SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như Ất

Thái Nguyên - 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Lược sử nghiên cứu về GDHN nói chung và GDHN thông qua
dạy học Sinh học trong trường phổ thông trên thế giới.......................5
1.2 Lược sử nghiên cứu GDHN nói chung và GDHN thông qua dạy
học Sinh học trong trường phổ thông ở Việt Nam....................... ........12
Chương 2: VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỂP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC.
2.1. Các khái niệm công cụ.......................................................................17
2.2. Cơ sở lý luận của hoạt động GDHN ở trường phổ thông nói chung
và bộ môn Sinh học nói riêng.................................................................22
2.3. Cơ sở pháp lý và thực tiễn của hoạt động GDHN ở trường phổ
thông nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng.....................................30
2.4. Các giải pháp tích hợp GDHN đối với giáo trình Sinh học 9........31
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................49
3.2. Phương pháp thực nghiệm...............................................................49
3.3. Kết quả thực nghiệm.........................................................................54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN.............................................................................................74
II. ĐỀ NGHỊ...............................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................76
PHỤ LỤC...................................................................................................79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học.
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thái Nguyên - 2008

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Đối chứng

ĐC

Giáo dục

GD

Giáo dục- Đào tạo

GD- ĐT

Giáo dục hướng nghiệp

GDHN

Giáo dục kỹ thuật tổng hợp

GDKTTH

Giáo viên

GV

Hướng nghiệp

HN

Học sinh

HS

Trung học cơ sở

THCS

Trung học phổ thông

THPT

Thực nghiệm

TN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1.Xuất phát từ yêu cầu GDHN ở trường phổ thông nói chung:
Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà
trường phổ thông, thực hiện chức năng tạo cơ sở cho việc phân luồng học sinh
sau khi tốt nghiệp THC S. Văn kiện đại hội Đảng X đã khẳng định “Đổi mới
mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Kết hợp việc tổ chức phân
ban với tự chọn ở THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân
luồng học sinh từ THCS”[12, tr. 95-96]. Điều 28 Luật giáo dục (2005) có quy
định rõ vũ mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở (THCS) là”… có trình độ học
vờn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu vũ kỹ thuật và hướng nghiệp
để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động”[28, tr 15]. Nghị định CP số 75/2006/NĐCP ngày
2/6/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật GD trong đó
có Điều 3 về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục.
1.2. Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ GDHN trong dạy học môn
Sinh học 9 mà sách giáo khoa vừa mới được ban hành:
Chương trình, SGK sinh h 9 được tiến hành thí điểm từ những năm
ọc
2002-2004 đến năm 2006-2007 được Bộ GD-ĐT quyết định chính thức ban
hành. Trong chương trình giáo d phổ thông đối với môn Sinh, Bộ GD-ĐT
ục
đã khẳng định một trong các mục tiêu về kiến thức “Hiểu được những ứng
dụng của sinh học và thực tiễn sản xuất, đời sống”, về thái độ, có ý thức vận
dụng các kiến thức kỹ năng học được vào cuộc sống lao động, học tập. Quan
điểm xây dựng và phát triển chương trình Bộ Giáo dục và đào tạo cũng quy
định “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để giúp học sinh thích ứng
với những ngành nghề liên quan đến sinh học” [6, tr. 8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
2

Hiện tại giáo dục đang đòi hỏi cấp bách vấn đề này bởi lớp 9 là lớp cuối
cấp, học sinh rất cần được hướng dẫn để lựa chọn phân ban, phân hoá tại cấp
THPT và hướng dẫn cho một bộ phận các em học xong THCS sẽ không học
tiếp THPT mà theo học trường chuyên nghiệp để có trình độ tay nghề nhất
định, hoặc ra trường trực tiếp tham gia lao động sản xuất.
Xuất phát từ các lý do trên, căn cứ vào đặc điểm bộ môn chúng tôi chọn
đề tài “Tích h ợp giáo dục h
ướng nghiệp trong quá trình dạy học Sinh học 9”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp và thực tiễn, thông
qua dạy học Sinh học ở trường phổ thông thuộc giai đoạn hiện hành, từ đó tìm
tòi, xác lập các giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp áp dụng đối với dạy
học Sinh học 9 hiện hành.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy
học Sinh học.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tiến hành các giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp một cách
hợp lý trong quá trình dạy học bộ môn Sinh học 9 thì vừa bồi dưỡng hứng
thú, động lực học tập cho học sinh, nhờ vậy có tác dụng nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn, vừa trực tiếp tạo được hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh THCS.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác GDHN tại trường phổ thông
giai đoạn hiện nay.
5.2. Các giải pháp tiến hành tích hợp giáo dục h ướng nghiệp trong quá
trình dạy học bộ môn Sinh học ở phổ thông và trong dạy học Sinh học 9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
3

5.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả các giải pháp mà luận
văn đã đề xuất (chúng tôi chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu ở một số bài trong
chương V, VI của phần Di truyền và Biến dị -Sinh học 9)
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài luận văn.
6.2.Phương pháp điều tra, phỏng vấn, trao đổi:
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng, nhận thức thái độ, của
học sinh về công tác giáo dục hướng nghiệp, tích hợp GDHN trong dạy học
Sinh học ở trường THCS trước và sau thực nghiệm.
- Phỏng vấn, đối thoại trực tiếp đối với giáo viên, học sinh của các
trường THCS nhằm tìm hiểu thực tế việc tổ chức thực hiện GDHN, tích hợp
GDHN trong dạy học Sinh học của lớp 9 ở trường THCS.
6.3 Thực nghiệm sư phạm;
- Soạn giáo án theo hướng tích hợp GDHN trong dạy học một số bài của
chương V, VI phần Di truyền và Biến dị - Sinh học 9.
- Tiến hành thực nghiệm tại các trường THCS.
6.4.Phương pháp thống kê toán học;
- Sử dụng các công thức thống kê để xử lý kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm.
7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
-Minh hoạ và thực nghiệm sư phạm một số giải pháp tích hợp giáo dục
hướng nghiệp trong dạy học chương V, VI ủa phần Di truyền và Biến dị
c
Sinh học 9.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Một số vấn đề có ý nghĩa lý luận về đổi mới công tác giáo dục hướng
nghiệp vào dạy học sinh học hiện hành và sinh học 9 nói riêng.
- Một số biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học sinh
học 9 hiện hành ở trường THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NÓI
CHUNG VÀ GDHN THÔNG QUAẠY HỌC SINH HỌC TRONG
D
TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN THẾ GIỚI
Vấn đề Giáo dục lao động, Giáo dục KTTH, GDHN được các nhà sáng
lập ra chủ nghĩa Mác- Lê nin đề cập, tiếp theo là các nhà GD học Xô viết (cũ)
đã phát triển thành các quan điểm, học thuật và chính quyền Xô viết xây dựng
các văn bản pháp qui liên quan.
Qua tài li ệu nghiên cứu của các tác giả chúng tôi điểm lại theo trình tự sau:
- Các tư tưởng kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và tình hình nghiên
cứu và xây dựng văn bản pháp qui liên đới, các thành tựu của Liên Xô cũ.
- Các nhà sư ph m Liên bang Nga h xô viết tiếp tục bàn về giáo dục
ạ
ậu
KTTH và HN.
- Nghiên cứu về GDHN và GDHN trong dạy học Sinh học ở một số
nước tư bản.
- Quan điểm của UNESCO về GDHN.
1.1.1. Các tư tưởng kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin và tình hình
nghiên cứu và xây dựng văn bản pháp qui liên đới, các thành tựu của
Liên Xô cũ
Năm 1866, trong tác ph Marx
ẩm

- Engels Tuy tập, K. Marx viết:
ển

“Chúng tôi hiểu giáo dục gồm ba điều: giáo dục trí lực, giáo dục thể lực, giáo
dục kỹ thuật giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của tất cả các quá trình sản
xuất và đồng thời tập cho trẻ em hoặc thiếu niên quen sử dụng những công cụ
đơn giản nhất cho tất cả các ngành sản xuất”[25, tr. 186].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
5

Ở Nga, tháng 2 năm 1919 trong văn bản đề cập đến những nhiệm vụ
trước mắt của GD Xô viết V.I Lenin đã viết: “Thực hiện chế độ giáo dục
không mất tiền và bắt buộc, phổ thông và bách khoa (dạy lý thuyết và thực
hành về tất cả các ngành chủ yếu) cho trẻ em trai và gái dưới 16 tuổi, kết hợp
chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất xã hội [25, tr.186].
N.K Krupxkaia và nhiều nhà quản lý giáo dục và nhà sư phạm Xô viết
như A.V lunatsarski, N.O Blonxki, S.T Saskii, M.N Xcatkin, M.Z Akmalov,
P.R.Atutop, V.D Simonenko… đã vận dụng tư tưởng trên của Marx và Lênin
xây dựng thành hệ thống lý luận giáo dục KTTH được áp dụng vào thực tiễn
giáo dục Xô viết nhằm chỉ đạo nội dung và phương pháp giáo dục của nhà
trường phổ thông thể hiện qua một số tác phẩm như tuyển tập các bài báo “Về
công tác hướng nghiệp cho học sinh”, Nhà xuất bản Giáo dục Liên Xô năm
1965 của Krupxkaia, tác phẩm “Vai trò của lao động trong giáo dục kỹ thuật
tổng hợp”của Atutốp P.Q, Pôliakốp V.A, tác phẩm “Hướng nghiệp như là tổ
hợp khoa học”của Klimốp E.A, Lêningrat 1969...Các nhà GD Xô viết cho rằng
giáo dục KTTH phải được quán triệt và xuyên suốt mọi hoạt động GD, làm căn
cứ cho để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học các môn khoa học tự
nhiên cũng như khoa học xã hội - nhân văn, công tác n khoá, ngoại khoá,
ội
hoạt động của nhà trường phải liên hệ thực tiễn với xã hội và sản xuất, các môn
học của nhà trường phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, với thực tiễn cuộc
sống. Giáo dục KTTH cũng quán triệt vào hoạt động lao động trong nhà trường
và các hoạt động của học sinh tham gia lao động sản xuất và với xã hội của
người lớn. Giáo dục KTTH và GD kết hợp giữa học tập với lao động sản xuất
có tác dụng lớn để hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Ý tưởng giáo
dục KTTH mang các giá trị về chính trị, kinh tế, thực tiễn và sư phạm.
Người có công đầu trong việc xây dựng cơ sở lý luận dạy học quán triệt
nguyên lý KTTH là Skatkin N.M. Trong tác phm “Những vấn đề về lý luận
ẩ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
6

dạy học " Moskva, 1970 ông viết “Nguyên lý KTTH thể hiện vào nội dung GD
ở khâu trình bày các quy luật khoa học và các nguyên lý kỹ thuật - công nghệ,
tổ chức và kinh tế nền sản xuất hiện đại nhằm vũ trang cho học sinh những kỹ
năng khái quát nhất, dễ dàng vận dụng trong các tình huống mới và nhằm phát
triển tư duy kỹ thuật mềm dẻo, linh hoạt sáng tạo. Nguyên lý KTTH được quán
triệt vào các môn học trường phổ thông thể hiện ở chỗ đưa vào nội dung dạy
học những kiến thức về các cơ sở khoa học của các phương tiện kỹ thuật hiện
đại và các quá trình công nghệ học cũng như những kỹ năng KTTH cần thiết
cho người lao động thuộc mọi ngành sản xuất khác nhau như những kỹ năng đo
lường, tính toán, lập sơ đồ, sửa chữa, phòng thí nghiệm và các kỹ năng
khác”[5, tr.4]. Nguyên lý KTTH có ý ngh ĩa quan trọng nhất trong công tác giáo
dục HN và lao động cho học sinh. Vận dụng tinh thần đó, các trường phổ thông
của các nước XHCN đều đã tổ chức dạy môn học thuộc nhóm môn lao động,
kỹ thuật, tổ chức học sinh lao động, tham quan tại các cơ sở sản xuất.. và vận
dụng tinh thần đó trong xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, biên soạn,
phương pháp dạy học các môn học trong đó có môn Sinh học, được thể hiện
trong tác phẩm “Đại cương về phương pháp giảng dạy sinh vật”tập I, tập II của
các tác giả N.M. Veczilin, V.M. Coocxunxcaia [33]...
1.1.2. Các nhà sư ph Liên bang Nga hậu xô viết tiếp tục bàn về
ạm
giáo dục KTTH và HN
Do sự biến động về chính trị, cùng với sự tan rã của Liên Xô, nền giáo
dục của Nga cũng có sự thay đổi trong đó có vấn đề giáo dục KTTH và HN.
Atutôp P.R nhà lý lun Xô viết nổi tiếng tr ước đây, nay là vi n sĩ viện hàn
ậ
ệ
lâm GD Nga có nghiên c mới, trong bài báo “Khái niệm giáo dụ c kỹ thuật
ứu
tổng hợp trong điều kiện hiện đại “đăng ở Tạp chí Sư phạm “Pedagogika”số
2/1999, trang 17, ti ng Nga đã khẳng định rằng phải nghiên cứu cơ sở khoa
ế
học của GD KTTH về tính chất liên môn học trên nhiều bình diện như triết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
7

học, xã hội học, tâm lý học và khoa học - kỹ thuật. Ông đã bổ sung mặt lý
luận giáo dục KTTH với nhiều nội dung mới “Những yêu cầu tổng thể của
nền sản xuất hiện đại - một đảm bảo cho sự tăng trưởng tối đa những năng lực
sáng tạo của con người- đòi hỏi phải đặt giáo dục KTTH vào vị trí có chức
năng cơ bản chủ đạo trong việc phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết
để họ hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực tương lai khác nhau”. Ngày
nay mối quan hệ “khoa học - sản xuất”của xã hội loài người càng trở nên mật
thiết, có sự tác động qua lại, được phản ánh vào nhà trường dưới quan hệ “học
tập - lao động”, thêm vào đó mối liên hệ giữa các môn học chặt chẽ đến mức
tích hợp thì vai trò của giáo dục KTTH trong giáo dục càng lớn lao.
Khi bàn về giảng dạy công nghệ học cho học sinh phổ thông, trong bài
“Công nghệ học và giáo dục hiện đại “cũng đăng ở tạp chí Peđagogika số 2
năm 1996 Aututôp P.R nhấn mạnh “Trong GD công nghệ học phổ thông thì
giáo dục KTTH và GD tiền nghề nghiệp có vai trò quan trọng. …. Nói cách
khác GD công ngh ệ trường phổ thông phải thể hiện tinh thần giáo dục KTTH”.
Phát triển tư tưởng Aututôp P.R, Trecnôglazki A. Iu trong “Nhng vấn
ữ
đề giáo dưỡng cụ thể của Giáo dục kỹ thuật tổng hợp”đăng ở tạp chí
Peđagogika số 9 năm 2000 cho rằng “Những thành tựu khoa học GD mới đây
đã làm sáng tỏ thêm bản chất của nhiều tư tưởng giáo dưỡng và GD, trong đó
có GD KTTH. Ngày nay GD KTTH được hiểu như là một trong những chức
năng chủ đạo của quá trình GD, đóng góp vào sự phát triển ở học sinh những
năng lực cho phép các em hoạt động thành công trên m lĩnh vực rất khác
ọi
nhau trong tương lai”. Qua đó ông đã phân tích thành ph các tố chất hình
ần
thành của nhân cách trong điều kiện hiện tại của học sinh có sự đóng góp
quan trọng của giáo dục KTTH trong nhà trường.
Tác giả cũng phân tích rõ mối quan hệ mật thiết giữa các hoạt động dạy học ở trường phổ thông phải quán triệt nguyên tắc giáo dục KTTH từ việc xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
8

dựng mục tiêu, nội dung các môn học đến việc biên soạn các tài liệu khoa
học, phương pháp dạy học cho bộ môn.
Chúng ta thấy rằng các nhà GD của LB Nga vẫn kế thừa và tiếp tục phát triển
trong điều kiện hiện đại lý luận, vai trò, ý nghĩa của giáo dục KTTH quán triệt
vào dạy học các môn khoa học của trường phổ thông
Như vậy, Bộ GD-ĐT liên bang Nga không tách GDHN ỏi GD phổ
kh
thông, GD Liên Bang Nga đã kế thừa phát triển tinh thần, nội dung giáo dục
lao động - HN theo nguyên ắc KTTH của giáo dục Xô Viết (cũ) đồng thời
t
phát triển,hiện đại hoá nâng cao trình độ lý luận về GD KTTH và HN nhằm
đáp ứng yêu cầu của công nghệ hiện đại và xã hội hiện đại mà không phủ
nhận nguyên tắc này.
Về tinh thần nhiệm vụ giáo dục KTTH và hướng nghiệp trong dạy học
Sinh học cũng tiếp tục được các tác giả đề cập đến như I.N.Ponomareva:
“Giáo dục lao động gắn liền với giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục
hướng nghiệp. Đối với dạy học sinh học điều quan trọng là cung cấp cho học
sinh nhận thức lao động là điều cốt yếu trong mối quan hệ giữa người với tự
nhiên. Nghiên cứu giới tự nhiên phải h ướng vào đặc thù của lao động, đồng
thời qua dạy học sinh học giới thiệu cho học sinh thế giới sống là đối tượng
của nhiều ngành nghề cũng là nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đặc
biệt nhà trường phải có nhiệm vụ hình thành cho học sinh những kỹ năng, kỹ
xảo, một số nghề nghiệp liên đới “[40, tr.159].
1.1.3. Nghiên cứu về GDHN và GDHN trong dạy học Sinh học ở một
số nước tư bản
Ở Pháp thành lập Viện Quốc gia nghiên cứu về Lao động và Hướng nghiệp
từ năm 1928, đến năm 1975, đã tiến hành cải cách giáo dục để hiện đại hoá
nền giáo dục,chú ý đặc biệt chăm lo giảng dạy lao động và nghề nghiệp cho
học sinh. Nhà nước Pháp coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác giáo
dục và tư vấn tâm lý hướng nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
9

Hiện nay, Pháp thực hiện công tác hướng nghiệp không những cho học
sinh phổ thông mà còn cả với người lớn theo một tiếp cận mới. Đó là kết hợp
các hướng cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp, về đặc điểm lao động
Của từng nghề, về các trường đào tạo nghề giúp người học có nhu cầu thông
tin để so sánh lựa chọn. Mặt khác nhà trường tổ chức các phương pháp như
giáo viên quan sát, tìm hi nhiều mặt liên quan đến nghề nghiệp tương lai
ểu
của trò, còn các chuyên gia tâm lý hướng nghiệp, thầy thuốc trường học tiến
hành các kiểm tra về nhân học, tâm lý, y học đối với học sinh. Trên cơ sở đó,
nhà trường hay nhà tư vấn đưa ra những tư vấn tâm lý về chọn nghề, để từng
học sinh tự quyết định sự chọn nghề lần đầu, hay điều chỉnh chọn nghề, thay
đổi nghề. Căn cứ vào nhiệm vụ của từng loại cán bộ làm công tác h ướng
nghiệp mà tổ chức đào tạo nhà giáo dục hay chuyên gia hướng nghiệp khác
nhau làm việc tại các loại tr ường, các cơ quan quản lý giáo dục các cấp hay
các trung tâm thông tin và tư vấn nghề của nhà nước hay trong doanh nghiệp
[23, tr. 85-91]. Không chỉ chú trọng công tác HN ở các bộ môn về HN, mà
trong dạy học các bộ môn khoa học khác như môn Sinh học nói cũng có nội
dung GDHN, điều này được thể hiện trong cuốn SGK có tên “Các khoa học
về sự sống và về trái đất “dành cho lớp nhì nhánh khoa học trường Ly xê có
bài ngắn nhan đề “Sinh học và nghề cảnh sát khoa học”mô tả công việc của
cảnh sát công nghệ và khoa học trong các phòng thí nghiệm dùng kỹ thuật di
truyền để phá án, đồng thời chỉ ra những tiêu chuẩn nghiệp vụ của cảnh sát
này liên quan đến tri thức sinh học [40, tr.104]. Tương tự, trong sách Sinh học
lớp 11 năm 2005 có mục các nghề liên quan tới đối tượng sinh học [39, tr.14].
Ở Australia hi n nay các ch ương trình GDHN có ch l ượng ở nhà
ệ
ất
trường có nội dung cân bằng và có các kết quả đòi hỏi rõ ràng từ học sinh.
Thông qua việc học tập liên tục vì lặp lại, mỗi học sinh phải thể hiện được là
mình có thể học về bản thân trong công việc. Ở lớp 7 đến lớp 10 học sinh phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
10

“xác định mối quan tâm và sở thích của mình đối với các công việc và nghề
nghiệp khác nhau”[23, tr. 64]
Ngoài ra học sinh còn học về thế giới công việc, ở lớp 7 đến lớp 10 học
sinh cần “mô tả các loại nghề và những kỹ năng sự hài lòng của chúng cùng
những gì chúng đem lại, giải thích các kỹ n ăng về tri thức thu được và sử
dụng ở một công việc có thể được chuyển sang công việc khác và nghề
nghiệp khác như thế nào [23, tr. 65]
Yếu tố giáo dục HN còn được thể hiện ở việc học về lập kế hoạch và
quyết định, thực thi các quyết định và vượt qua những giai đoạn chuyển đổi.
Như vậy bốn yếu tố của GDHN là học về bản thân trong công việc, học về thế
giới công việc, học về lập kế hoạch và quyết định thực thi các quyết định và
vượt qua những giai đoạn chuyển đổi được thực hiện liên tục lặp lại qua 4 cấp
học tiểu học (lớp 1 đến lớp 4), trên tiểu học (lớp 4 đến lớp 7) trung học cơ sở
(lớp 7 đến lớp 10) trung học phổ thông và tương đương (lớp 10-12). Điều này
góp phần quan trọng trong sự phân luồng học sinh một cách hợp lý “Australia
có tỷ lệ thanh niên học lớp 12 rất cao. Có khoảng 70% học sinh tốt nghiệp
phổ thông tiếp tục học lên đại học. Nhiều nguồn trong số này có nhu cầu vào
học trong hệ thống giáo dục và đào tạo nghề”[19, tr 48] tránh được tình trạng
“thừa thầy thiếu thợ”khi công tác GDHN không được làm tốt.
Ngoài ra các qu gia khác nh ư Anh, Mỹ, Nhật, Malaysia, Hàn Quốc...
ốc
đều coi trọng công tác GDHN thể hiện trong mục tiêu, trong luật giáo dục,
trong chương trình nội dung môn học từ cấp I trở đi [23], [24].
1.1.4. Quan điểm của UNESCO về GDHN
Quan điểm chung của thế giới hiện đại đã được đề cập bởi tổ chức UNESCO
trong tác ph của Jacques Delors, Paris “Còn về hướng nghiệp p hải được
ẩm
tiến hành ở bậc trung học để hướng chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống
người lớn, vào thế giới lao động... Hướng nghiệp giúp học sinh chọn nghề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
11

trong mọi lĩnh vực đa dạng khác nhau nhưng không đóng cửa đi vào ngành
nghề cuối cùng. Hệ thống giáo dục phải có tính linh hoạt ”. [5,tr.7- 8]. Do nhà
trường phổ thông nhất là cấp trung học phải tiến hành dạy công nghệ, dạy
nghề, công tác hướng nghiệp nhằm mục tiêu cho HS tiếp cận với bức tranh
chung của công nghệ hiện đại, đang phát triển và chuẩn bị đi vào th giới
ế
nghề tương lai(chứ không phải một nghề xác định cụ thể trước mắt).Về nội
dung này thể hiện giống tinh thần GD KTTH của người Nga thời Xô viết và
hậu Xô viết, song các nhà GD học phương tây gọi là GD công nghệ tích hợp.
1.2. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NÓI
CHUNG VÀ GDHN QUA D Y HỌC SINH HỌC TRONG TRƯỜNG
Ạ
PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM
So với các nước trên thế giới, công tác HN đối với sự nghiệp giáo dục ở
Việt Nam nói chung và nhà trường THCS nói riêng đã được thực hiện từ lâu
song so với các nước thì còn tồn tại nhiều bất cập.
1.2.1. Thời kỳ trước đổi mới giáo dục(1986)
Người đề cập đến công tác GDHN ở Việt Nam trước hết phải kể đến chủ
tịch Hồ Chí Minh, người đã rất coi trọng công tác HN, đã vận dụng sáng tạo
các quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm đào tạo lớp người
lao động mới. Nói về hướng nghiệp trong bài “Học sinh và lao động”Bác viết:
“Thi đỗ tiểu học rồi thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi thì muốn lên đại
học, riêng về mỗi cá nhân của người học sinh thì ý muốn ấy không có gì lạ.
Nhưng chung với nhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý vì bất kỳ nước nào, số
trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học cũng ít hơn
trường trung học. Thế thì những trò tiểu học, trung học không được chuyển
cấp phải làm gì?”[19]
Tiếp theo chủ tịch Hồ Chí Minh, thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có ý
kiến: “Giáo dục phổ thông dành cho tuổi trẻ từ tuổi thơ ấu đến tuổi 18, tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
12

thanh niên, tuổi hoàn thành giáo dục phổ thông, ở đây có sự gặp nhau hài hoà
giữ ba nhân tố: giáo dục phổ thông, tuổi trẻ và triển vọng nghề nghiệp. Đó là
quá trình chuẩn bị vào đời của mọi người”[8, tr.33]
“Mọi người cần nhớ rằng, giáo dục phổ thông không chỉ nhằm dạy kiến
thức khoa học tự nhiên và xã hội mà còn nhằm cái đích dạy các nghề có tầm
quan trọng rất thiết thực hiện nay ở nước ta”[8, tr.40]
Triết lý của các nhà cách mạng và tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đã
được nhà nước ta nêu thành nguyên lý giáo dục, các chỉ thị và các văn kiện
đại hội Đảng, cụ thể như: quyết định 126/CP ra ngày 13 tháng 9 năm 1981
của chính phủ “Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử
dụng hợp lý học sinh các cấp PTCS và THPT tốt nghiệp ra trường”. Để triển
khai quyết định trên ngày 17/11/1981 Bộ giáo dục và đào tạo đã ra thông tư
số 31/TT hướng dẫn việc thực hiện quyết định trên cho các cơ quan quản lý
giáo dục, trường phổ thông các cấp và các cơ quan liên ngành [10, tr.2].
Người có công đóng góp rất lớn trong sự nghiệp giáo dục hướng nghiệp
của Việt Nam giai đoạn này là Phạm Tất Dong. Ông đã nghiên cứu về hứng
thú nghề nghiệp, những vấn đề về nội dung và phương pháp hướng nghiệp
cho học sinh, thanh niên … Điều này được thể hiện trong hàng loạt các bài
báo như: Hướng nghiệp cho thanh niên- Tạp chí thanh niên số 8-1982, Sinh
hoạt HN của học sinh THPT(1982). Một hướng khác do các tác ả Đặng
gi
Danh Ánh, Nguyễn Viết Sự cùng các cộng sự khác nghiên cứu là: Nghiên cứu
động cơ chọn nghề, hứng thú chọn nghề và khả năng thích ứng nghề của học
sinh h nghề, xây dựng phòng truyền thống h ướng nghiệp trong trường
ọc
nghề, đặc biệt nghiên c tâm sinh lý, nội dung lao động của một số nghề
ứu
nhằm tạo ra tài liệu hướng nghiệp cho trường phổ thông thể hiện ở cuốn
“Tuổi trẻ và nghề nghiệp”tập 1, và tập 2 từ những năm 70-80 của thế kỷ XX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
13

Ngoài ra các tác gi khác như Nguyễn Văn Hộ, Phan Huy Thụ, Nguyễn Văn
ả
Lê, Hà Thế Truyền.. cũng nghiên cưứ về GDHN cho HS phổ thông [9], [10],
[20], [24].
Sinh học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống kiến
thức sinh học liên quan tới rất nhiều ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp, lâm nghiệp, y học, môi trường…. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và
hướng nghiệp trong dạy học bộ môn Sinh học là một trong các nhiệm vụ của
dạy học sinh học và được các tác giả như Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn
Bách, Trần Bá Hoành trong “Lý luận dạy học si nh học “Tập 1, 2- Nhà xuất
bản giáo dục 1979 đã đề cập. Ở giai đoạn này thì SGK sinh học của các lớp ở
các cấp đều thể hiện nội dung, tinh thần GDKTTH và HN.
1.2.1. Thời kỳ đổi mới giáo dục (từ năm 1986 đến nay)
Cùng với sự biến động về chính trị, xã hội của thế giới, đặc biệt là sự tan
rã khủng hoảng của các nước CNXH thì công tác hướng nghiệp, giáo dục kỹ
thuật tổng hợp của nước ta cũng có sự thay đổi do sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường, sự khó khăn về kinh tế...nội dung
GDHN đã xây dựng trở thành lạc hậu nên công tác GDHN bị coi nhẹ dẫn tới
hậu quả là mất cân đối trong phân luồng đào tạo ngành nghề…. Thể hiện sự
thiếu hụt về hướng nghiệp trong công tác giáo dục ở trường phổ thông Việt
Nam. Nhận thức rõ vấn đề này rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu
về thực trạng giải pháp cho công tác hướng nghiệp... Nhiều công trình nghiên
cứu của các tác giả như: Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Như Ất,
Phạm Huy Thụ, Lưư Đình Mạc với đề tài do văn phòng chính ph quản lý:
ủ
Thực trạng giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp
trong trường phổ thông 2004; Nguyễn Văn Lê, Hà Th Truyền trong bài” Để
ế
nâng cao ch l ượng giáo dục hướng nghiệp trong tình hình mới”- Tạp chí
ất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
14

Giáo dục số 81/2004... cho thấy công tác HN cần được thay đổi. Nhận thức rõ
tầm quan trọng của GDHN, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, khôi phục công
tác GDHN đặc biệt là GDHN trong trường phổ thông từ năm 2000. Tuy nhiên
qua một số công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi
Văn Quân [24], của Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự [16]... đều cho thấy
hiện nay công tác GDHN đã được quan tâm song việc thực hiện còn gặp
nhiều khó khăn, hiệu quả không cao với nhiều nguyên nhân nh ư thiếu giáo
viên đúng chuyên ngành, cơ sở vật chất hạn chế nhiều giáo viên chỉ lo “dạy
chữ”chiếm 78,1% [10, tr.67], việc giáo dục hướng nghiệp do giáo viên bộ
môn làm thường xuyên thông qua dạy học các môn ở các tỉnh Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang đều đạt dưới 50% (Thái
Nguyên 23,3%, Qu
ảng Ninh 43%, Tuyên Quang 20%, ạng S ơn 25%, Hà
L
Giang 30%) [16, tr.38-40].
Với bộ môn Sinh học các tác giả Trần Bá Hoành, Đinh Quang Báo, Trịnh
Nguyên Giao, Nguy Quang Vinh, Trần Đăng Cát...đều nêu rõ nhiệm vụ
ễn
GDKTTH và HN trong d học Sinh học trong các cuốn n hư: “Dạy học sinh
ạy
học ở trường THCS”- Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2001,”Đại cương phương
pháp dạy học sinh học” [17], [18]… Tuy nhiên các tác giả trên chỉ đề cập tới
nhiệm vụ trên là chung cho cả bộ môn chứ chưa đi sâu vào cách làm từng bài
cụ thể,trong khi đó chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh có sự đổi mới,
chương trình Sinh phổ thông hiện hành được chính thức áp dụng đại trà từ năm
2006. Mặt khác giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp ở nước ta cũng cần
có sự thay đổi do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị
trường, sự gia nhập tổ chức WTO sự biến động kinh tế xã hội...
Có thể nói các công trình khoa học khác nhau ở trong n ước và ngoài
nước rất có giá trị về mặt phương pháp lu và lý luận đối với việc thực
ận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
15

hiện GDHN nói chung ở nước ta, đã kế thừa tư tưởng Mac - Lênin, tư tưởng
Hồ chí Minh, phù hợp với quan điểm chung của thế giới, tuy nhiên trong
những công trình trên chúng tôi nhận thấy hiện nay hiệu quả GDHN trong
trường phổ thông nước ta còn thấp, cần phải phối hợp GDHN với dạy học
các môn văn hoá cơ bản, nhất là các môn liên quan tới nhiều ngành, nghề
trong đó có môn Sinh ọc, đặc biệt là ở chương trình, SGK mới được áp
h
dụng đại trà, song các giải pháp để thực hiện GDHN thông qua dạy học
môn này chưa tác gi nào đề cập cụ thể cho các bài, các chương ở trong
ả
dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn vấn đề
này làm công trình nghiên c u của mình.
ứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
16

CHƯƠNG II
VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.1.1. Nghề nghiệp
Theo E.A. Klimov: “Ngh nghiệp là lĩnh vực sử dụng sức lao động vật
ề
chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do
sự phân công lao động mà có), nó tạo cho con người khả năng sử dụn g lao
động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho tồn tại và phát triển
[20, tr 10]. Theo ừ điển tiếng Việt thì “nghề là công việc chuyên môn làm
t
theo sự phân công lao động của xã hội. Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và
phục vụ xã hội [27, tr 67].
Đôi khi người ta dễ nhầm lẫn giữa nghề nghiệp với việc làm bởi chúng
cùng xuất phát từ quan niệm về những kỹ năng của một hoặc nhiều nghề được
cá nhân sử dụng trong quá trình lao động. Nếu việc làm diễn ra trong một thời
gian dài, có cơ sở từ nghề được đào tạo, có nhu cầu ổn định, trong quá trình
lao động cá nhân thường xuyên sử dụng một hệ thống tri thức và các kỹ năng
được huấn luyện tay nghề, khi đó cá nhân không chỉ có nghề mà có cả nghiệp.
Chính vì vậy có thể coi: Nghề nghiệp là một công việc mà để có nó đòi hỏi ở
con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo, chuyên môn nhất định. Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp con người
có thể tạo ra sản phẩm thoả mãn những nhu cầu sinh sống của cá nhân và
phục vụ xã hội. Ví dụ: nghề nuôi cá, nghề giáo viên...
2.1.2. Hướng nghiệp
- Có nhiều lĩnh vực khoa học đề cập tới công tác hướng nghiệp để hiểu
được bản chất của khái niệm này chúng ta cần xem xét các định nghĩa khác
nhau về hướng nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
17

Về phương diện kinh tế học, HN được hiểu là hệ thống những biện pháp
dẫn dắt, tổ chức thanh, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng
hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước. Hướng nghiệp góp phần tích
cực vào quá trình phấn đấu nâng cao năng suất lao động xã hội.
Xét ở bình diện khoa học lao động hướng nghiệp là hình thức giám
định lao động có tính chất chẩn đoán. Đó là quá trình xác ập sự phù hợp
l
nghề của từng người cụ thể dựa trên cơ sở xác định sự tương ứng giữa
những đặc điểm tâm- sinh lý c họ với những yêu cầu của một nghề nào
ủa
đó đối với người lao động.
Tháng 11/1980, H nghị lần thứ 9 những ng ười đứng đầu cơ quan
ội
giáo d nghề nghiệp các n ước XHCN họp tại Lahabana (CuBa) đã
ục
thống nhất “HN là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học,
sinh lý h y h ọc và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề
ọc,
phù h với nhu cầu xã hội đồng thời thoả mãn tối đa nguy vọng,
ợp
ện
thích h với những n ăng lực, sở tr ường và tâm lý cá nhân, nhằm mục
ợp
đích phân b hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực l ượng lao động dự trữ có
ố
sẵn của đất nước [13, tr 76].
Theo từ điển tiếng Việt thì: “HN là thi hành những biện pháp nhằm đảm
bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý ới n ăng khiếu, n ăng lực thể lực) nội dung
t
theo ngành và loại lao động giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề [27, tr.458].
Còn theo từ điển giáo dục học thì “HN là hệ thống các biện pháp giúp đỡ
học sinh làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện
vọng, năng lực, sở tr ường của mỗi người. Với nhu cầu và điều kiện thực tế
khách quan của xã hội”. [15, tr. 209]
Cũng đề cập tới hướng nghiệp, tác giả Phạm Tất Dong cho rằng “HN
như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục về y học, kinh tế học
nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
18

lực, nguyện vọng, sở trường của mỗi cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu của các
lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”.
Dưới góc độ giáo dục phổ thông thì có thể coi “HN là sự tác động của một
hệ thống những biện pháp tác động của nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó
nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn
sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển,
đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân” [20, tr 11].
Trong trường phổ thông, hướng nghiệp vừa là hoạt động dạy của giáo
viên, vừa là hoạt động của học sinh, có nghĩa là trong công tác HN giáo viên
là người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh là người chủ động tham gia vào
hoạt động để tiếp cận với hệ thống nghề nghiệp. Kết quả cuối cùng của quá
trình HN là s tự quyết định của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp
ự
tương lai.
Như vậy hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình,
nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng
dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại
những nơi xã h đang cần phát triển đồng thời lại phù hợp với hứng thú,
ội
năng lực cá nhân.
Thực chất của công tác HN trong nhà trường phổ thông không phải là sự
quyết định nghề cho mỗi cá nhân mà là điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề
nghiệp của thế hệ trẻ nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội,
giữa cá nhân và nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức nhằm
đảm bảo con người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và đạt năng suất
lao động cao.
2.1.3. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp
Theo luận điểm của C.Mác “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp nhằm cung cấp
cho học sinh những nguyên lý cơ bản, chung nhất của tất cả các quá trình sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
19

xuất, đồng thời làm cho thanh thiếu niên qua sử dụng và điều khiển các công
cụ cơ bản nhất của các ngành sản xuất”[23, tr.35].
Còn theo luận điểm V.I.Lênin “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp chính là cung
cấp cho học sinh những tri thức lý luận và thực tiễn cho tất cả các quá trình
sản xuất”. [23 tr.36]
-Theo Từ điển Giáo dục học thì “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp là bộ phận
nội dung giáo dục toàn diện trong trường phổ thông có nhiệm vụ cung cấp
những kiến thức có liên quan đến các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các
ngành sản xuất chủ yếu trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,
bưu chính vi n thông…. Rèn luy cái kỹ n ăng kỹ xảo và phong cách lao
ễ
ện
động công nghiệp, bồi dưỡng năng lực tư duy khoa học - công nghệ tiên tiến,
giới thiệu các phương pháp tổ chức, quản lý nền kinh tế hiện đại theo cơ chế
thị trường có định hướng XHCN. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp là một yêu cầu
có tính nguyên ắc đối với sự nghiệp giáo dục nhằm đào tạo con ng ười lao
t
động mới xã hội chủ nghĩa, do đó cần được thực hiện trong tất cả cá bậc học,
cấp học phổ thông tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cho phép. Hình thức tổ
chức giáo dục kỹ thuật tổng hợp chủ yếu là lồng ghép và tích hợp liên môn,
ngoài ra có th tổ chức dạy nghề, tham gia lao động sản xuất, tham quan xí
ể
nghiệp, công trường, nông trường, trang trại…”.[15 tr. 137]
Qua các khái ni m trên cho thấy giáo dục kỹ thuật tổng hợp có hai mặt
ệ
chủ yếu:
-Về mặt lý luận, giáo dục KTTH cung cấp cho học sinh những kiến thức
kỹ thuật, nguyên lý cơ bản chung nhất của tất cả các quá trình sản xuất và
những kiến thức có liên quan đến ứng dụng khoa học công nghệ trong các
ngành sản xuất chủ yếu.
-Về mặt thực tiễn, giáo dục kỹ thuật tổng hợp trau dồi và rèn luyện cho
học sinh các kỹ năng để sử dụng và điều khiển các công cụ cơ bản nhất đang
được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất chủ yếu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
20

2.1.4. Tích hợp và dạy học tích hợp
- Tích hợp (intergration) là sự kết hợp một cách hữu c ơ tự nhiên, có hệ
thống các kiến thức / khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội
dung thống nhất (không phải đồng nhất), dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý
luận và thực tiễn được đề cập trong các môn đó [27, tr.188].
- Dạy học tích hợp (DHTH) là gì? Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về
DHTH. Theo UNESCO, DHTH các khoa ọc được định nghĩa là “một cách
h
trình bày các khái ni và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống
ệm
nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh sự quá nhấn mạnh hay quá sớm sự
sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau ‘[16, tr.241]. Định nghĩa này
nhấn mạnh cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lý khoa học chứ không
phải hợp nhất nội dung. Còn theo Hội nghị tại Maryland 4/1973 thì khái niệm
DHTH còn bao gm cả việc DHTH các khoa học với công nghệ học [16,
ồ
tr.242]. Định nghĩa này nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết khái
niệm và nguyên lý khoa học với ứng dụng thực tiễn. Tuy có những cách định
nghĩa khác nhau nhưng chúng lại thống nhất biện chứng với nhau ở tư tưởng
chính là việc thực hiện một mục tiêu “kép”trong dạy học (một là mục tiêu dạy
học thông thường của một bài học, hai là mục tiêu được tích hợp trong nội
dung bài học đó).
Các nhà giáo d đã khẳng định rằng: Đến nay không c phải là bàn
ục
ần
đến vấn đề cần hay không, mà chắc chắn là cần phải dạy học tích hợp. Đây
cũng là ý kiến kết luận của Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với
sự bảo trợ của UNESCO tổ chức tại Varna (Bungri) “Hội nghị tích hợp việc
giảng dạy các khoa học”tháng 9/1968. [16], [26], [27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
21

2.2. CƠ S LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG GDHN Ở TRƯỜNG PHỔ
Ở
THÔNG NÓI CHUNG VÀ Ở BỘ MÔN SINH HỌC NÓI RIÊNG
Vận dụng cơ sở lý luận về GDHN ở trường phổ thông của Nga và của
các tác giả Đặng Danh Ánh, Phạm Tất Dong, Ng uyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị
Thanh Huyền, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn
Viết Sự.. [9], [10], [16], [20], [24]. Chúng tôi thống nhất cơ sở lý luận của
hoạt động GDHN ở trường phổ thông nói chung và ở bộ môn Sinh học nói
riêng như sau:
2.2.1. Ý nghĩa của công tác giáo dục hướng nghiệp
2.2.1.1. Ý nghĩa giáo dục.
Giáo dục h ướng nghiệp là một bộ phận của công tác giáo dục. Đây là
công tác điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú
nghề nghiệp cho các em theo xu thế nhu cầu lao động xã hội và sự phân công
lao động xã hội. Thực tế đã cho thấy: sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tự
phát của thanh, thiếu niên ít khi phù hợp với h ướng sản xuất, nhu cầu lao
động của xã hội nên xảy ra tình trạng mất cân đối như hiện nay (người có
trình độ đại học thì quá nhiều trong khi đó công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề
lại thiếu). Vì vậy tác động của giáo dục trong quá trình hướng nghiệp có ý
nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội. Kết quả của GDHN là giúp học
sinh chọn nghề trên c ơ sở phù hợp với nguyện vọng của bản thân, phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh gia đình mình và phù hợp với nhu cầu xã hội….
2.2.1.2. Ý nghĩa kinh tế của giáo dục hướng nghiệp
GDHN luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi
của đất nước từ đó nâng cao năng suất lao động xã hội, đồng thời đưa thanh
thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy hết năng
lực sở trường lao động. Phát triển cao hứng thú nghề nghiệp, làm tăng khả
năng sáng tạo trong lao động. Đây là việc làm hết sức c ó ý nghĩa trong công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
22

tác giáo d h ướng nghiệp. Từ đó biến nghề nghiệp không chỉ là nơi kiếm
ục
sống đơn thuần mà còn là nơi giúp cá nhân th hiện nhân cách, phát triển tài
ể
năng, hết mình cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng tổ chức.
Tuy nhiên để đảm bảo ý nghĩa kinh tế của giáo dục hướng nghiệp thì trường
phổ thông phải gắn mục tiêu đào tạo với những mục tiêu kinh tế xã hội. Sự
phát triển kinh tế của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệ
trẻ đi vào lao động sản xuất đi vào sự phân công lao động trong phạm vi cả
nước và từng địa phương. Chính vì vậy hướng nghiệp có nhiệm vụ quan trọng
bởi thông qua đó nghề nghiệp, phân bố lại lực lượng lao động trong xã hội,
chuyên môn hoá tiềm năng lao động trẻ tuổi.
2.2.1.3. Ý nghĩa chính trị, xã hội
GDHN có tác d
ụng góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục của tr ường
phổ thông tức là hoạt động hướng nghiệp có chức năng thực hiện hoá đường
lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, hiện thực hoá đường lối giáo dục trong
đời sống xã hội, GDHN phải được coi là điều kiện đảm bảo chất lượng và
hiệu quả giáo dục. GDHN sẽ tạo nên những yếu tố mới trong con người lao
động - yếu tố cơ bản của việc tăng năng suất lao động xã hội. Làm tốt giáo
dục hướng nghiệp, sẽ có những lớp người mới đủ năng lực và phẩm chất cách
mạng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tóm lại GDHN có ý nghĩa đối với sự triển khai chiến lược con ngườimột bộ phận của chiến lược kinh tế và khoa học- kỹ thuật.
Xét ở bình diện xã hội, GDHN có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao
động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bố lực lượng dân cư. Khi xã
hội gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm cho thanh niên, hướng
nghiệp kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất và dạy nghề sẽ có tác dụng làm
ổn định đời sống xã hội góp phần tạo điều kiện xã hội sử dụng hết lực lượng
học sinh phổ thông ra trường trong mọi lĩnh vực kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
23

Chúng ta bi rằng
ết

để thanh, thiếu niên đứng ngoài lao động nghề

nghiệp đứng ngoài việc làm sẽ gây nên nhiều tác hại phức tạp về mặt xã hội.
Bởi vậy cần hướng dẫn thanh, thiếu niên ch nghề cho mình sao cho phù
ọn
hợp đồng thời có thái độ sẵn sàng tham gia và lao động sản xuất và hoạt
động nghề nghiệp nhằn góp phần sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất
nước. Qua đó tạo nên ý thức xã hội và xây dựng vị trí chỗ đứng trong xã hội
của thế hệ trẻ.
2.2.2. Nội dung của giáo dục hướng nghiệp
- GDHN ph cung cấp cho học sinh sự hiểu biết về hệ thống nghề
ải
nghiệp trong xã hội, đặc biệt với những nghề phổ biến và quan trọng nhất của
nền kinh tế, đồng thời cũng phải giúp cho học sinh quen biết với những nghề
chính của địa phương (trên địa bàn xã, huyện) và những nghề có tính chất
truyền thống. Bên cạnh hệ thống nghề nghiệp, trong các giờ hướng nghiệp
cũng phải cho học sinh hiểu biết về hệ thống các trường nghề (trường dạy
nghề, các trường trung học và đại học chuyên nghiệp).
- Nội dung công tác hướng nghiệp là giáo dục thái độ lao động và ý thức
đúng đắn đối với nghề nghiệp, thông qua các giờ hướng nghiệp, giờ học tập các
bộ môn văn hoá cơ bản giúp học sinh có thái độ đúng đắn với lao động và người
lao động, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội, đánh giá đúng những khó
khăn và thuận lợi của đất nước của địa phương nhằm tạo cho mình tâm lý sẵn
sàng đi vào mọi nghề. Ngoài ra h ướng nghiệp còn bao gồm cả việc giới thiệu
những yêu cầu mà nghề nghiệp đòi hỏi cần có ở con người: như về tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, tâm sinh lý và điều kiện sức khoẻ. Đó là những thực tế đặt ra trước
học sinh, giúp các em có cơ sở khoa học, lường thấy hiện thực trong nghề của
mình sẽ lựa chọn, xem xét sự phù hợp hay không phù h ợp với mình.
- Trong nội dung hướng nghiệp phải giải thích, tuyên truyền về các nghề
trong xã hội, giúp học sinh có hiểu biết khái quát về c ơ cấu của nền kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
24

quốc dân, về vị trí vai trò của từng nghề đối với nền kinh tế, đặc điểm của
nghề, những yêu cầu về tâm sinh lý của người lao động đối với nghề.
- Nội dung công tác hướng nghiệp phải khơi dậy chí hướng và hứng thú
nghề nghiệp cho học sinh vì đây được coi như “một chỉ số quan trọng hàng
đầu để xét sự phù hợp nghề của con người”[10, tr. 25]
- Nội dung công tác hướng nghiệp triển khai trong quá trình lao động sản
xuất sẽ giúp cho học sinh nắm được những nguyên lý của tổ chức và quản lý
sản xuất xã hội công nghiệp, là cơ sở giúp các em xác định phẩm chất, năng
lực nghề nghiệp của bản thân, nghề truyền thống ở địa phương để học sinh
thử sức từ đó tự đánh giá năng lực của mình một cách chính xác và có sự lực
chọn nghề phù hợp.
- Nội dung công tác hướng nghiệp tiến hành trong các bộ môn khoa học
cơ bản sẽ tạo cho học sinh có điều kiện hiểu được sự vận dụng tri thức trong
lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, thấy rõ tiềm năng và tri vọng của địa
ển
phương, của đất nước đối với sự phát triển kinh tế và tương lai c một số
ủa
ngành nghề. Đồng thời hướng dẫn học sinh đi vào nh
ững nghề, những n ơi
đang cần nhiều lao động trẻ tuổi.
2.2.3. Nhiệm vụ GDHN trong nhà trường phổ thông.
Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông nhằm thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nâng cao năng lực nhận thức nghề nghiệp cho học sinh phù hợp với
trình độ phát triển tâm lý và lứa tuổi các cấp học, đầu tiên là qua HN, học sinh
được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then
chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ngay tại
địa phương. Nhiệm vụ này được thể hiện suốt những năm học sinh ngồi trên
ghế nhà trường. Từ sự làm quen này sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi:
Trong giai đoạn hiện nay, những nghề nào đang cần phát triển, thái độ đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
25

với nghề đó như thế nào là đúng?... Đồng thời, học sinh còn phải biết những
yêu cầu tâm lý, sinh lý mà ngh đặt ra, những điều kiện vào nghề và học
ề
nghề. Trong quá trình tìm hiểu nghề ở học sinh sẽ xuất hiện và phát triển
hứng thú nghề nghiệp đây là động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó
với nghề, về mặt tâm lý học đây là nguyên tắc đúng. Tuy nhiên, qua giáo dục,
khi thấy được tầm quan trọng của một nghề nào đó học sinh có thể nảy nở
hứng thú với nghề và có thể thay đổi định hướng cũ. Đây cũng là vấn đề quan
trọng giúp điều chỉnh chọn nghề của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu
kinh tế hiện nay... Tóm lại, ở nhiệm vụ này là hình thành những biểu tượng
đúng đắn về những nghề cần phát triển.
- Hai là ạo điều kiện thuận lợi để học sinh được trực tiếp tham gia
t
vào hoạt động xã hội nhằm bước đầu hình thành năng lực thích ứng ngh ề
nghiệp cho học sinh. Đối với học sinh phổ thông, con đường hình thành
năng lực thích ứng nghề nghiệp là tổ chức lao động sản xuất kết hợp với
dạy nghề.
- Ba là giáo dục cho HS thái độ tôn trọng yêu quí người lao động thuộc
các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm, bảo vệ của công.
- Bốn là thực hiện xã hội hoá GDHN nhờ việc phối hợp, liên kết với các
tổ chức, các cơ sở sản xuất nằm trong các thành phần kinh tế ngoài xã hội.
2.2.4. Sự cần thiết phải đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp
-Căn cứ vào mụ c tiêu c tr ường phổ thông trong Luật giáo dục nước
ủa
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 ở điều 27 khoản 1 là “Giúp
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân tính n ăng động và sáng ạo, hình
t
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc
sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
26

Với cấp THCS khoản 3 điều 27 cũng nêu rõ m tiêu của giáo dục
ục
THCS là “có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về
kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học
chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
- Ở Nga một nước có nền giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục nước
ta, trong “Đại cương về phương pháp dạy học sinh học”hiệu đính của giáo sư
I.N.Ponomareva thì “Giáo d lao động gắn liền với giáo dục kỹ thuật tổng
ục
hợp và giáo dục hướng nghiệp. Đối với dạy học sinh học điều quan trọng là
cung cấp cho học sinh nhận thức lao động là điều cốt yếu trong mối quan hệ
giữa người với tự nhiên. Nghiên cứu giới tự nhiên phải hướng vào đặc thù của
lao động, đồng thời qua dạy học sinh học giới thiệu cho học sinh thế giới sống
là đối tượng của nhiều ngành nghề cũng là nhiều lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân, đặc biệt nhà trường phải có nhiệm vụ hình thành cho học sinh
những kỹ năng, kỹ xảo, một số nghề nghiệp liên đới”“Nhà trường không đặt
mục tiêu hình thành các kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp. Trong quá trình
giảng dạy với văn hoá lao động, nắm được các yếu tố, biết một số phương
thức hoạt động lao động, có được kỹ năng thực hành, tổ chức lao động hợp lý,
ở các lớp trên thì làm quen với một số mặt giáo dục nghề “[34, tr.159] .Còn
trong tác phẩm “Hướng nghiệp trong dạy học động vật và thực vật” xuất bản
năm 2004 c a tác giả Andreeva N.D đã viết “Hình thành động cơ hướng
ủ
nghiệp có thể chia ra ba giai đoạn liên hệ mật thiết với nhau:
+ Phát tri ển hứng thú lao động chung và với một nghề xác địn nói riêng.
h
+ Quan hệ giữa đòi hỏi nghề và các yếu tố cá nhân
+ Tạo ý thức có sự lựa chọn khách quan và cần thiết
Ở đầu cấp 2 thì chỉ mới đảm bảo giai đoạn 1, 2, đến lớp cuối cấp mới
diễn ra giai đoạn 3 “ [41, tr.27]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
27

- Ở Pháp, một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến của thế giới, công tác
GDHN rất phát triển với đội ngũ các nhà tư vấn hướng nghiệp- Tâm lý song
việc hướng nghiệp trong dạy học Sinh học cũng rất được quan tâm thể hiện ở
SGK như sách Sinh h 11 có mục liệt kê các nghề liên quan đến đối tượng
ọc
Sinh học [39]
- Còn theo Tr n Bá Hoành trong giáo trình “ Đại cương phương pháp
ầ
dạy học sinh học”cũng xác định “việc dạy học sinh học phải tích cực góp
phần thực hiện mục tiêu đào tạo những người lao động có trình độ, năng lực
và phẩm chất, bổ sung vào nguồ n nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Để đạt mục tiêu đó, giáo viên sinh học phải quán triệt
nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp [17, tr. 29] “Môn
Sinh học phải trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ n ăng chủ y ếu của
những ngành sản xuất có sử dụng các đối tượng sống, tạo điều kiện để học
sinh hi u biết về các nghề trong các ngành nông, lâm, ng ư nghiệp, công
ể
nghệ vi sinh, y học [17, tr. 30].
2.2.5. Ý nghĩa, nhiệm vụ của giáo viên dạy Sinh học trong GDHN
Ngày 19/3/1981, Hội đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 126/CP
về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học
sinh các c phổ thông c ơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường.
ấp
Tiếp theo là thông tư số 31/TT của Bộ giáo dục (17/8/1981) đã khẳng định
công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông được tiến hành theo 4 con đường
mà mục tiêu chung là giúp học sinh định hướng chọn nghề sao cho vừa phù
hợp với hứng thú, năng lực và hoàn cảnh của cá nhân, vừa đáp ứng yêu cầu
phát triển ngành nghề trong xã hội. Các con đường thực hiện GDHN ở trường
phổ thông là:
- Hướng nghịêp qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá, khoa h
ọc
cơ bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
28

- Hướng nghịêp qua hoạt động dạy học lao động kỹ thuật và lao động
sản xuất.
- Hướng nghịêp qua hoạt động ngoại khoá ở trong trường và ngoài
nhà trường.
- Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghịêp.
Như vậy một con đường thực hiện GDHN rất quan trọng là qua hoạt
động dạy học các bộ môn văn hoá, khoa h c ơ bản trong đó có môn Sinh
ọc
học.
Sinh học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống được dạy từ
tiểu học. Kiến thức sinh học liên quan tới rất nhiều ngành nghề trong các lĩnh
vực công nghịêp, nông nghịêp, y học, lâm nghiệp, ngư nghiệp, môi trường,
công nghệ sinh học, vi sinh… vì vậy theo Trần Bá Hoành thì giáo viên Sinh
học phải “Quán triệt nhiệm vụ giáo dục KTTH và HN”[17, tr 29].
Nhiệm vụ của giáo viên dạy học sinh học trong GDHN là:
-Cung cấp cho học sinh những hiểu biết, ý nghĩa của các kiến thức sinh
học đã học liên quan tới các nghề nghịêp trong thực tế (kiến thức về sinh lý
nguời liên quan tới tất cả các nghề đặc biệt là nghề y, nghề dược, kiến thức về
động vật liên quan tới nghề chăn nuôi …), qua đó giáo dục lòng yêu lao động
và con người lao động.
- Phát hiện bồi dưỡng cho những học sinh có hứng thú, năng lực học tập
môn Sinh học, có thể tư vấn nghề cho các em nếu các em có nhu cầu.
- Hướng dẫn tổ chức ngoại khóa tham quan theo kế hoạch giảng dạy đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ bộ môn, trong đó có GDHN.
- Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn HN cung
cấp tư liệu sinh học có liên quan tới các nghề trong xã hội để góp phần xây
dựng tốt phòng, góc HN cho nhà trường, và vận dụng vào dạy học Sinh học
nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
29

2.3. CƠ S PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG GDHN Ở
Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NÓI CHUNG VÀ Ở BỘ MÔN SINH HỌC
NÓI RIÊNG
2.3.1.Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ vào công văn 9012/BGD-ĐT- GDTH ngày 24/8/2007 v/v phân
phối chương trình THCS và THPT năm học 2007 -2008 có môn Giáo ục
d
hướng nghiệp và khung chương trình môn GDHN THCS và THPT
-Căn cứ vào quyết định số 16/ QĐ- BGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phân bố nội dung chương trình ở cấp THCS
và cấp THPT (có phân ban)
- Ở Việt Nam hiện nay học sinh học xong lớp 9 là đã hoàn thành giáo
dục phổ cập, sau đó học sinh sẽ: học lên PTTH (có phân ban), ho học tại
ặc
các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học nghề, tham gia đời sống xã hội
và lao động sản xuất (ở con đường này học sinh cần phải được hướng nghiệp
tốt để lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân)
- Bộ môn Sinh học trở thành môn học từ lớp 6 ở cấp THCS. Trong đó
Sinh học 9, học sinh học về sinh học đại cương hiện đại, trực tiếp có ý nghĩa
với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, y học và đời sống con người sau khi đã
được cung cấp hệ thống kiến thức cơ sở tương đối hoàn chỉnh về thực vật,
động vật cơ thể người ở lớp 6, 7, 8. Điều này cho thấy Sinh học 9 có tác dụng
rất đắc lực trong giáo dục hướng nghịêp.
- Định hướng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam “Đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Mặt khác
dự báo tình hình có sự biến đổi về thế giới nghề nghiệp nói chung và các nghề
liên quan đến sinh giới nói riêng ở trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn
nửa đầu thế kỷ XXI [12, tr.181-215]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
30

Những nghề liên quan đến sinh giới như: nông nghịêp, lâm nghiệp, công
nghiệp nông thôn, chế biến nông lâm sản, công nghịêp, xây dựng giao thông
vận tải, dịch vụ sẽ có sự thay đổi và yêu cầu thiếu nhân lực.
- Năm 2006 chương trình SGK mới được Bộ giáo dục và Đào tạo quyết
định cho chính thức ban hành. Vì vậy việc thực hiện sẽ còn nhiều lúng túng,
vướng mắc do chương trình SGK mới được thực hiện.
2.3.2. Cơ sở thực tiễn:
-Qua điều tra thực trạng GDHN ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên chúng tôi nhận thấy
2.3.2.1. Thực trạng GDHN ở trường THCS
-Qua tìm hiểu thực trạng GDHN ở các tr ường THCS trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên chúng tôi nhn thấy: 100% các tr ường THCS đều có bộ môn
ậ
“Sinh hoạt hướng nghiệp”dành cho học sinh lớp 9 với thời lượng 3 tiết/ tháng.
Tuy nhiên cũng theo điều tra thì 100% số giáo viên dạy bộ môn này là giáo
viên kiêm nhiệm (có thể là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn công
nghệ, thậm chí là giáo viên toán, lý…)
Điều này cũng là tình trạng đặc điểm chung của GDHN trên phạm vi
toàn quốc.
Do giáo viên không có chuyên môn cho nên việc dạy học bộ môn này
còn gặp nhiều khó khăn. Qua phỏng vấn học sinh chúng tôi nhận thấy các em
đều nhận thức được vai trò của GDHN song do giờ sinh hoạt hướng nghịêp
được tổ chức chưa thật hào hứng hấp dẫn nên các em chưa hứng thú với bộ
môn này.
* Ở nội dung I:
- Với câu hỏi 1 “Nghề tương lai mà em định lựa là gì? Vì sao lại chọn
nghề đó? ”
Có tới 119/405 = 29,38 % học sinh trả lời sai, đa số các em trả lời là học
lên THPT điều này chứng tỏ các em chưa hiểu khái niệm nghề nghịêp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
31

- Với câu hỏi “vì sao lại chọn nghề đó?”
Có 245/405 = 60,49% h sinh cho rằng tự thích, 99/405 = 24,44% cho
ọc
rằng do nghề có thu nhập cao còn do bố mẹ gợi ý hay mong muốn chiếm tỷ lệ
55/ 405 = 13,58 %
Còn những lý do khác rất quan trọng trong việc chọn nghề như năng lực
bản thân, nhu cầu xã hội… thì ít được các em để ý(chỉ 5/405 = 1,23%) lựa
chọn các ý này.
Điều đó thể hiện các em chưa nhận thức được nguyên tắc chọn nghề,
miền chọn nghề tối ưu. Sự lựa chọn nghề của các em mang nhiều tính chất
chủ quan do cá nhân tự thích, do thu nhập cao chứ chưa căn cứ vào năng lực
bản thân, yêu cầu xã hội, yêu cầu của ngề nghiệp.
Còn ở câu hỏi 6 “Theo em, các nguồn thông tin có thể giúp các em tìm
hiểu các nghề liên quan đến sinh giới là nguồn nào? ”
Có 203/405 = 50,12% h c sinh lựa chọn từ hoạt động GDHN điều đó
ọ
chứng tỏ GDHN chưa thực sự giúp học sinh tìm hiểu đầy đủ các ngành nghề
có trong xã h vì có rất nhiều ngành, nghề liên quan đến sinh giới có trong
ội
các hội.
* Ở nội dung II:
- Với câu hỏi số 2 chúng tôi đưa ra là: “B có những chuẩn b ị gì cho
ạn
nghề mà Bạn định chọn?
Có 149/405 học sinh (36,79%) học sinh đưa ra phương án không chuẩn
bị gì. Như vậy nếu các em không học tiếp lên THPT thì việc chọn nghề, chọn
trường để học nghề sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Còn câu h 4: “Nếu nhà tr ường có tổ chức những hoạt động ngoại
ỏi
khoá để hướng nghiệp thì có thích hoạt động không? ”
Có 127/405 = 31,35% học sinh trả lời không thích hoạt động ngoại khóa
để GDHN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
32

Điều đó cũng có nghĩa hoạt động này ở THCS chưa có sự hấp dẫn thu
hút sự quan tâm của học sinh.
Qua tìm hiểu thực trạng GDHN ở THCS của một số trường trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy GDHN là công tác mới được triển khai,
giáo viên ph trách không có chuyên môn nghịêp vụ… cho nên hiệu quả
ụ
GDHN cho học sinh còn nhiều hạn chế.
2.3.2.2. Thực trạng GDHN trong dạy học sinh học 9 ở trường THCS
-Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các giáo viên dạy môn Sinh 9 ở các
trường thực nghiệm và một số giáo viên dạy Sinh 9 khác trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên thì 100% số giáo viên đều cho rằng nên lồng ghép GDHN trong
dạy học môn Sinh, tuy nhiên nội dung của GDHN trong môn Sinh thì chưa có
sự thống nhất giữa các câu trả lời.
Cách thức thực hiện GDHN trong dạy học Sinh học thì chưa có tài li u
ệ
nào hướng dẫn, đa số các giáo viên tuỳ kinh nghiệm hiểu biết của mình mà có
thể tích hợp GDHN trong dạy bộ môn hay không vì nhà trường, tổ bộ môn
không bắt buộc, mức độ tích hợp cũng do giáo viên tự thiết kế. Một số giáo
viên chưa hiểu rõ khái niệm hướng nghiệp GDHN, nhiệm vụ của giáo viên bộ
môn GDHN. Vì vậy có thể kết luận GDHN trong dạy học sinh học 9 ở THCS
là hoàn toàn do giáo viên b môn quyết định có hoặc không, với mức độ từ
ộ
không th hiện cho đến thực hiện thường xuyên tuỳ kiến thức và kinh
ực
nghiệm của giáo viên.
Kết quả điều tra thực tiễn cho thấy việc GDHN trong trường phổ thông
nói chung và trong dạy học Sinh học ở trường THCS chưa được quan tâm, tạo
ra cản trở, thử thách cho công tác GDHN và yêu cầu, đòi hỏi phải có những
thay đổi cơ bản về mặt nội dung cũng như hình thức, phương pháp giáo d
ục
hướng nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
33

2.4. CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI GIÁO TRÌNH SINH HỌC 9
2.4.1. Ý nghĩa của kiến thức Sinh học 9 đối với đời sống và thế giới
nghề nghiệp
2.2.4.1. Phần kiến thức: Di truyền và Biến dị
Kiến thức sinh học ở phần này giúp cho học sinh nhận thấy hiện tượng di
truyền và biến dị là những hiện tượng bình thường phổ biến trong tự nhiên
gặp ở động vật, thực vật, nấm tảo, địa y, vi sinh vật và cả ở con người.
Hiện tượng di truyền có thể tuân theo các quy luật di truyền tương đối
nghiêm ngặt được giải thích theo thuyết NST. Điều này giúp cho học sinh có
cách nhìn khoa học các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, điều này đặc biệt có
ý nghĩa đối với các ngành nghề có đối tượng là sinh vật.
Ở mối quan hệ giữa AND ->ARN -> Prôtêin ->Tính trạng, học sinh sẽ nhận
thấy mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình có sự tương tác với
nhau. Để có được kiểu hình có lợi cần phải tác động không chỉ lên kiểu gen
mà cần phải tạo điều kiện môi trường thuận lợi. Đây là kiến thức cơ sở của
các nghề chăn nuôi, trồng trot, y học, giáo dục.
Không chỉ dừng lại ở kiến thức về di truyền, phần biến dị còn cung cấp
kiến thức về biến dị di truyền, thường biến. Hiện tượng biến dị giúp học sinh
thấy được nguyên nhân của sự phong phú đa dạng về số loài, kiểu gen, kiểu
hình ở sinh vật trong đó có cả con người.
Học sinh cũng nhận thấy rõ đột biến tuy đa số là có hại cho sinh vật song
cũng có nó trở thành có lợi cho sinh vật và con người, đó là nguyên liệu s ơ
cấp cho quá trình tiến hoá trong sinh giới và chọn giống động, thực vật. Con
người về cơ bản cũng là sinh vật nên cũng tuân theo các quy luật di truyền và
biến dị song vì lý do xã hội nên nghiên cứu sự di truyền biến dị của con người
cũng có sai khác nhất định so với động thực vật nói chung. Đây là những kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
34

thức rất cần thiết cho ngành y, dược với các nghề như bác sỹ, y tá, chuyên gia
tư vấn y học, các dược sỹ, các nhà nghiên cứu….
Và đối với mỗi cá nhân đặc biệt là lớp trẻ chưa lập gia đình những
kiến thức về di truyền người, các bệnh tật về di truyền người cũng hết sức
quan trọng bởi nó giúp con người có thể chủ động phòng ngừa các bệnh tật
di truyền này, cách nhận biết các bệnh tật di truyền, từ đó tìm hướng chữa
trị thích hợp. Mặt khác khi giới thiệu những bệnh tật di truyền này học sinh
cũng biết được những đặc điểm cơ bản của bệnh,và nếu khai thác hợp lý
giáo viên có th gợi ý cho HS thấy được những khó khăn trong lựa chọn
ể
nghề nghiệp của những người bệnh này từ đó thấy được tàm quan trọng của
việc phòng tránh bệnh,tật di truyền này cũng như một số hướng lựa chọn
nghề nghiệp cho họ.
Cuối phần Di truyền và Biến dị là kiến thức ứng dụng di truyền học. ở
đây học sinh sẽ thấy được những ứng dụng to lớn của Di truyền học trong đời
sống, trong chăn nuôi tr ng trọt, những h ướng nghiên cứu mới đã đang rất
ồ
phát triển trở thành ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới như công
nghệ gen, công nghệ tế bào với những giá trị to lớn về kinh tế, xã hội và nó
đang còn rất nhiều tiềm n ăng chưa được khai phá, nó có giá trị đặc biệt quan
trọng trong y học, dược phẩm, chăn nuôi, tr ng tr ọt… nó có thể giúp con
ồ
người tạo được lượng sản phẩm sinh vật cần thiết, quý giá với số lượng rất
lớn, với quy mô công nghiệp.
Các kiến thức về gây đột biến, ưu thế lai, các ph ương pháp ch lọc
ọn
giống, hiện tượng thoái hóa giống do tự thụ phấn và giao phối cận huyết, tuy
không quá mới thậm chí đã có từ lâu như: các phương pháp chọn lọc giống,
hiện tượng thoái hoá giống, ưu thế lai…. Song vẫn rất quan trọng và có ý
nghĩa đối với đời sống con người như: giao phối cận huyết ⇒ thoái hoá giống
là cơ sở khoa học của việc xây dựng luật hôn nhân và gia đình cấm kết hôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
35

trong vòng 4 đời... Hay đối với chăn nuôi, trồng trọt việc áp dụng các phương
pháp chọn lọc giống vẫn được nông dân áp dụng kết quả cao, cho năng suất
cao phẩm chất tốt, có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế. Nó được áp dụng trong rất
nhiều nghề từ truyền thống đến hiện đại: nghề trồng lúa, trồng rau, nuôi lợn,
trâu bò, gà, vịt, nuôi ong, nuôi cá…
Qua các thành tựu ứng dụng này, học sinh sẽ thấy được tầm quan trọng
của môn Sinh, ý nghĩa của môn Sinh với cuộc sống cá nhân và các ngành
nghề liên quan trong xã hội có ứng dụng của sinh học. Cũng qua phần kiến
thức này giáo viên có thể khai thác các tấm gương từ nông dân đến giáo viên,
bác sỹ, d ược sỹ, nhà khoa học, bác học… để học sinh biết, yêu các ngành
nghề này cũng như thái độ yêu quí,trân trọng lao động và tuỳ vào đặc điểm cá
nhân, xã hội, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước để các cá nhân HS
lựa chọn nghề, ngành hay lựa chọn phân ban thích hợp.
2.2.4.2. Phần kiến thức: Sinh vật và môi trường
-Sinh thái học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống. Mọi sinh
vật, trong đó có cả con ng ười, đến sống trong môi trường sống, chịu ảnh
hưởng của các yếu tố sinh thái lên cơ thể và ngược lại sinh vật cũng ảnh
hưởng trở lại đối với môi trường trong quá trình s ng của mình. Đó không
ố
phải là phép cộng giản đơn tác động của loài sinh vật lên môi trường hay các
tác động của các yếu tố sinh thái lên sinh vật mà mối quan hệ tương hỗ này
tuân theo những quy luật riêng gọi là các quy luật sinh thái. Mọi tác động của
con người như chăn nuôi, trồng trọt khai phá rừng, biển, quy hoạch hay xây
dựng, chữa bệnh… nếu không tuân theo những quy luật sinh thái này thì sẽ
gặp thất bại sớm hoặc muộn, thậm chí còn để lại những hậu quả nặng nề như
mất cân bằng sinh thái môi trường, phá huỷ môi trường biến đổi khí hậu ở
phạm vi toàn cầu…. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới
sức khoẻ, bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả thế hệ con cháu. Việc khắc phục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
36

những hậu quả trên rất tốn kém, mất thời gian, thậm chí không thể phục hồi.
Ví dụ việc nhập một số loài sinh vật mà không nghiên cứu kỹ ảnh hưởng của
chúng đối với môi trường địa phương có thể gây “nạn dịch”cho cả khu vực
ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống các sinh vật tại địa phương như nhập ốc
bươu vàng, cây mai dương…. ở nước ta hiện nay thậm chí còn làm giảm năng
suất vật nuôi, cây trồng của địa phương đó, việc nhập cừu Mông Cổ đem nuôi
ở Quảng Ninh do không hợp khí hậu đàn cừu rụng lông nên không thể phát
triển dự án nuôi cừu ở Việt Nam được.
Đây là những kiến thức tối thiểu các ngành nông, lâm, ngư nghiệp với
các nghề: chọn, lai tạo, nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra các
kiến thức về quần thể, quần xã, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi
trường cũng giúp học sinh hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa cá thể quần thể - quần xã- hệ sinh thái trong sinh quyển. Sự tác động mà chủ yếu là
do con người, một loài sinh vật đặc biệt trong các loài sinh vật có thể làm thay
đổi môi trường theo hướng tốt hoặc xấu, diễn ra nhanh hay chậm. Vấn đề ô
nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nếu
tình trạng ô nhiễm không được cải thiện, ngăn chặn thì con người phải gánh
chịu hậu quả nặng nề gây nguy hiểm tới sức khoẻ tính mạng của con người,
ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Phần kiến thức này giúp cho học sinh
thấy được nếu không bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường thì con người
phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Ví dụ như sự nóng lên của trái đất do hiệu
ứng nhà kính, làm mực nước biển dâng lên giảm diện tích đất, hiện tượng khí
hậu khắc nghiệt, lỗ thủng tầng ôzon làm tăng lượng tia cực tím -> tăng nguy
cơ mắc bệnh ung thư da, ô nhiễm môi tr ường đất, nước, không khí làm tăng
các bệnh như bệnh đường hô hấp, tiêu hoá, ung thư. Nếu con người biết bảo
vệ giữ gìn, khai thác môi trường hợp lý sẽ nâng cao chất lượng môi trường,
giảm bớt bệnh tật, tăng cường sức khoẻ. Phần kiến thức này rất có ích cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
37

ngành môi trường - một ngành khoa học tổng hợp đang phát triển mạnh với
chức năng chuyên nghiên ứu mối quan hệ và t ương tác qua lại giữa con
c
người với con người, giữa con người với sinh vật và môi trường xung quanh
để bảo vệ, cải thiện môi trường với rất nhiều lĩnh vực như: quản lý môi
trường, công nghệ môi trường, sinh thái môi trường.
Căn cứ vào nội dung ý nghĩa kiến thức Sinh học và vận dụng cách thực hiện
GDHN ở Nga, ở Pháp, Nêpan...[5], [22], [23], [39], [40], [41] [42] chúng tôi
xin đưa ra các giải pháp tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học như sau:
2.4.2. Các giải pháp(con đường) thực hiện tích hợp GDHN
2.4.2.1.Dạy nội khoá thông qua bài lên lớp
* Bài lên lớp là hình thức dạy học cơ bản của quá trình dạy học sinh học
ở trường phổ thông, được diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian xác
định tại một địa điểm nhất định với một số lượng học sinh ổn định có cùng độ
tuổi, cùng trình độ.
* Có 3 kiểu bài lên lớp: Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới, bài lên lớp
củng cố hoàn thiện tri thức, bài lên lớp kiểm tra đánh giá.
* Tác dụng của bài lên lớp: Trong bài học, dưới sự chỉ đạo của giáo viên,
học sinh lĩnh hội được các tri thức lý thuyết, những kỹ năng, kỹ xảo thực hành
một cách có hệ thống và liên tục theo một chương trình xác định, rèn luyện
được tư duy logic. Trên cơ sở đó các em phát tri n toàn diện nhân cách xây
ể
dựng thế giới quan nhân sinh quan sẵn sàng tham gia tích cực vào công cuộc
xây dựng xã hội và đất nước.
* Để thực hiện được việc tích hợp GDHN hợp lý giáo viên cần xác định
được mục tiêu, nội dung của bài, ngành nghề liên quan tới nội dung của bài
đang tồn tại, phát triển ở địa phương, ngành nghề liên quan đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội, từ đó xây dựng mức độ tích hợp lý trong dạy học
Sinh học 9. Để làm được điều này giáo viên phải hiểu về GDHN, giới thiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
38

chung về các nghề y, dược, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghịêp, môi
trường, công nghệ sinh học….và xu thế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của nước ta và quốc tế.
* Nhìn chung trong bài lên ớp GDHN có thể được tích hợp trong dạy học
l
Sinh học ở các khâu: kiểm tra bài cũ và bài làm ở nhà, trong dạy học bài mới,
củng cố ôn tập cho bài làm ở nhà ở các mức độ khác nhau căn cứ vào nội
dung bài học, đặc điểm địa phương, hứng thú sở thích cá nhân học sinh.
Sau đây, chúng tôi xin minh ọa GDHN thông qua bài 39 thực hành:
h
“Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi cây trồng - Sinh học 9”.
Nhằm thực hiện tích hợp GDHN, mục tiêu bài học cần được xác định
như sau:
* Mục tiêu: sau khi nghiên c bài học học sinh cần phải biết cách tìm
ứu
hiểu, sưu tầm và trưng bày được tư liệu theo các chủ đề; Có ý thức tìm hiểu
nghề trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương cùng những thành tựu đạt được
trong chọn giống. Có thái độ tôn vinh công việc và thành tích của các nhà
chọn giống. Có tình cảm yêu quý với “nghề”chọn giống.
Để đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên đặt vấn đề vào bài bằng các câu hỏi
(mang tính GDHN) dưới đây:
Câu hỏi 1. Chọn giống vật nuôi và cây trồng có tầm quan trọng to lớn
như thế nào trong sản xuất và đời sống của con người ? (.... có vai trò hết
sức quan trọng vì nó quyết định đến năng suất và chất l ượng sản phẩm của
cây trồng và vật nuôi).
Câu hỏi 2. Để có được những giống vật nuôi và cây trồng có năng
suất và chất lượng tốt, đòi hỏi các nhà chọn giống phải tiến hành nh ư
thế nào ? (...đòi hỏi các nhà chọn giống phải có kiến thức khoa học về
chọn giống, phải tiến hành chọn giống theo đúng phương pháp, đúng quy
trình, quy phạm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
39

Câu hỏi 3. Địa phương em đã đạt được những thành tưu đáng kể nào
trong công tác chọn giống cây trồng và vật nuôi ?
* Chuẩn bị: GV chuẩn bị các tư liệu (tranh, ảnh, sách báo) liên quan và
giao cho HS các nhi m vụ sau: Chia lớp thành h ai nhóm lớn (một nhóm tìm
ệ
hiểu về trồng trọt, một nhóm tìm hiểu về chăn nuôi). Mỗi nhóm lớn lại chia
thành 4-5 nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ tự chọn chủ đề sưu tập tìm hiểu tài liệu
theo các ch đề sau: Giống cây công nghiệp; Giống cây lương thực; Giống
ủ
cây ăn quả; Giống cây cảnh, hoa; Giống gia súc: trâu bò; Giống gia cầm.
Với các yêu cầu: Ghi rõ: Tên giống, hướng sử dụng, tính trạng nổi bật, nơi
cung cấp, n ơi sử dụng giống.Học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ này trươc
khi đên lớp.
* Cách ti n hành: Trong giờ học G V yêu c HS tự sắp xếp các tranh
ế
ầu
ảnh theo chủ đề (ghi số thứ tự) và gắn vào tờ giấy to (khổ A0). Tổ chức HS
quan sát, phân tích; GV nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV phát phiếu học tập cho
từng nhóm, HS hoàn thành phiếu học tập.
Họ và tên:....................................Nhóm.............................................
Lớp.............................................Trường............................................
TT

Tên giống

Hoa, cây cảnh, rau

5

Gia súc

6

nơi nuôi trồng

Cây ăn quả

4

nổi bật

Cây lương thực

3

Nơi cung cấp,

Cây công nghiệp

2

Tính trạng

sử dụng
1

Hướng

Gia cầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
40

GV thu phiếu học tập, nhận xét, kết luận
GV hướng dẫn HS về nhà viét báo cáo thu hoạch theo yêu cầu của phiếu
học tập và SGK. Ngoài ra để nâng cao và khắc sau nhận thức về ‘nghề”, giáo
viên yêu cầu học sinh hoàn thành thêm một câu hỏi dưới đây:
Câu hỏi: Chọn giống cây trồng và vật nuôi có phải là một “nghề”hay
không ? tại sao ? Hãy phát biểu cảm tưởng của em đối với ‘nghề”này.
Sử dụng biện pháp nêu ở trên đây sẽ đạt được mục tiêu “kép”: vừa trang bị
kiến thức khoa học, vừa thực hiện được mục tiêu GDHN (GD kiến thức
“nghề”; GD kĩ năng “nghề”và GD tình cảm, sự trân trọng và yêu quý “nghề”).
2.4.2.2. Tích h giáo dục h ướng nghịêp thông qua các hoạt động
ợp
tham quan ngoại khoá liên quan
* Tham quan
- Tham quan là hình th tổ chức dạy học được tiến hành ở ngoài lớp,
ức
nhằm cho học sinh đi xem các đối tượng trong điều kiện tự nhiên hay nhân
tạo giúp học sinh mở rộng hoàn thiện tri thức, góp phần giáo dục con người
toàn diện.
- Các hình thức tham quan.
+ Tham quan thiên nhiên
+ Tham quan cơ sở sản xuất nông nghiệp, trung tâm nghiên cứu khoa học.
+Tham quan viện bảo tàng, phòng triển lãm, vườn bách thú….
* Trong dạy Sinh học để tích hợp GDHN thì hình thức tham quan cơ sở sản
xuất nông nghịêp, trung tâm nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao nhất.
* Các bước tiến hành tham quan
Bước 1: Nghiên cứu nội dung chương trình bộ môn, lập KH tham quan
Bước 2: Liên hệ với cơ sở định tham quan để chuẩn bị
Bước 3: Nêu mục đích nhiệm vụ của việc tham quan cho HS.
Bước 4: Tiến hành tham quan:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9
Tailieu.vncty.com   tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9

More Related Content

What's hot

Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcTài liệu sinh học
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhTài liệu sinh học
 
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu họcDạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu họcnataliej4
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7 Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7 Tài liệu sinh học
 
Lý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcLý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcJame Quintina
 
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...nataliej4
 
đề Tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử tiếng trung sơ cấp cho sinh viên ch...
đề Tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử tiếng trung sơ cấp cho sinh viên ch...đề Tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử tiếng trung sơ cấp cho sinh viên ch...
đề Tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử tiếng trung sơ cấp cho sinh viên ch...nataliej4
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Dvhnn nang luc-nckh
Dvhnn nang luc-nckhDvhnn nang luc-nckh
Dvhnn nang luc-nckh
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
 
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
 
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu họcDạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
Dạy học phát triển năng lực môn toán tiểu học
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7 Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAYHoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Lý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcLý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại học
 
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khảo sát hà...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
đề Tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử tiếng trung sơ cấp cho sinh viên ch...
đề Tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử tiếng trung sơ cấp cho sinh viên ch...đề Tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử tiếng trung sơ cấp cho sinh viên ch...
đề Tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử tiếng trung sơ cấp cho sinh viên ch...
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
 

Viewers also liked

Chuyen de 12 tim gtnngtln tinh dt
Chuyen de 12 tim gtnngtln tinh dtChuyen de 12 tim gtnngtln tinh dt
Chuyen de 12 tim gtnngtln tinh dtHạnh Nguyễn
 
Sáng kiến kinh nghiệm dạy hóa học trong các trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm dạy hóa học trong các trường THCSSáng kiến kinh nghiệm dạy hóa học trong các trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm dạy hóa học trong các trường THCSHọc Tập Long An
 
Bai tap nhan biet va tach chat smith.n
Bai tap nhan biet va tach chat   smith.nBai tap nhan biet va tach chat   smith.n
Bai tap nhan biet va tach chat smith.nminhchien_1991
 
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs rat hay danh cho hsg gioi
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs  rat hay danh cho hsg gioiBai tap dinh tinh hoa hoc thcs  rat hay danh cho hsg gioi
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs rat hay danh cho hsg gioiphanduongbn97
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSHọc Tập Long An
 
Bai tap nhan biet Hóa học
Bai tap nhan biet Hóa họcBai tap nhan biet Hóa học
Bai tap nhan biet Hóa họcStar Shining
 
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợpNoidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợpbinhlk
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai dayNgọn Lửa Xanh
 
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sốngGiải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sốngKha Tran Van
 
8 Ways a Digital Media Platform is More Powerful than “Marketing”
8 Ways a Digital Media Platform is More Powerful than “Marketing”8 Ways a Digital Media Platform is More Powerful than “Marketing”
8 Ways a Digital Media Platform is More Powerful than “Marketing”New Rainmaker
 
How Often Should You Post to Facebook and Twitter
How Often Should You Post to Facebook and TwitterHow Often Should You Post to Facebook and Twitter
How Often Should You Post to Facebook and TwitterBuffer
 
LinkedIn SlideShare: Knowledge, Well-Presented
LinkedIn SlideShare: Knowledge, Well-PresentedLinkedIn SlideShare: Knowledge, Well-Presented
LinkedIn SlideShare: Knowledge, Well-PresentedSlideShare
 
State of the Word 2011
State of the Word 2011State of the Word 2011
State of the Word 2011photomatt
 
Why Content Marketing Fails
Why Content Marketing FailsWhy Content Marketing Fails
Why Content Marketing FailsRand Fishkin
 

Viewers also liked (16)

Chuyen de 12 tim gtnngtln tinh dt
Chuyen de 12 tim gtnngtln tinh dtChuyen de 12 tim gtnngtln tinh dt
Chuyen de 12 tim gtnngtln tinh dt
 
Sáng kiến kinh nghiệm dạy hóa học trong các trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm dạy hóa học trong các trường THCSSáng kiến kinh nghiệm dạy hóa học trong các trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm dạy hóa học trong các trường THCS
 
Bai tap nhan biet va tach chat smith.n
Bai tap nhan biet va tach chat   smith.nBai tap nhan biet va tach chat   smith.n
Bai tap nhan biet va tach chat smith.n
 
GIÁO ÁN HÓA 9
GIÁO ÁN HÓA 9GIÁO ÁN HÓA 9
GIÁO ÁN HÓA 9
 
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs rat hay danh cho hsg gioi
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs  rat hay danh cho hsg gioiBai tap dinh tinh hoa hoc thcs  rat hay danh cho hsg gioi
Bai tap dinh tinh hoa hoc thcs rat hay danh cho hsg gioi
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
 
Bai tap nhan biet Hóa học
Bai tap nhan biet Hóa họcBai tap nhan biet Hóa học
Bai tap nhan biet Hóa học
 
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợpNoidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
 
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sốngGiải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
 
8 Ways a Digital Media Platform is More Powerful than “Marketing”
8 Ways a Digital Media Platform is More Powerful than “Marketing”8 Ways a Digital Media Platform is More Powerful than “Marketing”
8 Ways a Digital Media Platform is More Powerful than “Marketing”
 
How Often Should You Post to Facebook and Twitter
How Often Should You Post to Facebook and TwitterHow Often Should You Post to Facebook and Twitter
How Often Should You Post to Facebook and Twitter
 
Slides That Rock
Slides That RockSlides That Rock
Slides That Rock
 
LinkedIn SlideShare: Knowledge, Well-Presented
LinkedIn SlideShare: Knowledge, Well-PresentedLinkedIn SlideShare: Knowledge, Well-Presented
LinkedIn SlideShare: Knowledge, Well-Presented
 
State of the Word 2011
State of the Word 2011State of the Word 2011
State of the Word 2011
 
Why Content Marketing Fails
Why Content Marketing FailsWhy Content Marketing Fails
Why Content Marketing Fails
 

Similar to Tailieu.vncty.com tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9

Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.ssuser499fca
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Man_Ebook
 
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Trần Đức Anh
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Tailieu.vncty.com tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9 (20)

Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC STEM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 Dự án trải ng...
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
 
Luận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAY
Luận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAYLuận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAY
Luận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAY
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜ...
 
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái họcLuận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
 
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
 
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
 
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
 
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
Sáng kiến Tổ chức dạy học chủ đề Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Di...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh ...
Luận văn: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh ...Luận văn: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh ...
Luận văn: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh ...
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
 
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
Khoá Luận Áp Dụng Dạy Học Tích Cực Để Hình Thành Khái Niệm Địa Lí Kinh Tế – X...
 

More from Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 

More from Trần Đức Anh (20)

Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 

Tailieu.vncty.com tich hop-giao_duc_huong_nghiep_trong_qua_trinh_day_hoc_sinh_hoc_9

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Nguyễn Thị Ánh Tuyết TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như Ất Thái Nguyên - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Nguyễn Thị Ánh Tuyết TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Lược sử nghiên cứu về GDHN nói chung và GDHN thông qua dạy học Sinh học trong trường phổ thông trên thế giới.......................5 1.2 Lược sử nghiên cứu GDHN nói chung và GDHN thông qua dạy học Sinh học trong trường phổ thông ở Việt Nam....................... ........12 Chương 2: VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỂP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC. 2.1. Các khái niệm công cụ.......................................................................17 2.2. Cơ sở lý luận của hoạt động GDHN ở trường phổ thông nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng.................................................................22 2.3. Cơ sở pháp lý và thực tiễn của hoạt động GDHN ở trường phổ thông nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng.....................................30 2.4. Các giải pháp tích hợp GDHN đối với giáo trình Sinh học 9........31 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................49 3.2. Phương pháp thực nghiệm...............................................................49 3.3. Kết quả thực nghiệm.........................................................................54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN.............................................................................................74 II. ĐỀ NGHỊ...............................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................76 PHỤ LỤC...................................................................................................79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 4. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Nguyễn Thị Ánh Tuyết TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học. Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 5. Thái Nguyên - 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Nguyễn Thị Ánh Tuyết TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học Mã số: 60.14.10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Đối chứng ĐC Giáo dục GD Giáo dục- Đào tạo GD- ĐT Giáo dục hướng nghiệp GDHN Giáo dục kỹ thuật tổng hợp GDKTTH Giáo viên GV Hướng nghiệp HN Học sinh HS Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Thực nghiệm TN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1.Xuất phát từ yêu cầu GDHN ở trường phổ thông nói chung: Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông, thực hiện chức năng tạo cơ sở cho việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THC S. Văn kiện đại hội Đảng X đã khẳng định “Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Kết hợp việc tổ chức phân ban với tự chọn ở THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh từ THCS”[12, tr. 95-96]. Điều 28 Luật giáo dục (2005) có quy định rõ vũ mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở (THCS) là”… có trình độ học vờn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu vũ kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”[28, tr 15]. Nghị định CP số 75/2006/NĐCP ngày 2/6/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật GD trong đó có Điều 3 về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục. 1.2. Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ GDHN trong dạy học môn Sinh học 9 mà sách giáo khoa vừa mới được ban hành: Chương trình, SGK sinh h 9 được tiến hành thí điểm từ những năm ọc 2002-2004 đến năm 2006-2007 được Bộ GD-ĐT quyết định chính thức ban hành. Trong chương trình giáo d phổ thông đối với môn Sinh, Bộ GD-ĐT ục đã khẳng định một trong các mục tiêu về kiến thức “Hiểu được những ứng dụng của sinh học và thực tiễn sản xuất, đời sống”, về thái độ, có ý thức vận dụng các kiến thức kỹ năng học được vào cuộc sống lao động, học tập. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình Bộ Giáo dục và đào tạo cũng quy định “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để giúp học sinh thích ứng với những ngành nghề liên quan đến sinh học” [6, tr. 8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 8. 2 Hiện tại giáo dục đang đòi hỏi cấp bách vấn đề này bởi lớp 9 là lớp cuối cấp, học sinh rất cần được hướng dẫn để lựa chọn phân ban, phân hoá tại cấp THPT và hướng dẫn cho một bộ phận các em học xong THCS sẽ không học tiếp THPT mà theo học trường chuyên nghiệp để có trình độ tay nghề nhất định, hoặc ra trường trực tiếp tham gia lao động sản xuất. Xuất phát từ các lý do trên, căn cứ vào đặc điểm bộ môn chúng tôi chọn đề tài “Tích h ợp giáo dục h ướng nghiệp trong quá trình dạy học Sinh học 9” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xuất phát từ cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp và thực tiễn, thông qua dạy học Sinh học ở trường phổ thông thuộc giai đoạn hiện hành, từ đó tìm tòi, xác lập các giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp áp dụng đối với dạy học Sinh học 9 hiện hành. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học Sinh học. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu tiến hành các giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp một cách hợp lý trong quá trình dạy học bộ môn Sinh học 9 thì vừa bồi dưỡng hứng thú, động lực học tập cho học sinh, nhờ vậy có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, vừa trực tiếp tạo được hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác GDHN tại trường phổ thông giai đoạn hiện nay. 5.2. Các giải pháp tiến hành tích hợp giáo dục h ướng nghiệp trong quá trình dạy học bộ môn Sinh học ở phổ thông và trong dạy học Sinh học 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 9. 3 5.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả các giải pháp mà luận văn đã đề xuất (chúng tôi chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu ở một số bài trong chương V, VI của phần Di truyền và Biến dị -Sinh học 9) 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài luận văn. 6.2.Phương pháp điều tra, phỏng vấn, trao đổi: - Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng, nhận thức thái độ, của học sinh về công tác giáo dục hướng nghiệp, tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học ở trường THCS trước và sau thực nghiệm. - Phỏng vấn, đối thoại trực tiếp đối với giáo viên, học sinh của các trường THCS nhằm tìm hiểu thực tế việc tổ chức thực hiện GDHN, tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học của lớp 9 ở trường THCS. 6.3 Thực nghiệm sư phạm; - Soạn giáo án theo hướng tích hợp GDHN trong dạy học một số bài của chương V, VI phần Di truyền và Biến dị - Sinh học 9. - Tiến hành thực nghiệm tại các trường THCS. 6.4.Phương pháp thống kê toán học; - Sử dụng các công thức thống kê để xử lý kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm. 7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI -Minh hoạ và thực nghiệm sư phạm một số giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chương V, VI ủa phần Di truyền và Biến dị c Sinh học 9. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Một số vấn đề có ý nghĩa lý luận về đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp vào dạy học sinh học hiện hành và sinh học 9 nói riêng. - Một số biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học sinh học 9 hiện hành ở trường THCS. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 10. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ GDHN THÔNG QUAẠY HỌC SINH HỌC TRONG D TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN THẾ GIỚI Vấn đề Giáo dục lao động, Giáo dục KTTH, GDHN được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác- Lê nin đề cập, tiếp theo là các nhà GD học Xô viết (cũ) đã phát triển thành các quan điểm, học thuật và chính quyền Xô viết xây dựng các văn bản pháp qui liên quan. Qua tài li ệu nghiên cứu của các tác giả chúng tôi điểm lại theo trình tự sau: - Các tư tưởng kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và tình hình nghiên cứu và xây dựng văn bản pháp qui liên đới, các thành tựu của Liên Xô cũ. - Các nhà sư ph m Liên bang Nga h xô viết tiếp tục bàn về giáo dục ạ ậu KTTH và HN. - Nghiên cứu về GDHN và GDHN trong dạy học Sinh học ở một số nước tư bản. - Quan điểm của UNESCO về GDHN. 1.1.1. Các tư tưởng kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin và tình hình nghiên cứu và xây dựng văn bản pháp qui liên đới, các thành tựu của Liên Xô cũ Năm 1866, trong tác ph Marx ẩm - Engels Tuy tập, K. Marx viết: ển “Chúng tôi hiểu giáo dục gồm ba điều: giáo dục trí lực, giáo dục thể lực, giáo dục kỹ thuật giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất và đồng thời tập cho trẻ em hoặc thiếu niên quen sử dụng những công cụ đơn giản nhất cho tất cả các ngành sản xuất”[25, tr. 186]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 11. 5 Ở Nga, tháng 2 năm 1919 trong văn bản đề cập đến những nhiệm vụ trước mắt của GD Xô viết V.I Lenin đã viết: “Thực hiện chế độ giáo dục không mất tiền và bắt buộc, phổ thông và bách khoa (dạy lý thuyết và thực hành về tất cả các ngành chủ yếu) cho trẻ em trai và gái dưới 16 tuổi, kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất xã hội [25, tr.186]. N.K Krupxkaia và nhiều nhà quản lý giáo dục và nhà sư phạm Xô viết như A.V lunatsarski, N.O Blonxki, S.T Saskii, M.N Xcatkin, M.Z Akmalov, P.R.Atutop, V.D Simonenko… đã vận dụng tư tưởng trên của Marx và Lênin xây dựng thành hệ thống lý luận giáo dục KTTH được áp dụng vào thực tiễn giáo dục Xô viết nhằm chỉ đạo nội dung và phương pháp giáo dục của nhà trường phổ thông thể hiện qua một số tác phẩm như tuyển tập các bài báo “Về công tác hướng nghiệp cho học sinh”, Nhà xuất bản Giáo dục Liên Xô năm 1965 của Krupxkaia, tác phẩm “Vai trò của lao động trong giáo dục kỹ thuật tổng hợp”của Atutốp P.Q, Pôliakốp V.A, tác phẩm “Hướng nghiệp như là tổ hợp khoa học”của Klimốp E.A, Lêningrat 1969...Các nhà GD Xô viết cho rằng giáo dục KTTH phải được quán triệt và xuyên suốt mọi hoạt động GD, làm căn cứ cho để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội - nhân văn, công tác n khoá, ngoại khoá, ội hoạt động của nhà trường phải liên hệ thực tiễn với xã hội và sản xuất, các môn học của nhà trường phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, với thực tiễn cuộc sống. Giáo dục KTTH cũng quán triệt vào hoạt động lao động trong nhà trường và các hoạt động của học sinh tham gia lao động sản xuất và với xã hội của người lớn. Giáo dục KTTH và GD kết hợp giữa học tập với lao động sản xuất có tác dụng lớn để hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Ý tưởng giáo dục KTTH mang các giá trị về chính trị, kinh tế, thực tiễn và sư phạm. Người có công đầu trong việc xây dựng cơ sở lý luận dạy học quán triệt nguyên lý KTTH là Skatkin N.M. Trong tác phm “Những vấn đề về lý luận ẩ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 12. 6 dạy học " Moskva, 1970 ông viết “Nguyên lý KTTH thể hiện vào nội dung GD ở khâu trình bày các quy luật khoa học và các nguyên lý kỹ thuật - công nghệ, tổ chức và kinh tế nền sản xuất hiện đại nhằm vũ trang cho học sinh những kỹ năng khái quát nhất, dễ dàng vận dụng trong các tình huống mới và nhằm phát triển tư duy kỹ thuật mềm dẻo, linh hoạt sáng tạo. Nguyên lý KTTH được quán triệt vào các môn học trường phổ thông thể hiện ở chỗ đưa vào nội dung dạy học những kiến thức về các cơ sở khoa học của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và các quá trình công nghệ học cũng như những kỹ năng KTTH cần thiết cho người lao động thuộc mọi ngành sản xuất khác nhau như những kỹ năng đo lường, tính toán, lập sơ đồ, sửa chữa, phòng thí nghiệm và các kỹ năng khác”[5, tr.4]. Nguyên lý KTTH có ý ngh ĩa quan trọng nhất trong công tác giáo dục HN và lao động cho học sinh. Vận dụng tinh thần đó, các trường phổ thông của các nước XHCN đều đã tổ chức dạy môn học thuộc nhóm môn lao động, kỹ thuật, tổ chức học sinh lao động, tham quan tại các cơ sở sản xuất.. và vận dụng tinh thần đó trong xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, biên soạn, phương pháp dạy học các môn học trong đó có môn Sinh học, được thể hiện trong tác phẩm “Đại cương về phương pháp giảng dạy sinh vật”tập I, tập II của các tác giả N.M. Veczilin, V.M. Coocxunxcaia [33]... 1.1.2. Các nhà sư ph Liên bang Nga hậu xô viết tiếp tục bàn về ạm giáo dục KTTH và HN Do sự biến động về chính trị, cùng với sự tan rã của Liên Xô, nền giáo dục của Nga cũng có sự thay đổi trong đó có vấn đề giáo dục KTTH và HN. Atutôp P.R nhà lý lun Xô viết nổi tiếng tr ước đây, nay là vi n sĩ viện hàn ậ ệ lâm GD Nga có nghiên c mới, trong bài báo “Khái niệm giáo dụ c kỹ thuật ứu tổng hợp trong điều kiện hiện đại “đăng ở Tạp chí Sư phạm “Pedagogika”số 2/1999, trang 17, ti ng Nga đã khẳng định rằng phải nghiên cứu cơ sở khoa ế học của GD KTTH về tính chất liên môn học trên nhiều bình diện như triết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 13. 7 học, xã hội học, tâm lý học và khoa học - kỹ thuật. Ông đã bổ sung mặt lý luận giáo dục KTTH với nhiều nội dung mới “Những yêu cầu tổng thể của nền sản xuất hiện đại - một đảm bảo cho sự tăng trưởng tối đa những năng lực sáng tạo của con người- đòi hỏi phải đặt giáo dục KTTH vào vị trí có chức năng cơ bản chủ đạo trong việc phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết để họ hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực tương lai khác nhau”. Ngày nay mối quan hệ “khoa học - sản xuất”của xã hội loài người càng trở nên mật thiết, có sự tác động qua lại, được phản ánh vào nhà trường dưới quan hệ “học tập - lao động”, thêm vào đó mối liên hệ giữa các môn học chặt chẽ đến mức tích hợp thì vai trò của giáo dục KTTH trong giáo dục càng lớn lao. Khi bàn về giảng dạy công nghệ học cho học sinh phổ thông, trong bài “Công nghệ học và giáo dục hiện đại “cũng đăng ở tạp chí Peđagogika số 2 năm 1996 Aututôp P.R nhấn mạnh “Trong GD công nghệ học phổ thông thì giáo dục KTTH và GD tiền nghề nghiệp có vai trò quan trọng. …. Nói cách khác GD công ngh ệ trường phổ thông phải thể hiện tinh thần giáo dục KTTH”. Phát triển tư tưởng Aututôp P.R, Trecnôglazki A. Iu trong “Nhng vấn ữ đề giáo dưỡng cụ thể của Giáo dục kỹ thuật tổng hợp”đăng ở tạp chí Peđagogika số 9 năm 2000 cho rằng “Những thành tựu khoa học GD mới đây đã làm sáng tỏ thêm bản chất của nhiều tư tưởng giáo dưỡng và GD, trong đó có GD KTTH. Ngày nay GD KTTH được hiểu như là một trong những chức năng chủ đạo của quá trình GD, đóng góp vào sự phát triển ở học sinh những năng lực cho phép các em hoạt động thành công trên m lĩnh vực rất khác ọi nhau trong tương lai”. Qua đó ông đã phân tích thành ph các tố chất hình ần thành của nhân cách trong điều kiện hiện tại của học sinh có sự đóng góp quan trọng của giáo dục KTTH trong nhà trường. Tác giả cũng phân tích rõ mối quan hệ mật thiết giữa các hoạt động dạy học ở trường phổ thông phải quán triệt nguyên tắc giáo dục KTTH từ việc xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 14. 8 dựng mục tiêu, nội dung các môn học đến việc biên soạn các tài liệu khoa học, phương pháp dạy học cho bộ môn. Chúng ta thấy rằng các nhà GD của LB Nga vẫn kế thừa và tiếp tục phát triển trong điều kiện hiện đại lý luận, vai trò, ý nghĩa của giáo dục KTTH quán triệt vào dạy học các môn khoa học của trường phổ thông Như vậy, Bộ GD-ĐT liên bang Nga không tách GDHN ỏi GD phổ kh thông, GD Liên Bang Nga đã kế thừa phát triển tinh thần, nội dung giáo dục lao động - HN theo nguyên ắc KTTH của giáo dục Xô Viết (cũ) đồng thời t phát triển,hiện đại hoá nâng cao trình độ lý luận về GD KTTH và HN nhằm đáp ứng yêu cầu của công nghệ hiện đại và xã hội hiện đại mà không phủ nhận nguyên tắc này. Về tinh thần nhiệm vụ giáo dục KTTH và hướng nghiệp trong dạy học Sinh học cũng tiếp tục được các tác giả đề cập đến như I.N.Ponomareva: “Giáo dục lao động gắn liền với giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục hướng nghiệp. Đối với dạy học sinh học điều quan trọng là cung cấp cho học sinh nhận thức lao động là điều cốt yếu trong mối quan hệ giữa người với tự nhiên. Nghiên cứu giới tự nhiên phải h ướng vào đặc thù của lao động, đồng thời qua dạy học sinh học giới thiệu cho học sinh thế giới sống là đối tượng của nhiều ngành nghề cũng là nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt nhà trường phải có nhiệm vụ hình thành cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo, một số nghề nghiệp liên đới “[40, tr.159]. 1.1.3. Nghiên cứu về GDHN và GDHN trong dạy học Sinh học ở một số nước tư bản Ở Pháp thành lập Viện Quốc gia nghiên cứu về Lao động và Hướng nghiệp từ năm 1928, đến năm 1975, đã tiến hành cải cách giáo dục để hiện đại hoá nền giáo dục,chú ý đặc biệt chăm lo giảng dạy lao động và nghề nghiệp cho học sinh. Nhà nước Pháp coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục và tư vấn tâm lý hướng nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 15. 9 Hiện nay, Pháp thực hiện công tác hướng nghiệp không những cho học sinh phổ thông mà còn cả với người lớn theo một tiếp cận mới. Đó là kết hợp các hướng cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp, về đặc điểm lao động Của từng nghề, về các trường đào tạo nghề giúp người học có nhu cầu thông tin để so sánh lựa chọn. Mặt khác nhà trường tổ chức các phương pháp như giáo viên quan sát, tìm hi nhiều mặt liên quan đến nghề nghiệp tương lai ểu của trò, còn các chuyên gia tâm lý hướng nghiệp, thầy thuốc trường học tiến hành các kiểm tra về nhân học, tâm lý, y học đối với học sinh. Trên cơ sở đó, nhà trường hay nhà tư vấn đưa ra những tư vấn tâm lý về chọn nghề, để từng học sinh tự quyết định sự chọn nghề lần đầu, hay điều chỉnh chọn nghề, thay đổi nghề. Căn cứ vào nhiệm vụ của từng loại cán bộ làm công tác h ướng nghiệp mà tổ chức đào tạo nhà giáo dục hay chuyên gia hướng nghiệp khác nhau làm việc tại các loại tr ường, các cơ quan quản lý giáo dục các cấp hay các trung tâm thông tin và tư vấn nghề của nhà nước hay trong doanh nghiệp [23, tr. 85-91]. Không chỉ chú trọng công tác HN ở các bộ môn về HN, mà trong dạy học các bộ môn khoa học khác như môn Sinh học nói cũng có nội dung GDHN, điều này được thể hiện trong cuốn SGK có tên “Các khoa học về sự sống và về trái đất “dành cho lớp nhì nhánh khoa học trường Ly xê có bài ngắn nhan đề “Sinh học và nghề cảnh sát khoa học”mô tả công việc của cảnh sát công nghệ và khoa học trong các phòng thí nghiệm dùng kỹ thuật di truyền để phá án, đồng thời chỉ ra những tiêu chuẩn nghiệp vụ của cảnh sát này liên quan đến tri thức sinh học [40, tr.104]. Tương tự, trong sách Sinh học lớp 11 năm 2005 có mục các nghề liên quan tới đối tượng sinh học [39, tr.14]. Ở Australia hi n nay các ch ương trình GDHN có ch l ượng ở nhà ệ ất trường có nội dung cân bằng và có các kết quả đòi hỏi rõ ràng từ học sinh. Thông qua việc học tập liên tục vì lặp lại, mỗi học sinh phải thể hiện được là mình có thể học về bản thân trong công việc. Ở lớp 7 đến lớp 10 học sinh phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 16. 10 “xác định mối quan tâm và sở thích của mình đối với các công việc và nghề nghiệp khác nhau”[23, tr. 64] Ngoài ra học sinh còn học về thế giới công việc, ở lớp 7 đến lớp 10 học sinh cần “mô tả các loại nghề và những kỹ năng sự hài lòng của chúng cùng những gì chúng đem lại, giải thích các kỹ n ăng về tri thức thu được và sử dụng ở một công việc có thể được chuyển sang công việc khác và nghề nghiệp khác như thế nào [23, tr. 65] Yếu tố giáo dục HN còn được thể hiện ở việc học về lập kế hoạch và quyết định, thực thi các quyết định và vượt qua những giai đoạn chuyển đổi. Như vậy bốn yếu tố của GDHN là học về bản thân trong công việc, học về thế giới công việc, học về lập kế hoạch và quyết định thực thi các quyết định và vượt qua những giai đoạn chuyển đổi được thực hiện liên tục lặp lại qua 4 cấp học tiểu học (lớp 1 đến lớp 4), trên tiểu học (lớp 4 đến lớp 7) trung học cơ sở (lớp 7 đến lớp 10) trung học phổ thông và tương đương (lớp 10-12). Điều này góp phần quan trọng trong sự phân luồng học sinh một cách hợp lý “Australia có tỷ lệ thanh niên học lớp 12 rất cao. Có khoảng 70% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên đại học. Nhiều nguồn trong số này có nhu cầu vào học trong hệ thống giáo dục và đào tạo nghề”[19, tr 48] tránh được tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”khi công tác GDHN không được làm tốt. Ngoài ra các qu gia khác nh ư Anh, Mỹ, Nhật, Malaysia, Hàn Quốc... ốc đều coi trọng công tác GDHN thể hiện trong mục tiêu, trong luật giáo dục, trong chương trình nội dung môn học từ cấp I trở đi [23], [24]. 1.1.4. Quan điểm của UNESCO về GDHN Quan điểm chung của thế giới hiện đại đã được đề cập bởi tổ chức UNESCO trong tác ph của Jacques Delors, Paris “Còn về hướng nghiệp p hải được ẩm tiến hành ở bậc trung học để hướng chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống người lớn, vào thế giới lao động... Hướng nghiệp giúp học sinh chọn nghề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 17. 11 trong mọi lĩnh vực đa dạng khác nhau nhưng không đóng cửa đi vào ngành nghề cuối cùng. Hệ thống giáo dục phải có tính linh hoạt ”. [5,tr.7- 8]. Do nhà trường phổ thông nhất là cấp trung học phải tiến hành dạy công nghệ, dạy nghề, công tác hướng nghiệp nhằm mục tiêu cho HS tiếp cận với bức tranh chung của công nghệ hiện đại, đang phát triển và chuẩn bị đi vào th giới ế nghề tương lai(chứ không phải một nghề xác định cụ thể trước mắt).Về nội dung này thể hiện giống tinh thần GD KTTH của người Nga thời Xô viết và hậu Xô viết, song các nhà GD học phương tây gọi là GD công nghệ tích hợp. 1.2. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ GDHN QUA D Y HỌC SINH HỌC TRONG TRƯỜNG Ạ PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM So với các nước trên thế giới, công tác HN đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam nói chung và nhà trường THCS nói riêng đã được thực hiện từ lâu song so với các nước thì còn tồn tại nhiều bất cập. 1.2.1. Thời kỳ trước đổi mới giáo dục(1986) Người đề cập đến công tác GDHN ở Việt Nam trước hết phải kể đến chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã rất coi trọng công tác HN, đã vận dụng sáng tạo các quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm đào tạo lớp người lao động mới. Nói về hướng nghiệp trong bài “Học sinh và lao động”Bác viết: “Thi đỗ tiểu học rồi thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi thì muốn lên đại học, riêng về mỗi cá nhân của người học sinh thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng chung với nhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý vì bất kỳ nước nào, số trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học cũng ít hơn trường trung học. Thế thì những trò tiểu học, trung học không được chuyển cấp phải làm gì?”[19] Tiếp theo chủ tịch Hồ Chí Minh, thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có ý kiến: “Giáo dục phổ thông dành cho tuổi trẻ từ tuổi thơ ấu đến tuổi 18, tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 18. 12 thanh niên, tuổi hoàn thành giáo dục phổ thông, ở đây có sự gặp nhau hài hoà giữ ba nhân tố: giáo dục phổ thông, tuổi trẻ và triển vọng nghề nghiệp. Đó là quá trình chuẩn bị vào đời của mọi người”[8, tr.33] “Mọi người cần nhớ rằng, giáo dục phổ thông không chỉ nhằm dạy kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội mà còn nhằm cái đích dạy các nghề có tầm quan trọng rất thiết thực hiện nay ở nước ta”[8, tr.40] Triết lý của các nhà cách mạng và tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đã được nhà nước ta nêu thành nguyên lý giáo dục, các chỉ thị và các văn kiện đại hội Đảng, cụ thể như: quyết định 126/CP ra ngày 13 tháng 9 năm 1981 của chính phủ “Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp PTCS và THPT tốt nghiệp ra trường”. Để triển khai quyết định trên ngày 17/11/1981 Bộ giáo dục và đào tạo đã ra thông tư số 31/TT hướng dẫn việc thực hiện quyết định trên cho các cơ quan quản lý giáo dục, trường phổ thông các cấp và các cơ quan liên ngành [10, tr.2]. Người có công đóng góp rất lớn trong sự nghiệp giáo dục hướng nghiệp của Việt Nam giai đoạn này là Phạm Tất Dong. Ông đã nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp, những vấn đề về nội dung và phương pháp hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên … Điều này được thể hiện trong hàng loạt các bài báo như: Hướng nghiệp cho thanh niên- Tạp chí thanh niên số 8-1982, Sinh hoạt HN của học sinh THPT(1982). Một hướng khác do các tác ả Đặng gi Danh Ánh, Nguyễn Viết Sự cùng các cộng sự khác nghiên cứu là: Nghiên cứu động cơ chọn nghề, hứng thú chọn nghề và khả năng thích ứng nghề của học sinh h nghề, xây dựng phòng truyền thống h ướng nghiệp trong trường ọc nghề, đặc biệt nghiên c tâm sinh lý, nội dung lao động của một số nghề ứu nhằm tạo ra tài liệu hướng nghiệp cho trường phổ thông thể hiện ở cuốn “Tuổi trẻ và nghề nghiệp”tập 1, và tập 2 từ những năm 70-80 của thế kỷ XX. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 19. 13 Ngoài ra các tác gi khác như Nguyễn Văn Hộ, Phan Huy Thụ, Nguyễn Văn ả Lê, Hà Thế Truyền.. cũng nghiên cưứ về GDHN cho HS phổ thông [9], [10], [20], [24]. Sinh học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống kiến thức sinh học liên quan tới rất nhiều ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, y học, môi trường…. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong dạy học bộ môn Sinh học là một trong các nhiệm vụ của dạy học sinh học và được các tác giả như Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành trong “Lý luận dạy học si nh học “Tập 1, 2- Nhà xuất bản giáo dục 1979 đã đề cập. Ở giai đoạn này thì SGK sinh học của các lớp ở các cấp đều thể hiện nội dung, tinh thần GDKTTH và HN. 1.2.1. Thời kỳ đổi mới giáo dục (từ năm 1986 đến nay) Cùng với sự biến động về chính trị, xã hội của thế giới, đặc biệt là sự tan rã khủng hoảng của các nước CNXH thì công tác hướng nghiệp, giáo dục kỹ thuật tổng hợp của nước ta cũng có sự thay đổi do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường, sự khó khăn về kinh tế...nội dung GDHN đã xây dựng trở thành lạc hậu nên công tác GDHN bị coi nhẹ dẫn tới hậu quả là mất cân đối trong phân luồng đào tạo ngành nghề…. Thể hiện sự thiếu hụt về hướng nghiệp trong công tác giáo dục ở trường phổ thông Việt Nam. Nhận thức rõ vấn đề này rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu về thực trạng giải pháp cho công tác hướng nghiệp... Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Như Ất, Phạm Huy Thụ, Lưư Đình Mạc với đề tài do văn phòng chính ph quản lý: ủ Thực trạng giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông 2004; Nguyễn Văn Lê, Hà Th Truyền trong bài” Để ế nâng cao ch l ượng giáo dục hướng nghiệp trong tình hình mới”- Tạp chí ất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 20. 14 Giáo dục số 81/2004... cho thấy công tác HN cần được thay đổi. Nhận thức rõ tầm quan trọng của GDHN, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, khôi phục công tác GDHN đặc biệt là GDHN trong trường phổ thông từ năm 2000. Tuy nhiên qua một số công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân [24], của Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự [16]... đều cho thấy hiện nay công tác GDHN đã được quan tâm song việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao với nhiều nguyên nhân nh ư thiếu giáo viên đúng chuyên ngành, cơ sở vật chất hạn chế nhiều giáo viên chỉ lo “dạy chữ”chiếm 78,1% [10, tr.67], việc giáo dục hướng nghiệp do giáo viên bộ môn làm thường xuyên thông qua dạy học các môn ở các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang đều đạt dưới 50% (Thái Nguyên 23,3%, Qu ảng Ninh 43%, Tuyên Quang 20%, ạng S ơn 25%, Hà L Giang 30%) [16, tr.38-40]. Với bộ môn Sinh học các tác giả Trần Bá Hoành, Đinh Quang Báo, Trịnh Nguyên Giao, Nguy Quang Vinh, Trần Đăng Cát...đều nêu rõ nhiệm vụ ễn GDKTTH và HN trong d học Sinh học trong các cuốn n hư: “Dạy học sinh ạy học ở trường THCS”- Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2001,”Đại cương phương pháp dạy học sinh học” [17], [18]… Tuy nhiên các tác giả trên chỉ đề cập tới nhiệm vụ trên là chung cho cả bộ môn chứ chưa đi sâu vào cách làm từng bài cụ thể,trong khi đó chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh có sự đổi mới, chương trình Sinh phổ thông hiện hành được chính thức áp dụng đại trà từ năm 2006. Mặt khác giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp ở nước ta cũng cần có sự thay đổi do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự gia nhập tổ chức WTO sự biến động kinh tế xã hội... Có thể nói các công trình khoa học khác nhau ở trong n ước và ngoài nước rất có giá trị về mặt phương pháp lu và lý luận đối với việc thực ận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 21. 15 hiện GDHN nói chung ở nước ta, đã kế thừa tư tưởng Mac - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, phù hợp với quan điểm chung của thế giới, tuy nhiên trong những công trình trên chúng tôi nhận thấy hiện nay hiệu quả GDHN trong trường phổ thông nước ta còn thấp, cần phải phối hợp GDHN với dạy học các môn văn hoá cơ bản, nhất là các môn liên quan tới nhiều ngành, nghề trong đó có môn Sinh ọc, đặc biệt là ở chương trình, SGK mới được áp h dụng đại trà, song các giải pháp để thực hiện GDHN thông qua dạy học môn này chưa tác gi nào đề cập cụ thể cho các bài, các chương ở trong ả dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này làm công trình nghiên c u của mình. ứ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 22. 16 CHƯƠNG II VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 2.1.1. Nghề nghiệp Theo E.A. Klimov: “Ngh nghiệp là lĩnh vực sử dụng sức lao động vật ề chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có), nó tạo cho con người khả năng sử dụn g lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho tồn tại và phát triển [20, tr 10]. Theo ừ điển tiếng Việt thì “nghề là công việc chuyên môn làm t theo sự phân công lao động của xã hội. Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và phục vụ xã hội [27, tr 67]. Đôi khi người ta dễ nhầm lẫn giữa nghề nghiệp với việc làm bởi chúng cùng xuất phát từ quan niệm về những kỹ năng của một hoặc nhiều nghề được cá nhân sử dụng trong quá trình lao động. Nếu việc làm diễn ra trong một thời gian dài, có cơ sở từ nghề được đào tạo, có nhu cầu ổn định, trong quá trình lao động cá nhân thường xuyên sử dụng một hệ thống tri thức và các kỹ năng được huấn luyện tay nghề, khi đó cá nhân không chỉ có nghề mà có cả nghiệp. Chính vì vậy có thể coi: Nghề nghiệp là một công việc mà để có nó đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nhất định. Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp con người có thể tạo ra sản phẩm thoả mãn những nhu cầu sinh sống của cá nhân và phục vụ xã hội. Ví dụ: nghề nuôi cá, nghề giáo viên... 2.1.2. Hướng nghiệp - Có nhiều lĩnh vực khoa học đề cập tới công tác hướng nghiệp để hiểu được bản chất của khái niệm này chúng ta cần xem xét các định nghĩa khác nhau về hướng nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 23. 17 Về phương diện kinh tế học, HN được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức thanh, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước. Hướng nghiệp góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu nâng cao năng suất lao động xã hội. Xét ở bình diện khoa học lao động hướng nghiệp là hình thức giám định lao động có tính chất chẩn đoán. Đó là quá trình xác ập sự phù hợp l nghề của từng người cụ thể dựa trên cơ sở xác định sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm- sinh lý c họ với những yêu cầu của một nghề nào ủa đó đối với người lao động. Tháng 11/1980, H nghị lần thứ 9 những ng ười đứng đầu cơ quan ội giáo d nghề nghiệp các n ước XHCN họp tại Lahabana (CuBa) đã ục thống nhất “HN là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý h y h ọc và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề ọc, phù h với nhu cầu xã hội đồng thời thoả mãn tối đa nguy vọng, ợp ện thích h với những n ăng lực, sở tr ường và tâm lý cá nhân, nhằm mục ợp đích phân b hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực l ượng lao động dự trữ có ố sẵn của đất nước [13, tr 76]. Theo từ điển tiếng Việt thì: “HN là thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý ới n ăng khiếu, n ăng lực thể lực) nội dung t theo ngành và loại lao động giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề [27, tr.458]. Còn theo từ điển giáo dục học thì “HN là hệ thống các biện pháp giúp đỡ học sinh làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng, năng lực, sở tr ường của mỗi người. Với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan của xã hội”. [15, tr. 209] Cũng đề cập tới hướng nghiệp, tác giả Phạm Tất Dong cho rằng “HN như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 24. 18 lực, nguyện vọng, sở trường của mỗi cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”. Dưới góc độ giáo dục phổ thông thì có thể coi “HN là sự tác động của một hệ thống những biện pháp tác động của nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân” [20, tr 11]. Trong trường phổ thông, hướng nghiệp vừa là hoạt động dạy của giáo viên, vừa là hoạt động của học sinh, có nghĩa là trong công tác HN giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh là người chủ động tham gia vào hoạt động để tiếp cận với hệ thống nghề nghiệp. Kết quả cuối cùng của quá trình HN là s tự quyết định của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp ự tương lai. Như vậy hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã h đang cần phát triển đồng thời lại phù hợp với hứng thú, ội năng lực cá nhân. Thực chất của công tác HN trong nhà trường phổ thông không phải là sự quyết định nghề cho mỗi cá nhân mà là điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của thế hệ trẻ nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân và nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức nhằm đảm bảo con người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và đạt năng suất lao động cao. 2.1.3. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp Theo luận điểm của C.Mác “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp nhằm cung cấp cho học sinh những nguyên lý cơ bản, chung nhất của tất cả các quá trình sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 25. 19 xuất, đồng thời làm cho thanh thiếu niên qua sử dụng và điều khiển các công cụ cơ bản nhất của các ngành sản xuất”[23, tr.35]. Còn theo luận điểm V.I.Lênin “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp chính là cung cấp cho học sinh những tri thức lý luận và thực tiễn cho tất cả các quá trình sản xuất”. [23 tr.36] -Theo Từ điển Giáo dục học thì “Giáo dục kỹ thuật tổng hợp là bộ phận nội dung giáo dục toàn diện trong trường phổ thông có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức có liên quan đến các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các ngành sản xuất chủ yếu trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính vi n thông…. Rèn luy cái kỹ n ăng kỹ xảo và phong cách lao ễ ện động công nghiệp, bồi dưỡng năng lực tư duy khoa học - công nghệ tiên tiến, giới thiệu các phương pháp tổ chức, quản lý nền kinh tế hiện đại theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp là một yêu cầu có tính nguyên ắc đối với sự nghiệp giáo dục nhằm đào tạo con ng ười lao t động mới xã hội chủ nghĩa, do đó cần được thực hiện trong tất cả cá bậc học, cấp học phổ thông tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cho phép. Hình thức tổ chức giáo dục kỹ thuật tổng hợp chủ yếu là lồng ghép và tích hợp liên môn, ngoài ra có th tổ chức dạy nghề, tham gia lao động sản xuất, tham quan xí ể nghiệp, công trường, nông trường, trang trại…”.[15 tr. 137] Qua các khái ni m trên cho thấy giáo dục kỹ thuật tổng hợp có hai mặt ệ chủ yếu: -Về mặt lý luận, giáo dục KTTH cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ thuật, nguyên lý cơ bản chung nhất của tất cả các quá trình sản xuất và những kiến thức có liên quan đến ứng dụng khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất chủ yếu. -Về mặt thực tiễn, giáo dục kỹ thuật tổng hợp trau dồi và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng để sử dụng và điều khiển các công cụ cơ bản nhất đang được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất chủ yếu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 26. 20 2.1.4. Tích hợp và dạy học tích hợp - Tích hợp (intergration) là sự kết hợp một cách hữu c ơ tự nhiên, có hệ thống các kiến thức / khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất (không phải đồng nhất), dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn đó [27, tr.188]. - Dạy học tích hợp (DHTH) là gì? Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về DHTH. Theo UNESCO, DHTH các khoa ọc được định nghĩa là “một cách h trình bày các khái ni và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống ệm nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh sự quá nhấn mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau ‘[16, tr.241]. Định nghĩa này nhấn mạnh cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lý khoa học chứ không phải hợp nhất nội dung. Còn theo Hội nghị tại Maryland 4/1973 thì khái niệm DHTH còn bao gm cả việc DHTH các khoa học với công nghệ học [16, ồ tr.242]. Định nghĩa này nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết khái niệm và nguyên lý khoa học với ứng dụng thực tiễn. Tuy có những cách định nghĩa khác nhau nhưng chúng lại thống nhất biện chứng với nhau ở tư tưởng chính là việc thực hiện một mục tiêu “kép”trong dạy học (một là mục tiêu dạy học thông thường của một bài học, hai là mục tiêu được tích hợp trong nội dung bài học đó). Các nhà giáo d đã khẳng định rằng: Đến nay không c phải là bàn ục ần đến vấn đề cần hay không, mà chắc chắn là cần phải dạy học tích hợp. Đây cũng là ý kiến kết luận của Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO tổ chức tại Varna (Bungri) “Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học”tháng 9/1968. [16], [26], [27]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 27. 21 2.2. CƠ S LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG GDHN Ở TRƯỜNG PHỔ Ở THÔNG NÓI CHUNG VÀ Ở BỘ MÔN SINH HỌC NÓI RIÊNG Vận dụng cơ sở lý luận về GDHN ở trường phổ thông của Nga và của các tác giả Đặng Danh Ánh, Phạm Tất Dong, Ng uyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Viết Sự.. [9], [10], [16], [20], [24]. Chúng tôi thống nhất cơ sở lý luận của hoạt động GDHN ở trường phổ thông nói chung và ở bộ môn Sinh học nói riêng như sau: 2.2.1. Ý nghĩa của công tác giáo dục hướng nghiệp 2.2.1.1. Ý nghĩa giáo dục. Giáo dục h ướng nghiệp là một bộ phận của công tác giáo dục. Đây là công tác điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp cho các em theo xu thế nhu cầu lao động xã hội và sự phân công lao động xã hội. Thực tế đã cho thấy: sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tự phát của thanh, thiếu niên ít khi phù hợp với h ướng sản xuất, nhu cầu lao động của xã hội nên xảy ra tình trạng mất cân đối như hiện nay (người có trình độ đại học thì quá nhiều trong khi đó công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề lại thiếu). Vì vậy tác động của giáo dục trong quá trình hướng nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội. Kết quả của GDHN là giúp học sinh chọn nghề trên c ơ sở phù hợp với nguyện vọng của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình mình và phù hợp với nhu cầu xã hội…. 2.2.1.2. Ý nghĩa kinh tế của giáo dục hướng nghiệp GDHN luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước từ đó nâng cao năng suất lao động xã hội, đồng thời đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy hết năng lực sở trường lao động. Phát triển cao hứng thú nghề nghiệp, làm tăng khả năng sáng tạo trong lao động. Đây là việc làm hết sức c ó ý nghĩa trong công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 28. 22 tác giáo d h ướng nghiệp. Từ đó biến nghề nghiệp không chỉ là nơi kiếm ục sống đơn thuần mà còn là nơi giúp cá nhân th hiện nhân cách, phát triển tài ể năng, hết mình cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng tổ chức. Tuy nhiên để đảm bảo ý nghĩa kinh tế của giáo dục hướng nghiệp thì trường phổ thông phải gắn mục tiêu đào tạo với những mục tiêu kinh tế xã hội. Sự phát triển kinh tế của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất đi vào sự phân công lao động trong phạm vi cả nước và từng địa phương. Chính vì vậy hướng nghiệp có nhiệm vụ quan trọng bởi thông qua đó nghề nghiệp, phân bố lại lực lượng lao động trong xã hội, chuyên môn hoá tiềm năng lao động trẻ tuổi. 2.2.1.3. Ý nghĩa chính trị, xã hội GDHN có tác d ụng góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục của tr ường phổ thông tức là hoạt động hướng nghiệp có chức năng thực hiện hoá đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, hiện thực hoá đường lối giáo dục trong đời sống xã hội, GDHN phải được coi là điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục. GDHN sẽ tạo nên những yếu tố mới trong con người lao động - yếu tố cơ bản của việc tăng năng suất lao động xã hội. Làm tốt giáo dục hướng nghiệp, sẽ có những lớp người mới đủ năng lực và phẩm chất cách mạng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tóm lại GDHN có ý nghĩa đối với sự triển khai chiến lược con ngườimột bộ phận của chiến lược kinh tế và khoa học- kỹ thuật. Xét ở bình diện xã hội, GDHN có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bố lực lượng dân cư. Khi xã hội gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm cho thanh niên, hướng nghiệp kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất và dạy nghề sẽ có tác dụng làm ổn định đời sống xã hội góp phần tạo điều kiện xã hội sử dụng hết lực lượng học sinh phổ thông ra trường trong mọi lĩnh vực kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 29. 23 Chúng ta bi rằng ết để thanh, thiếu niên đứng ngoài lao động nghề nghiệp đứng ngoài việc làm sẽ gây nên nhiều tác hại phức tạp về mặt xã hội. Bởi vậy cần hướng dẫn thanh, thiếu niên ch nghề cho mình sao cho phù ọn hợp đồng thời có thái độ sẵn sàng tham gia và lao động sản xuất và hoạt động nghề nghiệp nhằn góp phần sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước. Qua đó tạo nên ý thức xã hội và xây dựng vị trí chỗ đứng trong xã hội của thế hệ trẻ. 2.2.2. Nội dung của giáo dục hướng nghiệp - GDHN ph cung cấp cho học sinh sự hiểu biết về hệ thống nghề ải nghiệp trong xã hội, đặc biệt với những nghề phổ biến và quan trọng nhất của nền kinh tế, đồng thời cũng phải giúp cho học sinh quen biết với những nghề chính của địa phương (trên địa bàn xã, huyện) và những nghề có tính chất truyền thống. Bên cạnh hệ thống nghề nghiệp, trong các giờ hướng nghiệp cũng phải cho học sinh hiểu biết về hệ thống các trường nghề (trường dạy nghề, các trường trung học và đại học chuyên nghiệp). - Nội dung công tác hướng nghiệp là giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, thông qua các giờ hướng nghiệp, giờ học tập các bộ môn văn hoá cơ bản giúp học sinh có thái độ đúng đắn với lao động và người lao động, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội, đánh giá đúng những khó khăn và thuận lợi của đất nước của địa phương nhằm tạo cho mình tâm lý sẵn sàng đi vào mọi nghề. Ngoài ra h ướng nghiệp còn bao gồm cả việc giới thiệu những yêu cầu mà nghề nghiệp đòi hỏi cần có ở con người: như về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tâm sinh lý và điều kiện sức khoẻ. Đó là những thực tế đặt ra trước học sinh, giúp các em có cơ sở khoa học, lường thấy hiện thực trong nghề của mình sẽ lựa chọn, xem xét sự phù hợp hay không phù h ợp với mình. - Trong nội dung hướng nghiệp phải giải thích, tuyên truyền về các nghề trong xã hội, giúp học sinh có hiểu biết khái quát về c ơ cấu của nền kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 30. 24 quốc dân, về vị trí vai trò của từng nghề đối với nền kinh tế, đặc điểm của nghề, những yêu cầu về tâm sinh lý của người lao động đối với nghề. - Nội dung công tác hướng nghiệp phải khơi dậy chí hướng và hứng thú nghề nghiệp cho học sinh vì đây được coi như “một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của con người”[10, tr. 25] - Nội dung công tác hướng nghiệp triển khai trong quá trình lao động sản xuất sẽ giúp cho học sinh nắm được những nguyên lý của tổ chức và quản lý sản xuất xã hội công nghiệp, là cơ sở giúp các em xác định phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của bản thân, nghề truyền thống ở địa phương để học sinh thử sức từ đó tự đánh giá năng lực của mình một cách chính xác và có sự lực chọn nghề phù hợp. - Nội dung công tác hướng nghiệp tiến hành trong các bộ môn khoa học cơ bản sẽ tạo cho học sinh có điều kiện hiểu được sự vận dụng tri thức trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, thấy rõ tiềm năng và tri vọng của địa ển phương, của đất nước đối với sự phát triển kinh tế và tương lai c một số ủa ngành nghề. Đồng thời hướng dẫn học sinh đi vào nh ững nghề, những n ơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi. 2.2.3. Nhiệm vụ GDHN trong nhà trường phổ thông. Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nâng cao năng lực nhận thức nghề nghiệp cho học sinh phù hợp với trình độ phát triển tâm lý và lứa tuổi các cấp học, đầu tiên là qua HN, học sinh được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ngay tại địa phương. Nhiệm vụ này được thể hiện suốt những năm học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Từ sự làm quen này sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi: Trong giai đoạn hiện nay, những nghề nào đang cần phát triển, thái độ đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 31. 25 với nghề đó như thế nào là đúng?... Đồng thời, học sinh còn phải biết những yêu cầu tâm lý, sinh lý mà ngh đặt ra, những điều kiện vào nghề và học ề nghề. Trong quá trình tìm hiểu nghề ở học sinh sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp đây là động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề, về mặt tâm lý học đây là nguyên tắc đúng. Tuy nhiên, qua giáo dục, khi thấy được tầm quan trọng của một nghề nào đó học sinh có thể nảy nở hứng thú với nghề và có thể thay đổi định hướng cũ. Đây cũng là vấn đề quan trọng giúp điều chỉnh chọn nghề của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiện nay... Tóm lại, ở nhiệm vụ này là hình thành những biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển. - Hai là ạo điều kiện thuận lợi để học sinh được trực tiếp tham gia t vào hoạt động xã hội nhằm bước đầu hình thành năng lực thích ứng ngh ề nghiệp cho học sinh. Đối với học sinh phổ thông, con đường hình thành năng lực thích ứng nghề nghiệp là tổ chức lao động sản xuất kết hợp với dạy nghề. - Ba là giáo dục cho HS thái độ tôn trọng yêu quí người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm, bảo vệ của công. - Bốn là thực hiện xã hội hoá GDHN nhờ việc phối hợp, liên kết với các tổ chức, các cơ sở sản xuất nằm trong các thành phần kinh tế ngoài xã hội. 2.2.4. Sự cần thiết phải đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp -Căn cứ vào mụ c tiêu c tr ường phổ thông trong Luật giáo dục nước ủa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 ở điều 27 khoản 1 là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân tính n ăng động và sáng ạo, hình t thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 32. 26 Với cấp THCS khoản 3 điều 27 cũng nêu rõ m tiêu của giáo dục ục THCS là “có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” - Ở Nga một nước có nền giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục nước ta, trong “Đại cương về phương pháp dạy học sinh học”hiệu đính của giáo sư I.N.Ponomareva thì “Giáo d lao động gắn liền với giáo dục kỹ thuật tổng ục hợp và giáo dục hướng nghiệp. Đối với dạy học sinh học điều quan trọng là cung cấp cho học sinh nhận thức lao động là điều cốt yếu trong mối quan hệ giữa người với tự nhiên. Nghiên cứu giới tự nhiên phải hướng vào đặc thù của lao động, đồng thời qua dạy học sinh học giới thiệu cho học sinh thế giới sống là đối tượng của nhiều ngành nghề cũng là nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt nhà trường phải có nhiệm vụ hình thành cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo, một số nghề nghiệp liên đới”“Nhà trường không đặt mục tiêu hình thành các kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp. Trong quá trình giảng dạy với văn hoá lao động, nắm được các yếu tố, biết một số phương thức hoạt động lao động, có được kỹ năng thực hành, tổ chức lao động hợp lý, ở các lớp trên thì làm quen với một số mặt giáo dục nghề “[34, tr.159] .Còn trong tác phẩm “Hướng nghiệp trong dạy học động vật và thực vật” xuất bản năm 2004 c a tác giả Andreeva N.D đã viết “Hình thành động cơ hướng ủ nghiệp có thể chia ra ba giai đoạn liên hệ mật thiết với nhau: + Phát tri ển hứng thú lao động chung và với một nghề xác địn nói riêng. h + Quan hệ giữa đòi hỏi nghề và các yếu tố cá nhân + Tạo ý thức có sự lựa chọn khách quan và cần thiết Ở đầu cấp 2 thì chỉ mới đảm bảo giai đoạn 1, 2, đến lớp cuối cấp mới diễn ra giai đoạn 3 “ [41, tr.27] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 33. 27 - Ở Pháp, một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến của thế giới, công tác GDHN rất phát triển với đội ngũ các nhà tư vấn hướng nghiệp- Tâm lý song việc hướng nghiệp trong dạy học Sinh học cũng rất được quan tâm thể hiện ở SGK như sách Sinh h 11 có mục liệt kê các nghề liên quan đến đối tượng ọc Sinh học [39] - Còn theo Tr n Bá Hoành trong giáo trình “ Đại cương phương pháp ầ dạy học sinh học”cũng xác định “việc dạy học sinh học phải tích cực góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những người lao động có trình độ, năng lực và phẩm chất, bổ sung vào nguồ n nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt mục tiêu đó, giáo viên sinh học phải quán triệt nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp [17, tr. 29] “Môn Sinh học phải trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ n ăng chủ y ếu của những ngành sản xuất có sử dụng các đối tượng sống, tạo điều kiện để học sinh hi u biết về các nghề trong các ngành nông, lâm, ng ư nghiệp, công ể nghệ vi sinh, y học [17, tr. 30]. 2.2.5. Ý nghĩa, nhiệm vụ của giáo viên dạy Sinh học trong GDHN Ngày 19/3/1981, Hội đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 126/CP về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các c phổ thông c ơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường. ấp Tiếp theo là thông tư số 31/TT của Bộ giáo dục (17/8/1981) đã khẳng định công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông được tiến hành theo 4 con đường mà mục tiêu chung là giúp học sinh định hướng chọn nghề sao cho vừa phù hợp với hứng thú, năng lực và hoàn cảnh của cá nhân, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề trong xã hội. Các con đường thực hiện GDHN ở trường phổ thông là: - Hướng nghịêp qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá, khoa h ọc cơ bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 34. 28 - Hướng nghịêp qua hoạt động dạy học lao động kỹ thuật và lao động sản xuất. - Hướng nghịêp qua hoạt động ngoại khoá ở trong trường và ngoài nhà trường. - Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghịêp. Như vậy một con đường thực hiện GDHN rất quan trọng là qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá, khoa h c ơ bản trong đó có môn Sinh ọc học. Sinh học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống được dạy từ tiểu học. Kiến thức sinh học liên quan tới rất nhiều ngành nghề trong các lĩnh vực công nghịêp, nông nghịêp, y học, lâm nghiệp, ngư nghiệp, môi trường, công nghệ sinh học, vi sinh… vì vậy theo Trần Bá Hoành thì giáo viên Sinh học phải “Quán triệt nhiệm vụ giáo dục KTTH và HN”[17, tr 29]. Nhiệm vụ của giáo viên dạy học sinh học trong GDHN là: -Cung cấp cho học sinh những hiểu biết, ý nghĩa của các kiến thức sinh học đã học liên quan tới các nghề nghịêp trong thực tế (kiến thức về sinh lý nguời liên quan tới tất cả các nghề đặc biệt là nghề y, nghề dược, kiến thức về động vật liên quan tới nghề chăn nuôi …), qua đó giáo dục lòng yêu lao động và con người lao động. - Phát hiện bồi dưỡng cho những học sinh có hứng thú, năng lực học tập môn Sinh học, có thể tư vấn nghề cho các em nếu các em có nhu cầu. - Hướng dẫn tổ chức ngoại khóa tham quan theo kế hoạch giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bộ môn, trong đó có GDHN. - Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn HN cung cấp tư liệu sinh học có liên quan tới các nghề trong xã hội để góp phần xây dựng tốt phòng, góc HN cho nhà trường, và vận dụng vào dạy học Sinh học nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 35. 29 2.3. CƠ S PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG GDHN Ở Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG NÓI CHUNG VÀ Ở BỘ MÔN SINH HỌC NÓI RIÊNG 2.3.1.Cơ sở pháp lý: - Căn cứ vào công văn 9012/BGD-ĐT- GDTH ngày 24/8/2007 v/v phân phối chương trình THCS và THPT năm học 2007 -2008 có môn Giáo ục d hướng nghiệp và khung chương trình môn GDHN THCS và THPT -Căn cứ vào quyết định số 16/ QĐ- BGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phân bố nội dung chương trình ở cấp THCS và cấp THPT (có phân ban) - Ở Việt Nam hiện nay học sinh học xong lớp 9 là đã hoàn thành giáo dục phổ cập, sau đó học sinh sẽ: học lên PTTH (có phân ban), ho học tại ặc các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học nghề, tham gia đời sống xã hội và lao động sản xuất (ở con đường này học sinh cần phải được hướng nghiệp tốt để lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân) - Bộ môn Sinh học trở thành môn học từ lớp 6 ở cấp THCS. Trong đó Sinh học 9, học sinh học về sinh học đại cương hiện đại, trực tiếp có ý nghĩa với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, y học và đời sống con người sau khi đã được cung cấp hệ thống kiến thức cơ sở tương đối hoàn chỉnh về thực vật, động vật cơ thể người ở lớp 6, 7, 8. Điều này cho thấy Sinh học 9 có tác dụng rất đắc lực trong giáo dục hướng nghịêp. - Định hướng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Mặt khác dự báo tình hình có sự biến đổi về thế giới nghề nghiệp nói chung và các nghề liên quan đến sinh giới nói riêng ở trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XXI [12, tr.181-215] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 36. 30 Những nghề liên quan đến sinh giới như: nông nghịêp, lâm nghiệp, công nghiệp nông thôn, chế biến nông lâm sản, công nghịêp, xây dựng giao thông vận tải, dịch vụ sẽ có sự thay đổi và yêu cầu thiếu nhân lực. - Năm 2006 chương trình SGK mới được Bộ giáo dục và Đào tạo quyết định cho chính thức ban hành. Vì vậy việc thực hiện sẽ còn nhiều lúng túng, vướng mắc do chương trình SGK mới được thực hiện. 2.3.2. Cơ sở thực tiễn: -Qua điều tra thực trạng GDHN ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy 2.3.2.1. Thực trạng GDHN ở trường THCS -Qua tìm hiểu thực trạng GDHN ở các tr ường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chúng tôi nhn thấy: 100% các tr ường THCS đều có bộ môn ậ “Sinh hoạt hướng nghiệp”dành cho học sinh lớp 9 với thời lượng 3 tiết/ tháng. Tuy nhiên cũng theo điều tra thì 100% số giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên kiêm nhiệm (có thể là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn công nghệ, thậm chí là giáo viên toán, lý…) Điều này cũng là tình trạng đặc điểm chung của GDHN trên phạm vi toàn quốc. Do giáo viên không có chuyên môn cho nên việc dạy học bộ môn này còn gặp nhiều khó khăn. Qua phỏng vấn học sinh chúng tôi nhận thấy các em đều nhận thức được vai trò của GDHN song do giờ sinh hoạt hướng nghịêp được tổ chức chưa thật hào hứng hấp dẫn nên các em chưa hứng thú với bộ môn này. * Ở nội dung I: - Với câu hỏi 1 “Nghề tương lai mà em định lựa là gì? Vì sao lại chọn nghề đó? ” Có tới 119/405 = 29,38 % học sinh trả lời sai, đa số các em trả lời là học lên THPT điều này chứng tỏ các em chưa hiểu khái niệm nghề nghịêp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 37. 31 - Với câu hỏi “vì sao lại chọn nghề đó?” Có 245/405 = 60,49% h sinh cho rằng tự thích, 99/405 = 24,44% cho ọc rằng do nghề có thu nhập cao còn do bố mẹ gợi ý hay mong muốn chiếm tỷ lệ 55/ 405 = 13,58 % Còn những lý do khác rất quan trọng trong việc chọn nghề như năng lực bản thân, nhu cầu xã hội… thì ít được các em để ý(chỉ 5/405 = 1,23%) lựa chọn các ý này. Điều đó thể hiện các em chưa nhận thức được nguyên tắc chọn nghề, miền chọn nghề tối ưu. Sự lựa chọn nghề của các em mang nhiều tính chất chủ quan do cá nhân tự thích, do thu nhập cao chứ chưa căn cứ vào năng lực bản thân, yêu cầu xã hội, yêu cầu của ngề nghiệp. Còn ở câu hỏi 6 “Theo em, các nguồn thông tin có thể giúp các em tìm hiểu các nghề liên quan đến sinh giới là nguồn nào? ” Có 203/405 = 50,12% h c sinh lựa chọn từ hoạt động GDHN điều đó ọ chứng tỏ GDHN chưa thực sự giúp học sinh tìm hiểu đầy đủ các ngành nghề có trong xã h vì có rất nhiều ngành, nghề liên quan đến sinh giới có trong ội các hội. * Ở nội dung II: - Với câu hỏi số 2 chúng tôi đưa ra là: “B có những chuẩn b ị gì cho ạn nghề mà Bạn định chọn? Có 149/405 học sinh (36,79%) học sinh đưa ra phương án không chuẩn bị gì. Như vậy nếu các em không học tiếp lên THPT thì việc chọn nghề, chọn trường để học nghề sẽ gặp nhiều khó khăn. - Còn câu h 4: “Nếu nhà tr ường có tổ chức những hoạt động ngoại ỏi khoá để hướng nghiệp thì có thích hoạt động không? ” Có 127/405 = 31,35% học sinh trả lời không thích hoạt động ngoại khóa để GDHN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 38. 32 Điều đó cũng có nghĩa hoạt động này ở THCS chưa có sự hấp dẫn thu hút sự quan tâm của học sinh. Qua tìm hiểu thực trạng GDHN ở THCS của một số trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy GDHN là công tác mới được triển khai, giáo viên ph trách không có chuyên môn nghịêp vụ… cho nên hiệu quả ụ GDHN cho học sinh còn nhiều hạn chế. 2.3.2.2. Thực trạng GDHN trong dạy học sinh học 9 ở trường THCS -Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các giáo viên dạy môn Sinh 9 ở các trường thực nghiệm và một số giáo viên dạy Sinh 9 khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì 100% số giáo viên đều cho rằng nên lồng ghép GDHN trong dạy học môn Sinh, tuy nhiên nội dung của GDHN trong môn Sinh thì chưa có sự thống nhất giữa các câu trả lời. Cách thức thực hiện GDHN trong dạy học Sinh học thì chưa có tài li u ệ nào hướng dẫn, đa số các giáo viên tuỳ kinh nghiệm hiểu biết của mình mà có thể tích hợp GDHN trong dạy bộ môn hay không vì nhà trường, tổ bộ môn không bắt buộc, mức độ tích hợp cũng do giáo viên tự thiết kế. Một số giáo viên chưa hiểu rõ khái niệm hướng nghiệp GDHN, nhiệm vụ của giáo viên bộ môn GDHN. Vì vậy có thể kết luận GDHN trong dạy học sinh học 9 ở THCS là hoàn toàn do giáo viên b môn quyết định có hoặc không, với mức độ từ ộ không th hiện cho đến thực hiện thường xuyên tuỳ kiến thức và kinh ực nghiệm của giáo viên. Kết quả điều tra thực tiễn cho thấy việc GDHN trong trường phổ thông nói chung và trong dạy học Sinh học ở trường THCS chưa được quan tâm, tạo ra cản trở, thử thách cho công tác GDHN và yêu cầu, đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản về mặt nội dung cũng như hình thức, phương pháp giáo d ục hướng nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 39. 33 2.4. CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP ĐỐI VỚI GIÁO TRÌNH SINH HỌC 9 2.4.1. Ý nghĩa của kiến thức Sinh học 9 đối với đời sống và thế giới nghề nghiệp 2.2.4.1. Phần kiến thức: Di truyền và Biến dị Kiến thức sinh học ở phần này giúp cho học sinh nhận thấy hiện tượng di truyền và biến dị là những hiện tượng bình thường phổ biến trong tự nhiên gặp ở động vật, thực vật, nấm tảo, địa y, vi sinh vật và cả ở con người. Hiện tượng di truyền có thể tuân theo các quy luật di truyền tương đối nghiêm ngặt được giải thích theo thuyết NST. Điều này giúp cho học sinh có cách nhìn khoa học các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các ngành nghề có đối tượng là sinh vật. Ở mối quan hệ giữa AND ->ARN -> Prôtêin ->Tính trạng, học sinh sẽ nhận thấy mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình có sự tương tác với nhau. Để có được kiểu hình có lợi cần phải tác động không chỉ lên kiểu gen mà cần phải tạo điều kiện môi trường thuận lợi. Đây là kiến thức cơ sở của các nghề chăn nuôi, trồng trot, y học, giáo dục. Không chỉ dừng lại ở kiến thức về di truyền, phần biến dị còn cung cấp kiến thức về biến dị di truyền, thường biến. Hiện tượng biến dị giúp học sinh thấy được nguyên nhân của sự phong phú đa dạng về số loài, kiểu gen, kiểu hình ở sinh vật trong đó có cả con người. Học sinh cũng nhận thấy rõ đột biến tuy đa số là có hại cho sinh vật song cũng có nó trở thành có lợi cho sinh vật và con người, đó là nguyên liệu s ơ cấp cho quá trình tiến hoá trong sinh giới và chọn giống động, thực vật. Con người về cơ bản cũng là sinh vật nên cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị song vì lý do xã hội nên nghiên cứu sự di truyền biến dị của con người cũng có sai khác nhất định so với động thực vật nói chung. Đây là những kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 40. 34 thức rất cần thiết cho ngành y, dược với các nghề như bác sỹ, y tá, chuyên gia tư vấn y học, các dược sỹ, các nhà nghiên cứu…. Và đối với mỗi cá nhân đặc biệt là lớp trẻ chưa lập gia đình những kiến thức về di truyền người, các bệnh tật về di truyền người cũng hết sức quan trọng bởi nó giúp con người có thể chủ động phòng ngừa các bệnh tật di truyền này, cách nhận biết các bệnh tật di truyền, từ đó tìm hướng chữa trị thích hợp. Mặt khác khi giới thiệu những bệnh tật di truyền này học sinh cũng biết được những đặc điểm cơ bản của bệnh,và nếu khai thác hợp lý giáo viên có th gợi ý cho HS thấy được những khó khăn trong lựa chọn ể nghề nghiệp của những người bệnh này từ đó thấy được tàm quan trọng của việc phòng tránh bệnh,tật di truyền này cũng như một số hướng lựa chọn nghề nghiệp cho họ. Cuối phần Di truyền và Biến dị là kiến thức ứng dụng di truyền học. ở đây học sinh sẽ thấy được những ứng dụng to lớn của Di truyền học trong đời sống, trong chăn nuôi tr ng trọt, những h ướng nghiên cứu mới đã đang rất ồ phát triển trở thành ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới như công nghệ gen, công nghệ tế bào với những giá trị to lớn về kinh tế, xã hội và nó đang còn rất nhiều tiềm n ăng chưa được khai phá, nó có giá trị đặc biệt quan trọng trong y học, dược phẩm, chăn nuôi, tr ng tr ọt… nó có thể giúp con ồ người tạo được lượng sản phẩm sinh vật cần thiết, quý giá với số lượng rất lớn, với quy mô công nghiệp. Các kiến thức về gây đột biến, ưu thế lai, các ph ương pháp ch lọc ọn giống, hiện tượng thoái hóa giống do tự thụ phấn và giao phối cận huyết, tuy không quá mới thậm chí đã có từ lâu như: các phương pháp chọn lọc giống, hiện tượng thoái hoá giống, ưu thế lai…. Song vẫn rất quan trọng và có ý nghĩa đối với đời sống con người như: giao phối cận huyết ⇒ thoái hoá giống là cơ sở khoa học của việc xây dựng luật hôn nhân và gia đình cấm kết hôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 41. 35 trong vòng 4 đời... Hay đối với chăn nuôi, trồng trọt việc áp dụng các phương pháp chọn lọc giống vẫn được nông dân áp dụng kết quả cao, cho năng suất cao phẩm chất tốt, có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế. Nó được áp dụng trong rất nhiều nghề từ truyền thống đến hiện đại: nghề trồng lúa, trồng rau, nuôi lợn, trâu bò, gà, vịt, nuôi ong, nuôi cá… Qua các thành tựu ứng dụng này, học sinh sẽ thấy được tầm quan trọng của môn Sinh, ý nghĩa của môn Sinh với cuộc sống cá nhân và các ngành nghề liên quan trong xã hội có ứng dụng của sinh học. Cũng qua phần kiến thức này giáo viên có thể khai thác các tấm gương từ nông dân đến giáo viên, bác sỹ, d ược sỹ, nhà khoa học, bác học… để học sinh biết, yêu các ngành nghề này cũng như thái độ yêu quí,trân trọng lao động và tuỳ vào đặc điểm cá nhân, xã hội, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước để các cá nhân HS lựa chọn nghề, ngành hay lựa chọn phân ban thích hợp. 2.2.4.2. Phần kiến thức: Sinh vật và môi trường -Sinh thái học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống. Mọi sinh vật, trong đó có cả con ng ười, đến sống trong môi trường sống, chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên cơ thể và ngược lại sinh vật cũng ảnh hưởng trở lại đối với môi trường trong quá trình s ng của mình. Đó không ố phải là phép cộng giản đơn tác động của loài sinh vật lên môi trường hay các tác động của các yếu tố sinh thái lên sinh vật mà mối quan hệ tương hỗ này tuân theo những quy luật riêng gọi là các quy luật sinh thái. Mọi tác động của con người như chăn nuôi, trồng trọt khai phá rừng, biển, quy hoạch hay xây dựng, chữa bệnh… nếu không tuân theo những quy luật sinh thái này thì sẽ gặp thất bại sớm hoặc muộn, thậm chí còn để lại những hậu quả nặng nề như mất cân bằng sinh thái môi trường, phá huỷ môi trường biến đổi khí hậu ở phạm vi toàn cầu…. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ, bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả thế hệ con cháu. Việc khắc phục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 42. 36 những hậu quả trên rất tốn kém, mất thời gian, thậm chí không thể phục hồi. Ví dụ việc nhập một số loài sinh vật mà không nghiên cứu kỹ ảnh hưởng của chúng đối với môi trường địa phương có thể gây “nạn dịch”cho cả khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống các sinh vật tại địa phương như nhập ốc bươu vàng, cây mai dương…. ở nước ta hiện nay thậm chí còn làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng của địa phương đó, việc nhập cừu Mông Cổ đem nuôi ở Quảng Ninh do không hợp khí hậu đàn cừu rụng lông nên không thể phát triển dự án nuôi cừu ở Việt Nam được. Đây là những kiến thức tối thiểu các ngành nông, lâm, ngư nghiệp với các nghề: chọn, lai tạo, nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra các kiến thức về quần thể, quần xã, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường cũng giúp học sinh hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa cá thể quần thể - quần xã- hệ sinh thái trong sinh quyển. Sự tác động mà chủ yếu là do con người, một loài sinh vật đặc biệt trong các loài sinh vật có thể làm thay đổi môi trường theo hướng tốt hoặc xấu, diễn ra nhanh hay chậm. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nếu tình trạng ô nhiễm không được cải thiện, ngăn chặn thì con người phải gánh chịu hậu quả nặng nề gây nguy hiểm tới sức khoẻ tính mạng của con người, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Phần kiến thức này giúp cho học sinh thấy được nếu không bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường thì con người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Ví dụ như sự nóng lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, làm mực nước biển dâng lên giảm diện tích đất, hiện tượng khí hậu khắc nghiệt, lỗ thủng tầng ôzon làm tăng lượng tia cực tím -> tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da, ô nhiễm môi tr ường đất, nước, không khí làm tăng các bệnh như bệnh đường hô hấp, tiêu hoá, ung thư. Nếu con người biết bảo vệ giữ gìn, khai thác môi trường hợp lý sẽ nâng cao chất lượng môi trường, giảm bớt bệnh tật, tăng cường sức khoẻ. Phần kiến thức này rất có ích cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 43. 37 ngành môi trường - một ngành khoa học tổng hợp đang phát triển mạnh với chức năng chuyên nghiên ứu mối quan hệ và t ương tác qua lại giữa con c người với con người, giữa con người với sinh vật và môi trường xung quanh để bảo vệ, cải thiện môi trường với rất nhiều lĩnh vực như: quản lý môi trường, công nghệ môi trường, sinh thái môi trường. Căn cứ vào nội dung ý nghĩa kiến thức Sinh học và vận dụng cách thực hiện GDHN ở Nga, ở Pháp, Nêpan...[5], [22], [23], [39], [40], [41] [42] chúng tôi xin đưa ra các giải pháp tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học như sau: 2.4.2. Các giải pháp(con đường) thực hiện tích hợp GDHN 2.4.2.1.Dạy nội khoá thông qua bài lên lớp * Bài lên lớp là hình thức dạy học cơ bản của quá trình dạy học sinh học ở trường phổ thông, được diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian xác định tại một địa điểm nhất định với một số lượng học sinh ổn định có cùng độ tuổi, cùng trình độ. * Có 3 kiểu bài lên lớp: Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới, bài lên lớp củng cố hoàn thiện tri thức, bài lên lớp kiểm tra đánh giá. * Tác dụng của bài lên lớp: Trong bài học, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh lĩnh hội được các tri thức lý thuyết, những kỹ năng, kỹ xảo thực hành một cách có hệ thống và liên tục theo một chương trình xác định, rèn luyện được tư duy logic. Trên cơ sở đó các em phát tri n toàn diện nhân cách xây ể dựng thế giới quan nhân sinh quan sẵn sàng tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng xã hội và đất nước. * Để thực hiện được việc tích hợp GDHN hợp lý giáo viên cần xác định được mục tiêu, nội dung của bài, ngành nghề liên quan tới nội dung của bài đang tồn tại, phát triển ở địa phương, ngành nghề liên quan đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, từ đó xây dựng mức độ tích hợp lý trong dạy học Sinh học 9. Để làm được điều này giáo viên phải hiểu về GDHN, giới thiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 44. 38 chung về các nghề y, dược, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghịêp, môi trường, công nghệ sinh học….và xu thế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta và quốc tế. * Nhìn chung trong bài lên ớp GDHN có thể được tích hợp trong dạy học l Sinh học ở các khâu: kiểm tra bài cũ và bài làm ở nhà, trong dạy học bài mới, củng cố ôn tập cho bài làm ở nhà ở các mức độ khác nhau căn cứ vào nội dung bài học, đặc điểm địa phương, hứng thú sở thích cá nhân học sinh. Sau đây, chúng tôi xin minh ọa GDHN thông qua bài 39 thực hành: h “Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi cây trồng - Sinh học 9”. Nhằm thực hiện tích hợp GDHN, mục tiêu bài học cần được xác định như sau: * Mục tiêu: sau khi nghiên c bài học học sinh cần phải biết cách tìm ứu hiểu, sưu tầm và trưng bày được tư liệu theo các chủ đề; Có ý thức tìm hiểu nghề trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương cùng những thành tựu đạt được trong chọn giống. Có thái độ tôn vinh công việc và thành tích của các nhà chọn giống. Có tình cảm yêu quý với “nghề”chọn giống. Để đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên đặt vấn đề vào bài bằng các câu hỏi (mang tính GDHN) dưới đây: Câu hỏi 1. Chọn giống vật nuôi và cây trồng có tầm quan trọng to lớn như thế nào trong sản xuất và đời sống của con người ? (.... có vai trò hết sức quan trọng vì nó quyết định đến năng suất và chất l ượng sản phẩm của cây trồng và vật nuôi). Câu hỏi 2. Để có được những giống vật nuôi và cây trồng có năng suất và chất lượng tốt, đòi hỏi các nhà chọn giống phải tiến hành nh ư thế nào ? (...đòi hỏi các nhà chọn giống phải có kiến thức khoa học về chọn giống, phải tiến hành chọn giống theo đúng phương pháp, đúng quy trình, quy phạm). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 45. 39 Câu hỏi 3. Địa phương em đã đạt được những thành tưu đáng kể nào trong công tác chọn giống cây trồng và vật nuôi ? * Chuẩn bị: GV chuẩn bị các tư liệu (tranh, ảnh, sách báo) liên quan và giao cho HS các nhi m vụ sau: Chia lớp thành h ai nhóm lớn (một nhóm tìm ệ hiểu về trồng trọt, một nhóm tìm hiểu về chăn nuôi). Mỗi nhóm lớn lại chia thành 4-5 nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ tự chọn chủ đề sưu tập tìm hiểu tài liệu theo các ch đề sau: Giống cây công nghiệp; Giống cây lương thực; Giống ủ cây ăn quả; Giống cây cảnh, hoa; Giống gia súc: trâu bò; Giống gia cầm. Với các yêu cầu: Ghi rõ: Tên giống, hướng sử dụng, tính trạng nổi bật, nơi cung cấp, n ơi sử dụng giống.Học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ này trươc khi đên lớp. * Cách ti n hành: Trong giờ học G V yêu c HS tự sắp xếp các tranh ế ầu ảnh theo chủ đề (ghi số thứ tự) và gắn vào tờ giấy to (khổ A0). Tổ chức HS quan sát, phân tích; GV nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV phát phiếu học tập cho từng nhóm, HS hoàn thành phiếu học tập. Họ và tên:....................................Nhóm............................................. Lớp.............................................Trường............................................ TT Tên giống Hoa, cây cảnh, rau 5 Gia súc 6 nơi nuôi trồng Cây ăn quả 4 nổi bật Cây lương thực 3 Nơi cung cấp, Cây công nghiệp 2 Tính trạng sử dụng 1 Hướng Gia cầm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  • 46. 40 GV thu phiếu học tập, nhận xét, kết luận GV hướng dẫn HS về nhà viét báo cáo thu hoạch theo yêu cầu của phiếu học tập và SGK. Ngoài ra để nâng cao và khắc sau nhận thức về ‘nghề”, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành thêm một câu hỏi dưới đây: Câu hỏi: Chọn giống cây trồng và vật nuôi có phải là một “nghề”hay không ? tại sao ? Hãy phát biểu cảm tưởng của em đối với ‘nghề”này. Sử dụng biện pháp nêu ở trên đây sẽ đạt được mục tiêu “kép”: vừa trang bị kiến thức khoa học, vừa thực hiện được mục tiêu GDHN (GD kiến thức “nghề”; GD kĩ năng “nghề”và GD tình cảm, sự trân trọng và yêu quý “nghề”). 2.4.2.2. Tích h giáo dục h ướng nghịêp thông qua các hoạt động ợp tham quan ngoại khoá liên quan * Tham quan - Tham quan là hình th tổ chức dạy học được tiến hành ở ngoài lớp, ức nhằm cho học sinh đi xem các đối tượng trong điều kiện tự nhiên hay nhân tạo giúp học sinh mở rộng hoàn thiện tri thức, góp phần giáo dục con người toàn diện. - Các hình thức tham quan. + Tham quan thiên nhiên + Tham quan cơ sở sản xuất nông nghiệp, trung tâm nghiên cứu khoa học. +Tham quan viện bảo tàng, phòng triển lãm, vườn bách thú…. * Trong dạy Sinh học để tích hợp GDHN thì hình thức tham quan cơ sở sản xuất nông nghịêp, trung tâm nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao nhất. * Các bước tiến hành tham quan Bước 1: Nghiên cứu nội dung chương trình bộ môn, lập KH tham quan Bước 2: Liên hệ với cơ sở định tham quan để chuẩn bị Bước 3: Nêu mục đích nhiệm vụ của việc tham quan cho HS. Bước 4: Tiến hành tham quan: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn