SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Sự phân hóa sẽ rõ ràng hơn trong tháng Bảy
TTCK tháng 6 chủ yếu vận động đi ngang nhưng thực sự đã có những dấu hiệu tích
cực vào những ngày cuối tháng. Mức tăng tốt và liên tục của chỉ số kết hợp với sự hồi
phục về thanh khoản trong hơn một tuần cuối của tháng 6 cho thấy giới đầu tư đã
dần lấy lại sự tự tin và đã mạnh dạn hơn trong việc giải ngân vào cổ phiếu. Được ủng
hộ bởi sự đồng thuận của các chỉ tiêu vĩ mô như lạm phát thấp, cán cân thương mại
thăng dự và tăng trưởng GDP tích cực, chúng tôi cho rằng, tâm lý này sẽ vẫn được
duy trì trong tháng Bảy. Bên cạnh đó, trong tháng Bảy, một số công ty sẽ bắt đầu
công bố chính thức KQKD quý 2 và một số có kết quả ước tính hoặc dự báo của giới
phân tích. Chúng tôi cho rằng, đây sẽ là cơ sở thúc đẩy sự sự phân hóa về biến động
giá giữa các nhóm các cổ phiếu cụ thể.
Dù khả năng tình hình biển Đông có những diễn biến bất ngờ vẫn là một quan ngại
thường trực đối với thị trường chứng khoán, không thể phủ nhận là tâm lý của nhà
đầu tư đối với vấn đề này đã vững vàng hơn giai đoạn đầu khi căng thẳng mới bùng
nổ. Riêng về hoạt động của khối ngoại, chúng tôi không nhận thấy điểm nào để lo
lắng. Trong bối cảnh các nền kinh tế lớn vẫn duy trì cam kết với chính sách tiền tệ mở
rộng và lãi suất thấp, TTCK Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước
ngoài.
Do đó, tựu chung lại, tháng 7 được dự báo sẽ là một tháng tích cực đối với TTCK Việt
Nam.
460
480
500
520
540
560
580
600
-
50,0
100,0
150,0
200,0
21/04 05/05 14/05 23/05 03/06 12/06 23/06
KL khớp lệnh (triệu đv) VN-Index
60
65
70
75
80
85
-
20,0
40,0
60,0
80,0
100,0
120,0
21/04 05/05 14/05 23/05 03/06 12/06 23/06
KL khớp lệnh (triệu đv) HNX-Index
Phòng Phân tích
Đoàn Thị Thanh Trúc – Trưởng Phòng
truc.dtt@vdsc.com.vn
Nguyễn Bá Phước Tài
tai.nbp@vdsc.com.vn
Trần Thị Hà My
my.tth@vdsc.com.vn
Nguyễn Tấn Huy
huy.nt@vdsc.com.vn
Trần Thùy Dung
dung.tt@vdsc.com.vn
---------------------------------------
Nguyễn Thị Phương Lam
lam.ntp@vdsc.com.vn
Bùi Thị Tâm
tam.bt@vdsc.com.vn
Nguyễn Thanh Thúy
thuy.nt@vdsc.com.vn
07/07/2014
Chiến lược đầu tư tháng 07/2014
Chuẩn bị cho cơ hội tái cơ cấu danh mục
07/07/2014
Nội dung chính
KINH TẾ THẾ GIỚI Trang 3
 Mỹ: kinh tế đang tiến triển nhanh chóng sau khi suy giảm sâu từ đầu năm Trang 3
 EU: ECB áp dụng chính sách lãi suất âm Trang 3
KINH TẾ VIỆT NAM Trang 5
 GDP trong xu hướng hồi phục Trang 5
 Chỉ số PMI tháng thứ 10 liên tiếp đạt ngưỡng tăng trưởng tích cực Trang 5
 CPI tăng thấp, vẫn còn đó mối lo về tổng cầu Trang 6
 Bài toán về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng Trang 7
 Hoạt động xuất khẩu lạc quan Trang 8
 Triển vọng vĩ mô: tái cơ cấu khởi động rõ nét hơn Trang 9
TRIỂN VỌNG TTCK VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ THÁNG 07/2014 Trang 13
Với các nhận định tương đối lạc quan về TTCK tháng 7, chúng tôi cho rằng hoạt động giao dịch ngắn hạn cũng như tích lũy cổ
phiếu tốt sẽ diễn ra tích cực hơn trong tháng 7. Những lo ngại về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng sẽ khó tác động mạnh đến
thị trường khi các chỉ tiêu vĩ mô khác tiếp tục đồng thuận chỉ ra rằng nền kinh tế đang có những cải thiện. Tương tự, căng
thẳng biển Đông sẽ luôn đặt ra một rủi ro với thị trường nhưng sẽ khó ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trừ khi tình hình trở
nên thật sự tồi tệ. Nếu không có thông tin gì quá tiêu cực, với sự bứt phá về thanh khoản gần đây, việc vượt ngưỡng kháng cự
600 điểm là có khả năng đối với VNIndex. Đối với sàn Hà nội, do không có trợ lực từ những cổ phiếu lớn có yếu cơ bản thật sự
tốt, HNIndex có thể sẽ khó bước qua mốc 85 điểm.
Vùng điểm dự báo trong tháng 7 của chúng tôi là 580 – 605 đối với VNIndex và 77 – 85 đối với HNIndex.
Như vậy, một khi thị trường tăng tốc, những nhà đầu tư đã kiên trì “nhặt thóc” trong giai đoạn thị trường xuống thấp đã có thể
bắt đầu tận hưởng thành quả. Trong kịch bản thị trường tăng điểm như trên, việc lựa chọn cổ phiếu cho mục tiêu trung và dài
hạn sẽ không còn dễ dàng và cơ hội sẽ chủ yếu rơi vào các nhóm cổ phiếu có cơ bản tốt nhưng hệ số beta thấp. Ở chiều ngược
lại, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội hơn để tham gia các giao dịch ngắn hạn bằng cách tăng tỷ trọng những cổ phiếu có beta cao
và càng tốt hơn nữa nếu doanh nghiệp có KQKD kỳ vọng tích cực. Dù vậy, việc hạn chế mua đuổi, xác định cơ hội chốt lời và
cẩn trọng khi thị trường tiếp cận các ngưỡng kháng cự mạnh là điều cần thiết trong giai đoạn này. Tỷ trọng đề xuất sẽ bao
gồm 2/3 cổ phiếu và 1/3 tiền mặt.
MỘT SỐ CHỈ SỐ CỦA CÁC NHÓM NGÀNH Trang 16
Diễn biến các chỉ số ngành trong tháng 04 và một số chỉ số tài chính quan trọng gồm P/E, P/B, ROA, ROE và tỷ suất biên lợi
nhuận.
DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM Trang 17
Nhóm cổ phiếu gồm 23 mã được RongViet Securities nghiên cứu (tìm hiểu, trao đổi thông tin với doanh nghiệp) và có những
phân tích, đánh giá cụ thể trong các “báo cáo phân tích công ty” hoặc “bản tin ngày” phát hành từ đầu năm đến tháng
06/2014.
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 2
07/07/2014
KINH TẾ THẾ GIỚI:
• Mỹ: kinh tế đang tiến triển nhanh chóng sau khi suy giảm sâu từ đầu năm
• EU: ECB áp dụng chính sách lãi suất âm
Mỹ: kinh tế đang tiến triển nhanh chóng sau khi suy giảm sâu từ đầu năm
Bộ thương mại Mỹ vừa công bố số liệu tổng sản lượng quốc nội (GDP) trong quý 1/2014
sau khi điều chỉnh giảm 2,9% so với cùng kỳ 2013. Đây là mức suy giảm mạnh nhất1 kể từ
sau khi suy giảm 5,4% trong quý 1/2009. Bộ Thương mại cũng đưa ra một số giải thích về
nguyên nhân GDP giảm mạnh.Cụ thể, các nhà sản xuất chọn tiêu thụ hàng hóa tồn kho
chứ không sản xuất hàng hóa mới.Trong khi đó, thời tiết khắc nghiệt bất thường làm
giảm sức mua dẫn đến một số công xưởng phải đóng cửa. Xuất khẩu chậm lại sau khi
tăng mạnh vào cuối năm ngoái cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng GDP quý 1.
Mặc dù suy giảm mạnh trong quý I nhưng những số liệu kinh tế gần đây lại cho thấy, kinh
tế Mỹ đang dần phục hồi mạnh mẽ, chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tăng lên 61,2
điểm trong tháng 6 so với 58,1 điểm của tháng trước đó và cao hơn hẳn mức dự báo 58,6
điểm của các chuyên gia. Bên cạnh đó, chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất tại Mỹ cũng tăng
lên 57,5 điểm trong tháng 6, ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 4 năm.
Như vậy, chỉ số PMI phức hợp, gồm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, của Mỹ sẽ tăng lên
61,1 điểm so với mức 58,4 điểm của tháng 5.
Thêm vào đó, cơ quan thống kê của Mỹ vừa công bố báo cáo việc làm trong tháng 6.
Theo đó, số lượng việc làm tháng vừa qua tăng thêm 288 nghìn, cao hơn hẳn mức dự
đoán của giới phạn tích là 215 nghìn, góp phần khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 ở
mức thấp nhất trong vòng sáu năm nay, xuống còn 6,1%. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho
thấy nền kinh tế đang tiến triển nhanh chóng sau khi bất ngờ co cụm hồi đầu năm nay.
Hình1: Tăng trưởng GDP của Mỹ (QoQ) Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng của Mỹ
Nguồn: Trading Economics Nguồn: Trading Economics
EU: ECB áp dụng chính sách lãi suất âm
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa ra quyết định hạ lãi suất tiền gửi xuống âm
0,1%. Đây là biện pháp khá quyết liệt khi các chỉ báo kinh tế gần đây cho thấy đà phục
hồi tại Eurozone đang suy yếu. Số liệu vừa công bố hôm đầu tuần cho thấy lạm phát
tháng 5 giảm xuống còn 0,5%, thấp hơn nhiều so mục tiêu gần 2%. Không những vậy,
-10
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
Q1/2008
Q1/2009
Q1/2010
Q1/2011
Q1/2012
Q1/2013
Q1/2014
6
7
8
9
T01/12
T05/12
T09/12
T01/13
T05/13
T09/13
T01/14
T05/14
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 3
07/07/2014
tình trạng thất nghiệp tiếp tục gia tăng tại Eurozone. Do đó, các quan chức ECB lo ngại về
nguy cơ diễn ra giảm phát cùng sự mất niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Với việc hạ lãi suất về mức âm ECB kỳ vọng các ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc cho vay kinh
doanh, tiêu dùng thay vì đem tiền gửi về ngân hàng trung ương. Điều này sẽ giúp kích
thích tăng trưởng trên toàn khu vực, giúp Eurozone tránh được nguy cơ lún sâu vào suy
thoái. Chủ tịch ECB, ông Draghi cho biết tỷ lệ lạm phát năm nay của Eurozone dự báo sẽ
là 0,7% và có thể tăng lên mức 1,2% vào năm sau.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI
Trong khi các chỉ số trên thị trường Mỹ đều tăng trưởng khá tốt trong tháng 6, phản ánh
đà hồi phục chung của kinh tế Hoa Kỳ, thị trường chứng khoán các nước Châu Âu đã ghi
nhận mức giảm điểm trên diện rộng. Cụ thề, FTSE 100, CAC 40 và DAX giảm lần lượt
1,47%, 2214%, và 1,11% trong tháng 6.Tại khu vực Châu Á, hầu hết các chỉ số đều tăng
cao trong tháng 6. Đáng chú ý, Việt Nam (VNIndex và HNIndex) đã có tháng tăng điểm
khá tốt, chỉ đứng sau sàn giao dịch Thượng Hải (SSE) và Hàn Quốc (Kospi). Nếu xét từ đầu
năm, Việt Nam tiếp tục là thị trường có mức tăng trường vào loại cao nhất Châu Á.
Hình 3: Diễn biến của chỉ số trên TTCK thế giới trong tháng 04/2014
Nguồn: MarketWatch & Bloomberg
1,508%
6,052% 5,545%
-,076%
3,678% 2,941%
-12,198%
-6,931%
-3,197%
-,496%
9,076%
14,141%
,844%
14,565%
16,592%
9,837%
8,316%
-15%
-5%
5%
15%
DowJones
S&P500
Nasdaq
FTSE100(UK)
CAC40(Pháp)
DAX(Đức)
Nikkei225(Nhật)
SSE(ThượngHải)
HangSeng(HồngKông)
TSEC(ĐàiLoan)
Kospi(HànQuốc)
JKSE(Indonesia)
KLSE(Malaysia)
VNIndex
HNX-Index
Vàng
Dầu
So với tháng 5/2014 So với cuối năm 2013
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 4
07/07/2014
KINH TẾ VIỆT NAM:
• GDP trong xu hướng hồi phục
• Chỉ số PMI tháng thứ 10 liên tiếp đạt ngưỡng tăng trưởng tích cực.
• CPI tăng thấp, vẫn còn đó mối lo về tổng cầu
• Bài toán về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng
• Hoạt động xuất khẩu lạc quan
GDP trong xu hướng hồi phục
Trong những ngày cuối tháng 6, kinh tế Việt Nam đón nhận thông tin khá lạc quan về
tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu năm 2014. Theo đó, Tổng cục Thống kê (GSO) đã chính
thức công bố tổng sản lượng quốc nội (GDP) trong 6 tháng vừa qua tăng 5,18% so với
cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn đáng kể so với mức tăng cùng kỳ 2
năm trước (tương ứng 4,38% và 4,9%). Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã có xu
hướng hồi phục. Đáng nói hơn, sự hồi phục còn thể hiện qua mức tăng trưởng của quý 2
cao hơn quý 1 (5,25% so với 5,09%). Nhìn chung bức tranh tổng thể kinh tế vĩ mô trong 6
tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu là động lực chính thúc đẩy tăng
trưởng. Tuy nhiên, lực cầu tiêu dùng yếu, và nợ xấu vẫn là những thách thức đối với nền
kinh tế Việt Nam.
Hình 4 : Tăng trưởng GDP Quý 2 Hình 5: Chỉ số PMI
Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: HSBC, RONGVIET SECURITIES database
Chỉ số PMI tháng thứ 10 liên tiếp đạt ngưỡng tăng trưởng tích cực
HSBC vừa công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6 đạt 52,3 điểm, giảm nhẹ so
với mức 52,5 điểm của tháng trước. Tuy nhiên, chỉ số PMI tháng 6 vẫn được đánh giá tích
cực và cho thấy sự cải thiện trong môi trường kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất
của Việt Nam. Đáng chú ý, chỉ thị siết chặt giám sát tải trọng xe của Bộ GTVT vẫn tác động
tiêu cực đến các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến việc tăng giá đầu vào và làm chậm trễ
thời gian giao hàng. Để đối phó với gánh nặng chi phí cao hơn, trong tháng 6, các nhà
sản xuất đã quyết định tăng giá thành lần đầu tiên kể từ đầu năm và là lần tăng mạnh
nhất trong vòng 15 tháng.
6,160%
5,920%
4,930% 4,900%
5,180%
3%
4%
5%
6%
Q2-2010 Q2-2011 Q2-2012 Q2-2013 Q2-2014
46,4
48,5
49,4
51,5 51,5
50,3
51,8 52,1
51 51,3
53,1
52,5 52,3
46
48
50
52
54
06/13
07/13
08/13
09/13
10/13
11/13
12/13
01/14
02/14
03/14
04/14
05/14
06/14
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 5
07/07/2014
Hình 6: Các chỉ số sản xuất Hình 7: Chỉ số giá đầu ra, đầu vào
Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: HSBC, RONGVIET SECURITIES database
Việc tăng giá đầu ra này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến mức tiêu thụ hàng hóa. Cụ thể,
tốc độ tăng trưởng của các đơn đặt hàng mới suy yếu nhẹ trong tháng qua. Tuy nhiên,
cũng cần phải nói đây là tháng thứ 7 liên tiếp số lượng đơn hàng mới tăng. Nhờ đó, sản
lượng sản xuất của các doanh nghiệp được thúc đẩy và tăng liên tục 9 tháng mặc dù ảnh
hưởng của các cuộc tấn công vào các nhà máy Trung Quốc trong tháng 5 ít nhiều khiến
tốc độ tăng chậm lại. Nhìn chung, đây là tháng thứ 10 liên tiếp PMI đạt ngưỡng tăng
trưởng trên 50 điểm.
CPI tăng thấp, vẫn còn đó mối lo về tổng cầu
Theo báo cáo của GSO, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 tăng 0,3% so với tháng
trước, tăng 4,98% so với cùng kỳ 2013. Như vậy, lạm phát trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng
1,38%, thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Điều này càng kiến cho mục tiêu kiềm giữ lạm
phát trong năm nay ở mức 7% thêm khả thi. Tuy nhiên, mức tăng thấp này cũng mang lại
nhiều mối lo về tồng cầu của nền kinh tế, thể hiện rõ qua những số liệu cụ thể về tiêu
dùng và hàng tồn kho.
Tồng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa đầu năm 2014 ước tính đạt
1.439 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% (đã loại trừ yếu tố giá) so với cùng thời điểm năm ngoái.
Mặc dù có cải thiện đôi chút so với năm ngoái (4,9%), mức tăng này vẫn khá thấp so với
giai đoạn trước 2010. Điều này cho thấy người dân còn chưa yên tâm vào sự hồi phục bền
vững của nền kinh tế, và vì thế, thắt chặt chi tiêu đề phòng những bất ổn có thể xảy ra.
Do đó, sức mua trên thị trường càng yếu hơn.
Một dẫn chứng khác phản ánh sự suy yếu của lực cầu là tình trạng tồn kho ở mức cao vẫn
chưa được giải quyết. Chỉ số tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo tính đến hết tháng 5
tăng 12,8%, cao hơn mức 9,7% của năm trước. Ngoài ra, tỷ lệ tồn kho bình quân trong 5
tháng dầu năm cũng đạt 77,7%, lớn hơn con số 75,4% của 5 tháng đầu 2013. Như vậy, có
thể thấy các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hòa.
0
5
10
15
01 02 03 04 05 06
Chỉ số SXCN (IIP) Chỉ số tiêu thụ Chỉ số tồn kho
49
51
53
55
57
59
61
63
10/13 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14
Giá đầu ra Giá đầu vào
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 6
07/07/2014
Hình 8: Chỉ số CPI Hình 9: Mức tăng doanh thu hàng hóa bán lẻ và dịch vụ
Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database
Bài toán về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng
Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với bài toán có đáp án trái ngược nhau, đó là nợ
xấu và tăng trưởng tín dụng. Mới đây, NHNN đã cập nhật tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tính
đến cuối tháng 4 là 4,03% trên tổng dư nợ tín dụng. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu đã tăng
liên tiếp từ cuối năm 2013 đến nay bất chấp nỗ lực xử lý nợ xấu của NHNN và VAMC. Bên
cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng là một vấn đề đáng lo ngại. So với cuối năm
2013, tín dụng trong 6 tháng đầu năm trên cả nước tăng 2,3%, chỉ bằng một nửa so với
cùng kỳ năm ngoái (4,7%). Với tốc độ trên, tăng trưởng tín dụng sau nửa năm vẫn còn rất
xa so với chỉ tiêu cả năm (12 - 14%).
Hình 10: Tăng trưởng tín dụng Hình 11: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng (%)
Nguồn: SBV, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: SBV, RONGVIET SECURITIES database
Những vấn đề về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng có liên quan đến nhau, và tạo thành
một vòng xoáy liên tục, có ảnh hưởng tiêu cực đến vận động của nền kinh tế. Trong khi
việc xử lý nợ xấu còn khá chậm, và về bản chất chỉ là hạch toán trên giấy, không phải xử
lý bằng nguồn tiền thật, mối lo nợ xấu vẫn là nổi ám ảnh khiến các ngân hàng không
dám cho các doanh nghiệp khó khăn vay tiền, do đó, dẫn đến mức tăng tín dụng bị hạn
chế. Và hệ quả là các doanh nghiệp này không thể tiếp cận được nguồn vốn, phải giải
thể, khiến cho nợ xấu gia tăng. Từ những luận cứ trên, chúng tôi đánh giá tình hình nợ
xấu sẽ vẫn còn tiếp diễn bên cạnh số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động
tăng cao.
-1,00%
,00%
1,00%
2,00%
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
2013 2014
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
18%
6T/2008
6T/2009
6T/2010
6T/2011
6T/2012
6T/2013
6T/2014-05%
00%
05%
10%
15%
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
2013 2014
3
3,5
4
4,5
5
T1-2013 T5-2013 T9-2013 T1-2014
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 7
07/07/2014
Hoạt động xuất khẩu lạc quan
Trong tháng 6 vừa qua, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và
USD lên 1% nhằm mục đích hỗ trợ xuất khầu, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế trong
6 tháng cuối năm. Theo đó, tỷ giá USD tăng lên 21.246 đồng/USD sau hơn một năm ồn
định ở mức 21.036 đồng/USD. Trước động thái này của NHNN, nhiều ý kiến cho rằng điều
này có thể sẽ gây tác động tiêu cực lên ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, với lạm phát đang ở
mức thấp, việc điều chỉnh tỷ giá 1% như hiện nay là không đáng ngại đối với mục tiêu
kiểm soát lạm phát.
Vừa qua, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 6 mới được công bố với tổng giá trị lên đến
24,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 12,1 tỷ USD và 12,3 tỷ USD đối với nhập khẩu.
Như vậy, tính chung 6 tháng đầu năm thì cả nước vẫn đang xuất siêu khoảng 1,3 tỷ USD.
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2013, cán cân thương mại vẫn thâm hụt khoảng 897 triệu
USD và chỉ cải thiện trong những tháng cuối năm. Với 1,3 tỷ USD xuất siêu nửa đầu năm
nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang thể hiện những tín hiệu tích cực nhất định.
Hình 12: Biến động tỷ giá trong tháng 6 Hình 13: Tăng trưởng xuất nhập khầu
Nguồn: SBV, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database
Điểm đáng ghi nhận nữa là khu vực kinh tế nội địa đã có những bước tiến vượt bậc. Mặc
dù tỷ trọng vẫn còn thấp trong tổng kim ngạch xuất khầu, tốc độ tăng trưởng của khu
vực này tăng cao so với những năm trước. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2014, kim ngạch
xuất khẩu của khu vực trong nước tăng 11,5% so với cùng kỳ. Tốc độ này hơn 5 lần so với
cùng thời điểm năm 2013 (2,2%) và gấp 3 lần nếu so với năm 2012 (4%).
Thêm vào đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống từ vài tháng nay (13,1 tỷ USD
trong tháng 4, 12,41 tỷ USD trong tháng 5, và 12,1 tỷ USD trong tháng 6), chúng tôi vẫn
đánh giá hoạt động xuất khẩu sẽ tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm vì
nhiều lý do.
• Theo thông lệ những tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ được đẩy mạnh với
các đơn hàng gia tăng trong nhóm ngành thủy sản, dệt may.
• Samsung - một trong những doanh nghiệp FDI đóng góp xuất khẩu hàng đầu nhiều
năm qua, vẫn tiếp tục mở rộng nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Nhà máy thứ hai của
Samsung đã chính thức vận hành với công suất khoảng 2 triệu sản phẩm/tháng và
dự kiến sẽ tăng lên khoảng 8-9 triệu sản phẩm/tháng kể từ quý IV/2014. Bên cạnh đó,
theo giới truyền thông quốc tế, Samsung đang đàm phán với chính phủ Việt Nam để
20.800
20.900
21.000
21.100
21.200
21.300
21.400
1/06/2014 16/06/2014 1/07/2014
TGBQLNH TG mua NHTM TG Bán NHTM
-10%
0%
10%
20%
30%
40%
03/13
04/13
05/13
06/13
07/13
08/13
09/13
10/13
11/13
12/13
01/14
02/14
03/14
04/14
05/14
06/14
Xuất khẩu Nhập khẩu
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 8
07/07/2014
xây thêm một nhà máy sản xuất mới tại Việt Nam. Do đó, kim ngạch xuất khầu từ
doanh nghiệp này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, và đóng góp đáng kể vào
tồng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
TRIỂN VỌNG VĨ MÔ: TÁI CƠ CẤU KHỞI ĐỘNG RÕ NÉT HƠN
Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã được nhắc đến từ lâu và rõ ràng đây là một quá trình
rất tốn thời gian để thực thi. Quan sát những gì đang diễn ra, chúng tôi tin rằng đã có một
số tín hiệu rõ rệt hơn cho thấy sự chuyển mình lộ trình trên.
Tái cơ cấu đầu tư: thúc đẩy hoàn thiện khung pháp lý.
Dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) (lần 4) đang được rà
soát và hoàn thiện. Đầu tháng 05/2014, TTCP cũng đã ban hành Danh mục dự án quốc
gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020, đáng chú ý có gần 40/127 dự án trong danh
mục được đề xuất đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Đây là dấu ấn cho thấy
định hướng khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các
lĩnh vực công như phát triển cơ cấu hạ tầng, điện, thiết bị, giáo dục, y tế….
Trong tháng 6, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư công (sửa đổi): đây là một trong
những dự luật quan trọng, được chuyên gia luật đánh giá có nhiều đổi mới và tốt hơn cũ.
Luật sẽ có hiệu lực từ 01/01/2015.
01/07/2014, Luật Đấu thầu mới chính thức có hiệu lực: tăng cường tính cạnh tranh, công
bằng, minh bạch trong công tác đấu thầu. Ngoài ra Luật còn quy định một số điểm quan
trọng như ưu đãi hơn đối với hàng hóa nội địa và thu hút đầu tư tư nhân.
Quan điểm: Để tái cơ cấu thành công đầu tư công thì hoàn thiện khung pháp lý mới và
toàn diện là một yếu tố vô cùng quan trọng. Với đặc thù hệ thống pháp luật tại Việt Nam,
sẽ mất thời gian để các văn bản hướng dẫn luật được ban hành và áp dụng trong thực
tiễn, dù vậy, việc ban hành các văn bản luật song hành và mang tính hỗ trợ cao như
những văn bản vừa qua là nỗ lực đáng ghi nhận.
Tái cơ cấu DNNN: tiến độ IPO chuyển biến rõ rệt dù mục tiêu có thể không đạt.
Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, tính đến ngày 20/06/2014 đã có 58 DNNN được sắp xếp
lại, trong đó có 38 doanh nghiệp được cổ phần hóa, 2 doanh nghiệp giải thể, 15 doanh
nghiệp sáp nhập và 3 doanh nghiệp được đề nghị phá sản. So với mục tiêu cổ phần hóa
432 DNNN trong hai năm 2014-2015 thì dù đã đi được ¼ chặng đường nhưng tỷ lệ IPO chỉ
mới hoàn thành được 8,8% kế hoạch. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có hai điểm sáng
đối với hoạt động IPO trong những tháng đầu năm 2014: (1) tiến độ cổ phần hóa chuyển
biến rõ rệt (trong giai đoạn 2011-2013 chỉ có 99 doanh nghiệp được cổ phần hóa; (2) mức
độ quan tâm đối với việc IPO các DNNN là có thực và đặc biệt sôi động đối với những
doanh nghiệp, Tập đoàn đầu ngành như Vinatex, Vietnam Airlines, Viglacera, Cienco…
Tái cơ cấu hệ thống NHTM: ổn định hệ thống, vẫn chậm xử lý nợ xấu.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, thanh khoản hệ thống NHTM duy trì ổn định với lãi suất vay
liên ngân hàng biến động trong biên độ hẹp và giảm so với đầu năm. Một số thương vụ
M&A được hé lộ trong ĐHCĐ của các ngân hàng vào đầu năm cho thấy các NHTM đang
chủ động hơn trong quá trình tái cấu trúc hệ thống thay vì xuất phát một phía là NHNN
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 9
07/07/2014
như trước kia.
Tuy nhiên, hoạt động của VAMC, công cụ mang trọng trách lớn trong việc xử lý nợ xấu, lại
diễn ra với tốc độ khá chậm trong 6 tháng đầu năm. Như chúng tôi đã đề cập trước đây,
những vướng mắc đối với quá trình xử lý nợ xấu sẽ còn dai dẳng và chưa có điểm sáng
nào nổi bật. Đổi lại, việc áp dụng thông tư mới sẽ tạo ra các thay đổi cơ bản đối với triển
vọng hoạt động của hệ thống NHTM, gồm:
1. Thông tư 09/2014 (có hiệu lực 01/06/2014): giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ
thống NHTM
2. Thông tư 02: phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mới (dự kiến áp
dụng trong năm 2015)
3. Hoàn tất dự thảo thay thế thông tư 13: hạn chế tình trạng sở hữu chéo
Từ góc nhìn lạc quan, chúng tôi kỳ vọng những tín hiệu trên đây sẽ là mốc quan trọng
của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Hơn nữa, mặc dù tiến độ vẫn chậm nhưng ít nhất
quyết tâm thực thi của cơ quan điều hành đã và đang được thể hiện rõ, từ đó mang lại kỳ
vọng sáng hơn cho nền kinh tế Việt Nam.
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 10
07/07/2014
Diễn biến thị trường chứng khoán tháng 06/2014
Tháng Sáu: Tiếp tục con sóng phục hồi của nửa cuối tháng Năm
Thị trường tháng 6 duy trì đà tăng trưởng nhẹ và dao động dưới ngưỡng kháng cự 580
của VNIndex và 80 của HNIndex. Vào ngày 30/6, VNIndex đóng cửa ở 578,13 (+16,78
điểm), trong khi HNIndex đạt 78,9 (+3,10 điểm). Giao dịch trên thị trường kém phần sôi
động so với tháng trước, bằng chứng là sự sụt giảm khối lượng giao dịch khớp lệnh trên
sàn HOSE và HNX lần lượt với 18,7% và 29,1%. Điều này thể hiện thái độ dè dặt của nhà
đầu tư trước sự thiếu vắng thông tin hỗ trợ mạnh cho thị trường trong khi World Cup
đang bắt đầu diễn ra.
Tín hiệu tích cực của thị trường nằm chủ yếu ở một số nhóm ngành được dự báo sẽ có
kết quả kinh doanh quý II/2014 tốt hoặc có tin tức hỗ trợ.
Hình 14: Biến động của chỉ số VN-Index Hình 15: Biến động của chỉ số HN-Index
Nguồn: RONGVIET SECURITIES database Nguồn: RONGVIET SECURITIES database
Đầu tiên là nhóm cổ phiếu ngành dầu khí. Cổ phiếu GAS tiếp tục là trụ nâng đỡ cho
VNIndex trong tháng 6 với mức tăng 13,95% khi đón nhận tin đồn GAS thu được khoản
nợ từ EVN và việc PVN có khả năng bán tiếp 20% vốn trong GAS. Các cổ phiếu dầu khí
khác như PVC, PVS, PXS nhờ có KQKD tốt quý II mà cũng tăng điểm khá mạnh đến
17,11%, 10,61% và 18,99% tương ứng.
Nhóm cổ phiếu tăng trưởng mạnh tiếp theo là nhóm ngành xe hơi và phụ tùng hưởng
lợi từ việc giảm giá cao su thiên nhiên (nguyên liệu đầu vào). Bên cạnh đó, với tiềm
năng tăng trưởng lớn ở phân khúc săm lốp Radial toàn thép, DRC và CSM với mức tăng
giá lần lượt 14,51% và 4,5% là hai cổ phiếu hút mạnh dòng tiền đầu tư trong tháng qua.
Nổi bật trong tháng còn có nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính. Vào những ngày đầu
tháng 6, thông tin “khả năng nới room đối với công ty chứng khoán trước” thu hút
được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, cổ phiếu ngành chứng khoán tăng tích cực
trong vài phiên. Tuy hiệu ứng này kéo dài không lâu nhưng nhà đầu tư vẫn đánh giá
cao nhóm ngành chứng khoán với KQKD cải thiện đáng kể nhờ vào hoạt động sôi nổi
của TTCK trong những tháng đầu năm. Giá cổ phiếu của các CTCK lớn như HCM, SSI,
VND tăng lần lượt là 19,33%, 11,16% và 15,97%.
Ngược lại với xu hướng trên, chỉ số ngành hóa chất giảm mạnh đến 3,36%. Điển hình
460
480
500
520
540
560
580
600
0
20
40
60
80
100
120
140
160
21/04 05/05 14/05 23/05 03/06 12/06 23/06
KL khớp lệnh (triệu đv) VN-Index
60
65
70
75
80
85
0
20
40
60
80
100
120
21/04 05/05 14/05 23/05 03/06 12/06 23/06
KL khớp lệnh (triệu đv) HNX-Index
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 11
07/07/2014
là cổ phiếu LAS với mức giảm 13,93%, do nhu cầu phân supe lân, NPK hiện đang bão
hòa trong khi chi phí nguyên liệu và vận chuyển lại đang tăng lên.
Khối ngoại duy trì mua ròng trên cả hai sàn
Trong tháng 6, khối ngoại đã tiếp tục mua ròng thêm 1.482,07 tỷ đồng trên sàn HSX và
477,53 tỷ đồng trên sàn HNX. Như vậy, tổng cộng khối này đã mua ròng 99,84 triệu đơn
vị, trị giá 1.959,6 tỷ đồng trên cả hai sàn. Giao dịch sôi động nhất là vào ngày 16/06-
ETF-VNM công bố kết quả review danh mục định kỳ, tổng mua ròng trên hai sàn hơn
30,2 tỷ. Tuy nhiên, các cổ phiếu được các quỹ ETF mua vào như STB, DPM, GMD đều
không có tác động đáng kể với chỉ số VN-Index. Ngược lại, HNX-Index được hưởng lợi
nhiều hơn từ việc khối ngoại thu mua PVS, VND và SHB.
Hình 16: Diễn biến giao dịch của khối ngoại trên hai sàn
Nguồn: RONGVIET SECURITIES database
Hình 17: Diễn biến VN-Index, HNX-Index & các thông tin liên quan
Nguồn: RONGVIET SECURITIES database
0
1
2
3
4
5
6
7
8
-300
-200
-100
0
100
200
300
400
500
02/01 22/01 21/02 14/03 04/04 28/04 22/05 12/06
Nghìn TỷTỷ
Mua/bán ròng Vốn ròng (tích lũy)
71
72
73
74
75
76
77
78
79
520
545
570
595
30/05
02/06
03/06
04/06
05/06
06/06
09/06
10/06
11/06
12/06
13/06
16/06
17/06
18/06
19/06
20/06
23/06
24/06
25/06
26/06
27/06
30/06
VN-Index
HNX-Index
19/06: tỷ giá USD/
VND tăng 1%
06/06:
thông tin sẽ
nới "room"
cho khối
ngoại
02/06: PMI tháng
5 đạt 52,5
16/06: ETF
công bố
kết quả
review
24/06: giá xăng tăng & CPI
tháng 6 tăng 0,3%
27/06: GDP 6 tháng
đầu năm tăng
5,18%
13/06: World Cup diễn ra
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 12
07/07/2014
Triển vọng thị trường chứng khoán tháng 07/2014
Sự phân hóa sẽ rõ ràng hơn trong tháng 7
TTCK tháng 6 chủ yếu vận động đi ngang nhưng thực sự đã có những dấu hiệu tích cực vào
những ngày cuối tháng. Mức tăng tốt và liên tục của chỉ số kết hợp với sự hồi phục về thanh
khoản trong hơn một tuần cuối của tháng 6 cho thấy giới đầu tư đã dần lấy lại sự tự tin và
đã mạnh dạn hơn trong việc giải ngân vào cổ phiếu. Được ủng hộ bởi sự đồng thuận của
các chỉ tiêu vĩ mô như lạm phát thấp, cán cân thương mại thăng dự và tăng trưởng GDP
tích cực, chúng tôi cho rằng, tâm lý này sẽ vẫn được duy trì trong tháng 7. Bên cạnh đó,
trong tháng 7, một số công ty sẽ bắt đầu công bố chính thức KQKD quý 2 và một số có kết
quả ước tính hoặc dự báo của giới phân tích. Chúng tôi cho rằng, đây sẽ là cơ sở thúc đẩy sự
sự phân hóa về biến động giá giữa các nhóm các cổ phiếu cụ thể.
Dù khả năng tình hình biển Đông có những diễn biến bất ngờ vẫn là một quan ngại thường
trực đối với thị trường chứng khoán, không thể phủ nhận là tâm lý của nhà đầu tư đối với
vấn đề này đã vững vàng hơn giai đoạn đầu khi căng thẳng mới bùng nổ. Riêng về hoạt
động của khối ngoại, chúng tôi không nhận thấy điểm nào để lo lắng. Trong bối cảnh các
nền kinh tế lớn vẫn duy trì cam kết với chính sách tiền tệ mở rộng và lãi suất thấp, TTCK Việt
Nam vẫn còn rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, tựu chung lại, tháng 7 được dự báo sẽ là một tháng tích cực đối với TTCK Việt Nam.
Những ngành hưởng lợi từ tăng trưởng xuất khẩu hứa hẹn KQKD quý II khả quan
Tháng đầu tiên và tháng cuối cùng của mỗi quý thường là những thời điểm thị trường
chờ đợi thông tin về KQKD của các doanh nghiệp niêm yết. Những đồn đoán và thông
tin rò rỉ về KQKD quý II của các công ty dần dần sẽ được xác nhận.
Nhìn vào thống kê xuất nhập khẩu và chỉ số sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu
năm, chúng tôi nhận thấy có sự tăng trưởng tốt của ngành Thủy sản, ngành Hàng tiêu
dùng với dệt may và săm lốp và ngành Vật liệu xây dựng với Xi măng và Sắt Thép. Cụ
thể, ngành Dệt may hiện đang hưởng lợi nhiều từ việc chuyển dịch đơn hàng của các
quốc gia lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc sang Việt Nam nhằm đón đầu các hiệp
định thương mại như hiệp định TPP và FTA Việt Nam – EU, trong khi ngành Săm lốp
đang hưởng lợi từ giá nguyên liệu cao su ngày càng giảm. Các thống kê gần đây cho
thấy, giá cước vận tải tăng cũng không ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng tiêu thụ
VLXD trong nước cũng như xuất khẩu, thậm chí, giá bán của xi măng và sắt thép trên
thị trường nội địa còn có xu hướng tăng. Do đó, đây có thể là những ngành sẽ được nhà
đầu tư đặt nhiều kỳ vọng về KQKD quý II.
Ngành Cảng biển cũng rất đáng chú ý trong giai đoạn này nhờ hưởng lợi trực tiếp từ cả
tăng trưởng thương mại và việc siết chặt kiểm soát tải trọng đối với vận tải đường bộ.
Tuy nhiên, yếu tố thanh khoản khiến các cổ phiếu Cảng phù hợp hơn với nhà đầu tư dài
hạn.
Cũng như cảng biển, các doanh nghiệp trong nhóm Dầu khí, Thực phẩm – Đồ uống,
Tiện ích công cộng khó có thể kỳ vọng lợi nhuận quý II đột biến nhưng đều hứa hẹn
mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục cải thiện
như hiện nay.
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 13
07/07/2014
Sự sàng lọc trong lĩnh vực bất động sản sắp bắt đầu
Ngoài diễn biến của các chỉ tiêu kinh tế chính, kinh tế vĩ mô trong tháng 7 còn được
đánh dấu bằng việc chính thức áp dụng 2 đạo luật quan trọng là Luật Đất đai và Luật
Đấu thầu mới. Trong khi việc áp dụng thực tế Luật Đầu thầu còn đang chờ các văn bản
hướng dẫn, Luật Đất đai sẽ được áp dụng cùng lúc với hàng loạt các văn bản hỗ trợ như
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai,
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định phương pháp định giá đất, khung giá đất, bảng
giá đất và hoạt động tư vấn xác định giá đất, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cùng một số Thông tư khác về
việc cấp giấy CNQSDĐ, gia hạn thời hạn nộp tiền SDĐ, quản lý nhà ở tái định cư, thế
chấp nhà ở hình thành trong tương lai...
Trong dài hạn, Luật Đất đai 2013 được kỳ vọng sẽ giải quyết 3 nút thắt lớn trong việc
phát triển thị trường bất động sản: (1) việc định giá đất sao cho phù hợp với diễn biến
của thị trường từng thời điểm, (2) vấn đề đảm bảo năng lực, kinh nghiệm và hiệu quả
sử dụng đất của doanh nghiệp bất động sản nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp
“chạy” dự án, ôm đồm quá nhiều dự án, kéo dài tiến độ, phân lô bán nền... (3) công khai
minh bạch các thủ tục liên quan đến quá trình cấp giấy CNQSDĐ.
Trước mắt, quy định việc gia hạn thời gian nộp tiền SDĐ lên đến 24 tháng sẽ giúp giảm
nhẹ gánh nặng tài chính cho không ít doanh nghiệp BĐS. Bên cạnh đó, việc cho phép
thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai cũng sẽ có tác động tích cực đến thanh
khoản trên thị trường BĐS.
Tuy nhiên, khi Luật Đất Đai được áp dụng, sẽ có không ít doanh nghiệp đứng trước
nguy cơ bị thu hồi dự án do chậm tiến độ. Đồng thời, yêu cầu về khả năng tài chính và
năng lực thực hiện dự án cũng sẽ cao hơn. Theo đó, quá trình sàng lọc các doanh
nghiệp BĐS trên thị trường sẽ diễn ra nhanh hơn và dòng tiền nhất thiết sẽ tìm đến
những doanh nghiệp có tiềm lực và năng lực tài chính tốt. Sự phân hóa giữa các cổ
phiếu trong ngành cũng có thể sẽ bắt đầu từ đây.
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 14
07/07/2014
Chiến lược đầu tư tháng 07/2014
Với các nhận định tương đối lạc quan về TTCK tháng 7, chúng tôi cho rằng hoạt động
giao dịch ngắn hạn cũng như tích lũy cổ phiếu tốt sẽ diễn ra tích cực hơn trong tháng 7.
Những lo ngại về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng sẽ khó tác động mạnh đến thị trường
khi các chỉ tiêu vĩ mô khác tiếp tục đồng thuận chỉ ra rằng nền kinh tế đang có những
cải thiện. Tương tự, căng thẳng biển Đông sẽ luôn đặt ra một rủi ro với thị trường
nhưng sẽ khó ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trừ khi tình hình trở nên thật sự tồi tệ.
Nếu không có thông tin gì quá tiêu cực, với sự bứt phá về thanh khoản gần đây, việc
vượt ngưỡng kháng cự 600 điểm là có khả năng đối với VNIndex. Đối với sàn Hà nội, do
không có trợ lực từ những cổ phiếu lớn có yếu cơ bản thật sự tốt, HNIndex có thể sẽ
khó bước qua mốc 85 điểm.
Vùng điểm dự báo trong tháng 7 của chúng tôi là 580 – 605 đối với VNIndex và 77 – 85
đối với HNIndex.
Như vậy, một khi thị trường tăng tốc, những nhà đầu tư đã kiên trì “nhặt thóc” trong
giai đoạn thị trường xuống thấp đã có thể bắt đầu tận hưởng thành quả. Trong kịch
bản thị trường tăng điểm như trên, việc lựa chọn cổ phiếu cho mục tiêu trung và dài
hạn sẽ không còn dễ dàng và cơ hội sẽ chủ yếu rơi vào các nhóm cổ phiếu có cơ bản tốt
nhưng hệ số beta thấp. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội hơn để tham
gia các giao dịch ngắn hạn bằng cách tăng tỷ trọng những cổ phiếu có beta cao và
càng tốt hơn nữa nếu doanh nghiệp có KQKD kỳ vọng tích cực. Dù vậy, việc hạn chế
mua đuổi, xác định cơ hội chốt lời và cẩn trọng khi thị trường tiếp cận các ngưỡng
kháng cự mạnh là điều cần thiết trong giai đoạn này. Tỷ trọng đề xuất sẽ bao gồm 2/3
cổ phiếu và 1/3 tiền mặt.
Rủi ro
Kịch bản thị trường đã được chúng tôi cân nhắc khá kĩ dựa trên những yếu tố hiện có.
Tuy nhiên, một sự biến động bất ngờ trong nền kinh tế hoặc thị trường có thể gây sai
lệch những kỳ vọng. Yếu tố bất ngờ chúng tôi muốn đề cập ở đây là những biến động
khó lường liên quan đến tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới cũng như những căng
thẳng trên biển Đông, điều mà có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của NĐT trong nước và
khối ngoại và khiến cho VNIndex lùi xa hơn ngưỡng 580 điểm mà chúng tôi đặt ra.
Nguồn: RongViet Securities
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 15
07/07/2014
Chỉ số các nhóm ngành
Hình 18: Biến động cổ phiếu các nhóm ngành (cấp 1) Hình 19: Biến động cổ phiếu các nhóm ngành (cấp 2)
Nguồn: RONGVIET SECURITIES database Nguồn: RONGVIET SECURITIES database
Hình 20: So sánh chỉ số P/E ngành Hình 21: So sánh chỉ số P/B ngành
Nguồn: RONGVIET SECURITIES database Nguồn: RONGVIET SECURITIES database
1% 2% 7% 5%
0%
6% 14%
-2%
3%
0%
-4%
-2%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
NGUYÊN
LIỆU CƠ
BẢN
HÀNG
TIÊU
DÙNG
DỊCH VỤ
TIÊU
DÙNG
TÀI
CHÍNH
Y TẾ CÔNG
NGHIỆP
DẦU KHÍ CÔNG
NGHỆ
VIỄN
THÔNG
TIỆN ÍCH
CÔNG
CỘNG
03%
-03%
09%
02%
03%
-01%
00%
03%
02%
08%
05%
-02%
00%
06%
04%
14%
-02%
03%
00%
-5% 0% 5% 10% 15%
Tài nguyên
Xe hơi & Phụ tùng
Vật dụng cá nhân và gia đình
Phân phối
Ngân hàng
Bảo hiểm
Y tế
Sản phẩm và dịch vụ công…
Công nghệ
Tiện ích công cộng
14,825
7,935
16,031
14,745
16,847
9,13
12,294
11,157
13,072
5,012
11,307
13,438
0
3
6
9
12
15
18
TAI
CHINH
CONG
NGHIEP
HANG
TIEU
DUNG
NGUYEN
LIEU CO
BAN
DAU KHI TIEN ICH
CONG
CONG
CONG
NGHE
DICH VU
TIEU
DUNG
Y TE VIEN
THONG
HSX HNX
1,818
2,353
4,173
3,831
5,086
1,309
1,888
1,18
3,12
,432
2,548
2,327
00
01
02
03
04
05
06
TAI
CHINH
CONG
NGHIEP
HANG
TIEU
DUNG
NGUYEN
LIEU CO
BAN
DAU KHITIEN ICH
CONG
CONG
CONG
NGHE
DICH VU
TIEU
DUNG
Y TE VIEN
THONG
HSX HNX
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 16
07/07/2014
DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM
(Các cổ phiếu có nền tảng hoạt động kinh doanh cơ bản tốt, kết quả kinh doanh trong năm nay đạt từ mức ổn định đến khả quan)
STT
Mã
CP
Nhận định chính
Dự báo năm 2014
Forward
P/E (*)
P/B
(**)
Định giá
(VND/cp)
Khuyến
nghị/
Đánh giá
DT (tỷ
đồng)
LNST (tỷ
đồng)
1 TDH
• Hoạt động kinh doanh của TDH đã ổn định trở lại, bên cạnh
phát triển BĐS, Công ty còn mở rộng kinh doanh xuất nhập
khẩu nông sản. Chiến lược này có thể không mang lại lợi
nhuận lớn cho TDH, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo
dòng tiền và củng cố hoạt động khi thị trường BĐS chưa
thực sự khởi sắc;
• Phần lớn quỹ đất hiện tại của TDH là đất sạch, tập trung ở
vùng ven trung tâm TP.HCM và thuộc các dự án đất nền,
nhà chung cư phân khúc thu nhập trung bình. Đây là những
dự án phù hợp với khẩu vị thị trường trong giai đoạn bắt
đầu hồi phục.
745,6* 67,1* 9,1 0,4 N/A
ỔN ĐỊNH-
Dài hạn
2 PET
• Từ cuối năm 2013, PET đã chuyển từ nhà phân phối sang
làm dịch vụ cho Samsung. Việc thay đổi hình thức kinh
doanh này khiến biên lợi nhuận gộp tiếp tục giảm nhưng dự
báo ổn định hơn đồng thời giúp PET tránh một số rủi ro về
hàng tồn kho và lãi suất vay vốn lưu động trong dài hạn.
• KQKD quý 1/2014 không mấy khả quan với doanh thu giảm
7,3% và LNST giảm 13,6% so với cùng kỳ, do Samsung
không có thêm sản phẩm mới trong thời gian này và biên
lợi nhuận gộp giảm nhẹ so với năm 2013.
• Tỷ suất cổ tức ổn định, hiện tại đang hấp dẫn hơn so với lãi
suất tiết kiệm (8-10%).
9.500* 180* 7,1 1,0 N/A
ỔN ĐỊNH-
Dài hạn
3 FPT
• KQKD quý 1/2014 của FPT đang khá sát với kỳ vọng. Với sự
tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động bán lẻ, FPT hoàn toàn
có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu. Tuy
nhiên, với sự sụt giảm về hiệu quả kinh doanh của mảng
CNTT, đặc biệt là lĩnh vực phát triển phần mềm, LNTT năm
2014 của FPT sẽ chỉ suýt soát kế hoạch mà Tập đoàn này đặt
ra.
• P/E thấp so với nhiều cổ phiếu bluechips đầu ngành khác và
khả năng tăng tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài làm tăng tính
hấp dẫn cho cổ phiếu FPT trong năm 2014.
32.433* 1.775 9,6 2,2 51.600
TRUNG LẬP
- Trung hạn
4 PPC
• Doanh thu quý 1/2014 tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ giá
bán điện tăng. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu đầu vào (than)
cũng tăng mạnh khiến biên lãi gộp giảm. Đồng thời, trong
quý 1/2014, Công ty không còn được hưởng lợi nhuận đột
biến từ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện khiến LNST giảm
gần 77% so với cùng kỳ 2013.
• PPC có hoạt động kinh doanh ổn định với 2 dây chuyền
gồm 6 tổ máy dự kiến hết khấu hao vào giữa năm 2016.
Nhằm giải quyết bài toán tăng trưởng, thay vì đầu tư thêm
6.391 612 10,7 1,1 25.200
TÍCH LŨY –
Dài hạn
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 17
07/07/2014
nhà máy mới, PPC đã tăng tỷ lệ sở hữu tại Nhà máy Nhiệt
điện Hải Phòng trong năm 2013 và có mong muốn tiếp tục
nâng tỷ lệ sở hữu lên cao hơn. Nhiệt điện Hải Phòng dự kiến
sẽ đóng góp tốt vào khoản lợi nhuận công ty liên kết của
PPC kể từ 2015 (sau khi đã phân bổ hết toàn bộ chi phí
chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn xây dựng cơ bản).
• Trong ngắn hạn, với khoản vay ngoại tệ là 26,92 tỷ JPY (@
31/12/2013), biến động tỷ giá JPY/VND vẫn đang là yếu tố
khiến kết quả kinh doanh của PPC không ổn định.
5 DIG
• DIG đã phát hành thành công 1000 tỷ đồng trái phiếu
doanh nghiệp. Việc phát hành thành công sẽ giúp DIG cơ
cấu các khoản nợ đến hạn và thực hiện đầu tư các dự án
năm 2014 (Nam Vĩnh Yên - GĐ 1 và Phoenix). Các dự án
được triển khai đúng kế hoạch sẽ là cú hích lớn về lợi nhuận
trong dài hạn của DIG.
950* 90 26,7 1,0 19.200
TRUNG LẬP
– Dài hạn
6 REE
• Năm 2014, năm cuối cùng để mảng Reetech hoàn thành tái
cấu trúc, REE đặt kế hoạch tăng trưởng cao đối với mảng
này sau khi thành lập liên doanh với hãng thiết bị điều hòa
General của Nhật.
• Giá trị HĐ xây lắp mảng cơ điện công trình dự kiến tăng
2.000 tỷ đồng nhờ một số dự án lớn, trong đó có Khu phức
hợp Yangoon (Myanmar) của HAGL.
• REE đã tăng sở hữu tại TBC lên 53,6% trong tháng 5/2014 và
dự định sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ nắm giữ tại các CTLK trong
ngành điện, nước, than trong thời gian tới. Theo đó, lợi
nhuận hoạt động đầu tư có thể duy trì tích cực nhưng khó
đạt mức của 2013 khi câu chuyện lợi nhuận chệnh lệch tỷ
giá và hạch toán lợi thế thương mại từ PPC không lặp lại.
2.654* 892* 8,1* 1,4 32.000
TÍCH LŨY -
Trung hạn
7 CII
• Với danh mục các dự án hạ tầng kỹ thuật, cầu đường và BĐS
với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD, CII có cơ sở tốt để tăng trưởng
trong dài hạn.
• Năm 2014, Công ty sẽ hiện thực hóa danh mục đầu tư của
mình bằng việc khởi động một số dự án như Diamond
Riverside, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đường cao tốc Sài Gòn
– Trung Lương, nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa - Lò Gốm.
• Việc phát hành 1.000 tỷ TPCĐ đem lại nguồn vốn để doanh
nghiệp thực hiện các dự án nhưng cũng trở thành áp lực
pha loãng đối với cổ phiếu CII trong năm tới
768* 234* 9,7* 1,4 N/A
ỔN ĐỊNH –
Trung hạn
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 18
07/07/2014
8 GMD
• Cảng Nam Hải - Đình Vũ công suất 500.000TEU/năm được
đưa vào khai thác tháng 12/2013 là động lực tăng trưởng
chính của GMD trong năm nay; đến nay, cảng đã tiếp nhận
một số chuyền tàu container lớn và đang hoạt động ổn định
ở mức 50-60% công suất thiết kế.
• GMD sẽ tiếp tục xây dựng Depot Center 3 ở KCN Sóng Thần,
Bình Dương đồng thời sẽ đầu tư gia tăng năng lực của cảng
Nam Hải Đình Vũ và cảng Dung Quất.
• Công ty cũng dự kiến trồng mới 2.000 ha cao su ở
Campuchia và đến hết năm 2015, đưa tổng diện tích cao su
của GMD lên 8.000ha; KPH Viêng Chăn (Lào) với vốn đầu tư
35 triệu USD trong cũng sẽ được khởi công trong tháng
07/2014.
• Riêng khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng cao ốc Gemadept
Tower (567 tỷ đồng) là yếu đột biến trong năm 2014 mà khó
có thể lặp lại trong các năm tới.
2.650 600* 6,4* 0,9 N/A
ỔN ĐỊNH -
Trung hạn
9 NTP
• NTP vẫn duy trì chính sách hoa hồng đại lý cao để bảo vệ thị
phần chi phối ở khu vưc phía Bắc đồng thời xem xét rút dự
án tại Lào.
• Việc chuyển một phần sản lượng của nhà máy Hải Phòng
sang nhà máy mới ở nhà máy mới ở Nghệ An đã giúp giảm
1/3 chi phí thuế TNDN và bù đắp phần sự sụt giảm về lợi
nhuận gộp chi phí nguyên vật liệu. Theo đó, khả năng gia
tăng công suất của nhà máy Nghệ An là những yếu tố có tác
động tích cực đến lợi nhuận NTP trong các quý tới.
2.678 337 8,8 2,3 64.200
MUA –
Trung hạn
10 BMP
• Tổng Cục thuế đã có văn bản cho BMP được miễn số tiền
phạt vi phạm 42,1 tỷ đồng nhưng giữ nguyên quyết định về
việc truy thu 74,9 tỷ đồng tiền thuế TNDN
• Sản lượng tiêu thụ ở khu vực phía Nam trong nhựng tháng
đầu năm có cải thiện nhưng không đáng kể, bên cạnh đó,
dây chuyền ống dân dụng của BMP đã hết công suất trong
khi việc xây dựng nhà máy Long An chưa được đẩy mạnh.
• BMP đã dừng kế hoạch mua chi phối Nhựa Đà Nẵng (DPC),
đồng thời, việc mở rộng thị trường và mảng kinh doanh dự
án cũng còn nhiều trở ngại.
• Giá nhựa nguyên liệu tăng đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận
của Công ty trong quý I. Chúng tôi cho rằng, sức ép về chi
phí đầu vào có thể sẽ tiếp diễn trong các quý tới khi giá
nhựa được dự báo sẽ duy trì xu hướng tăng trong cả năm 2014.
2.244 393 8,2 2,1 87.700
MUA –
Trung hạn
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 19
07/07/2014
11 TCM
• Dây chuyền sản xuất khép kín dự kiến đem lại thuế suất ưu
đãi và số lượng đơn hàng lớn khi hiệp định TPP được ký kết.
• Số lượng đơn hàng xuất khẩu từ các khách hàng ở Mỹ, EU
tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm do kỳ vọng từ việc ký kết
TPP và sự hỗ trợ về đầu ra của cổ đông lớn E-Land.
• TCM đã bắt đầu triển khai đầu tư nhà máy may mới quy mô
8 triệu USD ở Vĩnh Long; nhà máy dự kiến hoàn thành trong
quý 4/2014.
• Xu hướng tăng của giá bông thế giới trong 5 tháng đầu
năm bị hạn chế bởi nhu cầu sản xuất thấp của Trung Quốc,
việc giá bông điều chỉnh sẽ có tác động tích cực đến biên lợi
nhuận mảng sợi của TCM.
• Ngoài dệt may, E-land đưa ra khả năng sẽ hợp tác với TCM
trong các lĩnh vực BĐS, bán lẻ, 'du lịch … và có thể tăng tỷ lệ
sở hữu khi việc “nới room” được thông qua.
2.896 171 8,2 1,8 33.100
TÍCH LŨY –
Trung hạn
12 HPG
• KQKD Q1/2014 tích cực nhờ đóng góp của hai nhân tố: (1)
Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ nhờ khu liên hợp II hoạt
động hiệu quả (bắt đầu từ T10/2013); (2) Hạch toán dự án
Mandarin Garden (DT: 1.500 tỷ đồng và LN: 200 tỷ đồng).
• Sản lượng tiêu thụ thép trong Q2/2014 dự kiến đạt 227.000
tấn, tăng 42% so với cùng kỳ. HPG vươn lên dẫn đầu thị
phần thép xây dựng và có biên lợi nhuận thuộc loại tốt nhất
so với các doanh nghiệp cùng ngành.
• Giữa tháng 5, Bộ Công Thương đã phê duyệt dự án đầu tư
mở rộng KLH giai đoạn III với công suất dự kiến tăng thêm là
750.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến là 2.500 tỷ đồng và
sớm nhất sẽ được khởi công vào cuối năm 2014.
24.849 2.514 10,5 2,3 55.100
TÍCH LŨY -
Trung hạn
13 HSG
• KQKD 6 tháng NĐTC 2013-2014 kém tích cực, chính sách tồn
trữ hàng tồn kho chưa hợp lý khiến biên lợi nhuận sụt giảm,
đồng thời, chi phí bán hàng cũng tăng mạnh do công ty
tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối.
• Theo VSA, công ty dẫn đầu về thị phần tôn mạ và ống thép
trong 4 tháng đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu liên tục
tăng trưởng, góp phần giảm rủi ro tỷ giá và chi phí lãi vay từ
hoạt động nhập khẩu nguyên liệu đầu vào (HRC).
• Giữa tháng 05, ĐHCĐ đã thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu
nước ngoài lên mức tối đa 60%, cơ cấu cổ đông của HSG có
thể thay đổi đáng kể nếu như quyết định nới room được
thông qua.
• Dây chuyền cán nguội mới đi vào hoạt động T06 và
T09/2014 sẽ giúp công ty tiếp tục tăng sản lượng bán hàng
và hoàn thành kế hoạch doanh thu. Tuy nhiên, với tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch lợi nhuận thấp trong 6 tháng NĐTC
2013-2014, khả năng hoàn thành mục tiêu LNST của công ty
không được chúng tôi đánh giá cao.
14.000* 600* 7,35* 2,0** N/A
TRUNG LẬP
– Trung hạn
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 20
07/07/2014
14 PGS
• Kế hoạch kinh doanh được đưa ra thận trọng do khả năng
tăng trưởng sản lượng tiêu thụ CNG gặp khó khăn bởi nhiên
liệu thay thế biomass.
• Trong Q2/2014, đối với mảng CNG, công ty mẹ có thêm hai
khách hàng mới là Bột giặt Lix và VLXD Tây Đô, giá đầu vào
giảm còn 8,93 USD/mmbtu, giá bán giảm 1-2%.
• Doanh thu hợp nhất Q2/2014 ước tính đạt 3.200 tỷ đồng, lợi
nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ ước đạt khoảng 35
tỷ đồng.
7.264 172 7,0 1,05 40.000
MUA -
Trung hạn
15 PVS
• Kết quả doanh thu hợp nhất thực hiện 6 tháng đầu năm đạt
12.500 tỷ đồng, tương đương 49,6 % kế hoạch năm, tăng
5,9% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt
895,0 tỷ đồng, tương đương 81,4% kế hoạch năm, tăng 8,2%
so với cùng kỳ năm trước.
• Triển vọng hoàn nhập khoản dự phòng dự án nhà máy
NLSH Bio - Ethanol Dung Quất (~286 tỷ đồng) không được
chúng tôi đánh giá cao.Tuy nhiên, đây là yếu tố cần theo dõi
vì sẽ tác động đáng kể đến triển vọng lợi nhuận 2014 của
công ty.
• Công ty đặt kế hoạch năm 2014 khá thận trọng và chưa xem
xét đến các khoản doanh thu và lợi nhuận từ các dự án đang
thực hiện cho các đối tác nước ngoài. Do đó, khả năng vượt
kế hoạch của PVS tương đối cao.
25.200* 825* 16,3* 1,6** N/A
KHẢ QUAN
– Trung hạn
16 PVD
• KQKD Q1/2014 ghi nhận sự tăng trưởng đột biến so với
cùng kỳ nhờ tỷ lệ cho thuê giàn bình quân tăng và ghi nhận
lợi nhuận khả quan đến từ gói dịch vụ trọn gói cho ENI.
• Trong quý 2, giàn PVD 2 vẫn chưa tiến hành bảo trì, do đó,
KQKD Q2 dự kiến duy trì ổn định và tương đương Q1/2014.
• Biên lợi nhuận sau thuế năm 2014 sẽ giảm do công ty
không còn được hưởng ưu đãi thuế TNDN như các năm
trước.
• Triển vọng dài hạn của công ty tương đối tích cực khi giàn
khoan tự nâng thế hệ mới (PVD 6) sẽ đi vào hoạt động vào
Q1/2015, góp phần vào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
qua liên doanh PVD Overseas (PVD hiện đã nâng tỷ lệ sở
hữu từ 50% lên 80%).
13.700* 1.650* 14,01* 2,2** N/A
KHẢ QUAN
– Trung hạn
17 DRC
• KQKD Q1/2014 khả quan nhờ giá cao su giảm mạnh (-20%
so với cùng kỳ) nên biên lợi nhuận tăng hơn 2%.
• KQKD sơ bộ Q2/2014 ước đạt 924 tỷ đồng (+20% cùng kỳ),
LNST dự phóng khoảng 136 tỷ đồng (+23% cùng kỳ).
• Giá cao su dự báo giảm mạnh trong năm 2014 làm giảm
nhẹ chi phí lớn từ khấu hao và lãi vay của dự án Radial.
• DRC cũng đã ký kết thành công hợp đồng với Stamyord
Singapore để bán 120.000 lốp trong năm 2014
3.485* 332* 11,4 3,0 N/A
ỔN ĐỊNH-
Trung hạn
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 21
07/07/2014
18 TLG
• Lợi nhuận Q1/2014 sụt giảm do chi phí giá vốn tăng nhẹ
(+13,4% so với cùng kỳ) khiến biên lợi nhuận giảm còn 35%.
Hầu hết các chi phí trong kỳ đều tăng trong đó mức tăng
của chi phí vận chuyển và chi phí nhân công ảnh hưởng đến
giá thành sản xuất khiến giá vốn tăng nhẹ.
• Cầu nội địa vẫn yếu với doanh thu chỉ tăng khoảng 7%
• Theo tính mùa vụ, 6 tháng cuối năm là cao điểm hoạt động
nên kỳ vọng vào sự thay đổi trong KQKD các tháng cuối
năm.
1.600* 130* 8,6 1,5 N/A
ỔN ĐỊNH-
Trung hạn
19 PAC
• KQKD Q1/2014 tăng trưởng khá trong đó doanh thu tài
chính tăng mạnh (~40%) nhờ tiền gửi có kỳ hạn tăng 17%.
• Hệ thống bán hàng mở rộng với gần 90 nhà phân phối, đảm
bảo cho việc cung ứng sản phẩm.
• Lợi nhuận 2014 có thể chịu ảnh hưởng từ tiền truy thu thuê
đất khoảng 11 tỷ.
• Cổ tức dự kiến trong năm 2014 là 15%.
1.950* 90* 9,2 1,2 N/A
ỔN ĐỊNH -
Trung hạn
20 KDC
• KQKD Q1 chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ do một phần doanh
thu Tết đã được ghi nhận trong Q4/2013.
• Giá nguyên liệu như bột mì, đường dự kiến giảm trong năm
2014 có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp.
• KDC đã phát hành thêm 46,5 triệu cổ phiếu thu về gần 1.877
tỷ đồng nhằm thực hiện các thương vụ M&A nhằm mục
đích mở rộng và đa dạng hóa ngành hàng mà cụ thể là mì
gói, dầu ăn và café.
• Trong mảng mì ăn liền, KDC sẽ hợp tác toàn diện với công ty
Sài Gòn Vewong. Trong khi đó, tại mảng cà phê, Công ty đã
nắm quyền chi phối tại công ty cà phê Phin deli. Trong
mảng dầu ăn, Công ty nắm giữ khoảng 24% cổ phần của
CTCP Vocarimex.
5.150* 515* 20,0 2,1 N/A
KHẢ QUAN
- Trung hạn
21 CSM
• KQKD Q1/2014 khả quan nhờ giá cao su tiếp tục giảm nên
biên lợi nhuận gộp tăng lên 27% so với mức 25% cùng kỳ.
• KQKD sơ bộ Q2/2014 vào khoảng 750 tỷ đồng doanh thu (-
10% cùng kỳ) và 85,8 tỷ đồng LNST (-14% cùng kỳ).
• Dự án Radial dự kiến đi vào hoạt động từ Q2/2014 và đóng
góp khoảng 385 tỷ đồng doanh thu.
• Hoạt động thoái vốn tại dự án số 9 Nguyễn Khoái với Tân
Thuận Việt ước tính mang lại 70 tỷ lợi nhuận
3.598 303 9,7 2,1 46.700
TRUNG
LẬP- Trung
hạn
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 22
07/07/2014
22 GDT
• Thuận lợi giá gỗ nguyên liệu giảm dự báo tiếp tục là yếu tố
hỗ trợ trong năm nay.
• KQKD Q1 khả quan nhờ doanh thu tăng đến hơn 27% và đã
hoàn thành khoảng 21% kế hoạch của năm 2014.
• Tỷ suất cổ tức khá cao, khoảng 9% với tỷ lệ chi trả cổ tức 2013
là 25% và dự kiến 2014 từ 25-30% cổ tức tiền mặt và cổ
phiếu.
253* 70* 7,0 1,6 N/A
ỔN ĐỊNH-
Trung hạn
23 PXS
• KQKD Q1 thấp hơn dự báo trước đó của chúng tôi do (i)chậm
ghi nhận doanh thu của dự án Diamon; (ii) dự án P3P4 trong
giai đoạn mua sắm hầu như không có lợi nhuận.
• KQKD sơ bộ Q2 ước đạt 600 tỷ doanh thu, với đóng góp chủ
yếu là dự án P3P4 (~320 tỷ) và Diamond (~150 tỷ). LNST Q2
dự phóng vào khoảng 50-55 tỷ, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ.
• Trong kế hoạch tái cấu trúc của PVC, PXS sẽ trở thành đầu
mối các dự án On-shore. Với thay đổi này, biên lợi nhuận có
thể bị ảnh hưởng do các dự án On-shore thường không đòi
hỏi nhiều về kỹ thuật như dự án Off-shore. Do đó, chúng tôi
chiết khấu giá mục tiêu trong báo cáo cập nhật gần nhất về
24.600 đồng/cp.
1.658 145 7,6 1,6 24.600
MUA -
Trung hạn
(*) Kế hoạch năm 2014 của doanh nghiệp
(**) Giá trị sổ sách tại ngày 31/03/2014
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 23
Bản báo cáo này được chuẩn bị cho mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nhằm đưa ra bất kỳ đề nghị hay
hướng dẫn mua bán chứng khoán cụ thể nào. Các quan điểm và khuyến cáo được trình bày trong bản báo cáo này không
tính đến sự khác biệt về mục tiêu, nhu cầu, chiến lược và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ý
thức có thể có các xung đột lợi ích ảnh hưởng đến tính khách quan của bản báo cáo này. Nhà đầu tư nên xem báo cáo này
như một nguồn tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư và phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định đầu tư của
chính mình. RONGVIET SECURITIES tuyệt đối không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hay bất kỳ thiệt hại nào, hay sự kiện bị
coi là thiệt hại, đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay ý kiến nào của bản báo cáo này.
Toàn bộ các quan điểm thể hiện trong báo cáo này đều là quan điểm cá nhân của người phân tích. Không có bất kỳ một
phần thu nhập nào của người phân tích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khuyến cáo hay quan điểm cụ thể trong
bản cáo cáo này.
Thông tin sử dụng trong báo cáo này được RONGVIET SECURITIES thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin
cậy. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng những thông tin này là hoàn chỉnh hoặc chính xác. Các quan điểm và ước
tính trong đánh giá của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đối mà không cần báo cáo trước.
Bản báo cáo này được giữ bản quyền và là tài sản của RONGVIET SECURITIES. Mọi sự sao chép, chuyển giao hoặc sửa đổi
trong bất kỳ trường hợp nào mà không có sự đồng ý của RONGVIET SECURITIES đều trái luật. Bản quyền thuộc RONGVIET
SECURITIES, 2014.
Chi nhánh Hà Nội
Số 2C Thái Phiên – Quận Hai Bà
Trưng – Hà Nội
Tel: (84 4) 6288 2006
Fax: (84 4) 6288 2008
Chi nhánh Cần Thơ
8 Phan Đình Phùng – TP. Cần
Thơ
Tel: (84 71) 381 7578
Fax: (84 71) 381 7579
Chi nhánh Nha Trang
50Bis Yersin -TP.Nha Trang
Tel: (84 58) 382 0006
Fax: (84 58) 382 0008
CTCP CHỨNG KHOÁN
RỒNG VIỆT
Tầng 1-2-3-4, Tòa nhà Viet Dragon,
141 Nguyễn Du - Quận 1 – TP.HCM
Tel: (84 8) 6299 2006
Fax : (84 8) 6291 7986
Email: info@vdsc.com.vn
Website: www.vdsc.com.vn

More Related Content

What's hot

Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers International | Vietnam
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Toan Bach Quang Bao
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QENới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QETrung Phạm Quang
 
Nhận định tuần 7 - TTCK Vietnam
Nhận định tuần 7 - TTCK VietnamNhận định tuần 7 - TTCK Vietnam
Nhận định tuần 7 - TTCK VietnamBud Nguyen
 
Lecture 4a capital flows - bop - monetary policy
Lecture 4a capital flows - bop - monetary policyLecture 4a capital flows - bop - monetary policy
Lecture 4a capital flows - bop - monetary policyLee Nguyễn
 
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Diễn Đàn YouStock
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfTinAnhTrn11
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamSương Tuyết
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệXUAN THU LA
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Quy Moke
 
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởÁnh Phượng Lê
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệNguyễn Minh
 
Download reportview
Download reportviewDownload reportview
Download reportviewNgoc Dep
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raAskSock Ngô Quang Đạo
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápHuyền Trần
 

What's hot (19)

Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
 
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
 
Nới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QENới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QE
 
Nhận định tuần 7 - TTCK Vietnam
Nhận định tuần 7 - TTCK VietnamNhận định tuần 7 - TTCK Vietnam
Nhận định tuần 7 - TTCK Vietnam
 
Lecture 4a capital flows - bop - monetary policy
Lecture 4a capital flows - bop - monetary policyLecture 4a capital flows - bop - monetary policy
Lecture 4a capital flows - bop - monetary policy
 
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
 
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
 
Cstg
CstgCstg
Cstg
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Download reportview
Download reportviewDownload reportview
Download reportview
 
Kinh tế việt nam 2010
Kinh tế việt nam 2010Kinh tế việt nam 2010
Kinh tế việt nam 2010
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 

Viewers also liked

Simulation Study on a Mixed Beams Structure
Simulation Study on a Mixed Beams StructureSimulation Study on a Mixed Beams Structure
Simulation Study on a Mixed Beams Structureiosrjce
 
Présentation IFLP - Yves Le Bihan
Présentation IFLP - Yves Le BihanPrésentation IFLP - Yves Le Bihan
Présentation IFLP - Yves Le BihanARP-Astrance
 
(Cđ lt vào đh) bất đẳng thức
(Cđ lt vào đh) bất đẳng thức(Cđ lt vào đh) bất đẳng thức
(Cđ lt vào đh) bất đẳng thứcMinh Thắng Trần
 
Individual Education Plan (IEP) -- Re Evaluation Process & Walk Through
Individual Education Plan (IEP) -- Re Evaluation Process & Walk ThroughIndividual Education Plan (IEP) -- Re Evaluation Process & Walk Through
Individual Education Plan (IEP) -- Re Evaluation Process & Walk Throughanthonymaiorano
 
Public opinion and Persuasion
Public opinion and PersuasionPublic opinion and Persuasion
Public opinion and PersuasionLena Argosino
 
Decretos y resolucion
Decretos y resolucionDecretos y resolucion
Decretos y resolucionlarraman12
 
Niveles de organizacion, biologia
Niveles de organizacion, biologiaNiveles de organizacion, biologia
Niveles de organizacion, biologiaalbasbuena
 
Arduino workshop in Macau
Arduino workshop in MacauArduino workshop in Macau
Arduino workshop in Macauchiehming chang
 
Características de las operaciones logísticas eficientes
Características de las operaciones logísticas eficientesCaracterísticas de las operaciones logísticas eficientes
Características de las operaciones logísticas eficientesDavid Gonzalez
 
日本地理学会2013春OSM
日本地理学会2013春OSM日本地理学会2013春OSM
日本地理学会2013春OSMToshikazu Seto
 
E-PASS Inception Project Management and Oversight
E-PASS Inception Project Management and OversightE-PASS Inception Project Management and Oversight
E-PASS Inception Project Management and Oversightepass2015
 
Aparato reproductor femenino
Aparato reproductor femeninoAparato reproductor femenino
Aparato reproductor femeninolahorota
 
DEFCON 22: Bypass firewalls, application white lists, secure remote desktops ...
DEFCON 22: Bypass firewalls, application white lists, secure remote desktops ...DEFCON 22: Bypass firewalls, application white lists, secure remote desktops ...
DEFCON 22: Bypass firewalls, application white lists, secure remote desktops ...Zoltan Balazs
 
Aluminium Based Metal Matrix Composites for Aerospace Application: A Literatu...
Aluminium Based Metal Matrix Composites for Aerospace Application: A Literatu...Aluminium Based Metal Matrix Composites for Aerospace Application: A Literatu...
Aluminium Based Metal Matrix Composites for Aerospace Application: A Literatu...iosrjce
 
Atelier 12 - Le Neuromarketing, nouvelle arme de séduction massive
Atelier 12 - Le Neuromarketing, nouvelle arme de séduction massiveAtelier 12 - Le Neuromarketing, nouvelle arme de séduction massive
Atelier 12 - Le Neuromarketing, nouvelle arme de séduction massiveR-Evolutions Touristiques de Brive
 
Premiers pas à l'université - First Steps in University
Premiers pas à l'université - First Steps in UniversityPremiers pas à l'université - First Steps in University
Premiers pas à l'université - First Steps in Universitytaharbelkheir
 
Fabrication of a Model Go-Kart (With Low Cost)
Fabrication of a Model Go-Kart (With Low Cost)Fabrication of a Model Go-Kart (With Low Cost)
Fabrication of a Model Go-Kart (With Low Cost)iosrjce
 

Viewers also liked (20)

Simulation Study on a Mixed Beams Structure
Simulation Study on a Mixed Beams StructureSimulation Study on a Mixed Beams Structure
Simulation Study on a Mixed Beams Structure
 
Présentation IFLP - Yves Le Bihan
Présentation IFLP - Yves Le BihanPrésentation IFLP - Yves Le Bihan
Présentation IFLP - Yves Le Bihan
 
(Cđ lt vào đh) bất đẳng thức
(Cđ lt vào đh) bất đẳng thức(Cđ lt vào đh) bất đẳng thức
(Cđ lt vào đh) bất đẳng thức
 
Segunda presentacion N&N
Segunda presentacion N&NSegunda presentacion N&N
Segunda presentacion N&N
 
Individual Education Plan (IEP) -- Re Evaluation Process & Walk Through
Individual Education Plan (IEP) -- Re Evaluation Process & Walk ThroughIndividual Education Plan (IEP) -- Re Evaluation Process & Walk Through
Individual Education Plan (IEP) -- Re Evaluation Process & Walk Through
 
Public opinion and Persuasion
Public opinion and PersuasionPublic opinion and Persuasion
Public opinion and Persuasion
 
Decretos y resolucion
Decretos y resolucionDecretos y resolucion
Decretos y resolucion
 
Niveles de organizacion, biologia
Niveles de organizacion, biologiaNiveles de organizacion, biologia
Niveles de organizacion, biologia
 
Arduino workshop in Macau
Arduino workshop in MacauArduino workshop in Macau
Arduino workshop in Macau
 
Características de las operaciones logísticas eficientes
Características de las operaciones logísticas eficientesCaracterísticas de las operaciones logísticas eficientes
Características de las operaciones logísticas eficientes
 
日本地理学会2013春OSM
日本地理学会2013春OSM日本地理学会2013春OSM
日本地理学会2013春OSM
 
E-PASS Inception Project Management and Oversight
E-PASS Inception Project Management and OversightE-PASS Inception Project Management and Oversight
E-PASS Inception Project Management and Oversight
 
Jornal UTFPR Notícias 2012
Jornal UTFPR Notícias 2012Jornal UTFPR Notícias 2012
Jornal UTFPR Notícias 2012
 
Aparato reproductor femenino
Aparato reproductor femeninoAparato reproductor femenino
Aparato reproductor femenino
 
Computer Forensics
Computer ForensicsComputer Forensics
Computer Forensics
 
DEFCON 22: Bypass firewalls, application white lists, secure remote desktops ...
DEFCON 22: Bypass firewalls, application white lists, secure remote desktops ...DEFCON 22: Bypass firewalls, application white lists, secure remote desktops ...
DEFCON 22: Bypass firewalls, application white lists, secure remote desktops ...
 
Aluminium Based Metal Matrix Composites for Aerospace Application: A Literatu...
Aluminium Based Metal Matrix Composites for Aerospace Application: A Literatu...Aluminium Based Metal Matrix Composites for Aerospace Application: A Literatu...
Aluminium Based Metal Matrix Composites for Aerospace Application: A Literatu...
 
Atelier 12 - Le Neuromarketing, nouvelle arme de séduction massive
Atelier 12 - Le Neuromarketing, nouvelle arme de séduction massiveAtelier 12 - Le Neuromarketing, nouvelle arme de séduction massive
Atelier 12 - Le Neuromarketing, nouvelle arme de séduction massive
 
Premiers pas à l'université - First Steps in University
Premiers pas à l'université - First Steps in UniversityPremiers pas à l'université - First Steps in University
Premiers pas à l'université - First Steps in University
 
Fabrication of a Model Go-Kart (With Low Cost)
Fabrication of a Model Go-Kart (With Low Cost)Fabrication of a Model Go-Kart (With Low Cost)
Fabrication of a Model Go-Kart (With Low Cost)
 

Similar to Vdsc bc chien luoc dau tu 07 2014

Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Duong Tien
 
Vimo_090622_PSI.pdf
Vimo_090622_PSI.pdfVimo_090622_PSI.pdf
Vimo_090622_PSI.pdfTunThNguyn1
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vohinh Ngo
 
Nhận định tuần 4
Nhận định tuần 4Nhận định tuần 4
Nhận định tuần 4Bud Nguyen
 
Nhận định tuần 4
Nhận định tuần 4Nhận định tuần 4
Nhận định tuần 4Bud Nguyen
 
Novus Capital - Weekly Report - Week 23/2023
Novus Capital - Weekly Report - Week 23/2023Novus Capital - Weekly Report - Week 23/2023
Novus Capital - Weekly Report - Week 23/2023Bach Tran
 
Lai suat ngan hang vietinbank thang 11
Lai suat ngan hang vietinbank thang 11Lai suat ngan hang vietinbank thang 11
Lai suat ngan hang vietinbank thang 11BnTin
 
Nhận định tuần 10
Nhận định tuần 10Nhận định tuần 10
Nhận định tuần 10Bud Nguyen
 
Chính sách abenomics tại nhật bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
Chính sách abenomics tại nhật bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giớiChính sách abenomics tại nhật bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
Chính sách abenomics tại nhật bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giớiThanh Hoa
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018hero_hn
 
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016InfoQ - GMO Research
 
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)NGUYEN MINH QUOC
 
Vietcombank - Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô 08/2021
Vietcombank - Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô 08/2021Vietcombank - Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô 08/2021
Vietcombank - Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô 08/2021lamnk
 

Similar to Vdsc bc chien luoc dau tu 07 2014 (20)

Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
 
Vimo_090622_PSI.pdf
Vimo_090622_PSI.pdfVimo_090622_PSI.pdf
Vimo_090622_PSI.pdf
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
 
20140317 dailyvn
20140317 dailyvn20140317 dailyvn
20140317 dailyvn
 
Nhận định tuần 4
Nhận định tuần 4Nhận định tuần 4
Nhận định tuần 4
 
Nhận định tuần 4
Nhận định tuần 4Nhận định tuần 4
Nhận định tuần 4
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
Novus Capital - Weekly Report - Week 23/2023
Novus Capital - Weekly Report - Week 23/2023Novus Capital - Weekly Report - Week 23/2023
Novus Capital - Weekly Report - Week 23/2023
 
Lai suat ngan hang vietinbank thang 11
Lai suat ngan hang vietinbank thang 11Lai suat ngan hang vietinbank thang 11
Lai suat ngan hang vietinbank thang 11
 
Nhận định tuần 10
Nhận định tuần 10Nhận định tuần 10
Nhận định tuần 10
 
Chính sách abenomics tại nhật bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
Chính sách abenomics tại nhật bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giớiChính sách abenomics tại nhật bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
Chính sách abenomics tại nhật bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
 
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
 
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018
 
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
 
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.docBáo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
 
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
 
Vietcombank - Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô 08/2021
Vietcombank - Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô 08/2021Vietcombank - Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô 08/2021
Vietcombank - Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô 08/2021
 
20140331 dailyvn
20140331 dailyvn20140331 dailyvn
20140331 dailyvn
 
Bcvtvn q2 2014
Bcvtvn q2 2014Bcvtvn q2 2014
Bcvtvn q2 2014
 

Vdsc bc chien luoc dau tu 07 2014

  • 1. Sự phân hóa sẽ rõ ràng hơn trong tháng Bảy TTCK tháng 6 chủ yếu vận động đi ngang nhưng thực sự đã có những dấu hiệu tích cực vào những ngày cuối tháng. Mức tăng tốt và liên tục của chỉ số kết hợp với sự hồi phục về thanh khoản trong hơn một tuần cuối của tháng 6 cho thấy giới đầu tư đã dần lấy lại sự tự tin và đã mạnh dạn hơn trong việc giải ngân vào cổ phiếu. Được ủng hộ bởi sự đồng thuận của các chỉ tiêu vĩ mô như lạm phát thấp, cán cân thương mại thăng dự và tăng trưởng GDP tích cực, chúng tôi cho rằng, tâm lý này sẽ vẫn được duy trì trong tháng Bảy. Bên cạnh đó, trong tháng Bảy, một số công ty sẽ bắt đầu công bố chính thức KQKD quý 2 và một số có kết quả ước tính hoặc dự báo của giới phân tích. Chúng tôi cho rằng, đây sẽ là cơ sở thúc đẩy sự sự phân hóa về biến động giá giữa các nhóm các cổ phiếu cụ thể. Dù khả năng tình hình biển Đông có những diễn biến bất ngờ vẫn là một quan ngại thường trực đối với thị trường chứng khoán, không thể phủ nhận là tâm lý của nhà đầu tư đối với vấn đề này đã vững vàng hơn giai đoạn đầu khi căng thẳng mới bùng nổ. Riêng về hoạt động của khối ngoại, chúng tôi không nhận thấy điểm nào để lo lắng. Trong bối cảnh các nền kinh tế lớn vẫn duy trì cam kết với chính sách tiền tệ mở rộng và lãi suất thấp, TTCK Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, tựu chung lại, tháng 7 được dự báo sẽ là một tháng tích cực đối với TTCK Việt Nam. 460 480 500 520 540 560 580 600 - 50,0 100,0 150,0 200,0 21/04 05/05 14/05 23/05 03/06 12/06 23/06 KL khớp lệnh (triệu đv) VN-Index 60 65 70 75 80 85 - 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 21/04 05/05 14/05 23/05 03/06 12/06 23/06 KL khớp lệnh (triệu đv) HNX-Index Phòng Phân tích Đoàn Thị Thanh Trúc – Trưởng Phòng truc.dtt@vdsc.com.vn Nguyễn Bá Phước Tài tai.nbp@vdsc.com.vn Trần Thị Hà My my.tth@vdsc.com.vn Nguyễn Tấn Huy huy.nt@vdsc.com.vn Trần Thùy Dung dung.tt@vdsc.com.vn --------------------------------------- Nguyễn Thị Phương Lam lam.ntp@vdsc.com.vn Bùi Thị Tâm tam.bt@vdsc.com.vn Nguyễn Thanh Thúy thuy.nt@vdsc.com.vn 07/07/2014 Chiến lược đầu tư tháng 07/2014 Chuẩn bị cho cơ hội tái cơ cấu danh mục
  • 2. 07/07/2014 Nội dung chính KINH TẾ THẾ GIỚI Trang 3  Mỹ: kinh tế đang tiến triển nhanh chóng sau khi suy giảm sâu từ đầu năm Trang 3  EU: ECB áp dụng chính sách lãi suất âm Trang 3 KINH TẾ VIỆT NAM Trang 5  GDP trong xu hướng hồi phục Trang 5  Chỉ số PMI tháng thứ 10 liên tiếp đạt ngưỡng tăng trưởng tích cực Trang 5  CPI tăng thấp, vẫn còn đó mối lo về tổng cầu Trang 6  Bài toán về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng Trang 7  Hoạt động xuất khẩu lạc quan Trang 8  Triển vọng vĩ mô: tái cơ cấu khởi động rõ nét hơn Trang 9 TRIỂN VỌNG TTCK VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ THÁNG 07/2014 Trang 13 Với các nhận định tương đối lạc quan về TTCK tháng 7, chúng tôi cho rằng hoạt động giao dịch ngắn hạn cũng như tích lũy cổ phiếu tốt sẽ diễn ra tích cực hơn trong tháng 7. Những lo ngại về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng sẽ khó tác động mạnh đến thị trường khi các chỉ tiêu vĩ mô khác tiếp tục đồng thuận chỉ ra rằng nền kinh tế đang có những cải thiện. Tương tự, căng thẳng biển Đông sẽ luôn đặt ra một rủi ro với thị trường nhưng sẽ khó ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trừ khi tình hình trở nên thật sự tồi tệ. Nếu không có thông tin gì quá tiêu cực, với sự bứt phá về thanh khoản gần đây, việc vượt ngưỡng kháng cự 600 điểm là có khả năng đối với VNIndex. Đối với sàn Hà nội, do không có trợ lực từ những cổ phiếu lớn có yếu cơ bản thật sự tốt, HNIndex có thể sẽ khó bước qua mốc 85 điểm. Vùng điểm dự báo trong tháng 7 của chúng tôi là 580 – 605 đối với VNIndex và 77 – 85 đối với HNIndex. Như vậy, một khi thị trường tăng tốc, những nhà đầu tư đã kiên trì “nhặt thóc” trong giai đoạn thị trường xuống thấp đã có thể bắt đầu tận hưởng thành quả. Trong kịch bản thị trường tăng điểm như trên, việc lựa chọn cổ phiếu cho mục tiêu trung và dài hạn sẽ không còn dễ dàng và cơ hội sẽ chủ yếu rơi vào các nhóm cổ phiếu có cơ bản tốt nhưng hệ số beta thấp. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội hơn để tham gia các giao dịch ngắn hạn bằng cách tăng tỷ trọng những cổ phiếu có beta cao và càng tốt hơn nữa nếu doanh nghiệp có KQKD kỳ vọng tích cực. Dù vậy, việc hạn chế mua đuổi, xác định cơ hội chốt lời và cẩn trọng khi thị trường tiếp cận các ngưỡng kháng cự mạnh là điều cần thiết trong giai đoạn này. Tỷ trọng đề xuất sẽ bao gồm 2/3 cổ phiếu và 1/3 tiền mặt. MỘT SỐ CHỈ SỐ CỦA CÁC NHÓM NGÀNH Trang 16 Diễn biến các chỉ số ngành trong tháng 04 và một số chỉ số tài chính quan trọng gồm P/E, P/B, ROA, ROE và tỷ suất biên lợi nhuận. DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM Trang 17 Nhóm cổ phiếu gồm 23 mã được RongViet Securities nghiên cứu (tìm hiểu, trao đổi thông tin với doanh nghiệp) và có những phân tích, đánh giá cụ thể trong các “báo cáo phân tích công ty” hoặc “bản tin ngày” phát hành từ đầu năm đến tháng 06/2014. CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 2
  • 3. 07/07/2014 KINH TẾ THẾ GIỚI: • Mỹ: kinh tế đang tiến triển nhanh chóng sau khi suy giảm sâu từ đầu năm • EU: ECB áp dụng chính sách lãi suất âm Mỹ: kinh tế đang tiến triển nhanh chóng sau khi suy giảm sâu từ đầu năm Bộ thương mại Mỹ vừa công bố số liệu tổng sản lượng quốc nội (GDP) trong quý 1/2014 sau khi điều chỉnh giảm 2,9% so với cùng kỳ 2013. Đây là mức suy giảm mạnh nhất1 kể từ sau khi suy giảm 5,4% trong quý 1/2009. Bộ Thương mại cũng đưa ra một số giải thích về nguyên nhân GDP giảm mạnh.Cụ thể, các nhà sản xuất chọn tiêu thụ hàng hóa tồn kho chứ không sản xuất hàng hóa mới.Trong khi đó, thời tiết khắc nghiệt bất thường làm giảm sức mua dẫn đến một số công xưởng phải đóng cửa. Xuất khẩu chậm lại sau khi tăng mạnh vào cuối năm ngoái cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng GDP quý 1. Mặc dù suy giảm mạnh trong quý I nhưng những số liệu kinh tế gần đây lại cho thấy, kinh tế Mỹ đang dần phục hồi mạnh mẽ, chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tăng lên 61,2 điểm trong tháng 6 so với 58,1 điểm của tháng trước đó và cao hơn hẳn mức dự báo 58,6 điểm của các chuyên gia. Bên cạnh đó, chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất tại Mỹ cũng tăng lên 57,5 điểm trong tháng 6, ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 4 năm. Như vậy, chỉ số PMI phức hợp, gồm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, của Mỹ sẽ tăng lên 61,1 điểm so với mức 58,4 điểm của tháng 5. Thêm vào đó, cơ quan thống kê của Mỹ vừa công bố báo cáo việc làm trong tháng 6. Theo đó, số lượng việc làm tháng vừa qua tăng thêm 288 nghìn, cao hơn hẳn mức dự đoán của giới phạn tích là 215 nghìn, góp phần khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 ở mức thấp nhất trong vòng sáu năm nay, xuống còn 6,1%. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế đang tiến triển nhanh chóng sau khi bất ngờ co cụm hồi đầu năm nay. Hình1: Tăng trưởng GDP của Mỹ (QoQ) Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng của Mỹ Nguồn: Trading Economics Nguồn: Trading Economics EU: ECB áp dụng chính sách lãi suất âm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa ra quyết định hạ lãi suất tiền gửi xuống âm 0,1%. Đây là biện pháp khá quyết liệt khi các chỉ báo kinh tế gần đây cho thấy đà phục hồi tại Eurozone đang suy yếu. Số liệu vừa công bố hôm đầu tuần cho thấy lạm phát tháng 5 giảm xuống còn 0,5%, thấp hơn nhiều so mục tiêu gần 2%. Không những vậy, -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 Q1/2008 Q1/2009 Q1/2010 Q1/2011 Q1/2012 Q1/2013 Q1/2014 6 7 8 9 T01/12 T05/12 T09/12 T01/13 T05/13 T09/13 T01/14 T05/14 CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 3
  • 4. 07/07/2014 tình trạng thất nghiệp tiếp tục gia tăng tại Eurozone. Do đó, các quan chức ECB lo ngại về nguy cơ diễn ra giảm phát cùng sự mất niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Với việc hạ lãi suất về mức âm ECB kỳ vọng các ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc cho vay kinh doanh, tiêu dùng thay vì đem tiền gửi về ngân hàng trung ương. Điều này sẽ giúp kích thích tăng trưởng trên toàn khu vực, giúp Eurozone tránh được nguy cơ lún sâu vào suy thoái. Chủ tịch ECB, ông Draghi cho biết tỷ lệ lạm phát năm nay của Eurozone dự báo sẽ là 0,7% và có thể tăng lên mức 1,2% vào năm sau. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI Trong khi các chỉ số trên thị trường Mỹ đều tăng trưởng khá tốt trong tháng 6, phản ánh đà hồi phục chung của kinh tế Hoa Kỳ, thị trường chứng khoán các nước Châu Âu đã ghi nhận mức giảm điểm trên diện rộng. Cụ thề, FTSE 100, CAC 40 và DAX giảm lần lượt 1,47%, 2214%, và 1,11% trong tháng 6.Tại khu vực Châu Á, hầu hết các chỉ số đều tăng cao trong tháng 6. Đáng chú ý, Việt Nam (VNIndex và HNIndex) đã có tháng tăng điểm khá tốt, chỉ đứng sau sàn giao dịch Thượng Hải (SSE) và Hàn Quốc (Kospi). Nếu xét từ đầu năm, Việt Nam tiếp tục là thị trường có mức tăng trường vào loại cao nhất Châu Á. Hình 3: Diễn biến của chỉ số trên TTCK thế giới trong tháng 04/2014 Nguồn: MarketWatch & Bloomberg 1,508% 6,052% 5,545% -,076% 3,678% 2,941% -12,198% -6,931% -3,197% -,496% 9,076% 14,141% ,844% 14,565% 16,592% 9,837% 8,316% -15% -5% 5% 15% DowJones S&P500 Nasdaq FTSE100(UK) CAC40(Pháp) DAX(Đức) Nikkei225(Nhật) SSE(ThượngHải) HangSeng(HồngKông) TSEC(ĐàiLoan) Kospi(HànQuốc) JKSE(Indonesia) KLSE(Malaysia) VNIndex HNX-Index Vàng Dầu So với tháng 5/2014 So với cuối năm 2013 CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 4
  • 5. 07/07/2014 KINH TẾ VIỆT NAM: • GDP trong xu hướng hồi phục • Chỉ số PMI tháng thứ 10 liên tiếp đạt ngưỡng tăng trưởng tích cực. • CPI tăng thấp, vẫn còn đó mối lo về tổng cầu • Bài toán về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng • Hoạt động xuất khẩu lạc quan GDP trong xu hướng hồi phục Trong những ngày cuối tháng 6, kinh tế Việt Nam đón nhận thông tin khá lạc quan về tình hình kinh tế - xã hội nửa đầu năm 2014. Theo đó, Tổng cục Thống kê (GSO) đã chính thức công bố tổng sản lượng quốc nội (GDP) trong 6 tháng vừa qua tăng 5,18% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn đáng kể so với mức tăng cùng kỳ 2 năm trước (tương ứng 4,38% và 4,9%). Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã có xu hướng hồi phục. Đáng nói hơn, sự hồi phục còn thể hiện qua mức tăng trưởng của quý 2 cao hơn quý 1 (5,25% so với 5,09%). Nhìn chung bức tranh tổng thể kinh tế vĩ mô trong 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, lực cầu tiêu dùng yếu, và nợ xấu vẫn là những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Hình 4 : Tăng trưởng GDP Quý 2 Hình 5: Chỉ số PMI Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: HSBC, RONGVIET SECURITIES database Chỉ số PMI tháng thứ 10 liên tiếp đạt ngưỡng tăng trưởng tích cực HSBC vừa công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6 đạt 52,3 điểm, giảm nhẹ so với mức 52,5 điểm của tháng trước. Tuy nhiên, chỉ số PMI tháng 6 vẫn được đánh giá tích cực và cho thấy sự cải thiện trong môi trường kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam. Đáng chú ý, chỉ thị siết chặt giám sát tải trọng xe của Bộ GTVT vẫn tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến việc tăng giá đầu vào và làm chậm trễ thời gian giao hàng. Để đối phó với gánh nặng chi phí cao hơn, trong tháng 6, các nhà sản xuất đã quyết định tăng giá thành lần đầu tiên kể từ đầu năm và là lần tăng mạnh nhất trong vòng 15 tháng. 6,160% 5,920% 4,930% 4,900% 5,180% 3% 4% 5% 6% Q2-2010 Q2-2011 Q2-2012 Q2-2013 Q2-2014 46,4 48,5 49,4 51,5 51,5 50,3 51,8 52,1 51 51,3 53,1 52,5 52,3 46 48 50 52 54 06/13 07/13 08/13 09/13 10/13 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14 06/14 CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 5
  • 6. 07/07/2014 Hình 6: Các chỉ số sản xuất Hình 7: Chỉ số giá đầu ra, đầu vào Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: HSBC, RONGVIET SECURITIES database Việc tăng giá đầu ra này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến mức tiêu thụ hàng hóa. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của các đơn đặt hàng mới suy yếu nhẹ trong tháng qua. Tuy nhiên, cũng cần phải nói đây là tháng thứ 7 liên tiếp số lượng đơn hàng mới tăng. Nhờ đó, sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp được thúc đẩy và tăng liên tục 9 tháng mặc dù ảnh hưởng của các cuộc tấn công vào các nhà máy Trung Quốc trong tháng 5 ít nhiều khiến tốc độ tăng chậm lại. Nhìn chung, đây là tháng thứ 10 liên tiếp PMI đạt ngưỡng tăng trưởng trên 50 điểm. CPI tăng thấp, vẫn còn đó mối lo về tổng cầu Theo báo cáo của GSO, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 4,98% so với cùng kỳ 2013. Như vậy, lạm phát trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,38%, thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Điều này càng kiến cho mục tiêu kiềm giữ lạm phát trong năm nay ở mức 7% thêm khả thi. Tuy nhiên, mức tăng thấp này cũng mang lại nhiều mối lo về tồng cầu của nền kinh tế, thể hiện rõ qua những số liệu cụ thể về tiêu dùng và hàng tồn kho. Tồng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa đầu năm 2014 ước tính đạt 1.439 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% (đã loại trừ yếu tố giá) so với cùng thời điểm năm ngoái. Mặc dù có cải thiện đôi chút so với năm ngoái (4,9%), mức tăng này vẫn khá thấp so với giai đoạn trước 2010. Điều này cho thấy người dân còn chưa yên tâm vào sự hồi phục bền vững của nền kinh tế, và vì thế, thắt chặt chi tiêu đề phòng những bất ổn có thể xảy ra. Do đó, sức mua trên thị trường càng yếu hơn. Một dẫn chứng khác phản ánh sự suy yếu của lực cầu là tình trạng tồn kho ở mức cao vẫn chưa được giải quyết. Chỉ số tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo tính đến hết tháng 5 tăng 12,8%, cao hơn mức 9,7% của năm trước. Ngoài ra, tỷ lệ tồn kho bình quân trong 5 tháng dầu năm cũng đạt 77,7%, lớn hơn con số 75,4% của 5 tháng đầu 2013. Như vậy, có thể thấy các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hòa. 0 5 10 15 01 02 03 04 05 06 Chỉ số SXCN (IIP) Chỉ số tiêu thụ Chỉ số tồn kho 49 51 53 55 57 59 61 63 10/13 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14 Giá đầu ra Giá đầu vào CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 6
  • 7. 07/07/2014 Hình 8: Chỉ số CPI Hình 9: Mức tăng doanh thu hàng hóa bán lẻ và dịch vụ Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database Bài toán về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với bài toán có đáp án trái ngược nhau, đó là nợ xấu và tăng trưởng tín dụng. Mới đây, NHNN đã cập nhật tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tính đến cuối tháng 4 là 4,03% trên tổng dư nợ tín dụng. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu đã tăng liên tiếp từ cuối năm 2013 đến nay bất chấp nỗ lực xử lý nợ xấu của NHNN và VAMC. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng là một vấn đề đáng lo ngại. So với cuối năm 2013, tín dụng trong 6 tháng đầu năm trên cả nước tăng 2,3%, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái (4,7%). Với tốc độ trên, tăng trưởng tín dụng sau nửa năm vẫn còn rất xa so với chỉ tiêu cả năm (12 - 14%). Hình 10: Tăng trưởng tín dụng Hình 11: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng (%) Nguồn: SBV, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: SBV, RONGVIET SECURITIES database Những vấn đề về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng có liên quan đến nhau, và tạo thành một vòng xoáy liên tục, có ảnh hưởng tiêu cực đến vận động của nền kinh tế. Trong khi việc xử lý nợ xấu còn khá chậm, và về bản chất chỉ là hạch toán trên giấy, không phải xử lý bằng nguồn tiền thật, mối lo nợ xấu vẫn là nổi ám ảnh khiến các ngân hàng không dám cho các doanh nghiệp khó khăn vay tiền, do đó, dẫn đến mức tăng tín dụng bị hạn chế. Và hệ quả là các doanh nghiệp này không thể tiếp cận được nguồn vốn, phải giải thể, khiến cho nợ xấu gia tăng. Từ những luận cứ trên, chúng tôi đánh giá tình hình nợ xấu sẽ vẫn còn tiếp diễn bên cạnh số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao. -1,00% ,00% 1,00% 2,00% 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 2013 2014 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 6T/2008 6T/2009 6T/2010 6T/2011 6T/2012 6T/2013 6T/2014-05% 00% 05% 10% 15% 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 2013 2014 3 3,5 4 4,5 5 T1-2013 T5-2013 T9-2013 T1-2014 CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 7
  • 8. 07/07/2014 Hoạt động xuất khẩu lạc quan Trong tháng 6 vừa qua, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD lên 1% nhằm mục đích hỗ trợ xuất khầu, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm. Theo đó, tỷ giá USD tăng lên 21.246 đồng/USD sau hơn một năm ồn định ở mức 21.036 đồng/USD. Trước động thái này của NHNN, nhiều ý kiến cho rằng điều này có thể sẽ gây tác động tiêu cực lên ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, với lạm phát đang ở mức thấp, việc điều chỉnh tỷ giá 1% như hiện nay là không đáng ngại đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Vừa qua, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 6 mới được công bố với tổng giá trị lên đến 24,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 12,1 tỷ USD và 12,3 tỷ USD đối với nhập khẩu. Như vậy, tính chung 6 tháng đầu năm thì cả nước vẫn đang xuất siêu khoảng 1,3 tỷ USD. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2013, cán cân thương mại vẫn thâm hụt khoảng 897 triệu USD và chỉ cải thiện trong những tháng cuối năm. Với 1,3 tỷ USD xuất siêu nửa đầu năm nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang thể hiện những tín hiệu tích cực nhất định. Hình 12: Biến động tỷ giá trong tháng 6 Hình 13: Tăng trưởng xuất nhập khầu Nguồn: SBV, RONGVIET SECURITIES database Nguồn: GSO, RONGVIET SECURITIES database Điểm đáng ghi nhận nữa là khu vực kinh tế nội địa đã có những bước tiến vượt bậc. Mặc dù tỷ trọng vẫn còn thấp trong tổng kim ngạch xuất khầu, tốc độ tăng trưởng của khu vực này tăng cao so với những năm trước. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước tăng 11,5% so với cùng kỳ. Tốc độ này hơn 5 lần so với cùng thời điểm năm 2013 (2,2%) và gấp 3 lần nếu so với năm 2012 (4%). Thêm vào đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống từ vài tháng nay (13,1 tỷ USD trong tháng 4, 12,41 tỷ USD trong tháng 5, và 12,1 tỷ USD trong tháng 6), chúng tôi vẫn đánh giá hoạt động xuất khẩu sẽ tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm vì nhiều lý do. • Theo thông lệ những tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ được đẩy mạnh với các đơn hàng gia tăng trong nhóm ngành thủy sản, dệt may. • Samsung - một trong những doanh nghiệp FDI đóng góp xuất khẩu hàng đầu nhiều năm qua, vẫn tiếp tục mở rộng nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Nhà máy thứ hai của Samsung đã chính thức vận hành với công suất khoảng 2 triệu sản phẩm/tháng và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 8-9 triệu sản phẩm/tháng kể từ quý IV/2014. Bên cạnh đó, theo giới truyền thông quốc tế, Samsung đang đàm phán với chính phủ Việt Nam để 20.800 20.900 21.000 21.100 21.200 21.300 21.400 1/06/2014 16/06/2014 1/07/2014 TGBQLNH TG mua NHTM TG Bán NHTM -10% 0% 10% 20% 30% 40% 03/13 04/13 05/13 06/13 07/13 08/13 09/13 10/13 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14 06/14 Xuất khẩu Nhập khẩu CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 8
  • 9. 07/07/2014 xây thêm một nhà máy sản xuất mới tại Việt Nam. Do đó, kim ngạch xuất khầu từ doanh nghiệp này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, và đóng góp đáng kể vào tồng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. TRIỂN VỌNG VĨ MÔ: TÁI CƠ CẤU KHỞI ĐỘNG RÕ NÉT HƠN Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã được nhắc đến từ lâu và rõ ràng đây là một quá trình rất tốn thời gian để thực thi. Quan sát những gì đang diễn ra, chúng tôi tin rằng đã có một số tín hiệu rõ rệt hơn cho thấy sự chuyển mình lộ trình trên. Tái cơ cấu đầu tư: thúc đẩy hoàn thiện khung pháp lý. Dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) (lần 4) đang được rà soát và hoàn thiện. Đầu tháng 05/2014, TTCP cũng đã ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020, đáng chú ý có gần 40/127 dự án trong danh mục được đề xuất đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Đây là dấu ấn cho thấy định hướng khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các lĩnh vực công như phát triển cơ cấu hạ tầng, điện, thiết bị, giáo dục, y tế…. Trong tháng 6, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư công (sửa đổi): đây là một trong những dự luật quan trọng, được chuyên gia luật đánh giá có nhiều đổi mới và tốt hơn cũ. Luật sẽ có hiệu lực từ 01/01/2015. 01/07/2014, Luật Đấu thầu mới chính thức có hiệu lực: tăng cường tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong công tác đấu thầu. Ngoài ra Luật còn quy định một số điểm quan trọng như ưu đãi hơn đối với hàng hóa nội địa và thu hút đầu tư tư nhân. Quan điểm: Để tái cơ cấu thành công đầu tư công thì hoàn thiện khung pháp lý mới và toàn diện là một yếu tố vô cùng quan trọng. Với đặc thù hệ thống pháp luật tại Việt Nam, sẽ mất thời gian để các văn bản hướng dẫn luật được ban hành và áp dụng trong thực tiễn, dù vậy, việc ban hành các văn bản luật song hành và mang tính hỗ trợ cao như những văn bản vừa qua là nỗ lực đáng ghi nhận. Tái cơ cấu DNNN: tiến độ IPO chuyển biến rõ rệt dù mục tiêu có thể không đạt. Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, tính đến ngày 20/06/2014 đã có 58 DNNN được sắp xếp lại, trong đó có 38 doanh nghiệp được cổ phần hóa, 2 doanh nghiệp giải thể, 15 doanh nghiệp sáp nhập và 3 doanh nghiệp được đề nghị phá sản. So với mục tiêu cổ phần hóa 432 DNNN trong hai năm 2014-2015 thì dù đã đi được ¼ chặng đường nhưng tỷ lệ IPO chỉ mới hoàn thành được 8,8% kế hoạch. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có hai điểm sáng đối với hoạt động IPO trong những tháng đầu năm 2014: (1) tiến độ cổ phần hóa chuyển biến rõ rệt (trong giai đoạn 2011-2013 chỉ có 99 doanh nghiệp được cổ phần hóa; (2) mức độ quan tâm đối với việc IPO các DNNN là có thực và đặc biệt sôi động đối với những doanh nghiệp, Tập đoàn đầu ngành như Vinatex, Vietnam Airlines, Viglacera, Cienco… Tái cơ cấu hệ thống NHTM: ổn định hệ thống, vẫn chậm xử lý nợ xấu. Trong 6 tháng đầu năm 2014, thanh khoản hệ thống NHTM duy trì ổn định với lãi suất vay liên ngân hàng biến động trong biên độ hẹp và giảm so với đầu năm. Một số thương vụ M&A được hé lộ trong ĐHCĐ của các ngân hàng vào đầu năm cho thấy các NHTM đang chủ động hơn trong quá trình tái cấu trúc hệ thống thay vì xuất phát một phía là NHNN CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 9
  • 10. 07/07/2014 như trước kia. Tuy nhiên, hoạt động của VAMC, công cụ mang trọng trách lớn trong việc xử lý nợ xấu, lại diễn ra với tốc độ khá chậm trong 6 tháng đầu năm. Như chúng tôi đã đề cập trước đây, những vướng mắc đối với quá trình xử lý nợ xấu sẽ còn dai dẳng và chưa có điểm sáng nào nổi bật. Đổi lại, việc áp dụng thông tư mới sẽ tạo ra các thay đổi cơ bản đối với triển vọng hoạt động của hệ thống NHTM, gồm: 1. Thông tư 09/2014 (có hiệu lực 01/06/2014): giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống NHTM 2. Thông tư 02: phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mới (dự kiến áp dụng trong năm 2015) 3. Hoàn tất dự thảo thay thế thông tư 13: hạn chế tình trạng sở hữu chéo Từ góc nhìn lạc quan, chúng tôi kỳ vọng những tín hiệu trên đây sẽ là mốc quan trọng của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Hơn nữa, mặc dù tiến độ vẫn chậm nhưng ít nhất quyết tâm thực thi của cơ quan điều hành đã và đang được thể hiện rõ, từ đó mang lại kỳ vọng sáng hơn cho nền kinh tế Việt Nam. CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 10
  • 11. 07/07/2014 Diễn biến thị trường chứng khoán tháng 06/2014 Tháng Sáu: Tiếp tục con sóng phục hồi của nửa cuối tháng Năm Thị trường tháng 6 duy trì đà tăng trưởng nhẹ và dao động dưới ngưỡng kháng cự 580 của VNIndex và 80 của HNIndex. Vào ngày 30/6, VNIndex đóng cửa ở 578,13 (+16,78 điểm), trong khi HNIndex đạt 78,9 (+3,10 điểm). Giao dịch trên thị trường kém phần sôi động so với tháng trước, bằng chứng là sự sụt giảm khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE và HNX lần lượt với 18,7% và 29,1%. Điều này thể hiện thái độ dè dặt của nhà đầu tư trước sự thiếu vắng thông tin hỗ trợ mạnh cho thị trường trong khi World Cup đang bắt đầu diễn ra. Tín hiệu tích cực của thị trường nằm chủ yếu ở một số nhóm ngành được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh quý II/2014 tốt hoặc có tin tức hỗ trợ. Hình 14: Biến động của chỉ số VN-Index Hình 15: Biến động của chỉ số HN-Index Nguồn: RONGVIET SECURITIES database Nguồn: RONGVIET SECURITIES database Đầu tiên là nhóm cổ phiếu ngành dầu khí. Cổ phiếu GAS tiếp tục là trụ nâng đỡ cho VNIndex trong tháng 6 với mức tăng 13,95% khi đón nhận tin đồn GAS thu được khoản nợ từ EVN và việc PVN có khả năng bán tiếp 20% vốn trong GAS. Các cổ phiếu dầu khí khác như PVC, PVS, PXS nhờ có KQKD tốt quý II mà cũng tăng điểm khá mạnh đến 17,11%, 10,61% và 18,99% tương ứng. Nhóm cổ phiếu tăng trưởng mạnh tiếp theo là nhóm ngành xe hơi và phụ tùng hưởng lợi từ việc giảm giá cao su thiên nhiên (nguyên liệu đầu vào). Bên cạnh đó, với tiềm năng tăng trưởng lớn ở phân khúc săm lốp Radial toàn thép, DRC và CSM với mức tăng giá lần lượt 14,51% và 4,5% là hai cổ phiếu hút mạnh dòng tiền đầu tư trong tháng qua. Nổi bật trong tháng còn có nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính. Vào những ngày đầu tháng 6, thông tin “khả năng nới room đối với công ty chứng khoán trước” thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, cổ phiếu ngành chứng khoán tăng tích cực trong vài phiên. Tuy hiệu ứng này kéo dài không lâu nhưng nhà đầu tư vẫn đánh giá cao nhóm ngành chứng khoán với KQKD cải thiện đáng kể nhờ vào hoạt động sôi nổi của TTCK trong những tháng đầu năm. Giá cổ phiếu của các CTCK lớn như HCM, SSI, VND tăng lần lượt là 19,33%, 11,16% và 15,97%. Ngược lại với xu hướng trên, chỉ số ngành hóa chất giảm mạnh đến 3,36%. Điển hình 460 480 500 520 540 560 580 600 0 20 40 60 80 100 120 140 160 21/04 05/05 14/05 23/05 03/06 12/06 23/06 KL khớp lệnh (triệu đv) VN-Index 60 65 70 75 80 85 0 20 40 60 80 100 120 21/04 05/05 14/05 23/05 03/06 12/06 23/06 KL khớp lệnh (triệu đv) HNX-Index CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 11
  • 12. 07/07/2014 là cổ phiếu LAS với mức giảm 13,93%, do nhu cầu phân supe lân, NPK hiện đang bão hòa trong khi chi phí nguyên liệu và vận chuyển lại đang tăng lên. Khối ngoại duy trì mua ròng trên cả hai sàn Trong tháng 6, khối ngoại đã tiếp tục mua ròng thêm 1.482,07 tỷ đồng trên sàn HSX và 477,53 tỷ đồng trên sàn HNX. Như vậy, tổng cộng khối này đã mua ròng 99,84 triệu đơn vị, trị giá 1.959,6 tỷ đồng trên cả hai sàn. Giao dịch sôi động nhất là vào ngày 16/06- ETF-VNM công bố kết quả review danh mục định kỳ, tổng mua ròng trên hai sàn hơn 30,2 tỷ. Tuy nhiên, các cổ phiếu được các quỹ ETF mua vào như STB, DPM, GMD đều không có tác động đáng kể với chỉ số VN-Index. Ngược lại, HNX-Index được hưởng lợi nhiều hơn từ việc khối ngoại thu mua PVS, VND và SHB. Hình 16: Diễn biến giao dịch của khối ngoại trên hai sàn Nguồn: RONGVIET SECURITIES database Hình 17: Diễn biến VN-Index, HNX-Index & các thông tin liên quan Nguồn: RONGVIET SECURITIES database 0 1 2 3 4 5 6 7 8 -300 -200 -100 0 100 200 300 400 500 02/01 22/01 21/02 14/03 04/04 28/04 22/05 12/06 Nghìn TỷTỷ Mua/bán ròng Vốn ròng (tích lũy) 71 72 73 74 75 76 77 78 79 520 545 570 595 30/05 02/06 03/06 04/06 05/06 06/06 09/06 10/06 11/06 12/06 13/06 16/06 17/06 18/06 19/06 20/06 23/06 24/06 25/06 26/06 27/06 30/06 VN-Index HNX-Index 19/06: tỷ giá USD/ VND tăng 1% 06/06: thông tin sẽ nới "room" cho khối ngoại 02/06: PMI tháng 5 đạt 52,5 16/06: ETF công bố kết quả review 24/06: giá xăng tăng & CPI tháng 6 tăng 0,3% 27/06: GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,18% 13/06: World Cup diễn ra CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 12
  • 13. 07/07/2014 Triển vọng thị trường chứng khoán tháng 07/2014 Sự phân hóa sẽ rõ ràng hơn trong tháng 7 TTCK tháng 6 chủ yếu vận động đi ngang nhưng thực sự đã có những dấu hiệu tích cực vào những ngày cuối tháng. Mức tăng tốt và liên tục của chỉ số kết hợp với sự hồi phục về thanh khoản trong hơn một tuần cuối của tháng 6 cho thấy giới đầu tư đã dần lấy lại sự tự tin và đã mạnh dạn hơn trong việc giải ngân vào cổ phiếu. Được ủng hộ bởi sự đồng thuận của các chỉ tiêu vĩ mô như lạm phát thấp, cán cân thương mại thăng dự và tăng trưởng GDP tích cực, chúng tôi cho rằng, tâm lý này sẽ vẫn được duy trì trong tháng 7. Bên cạnh đó, trong tháng 7, một số công ty sẽ bắt đầu công bố chính thức KQKD quý 2 và một số có kết quả ước tính hoặc dự báo của giới phân tích. Chúng tôi cho rằng, đây sẽ là cơ sở thúc đẩy sự sự phân hóa về biến động giá giữa các nhóm các cổ phiếu cụ thể. Dù khả năng tình hình biển Đông có những diễn biến bất ngờ vẫn là một quan ngại thường trực đối với thị trường chứng khoán, không thể phủ nhận là tâm lý của nhà đầu tư đối với vấn đề này đã vững vàng hơn giai đoạn đầu khi căng thẳng mới bùng nổ. Riêng về hoạt động của khối ngoại, chúng tôi không nhận thấy điểm nào để lo lắng. Trong bối cảnh các nền kinh tế lớn vẫn duy trì cam kết với chính sách tiền tệ mở rộng và lãi suất thấp, TTCK Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, tựu chung lại, tháng 7 được dự báo sẽ là một tháng tích cực đối với TTCK Việt Nam. Những ngành hưởng lợi từ tăng trưởng xuất khẩu hứa hẹn KQKD quý II khả quan Tháng đầu tiên và tháng cuối cùng của mỗi quý thường là những thời điểm thị trường chờ đợi thông tin về KQKD của các doanh nghiệp niêm yết. Những đồn đoán và thông tin rò rỉ về KQKD quý II của các công ty dần dần sẽ được xác nhận. Nhìn vào thống kê xuất nhập khẩu và chỉ số sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi nhận thấy có sự tăng trưởng tốt của ngành Thủy sản, ngành Hàng tiêu dùng với dệt may và săm lốp và ngành Vật liệu xây dựng với Xi măng và Sắt Thép. Cụ thể, ngành Dệt may hiện đang hưởng lợi nhiều từ việc chuyển dịch đơn hàng của các quốc gia lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc sang Việt Nam nhằm đón đầu các hiệp định thương mại như hiệp định TPP và FTA Việt Nam – EU, trong khi ngành Săm lốp đang hưởng lợi từ giá nguyên liệu cao su ngày càng giảm. Các thống kê gần đây cho thấy, giá cước vận tải tăng cũng không ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng tiêu thụ VLXD trong nước cũng như xuất khẩu, thậm chí, giá bán của xi măng và sắt thép trên thị trường nội địa còn có xu hướng tăng. Do đó, đây có thể là những ngành sẽ được nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng về KQKD quý II. Ngành Cảng biển cũng rất đáng chú ý trong giai đoạn này nhờ hưởng lợi trực tiếp từ cả tăng trưởng thương mại và việc siết chặt kiểm soát tải trọng đối với vận tải đường bộ. Tuy nhiên, yếu tố thanh khoản khiến các cổ phiếu Cảng phù hợp hơn với nhà đầu tư dài hạn. Cũng như cảng biển, các doanh nghiệp trong nhóm Dầu khí, Thực phẩm – Đồ uống, Tiện ích công cộng khó có thể kỳ vọng lợi nhuận quý II đột biến nhưng đều hứa hẹn mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục cải thiện như hiện nay. CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 13
  • 14. 07/07/2014 Sự sàng lọc trong lĩnh vực bất động sản sắp bắt đầu Ngoài diễn biến của các chỉ tiêu kinh tế chính, kinh tế vĩ mô trong tháng 7 còn được đánh dấu bằng việc chính thức áp dụng 2 đạo luật quan trọng là Luật Đất đai và Luật Đấu thầu mới. Trong khi việc áp dụng thực tế Luật Đầu thầu còn đang chờ các văn bản hướng dẫn, Luật Đất đai sẽ được áp dụng cùng lúc với hàng loạt các văn bản hỗ trợ như Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định phương pháp định giá đất, khung giá đất, bảng giá đất và hoạt động tư vấn xác định giá đất, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cùng một số Thông tư khác về việc cấp giấy CNQSDĐ, gia hạn thời hạn nộp tiền SDĐ, quản lý nhà ở tái định cư, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai... Trong dài hạn, Luật Đất đai 2013 được kỳ vọng sẽ giải quyết 3 nút thắt lớn trong việc phát triển thị trường bất động sản: (1) việc định giá đất sao cho phù hợp với diễn biến của thị trường từng thời điểm, (2) vấn đề đảm bảo năng lực, kinh nghiệm và hiệu quả sử dụng đất của doanh nghiệp bất động sản nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp “chạy” dự án, ôm đồm quá nhiều dự án, kéo dài tiến độ, phân lô bán nền... (3) công khai minh bạch các thủ tục liên quan đến quá trình cấp giấy CNQSDĐ. Trước mắt, quy định việc gia hạn thời gian nộp tiền SDĐ lên đến 24 tháng sẽ giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho không ít doanh nghiệp BĐS. Bên cạnh đó, việc cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai cũng sẽ có tác động tích cực đến thanh khoản trên thị trường BĐS. Tuy nhiên, khi Luật Đất Đai được áp dụng, sẽ có không ít doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị thu hồi dự án do chậm tiến độ. Đồng thời, yêu cầu về khả năng tài chính và năng lực thực hiện dự án cũng sẽ cao hơn. Theo đó, quá trình sàng lọc các doanh nghiệp BĐS trên thị trường sẽ diễn ra nhanh hơn và dòng tiền nhất thiết sẽ tìm đến những doanh nghiệp có tiềm lực và năng lực tài chính tốt. Sự phân hóa giữa các cổ phiếu trong ngành cũng có thể sẽ bắt đầu từ đây. CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 14
  • 15. 07/07/2014 Chiến lược đầu tư tháng 07/2014 Với các nhận định tương đối lạc quan về TTCK tháng 7, chúng tôi cho rằng hoạt động giao dịch ngắn hạn cũng như tích lũy cổ phiếu tốt sẽ diễn ra tích cực hơn trong tháng 7. Những lo ngại về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng sẽ khó tác động mạnh đến thị trường khi các chỉ tiêu vĩ mô khác tiếp tục đồng thuận chỉ ra rằng nền kinh tế đang có những cải thiện. Tương tự, căng thẳng biển Đông sẽ luôn đặt ra một rủi ro với thị trường nhưng sẽ khó ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trừ khi tình hình trở nên thật sự tồi tệ. Nếu không có thông tin gì quá tiêu cực, với sự bứt phá về thanh khoản gần đây, việc vượt ngưỡng kháng cự 600 điểm là có khả năng đối với VNIndex. Đối với sàn Hà nội, do không có trợ lực từ những cổ phiếu lớn có yếu cơ bản thật sự tốt, HNIndex có thể sẽ khó bước qua mốc 85 điểm. Vùng điểm dự báo trong tháng 7 của chúng tôi là 580 – 605 đối với VNIndex và 77 – 85 đối với HNIndex. Như vậy, một khi thị trường tăng tốc, những nhà đầu tư đã kiên trì “nhặt thóc” trong giai đoạn thị trường xuống thấp đã có thể bắt đầu tận hưởng thành quả. Trong kịch bản thị trường tăng điểm như trên, việc lựa chọn cổ phiếu cho mục tiêu trung và dài hạn sẽ không còn dễ dàng và cơ hội sẽ chủ yếu rơi vào các nhóm cổ phiếu có cơ bản tốt nhưng hệ số beta thấp. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội hơn để tham gia các giao dịch ngắn hạn bằng cách tăng tỷ trọng những cổ phiếu có beta cao và càng tốt hơn nữa nếu doanh nghiệp có KQKD kỳ vọng tích cực. Dù vậy, việc hạn chế mua đuổi, xác định cơ hội chốt lời và cẩn trọng khi thị trường tiếp cận các ngưỡng kháng cự mạnh là điều cần thiết trong giai đoạn này. Tỷ trọng đề xuất sẽ bao gồm 2/3 cổ phiếu và 1/3 tiền mặt. Rủi ro Kịch bản thị trường đã được chúng tôi cân nhắc khá kĩ dựa trên những yếu tố hiện có. Tuy nhiên, một sự biến động bất ngờ trong nền kinh tế hoặc thị trường có thể gây sai lệch những kỳ vọng. Yếu tố bất ngờ chúng tôi muốn đề cập ở đây là những biến động khó lường liên quan đến tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới cũng như những căng thẳng trên biển Đông, điều mà có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của NĐT trong nước và khối ngoại và khiến cho VNIndex lùi xa hơn ngưỡng 580 điểm mà chúng tôi đặt ra. Nguồn: RongViet Securities CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 15
  • 16. 07/07/2014 Chỉ số các nhóm ngành Hình 18: Biến động cổ phiếu các nhóm ngành (cấp 1) Hình 19: Biến động cổ phiếu các nhóm ngành (cấp 2) Nguồn: RONGVIET SECURITIES database Nguồn: RONGVIET SECURITIES database Hình 20: So sánh chỉ số P/E ngành Hình 21: So sánh chỉ số P/B ngành Nguồn: RONGVIET SECURITIES database Nguồn: RONGVIET SECURITIES database 1% 2% 7% 5% 0% 6% 14% -2% 3% 0% -4% -2% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN HÀNG TIÊU DÙNG DỊCH VỤ TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH Y TẾ CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG TIỆN ÍCH CÔNG CỘNG 03% -03% 09% 02% 03% -01% 00% 03% 02% 08% 05% -02% 00% 06% 04% 14% -02% 03% 00% -5% 0% 5% 10% 15% Tài nguyên Xe hơi & Phụ tùng Vật dụng cá nhân và gia đình Phân phối Ngân hàng Bảo hiểm Y tế Sản phẩm và dịch vụ công… Công nghệ Tiện ích công cộng 14,825 7,935 16,031 14,745 16,847 9,13 12,294 11,157 13,072 5,012 11,307 13,438 0 3 6 9 12 15 18 TAI CHINH CONG NGHIEP HANG TIEU DUNG NGUYEN LIEU CO BAN DAU KHI TIEN ICH CONG CONG CONG NGHE DICH VU TIEU DUNG Y TE VIEN THONG HSX HNX 1,818 2,353 4,173 3,831 5,086 1,309 1,888 1,18 3,12 ,432 2,548 2,327 00 01 02 03 04 05 06 TAI CHINH CONG NGHIEP HANG TIEU DUNG NGUYEN LIEU CO BAN DAU KHITIEN ICH CONG CONG CONG NGHE DICH VU TIEU DUNG Y TE VIEN THONG HSX HNX CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 16
  • 17. 07/07/2014 DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM (Các cổ phiếu có nền tảng hoạt động kinh doanh cơ bản tốt, kết quả kinh doanh trong năm nay đạt từ mức ổn định đến khả quan) STT Mã CP Nhận định chính Dự báo năm 2014 Forward P/E (*) P/B (**) Định giá (VND/cp) Khuyến nghị/ Đánh giá DT (tỷ đồng) LNST (tỷ đồng) 1 TDH • Hoạt động kinh doanh của TDH đã ổn định trở lại, bên cạnh phát triển BĐS, Công ty còn mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản. Chiến lược này có thể không mang lại lợi nhuận lớn cho TDH, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo dòng tiền và củng cố hoạt động khi thị trường BĐS chưa thực sự khởi sắc; • Phần lớn quỹ đất hiện tại của TDH là đất sạch, tập trung ở vùng ven trung tâm TP.HCM và thuộc các dự án đất nền, nhà chung cư phân khúc thu nhập trung bình. Đây là những dự án phù hợp với khẩu vị thị trường trong giai đoạn bắt đầu hồi phục. 745,6* 67,1* 9,1 0,4 N/A ỔN ĐỊNH- Dài hạn 2 PET • Từ cuối năm 2013, PET đã chuyển từ nhà phân phối sang làm dịch vụ cho Samsung. Việc thay đổi hình thức kinh doanh này khiến biên lợi nhuận gộp tiếp tục giảm nhưng dự báo ổn định hơn đồng thời giúp PET tránh một số rủi ro về hàng tồn kho và lãi suất vay vốn lưu động trong dài hạn. • KQKD quý 1/2014 không mấy khả quan với doanh thu giảm 7,3% và LNST giảm 13,6% so với cùng kỳ, do Samsung không có thêm sản phẩm mới trong thời gian này và biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ so với năm 2013. • Tỷ suất cổ tức ổn định, hiện tại đang hấp dẫn hơn so với lãi suất tiết kiệm (8-10%). 9.500* 180* 7,1 1,0 N/A ỔN ĐỊNH- Dài hạn 3 FPT • KQKD quý 1/2014 của FPT đang khá sát với kỳ vọng. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động bán lẻ, FPT hoàn toàn có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu. Tuy nhiên, với sự sụt giảm về hiệu quả kinh doanh của mảng CNTT, đặc biệt là lĩnh vực phát triển phần mềm, LNTT năm 2014 của FPT sẽ chỉ suýt soát kế hoạch mà Tập đoàn này đặt ra. • P/E thấp so với nhiều cổ phiếu bluechips đầu ngành khác và khả năng tăng tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài làm tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu FPT trong năm 2014. 32.433* 1.775 9,6 2,2 51.600 TRUNG LẬP - Trung hạn 4 PPC • Doanh thu quý 1/2014 tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ giá bán điện tăng. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu đầu vào (than) cũng tăng mạnh khiến biên lãi gộp giảm. Đồng thời, trong quý 1/2014, Công ty không còn được hưởng lợi nhuận đột biến từ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện khiến LNST giảm gần 77% so với cùng kỳ 2013. • PPC có hoạt động kinh doanh ổn định với 2 dây chuyền gồm 6 tổ máy dự kiến hết khấu hao vào giữa năm 2016. Nhằm giải quyết bài toán tăng trưởng, thay vì đầu tư thêm 6.391 612 10,7 1,1 25.200 TÍCH LŨY – Dài hạn CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 17
  • 18. 07/07/2014 nhà máy mới, PPC đã tăng tỷ lệ sở hữu tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng trong năm 2013 và có mong muốn tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu lên cao hơn. Nhiệt điện Hải Phòng dự kiến sẽ đóng góp tốt vào khoản lợi nhuận công ty liên kết của PPC kể từ 2015 (sau khi đã phân bổ hết toàn bộ chi phí chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn xây dựng cơ bản). • Trong ngắn hạn, với khoản vay ngoại tệ là 26,92 tỷ JPY (@ 31/12/2013), biến động tỷ giá JPY/VND vẫn đang là yếu tố khiến kết quả kinh doanh của PPC không ổn định. 5 DIG • DIG đã phát hành thành công 1000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Việc phát hành thành công sẽ giúp DIG cơ cấu các khoản nợ đến hạn và thực hiện đầu tư các dự án năm 2014 (Nam Vĩnh Yên - GĐ 1 và Phoenix). Các dự án được triển khai đúng kế hoạch sẽ là cú hích lớn về lợi nhuận trong dài hạn của DIG. 950* 90 26,7 1,0 19.200 TRUNG LẬP – Dài hạn 6 REE • Năm 2014, năm cuối cùng để mảng Reetech hoàn thành tái cấu trúc, REE đặt kế hoạch tăng trưởng cao đối với mảng này sau khi thành lập liên doanh với hãng thiết bị điều hòa General của Nhật. • Giá trị HĐ xây lắp mảng cơ điện công trình dự kiến tăng 2.000 tỷ đồng nhờ một số dự án lớn, trong đó có Khu phức hợp Yangoon (Myanmar) của HAGL. • REE đã tăng sở hữu tại TBC lên 53,6% trong tháng 5/2014 và dự định sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ nắm giữ tại các CTLK trong ngành điện, nước, than trong thời gian tới. Theo đó, lợi nhuận hoạt động đầu tư có thể duy trì tích cực nhưng khó đạt mức của 2013 khi câu chuyện lợi nhuận chệnh lệch tỷ giá và hạch toán lợi thế thương mại từ PPC không lặp lại. 2.654* 892* 8,1* 1,4 32.000 TÍCH LŨY - Trung hạn 7 CII • Với danh mục các dự án hạ tầng kỹ thuật, cầu đường và BĐS với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD, CII có cơ sở tốt để tăng trưởng trong dài hạn. • Năm 2014, Công ty sẽ hiện thực hóa danh mục đầu tư của mình bằng việc khởi động một số dự án như Diamond Riverside, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa - Lò Gốm. • Việc phát hành 1.000 tỷ TPCĐ đem lại nguồn vốn để doanh nghiệp thực hiện các dự án nhưng cũng trở thành áp lực pha loãng đối với cổ phiếu CII trong năm tới 768* 234* 9,7* 1,4 N/A ỔN ĐỊNH – Trung hạn CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 18
  • 19. 07/07/2014 8 GMD • Cảng Nam Hải - Đình Vũ công suất 500.000TEU/năm được đưa vào khai thác tháng 12/2013 là động lực tăng trưởng chính của GMD trong năm nay; đến nay, cảng đã tiếp nhận một số chuyền tàu container lớn và đang hoạt động ổn định ở mức 50-60% công suất thiết kế. • GMD sẽ tiếp tục xây dựng Depot Center 3 ở KCN Sóng Thần, Bình Dương đồng thời sẽ đầu tư gia tăng năng lực của cảng Nam Hải Đình Vũ và cảng Dung Quất. • Công ty cũng dự kiến trồng mới 2.000 ha cao su ở Campuchia và đến hết năm 2015, đưa tổng diện tích cao su của GMD lên 8.000ha; KPH Viêng Chăn (Lào) với vốn đầu tư 35 triệu USD trong cũng sẽ được khởi công trong tháng 07/2014. • Riêng khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng cao ốc Gemadept Tower (567 tỷ đồng) là yếu đột biến trong năm 2014 mà khó có thể lặp lại trong các năm tới. 2.650 600* 6,4* 0,9 N/A ỔN ĐỊNH - Trung hạn 9 NTP • NTP vẫn duy trì chính sách hoa hồng đại lý cao để bảo vệ thị phần chi phối ở khu vưc phía Bắc đồng thời xem xét rút dự án tại Lào. • Việc chuyển một phần sản lượng của nhà máy Hải Phòng sang nhà máy mới ở nhà máy mới ở Nghệ An đã giúp giảm 1/3 chi phí thuế TNDN và bù đắp phần sự sụt giảm về lợi nhuận gộp chi phí nguyên vật liệu. Theo đó, khả năng gia tăng công suất của nhà máy Nghệ An là những yếu tố có tác động tích cực đến lợi nhuận NTP trong các quý tới. 2.678 337 8,8 2,3 64.200 MUA – Trung hạn 10 BMP • Tổng Cục thuế đã có văn bản cho BMP được miễn số tiền phạt vi phạm 42,1 tỷ đồng nhưng giữ nguyên quyết định về việc truy thu 74,9 tỷ đồng tiền thuế TNDN • Sản lượng tiêu thụ ở khu vực phía Nam trong nhựng tháng đầu năm có cải thiện nhưng không đáng kể, bên cạnh đó, dây chuyền ống dân dụng của BMP đã hết công suất trong khi việc xây dựng nhà máy Long An chưa được đẩy mạnh. • BMP đã dừng kế hoạch mua chi phối Nhựa Đà Nẵng (DPC), đồng thời, việc mở rộng thị trường và mảng kinh doanh dự án cũng còn nhiều trở ngại. • Giá nhựa nguyên liệu tăng đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của Công ty trong quý I. Chúng tôi cho rằng, sức ép về chi phí đầu vào có thể sẽ tiếp diễn trong các quý tới khi giá nhựa được dự báo sẽ duy trì xu hướng tăng trong cả năm 2014. 2.244 393 8,2 2,1 87.700 MUA – Trung hạn CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 19
  • 20. 07/07/2014 11 TCM • Dây chuyền sản xuất khép kín dự kiến đem lại thuế suất ưu đãi và số lượng đơn hàng lớn khi hiệp định TPP được ký kết. • Số lượng đơn hàng xuất khẩu từ các khách hàng ở Mỹ, EU tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm do kỳ vọng từ việc ký kết TPP và sự hỗ trợ về đầu ra của cổ đông lớn E-Land. • TCM đã bắt đầu triển khai đầu tư nhà máy may mới quy mô 8 triệu USD ở Vĩnh Long; nhà máy dự kiến hoàn thành trong quý 4/2014. • Xu hướng tăng của giá bông thế giới trong 5 tháng đầu năm bị hạn chế bởi nhu cầu sản xuất thấp của Trung Quốc, việc giá bông điều chỉnh sẽ có tác động tích cực đến biên lợi nhuận mảng sợi của TCM. • Ngoài dệt may, E-land đưa ra khả năng sẽ hợp tác với TCM trong các lĩnh vực BĐS, bán lẻ, 'du lịch … và có thể tăng tỷ lệ sở hữu khi việc “nới room” được thông qua. 2.896 171 8,2 1,8 33.100 TÍCH LŨY – Trung hạn 12 HPG • KQKD Q1/2014 tích cực nhờ đóng góp của hai nhân tố: (1) Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ nhờ khu liên hợp II hoạt động hiệu quả (bắt đầu từ T10/2013); (2) Hạch toán dự án Mandarin Garden (DT: 1.500 tỷ đồng và LN: 200 tỷ đồng). • Sản lượng tiêu thụ thép trong Q2/2014 dự kiến đạt 227.000 tấn, tăng 42% so với cùng kỳ. HPG vươn lên dẫn đầu thị phần thép xây dựng và có biên lợi nhuận thuộc loại tốt nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành. • Giữa tháng 5, Bộ Công Thương đã phê duyệt dự án đầu tư mở rộng KLH giai đoạn III với công suất dự kiến tăng thêm là 750.000 tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến là 2.500 tỷ đồng và sớm nhất sẽ được khởi công vào cuối năm 2014. 24.849 2.514 10,5 2,3 55.100 TÍCH LŨY - Trung hạn 13 HSG • KQKD 6 tháng NĐTC 2013-2014 kém tích cực, chính sách tồn trữ hàng tồn kho chưa hợp lý khiến biên lợi nhuận sụt giảm, đồng thời, chi phí bán hàng cũng tăng mạnh do công ty tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối. • Theo VSA, công ty dẫn đầu về thị phần tôn mạ và ống thép trong 4 tháng đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu liên tục tăng trưởng, góp phần giảm rủi ro tỷ giá và chi phí lãi vay từ hoạt động nhập khẩu nguyên liệu đầu vào (HRC). • Giữa tháng 05, ĐHCĐ đã thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa 60%, cơ cấu cổ đông của HSG có thể thay đổi đáng kể nếu như quyết định nới room được thông qua. • Dây chuyền cán nguội mới đi vào hoạt động T06 và T09/2014 sẽ giúp công ty tiếp tục tăng sản lượng bán hàng và hoàn thành kế hoạch doanh thu. Tuy nhiên, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận thấp trong 6 tháng NĐTC 2013-2014, khả năng hoàn thành mục tiêu LNST của công ty không được chúng tôi đánh giá cao. 14.000* 600* 7,35* 2,0** N/A TRUNG LẬP – Trung hạn CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 20
  • 21. 07/07/2014 14 PGS • Kế hoạch kinh doanh được đưa ra thận trọng do khả năng tăng trưởng sản lượng tiêu thụ CNG gặp khó khăn bởi nhiên liệu thay thế biomass. • Trong Q2/2014, đối với mảng CNG, công ty mẹ có thêm hai khách hàng mới là Bột giặt Lix và VLXD Tây Đô, giá đầu vào giảm còn 8,93 USD/mmbtu, giá bán giảm 1-2%. • Doanh thu hợp nhất Q2/2014 ước tính đạt 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ ước đạt khoảng 35 tỷ đồng. 7.264 172 7,0 1,05 40.000 MUA - Trung hạn 15 PVS • Kết quả doanh thu hợp nhất thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 12.500 tỷ đồng, tương đương 49,6 % kế hoạch năm, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 895,0 tỷ đồng, tương đương 81,4% kế hoạch năm, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. • Triển vọng hoàn nhập khoản dự phòng dự án nhà máy NLSH Bio - Ethanol Dung Quất (~286 tỷ đồng) không được chúng tôi đánh giá cao.Tuy nhiên, đây là yếu tố cần theo dõi vì sẽ tác động đáng kể đến triển vọng lợi nhuận 2014 của công ty. • Công ty đặt kế hoạch năm 2014 khá thận trọng và chưa xem xét đến các khoản doanh thu và lợi nhuận từ các dự án đang thực hiện cho các đối tác nước ngoài. Do đó, khả năng vượt kế hoạch của PVS tương đối cao. 25.200* 825* 16,3* 1,6** N/A KHẢ QUAN – Trung hạn 16 PVD • KQKD Q1/2014 ghi nhận sự tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ nhờ tỷ lệ cho thuê giàn bình quân tăng và ghi nhận lợi nhuận khả quan đến từ gói dịch vụ trọn gói cho ENI. • Trong quý 2, giàn PVD 2 vẫn chưa tiến hành bảo trì, do đó, KQKD Q2 dự kiến duy trì ổn định và tương đương Q1/2014. • Biên lợi nhuận sau thuế năm 2014 sẽ giảm do công ty không còn được hưởng ưu đãi thuế TNDN như các năm trước. • Triển vọng dài hạn của công ty tương đối tích cực khi giàn khoan tự nâng thế hệ mới (PVD 6) sẽ đi vào hoạt động vào Q1/2015, góp phần vào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua liên doanh PVD Overseas (PVD hiện đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 50% lên 80%). 13.700* 1.650* 14,01* 2,2** N/A KHẢ QUAN – Trung hạn 17 DRC • KQKD Q1/2014 khả quan nhờ giá cao su giảm mạnh (-20% so với cùng kỳ) nên biên lợi nhuận tăng hơn 2%. • KQKD sơ bộ Q2/2014 ước đạt 924 tỷ đồng (+20% cùng kỳ), LNST dự phóng khoảng 136 tỷ đồng (+23% cùng kỳ). • Giá cao su dự báo giảm mạnh trong năm 2014 làm giảm nhẹ chi phí lớn từ khấu hao và lãi vay của dự án Radial. • DRC cũng đã ký kết thành công hợp đồng với Stamyord Singapore để bán 120.000 lốp trong năm 2014 3.485* 332* 11,4 3,0 N/A ỔN ĐỊNH- Trung hạn CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 21
  • 22. 07/07/2014 18 TLG • Lợi nhuận Q1/2014 sụt giảm do chi phí giá vốn tăng nhẹ (+13,4% so với cùng kỳ) khiến biên lợi nhuận giảm còn 35%. Hầu hết các chi phí trong kỳ đều tăng trong đó mức tăng của chi phí vận chuyển và chi phí nhân công ảnh hưởng đến giá thành sản xuất khiến giá vốn tăng nhẹ. • Cầu nội địa vẫn yếu với doanh thu chỉ tăng khoảng 7% • Theo tính mùa vụ, 6 tháng cuối năm là cao điểm hoạt động nên kỳ vọng vào sự thay đổi trong KQKD các tháng cuối năm. 1.600* 130* 8,6 1,5 N/A ỔN ĐỊNH- Trung hạn 19 PAC • KQKD Q1/2014 tăng trưởng khá trong đó doanh thu tài chính tăng mạnh (~40%) nhờ tiền gửi có kỳ hạn tăng 17%. • Hệ thống bán hàng mở rộng với gần 90 nhà phân phối, đảm bảo cho việc cung ứng sản phẩm. • Lợi nhuận 2014 có thể chịu ảnh hưởng từ tiền truy thu thuê đất khoảng 11 tỷ. • Cổ tức dự kiến trong năm 2014 là 15%. 1.950* 90* 9,2 1,2 N/A ỔN ĐỊNH - Trung hạn 20 KDC • KQKD Q1 chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ do một phần doanh thu Tết đã được ghi nhận trong Q4/2013. • Giá nguyên liệu như bột mì, đường dự kiến giảm trong năm 2014 có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp. • KDC đã phát hành thêm 46,5 triệu cổ phiếu thu về gần 1.877 tỷ đồng nhằm thực hiện các thương vụ M&A nhằm mục đích mở rộng và đa dạng hóa ngành hàng mà cụ thể là mì gói, dầu ăn và café. • Trong mảng mì ăn liền, KDC sẽ hợp tác toàn diện với công ty Sài Gòn Vewong. Trong khi đó, tại mảng cà phê, Công ty đã nắm quyền chi phối tại công ty cà phê Phin deli. Trong mảng dầu ăn, Công ty nắm giữ khoảng 24% cổ phần của CTCP Vocarimex. 5.150* 515* 20,0 2,1 N/A KHẢ QUAN - Trung hạn 21 CSM • KQKD Q1/2014 khả quan nhờ giá cao su tiếp tục giảm nên biên lợi nhuận gộp tăng lên 27% so với mức 25% cùng kỳ. • KQKD sơ bộ Q2/2014 vào khoảng 750 tỷ đồng doanh thu (- 10% cùng kỳ) và 85,8 tỷ đồng LNST (-14% cùng kỳ). • Dự án Radial dự kiến đi vào hoạt động từ Q2/2014 và đóng góp khoảng 385 tỷ đồng doanh thu. • Hoạt động thoái vốn tại dự án số 9 Nguyễn Khoái với Tân Thuận Việt ước tính mang lại 70 tỷ lợi nhuận 3.598 303 9,7 2,1 46.700 TRUNG LẬP- Trung hạn CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 22
  • 23. 07/07/2014 22 GDT • Thuận lợi giá gỗ nguyên liệu giảm dự báo tiếp tục là yếu tố hỗ trợ trong năm nay. • KQKD Q1 khả quan nhờ doanh thu tăng đến hơn 27% và đã hoàn thành khoảng 21% kế hoạch của năm 2014. • Tỷ suất cổ tức khá cao, khoảng 9% với tỷ lệ chi trả cổ tức 2013 là 25% và dự kiến 2014 từ 25-30% cổ tức tiền mặt và cổ phiếu. 253* 70* 7,0 1,6 N/A ỔN ĐỊNH- Trung hạn 23 PXS • KQKD Q1 thấp hơn dự báo trước đó của chúng tôi do (i)chậm ghi nhận doanh thu của dự án Diamon; (ii) dự án P3P4 trong giai đoạn mua sắm hầu như không có lợi nhuận. • KQKD sơ bộ Q2 ước đạt 600 tỷ doanh thu, với đóng góp chủ yếu là dự án P3P4 (~320 tỷ) và Diamond (~150 tỷ). LNST Q2 dự phóng vào khoảng 50-55 tỷ, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ. • Trong kế hoạch tái cấu trúc của PVC, PXS sẽ trở thành đầu mối các dự án On-shore. Với thay đổi này, biên lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng do các dự án On-shore thường không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật như dự án Off-shore. Do đó, chúng tôi chiết khấu giá mục tiêu trong báo cáo cập nhật gần nhất về 24.600 đồng/cp. 1.658 145 7,6 1,6 24.600 MUA - Trung hạn (*) Kế hoạch năm 2014 của doanh nghiệp (**) Giá trị sổ sách tại ngày 31/03/2014 CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược Tháng 07/2014 23
  • 24. Bản báo cáo này được chuẩn bị cho mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nhằm đưa ra bất kỳ đề nghị hay hướng dẫn mua bán chứng khoán cụ thể nào. Các quan điểm và khuyến cáo được trình bày trong bản báo cáo này không tính đến sự khác biệt về mục tiêu, nhu cầu, chiến lược và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ý thức có thể có các xung đột lợi ích ảnh hưởng đến tính khách quan của bản báo cáo này. Nhà đầu tư nên xem báo cáo này như một nguồn tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư và phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định đầu tư của chính mình. RONGVIET SECURITIES tuyệt đối không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hay bất kỳ thiệt hại nào, hay sự kiện bị coi là thiệt hại, đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay ý kiến nào của bản báo cáo này. Toàn bộ các quan điểm thể hiện trong báo cáo này đều là quan điểm cá nhân của người phân tích. Không có bất kỳ một phần thu nhập nào của người phân tích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khuyến cáo hay quan điểm cụ thể trong bản cáo cáo này. Thông tin sử dụng trong báo cáo này được RONGVIET SECURITIES thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng những thông tin này là hoàn chỉnh hoặc chính xác. Các quan điểm và ước tính trong đánh giá của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đối mà không cần báo cáo trước. Bản báo cáo này được giữ bản quyền và là tài sản của RONGVIET SECURITIES. Mọi sự sao chép, chuyển giao hoặc sửa đổi trong bất kỳ trường hợp nào mà không có sự đồng ý của RONGVIET SECURITIES đều trái luật. Bản quyền thuộc RONGVIET SECURITIES, 2014. Chi nhánh Hà Nội Số 2C Thái Phiên – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Tel: (84 4) 6288 2006 Fax: (84 4) 6288 2008 Chi nhánh Cần Thơ 8 Phan Đình Phùng – TP. Cần Thơ Tel: (84 71) 381 7578 Fax: (84 71) 381 7579 Chi nhánh Nha Trang 50Bis Yersin -TP.Nha Trang Tel: (84 58) 382 0006 Fax: (84 58) 382 0008 CTCP CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT Tầng 1-2-3-4, Tòa nhà Viet Dragon, 141 Nguyễn Du - Quận 1 – TP.HCM Tel: (84 8) 6299 2006 Fax : (84 8) 6291 7986 Email: info@vdsc.com.vn Website: www.vdsc.com.vn