SlideShare a Scribd company logo
1 of 131
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN TRUNG DIỆU
CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM
ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN
(Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Thái Nguyên 8/2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------------------
NGUYỄN TRUNG DIỆU
CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM
ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN
(Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS: Nguyễn Thị Phƣơng Chi
Thái Nguyên 8 /2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
MỤC LỤC Trang
Bảng viết tắt........................................................................................ 4
MỞ ĐẦU............................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 6
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài .............. 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 8
3.3. Nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 9
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu................................... 9
4.1. Nguồn tư liệu................................................................................. 9
4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 10
5. Đóng góp của luận văn .................................................................. 10
6. Bố cục của luận văn ....................................................................... 10
NỘI DUNG ........................................................................................ 11
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN
CƢ- XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH
CHÍNH CỦA TINH THÁI NGUYÊN .............................................. 11
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên................................................ 11
1.1.1. Vị trí địa lí. ................................................................................ 11
1.1.2. Điều kiện tự nhiên. .................................................................... 12
1.2. Đặc điểm kinh tế, dân cƣ – xã hội .............................................. 17
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ........................................................................ 17
1.2.2. Đặc điểm dân cư – xã hội .......................................................... 20
1.3. Quá trình thay đổi vùng đất Thái Nguyên từ thế kỉ XI đến nửa
đầu thế kỉ XIX ................................................................................... 25
1.4. Tiểu kết ....................................................................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG
CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH
THÁI NGUYÊN (TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)
31
2.1. Chính sách về chính trị .............................................................. 31
2.1.1. Chính sách nhu viễn (Mềm dẻo đối với phương xa) .................... 31
2.1.2.Chính sách đối với thế lực chống đối triều đình .......................... 39
2.1.3. Chính sách thổ quan và lưu quan .............................................. 51
2.2 Chính sách về quốc phòng .......................................................... 67
2.3 Tác động của chính sách chính trị, quốc phòng ........................ 77
2.4. Tiểu kết ....................................................................................... 79
CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ, VĂN HOÁ ................ 81
3.1. Chính sách về kinh tế ................................................................. 81
3.2. Chính sách về văn hóa ................................................................ 96
3.2.1. Chính sách về giáo dục ............................................................. 96
3.2.2. Chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng ........................................... 107
3.3. Tác động của chính sách kinh tế, văn hoá ................................. 110
3.4. Tiểu kết.......................................................................................... 114
KẾT LUẬN......................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 121
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Bảng viết tắt
NXB Nhà xuất bản
KHXH Khoa học xã hội
PTS Phó Tiến sĩ
ĐHQG Đại học Quốc gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta có truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu
đời, lãnh thổ lại chia thành nhiều địa hình khác nhau như: miền núi, trung du
và đồng bằng ven biển. giữa các vùng, miền từ Bắc và Nam lại có sự khác
nhau về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng và cũng do đó dẫn đến sự khác nhau về
phong tục tập quán, lối sống. Do điều kiện tự nhiên, xã hội và con người ở
mỗi vùng miền có những điểm khác nhau nên trong mỗi giai đoạn lịch sử đòi
hỏi nhà nước phải có chính sách thích hợp với từng vùng lãnh thổ, chính sách
đoàn kết các dân tộc phù hợp mới đảm bảo giữ gìn nền độc lập và thống nhất
lãnh thổ.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi giành được quyền độc lập tự chủ,
các nhà nước quân chủ Việt Nam đã có chính sách quan tâm đến những vùng
dân tộc khác nhau, đặc biệt là những vùng biên cương của tổ quốc. Ở những
mức độ khác nhau các triều đại đều có những chính sách đối với các vùng,
các dân tộc, nhằm duy trì và khẳng định quyền lực của nhà nước đối với các
dân tộc, hướng tới mục đích củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia.
Trong các tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Thái Nguyên là vùng
đất đã và đang giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Là
trung tâm chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử Thái Nguyên
thường xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang và cả các thế lực phản
nghịch trong nước. Từ xa xưa ông cha ta đã coi Thái Nguyên là “phên dậu”
phía Bắc của Kinh thành Thăng Long – Đông Đô, là điểm xuất phát triển khai
lực lượng chống giặc ngoại xâm ở vùng biên giới phía Bắc. Nơi đây nhiều lần
được chọn làm “thủ đô kháng chiến” trong các cuộc chiến đấu chống quân
xâm lược, có địa thế hiểm yếu với núi cao, rừng rậm, sông sâu suối dài, thực
sự có vai trò chiến lược về nhiều mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng. Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Nguyên, vùng đất đã ghi dấu ấn lịch sử với nhiều trận đánh, nhiều chiến công
được lưu danh; trong quá trình dựng nước và giữ nước, các nhà nước quân
chủ Việt Nam đã có ý thức quan tâm, bảo vệ vùng đất này bằng những chính
sách, biện pháp khác nhau.
Việc nghiên cứu về những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt
Nam đối với tỉnh miền núi như Thái Nguyên còn có ý nghĩa thực tiễn nhằm
chắt lọc và vận dụng những kinh nghiệm quí báu của cha ông ta trong công
cuộc quản lý, xây dựng đất nước và củng cố quốc phòng ở nước ta ngày nay.
Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Thái Nguyên, hiện nay làm
giáo viên ở Thái Nguyên nên rất mong muốn tìm hiểu về lịch sử của địa
phương mình ở thời trung đại, nhằm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu
của mình.
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Chính sách của các nhà
nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu
thế kỉ XIX)” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến các chính sách của
nhà nước quân chủ Việt Nam đối với các bàn miền núi, vùng biên giới trong
đó có tỉnh Thái Nguyên. Các bộ giáo trình đại học và sách thông sử về thời kì
quân chủ Việt Nam cũng đã được xuất bản như: Lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam, gồm 3 tập (Nxb Giáo dục, 1959,1960,1963); Đại cương lịch sử Việt
Nam, tập 1 (Nxb Giáo dục, 2002). Trong đó các tác giả đã đề cập khái quát
những những chính sách kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của mỗi triều đại
trong từng thời kỳ lịch sử.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về chính sách của
các triều đại quân chủ Việt Nam thời trung đại được đăng trên các tạp chí
chuyên ngành như “Chính sách đối với các dân tộc thiểu số của triều Nguyễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
nửa đầu thế kỉ XIX ” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6, 1993) của tác giả
Nguyễn Minh Tường; “Chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người dưới
triều Minh Mạng (1820 - 1840)” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5, 2000) của
tác giả Phạm Ái Phương. Trong đó có phần đề cập đến tỉnh Thái Nguyên.
Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính
trị, kinh tế, văn hoá của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những
chính sách của các triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn: Chính
sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI - đến giữa
thế kỷ XIX), Nxb Văn hoá dân tộc, 1998, của tác giả Đàm Thị Uyên.
Các công trình nghiên cứu ở Thái Nguyên đáng chú ý là cuốn Thái
Nguyên Đất và Người của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Lịch sử Đảng bộ Thái
Nguyên năm 2003; Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng, Sở Văn Hoá và
Thông tin Bắc Thái, năm 1985.
Đặc biệt, năm 2009 cuốn Địa chí Thái Nguyên do Nxb Chính trị Quốc
gia ấn hành đã nêu lên tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Thái Nguyên trong
thời kì quân chủ. Mặc dù các nội dung đó mới chỉ khái quát, nhưng cũng đã
giúp cho tác giả luận văn có những nhận thức quan trọng về tác động của các
chính sách mà các triều đại quân chủ Việt Nam đã áp dụng ở Thái Nguyên.
Ngoài ra, còn có những cuộc Hội thảo khoa học về Thái Nguyên như:
Hội thảo khoa học về danh nhân lịch sử Đỗ Cận, năm 1997; Hội thảo khoa
học về danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú, năm 2001; Hội thảo khoa học về
danh nhân lịch sử Dương Tự Minh, năm 2003. Trong các Hội thảo đã có
những báo cáo khoa học nghiên cứu về lịch sử địa phương với nhiều nội dung
phong phú. Các báo cáo khoa học trên, dưới những góc độ khác nhau đã nêu
lên một số chính sách của các triều đại quân chủ đối với tỉnh Thái Nguyên,
đồng thời rút ra những kiến giải, đánh giá khoa học về vị trí chiến lược cũng
như tình hình chính trị , kinh tế, xã hội của Thái Nguyên trong lịch sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
Như vậy, liên quan đến nội dung đề tài cũng đã có một số sách và báo
cáo khoa học đề cập, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu về “Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái
Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, vì thế đây chính là nội dung
mà tác giả luận văn cần giải quyết.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu về những chính sách của các nhà nước quân chủ
Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu
thế kỉ XIX) trên các mặt: hoàn cảnh lịch sử, những nội dung cơ bản của các
chính sách về chính trị, quốc phòng, kinh tế, giáo dục, văn hoá – xã hội và
những tác động của các chính sách đó đối với quá trình phát triển của địa
phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Luận văn đề cập đến phạm vi hành chính của tỉnh Thái
Nguyên trong lịch sử.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về chính sách của các nhà nước quân
chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ thế kỉ XI (đất
nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ) đến nửa đầu thế kỉ XIX (trước khi
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam).
3.3. Nhiệm vụ của đề tài.
Hệ thống lại một cách tương đối toàn diện về các chính sách của nhà
nước quân chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế
kỉ XIX) nhằm làm rõ và khắc họa sâu sắc về chính sách dân tộc - một chính
sách lớn của nhà nước quân chủ Việt Nam đối với một địa phương cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Trên cơ sở nghiên cứu đó thấy được sự tác động của những chính sách
đó đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của Thái Nguyên và đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cha ông ta thời trung đại.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn tư liệu
Để tìm hiểu những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối
với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX),
nguồn tư liệu gốc mà luận văn sử dụng là các bộ sử do các sử gia phong kiến
biên soạn như: Đại Việt sử kí toàn thư; Đại Nam nhất thống chí; Khâm định
Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục, Dư địa chí … Bên cạnh đó
còn có các tài liệu gốc về lịch sử Thái Nguyên như các văn bia, gia phả, thần
phả, câu đối.
Luận văn còn có sự tham khảo và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên
cứu của các tác giả đi trước, trong đó đáng chú ý nhất là tác phẩm “Chính
sách dân tộc của các triều đại phong kiến ở Việt Nam (từ thế kỉ XI đến thế kỉ
XIX)” của tác giả Đàm Thị Uyên; Tác phẩm “Văn hoá Tày Nùng” của tác giả
Hà Văn Thư và Lã Văn Lô, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1984… và
nhiều tài liệu khác như các bài viết trên các tạp chí, các báo cáo khoa học có
liên quan đến chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với tỉnh
Thái Nguyên như tuyển tập “Con người và sự tích Bắc Thái” của các tác giả
Hà Đức Toàn, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Giảng.
Ngoài những nguồn tư liệu thành văn, trong quá trình thực hiện đề tài,
người viết còn tiến hành khảo sát, điền dã các di tích lịch sử còn tồn tại hoặc
chỉ còn dấu vết như thành quách, đền chùa, bia đá; tiến hành thẩm vấn dân tộc
học ...và sẽ cố gắng sử dụng các tư liệu thu thập được để khai thác vào trong
đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử là chính: tập hợp tư liệu, trình
bày, phân tích, nhận định, đánh giá theo quan điểm lịch sử. Đồng thời Luận
văn còn kết hợp sử dụng phương pháp lô gíc, phương pháp điền dã, phỏng
vấn nhằm khai thác đầy đủ hơn về các nội dung cần giải quyết.
5. Đóng góp của luận văn.
- Luận văn đã hệ thống lại tương đối toàn diện và hoàn chỉnh những
chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên
thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) và bước đầu có những
kiến giải mới về hệ quả của các chính sách đó đối với sự phát triển của Thái
Nguyên đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và văn hoá.
- Luận văn đã bước đầu phác hoạ rõ mối quan hệ giữa chính quyền nhà
nước trung ương với địa phương Thái Nguyên thông qua những chính sách cụ
thể về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá và những tác động của nó đối với
những vùng đất này.
- Trên cơ sở những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối
với Thái Nguyên, tác giả luận văn còn nêu lên những tác động của các chính
sách đó đối với các lĩnh vực; chính trị, quốc phòng, kinh tế và văn hóa.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư - xã hội và quá trình
thay đổi địa giới hành chính của tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Chính sách về chính trị, quốc phòng của các nhà nước quân
chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX).
Chương 3: Chính sách về kinh tế, văn hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƢ- XÃ HỘI VÀ QUÁ
TRÌNHTHAYĐỔI ĐỊAGIỚI HÀNHCHÍNHCỦATỈNHTHÁINGUYÊN
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
1.1.1.Vị trí địa lí.
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp
với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng
Sơn và Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý
là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ
giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng
bằng Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nơi “Tiến khả dĩ công,
thoái khả dĩ thủ” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định.
Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các Vua Hùng, nước Văn
Lang chia làm 15 bộ. “Thái Nguyên thuộc đất bộ Vũ Định, Đông và Bắc giáp
Cao, Lạng; Tây và Nam giáp Kinh - Bắc; có 2 lộ phủ, 9 huyện, 2 châu và 336
làng xã. Đây là nơi phên dậu thứ 2 về phương Bắc” [84;238]. Thái Nguyên
lúc đó nằm dưới sự cai quản của chế độ lạc tướng. Khoảng đầu Công nguyên,
chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, Vũ Định vẫn giữ tên cũ.
Dưới thời đô hộ của nhà Triệu, Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời
nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên, sau là huyện Tây Vu
thuộc quận Giao Chỉ. Đến đời nhà Đường, Thái Nguyên là đất Châu Long,
châu Vũ Nga, thuộc An Nam đô hộ phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.
Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam
và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong
hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo
hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo
hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều
là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Địa hình tỉnh Thái nguyên
rất phong phú và đa dạng, bên cạnh những dãy núi đá vôi cao là những đồi
núi đất thoai thoải, nhấp nhô.
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 3.541,67km2
, cơ cấu đất đai gồm
các loại như sau:
Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, thích hợp với việc phát triển lâm
nghiệp, trồng rừng nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây
lương thực cho người dân vùng cao.
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết,
phiến sét. Đây là vùng đất xen giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, đất đồi tại
một số vùng như Đại Từ, Phú Lương, Tân Cương ở độ cao từ 150-200m phù
hợp với cây công nghiệp như cây chè - một đặc sản của tỉnh Thái Nguyên và
cây ăn quả lâu năm.
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó trong đó một
phần phân bố dọc theo các con sông, suối, rải rác không tập trung, chịu sự tác
động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán, gây khó khăn
cho việc canh tác.
Trải qua một quá trình biến động địa chất lâu dài đã tạo nên ở Thái
Nguyên những dạng địa hình phức tạp, hiểm trở, đồng thời cũng hình thành
những mỏ khoáng sản phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Nằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng
Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất
phong phú, có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng
lớn như Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ
Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên
liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn);
nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm
quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì,
kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit,
phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất
vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn,
khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm
nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo
cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công
nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành
trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước. Ngoài khoáng sản còn có
những tài nguyên khác với trữ lượng cao, như nguyên vật liệu xây dựng có ở
khắp nơi. Đá vôi có trữ lượng lớn phân bố nhiều ở phía Bắc và phía Đông của
tỉnh. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất xi măng phục vụ cho
công nghiệp xây dựng. Ngoài ra còn có các mỏ nước khoáng, các nguồn nước
ngầm ở dưới các dãy núi đá vôi, các sông suối.
Có thể nói, Thái Nguyên có khá đầy đủ các loại khoáng sản và tài
nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành thủ công nghiệp, công nghiệp
địa phương và dịch vụ du lịch phát triển.
Khí hậu Thái Nguyên mang những đặc điểm chung của khí hậu miền
Bắc đó là nhiệt đới gió mùa, song vì nằm khá sâu trong lục địa nên khí hậu
còn mang tính chất lục địa. Vì vậy sự chuyển tiếp giữa mùa Hè và mùa Thu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
giữa mùa Đông và mùa Xuân không rõ rệt, tạo thành nét độc đáo cho khí hậu
địa phương. Trong Đại Nam nhất thống chí đã miêu tả về khí hậu của Thái
Nguyên như sau: “Hằng năm, cuối mùa Xuân mới hơi nóng, đến mùa Hè
nóng lắm, đầu mùa Thu lạnh dần, đến mùa Đông thì rét lắm. Vì địa thế có
nhiều núi cao nên rét nhiều, nóng ít. Làm ruộng thì có hai vụ, cũng giống như
tỉnh Bắc Ninh, duy các châu huyện Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú
Lương có cấy bốn mùa, cứ ba tháng một lần thu hoạch, đấy là một điều hơi
khác. Các huyện Tư Nông, Động Hỷ, Phú Lương và Bình Xuyên, khí lam
chướng còn hơi nhẹ, còn các huyện khác thì nặng, mà huyện Đại Từ và Vũ
Nhai lại nặng hơn cả.” [69;154].
Về chế độ nhiệt, có thể chia chia làm hai mùa rõ rệt: mùa Đông lạnh và
khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
10. Phần lớn các huyện, thị có ba tháng nhiệt độ trung bình dưới 15o
C. Tuy
nhiên, giữa các vùng cũng có sự phân hóa: Ở những vùng thấp hơn như Phú
Bình, Phổ Yên có mùa lạnh ngắn hơn; ở vùng núi cao trung bình như Định
Hoá, Võ Nhai thường có mùa hạ mát mẻ, nhiệt độ những tháng nóng cũng chỉ
khoảng dưới 28o
C.
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia làm 3 vùng rõ rệt:
Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá, Phú Lương và phía Nam Võ
Nhai.
Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ,
Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công.
So với các tỉnh miền núi phía Bắc thì Thái Nguyên có một mạng lưới
thuỷ văn khá dày, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh với mật độ khác
nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bố tương đối đều trên địa bàn
tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công.
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có
vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như
về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.
Sông Cầu chảy vào mạn Tây của tỉnh Bắc Giang phân chia ranh giới với tỉnh
Thái Nguyên và Bắc Ninh được gọi là sông Như Nguyệt.
Sông Cầu là một dòng sông lịch sử của nhân dân Đại Việt chống ngoại
xâm, bảo vệ tổ quốc, đồng thời cũng là con sông có giá trị kinh tế lớn nhất
tỉnh Thái Nguyên.
Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo hướng bắc
nam qua huyện Đại từ, một phần thành phố Thái Nguyên xuống huyện Phổ
Yên, hợp lưu với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên), dài 96km, Ngoài ra
Thái Nguyên còn có nhiều sông nhỏ và ngắn như sông Du, sông Nghinh
Tường, sông Chu, sông Khe Mo, Huống Thượng và nhiều suối nhỏ khác. Các
sông, suối Thái Nguyên hàng năm cung cấp cho đồng ruộng ven sông một
khối lượng phù sa rất lớn, làm cho đất đai thêm phì nhiêu, màu mỡ, giữ được
độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây lương thực và
hoa màu.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không
phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, có thể nói đây là một
thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông - lâm nghiệp và phát triển kinh
tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Với diện tích rừng núi lớn nên hệ thực vật và động vật ở Thái Nguyên
hết sức phong phú và đa dạng.
Do điều kiện đất đai khác nhau mà rừng có thể chia làm hai loại:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Các loại cây rừng núi đá (chủ yếu là núi đá vôi) với nhiều loại gỗ quý
như nghiến, lát, đinh, lim, kim giao, hoàng đàn…Đều là những loại có giá trị
kinh tế cao.
Các loại cây rừng núi đất phổ biến có các loại cây họ dẻ, sến, táu, trám,
cáng lò, các loại khảo,… Ngoài ra còn có các loại tre vầu, nứa, đặc biệt là trúc
phân bố rộng rãi trên các đồi núi đất thuộc Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ.
Bên cạnh sự phong phú, đa dạng của quần thể thực vật, rừng núi Thái
Nguyên còn có nhiều loài động vật quý hiếm: các loài thú như khỉ, vượn,
nhím, tê tê, lợn rừng, hổ, báo, gấu, sơn dương, hươu, nai, hoẵng, hươu xạ, cầy
hương, cầy bạc má, sóc bay…
Với điều kiện khí hậu như vậy, tỉnh Thái Nguyên có thể phát triển được
các loại cây trồng, vật nuôi ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới có giá trị kinh tế
cao, như các loại cây công nghiệp (chè nam, thuốc lá), cây ăn quả (mận, lê,
đào, dứa, cam, quýt, vải, nhãn,…), rau xanh (su hào, bắp cải, súp lơ…), các
loại gia súc, gia cầm…Nhưng bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của một số
nhân tố như vĩ độ, độ cao của địa hình, hướng núi nên khí hậu trở nên phức
tạp, đôi khi xảy ra hiện tượng sương muối, lũ quét, hạn hán, mưa đá… gây
không ít khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Nhìn chung khí hậu Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông
nghiệp và lâm nghiệp, là nơi cung cấp nguồn lương thực và con người, là căn
cứ địa cho các cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc.
Với địa thế hiểm yếu và điều kiện tự nhiên hết sức phong phú, đa dạng
như trên nên Thái Nguyên là một vùng đất trước kia và cả hiện nay đã và
đang giữ một vị trí chiến lược về nhiều mặt, có vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá, chính trị và quốc phòng của đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
1.2. Đặc điểm kinh tế, Dân cƣ, xã hội.
1.2.1. Đặc điểm kinh tế.
Kinh tế Thái Nguyên chủ yếu có hai hình thái:
Kinh tế khai thác: Là một tỉnh miền núi trung du nên từ xưa Thái
Nguyên có nhiều núi cao, rừng rậm, sông ngòi, hồ đầm xen kẽ với những
đồng bằng nhỏ hẹp. Rừng chiếm diện tích lớn, phủ kín khắp các vùng núi, các
giống chim, thú sinh trưởng phong phú. Trong khung cảnh đó, cư dân Thái
Nguyên sống trong các núi đá, trước mặt có những thung lũng và đồng bằng
nhỏ hẹp thuận lợi cho các hình thức như săn bắt, hái lượm, con người sống
chủ yếu dựa vào những nguồn thức ăn sẵn có của tự nhiên.
Kinh tế sản xuất:
Trồng lúa nước là tập quán lâu đời của người dân Thái Nguyên sinh sống
trong các làng xã vùng trung du ở Tư Nông, Phổ Yên, Đồng Hỷ và trong
những thung lũng vùng núi thuộc các huyện, châu phía bắc của tỉnh. Ở Thần
Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu
tích của con người sống cách ngày nay khoảng 40.000 năm với hang vạn công
cụ bằng đá thô sơ như rìu đá, nạo đá và xương thú, tro than. Tại Thái Nguyên
còn phát hiện được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc các nền văn hoá Sơn Vi, Hoà
Bình, Bắc Sơn có niên đại cách đây khoảng từ 12.000 đến 25.000 năm. Người
tối cổ tại Thái Nguyên dùng đá đẽo đá để sản xuất công cụ thô sơ khai thác
những sản vật thiên nhiên: trái cây, thú rừng, củ cây, rau quả, bắt cá... Vì điều
kiện kỹ thuật còn thấp kém nên con người khi đó dựa vào những hang động,
mái đá để cư trú.
Tại Thái Nguyên cũng đã phát hiện hàng loạt di chỉ thời kỳ đồ đá giữa
thuộc văn hoá Hoà Bình, cách đây khoảng 10.000 năm tại các hang Nà Ngùn,
mái đá Ngườm, hang Hạ Sơn. Ngoài những dụng cụ bằng đá có phần trau
chuốt hơn, còn phát hiện dấu tích của những bàn nghiền, hạt cây, được đoán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
định là những bàn xát dùng để xát lúa hoang thu lượm được từ tự nhiên.
Chứng tỏ trên mảnh đất Thái Nguyên cổ, con người đã sinh sống bằng hình
thức hái lượm.
Nhiều di tích thời đồ đá mới, có niên đại cách ngày nay 7.000 năm tại
các hang Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Bình Long, Ky, Làng Vạn và các
mái đá Xuyên Sơn, Sam Sá, Vô Mường... gồm nhiều rìu đá được mài rất tinh
xảo, khá sắc bén. Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện được một số dọi bằng
chỉ xe hay những viên chì lưới, tìm thấy khá nhiều vỏ ốc, vỏ trai bị đập vỡ
cạnh, dấu vết than tro dày chứng tỏ con người thời kỳ này đã biết dùng lửa
nấu chín thức ăn.
Sản xuất nương rẫy: Vùng đồng bào sống bằng nghề nông nghiệp nương
rẫy, bao gồm các vùng lưng chừng núi có nhiều rừng rậm, “phương thức canh
tác là ngả cây ăn ngọn” [93;28], nghĩa là phát rừng, phóng lửa đốt dọn sạch,
lợi dụng màu đất và phân tro cây cỏ để gieo trồng. Việc phát nương làm rẫy
trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn phổ biến ở vùng núi nơi cư trú chủ yếu của
đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh trồng cây lương thực người nông dân
Thái Nguyên còn biết trồng và chế biến chè, trồng dâu nuôi tằm, nuôi gia súc,
gia cầm, làm nghề chài lưới, khai thác sản vật của núi rừng. Theo sách Đại
Nam nhất thống chí , thì sản vật nông nghiệp của Thái Nguyên có: “lúa nếp,
lúa tẻ, ngô: cả tỉnh đều có. Củ mài, củ đậu, khoai lang, khoai ruộng, đậu xanh,
đậu ván. Sa lê: sản ở huyện Cảm Hoá. Cam vàng, quýt đỏ: sản ở huyện Tư
Nông” [69;171].
Cuộc sống du canh du cư là chủ yếu, một phần trong số dân cư này đã
biết trồng lúa nước xen lẫn với nương rẫy. dụng cụ sản xuất chủ yếu được chế
tạo từ đá: cuốc đá, rìu đá và cây nhọn chọc lỗ để tra hạt. ngoài ra nghề mộc,
đan lát và dệt vải thô sơ xuất hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Ở vùng cao, người dân khai phá những đám ruộng bậc thang trên sườn
đồi dốc. Kĩ thuật canh tác về cơ bản vẫn dùng cày, bừa, cuốc, mai, dao…
Đồng bào cũng đã chú ý đến việc bón phân cho lúa thành nhiều đợt như bón
lót, bón thúc, bón đón đòng, làm cỏ lúa, xây dựng hệ thống tưới tiêu nước như
mương, phai, máng dẫn nước, đập, cọn nước…
Bên cạnh nghề trồng lúa, người dân còn trồng các loại cây ăn quả, cây
công nghiệp. Nhiều loại quả nổi tiếng thơm ngon ở địa phương như cam,
quýt, mận, lê, mít, dứa… Cây công nghiệp có bông, chè, gai, đay, thầu dầu,
trẩu,…các loại cây họ Đậu như lạc, đỗ tương vừa cung cấp đạm cho con
người vừa giữ độ phì nhiêu cho đất.
Chăn nuôi được duy trì như một nghề phụ bên nghề trồng trọt. Người
dân thường nuôi nhiều gà, vịt, ngan, ngỗng để tận dụng những loại thức ăn
sẵn có. Việc chăn nuôi lợn cũng phát triển nhờ có nhiều loại hoa màu phụ như
ngô, khoai, sắn, đỗ tương… Đồng bào ở đây còn nuôi rất nhiều trâu, bò, ngựa
chủ yếu dùng vào việc kéo xe, cày bừa. Một số gia đình nuôi ngựa để cưỡi và
chuyên chở hàng hóa nông phẩm.
Thủ công nghiệp sớm xuất hiện ở Thái Nguyên. Khảo cổ học đã tìm thấy
tại Thái Nguyên những vết nan hằn trên đồ gốm, đủ biết nghề đan lát đã xuất
hiện. Ngoài ra các nhà khảo cổ còn tìm thấy các công cụ bằng đồng: “trống
đồng Đông Sơn ở xóm Đồng Cẩu, xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ và xã Đào
Xá, huyện Phú Bình; liềm, mũi tên, giáo, rìu, lưỡi câu đồng... Vốn là vùng đất
giàu mỏ kim loại nên rất có thể Thái Nguyên cũng là một trong những trung
tâm sản xuất đồ đồng thời Hùng Vương” [23;325] . Về sau này các triều đại
phong kiến đều có chính sách khai mỏ khá tích cực đối với Thái Nguyên
nhằm tận thu nguồn lợi do thiên nhiên mang lại.
Trong giai đoạn hiện nay, Thái Nguyên có tiềm năng kinh tế đa dạng.
Tài nguyên đất, khoáng sản phong phú, đã và đang được khai thác có hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
quả, là trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc với nhiều nhà máy, xí nghiệp
được xây dựng mới. Năm 1959, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên
được triển khai xây dựng, năm 1963 bước vào sản xuất đã đưa Thái Nguyên
trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của đất nước.
Là tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của trung ương, bao
gồm Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, các nhà máy cơ khí Sông
Công, Phổ Yên, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng; công
nghiệp chế biến, các nhà máy quốc phòng… Thái Nguyên còn là một trong
những trung tâm đào tạo của cả nước gồm 8 trường đại học, trên 20 trường
chuyên nghiệp và dạy nghề. Với lực lượng trí thức và đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật đông đảo là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thái Nguyên là tỉnh trung tâm của Việt Bắc, mắt xích vùng kinh tế trọng
điểm của Bắc Bộ, có hệ thống đường giao thông thuận tiện. Kết cấu hạ tầng
được xây dựng tương đối đồng bộ, bao gồm mạng lưới giao thông nông thôn
và đô thị, điện lưới quốc gia, hệ thống thuỷ lợi.
Tuy nhiên, Thái Nguyên vẫn là tỉnh nghèo, nền kinh tế phát triển chưa
đều và chưa vững chắc, thiếu vốn đầu tư cho phát triển, do cơ chế chưa thông
thoáng nên chưa thực sự thu hút được vốn đầu tư. Kết cấu hạ tầng tuy đã được
đầu tư ban đầu nhưng chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - văn hoá trong giai đoạn mới. Các cơ sở công nghiệp của Thái
Nguyên chủ yếu là công nghiệp nặng, công nghệ lạc hậu. Mặt bằng dân trí tuy
có cao hơn một số tỉnh miền núi nhưng phân bố không đều. Những khó khăn
trên cũng chính là những lực cản của Thái Nguyên trên con đường hội nhập
với nền kinh tế của cả nước.
1.2.2. Đặc điểm dân cư, xã hội
Thái Nguyên đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ như: Khu di tích
khảo cổ học Thần Sa thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
Nguyên khoảng 25km theo đường chim bay. Trong hang động ở Thần Sa vào
những thập niên 70-80 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát
hiện được một loạt các di tích khảo cổ có niên đại từ gần 40.000 năm đến
10.000 năm cách ngày nay.
Hang Phiêng Tung (hang miệng Hổ) nằm giữa sườn Đông Nam núi Mèo
thuộc bản Trung Sơn, có độ cao khoảng 50m so với chân núi. Hang rộng và
thoáng có hai tầng. Tầng trên nhỏ không có địa tầng văn hóa, tầng dưới cao
10m, rộng 10m, sâu 20m thuận tiện cho người nguyên thủy cư trú. Qua các
đợt khai quật vào các năm 1972; 1973; 1980 (hai đợt) các nhà khảo cổ đã thu
thập được 659 công cụ hòn cuội công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh cuội, công
cụ mảnh tước tại hang Phiêng Tung
Mái đá Ngườm di chỉ quan trọng nhất của Khu di tích khảo cổ học Thần
Sa nằm trên sườn núi phía Bắc dãy núi Ngườm thuộc bản Trung Sơn, cách
Phiêng Tung 1km về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ, rộng chừng
60m, cao 30 nằm ở độ cao 30m so với mặt sông Nghinh Tường chảy ngang
trước mặt. Hố khai quật ở di chỉ Ngườm có 4 địa tầng văn hóa khảo cổ.
Những di vật đá đặc trưng của nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi nằm ở
địa tầng 1 và địa tầng 2. Ở địa tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng của
Ngườm. Ở tầng văn hóa thứ 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung.
Những phát hiện khảo cổ học ở Phiêng Tung và Ngườm đã giúp các nhà
khảo cổ học xác định: Ở Thần Sa có một nền văn hóa khảo cổ học thời đại đồ
đá cũ - văn hóa Thần Sa, chủ nhân của nền văn hóa này là là người Homo
Sapiens (người khôn ngoan).
Với những tư liệu đã phát hiện tại vùng đất này đã cho phép chúng ta
khẳng định rằng: Thái Nguyên là một vùng đất cổ, dân cư xuất hiện từ sớm.
Ngày nay, ở Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em cùng chung sống như: Kinh,
Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Hoa, trong đó dân tộc ít người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
chiếm 24,49% dân số toàn tỉnh. Người dân bản địa ở Thái Nguyên so với các
tỉnh khác không nhiều, qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc và dân số
Thái Nguyên đã gia tăng. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, tuy vậy vẫn hình
thành những khu vực cư trú riêng của từng dân tộc.
Dân tộc Kinh (Việt) ở Thái Nguyên là dân tộc mang nguồn gốc bản địa,
từ xa xưa họ đã cư trú trên dải đất trung du, phía nam tỉnh thuộc lưu vực sông
Cầu. Người Kinh đứng hàng thứ nhất về dân số trong kết cấu dân cư của tỉnh.
Ngoài ra số người Kinh còn được tăng lên trong quá trình phát triển của lịch
sử, họ hầu hết là từ miền xuôi lên với nhiều hoàn cảnh và thời điểm khác
nhau: Có bộ phận là những người dân nghèo tha phương cầu thực lên miền
núi để tìm kế sinh nhai, có bộ phận là quan quân, con cháu, họ hàng của triều
đình phong kiến lên trấn giữ ở địa phương. Sự di cư của người Kinh lên Thái
Nguyên diễn ra liên tục, nhất là từ thời Lê sơ, đã từng có một đội quân được
gọi là “thần tốc phiên thần” được cử lên trấn thủ biên cương và chiêu tập cư
dân địa phương ổn định đời sống và sản xuất. Trong quá trình thực dân Pháp
thống trị ở Thái Nguyên, chúng còn đưa một bộ phận người Kinh từ xuôi lên
cấy rẽ nộp tô, một số khác lên buôn bán hoặc làm công nhân trong các xí
nghiệp, hầm mỏ… Sau Cách mạng tháng Tám 1945 còn có một bộ phận đồng
bào miền xuôi chuyển lên trong những đợt tham gia phát triển kinh tế miền
núi (1965, 1974) đã góp phần làm gia tăng số lượng người Kinh ở Thái
Nguyên. Về phân bố, người Kinh chủ yếu sống ở vùng đồng bằng của tỉnh,
những nơi thuận lợi về giao thông, buôn bán, trồng trọt. Số người sống ở nông
thôn không đáng kể. Chiếm số lượng đông nhất (khoảng 75,50%), họ có nghề
truyền thống là trồng lúa nước và làm các nghề thủ công.
Dân tộc có số người đông thứ hai ở Thái Nguyên là Tày (khoảng
10,69%). Cũng như người Kinh, người Tày ở Thái Nguyên có mặt từ rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
lâu đời, tổ tiên của người Tày vốn là cư dân bản địa ở Bắc Việt Nam và
miền giáp gianh biên giới Việt – Trung.
Người Tày giữ vị trí quan trọng trong lịch sử cổ đại, trung đại và hiện đại
ở vùng biên giới nước ta. Họ là những cư dân sớm có mặt trong thành phần
cư dân nước Văn Lang xưa và là một trong những thành phần dân cư sáng lập
nên Nhà nước Âu Lạc, đồng thời có một nền văn minh rất gần gũi với người
Việt Mường cổ. Nơi cư trú của người Tày là những thung lũng lớn, những
mảnh đất thuận lợi gần sông, suối cho phép khai phá thành những đám ruộng
trồng lúa nước. Người Tày có mặt ở tất cả các địa phương trong tỉnh, từ vùng
lòng máng Thái Nguyên cho đến những cánh đồng và thung lũng bằng phẳng
của các huyện miền Đông và miền Tây, trong đó tập trung nhiều nhất ở các
huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ và rải rác ở các huyện thị khác.
Cũng như người Tày ở vùng Việt Bắc, người Tày ở Thái Nguyên lấy nông
nghiệp trồng trọt với phương thức canh tác ruộng nước, kết hợp gieo trồng
trên đất dốc và sườn đồi làm nguồn sống chính. Các hoạt động mưu sinh khác
như chăn nuôi, thủ công gia đình, trao đổi buôn bán, săn bắt hái lượm đều là
những hoạt động kinh tế mang tính hỗ trợ.
Dân tộc Nùng có nhiều nhóm, có hiện tượng là nhiều nhóm Nùng đến
sớm đã bị Tày hoá, còn những nhóm Nùng hiện nay mà ta biết thì tới Việt
Nam chỉ khoảng vài trăm năm nay. Dấu vết này còn để lại là nhiều nhóm
Nùng nói không hiểu nhau, ăn mặc, nhà cửa cũng có nhiều nét khác biệt; hoặc
nhiều nhóm Nùng vẫn còn nhớ được nơi cư trú phía bên kia biên giới
nhưNùng Phàn Slình quê ở Vạn Thành Châu, Nùng Cháo ở Long Châu, Nùng
Tùng Slìn ở Sùng Thiện, Nùng Lòi ở Hạ Lôi, Nùng Quý Rỉn ở Quy Thuận.
Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn nhận định như sau: “Giống
người Nùng đều là người 12 thổ châu ở Tiểu Trấn Yên, Qui Thuận, Long
Châu, Điền Châu, Phú Châu, Thái Bình, Lôi Tứ Thành và Hường Vũ, thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Trung Quốc. Giống người này phiêu lưu ở bản quốc, làm nghề cày cấy trồng
trọt, cùng chịu thuế khoá lao dịch, mặc áo vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có
người trú ngụ đến vài ba đời, đổi theo tập quán người Nam, quan bản thổ
thường cấp cho họ một số ruộng làm khẩu phần, bắt họ chịu binh xuất. Các
xứ Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên đều có giống người này…”
[19;334].
Ở Thái Nguyên nhóm Nùng Cháo cư trú lâu đời nhất, họ sống chủ yếu ở
các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Nhóm Nùng Phàn Slình cư trú ở Võ
Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ. Nhóm Nùng An, Nùng Inh, Nùng Giang có nguồn
gốc từ Cao Bằng hiện cư trú ở Võ Nhai, Phú Bình, Phú Lương.
Người Dao ở Thái Nguyên thuộc ba nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao
Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại
Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú Lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang
tập trung ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra người Dao còn cư trú rải rác ở các huyện
Định Hoá, Phổ Yên. Dân tộc Dao có tập quán du canh, du cư, sinh sống bằng
canh tác nương rẫy. Người Dao thường lập bản làng ở gần rừng hoặc tại các
chân đồi, núi. Người Dao ở Thái Nguyên rất giỏi trong việc làm giấy bản, làm
cao chàm nhuộm vải, rèn nông cụ và làm đồ trang sức bằng bạc.
Người Sán Chỉ và các dân tộc ít người khác như Lô Lô, Sán Chay, Sán
Dìu, Ngái, Thái, Mường… cư trú ở các huyện vùng cao như Đại Từ, Võ Nhai,
Định Hoá, Đồng Hỷ.
Trong quá trình phát triển của lịch sử dân cư Thái Nguyên đã có bước
phát triển về số lượng, trở thành nơi tụ cư sinh sống của đông đảo các dân tộc
anh em trong tỉnh: theo sách Đại Nam nhất thống chí, dân số dưới triều
Nguyễn: “Năm Gia Long thứ 18, số đinh 6.700 người hơn, nay 9.461 người”
[69;157]. Qua con số đó ta có thể đi đến khẳng định: nơi đây đã trở thành
điểm quần cư tương đối đông đúc của các dân tộc ít người vùng Đông bắc của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Tổ quốc. Trong quá trình đó, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã đoàn kết,
gắn bó xây dựng và bảo vệ vững chắc vùng đất quan trọng này.
Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên mang những đặc
điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá, song tất cả
đều có nét tương đồng, hoà nhập trong một cộng đồng và chung sống trên
một lãnh thổ. Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hoá độc đáo. Sự hội tụ đó
làm cho nền văn hoá Thái Nguyên phong phú và đa dạng, Giáo sư Trần
Quốc Vượng trong bài “Bắc Thái - anh là ai?” đã viết: “Phải chăng “Hội
tụ - tiếp xúc” là chất đặc thù, độc đáo của Anh?” [3;55]
1.3. Quá trình thay đổi địa giới hành chính của Thái Nguyên từ thế
kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX.
Dưới triều Đinh, Tiền Lê (thế kỉ X), đất nước được chia làm 10 đạo; khi
Lý Thái Tổ lên ngôi (1010) rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 10 đạo được dổi
thành 24 lộ, Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt Giang lộ. Thời Trần, năm Quang
Thái thứ 10 (1397) châu Thái Nguyên đổi thành trấn Thái Nguyên, “đại thể
trấn Thái Nguyên tương đương với tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và nửa tỉnh
Cao Bằng ngày nay” [1;119].
Tỉnh Thái Nguyên: Thời thuộc Đường là đất châu Vũ Nga. Đời Tiền Lê,
Lý là châu Thái Nguyên; năm Quang Thái 10 (1397) đời Trần Thuận Tông
đổi làm trấn Thái Nguyên.
Thời thuộc Minh đổi làm châu Thái Nguyên gồm 11 huyện: Phú Lương,
Tư Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hoá, Lộng Thạch, Đại Từ,
An Định, Cảm Hoá, Thái Nguyên; năm 1412 đổi làm phủ Thái Nguyên; năm
1423 nhập huyện Tư Nông vào huyện An Định, huyện Động Hỷ vào huyện
Phú Lương, huyện Đại Từ vào huyện Tuyên Hoá, còn 8 huyện. Đầu đời Lê
Thái Tổ thuộc Bắc đạo. Đời Lê Thánh Tông năm Quang Thuận 7 (1466) đặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
làm thừa tuyên Thái Nguyên, năm Quang Thuận 10 (1469) thừa tuyên Ninh
Sóc, đầu đời Hồng Đức lại gọi là thừa tuyên Thái Nguyên (sau đổi là xứ),
gồm 3 phủ, 8 huyện, 7 châu, là phủ Phú Bình: 7 huyện (Phổ Yên, Đại Từ, Tư
Nông, Bình Nguyên, Động Hỷ, Phú Lương, Văn Lãng) và 2 châu (Định Hoá,
Vũ Nhai), Phủ Thông Hoá: 1 huyện (Cảm Hoá) và 1 châu (Bạch Thông), phủ
Bắc Bình: 4 châu (Thượng Lang, Hạ Lang, Thạch Lâm, Quảng Uyên). Đời Lê
Trung hưng, từ năm Vĩnh Trị 2 (1677) tách phủ Bắc Bình làm trấn Cao Bình.
Đầu đời Gia Long là trấn Thái Nguyên, gồm 2 phủ, 9 huyện, 2 châu (như cũ,
chỉ 1 châu Vũ Nhai đổi làm huyện). Năm Minh Mệnh 12 (1831) chia đặt tỉnh
hạt, đổi là tỉnh Thái Nguyên. Năm thứ 16 (1835) tách 4 châu huyện thuộc phủ
Phú Bình đặt thêm phủ Tòng Hoá; cho đến đời Đồng Khánh không thay đổi,
gồm 3 phủ, 9 huyện, 2 châu.
Thời thuộc Minh (1407- 1427), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), trấn
Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên lệ thuộc vào ty Bố Chính; năm
1426, phủ Thái Nguyên đổi thành Thái Nguyên Thừa Chính ty, gồm 3 phủ:
Thái Nguyên, Phú Bình, Thông Hoá.
Năm 1428, khi nhà Lê thành lập, Lê Thái Tổ chia đất nước thành 5 đạo:
Tây Đạo, Đông Đạo, Bắc Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo; Thái Nguyên thuộc
Bắc Đạo. Dưới đạo là trấn, lộ rồi đến phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.
Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước, từ 5
đạo được chia nhỏ thành 12 đạo thừa tuyên, Thái Nguyên là một trong 12 đạo
thừa tuyên và được gọi là Thái Nguyên thừa tuyên.
Năm 1467, nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới của các thừa
tuyên, thành lập bản đồ quốc gia Đại Việt vào năm 1469 (Năm Quang Thuận
thứ 10), khẳng định chặt chẽ hơn lãnh thổ và biên giới đất nước, đổi Thái
Nguyên thừa tuyên thành Ninh Sóc thừa tuyên, gồm 3 phủ Phú Bình, Thông
Hoá, Cao Bằng. Đến năm 1483, dưới thời Lê Thánh Tông, Ninh Sóc thừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
tuyên được đổi thành xứ Thái Nguyên; năm 1533 xứ Thái Nguyên được đổi
thành trấn Thái Nguyên.
Từ thời Lê Trung Hưng (1533 - 1789) đến hết thời Nguyễn Gia Long,
Thái Nguyên vẫn gọi là trấn. Năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), phủ Cao Bằng được
tách ra khỏi trấn Thái Nguyên đặt tên riêng là trấn Cao Bằng, từ đó trấn Thái
Nguyên còn hai phủ Phú Bình và Thông Hoá. Thủ phủ Thái Nguyên lúc này
được đặt tại xã Bình Kỳ, huyện Thiên Phúc (thuộc huyện Sóc Sơn – thành
phố Hà Nội ngày nay). Năm 1813 sau khi huyện Thiên Phúc tách ra khỏi trấn
Thái Nguyên nhập về tỉnh Bắc Ninh, thủ phủ trấn Thái Nguyên được chuyển
về thành Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ.
Dưới thời Gia Long, Thái Nguyên thuộc trấn Bắc Thành, năm 1831,
Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Dưới tỉnh là
phủ, huyện (miền xuôi), châu (miền núi), tổng và cuối cùng là xã. Trấn Thái
Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. “Năm Minh Mạng thứ 12 chia tỉnh
hạt, gọi là tỉnh Thái Nguyên…Năm thứ 16 (1835), trích lấy bốn châu huyện là
Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương đặt thêm phủ Tùng Hoá; các phủ
huyện đều đổi đặt lưu quan. Nay lãnh 3 phủ, 9 huyện, 2 châu” [69;147].
Theo sử cũ, Thành tỉnh Thái Nguyên lúc trước đặt ở xã Bình Kỳ phủ Đa
Phúc trấn Kinh Bắc. Năm Gia Long 12 (1813) vì trấn lỵ cũ địa thế xa cách
bèn sai xây dựng trấn lỵ ở xã Đồng Mỗ, huyện Động Hỷ để tiện việc cai trị.
Sách Đại Nam nhất thống chí đã miêu tả: “Thành tỉnh Thái Nguyên: chu vi
345 trượng, cao 9 thước, mở 4 cửa, hào rộng 3 trượng, sâu 5 thước, ở địa phận
huyện Động Hỉ , phủ Phú Bình; trước ở địa phận huyện Thiên Phúc tỉnh Bắc
Ninh; bản triều đời Gia Long thứ 12 dời đến chỗ hiện nay và đắp thành bằng
đất; năm Tự đức thứ 2 đổi xây bằng gạch.” [69;155] .
Theo sách Đại Nam nhất thống chí , tỉnh Thái Nguyên: “Đông Tây cách
nhau 294 dặm, Nam Bắc cách nhau 241 dặm. Phía đông đến địa giới các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
huyện Yên Thế và Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh 32 dặm, phía tây đến địa giới các
châu huyện Chiêm Hoá, Vĩnh Điện tỉnh Tuyên Quang và địa giới huyện Sơn
Dương tỉnh Sơn Tây 263 dặm. Phía Nam đến địa giới huyện Yên Lãng tỉnh
Sơn Tây và địa giới các huyện Hiệp Hoà, Đa Phúc, Kim Anh tỉnh Bắc Ninh
62 dặm. Phía Bắc đến địa giới các huyện Văn Quan, Thất Khê tỉnh Lạng Sơn
và địa giới các huyện Thạch An, Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 179 dặm…Từ
tỉnh lỵ đi về phía Nam đến Kinh thành 1.542 dặm” [69;145]
Về đại thể các huyện của tỉnh Thái Nguyên ngày nay bao gồm:
Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía Bắc; giáp Thành phố Thái
Nguyên và huyện Phổ Yên về phía Tây. Phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc
Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Phú Bình cách trung tâm
Thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Bắc Tây Bắc. Vị trí: Đông Nam Thái
Nguyên Diện tích: 249,36km², gồm 1 thị trấn và 20 xã. Thành phần dân tộc
chủ yếu là người Kinh.
Huyện Phổ Yên giáp Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công về
phía Bắc; giáp huyện Phú Bình về phía Đông; giáp huyện Đại Từ về phía
Tây; giáp tỉnh Vĩnh Phúc về phía Tây Nam, giáp tỉnh Bắc Giang về phía
Đông Nam và giáp Thành phố Hà Nội về phía Nam. Huyện lỵ: Thị trấn Ba
Hàng. Vị trí của huyện Phổ Yên ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, diện tích:
256,68 km², gồm 3 thị trấn và 15 xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người
Kinh.
Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Thái
Nguyên. Diện tích 457,75 km. Đồng Hỷ giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở
phía Bắc, giáp huyện Võ Nhai về phía Đông Bắc; giáp huyện Phú Lương về
phía Tây; giáp Thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình về phía Nam và
giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía Đông. Huyện lỵ của huyện
đặt tại Thị trấn Chùa Hang. Vị trí huyện ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
diện tích: 461,77 km², gồm 3 thị trấn và 17 xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là
người Kinh, xen kẽ có người Tày, Dao.
Huyện Võ Nhai giáp các huyện Chợ Mới và Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) về
phía Bắc; giáp huyện Đồng Hỷ về phía Tây; giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc
Giang) về phía Nam và giáp tỉnh Lạng Sơn về phía Đông (các huyện Bình
Gia, Bắc Sơn và Hữu Lũng). Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Đình Cả. Vị trí của
huyện ở về phái Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, diện tích: 845,10 km², gồm 1 thị
trấn và 14 xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Dao,
H’Mông, Cao Lan, Sán chí, Hoa
Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Diện
tích tự nhiên: 52.075,4 ha. Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn về phía Bắc và phía
Đông; giáp tỉnh Tuyên Quang về phía Tây; giáp huyện Đại Từ và huyện Phú
Lương về phía Nam. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Chợ Chu. Vị trí của huyện ở về
phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, diện tích: 520,75 km², gồm 1 thị trấn và 23
xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan.
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên,
cách thành phố Thái Nguyên 25 km, phía Bắc giáp huyện Định Hóa, phía
Đông Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên, phía Đông Bắc
giáp huyện Phú Lương, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc,
phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Đại Từ. Vị trí của
huyện ở về phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, diện tích: 577,90 km², gồm 29 xã,
2 thị trấn. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Dao.
Huyện Phú Lương giáp huyện Định Hoá về phía Tây Bắc, giáp huyện
Đại Từ về phía Tây Nam, giáp huyện Đồng Hỷ về phía Đông, giáp Thành phố
Thái Nguyên về phía Nam và giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) về phía
Đông Bắc. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Đu. Vị trí của huyện ở về phía Tây Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
tỉnh Thái Nguyên, diện tích: 368,82 km², gồm 2 thị trấn và 14 xã. Thành phần
dân tộc chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng.
1.4 Tiểu kết.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và vị trí địa lý quan trọng, là trung tâm
kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc, là cửa ngõ vùng Việt Bắc xuống châu
thổ sông Hồng, được bao bọc bởi sơn hệ đá vôi Bắc Sơn ở phía Đông Bắc,
Ngân Sơn ở phía Bắc, dãy núi Tam Đảo ở phía Tây, xưa nay Thái Nguyên
được coi là miền đất non xanh nước biếc, có nhiều thắng cảnh nổi tiếng. Cùng
với những chính sách tích cực của các nhà nước quân chủ, nhân dân các dân
tộc Thái Nguyên luôn đảm nhận vai trò “phên dậu” của đất nước, các thổ mục
thực hiện được nhiệm vụ là người bầy tôi giữ đất đai của triều đình, chức
phận là bảo toàn lãnh thổ, an toàn nhân dân, bẻ gãy những mũi tấn công,
chống phá của giặc ngoại xâm. Kể từ thời Hùng Vương dựng nước, rồi Lý Bí
thiết lập nhà nước Vạn Xuân, đến các triều đại Lý - Trần – Lê - Nguyễn, Thái
Nguyên luôn là mảnh đất gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất
nước, nhân dân Thái Nguyên đã làm nên nhiều sự tích anh hùng, góp phần
vun đắp nên truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt
Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
CHƢƠNG 2
CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG CỦA CÁC NHÀ
NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN
(TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX )
2.1. Chính sách về chính trị.
2.1.1. Chính sách nhu viễn (Mềm dẻo đối với phương xa)
Từ buổi đầu dựng nước và sau đó là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc
thuộc, vấn đề dân tộc mới chỉ xuất hiện dưới dạng sơ khai, trong đó chủ yếu
là gương cao ngọn cờ độc lập tự chủ để tập hợp mọi lực lượng dưới ngọn cờ
đại nghĩa. Từ lời thề sông Hát, Hai Bà Trưng “hô một tiếng mà cả 65 thành
vùng dậy” như lời ghi trong sử cũ chính là thể hiện sự tập hợp ấy. Chính sách
dân tộc chỉ có thể ra đời một cách thực sự khi ông cha ta bắt tay xây dựng
Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từ thế kỷ XI.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các dân tộc thiểu số đã có những đóng
góp tích cực. Chính sách “cơ mi” (ràng buộc lỏng lẻo) đã sớm được thực hiện
đối với vùng núi rừng xa xôi, nơi cư trú của các dân tộc ít người. Tuy nhiên
chính sách này đã được các triều đại sau đó phát triển thêm một bước mới với
những biện pháp mềm dẻo và hình thức linh hoạt hơn.
Các tù trưởng thiểu số là những người có thế lực rất lớn, nắm mọi quyền
hành, quản lý cư dân thuộc tộc mình. Do đó chính sách cơ bản được đặt ra là
củng cố quốc gia thống nhất bằng cách ra sức tranh thủ các tù trưởng để thông
qua họ, thắt chặt khối đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh hưởng của triều đình
lên vùng miền núi, biên viễn. Để tăng cường và đẩy mạnh mối quan hệ, liên
kết, bên cạnh việc phong chức tước, quyền hạn, ban thưởng tiền bạc, triều
đình nhà Lý còn thông qua các cuộc hôn nhân, gả công chúa cho các tù
trưởng có thế lực để quản lý cư dân thành khối thống nhất dưới sự lãnh đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Đây là chính sách rất đặc biệt
của vương triều Lý mà Lý Thái Tổ là người mở đầu chính sách đó.
Lý Thái Tổ lên ngôi, thiết lập bộ máy chính quyền trung ương tập trung
vững chắc. Các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá triều Lý đã tạo nên
sự thay đổi lớn cho bộ mặt đất nước.
Do điều kiện địa lý và lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, xã hội các dân tộc
thiểu số còn thấp so với miền xuôi, tù trưởng luôn có thế lực lớn trong nhân dân.
Nhà Lý vẫn để các tù trưởng tự cai quản địa phương theo luật tục, chính quyền
trung ương ràng buộc họ bằng các chính sách, biện pháp mềm mỏng để lôi kéo
họ, nhằm thắt chặt mối đoàn kết quốc gia dân tộc, mở rộng ảnh hưởng của triều
đình lên vùng miền núi, biên giới.
Từ thế kỉ X trở về sau là thời kì độc lập tự chủ, nhà Lý ngoài việc phải củng
cố nền độc lập còn phải tiến hành xây dựng nhà nước mới, nhà nước quân chủ
trung ương tập quyền. Các vùng đất nơi biên viễn đặc biệt là vùng Đông Bắc còn
tồn tại phổ biến xu hướng cát cứ, muốn vươn ra khỏi sự kiểm soát của chính
quyền trung ương. Trước khi nhà Tống lập quốc, thủ lĩnh của người Nùng là
Nùng Dân Phú đã được vua Nam Hán phong cho làm thủ lĩnh 10 châu ở
Quảng Nguyên. Sau đó, Nùng Dân Phú xin quy phụ nhà Tống và được phong
tới chức "Kiểm hiệu tư không". Từ khi nhà Tống lập nước, các quan nhà
Tống cai quản Quế Châu, Ung Châu đã tìm cách thu phục các khê động vùng
Tả Giang và Hữu Giang trong đó có đất Quảng Nguyên. Ở đây, các khe động
một mặt vẫn tự lập, mặt khác cống nạp lấy lệ cho nhà Tống hoặc theo nhà Lý.
Đặc biệt, vùng châu Vạn Nhai (Thái Nguyên) và châu Vũ Lặc (Cao Bằng)
thuộc Quảng Nguyên đều nộp cống cho vua Lý. Nước ta nhỏ nên đường từ
kinh đô đến các khê động ấy không phải là quá xa nên nhà Lý có thể kiểm
soát vùng tây Tả Giang dễ dàng hơn quan nhà Tống đóng ở Ung Châu. Tuy
nhiên cũng có những bộ lạc thỉnh thoảng vì bất bình một sự việc gì thì lại từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
bỏ đất này để theo đất khác. "Vì thế, cương giới vùng này còn lưu động. Vua
Lý rất quan tâm mở cõi về vùng ấy" [30;65].
Sử dụng sức mạnh của Nhà nước trung ương, chống xu hướng ly khai
cát cứ, để thống nhất quốc gia. Các vương triều đều sử dụng các biện pháp
nhằm thu phục các tù trưởng dân tộc thiểu số và vỗ yên dân chúng. Trên
phương diện này, các vương triều Lý, Trần, Lê Sơ không chỉ thực hiện đơn
thuần biện pháp trấn áp mà quan trọng hơn là lôi kéo, ràng buộc, khoan dung
đưa họ hoà nhập vào cộng đồng quốc gia. Nhà Lý sau khi đánh bại cuộc nổi
dậy của họ Nùng lại tiến hành ban tước, trao cho quyền tự trị, cai quản.
Các triều đại phong kiến nối tiếp nhau lên trị vì đã không ngừng củng cố
và tăng cường sức mạnh quyền lực của nhà nước trung ương đối với dân cư
và đất đai trong cả nước. Bộ máy nhà nước qua các thời kì từng bước được
xây dựng và kiện toàn thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tất cả các
khu vực hành chính đặt dưới quyền kiểm soát tối cao của chính quyền trung
ương. Tuy nhiên trên thực tế, ở những vùng biên cương xa xôi hẻo lánh các tù
trưởng, thổ tù, lang đạo, phìa đạo, thổ ty (chúa đất) có thế lực rất lớn, chi phối
mọi mặt đối với nhân dân trong vùng họ cai quản. Cũng do đặc thù về vị trí
địa lí, những vùng biên giới với núi non hiểm trở, địa thế hiểm yếu và cách xa
chính quyền trung ương lại thường xuyên bị các thế lực bên ngoài lợi dụng để
dọn đường thực hiện âm mưu lấn chiếm và xâm lược nước ta. Tình hình đó
đặt cho chính quyền quân chủ phải có những chính sách hoặc biện pháp riêng
đối với các dân tộc, trước hết phải nắm lấy được các thổ tù - tầng lớp trung
gian là những người đứng đầu các tộc người ở vùng biên viễn. Các nhà nước
quân chủ đều hiểu rằng, nếu quy phục được các dân tộc miền biên viễn sẽ có
lợi về rất nhiều mặt: trước hết là quốc gia - dân tộc sẽ ngày càng hùng mạnh
lên bởi cương vực được nới rộng, thần dân trong nước tăng lên. Bên cạnh đó,
các tù trưởng miền biên viễn với lực lượng quân sự địa phương sẽ tạo nên một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
bức "phên dậu" bảo vệ cho chính quyền trung ương ở Thăng Long. Ngược lại,
nếu không thu phục được lực lượng này thì chẳng những lãnh thổ bị thu hẹp
mà nền độc lập và chính quyền trung ương cũng bị đe dọa bởi nạn ngoại xâm
và cát cứ. Một trong những biện pháp được chính quyền trung ương chú trọng
thực hiện là chính sách "nhu viễn" (mềm dẻo đối với phương xa) để phủ dụ,
lôi kéo thế lực thổ tù địa phương, thông qua họ để thắt chặt mối đoàn kết quốc
gia dân tộc, mở rộng ảnh hưởng của triều đình đến nhân dân các tộc người
miền núi.
Triều đình nhà Lý trong quá trình củng cố quyền lực đối với những vùng
đất biên giới nói chung và Thái Nguyên nói riêng đã thực hiện thường xuyên
và kiên trì chính sách dùng quan hệ hôn nhân, ban chức tước nhằm kết thân
và ràng buộc các châu mục, tù trưởng có thế lực ở địa phương. Ở Thái
Nguyên, chính sách mềm dẻo của nhà Lý được thể hiện rõ nét và nổi bật nhất
qua thái độ ứng xử của chính quyền trung ương đối với các nhân vật có ảnh
hưởng lớn đối với cộng đồng dân cư vùng biên cương Đông Bắc ở thế kỉ XI.
Dùng hôn nhân ràng buộc: Nhà Lý đã đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền
lợi dòng họ, vượt ra khỏi ranh giới của sự kỳ thị dân tộc: “Vua Lý không chia rẽ
“Hoa di” và đã lợi dụng sự hôn nhân để liên kết với các dân tộc biên thuỳ”
[29;98]. Dương Tự Minh là nhân vật khá đặc biệt, ông sinh trưởng trong một gia
đình nối đời làm tù trưởng vùng dân tộc nên rất có quyền lực và uy tín với nhân
dân địa phương. Ông đã sống qua 3 đời vua Lý: Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông và
Lý Anh Tông. Cuối thời Lý Nhân Tông (1072-1128) ông làm thủ lĩnh phủ Phú
Lương. Trong mấy chục năm làm thủ lĩnh ông rất quan tâm đến sản xuất và đời
sống nhân dân địa phương, ông cho dân làm thuỷ lợi , sửa đường sá, trồng bông
dệt vải, nhuộm màu thêu hoa cho dân chúng. Ông còn cho khai thác các mỏ vàng,
mỏ đồng ở địa phương để làm giàu cho đất nước. Ông sống liêm khiết, mẫu mực
nên nhân dân rất kính trọng. Trong mấy chục năm làm thủ lĩnh, dưới quyền ông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
cai quản, phủ Phú Lương đã phát triển khá phồn thịnh. Do những công lao đóng
góp cho nhân dân Phú Lương, năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Phù Khánh Thọ
(1127), vua Lý Nhân Tông đã gả công chúa Diên Bình cho ông và được phong
chức “Phò Mã Đô uý”, một chức quan quan trọng của triều đình trông coi toàn bộ
việc quân, dân suốt một vùng khe động dọc biên giới phía Bắc và được sắc phong
là Thượng đẳng thần. Đầu những năm 40 của thế kỷ XII, lợi dụng tình hình không
ổn định, nhiều phe đảng đã ngầm nổi dậy chống phá vùng biên giới. Năm Đại
Khánh thứ 3 (1142), triều đình phải cử thủ lĩnh phủ Phú Lưong - Phò mã Đô uý
Dương Tự Minh lên Cao Bằng phủ dụ dân chúng, trấn áp bọn phản động. Sau thời
gian ngắn với tài trí và đức độ của mình, Dương Tự Minh đã nhanh chóng ổn định
được vùng biên giới Quảng Uyên, Cao Bằng, đẩy lùi âm mưu phá hoại từ bên
trong của nhà Tống đối với nước ta. Năm Đại Định thứ 4 (1143), Lý Anh Tông đã
ban chiếu trao cho ông quyền quản lý, trông coi tất cả các khe động thuộc vùng
đất từ “Thượng Đu Đuổm, hạ Tam Giang”1
. Vào thời điểm này, Dương Tự Minh
không những chỉ đứng về phía triều đình đi phủ dụ dân chúng và quản lý ở các
khê động dọc biên giới mà ông còn giúp triều đình nhà Lý đi đánh dẹp người
nước Tống sang cướp phá vùng biên giới phía Bắc của đất nước. Năm Đại Định
thứ 5 (1144) có kẻ người nước Tống là Đàm Hữu Lượng, dùng phép yêu thuật dụ
dỗ lôi kéo người địa phương rồi chiếm cứ vùng biên giới Cao Bằng. Nhà vua lại
xuống chiếu sai Phò mã Đô uý Dương Tự Minh cùng các quan văn là Nguyễn
Như Mai, Lý Nghĩa Vinh đem quân đánh dẹp, lấy lại được Ái Lũng Đồ, châu
Thông Nông, (Cao Bằng) và bắt được bè đảng giặc tất cả 21 tên . Do chiến công
này nhà vua lại gả công chúa Thiều Dung cho ông và phong là “ Phò mã lang”,
như vậy ông là người được hai lần làm rể của vua. “Năm 1144, gả công chúa
1
Tam Giang là chỗ ngã ba sông, nơi con sông Cà Lồ chảy vào sông Cầu, danh giới giữa các tỉnh Bắc Giang, Bắc
Ninh và thành phố Hà Nội ngày nay. Hiện naynơi đây còn xã Tam Giang thuộc huyện Yên Phong- Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
Thiều Dung lên vùng Phú Lương – Thái Nguyên cho Dương Tự Minh và phong
phò mã lang”[68;398]. Đây là đặc ân lớn của triều đình đối với Dương Tự Minh
và cũng là chính sách lớn của vương triều Lý nhằm tranh thủ, ràng buộc các thủ
lĩnh vùng dân tộc biên giới đối với triều đình trung ương. Phò mã Dương Tự Minh
- người con ưu tú của nhân dân Thái Nguyên là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần
tận trung với nước, làm việc nghĩa , chống gian tà. Cuộc đời và sự nghiệp của ông
tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết các dân tộc ngay từ buổi đầu xây dựng quốc gia
Đại Việt. Có thể nói: “Với những gì Dương Tự Minh đã cống hiến cho vương
triều Lý như: phủ dụ dân chúng, quản lý các vùng khê động ở biên giới, đánh dẹp
sự quấy nhiễu của người nước Tống và đặc biệt là tham gia dẹp nội loạn chuyên
quyền trong cung đình nhà Lý – Dương Tự Minh đã làm tốt chức phận của một
viên quan cương trực trung chính” [96;79].
Với việc thực hiện quan hệ hôn nhân như vậy, vương triều Lý đã gắn kết các
tù trưởng thiểu số trong quan hệ “cha con”, trở thành những phò mã hay quan
chức thân cận của triều đình.
Nhà Lý dành sự quan tâm đặc biệt và có những đối sách thích hợp với các
dân tộc ở Thái Nguyên, vua Lý chủ trương kết thân với các tù trưởng, các dòng họ
lớn từng thống trị ở Thái Nguyên bằng cách ban chức tước cao cho thủ lĩnh của
họ, ví dụ như vua Lý giao cho Nùng Tồn Lộc cai quản châu Vạn Nhai (Thái
Nguyên). Nhà Lý dành quyền trực tiếp cai quản địa phương cho thổ tù bản địa và
báo cáo với trung ương theo kì hạn.
Tư tưởng chủ đạo của chính sách “nhu viễn” là mềm mỏng đối với phương
xa nhưng thực chất nó gồm hai mặt. Mặt thứ nhất, mua chuộc, ràng buộc đối với
các thủ lĩnh người dân tộc, những người này không chỉ có thế lực về kinh tế, quân
sự mà còn được người dân địa phương kính trọng, tin tưởng. Mặt thứ hai, thẳng
tay đàn áp bằng vũ lực đối với những thế lực chống đối triều đình. Thi hành chính
sách này nhà Lý thu được nhiều cái lợi: Thứ nhất khi thu phục được những vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
đất đai nơi biên viễn, cương vực quốc gia sẽ được mở rộng, số thần dân của triều
đình nhiều lên, theo đó những nguồn lợi về thuế khoá và sản vật của triều đình
cũng sẽ tăng lên. Thứ hai, ảnh hưởng chính trị của triều đình Lý sẽ được bao trùm
rộng khắp, đến cả những vùng đất thực chất triều đình chưa thể quản lý được. Thứ
ba, các tù trưởng địa phương với các lực lượng quân sự tại chỗ sẽ tạo nên bức
“phên giậu” bảo vệ, che chắn cho chính quyền trung ương ở Thăng Long.
Thông qua quan hệ hôn nhân, gả công chúa cho các châu mục, tù trưởng,
không chỉ nhằm thu phục các dân tộc ít người miền biên viễn, mà vua Lý còn
nhằm giữ đất và giữ dân. Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại sự
kiện tháng 10 năm Nhâm Tuất (1142), triều đình lệnh cho “Dương Tự Minh đi
Quảng Nguyên chiêu tập người trong châu trước kia bị xiêu dạt, trốn tránh”
[68;397]. Nguyên do là vì cuộc nổi dậy của Thân Lợi vào năm 1141, bị triều đình
trấn áp quyết liệt, ảnh hưởng nhiều đến vùng này, khiến người dân phải xiêu dạt.
Việc triều đình cử Dương Tự Minh đến vùng này chiêu tập dân trở về quê hương
bản quán để sinh sống làm ăn rõ ràng là một kế sách hiệu quả để giữ đất, giữ dân.
Như vậy chính sách “nhu viễn” của nhà Lý, đến thời vua Lý Anh Tông đã có
những biện pháp sang tạo mang tính thực tế hơn. Qua việc nhà Lý sử dụng Dương
Tự Minh trong việc cai quản vùng đất Quảng Nguyên và trấn trị toàn bộ khu vực
biên giới phía Bắc có thể thấy lúc này triều đình không cần sử dụng đội ngũ tù
trưởng dòng dõi để quản lý cai trị ngay tại quê hương bản quán mà có thể điều
động những tù trưởng từ vùng khác đến. Để các thủ lĩnh này có thể tạo được uy
tín tại địa bàn mới, ngoài đức độ và phẩm chất cá nhân, họ sẽ phải làm việc gây
dựng cơ đồ cho chính mình và chính người dân của mình. “Việc chiêu tập lưu tán
chắc chắn cũng được sự hỗ trợ của triều đình, nhưng những người dân lưu lạc
được trở về sinh sống làm ăn tại quê cha đất tổ ở Quảng Nguyên hẳn sẽ vô cùng
biết ơn Dương Tự Minh” [85;91]. Dương Tự Minh cũng trải qua bao khó khăn
gian khổ khi chiêu tập dân ly tán sẽ gắn bó hơn với vùng đất Quảng Nguyên, với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
con người Quảng Nguyên. Cũng chính vì mảnh đất này, ông chẳng những không
quản ngại gian khổ đẻ dựng xây mà còn quyết tâm bảo vệ đến cùng.
Thời Trần, do tư liệu khan hiếm nên việc trình bày vấn đề này ở Thái
Nguyên đối với tác giả luận văn gặp nhiều khó khăn.
Thời Lê Sơ, trên mảnh đất Thái Nguyên, Lưu Nhân Chú do có công quy tụ
lực lượng của mọi tầng lớp, dân tộc tham gia cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn. Nên sau
thắng lợi, tiếp tục chính sách phong chức tước cho tù trưởng có công, Lưu Nhân
Chú được vua Lê phong chức “Tư không nhập nội, thượng tướng quân” và ban
cho Quốc tính (họ nhà vua). Hai cha con Lưu Trung - Lưu Nhân Chú, người Văn
Yên, Đại Từ đã tìm vào “Lam Sơn” xứ Thanh tụ nghĩa ở Chiêu Anh quán, được
Lê Lợi tin dùng, lập được nhiều chiến công. Bình định xong giặc Minh, Lê Thái
Tổ lên ngôi Hoàng Đế (1428-1433), họ Lưu Đại Từ được liệt vào hàng Công thần,
phong Quốc công, ban thưởng Quốc tính, đến thời Gia Long năm đầu (1802),
triều Nguyễn liệt họ Lưu vào hàng Khai quốc công thần nhà Lê, cho một người
dòng dõi họ Lưu được tập ấm, trông nom việc thờ tự.
Bước sang thời Tây Sơn, tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có
những chính sách quan trọng trong việc đoàn kết các dân tộc ở Thái Nguyên. Vua
Quang Trung kế tục chính sách ràng buộc tích cực đối với các tù trưởng biên giới.
Quang Trung có chính sách khen thưởng cho những thủ lĩnh có công lao trong
việc bảo vệ biên giới. Dòng họ Nguyễn Công ở Thái Nguyên còn giữ được 19 sắc
phong cho 10 người (thế kỷ XVIII), đã có công bảo vệ biên thuỳ của tổ quốc.
Trong đó có một sắc phong năm Cảnh Hưng thời Lê và 18 sắc phong thời Tây
Sơn.
Nguyễn Công Án quê ở xã Yên Ninh, châu Định Hoá, phủ Phú Bình (Thái
Nguyên), ông được vua Quang Trung phong chức Tham đốc và Phó quản lĩnh đề
đốc cai quản thổ binh 16 xã và được khen ngợi là “Người như bức bình phong cửa
hổ, như hàng rào ngăn ải nhạn … gắng sức gìn giữ biên phương nay một lần mặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
áo nhu y mà đại định được thiên hạ” hoặc “Người tướng hào hùng ở chốn sơn
động che trở cho bờ cõi biên thuỳ … hoà hợp được phong tục các dân tộc Mường,
Mán” (Thái Đức thứ 10 (năm 1777) và Quang Trung năm thứ hai (1789)).
[93;130]. Ông là người có tài đoàn kết các dân tộc giúp triều đại Tây Sơn bảo vệ
biên giới. Một số nhân vật khác thuộc dòng họ Nguyễn Công như Nguyễn Công
Vinh, Nguyễn Công Thực, Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Công Nghi đều được
nhận sắc phong của triều đại Tây Sơn. Trong đó tiêu biểu nhất là sắc phong cho
Nguyễn Công Vinh năm Quang Trung thứ 3 có ghi “Là người có tài ở cõi xa có
uy tín lớn ở biên cõi từng theo hàng trận có công lao” [48;48-49].
Châu Định Hoá, Thái Nguyên có phiên thần là Lâm Duy Quân được nhà
phong chức Phòng ngự thiêm sự do có công lao quản lĩnh thổ binh ở châu Định
Hóa: “Người thổ hào chốn núi rừng là tay cứng nơi biên cõi… gần đây thấy triều
Lê thất ngự bèn dầm vó giữ ở chốn rừng xanh, xa trông nước thịnh rồng bay (triều
Tây Sơn) nhà ngươi đã biết hướng về tổng xã, đáng gia phong chức phòng ngự
thiêm sự quản lĩnh thổ binh các tổng xã thuộc châu Định Hoá, Vô Muộn thuộc
huyện Cảm Hoá, nhà ngươi hãy gắng sức trọn vẹn trước sau không nên quên trách
nhiệm phên dậu” [47;49].
2.1.2. Chính sách đối với thế lực chống đối triều đình.
Song song với chính sách ràng buộc mềm dẻo thì với những thế lực
chống đối và những xu hướng cát cứ thì đều bị triều đình kiên quyết trừng trị.
Trong thời gian trị vì của mình, các vị vua đã trực tiếp cầm quân hoặc sai
vương hầu, tướng lĩnh đem quân dẹp loạn vùng biên viễn.
Thời Lý có thể thấy Thái Nguyên luôn giữ vị trí quan trọng ở vùng Đông
Bắc Đại Việt, cụ thể ta thấy các ông vua khi lên ngôi đều "lo toan đoàn kết
trong nước để kết thúc nhân tâm"[30;58]. Nhưng trên thực tế, tư tưởng đó
không phải dễ dàng thực hiện, bởi "ở vùng thượng du, uy quyền trung ương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
có khi bị các tù trưởng khinh miệt. Hoặc chúng không nạp thuế, hoặc chúng
tự lập một nước nhỏ, hoặc chúng theo lời dụ dỗ của quan Tống, mà bỏ ta theo
Tống"[30;72]. Chính vì vậy, "các vua quan triều Lý, tuy chịu ảnh hưởng đạo
Phật, thường tỏ thái độ khoan hồng; nhưng về chính trị, họ rất tin rằng muốn
ràng buộc các phiên thần, phải dùng cả uy lẫn đức"[30;72]. Đối với các thế
lực có hành động chống đối triều đình, nuôi ý đồ cát cứ, các vua Lý đều
cương quyết dùng bạo lực để trấn áp.
Đối với những hành động phản loạn, nhà Lý cương quyết trấn áp nhưng
cũng rất khoan dung và ưu đãi đối với những kẻ đã quy thuận và thần phục. Trên
địa bàn Thái Nguyên, có một người tên là Thân Lợi, tự xưng là con của Lý Nhân
Tông tụ tập lực lượng chiếm giữ các xứ “Thượng Nguyên, Tuyên Hoá, Cảm Hoá,
Vĩnh Thông …đánh phá phủ Phú Lương, chiếm đóng phủ lị rồi âm mưu cướp
kinh đô” [68;396]. Thân Lợi đem đồ đảng đến châu Thái Nguyên, từ Tây Nông
kéo ra, qua đất Lục Lệnh vào giữ châu Thượng Nguyên và châu Hạ Nông, tụ họp
những kẻ vong mạng , chiêu mộ thổ binh, định mưu nổi loạn. Đến đây tự xưng là
Bình Vương, lập hậu phi phong vương hầu, ban quan tước cho bè đảng. “Bấy giờ
bè đảng của Thân Lợi chỉ khoảng hơn một nghìn người, đi đến đâu cũng phao lên
rằng Thân Lợi giỏi thuật dụng binh, đâu đấy đều sợ hãi, không ai dám chống lại.”
[68;396]. Khi tin từ biên giới báo về, nhà vua sai Gián nghị đại phu Lưu Vũ Xứng
đi đường bộ, Thái phó Hựa Viêm đi đường thuỷ đem quân đến đánh. Bộ tướng
của Vũ Xứng là Tô Tiệm và Trần Thiềm kéo quân đi trước, gặp thuỷ quân của
Thân Lợi, hai bên giao chiến Tô Tiệm thua, bị giết tại trận. Thân Lợi đắp ải Bắc
Nhự chống lại quan quân, Vũ Xứng phải đánh hết sức mới đánh hạ được. Khi Vũ
Xứng kéo quân về đất Bồ Đinh, Thân Lợi tung thủy quân ra đánh Vũ Xứng thua,
quân sĩ chết đến quá nửa phải rút về. Thân Lợi ra giữ Tây Nông, đem người các
xứ Thượng Nguyên, Tuyên Hoá, Cảm Hoá, Vĩnh Thông đánh phá được phủ Phú
Lương, chiếm đóng phủ lị rồi cùng với đồ đảng mưu cướp kinh đô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
Tháng 4/1140, vua Lý đã sai Đỗ Anh Vũ đem quân đi đánh, bấy giờ Thân
Lợi chiếm đóng ở Quản Dịch, gặp quân Anh Vũ đánh kịch liệt, quân Lợi bị thua,
bắt được thủ lĩnh châu Vạn Nhai (Thái Nguyên) là Dương Mục và thủ lĩnh động
Kim Kê là Chu Ái, Thân Lợi trốn thoát chạy sang châu Lục Lệnh, Đỗ Anh Vũ
tiếp tục tiến đánh, Thân Lợi chạy sang Lạng Châu. Nhà vua xuống chiếu cho
Tô Hiến Thành đem quân đuổi đánh, bắt được Thân Lợi đưa sang quân doanh
Anh Vũ, đóng cũi đưa về kinh đô, giao cho quan lại trị tội: chém Thân Lợi và
những kẻ đồng mưu 20 người, còn thì cứ theo nặng nhẹ mà luận tội. Vua cho
rằng “Ái và Mục chỉ là kẻ đi theo, vua tha và phát muối cho. Còn Thân Lợi bị bắt
cùng đồng bọn 20 người đều bị xử trảm” [49;320]. Khi bắt được đồ đảng của
Thân Lợi có tới hơn hai nghìn người, nhà vua ngự ở điện Thiên Khánh, tra hỏi đã
chém 20 kẻ đồng mưu và tha cho những người bị ức hiếp mà phải theo, còn hơn
400 người bị lưu đày, đến đây Tô Hiến Thành nói với nhà vua rằng: “Đảng Thân
Lợi nổi loạn, giết nhiều quan quân, bệ hạ chỉ hành hình có 20 người, thực là có
lòng nhân đức. Nhưng xưa kia, vua Nghiêu, vua Thuấn truyền nối trong vòng hơn
trăm năm thế mà số người bị tội chết, bị tội lưu chỉ có bốn tên đầu sỏ gian ác;
ngày nay phát lưu đến hàng hơn trăm người, có phải là bản tâm bệ hạ đâu? Tôi xin
tha tội cho chúng, để mọi người được nhuần thấm ơn vua, thì lòng nhân đức của
bệ hạ không khác gì Nghiêu, Thuấn”. [68;398]. Nhà vua y theo lời, xuống chiếu
tha tội phóng trụ và lưu đày cho đồ đảng của Thân Lợi.
Trong suốt thời Trần, trên địa bàn Thái Nguyên hầu như không diễn ra cuộc
nổi dậy nào đáng kể, trừ một sự kiện được sử cũ ghi lại khá ngắn gọn là: tháng
Giêng, mùa Xuân năm Tân Mão (1351): “ Người Thái Nguyên và Lạng Sơn tụ
tập đi ăn cướp đánh lẫn nhau, sai quân đi dẹp yên” [68;623]. Vào thời điểm này,
nhà nước phong kiến đã xây dựng được hệ thống hành chính cùng với bộ máy
quản lý khá vững chắc ở các vùng miền xa. Xu hướng ly khai khỏi chính quyền
trung ương của các thổ tù miền núi cũng dần dần bị loại bỏ, xu hướng thống nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
đất nước ngày càng củng cố, đặc biệt là sau các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm giành thắng lợi.
Đến thời Lê Sơ, chính sách trấn áp bằng bạo lực đối với thế lực chống
đối triều đình của các vua Lê phần nào còn cương quyết hơn các triều đại
trước. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, vua Lê Thái Tổ, sau đó là
vua Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ độc lập và thống nhất
lãnh thổ, nhất là những vùng biên giới. Về đối ngoại, chính sách của nhà Lê
đối với nhà Minh sau kháng chiến là vẫn giữ quan hệ hòa hiếu, nhưng kiên
quyết chống lại mọi ý đồ xâm lấn đất đai. Trong Đại Việt sử kí toàn thư còn
chép rõ sự kiện vua Lê Thánh Tông đã có hành động nghiêm khắc đối với sự
xâm lấn của người Minh vào năm 1467. Vua Lê Thánh Tông luôn luôn nhắc
nhở quần thần phải hết sức giữ vững "từng thước đất của Thái Tổ". Đối với
những hành động nổi dậy chống lại chính quyền trung ương, nhà Lê đều kiên
quyết trấn áp bằng bạo lực. Ngay khi mới giành được chính quyền nhà Lê đã
phải kiên quyết xử lý những trường hợp chống đối: “Ngày 24 (tháng 11, năm
1428), giết bọn giặc phản nghịch là tên Phong, tên Nhữ Hốt, tên An Vinh, tên
Trung, tên Tồn, tên Sĩ Văn, tên Sùng Lễ, tên Xác. Trước kia, bọn Phong đón
hàng giặc Minh, giúp giặc làm điều bạo ngược, chống lại quan quân. Đến khi
giặc Minh bị dẹp mới ra đầu hàng, được vua tha tội cho. Nhưng bọn Phong
vẫn gây nhiều tội ác không chịu chừa, lại âm mưu làm loạn, ngấm ngầm kết
bè đảng, viết thư mật, ngầm sai người đi đường tắt tới xui quân Minh gây sự,
bọn chúng sẽ làm nội ứng. Người mang thư bị Thượng tướng trấn Thái
Nguyên là Hoàng Nguyên Ý bắt được. Vua giết tên đưa thư rồi giấu chuyện
đó đi. Tháng 8, lại có một tên trong bọn đến cáo giác, việc cũng giống thế.
Đến đây, vua mới hạ chiếu giết cả bọn” [50;298].
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang
Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang

More Related Content

What's hot

Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...nataliej4
 
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongKhác Sẽ
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...hieu anh
 
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019phamhieu56
 
Bản tin phụ huynh - Trường Đại học Phú Xuân
Bản tin phụ huynh - Trường Đại học Phú XuânBản tin phụ huynh - Trường Đại học Phú Xuân
Bản tin phụ huynh - Trường Đại học Phú XuânHọc viện Kstudy
 
Kế hoạch bdtx năm học 2015 2016
Kế hoạch bdtx năm học 2015 2016Kế hoạch bdtx năm học 2015 2016
Kế hoạch bdtx năm học 2015 2016Ngọc Tỷ Tỷ
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAYLuận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
 
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
 
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truong
 
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đTập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đGiáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
 
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
 
Bản tin phụ huynh - Trường Đại học Phú Xuân
Bản tin phụ huynh - Trường Đại học Phú XuânBản tin phụ huynh - Trường Đại học Phú Xuân
Bản tin phụ huynh - Trường Đại học Phú Xuân
 
Kế hoạch bdtx năm học 2015 2016
Kế hoạch bdtx năm học 2015 2016Kế hoạch bdtx năm học 2015 2016
Kế hoạch bdtx năm học 2015 2016
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú YênLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLuận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAYĐề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Bahare Shariat Jild 4 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 4 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali AzmiBahare Shariat Jild 4 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 4 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmibookbahareshariat
 
Bahare Shariat Jild 2 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 2 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali AzmiBahare Shariat Jild 2 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 2 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmibookbahareshariat
 
Bahare Shariat Jild 1 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 1 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali AzmiBahare Shariat Jild 1 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 1 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmibookbahareshariat
 
FAIL REKOD PENGAJARAN.pptx fail rekod pengajaran
FAIL REKOD PENGAJARAN.pptx fail rekod pengajaranFAIL REKOD PENGAJARAN.pptx fail rekod pengajaran
FAIL REKOD PENGAJARAN.pptx fail rekod pengajaransekolah233
 
Bahare Shariat Jild 3 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 3 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali AzmiBahare Shariat Jild 3 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 3 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmibookbahareshariat
 
Saunanaine_Helen Moppel_JUHENDATUD SAUNATEENUSE JA LOODUSMATKA SÜNERGIA_strat...
Saunanaine_Helen Moppel_JUHENDATUD SAUNATEENUSE JA LOODUSMATKA SÜNERGIA_strat...Saunanaine_Helen Moppel_JUHENDATUD SAUNATEENUSE JA LOODUSMATKA SÜNERGIA_strat...
Saunanaine_Helen Moppel_JUHENDATUD SAUNATEENUSE JA LOODUSMATKA SÜNERGIA_strat...Eesti Loodusturism
 
محاضرات الاحصاء التطبيقي لطلاب علوم الرياضة.pdf
محاضرات الاحصاء التطبيقي لطلاب علوم الرياضة.pdfمحاضرات الاحصاء التطبيقي لطلاب علوم الرياضة.pdf
محاضرات الاحصاء التطبيقي لطلاب علوم الرياضة.pdfKhaled Elbattawy
 

Recently uploaded (9)

Bahare Shariat Jild 4 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 4 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali AzmiBahare Shariat Jild 4 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 4 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
 
LAR MARIA MÃE DE ÁFRICA .
LAR MARIA MÃE DE ÁFRICA                 .LAR MARIA MÃE DE ÁFRICA                 .
LAR MARIA MÃE DE ÁFRICA .
 
Bahare Shariat Jild 2 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 2 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali AzmiBahare Shariat Jild 2 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 2 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
 
Bahare Shariat Jild 1 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 1 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali AzmiBahare Shariat Jild 1 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 1 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
 
FAIL REKOD PENGAJARAN.pptx fail rekod pengajaran
FAIL REKOD PENGAJARAN.pptx fail rekod pengajaranFAIL REKOD PENGAJARAN.pptx fail rekod pengajaran
FAIL REKOD PENGAJARAN.pptx fail rekod pengajaran
 
Bahare Shariat Jild 3 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 3 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali AzmiBahare Shariat Jild 3 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
Bahare Shariat Jild 3 By SadurshSharia Mufti Amjad Ali Azmi
 
Saunanaine_Helen Moppel_JUHENDATUD SAUNATEENUSE JA LOODUSMATKA SÜNERGIA_strat...
Saunanaine_Helen Moppel_JUHENDATUD SAUNATEENUSE JA LOODUSMATKA SÜNERGIA_strat...Saunanaine_Helen Moppel_JUHENDATUD SAUNATEENUSE JA LOODUSMATKA SÜNERGIA_strat...
Saunanaine_Helen Moppel_JUHENDATUD SAUNATEENUSE JA LOODUSMATKA SÜNERGIA_strat...
 
Energy drink .
Energy drink                           .Energy drink                           .
Energy drink .
 
محاضرات الاحصاء التطبيقي لطلاب علوم الرياضة.pdf
محاضرات الاحصاء التطبيقي لطلاب علوم الرياضة.pdfمحاضرات الاحصاء التطبيقي لطلاب علوم الرياضة.pdf
محاضرات الاحصاء التطبيقي لطلاب علوم الرياضة.pdf
 

Th s32.012 lịch sử phát triển của tỉnh tuyên quang

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TRUNG DIỆU CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Thái Nguyên 8/2010
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------- NGUYỄN TRUNG DIỆU CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS: Nguyễn Thị Phƣơng Chi Thái Nguyên 8 /2010
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 MỤC LỤC Trang Bảng viết tắt........................................................................................ 4 MỞ ĐẦU............................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 6 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài .............. 8 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 8 3.3. Nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 9 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu................................... 9 4.1. Nguồn tư liệu................................................................................. 9 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 10 5. Đóng góp của luận văn .................................................................. 10 6. Bố cục của luận văn ....................................................................... 10 NỘI DUNG ........................................................................................ 11 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƢ- XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CỦA TINH THÁI NGUYÊN .............................................. 11 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên................................................ 11 1.1.1. Vị trí địa lí. ................................................................................ 11 1.1.2. Điều kiện tự nhiên. .................................................................... 12 1.2. Đặc điểm kinh tế, dân cƣ – xã hội .............................................. 17 1.2.1. Đặc điểm kinh tế ........................................................................ 17 1.2.2. Đặc điểm dân cư – xã hội .......................................................... 20 1.3. Quá trình thay đổi vùng đất Thái Nguyên từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX ................................................................................... 25 1.4. Tiểu kết ....................................................................................... 30
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) 31 2.1. Chính sách về chính trị .............................................................. 31 2.1.1. Chính sách nhu viễn (Mềm dẻo đối với phương xa) .................... 31 2.1.2.Chính sách đối với thế lực chống đối triều đình .......................... 39 2.1.3. Chính sách thổ quan và lưu quan .............................................. 51 2.2 Chính sách về quốc phòng .......................................................... 67 2.3 Tác động của chính sách chính trị, quốc phòng ........................ 77 2.4. Tiểu kết ....................................................................................... 79 CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ, VĂN HOÁ ................ 81 3.1. Chính sách về kinh tế ................................................................. 81 3.2. Chính sách về văn hóa ................................................................ 96 3.2.1. Chính sách về giáo dục ............................................................. 96 3.2.2. Chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng ........................................... 107 3.3. Tác động của chính sách kinh tế, văn hoá ................................. 110 3.4. Tiểu kết.......................................................................................... 114 KẾT LUẬN......................................................................................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 121
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Bảng viết tắt NXB Nhà xuất bản KHXH Khoa học xã hội PTS Phó Tiến sĩ ĐHQG Đại học Quốc gia
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta có truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu đời, lãnh thổ lại chia thành nhiều địa hình khác nhau như: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển. giữa các vùng, miền từ Bắc và Nam lại có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng và cũng do đó dẫn đến sự khác nhau về phong tục tập quán, lối sống. Do điều kiện tự nhiên, xã hội và con người ở mỗi vùng miền có những điểm khác nhau nên trong mỗi giai đoạn lịch sử đòi hỏi nhà nước phải có chính sách thích hợp với từng vùng lãnh thổ, chính sách đoàn kết các dân tộc phù hợp mới đảm bảo giữ gìn nền độc lập và thống nhất lãnh thổ. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi giành được quyền độc lập tự chủ, các nhà nước quân chủ Việt Nam đã có chính sách quan tâm đến những vùng dân tộc khác nhau, đặc biệt là những vùng biên cương của tổ quốc. Ở những mức độ khác nhau các triều đại đều có những chính sách đối với các vùng, các dân tộc, nhằm duy trì và khẳng định quyền lực của nhà nước đối với các dân tộc, hướng tới mục đích củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia. Trong các tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Thái Nguyên là vùng đất đã và đang giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Là trung tâm chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử Thái Nguyên thường xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang và cả các thế lực phản nghịch trong nước. Từ xa xưa ông cha ta đã coi Thái Nguyên là “phên dậu” phía Bắc của Kinh thành Thăng Long – Đông Đô, là điểm xuất phát triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm ở vùng biên giới phía Bắc. Nơi đây nhiều lần được chọn làm “thủ đô kháng chiến” trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, có địa thế hiểm yếu với núi cao, rừng rậm, sông sâu suối dài, thực sự có vai trò chiến lược về nhiều mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng. Thái
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Nguyên, vùng đất đã ghi dấu ấn lịch sử với nhiều trận đánh, nhiều chiến công được lưu danh; trong quá trình dựng nước và giữ nước, các nhà nước quân chủ Việt Nam đã có ý thức quan tâm, bảo vệ vùng đất này bằng những chính sách, biện pháp khác nhau. Việc nghiên cứu về những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh miền núi như Thái Nguyên còn có ý nghĩa thực tiễn nhằm chắt lọc và vận dụng những kinh nghiệm quí báu của cha ông ta trong công cuộc quản lý, xây dựng đất nước và củng cố quốc phòng ở nước ta ngày nay. Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Thái Nguyên, hiện nay làm giáo viên ở Thái Nguyên nên rất mong muốn tìm hiểu về lịch sử của địa phương mình ở thời trung đại, nhằm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu của mình. Với những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến các chính sách của nhà nước quân chủ Việt Nam đối với các bàn miền núi, vùng biên giới trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Các bộ giáo trình đại học và sách thông sử về thời kì quân chủ Việt Nam cũng đã được xuất bản như: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, gồm 3 tập (Nxb Giáo dục, 1959,1960,1963); Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1 (Nxb Giáo dục, 2002). Trong đó các tác giả đã đề cập khái quát những những chính sách kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của mỗi triều đại trong từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về chính sách của các triều đại quân chủ Việt Nam thời trung đại được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như “Chính sách đối với các dân tộc thiểu số của triều Nguyễn
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 nửa đầu thế kỉ XIX ” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6, 1993) của tác giả Nguyễn Minh Tường; “Chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840)” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5, 2000) của tác giả Phạm Ái Phương. Trong đó có phần đề cập đến tỉnh Thái Nguyên. Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những chính sách của các triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn: Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI - đến giữa thế kỷ XIX), Nxb Văn hoá dân tộc, 1998, của tác giả Đàm Thị Uyên. Các công trình nghiên cứu ở Thái Nguyên đáng chú ý là cuốn Thái Nguyên Đất và Người của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Lịch sử Đảng bộ Thái Nguyên năm 2003; Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng, Sở Văn Hoá và Thông tin Bắc Thái, năm 1985. Đặc biệt, năm 2009 cuốn Địa chí Thái Nguyên do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành đã nêu lên tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Thái Nguyên trong thời kì quân chủ. Mặc dù các nội dung đó mới chỉ khái quát, nhưng cũng đã giúp cho tác giả luận văn có những nhận thức quan trọng về tác động của các chính sách mà các triều đại quân chủ Việt Nam đã áp dụng ở Thái Nguyên. Ngoài ra, còn có những cuộc Hội thảo khoa học về Thái Nguyên như: Hội thảo khoa học về danh nhân lịch sử Đỗ Cận, năm 1997; Hội thảo khoa học về danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú, năm 2001; Hội thảo khoa học về danh nhân lịch sử Dương Tự Minh, năm 2003. Trong các Hội thảo đã có những báo cáo khoa học nghiên cứu về lịch sử địa phương với nhiều nội dung phong phú. Các báo cáo khoa học trên, dưới những góc độ khác nhau đã nêu lên một số chính sách của các triều đại quân chủ đối với tỉnh Thái Nguyên, đồng thời rút ra những kiến giải, đánh giá khoa học về vị trí chiến lược cũng như tình hình chính trị , kinh tế, xã hội của Thái Nguyên trong lịch sử.
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Như vậy, liên quan đến nội dung đề tài cũng đã có một số sách và báo cáo khoa học đề cập, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về “Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, vì thế đây chính là nội dung mà tác giả luận văn cần giải quyết. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu về những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) trên các mặt: hoàn cảnh lịch sử, những nội dung cơ bản của các chính sách về chính trị, quốc phòng, kinh tế, giáo dục, văn hoá – xã hội và những tác động của các chính sách đó đối với quá trình phát triển của địa phương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: Luận văn đề cập đến phạm vi hành chính của tỉnh Thái Nguyên trong lịch sử. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ thế kỉ XI (đất nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ) đến nửa đầu thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam). 3.3. Nhiệm vụ của đề tài. Hệ thống lại một cách tương đối toàn diện về các chính sách của nhà nước quân chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) nhằm làm rõ và khắc họa sâu sắc về chính sách dân tộc - một chính sách lớn của nhà nước quân chủ Việt Nam đối với một địa phương cụ thể.
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Trên cơ sở nghiên cứu đó thấy được sự tác động của những chính sách đó đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của Thái Nguyên và đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cha ông ta thời trung đại. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1. Nguồn tư liệu Để tìm hiểu những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX), nguồn tư liệu gốc mà luận văn sử dụng là các bộ sử do các sử gia phong kiến biên soạn như: Đại Việt sử kí toàn thư; Đại Nam nhất thống chí; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục, Dư địa chí … Bên cạnh đó còn có các tài liệu gốc về lịch sử Thái Nguyên như các văn bia, gia phả, thần phả, câu đối. Luận văn còn có sự tham khảo và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong đó đáng chú ý nhất là tác phẩm “Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến ở Việt Nam (từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX)” của tác giả Đàm Thị Uyên; Tác phẩm “Văn hoá Tày Nùng” của tác giả Hà Văn Thư và Lã Văn Lô, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1984… và nhiều tài liệu khác như các bài viết trên các tạp chí, các báo cáo khoa học có liên quan đến chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên như tuyển tập “Con người và sự tích Bắc Thái” của các tác giả Hà Đức Toàn, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Giảng. Ngoài những nguồn tư liệu thành văn, trong quá trình thực hiện đề tài, người viết còn tiến hành khảo sát, điền dã các di tích lịch sử còn tồn tại hoặc chỉ còn dấu vết như thành quách, đền chùa, bia đá; tiến hành thẩm vấn dân tộc học ...và sẽ cố gắng sử dụng các tư liệu thu thập được để khai thác vào trong đề tài.
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử là chính: tập hợp tư liệu, trình bày, phân tích, nhận định, đánh giá theo quan điểm lịch sử. Đồng thời Luận văn còn kết hợp sử dụng phương pháp lô gíc, phương pháp điền dã, phỏng vấn nhằm khai thác đầy đủ hơn về các nội dung cần giải quyết. 5. Đóng góp của luận văn. - Luận văn đã hệ thống lại tương đối toàn diện và hoàn chỉnh những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) và bước đầu có những kiến giải mới về hệ quả của các chính sách đó đối với sự phát triển của Thái Nguyên đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và văn hoá. - Luận văn đã bước đầu phác hoạ rõ mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương với địa phương Thái Nguyên thông qua những chính sách cụ thể về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá và những tác động của nó đối với những vùng đất này. - Trên cơ sở những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên, tác giả luận văn còn nêu lên những tác động của các chính sách đó đối với các lĩnh vực; chính trị, quốc phòng, kinh tế và văn hóa. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư - xã hội và quá trình thay đổi địa giới hành chính của tỉnh Thái Nguyên. Chương 2: Chính sách về chính trị, quốc phòng của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX). Chương 3: Chính sách về kinh tế, văn hoá
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƢ- XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNHTHAYĐỔI ĐỊAGIỚI HÀNHCHÍNHCỦATỈNHTHÁINGUYÊN 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. 1.1.1.Vị trí địa lí. Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nơi “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định. Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các Vua Hùng, nước Văn Lang chia làm 15 bộ. “Thái Nguyên thuộc đất bộ Vũ Định, Đông và Bắc giáp Cao, Lạng; Tây và Nam giáp Kinh - Bắc; có 2 lộ phủ, 9 huyện, 2 châu và 336 làng xã. Đây là nơi phên dậu thứ 2 về phương Bắc” [84;238]. Thái Nguyên lúc đó nằm dưới sự cai quản của chế độ lạc tướng. Khoảng đầu Công nguyên, chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, Vũ Định vẫn giữ tên cũ. Dưới thời đô hộ của nhà Triệu, Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên, sau là huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ. Đến đời nhà Đường, Thái Nguyên là đất Châu Long, châu Vũ Nga, thuộc An Nam đô hộ phủ.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 1.1.2. Điều kiện tự nhiên. Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Địa hình tỉnh Thái nguyên rất phong phú và đa dạng, bên cạnh những dãy núi đá vôi cao là những đồi núi đất thoai thoải, nhấp nhô. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 3.541,67km2 , cơ cấu đất đai gồm các loại như sau: Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho người dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, phiến sét. Đây là vùng đất xen giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương, Tân Cương ở độ cao từ 150-200m phù hợp với cây công nghiệp như cây chè - một đặc sản của tỉnh Thái Nguyên và cây ăn quả lâu năm. Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó trong đó một phần phân bố dọc theo các con sông, suối, rải rác không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán, gây khó khăn cho việc canh tác. Trải qua một quá trình biến động địa chất lâu dài đã tạo nên ở Thái Nguyên những dạng địa hình phức tạp, hiểm trở, đồng thời cũng hình thành những mỏ khoáng sản phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Nằm
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước. Ngoài khoáng sản còn có những tài nguyên khác với trữ lượng cao, như nguyên vật liệu xây dựng có ở khắp nơi. Đá vôi có trữ lượng lớn phân bố nhiều ở phía Bắc và phía Đông của tỉnh. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất xi măng phục vụ cho công nghiệp xây dựng. Ngoài ra còn có các mỏ nước khoáng, các nguồn nước ngầm ở dưới các dãy núi đá vôi, các sông suối. Có thể nói, Thái Nguyên có khá đầy đủ các loại khoáng sản và tài nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành thủ công nghiệp, công nghiệp địa phương và dịch vụ du lịch phát triển. Khí hậu Thái Nguyên mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc đó là nhiệt đới gió mùa, song vì nằm khá sâu trong lục địa nên khí hậu còn mang tính chất lục địa. Vì vậy sự chuyển tiếp giữa mùa Hè và mùa Thu,
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 giữa mùa Đông và mùa Xuân không rõ rệt, tạo thành nét độc đáo cho khí hậu địa phương. Trong Đại Nam nhất thống chí đã miêu tả về khí hậu của Thái Nguyên như sau: “Hằng năm, cuối mùa Xuân mới hơi nóng, đến mùa Hè nóng lắm, đầu mùa Thu lạnh dần, đến mùa Đông thì rét lắm. Vì địa thế có nhiều núi cao nên rét nhiều, nóng ít. Làm ruộng thì có hai vụ, cũng giống như tỉnh Bắc Ninh, duy các châu huyện Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương có cấy bốn mùa, cứ ba tháng một lần thu hoạch, đấy là một điều hơi khác. Các huyện Tư Nông, Động Hỷ, Phú Lương và Bình Xuyên, khí lam chướng còn hơi nhẹ, còn các huyện khác thì nặng, mà huyện Đại Từ và Vũ Nhai lại nặng hơn cả.” [69;154]. Về chế độ nhiệt, có thể chia chia làm hai mùa rõ rệt: mùa Đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Phần lớn các huyện, thị có ba tháng nhiệt độ trung bình dưới 15o C. Tuy nhiên, giữa các vùng cũng có sự phân hóa: Ở những vùng thấp hơn như Phú Bình, Phổ Yên có mùa lạnh ngắn hơn; ở vùng núi cao trung bình như Định Hoá, Võ Nhai thường có mùa hạ mát mẻ, nhiệt độ những tháng nóng cũng chỉ khoảng dưới 28o C. Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá, Phú Lương và phía Nam Võ Nhai. Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công. So với các tỉnh miền núi phía Bắc thì Thái Nguyên có một mạng lưới thuỷ văn khá dày, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh với mật độ khác nhau.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bố tương đối đều trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Sông Cầu chảy vào mạn Tây của tỉnh Bắc Giang phân chia ranh giới với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh được gọi là sông Như Nguyệt. Sông Cầu là một dòng sông lịch sử của nhân dân Đại Việt chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, đồng thời cũng là con sông có giá trị kinh tế lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo hướng bắc nam qua huyện Đại từ, một phần thành phố Thái Nguyên xuống huyện Phổ Yên, hợp lưu với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên), dài 96km, Ngoài ra Thái Nguyên còn có nhiều sông nhỏ và ngắn như sông Du, sông Nghinh Tường, sông Chu, sông Khe Mo, Huống Thượng và nhiều suối nhỏ khác. Các sông, suối Thái Nguyên hàng năm cung cấp cho đồng ruộng ven sông một khối lượng phù sa rất lớn, làm cho đất đai thêm phì nhiêu, màu mỡ, giữ được độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, có thể nói đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông - lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Với diện tích rừng núi lớn nên hệ thực vật và động vật ở Thái Nguyên hết sức phong phú và đa dạng. Do điều kiện đất đai khác nhau mà rừng có thể chia làm hai loại:
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Các loại cây rừng núi đá (chủ yếu là núi đá vôi) với nhiều loại gỗ quý như nghiến, lát, đinh, lim, kim giao, hoàng đàn…Đều là những loại có giá trị kinh tế cao. Các loại cây rừng núi đất phổ biến có các loại cây họ dẻ, sến, táu, trám, cáng lò, các loại khảo,… Ngoài ra còn có các loại tre vầu, nứa, đặc biệt là trúc phân bố rộng rãi trên các đồi núi đất thuộc Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ. Bên cạnh sự phong phú, đa dạng của quần thể thực vật, rừng núi Thái Nguyên còn có nhiều loài động vật quý hiếm: các loài thú như khỉ, vượn, nhím, tê tê, lợn rừng, hổ, báo, gấu, sơn dương, hươu, nai, hoẵng, hươu xạ, cầy hương, cầy bạc má, sóc bay… Với điều kiện khí hậu như vậy, tỉnh Thái Nguyên có thể phát triển được các loại cây trồng, vật nuôi ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, như các loại cây công nghiệp (chè nam, thuốc lá), cây ăn quả (mận, lê, đào, dứa, cam, quýt, vải, nhãn,…), rau xanh (su hào, bắp cải, súp lơ…), các loại gia súc, gia cầm…Nhưng bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như vĩ độ, độ cao của địa hình, hướng núi nên khí hậu trở nên phức tạp, đôi khi xảy ra hiện tượng sương muối, lũ quét, hạn hán, mưa đá… gây không ít khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nhìn chung khí hậu Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, là nơi cung cấp nguồn lương thực và con người, là căn cứ địa cho các cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc. Với địa thế hiểm yếu và điều kiện tự nhiên hết sức phong phú, đa dạng như trên nên Thái Nguyên là một vùng đất trước kia và cả hiện nay đã và đang giữ một vị trí chiến lược về nhiều mặt, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá, chính trị và quốc phòng của đất nước.
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 1.2. Đặc điểm kinh tế, Dân cƣ, xã hội. 1.2.1. Đặc điểm kinh tế. Kinh tế Thái Nguyên chủ yếu có hai hình thái: Kinh tế khai thác: Là một tỉnh miền núi trung du nên từ xưa Thái Nguyên có nhiều núi cao, rừng rậm, sông ngòi, hồ đầm xen kẽ với những đồng bằng nhỏ hẹp. Rừng chiếm diện tích lớn, phủ kín khắp các vùng núi, các giống chim, thú sinh trưởng phong phú. Trong khung cảnh đó, cư dân Thái Nguyên sống trong các núi đá, trước mặt có những thung lũng và đồng bằng nhỏ hẹp thuận lợi cho các hình thức như săn bắt, hái lượm, con người sống chủ yếu dựa vào những nguồn thức ăn sẵn có của tự nhiên. Kinh tế sản xuất: Trồng lúa nước là tập quán lâu đời của người dân Thái Nguyên sinh sống trong các làng xã vùng trung du ở Tư Nông, Phổ Yên, Đồng Hỷ và trong những thung lũng vùng núi thuộc các huyện, châu phía bắc của tỉnh. Ở Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của con người sống cách ngày nay khoảng 40.000 năm với hang vạn công cụ bằng đá thô sơ như rìu đá, nạo đá và xương thú, tro than. Tại Thái Nguyên còn phát hiện được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc các nền văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn có niên đại cách đây khoảng từ 12.000 đến 25.000 năm. Người tối cổ tại Thái Nguyên dùng đá đẽo đá để sản xuất công cụ thô sơ khai thác những sản vật thiên nhiên: trái cây, thú rừng, củ cây, rau quả, bắt cá... Vì điều kiện kỹ thuật còn thấp kém nên con người khi đó dựa vào những hang động, mái đá để cư trú. Tại Thái Nguyên cũng đã phát hiện hàng loạt di chỉ thời kỳ đồ đá giữa thuộc văn hoá Hoà Bình, cách đây khoảng 10.000 năm tại các hang Nà Ngùn, mái đá Ngườm, hang Hạ Sơn. Ngoài những dụng cụ bằng đá có phần trau chuốt hơn, còn phát hiện dấu tích của những bàn nghiền, hạt cây, được đoán
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 định là những bàn xát dùng để xát lúa hoang thu lượm được từ tự nhiên. Chứng tỏ trên mảnh đất Thái Nguyên cổ, con người đã sinh sống bằng hình thức hái lượm. Nhiều di tích thời đồ đá mới, có niên đại cách ngày nay 7.000 năm tại các hang Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Bình Long, Ky, Làng Vạn và các mái đá Xuyên Sơn, Sam Sá, Vô Mường... gồm nhiều rìu đá được mài rất tinh xảo, khá sắc bén. Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện được một số dọi bằng chỉ xe hay những viên chì lưới, tìm thấy khá nhiều vỏ ốc, vỏ trai bị đập vỡ cạnh, dấu vết than tro dày chứng tỏ con người thời kỳ này đã biết dùng lửa nấu chín thức ăn. Sản xuất nương rẫy: Vùng đồng bào sống bằng nghề nông nghiệp nương rẫy, bao gồm các vùng lưng chừng núi có nhiều rừng rậm, “phương thức canh tác là ngả cây ăn ngọn” [93;28], nghĩa là phát rừng, phóng lửa đốt dọn sạch, lợi dụng màu đất và phân tro cây cỏ để gieo trồng. Việc phát nương làm rẫy trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn phổ biến ở vùng núi nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh trồng cây lương thực người nông dân Thái Nguyên còn biết trồng và chế biến chè, trồng dâu nuôi tằm, nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề chài lưới, khai thác sản vật của núi rừng. Theo sách Đại Nam nhất thống chí , thì sản vật nông nghiệp của Thái Nguyên có: “lúa nếp, lúa tẻ, ngô: cả tỉnh đều có. Củ mài, củ đậu, khoai lang, khoai ruộng, đậu xanh, đậu ván. Sa lê: sản ở huyện Cảm Hoá. Cam vàng, quýt đỏ: sản ở huyện Tư Nông” [69;171]. Cuộc sống du canh du cư là chủ yếu, một phần trong số dân cư này đã biết trồng lúa nước xen lẫn với nương rẫy. dụng cụ sản xuất chủ yếu được chế tạo từ đá: cuốc đá, rìu đá và cây nhọn chọc lỗ để tra hạt. ngoài ra nghề mộc, đan lát và dệt vải thô sơ xuất hiện.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Ở vùng cao, người dân khai phá những đám ruộng bậc thang trên sườn đồi dốc. Kĩ thuật canh tác về cơ bản vẫn dùng cày, bừa, cuốc, mai, dao… Đồng bào cũng đã chú ý đến việc bón phân cho lúa thành nhiều đợt như bón lót, bón thúc, bón đón đòng, làm cỏ lúa, xây dựng hệ thống tưới tiêu nước như mương, phai, máng dẫn nước, đập, cọn nước… Bên cạnh nghề trồng lúa, người dân còn trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp. Nhiều loại quả nổi tiếng thơm ngon ở địa phương như cam, quýt, mận, lê, mít, dứa… Cây công nghiệp có bông, chè, gai, đay, thầu dầu, trẩu,…các loại cây họ Đậu như lạc, đỗ tương vừa cung cấp đạm cho con người vừa giữ độ phì nhiêu cho đất. Chăn nuôi được duy trì như một nghề phụ bên nghề trồng trọt. Người dân thường nuôi nhiều gà, vịt, ngan, ngỗng để tận dụng những loại thức ăn sẵn có. Việc chăn nuôi lợn cũng phát triển nhờ có nhiều loại hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, đỗ tương… Đồng bào ở đây còn nuôi rất nhiều trâu, bò, ngựa chủ yếu dùng vào việc kéo xe, cày bừa. Một số gia đình nuôi ngựa để cưỡi và chuyên chở hàng hóa nông phẩm. Thủ công nghiệp sớm xuất hiện ở Thái Nguyên. Khảo cổ học đã tìm thấy tại Thái Nguyên những vết nan hằn trên đồ gốm, đủ biết nghề đan lát đã xuất hiện. Ngoài ra các nhà khảo cổ còn tìm thấy các công cụ bằng đồng: “trống đồng Đông Sơn ở xóm Đồng Cẩu, xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ và xã Đào Xá, huyện Phú Bình; liềm, mũi tên, giáo, rìu, lưỡi câu đồng... Vốn là vùng đất giàu mỏ kim loại nên rất có thể Thái Nguyên cũng là một trong những trung tâm sản xuất đồ đồng thời Hùng Vương” [23;325] . Về sau này các triều đại phong kiến đều có chính sách khai mỏ khá tích cực đối với Thái Nguyên nhằm tận thu nguồn lợi do thiên nhiên mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, Thái Nguyên có tiềm năng kinh tế đa dạng. Tài nguyên đất, khoáng sản phong phú, đã và đang được khai thác có hiệu
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 quả, là trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc với nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng mới. Năm 1959, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên được triển khai xây dựng, năm 1963 bước vào sản xuất đã đưa Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của đất nước. Là tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của trung ương, bao gồm Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, các nhà máy cơ khí Sông Công, Phổ Yên, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến, các nhà máy quốc phòng… Thái Nguyên còn là một trong những trung tâm đào tạo của cả nước gồm 8 trường đại học, trên 20 trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Với lực lượng trí thức và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thái Nguyên là tỉnh trung tâm của Việt Bắc, mắt xích vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, có hệ thống đường giao thông thuận tiện. Kết cấu hạ tầng được xây dựng tương đối đồng bộ, bao gồm mạng lưới giao thông nông thôn và đô thị, điện lưới quốc gia, hệ thống thuỷ lợi. Tuy nhiên, Thái Nguyên vẫn là tỉnh nghèo, nền kinh tế phát triển chưa đều và chưa vững chắc, thiếu vốn đầu tư cho phát triển, do cơ chế chưa thông thoáng nên chưa thực sự thu hút được vốn đầu tư. Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư ban đầu nhưng chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá trong giai đoạn mới. Các cơ sở công nghiệp của Thái Nguyên chủ yếu là công nghiệp nặng, công nghệ lạc hậu. Mặt bằng dân trí tuy có cao hơn một số tỉnh miền núi nhưng phân bố không đều. Những khó khăn trên cũng chính là những lực cản của Thái Nguyên trên con đường hội nhập với nền kinh tế của cả nước. 1.2.2. Đặc điểm dân cư, xã hội Thái Nguyên đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ như: Khu di tích khảo cổ học Thần Sa thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Nguyên khoảng 25km theo đường chim bay. Trong hang động ở Thần Sa vào những thập niên 70-80 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được một loạt các di tích khảo cổ có niên đại từ gần 40.000 năm đến 10.000 năm cách ngày nay. Hang Phiêng Tung (hang miệng Hổ) nằm giữa sườn Đông Nam núi Mèo thuộc bản Trung Sơn, có độ cao khoảng 50m so với chân núi. Hang rộng và thoáng có hai tầng. Tầng trên nhỏ không có địa tầng văn hóa, tầng dưới cao 10m, rộng 10m, sâu 20m thuận tiện cho người nguyên thủy cư trú. Qua các đợt khai quật vào các năm 1972; 1973; 1980 (hai đợt) các nhà khảo cổ đã thu thập được 659 công cụ hòn cuội công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh cuội, công cụ mảnh tước tại hang Phiêng Tung Mái đá Ngườm di chỉ quan trọng nhất của Khu di tích khảo cổ học Thần Sa nằm trên sườn núi phía Bắc dãy núi Ngườm thuộc bản Trung Sơn, cách Phiêng Tung 1km về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ, rộng chừng 60m, cao 30 nằm ở độ cao 30m so với mặt sông Nghinh Tường chảy ngang trước mặt. Hố khai quật ở di chỉ Ngườm có 4 địa tầng văn hóa khảo cổ. Những di vật đá đặc trưng của nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi nằm ở địa tầng 1 và địa tầng 2. Ở địa tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng của Ngườm. Ở tầng văn hóa thứ 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung. Những phát hiện khảo cổ học ở Phiêng Tung và Ngườm đã giúp các nhà khảo cổ học xác định: Ở Thần Sa có một nền văn hóa khảo cổ học thời đại đồ đá cũ - văn hóa Thần Sa, chủ nhân của nền văn hóa này là là người Homo Sapiens (người khôn ngoan). Với những tư liệu đã phát hiện tại vùng đất này đã cho phép chúng ta khẳng định rằng: Thái Nguyên là một vùng đất cổ, dân cư xuất hiện từ sớm. Ngày nay, ở Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em cùng chung sống như: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Hoa, trong đó dân tộc ít người
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 chiếm 24,49% dân số toàn tỉnh. Người dân bản địa ở Thái Nguyên so với các tỉnh khác không nhiều, qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc và dân số Thái Nguyên đã gia tăng. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, tuy vậy vẫn hình thành những khu vực cư trú riêng của từng dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) ở Thái Nguyên là dân tộc mang nguồn gốc bản địa, từ xa xưa họ đã cư trú trên dải đất trung du, phía nam tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu. Người Kinh đứng hàng thứ nhất về dân số trong kết cấu dân cư của tỉnh. Ngoài ra số người Kinh còn được tăng lên trong quá trình phát triển của lịch sử, họ hầu hết là từ miền xuôi lên với nhiều hoàn cảnh và thời điểm khác nhau: Có bộ phận là những người dân nghèo tha phương cầu thực lên miền núi để tìm kế sinh nhai, có bộ phận là quan quân, con cháu, họ hàng của triều đình phong kiến lên trấn giữ ở địa phương. Sự di cư của người Kinh lên Thái Nguyên diễn ra liên tục, nhất là từ thời Lê sơ, đã từng có một đội quân được gọi là “thần tốc phiên thần” được cử lên trấn thủ biên cương và chiêu tập cư dân địa phương ổn định đời sống và sản xuất. Trong quá trình thực dân Pháp thống trị ở Thái Nguyên, chúng còn đưa một bộ phận người Kinh từ xuôi lên cấy rẽ nộp tô, một số khác lên buôn bán hoặc làm công nhân trong các xí nghiệp, hầm mỏ… Sau Cách mạng tháng Tám 1945 còn có một bộ phận đồng bào miền xuôi chuyển lên trong những đợt tham gia phát triển kinh tế miền núi (1965, 1974) đã góp phần làm gia tăng số lượng người Kinh ở Thái Nguyên. Về phân bố, người Kinh chủ yếu sống ở vùng đồng bằng của tỉnh, những nơi thuận lợi về giao thông, buôn bán, trồng trọt. Số người sống ở nông thôn không đáng kể. Chiếm số lượng đông nhất (khoảng 75,50%), họ có nghề truyền thống là trồng lúa nước và làm các nghề thủ công. Dân tộc có số người đông thứ hai ở Thái Nguyên là Tày (khoảng 10,69%). Cũng như người Kinh, người Tày ở Thái Nguyên có mặt từ rất
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 lâu đời, tổ tiên của người Tày vốn là cư dân bản địa ở Bắc Việt Nam và miền giáp gianh biên giới Việt – Trung. Người Tày giữ vị trí quan trọng trong lịch sử cổ đại, trung đại và hiện đại ở vùng biên giới nước ta. Họ là những cư dân sớm có mặt trong thành phần cư dân nước Văn Lang xưa và là một trong những thành phần dân cư sáng lập nên Nhà nước Âu Lạc, đồng thời có một nền văn minh rất gần gũi với người Việt Mường cổ. Nơi cư trú của người Tày là những thung lũng lớn, những mảnh đất thuận lợi gần sông, suối cho phép khai phá thành những đám ruộng trồng lúa nước. Người Tày có mặt ở tất cả các địa phương trong tỉnh, từ vùng lòng máng Thái Nguyên cho đến những cánh đồng và thung lũng bằng phẳng của các huyện miền Đông và miền Tây, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ và rải rác ở các huyện thị khác. Cũng như người Tày ở vùng Việt Bắc, người Tày ở Thái Nguyên lấy nông nghiệp trồng trọt với phương thức canh tác ruộng nước, kết hợp gieo trồng trên đất dốc và sườn đồi làm nguồn sống chính. Các hoạt động mưu sinh khác như chăn nuôi, thủ công gia đình, trao đổi buôn bán, săn bắt hái lượm đều là những hoạt động kinh tế mang tính hỗ trợ. Dân tộc Nùng có nhiều nhóm, có hiện tượng là nhiều nhóm Nùng đến sớm đã bị Tày hoá, còn những nhóm Nùng hiện nay mà ta biết thì tới Việt Nam chỉ khoảng vài trăm năm nay. Dấu vết này còn để lại là nhiều nhóm Nùng nói không hiểu nhau, ăn mặc, nhà cửa cũng có nhiều nét khác biệt; hoặc nhiều nhóm Nùng vẫn còn nhớ được nơi cư trú phía bên kia biên giới nhưNùng Phàn Slình quê ở Vạn Thành Châu, Nùng Cháo ở Long Châu, Nùng Tùng Slìn ở Sùng Thiện, Nùng Lòi ở Hạ Lôi, Nùng Quý Rỉn ở Quy Thuận. Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn nhận định như sau: “Giống người Nùng đều là người 12 thổ châu ở Tiểu Trấn Yên, Qui Thuận, Long Châu, Điền Châu, Phú Châu, Thái Bình, Lôi Tứ Thành và Hường Vũ, thuộc
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Trung Quốc. Giống người này phiêu lưu ở bản quốc, làm nghề cày cấy trồng trọt, cùng chịu thuế khoá lao dịch, mặc áo vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có người trú ngụ đến vài ba đời, đổi theo tập quán người Nam, quan bản thổ thường cấp cho họ một số ruộng làm khẩu phần, bắt họ chịu binh xuất. Các xứ Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên đều có giống người này…” [19;334]. Ở Thái Nguyên nhóm Nùng Cháo cư trú lâu đời nhất, họ sống chủ yếu ở các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Nhóm Nùng Phàn Slình cư trú ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ. Nhóm Nùng An, Nùng Inh, Nùng Giang có nguồn gốc từ Cao Bằng hiện cư trú ở Võ Nhai, Phú Bình, Phú Lương. Người Dao ở Thái Nguyên thuộc ba nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú Lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra người Dao còn cư trú rải rác ở các huyện Định Hoá, Phổ Yên. Dân tộc Dao có tập quán du canh, du cư, sinh sống bằng canh tác nương rẫy. Người Dao thường lập bản làng ở gần rừng hoặc tại các chân đồi, núi. Người Dao ở Thái Nguyên rất giỏi trong việc làm giấy bản, làm cao chàm nhuộm vải, rèn nông cụ và làm đồ trang sức bằng bạc. Người Sán Chỉ và các dân tộc ít người khác như Lô Lô, Sán Chay, Sán Dìu, Ngái, Thái, Mường… cư trú ở các huyện vùng cao như Đại Từ, Võ Nhai, Định Hoá, Đồng Hỷ. Trong quá trình phát triển của lịch sử dân cư Thái Nguyên đã có bước phát triển về số lượng, trở thành nơi tụ cư sinh sống của đông đảo các dân tộc anh em trong tỉnh: theo sách Đại Nam nhất thống chí, dân số dưới triều Nguyễn: “Năm Gia Long thứ 18, số đinh 6.700 người hơn, nay 9.461 người” [69;157]. Qua con số đó ta có thể đi đến khẳng định: nơi đây đã trở thành điểm quần cư tương đối đông đúc của các dân tộc ít người vùng Đông bắc của
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Tổ quốc. Trong quá trình đó, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã đoàn kết, gắn bó xây dựng và bảo vệ vững chắc vùng đất quan trọng này. Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá, song tất cả đều có nét tương đồng, hoà nhập trong một cộng đồng và chung sống trên một lãnh thổ. Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hoá độc đáo. Sự hội tụ đó làm cho nền văn hoá Thái Nguyên phong phú và đa dạng, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong bài “Bắc Thái - anh là ai?” đã viết: “Phải chăng “Hội tụ - tiếp xúc” là chất đặc thù, độc đáo của Anh?” [3;55] 1.3. Quá trình thay đổi địa giới hành chính của Thái Nguyên từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX. Dưới triều Đinh, Tiền Lê (thế kỉ X), đất nước được chia làm 10 đạo; khi Lý Thái Tổ lên ngôi (1010) rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 10 đạo được dổi thành 24 lộ, Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt Giang lộ. Thời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397) châu Thái Nguyên đổi thành trấn Thái Nguyên, “đại thể trấn Thái Nguyên tương đương với tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và nửa tỉnh Cao Bằng ngày nay” [1;119]. Tỉnh Thái Nguyên: Thời thuộc Đường là đất châu Vũ Nga. Đời Tiền Lê, Lý là châu Thái Nguyên; năm Quang Thái 10 (1397) đời Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thái Nguyên. Thời thuộc Minh đổi làm châu Thái Nguyên gồm 11 huyện: Phú Lương, Tư Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hoá, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hoá, Thái Nguyên; năm 1412 đổi làm phủ Thái Nguyên; năm 1423 nhập huyện Tư Nông vào huyện An Định, huyện Động Hỷ vào huyện Phú Lương, huyện Đại Từ vào huyện Tuyên Hoá, còn 8 huyện. Đầu đời Lê Thái Tổ thuộc Bắc đạo. Đời Lê Thánh Tông năm Quang Thuận 7 (1466) đặt
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 làm thừa tuyên Thái Nguyên, năm Quang Thuận 10 (1469) thừa tuyên Ninh Sóc, đầu đời Hồng Đức lại gọi là thừa tuyên Thái Nguyên (sau đổi là xứ), gồm 3 phủ, 8 huyện, 7 châu, là phủ Phú Bình: 7 huyện (Phổ Yên, Đại Từ, Tư Nông, Bình Nguyên, Động Hỷ, Phú Lương, Văn Lãng) và 2 châu (Định Hoá, Vũ Nhai), Phủ Thông Hoá: 1 huyện (Cảm Hoá) và 1 châu (Bạch Thông), phủ Bắc Bình: 4 châu (Thượng Lang, Hạ Lang, Thạch Lâm, Quảng Uyên). Đời Lê Trung hưng, từ năm Vĩnh Trị 2 (1677) tách phủ Bắc Bình làm trấn Cao Bình. Đầu đời Gia Long là trấn Thái Nguyên, gồm 2 phủ, 9 huyện, 2 châu (như cũ, chỉ 1 châu Vũ Nhai đổi làm huyện). Năm Minh Mệnh 12 (1831) chia đặt tỉnh hạt, đổi là tỉnh Thái Nguyên. Năm thứ 16 (1835) tách 4 châu huyện thuộc phủ Phú Bình đặt thêm phủ Tòng Hoá; cho đến đời Đồng Khánh không thay đổi, gồm 3 phủ, 9 huyện, 2 châu. Thời thuộc Minh (1407- 1427), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên lệ thuộc vào ty Bố Chính; năm 1426, phủ Thái Nguyên đổi thành Thái Nguyên Thừa Chính ty, gồm 3 phủ: Thái Nguyên, Phú Bình, Thông Hoá. Năm 1428, khi nhà Lê thành lập, Lê Thái Tổ chia đất nước thành 5 đạo: Tây Đạo, Đông Đạo, Bắc Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo; Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo. Dưới đạo là trấn, lộ rồi đến phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước, từ 5 đạo được chia nhỏ thành 12 đạo thừa tuyên, Thái Nguyên là một trong 12 đạo thừa tuyên và được gọi là Thái Nguyên thừa tuyên. Năm 1467, nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới của các thừa tuyên, thành lập bản đồ quốc gia Đại Việt vào năm 1469 (Năm Quang Thuận thứ 10), khẳng định chặt chẽ hơn lãnh thổ và biên giới đất nước, đổi Thái Nguyên thừa tuyên thành Ninh Sóc thừa tuyên, gồm 3 phủ Phú Bình, Thông Hoá, Cao Bằng. Đến năm 1483, dưới thời Lê Thánh Tông, Ninh Sóc thừa
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 tuyên được đổi thành xứ Thái Nguyên; năm 1533 xứ Thái Nguyên được đổi thành trấn Thái Nguyên. Từ thời Lê Trung Hưng (1533 - 1789) đến hết thời Nguyễn Gia Long, Thái Nguyên vẫn gọi là trấn. Năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), phủ Cao Bằng được tách ra khỏi trấn Thái Nguyên đặt tên riêng là trấn Cao Bằng, từ đó trấn Thái Nguyên còn hai phủ Phú Bình và Thông Hoá. Thủ phủ Thái Nguyên lúc này được đặt tại xã Bình Kỳ, huyện Thiên Phúc (thuộc huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội ngày nay). Năm 1813 sau khi huyện Thiên Phúc tách ra khỏi trấn Thái Nguyên nhập về tỉnh Bắc Ninh, thủ phủ trấn Thái Nguyên được chuyển về thành Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ. Dưới thời Gia Long, Thái Nguyên thuộc trấn Bắc Thành, năm 1831, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Dưới tỉnh là phủ, huyện (miền xuôi), châu (miền núi), tổng và cuối cùng là xã. Trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. “Năm Minh Mạng thứ 12 chia tỉnh hạt, gọi là tỉnh Thái Nguyên…Năm thứ 16 (1835), trích lấy bốn châu huyện là Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương đặt thêm phủ Tùng Hoá; các phủ huyện đều đổi đặt lưu quan. Nay lãnh 3 phủ, 9 huyện, 2 châu” [69;147]. Theo sử cũ, Thành tỉnh Thái Nguyên lúc trước đặt ở xã Bình Kỳ phủ Đa Phúc trấn Kinh Bắc. Năm Gia Long 12 (1813) vì trấn lỵ cũ địa thế xa cách bèn sai xây dựng trấn lỵ ở xã Đồng Mỗ, huyện Động Hỷ để tiện việc cai trị. Sách Đại Nam nhất thống chí đã miêu tả: “Thành tỉnh Thái Nguyên: chu vi 345 trượng, cao 9 thước, mở 4 cửa, hào rộng 3 trượng, sâu 5 thước, ở địa phận huyện Động Hỉ , phủ Phú Bình; trước ở địa phận huyện Thiên Phúc tỉnh Bắc Ninh; bản triều đời Gia Long thứ 12 dời đến chỗ hiện nay và đắp thành bằng đất; năm Tự đức thứ 2 đổi xây bằng gạch.” [69;155] . Theo sách Đại Nam nhất thống chí , tỉnh Thái Nguyên: “Đông Tây cách nhau 294 dặm, Nam Bắc cách nhau 241 dặm. Phía đông đến địa giới các
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 huyện Yên Thế và Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh 32 dặm, phía tây đến địa giới các châu huyện Chiêm Hoá, Vĩnh Điện tỉnh Tuyên Quang và địa giới huyện Sơn Dương tỉnh Sơn Tây 263 dặm. Phía Nam đến địa giới huyện Yên Lãng tỉnh Sơn Tây và địa giới các huyện Hiệp Hoà, Đa Phúc, Kim Anh tỉnh Bắc Ninh 62 dặm. Phía Bắc đến địa giới các huyện Văn Quan, Thất Khê tỉnh Lạng Sơn và địa giới các huyện Thạch An, Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 179 dặm…Từ tỉnh lỵ đi về phía Nam đến Kinh thành 1.542 dặm” [69;145] Về đại thể các huyện của tỉnh Thái Nguyên ngày nay bao gồm: Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía Bắc; giáp Thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía Tây. Phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Phú Bình cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Bắc Tây Bắc. Vị trí: Đông Nam Thái Nguyên Diện tích: 249,36km², gồm 1 thị trấn và 20 xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh. Huyện Phổ Yên giáp Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công về phía Bắc; giáp huyện Phú Bình về phía Đông; giáp huyện Đại Từ về phía Tây; giáp tỉnh Vĩnh Phúc về phía Tây Nam, giáp tỉnh Bắc Giang về phía Đông Nam và giáp Thành phố Hà Nội về phía Nam. Huyện lỵ: Thị trấn Ba Hàng. Vị trí của huyện Phổ Yên ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, diện tích: 256,68 km², gồm 3 thị trấn và 15 xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh. Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên. Diện tích 457,75 km. Đồng Hỷ giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, giáp huyện Võ Nhai về phía Đông Bắc; giáp huyện Phú Lương về phía Tây; giáp Thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình về phía Nam và giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía Đông. Huyện lỵ của huyện đặt tại Thị trấn Chùa Hang. Vị trí huyện ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên,
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 diện tích: 461,77 km², gồm 3 thị trấn và 17 xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, xen kẽ có người Tày, Dao. Huyện Võ Nhai giáp các huyện Chợ Mới và Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) về phía Bắc; giáp huyện Đồng Hỷ về phía Tây; giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) về phía Nam và giáp tỉnh Lạng Sơn về phía Đông (các huyện Bình Gia, Bắc Sơn và Hữu Lũng). Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Đình Cả. Vị trí của huyện ở về phái Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, diện tích: 845,10 km², gồm 1 thị trấn và 14 xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Cao Lan, Sán chí, Hoa Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên: 52.075,4 ha. Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn về phía Bắc và phía Đông; giáp tỉnh Tuyên Quang về phía Tây; giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương về phía Nam. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Chợ Chu. Vị trí của huyện ở về phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, diện tích: 520,75 km², gồm 1 thị trấn và 23 xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan. Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, phía Bắc giáp huyện Định Hóa, phía Đông Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên, phía Đông Bắc giáp huyện Phú Lương, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Đại Từ. Vị trí của huyện ở về phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, diện tích: 577,90 km², gồm 29 xã, 2 thị trấn. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Dao. Huyện Phú Lương giáp huyện Định Hoá về phía Tây Bắc, giáp huyện Đại Từ về phía Tây Nam, giáp huyện Đồng Hỷ về phía Đông, giáp Thành phố Thái Nguyên về phía Nam và giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) về phía Đông Bắc. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Đu. Vị trí của huyện ở về phía Tây Bắc
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 tỉnh Thái Nguyên, diện tích: 368,82 km², gồm 2 thị trấn và 14 xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng. 1.4 Tiểu kết. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và vị trí địa lý quan trọng, là trung tâm kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc, là cửa ngõ vùng Việt Bắc xuống châu thổ sông Hồng, được bao bọc bởi sơn hệ đá vôi Bắc Sơn ở phía Đông Bắc, Ngân Sơn ở phía Bắc, dãy núi Tam Đảo ở phía Tây, xưa nay Thái Nguyên được coi là miền đất non xanh nước biếc, có nhiều thắng cảnh nổi tiếng. Cùng với những chính sách tích cực của các nhà nước quân chủ, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên luôn đảm nhận vai trò “phên dậu” của đất nước, các thổ mục thực hiện được nhiệm vụ là người bầy tôi giữ đất đai của triều đình, chức phận là bảo toàn lãnh thổ, an toàn nhân dân, bẻ gãy những mũi tấn công, chống phá của giặc ngoại xâm. Kể từ thời Hùng Vương dựng nước, rồi Lý Bí thiết lập nhà nước Vạn Xuân, đến các triều đại Lý - Trần – Lê - Nguyễn, Thái Nguyên luôn là mảnh đất gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, nhân dân Thái Nguyên đã làm nên nhiều sự tích anh hùng, góp phần vun đắp nên truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 CHƢƠNG 2 CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX ) 2.1. Chính sách về chính trị. 2.1.1. Chính sách nhu viễn (Mềm dẻo đối với phương xa) Từ buổi đầu dựng nước và sau đó là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vấn đề dân tộc mới chỉ xuất hiện dưới dạng sơ khai, trong đó chủ yếu là gương cao ngọn cờ độc lập tự chủ để tập hợp mọi lực lượng dưới ngọn cờ đại nghĩa. Từ lời thề sông Hát, Hai Bà Trưng “hô một tiếng mà cả 65 thành vùng dậy” như lời ghi trong sử cũ chính là thể hiện sự tập hợp ấy. Chính sách dân tộc chỉ có thể ra đời một cách thực sự khi ông cha ta bắt tay xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từ thế kỷ XI. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp tích cực. Chính sách “cơ mi” (ràng buộc lỏng lẻo) đã sớm được thực hiện đối với vùng núi rừng xa xôi, nơi cư trú của các dân tộc ít người. Tuy nhiên chính sách này đã được các triều đại sau đó phát triển thêm một bước mới với những biện pháp mềm dẻo và hình thức linh hoạt hơn. Các tù trưởng thiểu số là những người có thế lực rất lớn, nắm mọi quyền hành, quản lý cư dân thuộc tộc mình. Do đó chính sách cơ bản được đặt ra là củng cố quốc gia thống nhất bằng cách ra sức tranh thủ các tù trưởng để thông qua họ, thắt chặt khối đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh hưởng của triều đình lên vùng miền núi, biên viễn. Để tăng cường và đẩy mạnh mối quan hệ, liên kết, bên cạnh việc phong chức tước, quyền hạn, ban thưởng tiền bạc, triều đình nhà Lý còn thông qua các cuộc hôn nhân, gả công chúa cho các tù trưởng có thế lực để quản lý cư dân thành khối thống nhất dưới sự lãnh đạo
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Đây là chính sách rất đặc biệt của vương triều Lý mà Lý Thái Tổ là người mở đầu chính sách đó. Lý Thái Tổ lên ngôi, thiết lập bộ máy chính quyền trung ương tập trung vững chắc. Các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá triều Lý đã tạo nên sự thay đổi lớn cho bộ mặt đất nước. Do điều kiện địa lý và lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, xã hội các dân tộc thiểu số còn thấp so với miền xuôi, tù trưởng luôn có thế lực lớn trong nhân dân. Nhà Lý vẫn để các tù trưởng tự cai quản địa phương theo luật tục, chính quyền trung ương ràng buộc họ bằng các chính sách, biện pháp mềm mỏng để lôi kéo họ, nhằm thắt chặt mối đoàn kết quốc gia dân tộc, mở rộng ảnh hưởng của triều đình lên vùng miền núi, biên giới. Từ thế kỉ X trở về sau là thời kì độc lập tự chủ, nhà Lý ngoài việc phải củng cố nền độc lập còn phải tiến hành xây dựng nhà nước mới, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Các vùng đất nơi biên viễn đặc biệt là vùng Đông Bắc còn tồn tại phổ biến xu hướng cát cứ, muốn vươn ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Trước khi nhà Tống lập quốc, thủ lĩnh của người Nùng là Nùng Dân Phú đã được vua Nam Hán phong cho làm thủ lĩnh 10 châu ở Quảng Nguyên. Sau đó, Nùng Dân Phú xin quy phụ nhà Tống và được phong tới chức "Kiểm hiệu tư không". Từ khi nhà Tống lập nước, các quan nhà Tống cai quản Quế Châu, Ung Châu đã tìm cách thu phục các khê động vùng Tả Giang và Hữu Giang trong đó có đất Quảng Nguyên. Ở đây, các khe động một mặt vẫn tự lập, mặt khác cống nạp lấy lệ cho nhà Tống hoặc theo nhà Lý. Đặc biệt, vùng châu Vạn Nhai (Thái Nguyên) và châu Vũ Lặc (Cao Bằng) thuộc Quảng Nguyên đều nộp cống cho vua Lý. Nước ta nhỏ nên đường từ kinh đô đến các khê động ấy không phải là quá xa nên nhà Lý có thể kiểm soát vùng tây Tả Giang dễ dàng hơn quan nhà Tống đóng ở Ung Châu. Tuy nhiên cũng có những bộ lạc thỉnh thoảng vì bất bình một sự việc gì thì lại từ
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 bỏ đất này để theo đất khác. "Vì thế, cương giới vùng này còn lưu động. Vua Lý rất quan tâm mở cõi về vùng ấy" [30;65]. Sử dụng sức mạnh của Nhà nước trung ương, chống xu hướng ly khai cát cứ, để thống nhất quốc gia. Các vương triều đều sử dụng các biện pháp nhằm thu phục các tù trưởng dân tộc thiểu số và vỗ yên dân chúng. Trên phương diện này, các vương triều Lý, Trần, Lê Sơ không chỉ thực hiện đơn thuần biện pháp trấn áp mà quan trọng hơn là lôi kéo, ràng buộc, khoan dung đưa họ hoà nhập vào cộng đồng quốc gia. Nhà Lý sau khi đánh bại cuộc nổi dậy của họ Nùng lại tiến hành ban tước, trao cho quyền tự trị, cai quản. Các triều đại phong kiến nối tiếp nhau lên trị vì đã không ngừng củng cố và tăng cường sức mạnh quyền lực của nhà nước trung ương đối với dân cư và đất đai trong cả nước. Bộ máy nhà nước qua các thời kì từng bước được xây dựng và kiện toàn thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tất cả các khu vực hành chính đặt dưới quyền kiểm soát tối cao của chính quyền trung ương. Tuy nhiên trên thực tế, ở những vùng biên cương xa xôi hẻo lánh các tù trưởng, thổ tù, lang đạo, phìa đạo, thổ ty (chúa đất) có thế lực rất lớn, chi phối mọi mặt đối với nhân dân trong vùng họ cai quản. Cũng do đặc thù về vị trí địa lí, những vùng biên giới với núi non hiểm trở, địa thế hiểm yếu và cách xa chính quyền trung ương lại thường xuyên bị các thế lực bên ngoài lợi dụng để dọn đường thực hiện âm mưu lấn chiếm và xâm lược nước ta. Tình hình đó đặt cho chính quyền quân chủ phải có những chính sách hoặc biện pháp riêng đối với các dân tộc, trước hết phải nắm lấy được các thổ tù - tầng lớp trung gian là những người đứng đầu các tộc người ở vùng biên viễn. Các nhà nước quân chủ đều hiểu rằng, nếu quy phục được các dân tộc miền biên viễn sẽ có lợi về rất nhiều mặt: trước hết là quốc gia - dân tộc sẽ ngày càng hùng mạnh lên bởi cương vực được nới rộng, thần dân trong nước tăng lên. Bên cạnh đó, các tù trưởng miền biên viễn với lực lượng quân sự địa phương sẽ tạo nên một
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 bức "phên dậu" bảo vệ cho chính quyền trung ương ở Thăng Long. Ngược lại, nếu không thu phục được lực lượng này thì chẳng những lãnh thổ bị thu hẹp mà nền độc lập và chính quyền trung ương cũng bị đe dọa bởi nạn ngoại xâm và cát cứ. Một trong những biện pháp được chính quyền trung ương chú trọng thực hiện là chính sách "nhu viễn" (mềm dẻo đối với phương xa) để phủ dụ, lôi kéo thế lực thổ tù địa phương, thông qua họ để thắt chặt mối đoàn kết quốc gia dân tộc, mở rộng ảnh hưởng của triều đình đến nhân dân các tộc người miền núi. Triều đình nhà Lý trong quá trình củng cố quyền lực đối với những vùng đất biên giới nói chung và Thái Nguyên nói riêng đã thực hiện thường xuyên và kiên trì chính sách dùng quan hệ hôn nhân, ban chức tước nhằm kết thân và ràng buộc các châu mục, tù trưởng có thế lực ở địa phương. Ở Thái Nguyên, chính sách mềm dẻo của nhà Lý được thể hiện rõ nét và nổi bật nhất qua thái độ ứng xử của chính quyền trung ương đối với các nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng dân cư vùng biên cương Đông Bắc ở thế kỉ XI. Dùng hôn nhân ràng buộc: Nhà Lý đã đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi dòng họ, vượt ra khỏi ranh giới của sự kỳ thị dân tộc: “Vua Lý không chia rẽ “Hoa di” và đã lợi dụng sự hôn nhân để liên kết với các dân tộc biên thuỳ” [29;98]. Dương Tự Minh là nhân vật khá đặc biệt, ông sinh trưởng trong một gia đình nối đời làm tù trưởng vùng dân tộc nên rất có quyền lực và uy tín với nhân dân địa phương. Ông đã sống qua 3 đời vua Lý: Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông và Lý Anh Tông. Cuối thời Lý Nhân Tông (1072-1128) ông làm thủ lĩnh phủ Phú Lương. Trong mấy chục năm làm thủ lĩnh ông rất quan tâm đến sản xuất và đời sống nhân dân địa phương, ông cho dân làm thuỷ lợi , sửa đường sá, trồng bông dệt vải, nhuộm màu thêu hoa cho dân chúng. Ông còn cho khai thác các mỏ vàng, mỏ đồng ở địa phương để làm giàu cho đất nước. Ông sống liêm khiết, mẫu mực nên nhân dân rất kính trọng. Trong mấy chục năm làm thủ lĩnh, dưới quyền ông
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 cai quản, phủ Phú Lương đã phát triển khá phồn thịnh. Do những công lao đóng góp cho nhân dân Phú Lương, năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên Phù Khánh Thọ (1127), vua Lý Nhân Tông đã gả công chúa Diên Bình cho ông và được phong chức “Phò Mã Đô uý”, một chức quan quan trọng của triều đình trông coi toàn bộ việc quân, dân suốt một vùng khe động dọc biên giới phía Bắc và được sắc phong là Thượng đẳng thần. Đầu những năm 40 của thế kỷ XII, lợi dụng tình hình không ổn định, nhiều phe đảng đã ngầm nổi dậy chống phá vùng biên giới. Năm Đại Khánh thứ 3 (1142), triều đình phải cử thủ lĩnh phủ Phú Lưong - Phò mã Đô uý Dương Tự Minh lên Cao Bằng phủ dụ dân chúng, trấn áp bọn phản động. Sau thời gian ngắn với tài trí và đức độ của mình, Dương Tự Minh đã nhanh chóng ổn định được vùng biên giới Quảng Uyên, Cao Bằng, đẩy lùi âm mưu phá hoại từ bên trong của nhà Tống đối với nước ta. Năm Đại Định thứ 4 (1143), Lý Anh Tông đã ban chiếu trao cho ông quyền quản lý, trông coi tất cả các khe động thuộc vùng đất từ “Thượng Đu Đuổm, hạ Tam Giang”1 . Vào thời điểm này, Dương Tự Minh không những chỉ đứng về phía triều đình đi phủ dụ dân chúng và quản lý ở các khê động dọc biên giới mà ông còn giúp triều đình nhà Lý đi đánh dẹp người nước Tống sang cướp phá vùng biên giới phía Bắc của đất nước. Năm Đại Định thứ 5 (1144) có kẻ người nước Tống là Đàm Hữu Lượng, dùng phép yêu thuật dụ dỗ lôi kéo người địa phương rồi chiếm cứ vùng biên giới Cao Bằng. Nhà vua lại xuống chiếu sai Phò mã Đô uý Dương Tự Minh cùng các quan văn là Nguyễn Như Mai, Lý Nghĩa Vinh đem quân đánh dẹp, lấy lại được Ái Lũng Đồ, châu Thông Nông, (Cao Bằng) và bắt được bè đảng giặc tất cả 21 tên . Do chiến công này nhà vua lại gả công chúa Thiều Dung cho ông và phong là “ Phò mã lang”, như vậy ông là người được hai lần làm rể của vua. “Năm 1144, gả công chúa 1 Tam Giang là chỗ ngã ba sông, nơi con sông Cà Lồ chảy vào sông Cầu, danh giới giữa các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội ngày nay. Hiện naynơi đây còn xã Tam Giang thuộc huyện Yên Phong- Bắc Ninh.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Thiều Dung lên vùng Phú Lương – Thái Nguyên cho Dương Tự Minh và phong phò mã lang”[68;398]. Đây là đặc ân lớn của triều đình đối với Dương Tự Minh và cũng là chính sách lớn của vương triều Lý nhằm tranh thủ, ràng buộc các thủ lĩnh vùng dân tộc biên giới đối với triều đình trung ương. Phò mã Dương Tự Minh - người con ưu tú của nhân dân Thái Nguyên là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tận trung với nước, làm việc nghĩa , chống gian tà. Cuộc đời và sự nghiệp của ông tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết các dân tộc ngay từ buổi đầu xây dựng quốc gia Đại Việt. Có thể nói: “Với những gì Dương Tự Minh đã cống hiến cho vương triều Lý như: phủ dụ dân chúng, quản lý các vùng khê động ở biên giới, đánh dẹp sự quấy nhiễu của người nước Tống và đặc biệt là tham gia dẹp nội loạn chuyên quyền trong cung đình nhà Lý – Dương Tự Minh đã làm tốt chức phận của một viên quan cương trực trung chính” [96;79]. Với việc thực hiện quan hệ hôn nhân như vậy, vương triều Lý đã gắn kết các tù trưởng thiểu số trong quan hệ “cha con”, trở thành những phò mã hay quan chức thân cận của triều đình. Nhà Lý dành sự quan tâm đặc biệt và có những đối sách thích hợp với các dân tộc ở Thái Nguyên, vua Lý chủ trương kết thân với các tù trưởng, các dòng họ lớn từng thống trị ở Thái Nguyên bằng cách ban chức tước cao cho thủ lĩnh của họ, ví dụ như vua Lý giao cho Nùng Tồn Lộc cai quản châu Vạn Nhai (Thái Nguyên). Nhà Lý dành quyền trực tiếp cai quản địa phương cho thổ tù bản địa và báo cáo với trung ương theo kì hạn. Tư tưởng chủ đạo của chính sách “nhu viễn” là mềm mỏng đối với phương xa nhưng thực chất nó gồm hai mặt. Mặt thứ nhất, mua chuộc, ràng buộc đối với các thủ lĩnh người dân tộc, những người này không chỉ có thế lực về kinh tế, quân sự mà còn được người dân địa phương kính trọng, tin tưởng. Mặt thứ hai, thẳng tay đàn áp bằng vũ lực đối với những thế lực chống đối triều đình. Thi hành chính sách này nhà Lý thu được nhiều cái lợi: Thứ nhất khi thu phục được những vùng
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 đất đai nơi biên viễn, cương vực quốc gia sẽ được mở rộng, số thần dân của triều đình nhiều lên, theo đó những nguồn lợi về thuế khoá và sản vật của triều đình cũng sẽ tăng lên. Thứ hai, ảnh hưởng chính trị của triều đình Lý sẽ được bao trùm rộng khắp, đến cả những vùng đất thực chất triều đình chưa thể quản lý được. Thứ ba, các tù trưởng địa phương với các lực lượng quân sự tại chỗ sẽ tạo nên bức “phên giậu” bảo vệ, che chắn cho chính quyền trung ương ở Thăng Long. Thông qua quan hệ hôn nhân, gả công chúa cho các châu mục, tù trưởng, không chỉ nhằm thu phục các dân tộc ít người miền biên viễn, mà vua Lý còn nhằm giữ đất và giữ dân. Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại sự kiện tháng 10 năm Nhâm Tuất (1142), triều đình lệnh cho “Dương Tự Minh đi Quảng Nguyên chiêu tập người trong châu trước kia bị xiêu dạt, trốn tránh” [68;397]. Nguyên do là vì cuộc nổi dậy của Thân Lợi vào năm 1141, bị triều đình trấn áp quyết liệt, ảnh hưởng nhiều đến vùng này, khiến người dân phải xiêu dạt. Việc triều đình cử Dương Tự Minh đến vùng này chiêu tập dân trở về quê hương bản quán để sinh sống làm ăn rõ ràng là một kế sách hiệu quả để giữ đất, giữ dân. Như vậy chính sách “nhu viễn” của nhà Lý, đến thời vua Lý Anh Tông đã có những biện pháp sang tạo mang tính thực tế hơn. Qua việc nhà Lý sử dụng Dương Tự Minh trong việc cai quản vùng đất Quảng Nguyên và trấn trị toàn bộ khu vực biên giới phía Bắc có thể thấy lúc này triều đình không cần sử dụng đội ngũ tù trưởng dòng dõi để quản lý cai trị ngay tại quê hương bản quán mà có thể điều động những tù trưởng từ vùng khác đến. Để các thủ lĩnh này có thể tạo được uy tín tại địa bàn mới, ngoài đức độ và phẩm chất cá nhân, họ sẽ phải làm việc gây dựng cơ đồ cho chính mình và chính người dân của mình. “Việc chiêu tập lưu tán chắc chắn cũng được sự hỗ trợ của triều đình, nhưng những người dân lưu lạc được trở về sinh sống làm ăn tại quê cha đất tổ ở Quảng Nguyên hẳn sẽ vô cùng biết ơn Dương Tự Minh” [85;91]. Dương Tự Minh cũng trải qua bao khó khăn gian khổ khi chiêu tập dân ly tán sẽ gắn bó hơn với vùng đất Quảng Nguyên, với
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 con người Quảng Nguyên. Cũng chính vì mảnh đất này, ông chẳng những không quản ngại gian khổ đẻ dựng xây mà còn quyết tâm bảo vệ đến cùng. Thời Trần, do tư liệu khan hiếm nên việc trình bày vấn đề này ở Thái Nguyên đối với tác giả luận văn gặp nhiều khó khăn. Thời Lê Sơ, trên mảnh đất Thái Nguyên, Lưu Nhân Chú do có công quy tụ lực lượng của mọi tầng lớp, dân tộc tham gia cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn. Nên sau thắng lợi, tiếp tục chính sách phong chức tước cho tù trưởng có công, Lưu Nhân Chú được vua Lê phong chức “Tư không nhập nội, thượng tướng quân” và ban cho Quốc tính (họ nhà vua). Hai cha con Lưu Trung - Lưu Nhân Chú, người Văn Yên, Đại Từ đã tìm vào “Lam Sơn” xứ Thanh tụ nghĩa ở Chiêu Anh quán, được Lê Lợi tin dùng, lập được nhiều chiến công. Bình định xong giặc Minh, Lê Thái Tổ lên ngôi Hoàng Đế (1428-1433), họ Lưu Đại Từ được liệt vào hàng Công thần, phong Quốc công, ban thưởng Quốc tính, đến thời Gia Long năm đầu (1802), triều Nguyễn liệt họ Lưu vào hàng Khai quốc công thần nhà Lê, cho một người dòng dõi họ Lưu được tập ấm, trông nom việc thờ tự. Bước sang thời Tây Sơn, tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có những chính sách quan trọng trong việc đoàn kết các dân tộc ở Thái Nguyên. Vua Quang Trung kế tục chính sách ràng buộc tích cực đối với các tù trưởng biên giới. Quang Trung có chính sách khen thưởng cho những thủ lĩnh có công lao trong việc bảo vệ biên giới. Dòng họ Nguyễn Công ở Thái Nguyên còn giữ được 19 sắc phong cho 10 người (thế kỷ XVIII), đã có công bảo vệ biên thuỳ của tổ quốc. Trong đó có một sắc phong năm Cảnh Hưng thời Lê và 18 sắc phong thời Tây Sơn. Nguyễn Công Án quê ở xã Yên Ninh, châu Định Hoá, phủ Phú Bình (Thái Nguyên), ông được vua Quang Trung phong chức Tham đốc và Phó quản lĩnh đề đốc cai quản thổ binh 16 xã và được khen ngợi là “Người như bức bình phong cửa hổ, như hàng rào ngăn ải nhạn … gắng sức gìn giữ biên phương nay một lần mặc
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 áo nhu y mà đại định được thiên hạ” hoặc “Người tướng hào hùng ở chốn sơn động che trở cho bờ cõi biên thuỳ … hoà hợp được phong tục các dân tộc Mường, Mán” (Thái Đức thứ 10 (năm 1777) và Quang Trung năm thứ hai (1789)). [93;130]. Ông là người có tài đoàn kết các dân tộc giúp triều đại Tây Sơn bảo vệ biên giới. Một số nhân vật khác thuộc dòng họ Nguyễn Công như Nguyễn Công Vinh, Nguyễn Công Thực, Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Công Nghi đều được nhận sắc phong của triều đại Tây Sơn. Trong đó tiêu biểu nhất là sắc phong cho Nguyễn Công Vinh năm Quang Trung thứ 3 có ghi “Là người có tài ở cõi xa có uy tín lớn ở biên cõi từng theo hàng trận có công lao” [48;48-49]. Châu Định Hoá, Thái Nguyên có phiên thần là Lâm Duy Quân được nhà phong chức Phòng ngự thiêm sự do có công lao quản lĩnh thổ binh ở châu Định Hóa: “Người thổ hào chốn núi rừng là tay cứng nơi biên cõi… gần đây thấy triều Lê thất ngự bèn dầm vó giữ ở chốn rừng xanh, xa trông nước thịnh rồng bay (triều Tây Sơn) nhà ngươi đã biết hướng về tổng xã, đáng gia phong chức phòng ngự thiêm sự quản lĩnh thổ binh các tổng xã thuộc châu Định Hoá, Vô Muộn thuộc huyện Cảm Hoá, nhà ngươi hãy gắng sức trọn vẹn trước sau không nên quên trách nhiệm phên dậu” [47;49]. 2.1.2. Chính sách đối với thế lực chống đối triều đình. Song song với chính sách ràng buộc mềm dẻo thì với những thế lực chống đối và những xu hướng cát cứ thì đều bị triều đình kiên quyết trừng trị. Trong thời gian trị vì của mình, các vị vua đã trực tiếp cầm quân hoặc sai vương hầu, tướng lĩnh đem quân dẹp loạn vùng biên viễn. Thời Lý có thể thấy Thái Nguyên luôn giữ vị trí quan trọng ở vùng Đông Bắc Đại Việt, cụ thể ta thấy các ông vua khi lên ngôi đều "lo toan đoàn kết trong nước để kết thúc nhân tâm"[30;58]. Nhưng trên thực tế, tư tưởng đó không phải dễ dàng thực hiện, bởi "ở vùng thượng du, uy quyền trung ương
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 có khi bị các tù trưởng khinh miệt. Hoặc chúng không nạp thuế, hoặc chúng tự lập một nước nhỏ, hoặc chúng theo lời dụ dỗ của quan Tống, mà bỏ ta theo Tống"[30;72]. Chính vì vậy, "các vua quan triều Lý, tuy chịu ảnh hưởng đạo Phật, thường tỏ thái độ khoan hồng; nhưng về chính trị, họ rất tin rằng muốn ràng buộc các phiên thần, phải dùng cả uy lẫn đức"[30;72]. Đối với các thế lực có hành động chống đối triều đình, nuôi ý đồ cát cứ, các vua Lý đều cương quyết dùng bạo lực để trấn áp. Đối với những hành động phản loạn, nhà Lý cương quyết trấn áp nhưng cũng rất khoan dung và ưu đãi đối với những kẻ đã quy thuận và thần phục. Trên địa bàn Thái Nguyên, có một người tên là Thân Lợi, tự xưng là con của Lý Nhân Tông tụ tập lực lượng chiếm giữ các xứ “Thượng Nguyên, Tuyên Hoá, Cảm Hoá, Vĩnh Thông …đánh phá phủ Phú Lương, chiếm đóng phủ lị rồi âm mưu cướp kinh đô” [68;396]. Thân Lợi đem đồ đảng đến châu Thái Nguyên, từ Tây Nông kéo ra, qua đất Lục Lệnh vào giữ châu Thượng Nguyên và châu Hạ Nông, tụ họp những kẻ vong mạng , chiêu mộ thổ binh, định mưu nổi loạn. Đến đây tự xưng là Bình Vương, lập hậu phi phong vương hầu, ban quan tước cho bè đảng. “Bấy giờ bè đảng của Thân Lợi chỉ khoảng hơn một nghìn người, đi đến đâu cũng phao lên rằng Thân Lợi giỏi thuật dụng binh, đâu đấy đều sợ hãi, không ai dám chống lại.” [68;396]. Khi tin từ biên giới báo về, nhà vua sai Gián nghị đại phu Lưu Vũ Xứng đi đường bộ, Thái phó Hựa Viêm đi đường thuỷ đem quân đến đánh. Bộ tướng của Vũ Xứng là Tô Tiệm và Trần Thiềm kéo quân đi trước, gặp thuỷ quân của Thân Lợi, hai bên giao chiến Tô Tiệm thua, bị giết tại trận. Thân Lợi đắp ải Bắc Nhự chống lại quan quân, Vũ Xứng phải đánh hết sức mới đánh hạ được. Khi Vũ Xứng kéo quân về đất Bồ Đinh, Thân Lợi tung thủy quân ra đánh Vũ Xứng thua, quân sĩ chết đến quá nửa phải rút về. Thân Lợi ra giữ Tây Nông, đem người các xứ Thượng Nguyên, Tuyên Hoá, Cảm Hoá, Vĩnh Thông đánh phá được phủ Phú Lương, chiếm đóng phủ lị rồi cùng với đồ đảng mưu cướp kinh đô.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 Tháng 4/1140, vua Lý đã sai Đỗ Anh Vũ đem quân đi đánh, bấy giờ Thân Lợi chiếm đóng ở Quản Dịch, gặp quân Anh Vũ đánh kịch liệt, quân Lợi bị thua, bắt được thủ lĩnh châu Vạn Nhai (Thái Nguyên) là Dương Mục và thủ lĩnh động Kim Kê là Chu Ái, Thân Lợi trốn thoát chạy sang châu Lục Lệnh, Đỗ Anh Vũ tiếp tục tiến đánh, Thân Lợi chạy sang Lạng Châu. Nhà vua xuống chiếu cho Tô Hiến Thành đem quân đuổi đánh, bắt được Thân Lợi đưa sang quân doanh Anh Vũ, đóng cũi đưa về kinh đô, giao cho quan lại trị tội: chém Thân Lợi và những kẻ đồng mưu 20 người, còn thì cứ theo nặng nhẹ mà luận tội. Vua cho rằng “Ái và Mục chỉ là kẻ đi theo, vua tha và phát muối cho. Còn Thân Lợi bị bắt cùng đồng bọn 20 người đều bị xử trảm” [49;320]. Khi bắt được đồ đảng của Thân Lợi có tới hơn hai nghìn người, nhà vua ngự ở điện Thiên Khánh, tra hỏi đã chém 20 kẻ đồng mưu và tha cho những người bị ức hiếp mà phải theo, còn hơn 400 người bị lưu đày, đến đây Tô Hiến Thành nói với nhà vua rằng: “Đảng Thân Lợi nổi loạn, giết nhiều quan quân, bệ hạ chỉ hành hình có 20 người, thực là có lòng nhân đức. Nhưng xưa kia, vua Nghiêu, vua Thuấn truyền nối trong vòng hơn trăm năm thế mà số người bị tội chết, bị tội lưu chỉ có bốn tên đầu sỏ gian ác; ngày nay phát lưu đến hàng hơn trăm người, có phải là bản tâm bệ hạ đâu? Tôi xin tha tội cho chúng, để mọi người được nhuần thấm ơn vua, thì lòng nhân đức của bệ hạ không khác gì Nghiêu, Thuấn”. [68;398]. Nhà vua y theo lời, xuống chiếu tha tội phóng trụ và lưu đày cho đồ đảng của Thân Lợi. Trong suốt thời Trần, trên địa bàn Thái Nguyên hầu như không diễn ra cuộc nổi dậy nào đáng kể, trừ một sự kiện được sử cũ ghi lại khá ngắn gọn là: tháng Giêng, mùa Xuân năm Tân Mão (1351): “ Người Thái Nguyên và Lạng Sơn tụ tập đi ăn cướp đánh lẫn nhau, sai quân đi dẹp yên” [68;623]. Vào thời điểm này, nhà nước phong kiến đã xây dựng được hệ thống hành chính cùng với bộ máy quản lý khá vững chắc ở các vùng miền xa. Xu hướng ly khai khỏi chính quyền trung ương của các thổ tù miền núi cũng dần dần bị loại bỏ, xu hướng thống nhất
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 đất nước ngày càng củng cố, đặc biệt là sau các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành thắng lợi. Đến thời Lê Sơ, chính sách trấn áp bằng bạo lực đối với thế lực chống đối triều đình của các vua Lê phần nào còn cương quyết hơn các triều đại trước. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, vua Lê Thái Tổ, sau đó là vua Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ độc lập và thống nhất lãnh thổ, nhất là những vùng biên giới. Về đối ngoại, chính sách của nhà Lê đối với nhà Minh sau kháng chiến là vẫn giữ quan hệ hòa hiếu, nhưng kiên quyết chống lại mọi ý đồ xâm lấn đất đai. Trong Đại Việt sử kí toàn thư còn chép rõ sự kiện vua Lê Thánh Tông đã có hành động nghiêm khắc đối với sự xâm lấn của người Minh vào năm 1467. Vua Lê Thánh Tông luôn luôn nhắc nhở quần thần phải hết sức giữ vững "từng thước đất của Thái Tổ". Đối với những hành động nổi dậy chống lại chính quyền trung ương, nhà Lê đều kiên quyết trấn áp bằng bạo lực. Ngay khi mới giành được chính quyền nhà Lê đã phải kiên quyết xử lý những trường hợp chống đối: “Ngày 24 (tháng 11, năm 1428), giết bọn giặc phản nghịch là tên Phong, tên Nhữ Hốt, tên An Vinh, tên Trung, tên Tồn, tên Sĩ Văn, tên Sùng Lễ, tên Xác. Trước kia, bọn Phong đón hàng giặc Minh, giúp giặc làm điều bạo ngược, chống lại quan quân. Đến khi giặc Minh bị dẹp mới ra đầu hàng, được vua tha tội cho. Nhưng bọn Phong vẫn gây nhiều tội ác không chịu chừa, lại âm mưu làm loạn, ngấm ngầm kết bè đảng, viết thư mật, ngầm sai người đi đường tắt tới xui quân Minh gây sự, bọn chúng sẽ làm nội ứng. Người mang thư bị Thượng tướng trấn Thái Nguyên là Hoàng Nguyên Ý bắt được. Vua giết tên đưa thư rồi giấu chuyện đó đi. Tháng 8, lại có một tên trong bọn đến cáo giác, việc cũng giống thế. Đến đây, vua mới hạ chiếu giết cả bọn” [50;298].