SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
Download to read offline
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng
thƣơng mại Việt nam: Thực trạng và một số giải
pháp phòng ngừa rủi ro
Sinh viên thực hiện : Hoàng Tú Anh
Lớp : Anh 1
Khoá : 45
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Nhàn
Hà Nội, tháng 05/2010
i
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng với đề tài
“Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt nam:
Thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro” là thành quả đúc kết từ
những kiến thức đã thu nhận được sau 4 năm học tập tại khoa Tài Chính Ngân
Hàng trường Đại học Ngoại Thương của tác giả.
Tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành tới Cô giáo,
Tiến sỹ Trần Thị Lương Bình, khoa Tài Chính Ngân Hàng, trường Đại học
Ngoại Thương, người đã hết lòng hướng dẫn tôi từ bước xây dựng đề cương
đến khi triển khai nghiên cứu hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tài Chính Ngân Hàng,
trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận
này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình, bàn bè
đã động viên, khích lệ tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn!
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI
HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.......................................... 5
1. Tổng quan về thị trƣờng ngoại hối ......................................................... 5
1.1. Khái niệm về thị trường ngoại hối .......................................................... 5
1.2. Đặc trưng của thị trường ngoại hối ......................................................... 5
1.3. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối. .............................................. 7
2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng
thƣơng mại.................................................................................................... 8
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại...................................................... 8
2.1.1. Khái niệm của Ngân hàng thương mại.................................................. 8
2.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại ................................................ 9
2.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối ...................................... 10
2.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối.................................... 10
2.2.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại hối ...................... 11
2.2.3. Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh ngoại hối.............................. 11
2.2.4. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các Ngân hàng
thương mại................................................................................................... 15
3. Các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại.
..................................................................................................................... 16
iii
3.1. Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng
thương mại. .................................................................................................. 16
3.1.1. Rủi ro tỷ giá........................................................................................ 16
3.1.2. Rủi ro lãi suất..................................................................................... 16
3.1.3. Rủi ro do môi trường thông tin ........................................................... 17
3.1.4. Rủi ro hoạt động................................................................................. 17
3.1.5. Rủi ro đạo đức.................................................................................... 17
3.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân
hàng thương mại........................................................................................... 18
3.3. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các
Ngân hàng thương mại. ................................................................................ 20
4. Một số bài học kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
ngoại hối...................................................................................................... 22
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO TRONG
KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM ................................................................................................. 26
1. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam.............................................................................................. 26
1.1. Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam. ......................................................................... 26
1.1.1. Yếu tố khách quan .............................................................................. 26
1.1.2. Yếu tố chủ quan.................................................................................. 30
1.2. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng
thương mại Việt nam.................................................................................... 32
iv
1.2.1. Những thành tựu đạt được.................................................................. 32
1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại.................................................................. 41
1.2.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.......................... 45
2. Thực trạng rủi ro thƣờng gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. ................................................. 46
2.1. Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam................................................................................... 46
2.1.1. Rủi ro tỷ giá........................................................................................ 46
2.1.2. Rủi ro do môi trường thông tin ........................................................... 49
2.1.3. Rủi ro đạo đức.................................................................................... 50
2.1.4. Rủi ro do trình độ tác nghiệp.............................................................. 52
2.1.5. Rủi ro do vận hành ............................................................................. 53
2.1.6. Rủi ro do quản lý................................................................................ 53
2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam............................ 54
CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG
KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM ................................................................................................. 57
1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam trong thời gian tới. ....................................... 57
2. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với
các NHTM Việt Nam.................................................................................. 58
2.1. Hoàn thiện công cụ quản lý rủi ro bằng hạn mức................................... 58
v
2.2. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh và đa dạng hoá các
nghiệp vụ kinh doanh. .................................................................................. 60
2.3. Đổi mới công tác quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối. .. 61
2.4. Nhóm giải pháp về công nghệ. .............................................................. 62
2.5. Nhóm giải pháp về con người................................................................ 63
3. Các kiến nghị. ......................................................................................... 64
3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ....................... 64
3.2. Kiến nghị đối với NHNN ...................................................................... 65
KẾT LUẬN................................................................................................. 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 71
PHỤ LỤC.................................................................................................... 73
1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
AUD : Đồng đôla Australia
CAD : Đồng đôla Canađa
CHF : Đồng Frăng Thụy Sỹ
DTT :Doanh thu thuần
EUR : Đồng tiền chung Châu Âu euro
Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam
GBP : Đồng bảng Anh
HDK : Đồng đôla HồngKông
HĐDV : Hoạt động dịch vụ
HĐTD : Hoạt động tín dụng
JPY : Đồng yên Nhật
KDNH : Kinh doanh ngoại hối
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
Saccombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Techcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
TTLNH : Thị trường liên ngân hàng
TTNT : Thị trường ngoại tệ
USD : Đồng đôla Mỹ
Vietcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
VND : Đồng Việt Nam
2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Doanh số giao dịch ngoại tệ của Techcombank ........................... 37
Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng về doanh số giao dịch ngoại tệ trên TTLNH..... 37
Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng các giao dịch ngoại tệ tại các NHTM ............... 39
Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động KDNH của một số NHTM Việt nam ...... 40
Bảng 2.5. Các khoản doanh thu chính của Saccombank từ 2007 - 2009 ...... 42
B ảng 2.6: Bảng tỷ trọng doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ tại
Techcombank giai đoạn 2007 – 2009 ..........................................................................44
Biểu 2.1: Các khoản doanh thu thuần của Techcombank từ năm 2006 - 2009
..................................................................................................................... 43
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động quan trọng của
các Ngân hàng thương mại. Ngoài vai trò hỗ trợ các hoạt động như thanh toán
quốc tế, đầu tư nước ngoài, kinh doanh ngoại hối còn là hoạt động có thể đem
lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các Ngân hàng thương mại, song ngược lại
cũng là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,
khi thị trường tài chính quốc tế đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thì
để có được những nguồn thu lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đòi hỏi
các ngân hàng cần phải có những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy phát triển
các nghiệp vụ đồng thời nâng cao công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động
này.
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam đã từng bước phát triển cả về quy mô nghiệp vụ
cũng như đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh. Bên cạnh những kết quả đã
đạt được, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt
Nam cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế về kỹ năng thực hiện nghiệp vụ, cách
thức tổ chức hoạt động quản lý kinh doanh cũng như công tác quản trị rủi ro.
Trước tình hình đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam: Thực trạng và
một số giải pháp phòng ngừa rủi ro” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là hiểu được những lý luận chung
về hoạt động kinh doanh ngoại hối, các biện pháp quản trị rủi ro trong kinh
doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại, từ đó thấy được hoạt động
4
kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển đến
đâu và còn hạn chế những gì, công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại
hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam có những thành tựu và còn tồn tại
những yếu kém gì. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp và đề xuất những kiến
nghị để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam phát triển.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động kinh doanh ngoại
hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, các rủi ro thường gặp và các biện
pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối được áp dụng tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong hoạt động kinh doanh ngoại
hối ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận đã vận dụng tổng hợp các phương pháp so sánh, thống kê,
tổng hợp, phân tích kết hợp với các bảng, biểu minh họa và phân tích.
5. Kết cấu
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục thuật ngữ viết tắt, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung khóa luận gồm có 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh
ngoại hối tại các ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng hoạt động và rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
5
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH
NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1. Tổng quan về thị trƣờng ngoại hối
1.1. Khái niệm về thị trường ngoại hối
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế với sự luân chuyển hàng hóa và các
nguồn lực giữa các quốc gia đã làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi)
các đồng tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền
khác nhau đó được diễn ra trên thị trường, và thị trường này gọi là thị trường
ngoại hối.
Hiểu một cách khái quát thì thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra
việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.
Trong thực tế, do các hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu là giữa
các ngân hàng nên theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối được định nghĩa là nơi
mua bán các đồng tiền khác nhau giữa các ngân hàng, tức là thị trường liên
ngân hàng (Interbank).
Như vậy, với cách hiểu phổ biến nêu trên, đối tượng mua bán trên thị
trường ngoại hối chỉ bao gồm các đồng tiền khác nhau hay là các ngoại tệ mà
không bao gồm các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ hay vàng tiêu chuẩn quốc
tế. Trong phạm vi khóa luận này, khi đề cập đến đối tượng mua bán trên thị
trường ngoại hối tác giả cũng chỉ giới hạn ở các đồng tiền khác nhau đó.
1.2. Đặc trưng của thị trường ngoại hối
TTNH có những đặc điểm sau:
- TTNH hay còn được gọi là thị trường không gian chính là do tính
chất không giới hạn về không gian của thị trường này. Đây cũng là sự khác
6
biệt của TTNH so với các thị trường tài chính khác trên thế giới. Cứ ở đâu
diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền thì ở đó có thị trường ngoại hối.
Ngày nay, các phương tiện thông tin hiện đại như điện thoại, telex, fax,
SWIFT, hệ thống giao dịch điện tử đã giúp những nhà giao dịch ngoại hối duy
trì liên lạc một cách hiệu quả mà không cần đến một địa điểm giao dịch cụ thể
nào.
- TTNH rất đặc biệt so với các thị trường khác trên thế giới, nó còn
được gọi là thị trường không ngủ do thị trường này hầu như không có giới
hạn về thời gian. Sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới đã làm
cho thị trường này luôn hoạt động 24/24 giờ ở khắp mọi nơi trên thế giới.
- Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng
với các thành viên chủ yếu là các NHTM, nhà môi giới và Ngân hàng Trung
ương.
- TTNH do có tính toàn cầu hóa và tính chuẩn cao nên dù các tỷ giá
được yết trên các thị trường khác nhau nhưng có sự chênh lệch không đáng
kể.
- Đây là thị trường có tính nhạy cảm cao với các sự kiện kinh tế,
chính trị, xã hội…của các quốc gia, đặc biệt là đối với chính sách tiền tệ của
các nước phát triển.
Ngày nay, cùng với sự gia tăng nhu cầu đầu tư quốc tế và trao đổi
thương mại giữa các quốc gia nên nhu cầu mua bán trao đổi ngoại tệ cũng
diễn ra khá sôi động. Hơn nữa với sự hỗ trợ đắc lực của internet, điện thoại,
fax, hệ thống giao dịch trực tuyến đã tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị
trường này diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng hơn. Những yếu tố đó đã
góp phần thúc đẩy TTNH ngày càng phát triển mạnh hơn.
7
1.3. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối.
Khi TTNH mới ra đời, điều kiện tối thiểu để có thể tham gia vào thị
trường này là phải có từ 10 đến 50 triệu USD để bắt đầu và mục đích chính để
tham gia vào thị trường này là đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng và các
công ty khổng lồ trong ngành. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ
của TTNH và sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, đối tượng tham gia
vào thị trường này đã trở nên đa dạng hơn. Căn cứ vào hình thái tổ chức của
các thành viên tham gia thị trường có thể phân loại các thành viên như sau:
- Các Ngân hàng thương mại:
Các Ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường này với vai trò:
Thứ nhất là làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng hơn. Trong
trường hợp này, các NHTM đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ cho khách
hàng thông qua việc mua bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Khi đó,
các NHTM sẽ thu về một khoản phí từ cung cấp dịch vụ mà không chịu bất
kỳ một rủi ro nào do hoạt động mua bán hộ gây ra. Thứ hai là ngân hàng tiến
hành đầu cơ bằng cách mua bán tiền tệ, tức là kinh doanh cho chính mình.
Trong trường hợp này, các NHTM phải chịu rủi ro do các hoạt động mua bán
đó gây ra.
- Các Ngân hàng Trung ương:
Các NHTW của các quốc gia tham gia vào thị trường ngoại hối để
đảm bảo lợi nhuận tài chính của chính quốc gia họ. Khi Ngân hàng Trung
ương tham gia mua hoặc bán tiền tệ thì mục đích là để giữ vững giá trị đồng
tiền, tác động lên tỷ giá theo hướng mà họ cho là có lợi cho đồng tiền nước
họ.
- Những nhà môi giới ngoại hối:
8
Các nhà môi giới tham gia thị trường với vai trò là người cung cấp
dịch vụ và hưởng hoa hồng hoặc phí dịch vụ chứ không mua bán ngoại hối
cho chính mình. Do vậy mà họ không phải chịu rủi ro do hoạt động môi giới
của mình gây ra.
- Các thành viên khác như các công ty đa quốc gia, các công ty xuất
nhập khẩu, các cá nhân. Các thành viên này tham gia vào thị trường có thể với
mục đích đầu cơ kiếm lời hoặc phục vụ cho hoạt động mậu dịch quốc tế hoặc
để đầu tư hay phục vụ cho những mục đích cá nhân khác.
2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng
thƣơng mại.
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm của Ngân hàng thương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày
12 tháng 12 năm 1997 và sửa đổi vào ngày 15/6/2004, định nghĩa: “Ngân
hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Theo Luật Ngân
hàng Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và sửa đổi bổ sung
17/6/2003 quy định: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”
Như vậy có thể thấy rằng, NHTM đóng vai trò như là mạch máu của
nền kinh tế, là cầu nối giữa các tổ chức và cá nhân, hút tiền từ nơi nhàn rỗi và
bơm vào nơi khan thiếu. Nhờ vai trò đó mà các NHTM đã góp phần thúc đẩy
các hoạt động trong nền kinh tế diễn ra một cách thuận lợi hơn.
9
2.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại
Các NHTM dù ở quốc gia nào cũng là nhóm trung gian tài chính lớn
mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất. Với vị trí quan trọng đó,
các NHTM đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong nền kinh tế như:
- Chức năng trung gian tín dụng:
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại
đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với
chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa
đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi
suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên
tham gia và cả đối với nền kinh tế.
- Chức năng trung gian thanh toán:
Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh
nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như
trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ
hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các
khác thu khác theo lệnh của họ.
Việc ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán
có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân
hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện
lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín
dụng,…Nhờ có chức năng này, các NHTM đã góp phần thúc đẩy lưu thông
hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tố độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần
phát triển kinh tế.
- Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp:
10
Xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian
thanh toán, từ những khoản tiền huy động được ban đầu, các NHTM sử dụng
số vốn huy động được để cho vay, số tiền vay lại được khách hàng sử dụng để
mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản thanh toán
tiền gửi của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được
họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ... Với chức năng này, hệ
thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp
ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
2.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối
2.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối
Kinh doanh ngoại hối là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau
nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu
lợi nhuận thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác
nhau.
Theo pháp lệnh ngoại hối Việt Nam năm 2005, ngoại hối bao gồm:
Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền
chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là
ngoại tệ); Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối
phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; Các loại
giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ
phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; Vàng thuộc dự trữ ngoại hối
nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối,
thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam; Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường
hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng
trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước, trong phạm vi
khoá luận này, đối tượng của hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường
11
ngoại hối được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các đồng tiền khác nhau,
hay các ngoại tệ, mà không tính đến vàng hay các loại giấy tờ có giá khác.
2.2.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại hối
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động tiềm ẩn nhiều
rủi ro.
Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung đều chứa đựng
nhiều rủi ro, tuy nhiên đối với hoạt động KDNH, do liên quan đến nhiều đồng
tiền của nhiều quốc gia và có tính nhạy cảm cao đối với những biến động về
kinh tế, chính trị, xã hội… của các quốc gia trên thế giới do đó hoạt động này
ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Các rủi ro đó có thể là rủi ro thanh khoản, rủi ro
hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá, rủi ro về lãi suất.
Thứ hai, KDNH là một hoạt động phức tạp, đặc trưng cho nền kinh tế
thị trường hiện đại. Do hoạt động kinh doanh này diễn ra trên một thị trường
có tính toàn cầu hóa cao, lại không có giới hạn về thời gian và không gian,
nên hoạt động này đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị
hiện đại, các phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến mới mong đạt hiệu quả
cao.
Thứ ba, KDNH là hoạt động đòi hỏi nhà kinh doanh phải có hiểu biết
về nhiều lĩnh vực, phải có những kỹ năng nhất định, có trình độ quản lý và
khả năng nắm bắt thị trường một cách linh hoạt. Nhà kinh doanh phải có
chuyên môn nghiệp vụ cùng với việc cập nhật thông tin thường xuyên để nắm
bắt, xác định những gì xảy ra trên thị trường, từ đó có những dự báo chính xác
về những biến động của thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn trong
kinh doanh.
2.2.3. Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh ngoại hối.
- Giao dịch ngoại hối giao ngay
12
Giao dịch ngoại hối giao ngay là hoạt động mua bán các đồng tiền
khác nhau, trong đó ngày thanh toán có giá trị trong vòng 2 ngày làm việc tiếp
theo. Trong thời hạn 2 ngày này, các bên tiến hành kiểm tra, hoàn tất giấy tờ
thủ tục thanh toán. Loại giao dịch này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay và
nơi diễn ra được gọi là thị trường ngoại hối giao ngay.
Ví dụ: NHTM X mua 100.000USD vào ngày thứ 2 (1/3/2010) thì sau
đó 2 ngày, tức là ngày thứ 4 (3/3/2010), NHTM X sẽ nhận được giấy báo Có
trên tài khoản số đôla đó.
Đối với những nước nghỉ 2 ngày cuối tuần thì ngày giao nhận ngoại tệ
sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
- Giao dịch ngoại hối kỳ hạn
Giao dịch kỳ hạn được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân
hàng tại một thời điểm đã xác định trong tương lai và còn nhằm mục đích
phòng ngừa rủi ro trước những biến động về tỷ giá. Đây là nghiệp vụ kinh
doanh trong đó các yếu tố của giao dịch như tỷ giá, số tiền, ngày giao dịch
được xác định ở thời điểm hiện tại còn việc thực hiện giao dịch lại ở một thời
điểm xác định trong tương lai.
Đối với loại nghiệp vụ này, cách xác định tỷ giá chủ yếu dựa vào 2
yếu tố trên thị trường, đó là:
 Tỷ giá giao dịch
 Lãi suất thị trường của 2 đồng tiền liên quan
Xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức:
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn
13
Điểm kỳ hạn =
S(Rt – Rc)T
1+ RcT
Trong đó:
S là tỷ giá giao ngay
Rt là lãi suất đồng tiền định giá
Rc là lãi suất đồng tiền yết giá
T là thời hạn hợp đồng tính theo năm.
- Giao dịch ngoại hối tương lai
Khác với các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương
lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao
dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Ngoài ra, các hợp đồng giao dịch tiền
tệ tương lai không chỉ được sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro mà
còn được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ.
Các giao dịch tương lai được thực hiện bằng cách: Khách hàng khi có
nhu cầu mua hoặc bán một lượng ngoại tệ cụ thể thì sẽ đặt các lệnh mua hoặc
bán tương ứng gửi cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch.
Trên sở giao dịch, công ty thanh toán bù trừ sẽ hạch toán các khoản lãi, lỗ của
các bên vào số tiền ký quỹ ban đầu. Để tránh rủi ro, các nhà thanh toán bù trừ
sẽ yêu cầu nhà kinh doanh ký quỹ bổ sung trong trường hợp số dư trên tài
khoản ký quỹ giảm xuống đến một mức quy định nào đó. Nếu không thực
hiện ký quỹ bổ sung trong thời gian quy định, nhà thanh toán bù trừ có thể tự
động thanh lý hợp đồng với nhà kinh doanh này.
Đối với giao dịch tương lai, khối lượng các loại ngoại tệ giao dịch
được quy định cụ thể, ví dụ đối với GBP là 5.000.000, đối với EUR là
10.000.000…
14
Cũng giống như tỷ giá kỳ han, tỷ giá trong các hợp đồng tương lai
chính là tỷ giá giao ngay dự đoán tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.
- Giao dịch hoán đổi ngoại hối (Swap).
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một công cụ hữu hiệu cho các nhà đầu
tư, những người đi vay ngoại tệ và các Ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi
ro tỷ giá hối đoái hoặc kinh doanh thu lợi nhuận.
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một
đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là
khác nhau, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra được xác định tại thời điểm ký kết
hợp đồng. Do số lượng tiền mua vào và bán ra là bằng nhau nên giao dịch này
không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng cho các ngân hàng tham gia giao dịch,
do đó mà tránh được rủi ro tỷ giá.
Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ, tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ
hạn hay điểm hoán đổi mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng hoán đổi hai
đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Do đó
xét về bản chất thì:
Tỉ giá hoán đổi = Điểm hoán đổi = Điểm kỳ hạn
Tỷ giá hoán đổi chính là điểm kỳ hạn nên có thể viết:
Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá giao ngay - Tỷ giá kỳ hạn
Việc xác định tỷ giá giao ngay trong giao dịch Swap được các đối tác
tham gia thoả thuận. Trong thực tế ngân hàng yết giá có thể áp dụng tỷ giá
giao ngay khác nhau trong hợp đồng. Tuy nhiên, để giảm chi phí và tạo điều
kiện thuận lợi trong giao dịch các bên thường chọn tỷ giá giao ngay trong
giao dịch Swap là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán.
- Giao dịch quyền chọn ngoại tệ
15
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người
mua hợp đồng có quyền (chứ không có nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiền
nhất định trong tương lai tại mức tỷ giá đã được thỏa thuận, gọi là tỷ giá
quyền chọn, hay tỷ giá giao dịch. Ngược lại, đối với người bán hợp đồng
quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác, ngoài việc sẵn sàng giao
dịch khi người mua muốn.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn tiền tệ: hợp đồng quyền chọn mua
tiền tệ và hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ.
- Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ (call option) là hợp đồng,
trong đó người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn thì luôn
quan tâm đến quyền được mua tiền tệ ở mức tỷ giá đã xác định, nếu thấy có
lợi hoặc quyền không tiến hành giao dịch, nếu thấy bất lợi.
- Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ (put option) là hợp đồng, trong
đó người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn thì có quyền bán
một đồng tiền nhất định tại mức tỷ giá đã xác định trong hợp đồng nếu thấy
có lợi hoặc có quyền không tiến hành giao dịch nếu thấy bất lợi.
2.2.4. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các Ngân hàng
thương mại.
- Hoạt động KDNH có thể giúp các Ngân hàng thu được một
khoản lợi nhuận đáng kể thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ để hưởng
chênh lệch tỷ giá, kể cả các khoản thu phí khi ngân hàng thực hiện dịch vụ
cho khách hàng cũng là một nguồn thu đáng kể.
- Hoạt động KDNH có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động
khác như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, bảo lãnh,..phát triển, góp
phần làm tăng quy mô, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
16
- Các nghiệp vụ trong KDNH giúp các ngân hàng có các công cụ
để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thực hiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh.
3. Các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại.
3.1. Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng
thương mại.
3.1.1. Rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà NHTM có thể bị thiệt hại do sự biến động
của tỷ giá hối đoái khi NHTM này đang nắm giữ một lượng tiền tệ nhất định.
Rủi ro tỷ giá xuất hiện khi ngân hàng có trạng thái của một ngoại tệ
nào đó dư thừa hoặc thiếu hụt. Khi ngoại tệ này lên giá thì trạng thái ngoại tệ
dư thừa sẽ có lợi, còn trạng thái ngoại tệ thiếu hụt sẽ bị lỗ và ngược lại, khi
ngoại tệ này giảm giá thì trạng thái dư thừa sẽ không có lợi vì làm giảm tài
sản của ngân hàng khi đánh giá lại tài sản. Trong quá trình mua bán hàng
ngày, trạng thái ngoại tệ luôn biến động nên ngân hàng luôn có khả năng gặp
rủi ro do sự biến động của tỷ giá.
3.1.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện do có sự biến động của lãi suất
trên thị trường. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, khi rủi ro lãi suất xuất
hiện, tài sản của ngân hàng sẽ bị biến động. Ví dụ một NHTM A mua USD
của NHTM B bằng đồng EUR, kỳ hạn 6 tháng. Trước ngày đáo hạn hợp
đồng, lãi suất cho vay của đồng USD tăng lên còn lãi suất đồng EUR và tỷ giá
hối đoái USD/EUR không đổi. Khi đó, giao dịch vẫn diễn ra nhưng NHTM B
đã bị lỗ một khoản do quyết định bán USD- đồng tiền sẽ có lợi hơn nếu giữ
lại để cho vay.
17
3.1.3. Rủi ro do môi trường thông tin
Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là đối với hoạt
động kinh doanh ngoại hối, thông tin là một yếu tố rất quan trọng. Thông tin
là nguồn dữ liệu để các NHTM phân tích, dự báo, đo lường sự biến động của
các yếu tố trong kinh doanh. Vì vậy thông tin không đầy đủ, không chính xác
hoặc những tin đồn ác ý cũng có thể dẫn tới những rủi ro cho NHTM. Rủi ro
do môi trường thông tin có thể xảy ra dưới các dạng sau:
- Thiếu thông tin về đối tác nên bị đối tác lừa không thanh toán.
- Thiếu thông tin phục vụ cho công tác đo lường, dự báo sự biến
động của một số yếu tố như: tỷ giá hối đoái, lãi suất…nên đưa ra các quyết
định sai lầm.
- Gặp phải những rủi ro do những tin đồn ác ý của đối thủ cạnh
tranh hoặc kẻ xấu tung ra.
3.1.4. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp hay rủi ro vận hành,
là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng chứ không
riêng gì hoạt động kinh doanh ngoại hối. Loại rủi ro này liên quan tới những
yếu tố thuộc về con người như trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, sức
khỏe, trạng thái tâm lý, ngôn ngữ, môi trường làm việc… Bên cạnh đó, rủi ro
này cũng có thể được đưa đến từ những yếu tố thuộc về máy móc, sự không
đầy đủ các trang thiết bị, hay do các sự kiện khách quan bên ngoài gây ra.
3.1.5. Rủi ro đạo đức.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, rủi ro đạo đức có thể xuất phát
từ phía đối tác của NHTM nhưng cũng có thể xuất phát từ chính các NHTM.
Về mặt chủ quan, rủi ro đạo đức có thể xuất phát từ phía ngân hàng ở hai bộ
phận: bộ phận quản lý và bộ phận nhân viên. Đối với cả hai bộ phận này, rủi
18
ro xuất hiện khi có sự ham lợi cá nhân, hay lợi dụng quyền hạn hoặc thiếu
trách nhiệm trong công việc nên đã không tuân thủ chặt chẽ các quy định, gây
ra tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Về mặt khách quan, rủi ro đạo đức xuất
phát từ phía khách hàng khi họ sử dụng ngoại tệ không đúng mục đích đã cam
kết với ngân hàng khi mua ngoại tệ hay cố tình tạo lập những bộ hồ sơ và tài
khoản giả mạo để ký kết các hợp đồng mua bán ngoại tệ với ngân hàng.
3.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân
hàng thương mại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại
hối tại các Ngân hàng thương mại. Theo nguồn gốc phát sinh thì một số
nguyên nhân dẫn tới rủi ro bao gồm:
- Sự mất cân đối trong trạng thái ngoại hối
Khi có sự mất cân đối trong trạng thái ngoại hối thực của một đồng
tiền nhất định, NHTM sẽ chịu rủi ro tỷ giá. Vì vậy, lúc này rủi ro tỷ giá còn
được gọi là rủi ro trong trạng thái ngoại hối thực. Nếu trạng thái ngoại hối
thực của NHTM là dư thừa ngoại tệ (tổng tài sản có lớn hơn tổng tài sản nợ
của ngoại tệ đó) thì chắc chắn NHTM sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ đó giảm giá vì
phải chịu một khoản lỗ khi đánh giá lại tài sản. Tương tự, nếu trạng thái ngoại
hối thực là thiếu hụt ngoại tệ (tổng tài sản có nhỏ hơn tổng tài sản nợ của
ngoại tệ đó) thì NHTM cũng sẽ mất đi một khoản lợi nhuận khi giá của ngoại
tệ đó tăng lên.
- Sự biến đổi của môi trường kinh doanh
Theo một số chuyên gia kinh tế, thời kỳ phát triển và tăng trưởng cao
của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã thực sự kết thúc. Từ đây hệ thống này
phải đương đầu với vô số những khó khăn như hậu quả tất yếu của chu kỳ
kinh tế, hoạt động thoái hoá lạm dụng thị trường. Vào thời điểm hiện nay, thị
19
trường tài chính đang có nhiều thay đổi bất lợi do đó các ngân hàng phải lựa
chọn cho mình những chiến lược kinh doanh cho phù hợp với từng thời kỳ.
Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, khi mà phạm vi kinh doanh đã
vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, các ngân hàng cần hết sức thận trọng khi lựa
chọn đối tác, khách hàng cho mình để tránh những rủi ro do đối tác, khách
hàng không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết vào thời điểm phát sinh nghĩa
vụ do chiến tranh, bạo động, hay hệ thống thanh toán của quốc gia bên đối tác
ngừng hoạt động thanh toán ra nước ngoài.
- Vấn đề đạo đức
Xuất phát từ phía ngân hàng, khi một cán bộ ngân hàng làm đúng
chức năng, nhiệm vụ, tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng thì sẽ hạn
chế được những rủi ro xảy ra, đặc biệt là loại rủi ro đạo đức. Tuy nhiên trên
thực tế, vì lợi ích của cá nhân hay một nhóm người mà có những cán bộ ngân
hàng đã cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho loại rủi ro này phát triển. Chẳng hạn
như khi cán bộ ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù mục
đích mua bán ngoại tệ của khách hàng không rõ ràng nhưng vẫn tiến hành
giao dịch hoặc phê duyệt về hạn mức, tỷ giá không đúng quy định gây ra tổn
thất cho ngân hàng. Về mặt khách quan, việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ,
không đánh giá đúng năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức nghề nghiệp dẫn
đến những cán bộ thiếu trung thực cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong
hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
- Do trình độ yếu kém của cán bộ ngân hàng.
Kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực kinh doanh tương đối khó và đòi
hỏi nhà kinh doanh phải nhạy bén và tinh thông nghiệp vụ. Chỉ cần một sự sai
sót nhỏ trong quyết định kinh doanh hay những sai sót nhỏ trong công tác dự
báo, đo lường đều có thể dẫn tới những tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng.
Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động dựa nhiều vào
20
kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá và phán đoán diễn biến thị trường
tài chính quốc tế của người kinh doanh ngoại hối, do vậy trình độ chuyên môn
của cán bộ nhân viên càng trở nên đặc biệt quan trọng trong kinh doanh.
3.3. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các
Ngân hàng thương mại.
- Các biện pháp bảo hiểm rủi ro.
 Sử dụng nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn
Giả sử tại thời điểm đầu năm, một ngân hàng có một khoản thu ngoại
tệ vào cuối năm, Ngân hàng này dự định sẽ bán để thu về nội tệ. Tuy nhiên
ngân hàng lại không thể biết được tỷ giá giao ngay vào cuối năm là bao nhiêu.
Giả sử tại thời điểm đó nếu tỷ giá tăng lên thì ngân hàng sẽ có lãi nhưng nếu
như tỷ giá giảm xuống thì ngân hàng sẽ thu được số tiền ít hơn so với dự tính.
Do vậy để đảm bảo mức lợi tức dự tính, NHTM đó có thể ký một hợp đồng
kỳ hạn 1 năm.
Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ khả năng không
chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm thu về ngoại tệ. Như vậy, thay vì
chờ đến tận thời điểm cuối năm mới chuyển lượng ngoại tệ thu được thành
nội tệ với một mức tỷ giá giao ngay chưa biết trước thì ngay tại thời điểm
hiện tại, ngân hàng có thể bán kỳ hạn 1 năm lượng ngoại tệ dự tính sẽ thu
được bao gồm cả gốc và lãi tại mức tỷ giá kỳ hạn đã biết trước để thu về nội
tệ. Việc giao nhận giữa nội tệ và ngoại tệ được thực hiện vào thời điểm cuối
năm. Như vậy, bằng cách bán kỳ hạn ngân hàng đã tránh được rủi ro do tỷ giá
biến động tại thời điểm cuối năm và do đó đảm bảo được mức lợi tức dự tính
trong hoạt động tín dụng.
 Sử dụng nghiệp vụ giao dịch tương lai.
21
Khi ngân hàng có một khoản phải trả bằng ngoại tệ và lo sợ rằng
ngoại tệ đó sẽ lên giá khi đến hạn phải trả thì nên mua một hợp đồng tương lai
ngoại tệ đó. Bằng cách này có thể tạo ra hai trạng thái ngoại tệ trái ngược
nhau: trạng thái âm khi nợ một khoản phải trả và trạng thái dương khi mua
hợp đồng tương lai với cùng loại ngoại tệ đó. Hai trạng thái ấy tạo ra một sự
cân bằng, giúp triệt tiêu rủi ro. Ngược lại trong trường hợp có một khoản phải
thu bằng ngoại tệ, nếu lo sợ ngoại tệ đó mất giá thì nên bán một hợp đồng
tương lai. Khi đó cũng tạo ra trạng thái ngoại tệ cân bằng và triệt tiêu rủi ro
ngoại hối.
 Sử dụng nghiệp vụ giao dịch quyền chọn
Thay vì sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn hay tương lai, các ngân hàng có
thể sử dụng các hợp đồng quyền chọn để bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Tuy nhiên
khi sử dụng hợp đồng quyền chọn, người mua phải trả một khoản chi phí nhất
định khi tham gia giao dịch này và khoản chi phí này sẽ chênh lệch nhau phụ
thuộc vào các yếu tố: sự tồn tại rủi ro cơ bản, tính thanh khoản của thị trường,
kỳ hạn của hợp đồng và bản chất của quyền chọn (quyền chọn kiểu Mỹ là có
thể thực hiện quyền chọn trước khi hợp đồng đến hạn, trong khi đó bản chất
của hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu chỉ có thể thực hiện tại thời điểm khi
hợp đồng đến hạn).
 Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ
Đây là nghiệp vụ được các NHTM trên thế giới sử dụng phổ biến để
bảo hiểm rủi ro ngoại hối của mình.
Giao dịch hoán đổi được tạo ra để xử lý những sự không tương xứng
về lãi suất giữa tài sản có và tài sản nợ. Ví dụ một ngân hàng vay lãi suất cố
định nhưng lại đầu tư vào thị trường có lãi suất thả nổi, ngân hàng chắc chắn
sẽ bị lỗ khi lãi suất thị trường giảm do không có khoản tăng thu nhập từ tài
22
sản có lãi suất thả nổi. Trong trường hợp này, một giao dịch hoán đổi sẽ giúp
ngân hàng kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình.
- Biện pháp đào tạo nguồn nhân lực
Có rất nhiều loại rủi ro trong kinh doanh ngoại hối xuất phát từ nhân
tố con người, vì vậy việc đưa ra loại biện pháp này là vô cùng quan trọng.
Ở đây các biện pháp đào tạo nguồn nhân lực không những tác động tới
trình độ nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ quản lý mà còn đề cập tới cả vấn đề
đạo đức nhất là khi rủi ro đạo đức trong các NHTM đang ngày càng gia tăng.
Mặt khác, các biện pháp này còn nhằm tới cả 2 đối tượng là các nhà
quản lý và các cán bộ, nhân viên trực tiếp làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại
hối. Đây là biện pháp ngày càng được sử dụng rộng rãi tại các NHTM.
- Biện pháp về công nghệ thông tin.
Việc đổi mới nâng cao công nghệ sẽ giúp cho các NHTM phòng tránh
được các loại rủi ro như rủi ro hoạt động, rủi ro do môi trường thông tin trong
hoạt động kinh doanh ngoại hối. Không những thế, các biện pháp đổi mới,
nâng cấp công nghệ cho mạng thông tin, máy móc thiết bị còn giúp cho các
NHTM có thêm những thông tin về thị trường, đối tác giúp cho việc phân tích
thông tin một cách chính xác và giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin hoặc
thông tin không chính xác.
4. Một số bài học kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
ngoại hối
Quản lý rủi ro trong KDNH tại các ngân hàng trở thành một nhu cầu
cấp thiết và cần có sự quan tâm đặc biệt bởi vì sự thành công trong hoạt động
KDNH của một ngân hàng phụ thuộc đáng kể vào chất lượng quản lý rủi ro.
Việc học hỏi kinh nghiệm quản lý rủi ro trong KDNH của các NHTM trên thế
giới có vai trò quan trọng, giúp rút ngắn khoảng cách của hoạt động quản lý
23
rủi ro, đem lại những bài học vô cùng quý báu cho các NHTM Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu thành công của các ngân hàng có doanh
thu cao trong hoạt động KDNH có thể rút ra 2 vấn đề trong hoạt động quản lý
rủi ro, đó là xây dựng một mô hình tổ chức kiểm soát rủi ro tập trung và xây
dựng quy trình quản lý rủi ro khép kín.
Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong KDNH tại các ngân hàng trên thế
giới cho thấy, các ngân hàng xây dựng một mô hình quản lý tập trung về một
hoặc một số đầu mối nhằm giảm chi phí quản lý và cũng là để quản lý tốt
trạng thái ngoại tệ của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tại ngân hàng HSBC
Hồng Kông, ở mỗi chi nhánh ngân hàng bên cạnh phòng kinh doanh ngoại tệ
có một ban quản lý chuyên giám sát các hoạt động kinh doanh ngoại tệ hàng
ngày tại chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm cung cấp các báo cáo về hoạt
động kinh doanh ngoại tệ hàng ngày lên hội sở. Ban quản lý rủi ro tại mỗi chi
nhánh được hỗ trợ bằng các quy định và hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro
của ban quản lý rủi ro tại hội sở chính. Do vậy công tác quản lý rủi ro được
thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và đảm bảo có sự tập
trung hóa cao nhất trong hoạt động quản lý.
Về quy trình quản lý rủi ro: Hiện nay các ngân hàng trên thế giới thực
hiện quản lý rủi ro theo các bước: Nhận biết rủi ro, Xác định mức độ rủi ro,
Quản lý rủi ro, Kiểm soát và xử lý rủi ro.
Trong đó, nhận biết rủi ro là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý rủi
ro, được nhận biết thông qua trạng thái ngoại tệ, sự biến động của các đồng
tiền, cơ cấu danh mục đầu tư khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch như
trạng thái ngoại tệ vượt biên độ cho phép, tỷ giá hoặc lãi suất các đồng tiền
biến động quá mạnh, cơ cấu danh mục đầu tư kinh doanh quá tập trung vào
một đồng tiền. Việc nhận biết rủi ro có sự kết hợp với công tác dự báo vĩ mô
như dự báo chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá,.. để có thể đánh giá rủi ro.
24
Việc xác định mức độ rủi ro trong hoạt động KDNH chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm kinh doanh, suy luận của cán bộ kinh doanh và ý kiến của các
chuyên gia và nhà tư vấn tài chính. Do vậy mà trình độ tác nghiệp của cán bộ
kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng luôn được coi trọng.
Quá trình quản lý rủi ro trong KDNH được tiến hành bằng các nghiệp
vụ như giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch
quyền chọn, giao dịch tương lai, đảm bảo duy trì trạng thái ngoại tệ cuối ngày
của toàn hệ thống ngân hàng ở giới hạn cho phép, đảm bảo danh mục đầu tư
có sự đa dạng hóa. Bên cạnh các biệp pháp nghiệp vụ, việc quản lý rủi ro
trong KDNH còn được tiến hành bằng biện pháp hạn mức. Theo đó các ngân
hàng quy định hạn mức đối với từng loại giao dịch và các giao dịch viên phải
tuân thủ đúng hạn mức giao dịch đã đặt ra, ví dụ như ngân hàng HSBC Hồng
Kông quy định hạn mức giao dịch kỳ hạn đối với một khách hàng cá nhân là
5000000HDK, ngân hàng CityBank quy định chỉ được phép bán tối đa ngoại
tệ cho một khách hàng phục vụ mục đích công tác ở nước ngoài là 25000USD
mỗi chuyến công tác,…
Quá trình kiểm soát rủi ro được thực hiện từ khâu kiểm soát quá trình
thiết lập chính sách đến quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Kinh
nghiệm tại ngân hàng HSBC là ban quản lý rủi ro tại hội sở chính chịu trách
nhiệm thiết lập chính sách quản lý rủi ro, cùng phối hợp với ban quản lý tại
các chi nhánh giám sát quá trình thực hiện nghiệp vụ. Nếu rủi ro xảy ra trong
quá trình kinh doanh thì sẽ được xử lý bằng các biện pháp nghiệp vụ hoặc
bằng quỹ dự phòng rủi ro.
Qua tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng trên
thế giới, các NHTM Việt Nam cần tiếp tục học hỏi để thiết lập cho mình một
mô hình quản trị kinh doanh hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển chung
của thế giới.
25
Tóm tắt chƣơng I:
Trong chương I của khóa luận, tác giả đã hệ thống lại những vấn đề lý
thuyết chung nhất về: thị trường ngoại hối – nơi diễn ra các hoạt động KDNH,
ngân hàng thương mại - chủ thể chính thực hiện các giao dịch ngoại hối mà
tác giả nghiên cứu, hoạt động kinh doanh ngoại hối với các nghiệp vụ kinh
doanh chính và vai trò của kinh doanh ngoại hối đối với các NHTM, các rủi
ro thường gặp trong KDNH và các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong KDNH.
Bên cạnh những vấn đề lý thuyết, chương I cũng giúp cho người đọc tiếp cận
với những kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong KDNH tại các ngân hàng
trên thế giới. Tất cả những vấn đề được đề cập trong chương I sẽ là tiền đề
quan trọng để khóa luận tiếp tục đi vào nghiên cứu các vấn đề thực trạng và
giải pháp phát triển hoạt động KDNH ở các phần tiếp theo.
26
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO
TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam
1.1. Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam.
1.1.1. Yếu tố khách quan
Đó là các văn bản pháp lý của NHNN liên quan trực tiếp nhất đến
hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM trong thời gian gần đây. Các
văn bản này bao gồm:
- Thông tư 03/2008/TT-NHNN hướng dẫn về việc cung ứng dịch
vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng
- Quyết định 2635/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy
định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép
hoạt động kinh doanh ngoại hối.
- Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/06/2006
- Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số
điều của quyết định 679/2002/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ngày
1/7/2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ
của tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.
- Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN và 1168/2003/QĐ-NHNN
của thống đốc NHNN về việc quy định trạng thái ngoại tệ
27
- Quyết định số 2666/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy
định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt
động ngoại hối
- Thông tư 03/2010/TT-NHNN quy định về mức lãi suất tiền gửi
tối đa bằng đôla Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng.
Theo những văn bản pháp lý này có thể rút ra những quy định mới
nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM Việt Nam
như sau:
Đối với hoạt,động tài khoản và mua, bán ngoại tệ:
- Ngân hàng được phép thu hút tiền gửi ngoại tệ của người cư trú
và người không cư trú thông qua tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của họ, với
điều kiện nguồn thu ngoại tệ phải hợp pháp. Tài khoản ngoại tệ này được sử
dụng vào mục đích sau: Thanh toán tiền hàng, dịch vụ cho nước ngoài, cho tổ
chức trong nước được phép thu ngoại tệ, trả nợ tiền vay bằng ngoại tệ trong
nước và nước ngoài, bán ngoại tệ cho các tổ chức hoạt động ngoại hối, đầu tư
vào giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, góp vốn đầu tư, chuyển tiền ra nước ngoài,
rút ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản để chi trả lương thưởng, phụ cấp đáp ứng
nhu cầu công tác, học tập, du lịch.
- Ngân hàng được phép bán ngoại tệ cho người cư trú và người
không cư trú là các doanh nghiệp để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và
các giao dịch được phép trên cơ sở xuất trình giấy tờ hợp lệ. Ngân hàng cũng
được phép bán ngoại tệ cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu hợp lệ (học tập, du
lịch, công tác) trên cơ sở xuất trình những giấy tờ liên quan theo quy định của
NHNN.
Các quy định về duy trì trạng thái ngoại tệ:
28
- Tổng trạng thái ngoại tệ (+) cuối ngày không được vượt quá 30%
vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó.
- Tổng trạng thái ngoại tệ (- ) cuối ngày không được vượt quá 30%
vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó
- Trong trường hợp đặc biệt Thống đốc NHNN có thể xem xét cho
phép tổ chức tín dụng được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt giới hạn quy định
trên.
- Báo cáo về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được gửi
về NHNN trước 13h ngày hôm sau đối với báo cáo trạng thái ngoại tệ của
ngày hôm trước và trước ngày 10 tháng sau đối với báo cáo trạng thái ngoại tệ
cuối tháng trước
Các quy định liên quan đến các giao dịch ngoại hối:
- Các giao dịch ngoại hối được phép thực hiện bao gồm: giao dịch
giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, các
giao dịch hối đoái khác theo quy định của Thống đốc NHNN theo từng thời
kỳ.
- Ngân hàng được phép thực hiện giao dịch với các tổ chức tín
dụng được phép khác, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân, NHNN Việt
Nam. Trong đó, ngân hàng được thực hiện tất cả các giao dịch kể trên với tổ
chức kinh tế, thực hiện các giao dịch giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn với cá tổ
chức khác và cá nhân. Ngân hàng không được phép mua quyền chọn của tổ
chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân. Ngân hàng được phép thực hiện cá
giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng được phép khác và với NHNN trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng theo quy chế tổ chức và hoạt động của thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng.
29
- Đồng tiền giao dịch do tổng giám đốc (giám đốc) của ngân hàng
quy định.
- Tỷ giá giao dịch của các ngoại tệ cũng do tổng giám đốc (giám
đốc) xác định phù hợp với quy định hiện hành của NHNN. Cụ thể:
- Tỷ giá giao ngay của USD bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
cộng/trừ 0.25%. Các loại ngoại tệ khác không quy định, spread không quy
định.
- Tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá hoán đổi đồng USD không được vượt
quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: Tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp
đồng kỳ hạn, hoán đổi, chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất
cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của
USD do cục dự trữ liên bang Mỹ công bố, kỳ hạn của hợp đồng. Tỷ giá kỳ
hạn của VND với ngoại tệ khác trừ USD và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau
do tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận.
Các bên xác định và ghi rõ ngày tháng chuyển tiền trong hợp đồng giao dịch.
Về kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi: Các tổ chức tín
dụng được phép kinh doanh ngoại tệ trong kỳ hạn từ 3 đến 365 ngày kể từ
ngày ký hợp đồng giao dịch. Kỳ hạn các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa các
ngoại tệ với nhau do các tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận.
- Về chứng từ giao dịch: Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân
dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng qua các giao dịch
giao ngay, kỳ hạn phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về
mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo
quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Đối với các giao dịch khác ngoài các
giao dịch nói trên thì không cần giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại
30
tệ. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra chứng từ của khách hàng theo quy định
hiện hành về quản lý ngoại hối.
- Về phí giao dịch: Các tổ chức tín dụng không được phép thu phí
giao dịch đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi. Đối với
giao dịch quyền lựa chọn thì tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ thoả thuận và
ghi rõ trong hợp đồng mức phí giao dịch và hình thức thanh toán phí.
- Về phương thức giao dịch và hợp đồng giao dịch: Các bên tham
gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax
hoặc các hình thức khác theo quy định của tổ chức tín dụng phù hợp với
thông lệ của TTNH và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Hình thức xác nhận giao dịch do tổ chức tín dụng quy định phù hợp với quy
định của pháp luật hiện hành đảm bảo cơ sở pháp lý cho các quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch cũng như cơ sở pháp lý cho việc
hạch toán kế toán và tranh chấp giữa các bên (nếu có phát sinh). Nội dung của
hợp đồng giao dịch hối đoái do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận phù
hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
Có thể nói, hoạt động KDNH của các NHTM Việt Nam đã dần được
thực hiện trong một hành lang pháp lý chặt chẽ, từng bước phù hợp với thông
lệ quốc tế.
1.1.2. Yếu tố chủ quan
Ngoài yếu tố pháp lý mà bất kỳ NHTM nào cũng chịu sự điều chỉnh
thì một nhân tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói
chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng của các ngân hàng đó là
uy tín, thương hiệu của ngân hàng đó.
31
Có nhiều yếu tố cấu thành uy tín thương hiệu của ngân hàng trong đó
phải kể đến: vốn, công nghệ, khả năng đa dạng hoá các sản phẩm và chất
lượng của các sản phẩm đó.
Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, nó huy động vốn
trong nền kinh tế rồi lại phân phối vốn ra nền kinh tế. Trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối, một ngân hàng luôn có sẵn ngoại tệ để giao dịch sẽ tạo được
sự tin tưởng đối với khách hàng. Điều này không những có thể đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng mà còn tạo niềm tin khi khách hàng đến gửi tiền. Khi
có vốn thì ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn khi giải quyết vấn đề công nghệ.
Có công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng chuyên nghiệp hơn trong hoạt động
và sáng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tiện ích lớn thoả mãn nhu
cầu phong phú và đa dạng của khách hàng.
Một ngân hàng có uy tín thương hiệu tốt trên thị trường sẽ tạo được
sự tin tưởng hơn của khách hàng. Do đó khi có nhu cầu thì khả năng họ sẽ tìm
đến giao dịch với những ngân hàng này nhiều hơn.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh trên TTNH là hoạt động đặc thù
đòi hỏi uy tín cao của các ngân hàng vì các giao dịch thường chỉ được xác
nhận qua điện thoại, fax…song một khi đã được xác nhận thì các giao dịch
bắt buộc phải thực hiện. Nếu giao dịch không được thực hiện sẽ gây rủi ro rất
lớn cho đối tác. Do đó một ngân hàng lớn và có uy tín cao thường thu hút
được nhiều giao dịch ngoại tệ hơn các ngân hàng nhỏ và có uy tín thấp.
Bên cạnh yếu tố uy tín thương hiệu thì kinh nghiệm trong hoạt động
KDNH cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Một ngân hàng có thâm niên trong lĩnh vực KDNH, có nhiều
kinh nghiệm hơn trong kinh doanh sẽ dễ có những dự đoán xác đáng hơn
trước những biến động thị trường, do đó sẽ có những chiến lược kinh doanh
32
phù hợp hơn và dễ gặt hái được những thành công hơn so với những ngân
hàng kém kinh nghiệm hơn trong cùng lĩnh vực.
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng có
thể đem đến những thành công hay thất bại trong kinh doanh cho một ngân
hàng, đặc biệt trong lĩnh vực KDNH thì yếu tố này càng trở nên quan trọng.
Một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực KDNH có các chuyên viên được đào
tạo bài bản, có kiến thức, am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh thì sẽ giảm thiểu
khả năng mắc những sai sót khi tác nghiệp, từ đó tác động tới hiệu quả
KDNH của ngân hàng.
Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố mang tính chất chủ quan như uy
tín thương hiệu, kinh nghiệm kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực có ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động KDNH của các ngân hàng. Do
vậy, trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam cần phải chú ý hơn nữa tới các
yếu tố này để có các biện pháp phù hợp hơn trong việc thúc đẩy hoạt động
KDNH tại ngân hàng mình phát triển.
1.2. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng
thương mại Việt nam.
1.2.1. Những thành tựu đạt được
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các
NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp đáng kể
vào thành tích chung của ngành ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
tại các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã không ngừng phát triển
từ việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức kinh doanh đến việc nâng cấp công nghệ
phục vụ hoạt động kinh doanh và mở rộng đồng thời cả về quy mô thị trường
trong nước và thị trường quốc tế, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh
33
doanh, tăng doanh số giao dịch, mở rộng đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh
doanh ngoại hối.
- Về cơ cấu tổ chức kinh doanh
Cho đến nay, rất nhiều NHTM Việt Nam đã tự đổi mới và hoàn thiện
cơ cấu tổ chức kinh doanh ngoại tệ cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Tại
nhiều NHTM Việt Nam, bên cạnh phòng kinh doanh ngoại tệ còn có các
phòng ban khác được tổ chức nhằm hỗ trợ hoạt động KDNH diễn ra một cách
liên tục và đảm bảo kiểm soát được những rủi ro cơ bản.
Tại Saccombank, bộ phận KDNH thuộc Khối tiền tệ được cơ cấu tổ
chức thành các phòng chức năng khác nhau bao gồm: phòng kinh doanh
nguồn vốn, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng sản phẩm tiền tệ, trung tâm
kinh doanh tiền tệ phía Bắc. Phòng kinh doanh nguồn vốn đảm nhiệm chức
năng kinh doanh trên thị trường tiền tệ và thực hiện công tác quản lý điều
hành thanh khoản ngân hàng, quản lý rủi ro lãi suất, quản lý tài sản nợ - tài
sản có. Phòng kinh doanh ngoại hối thì thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng
và quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng trong toàn hệ thống. Đối với
phòng sản phẩm tiền tệ, chức năng của nó là xây dựng và phát triển các sản
phẩm phái sinh phục vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ; là đầu mối trong việc
lập, theo dõi, đánh giá và báo cáo kế hoạch kinh doanh và lập các báo cáo
khác của khối tiền tệ; thực hiện công tác hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh
của khối tiền tệ; là đầu mối trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo
dõi kết quả công tác đào tạo của khối tiền tệ. Còn trung tâm kinh doanh tiền tệ
phía Bắc thì chịu trách nhiệm phối hợp với phòng kinh doanh ngoại hối và
phòng kinh doanh nguồn vốn để thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng, kinh
doanh trên thị trường tiền tệ (nhưng chỉ thực hiện giao dịch chứ không thực
hiện xác nhận giao dịch và thanh toán giao dịch) và thực hiện kinh doanh
ngoại tệ, vàng tại địa bàn khu vực phía Bắc. Như vậy có thể thấy rằng, cơ cấu
34
tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Saccombank được xây dựng vừa
có tính độc lập vừa có sự hỗ trợ nhau trong việc thực hiện kinh doanh. Việc
phân định trách nhiệm giữa các phòng trong khối tạo ra những ưu việt rõ ràng
trong khâu quản trị, điều hành giúp ngân hàng có thể thực hiện được công tác
quản trị rủi ro theo hướng tập trung, tạo được tính chuyên môn hóa cao, quá
trình ra các quyết định được kịp thời góp phần nâng cao hoạt động quản lý
kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Techcombank, ngay từ
khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1993, ngân hàng đã thiết lập 1 bộ phận
KDNH. Cho đến nay, phòng KDNH trực thuộc khối Trung tâm nguồn vốn,
cùng phối hợp với các bộ phận khác trong khối thực hiện kinh doanh trên thị
trường ngoại hối. Cụ thể về cơ cấu các bộ phận liên quan đến một giao dịch
ngoại hối tại Techcombank bao gồm: phòng kinh doanh và giao dịch tiền tệ
ngoại hối, phòng quản lý đầu tư tài chính, Ban phát triển sản phẩm. Chức
năng của phòng kinh doanh và giao dịch tiền tệ ngoại hối là thực hiện các
giao dịch trên thị trường tiền tệ và ngoại hối, phối hợp thực hiện công tác
quản lý thanh khoản theo yêu cầu, thực hiện các giao dịch để đảm bảo cân
bằng trạng thái nguồn vốn, trạng thái ngoại tệ của toàn ngân hàng, đóng góp
xây dựng các sản phẩm tài chính mới. Phòng quản lý đầu tư tài chính thực
hiện công tác kiểm soát và giám sát các giao dịch, kịp thời phát hiện các sai
sót và kiến nghị với Chuyên viên giao dịch thực hiện điều chỉnh, sửa đổi thích
hợp. Ban phát triển sản phẩm có chức năng chính là xây dựng và phát triển
các sản phẩm phục vụ công tác kinh doanh tiền tệ. Như vậy có thể thấy, cơ
cấu tổ chức hoạt động KDNH tại Techcombank cũng được phân chia thành
các phòng ban vừa có tính chất độc lập, vừa có tính chất hỗ trợ nhau trong
việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Đây là cơ sở tốt để Techcombank ổn
35
định quy chế hoạt động, tăng tính chuyên môn hóa trong công việc và thúc
đẩy nâng cao hơn nữa chất lượng giao dịch và quản lý rủi ro.
Có thể thấy rằng, các NHTM Việt Nam đang dần tự hoàn thiện cơ cấu
tổ chức để phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng những yêu cầu kinh doanh
trong giai đoạn mới.
- Về vấn đề công nghệ
Cùng hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả, tăng doanh số đồng thời
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, trong những năm qua
các NHTM Việt Nam tiếp tục xác định vai trò quan trọng của công nghệ ngân
hàng trong quản lý rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, kiểm tra
giám sát hoạt động kinh doanh.
Với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công nghệ,
Saccombank luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc đầu tư cơ sở vật chất,
phương tiện kỹ thuật để phục vụ các giao dịch kinh doanh ngoại hối. Cho tới
nay, Saccombank đã xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin khá
đồng bộ và hiện đại với việc áp dụng thành công hệ thống trung tâm dữ liệu
và trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn quốc tế, lắp đặt hệ thống Reuters
Dealing 2000 có chức năng cập nhật tỷ giá và thông tin thị trường, hệ thống
INCAS cho phép trụ sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy
trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh, giúp triển khai đầy đủ các loại hình sản
phẩm giao dịch hối đoái mà NHNN cho phép, lắp đặt hệ thống máy vi tính kết
nối Internet, máy telex, máy fax, điện thoại giúp các giao dịch được thực hiện
một cách thuận lợi hơn…Đặc biệt trong năm 2009, dự án chuyển đổi và nâng
cấp hệ thống ngân hàng lõi T24-R8 thành công đã tạo cơ sở nâng cao công tác
quản trị điều hành hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh
ngoại hối nói riêng. Với hệ thống công nghệ thông tin khá hiện đại như vậy,
Saccombank đảm bảo cho mọi hoạt động giao dịch được tiến hành và giải
36
quyết một cách hiệu quả, giảm thiểu sự gián đoạn trong quá trình thực hiện
các giao dịch.
Còn tại ngân hàng ACB, để hoàn thiện nghiệp vụ KDNH, trong
những năm qua, ACB đã liên tục đầu tư vào công nghệ với việc nâng cấp các
hệ thống giao dịch và cung cấp thông tin tiên tiến nhất như hệ thống Reuters,
Bloomberg, Electronic Trading Flatform… cũng như hoàn thiện quy trình liên
kết chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia vào việc kinh doanh ngoại hối của
ngân hàng.
Có thể thấy, các NHTM Việt Nam đang ngày càng có những nhận
thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công nghệ và có những sự đầu tư
thích đáng hơn trong việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh
doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh ngoại hối nói riêng. Đây sẽ là
những cơ sở tốt để các ngân hàng có thể phát triển hơn nữa các hoạt động
kinh doanh của mình.
- Về doanh số giao dịch:
Cùng với đà tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ giữa Việt nam và các nước khác nói chung, tài trợ thương mại và hoạt
động xuất nhập khẩu nói riêng, doanh số mua bán ngoại tệ của các ngân hàng
thương mại với các khách hàng là các doanh nghiệp và các cá nhân tăng
trưởng khá nhanh. Theo báo cáo thường niên của các NHTM, doanh số mua
bán ngoại tệ giữa ngân hàng với các khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng giao dịch của các ngân hàng và liên tục năm sau cao hơn năm trước.
37
Bảng 2.1: Doanh số giao dịch ngoại tệ của Techcombank
Đơn vị: triệu đồng
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giao dịch mua giao
ngay ngoại tệ
35.923 39.537 45.398 110% 114%
Giao dịch bán giao
ngay ngoại tệ
83.832 89.786 93.574 107% 104%
Giao dịch nhận
hoán đổi ngoại tệ
2.136 2.867 4.127 134% 144%
Giao dịch trả hoán
đổi ngoại tệ
5.129 5.586 6.256 109% 112%
Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2007- 2009 của Techcombank
Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, giao dịch giữa các NHTM
với NHNN và với các tổ chức tín dụng khác cũng diễn ra khá sôi nổi. Doanh
số hoạt động trên thị trường này cũng tăng trưởng khá mạnh qua các năm, góp
phần tích cực khai thác thêm nguồn ngoại tệ để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ
thống và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trƣởng về doanh số giao dịch ngoại tệ trên TTLNH
Đơn vị: %
2005/2004 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008
Tỷ lệ 29% 45% 113% 25% 178%
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN từ năm 2004-2009
38
Có thể thấy doanh số giao dịch trên TTLNH liên tục đạt tỷ lệ năm sau
cao hơn năm trước. Đặc biệt, năm 2009 doanh số giao dịch trên TTLNH có sự
tăng lên đột biến là do nhiều NHTM Việt Nam có trạng thái ngoại tệ âm đã
được NHNN hỗ trợ bán ngoại tệ hoặc thực hiện mua bán ngoại tệ với ngân
hàng khác để đảm bảo cân đối trạng thái ngoại tệ hoặc để đáp ứng nhu cầu
ngoại tệ để kinh doanh. Điều đó cũng phần nào thể hiện rằng các NHTM Việt
Nam ngày càng có sự quan tâm hơn tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Về các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường ngoại hối:
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại các NHTM trong những năm
qua cũng đã được đa dạng hóa hơn. Cho tới nay NHNN đã cho phép các
NHTM được phép kinh doanh ngoại hối được thực hiện các nghiệp vụ: giao
dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn
(nghiệp vụ này tới nay đã tạm dừng giai đoạn thí điểm để NHNN triển khai
đánh giá, rút kinh nghiệm để đưa ra những quy định pháp lý để các ngân hàng
có hành lang pháp lý chung mà triển khai nghiệp vụ này). Việc cho phép thực
hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh này đã góp phần đa dạng hóa các
nghiệp vụ, làm cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trở nên
sôi động hơn.
Đặc biệt kể từ năm 2004, khi môi trường hoạt động kinh doanh ngoại
hối trở nên thông thoáng hơn với việc NHNN bãi bỏ quy định về trần tỷ giá
kỳ hạn và thay vào đó tỷ giá được xác định dựa trên sự chênh lệch về lãi suất
giữa các đồng tiền, mở rộng kỳ hạn từ 3 – 365 ngày và mở rộng về đối tượng
được giao dịch ngoại tệ thì các hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi được giao dịch
ngày càng nhiều. Chỉ riêng năm 2004, sau khi có những thay đổi mới quy
định về các giao dịch này, thị trường ngoại hối đã đón nhận tổng các hợp
đồng kỳ hạn được giao dịch giữa các ngân hàng với nhau tăng lên gấp 2 lần,
39
giữa ngân hàng với khách hàng tăng lên 66 lần so với năm 2003. Liên tục các
năm sau đó, số lượng các giao dịch này đã không ngừng tăng lên.
Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng trƣởng các giao dịch ngoại tệ tại các NHTM
Đơn vị: %
2006/2005 2007/2006 2008/2007
Giao dịch giao ngay 42% 125% 26%
Giao dịch kỳ hạn và hoán đổi 71% 30% 13%
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN từ năm 2005-2008
Sự tăng lên không ngừng về số lượng các giao dịch ngoại tệ qua các
năm cho thấy các ngân hàng và các doanh nghiệp đã tiếp cận và sử dụng ngày
càng nhiều hơn các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của mình.
- Về doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
Cùng với sự gia tăng về doanh số, trong những năm qua doanh thu từ
hoạt động KDNH tại các NHTM ngày càng góp phần quan trọng trong việc
gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Theo báo cáo thường niên của các NHTM, kết quả kinh doanh của bộ
phận KDNH tại một số ngân hàng qua các năm được phản ánh như sau:
40
Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động KDNH của một số NHTM Việt nam
Đơn vị: Triệu đồng
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Vietcombank 354.532 952.911 926.456 286% 97%
Eximbank 139.257 634.105 135.409 455% 21%
Saccombank
100.815
510.041 314.108 505% 61%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank, Eximbank, Saccombank từ năm 2007-2009
Có thể thấy rằng, doanh thu từ hoạt động KDNH tăng trưởng khá
mạnh qua các năm. Đặc biệt năm 2008, tại hầu hết các NHTM Việt Nam,
doanh thu từ hoạt động KDNH đều đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, doanh thu này lại
chưa phản ánh thực tế của hoạt động kinh doanh tiền tệ tại các ngân hàng mà
nó chủ yếu đến từ nguồn kinh doanh vàng do sự bùng nổ của các sàn giao
dịch vàng năm 2008. Sang năm 2009, do các chính sách từ Nhà nước mà lĩnh
vực kinh doanh vàng và ngoại tệ bị hạn chế nên đã không tạo ra nhiều lợi
nhuận cho ngân hàng như năm 2008 nữa.
- Về đối tượng khách hàng giao dịch ngoại tệ với các NHTM
Cùng với sự tăng trưởng về doanh số, đối tượng khách hàng tìm đến
giao dịch với các NHTM cũng ngày càng phong phú, không chỉ có các doanh
nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp, cá nhân chuyển tiền
kiều hối,..mà còn có cả các doanh nghiệp, cá nhân cần quản lý tài khoản bằng
ngoại tệ.
- Về phạm vi giao dịch:
41
Để hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới, các NHTM
Việt Nam cũng đã từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường
ngoại hối quốc tế với các ngân hàng lớn trên thế giới. Tiêu biểu trên thị
trường ngoại hối phải kể đến ngân hàng Eximbank với mạng lưới quan hệ đại
lý với hơn 750 ngân hàng tại 72 quốc gia trên thế giới, ngân hàng
Vietcombank với hơn 1300 ngân hàng đại lý tại 85 quốc gia khắp các châu
lục, Techcombank, Viettinbank hợp tác với hơn 800 ngân hàng tại 80 quốc
gia trên thế giới ... Việc mở rộng phạm vi kinh doanh trên thị trường quốc tế
không những có thể giúp các ngân hàng tăng doanh thu, thu lợi nhuận mà còn
giúp các cán bộ ngân hàng học hỏi kiến thức thức kinh nghiệm, nâng cao bản
lĩnh nghề nghiệp trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động và rủi ro
này.
1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại
Hoạt động KDNH của các NHTM Việt Nam hiện nay chủ yếu diễn ra
với khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Ở
nhiều NHTM, đối tượng khách hàng doanh nghiệp đến giao dịch phần lớn có
quy mô vừa và nhỏ do vậy các hợp đồng giao dịch ngoại tệ phần lớn cũng có
khối lượng không lớn.
Hiện nay, NHNN đã có những thay đổi trong quy định về hoạt động
ngoại hối của các tổ chức tín dụng do vậy mà các NHTM cũng có nhiều sự
lựa chọn hơn trong việc cung cấp các sản phẩm ngoại hối. Tuy nhiên, trên
thực tế, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM lại chưa thực sự đa
dạng. Nghiệp vụ giao dịch của các ngân hàng chủ yếu diễn ra dưới hình thức
giao nhận ngay. Các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn mang tính chất
phòng ngừa rủi ro lại chưa thực sự phổ biến. Công cụ giao dịch tương lai
trong kinh doanh ngoại hối do tính chất phức tạp của nó nên cũng chưa được
áp dụng ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, nhóm khách hàng cá nhân và doanh
42
nghiệp xuất nhập khẩu (là nhóm khách hàng chủ yếu giao dịch ngoại tệ với
ngân hàng) chủ yếu thực hiện các giao dịch giao ngay. Điều đó chứng tỏ một
điều là chỉ khi nào có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ngay thì khách hàng mới
tìm đến giao dịch với ngân hàng chứ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề phòng
ngừa rủi ro, bảo hiểm tỷ giá.
Cũng chính sự thiếu mặn mà trong việc ứng dụng các sản phẩm phái
sinh để phòng tránh rủi ro của khách hàng nên doanh số giao dịch ngoại tệ của
các ngân hàng tuy có tăng trưởng nhưng đạt tỷ lệ chưa cao. Điều này đã ảnh
hưởng tới doanh thu từ hoạt động KDNH của các ngân hàng. Thực tế, tỷ trọng
doanh thu từ hoạt động KDNH của các NHTM trong những năm qua còn là
những con số phần trăm khá ít ỏi so với doanh thu từ các hoạt động khác của
ngân hàng như tín dụng, dịch vụ.
Bảng 2.5. Các khoản doanh thu chính của Saccombank từ 2007 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
2007 2008 2009 2007 2008 2009
DTT từ
HĐTD 1.151.872 1.146.668 2.302.935 72,81% 103,31% 105,89%
DTT từ
HĐDV 193.398 562.349 1.036.192 12,22% 50,66% 47,64%
DTT từ
KDNH 100.815 510.041 314.108 6,37% 45,95% 14,44%
Tổng
DTT 1.581.971 1.109.927 2.174.939 100% 100% 100%
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Saccombank
43
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
2006 2007 2008 2009
triệuđồng Thu nhập lãi ròng
thu nhập ròng từ hoạt
động kinh doanh ngoại
hối
Tổng doanh thu thuần
Thu nhập từ phí dịch
vụ và hoa hồng
Biểu đồ 2.1: Các khoản doanh thu thuần của Techcombank từ năm
2006– 2009
Bên cạnh đó, nguyên nhân của những con số khá khiêm tốn này cũng
có thể được lý giải bởi trên thực tế, vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại
hối tại hầu hết các NHTM Việt Nam trong những năm qua còn thiên về việc
hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến ngoại tệ như tín dụng, tài trợ xuất nhập
khẩu, thanh toán quốc tế nhiều hơn là việc mua bán nhằm mục đích kinh
doanh chênh lệch tỷ giá hoặc lãi suất. Ngoài ra, mục tiêu sinh lời từ hoạt động
KDNH ít được chú trọng hơn so với các hoạt động khác nên các giao dịch
ngoại tệ có khối lượng lớn cũng không nhiều. Bên cạnh đó, điều này cũng
được lý giải bởi những hạn chế trong việc ứng dụng các công cụ phòng ngừa
rủi ro trong KDNH tại Ngân hàng này khi nguồn nhân lực có trình độ hiểu
biết về các công cụ phòng ngừa này còn hạn chế, đối tác mua bán công cụ
phái sinh với Ngân hàng không nhiều, công tác dự báo biến động tỷ giá thiếu
44
chính xác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng,…Chính vì
những lý do đó mà kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM
Việt Nam trong những năm qua còn khá khiêm tốn.
Bên cạnh đó, sự thiếu đa dạng hóa các đồng tiền trong kinh doanh
cũng là một hạn chế của các NHTM Việt Nam. Trên thực tế, tại hầu hết các
NHTM việc kinh doanh ngoại tệ chỉ chú trọng tới đồng đôla Mỹ chứ chưa
thực sự quan tâm tới vai trò của các đồng tiền khác trong danh mục đầu tư.
Một mặt, điều này cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế của các khách hàng khi
chủ yếu họ thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu bằng đồng USD. Mặt
khác, chính bản thân các ngân hàng cũng chưa thực sự chú trọng tới việc đa
dạng hóa các đồng tiền trong kinh doanh.
Bảng 2.6: Bảng tỷ trọng doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ tại
Techcombank giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: %
Tỷ trọng/
Tổng doanh
số
Giao dịch 2007 2008 2009
USD Mua 85,65 82,15 80,79
Bán 88,09 83,16 79,63
EUR Mua 12,32 16,17 17,56
Bán 10,51 15,66 18,70
JPY Mua 1,80 1,40 1,53
Bán 1,24 0,98 1,52
Ngoại tệ khác Mua 0,23 0,28 0,12
Bán 0,17 0,20 0,15
Nguồn: Bảng tổng hợp dữ liệu kinh doanh ngoại tệ của Sở quản lý lấy từ hệ thống IPCAS của
Techcombank.
45
Ngoài ra, các sản phẩm giao dịch ngoại hối là những sản phẩm có
điều kiện, gắn với các quy định cụ thể về quản lý ngoại hối, đối tượng và mục
đích sử dụng sản phẩm bị hạn chế trong một phạm vi nhất định, tuy nhiên trên
thực tế, tại một số ngân hàng, một bộ phận cán bộ KDNH còn chưa nắm vững
các quy định nghiệp vụ nên khi tác nghiệp còn lúng túng.
Phạm vi của hoạt động KDNH của các NHTM tuy đã được mở rộng
ra phạm vi quốc tế, song trên thực tế các NHTM Việt Nam đều xác định thị
trường mục tiêu của mình là thị trường trong nước. Một mặt, thị trường này
còn nhiều tiềm năng và cơ hội cho sự phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm
hối đoái. Mặt khác, điều này cũng bộc lộ những hạn chế của các NHTM Việt
Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế trong điều kiện trình độ tác nghiệp,
khả năng quản lý rủi ro của cán bộ, công nghệ của ngân hàng còn nhiều hạn
chế.
1.2.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, TTNH Việt Nam đang phát triển theo xu hướng tự do hóa
với việc các ngân hàng được trao quyền tự chủ thiết lập các thủ tục giao dịch,
các điều khoản đặt cọc, hợp đồng và xử lý vi phạm, các quy định về chứng từ
xuất trình và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở phù hợp với pháp luật Việt Nam
và thông lệ quốc tế. Đây chính là những tiền đề tốt để các ngân hàng tiến hành
hoạt động KDNH một cách thuận lợi.
Đặc biệt, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang trở thành tâm
điểm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thế giới, do đó nhu cầu
chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư này được dự báo sẽ khá cao. Đây
chính là cơ hội để các NHTM Việt Nam có thể tăng doanh số giao dịch ngoại
tệ, tìm kiếm nguồn lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy
nhiên điều đó cũng đặt ra thách thức cho các NHTM Việt Nam bởi sự gia tăng
46
của các tập đoàn tài chính ngân hàng lớn trên thế giới sẽ tạo ra sức ép cạnh
tranh lớn khi các ngân hàng ngoại tỏ ra khá dày dạn về kinh nghiệm quản lý
kinh doanh và vững về tiềm lực tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh
doanh ngoại hối. Do đó đòi hỏi các NHTM Việt Nam cần phải tích cực hoàn
thiện các nghiệp vụ, đổi mới hơn nữa cách thức tổ chức quản lý kinh doanh
thì mới mong đạt được những thành công trong môi trường mới đầy tính cạnh
tranh.
2. Thực trạng rủi ro thƣờng gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
2.1. Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
2.1.1. Rủi ro tỷ giá.
Các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM làm chuyển giao quyền sở
hữu về ngoại tệ, từ đó, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường hoặc đoản.
Một NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ trường sẽ gặp rủi ro tỷ giá nếu như
ngoại tệ giảm giá; và ngược lại, họ sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ tăng giá
trong trường hợp NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ đoản.
Thực tế tại Việt Nam, đến cuối năm 2006, các NHTM Việt Nam
thường duy trì trạng thái ngoại hối đoản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này: Thứ nhất, mức tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng mà
NHNN công bố thường ổn định trong thời gian dài, hầu như không có biến
động lớn, thậm chí có lúc tỷ giá USD và JPY so với VND đứng yên hoặc
giảm. Do đó, việc duy trì trạng thái ngoại tệ đoản đối với USD và JPY là bình
thường. Thứ hai, đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian này là
theo hướng một chiều, cầu về ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ, do vậy mà
doanh số mua vào nhỏ hơn doanh số bán ra và điều này dẫn tới trạng thái
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772

More Related Content

What's hot

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
vietlod.com
 
Mẫu bc chuyen de xnk cà phê
Mẫu bc chuyen de xnk cà phêMẫu bc chuyen de xnk cà phê
Mẫu bc chuyen de xnk cà phê
Đình Linh
 

What's hot (19)

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCH ĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TY...
 
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
 
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAYLuận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
 
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín...
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Quản tri rủi ro tài chính tại các công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Quản tri rủi ro tài chính tại các công ty xây dựng, HOTLuận văn: Quản tri rủi ro tài chính tại các công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Quản tri rủi ro tài chính tại các công ty xây dựng, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân ĐịnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
 
Tailieu.vncty.com 5333 2024
Tailieu.vncty.com   5333 2024Tailieu.vncty.com   5333 2024
Tailieu.vncty.com 5333 2024
 
Luận văn: Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi r...
Luận văn: Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi r...Luận văn: Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi r...
Luận văn: Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi r...
 
Mẫu bc chuyen de xnk cà phê
Mẫu bc chuyen de xnk cà phêMẫu bc chuyen de xnk cà phê
Mẫu bc chuyen de xnk cà phê
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nội địa tại ngân ...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nội địa tại ngân ...Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nội địa tại ngân ...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nội địa tại ngân ...
 

Viewers also liked

Ekologija
EkologijaEkologija
Ekologija
eva32i
 
Kulturinis sokas sveicarijoje
Kulturinis sokas sveicarijojeKulturinis sokas sveicarijoje
Kulturinis sokas sveicarijoje
eva32i
 
Tikalis
TikalisTikalis
Tikalis
eva32i
 
124310ba-d290-4b8f-89f6-3d1bca40da23-150716111411-lva1-app6892
124310ba-d290-4b8f-89f6-3d1bca40da23-150716111411-lva1-app6892124310ba-d290-4b8f-89f6-3d1bca40da23-150716111411-lva1-app6892
124310ba-d290-4b8f-89f6-3d1bca40da23-150716111411-lva1-app6892
Vadim Purinson
 

Viewers also liked (20)

เฉลย
เฉลยเฉลย
เฉลย
 
Open Lunigiana | web strategy e social media nel turismo
Open Lunigiana | web strategy e social media nel turismo Open Lunigiana | web strategy e social media nel turismo
Open Lunigiana | web strategy e social media nel turismo
 
EdTech Europe 2015 [Track 3]: [Platmat], [Andrzej Salamonczyk]
EdTech Europe 2015 [Track 3]: [Platmat], [Andrzej Salamonczyk]EdTech Europe 2015 [Track 3]: [Platmat], [Andrzej Salamonczyk]
EdTech Europe 2015 [Track 3]: [Platmat], [Andrzej Salamonczyk]
 
Ekologija
EkologijaEkologija
Ekologija
 
Kulturinis sokas sveicarijoje
Kulturinis sokas sveicarijojeKulturinis sokas sveicarijoje
Kulturinis sokas sveicarijoje
 
EdTech Europe 2015 [Track 3]: EduLab, (Blair Stevenson & Pedro Coutinho)
EdTech Europe 2015 [Track 3]: EduLab, (Blair Stevenson & Pedro Coutinho)EdTech Europe 2015 [Track 3]: EduLab, (Blair Stevenson & Pedro Coutinho)
EdTech Europe 2015 [Track 3]: EduLab, (Blair Stevenson & Pedro Coutinho)
 
Material de estudio
Material de estudioMaterial de estudio
Material de estudio
 
Eating Healthy Food While In A Rush - Dieting Tips
Eating Healthy Food While In A Rush - Dieting TipsEating Healthy Food While In A Rush - Dieting Tips
Eating Healthy Food While In A Rush - Dieting Tips
 
EdTech Europe 2015 [Track 3]: [CodeMonkey Studios], ([Jonathan Schor], [CEO])
EdTech Europe 2015 [Track 3]: [CodeMonkey Studios], ([Jonathan Schor], [CEO])EdTech Europe 2015 [Track 3]: [CodeMonkey Studios], ([Jonathan Schor], [CEO])
EdTech Europe 2015 [Track 3]: [CodeMonkey Studios], ([Jonathan Schor], [CEO])
 
EdTech Europe 2015 [Track 1]: [Digital Assess], ([Dan Sandhu], [CEO])
EdTech Europe 2015 [Track 1]: [Digital Assess], ([Dan Sandhu], [CEO])EdTech Europe 2015 [Track 1]: [Digital Assess], ([Dan Sandhu], [CEO])
EdTech Europe 2015 [Track 1]: [Digital Assess], ([Dan Sandhu], [CEO])
 
StartUp Health Insights Digital Health Funding for the 50+ Market 2014 Q3 YTD
StartUp Health Insights Digital Health Funding for the 50+ Market 2014 Q3 YTDStartUp Health Insights Digital Health Funding for the 50+ Market 2014 Q3 YTD
StartUp Health Insights Digital Health Funding for the 50+ Market 2014 Q3 YTD
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
 
Esprit du japon day 0 paris tokyo
Esprit du japon day  0   paris tokyoEsprit du japon day  0   paris tokyo
Esprit du japon day 0 paris tokyo
 
Incidentalomas de la glandula suprarenal
Incidentalomas de la glandula suprarenalIncidentalomas de la glandula suprarenal
Incidentalomas de la glandula suprarenal
 
Tikalis
TikalisTikalis
Tikalis
 
Pat7.3
Pat7.3Pat7.3
Pat7.3
 
Chris wiese resume
Chris wiese resumeChris wiese resume
Chris wiese resume
 
124310ba-d290-4b8f-89f6-3d1bca40da23-150716111411-lva1-app6892
124310ba-d290-4b8f-89f6-3d1bca40da23-150716111411-lva1-app6892124310ba-d290-4b8f-89f6-3d1bca40da23-150716111411-lva1-app6892
124310ba-d290-4b8f-89f6-3d1bca40da23-150716111411-lva1-app6892
 
Cyber grafs
Cyber grafs Cyber grafs
Cyber grafs
 
Fragrance & Their Types
Fragrance & Their TypesFragrance & Their Types
Fragrance & Their Types
 

Similar to Tailieu.vncty.com 5311 7772

Similar to Tailieu.vncty.com 5311 7772 (20)

Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại VietcombankĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường bán buôn tại...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường bán buôn tại...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường bán buôn tại...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường bán buôn tại...
 
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường,2018
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường,2018Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường,2018
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối trên thị trường,2018
 
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
 
10019
1001910019
10019
 
Tailieu.vncty.com 5315 9188
Tailieu.vncty.com   5315 9188Tailieu.vncty.com   5315 9188
Tailieu.vncty.com 5315 9188
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 
Tailieu.vncty.com 5303 2025
Tailieu.vncty.com   5303 2025Tailieu.vncty.com   5303 2025
Tailieu.vncty.com 5303 2025
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
 
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vie...
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vie...Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vie...
Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vie...
 
Đề tài: Phát triển quản lý danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán
Đề tài: Phát triển quản lý danh mục đầu tư tại công ty chứng khoánĐề tài: Phát triển quản lý danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán
Đề tài: Phát triển quản lý danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán
 
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
 
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-...
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-...Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-...
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-...
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAYĐề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
 

Tailieu.vncty.com 5311 7772

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt nam: Thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro Sinh viên thực hiện : Hoàng Tú Anh Lớp : Anh 1 Khoá : 45 Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Nhàn Hà Nội, tháng 05/2010
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng với đề tài “Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt nam: Thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro” là thành quả đúc kết từ những kiến thức đã thu nhận được sau 4 năm học tập tại khoa Tài Chính Ngân Hàng trường Đại học Ngoại Thương của tác giả. Tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành tới Cô giáo, Tiến sỹ Trần Thị Lương Bình, khoa Tài Chính Ngân Hàng, trường Đại học Ngoại Thương, người đã hết lòng hướng dẫn tôi từ bước xây dựng đề cương đến khi triển khai nghiên cứu hoàn thành khóa luận. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tài Chính Ngân Hàng, trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình, bàn bè đã động viên, khích lệ tôi hoàn thành khóa luận này. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 3. ii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.......................................... 5 1. Tổng quan về thị trƣờng ngoại hối ......................................................... 5 1.1. Khái niệm về thị trường ngoại hối .......................................................... 5 1.2. Đặc trưng của thị trường ngoại hối ......................................................... 5 1.3. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối. .............................................. 7 2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại.................................................................................................... 8 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại...................................................... 8 2.1.1. Khái niệm của Ngân hàng thương mại.................................................. 8 2.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại ................................................ 9 2.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối ...................................... 10 2.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối.................................... 10 2.2.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại hối ...................... 11 2.2.3. Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh ngoại hối.............................. 11 2.2.4. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các Ngân hàng thương mại................................................................................................... 15 3. Các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại. ..................................................................................................................... 16
  • 4. iii 3.1. Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. .................................................................................................. 16 3.1.1. Rủi ro tỷ giá........................................................................................ 16 3.1.2. Rủi ro lãi suất..................................................................................... 16 3.1.3. Rủi ro do môi trường thông tin ........................................................... 17 3.1.4. Rủi ro hoạt động................................................................................. 17 3.1.5. Rủi ro đạo đức.................................................................................... 17 3.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại........................................................................................... 18 3.3. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. ................................................................................ 20 4. Một số bài học kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối...................................................................................................... 22 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 26 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.............................................................................................. 26 1.1. Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. ......................................................................... 26 1.1.1. Yếu tố khách quan .............................................................................. 26 1.1.2. Yếu tố chủ quan.................................................................................. 30 1.2. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt nam.................................................................................... 32
  • 5. iv 1.2.1. Những thành tựu đạt được.................................................................. 32 1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại.................................................................. 41 1.2.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.......................... 45 2. Thực trạng rủi ro thƣờng gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. ................................................. 46 2.1. Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam................................................................................... 46 2.1.1. Rủi ro tỷ giá........................................................................................ 46 2.1.2. Rủi ro do môi trường thông tin ........................................................... 49 2.1.3. Rủi ro đạo đức.................................................................................... 50 2.1.4. Rủi ro do trình độ tác nghiệp.............................................................. 52 2.1.5. Rủi ro do vận hành ............................................................................. 53 2.1.6. Rủi ro do quản lý................................................................................ 53 2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam............................ 54 CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 57 1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong thời gian tới. ....................................... 57 2. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với các NHTM Việt Nam.................................................................................. 58 2.1. Hoàn thiện công cụ quản lý rủi ro bằng hạn mức................................... 58
  • 6. v 2.2. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh và đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh. .................................................................................. 60 2.3. Đổi mới công tác quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối. .. 61 2.4. Nhóm giải pháp về công nghệ. .............................................................. 62 2.5. Nhóm giải pháp về con người................................................................ 63 3. Các kiến nghị. ......................................................................................... 64 3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ....................... 64 3.2. Kiến nghị đối với NHNN ...................................................................... 65 KẾT LUẬN................................................................................................. 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 71 PHỤ LỤC.................................................................................................... 73
  • 7. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu AUD : Đồng đôla Australia CAD : Đồng đôla Canađa CHF : Đồng Frăng Thụy Sỹ DTT :Doanh thu thuần EUR : Đồng tiền chung Châu Âu euro Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam GBP : Đồng bảng Anh HDK : Đồng đôla HồngKông HĐDV : Hoạt động dịch vụ HĐTD : Hoạt động tín dụng JPY : Đồng yên Nhật KDNH : Kinh doanh ngoại hối NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần Saccombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Techcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TTLNH : Thị trường liên ngân hàng TTNT : Thị trường ngoại tệ USD : Đồng đôla Mỹ Vietcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VND : Đồng Việt Nam
  • 8. 2 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Doanh số giao dịch ngoại tệ của Techcombank ........................... 37 Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng về doanh số giao dịch ngoại tệ trên TTLNH..... 37 Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng các giao dịch ngoại tệ tại các NHTM ............... 39 Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động KDNH của một số NHTM Việt nam ...... 40 Bảng 2.5. Các khoản doanh thu chính của Saccombank từ 2007 - 2009 ...... 42 B ảng 2.6: Bảng tỷ trọng doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ tại Techcombank giai đoạn 2007 – 2009 ..........................................................................44 Biểu 2.1: Các khoản doanh thu thuần của Techcombank từ năm 2006 - 2009 ..................................................................................................................... 43
  • 9. 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động quan trọng của các Ngân hàng thương mại. Ngoài vai trò hỗ trợ các hoạt động như thanh toán quốc tế, đầu tư nước ngoài, kinh doanh ngoại hối còn là hoạt động có thể đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các Ngân hàng thương mại, song ngược lại cũng là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường tài chính quốc tế đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thì để có được những nguồn thu lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đòi hỏi các ngân hàng cần phải có những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy phát triển các nghiệp vụ đồng thời nâng cao công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động này. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã từng bước phát triển cả về quy mô nghiệp vụ cũng như đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế về kỹ năng thực hiện nghiệp vụ, cách thức tổ chức hoạt động quản lý kinh doanh cũng như công tác quản trị rủi ro. Trước tình hình đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là hiểu được những lý luận chung về hoạt động kinh doanh ngoại hối, các biện pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại, từ đó thấy được hoạt động
  • 10. 4 kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển đến đâu và còn hạn chế những gì, công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam có những thành tựu và còn tồn tại những yếu kém gì. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp và đề xuất những kiến nghị để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, các rủi ro thường gặp và các biện pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối được áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận đã vận dụng tổng hợp các phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích kết hợp với các bảng, biểu minh họa và phân tích. 5. Kết cấu Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục thuật ngữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung khóa luận gồm có 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hoạt động và rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương III: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
  • 11. 5 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1. Tổng quan về thị trƣờng ngoại hối 1.1. Khái niệm về thị trường ngoại hối Quá trình toàn cầu hóa kinh tế với sự luân chuyển hàng hóa và các nguồn lực giữa các quốc gia đã làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các đồng tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau đó được diễn ra trên thị trường, và thị trường này gọi là thị trường ngoại hối. Hiểu một cách khái quát thì thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Trong thực tế, do các hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu là giữa các ngân hàng nên theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối được định nghĩa là nơi mua bán các đồng tiền khác nhau giữa các ngân hàng, tức là thị trường liên ngân hàng (Interbank). Như vậy, với cách hiểu phổ biến nêu trên, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ bao gồm các đồng tiền khác nhau hay là các ngoại tệ mà không bao gồm các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ hay vàng tiêu chuẩn quốc tế. Trong phạm vi khóa luận này, khi đề cập đến đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối tác giả cũng chỉ giới hạn ở các đồng tiền khác nhau đó. 1.2. Đặc trưng của thị trường ngoại hối TTNH có những đặc điểm sau: - TTNH hay còn được gọi là thị trường không gian chính là do tính chất không giới hạn về không gian của thị trường này. Đây cũng là sự khác
  • 12. 6 biệt của TTNH so với các thị trường tài chính khác trên thế giới. Cứ ở đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền thì ở đó có thị trường ngoại hối. Ngày nay, các phương tiện thông tin hiện đại như điện thoại, telex, fax, SWIFT, hệ thống giao dịch điện tử đã giúp những nhà giao dịch ngoại hối duy trì liên lạc một cách hiệu quả mà không cần đến một địa điểm giao dịch cụ thể nào. - TTNH rất đặc biệt so với các thị trường khác trên thế giới, nó còn được gọi là thị trường không ngủ do thị trường này hầu như không có giới hạn về thời gian. Sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới đã làm cho thị trường này luôn hoạt động 24/24 giờ ở khắp mọi nơi trên thế giới. - Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các thành viên chủ yếu là các NHTM, nhà môi giới và Ngân hàng Trung ương. - TTNH do có tính toàn cầu hóa và tính chuẩn cao nên dù các tỷ giá được yết trên các thị trường khác nhau nhưng có sự chênh lệch không đáng kể. - Đây là thị trường có tính nhạy cảm cao với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội…của các quốc gia, đặc biệt là đối với chính sách tiền tệ của các nước phát triển. Ngày nay, cùng với sự gia tăng nhu cầu đầu tư quốc tế và trao đổi thương mại giữa các quốc gia nên nhu cầu mua bán trao đổi ngoại tệ cũng diễn ra khá sôi động. Hơn nữa với sự hỗ trợ đắc lực của internet, điện thoại, fax, hệ thống giao dịch trực tuyến đã tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường này diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng hơn. Những yếu tố đó đã góp phần thúc đẩy TTNH ngày càng phát triển mạnh hơn.
  • 13. 7 1.3. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối. Khi TTNH mới ra đời, điều kiện tối thiểu để có thể tham gia vào thị trường này là phải có từ 10 đến 50 triệu USD để bắt đầu và mục đích chính để tham gia vào thị trường này là đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng và các công ty khổng lồ trong ngành. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của TTNH và sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, đối tượng tham gia vào thị trường này đã trở nên đa dạng hơn. Căn cứ vào hình thái tổ chức của các thành viên tham gia thị trường có thể phân loại các thành viên như sau: - Các Ngân hàng thương mại: Các Ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường này với vai trò: Thứ nhất là làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng hơn. Trong trường hợp này, các NHTM đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua việc mua bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Khi đó, các NHTM sẽ thu về một khoản phí từ cung cấp dịch vụ mà không chịu bất kỳ một rủi ro nào do hoạt động mua bán hộ gây ra. Thứ hai là ngân hàng tiến hành đầu cơ bằng cách mua bán tiền tệ, tức là kinh doanh cho chính mình. Trong trường hợp này, các NHTM phải chịu rủi ro do các hoạt động mua bán đó gây ra. - Các Ngân hàng Trung ương: Các NHTW của các quốc gia tham gia vào thị trường ngoại hối để đảm bảo lợi nhuận tài chính của chính quốc gia họ. Khi Ngân hàng Trung ương tham gia mua hoặc bán tiền tệ thì mục đích là để giữ vững giá trị đồng tiền, tác động lên tỷ giá theo hướng mà họ cho là có lợi cho đồng tiền nước họ. - Những nhà môi giới ngoại hối:
  • 14. 8 Các nhà môi giới tham gia thị trường với vai trò là người cung cấp dịch vụ và hưởng hoa hồng hoặc phí dịch vụ chứ không mua bán ngoại hối cho chính mình. Do vậy mà họ không phải chịu rủi ro do hoạt động môi giới của mình gây ra. - Các thành viên khác như các công ty đa quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu, các cá nhân. Các thành viên này tham gia vào thị trường có thể với mục đích đầu cơ kiếm lời hoặc phục vụ cho hoạt động mậu dịch quốc tế hoặc để đầu tư hay phục vụ cho những mục đích cá nhân khác. 2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại. 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 2.1.1. Khái niệm của Ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và sửa đổi vào ngày 15/6/2004, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và sửa đổi bổ sung 17/6/2003 quy định: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán” Như vậy có thể thấy rằng, NHTM đóng vai trò như là mạch máu của nền kinh tế, là cầu nối giữa các tổ chức và cá nhân, hút tiền từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Nhờ vai trò đó mà các NHTM đã góp phần thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế diễn ra một cách thuận lợi hơn.
  • 15. 9 2.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại Các NHTM dù ở quốc gia nào cũng là nhóm trung gian tài chính lớn mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất. Với vị trí quan trọng đó, các NHTM đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong nền kinh tế như: - Chức năng trung gian tín dụng: Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia và cả đối với nền kinh tế. - Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khác thu khác theo lệnh của họ. Việc ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,…Nhờ có chức năng này, các NHTM đã góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tố độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. - Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp:
  • 16. 10 Xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán, từ những khoản tiền huy động được ban đầu, các NHTM sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền vay lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản thanh toán tiền gửi của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ... Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 2.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối 2.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối Kinh doanh ngoại hối là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. Theo pháp lệnh ngoại hối Việt Nam năm 2005, ngoại hối bao gồm: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước, trong phạm vi khoá luận này, đối tượng của hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường
  • 17. 11 ngoại hối được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các đồng tiền khác nhau, hay các ngoại tệ, mà không tính đến vàng hay các loại giấy tờ có giá khác. 2.2.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại hối Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung đều chứa đựng nhiều rủi ro, tuy nhiên đối với hoạt động KDNH, do liên quan đến nhiều đồng tiền của nhiều quốc gia và có tính nhạy cảm cao đối với những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội… của các quốc gia trên thế giới do đó hoạt động này ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Các rủi ro đó có thể là rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá, rủi ro về lãi suất. Thứ hai, KDNH là một hoạt động phức tạp, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường hiện đại. Do hoạt động kinh doanh này diễn ra trên một thị trường có tính toàn cầu hóa cao, lại không có giới hạn về thời gian và không gian, nên hoạt động này đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại, các phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến mới mong đạt hiệu quả cao. Thứ ba, KDNH là hoạt động đòi hỏi nhà kinh doanh phải có hiểu biết về nhiều lĩnh vực, phải có những kỹ năng nhất định, có trình độ quản lý và khả năng nắm bắt thị trường một cách linh hoạt. Nhà kinh doanh phải có chuyên môn nghiệp vụ cùng với việc cập nhật thông tin thường xuyên để nắm bắt, xác định những gì xảy ra trên thị trường, từ đó có những dự báo chính xác về những biến động của thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh. 2.2.3. Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh ngoại hối. - Giao dịch ngoại hối giao ngay
  • 18. 12 Giao dịch ngoại hối giao ngay là hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, trong đó ngày thanh toán có giá trị trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Trong thời hạn 2 ngày này, các bên tiến hành kiểm tra, hoàn tất giấy tờ thủ tục thanh toán. Loại giao dịch này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay và nơi diễn ra được gọi là thị trường ngoại hối giao ngay. Ví dụ: NHTM X mua 100.000USD vào ngày thứ 2 (1/3/2010) thì sau đó 2 ngày, tức là ngày thứ 4 (3/3/2010), NHTM X sẽ nhận được giấy báo Có trên tài khoản số đôla đó. Đối với những nước nghỉ 2 ngày cuối tuần thì ngày giao nhận ngoại tệ sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. - Giao dịch ngoại hối kỳ hạn Giao dịch kỳ hạn được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng tại một thời điểm đã xác định trong tương lai và còn nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro trước những biến động về tỷ giá. Đây là nghiệp vụ kinh doanh trong đó các yếu tố của giao dịch như tỷ giá, số tiền, ngày giao dịch được xác định ở thời điểm hiện tại còn việc thực hiện giao dịch lại ở một thời điểm xác định trong tương lai. Đối với loại nghiệp vụ này, cách xác định tỷ giá chủ yếu dựa vào 2 yếu tố trên thị trường, đó là:  Tỷ giá giao dịch  Lãi suất thị trường của 2 đồng tiền liên quan Xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức: Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn
  • 19. 13 Điểm kỳ hạn = S(Rt – Rc)T 1+ RcT Trong đó: S là tỷ giá giao ngay Rt là lãi suất đồng tiền định giá Rc là lãi suất đồng tiền yết giá T là thời hạn hợp đồng tính theo năm. - Giao dịch ngoại hối tương lai Khác với các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Ngoài ra, các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương lai không chỉ được sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro mà còn được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ. Các giao dịch tương lai được thực hiện bằng cách: Khách hàng khi có nhu cầu mua hoặc bán một lượng ngoại tệ cụ thể thì sẽ đặt các lệnh mua hoặc bán tương ứng gửi cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Trên sở giao dịch, công ty thanh toán bù trừ sẽ hạch toán các khoản lãi, lỗ của các bên vào số tiền ký quỹ ban đầu. Để tránh rủi ro, các nhà thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu nhà kinh doanh ký quỹ bổ sung trong trường hợp số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống đến một mức quy định nào đó. Nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung trong thời gian quy định, nhà thanh toán bù trừ có thể tự động thanh lý hợp đồng với nhà kinh doanh này. Đối với giao dịch tương lai, khối lượng các loại ngoại tệ giao dịch được quy định cụ thể, ví dụ đối với GBP là 5.000.000, đối với EUR là 10.000.000…
  • 20. 14 Cũng giống như tỷ giá kỳ han, tỷ giá trong các hợp đồng tương lai chính là tỷ giá giao ngay dự đoán tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. - Giao dịch hoán đổi ngoại hối (Swap). Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một công cụ hữu hiệu cho các nhà đầu tư, những người đi vay ngoại tệ và các Ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái hoặc kinh doanh thu lợi nhuận. Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Do số lượng tiền mua vào và bán ra là bằng nhau nên giao dịch này không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng cho các ngân hàng tham gia giao dịch, do đó mà tránh được rủi ro tỷ giá. Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ, tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ hạn hay điểm hoán đổi mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Do đó xét về bản chất thì: Tỉ giá hoán đổi = Điểm hoán đổi = Điểm kỳ hạn Tỷ giá hoán đổi chính là điểm kỳ hạn nên có thể viết: Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá giao ngay - Tỷ giá kỳ hạn Việc xác định tỷ giá giao ngay trong giao dịch Swap được các đối tác tham gia thoả thuận. Trong thực tế ngân hàng yết giá có thể áp dụng tỷ giá giao ngay khác nhau trong hợp đồng. Tuy nhiên, để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch các bên thường chọn tỷ giá giao ngay trong giao dịch Swap là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán. - Giao dịch quyền chọn ngoại tệ
  • 21. 15 Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ không có nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiền nhất định trong tương lai tại mức tỷ giá đã được thỏa thuận, gọi là tỷ giá quyền chọn, hay tỷ giá giao dịch. Ngược lại, đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác, ngoài việc sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn. Có hai loại hợp đồng quyền chọn tiền tệ: hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ và hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ. - Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ (call option) là hợp đồng, trong đó người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn thì luôn quan tâm đến quyền được mua tiền tệ ở mức tỷ giá đã xác định, nếu thấy có lợi hoặc quyền không tiến hành giao dịch, nếu thấy bất lợi. - Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ (put option) là hợp đồng, trong đó người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn thì có quyền bán một đồng tiền nhất định tại mức tỷ giá đã xác định trong hợp đồng nếu thấy có lợi hoặc có quyền không tiến hành giao dịch nếu thấy bất lợi. 2.2.4. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các Ngân hàng thương mại. - Hoạt động KDNH có thể giúp các Ngân hàng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ để hưởng chênh lệch tỷ giá, kể cả các khoản thu phí khi ngân hàng thực hiện dịch vụ cho khách hàng cũng là một nguồn thu đáng kể. - Hoạt động KDNH có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động khác như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, bảo lãnh,..phát triển, góp phần làm tăng quy mô, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
  • 22. 16 - Các nghiệp vụ trong KDNH giúp các ngân hàng có các công cụ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thực hiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh. 3. Các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại. 3.1. Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. 3.1.1. Rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà NHTM có thể bị thiệt hại do sự biến động của tỷ giá hối đoái khi NHTM này đang nắm giữ một lượng tiền tệ nhất định. Rủi ro tỷ giá xuất hiện khi ngân hàng có trạng thái của một ngoại tệ nào đó dư thừa hoặc thiếu hụt. Khi ngoại tệ này lên giá thì trạng thái ngoại tệ dư thừa sẽ có lợi, còn trạng thái ngoại tệ thiếu hụt sẽ bị lỗ và ngược lại, khi ngoại tệ này giảm giá thì trạng thái dư thừa sẽ không có lợi vì làm giảm tài sản của ngân hàng khi đánh giá lại tài sản. Trong quá trình mua bán hàng ngày, trạng thái ngoại tệ luôn biến động nên ngân hàng luôn có khả năng gặp rủi ro do sự biến động của tỷ giá. 3.1.2. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện do có sự biến động của lãi suất trên thị trường. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, khi rủi ro lãi suất xuất hiện, tài sản của ngân hàng sẽ bị biến động. Ví dụ một NHTM A mua USD của NHTM B bằng đồng EUR, kỳ hạn 6 tháng. Trước ngày đáo hạn hợp đồng, lãi suất cho vay của đồng USD tăng lên còn lãi suất đồng EUR và tỷ giá hối đoái USD/EUR không đổi. Khi đó, giao dịch vẫn diễn ra nhưng NHTM B đã bị lỗ một khoản do quyết định bán USD- đồng tiền sẽ có lợi hơn nếu giữ lại để cho vay.
  • 23. 17 3.1.3. Rủi ro do môi trường thông tin Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, thông tin là một yếu tố rất quan trọng. Thông tin là nguồn dữ liệu để các NHTM phân tích, dự báo, đo lường sự biến động của các yếu tố trong kinh doanh. Vì vậy thông tin không đầy đủ, không chính xác hoặc những tin đồn ác ý cũng có thể dẫn tới những rủi ro cho NHTM. Rủi ro do môi trường thông tin có thể xảy ra dưới các dạng sau: - Thiếu thông tin về đối tác nên bị đối tác lừa không thanh toán. - Thiếu thông tin phục vụ cho công tác đo lường, dự báo sự biến động của một số yếu tố như: tỷ giá hối đoái, lãi suất…nên đưa ra các quyết định sai lầm. - Gặp phải những rủi ro do những tin đồn ác ý của đối thủ cạnh tranh hoặc kẻ xấu tung ra. 3.1.4. Rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp hay rủi ro vận hành, là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng chứ không riêng gì hoạt động kinh doanh ngoại hối. Loại rủi ro này liên quan tới những yếu tố thuộc về con người như trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng thái tâm lý, ngôn ngữ, môi trường làm việc… Bên cạnh đó, rủi ro này cũng có thể được đưa đến từ những yếu tố thuộc về máy móc, sự không đầy đủ các trang thiết bị, hay do các sự kiện khách quan bên ngoài gây ra. 3.1.5. Rủi ro đạo đức. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, rủi ro đạo đức có thể xuất phát từ phía đối tác của NHTM nhưng cũng có thể xuất phát từ chính các NHTM. Về mặt chủ quan, rủi ro đạo đức có thể xuất phát từ phía ngân hàng ở hai bộ phận: bộ phận quản lý và bộ phận nhân viên. Đối với cả hai bộ phận này, rủi
  • 24. 18 ro xuất hiện khi có sự ham lợi cá nhân, hay lợi dụng quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc nên đã không tuân thủ chặt chẽ các quy định, gây ra tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Về mặt khách quan, rủi ro đạo đức xuất phát từ phía khách hàng khi họ sử dụng ngoại tệ không đúng mục đích đã cam kết với ngân hàng khi mua ngoại tệ hay cố tình tạo lập những bộ hồ sơ và tài khoản giả mạo để ký kết các hợp đồng mua bán ngoại tệ với ngân hàng. 3.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. Theo nguồn gốc phát sinh thì một số nguyên nhân dẫn tới rủi ro bao gồm: - Sự mất cân đối trong trạng thái ngoại hối Khi có sự mất cân đối trong trạng thái ngoại hối thực của một đồng tiền nhất định, NHTM sẽ chịu rủi ro tỷ giá. Vì vậy, lúc này rủi ro tỷ giá còn được gọi là rủi ro trong trạng thái ngoại hối thực. Nếu trạng thái ngoại hối thực của NHTM là dư thừa ngoại tệ (tổng tài sản có lớn hơn tổng tài sản nợ của ngoại tệ đó) thì chắc chắn NHTM sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ đó giảm giá vì phải chịu một khoản lỗ khi đánh giá lại tài sản. Tương tự, nếu trạng thái ngoại hối thực là thiếu hụt ngoại tệ (tổng tài sản có nhỏ hơn tổng tài sản nợ của ngoại tệ đó) thì NHTM cũng sẽ mất đi một khoản lợi nhuận khi giá của ngoại tệ đó tăng lên. - Sự biến đổi của môi trường kinh doanh Theo một số chuyên gia kinh tế, thời kỳ phát triển và tăng trưởng cao của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã thực sự kết thúc. Từ đây hệ thống này phải đương đầu với vô số những khó khăn như hậu quả tất yếu của chu kỳ kinh tế, hoạt động thoái hoá lạm dụng thị trường. Vào thời điểm hiện nay, thị
  • 25. 19 trường tài chính đang có nhiều thay đổi bất lợi do đó các ngân hàng phải lựa chọn cho mình những chiến lược kinh doanh cho phù hợp với từng thời kỳ. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, khi mà phạm vi kinh doanh đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, các ngân hàng cần hết sức thận trọng khi lựa chọn đối tác, khách hàng cho mình để tránh những rủi ro do đối tác, khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ do chiến tranh, bạo động, hay hệ thống thanh toán của quốc gia bên đối tác ngừng hoạt động thanh toán ra nước ngoài. - Vấn đề đạo đức Xuất phát từ phía ngân hàng, khi một cán bộ ngân hàng làm đúng chức năng, nhiệm vụ, tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng thì sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra, đặc biệt là loại rủi ro đạo đức. Tuy nhiên trên thực tế, vì lợi ích của cá nhân hay một nhóm người mà có những cán bộ ngân hàng đã cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho loại rủi ro này phát triển. Chẳng hạn như khi cán bộ ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù mục đích mua bán ngoại tệ của khách hàng không rõ ràng nhưng vẫn tiến hành giao dịch hoặc phê duyệt về hạn mức, tỷ giá không đúng quy định gây ra tổn thất cho ngân hàng. Về mặt khách quan, việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ, không đánh giá đúng năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức nghề nghiệp dẫn đến những cán bộ thiếu trung thực cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. - Do trình độ yếu kém của cán bộ ngân hàng. Kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực kinh doanh tương đối khó và đòi hỏi nhà kinh doanh phải nhạy bén và tinh thông nghiệp vụ. Chỉ cần một sự sai sót nhỏ trong quyết định kinh doanh hay những sai sót nhỏ trong công tác dự báo, đo lường đều có thể dẫn tới những tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng. Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động dựa nhiều vào
  • 26. 20 kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá và phán đoán diễn biến thị trường tài chính quốc tế của người kinh doanh ngoại hối, do vậy trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên càng trở nên đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. 3.3. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. - Các biện pháp bảo hiểm rủi ro.  Sử dụng nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn Giả sử tại thời điểm đầu năm, một ngân hàng có một khoản thu ngoại tệ vào cuối năm, Ngân hàng này dự định sẽ bán để thu về nội tệ. Tuy nhiên ngân hàng lại không thể biết được tỷ giá giao ngay vào cuối năm là bao nhiêu. Giả sử tại thời điểm đó nếu tỷ giá tăng lên thì ngân hàng sẽ có lãi nhưng nếu như tỷ giá giảm xuống thì ngân hàng sẽ thu được số tiền ít hơn so với dự tính. Do vậy để đảm bảo mức lợi tức dự tính, NHTM đó có thể ký một hợp đồng kỳ hạn 1 năm. Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm thu về ngoại tệ. Như vậy, thay vì chờ đến tận thời điểm cuối năm mới chuyển lượng ngoại tệ thu được thành nội tệ với một mức tỷ giá giao ngay chưa biết trước thì ngay tại thời điểm hiện tại, ngân hàng có thể bán kỳ hạn 1 năm lượng ngoại tệ dự tính sẽ thu được bao gồm cả gốc và lãi tại mức tỷ giá kỳ hạn đã biết trước để thu về nội tệ. Việc giao nhận giữa nội tệ và ngoại tệ được thực hiện vào thời điểm cuối năm. Như vậy, bằng cách bán kỳ hạn ngân hàng đã tránh được rủi ro do tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và do đó đảm bảo được mức lợi tức dự tính trong hoạt động tín dụng.  Sử dụng nghiệp vụ giao dịch tương lai.
  • 27. 21 Khi ngân hàng có một khoản phải trả bằng ngoại tệ và lo sợ rằng ngoại tệ đó sẽ lên giá khi đến hạn phải trả thì nên mua một hợp đồng tương lai ngoại tệ đó. Bằng cách này có thể tạo ra hai trạng thái ngoại tệ trái ngược nhau: trạng thái âm khi nợ một khoản phải trả và trạng thái dương khi mua hợp đồng tương lai với cùng loại ngoại tệ đó. Hai trạng thái ấy tạo ra một sự cân bằng, giúp triệt tiêu rủi ro. Ngược lại trong trường hợp có một khoản phải thu bằng ngoại tệ, nếu lo sợ ngoại tệ đó mất giá thì nên bán một hợp đồng tương lai. Khi đó cũng tạo ra trạng thái ngoại tệ cân bằng và triệt tiêu rủi ro ngoại hối.  Sử dụng nghiệp vụ giao dịch quyền chọn Thay vì sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn hay tương lai, các ngân hàng có thể sử dụng các hợp đồng quyền chọn để bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Tuy nhiên khi sử dụng hợp đồng quyền chọn, người mua phải trả một khoản chi phí nhất định khi tham gia giao dịch này và khoản chi phí này sẽ chênh lệch nhau phụ thuộc vào các yếu tố: sự tồn tại rủi ro cơ bản, tính thanh khoản của thị trường, kỳ hạn của hợp đồng và bản chất của quyền chọn (quyền chọn kiểu Mỹ là có thể thực hiện quyền chọn trước khi hợp đồng đến hạn, trong khi đó bản chất của hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu chỉ có thể thực hiện tại thời điểm khi hợp đồng đến hạn).  Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ Đây là nghiệp vụ được các NHTM trên thế giới sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro ngoại hối của mình. Giao dịch hoán đổi được tạo ra để xử lý những sự không tương xứng về lãi suất giữa tài sản có và tài sản nợ. Ví dụ một ngân hàng vay lãi suất cố định nhưng lại đầu tư vào thị trường có lãi suất thả nổi, ngân hàng chắc chắn sẽ bị lỗ khi lãi suất thị trường giảm do không có khoản tăng thu nhập từ tài
  • 28. 22 sản có lãi suất thả nổi. Trong trường hợp này, một giao dịch hoán đổi sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình. - Biện pháp đào tạo nguồn nhân lực Có rất nhiều loại rủi ro trong kinh doanh ngoại hối xuất phát từ nhân tố con người, vì vậy việc đưa ra loại biện pháp này là vô cùng quan trọng. Ở đây các biện pháp đào tạo nguồn nhân lực không những tác động tới trình độ nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ quản lý mà còn đề cập tới cả vấn đề đạo đức nhất là khi rủi ro đạo đức trong các NHTM đang ngày càng gia tăng. Mặt khác, các biện pháp này còn nhằm tới cả 2 đối tượng là các nhà quản lý và các cán bộ, nhân viên trực tiếp làm nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Đây là biện pháp ngày càng được sử dụng rộng rãi tại các NHTM. - Biện pháp về công nghệ thông tin. Việc đổi mới nâng cao công nghệ sẽ giúp cho các NHTM phòng tránh được các loại rủi ro như rủi ro hoạt động, rủi ro do môi trường thông tin trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Không những thế, các biện pháp đổi mới, nâng cấp công nghệ cho mạng thông tin, máy móc thiết bị còn giúp cho các NHTM có thêm những thông tin về thị trường, đối tác giúp cho việc phân tích thông tin một cách chính xác và giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. 4. Một số bài học kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối Quản lý rủi ro trong KDNH tại các ngân hàng trở thành một nhu cầu cấp thiết và cần có sự quan tâm đặc biệt bởi vì sự thành công trong hoạt động KDNH của một ngân hàng phụ thuộc đáng kể vào chất lượng quản lý rủi ro. Việc học hỏi kinh nghiệm quản lý rủi ro trong KDNH của các NHTM trên thế giới có vai trò quan trọng, giúp rút ngắn khoảng cách của hoạt động quản lý
  • 29. 23 rủi ro, đem lại những bài học vô cùng quý báu cho các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu thành công của các ngân hàng có doanh thu cao trong hoạt động KDNH có thể rút ra 2 vấn đề trong hoạt động quản lý rủi ro, đó là xây dựng một mô hình tổ chức kiểm soát rủi ro tập trung và xây dựng quy trình quản lý rủi ro khép kín. Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong KDNH tại các ngân hàng trên thế giới cho thấy, các ngân hàng xây dựng một mô hình quản lý tập trung về một hoặc một số đầu mối nhằm giảm chi phí quản lý và cũng là để quản lý tốt trạng thái ngoại tệ của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tại ngân hàng HSBC Hồng Kông, ở mỗi chi nhánh ngân hàng bên cạnh phòng kinh doanh ngoại tệ có một ban quản lý chuyên giám sát các hoạt động kinh doanh ngoại tệ hàng ngày tại chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm cung cấp các báo cáo về hoạt động kinh doanh ngoại tệ hàng ngày lên hội sở. Ban quản lý rủi ro tại mỗi chi nhánh được hỗ trợ bằng các quy định và hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro của ban quản lý rủi ro tại hội sở chính. Do vậy công tác quản lý rủi ro được thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và đảm bảo có sự tập trung hóa cao nhất trong hoạt động quản lý. Về quy trình quản lý rủi ro: Hiện nay các ngân hàng trên thế giới thực hiện quản lý rủi ro theo các bước: Nhận biết rủi ro, Xác định mức độ rủi ro, Quản lý rủi ro, Kiểm soát và xử lý rủi ro. Trong đó, nhận biết rủi ro là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro, được nhận biết thông qua trạng thái ngoại tệ, sự biến động của các đồng tiền, cơ cấu danh mục đầu tư khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch như trạng thái ngoại tệ vượt biên độ cho phép, tỷ giá hoặc lãi suất các đồng tiền biến động quá mạnh, cơ cấu danh mục đầu tư kinh doanh quá tập trung vào một đồng tiền. Việc nhận biết rủi ro có sự kết hợp với công tác dự báo vĩ mô như dự báo chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá,.. để có thể đánh giá rủi ro.
  • 30. 24 Việc xác định mức độ rủi ro trong hoạt động KDNH chủ yếu dựa vào kinh nghiệm kinh doanh, suy luận của cán bộ kinh doanh và ý kiến của các chuyên gia và nhà tư vấn tài chính. Do vậy mà trình độ tác nghiệp của cán bộ kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng luôn được coi trọng. Quá trình quản lý rủi ro trong KDNH được tiến hành bằng các nghiệp vụ như giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai, đảm bảo duy trì trạng thái ngoại tệ cuối ngày của toàn hệ thống ngân hàng ở giới hạn cho phép, đảm bảo danh mục đầu tư có sự đa dạng hóa. Bên cạnh các biệp pháp nghiệp vụ, việc quản lý rủi ro trong KDNH còn được tiến hành bằng biện pháp hạn mức. Theo đó các ngân hàng quy định hạn mức đối với từng loại giao dịch và các giao dịch viên phải tuân thủ đúng hạn mức giao dịch đã đặt ra, ví dụ như ngân hàng HSBC Hồng Kông quy định hạn mức giao dịch kỳ hạn đối với một khách hàng cá nhân là 5000000HDK, ngân hàng CityBank quy định chỉ được phép bán tối đa ngoại tệ cho một khách hàng phục vụ mục đích công tác ở nước ngoài là 25000USD mỗi chuyến công tác,… Quá trình kiểm soát rủi ro được thực hiện từ khâu kiểm soát quá trình thiết lập chính sách đến quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Kinh nghiệm tại ngân hàng HSBC là ban quản lý rủi ro tại hội sở chính chịu trách nhiệm thiết lập chính sách quản lý rủi ro, cùng phối hợp với ban quản lý tại các chi nhánh giám sát quá trình thực hiện nghiệp vụ. Nếu rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh thì sẽ được xử lý bằng các biện pháp nghiệp vụ hoặc bằng quỹ dự phòng rủi ro. Qua tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng trên thế giới, các NHTM Việt Nam cần tiếp tục học hỏi để thiết lập cho mình một mô hình quản trị kinh doanh hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
  • 31. 25 Tóm tắt chƣơng I: Trong chương I của khóa luận, tác giả đã hệ thống lại những vấn đề lý thuyết chung nhất về: thị trường ngoại hối – nơi diễn ra các hoạt động KDNH, ngân hàng thương mại - chủ thể chính thực hiện các giao dịch ngoại hối mà tác giả nghiên cứu, hoạt động kinh doanh ngoại hối với các nghiệp vụ kinh doanh chính và vai trò của kinh doanh ngoại hối đối với các NHTM, các rủi ro thường gặp trong KDNH và các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong KDNH. Bên cạnh những vấn đề lý thuyết, chương I cũng giúp cho người đọc tiếp cận với những kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong KDNH tại các ngân hàng trên thế giới. Tất cả những vấn đề được đề cập trong chương I sẽ là tiền đề quan trọng để khóa luận tiếp tục đi vào nghiên cứu các vấn đề thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động KDNH ở các phần tiếp theo.
  • 32. 26 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 1.1. Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.1.1. Yếu tố khách quan Đó là các văn bản pháp lý của NHNN liên quan trực tiếp nhất đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM trong thời gian gần đây. Các văn bản này bao gồm: - Thông tư 03/2008/TT-NHNN hướng dẫn về việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng - Quyết định 2635/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối. - Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2006 - Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 679/2002/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ngày 1/7/2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. - Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN và 1168/2003/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN về việc quy định trạng thái ngoại tệ
  • 33. 27 - Quyết định số 2666/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối - Thông tư 03/2010/TT-NHNN quy định về mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đôla Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng. Theo những văn bản pháp lý này có thể rút ra những quy định mới nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM Việt Nam như sau: Đối với hoạt,động tài khoản và mua, bán ngoại tệ: - Ngân hàng được phép thu hút tiền gửi ngoại tệ của người cư trú và người không cư trú thông qua tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của họ, với điều kiện nguồn thu ngoại tệ phải hợp pháp. Tài khoản ngoại tệ này được sử dụng vào mục đích sau: Thanh toán tiền hàng, dịch vụ cho nước ngoài, cho tổ chức trong nước được phép thu ngoại tệ, trả nợ tiền vay bằng ngoại tệ trong nước và nước ngoài, bán ngoại tệ cho các tổ chức hoạt động ngoại hối, đầu tư vào giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, góp vốn đầu tư, chuyển tiền ra nước ngoài, rút ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản để chi trả lương thưởng, phụ cấp đáp ứng nhu cầu công tác, học tập, du lịch. - Ngân hàng được phép bán ngoại tệ cho người cư trú và người không cư trú là các doanh nghiệp để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép trên cơ sở xuất trình giấy tờ hợp lệ. Ngân hàng cũng được phép bán ngoại tệ cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu hợp lệ (học tập, du lịch, công tác) trên cơ sở xuất trình những giấy tờ liên quan theo quy định của NHNN. Các quy định về duy trì trạng thái ngoại tệ:
  • 34. 28 - Tổng trạng thái ngoại tệ (+) cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. - Tổng trạng thái ngoại tệ (- ) cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó - Trong trường hợp đặc biệt Thống đốc NHNN có thể xem xét cho phép tổ chức tín dụng được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt giới hạn quy định trên. - Báo cáo về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được gửi về NHNN trước 13h ngày hôm sau đối với báo cáo trạng thái ngoại tệ của ngày hôm trước và trước ngày 10 tháng sau đối với báo cáo trạng thái ngoại tệ cuối tháng trước Các quy định liên quan đến các giao dịch ngoại hối: - Các giao dịch ngoại hối được phép thực hiện bao gồm: giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, các giao dịch hối đoái khác theo quy định của Thống đốc NHNN theo từng thời kỳ. - Ngân hàng được phép thực hiện giao dịch với các tổ chức tín dụng được phép khác, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân, NHNN Việt Nam. Trong đó, ngân hàng được thực hiện tất cả các giao dịch kể trên với tổ chức kinh tế, thực hiện các giao dịch giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn với cá tổ chức khác và cá nhân. Ngân hàng không được phép mua quyền chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân. Ngân hàng được phép thực hiện cá giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng được phép khác và với NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
  • 35. 29 - Đồng tiền giao dịch do tổng giám đốc (giám đốc) của ngân hàng quy định. - Tỷ giá giao dịch của các ngoại tệ cũng do tổng giám đốc (giám đốc) xác định phù hợp với quy định hiện hành của NHNN. Cụ thể: - Tỷ giá giao ngay của USD bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng cộng/trừ 0.25%. Các loại ngoại tệ khác không quy định, spread không quy định. - Tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá hoán đổi đồng USD không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: Tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của USD do cục dự trữ liên bang Mỹ công bố, kỳ hạn của hợp đồng. Tỷ giá kỳ hạn của VND với ngoại tệ khác trừ USD và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau do tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Các bên xác định và ghi rõ ngày tháng chuyển tiền trong hợp đồng giao dịch. Về kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi: Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ trong kỳ hạn từ 3 đến 365 ngày kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch. Kỳ hạn các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa các ngoại tệ với nhau do các tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. - Về chứng từ giao dịch: Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng qua các giao dịch giao ngay, kỳ hạn phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Đối với các giao dịch khác ngoài các giao dịch nói trên thì không cần giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại
  • 36. 30 tệ. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra chứng từ của khách hàng theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. - Về phí giao dịch: Các tổ chức tín dụng không được phép thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi. Đối với giao dịch quyền lựa chọn thì tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mức phí giao dịch và hình thức thanh toán phí. - Về phương thức giao dịch và hợp đồng giao dịch: Các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo quy định của tổ chức tín dụng phù hợp với thông lệ của TTNH và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành. Hình thức xác nhận giao dịch do tổ chức tín dụng quy định phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành đảm bảo cơ sở pháp lý cho các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch cũng như cơ sở pháp lý cho việc hạch toán kế toán và tranh chấp giữa các bên (nếu có phát sinh). Nội dung của hợp đồng giao dịch hối đoái do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật. Có thể nói, hoạt động KDNH của các NHTM Việt Nam đã dần được thực hiện trong một hành lang pháp lý chặt chẽ, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.1.2. Yếu tố chủ quan Ngoài yếu tố pháp lý mà bất kỳ NHTM nào cũng chịu sự điều chỉnh thì một nhân tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng của các ngân hàng đó là uy tín, thương hiệu của ngân hàng đó.
  • 37. 31 Có nhiều yếu tố cấu thành uy tín thương hiệu của ngân hàng trong đó phải kể đến: vốn, công nghệ, khả năng đa dạng hoá các sản phẩm và chất lượng của các sản phẩm đó. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, nó huy động vốn trong nền kinh tế rồi lại phân phối vốn ra nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, một ngân hàng luôn có sẵn ngoại tệ để giao dịch sẽ tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng. Điều này không những có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn tạo niềm tin khi khách hàng đến gửi tiền. Khi có vốn thì ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn khi giải quyết vấn đề công nghệ. Có công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng chuyên nghiệp hơn trong hoạt động và sáng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tiện ích lớn thoả mãn nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng. Một ngân hàng có uy tín thương hiệu tốt trên thị trường sẽ tạo được sự tin tưởng hơn của khách hàng. Do đó khi có nhu cầu thì khả năng họ sẽ tìm đến giao dịch với những ngân hàng này nhiều hơn. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh trên TTNH là hoạt động đặc thù đòi hỏi uy tín cao của các ngân hàng vì các giao dịch thường chỉ được xác nhận qua điện thoại, fax…song một khi đã được xác nhận thì các giao dịch bắt buộc phải thực hiện. Nếu giao dịch không được thực hiện sẽ gây rủi ro rất lớn cho đối tác. Do đó một ngân hàng lớn và có uy tín cao thường thu hút được nhiều giao dịch ngoại tệ hơn các ngân hàng nhỏ và có uy tín thấp. Bên cạnh yếu tố uy tín thương hiệu thì kinh nghiệm trong hoạt động KDNH cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng có thâm niên trong lĩnh vực KDNH, có nhiều kinh nghiệm hơn trong kinh doanh sẽ dễ có những dự đoán xác đáng hơn trước những biến động thị trường, do đó sẽ có những chiến lược kinh doanh
  • 38. 32 phù hợp hơn và dễ gặt hái được những thành công hơn so với những ngân hàng kém kinh nghiệm hơn trong cùng lĩnh vực. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng có thể đem đến những thành công hay thất bại trong kinh doanh cho một ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực KDNH thì yếu tố này càng trở nên quan trọng. Một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực KDNH có các chuyên viên được đào tạo bài bản, có kiến thức, am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh thì sẽ giảm thiểu khả năng mắc những sai sót khi tác nghiệp, từ đó tác động tới hiệu quả KDNH của ngân hàng. Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố mang tính chất chủ quan như uy tín thương hiệu, kinh nghiệm kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động KDNH của các ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam cần phải chú ý hơn nữa tới các yếu tố này để có các biện pháp phù hợp hơn trong việc thúc đẩy hoạt động KDNH tại ngân hàng mình phát triển. 1.2. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt nam. 1.2.1. Những thành tựu đạt được Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã không ngừng phát triển từ việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức kinh doanh đến việc nâng cấp công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh và mở rộng đồng thời cả về quy mô thị trường trong nước và thị trường quốc tế, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh
  • 39. 33 doanh, tăng doanh số giao dịch, mở rộng đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. - Về cơ cấu tổ chức kinh doanh Cho đến nay, rất nhiều NHTM Việt Nam đã tự đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức kinh doanh ngoại tệ cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Tại nhiều NHTM Việt Nam, bên cạnh phòng kinh doanh ngoại tệ còn có các phòng ban khác được tổ chức nhằm hỗ trợ hoạt động KDNH diễn ra một cách liên tục và đảm bảo kiểm soát được những rủi ro cơ bản. Tại Saccombank, bộ phận KDNH thuộc Khối tiền tệ được cơ cấu tổ chức thành các phòng chức năng khác nhau bao gồm: phòng kinh doanh nguồn vốn, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng sản phẩm tiền tệ, trung tâm kinh doanh tiền tệ phía Bắc. Phòng kinh doanh nguồn vốn đảm nhiệm chức năng kinh doanh trên thị trường tiền tệ và thực hiện công tác quản lý điều hành thanh khoản ngân hàng, quản lý rủi ro lãi suất, quản lý tài sản nợ - tài sản có. Phòng kinh doanh ngoại hối thì thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng và quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng trong toàn hệ thống. Đối với phòng sản phẩm tiền tệ, chức năng của nó là xây dựng và phát triển các sản phẩm phái sinh phục vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ; là đầu mối trong việc lập, theo dõi, đánh giá và báo cáo kế hoạch kinh doanh và lập các báo cáo khác của khối tiền tệ; thực hiện công tác hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh của khối tiền tệ; là đầu mối trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi kết quả công tác đào tạo của khối tiền tệ. Còn trung tâm kinh doanh tiền tệ phía Bắc thì chịu trách nhiệm phối hợp với phòng kinh doanh ngoại hối và phòng kinh doanh nguồn vốn để thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng, kinh doanh trên thị trường tiền tệ (nhưng chỉ thực hiện giao dịch chứ không thực hiện xác nhận giao dịch và thanh toán giao dịch) và thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng tại địa bàn khu vực phía Bắc. Như vậy có thể thấy rằng, cơ cấu
  • 40. 34 tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Saccombank được xây dựng vừa có tính độc lập vừa có sự hỗ trợ nhau trong việc thực hiện kinh doanh. Việc phân định trách nhiệm giữa các phòng trong khối tạo ra những ưu việt rõ ràng trong khâu quản trị, điều hành giúp ngân hàng có thể thực hiện được công tác quản trị rủi ro theo hướng tập trung, tạo được tính chuyên môn hóa cao, quá trình ra các quyết định được kịp thời góp phần nâng cao hoạt động quản lý kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Techcombank, ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1993, ngân hàng đã thiết lập 1 bộ phận KDNH. Cho đến nay, phòng KDNH trực thuộc khối Trung tâm nguồn vốn, cùng phối hợp với các bộ phận khác trong khối thực hiện kinh doanh trên thị trường ngoại hối. Cụ thể về cơ cấu các bộ phận liên quan đến một giao dịch ngoại hối tại Techcombank bao gồm: phòng kinh doanh và giao dịch tiền tệ ngoại hối, phòng quản lý đầu tư tài chính, Ban phát triển sản phẩm. Chức năng của phòng kinh doanh và giao dịch tiền tệ ngoại hối là thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ và ngoại hối, phối hợp thực hiện công tác quản lý thanh khoản theo yêu cầu, thực hiện các giao dịch để đảm bảo cân bằng trạng thái nguồn vốn, trạng thái ngoại tệ của toàn ngân hàng, đóng góp xây dựng các sản phẩm tài chính mới. Phòng quản lý đầu tư tài chính thực hiện công tác kiểm soát và giám sát các giao dịch, kịp thời phát hiện các sai sót và kiến nghị với Chuyên viên giao dịch thực hiện điều chỉnh, sửa đổi thích hợp. Ban phát triển sản phẩm có chức năng chính là xây dựng và phát triển các sản phẩm phục vụ công tác kinh doanh tiền tệ. Như vậy có thể thấy, cơ cấu tổ chức hoạt động KDNH tại Techcombank cũng được phân chia thành các phòng ban vừa có tính chất độc lập, vừa có tính chất hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Đây là cơ sở tốt để Techcombank ổn
  • 41. 35 định quy chế hoạt động, tăng tính chuyên môn hóa trong công việc và thúc đẩy nâng cao hơn nữa chất lượng giao dịch và quản lý rủi ro. Có thể thấy rằng, các NHTM Việt Nam đang dần tự hoàn thiện cơ cấu tổ chức để phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng những yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới. - Về vấn đề công nghệ Cùng hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả, tăng doanh số đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, trong những năm qua các NHTM Việt Nam tiếp tục xác định vai trò quan trọng của công nghệ ngân hàng trong quản lý rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh. Với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công nghệ, Saccombank luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để phục vụ các giao dịch kinh doanh ngoại hối. Cho tới nay, Saccombank đã xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin khá đồng bộ và hiện đại với việc áp dụng thành công hệ thống trung tâm dữ liệu và trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn quốc tế, lắp đặt hệ thống Reuters Dealing 2000 có chức năng cập nhật tỷ giá và thông tin thị trường, hệ thống INCAS cho phép trụ sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh, giúp triển khai đầy đủ các loại hình sản phẩm giao dịch hối đoái mà NHNN cho phép, lắp đặt hệ thống máy vi tính kết nối Internet, máy telex, máy fax, điện thoại giúp các giao dịch được thực hiện một cách thuận lợi hơn…Đặc biệt trong năm 2009, dự án chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi T24-R8 thành công đã tạo cơ sở nâng cao công tác quản trị điều hành hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng. Với hệ thống công nghệ thông tin khá hiện đại như vậy, Saccombank đảm bảo cho mọi hoạt động giao dịch được tiến hành và giải
  • 42. 36 quyết một cách hiệu quả, giảm thiểu sự gián đoạn trong quá trình thực hiện các giao dịch. Còn tại ngân hàng ACB, để hoàn thiện nghiệp vụ KDNH, trong những năm qua, ACB đã liên tục đầu tư vào công nghệ với việc nâng cấp các hệ thống giao dịch và cung cấp thông tin tiên tiến nhất như hệ thống Reuters, Bloomberg, Electronic Trading Flatform… cũng như hoàn thiện quy trình liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia vào việc kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Có thể thấy, các NHTM Việt Nam đang ngày càng có những nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công nghệ và có những sự đầu tư thích đáng hơn trong việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh ngoại hối nói riêng. Đây sẽ là những cơ sở tốt để các ngân hàng có thể phát triển hơn nữa các hoạt động kinh doanh của mình. - Về doanh số giao dịch: Cùng với đà tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ giữa Việt nam và các nước khác nói chung, tài trợ thương mại và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, doanh số mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại với các khách hàng là các doanh nghiệp và các cá nhân tăng trưởng khá nhanh. Theo báo cáo thường niên của các NHTM, doanh số mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng với các khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giao dịch của các ngân hàng và liên tục năm sau cao hơn năm trước.
  • 43. 37 Bảng 2.1: Doanh số giao dịch ngoại tệ của Techcombank Đơn vị: triệu đồng 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giao dịch mua giao ngay ngoại tệ 35.923 39.537 45.398 110% 114% Giao dịch bán giao ngay ngoại tệ 83.832 89.786 93.574 107% 104% Giao dịch nhận hoán đổi ngoại tệ 2.136 2.867 4.127 134% 144% Giao dịch trả hoán đổi ngoại tệ 5.129 5.586 6.256 109% 112% Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2007- 2009 của Techcombank Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, giao dịch giữa các NHTM với NHNN và với các tổ chức tín dụng khác cũng diễn ra khá sôi nổi. Doanh số hoạt động trên thị trường này cũng tăng trưởng khá mạnh qua các năm, góp phần tích cực khai thác thêm nguồn ngoại tệ để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ thống và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trƣởng về doanh số giao dịch ngoại tệ trên TTLNH Đơn vị: % 2005/2004 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 Tỷ lệ 29% 45% 113% 25% 178% Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN từ năm 2004-2009
  • 44. 38 Có thể thấy doanh số giao dịch trên TTLNH liên tục đạt tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, năm 2009 doanh số giao dịch trên TTLNH có sự tăng lên đột biến là do nhiều NHTM Việt Nam có trạng thái ngoại tệ âm đã được NHNN hỗ trợ bán ngoại tệ hoặc thực hiện mua bán ngoại tệ với ngân hàng khác để đảm bảo cân đối trạng thái ngoại tệ hoặc để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để kinh doanh. Điều đó cũng phần nào thể hiện rằng các NHTM Việt Nam ngày càng có sự quan tâm hơn tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Về các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường ngoại hối: Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại các NHTM trong những năm qua cũng đã được đa dạng hóa hơn. Cho tới nay NHNN đã cho phép các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối được thực hiện các nghiệp vụ: giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn (nghiệp vụ này tới nay đã tạm dừng giai đoạn thí điểm để NHNN triển khai đánh giá, rút kinh nghiệm để đưa ra những quy định pháp lý để các ngân hàng có hành lang pháp lý chung mà triển khai nghiệp vụ này). Việc cho phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh này đã góp phần đa dạng hóa các nghiệp vụ, làm cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trở nên sôi động hơn. Đặc biệt kể từ năm 2004, khi môi trường hoạt động kinh doanh ngoại hối trở nên thông thoáng hơn với việc NHNN bãi bỏ quy định về trần tỷ giá kỳ hạn và thay vào đó tỷ giá được xác định dựa trên sự chênh lệch về lãi suất giữa các đồng tiền, mở rộng kỳ hạn từ 3 – 365 ngày và mở rộng về đối tượng được giao dịch ngoại tệ thì các hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi được giao dịch ngày càng nhiều. Chỉ riêng năm 2004, sau khi có những thay đổi mới quy định về các giao dịch này, thị trường ngoại hối đã đón nhận tổng các hợp đồng kỳ hạn được giao dịch giữa các ngân hàng với nhau tăng lên gấp 2 lần,
  • 45. 39 giữa ngân hàng với khách hàng tăng lên 66 lần so với năm 2003. Liên tục các năm sau đó, số lượng các giao dịch này đã không ngừng tăng lên. Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng trƣởng các giao dịch ngoại tệ tại các NHTM Đơn vị: % 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Giao dịch giao ngay 42% 125% 26% Giao dịch kỳ hạn và hoán đổi 71% 30% 13% Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN từ năm 2005-2008 Sự tăng lên không ngừng về số lượng các giao dịch ngoại tệ qua các năm cho thấy các ngân hàng và các doanh nghiệp đã tiếp cận và sử dụng ngày càng nhiều hơn các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. - Về doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Cùng với sự gia tăng về doanh số, trong những năm qua doanh thu từ hoạt động KDNH tại các NHTM ngày càng góp phần quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Theo báo cáo thường niên của các NHTM, kết quả kinh doanh của bộ phận KDNH tại một số ngân hàng qua các năm được phản ánh như sau:
  • 46. 40 Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động KDNH của một số NHTM Việt nam Đơn vị: Triệu đồng 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Vietcombank 354.532 952.911 926.456 286% 97% Eximbank 139.257 634.105 135.409 455% 21% Saccombank 100.815 510.041 314.108 505% 61% Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank, Eximbank, Saccombank từ năm 2007-2009 Có thể thấy rằng, doanh thu từ hoạt động KDNH tăng trưởng khá mạnh qua các năm. Đặc biệt năm 2008, tại hầu hết các NHTM Việt Nam, doanh thu từ hoạt động KDNH đều đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, doanh thu này lại chưa phản ánh thực tế của hoạt động kinh doanh tiền tệ tại các ngân hàng mà nó chủ yếu đến từ nguồn kinh doanh vàng do sự bùng nổ của các sàn giao dịch vàng năm 2008. Sang năm 2009, do các chính sách từ Nhà nước mà lĩnh vực kinh doanh vàng và ngoại tệ bị hạn chế nên đã không tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng như năm 2008 nữa. - Về đối tượng khách hàng giao dịch ngoại tệ với các NHTM Cùng với sự tăng trưởng về doanh số, đối tượng khách hàng tìm đến giao dịch với các NHTM cũng ngày càng phong phú, không chỉ có các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp, cá nhân chuyển tiền kiều hối,..mà còn có cả các doanh nghiệp, cá nhân cần quản lý tài khoản bằng ngoại tệ. - Về phạm vi giao dịch:
  • 47. 41 Để hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới, các NHTM Việt Nam cũng đã từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối quốc tế với các ngân hàng lớn trên thế giới. Tiêu biểu trên thị trường ngoại hối phải kể đến ngân hàng Eximbank với mạng lưới quan hệ đại lý với hơn 750 ngân hàng tại 72 quốc gia trên thế giới, ngân hàng Vietcombank với hơn 1300 ngân hàng đại lý tại 85 quốc gia khắp các châu lục, Techcombank, Viettinbank hợp tác với hơn 800 ngân hàng tại 80 quốc gia trên thế giới ... Việc mở rộng phạm vi kinh doanh trên thị trường quốc tế không những có thể giúp các ngân hàng tăng doanh thu, thu lợi nhuận mà còn giúp các cán bộ ngân hàng học hỏi kiến thức thức kinh nghiệm, nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động và rủi ro này. 1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại Hoạt động KDNH của các NHTM Việt Nam hiện nay chủ yếu diễn ra với khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Ở nhiều NHTM, đối tượng khách hàng doanh nghiệp đến giao dịch phần lớn có quy mô vừa và nhỏ do vậy các hợp đồng giao dịch ngoại tệ phần lớn cũng có khối lượng không lớn. Hiện nay, NHNN đã có những thay đổi trong quy định về hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng do vậy mà các NHTM cũng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc cung cấp các sản phẩm ngoại hối. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM lại chưa thực sự đa dạng. Nghiệp vụ giao dịch của các ngân hàng chủ yếu diễn ra dưới hình thức giao nhận ngay. Các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn mang tính chất phòng ngừa rủi ro lại chưa thực sự phổ biến. Công cụ giao dịch tương lai trong kinh doanh ngoại hối do tính chất phức tạp của nó nên cũng chưa được áp dụng ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, nhóm khách hàng cá nhân và doanh
  • 48. 42 nghiệp xuất nhập khẩu (là nhóm khách hàng chủ yếu giao dịch ngoại tệ với ngân hàng) chủ yếu thực hiện các giao dịch giao ngay. Điều đó chứng tỏ một điều là chỉ khi nào có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ngay thì khách hàng mới tìm đến giao dịch với ngân hàng chứ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề phòng ngừa rủi ro, bảo hiểm tỷ giá. Cũng chính sự thiếu mặn mà trong việc ứng dụng các sản phẩm phái sinh để phòng tránh rủi ro của khách hàng nên doanh số giao dịch ngoại tệ của các ngân hàng tuy có tăng trưởng nhưng đạt tỷ lệ chưa cao. Điều này đã ảnh hưởng tới doanh thu từ hoạt động KDNH của các ngân hàng. Thực tế, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động KDNH của các NHTM trong những năm qua còn là những con số phần trăm khá ít ỏi so với doanh thu từ các hoạt động khác của ngân hàng như tín dụng, dịch vụ. Bảng 2.5. Các khoản doanh thu chính của Saccombank từ 2007 - 2009 Đơn vị: triệu đồng 2007 2008 2009 2007 2008 2009 DTT từ HĐTD 1.151.872 1.146.668 2.302.935 72,81% 103,31% 105,89% DTT từ HĐDV 193.398 562.349 1.036.192 12,22% 50,66% 47,64% DTT từ KDNH 100.815 510.041 314.108 6,37% 45,95% 14,44% Tổng DTT 1.581.971 1.109.927 2.174.939 100% 100% 100% Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Saccombank
  • 49. 43 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2006 2007 2008 2009 triệuđồng Thu nhập lãi ròng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Tổng doanh thu thuần Thu nhập từ phí dịch vụ và hoa hồng Biểu đồ 2.1: Các khoản doanh thu thuần của Techcombank từ năm 2006– 2009 Bên cạnh đó, nguyên nhân của những con số khá khiêm tốn này cũng có thể được lý giải bởi trên thực tế, vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại hầu hết các NHTM Việt Nam trong những năm qua còn thiên về việc hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến ngoại tệ như tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế nhiều hơn là việc mua bán nhằm mục đích kinh doanh chênh lệch tỷ giá hoặc lãi suất. Ngoài ra, mục tiêu sinh lời từ hoạt động KDNH ít được chú trọng hơn so với các hoạt động khác nên các giao dịch ngoại tệ có khối lượng lớn cũng không nhiều. Bên cạnh đó, điều này cũng được lý giải bởi những hạn chế trong việc ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro trong KDNH tại Ngân hàng này khi nguồn nhân lực có trình độ hiểu biết về các công cụ phòng ngừa này còn hạn chế, đối tác mua bán công cụ phái sinh với Ngân hàng không nhiều, công tác dự báo biến động tỷ giá thiếu
  • 50. 44 chính xác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng,…Chính vì những lý do đó mà kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM Việt Nam trong những năm qua còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, sự thiếu đa dạng hóa các đồng tiền trong kinh doanh cũng là một hạn chế của các NHTM Việt Nam. Trên thực tế, tại hầu hết các NHTM việc kinh doanh ngoại tệ chỉ chú trọng tới đồng đôla Mỹ chứ chưa thực sự quan tâm tới vai trò của các đồng tiền khác trong danh mục đầu tư. Một mặt, điều này cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế của các khách hàng khi chủ yếu họ thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu bằng đồng USD. Mặt khác, chính bản thân các ngân hàng cũng chưa thực sự chú trọng tới việc đa dạng hóa các đồng tiền trong kinh doanh. Bảng 2.6: Bảng tỷ trọng doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ tại Techcombank giai đoạn 2007 – 2009 Đơn vị: % Tỷ trọng/ Tổng doanh số Giao dịch 2007 2008 2009 USD Mua 85,65 82,15 80,79 Bán 88,09 83,16 79,63 EUR Mua 12,32 16,17 17,56 Bán 10,51 15,66 18,70 JPY Mua 1,80 1,40 1,53 Bán 1,24 0,98 1,52 Ngoại tệ khác Mua 0,23 0,28 0,12 Bán 0,17 0,20 0,15 Nguồn: Bảng tổng hợp dữ liệu kinh doanh ngoại tệ của Sở quản lý lấy từ hệ thống IPCAS của Techcombank.
  • 51. 45 Ngoài ra, các sản phẩm giao dịch ngoại hối là những sản phẩm có điều kiện, gắn với các quy định cụ thể về quản lý ngoại hối, đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm bị hạn chế trong một phạm vi nhất định, tuy nhiên trên thực tế, tại một số ngân hàng, một bộ phận cán bộ KDNH còn chưa nắm vững các quy định nghiệp vụ nên khi tác nghiệp còn lúng túng. Phạm vi của hoạt động KDNH của các NHTM tuy đã được mở rộng ra phạm vi quốc tế, song trên thực tế các NHTM Việt Nam đều xác định thị trường mục tiêu của mình là thị trường trong nước. Một mặt, thị trường này còn nhiều tiềm năng và cơ hội cho sự phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm hối đoái. Mặt khác, điều này cũng bộc lộ những hạn chế của các NHTM Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế trong điều kiện trình độ tác nghiệp, khả năng quản lý rủi ro của cán bộ, công nghệ của ngân hàng còn nhiều hạn chế. 1.2.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, TTNH Việt Nam đang phát triển theo xu hướng tự do hóa với việc các ngân hàng được trao quyền tự chủ thiết lập các thủ tục giao dịch, các điều khoản đặt cọc, hợp đồng và xử lý vi phạm, các quy định về chứng từ xuất trình và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây chính là những tiền đề tốt để các ngân hàng tiến hành hoạt động KDNH một cách thuận lợi. Đặc biệt, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thế giới, do đó nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư này được dự báo sẽ khá cao. Đây chính là cơ hội để các NHTM Việt Nam có thể tăng doanh số giao dịch ngoại tệ, tìm kiếm nguồn lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên điều đó cũng đặt ra thách thức cho các NHTM Việt Nam bởi sự gia tăng
  • 52. 46 của các tập đoàn tài chính ngân hàng lớn trên thế giới sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh lớn khi các ngân hàng ngoại tỏ ra khá dày dạn về kinh nghiệm quản lý kinh doanh và vững về tiềm lực tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Do đó đòi hỏi các NHTM Việt Nam cần phải tích cực hoàn thiện các nghiệp vụ, đổi mới hơn nữa cách thức tổ chức quản lý kinh doanh thì mới mong đạt được những thành công trong môi trường mới đầy tính cạnh tranh. 2. Thực trạng rủi ro thƣờng gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 2.1. Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.1.1. Rủi ro tỷ giá. Các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, từ đó, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường hoặc đoản. Một NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ trường sẽ gặp rủi ro tỷ giá nếu như ngoại tệ giảm giá; và ngược lại, họ sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ tăng giá trong trường hợp NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ đoản. Thực tế tại Việt Nam, đến cuối năm 2006, các NHTM Việt Nam thường duy trì trạng thái ngoại hối đoản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Thứ nhất, mức tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng mà NHNN công bố thường ổn định trong thời gian dài, hầu như không có biến động lớn, thậm chí có lúc tỷ giá USD và JPY so với VND đứng yên hoặc giảm. Do đó, việc duy trì trạng thái ngoại tệ đoản đối với USD và JPY là bình thường. Thứ hai, đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian này là theo hướng một chiều, cầu về ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ, do vậy mà doanh số mua vào nhỏ hơn doanh số bán ra và điều này dẫn tới trạng thái