SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐỒ ÁN : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
HIỆN ĐẠI
Lớp học phần : Tài chính doanh nghiệp hiện đại (122) _01
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Thị Hằng
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 04
NGHỆ AN - 2022
2
MỤC LỤC
Lời mở đầu ..........................................................................................................................3
Danh mục các từ viết tắt ....................................................................................................6
Danh mục sơ đồ bảng biểu.................................................................................................7
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG
..............................................................................................................................................8
1.1 Giới thiệu chung....................................................................................................8
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...........................................................................9
1.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.....................................................................13
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTCP TẬP ĐOÀN
THIÊN LONG...................................................................................................................14
2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long.........14
2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
thông qua bảng CĐKT ..............................................................................................14
2.2 Phân tích các hệ số tài chính của CTCP Tập đoàn Thiên Long......................24
2.3 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng nguồn ...................................................34
2.4 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long ....40
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTCP TẬP
ĐOÀN THIÊN LONG......................................................................................................42
3. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long...42
3
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Hầu hết trong các doanh nghiệp, tài chính và phân tích hoạt động tài chính chiếm một
vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vì hoạt động tài
chính là một trong những hoạt động cơ bản của các doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết
với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu việc cung ứng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… được
tiến hành bình thường, đúng tiến độ và đạt hiệu quả sẽ là tiền đề để đảm bảo cho hoạt động
tài chính bình thường và có hiệu quả, việc đảm bảo thanh toán cho cán bộ công nhân viên,
thanh toán với khách hàng, với ngân sách nhà nước… Ngược lại, việc đảm bảo bình thường
các hoạt động tài chính, việc tổ chức và huy động các nguồn vốn, việc quản lý phân phối
và sử dụng các nguồn vốn sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành
bình thường và liên tục. Vậy muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có một khối
lượng vốn tiền tệ nhất định và vốn lưu động để duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Mặt khác, việc quản lý, phân phối, sử dụng lượng vốn đó như thế nào sẽ ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực, có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất, lưu chuyển
hàng hóa… của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh là hướng tới lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất, những sự cạnh tranh
giữa các thành phần kinh tế luôn diễn ra quyết liệt. Do đó các doanh nghiệp phải chủ động
về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó phải chủ động về hoạt động tài chính,
giữ vững giá trị thực tế của các nguồn vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng, không
phân biệt nguồn gốc hình thành, đảm bảo đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh,
đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và hợp pháp trong việc bảo toàn và
phát triển đồng vốn của doanh nghiệp.
Qua phân tích cơ bản như trên ta thấy quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của
quản trị doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh
doanh có hiệu quả, các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài
chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những
điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà quản
lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong
thời gian tới.
4
Xuất phát từ mục tiêu trên, trong thời gian tìm hiểu về Công ty Cổ phần Thiên Long,
nhóm 04 đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông
qua phân tích tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây nhằm mục đích tự nâng
cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích tài chính nói
riêng. Vì vậy nhóm em chọn đề tài “Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài
chính của Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long” làm đề tài kết thúc học phần của nhóm
nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính cũng như đề xuất một số biện
pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có những lựa chọn đúng đắn hơn khi ra quyết định cải thiện
tình hình tài chính của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty
Cổ phần Tập đoàn Thiên Long từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại
công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long
❖ Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình tài chính doanh nghiệp
❖ Phạm vi nghiên cứu :
- Không gian : CTCP Tập đoàn Thiên Long
- Thời gian : số liệu nghiên cứu giai đoạn 2019-2021
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp:
• Thu thập số liệu, phân tích và sử dụng số liệu
• Dự báo để phân tích và đánh giá đưa ra các chiến lược kinh doanh của công ty.
• Một số phương pháp khác: So sánh
4. Kết cấu của đề tài.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
• Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long
• Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
5
• Chương 3 : Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
6
Danh mục các từ viết tắt
CTCP Công ty cổ phần
HĐKD Hoạt động kinh doanh
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
PTGĐ Phó tổng giám đốc
TGĐ Tổng giám đốc
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
7
Danh mục sơ đồ bảng biểu
1. Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy CTCP Tập đoàn Thiên Long …………............10
2. Bảng
Bảng 2.1. Bảng phân tích khái quát tình hình tài sản tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai
đoạn 2019-2020……………………………………………………….………… 16
Bảng 2.2. Bảng phân tích khái quát tình hình nguồn vốn tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
giai đoạn 2019-2020…………………………………………………………….. 22
Bảng 2.3. Bảng phân tích kết quả HĐKD tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-
2021…………………………………………………………………………....... 26
Bảng 2.4. Bảng phân tích đánh giá khả năng tạo tiền tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai
đoạn 2019-2021…………………………………………………………………. 35
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai
đoạn 2019-2021………………………………………………………………… 40
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản tại CTCP Tập đoàn
Thiên Long giai đoạn 2019-2021……………………………………………….. 44
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai
đoạn 2019-2021…………………………………………………………………...45
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai
đoạn 2019-2021…….......…………………………………………………………48
3. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu biến động tài sản …………………………........................... 18
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu biến động nguồn vốn …………………………………........ 24
8
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
THIÊN LONG
1.1 Giới thiệu chung
 Tên quốc tế: Thiên Long Group Corporation
 Mã số thuế: 0301464830
 Địa chỉ trụ sở chính: Số 10 Đường Mai Chí Thọ, Phường Thủ Thiêm, Thành phố
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
 Người đại diện công ty: Cô Gia Thọ
 Điện thoại bàn: 028 3750 5555
 Ngày bắt đầu hoạt động: 15/3/2005
 Mã chứng khoán niêm yết: TLG trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty CP Tập đoàn Thiên Long tiền thân là Cơ sở Bút bi Thiên Long được thành lập
năm 1981. Năm 1996, Cơ sở Bút bi Thiên Long chuyển đổi thành Công ty TNHH SX-TM
Thiên Long. Tháng 03/2005, Công ty TNHH SX-TM Thiên Long chính thức chuyển đổi
thành Công ty CP SX-TM Thiên Long. Năm 2008, công ty đổi tên thành Công ty CP Tập
đoàn Thiên Long. Ngày 26/03/2010, cổ phiếu TLG của Tập đoàn đã chính thức được niêm
yết tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 1981 - 1995: Đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở bút bi Thiên Long. Bắt
đầu xâm nhập thị trường bút viết trong nước.
Giai đoạn 1996 - 2004: Công ty TNHH SX-TM Thiên Long ra đời. Đẩy mạnh năng lực
sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm. Ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng sản
phẩm đáp ứng nhu cầu mở rộng của thị trường.
Giai đoạn 2005 - 2007: Chuyển đổi mô hình sang Công ty Cổ phần SX-TM Thiên Long
vào năm 2005. Trong giai đoạn này,Thiên Long đã phát triển mạnh mẽ cả về sản phẩm lẫn
thương hiệu.
Giai đoạn 2008 - 2011: Công ty được đổi tên thành Công ty CP Tập Đoàn Thiên Long.
Năm 2010 tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh với mã chứng
9
khoán là TLG. Trong giai đoạn này sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh và khẳng định
được vị thế tại thị trường trong nước. Bước đầu xâm nhập ra thị trường quốc tế.
Giai đoạn 2012 - 2016: Ở giai đoạn này, Thiên Long đã trở thành thương hiệu số 1 về văn
phòng phẩm tại Việt Nam. Chiến khoảng 60% thị phần trong nước. Thị trường xuất khẩu
ra thị trường quốc tế ngày một rộng mở.
Giai đoạn 2017 - 2019: xuất khẩu tới 65 quốc gia, trong đó Công ty đã có mặt tại tất cả
quốc gia Đông Nam Á. Chính thức cho ra mắt website TMĐT FlexOffice.com.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ Tổ chức bộ máy CTCP Tập đoàn Thiên Long
Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính – CTCP Tập đoàn Thiên Long
10
 Chủ tịch HĐQT: Cô Gia Thọ.
 TGĐ và PGĐ chức năng: thực hiện các nhiệm vụ mà GĐ điều hành phân công hoặc
ủy quyền.
Ban giám đốc của CTCP Tập Đoàn Thiên Long:
- TGĐ điều hành: TS. Võ Văn Thành Nghĩa.
- Giúp việc cho Tổng Giám đốc có 4 Phó Tổng Giám đốc (Tài chính, Hánh chính - Nhân
sự, Sản xuất, Mua hàng), chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao.
 Các bộ phận chuyên trách: Tập đoàn có 7 bộ phận chuyên trách : PTGĐ quản trị chiến lược
toàn diện( kiêm nhiệm), PTGĐ Phát Triển Kinh Doanh Quốc Tế, PTGĐ Phát Triển Kinh
Doanh Nội Địa, TGĐ Thiên Long Hoàng Cầu, TGĐ Công ty TNHH SX-TM Thiên Long
Long Thành, TGĐ Công ty TNHH TMDV Tân Lực Miền Nam(kiêm nhiệm), TGĐ Tân Lực
Miền Bắc.
a. Bộ phận Kinh doanh – Tiếp thị:
 Kinh doanh nội địa: Phát triển thực hiện kế hoạch kinh doanh trong nước. Xây dựng
và phát triển thực hiện các chính sách, quy chế, hệ thống phân phối,... nhằm đạt được
kế hoạch kinh doanh và mục tiêu được duyệt. Phối hợp với các bộ phận khác để thực
hiện các chương trình tiếp thị, nghiên cứu sản phẩm mới cho thị trường nội địa. Bộ
phận kinh doanh nội địa hiện đang trực thuộc Thiên Long Hoàn Cầu.
 Kinh doanh xuất khẩu: Phát triển thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất khẩu. Xây
dựng và phát triển thực hiện các chính sách, quy chế, hệ thống phân phối.... nhằm
đạt được kế hoạch kinh doanh và mục tiêu được duyệt. Phối hợp với các bộ phận
khác để thực hiện các chương trình tiếp thị, nghiên cứu sản phẩm mới cho thị trường
xuất khẩu.
 Bộ phận Tiếp thị: Phát triển thực hiện và kiểm tra giám sát các chiến lược, kế hoạch
tiếp thị. Tổ chức thu thập, tiếp cận, xử lý và phân tích các thông tin tiếp thị (trong và
ngoài Công ty) như: khách hàng, thị trường, giá cả, sản phẩm... Cung cấp thông tin
phục vụ cho nghiên cứu phát triển. Bộ phận Tiếp thị hiện đang trực thuộc Thiên
Long Hoàn Cầu.
11
b. Bộ phận Cung ứng - Nhập khẩu:
 Lập kế hoạch thu mua và phục vụ cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của
Công ty và cho các công ty thành viên trong Tập đoàn. Tìm kiếm khai thác nhà cung
ứng, nghiên cứu và cập nhật giá cả thị trường đối với vật tư, nguyên vật liệu, trang
thiết bị, dụng cụ... Thương lượng, đàm phán các điều khoản thương mại và soạn thảo
các Hợp đồng mua vật tư, nguyên vật liệu, trang thiết bị, dụng cụ,... phù hợp với quy
định Công ty và hệ thống luật pháp có liên quan.
c. Bộ phận Tài chính - Kế toán:
 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tài chính kế toán của Công ty và các công
ty thành viên trong Tập đoàn. Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty theo
từng thời kỳ, kiểm soát và thực hiện các biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu
sót trong quản lý thu chi và sử dụng tài chính của Công ty và các công ty thành viên.
Tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn tốt nhất nhằm phục vụ nhu cầu tài
chính ngắn hạn và chiến lược phát triển trung và dài hạn của Tập đoàn. Kiểm soát,
giám sát và đánh giá việc thu hồi các khoản công nợ bán hàng. Phối hợp tham gia
lập các dự án đầu tư mới, xây dựng các Hợp đồng kinh tế, thanh lý tài sản...
d. Bộ phận Hành chánh - Nhân sự:
 Phát triển thực hiện các chính sách nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, phát triển, lương,
thưởng, phúc lợi...), nội quy, quy định của Công ty. Xây dựng các tiêu chuẩn, hệ
thống đánh giá nhân sự về các vấn đề liên quan như: năng lực, kết quả thực hiện
công việc. Kiểm tra giám sát việc sử dụng quyền hạn, chấp hành các chính sách chỉ
thị và quyết định liên quan đến nhân sự của Công ty. Tổ chức đào tạo kỹ năng nghiệp
vụ, đánh giá trình độ năng lực cho CBCNV Công ty.
e. Bộ phận Sản xuất - Kỹ thuật - Nghiên cứu & Phát triển(R&D):
 Sản xuất: Lập và thực hiện kế hoạch sản xuất định kỳ ngày, tuần, tháng của bộ phận
sản xuất. Tổ chức các biện pháp điều độ sản xuất. Chịu trách nhiệm về chất lượng
sản phẩm trong quá trình sản xuất. Xây dựng định mức lao động của các công đoạn
sản xuất. Khai thác sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, khuôn sản xuất, mặt bằng,
dụng cụ, vật tư, nguyên liệu.
12
 Kỹ thuật: Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn hệ thống
máy móc thiết bị, khuôn mẫu. Bảo đảm an toàn và hoạt động ổn định cho hệ thống
điện, nước, xử lý chất thải (thiết bị sản xuất và thiết bị văn phòng) trong toàn Công
ty. Phối hợp với bộ phận sản xuất trong cải tiến sản xuất, phối hợp với bộ phận
nghiên cứu phát triển trong sản xuất sản phẩm mới.
 Nghiên cứu - Phát triển: Tổ chức tìm kiếm ý tưởng mới liên quan đến kiểu dáng, tên
gọi, chất liệu sử dụng,... Để tiến hành xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới
theo định hướng chiến lược của Công ty. Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về
sản phẩm bên trong và ngoài Công ty. Tổ chức nghiên cứu thiết kế chế tạo thử
nghiệm sản phẩm mới từ đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hoặc định mức kỹ thuật.
Tiến hành các hiệu chỉnh liên quan đến thiết kế hoá nghiệm trong quá trình sản xuất
theo yêu cầu của các bộ phận liên quan. Đánh giá các ý tưởng về các sản phẩm và
đề xuất khen thưởng. Chịu trách nhiệm về quyền sở hữu công nghiệp sản phẩm.
 Ban Kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép báo cáo tài chính của
Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng
Giám đốc
Cơ cấu ban kiểm soát của tập đoàn Thiên Long:
Trưởng ban kiểm soát: Nguyễn Thị Bích Ngà
Thành viên ban kiểm soát có: Lý Văn Dũ, Tạ Hoàng Sơn.
Các quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát:
- Kiểm soáttoàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty.
- Kiểm tra bất thường khicó yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
- Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần.
Trưởng ban kiểm soát nội bộ: Trần Văn Hùng
13
Kiểm soát nội bộlà những phương được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót,
khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình
được thiết lập.
1.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Tập đoàn Thiên Long sản xuất và kinh doanh bốn nhóm sản phẩm chính là: Nhóm Bút
viết, Nhóm Dụng cụ văn phòng, Nhóm Dụng cụ học sinh, Nhóm Dụng cụ mỹ thuật. Với
mẫu mã phong phú, chất lượng cao, thương hiệu uy tín và giá cả phù hợp, các sản phẩm
của Thiên Long sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng từ bậc mầm non,
tiểu học, trung học, đại học... đến nhân viên, cấp điều hành. Là thương hiệu số 1 trong lĩnh
vực văn phòng phẩm tại Việt Nam và hàng đầu trong khu vực, Tập đoàn Thiên Long nằm
trong Top 17 đối tác kinh doanh tốt nhất trên thị trường văn phòng phẩm thế giới; một trong
những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vượt xa trung bình của ngành; cũng như là một
trong các doanh nghiệp trên thế giới có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất ngành. Thiên Long đã xây
dựng và phát triển một hệ thống kênh phân phối sâu rộng tại thị trường nội địa. Mạng lưới
phân phối từ Bắc đến Nam, với hơn 60.000 điểm bán lẻ, đảm bảo đưa sản phẩm của Thiên
Long đến với người tiêu dùng trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, Thiên Long
còn xây dựng những kênh bán hàng khác như kênh bán hàng trực tiếp cho trường học, các
doanh nghiệp (B2B), siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng, nhà sách và kênh bán
hàng qua mạng nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đón đầu xu thế phân phối và tiêu dùng
hiện đại. Bên cạnh đó, Thiên Long tiếp tục đầu tư phát triển thị trường xuất khẩu, đưa sản
phẩm mang nhãn hiệu FlexOffice và Colokit đến hơn 60 quốc gia ở khắp 6 châu lục.
14
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CTCP TẬP ĐOÀN THIÊN LONG
2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long thông
qua bảng CĐKT
15
Bảng 2.1. Bảng phân tích khái quát tình hình tài sản tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính : nghìn VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2019
Tỷ
trọng
% Năm 2020
Tỷ
trọng
% Năm 2021
Tỷ
trọng
%
Chênh lệch
2020/2019
Chênh lệch
2021/2020
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
A.TSNH 1.830.894.396
75,75
%
1.701.751.836
73,52
%
1.867.453.670
74,36
%
-129.142.560 -7,05% 165.701.834 9,74%
I.Tiền và
tương đương
tiền
190.855.576 7,9% 371.680.211 16,05% 503.425.694 20,58% 180.824.635 94,74% 131.745.483 35,44%
II.Đầu tư tài
chính ngắn hạn
460.000.000 19,28% 372.000.000 16,07% 239.999.139 9,81% -94.000.000 -20,17% -132.000.861 -35,48%
III.Phải thu
ngắn hạn
581.476.470 24,05% 415.009.507 17,93% 398.342.077 16,28% -166.466.963 -28,63% -16.674.430 -4,01%
16
IV.Hàng tồn
kho
582.361.530 24,09% 530.224.405 22,9% 693.114.318 28,33% -52.137.125 -8,95% 162.889.913 30,72%
V.TSNH khác 10.200.818 0,43% 12.837.711 0,57% 32.572.440 1,34% 2.636.893 25,85% 19.734.729 153,72%
B.TSDH 586.009.531
24,25
%
612.847.304
26,48
%
578.684.880
23,66
%
26.837.773 4,58% -31.161.424 -5,08%
I.Phải thu dài
hạn
3.084.864 0,13% 4.636.517 0,2% 5.799.200 0,25% 1.551.653 50,29% 1.162.683 25,08%
II.TSCĐ 464.236.995 19,2% 463.588.241 20,03% 445.543.913 18,2% -648.754 -0,14% -18.044.328 -3,89%
III.TSDH dở
dang
26.712.919 1,1% 13.434.075 0,58% 19.040.558 0,78% -13.278.844 -49,7% 5.606.483 41,73%
IV.Đầu tư tài
chính dài hạn
21.092.112 0,87% 21.942.320 0,95% 33.621.440 1,38% 850.208 4,03% 11.679.120 53,22%
17
V.TSDH khác 70.882.639 2,93% 109.246.150 4,72% 74.679.767 3,05% 38.363.511 54,12% -34.566.383 -31,645
TỔNG TÀI
SẢN
2.416.903.927
100,00
%
2.314.599.141
100,00
%
2.446.138.550
100,00
%
-102.304.786 -4,23% 131.539.409 5,68%
Nguồn : Bảng Cân đối kế toán CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019,2020,2021
18
Nhận xét:
Qua số liệu trên ta thấy tài sản của công ty tăng nhẹ qua 3 năm 2019-2021.Tỷ lệ tăng trưởng
năm 2020 giảm 4,23% so với năm 2019. Nhưng sang năm 2021 tỷ lệ tăng trưởng đã tăng
5,68% so với năm 2020 . Qua đó ta thấy được sự tăng trưởng về quy mô của Tập đoàn. Cụ thể
là Tập đoàn đã trang bị thêm nhiều thiết bị, máy móc cho việc mở rộng quy mô sản xuất cho
các ngành hàng mới, mở rộng thêm các kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy rằng tài sản của công ty có xu hướng tăng, trong đó công
ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn. TSNH tăng từ 1.830.894.396 nghìn đồng lên 1.867.453.670,
còn TSDH giảm từ 586.009.531 nghìn đồng xuống 578.684.880 nghìn đồng.
Về chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn, có thể nhận thấy rằng trong cơ cấu tài sản của công ty thì
TSNH chiếm tỷ trọng chủ yếu và trung bình trong 3 năm là 74,54%, tỷ trọng đầu tư này là
phù hợp với ngành sản xuất vật dụng văn phòng phẩm và đồ dùng văn phòng với tỷ trọng của
2 chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho khá lớn.
Đối với chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền, cả 3 năm công ty đều dự trữ lượng
tiền mặt đều cao. Từ 190.855.576 của năm 2019 lên đến 503.425.694 nghìn đồng năm 2021.Tỷ
lệ tiền và tương đương tiền năm 2020 tăng 180.824.635 nghìn đồng tương ứng tăng 94,74%,
năm 2021 lại tăng thêm 35,44%. Đây là 1 con số khá lớn và nếu dữ trữ quá nhiều tiền mặt
trong doanh nghiệp là điều không tốt. Dự trữ quá nhiều tiền mặt sẽ dẫn đến việc khó kiểm
soát, mất đi chi phí cơ hội. Cho nên Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh. Năm
1,830,894,396 1,701,751,836 1,867,453,670
586,009,531
612,847,404
578,684,880
0
500,000,000
1,000,000,000
1,500,000,000
2,000,000,000
2,500,000,000
3,000,000,000
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Biểu đồ 2.1 :CƠ CẤU BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
TSNH TSDH
19
2019 tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn là 19,28% sang năm 2020 đã giảm xuống 16,07%.
Đến năm 2021 lại tiếp tục giảm tỷ trọng xuống 9,81%. Số tiền đầu tư tài chính ngắn hạn giảm
ở năm 2020 với 2021 lần lượt là 94.000.000 nghìn VNĐ và 132.000.000. Việc giảm đầu tư
chứng khoán cũng có thể giúp doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh hơn. Nhưng doanh
nghiệp cần sử dụng số tiền đó một cách hợp lí, tránh giữ quá nhiều tiền mặt gây bất lợi và thu
ít doanh thu hơn từ việc đầu tư.
Các khoản phải thu ngắn hạn trong 3 năm của công ty có xu hướng giảm. Năm 2020 giảm
28,63% tương ứng với 166.466.963 nghìn đồng. Sang năm 2021 lại giảm thêm 4,01% nữa
giảm 4,01% so với cuối năm 2020, tỉ trọng giảm 1,65% trong cơ cấu tài sản. Điều này chính
to chính sách thanh toán của công ty ngày càng ổn định, vòng thu hồi vốn được rút ngắn lại.
Công ty có thể dùng số tiền đó để tái đầu tư, làm giảm áp lực về mặt tài chính.Tuy nhiên doanh
nghiệp cũng cần lưu ý áp dụng từng chính sách phù hợp với từng khách hàng khi mà Trích lập
dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng từ 168.239 nghìn VND năm 2020 lên 12.339.860
nghìn VNĐ năm 2021.
Hàng tồn kho cuối năm 2021 tăng lên so với năm 2020 với tốc độ tăng 30,72%, tỉ trọng
tăng 5,43%. Do ở năm 2021 đại dịch Covid 19 bùng phát mạnh hơn, mọi hoạt động kinh doanh
buôn bán đều bị đóng băng, các cửa khẩu và các cảng biển bị đóng cửa cửa trong thời gian
dài. Còn 1 nguyên nhân nữa là khi dịch Covid bùng phát, mọi người đều học và làm việc ở
nhà nên nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm sẽ bị giảm đi.Vì vậy doanh nghiệp cần tính toán
lượng hàng hóa sản xuất hợp lí, tránh dự trữ hàng tồn kho tránh tình thừa quá nhiều hàng hóa
làm cho chi phí lưu kho tăng.
Về nhóm chỉ tiêu Tài sản dài hạn, TSDH nhìn chung không có sự thay đổi nhiều trong 3
năm 2019-2021. Năm 2020 tỷ lệ TSDH có tăng 4,58% tương ứng với 26.837.773 nghìn VNĐ
nhưng sang năm 2021 lại giảm 5,08%.
Tài sản cố định giảm dần qua các năm. Năm 2020 giảm 648.754 nghìn VNĐ so với năm
2019, năm 2021 giảm 18.044.328 nghìn VNĐ so với năm 2020 tương ứng 3,89%. Vì Thiên
Long là doanh nghiệp sản xuất nên tỷ trọng TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản
nhưng cuối năm 2021 TSCĐ lại giảm. Doanh nghiệp cần xem lại chính sách đầu tư và tình
hình đầu tư và chu kỳ kinh doanh. Cần phải có phương pháp trích khấu hao phù hợp.
20
Tài sản cố định khác năm 2021 giảm mạnh 34.566.382.607 tương ứng tỷ lệ 31,64%. 2021
là 1 năm bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid khiến nhiều doanh nghiệp không thể sản xuất và
xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, dẫn đến các TSCĐ không hoạt động nhưng vẫn phải trích
lập khấu hao. Ngoài ra, khoa học ngày càng phát triển nhanh chóng, bộ phận TSCĐ vô hình
có xu hướng tăng cao ( nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, bản quyền, phần mềm,...). Do
đó, cần xem xét tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong TSCĐ như : TSCĐ hữu hình, TSCĐ
vô hình, TSCĐ thuê tài chính để có các chính sách phù hợp.
Các khoản phải thu dài hạn tăng dần qua các năm. Đến năm 2021các khoản phải thu
1.162.683.000 tương ứng 25,08%. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần xem lại Chính sách
tín dụng bán hàng, chính sách thanh toán tiền hàng và tình hình khả năng quản lí, đôn đốc và
thu hồi nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng. Cụ thể hơn ; để đảm bảo doanh số tiêu
thụ, quản lí hiệu quả và thu hồi các khoản nợ kịp thời, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách
chiết khấu hợp lí; cần áp dụng chính sách tín dụng thanh toán phù hợp với từng đối tượng
khách hàng, có biện pháp quản lí và đôn đốc thu hồi nợ nhằm giảm rủi ro có thể cảy ra.
Tài sản dở dang dài hạn năm 2020 giảm 49,7% so với năm 2019, nhưng sang năm 2021
tăng so với năm 2020 là 41,73% tương ứng với tỉ trọng 0,2%, điều này cho thấy doanh nghiệp
đã tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn, nhằm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục
vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Đầu tư tài chính dài hạn tăng dần qua các năm. Năm 2021 tăng 11.679.120.000 đông, tỷ
lệ tăng 53,22% so với năm 2020, tương ứng với tỉ trọng tăng 0,43%, chứng tỏ điều kiện đầu
tư của doanh nghiệp đang tăng, tiềm lực tài chính đang dồi dào việc đầu tư tài chính tăng sẽ
dẫn đến việc Thiên Long đưa tên tuổi của mình lên cao hơn. Năm 2021 là năm mà khoản mục
chứng khoán rất phát triển và được nhiều người quan tâm, ngoài ra cuối năm 2021 là thời điểm
mà cơn sốt bất động sản lên ngôi.
=> Phân tích trên cho thấy : Việc phân bổ tài sản ở Doanh nghiệp đang có sự thay đổi rõ
rệt : tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất kinh doanh, thu
hút khách hàng, giảm các loại tài sản không cần thiết, tạo điều kiện sử dụng vốn có hiệu quả.
Tuy nhiên cũng cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn,
hạn chế rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa phải đủ và phù
21
hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh và thực hiện các giao dịch cần tiền, tăng tốc độ luân
chuyển vốn,…
22
Bảng 2.2 Bảng phân tích khái quát tình hình nguồn vốn tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính : nghìn VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2019
Tỷ
trọng
% Năm 2020
Tỷ
trọng
% Năm 2021
Tỷ
trọng
%
Chênh lệch
2020/2019
Chênh lệch
2021/2020
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
A.Nợ phải trả 609.917.056
25,23
%
566.339.505
24,47
%
620.560.103
25,37
%
-43.577.551 -7,14% 54.220.598 0,9%
I.Nợ ngắn hạn 554.653.680 22,95% 499.556.492 21,58% 578.295.639 23,64% -55.097.188 -9,93% 78.739.147 2,06%
II.Nợ dài hạn 55.263.375 2,28% 66.783.013 2,89% 42.264.464 1,73% 11.519.638 20,84% -24.518.549 -1,16%
B.Vốn chủ sở
hữu
1.806.986.871
74,77
%
1.748.259.636
75,53
%
1.825.578.447
74,63
%
-58.727.235 -3,25% 77.318.811 4,42%
23
I.Vốn CSH 1.806.986.871 1.748.259.636 1.825.578.447
1.Vốn góp của
CSH
777.944.530 32,19% 777.944.530 33,61% 777.994.530 31,8% 0 0% 0 0%
2.Thặng dư
vốn cổ phần
392.944.530 16,26% 361.633.483 15,62% 361.633.483 14,78% -31.311.047 -7,97% 0 0%
3.Chênh lệch
tỷ giá hối đoái
- 0% 92.630 0,002% (300.043) -0,01% 92.630.401 100% -207.773 -224%
4.Quỹ đầu tư
và phát triển
158.019.722 6,54% 199.910.168 8,63% 228.691.572 9,36% 41.890.446 26,51% 28.781.404 14,4%
5.LNST chưa
phân phối
478.077.816 19,78% 408.678.823 17,65% 457.608.904 18,7% -69.398.993 -14,51% 48.930.081 11,97%
TỔNG
NGUỒN
VỐN
2.416.903.927
100,00
%
2.314.599.141
100,00
%
2.446.138.550
100,00
%
-102.304.786 -4,23% 131.539.409 5,68%
Nguồn : Bảng Cân đối kế toán CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019, 2020,2021
25
:
Đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn: Tùy vào mỗi ngành sản xuất kinh doanh mà cơ cấu
nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Ở đây Thiên Long đã sử dụng cơ cấu nguồn vốn
hợp lí. Bời vì các doanh nghiệp sản xuất thường có tỷ lệ vốn chủ lớn hơn vốn vay vì để đầu
tư nhiều vào TSCĐ để tập trung sản xuất.
- Năm 2020 tổng nguồn vốn giảm 4,23% tương ứng với tổng tài sản tăng 4,23%. Sang năm
2021, tổng nguồn vốn của công ty đã tăng 131.538.409 tương ứng với 5,68%. Dẫn đến từ năm
2019 đến 2021 tổng nguồn vốn có tăng nhẹ. Để xem xét và hiểu rõ hơn về tình hình cấu trúc
tài chính của Thiên Long trong năm 2021, ta sẽ đi vào phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu sau.
Về chỉ tiêu Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn: Nợ phải trả của công ty năm 2021 tăng so với
năm 2020 là 54.220.598.179 đồng tương ứng tăng 9,57% cho thấy sự biến động của các khoản
nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn tăng 78.739.147.312 đồng nhưng các
khoản nợ dài hạn lại giảm 24.518.549.133
Vì là doanh nghiệp sản xuất nên tỷ trọng vốn vay của Thiên Long không cao. Tỷ trọng đầu
kì so với cuối kì chỉ hơn 0,9%. 1 cơ cấu nguồn vốn được xem là tối ưu là cơ cấu nguồn vốn
với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Chi phí dử dụng vốn CSH sẽ cao hơn vốn vay
nên doanh nghiệp đã tăng vốn vay vào năm 2021, tuy nhiên nếu trong giai đoạn tiếp theo
doanh nghiệp tăng số vốn vay quá nhiều sẽ bị phụ thuộc vào vốn vay, dẫn đến mất khả năng
tự đảm bảo về mặt tài chính, vừa bị áp lực trả nợ
Chỉ tiêu Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chỉ tiêu giảm nhiều nhất dẫn đến vốn CSH giảm
trong năm 2021. Chênh lệch tỷ giá hối đoái năm 2021 giảm -207.412.793 về số tuyệt đối và
1,806,986,871 1,748,259,636 1,825,578,447
609,917,056 566,339,505 620,560,103
0
500,000,000
1,000,000,000
1,500,000,000
2,000,000,000
2,500,000,000
3,000,000,000
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Biểu đồ 2.2 CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Vốn CSH Nợ phải trả
26
giảm 223,91% về số tương đối. Chỉ tiêu Chênh lệch tỷ giá hối đoái không xuất hiện ở năm
2019, có thể ở năm 2019 doanh nghiệp chưa dự trữ hay mua bán ngoại tệ nhiều.
Hai chỉ tiêu tăng mạnh trong Vốn CSH đó chính là Quỹ đầu tư và phát triển và Lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối. Quỹ đầu tư và phát triển của doanh nghiệp tăng 28.741.404.000
đồng tương ứng 14,4% chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng đầu tư hơn cho việc sản xuất – kinh
doanh, mở rộng quy mô trên thị trường. Không chỉ tập trung mảng sản xuất, Thiên Long còn
đẩy mạnh mảng bán lẻ hay cải thiện chất lượng các nhà sách.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2020 so với năm 2019 đã giảm 14,51% tương
ứng với 69.398.993. Nhưng sang năm 2021, doanh nghiệp đã cố găng đưa doanh thu tăng
48.930.080.582 đồng tương ứng với tỷ lệ 11,97%, tăng tỷ trọng của chỉ tiêu thêm 1,05%. Điều
này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Dù bị cản trở bởi dịch
Covid nhưng doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi, doanh nghiệp cần phát huy.
2 chỉ tiêu Vốn góp của CSH và Thặng dự vốn cổ phần không đổi nhưng tỷ trọng đều bị
giảm. Cụ thể, tỷ trọng của Vốn góp CSH giảm 1,81% và Thặng dư vốn cổ phần giảm 0,84%.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét lại bở vì thặng dư vốn cổ phần ảnh hưởng rất nhiều đến
ý định đầu tư của các nhà đầu tư. Nếu thặng dư vốn cổ phần quá thấp sẽ không hấp dẫn các
nhà đầu tư.
2.1.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long qua Báo
cáo KQHĐKD
Nguồn : Báo cáo KQKD CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019,2020,2021
BẢNG 2.3. Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính : VND
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Chênh lệch 2019-2020 Chênh lệch 2020-2021
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ %
1.Doanh thu về
bán hàng
3.298.710.950.005 2.686.850.511.330 2.738.400.566.048 -560.310.383.957 83,01% -51.550.054.718 -1,88%
2. Các khoản giảm
trừ doanh thu
-46.229.443.953 (18.575.418.243) (53.848.615.712) -7.619.171.759 116,48% -35.273.197.469 -0,66%
3. Doanh thu
thuần về bán
hàng
3.252.481.516.052 2.668.275.093.087 2.684.551.950.336 -567.929.565.716 82,54% -16.276.857.249 -0.06%
4. Giá vốn hàng
bán
-2.054.990.358.755 (1.541.112.345.410) (1.654.810.794.517) 400.179.564.238 80,53% -113.698.449.107 -6,89%
5. Lợi nhuận gộp
về bán hàng
1.197.491.157.297 1.127.162.747.677 1.029.741.155.819 -167.750.001.478 85,99% 97.421.591.858 9,46%
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
29.972.019.720 32.025.269.716 26.526.594.813 -3.445.424.907 88,50% 5.498.674.903 20,7%
7. Chi phí tài
chính
-14.334.036.161 (6.854.564.215) (15.968.918.896) -1.634.882.735 111,41% 9.114.354.681 -57,14%
Trong đó: chi phí
lãi vay
-11.434.553.822 (7.019.978.348) (11.853.821.706) -419.267.884 103,67% 4.833.843.358 -40,79%
8. Chi phí bán
hàng
-500.044.195.759 (504.674.977.559) (488.676.448.608) 11.367.747.151 97,73% 15.998.528.951 3,28%
9.CP QLDN 285.140.218.494 (292.392.358.391) (254.856.941.468) -539.997.159.962 -89,38% 37.535.416.923 14,28%
10. Lợi nhuận
thuần từ HĐKD
427.944.726.603 355.266.117.228 296.765.441.660 -131.179.284.943 69,35% 58.500.675.568 19,72%
11. Thu nhập khác 9.723.383.622 5.391.709.425 8.799.926.472 -923.457.150 90,50% -3.407.732..35 -38,71%
12. Chi phí khác -817.351.647 (2.092.942.627) (1.927.894.452) -1.275.590.980 256,06% -165.048.175 8,57%
13. Lợi nhuận
khác
8.906.031.975 3.298.766.798 6.872.032.020 -2.033.999.955 77,16% 3.573.265.222 52%
14. LNTT 436.850.758.578 358.564.884.026 303.637.473.680 -133.213.284.898 69,51% 54.927.410.346 18,09%
15.CP thuế TNDN
hiện hành
-954.012.038.665 (63.006.307.674) (61.440.847.225) 892.571.191.440 6,44% -1.565.460.449 2,56%
16. CP thuế
TNDN hoãn lại
6.248.329.163 (18.851.163.095) (2.351.589.706) -8.599.918.869 -37,64% -16.499.573.389 -701,63%
17. LNST 349.087.049.076 276.707.413.257 239.845.036.749 -109.242.012.327 68,71% 36.862.376.508 17,28%
Nhận xét:
Nhìn chung bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Thiên Long trong
3 năm 2019 - 2021 có nhiều biến động, cụ thể:
 Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Thiên Long có chỉ tiêu năm 2019 thấp hơn
2020 hơn 560 tỷ, tức là ở chỉ tiêu này 2020 chỉ đạt 83,01% so với 2019. Còn 2021 thấp
hơn 2020 đến 51 tỷ động, tương ứng tỉ lệ -1,88% . Chỉ số này giảm đồng thời sẽ phản
ánh mức giảm của các thành phẩm, bất động sản đầu tư cùng các doanh thu khác liên
quan của công ty. Như vậy, chỉ tiêu này công ty có thể nói càng ngày càng giảm doanh
thu đi.
 Các khoản giảm trừ doanh thu tăng hơn 16.48% so với 2019, tương ứng với hơn 7 tỷ.
Trong giai đoạn 2020-2021 thì giảm nhẹ hơn ở mức -0,66%, tức là năm 2021 công ty
đã giảm 35 tỷ so với 2020. Như vậy các khoản chiết khấu thương mại, khoản giảm giá
hàng bán và khoản hàng bán bị trả lại trong kì đang giảm xuống. Như vậy tuy chỉ tiêu
này tăng ở giai đoạn 2019-2020 nhưng doanh nghiệp đã làm giảm các khoản làm trừ
doanh thu trong 2020-2021.
 Giai đoạn 2020-2019, doanh thu giảm nhưng các khoản giảm trừ lại tăng dẫn đến doanh
thu thuần cũng giảm. Cụ thể, doanh thu thuần giảm gần 568 tỷ, nghĩa là nó chỉ đạt
82.54% năm 2019. Năm 2021, cũng nhờ các khoản giảm trừ doanh thu giảm mà dù
doanh thu bán hàng có thấp hơn mức khoảng 1% có thể làm doanh thu thuần giảm. Đạt
0.06%, trong đó 6% tương ứng hơn 16 tỷ đồng, đây cũng là mức giảm nhẹ cho những
cố gắng của công ty trong việc bớt đi khoản giảm trừ doanh thu. Đồng thời chỉ tiêu này
cũng là số phản ánh doanh thu qua hoạt động bán hàng hay thành phẩm, bất động sản
đầu tư, các doanh thu có được từ cung cấp dịch vụ hàng hóa và các doanh thu khác đã
trừ đi khoản giảm trừ doanh thu trong báo cáo. Có thể thấy chỉ tiêu này trong 3 năm
phân tích, doanh nghiệp đang có lượng doanh thu thuần giảm qua từng năm.
 Chỉ tiêu tiếp theo phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa bán ra , các bất động sản đầu tư,
giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán. Các chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ
đã cung cấp cùng các chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng
hóa, đó là giá vốn hàng bán. Có thể doanh nghiệp đã giảm giá vốn của hàng hóa hay
giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán. Ở đây, dễ thấy trong năm 2019-2020, chỉ
tiêu này giảm 400 tỷ, chỉ đạt 80.53%% năm 2019, thế nhưng nó lại phản ánh mức giảm
-6.89%, tương ứng hơn 113 tỷ đồng. Chứng tỏ doanh nghiệp trong 2 năm đã giảm phần
nào chi phí sản xuất sản phẩm, nhằm tiết kiệm nhiều chi phí hơn.
 Khi nhắc đến lợi nhuận gộp, có thể nghĩ ngay đến số chênh lệch giữa doanh thu thuần
và giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này trong 2020 giảm 167 tỷ và đạt xấp xỉ 86% so với
2019. Vì chi phí giá vốn hàng bán cả hai năm 2020 và 2021 đều âm nên thời gian này
lợi nhuận gộp của công ty đều chiếm hơn nửa, điều này là điều đáng mừng vì công ty
đã triển khai hoàn thành tốt kế hoạch tiết kiệm chi phí cho giá vốn hàng bán, dẫn đến
lợi nhận gộp hai năm đều tăng. Vì doanh thu thuần có tăng nhẹ, nên chỉ tiêu lợi nhuận
gộp này cũng giảm không đáng kể qua 2 năm phân tích. Vậy lợi nhuận gộp của Thiên
Long từ 2019-2021 đề giảm qua từng năm.
 Doanh thu hoạt động tài chính vốn là chỉ tiêu phản ánh doanh thu hoạt động tài chính
thuần phát sinh trong kì báo cáo của doanh nghiệp như tiền lãi ngân hàng hay tiền lãi
đầu tư chứng khoán của công ty. Chỉ tiêu này đã giảm kể từ 2019-2020. Cụ thể, trong
thời gian này, doanh thu hoạt động tài chính kể trên giảm khoảng 3 tỷ đồng, tương ứng
với việc năm 2020 chỉ đạt 88.50% doanh thu này của 2019. Đồng thời tăng hơn 5 tỷ
tương ứng với 20,7%. Vậy có thể nói, 2021 là một năm mà doanh nghiệp này tìm kiếm
nguồn lãi nhiều hơn, đồng thời giảm bớt được một số chi phí.
 Chi phí tài chính ở 2020 đã tăng từ hơn 14 tỷ lên gần 16 tỷ, có thể giải thích răng so
với 2019 thì chỉ tiêu này đã tăng vượt mức 11.41% với giá trị chệnh lệch hơn 1 tỷ đồng;
trong đó chi phí lãi vay tăng hơn 419 tỷ đồng, số tiền chênh lệnh này tương ứng 3.67%
năm trước đó. Ngược lại với doanh thu hoảt động tài chính 2021, chi phí tài chính năm
này so với 2020 đã giảm đi -57,14% tương đương giảm 9 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ
doanh nghiệp đã đầu tư các hoạt động tài chính đều mang về các nguồn lợi nhuận trong
hai năm, bởi chi phí cho các hoạt động này còn thấp hơn doanh thu. Trrong đó, chi phí
lãi vay phải trả đã tính vào chi phí tài chính cũng xoay quanh ở gần mức chi phí lãi vay,
chi phí lãi vay năm 2021 với tỷ lệ 40,79% tương đương tăng hơn 4 tỷ đồng.
 Chỉ tiêu tiếp theo là chi phí bán hàng, chỉ tiêu này đã giảm trong giai đoạn 2019-2020
một lượng hơn 11 tỷ, đòng nghĩa với việc chỉ đạt 97.73% so với cùng kỳ năm ngoái, .
Còn ở năm 2021, có thể thấy được doanh nghiệp đã tăng chi phí bán hàng một khoản
gần 16 tỷ đồng. Con số này phản ánh doanh nghiệp đã tăng tổng chi phí bán hàng hóa,
thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ. Đây có thể cũng là một
trong những hậu quả của việc ảnh hưởng dịch bênh mà Thiên Long đang phải gánh
chịu trọng thời gian này. Như vây doanh nghiệp đang có nhiều biến động trong 3 năm.
Có thể giai đoạn đầu đang là thời kì dịch bùng phát nên gây ảnh hưởng nhiều làm
khoản này ở 2020 đi xuống, còn 2021 tăng có thể là thời kỳ doanh nghiệp đang vực
dậy hậu Covid-19.
 Giai đoạn phân tích đầu tiên cho thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xấp xỉ 540
tỷ. Tức là chi phí này ở năm 2020 bằng khoảng 89.38% năm 2019. Bên cạnh đó chỉ
tiêu này 2021 so với 2020 cũng tăng nhẹ. Cụ thể tăng từ 254 tỷ xuống còn 292 tỷ, tương
đương 14.28%. Vậy tức là tăng thêm chi phí quản lý nói chung và các chi phí khác nói
riêng, bao gồm chi phí về lương và phụ cấp nhân viên quản lý, các loại hiểm và kinh
phí công đoàn của nhân viên quản lý cùng chi phí vật liệu mà công ty bỏ ra. Như vậy
qua 3 năm, chi phí quản lý doanh nghiệp của Thiên Long có nhiều biến động.
 Kế đến là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp qua 3 năm có nhiều biến động. Cụ thể, nó đã giảm hơn 131 tỷ
năm 2020 so với 2019, nghĩa là mức này so với 2019 chỉ đạt 69.35% . Còn ở 2021, chỉ
tiêu này tăng 19,72% tương đương tăng 58 tỷ với tỷ lệ 2,26%. Như vậy cả hai mức lợi
nhuận hai năm đều lớn, lên đến trăm tỷ đồng nhưng chênh lệnh của doanh thu hoạt
động kinh doanh, doanh thu tài chính với các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi
phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã làm con số này tăng lên.
 Thu nhập khác của doanh nghiệp ở giai đoạn phân tích thứ nhất giảm hơn 923 triệu,
tức đạt 90.50% so với cùng kì 2019. Còn năm 2021 thì lại giảm hơn 3 tỷ so với 2020,
tương ứng với 38,71%. Con số này có thể bao gồm các loại thu nhập từ các hoạt động
chuyển nhượng chỉ tiêu như: vốn, quyền góp vốn, bất động sản, dự án đầu tư, quyền
tham gia dự án đầu tư, hay bên cạnh đó là quyền sử dụng tài sản và sở hữu tài sản. Qua
3 năm 2019-2021, thu nhập khác này đều giảm và có xu hướng giảm sâu hơn, từ giảm
923 triệu đến giảm 3 tỷ đồng.
 Về phần chi phí khác, tổng các khoản chi phí này phải kể đến như là chi phí thanh lý,
nhương bán tài sản cố định bao gồm cả đấu thầu hoạt động thanh lý. Các chi phí này
đều không liên quan đến hoạt động thông thường của doanh nghiệp. So sánh cả hai
năm 2019 và 2020, ta thấy chi phí khác của doanh nghiệp tăng từ hơn 817 triệu đã lên
đến hơn 2 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng 256,06%. Trong đó, 156.06% tương ứng với
giá trị chênh lệch hơn 1 tỷ đồng. Trong 2 năm phân tích 2020-2021, chi phí này đã tăng
8,57% tương ứng với 165 triệu đồng. Điều này nhìn chung có thể thấy, doanh nghiệp
có thể đã chi rất nhiều các chi phí ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh để củng cố lại
sau mùa dịch.
 Số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí phát sinh (sau khi đã trừ thuế VAT phải
nộp tính theo phương pháp trực tiếp) hay còn gọi là chỉ tiêu lợi nhuận khác. Ở thời gian
năm 2020 chính là thời gian mà lợi nhuận này giảm đi đáng kể, cụ thể nó đã giảm đến
gần 3 tỷ đồng, tức là con số của lợi nhuận khác năm 2020 chỉ đạt 77.16% năm 2019.
Cũng không thể phủ nhận răng trong năm 2021 so với 2020 nó đã giảm hơn một nửa,
cụ thể là 52% tương ứng hơn 3 tỷ rưỡi so với 2020. Như vậy có thể thấy chỉ tiêu này
trong 3 năm phân tích liên tục giảm và giảm càng sâu, từ giảm gần 3 tỷ đến mức giảm
3 tỷ rưỡi, tương ứng giảm từ 77.16% đến khoảng 52%.
 Năm 2020 là một năm đầy biến động do doanh nghiệp đang trong thời kì bùng phát
dịch bệnh, điều đó cũng giải thích cho việc lợi nhuận trước thuế giảm hơn 133 tỷ đồng,
chỉ đạt 69.51%, đồng thời tỷ lệ cũng giảm 2.12% so với 2019 – thời điểm mà ảnh hưởng
của dịch bệnh không quá rõ rệt nếu xét theo cả năm. Lợi nhuận này của công ty tăng
hơn gần 55 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 18,09%. Để biết nguyên nhân vì sao khoản
lợi nhuận này tăng, ta xét đến chi phí thuế của doanh nghiệp ở chỉ tiêu sau. Bởi đây là
do chênh lệch khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh và
hoạt động khác phát sinh trọng kỳ. Nhưng xét thế cả 3 năm công ty đều có nhiều biến
động trong chỉ tiêu này, từ việc bùng phát covid, lợi nhuận đã từ mức giảm hơn 133 tỷ
chuyển sang mức tăng 55 tỷ đồng. Mặc dù hai mức này, mức tăng không lớn hơn mức
giảm nhưng cũng đủ khẳng định răng Thiên Long của 2021 đã sẵn sàng cho bước đầu
chuyển mình trở lại với vị thế trước đó.
 Về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của Thiên Long, có thể chia ra làm chi phí thu
nhập hiện hành và chi phí thu nhập hoãn lại. Trong đó chi phí thu nhập hiện hành cả 3
năm đều giảm. Cụ thể năm 2020 thì giảm hơn 892 tỷ rưỡi so với 2019, nghĩa là mức
chi phí thuế hiện hành năm này chỉ chiếm 6.44% năm trước. Còn năm 2021 giảm
2,56 % tương ứng hơn 1 tỷ đồng so với 2020. Còn chi phí thu nhập hoãn lại cũng giảm,
nhưng chỉ tiêu này giảm rất sâu, giảm đến 701,63%, tương đương hơn 16 tỷ đồng, Điều
này cũng dễ hiểu với do dịch bệnh phát sinh, các khoản doanh thu chênh lệch ít theo
xu hướng giảm, các khoản chi phí biến động không đồng đều, kéo theo lợi nhuận cũng
giảm đi.
 Kéo theo dòng chảy ấy, lợi nhuận sau thuế cũng giảm hơn 109 tỷ trong 2019-2020,
tương ứng với mức giảm đó là 68.71% tỷ lệ đạt đượcCòn lại, tăng đến 17,28% tương
đương gần 37 tỷ với tỷ lệ 1,44% trong thời gian từ 2020 đến 2021.
Tổng kết lại, nhận xét chung cùng với diễn biến giai đoạn 2019-2021 – một thời gian
đầy rẫy những khó khăn, chông gai do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đây cũng là năm
đánh dấu cột mốc doanh nghiêp 40 năm thành lập và đồng hành cùng người tiêu dùng qua
nhiều thế hệ.
Năm 2019 vừa qua, Thiên Long đạt doanh thu thuần 3.252,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
349,1 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng lần lượt 13,9% và 18,6%so với cùng kỳ năm trước. Các
hoạt động truyền thông, quảng bá đã có nhiều đổi mới và diễn ra khẩn trương. Hoạt động kinh
doanh cũng có nhiều cải tiến để phù hợp với tình hình thị trường và bối cảnh thế giới. Hoạt
động sản xuất mặc dù ở hậu phương nhưng vẫn không ngừng cải tiến để nâng cao năng suất
và chất lượng.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất
hiện của biến thể mới, tạo lực cản cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Kinh tế Việt Nam
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như sức cầu tiêu dùng còn yếu; rủi ro đứt gãy chuỗi
cung ứng, gián đoạn sản xuất. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế cả năm 2021 vẫn ghi nhận nhiều
kết quả tích cực nhờ Chính phủ đẩy nhanh tiến trình bao phủ vaccine, việc linh hoạt điều chỉnh
chiến lược chống dịch của chính phủ giúp cân bằng hơn giữa việc đảm bảo sức khỏe người
dân và phục hồi. Tính chung cả năm 2021, GDP cả nước dù chỉ tăng 2,58%, thấp hơn mức
2,91% của năm 2020 và là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, song là mức rất đáng khích
lệ, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp.
Nhìn thẳng vào thực tế, Tập đoàn Thiên Long trong năm 2021 có thể thấy là năm thách
thức chưa từng có. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, những khó khăn do dịch bệnh không thể
cản bước mục tiêu trở thành “doanh nghiệp vạn tỷ” của Tập đoàn này. Giữa dịch bệnh bùng
phát, Thiên Long vẫn trụ vững, thậm chí là tăng trưởng với lợi nhuận sau thuế tăng đến 17,28%
so với năm 2020.
Tập đoàn Thiên Long vượt qua phép thử Covid-19 nhờ khả năng đo lường rủi ro chuẩn
xác, chiến lược ứng phó linh hoạt trên nền móng năng lực cạnh tranh vững chắc. Khi gặp thách
thức, công ty đã kiên cường duy trì mọi hoạt động từ sản xuất đến kinh doanh, phát triển nhân
lực.
Về sản xuất, khi chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, Tập đoàn Thiên Long tăng cường hiệu
quả trên mọi mặt trận từ tự chủ động nguyên vật liệu chính đến nỗ lực tăng sản lượng, giảm
giá thành sản phẩm, do đó mà giá vốn hàng bán bị giảm đi. Bên cạnh đó tập đoàn này vẫn đẩy
mạnh xuất khẩu, tập trung mở rộng nhà phân phối ở thị trường Đông Nam Á, Trung Đông,
Âu Mỹ.
Lợi thế để Thiên Long vượt qua dịch bệnh là khả năng chuyển đổi số toàn diện, đồng bộ
trong nội bộ. Với sự hỗ trợ đắc lực từ các công cụ số, bộ máy nhân lực của Tập đoàn vận hành
ổn định và duy trì hoạt động toàn diện từ quản trị hệ thống, chuyển hướng kinh doanh trên
kênh thương mại điện tử.
Giữa dịch bệnh, Thiên Long gắn kết và chia sẻ cùng đội ngũ nhân sự, tăng cường nâng
cao chất lượng đội ngũ nhân tài và xây dựng đội ngũ kế thừa, phát triển mô hình quản lý tập
trung theo định hướng chiến lược của Tập đoàn. Cũng trong thời gian này, Thiên Long tập
trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cao cấp, sản phẩm trẻ trung phù hợp xu hướng
giới trẻ, các sản phẩm phục vụ giáo dục. Và dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, Thiên Long vẫn
luôn duy trì các mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Minh chứng về sự hiệu quả của Thiên Long khi ứng phó với dịch bệnh thể hiện rõ qua
các chỉ số kết quả kinh doanh nổi bật, hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra của Đại hội đồng
Cổ đông năm trước. Năm 2021, Tập đoàn Thiên Long còn được gọi tên ở nhiều danh hiệu,
giải thưởng uy tín như Huân chương Lao động hạng Ba do nhà nước trao tặng, Top 10 Sao
Vàng đất Việt, danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 26 năm liên tục, Top 50 doanh nghiệp
kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam.
2.1.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long thông qua
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 2.4 Bảng phân tích đánh giá khả năng tạo tiền 2019-2021
Đơn vị tính : nghìn VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2019
Tỷ
trọng % Năm 2020
Tỷ
trọng % Năm 2021
Tỷ
trọng %
Chênh lệch
2020/2019
Chênh lệch
2021/2020
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
1.Lợi nhuận
kế toán
trước thuế
436.850.758 228,9% 303.637.473 81,69% 358.564.884 71,22% -133.213.285 -30,49% 54.927.411 -10,47%
2.Lợi nhuận
từ HĐKD
trước những
thay đổi
VLĐ
477.139.936 250% 363.974.099 97,93% 415.257.134 82,49% -113.165.837 -23,71% 51.283.035 -15,44%
3.Lưu
chuyển tiền
thuần từ
HĐKD
258.168.843 135,27% 368.569.355 99,16% 221.187.587 43,94% 110.400.512 42,76% -147.381.768 -55,22%
4.Lưu
chuyển tiền
thuần từ HĐ
đầu tư
(442.800.030) -232% 38.784.907 10,43% 99.339.149 19,73% 481.584.937 -108,7% 60.554.242 156,12%
5.Lưu
chuyển tiền
thuần từ HĐ
tài chính
229.583.228 120,3% (226.587.809) -60,96% (188.550.568) -37,45% -456.171.037 -198,75% 38.037.241 -16,78%
Lưu
chuyển tiền
thuần
trong năm
44.952.041 23,55% 180.766.453 48,63% 131.976.168 26,21% 135.814.412 302,13% -48.790..285 -27%
Tiền và
tương
đương tiền
cuối năm
190.855.576 100,00% 371.680.211 100,00% 503.425.694 100,00% 180.824.635 94,74% 131.745.483 35,44%
( Nguồn : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019,2020,2021)
Phân tích BCLCTT được tiến hành thông qua các nội dung sau
2.1.3.1 Phân tích đánh giá khả năng tạo tiền
Bảng trên là bảng tính tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động trong tổng dòng thu 3
năm2019, 2020 và 2021 của Thiên Long.
Tỷ trọng này thể hiện mức đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền của công ty, nói
cách khác là khả năng tạo tiền của từng hoạt động.
Tỷ trọng dòng tiền thu được từ HĐKD năm 2020 đạt số tiền lớn nhất 368.569.355 nghìn
VNĐ, con số này tăng 42,76% so với năm 2019. Tuy nhiên sang năm 2021 lưu chuyển tiền
lại giảm 147.381.768 nghìn tương ứng 55,22%. Vì 2021 là 1 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid
19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không được như mong muốn. Vì dịch nên
các học sinh học online ở nhà nhiều nên các đồ dùng văn phòng phẩm cũng sẽ tiêu thụ chậm
hơn. Tuy nhiên cần xem xét lại bở vì tỷ trọng này thấp chính tỏ lượng hàng hóa bán ra không
được nhiều, số tiền phải thu từ khách hàng lớn và có nhiều khoản rủi ro.
Năm 2019 dòng tiền tư hoạt động đầu tư âm đến 442.800.030 nghìn đồng nhưng từ năm
2020, dòng tiền dần có khởi sắc và đã không bị lỗ.Tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tư năm
2021 tăng 9,3%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi các khoản đầu tư về chứng khoán,
thu lãi từ hoạt động đầu tư, nhượng bán các TSCĐ... Nhưng doanh nghiệp cũng cần để ý từ
việc nhượng bán các TSCĐ bởi vì nếu số tiền này lớn thì phạm vi ảnh hưởng của doanh nghệp
bị thu hẹp và năng lực sản xuất kinh doanh giảm sút.
Tỷ trọng dòng tiên thu được từ hoạt động tài chính tăng 23,51%. Công ty cần sử dụng nguồn
vốn từ bên ngoài có hiệu quả hơn và xem xét các khoản vay và chọn nguồn vay phù hợp với
tiềm lực tài chính của công ty. Việc phát hành cổ phiếu cũng cần được xem xét để không mang
lại khoản lỗ cho công ty.
2.1.3.2 Phân tích khả năng chi trả thực tế trong doanh nghệp
Các chỉ tiêu được sử dụng là :
Chỉ tiêu
Năm
2019
Năm
2020
Năm
2021
Chênh
lệch
2020/2019
Chênh
lệch
2021/2020
+/- +/-
Hệ số
trả nợ
ngắn
hạn
0,48 0,74 0,38 0,26 -0,36
Hệ số
trả lãi
41,72 30,7 59,15 -11,02 28,45
( Nguồn : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2019,2020,2021 )
Hệ số nợ ngắn hạn năm 2020 đã tăng mạnh so với năm 2019, tỷ lệ tăng đạt 54,1% nhưng hệ
số trả nợ ngắn hạn năm 2021 giảm 0,36 so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ giảm 51,3%.
Điều này cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm mạnh. Do lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh giảm đẫn đến hệ số trả nợ giảm.
Khả năng trả lãi vay năm 2021 tăng 28,45 tương ứng với tỷ lệ 92,67% so với năm 2020,
tăng 42,21% so với năm 2019. Chứng tỏ tiềm lực tài chính của năm 2021 đã mạnh hơn và
doanh nghiệp đã đưa ra các quyết định vay ngắn hạn hay dài hạn phù hợp hơn.
2.1.3.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận trước thuế giảm dần theo các năm 2019, năm 2020 và năm 2021.Lí do vì dòng
tiền vào từ hoạt động kinh doanh giảm và chi phí cũng đã tăng một cách đáng kể, đặc biệt là
chi phí khác. Nhất là ở 2 năm 2020 và 2021, các chi phí khác đã lên đến 2.092.942.627 và
1.275.590.980.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động cao nhất ở năm 2019
(477.139.936) và thấp nhất ở năm 2020 363.974.099. Có thể thấy, doanh nghiệp đã giữ lại
một số tiền lớn để quản trị rủi ro cũng như dự phòng tổn thất cho các khoản nợ thu đã quá hạn
thanh toán hoặc các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng khó thu hồi. Bên
cạnh đó, lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ giảm mạnh theo từng năm.
 Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Long năm 2021 có dấu
hiệu chuyển biến tốt.
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
Năm 2019, doanh nghiệp kinh doanh lỗ nặng từ hoạt động đầu tư là 442.800.030, sang năm
2020 doanh nghiệp không còn lỗ và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tăng lên 38.784.907 nghìn
VNĐ, và sang năm 2021 tăng 60.554.242 nghìn VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 156,12%. Tuy
có biến động từ năm 2020 và vẫn còn đang lỗ nhưng sang năm 2021 doanh nghiệp đã kiểm
soát được và có tiến triển tốt. Hàng tồn kho năm 2021 giảm mạnh so với năm 2020 cho thấy
rằng sức tiêu thụ sản phẩm của công ty đang rất thấp. Mặt khác, công ty cũng đã chịu ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19.
Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác giảm vào năm
2021 (58.046.246.969) so với năm 2020 (85.086.927.060). Bên cạnh đó, tiền thu từ thanh
lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác tăng vào năm 2021.
Từ đó, ta thấy doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn là bán ra để mở rộng
quy mô.
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
Tiền thu từ đi vay và tiền trả nợ gốc vay đều giảm qua các năm => Hoạt động tài chính của
công ty sẽ giảm qua các năm. Thêm vào đó, doanh nghiệp đã dùng tiền từ đi vay ngân hàng
để mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
=>Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng tốt, song hoạt
động đầu tư và tài chính đang ở mức có thể chấp nhận được.
2.2 Phân tích các hệ số tài chính của CTCP Tập đoàn Thiên Long
2.2.1 Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của CTCP Tập Đoàn
Thiên Long giai đoạn 2019-2021
STT Chỉ tiêu
Năm
2019
Năm
2020
Năm
2021
Chênh
lệch
2020/2019
Chênh
lệch
2021/2020
+/- +/-
1
Hệ số khả năng
thanh toán tổng
quát
3,96 4,09 3,94 0,13 -0,15
2 Tỷ số thanh toán
hiện thời
3,3 3,4 3,23 0,1 -0,17
3 Tỷ số thanh toán
nhanh
2,25 2,34 2,03 0,09 -0,31
4
Hệ số khả năng
thanh toán nợ dài
hạn
8,4 6,94 10,54 -1,46 3,6
5 Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay
38,2 25,61 51,08 -12,59 25,47
6 Số vòng thu hồi nợ 7,03 5,35 6,48 -1,68 1,13
7 Thời gian thu hồi
nợ bình quân
51,92 68,22 56,33 16,3 -11,89
8 Hệ số các khoản
phải thu
0,24 0,18 0,16 -0,06 -0,02
9 Hệ số các khoản
phải trả
0,25 0,24 0,25 -0,01 0,01
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập Đoàn Thiên Long)
 Nhận xét:
 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Nếu trị số của chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng quát ≥ 1, doanh nghiệp đảm bảo khả
năng thanh toán tổng quát và ngược lại, trị số này <1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả
năng trang trải các khoản nợ phải trả.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát lần lượt là 3,96 (2019), 4,09 (2020) và 3,94 (2021). Ba
trị số này lớn hơn 1 cho thấy tổng tài sản lớn hơn tổng nợ, tài sản hiện có của công ty đủ để
thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên trị số này quá cao, khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính
của công ty sẽ kém hiệu quả. Do đó năm 2021 công ty đã chú trọng hơn trong chính sách huy
động vốn bằng nợ vay khiến cho trị số giảm 0,15 từ tương ứng giảm 3,67%.
 Tỷ số thanh toán hiện thời (Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)
Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này <
1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp.
Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 3,3, 3,4 và 3,23. Ba trị số này đều lớn hơn 1 chứng
tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ cao. Năm 2020 trị số này tăng 0,1 tương ứng tăng
3,03% so với năm 2019. Tuy nhiên năm 2021 trị số này giảm 0,17 tương ứng giảm 5% so với
năm trước cho thấy khả năng thanh toán giảm nhưng điều này cũng có mặt tích cực vì nếu tỷ
số thanh toán hiện thời quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều
vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả.
 Tỷ số thanh toán nhanh
Nếu trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn bằng 1, khả năng thanh toán nhanh tốt.
Nhưng nếu trị số lớn hơn 1 quá nhiều, mặc dù doanh nghiệp đảm bảo thừa khả năng thanh
toán nhưng do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn,
từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 2,25, 2,34 và 2,03. Ba trị số này đều lớn hơn 1
chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp có thể thanh
toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2019 trị số này lớn hơn 1 quá nhiều
và năm 2020 tiếp tục tăng thêm 0,09 tương đương 4%. Với trị số lớn như vậy mặc dù doanh
nghiệp đảm bảo thừa khả năng thanh toán nhưng do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều
sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vậy nên năm 2021
trị số này giảm 0,31 tương ứng giảm 13,25% so với năm trước nhưng không gây ảnh hưởng
lớn đến doanh nghiệp.
Trong ba năm phân tích thì hệ số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời
và điều này chứng tỏ rằng tài sản ngắn hạn phụ thuộc chủ yếu vào hàng tồn kho, tính thanh
khoản của tài sản ngắn hạn khá thấp. Doanh nghiệp cần cân nhắc tránh đầu tư vào tài sản có
tính thanh khoản thấp hay trích khấu hao cao vì làm vậy khả năng thu hồi vốn lâu và ảnh
hưởng đến việc thanh toán nợ.
 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Năm 2020 giảm 1,46 từ 8,4 (2019) xuống còn 6,94 tương ứng giảm 17,38%. Năm 2021 tăng
3,6 so với năm 2020 từ 6,94 lên 10,54 tương ứng tăng 51,87%. Điều này cho thấy khả năng
thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp ngày càng tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng tránh
đầu tư quá nhiều vào tài sản dài hạn mà bỏ qua các tài sản và chi trả các chi phí khác.
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Năm 2019 là 38,2 nhưng giảm xuống còn 25,61 vào năm 2020. Sau đó tăng mạnh 25,47 từ
25,61 lên 51,08 tương ứng tăng 99,45%. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh
có khả năng sinh lời cao, là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nhgiệp lành
mạnh.
 Số vòng thu hồi nợ và thời gian thu hồi nợ bình quân
Chỉ tiêu số vòng quay khách hàng là chỉ tiêu cho thấy trong kỳ kinh doanh các khoản phải
thu quay được bao nhiêu vòng. Nếu số vòng quay phải thu khách hàng lớn, chứng tỏ doanh
nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, có chính sách thanh toán tiền hàng hợp lí. Tuy nhiên, trong
trường hợp số vòng quay phải thu khách hàng quá cao cũng sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến
doanh số tiêu thụ do doanh nghiệp áp dụng phương thức tín dụng quá chặt chẽ.
Số vòng thu hồi nợ năm 2020 giảm 1,68 vòng so với năm 2019. Năm 2021 tăng 1,13 vòng
so với năm 2020 tương ứng tăng 21,12%. Số vòng thu hồi nợ càng lớn thì thời hạn thu hồi nợ
càng ngắn: năm 2021 thời gian thu hồi nợ bình quân ngắn hơn 11,89 ngày so với năm trước
(năm 2020: 68,22 ngày; năm 2021: 56,33 ngày) nhưng vẫn chưa ngắn bằng năm 2019 (51,92
ngày). Nếu thời gian vòng quay phải thu khách hàng càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng
càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu thời gian vòng quay phải thu
khách hàng quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, do đó, sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán
hàng của doanh nghiệp.
 Hệ số các khoản phải thu
Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,24, 0,18 và 0,16. Năm 2020 giảm 0,06 so với năm
2019 từ 0,24 xuống 0,18 tương ứng giảm 25%. Năm 2021 giảm 0,02 so với năm 2020 từ 0,18
xuống 0,16 tương ứng giảm 11,11%. Hệ số này giảm dần qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp
bị ít chiếm dụng vốn hơn và từ số tiền thu được đó có thể chi trả các khoản chi phí.
 Hệ số các khoản phải trả
Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,25, 0,24 và 0,25. Năm 2020 giảm 0,01 so với
năm 2019 từ 0,25 xuống 0,24 tương ứng giảm 4%
Năm 2021 tăng 0,01 so với năm 2020 từ 0,24 lên 0,25 tương ứng tăng 4,17%, tăng về
mức bằng với năm 2019. Cho thấy mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên.
Nhưng ở mức độ tăng nhẹ 0,1 nên chưa đến mức phải cân nhắc và xem xét.
2.2.2. Nhóm hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản
( Nguồn : BCTC hợp nhất CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019,2020,2021 )
 Nhận xét:
 Hệ số nợ
Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,25, 0,24 và 0,25. Ba trị số này đều bé hơn 1 cho
thấy tổng tài sản của doanh nghiệp đang lớn hơn tổng nợ, công ty vẫn đang duy trì có khả
năng thanh toán được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình. Năm 2020 trị số này
giảm 0,01 tương ứng giảm 4% so với năm trước. Năm 2021 trị số này tăng 0,01 tương ứng
tăng 4,17% so với năm trước. Hệ số nợ có xu hướng tăng thì đó là biểu hiện của việc công ty
không có sẵn tiền hoặc không thể trả hết nợ và ngược lại. Trong tương lai nếu hệ số này tiếp
tục tăng vượt quá 1 thì công ty rất có thể sẽ vỡ nợ hoặc phá sản.
 Hệ số vốn
Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,75, 0,76 và 0,75. Ba trị số này đều gần với 1 chứng
tỏ mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng tăng vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp
được đầu tư từ vốn chủ sở hữu. Năm 2020 tăng 0,01 tương ứng tăng 1,33% so với năm 2019.
Năm 2021 trị số này giảm 0,01 tương ứng giảm 1,32% so với năm trước
 Hệ số đòn bẩy tài chính
Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,34, 0,32 và 0,34. Ba trị số này đều nhỏ hơn 1
chứng tỏ tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang quản lý rủi ro từ những
khoản nợ khá tốt, hệ số càng nhỏ thì năng lực tài chính càng mạnh. Nếu doanh nghiệp cần
thanh toán nợ gấp thì vẫn có đủ năng lực tài chính để ứng phó với khoản nợ này. Năm 2020
trị số này giảm 0,02 tương ứng giảm 5,88% so với năm trước. Năm 2021 trị số này tăng 0,02
tương ứng tăng 6,25% so với năm trước
 Tỷ suất đầu tư vào TSDH/TSNH
Công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn giúp xoay vòng vốn nhanh.
Năm 2020 công ty tăng cường đầu tư vào TSDH, tăng 0,02 tương ứng tăng 8,33% và giảm
đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0,02 tương ứng giảm 2,63% so với năm 2019.
Năm 2021 công ty tăng cường đầu tư vào TSNH, tăng 0,02 tương ứng tăng 2,7% và giảm đầu
tư vào tài sản dài hạn 0,02 tương ứng giảm 7,69% so với năm trước. Mức tăng giảm này khiến
cho các trị số trở về bằng với thời điểm năm 2019. Doanh nghiệp cần cân nhắc nên đầu tư vào
tài sản ngắn hạn hay dài hạn để phù hợp với sản xuất hàng hóa, không nên lấy nợ ngắn hạn để
đầu tưu tài sản dài hạn và ngược lại.
2.2.3. Nhóm hệ số phản ánh hiệu suất (hiệu quả) hoạt động
Bảng 2.7 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động của CTCP Tập
Đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021
STT Chỉ tiêu
Năm
2019
Năm
2020
Năm
2021
Chênh
lệch
2020/2019
Chênh
lệch
2021/2020
+/- +/-
10
Hệ số vòng
quay hàng tồn
kho
3,24 2,97 2,52 -0,27 -0,45
11
Hệ số vòng
quay các
khoản phải thu
14,06 10,69 7,45 -3,37 -3,24
12
Hệ số vòng
quay các
khoản phải trả
3,80 2,73 2,78 -1,07 0,05
13
Hệ số vòng
quay của tổng
tài sản
1,54 1,14 1,12 -0,4 -0,02
14
Thời gian
thanh toán
công nợ
108,33 129,72 140,55 21,39 10,83
15 Vòng quay
TSCĐ
7,38 5,99 5,79 -1,39 -0,2
16 Kỳ thu tiền
bình quân
25,59 68,79 57,06 44,2 -11,73
17 Số ngày tồn
kho bình quân
112,51 122,70 144,87 0,19 22,17
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập Đoàn Thiên Long)
 Nhận xét:
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho:
 Hệ số năm 2019 là 3,24; 2020 là 2,974 còn năm 2021 là 2,519 thể hiện sự chênh lệch
là -0,27 và -0,45 tương ứng -8,33 và -15,15 cho thấy hệ số tốc độ hàng tồn kho năm
2021/2020 thấp và bị giảm sút đáng kể so với năm 2019/2020
 Chỉ số hàng tồn kho năm 2019 và 2020 cao cho thấy tập đoàn bán hàng nhanh và hàng
tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong tập đoàn.
 Chỉ số hàng tồn kho năm 2021 giảm cho thấy tập đoàn bán hàng chậm hơn và hàng tồn
kho bị ứ đọng nhiều trong tập đoàn.
- Hệ số vòng quay các khoản phải thu:
 Hệ số vòng quay khoản phải thu năm 2019 là 14,06; năm 2020 là 10,69 còn năm 2021
là 7,45 cho thấy đã bị sụt giảm -3,37 và -3,24 lần tương ứng -23,97 và -30,31%
 Hệ số vòng quay khoản phải thu năm 2019 và 2020 cao chứng tỏ chứng tỏ khả năng
thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của tập đoàn hiệu quả. Chỉ số này cao cũng
cho thấy dòng tiền của tập đoàn tăng sau khi khách hàng thanh toán các khoản nợ. Tập
đoàn không có nhiều nợ xấu và có thể đảm bảo việc giải phóng hạn mức tín dụng sau
này.
 Hệ số vòng quay khoản phải thu năm 2021 thấp và bị sụt giảm chứng tỏ khả năng thu
hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của tập đoàn kém hiệu quả trong năm này.
- Hệ số vòng quay các khoản phải trả:
 Hệ số khoản phải trả năm 2019 là 3,80; năm 2020 là 2,73 còn năm 2021 là 2,78 thể
hiện có sự tăng nhẹ nhưng không đáng kể
 Vòng quay các khoản phải trả năm 2020 thấp hơn năm 2019 chứng tỏ khả năng thanh
toán công nợ của tập đoàn kém, tài chính không vững mạnh, Tập đoàn nợ nhiều và khả
năng thanh toán nhiều rủi ro.
 Vòng quay các khoản phải trả năm 2021 cao hơn năm 2020 chứng tỏ khả năng thanh
toán công nợ của tập đoàn tốt, tài chính của tập đoàn vững mạnh. Tập đoàn nợ ít và ít
có rủi ro về khả năng thanh toán, uy tín doanh nghiệp cũng được tăng cao.
- Hệ số vòng quay của tổng tài sản:
 Hệ số vòng quay tổng tài sản năm 2019 là 1,54; năm 2020 là 1,13 còn năm 2021 là 1,12
có sự chênh lệch
 Hệ số vòng quay tổng tài sản giảm chứng tỏ sử dụng tài sản của tập đoàn vào hoạt động
sản xuất kinh doanh bị giảm hiệu quả.
- Thời gian thanh toán công nợ:
 Thời gian thanh toán công nợ từ 108,33 (2019); 129,72 (2020) ngày lên 140,55 (2021)
tăng 10,83 ngày tương ứng với tỷ lệ tăng 8,35%. Cho thấy chính sách mua hàng của
công ty năm 2021 chưa hiệu quả bằng 2020, công ty cần chú ý đầu tư các tài sản hợp
lí phù hợp với ngành nghề kinh doanh, thu xếp trả nợ các khoản nợ đúng hạn.
- Vòng quay TSCĐ:
 Vòng quay TSCĐ năm 2020/2019 giảm 1,39; năm 2021/2020 tăng 0,02 so với năm
2020. Doanh nghiệp cần cố gắng để trị số của chỉ tiêu này tăng lên bởi vì các nhà đầu
tư sẽ xem xét chỉ số này khi đưa ra quyết định đầu tư.
- Kỳ thu tiền bình quân:
 Kỳ thu tiền bình quân năm 2021 giảm 11,73 ngày tương ứng với tỷ lệ 17,05%. Điều
này cho thấy doanh nghiệp đã chuẩn bị một kế hoạch chi tiêu hiệu quả để trang trải các
chi phí. Tuy nhiên năm 2021 là năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, đa số các công ty
đều gặp khó khắn trong kinh doanh, nếu sang 2022 Thiên long vẫn áp dụng các quy tắc
thanh toán nghiêm ngặt sẽ dẫn đến khách hàng quay lưng, tìm doanh nghiệp khác để
cung cấp hàng hóa. Những quy tắc thanh toán nghiêm ngặt chỉ áp dụng với một số
nhóm khách hàng nhất định.
- Số ngày tồn kho bình quân:
 Số ngày hàng tồn kho bình quân tăng từ 112,51 lên 122,70 và tăng từ 122,7 lên 144,87
ngày tương ứng 22,17 ngày tăng, tỷ lệ tăng 18,06%. Vì năm 2021 do dịch Covid hoành
hành khiến công việc kinh doanh của nhiều công ty gặp khó khăn, chuỗi cung ứng đứt
đoạn, học sinh học online ở nhà nhiều dẫn đến công ty có số hàng tồn kho nhiều hơn.
Năm 2022 khi nền kinh tế dần trở nên ổn định thì có thể quay trở lại việc sản xuất kinh
doanh như ban đầu.
2.2.4. Nhóm hệ số phản ánh khả năng sinh lời
Bảng 2.8 : Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của CTCP Tập
Đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021
STT Chỉ tiêu
Năm
2019
Năm
2020
Năm
2021
Chênh
lệch
2020/2019
Chênh
lệch
2021/2020
+/- +/-
1
Tỷ suất lợi
nhuận sau thuế
trên doanh thu
(ROS)
0,11 0,09 0,10 -0,02 0,01
2
Tỷ suất lợi
nhuận trên vốn
chủ sở hữu
(ROE)
0,19 0,13 0,15 -0,06 0,02
3
Tỷ suất sinh lời
của tài sản
(ROA)
0,16 0,10 0,11 -0.06 0,01
4
Tỷ suất sinh lời
trên tổng vốn
đầu tư (ROI)
0,33 0,10 0,01 -0,23 -0,09
( Nguồn : BCTC hợp nhất CTCP Thiên Long các năm 2019, 2020,2021)
 Nhận xét:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS):
 Chỉ tiêu năm 2019 là 0,11 chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế bé hơn tốc độ
tăng của doanh thu thuần. Hiệu quả hoạt động kinh doanh đang kém, các sản phẩm có
biên lợi nhuận thấp và vấn đề chi phí cần được xem xét.
 Chỉ tiêu năm 2020 là 0,09 chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ
tăng của doanh thu thuần. Doanh nghiệp đang có khả năng cạnh tranh tốt, các sản phẩm
có biên lợi nhuận cao và kiểm soát tốt chi phí đầu vào.
 Chỉ tiêu năm 2021 là 0,10 chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế bé hơn tốc độ
tăng của doanh thu thuần. Hiệu quả hoạt động kinh doanh đang kém, các sản phẩm có
biên lợi nhuận thấp và vấn đề chi phí cần được xem xét.
 Mức chỉ tiêu giữa 2 năm chênh lệch -0,79 lần cho thấy khả năng sinh lời của tập đoàn
Thiên Long là bé và đã dần bị giảm sút. Ta có thể thấy tỉ suất này đã bị âm 0,79 lần
chứng tỏ tập đoàn đang thu nhập không đủ bù đắp chi phí. Tình hình sản xuất cả năm
không có lãi, dẫn đến áp lực rất lớn đè lên tập đoàn. Nếu như tình trạng này kéo dài
nhiều, tất yếu sẽ dẫn đến tập đoàn Thiên Long phải ngừng hoạt đọng, thậm chí là phá
sản.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2020 dưới mức tối thiểu thể hiện
lợi nhuận thu được trên một đồng vốn chủ sở hữu cực bé, khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp chưa có và không khả quan, không có ngân sách để tái sản xuất cũng như phát
triển mở rộng quy mô doanh nghiệp.
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2021 đạt đúng mức tối thiểu chứng
tỏ lợi nhuận thu được trên một đồng vốn chủ sở hữu chưa lớn, khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp còn chưa cao và chưa khả quan, công ty thực sự chưa có lãi, chưa có đủ
nhiều ngân sách để tái sản xuất và phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của tài sản cả 3 năm của tập đoàn chưa cao nên cho thấy khả
năng sinh lời của doanh nghiệp còn thấp và có sự biến động chưa cao
- Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI):
 Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư còn thấp nên chưa có sự tác động tạo ra giá trị cổ
đông lâu dài và mạnh mẽ, mức độ của đội ngũ quản lý trong việc chi tiêu hiệu quả tiền
của mình vào các khoản đầu tư sinh lời để tăng sự giàu có của của đông còn kém.
 Vốn đầu tư của tập đoàn được sử dụng chưa thực sự hiệu quả nên mức chênh lệch giữa
3 năm chưa thực sự đáng kể.
2.3 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng nguồn
Bảng 1: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn
TÀI SẢN 2020 2021 Sử dụng vốn Nguồn vốn
A. Tài sản ngắn hạn 1,701,751,836,942 1,867,453,670,532
1. Tiền và các tương đương tiền 371,680,211,939 503,425,694,773
+Tiền 152,680,211,939 339,074,817,864 186,394,605,925
+Các khoản tương đương tiền 219,000,000,000 164,350,876,909 54,649,123,091
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 372,000,000,000 239,999,139,200 132,000,860,800
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 415,009,507,750 398,342,077,637
+ Phải thu ngắn hạn của KH 386,750,747,429 360,613,054,625 26,137,692,804
+ Trả trước cho người bán ngắn hạn 16,500,972,908 30,644,903,658 14,143,930,750
+ Phải thu NH khác 11,926,026,574 19,423,980,217 7,497,953,643
+ Dự phòng phải thu NH khó đòi 168,239,161 12,339,860,863 12,171,621,702
4. Hàng tồn kho 530,224,405,469 693,114,318,297 162,889,912,828
5. TSNH khác 12,837,711,784 32,572,440,625 19,734,728,841
B. TS dài hạn 612,847,304,820 578,684,880,396
1. Các khoản phải thu dài hạn 4,636,517,123 5,799,200,123 1,162,683,000
2. TSCĐ 463,588,241,667 445,543,912,696
+ Nguồn giá 1,057,822,167,370 1,099,179,805,970 41,357,638,600
+ Giá trị khấu khấu hao lũy kế 594,233,925,703 653,635,892,274 59,401,966,571
3. TS dở dang dài hạn 13,434,075,449 19,040,558,603 5,606,483,154
4. Đầu tư tài chính dài hạn 21,942,320,000 33,621,440,000 11,679,120,000
5. TS dài hạn khác 109,246,150,581 74,679,767,974 34,566,382,607
Tổng TÀI SẢN 2,314,599,141,762 2,446,138,550,928 450,467,056,741 318,927,647,575
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 566,339,505,472 620,560,103,651
1.Nợ ngắn hạn 499,556,492,085 578,295,639,397
+ Phải trả người bán 113,224,556,606 192,966,654,832 79,742,098,226
+ Người mua trả trước 6,686,687,740 6,770,731,724 84,043,984
+ Thuế và các khoản phải nộp cho NN 18,846,224,521 23,159,487,331 4,313,262,810
+ Phải trả người lao động 23,820,358,291 27,023,465,313 3,203,107,022
+ Chi phí phải trả NH 93,748,732,179 96,976,213,042 3,227,480,863
+ Phải trả nh khác 147,248,648,694 49,255,503,644 97,993,145,050
+ Vay NH 90,142,614,189 173,272,112,971 83,129,498,782
+ Quỹ khen thưởng và phúc lợi 5,838,669,865 8,871,470,540 3,032,800,675
2. Nợ dài hạn 66,783,013,387 42,264,464,254 24,518,549,133
B. Vốn chủ sở hữu 1,748,259,636,290 1,825,578,447,277
1. Vốn góp của chủ sở hữ 777,944,530,000 777,944,530,000
2. Thặng dư vốn cổ phần 361,633,483,711 361,633,483,711
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 92,630,401 300,043,194 392,673,595
4. Qũy đầu tư phát triển 199,910,168,556 228,691,572,556 28,781,404,000
5. LN sau thuế 408,678,823,562 457,608,904,144 48,930,080,582
TỔNG NGUỒN VỐN 2,314,599,141,762 2,446,138,550,928 122,904,367,778 254,443,776,944
Tổng mức biến độngTS và NV: 573,371,424,519 573,371,424,519
Từ bảng 1 lập được bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Nội dung Số tiền Tỷ trọng
Diễn I. Tăng tài sản 450,467,056,741 78.56%
biến 1. Tiền 186,394,605,925 32.51%
sử 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 14,143,930,750 2.47%
dụng 3. Phải thu NH khác 7,497,953,643 1.31%
vốn 4. Hàng tồn kho 162,889,912,828 28.41%
5. TSNH khác 19,734,728,841 3.44%
6. Các khoản phải thu dài hạn 1,162,683,000 0.20%
7 Nguồn giá 41,357,638,600 7.21%
8 TS dở dang dài hạn 5,606,483,154 0.98%
9 Đầu tư tài chính dài hạn 11,679,120,000 2.04%
II. Giảm nguồn vốn 122,904,367,778 21.44%
1 Phải trả nh khác 97,993,145,050 17.09%
2. Nợ dài hạn 24,518,549,133 4.28%
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 392,673,595 0.07%
Tổng cộng 573,371,424,519 100%
Diễn
I. Giảm tài sản
318,927,647,575 55.62%
biến 1 các khoản tương đương tiền 54,649,123,091 9.53%
sử 2. Đầu tư tc ngắn hạn 132,000,860,800 23.02%
dụng 3 Phải thu ngắn hạn của KH 26,137,692,804 4.56%
nguồn
4 dự phòng phải thu NH khó đòi
12,171,621,702 2.12%
vốn 5 giá trị khấu khấu hao lũy kế 59,401,966,571 10.36%
6. TS dài hạn khác 34,566,382,607 6.03%
II. Tăng nguồn vốn 254,443,776,944 44.38%
1 Phải trả người bán 79,742,098,226 13.91%
2 Người mua trả trước 84,043,984 0.01%
3 Thuế và các khoản phải nộp cho NN 4,313,262,810 0.75%
4 Phải trả người lao động 3,203,107,022 0.56%
5 Chi phí phải trả NH 3,227,480,863 0.56%
6 Vay NH 83,129,498,782 14.50%
7 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 3,032,800,675 0.53%
8 Qũy đầu tư phát triển 28,781,404,000 5.02%
9 LN sau thuế 48,930,080,582 8.53%
Tổng cộng 573,371,424,519 100%
Nhận xét : Năm 2022, quy mô sử dụng vốn của công ty tăng 573.371.424.519 so với năm
2020, trong đó công ty đã sử dụng vốn vào các mục đích chủ yếu sau :
- Tăng dự trữ tiền 186 tỷ đồng chiếm 32,51%
- Dự trữ thêm hàng tồn kho gần 163 tỷ đồng chiếm 28,41%
- Trả nợ phải trả ngắn hạn khác gần 98 tỷ đồng chiếm 17,09%
Và để tài trợ cho các mục đích trên công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau :
- Giảm đầu tư tài chính ngắn hạn 23,02% tương ứng hơn 130 tỷ đồng
- Tăng thêm vay ngân hàng hơn 83 tỷ đồng chiếm 14,5%
- Chiếm dụng thêm vốn phải trả cho người bán gần 80 tỷ đồng chiếm 13,91%
2.4 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
2.4.1 Kết quả đạt được
2.4.1.1 Nhóm hệ số phản ánh khả năng hoạt động
Phân tích tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn, ta thấy tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài
sản ngắn hạn qua 2 năm khá ổn định. Số vòng quay các khoản phải thu và thời gian một
vòng quay các khoản phải thu năm 2021 cải thiện hơn so với năm 2020 cho thấy công ty
đã có chính sách thu hồi vốn khá tốt, tránh bị chiếm dụng vốn nhiều.
Số vòng quay hàng tồn kho và thời gian một vòng quay hàng tồn kho năm 2021 so với
năm 2020 tăng vượt lên cho thấy hoạt động bán hàng của công ty được đẩy mạnh và phục
hồi, tránh ứ đọng hàng tồn kho.
2.4.1.2 Về khả năng thanh toán
Các hệ số về khả năng thanh toán đều tăng qua các năm, chứng tỏ công ty cũng đã quan
tâm đến khả năng thanh toán của mình, trong đó hệ số thanh toán tổng quát và hệ số khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn đều trên 1 cho thấy công ty đảm bảo khả năng thanh toán
trong ngắn hạn.
2.4.1.3 Về cơ cấu tài chính
Công ty có cơ cấu tài sản ngắn hạn cao hơn tài sản dài hạn cho thấy khả năng thanh toán
ngắn hạn của công ty được đảm bảo hơn. Trong khi đó, quy mô nguồn vốn của công ty
cũng tăng lên do huy động vốn của chủ sở hữu và đặc biệt là từ nguồn vốn vay, cho thấy
chính sách huy động vốn đã mang lại hiệu quả.
2.4.2. Hạn chế
2.4.2.1. Về tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn
Kết quả phân tích cho thấy có sự cải thiện về số vòng quay các khoản phải thu, hàng tồn
kho, tuy nhiên kết quả này mới là phục hồi bước đầu, chưa vững chắc cho thấy vẫn phải có
những giải pháp mang tính lâu dài hơn để nâng cao tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn.
2.4.2.2. Về khả năng thanh toán
Các hệ số khả năng thanh toán của công ty mặc dù đều tăng qua các năm nhưng vẫn ở
mức rất thấp đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời, mà
nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng nhanh.
2.4.2.3. Về khả năng sinh lời
Các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty như tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỷ
suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm
không ổn định và đang ở mức rất thấp. Có thể kể đến năm 2021 suất sinh lời của doanh thu
chỉ đạt 0,0061 lần, trong khi đó năm 2020 cũng chỉ là 0,0015 lần. Điều này cho thấy hiệu
quả sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu kém, việc quản lý chi phí còn chưa tốt dẫn đến lợi
nhuận thấp.
2.4.2.4. Về cơ cấu tài chính
Khoản mục tiền và tương đương tiền của đơn vị tăng mạnh năm 2021 so với 2020 do thực
hiện các khoản vay trong năm Tuy nhiên cũng có thể cho thấy rằng, việc quản lý các khoản
tiền và tương đượng tiền chưa được tính toán về dự trữ hợp lý quỹ tiền mặt.
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn,
trong khi khả năng thanh toán ngắn hạn cũng chỉ vừa đủ cho thấy rủi ro thanh toán trong
tương lai.
2.4.3. Nguyên nhân
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx
ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx

More Related Content

Similar to ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAYLuận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHPHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHKieu Thi Phuoc
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhanhtuan24
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênTùng Tử Tế
 
Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...
Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...
Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

Similar to ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx (20)

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mạiĐề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại
 
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAYLuận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
Luận văn: Phân tích thực trạng tài chính công ty du lịch, HAY
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
 
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...Đề tài  biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
Đề tài biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty sách và thiết bị giáo...
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHPHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietlandPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị hạ tầng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị hạ tầngĐề tài: Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị hạ tầng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị hạ tầng
 
Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...
Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...
Phân tích tài chính công ty toyota thái nguyên_Nhận làm luận văn Miss Mai 098...
 

ĐỒ-ÁN-TÀI-CHÍNH-DN-HIỆN-ĐẠI-NHÓM-04 - Copy.docx

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐỒ ÁN : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI Lớp học phần : Tài chính doanh nghiệp hiện đại (122) _01 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Thị Hằng Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 04 NGHỆ AN - 2022
  • 2. 2 MỤC LỤC Lời mở đầu ..........................................................................................................................3 Danh mục các từ viết tắt ....................................................................................................6 Danh mục sơ đồ bảng biểu.................................................................................................7 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG ..............................................................................................................................................8 1.1 Giới thiệu chung....................................................................................................8 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...........................................................................9 1.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.....................................................................13 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTCP TẬP ĐOÀN THIÊN LONG...................................................................................................................14 2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long.........14 2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long thông qua bảng CĐKT ..............................................................................................14 2.2 Phân tích các hệ số tài chính của CTCP Tập đoàn Thiên Long......................24 2.3 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng nguồn ...................................................34 2.4 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long ....40 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTCP TẬP ĐOÀN THIÊN LONG......................................................................................................42 3. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long...42
  • 3. 3 Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Hầu hết trong các doanh nghiệp, tài chính và phân tích hoạt động tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vì hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản của các doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu việc cung ứng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… được tiến hành bình thường, đúng tiến độ và đạt hiệu quả sẽ là tiền đề để đảm bảo cho hoạt động tài chính bình thường và có hiệu quả, việc đảm bảo thanh toán cho cán bộ công nhân viên, thanh toán với khách hàng, với ngân sách nhà nước… Ngược lại, việc đảm bảo bình thường các hoạt động tài chính, việc tổ chức và huy động các nguồn vốn, việc quản lý phân phối và sử dụng các nguồn vốn sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường và liên tục. Vậy muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có một khối lượng vốn tiền tệ nhất định và vốn lưu động để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Mặt khác, việc quản lý, phân phối, sử dụng lượng vốn đó như thế nào sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất, lưu chuyển hàng hóa… của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hướng tới lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất, những sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế luôn diễn ra quyết liệt. Do đó các doanh nghiệp phải chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó phải chủ động về hoạt động tài chính, giữ vững giá trị thực tế của các nguồn vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng, không phân biệt nguồn gốc hình thành, đảm bảo đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và hợp pháp trong việc bảo toàn và phát triển đồng vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích cơ bản như trên ta thấy quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới.
  • 4. 4 Xuất phát từ mục tiêu trên, trong thời gian tìm hiểu về Công ty Cổ phần Thiên Long, nhóm 04 đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua phân tích tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây nhằm mục đích tự nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Vì vậy nhóm em chọn đề tài “Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long” làm đề tài kết thúc học phần của nhóm nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính cũng như đề xuất một số biện pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có những lựa chọn đúng đắn hơn khi ra quyết định cải thiện tình hình tài chính của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long ❖ Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính doanh nghiệp ❖ Phạm vi nghiên cứu : - Không gian : CTCP Tập đoàn Thiên Long - Thời gian : số liệu nghiên cứu giai đoạn 2019-2021 3. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp: • Thu thập số liệu, phân tích và sử dụng số liệu • Dự báo để phân tích và đánh giá đưa ra các chiến lược kinh doanh của công ty. • Một số phương pháp khác: So sánh 4. Kết cấu của đề tài. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: • Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long • Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
  • 5. 5 • Chương 3 : Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long
  • 6. 6 Danh mục các từ viết tắt CTCP Công ty cổ phần HĐKD Hoạt động kinh doanh LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế PTGĐ Phó tổng giám đốc TGĐ Tổng giám đốc TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn
  • 7. 7 Danh mục sơ đồ bảng biểu 1. Sơ đồ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy CTCP Tập đoàn Thiên Long …………............10 2. Bảng Bảng 2.1. Bảng phân tích khái quát tình hình tài sản tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2020……………………………………………………….………… 16 Bảng 2.2. Bảng phân tích khái quát tình hình nguồn vốn tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2020…………………………………………………………….. 22 Bảng 2.3. Bảng phân tích kết quả HĐKD tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019- 2021…………………………………………………………………………....... 26 Bảng 2.4. Bảng phân tích đánh giá khả năng tạo tiền tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021…………………………………………………………………. 35 Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021………………………………………………………………… 40 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021……………………………………………….. 44 Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021…………………………………………………………………...45 Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021…….......…………………………………………………………48 3. Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu biến động tài sản …………………………........................... 18 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu biến động nguồn vốn …………………………………........ 24
  • 8. 8 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG 1.1 Giới thiệu chung  Tên quốc tế: Thiên Long Group Corporation  Mã số thuế: 0301464830  Địa chỉ trụ sở chính: Số 10 Đường Mai Chí Thọ, Phường Thủ Thiêm, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  Người đại diện công ty: Cô Gia Thọ  Điện thoại bàn: 028 3750 5555  Ngày bắt đầu hoạt động: 15/3/2005  Mã chứng khoán niêm yết: TLG trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh 1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty CP Tập đoàn Thiên Long tiền thân là Cơ sở Bút bi Thiên Long được thành lập năm 1981. Năm 1996, Cơ sở Bút bi Thiên Long chuyển đổi thành Công ty TNHH SX-TM Thiên Long. Tháng 03/2005, Công ty TNHH SX-TM Thiên Long chính thức chuyển đổi thành Công ty CP SX-TM Thiên Long. Năm 2008, công ty đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Thiên Long. Ngày 26/03/2010, cổ phiếu TLG của Tập đoàn đã chính thức được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Giai đoạn 1981 - 1995: Đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở bút bi Thiên Long. Bắt đầu xâm nhập thị trường bút viết trong nước. Giai đoạn 1996 - 2004: Công ty TNHH SX-TM Thiên Long ra đời. Đẩy mạnh năng lực sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm. Ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu mở rộng của thị trường. Giai đoạn 2005 - 2007: Chuyển đổi mô hình sang Công ty Cổ phần SX-TM Thiên Long vào năm 2005. Trong giai đoạn này,Thiên Long đã phát triển mạnh mẽ cả về sản phẩm lẫn thương hiệu. Giai đoạn 2008 - 2011: Công ty được đổi tên thành Công ty CP Tập Đoàn Thiên Long. Năm 2010 tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh với mã chứng
  • 9. 9 khoán là TLG. Trong giai đoạn này sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh và khẳng định được vị thế tại thị trường trong nước. Bước đầu xâm nhập ra thị trường quốc tế. Giai đoạn 2012 - 2016: Ở giai đoạn này, Thiên Long đã trở thành thương hiệu số 1 về văn phòng phẩm tại Việt Nam. Chiến khoảng 60% thị phần trong nước. Thị trường xuất khẩu ra thị trường quốc tế ngày một rộng mở. Giai đoạn 2017 - 2019: xuất khẩu tới 65 quốc gia, trong đó Công ty đã có mặt tại tất cả quốc gia Đông Nam Á. Chính thức cho ra mắt website TMĐT FlexOffice.com. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 1.1. Sơ đồ Tổ chức bộ máy CTCP Tập đoàn Thiên Long Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính – CTCP Tập đoàn Thiên Long
  • 10. 10  Chủ tịch HĐQT: Cô Gia Thọ.  TGĐ và PGĐ chức năng: thực hiện các nhiệm vụ mà GĐ điều hành phân công hoặc ủy quyền. Ban giám đốc của CTCP Tập Đoàn Thiên Long: - TGĐ điều hành: TS. Võ Văn Thành Nghĩa. - Giúp việc cho Tổng Giám đốc có 4 Phó Tổng Giám đốc (Tài chính, Hánh chính - Nhân sự, Sản xuất, Mua hàng), chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.  Các bộ phận chuyên trách: Tập đoàn có 7 bộ phận chuyên trách : PTGĐ quản trị chiến lược toàn diện( kiêm nhiệm), PTGĐ Phát Triển Kinh Doanh Quốc Tế, PTGĐ Phát Triển Kinh Doanh Nội Địa, TGĐ Thiên Long Hoàng Cầu, TGĐ Công ty TNHH SX-TM Thiên Long Long Thành, TGĐ Công ty TNHH TMDV Tân Lực Miền Nam(kiêm nhiệm), TGĐ Tân Lực Miền Bắc. a. Bộ phận Kinh doanh – Tiếp thị:  Kinh doanh nội địa: Phát triển thực hiện kế hoạch kinh doanh trong nước. Xây dựng và phát triển thực hiện các chính sách, quy chế, hệ thống phân phối,... nhằm đạt được kế hoạch kinh doanh và mục tiêu được duyệt. Phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện các chương trình tiếp thị, nghiên cứu sản phẩm mới cho thị trường nội địa. Bộ phận kinh doanh nội địa hiện đang trực thuộc Thiên Long Hoàn Cầu.  Kinh doanh xuất khẩu: Phát triển thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất khẩu. Xây dựng và phát triển thực hiện các chính sách, quy chế, hệ thống phân phối.... nhằm đạt được kế hoạch kinh doanh và mục tiêu được duyệt. Phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện các chương trình tiếp thị, nghiên cứu sản phẩm mới cho thị trường xuất khẩu.  Bộ phận Tiếp thị: Phát triển thực hiện và kiểm tra giám sát các chiến lược, kế hoạch tiếp thị. Tổ chức thu thập, tiếp cận, xử lý và phân tích các thông tin tiếp thị (trong và ngoài Công ty) như: khách hàng, thị trường, giá cả, sản phẩm... Cung cấp thông tin phục vụ cho nghiên cứu phát triển. Bộ phận Tiếp thị hiện đang trực thuộc Thiên Long Hoàn Cầu.
  • 11. 11 b. Bộ phận Cung ứng - Nhập khẩu:  Lập kế hoạch thu mua và phục vụ cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty và cho các công ty thành viên trong Tập đoàn. Tìm kiếm khai thác nhà cung ứng, nghiên cứu và cập nhật giá cả thị trường đối với vật tư, nguyên vật liệu, trang thiết bị, dụng cụ... Thương lượng, đàm phán các điều khoản thương mại và soạn thảo các Hợp đồng mua vật tư, nguyên vật liệu, trang thiết bị, dụng cụ,... phù hợp với quy định Công ty và hệ thống luật pháp có liên quan. c. Bộ phận Tài chính - Kế toán:  Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tài chính kế toán của Công ty và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty theo từng thời kỳ, kiểm soát và thực hiện các biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong quản lý thu chi và sử dụng tài chính của Công ty và các công ty thành viên. Tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn tốt nhất nhằm phục vụ nhu cầu tài chính ngắn hạn và chiến lược phát triển trung và dài hạn của Tập đoàn. Kiểm soát, giám sát và đánh giá việc thu hồi các khoản công nợ bán hàng. Phối hợp tham gia lập các dự án đầu tư mới, xây dựng các Hợp đồng kinh tế, thanh lý tài sản... d. Bộ phận Hành chánh - Nhân sự:  Phát triển thực hiện các chính sách nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, phát triển, lương, thưởng, phúc lợi...), nội quy, quy định của Công ty. Xây dựng các tiêu chuẩn, hệ thống đánh giá nhân sự về các vấn đề liên quan như: năng lực, kết quả thực hiện công việc. Kiểm tra giám sát việc sử dụng quyền hạn, chấp hành các chính sách chỉ thị và quyết định liên quan đến nhân sự của Công ty. Tổ chức đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, đánh giá trình độ năng lực cho CBCNV Công ty. e. Bộ phận Sản xuất - Kỹ thuật - Nghiên cứu & Phát triển(R&D):  Sản xuất: Lập và thực hiện kế hoạch sản xuất định kỳ ngày, tuần, tháng của bộ phận sản xuất. Tổ chức các biện pháp điều độ sản xuất. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Xây dựng định mức lao động của các công đoạn sản xuất. Khai thác sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, khuôn sản xuất, mặt bằng, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu.
  • 12. 12  Kỹ thuật: Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn hệ thống máy móc thiết bị, khuôn mẫu. Bảo đảm an toàn và hoạt động ổn định cho hệ thống điện, nước, xử lý chất thải (thiết bị sản xuất và thiết bị văn phòng) trong toàn Công ty. Phối hợp với bộ phận sản xuất trong cải tiến sản xuất, phối hợp với bộ phận nghiên cứu phát triển trong sản xuất sản phẩm mới.  Nghiên cứu - Phát triển: Tổ chức tìm kiếm ý tưởng mới liên quan đến kiểu dáng, tên gọi, chất liệu sử dụng,... Để tiến hành xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới theo định hướng chiến lược của Công ty. Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về sản phẩm bên trong và ngoài Công ty. Tổ chức nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới từ đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hoặc định mức kỹ thuật. Tiến hành các hiệu chỉnh liên quan đến thiết kế hoá nghiệm trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của các bộ phận liên quan. Đánh giá các ý tưởng về các sản phẩm và đề xuất khen thưởng. Chịu trách nhiệm về quyền sở hữu công nghiệp sản phẩm.  Ban Kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc Cơ cấu ban kiểm soát của tập đoàn Thiên Long: Trưởng ban kiểm soát: Nguyễn Thị Bích Ngà Thành viên ban kiểm soát có: Lý Văn Dũ, Tạ Hoàng Sơn. Các quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát: - Kiểm soáttoàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty. - Kiểm tra bất thường khicó yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. - Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần. Trưởng ban kiểm soát nội bộ: Trần Văn Hùng
  • 13. 13 Kiểm soát nội bộlà những phương được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. 1.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Tập đoàn Thiên Long sản xuất và kinh doanh bốn nhóm sản phẩm chính là: Nhóm Bút viết, Nhóm Dụng cụ văn phòng, Nhóm Dụng cụ học sinh, Nhóm Dụng cụ mỹ thuật. Với mẫu mã phong phú, chất lượng cao, thương hiệu uy tín và giá cả phù hợp, các sản phẩm của Thiên Long sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng từ bậc mầm non, tiểu học, trung học, đại học... đến nhân viên, cấp điều hành. Là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam và hàng đầu trong khu vực, Tập đoàn Thiên Long nằm trong Top 17 đối tác kinh doanh tốt nhất trên thị trường văn phòng phẩm thế giới; một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vượt xa trung bình của ngành; cũng như là một trong các doanh nghiệp trên thế giới có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất ngành. Thiên Long đã xây dựng và phát triển một hệ thống kênh phân phối sâu rộng tại thị trường nội địa. Mạng lưới phân phối từ Bắc đến Nam, với hơn 60.000 điểm bán lẻ, đảm bảo đưa sản phẩm của Thiên Long đến với người tiêu dùng trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, Thiên Long còn xây dựng những kênh bán hàng khác như kênh bán hàng trực tiếp cho trường học, các doanh nghiệp (B2B), siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng, nhà sách và kênh bán hàng qua mạng nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đón đầu xu thế phân phối và tiêu dùng hiện đại. Bên cạnh đó, Thiên Long tiếp tục đầu tư phát triển thị trường xuất khẩu, đưa sản phẩm mang nhãn hiệu FlexOffice và Colokit đến hơn 60 quốc gia ở khắp 6 châu lục.
  • 14. 14 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTCP TẬP ĐOÀN THIÊN LONG 2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long 2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long thông qua bảng CĐKT
  • 15. 15 Bảng 2.1. Bảng phân tích khái quát tình hình tài sản tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính : nghìn VNĐ Chỉ tiêu Năm 2019 Tỷ trọng % Năm 2020 Tỷ trọng % Năm 2021 Tỷ trọng % Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % A.TSNH 1.830.894.396 75,75 % 1.701.751.836 73,52 % 1.867.453.670 74,36 % -129.142.560 -7,05% 165.701.834 9,74% I.Tiền và tương đương tiền 190.855.576 7,9% 371.680.211 16,05% 503.425.694 20,58% 180.824.635 94,74% 131.745.483 35,44% II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 460.000.000 19,28% 372.000.000 16,07% 239.999.139 9,81% -94.000.000 -20,17% -132.000.861 -35,48% III.Phải thu ngắn hạn 581.476.470 24,05% 415.009.507 17,93% 398.342.077 16,28% -166.466.963 -28,63% -16.674.430 -4,01%
  • 16. 16 IV.Hàng tồn kho 582.361.530 24,09% 530.224.405 22,9% 693.114.318 28,33% -52.137.125 -8,95% 162.889.913 30,72% V.TSNH khác 10.200.818 0,43% 12.837.711 0,57% 32.572.440 1,34% 2.636.893 25,85% 19.734.729 153,72% B.TSDH 586.009.531 24,25 % 612.847.304 26,48 % 578.684.880 23,66 % 26.837.773 4,58% -31.161.424 -5,08% I.Phải thu dài hạn 3.084.864 0,13% 4.636.517 0,2% 5.799.200 0,25% 1.551.653 50,29% 1.162.683 25,08% II.TSCĐ 464.236.995 19,2% 463.588.241 20,03% 445.543.913 18,2% -648.754 -0,14% -18.044.328 -3,89% III.TSDH dở dang 26.712.919 1,1% 13.434.075 0,58% 19.040.558 0,78% -13.278.844 -49,7% 5.606.483 41,73% IV.Đầu tư tài chính dài hạn 21.092.112 0,87% 21.942.320 0,95% 33.621.440 1,38% 850.208 4,03% 11.679.120 53,22%
  • 17. 17 V.TSDH khác 70.882.639 2,93% 109.246.150 4,72% 74.679.767 3,05% 38.363.511 54,12% -34.566.383 -31,645 TỔNG TÀI SẢN 2.416.903.927 100,00 % 2.314.599.141 100,00 % 2.446.138.550 100,00 % -102.304.786 -4,23% 131.539.409 5,68% Nguồn : Bảng Cân đối kế toán CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019,2020,2021
  • 18. 18 Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy tài sản của công ty tăng nhẹ qua 3 năm 2019-2021.Tỷ lệ tăng trưởng năm 2020 giảm 4,23% so với năm 2019. Nhưng sang năm 2021 tỷ lệ tăng trưởng đã tăng 5,68% so với năm 2020 . Qua đó ta thấy được sự tăng trưởng về quy mô của Tập đoàn. Cụ thể là Tập đoàn đã trang bị thêm nhiều thiết bị, máy móc cho việc mở rộng quy mô sản xuất cho các ngành hàng mới, mở rộng thêm các kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy rằng tài sản của công ty có xu hướng tăng, trong đó công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn. TSNH tăng từ 1.830.894.396 nghìn đồng lên 1.867.453.670, còn TSDH giảm từ 586.009.531 nghìn đồng xuống 578.684.880 nghìn đồng. Về chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn, có thể nhận thấy rằng trong cơ cấu tài sản của công ty thì TSNH chiếm tỷ trọng chủ yếu và trung bình trong 3 năm là 74,54%, tỷ trọng đầu tư này là phù hợp với ngành sản xuất vật dụng văn phòng phẩm và đồ dùng văn phòng với tỷ trọng của 2 chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho khá lớn. Đối với chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền, cả 3 năm công ty đều dự trữ lượng tiền mặt đều cao. Từ 190.855.576 của năm 2019 lên đến 503.425.694 nghìn đồng năm 2021.Tỷ lệ tiền và tương đương tiền năm 2020 tăng 180.824.635 nghìn đồng tương ứng tăng 94,74%, năm 2021 lại tăng thêm 35,44%. Đây là 1 con số khá lớn và nếu dữ trữ quá nhiều tiền mặt trong doanh nghiệp là điều không tốt. Dự trữ quá nhiều tiền mặt sẽ dẫn đến việc khó kiểm soát, mất đi chi phí cơ hội. Cho nên Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh. Năm 1,830,894,396 1,701,751,836 1,867,453,670 586,009,531 612,847,404 578,684,880 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Biểu đồ 2.1 :CƠ CẤU BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN TSNH TSDH
  • 19. 19 2019 tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn là 19,28% sang năm 2020 đã giảm xuống 16,07%. Đến năm 2021 lại tiếp tục giảm tỷ trọng xuống 9,81%. Số tiền đầu tư tài chính ngắn hạn giảm ở năm 2020 với 2021 lần lượt là 94.000.000 nghìn VNĐ và 132.000.000. Việc giảm đầu tư chứng khoán cũng có thể giúp doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh hơn. Nhưng doanh nghiệp cần sử dụng số tiền đó một cách hợp lí, tránh giữ quá nhiều tiền mặt gây bất lợi và thu ít doanh thu hơn từ việc đầu tư. Các khoản phải thu ngắn hạn trong 3 năm của công ty có xu hướng giảm. Năm 2020 giảm 28,63% tương ứng với 166.466.963 nghìn đồng. Sang năm 2021 lại giảm thêm 4,01% nữa giảm 4,01% so với cuối năm 2020, tỉ trọng giảm 1,65% trong cơ cấu tài sản. Điều này chính to chính sách thanh toán của công ty ngày càng ổn định, vòng thu hồi vốn được rút ngắn lại. Công ty có thể dùng số tiền đó để tái đầu tư, làm giảm áp lực về mặt tài chính.Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần lưu ý áp dụng từng chính sách phù hợp với từng khách hàng khi mà Trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng từ 168.239 nghìn VND năm 2020 lên 12.339.860 nghìn VNĐ năm 2021. Hàng tồn kho cuối năm 2021 tăng lên so với năm 2020 với tốc độ tăng 30,72%, tỉ trọng tăng 5,43%. Do ở năm 2021 đại dịch Covid 19 bùng phát mạnh hơn, mọi hoạt động kinh doanh buôn bán đều bị đóng băng, các cửa khẩu và các cảng biển bị đóng cửa cửa trong thời gian dài. Còn 1 nguyên nhân nữa là khi dịch Covid bùng phát, mọi người đều học và làm việc ở nhà nên nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm sẽ bị giảm đi.Vì vậy doanh nghiệp cần tính toán lượng hàng hóa sản xuất hợp lí, tránh dự trữ hàng tồn kho tránh tình thừa quá nhiều hàng hóa làm cho chi phí lưu kho tăng. Về nhóm chỉ tiêu Tài sản dài hạn, TSDH nhìn chung không có sự thay đổi nhiều trong 3 năm 2019-2021. Năm 2020 tỷ lệ TSDH có tăng 4,58% tương ứng với 26.837.773 nghìn VNĐ nhưng sang năm 2021 lại giảm 5,08%. Tài sản cố định giảm dần qua các năm. Năm 2020 giảm 648.754 nghìn VNĐ so với năm 2019, năm 2021 giảm 18.044.328 nghìn VNĐ so với năm 2020 tương ứng 3,89%. Vì Thiên Long là doanh nghiệp sản xuất nên tỷ trọng TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nhưng cuối năm 2021 TSCĐ lại giảm. Doanh nghiệp cần xem lại chính sách đầu tư và tình hình đầu tư và chu kỳ kinh doanh. Cần phải có phương pháp trích khấu hao phù hợp.
  • 20. 20 Tài sản cố định khác năm 2021 giảm mạnh 34.566.382.607 tương ứng tỷ lệ 31,64%. 2021 là 1 năm bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid khiến nhiều doanh nghiệp không thể sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, dẫn đến các TSCĐ không hoạt động nhưng vẫn phải trích lập khấu hao. Ngoài ra, khoa học ngày càng phát triển nhanh chóng, bộ phận TSCĐ vô hình có xu hướng tăng cao ( nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, bản quyền, phần mềm,...). Do đó, cần xem xét tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong TSCĐ như : TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính để có các chính sách phù hợp. Các khoản phải thu dài hạn tăng dần qua các năm. Đến năm 2021các khoản phải thu 1.162.683.000 tương ứng 25,08%. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần xem lại Chính sách tín dụng bán hàng, chính sách thanh toán tiền hàng và tình hình khả năng quản lí, đôn đốc và thu hồi nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng. Cụ thể hơn ; để đảm bảo doanh số tiêu thụ, quản lí hiệu quả và thu hồi các khoản nợ kịp thời, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách chiết khấu hợp lí; cần áp dụng chính sách tín dụng thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng, có biện pháp quản lí và đôn đốc thu hồi nợ nhằm giảm rủi ro có thể cảy ra. Tài sản dở dang dài hạn năm 2020 giảm 49,7% so với năm 2019, nhưng sang năm 2021 tăng so với năm 2020 là 41,73% tương ứng với tỉ trọng 0,2%, điều này cho thấy doanh nghiệp đã tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn, nhằm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Đầu tư tài chính dài hạn tăng dần qua các năm. Năm 2021 tăng 11.679.120.000 đông, tỷ lệ tăng 53,22% so với năm 2020, tương ứng với tỉ trọng tăng 0,43%, chứng tỏ điều kiện đầu tư của doanh nghiệp đang tăng, tiềm lực tài chính đang dồi dào việc đầu tư tài chính tăng sẽ dẫn đến việc Thiên Long đưa tên tuổi của mình lên cao hơn. Năm 2021 là năm mà khoản mục chứng khoán rất phát triển và được nhiều người quan tâm, ngoài ra cuối năm 2021 là thời điểm mà cơn sốt bất động sản lên ngôi. => Phân tích trên cho thấy : Việc phân bổ tài sản ở Doanh nghiệp đang có sự thay đổi rõ rệt : tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất kinh doanh, thu hút khách hàng, giảm các loại tài sản không cần thiết, tạo điều kiện sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn, hạn chế rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa phải đủ và phù
  • 21. 21 hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh và thực hiện các giao dịch cần tiền, tăng tốc độ luân chuyển vốn,…
  • 22. 22 Bảng 2.2 Bảng phân tích khái quát tình hình nguồn vốn tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính : nghìn VNĐ Chỉ tiêu Năm 2019 Tỷ trọng % Năm 2020 Tỷ trọng % Năm 2021 Tỷ trọng % Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % A.Nợ phải trả 609.917.056 25,23 % 566.339.505 24,47 % 620.560.103 25,37 % -43.577.551 -7,14% 54.220.598 0,9% I.Nợ ngắn hạn 554.653.680 22,95% 499.556.492 21,58% 578.295.639 23,64% -55.097.188 -9,93% 78.739.147 2,06% II.Nợ dài hạn 55.263.375 2,28% 66.783.013 2,89% 42.264.464 1,73% 11.519.638 20,84% -24.518.549 -1,16% B.Vốn chủ sở hữu 1.806.986.871 74,77 % 1.748.259.636 75,53 % 1.825.578.447 74,63 % -58.727.235 -3,25% 77.318.811 4,42%
  • 23. 23 I.Vốn CSH 1.806.986.871 1.748.259.636 1.825.578.447 1.Vốn góp của CSH 777.944.530 32,19% 777.944.530 33,61% 777.994.530 31,8% 0 0% 0 0% 2.Thặng dư vốn cổ phần 392.944.530 16,26% 361.633.483 15,62% 361.633.483 14,78% -31.311.047 -7,97% 0 0% 3.Chênh lệch tỷ giá hối đoái - 0% 92.630 0,002% (300.043) -0,01% 92.630.401 100% -207.773 -224% 4.Quỹ đầu tư và phát triển 158.019.722 6,54% 199.910.168 8,63% 228.691.572 9,36% 41.890.446 26,51% 28.781.404 14,4% 5.LNST chưa phân phối 478.077.816 19,78% 408.678.823 17,65% 457.608.904 18,7% -69.398.993 -14,51% 48.930.081 11,97% TỔNG NGUỒN VỐN 2.416.903.927 100,00 % 2.314.599.141 100,00 % 2.446.138.550 100,00 % -102.304.786 -4,23% 131.539.409 5,68% Nguồn : Bảng Cân đối kế toán CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019, 2020,2021
  • 24. 25 : Đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn: Tùy vào mỗi ngành sản xuất kinh doanh mà cơ cấu nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Ở đây Thiên Long đã sử dụng cơ cấu nguồn vốn hợp lí. Bời vì các doanh nghiệp sản xuất thường có tỷ lệ vốn chủ lớn hơn vốn vay vì để đầu tư nhiều vào TSCĐ để tập trung sản xuất. - Năm 2020 tổng nguồn vốn giảm 4,23% tương ứng với tổng tài sản tăng 4,23%. Sang năm 2021, tổng nguồn vốn của công ty đã tăng 131.538.409 tương ứng với 5,68%. Dẫn đến từ năm 2019 đến 2021 tổng nguồn vốn có tăng nhẹ. Để xem xét và hiểu rõ hơn về tình hình cấu trúc tài chính của Thiên Long trong năm 2021, ta sẽ đi vào phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu sau. Về chỉ tiêu Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn: Nợ phải trả của công ty năm 2021 tăng so với năm 2020 là 54.220.598.179 đồng tương ứng tăng 9,57% cho thấy sự biến động của các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn tăng 78.739.147.312 đồng nhưng các khoản nợ dài hạn lại giảm 24.518.549.133 Vì là doanh nghiệp sản xuất nên tỷ trọng vốn vay của Thiên Long không cao. Tỷ trọng đầu kì so với cuối kì chỉ hơn 0,9%. 1 cơ cấu nguồn vốn được xem là tối ưu là cơ cấu nguồn vốn với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Chi phí dử dụng vốn CSH sẽ cao hơn vốn vay nên doanh nghiệp đã tăng vốn vay vào năm 2021, tuy nhiên nếu trong giai đoạn tiếp theo doanh nghiệp tăng số vốn vay quá nhiều sẽ bị phụ thuộc vào vốn vay, dẫn đến mất khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính, vừa bị áp lực trả nợ Chỉ tiêu Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chỉ tiêu giảm nhiều nhất dẫn đến vốn CSH giảm trong năm 2021. Chênh lệch tỷ giá hối đoái năm 2021 giảm -207.412.793 về số tuyệt đối và 1,806,986,871 1,748,259,636 1,825,578,447 609,917,056 566,339,505 620,560,103 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Biểu đồ 2.2 CƠ CẤU NGUỒN VỐN Vốn CSH Nợ phải trả
  • 25. 26 giảm 223,91% về số tương đối. Chỉ tiêu Chênh lệch tỷ giá hối đoái không xuất hiện ở năm 2019, có thể ở năm 2019 doanh nghiệp chưa dự trữ hay mua bán ngoại tệ nhiều. Hai chỉ tiêu tăng mạnh trong Vốn CSH đó chính là Quỹ đầu tư và phát triển và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Quỹ đầu tư và phát triển của doanh nghiệp tăng 28.741.404.000 đồng tương ứng 14,4% chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng đầu tư hơn cho việc sản xuất – kinh doanh, mở rộng quy mô trên thị trường. Không chỉ tập trung mảng sản xuất, Thiên Long còn đẩy mạnh mảng bán lẻ hay cải thiện chất lượng các nhà sách. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2020 so với năm 2019 đã giảm 14,51% tương ứng với 69.398.993. Nhưng sang năm 2021, doanh nghiệp đã cố găng đưa doanh thu tăng 48.930.080.582 đồng tương ứng với tỷ lệ 11,97%, tăng tỷ trọng của chỉ tiêu thêm 1,05%. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Dù bị cản trở bởi dịch Covid nhưng doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi, doanh nghiệp cần phát huy. 2 chỉ tiêu Vốn góp của CSH và Thặng dự vốn cổ phần không đổi nhưng tỷ trọng đều bị giảm. Cụ thể, tỷ trọng của Vốn góp CSH giảm 1,81% và Thặng dư vốn cổ phần giảm 0,84%. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét lại bở vì thặng dư vốn cổ phần ảnh hưởng rất nhiều đến ý định đầu tư của các nhà đầu tư. Nếu thặng dư vốn cổ phần quá thấp sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư. 2.1.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long qua Báo cáo KQHĐKD Nguồn : Báo cáo KQKD CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019,2020,2021
  • 26. BẢNG 2.3. Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại CTCP Tập đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính : VND Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch 2019-2020 Chênh lệch 2020-2021 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ % 1.Doanh thu về bán hàng 3.298.710.950.005 2.686.850.511.330 2.738.400.566.048 -560.310.383.957 83,01% -51.550.054.718 -1,88% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu -46.229.443.953 (18.575.418.243) (53.848.615.712) -7.619.171.759 116,48% -35.273.197.469 -0,66% 3. Doanh thu thuần về bán hàng 3.252.481.516.052 2.668.275.093.087 2.684.551.950.336 -567.929.565.716 82,54% -16.276.857.249 -0.06% 4. Giá vốn hàng bán -2.054.990.358.755 (1.541.112.345.410) (1.654.810.794.517) 400.179.564.238 80,53% -113.698.449.107 -6,89%
  • 27. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 1.197.491.157.297 1.127.162.747.677 1.029.741.155.819 -167.750.001.478 85,99% 97.421.591.858 9,46% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 29.972.019.720 32.025.269.716 26.526.594.813 -3.445.424.907 88,50% 5.498.674.903 20,7% 7. Chi phí tài chính -14.334.036.161 (6.854.564.215) (15.968.918.896) -1.634.882.735 111,41% 9.114.354.681 -57,14% Trong đó: chi phí lãi vay -11.434.553.822 (7.019.978.348) (11.853.821.706) -419.267.884 103,67% 4.833.843.358 -40,79% 8. Chi phí bán hàng -500.044.195.759 (504.674.977.559) (488.676.448.608) 11.367.747.151 97,73% 15.998.528.951 3,28% 9.CP QLDN 285.140.218.494 (292.392.358.391) (254.856.941.468) -539.997.159.962 -89,38% 37.535.416.923 14,28% 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 427.944.726.603 355.266.117.228 296.765.441.660 -131.179.284.943 69,35% 58.500.675.568 19,72%
  • 28. 11. Thu nhập khác 9.723.383.622 5.391.709.425 8.799.926.472 -923.457.150 90,50% -3.407.732..35 -38,71% 12. Chi phí khác -817.351.647 (2.092.942.627) (1.927.894.452) -1.275.590.980 256,06% -165.048.175 8,57% 13. Lợi nhuận khác 8.906.031.975 3.298.766.798 6.872.032.020 -2.033.999.955 77,16% 3.573.265.222 52% 14. LNTT 436.850.758.578 358.564.884.026 303.637.473.680 -133.213.284.898 69,51% 54.927.410.346 18,09% 15.CP thuế TNDN hiện hành -954.012.038.665 (63.006.307.674) (61.440.847.225) 892.571.191.440 6,44% -1.565.460.449 2,56% 16. CP thuế TNDN hoãn lại 6.248.329.163 (18.851.163.095) (2.351.589.706) -8.599.918.869 -37,64% -16.499.573.389 -701,63% 17. LNST 349.087.049.076 276.707.413.257 239.845.036.749 -109.242.012.327 68,71% 36.862.376.508 17,28%
  • 29. Nhận xét: Nhìn chung bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Thiên Long trong 3 năm 2019 - 2021 có nhiều biến động, cụ thể:  Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Thiên Long có chỉ tiêu năm 2019 thấp hơn 2020 hơn 560 tỷ, tức là ở chỉ tiêu này 2020 chỉ đạt 83,01% so với 2019. Còn 2021 thấp hơn 2020 đến 51 tỷ động, tương ứng tỉ lệ -1,88% . Chỉ số này giảm đồng thời sẽ phản ánh mức giảm của các thành phẩm, bất động sản đầu tư cùng các doanh thu khác liên quan của công ty. Như vậy, chỉ tiêu này công ty có thể nói càng ngày càng giảm doanh thu đi.  Các khoản giảm trừ doanh thu tăng hơn 16.48% so với 2019, tương ứng với hơn 7 tỷ. Trong giai đoạn 2020-2021 thì giảm nhẹ hơn ở mức -0,66%, tức là năm 2021 công ty đã giảm 35 tỷ so với 2020. Như vậy các khoản chiết khấu thương mại, khoản giảm giá hàng bán và khoản hàng bán bị trả lại trong kì đang giảm xuống. Như vậy tuy chỉ tiêu này tăng ở giai đoạn 2019-2020 nhưng doanh nghiệp đã làm giảm các khoản làm trừ doanh thu trong 2020-2021.  Giai đoạn 2020-2019, doanh thu giảm nhưng các khoản giảm trừ lại tăng dẫn đến doanh thu thuần cũng giảm. Cụ thể, doanh thu thuần giảm gần 568 tỷ, nghĩa là nó chỉ đạt 82.54% năm 2019. Năm 2021, cũng nhờ các khoản giảm trừ doanh thu giảm mà dù doanh thu bán hàng có thấp hơn mức khoảng 1% có thể làm doanh thu thuần giảm. Đạt 0.06%, trong đó 6% tương ứng hơn 16 tỷ đồng, đây cũng là mức giảm nhẹ cho những cố gắng của công ty trong việc bớt đi khoản giảm trừ doanh thu. Đồng thời chỉ tiêu này cũng là số phản ánh doanh thu qua hoạt động bán hàng hay thành phẩm, bất động sản đầu tư, các doanh thu có được từ cung cấp dịch vụ hàng hóa và các doanh thu khác đã trừ đi khoản giảm trừ doanh thu trong báo cáo. Có thể thấy chỉ tiêu này trong 3 năm phân tích, doanh nghiệp đang có lượng doanh thu thuần giảm qua từng năm.  Chỉ tiêu tiếp theo phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa bán ra , các bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán. Các chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ đã cung cấp cùng các chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng hóa, đó là giá vốn hàng bán. Có thể doanh nghiệp đã giảm giá vốn của hàng hóa hay giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán. Ở đây, dễ thấy trong năm 2019-2020, chỉ
  • 30. tiêu này giảm 400 tỷ, chỉ đạt 80.53%% năm 2019, thế nhưng nó lại phản ánh mức giảm -6.89%, tương ứng hơn 113 tỷ đồng. Chứng tỏ doanh nghiệp trong 2 năm đã giảm phần nào chi phí sản xuất sản phẩm, nhằm tiết kiệm nhiều chi phí hơn.  Khi nhắc đến lợi nhuận gộp, có thể nghĩ ngay đến số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này trong 2020 giảm 167 tỷ và đạt xấp xỉ 86% so với 2019. Vì chi phí giá vốn hàng bán cả hai năm 2020 và 2021 đều âm nên thời gian này lợi nhuận gộp của công ty đều chiếm hơn nửa, điều này là điều đáng mừng vì công ty đã triển khai hoàn thành tốt kế hoạch tiết kiệm chi phí cho giá vốn hàng bán, dẫn đến lợi nhận gộp hai năm đều tăng. Vì doanh thu thuần có tăng nhẹ, nên chỉ tiêu lợi nhuận gộp này cũng giảm không đáng kể qua 2 năm phân tích. Vậy lợi nhuận gộp của Thiên Long từ 2019-2021 đề giảm qua từng năm.  Doanh thu hoạt động tài chính vốn là chỉ tiêu phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kì báo cáo của doanh nghiệp như tiền lãi ngân hàng hay tiền lãi đầu tư chứng khoán của công ty. Chỉ tiêu này đã giảm kể từ 2019-2020. Cụ thể, trong thời gian này, doanh thu hoạt động tài chính kể trên giảm khoảng 3 tỷ đồng, tương ứng với việc năm 2020 chỉ đạt 88.50% doanh thu này của 2019. Đồng thời tăng hơn 5 tỷ tương ứng với 20,7%. Vậy có thể nói, 2021 là một năm mà doanh nghiệp này tìm kiếm nguồn lãi nhiều hơn, đồng thời giảm bớt được một số chi phí.  Chi phí tài chính ở 2020 đã tăng từ hơn 14 tỷ lên gần 16 tỷ, có thể giải thích răng so với 2019 thì chỉ tiêu này đã tăng vượt mức 11.41% với giá trị chệnh lệch hơn 1 tỷ đồng; trong đó chi phí lãi vay tăng hơn 419 tỷ đồng, số tiền chênh lệnh này tương ứng 3.67% năm trước đó. Ngược lại với doanh thu hoảt động tài chính 2021, chi phí tài chính năm này so với 2020 đã giảm đi -57,14% tương đương giảm 9 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư các hoạt động tài chính đều mang về các nguồn lợi nhuận trong hai năm, bởi chi phí cho các hoạt động này còn thấp hơn doanh thu. Trrong đó, chi phí lãi vay phải trả đã tính vào chi phí tài chính cũng xoay quanh ở gần mức chi phí lãi vay, chi phí lãi vay năm 2021 với tỷ lệ 40,79% tương đương tăng hơn 4 tỷ đồng.  Chỉ tiêu tiếp theo là chi phí bán hàng, chỉ tiêu này đã giảm trong giai đoạn 2019-2020 một lượng hơn 11 tỷ, đòng nghĩa với việc chỉ đạt 97.73% so với cùng kỳ năm ngoái, . Còn ở năm 2021, có thể thấy được doanh nghiệp đã tăng chi phí bán hàng một khoản gần 16 tỷ đồng. Con số này phản ánh doanh nghiệp đã tăng tổng chi phí bán hàng hóa,
  • 31. thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ. Đây có thể cũng là một trong những hậu quả của việc ảnh hưởng dịch bênh mà Thiên Long đang phải gánh chịu trọng thời gian này. Như vây doanh nghiệp đang có nhiều biến động trong 3 năm. Có thể giai đoạn đầu đang là thời kì dịch bùng phát nên gây ảnh hưởng nhiều làm khoản này ở 2020 đi xuống, còn 2021 tăng có thể là thời kỳ doanh nghiệp đang vực dậy hậu Covid-19.  Giai đoạn phân tích đầu tiên cho thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xấp xỉ 540 tỷ. Tức là chi phí này ở năm 2020 bằng khoảng 89.38% năm 2019. Bên cạnh đó chỉ tiêu này 2021 so với 2020 cũng tăng nhẹ. Cụ thể tăng từ 254 tỷ xuống còn 292 tỷ, tương đương 14.28%. Vậy tức là tăng thêm chi phí quản lý nói chung và các chi phí khác nói riêng, bao gồm chi phí về lương và phụ cấp nhân viên quản lý, các loại hiểm và kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý cùng chi phí vật liệu mà công ty bỏ ra. Như vậy qua 3 năm, chi phí quản lý doanh nghiệp của Thiên Long có nhiều biến động.  Kế đến là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm có nhiều biến động. Cụ thể, nó đã giảm hơn 131 tỷ năm 2020 so với 2019, nghĩa là mức này so với 2019 chỉ đạt 69.35% . Còn ở 2021, chỉ tiêu này tăng 19,72% tương đương tăng 58 tỷ với tỷ lệ 2,26%. Như vậy cả hai mức lợi nhuận hai năm đều lớn, lên đến trăm tỷ đồng nhưng chênh lệnh của doanh thu hoạt động kinh doanh, doanh thu tài chính với các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã làm con số này tăng lên.  Thu nhập khác của doanh nghiệp ở giai đoạn phân tích thứ nhất giảm hơn 923 triệu, tức đạt 90.50% so với cùng kì 2019. Còn năm 2021 thì lại giảm hơn 3 tỷ so với 2020, tương ứng với 38,71%. Con số này có thể bao gồm các loại thu nhập từ các hoạt động chuyển nhượng chỉ tiêu như: vốn, quyền góp vốn, bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư, hay bên cạnh đó là quyền sử dụng tài sản và sở hữu tài sản. Qua 3 năm 2019-2021, thu nhập khác này đều giảm và có xu hướng giảm sâu hơn, từ giảm 923 triệu đến giảm 3 tỷ đồng.  Về phần chi phí khác, tổng các khoản chi phí này phải kể đến như là chi phí thanh lý, nhương bán tài sản cố định bao gồm cả đấu thầu hoạt động thanh lý. Các chi phí này đều không liên quan đến hoạt động thông thường của doanh nghiệp. So sánh cả hai năm 2019 và 2020, ta thấy chi phí khác của doanh nghiệp tăng từ hơn 817 triệu đã lên
  • 32. đến hơn 2 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng 256,06%. Trong đó, 156.06% tương ứng với giá trị chênh lệch hơn 1 tỷ đồng. Trong 2 năm phân tích 2020-2021, chi phí này đã tăng 8,57% tương ứng với 165 triệu đồng. Điều này nhìn chung có thể thấy, doanh nghiệp có thể đã chi rất nhiều các chi phí ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh để củng cố lại sau mùa dịch.  Số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí phát sinh (sau khi đã trừ thuế VAT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) hay còn gọi là chỉ tiêu lợi nhuận khác. Ở thời gian năm 2020 chính là thời gian mà lợi nhuận này giảm đi đáng kể, cụ thể nó đã giảm đến gần 3 tỷ đồng, tức là con số của lợi nhuận khác năm 2020 chỉ đạt 77.16% năm 2019. Cũng không thể phủ nhận răng trong năm 2021 so với 2020 nó đã giảm hơn một nửa, cụ thể là 52% tương ứng hơn 3 tỷ rưỡi so với 2020. Như vậy có thể thấy chỉ tiêu này trong 3 năm phân tích liên tục giảm và giảm càng sâu, từ giảm gần 3 tỷ đến mức giảm 3 tỷ rưỡi, tương ứng giảm từ 77.16% đến khoảng 52%.  Năm 2020 là một năm đầy biến động do doanh nghiệp đang trong thời kì bùng phát dịch bệnh, điều đó cũng giải thích cho việc lợi nhuận trước thuế giảm hơn 133 tỷ đồng, chỉ đạt 69.51%, đồng thời tỷ lệ cũng giảm 2.12% so với 2019 – thời điểm mà ảnh hưởng của dịch bệnh không quá rõ rệt nếu xét theo cả năm. Lợi nhuận này của công ty tăng hơn gần 55 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 18,09%. Để biết nguyên nhân vì sao khoản lợi nhuận này tăng, ta xét đến chi phí thuế của doanh nghiệp ở chỉ tiêu sau. Bởi đây là do chênh lệch khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác phát sinh trọng kỳ. Nhưng xét thế cả 3 năm công ty đều có nhiều biến động trong chỉ tiêu này, từ việc bùng phát covid, lợi nhuận đã từ mức giảm hơn 133 tỷ chuyển sang mức tăng 55 tỷ đồng. Mặc dù hai mức này, mức tăng không lớn hơn mức giảm nhưng cũng đủ khẳng định răng Thiên Long của 2021 đã sẵn sàng cho bước đầu chuyển mình trở lại với vị thế trước đó.  Về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của Thiên Long, có thể chia ra làm chi phí thu nhập hiện hành và chi phí thu nhập hoãn lại. Trong đó chi phí thu nhập hiện hành cả 3 năm đều giảm. Cụ thể năm 2020 thì giảm hơn 892 tỷ rưỡi so với 2019, nghĩa là mức chi phí thuế hiện hành năm này chỉ chiếm 6.44% năm trước. Còn năm 2021 giảm 2,56 % tương ứng hơn 1 tỷ đồng so với 2020. Còn chi phí thu nhập hoãn lại cũng giảm, nhưng chỉ tiêu này giảm rất sâu, giảm đến 701,63%, tương đương hơn 16 tỷ đồng, Điều
  • 33. này cũng dễ hiểu với do dịch bệnh phát sinh, các khoản doanh thu chênh lệch ít theo xu hướng giảm, các khoản chi phí biến động không đồng đều, kéo theo lợi nhuận cũng giảm đi.  Kéo theo dòng chảy ấy, lợi nhuận sau thuế cũng giảm hơn 109 tỷ trong 2019-2020, tương ứng với mức giảm đó là 68.71% tỷ lệ đạt đượcCòn lại, tăng đến 17,28% tương đương gần 37 tỷ với tỷ lệ 1,44% trong thời gian từ 2020 đến 2021. Tổng kết lại, nhận xét chung cùng với diễn biến giai đoạn 2019-2021 – một thời gian đầy rẫy những khó khăn, chông gai do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đây cũng là năm đánh dấu cột mốc doanh nghiêp 40 năm thành lập và đồng hành cùng người tiêu dùng qua nhiều thế hệ. Năm 2019 vừa qua, Thiên Long đạt doanh thu thuần 3.252,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 349,1 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng lần lượt 13,9% và 18,6%so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động truyền thông, quảng bá đã có nhiều đổi mới và diễn ra khẩn trương. Hoạt động kinh doanh cũng có nhiều cải tiến để phù hợp với tình hình thị trường và bối cảnh thế giới. Hoạt động sản xuất mặc dù ở hậu phương nhưng vẫn không ngừng cải tiến để nâng cao năng suất và chất lượng. Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của biến thể mới, tạo lực cản cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như sức cầu tiêu dùng còn yếu; rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn sản xuất. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế cả năm 2021 vẫn ghi nhận nhiều kết quả tích cực nhờ Chính phủ đẩy nhanh tiến trình bao phủ vaccine, việc linh hoạt điều chỉnh chiến lược chống dịch của chính phủ giúp cân bằng hơn giữa việc đảm bảo sức khỏe người dân và phục hồi. Tính chung cả năm 2021, GDP cả nước dù chỉ tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm 2020 và là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, song là mức rất đáng khích lệ, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Nhìn thẳng vào thực tế, Tập đoàn Thiên Long trong năm 2021 có thể thấy là năm thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, những khó khăn do dịch bệnh không thể cản bước mục tiêu trở thành “doanh nghiệp vạn tỷ” của Tập đoàn này. Giữa dịch bệnh bùng phát, Thiên Long vẫn trụ vững, thậm chí là tăng trưởng với lợi nhuận sau thuế tăng đến 17,28% so với năm 2020.
  • 34. Tập đoàn Thiên Long vượt qua phép thử Covid-19 nhờ khả năng đo lường rủi ro chuẩn xác, chiến lược ứng phó linh hoạt trên nền móng năng lực cạnh tranh vững chắc. Khi gặp thách thức, công ty đã kiên cường duy trì mọi hoạt động từ sản xuất đến kinh doanh, phát triển nhân lực. Về sản xuất, khi chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, Tập đoàn Thiên Long tăng cường hiệu quả trên mọi mặt trận từ tự chủ động nguyên vật liệu chính đến nỗ lực tăng sản lượng, giảm giá thành sản phẩm, do đó mà giá vốn hàng bán bị giảm đi. Bên cạnh đó tập đoàn này vẫn đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung mở rộng nhà phân phối ở thị trường Đông Nam Á, Trung Đông, Âu Mỹ. Lợi thế để Thiên Long vượt qua dịch bệnh là khả năng chuyển đổi số toàn diện, đồng bộ trong nội bộ. Với sự hỗ trợ đắc lực từ các công cụ số, bộ máy nhân lực của Tập đoàn vận hành ổn định và duy trì hoạt động toàn diện từ quản trị hệ thống, chuyển hướng kinh doanh trên kênh thương mại điện tử. Giữa dịch bệnh, Thiên Long gắn kết và chia sẻ cùng đội ngũ nhân sự, tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ nhân tài và xây dựng đội ngũ kế thừa, phát triển mô hình quản lý tập trung theo định hướng chiến lược của Tập đoàn. Cũng trong thời gian này, Thiên Long tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cao cấp, sản phẩm trẻ trung phù hợp xu hướng giới trẻ, các sản phẩm phục vụ giáo dục. Và dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, Thiên Long vẫn luôn duy trì các mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Minh chứng về sự hiệu quả của Thiên Long khi ứng phó với dịch bệnh thể hiện rõ qua các chỉ số kết quả kinh doanh nổi bật, hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra của Đại hội đồng Cổ đông năm trước. Năm 2021, Tập đoàn Thiên Long còn được gọi tên ở nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín như Huân chương Lao động hạng Ba do nhà nước trao tặng, Top 10 Sao Vàng đất Việt, danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 26 năm liên tục, Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam.
  • 35. 2.1.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • 36. Bảng 2.4 Bảng phân tích đánh giá khả năng tạo tiền 2019-2021 Đơn vị tính : nghìn VNĐ Chỉ tiêu Năm 2019 Tỷ trọng % Năm 2020 Tỷ trọng % Năm 2021 Tỷ trọng % Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Lợi nhuận kế toán trước thuế 436.850.758 228,9% 303.637.473 81,69% 358.564.884 71,22% -133.213.285 -30,49% 54.927.411 -10,47% 2.Lợi nhuận từ HĐKD trước những thay đổi VLĐ 477.139.936 250% 363.974.099 97,93% 415.257.134 82,49% -113.165.837 -23,71% 51.283.035 -15,44% 3.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 258.168.843 135,27% 368.569.355 99,16% 221.187.587 43,94% 110.400.512 42,76% -147.381.768 -55,22% 4.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ đầu tư (442.800.030) -232% 38.784.907 10,43% 99.339.149 19,73% 481.584.937 -108,7% 60.554.242 156,12% 5.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ tài chính 229.583.228 120,3% (226.587.809) -60,96% (188.550.568) -37,45% -456.171.037 -198,75% 38.037.241 -16,78%
  • 37. Lưu chuyển tiền thuần trong năm 44.952.041 23,55% 180.766.453 48,63% 131.976.168 26,21% 135.814.412 302,13% -48.790..285 -27% Tiền và tương đương tiền cuối năm 190.855.576 100,00% 371.680.211 100,00% 503.425.694 100,00% 180.824.635 94,74% 131.745.483 35,44% ( Nguồn : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019,2020,2021)
  • 38. Phân tích BCLCTT được tiến hành thông qua các nội dung sau 2.1.3.1 Phân tích đánh giá khả năng tạo tiền Bảng trên là bảng tính tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động trong tổng dòng thu 3 năm2019, 2020 và 2021 của Thiên Long. Tỷ trọng này thể hiện mức đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền của công ty, nói cách khác là khả năng tạo tiền của từng hoạt động. Tỷ trọng dòng tiền thu được từ HĐKD năm 2020 đạt số tiền lớn nhất 368.569.355 nghìn VNĐ, con số này tăng 42,76% so với năm 2019. Tuy nhiên sang năm 2021 lưu chuyển tiền lại giảm 147.381.768 nghìn tương ứng 55,22%. Vì 2021 là 1 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không được như mong muốn. Vì dịch nên các học sinh học online ở nhà nhiều nên các đồ dùng văn phòng phẩm cũng sẽ tiêu thụ chậm hơn. Tuy nhiên cần xem xét lại bở vì tỷ trọng này thấp chính tỏ lượng hàng hóa bán ra không được nhiều, số tiền phải thu từ khách hàng lớn và có nhiều khoản rủi ro. Năm 2019 dòng tiền tư hoạt động đầu tư âm đến 442.800.030 nghìn đồng nhưng từ năm 2020, dòng tiền dần có khởi sắc và đã không bị lỗ.Tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tư năm 2021 tăng 9,3%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi các khoản đầu tư về chứng khoán, thu lãi từ hoạt động đầu tư, nhượng bán các TSCĐ... Nhưng doanh nghiệp cũng cần để ý từ việc nhượng bán các TSCĐ bởi vì nếu số tiền này lớn thì phạm vi ảnh hưởng của doanh nghệp bị thu hẹp và năng lực sản xuất kinh doanh giảm sút. Tỷ trọng dòng tiên thu được từ hoạt động tài chính tăng 23,51%. Công ty cần sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài có hiệu quả hơn và xem xét các khoản vay và chọn nguồn vay phù hợp với tiềm lực tài chính của công ty. Việc phát hành cổ phiếu cũng cần được xem xét để không mang lại khoản lỗ cho công ty. 2.1.3.2 Phân tích khả năng chi trả thực tế trong doanh nghệp Các chỉ tiêu được sử dụng là :
  • 39. Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- +/- Hệ số trả nợ ngắn hạn 0,48 0,74 0,38 0,26 -0,36 Hệ số trả lãi 41,72 30,7 59,15 -11,02 28,45 ( Nguồn : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2019,2020,2021 ) Hệ số nợ ngắn hạn năm 2020 đã tăng mạnh so với năm 2019, tỷ lệ tăng đạt 54,1% nhưng hệ số trả nợ ngắn hạn năm 2021 giảm 0,36 so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ giảm 51,3%. Điều này cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm mạnh. Do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm đẫn đến hệ số trả nợ giảm. Khả năng trả lãi vay năm 2021 tăng 28,45 tương ứng với tỷ lệ 92,67% so với năm 2020, tăng 42,21% so với năm 2019. Chứng tỏ tiềm lực tài chính của năm 2021 đã mạnh hơn và doanh nghiệp đã đưa ra các quyết định vay ngắn hạn hay dài hạn phù hợp hơn. 2.1.3.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động  Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế giảm dần theo các năm 2019, năm 2020 và năm 2021.Lí do vì dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh giảm và chi phí cũng đã tăng một cách đáng kể, đặc biệt là chi phí khác. Nhất là ở 2 năm 2020 và 2021, các chi phí khác đã lên đến 2.092.942.627 và 1.275.590.980. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động cao nhất ở năm 2019 (477.139.936) và thấp nhất ở năm 2020 363.974.099. Có thể thấy, doanh nghiệp đã giữ lại một số tiền lớn để quản trị rủi ro cũng như dự phòng tổn thất cho các khoản nợ thu đã quá hạn thanh toán hoặc các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng khó thu hồi. Bên cạnh đó, lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ giảm mạnh theo từng năm.  Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Long năm 2021 có dấu hiệu chuyển biến tốt.
  • 40.  Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Năm 2019, doanh nghiệp kinh doanh lỗ nặng từ hoạt động đầu tư là 442.800.030, sang năm 2020 doanh nghiệp không còn lỗ và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tăng lên 38.784.907 nghìn VNĐ, và sang năm 2021 tăng 60.554.242 nghìn VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 156,12%. Tuy có biến động từ năm 2020 và vẫn còn đang lỗ nhưng sang năm 2021 doanh nghiệp đã kiểm soát được và có tiến triển tốt. Hàng tồn kho năm 2021 giảm mạnh so với năm 2020 cho thấy rằng sức tiêu thụ sản phẩm của công ty đang rất thấp. Mặt khác, công ty cũng đã chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác giảm vào năm 2021 (58.046.246.969) so với năm 2020 (85.086.927.060). Bên cạnh đó, tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác tăng vào năm 2021. Từ đó, ta thấy doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn là bán ra để mở rộng quy mô.  Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Tiền thu từ đi vay và tiền trả nợ gốc vay đều giảm qua các năm => Hoạt động tài chính của công ty sẽ giảm qua các năm. Thêm vào đó, doanh nghiệp đã dùng tiền từ đi vay ngân hàng để mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. =>Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng tốt, song hoạt động đầu tư và tài chính đang ở mức có thể chấp nhận được. 2.2 Phân tích các hệ số tài chính của CTCP Tập đoàn Thiên Long 2.2.1 Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán
  • 41. Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của CTCP Tập Đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021 STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- +/- 1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 3,96 4,09 3,94 0,13 -0,15 2 Tỷ số thanh toán hiện thời 3,3 3,4 3,23 0,1 -0,17 3 Tỷ số thanh toán nhanh 2,25 2,34 2,03 0,09 -0,31 4 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 8,4 6,94 10,54 -1,46 3,6 5 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 38,2 25,61 51,08 -12,59 25,47 6 Số vòng thu hồi nợ 7,03 5,35 6,48 -1,68 1,13 7 Thời gian thu hồi nợ bình quân 51,92 68,22 56,33 16,3 -11,89 8 Hệ số các khoản phải thu 0,24 0,18 0,16 -0,06 -0,02 9 Hệ số các khoản phải trả 0,25 0,24 0,25 -0,01 0,01 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập Đoàn Thiên Long)  Nhận xét:  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
  • 42. Nếu trị số của chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng quát ≥ 1, doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại, trị số này <1, doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng trang trải các khoản nợ phải trả. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát lần lượt là 3,96 (2019), 4,09 (2020) và 3,94 (2021). Ba trị số này lớn hơn 1 cho thấy tổng tài sản lớn hơn tổng nợ, tài sản hiện có của công ty đủ để thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên trị số này quá cao, khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty sẽ kém hiệu quả. Do đó năm 2021 công ty đã chú trọng hơn trong chính sách huy động vốn bằng nợ vay khiến cho trị số giảm 0,15 từ tương ứng giảm 3,67%.  Tỷ số thanh toán hiện thời (Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này < 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp. Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 3,3, 3,4 và 3,23. Ba trị số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ cao. Năm 2020 trị số này tăng 0,1 tương ứng tăng 3,03% so với năm 2019. Tuy nhiên năm 2021 trị số này giảm 0,17 tương ứng giảm 5% so với năm trước cho thấy khả năng thanh toán giảm nhưng điều này cũng có mặt tích cực vì nếu tỷ số thanh toán hiện thời quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả.  Tỷ số thanh toán nhanh Nếu trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn bằng 1, khả năng thanh toán nhanh tốt. Nhưng nếu trị số lớn hơn 1 quá nhiều, mặc dù doanh nghiệp đảm bảo thừa khả năng thanh toán nhưng do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh. Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 2,25, 2,34 và 2,03. Ba trị số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp có thể thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2019 trị số này lớn hơn 1 quá nhiều và năm 2020 tiếp tục tăng thêm 0,09 tương đương 4%. Với trị số lớn như vậy mặc dù doanh nghiệp đảm bảo thừa khả năng thanh toán nhưng do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vậy nên năm 2021
  • 43. trị số này giảm 0,31 tương ứng giảm 13,25% so với năm trước nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Trong ba năm phân tích thì hệ số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời và điều này chứng tỏ rằng tài sản ngắn hạn phụ thuộc chủ yếu vào hàng tồn kho, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn khá thấp. Doanh nghiệp cần cân nhắc tránh đầu tư vào tài sản có tính thanh khoản thấp hay trích khấu hao cao vì làm vậy khả năng thu hồi vốn lâu và ảnh hưởng đến việc thanh toán nợ.  Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Năm 2020 giảm 1,46 từ 8,4 (2019) xuống còn 6,94 tương ứng giảm 17,38%. Năm 2021 tăng 3,6 so với năm 2020 từ 6,94 lên 10,54 tương ứng tăng 51,87%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp ngày càng tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng tránh đầu tư quá nhiều vào tài sản dài hạn mà bỏ qua các tài sản và chi trả các chi phí khác.  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Năm 2019 là 38,2 nhưng giảm xuống còn 25,61 vào năm 2020. Sau đó tăng mạnh 25,47 từ 25,61 lên 51,08 tương ứng tăng 99,45%. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao, là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nhgiệp lành mạnh.  Số vòng thu hồi nợ và thời gian thu hồi nợ bình quân Chỉ tiêu số vòng quay khách hàng là chỉ tiêu cho thấy trong kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Nếu số vòng quay phải thu khách hàng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, có chính sách thanh toán tiền hàng hợp lí. Tuy nhiên, trong trường hợp số vòng quay phải thu khách hàng quá cao cũng sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến doanh số tiêu thụ do doanh nghiệp áp dụng phương thức tín dụng quá chặt chẽ. Số vòng thu hồi nợ năm 2020 giảm 1,68 vòng so với năm 2019. Năm 2021 tăng 1,13 vòng so với năm 2020 tương ứng tăng 21,12%. Số vòng thu hồi nợ càng lớn thì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn: năm 2021 thời gian thu hồi nợ bình quân ngắn hơn 11,89 ngày so với năm trước (năm 2020: 68,22 ngày; năm 2021: 56,33 ngày) nhưng vẫn chưa ngắn bằng năm 2019 (51,92 ngày). Nếu thời gian vòng quay phải thu khách hàng càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu thời gian vòng quay phải thu
  • 44. khách hàng quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, do đó, sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp.  Hệ số các khoản phải thu Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,24, 0,18 và 0,16. Năm 2020 giảm 0,06 so với năm 2019 từ 0,24 xuống 0,18 tương ứng giảm 25%. Năm 2021 giảm 0,02 so với năm 2020 từ 0,18 xuống 0,16 tương ứng giảm 11,11%. Hệ số này giảm dần qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp bị ít chiếm dụng vốn hơn và từ số tiền thu được đó có thể chi trả các khoản chi phí.  Hệ số các khoản phải trả Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,25, 0,24 và 0,25. Năm 2020 giảm 0,01 so với năm 2019 từ 0,25 xuống 0,24 tương ứng giảm 4% Năm 2021 tăng 0,01 so với năm 2020 từ 0,24 lên 0,25 tương ứng tăng 4,17%, tăng về mức bằng với năm 2019. Cho thấy mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên. Nhưng ở mức độ tăng nhẹ 0,1 nên chưa đến mức phải cân nhắc và xem xét. 2.2.2. Nhóm hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản ( Nguồn : BCTC hợp nhất CTCP Tập đoàn Thiên Long các năm 2019,2020,2021 )  Nhận xét:  Hệ số nợ Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,25, 0,24 và 0,25. Ba trị số này đều bé hơn 1 cho thấy tổng tài sản của doanh nghiệp đang lớn hơn tổng nợ, công ty vẫn đang duy trì có khả
  • 45. năng thanh toán được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình. Năm 2020 trị số này giảm 0,01 tương ứng giảm 4% so với năm trước. Năm 2021 trị số này tăng 0,01 tương ứng tăng 4,17% so với năm trước. Hệ số nợ có xu hướng tăng thì đó là biểu hiện của việc công ty không có sẵn tiền hoặc không thể trả hết nợ và ngược lại. Trong tương lai nếu hệ số này tiếp tục tăng vượt quá 1 thì công ty rất có thể sẽ vỡ nợ hoặc phá sản.  Hệ số vốn Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,75, 0,76 và 0,75. Ba trị số này đều gần với 1 chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng tăng vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư từ vốn chủ sở hữu. Năm 2020 tăng 0,01 tương ứng tăng 1,33% so với năm 2019. Năm 2021 trị số này giảm 0,01 tương ứng giảm 1,32% so với năm trước  Hệ số đòn bẩy tài chính Năm 2019, 2020 và 2021 đạt lần lượt là 0,34, 0,32 và 0,34. Ba trị số này đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang quản lý rủi ro từ những khoản nợ khá tốt, hệ số càng nhỏ thì năng lực tài chính càng mạnh. Nếu doanh nghiệp cần thanh toán nợ gấp thì vẫn có đủ năng lực tài chính để ứng phó với khoản nợ này. Năm 2020 trị số này giảm 0,02 tương ứng giảm 5,88% so với năm trước. Năm 2021 trị số này tăng 0,02 tương ứng tăng 6,25% so với năm trước  Tỷ suất đầu tư vào TSDH/TSNH Công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn giúp xoay vòng vốn nhanh. Năm 2020 công ty tăng cường đầu tư vào TSDH, tăng 0,02 tương ứng tăng 8,33% và giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0,02 tương ứng giảm 2,63% so với năm 2019. Năm 2021 công ty tăng cường đầu tư vào TSNH, tăng 0,02 tương ứng tăng 2,7% và giảm đầu tư vào tài sản dài hạn 0,02 tương ứng giảm 7,69% so với năm trước. Mức tăng giảm này khiến cho các trị số trở về bằng với thời điểm năm 2019. Doanh nghiệp cần cân nhắc nên đầu tư vào tài sản ngắn hạn hay dài hạn để phù hợp với sản xuất hàng hóa, không nên lấy nợ ngắn hạn để đầu tưu tài sản dài hạn và ngược lại. 2.2.3. Nhóm hệ số phản ánh hiệu suất (hiệu quả) hoạt động
  • 46. Bảng 2.7 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động của CTCP Tập Đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021 STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- +/- 10 Hệ số vòng quay hàng tồn kho 3,24 2,97 2,52 -0,27 -0,45 11 Hệ số vòng quay các khoản phải thu 14,06 10,69 7,45 -3,37 -3,24 12 Hệ số vòng quay các khoản phải trả 3,80 2,73 2,78 -1,07 0,05 13 Hệ số vòng quay của tổng tài sản 1,54 1,14 1,12 -0,4 -0,02 14 Thời gian thanh toán công nợ 108,33 129,72 140,55 21,39 10,83 15 Vòng quay TSCĐ 7,38 5,99 5,79 -1,39 -0,2 16 Kỳ thu tiền bình quân 25,59 68,79 57,06 44,2 -11,73 17 Số ngày tồn kho bình quân 112,51 122,70 144,87 0,19 22,17 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập Đoàn Thiên Long)  Nhận xét: - Hệ số vòng quay hàng tồn kho:
  • 47.  Hệ số năm 2019 là 3,24; 2020 là 2,974 còn năm 2021 là 2,519 thể hiện sự chênh lệch là -0,27 và -0,45 tương ứng -8,33 và -15,15 cho thấy hệ số tốc độ hàng tồn kho năm 2021/2020 thấp và bị giảm sút đáng kể so với năm 2019/2020  Chỉ số hàng tồn kho năm 2019 và 2020 cao cho thấy tập đoàn bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong tập đoàn.  Chỉ số hàng tồn kho năm 2021 giảm cho thấy tập đoàn bán hàng chậm hơn và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều trong tập đoàn. - Hệ số vòng quay các khoản phải thu:  Hệ số vòng quay khoản phải thu năm 2019 là 14,06; năm 2020 là 10,69 còn năm 2021 là 7,45 cho thấy đã bị sụt giảm -3,37 và -3,24 lần tương ứng -23,97 và -30,31%  Hệ số vòng quay khoản phải thu năm 2019 và 2020 cao chứng tỏ chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của tập đoàn hiệu quả. Chỉ số này cao cũng cho thấy dòng tiền của tập đoàn tăng sau khi khách hàng thanh toán các khoản nợ. Tập đoàn không có nhiều nợ xấu và có thể đảm bảo việc giải phóng hạn mức tín dụng sau này.  Hệ số vòng quay khoản phải thu năm 2021 thấp và bị sụt giảm chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của tập đoàn kém hiệu quả trong năm này. - Hệ số vòng quay các khoản phải trả:  Hệ số khoản phải trả năm 2019 là 3,80; năm 2020 là 2,73 còn năm 2021 là 2,78 thể hiện có sự tăng nhẹ nhưng không đáng kể  Vòng quay các khoản phải trả năm 2020 thấp hơn năm 2019 chứng tỏ khả năng thanh toán công nợ của tập đoàn kém, tài chính không vững mạnh, Tập đoàn nợ nhiều và khả năng thanh toán nhiều rủi ro.  Vòng quay các khoản phải trả năm 2021 cao hơn năm 2020 chứng tỏ khả năng thanh toán công nợ của tập đoàn tốt, tài chính của tập đoàn vững mạnh. Tập đoàn nợ ít và ít có rủi ro về khả năng thanh toán, uy tín doanh nghiệp cũng được tăng cao. - Hệ số vòng quay của tổng tài sản:  Hệ số vòng quay tổng tài sản năm 2019 là 1,54; năm 2020 là 1,13 còn năm 2021 là 1,12 có sự chênh lệch  Hệ số vòng quay tổng tài sản giảm chứng tỏ sử dụng tài sản của tập đoàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh bị giảm hiệu quả.
  • 48. - Thời gian thanh toán công nợ:  Thời gian thanh toán công nợ từ 108,33 (2019); 129,72 (2020) ngày lên 140,55 (2021) tăng 10,83 ngày tương ứng với tỷ lệ tăng 8,35%. Cho thấy chính sách mua hàng của công ty năm 2021 chưa hiệu quả bằng 2020, công ty cần chú ý đầu tư các tài sản hợp lí phù hợp với ngành nghề kinh doanh, thu xếp trả nợ các khoản nợ đúng hạn. - Vòng quay TSCĐ:  Vòng quay TSCĐ năm 2020/2019 giảm 1,39; năm 2021/2020 tăng 0,02 so với năm 2020. Doanh nghiệp cần cố gắng để trị số của chỉ tiêu này tăng lên bởi vì các nhà đầu tư sẽ xem xét chỉ số này khi đưa ra quyết định đầu tư. - Kỳ thu tiền bình quân:  Kỳ thu tiền bình quân năm 2021 giảm 11,73 ngày tương ứng với tỷ lệ 17,05%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chuẩn bị một kế hoạch chi tiêu hiệu quả để trang trải các chi phí. Tuy nhiên năm 2021 là năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, đa số các công ty đều gặp khó khắn trong kinh doanh, nếu sang 2022 Thiên long vẫn áp dụng các quy tắc thanh toán nghiêm ngặt sẽ dẫn đến khách hàng quay lưng, tìm doanh nghiệp khác để cung cấp hàng hóa. Những quy tắc thanh toán nghiêm ngặt chỉ áp dụng với một số nhóm khách hàng nhất định. - Số ngày tồn kho bình quân:  Số ngày hàng tồn kho bình quân tăng từ 112,51 lên 122,70 và tăng từ 122,7 lên 144,87 ngày tương ứng 22,17 ngày tăng, tỷ lệ tăng 18,06%. Vì năm 2021 do dịch Covid hoành hành khiến công việc kinh doanh của nhiều công ty gặp khó khăn, chuỗi cung ứng đứt đoạn, học sinh học online ở nhà nhiều dẫn đến công ty có số hàng tồn kho nhiều hơn. Năm 2022 khi nền kinh tế dần trở nên ổn định thì có thể quay trở lại việc sản xuất kinh doanh như ban đầu. 2.2.4. Nhóm hệ số phản ánh khả năng sinh lời
  • 49. Bảng 2.8 : Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của CTCP Tập Đoàn Thiên Long giai đoạn 2019-2021 STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- +/- 1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) 0,11 0,09 0,10 -0,02 0,01 2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0,19 0,13 0,15 -0,06 0,02 3 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 0,16 0,10 0,11 -0.06 0,01 4 Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) 0,33 0,10 0,01 -0,23 -0,09 ( Nguồn : BCTC hợp nhất CTCP Thiên Long các năm 2019, 2020,2021)  Nhận xét: - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS):  Chỉ tiêu năm 2019 là 0,11 chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế bé hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Hiệu quả hoạt động kinh doanh đang kém, các sản phẩm có biên lợi nhuận thấp và vấn đề chi phí cần được xem xét.  Chỉ tiêu năm 2020 là 0,09 chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Doanh nghiệp đang có khả năng cạnh tranh tốt, các sản phẩm có biên lợi nhuận cao và kiểm soát tốt chi phí đầu vào.
  • 50.  Chỉ tiêu năm 2021 là 0,10 chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế bé hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Hiệu quả hoạt động kinh doanh đang kém, các sản phẩm có biên lợi nhuận thấp và vấn đề chi phí cần được xem xét.  Mức chỉ tiêu giữa 2 năm chênh lệch -0,79 lần cho thấy khả năng sinh lời của tập đoàn Thiên Long là bé và đã dần bị giảm sút. Ta có thể thấy tỉ suất này đã bị âm 0,79 lần chứng tỏ tập đoàn đang thu nhập không đủ bù đắp chi phí. Tình hình sản xuất cả năm không có lãi, dẫn đến áp lực rất lớn đè lên tập đoàn. Nếu như tình trạng này kéo dài nhiều, tất yếu sẽ dẫn đến tập đoàn Thiên Long phải ngừng hoạt đọng, thậm chí là phá sản. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2020 dưới mức tối thiểu thể hiện lợi nhuận thu được trên một đồng vốn chủ sở hữu cực bé, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chưa có và không khả quan, không có ngân sách để tái sản xuất cũng như phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp.  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2021 đạt đúng mức tối thiểu chứng tỏ lợi nhuận thu được trên một đồng vốn chủ sở hữu chưa lớn, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp còn chưa cao và chưa khả quan, công ty thực sự chưa có lãi, chưa có đủ nhiều ngân sách để tái sản xuất và phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp. - Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của tài sản cả 3 năm của tập đoàn chưa cao nên cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp còn thấp và có sự biến động chưa cao - Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI):  Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư còn thấp nên chưa có sự tác động tạo ra giá trị cổ đông lâu dài và mạnh mẽ, mức độ của đội ngũ quản lý trong việc chi tiêu hiệu quả tiền của mình vào các khoản đầu tư sinh lời để tăng sự giàu có của của đông còn kém.  Vốn đầu tư của tập đoàn được sử dụng chưa thực sự hiệu quả nên mức chênh lệch giữa 3 năm chưa thực sự đáng kể. 2.3 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng nguồn
  • 51.
  • 52.
  • 53.
  • 54. Bảng 1: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn TÀI SẢN 2020 2021 Sử dụng vốn Nguồn vốn A. Tài sản ngắn hạn 1,701,751,836,942 1,867,453,670,532 1. Tiền và các tương đương tiền 371,680,211,939 503,425,694,773 +Tiền 152,680,211,939 339,074,817,864 186,394,605,925 +Các khoản tương đương tiền 219,000,000,000 164,350,876,909 54,649,123,091 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 372,000,000,000 239,999,139,200 132,000,860,800 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 415,009,507,750 398,342,077,637 + Phải thu ngắn hạn của KH 386,750,747,429 360,613,054,625 26,137,692,804 + Trả trước cho người bán ngắn hạn 16,500,972,908 30,644,903,658 14,143,930,750 + Phải thu NH khác 11,926,026,574 19,423,980,217 7,497,953,643 + Dự phòng phải thu NH khó đòi 168,239,161 12,339,860,863 12,171,621,702 4. Hàng tồn kho 530,224,405,469 693,114,318,297 162,889,912,828 5. TSNH khác 12,837,711,784 32,572,440,625 19,734,728,841 B. TS dài hạn 612,847,304,820 578,684,880,396 1. Các khoản phải thu dài hạn 4,636,517,123 5,799,200,123 1,162,683,000 2. TSCĐ 463,588,241,667 445,543,912,696 + Nguồn giá 1,057,822,167,370 1,099,179,805,970 41,357,638,600 + Giá trị khấu khấu hao lũy kế 594,233,925,703 653,635,892,274 59,401,966,571 3. TS dở dang dài hạn 13,434,075,449 19,040,558,603 5,606,483,154 4. Đầu tư tài chính dài hạn 21,942,320,000 33,621,440,000 11,679,120,000 5. TS dài hạn khác 109,246,150,581 74,679,767,974 34,566,382,607 Tổng TÀI SẢN 2,314,599,141,762 2,446,138,550,928 450,467,056,741 318,927,647,575 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 566,339,505,472 620,560,103,651 1.Nợ ngắn hạn 499,556,492,085 578,295,639,397 + Phải trả người bán 113,224,556,606 192,966,654,832 79,742,098,226 + Người mua trả trước 6,686,687,740 6,770,731,724 84,043,984 + Thuế và các khoản phải nộp cho NN 18,846,224,521 23,159,487,331 4,313,262,810 + Phải trả người lao động 23,820,358,291 27,023,465,313 3,203,107,022 + Chi phí phải trả NH 93,748,732,179 96,976,213,042 3,227,480,863 + Phải trả nh khác 147,248,648,694 49,255,503,644 97,993,145,050 + Vay NH 90,142,614,189 173,272,112,971 83,129,498,782 + Quỹ khen thưởng và phúc lợi 5,838,669,865 8,871,470,540 3,032,800,675 2. Nợ dài hạn 66,783,013,387 42,264,464,254 24,518,549,133 B. Vốn chủ sở hữu 1,748,259,636,290 1,825,578,447,277 1. Vốn góp của chủ sở hữ 777,944,530,000 777,944,530,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 361,633,483,711 361,633,483,711 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 92,630,401 300,043,194 392,673,595 4. Qũy đầu tư phát triển 199,910,168,556 228,691,572,556 28,781,404,000 5. LN sau thuế 408,678,823,562 457,608,904,144 48,930,080,582 TỔNG NGUỒN VỐN 2,314,599,141,762 2,446,138,550,928 122,904,367,778 254,443,776,944 Tổng mức biến độngTS và NV: 573,371,424,519 573,371,424,519
  • 55. Từ bảng 1 lập được bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Nội dung Số tiền Tỷ trọng Diễn I. Tăng tài sản 450,467,056,741 78.56% biến 1. Tiền 186,394,605,925 32.51% sử 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 14,143,930,750 2.47% dụng 3. Phải thu NH khác 7,497,953,643 1.31% vốn 4. Hàng tồn kho 162,889,912,828 28.41% 5. TSNH khác 19,734,728,841 3.44% 6. Các khoản phải thu dài hạn 1,162,683,000 0.20% 7 Nguồn giá 41,357,638,600 7.21% 8 TS dở dang dài hạn 5,606,483,154 0.98% 9 Đầu tư tài chính dài hạn 11,679,120,000 2.04% II. Giảm nguồn vốn 122,904,367,778 21.44% 1 Phải trả nh khác 97,993,145,050 17.09% 2. Nợ dài hạn 24,518,549,133 4.28% 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 392,673,595 0.07% Tổng cộng 573,371,424,519 100% Diễn I. Giảm tài sản 318,927,647,575 55.62% biến 1 các khoản tương đương tiền 54,649,123,091 9.53% sử 2. Đầu tư tc ngắn hạn 132,000,860,800 23.02% dụng 3 Phải thu ngắn hạn của KH 26,137,692,804 4.56% nguồn 4 dự phòng phải thu NH khó đòi 12,171,621,702 2.12% vốn 5 giá trị khấu khấu hao lũy kế 59,401,966,571 10.36% 6. TS dài hạn khác 34,566,382,607 6.03% II. Tăng nguồn vốn 254,443,776,944 44.38% 1 Phải trả người bán 79,742,098,226 13.91% 2 Người mua trả trước 84,043,984 0.01% 3 Thuế và các khoản phải nộp cho NN 4,313,262,810 0.75% 4 Phải trả người lao động 3,203,107,022 0.56% 5 Chi phí phải trả NH 3,227,480,863 0.56% 6 Vay NH 83,129,498,782 14.50% 7 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 3,032,800,675 0.53% 8 Qũy đầu tư phát triển 28,781,404,000 5.02% 9 LN sau thuế 48,930,080,582 8.53% Tổng cộng 573,371,424,519 100%
  • 56. Nhận xét : Năm 2022, quy mô sử dụng vốn của công ty tăng 573.371.424.519 so với năm 2020, trong đó công ty đã sử dụng vốn vào các mục đích chủ yếu sau : - Tăng dự trữ tiền 186 tỷ đồng chiếm 32,51% - Dự trữ thêm hàng tồn kho gần 163 tỷ đồng chiếm 28,41% - Trả nợ phải trả ngắn hạn khác gần 98 tỷ đồng chiếm 17,09% Và để tài trợ cho các mục đích trên công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau : - Giảm đầu tư tài chính ngắn hạn 23,02% tương ứng hơn 130 tỷ đồng - Tăng thêm vay ngân hàng hơn 83 tỷ đồng chiếm 14,5% - Chiếm dụng thêm vốn phải trả cho người bán gần 80 tỷ đồng chiếm 13,91% 2.4 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại CTCP Tập đoàn Thiên Long 2.4.1 Kết quả đạt được 2.4.1.1 Nhóm hệ số phản ánh khả năng hoạt động Phân tích tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn, ta thấy tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn qua 2 năm khá ổn định. Số vòng quay các khoản phải thu và thời gian một vòng quay các khoản phải thu năm 2021 cải thiện hơn so với năm 2020 cho thấy công ty đã có chính sách thu hồi vốn khá tốt, tránh bị chiếm dụng vốn nhiều. Số vòng quay hàng tồn kho và thời gian một vòng quay hàng tồn kho năm 2021 so với năm 2020 tăng vượt lên cho thấy hoạt động bán hàng của công ty được đẩy mạnh và phục hồi, tránh ứ đọng hàng tồn kho. 2.4.1.2 Về khả năng thanh toán Các hệ số về khả năng thanh toán đều tăng qua các năm, chứng tỏ công ty cũng đã quan tâm đến khả năng thanh toán của mình, trong đó hệ số thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều trên 1 cho thấy công ty đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn. 2.4.1.3 Về cơ cấu tài chính
  • 57. Công ty có cơ cấu tài sản ngắn hạn cao hơn tài sản dài hạn cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty được đảm bảo hơn. Trong khi đó, quy mô nguồn vốn của công ty cũng tăng lên do huy động vốn của chủ sở hữu và đặc biệt là từ nguồn vốn vay, cho thấy chính sách huy động vốn đã mang lại hiệu quả. 2.4.2. Hạn chế 2.4.2.1. Về tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn Kết quả phân tích cho thấy có sự cải thiện về số vòng quay các khoản phải thu, hàng tồn kho, tuy nhiên kết quả này mới là phục hồi bước đầu, chưa vững chắc cho thấy vẫn phải có những giải pháp mang tính lâu dài hơn để nâng cao tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn. 2.4.2.2. Về khả năng thanh toán Các hệ số khả năng thanh toán của công ty mặc dù đều tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức rất thấp đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời, mà nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng nhanh. 2.4.2.3. Về khả năng sinh lời Các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty như tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm không ổn định và đang ở mức rất thấp. Có thể kể đến năm 2021 suất sinh lời của doanh thu chỉ đạt 0,0061 lần, trong khi đó năm 2020 cũng chỉ là 0,0015 lần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu kém, việc quản lý chi phí còn chưa tốt dẫn đến lợi nhuận thấp. 2.4.2.4. Về cơ cấu tài chính Khoản mục tiền và tương đương tiền của đơn vị tăng mạnh năm 2021 so với 2020 do thực hiện các khoản vay trong năm Tuy nhiên cũng có thể cho thấy rằng, việc quản lý các khoản tiền và tương đượng tiền chưa được tính toán về dự trữ hợp lý quỹ tiền mặt. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, trong khi khả năng thanh toán ngắn hạn cũng chỉ vừa đủ cho thấy rủi ro thanh toán trong tương lai. 2.4.3. Nguyên nhân