SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
23
Trang
24
Trang
Số 111 tháng 3/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
ww.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
098 7612850
20
Trang
Kỳ Lạ Cây Thiêng
“3 Gốc 1 Ngọn”
Biết “Giải Hạn” Cho Người
Chiếc Vòi
Bạch Tuộc Đa Cấp
& Hệ Lụy - Kỳ 2
Tổng Lực Trị Nạn
Đa Cấp Lừa Đảo
Kiên Giang:
Cán bộ ngân hàng
vay rồi quỵt tiền
của hàng loạt
người
Những Điều Ít Biết
Về Hai Nghi Can
Lái Sà Lan Đâm
Sập Cầu Ghềnh
DỰ ÁN
Khu Liên Hợp Bình Dương:
Sai phạm
10 Năm Có Lẻ...?
03
Trang
Nghệ sĩ hài
Minh Béo
bị bắt bên Mỹ
vì nghi lạm dụng
tình dục trẻ em
12
Trang
TP.HCM:Từđầunăm
đến nay không có
vụ bắt cóc nào
16
Trang
02 Số 111 - Tháng 3/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Lào Xả Đập Thủy Điện Giúp Việt Nam Chống Hạn
Đỗ Bình
Theo Bộ Ngoại giao Việt
Nam thông cáo, Lào sẽ xả nước
một số đập thuỷ điện đến cuối
tháng 5 nhằm tăng lưu lượng
nước chảy vào sông Mekong,
giúp Việt Nam giải quyết hạn
hán và xâm nhập mặn ở Đồng
bằng sông Cửu Long.
Ngày 23/3 vừa qua, Bộ trưởng
Bộ Năng lượng và Mỏ Lào cho biết,
Lào  sẽ tiến hành xả nước từ các
đập thủy điện với lưu lượng khoảng
1.136 m3/s từ ngày 23/3 và kéo dài
cho tới cuối tháng 5/2016. Động thái
này sẽ giúp Việt Nam giải quyết
hạn hán và xâm nhập mặn tại các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Trước đó, Trung Quốc cũng
tuyên bố xả nước tại một đập thuỷ
điện ở tỉnh Vân Nam từ giữa tháng
ba tới ngày 10/4 để cứu hạn cho
các nước Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam. Cùng với lượng nước
từ một số con sông khác của Thái
Lan, ước tính tổng cộng lượng nước
từ sông Mê Kông qua Lào, Cam-
puchia đến Việt Nam vào khoảng
3.611m3/s. Dự kiến lượng nước trên
sẽ tới khu vực bằng sông Cửu Long
vào tuần đầu tháng 4/2016.
Được biết, tại hội nghị Cấp cao
Hợp tác Mekong - Lan Thương lần
thứ nhất diễn ra hôm 23/3 tại Tam Á
- tỉnh Hải Nam - Trung Quốc, Lãnh
đạo TrungQuốcvà5nướcĐôngNam
Á đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa
6 nước trong quản lý và sử dụng bền
vững nguồn nước sông Mekong, coi
đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Hội
nghị cũng ủng hộ đề xuất xây dựng
Trung tâm hợp tác nguồn nước Me-
kong - Lan Thương nhằm thúc đẩy
hợp tác giữa 6 nước trong chia sẻ
thông tin và dữ liệu, nâng cao năng
lực,quảnlýlũlụtvàhạnhán,vàthực
hiện các nghiên cứu chung về nguồn
nước sông Mekong - Lan Thương.
Bí thư Đinh La Thăng:
“Xây Dựng Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành Đặc Khu Kinh Tế”
Gia Anh.
Ban Chấp hành Đảng bộ
TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-
2020diễnravàosáng27/3.Tạihội
nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM
Đinh La Thăng đã nêu ý kiến về
việc xây dựng TP thành đặc khu
kinh tế trong tương lai.
Theo Bí thư Đinh La Thăng,
phải kiến nghị TW mô hình chính
quyền đô thị để tạo cơ chế phát triển.
Do TP.HCM là một đầu tàu kinh tế
lớn của cả nước nên cần có một cơ
chế riêng. Thành phố phải kiên trì
kiến nghị bằng được Mô hình Chính
quyền đô thị, tiến tới xây dựng luật
TP.HCM giống như Luật Thủ đô.
Theo nhấn mạnh của Bí thư
Đinh La Thăng: “Phải xây dựng
TP.HCM trở thành một đặc khu
kinh tế như Thượng Hải với những
cơ chế đặc biệt để phát huy được
tiềm năng thế mạnh của mình”. Do
vậy, ông Thăng yêu cầu tất cả các
cán bộ ở khắp các cơ quan chính
quyền phải tạo điều kiện giúp cho
các doanh nghiệp hợp pháp làm ăn
thuận lợi, từ đó góp phần phát triển
kinhtếcủacảnước.BíthưThànhủy
Đinh La Thăng cũng chỉ đạo các sở,
ngành, quận, huyện thành lập các
đường dây nóng để nghe phản ánh,
giải quyết bức xúc, nguyện vọng của
nhân dân. Đường dây nóng không
phải để mị dân mà phải có sự giám
sát chặt chẽ việc thực hiện những
phán ánh của người dân.
Thông qua những việc sẽ thực
hiện trong thời gian tới, cùng với
một cơ chế mới được xây dựng, Bí
thư Đinh La Thăng cho rằng đây
chính là lúc để khẳng định thương
hiệu của TP.HCM, nỗ lực đưa TP trở
về vị trí số 1 tại khu vực như trong
lịch sử đã từng. Tiềm năng và thế
mạnh của TPHCM là vô cùng lớn, vì
vậy rất cần những đóng góp của tất
cả cán bộ, người dân để tiếp tục duy
trì và phát triển hơn nữa...
Bí thư Đinh La Thăng tại hội nghị
sáng 27/3.
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 - 0965.388.999
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại miền Nam: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Ngày 28/3, Quốc hội thảo
luận tại hội trường về dự thảo
Báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá
XIII của Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội nhiệm kỳ khóa
XIII (2011-2016); Báo cáo công
tác nhiệm kỳ 2011-2016 của
Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Trong buổi sáng có 26 ý kiến
góp ý, thảo luận của đại biểu Quốc
hội (ĐBQH) tại hội trường đối với dự
thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ của
Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016. Các ý
kiến đều đánh giá cao kết quả hoạt
động của Quốc hội trong nhiệm kỳ
qua,nhấtlàviệcbanhànhHiếnpháp
2013, thông qua tổng cộng 222 bộ
luật, luật, nghị quyết và pháp lệnh.
Các đại biểu khẳng định, thành
tựunổibậtcủanhiệmkỳkhóaXIIIlà
Quốc hội đã làm tròn trọng trách ban
hành Hiến pháp năm 2013 và căn
bản hoàn thành việc cụ thể hóa tinh
thần Hiến pháp trong các đạo luật về
tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ công
lý, quyền con người, quyền công dân;
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo
vệ môi trường, đối ngoại và hội nhập
quốc tế...Và cho rằng nhiệm kỳ khóa
XIII là nhiệm kỳ của các đổi mới, các
đại biểu cũng thảo luận thẳng thắn
về những điều còn tồn tại trong hoạt
động của Quốc hội, ĐBQH, có đại
biểu cho rằng “Quốc hội còn nặng nợ
với cử tri”, đồng thời phân tích, đề
xuất một số giải pháp để Quốc hội
khóa sau nâng cao chất lượng xây
dựngphápluật;chấtlượnghoạtđộng
giám sát, chất vấn; chất lượng hoạt
động Quốc hội, ĐBQH; giải quyết các
vấnđềbứcxúcliênquanđếnquốckế,
dân sinh...Các đại biểu cũng cho rằng
những thử thách của nhiệm kỳ tới là
không hề nhỏ, đòi hỏi Quốc hội và
toàn thể bộ máy nhà nước phải vận
hành trơn tru hơn, quyết liệt hơn,
chính xác hơn, hiệu quả hơn để ứng
phó với những biến động của tình
hình mới. Các đại biểu hy vọng, cùng
với sự thành công của Đại hội Đảng
XII, cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu
HĐND các cấp tới đây thực sự dân
chủ, lựa chọn được đội ngũ tốt nhất,
tạo ra nhiệm kỳ niềm hứng khởi cho
nhiệm kỳ mới bắt đầu…
lượctrichtheochinhphu.vn
Quốc Hội Thảo Luận Báo Cáo Công Tác Nhiệm Kỳ
P/V
Sáng 27/3, tại Đà Nẵng, Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
đã tiếp Phó Thủ tướng Lào
Somsavat Lengsavad đang có
chuyến thăm và làm việc tại
Việt Nam.
Tại buổi tiếp, thay mặt Chính
phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
hoan nghênh Phó Thủ tướng Som-
savat Lengsavad và đoàn đại biểu,
doanh nghiệp Lào sang thăm và
tham dự Hội nghị Hợp tác đầu tư
Việt Nam - Lào 2016
Trong những năm qua, mối
quan hệ ngoại giao cũng như quan
hệ kinh tế-thương mại song phương
giữa hai nước ngày càng được tăng
lên. Việt Nam tuy còn khó khăn
nhưng luôn hướng về Lào với những
tình cảm đồng chí, anh em. Vì thế,
mức đầu tư thương mại giữa Việt
Nam và Lào không ngừng tăng
lên, phát huy hiệu quả cao. Tại
CHDCND Lào, các địa phương của
nước bạn luôn chú trọng cải thiện
môi trường đầu tư và tạo điều kiện
cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư,
kinh doanh, phát triển tại đây.
Trong bối cảnh như vậy, Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin
tưởng Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt
Nam - Lào sẽ thành công tốt đẹp,
đóng góp thiết thực vào phát triển
kinh tế - thương mại, đánh dấu
bước phát triển mới trong quan hệ
giữa hai nước.
Nhấn mạnh hai nước Lào và
Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị
đặc biệt, Phó Thủ tướng Somsavat
Lengsavad bày tỏ vui mừng nhận
thấy quan hệ giữa hai nước ngày
càng phát triển tốt đẹp. Đây chính là
cơ sở để hai nước tiếp tục phát triển
tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.
Tại Hội nghị lần này, hai bên sẽ
cùng nhìn lại, xem xét nhiều vấn đề
và giải quyết các điểm vướng mắc,
khó khăn trong quan hệ thương mại
song phương giai đoạn 2011-2015.
Qua đó, đưa ra định hướng, cơ chế
phù hợp, góp phần thúc đẩy thương
mại-đầu tư cho doanh nghiệp hai
bên trong giai đoạn tới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Tiếp Phó Thủ tướng Lào Hồng Hạnh
Hình ảnh tại buổi tiếp.
Ảnh: VGP/Hồng Hạnh
3Số 111 - Tháng 3/2016
Nguồn nước đủ và sạch là điều
kiện tiên quyết, quyết định sự
tồn tại của con người. Ước tính có
khoảng 663 triệu người trên thế
giới hiện vẫn chưa tiếp cận được
với nguồn nước uống cải thiện.
Nhân kỷ niệm Ngày Nước thế giới
(22/3), Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ
Tài nguyên và Môi trường vừa xuất bản
cuốn sách "Ngày Nước thế giới - Nước
và việc làm”. Cuốn sách này nhằm kêu
gọi sự quan tâm của cộng đồng về tầm
quan trọng của tài nguyên nước và vận
động chính sách về quản lý bền vững tài
nguyên nước. Sách đề cập đến tầm quan
trọng của nguồn nước trong bối cảnh biến
đổi khí hậu đang ngày diễn biến phức tạp
vàhạnhánkhốcliệthơn.Đólà,“nuôisống
hơn 7 tỷ người không phải là một việc dễ
dàng”. Bên cạnh đó, sách cũng đề cập đến
“vai trò của những người nông dân biết sử
dụngnguồnnướcmộtcáchthôngminhsẽ
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”.
Mỗi năm, chủ đề của Ngày Nước thế
giới sẽ nhấn mạnh một khía cạnh cụ thể
của nước. Chủ đề của ngày nước thế giới
năm nay là “Nước và Việc làm”, nhằm
nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa
nướcvàcácchươngtrìnhviệclàmhữuích,
hướng đến đảm bảo an ninh nguồn nước
và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Hiệnnaycókhoảng 1,5tỷngườitrên
thế giới đang làm việc trong các lĩnh vực
liên quan đến nước và hầu hết các công
việc đều phụ thuộc vào nước.  Nguồn
nước đủ và sạch
là điều kiện tiên
quyết quyết định
sự tồn tại của
con người.  Ước
tính có khoảng
663 triệu người
trên thế giới
hiện vẫn chưa
tiếp cận được với nguồn nước uống cải
thiện. Qua những con số thống kê, LHQ
muốn nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều
giữa nước và việc làm. Đó là cuộc sống
và sinh kế của người lao động, thậm chí
các nền kinh tế có thể được cải thiện rõ
rệt nếu người dân có đủ nguồn nước chất
lượng. Việc khai thác nước ngọt trên toàn
thế giới đang tăng lên khoảng 1% mỗi
năm kể từ năm 1980, chủ yếu do nhu
cầu ngày càng tăng ở các nước đang phát
triển. Ước tính có khoảng 663 triệu người
hiện vẫn chưa tiếp cận được với nguồn
nước uống được cải thiện.
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Thứ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho
biết:“Việctổchứccáchoạtđộnghưởngứng 
“NgàyNướcthếgiới”trênquymôquốcgia
đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ
chức thành hoạt động thường niên trong
5 năm qua. Đây cũng là hoạt động rất có
ý nghĩa nhằm nâng cao nhân thức cộng
đồng, các nhà hoạch định chính sách, nhà
quảnlý,doanhnghiệp,nhàkhoahọc,nhà
tài trợ, học sinh, sinh viên và quần chúng
nhândânvềtầmquantrọngvàgiátrịcủa
nước đối với đời sống”.
0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
“Nước và Việc làm” - Nhấn mạnh tầm quan trọng của nước
 Tấn Trung
Ông Chu Phạm
Ngọc Hiển - Thứ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường
Khai mạc Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2016
P/V
Ngày24/3,TriểnlãmQuốc
tế Vietbuild năm 2016 vừa
chính thức khai mạc tại Cung
Triển lãm Kiến trúc Quy
hoạch Quốc gia. Triển lãm
thu hút sự tham gia hơn 1.350
gian hàng của 450 đơn vị,
trong đó có 216 doanh nghiệp
trong nước, 171 doanh nghiệp
liên doanh, 63 doanh nghiệp,
các tập đoàn nước ngoài đến
từ 16 quốc gia và khu vực.
Với chủ đề “Xây dựng, vật liệu
xâydựng,bấtđộngsảnvàtrangtrí
nội ngoại thất”. Đây là chuỗi hoạt
động mở đầu trong các sự kiện của
Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2016
lầnlượtđượctổchứctạiHàNội,Đà
Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Trong
khuônkhổTriểnlãm,sẽdiễnracác
hội thảo chuyên ngành với những
đề tài thiết thực về công nghệ và
sản phẩm mới cần thiết cho các
doanhnghiệp,đápứngchosựphát
triển liên tục của ngành công nghệ
vật liệu xây dựng và trang trí nội
ngoại thất Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông
Lê Quang Hùng - Thứ trưởng Bộ
Xây dựng, ghi nhận: “Những năm
qua,TriểnlãmquốctếVietbuildđã
cónhiềuđónggóptíchcựcchohoạt
động xúc tiến thương mại, hợp tác
đầu tư và thúc đẩy sự phát triển
của ngành xây dựng”.
Đượcbiết,saukỳtriểnlãmlần
thứ nhất này, Ban tổ chức sẽ tiếp
tục tổ chức hai kỳ triển lãm tiếp
theotạiHàNội.Cụthể,lầnthứhai
từ ngày 20 đến 24-7 với hơn 1.000
gian hàng từ 12 quốc gia tham dự;
lần thứ ba từ ngày 16/11 đến 20/11
với quy mô 1.200 gian hàng đến từ
15 quốc gia.
Ông Nguyễn Trần Nam - Chủ
tịch Hiệp hội Bất động sản Việt
Nam, cho biết: “Các doanh nghiệp
đã tham gia nhiệt tình và kỳ vọng
vàohiệuquảxúctiếnthươngmạivà
hợptác,liênkếtđầutưxâydựngtại
Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội
2016nóiriêngvàcảnướcnóichung”.
Sự kiện này được xem là sân
chơi rất bổ ích và thiết thực ấn,
đem lại hiệu quả cho các doanh
nghiệp trong và ngoài nước về
xúc tiến thương mại và hợp tác
đầu tư xây dựng, được đánh giá
là điểm hẹn, là ngày hội chung
của các doanh nghiệp.
Những điều ít biết về hai nghi can lái sà lan đâm sập cầu Ghềnh Nguyên Anh
Gần 300 tỷ đồng - số tiền để
sửa lại cầu Ghềnh, cây cầu vừa
bị hai phụ lái tàu đâm sập. Vụ
việc khiến dư luận cả nước lên
án sự bất cẩn của vị chủ sà lan
khi giao cho hai thợ phụ lái gây
nên hậu quả nghiêm trọng. Hậu
quả này không chỉ đẩy họ phải
đối mặt với vòng lao lý, mà còn
khiến gia đình họ đứng trước
vực thẳm vì mất đi hai trụ cột
kinh tế, các con của họ chưa kịp
chào đời, rồi đây có thể sẽ phải
nhìn thấy mặt cha sau những
song sắt.
*Hoảng hồn trước tai nạn kinh hoàng
Do có việc riêng, ông Phan Thế
Thượng( 62 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí
Minh) đã giao cả tài sản - sà lan chở
cát cho hai phụ lái Trần Văn Giang
(36 tuổi, quê Sóc Trăng) và Nguyễn
Văn Lẹ (28 tuổi, quê Bạc Liêu) lái từ
khu vực phà Cát Lái về khu vực TP.
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trước khi
giao sà lan cho hai phụ lái này, ông
Thượng biết rõ cả hai đều không có
kinh nghiệm trong việc lái tàu cũng
như không thành thạo các tuyến
đường sông Sài Gòn. Tuy nhiên, cả
ba đều thống nhất để ông Giang và
ông Lẹ lái tàu vì không muốn chủ
tàu phật ý mà đuổi việc.
Nhận tàu từ tay người chủ,
Trần Văn Giang trực tiếp lái, còn Lẹ
là hoa tiêu, quan sát tuyến đường.
Khi đến gần chân cầu Ghềnh, dòng
nước sông chảy siết, chiếc tàu kéo
không đi theo ý muốn của họ. Rồi
một cú va đập kinh hoàng khiến
Giang và Lẹ chỉ kịp nhảy xuống
sông bơi vào bờ. Lên tới bờ, cả hai
đều vô cùng hoảng loạn khi chiếc
cầu đã đổ sập xuống sông, còn sà
lan thì lật úp. Ngay sau đó, Giang
và Lẹ gọi điện thông báo cho ông
Thượng thông báo sự việc rồi cả hai
cùng nhau bắt xe về quê bỏ trốn. Về
đến nhà, cả hai cũng không kể lại
sự việc cho gia đình biết. Tuy nhiên,
biểu hiện lo lắng của họ khiến cả hai
gia đình dễ dàng nhận thấy có điều
gì đó bất thường. Khi được gặng hỏi,
cả hai chỉ cười trừ và cùng nói chỉ về
thăm nhà chứ không có chuyện gì.
Sự việc bị hai gia đình phát hiện
khi Giang và Lẹ dặn vợ con nếu có
ai đến nhà hỏi thì nói không có nhà.
Chưadặndứtlời,mộtloạtngườimặc
quân phục bước vào và mời cả hai về
trụ sở công an xã làm việc. Chứng
kiến cảnh chồng bị cơ quan công an
dẫn đi ngay trước mắt, chị Nguyễn
Quỳnh Như (34 tuổi, vợ Giang) đã
ngất lịm ngay tại chỗ khiến gia đình
phải đưa vào bệnh xá cấp cứu. Khi
tỉnh dậy, chị Như hỏi người thân
trong nhà thì mới hay tin, anh
Giang bị bắt vì gây ra vụ sập cầu
Ghềnh. Biết chồng gây ra sự việc
nghiêm trọng, chị Như chỉ biết khóc
và cầu mong cho chồng không phải
vướng vòng lao lý. Chị Như nghẹn
ngào cho biết: “Tôi xem thời sự, nhìn
hình ảnh sập cầu Ghềnh quá kinh
hoàng nhưng không bao giờ tưởng
tượng được sự việc lại là do chồng
mình gây ra. Khi chồng về, tôi nghi
ngờ về thái độ của anh, nhưng gặng
hỏi như thế nào anh cũng không trả
lời, chỉ dặn có ai đến hỏi thì bảo anh
không có nhà. Anh Giang về không
được bao lâu thì công an tìm đến”.
Chị Như cho biết thêm, khi vụ việc
xảy ra, gia đình chị vô cùng lo lắng
nhưng vì nhà quá nghèo, lo ăn từng
bữa không xong nên không có điều
kiện lên Đồng Nai thăm Giang.
Mọi diễn biến vụ việc gia đình chỉ
theo dõi qua tivi. Chị Như tâm sự:
“Nhìn chồng bị bắt đi tôi thấy sự
rất hốt hoảng. Do ít học, không biết
gì về luật pháp nên tôi cũng không
rõ chồng mình có phải đi tù không,
không biết gia đình tôi có phải đền
cây cầu này không. Mà nói thật có
bán hết cả nhà tôi đi cũng không đủ
tiền mua một con ốc cầu”.
*Gia cảnh “nghèo rớt mồng tơi” của
hai nghi phạm
Trước thông tin con trai bị bắt,
ông Trần Văn Thanh (SN 1951, cha
Giang) cho biết, sự việc xảy ra khiến
gia đình ông rơi vào cảnh tuyệt
vọng. Không chỉ lo cho anh Giang
phải vướng vòng lao lý, ông Thanh
còn lo lắng cho số phận 6 người còn
lại trong gia đình. Theo ông Thanh,
do nhà không có đất đai canh tác
nên kinh tế của gia đình ông từ
trước tới này đều phụ thuộc vào tiền
đi làm thuê làm mướn. Nhiều năm
nay do bệnh tật, sức khỏe giảm sút
nên ông Thanh phải ở nhà, bởi vậy
chuyện cơm áo gạo tiền của gia đình
đều đổ hết lên vai Giang.
Ông Thanh tâm sự, Giang từ
nhỏ vốn không được học hành nên
chỉ đi bốc vác hay phụ tàu là chính.
Ông cũng không hiểu vì sao chủ
tàu lại giao tàu cho Giang và Lẹ lái.
Ông Thanh chia sẻ: “Dù đã phụ tàu
nhiều năm, nhưng Giang vẫn chưa
học lái tàu bao giờ. Tưởng rằng công
việc này của Giang sẽ giúp gia đình
thoát khỏi khó khăn, không ngờ
chuyến đi này lại là tai họa”. Chị
Như, vợ Giang cũng chua xót, từ khi
kết hôn với Giang, hai vợ chồng ít
khi được ở bên nhau. Giang đi làm
biền biệt, thậm chí khi về nhà đứa
con gái lại gọi cha bằng chú vì lạ
lẫm. “Tôi thương Giang vì phải nai
lưng làm việc lo cho gia đình. Có
khi ốm đau, chủ tàu khuyên về nhà
nghỉ ngơi, anh ấy cũng không nghỉ
mà đi săn cá về bán kiếm tiền nuôi
con”, chị Như nói trong nước mắt.
Càng đau xót hơn cho số phận
người vợ khi chị đã mang trong mình
giọt máu thứ 2 của anh Giang, đứa
bé cũng sắp tới ngày chào đời nhưng
gia đình vốn đã khó lo đủ tiền ăn học
cho con, nay anh Giang lại gặp tai
họa như vậy, ai cũng cảm thấy xót xa.
Theonhữngngườihàngxómgầnđây,
Góc nhìn đa chiều:
Đọc tiếp trang 10
04 Số 111 - Tháng 3/2016CHÍNH KHÁCH
Tốt nghiệp trường Võ bị
Trần Quốc Tuấn, Đào Văn Tiến
tham gia chiến đấu ở mặt trận
miền Tây Thanh Hóa. Được biệt
phái qua Lào hoạt động, ông
làm Thư ký cho Tổng Bí thư
Đảng Nhân dân cách mạng Lào
Cay xỏn phôm vi hẳn, sau này
làm Chủ tịch nước Lào. Ông
cũng từng là bạn chiến đấu với
Xổm xa vạt Lênh xa vắt (Phó
Thủ tướng Lào hiện nay).
*Dùng mưu trí hạ đồn địch
Chúng tôi được luật sư Hoàng
Xuân Sơn giới thiệu gặp ông Đào
Văn Tiến (ông Tiến là chú vợ ông
Sơn) khi ông vào TP. HCM chơi với
gia đình con trai, cũng là dịp để gặp
lại bạn chiến đấu cũ là Phó Thủ
tướng Lào Xổm Xa Vạt.
Ông Đào Văn Tiến sinh năm
1930, quê ở huyện Đô Lương, Nghệ
An, hiện ông sống ở Hà Nội. Sinh ra
trong một gia đình khá giả, Đào Văn
Tiến và anh trai là Đào Văn Vinh
(ông Vinh là bố vợ ông Sơn) được bố
mẹ mời thầy về dạy ở nhà. Sau đó,
họ theo học tiểu học ở Đô Lương, rồi
ông Tiến đậu Sơ học yếu lược. Năm
1945, Nhật đảo chính Pháp, diệt
đồn binh Pháp ở Đô Lương. Cùng
một nhóm bạn, cậu bé Tiến tham
gia phong trào này. Sau đó cậu bé
Tiến về quê. Lúc này, anh trai Tiến
là Đào Văn Vinh học ở Vinh cũng về
quê và tham gia phong trào Thanh
niên Phan Anh với vai trò là Thủ
lĩnh. Tiến giúp anh tham gia rải
truyền đơn và cướp chính quyền ở
phủ Anh Sơn, Nghệ An…
Tháng 7/1947, khi về quê nghỉ
phép, Đào Văn Tiến vào học khóa
2 trường Võ bị Trần Quốc Tuấn,
lúc đó đóng ở làng Lễ Nghĩa, Đô
Lương, Nghệ An. Năm 1947, Pháp
chuẩn bị tấn công Bắc Kạn, tướng
Nguyễn Sơn được cử làm Tư lệnh
Quân chính Liên khu 4, trường Võ
bị Trần Quốc Tuấn đổi tên thành
trường Quân chính liên khu 4, do
Nguyễn Sơn làm hiệu trưởng. Các
học viên của trường được lệnh phải
tốt nghiệp trước thời hạn để nhận
lệnh chiến đấu. Toàn trường được
lệnh vào quân trường của Quân
chính liên khu 4 đóng quân ở đồn
Rạng (Nghệ An). Sau 2 tháng, họ ra
đến xã Cổ Định, huyện Nông Cống,
Thanh Hóa, gần núi Nưa.
Năm 17 tuổi, Đào Văn Tiến tốt
nghiệp trường Quân chính liên khu
4,đượcgiaochứcvụTrungđộiphó,bổ
sung vào Mặt trận miền Tây Thanh
Hóa. Mặt trận miền Tây Thanh Hóa
là vùng của đồng bào dân tộc thiểu
số như người Thái, người Mường,
người H’Mông, người Mán sinh sống.
Ông Tiến được ông Phìa (một chức
sắc cai quản trong làng bản người
Thái-PV) nhận làm con nuôi. Người
con trai của ông Phìa dạy tiếng Thái
cho ông Tiến. Nhờ đó, ông có thuận
lợi đặc biệt trong khi hoạt động, vạch
kế hoạch cùng đơn vị tấn công địch,
tiêu diệt đồn Poọng Nưa.
Thời gian sau, ông cùng đồng
đội dùng kế hạ đồn Cổ Lũng, thuộc
huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Ông
vận động phó đồn Cổ Lũng là Phạm
Quang Đăng về theo cách mạng.
“Khi chúng tôi lên tiếp quản đồn,
thu được 180 khẩu súng và nhiều
đạn dược, quân trang. Phạm Quang
Đăng được tham gia vào Ủy ban 5
châu. Sau đó, các đồn kia địch cũng
rút lui hết”, ông Tiến nhớ lại. Ngày
19/12/1949 vùng miền Tây Thanh
Hóa được giải phóng. Sau ông được
biệt phái qua Lào hoạt động. Trước
đó, vào ngày 30/10/1949, đơn vị bộ
đội tình nguyện được thành lập,
hoạt động ở vùng thượng Lào gồm
ba phân khu A, B, C. Phân khu A là
vùngSầmNưa,phânkhuBlàXiêng
Khoảng, phân khu C là Luông Pha
Bang. Ông Tiến được phân công về
phân khu B nên phải trở vào Nghệ
An rồi qua Lào hoạt động. Ông được
bổ nhiệm làm Chủ nhiệm hậu cần,
ông Nguyễn Tài làm Chính ủy kiêm
Trưởng phòng Biên chính (nghĩa là
chính sách biên giới) Liên khu Tư.
Ông Nguyễn Tài quê ở huyện Đô
Lương, Nghệ An, từng đưa Bác Hồ
đi hoạt động ở Lào, Thái Lan. Năm
1928, ông Tài tham gia Đảng Cộng
sản Thái Lan.
*Chiến đấu ở Lào
Đoàn võ trang công tác liên khu
3 phần lớn là đoàn quân Tây Tiến.
Trong đó có một trung đội người Lào
lấy phiên hiệu là DIKOP (tức đi kộp,
tiếng Lào nghĩa là đi đánh), gồm
các tiểu đội là D, I, K,O,P về sau có
thêm một J. Đội O, tiểu đội trưởng
là ông Thâu Ma, trong đội này có
cả người Việt và người Lào. Họ có
nhiệm vụ xây dựng cơ sở từ thượng
du Thanh Hóa sang Sầm Nưa theo
sông Luồng để đi lên Mường Xuôi.
Địa bàn trung đội Lào hoạt động
cũng chính là địa bàn ông Đào Văn
Tiến đang hoạt động. Sau ba tháng
hoạt động, ông Thâu Ma vào được
nội địa nước Lào. Sau này, ông Thâu
Ma làm Chủ tịch tỉnh Sầm Nưa.
Nhiệm vụ của họ lúc đó là tiểu phỉ
Vàng Pao. Ông Tiến đề nghị nên thu
phục phỉ bằng cách vận động người
dân kêu gọi con, em trở về, nhờ biện
pháp đó mà bọn phỉ tan rã.
Năm 1955, Bộ Chính trị cử ông
Đào Văn Tiến tham gia đoàn công
tác Việt- Lào để soạn Cương lĩnh
cách mạng cho Tổng bí thư Lào
Cay xỏn phôm vi hản. Tổng bí thư
Cay xỏn phôm vi hản (có khi viết:
Kaysone Phomvihane-Tổng Bí thư
Đảng Nhân dân cách mạng Lào)
sinh tại làng Na Seng, quận Khan-
thabouli bây giờ là quận Kaysone
Phomvihane-Savanakhet-Lào.
Ông từng học đại học ở Hà Nội.
Mùa thu 1945, ông tham gia khởi
nghĩa giành chính quyền ở Savana-
khet, sau đó trực tiếp xây dựng khu
du kích Hủa Păn, thành lập đội vũ
trang Latxavông đầu tiên…
Sau khi qua Lào, đoàn công tác
của ta đã nghiên cứu thực tế và tìm
ra sự khác biệt giữa Việt Nam và
Lào. Đó là đa số người dân Lào chưa
có ý thức quốc gia dân tộc, chỉ mới có
ý thức kiểu bộ lạc. Sau một thời gian
làm việc, ông Tiến được phân công
làm Thư ký cho Tổng bí thư Cay xỏn
phôm vi hản.
Năm 1968, theo yêu cầu của
cấp trên, ông Tiến cùng một nhóm
cán bộ của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào vào hoạt động trong vùng
địch hậu của thủ đô Viêng chăn.
Cùng đi với ông Tiến có Xổm xa vạt
Lênh xa vắt cũng là Thư ký của Cay
xỏn phôm vi hản, xin đi theo để rèn
luyện trong thực tế của hoạt động
cách mạng. Hiện nay, ông Xổm xa
vạtlàỦyviênBộChínhtrị,PhóThủ
tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào kiêm Chủ tịch Phân ban
hợp tác Lào-Việt. Trước khi đi, Tổng
bí thư Cay xỏn phôm vi hản dặn dò
ông Tiến giúp đỡ Xổm xa vạt. Năm
đó Xổm xa vạt 23 tuổi, ông Tiến 38
tuổi, họ coi nhau như anh em.
*Thấm dẫm nghĩa tình Việt- Lào
Nhiều năm sống, hoạt động ở
nước Lào, ông Đào Văn Tiến đi gần
hết đất nước này. Dù không phải
là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp,
nhưng ông rất am tường về phong
tục, văn hóa…của người Lào. Trong
quá trình hoạt động cách mạng, giữa
cán bộ Việt Nam và Lào đã nảy sinh
những tình bạn thắm thiết, keo sơn,
thủy chung đến cả thế hệ con cháu.
Rất nhiều trường hợp cán bộ Việt-
Lào kết nghĩa anh em, coi nhau như
máu mủ, ruột thịt. Nếu chẳng may
người bạn Lào mất đi, hoặc hy sinh
trong chiến đấu, người anh em kết
nghĩa sẽ nhận con của họ làm con
nuôi, chăm lo cho đến khi trưởng
thành. Việc nuôi dưỡng, giáo dục
con của các bạn Lào được sự hỗ trợ
của nhà nước Việt Nam. Ông Đào
Văn Tiến kể cho chúng tôi nghe câu
chuyện về ông Nguyễn Tài kết nghĩa
với ông Phây Đang và ông Thâu Tu
(có khi viết Thotou). Ông Phây Đang
có một người em trai hiện đang làm
Phó Chủ tịch Mặt trận Lào yêu
nước. Khi ông Thâu Tu hy sinh, ông
Nguyễn Tài đã nhận con gái ông
Thâu Tu tên là Pa ny Già Thâu Tu
(có khi viết: Pany Yathotou) làm con
nuôi, đưa về Việt Nam nuôi dưỡng.
Nhà nước ta cho con gái ông Thâu Tu
đi học, hiện nay bà Pany Yathotou là
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc
hội của Lào.
*Viết lại ký ức
Năm 1980, ông Tiến được điều
về công tác ở Viện Văn học rồi được
cử qua Lào công tác. Trong chuyến
đi này, ông viết thư kể chuyện về
nước Lào cho con gái mình, đây là
nguồn tư liệu để sau này ông viết
nên cuốn “Những câu chuyện ở rừng
Lào”. Năm 1983, ông Tiến được cử đi
cùng đoàn cán bộ của Ủy ban Khoa
học Việt Nam qua Lào hợp tác biên
soạn bộ sách Lịch sử Văn học Lào.
Đây là chương trình hợp tác giữa Ủy
ban khoa học Việt Nam với Bộ Giáo
dục Lào để biên soạn đưa vào chương
trình đại học của Lào về địa lý Lào,
lịch sử và văn học Lào. Ông Tiến gặp
lại ông Thâu Ma, lúc đó là Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch đầu tư của Lào.
Năm 1989, Hội Nhà văn Việt
Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,
Báo Sài Gòn giải phóng tổ chức cuộc
thi viết về những kỷ niệm sâu sắc
về tình đoàn kết Việt-Lào. Ông cũng
tham dự viết được một số truyện, có 4
truyện được vào tập “Điệu Lăm vông
tình nghĩa” cùng nhiều tác giả. Sau
này, ông còn viết bổ sung thêm nhiều
truyện mới. Năm 1996, ông Tiến gặp
lại ông Xổm xa vạt (lúc đó đang làm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Lào) và
đưa xem tập bản thảo của mình. Ông
Xổm xa vạt rất thích và cảm động khi
được đọc và nhớ lại những kỷ niệm
xưa của hai người. Ông Xổm xa vạt
nói với ông Đào Văn Tiến là tập hợp
lại để in thành một cuốn sách. Ông
Tiến nghe lời viết và chỉnh sửa thêm
thành hơn 10 câu chuyện rồi đưa bản
thảo cho nhà văn Lê Minh Khuê là
biên tập viên của Nhà xuất bản Hội
Nhà văn lúc đó.
Chúng tôi được ông Hoàng Xuân
Sơn cho mượn cuốn “Những câu
chuyện rừng Lào”. Đọc truyện, nhận
ra giọng văn chân thật, mộc mạc,
trong sáng, giàu tình cảm của tác giả
ĐàoVănTiến.Phongtục,lễnghi,tình
cảm cảnh sắc thiên nhiên của nước
Lào, con người Lào; tình bạn, tình
nghĩa, tình đồng chí chiến đấu sắt
son…ẩn hiện trên từng trang văn hồn
nhiên trong trẻo, đáng yêu. “Những
câu chuyện rừng Lào” còn cung cấp
thêm những hiểu biết thú vị khác về
nước Lào cho bạn đọc, là nguồn tư liệu
về dân tộc học, văn hóa Lào.
Ông cho biết thêm, ông Xổm xa
vạt Lênh xa vắt tin tưởng đề nghị
viết Hồi ký cho mình. Ngoài ra, ông
Tiến còn được Chính phủ Lào đề
nghị viết nhiều bộ sách về lịch sử,
dân tộc, văn hóa nước Lào.
Chuyện một người Việt Nam từng làm thư ký cho Tổng Bí thư Lào Nguyễn Thịnh
Cuốn sách “Những câu chuyện rừng Lào”,
của ông Đào Văn Tiến
Ông Đào Văn Tiến
05Số 111 - Tháng 3/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Tập đoàn VMC Group ký kết
hợp tác với công ty của
New Zealand
Nguyễn Thịnh
Vừa qua, tại TPHCM Tập
đoàn VMC Group và CADTECH
của New Zealand đã kết biên
bản ghi nhớ hợp tác chiến lược
toàn diện. CADTECH là một
đơn vị chuyên dụng về lĩnh vực
thi công các công trình sử dụng
công nghệ kéo ống định hướng
HDD của New Zealand.
Ông Trần Văn Chín, Chủ tịch
HĐQT VMC Group cho biết: Tập
đoàn VMC Group chuyên cung cấp
giải pháp kỹ thuật tích hợp bền vững
toàndiệnchocácdựánnhư:Tàuđiện
ngầm, cầu, đường, bệnh viện, cấp
thoát nước, thủy điện, nhiệt điện, lọc
hóa dầu, nâng cấp đô thị, phát triển
đôthị…Việchợptácvớihọgiúpchúng
tôi ứng dụng công nghệ mới khoan
ngầm định hướng, kéo ống ngầm...
Công nghệ kéo ống định hướng HDD
là phương pháp thi công ống mới
bằng cách khoan ngầm có kiểm soát
, định hướng mũi khoan, có thể điều
khiển hướng mũi khoan theo hướng
được định sẵn. Nó có nhiều ưu điểm
như hiệu suất làm việc cao, hiệu quả
kinh tế, không ảnh hưởng phía trên
bề mặt, cho phép điều khiển phương
khoan, hướng khoan, có ưu thế phát
triển nhất so với các công nghệ không
đào mở khác.
Được biết công ty CADTECH
đã đưa thiết bị kéo ống định hướng
HDD có khả năng đáp ứng thi công
các công trình lắp đặt ống ngầm tới
đường kính lên đến 750 mm qua
Việt Nam.
Ngày 24/3 - Ông Nguyễn
Thành Phong - Chủ tịch UBND
TP Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc
họp về tình hình kinh tế-xã hội
và thu chi ngân sách 3 tháng
đầu năm 2016.
Sau khi nghe báo cáo của các sở,
ban, ngành về tình hình kinh tế xã
hội, an ninh trật tự…,ông Nguyễn
Thành Phong hỏi: “Trong quý I có 51
việc phải làm, cho tới thời điểm này
mới có 18 việc đã hoàn thành, 3 việc
chưa triển khai do chờ ý kiến cấp
trên, 30 vẫn chưa triển khai xong.
Tôi đề nghị các sở, quận huyện nói
rõ sự chậm trễ do đâu. Chương trình
từ đầu năm chúng ta đã có, vậy sở
này làm gì, sở kia làm gì?...Ba việc
chưa triển khai các vị nói là do cấp
trêntôikhôngýkiến,vậycòn30việc
đang triển khai, tôi đọc thấy nhiều
việc các Đ/chí hoàn toàn có thể chủ
động làm dứt điểm trong quý I chứ
đâu phải để kéo dài qua quý II...”.
Với sự quyết liệt, ông Phong thẳng
thắn: “Công việc chúng ta đã tính
toán từ đầu năm rồi, vấn đề còn lại
là tổ chức chỉ đạo thực hiện thế nào.
Sự chậm trễ của các anh chị sẽ làm
thành phố trì trệ”. Ông Phong nhắc
Sở Công thương tại sao vẫn còn nợ
quy hoạch phát triển ngành thương
mại dịch vụ trong khi nước ngoài họ
đã vào thâu tóm lĩnh vực này rồi.
Các nhà bán lẻ nước ngoài đã
và đang tiến hành mua lại và mở
thêm nhiều siêu thị trên địa bàn
thành phố, không chỉ tác động đến
thị trường bán lẻ mà còn tác động
đến sản xuất kinh doanh, cạnh
tranh của các doanh nghiệp nội địa.
Xin thưa các anh chị khi những
nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm thị
trường bán lẻ, họ đưa hàng hóa họ
vào thì sẽ tác động đến việc sản xuất
hàng hóa trong nước. Cái này chúng
ta phải nắm để giữ thị trường bán
lẻ, vậy mãi chưa ra nổi quy hoạch
thì nắm giữ làm sao?...cho biết:
Hiện hàng Việt trong siêu thị vẫn
chiếm tỷ lệ trên 85%. Về hệ thông
phân phối, các doanh nghiệp trong
nước đang tiếp tục phát triển, mở
rộng. Tuy nhiên, đúng là các doanh
nghiệp nước ngoài hiện đang thâu
tóm các doang nghiệp bán lẻ trong
nước. Sở Công thương sẽ tiếp tục
nắm bắt. Còn kế hoạch phát triển
thương mại điện tử thành phố đã có
kế hoạch tuy nhiên vâng đang phải
chờ hướng dẫn từ cấp trên.
Theo báo cáo của sở Kế
hoạch và Đầu tư trong 3 tháng
đầu năm tổng sản phẩm nội địa
(GRDP) trên địa bàn TP.HCM
ước đạt 221.816 tỷ đồng, tăng
7,1% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng
6,9%). Trong đó: dịch vụ tăng
7,8% (cùng kỳ tăng 7,37%), khu
vực công nghiệp và xây dựng
tăng6,25%(cùngkỳtăng5,63%),
khu vực nông nghiệp tăng5,8%
(cùng kỳ tăng 5,8%). Về cơ cấu
trong (GRDP), khu vực dịch vụ
chiếm tỷ trọng 57,7%, khu vực
côngnghiệpvàxâydựngchiếm
tỷ trọng 27,7%, khu vực nông
nghiệp chiếm tỷ trọng 0,8%.
“Chậm Trễ Sẽ Làm Thành Phố Trì Trệ” H.Phương
Việt Nam Đầu Tư Vào Lào Nhiều Dự Án Tỷ USD Bảo Ngọc Lam
Ngày 26/3 tại Đà Nẵng, Bộ
Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam và
Lào đã phối hợp tổ chức: “Tọa
đàm giữa các cơ quan chức năng
của Lào, Việt Nam, Hiệp hội các
nhà đầu tư Việt Nam sang Lào
và các doanh nghiệp hai nước”.
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tính đến
nay, tổng vốn đầu tư của các nhà
đầu tư Việt Nam sang Lào là 4,9
tỷ USD. Lào là nước đứng thứ nhất
trong tổng số 68 quốc gia và vùng
lãnh thổ có hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.
Hiện, Việt Nam đứng vị trí thứ 3
trong số các nước có hoạt động đầu
tư tại Lào.
Cũng theo Cục Đầu tư Nước
ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam
tại Lào đã hoạt động hiệu quả, đóng
góp nhiều mặt cho phát triển kinh
tế - xã hội của Lào và được Chính
phủ Lào ghi nhận, đánh giá cao.
Điển hình là các dự án đầu tư của
Tập đoàn Hoàng Anh-Gia Lai tại
Lào; Các chi nhánh, ngân hàng con,
ngân hàng liên doanh của Việt Nam
tại Lào; Dự án viễn thông của Tập
đoàn Viettel; Các dự án xây dựng hệ
thống phân phối xăng dầu của T.C.ty
Dầu Việt Nam và Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam; Dự án tổ hợp sân Golf
và khách sạn, nhà ở với tổng vốn đầu
tư 1 tỷ USD của C.ty CP Đầu tư và
Kinh doanh Golf Long Thành…Giúp
tạo việc làm cho 4 vạn lao động Lào
cũng như đóng góp vào nguồn ngân
sách Lào. Tại buổi Tọa đàm, ông Đỗ
Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu
tư Nước ngoài đề nghị: Cơ quan
chức năng Lào tiếp tục nghiên cứu
có chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho
DN Việt Nam tại Lào tương xứng với
mối quan hệ hữu nghị, truyền thống,
thắt chặt tình đoàn kết đặc biệt và
hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào...
Được biết, khó khăn lớn nhất
của DN Việt Nam khi đầu tư tại Lào
là chưa có đủ thông tin về tiềm năng
thị trường, cơ chế chính sách thu
hút đầu tư nước ngoài của Chính
phủ Lào. DN Việt Nam mong muốn
Lào rút ngắn thời gian và đơn giản
hóa thủ tục triển khai dự án đầu tư;
giảm thuế, giảm phí đường bộ...để
các dự án đầu tư đạt hiệu qủa cao
hơn như mong muốn.
Trong khuôn khổ chương
trình phổ biến thông tin về các
hiệp định thương mại tự do, vừa
quatạiCầnThơ,BộCôngThương
và Đoàn đàm phán Chính phủ về
kinh tế và thương mại quốc tế tổ
chứchộinghị“Phổbiếnthôngtin
vềmộtsốhiệpđịnhthươngmạitự
do mà Việt Nam tham gia” nhằm
đáp ứng nhu cầu thông tin của
các địa phương và doanh nghiệp
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
*VNđượchưởnglợinhiềunhấttrongTPP?
Nếu được Quốc hội của 12 nước
thành viên phê chuẩn, Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) sẽ tạo ra một khu vực thương
mại tự do lớn nhất từ trước đến nay
với tổng GDP lên tới 28.000 tỷ USD,
chiếm 40% tổng GDP và khoảng
30% tổng thương mại toàn cầu. Các
nước tham gia đàm phán kỳ vọng
TPP sẽ là một mô hình mới cho hợp
tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi
tối đa cho thương mại và đầu tư, có
khả năng xử lý một số vấn đề lớn
đang đặt ra cho thương mại quốc tế
đầu thế kỷ 21. Do vậy, TPP có phạm
vi điều chỉnh rất rộng, không chỉ về
các lĩnh vực truyền thống như hàng
hóa, đầu tư, mà còn các lĩnh vực
phi truyền thống như cạnh tranh,
thương mại và môi trường, thương
mại và lao động…, mức độ cam kết
và tính ràng buộc cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Công
Thương Trần Quốc Khánh - Trưởng
đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế
và thương mại quốc tế, việc VN tham
gia đàm phán TPP được các nước
đánh giá cao vì trong những năm đổi
mới vừa qua, VN đã chứng tỏ là một
quốcgianăngđộng,nghiêmtúctrong
việc thực thi cam kết quốc tế, có môi
trường chính trị ổn định và có vai trò
ngày càng quan trọng trong khu vực,
là một đối tác quan trọng hiện tại và
tương lai, có thể giúp tăng ảnh hưởng
của TPP. Bên cạnh đó, VN có quy mô
dânsốđángkể,hứahẹntrởthànhthị
trường có sức mua lớn, là điểm đến
được doanh nghiệp các nước, nhất
là tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương hết sức quan tâm. Mặt khác,
VN là nước đang phát triển, việc
thamgiathànhcôngvàoTPPlàbằng
chứng thuyết phục về việc TPP thực
sự quan tâm đến các nước đang phát
triển, là yếu tố giúp TPP có thể mở
rộng trong tương lai.
Về mặt thuận lợi khi tham gia
TPP, theo tính toán của các chuyên
gia kinh tế độc lập, trong điều kiện
các yếu tố khác đều thuận lợi, TPP
có thể giúp GDP của VN tăng thêm
23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5
tỷ USD vào năm 2025; xuất khẩu sẽ
tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025.
Theo các nghiên cứu này, VN có thể
là nước được hưởng lợi nhiều nhất
trong số 12 nước tham gia TPP. Đối
với xuất khẩu, các nước (trong đó
có các thị trường lớn như Mỹ, Nhật
Bản, Canada) giảm thuế nhập khẩu
về 0% cho hàng hóa của VN sẽ tạo
ra “cú hích” lớn. Riêng ngành dệt
may và da giày, kim ngạch có thể
tăng đáng kể; các mặt hàng nông,
lâm, thủy sản cũng có cơ hội tăng
xuất khẩu rất lớn…
Phổ Biến Thông Tin Về Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Trung Kỳ
06 Số 111 - Tháng 3/2016NHỊP CẦU ĐẦU TƯ
Để phát triển ngành nông
nghiệp và khu vực nông thôn, trong
những năm qua, tỉnh Bắc Giang
đã ban hành nhiều chính sách
khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản
xuất nông nghiệp như: Chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa tập trung;
khuyến khích phát triển trang trại;
hỗ trợ phát triển chăn nuôi có kết
hợp xây dựng hầm Biogas; hỗ trợ xây
dựng cánh đồng mẫu,... Các chính
sách đều quy định đối tượng được hỗ
trợ là các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã,
trang trại thông qua hình thức hỗ trợ
khác nhau như đầu tư mua giống cây
trồng, vật nuôi; hỗ trợ lãi suất tiền
vay, ưu đãi hỗ trợ về đất đai, về đào
tạo lao động, xúc tiến thương mại,...
Lục Ngạn là một trong những
vùng có diện tích cây ăn trái lớn ở
phía bắc. Những năm qua huyện đã
đẩy mạnh phát triển tập đoàn cây
ăn quả, mở rộng diện tích vải thiều
VietGAP lên hơn 10 nghìn ha; duy trì
tốt quy trình sản xuất vải thiều theo
tiêu chuẩn GlobalGAP, tạo sản phẩm
đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị
trường cao cấp; xây dựng kết cấu hạ
tầng đô thị gắn với xây dựng Nông
thôn mới; tiếp tục thu hút doanh
nghiệp (DN) đầu tư.
Ngày 16-3, tại buổi làm việc
với Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang
Nguyễn Văn Linh về nhiệm vụ,
giải pháp phát triển KT-XH từ nay
đến cuối năm. Lãnh đạo huyện Lục
Ngạn kiến nghị tỉnh chỉ đạo các sở,
ngành liên quan giúp Lục Ngạn xây
dựng, ban hành cơ chế, chính sách
hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất vải
thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào
thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc
và các nước EU. Hỗ trợ xây dựng hạ
tầng vùng cây ăn quả trọng điểm;
tổ chức lễ hội trái cây quy mô cấp
tỉnh. Tạo điều kiện giúp huyện mời
gọi các DN đầu tư vào sản xuất chế
biến, tiêu thụ; xây dựng mô hình ứng
dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất,
đặc biệt là công nghệ bảo quản sau
thu hoạch. Quan tâm đầu tư, nâng
cấp một số công trình xây dựng.
Trên cơ sở những ý kiến được
huyện kiến nghị, đại diện các sở,
ngành của tỉnh cho rằng, huyện
nên quan tâm tạo môi trường
thuận lợi để DN đẩy mạnh sản
xuất, kinh doanh; thu hút DN chế
biến nông sản, trồng rừng. Về đầu
tư hạ tầng cơ sở cho nông nghiệp,
ngoài nguồn vốn ngân sách tập
trung đầu tư, cần có cơ chế chính
sách huy động nguồn lực tư nhân
tham gia đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (PPP) và thực tế đã có
nhiều mô hình đầu tư thành công,
hiệu quả theo phương thức này.
Vĩnh Phúc đặt mục tiêu trong
năm 2016 thu hút từ 180 - 200 triệu
USD vốn đầu tư từ các dự án FDI
và khoảng 5.000 tỷ đồng vốn đầu tư
từ các dự án DDI. Tuy nhiên, nhờ
môi trường đầu tư được cải thiện,
các chính sách khuyến khích đầu
tư của tỉnh phát huy hiệu quả, dự
kiến quý I năm 2016, tỉnh đã thu
hút được 4.757 tỷ đồng từ 7 dự án
đầu tư mới.
Trong đó riêng tháng 3, UBND
tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư, chuyển đổi doanh nghiệp
cho 4 dự án, với tổng vốn đầu tư
trên 4,6 nghìn tỷ đồng gồm: Dự án
trung tâm thương mại trưng bày ô
tô, xe máy Hưng Linh của Công ty
cổ phần đầu tư thương mại và xây
dựng Hưng Linh, xã Đồng Cương,
huyện Yên Lạc; Dự án kinh doanh
sản phẩm hàng nông sản của Công
ty TNHH MTV Vàng bạc Lê Anh,
xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương;
Dự án quần thể du lịch sinh thái
cao cấp Vĩnh Thịnh - An Tường của
Công ty cổ phần Tập đoạn FLC; Dự
án xây dựng nhà máy sản xuất sản
phẩm bao bì giấy cao cấp và linh
kiện điện tử của Công ty cổ phần
bao bì Cửu Long, khu công nghiệp
Phúc Yên.
Tính đến nay, toàn tỉnh thu
hút 608 dự án DDI, với tổng vốn
đăng ký trên 48.781 tỷ đồng. Đáng
chú ý, từ đầu năm đến nay trên
địa bàn toàn tỉnh chưa có dự án
DDI nào điều chỉnh giảm vốn hoặc
chấm dứt hợp đồng. Theo đánh giá
của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư
tỉnh, với tình hình này, năm nay,
Vĩnh Phúc sẽ sớm hoàn thành và
vượt mục tiêu thu hút đầu tư từ các
dự án DDI.
Tỉnh Vĩnh Phúc thu hút hàng nghìn tỷ đồng
từ các dự án DDI Ly Sơn
Lục Ngan - Bắc Giang: Đẩy Mạnh Đầu Tư Cho Nông Nghiệp
Bùi Cường
Đồng chí Nguyễn Văn Linh phát biểu tại
buổi làm việc.
Tình hình thu hút đầu tư 2 tháng đầu năm tại Hưng Yên Phùng Nguyện
Theo thống kê của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, tính tới
ngày 29/2/2016, tỉnh Hưng Yên có
1.305 dự án còn hiệu lực, trong đó:
số dự án có vốn đầu tư trong nước
là 966 dự án với tổng vốn đầu tư
đăng ký là 85.644 tỷ đồng, số dự
án đầu tư nước ngoài là 399 dự
án thu hút 3.167 triệu USD vốn
đăng ký đầu tư. Cũng theo thống
kê này, số dự án cấp mới 2 tháng
đầu năm 2016 là 22 dự án, trong
đó gồm 16 dự án trương nước, 6 dự
án FDI thu hút được 1.382 tỷ đồng
và 8,21 triệu USD tổng số vốn đầu
tư đăng ký.
Năm 2015, tỉnh Hưng Yên có
810 dự án đi vào hoạt động, giải
quyết việc làm thường xuyên cho
trên 13 vạn lao động. Với tình
hình tăng thêm như 2 tháng đầu
năm, khi tín hiệu khả quan hơn
trong các tháng tiếp theo, tỉnh
Hưng Yên sẽ là một trong những
địa phương đi đầu trong các lĩnh
vực thu hút đầu tư và là thị trường
hấp dẫn với người lao động.
Làchươngtrìnhtrongkhuônkhổ
“Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam -
Lào” năm 2016, thu hút sự góp mặt
của gần 300 doanh nghiệp của cả hai
nước. Tọa đàm là nơi gặp gỡ giao lưu
giữa các doanh nghiệp của hai nước,
đặc biệt khối doanh nghiệp Việt Nam
đang đầu tư tại Lào.
Đây là dịp để các bên đánh giá
quá trình hợp tác đầu tư những
năm qua, nhu cầu thu hút vốn đầu
tư 2 nước giai đoạn 2016-2020 và
những định hướng về chính sách ưu
tiên thu hút vốn đầu tư. Theo ông
Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục
Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT Việt
Nam), cho biết: “Hội nghị là cơ hội
tốt để các doanh nghiệp - nhà đầu
tư Việt Nam tiếp cận các dự án đầu
tư mới tại Lào, tăng cường kết nối và
thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu
tư thương mại, du lịch, giao thông…”
Tại buổi tọa đàm, Các doanh
nghiệp 2 nước thẳng thắn trình bày
những khó khăn, vướng mắc còn tồn
tại trong hợp tác đầu tư, đồng thời
kiến nghị Chính phủ 2 nước quan
tâm, hỗ trợ, cùng nhau tháo gỡ khó
khăn để doanh nghiệp 2 nước hoạt
động ngày càng hiệu quả. Hai bên
cũng thống nhất cách tiếp cận mới
trong xúc tiến đầu tư nước ngoài
(xúc tiến đầu tư, tháo gỡ khó khăn
tại chỗ cho doanh nghiệp khi đầu tư
- PV) nhằm hỗ trợ tốt nhất các nhà
đầu tư.
Được biết, trong quá trình triển
khai thực hiện các dự án đầu tư tại
Lào, các doanh nghiệp Việt Nam
còn phối hợp tốt với chính quyền
địa phương của Lào, tham gia tích
cực các hoạt động cộng đồng thông
qua việc xây dựng một số trường
học, bệnh xá, đường, nhà tái định
cư cho người dân vùng dự án…Ông
Manothong Vongxay, Cục trưởng
Cục xúc tiến đầu tư, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư Lào cho biết thêm: Từ khi
mở cửa thu hút đầu tư, đầu tư của
Việt Nam vào Lào ngày càng tăng
trên các lĩnh vực như nông nghiệp,
năng lượng, khai khoáng và trải dài
khắp các tỉnh thành đã đóng góp lớn
vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của Lào.
Cũng tại đây, Các địa phương/
doanh nghiệp Lào giới thiệu tới do-
anh nghiệp Việt Nam về tiềm năng,
thế mạnh và những chính sách hỗ
trợ, cơ hội đầu tư...
Gần 300 Doanh Nghiệp
Tham Gia “Tọa Đàm Doanh Nghiệp
Việt - Lào 2016”
Hoàng Nam - Ngàn Thương
Tập đoàn C.T Group mở bán
khu căn hộ thông minh I-HOM Nguyễn Thịnh
Dự án căn hộ I-Hom tọa lạc tại
số 360 Xa Lộ Hà Nội, ngay cửa ngõ
phía Đông Sài Gòn, với tổng diện
tích 18.337m2
, bao gồm 4 Block nhà,
cao từ 15-20 tầng và 1 tầng hầm,
với khoảng 1531 căn hộ có diện tích
từ 55-70m2
, có giá bán từ 17-18
triệuđồng/m2
.
Đợt mở bán này sẽ có 300 căn hộ
đầu tiên với giá bán cho căn hộ 55m2
gồm 2 phòng ngủ có giá bán khoảng
850 triệu đồng/căn. Những khách
hàng đầu tiên đặt cọc mua căn hộ tại
lễ mở bán sẽ được chiết khấu lên tới
6% trên tổng giá trị căn hộ, được tặng
Samsung Galaxy Note 5 giá 20 triệu
đồng. Ngoài ra, khách hàng còn đượ
chỗ trợ tiền mua nhà từ gói vay 30
nghìn tý đồng với lãi suất cố định 5%/
năm, trong thời hạn 15 năm.
Chủ tịch Tập đoàn C.T Group,
Ông Trần Kim Chung , cho biết:
Khu căn hộ này xây dựng theo mô
hình cộng đồng trẻ, có rất nhiều
tiện ích như: Bếp chung dành cho
tiệc lớn, khu phòng lounge, club thể
thao, khu đại siêu thị, hồ bơi, nhà
trẻ, nhà sinh hoạt cộng đồng, phòng
tập gym, rạp chiếu phim, vườn hoa,
bãi cỏ sinh hoạt…
07Số 111 - Tháng 3/2016 DÂN BIẾT - DÂN BÀN
Mặcdùchưacósựphêduyệt
của Thủ tướng, nhưng chính
quyền tỉnh Bình Dương vẫn cho
triển khai dự án Khu liên hợp
Bình Dương. Sau đó, trong quá
trình thu hồi đất, UBND tỉnh
Bình Dương đã áp giá đền bù
sai luật và rẻ mạt khiến nhiều
người dân rơi vào cảnh trắng
tay khốn khổ.
*Sống tạm bợ trên đất của mình
Đã hơn 10 năm mà dự án Khu
liên hợp Công nghiệp dịch vụ đô
thị Bình Dương (gọi tắt là Khu liên
hợp) vẫn còn bị bỏ hoang, trong khi
đó, hàng chục người dân bị dính quy
hoạch rơi vào cuộc sống khó khăn,
không nhà cửa, sống lay lắt qua
ngày bằng những công việc tạm bợ
vì không có đất sản xuất.
Chúng tôi đã bắt gặp rất nhiều
trường hợp phải chịu cảnh cửa nhà
tan hoang và trắng tay vì bị thu hồi
đất để làm dự án Thành phố mới
Bình Dương. Có những nạn nhân
hoàn cảnh rất thương tâm, như
ông Thái Văn Dậu, năm nay 90
tuổi, nhà ông có hơn 1ha đất trồng
nhãn bị quy hoạch vào Khu liên
hợp trên, giờ không có đất, hằng
ngày ông phải đi cắt cỏ kiếm sống.
Trường hợp khác là ông Lê Văn
Phước, có con là liệt sĩ, nhà ở xã Tân
Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình
Dương, có 1ha đất bị cưỡng chế giao
đất cho công ty. Gia đình ông có ba
căn nhà, một căn nhà tình nghĩa
của ông, một căn con ông là Lê Văn
Bửng và cháu nội bị phá tan hoang
từ ngày cưỡng chế. Một trường hợp
khác cũng rất đau lòng, đó là ông Võ
Văn Tấn, hơn 80 tuổi. Ông Tấn có
2 ha đất bị cưỡng chế, đến nay nhà
cửa cũng không còn, phải sống tạm
trong ngôi nhà bỏ hoang. Ông Tấn
phải tìm từng mục măng để bán lấy
tiền. Rồi gia đình bà Nguyễn Thị
Rẻ, ông Phan Văn Tác, ở khu phố
3, phường Phú Tân, Thành phố Thủ
Dầu Một, Bình Dương, có 4 ha cao
su và căn nhà 200m2
bị thu hồi đất,
khiến gia đình bà trắng tay phải
dựng lều ở trên đất của mình bị thu
hồi. Nhà của hai con bà Rẻ cũng bị
san ủi, gia đình con gái bà phải che
lều ở, con trai bà ở nhờ bên nhà vợ.
Điều nghịch lý là, trong khi
chính quyền tỉnh Bình Dương vội
vã thu hồi đất khiến người dân rơi
vào cảnh sống khốn khổ, thì đất bị
thu hồi giao cho nhà đầu tư nhiều
nơi bị bỏ hoang, cỏ cây um tùm mọc
hoang trong đó để trâu bò vào ăn
cỏ. Mặt khác, dù chưa thỏa thuận
xong với người dân, hàng chục người
dân chưa nhận tiền đền bù và đang
khiếu nại, nhưng dự án vẫn được
triển khai khiến người dân bức xúc,
liên tục khiếu nại nhiều nơi.
*Vội vàng triển khai khi chưa
được duyệt
Điều đáng nói ở dự án này là
không chỉ khiến người dân khốn
khổ mà trong quá trình triển khai
dự án còn bị trái luật. Bởi lẽ chính
quyền tỉnh Bình Dương triển khai
thực hiện, thu hồi đất khi chưa có
quyết định phê duyệt cho phép triển
khai dự án của Thủ tướng chính
phủ. Cụ thể: Ngày 19/3/2002, Thủ
tướng Chính phủ có Công văn số
295/CP-CN chấp thuận đề án Khu
liên hợp này. Sau đó, UBND tỉnh
Bình Dương ra Quyết định số 5183/
QĐ-CT thành lập Ban bồi thường
cho dự án, Quyết định số 164/2003/
QĐ-UB bồi thường về thiệt hại về
đất và tài sản trên công trình của
dự án; Quyết định số 187/2003/QĐ-
UB phê duyệt địa điểm, ranh giới
của dự án. Ngày 4/6/2004, UBND
tỉnh Bình Dương ra quyết định số
61/2004/QĐ-UB phê duyệt phương
án đền bù giải phóng mặt bằng cho
dự án. Từ ngày 20/10/2004 đến ngày
5/5/2005 chính quyền tỉnh Bình
Dương ra nhiều quyết định thu hồi
đấtcủangườidânđangsửdụngnằm
trong khu
quy hoạch để
giao cho Ban
quảnlýdựán
Khu liên hợp
thực hiện…
Tuy nhiên,
đến ngày
1/9/2005 (tức
3 năm sau,
tính từ ngày
1 0 / 9 / 2 0 0 2
là ngày Thủ
tướng chấp
thuận cho dự
án này), Phó
Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng mới ký
quyết định phê
duyệt dự án. Sau đó,
đến ngày 27/3/2006
Bộ Xây dựng mới ra
Quyết định số 522/
QĐ-BXD phê duyệt dự án này.
Trong khi đó, tại Báo cáo số
2623/KL-TTCP của Thanh tra
Chính phủ, ngày 26/11/2008, kết
luận: “Trên thực tế, thực hiện ý kiến
chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Bình Dương đã bắt đầu
triển khai công tác đền bù, giải tỏa
từ cuối năm 2003”…; “Đến thời điểm
Thủ tướng có Quyết định 912/QĐ-
TTg ngày 1/9/2005 phê duyệt “Đề
án tổng thể đầu tư và phát triển
Khu liên hợp Công nghiệp-Dịch
vụ-Đô thị Bình Dương” thì việc giải
tỏa, bồi thường đã thực hiện được
85% diện tích quy hoạch”. Như vậy,
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã làm
trái luật khi chưa có sự phê duyệt
của Thủ tướng và Bộ Xây dựng,
đã thực hiện triển khai dự án. Tuy
nhiên, đến nay, dù đã có kết luận
của Thanh tra Chính phủ, việc làm
trái luật nêu trên trong dự án này
vẫn chưa được xử lý.
*Giá đất đền bù rẻ mạt, sai luật
Không những thế, theo phản
ánh của người dân, việc áp giá đền
bù khi thực hiện dự án này cũng
trái luật. Cụ thể, việc đền bù trong
dự án này được thực hiện theo
quyết định số 164/2003/QĐ-UB
của UBND tỉnh Bình Dương ngày
23/6/2003, căn cứ vào Nghị định số
22/1998/NĐ-CP của Chính phủ ra
ngày 24/4/1998. Đây là nghị định
đã bị hết hiệu lực thi hành từ năm
2004 trong khi việc đền bù được
thực hiện vào năm 2009?! Nếu căn
cứ vào luật định, thì khi có phê
duyệt của Thủ tướng vào
năm 2005, việc áp giá đền
bù phải thực hiện theo
luật mới là Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ban
hành ngày 3/12/2004 quy
định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định
cư khi nhà nước
thu hồi đất. Theo
Nghị định này, tại
khoản 1, điều 9
nêu rõ về trường
hợp đền bù giá đất
như sau: “Giá đất
để tính bồi thường
là giá đất theo
mục đích đang sử
dụng tại thời điểm
có quyết định thu
hồi đất do Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh
công bố theo quy
định của Chính phủ…”.
Mặt khác, việc tính giá bồi
thường đất ở dự án này cũng rất
rẻ mạt. Người dân cho biết giá đất
họ được đền bù là 30.000 đồng/m2,
sau khi khiếu kiện, giá bồi thường
được nâng lên hơn 60.000 đồng/
m2. Trong khi đó, giá đất ở tỉnh
Bình Dương theo thị trường vào
thời điểm đó là 27 triệu đồng/m2,
còn giá đất tại dự án này được bán
với giá 5 triệu đồng/m2. Việc áp
giá đền bù rẻ không chỉ là làm sai
luật mà còn khiến hàng chục người
dân bị mất đi số tiền không ít, ảnh
hưởng không nhỏ đến quyền lợi của
họ. Tạo sự hoang mang trong lòng
dân chúng. Rất nhiều câu hỏi đặt ra
rằng: Liệu số tiền đền bù chênh lệch
từ dự án trên đã rơi vào túi ai?	
Dự án Khu liên hợp
Công nghiệp dịch vụ đô thị
Bình Dương có diện tích
khoảng 4.196 ha, thuộc một
phần các xã Định Hòa, Phú
Mỹ (thị xã Thủ Dầu Một);
Tân Vĩnh Hiệp, Phú Chánh
(huyện Tân Uyên) và xã
Hòa Lợi (huyện Bến Cát).
Khu liên hiệp gồm các chức
năng: Khu công nghiệp, khu
dịch vụ, khu đô thị, khu tái
định cư do UBND tỉnh Bình
Dương làm chủ đầu tư; sau
“chuyển giao” cho Công ty
Đầu tư và Phát triển công
nghiệp Bình Dương (viết tắt
là Becamex) thực hiện.
dự án khu liên hợp bình dương:
sai phạm 10 năm có lẻ...? Nguyễn Thịnh
Bà Nguyễn Thị Rẻ bên căn lều của mình
Một khu đất bị bỏ hoang trong Dự án Khu
liên hợp Bình Dương, người dân thả trâu
bò vào ăn cỏ.
08 Số 111 - Tháng 3/2016AN TOÀN GIAO THÔNG
BẮC GIANG: HẠ TẢI, CẮT THÙNG TẠI CHỖ XE VI PHẠM
Bùi Cường
Quý I Năm 2016: Tai Nạn Giao Thông Giảm Cả 03 Tiêu Chí
Tuấn Đạt
ĐƯỜNG BỘ
Theo thống kê của Ủy ban
ATGT Quốc gia, tai nạn GT Quý I
năm2016tiếptụcgiảmcả3tiêuchí.
Theo đây,  từ ngày 16/12/2015
đến 15/3/2016 toàn quốc xảy ra
4.985 vụ, làm chết 2.193 người, làm
bị thương 4.522 người. So với cùng
kỳ năm 2015 giảm 866 vụ (-14,8%),
giảm 152 người chết   (-6,48%), giảm
969 người bị thương (-17,65%). Trong
đó: TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên
xảy ra 2.523 vụ, làm chết 2.193 người,
bị thương 1.635 người. So với cùng kỳ
năm 2015 giảm 161 vụ (-6%), giảm
152 người chết (-6,48%), giảm 11
người bị thương (-0,67%).Va chạm
giao thông xảy ra 2.462 vụ, làm bị
thương nhẹ 2.887 người. So với cùng
kỳ năm 2015 giảm 705 vụ (-22,26%),
giảm 958 người bị thương (-24,92%).
3 tháng đầu năm, lực lượng
CSGT đường bộ toàn quốc đã kiểm
tra, lập biên bản 909.245 trường hợp
vi phạm TTATGT đường bộ; phạt
tiền 608,40 tỷ đồng; tạm giữ 6.625
xe ô tô và 129.429 mô tô; tước 78.638
giấy phép lái xe, đồng thời xử lý 502
trường hợp vi phạm TTATGT đường
sắt, kho bạc Nhà nước thu 124,23
triệu đồng. Lực lượng CSGT đường
thủy xử lý 39.386 trường hợp vi
phạm TTATGT đường thủy nội địa,
phạt tiền 22,317 tỷ đồng./.  
Riêng trong tháng 3/2016, toàn
quốc xảy ra 1.367 vụ, làm chết 603
người, làm bị thương 1.155 người.
So với cùng kỳ năm 2015 giảm 377
vụ (-21,62%), giảm 175 người chết
(-22,49%), giảm 571 người bị thương
(-33,08%). Trong đó: TNGT từ ít ng-
hiêm trọng trở lên xảy ra 693 vụ, làm
chết 603 người, bị thương 366 người.
So với cùng kỳ năm 2015 giảm 141
vụ (-16,91%), giảm 175 người chết
(-22,49%), giảm 183 người bị thương
(-33,33%). Va chạm giao thông xảy
ra 674 vụ, làm bị thương nhẹ 789
người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm
236 vụ (-25,93%), giảm 388 người bị
thương (-32,97%).
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM:
ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH BIỂN BÁO…
Minh Ngọc
Đểphùhợpvớitìnhhìnhgiaothông(GT),tăngnănglựcthônghànhvà
phù hợp với quy định mới về tốc độ; sau khi kiểm tra tuyến đường Võ Chí
Công,đườngtừcầuNhậtTân-NộiBài,QL.5địaphậnTP.HàNội,Tổngcục
ĐBVN đã có văn bản do Tổng Cục Trưởng TCĐB VN Nguyễn văn Huyện
ký, đề nghị Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh biển báo theo hướng:
1. Đối với đường Võ Chí Công: Bổ
sungbiển420,421phíaNamcầuNhật
Tân;Điềuchỉnhbiểnphânlàntheothứ
tự từ dải phân cách giữa ra phía lề: làn
ô tô con, làn ô tô, làn ô tô, làn xe máy,
lànxemáy;Xemxétđiềuchỉnhbổsung
vạch sơn vừa đi thẳng vừa rẽ ở khu vực
nút giao nếu nhu cầu rẽ lớn.
2. Đối với đường từ Nhật Tân đi
Nội Bài: Đoạn 1: Từ đầu phía Nam
cầu Nhật Tân đến cầu Sông Thiếp có
xe máy đi chung, điều chỉnh làn dành
riêng cho xe con (làn sát dải phân cách
giữa)từ80km/hthành90km/h,cáclàn
tiếp theo dành cho ô tô vẫn giữ tốc độ
tối đa 80km/h, làn ngoài cùng dành
cho xe máy tốc độ tối đa 70km/h; Đoạn
2: Từ cầu Sông Thiếp đến điểm mở dải
phân cách giữa (khu vực KS.Vĩnh Gia)
đã được phân xe máy đi riêng đường
gom, chỉ có ô tô lưu thông: điều chỉnh
làn dành riêng cho xe con (làn sát dải
phân cách giữa) từ 80km/h thành
90km/h; các làn còn lại giữ nguyên.
Ngoài ra, thay thế biển 60km/h trên
giá long môn bằng biển 80km/h và dỡ
bỏ biển 80km/h riêng lẻ không phù
hợp trên tuyến; chỉ cắm biển 60km/h
tại các đầu nhánh ra; Đoạn 3: Đoạn
còn lại qua khu vực nhà ga T1, T2 sân
bay Nội Bài (giới hạn bởi điểm mở dải
phân cách giữa đầu và cuối), thay thế
biển“Đichậm-SLOW”bằngbiểnhạn
chế tốc độ tối đa 60km/h và tiếp tục
theo dõi, điều chỉnh kịp thời.
3. Đối với QL.5 đoạn Km0-
Km11+135: Bổ sung biển báo cho
phép xe con lưu thông trên cả 02 làn
(làn sát dải phân cách giữa và làn kế
tiếp); Điều chỉnh vạch sơn tại làn sát
dải phân cách giữa tại khu vực đèn
tín hiệu để cho phép vừa rẽ trái vừa
đi thẳng; đồng thời điều chỉnh chu kỳ,
pha đèn cho phù hợp; Về lâu dài, sau
khi các công trình cầu vượt tại Km0 và
dự án nút giao đường dẫn cầu Thanh
Trì với QL.5 hoàn chỉnh, đề nghị Sở
GTVT Hà Nội có phương án điều
chỉnh tổng thể tổ chức GT đoạn tuyến
nêu trên cùng với QL.5 kéo dài.
Khen Thưởng 4 cá nhân trong vụ sập cầu Ghềnh
P/V
Để ghi nhận và biểu dương
thành tích, ngày 23/3, Phó Thủ tướng
Chính phủ - Chủ tịch UB ATGT
Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã ký
Quyết định tặng Bằng khen cho 4 cá
nhân là các ông: Phạm Tiến Dũng,
Ngô Việt Phái, Phan Tiến Dũng đều
là nhân viên trạm gác chắn Bửu
Hòa (C.ty CP Đường sắt Sài Gòn) và
ông Huỳnh Ngọc Hoàng, trú tại ấp
Tâm Mỹ, phường Bửu Hòa, thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Do có
thành tích xuất sắc kịp thời cảnh báo,
giúp dừng đoàn tàu an toàn, không
để xảy vụ tai nạn thảm khốc.
Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn
sập cầu Ghềnh ngày 20/3, tại Đồng
Nai, tàu hàng mang số hiệu 2542
đang chạy trong khu gian Biên Hòa
- Dĩ An đã được các nhân viên gác
chắn đường ngang Km 1700+174
dừng kịp thời, đảm bảo an toàn.
Hướng đến việc giảm tai nạn giao thông bền vững
 Nguyễn Tín
Năm 2015 là năm thứ 2 liên
tiếp số người chết vì tai nạn giao
thông (TNGT) giảm xuống dưới
9.000 người, là năm thứ 18 liên
tiếp không để xảy ra TN hàng
không. Đó là nhờ các giải pháp
mạnh mẽ, quyết liệt, sự phối hợp
đồng bộ từ UBATGT Quốc gia
tới các sở, ngành và địa phương.
Theo thống kê của UB ATGT
Quốc gia, năm 2015, cả nước xảy
ra 22.404 vụ, làm chết 8.671 người,
bị thương 20.556 người; so với năm
2014, giảm 2.918 vụ (-11,52%),
giảm 325 người chết (-3,61%), giảm
3.861 người bị thương (-15,81%).
Những năm trở lại đây, nhờ sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội, nên tình hình TTATGT
đã có chuyển biến theo chiều hướng
tích cực. Công tác tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật về TTATGT,
được tăng cường với nhiều nội dung
phong phú, đa dạng dưới nhiều hình
thức. Sau 5 năm triển khai các giải
pháp bảo đảm TTATGT và 4 năm
thực hiện Nghị quyết  số 88-NQ/
CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ
về TTATGT, được sự tham gia tích
cực của các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể trong việc thực hiện các
giải pháp trọng tâm bảo đảm TTAT-
GT và chống ùn tắc GT, nên công tác
bảo đảm TTATGT đã có sự chuyển
biến mạnh mẽ, ý thức tự giác chấp
hành pháp luật của người tham gia
GT có nhiều chuyển biến tốt, trách
nhiệm của lực lượng thực thi công
vụ được nâng cao, bước đầu thiết
lập trật tự, kỷ cương trong công tác
bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả
nước và chống ùn tắc giao thông ở
hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh. Tình hình TTATGT đã được
kiềm chế, TNGT giảm liên tục cả 3
tiêu chí về số vụ, số người chết, bị
thương so với giai đoạn trước.
Theo ông Khuất Việt Hùng -
Phó Chủ tịch Chuyên trách UB
ATGT Quốc gia, có được kết quả này
là nhờ chúng ta đã bắt đúng “bệnh”,
từ đó có những giải pháp hiệu quả,
đồng bộ nhằm kéo giảm TNGT trên
tất cả các lĩnh vực.
Ngoài ra, lực lượng công an đã
tăng cường công tác tuần tra, kiểm
soát và xử lý vi phạm nhiều hơn.
Mở nhiều đợt cao điểm ra quân theo
chuyên đề gắn kiểm soát GT với giữ
gìn an ninh trật tự. Công an các địa
phương đã tập trung xử lý các lỗi cơ
bản có nguy cơ dẫn đến mất an toàn
giao thông.
Ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết:
“Làm thế nào để giảm TNGT một
cách bền vững đó mới là điều quan
trọng. Các địa phương phải có giải
pháp cụ thể, quyết liệt và bắt tay
vào thực hiện ngay chứ không thể
lúc nào cũng nói do đường sá chật
hẹp, phương tiện GT đông, ý thức
người dân chưa cao… Chúng ta phải
có những giải pháp mạnh và hợp lý
mới hoàn thành mục tiêu tiếp tục
giảm từ 5-10% số vụ, số người chết
và bị thương do TNGT hàng năm”.
Ông Nguyễn Thành Phong -
Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh
cũng nhấn mạnh: “Cần tăng cường
công tác điều tra, xử lý các hành vi vi
phạm TTATGT; không được buông
lỏng, lơ là trong việc quản lý phương
tiện, người điều khiển phương tiện
và hoạt động vận tải. Làm thế nào
để người dân luôn chấp hành đúng
pháp luật về GT, trở thành tính tự
giác mà không phải tìm cách đối
phó với lực lượng chức năng…”.
Năm 2015 - Bắc Giang là một
trong những tỉnh, Tp. trong cả
nướcđượcUỷbanATGTQuốcgia
đánh giá cao tính hiệu quả của
các giải pháp, biện pháp ngăn
chặntìnhtrạngxequátải,cơinới
thành, thùng xe lưu thông trên
địabàn.Năm2016,BắcGiangđặt
quyết tâm không còn xe quá tải,
cơi nới thành, thùng, nhằm góp
phần giảm thiểu TNGT.
Nhằm xử lý triệt để vi phạm,
không để xe quá khổ, quá tải
(QKQT)tiếp tục lưu thông gây hư
hại đường sá, nguy hiểm cho người
tham gia GT, lực lượng chức năng
tỉnh Bắc Giang yêu cầu xe QKQT
cắt thùng xe hoặc hạ tải tại chỗ.
Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh triển
khai kế hoạch cao điểm kiểm soát,
xử lý xe ôtô vi phạm QKQT. Các tổ
liên ngành gồm cảnh sát cơ động,
TTGT và lực lượng của trạm cân,
công an các huyện, Tp.được thành
lập để tăng cường TTKS, xử lý các
xe ôtô tải chở hàng vượt QT trọng,
vượt quá kích thước thành, thùng
xe; chở hàng rời, vật liệu xây dựng
dễ rơi vãi… “Đặc biệt, để giải quyết
triệt để vi phạm, các tổ liên ngành
sẽ yêu cầu xe quá tải hạ tải tại chỗ
hoặc quay về nơi cấp hàng hóa để
hạ tải; các xe cơi nới thành thùng
cắt thùng tại chỗ.
Từ ngày 4/3 đến 17/3, lực lượng
CSGT Bắc Giang đã phát hiện và
xử lý 38 trường hợp xe chở quá tải;
16 trường hợp xe quá chiều cao; 45
xe tự ý thay đổi kích thước thành
thùng và bốn xe tự ý cải tạo kết cấu
kích thước xe. Trong đó, có những
xe quá tải 300 - 400% như xe BKS:
12C-032.65 quá tải 386,5%; xe
12C-00929 quá tải 279,5%; xe 98C-
07975 quá tải 376,2%...
09Số 111 - Tháng 3/2016 SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Được sáng lập bởi nhà thơ
Phạm Thiên Thư, Phathata
(viết tắt của môn thể dục dưỡng
sinh Pháp thân tâm trí huyền),
có nhiều công năng huyền diệu
được cơ quan y tế kiểm chứng.
Những thành tựu nổi bật của
liệu pháp này có thể kể đến,
như giúp bệnh nhân AIDS tăng
cường sức đề kháng phục hồi
sức khỏe, giúp người nghiện từ
bỏ ma túy, cải thiện sức khỏe và
trí tuệ cho người bệnh...
*Đánh thức sự huyền diệu
Nhà thơ Phạm Thiên Thư xuất
thân trong một gia đình nhiều đời
làm lương y và võ thuật. Từ nhỏ ông
luyện võ, học y với cha mẹ. Sau đó
ông đi tu và nghiên cứu Phật giáo
trong 10 năm. Từ những sở học và
sự nghiên cứu Phật giáo, học vấn
y thuật cổ truyền (nhà thơ Phạm
Thiên Thư vừa là võ sư và lương y),
ông đã sáng tạo nên Phathata. Nhà
thơ Phạm Thiên Thư diễn giải: “Con
người sống trong vũ trụ phát sinh
ra nhân điện. Là một linh vật trong
vũ trụ, con người cũng như nhiều
loài động vật khác, đều ẩn chứa khả
năng tự điều chỉnh, tự chữa bệnh để
hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên,
khi cuộc sống, khoa học càng phát
triển,khảnăngtựđiềuchỉnhcủacon
người dần bị mất đi, phải phụ thuộc
vào thuốc để chữa bệnh. Nhân điện
Phathata là phương pháp tập luyện
cơ thể, tâm lý, khai thông nguồn điện
tâm thể hay chân khí, bật lên khả
năng tự chỉnh hay siêu thức. Khả
năng linh diệu này giúp chúng ta tự
phát triển mọi khả năng (toàn triển),
tự điều hòa mọi mâu thuẫn xáo trộn
tạng phủ (điều hòa)… ”.
Phathata quan niệm rằng mỗi
cá nhân đều ẩn chứa những khả
năng vô biên, có thể tự điều chỉnh
làm giảm bệnh tật, khai mở trí tuệ,
nếu ta biết đánh thức sự huyền
diệu, kích phát tiềm năng đó. Pha-
thata là dùng phương pháp rèn
luyện thân tâm để khởi sinh nhân
điện trong cở thể mình, giúp khỏe
mạnh, chữa bệnh và phát tiển tâm -
trí con người sáng suốt, lành mạnh.
Điện công Phathata được chia
thành năm dạng: Thể điện công
phu, Tâm điện công dung, Trí điện
công minh, Trường điện công hóa,
Linh điện công thông. Thể điện công
phu gồm những bài tập nhằm hưng
phấn, khai thông xung điện thần
kinh, điều hợp các tuyến nội tiết…
để giữ ổn định trật tự nội môi (môi
trường bên trong cơ thể-NV). Tâm
điện công dung là những bài tập
nhằm làm hài hòa tình cảm…giúp
con người vui sống. Trí điện công
minh giúp phát triển trí tuệ. Trường
điện công hóa là những hoạt động
từ thiện xả kỷ dấn thân giúp ích
cho xã hội và đất nước tốt đẹp. Linh
điện công thông là nghiên cứu các bí
pháp nhân loại, vận dụng tiềm lực
của vũ trụ vào sáng tạo phát minh,
phục vụ cho con người.
Phathata lại chia thành năm
ngành cho năm đối tượng là: Thể
dục thân tâm; Dưỡng sinh phòng
trị; Tiếp trị; Vui sống; Khoa học
tường linh. Thể dục thân tâm là
những chương trình luyện tập cho
người khỏe nhằm mở rộng tình
thương (tâm công), củng cố nội khí
(nội công), hưng phấn trí lực (tuệ
công)… Dưỡng sinh phòng trị là
chương trình huấn luyện cho người
cao tuổi, tiếp trị bệnh mãn tính…
*Hồi phục sức khỏe cho người bị HIV
Cách chữa bệnh của Phathata
là hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh
tự điều chỉnh, bật khả năng yêu
cầu siêu thức kết hợp với xoa bóp
kết hợp xoa cao Tiên Dung do ông
chế tạo…để tự chữa bệnh cho mình.
Thoạt nghe, phương pháp này có
vẻ mơ hồ, huyền bí và khó khả thi.
Nhưng khả năng chữa bệnh của nó
đã được kiểm chứng trong thực tế
bởi các cơ quan y tế.
Được sự đồng tình của Lãnh đạo
Bệnh viên Đa khoa quận 4, ông đã áp
dụng cho nhiều bệnh nhân đang điều
trị ở đây. Trong buổi lễ tổng kết cuối
năm của ngành y tế quận 4 tại Trung
tâm y tế quận đã cho biết: Từ ngày
23/2-20/11/1994 khi áp dụng phương
pháp Phathata vào chữa bệnh ở bệnh
việnđakhoaquận4đãgiúplàmgiảm
một số bệnh. Cụ thể: Huyết áp - Khỏi
11 ca, giảm 15 ca trên 26 bệnh nhân;
Liệt nửa người - khỏi 5 ca, giảm 26
trên 31 bệnh nhân…
VớibệnhnhânbịAIDS,ápdụng
phương pháp Phathata cũng mang
lại kết quả khả quan. Sau một thời
gian chữa bệnh bằng phương pháp
này, nhiều bệnh nhân bị AIDS khi
tới Trung tâm y tế quận 4 để xét
nghiệm đã cho kết quả khả quan.
Từ những bệnh nhân ốm tong teo
chỉ còn da bọc xương, sức khỏe và
tinh thần suy kiệt, họ đã hồi phục,
yêu đời. Nhà thơ Phạm Thiên Thư
còn nhớ rõ hai trường hợp bị HIV hồi
phục sức khỏe nhờ Phathata. Đó là
anh Lê Gia Bình và chị Nguyễn Hán
Bình. Cả hai đều nghiện ma túy và
bị AIDS, sức khỏe và tình thần suy
kiệt. Anh Lê Gia Bình 41 tuổi, lúc
đó ở địa chỉ 575/83 Nguyễn Đình
Chiểu, Q.3, TP HCM. Khi phát hiện
bị AIDS, anh vào chữa bệnh ở Bệnh
viện Sài Gòn rồi chuyển qua Trung
tâm cai nghiện Bình Triệu với tình
trạng suy sụp, nhức khớp, tiêu chảy,
sốt cao, sụt ký…, chỉ chờ chết. Chị
Nguyễn Hán Bình, 46 tuổi, cũng
là một bệnh nhân ở trung tâm cai
nghiện Bình Triệu và có tình trạng
bệnh tật tương tự anh Bình. Sau khi
tập theo phương pháp Phathata, cả
hai đã hồi phục, tăng cân, tinh thần
hưng phấn, yêu đời.
Với người bị nghiện ma túy, áp
dụng tập luyện Phathata cũng cho
kết quả tốt. Báo cáo Sơ kết chương
trình cai nghiện ma túy tại cộng
đồng dân cư phường 5, quận Phú
Nhuận, vào ngày 5/9/2000, cho biết:
Sau ba ngày áp dụng Phathata do
bác sĩ Nguyễn Văn Tài phụ trách
ứng dụng và chịu trách nhiệm điều
trị cho người nghiện, họ đã hoàn
toàn không lệ thuộc vào ma túy…
Sau đó, lãnh đạo UBND phường 5
đã trao tặng Giấy khen cho nhà thơ
Phạm Thiên Thư.
*CầnsựhỗtrợmạnhmẽcủaNhànước
Sau nhiều năm nghiên cứu, thử
nghiệm và tập luyện, nhà thơ Phạm
Thiên Thư đã làm hồ sơ trình lên
Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin
học Ứng dụng (viết tắt UIA thuộc
Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam)
xin phép hoạt động cho môn điện
công Phathata. Năm 1996, Tổng
Giám đốc UIA Vũ Thế Khanh đã
ra quyết định thành lập Trung tâm
nghiên cứu thực nghiệm Phathata
dưỡng sinh và du lịch khoa học - từ
thiện, trực thuộc UIA. Trung tâm
này có nhiệm vụ liên kết với các đơn
vị có chức năng tương thích và các
nhà khoa học để cùng nghiên cứu và
ứng dụng môn Phathata dưỡng sinh,
triển khai các chương trình nghiên
cứu thực nghiệm từng bước đưa vào
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân… Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ
cho các ngành, các địa phương triển
khai chương trình ứng dụng phương
pháp Phathata dưỡng sinh trợ giúp
cho “các đối tượng đang là gánh nặng
cho gia đình và xã hội”.
Sau quyết định trên, nhà thơ
Phạm Thiên Thư cùng đồng sự, học
trò đã đẩy mạnh triển khai việc áp
dụng phương pháp Phathata vào hỗ
trợ chữa bệnh AIDS, người nghiện
ma túy… Tuy nhiên, cho đến nay, bộ
môn Phathata vẫn chưa nhận được
sự hỗ trợ chính thức nào từ cơ quan
Nhà nước. “Để triển khai bộ môn
Phathata này rộng rãi hơn, áp dụng
để chữa bệnh cho nhân dân thì khó
khả thi vì chưa có sự hỗ trợ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định, như Bộ Y tế hay cơ quan tương
đương. Do đó, dù có quyết định của
Tổng giám đốc UIA nhưng vẫn khó
triển khai rộng rãi. Chúng tôi mong
nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của
Nhà nước, các chuyên gia, các nhà
khoa học, các Mạnh thường quân…
để việc áp dụng bộ môn này được
triển khai rộng trong thực tế giúp
chữa bệnh cho nhân dân tốt hơn” -
nhà thơ Phạm Thiên Thư thổ lộ.
*Công năng của Phathata
Theo lương y nhà thơ Phạm
Thiên Thư - người sáng lập môn
điện công Phathata, môn điện công
này có chức năng dưỡng sinh hỗ trợ
cho những bệnh nhân. “Phathata là
phương pháp dưỡng sinh hỗ trợ cho
các bệnh nhân trong quá trình bệnh
nhân điều trị mà thôi. Nó có chức
năng dưỡng sinh hỗ trợ với các loại
bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mãn
tính. Phathata đã được truyền bá
qua ba nước: Mỹ, Ba Lan, Liên Xô cũ.
Bệnh nhân chữa theo phương pháp
Đông y hay Tây y đều có thể áp dụng
thêm phương pháp Phathata vào quá
trình chữa bệnh mà không bị ảnh
hưởng hay có tác dụng phụ.” - lương y
Phạm Thiên Thư nhấn mạnh.
	 Tiến trình chữa bệnh của
Phathata gồm có ba phần chính.
Một là dùng thuốc, gồm thuốc uống
và thuốc bôi do lương y Phạm Thiên
Thư bào chế. Thuốc uống có tính
năng thải độc. Thuốc xoa, gọi là Cao
Tiên Dung, dùng để bôi khi xoa, day,
ấn huyệt giúp thông các huyệt đạo.
Hai là tập luyện: Có những bài tập
thích hợp trong việc hỗ trợ các bệnh
nhân hồi phục sức khỏe và chữa
bệnh. Chẳng hạn những bài tập về
móng rồng, tam khí huyền công,
hoàn nguyên, chúc lành… Những
bài tập này có tác dụng hỗ trợ trong
quá điều trị của bệnh nhân. Thứ ba
là dùng phương thức xoa, day, ấn
huyệt. “Chúng tôi có thể hướng dẫn
cho người bệnh tự xoa huyệt, day ấn
huyệt với phương châm biến bệnh
nhân thành thầy thuốc” - lương y
Phạm Thiên Thư nói. Anh Dương
Kiện Dũng (trợ lý của lương y Phạm
Thiên Thư) cho biết thêm: “Một
trong những công năng đặc biệt của
Phathata là có khả năng cắt cơn, ví
dụ cắt cơn đau ngay cả với cắt cơn
đau của bệnh ung thư. Đặc biệt là
chúng tôi đã dùng phương pháp
Phathata để cắt cơn cai nghiện ma
túy. Tùy theo bệnh nặng hay nhẹ,
mà việc cắt cơn sẽ được tiến hành
trong thời gian dài hay ngắn. Trong
quá trình phát triển, bộ môn đã
từng hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh
AIDS và những bệnh nan y”.
NhàthơPhạmThiênThư
là lương y, xuất thân trong
gia đình có truyền thống
hành nghề y học cổ truyền
lâu đời. Thân phụ ông là cụ
Phạm Ngọc Luyện, mẹ ông
là cụ bà Đái Thị Thành, đều
là lương y danh tiếng.
Ông cũng là tác giả của
nhiều bài thơ nổi tiếng, được
nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc
rất thành công.
Bệnh AIDS Và Sự Huyền Diệu Khác
Của Môn Điện Công Phathata Nguyễn Thịnh
Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa
trao giải Doanh nhân văn hóa hội nhập
cho Nhà thơ Phạm Thiên Thư
Nhà thơ Phạm Thiên Thư
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
143
143143
143
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
174
174174
174
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Mekong 11 2015
Mekong 11 2015
 
176
176176
176
 
129
129129
129
 
180
180180
180
 
Mekong 113
Mekong 113Mekong 113
Mekong 113
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
130
130130
130
 
C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015
 
So 122 chuan in
So 122 chuan inSo 122 chuan in
So 122 chuan in
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 

Similar to Mekong 110 29 3 (17)

Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
172
172172
172
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
Mk117
Mk117Mk117
Mk117
 
181a
181a181a
181a
 
134
134134
134
 
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docxCơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Hán Nhung (11)

184
184184
184
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
171
171171
171
 
173
173173
173
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
135p
135p135p
135p
 

Mekong 110 29 3

  • 1. 23 Trang 24 Trang Số 111 tháng 3/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com ww.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 20 Trang Kỳ Lạ Cây Thiêng “3 Gốc 1 Ngọn” Biết “Giải Hạn” Cho Người Chiếc Vòi Bạch Tuộc Đa Cấp & Hệ Lụy - Kỳ 2 Tổng Lực Trị Nạn Đa Cấp Lừa Đảo Kiên Giang: Cán bộ ngân hàng vay rồi quỵt tiền của hàng loạt người Những Điều Ít Biết Về Hai Nghi Can Lái Sà Lan Đâm Sập Cầu Ghềnh DỰ ÁN Khu Liên Hợp Bình Dương: Sai phạm 10 Năm Có Lẻ...? 03 Trang Nghệ sĩ hài Minh Béo bị bắt bên Mỹ vì nghi lạm dụng tình dục trẻ em 12 Trang TP.HCM:Từđầunăm đến nay không có vụ bắt cóc nào 16 Trang
  • 2. 02 Số 111 - Tháng 3/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Lào Xả Đập Thủy Điện Giúp Việt Nam Chống Hạn Đỗ Bình Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam thông cáo, Lào sẽ xả nước một số đập thuỷ điện đến cuối tháng 5 nhằm tăng lưu lượng nước chảy vào sông Mekong, giúp Việt Nam giải quyết hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 23/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào cho biết, Lào  sẽ tiến hành xả nước từ các đập thủy điện với lưu lượng khoảng 1.136 m3/s từ ngày 23/3 và kéo dài cho tới cuối tháng 5/2016. Động thái này sẽ giúp Việt Nam giải quyết hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trước đó, Trung Quốc cũng tuyên bố xả nước tại một đập thuỷ điện ở tỉnh Vân Nam từ giữa tháng ba tới ngày 10/4 để cứu hạn cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cùng với lượng nước từ một số con sông khác của Thái Lan, ước tính tổng cộng lượng nước từ sông Mê Kông qua Lào, Cam- puchia đến Việt Nam vào khoảng 3.611m3/s. Dự kiến lượng nước trên sẽ tới khu vực bằng sông Cửu Long vào tuần đầu tháng 4/2016. Được biết, tại hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất diễn ra hôm 23/3 tại Tam Á - tỉnh Hải Nam - Trung Quốc, Lãnh đạo TrungQuốcvà5nướcĐôngNam Á đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa 6 nước trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, coi đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Hội nghị cũng ủng hộ đề xuất xây dựng Trung tâm hợp tác nguồn nước Me- kong - Lan Thương nhằm thúc đẩy hợp tác giữa 6 nước trong chia sẻ thông tin và dữ liệu, nâng cao năng lực,quảnlýlũlụtvàhạnhán,vàthực hiện các nghiên cứu chung về nguồn nước sông Mekong - Lan Thương. Bí thư Đinh La Thăng: “Xây Dựng Thành Phố Hồ Chí Minh Thành Đặc Khu Kinh Tế” Gia Anh. Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2015- 2020diễnravàosáng27/3.Tạihội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã nêu ý kiến về việc xây dựng TP thành đặc khu kinh tế trong tương lai. Theo Bí thư Đinh La Thăng, phải kiến nghị TW mô hình chính quyền đô thị để tạo cơ chế phát triển. Do TP.HCM là một đầu tàu kinh tế lớn của cả nước nên cần có một cơ chế riêng. Thành phố phải kiên trì kiến nghị bằng được Mô hình Chính quyền đô thị, tiến tới xây dựng luật TP.HCM giống như Luật Thủ đô. Theo nhấn mạnh của Bí thư Đinh La Thăng: “Phải xây dựng TP.HCM trở thành một đặc khu kinh tế như Thượng Hải với những cơ chế đặc biệt để phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình”. Do vậy, ông Thăng yêu cầu tất cả các cán bộ ở khắp các cơ quan chính quyền phải tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp hợp pháp làm ăn thuận lợi, từ đó góp phần phát triển kinhtếcủacảnước.BíthưThànhủy Đinh La Thăng cũng chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện thành lập các đường dây nóng để nghe phản ánh, giải quyết bức xúc, nguyện vọng của nhân dân. Đường dây nóng không phải để mị dân mà phải có sự giám sát chặt chẽ việc thực hiện những phán ánh của người dân. Thông qua những việc sẽ thực hiện trong thời gian tới, cùng với một cơ chế mới được xây dựng, Bí thư Đinh La Thăng cho rằng đây chính là lúc để khẳng định thương hiệu của TP.HCM, nỗ lực đưa TP trở về vị trí số 1 tại khu vực như trong lịch sử đã từng. Tiềm năng và thế mạnh của TPHCM là vô cùng lớn, vì vậy rất cần những đóng góp của tất cả cán bộ, người dân để tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa... Bí thư Đinh La Thăng tại hội nghị sáng 27/3. Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 - 0965.388.999 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại miền Nam: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Ngày 28/3, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIII của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII (2011-2016); Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Trong buổi sáng có 26 ý kiến góp ý, thảo luận của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại hội trường đối với dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016. Các ý kiến đều đánh giá cao kết quả hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ qua,nhấtlàviệcbanhànhHiếnpháp 2013, thông qua tổng cộng 222 bộ luật, luật, nghị quyết và pháp lệnh. Các đại biểu khẳng định, thành tựunổibậtcủanhiệmkỳkhóaXIIIlà Quốc hội đã làm tròn trọng trách ban hành Hiến pháp năm 2013 và căn bản hoàn thành việc cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hội nhập quốc tế...Và cho rằng nhiệm kỳ khóa XIII là nhiệm kỳ của các đổi mới, các đại biểu cũng thảo luận thẳng thắn về những điều còn tồn tại trong hoạt động của Quốc hội, ĐBQH, có đại biểu cho rằng “Quốc hội còn nặng nợ với cử tri”, đồng thời phân tích, đề xuất một số giải pháp để Quốc hội khóa sau nâng cao chất lượng xây dựngphápluật;chấtlượnghoạtđộng giám sát, chất vấn; chất lượng hoạt động Quốc hội, ĐBQH; giải quyết các vấnđềbứcxúcliênquanđếnquốckế, dân sinh...Các đại biểu cũng cho rằng những thử thách của nhiệm kỳ tới là không hề nhỏ, đòi hỏi Quốc hội và toàn thể bộ máy nhà nước phải vận hành trơn tru hơn, quyết liệt hơn, chính xác hơn, hiệu quả hơn để ứng phó với những biến động của tình hình mới. Các đại biểu hy vọng, cùng với sự thành công của Đại hội Đảng XII, cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp tới đây thực sự dân chủ, lựa chọn được đội ngũ tốt nhất, tạo ra nhiệm kỳ niềm hứng khởi cho nhiệm kỳ mới bắt đầu… lượctrichtheochinhphu.vn Quốc Hội Thảo Luận Báo Cáo Công Tác Nhiệm Kỳ P/V Sáng 27/3, tại Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Phó Thủ tướng Som- savat Lengsavad và đoàn đại biểu, doanh nghiệp Lào sang thăm và tham dự Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào 2016 Trong những năm qua, mối quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ kinh tế-thương mại song phương giữa hai nước ngày càng được tăng lên. Việt Nam tuy còn khó khăn nhưng luôn hướng về Lào với những tình cảm đồng chí, anh em. Vì thế, mức đầu tư thương mại giữa Việt Nam và Lào không ngừng tăng lên, phát huy hiệu quả cao. Tại CHDCND Lào, các địa phương của nước bạn luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh, phát triển tại đây. Trong bối cảnh như vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - thương mại, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước. Nhấn mạnh hai nước Lào và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp. Đây chính là cơ sở để hai nước tiếp tục phát triển tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước. Tại Hội nghị lần này, hai bên sẽ cùng nhìn lại, xem xét nhiều vấn đề và giải quyết các điểm vướng mắc, khó khăn trong quan hệ thương mại song phương giai đoạn 2011-2015. Qua đó, đưa ra định hướng, cơ chế phù hợp, góp phần thúc đẩy thương mại-đầu tư cho doanh nghiệp hai bên trong giai đoạn tới. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Tiếp Phó Thủ tướng Lào Hồng Hạnh Hình ảnh tại buổi tiếp. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh
  • 3. 3Số 111 - Tháng 3/2016 Nguồn nước đủ và sạch là điều kiện tiên quyết, quyết định sự tồn tại của con người. Ước tính có khoảng 663 triệu người trên thế giới hiện vẫn chưa tiếp cận được với nguồn nước uống cải thiện. Nhân kỷ niệm Ngày Nước thế giới (22/3), Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa xuất bản cuốn sách "Ngày Nước thế giới - Nước và việc làm”. Cuốn sách này nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước. Sách đề cập đến tầm quan trọng của nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày diễn biến phức tạp vàhạnhánkhốcliệthơn.Đólà,“nuôisống hơn 7 tỷ người không phải là một việc dễ dàng”. Bên cạnh đó, sách cũng đề cập đến “vai trò của những người nông dân biết sử dụngnguồnnướcmộtcáchthôngminhsẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”. Mỗi năm, chủ đề của Ngày Nước thế giới sẽ nhấn mạnh một khía cạnh cụ thể của nước. Chủ đề của ngày nước thế giới năm nay là “Nước và Việc làm”, nhằm nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa nướcvàcácchươngtrìnhviệclàmhữuích, hướng đến đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Hiệnnaycókhoảng 1,5tỷngườitrên thế giới đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nước và hầu hết các công việc đều phụ thuộc vào nước.  Nguồn nước đủ và sạch là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của con người.  Ước tính có khoảng 663 triệu người trên thế giới hiện vẫn chưa tiếp cận được với nguồn nước uống cải thiện. Qua những con số thống kê, LHQ muốn nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa nước và việc làm. Đó là cuộc sống và sinh kế của người lao động, thậm chí các nền kinh tế có thể được cải thiện rõ rệt nếu người dân có đủ nguồn nước chất lượng. Việc khai thác nước ngọt trên toàn thế giới đang tăng lên khoảng 1% mỗi năm kể từ năm 1980, chủ yếu do nhu cầu ngày càng tăng ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 663 triệu người hiện vẫn chưa tiếp cận được với nguồn nước uống được cải thiện. Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết:“Việctổchứccáchoạtđộnghưởngứng  “NgàyNướcthếgiới”trênquymôquốcgia đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thành hoạt động thường niên trong 5 năm qua. Đây cũng là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm nâng cao nhân thức cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách, nhà quảnlý,doanhnghiệp,nhàkhoahọc,nhà tài trợ, học sinh, sinh viên và quần chúng nhândânvềtầmquantrọngvàgiátrịcủa nước đối với đời sống”. 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM “Nước và Việc làm” - Nhấn mạnh tầm quan trọng của nước  Tấn Trung Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Khai mạc Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2016 P/V Ngày24/3,TriểnlãmQuốc tế Vietbuild năm 2016 vừa chính thức khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Quốc gia. Triển lãm thu hút sự tham gia hơn 1.350 gian hàng của 450 đơn vị, trong đó có 216 doanh nghiệp trong nước, 171 doanh nghiệp liên doanh, 63 doanh nghiệp, các tập đoàn nước ngoài đến từ 16 quốc gia và khu vực. Với chủ đề “Xây dựng, vật liệu xâydựng,bấtđộngsảnvàtrangtrí nội ngoại thất”. Đây là chuỗi hoạt động mở đầu trong các sự kiện của Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2016 lầnlượtđượctổchứctạiHàNội,Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Trong khuônkhổTriểnlãm,sẽdiễnracác hội thảo chuyên ngành với những đề tài thiết thực về công nghệ và sản phẩm mới cần thiết cho các doanhnghiệp,đápứngchosựphát triển liên tục của ngành công nghệ vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất Việt Nam. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Quang Hùng - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ghi nhận: “Những năm qua,TriểnlãmquốctếVietbuildđã cónhiềuđónggóptíchcựcchohoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng”. Đượcbiết,saukỳtriểnlãmlần thứ nhất này, Ban tổ chức sẽ tiếp tục tổ chức hai kỳ triển lãm tiếp theotạiHàNội.Cụthể,lầnthứhai từ ngày 20 đến 24-7 với hơn 1.000 gian hàng từ 12 quốc gia tham dự; lần thứ ba từ ngày 16/11 đến 20/11 với quy mô 1.200 gian hàng đến từ 15 quốc gia. Ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết: “Các doanh nghiệp đã tham gia nhiệt tình và kỳ vọng vàohiệuquảxúctiếnthươngmạivà hợptác,liênkếtđầutưxâydựngtại Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội 2016nóiriêngvàcảnướcnóichung”. Sự kiện này được xem là sân chơi rất bổ ích và thiết thực ấn, đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước về xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư xây dựng, được đánh giá là điểm hẹn, là ngày hội chung của các doanh nghiệp. Những điều ít biết về hai nghi can lái sà lan đâm sập cầu Ghềnh Nguyên Anh Gần 300 tỷ đồng - số tiền để sửa lại cầu Ghềnh, cây cầu vừa bị hai phụ lái tàu đâm sập. Vụ việc khiến dư luận cả nước lên án sự bất cẩn của vị chủ sà lan khi giao cho hai thợ phụ lái gây nên hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả này không chỉ đẩy họ phải đối mặt với vòng lao lý, mà còn khiến gia đình họ đứng trước vực thẳm vì mất đi hai trụ cột kinh tế, các con của họ chưa kịp chào đời, rồi đây có thể sẽ phải nhìn thấy mặt cha sau những song sắt. *Hoảng hồn trước tai nạn kinh hoàng Do có việc riêng, ông Phan Thế Thượng( 62 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh) đã giao cả tài sản - sà lan chở cát cho hai phụ lái Trần Văn Giang (36 tuổi, quê Sóc Trăng) và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê Bạc Liêu) lái từ khu vực phà Cát Lái về khu vực TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trước khi giao sà lan cho hai phụ lái này, ông Thượng biết rõ cả hai đều không có kinh nghiệm trong việc lái tàu cũng như không thành thạo các tuyến đường sông Sài Gòn. Tuy nhiên, cả ba đều thống nhất để ông Giang và ông Lẹ lái tàu vì không muốn chủ tàu phật ý mà đuổi việc. Nhận tàu từ tay người chủ, Trần Văn Giang trực tiếp lái, còn Lẹ là hoa tiêu, quan sát tuyến đường. Khi đến gần chân cầu Ghềnh, dòng nước sông chảy siết, chiếc tàu kéo không đi theo ý muốn của họ. Rồi một cú va đập kinh hoàng khiến Giang và Lẹ chỉ kịp nhảy xuống sông bơi vào bờ. Lên tới bờ, cả hai đều vô cùng hoảng loạn khi chiếc cầu đã đổ sập xuống sông, còn sà lan thì lật úp. Ngay sau đó, Giang và Lẹ gọi điện thông báo cho ông Thượng thông báo sự việc rồi cả hai cùng nhau bắt xe về quê bỏ trốn. Về đến nhà, cả hai cũng không kể lại sự việc cho gia đình biết. Tuy nhiên, biểu hiện lo lắng của họ khiến cả hai gia đình dễ dàng nhận thấy có điều gì đó bất thường. Khi được gặng hỏi, cả hai chỉ cười trừ và cùng nói chỉ về thăm nhà chứ không có chuyện gì. Sự việc bị hai gia đình phát hiện khi Giang và Lẹ dặn vợ con nếu có ai đến nhà hỏi thì nói không có nhà. Chưadặndứtlời,mộtloạtngườimặc quân phục bước vào và mời cả hai về trụ sở công an xã làm việc. Chứng kiến cảnh chồng bị cơ quan công an dẫn đi ngay trước mắt, chị Nguyễn Quỳnh Như (34 tuổi, vợ Giang) đã ngất lịm ngay tại chỗ khiến gia đình phải đưa vào bệnh xá cấp cứu. Khi tỉnh dậy, chị Như hỏi người thân trong nhà thì mới hay tin, anh Giang bị bắt vì gây ra vụ sập cầu Ghềnh. Biết chồng gây ra sự việc nghiêm trọng, chị Như chỉ biết khóc và cầu mong cho chồng không phải vướng vòng lao lý. Chị Như nghẹn ngào cho biết: “Tôi xem thời sự, nhìn hình ảnh sập cầu Ghềnh quá kinh hoàng nhưng không bao giờ tưởng tượng được sự việc lại là do chồng mình gây ra. Khi chồng về, tôi nghi ngờ về thái độ của anh, nhưng gặng hỏi như thế nào anh cũng không trả lời, chỉ dặn có ai đến hỏi thì bảo anh không có nhà. Anh Giang về không được bao lâu thì công an tìm đến”. Chị Như cho biết thêm, khi vụ việc xảy ra, gia đình chị vô cùng lo lắng nhưng vì nhà quá nghèo, lo ăn từng bữa không xong nên không có điều kiện lên Đồng Nai thăm Giang. Mọi diễn biến vụ việc gia đình chỉ theo dõi qua tivi. Chị Như tâm sự: “Nhìn chồng bị bắt đi tôi thấy sự rất hốt hoảng. Do ít học, không biết gì về luật pháp nên tôi cũng không rõ chồng mình có phải đi tù không, không biết gia đình tôi có phải đền cây cầu này không. Mà nói thật có bán hết cả nhà tôi đi cũng không đủ tiền mua một con ốc cầu”. *Gia cảnh “nghèo rớt mồng tơi” của hai nghi phạm Trước thông tin con trai bị bắt, ông Trần Văn Thanh (SN 1951, cha Giang) cho biết, sự việc xảy ra khiến gia đình ông rơi vào cảnh tuyệt vọng. Không chỉ lo cho anh Giang phải vướng vòng lao lý, ông Thanh còn lo lắng cho số phận 6 người còn lại trong gia đình. Theo ông Thanh, do nhà không có đất đai canh tác nên kinh tế của gia đình ông từ trước tới này đều phụ thuộc vào tiền đi làm thuê làm mướn. Nhiều năm nay do bệnh tật, sức khỏe giảm sút nên ông Thanh phải ở nhà, bởi vậy chuyện cơm áo gạo tiền của gia đình đều đổ hết lên vai Giang. Ông Thanh tâm sự, Giang từ nhỏ vốn không được học hành nên chỉ đi bốc vác hay phụ tàu là chính. Ông cũng không hiểu vì sao chủ tàu lại giao tàu cho Giang và Lẹ lái. Ông Thanh chia sẻ: “Dù đã phụ tàu nhiều năm, nhưng Giang vẫn chưa học lái tàu bao giờ. Tưởng rằng công việc này của Giang sẽ giúp gia đình thoát khỏi khó khăn, không ngờ chuyến đi này lại là tai họa”. Chị Như, vợ Giang cũng chua xót, từ khi kết hôn với Giang, hai vợ chồng ít khi được ở bên nhau. Giang đi làm biền biệt, thậm chí khi về nhà đứa con gái lại gọi cha bằng chú vì lạ lẫm. “Tôi thương Giang vì phải nai lưng làm việc lo cho gia đình. Có khi ốm đau, chủ tàu khuyên về nhà nghỉ ngơi, anh ấy cũng không nghỉ mà đi săn cá về bán kiếm tiền nuôi con”, chị Như nói trong nước mắt. Càng đau xót hơn cho số phận người vợ khi chị đã mang trong mình giọt máu thứ 2 của anh Giang, đứa bé cũng sắp tới ngày chào đời nhưng gia đình vốn đã khó lo đủ tiền ăn học cho con, nay anh Giang lại gặp tai họa như vậy, ai cũng cảm thấy xót xa. Theonhữngngườihàngxómgầnđây, Góc nhìn đa chiều: Đọc tiếp trang 10
  • 4. 04 Số 111 - Tháng 3/2016CHÍNH KHÁCH Tốt nghiệp trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Đào Văn Tiến tham gia chiến đấu ở mặt trận miền Tây Thanh Hóa. Được biệt phái qua Lào hoạt động, ông làm Thư ký cho Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Cay xỏn phôm vi hẳn, sau này làm Chủ tịch nước Lào. Ông cũng từng là bạn chiến đấu với Xổm xa vạt Lênh xa vắt (Phó Thủ tướng Lào hiện nay). *Dùng mưu trí hạ đồn địch Chúng tôi được luật sư Hoàng Xuân Sơn giới thiệu gặp ông Đào Văn Tiến (ông Tiến là chú vợ ông Sơn) khi ông vào TP. HCM chơi với gia đình con trai, cũng là dịp để gặp lại bạn chiến đấu cũ là Phó Thủ tướng Lào Xổm Xa Vạt. Ông Đào Văn Tiến sinh năm 1930, quê ở huyện Đô Lương, Nghệ An, hiện ông sống ở Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình khá giả, Đào Văn Tiến và anh trai là Đào Văn Vinh (ông Vinh là bố vợ ông Sơn) được bố mẹ mời thầy về dạy ở nhà. Sau đó, họ theo học tiểu học ở Đô Lương, rồi ông Tiến đậu Sơ học yếu lược. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, diệt đồn binh Pháp ở Đô Lương. Cùng một nhóm bạn, cậu bé Tiến tham gia phong trào này. Sau đó cậu bé Tiến về quê. Lúc này, anh trai Tiến là Đào Văn Vinh học ở Vinh cũng về quê và tham gia phong trào Thanh niên Phan Anh với vai trò là Thủ lĩnh. Tiến giúp anh tham gia rải truyền đơn và cướp chính quyền ở phủ Anh Sơn, Nghệ An… Tháng 7/1947, khi về quê nghỉ phép, Đào Văn Tiến vào học khóa 2 trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, lúc đó đóng ở làng Lễ Nghĩa, Đô Lương, Nghệ An. Năm 1947, Pháp chuẩn bị tấn công Bắc Kạn, tướng Nguyễn Sơn được cử làm Tư lệnh Quân chính Liên khu 4, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn đổi tên thành trường Quân chính liên khu 4, do Nguyễn Sơn làm hiệu trưởng. Các học viên của trường được lệnh phải tốt nghiệp trước thời hạn để nhận lệnh chiến đấu. Toàn trường được lệnh vào quân trường của Quân chính liên khu 4 đóng quân ở đồn Rạng (Nghệ An). Sau 2 tháng, họ ra đến xã Cổ Định, huyện Nông Cống, Thanh Hóa, gần núi Nưa. Năm 17 tuổi, Đào Văn Tiến tốt nghiệp trường Quân chính liên khu 4,đượcgiaochứcvụTrungđộiphó,bổ sung vào Mặt trận miền Tây Thanh Hóa. Mặt trận miền Tây Thanh Hóa là vùng của đồng bào dân tộc thiểu số như người Thái, người Mường, người H’Mông, người Mán sinh sống. Ông Tiến được ông Phìa (một chức sắc cai quản trong làng bản người Thái-PV) nhận làm con nuôi. Người con trai của ông Phìa dạy tiếng Thái cho ông Tiến. Nhờ đó, ông có thuận lợi đặc biệt trong khi hoạt động, vạch kế hoạch cùng đơn vị tấn công địch, tiêu diệt đồn Poọng Nưa. Thời gian sau, ông cùng đồng đội dùng kế hạ đồn Cổ Lũng, thuộc huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Ông vận động phó đồn Cổ Lũng là Phạm Quang Đăng về theo cách mạng. “Khi chúng tôi lên tiếp quản đồn, thu được 180 khẩu súng và nhiều đạn dược, quân trang. Phạm Quang Đăng được tham gia vào Ủy ban 5 châu. Sau đó, các đồn kia địch cũng rút lui hết”, ông Tiến nhớ lại. Ngày 19/12/1949 vùng miền Tây Thanh Hóa được giải phóng. Sau ông được biệt phái qua Lào hoạt động. Trước đó, vào ngày 30/10/1949, đơn vị bộ đội tình nguyện được thành lập, hoạt động ở vùng thượng Lào gồm ba phân khu A, B, C. Phân khu A là vùngSầmNưa,phânkhuBlàXiêng Khoảng, phân khu C là Luông Pha Bang. Ông Tiến được phân công về phân khu B nên phải trở vào Nghệ An rồi qua Lào hoạt động. Ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm hậu cần, ông Nguyễn Tài làm Chính ủy kiêm Trưởng phòng Biên chính (nghĩa là chính sách biên giới) Liên khu Tư. Ông Nguyễn Tài quê ở huyện Đô Lương, Nghệ An, từng đưa Bác Hồ đi hoạt động ở Lào, Thái Lan. Năm 1928, ông Tài tham gia Đảng Cộng sản Thái Lan. *Chiến đấu ở Lào Đoàn võ trang công tác liên khu 3 phần lớn là đoàn quân Tây Tiến. Trong đó có một trung đội người Lào lấy phiên hiệu là DIKOP (tức đi kộp, tiếng Lào nghĩa là đi đánh), gồm các tiểu đội là D, I, K,O,P về sau có thêm một J. Đội O, tiểu đội trưởng là ông Thâu Ma, trong đội này có cả người Việt và người Lào. Họ có nhiệm vụ xây dựng cơ sở từ thượng du Thanh Hóa sang Sầm Nưa theo sông Luồng để đi lên Mường Xuôi. Địa bàn trung đội Lào hoạt động cũng chính là địa bàn ông Đào Văn Tiến đang hoạt động. Sau ba tháng hoạt động, ông Thâu Ma vào được nội địa nước Lào. Sau này, ông Thâu Ma làm Chủ tịch tỉnh Sầm Nưa. Nhiệm vụ của họ lúc đó là tiểu phỉ Vàng Pao. Ông Tiến đề nghị nên thu phục phỉ bằng cách vận động người dân kêu gọi con, em trở về, nhờ biện pháp đó mà bọn phỉ tan rã. Năm 1955, Bộ Chính trị cử ông Đào Văn Tiến tham gia đoàn công tác Việt- Lào để soạn Cương lĩnh cách mạng cho Tổng bí thư Lào Cay xỏn phôm vi hản. Tổng bí thư Cay xỏn phôm vi hản (có khi viết: Kaysone Phomvihane-Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào) sinh tại làng Na Seng, quận Khan- thabouli bây giờ là quận Kaysone Phomvihane-Savanakhet-Lào. Ông từng học đại học ở Hà Nội. Mùa thu 1945, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Savana- khet, sau đó trực tiếp xây dựng khu du kích Hủa Păn, thành lập đội vũ trang Latxavông đầu tiên… Sau khi qua Lào, đoàn công tác của ta đã nghiên cứu thực tế và tìm ra sự khác biệt giữa Việt Nam và Lào. Đó là đa số người dân Lào chưa có ý thức quốc gia dân tộc, chỉ mới có ý thức kiểu bộ lạc. Sau một thời gian làm việc, ông Tiến được phân công làm Thư ký cho Tổng bí thư Cay xỏn phôm vi hản. Năm 1968, theo yêu cầu của cấp trên, ông Tiến cùng một nhóm cán bộ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào vào hoạt động trong vùng địch hậu của thủ đô Viêng chăn. Cùng đi với ông Tiến có Xổm xa vạt Lênh xa vắt cũng là Thư ký của Cay xỏn phôm vi hản, xin đi theo để rèn luyện trong thực tế của hoạt động cách mạng. Hiện nay, ông Xổm xa vạtlàỦyviênBộChínhtrị,PhóThủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào kiêm Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào-Việt. Trước khi đi, Tổng bí thư Cay xỏn phôm vi hản dặn dò ông Tiến giúp đỡ Xổm xa vạt. Năm đó Xổm xa vạt 23 tuổi, ông Tiến 38 tuổi, họ coi nhau như anh em. *Thấm dẫm nghĩa tình Việt- Lào Nhiều năm sống, hoạt động ở nước Lào, ông Đào Văn Tiến đi gần hết đất nước này. Dù không phải là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, nhưng ông rất am tường về phong tục, văn hóa…của người Lào. Trong quá trình hoạt động cách mạng, giữa cán bộ Việt Nam và Lào đã nảy sinh những tình bạn thắm thiết, keo sơn, thủy chung đến cả thế hệ con cháu. Rất nhiều trường hợp cán bộ Việt- Lào kết nghĩa anh em, coi nhau như máu mủ, ruột thịt. Nếu chẳng may người bạn Lào mất đi, hoặc hy sinh trong chiến đấu, người anh em kết nghĩa sẽ nhận con của họ làm con nuôi, chăm lo cho đến khi trưởng thành. Việc nuôi dưỡng, giáo dục con của các bạn Lào được sự hỗ trợ của nhà nước Việt Nam. Ông Đào Văn Tiến kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về ông Nguyễn Tài kết nghĩa với ông Phây Đang và ông Thâu Tu (có khi viết Thotou). Ông Phây Đang có một người em trai hiện đang làm Phó Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước. Khi ông Thâu Tu hy sinh, ông Nguyễn Tài đã nhận con gái ông Thâu Tu tên là Pa ny Già Thâu Tu (có khi viết: Pany Yathotou) làm con nuôi, đưa về Việt Nam nuôi dưỡng. Nhà nước ta cho con gái ông Thâu Tu đi học, hiện nay bà Pany Yathotou là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội của Lào. *Viết lại ký ức Năm 1980, ông Tiến được điều về công tác ở Viện Văn học rồi được cử qua Lào công tác. Trong chuyến đi này, ông viết thư kể chuyện về nước Lào cho con gái mình, đây là nguồn tư liệu để sau này ông viết nên cuốn “Những câu chuyện ở rừng Lào”. Năm 1983, ông Tiến được cử đi cùng đoàn cán bộ của Ủy ban Khoa học Việt Nam qua Lào hợp tác biên soạn bộ sách Lịch sử Văn học Lào. Đây là chương trình hợp tác giữa Ủy ban khoa học Việt Nam với Bộ Giáo dục Lào để biên soạn đưa vào chương trình đại học của Lào về địa lý Lào, lịch sử và văn học Lào. Ông Tiến gặp lại ông Thâu Ma, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư của Lào. Năm 1989, Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Báo Sài Gòn giải phóng tổ chức cuộc thi viết về những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết Việt-Lào. Ông cũng tham dự viết được một số truyện, có 4 truyện được vào tập “Điệu Lăm vông tình nghĩa” cùng nhiều tác giả. Sau này, ông còn viết bổ sung thêm nhiều truyện mới. Năm 1996, ông Tiến gặp lại ông Xổm xa vạt (lúc đó đang làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Lào) và đưa xem tập bản thảo của mình. Ông Xổm xa vạt rất thích và cảm động khi được đọc và nhớ lại những kỷ niệm xưa của hai người. Ông Xổm xa vạt nói với ông Đào Văn Tiến là tập hợp lại để in thành một cuốn sách. Ông Tiến nghe lời viết và chỉnh sửa thêm thành hơn 10 câu chuyện rồi đưa bản thảo cho nhà văn Lê Minh Khuê là biên tập viên của Nhà xuất bản Hội Nhà văn lúc đó. Chúng tôi được ông Hoàng Xuân Sơn cho mượn cuốn “Những câu chuyện rừng Lào”. Đọc truyện, nhận ra giọng văn chân thật, mộc mạc, trong sáng, giàu tình cảm của tác giả ĐàoVănTiến.Phongtục,lễnghi,tình cảm cảnh sắc thiên nhiên của nước Lào, con người Lào; tình bạn, tình nghĩa, tình đồng chí chiến đấu sắt son…ẩn hiện trên từng trang văn hồn nhiên trong trẻo, đáng yêu. “Những câu chuyện rừng Lào” còn cung cấp thêm những hiểu biết thú vị khác về nước Lào cho bạn đọc, là nguồn tư liệu về dân tộc học, văn hóa Lào. Ông cho biết thêm, ông Xổm xa vạt Lênh xa vắt tin tưởng đề nghị viết Hồi ký cho mình. Ngoài ra, ông Tiến còn được Chính phủ Lào đề nghị viết nhiều bộ sách về lịch sử, dân tộc, văn hóa nước Lào. Chuyện một người Việt Nam từng làm thư ký cho Tổng Bí thư Lào Nguyễn Thịnh Cuốn sách “Những câu chuyện rừng Lào”, của ông Đào Văn Tiến Ông Đào Văn Tiến
  • 5. 05Số 111 - Tháng 3/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Tập đoàn VMC Group ký kết hợp tác với công ty của New Zealand Nguyễn Thịnh Vừa qua, tại TPHCM Tập đoàn VMC Group và CADTECH của New Zealand đã kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện. CADTECH là một đơn vị chuyên dụng về lĩnh vực thi công các công trình sử dụng công nghệ kéo ống định hướng HDD của New Zealand. Ông Trần Văn Chín, Chủ tịch HĐQT VMC Group cho biết: Tập đoàn VMC Group chuyên cung cấp giải pháp kỹ thuật tích hợp bền vững toàndiệnchocácdựánnhư:Tàuđiện ngầm, cầu, đường, bệnh viện, cấp thoát nước, thủy điện, nhiệt điện, lọc hóa dầu, nâng cấp đô thị, phát triển đôthị…Việchợptácvớihọgiúpchúng tôi ứng dụng công nghệ mới khoan ngầm định hướng, kéo ống ngầm... Công nghệ kéo ống định hướng HDD là phương pháp thi công ống mới bằng cách khoan ngầm có kiểm soát , định hướng mũi khoan, có thể điều khiển hướng mũi khoan theo hướng được định sẵn. Nó có nhiều ưu điểm như hiệu suất làm việc cao, hiệu quả kinh tế, không ảnh hưởng phía trên bề mặt, cho phép điều khiển phương khoan, hướng khoan, có ưu thế phát triển nhất so với các công nghệ không đào mở khác. Được biết công ty CADTECH đã đưa thiết bị kéo ống định hướng HDD có khả năng đáp ứng thi công các công trình lắp đặt ống ngầm tới đường kính lên đến 750 mm qua Việt Nam. Ngày 24/3 - Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp về tình hình kinh tế-xã hội và thu chi ngân sách 3 tháng đầu năm 2016. Sau khi nghe báo cáo của các sở, ban, ngành về tình hình kinh tế xã hội, an ninh trật tự…,ông Nguyễn Thành Phong hỏi: “Trong quý I có 51 việc phải làm, cho tới thời điểm này mới có 18 việc đã hoàn thành, 3 việc chưa triển khai do chờ ý kiến cấp trên, 30 vẫn chưa triển khai xong. Tôi đề nghị các sở, quận huyện nói rõ sự chậm trễ do đâu. Chương trình từ đầu năm chúng ta đã có, vậy sở này làm gì, sở kia làm gì?...Ba việc chưa triển khai các vị nói là do cấp trêntôikhôngýkiến,vậycòn30việc đang triển khai, tôi đọc thấy nhiều việc các Đ/chí hoàn toàn có thể chủ động làm dứt điểm trong quý I chứ đâu phải để kéo dài qua quý II...”. Với sự quyết liệt, ông Phong thẳng thắn: “Công việc chúng ta đã tính toán từ đầu năm rồi, vấn đề còn lại là tổ chức chỉ đạo thực hiện thế nào. Sự chậm trễ của các anh chị sẽ làm thành phố trì trệ”. Ông Phong nhắc Sở Công thương tại sao vẫn còn nợ quy hoạch phát triển ngành thương mại dịch vụ trong khi nước ngoài họ đã vào thâu tóm lĩnh vực này rồi. Các nhà bán lẻ nước ngoài đã và đang tiến hành mua lại và mở thêm nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố, không chỉ tác động đến thị trường bán lẻ mà còn tác động đến sản xuất kinh doanh, cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Xin thưa các anh chị khi những nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm thị trường bán lẻ, họ đưa hàng hóa họ vào thì sẽ tác động đến việc sản xuất hàng hóa trong nước. Cái này chúng ta phải nắm để giữ thị trường bán lẻ, vậy mãi chưa ra nổi quy hoạch thì nắm giữ làm sao?...cho biết: Hiện hàng Việt trong siêu thị vẫn chiếm tỷ lệ trên 85%. Về hệ thông phân phối, các doanh nghiệp trong nước đang tiếp tục phát triển, mở rộng. Tuy nhiên, đúng là các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang thâu tóm các doang nghiệp bán lẻ trong nước. Sở Công thương sẽ tiếp tục nắm bắt. Còn kế hoạch phát triển thương mại điện tử thành phố đã có kế hoạch tuy nhiên vâng đang phải chờ hướng dẫn từ cấp trên. Theo báo cáo của sở Kế hoạch và Đầu tư trong 3 tháng đầu năm tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn TP.HCM ước đạt 221.816 tỷ đồng, tăng 7,1% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,9%). Trong đó: dịch vụ tăng 7,8% (cùng kỳ tăng 7,37%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng6,25%(cùngkỳtăng5,63%), khu vực nông nghiệp tăng5,8% (cùng kỳ tăng 5,8%). Về cơ cấu trong (GRDP), khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 57,7%, khu vực côngnghiệpvàxâydựngchiếm tỷ trọng 27,7%, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,8%. “Chậm Trễ Sẽ Làm Thành Phố Trì Trệ” H.Phương Việt Nam Đầu Tư Vào Lào Nhiều Dự Án Tỷ USD Bảo Ngọc Lam Ngày 26/3 tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam và Lào đã phối hợp tổ chức: “Tọa đàm giữa các cơ quan chức năng của Lào, Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào và các doanh nghiệp hai nước”. Theo Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tính đến nay, tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào là 4,9 tỷ USD. Lào là nước đứng thứ nhất trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Hiện, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Lào. Cũng theo Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào đã hoạt động hiệu quả, đóng góp nhiều mặt cho phát triển kinh tế - xã hội của Lào và được Chính phủ Lào ghi nhận, đánh giá cao. Điển hình là các dự án đầu tư của Tập đoàn Hoàng Anh-Gia Lai tại Lào; Các chi nhánh, ngân hàng con, ngân hàng liên doanh của Việt Nam tại Lào; Dự án viễn thông của Tập đoàn Viettel; Các dự án xây dựng hệ thống phân phối xăng dầu của T.C.ty Dầu Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Dự án tổ hợp sân Golf và khách sạn, nhà ở với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD của C.ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành…Giúp tạo việc làm cho 4 vạn lao động Lào cũng như đóng góp vào nguồn ngân sách Lào. Tại buổi Tọa đàm, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài đề nghị: Cơ quan chức năng Lào tiếp tục nghiên cứu có chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho DN Việt Nam tại Lào tương xứng với mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, thắt chặt tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào... Được biết, khó khăn lớn nhất của DN Việt Nam khi đầu tư tại Lào là chưa có đủ thông tin về tiềm năng thị trường, cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ Lào. DN Việt Nam mong muốn Lào rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục triển khai dự án đầu tư; giảm thuế, giảm phí đường bộ...để các dự án đầu tư đạt hiệu qủa cao hơn như mong muốn. Trong khuôn khổ chương trình phổ biến thông tin về các hiệp định thương mại tự do, vừa quatạiCầnThơ,BộCôngThương và Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế tổ chứchộinghị“Phổbiếnthôngtin vềmộtsốhiệpđịnhthươngmạitự do mà Việt Nam tham gia” nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các địa phương và doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. *VNđượchưởnglợinhiềunhấttrongTPP? Nếu được Quốc hội của 12 nước thành viên phê chuẩn, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay với tổng GDP lên tới 28.000 tỷ USD, chiếm 40% tổng GDP và khoảng 30% tổng thương mại toàn cầu. Các nước tham gia đàm phán kỳ vọng TPP sẽ là một mô hình mới cho hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư, có khả năng xử lý một số vấn đề lớn đang đặt ra cho thương mại quốc tế đầu thế kỷ 21. Do vậy, TPP có phạm vi điều chỉnh rất rộng, không chỉ về các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, đầu tư, mà còn các lĩnh vực phi truyền thống như cạnh tranh, thương mại và môi trường, thương mại và lao động…, mức độ cam kết và tính ràng buộc cao. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, việc VN tham gia đàm phán TPP được các nước đánh giá cao vì trong những năm đổi mới vừa qua, VN đã chứng tỏ là một quốcgianăngđộng,nghiêmtúctrong việc thực thi cam kết quốc tế, có môi trường chính trị ổn định và có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực, là một đối tác quan trọng hiện tại và tương lai, có thể giúp tăng ảnh hưởng của TPP. Bên cạnh đó, VN có quy mô dânsốđángkể,hứahẹntrởthànhthị trường có sức mua lớn, là điểm đến được doanh nghiệp các nước, nhất là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hết sức quan tâm. Mặt khác, VN là nước đang phát triển, việc thamgiathànhcôngvàoTPPlàbằng chứng thuyết phục về việc TPP thực sự quan tâm đến các nước đang phát triển, là yếu tố giúp TPP có thể mở rộng trong tương lai. Về mặt thuận lợi khi tham gia TPP, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của VN tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025; xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025. Theo các nghiên cứu này, VN có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP. Đối với xuất khẩu, các nước (trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada) giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của VN sẽ tạo ra “cú hích” lớn. Riêng ngành dệt may và da giày, kim ngạch có thể tăng đáng kể; các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng có cơ hội tăng xuất khẩu rất lớn… Phổ Biến Thông Tin Về Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Trung Kỳ
  • 6. 06 Số 111 - Tháng 3/2016NHỊP CẦU ĐẦU TƯ Để phát triển ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn, trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khuyến khích phát triển trang trại; hỗ trợ phát triển chăn nuôi có kết hợp xây dựng hầm Biogas; hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu,... Các chính sách đều quy định đối tượng được hỗ trợ là các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã, trang trại thông qua hình thức hỗ trợ khác nhau như đầu tư mua giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ lãi suất tiền vay, ưu đãi hỗ trợ về đất đai, về đào tạo lao động, xúc tiến thương mại,... Lục Ngạn là một trong những vùng có diện tích cây ăn trái lớn ở phía bắc. Những năm qua huyện đã đẩy mạnh phát triển tập đoàn cây ăn quả, mở rộng diện tích vải thiều VietGAP lên hơn 10 nghìn ha; duy trì tốt quy trình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP, tạo sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp; xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị gắn với xây dựng Nông thôn mới; tiếp tục thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư. Ngày 16-3, tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh về nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH từ nay đến cuối năm. Lãnh đạo huyện Lục Ngạn kiến nghị tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan giúp Lục Ngạn xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước EU. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng cây ăn quả trọng điểm; tổ chức lễ hội trái cây quy mô cấp tỉnh. Tạo điều kiện giúp huyện mời gọi các DN đầu tư vào sản xuất chế biến, tiêu thụ; xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Quan tâm đầu tư, nâng cấp một số công trình xây dựng. Trên cơ sở những ý kiến được huyện kiến nghị, đại diện các sở, ngành của tỉnh cho rằng, huyện nên quan tâm tạo môi trường thuận lợi để DN đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; thu hút DN chế biến nông sản, trồng rừng. Về đầu tư hạ tầng cơ sở cho nông nghiệp, ngoài nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư, cần có cơ chế chính sách huy động nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và thực tế đã có nhiều mô hình đầu tư thành công, hiệu quả theo phương thức này. Vĩnh Phúc đặt mục tiêu trong năm 2016 thu hút từ 180 - 200 triệu USD vốn đầu tư từ các dự án FDI và khoảng 5.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ các dự án DDI. Tuy nhiên, nhờ môi trường đầu tư được cải thiện, các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phát huy hiệu quả, dự kiến quý I năm 2016, tỉnh đã thu hút được 4.757 tỷ đồng từ 7 dự án đầu tư mới. Trong đó riêng tháng 3, UBND tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chuyển đổi doanh nghiệp cho 4 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 4,6 nghìn tỷ đồng gồm: Dự án trung tâm thương mại trưng bày ô tô, xe máy Hưng Linh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng Hưng Linh, xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc; Dự án kinh doanh sản phẩm hàng nông sản của Công ty TNHH MTV Vàng bạc Lê Anh, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương; Dự án quần thể du lịch sinh thái cao cấp Vĩnh Thịnh - An Tường của Công ty cổ phần Tập đoạn FLC; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm bao bì giấy cao cấp và linh kiện điện tử của Công ty cổ phần bao bì Cửu Long, khu công nghiệp Phúc Yên. Tính đến nay, toàn tỉnh thu hút 608 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký trên 48.781 tỷ đồng. Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn tỉnh chưa có dự án DDI nào điều chỉnh giảm vốn hoặc chấm dứt hợp đồng. Theo đánh giá của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh, với tình hình này, năm nay, Vĩnh Phúc sẽ sớm hoàn thành và vượt mục tiêu thu hút đầu tư từ các dự án DDI. Tỉnh Vĩnh Phúc thu hút hàng nghìn tỷ đồng từ các dự án DDI Ly Sơn Lục Ngan - Bắc Giang: Đẩy Mạnh Đầu Tư Cho Nông Nghiệp Bùi Cường Đồng chí Nguyễn Văn Linh phát biểu tại buổi làm việc. Tình hình thu hút đầu tư 2 tháng đầu năm tại Hưng Yên Phùng Nguyện Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, tính tới ngày 29/2/2016, tỉnh Hưng Yên có 1.305 dự án còn hiệu lực, trong đó: số dự án có vốn đầu tư trong nước là 966 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 85.644 tỷ đồng, số dự án đầu tư nước ngoài là 399 dự án thu hút 3.167 triệu USD vốn đăng ký đầu tư. Cũng theo thống kê này, số dự án cấp mới 2 tháng đầu năm 2016 là 22 dự án, trong đó gồm 16 dự án trương nước, 6 dự án FDI thu hút được 1.382 tỷ đồng và 8,21 triệu USD tổng số vốn đầu tư đăng ký. Năm 2015, tỉnh Hưng Yên có 810 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 13 vạn lao động. Với tình hình tăng thêm như 2 tháng đầu năm, khi tín hiệu khả quan hơn trong các tháng tiếp theo, tỉnh Hưng Yên sẽ là một trong những địa phương đi đầu trong các lĩnh vực thu hút đầu tư và là thị trường hấp dẫn với người lao động. Làchươngtrìnhtrongkhuônkhổ “Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào” năm 2016, thu hút sự góp mặt của gần 300 doanh nghiệp của cả hai nước. Tọa đàm là nơi gặp gỡ giao lưu giữa các doanh nghiệp của hai nước, đặc biệt khối doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào. Đây là dịp để các bên đánh giá quá trình hợp tác đầu tư những năm qua, nhu cầu thu hút vốn đầu tư 2 nước giai đoạn 2016-2020 và những định hướng về chính sách ưu tiên thu hút vốn đầu tư. Theo ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT Việt Nam), cho biết: “Hội nghị là cơ hội tốt để các doanh nghiệp - nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận các dự án đầu tư mới tại Lào, tăng cường kết nối và thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư thương mại, du lịch, giao thông…” Tại buổi tọa đàm, Các doanh nghiệp 2 nước thẳng thắn trình bày những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong hợp tác đầu tư, đồng thời kiến nghị Chính phủ 2 nước quan tâm, hỗ trợ, cùng nhau tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp 2 nước hoạt động ngày càng hiệu quả. Hai bên cũng thống nhất cách tiếp cận mới trong xúc tiến đầu tư nước ngoài (xúc tiến đầu tư, tháo gỡ khó khăn tại chỗ cho doanh nghiệp khi đầu tư - PV) nhằm hỗ trợ tốt nhất các nhà đầu tư. Được biết, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại Lào, các doanh nghiệp Việt Nam còn phối hợp tốt với chính quyền địa phương của Lào, tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng thông qua việc xây dựng một số trường học, bệnh xá, đường, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án…Ông Manothong Vongxay, Cục trưởng Cục xúc tiến đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho biết thêm: Từ khi mở cửa thu hút đầu tư, đầu tư của Việt Nam vào Lào ngày càng tăng trên các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, khai khoáng và trải dài khắp các tỉnh thành đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Cũng tại đây, Các địa phương/ doanh nghiệp Lào giới thiệu tới do- anh nghiệp Việt Nam về tiềm năng, thế mạnh và những chính sách hỗ trợ, cơ hội đầu tư... Gần 300 Doanh Nghiệp Tham Gia “Tọa Đàm Doanh Nghiệp Việt - Lào 2016” Hoàng Nam - Ngàn Thương Tập đoàn C.T Group mở bán khu căn hộ thông minh I-HOM Nguyễn Thịnh Dự án căn hộ I-Hom tọa lạc tại số 360 Xa Lộ Hà Nội, ngay cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, với tổng diện tích 18.337m2 , bao gồm 4 Block nhà, cao từ 15-20 tầng và 1 tầng hầm, với khoảng 1531 căn hộ có diện tích từ 55-70m2 , có giá bán từ 17-18 triệuđồng/m2 . Đợt mở bán này sẽ có 300 căn hộ đầu tiên với giá bán cho căn hộ 55m2 gồm 2 phòng ngủ có giá bán khoảng 850 triệu đồng/căn. Những khách hàng đầu tiên đặt cọc mua căn hộ tại lễ mở bán sẽ được chiết khấu lên tới 6% trên tổng giá trị căn hộ, được tặng Samsung Galaxy Note 5 giá 20 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng còn đượ chỗ trợ tiền mua nhà từ gói vay 30 nghìn tý đồng với lãi suất cố định 5%/ năm, trong thời hạn 15 năm. Chủ tịch Tập đoàn C.T Group, Ông Trần Kim Chung , cho biết: Khu căn hộ này xây dựng theo mô hình cộng đồng trẻ, có rất nhiều tiện ích như: Bếp chung dành cho tiệc lớn, khu phòng lounge, club thể thao, khu đại siêu thị, hồ bơi, nhà trẻ, nhà sinh hoạt cộng đồng, phòng tập gym, rạp chiếu phim, vườn hoa, bãi cỏ sinh hoạt…
  • 7. 07Số 111 - Tháng 3/2016 DÂN BIẾT - DÂN BÀN Mặcdùchưacósựphêduyệt của Thủ tướng, nhưng chính quyền tỉnh Bình Dương vẫn cho triển khai dự án Khu liên hợp Bình Dương. Sau đó, trong quá trình thu hồi đất, UBND tỉnh Bình Dương đã áp giá đền bù sai luật và rẻ mạt khiến nhiều người dân rơi vào cảnh trắng tay khốn khổ. *Sống tạm bợ trên đất của mình Đã hơn 10 năm mà dự án Khu liên hợp Công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương (gọi tắt là Khu liên hợp) vẫn còn bị bỏ hoang, trong khi đó, hàng chục người dân bị dính quy hoạch rơi vào cuộc sống khó khăn, không nhà cửa, sống lay lắt qua ngày bằng những công việc tạm bợ vì không có đất sản xuất. Chúng tôi đã bắt gặp rất nhiều trường hợp phải chịu cảnh cửa nhà tan hoang và trắng tay vì bị thu hồi đất để làm dự án Thành phố mới Bình Dương. Có những nạn nhân hoàn cảnh rất thương tâm, như ông Thái Văn Dậu, năm nay 90 tuổi, nhà ông có hơn 1ha đất trồng nhãn bị quy hoạch vào Khu liên hợp trên, giờ không có đất, hằng ngày ông phải đi cắt cỏ kiếm sống. Trường hợp khác là ông Lê Văn Phước, có con là liệt sĩ, nhà ở xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương, có 1ha đất bị cưỡng chế giao đất cho công ty. Gia đình ông có ba căn nhà, một căn nhà tình nghĩa của ông, một căn con ông là Lê Văn Bửng và cháu nội bị phá tan hoang từ ngày cưỡng chế. Một trường hợp khác cũng rất đau lòng, đó là ông Võ Văn Tấn, hơn 80 tuổi. Ông Tấn có 2 ha đất bị cưỡng chế, đến nay nhà cửa cũng không còn, phải sống tạm trong ngôi nhà bỏ hoang. Ông Tấn phải tìm từng mục măng để bán lấy tiền. Rồi gia đình bà Nguyễn Thị Rẻ, ông Phan Văn Tác, ở khu phố 3, phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, có 4 ha cao su và căn nhà 200m2 bị thu hồi đất, khiến gia đình bà trắng tay phải dựng lều ở trên đất của mình bị thu hồi. Nhà của hai con bà Rẻ cũng bị san ủi, gia đình con gái bà phải che lều ở, con trai bà ở nhờ bên nhà vợ. Điều nghịch lý là, trong khi chính quyền tỉnh Bình Dương vội vã thu hồi đất khiến người dân rơi vào cảnh sống khốn khổ, thì đất bị thu hồi giao cho nhà đầu tư nhiều nơi bị bỏ hoang, cỏ cây um tùm mọc hoang trong đó để trâu bò vào ăn cỏ. Mặt khác, dù chưa thỏa thuận xong với người dân, hàng chục người dân chưa nhận tiền đền bù và đang khiếu nại, nhưng dự án vẫn được triển khai khiến người dân bức xúc, liên tục khiếu nại nhiều nơi. *Vội vàng triển khai khi chưa được duyệt Điều đáng nói ở dự án này là không chỉ khiến người dân khốn khổ mà trong quá trình triển khai dự án còn bị trái luật. Bởi lẽ chính quyền tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện, thu hồi đất khi chưa có quyết định phê duyệt cho phép triển khai dự án của Thủ tướng chính phủ. Cụ thể: Ngày 19/3/2002, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 295/CP-CN chấp thuận đề án Khu liên hợp này. Sau đó, UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 5183/ QĐ-CT thành lập Ban bồi thường cho dự án, Quyết định số 164/2003/ QĐ-UB bồi thường về thiệt hại về đất và tài sản trên công trình của dự án; Quyết định số 187/2003/QĐ- UB phê duyệt địa điểm, ranh giới của dự án. Ngày 4/6/2004, UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định số 61/2004/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án. Từ ngày 20/10/2004 đến ngày 5/5/2005 chính quyền tỉnh Bình Dương ra nhiều quyết định thu hồi đấtcủangườidânđangsửdụngnằm trong khu quy hoạch để giao cho Ban quảnlýdựán Khu liên hợp thực hiện… Tuy nhiên, đến ngày 1/9/2005 (tức 3 năm sau, tính từ ngày 1 0 / 9 / 2 0 0 2 là ngày Thủ tướng chấp thuận cho dự án này), Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới ký quyết định phê duyệt dự án. Sau đó, đến ngày 27/3/2006 Bộ Xây dựng mới ra Quyết định số 522/ QĐ-BXD phê duyệt dự án này. Trong khi đó, tại Báo cáo số 2623/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, ngày 26/11/2008, kết luận: “Trên thực tế, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã bắt đầu triển khai công tác đền bù, giải tỏa từ cuối năm 2003”…; “Đến thời điểm Thủ tướng có Quyết định 912/QĐ- TTg ngày 1/9/2005 phê duyệt “Đề án tổng thể đầu tư và phát triển Khu liên hợp Công nghiệp-Dịch vụ-Đô thị Bình Dương” thì việc giải tỏa, bồi thường đã thực hiện được 85% diện tích quy hoạch”. Như vậy, Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã làm trái luật khi chưa có sự phê duyệt của Thủ tướng và Bộ Xây dựng, đã thực hiện triển khai dự án. Tuy nhiên, đến nay, dù đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc làm trái luật nêu trên trong dự án này vẫn chưa được xử lý. *Giá đất đền bù rẻ mạt, sai luật Không những thế, theo phản ánh của người dân, việc áp giá đền bù khi thực hiện dự án này cũng trái luật. Cụ thể, việc đền bù trong dự án này được thực hiện theo quyết định số 164/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Dương ngày 23/6/2003, căn cứ vào Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 24/4/1998. Đây là nghị định đã bị hết hiệu lực thi hành từ năm 2004 trong khi việc đền bù được thực hiện vào năm 2009?! Nếu căn cứ vào luật định, thì khi có phê duyệt của Thủ tướng vào năm 2005, việc áp giá đền bù phải thực hiện theo luật mới là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ban hành ngày 3/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Theo Nghị định này, tại khoản 1, điều 9 nêu rõ về trường hợp đền bù giá đất như sau: “Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ…”. Mặt khác, việc tính giá bồi thường đất ở dự án này cũng rất rẻ mạt. Người dân cho biết giá đất họ được đền bù là 30.000 đồng/m2, sau khi khiếu kiện, giá bồi thường được nâng lên hơn 60.000 đồng/ m2. Trong khi đó, giá đất ở tỉnh Bình Dương theo thị trường vào thời điểm đó là 27 triệu đồng/m2, còn giá đất tại dự án này được bán với giá 5 triệu đồng/m2. Việc áp giá đền bù rẻ không chỉ là làm sai luật mà còn khiến hàng chục người dân bị mất đi số tiền không ít, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của họ. Tạo sự hoang mang trong lòng dân chúng. Rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng: Liệu số tiền đền bù chênh lệch từ dự án trên đã rơi vào túi ai? Dự án Khu liên hợp Công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương có diện tích khoảng 4.196 ha, thuộc một phần các xã Định Hòa, Phú Mỹ (thị xã Thủ Dầu Một); Tân Vĩnh Hiệp, Phú Chánh (huyện Tân Uyên) và xã Hòa Lợi (huyện Bến Cát). Khu liên hiệp gồm các chức năng: Khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu đô thị, khu tái định cư do UBND tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư; sau “chuyển giao” cho Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Bình Dương (viết tắt là Becamex) thực hiện. dự án khu liên hợp bình dương: sai phạm 10 năm có lẻ...? Nguyễn Thịnh Bà Nguyễn Thị Rẻ bên căn lều của mình Một khu đất bị bỏ hoang trong Dự án Khu liên hợp Bình Dương, người dân thả trâu bò vào ăn cỏ.
  • 8. 08 Số 111 - Tháng 3/2016AN TOÀN GIAO THÔNG BẮC GIANG: HẠ TẢI, CẮT THÙNG TẠI CHỖ XE VI PHẠM Bùi Cường Quý I Năm 2016: Tai Nạn Giao Thông Giảm Cả 03 Tiêu Chí Tuấn Đạt ĐƯỜNG BỘ Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, tai nạn GT Quý I năm2016tiếptụcgiảmcả3tiêuchí. Theo đây,  từ ngày 16/12/2015 đến 15/3/2016 toàn quốc xảy ra 4.985 vụ, làm chết 2.193 người, làm bị thương 4.522 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 866 vụ (-14,8%), giảm 152 người chết   (-6,48%), giảm 969 người bị thương (-17,65%). Trong đó: TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 2.523 vụ, làm chết 2.193 người, bị thương 1.635 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 161 vụ (-6%), giảm 152 người chết (-6,48%), giảm 11 người bị thương (-0,67%).Va chạm giao thông xảy ra 2.462 vụ, làm bị thương nhẹ 2.887 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 705 vụ (-22,26%), giảm 958 người bị thương (-24,92%). 3 tháng đầu năm, lực lượng CSGT đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 909.245 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ; phạt tiền 608,40 tỷ đồng; tạm giữ 6.625 xe ô tô và 129.429 mô tô; tước 78.638 giấy phép lái xe, đồng thời xử lý 502 trường hợp vi phạm TTATGT đường sắt, kho bạc Nhà nước thu 124,23 triệu đồng. Lực lượng CSGT đường thủy xử lý 39.386 trường hợp vi phạm TTATGT đường thủy nội địa, phạt tiền 22,317 tỷ đồng./.   Riêng trong tháng 3/2016, toàn quốc xảy ra 1.367 vụ, làm chết 603 người, làm bị thương 1.155 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 377 vụ (-21,62%), giảm 175 người chết (-22,49%), giảm 571 người bị thương (-33,08%). Trong đó: TNGT từ ít ng- hiêm trọng trở lên xảy ra 693 vụ, làm chết 603 người, bị thương 366 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 141 vụ (-16,91%), giảm 175 người chết (-22,49%), giảm 183 người bị thương (-33,33%). Va chạm giao thông xảy ra 674 vụ, làm bị thương nhẹ 789 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 236 vụ (-25,93%), giảm 388 người bị thương (-32,97%). TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM: ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH BIỂN BÁO… Minh Ngọc Đểphùhợpvớitìnhhìnhgiaothông(GT),tăngnănglựcthônghànhvà phù hợp với quy định mới về tốc độ; sau khi kiểm tra tuyến đường Võ Chí Công,đườngtừcầuNhậtTân-NộiBài,QL.5địaphậnTP.HàNội,Tổngcục ĐBVN đã có văn bản do Tổng Cục Trưởng TCĐB VN Nguyễn văn Huyện ký, đề nghị Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh biển báo theo hướng: 1. Đối với đường Võ Chí Công: Bổ sungbiển420,421phíaNamcầuNhật Tân;Điềuchỉnhbiểnphânlàntheothứ tự từ dải phân cách giữa ra phía lề: làn ô tô con, làn ô tô, làn ô tô, làn xe máy, lànxemáy;Xemxétđiềuchỉnhbổsung vạch sơn vừa đi thẳng vừa rẽ ở khu vực nút giao nếu nhu cầu rẽ lớn. 2. Đối với đường từ Nhật Tân đi Nội Bài: Đoạn 1: Từ đầu phía Nam cầu Nhật Tân đến cầu Sông Thiếp có xe máy đi chung, điều chỉnh làn dành riêng cho xe con (làn sát dải phân cách giữa)từ80km/hthành90km/h,cáclàn tiếp theo dành cho ô tô vẫn giữ tốc độ tối đa 80km/h, làn ngoài cùng dành cho xe máy tốc độ tối đa 70km/h; Đoạn 2: Từ cầu Sông Thiếp đến điểm mở dải phân cách giữa (khu vực KS.Vĩnh Gia) đã được phân xe máy đi riêng đường gom, chỉ có ô tô lưu thông: điều chỉnh làn dành riêng cho xe con (làn sát dải phân cách giữa) từ 80km/h thành 90km/h; các làn còn lại giữ nguyên. Ngoài ra, thay thế biển 60km/h trên giá long môn bằng biển 80km/h và dỡ bỏ biển 80km/h riêng lẻ không phù hợp trên tuyến; chỉ cắm biển 60km/h tại các đầu nhánh ra; Đoạn 3: Đoạn còn lại qua khu vực nhà ga T1, T2 sân bay Nội Bài (giới hạn bởi điểm mở dải phân cách giữa đầu và cuối), thay thế biển“Đichậm-SLOW”bằngbiểnhạn chế tốc độ tối đa 60km/h và tiếp tục theo dõi, điều chỉnh kịp thời. 3. Đối với QL.5 đoạn Km0- Km11+135: Bổ sung biển báo cho phép xe con lưu thông trên cả 02 làn (làn sát dải phân cách giữa và làn kế tiếp); Điều chỉnh vạch sơn tại làn sát dải phân cách giữa tại khu vực đèn tín hiệu để cho phép vừa rẽ trái vừa đi thẳng; đồng thời điều chỉnh chu kỳ, pha đèn cho phù hợp; Về lâu dài, sau khi các công trình cầu vượt tại Km0 và dự án nút giao đường dẫn cầu Thanh Trì với QL.5 hoàn chỉnh, đề nghị Sở GTVT Hà Nội có phương án điều chỉnh tổng thể tổ chức GT đoạn tuyến nêu trên cùng với QL.5 kéo dài. Khen Thưởng 4 cá nhân trong vụ sập cầu Ghềnh P/V Để ghi nhận và biểu dương thành tích, ngày 23/3, Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch UB ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định tặng Bằng khen cho 4 cá nhân là các ông: Phạm Tiến Dũng, Ngô Việt Phái, Phan Tiến Dũng đều là nhân viên trạm gác chắn Bửu Hòa (C.ty CP Đường sắt Sài Gòn) và ông Huỳnh Ngọc Hoàng, trú tại ấp Tâm Mỹ, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Do có thành tích xuất sắc kịp thời cảnh báo, giúp dừng đoàn tàu an toàn, không để xảy vụ tai nạn thảm khốc. Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn sập cầu Ghềnh ngày 20/3, tại Đồng Nai, tàu hàng mang số hiệu 2542 đang chạy trong khu gian Biên Hòa - Dĩ An đã được các nhân viên gác chắn đường ngang Km 1700+174 dừng kịp thời, đảm bảo an toàn. Hướng đến việc giảm tai nạn giao thông bền vững  Nguyễn Tín Năm 2015 là năm thứ 2 liên tiếp số người chết vì tai nạn giao thông (TNGT) giảm xuống dưới 9.000 người, là năm thứ 18 liên tiếp không để xảy ra TN hàng không. Đó là nhờ các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sự phối hợp đồng bộ từ UBATGT Quốc gia tới các sở, ngành và địa phương. Theo thống kê của UB ATGT Quốc gia, năm 2015, cả nước xảy ra 22.404 vụ, làm chết 8.671 người, bị thương 20.556 người; so với năm 2014, giảm 2.918 vụ (-11,52%), giảm 325 người chết (-3,61%), giảm 3.861 người bị thương (-15,81%). Những năm trở lại đây, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nên tình hình TTATGT đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, được tăng cường với nhiều nội dung phong phú, đa dạng dưới nhiều hình thức. Sau 5 năm triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT và 4 năm thực hiện Nghị quyết  số 88-NQ/ CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về TTATGT, được sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong việc thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTAT- GT và chống ùn tắc GT, nên công tác bảo đảm TTATGT đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia GT có nhiều chuyển biến tốt, trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ được nâng cao, bước đầu thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả nước và chống ùn tắc giao thông ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tình hình TTATGT đã được kiềm chế, TNGT giảm liên tục cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, bị thương so với giai đoạn trước. Theo ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Chuyên trách UB ATGT Quốc gia, có được kết quả này là nhờ chúng ta đã bắt đúng “bệnh”, từ đó có những giải pháp hiệu quả, đồng bộ nhằm kéo giảm TNGT trên tất cả các lĩnh vực. Ngoài ra, lực lượng công an đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhiều hơn. Mở nhiều đợt cao điểm ra quân theo chuyên đề gắn kiểm soát GT với giữ gìn an ninh trật tự. Công an các địa phương đã tập trung xử lý các lỗi cơ bản có nguy cơ dẫn đến mất an toàn giao thông. Ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Làm thế nào để giảm TNGT một cách bền vững đó mới là điều quan trọng. Các địa phương phải có giải pháp cụ thể, quyết liệt và bắt tay vào thực hiện ngay chứ không thể lúc nào cũng nói do đường sá chật hẹp, phương tiện GT đông, ý thức người dân chưa cao… Chúng ta phải có những giải pháp mạnh và hợp lý mới hoàn thành mục tiêu tiếp tục giảm từ 5-10% số vụ, số người chết và bị thương do TNGT hàng năm”. Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “Cần tăng cường công tác điều tra, xử lý các hành vi vi phạm TTATGT; không được buông lỏng, lơ là trong việc quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện và hoạt động vận tải. Làm thế nào để người dân luôn chấp hành đúng pháp luật về GT, trở thành tính tự giác mà không phải tìm cách đối phó với lực lượng chức năng…”. Năm 2015 - Bắc Giang là một trong những tỉnh, Tp. trong cả nướcđượcUỷbanATGTQuốcgia đánh giá cao tính hiệu quả của các giải pháp, biện pháp ngăn chặntìnhtrạngxequátải,cơinới thành, thùng xe lưu thông trên địabàn.Năm2016,BắcGiangđặt quyết tâm không còn xe quá tải, cơi nới thành, thùng, nhằm góp phần giảm thiểu TNGT. Nhằm xử lý triệt để vi phạm, không để xe quá khổ, quá tải (QKQT)tiếp tục lưu thông gây hư hại đường sá, nguy hiểm cho người tham gia GT, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang yêu cầu xe QKQT cắt thùng xe hoặc hạ tải tại chỗ. Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh triển khai kế hoạch cao điểm kiểm soát, xử lý xe ôtô vi phạm QKQT. Các tổ liên ngành gồm cảnh sát cơ động, TTGT và lực lượng của trạm cân, công an các huyện, Tp.được thành lập để tăng cường TTKS, xử lý các xe ôtô tải chở hàng vượt QT trọng, vượt quá kích thước thành, thùng xe; chở hàng rời, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi… “Đặc biệt, để giải quyết triệt để vi phạm, các tổ liên ngành sẽ yêu cầu xe quá tải hạ tải tại chỗ hoặc quay về nơi cấp hàng hóa để hạ tải; các xe cơi nới thành thùng cắt thùng tại chỗ. Từ ngày 4/3 đến 17/3, lực lượng CSGT Bắc Giang đã phát hiện và xử lý 38 trường hợp xe chở quá tải; 16 trường hợp xe quá chiều cao; 45 xe tự ý thay đổi kích thước thành thùng và bốn xe tự ý cải tạo kết cấu kích thước xe. Trong đó, có những xe quá tải 300 - 400% như xe BKS: 12C-032.65 quá tải 386,5%; xe 12C-00929 quá tải 279,5%; xe 98C- 07975 quá tải 376,2%...
  • 9. 09Số 111 - Tháng 3/2016 SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Được sáng lập bởi nhà thơ Phạm Thiên Thư, Phathata (viết tắt của môn thể dục dưỡng sinh Pháp thân tâm trí huyền), có nhiều công năng huyền diệu được cơ quan y tế kiểm chứng. Những thành tựu nổi bật của liệu pháp này có thể kể đến, như giúp bệnh nhân AIDS tăng cường sức đề kháng phục hồi sức khỏe, giúp người nghiện từ bỏ ma túy, cải thiện sức khỏe và trí tuệ cho người bệnh... *Đánh thức sự huyền diệu Nhà thơ Phạm Thiên Thư xuất thân trong một gia đình nhiều đời làm lương y và võ thuật. Từ nhỏ ông luyện võ, học y với cha mẹ. Sau đó ông đi tu và nghiên cứu Phật giáo trong 10 năm. Từ những sở học và sự nghiên cứu Phật giáo, học vấn y thuật cổ truyền (nhà thơ Phạm Thiên Thư vừa là võ sư và lương y), ông đã sáng tạo nên Phathata. Nhà thơ Phạm Thiên Thư diễn giải: “Con người sống trong vũ trụ phát sinh ra nhân điện. Là một linh vật trong vũ trụ, con người cũng như nhiều loài động vật khác, đều ẩn chứa khả năng tự điều chỉnh, tự chữa bệnh để hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, khi cuộc sống, khoa học càng phát triển,khảnăngtựđiềuchỉnhcủacon người dần bị mất đi, phải phụ thuộc vào thuốc để chữa bệnh. Nhân điện Phathata là phương pháp tập luyện cơ thể, tâm lý, khai thông nguồn điện tâm thể hay chân khí, bật lên khả năng tự chỉnh hay siêu thức. Khả năng linh diệu này giúp chúng ta tự phát triển mọi khả năng (toàn triển), tự điều hòa mọi mâu thuẫn xáo trộn tạng phủ (điều hòa)… ”. Phathata quan niệm rằng mỗi cá nhân đều ẩn chứa những khả năng vô biên, có thể tự điều chỉnh làm giảm bệnh tật, khai mở trí tuệ, nếu ta biết đánh thức sự huyền diệu, kích phát tiềm năng đó. Pha- thata là dùng phương pháp rèn luyện thân tâm để khởi sinh nhân điện trong cở thể mình, giúp khỏe mạnh, chữa bệnh và phát tiển tâm - trí con người sáng suốt, lành mạnh. Điện công Phathata được chia thành năm dạng: Thể điện công phu, Tâm điện công dung, Trí điện công minh, Trường điện công hóa, Linh điện công thông. Thể điện công phu gồm những bài tập nhằm hưng phấn, khai thông xung điện thần kinh, điều hợp các tuyến nội tiết… để giữ ổn định trật tự nội môi (môi trường bên trong cơ thể-NV). Tâm điện công dung là những bài tập nhằm làm hài hòa tình cảm…giúp con người vui sống. Trí điện công minh giúp phát triển trí tuệ. Trường điện công hóa là những hoạt động từ thiện xả kỷ dấn thân giúp ích cho xã hội và đất nước tốt đẹp. Linh điện công thông là nghiên cứu các bí pháp nhân loại, vận dụng tiềm lực của vũ trụ vào sáng tạo phát minh, phục vụ cho con người. Phathata lại chia thành năm ngành cho năm đối tượng là: Thể dục thân tâm; Dưỡng sinh phòng trị; Tiếp trị; Vui sống; Khoa học tường linh. Thể dục thân tâm là những chương trình luyện tập cho người khỏe nhằm mở rộng tình thương (tâm công), củng cố nội khí (nội công), hưng phấn trí lực (tuệ công)… Dưỡng sinh phòng trị là chương trình huấn luyện cho người cao tuổi, tiếp trị bệnh mãn tính… *Hồi phục sức khỏe cho người bị HIV Cách chữa bệnh của Phathata là hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh tự điều chỉnh, bật khả năng yêu cầu siêu thức kết hợp với xoa bóp kết hợp xoa cao Tiên Dung do ông chế tạo…để tự chữa bệnh cho mình. Thoạt nghe, phương pháp này có vẻ mơ hồ, huyền bí và khó khả thi. Nhưng khả năng chữa bệnh của nó đã được kiểm chứng trong thực tế bởi các cơ quan y tế. Được sự đồng tình của Lãnh đạo Bệnh viên Đa khoa quận 4, ông đã áp dụng cho nhiều bệnh nhân đang điều trị ở đây. Trong buổi lễ tổng kết cuối năm của ngành y tế quận 4 tại Trung tâm y tế quận đã cho biết: Từ ngày 23/2-20/11/1994 khi áp dụng phương pháp Phathata vào chữa bệnh ở bệnh việnđakhoaquận4đãgiúplàmgiảm một số bệnh. Cụ thể: Huyết áp - Khỏi 11 ca, giảm 15 ca trên 26 bệnh nhân; Liệt nửa người - khỏi 5 ca, giảm 26 trên 31 bệnh nhân… VớibệnhnhânbịAIDS,ápdụng phương pháp Phathata cũng mang lại kết quả khả quan. Sau một thời gian chữa bệnh bằng phương pháp này, nhiều bệnh nhân bị AIDS khi tới Trung tâm y tế quận 4 để xét nghiệm đã cho kết quả khả quan. Từ những bệnh nhân ốm tong teo chỉ còn da bọc xương, sức khỏe và tinh thần suy kiệt, họ đã hồi phục, yêu đời. Nhà thơ Phạm Thiên Thư còn nhớ rõ hai trường hợp bị HIV hồi phục sức khỏe nhờ Phathata. Đó là anh Lê Gia Bình và chị Nguyễn Hán Bình. Cả hai đều nghiện ma túy và bị AIDS, sức khỏe và tình thần suy kiệt. Anh Lê Gia Bình 41 tuổi, lúc đó ở địa chỉ 575/83 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP HCM. Khi phát hiện bị AIDS, anh vào chữa bệnh ở Bệnh viện Sài Gòn rồi chuyển qua Trung tâm cai nghiện Bình Triệu với tình trạng suy sụp, nhức khớp, tiêu chảy, sốt cao, sụt ký…, chỉ chờ chết. Chị Nguyễn Hán Bình, 46 tuổi, cũng là một bệnh nhân ở trung tâm cai nghiện Bình Triệu và có tình trạng bệnh tật tương tự anh Bình. Sau khi tập theo phương pháp Phathata, cả hai đã hồi phục, tăng cân, tinh thần hưng phấn, yêu đời. Với người bị nghiện ma túy, áp dụng tập luyện Phathata cũng cho kết quả tốt. Báo cáo Sơ kết chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng dân cư phường 5, quận Phú Nhuận, vào ngày 5/9/2000, cho biết: Sau ba ngày áp dụng Phathata do bác sĩ Nguyễn Văn Tài phụ trách ứng dụng và chịu trách nhiệm điều trị cho người nghiện, họ đã hoàn toàn không lệ thuộc vào ma túy… Sau đó, lãnh đạo UBND phường 5 đã trao tặng Giấy khen cho nhà thơ Phạm Thiên Thư. *CầnsựhỗtrợmạnhmẽcủaNhànước Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và tập luyện, nhà thơ Phạm Thiên Thư đã làm hồ sơ trình lên Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (viết tắt UIA thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam) xin phép hoạt động cho môn điện công Phathata. Năm 1996, Tổng Giám đốc UIA Vũ Thế Khanh đã ra quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Phathata dưỡng sinh và du lịch khoa học - từ thiện, trực thuộc UIA. Trung tâm này có nhiệm vụ liên kết với các đơn vị có chức năng tương thích và các nhà khoa học để cùng nghiên cứu và ứng dụng môn Phathata dưỡng sinh, triển khai các chương trình nghiên cứu thực nghiệm từng bước đưa vào chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân… Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ cho các ngành, các địa phương triển khai chương trình ứng dụng phương pháp Phathata dưỡng sinh trợ giúp cho “các đối tượng đang là gánh nặng cho gia đình và xã hội”. Sau quyết định trên, nhà thơ Phạm Thiên Thư cùng đồng sự, học trò đã đẩy mạnh triển khai việc áp dụng phương pháp Phathata vào hỗ trợ chữa bệnh AIDS, người nghiện ma túy… Tuy nhiên, cho đến nay, bộ môn Phathata vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ chính thức nào từ cơ quan Nhà nước. “Để triển khai bộ môn Phathata này rộng rãi hơn, áp dụng để chữa bệnh cho nhân dân thì khó khả thi vì chưa có sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, như Bộ Y tế hay cơ quan tương đương. Do đó, dù có quyết định của Tổng giám đốc UIA nhưng vẫn khó triển khai rộng rãi. Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhà nước, các chuyên gia, các nhà khoa học, các Mạnh thường quân… để việc áp dụng bộ môn này được triển khai rộng trong thực tế giúp chữa bệnh cho nhân dân tốt hơn” - nhà thơ Phạm Thiên Thư thổ lộ. *Công năng của Phathata Theo lương y nhà thơ Phạm Thiên Thư - người sáng lập môn điện công Phathata, môn điện công này có chức năng dưỡng sinh hỗ trợ cho những bệnh nhân. “Phathata là phương pháp dưỡng sinh hỗ trợ cho các bệnh nhân trong quá trình bệnh nhân điều trị mà thôi. Nó có chức năng dưỡng sinh hỗ trợ với các loại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mãn tính. Phathata đã được truyền bá qua ba nước: Mỹ, Ba Lan, Liên Xô cũ. Bệnh nhân chữa theo phương pháp Đông y hay Tây y đều có thể áp dụng thêm phương pháp Phathata vào quá trình chữa bệnh mà không bị ảnh hưởng hay có tác dụng phụ.” - lương y Phạm Thiên Thư nhấn mạnh. Tiến trình chữa bệnh của Phathata gồm có ba phần chính. Một là dùng thuốc, gồm thuốc uống và thuốc bôi do lương y Phạm Thiên Thư bào chế. Thuốc uống có tính năng thải độc. Thuốc xoa, gọi là Cao Tiên Dung, dùng để bôi khi xoa, day, ấn huyệt giúp thông các huyệt đạo. Hai là tập luyện: Có những bài tập thích hợp trong việc hỗ trợ các bệnh nhân hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Chẳng hạn những bài tập về móng rồng, tam khí huyền công, hoàn nguyên, chúc lành… Những bài tập này có tác dụng hỗ trợ trong quá điều trị của bệnh nhân. Thứ ba là dùng phương thức xoa, day, ấn huyệt. “Chúng tôi có thể hướng dẫn cho người bệnh tự xoa huyệt, day ấn huyệt với phương châm biến bệnh nhân thành thầy thuốc” - lương y Phạm Thiên Thư nói. Anh Dương Kiện Dũng (trợ lý của lương y Phạm Thiên Thư) cho biết thêm: “Một trong những công năng đặc biệt của Phathata là có khả năng cắt cơn, ví dụ cắt cơn đau ngay cả với cắt cơn đau của bệnh ung thư. Đặc biệt là chúng tôi đã dùng phương pháp Phathata để cắt cơn cai nghiện ma túy. Tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, mà việc cắt cơn sẽ được tiến hành trong thời gian dài hay ngắn. Trong quá trình phát triển, bộ môn đã từng hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh AIDS và những bệnh nan y”. NhàthơPhạmThiênThư là lương y, xuất thân trong gia đình có truyền thống hành nghề y học cổ truyền lâu đời. Thân phụ ông là cụ Phạm Ngọc Luyện, mẹ ông là cụ bà Đái Thị Thành, đều là lương y danh tiếng. Ông cũng là tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng, được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc rất thành công. Bệnh AIDS Và Sự Huyền Diệu Khác Của Môn Điện Công Phathata Nguyễn Thịnh Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa trao giải Doanh nhân văn hóa hội nhập cho Nhà thơ Phạm Thiên Thư Nhà thơ Phạm Thiên Thư