SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP
6
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn: Vật lý
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề, chép đề)
(Đề chính thức) (Đề kiểm tra có 01 trang)
Chữ ký giáo viên
coi: .....................
Điểm: ................. Bằng chữ: .................................................Chữ ký giáo viên
chấm: ................. Nhận
xét: .......................................................................................................................................
Đề:
PHẦN I: (4,0 điểm) Khoanh tròn câu trả lời mà em cho là đúng.
C©u 1. Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao, người ta sử
dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất:
A. Kéo trực tiếp. B. Đòn bẩy.
C. Ròng rọc động. D. Mặt phẳng nghiêng..
Câu 2. Khi tăng nhiệt độ từ 00
C đến 40
C thì thể tích nước:
A. không thay đổi. B. giảm đi.
C. tăng lên. D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 3. Hiện tượng đông đặc của một vật xẩy ra khi:
A. nhiệt độ của vật bằng 00
C;
B. đưa vật vào tủ lạnh ngăn đá;
C. nhiệt độ của vật đạt đến nhiệt độ đông đặc của chất cấu thành vật thể
đó;
D. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?
A. 1000
C. B. 370
C. C. 420
C. D. 200
C.
Câu 5. Sự co dãn ....................... khi bị ngăn cản có thể gây ra ............................
A. vì nhiệt, những lực rất lớn. B. vì khí hậu, những lực rất nhỏ.
C. vì nhiệt, những lực rất nhỏ. D. vì khí hậu, những lực rất lớn.
Câu 6. Trong các nhiệt kế chất lỏng, người ta đã ứng dụng tính chất gì của chất lỏng để đo nhiệt
độ?
A. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ thay đồi.
B. Thể tích chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
C. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ không đổi.
D. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 7. : Ví dụ nào sau đây liên quan đến áp dụng hiện tượng đông đặc?
A. Mẹ nấu cơm. B. Em đốt nến thắp đèn trung
thu.
C. Mẹ đổ rau câu. D. Mẹ nướng bánh bông lan.
Câu 8. Nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi lần lượt là
A. 0 0
C và 100 0
C. B. -100 0
C và 100 0
C.
Họ và tên HS: ………………………
Lớp: ……..… SBD: ..….…………..
C. 0 0
C và 37 0
C. D. 37 0
C và 100 0
C.
PHẦN II. (6,0 điểm) Trả lời câu hỏi sau:
Câu 9. Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu
tố nào? Cho ví dụ tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố đó.
Câu 10. Hình bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ
theo thời gian của băng phiến trong quá trình đông đặc:
a. Băng phiến đông đặc ở nhiệt độ nào?
b. Ứng với các đoạn AB, BC, CD băng phiến tồn tại ở
những thể nào?
---HẾT---
PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP
6
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn: Vật lý
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề, chép đề)
(Đề dự bị) (Đề kiểm tra có 01 trang)
Chữ ký giáo viên
coi: .....................
Điểm: ................. Bằng chữ: .................................................Chữ ký giáo viên
chấm: ................. Nhận
xét: .......................................................................................................................................
Đề:
Câu 1. Sự co dãn ....................... khi bị ngăn cản có thể gây ra ............................
A. vì nhiệt, những lực rất nhỏ; B. vì khí hậu, những lực rất nhỏ;
C. vì nhiệt, những lực rất lớn; D. vì khí hậu, những lực rất lớn.
Câu 2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?
A. 1000
C. B. 420
C. C. 370
C. D. 200
C.
Câu 3. Nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi lần lượt là:
A. 0 0
C và 37 0
C; B. 0 0
C và 100 0
C;
C. 37 0
C và 100 0
C; D. -100 0
C và 100 0
C.
Câu 4. Khi tăng nhiệt độ từ 00
C đến 40
C thì thể tích nước:
A giảm đi; B. tăng lên;
C. không thay đổi; D. Cả 3 câu trên đều sai.
C©u 5. Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao, người ta sử
dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất?
A. Kéo trực tiếp. B. Ròng rọc động.
C. Đòn bẩy. D. Mặt phẳng nghiêng.
Câu 6. Trong các nhiệt kế chất lỏng, người ta đã ứng dụng tính chất gì của chất lỏng để đo nhiệt
độ?
A. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ thay đồi.
B. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ không đổi.
C. Thể tích chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
Họ và tên HS: ………………………
Lớp: ……..… SBD: ..….…………..
D. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 7. Hiện tượng đông đặc của một vật xẩy ra khi:
A. nhiệt độ của vật bằng 00
C;
B. đưa vật vào tủ lạnh ngăn đá;
C. nhiệt độ của vật đạt đến nhiệt độ đông đặc của chất cấu thành vật thể đó;
D. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 8. Ví dụ nào sau đây liên quan đến áp dụng hiện tượng đông đặc?
A. Mẹ đổ rau câu. B. Em đốt nến thắp đèn trung
thu.
C. Mẹ nấu cơm. D. Mẹ nướng bánh bông lan.
PHẦN II. (6,0 điểm) Trả lời câu hỏi sau:
Câu 9. Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu
tố nào?
Cho ví dụ tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố đó.
Câu 10. Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt
độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy quan sát
và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy?
b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao nhiêu phút?
c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào?
d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 8 nước đá tồn tại ở thể nào?
---HẾT---
PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn: Vật lý
(Đề chính thức)
(Đáp án có 01 trang)
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu (bài) Đáp án và hướng dẫn chấm Biểu điểm
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM
Các câu trả lời đúng
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Chọn C B C C A A C A
+ Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
4,0 điểm
II/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố: Nhiệt độ, gió và diện
tích mặt thoáng của chất lỏng.
- VD: 3 ví dụ tương ứng với ba yếu tố.
(Mỗi ví dụ 0,25 điểm)
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 10 a/ Băng phiến đông đặc ở nhiệt độ 800
C.
b/ - Ứng với đoạn AB Băng phiến tồn tại ở thể lỏng.
0,75 điểm
0,75 điểm
- Ứng với đoạn BC Băng phiến tồn tại ở thể lỏng và rắn.
- Ứng với đoạn CD Băng phiến tồn tại ở thể rắn.
0,75 điểm
0,75 điểm
* Làm tròn điểm :
- N,25 điểm làm tròn thành N,3.
- N,75 điểm làm tròn thành N,8.
- N,5 điểm giữ nguyên là N,5.
--------- HẾT ----------
PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn: Vật lý
(Đề dự bi)
(Đáp án có 01 trang)
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu (bài) Đáp án và hướng dẫn chấm Biểu điểm
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM
Các câu trả lời đúng
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Chọn C B B A B A C A
+ Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
4,0 điểm
II/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố: Nhiệt độ, gió và diện
tích mặt thoáng của chất lỏng.
- VD: 3 ví dụ tương ứng với ba yếu tố.
(Mỗi ví dụ 0,25 điểm)
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 10 a) Ở 00
C thì nước đá bắt đầu nóng chảy
b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài 3 phút (từ phút
thứ 2 đến phút thứ 5)
c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian
2 phút ( từ phút thứ 0 đến phút thứ 2)
d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 8 nước đá tồn tại ở thể lỏng.
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
* Làm tròn điểm :
- N,25 điểm làm tròn thành N,3.
- N,75 điểm làm tròn thành N,8.
- N,5 điểm giữ nguyên là N,5.
--------- HẾT ----------
Câu 10. 1,5 điểm
- Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp thì mặt
phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng.
- Nêu được ví dụ minh họa về 2 tác dụng dụng này của mặt phẳng nghiêng,
0,75 điểm
chẳng hạn như: Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg.
Với khối lượng như vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng
lên được sàn xe ôtô. Nhưng sử dụng mặt phẳng nghiêng, người công nhân dễ
dàng lăn chúng lên sàn xe.
0,75 điểm
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
ĐỀ SỐ 1:
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Câu 2. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau
B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên
A. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.
D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là
A. 100o
C B. 42o
C C. 37o
C D. 20o
C
Câu 5. Câu phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
B. Nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
C. Nhiệt kế kim loại thường dùng để đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.
D. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Câu 6. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng là
A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0o
C
B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000
C
C. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000
C
D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800
C
Câu 7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật tăng.
B. Thể tích của vật tăng.
C. Khối lượng của vật tăng.
D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng
Câu 8. Một quả cầu bằng sắt được nối bằng một sợi dây kim loại, đầu còn lại của sợi dây
gắn với một cán cầm cách nhiệt; một vòng khuyên bằng sắt được gắn với một cán cầm
cách nhiệt. Thả quả cầu qua vòng khuyên, khi quả cầu chưa được nung nóng, thì quả cầu
lọt khít qua vòng khuyên. Câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Khi quả cầu được nung nóng, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.
B. Khi quả cầu đang nóng được làm lạnh, thì quả cầu thả lọt qua vòng khuyên.
C. Khi nung nóng vòng khuyên thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.
D. Khi làm lạnh vòng khuyên, thì quả cầu không thả lọt qua vành khuyên.
Câu 9. Khi không khí đựng trong một bình kín nóng lên thì
A. khối lượng của không khí trong bình tăng.
B. thể tích của không khí trong bình tăng.
C. khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.
D. thể tích của không khí trong bình không thay đổi.
Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.
B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
Câu 11. Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn,
vì sao?
A. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn nên dãn nở nhanh.
B. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều.
C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.
D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành
trong và thành ngoài của cốc.
Câu 12. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì
A. khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.
B. khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
C. khối lượng của không khí nóng lớn hơn.
D. khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.
Câu 13. Cho nhiệt kế như hình 1. Giới hạn đo của nhiệt kế là
A. 500
C
B. 1200
C
C. từ -200
C đến 500
C
D. từ 00
C đến 1200
C
Câu 14. Cho nhiệt kế do nhiệt độ
trong phòng như hình 2. Nhiệt độ trong phòng lúc đó là
A. 210
C B. 220
C C. 230
C D. 240
C
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 15. Mô tả cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng?
Câu 16. Lấy vài cục nước đá từ tủ lạnh bỏ vào một cốc thủy tinh rồi
theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta thấy.
- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3 nhiệt độ của nước đá tăng từ -60
C đến -30
C.
- Từ phút thứ 3 đến phút thứ 6 nhiệt độ của nước đá tăng từ -30
C đến 00
C
Hình 1
Hình 2
- Từ phút thứ 6 đến phút thứ 9 nhiệt độ của nước đá ở 00
C
- Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước tăng từ 00
C đến 60
C
- Từ phút thứ 12 đến phút thứ 15 nhiệt độ của nước tăng từ 60
C đến 120
C
a. Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian?
b. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian?
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu
hỏi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp
án
D C A B B C B C D C D A A D
B. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 15. 1 điểm
Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đã đang
tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 00
C; nhúng bầu nhiệt
kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí
1000
C. Chia khoảng từ 00
C đến 1000
C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần
ứng với 10
C.
Câu 16: 2 điểm.
a. Bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian.
Thời gian (phút) 0 3 6 9 12 15
Nhiệt độ (0
)
-6
-3 0 0 6 12
b. Đường biểu diễn
ĐỀ SỐ 2:
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong bài
22: Nhiệt kế. nhiệt giai).
2.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Cho bảng 1 biểu thị độ tăng chiều dài của một số
thanh kim loại khác nhau có cùng chiều dài ban đầu 1m
khi nhiệt độ tăng lên 50o
C. Trong các cách sắp xếp các
chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng
là:
Nhôm 0,120 cm
Đ ngồ 0,086 cm
S tắ 0,060 cm
B ng 1ả
6
12
9
-6
-3
3
0
3 6 15129 18
Nhi t đ (ệ ộ 0
C)
Th i gian (phút)ờ
A. Nhôm, đồng, sắt
B. Sắt, đồng, nhôm
C. Sắt, nhôm, đồng
D. Đồng, nhôm, sắt
Câu 2. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng là
A. Nhiệt độ nước đá đang tan là 0o
C
B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000
C
C. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 600
C
D. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 370
C
Câu 3. Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn, do đó trong thực tế khi
lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để
A. dễ uốn cong đường ray.
B. tiết kiệm thanh ray.
C. dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế.
D. tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng.
Câu 4. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng
A. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
C. dãn nở vì nhiệt của chất khí.
D. dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 5. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20o
C đến 50o
C thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3
. Hỏi
2000cm3
nước ban đầu ở 20o
C khi được đun nóng tới 50o
C thì sẽ có thể tích bao nhiêu?
A. 20,4 cm3
B. 2010,2 cm3
C. 2020,4 cm3
D. 20400
cm3
Câu 6. Quan sát nhiệt kế hình 1, hãy chỉ
ra kết luận không đúng trong các kết luận
sau:
A. Giới hạn đo của nhiệt kế là 500
C
B. Giới hạn đo của nhiệt kế là 1200
F
C. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 20
C
D. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 10
F
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau
Câu 7. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt
kế y tế?
Câu 8. Một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao
su, xuyên qua nút là một thanh thuỷ tinh hình chữ L (hình trụ, hở hai
đầu). Giữa ống thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình 2.
Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ đó
có nhận xét gì?
Câu 9. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn
sóng?
Hình 1
Hình 2
Câu 10. Khi đun nước một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời
gian và thu được kết quả như sau:
- Sau 2 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 200
Cđến 250
C
- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 310
C
- Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 400
C
- Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 450
C
Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước thời gian?
2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu
hỏi
1 2 3 4 5 6
Đáp án B C D A C D
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7. 2 điểm
Ứng dụng của một số nhiệt kế:
- Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt
không khí, nhiệt độ nước.
- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
- Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 8. 2 điểm
- Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước
màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong
bình nở ra khi nóng lên.
- Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động
vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh
đi.
1 điểm
1 điểm
Câu 9. 1,5 điểm
Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm
tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện
tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.
1,5 điểm
Câu 10. 1,5 điểm
Lập được bảng sau
Thời gian (phút) 0 2 5 10 12
Nhiệt độ (0
C) 20 25 31 40 45
1,5 điểm
II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 (Thời gian làm bài 45 phút)
1. ĐỀ SỐ 1:
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3
một số chất lỏng khi nhiệt độ
tăng lên 50o
C. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì
nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là:
A. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân
R uượ 58 cm3
Thu ngânỷ 9 cm3
D u hoầ ả 55 cm3
B. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân
D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa
Câu 2. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang
sôi là
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế y tế
C. Nhiệt kế rượu
D. Nhiệt kế dầu
Câu 3. Khi nói về nhiệt độ, kết luận không đúng là
A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0o
C
B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000
C
C. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000
C
D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800
C
Câu 4. Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thì
A. nhiệt độ của băng phiến tăng.
B. nhiệt độ của băng phiến giảm.
C. nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
D. nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm
Câu 5. Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.
B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác
C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.
D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 6. Khi nói về nhiệt độ sôi, câu kết luận đúng là
A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm.
B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.
D. Khối lượng của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.
Câu 7. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng
A. đổi hướng của lực kéo.
B. giảm độ lớn của lực kéo.
C. thay đổi trọng lượng của vật.
D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
Câu 8. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?
A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Câu 9. Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt.
B. Ngọn nến đang cháy.
C. Cục nước đá để ngoài nắng.
D. Ngọn đèn dầu đang cháy.
Hình 1
F
Câu 10. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải
A. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác
động.
B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt
thoáng.
C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích
mặt thoáng.
D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho
gió tác động.
Câu 11. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì
A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi.
B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm.
C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên.
D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi.
Câu 12. Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt
nước bám vào thành ngoài của cốc, điều đó chứng tỏ
A. hơi nước trong không khí xung quanh cốc nước đá gặp lạnh ngưng tụ thành nước
và bám vào thành cốc.
B. nước trong cốc lạnh hơn môi trường bên ngoài thành cốc nên nước trong cốc bị
co lại và thấm ra ngoài thành cốc.
C. khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài cốc nước khác nhau thì sự giãn nở vì nhiệt
của cốc ở bên trong và bên ngoài thành cốc khác nhau nên nước thấm ra ngoài thành cốc.
D. cốc bị dạn, nứt rất nhỏ mà ta không nhìn thấy được nên nước trong cốc đã thấm
qua chỗ dạn, nứt ra ngoài thành cốc.
Câu 13. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để
A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.
B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.
C. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D. đỡ tốn diện tích đất trồng.
Câu 14. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:
A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi dưới đây
Câu 15. Mô tả hiện tượng sôi của nước?
Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt
độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16
Nhiệt độ (0
C) -6 -3 0 0 0 3 6 9
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu
hỏi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp
án
B A C C B A D B A D B A C D
B. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 15. 1 điểm
Khi tăng nhiệt độ của nước, sau một thời gian ta thấy có hơi nước
bay lên trên bề mặt của nước và dưới đáy bình xuất hiện những bọt khí
nhỏ ngày càng to dần rồi nổi lên mặt nước và vỡ ra. Khi nhiệt độ của
nước đến 100o
C (hoặc gần đến 1000
C đối với vùng núi cao) thì mặt
nước xáo động mạnh, rất nhiều hơi nước bay lên và các bọt khí nổi lên,
nước sôi sùng sục và nhiệt độ không tăng lên nữa. Nhiệt độ này gọi là
nhiệt độ sôi của nước..
1 điểm
Câu 16. 2 điểm
a. Vẽ đường biểu diễn.
(hình vẽ)
b. Từ phút thứ 6 đến phút
thứ 10 nước đá nóng chảy
ở nhiệt độ 00
C.
1,5 điểm
0,5 điểm
2. ĐỀ SỐ 2
2.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3
một số chất lỏng khi nhiệt độ
tăng lên 50o
C. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì
nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách sắp xếp đúng là:
A. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu
B. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân
C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân
D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa
Câu 2. Trong các kết luận sau, kết luận không đúng là
A. Chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì.
B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
D. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi?
A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
B. Các bọt khí nổi lên.
C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra.
D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.
Câu 4. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi
R uượ 58 cm3
Thu ngânỷ 9 cm3
D u hoầ ả 55 cm3
B ng 1ả
3
9
6
-6
0
-3
2 4 1086 12
Nhi t đ (ệ ộ 0
C)
Th i gian (phút)ờ14 16
12
15
A. nước trong cốc càng nhiều.
B. nước trong cốc càng ít.
C. nước trong cốc càng lạnh.
D. nước trong cốc càng nóng.
Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, đòn bẩy không được dùng trong trường hợp nào?
A. Kim đồng hồ. B. Cân đòn.
C. Xẻng xúc đất. D. Kéo cắt kim loại.
Câu 6. Các bình ở hình vẽ đều chứa cùng một lượng nước
và được đặt trong cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới
đây là đúng?
A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất.
B. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất.
C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C nhanh nhất.
D. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau.
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau:
Câu 7. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn?
Câu 8. Mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến?
Câu 9. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Câu 10. Theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy:
- Trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 900
C xuống 800
C.
- Trong 10 phút sau nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
- Trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 800
C xuống 700
C.
a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.
b. Đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào?
c. Các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?
2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu
hỏi
1 2 3 4 5 6
Đáp án B A D C A B
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7. 2 điểm
Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn:
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là
nhiệt độ nóng chảy.
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 8. 1.5 điểm.
Khi đun nóng băng phiến nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đến nhiệt
độ 80o
C thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong
suốt thời gian này, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80o
C), nhiệt độ
này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng
1,5 điểm
5 10 15 20
Th i gianờ (phút)
90
80
70
Nhi t đ (ệ ộ 0
C))
A
B C
D
Hình 1
phiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn
sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy
Câu 9. 1.5 điểm.
Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm
xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những
giọt nước đọng trên lá cây
1,5 điểm
Câu 10. 2 điểm
a. Đường biểu diễn (hình vẽ).
b. Đoạn BC nằm ngang ứng với quả trình đông đặc của băng phiến.
c. Các đoạn AB, CD ứng với quá trình tỏa nhiệt của băng phiến
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ HỌC KÌ 2 LỚP 6
Chương I. Cơ học
A) Lý thuyết :
+ Ròng rọc cố định: Giúp ta thay đổi phương của lực kéo.
+ Ròng rọc động: Giúp ta làm giảm cường độ của lực kéo vật lên (< trọng lượng của vật)
+ Palăng: Hệ thống bao gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, nó giúp ta vừa có thể
làm giảm lực kéo vật lên vừa có thể làm thay đổi phương của lực kéo.
B) Bài tập ví dụ:
Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất
các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực
kéo F = 100N.Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể.
*2 Hướng dẫn trả lời:
VìP = 16N lần, nên phải dùng 8 ròng rọc động và 8 ròng rọc cố định.
Chương II. Nhiệt học
I)Sự nở vì nhiệt của các chất
A) Lý thuyết :
- Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí đều nở vì nhiệt giống
nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
- Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất: Chế tạo ra băng kép dùng đóng, ngắt
mạch điện tự động.
B Bài tập ví dụ:
Bài tập 18.10/SBT.tr58: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh
định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
HD trả lời: Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc
ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra.
Bài tập 21.1/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại
ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
0
HD trả lời: Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút
ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật
nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích
nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng nút lại.
Bài tập 21.2/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ
hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
HD trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc
với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên
và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị
vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời
nên cốc không bị vỡ.
II.) Nhiệt kế, nhiệt giai
A) Lý thuyết
- Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
- Nhiệt giai là thang đo nhiệt độ. Nhiệt giai thường dùng là nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai
Farenhai
+ Nhiệt giai Xenxiút: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0o
C, hơi nước đang sôi là 100o
C
+ Nhiệt giai Farenhai: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32o
F, của hơi nước đang sôi là
212o
F.
+ Khoảng 1o
C ứng với khoảng 1,8o
F
B Bài tập ví dụ:
1. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy, có tác dụng gì ?
Trả lời: Trong ống quản ở gần bầu nhiệt kế có một chỗ thắt. Chỗ thắt này có tác dụng
ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống khi đưa bầu nhiệt kế ra khỏi cơ thể.
2. Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu)
đều nóng lên. Tại sao thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh?
Trả lời: Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh.
3. Tại sao bảng nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350
C và trên 420
C.
Trả lời: Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 350
C đến 420
C.
4. Hai nhiệt kế có cùng bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có
tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân
trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
Trả lời: Không. Vì thể tích thuỷ ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống
thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn.
6. Hãy kể một số loại nhiệt kế mà em biết? Những nhiệt kế đó thường dùng để đo gì?
Trả lời: Nhiệt kế y tế-dùng để đo nhiệt độ cơ thể. Nhiệt kế rượu-dùng để đo nhiệt độ khí
quyển. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
7. So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí?
Trả lời:
• Giống nhau: Các chất rắn, chất lỏng, chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh
đi.
• Khác nhau:
- Các chất rắn và chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Còn các chất khí khác
nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
8. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi
nước đang sôi là bao nhiêu?
Trả lời: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320
F, nhiệt độ của hơi
nước đang sôi là 2120
F.
9. Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi
nước đang sôi là bao nhiêu?
Trả lời: Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00
C, nhiệt độ của hơi
nước đang sôi là 1000
C.
10. Đổi o
C sang o
F:
a/ 70o
C=?o
F b/ 85o
C=?o
F
Giải:
a/ 70o
C = 0o
C + 70o
C b/ 85o
C = 0o
C + 85o
C
70o
C = 32o
F + (70 x 1,80
F) 85o
C = 32o
F + (85 x 1,80
F)
70o
C = 32o
F + 1260
F 85o
C = 32o
F + 1530
F
70o
C = 158o
F 85o
C = 1850
F
11. Đổi o
F sang o
C:
a/ 176o
F =?o
C b/ 104o
F=?o
C
Giải:
a/ 176o
F = 32o
F + 144o
F b/ 104o
F = 32o
F + 72o
F
176o
F = 0o
C + (144o
F : 1,8) 104o
F = 0o
C + (72o
F : 1,8)
176o
F = 0o
C + 80o
C 104o
F = 0o
C + 40o
C
176o
F = 80o
C 104o
F = 40o
C
12. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện nào?
Trả lời: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất
III) Sự nóng chảy, sự đông đặc.
A) Lý thuyết
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể
rắn gọi là sự đông đặc.
- Các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định.
- Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
B Bài tập ví dụ:
BT 1 (BT24-25.4/SBT.tr73): Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy
tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:
Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (o
C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20
1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
2. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?
BT 2 (BT24-25.6/SBT.tr73,74):
Hình dưới vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất
rắn.
1. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy?
2. Chất rắn này là chất gì?
3. Để đưa chất rắn từ 60o
C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?
5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?
6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
BÀI TẬP TỔNG HỢP
I. Bài tập trắc nghiệm:
1. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng.
B. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng của chất.
C. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
D. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của các chất.
2. Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3
chất ấy.
B. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau.
C. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau.
D. Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi.
3. Trong các nhận xét sau đây, khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì nhận xét
nào là sai?
A. Có thể tích khác nhau B. Có khối lượng khác nhau
C. Có khối lượng riêng khác nhau D. Có trọng lượng khác nhau
4. Chọn câu trả lời đúng: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên một vật ta
dùng những dụng cụ nào sau đây?
A. Một cái cân và một lực kế B. Một cái cân, một lực kế và một bình
chia độ
C. Một lực kế và một bình chia độ D. Một bình chia độ và một cái cân
5. Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực như thế nào?
A. Lực lớn hơn trọng lượng của vật B. Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng
của vật
C. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật D. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng
của vật
6. Chọn kết luận đúng: Khi dùng các máy cơ đơn giản ta có thể kéo vật nặng lên cao một
cách dễ dàng, vì:
A. Tư thế đứng của ta vững vàng và chắc chắn hơn
B. Máy cơ đơn giản tạo ra được lực kéo lớn
C. Ta có thể kết hợp được một phần lực của cơ thể
D. Lực kéo của ta có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật
7. Chọn kết luận đúng: Máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổi lực về:
A. Điểm đặt B. Điểm đặt, hương, chiều C. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn
D. Độ lớn
8. Chọn kết luận sai:
A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau
B. Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt
C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
D. Khi co dãn vì nhiệt, cắc chất rắn có thể gây ra lực lớn
9. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn.
A. Khối lượng của vật tăng B. Thể tích của vật giảm
C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Thể tích của vật tăng
10. Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp
bằng cách nào sau đây?
A. Hơ nóng cổ chai B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai
C. Hơ nóng đáy chai D. Hơ nóng nắp chai
11. Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi?
A. Tăng lên hoặc giảm xuống B. Tăng lên C. Giảm xuống D. Không
thay đổi
12. Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?
A. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ B. Để tiết kiệm đinh
C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt D. Cả A- B và C đều đúng
13. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng?
A. Để dễ thoát nước B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
14. Chọn phát biểu sai:
A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt
khác nhau
C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt
giống nhau
15. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
A. Làm bếp bị đẹ nặng B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài
C. Tốn chất đốt D. Lâu sôi
16. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng
chất lỏng?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm D. Khối lượng của chất lỏng tăng
17. Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất
lỏng?
A. Thể tích của chất lỏng giảm B. Khối lượng của chất lỏng không đổi
C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
18. Chọn câu trả lời đúng: Tại 40
C nước có:
A. Trọng lượng riêng lớn nhất B. Thể tích lớn nhất
C. Trọng lượng riêng nhỏ nhất D. Khối lượng lớn nhất
19. Chọn câu trả lời chưa chính xác:
A. Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra B. Nước co dãn vì nhiệt
C. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại D. Ở 00
C nước sẽ đóng băng
20. Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất?
A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Dãn nở như nhau
21. Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?
A. Thể rắn B. Thể lỏng C. Thể hơi D. Khối lượng riêng ở cả 3 thể
giống nhau
22. Ở điều kiện bình thường, nhận xét nào sau đây là sai?
A. Nước có thể là chất lỏng, rắn hoặc khí B. Không khí, ôxi, nitơ là chất khí
C. Rượu, nước, thuỷ ngân là chất lỏng D. Đồng, sắt, chì là chất rắn
23. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng
lại phòng lên như cũ?
A. Vì võ quả bóng gặp nóng nên nở ra B. Vì nước nóng thấm vào trong
quả bóng
C. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt D. Vì võ quả bóng co lại
24. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được cấu tạo bằng:
A. Một thanh đồng và một thanh sắt B. Hai thanh kim loại khác nhau
C. Một thanh đồng và một thanh nhôm D. Một thanh nhôm và một thanh sắt
25. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng:
A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau B. Chất rắn nở ra khi
nóng lên
C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau D. Chất rắn co lại khi
lạnh đi
26. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh
ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?
A. Để tiết kiệm thanh ray B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì
nhiệt
C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt D. Để dễ uốn cong đường ray
27. Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng:
A. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. dãn nở vì nhiệt của chất khí D. dãn nở vì nhiệt của các chất
28. Chọn kết luận sai:
A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của người
B. Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí trong phòng
C. Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo của một lò luyện kim
D. Nhiệt kế kim loại dùng để đo nhiệt độ của bàn là
29. Hai nhiệt kế thuỷ ngân có óng quản giống nhau nhưng bầu to nhỏ khác nhau. Mực
thuỷ ngân đang ở mức ngang nhau, nhúng chúng vào một cốc nước nóng thì:
A. Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một nhiệt độ
B. Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một độ cao
C. Mực thuỷ ngân của nhiệt kế có bầu lớn dâng lên cao hơn
D. Nhiệt kế có bầu lớn cho kết quả chính xác hơn
30. Chọn câu trả lời đúng: Nhiệt kế y tế dùng để đo:
A. Nhiệt độ của nước đá B. Thân nhiệt của người
C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi D. Nhiệt độ của môi trường
31. Chọn câu trả lời sai: Thân nhiệt của người bình thường là:
A. 370
C B. 690
F C. 310 K D. 98,60
F
32. Hãy tính 1000
F bằng bao nhiêu 0
C?
A. 500
C B. 320
C C.180
C D. 37,770
C
33. Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây?
A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng
C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn
34. Trường hợp nào cục nước đá tan nhanh hơn khi được thả vào:
A. Nước ở nhiệt độ 300
C B. Nước ở nhiệt độ 00
C
C. Nước ở nhiệt độ -300
C D. Nước ở nhiệt độ 100
C
35. Chọn câu trả lời đúng:
Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào?
A. Hoá hơi và ngưng tụ B. Nóng chảy và đông đặc
C. Nung nóng D. Tất cả các câu trên đều sai
36. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng đông đặc là hiện tượng:
A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng
C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn
37. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình ngược nhau
B. Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình giống hệt nhau
C. Cả A và B đều sai D. Cả A và B đều đúng
38. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?
A. Chất lỏng biến thành hơi B. Chất rắn biến thành chất khí
C. Chất khí biến thành chất lỏng D. Chất lỏng biến thành chất rắn
39. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:
A. Mặt thoáng lọ càng nhỏ B. Lọ càng nhỏ
C. Lọ càng lớn D. Mặt thoáng lọ càng lớn
40. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:
A. Nhiệt độ càng cao và gió càng yếu B. Nhiệt độ càng thấp và gió càng yếu
C. Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh D. Nhiệt độ càng thấp và gió càng
mạnh
41. Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lí nào?
A. Đông đặc B. Bay hơi C. Ngưng tụ D. Cả A- B và C đều
đúng
42. Các loại cây trên sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai để:
A. Hạn chế bốc hơi nước B. Vì thiếu nước
C. Đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá D. Vì đất khô cằn
43. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng:
A. Chất khí biến thành chất lỏng B. Chất lỏng biến thành chất khí
C. Chất rắn biến thành chất khí D. Chất lỏng biến thành chất rắn
44. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước. Tại sao?
A. Do nước thấm ra ngoài B. Do hơi nước không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lại
C. Do không khí bám vào D. Do nước bốc hơi ra và bám ra ngoài
45. Tại sao về mùa lạnh, ta thường thở ra “khói”?
A. Do hơi nước ngưng tụ lại B. Do trong không khí có hơi nước
C. Do hơi thở ra nóng hơn D. Do hơi ta thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên
ngưng tụ
46. Sương động trên cây cối vào ban đêm, nguyên nhân từ đâu?
A. Do ban đêm có mưa B. Do sự bay hơi của nước ở xung quanh
A. Do ban đêm trời lạnh D. Do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí
47. Các đám mây hình thành la do:
A. Nước bốc hơi B. Hơi nước ngưng tụ
C. Khói D. Nước bốc hơi bay lên cao gặp hơi lạnh ngưng tụ thành mây
48. Hiện tượng các giọt sương đọng lại trên lá trong các buổi sáng liên quan đến hiện
tượng:
A. ngưng tụ B. đông đặc C. bay hơi D. nóng chảy
49. Chưng cất nước hoặc chưng cất rượu là ứng dụng vào các hiện tượng vật lí nào?
A. nóng chảy B. đông đặc C. bay hơi và ngưng tụ D. bay hơi
50. Khi chất lỏng sôi, hiện tượng nào sau đây là đúng?
A. Sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng B. Sự bay hơi xảy ra trong lòng chất lỏng
C. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng
D. Sự bay hơi của các bọt khí vỡ ra trên mặt thoáng.
51. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì?
A. Tăng dần lên B. Không thay đổi C. Giảm dần đi D. Có lúc tăng, có lúc giảm
52. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng D. Nước trong cốc càng lạnh
53. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá B. sương mù C. hơi nước D. mây
54. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Đúc một cái chuông đồng B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước
55. Trong các so sánh sau đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng hơn nhiệt độ đông đặc
II. Bài tập tự luận:
Câu 1: Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng, chất khí?
Ví dụ và ứng dụng trong thực tế ở từng loại
Câu 4: Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất
khí?
Câu 5: Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất
khí?
Câu 6: Em hãy nêu kết luận về sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ và ứng dụng trong
thực tế?
Câu 7: Em hãy nêu kết luận về sự bay hơi và sự ngưng tụ? lấy ví dụ và ứng dụng trong
thực tế?
R nắ
L ngỏ Khí
Bay h iơ
Ng ng tư ụ
Câu 8: Em hãy so sánh sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ?
Câu 9: Em hãy so sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ? Lấy ví dụ?
Câu 10: Tính ra 0
C và 0
F trong các nhiệt độ sau:
a. 370
C b. 860
F c. 450
C d. 1260
F
Gợi ý trả lời bài tập tự luận:
Câu 1: Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau co dãn vì
nhiệt khác nhau. Ví dụ: quả cầu bằng thép khi đốt nóng thì thể tích của nó tăng lên.
Vận dụng: gắn các đường ray của xe lửa. làm cầu. làm tôn lợp nhà ...
Câu 2: Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau co dãn
vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: khi đun nước nếu ta đỗ đầy nước thì khi sôi nó sẽ tràn ra ngoài,
…
Vận dụng: để ta đóng các chai nước ngọt không quá đầy, nấu nước không nên đỗ thật
đầy,…
Câu 3: Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau co dãn vì
nhiệt giống nhau. Ví dụ: khi quả cầu bị dẹp ta để vào trong cốc nước nóng thì nó sẽ phìn
ra.
Vận dụng:
Câu 4: - Giống nhau: các chất rắn và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Khác nhau: + Chất rắn khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.
+ Chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau,
chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Câu 5: - Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Khác nhau: + Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.
+ Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau,
chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Câu 6: -Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng
sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó
gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.
Nóng chảy (ở nhiệt độ xác định)
Đông đặc (ở nhiệt độ xác định)
Ví dụ: Đúc tượng bằng đồng, chuông đồng, rèn dao, cuốc…
Câu 7: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang
thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích của mặt
thoáng của chất lỏng.
Ví dụ: Vận dụng sự bay hơi và sự ngưng tụ để người ta chưng cất rượu, nước, …
Câu 8: So sánh sự nóng chảy và sự đông đặc:
- giống nhau: Đối với một chất nhất định thì nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ nóng chảy
bằng nhau.
- Khác nhau: + Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
+ Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn.
- Ví dụ: Đốt nóng băng phiến thì băng phiền sẽ nóng chảy còn khi ta để nó nguội thì nó sẽ
đông đặc.
Câu 9: So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ:
Sự bay hơi sự ngưng tụ
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
bay hơi. gọi là sự ngưng tụ
Ví dụ: ta nấu nước nóng thì hơi nước được bốc Ví dụ: ban ngày hơi nước bốc lên
ban
đêm gặp hơi lạnh ngưng tụ lai thành các giọt sương động lại trên các lá cây.
Câu 10:
a. 370
C = 00
C + 370
C b. 860
F = (860
F – 320
F) : 1,8
= 320
F + 37 . 1,80
F = 540
F : 1,8
= 320
F + 66,60
F = 98,60
F = 300
C
Câu c và d làm tương tự như câu a và b
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 - MÔN VẬT LÝ 6
A. LÝ THUYẾT:
BÀI 16: RÒNG RỌC
Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Ứng dụng: dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,…
BÀI 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)
Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn
Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa
Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,…
BÀI 2. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt
>nước)
Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Đun ấm đầy sẽ bị tràn nước
Không đóng chai nước ngọt thật đầy,…
BÀI 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí:
Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên.
Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ
Chú ý:
- Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên ,khối lượng(m),
trọng lượng (P) của chúng không đổi vì vậy khối lượng riêng(D),trọng lượng riêng(d) đều
giảm
- Khi lạnh thì ngược lại.
- Riêng chất khí nếu đựng trong bình kín thì dù làm lạnh hay nóng thì V,m, d, D của
chúng vẫn không thay đổi
BÀI 4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT:
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để
không gây hư hỏng đường ray…
- Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại.
Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn
Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn
+ Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt
bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép
- Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
Áp dụng: ví dụ về các loại băng kép được ứng dụng trong đời sống và khoa học kĩ thuật
- Băng kép có trong bàn là điện
BÀI 5. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI:
- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều
loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…
+ Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
+ Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản
+ Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)
- Trong nhiệt giai Xenxiút:
Nhiệt độ nước đá đang tan là 0o
C. Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 100o
C.
- Trong nhiệt giai Farenhai:
Nhiệt độ nước đá đang tan là 32o
F. Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212o
F.
- Trong nhiệt giai Kenvin:
Nhiệt độ nước đá đang tan là 273K. Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 373K.
BÀI 6. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC:
– Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
– Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
Đặc điểm:
- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là
nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi
Ứng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép…
BÀI 7. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ:
− Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
− Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Đặc điểm:
- Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của
chất lỏng.
- Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng
B. BÀI TẬP:
1. Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ?
( nêu rõ các quá trình chuyển thể)
2. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó.
Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 10640
C; 2320
C; 9600
C.
3. Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, nóng chảy, đông đặc.
4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước
biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào?Tại sao?
5. Tại sao người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ?
6. Tại sao ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng
nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?
7. Dựa vào dường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất chưa xác
định tên để trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào?
b) Thời gian nóng chảy kéo dài bao nhiêu phút?
c) Xác định tên của chất này.
Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của một số chất: băng phiến, nước, thủy ngân lần lượt là:
800
C; 00
C; -390
C.
d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể nào?
ĐÁP ÁN
1. Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung
Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng
đồng)
2. Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 2320
C, kẽm nóng chảy, thu kẽm nguyên chất (thể
lỏng).
Tiếp tục đun đến 9600
C, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất( thể lỏng)
Sau khi thu được kẽm và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun
đến 10640
C để lấy vàng lỏng.
3. Ví dụ về hiện tượng nóng chảy : 1 que kem đang tan, 1 cục nước đá để ngoài trời nắng,
đốt nóng 1 ngọn nến,…
Ví dụ về hiện tượng đông đặc: đặt 1 lon nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước đóng thành
băng,…
Ví dụ về hiện tượng bay hơi: phơi quần áo, nước mưa trên đường biến mất khi Mặt trời
xuất hiện,…
Ví dụ về hiện tượng ngưng tụ: sự tạo thành mây, sương mù,…
4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước
biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết đầy nắng và gió.
Vì tốc độ bay hơi của chất lỏng ngoài phụ thuộc diện tích mặt thoáng còn phụ thuộc nhiệt
độ và gió.
5. Người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ vì đó là nhiệt độ xác
định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan.
6. Ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế
rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển vì: nhiệt độ đông đặc
của rượu ở -1170
C trong khi nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -390
C, khi nhiệt độ khí
quyển xuống dưới -390
C thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ; còn nhiệt
kế rượu vẫn bình thường và có thể đo tiếp nhiệt độ của khí quyển.
7. a) Chất này nóng chảy ở 00
C
b) Thời gian nóng chảy kéo dài trong 5 phút
c) Xác định tên của chất này: nước đá
d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể rắn.
B/ CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG
1) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách
nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình
2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy?
3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
7) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc
thuỷ tinh mỏng?
8) Hai nhiệt kế thuỷ ngân có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ
tinh có tiết diện khác nhau, khi đặt cả hai nhiệt kệ này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ
ngân trong 2 ống có dâng lên cao như nhau hay không? Tại sao?
9) Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để
đo nhiệt độ của không khí?
10) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh
11) Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2
thanh ray?
12) Một quả cầu bằng nhôm, bị kẹt trong một vòng bằng sắt. để tách quả cầu ra khỏi vòng
thì một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi các này có thể tách quả cầu ra
được hay không? Tại sao?
13) Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được
bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem hình
bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao?
14) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá
15) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm
16) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì
không cạn
17) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một
thời gian, mặt gương lại sáng trở lại
18) Tại sao máy sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?
C/ MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Hãy đổi các giá trị sau từ 0C sang 0F
200C, 250C, 300C, 370C, 420C, 500C, 600C; 00C; -50C; -250C
Bài 2: Hãy sắp xếp các giá trị nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần
100C; 600F; 370C; 50C; 200F; 800F
Bài 3: Hãy đổi các giá trị sau từ 0F sang 0C
250F, 800F, 1370F, 00F, -50F; -250F
Bài 4: Nguời ta đo thể tích của môt khối lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết
quả sau:
Nhiệt độ (0
C) 0 20 50 80 100
Thể tích (lít) 2,00 2,14 2,36 2,60 2,72
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng
của đường này
- Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 100C
- Trục thẳng đứng là trục thể tích: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 0,2 lít
Bài 5: Ta có bảng theo dõi nhiệt độ như sau:
Thời gian
(giờ)
7 9 10 12 16 18
Nhiệt độ (0
C) 250 270 290 310 300 290
a) Nhiệt độ thấp nhất (theo bảng) là lúc mấy giờ? Nhiệt độ cao nhất là lúc mấy giờ
b) Từ bảng trên hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ với 2 trục: trục thẳng đứng chỉ
nhiệt độ, trục nằm ngang chỉ thời gian
Bài 6: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ
của nước đá, người ta lập được bảng sau đây
Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (0
C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?
Bài 7: Hãy quan sát nhiệt kế sau đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế
Bài 8: Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của bằng của băng phiến khi bị
đun nóng rồi sau đó để nguội.
Thời
gian
(phút)
0 2 4 5 7 10 12 13 16 18 20 22
Nhiệt
độ
(0
C)
50 65 75 80 80 90 85 80 80 75 70 60
a) Hãy vẽ đường biểu sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến?
b) Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ?
c) Từ phút thứ bao nhiêu băng phiến này nóng chảy?
d) Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút?
e) Sự đông đặc bắt đầu ở phút thứ mấy? ở nhiệt độ bao nhiêu?
f) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
g) Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến tăng, trong những
khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến giảm
BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II
A. Traéc nghieäm.
Haõy khoanh troøn vaøo chöõ caùi ñöùng ñaàu caâu traû lôøi ñuùng nhaát cho caùc
caâu sau:
1.Máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng là:
A. ròng rọc cố định. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng D. ròng rọc
động.
2. Khi làm lạnh một vật rắn thì:
A.thể tích và khối lượng của vật tăng. B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm.
C. thể tích tăng và khối lượng không đổi. D. khối lượng riêng của vật tăng.
3. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì :
A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. cả khối lượng và trọng lượng điều tăng. D. trọng lượng của chất lỏng tăng.
4. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì:
A. khối lượng của chất lỏng tăng.
B. thể tích của chất lỏng tăng.
C. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm.
D. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng.
5.Khi làm nóng một lượng chất khí thì:
A. khối lượng riêng chất khí không đổi. C. khối lượng riêng của chất khí giảm.
B. khối lượng riêng lúc đầu giảm,sau tăng. D. khối lượng riêng của chất khí tăng.
6.Trong các câu sau, câu phát biểu sai là:
A. chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi.
D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
7.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là:
A. rắn, lỏng, khí . B. rắn, khí, lỏng. C. khí, lỏng, rắn. D. khí, rắn, lỏng.
8.Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tắc :
A. sự nở vì nhiệt của chất rắn. C. sự nở vì nhiệt của chất khí.
B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng. D. sự nở vì nhiệt của các chất.
9.khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do là để :
A. tiết kiệm đinh B. tôn không bị thủng nhiều lỗ.
C. tiết kiệm thời gian đóng. D. tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.
10.Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta sẽ :
A. hơ nóng nút. B. hơ nóng cổ lọ. C. hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. hơ nóng đáy lọ.
11. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra.
B. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên.
C. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra.
D. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn.
12.Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì:
A. không thể hàn 2 thanh ray lại được. C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. D.chiều dài thanh ray không đủ.
13. Nhiệt kế dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi là:
A. nhiệt kế dầu . C. nhiệt kế thủy ngân.
B. nhiệt kế rượu . D.nhiệt kế dầu công nghệ pha màu.
14 . Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là :
A.100o
C B. 42o
C C. 37o
C D. 20o
C
15. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng là vì:
A.răng dễ bị sâu. B.răng dễ bị nứt. C. răng dễ vỡ. D. răng dễ rụng.
16. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của cơ thể người là:
A. nhiệt kế thủy ngân C. nhiệt kế rượu.
B. nhiệt kế dầu D. nhiệt kế y tế.
17.Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra là vì:
A. chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao. C. khâu co dãn vì nhiệt.
B. chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao. D. một lí do khác.
18.Chất lỏng không được dùng để chế tạo nhiệt kế là:
A. thủy ngân. B. rượu pha màu đỏ.
C. nước pha màu đỏ. D. dầu công nghệ pha màu đỏ.
19.Khi đưa nhiệt độ của thanh đồng từ 30o
C xuống 5o
C, thanh đồng sẽ:
A. co lại. B. nở ra. C. giảm khối lượng. D. tăng thể tích.
20. Cho nhiệt kế như hình . Giới hạn đo của nhiệt kế là:
A. 500
C.
B. 1200
C.
C. từ -200
C đến 500
C.
D. từ 00
C đến 1200
C.
B. Câu hỏi điền khuyết
1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải
…………… vòng kim loại để nó ………, hoặc ta phải …………… quả cầu để nó
…………
a. Khi nung nóng ………… quả cầu tăng lên, ngược lại ………… của nó sẽ …………
khi …………
b. Chất rắn ……… khi nóng lên, co lại khi ………
c. Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, ………… tăng lên đột ngột làm thủy tinh
……… đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.
d. Các chất rắn khác nhau thì ……………… khác nhau.
2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm vì khi đun ………… tăng lên làm cho nước
trong ấm ……… và nước sẽ bị …… ra ngoài.
b. Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ
nhiệt độ có thể ………… làm cho nước ngọt nở ra, nếu đong đầy nước ngọt sẽ không còn
chỗ để ……… , kết quả có thể làm chai ………
c. Chất lỏng nở ra khi ………… và co lại khi …………
d. Các chất lỏng ………… thì ……………… khác nhau.
3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Chất khí ……… khi nóng lên, ……… khi lạnh đi.
b. Các chất khí …………… thì nở vì nhiệt ……………
c. Trong ba chất rắn, lỏng, khí, ………… nở vì nhiệt nhiều nhất, còn ………… nở vì
nhiệt ít nhất.
d. Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ ……………… khi nhiệt độ tăng
vì thể tích của không khí ………
4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị …………… có thể gây ra ……………… Vì thế mà ở chỗ tiếp
nối của 2 đầu thanh ray phải để ………………, một đầu cầu thép phải đặt trên
…………………
b. Băng kép gồm 2 thanh …………… có bản chất …………… được tán chặt vào với
nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì ………………… khác
nhau nên băng kép bị ………Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc
…………………………………
5. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Để đo nhiệt độ người ta dùng ……………Các chất lỏng thường dùng để chế tạo dụng
cụ này là ……… và ……………… Nhiệt kế họat động dựa trên hiện tượng
………………………… của các chất.
b. Trong nhiệt giai Celcius, nhiệt độ nước đá đang tan là ………, của hơi nước đang sôi
là ……… Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ nước đá đang tan là ………, của hơi nước
đang sôi là ……..
c. Ngoài nhiệt giai Celcius và Fahrenheit người ta còn dùng nhiệt giai ………..
6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Sự chuyển từ ………… sang ………… gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ …………
sang thể ………… gọi là sự đông đặc.
b. Phần lớn các chất đều nóng chảy và …………… ở một nhiệt độ …………… Nhiệt độ
này gọi là …………………… Nhiệt độ ……………… của các chất khác nhau thì
……………
c. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ của chất ………………… mặc dù ta tiếp tục
……………… Tương tự, trong khi đang đông đặc ………… của chất …………………
mặc dù ta tiếp tục ……………………
7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Sự chuyển từ thể ……… sang thể ……… gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở
……………… của chất lỏng.
b. ………… bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào …………, …… và
…………………………… của chất lỏng.
c. Sự chuyển từ thể ……… sang thể ……… gọi là sự ngưng tụ. Đây là quá trình ngược
của quá trình …………… Sự ngưng tụ xảy ra ……………… khi nhiệt độ ……………
8. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Mỗi chất lỏng sôi ở ……………………… Nhiệt độ đó gọi là ………………
b. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng ………………………
c. Sự sôi cũng là một quá trình chuyển ……, đó là quá trình chuyển từ …………… sang
…………
d. Sự sôi là sự …………... diễn ra ở cả trên ……………… của chất lỏng lẫn
……………… chất lỏng.
e. Nước sôi ở nhiệt độ ……… Nhiệt độ này gọi là ……………… của nước. Trong suốt
thời gian nước sôi, nhiệt độ …………………..
f. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi chất chỉ tồn tại ở thể ………; ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ sôi, cao hơn nhiệt độ nóng chảy chất có thể tồn tại ở thể ……... và thể ………
C. TỰ LUẬN:
Câu 1.Dùng ròng rọc động có tác dụng gì?
Câu 2. Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo
một lực F có cường độ là bao nhiêu NuiTơn?
Câu 3. Kể tên những loại nhiệt kế mà em đã học? Cho biết tác dụng của mỗi loại nhiệt kế
đó?
Câu 4. Taïi sao khi ñun nöôùc ta khoâng neân ñoå nöôùc ñaày aám?
Câu 5. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun
nóng liên tục
Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16
Nhiệt độ ( o
C ) 20 30 40 50 60 70 80 80 80
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
b. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút 16 ?
chất tồn tại ở những thể nào?
c. Chất lỏng này có tên gọi là gì ?
Câu 6: a. Thế nào là sự bay hơi?
b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
c. Nêu một ví dụ minh hoạ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 7:a. Thế nào là sự nóng chảy?
b. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn?
Câu 8 : Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Câu 9. Cho bảng số liệu sau:
Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc
của nhiệt độ theo thời gian.
Câu 10. Khi được đun nóng liên tục thì nhiệt độ của cục nước đá đựng trong cốc thay đổi
theo thời gian như sau:
Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Nhiệt độ(0
C) 0 0 0 20 40 60 80 100 100 100
Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
I.Trắc nghiệm.(3đ).
Câu 1.(1,5đ) Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
A.Chất rắn nở vì nhiệt ……………..chất lỏng.Chất lỏng nở vì nhiệt
…………..chất………..
B.Nhiệt độ 0o
C trong nhiệt giai ……………….tương ứng với nhiệt độ ……….trong nhiệt
giai Farenhai.
C.Băng phiến nóng chảy ở……..Nhiệt độ này gọi là………..
Câu 2(1.5đ)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng của chất lỏng
giảm.
B. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất
lỏng giảm.
II.Tự luận.( 7đ).
Câu 3. (2đ).Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Câu 4.(2đ)Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể
bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này.
Câu 5.(3đ)Cho bảng theo dõi sự nóng chảy của băng phiến.
Thời gian đun ( phút) 2 4 6 8
Nhiệt độ (o
C) 72 80 80 84
Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của Băng phiến.Mô tả hiện
tượng trong các khoảng thời gian.
ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ 6
Học kì II Năm học 2010-2011
I.Trắc nghiệm .(3đ)
Câu 1.(1,5đ)
Thời
gian(phút)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Nhiệt
độ(0
C)
-
6
-
4
-
3
-
2
0 0 0 1 2 4
A.Ít hơn; nhiều hơn; rắn (hoặc ít hơn, khí).
B.Xenxiút; 320
F.
C.80o
C; nhiệt độ nóng chảy .
Câu 2.(1,5đ)
D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
II.Tự luận.(7đ)
Câu 3.(2đ)
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là.
Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 4.(2đ).Khi rót nước nóng ra khỏi phích ,có một lượng không khí ở ngoài tràn vào
phích.Nếu đậy nút ngay thì lượng không khí sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên ,nở
ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này ,không nên đậy nút lại ngay mà chờ cho lượng không khí
tràn vào phích nóng lên ,nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Câu 5.(3đ)
Vẽ đường biểu diễn. Nhiệt độ (0
C)
Từ 0 đến 2 phút : Băng phiến rắn nóng lên.
Từ 2 đến 4 phút: Băng phiến rắn nóng lên
Từ 4 đến 6 phút : Băng phiến rắn nóng chảy
Từ 6 đến 8 phút : Băng phiến nóng lên
TG(phút)
0 2 4 6 8
Đề I
Câu 1 : (1,5đ)
a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ?
b)Khi đo nhiệt độ cơ thể ta dùng loại nhiệt kế nào?
Câu 2 : (1,5đ)
Hãy nêu tác dụng của đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng? Nêu một ví dụ ứng dụng của mặt
phẳng nghiêng?
Câu 3 : (1,5đ) Trong việc làm ra một bấc tượng bằng đồng có những quá trình chuyển thể
nào ?
Câu 4 : (3,5đ)
a) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ?
b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
c) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ?
Câu 5 : (2,0đ)
Nêu đặc điểm của sự sôi ?
Đề II:
Câu 1 : (1,5đ)
72
80
84
76
Hãy kể tên các loại ròng rọc và nêu ứng dụng của mổi loại?
Câu 2(1,5đ)
a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng và chất khí
?
b) Nhiệt kế y tế dùng để làm gì ?
Câu 3 : (1,5đ)Trong việc đúc một cái mâm nhôm có những quá trình chuyển thể nào ?
Câu 4 : (1,5đ)
Nêu đặc điểm của sự sôi ?
Câu 5 : (3,5đ)
a) Giải thích tại sao ta chọn nước đá đang tan để lam mốc đo nhiệt độ?
b) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ?
c) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
C. Đáp án và biểu điểm:
ĐềI
Câu 1: a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất
rắn. (1điểm)
b) Để đo nhiệt độ cơ thể người dùng Nhiệt kế y tế. (0,5điểm)
Câu 2: Dùng đòn bẩy ta thay đổi được lực theo ý muốn (0,5điểm)
Dùng mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực . (0,5điểm)
Ví dụ khi nâng vật nặng lên sàn xe ta phải tạo mặt phẳng nghiêng (0,5điểm)
Câu 3: Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể như sau:
- Quá trình nóng chảy trong lò đun. (0,75 điểm)
- Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. (0,75 điểm)
Câu 4: a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt
nước đọng trên lá cây. (1,25 điểm)
b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt
thoáng của chất lỏng (1,25 điểm)
c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề
mặt lá của cây. (1điểm)
Câu 5: Đặc điểm của sự sôi :
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi (1,0điểm)
- Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. (1,0 điểm
ĐềII
Câu 1: Có 2 loại ròng rọc (0,5điểm)
Ròng rọc cố dịnh nhằm thay đổi dược hướng của lực. (0,5điểm)
Ròng rọc cố động nhằm thay đổi dược độ lớn của lực (0,5điểm)
Câu 2: a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất
rắn. (1điểm)
b) Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. (0,5điểm)
Câu 3:
Trong việc đúc nhôm có những quá trình chuyển thể như sau:
- Quá trình nóng chảy trong lò đun. (0,75 điểm)
- Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. (0,75 điểm)
Câu 3: Đặc điểm của sự sôi :
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi (1,0điểm)
- Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. (1,0 điểm
Câu 4: a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt
nước đọng trên lá cây. (1,25 điểm)
b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt
thoáng của chất lỏng (1,25 điểm)
c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề
mặt lá của cây.
Trường THCS Lê Quý Đôn
Phòng GD Huyện Vĩnh Cửu
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2
VẬT LÝ 6.
I.Trắc nghiệm:
A.Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1.Các câu sau, câu nào không đúng
a.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực
b.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn của lực
c. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn của lực
d. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng của lực
2.Hiện tượng nào sau xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng
a.Thể tích của chất lỏng tăngc.Trọng lượng của chất lỏng tăng
b. Thể tích của chất lỏng giảm d.Khối lượng của chất lỏng tăng
3.Mỗi độ trong …………bằng một độ trong nhiệt giai Xenxiut
a. nhiệt giai Farenhai c. nhiệt giai Kenvin
b. nhiệt kế thủy ngân d. nhiệt kế rượu
4.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào đúng:
a. Khí ôxi, sắt, rượu. b. Rượu, khí ôxi, sắt
c. Khí ôxi, rượu, sắt d. Rượu, sắt, khí ôxi
B.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
1.Nhiệt kế y tế dùng để đo…………Nhiệt kế rượu dùng để đo…………...
2.Khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật……,còn khối lượng riêng của vật ……….
C.Câu ghép đôi
1.Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng A.tự động đóng ngắt mạch điện
2.Băng kép dùng để B.là 1 thang nhiệt độ
3.Nhiệt giai C.đo nhiệt độ
4.Nhiệt kế dùng để D.thì phồng lên
D.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai
1. Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại Đ S
2.Chất rắn nóng lên hay lạnh đi đều co lại Đ S
3. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
4. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên Đ S
II.Tự luận:
1.Hãy tính xem 500
C bằng bao nhiêu 0
F ?
2.Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh của
nhiệt kế 1 có tiết diện lớn hơn ống thuỷ tinh của nhiệt kế 2. Khi đặt 2 nhiệt kế này vào hơi
nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau
không? Tại sao?
3.Một bình cầu cổ dài đựng nước, úp miệng xuống cái chậu như hình vẽ.
Nếu nhiệt độ thay đổi, mực nước trong bình sẽ thay đổi thế nào theo
nhiệt độ ?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2
VẬT LÝ 6.( 2006-2007)
I.Trắc nghiệm:
A.Khoanh tròn vào đáp án đúng: (1 điểm)
1. b 2. a 3.c 4.c
B.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm)
1. nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ khí quyển
2. tăng, giảm
C.Câu ghép đôi: (1 điểm)
1-D 2-A 3-B 4-C
D.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai: (1 điểm)
1- Đ 2- S 3-Đ 4-Đ
II.Tự luận:
1. 500
C = 00
C + 500
C = 320
F + 50*1.80
F = 1220
F (2 điểm)
2. Không. Vì thể tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống
thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn. (2 điểm)
3. *Nhiệt độ tăng: không khí trong bình nở ra, đẩy mực nước xuống
*Nhiệt độ giảm: không khí trong bình co lại, mực nước sẽ dâng lên trong bình. (2 điểm)
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - VẬT LÝ 6
I.Trắc nghiệm:
A.Khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Để nâng một vật nặng có khối lượng 30kg, ta nên dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây
để lực kéo Fkéo< 300N:
a.
b.
c.
d.
2.Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín:
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii
Học kì ii

More Related Content

Similar to Học kì ii

Kiểm tra 1 tiếtvật lý 6 hkii
Kiểm tra 1 tiếtvật lý 6 hkiiKiểm tra 1 tiếtvật lý 6 hkii
Kiểm tra 1 tiếtvật lý 6 hkiidktranmax
 
Giới thiệu dự án
Giới thiệu dự ánGiới thiệu dự án
Giới thiệu dự ánrainbow651993
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hocHoa Phượng
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2024 BÀI TẬP THEO SGK + BÀI TẬP THEO DẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2024 BÀI TẬP THEO SGK + BÀI TẬP THEO DẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2024 BÀI TẬP THEO SGK + BÀI TẬP THEO DẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2024 BÀI TẬP THEO SGK + BÀI TẬP THEO DẠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 1
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 1Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 1
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 1mcbooksjsc
 
Thong ke 007 2014- du doan de thi đh 2015-hoc sinh
Thong ke 007 2014- du doan de thi đh 2015-hoc sinhThong ke 007 2014- du doan de thi đh 2015-hoc sinh
Thong ke 007 2014- du doan de thi đh 2015-hoc sinhKhánh Nguyễn
 
Decuongvadethivatli6toantaphocki2
Decuongvadethivatli6toantaphocki2Decuongvadethivatli6toantaphocki2
Decuongvadethivatli6toantaphocki2giang ngo
 
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 9 học kỳ 1 lần 1
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 9 học kỳ 1 lần 1Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 9 học kỳ 1 lần 1
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 9 học kỳ 1 lần 1mcbooksjsc
 
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 2
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 2Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 2
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 2mcbooksjsc
 
Kiem tra hoa 8 tiet 25
Kiem tra hoa 8 tiet 25Kiem tra hoa 8 tiet 25
Kiem tra hoa 8 tiet 25Ngocan Huynh
 
Đề kiểm tra hóa học de 7
Đề kiểm tra hóa học de 7Đề kiểm tra hóa học de 7
Đề kiểm tra hóa học de 7Linh Nguyễn
 

Similar to Học kì ii (20)

Kiểm tra 1 tiếtvật lý 6 hkii
Kiểm tra 1 tiếtvật lý 6 hkiiKiểm tra 1 tiếtvật lý 6 hkii
Kiểm tra 1 tiếtvật lý 6 hkii
 
Giới thiệu dự án
Giới thiệu dự ánGiới thiệu dự án
Giới thiệu dự án
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2024 BÀI TẬP THEO SGK + BÀI TẬP THEO DẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2024 BÀI TẬP THEO SGK + BÀI TẬP THEO DẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2024 BÀI TẬP THEO SGK + BÀI TẬP THEO DẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2024 BÀI TẬP THEO SGK + BÀI TẬP THEO DẠ...
 
Toc do phan ung hoa hoc tiet 2 pham van nhanh
Toc do phan ung hoa hoc tiet 2 pham van nhanhToc do phan ung hoa hoc tiet 2 pham van nhanh
Toc do phan ung hoa hoc tiet 2 pham van nhanh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 1
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 1Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 1
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 1
 
Bai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhietBai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhiet
 
GIÁO ÁN HÓA 9
GIÁO ÁN HÓA 9GIÁO ÁN HÓA 9
GIÁO ÁN HÓA 9
 
Thong ke 007 2014- du doan de thi đh 2015-hoc sinh
Thong ke 007 2014- du doan de thi đh 2015-hoc sinhThong ke 007 2014- du doan de thi đh 2015-hoc sinh
Thong ke 007 2014- du doan de thi đh 2015-hoc sinh
 
Decuongvadethivatli6toantaphocki2
Decuongvadethivatli6toantaphocki2Decuongvadethivatli6toantaphocki2
Decuongvadethivatli6toantaphocki2
 
Khbg
KhbgKhbg
Khbg
 
Khbg
KhbgKhbg
Khbg
 
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
MA TRẬN - ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC...
 
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 9 học kỳ 1 lần 1
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 9 học kỳ 1 lần 1Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 9 học kỳ 1 lần 1
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 9 học kỳ 1 lần 1
 
Tiết 41
Tiết 41Tiết 41
Tiết 41
 
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 2
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 2Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 2
Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 8 học kỳ 2 lần 2
 
Kiem tra hoa 8 tiet 25
Kiem tra hoa 8 tiet 25Kiem tra hoa 8 tiet 25
Kiem tra hoa 8 tiet 25
 
Đề kiểm tra hóa học de 7
Đề kiểm tra hóa học de 7Đề kiểm tra hóa học de 7
Đề kiểm tra hóa học de 7
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Học kì ii

  • 1. PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn: Vật lý Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề, chép đề) (Đề chính thức) (Đề kiểm tra có 01 trang) Chữ ký giáo viên coi: ..................... Điểm: ................. Bằng chữ: .................................................Chữ ký giáo viên chấm: ................. Nhận xét: ....................................................................................................................................... Đề: PHẦN I: (4,0 điểm) Khoanh tròn câu trả lời mà em cho là đúng. C©u 1. Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao, người ta sử dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất: A. Kéo trực tiếp. B. Đòn bẩy. C. Ròng rọc động. D. Mặt phẳng nghiêng.. Câu 2. Khi tăng nhiệt độ từ 00 C đến 40 C thì thể tích nước: A. không thay đổi. B. giảm đi. C. tăng lên. D. Cả 3 câu trên đều sai. Câu 3. Hiện tượng đông đặc của một vật xẩy ra khi: A. nhiệt độ của vật bằng 00 C; B. đưa vật vào tủ lạnh ngăn đá; C. nhiệt độ của vật đạt đến nhiệt độ đông đặc của chất cấu thành vật thể đó; D. Cả ba câu trên đều sai. Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây? A. 1000 C. B. 370 C. C. 420 C. D. 200 C. Câu 5. Sự co dãn ....................... khi bị ngăn cản có thể gây ra ............................ A. vì nhiệt, những lực rất lớn. B. vì khí hậu, những lực rất nhỏ. C. vì nhiệt, những lực rất nhỏ. D. vì khí hậu, những lực rất lớn. Câu 6. Trong các nhiệt kế chất lỏng, người ta đã ứng dụng tính chất gì của chất lỏng để đo nhiệt độ? A. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ thay đồi. B. Thể tích chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. C. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ không đổi. D. Cả ba câu trên đều sai. Câu 7. : Ví dụ nào sau đây liên quan đến áp dụng hiện tượng đông đặc? A. Mẹ nấu cơm. B. Em đốt nến thắp đèn trung thu. C. Mẹ đổ rau câu. D. Mẹ nướng bánh bông lan. Câu 8. Nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi lần lượt là A. 0 0 C và 100 0 C. B. -100 0 C và 100 0 C. Họ và tên HS: ……………………… Lớp: ……..… SBD: ..….…………..
  • 2. C. 0 0 C và 37 0 C. D. 37 0 C và 100 0 C. PHẦN II. (6,0 điểm) Trả lời câu hỏi sau: Câu 9. Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố đó. Câu 10. Hình bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến trong quá trình đông đặc: a. Băng phiến đông đặc ở nhiệt độ nào? b. Ứng với các đoạn AB, BC, CD băng phiến tồn tại ở những thể nào? ---HẾT--- PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn: Vật lý Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề, chép đề) (Đề dự bị) (Đề kiểm tra có 01 trang) Chữ ký giáo viên coi: ..................... Điểm: ................. Bằng chữ: .................................................Chữ ký giáo viên chấm: ................. Nhận xét: ....................................................................................................................................... Đề: Câu 1. Sự co dãn ....................... khi bị ngăn cản có thể gây ra ............................ A. vì nhiệt, những lực rất nhỏ; B. vì khí hậu, những lực rất nhỏ; C. vì nhiệt, những lực rất lớn; D. vì khí hậu, những lực rất lớn. Câu 2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây? A. 1000 C. B. 420 C. C. 370 C. D. 200 C. Câu 3. Nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi lần lượt là: A. 0 0 C và 37 0 C; B. 0 0 C và 100 0 C; C. 37 0 C và 100 0 C; D. -100 0 C và 100 0 C. Câu 4. Khi tăng nhiệt độ từ 00 C đến 40 C thì thể tích nước: A giảm đi; B. tăng lên; C. không thay đổi; D. Cả 3 câu trên đều sai. C©u 5. Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao, người ta sử dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất? A. Kéo trực tiếp. B. Ròng rọc động. C. Đòn bẩy. D. Mặt phẳng nghiêng. Câu 6. Trong các nhiệt kế chất lỏng, người ta đã ứng dụng tính chất gì của chất lỏng để đo nhiệt độ? A. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ thay đồi. B. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ không đổi. C. Thể tích chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Họ và tên HS: ……………………… Lớp: ……..… SBD: ..….…………..
  • 3. D. Cả ba câu trên đều sai. Câu 7. Hiện tượng đông đặc của một vật xẩy ra khi: A. nhiệt độ của vật bằng 00 C; B. đưa vật vào tủ lạnh ngăn đá; C. nhiệt độ của vật đạt đến nhiệt độ đông đặc của chất cấu thành vật thể đó; D. Cả ba câu trên đều sai. Câu 8. Ví dụ nào sau đây liên quan đến áp dụng hiện tượng đông đặc? A. Mẹ đổ rau câu. B. Em đốt nến thắp đèn trung thu. C. Mẹ nấu cơm. D. Mẹ nướng bánh bông lan. PHẦN II. (6,0 điểm) Trả lời câu hỏi sau: Câu 9. Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố đó. Câu 10. Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây: a) Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy? b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao nhiêu phút? c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào? d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 8 nước đá tồn tại ở thể nào? ---HẾT--- PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn: Vật lý (Đề chính thức) (Đáp án có 01 trang) ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu (bài) Đáp án và hướng dẫn chấm Biểu điểm I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Các câu trả lời đúng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Chọn C B C C A A C A + Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 4,0 điểm II/ PHẦN TỰ LUẬN Câu 9 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. - Tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. - VD: 3 ví dụ tương ứng với ba yếu tố. (Mỗi ví dụ 0,25 điểm) 0,75 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm Câu 10 a/ Băng phiến đông đặc ở nhiệt độ 800 C. b/ - Ứng với đoạn AB Băng phiến tồn tại ở thể lỏng. 0,75 điểm 0,75 điểm
  • 4. - Ứng với đoạn BC Băng phiến tồn tại ở thể lỏng và rắn. - Ứng với đoạn CD Băng phiến tồn tại ở thể rắn. 0,75 điểm 0,75 điểm * Làm tròn điểm : - N,25 điểm làm tròn thành N,3. - N,75 điểm làm tròn thành N,8. - N,5 điểm giữ nguyên là N,5. --------- HẾT ---------- PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn: Vật lý (Đề dự bi) (Đáp án có 01 trang) ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu (bài) Đáp án và hướng dẫn chấm Biểu điểm I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Các câu trả lời đúng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Chọn C B B A B A C A + Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 4,0 điểm II/ PHẦN TỰ LUẬN Câu 9 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. - Tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. - VD: 3 ví dụ tương ứng với ba yếu tố. (Mỗi ví dụ 0,25 điểm) 0,75 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm Câu 10 a) Ở 00 C thì nước đá bắt đầu nóng chảy b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài 3 phút (từ phút thứ 2 đến phút thứ 5) c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian 2 phút ( từ phút thứ 0 đến phút thứ 2) d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 8 nước đá tồn tại ở thể lỏng. 0,75 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm * Làm tròn điểm : - N,25 điểm làm tròn thành N,3. - N,75 điểm làm tròn thành N,8. - N,5 điểm giữ nguyên là N,5. --------- HẾT ---------- Câu 10. 1,5 điểm - Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp thì mặt phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng. - Nêu được ví dụ minh họa về 2 tác dụng dụng này của mặt phẳng nghiêng, 0,75 điểm
  • 5. chẳng hạn như: Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg. Với khối lượng như vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng lên được sàn xe ôtô. Nhưng sử dụng mặt phẳng nghiêng, người công nhân dễ dàng lăn chúng lên sàn xe. 0,75 điểm ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT ĐỀ SỐ 1: A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. Câu 2. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên A. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là A. 100o C B. 42o C C. 37o C D. 20o C Câu 5. Câu phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. B. Nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. C. Nhiệt kế kim loại thường dùng để đo nhiệt độ của bàn là đang nóng. D. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. Câu 6. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng là A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0o C B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000 C C. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000 C D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800 C Câu 7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật tăng. B. Thể tích của vật tăng. C. Khối lượng của vật tăng. D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng Câu 8. Một quả cầu bằng sắt được nối bằng một sợi dây kim loại, đầu còn lại của sợi dây gắn với một cán cầm cách nhiệt; một vòng khuyên bằng sắt được gắn với một cán cầm
  • 6. cách nhiệt. Thả quả cầu qua vòng khuyên, khi quả cầu chưa được nung nóng, thì quả cầu lọt khít qua vòng khuyên. Câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Khi quả cầu được nung nóng, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên. B. Khi quả cầu đang nóng được làm lạnh, thì quả cầu thả lọt qua vòng khuyên. C. Khi nung nóng vòng khuyên thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên. D. Khi làm lạnh vòng khuyên, thì quả cầu không thả lọt qua vành khuyên. Câu 9. Khi không khí đựng trong một bình kín nóng lên thì A. khối lượng của không khí trong bình tăng. B. thể tích của không khí trong bình tăng. C. khối lượng riêng của không khí trong bình giảm. D. thể tích của không khí trong bình không thay đổi. Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. Câu 11. Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao? A. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn nên dãn nở nhanh. B. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều. C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn. D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc. Câu 12. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì A. khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn. B. khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn. C. khối lượng của không khí nóng lớn hơn. D. khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn. Câu 13. Cho nhiệt kế như hình 1. Giới hạn đo của nhiệt kế là A. 500 C B. 1200 C C. từ -200 C đến 500 C D. từ 00 C đến 1200 C Câu 14. Cho nhiệt kế do nhiệt độ trong phòng như hình 2. Nhiệt độ trong phòng lúc đó là A. 210 C B. 220 C C. 230 C D. 240 C B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau Câu 15. Mô tả cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng? Câu 16. Lấy vài cục nước đá từ tủ lạnh bỏ vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta thấy. - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3 nhiệt độ của nước đá tăng từ -60 C đến -30 C. - Từ phút thứ 3 đến phút thứ 6 nhiệt độ của nước đá tăng từ -30 C đến 00 C Hình 1 Hình 2
  • 7. - Từ phút thứ 6 đến phút thứ 9 nhiệt độ của nước đá ở 00 C - Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước tăng từ 00 C đến 60 C - Từ phút thứ 12 đến phút thứ 15 nhiệt độ của nước tăng từ 60 C đến 120 C a. Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian? b. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian? 1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D C A B B C B C D C D A A D B. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 15. 1 điểm Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đã đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 00 C; nhúng bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 1000 C. Chia khoảng từ 00 C đến 1000 C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần ứng với 10 C. Câu 16: 2 điểm. a. Bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian. Thời gian (phút) 0 3 6 9 12 15 Nhiệt độ (0 ) -6 -3 0 0 6 12 b. Đường biểu diễn ĐỀ SỐ 2: Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong bài 22: Nhiệt kế. nhiệt giai). 2.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Cho bảng 1 biểu thị độ tăng chiều dài của một số thanh kim loại khác nhau có cùng chiều dài ban đầu 1m khi nhiệt độ tăng lên 50o C. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là: Nhôm 0,120 cm Đ ngồ 0,086 cm S tắ 0,060 cm B ng 1ả 6 12 9 -6 -3 3 0 3 6 15129 18 Nhi t đ (ệ ộ 0 C) Th i gian (phút)ờ
  • 8. A. Nhôm, đồng, sắt B. Sắt, đồng, nhôm C. Sắt, nhôm, đồng D. Đồng, nhôm, sắt Câu 2. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng là A. Nhiệt độ nước đá đang tan là 0o C B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000 C C. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 600 C D. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 370 C Câu 3. Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn, do đó trong thực tế khi lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để A. dễ uốn cong đường ray. B. tiết kiệm thanh ray. C. dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế. D. tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng. Câu 4. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng A. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn. C. dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 5. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20o C đến 50o C thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3 . Hỏi 2000cm3 nước ban đầu ở 20o C khi được đun nóng tới 50o C thì sẽ có thể tích bao nhiêu? A. 20,4 cm3 B. 2010,2 cm3 C. 2020,4 cm3 D. 20400 cm3 Câu 6. Quan sát nhiệt kế hình 1, hãy chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau: A. Giới hạn đo của nhiệt kế là 500 C B. Giới hạn đo của nhiệt kế là 1200 F C. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 20 C D. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 10 F B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 7. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế? Câu 8. Một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút là một thanh thuỷ tinh hình chữ L (hình trụ, hở hai đầu). Giữa ống thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình 2. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ đó có nhận xét gì? Câu 9. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng? Hình 1 Hình 2
  • 9. Câu 10. Khi đun nước một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả như sau: - Sau 2 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 200 Cđến 250 C - Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 310 C - Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 400 C - Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 450 C Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước thời gian? 2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C D A C D B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7. 2 điểm Ứng dụng của một số nhiệt kế: - Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt không khí, nhiệt độ nước. - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. - Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí. 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 8. 2 điểm - Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên. - Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi. 1 điểm 1 điểm Câu 9. 1,5 điểm Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. 1,5 điểm Câu 10. 1,5 điểm Lập được bảng sau Thời gian (phút) 0 2 5 10 12 Nhiệt độ (0 C) 20 25 31 40 45 1,5 điểm II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 (Thời gian làm bài 45 phút) 1. ĐỀ SỐ 1: A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50o C. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là: A. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân R uượ 58 cm3 Thu ngânỷ 9 cm3 D u hoầ ả 55 cm3
  • 10. B. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa Câu 2. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế y tế C. Nhiệt kế rượu D. Nhiệt kế dầu Câu 3. Khi nói về nhiệt độ, kết luận không đúng là A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0o C B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000 C C. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000 C D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800 C Câu 4. Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thì A. nhiệt độ của băng phiến tăng. B. nhiệt độ của băng phiến giảm. C. nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. D. nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm Câu 5. Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy. B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau. D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi. Câu 6. Khi nói về nhiệt độ sôi, câu kết luận đúng là A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm. B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng. D. Khối lượng của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng. Câu 7. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng A. đổi hướng của lực kéo. B. giảm độ lớn của lực kéo. C. thay đổi trọng lượng của vật. D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo. Câu 8. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau? A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy. C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Câu 9. Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc? A. Ngọn nến vừa tắt. B. Ngọn nến đang cháy. C. Cục nước đá để ngoài nắng. D. Ngọn đèn dầu đang cháy. Hình 1 F
  • 11. Câu 10. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải A. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác động. B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng. C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng. D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho gió tác động. Câu 11. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi. B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm. C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên. D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi. Câu 12. Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc, điều đó chứng tỏ A. hơi nước trong không khí xung quanh cốc nước đá gặp lạnh ngưng tụ thành nước và bám vào thành cốc. B. nước trong cốc lạnh hơn môi trường bên ngoài thành cốc nên nước trong cốc bị co lại và thấm ra ngoài thành cốc. C. khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài cốc nước khác nhau thì sự giãn nở vì nhiệt của cốc ở bên trong và bên ngoài thành cốc khác nhau nên nước thấm ra ngoài thành cốc. D. cốc bị dạn, nứt rất nhỏ mà ta không nhìn thấy được nên nước trong cốc đã thấm qua chỗ dạn, nứt ra ngoài thành cốc. Câu 13. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây. B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. C. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn. D. đỡ tốn diện tích đất trồng. Câu 14. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là: A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh. C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn. D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi dưới đây Câu 15. Mô tả hiện tượng sôi của nước? Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ (0 C) -6 -3 0 0 0 3 6 9 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10. 1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
  • 12. A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B A C C B A D B A D B A C D B. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 15. 1 điểm Khi tăng nhiệt độ của nước, sau một thời gian ta thấy có hơi nước bay lên trên bề mặt của nước và dưới đáy bình xuất hiện những bọt khí nhỏ ngày càng to dần rồi nổi lên mặt nước và vỡ ra. Khi nhiệt độ của nước đến 100o C (hoặc gần đến 1000 C đối với vùng núi cao) thì mặt nước xáo động mạnh, rất nhiều hơi nước bay lên và các bọt khí nổi lên, nước sôi sùng sục và nhiệt độ không tăng lên nữa. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.. 1 điểm Câu 16. 2 điểm a. Vẽ đường biểu diễn. (hình vẽ) b. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy ở nhiệt độ 00 C. 1,5 điểm 0,5 điểm 2. ĐỀ SỐ 2 2.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50o C. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách sắp xếp đúng là: A. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu B. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa Câu 2. Trong các kết luận sau, kết luận không đúng là A. Chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì. B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. D. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi? A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình. B. Các bọt khí nổi lên. C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra. D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước. Câu 4. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi R uượ 58 cm3 Thu ngânỷ 9 cm3 D u hoầ ả 55 cm3 B ng 1ả 3 9 6 -6 0 -3 2 4 1086 12 Nhi t đ (ệ ộ 0 C) Th i gian (phút)ờ14 16 12 15
  • 13. A. nước trong cốc càng nhiều. B. nước trong cốc càng ít. C. nước trong cốc càng lạnh. D. nước trong cốc càng nóng. Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, đòn bẩy không được dùng trong trường hợp nào? A. Kim đồng hồ. B. Cân đòn. C. Xẻng xúc đất. D. Kéo cắt kim loại. Câu 6. Các bình ở hình vẽ đều chứa cùng một lượng nước và được đặt trong cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới đây là đúng? A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất. B. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất. C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C nhanh nhất. D. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau. B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau: Câu 7. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? Câu 8. Mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến? Câu 9. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? Câu 10. Theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy: - Trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 900 C xuống 800 C. - Trong 10 phút sau nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. - Trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 800 C xuống 700 C. a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian. b. Đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào? c. Các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với những quá trình nào? 2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A D C A B B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7. 2 điểm Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn: - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 8. 1.5 điểm. Khi đun nóng băng phiến nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đến nhiệt độ 80o C thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian này, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80o C), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng 1,5 điểm 5 10 15 20 Th i gianờ (phút) 90 80 70 Nhi t đ (ệ ộ 0 C)) A B C D Hình 1
  • 14. phiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy Câu 9. 1.5 điểm. Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây 1,5 điểm Câu 10. 2 điểm a. Đường biểu diễn (hình vẽ). b. Đoạn BC nằm ngang ứng với quả trình đông đặc của băng phiến. c. Các đoạn AB, CD ứng với quá trình tỏa nhiệt của băng phiến 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ HỌC KÌ 2 LỚP 6 Chương I. Cơ học A) Lý thuyết : + Ròng rọc cố định: Giúp ta thay đổi phương của lực kéo. + Ròng rọc động: Giúp ta làm giảm cường độ của lực kéo vật lên (< trọng lượng của vật) + Palăng: Hệ thống bao gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, nó giúp ta vừa có thể làm giảm lực kéo vật lên vừa có thể làm thay đổi phương của lực kéo. B) Bài tập ví dụ: Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F = 100N.Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể. *2 Hướng dẫn trả lời: VìP = 16N lần, nên phải dùng 8 ròng rọc động và 8 ròng rọc cố định. Chương II. Nhiệt học I)Sự nở vì nhiệt của các chất A) Lý thuyết : - Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí đều nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn - Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất: Chế tạo ra băng kép dùng đóng, ngắt mạch điện tự động. B Bài tập ví dụ: Bài tập 18.10/SBT.tr58: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào? HD trả lời: Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra. Bài tập 21.1/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? 0
  • 15. HD trả lời: Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng nút lại. Bài tập 21.2/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? HD trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ. II.) Nhiệt kế, nhiệt giai A) Lý thuyết - Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. - Nhiệt giai là thang đo nhiệt độ. Nhiệt giai thường dùng là nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai + Nhiệt giai Xenxiút: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0o C, hơi nước đang sôi là 100o C + Nhiệt giai Farenhai: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32o F, của hơi nước đang sôi là 212o F. + Khoảng 1o C ứng với khoảng 1,8o F B Bài tập ví dụ: 1. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy, có tác dụng gì ? Trả lời: Trong ống quản ở gần bầu nhiệt kế có một chỗ thắt. Chỗ thắt này có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống khi đưa bầu nhiệt kế ra khỏi cơ thể. 2. Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh? Trả lời: Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh. 3. Tại sao bảng nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350 C và trên 420 C. Trả lời: Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 350 C đến 420 C. 4. Hai nhiệt kế có cùng bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao? Trả lời: Không. Vì thể tích thuỷ ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn. 6. Hãy kể một số loại nhiệt kế mà em biết? Những nhiệt kế đó thường dùng để đo gì? Trả lời: Nhiệt kế y tế-dùng để đo nhiệt độ cơ thể. Nhiệt kế rượu-dùng để đo nhiệt độ khí quyển. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. 7. So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí? Trả lời: • Giống nhau: Các chất rắn, chất lỏng, chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. • Khác nhau:
  • 16. - Các chất rắn và chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Còn các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 8. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu? Trả lời: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320 F, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 2120 F. 9. Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu? Trả lời: Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00 C, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000 C. 10. Đổi o C sang o F: a/ 70o C=?o F b/ 85o C=?o F Giải: a/ 70o C = 0o C + 70o C b/ 85o C = 0o C + 85o C 70o C = 32o F + (70 x 1,80 F) 85o C = 32o F + (85 x 1,80 F) 70o C = 32o F + 1260 F 85o C = 32o F + 1530 F 70o C = 158o F 85o C = 1850 F 11. Đổi o F sang o C: a/ 176o F =?o C b/ 104o F=?o C Giải: a/ 176o F = 32o F + 144o F b/ 104o F = 32o F + 72o F 176o F = 0o C + (144o F : 1,8) 104o F = 0o C + (72o F : 1,8) 176o F = 0o C + 80o C 104o F = 0o C + 40o C 176o F = 80o C 104o F = 40o C 12. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện nào? Trả lời: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất III) Sự nóng chảy, sự đông đặc. A) Lý thuyết - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. - Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi. B Bài tập ví dụ: BT 1 (BT24-25.4/SBT.tr73): Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Nhiệt độ (o C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20 1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. 2. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10? BT 2 (BT24-25.6/SBT.tr73,74): Hình dưới vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.
  • 17. 1. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy? 2. Chất rắn này là chất gì? 3. Để đưa chất rắn từ 60o C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian? 4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút? 5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy? 6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút? BÀI TẬP TỔNG HỢP I. Bài tập trắc nghiệm: 1. Trong các câu sau đây, câu nào đúng? A. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng. B. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng của chất. C. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. D. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của các chất. 2. Trong các câu sau đây, câu nào sai? A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất ấy. B. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau. C. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau. D. Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi. 3. Trong các nhận xét sau đây, khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì nhận xét nào là sai? A. Có thể tích khác nhau B. Có khối lượng khác nhau C. Có khối lượng riêng khác nhau D. Có trọng lượng khác nhau 4. Chọn câu trả lời đúng: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên một vật ta dùng những dụng cụ nào sau đây? A. Một cái cân và một lực kế B. Một cái cân, một lực kế và một bình chia độ C. Một lực kế và một bình chia độ D. Một bình chia độ và một cái cân 5. Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực như thế nào? A. Lực lớn hơn trọng lượng của vật B. Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật C. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật D. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật 6. Chọn kết luận đúng: Khi dùng các máy cơ đơn giản ta có thể kéo vật nặng lên cao một cách dễ dàng, vì: A. Tư thế đứng của ta vững vàng và chắc chắn hơn B. Máy cơ đơn giản tạo ra được lực kéo lớn C. Ta có thể kết hợp được một phần lực của cơ thể D. Lực kéo của ta có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật 7. Chọn kết luận đúng: Máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổi lực về: A. Điểm đặt B. Điểm đặt, hương, chiều C. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn D. Độ lớn 8. Chọn kết luận sai: A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau
  • 18. B. Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau D. Khi co dãn vì nhiệt, cắc chất rắn có thể gây ra lực lớn 9. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn. A. Khối lượng của vật tăng B. Thể tích của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Thể tích của vật tăng 10. Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây? A. Hơ nóng cổ chai B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai C. Hơ nóng đáy chai D. Hơ nóng nắp chai 11. Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? A. Tăng lên hoặc giảm xuống B. Tăng lên C. Giảm xuống D. Không thay đổi 12. Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do? A. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ B. Để tiết kiệm đinh C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt D. Cả A- B và C đều đúng 13. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng? A. Để dễ thoát nước B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 14. Chọn phát biểu sai: A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau 15. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? A. Làm bếp bị đẹ nặng B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài C. Tốn chất đốt D. Lâu sôi 16. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng của chất lỏng giảm C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm D. Khối lượng của chất lỏng tăng 17. Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng? A. Thể tích của chất lỏng giảm B. Khối lượng của chất lỏng không đổi C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 18. Chọn câu trả lời đúng: Tại 40 C nước có: A. Trọng lượng riêng lớn nhất B. Thể tích lớn nhất C. Trọng lượng riêng nhỏ nhất D. Khối lượng lớn nhất 19. Chọn câu trả lời chưa chính xác: A. Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra B. Nước co dãn vì nhiệt C. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại D. Ở 00 C nước sẽ đóng băng 20. Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Dãn nở như nhau
  • 19. 21. Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất? A. Thể rắn B. Thể lỏng C. Thể hơi D. Khối lượng riêng ở cả 3 thể giống nhau 22. Ở điều kiện bình thường, nhận xét nào sau đây là sai? A. Nước có thể là chất lỏng, rắn hoặc khí B. Không khí, ôxi, nitơ là chất khí C. Rượu, nước, thuỷ ngân là chất lỏng D. Đồng, sắt, chì là chất rắn 23. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ? A. Vì võ quả bóng gặp nóng nên nở ra B. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng C. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt D. Vì võ quả bóng co lại 24. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được cấu tạo bằng: A. Một thanh đồng và một thanh sắt B. Hai thanh kim loại khác nhau C. Một thanh đồng và một thanh nhôm D. Một thanh nhôm và một thanh sắt 25. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng: A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau B. Chất rắn nở ra khi nóng lên C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau D. Chất rắn co lại khi lạnh đi 26. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn? A. Để tiết kiệm thanh ray B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt D. Để dễ uốn cong đường ray 27. Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng: A. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn C. dãn nở vì nhiệt của chất khí D. dãn nở vì nhiệt của các chất 28. Chọn kết luận sai: A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của người B. Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí trong phòng C. Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo của một lò luyện kim D. Nhiệt kế kim loại dùng để đo nhiệt độ của bàn là 29. Hai nhiệt kế thuỷ ngân có óng quản giống nhau nhưng bầu to nhỏ khác nhau. Mực thuỷ ngân đang ở mức ngang nhau, nhúng chúng vào một cốc nước nóng thì: A. Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một nhiệt độ B. Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một độ cao C. Mực thuỷ ngân của nhiệt kế có bầu lớn dâng lên cao hơn D. Nhiệt kế có bầu lớn cho kết quả chính xác hơn 30. Chọn câu trả lời đúng: Nhiệt kế y tế dùng để đo: A. Nhiệt độ của nước đá B. Thân nhiệt của người C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi D. Nhiệt độ của môi trường 31. Chọn câu trả lời sai: Thân nhiệt của người bình thường là: A. 370 C B. 690 F C. 310 K D. 98,60 F
  • 20. 32. Hãy tính 1000 F bằng bao nhiêu 0 C? A. 500 C B. 320 C C.180 C D. 37,770 C 33. Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây? A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn 34. Trường hợp nào cục nước đá tan nhanh hơn khi được thả vào: A. Nước ở nhiệt độ 300 C B. Nước ở nhiệt độ 00 C C. Nước ở nhiệt độ -300 C D. Nước ở nhiệt độ 100 C 35. Chọn câu trả lời đúng: Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào? A. Hoá hơi và ngưng tụ B. Nóng chảy và đông đặc C. Nung nóng D. Tất cả các câu trên đều sai 36. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng đông đặc là hiện tượng: A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn 37. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình ngược nhau B. Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình giống hệt nhau C. Cả A và B đều sai D. Cả A và B đều đúng 38. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây? A. Chất lỏng biến thành hơi B. Chất rắn biến thành chất khí C. Chất khí biến thành chất lỏng D. Chất lỏng biến thành chất rắn 39. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi: A. Mặt thoáng lọ càng nhỏ B. Lọ càng nhỏ C. Lọ càng lớn D. Mặt thoáng lọ càng lớn 40. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi: A. Nhiệt độ càng cao và gió càng yếu B. Nhiệt độ càng thấp và gió càng yếu C. Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh D. Nhiệt độ càng thấp và gió càng mạnh 41. Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lí nào? A. Đông đặc B. Bay hơi C. Ngưng tụ D. Cả A- B và C đều đúng 42. Các loại cây trên sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai để: A. Hạn chế bốc hơi nước B. Vì thiếu nước C. Đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá D. Vì đất khô cằn 43. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng: A. Chất khí biến thành chất lỏng B. Chất lỏng biến thành chất khí C. Chất rắn biến thành chất khí D. Chất lỏng biến thành chất rắn 44. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước. Tại sao? A. Do nước thấm ra ngoài B. Do hơi nước không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lại C. Do không khí bám vào D. Do nước bốc hơi ra và bám ra ngoài 45. Tại sao về mùa lạnh, ta thường thở ra “khói”? A. Do hơi nước ngưng tụ lại B. Do trong không khí có hơi nước
  • 21. C. Do hơi thở ra nóng hơn D. Do hơi ta thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ 46. Sương động trên cây cối vào ban đêm, nguyên nhân từ đâu? A. Do ban đêm có mưa B. Do sự bay hơi của nước ở xung quanh A. Do ban đêm trời lạnh D. Do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí 47. Các đám mây hình thành la do: A. Nước bốc hơi B. Hơi nước ngưng tụ C. Khói D. Nước bốc hơi bay lên cao gặp hơi lạnh ngưng tụ thành mây 48. Hiện tượng các giọt sương đọng lại trên lá trong các buổi sáng liên quan đến hiện tượng: A. ngưng tụ B. đông đặc C. bay hơi D. nóng chảy 49. Chưng cất nước hoặc chưng cất rượu là ứng dụng vào các hiện tượng vật lí nào? A. nóng chảy B. đông đặc C. bay hơi và ngưng tụ D. bay hơi 50. Khi chất lỏng sôi, hiện tượng nào sau đây là đúng? A. Sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng B. Sự bay hơi xảy ra trong lòng chất lỏng C. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng D. Sự bay hơi của các bọt khí vỡ ra trên mặt thoáng. 51. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? A. Tăng dần lên B. Không thay đổi C. Giảm dần đi D. Có lúc tăng, có lúc giảm 52. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít C. Nước trong cốc càng nóng D. Nước trong cốc càng lạnh 53. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá B. sương mù C. hơi nước D. mây 54. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Đúc một cái chuông đồng B. Đốt một ngọn nến C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước 55. Trong các so sánh sau đây, câu nào đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc D. Nhiệt độ nóng chảy bằng hơn nhiệt độ đông đặc II. Bài tập tự luận: Câu 1: Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng, chất khí? Ví dụ và ứng dụng trong thực tế ở từng loại Câu 4: Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí? Câu 5: Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí? Câu 6: Em hãy nêu kết luận về sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ và ứng dụng trong thực tế? Câu 7: Em hãy nêu kết luận về sự bay hơi và sự ngưng tụ? lấy ví dụ và ứng dụng trong thực tế?
  • 22. R nắ L ngỏ Khí Bay h iơ Ng ng tư ụ Câu 8: Em hãy so sánh sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ? Câu 9: Em hãy so sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ? Lấy ví dụ? Câu 10: Tính ra 0 C và 0 F trong các nhiệt độ sau: a. 370 C b. 860 F c. 450 C d. 1260 F Gợi ý trả lời bài tập tự luận: Câu 1: Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: quả cầu bằng thép khi đốt nóng thì thể tích của nó tăng lên. Vận dụng: gắn các đường ray của xe lửa. làm cầu. làm tôn lợp nhà ... Câu 2: Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: khi đun nước nếu ta đỗ đầy nước thì khi sôi nó sẽ tràn ra ngoài, … Vận dụng: để ta đóng các chai nước ngọt không quá đầy, nấu nước không nên đỗ thật đầy,… Câu 3: Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. Ví dụ: khi quả cầu bị dẹp ta để vào trong cốc nước nóng thì nó sẽ phìn ra. Vận dụng: Câu 4: - Giống nhau: các chất rắn và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Khác nhau: + Chất rắn khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. + Chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn Câu 5: - Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Khác nhau: + Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. + Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. Câu 6: -Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. Nóng chảy (ở nhiệt độ xác định) Đông đặc (ở nhiệt độ xác định) Ví dụ: Đúc tượng bằng đồng, chuông đồng, rèn dao, cuốc… Câu 7: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích của mặt thoáng của chất lỏng. Ví dụ: Vận dụng sự bay hơi và sự ngưng tụ để người ta chưng cất rượu, nước, … Câu 8: So sánh sự nóng chảy và sự đông đặc: - giống nhau: Đối với một chất nhất định thì nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ nóng chảy bằng nhau.
  • 23. - Khác nhau: + Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng. + Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. - Ví dụ: Đốt nóng băng phiến thì băng phiền sẽ nóng chảy còn khi ta để nó nguội thì nó sẽ đông đặc. Câu 9: So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ: Sự bay hơi sự ngưng tụ - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng bay hơi. gọi là sự ngưng tụ Ví dụ: ta nấu nước nóng thì hơi nước được bốc Ví dụ: ban ngày hơi nước bốc lên ban đêm gặp hơi lạnh ngưng tụ lai thành các giọt sương động lại trên các lá cây. Câu 10: a. 370 C = 00 C + 370 C b. 860 F = (860 F – 320 F) : 1,8 = 320 F + 37 . 1,80 F = 540 F : 1,8 = 320 F + 66,60 F = 98,60 F = 300 C Câu c và d làm tương tự như câu a và b ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 - MÔN VẬT LÝ 6 A. LÝ THUYẾT: BÀI 16: RÒNG RỌC Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Ứng dụng: dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,… BÀI 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt) Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,… BÀI 2. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước) Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng Đun ấm đầy sẽ bị tràn nước Không đóng chai nước ngọt thật đầy,… BÀI 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ: Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí:
  • 24. Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên. Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ Chú ý: - Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên ,khối lượng(m), trọng lượng (P) của chúng không đổi vì vậy khối lượng riêng(D),trọng lượng riêng(d) đều giảm - Khi lạnh thì ngược lại. - Riêng chất khí nếu đựng trong bình kín thì dù làm lạnh hay nóng thì V,m, d, D của chúng vẫn không thay đổi BÀI 4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT: - Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray… - Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại. Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn + Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép - Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện. Áp dụng: ví dụ về các loại băng kép được ứng dụng trong đời sống và khoa học kĩ thuật - Băng kép có trong bàn là điện BÀI 5. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI: - Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế. - Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế… + Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người + Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản + Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết) - Trong nhiệt giai Xenxiút: Nhiệt độ nước đá đang tan là 0o C. Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 100o C. - Trong nhiệt giai Farenhai: Nhiệt độ nước đá đang tan là 32o F. Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212o F. - Trong nhiệt giai Kenvin: Nhiệt độ nước đá đang tan là 273K. Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 373K. BÀI 6. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC: – Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. – Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
  • 25. Đặc điểm: - Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi Ứng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép… BÀI 7. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ: − Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. − Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Đặc điểm: - Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. - Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng B. BÀI TẬP: 1. Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? ( nêu rõ các quá trình chuyển thể) 2. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó. Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 10640 C; 2320 C; 9600 C. 3. Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, nóng chảy, đông đặc. 4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào?Tại sao? 5. Tại sao người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ? 6. Tại sao ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển? 7. Dựa vào dường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất chưa xác định tên để trả lời các câu hỏi sau đây: a) Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào? b) Thời gian nóng chảy kéo dài bao nhiêu phút? c) Xác định tên của chất này. Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của một số chất: băng phiến, nước, thủy ngân lần lượt là: 800 C; 00 C; -390 C. d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể nào? ĐÁP ÁN 1. Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng đồng) 2. Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 2320 C, kẽm nóng chảy, thu kẽm nguyên chất (thể lỏng). Tiếp tục đun đến 9600 C, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất( thể lỏng) Sau khi thu được kẽm và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun đến 10640 C để lấy vàng lỏng. 3. Ví dụ về hiện tượng nóng chảy : 1 que kem đang tan, 1 cục nước đá để ngoài trời nắng, đốt nóng 1 ngọn nến,…
  • 26. Ví dụ về hiện tượng đông đặc: đặt 1 lon nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước đóng thành băng,… Ví dụ về hiện tượng bay hơi: phơi quần áo, nước mưa trên đường biến mất khi Mặt trời xuất hiện,… Ví dụ về hiện tượng ngưng tụ: sự tạo thành mây, sương mù,… 4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết đầy nắng và gió. Vì tốc độ bay hơi của chất lỏng ngoài phụ thuộc diện tích mặt thoáng còn phụ thuộc nhiệt độ và gió. 5. Người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ vì đó là nhiệt độ xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan. 6. Ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển vì: nhiệt độ đông đặc của rượu ở -1170 C trong khi nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -390 C, khi nhiệt độ khí quyển xuống dưới -390 C thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ; còn nhiệt kế rượu vẫn bình thường và có thể đo tiếp nhiệt độ của khí quyển. 7. a) Chất này nóng chảy ở 00 C b) Thời gian nóng chảy kéo dài trong 5 phút c) Xác định tên của chất này: nước đá d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể rắn. B/ CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG 1) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình 2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy? 3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? 4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? 5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? 7) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng? 8) Hai nhiệt kế thuỷ ngân có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau, khi đặt cả hai nhiệt kệ này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong 2 ống có dâng lên cao như nhau hay không? Tại sao? 9) Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí? 10) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh 11) Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2 thanh ray? 12) Một quả cầu bằng nhôm, bị kẹt trong một vòng bằng sắt. để tách quả cầu ra khỏi vòng thì một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi các này có thể tách quả cầu ra được hay không? Tại sao? 13) Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được
  • 27. bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao? 14) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá 15) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm 16) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn 17) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại 18) Tại sao máy sấy tóc lại làm cho tóc mau khô? C/ MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Hãy đổi các giá trị sau từ 0C sang 0F 200C, 250C, 300C, 370C, 420C, 500C, 600C; 00C; -50C; -250C Bài 2: Hãy sắp xếp các giá trị nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần 100C; 600F; 370C; 50C; 200F; 800F Bài 3: Hãy đổi các giá trị sau từ 0F sang 0C 250F, 800F, 1370F, 00F, -50F; -250F Bài 4: Nguời ta đo thể tích của môt khối lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau: Nhiệt độ (0 C) 0 20 50 80 100 Thể tích (lít) 2,00 2,14 2,36 2,60 2,72 Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng của đường này - Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 100C - Trục thẳng đứng là trục thể tích: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 0,2 lít Bài 5: Ta có bảng theo dõi nhiệt độ như sau: Thời gian (giờ) 7 9 10 12 16 18 Nhiệt độ (0 C) 250 270 290 310 300 290 a) Nhiệt độ thấp nhất (theo bảng) là lúc mấy giờ? Nhiệt độ cao nhất là lúc mấy giờ b) Từ bảng trên hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ với 2 trục: trục thẳng đứng chỉ nhiệt độ, trục nằm ngang chỉ thời gian Bài 6: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Nhiệt độ (0 C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20 a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10? Bài 7: Hãy quan sát nhiệt kế sau đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế Bài 8: Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của bằng của băng phiến khi bị đun nóng rồi sau đó để nguội. Thời gian (phút) 0 2 4 5 7 10 12 13 16 18 20 22
  • 28. Nhiệt độ (0 C) 50 65 75 80 80 90 85 80 80 75 70 60 a) Hãy vẽ đường biểu sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến? b) Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ? c) Từ phút thứ bao nhiêu băng phiến này nóng chảy? d) Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút? e) Sự đông đặc bắt đầu ở phút thứ mấy? ở nhiệt độ bao nhiêu? f) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút? g) Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến tăng, trong những khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến giảm BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II A. Traéc nghieäm. Haõy khoanh troøn vaøo chöõ caùi ñöùng ñaàu caâu traû lôøi ñuùng nhaát cho caùc caâu sau: 1.Máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng là: A. ròng rọc cố định. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng D. ròng rọc động. 2. Khi làm lạnh một vật rắn thì: A.thể tích và khối lượng của vật tăng. B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm. C. thể tích tăng và khối lượng không đổi. D. khối lượng riêng của vật tăng. 3. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì : A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm. C. cả khối lượng và trọng lượng điều tăng. D. trọng lượng của chất lỏng tăng. 4. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì: A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. thể tích của chất lỏng tăng. C. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm. D. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng. 5.Khi làm nóng một lượng chất khí thì: A. khối lượng riêng chất khí không đổi. C. khối lượng riêng của chất khí giảm. B. khối lượng riêng lúc đầu giảm,sau tăng. D. khối lượng riêng của chất khí tăng. 6.Trong các câu sau, câu phát biểu sai là: A. chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi. B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi. D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 7.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là: A. rắn, lỏng, khí . B. rắn, khí, lỏng. C. khí, lỏng, rắn. D. khí, rắn, lỏng. 8.Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tắc : A. sự nở vì nhiệt của chất rắn. C. sự nở vì nhiệt của chất khí. B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng. D. sự nở vì nhiệt của các chất. 9.khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do là để :
  • 29. A. tiết kiệm đinh B. tôn không bị thủng nhiều lỗ. C. tiết kiệm thời gian đóng. D. tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt. 10.Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta sẽ : A. hơ nóng nút. B. hơ nóng cổ lọ. C. hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. hơ nóng đáy lọ. 11. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. B. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên. C. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. D. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn. 12.Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì: A. không thể hàn 2 thanh ray lại được. C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. D.chiều dài thanh ray không đủ. 13. Nhiệt kế dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi là: A. nhiệt kế dầu . C. nhiệt kế thủy ngân. B. nhiệt kế rượu . D.nhiệt kế dầu công nghệ pha màu. 14 . Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là : A.100o C B. 42o C C. 37o C D. 20o C 15. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng là vì: A.răng dễ bị sâu. B.răng dễ bị nứt. C. răng dễ vỡ. D. răng dễ rụng. 16. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của cơ thể người là: A. nhiệt kế thủy ngân C. nhiệt kế rượu. B. nhiệt kế dầu D. nhiệt kế y tế. 17.Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra là vì: A. chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao. C. khâu co dãn vì nhiệt. B. chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao. D. một lí do khác. 18.Chất lỏng không được dùng để chế tạo nhiệt kế là: A. thủy ngân. B. rượu pha màu đỏ. C. nước pha màu đỏ. D. dầu công nghệ pha màu đỏ. 19.Khi đưa nhiệt độ của thanh đồng từ 30o C xuống 5o C, thanh đồng sẽ: A. co lại. B. nở ra. C. giảm khối lượng. D. tăng thể tích. 20. Cho nhiệt kế như hình . Giới hạn đo của nhiệt kế là: A. 500 C. B. 1200 C. C. từ -200 C đến 500 C. D. từ 00 C đến 1200 C. B. Câu hỏi điền khuyết 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải …………… vòng kim loại để nó ………, hoặc ta phải …………… quả cầu để nó ………… a. Khi nung nóng ………… quả cầu tăng lên, ngược lại ………… của nó sẽ ………… khi ………… b. Chất rắn ……… khi nóng lên, co lại khi ………
  • 30. c. Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, ………… tăng lên đột ngột làm thủy tinh ……… đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt. d. Các chất rắn khác nhau thì ……………… khác nhau. 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm vì khi đun ………… tăng lên làm cho nước trong ấm ……… và nước sẽ bị …… ra ngoài. b. Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ nhiệt độ có thể ………… làm cho nước ngọt nở ra, nếu đong đầy nước ngọt sẽ không còn chỗ để ……… , kết quả có thể làm chai ……… c. Chất lỏng nở ra khi ………… và co lại khi ………… d. Các chất lỏng ………… thì ……………… khác nhau. 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Chất khí ……… khi nóng lên, ……… khi lạnh đi. b. Các chất khí …………… thì nở vì nhiệt …………… c. Trong ba chất rắn, lỏng, khí, ………… nở vì nhiệt nhiều nhất, còn ………… nở vì nhiệt ít nhất. d. Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ ……………… khi nhiệt độ tăng vì thể tích của không khí ……… 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị …………… có thể gây ra ……………… Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để ………………, một đầu cầu thép phải đặt trên ………………… b. Băng kép gồm 2 thanh …………… có bản chất …………… được tán chặt vào với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì ………………… khác nhau nên băng kép bị ………Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc ………………………………… 5. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Để đo nhiệt độ người ta dùng ……………Các chất lỏng thường dùng để chế tạo dụng cụ này là ……… và ……………… Nhiệt kế họat động dựa trên hiện tượng ………………………… của các chất. b. Trong nhiệt giai Celcius, nhiệt độ nước đá đang tan là ………, của hơi nước đang sôi là ……… Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ nước đá đang tan là ………, của hơi nước đang sôi là …….. c. Ngoài nhiệt giai Celcius và Fahrenheit người ta còn dùng nhiệt giai ……….. 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Sự chuyển từ ………… sang ………… gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ ………… sang thể ………… gọi là sự đông đặc. b. Phần lớn các chất đều nóng chảy và …………… ở một nhiệt độ …………… Nhiệt độ này gọi là …………………… Nhiệt độ ……………… của các chất khác nhau thì …………… c. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ của chất ………………… mặc dù ta tiếp tục ……………… Tương tự, trong khi đang đông đặc ………… của chất ………………… mặc dù ta tiếp tục ……………………
  • 31. 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Sự chuyển từ thể ……… sang thể ……… gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở ……………… của chất lỏng. b. ………… bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào …………, …… và …………………………… của chất lỏng. c. Sự chuyển từ thể ……… sang thể ……… gọi là sự ngưng tụ. Đây là quá trình ngược của quá trình …………… Sự ngưng tụ xảy ra ……………… khi nhiệt độ …………… 8. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Mỗi chất lỏng sôi ở ……………………… Nhiệt độ đó gọi là ……………… b. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng ……………………… c. Sự sôi cũng là một quá trình chuyển ……, đó là quá trình chuyển từ …………… sang ………… d. Sự sôi là sự …………... diễn ra ở cả trên ……………… của chất lỏng lẫn ……………… chất lỏng. e. Nước sôi ở nhiệt độ ……… Nhiệt độ này gọi là ……………… của nước. Trong suốt thời gian nước sôi, nhiệt độ ………………….. f. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi chất chỉ tồn tại ở thể ………; ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi, cao hơn nhiệt độ nóng chảy chất có thể tồn tại ở thể ……... và thể ……… C. TỰ LUẬN: Câu 1.Dùng ròng rọc động có tác dụng gì? Câu 2. Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực F có cường độ là bao nhiêu NuiTơn? Câu 3. Kể tên những loại nhiệt kế mà em đã học? Cho biết tác dụng của mỗi loại nhiệt kế đó? Câu 4. Taïi sao khi ñun nöôùc ta khoâng neân ñoå nöôùc ñaày aám? Câu 5. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun nóng liên tục Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ ( o C ) 20 30 40 50 60 70 80 80 80 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian b. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút 16 ? chất tồn tại ở những thể nào? c. Chất lỏng này có tên gọi là gì ? Câu 6: a. Thế nào là sự bay hơi? b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào? c. Nêu một ví dụ minh hoạ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. Câu 7:a. Thế nào là sự nóng chảy? b. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? Câu 8 : Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? Câu 9. Cho bảng số liệu sau:
  • 32. Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian. Câu 10. Khi được đun nóng liên tục thì nhiệt độ của cục nước đá đựng trong cốc thay đổi theo thời gian như sau: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Nhiệt độ(0 C) 0 0 0 20 40 60 80 100 100 100 Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II I.Trắc nghiệm.(3đ). Câu 1.(1,5đ) Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: A.Chất rắn nở vì nhiệt ……………..chất lỏng.Chất lỏng nở vì nhiệt …………..chất……….. B.Nhiệt độ 0o C trong nhiệt giai ……………….tương ứng với nhiệt độ ……….trong nhiệt giai Farenhai. C.Băng phiến nóng chảy ở……..Nhiệt độ này gọi là……….. Câu 2(1.5đ) Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng của chất lỏng giảm. B. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. II.Tự luận.( 7đ). Câu 3. (2đ).Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ? Câu 4.(2đ)Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này. Câu 5.(3đ)Cho bảng theo dõi sự nóng chảy của băng phiến. Thời gian đun ( phút) 2 4 6 8 Nhiệt độ (o C) 72 80 80 84 Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của Băng phiến.Mô tả hiện tượng trong các khoảng thời gian. ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ 6 Học kì II Năm học 2010-2011 I.Trắc nghiệm .(3đ) Câu 1.(1,5đ) Thời gian(phút) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhiệt độ(0 C) - 6 - 4 - 3 - 2 0 0 0 1 2 4
  • 33. A.Ít hơn; nhiều hơn; rắn (hoặc ít hơn, khí). B.Xenxiút; 320 F. C.80o C; nhiệt độ nóng chảy . Câu 2.(1,5đ) D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. II.Tự luận.(7đ) Câu 3.(2đ) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là. Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 4.(2đ).Khi rót nước nóng ra khỏi phích ,có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích.Nếu đậy nút ngay thì lượng không khí sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên ,nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này ,không nên đậy nút lại ngay mà chờ cho lượng không khí tràn vào phích nóng lên ,nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại. Câu 5.(3đ) Vẽ đường biểu diễn. Nhiệt độ (0 C) Từ 0 đến 2 phút : Băng phiến rắn nóng lên. Từ 2 đến 4 phút: Băng phiến rắn nóng lên Từ 4 đến 6 phút : Băng phiến rắn nóng chảy Từ 6 đến 8 phút : Băng phiến nóng lên TG(phút) 0 2 4 6 8 Đề I Câu 1 : (1,5đ) a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ? b)Khi đo nhiệt độ cơ thể ta dùng loại nhiệt kế nào? Câu 2 : (1,5đ) Hãy nêu tác dụng của đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng? Nêu một ví dụ ứng dụng của mặt phẳng nghiêng? Câu 3 : (1,5đ) Trong việc làm ra một bấc tượng bằng đồng có những quá trình chuyển thể nào ? Câu 4 : (3,5đ) a) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ? b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? c) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ? Câu 5 : (2,0đ) Nêu đặc điểm của sự sôi ? Đề II: Câu 1 : (1,5đ) 72 80 84 76
  • 34. Hãy kể tên các loại ròng rọc và nêu ứng dụng của mổi loại? Câu 2(1,5đ) a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng và chất khí ? b) Nhiệt kế y tế dùng để làm gì ? Câu 3 : (1,5đ)Trong việc đúc một cái mâm nhôm có những quá trình chuyển thể nào ? Câu 4 : (1,5đ) Nêu đặc điểm của sự sôi ? Câu 5 : (3,5đ) a) Giải thích tại sao ta chọn nước đá đang tan để lam mốc đo nhiệt độ? b) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ? c) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? C. Đáp án và biểu điểm: ĐềI Câu 1: a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (1điểm) b) Để đo nhiệt độ cơ thể người dùng Nhiệt kế y tế. (0,5điểm) Câu 2: Dùng đòn bẩy ta thay đổi được lực theo ý muốn (0,5điểm) Dùng mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực . (0,5điểm) Ví dụ khi nâng vật nặng lên sàn xe ta phải tạo mặt phẳng nghiêng (0,5điểm) Câu 3: Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể như sau: - Quá trình nóng chảy trong lò đun. (0,75 điểm) - Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. (0,75 điểm) Câu 4: a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây. (1,25 điểm) b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1,25 điểm) c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây. (1điểm) Câu 5: Đặc điểm của sự sôi : - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi (1,0điểm) - Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. (1,0 điểm ĐềII Câu 1: Có 2 loại ròng rọc (0,5điểm) Ròng rọc cố dịnh nhằm thay đổi dược hướng của lực. (0,5điểm) Ròng rọc cố động nhằm thay đổi dược độ lớn của lực (0,5điểm) Câu 2: a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (1điểm) b) Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. (0,5điểm) Câu 3: Trong việc đúc nhôm có những quá trình chuyển thể như sau: - Quá trình nóng chảy trong lò đun. (0,75 điểm) - Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. (0,75 điểm)
  • 35. Câu 3: Đặc điểm của sự sôi : - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi (1,0điểm) - Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. (1,0 điểm Câu 4: a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây. (1,25 điểm) b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1,25 điểm) c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây. Trường THCS Lê Quý Đôn Phòng GD Huyện Vĩnh Cửu ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 VẬT LÝ 6. I.Trắc nghiệm: A.Khoanh tròn vào đáp án đúng: 1.Các câu sau, câu nào không đúng a.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực b.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn của lực c. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn của lực d. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng của lực 2.Hiện tượng nào sau xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng a.Thể tích của chất lỏng tăngc.Trọng lượng của chất lỏng tăng b. Thể tích của chất lỏng giảm d.Khối lượng của chất lỏng tăng 3.Mỗi độ trong …………bằng một độ trong nhiệt giai Xenxiut a. nhiệt giai Farenhai c. nhiệt giai Kenvin b. nhiệt kế thủy ngân d. nhiệt kế rượu 4.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào đúng: a. Khí ôxi, sắt, rượu. b. Rượu, khí ôxi, sắt c. Khí ôxi, rượu, sắt d. Rượu, sắt, khí ôxi B.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: 1.Nhiệt kế y tế dùng để đo…………Nhiệt kế rượu dùng để đo…………... 2.Khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật……,còn khối lượng riêng của vật ………. C.Câu ghép đôi 1.Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng A.tự động đóng ngắt mạch điện 2.Băng kép dùng để B.là 1 thang nhiệt độ 3.Nhiệt giai C.đo nhiệt độ 4.Nhiệt kế dùng để D.thì phồng lên D.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai 1. Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại Đ S 2.Chất rắn nóng lên hay lạnh đi đều co lại Đ S 3. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất 4. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên Đ S II.Tự luận:
  • 36. 1.Hãy tính xem 500 C bằng bao nhiêu 0 F ? 2.Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh của nhiệt kế 1 có tiết diện lớn hơn ống thuỷ tinh của nhiệt kế 2. Khi đặt 2 nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao? 3.Một bình cầu cổ dài đựng nước, úp miệng xuống cái chậu như hình vẽ. Nếu nhiệt độ thay đổi, mực nước trong bình sẽ thay đổi thế nào theo nhiệt độ ? ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 VẬT LÝ 6.( 2006-2007) I.Trắc nghiệm: A.Khoanh tròn vào đáp án đúng: (1 điểm) 1. b 2. a 3.c 4.c B.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm) 1. nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ khí quyển 2. tăng, giảm C.Câu ghép đôi: (1 điểm) 1-D 2-A 3-B 4-C D.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai: (1 điểm) 1- Đ 2- S 3-Đ 4-Đ II.Tự luận: 1. 500 C = 00 C + 500 C = 320 F + 50*1.80 F = 1220 F (2 điểm) 2. Không. Vì thể tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn. (2 điểm) 3. *Nhiệt độ tăng: không khí trong bình nở ra, đẩy mực nước xuống *Nhiệt độ giảm: không khí trong bình co lại, mực nước sẽ dâng lên trong bình. (2 điểm) ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - VẬT LÝ 6 I.Trắc nghiệm: A.Khoanh tròn vào đáp án đúng 1. Để nâng một vật nặng có khối lượng 30kg, ta nên dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây để lực kéo Fkéo< 300N: a. b. c. d. 2.Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín: