SlideShare a Scribd company logo
1 of 280
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾ
ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT LỌC MÁU
HIỆN ĐẠI TRONG CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH
Mã số ĐTĐL.2008G/29
Cơ quan chủ trì đề tài: Bệnh viện Bạch Mai
Chủ nhiệm đề tài/dự án: GS.TS. Nguyễn Gia Bình
Hà Nội - 2011
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
TT Họ và tên Nhiệm vụ
1. PGS.TS. Nguyễn Gia Bình
Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Chủ nhiệm đề tài
2. PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Phụ trách nhiên cứu
nội dung 1
3. GS.TS. Đỗ Tất Cường
Học viện Quân Y
Phụ trách nhiên cứu
nội dung 2
4. PGS.TS. Trần Duy Anh
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Phụ trách nhiên cứu
nội dung 3
5. TS. Đỗ Quốc Huy
Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương - Tp. Hồ Chí Minh
Phụ trách nhiên cứu
nội dung 4
6. TS. Đào Xuân Cơ
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Thư ký đề tài
Tham gia nghiên cứu
7. TS. Lê Thị Diễm Tuyết
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Tham gia nghiên cứu
8. ThS. Ngô Minh Biên
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Tham gia nghiên cứu
9. ThS. Nguyễn Công Tấn
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Tham gia nghiên cứu
10. ThS. Nguyễn Đăng Tuân
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Tham gia nghiên cứu
11. ThS. Bùi Hương Giang
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Tham gia nghiên cứu
12. ThS. Bùi Văn Cường
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Tham gia nghiên cứu
13. ThS. Giang Thục Anh
Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai
Tham gia nghiên cứu
14. ThS. Vũ Đình Thắng
Bệnh viện Nhân dân 115 - Tp.Hồ Chí Minh
Tham gia nghiên cứu
15. TS. Trần Thanh Cảng
Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
Tham gia nghiên cứu
16. ThS. Lê Đức Nhân
Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Tham gia nghiên cứu
17. BSCKII. Phạm Thị Ngọc Thảo
Bệnh viện Chợ Rẫy
Tham gia nghiên cứu
18. BS. Nguyễn Mạnh Dũng
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Tham gia nghiên cứu
19. BS. Phan Thị Xuân
Bệnh viện Chợ Rẫy
Tham gia nghiên cứu
20. TS. Trương Ngọc Hải
Bệnh viện Chợ Rẫy
Tham gia nghiên cứu
21. ThS. Bùi Văn Tám
Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
Tham gia nghiên cứu
22. TS. Vũ Đức Định
Bệnh viện E Hà Nội
Tham gia nghiên cứu
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ở các nước phát triển trên thế giới từ những năm 80 - 90 của thế kỷ XX
các kỹ thuật lọc máu đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt những năm cuối
thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI nhiều kỹ thuật lọc máu hiện đại ra đời: các biện
pháp lọc máu hiện đại không dừng lại ở hiệu quả điều trị thay thế thận đơn
thuần mà có khả năng loại thải chất độc mà bình thường gan thận và cơ thể
khó có thể thải trừ như các chất độc, các phức hợp kháng nguyên - kháng thể,
các chất trung gian của đáp ứng viêm hệ thống đó là các cytokine. Song song
với nghiên cứu sinh bệnh học người ta đã giải thích đầy đủ hơn về mối tương
tác giữa cơ thể và tác nhân gây bệnh thông qua sự tương tác của các tế bào,
qua các hoạt chất mà chúng tiết ra (Interleukin - IL). Tác động của các IL dẫn
đến hậu quả như giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, huyết khối vi mạch,
gây thiếu oxy tế bào dẫn đến tế bào bị chết một cách nghiêm trọng (hiện
tượng hoại tử) hoặc tế bào bị chết dần (hiện tượng Apoptosis - chết theo
chương trình). Vì vậy điều trị sớm tác động vào quá trình bệnh lý trước khi có
các biểu hiện lâm sàng là một bước tiến mới mang tính chất đột phá trong lĩnh
vực hồi sức hiện đại. Thông qua các biện pháp: lọc máu liên tục, lọc máu hấp
phụ, lọc và tách huyết tương, gan nhân tạo…
Lọc máu liên tục (Continuous blood purification) là một tập hợp gồm
nhiều phương thức lọc máu nhằm lọc bỏ ra khỏi máu một cách từ từ và liên
tục các chất độc (nội sinh hoặc ngoại sinh), màng lọc sử dụng cho kỹ thuật
này có thể lọc và hấp phụ các chất có trọng lượng phân tử thấp hoặc trung
bình 30 - 40 KD, đặc biệt các chất có thể tích phân bổ trong cơ thể lớn và gắn
mạnh mẽ vào tổ chức. Đây là các hóa chất trung gian (Pro-inflammatory
mediators) tham gia vào quá trình sinh bệnh học của nhiều bệnh như nhiễm
khuẩn nặng, suy gan, suy thận, viêm tụy cấp nặng, sốc bỏng, suy đa tạng, ngộ
độc cấp (paraquat, nấm độc, ong đốt, rắn cắn) đồng thời một số chất có tác
dụng chống viêm (các anti-inflamatory mediators) cũng bị loại bỏ bằng các kỹ
2
thuật lọc máu liên tục bên cạnh đó lọc máu liên tục còn điều hòa cân bằng
dịch, điện giải, toan kiềm giúp duy trì nội môi trong cơ thể. Đã có nhiều
nghiên cứu ứng dungj kỹ thuật lọc máu liên tục trên lâm sàng đặc biệt trong
hồi sức cấp cứu về hiệu quả lọc máu liên tục trong điều trị các bệnh lý nặng
như sốc nhiễm khuẩn; suy đa tạng, viêm tụy cấp nặng như: nghiên cứu của
Ronco, Payen, Pupelis, Zhu… Các nghiên cứu đều cho kết luận lọc máu liên
tục làm gjảm biến chứng suy tạng cải thiện chức năng tụy và làm giảm tỷ lệ tử
vong.
Liệu pháp thay huyết tương (Plasma exchange) là biện pháp lọc bỏ
huyết tương của người bệnh sau đó bù lại thể tích huyết tương bị loại bỏ bằng
Plasma tươi đông lạnh hoặc albumin 5% với thể tích tương đương. Máu đi
qua quả lọc có kích thước lỗ lọc lớn cho phép các phân tử lớn của huyết tương
(trong đó có kháng thể tự miễn) qua được trừ các tế bào máu. Kỹ thuật này đã
được ứng dụng thành công ở các nước phát triển trong điều trị bệnh lý miễn
dịch thần kinh cơ (Guillain - Barré, nhược cơ), bệnh tự miễn khác… Nhiều
tác giả trên thế giới đã báo cáo thành công trong nghiên cứu ứng dụng kỹ
thuật này như: Atid Dada; Lewis, Marcelo, Richiad trong điều trị Guillain -
Barré và nhược cơ nặng.
Biện pháp lọc máu hấp phụ phân tử liên tục (gan nhân tạo - Molecular
Absorbents Recirculating Systems - MARS) dùng để thay thế chức năng khử
độc của gan nhằm lọc bỏ các chất độc tan trong nước cũng như các chất độc
gắn kết với protein, qua đó làm giảm độc tính của huyết tương và tạo điều
kiện tốt hơn để cho tế bào gan hồi phục. Kỹ thuật này được phát triển bởi
Janstange và Steffen Mitzner trường đại học Rostock, Cộng hòa liên bang
Đức từ năm 1990 nhằm điều trị suy gan cấp, đến năm 2000 kỹ thuật được sử
dụng rộng rãi ở châu Âu, đến năm 2005 trên thế giới có khoảng 130 bệnh viện
áp dụng kỹ thuật này và hơn 4500 bệnh nhân suy gan cấp được điều trị bằng
kỹ thuật này. Nếu như trước kia suy gan cấp nặng chỉ có thể được cứu sống
3
nhờ ghép gan thì ngày nay MARS hay còn gọi là gan nhân tạo đã cứu sống
được rất nhiều các trường hợp suy gan cấp tính, đợt cấp của suy gan mạn
trong khi chờ đợi ghép gan.
Lọc máu hấp phụ (LMHP) là cho máu chạy qua các cột lọc có cấu tạo
bằng các vật liệu khác nhau có thể hấp phụ nhiều chất như: các phức hợp
miễn dịch; các chất độc tự do tan trong nước; các chất lipid máu; các
cytokin… Trên thế giới có nhiều loại lọc máu hấp phụ đã được nghiên cứu
phát triển thành công nhưng giá thành rất cao, tại Việt Nam việc lựa chọn lọc
máu hấp phụ với cột than hoạt tính nhằm hấp phụ các chất độc là một lựa
chọn hợp lý về tính hiệu quả là giúp loại bỏ nhanh một số chất độc thường
gặp, giá thành hợp lý và kỹ thuật dễ áp dụng nhiều nơi. Biện pháp này được
sử dụng khá hiệu quả trong ngộ độc paraquat, theophylin, chloroquyn, nấm
độc… Các nghiên cứu điển hình trên thế giới về hiệu quả của ứng dụng
LMHP trong điều trị ngộ độc cấp như: Hampson, Koo, Hong trong điều trị
ngộ độc paraquat, Kely trong ngộ độc theophylin, Kawasakiv trong ngộ độc
phenytoin.
Ở Việt Nam năm 2002, Viện nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh kết hợp
với Đại học Oxford đã nghiên cứu thử nghiệm so sánh hiệu quả của lọc máu
liên tục CVVH và ngắt quãng ở bệnh nhân sốt rét ác tính cho thấy CVVH có
hiệu quả cải thiện tiên lượng và tỷ lệ tử vong. Cùng thời gian đó, khoa Điều
trị Tích cực Bạch Mai tiến hành nghiên cứu ứng dụng lọc máu liên tục cho
bệnh nhân Viêm tụy cấp, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và đã thu được những
kết quả khả quan. Nguyễn Gia Bình và Đào Xuân Cơ nghiên cứu trên 54 bệnh
nhân viêm tuỵ cấp nặng cho thấy nhóm được lọc máu liên tục cải thiện triệu
chứng lâm sàng nhanh hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn đặc biệt giảm tỷ lệ
tử vong 53% xuống 27%. Trong một nghiên cứu khác của Lê Thị Diễm
Tuyết Lọc máu liên tục giúp cải thiện tỷ lệ tử vong 87% xuống còn 42%.
4
Tiếp theo lọc máu liên tục thay huyết tương cũng được cũng bắt đầu
được ứng dụng vào điều trị từ năm 2004. Các nghiên cứu bước đâu cho thấy
PEX có hiệu quả trong điều trị bệnh lý thần kinh cơ. Theo Nguyễn Công Tấn
và Nguyễn Gia Bình PEX làm cải thiện cơ lực, ở bệnh nhân Guilain – Barre
giảm ngày nằm viện, ngày thở máy.
Lọc gan nhân tạo MARS mới được ứng dụng vào điều trị bệnh nhân
suy gan từ năm 2005. Trước khi chưa có phương pháp lọc gan nhân tạo bệnh
nhân hôn mê gan do suy gan có tỷ lệ tử vong 100%. Khi có lọc gan nhân tạo
đã cứu sống được một số bệnh nhân. Theo Ngô Minh Biên và Nguyễn Gia
Bình báo cáo trên 6 ca suy gan được tiến hành lọc gan nhân tạo cho thấy có
cải thiện rõ rệt về ý thức, xét nghiệm trước và sau làm gan nhân tạo.
Tuy nhiên các nghiên cứu ứng dụng về các biện pháp lọc máu hiện đại
ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa công trình nào đưa ra được kết luận thích đáng
về hiệu quả và các biến chứng hay gặp của các biện pháp lọc máu đó trong
lâm sàng. Đặc biệt chưa xây dựng được các quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh để
có thể áp dụng rộng rãi trên lâm sàng. Xuất phát từ tình hình bệnh tật và các
kết quả nghiên cứu đó đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ
thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh" có mã số ĐTĐL
2008.G/29 nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu hiệu quả và các biến chứng thường gặp của một số biện
pháp lọc máu hiện đại (lọc máu liên tục, thay huyết tương, gan nhân tạo và
lọc máu hấp phụ) trong cấp cứu điều trị một số bệnh.
2. Xây dựng các chỉ định, quy trình kỹ thuật lọc máu hiện đại hoàn
chỉnh để ứng dụng trên lâm sàng trong điều kiện ở Việt Nam.
5
NỘI DUNG CHÍNH
CỦA BÁO CÁO
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Lọc máu liên tục và ứng dụng
1.1. Lịch sử[1], [2], [20]
- Năm 1960, Scribner lần đầu tiên mô tả kỹ thuật lọc máu động - tĩnh
mạch áp dụng cho việc điều trị bệnh nhân suy thận.
- Năm 1967, Heudersur và cộng sự đã sử dụng bộ lọc để thẩm tách máu.
- Năm 1974, kỹ thuật siêu lọc máu đã được Silvestein thực hiện.
- Năm 1977, Kramer đã công bố kết quả đầu tiên áp dụng kỹ thuật lọc
máu liên tục cho một bệnh nhân suy thận, phù to, có suy tim không thể áp
dụng kỹ thuật thận nhân tạo thông thường (Internitent Hemodialysis- IHD).
Tác giả đã lấy máu động mạch cho chạy qua một phin lọc và trở về tĩnh mạch,
một phần nước và các chất hòa tan đi qua phin lọc ra ngoài (Hemofiltration).
Như vậy áp lực lọc là nhờ áp lực động mạch, tốc độ đào thải dịch có thể kiểm
soát được và thực hiện liên tục.
- Năm 1981, Bischoft đã lắp thêm 1 bơm và lấy máu ra từ tĩnh mạch, qua
quả lọc và đưa vào tĩnh mạch đã có kết quả tốt hơn so với lấy máu từ động
mạch.
- Năm 1985, Geromerous đã phát triển kỹ thuật kết hợp cả hai kiểu trong
lọc máu là siêu lọc (Hemofiltration) và thẩm tách (dialysis) nhằm nâng cao
hiệu quả.
- Năm 1987 Uldall đã cải tiến lại cách lấy máu ra từ tĩnh mạch và đưa
vào qua đường tĩnh mạch (Venno- Venous), kết hợp cả 2 phương thức lọc
(Hemofiltration - Dialysis) đã làm tăng được hiệu quả và kỹ thuật được tiến
hành dễ dàng hơn (Hemodiafiltration). Thuật ngữ CRRT (Continuous Renal
Replacement Therapy).
Hemofiltration therapy: liệu pháp thay thế thận liên tục cũng ra đời vào
thời điểm này.
7
1.2. Những nguyên lý của LMLT
LMLT được thực hiện dựa trên bốn cơ chế vận chuyển chính sau:
khuếch tán, đối lưu, siêu lọc và hấp phụ qua một màng bán thấm [1], [1], [2],
[20], [21], [24], [25]
Màng bán thấm
Màng lọc là một màng bán thấm, có vai trò quyết định trong tất cả các
phương thức lọc máu. Nó cho phép nước và một số chất hòa tan đi qua màng,
trong khi các thành phần hữu hình của máu và một số chất hòa tan vẫn bị giữ
lại ở phía bên kia. Nước huyết tương và một số chất hòa tan lọt qua màng
được gọi là dịch siêu lọc. Màng lọc gồm nhiều bó sợi rỗng cho máu đi qua và
được bao bọc trong một khung cố định gọi là quả lọc. Dịch lọc thường chảy
ngược chiều với dòng máu chảy qua bó sợi rỗng để tăng diện tích tiếp xúc và
tăng hiệu quả lọc. Có hai loại màng bán thấm được sử dụng trong lọc máu là
màng có bản chất cellulose và màng tổng hợp. Trong đó màng có bản chất là
cellulose (cuprophan, hemophan, cellulose acetate) thường được sử dụng
trong thẩm tách máu ngắt quãng. Màng có bản chất là tổng hợp (polysulfone,
polyamide, polyacrylonitrile, polymethylmethacrylate). Quả lọc thường dùng
là AN69 (Acrylonitrile) có diện tích hiệu dụng là 0,9m2
, sẽ cho qua các phân
tử hòa tan có TLPT <50.000 daltons.
 Siêu lọc
Siêu lọc là sự dịch chuyển của nước và các chất hòa tan qua màng bán
thấm dưới tác dụng của sự chênh lệch áp lực. Tốc độ siêu lọc sẽ tùy thuộc vào
áp lực tác dụng lên màng lọc và tốc độ của dòng máu qua quả lọc. Do vậy áp
lực tác dụng lên màng lọc cao hơn, tốc độ dòng máu qua quả lọc nhanh hơn
thì sẽ càng làm tăng tốc độ lọc. Tromg lọc máu áp lực để dẫn dịch siêu lọc
qua màng lọc gọi là áp lực xuyên màng (TMP).
8
Hình 1. Thiết đồ cắt ngang và cắt dọc của quả lọc để lọc máu
 Đối lưu
Là sự chuyển dịch của các chất hòa tan qua màng bằng lực lôi kéo của
dòng dịch chuyển động. Khi nước chảy qua màng sẽ kéo theo các chất hòa
tan. Sự đối lưu có thể làm di chuyển một lượng lớn các phân tử nếu tốc độ
dòng nước qua màng nhanh. Vì vậy trong LMLT càng tăng tốc độ dòng dịch
qua màng (tức thể tích dịch thay thế càng lớn) thì càng có nhiều phân tử được
mang sang bên kia màng.
 Hấp phụ
Hấp phụ là hiện tượng các chất hòa tan bám dính vào màng lọc khi máu
đi qua màng. Chỉ có các loại màng lọc tổng hợp mới có khả năng hấp phụ
(mức độ hấp phụ thì tùy theo cấu trúc và diện tích của màng). Khi màng lọc
đã bị các phân tử “ độc chất “ lấp đầy (bão hòa) thì cần thiết thay quả mới vì
không còn tác dụng hấp phụ.
9
 Khuếch tán
Khuếch tán là sự di chuyển của chất hòa tan qua màng thông qua sự
chênh lệch về nồng độ, để có sự khuếch tán phải có loại dịch khác được đổ
đầy ở phía bên kia của màng. Khi chất hòa tan đi qua màng chúng luôn di
chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cho đến khi nào đạt
được trạng thái cân bằng về nồng độ giữa hai bên màng.
 Dịch thay thế
Dịch thay thế cũng là các loại dịch tinh thể, được cung cấp vào máu ở
ngay trước hoặc sau quả lọc nhằm làm gia tăng lượng chất hòa tan được lấy
qua cơ chế đối lưu trong LMLT. Dịch thay thế thường dùng là dịch muối sinh
lý (natriclorua 0,9%, các loại dịch tinh thể khác như Ringer-lactat hoặc
Bicacbonat cũng thường được dùng làm dịch thay thế tùy thuộc vào mục đích
cần đạt thêm vào để sửa chữa rối loạn điện giải hay kiềm toan, lúc đó chỉ cần
tính toán thêm vào túi dịch thay thế các chất cần thiết. Tốc độ dịch thay thế
thường dùng 1000-2000ml/giờ. Nếu tốc độ dịch thay thế thấp quá sẽ không có
hiệu quả lấy các chất hòa tan bằng cơ chế đối lưu.
10
Hình 2. Sơ đồ lọc máu tĩnh mạch- tĩnh mạch liên tục.
1.3. Các phương thức LMLT hay sử dụng [20].
* Phương thức lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVH)
Phương thức này chỉ sử dụng cơ chế siêu lọc – đối lưu, máu chạy qua
quả lọc với dịch thay thế được đưa vào phía trước hoặc sau quả lọc, không
dùng dịch thẩm tách. Nhờ cơ chế siêu lọc – đối lưu và tốc độ dịch thay thế đủ
lớn ngoài việc lấy bỏ các chất hòa tan còn có thể lọc bỏ rất tốt các chất có
trọng lượng phân tử lớn như các chất trung gian tiền viêm.
*Phương thức thẩm tách máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVHD)
Phương thức này chỉ sử dụng cơ chế khuếch tán. Máu và dịch thẩm
tách chạy ngược chiều nhau, không dùng dịch thay thế. Phương thức này gần
tương tự như chạy thận nhân tạo truyền thống và chỉ có hiệu quả lấy bỏ các
phân tử có trọng lượng phân tử từ nhỏ đến trung bình.
*Phương thức siêu lọc thẩm tách máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch
(CVVHDF):Phương thức này kết hợp các cơ chế khuếch tán, siêu lọc và đối
lưu nhằm kết hợp ưu điểm của các cơ chế trên.
*Phương thức siêu lọc chậm liên tục (SCUF)
Phương thức này chỉ sủ dụng cơ chế siêu lọc, mục đích chủ yếu để loại
bỏ nước, các chất hòa tan khác cũng được kéo theo với một lượng nhỏ nhưng
thường không đủ ý nghĩa để gây ra các triệu chứng lâm sàng.
1.4. Biến chứng của lọc máu liên tục
Lọc máu liên tục là một biện pháp điều trị can thiệp phức tạp và có
thể gây ra nhiều biến chứng. Những biến chứng phổ biến thường gặp là:
chảy máu, nhiễm khuẩn, rối loạn thăng bằng dịch và điện giải, hạ thân
nhiệt và tụt huyết áp [1].
11
1.5. Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng, sốc nhiễm
khuẩn và viêm tụy cấp qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.5.1. Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng
Có nhiều cytokine được giải phóng trong quá trình đáp ứng viêm hệ
thống, chúng có trọng lượng phân tử trung bình và lớn (500- 50.000 dalton),
có thể được loại bỏ nhờ các biện pháp LMLT. Các cytokine này bao gồm
TNF, IL-1, IL-6, IL-8, yếu tố hoạt hoá tiểu cầu PAF, MDF, TXA2... [57],
[47], [63]. Tuy nhiên rất nhiều tranh cãi về hiệu quả của LMLT trong điều trị
suy đa tạng qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước:
Nghiên cứu trên thế giới
Uchino và cộng sự thực hiện nghiên cứu đa quốc gia (54 khoa HSCC ở
23 quốc gia) với 1.006 bệnh nhân, đã báo cáo tỷ lệ hồi phục chức năng thận ở
bệnh nhân được lọc máu liên tục là 31,11% và kết luận là thể tích nước tiểu
của bệnh nhân ở thời điểm bắt đầu ngưng lọc máu (đặc biệt là khi không có sử
dụng thuốc lợi tiểu) là yếu tố dự đoán tốt nhất sự hồi phục chức năng thận ở
bệnh nhân[113]. Uchino cũng cho rằng tuy đã có nhiều bằng chứng gợi ý
nhưng vẫn chưa đủ chứng minh rõ ràng lọc máu liên tục có thể gia tăng tốc độ
hồi phục chức năng thận so với thẩm tách máu ngắt quãng [111],[112].
LiuK.D., nghiên cứu cho thấy LMLT cóưu điểm hơn so với thẩm tách
máu ngắt quãng về khả năng cải thiện và tạo điều kiện hồi phục chức năng
thận là do: (1) kiểm soát nồng độ urê trong máu tốt hơn, (2) ngừa được tình
trạng tụt huyết áp xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo, giảm nguy cơ lan
rộng tổn thương thận do thiếu tưới máu, (3) tăng thanh thải các hóa chất trung
gian gây viêm và (4) hỗ trợ cho điều trị dinh dưỡng tốt hơn.
PannuN. và cộng sự tổng kết 30 thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu
nhiên có đối chứng và 8 nghiên cứu tiến cứu đoàn hệ (từ 173 nghiên cứu trên
12
thế giới) đã rút ra kết luận là lọc máu liên tục và thẩm tách máu ngắt quãng
đưa đến tiên lượng sống còn của các bệnh nhân tương đương nhau;
Payen và cộng sự nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên đa trung tâm (80
bệnh nhân suy đa tạng do nhiễm khuẩn huyết, tại 12 khoa HSCC ở Pháp)
cũng thấy phương pháp lọc máu tĩnh-tĩnh mạch không cải thiện được tỉlệ
PaO2/FiO2so với điều trị kinh điển (PaO2/FiO2là180,5 ±109,9 so với 189,7
±99,8)[88].
Về lọc máu liên tục ở bệnh nhân suy thận cấp. Theo Ghahramani, thực
hiện phân tích gộp (meta-analysis) 09 nghiên cứu tiến cứu phân nhóm ngẫu
nhiên có kiểm chứng với 1.635 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân được
lọc máu liên tục là 42% – 71%[60].
Moran và cộng sự nhận thấy: trong 11 năm (từ 1993 đến 2003), tại các
khoa HSCC ởÚc và New Zealand, tuy tỷ lệ tử vong chung có giảm 4% nhưng
liên quan của việc cải thiện tiên lượng sống của bệnh nhân với các cải tiến
vềđiều trị vẫn chưa được khẳng định [82].
Nghiên cứu tiến cứu tại 12 khoa HSCC ở Pháp, Payen kết luận là: tuy
LMLT với liều 25 ml/kg/giờ không cải thiện được tiên lượng sống cho bệnh
nhân suy đa tạng do biến chứng của nhiễm khuẩn huyết nặng (tỷ lệ tử vong là
54%), nhưng LMLT vẫn là kỹ thuật thanh lọc máu được lựa chọn trong suy
thận cấp, đặc biệt làở bệnh nhân có rối loạn huyết động[57].
Ronco, với phương thức LMLT, liều điều trị ≥ 35 ml/ kg/ giờ có thể cải
thiện đáng kể tiên lượng sống của bệnh nhân, và liều điều trị này đã được
nhiều nghiên cứu áp dụng[62].
Nghiên cứu trong nước
Lê Thị Diễm Tuyếtnghiên cứu tình hình suy đa tạng tại khoa Điều trị
tích cực trong hai năm 2004 – 2006, kết luận tần suất suy đa tạng là 10,3%, tỷ
13
lệ tử vong chung là 75,8% và bệnh nhân được lọc máu liên tục có tỷ lệ tử
vong 67,7% thấp hơn so với nhóm không lọc máu (80%)[16],[17].
Mai Xuân Hiên (2005) tại khoa HSCC - Viện Quân Y 103, kết luận ở
những bệnh nhân viêm tụy cấp nặng suy đa tạng nếu được kết hợp các biện
pháp điều trị hồi sức với siêu lọc máu thì kết quả tốt.
Phạm Hoài Thanh (2009) ghi nhận CVVH sớm có hiệu quả tốt cho
bệnh nhân viêm tụy cấp hoại tử nặng có biến chứng suy đa tạng.
Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp lọc máu liên tục trong điều trị
viêm tụy cấp tính nặng, Nguyễn Gia Bình (2007) nhận thấy nhóm bệnh nhân
được lọc máu liên tục sớm cải thiện tình trạng lâm sàng và xét nghiệm, tỷ lệ
tử vong giảm rõ rệt so với nhóm chứng. Rút ngắn thời gian điều trị ở nhóm
bệnh nhân được cứu sống[3].
Trần Ngọc Tuấn (2004), cho rằng lợi điểm quan trọng của liệu pháp
lọc máu liên tục ở bệnh nhân bỏng là đào thải liên tục các sản phẩm độc của
quá trình chuyển hóa và một lượng lớn các hóa chất trung gian, khẳng định sự
thành công của CVVH trong việc thanh thải các interleukin và các độc tố vi
khuẩn[14].
Lọc máu liên tục có tác dụng điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải và
thăng bằng kiềm toan, cải thiện tình trạng huyết động và oxy hóa máu, giảm
mức độ suy các tạng tức là giảm tổng điểm SOFA, giảm số tạng suy và mức
độ suy tạng, làm giảm tỷ lệ tử vong[21], [22], [29], [38], [71], [47], [46], [30].
Chính nhờ hiệu quả tác dụng một cách toàn diện như vậy của biện pháp
lọc máu liên tục nên đã cứu sống được nhiều bệnh nhân suy đa tạng. Vì vậy
một số nhà nghiên cứu và các chuyên gia hồi sức cấp cứu đã đề nghị thay thế
tên gọi CRRT bằng tên gọi Multiorgan Suppotive Therapy - MoST (liệu pháp
hỗ trợ đa tạng) [21].
14
Tuy nhiên, có tác giả đã tiến hành so sánh lọc máu liên tục với lọc máu
ngắt quãng trên bệnh nhân suy đa tạng có suy thận cấp cho thấy tỉ lệ sống ở 2
nhóm không có sự khác biệt. Chính vì lý do đó hiệu quả của lọc máu liên tục
với một số phương thức khác nhau trong điều trị sốc nhiễm khuẩn, suy đa
tạng vẫn đang được nghiên cứu ở nhiều quốc gia [24], [25], [29], [42], [57].
1.5.2. Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn
- Giai đoạn sớm: LMLT có tác dụng loại bỏ các cytokine gây viêm, cải
thiện huyết động, ngăn chặn tiến triển suy đa tạng.
- Giai đoạn muộn: LMLT có tác dụng hỗ trợ chức năng các tạng, kiểm
soát tốt nước, điện giải và thăng bằng toan kiềm, thanh thải các chất hoà tan.
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu cho rằng LMLT có tác dụng cải thiện
HA trung bình, tăng sức cản hệ mạch máu và giảm tỷ lệ tử vong có ý nghĩa
[18],[19],[32],[40],[43],[63].
Lafuente tiến hành LMLT cho 8 BN SNK với tốc độ dịch thay thế
2000 ml/giờ và đánh giá huyết động tại các thời điểm trước và sau LMLT 12,
24, 48 giờ thấy rằng LMLT cải thiện chức năng tuần hoàn ở BN SNK, ổn
định huyết động sau 12 đến 24 giờ LMLT, cho phép giảm liều catecholamins
và thoát khỏi tiêu chuẩn sốc [45].
De Vriese [34] năm 1999 đã tiến hành LMLT cho 15 BN SNK có suy
thận cấp trong 24 giờ bằng màng AN69 thấy rằng: cytokine được loại bỏ cao
nhất trong vòng một giờ đầu sau lọc máu và giảm dần ở các giờ sau; LMLT
có tác dụng giảm CO và tăng sức cản ngoại biên.
John [42] năm 2001 đã tiến hành so sánh LMLT và lọc máu ngắt
quãng qua một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng: 20 BN SNK
được LMLT và 10 BN SNK được lọc máu ngắt quãng, kết quả cho thấy
LMLT giúp cải thiện huyết động tốt hơn lọc máu ngắt quãng.
15
Ratanarat tiến hành LMLT cho 15 BN nhiễm khuẩn nặng thấy rằng
LMLT cải thiện huyết động cả trong và sau khi điều trị, giúp giảm tỷ lệ tử
vong ngày thứ 28 xuống còn 47%[60].
Ở Việt Nam, Trần Ngọc Tuấn [18], [19] năm 2003 tại Viện bỏng
Quốc gia đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng trên 71 BN bỏng nhiễm
khuẩn nặng: 31 BN được tiến hành LMLT, 40 BN ở nhóm chứng thấy rằng:
tỷ lệ tử vong ở nhóm được LMLT giảm còn 38,71% so với nhóm không được
LMLT là 87,5%. LMLT có tác dụng thanh thải các cytokine: IL-2, IL-6, IL-8,
TNF-α, góp phần thúc đẩy diễn biến lâm sàng thuận lợi ở BN bỏng nặng có
rối loạn chức năng tạng, nâng cao tỷ lệ sống, hạ thấp tỷ lệ tử vong.
Hoàng Văn Quang 2010 áp dụng cho nhóm BN sốc nhiễm khuẩn có tỉ
lệ tử vong chung là 55%, các tỷ lệ tử vong khi suy 2 tạng là 0%, 3 tạng là
40,9%, suy 5 tạng là 72,7% và suy 6 tạng là 100% thấp hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi, nhưng nhóm suy 4 tạng có tỷ lệ tử vong 79,3%[9].
1.5.3. Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng
Lọc máu liên tục là biện pháp đã được chứng minh là có khả năng loại
bỏ các cytokine nhằm cắt vòng xoắn bệnh lý. Các nghiên cứu về LMLT cho
VTC nặng từ năm 1995 đến nay đã cho thấy được vai trò và hiệu quả của
phương pháp trong điều trị VTC nặng.
Wang và cộng sự (2003) [70] đã làm nghiên cứu trên 28 bệnh nhân
VTC nặng với điểm APACHE II: 14,36±3,96 được LMLT cho kết quả: thân
nhiệt, tần số tim, tần số thở đều giảm sau lọc máu. Điểm APACHE II giảm
còn 9,9±4,3 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01), ngoài ra oxy hóa
máu cũng được cải thiện nhiều sau lọc máu.
Xie Hong Lang và cộng sự (2003) [56] đã tiến hành LMLT trong 72
giờ trên 13 bệnh nhân VTC hoại tử, LMLT cũng giúp làm giảm điểm
16
APACHE II một cách có ý nghĩa thống kê. Nồng độ IL-1β và TNF-α trong
máu giảm có ý nghĩa từ giờ thứ 6 sau LMLT.
Nghiên cứu của Oda, Hirasawa (2002) [43] cho thấy LMLT sử dụng
màng lọc polymethyl methacrylate có hiệu quả rõ rệt làm giảm nồng độ
cytokine trong máu đồng thời có hiệu quả trong ngăn ngừa và điều trị tăng áp
lực ổ bụng ở bệnh nhân VTC nặng.
Pupelis (2007) [60] đã tổng kết kết quả của việc áp dụng LMLT trong
VTC nặng sau 06 năm điều trị từ năm 2000 đến 2005 cho thấy LMLT áp
dụng sớm trong VTC nặng là an toàn và có hiệu quả khá rõ.
Zhu (2009) [56] thấy LMLT thể tích cao có hiệu quả làm giảm tỉ lệ tử
vong bệnh nhân VTC nặng đặc biệt ở nhóm có điểm APACHE II trên 12.
Ở Việt Nam từ những năm 2002 LMLT được áp dụng điều trị trong
VTC nặng bước đầu thu được kết quả khả quan. Theo Nguyễn Gia Bình và
cộng sự (2010) [5], tỉ lệ tử vong ở nhóm VTC nặng được LMLT giảm rõ rệt
so với nhóm không được LMLT đặc biệt khi có suy nhiều tạng kèm theo. Tuy
nhiên những tác động của LMLT lên sự thay đổi lâm sàng, cận lâm sàng,
nồng độ các cytokine trong máu của bệnh nhân VTC nặng cần có thêm các
hiểu biết sâu hơn để làm sáng tỏ.
2. Thay huyết tương (Plasma exchange):
2.1. Định nghĩa
- Lấy bỏ huyết tương của người bị bệnh, sau đó bù lại thể tích huyết
tương bị loại bỏ bằng plasma tươi đông lạnh hoặc albumin5% với thể tích
tương đương.
2.2- Lịch sử phương pháp thay huyết tương
- Năm 1914, Albel và cộng sự đã tiến hành phương pháp này trên
người và lần đầu tiên thuật ngữ Plasmapheresis ra đời để chỉ phương pháp
17
lấy bỏ huyết tương và truyền trả lại khối hồng cầu cho chính bệnh nhân đó.
Do khó khăn về mặt kỹ thuật và chưa tìm được mục đích sử dụng nên phương
pháp này bị lãng quên nhiều năm. Tuy nhiên trong vòng 30 năm trở lại đây
phương pháp này đã phát triển mạnh mẽ, và được ứng dụng trong điều trị
nhiều bệnh lý khác nhau.
- Từ năm 1976 đến 1980, Marcelo, R.Olarte, Richard, Lewis ở
Columbia đã tiến hành tách huyết tương cho 21 bệnh nhân nhược cơ đã cho
kết quả rất tốt.
- Từ 1989 đến 1999: Atid Dada và cộng sự ở Connecticut Mỹ tiến hành
thay huyết tương cho bệnh nhân bị Guillain-Barré sau khi điều trị truyền
globulin miễn dịch thất bại, thấy cải thiện lâm sàng rõ rệt [19].
- Ở việt nam từ năm 2003 đến nay, tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện
Bạch mai, chúng tôi đã áp dụng phương pháp thay huyết tương cho một số
bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh cơ (hội chứng Guilain-Barré, cơn nhược cơ
nặng), bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng đã cho kết quả tốt.
2.3- Nguyên lý thay huyết tương:
- Nguyên lý: cho máu đi qua quả lọc có kích thước lỗ lọc lớn cho phép
các phân tử lớn của huyết tương (trong đó có kháng thể tự miễn) qua được trừ
các tế bào máu, sau đó máu được truyền trở lại bệnh nhân cùng với một thể
tích dịch thay thế tương ứng với lược huyết tương bị loại bỏ.
- Dịch thay thế [20]:
+ Plasma tươi đông lạnh: có đầy đủ các yếu tố đông máu, miễn dịch
nhưng có nguy cơ phản ứng dị ứng.
+ Albumin 5%: không có nguy cơ dị ứng, nhưng không được cung cấp
các yếu tố đông máu, miễn dịch nên dễ bị rối lọan đông máu, nhiễm khuẩn.
+ Dung dịch keo khác: Hydroxyethyl starch (HES) là polysaccharide có
tính chất hóa sinh tương tự glycogen của cơ thể, không có yếu tố miễn dịch,
không có yếu tố đông máu, ít gây phản ứng phụ nặng, giá thành rẻ hơn so với
albumin và huyết tương tươi đông lạnh. Biến chứng hay gặp là nhiễm khuẩn
và rối loạn đông máu.
18
- Thể tích huyết tương cho mỗi lần thay huyết tương [19]:
Vplasma = (1-Ht)x(0,065 x Wkg)
Trong đó: Vplasma: V plasma cần thay thế
Ht: hematocrit của bệnh nhân
Wkg: Cân nặng của bệnh nhân tính theo kg
- Khoảng 75% kháng thể IgM ở trong lòng mạch. Chỉ cần một hoặc hai
lần thay huyết tương có thể làm giảm nhanh nồng độ IgM.
- Trong khi đó, chỉ có 45% kháng thể IgG là ở trong lòng mạch, và
trong vòng 48 giờ sau thay huyết tương, lượng kháng thể IgG trong huyết
tương trở lại mức 40%. Sự sản xuất ra kháng thể IgG cũng là đặc trưng của
một hiện tượng "hồi phục", và sự kết thúc của đợt thay huyết tương sau một
vài lần thay có thể dẫn đếnnồng độ kháng thể IgG trong huyết tương trở về
như trước điều trị hoặc thậm chí cao hơn, đặc biệt nếu bệnh nhân không được
điều trị ức chế miễn dịch. Do đó cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các lần thay
huyết tương và điều trị ức chế miễn dịch để làm giảm đáng kể lượng kháng
thể IgG [49].
- Mối liên quan giữa thể tích huyết tương thay thế và tỉ lệ phần trăm các
chất trong lòng mạch bị loại bỏ [19],[23],[53].
Bảng 1.1: Mối tương quan thể tích huyết tương thay thế và tỷ lệ chất loại bỏ
ở bệnh nhân 70 kg
Hệ số trao đổi Thể tích(ml) Chất loại bỏ(%)
Tỷ lệ huyết tương
Sau/trước (%)
0,5 1400 35 65
1 2800 55 45
1,5 4200 65 35
2 5600 70 30
19
- Tỉ lệ phần trăm chất được loại bỏ thường thấp hơn tỉ lệ tính toán vì:
huyết tương bị pha trộn, chất cần loại bỏ phân bổ ở khoảng kẽ, hoặc ở hệ
bạch mạch.
- Số lần thay huyết tương phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng của bệnh
nhân, có thể từ 4-6 lần [14],[42].
- Thời gian giữa các lần thay huyết tương: các tác giả đều thống nhất có
thể hàng ngày hoặc cách ngày. Trung bình 1 đợt thay từ 7 - 14 ngày [14],
[42],[76].
- Mục đích của thay huyết tương [2],[7],[19],[20].
+ Loại bỏ chất có trọng lượng phân tử lớn hơn15.000 Daltons.
+ Loại bỏ các độc chất mà không đáp ứng với liệu pháp thông thường.
+ Các phức hợp miễn dịch.
+ Các kháng thểtự miễn.
+ Cryoglobulin.
+ Nội độc tố
+ Thuốc gắn với albumin.
+ Cholesterol và cả lipoprotein.
- Các biến chứng của thay huyết tương [29],[62]:
+ Tụt huyết áp: có thể xẩy ra khi bắt đầu tiến hành lọc
+ Phản ứng dị ứng: ban mẩn ngứa, nặng có thể gây sốc phản vệ.
+ Hạ nhiệt độ
+ Hạ canxi máu
+ Có thể có tan máu
+ Rối loạn đông máu
+ Tắc qủa lọc, tắc bầu bẫy khí
+ Lọt khí vào tuần hoàn ngoài cơ thể
+ Kiềm chuyển hóa.
+ Nhiễm khuẩn ống thông tĩnh mạch lọc máu
+ Nhiễm khuẩn huyết
20
2.4. Cấu tạo màng lọc:
- Quả lọc bao gồm nhiều hệ thống ống đặt song song. Trên các ống này
có các lỗ có kích thước khoảng từ 0,2 - 0,6 μm, các lỗ này chỉ đủ để cho phép
huyết tương đi qua mà không cho các tế bào máu đi qua, hiệu quả lọc phụ
thuộc vào tốc độ máu qua màng, kích thước của các lỗ lọc, áp lực xuyên
màng, hematocrit.
®
Đường máu vào
Đường máu ra
Đường thải huyết tương
Cắt ngang quả lọc
Các sợi mao quản
Dòng máu chảy qua mao quản
Hình 3. Sơ đồ cấu tạo quả lọc
2.5. Vai trò của thay huyết tương trong điều trị bệnh Guilain Barré và
nhược cơ qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước
McKhann (1985) nghiên cứu trên 245 bệnh nhân cả trẻ em và người
lớn bị bệnh trong vòng 30 ngày thấy tỷ lệ cải thiện vận động ở nhóm được
thay huyết tương cao hơn nhóm chứng (59% so với 39%) [47].
Mohammed Atiq thay huyết tương cho 100 bệnh nhân Guillain-Barre’
kết quả 80% bệnh nhân cải thiện tình trạng liệt [20].
21
Raphaёl (1987) với 220 bệnh nhân Guillain-Barre’ trong vòng 2 tuần
đầu của bệnh thấy 67/109 (61,5%) ở nhóm thay huyết tương cải thiện vận
động so với 43/111 (38,7%) ở nhóm không thay huyết tương.
Osterman (1984) có 14/18 (77,8%) ở nhóm được thay huyết tương so
với 6/20 (20%)ở nhóm chứng bệnh nhân cải thiện yếu cơ trong tháng đầu.
Rong-kuo Lyu và cộng sự năm 1987 ở Đài loan cho 102 bệnh nhân bị
Guillain-Barré thấy thay huyết tương cải thiện tình trạng lâm sàng nhanh hơn
so với lọc kép [47].
- Từ năm 1976 đến năm 1980, Marcelo, R.Olarte, Richard, Lewis ở
Columbia đã tiến hành phương pháp tách huyết tương cho 21 bệnh nhân
nhược cơ đã cho kết quả rất tốt.
- Từ 1989 đến 1999: Atid Dada và cộng sự ở Connecticut Mỹ tiến hành
thay huyết tương cho bệnh nhân bị Guillain-Barré có kèm theo tổn thương sợi
trục sau khi điều trị truyền globulin miễn dịch thất bại, thấy cải thiện lâm sàng
rõ rệt.
- Năm 2002, Stegmayr đã tiến hành thay huyết tương để điều trị cho
100 bệnh nhân bị suy đa tạng có suy thận cấp đã đạt tỷ lệ sống sót cao hơn
nhóm chứng (66% so với 44%).
Marcelo và cộng sự ở Columbia khi thay huyết tương cho 21 bệnh
nhân nhược cơ kết quả thành công 100% bệnh nhân cải thiện các cơ bị liệt.
Kornfied (1979) thấy toàn bộ 6 bệnh nhân cải thiện các cơ bị liệt ở
nhóm được thay huyết tương, còn 6 bệnh nhân nhóm chứng không thấy có cải
thiện nhiều các cơ bị liệt [35].
Các tác giả khác như Mantegazza (1997) sự cải thiện là 81,8%, của
Chiu (2000) là 85% [35].
- Ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay, tại khoa điều trị tích cực Bệnh viện
Bạch Mai, đã áp dụng phương pháp thay huyết tương cho một số bệnh nhân
bị bệnh lý thần kinh cơ (hội chứng Guilain-Barré, cơn nhược cơ nặng), bệnh
nhân có rối loạn đông máu nặng… đã cho kết quả tốt.
22
3. Hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn– MARS (Molecular
Adsorbents Recirculating System) - gan nhân tạo
3.1. Khái niệm
Các chức năng chính của gan là tổng hợp, khử độc, điều hoà và chức
năng miễn dịch. Phương tiện chăm sóc tích cực hiện đại có thể thay thế quá
trình suy giảm tổng hợp và điều hoà chức năng. Tuy nhiên cho đến thời gian
gần đây vẫn chưa có biện pháp thay thế chức năng khử độc chọn lọc. Do đó
các chất độc gắn với albumin được tạo ra và tích tụ trong cơ thể bệnh nhân.
Liệu pháp MARS được thực hiện nhằm lấy đi một cách chọn lọc những
phân tử có kích thước nhỏ và trung bình từ các dịch phức hợp (như từ máu).
Biện pháp lọc đi một cách chọn lọc nhờ các chất này gắn vào những chất
mang đặc biệt trong dịch. Khi gan bị suy thì lượng độc chất trong máu gia
tăng lên vì gan không còn đủ chức năng để khử độc máu trong cơ thể. Hệ
thống MARS liên tục vận chuyển các chất độc qua một màng đặc biệt vào
dung dịch lọc albumin và được loại ra khỏi cơ thể.
3.2 Nguyên lý hoạt động
Liệu pháp hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS dùng để hỗ trợ chức
năng khử độc của gan nhờ loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa độc hại hòa tan
trong nước cũng như các chất gắn kết với protein bằng hệ thống MARS ngoài
cơ thể, qua đó huyết tương được làm sạch trong khoảng thời gian chờ đợi
chức năng tế bào gan hồi phục hoặc phẫu thuật ghép gan.
Nguyên lý làm việc của hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn –
MARS cũng ứng dụng 3 nguyên lý cơ bản của lọc máu, nhưng sử dụng tới 04
quả lọc (filter) nối tiếp nhau ở vòng tuần hoàn ngoài cơ thể. Một điểm khác
biệt quan trọng là trong lọc MARS, máu và huyết tương của bệnh nhân chỉ
tiếp xúc trực tiếp với các quả lọc đầu tiên và không tiếp xúc trực tiếp với 3
quả lọc còn lại. Người ta dùng dịch albumin với vai trò là chất mang tham gia
hệ tuần hoàn bên ngoài cơ thể đi đến 3 quả lọc (filter) để thực hiện chức năng
loại bỏ các chất độc hại. Mỗi quả lọc trong kỹ thuật MARS hoạt động theo
một nguyên lý khác nhau, hiệu quả loại bỏ các chất độc hại là kết quả phối
hợp củacác nguyên lý đối lưu,khuếch tán và hấp phụ.
23
Nguyên lý đối lưu (Convection)
Là sự di chuyển của các chất hoà tan (là chủ yếu) qua màng bán thấm
nhờ tác động của lực kéo khi dòng dịch chuyển động. Tương tự như phin lọc
cà phê, khi nước chảy qua phin sẽ kéo theo các phân tử cà phê hoà tan xuống
cốc. Sự đối lưu có thể làm di chuyển một lượng rất lớn các phân tử nếu tốc độ
dòng nước qua màng đủ nhanh. Càng tăng tốc độ dòng dịch qua màng lọc (tốc
độ siêu lọc) thì càng có nhiều phân tử được mang theo qua bên kia màng.
Trong liệu pháp CRRT đặc tính này được tối đa hoá nhờ việc sử dụng
dung dịch thay thế được đưa vào với tốc độ nhanh trước hoặc sau quả lọc.
Nguyên lý khuếch tán (Diffusion).
Khuếch tán là sự di chuyển chất hoà tan qua màng thông qua mức độ
chênh lệch về nồng độ, chúng luôn di chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi
có nồng độ thấp cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng 2 bên màng. Quá
trình khuếch tán được thực hiện khi có môi trường dịch thể ở 2 bên màng.
Nguyên lý hấp phụ (Adsorption).
Hấp phụ là quá trình loại bỏ chất tan trong máu nhờ khả năng bám dính
vào bề mặt của chất hấp phụ. Chất hấp phụ thường là các hạt than hoạt tính
hoặc các hạt nhựa ion hoá mang điện tích dương (trao đổi ion).
Máu
Dịch thay thế
Màng lọc bao gồm một
màng bán thấm
MÁU
Dịch lọc
MÁU
Chất hấp phụ
24
Các nguyên lý lọc máu được áp dụng trên lâm sàng:
Nguyên lý Phương thức ứng dụng
Khuếch tán
- Thẩm tách máu-(Hemodialysis)
- Lọc màng bụng- (Peritoneal Dialysis)
Đối lưu
- Thẩm tách máu- (Hemofiltration)
- Tách trao đổi huyết tương- (Plasma exchange)
- Lọc kép- (Double filtration)
Hấp phụ - Lọc hấp phụ huyết tương (Plasmadsorption)
Ly tâm
- Tách tiểu cầu- Platelets Selection
- Tách bỏ huyết tương Plasmapheresis
Phối hợp
- Thẩm tách siêu lọc máu-(Hemodiafiltration)
- MARS. Lọc hấp phụ huyết tương- (Coupled plasma
filtration adsorption);
Nguyên lý hoạt động của MARS: Là nguyên lý phối hợp
Trước hết máu của BN được lấy ra qua một ống thông tĩnh mạch lớn
(catheter) dẫn vào vòng tuần hoàn ngoài cơ thể đầu tiên gọi là vòng tuần hoàn
25
máu (blood circuit) qua quả lọc thứ 1 (MARS-flux), tại đây các chất độc hòa
tan trong nước được tách ra di chuyển từ máu vào khoang chứa dịch albumin
nhờ một màng lọc polysulfone có tính thấm cao. Các chất độc gắn với protein
và tan trong mỡ của huyết tương sẽ khuyếch tán qua màng sang gắn kết với
dịch albumin.
Tiếp theo, albumin với vai trò là chất “mang” các phân tử “độc chất” sẽ
tiếp tục được vận chuyển trong vòng tuần hoàn thứ hai gọi là vòng tuần hoàn
albumin đến quả lọc thẩm tách (DIA- flux - quả lọc thứ 2). Tại quả lọc này
các chất hòa tan trong nước có trọng lượng phân tử thấp sẽ được lấy bỏ tương
tự như quá trình lọc thẩm tách Dialysis (giải độc qua thận - renal
detoxification). Dịch thẩm tách là dung dịch bicacbonat. Vì vậy cung đoạn
này còn được gọi là thẩm tách albumin (albumin dialysis).
Sau khi albumin đã được thẩm tách loại bỏ bớt các chất độc hại hòa tan
trong nước có trọng lượng phân tử nhỏ, vòng tuần hoàn albumin sẽ tiếp tục
đến lần lượt hai quả lọc hấp phụ. Quả thứ ba chứa than hoạt tính không được
bao bọc nhựa, nhằm hấp thụ các phân tử độc chất không phải là ion và quả
thứ tư chứa nhựa trao đổi anion (anion exchanger resin) giúp loại bỏ các chất
độc vẫn còn gắn với albumin, quá trình này cũng tương tự như cách khử độc
của gan (giải độc gan - hepatic detoxification).Cuối cùng, sau khi albumin đi
qua 3 quả lọc, nó được làm sạch hết các chất độc và được tái sinh. Albumin
sau tái sinh lại được trả về vòng tuần hoàn albumin để tiếp tục một chu kỳ
mới đến khi loại bỏ gần hết chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Liệu pháp lọc máu hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS về thực chất
là sự kết hợp và phát triển một cách liên hoàn từ thay thế chức năng thận đến
thay thế chức năng gan trong một hệ thống lọc máu “thông minh”. Chính vì
vậy, nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như hệ thống hấp phụ
phân tử tái tuần hoàn (Molecular Adsorbents Recirculating System), liệu pháp
hỗ trợ gan (liver support therapy), gan nhân tạo (Artificial Liver Support–
26
ALS), liệu pháp thay thế Gan-Thận liên tục (CLRRT – Continuous liver-renal
replacement therapy) thích hợp trong điều trị hỗ trợ SGC nhằm tạo điều kiện
phục hồi, tái sinh tế bào gan và lọc bỏ các chất độc khi khả năng khử độc và
đào thải của gan, thận bị suy giảm.
Trong liệu pháp hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS vừa có khả
năng loại được các chất độc hại hoà tan trong nước có trọng lượng phân tử
nhỏ đến trung bình, vừa loại bỏ được cả các phân tử gắn kết với protein trong
huyết tương. Việc sử dụng albumin làm chất mang của hệ thống tuần hoàn
ngoài cơ thể sẽ giúp cho máu của BN không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt
hấp phụ nên giảm thiểu được nguy cơ tan máu, mất tiểu cầu, tránh được
nhiều biến chứng nguy hiểm, giảm bớt tác dụng phụ so với các biện pháp hỗ
trợ gan khác.
Hình 4: Hệ thống kết hợp máy lọc MARS và máy CRRT - Prisma
Trong thực hành lâm sàng, việc sử dụng thiết bị lọc hấp phụ phân tử tái
tuần hoàn không quá phức tạp, có thể kết hợp máy MARS với các máy lọc
CRRT khác khá dễ dàng (hình 2), có thể sử dụng các loại dịch albumin có sẵn
trên thị trường, albumin lại được tái tuần hoàn (tái sinh) nên tiết kiệm và khả thi.
27
3.3. Mục đích, chỉ định, chống chỉ định của liệu pháp MARS trong hỗ trợ điều
trị suy gan cấp.
3.3.1 Mục đích
Mục đích quan trọng nhất của liệu pháp phụ phân tử tái tuần hoàn –
MARS là để hỗ trợ trong điều trị suy gan cấp bằng cách loại bỏ khỏi cơ thể
những chất độc bị tích tụ với một lượng lớn (acid mật, bilirubin, a.amin
thơm, acid béo chuỗi ngắn và trung bình, tryptophan, đồng, creatinine,
ure, ammoniac, lactate, nitric oxide, và cytokines…) gây tổn thương chức
năng nhiều cơ quan. Nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, cho thấy MARS
đã làm cải thiện đáng kể tỷ lệ sống so với điều trị kinh điển, tỷ lệ tử vong ở
BN suy gan - thận giảm từ 100 % (điều trị kinh điển) xuống còn 75% (điều trị
với MARS), ở những bệnh nhân suy gan cấp trên nền suy gan mãn, tỷ lệ tử
vong giảm từ 50% xuống còn 10%. Các nghiên cứu cũng ghi nhận nồng độ
các chất độc gắn kết hay không gắn kết với protein, giảm tương xứng với dấu
hiệu cải thiện về huyết động, chức năng thận, cải thiện rõ rệt tình trạng tâm
thần kinh (bệnh não do gan), và những biểu hiện gợi ý có sự cải thiện chức
năng sinh tổng hợp của gan.
Trên lâm sàng, người ta thường dùng bilirubin như chất chỉ thị
(marker) để đánh giá mức độ nặng bệnh lý gan và hiệu quả điều trị, vì
bilirubin là chất chuyển hoá quan trọng của gan, dễ định lượng, hơn nữa lại
đại diện cho những chất gắn kết với albumin mà hệ thống MARS có khả năng
lọc nó ra khỏi cơ thể. Việc đánh giá và theo dõi prothrombin time (PT) trước,
trong và sau khi tiến hành liệu pháp MARS giúp đánh giá sự phục hồi khả
năng tổng hợp các yếu tố đông máu. Khả năng phục hồi này, tất nhiên còn
phụ thuộc vào tình trạng tổn thương cấp tính tế bào gan, phụ thuộc vào
nguyên nhân (bảng 1), mức độ SGC, và tình trạng chung của bệnh nhân.
28
Khi áp dụng liệu pháp MARS điều trị SGC, cần phân biệt rõ 2
nhómnguyên nhân,nhóm có SGC thực sự mà trước đó hoàn toàn không có
bệnh lý về gan và nhóm mất bù cấp trên nền bệnh gan mạn tính (bảng 1.3).
Điều này rất quan trọng giúp chọn lựa cách thức tiến hành, chiến lược sử
dụng MARS bởi cho đến nay các biện pháp điều trị hỗ trợ trước ghép của
nhóm suy gan mạn cho hiệu quả không cao.
Bảng 1.3. Mục đích của MARS trong SGC hoặc đợt cấp của VGM
Suy gan cấp SGC trên nền VGM
- Phục hồi toàn bộ các chức năng của
gan bằng cách tạo điều kiện tái sinh
tế bào gan.
- Làm bước đệm khi chuẩn bị ghép
gan.
- Phục hồi tình trạng bù trừ trước đó
bằng cách tạo điều kiện tái sinh tế
bào gan.
- Làm bước đệm chuẩn bị ghép gan.
- Cải thiện tình trạng trước mổ ghép
gan.
Bảng 1.2. Nguyên nhân gây SGC
− Viêm Gan dovirut (HAV, HBV, HEV…).
− Ngộ độc (paracetamol, nấm độc, Halothane)
− Suy đa tạng trong nhiều bối cảnh (NK nặng…)
− Nguyên nhân mạch máu (H/CBuddChiari)
− Tưới máu gan không đầy đủ (sau PT, chèn ép)
− Nguyên nhân khác (Reye’ssyndromeetc)
29
3.3.2. Chỉ định:
Chỉ định liệu pháp lọc máu hấp phụ phân tử tái tuần hoàn điều trị SGC
đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu lớn và đáng tin cậy. Các tác giả
đều cho rằng can thiệp sớm với MARS có thể tránh được tình hình xấu thêm,
gia tăng ích lợi cho BN và giảm thiểu chi phí cho những điều trị nâng đỡ
không hiệu quả.
Chỉ định MARS trong SGC
- Bệnh Não - Gan ≥ grade II
- Tăng áp nội sọ
- Ứ mật trong gan tiến triển
- Viêm gan cấp, bilirubin >8mg/dL
(100μmol/L)
- Rối loạn chức năng thận / H/C Gan-
Thận
- SGC do ngộ độc Paracetamol
- Bệnh Wilsontối cấp.
Chỉ định MARS trong SGC/SG
mạn
- Bilirubin >15mg/dl (255μmol/l),
không cải thiện dù đã điều trị nâng đỡ
chuẩn
- Rối loạn chức năng thận
- Hội chứng Gan - Thận
- Bệnh Não - Gan ≥ grade II
3.3.3 Chống chỉ định:
Chống chỉ định của liệu pháp MARS trong điều trị SGC (bảng 5) chủ
yếu liên quan đến nguy cơ làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu. Nó có
thể gây giảm tiểu cầu đáng kể (tương tự như kỹ thuật CRRT khác). Mặt khác
trên những BN có rối loạn huyết động nghiêm trọng, không đáp ứng với thuốc
vận mạch, việc duy trì một tốc độ dòng máu lấy ra không phù hợp (trên
100ml/phút) có thể đe dọa tính mạng BN.
30
Bảng 1.4: Chống chỉ định MARS trong SGC
- HA quá thấp (MAP < 55mmHg dù có dùng vận mạch)
- Chảy máu tiến triển.
- Rối loạn đông máu/giảm tiểu cầu nghiêm trọng.
Để sử dụng MARS an toàn trên những BN đã có rối loạn đông máu,
trước hết cần thiết phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác như truyền bổ sung
khối tiểu cầu (nếu có giảm tiểu cầu đáng kể), truyền huyết tương tươi đông
lạnh, thậm chí tiến hành “thay huyết tương”. Trường hợp có rối loạn huyết
động nặng, đáp ứng kém với thuốc vận mạch, cần thiết phải tìm mọi cách
nâng huyết áp tạm thời (bổ sung khối lượng máu lưu hành tích cực, phối hợp
nhiều loại thuốc vận mạch). MARS sẽ giúp cải thiện huyết động, cải thiện
tình trạng tưới máu cơ quan và giảm phù não... nhờ loại bỏ các chất độc nội
sinh ảnh hưởng đến tuần hoàn (nitric oxide, và những cytokine).
Chọn lựa phương thức tiến hành MARS điều trị SGC. Hiện nay có hai
phương thức để chọn, nếu huyết động ổn định nên chọn phương thức cách
quãng với thời gian điều trị từ 6 đến 8 giờ/ngày (tốc độ lấy máu ra từ 150 ml
đến 250 ml/phút), làm ba lần đầu trong ba ngày liên tiếp. Lần thứ tư, chỉ tiến
hành khi mức bilirubin gia tăng vượt quá 1,5mg/dl/24h (25μmol/L/24h) hoặc
bilirubin lại tăng cao trở lại vượt qua mức ngưỡng 15mg/dl (255μmol/l). Nếu
BN có huyết động không ổn định hoặc có suy đa tạng, cần chọn phương thức
kéo dài thời gian điều trị 24/24 (giảm lưu lượng dòng máu ra từ 100 ml đến
150 ml/phút).
3.4. Vai trò của gan nhân tạo trong điều trị suy gan cấp qua các nghiên cứu
trên thế giới và trong nước
Hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS (Molecular
Adsorbents Recirculating System) được Jan Stange và Steffen Mitzner,
31
trường đại học Rostock, CHLB Đức đề xuất từ năm 1990 nhằm điều trị những
bệnh nhân bị suy gan cấp. Đến năm 1992, hãng TERAKLIN AG cho ra đời
thiết bị lọc hấp phụ phân tử thử nghiệm và áp dụng lần đầu tiên trên lâm sàng.
Năm 1999 chính thức được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng tại châu Âu. Chỉ
sau một năm (2000) đã có hơn 400 bệnh nhân bị SGC được sử dụng liệu pháp
này để điều trị. Năm 2003 đã có khoảng 90 công trình nghiên cứu về MARS
được công bố. Năm 2005 trên thế giới đã có khoảng 4500 bệnh nhân được
điều trị MARS tại 130 bệnh viện khác nhau. Tại Việt Nam, MARS được áp
dụng đầu tiên từ tháng 2 năm 2006 để cứu sống thành công một bệnh nhân bị
SGC do ngộ độc thuốc đông dược biến chứng suy đa tạng,từ đó MARS được
sử dụng tại hàng loạt các bệnh viện nhằm điều trị SGC cho nhiều bệnh nhân.
4. Lọc máu hấp phụ:
4.1. Định nghĩa
Lọc máu hấp phụ (hemoperfusion – hemoadsorption) là một phương
pháp lọc máu sử dụng các vật liệu hấp phụ (màng lọc có khả năng hấp phụ và
quả lọc chứa chất hấp phụ) để lấy bỏ chất độc (hoặc các chất gây bệnh) khi
đưa máu đã được chống đông qua một hệ thống lọc máu ngoài cơ thể.
4.2. Lịch sử
Được giới thiệu lần đầu vào những năm 1940, kỹ thuật này đã được
phát triển trong các năm 1950 đến 1970, và sau đó giới thiệu lâm sàng để điều
trị ngộ độc trong năm 1970 và 1980. Mặc dù kỹ thuật này khá đơn giản và
khả dụng, nhưng trên lâm sàng kỹ thuật này vẫn không thường xuyên sử dụng
[15],[34],[40].
Tuy nhiên, những năm gần đây lọc máu hấp phụ đang được quan tâm
trở lại cùng với những hiểu biết mới và cách tiếp cận mới.
Ngoài lĩnh vực điều trị chủ yếu cho những trường hợp ngộ độc cấp tính
và nặng nề mà các phương pháp lọc máu khác không có khả năng giải quyết
được hay lọc không có hiệu quả như một số chất độc có trọng lượng phân tử
32
lớn, gắn kết mạnh với protein, tan trong mỡ (paraquat, theophylin,
chloroquyn, nấm độc …). Lọc máu hấp phụ còn được sử dụng để giải quyết
một cách có hiệu quả những trường hợp suy gan cấp nặng (thường là hậu quả
của ngộ độc cấp nặng) và mới đây được nghiên cứu và phát triển rất mạnh về
khả năng hấp phụ các chất trung gian gây viêm (TNF-α, IL-1β, IL-6 và IL8)
thường xuất hiện gắn liền với những rối loạn chức năng nhiều phủ tạng (suy
đa cơ quan) khi người bệnh ngộ độc cấp nặng.
4.3. Cơ chế hấp phụ (adsorption)
Các chất hoà tan (chất độc hay chất gây bệnh) có thể được lấy đi qua cơ
chế hấp phụ của chính màng lọc hoặc bằng các chất hấp phụ:
- Hấp phụ bằng màng lọc là hiện tượng các chất hòa tan bám dính vào màng
lọc khi máu đi qua màng. Chỉ có một số lọai màng lọc tổng hợp đặc biệt
mới có khả năng hấp phụ (mức độ hấp phụ tùy theo cấu trúcvà diện tích
của màng). Khi màng lọc đã bị các phân tử “độc chất” lấp đầy (bão hòa) thì
cần thiết phải thay mới vì không còn tác dụng.
- Hấp phụ bằng các chất hấp phụ (than hoạt và/hoặc resin) được thực hiện
nhờ việc dẫn dòng máu hoặc dịch thể (huyết tương, albumin) tiếp xúc trực
tiếp (tưới – perfusion) vào các cột chất hấp phụ, khi đó các chất độc (nội
sinh hoặc ngoại sinh) loại gắn kết với protein hoặc tan trong mỡ mà bình
thường không thể lọc bỏ bằng các cơ chế khác sẽ được hấp phụ bằng lực
tác động vật lý (lực hút tĩnh điện) và phản ứng hoá học.
Các chất độc (hoặc chất gây bệnh) cũng có thể được lấy bỏ khỏi máu
qua cơ chế hấp phụ một cách chọn lọc, chọn lọc tương đối hay không chọn
lọc:
- Hấp phụ không chọn lọc: các vật liệu dùng để chế tạo quả lọc hấp phụ
thường là các chất polymer “siêu xốp” như than hoạt và resin, tồn tại dưới
dạng hạt, hình cầu, hình trụ, dạng viên, mảnh, và bột. Đó là những hạt rắn
xốp có đường kính khoảng 0,05 cm đến 1,2 cm, có tỉ lệ diện tích bề mặt với
33
khối lượng là rất cao (300 – 1200 m2
/g). Các chất xốp hấp phụ này được
chia thành ba loại theo kích cỡ của lỗ rỗng như sau: (1) Lỗ lớn
(macroporous), lỗ kích thước > 500 Å (50 nm), (2) Lỗ vừa (mesoporous),
lỗ kích thước 20 – 500 Å; và (3) Lỗ bé (microporous), lỗ kích cỡ < 20 Å.
Thông thường các chất xốp hấp phụ các phân tử lên bề mặt của chúng một
cách không đặc hiệu bằng lực Van der Waals, lực hút tĩnh điện, hoặc ái lực
kỵ nước (hydrophobic affinity). Vì các phân tử hấp phụ lên bề mặt xốp của
chất hấp thụ đầu tiên phải đi qua các lỗ rỗng, nên việc tạo ra màng lọc hay
các chất hấp phụ có kích thước lỗ rỗng khác nhau có thể cho phép lấy bỏ
các phân tử có kích cỡ khác nhau tương xứng.
- Hấp phụ tương đối chọn lọc: những tiến bộ gần đây của khoa học kỹ thuật
đã phát triển nhiều loại chất hấp phụ mới (Lixelle, CTR adsorber và CYT-
860). Đã cho phép tăng cường khả năng hấp phụ một số chất protein đặc
biệt (phức hợp kháng thể – kháng nguyên gây bệnh) dựa vào trọng lượng
phân tử của chất cần hấp phụ và kích cỡ của các lỗ hấp phụ. Gần đây đã
được thử nghiệm khá rộng rãi trên lâm sàng và bước đầu đã thu được một
số kết quả khả quan trong điều trị một số bệnh lý tự miễn.
- Hấp phụ chọn lọc: một số chất hấp phụ mới được phát triển trong thời gian
gần đây cho phép chế tạo ra các loại quả lọc có thể hấp phụ một cách chọn
lọc hơn đối với một số chất nhất định (trong một phạm vi rất hẹp) ví dụ như
hàng loạt quả lọc giúp hấp phụ chọn lọc một số chất trung gian gây viêm
(TNF-α, IL-1β, IL-6 và IL8) trong sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và ARDS
(CytoSorb, MPCF-X, MATISSE).
Tương thích sinh học của chất hấp phụ
Quả lọc hấp phụ thương mại thường có tính tương thích sinh học rất
cao và khả năng sàng lọc đặc biệt, một mặt cho phép máu đi qua tự do, nhưng
mặt khác vẫn giữ được các hạt hoặc các mảnh của chúng, để ngăn chặn phát
34
tán các hạt nhỏ trong cơ thể. Một số hệ thống cũng có tích hợp thiết bị theo
dõi để phát hiện các vi hạt tách ra có thể có trong máu.
Một thiết bị lọc hấp phụ được gọi là tương thích sinh học khi đáp ứng
ba tiêu chuẩn:
- Thứ nhất, các chất hấp phụ phải bền vững và không được phóng thích bất
kỳ chất độc hại nào vào cơ thể.
- Thứ hai, khi tiếp xúc với huyết tương hoặc máu sẽ không gây kích hoạt các
hệ thống bổ thể, hệ thống miễn dịch, và hệ thống đông – cầm máu, và cũng
không cho kết quả bất thường về huyết học như tán huyết, giảm bạch cầu,
và giảm tiểu cầu.
- Thứ ba, chất hấp phụ sẽ không gây ra mất không mong muốn các chất quan
trọng của cơ thể (như giảm albumin).
Phản ứng bề mặt khi máu tiếp xúc với chất hấp phụ sẽ phụ thuộc vào
độ phẳng bề mặt chất hấp thụ và nguyên liệu. Đôi khi, kỹ thuật bao bọc hay
phủ bề mặt chất hấp phụ được sử dụng để cải thiện tính tương thích của chất
hấp phụ (than hoạt được đóng nang), thì lại làm giảm hiệu quả hấp phụ. Một
cách khác để cải thiện tính tương thích của chất hấp phụ là tách huyết tương
ra khỏi máu rồi mới cho huyết tương tiếp xúc với chất hấp phụ (lọc hấp phụ
huyết tương). Tuy nhiên, việc tách huyết tương sẽ làm cho kỹ thuật phức tạp
và tốn kém hơn.
Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát triển nhiều loại vật liệu
hấp phụ mới có tính tương thích sinh học tốt, đồng thời với tính hấp phụ chọn
lọc cao và nhất là mất ít chất không mong muốn.
- Các phương thức lọc hấp phụ phổ biến hiện nay trong HSCC & CĐbao
gồm:
 Nhóm lọc máu hấp phụ bằng cột than hoạt: Phương thức lọc máu hấp
phụ bằng cột than hoạt (Hemoperfusion with Activated Charcoal). Là
phương thức trong đó máu được dẫn vào quả lọc hấp phụ có chứa than
hoạt, tại đây các chất độc loại gắn kết với protein mà bình thường không
35
thể lọc bỏ bằng các cơ chế khác sẽ được hấp phụ vào quả lọc (hình 1).
Trên lâm sàng, biện pháp lọc máu hấp phụ bằng than hoạt thường sử
dụng kết hợp quả lọc hấp phụ than hoạt gắn nối tiếp với quả lọc thẩm
tách (hình 1B) nhằm gia tăng hiệu quả lọc, kiểm soát cân bằng điện giải,
nhiệt độ và kiềm toan. Biện pháp này đã được sử dụng khá hiệu quả
trong ngộ độc Paraquat, theophylin, chloroquyn, nấm độc …
Hình 5: Lọc máu hấp phụ bằng cột than hoạt.
(A: hấp phụ đơn thuần bằng cột than hoạt. B: hấp phụ - thẩm tách).
 Nhóm lọc máu hấp phụ kết hợp siêu lọc và thẩm tách: Thông thường các
phương thức lọc máu máu liên tục truyền thống đã được chứng minh là ít
hiệu quả trong việc loại bỏ các yếu tố gây bệnh và các chất trung gian
gây viêm tham gia trong quá trình nhiễm trùng máu. Thực tế này đã làm
dấy lên nhiều cách tiếp cận sáng tạo như sử dụng hệ thống lọc nhiều
tầng, sử dụng màng siêu thấm (superpermeable), cũng như dựa trên sự
kết hợp lọc hấp phụ với siêu lọc, thẩm tách, rồi việc sử dụng các loại
màng có tính hấp phụ chọn lọc, … Nhóm lọc máu kết hợp không chỉ
nhằm giải quyết những trường hợp cấp tính mà còn được áp dụng cả
trong các trường hợp bị suy thận hay gan mạn, có tích tụ các chất mà
thận nhân tạo (thẩm tách máu) không giải quyết được.
36
Hình 6: Lọc máu hấp phụ kết hợp siêu lọc và thẩm tách.
 Nhóm lọc hấp phụ huyết tương: Nhóm lọc hấp phụ huyết tương thuộc
các phương thức mới được phát triển gần đây nhằm sử dụng cho những
bệnh nhân có vấn đề về tương thích sinh học và đặc biệt trên những bệnh
nhân cần lấy bỏ các chất gây bệnh một cách thật chọn lọc (bệnh thần
kinh tự miễn như nhược cơ, hội chứng Guillain-Barré, Lupus ban đỏ hệ
thống, viêm khớp dạng thấp ác tính) dựa trên các màng lọc hấp phụ
huyết tương đặc biệt cho phép lấy bỏ khỏi huyết tương các chất gây bệnh
chọn lọc (hấp phụ miễn dịch).
Hình 7: Lọc hấp phụ huyết tương
 Nhóm lọc máu bằng hệ thống tái tuần hoàn các chất hấp phụ phân tử
(Molecular Adsorbents Recirculating System – MARS). Máu của BN
được dẫn vào vòng tuần hoàn ngoài cơ thể với một hệ thống màng lọc
đặc biệt (04 quả lọc) cho phép các chất độc di chuyển từ máu vào dịch
lọc albumin, sau đó albumin với vai trò là chất “mang” sẽ tiếp tục được
vận chuyển đến quả lọc thẩm tách để lọc bỏ các chất tan trong nước, rồi
được đưa hai quả lọc hấp phụ (than hoạt và nhựa trao đổi ion) nhằm hấp
phụ các chất có trọng lượng phân tử thấp, không phân cực (acids béo) và
các phân tử ion (bilirubin), cuối cùng được tái sinh để tiếp tục một chu
kỳ lọc độc chất mới. Liệu pháp lọc máu hấp phụ phân tử MARS này còn
gọi là liệu pháp thay thế gan thận, rất thích hợp điều trị hỗ trợ các BN
suy gan cấp nhằm tạo điều kiện phục hồi tái sinh tế bào gan và lọc bỏ các
chất độc mà gan và thận bị suy không thể đào thải được (hình 4).
37
Hình 8: hệ thống tái tuần hoàn các chất hấp phụ phân tử – MARS
Than hoạt tính [29]:
Nguồn gốc: than được lấy từ nhiều sản phẩm nông nghiệp như gỗ
cứng, vỏ các loại hạt… sau đó than được hoạt hóa bằng nhiệt hoặc acid
hydrochloric.
Đặc tính của than hoạt: có 4 đặc tính: đặc tính hấp phụ (adsorption),
đặc tính lọc cơ học (mechanical filtration), đặc tính trao đổi ion (ion
exchange), đặc tính oxy hóa bề mặt (surface oxidation).
Đặc tính hấp phụ: than hoạt hấp phụ nhờ lực vật lý (lực hút giữa các
điện tích trái dấu của than hoạt và chất bị hấp phụ - lực Van der Waals) và tác
động hóa học (phản ứng xẩy ra giữa than hoạt và chất bị hấp phụ). Than hoạt
là chất hấp phụ mạnh nhất trong số các chất liệu hấp phụ vì bề mặt tiếp xúc
rất lớn (300-2000m2
/g) và nó được xem là chất hấp phụ không chọn lọc, nó có
ái lực với các chất tan trong nước, các chất có cấu trúc nhân thơm có trọng
lượng phân tử từ 100 - 40.000 Dalton. Có 2 cách sử dụng than hoạt trong
LMHP, cách 1 là than hoạt không được bọc vỏ, máu tiếp xúc trực tiếp với
than hoạt nên các hạt than có thể vào máu gây thuyên tắc các mạch máu nhỏ,
đồng thời do sự kém tương thích sinh học giữa than hoạt và máu sẽ gây nhiều
các phản ứng bất lợi; cách 2 là than hoạt được bọc vỏ (đóng nang) sẽ tránh
được các bất lợi do than hoạt tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng nó làm giảm
hiệu quả hấp phụ do các chất muốn được hấp phụ phải lọt được qua các lỗ của
vỏ nang, vì vậy, nó chủ yếu chỉ có hiệu quả với các chất có trọng lượng phân
tử thấp, giảm hiệu quả với các chất trọng lượng phân tử trung bình (300 –
38
1500 Dalton), không có hiệu quả với các chất trọng lượng phân tử lớn và các
chất gắn với protein.
Đặc tính lọc cơ học: là khả năng tách chất rắn ra khỏi dung dịch đi qua
các hạt cacbon.
Đặc tính trao đổi ion: là phản ứng hóa học có thể hồi phục giữa than
hoạt và chất lỏng đi qua nó. Trên bề mặt cacbon có cả ion mang điện tích âm
và ion mang điện tích dương có thể trao đổi các ion tự do với dung dịch đi
qua nó.
Các thuốc loại bỏ được bằng LMHP
1. Hiệu quả loại bỏ đã được báo cáo; 2. Có khả năng loại bỏ; 3. Loại bỏ
trên in vitro; 4. Loại bỏ được trên in vitro nhưng tỉ lệ gắn với mô hoặc
albumin cao, tỉ lệ tự do trong huyết tương thấp; 5. Không loại bỏ hiệu quả
4.4. Kỹ thuật LMHP bằng cột than hoạt tính Adsorba 300C:
Có thể lắp nối tiếp quả lọc hấp phụ Adsorba với quả lọc trên máy thận
nhân tạo hoặc quả lọc trên máy lọc máu liên tục. Quả lọc hấp phụ đặt trước
39
quả lọc thẩm tách giúp dễ kiểm soát dịch thẩm tách và tái làm ấm máu sau khi
đi qua quả hấp phụ. Lấp đầy hệ thống (priming) trước tiên bằng 500ml
dextrose 5%, sau đó bằng 2000ml NaCl 0,9% (tránh gây tán huyết do dịch
nhược trương) có pha heparin (2500 U heparin/1000ml NaCl 0,9%). Nối hệ
thống lọc vào BN thông qua catheter 2 nòng đặt vào tĩnh mạch lớn. Tốc độ
của bơm máu 100 - 250ml/phút, tốc độ dịch thẩm tách 500mL/phút, thời gian
chạy 8 giờ. Chống đông bằng heparin chuẩn hoặc heparin trọng lượng phân tử
thấp.
4.5. Biến chứng LMHP [43]:
Giảm tiểu cầu: đây là biến chứng quan trọng của LMHP, số lượng tiểu
cầu giảm trung bình khoảng 30%, tiểu cầu sẽ về bình thường sau 24 – 48h.
Giảm fibrinogene
Bất tương hợp sinh học: có thể có bất tương hợp sinh học giữa chất
hấp phụ và máu gây ra phá hủy HC, giảm TC, lắng đọng các lớp protein lên
chất hấp phụ làm giảm khả năng hấp phụ.
Biến chứng khác:hạ huyết áp, hạ calci, hạ đường huyết, giảm bạch cầu
thoáng qua, giảm thân nhiệt.
40
4.6. Vai trò của LMHP bằng cột than hoạt tính trong điều trị NĐC nặng
qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước:
Nghiên cứu của Okonek: biện pháp tốt nhất loại bỏ paraquat(Pq) khỏi
máu và các mô là LMHP với than hoạt tính được bọc vỏ và tiến hành 8h/ngày
trong 2 - 3 tuần [31].
Nghiên cứu của Hong trên 105 BN uống từ 1 – 3 ngụm đầy dung dịch
Pq 24.5%, nhận thấy: trên in vitro: độ thanh thải Pq bởi LMHP > TNT trong
90 phút đầu và sau 2h thì TNT > LMHP. Tổng lượng Pq bị loại bỏ trong
LMHP > TNT; trên in vivo: nồng độ Pq trong huyết tương sau khi LMHP 4h
giảm có ý nghĩa và sự giảm nồng độ Pq trong nhóm sống cao hơn nhóm TV
có ý nghĩa. Kết luận: tiến hành LMHP đủ là không thể thiếu được trong điều
trị ngộ độc Pq [13].
Nghiên cứu của Mascie – Taylor trên 5 BN ngộ độc Pq (3 sống, 2 tử
vong), nhận thấy: lượng Pq lấy bỏ trung bình là 2.5 – 19.1 mg, quá nhỏ trong
các trường hợp ngộ độc Pq với liều gây chết 1000 – 3000 mg. Kết luận:
LMHP bằng than họat không có hiệu quả ở những BN ngộ độc Pq đe dọa tính
mạng [27].
Nghiên cứu của Hampson: tiến hành hồi cứu trên 42 BN, nhận thấy:
những BN nồng độ Pq trong máu > 3mg/L (đo ở bất kỳ thời điểm nào sau khi
uống) đều tử vong dù LMHP sớm hay muộn, 1 lần hay nhiều lần, có kết hợp
với TNT hay không [14].
Nghiên cứu của Koo: 80 BN ngộ độc Pq uống trung bình 2.1 ± 1.0
ngụm đầy dung dịch 20%, được LMHP 6.4 ± 3.0 giờ trong vòng 24h sau
uống. Sau LMHP ban đầu, chia BN thành 2 nhóm: nhóm 1 có 44 BN chỉ làm
LMHP đơn độc; nhóm 2 có 36 BN được làm CVVH sau LMHP (TB 57.4 ±
31,3h. Kết quả: nhóm 1 tử vong sớm hơn và chủ yếu do suy sụp tuần hoàn,
nhóm 2 tử vong muộn hơn do suy hô hấp, TLTV không có sự khác biệt giữa 2
41
nhóm. Kết luận: CVVH giúp kéo dài thời gian sống, tránh được tử vong do
suy sụp tuần hoàn nhưng không giảm TLTV do suy hô hấp muộn [17].
Kely báo cáo 1 trường hợp uống 10gam theophylin với nồng độ thuốc
trong máu lúc nhập viện là 732 fjmol/l, BN này có biểu hiện lâm sàng nặng
dù đã điều trị tích cực theo kinh điển, vì vậy BN được tiến hành LMHP bằng
than hoạt tính, sau LM nồng độ thuốc giảm rất nhanh và tình trạng lâm sàng
cải thiện rất rõ rệt. Nhận xét: LMHP có vai trò trong trường hợp NĐC
theophylin mức độ nặng mà thất bại cới các biện pháp điều trị kinh điển [19].
Deshpande báo cáo 1 bé gái 16 tháng tuổi bị ngộ độc carbamazepin
với nồng độ thuốc trong máu lúc mới nhập viện là 55 µg/mL, BN có biểu hiện
lâm sàng rất nặng (hôn mê, co giật liên tục, sốc…), BN được tiến hành LMHP
bằng cột than hoạt tính ba lần nối tiếp nhau, nồng độ thuốc sau LMHP là 23
µg/mL, BN hồi phục hoàn toàn và xuất viện sau 4 ngày điều trị [9].
Kawasakivà cộng sự báo cáo một ca NĐC phenytoin mức độ nặng với
nồng độ thuốc lúc ban đầu là 40.0 μg/mL, sau khi LMHP trong 3 giờ nồng độ
thuốc giảm nhanh còn là 16.2 μg/mL. Nhận xét: phenytoin mặc dù là thuốc có
tỷ lệ gắn protein huyết tương cao (90,8%) nhưng LMHP vẫn có tác dụng tốt
trong loại bỏ chất độc ra khỏi máu [18].
42
CHƯƠNG 2: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN 1: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU
TRỊ SUY ĐA TẠNG; SỐC NHIỄM KHUẨN VÀ VIÊM TỤY CẤP NẶNG
1. MỤC TIÊU:
1.1. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chỉ định, quy trình kỹ thuật LMLT trong
phối hợp điều trị suy đa tạng. Nhận xét một số biến chứng của quy trình
kỹ thuật LMLT trong điều trị suy đa tạng.
1.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chỉ định, quy trình kỹ thuật LMLT trong
phối hợp điều trị sốc nhiễm khuẩn. Nhận xét một số biến chứng của quy
trình kỹ thuật LMLT trong điều trị sốc nhiễm khuẩn.
1.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chỉ định, quy trình kỹ thuật LMLT trong
phối hợp điều trị VTC nặng. Nhận xét một số biến chứng của quy trình
kỹ thuật LMLT trong VTC nặng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Suy đa tạng:
- 65 bệnh nhân (yêu cầu của nghiên cứu xây dựng trong đề cương là 30
bệnh nhân) được chẩn đoán suy đa tạng do các nguyên nhân như nhiễm khuẩn
biến chứng sốc nhiễm khuẩn, viêm tụy cấp, sốc tim... điều trị tại khoa Hồi sức
tích cực bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2010.
- Chẩn đoán suy đa tạng và đánh giá mức độ nặng theo bảng điểm
SOFA (George M.M: Multiple organ system failure: Clinical expression,
pathogenesis, and therapy, Principles of critical care, McGRAW-HILL, 1998:
221-248.
43
+ Đánh giá 6 tạng: Tuần hoàn, hô hấp, thận, gan, đông máu và thần kinh
+ Tiêu chuẩn suy tạng: Điểm SOFA ≥ 2 và tổng điểm SOFA tăng ít nhất 1
điểm so với lúc vào viện. Bảng điểm SOFA (Trong phụ lục).
+ Chẩn đoán suy đa tạng khi có ít nhất 2 tạng suy và kéo dài trên 24 giờ.
Sốc nhiễm khuẩn:
73 BN ≥ 18 tuổi(yêu cầu của nghiên cứu xây dựng trong đề cương là
30 bệnh nhân) được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn đã duy trì được huyết áp tâm
thu ≥ 90 mmHg bằng truyền dịch và thuốc vận mạch nhập khoa Hồi sức tích
cực (HSTC) bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Việt Tiệp
từ ngày 01/08/2008 đến 31/08/2010.
Chẩn đoán SNK theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM năm 2003 [3].
- Có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống gồm ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau:
- (1)Thân nhiệt trung tâm >380
C hoặc <360
C. (2)Nhịp thở > 20 lần/ phút
hoặc PaCO2 < 32 mmHg.(3) Nhịp tim > 90 lần/phút. (4)Bạch cầu >
12.000/mm3
hoặc < 4000/mm3
.
- Có ổ nhiễm trùng hoặc cấy máu dương tính.
- HA tâm thu < 90 mmHg hoặc giảm > 40 mmHg so với HA tâm thu cơ
bản của BN, không đáp ứng với bồi phụ thể tích (CVP từ 8-12 mmHg) hoặc
phải dùng thuốc vận mạch để duy trì HA.
- Có biểu hiện giảm tưới máu tổ chức hoặc rối loạn chức năng ít nhất một
cơ quan (rối loạn ý thức, thiểu niệu, toan chuyển hoá, tăng acid lactic máu).
Viêm tụy cấp:
48 bệnh nhân (yêu cầu của nghiên cứu xây dựng trong đề cương là 30 bệnh
nhân) VTC nặng được lựa chọn như sau:
- Chẩn đoán xác định VTC: dựa theo tiêu chuẩn Atlanta 1992 sửa đổi 2007:
44
 Lâm sàng: Đau thượng vị đột ngột, đau dữ dội, đau xuyên ra sau lưng
kèm theo buồn nôn và nôn.
 Cận lâm sàng:
 Sinh hóa: Amylase và /hoặc lipase máu tăng cao trên 3 lần so với
giá trị bình thường.
 Chẩn đoán hình ảnh: có hình ảnh điển hình của VTC trên siêu âm
hoặc chụp CT:
 Siêu âm: Tụy to toàn bộ hoặc từng phần (đầu, thân hoặc đuôi),
đường viền xung quanh tụy không rõ ràng, mật độ echo không
đều, giảm âm hoặc âm vang hỗn hợp, có thể có dịch quanh tụy
và các khoang trong ổ bụng.
 CT: Tụy to ra hoặc bình thường, bờ không đều, có thể có hình
ảnh ổ hoại tử, cho biết mức độ tổn thương quanh tụy và xa tụy.
Đánh giá mức độ nặng nhẹ theo các thang điểm tiên lượng của VTC.
- Chẩn đoán VTC nặng khi có một trong các tiêu chuẩn sau:
 Điểm Ranson ≥ 3
 Điểm Imrie ≥ 3
 Điểm Apache II ≥ 8
 Điểm Balthazar ≥ 7
 Áp lực ổ bụng ≥ 21 cmH2O
 Phân loại VTC theo tiêu chuẩn Atlanta 1992 sửa đổi 2007
 Giai đoạn sớm (tuần đầu) dựa theo lâm sàng hơn là tổn thương
hình thái học.
 VTC nặng được định nghĩa khi bệnh nhân có hội chứng đáp ứng
viêm hệ thống (SIRS) và/hoặc phát triển thành suy tạng.
45
 Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống được xác định khi có trên 2
tiêu chuẩn trong các tiêu chuẩn sau tồn tại, kéo dài >48 giờ:
 Mạch >90 lần/phút;
 Nhiệt độ (trực tràng) <36o
C hoặc >38o
C;
 Bạch cầu máu <4.000 hoặc 12.000/mm3
;
 Nhịp thở >20 lần/phút hoặc PCO2 <32 mmHg
 Ngoài ra, nếu bệnh nhân VTC trên cơ địa: suy thận, bệnh lý tim
mạch, suy giảm miễn dịch đều được coi là VTC nặng.
 Giai đoạn sau 1 tuần: Sau 1 tuần, VTC nặng được định nghĩa khi
có suy ít nhất 1 tạng và kéo dài trên 48 giờ (tiêu chuẩn chẩn đoán
suy tạng dựa vào thang điểm Marshall chung cho quần thể bệnh
nhân viêm tụy và thực hiện ở tất cả các đơn vị, như lâm sàng,
điều trị. Với bệnh nhân nằm ở HSTC cần sử dụng thang điểm
SOFA để đánh giá vào theo dõi suy tạng. Suy tạng được định
nghĩa khi điểm SOFA cho tạng đó ≥ 2 điểm.Suy đa tạng được
định nghĩa khi có ≥ 2 tạng suy kéo dài ≥ 48 giờ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân dưới 18 tuổi.
+ Người thân của bệnh nhân không đồng ý thực hiện lọc máu liên tục.
+ Sốc giai đoạn cuối không đáp ứng với bù thể tích tuần hoàn và
thuốc vận mạch, bệnh nhân có các bệnh lý nặng giai đoạn cuối.
+ Viêm tụy cấp nguyên nhân ngoại khoa
+ Bệnh nhân suy 5-6 tạng kèm với sốc không đáp ứng với thuốc vận mạch.
46
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: can thiệp, tự chứng.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu:
Bệnh án nghiên cứu theo mẫu thiết kế.
Máy LMLT Prisma Flex của hãng Gambro.
Catheter 2 nòng cỡ 12F dùng làm đường lấy máu ra và trở về bệnh nhân.
Màng cho kỹ thuật LMLT: màng lọc AN69 diện tích 0,9 m2
, và bộ dây
dẫn đi kèm theo từng set.
Dịch thay thế Hemosol và dịch citrate của hãng Grambro.
Phương tiện phục vụ quá trình theo dõi LMLT: máy theo dõi tại
giường, các quy trình lọc máu, máy khí máy QC GEM 3000, quy trình sử
dụng chống đông heparin và citrate cho bệnh nhân LMLT và các quy trình
điều trị khác.
2.2.3. Hồi sức và điều trị bệnh lý nền
Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu được tiến hành hồi
sức theo phác đồ thống nhất của khoa Hồi sức tích cực:
Hồi sức bệnh nhân suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn:
* Các biện pháp đảm bảo hô hấp nhằm duy trì SpO2 ≥ 92% hoặc PaO2
≥ 60mmHg (với ARDS duy trì SpO2 ≥ 88%, PaO2 ≥ 58mmHg) bằng các biện
pháp oxy liệu pháp hoặc thông khí nhân tạo không xâm nhập. Nếu BN có
ARDS thở máy theo protocol thông khí nhân tạo cho bệnh nhân ARDS của
khoa Hồi sức tích cực (phụ lục 2).
* Các biện pháp đảm bảo tuần hoàn: mục tiêu là duy trì HA tâm thu ≥
90mmHg hoặc HA trung bình ≥ 65mmHg bằng biện pháp truyền dịch và vận
mạch.
- Quy trình đặt cathetertheo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.
47
- Điều trị SNK theo hướng dẫn Surviving Sepsis Campaign 2008 (phụ lục).
Hồi sức bệnh nhân viêm tụy cấp:
- Nhịn ăn giai đoạn đầu, nuôi dưỡng tĩnh mạch, hút dịch dạ dày, giảm
tiết, giảm đau …
- Các biện pháp hồi sức cơ bản: hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu…
- Chọc, dẫn lưu dịch ổ bụng nếu có dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc
cắt lớp vi tính ổ bụng.
- Kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn.
2.2.4. Tiến hành lọc máu liên tục:
Theo quy trình lọc máu liên tục do nhóm nghiên cứu xây dựng và đã
được Hội đồng Khoa học Bệnh viện Bạch Mai phê duyệt.
- Phương thức CVVH
- Màng lọc: AN 69 hoặc Polysulfo, diện tích 0,9 m2
- Dịch lọc: bicarbonate hoặc citrate
- Đường vào: catheter 2 nòng 12-14F đường vào TM đùi 2 bên hoặc TM
cảnh trong.
- Chống đông: Heparin hoặc Citrate theo quy trình xây dựng được phê
duyệt.
- Thể tích dịch thay thế: tăng dần từ 0 đến 45mk/kg/giờ (Gọi là thể tích
dịch thay thế cao).
- Tốc độ máu và tốc độ rút dịch: vận hành theo quy trình vận hành các
bơm cho BN có huyết động không ổn định (BN sốc).
- Tuổi thọ 01 quả lọc 18 - 22 giờ, nếu quả lọc bị tắc trước thời gian trên
sẽ thay quả ngay và được ghi nhận là bị tắc màng lọc.
- Tiêu chuẩn ngừng LMLT: khi BN thoát sốc (ngừng thuốc vận mạch >
1 giờ và HATThu > 90 mmHg).
48
- Theo dõi trong quá trình lọc máu liên tục: các thông số mạch, lâm sàng
và xét nghiệm (theo quy trình lọc máu liên tục).
* Thời gian lọc máu
- Thời gian lọc máu cho một quả lọc là 24 giờ, nếu đạt thời gian điều trị
trên mà quả lọc vẫn chưa tắc, vẫn tiến hành thay quả lọc khác.
- Nếu quả lọc tắc ngay khi thời gian điều trị cho một quả lọc chưa đạt,
thay quả khác ngay.
- Tiêu chuẩn ngừng lọc máu: cải thiện tình trạng suy tạng: thoát sốc;
giảm tình trạng suy thận: có nước tiểu >50ml/h và creatinin<150; P/F>250;
ALOB < 21 cmH2O.
2.2.5. Các tiêu chí nghiên cứu và đánh giá các tiêu chí nghiên cứu
Nhóm bệnh nhân suy đa tạng:
* Hiệu quả trên huyết động: Tự chứng trước và sau lọc máu tại các thời
điểm; sau lọc máu 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ. Các tiêu chí đánh giá: Các
thông số về huyết động (mạch, HA trung bình). Diễn biến suy tạng: hô hấp,
tuần hoàn, thận, đông máu, gan, thần kinh.
* Hiệu quả giảm tiến triển suy đa tạng.
- Đánh giá số tạng suy trước và sau khi được lọc máu tại các thời
điểm: trước lọc, sau lọc máu 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ. … và khi ra viện
hoặc tử vong.
- Đánh giá mức độ các tạng suy trước lọc, sau lọc máu 24 giờ, 48 giờ,
72 giờ, 96 giờ.… và khi ra viện hoặc tử vong.
- Đánh giá tỷ lệ tử vong liên quan đến độ dài thời gian từ khi được chẩn
đoán SĐT đến lúc được LMLT: trước 24 giờ, sau 24 giờ.
* Các biến chứng của lọc máu liên tục: tắc quả, vỡ màng lọc, dừng
máy đột ngột.
49
* Hiệu quả khác: Số ngày nằm viện: tính từ khi bệnh nhân có nhiễm
khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn đến khi bệnh nhân ra viện hoặc chuyển
khoa. Số ngày thở máy.
50
Nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn:
* Hiệu quả trên huyết động: Tự chứng trước và sau lọc máu tại các thời
điểm; sau lọc máu 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 22 giờ 48 giờ, 72 giờ ... và kết thúc
lọc máu. Các tiêu chí đánh giá: Các thông số về huyết động (mạch, HA trung
bình, CVP, áp lực mao mạch phổi bít, cung lượng tim, chỉ số tim, sức cản mạch
hệ thống, thể tích nhát bóp). Liều noradrenalin và dobutamin. Diễn biến suy
tạng: hô hấp, tuần hoàn, thận, đông máu, gan, thần kinh. Thời gian thoát sốc.
* Hiệu quả giảm tiến triển suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn
Đánh giá số tạng suy trước và sau khi được lọc máu tại các thời điểm
12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, … và sau khi ngừng lọc máu. Đánh giá mức độ
các tạng suy sau khi lọc máu 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, … và sau khi kết thúc lọc
máu so với thời điểm trước lọc máu. Đánh giá thời gian tồn tại các tạng suy
sau khi được lọc máu, lấy nhóm đối chứng là nhóm BN nghiên cứu của Đặng
Quốc Tuấn và Nguyễn Xuân Nam. Đánh giá tỉ lệ tử vong (bao gồm BN tử
vong tại viện, BN nặng xin về và BN ngừng điều trị do không có điều kiện).
* Các biến chứng của lọc máu liên tục: Các rối loạn về nước điện giải
(thừa thiếu dịch, tăng giảm natri máu, tăng giảm Kali máu, tăng giảm
Phospho máu …), rối loạn thân nhiệt: giảm thân nhiệt, nhiễm khuẩn (tại chỗ
vị trí đặt và lưu catheter, nhiễm khuẩn huyết), tụt huyết áp, chảy máu, tan
máu, tắc quả, vỡ màng lọc, dừng máy đột ngột…
* Hiệu quả khác: Số ngày nằm viện: tính từ khi bệnh nhân có nhiễm
khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn đến khi bệnh nhân ra viện hoặc chuyển
khoa. Số ngày thở máy, số ngày sử dụng thuốc an thần.
Nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp:
- Theo dõi các dấu hiệu sống, bilan dịch vào ra, ý thức, CVP, SpO23
giờ/lần cho đến khi bệnh nhân ổn định.
51
- Các xét nghiệm đông máu cơ bản, công thức máu, điện giải đồ 6
giờ/lần. Ure, creatinin, bilirubin toàn phần, khí máu động mạch, Amylase,
Lipase, PaO2/FiO2, CRP máu 24 giờ/lần.
- Độ nặng: điểm Apache II, điểm SOFA, áp lực ổ bụng một ngày/lần
- Tạng suy: số tạng suy, mức độ suy tạng, thời gian hồi phục các tạng suy
- Thời gian điều trị.
- Tỉ lệ tử vong.
2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu.
Các số liệu được xử lý theo các phép toán thống kê y học. Các giá trị tự
do được biểu diễn dưới dạng trị số trung bình, độ lệch chuẩn với khoảng tin
cậy 95%. So sánh các giá trị trung bình và tỉ lệ bằng thuật toán T-test và test
2
, chọn mức ý nghĩa thống kê p < 0.05.
2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các quy định về thực
hành lâm sàng tốt của bộ Y tế.
- Người đại diện hợp pháp của bệnh nhân (gia đình) được giải thích đầy
đủ về các lợi ích cũng như nguy cơ khi tham gia vào nghiên cứu.
- Tất cả các bệnh nhân chỉ được nhận vào nghiên cứu sau khi người đại
diện hợp pháp (gia đình) của bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu và
cam kết bằng văn bản theo mẫu của bệnh viện.
- Người đại diện hợp pháp của bệnh nhân có thể yêu cầu rút khỏi
nghiên cứu bất kỳ lúc nào và sẽ được chấp thuận vô điều kiện.
- Nghiên cứu cũng sẽ được ngừng ngay nếu xuất hiện bất kỳ nguy cơ
nào liên quan đến kỹ thuật lọc máu liên tục và/hoặc các kỹ thuật, các biện
pháp điều trị liên quan đến kỹ thuật lọc máu liên tục.
- Các số liệu thu thập được chỉ dùng trong nghiên cứu và trong việc
chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân, toàn bộ các thông tin về bệnh nhân được
bảo mật theo quy định hiện hành.
52
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Lọc máu liên tục trong suy đa tạng
Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2010 có 65 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
được đưa vào nghiên cứu.
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
- Nam: 49 bệnh nhân (75,4%), nữ: 16 bệnh nhân (24,6%).
- Tuổi từ 18 đến 90 (trung bình 56,3± 18,1).
- Số tạng suy trung bình của nhóm nghiên cứu: 3,12± 0,96
- Tỷ lệ tử vong chung: 44 bệnh nhân tử vong trong tổng số 65 bệnh
nhân nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 67,7%.
3.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy đa tạng và các yếu tố tiên
lượng tử vong.
3.1.2.1. Nguyên nhân gâysuy đa tạng
- Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến SĐT chiếm 93,8%.
- Nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 50,8%, nhiễm khuẩn bệnh
viện chiếm một tỷ lệ đáng chú ý 19,6%, nhiễm khuẩn ổ bụng chiếm tỷ lệ 24,6%.
3.1.2.2. Một số chỉ số độ nặng của bệnh nhân SĐT trước khi được đưa vào
nghiên cứu lọc máu liên tục.
Bảng 1.1: Các chỉ số độ nặng của BN nghiên cứu trước khi được LMLT.
Chỉ số
Nhóm sống
n=21
Nhóm tử vong
n=44
Giá trị p
APACHE II (Điểm) 22,4± 4,9 23,9± 5,3 0,28
SOFA vào viện
(Điểm)
12,3± 2,9 13,5± 3,4 0,18
Nhận xét: Hai chỉ số đánh giá độ nặng khi vào viện là APACHE II và điểm
SOFA của cả hai nhóm sống và tử vong đều cao và không khác nhau.
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh

More Related Content

What's hot

CATHETER, màng lọc và dịch lọc trong LỌC MÁU LIÊN TỤC crrt
CATHETER, màng lọc và dịch lọc trong LỌC MÁU LIÊN TỤC crrtCATHETER, màng lọc và dịch lọc trong LỌC MÁU LIÊN TỤC crrt
CATHETER, màng lọc và dịch lọc trong LỌC MÁU LIÊN TỤC crrtSoM
 
TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN LÝ ECMO
TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN LÝ ECMOTỔNG QUAN VÀ NGUYÊN LÝ ECMO
TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN LÝ ECMOSoM
 
XỬ TRÍ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP ( THUYÊN TẮC PHỔI)
XỬ TRÍ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP ( THUYÊN TẮC PHỔI)XỬ TRÍ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP ( THUYÊN TẮC PHỔI)
XỬ TRÍ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP ( THUYÊN TẮC PHỔI)SoM
 
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấpBù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấpSoM
 
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâmĐặt catheter tĩnh mạch trung tâm
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâmyoungunoistalented1995
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSoM
 
BAI SOAN HSCC 2022 QTKT catheter ĐM.pptx
BAI SOAN HSCC 2022 QTKT catheter ĐM.pptxBAI SOAN HSCC 2022 QTKT catheter ĐM.pptx
BAI SOAN HSCC 2022 QTKT catheter ĐM.pptxSoM
 
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIMECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIMSoM
 
TỔNG QUAN LỌC MÁU LIÊN TỤC.pptx
TỔNG QUAN LỌC MÁU LIÊN TỤC.pptxTỔNG QUAN LỌC MÁU LIÊN TỤC.pptx
TỔNG QUAN LỌC MÁU LIÊN TỤC.pptxHoàng Endo
 
Nhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenemNhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenemHA VO THI
 
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dat catheter-tinh-mach-trung-tam
Dat catheter-tinh-mach-trung-tamDat catheter-tinh-mach-trung-tam
Dat catheter-tinh-mach-trung-tambanbientap
 
Định nghĩa mới về Sepsis 3.0
Định nghĩa mới về Sepsis 3.0Định nghĩa mới về Sepsis 3.0
Định nghĩa mới về Sepsis 3.0Thanh Liem Vo
 
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdfThay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdfSoM
 
biến chứng điều trị thay thế thận liên tục
biến chứng điều trị thay thế thận liên tụcbiến chứng điều trị thay thế thận liên tục
biến chứng điều trị thay thế thận liên tụcSoM
 
Phác đồ thận nhân tạo
Phác đồ thận nhân tạoPhác đồ thận nhân tạo
Phác đồ thận nhân tạoSoM
 
Nhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm trùng bệnh việnNhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm trùng bệnh việnLam Nguyen
 

What's hot (20)

CATHETER, màng lọc và dịch lọc trong LỌC MÁU LIÊN TỤC crrt
CATHETER, màng lọc và dịch lọc trong LỌC MÁU LIÊN TỤC crrtCATHETER, màng lọc và dịch lọc trong LỌC MÁU LIÊN TỤC crrt
CATHETER, màng lọc và dịch lọc trong LỌC MÁU LIÊN TỤC crrt
 
TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN LÝ ECMO
TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN LÝ ECMOTỔNG QUAN VÀ NGUYÊN LÝ ECMO
TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN LÝ ECMO
 
XỬ TRÍ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP ( THUYÊN TẮC PHỔI)
XỬ TRÍ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP ( THUYÊN TẮC PHỔI)XỬ TRÍ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP ( THUYÊN TẮC PHỔI)
XỬ TRÍ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP ( THUYÊN TẮC PHỔI)
 
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
 
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấpBù dịch trong tổn thương thận cấp
Bù dịch trong tổn thương thận cấp
 
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâmĐặt catheter tĩnh mạch trung tâm
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
 
BAI SOAN HSCC 2022 QTKT catheter ĐM.pptx
BAI SOAN HSCC 2022 QTKT catheter ĐM.pptxBAI SOAN HSCC 2022 QTKT catheter ĐM.pptx
BAI SOAN HSCC 2022 QTKT catheter ĐM.pptx
 
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIMECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
 
Thuốc vận mạch trong cấp cứu tim mạch
Thuốc vận mạch trong cấp cứu tim mạchThuốc vận mạch trong cấp cứu tim mạch
Thuốc vận mạch trong cấp cứu tim mạch
 
TỔNG QUAN LỌC MÁU LIÊN TỤC.pptx
TỔNG QUAN LỌC MÁU LIÊN TỤC.pptxTỔNG QUAN LỌC MÁU LIÊN TỤC.pptx
TỔNG QUAN LỌC MÁU LIÊN TỤC.pptx
 
Nhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenemNhóm kháng sinh carbapenem
Nhóm kháng sinh carbapenem
 
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
 
Dat catheter-tinh-mach-trung-tam
Dat catheter-tinh-mach-trung-tamDat catheter-tinh-mach-trung-tam
Dat catheter-tinh-mach-trung-tam
 
Định nghĩa mới về Sepsis 3.0
Định nghĩa mới về Sepsis 3.0Định nghĩa mới về Sepsis 3.0
Định nghĩa mới về Sepsis 3.0
 
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdfThay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
 
biến chứng điều trị thay thế thận liên tục
biến chứng điều trị thay thế thận liên tụcbiến chứng điều trị thay thế thận liên tục
biến chứng điều trị thay thế thận liên tục
 
Phác đồ thận nhân tạo
Phác đồ thận nhân tạoPhác đồ thận nhân tạo
Phác đồ thận nhân tạo
 
Ứng dụng thang điểm SOFA
Ứng dụng thang điểm SOFAỨng dụng thang điểm SOFA
Ứng dụng thang điểm SOFA
 
Nhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm trùng bệnh việnNhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm trùng bệnh viện
 

Similar to Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh

Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân yNội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân ynataliej4
 
NGUYÊN TẮC VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU
NGUYÊN TẮC VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁUNGUYÊN TẮC VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU
NGUYÊN TẮC VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁUAnhNguynNht5
 
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuanKet qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuanLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nội trú BHYT tại bệnh viện HN ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nội trú BHYT tại bệnh viện HN ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nội trú BHYT tại bệnh viện HN ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nội trú BHYT tại bệnh viện HN ...nataliej4
 
Danh gia hieu qua cua xa tri ket hop capecitabine truoc mo trong ung thu truc...
Danh gia hieu qua cua xa tri ket hop capecitabine truoc mo trong ung thu truc...Danh gia hieu qua cua xa tri ket hop capecitabine truoc mo trong ung thu truc...
Danh gia hieu qua cua xa tri ket hop capecitabine truoc mo trong ung thu truc...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre emNhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre emLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...
Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...
Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starch
Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starchĐánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starch
Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starchLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptnghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat buDac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat buLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt TuyếnHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyếnbacsyvuive
 
Nghien cuu nong do cystatin c mau trong danh gia chuc nang than o benh nhan d...
Nghien cuu nong do cystatin c mau trong danh gia chuc nang than o benh nhan d...Nghien cuu nong do cystatin c mau trong danh gia chuc nang than o benh nhan d...
Nghien cuu nong do cystatin c mau trong danh gia chuc nang than o benh nhan d...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu tinh an toan, tac dung ha duong huyet tren thuc nghiem va dai thao...
Nghien cuu tinh an toan, tac dung ha duong huyet tren thuc nghiem va dai thao...Nghien cuu tinh an toan, tac dung ha duong huyet tren thuc nghiem va dai thao...
Nghien cuu tinh an toan, tac dung ha duong huyet tren thuc nghiem va dai thao...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trangDanh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trangLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh (20)

Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
 
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
 
Nội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân yNội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân y
 
NGUYÊN TẮC VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU
NGUYÊN TẮC VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁUNGUYÊN TẮC VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU
NGUYÊN TẮC VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU
 
Hiệu quả của kẹp cầm máu qua nội soi với thuốc ức chế bơm proton
Hiệu quả của kẹp cầm máu qua nội soi với thuốc ức chế bơm protonHiệu quả của kẹp cầm máu qua nội soi với thuốc ức chế bơm proton
Hiệu quả của kẹp cầm máu qua nội soi với thuốc ức chế bơm proton
 
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuanKet qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nội trú BHYT tại bệnh viện HN ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nội trú BHYT tại bệnh viện HN ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nội trú BHYT tại bệnh viện HN ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nội trú BHYT tại bệnh viện HN ...
 
Danh gia hieu qua cua xa tri ket hop capecitabine truoc mo trong ung thu truc...
Danh gia hieu qua cua xa tri ket hop capecitabine truoc mo trong ung thu truc...Danh gia hieu qua cua xa tri ket hop capecitabine truoc mo trong ung thu truc...
Danh gia hieu qua cua xa tri ket hop capecitabine truoc mo trong ung thu truc...
 
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre emNhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
 
Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...
Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...
Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...
 
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đ
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đĐiều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đ
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đ
 
Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starch
Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starchĐánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starch
Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starch
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX
 
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptnghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
 
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat buDac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt TuyếnHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
 
Nghien cuu nong do cystatin c mau trong danh gia chuc nang than o benh nhan d...
Nghien cuu nong do cystatin c mau trong danh gia chuc nang than o benh nhan d...Nghien cuu nong do cystatin c mau trong danh gia chuc nang than o benh nhan d...
Nghien cuu nong do cystatin c mau trong danh gia chuc nang than o benh nhan d...
 
Nghien cuu tinh an toan, tac dung ha duong huyet tren thuc nghiem va dai thao...
Nghien cuu tinh an toan, tac dung ha duong huyet tren thuc nghiem va dai thao...Nghien cuu tinh an toan, tac dung ha duong huyet tren thuc nghiem va dai thao...
Nghien cuu tinh an toan, tac dung ha duong huyet tren thuc nghiem va dai thao...
 
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trangDanh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
 
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh

  • 1. BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾ ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT LỌC MÁU HIỆN ĐẠI TRONG CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH Mã số ĐTĐL.2008G/29 Cơ quan chủ trì đề tài: Bệnh viện Bạch Mai Chủ nhiệm đề tài/dự án: GS.TS. Nguyễn Gia Bình Hà Nội - 2011
  • 2. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN TT Họ và tên Nhiệm vụ 1. PGS.TS. Nguyễn Gia Bình Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Chủ nhiệm đề tài 2. PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Phụ trách nhiên cứu nội dung 1 3. GS.TS. Đỗ Tất Cường Học viện Quân Y Phụ trách nhiên cứu nội dung 2 4. PGS.TS. Trần Duy Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Phụ trách nhiên cứu nội dung 3 5. TS. Đỗ Quốc Huy Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương - Tp. Hồ Chí Minh Phụ trách nhiên cứu nội dung 4 6. TS. Đào Xuân Cơ Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Thư ký đề tài Tham gia nghiên cứu 7. TS. Lê Thị Diễm Tuyết Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Tham gia nghiên cứu 8. ThS. Ngô Minh Biên Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Tham gia nghiên cứu 9. ThS. Nguyễn Công Tấn Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Tham gia nghiên cứu 10. ThS. Nguyễn Đăng Tuân Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Tham gia nghiên cứu 11. ThS. Bùi Hương Giang Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Tham gia nghiên cứu 12. ThS. Bùi Văn Cường Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Tham gia nghiên cứu 13. ThS. Giang Thục Anh Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Tham gia nghiên cứu 14. ThS. Vũ Đình Thắng Bệnh viện Nhân dân 115 - Tp.Hồ Chí Minh Tham gia nghiên cứu 15. TS. Trần Thanh Cảng Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng Tham gia nghiên cứu 16. ThS. Lê Đức Nhân Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng Tham gia nghiên cứu 17. BSCKII. Phạm Thị Ngọc Thảo Bệnh viện Chợ Rẫy Tham gia nghiên cứu 18. BS. Nguyễn Mạnh Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Tham gia nghiên cứu 19. BS. Phan Thị Xuân Bệnh viện Chợ Rẫy Tham gia nghiên cứu 20. TS. Trương Ngọc Hải Bệnh viện Chợ Rẫy Tham gia nghiên cứu 21. ThS. Bùi Văn Tám Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng Tham gia nghiên cứu 22. TS. Vũ Đức Định Bệnh viện E Hà Nội Tham gia nghiên cứu
  • 3. 1 LỜI MỞ ĐẦU Ở các nước phát triển trên thế giới từ những năm 80 - 90 của thế kỷ XX các kỹ thuật lọc máu đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI nhiều kỹ thuật lọc máu hiện đại ra đời: các biện pháp lọc máu hiện đại không dừng lại ở hiệu quả điều trị thay thế thận đơn thuần mà có khả năng loại thải chất độc mà bình thường gan thận và cơ thể khó có thể thải trừ như các chất độc, các phức hợp kháng nguyên - kháng thể, các chất trung gian của đáp ứng viêm hệ thống đó là các cytokine. Song song với nghiên cứu sinh bệnh học người ta đã giải thích đầy đủ hơn về mối tương tác giữa cơ thể và tác nhân gây bệnh thông qua sự tương tác của các tế bào, qua các hoạt chất mà chúng tiết ra (Interleukin - IL). Tác động của các IL dẫn đến hậu quả như giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, huyết khối vi mạch, gây thiếu oxy tế bào dẫn đến tế bào bị chết một cách nghiêm trọng (hiện tượng hoại tử) hoặc tế bào bị chết dần (hiện tượng Apoptosis - chết theo chương trình). Vì vậy điều trị sớm tác động vào quá trình bệnh lý trước khi có các biểu hiện lâm sàng là một bước tiến mới mang tính chất đột phá trong lĩnh vực hồi sức hiện đại. Thông qua các biện pháp: lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ, lọc và tách huyết tương, gan nhân tạo… Lọc máu liên tục (Continuous blood purification) là một tập hợp gồm nhiều phương thức lọc máu nhằm lọc bỏ ra khỏi máu một cách từ từ và liên tục các chất độc (nội sinh hoặc ngoại sinh), màng lọc sử dụng cho kỹ thuật này có thể lọc và hấp phụ các chất có trọng lượng phân tử thấp hoặc trung bình 30 - 40 KD, đặc biệt các chất có thể tích phân bổ trong cơ thể lớn và gắn mạnh mẽ vào tổ chức. Đây là các hóa chất trung gian (Pro-inflammatory mediators) tham gia vào quá trình sinh bệnh học của nhiều bệnh như nhiễm khuẩn nặng, suy gan, suy thận, viêm tụy cấp nặng, sốc bỏng, suy đa tạng, ngộ độc cấp (paraquat, nấm độc, ong đốt, rắn cắn) đồng thời một số chất có tác dụng chống viêm (các anti-inflamatory mediators) cũng bị loại bỏ bằng các kỹ
  • 4. 2 thuật lọc máu liên tục bên cạnh đó lọc máu liên tục còn điều hòa cân bằng dịch, điện giải, toan kiềm giúp duy trì nội môi trong cơ thể. Đã có nhiều nghiên cứu ứng dungj kỹ thuật lọc máu liên tục trên lâm sàng đặc biệt trong hồi sức cấp cứu về hiệu quả lọc máu liên tục trong điều trị các bệnh lý nặng như sốc nhiễm khuẩn; suy đa tạng, viêm tụy cấp nặng như: nghiên cứu của Ronco, Payen, Pupelis, Zhu… Các nghiên cứu đều cho kết luận lọc máu liên tục làm gjảm biến chứng suy tạng cải thiện chức năng tụy và làm giảm tỷ lệ tử vong. Liệu pháp thay huyết tương (Plasma exchange) là biện pháp lọc bỏ huyết tương của người bệnh sau đó bù lại thể tích huyết tương bị loại bỏ bằng Plasma tươi đông lạnh hoặc albumin 5% với thể tích tương đương. Máu đi qua quả lọc có kích thước lỗ lọc lớn cho phép các phân tử lớn của huyết tương (trong đó có kháng thể tự miễn) qua được trừ các tế bào máu. Kỹ thuật này đã được ứng dụng thành công ở các nước phát triển trong điều trị bệnh lý miễn dịch thần kinh cơ (Guillain - Barré, nhược cơ), bệnh tự miễn khác… Nhiều tác giả trên thế giới đã báo cáo thành công trong nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này như: Atid Dada; Lewis, Marcelo, Richiad trong điều trị Guillain - Barré và nhược cơ nặng. Biện pháp lọc máu hấp phụ phân tử liên tục (gan nhân tạo - Molecular Absorbents Recirculating Systems - MARS) dùng để thay thế chức năng khử độc của gan nhằm lọc bỏ các chất độc tan trong nước cũng như các chất độc gắn kết với protein, qua đó làm giảm độc tính của huyết tương và tạo điều kiện tốt hơn để cho tế bào gan hồi phục. Kỹ thuật này được phát triển bởi Janstange và Steffen Mitzner trường đại học Rostock, Cộng hòa liên bang Đức từ năm 1990 nhằm điều trị suy gan cấp, đến năm 2000 kỹ thuật được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, đến năm 2005 trên thế giới có khoảng 130 bệnh viện áp dụng kỹ thuật này và hơn 4500 bệnh nhân suy gan cấp được điều trị bằng kỹ thuật này. Nếu như trước kia suy gan cấp nặng chỉ có thể được cứu sống
  • 5. 3 nhờ ghép gan thì ngày nay MARS hay còn gọi là gan nhân tạo đã cứu sống được rất nhiều các trường hợp suy gan cấp tính, đợt cấp của suy gan mạn trong khi chờ đợi ghép gan. Lọc máu hấp phụ (LMHP) là cho máu chạy qua các cột lọc có cấu tạo bằng các vật liệu khác nhau có thể hấp phụ nhiều chất như: các phức hợp miễn dịch; các chất độc tự do tan trong nước; các chất lipid máu; các cytokin… Trên thế giới có nhiều loại lọc máu hấp phụ đã được nghiên cứu phát triển thành công nhưng giá thành rất cao, tại Việt Nam việc lựa chọn lọc máu hấp phụ với cột than hoạt tính nhằm hấp phụ các chất độc là một lựa chọn hợp lý về tính hiệu quả là giúp loại bỏ nhanh một số chất độc thường gặp, giá thành hợp lý và kỹ thuật dễ áp dụng nhiều nơi. Biện pháp này được sử dụng khá hiệu quả trong ngộ độc paraquat, theophylin, chloroquyn, nấm độc… Các nghiên cứu điển hình trên thế giới về hiệu quả của ứng dụng LMHP trong điều trị ngộ độc cấp như: Hampson, Koo, Hong trong điều trị ngộ độc paraquat, Kely trong ngộ độc theophylin, Kawasakiv trong ngộ độc phenytoin. Ở Việt Nam năm 2002, Viện nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Đại học Oxford đã nghiên cứu thử nghiệm so sánh hiệu quả của lọc máu liên tục CVVH và ngắt quãng ở bệnh nhân sốt rét ác tính cho thấy CVVH có hiệu quả cải thiện tiên lượng và tỷ lệ tử vong. Cùng thời gian đó, khoa Điều trị Tích cực Bạch Mai tiến hành nghiên cứu ứng dụng lọc máu liên tục cho bệnh nhân Viêm tụy cấp, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và đã thu được những kết quả khả quan. Nguyễn Gia Bình và Đào Xuân Cơ nghiên cứu trên 54 bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng cho thấy nhóm được lọc máu liên tục cải thiện triệu chứng lâm sàng nhanh hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn đặc biệt giảm tỷ lệ tử vong 53% xuống 27%. Trong một nghiên cứu khác của Lê Thị Diễm Tuyết Lọc máu liên tục giúp cải thiện tỷ lệ tử vong 87% xuống còn 42%.
  • 6. 4 Tiếp theo lọc máu liên tục thay huyết tương cũng được cũng bắt đầu được ứng dụng vào điều trị từ năm 2004. Các nghiên cứu bước đâu cho thấy PEX có hiệu quả trong điều trị bệnh lý thần kinh cơ. Theo Nguyễn Công Tấn và Nguyễn Gia Bình PEX làm cải thiện cơ lực, ở bệnh nhân Guilain – Barre giảm ngày nằm viện, ngày thở máy. Lọc gan nhân tạo MARS mới được ứng dụng vào điều trị bệnh nhân suy gan từ năm 2005. Trước khi chưa có phương pháp lọc gan nhân tạo bệnh nhân hôn mê gan do suy gan có tỷ lệ tử vong 100%. Khi có lọc gan nhân tạo đã cứu sống được một số bệnh nhân. Theo Ngô Minh Biên và Nguyễn Gia Bình báo cáo trên 6 ca suy gan được tiến hành lọc gan nhân tạo cho thấy có cải thiện rõ rệt về ý thức, xét nghiệm trước và sau làm gan nhân tạo. Tuy nhiên các nghiên cứu ứng dụng về các biện pháp lọc máu hiện đại ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa công trình nào đưa ra được kết luận thích đáng về hiệu quả và các biến chứng hay gặp của các biện pháp lọc máu đó trong lâm sàng. Đặc biệt chưa xây dựng được các quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh để có thể áp dụng rộng rãi trên lâm sàng. Xuất phát từ tình hình bệnh tật và các kết quả nghiên cứu đó đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh" có mã số ĐTĐL 2008.G/29 nhằm mục tiêu: 1. Nghiên cứu hiệu quả và các biến chứng thường gặp của một số biện pháp lọc máu hiện đại (lọc máu liên tục, thay huyết tương, gan nhân tạo và lọc máu hấp phụ) trong cấp cứu điều trị một số bệnh. 2. Xây dựng các chỉ định, quy trình kỹ thuật lọc máu hiện đại hoàn chỉnh để ứng dụng trên lâm sàng trong điều kiện ở Việt Nam.
  • 8. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1. Lọc máu liên tục và ứng dụng 1.1. Lịch sử[1], [2], [20] - Năm 1960, Scribner lần đầu tiên mô tả kỹ thuật lọc máu động - tĩnh mạch áp dụng cho việc điều trị bệnh nhân suy thận. - Năm 1967, Heudersur và cộng sự đã sử dụng bộ lọc để thẩm tách máu. - Năm 1974, kỹ thuật siêu lọc máu đã được Silvestein thực hiện. - Năm 1977, Kramer đã công bố kết quả đầu tiên áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục cho một bệnh nhân suy thận, phù to, có suy tim không thể áp dụng kỹ thuật thận nhân tạo thông thường (Internitent Hemodialysis- IHD). Tác giả đã lấy máu động mạch cho chạy qua một phin lọc và trở về tĩnh mạch, một phần nước và các chất hòa tan đi qua phin lọc ra ngoài (Hemofiltration). Như vậy áp lực lọc là nhờ áp lực động mạch, tốc độ đào thải dịch có thể kiểm soát được và thực hiện liên tục. - Năm 1981, Bischoft đã lắp thêm 1 bơm và lấy máu ra từ tĩnh mạch, qua quả lọc và đưa vào tĩnh mạch đã có kết quả tốt hơn so với lấy máu từ động mạch. - Năm 1985, Geromerous đã phát triển kỹ thuật kết hợp cả hai kiểu trong lọc máu là siêu lọc (Hemofiltration) và thẩm tách (dialysis) nhằm nâng cao hiệu quả. - Năm 1987 Uldall đã cải tiến lại cách lấy máu ra từ tĩnh mạch và đưa vào qua đường tĩnh mạch (Venno- Venous), kết hợp cả 2 phương thức lọc (Hemofiltration - Dialysis) đã làm tăng được hiệu quả và kỹ thuật được tiến hành dễ dàng hơn (Hemodiafiltration). Thuật ngữ CRRT (Continuous Renal Replacement Therapy). Hemofiltration therapy: liệu pháp thay thế thận liên tục cũng ra đời vào thời điểm này.
  • 9. 7 1.2. Những nguyên lý của LMLT LMLT được thực hiện dựa trên bốn cơ chế vận chuyển chính sau: khuếch tán, đối lưu, siêu lọc và hấp phụ qua một màng bán thấm [1], [1], [2], [20], [21], [24], [25] Màng bán thấm Màng lọc là một màng bán thấm, có vai trò quyết định trong tất cả các phương thức lọc máu. Nó cho phép nước và một số chất hòa tan đi qua màng, trong khi các thành phần hữu hình của máu và một số chất hòa tan vẫn bị giữ lại ở phía bên kia. Nước huyết tương và một số chất hòa tan lọt qua màng được gọi là dịch siêu lọc. Màng lọc gồm nhiều bó sợi rỗng cho máu đi qua và được bao bọc trong một khung cố định gọi là quả lọc. Dịch lọc thường chảy ngược chiều với dòng máu chảy qua bó sợi rỗng để tăng diện tích tiếp xúc và tăng hiệu quả lọc. Có hai loại màng bán thấm được sử dụng trong lọc máu là màng có bản chất cellulose và màng tổng hợp. Trong đó màng có bản chất là cellulose (cuprophan, hemophan, cellulose acetate) thường được sử dụng trong thẩm tách máu ngắt quãng. Màng có bản chất là tổng hợp (polysulfone, polyamide, polyacrylonitrile, polymethylmethacrylate). Quả lọc thường dùng là AN69 (Acrylonitrile) có diện tích hiệu dụng là 0,9m2 , sẽ cho qua các phân tử hòa tan có TLPT <50.000 daltons.  Siêu lọc Siêu lọc là sự dịch chuyển của nước và các chất hòa tan qua màng bán thấm dưới tác dụng của sự chênh lệch áp lực. Tốc độ siêu lọc sẽ tùy thuộc vào áp lực tác dụng lên màng lọc và tốc độ của dòng máu qua quả lọc. Do vậy áp lực tác dụng lên màng lọc cao hơn, tốc độ dòng máu qua quả lọc nhanh hơn thì sẽ càng làm tăng tốc độ lọc. Tromg lọc máu áp lực để dẫn dịch siêu lọc qua màng lọc gọi là áp lực xuyên màng (TMP).
  • 10. 8 Hình 1. Thiết đồ cắt ngang và cắt dọc của quả lọc để lọc máu  Đối lưu Là sự chuyển dịch của các chất hòa tan qua màng bằng lực lôi kéo của dòng dịch chuyển động. Khi nước chảy qua màng sẽ kéo theo các chất hòa tan. Sự đối lưu có thể làm di chuyển một lượng lớn các phân tử nếu tốc độ dòng nước qua màng nhanh. Vì vậy trong LMLT càng tăng tốc độ dòng dịch qua màng (tức thể tích dịch thay thế càng lớn) thì càng có nhiều phân tử được mang sang bên kia màng.  Hấp phụ Hấp phụ là hiện tượng các chất hòa tan bám dính vào màng lọc khi máu đi qua màng. Chỉ có các loại màng lọc tổng hợp mới có khả năng hấp phụ (mức độ hấp phụ thì tùy theo cấu trúc và diện tích của màng). Khi màng lọc đã bị các phân tử “ độc chất “ lấp đầy (bão hòa) thì cần thiết thay quả mới vì không còn tác dụng hấp phụ.
  • 11. 9  Khuếch tán Khuếch tán là sự di chuyển của chất hòa tan qua màng thông qua sự chênh lệch về nồng độ, để có sự khuếch tán phải có loại dịch khác được đổ đầy ở phía bên kia của màng. Khi chất hòa tan đi qua màng chúng luôn di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cho đến khi nào đạt được trạng thái cân bằng về nồng độ giữa hai bên màng.  Dịch thay thế Dịch thay thế cũng là các loại dịch tinh thể, được cung cấp vào máu ở ngay trước hoặc sau quả lọc nhằm làm gia tăng lượng chất hòa tan được lấy qua cơ chế đối lưu trong LMLT. Dịch thay thế thường dùng là dịch muối sinh lý (natriclorua 0,9%, các loại dịch tinh thể khác như Ringer-lactat hoặc Bicacbonat cũng thường được dùng làm dịch thay thế tùy thuộc vào mục đích cần đạt thêm vào để sửa chữa rối loạn điện giải hay kiềm toan, lúc đó chỉ cần tính toán thêm vào túi dịch thay thế các chất cần thiết. Tốc độ dịch thay thế thường dùng 1000-2000ml/giờ. Nếu tốc độ dịch thay thế thấp quá sẽ không có hiệu quả lấy các chất hòa tan bằng cơ chế đối lưu.
  • 12. 10 Hình 2. Sơ đồ lọc máu tĩnh mạch- tĩnh mạch liên tục. 1.3. Các phương thức LMLT hay sử dụng [20]. * Phương thức lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVH) Phương thức này chỉ sử dụng cơ chế siêu lọc – đối lưu, máu chạy qua quả lọc với dịch thay thế được đưa vào phía trước hoặc sau quả lọc, không dùng dịch thẩm tách. Nhờ cơ chế siêu lọc – đối lưu và tốc độ dịch thay thế đủ lớn ngoài việc lấy bỏ các chất hòa tan còn có thể lọc bỏ rất tốt các chất có trọng lượng phân tử lớn như các chất trung gian tiền viêm. *Phương thức thẩm tách máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVHD) Phương thức này chỉ sử dụng cơ chế khuếch tán. Máu và dịch thẩm tách chạy ngược chiều nhau, không dùng dịch thay thế. Phương thức này gần tương tự như chạy thận nhân tạo truyền thống và chỉ có hiệu quả lấy bỏ các phân tử có trọng lượng phân tử từ nhỏ đến trung bình. *Phương thức siêu lọc thẩm tách máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVHDF):Phương thức này kết hợp các cơ chế khuếch tán, siêu lọc và đối lưu nhằm kết hợp ưu điểm của các cơ chế trên. *Phương thức siêu lọc chậm liên tục (SCUF) Phương thức này chỉ sủ dụng cơ chế siêu lọc, mục đích chủ yếu để loại bỏ nước, các chất hòa tan khác cũng được kéo theo với một lượng nhỏ nhưng thường không đủ ý nghĩa để gây ra các triệu chứng lâm sàng. 1.4. Biến chứng của lọc máu liên tục Lọc máu liên tục là một biện pháp điều trị can thiệp phức tạp và có thể gây ra nhiều biến chứng. Những biến chứng phổ biến thường gặp là: chảy máu, nhiễm khuẩn, rối loạn thăng bằng dịch và điện giải, hạ thân nhiệt và tụt huyết áp [1].
  • 13. 11 1.5. Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn và viêm tụy cấp qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước 1.5.1. Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng Có nhiều cytokine được giải phóng trong quá trình đáp ứng viêm hệ thống, chúng có trọng lượng phân tử trung bình và lớn (500- 50.000 dalton), có thể được loại bỏ nhờ các biện pháp LMLT. Các cytokine này bao gồm TNF, IL-1, IL-6, IL-8, yếu tố hoạt hoá tiểu cầu PAF, MDF, TXA2... [57], [47], [63]. Tuy nhiên rất nhiều tranh cãi về hiệu quả của LMLT trong điều trị suy đa tạng qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước: Nghiên cứu trên thế giới Uchino và cộng sự thực hiện nghiên cứu đa quốc gia (54 khoa HSCC ở 23 quốc gia) với 1.006 bệnh nhân, đã báo cáo tỷ lệ hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân được lọc máu liên tục là 31,11% và kết luận là thể tích nước tiểu của bệnh nhân ở thời điểm bắt đầu ngưng lọc máu (đặc biệt là khi không có sử dụng thuốc lợi tiểu) là yếu tố dự đoán tốt nhất sự hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân[113]. Uchino cũng cho rằng tuy đã có nhiều bằng chứng gợi ý nhưng vẫn chưa đủ chứng minh rõ ràng lọc máu liên tục có thể gia tăng tốc độ hồi phục chức năng thận so với thẩm tách máu ngắt quãng [111],[112]. LiuK.D., nghiên cứu cho thấy LMLT cóưu điểm hơn so với thẩm tách máu ngắt quãng về khả năng cải thiện và tạo điều kiện hồi phục chức năng thận là do: (1) kiểm soát nồng độ urê trong máu tốt hơn, (2) ngừa được tình trạng tụt huyết áp xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo, giảm nguy cơ lan rộng tổn thương thận do thiếu tưới máu, (3) tăng thanh thải các hóa chất trung gian gây viêm và (4) hỗ trợ cho điều trị dinh dưỡng tốt hơn. PannuN. và cộng sự tổng kết 30 thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên có đối chứng và 8 nghiên cứu tiến cứu đoàn hệ (từ 173 nghiên cứu trên
  • 14. 12 thế giới) đã rút ra kết luận là lọc máu liên tục và thẩm tách máu ngắt quãng đưa đến tiên lượng sống còn của các bệnh nhân tương đương nhau; Payen và cộng sự nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên đa trung tâm (80 bệnh nhân suy đa tạng do nhiễm khuẩn huyết, tại 12 khoa HSCC ở Pháp) cũng thấy phương pháp lọc máu tĩnh-tĩnh mạch không cải thiện được tỉlệ PaO2/FiO2so với điều trị kinh điển (PaO2/FiO2là180,5 ±109,9 so với 189,7 ±99,8)[88]. Về lọc máu liên tục ở bệnh nhân suy thận cấp. Theo Ghahramani, thực hiện phân tích gộp (meta-analysis) 09 nghiên cứu tiến cứu phân nhóm ngẫu nhiên có kiểm chứng với 1.635 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân được lọc máu liên tục là 42% – 71%[60]. Moran và cộng sự nhận thấy: trong 11 năm (từ 1993 đến 2003), tại các khoa HSCC ởÚc và New Zealand, tuy tỷ lệ tử vong chung có giảm 4% nhưng liên quan của việc cải thiện tiên lượng sống của bệnh nhân với các cải tiến vềđiều trị vẫn chưa được khẳng định [82]. Nghiên cứu tiến cứu tại 12 khoa HSCC ở Pháp, Payen kết luận là: tuy LMLT với liều 25 ml/kg/giờ không cải thiện được tiên lượng sống cho bệnh nhân suy đa tạng do biến chứng của nhiễm khuẩn huyết nặng (tỷ lệ tử vong là 54%), nhưng LMLT vẫn là kỹ thuật thanh lọc máu được lựa chọn trong suy thận cấp, đặc biệt làở bệnh nhân có rối loạn huyết động[57]. Ronco, với phương thức LMLT, liều điều trị ≥ 35 ml/ kg/ giờ có thể cải thiện đáng kể tiên lượng sống của bệnh nhân, và liều điều trị này đã được nhiều nghiên cứu áp dụng[62]. Nghiên cứu trong nước Lê Thị Diễm Tuyếtnghiên cứu tình hình suy đa tạng tại khoa Điều trị tích cực trong hai năm 2004 – 2006, kết luận tần suất suy đa tạng là 10,3%, tỷ
  • 15. 13 lệ tử vong chung là 75,8% và bệnh nhân được lọc máu liên tục có tỷ lệ tử vong 67,7% thấp hơn so với nhóm không lọc máu (80%)[16],[17]. Mai Xuân Hiên (2005) tại khoa HSCC - Viện Quân Y 103, kết luận ở những bệnh nhân viêm tụy cấp nặng suy đa tạng nếu được kết hợp các biện pháp điều trị hồi sức với siêu lọc máu thì kết quả tốt. Phạm Hoài Thanh (2009) ghi nhận CVVH sớm có hiệu quả tốt cho bệnh nhân viêm tụy cấp hoại tử nặng có biến chứng suy đa tạng. Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp tính nặng, Nguyễn Gia Bình (2007) nhận thấy nhóm bệnh nhân được lọc máu liên tục sớm cải thiện tình trạng lâm sàng và xét nghiệm, tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt so với nhóm chứng. Rút ngắn thời gian điều trị ở nhóm bệnh nhân được cứu sống[3]. Trần Ngọc Tuấn (2004), cho rằng lợi điểm quan trọng của liệu pháp lọc máu liên tục ở bệnh nhân bỏng là đào thải liên tục các sản phẩm độc của quá trình chuyển hóa và một lượng lớn các hóa chất trung gian, khẳng định sự thành công của CVVH trong việc thanh thải các interleukin và các độc tố vi khuẩn[14]. Lọc máu liên tục có tác dụng điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan, cải thiện tình trạng huyết động và oxy hóa máu, giảm mức độ suy các tạng tức là giảm tổng điểm SOFA, giảm số tạng suy và mức độ suy tạng, làm giảm tỷ lệ tử vong[21], [22], [29], [38], [71], [47], [46], [30]. Chính nhờ hiệu quả tác dụng một cách toàn diện như vậy của biện pháp lọc máu liên tục nên đã cứu sống được nhiều bệnh nhân suy đa tạng. Vì vậy một số nhà nghiên cứu và các chuyên gia hồi sức cấp cứu đã đề nghị thay thế tên gọi CRRT bằng tên gọi Multiorgan Suppotive Therapy - MoST (liệu pháp hỗ trợ đa tạng) [21].
  • 16. 14 Tuy nhiên, có tác giả đã tiến hành so sánh lọc máu liên tục với lọc máu ngắt quãng trên bệnh nhân suy đa tạng có suy thận cấp cho thấy tỉ lệ sống ở 2 nhóm không có sự khác biệt. Chính vì lý do đó hiệu quả của lọc máu liên tục với một số phương thức khác nhau trong điều trị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng vẫn đang được nghiên cứu ở nhiều quốc gia [24], [25], [29], [42], [57]. 1.5.2. Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn - Giai đoạn sớm: LMLT có tác dụng loại bỏ các cytokine gây viêm, cải thiện huyết động, ngăn chặn tiến triển suy đa tạng. - Giai đoạn muộn: LMLT có tác dụng hỗ trợ chức năng các tạng, kiểm soát tốt nước, điện giải và thăng bằng toan kiềm, thanh thải các chất hoà tan. Cho đến nay có nhiều nghiên cứu cho rằng LMLT có tác dụng cải thiện HA trung bình, tăng sức cản hệ mạch máu và giảm tỷ lệ tử vong có ý nghĩa [18],[19],[32],[40],[43],[63]. Lafuente tiến hành LMLT cho 8 BN SNK với tốc độ dịch thay thế 2000 ml/giờ và đánh giá huyết động tại các thời điểm trước và sau LMLT 12, 24, 48 giờ thấy rằng LMLT cải thiện chức năng tuần hoàn ở BN SNK, ổn định huyết động sau 12 đến 24 giờ LMLT, cho phép giảm liều catecholamins và thoát khỏi tiêu chuẩn sốc [45]. De Vriese [34] năm 1999 đã tiến hành LMLT cho 15 BN SNK có suy thận cấp trong 24 giờ bằng màng AN69 thấy rằng: cytokine được loại bỏ cao nhất trong vòng một giờ đầu sau lọc máu và giảm dần ở các giờ sau; LMLT có tác dụng giảm CO và tăng sức cản ngoại biên. John [42] năm 2001 đã tiến hành so sánh LMLT và lọc máu ngắt quãng qua một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng: 20 BN SNK được LMLT và 10 BN SNK được lọc máu ngắt quãng, kết quả cho thấy LMLT giúp cải thiện huyết động tốt hơn lọc máu ngắt quãng.
  • 17. 15 Ratanarat tiến hành LMLT cho 15 BN nhiễm khuẩn nặng thấy rằng LMLT cải thiện huyết động cả trong và sau khi điều trị, giúp giảm tỷ lệ tử vong ngày thứ 28 xuống còn 47%[60]. Ở Việt Nam, Trần Ngọc Tuấn [18], [19] năm 2003 tại Viện bỏng Quốc gia đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng trên 71 BN bỏng nhiễm khuẩn nặng: 31 BN được tiến hành LMLT, 40 BN ở nhóm chứng thấy rằng: tỷ lệ tử vong ở nhóm được LMLT giảm còn 38,71% so với nhóm không được LMLT là 87,5%. LMLT có tác dụng thanh thải các cytokine: IL-2, IL-6, IL-8, TNF-α, góp phần thúc đẩy diễn biến lâm sàng thuận lợi ở BN bỏng nặng có rối loạn chức năng tạng, nâng cao tỷ lệ sống, hạ thấp tỷ lệ tử vong. Hoàng Văn Quang 2010 áp dụng cho nhóm BN sốc nhiễm khuẩn có tỉ lệ tử vong chung là 55%, các tỷ lệ tử vong khi suy 2 tạng là 0%, 3 tạng là 40,9%, suy 5 tạng là 72,7% và suy 6 tạng là 100% thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, nhưng nhóm suy 4 tạng có tỷ lệ tử vong 79,3%[9]. 1.5.3. Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng Lọc máu liên tục là biện pháp đã được chứng minh là có khả năng loại bỏ các cytokine nhằm cắt vòng xoắn bệnh lý. Các nghiên cứu về LMLT cho VTC nặng từ năm 1995 đến nay đã cho thấy được vai trò và hiệu quả của phương pháp trong điều trị VTC nặng. Wang và cộng sự (2003) [70] đã làm nghiên cứu trên 28 bệnh nhân VTC nặng với điểm APACHE II: 14,36±3,96 được LMLT cho kết quả: thân nhiệt, tần số tim, tần số thở đều giảm sau lọc máu. Điểm APACHE II giảm còn 9,9±4,3 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01), ngoài ra oxy hóa máu cũng được cải thiện nhiều sau lọc máu. Xie Hong Lang và cộng sự (2003) [56] đã tiến hành LMLT trong 72 giờ trên 13 bệnh nhân VTC hoại tử, LMLT cũng giúp làm giảm điểm
  • 18. 16 APACHE II một cách có ý nghĩa thống kê. Nồng độ IL-1β và TNF-α trong máu giảm có ý nghĩa từ giờ thứ 6 sau LMLT. Nghiên cứu của Oda, Hirasawa (2002) [43] cho thấy LMLT sử dụng màng lọc polymethyl methacrylate có hiệu quả rõ rệt làm giảm nồng độ cytokine trong máu đồng thời có hiệu quả trong ngăn ngừa và điều trị tăng áp lực ổ bụng ở bệnh nhân VTC nặng. Pupelis (2007) [60] đã tổng kết kết quả của việc áp dụng LMLT trong VTC nặng sau 06 năm điều trị từ năm 2000 đến 2005 cho thấy LMLT áp dụng sớm trong VTC nặng là an toàn và có hiệu quả khá rõ. Zhu (2009) [56] thấy LMLT thể tích cao có hiệu quả làm giảm tỉ lệ tử vong bệnh nhân VTC nặng đặc biệt ở nhóm có điểm APACHE II trên 12. Ở Việt Nam từ những năm 2002 LMLT được áp dụng điều trị trong VTC nặng bước đầu thu được kết quả khả quan. Theo Nguyễn Gia Bình và cộng sự (2010) [5], tỉ lệ tử vong ở nhóm VTC nặng được LMLT giảm rõ rệt so với nhóm không được LMLT đặc biệt khi có suy nhiều tạng kèm theo. Tuy nhiên những tác động của LMLT lên sự thay đổi lâm sàng, cận lâm sàng, nồng độ các cytokine trong máu của bệnh nhân VTC nặng cần có thêm các hiểu biết sâu hơn để làm sáng tỏ. 2. Thay huyết tương (Plasma exchange): 2.1. Định nghĩa - Lấy bỏ huyết tương của người bị bệnh, sau đó bù lại thể tích huyết tương bị loại bỏ bằng plasma tươi đông lạnh hoặc albumin5% với thể tích tương đương. 2.2- Lịch sử phương pháp thay huyết tương - Năm 1914, Albel và cộng sự đã tiến hành phương pháp này trên người và lần đầu tiên thuật ngữ Plasmapheresis ra đời để chỉ phương pháp
  • 19. 17 lấy bỏ huyết tương và truyền trả lại khối hồng cầu cho chính bệnh nhân đó. Do khó khăn về mặt kỹ thuật và chưa tìm được mục đích sử dụng nên phương pháp này bị lãng quên nhiều năm. Tuy nhiên trong vòng 30 năm trở lại đây phương pháp này đã phát triển mạnh mẽ, và được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. - Từ năm 1976 đến 1980, Marcelo, R.Olarte, Richard, Lewis ở Columbia đã tiến hành tách huyết tương cho 21 bệnh nhân nhược cơ đã cho kết quả rất tốt. - Từ 1989 đến 1999: Atid Dada và cộng sự ở Connecticut Mỹ tiến hành thay huyết tương cho bệnh nhân bị Guillain-Barré sau khi điều trị truyền globulin miễn dịch thất bại, thấy cải thiện lâm sàng rõ rệt [19]. - Ở việt nam từ năm 2003 đến nay, tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch mai, chúng tôi đã áp dụng phương pháp thay huyết tương cho một số bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh cơ (hội chứng Guilain-Barré, cơn nhược cơ nặng), bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng đã cho kết quả tốt. 2.3- Nguyên lý thay huyết tương: - Nguyên lý: cho máu đi qua quả lọc có kích thước lỗ lọc lớn cho phép các phân tử lớn của huyết tương (trong đó có kháng thể tự miễn) qua được trừ các tế bào máu, sau đó máu được truyền trở lại bệnh nhân cùng với một thể tích dịch thay thế tương ứng với lược huyết tương bị loại bỏ. - Dịch thay thế [20]: + Plasma tươi đông lạnh: có đầy đủ các yếu tố đông máu, miễn dịch nhưng có nguy cơ phản ứng dị ứng. + Albumin 5%: không có nguy cơ dị ứng, nhưng không được cung cấp các yếu tố đông máu, miễn dịch nên dễ bị rối lọan đông máu, nhiễm khuẩn. + Dung dịch keo khác: Hydroxyethyl starch (HES) là polysaccharide có tính chất hóa sinh tương tự glycogen của cơ thể, không có yếu tố miễn dịch, không có yếu tố đông máu, ít gây phản ứng phụ nặng, giá thành rẻ hơn so với albumin và huyết tương tươi đông lạnh. Biến chứng hay gặp là nhiễm khuẩn và rối loạn đông máu.
  • 20. 18 - Thể tích huyết tương cho mỗi lần thay huyết tương [19]: Vplasma = (1-Ht)x(0,065 x Wkg) Trong đó: Vplasma: V plasma cần thay thế Ht: hematocrit của bệnh nhân Wkg: Cân nặng của bệnh nhân tính theo kg - Khoảng 75% kháng thể IgM ở trong lòng mạch. Chỉ cần một hoặc hai lần thay huyết tương có thể làm giảm nhanh nồng độ IgM. - Trong khi đó, chỉ có 45% kháng thể IgG là ở trong lòng mạch, và trong vòng 48 giờ sau thay huyết tương, lượng kháng thể IgG trong huyết tương trở lại mức 40%. Sự sản xuất ra kháng thể IgG cũng là đặc trưng của một hiện tượng "hồi phục", và sự kết thúc của đợt thay huyết tương sau một vài lần thay có thể dẫn đếnnồng độ kháng thể IgG trong huyết tương trở về như trước điều trị hoặc thậm chí cao hơn, đặc biệt nếu bệnh nhân không được điều trị ức chế miễn dịch. Do đó cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các lần thay huyết tương và điều trị ức chế miễn dịch để làm giảm đáng kể lượng kháng thể IgG [49]. - Mối liên quan giữa thể tích huyết tương thay thế và tỉ lệ phần trăm các chất trong lòng mạch bị loại bỏ [19],[23],[53]. Bảng 1.1: Mối tương quan thể tích huyết tương thay thế và tỷ lệ chất loại bỏ ở bệnh nhân 70 kg Hệ số trao đổi Thể tích(ml) Chất loại bỏ(%) Tỷ lệ huyết tương Sau/trước (%) 0,5 1400 35 65 1 2800 55 45 1,5 4200 65 35 2 5600 70 30
  • 21. 19 - Tỉ lệ phần trăm chất được loại bỏ thường thấp hơn tỉ lệ tính toán vì: huyết tương bị pha trộn, chất cần loại bỏ phân bổ ở khoảng kẽ, hoặc ở hệ bạch mạch. - Số lần thay huyết tương phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân, có thể từ 4-6 lần [14],[42]. - Thời gian giữa các lần thay huyết tương: các tác giả đều thống nhất có thể hàng ngày hoặc cách ngày. Trung bình 1 đợt thay từ 7 - 14 ngày [14], [42],[76]. - Mục đích của thay huyết tương [2],[7],[19],[20]. + Loại bỏ chất có trọng lượng phân tử lớn hơn15.000 Daltons. + Loại bỏ các độc chất mà không đáp ứng với liệu pháp thông thường. + Các phức hợp miễn dịch. + Các kháng thểtự miễn. + Cryoglobulin. + Nội độc tố + Thuốc gắn với albumin. + Cholesterol và cả lipoprotein. - Các biến chứng của thay huyết tương [29],[62]: + Tụt huyết áp: có thể xẩy ra khi bắt đầu tiến hành lọc + Phản ứng dị ứng: ban mẩn ngứa, nặng có thể gây sốc phản vệ. + Hạ nhiệt độ + Hạ canxi máu + Có thể có tan máu + Rối loạn đông máu + Tắc qủa lọc, tắc bầu bẫy khí + Lọt khí vào tuần hoàn ngoài cơ thể + Kiềm chuyển hóa. + Nhiễm khuẩn ống thông tĩnh mạch lọc máu + Nhiễm khuẩn huyết
  • 22. 20 2.4. Cấu tạo màng lọc: - Quả lọc bao gồm nhiều hệ thống ống đặt song song. Trên các ống này có các lỗ có kích thước khoảng từ 0,2 - 0,6 μm, các lỗ này chỉ đủ để cho phép huyết tương đi qua mà không cho các tế bào máu đi qua, hiệu quả lọc phụ thuộc vào tốc độ máu qua màng, kích thước của các lỗ lọc, áp lực xuyên màng, hematocrit. ® Đường máu vào Đường máu ra Đường thải huyết tương Cắt ngang quả lọc Các sợi mao quản Dòng máu chảy qua mao quản Hình 3. Sơ đồ cấu tạo quả lọc 2.5. Vai trò của thay huyết tương trong điều trị bệnh Guilain Barré và nhược cơ qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước McKhann (1985) nghiên cứu trên 245 bệnh nhân cả trẻ em và người lớn bị bệnh trong vòng 30 ngày thấy tỷ lệ cải thiện vận động ở nhóm được thay huyết tương cao hơn nhóm chứng (59% so với 39%) [47]. Mohammed Atiq thay huyết tương cho 100 bệnh nhân Guillain-Barre’ kết quả 80% bệnh nhân cải thiện tình trạng liệt [20].
  • 23. 21 Raphaёl (1987) với 220 bệnh nhân Guillain-Barre’ trong vòng 2 tuần đầu của bệnh thấy 67/109 (61,5%) ở nhóm thay huyết tương cải thiện vận động so với 43/111 (38,7%) ở nhóm không thay huyết tương. Osterman (1984) có 14/18 (77,8%) ở nhóm được thay huyết tương so với 6/20 (20%)ở nhóm chứng bệnh nhân cải thiện yếu cơ trong tháng đầu. Rong-kuo Lyu và cộng sự năm 1987 ở Đài loan cho 102 bệnh nhân bị Guillain-Barré thấy thay huyết tương cải thiện tình trạng lâm sàng nhanh hơn so với lọc kép [47]. - Từ năm 1976 đến năm 1980, Marcelo, R.Olarte, Richard, Lewis ở Columbia đã tiến hành phương pháp tách huyết tương cho 21 bệnh nhân nhược cơ đã cho kết quả rất tốt. - Từ 1989 đến 1999: Atid Dada và cộng sự ở Connecticut Mỹ tiến hành thay huyết tương cho bệnh nhân bị Guillain-Barré có kèm theo tổn thương sợi trục sau khi điều trị truyền globulin miễn dịch thất bại, thấy cải thiện lâm sàng rõ rệt. - Năm 2002, Stegmayr đã tiến hành thay huyết tương để điều trị cho 100 bệnh nhân bị suy đa tạng có suy thận cấp đã đạt tỷ lệ sống sót cao hơn nhóm chứng (66% so với 44%). Marcelo và cộng sự ở Columbia khi thay huyết tương cho 21 bệnh nhân nhược cơ kết quả thành công 100% bệnh nhân cải thiện các cơ bị liệt. Kornfied (1979) thấy toàn bộ 6 bệnh nhân cải thiện các cơ bị liệt ở nhóm được thay huyết tương, còn 6 bệnh nhân nhóm chứng không thấy có cải thiện nhiều các cơ bị liệt [35]. Các tác giả khác như Mantegazza (1997) sự cải thiện là 81,8%, của Chiu (2000) là 85% [35]. - Ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay, tại khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai, đã áp dụng phương pháp thay huyết tương cho một số bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh cơ (hội chứng Guilain-Barré, cơn nhược cơ nặng), bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng… đã cho kết quả tốt.
  • 24. 22 3. Hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn– MARS (Molecular Adsorbents Recirculating System) - gan nhân tạo 3.1. Khái niệm Các chức năng chính của gan là tổng hợp, khử độc, điều hoà và chức năng miễn dịch. Phương tiện chăm sóc tích cực hiện đại có thể thay thế quá trình suy giảm tổng hợp và điều hoà chức năng. Tuy nhiên cho đến thời gian gần đây vẫn chưa có biện pháp thay thế chức năng khử độc chọn lọc. Do đó các chất độc gắn với albumin được tạo ra và tích tụ trong cơ thể bệnh nhân. Liệu pháp MARS được thực hiện nhằm lấy đi một cách chọn lọc những phân tử có kích thước nhỏ và trung bình từ các dịch phức hợp (như từ máu). Biện pháp lọc đi một cách chọn lọc nhờ các chất này gắn vào những chất mang đặc biệt trong dịch. Khi gan bị suy thì lượng độc chất trong máu gia tăng lên vì gan không còn đủ chức năng để khử độc máu trong cơ thể. Hệ thống MARS liên tục vận chuyển các chất độc qua một màng đặc biệt vào dung dịch lọc albumin và được loại ra khỏi cơ thể. 3.2 Nguyên lý hoạt động Liệu pháp hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS dùng để hỗ trợ chức năng khử độc của gan nhờ loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa độc hại hòa tan trong nước cũng như các chất gắn kết với protein bằng hệ thống MARS ngoài cơ thể, qua đó huyết tương được làm sạch trong khoảng thời gian chờ đợi chức năng tế bào gan hồi phục hoặc phẫu thuật ghép gan. Nguyên lý làm việc của hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS cũng ứng dụng 3 nguyên lý cơ bản của lọc máu, nhưng sử dụng tới 04 quả lọc (filter) nối tiếp nhau ở vòng tuần hoàn ngoài cơ thể. Một điểm khác biệt quan trọng là trong lọc MARS, máu và huyết tương của bệnh nhân chỉ tiếp xúc trực tiếp với các quả lọc đầu tiên và không tiếp xúc trực tiếp với 3 quả lọc còn lại. Người ta dùng dịch albumin với vai trò là chất mang tham gia hệ tuần hoàn bên ngoài cơ thể đi đến 3 quả lọc (filter) để thực hiện chức năng loại bỏ các chất độc hại. Mỗi quả lọc trong kỹ thuật MARS hoạt động theo một nguyên lý khác nhau, hiệu quả loại bỏ các chất độc hại là kết quả phối hợp củacác nguyên lý đối lưu,khuếch tán và hấp phụ.
  • 25. 23 Nguyên lý đối lưu (Convection) Là sự di chuyển của các chất hoà tan (là chủ yếu) qua màng bán thấm nhờ tác động của lực kéo khi dòng dịch chuyển động. Tương tự như phin lọc cà phê, khi nước chảy qua phin sẽ kéo theo các phân tử cà phê hoà tan xuống cốc. Sự đối lưu có thể làm di chuyển một lượng rất lớn các phân tử nếu tốc độ dòng nước qua màng đủ nhanh. Càng tăng tốc độ dòng dịch qua màng lọc (tốc độ siêu lọc) thì càng có nhiều phân tử được mang theo qua bên kia màng. Trong liệu pháp CRRT đặc tính này được tối đa hoá nhờ việc sử dụng dung dịch thay thế được đưa vào với tốc độ nhanh trước hoặc sau quả lọc. Nguyên lý khuếch tán (Diffusion). Khuếch tán là sự di chuyển chất hoà tan qua màng thông qua mức độ chênh lệch về nồng độ, chúng luôn di chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng 2 bên màng. Quá trình khuếch tán được thực hiện khi có môi trường dịch thể ở 2 bên màng. Nguyên lý hấp phụ (Adsorption). Hấp phụ là quá trình loại bỏ chất tan trong máu nhờ khả năng bám dính vào bề mặt của chất hấp phụ. Chất hấp phụ thường là các hạt than hoạt tính hoặc các hạt nhựa ion hoá mang điện tích dương (trao đổi ion). Máu Dịch thay thế Màng lọc bao gồm một màng bán thấm MÁU Dịch lọc MÁU Chất hấp phụ
  • 26. 24 Các nguyên lý lọc máu được áp dụng trên lâm sàng: Nguyên lý Phương thức ứng dụng Khuếch tán - Thẩm tách máu-(Hemodialysis) - Lọc màng bụng- (Peritoneal Dialysis) Đối lưu - Thẩm tách máu- (Hemofiltration) - Tách trao đổi huyết tương- (Plasma exchange) - Lọc kép- (Double filtration) Hấp phụ - Lọc hấp phụ huyết tương (Plasmadsorption) Ly tâm - Tách tiểu cầu- Platelets Selection - Tách bỏ huyết tương Plasmapheresis Phối hợp - Thẩm tách siêu lọc máu-(Hemodiafiltration) - MARS. Lọc hấp phụ huyết tương- (Coupled plasma filtration adsorption); Nguyên lý hoạt động của MARS: Là nguyên lý phối hợp Trước hết máu của BN được lấy ra qua một ống thông tĩnh mạch lớn (catheter) dẫn vào vòng tuần hoàn ngoài cơ thể đầu tiên gọi là vòng tuần hoàn
  • 27. 25 máu (blood circuit) qua quả lọc thứ 1 (MARS-flux), tại đây các chất độc hòa tan trong nước được tách ra di chuyển từ máu vào khoang chứa dịch albumin nhờ một màng lọc polysulfone có tính thấm cao. Các chất độc gắn với protein và tan trong mỡ của huyết tương sẽ khuyếch tán qua màng sang gắn kết với dịch albumin. Tiếp theo, albumin với vai trò là chất “mang” các phân tử “độc chất” sẽ tiếp tục được vận chuyển trong vòng tuần hoàn thứ hai gọi là vòng tuần hoàn albumin đến quả lọc thẩm tách (DIA- flux - quả lọc thứ 2). Tại quả lọc này các chất hòa tan trong nước có trọng lượng phân tử thấp sẽ được lấy bỏ tương tự như quá trình lọc thẩm tách Dialysis (giải độc qua thận - renal detoxification). Dịch thẩm tách là dung dịch bicacbonat. Vì vậy cung đoạn này còn được gọi là thẩm tách albumin (albumin dialysis). Sau khi albumin đã được thẩm tách loại bỏ bớt các chất độc hại hòa tan trong nước có trọng lượng phân tử nhỏ, vòng tuần hoàn albumin sẽ tiếp tục đến lần lượt hai quả lọc hấp phụ. Quả thứ ba chứa than hoạt tính không được bao bọc nhựa, nhằm hấp thụ các phân tử độc chất không phải là ion và quả thứ tư chứa nhựa trao đổi anion (anion exchanger resin) giúp loại bỏ các chất độc vẫn còn gắn với albumin, quá trình này cũng tương tự như cách khử độc của gan (giải độc gan - hepatic detoxification).Cuối cùng, sau khi albumin đi qua 3 quả lọc, nó được làm sạch hết các chất độc và được tái sinh. Albumin sau tái sinh lại được trả về vòng tuần hoàn albumin để tiếp tục một chu kỳ mới đến khi loại bỏ gần hết chất độc hại ra khỏi cơ thể. Liệu pháp lọc máu hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS về thực chất là sự kết hợp và phát triển một cách liên hoàn từ thay thế chức năng thận đến thay thế chức năng gan trong một hệ thống lọc máu “thông minh”. Chính vì vậy, nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn (Molecular Adsorbents Recirculating System), liệu pháp hỗ trợ gan (liver support therapy), gan nhân tạo (Artificial Liver Support–
  • 28. 26 ALS), liệu pháp thay thế Gan-Thận liên tục (CLRRT – Continuous liver-renal replacement therapy) thích hợp trong điều trị hỗ trợ SGC nhằm tạo điều kiện phục hồi, tái sinh tế bào gan và lọc bỏ các chất độc khi khả năng khử độc và đào thải của gan, thận bị suy giảm. Trong liệu pháp hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS vừa có khả năng loại được các chất độc hại hoà tan trong nước có trọng lượng phân tử nhỏ đến trung bình, vừa loại bỏ được cả các phân tử gắn kết với protein trong huyết tương. Việc sử dụng albumin làm chất mang của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể sẽ giúp cho máu của BN không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt hấp phụ nên giảm thiểu được nguy cơ tan máu, mất tiểu cầu, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm, giảm bớt tác dụng phụ so với các biện pháp hỗ trợ gan khác. Hình 4: Hệ thống kết hợp máy lọc MARS và máy CRRT - Prisma Trong thực hành lâm sàng, việc sử dụng thiết bị lọc hấp phụ phân tử tái tuần hoàn không quá phức tạp, có thể kết hợp máy MARS với các máy lọc CRRT khác khá dễ dàng (hình 2), có thể sử dụng các loại dịch albumin có sẵn trên thị trường, albumin lại được tái tuần hoàn (tái sinh) nên tiết kiệm và khả thi.
  • 29. 27 3.3. Mục đích, chỉ định, chống chỉ định của liệu pháp MARS trong hỗ trợ điều trị suy gan cấp. 3.3.1 Mục đích Mục đích quan trọng nhất của liệu pháp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS là để hỗ trợ trong điều trị suy gan cấp bằng cách loại bỏ khỏi cơ thể những chất độc bị tích tụ với một lượng lớn (acid mật, bilirubin, a.amin thơm, acid béo chuỗi ngắn và trung bình, tryptophan, đồng, creatinine, ure, ammoniac, lactate, nitric oxide, và cytokines…) gây tổn thương chức năng nhiều cơ quan. Nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, cho thấy MARS đã làm cải thiện đáng kể tỷ lệ sống so với điều trị kinh điển, tỷ lệ tử vong ở BN suy gan - thận giảm từ 100 % (điều trị kinh điển) xuống còn 75% (điều trị với MARS), ở những bệnh nhân suy gan cấp trên nền suy gan mãn, tỷ lệ tử vong giảm từ 50% xuống còn 10%. Các nghiên cứu cũng ghi nhận nồng độ các chất độc gắn kết hay không gắn kết với protein, giảm tương xứng với dấu hiệu cải thiện về huyết động, chức năng thận, cải thiện rõ rệt tình trạng tâm thần kinh (bệnh não do gan), và những biểu hiện gợi ý có sự cải thiện chức năng sinh tổng hợp của gan. Trên lâm sàng, người ta thường dùng bilirubin như chất chỉ thị (marker) để đánh giá mức độ nặng bệnh lý gan và hiệu quả điều trị, vì bilirubin là chất chuyển hoá quan trọng của gan, dễ định lượng, hơn nữa lại đại diện cho những chất gắn kết với albumin mà hệ thống MARS có khả năng lọc nó ra khỏi cơ thể. Việc đánh giá và theo dõi prothrombin time (PT) trước, trong và sau khi tiến hành liệu pháp MARS giúp đánh giá sự phục hồi khả năng tổng hợp các yếu tố đông máu. Khả năng phục hồi này, tất nhiên còn phụ thuộc vào tình trạng tổn thương cấp tính tế bào gan, phụ thuộc vào nguyên nhân (bảng 1), mức độ SGC, và tình trạng chung của bệnh nhân.
  • 30. 28 Khi áp dụng liệu pháp MARS điều trị SGC, cần phân biệt rõ 2 nhómnguyên nhân,nhóm có SGC thực sự mà trước đó hoàn toàn không có bệnh lý về gan và nhóm mất bù cấp trên nền bệnh gan mạn tính (bảng 1.3). Điều này rất quan trọng giúp chọn lựa cách thức tiến hành, chiến lược sử dụng MARS bởi cho đến nay các biện pháp điều trị hỗ trợ trước ghép của nhóm suy gan mạn cho hiệu quả không cao. Bảng 1.3. Mục đích của MARS trong SGC hoặc đợt cấp của VGM Suy gan cấp SGC trên nền VGM - Phục hồi toàn bộ các chức năng của gan bằng cách tạo điều kiện tái sinh tế bào gan. - Làm bước đệm khi chuẩn bị ghép gan. - Phục hồi tình trạng bù trừ trước đó bằng cách tạo điều kiện tái sinh tế bào gan. - Làm bước đệm chuẩn bị ghép gan. - Cải thiện tình trạng trước mổ ghép gan. Bảng 1.2. Nguyên nhân gây SGC − Viêm Gan dovirut (HAV, HBV, HEV…). − Ngộ độc (paracetamol, nấm độc, Halothane) − Suy đa tạng trong nhiều bối cảnh (NK nặng…) − Nguyên nhân mạch máu (H/CBuddChiari) − Tưới máu gan không đầy đủ (sau PT, chèn ép) − Nguyên nhân khác (Reye’ssyndromeetc)
  • 31. 29 3.3.2. Chỉ định: Chỉ định liệu pháp lọc máu hấp phụ phân tử tái tuần hoàn điều trị SGC đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu lớn và đáng tin cậy. Các tác giả đều cho rằng can thiệp sớm với MARS có thể tránh được tình hình xấu thêm, gia tăng ích lợi cho BN và giảm thiểu chi phí cho những điều trị nâng đỡ không hiệu quả. Chỉ định MARS trong SGC - Bệnh Não - Gan ≥ grade II - Tăng áp nội sọ - Ứ mật trong gan tiến triển - Viêm gan cấp, bilirubin >8mg/dL (100μmol/L) - Rối loạn chức năng thận / H/C Gan- Thận - SGC do ngộ độc Paracetamol - Bệnh Wilsontối cấp. Chỉ định MARS trong SGC/SG mạn - Bilirubin >15mg/dl (255μmol/l), không cải thiện dù đã điều trị nâng đỡ chuẩn - Rối loạn chức năng thận - Hội chứng Gan - Thận - Bệnh Não - Gan ≥ grade II 3.3.3 Chống chỉ định: Chống chỉ định của liệu pháp MARS trong điều trị SGC (bảng 5) chủ yếu liên quan đến nguy cơ làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu. Nó có thể gây giảm tiểu cầu đáng kể (tương tự như kỹ thuật CRRT khác). Mặt khác trên những BN có rối loạn huyết động nghiêm trọng, không đáp ứng với thuốc vận mạch, việc duy trì một tốc độ dòng máu lấy ra không phù hợp (trên 100ml/phút) có thể đe dọa tính mạng BN.
  • 32. 30 Bảng 1.4: Chống chỉ định MARS trong SGC - HA quá thấp (MAP < 55mmHg dù có dùng vận mạch) - Chảy máu tiến triển. - Rối loạn đông máu/giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Để sử dụng MARS an toàn trên những BN đã có rối loạn đông máu, trước hết cần thiết phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác như truyền bổ sung khối tiểu cầu (nếu có giảm tiểu cầu đáng kể), truyền huyết tương tươi đông lạnh, thậm chí tiến hành “thay huyết tương”. Trường hợp có rối loạn huyết động nặng, đáp ứng kém với thuốc vận mạch, cần thiết phải tìm mọi cách nâng huyết áp tạm thời (bổ sung khối lượng máu lưu hành tích cực, phối hợp nhiều loại thuốc vận mạch). MARS sẽ giúp cải thiện huyết động, cải thiện tình trạng tưới máu cơ quan và giảm phù não... nhờ loại bỏ các chất độc nội sinh ảnh hưởng đến tuần hoàn (nitric oxide, và những cytokine). Chọn lựa phương thức tiến hành MARS điều trị SGC. Hiện nay có hai phương thức để chọn, nếu huyết động ổn định nên chọn phương thức cách quãng với thời gian điều trị từ 6 đến 8 giờ/ngày (tốc độ lấy máu ra từ 150 ml đến 250 ml/phút), làm ba lần đầu trong ba ngày liên tiếp. Lần thứ tư, chỉ tiến hành khi mức bilirubin gia tăng vượt quá 1,5mg/dl/24h (25μmol/L/24h) hoặc bilirubin lại tăng cao trở lại vượt qua mức ngưỡng 15mg/dl (255μmol/l). Nếu BN có huyết động không ổn định hoặc có suy đa tạng, cần chọn phương thức kéo dài thời gian điều trị 24/24 (giảm lưu lượng dòng máu ra từ 100 ml đến 150 ml/phút). 3.4. Vai trò của gan nhân tạo trong điều trị suy gan cấp qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước Hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS (Molecular Adsorbents Recirculating System) được Jan Stange và Steffen Mitzner,
  • 33. 31 trường đại học Rostock, CHLB Đức đề xuất từ năm 1990 nhằm điều trị những bệnh nhân bị suy gan cấp. Đến năm 1992, hãng TERAKLIN AG cho ra đời thiết bị lọc hấp phụ phân tử thử nghiệm và áp dụng lần đầu tiên trên lâm sàng. Năm 1999 chính thức được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng tại châu Âu. Chỉ sau một năm (2000) đã có hơn 400 bệnh nhân bị SGC được sử dụng liệu pháp này để điều trị. Năm 2003 đã có khoảng 90 công trình nghiên cứu về MARS được công bố. Năm 2005 trên thế giới đã có khoảng 4500 bệnh nhân được điều trị MARS tại 130 bệnh viện khác nhau. Tại Việt Nam, MARS được áp dụng đầu tiên từ tháng 2 năm 2006 để cứu sống thành công một bệnh nhân bị SGC do ngộ độc thuốc đông dược biến chứng suy đa tạng,từ đó MARS được sử dụng tại hàng loạt các bệnh viện nhằm điều trị SGC cho nhiều bệnh nhân. 4. Lọc máu hấp phụ: 4.1. Định nghĩa Lọc máu hấp phụ (hemoperfusion – hemoadsorption) là một phương pháp lọc máu sử dụng các vật liệu hấp phụ (màng lọc có khả năng hấp phụ và quả lọc chứa chất hấp phụ) để lấy bỏ chất độc (hoặc các chất gây bệnh) khi đưa máu đã được chống đông qua một hệ thống lọc máu ngoài cơ thể. 4.2. Lịch sử Được giới thiệu lần đầu vào những năm 1940, kỹ thuật này đã được phát triển trong các năm 1950 đến 1970, và sau đó giới thiệu lâm sàng để điều trị ngộ độc trong năm 1970 và 1980. Mặc dù kỹ thuật này khá đơn giản và khả dụng, nhưng trên lâm sàng kỹ thuật này vẫn không thường xuyên sử dụng [15],[34],[40]. Tuy nhiên, những năm gần đây lọc máu hấp phụ đang được quan tâm trở lại cùng với những hiểu biết mới và cách tiếp cận mới. Ngoài lĩnh vực điều trị chủ yếu cho những trường hợp ngộ độc cấp tính và nặng nề mà các phương pháp lọc máu khác không có khả năng giải quyết được hay lọc không có hiệu quả như một số chất độc có trọng lượng phân tử
  • 34. 32 lớn, gắn kết mạnh với protein, tan trong mỡ (paraquat, theophylin, chloroquyn, nấm độc …). Lọc máu hấp phụ còn được sử dụng để giải quyết một cách có hiệu quả những trường hợp suy gan cấp nặng (thường là hậu quả của ngộ độc cấp nặng) và mới đây được nghiên cứu và phát triển rất mạnh về khả năng hấp phụ các chất trung gian gây viêm (TNF-α, IL-1β, IL-6 và IL8) thường xuất hiện gắn liền với những rối loạn chức năng nhiều phủ tạng (suy đa cơ quan) khi người bệnh ngộ độc cấp nặng. 4.3. Cơ chế hấp phụ (adsorption) Các chất hoà tan (chất độc hay chất gây bệnh) có thể được lấy đi qua cơ chế hấp phụ của chính màng lọc hoặc bằng các chất hấp phụ: - Hấp phụ bằng màng lọc là hiện tượng các chất hòa tan bám dính vào màng lọc khi máu đi qua màng. Chỉ có một số lọai màng lọc tổng hợp đặc biệt mới có khả năng hấp phụ (mức độ hấp phụ tùy theo cấu trúcvà diện tích của màng). Khi màng lọc đã bị các phân tử “độc chất” lấp đầy (bão hòa) thì cần thiết phải thay mới vì không còn tác dụng. - Hấp phụ bằng các chất hấp phụ (than hoạt và/hoặc resin) được thực hiện nhờ việc dẫn dòng máu hoặc dịch thể (huyết tương, albumin) tiếp xúc trực tiếp (tưới – perfusion) vào các cột chất hấp phụ, khi đó các chất độc (nội sinh hoặc ngoại sinh) loại gắn kết với protein hoặc tan trong mỡ mà bình thường không thể lọc bỏ bằng các cơ chế khác sẽ được hấp phụ bằng lực tác động vật lý (lực hút tĩnh điện) và phản ứng hoá học. Các chất độc (hoặc chất gây bệnh) cũng có thể được lấy bỏ khỏi máu qua cơ chế hấp phụ một cách chọn lọc, chọn lọc tương đối hay không chọn lọc: - Hấp phụ không chọn lọc: các vật liệu dùng để chế tạo quả lọc hấp phụ thường là các chất polymer “siêu xốp” như than hoạt và resin, tồn tại dưới dạng hạt, hình cầu, hình trụ, dạng viên, mảnh, và bột. Đó là những hạt rắn xốp có đường kính khoảng 0,05 cm đến 1,2 cm, có tỉ lệ diện tích bề mặt với
  • 35. 33 khối lượng là rất cao (300 – 1200 m2 /g). Các chất xốp hấp phụ này được chia thành ba loại theo kích cỡ của lỗ rỗng như sau: (1) Lỗ lớn (macroporous), lỗ kích thước > 500 Å (50 nm), (2) Lỗ vừa (mesoporous), lỗ kích thước 20 – 500 Å; và (3) Lỗ bé (microporous), lỗ kích cỡ < 20 Å. Thông thường các chất xốp hấp phụ các phân tử lên bề mặt của chúng một cách không đặc hiệu bằng lực Van der Waals, lực hút tĩnh điện, hoặc ái lực kỵ nước (hydrophobic affinity). Vì các phân tử hấp phụ lên bề mặt xốp của chất hấp thụ đầu tiên phải đi qua các lỗ rỗng, nên việc tạo ra màng lọc hay các chất hấp phụ có kích thước lỗ rỗng khác nhau có thể cho phép lấy bỏ các phân tử có kích cỡ khác nhau tương xứng. - Hấp phụ tương đối chọn lọc: những tiến bộ gần đây của khoa học kỹ thuật đã phát triển nhiều loại chất hấp phụ mới (Lixelle, CTR adsorber và CYT- 860). Đã cho phép tăng cường khả năng hấp phụ một số chất protein đặc biệt (phức hợp kháng thể – kháng nguyên gây bệnh) dựa vào trọng lượng phân tử của chất cần hấp phụ và kích cỡ của các lỗ hấp phụ. Gần đây đã được thử nghiệm khá rộng rãi trên lâm sàng và bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan trong điều trị một số bệnh lý tự miễn. - Hấp phụ chọn lọc: một số chất hấp phụ mới được phát triển trong thời gian gần đây cho phép chế tạo ra các loại quả lọc có thể hấp phụ một cách chọn lọc hơn đối với một số chất nhất định (trong một phạm vi rất hẹp) ví dụ như hàng loạt quả lọc giúp hấp phụ chọn lọc một số chất trung gian gây viêm (TNF-α, IL-1β, IL-6 và IL8) trong sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và ARDS (CytoSorb, MPCF-X, MATISSE). Tương thích sinh học của chất hấp phụ Quả lọc hấp phụ thương mại thường có tính tương thích sinh học rất cao và khả năng sàng lọc đặc biệt, một mặt cho phép máu đi qua tự do, nhưng mặt khác vẫn giữ được các hạt hoặc các mảnh của chúng, để ngăn chặn phát
  • 36. 34 tán các hạt nhỏ trong cơ thể. Một số hệ thống cũng có tích hợp thiết bị theo dõi để phát hiện các vi hạt tách ra có thể có trong máu. Một thiết bị lọc hấp phụ được gọi là tương thích sinh học khi đáp ứng ba tiêu chuẩn: - Thứ nhất, các chất hấp phụ phải bền vững và không được phóng thích bất kỳ chất độc hại nào vào cơ thể. - Thứ hai, khi tiếp xúc với huyết tương hoặc máu sẽ không gây kích hoạt các hệ thống bổ thể, hệ thống miễn dịch, và hệ thống đông – cầm máu, và cũng không cho kết quả bất thường về huyết học như tán huyết, giảm bạch cầu, và giảm tiểu cầu. - Thứ ba, chất hấp phụ sẽ không gây ra mất không mong muốn các chất quan trọng của cơ thể (như giảm albumin). Phản ứng bề mặt khi máu tiếp xúc với chất hấp phụ sẽ phụ thuộc vào độ phẳng bề mặt chất hấp thụ và nguyên liệu. Đôi khi, kỹ thuật bao bọc hay phủ bề mặt chất hấp phụ được sử dụng để cải thiện tính tương thích của chất hấp phụ (than hoạt được đóng nang), thì lại làm giảm hiệu quả hấp phụ. Một cách khác để cải thiện tính tương thích của chất hấp phụ là tách huyết tương ra khỏi máu rồi mới cho huyết tương tiếp xúc với chất hấp phụ (lọc hấp phụ huyết tương). Tuy nhiên, việc tách huyết tương sẽ làm cho kỹ thuật phức tạp và tốn kém hơn. Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát triển nhiều loại vật liệu hấp phụ mới có tính tương thích sinh học tốt, đồng thời với tính hấp phụ chọn lọc cao và nhất là mất ít chất không mong muốn. - Các phương thức lọc hấp phụ phổ biến hiện nay trong HSCC & CĐbao gồm:  Nhóm lọc máu hấp phụ bằng cột than hoạt: Phương thức lọc máu hấp phụ bằng cột than hoạt (Hemoperfusion with Activated Charcoal). Là phương thức trong đó máu được dẫn vào quả lọc hấp phụ có chứa than hoạt, tại đây các chất độc loại gắn kết với protein mà bình thường không
  • 37. 35 thể lọc bỏ bằng các cơ chế khác sẽ được hấp phụ vào quả lọc (hình 1). Trên lâm sàng, biện pháp lọc máu hấp phụ bằng than hoạt thường sử dụng kết hợp quả lọc hấp phụ than hoạt gắn nối tiếp với quả lọc thẩm tách (hình 1B) nhằm gia tăng hiệu quả lọc, kiểm soát cân bằng điện giải, nhiệt độ và kiềm toan. Biện pháp này đã được sử dụng khá hiệu quả trong ngộ độc Paraquat, theophylin, chloroquyn, nấm độc … Hình 5: Lọc máu hấp phụ bằng cột than hoạt. (A: hấp phụ đơn thuần bằng cột than hoạt. B: hấp phụ - thẩm tách).  Nhóm lọc máu hấp phụ kết hợp siêu lọc và thẩm tách: Thông thường các phương thức lọc máu máu liên tục truyền thống đã được chứng minh là ít hiệu quả trong việc loại bỏ các yếu tố gây bệnh và các chất trung gian gây viêm tham gia trong quá trình nhiễm trùng máu. Thực tế này đã làm dấy lên nhiều cách tiếp cận sáng tạo như sử dụng hệ thống lọc nhiều tầng, sử dụng màng siêu thấm (superpermeable), cũng như dựa trên sự kết hợp lọc hấp phụ với siêu lọc, thẩm tách, rồi việc sử dụng các loại màng có tính hấp phụ chọn lọc, … Nhóm lọc máu kết hợp không chỉ nhằm giải quyết những trường hợp cấp tính mà còn được áp dụng cả trong các trường hợp bị suy thận hay gan mạn, có tích tụ các chất mà thận nhân tạo (thẩm tách máu) không giải quyết được.
  • 38. 36 Hình 6: Lọc máu hấp phụ kết hợp siêu lọc và thẩm tách.  Nhóm lọc hấp phụ huyết tương: Nhóm lọc hấp phụ huyết tương thuộc các phương thức mới được phát triển gần đây nhằm sử dụng cho những bệnh nhân có vấn đề về tương thích sinh học và đặc biệt trên những bệnh nhân cần lấy bỏ các chất gây bệnh một cách thật chọn lọc (bệnh thần kinh tự miễn như nhược cơ, hội chứng Guillain-Barré, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp ác tính) dựa trên các màng lọc hấp phụ huyết tương đặc biệt cho phép lấy bỏ khỏi huyết tương các chất gây bệnh chọn lọc (hấp phụ miễn dịch). Hình 7: Lọc hấp phụ huyết tương  Nhóm lọc máu bằng hệ thống tái tuần hoàn các chất hấp phụ phân tử (Molecular Adsorbents Recirculating System – MARS). Máu của BN được dẫn vào vòng tuần hoàn ngoài cơ thể với một hệ thống màng lọc đặc biệt (04 quả lọc) cho phép các chất độc di chuyển từ máu vào dịch lọc albumin, sau đó albumin với vai trò là chất “mang” sẽ tiếp tục được vận chuyển đến quả lọc thẩm tách để lọc bỏ các chất tan trong nước, rồi được đưa hai quả lọc hấp phụ (than hoạt và nhựa trao đổi ion) nhằm hấp phụ các chất có trọng lượng phân tử thấp, không phân cực (acids béo) và các phân tử ion (bilirubin), cuối cùng được tái sinh để tiếp tục một chu kỳ lọc độc chất mới. Liệu pháp lọc máu hấp phụ phân tử MARS này còn gọi là liệu pháp thay thế gan thận, rất thích hợp điều trị hỗ trợ các BN suy gan cấp nhằm tạo điều kiện phục hồi tái sinh tế bào gan và lọc bỏ các chất độc mà gan và thận bị suy không thể đào thải được (hình 4).
  • 39. 37 Hình 8: hệ thống tái tuần hoàn các chất hấp phụ phân tử – MARS Than hoạt tính [29]: Nguồn gốc: than được lấy từ nhiều sản phẩm nông nghiệp như gỗ cứng, vỏ các loại hạt… sau đó than được hoạt hóa bằng nhiệt hoặc acid hydrochloric. Đặc tính của than hoạt: có 4 đặc tính: đặc tính hấp phụ (adsorption), đặc tính lọc cơ học (mechanical filtration), đặc tính trao đổi ion (ion exchange), đặc tính oxy hóa bề mặt (surface oxidation). Đặc tính hấp phụ: than hoạt hấp phụ nhờ lực vật lý (lực hút giữa các điện tích trái dấu của than hoạt và chất bị hấp phụ - lực Van der Waals) và tác động hóa học (phản ứng xẩy ra giữa than hoạt và chất bị hấp phụ). Than hoạt là chất hấp phụ mạnh nhất trong số các chất liệu hấp phụ vì bề mặt tiếp xúc rất lớn (300-2000m2 /g) và nó được xem là chất hấp phụ không chọn lọc, nó có ái lực với các chất tan trong nước, các chất có cấu trúc nhân thơm có trọng lượng phân tử từ 100 - 40.000 Dalton. Có 2 cách sử dụng than hoạt trong LMHP, cách 1 là than hoạt không được bọc vỏ, máu tiếp xúc trực tiếp với than hoạt nên các hạt than có thể vào máu gây thuyên tắc các mạch máu nhỏ, đồng thời do sự kém tương thích sinh học giữa than hoạt và máu sẽ gây nhiều các phản ứng bất lợi; cách 2 là than hoạt được bọc vỏ (đóng nang) sẽ tránh được các bất lợi do than hoạt tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng nó làm giảm hiệu quả hấp phụ do các chất muốn được hấp phụ phải lọt được qua các lỗ của vỏ nang, vì vậy, nó chủ yếu chỉ có hiệu quả với các chất có trọng lượng phân tử thấp, giảm hiệu quả với các chất trọng lượng phân tử trung bình (300 –
  • 40. 38 1500 Dalton), không có hiệu quả với các chất trọng lượng phân tử lớn và các chất gắn với protein. Đặc tính lọc cơ học: là khả năng tách chất rắn ra khỏi dung dịch đi qua các hạt cacbon. Đặc tính trao đổi ion: là phản ứng hóa học có thể hồi phục giữa than hoạt và chất lỏng đi qua nó. Trên bề mặt cacbon có cả ion mang điện tích âm và ion mang điện tích dương có thể trao đổi các ion tự do với dung dịch đi qua nó. Các thuốc loại bỏ được bằng LMHP 1. Hiệu quả loại bỏ đã được báo cáo; 2. Có khả năng loại bỏ; 3. Loại bỏ trên in vitro; 4. Loại bỏ được trên in vitro nhưng tỉ lệ gắn với mô hoặc albumin cao, tỉ lệ tự do trong huyết tương thấp; 5. Không loại bỏ hiệu quả 4.4. Kỹ thuật LMHP bằng cột than hoạt tính Adsorba 300C: Có thể lắp nối tiếp quả lọc hấp phụ Adsorba với quả lọc trên máy thận nhân tạo hoặc quả lọc trên máy lọc máu liên tục. Quả lọc hấp phụ đặt trước
  • 41. 39 quả lọc thẩm tách giúp dễ kiểm soát dịch thẩm tách và tái làm ấm máu sau khi đi qua quả hấp phụ. Lấp đầy hệ thống (priming) trước tiên bằng 500ml dextrose 5%, sau đó bằng 2000ml NaCl 0,9% (tránh gây tán huyết do dịch nhược trương) có pha heparin (2500 U heparin/1000ml NaCl 0,9%). Nối hệ thống lọc vào BN thông qua catheter 2 nòng đặt vào tĩnh mạch lớn. Tốc độ của bơm máu 100 - 250ml/phút, tốc độ dịch thẩm tách 500mL/phút, thời gian chạy 8 giờ. Chống đông bằng heparin chuẩn hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp. 4.5. Biến chứng LMHP [43]: Giảm tiểu cầu: đây là biến chứng quan trọng của LMHP, số lượng tiểu cầu giảm trung bình khoảng 30%, tiểu cầu sẽ về bình thường sau 24 – 48h. Giảm fibrinogene Bất tương hợp sinh học: có thể có bất tương hợp sinh học giữa chất hấp phụ và máu gây ra phá hủy HC, giảm TC, lắng đọng các lớp protein lên chất hấp phụ làm giảm khả năng hấp phụ. Biến chứng khác:hạ huyết áp, hạ calci, hạ đường huyết, giảm bạch cầu thoáng qua, giảm thân nhiệt.
  • 42. 40 4.6. Vai trò của LMHP bằng cột than hoạt tính trong điều trị NĐC nặng qua các nghiên cứu trên thế giới và trong nước: Nghiên cứu của Okonek: biện pháp tốt nhất loại bỏ paraquat(Pq) khỏi máu và các mô là LMHP với than hoạt tính được bọc vỏ và tiến hành 8h/ngày trong 2 - 3 tuần [31]. Nghiên cứu của Hong trên 105 BN uống từ 1 – 3 ngụm đầy dung dịch Pq 24.5%, nhận thấy: trên in vitro: độ thanh thải Pq bởi LMHP > TNT trong 90 phút đầu và sau 2h thì TNT > LMHP. Tổng lượng Pq bị loại bỏ trong LMHP > TNT; trên in vivo: nồng độ Pq trong huyết tương sau khi LMHP 4h giảm có ý nghĩa và sự giảm nồng độ Pq trong nhóm sống cao hơn nhóm TV có ý nghĩa. Kết luận: tiến hành LMHP đủ là không thể thiếu được trong điều trị ngộ độc Pq [13]. Nghiên cứu của Mascie – Taylor trên 5 BN ngộ độc Pq (3 sống, 2 tử vong), nhận thấy: lượng Pq lấy bỏ trung bình là 2.5 – 19.1 mg, quá nhỏ trong các trường hợp ngộ độc Pq với liều gây chết 1000 – 3000 mg. Kết luận: LMHP bằng than họat không có hiệu quả ở những BN ngộ độc Pq đe dọa tính mạng [27]. Nghiên cứu của Hampson: tiến hành hồi cứu trên 42 BN, nhận thấy: những BN nồng độ Pq trong máu > 3mg/L (đo ở bất kỳ thời điểm nào sau khi uống) đều tử vong dù LMHP sớm hay muộn, 1 lần hay nhiều lần, có kết hợp với TNT hay không [14]. Nghiên cứu của Koo: 80 BN ngộ độc Pq uống trung bình 2.1 ± 1.0 ngụm đầy dung dịch 20%, được LMHP 6.4 ± 3.0 giờ trong vòng 24h sau uống. Sau LMHP ban đầu, chia BN thành 2 nhóm: nhóm 1 có 44 BN chỉ làm LMHP đơn độc; nhóm 2 có 36 BN được làm CVVH sau LMHP (TB 57.4 ± 31,3h. Kết quả: nhóm 1 tử vong sớm hơn và chủ yếu do suy sụp tuần hoàn, nhóm 2 tử vong muộn hơn do suy hô hấp, TLTV không có sự khác biệt giữa 2
  • 43. 41 nhóm. Kết luận: CVVH giúp kéo dài thời gian sống, tránh được tử vong do suy sụp tuần hoàn nhưng không giảm TLTV do suy hô hấp muộn [17]. Kely báo cáo 1 trường hợp uống 10gam theophylin với nồng độ thuốc trong máu lúc nhập viện là 732 fjmol/l, BN này có biểu hiện lâm sàng nặng dù đã điều trị tích cực theo kinh điển, vì vậy BN được tiến hành LMHP bằng than hoạt tính, sau LM nồng độ thuốc giảm rất nhanh và tình trạng lâm sàng cải thiện rất rõ rệt. Nhận xét: LMHP có vai trò trong trường hợp NĐC theophylin mức độ nặng mà thất bại cới các biện pháp điều trị kinh điển [19]. Deshpande báo cáo 1 bé gái 16 tháng tuổi bị ngộ độc carbamazepin với nồng độ thuốc trong máu lúc mới nhập viện là 55 µg/mL, BN có biểu hiện lâm sàng rất nặng (hôn mê, co giật liên tục, sốc…), BN được tiến hành LMHP bằng cột than hoạt tính ba lần nối tiếp nhau, nồng độ thuốc sau LMHP là 23 µg/mL, BN hồi phục hoàn toàn và xuất viện sau 4 ngày điều trị [9]. Kawasakivà cộng sự báo cáo một ca NĐC phenytoin mức độ nặng với nồng độ thuốc lúc ban đầu là 40.0 μg/mL, sau khi LMHP trong 3 giờ nồng độ thuốc giảm nhanh còn là 16.2 μg/mL. Nhận xét: phenytoin mặc dù là thuốc có tỷ lệ gắn protein huyết tương cao (90,8%) nhưng LMHP vẫn có tác dụng tốt trong loại bỏ chất độc ra khỏi máu [18].
  • 44. 42 CHƯƠNG 2: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI PHẦN 1: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY ĐA TẠNG; SỐC NHIỄM KHUẨN VÀ VIÊM TỤY CẤP NẶNG 1. MỤC TIÊU: 1.1. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chỉ định, quy trình kỹ thuật LMLT trong phối hợp điều trị suy đa tạng. Nhận xét một số biến chứng của quy trình kỹ thuật LMLT trong điều trị suy đa tạng. 1.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chỉ định, quy trình kỹ thuật LMLT trong phối hợp điều trị sốc nhiễm khuẩn. Nhận xét một số biến chứng của quy trình kỹ thuật LMLT trong điều trị sốc nhiễm khuẩn. 1.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chỉ định, quy trình kỹ thuật LMLT trong phối hợp điều trị VTC nặng. Nhận xét một số biến chứng của quy trình kỹ thuật LMLT trong VTC nặng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Suy đa tạng: - 65 bệnh nhân (yêu cầu của nghiên cứu xây dựng trong đề cương là 30 bệnh nhân) được chẩn đoán suy đa tạng do các nguyên nhân như nhiễm khuẩn biến chứng sốc nhiễm khuẩn, viêm tụy cấp, sốc tim... điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2010. - Chẩn đoán suy đa tạng và đánh giá mức độ nặng theo bảng điểm SOFA (George M.M: Multiple organ system failure: Clinical expression, pathogenesis, and therapy, Principles of critical care, McGRAW-HILL, 1998: 221-248.
  • 45. 43 + Đánh giá 6 tạng: Tuần hoàn, hô hấp, thận, gan, đông máu và thần kinh + Tiêu chuẩn suy tạng: Điểm SOFA ≥ 2 và tổng điểm SOFA tăng ít nhất 1 điểm so với lúc vào viện. Bảng điểm SOFA (Trong phụ lục). + Chẩn đoán suy đa tạng khi có ít nhất 2 tạng suy và kéo dài trên 24 giờ. Sốc nhiễm khuẩn: 73 BN ≥ 18 tuổi(yêu cầu của nghiên cứu xây dựng trong đề cương là 30 bệnh nhân) được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn đã duy trì được huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg bằng truyền dịch và thuốc vận mạch nhập khoa Hồi sức tích cực (HSTC) bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Việt Tiệp từ ngày 01/08/2008 đến 31/08/2010. Chẩn đoán SNK theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM năm 2003 [3]. - Có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống gồm ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau: - (1)Thân nhiệt trung tâm >380 C hoặc <360 C. (2)Nhịp thở > 20 lần/ phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg.(3) Nhịp tim > 90 lần/phút. (4)Bạch cầu > 12.000/mm3 hoặc < 4000/mm3 . - Có ổ nhiễm trùng hoặc cấy máu dương tính. - HA tâm thu < 90 mmHg hoặc giảm > 40 mmHg so với HA tâm thu cơ bản của BN, không đáp ứng với bồi phụ thể tích (CVP từ 8-12 mmHg) hoặc phải dùng thuốc vận mạch để duy trì HA. - Có biểu hiện giảm tưới máu tổ chức hoặc rối loạn chức năng ít nhất một cơ quan (rối loạn ý thức, thiểu niệu, toan chuyển hoá, tăng acid lactic máu). Viêm tụy cấp: 48 bệnh nhân (yêu cầu của nghiên cứu xây dựng trong đề cương là 30 bệnh nhân) VTC nặng được lựa chọn như sau: - Chẩn đoán xác định VTC: dựa theo tiêu chuẩn Atlanta 1992 sửa đổi 2007:
  • 46. 44  Lâm sàng: Đau thượng vị đột ngột, đau dữ dội, đau xuyên ra sau lưng kèm theo buồn nôn và nôn.  Cận lâm sàng:  Sinh hóa: Amylase và /hoặc lipase máu tăng cao trên 3 lần so với giá trị bình thường.  Chẩn đoán hình ảnh: có hình ảnh điển hình của VTC trên siêu âm hoặc chụp CT:  Siêu âm: Tụy to toàn bộ hoặc từng phần (đầu, thân hoặc đuôi), đường viền xung quanh tụy không rõ ràng, mật độ echo không đều, giảm âm hoặc âm vang hỗn hợp, có thể có dịch quanh tụy và các khoang trong ổ bụng.  CT: Tụy to ra hoặc bình thường, bờ không đều, có thể có hình ảnh ổ hoại tử, cho biết mức độ tổn thương quanh tụy và xa tụy. Đánh giá mức độ nặng nhẹ theo các thang điểm tiên lượng của VTC. - Chẩn đoán VTC nặng khi có một trong các tiêu chuẩn sau:  Điểm Ranson ≥ 3  Điểm Imrie ≥ 3  Điểm Apache II ≥ 8  Điểm Balthazar ≥ 7  Áp lực ổ bụng ≥ 21 cmH2O  Phân loại VTC theo tiêu chuẩn Atlanta 1992 sửa đổi 2007  Giai đoạn sớm (tuần đầu) dựa theo lâm sàng hơn là tổn thương hình thái học.  VTC nặng được định nghĩa khi bệnh nhân có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) và/hoặc phát triển thành suy tạng.
  • 47. 45  Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống được xác định khi có trên 2 tiêu chuẩn trong các tiêu chuẩn sau tồn tại, kéo dài >48 giờ:  Mạch >90 lần/phút;  Nhiệt độ (trực tràng) <36o C hoặc >38o C;  Bạch cầu máu <4.000 hoặc 12.000/mm3 ;  Nhịp thở >20 lần/phút hoặc PCO2 <32 mmHg  Ngoài ra, nếu bệnh nhân VTC trên cơ địa: suy thận, bệnh lý tim mạch, suy giảm miễn dịch đều được coi là VTC nặng.  Giai đoạn sau 1 tuần: Sau 1 tuần, VTC nặng được định nghĩa khi có suy ít nhất 1 tạng và kéo dài trên 48 giờ (tiêu chuẩn chẩn đoán suy tạng dựa vào thang điểm Marshall chung cho quần thể bệnh nhân viêm tụy và thực hiện ở tất cả các đơn vị, như lâm sàng, điều trị. Với bệnh nhân nằm ở HSTC cần sử dụng thang điểm SOFA để đánh giá vào theo dõi suy tạng. Suy tạng được định nghĩa khi điểm SOFA cho tạng đó ≥ 2 điểm.Suy đa tạng được định nghĩa khi có ≥ 2 tạng suy kéo dài ≥ 48 giờ. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: + Bệnh nhân dưới 18 tuổi. + Người thân của bệnh nhân không đồng ý thực hiện lọc máu liên tục. + Sốc giai đoạn cuối không đáp ứng với bù thể tích tuần hoàn và thuốc vận mạch, bệnh nhân có các bệnh lý nặng giai đoạn cuối. + Viêm tụy cấp nguyên nhân ngoại khoa + Bệnh nhân suy 5-6 tạng kèm với sốc không đáp ứng với thuốc vận mạch.
  • 48. 46 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: can thiệp, tự chứng. 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: Bệnh án nghiên cứu theo mẫu thiết kế. Máy LMLT Prisma Flex của hãng Gambro. Catheter 2 nòng cỡ 12F dùng làm đường lấy máu ra và trở về bệnh nhân. Màng cho kỹ thuật LMLT: màng lọc AN69 diện tích 0,9 m2 , và bộ dây dẫn đi kèm theo từng set. Dịch thay thế Hemosol và dịch citrate của hãng Grambro. Phương tiện phục vụ quá trình theo dõi LMLT: máy theo dõi tại giường, các quy trình lọc máu, máy khí máy QC GEM 3000, quy trình sử dụng chống đông heparin và citrate cho bệnh nhân LMLT và các quy trình điều trị khác. 2.2.3. Hồi sức và điều trị bệnh lý nền Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu được tiến hành hồi sức theo phác đồ thống nhất của khoa Hồi sức tích cực: Hồi sức bệnh nhân suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn: * Các biện pháp đảm bảo hô hấp nhằm duy trì SpO2 ≥ 92% hoặc PaO2 ≥ 60mmHg (với ARDS duy trì SpO2 ≥ 88%, PaO2 ≥ 58mmHg) bằng các biện pháp oxy liệu pháp hoặc thông khí nhân tạo không xâm nhập. Nếu BN có ARDS thở máy theo protocol thông khí nhân tạo cho bệnh nhân ARDS của khoa Hồi sức tích cực (phụ lục 2). * Các biện pháp đảm bảo tuần hoàn: mục tiêu là duy trì HA tâm thu ≥ 90mmHg hoặc HA trung bình ≥ 65mmHg bằng biện pháp truyền dịch và vận mạch. - Quy trình đặt cathetertheo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.
  • 49. 47 - Điều trị SNK theo hướng dẫn Surviving Sepsis Campaign 2008 (phụ lục). Hồi sức bệnh nhân viêm tụy cấp: - Nhịn ăn giai đoạn đầu, nuôi dưỡng tĩnh mạch, hút dịch dạ dày, giảm tiết, giảm đau … - Các biện pháp hồi sức cơ bản: hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu… - Chọc, dẫn lưu dịch ổ bụng nếu có dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc cắt lớp vi tính ổ bụng. - Kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn. 2.2.4. Tiến hành lọc máu liên tục: Theo quy trình lọc máu liên tục do nhóm nghiên cứu xây dựng và đã được Hội đồng Khoa học Bệnh viện Bạch Mai phê duyệt. - Phương thức CVVH - Màng lọc: AN 69 hoặc Polysulfo, diện tích 0,9 m2 - Dịch lọc: bicarbonate hoặc citrate - Đường vào: catheter 2 nòng 12-14F đường vào TM đùi 2 bên hoặc TM cảnh trong. - Chống đông: Heparin hoặc Citrate theo quy trình xây dựng được phê duyệt. - Thể tích dịch thay thế: tăng dần từ 0 đến 45mk/kg/giờ (Gọi là thể tích dịch thay thế cao). - Tốc độ máu và tốc độ rút dịch: vận hành theo quy trình vận hành các bơm cho BN có huyết động không ổn định (BN sốc). - Tuổi thọ 01 quả lọc 18 - 22 giờ, nếu quả lọc bị tắc trước thời gian trên sẽ thay quả ngay và được ghi nhận là bị tắc màng lọc. - Tiêu chuẩn ngừng LMLT: khi BN thoát sốc (ngừng thuốc vận mạch > 1 giờ và HATThu > 90 mmHg).
  • 50. 48 - Theo dõi trong quá trình lọc máu liên tục: các thông số mạch, lâm sàng và xét nghiệm (theo quy trình lọc máu liên tục). * Thời gian lọc máu - Thời gian lọc máu cho một quả lọc là 24 giờ, nếu đạt thời gian điều trị trên mà quả lọc vẫn chưa tắc, vẫn tiến hành thay quả lọc khác. - Nếu quả lọc tắc ngay khi thời gian điều trị cho một quả lọc chưa đạt, thay quả khác ngay. - Tiêu chuẩn ngừng lọc máu: cải thiện tình trạng suy tạng: thoát sốc; giảm tình trạng suy thận: có nước tiểu >50ml/h và creatinin<150; P/F>250; ALOB < 21 cmH2O. 2.2.5. Các tiêu chí nghiên cứu và đánh giá các tiêu chí nghiên cứu Nhóm bệnh nhân suy đa tạng: * Hiệu quả trên huyết động: Tự chứng trước và sau lọc máu tại các thời điểm; sau lọc máu 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ. Các tiêu chí đánh giá: Các thông số về huyết động (mạch, HA trung bình). Diễn biến suy tạng: hô hấp, tuần hoàn, thận, đông máu, gan, thần kinh. * Hiệu quả giảm tiến triển suy đa tạng. - Đánh giá số tạng suy trước và sau khi được lọc máu tại các thời điểm: trước lọc, sau lọc máu 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ. … và khi ra viện hoặc tử vong. - Đánh giá mức độ các tạng suy trước lọc, sau lọc máu 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ.… và khi ra viện hoặc tử vong. - Đánh giá tỷ lệ tử vong liên quan đến độ dài thời gian từ khi được chẩn đoán SĐT đến lúc được LMLT: trước 24 giờ, sau 24 giờ. * Các biến chứng của lọc máu liên tục: tắc quả, vỡ màng lọc, dừng máy đột ngột.
  • 51. 49 * Hiệu quả khác: Số ngày nằm viện: tính từ khi bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn đến khi bệnh nhân ra viện hoặc chuyển khoa. Số ngày thở máy.
  • 52. 50 Nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn: * Hiệu quả trên huyết động: Tự chứng trước và sau lọc máu tại các thời điểm; sau lọc máu 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 22 giờ 48 giờ, 72 giờ ... và kết thúc lọc máu. Các tiêu chí đánh giá: Các thông số về huyết động (mạch, HA trung bình, CVP, áp lực mao mạch phổi bít, cung lượng tim, chỉ số tim, sức cản mạch hệ thống, thể tích nhát bóp). Liều noradrenalin và dobutamin. Diễn biến suy tạng: hô hấp, tuần hoàn, thận, đông máu, gan, thần kinh. Thời gian thoát sốc. * Hiệu quả giảm tiến triển suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn Đánh giá số tạng suy trước và sau khi được lọc máu tại các thời điểm 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, … và sau khi ngừng lọc máu. Đánh giá mức độ các tạng suy sau khi lọc máu 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, … và sau khi kết thúc lọc máu so với thời điểm trước lọc máu. Đánh giá thời gian tồn tại các tạng suy sau khi được lọc máu, lấy nhóm đối chứng là nhóm BN nghiên cứu của Đặng Quốc Tuấn và Nguyễn Xuân Nam. Đánh giá tỉ lệ tử vong (bao gồm BN tử vong tại viện, BN nặng xin về và BN ngừng điều trị do không có điều kiện). * Các biến chứng của lọc máu liên tục: Các rối loạn về nước điện giải (thừa thiếu dịch, tăng giảm natri máu, tăng giảm Kali máu, tăng giảm Phospho máu …), rối loạn thân nhiệt: giảm thân nhiệt, nhiễm khuẩn (tại chỗ vị trí đặt và lưu catheter, nhiễm khuẩn huyết), tụt huyết áp, chảy máu, tan máu, tắc quả, vỡ màng lọc, dừng máy đột ngột… * Hiệu quả khác: Số ngày nằm viện: tính từ khi bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn đến khi bệnh nhân ra viện hoặc chuyển khoa. Số ngày thở máy, số ngày sử dụng thuốc an thần. Nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp: - Theo dõi các dấu hiệu sống, bilan dịch vào ra, ý thức, CVP, SpO23 giờ/lần cho đến khi bệnh nhân ổn định.
  • 53. 51 - Các xét nghiệm đông máu cơ bản, công thức máu, điện giải đồ 6 giờ/lần. Ure, creatinin, bilirubin toàn phần, khí máu động mạch, Amylase, Lipase, PaO2/FiO2, CRP máu 24 giờ/lần. - Độ nặng: điểm Apache II, điểm SOFA, áp lực ổ bụng một ngày/lần - Tạng suy: số tạng suy, mức độ suy tạng, thời gian hồi phục các tạng suy - Thời gian điều trị. - Tỉ lệ tử vong. 2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu. Các số liệu được xử lý theo các phép toán thống kê y học. Các giá trị tự do được biểu diễn dưới dạng trị số trung bình, độ lệch chuẩn với khoảng tin cậy 95%. So sánh các giá trị trung bình và tỉ lệ bằng thuật toán T-test và test 2 , chọn mức ý nghĩa thống kê p < 0.05. 2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các quy định về thực hành lâm sàng tốt của bộ Y tế. - Người đại diện hợp pháp của bệnh nhân (gia đình) được giải thích đầy đủ về các lợi ích cũng như nguy cơ khi tham gia vào nghiên cứu. - Tất cả các bệnh nhân chỉ được nhận vào nghiên cứu sau khi người đại diện hợp pháp (gia đình) của bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu và cam kết bằng văn bản theo mẫu của bệnh viện. - Người đại diện hợp pháp của bệnh nhân có thể yêu cầu rút khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào và sẽ được chấp thuận vô điều kiện. - Nghiên cứu cũng sẽ được ngừng ngay nếu xuất hiện bất kỳ nguy cơ nào liên quan đến kỹ thuật lọc máu liên tục và/hoặc các kỹ thuật, các biện pháp điều trị liên quan đến kỹ thuật lọc máu liên tục. - Các số liệu thu thập được chỉ dùng trong nghiên cứu và trong việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân, toàn bộ các thông tin về bệnh nhân được bảo mật theo quy định hiện hành.
  • 54. 52 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Lọc máu liên tục trong suy đa tạng Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2010 có 65 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. 3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. - Nam: 49 bệnh nhân (75,4%), nữ: 16 bệnh nhân (24,6%). - Tuổi từ 18 đến 90 (trung bình 56,3± 18,1). - Số tạng suy trung bình của nhóm nghiên cứu: 3,12± 0,96 - Tỷ lệ tử vong chung: 44 bệnh nhân tử vong trong tổng số 65 bệnh nhân nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 67,7%. 3.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy đa tạng và các yếu tố tiên lượng tử vong. 3.1.2.1. Nguyên nhân gâysuy đa tạng - Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến SĐT chiếm 93,8%. - Nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 50,8%, nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm một tỷ lệ đáng chú ý 19,6%, nhiễm khuẩn ổ bụng chiếm tỷ lệ 24,6%. 3.1.2.2. Một số chỉ số độ nặng của bệnh nhân SĐT trước khi được đưa vào nghiên cứu lọc máu liên tục. Bảng 1.1: Các chỉ số độ nặng của BN nghiên cứu trước khi được LMLT. Chỉ số Nhóm sống n=21 Nhóm tử vong n=44 Giá trị p APACHE II (Điểm) 22,4± 4,9 23,9± 5,3 0,28 SOFA vào viện (Điểm) 12,3± 2,9 13,5± 3,4 0,18 Nhận xét: Hai chỉ số đánh giá độ nặng khi vào viện là APACHE II và điểm SOFA của cả hai nhóm sống và tử vong đều cao và không khác nhau.