Tư tưởng là phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện của sự quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh”[64, tr. 734]. Từ điển Tiếng Việt thì định nghĩa: “Tư tưởng là những quan điểm, ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội”[65, tr. 1035]. Trong mục Tìm hiểu khái niệm của tạp chí Cộng sản (số 1, năm 1993) cho rằng: “Tư tưởng là những suy nghĩ, ý niệm về các sự vật, hiện tượng được phản ánh trong ý thức, là biểu hiện của cácquan hệ của con người đối với thế giới xung quanh. Tư tưởng do chế độ xã hội, điềukiệnsinhhoạt vật chất của con người quyết định. Thực chất và nguồn gốc của tư tưởng ở trong cơ sở kinh tế, trong điều kiện sinh hoạt vật chất của các giai cấp trong xã hội. Tư tưởng mang tính lịch sử...”[66], v.v.. Tư tưởng chỉ sự suy nghĩ của con người nhưng phải ở trình độ ít nhiều khái quát về thế giới, về xã hội, về bản thân con người. Tư tưởng phải được thể hiện bằng ngôn ngữ để lưu truyền trong xã hội. C.Mác cho rằng, ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Khi xã hội xuất hiện giai cấp, tư tưởng gắn liền với giai cấp và bảo vệ lợi ích giai cấp. Các nhà tư tưởng thường bảo vệ lợi ích giai cấp mình dưới hình thức lý tưởng hóa nó, gắn cho giai cấp mình sứ mệnh đại diện chân chính cho toàn xã hội và do đó cho rằng, lợi ích được bảo vệ cũng là lợi ích chung của toàn xã hội. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác – Ăng ghen viết: Một giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống trị trước mình, muốn thực hiện được mục đích, đều nhất thiết phải 11
  • 22. biểu hiện được lợi ích của bản thân mình thành lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội hay nói một cách trừu tượng: Phải gắn cho những tư tưởng của bản thân mình thành một hình thức phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những tư tưởng hợp lí, duy nhất có giá trị phổ biến”[48, tr. 68]. Trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, đấu tranh tư tưởng góp phần quan trọng giúp giai cấp vô sản giành chính quyền. Sau khi có chính quyền, đấu tranh tư tưởng vẫn tiếp tục để chống các tàn dư tư tưởng xã hội cũ, những khuynh hướng tư tưởng lệch lạc và tư tưởng thù địch, phản động để làm cho ý thức XHCN chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần xã hội. Qua đó, có thể hiểu: Tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, biểu thị những lợi ích ít nhiều có tính phổ biến của con người, của xã hội. Trong lịch sử, các hoạt động tư tưởng do giai cấp thống trị thực hiện thường chi phối các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội nhằm tác động vào ý thức xã hội. Mọi chính đảng, mọi nhà nước đều tiến hành CTTT, coi đó là hoạt động quan trọng của mình. Do đó họ sử dụng mọi thành quả trí tuệ, văn hóa và công nghệ tiên tiến phục vụ công tác này. Dưới góc độ quá trình hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của các giai cấp trong lịch sử, CTTT được hiểu với nghĩa rộng: là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng. [26, tr. 11] Theo tác giả Đào Duy Tùng: CTTT là một bộ phận cấu thành nên toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, nó có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhằm nâng cáo tính tự giác, chủ động sáng tạo của họ, trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị cụ thể do Đảng đề ra, góp phần vào việc hình thành đường lối, chính sách của Đảng, góp phần quan trọng vào xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và hình thành thượng tầng kiến trúc về mặt hình thái ý thức [59, tr. 5,6]. Theo tác giả Ngô Huy Tiếp, CTTT là hoạt động lãnh đạo quan trọng hàng đầu của Đảng trong việc: Phát triển hệ tư tưởng của Đảng; nghiên cứu lý luận t ng 12
  • 23. kết thực tiễn, góp phần hình thành quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành thế giới quan khoa học cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận tư tưởng giữa Đảng với nhân dân; c vũ động viên tinh thần sáng tạo cách mạng của nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng; góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước, con người Việt Nam, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra cộng đồng quốc tế [58, tr. 41]. Tuy cách diễn đạt có phần quá chi tiết, nhưng định nghĩa này đã phản ánh khá toàn diện CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, và cho thấy CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là hết sức quan trọng, rộng lớn trên nhiều mặt. Tác giả Phạm Tất Thắng định nghĩa: CTTT là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm xây dựng, xác lập, phát triển và hoàn thiện hệ tư tưởng, là quá trình ph biến, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng các giá trị, tạo niềm tin để thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng [56, tr. 10]. Định nghĩa này ngắn gọn, có tính khái quát cao và nêu được đặc trưng vai trò của CTTT. Theo giáo trình công tác tư tưởng đã định nghĩa CTTT dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của giai cấp công nhân – thông qua Đảng và Nhà nước và các t chức chính trị nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng hình thức xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm tin khoa học, thúc đẩy quần chúng tham gia vào sự nghiệp đ i mới đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội [26, tr. 12]. Trên cơ sở các định nghĩa trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả quan niệm : CTTT là hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 13
  • 24. 1.1.2. Hệ thống các yếu tố, các bộ phận cấu thành của CTTT Khái quát các quan điểm lý thuyết về CTTT hiện nay [xem 20, 26, 27, 58, 61], có thể thấy CTTT được cấu thành bởi các yếu tố, bộ phận: - Các yếu tố của hoạt động tư tưởng CTTT là hoạt động xã hội đặc thù và hoạt động này mang tính quá trình. Khi xem xét CTTT như một hoạt động thì hoạt động này bao giờ cũng do một chủ thể tiến hành và tác động đến một đối tượng, một khách thể nhất định nhằm đạt được mục đích đặt ra. Muốn đạt tới mục đích, hoạt động đó phải có nội dung và được thực hiện bằng các phương pháp, phương tiện và hình thức nhất định. Đồng thời, sau một chu trình tác động, hoạt động phải đạt tới một hiệu quả nào đó. Vì vậy, CTTT, sau khi xem xét như một hệ thống hoạt động, bao gồm những yếu tố cơ bản sau: Chủ thể, khách thể, đối tượng, mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, hiệu quả. - Các bộ phận cấu thành (hay các hình thái) của CTTT Là quá trình liên tục gồm nhiều khâu, các bộ phận kế tiếp nhau, CTTT bao gồm ba quá trình cơ bản: quá trình sáng tạo hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng để đề ra đường lối, chính sách; quá trình truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, chính sách, (tái sản xuất hệ tư tưởng); quá trình biến hệ tư tưởng, đường lối, chính sách thành hiện thực ( vật chất hóa hệ tư tưởng). Ba quá trình này được V.I.Lênin gọi một cách tương ứng là: công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác c động. Cũng có thể gọi đó là ba bộ phận (các hình thái) hợp thành CTTT. Các hình thái CTTT liên hệ nội tại với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau như những quá trình bộ phận của cùng một t ng thể hoạt động tư tưởng. Tuy nhiên, từng hình thái có tình độc lập tương đối, có nội dung, đặc điểm khác nhau: * Công tác lý luận + Công tác lý luận là một bộ phận của CTTT hướng vào việc nghiên cứu, phát triển sáng tạo hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo cách mạng, nghiên cứu và t ng kết thực tiễn cách mạng nhằm xây dựng hệ thống quan điểm lý luận và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối, chính sách, các quyết định của Đảng và Nhà nước, đấu tranh, phê phán các trào lưu tư tưởng sai trái, thù địch. 14
  • 25. + Công tác lý luận tương ứng với quá trình sáng tạo hệ tư tưởng và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nó không bao hàm công tác giáo dục lý luận. Bởi lẽ, công tác giáo dục lý luận thuộc quá trình truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chính sách. Nó là một mặt của công tác tuyên truyền, thuộc nội hàm khái niệm tuyên truyền. Như vậy, công tác lý luận đồng nghĩa với công tác nghiên cứu lý luận. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay của nước ta, công tác lý luận của Đảng bao gồm nhưng nội dung cơ bản sau: + Phát triển và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. + Vận dụng sáng tạo hệ tư tưởng gắn liền với t ng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm cách mạng thế giới để nhận thức sáng tỏ hơn chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xét đến cùng, mọi nhu cầu sáng tạo lý luận đều xuất phát từ những nhu cầu đòi hỏi từ thực tiễn cách mạng. Công tác lý luận do đó phải trở lại phục vụ thực tiễn, thông qua công tác thực tiễn. * Công tác tuyên truyền + Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành của CTTT nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng, hình thái và củng cố niềm tin, tập hợp và c vũ quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó. + Tuyên truyền là truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó. Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Hồ Chí Minh cho rằng Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân bàn, dân làm [42, tr. 162]. + Trong công tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, công tác tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại… làm cho chúng trở thành nhân tố chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 15
  • 26. * Công tác cổ động + Công tác c động là sự tác động của chủ thể vào tư tưởng, tình cảm của đối tượng thông qua việc giải thích một việc cụ thể, thiết thực nhằm tạo nên ấn tượng mạnh ở đối tượng, kích thích và thúc đẩy họ hăng hái hành động thực hiện công việc đó. + C động có xuất xứ là một từ Hán Việt. C là cái trống, động là hoạt động. Người xưa thường dùng tiếng trống để làm tín hiệu thúc giục xung trận chiến đấu hoặc chống lụt, chống bão, chữa cháy…Trong tiếng Latinh c động có nghĩa là tiến hành vận động, thúc đẩy. Như vậy, cổ động là thông tin, giải thích về những sự kiện đang diễn ra trong đời sống để cổ vũ, động viên con người đi tới hành động. + Công tác c động là khâu quyết định chuyển hóa lý luận đã được nhận thức, niềm tin đã được xây dựng và củng cố, thành hành động cách mạng. + Công tác c động có nhiều hình thức như mít tinh, c động bằng tranh ảnh, thơ ca, hò vè, âm nhạc và các loại hình nghệ thuật khác. Tóm lại, công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác c động vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau, vừa có tính độc lập tương đối. Cho nên, trong thực tiễn CTTT không được lẫn lộn hình thái này với hình thái kia, nhất là giữa tuyên truyền và c động. Mặt khác cần phối hợp sử dụng cả ba hình thái sao cho phù hợp với các quá trình tư tưởng đang diễn ra, phù hợp với đặc điểm riêng biệt của từng hình thái, đồng thời quan tâm chỉ đạo để cả ba hình thái hoạt động nhịp nhàng, cân đối, đồng bộ. Có như vậy, từng hình thái cũng như toàn bộ CTTT mới đạt hiệu quả cao. CTTT với tư cách là một hệ thống hoạt động và các thành tố của nó chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hôi và văn hóa – xã hội…trong một chế độ xã hội nhất định. Chính vì vậy CTTT mang bản chất giai cấp sâu sắc và có tính chất lịch sử cụ thể. Trên cơ sở phân tích các yếu tố, các bộ phận cấu thành của CTTT, có thể khai quát, rút gọn và thể hiện chúng cũng như mối quan hệ, sự vận hành của chúng theo sơ đồ sau: 16
  • 27. Cấu trúc và hoạt động của CTTT [27, tr. 7] 1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác tƣ tƣởng 1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng Theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, toàn bộ đời sống của con người xét đến cùng có thể chia làm 2 lĩnh vực: Lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần. Tư tưởng là một bộ phận của lĩnh vực tinh thần có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, trong xã hội. Triết học Mác-Lênin chỉ rõ: Tư tưởng là hình thức phản ánh thế giới bên ngoài, trong đó bao hàm sự ý thức về mục đích và triển vọng của việc tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài ấy. Tư tưởng khái quát hóa kinh nghiệm của sự phát triển tri thức trước đó và được dùng làm nguyên tắc để giải thích các hiện tượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi tư tưởng đều bắt nguồn từ kinh nghiệm và là sự phản ánh các sự vật hiện tượng, quá trình của thế giới khách quan. Nhưng tư tưởng không chỉ đơn thuần là sự phản ánh thế giới khách quan. Nó còn có mặt thứ hai nữa: xác định các con đường để cải tạo thế giới khách quan ấy1 . 1 Hữu Ngọc (chủ biên, 1987), Từ điển triết học giản yếu. Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp,Hà Nội, tr. 495-496. 17
  • 28. CTTT ra đời cùng với sự xuất hiện của giai cấp trong xã hội loài người và do nhu cầu hình thành, phát triển truyền bá hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định. Đối với giai cấp vô sản, sự ra đời của Đảng Cộng sản là sự kiện đánh dấu bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và t chức của giai cấp vô sản. Theo cố T ng bí thư Lê Duẩn thì trong Đảng Cộng sản Việt Nam không có ngành nào già bằng ngành tuyên huấn, vì từ khi có Đảng đã có nó rồi. Điều đó có nghĩa là ngay từ trước khi thành lập Đảng, một bộ phận tiên tiến của trí thức yêu nước và cách mạng đại diện cho giai cấp vô sản đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về mặt tư tưởng cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. CTTT là bộ phận quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản, gắn liền với sự tồn tại và sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. CTTT là hoạt động đa dạng, gồm nhiều bộ phận tác động vào ý thức để hình thành trong con người thế giới quan đúng đắn, phương pháp luận khoa học, nâng cao năng lực tri tuệ, đảm bảo cho hoạt động thực tiễn đúng hướng, có hiệu quả. CTTT có vai trò thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân hướng về sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Phương châm khi tiến hành CTTT là những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn CTTT của Đảng. Bộ Chính trị (khóa VII) đã định hướng tiên quyết cho CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam và của cách mạng Việt Nam phải lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. CTTT trong quá trình đ i mới có nhiệm vụ làm cho nhận thức và hành động của quần chúng quán triệt tính chất biện chứng và nhân đạo, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, biết giữ vững những nguyên tắc cơ bản nhưng năng động, sáng tạo trong vận dụng và thực tiễn. CTTT dưới sự lãnh đạo của Đảng phải không ngừng bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng đó. Mục tiêu cách mạng Việt Nam đang hướng tới là xây dựng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì thế, nhiệm vụ xây dựng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng Việt Nam hiện nay, mà CTTT phải góp phần giải quyết. CTTT gắn liền với tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nghĩa là: góp phần xác định đường lối, nhiệm vụ kinh tế - xã hội và từ nhiệm vụ này mà xác 18
  • 29. định nội dung CTTT cho phù hợp; CTTT phải góp phần quán triệt các quan điểm, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội đồng thời biết t ng kết thực tiễn kinh tế - xã hội để b sung chủ trương, chính sách đó cho hoàn thiện, hợp lý hơn. Sau kinh tế và đi liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, CTTT còn có nhiệm vụ góp phần nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, trước hết là nâng cao trình độ nhận thức của xã hội về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; góp phần truyền bá, bảo vệ và đấu tranh cho các giá trị công bằng, bình đẳng, v.v., trong xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng trở nên văn minh, hội nhập và đồng hành cùng nền văn minh của nhân loại. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Trong sự nghiệp đó, Đảng Cộng sản là bộ phận tiên phong của giai cấp công nhân, có vai trò lãnh đạo cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, chỉ dưới sự lãnh đạo toàn diện và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam mới có thể vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi to lớn, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và phát triển cho dân tộc. Do đó CTTT trước hết là công tác của toàn Đảng, mọi đảng viên đều là đối tượng đầu tiên và cực kỳ quan trọng của CTTT đồng thời phải chủ động, tích cực, tự giác tham gia làm CTTT trong toàn xã hội ở những mức độ khác nhau tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ công tác. Trong xã hội có nhiều chủ thể tiến hành CTTT nhưng CTTT của chủ thể ấy cần phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kết hợp CTTT trong Đảng và CTTT trong toàn xã hội sẽ tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động cách mạng, tập hợp và phát huy cao độ nguồn sức mạnh t ng hợp, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. CTTT có vai trò đặc biệt quan trọng, đồng thời cũng là một loại hình công tác đặc thù. Tính đặc thù ấy do chính đối tượng của công tác quy định nên. Chính vì thế, để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra, CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của toàn xã hội cần được nâng lên tầm khoa học và nghệ thuật. CTTT với tính cách là một khoa học lấy tư tưởng con người làm đối tượng trực tiếp không thể không tính tới sự phức tạp và đa dạng của các quy luật nhận thức, quy luật tâm lý, tình cảm của con người cũng như sự đa dạng, nhiều v của các tầng lớp 19
  • 30. nhân dân khác nhau trong việc sử dụng hình thức, phương pháp, phương tiện. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X có đoạn viết: CTTT của Đảng là công tác đối với con người, một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững những quy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, giữa lý trí với tình cảm, giữa lời nói và việc làm, giữa xây và chống ..... [14, tr. 42]. 1.2.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng Sinh thời Hồ Chí Minh rất chăm lo đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, Người luôn xác định trong Đảng và ngoài Đảng phải nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất; tư tưởng không đúng đắn thì công tác sẽ sai lầm. CTTT tự bản thân nó đã hàm chứa những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đa chiều, liên quan đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân; liên quan đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, bởi lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc. Trong báo cáo tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (15-7-1954), trong mười công tác được xác định thì công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ lãnh đạo và cán bộ các ngành, tư tưởng phải thông, phải có quyết tâm khắc phục khó khăn, làm tròn nhiệm vụ; phải đánh thông tư tưởng và động viên sáng kiến và lực lượng của toàn Đảng, toàn dân. Trên cơ sở nắm vững quy luật của tư tưởng, Người đã trù liệu hệ quả khi đảng viên chưa thông suốt tư tưởng và hành động không nhất trí, thì khác nào một mớ cắt rời sẽ dẫn tới những biến dạng khôn lường trong thực tiễn, không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng. Do đó mà Người luôn canh cánh mục tiêu làm sao tư tưởng tiên tiến, tư tưởng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn đánh bại tư tưởng cá nhân và trở thành chủ đạo, trường tồn cùng với Đảng, với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong các đối tượng của CTTT, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên. Nhìn nhận đoàn viên, thanh niên một 20
  • 31. cách toàn diện, thấy rõ vị trí, vai trò của thanh niên tr sẽ là người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, do vậy, Người đặc biệt quan tâm t chức, bồi dưỡng đoàn viên thanh niên thành đội xung kích cách mạng, lực lượng hậu bị của Đảng có phẩm chất đạo đức trong sáng, đồng thời có lập trường tư tưởng vững vàng, trí tuệ đ i mới, sáng tạo, nhằm kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của giai cấp và dân tộc. Người yêu cầu mỗi đoàn viên, thanh niên phải tự giác rèn luyện, không ngừng học tập, gương mẫu xung phong trong mọi công việc. Đi đôi với việc giáo dục trí lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững khoa học kỹ thuật, mỗi đoàn viên, thanh niên phải thường xuyên trau dồi đạo đức, tư tưởng cách mạng; phải có đức, có tài. Đạo đức, tư tưởng cách mạng ấy là sự triệt để trung thành với cách mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, sẵn sàng xả thân cho đất nước, điều đó được thể hiện ở ngay trong suy nghĩ và hành động hàng ngày của mỗi đoàn viên, thanh niên. Để tu i tr trở thành người cách mạng chân chính, những con người mới XHCN, Người nhấn mạnh việc cần thiết phải giáo dục đoàn viên, thanh niên tính trung thực, ngay thẳng, tác phong khiêm tốn, giản dị, tinh thần lao động tích cực, siêng năng, táo bạo và sáng tạo. Đoàn viên, thanh niên phải luôn có tinh thần cố gắng vươn lên, sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, phải thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không những thế, Người còn yêu cầu mỗi đoàn viên, thanh niên cần phải chống tâm lý tự ti, tự lợi, chỉ lo vun vén cho lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình, chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc, chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay... đó là những thói xấu kìm hãm chí tiến thủ của đoàn viên, thanh niên. Để có thể xây dựng thành công lực lượng thanh niên với tư cách là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, Hồ Chí Minh cho rằng, CTTT có một vai trò quan trọng, và CTTT đối với thanh niên cần được tiến hành đồng bộ với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Người yêu cầu Đảng phải có trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh đã viết: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo 21
  • 32. họ trở thành người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên [45, tr. 622]. Khi t chức Đoàn đã ra đời, chủ thể chính và trực tiếp tiến hành CTTT đối với thanh niên chính là t chức Đoàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác giáo dục thanh niên là nhiệm vụ quan trong bậc nhất của Đoàn: Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc t chức và giáo dục các thế hệ thanh niên, nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản [46, tr. 248]. Người cũng cho rằng, Đoàn phải phối hợp với trường học và gia đình để chăm lo giáo dục thanh niên: Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa [46, tr. 134], đặc biệt Người nhấn mạnh vai trò của Đoàn cần phải nghiên cứu tìm ra phương thức giáo dục thanh niên: Về phần mình, Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và t chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc để làm tròn những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho thanh niên, cho Đoàn [46, tr. 165,166]. Những tình cảm, sự quan tâm, chăm lo, dìu dắt mà Hồ Chí Minh dành cho đoàn viên, thanh niên luôn là nguồn động lực c vũ, khích lệ tu i tr cả nước hăng hái, xung kích cùng toàn dân xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Người hằng mong muốn. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về CTTT trong thanh niên nói chung, về CTTT của Đoàn Thanh niên nói riêng, là một di sản quý báu, là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của t chức Đoàn Thanh niên trong thực hiện công tác tư tưởng hiện nay. 1.3. Quan điểm của Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về công tác tƣ tƣởng Năm 1931 Đoàn TNCS Đông Dương nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ra đời đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ của phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đoàn đã cùng với toàn dân tộc đứng lên đánh đu i thực dân Pháp, phát xít Nhật và bọn địa chủ tay sai làm nên Cách mạng Tháng 8, chiến thắng Điện Biên Phủ và tiến tới đánh thắng đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam giành độc lập, tự do, thống nhất cho T quốc. 22
  • 33. Trong quá trình hơn 80 năm phát triển, t chức Đoàn thanh niên đã luôn thể hiện quyết tâm của thế hệ tr , tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đi theo con đường cách mạng mà Đảng đã lựa chọn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Do đó CTTT luôn được Đoàn Thanh niên chú trọng bằng rất nhiều các phong trào, hoạt động: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương bắt đầu hoạt động công khai, có cơ quan báo chí riêng, đó là các tờ Bạn dân, Thế giới, Mới phát hành ở các miền để kêu gọi và đã xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của Đảng (1936 – 1939). Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học. Đoàn đã vận động thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới t ng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân (1939 – 1941). Trong suốt thời kỳ 1941 – 1955, Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam đã đóng góp to lớn cùng dân tộc giành thắng lợi trong T ng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945, sau đó Đoàn đã vận động đoàn viên, thanh niên đi tiếp chặng đường 9 năm gian kh kháng chiến chống Pháp, góp phần xứng đáng vào chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Thông qua đợt sinh hoạt chính trị về việc đ i tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, các cấp bộ Đoàn đã giáo dục, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đoàn viên, củng cố t chức Đoàn, chuẩn bị về mọi mặt để đón nhận những nhiệm vụ mới mà Đảng và Bác Hồ giao cho. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội hậu bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, trongsuốt thời kỳ từ khi thành lập đếnnay, luôn là lực lượng xung kíchđi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ T quốc, là t chức tiêntiến của thanh niên, của tu i tr Việt Nam. Trong sự nghiệp CNH – HĐH, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải luôn đ i mới, nâng cao chất lượng hoạt động đặc biệt là CTTT để xứng đáng là đội dự bị tincậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kíchcách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tu i tr ; phụ trách Đội Thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trongcác t chức thanh niên Việt Nam. Thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi luôn là một yêu cầu, 23
  • 34. nhiệm vụ công tác quan trọng, đặt ra thường xuyên, liên tục đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải chăm lo giáo dụcđạođứccách mạng cho thanh niên, đào tạohọ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hộivừa “hồng”vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”[45, tr. 622]. Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X đã xác định mục tiêu chung về phát triểnthanh niên: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanhniên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên địnhlý tưởng độclập dân tộcvà chủ nghĩa xã hội; có đạo đức, ý thứcchấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng;có năng lực, bản lĩnh trong hội nhậpquốctế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tácphong công nghiệp trong lao động tậpthể, trở thành nhữngcông dân tốt của đấtnước…”[9]. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X đã xác định một trong các phương hướng của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếunhi nhiệm kỳ 2012 - 2017 đó là: “Tăng cường giáo dụcchính trị tư tưởng, đạo đứccách mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc, văn hoá, lối sống, ý thứcchấp hành phápluật cho thanh thiếunhi. Xácđịnh nộidung xuyênsuốt trong công tácgiáodụccủa Đoàn là bồi đắp lý tưởng, ướcmơ, hoài bão, niềm tin, khát vọng cao đẹp của thanh niên, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; gópphần hình thành lớp thanhniên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế thừa trung thànhvà xuất sắcsự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng của Bác Hồ”[10]. Cụ thể hóa tư tưởng đó, Đại hội đã xác định Đề án Tăng cường công tácgiáo dụclý tưởng cách mạng, đạođức, lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay là một trong mười chương trình, đề án quan trọng được triển khai trong nhiệm kỳ được tập trung t chức thực hiện, đạt được những kết quả cụ thể. Theo đó, nội dung hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng của Đoàn được xác định trên những mặt chính như sau: + Giáo dục về tư tưởng, nhận thức chính trị: giáo dục lý tưởng cách mạng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, quy định của nhà trường... 24
  • 35. + Giáo dục truyền thống: truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, lịch sử cách mạng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tu i tr Việt Nam; lịchsử của Nhà trường… + Giáo dục đạo đức, lối sống: các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh. + Giáo dục pháp luật: các quy định của pháp luật đối với công dân, giáo dục ý thức pháp luật, lối sống tuân thủ pháp luật và ý thức thực hiện nếp sống văn minh trong đoàn viên. Phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng của Đoàn: Thông qua hoạt động tuyên truyền, trao đ i, tọa đàm, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị quán triệt Nghị quyết, t chức các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, thực hiện các phong trào hành động cách mạng cho đoàn viên, thanh niên rèn luyện nhằm thực hiện các nội dung giáo dục. Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên có vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen, nhận thức của đoàn viên. Có thể coi giáo dục chính trị tư tưởng chính là công cụ để nhà quản lý t chức rèn luyện đạo đức, nhân cách, phẩm chất chính trị của đoàn viên, giúp đoàn viên nâng cao nhận thức và hiểu biết xã hội. Đồng thời, hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng có vai trò quyết định đến chất lượng công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hay nói một cách khác, công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không thể thiếu các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng. Với vai trò và vị trí quan trọng như vậy, nên quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình t chức và tiến hành các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mọi giai đoạn phát triển và trong mọi khu vực, đối tượng đoàn viên, nhất là trong khu vực đoàn viên các trường đại học. CTTT của Đoàn có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng Đoàn ngày càng vững mạnh về t chức, tạo ra thống nhất và hành động trong toàn Đoàn. Theo Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, CTTT bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển công tác thanh niên theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin còn thể hiện ở việc t ng kết 25
  • 36. thực tiễn để b sung cho kho tàng kiến thức chung về công tác thanh niên, cũng là những yếu tố góp phần xây dựng t chức Đoàn vững mạnh. CTTT còntrang bị cho đoànviên, thanh niên hệ tư tưởng và đường lối chính trị đúng đắn, trang bị bản lĩnh chính trị vững vàng. Yếu tố conngười là cơ sở quan trọng để giúp t chức Đoàn mạnh mẽ về chất. Với đội ngũ đoàn viên, thanh niên có thế giới quan khoa học đúng đắn, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực đảm bảo, miễndịch với các tư tưởng thù địch, càng khẳng địnhuy tín của t chức Đoàn, giúp Đoàn xứng đáng là t chức tiêntiếncủa thanh niên, làm tròntrách nhiệm là đội dự bị tin cậy của Đảng. CTTT giúp cho Đoàn làm tốt công tác vận động, thuyết phục thanh niên, tập hợp thanh niên theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Và trên cơ sở các quy luật phát triển của xã hội, của thanh niên, CTTT sẽ hoạch định những phong trào, nội dung cho t chức Đoàn, góp phần đảm bảo vai trò và nhiệm vụ của Đoàn trong từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn chỉ đạo các cơ sở đoàn, đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường đại học phải đặt CTTT là một trong những nội dung góp phần quan trọng vào công tác giáo dục toàn diện cho đoàn viên, sinh viên, bởi ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên rất cần được trau dồi tư tưởng, đạo đức, lối sống. Việc giáo dục và định hướng đúng đắn hành động, suy nghĩ của sinh viên sẽ giúp bồi dưỡng cho sinh viên lòng yêu nước, sự quan tâm đến cộng đồng. Hơn thế nữa, giúp họ dần tạo lập và kiên định lập trường chính trị. Đây là công tác quan trọng, là tiền đề để chúng ta có thể đào tạo ra một thế hệ con người mới vừa giỏi chuyên môn, vừa vững vàng về lập trường chính trị, từ đó đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. 1.4. Công tác tƣ tƣởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong trƣờng đại học 1.4.1. Công tác tư tưởng trong trường đại học Cần phải nhìn nhận CTTT trong trường đại học như thế nào? Thứ nhất, đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các trường đại học cao đẳng, góp phần quyết định vào việc hình thành nhân cách cho sinh viên, nhằm mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. 26
  • 37. Thứ hai, CTTT trong trường đại học có một số nội dung, phương tiện và phương thức tiến hành… lồng ghép trong hoạt động giảng dạy của nhà trường. Đó là hoạt động mang tính khoa học. Điều này đòi hỏi CTTT trong trường Đại học phải tính đến những đặc thù của tình hình kinh tế - xã hội trong mối quan hệ trực tiếp với việc hình thành nhân cách sinh viên, đồng thời phải nghiên cứu, xem xét những đặc điểm tâm lý - xã hội của tầng lớp sinh viên với tư cách là cơ sở trực tiếp, tiếp nhận những tác động của CTTT. Thứ ba, CTTT trường Đại học có vị trí đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Sinh viên là tầng lớp xã hội sắp gia nhập vào tầng lớp tri thức, tầng lớp quan trọng trong khối liên minh giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng, CTTT trong sinh viên sẽ góp phần làm tăng bản chất giai cấp, tính tiên phong và năng lực t chức tiên tiến của Đảng, giúp Đảng gắn bó hơn với tầng lớp này. Chính điều này góp phần quan trọng quy định nội dung của CTTT trường Đại học. Công tác tư tưởng trong trường đại học có tính đặc thù một phần quan trọng là do đặc điểm tâm lý - xã hội của tầng lớp sinh viên. Ở nước ta, quá trình đ i mới mà trọng tâm là đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, cùng với sự biến đ i sâu sắc của đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, tất yếu sẽ dẫn theo sự biến đ i sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên. Tất cả những biến đ i tích cực của quá trình đ i mới, cũng như những diễn biến phức tạp do những thay đ i trong cơ chế quản lý và do sự phát triển biện chứng của đời sống xã hội cũng dội vào và in đậm dấu ấn lên quá trình tư tưởng của sinh viên, một tầng lớp xã hội đặc biệt. Sinh viên là tầng lớp người đang học tập ở bậc đại học và cao đẳng. Đa số sinh viên ở tu i thanh niên, là tu i về mặt sinh học đã trưởng thành nhưng xét về mặt xã hội đang trong giai đoạn dần n định, hoàn thiện về nhân cách, giai đoạn chuẩn bị những hành trang cần thiết để tiến hành lao động ở một lĩnh vực xã hội nhất định, đối với sinh viên, tương lai cơ bản ở phía trước. Hoạt động đặc thù của tầng lớp sinh viên là học tập mang tính chất nghiên cứu gắn với đặc thù nghề nghiệp nhằm một mặt thỏa mãn nhu cầu tri thức, mặt khác thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp. Các hoạt động của sinh viên vẫn chủ yếu diễn ra trong môi trường học đường. 27
  • 38. Sinh viên vừa là bộ phận thanh niên, vừa là bộ phận trí thức tương lai nên ở sinh viên vừa có đặc điểm của thành niên vừa có đặc điểm của tầng lớp trí thức. Ở sinh viên có đầy đủ những đặc điểm của thanh niên như sức khỏe, khát vọng lý tưởng, sự nhạy cảm với cái mới, năng động tháo vát, dễ điều chỉnh và dễ thích nghi, thích tham gia hoạt động tập thể. Tuy nhiên họ cũng dễ bị thái quá trong suy nghĩ và hành động, dễ bị sốc trước những biến đ i lớn của xã hội. Sinh viên còn có một số đặc điểm của tầng lớp tri thức như: có trình độ học vấn nhạy cảm với những vấn đề chính trị xã hội, có khả năng tiếp nhận nhanh những cái mới trên các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn hóa, tinh thần…Song sinh viên chưa có địa vị xã hội, nghề nghiệp được xác định như những người tri thức, thái độ khi tiếp nhận các vấn đề xã hội còn ít mang tính chất phê phán. Do những đặc điểm của mình, sinh viên là bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất trong xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển về nhiều mặt. Hệ thống nhu cầu, lợi ích của sinh viên đa dạng với những nét đặc thù: Kém n định, vận động và di chuyển nhiều hơn so với hệ thống nhu cầu và lợi ích của lớp người lớn tu i trong toàn xã hội; Đặc điểm là các nhu cầu lợi ích văn hóa, tinh thần, nhu cầu hiểu biết cái mới, nhu cầu tình bạn, tình yêu của sinh viên thường cấp bách và mạnh mẽ hơn những người lớn tu i; Lợi ích kinh tế của sinh viên biểu hiện trước hết là ở nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc sau khi ra trường. Ngoài ra, một bộ phận sinh viên ngoài nhiệm vụ học tập còn có nhu cầu đi làm để thêm nguồn chi cho học tập và chi phí cá nhân. Tuy nhiên, điều kiện học tập và thông tin vẫn là những nhu cầu trước mắt của mỗi sinh viên. Nền KTTT theo định hướng XHCN ở nước ta đã và đang tác động mạnh mẽ đến cơ cấu ngành nghề xã hội. Nhu cầu ngành nghề của sinh viên, do đó, có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Sinh viên ngày nay có điều kiện tốt hơn cho sự phát triển về trí tuệ so với các thế hệ sinh viên trước. Đa số giữ vững và phát huy được truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng của các thế hệ sinh viên trước. Song có một bộ phận sinh viên còn có những biểu hiện tiêu cực trong suy nghĩ đạo đức, lối sống, trong học tập và rèn luyện. Về mặt tư tưởng, xét dưới góc độ các nhóm sinh viên, với tư cách là đối tượng của CTTT, có những xu hướng sau mà chủ thể CTTT phải tính tới: 28
  • 39. Thứ nhất: Đó là nhóm sinh viên chỉ coi việc học đại học là để lấy bằng chứ không phải để lấy kiến thức. Ở đây kiến thức theo nghĩa rộng bao gồm cả kiến thức về chuyên môn, về xã hội. Bởi vậy họ đã xem nhẹ hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường. Thứ hai: Xu hướng còn lại là nhóm sinh viên có ý thức trong việc học tập và tu dưỡng đạo đức, biểu hiện 2 dạng: nhóm sinh viên đã ý thức được tương lai và nghề nghiệp của bản thân nên ra sức học tập, rèn luyện một cách toàn diện và chủ động; và nhóm sinh viên đã ý thức học tập và rèn luyện nhưng lại chỉ chú trọng đến kiến thức chuyên môn mà xem nhẹ kiến thức xã hội. Xu hướng này hiện nay đang khá ph biến. Như vậy, nếu xem xét CTTT trường Đại học như là một bộ phận quan trọng và thống nhất với các công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường thì việc quan trọng là phải kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên với việc giải quyết một cách hài hòa hệ thống nhu cầu và lợi ích của sinh viên bao gồm cả lợi ích vật chất, tinh thần, trước mắt và lâu dài. Có như vậy, CTTT mới đảm bảo tính khoa học của nó. Qua toàn bộ những phân tích trên, tôi đi đến quan niệm CTTT trong trường Đại học như sau: CTTT trong trường Đại học là hoạt động chính trị quan trọng, lấy giáo dục chính trị - tư tưởng làm trọng tâm, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, truyền thống dân tộc, tri thức khoa học công nghệ; thông tin và định hướng thông tin trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội gắn với nội dung và mục tiêu đào tạo của nhà trường nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị, ý thức XHCN, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp, định hướng giá trị đúng đắn, hình thành thế giới quan khoa học, hoàn thiện nhân cách con người phù hợp với yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy sinh viên tham gia tích cực và tự giác vào quá trình giáo dục và tự giáo dục; xây dựng lý tưởng, đạo đức, lối sống cao đẹp cho thanh niên sinh viên. Từ quan niệm trên, chúng tôi rút ra một số nét đặc trưng của CTTT trong trường đại học như sau: Một là: Mục tiêu và nhiệm vụ cao nhất của CTTT trong trường đại học là xây dựng và thống nhất về mặt tư tưởng và hành động của sinh viên. Ở đây thể hiện ra là sự thống nhất trong nhận thức của sinh viên về tính tất yếu của con đường đi 29
  • 40. lên CNXH ở Việt Nam để từ đó có những hành động thiết thực phù hợp với suy nghĩ và nhận thức đó. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của CTTT trong trường đại học là hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cộng sản, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện bản lĩnh khoa học, tình cảm nghề nghiệp, ý thức về vị trí và vai trò của bản thân trong xã hội và ý thức tự hào dân tộc cho sinh viên. Hai là: Chủ thể CTTT trong trường đại học là toàn bộ hệ thống chính trị của nhà trường dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà trường mà chủ thể chịu trách nhiệm chính là Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng Chính trị công tác sinh viên và t chức Đoàn Thanh niên, t chức Hội sinh viên… Ba là: Về phương thức, CTTT trong trường đại học lấy công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng làm phương thức hoạt động cơ bản và trọng tâm, kết hợp chặt chẽ với việc giải quyết nhu cầu chính đáng của sinh viên. Bốn là: Môi trường tiến hành CTTT trong trường đại học chủ yếu là môi trường học đường: Các giảng đường đại học, ký túc xá sinh viên. Đây là môi trường văn hóa, thuận lợi cho việc tiến hành CTTT trong sinh viên. 1.4.2. Vị trí, vai trò của công tác tư tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong trường đại học Sinh viên là nhân vật trung tâm trong trường đại học, họ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy và học. Đây là nguồn lực quý giá của dân tộc bởi họ có tri thức, có sức khỏe, năng động, nhiệt tình và hoài bão lớn. Lực lượng này có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, cả trước mắt cũng như lâu dài. Đất nước ta đang trên con đường CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh kinh tế, chính trị quốc tế có nhiều biến động phức tạp và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ khu vực hóa và toàn cầu hóa đang là xu thế ph biến hiện nay. Quá trình mở cửa cùng với sự phát triển của nền KTTT và xu thế hội nhập vào đời sống quốc tế trên tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… Bên cạnh những mặt tích cực là sự xâm nhập của các làn gió độc dễ gây tác động tiêu cực đến sinh viên, làm thay đ i các quan điểm chính trị, tư tưởng của sinh viên. 30