SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
1
PHẢI BIẾT CÁCH CHƠI VỚI TRUNG QUỐC.
Cùng là thành viên WTO, cùng là hai quốc gia láng giềng chung biên giới, cùng có
nền kinh tế phát triển và nhu cầu quan hệ thương mại, không có lý do gì doanh nghiệp
Việt Nam "xa lánh" thị trường Trung Quốc trong khi họ đi vào tận hang cùng ngõ hẹp
trong nước ta!
Đó là hướng đi khôn ngoan được nhiều ý kiến đồng tình.Tuy nhiên, "tiên trách kỷ, hậu
trách nhân", trước hết chúng ta hãy tự nhìn nhận về mình như thế nào để điều chỉnh và có đối
sách phù hợp.
DNSG xin giới thiệu nội dung cuộc trao đổi của các chuyên gia về những kinh nghiệm
thực tế trong giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua.
Mổ xẻ những yếu kém và sai lầm của ta
Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung (nguyên Phó chủ nhiệm khoa kinh tế ngoại thương, trường
Đại học Ngoại thương, chuyên viên tổ chức Jika - Nhật Bản):
Lẽ ra ta đã phải có những hiệp định thương mại với họ từ lâu rồi. Cho đến nay cơ sở
pháp lý cho quan hệ thương mại giữa 2 nước chưa đầy đủ do sự phát triển sản xuất đi nhanh
hơn nhu cầu chuyển đổi cơ chế, chính sách, thành ra có sự trói buộc.
Sự chậm chuyển đổi này dẫn đến việc "sai đâu sửa đấy, sửa đâu sai đấy!". Chính sách
của ta hiện vẫn mang nặng dấu ấn kiểu cũ, vẫn là các biện pháp hành chính, ngăn chặn.
Trong khi đó Trung Quốc đã biết tận dụng thế mạnh của họ và thế yếu của ta một cách
triệt để. Chính sách mua bán tiểu ngạch biên giới lâu nay hoàn toàn bất lợi cho hàng hóa Việt
Nam sang Trung Quốc nhưng lại vô cùng thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc tuồn hàng
kém, hàng lậu vào Việt Nam cùng những khó khăn, hệ lụy cho quản lý của Việt Nam.
Bà Vũ Kim Hạnh (Chủ tịch hội doanh nghiệp Việt Nam chất
lượng cao; Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ
doanh nghiệp):
Ta làm ăn với Trung Quốc toàn bằng tiểu ngạch do quy mô của
doanh nghiệp ta quá nhỏ. Trung Quốc rất thích làm ăn tiểu ngạch
kiểu bấy lâu nay. Vì sao?
Bà Vũ Kim Hạnh
2
Họ sử dụng chính sách tiểu ngạch để tập dợt, nâng cao trình độ, sức mạnh kinh tế của
các tỉnh ven biên của họ. Vân Nam, Quảng Tây là những tỉnh lạc hậu nhất Trung Quốc nằm
sát nước được đổ vốn liếng vào làm ăn với ta để nâng cao trình độ.
Tiểu ngạch là cầm dao đằng lưỡi. Cái được là hàng hóa chất lượng thế nào cũng bán
được, lúc nào cũng bán được; bao nhiêu cũng bán được. Nhiều hợp đồng chỉ ký kết miệng.
Có hàng cứ chở lên biên giới. Lâu lâu họ "cấm biên" cho một cái, thua lỗ, chết cả đám.
Người ta thấy làm ăn kiểu du kích này thì dễ dãi quá. Làm chính quy hơn thì thấy khó
khăn. Toàn bộ cuộc chơi ta đã chấp nhận đưa dao cho người ta nắm đằng chuôi, mình đằng
lưỡi. Cứ bị đứt tay hoài mà vẫn chấp nhận.
Quản lý thị trường trong nước của ta thì thật sự tôi không thể hiểu nổi nữa. Rõ ràng có
những vấn đề về quản lý đất nước, quản lý trật tự trị an, quản lý thị trường và chính sách kinh
tế. Hàng loạt chuyện do thương nhân Trung Quốc gây ra đụng tới nhiều vấn đề nhức nhối. Tại
sao ta không quản lý được?
Nhà tư vấn Mộc Quế (Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn Micarcen):
Việt Nam thiếu nhân lực biết làm việc cụ thể, điêu luyện. Nói cách khác, ta chưa coi trọng
đúng mức mặt trận kinh tế chính trị.
Kinh doanh làm ăn với Trung Quốc không chỉ là kinh doanh mà là hợp tác để đôi bên
cùng có lợi cao, từ đó tạo ra những đối thoại mà không đối đầu. Người ta gọi nền kinh tế hiện
đại là "kinh tế tri thức" là vậy.
Nhiều nước trên thế giới, rất không hài lòng với Trung Quốc nhưng vẫn phải tổ chức mặt
trận kinh tế rất chu đáo, nghiêm túc. Bởi người mua, tức "thượng đế", là nhân dân, doanh
nhân, doanh nghiệp Trung Quốc chính là những người bạn của nhân dân Việt Nam.
Ta chưa nghiên cứu để thấy cách làm của doanh nhân Trung Quốc tại Việt Nam. Họ thực
hiện 3 chiêu kinh doanh như sau:
Nắm chặt siêu thị, chợ đầu mối, tức đầu ra của Việt Nam; Mua bán biên mậu, ít thông
qua hợp đồng xuất khẩu nên để hàng Việt Nam chờ đợi, ép giá để mua thật rẻ.
Và kích thích lòng tham. Xe quay về chở hàng Trung Quốc vào nội địa ào ào bán vào
nước ta; họ không để các công ty Việt Nam làm chủ, khuyên Việt Nam không nên mở công ty
tại Trung Quốc là để ta không chủ động thông tin.
Hệ quả là doanh nghiệp ta bị động, chẳng biết gì khi bán hàng qua đó....
3
Bỏ Qua Những Cơ Hội Vàng...
Về chính trị, các quốc gia Âu - Mỹ luôn lên tiếng công kích, lên án Trung Quốc. Song thực
tế nhiều lãnh đạo châu Âu và Mỹ thường hay qua" thăm" Trung Quốc với cả đoàn doanh nhân
hùng hậu.
Cựu tổng thống Pháp Sarcozy là người "to tiếng" nhất tại các diễn đàn quốc tế về Trung
Quốc, song ông cũng là nhà lãnh đạo châu Âu thăm Trung Quốc nhiều nhất!
Còn Mỹ, quan hệ với Trung Quốc có lúc tưởng như sắp nổ ra chiến tranh, song mặt trận
kinh tế luôn quyện chặt vào nhau tới mức nếu không có nhau thì sẽ chết mất, còn hơn là
Romeo và Julliet!
Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung: Đó là sự khôn ngoan cần thiết.
Việt Nam ta có nhiều lợi thế nếu biết phát huy trong làm ăn với Trung Quốc. Này nhé, 2
nước có chung đường biên giới thủy bộ sẽ giúp rút ngắn quãng đường và chi phí vận chuyển.
Bán hàng qua các nước ở xa, chi phí vận chuyển lên tới 1/3,1/2 giá bán. Nếu chuyên chở
bằng máy bay thì cước vận chuyển còn cao hơn giá trị hàng hóa. Chi phí này thấp hơn nhiều
so với bán qua Trung Quốc. Ông bà ta có câu "Bán anh em xa mua láng giềng gần" là vậy,
Việt Nam và Trung Quốc có nền văn hóa tương đồng, rất dễ hiểu nhau, đàm phán giao
dịch dễ dàng, thuận lợi. Chỉ cần nói vài câu là ta và họ có thể hiểu nhau trong khi với khách
hàng nước khác phải mất cả buổi mà vẫn chưa hiểu được gì. Ai đã từng làm kinh doanh sẽ
hiểu điều này.
Chính sách của Việt Nam và Trung Quốc có những cái bất đồng nhưng không bất khả
kháng như với một số nước khác. Đây cũng là thuận lợi cho giao thương giữa 2 nước.
Trung Quốc là một thị trường cực kỳ hấp dẫn, thượng vàng hạ cám đều bán được, thuế
lại thấp. Chủ trương của Trung Quốc là mở cửa cho nhập mà. Ta và họ đều là thành viên
WTO, cùng một "sân chơi", tại sao ta lại không "chơi"?
Hình như ít doanh nghiệp ta quan tâm và khai thác những lợi thế này. Làm ăn theo kiểu
"điếc không sợ súng" đã qua lâu rồi, ta phải thay đổi nhanh lên. Lực lượng người Hoa rất giỏi
kinh doanh trong nước ta cũng là một lợi thế rất lớn, nên phát huy...
Những lợi thế trên là cơ sở cho phép ta tính đến một phương án tốt hơn nữa Việt Nam
và Trung Quốc có thể hợp tác để có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao mà một mình
Trung Quốc hay một mình Việt Nam không làm được.
4
Tôi ví dụ, Mỹ có sản phẩm nước giải khát Coca Cola bành trướng khắp thế giới, trong đó
có Việt Nam và Trung Quốc. Nếu Việt Nam và Trung Quốc cùng nghiên cứu, tận dụng những
tiềm năng sẵn có về nguyên liệu, khoa học và công nghệ để cho ra một sản phẩm độc đáo,
tuyệt vời hơn nữa thì quá tốt đi chứ?
Sở dĩ Mỹ và EU có công nghệ nguồn tốt là do họ không phân tán lực lượng, không phân
tán điều kiện sản xuất. Ta liên kết được với Trung Quốc một cách khôn ngoan có thể làm chủ
được thị trường của mình, thoát khỏi thảm trạng thua ngay trên sân nhà như hiện nay.
Tiến sĩ Mộc Quế: Ta phải lấy lý trí làm chủ để biết khắc phục yếu kém của mình, phát
huy lợi thế sẵn có, bổ sung và chấn chỉnh, học hỏi cái hay của Trung Quốc để nhanh chóng
xây dựng chiến lược vào Trung Quốc cho mình. Thật là vô lý và thiếu khôn ngoan nên "bỏ
quên", không chú ý đến vị trí chiến lược "trời cho" này, biến thành lợi thế mà ít nước nào có
được để phát triển.
Người tiêu dùng Trung Quốc rất giống người tiêu dùng Việt Nam. Đây là lợi thế lớn cho
nghiên cứu thị trường và tiếp thị, giúp ta ít tốn chi phí mà thời gian thực hiện lại nhanh, hiệu
quả cao.
Nhiều nước ASEAN ở cách xa Trung Quốc song họ đã thành công đưa hàng vào Trung
Quốc. Còn ta thì vẫn làm kiểu rất là du kích, lạc hậu, hiệu quả thấp.
'Chơi' Thế Nào Với Trung Quốc Để Cùng Có Lợi ?
Bà Vũ Kim Hạnh: Tất cả các hội chợ ở Trung Quốc, doanh nghiệp Thái Lan tham gia rất
động. Họ làm thành "Ngôi nhà chung Thái Lan" rất hoành tráng cho doanh nghiệp của họ tham
gia để quảng bá, giới thiệu hàng Thái cho khách hàng Trung Quốc rất rầm rộ, hấp dẫn. Còn
ta lèo tèo mấy gian hàng bày bán đồ gỗ của các làng nghề, đơn sơ mà chẳng có thương hiệu
gì hết...
"Không sợ" thì sẽ làm được
Tiến sĩ Nguyễn Nhã (Nhà nghiên cứu lịch sử): Kinh nghiệm chống ngoại xâm của ông
cha ta ngàn năm qua cho thấy, Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc gấp nhiều lần. Nhưng cha ông
ta "không sợ" mỗi khi có chiến tranh thì bảo vệ được độc lập cho đất nước. Trong thương mại,
tôi nghĩ, đừng sợ, cứ làm đi, nghiên cứu để "biết địch, biết ta" thì sẽ đạt kết quả.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung: Ta sợ là vì chưa nắm được thông tin về họ. Ta phải có
phương cách tiếp cận phù hợp. Như một cô gái cứ băn khoăn "Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ"
5
vậy thì làm sao được. Vấn đề là "yêu" như thế nào để "có lãi" chứ đừng "lỗ" chứ. "Yêu" tức là
phải mở cửa, mạnh dạn làm ăn với họ.
Trung Quốc đang là thế lực kinh tế mới nổi, rất mạnh trên thế giới. Trên thế giới có 3
chương trình lớn mà quốc gia nào đủ mạnh thống lĩnh được thì sẽ thắng.
Thứ nhất là nguồn năng lượng; thứ hai là thị trường lương thực, thực phẩm; thứ ba là thị
trường tài chính. Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào thị trường toàn cầu, ngày càng mạnh, đủ
sức làm chủ thị trường lượng thực - thực phẩm toàn cầu.
Nói cách khác, Trung Quốc sẽ khống chế thị trường nông sản thế giới với giá do Trung
Quốc đưa ra. Những nước có khả năng cung cấp nông sản dù muốn hay không cũng sẽ bị
ảnh hưởng.
Ví dụ như Việt Nam ta, 90% nguyên liệu khoai mì (sắn) do Trung Quốc mua. Đến lượt
gạo, cao su cũng vậy. Dù muốn hay không Việt Nam phải rất khôn ngoan trong mối quan hệ
này để có lợi cho mình.
Bà Vũ Kim Hạnh: Nhiều doanh nghiệp của ta nghĩ sai lầm rằng Trung Quốc sản xuất
được từ máy bay đến cây kim, cái gì họ cũng làm được. Hàng của mình làm sao vào được.
Thật ra, trong dải tiêu dùng mênh mông đó có rất nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam. Tôi đi
qua đó, vào các hệ thống siêu thị thấy một số hàng Việt Nam bán rất được.
Cà phê bán được nhiều lắm, nhất là cà phê Trung Nguyên. Trà bán được. Giày dép của
Biti's, Bita's được người tiêu Trung Quốc mua dùng nhiều. Rồi hàng hà sa số các mặt hàng
thực phẩm như bánh đậu xanh, bánh pía, sữa, trái cây, rau câu, các loại mì, nông sản tươi và
nông sản sấy khô...
Đặc biệt có những cơ hội rất lớn xuất hiện mà ta nhanh nhẹn có thể tận dụng. Đó là tình
trạng người tiêu dùng Trung Quốc không còn tin tưởng chất lượng hàng Trung Quốc, nhất là
hàng thực phẩm, chế biến, họ quay qua sính hàng ngoại.
Họ đã đi qua Hong Kong và các nước thu mua gom sữa mang về dùng. Trong nước họ
tìm mua các mặt hàng thực phẩm, chế biến nước ngoài. Hàng Việt Nam dù chưa phải là hàng
hiệu nhưng vẫn được quan tâm
"Có quyết tâm đi thì sẽ tới..."
Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung: Ai dám bảo nước Mỹ không mạnh? Mạnh quá đi chứ, mạnh
nhất thế giới.Thế nhưng tại sao nước Mỹ vẫn phải đánh thuế "chống phá giá" để bảo vệ doanh
6
nghiệp Mỹ? Rõ ràng dù là rất mạnh nhưng Mỹ vẫn có chỗ không mạnh. Giống như ông cha ta
nói "mạnh từng phần thôi".
Trung Quốc cũng vậy, rất mạnh nhưng cũng có những nơi không thể mạnh được, ta tìm
ra chỗ đó để "chọc khe" thì sẽ thành công. Một số doanh nghiệp Việt Nam ta đã "chọc khe"
thành công đấy.
Tôi thấy kinh nghiệm "chọc khe" của doanh nghiệp Việt Nam thành công đưa cá tra, cá
ba sa vào thị trường Mỹ có thể thành công ở thị trường Trung Quốc. Vấn đề là ta phải nghiên
cứu tìm ra chỗ không mạnh của họ.
Tiếp theo là thị trường luôn thay đổi nên sản phẩm cũng không ngừng cải tiến thay đổi.
Ban đầu là một trong một rồi đến hai trong một, ba trong một, bốn trong một. Tức là liên tục
thay đổi dòng đời sản phẩm. Nếu không cũng sẽ thất bại.
Như sản phẩm kẹo dừa Bến Tre của ta, lúc đầu đã "chọc khe" rất thành công ở thị trường
Trung Quốc. Nhưng sản phẩm kẹo dừa cứ một trong một mãi. Người Trung Quốc phát hiện,
mua dừa Bến Tre về, dựa vào mẫu kẹo dừa, nâng cấp thành sản phẩm cao cấp, chất lượng
hơn. Ta mất thị trường. Nay Bến Tre phần lớn chỉ bán dừa trái cho Trung Quốc để họ làm kẹo
dừa trên đất nước của họ!
Bà Vũ Kim Hạnh: Ta có quyết tâm đi thì sẽ tới. Tôi tin như vậy. Tôi biết có những doanh
nghiệp đã đầu tư ở Trung Quốc và thành công.
Ví dụ như cân Nhơn Hòa đã đeo đuổi cả chục năm nay, đầu tư xây nhà máy sản xuất
cân ở Phòng Thành, Quảng Tây. Cân Nhơn Hòa không chỉ đánh bạt cân Trung Quốc ở Việt
Nam mà còn cạnh tranh rất hiệu quả bên thị trường Trung Quốc. Người Trung Quốc làm giả
cân Nhơn Hòa bán, bị Nhơn Hòa kiện thua ngay trên đất Trung Quốc!
Nhiều ngành hàng khác của ta hoàn toàn có thể tiêu thụ tốt ở thị trường Trung Quốc.
Nếu chúng ta có cách làm tốt, không "đượcchăng hay chớ" như hiện nay thì tình hình sẽ khác.
Ai Là Nhạc Trưởng ?
Bà Vũ Kim Hạnh: Ta cần có chiến lược cho hàng Việt Nam vào Trung Quốc. Để thực
hiện được, cần phải có các công ty phân phối lớn đủ mạnh bên Trung Quốc.
Hoặc có thể liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc. Hoặc thuê công ty có uy tín, năng lực
của Trung Quốc kết nối đưa hàng Việt Nam vào hệ thống tiêu thụ, siêu thị của Trung Quốc.
7
Cái khó ban đầu là cần đầu tư để có kênh phân phối để đưa hàng Việt vào. Khi đã có
chỗ đứng, giống như có trớn rồi thì cứ tiếp tục làm và mở rộng, khuyếch trương ra. Trong
nước, Nhà nước cần chấn chỉnh quản lý chặt chẽ thị trường nội địa.
Mặt khác, cần có cơ quan nghiên cứu thị trường Trung Quốc, theo dõi sát sao để nhận
ra cơ hội thị trường với từng ngành hàng, cung cấp những thông số cần thiết về người tiêu
dùng Trung Quốc, huấn luyện cho doanh nghiệp, người sản xuất, nhà chế biến hiểu biết về thị
trường Trung Quốc để tổ chức sản xuất.
Cùng với đó là tổ chức quảng bá cho hàng Việt Nam ở Trung Quốc vào các ngày hội
torng các hội chợ Trung Quốc. Các nước Asean vẫn làm rất mạnh và rất thường xuyên.
Ai sẽ làm điều này? Bản thân doanh nghiệp của chúng ta không thể đủ sức làm mà phải
là cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước.
*Thưa chị, Nhà nước đứng ra tổ chức, đầu tư như vậy có vi phạm điều gì trong những
cam kết của WTO không?
Bà Vũ Kim Hạnh: Chẳng vi phạm gì cả. Ngược lại, WTO còn khuyến khích nữa đấy.
Miễn sao đừng đưa tiền cho doanh nghiệp để họ sử dụng làm méo mó môi trường cạnh tranh
thôi. Còn Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bằng chính sách, cung cấp thông tin thị trường thì
chẳng ai cấm đâu mà lo.
Ở tầm vĩ mô, Nhà nước nên có chính sách để tăng cường chính ngạch, dần dần hạ bớt
tiểu ngạch. Cách đây mấy tháng tôi có dịp đọc được kiến nghị của nhóm cựu Bộ trưởng
Trương Đình Tuyển kiến nghị một số chính sách và biện pháp với thị trường Trung Quốc rất
đáng quan tâm và cần thiết. Tiếc rằng chưa thấy có động tỉnh gì.
Trong đó đáng chú ý là bản kiến nghị đã đưa ra đề xuất, với những mặt hàng chiến lược
mà Trung Quốc phải nhập nhiều và thường xuyên, ta nên không cho xuất tiểu ngạch nữa mà
phải nâng lên chính ngạch.
Tôi rất lo là năm 2015 đang đến gần, lúc đó thị trường Asean + 1 hình thành, không còn
thuế quan nữa. Liệu hàng của mình có đi được qua nước khác không trong khi hàng hóa của
họ đã đầy ở nước mình?
Nhà tư vấn Mộc Quế: Trung Quốc có khoảng 1 triệu siêu thị, chợ đầu mối, Việt Nam
cần có chính sách và biện pháp xúc tiến thương mại thâm nhập vào đây. Đồng thời cần huấn
luyện nhân lực cho những kế hoạch chiến lược này chứ không thể làm chung chung được.
8
Thời nhà Mãn Thanh 12 nước tư bản tiến vào Trung Quốc đều thành lập các văn phòng
tại Trung Quốc để lo đưa hàng hóa vào. Trung Quốc đã vận dụng rất hay kinh nghiệm này
trong xúc tiến thương mại.
Ta cần phải học, tận dụng kinh nghiệm tương tự như thế. Các ngành hàng cần có văn
phòng tại Trung Quốc và có kế hoạch xúc tiến đưa hàng vào siêu thị, chợ đầu mối bên Trung
Quốc.
Nhà nước cần hổ trợ vốn, công nghệ và kho hàng cho doanh nghiệp có hàng đi Trung
Quốc. Lãnh đạo các Bộ ngành liên quan cần đồng hành cùng doanh nghiệp trong chiến lược
này .
* Thưa giáo sư Ngô Vĩnh Long, ông có thể có một góc quan sát cho vấn đề này không?
Kinh nghiệm ở Mỹ và các nước phát triển có thể góp thêm cho Việt Nam cách xử lý như thế
nào trong thương mại Việt Nam và Trung Quốc?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long (trường Đại học Maine, Hoa Kỳ): Việt Nam khó có thể rút ngắn
tỷ lệ thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong khi Trung Quốc hàng tồn kho quá nhiều và
sẵn sàng đổ đống sang Việt Nam với bất cứ giá nào. Thêm vào đó thì hàng Việt Nam đắt hơn
và xấu hơn.
Nếu người tiêu dùng ở Việt Nam có thu nhập cao hơn thì có thể họ sẽ mua hàng tốt hơn
của nước khác chứ không phải của Việt Nam. Người tiêu dùng ít tiền cần hàng rẻ nên nếu
chính phủ có cấm hàng Trung Quốc vì họ bán đổ bán tháo thì cũng khó có thể ngăn chặn buôn
lậu được.
Các nước ASEAN có thặng dư với Trung Quốc vì họ bán sang bên đó những mặt hàng
có giá trị thặng dư cao. Việt Nam chỉ bán những nông phẩm và và nguyên, nhiên liệu sang
Trung Quốc là chính. Và những mặt hàng nầy bao giờ giá trị cũng thấp hơn các mặt hàng chế
biến.
Tuy nhiên, nếu Việt Nam xuất sang các nước tiên tiến những nông sản, hải sản, thuỷ
sản, v.v., có chất lượng thì sẽ thu nhập được nhiều hơn.
Đó là một trong những lý do tại sao Việt Nam có xuất siêu với Hoa Kỳ và một số nước
Âu Châu. Do đó, Việt Nam nên tìm cách "xoay trục" và "tái định hướng" chính sách ngoại
thương và phát triển.
Nói cách khác ta cần đa đạng thị trường!
9
Ứng biến với một Trung Quốc “điều chỉnh”
(TBKTSG) - Khác với giai đoạn 2000-2009, giai đoạn mà nền kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng hai con số, sức mạnh quân sự, ngoại giao của Trung Quốc tăng vọt theo từng năm,
chúng ta hiện đang chứng kiến một giai đoạn phát triển khác của Trung Quốc.
Trung Quốc đang điều chỉnh
Từ năm 2011 trở đi, Trung Quốc làm quen dần với tốc độ tăng trưởng một con số và
nhanh chóng giảm từ mức tăng trưởng 9%/năm xuống còn 7%/năm. Trong trung hạn, dự báo
về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng được các tổ chức quốc tế điều chỉnh giảm dần.
Nhận thức được các vấn đề của nền kinh tế nước mình, ngay từ Hội nghị Trung ương 3
khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đã đề ra một lộ
trình cải cách với ba trọng tâm: thứ nhất, dựa vào thị trường để tối ưu hóa phân bổ nguồn lực,
đặc biệt trên các thị trường vốn, đất đai và lao động. Thứ hai, thúc đẩy năng lực sáng tạo để
chuyển từ mô hình “sản xuất tại Trung Quốc” (made in China) sang “sáng chế tại Trung Quốc”
(created in China). Thứ ba, cải thiện năng lực thể chế để tạo ra các thể chế đồng bộ mới hỗ
trợ cho sự phát triển của thị trường.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc cần làm quen
với trạng thái “thông thường mới” với các hàm ý: một là, Trung Quốc sẽ điều chỉnh từ tăng
trưởng tốc độ cao (10%/năm trở lên) sang tăng trưởng với tốc độ trung bình cao (khoảng 7-
8%/năm). Hai là, Trung Quốc sẽ điều chỉnh từ tăng trưởng rộng, chất lượng thấp sang tăng
trưởng với chất lượng cao. Ba là, Trung Quốc sẽ điều chỉnh mô hình tăng trưởng dựa nhiều
hơn vào nhập khẩu và tiêu dùng trong nước.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và đang thể hiện mình có khả năng thích ứng và tự
chuyển đổi, mà một học giả Mỹ đã tóm gọn trong khái niệm “thể chế hóa” (institutionalization).
10
Những nỗ lực cải cách chính trị
đầu thập niên 1980 đã tạo cơ sở cho
các bước chạy dài về tăng trưởng
kinh tế. Xu hướng “phân công và
chuyên môn hóa về chức năng của
các thể chế trong bộ máy nhà nước”
hướng tới phân định một không gian
quyền và trách nhiệm cho các thiết
chế công. Mặc dầu không nói về hệ
thống giám sát quyền lực kiểu
phương Tây, nhưng ý định xác lập một cơ chế bao gồm sự phân chia chức năng quyết định,
thực thi và giám sát chính sách là rõ ràng.
Nhưng những cải cách từ đầu năm 2013 đến giờ cho thấy vấn đề “thể chế hóa” đang đi
qua một khúc quanh khác. Trong vòng ba năm, thêm bốn cơ quan và tổ chuyên trách trung
ương khác nhau được hình thành. Có một số cơ quan phát sinh do nảy sinh vấn đề mới,
nhưng có một số cơ quan phát sinh qua quá trình tập trung quyền lực. Cùng với sáu cơ quan
và tổ chuyên trách có sẵn, 10 cơ quan trực thuộc trực tiếp sự điều hành của ông Tập Cận Bình
được yêu cầu tập trung vào “điều hành trực tiếp các sự vụ và vấn đề kỹ trị cụ thể. Những cơ
quan này không những chồng chéo với các bộ, ban, ngành chức năng cũ, mà còn có xu hướng
“bao trùm” các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, phương tiện truyền thông, và các doanh
nghiệp nhà nước.
Những chuyển động trong nội trị của Trung Quốc cả về kinh tế lẫn chính trị cho thấy một
giai đoạn mới đang bắt đầu từ năm 2014, và rõ dần trong những tháng vừa qua của năm 2015.
Các kịch bản kinh tế của Trung Quốc
Với các nội dung cải cách như trong bảng, có ba kịch bản đối với kinh tế Trung Quốc
được đưa ra thảo luận, bao gồm: (i) Cải cách nhanh: tiến hành lập tức các cải cách, cải cách
tài chính có thể tiến hành sau hai năm; (ii) Cải cách chậm: tiến hành các cải cách trong nhiệm
kỳ 2 của ông Tập Cận Bình trong vòng 2-5 năm, cải cách tài chính sau năm năm mới khởi
động và (iii) Không cải cách.
Hệ quả kinh tế của ba kịch bản cải cách này là:
11
Nếu cải cách nhanh: tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm khoảng 1 điểm phần trăm trong
ngắn hạn (2015- 2017), sau đó giảm tiếp 1 điểm phần trăm cho đến năm 2025. Mức giảm ngắn
hạn sẽ lớn nhưng trong dài hạn sẽ nhỏ. Mặt khác, tiêu dùng sẽ tăng trưởng đến năm 2019 do
cải cách cơ cấu. Do thay đổi mô hình tăng trưởng nên tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại. Nợ
sẽ giảm xuống.
Nếu cải cách chậm: tăng trưởng cũng giảm khoảng 2-2,5 điểm phần trăm đến năm 2025
nhưng mức độ giảm của nửa thời gian sau lớn hơn nửa trước, hàm ý các rủi ro về mặt kinh tế
và chính trị cũng lớn hơn. Mô hình tăng trưởng chậm thay đổi, rủi ro tài chính gia tăng.
Nếu không cải cách: trong ngắn hạn, tăng trưởng sẽ lớn hơn nếu cải cách nhanh và cải
cách chậm, nhưng từ nhiệm kỳ 2 của ông Tập Cận Bình thì tăng trưởng sẽ suy giảm mạnh và
khó lường với mức suy giảm có thể dao động từ 1,5-5 điểm phần trăm. Hàm ý biến động khó
dự đoán.
Tác Động Gì Đến Việt Nam ?
Khi Trung Quốc tiến hành những điều chỉnh, tác động của nó tới Việt Nam nhìn chung
gồm bốn khía cạnh chính:
Thứ nhất, tác động tới các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, như chính
sách tiền tệ hay tài khóa. Việc đồng nhân dân tệ phá giá hồi tháng 8 vừa rồi là một minh chứng.
Thứ hai, tác động đến lợi ích thương mại của Việt Nam. Khi kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng chậm lại, giá các hàng hóa cơ bản sẽ giảm, điều này cộng thêm nhu cầu nhập khẩu
của Trung Quốc sụt giảm sẽ khiến giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam có thể sẽ
giảm mạnh. Nhưng hướng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam lại không giảm do cơ cấu
hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đa phần là máy móc thiết bị và linh, phụ kiện phục vụ cho các
doanh nghiệp FDI. Như vậy, trong trung hạn, khuynh hướng thâm hụt thương mại với Trung
Quốc sẽ gia tăng. Đó là chúng ta còn chưa tính tới yếu tố tỷ giá.
Thứ ba, chi phí lao động gia tăng sẽ dẫn tới làn sóng di chuyển vốn FDI khỏi Trung Quốc
và bản thân doanh nghiệp Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Điều này là cơ
hội nhưng thách thức còn lớn hơn đối với Việt Nam bởi lẽ hiệu quả tận dụng vốn FDI của Việt
Nam (đo lường qua hiệu ứng lan tỏa kỹ thuật) rất thấp. Vốn FDI Trung Quốc lại đi kèm với
công nghệ lạc hậu và nhân công Trung Quốc số lượng lớn.
12
Thứ tư, các nhà nghiên cứu Trung Quốc từng thẳng thắn chia sẻ rằng việc điều chỉnh
kinh tế của họ với các chiến lược Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 có mục đích quan trọng
là chuyển các ngành dư thừa sản lượng ra bên ngoài. Đông Nam Á là một đích đến và Việt
Nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ lượng hàng công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc.
Cách thức tiêu thụ là Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó thuê các nhà thầu Trung
Quốc hoặc cấp đăng ký cho vốn FDI Trung Quốc. Như chúng tôi đã chỉ ra trong nhiều nghiên
cứu trước đây, việc đầu tư cơ sở hạ tầng nếu không quy hoạch kỹ sẽ rơi vào “bẫy đòn bẩy cơ
sở hạ tầng” làm triệt tiêu lợi thế của hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng Việt Nam trong 30-
50 năm.
Mặc dù vậy, sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc cũng đem lại một tác động tốt qua việc
làm giảm áp lực lạm phát đối với các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nếu Trung Quốc cải
cách nhanh, trong dài hạn điều này sẽ làm kinh tế toàn cầu tăng trưởng khoảng 1 điểm phần
trăm, nhưng mức độ tăng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào thực lực của từng quốc gia cũng như
mức độ gắn kết với kinh tế Trung Quốc.
(*) TS. Phạm Sỹ Thành là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc
VEPR (VCES), Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
TS. Trương Minh Huy Vũ là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học
KHXH&NV, ĐHQG TPHCM.
Việt Nam lệ thuộc hàng hóa Trung Quốc nhiều nhất Đông Nam Á
Với vị trí địa lý liền kề và là một thị trường lớn, sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc
đang là e ngại và thách thức lớn dành cho Việt Nam.
Theo tham luận của tiến sĩ Nguyễn Đình Cung và Trần Toàn Thắng - Viện Nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) gửi tới hội thảo “Dự báo kinh tế - xã hội phục vụ lập kế
hoạch trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế” ngày 2/12, Việt Nam đang giữ vị trí cao nhất
trong số các đối tác lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á (ASEAN) về mức
độ phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nếu như thời điểm năm 2004, chỉ số phụ thuộc của ASEAN cao hơn của Việt Nam
khoảng 16%, thì đến năm 2014, mọi việc đã đổi chiều khi chỉ số của Việt Nam cao hơn ASEAN
13
21,7%. Quan trọng hơn, sự việc này lại có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt với một
số nhóm hàng như nguyên liệu dệt may, thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị cơ khí.
Chuyên gia của CIEM đánh giá gia tăng sự phụ thuộc nhập khẩu tạo nên rào cản lớn đối
với doanh nghiệp Việt Nam khi đa dạng hóa thị trường và tận dụng các ưu đãi từ quá trình hội
nhập. Hầu hết các hiệp định thương mại tự do hiện nay đều quy định tỷ lệ xuất xứ hàng hóa
từ 30% trở lên, nếu cứ trông chờ vào nguồn cung từ Trung quốc, các doanh nghiệp trong nước
khó có thể được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu vào các thị trường khác.
Về xuất khẩu, mô hình tính toán của CIEM cho thấy Việt Nam phụ thuộc vào thị trường
Trung Quốc thấp hơn mức trung bình của ASEAN, tuy nhiên từ 2008 trở lại đây, mức độ phụ
thuộc có xu hướng đi lên. Đặc biệt, Việt Nam hầu như không điều chỉnh được nhiều về chỉ số
phụ thuộc xuất khẩu trước những rủi ro địa chính trị khu vực đang xảy ra, khác với Philippines
vốn cũng đang có những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.
“Philippines đã điều chỉnh cơ cấu thương mại với Trung Quốc nhanh hơn Việt Nam nhằm
giảm sự phụ thuộc. Có tới 46 trong 93 ngành của nước này đã giảm hoặc không thay đổi phụ
thuộc vào Trung Quốc, con số này của Việt Nam là 40 trên 94 ngành. Số ngành có sự phụ
thuộc tăng nhanh trên 200% của Việt nam cũng lớn hơn của Philippines khá nhiều, số ngành
được đánh giá là phụ thuộc từ mức trung bình đến rất cao cũng lớn gần gấp đôi so với
Philippines”, báo cáo nêu.
Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - tiến sĩ Lê Quốc Phương
cũng cho hay kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, thể hiện qua con số nhập
siêu không ngừng tăng qua các năm, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên đến 28,9 tỷ USD
vào năm 2014, tăng 144 lần. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trực tiếp phục vụ cho hoạt
động sản xuất hàng ngày của các doanh nghiệp, chỉ 20% là hàng tiêu dùng.
“Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp bản địa,
có khả năng Việt Nam rơi vào hiệu ứng 'giải công nghiệp hóa' sớm khi chỉ xuất khẩu được
sang Trung Quốc các hàng hóa dựa vào tài nguyên và nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo
thành phẩm. Về lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất của Việt Nam dẫn đến suy giảm tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn”, ông Phương nhận xét.
Nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu với Trung Quốc được vị này chỉ ra là do hệ thống
chính sách định hướng, từ tỷ giá, lãi suất, đất đai, hệ thống động lực…, mà riêng hệ thống
14
chính sách đã làm cho cơ cấu kinh tế sai lệch, không khuyến khích sản xuất trong nước, làm
các ngành công nghiệp luôn nằm ở đáy của chuỗi giá trị.
Trong bối cảnh trên, các chuyên gia đã bàn tới các giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc
vào Trung Quốc, lường trước khi căng thẳng địa chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến phức
tạp và tranh chấp trên Biển Đông có thể xảy ra trong tương lai khiến Trung Quốc áp đặt những
hạn chế trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
“Hiện nay, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Việt Nam, nếu Việt Nam không chủ
động tìm thị trường mới thì sau khi tình hình xấu đi, kinh tế Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó
khăn”, tiến sĩ Lương Văn Khôi - Trưởng ban Kinh tế Thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo
kinh tế - xã hội quốc gia) nhận định.
“Là một nước có độ mở thương mại cao, vai trò của thương mại với tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam là lớn. Do Trung quốc là một đối tác thương mại quan trọng, sự phụ thuộc của
tăng trưởng vào thương mại có kéo theo sự phụ thuộc của tăng trưởng vào xuất và nhập khẩu
với Trung Quốc hay không? Nếu có, Việt Nam có hy sinh tăng trưởng để giảm sự phụ thuộc?”,
chuyên gia của CIEM nêu vấn đề.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Khôi, với tiến trình thỏa thuận và ký kết các hiệp định thương mại
tự do với các đối tác khác ngoài Trung Quốc, trong tương lai gần, sự phụ thuộc vào thị trường
này sẽ được cải thiện. Ông cho rằng Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)
sẽ mở ra triển vọng thương mại tốt hơn với Việt Nam, giúp cân bằng được quan hệ thương
mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị
trường nhất định.
Vị này cũng khuyến nghị Chính phủ cần có chính sách kinh tế thương mại toàn diện để
tận dụng những cơ hội từ các hiệp định thương mại mang lại và hạn chế những thách thức
đối với nền kinh tế, trong đó chú trọng đến việc giảm nhập khẩu nhóm hàng trung gian, đặc
biệt là nhóm hàng bán thành phẩm, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất
khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
(Mua hàng Trung Quốc là vì: Sản phẩm TQ không bán độc quyền, ai mua đủ số lượng là
bán. Rất dể giao dịch chỉ cần giao dịch trên mạng. Tiếp thị trên mạng rất tốt. Còn hàng TQ
kém chất lượng là do người mua đặt hàng loại rẽ kém chất lượng để cạnh tranh. Mua nguyên
15
liệu các nước khác khó hơn, rất khó tìm nhà cung cấp. Tìm nhà cung cấp ở Asian là khó rồi.
Các công ty sản xuất nguyên liệu phù hợp cho Việt Nam đa số có nhà náy ở TQ)

More Related Content

What's hot

Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạilehaiau
 
Phan tich bai hoc tu lao an may
Phan tich bai hoc tu lao an mayPhan tich bai hoc tu lao an may
Phan tich bai hoc tu lao an maytruongduong201
 
Ebook Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng
Ebook Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán HàngEbook Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng
Ebook Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán HàngNhân Nguyễn Sỹ
 
Kỹ năng bán hàng & quan tri ban hang m ới
Kỹ năng bán hàng & quan tri ban hang  m ớiKỹ năng bán hàng & quan tri ban hang  m ới
Kỹ năng bán hàng & quan tri ban hang m ớiKim Huyền Elizabeth
 
Thi truong ngoai hoi ed ponsi
Thi truong ngoai hoi   ed ponsiThi truong ngoai hoi   ed ponsi
Thi truong ngoai hoi ed ponsiNgô Chinh
 
Ms Cẩm Tú, Nữ tướng bất động sản Sài Gòn chia sẻ talkshow Srec kỳ 33
Ms Cẩm Tú, Nữ tướng bất động sản Sài Gòn chia sẻ talkshow Srec kỳ 33Ms Cẩm Tú, Nữ tướng bất động sản Sài Gòn chia sẻ talkshow Srec kỳ 33
Ms Cẩm Tú, Nữ tướng bất động sản Sài Gòn chia sẻ talkshow Srec kỳ 33Giám Đốc Cổ
 
Bai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qthBai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qthGiang Hậu
 
Biet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhanBiet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhanmxtruc
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao suaPhi FA
 
Quan tri ban hang nha sach le lai vt thao_251212
Quan tri ban hang nha sach le lai vt thao_251212Quan tri ban hang nha sach le lai vt thao_251212
Quan tri ban hang nha sach le lai vt thao_251212nguyenphuongthaovt
 
bán gì có lãi năm 2016
bán gì có lãi năm 2016bán gì có lãi năm 2016
bán gì có lãi năm 2016nhatmc
 
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpKỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpAmi Huynh
 
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpKỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpNam Vũ Hải
 
Kinh thanh ve_nghe_thuat_ban_hang_9939
Kinh thanh ve_nghe_thuat_ban_hang_9939Kinh thanh ve_nghe_thuat_ban_hang_9939
Kinh thanh ve_nghe_thuat_ban_hang_9939tainguyenvizum
 
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VNVer 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VNTuan Le
 
Training Doc: I love hung phatusa & customer
Training Doc: I love hung phatusa & customerTraining Doc: I love hung phatusa & customer
Training Doc: I love hung phatusa & customerAmi Huynh
 

What's hot (19)

Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại
 
Phan tich bai hoc tu lao an may
Phan tich bai hoc tu lao an mayPhan tich bai hoc tu lao an may
Phan tich bai hoc tu lao an may
 
Ebook Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng
Ebook Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán HàngEbook Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng
Ebook Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Bán Hàng
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ rất hay và bổ ích
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ rất hay và bổ íchĐề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ rất hay và bổ ích
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ rất hay và bổ ích
 
Kỹ năng bán hàng & quan tri ban hang m ới
Kỹ năng bán hàng & quan tri ban hang  m ớiKỹ năng bán hàng & quan tri ban hang  m ới
Kỹ năng bán hàng & quan tri ban hang m ới
 
Thi truong ngoai hoi ed ponsi
Thi truong ngoai hoi   ed ponsiThi truong ngoai hoi   ed ponsi
Thi truong ngoai hoi ed ponsi
 
Ms Cẩm Tú, Nữ tướng bất động sản Sài Gòn chia sẻ talkshow Srec kỳ 33
Ms Cẩm Tú, Nữ tướng bất động sản Sài Gòn chia sẻ talkshow Srec kỳ 33Ms Cẩm Tú, Nữ tướng bất động sản Sài Gòn chia sẻ talkshow Srec kỳ 33
Ms Cẩm Tú, Nữ tướng bất động sản Sài Gòn chia sẻ talkshow Srec kỳ 33
 
Bai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qthBai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qth
 
Biet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhanBiet du trong chi tieu ca nhan
Biet du trong chi tieu ca nhan
 
Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academy
Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academyBán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academy
Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academy
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
 
Quan tri ban hang nha sach le lai vt thao_251212
Quan tri ban hang nha sach le lai vt thao_251212Quan tri ban hang nha sach le lai vt thao_251212
Quan tri ban hang nha sach le lai vt thao_251212
 
bán gì có lãi năm 2016
bán gì có lãi năm 2016bán gì có lãi năm 2016
bán gì có lãi năm 2016
 
Cửa hàng bánh happy house
Cửa hàng bánh happy houseCửa hàng bánh happy house
Cửa hàng bánh happy house
 
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpKỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
 
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpKỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
 
Kinh thanh ve_nghe_thuat_ban_hang_9939
Kinh thanh ve_nghe_thuat_ban_hang_9939Kinh thanh ve_nghe_thuat_ban_hang_9939
Kinh thanh ve_nghe_thuat_ban_hang_9939
 
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VNVer 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
 
Training Doc: I love hung phatusa & customer
Training Doc: I love hung phatusa & customerTraining Doc: I love hung phatusa & customer
Training Doc: I love hung phatusa & customer
 

Viewers also liked

Viewers also liked (10)

Florida Bullying Analysis
Florida Bullying AnalysisFlorida Bullying Analysis
Florida Bullying Analysis
 
Ergonomía en el uso de computadores
Ergonomía en el uso de computadoresErgonomía en el uso de computadores
Ergonomía en el uso de computadores
 
Recommendation letter_Perfect Tour
Recommendation letter_Perfect TourRecommendation letter_Perfect Tour
Recommendation letter_Perfect Tour
 
Running Master (Chinese)
Running Master (Chinese)Running Master (Chinese)
Running Master (Chinese)
 
CloudU certificate
CloudU certificateCloudU certificate
CloudU certificate
 
ArpitaKumar_Portfolio
ArpitaKumar_PortfolioArpitaKumar_Portfolio
ArpitaKumar_Portfolio
 
Estados financieros y taller
Estados financieros y tallerEstados financieros y taller
Estados financieros y taller
 
ISO
ISOISO
ISO
 
Guatemala
GuatemalaGuatemala
Guatemala
 
PAUL CERT
PAUL CERTPAUL CERT
PAUL CERT
 

Similar to Cách chơi với trung quốc

Bài viết văn hóa doanh nhân
Bài viết văn hóa doanh nhânBài viết văn hóa doanh nhân
Bài viết văn hóa doanh nhânVũ Minh
 
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Thanh Hoa
 
Siêu thị thông thường
Siêu thị thông thườngSiêu thị thông thường
Siêu thị thông thườnglehaiau
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...luanvantrust
 
Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015Tien Dao
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Qúy Nguyễn
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Kiên Trần
 
Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88HAWA Viet Nam
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)Nguyễn Công Huy
 
File thu nghiem van hoa kinh doanh
File thu nghiem van hoa kinh doanhFile thu nghiem van hoa kinh doanh
File thu nghiem van hoa kinh doanhtaoxanh1509
 
File goc 775759
File goc 775759File goc 775759
File goc 775759Hoàng Lan
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmTrang Dai Phan Thi
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76HAWA Viet Nam
 

Similar to Cách chơi với trung quốc (20)

Bài viết văn hóa doanh nhân
Bài viết văn hóa doanh nhânBài viết văn hóa doanh nhân
Bài viết văn hóa doanh nhân
 
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữKế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ
 
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
 
Luận văn Thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ.docx
Luận văn Thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ.docxLuận văn Thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ.docx
Luận văn Thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ.docx
 
Siêu thị thông thường
Siêu thị thông thườngSiêu thị thông thường
Siêu thị thông thường
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
 
Kế hoạch khởi sự kinh doanh Thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ My LAN M...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh Thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ My LAN M...Kế hoạch khởi sự kinh doanh Thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ My LAN M...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh Thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ My LAN M...
 
Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
đồ áN thiết kế áo veston nam
đồ áN thiết kế áo veston namđồ áN thiết kế áo veston nam
đồ áN thiết kế áo veston nam
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
 
Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
 
File thu nghiem van hoa kinh doanh
File thu nghiem van hoa kinh doanhFile thu nghiem van hoa kinh doanh
File thu nghiem van hoa kinh doanh
 
File goc 775759
File goc 775759File goc 775759
File goc 775759
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Đề cương xây dựng kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp.docx
Đề cương xây dựng kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp.docxĐề cương xây dựng kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp.docx
Đề cương xây dựng kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp.docx
 
Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76
 

Cách chơi với trung quốc

  • 1. 1 PHẢI BIẾT CÁCH CHƠI VỚI TRUNG QUỐC. Cùng là thành viên WTO, cùng là hai quốc gia láng giềng chung biên giới, cùng có nền kinh tế phát triển và nhu cầu quan hệ thương mại, không có lý do gì doanh nghiệp Việt Nam "xa lánh" thị trường Trung Quốc trong khi họ đi vào tận hang cùng ngõ hẹp trong nước ta! Đó là hướng đi khôn ngoan được nhiều ý kiến đồng tình.Tuy nhiên, "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", trước hết chúng ta hãy tự nhìn nhận về mình như thế nào để điều chỉnh và có đối sách phù hợp. DNSG xin giới thiệu nội dung cuộc trao đổi của các chuyên gia về những kinh nghiệm thực tế trong giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua. Mổ xẻ những yếu kém và sai lầm của ta Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung (nguyên Phó chủ nhiệm khoa kinh tế ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương, chuyên viên tổ chức Jika - Nhật Bản): Lẽ ra ta đã phải có những hiệp định thương mại với họ từ lâu rồi. Cho đến nay cơ sở pháp lý cho quan hệ thương mại giữa 2 nước chưa đầy đủ do sự phát triển sản xuất đi nhanh hơn nhu cầu chuyển đổi cơ chế, chính sách, thành ra có sự trói buộc. Sự chậm chuyển đổi này dẫn đến việc "sai đâu sửa đấy, sửa đâu sai đấy!". Chính sách của ta hiện vẫn mang nặng dấu ấn kiểu cũ, vẫn là các biện pháp hành chính, ngăn chặn. Trong khi đó Trung Quốc đã biết tận dụng thế mạnh của họ và thế yếu của ta một cách triệt để. Chính sách mua bán tiểu ngạch biên giới lâu nay hoàn toàn bất lợi cho hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc nhưng lại vô cùng thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc tuồn hàng kém, hàng lậu vào Việt Nam cùng những khó khăn, hệ lụy cho quản lý của Việt Nam. Bà Vũ Kim Hạnh (Chủ tịch hội doanh nghiệp Việt Nam chất lượng cao; Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp): Ta làm ăn với Trung Quốc toàn bằng tiểu ngạch do quy mô của doanh nghiệp ta quá nhỏ. Trung Quốc rất thích làm ăn tiểu ngạch kiểu bấy lâu nay. Vì sao? Bà Vũ Kim Hạnh
  • 2. 2 Họ sử dụng chính sách tiểu ngạch để tập dợt, nâng cao trình độ, sức mạnh kinh tế của các tỉnh ven biên của họ. Vân Nam, Quảng Tây là những tỉnh lạc hậu nhất Trung Quốc nằm sát nước được đổ vốn liếng vào làm ăn với ta để nâng cao trình độ. Tiểu ngạch là cầm dao đằng lưỡi. Cái được là hàng hóa chất lượng thế nào cũng bán được, lúc nào cũng bán được; bao nhiêu cũng bán được. Nhiều hợp đồng chỉ ký kết miệng. Có hàng cứ chở lên biên giới. Lâu lâu họ "cấm biên" cho một cái, thua lỗ, chết cả đám. Người ta thấy làm ăn kiểu du kích này thì dễ dãi quá. Làm chính quy hơn thì thấy khó khăn. Toàn bộ cuộc chơi ta đã chấp nhận đưa dao cho người ta nắm đằng chuôi, mình đằng lưỡi. Cứ bị đứt tay hoài mà vẫn chấp nhận. Quản lý thị trường trong nước của ta thì thật sự tôi không thể hiểu nổi nữa. Rõ ràng có những vấn đề về quản lý đất nước, quản lý trật tự trị an, quản lý thị trường và chính sách kinh tế. Hàng loạt chuyện do thương nhân Trung Quốc gây ra đụng tới nhiều vấn đề nhức nhối. Tại sao ta không quản lý được? Nhà tư vấn Mộc Quế (Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn Micarcen): Việt Nam thiếu nhân lực biết làm việc cụ thể, điêu luyện. Nói cách khác, ta chưa coi trọng đúng mức mặt trận kinh tế chính trị. Kinh doanh làm ăn với Trung Quốc không chỉ là kinh doanh mà là hợp tác để đôi bên cùng có lợi cao, từ đó tạo ra những đối thoại mà không đối đầu. Người ta gọi nền kinh tế hiện đại là "kinh tế tri thức" là vậy. Nhiều nước trên thế giới, rất không hài lòng với Trung Quốc nhưng vẫn phải tổ chức mặt trận kinh tế rất chu đáo, nghiêm túc. Bởi người mua, tức "thượng đế", là nhân dân, doanh nhân, doanh nghiệp Trung Quốc chính là những người bạn của nhân dân Việt Nam. Ta chưa nghiên cứu để thấy cách làm của doanh nhân Trung Quốc tại Việt Nam. Họ thực hiện 3 chiêu kinh doanh như sau: Nắm chặt siêu thị, chợ đầu mối, tức đầu ra của Việt Nam; Mua bán biên mậu, ít thông qua hợp đồng xuất khẩu nên để hàng Việt Nam chờ đợi, ép giá để mua thật rẻ. Và kích thích lòng tham. Xe quay về chở hàng Trung Quốc vào nội địa ào ào bán vào nước ta; họ không để các công ty Việt Nam làm chủ, khuyên Việt Nam không nên mở công ty tại Trung Quốc là để ta không chủ động thông tin. Hệ quả là doanh nghiệp ta bị động, chẳng biết gì khi bán hàng qua đó....
  • 3. 3 Bỏ Qua Những Cơ Hội Vàng... Về chính trị, các quốc gia Âu - Mỹ luôn lên tiếng công kích, lên án Trung Quốc. Song thực tế nhiều lãnh đạo châu Âu và Mỹ thường hay qua" thăm" Trung Quốc với cả đoàn doanh nhân hùng hậu. Cựu tổng thống Pháp Sarcozy là người "to tiếng" nhất tại các diễn đàn quốc tế về Trung Quốc, song ông cũng là nhà lãnh đạo châu Âu thăm Trung Quốc nhiều nhất! Còn Mỹ, quan hệ với Trung Quốc có lúc tưởng như sắp nổ ra chiến tranh, song mặt trận kinh tế luôn quyện chặt vào nhau tới mức nếu không có nhau thì sẽ chết mất, còn hơn là Romeo và Julliet! Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung: Đó là sự khôn ngoan cần thiết. Việt Nam ta có nhiều lợi thế nếu biết phát huy trong làm ăn với Trung Quốc. Này nhé, 2 nước có chung đường biên giới thủy bộ sẽ giúp rút ngắn quãng đường và chi phí vận chuyển. Bán hàng qua các nước ở xa, chi phí vận chuyển lên tới 1/3,1/2 giá bán. Nếu chuyên chở bằng máy bay thì cước vận chuyển còn cao hơn giá trị hàng hóa. Chi phí này thấp hơn nhiều so với bán qua Trung Quốc. Ông bà ta có câu "Bán anh em xa mua láng giềng gần" là vậy, Việt Nam và Trung Quốc có nền văn hóa tương đồng, rất dễ hiểu nhau, đàm phán giao dịch dễ dàng, thuận lợi. Chỉ cần nói vài câu là ta và họ có thể hiểu nhau trong khi với khách hàng nước khác phải mất cả buổi mà vẫn chưa hiểu được gì. Ai đã từng làm kinh doanh sẽ hiểu điều này. Chính sách của Việt Nam và Trung Quốc có những cái bất đồng nhưng không bất khả kháng như với một số nước khác. Đây cũng là thuận lợi cho giao thương giữa 2 nước. Trung Quốc là một thị trường cực kỳ hấp dẫn, thượng vàng hạ cám đều bán được, thuế lại thấp. Chủ trương của Trung Quốc là mở cửa cho nhập mà. Ta và họ đều là thành viên WTO, cùng một "sân chơi", tại sao ta lại không "chơi"? Hình như ít doanh nghiệp ta quan tâm và khai thác những lợi thế này. Làm ăn theo kiểu "điếc không sợ súng" đã qua lâu rồi, ta phải thay đổi nhanh lên. Lực lượng người Hoa rất giỏi kinh doanh trong nước ta cũng là một lợi thế rất lớn, nên phát huy... Những lợi thế trên là cơ sở cho phép ta tính đến một phương án tốt hơn nữa Việt Nam và Trung Quốc có thể hợp tác để có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao mà một mình Trung Quốc hay một mình Việt Nam không làm được.
  • 4. 4 Tôi ví dụ, Mỹ có sản phẩm nước giải khát Coca Cola bành trướng khắp thế giới, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Nếu Việt Nam và Trung Quốc cùng nghiên cứu, tận dụng những tiềm năng sẵn có về nguyên liệu, khoa học và công nghệ để cho ra một sản phẩm độc đáo, tuyệt vời hơn nữa thì quá tốt đi chứ? Sở dĩ Mỹ và EU có công nghệ nguồn tốt là do họ không phân tán lực lượng, không phân tán điều kiện sản xuất. Ta liên kết được với Trung Quốc một cách khôn ngoan có thể làm chủ được thị trường của mình, thoát khỏi thảm trạng thua ngay trên sân nhà như hiện nay. Tiến sĩ Mộc Quế: Ta phải lấy lý trí làm chủ để biết khắc phục yếu kém của mình, phát huy lợi thế sẵn có, bổ sung và chấn chỉnh, học hỏi cái hay của Trung Quốc để nhanh chóng xây dựng chiến lược vào Trung Quốc cho mình. Thật là vô lý và thiếu khôn ngoan nên "bỏ quên", không chú ý đến vị trí chiến lược "trời cho" này, biến thành lợi thế mà ít nước nào có được để phát triển. Người tiêu dùng Trung Quốc rất giống người tiêu dùng Việt Nam. Đây là lợi thế lớn cho nghiên cứu thị trường và tiếp thị, giúp ta ít tốn chi phí mà thời gian thực hiện lại nhanh, hiệu quả cao. Nhiều nước ASEAN ở cách xa Trung Quốc song họ đã thành công đưa hàng vào Trung Quốc. Còn ta thì vẫn làm kiểu rất là du kích, lạc hậu, hiệu quả thấp. 'Chơi' Thế Nào Với Trung Quốc Để Cùng Có Lợi ? Bà Vũ Kim Hạnh: Tất cả các hội chợ ở Trung Quốc, doanh nghiệp Thái Lan tham gia rất động. Họ làm thành "Ngôi nhà chung Thái Lan" rất hoành tráng cho doanh nghiệp của họ tham gia để quảng bá, giới thiệu hàng Thái cho khách hàng Trung Quốc rất rầm rộ, hấp dẫn. Còn ta lèo tèo mấy gian hàng bày bán đồ gỗ của các làng nghề, đơn sơ mà chẳng có thương hiệu gì hết... "Không sợ" thì sẽ làm được Tiến sĩ Nguyễn Nhã (Nhà nghiên cứu lịch sử): Kinh nghiệm chống ngoại xâm của ông cha ta ngàn năm qua cho thấy, Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc gấp nhiều lần. Nhưng cha ông ta "không sợ" mỗi khi có chiến tranh thì bảo vệ được độc lập cho đất nước. Trong thương mại, tôi nghĩ, đừng sợ, cứ làm đi, nghiên cứu để "biết địch, biết ta" thì sẽ đạt kết quả. Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung: Ta sợ là vì chưa nắm được thông tin về họ. Ta phải có phương cách tiếp cận phù hợp. Như một cô gái cứ băn khoăn "Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ"
  • 5. 5 vậy thì làm sao được. Vấn đề là "yêu" như thế nào để "có lãi" chứ đừng "lỗ" chứ. "Yêu" tức là phải mở cửa, mạnh dạn làm ăn với họ. Trung Quốc đang là thế lực kinh tế mới nổi, rất mạnh trên thế giới. Trên thế giới có 3 chương trình lớn mà quốc gia nào đủ mạnh thống lĩnh được thì sẽ thắng. Thứ nhất là nguồn năng lượng; thứ hai là thị trường lương thực, thực phẩm; thứ ba là thị trường tài chính. Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào thị trường toàn cầu, ngày càng mạnh, đủ sức làm chủ thị trường lượng thực - thực phẩm toàn cầu. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ khống chế thị trường nông sản thế giới với giá do Trung Quốc đưa ra. Những nước có khả năng cung cấp nông sản dù muốn hay không cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như Việt Nam ta, 90% nguyên liệu khoai mì (sắn) do Trung Quốc mua. Đến lượt gạo, cao su cũng vậy. Dù muốn hay không Việt Nam phải rất khôn ngoan trong mối quan hệ này để có lợi cho mình. Bà Vũ Kim Hạnh: Nhiều doanh nghiệp của ta nghĩ sai lầm rằng Trung Quốc sản xuất được từ máy bay đến cây kim, cái gì họ cũng làm được. Hàng của mình làm sao vào được. Thật ra, trong dải tiêu dùng mênh mông đó có rất nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam. Tôi đi qua đó, vào các hệ thống siêu thị thấy một số hàng Việt Nam bán rất được. Cà phê bán được nhiều lắm, nhất là cà phê Trung Nguyên. Trà bán được. Giày dép của Biti's, Bita's được người tiêu Trung Quốc mua dùng nhiều. Rồi hàng hà sa số các mặt hàng thực phẩm như bánh đậu xanh, bánh pía, sữa, trái cây, rau câu, các loại mì, nông sản tươi và nông sản sấy khô... Đặc biệt có những cơ hội rất lớn xuất hiện mà ta nhanh nhẹn có thể tận dụng. Đó là tình trạng người tiêu dùng Trung Quốc không còn tin tưởng chất lượng hàng Trung Quốc, nhất là hàng thực phẩm, chế biến, họ quay qua sính hàng ngoại. Họ đã đi qua Hong Kong và các nước thu mua gom sữa mang về dùng. Trong nước họ tìm mua các mặt hàng thực phẩm, chế biến nước ngoài. Hàng Việt Nam dù chưa phải là hàng hiệu nhưng vẫn được quan tâm "Có quyết tâm đi thì sẽ tới..." Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung: Ai dám bảo nước Mỹ không mạnh? Mạnh quá đi chứ, mạnh nhất thế giới.Thế nhưng tại sao nước Mỹ vẫn phải đánh thuế "chống phá giá" để bảo vệ doanh
  • 6. 6 nghiệp Mỹ? Rõ ràng dù là rất mạnh nhưng Mỹ vẫn có chỗ không mạnh. Giống như ông cha ta nói "mạnh từng phần thôi". Trung Quốc cũng vậy, rất mạnh nhưng cũng có những nơi không thể mạnh được, ta tìm ra chỗ đó để "chọc khe" thì sẽ thành công. Một số doanh nghiệp Việt Nam ta đã "chọc khe" thành công đấy. Tôi thấy kinh nghiệm "chọc khe" của doanh nghiệp Việt Nam thành công đưa cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ có thể thành công ở thị trường Trung Quốc. Vấn đề là ta phải nghiên cứu tìm ra chỗ không mạnh của họ. Tiếp theo là thị trường luôn thay đổi nên sản phẩm cũng không ngừng cải tiến thay đổi. Ban đầu là một trong một rồi đến hai trong một, ba trong một, bốn trong một. Tức là liên tục thay đổi dòng đời sản phẩm. Nếu không cũng sẽ thất bại. Như sản phẩm kẹo dừa Bến Tre của ta, lúc đầu đã "chọc khe" rất thành công ở thị trường Trung Quốc. Nhưng sản phẩm kẹo dừa cứ một trong một mãi. Người Trung Quốc phát hiện, mua dừa Bến Tre về, dựa vào mẫu kẹo dừa, nâng cấp thành sản phẩm cao cấp, chất lượng hơn. Ta mất thị trường. Nay Bến Tre phần lớn chỉ bán dừa trái cho Trung Quốc để họ làm kẹo dừa trên đất nước của họ! Bà Vũ Kim Hạnh: Ta có quyết tâm đi thì sẽ tới. Tôi tin như vậy. Tôi biết có những doanh nghiệp đã đầu tư ở Trung Quốc và thành công. Ví dụ như cân Nhơn Hòa đã đeo đuổi cả chục năm nay, đầu tư xây nhà máy sản xuất cân ở Phòng Thành, Quảng Tây. Cân Nhơn Hòa không chỉ đánh bạt cân Trung Quốc ở Việt Nam mà còn cạnh tranh rất hiệu quả bên thị trường Trung Quốc. Người Trung Quốc làm giả cân Nhơn Hòa bán, bị Nhơn Hòa kiện thua ngay trên đất Trung Quốc! Nhiều ngành hàng khác của ta hoàn toàn có thể tiêu thụ tốt ở thị trường Trung Quốc. Nếu chúng ta có cách làm tốt, không "đượcchăng hay chớ" như hiện nay thì tình hình sẽ khác. Ai Là Nhạc Trưởng ? Bà Vũ Kim Hạnh: Ta cần có chiến lược cho hàng Việt Nam vào Trung Quốc. Để thực hiện được, cần phải có các công ty phân phối lớn đủ mạnh bên Trung Quốc. Hoặc có thể liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc. Hoặc thuê công ty có uy tín, năng lực của Trung Quốc kết nối đưa hàng Việt Nam vào hệ thống tiêu thụ, siêu thị của Trung Quốc.
  • 7. 7 Cái khó ban đầu là cần đầu tư để có kênh phân phối để đưa hàng Việt vào. Khi đã có chỗ đứng, giống như có trớn rồi thì cứ tiếp tục làm và mở rộng, khuyếch trương ra. Trong nước, Nhà nước cần chấn chỉnh quản lý chặt chẽ thị trường nội địa. Mặt khác, cần có cơ quan nghiên cứu thị trường Trung Quốc, theo dõi sát sao để nhận ra cơ hội thị trường với từng ngành hàng, cung cấp những thông số cần thiết về người tiêu dùng Trung Quốc, huấn luyện cho doanh nghiệp, người sản xuất, nhà chế biến hiểu biết về thị trường Trung Quốc để tổ chức sản xuất. Cùng với đó là tổ chức quảng bá cho hàng Việt Nam ở Trung Quốc vào các ngày hội torng các hội chợ Trung Quốc. Các nước Asean vẫn làm rất mạnh và rất thường xuyên. Ai sẽ làm điều này? Bản thân doanh nghiệp của chúng ta không thể đủ sức làm mà phải là cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước. *Thưa chị, Nhà nước đứng ra tổ chức, đầu tư như vậy có vi phạm điều gì trong những cam kết của WTO không? Bà Vũ Kim Hạnh: Chẳng vi phạm gì cả. Ngược lại, WTO còn khuyến khích nữa đấy. Miễn sao đừng đưa tiền cho doanh nghiệp để họ sử dụng làm méo mó môi trường cạnh tranh thôi. Còn Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bằng chính sách, cung cấp thông tin thị trường thì chẳng ai cấm đâu mà lo. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước nên có chính sách để tăng cường chính ngạch, dần dần hạ bớt tiểu ngạch. Cách đây mấy tháng tôi có dịp đọc được kiến nghị của nhóm cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển kiến nghị một số chính sách và biện pháp với thị trường Trung Quốc rất đáng quan tâm và cần thiết. Tiếc rằng chưa thấy có động tỉnh gì. Trong đó đáng chú ý là bản kiến nghị đã đưa ra đề xuất, với những mặt hàng chiến lược mà Trung Quốc phải nhập nhiều và thường xuyên, ta nên không cho xuất tiểu ngạch nữa mà phải nâng lên chính ngạch. Tôi rất lo là năm 2015 đang đến gần, lúc đó thị trường Asean + 1 hình thành, không còn thuế quan nữa. Liệu hàng của mình có đi được qua nước khác không trong khi hàng hóa của họ đã đầy ở nước mình? Nhà tư vấn Mộc Quế: Trung Quốc có khoảng 1 triệu siêu thị, chợ đầu mối, Việt Nam cần có chính sách và biện pháp xúc tiến thương mại thâm nhập vào đây. Đồng thời cần huấn luyện nhân lực cho những kế hoạch chiến lược này chứ không thể làm chung chung được.
  • 8. 8 Thời nhà Mãn Thanh 12 nước tư bản tiến vào Trung Quốc đều thành lập các văn phòng tại Trung Quốc để lo đưa hàng hóa vào. Trung Quốc đã vận dụng rất hay kinh nghiệm này trong xúc tiến thương mại. Ta cần phải học, tận dụng kinh nghiệm tương tự như thế. Các ngành hàng cần có văn phòng tại Trung Quốc và có kế hoạch xúc tiến đưa hàng vào siêu thị, chợ đầu mối bên Trung Quốc. Nhà nước cần hổ trợ vốn, công nghệ và kho hàng cho doanh nghiệp có hàng đi Trung Quốc. Lãnh đạo các Bộ ngành liên quan cần đồng hành cùng doanh nghiệp trong chiến lược này . * Thưa giáo sư Ngô Vĩnh Long, ông có thể có một góc quan sát cho vấn đề này không? Kinh nghiệm ở Mỹ và các nước phát triển có thể góp thêm cho Việt Nam cách xử lý như thế nào trong thương mại Việt Nam và Trung Quốc? Giáo sư Ngô Vĩnh Long (trường Đại học Maine, Hoa Kỳ): Việt Nam khó có thể rút ngắn tỷ lệ thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong khi Trung Quốc hàng tồn kho quá nhiều và sẵn sàng đổ đống sang Việt Nam với bất cứ giá nào. Thêm vào đó thì hàng Việt Nam đắt hơn và xấu hơn. Nếu người tiêu dùng ở Việt Nam có thu nhập cao hơn thì có thể họ sẽ mua hàng tốt hơn của nước khác chứ không phải của Việt Nam. Người tiêu dùng ít tiền cần hàng rẻ nên nếu chính phủ có cấm hàng Trung Quốc vì họ bán đổ bán tháo thì cũng khó có thể ngăn chặn buôn lậu được. Các nước ASEAN có thặng dư với Trung Quốc vì họ bán sang bên đó những mặt hàng có giá trị thặng dư cao. Việt Nam chỉ bán những nông phẩm và và nguyên, nhiên liệu sang Trung Quốc là chính. Và những mặt hàng nầy bao giờ giá trị cũng thấp hơn các mặt hàng chế biến. Tuy nhiên, nếu Việt Nam xuất sang các nước tiên tiến những nông sản, hải sản, thuỷ sản, v.v., có chất lượng thì sẽ thu nhập được nhiều hơn. Đó là một trong những lý do tại sao Việt Nam có xuất siêu với Hoa Kỳ và một số nước Âu Châu. Do đó, Việt Nam nên tìm cách "xoay trục" và "tái định hướng" chính sách ngoại thương và phát triển. Nói cách khác ta cần đa đạng thị trường!
  • 9. 9 Ứng biến với một Trung Quốc “điều chỉnh” (TBKTSG) - Khác với giai đoạn 2000-2009, giai đoạn mà nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hai con số, sức mạnh quân sự, ngoại giao của Trung Quốc tăng vọt theo từng năm, chúng ta hiện đang chứng kiến một giai đoạn phát triển khác của Trung Quốc. Trung Quốc đang điều chỉnh Từ năm 2011 trở đi, Trung Quốc làm quen dần với tốc độ tăng trưởng một con số và nhanh chóng giảm từ mức tăng trưởng 9%/năm xuống còn 7%/năm. Trong trung hạn, dự báo về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng được các tổ chức quốc tế điều chỉnh giảm dần. Nhận thức được các vấn đề của nền kinh tế nước mình, ngay từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đã đề ra một lộ trình cải cách với ba trọng tâm: thứ nhất, dựa vào thị trường để tối ưu hóa phân bổ nguồn lực, đặc biệt trên các thị trường vốn, đất đai và lao động. Thứ hai, thúc đẩy năng lực sáng tạo để chuyển từ mô hình “sản xuất tại Trung Quốc” (made in China) sang “sáng chế tại Trung Quốc” (created in China). Thứ ba, cải thiện năng lực thể chế để tạo ra các thể chế đồng bộ mới hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc cần làm quen với trạng thái “thông thường mới” với các hàm ý: một là, Trung Quốc sẽ điều chỉnh từ tăng trưởng tốc độ cao (10%/năm trở lên) sang tăng trưởng với tốc độ trung bình cao (khoảng 7- 8%/năm). Hai là, Trung Quốc sẽ điều chỉnh từ tăng trưởng rộng, chất lượng thấp sang tăng trưởng với chất lượng cao. Ba là, Trung Quốc sẽ điều chỉnh mô hình tăng trưởng dựa nhiều hơn vào nhập khẩu và tiêu dùng trong nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và đang thể hiện mình có khả năng thích ứng và tự chuyển đổi, mà một học giả Mỹ đã tóm gọn trong khái niệm “thể chế hóa” (institutionalization).
  • 10. 10 Những nỗ lực cải cách chính trị đầu thập niên 1980 đã tạo cơ sở cho các bước chạy dài về tăng trưởng kinh tế. Xu hướng “phân công và chuyên môn hóa về chức năng của các thể chế trong bộ máy nhà nước” hướng tới phân định một không gian quyền và trách nhiệm cho các thiết chế công. Mặc dầu không nói về hệ thống giám sát quyền lực kiểu phương Tây, nhưng ý định xác lập một cơ chế bao gồm sự phân chia chức năng quyết định, thực thi và giám sát chính sách là rõ ràng. Nhưng những cải cách từ đầu năm 2013 đến giờ cho thấy vấn đề “thể chế hóa” đang đi qua một khúc quanh khác. Trong vòng ba năm, thêm bốn cơ quan và tổ chuyên trách trung ương khác nhau được hình thành. Có một số cơ quan phát sinh do nảy sinh vấn đề mới, nhưng có một số cơ quan phát sinh qua quá trình tập trung quyền lực. Cùng với sáu cơ quan và tổ chuyên trách có sẵn, 10 cơ quan trực thuộc trực tiếp sự điều hành của ông Tập Cận Bình được yêu cầu tập trung vào “điều hành trực tiếp các sự vụ và vấn đề kỹ trị cụ thể. Những cơ quan này không những chồng chéo với các bộ, ban, ngành chức năng cũ, mà còn có xu hướng “bao trùm” các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, phương tiện truyền thông, và các doanh nghiệp nhà nước. Những chuyển động trong nội trị của Trung Quốc cả về kinh tế lẫn chính trị cho thấy một giai đoạn mới đang bắt đầu từ năm 2014, và rõ dần trong những tháng vừa qua của năm 2015. Các kịch bản kinh tế của Trung Quốc Với các nội dung cải cách như trong bảng, có ba kịch bản đối với kinh tế Trung Quốc được đưa ra thảo luận, bao gồm: (i) Cải cách nhanh: tiến hành lập tức các cải cách, cải cách tài chính có thể tiến hành sau hai năm; (ii) Cải cách chậm: tiến hành các cải cách trong nhiệm kỳ 2 của ông Tập Cận Bình trong vòng 2-5 năm, cải cách tài chính sau năm năm mới khởi động và (iii) Không cải cách. Hệ quả kinh tế của ba kịch bản cải cách này là:
  • 11. 11 Nếu cải cách nhanh: tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm khoảng 1 điểm phần trăm trong ngắn hạn (2015- 2017), sau đó giảm tiếp 1 điểm phần trăm cho đến năm 2025. Mức giảm ngắn hạn sẽ lớn nhưng trong dài hạn sẽ nhỏ. Mặt khác, tiêu dùng sẽ tăng trưởng đến năm 2019 do cải cách cơ cấu. Do thay đổi mô hình tăng trưởng nên tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại. Nợ sẽ giảm xuống. Nếu cải cách chậm: tăng trưởng cũng giảm khoảng 2-2,5 điểm phần trăm đến năm 2025 nhưng mức độ giảm của nửa thời gian sau lớn hơn nửa trước, hàm ý các rủi ro về mặt kinh tế và chính trị cũng lớn hơn. Mô hình tăng trưởng chậm thay đổi, rủi ro tài chính gia tăng. Nếu không cải cách: trong ngắn hạn, tăng trưởng sẽ lớn hơn nếu cải cách nhanh và cải cách chậm, nhưng từ nhiệm kỳ 2 của ông Tập Cận Bình thì tăng trưởng sẽ suy giảm mạnh và khó lường với mức suy giảm có thể dao động từ 1,5-5 điểm phần trăm. Hàm ý biến động khó dự đoán. Tác Động Gì Đến Việt Nam ? Khi Trung Quốc tiến hành những điều chỉnh, tác động của nó tới Việt Nam nhìn chung gồm bốn khía cạnh chính: Thứ nhất, tác động tới các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, như chính sách tiền tệ hay tài khóa. Việc đồng nhân dân tệ phá giá hồi tháng 8 vừa rồi là một minh chứng. Thứ hai, tác động đến lợi ích thương mại của Việt Nam. Khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, giá các hàng hóa cơ bản sẽ giảm, điều này cộng thêm nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sụt giảm sẽ khiến giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam có thể sẽ giảm mạnh. Nhưng hướng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam lại không giảm do cơ cấu hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đa phần là máy móc thiết bị và linh, phụ kiện phục vụ cho các doanh nghiệp FDI. Như vậy, trong trung hạn, khuynh hướng thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ gia tăng. Đó là chúng ta còn chưa tính tới yếu tố tỷ giá. Thứ ba, chi phí lao động gia tăng sẽ dẫn tới làn sóng di chuyển vốn FDI khỏi Trung Quốc và bản thân doanh nghiệp Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Điều này là cơ hội nhưng thách thức còn lớn hơn đối với Việt Nam bởi lẽ hiệu quả tận dụng vốn FDI của Việt Nam (đo lường qua hiệu ứng lan tỏa kỹ thuật) rất thấp. Vốn FDI Trung Quốc lại đi kèm với công nghệ lạc hậu và nhân công Trung Quốc số lượng lớn.
  • 12. 12 Thứ tư, các nhà nghiên cứu Trung Quốc từng thẳng thắn chia sẻ rằng việc điều chỉnh kinh tế của họ với các chiến lược Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 có mục đích quan trọng là chuyển các ngành dư thừa sản lượng ra bên ngoài. Đông Nam Á là một đích đến và Việt Nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ lượng hàng công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc. Cách thức tiêu thụ là Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó thuê các nhà thầu Trung Quốc hoặc cấp đăng ký cho vốn FDI Trung Quốc. Như chúng tôi đã chỉ ra trong nhiều nghiên cứu trước đây, việc đầu tư cơ sở hạ tầng nếu không quy hoạch kỹ sẽ rơi vào “bẫy đòn bẩy cơ sở hạ tầng” làm triệt tiêu lợi thế của hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng Việt Nam trong 30- 50 năm. Mặc dù vậy, sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc cũng đem lại một tác động tốt qua việc làm giảm áp lực lạm phát đối với các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nếu Trung Quốc cải cách nhanh, trong dài hạn điều này sẽ làm kinh tế toàn cầu tăng trưởng khoảng 1 điểm phần trăm, nhưng mức độ tăng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào thực lực của từng quốc gia cũng như mức độ gắn kết với kinh tế Trung Quốc. (*) TS. Phạm Sỹ Thành là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES), Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. TS. Trương Minh Huy Vũ là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV, ĐHQG TPHCM. Việt Nam lệ thuộc hàng hóa Trung Quốc nhiều nhất Đông Nam Á Với vị trí địa lý liền kề và là một thị trường lớn, sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc đang là e ngại và thách thức lớn dành cho Việt Nam. Theo tham luận của tiến sĩ Nguyễn Đình Cung và Trần Toàn Thắng - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) gửi tới hội thảo “Dự báo kinh tế - xã hội phục vụ lập kế hoạch trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế” ngày 2/12, Việt Nam đang giữ vị trí cao nhất trong số các đối tác lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á (ASEAN) về mức độ phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu như thời điểm năm 2004, chỉ số phụ thuộc của ASEAN cao hơn của Việt Nam khoảng 16%, thì đến năm 2014, mọi việc đã đổi chiều khi chỉ số của Việt Nam cao hơn ASEAN
  • 13. 13 21,7%. Quan trọng hơn, sự việc này lại có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt với một số nhóm hàng như nguyên liệu dệt may, thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị cơ khí. Chuyên gia của CIEM đánh giá gia tăng sự phụ thuộc nhập khẩu tạo nên rào cản lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi đa dạng hóa thị trường và tận dụng các ưu đãi từ quá trình hội nhập. Hầu hết các hiệp định thương mại tự do hiện nay đều quy định tỷ lệ xuất xứ hàng hóa từ 30% trở lên, nếu cứ trông chờ vào nguồn cung từ Trung quốc, các doanh nghiệp trong nước khó có thể được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu vào các thị trường khác. Về xuất khẩu, mô hình tính toán của CIEM cho thấy Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thấp hơn mức trung bình của ASEAN, tuy nhiên từ 2008 trở lại đây, mức độ phụ thuộc có xu hướng đi lên. Đặc biệt, Việt Nam hầu như không điều chỉnh được nhiều về chỉ số phụ thuộc xuất khẩu trước những rủi ro địa chính trị khu vực đang xảy ra, khác với Philippines vốn cũng đang có những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc. “Philippines đã điều chỉnh cơ cấu thương mại với Trung Quốc nhanh hơn Việt Nam nhằm giảm sự phụ thuộc. Có tới 46 trong 93 ngành của nước này đã giảm hoặc không thay đổi phụ thuộc vào Trung Quốc, con số này của Việt Nam là 40 trên 94 ngành. Số ngành có sự phụ thuộc tăng nhanh trên 200% của Việt nam cũng lớn hơn của Philippines khá nhiều, số ngành được đánh giá là phụ thuộc từ mức trung bình đến rất cao cũng lớn gần gấp đôi so với Philippines”, báo cáo nêu. Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - tiến sĩ Lê Quốc Phương cũng cho hay kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, thể hiện qua con số nhập siêu không ngừng tăng qua các năm, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên đến 28,9 tỷ USD vào năm 2014, tăng 144 lần. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng ngày của các doanh nghiệp, chỉ 20% là hàng tiêu dùng. “Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp bản địa, có khả năng Việt Nam rơi vào hiệu ứng 'giải công nghiệp hóa' sớm khi chỉ xuất khẩu được sang Trung Quốc các hàng hóa dựa vào tài nguyên và nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo thành phẩm. Về lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất của Việt Nam dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”, ông Phương nhận xét. Nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu với Trung Quốc được vị này chỉ ra là do hệ thống chính sách định hướng, từ tỷ giá, lãi suất, đất đai, hệ thống động lực…, mà riêng hệ thống
  • 14. 14 chính sách đã làm cho cơ cấu kinh tế sai lệch, không khuyến khích sản xuất trong nước, làm các ngành công nghiệp luôn nằm ở đáy của chuỗi giá trị. Trong bối cảnh trên, các chuyên gia đã bàn tới các giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, lường trước khi căng thẳng địa chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và tranh chấp trên Biển Đông có thể xảy ra trong tương lai khiến Trung Quốc áp đặt những hạn chế trong quan hệ thương mại giữa hai nước. “Hiện nay, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Việt Nam, nếu Việt Nam không chủ động tìm thị trường mới thì sau khi tình hình xấu đi, kinh tế Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, tiến sĩ Lương Văn Khôi - Trưởng ban Kinh tế Thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia) nhận định. “Là một nước có độ mở thương mại cao, vai trò của thương mại với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là lớn. Do Trung quốc là một đối tác thương mại quan trọng, sự phụ thuộc của tăng trưởng vào thương mại có kéo theo sự phụ thuộc của tăng trưởng vào xuất và nhập khẩu với Trung Quốc hay không? Nếu có, Việt Nam có hy sinh tăng trưởng để giảm sự phụ thuộc?”, chuyên gia của CIEM nêu vấn đề. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Khôi, với tiến trình thỏa thuận và ký kết các hiệp định thương mại tự do với các đối tác khác ngoài Trung Quốc, trong tương lai gần, sự phụ thuộc vào thị trường này sẽ được cải thiện. Ông cho rằng Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra triển vọng thương mại tốt hơn với Việt Nam, giúp cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Vị này cũng khuyến nghị Chính phủ cần có chính sách kinh tế thương mại toàn diện để tận dụng những cơ hội từ các hiệp định thương mại mang lại và hạn chế những thách thức đối với nền kinh tế, trong đó chú trọng đến việc giảm nhập khẩu nhóm hàng trung gian, đặc biệt là nhóm hàng bán thành phẩm, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. (Mua hàng Trung Quốc là vì: Sản phẩm TQ không bán độc quyền, ai mua đủ số lượng là bán. Rất dể giao dịch chỉ cần giao dịch trên mạng. Tiếp thị trên mạng rất tốt. Còn hàng TQ kém chất lượng là do người mua đặt hàng loại rẽ kém chất lượng để cạnh tranh. Mua nguyên
  • 15. 15 liệu các nước khác khó hơn, rất khó tìm nhà cung cấp. Tìm nhà cung cấp ở Asian là khó rồi. Các công ty sản xuất nguyên liệu phù hợp cho Việt Nam đa số có nhà náy ở TQ)