SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠMNGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60.34.04.03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2016
2
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ KIM SƠN
Phản biện 1: PGS.TS. NGÔ THÀNH CAN
Phản biện 2: PGS.TS. ĐÀO THỊ ÁI THI
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng 204, Nhà A- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa- TP. Hà Nội
Thời gian: vào hồi 09 giờ 00’ ngày 10 tháng 01 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Viên chức (VC) công tác trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục
công lập là nhân tố quyết định không chỉ với chất lượng giáo dục
quốc gia mà còn ảnh hưởng quan trọng đến năng lực, phẩm chất trong
cả cuộc đời của mỗi con người. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình
trạng viên chức ngành giáo dục nói chung và viên chức Trường Cao
đẳng Sư phạm (CĐSP) Nghệ An có những biểu hiện thiếu hoặc mất
động lực làm việc đang ngày càng trở thành hiện tượng được Nhà
nước, tổ chức và toàn xã hội quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng này, trong đó nguyên nhân cơ bản là chưa thực sự tạo
động lực làm việc với các chính sách khuyến khích động viên phù
hợp với đặc trưng riêng về nghề nghiệp và môi trường làm việc cho
viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.
Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề “Tạo động lực làm việc
cho viên chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An” là nhiệm
vụ cấp bách về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu, làm rõđể
góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Động lực và tạo động lực làm việc là vấn đề không mới, được
nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung, các
đề tài nghiên cứu đã được các tác giả phân tích làm rõ những vấn đề lý
luận về động lực, động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho người
lao động nói chung và cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói
riêng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề
động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập ngành giáo dục nói chung và viên chức làm việc tại
Trường CĐSPNghệ An nói riêng. Vì vậy, đề tài nghiên cứu về tạo
động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An sẽ có
những đóng góp mới.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu của luận văn:Tìm hiểu làm sáng tỏ cơ
sở lý luận và thực tiễn về động lực, tạo động lực làm việc cho viên
chức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện biện pháp tạo
động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An và trong
các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói chung.
- Nhiệm vụ của luận văn:Hệ thống hóa các vấn đề lý luận,
phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháptạo động lực
làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và
tại Trường CĐSP Nghệ An trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tạo động lực làm
việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An.
-Phạm vi nghiên cứu của luận văn là:Tại Trường CĐSP Nghệ
An từ năm 2014 đến nay chủ yếu đối với VC làm công tác giảng dạy
sau đâygọi tắt là VC giảng dạy(GD) và VC làm công việc phục vụ
giảng dạy, sau đâygọi tắt là VC hành chính (HC).
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử dựa trên học
thuyết Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các chính
sách của Nhà nước về vấn đề tiền lương, phúc lợi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua phân tích các
tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến động lực và tạo động
lực làm việc, hình thành hệ thống cơ sở lý luận theo cách tiếp cận riêng
và cung cấp cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp
tạo động lực làm việc cho viên chức giáo dục.
5
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:Căn cứ vào mục đích,
nhiệm vụ nghiên cứu tác giả thực hiện xây dựng phiếu điều tra bằng
bảng hỏi và thu thập, xử lý thông tin với sự trợ giúp của các công cụ
hỗ trợ để đánh giá thực trạng động lực, tạo động lực làm việc cho
viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được
sử dụng nhằm xử lý theo trình tự khoa học, lô gíc các thông tin, số
liệu, bảng biểu đã thu thập về động lực và biện pháp tạo động lực, sau
đó tiến hành tổng hợp để đưa ra cơ sở lý luận và đề xuất một số giải
pháp nâng cao động lực làm việc cho viên chức.
- Phương pháp quan sát:Những thông tin thu thập được thông
qua phương pháp quan sát tại một số đơn vị trực thuộc trường được tác
giả phân tích, đánh giá để làm rõ thực trạng về động lực và các biện
pháp tạo động lực cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa một cách cơ bản lý luận về động lực
và tạo động lực làm việc cho người lao động, đặc biệt góp phần bổ
sung lý luận để là sáng tỏ nhiều điểm khác biệt về động lực và các yếu
tố tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo
dục công lập so với người lao động làm các nghề nghiệp khác.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Luận văn đã vận dụng khung lý thuyết để làm rõ thực trạng về
động lực và các biện pháp tạo động lực từ đó phân tích tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu của các biện pháp tạo động lực. Trên cơ sở
thực trạng và nguyên nhân, đề tài đã đề xuất một số giải pháp đổi mới,
hoàn thiện biện pháp tạo động lực góp phần nâng cao động lực làm
việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An nói riêng và các đơn vị
sự nghiệp công lập ngành giáo dục nói chung.
6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương1: Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc
cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập;
Chương 2: Thực trạng động lực và tạo động lực làm việc cho
viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An;
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện biện pháp tạo động
lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An.
NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM
VIỆC CHO VC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP
1.1. Động lực và các học thuyết cơ bản về tạo động lực
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Động lực
Có những quan niệm khác nhau về động lực, song đa số các
nhà nghiên cứu đều thống nhất: động lực là yếu tố thúc đẩy con
người phấn đấu, nỗ lực, hăng say làm việc để đạt được mục tiêu nhất
định.Trên cơ sở nghiên cứu có sự kế thừa, tác giả đưa ra quan niệm
như sau: động lực làm việc có thể được hiểu là lực đẩy bên trong
xuất phát từ các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người thôi
thúc họ tự nguyện, nỗ lực hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu đặt
ra với kết quả tốt nhất, từ đó góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả
hoạt động của tổ chức.
1.1.1.2. Tạo động lực
Mặc dù có cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả
đều thống nhất: tạo động lực chính là áp dụng các cách thức quản lý để
tác động đến người lao động làm cho họ nảy sinh động lực làm việc. Do
7
vậy, theo tác giả, tạo động lực làm việc là quá trình nhà quản lý áp dụng
tổng hợp các cách thức, biện pháp khuyến khích bằng vật chất và tinh
thần nhằm khơi dậy, thôi thúc, động viên người lao động tự nguyện,
chăm chỉ, hăng say, nỗ lực làm việc để đạt kết quả cao nhất, từ đó góp
phần tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
1.1.2. Các học thuyết cơ bản về tạo động lực
Trong lịch sử phát triển của khoa học, vấn đề động lực và tạo
động lực từ lâu đã được nhiều học giả nghiên cứu, từ đó cho ra đời
nhiều học thuyết về tạo động lực. Luận văn đã đi sâu tìm hiểu một số
học thuyết tiêu biểu như:Học thuyết về phân cấp nhu cầu của
Abraham Maslow, học thuyết tăng cường tích cực của B.F. Skinner,
học thuyết hai yếu tố của Fridetick Herzberg và học thuyết về sự
công bằng của J. Stacy Adams. Các học thuyết đều có những mặt
tích cực và những mặt hạn chế mang tính lịch sử nhất định, tuy nhiên
không thể phủ nhận ý nghĩa, tác dụng to lớn với những đóng góp của
các học thuyết về tạo động lực làm việc cho người lao động.
1.2. Động lực làm việc của VC đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
1.2.1. Viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
1.2.1.1. Khái niệm viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
Trên cơ sở khái niệm viên chức, có thể khái quát viên chức
đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là viên chức làm việc ở các
trường học, các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của
pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ giáo dục, phục vụ
quản lý nhà nước về giáo dục (trong phạm vi của luận văn, sau đây
xin gọi tắt là viên chức giáo dục).
1.2.1.2. Đặc điểm của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
Viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập phải là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập, theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng
8
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập theo quy
định của pháp luật.
1.2.2. Động lực, biểu hiện động lực làm việc và các yếu tố ảnh
hưởng đến động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp
giáo dục công lập
1.2.2.1. Khái niệm động lực làm việc của viên chức đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập
Theo tác giả: Động lực làm việc của viên chức đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập là lực đẩy bên trong xuất phát từ các nhu
cầu vật chất và tinh thần của mỗi viên chức, thôi thúc họ tự nguyện,
nỗ lực làm việc trên cơ sở niềm tin vào con đường, sự nghiệp giáo
dục đã chọn nhằm hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao
trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.
1.2.2.2. Các biểu hiện động lực làm việc của viên chức trong đơn
vị sự nghiệp giáo dục công lập
Các biểu hiện của động lực làm việc có thể đánh giá thông qua
một số tiêu chí sau:
- Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có: Nếu
viên chức thiếu tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có, thì sự
nhiệt tình, hăng hái, tận tâm với công việc sẽ giảm dần, từ đó tạo ra
cảm giác bất an, chán nản, cuối cùng mất động lực làm việc. Chính
điều này có thể dẫn đến tình trạng bỏ việc hoặc chuyển đổi công tác
đến cơ quan khác.
- Tình hình sử dụng thời gian làm việc:Hiệu suất sử dụng thời
gian làm việc là tỷ lệ (%) giữa thời gian làm việc thực tế của viên chức
và thời gian làm việc theo quy định, có thể tính bằng công thức sau:
Hiệu suất sử dụng
thời gian làm việc =
Thời gian làm việc thực tế
Thời gian làm việc theo quy định
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao: Mức độ hoàn thành
nhiệm vụ được giao của mỗi viên chức thường được đo lường bằng
9
tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành và khối lượng
công việc được giao trong khoảng thời gian nhất định, có thể tính
bằng công thức sau:
Mức độ hoàn thành
công việc được giao =
Khối lượng công việc hoàn thành
Khối lượng công việc được giao
- Mức độ nỗ lực làm việc: Nỗ lực làm việc được biểu hiện bằng
sự cố gắng, tích cực, hăng say, nhiệt tình, khả năng khắc phục khó
khăn trong thực hiện công việc; phản ánh mức độ tiêu hao cả thể lực
và trí lực của viên chức; cũng như thể hiện ở cường độ lao động để
hoàn thành công việc được giao.
1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên
chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
Vận dụng học thuyết hai yếu tố của Frederic Herzberg, chúng
ta có thể phân chia thành 02 nhóm gồm: Nhóm các yếu tố duy trì và
nhóm các yếu tố thúc đẩy.
a) Nhóm các yếu tố thúc đẩy
Nhóm các yếu tố thúc đẩy là những nhóm gồm các thành phần
chính cơ bản như: Sự thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc,
trách nhiệm trong công việc, cơ hội phát triển…
b) Nhóm các yếu tố duy trì
Nhóm các yếu tố duy trì gồm các thành phần chính cơ bản
như: Điều kiện làm việc, quy định của tổ chức, sự giám sát của tổ
chức, mối quan hệ cá nhân trong tổ chức, tiền lương, địa vị, sự ổn
định của công việc...
Mặc dù có tác dụng khác nhau, song hai yếu tố duy trì và thúc
đẩy động lực làm việc có sự tương hỗ, cộng hưởng lẫn nhau để đạt
hiệu quả tốt nhất trong quá trình làm việc của viên chức giáo dục.
Các yếu tố thúc đẩy là những yếu tố thuộc nhu cầu bậc cao, sẽ tạo
nên sự thỏa mãn cao hơn, từ đó sẽ giúp VC nỗ lực làm việc tốt hơn, vì
vậy đây là những biện pháp tạo động lực chủ yếu. Còn các yếu tố duy
10
trì động lực là những yếu tố thuộc nhu cầu bậc thấp, có tác dụng không
làm người lao động bất mãn, chán nản, mất động lực làm việc.
1.3. Tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp
giáo dục công lập
1.3.1. Khái niệm tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm tạo động lực và khái niệm
viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, có thể khái quát: Tạo
động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
là quá trình nhà quản lý áp dụng tổng hợp các cách thức, biện pháp
khuyến khích nhằm khơi dậy, động viên, thôi thúc viên chức tự
nguyện, chăm chỉ, hăng say, nỗ lực làm việc để đạt kết quả cao nhất,
từ đó góp phần tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập.
1.3.2. Cơ sở chính trị và pháp lý trong tạo động lực làm việc cho
viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
1.3.3. Các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc cho viên chức
đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
Mục tiêu chủ yếu của các biện pháp này là tạo động lực làm
việc, thôi thúc sự nỗ lực, chủ động, hăng say làm việc của VC. Trong
phạm vi luận văn, tác giả nghiên cứu chủ yếu các biện pháp sau:
1.3.3.1. Biện pháp bố trí sử dụng viên chức giáo dục
1.3.3.2. Biện pháp đào tạo phát triển đội ngũ viên chức giáo dục
1.3.3.3. Biện pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc
1.3.3.4. Biện pháp khen thưởng và kỷ luật
1.3.4. Các biện pháp duy trì động lực làm việc cho viên chức
trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
Mục tiêu hướng tới khi thực hiện các biện pháp này là nhằm loại
bỏ sự bất mãn, chán nản của viên chức giáo dục. Trong phạm vi luận
văn, sẽ nghiên cứu một số biện pháp duy trì động lực cơ bản sau đây:
11
1.3.4.1. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc
1.3.4.2. Cải thiện chế độ tiền lương và phụ cấp
1.4. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho viên chức tại một số
trƣờng đại học, cao đẳng
Để học hỏi kinh nghiệm trong tạo động lực làm việc cho VC, tác
giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của 02 trường, đó là Trường Đại học
Vinh và Trường CĐSP Đắk Lắk. Sau khi tìm hiểu đã rút ra bài học kinh
nghiệm cho Trường CĐSP Nghệ An trong tạo động lực làm việc.
Chương 2:
THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHO VIÊN CHỨC TẠI TRƢỜNG CĐSP NGHỆ AN
Để nghiên cứu đánh giá thực trạng về động lực và các biện
pháp tạo động lực làm việc cho viên chức, tác giả đã xây dựng phiếu
điều tra. Số phiếu điều tra phát ra là 140, số phiếu điều tra thu về là
136 đạt 97,14%, trong đó: Viên chức làm công tác giảng dạy
(VCGD) có: 91 phiếu; viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy
(VCHC) có: 45 phiếu.
2.1. Khái quát chung về Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trƣờng CĐSP
Nghệ An
Trường CĐSP Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập nằm
trong hệ thống giáo dục quốc gia, trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An.
Trường có lịch sử phát triển lâu dài, được thành lập năm 1959, trải
qua hơn 55 xây dựng và phát triển với sự hội tụ của 16 trường sư
phạm thành viên qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và nhân sự
2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức: Trường CĐSP Nghệ An có 21 đơn
vị trực thuộcvới 02 cơ sở làm việc.
2.1.2.2. Đặc điểm về nhân sự: Tính đến tháng 7 năm 2016, tổng số
12
viên chức toàn trường là 259 người, trong đó: Về trình độ chuyên
môn: có 04 tiến sĩ, 168 thạc sĩ, 75 người đại học và trình độ khác có 12
người.Về vị trí việc làm: Viên chức làm công tác giảng dạy có 203
người, viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy có 56 người.Về cơ
cấu độ tuổi: Nhóm độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm số lượng lớn nhất
với 106 người; từ 25 đến 35 tuổi có 85 người và thấp nhất là từ 46 đến
60 tuổi có 68 người.Về cơ cấu giới tính: số lượng nữ có 185 người còn
lại là 74 viên chức nam.
2.2. Thực trạng về động lực làm việc của viên chức tại Trƣờng
CĐSP Nghệ An
2.2.1. Thực trạng về động lực làm việc của viên chức làm công
tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn
2.2.1.1. Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có
Đa số VCGD chưa thực sự tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm
hiện có. Mức độ rất hài lòng: Chỉ có 8,8% số người được hỏi trả lời;
Mức độ hài lòng: Có 16,5 % số người được hỏi trả lời; Mức độ bình
thường: Có 42,9% số người được hỏi trả lời; Mức độ không hài lòng:
Có 22% số người được hỏi trả lời; Mức độ rất không hài lòng: Có
9,9% số người được hỏi trả lời. Đáng chú ý đã có một bộ phận
VCGD có ý định chuyển công tác trong thời gian tới. Trong số
VCGD được hỏi thì: Có tới 19,8% khẳng định có ý định chuyển công
tác; Có 34,1% khẳng định chưa biết.
2.2.1.2. Tình hình sử dụng thời gian làm việc
VCGD chưa thực sự sử dụng thời gian làm việc một cách hữu
ích, hiệu quả, thể hiện:Mức độ không bao giờ sử dụng thời gian làm
việc ở cơ quan để giải quyết việc riêng chỉ đạt 64,8% VCGD được
hỏi trả lời; Mức độ không bao giờ đi muộn về sớm chỉ đạt 57,1%
VCGD được hỏi trả lời.
2.2.1.3. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của VCGD chưa cao
13
thể hiện:Trong số những VCGD được hỏi có tới 22% VC trả lời không
bao giờ hoàn thành công việc vượt thời gian, kế hoạch quy địnhvà có
9,9% VCGD công nhận mình thường xuyên không hoàn thành công
việc theo đúng tiến độ.
2.2.1.4. Mức độ nỗ lực làm việc
VCGD chưa thực sự cố gắng, vượt khó ở mức độ cao nhất
trong thực hiện công việc, cụ thể:Nỗ lực làm việc khi có động lực
làm việc của VCGD ở mức rất cao có 31,9%, cao có 24,2%, vừa phải
có 28,6%, thấp có 13,2% và rất thấp với 2,2%.Nỗ lực khắc phục khi
gặp khó khăn của VCGD cũng không cao khi có tới hơn một nửa với
54,9% lựa chọn sẽ cân nhắc hoàn cảnh mới quyết định và 11%lựa
chọn từ chối nỗ lực khắc phục khó khăn.Có tới 19,8%VCGD được
hỏi dám thừa nhận không bao giờ tự học, tự nghiên cứu.
2.2.2. Thực trạng về động lực làm việc của viên chức làm công
tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm
2.2.2.1. Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có
Kết quả điều tra cho thấy mức độ hài lòng của VCHC đối với
công việc đang đảm nhận hiện nay không cao thể hiện: Cao nhất là
lựa chọn mức bình thường chiếm 48,9%; Thứ hai là lựa chọn mức
không hài lòng chiếm 20,0%; Thứ ba là mức hài lòng với 13,3%;
Thứ tư là mức rất hài lòng với 11,1%; Thấp nhất là lựa chọn mức rất
không hài lòng với 6,7%. Số VCHC được hỏi khẳng định muốn
chuyển công tác trong thời gian tớicó 20,0%, số VCHC đang lưỡng
lự chưa rõ ý định chuyển công tác hay không chiếm 28,9%.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng thời gian làm việc
Kết quả điều tra cho thấy mức độ chấp hành đúng thời gian
làm việc của VCHC còn thấp, tình trạng lãng phí thời gian công sở
còn nhiều thể hiện: Tình trạngsử dụng thời gian làm việc tại công sở
để giải quyết công việc riêng ở mức thỉnh thoảng chiếm 53,3%, ở
mức độ thường xuyên chiếm 26,7%; Tình trạng đi muộn, về sớm so
14
với thời gian làm việc theo quy định đang diễn ra khá phổ biến ở
mức độ thỉnh thoảng với 40,0%, mức độ thường xuyên với 33,3%.
2.2.2.3. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của VCHC chưa cao
thể hiện: Trong số những VCHC được hỏi có tới 24,4% trả lời không
bao giờ hoàn thành công việc vượt thời gian, kế hoạch quy định và có
8,9% VCHC công nhận mình thường xuyên không hoàn thành công
việc theo đúng tiến độ.
2.2.2.4. Mức độ nỗ lực làm việc
Nỗ lực làm việc khi có động lực của VCHC không cao khi có
40,0% trả lời nỗ lực cao, sau đó đến rất cao với 24,4%, vừa phải có
22,2%. Tình trạng VCHC trả lời mức độ nỗ lực thấp và rất thấp còn
tồn tại với tỉ lệ lần lượt là 8,9% và 4,4%. Nỗ lực khắc phục khi gặp
khó khăn của VCHC cũng chưa tốt khi: vẫn còn số lượng khá lớn
VCHC lưỡng lự, cân nhắc chưa thật sự sẵn sàng vượt khó trong mọi
hoàn cảnh chiếm 33,3% và tỉ lệ VCHC khẳng định sẽ từ chối nỗ lực
khắc phục khó khăn chiếm 13,3%. Có tới 42,2% VCHC khẳng định
không bao giờ tự học, tự nghiên cứu.
2.3. Thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trƣờng
CĐSP Nghệ An
2.3.1. Thực trạng về các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc
cho viên chức
2.3.1.1. Thực trạng các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc cho
viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn
a) Biện pháp bố trí sử dụng
Đa số VCGD nhận xét việc bố trí sử dụng đảm bảo các yếu tố
thuộc về công việc mới chỉ đạt ở mức độ trung bình, với tỉ lệ lượt lựa
chọn lên tới 221,1%. Đáng chú ý là đa số VCGD cho rằng các yêu cầu
khi bố trí sử dụng viên chức thực hiện chưa tốt, gồm: sự phù hợp với
15
năng lực và sở trường của bản thân, tính thú vị của công việc, tính
thách thức của công việc và cơ hội thăng tiến trong công việc.
b) Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng
Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cho VCGD ở Trường CĐSP
Nghệ An được thực hiện khá tốt, thể hiện: khi chỉ có 19,8% VCGD
được hỏi trả lời không bao giờ có cơ hội tham gia các khóa đào tạo,
bồi dưỡng và gần một nửa số người được hỏi với 46,2% khẳng định
mức độ giúp ích nhiều của chương trình đào tạo bồi dưỡng.
c) Biện pháp đánh giá
Trong năm vấn đề thuộc công tác đánh giá được khảo sát thì hình
thức và phương pháp đánh giá được nhận xét từ mức độ trung bình đến
rất tốt chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 80,3%, sau đó đến quy trình đánh giá
với 77%, xếp thứ ba là tiêu chí đánh giá với 67,1%, thứ tư là kết quả
đánh giá phản ánh kết quả thực hiện công việc với 64,9% và thấp nhất là
kết quả đánh giá được sử dụng vào công tác quản lý với 50,6%. Tuy
nhiên, sự hài lòng về biện pháp đánh giá chưa cao khi số VCGD
muốn thay đổi cách thức đánh giá chiếm tỉ lệ lớn nhất với 48,4%.
d) Biện pháp khen thưởng và kỉ luật
Hầu hết VCGD đều chưa hài lòng với giá trị phần thưởng khi tỉ lệ
lựa chọn mức độ vừa phải với 42,9%, ít với 22,0% và rất ít 14,3% chiếm
đa số.Mức độ răn đe của các biện pháp kỉ luật chưa cao khi số người
được hỏi trả lời mức độ vừa phải đạt 35,2%, sau đó ít với 24,2%,
nhiều 15,4%, rất ít 14,3% và rất nhiều chỉ 11% lựa chọn.
2.3.1.2. Thực trạng các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc cho
viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm
a) Biện pháp bố trí sử dụng
Biện pháp bố trí sử dụng VCHC mới dừng lại ở mức trung
bình, chưa thực sự hiệu quả trong thúc đẩy động lực làm việc. Đa số
VCHC nhận xét việc bố trí sử dụng VCHC đảm bảo các yếu tố thuộc
16
về công việc mới chỉ đạt ở mức độ trung bình, với tỉ lệ số lượt lựa
chọn cao nhất trong các mức với 202,2%.
b) Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng
Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cho VCHC được thực hiện chưa
thường xuyên, khi có tới 26,7% được hỏi trả lời không bao giờ có cơ
hội tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Chất lượng công tác đào
tạo, bồi dưỡng chưa cao, khi số người được hỏi khẳng định chương
trình đào tạo bồi dưỡng giúp ích ở mức độ ít chiếm tới 40,0%.
c) Biện pháp đánh giá
Trong năm vấn đề thuộc công tác đánh giá được khảo sát thì:
Tiêu chí đánh giá được nhận xét từ mức độ trung bình đến rất tốt chiếm
tỉ lệ nhiều nhất với 80,0%, sau đó đến quy trình đánh giá với 77,8%, xếp
thứ ba là hình thức và phương pháp đánh giá với 55,6%, thứ tư là kết
quả đánh giá được sử dụng vào công tác quản lý với 51,1% và thấp nhất
là kết quả đánh giá phản ánh kết quả thực hiện công việc với 42,2%. Sự
hài lòng về biện pháp đánh giá chưa cao khi số VCHC muốn thay đổi
cách thức đánh giá chiếm tỉ lệ lớn nhất với 57,8%.
d) Biện pháp khen thưởng và kỉ luật
Hiệu quả thực hiện khen thưởng, kỉ luật thấp thể hiện: Tính
thúc đẩy nỗ lực làm việc của giá trị phần thưởng là rất thấp khi có tỉ
lệ VCHC được hỏi khẳng định ở mức độ ít và rất ít lên tới 60%. Tính
răng đe, ngăn ngừa vi phạm của các biện pháp kỉ luật không cao khi
có tới 37,8% VCHC trả lời ở mức độ ít và rất ít.
2.3.2. Thực trạng về các biện pháp duy trì động lực làm việc cho
viên chức
2.3.2.1. Thực trạng các biện pháp duy trì động lực làm việc cho
viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn
a) Biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc
Trong số các yếu tố thuộc về điều kiện, môi trường làm việc
17
có thể thấy nếu tính từ nhận xét ở mức trung bình đến rất tốt thì các
yếu tố này được nhận xét xếp thứ tự như sau: Cao nhất là môi
trường, không khí làm việc với 85,8% lựa chọn;Thứ hai là các quy
định nội bộ của cơ quan xếp thứ hai với 82,5%;Thứ ba là cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc với 78,1%;Thấp nhất là yếu
tố thuộc về mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với 66,0% lựa chọn.
Mức độ dân chủ trong thực hiện yếu tố này khá cao khi số VCGD
lựa chọn mức độ không bao giờ được thảo luận với lãnh đạo về điều
kiện làm việc có tỉ lệ thấp nhất với 12,1%.
b) Biện pháp cải thiện chế độ tiền lương, phúc lợi
Sự hài lòng của VCGD đối với chế độ tiền lương và phúc lợi
là còn thấp. Trong số những VCGD được hỏi thì tỉ lệ lựa chọn thấp
nhất là mức độ rất hài lòng với chỉ có 8,8% mức hài lòng là 14,3%.
Trong khi đó, có tới 31,9% VCGD rất không hài lòng và không hài
lòng về chế độ tiền lương phúc lợi. Cao nhất là VCGD khẳng định sự
hài lòng ở mức trung bình với 45,1%.
2.3.2.2. Thực trạng các biện pháp duy trì động lực làm việc cho
VC làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm
a) Biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc
Trong số các yếu tố thuộc về điều kiện, môi trường làm việc
có thể thấy nếu tính từ nhận xét ở mức trung bình đến rất tốt thì xếp
thứ tự như sau: Cao nhất là các quy định nội bộ của cơ quan với
93,3% lựa chọn; Thứ hai là môi trường, không khí làm việc xếp thứ
hai với 80,0%; Thứ ba là cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
làm việc với 73,4%; Thấp nhất là yếu tố mối quan hệ giữa các đồng
nghiệp với 64,4% lựa chọn. Mức độ dân chủ trong thực hiện yếu tố
này khá cao khi số VCHC lựa chọn thấp nhất là mức độ không bao
giờ được thảo luận với lãnh đạo về điều kiện làm việc với 12,1%.
b) Biện pháp cải thiện chế độ tiền lương, phúc lợi
Với những nhận xét không tích cực về chế độ tiền lương và
18
phúc lợi thì sự hài lòng của VCHC đối với chế độ tiền lương và phúc
lợi còn thấp, cụ thể: Đa số đều xem mức hài lòng của mình ở bậc
trung bình với 46,7% lựa chọn, sau đó là tỉ lệ không nhỏ VCHC
khẳng định mình không hài lòng với 22,2% và 11,1% là rất không hài
lòng. Trong khi đó mức hài lòng chỉ có 13,3% và hài lòng là 6,7%.
2.4. So sánh, đánh giá về động lực làm việc và biện pháp tạo
động lực làm việc đối với viên chức tại Trƣờng CĐSP Nghệ An
2.4.1. Về động lực làm việc
Từ thực trạng tìm hiểu về động lực làm việc của hai nhóm
VCGD và VCHC chúng ta có thể nhận thấy thực trạng chung tồn tại
ở cả hai nhóm là động lực làm việc không cao, đặc biệt là nhóm
VCHC. Biểu hiện cụ thể qua sự so sánh sau:
a) Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có
Số VCGD khẳng định có ý định chuyển công tác hoặc ở trạng
thái lưỡng lự chưa biết mặc dù cao hơn so với VCHC nhưng độ
chênh lệch là không đáng kể. Cụ thể số VCGD khẳng định có ý định
hoặc chưa biết là 53,9% thì VCHC là 48,9%.
b) Tình hình sử dụng thời gian làm việc
Từ kết quả tổng hợp cho thấy việc sử dụng thời gian làm việc
của VCGD tốt hơn so với VCHC thể hiện: Mức độ làm việc riêng
thường xuyên tại công sở của VCHC cao hơn tới 6,06 lần so với
VCGD, cao hơn 1,73 lần ở mức độ thỉnh thoảng. Mức độ đi muộn,
về sớm thường xuyên của VCHC cao hơn VC giảng dạy gấp 4,33
lần, thỉnh thoảng cao hơn 1,13 lần.
c) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Việc sử dụng thời gian làm việc không hữu ích với sự lãng phí
tồn tại ở cả hai nhóm VC, đặc biệt là VCHC thể hiện: số VCHC không
bao giờ hoàn thành công việc vượt thời gian kế hoạch quy định cao hơn
VCGD 1,11 lần và mức độ không hoàn thành công việc theo thời gian
kế hoạch quy định của VCHC ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng cao
hơn VCGD 2,43 lần.
19
d) Mức độ nỗ lực làm việc
Hiện trạng VC thiếu tinh thần vượt khó, thiếu lực đẩy, sự cố
gắng làm việc đang diễn ra tại trường, đặc biệt là đối với nhóm
VCHC, thể hiện: Số VCHC khẳng định nỗ lực ở mức rất thấp kể cả
khi có động lực làm việc cao hơn 2,02 lần so với VCGD;Khi gặp khó
khăn trong công việc thì số VCHC khẳng định sẽ từ chối không nỗ lực
khắc phục cao hơn 1,21 lần so với VCGD;Số VCHC cho biết không
bao giờ tự học, tự nghiên cứu cao gấp 2,13 lần so với VCGD.
2.4.2. Về các biện pháp tạo động lực làm việc
2.4.2.1. Những kết quả đạt được
Mặc dù động lực làm việc của VC không cao nhưng số VC
mong muốn cống hiến gắn bó với cơ quan còn khá nhiều với 68,2%
VCGD và 73,3% VCHC cho biết có mức độ hài lòng từ bình thường
đến rất hài lòng với công việc đang đảm nhận.
Trong các biện pháp thúc đẩy mà tác giả tìm hiểu thì biện pháp
đào tạo – bồi dưỡng đang được thực hiện khá tốt khi số người được tạo
cơ hội học tập nâng cao trình độ ngày càng gia tăng. Thực hiện tốt thứ
hai là biện pháp khen thưởng – kỉ luật, khi số VCGD và VCHC được
động viên khích lệ với số lượng ngày càng lớn. Biện pháp đánh giá
đang được cơ quan thực hiện khá đều tay, khi số VC hài lòng với các
nội dung đánh giá, đặc biệt là quy trình đánh giá, hình thức và phương
pháp đánh giá ở mức trung bình đến rất tốt là khá cao.
Trong các biện pháp duy trì động lực làm việc thì cải thiện
điều kiện và môi trường làm việc là biện pháp được cơ quan thực
hiện hiệu quả. Mức độ hài lòng về các quy định nội bộ đạt tỉ lệ rất
cao gần 90%.
2.4.2.1. Những hạn chế
Động lực làm việc của VC ở cả hai khối giảng dạy và hành
20
chính không cao là do chưa có sự đồng đều và còn một số hạn chế
nhất định trong thực hiện các biện pháp tạo động lực làm việc, đó là:
a) Biện pháp bố trí sử dụng
Đây là biện pháp đang bộc lộ những nhược điểm như:Trong
các yếu tố khi bố trí công việc thì tính thách thức và thú vị đối với
công việc đang đảm nhận được cả VCGD và VCHC nhận xét chưa
tốt. Việc bố trí lao động chưa thực sự phù hợp với năng lực sở trường
làm cho VC chưa thực sự hài lòng với công việc đang đảm nhận
chiếm tỉ lệ lớn. Số lượng VC có ý định rời khỏi cơ quan có xu hướng
tăng, và điều này được giải thích chủ yếu là do tính ổn định của công
việc không cao.
b) Biện pháp đào tạo – bồi dưỡng
Tuy số lượng VC được đào tạo – bồi dưỡng có xu hướng tăng
đều qua các năm cho thấy cơ quan khá chú trọng trong thực hiện
biện pháp này, tuy nhiên chất lượng của các chương trình đào tạo –
bồi dưỡng đang ở mức chưa cao, đặc biệt là đối với VCHC, khi có
tới 68,9% VCHC khẳng định chương trình học không giúp ích hoặc
giúp ích ít cho công việc hiện tại và tương lai, trong khi tỉ lệ này ở
VCGD thấp hơn với 53,9%.
c) Biện pháp đánh giá
Công tác này đang có những hạn chế lớn khi số người cho rằng
kết quả đánh giá phản ánh kết quả thực hiện công việc còn thấp, kết
quả đánh giá được sử dụng vào công tác quản lý chưa nhiều. Cùng với
đó số người nhận xét tốt về tiêu chí đánh giá khá ít. Ngoài ra tần suất
thực hiện đánh giá VC chưa mang tính sâu sát khi chủ yếu chỉ thực
hiện định kì hàng năm là chủ yếu.
d) Biện pháp khen thưởng – kỉ luật
Biện pháp này có những nhược điểm cần phải thay đổi, cụ thể:
Khen thưởng và kỉ luật chưa thực sự phát huy tính thúc đẩy nỗ lực
hoặc ngăn ngừa vi phạm khi mức thưởng và mức hình phạt chưa
tương xứng với thực tế, chưa căn cứ nhiều vào hiệu quả thực thi công
việc hoặc mức vi phạm.
21
e) Biện pháp cải thiện điều kiện – môi trường làm việc
Biện pháp này cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, đó
là: Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp được đánh giá ở mức độ
không tốt và rất không tốt còn nhiều, từ đó làm cho môi trường và
bầu không khí làm việc chưa tạo được sự gắn bó, thích thú khi đến
công sở làm việc của VC.
f) Biện pháp cải thiện chế độ tiền lương và phúc lợi
Đây là biện pháp chưađảm bảo được vai trò duy trì động lực
làm việc, thể hiện:Sự chênh lệch tiền lương của VC so với ngành
nghề khác là khá lớn, đặc biệt là VCHC; Việc chi trả tiền lương và
tiền thưởng còn mang tính cào bằng chủ yếu dựa vào bằng cấp và
thâm niên công tác, chưa căn cứ nhiều vào kết quả làm việc, thành
tích của cá nhân; Giữa hai khối VCGD và VCHC có sự chênh lệnh tiền
lương trung bình khá lớn, trong khi xét về thời gian làm việc thực tế,
VCHC nhiều hơn so với VCGD.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Một là, từ phía viên chức.
Hai là, từ phía các cấp lãnh đạo.
Ba là, công tác dự báo nhu cầu đào tạo của trường chưa có
chiến lược dài hơi.
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNBIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG
LỰC LÀM VIỆC CHO VC TẠI TRƢỜNG CĐSP NGHỆ AN
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện công cụ tạo động lực
làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
3.1.2. Căn cứ vào định hướng phát triển của trường
3.1.3. Căn cứ vào thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho
viên chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
22
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc
cho viên chức tại Trƣờng CĐSP Nghệ An trong thời gian tới
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc đối
với viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn
3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện biện pháp bố trí sử dụng
Thứ nhất:Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn của trường
trong đó xác định các ngành trọng tâm đào tạo thường xuyên, các
ngành đào tạo ngắt quãng dựa trên nhu cầu của xã hội.
Thứ hai: Trên cơ sở chiến lược đào tạo, xây dựng đề án vị trí
việc làm làm căn cứ bố trí giảng viên.
Thứ ba:Thực hiện rà soát lại phân công lao động giữa các
giảng viên, đánh giá khách quan tình hình thực hiện công việc,
phát hiện vị trí giảng viên dôi dư.
Thứ tư: Thực hiện sắp xếp, bố trí lại vị trí việc làm trên cơ sở
công việc được giao phù hợp với năng lực, sở trường, tạo cơ hội phát
triển cho giảng viên, đồng thời tăng quyền tự chủ trong thực hiện
công việc được giao.
Thứ năm: Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực
hiện tinh giản biên chế.
3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện biện pháp đào tạo – bồi dưỡng
Thứ nhất:Xây dựng Quy hoạch học tập nâng cao trình độ thạc sĩ,
tiến sĩ, văn bằng 2theo hướng vừa đảm bảo số lượng vừa có sự tương
thích giữa chuyên ngành đào tạo với nhu cầu việc làm của trường.
Thứ hai: Nghiên cứu thay đổi hình thức bồi dưỡng thường
xuyên như tăng định mức, sản phẩm tự học, tự bồi dưỡng; tăng số
tiết dự giờ thăm lớp; đưa tự học, tự bồi dưỡng vào làm một trong
những tiêu chí để xếp loại giảng viên hoàn thành nhiệm vụ, cũng
như đánh giá xếp loại để tính thu nhập tăng thêm.
Thứ ba: Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Thứ tư: Thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ như ngoại
23
ngữ, tin học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học.
Thứ năm: Phải xem trọng đánh giá kết quả sau đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên, đặc biệt là học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến
sĩ, văn bằng 2 và nghiệp vụ sư phạm.
3.2.1.3. Giải pháp hoàn thiện biện pháp đánh giá
Thứ nhất:Kết hợp thực hiện đánh giá thường xuyên hàng năm
với việc tăng tần suất đánh giá theo môn học, theo học kỳ để làm cơ
sở cho đánh giá hàng năm.
Thứ hai: Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, phù hợp
với từng vị trí việc làm.
Thứ ba: Khi thực hiện đánh giá phải đảm bảo khách quan,
công bằng tránh nể nang, hình thức hướng tới mục tiêu kết quả đánh
giá phải phản ánh trung thực kết quả thực hiện công việc.
Thứ tư: Kết quả đánh giá phải được sử dụng vào công tác quản
lý nhân sự, như bố trí sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng – kỉ luật, đào
tạo – bồi dưỡng...
3.2.1.4. Giải pháp hoàn thiện biện pháp khen thưởng – kỉ luật
Thứ nhất: Khen thưởng – kỉ luật phải thực hiện kịp thời, đúng
thời điểm để nâng cao tác dụng.
Thứ hai: Giá trị phần thưởng phải được nâng lên tiệm cận với
nhu cầu chung để tăng giá trị thúc đẩy giảng viên nỗ lực làm việc, đồng
thời hình thức kỉ luật phải đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm.
3.2.1.5. Giải pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc
Thứ nhất: Cải thiện mối quan hệ giữa các đồng nghiệp.
Thứ hai: Đầu tư xây dựng các phòng học đặc thù phù hợp với
yêu cầu của một số ngành học như: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, múa.
Thứ ba: Đầu tư nâng cấp thư viện điện tử theo hướng mở rộng
liên kết với thư viện tỉnh và các cơ sở đào tạo có uy tín trong cả nước.
Thứ tư: Tiếp tục cải thiện trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy
học tích cực như: máy chiếu, màn chiếu, âm thanh,...
24
3.2.1.6. Giải pháp cải thiện thu nhập
Thứ nhất: Phải thu hút, mở rộng ngành nghề đào tạo.
Thứ hai: Hoàn thiện tiêu chí đánh giá xếp loại để hưởng thu
nhập tăng thêm đối với viên chức giảng dạy.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc đối
với VC làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung
tâm
3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện biện pháp bố trí sử dụng
Thứ nhất: Phân công công việc gắn với thẩm quyền, trách
nhiệm của VCHC.
Thứ hai: Xây dựng hệ thống mục tiêu ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn cho từng vị trí công việc.
Thứ ba: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn công việc phục vụ
giảng dạy ở các phòng, ban, trung tâm.
Thứ tư: Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện
tinh giản biên chế.
3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện biện pháp đào tạo – bồi dưỡng
Thứ nhất: Cần phải tập trung nâng cao trình độ chuyên môn từ bậc
đại học trở lên cho VCHC phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm hiện có.
Thứ hai: Tăng cường công tác tập huấn nâng cao nghiệp vụ
theo chuyên đề phù hợp với vị trí việc làm của VCHC.
Thứ ba: Thực hiện bồi dưỡng kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ,
tin học cho VCHC, đặc biệt là nâng cao khả năng sử dụng thành thạo
máy tính với các phần mềm tương ứng với vị trí việc làm.
Thứ tư: Thực hiện nghiêm túc, nâng cao chất lượng hoạt động
sáng kiến kinh nghiệm của VCHC
3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện biện pháp đánh giá
Thứ nhất:Tăngtần suất đánhgiá VCHCtheo từngtuần, tháng, quý.
Thứ hai: Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, phù hợp
với đặc thù công việc của từng loại VCHC.
25
Thứ ba:Thực hiện đánh giá khách quan, công bằng có sự nhận
xét giữa các đồng nghiệp, giữa nhà quản lý với cấp dưới theo hợp
đồng phù hợp với chế độ làm việc của VC theo quy định.
Thứ tư: Kết quả đánh giá VCHC phải trở thành căn cứ để thực
hiện việc các biện pháp trong bố trí sắp xếp lao động, đặc biệt là
trong luân chuyển, điều động VCHC cho phù hợp.
3.2.2.4. Giải pháp hoàn thiện biện pháp khen thưởng – kỉ luật
Thứ nhất:Tăng giá trị thúc đẩy của phần thưởng đồng thời
đặt ra hình thức kỉ luật nghiêm minh đủ sức răn đe.
Thứ hai: Khen thưởng – kỉ luật phải trên cơ sở kết quả thực
hiện công việc.
3.2.2.5. Giải pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc
Thứ nhất: Cải thiện mối quan hệ giữa các đồng nghiệp.
Thứ hai: Đầu tư trang thiết bị đầy đủ, hiện đại phục vụ hoạt
động chuyên môn và các phần mềm hỗ trợ tương thích với công việc
cho VCHC.
3.2.2.6. Giải pháp cải thiện thu nhập
Thứ nhất: Tạo động lực thông qua các hình thức thưởng, đối
với cả thưởng vật chất và thưởng tinh thần.
Thứhai:Hoàn thiện tiêu chí đánh giá xếp loại để hưởng thu
nhập tăng thêm đối với VCHC.
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị
3.3.1. Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
3.3.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo
26
KẾT LUẬN
Viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
là nhân tố quyết định trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực có chất lượng cao cung cấp cho sự phát triển của một quốc gia.
Do vậy, vấn đề về xây dựng động lực làm việc cho viên chức ngành
giáo dục nhằm nâng cao chất lao động của đội ngũ này là một nhiệm
vụ quan trọng hiện nay.
Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về động lực, tạo
động lực làm việc của lao động nói chung và sự khác biệt về động
lực làm việc, các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức
trong đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục nói riêng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, hiện nay động lực làm việc của viên chức tại Trường
CĐSP Nghệ An không cao. Xuất phát từ những nghiên cứu về thực
trạng, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực
làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An nói riêng và viên
chức trong đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục nói chung.
Vấn đề động lực và tạo động lực làm việc là vấn đề tuy không
mới nhưng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, phức tạp. Do trình độ, năng
lực, kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không
nhiều, bởi vậy luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong các
thầy, cô giáo, các nhà quản lý, các nhà khoa học đóng góp để luận văn
được hoàn chỉnh hơn./.

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...PinkHandmade
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộBài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộloi dang
 
Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...
Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...
Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...Thảo Nguyễn
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại T...
 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại T... Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại T...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại T...hieu anh
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Đánh giá công chức dựa trên năng lực tại Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Đánh giá công chức dựa trên năng lực tại Đắk Lắk, HAYĐề tài: Đánh giá công chức dựa trên năng lực tại Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Đánh giá công chức dựa trên năng lực tại Đắk Lắk, HAY
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức UBND tỉnh Quảng Ninh
Năng lực thực thi công vụ của công chức UBND tỉnh Quảng NinhNăng lực thực thi công vụ của công chức UBND tỉnh Quảng Ninh
Năng lực thực thi công vụ của công chức UBND tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
 
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện...
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện...Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện...
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Luận văn: Quản lý về thi đua, khen thưởng trong ngành y tế, 9đ
Luận văn: Quản lý về thi đua, khen thưởng trong ngành y tế, 9đLuận văn: Quản lý về thi đua, khen thưởng trong ngành y tế, 9đ
Luận văn: Quản lý về thi đua, khen thưởng trong ngành y tế, 9đ
 
Đánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOT
Đánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOTĐánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOT
Đánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOT
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
 
Bài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộBài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộ
 
Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...
Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...
Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại T...
 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại T... Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại T...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại T...
 
Tác động của quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên
Tác động của quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viênTác động của quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên
Tác động của quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng của nhân viên
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà NẵngLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại viễn thông Hồ...
 
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở LàoLuận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
 
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nướcLuận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Luận văn: Năng lực viên chức Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
 
Tạo động lực cho người lao động tại công ty giống cây trồng
Tạo động lực cho người lao động tại công ty giống cây trồngTạo động lực cho người lao động tại công ty giống cây trồng
Tạo động lực cho người lao động tại công ty giống cây trồng
 
Luận văn: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, HAY
Luận văn: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, HAYLuận văn: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, HAY
Luận văn: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, HAY
 
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 

Similar to Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại CĐ Sư phạm

Luận Văn Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Sở Kế hoạch và Đầ...
Luận Văn  Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Sở Kế hoạch và Đầ...Luận Văn  Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Sở Kế hoạch và Đầ...
Luận Văn Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Sở Kế hoạch và Đầ...sividocz
 
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước...
Luận Văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước...Luận Văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước...
Luận Văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước...sividocz
 
Luân Văn Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Quảng ...
Luân Văn Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Quảng ...Luân Văn Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Quảng ...
Luân Văn Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Quảng ...sividocz
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên...sividocz
 
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh- truyền hình Dà N...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh- truyền hình Dà N...Tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh- truyền hình Dà N...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh- truyền hình Dà N...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần hóa dược việt nam 3540507
Công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần hóa dược việt nam 3540507Công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần hóa dược việt nam 3540507
Công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần hóa dược việt nam 3540507nataliej4
 
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Ngành May Tại Tổng Công Ty Cổ Phần D...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Ngành May Tại Tổng Công Ty Cổ Phần D...Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Ngành May Tại Tổng Công Ty Cổ Phần D...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Ngành May Tại Tổng Công Ty Cổ Phần D...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tạo động lực làm việc cho công nhân tại Công ty Cổ phần Xí nghiệp May Hà Quản...
Tạo động lực làm việc cho công nhân tại Công ty Cổ phần Xí nghiệp May Hà Quản...Tạo động lực làm việc cho công nhân tại Công ty Cổ phần Xí nghiệp May Hà Quản...
Tạo động lực làm việc cho công nhân tại Công ty Cổ phần Xí nghiệp May Hà Quản...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma Thuột
Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma ThuộtPhát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma Thuột
Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma ThuộtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện đa khoa T...
Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện đa khoa T...Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện đa khoa T...
Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện đa khoa T...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Ngƣời Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trƣ...
Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Ngƣời Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trƣ...Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Ngƣời Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trƣ...
Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Ngƣời Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trƣ...sividocz
 
Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...
Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...
Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...sividocz
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động công ty An Dương, HAY
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động công ty An Dương, HAYLuận văn: Tạo động lực cho người lao động công ty An Dương, HAY
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động công ty An Dương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại CĐ Sư phạm (20)

Luận Văn Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Sở Kế hoạch và Đầ...
Luận Văn  Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Sở Kế hoạch và Đầ...Luận Văn  Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Sở Kế hoạch và Đầ...
Luận Văn Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Sở Kế hoạch và Đầ...
 
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...
 
Thư viện trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Đánh giá thành tích công nhân viên tạ...
Thư viện trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Đánh giá thành tích công nhân viên tạ...Thư viện trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Đánh giá thành tích công nhân viên tạ...
Thư viện trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Đánh giá thành tích công nhân viên tạ...
 
Luận Văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước...
Luận Văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước...Luận Văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước...
Luận Văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước...
 
Luân Văn Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Quảng ...
Luân Văn Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Quảng ...Luân Văn Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Quảng ...
Luân Văn Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Điện lực Quảng ...
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên...
 
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh- truyền hình Dà N...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh- truyền hình Dà N...Tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh- truyền hình Dà N...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh- truyền hình Dà N...
 
Công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần hóa dược việt nam 3540507
Công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần hóa dược việt nam 3540507Công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần hóa dược việt nam 3540507
Công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần hóa dược việt nam 3540507
 
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Ngành May Tại Tổng Công Ty Cổ Phần D...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Ngành May Tại Tổng Công Ty Cổ Phần D...Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Ngành May Tại Tổng Công Ty Cổ Phần D...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Ngành May Tại Tổng Công Ty Cổ Phần D...
 
Tạo động lực làm việc cho công nhân tại Công ty Cổ phần Xí nghiệp May Hà Quản...
Tạo động lực làm việc cho công nhân tại Công ty Cổ phần Xí nghiệp May Hà Quản...Tạo động lực làm việc cho công nhân tại Công ty Cổ phần Xí nghiệp May Hà Quản...
Tạo động lực làm việc cho công nhân tại Công ty Cổ phần Xí nghiệp May Hà Quản...
 
Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma Thuột
Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma ThuộtPhát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma Thuột
Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma Thuột
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện đa khoa T...
Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện đa khoa T...Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện đa khoa T...
Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện đa khoa T...
 
Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Ngƣời Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trƣ...
Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Ngƣời Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trƣ...Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Ngƣời Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trƣ...
Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Ngƣời Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trƣ...
 
Tạo động lực cho người lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.doc
Tạo động lực cho người lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.docTạo động lực cho người lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.doc
Tạo động lực cho người lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.doc
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...
Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...
Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...
 
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAY
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAYTạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAY
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động công ty An Dương, HAY
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động công ty An Dương, HAYLuận văn: Tạo động lực cho người lao động công ty An Dương, HAY
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động công ty An Dương, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty xây dựng
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty xây dựngLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty xây dựng
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty xây dựng
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công tyLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại CĐ Sư phạm

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠMNGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2016
  • 2. 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ KIM SƠN Phản biện 1: PGS.TS. NGÔ THÀNH CAN Phản biện 2: PGS.TS. ĐÀO THỊ ÁI THI Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 204, Nhà A- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa- TP. Hà Nội Thời gian: vào hồi 09 giờ 00’ ngày 10 tháng 01 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Viên chức (VC) công tác trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là nhân tố quyết định không chỉ với chất lượng giáo dục quốc gia mà còn ảnh hưởng quan trọng đến năng lực, phẩm chất trong cả cuộc đời của mỗi con người. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình trạng viên chức ngành giáo dục nói chung và viên chức Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nghệ An có những biểu hiện thiếu hoặc mất động lực làm việc đang ngày càng trở thành hiện tượng được Nhà nước, tổ chức và toàn xã hội quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó nguyên nhân cơ bản là chưa thực sự tạo động lực làm việc với các chính sách khuyến khích động viên phù hợp với đặc trưng riêng về nghề nghiệp và môi trường làm việc cho viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề “Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An” là nhiệm vụ cấp bách về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu, làm rõđể góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Động lực và tạo động lực làm việc là vấn đề không mới, được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã được các tác giả phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về động lực, động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung và cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục nói chung và viên chức làm việc tại Trường CĐSPNghệ An nói riêng. Vì vậy, đề tài nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An sẽ có những đóng góp mới.
  • 4. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu của luận văn:Tìm hiểu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về động lực, tạo động lực làm việc cho viên chức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An và trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói chung. - Nhiệm vụ của luận văn:Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháptạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và tại Trường CĐSP Nghệ An trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An. -Phạm vi nghiên cứu của luận văn là:Tại Trường CĐSP Nghệ An từ năm 2014 đến nay chủ yếu đối với VC làm công tác giảng dạy sau đâygọi tắt là VC giảng dạy(GD) và VC làm công việc phục vụ giảng dạy, sau đâygọi tắt là VC hành chính (HC). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử dựa trên học thuyết Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các chính sách của Nhà nước về vấn đề tiền lương, phúc lợi. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua phân tích các tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến động lực và tạo động lực làm việc, hình thành hệ thống cơ sở lý luận theo cách tiếp cận riêng và cung cấp cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc cho viên chức giáo dục.
  • 5. 5 - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu tác giả thực hiện xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi và thu thập, xử lý thông tin với sự trợ giúp của các công cụ hỗ trợ để đánh giá thực trạng động lực, tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lý theo trình tự khoa học, lô gíc các thông tin, số liệu, bảng biểu đã thu thập về động lực và biện pháp tạo động lực, sau đó tiến hành tổng hợp để đưa ra cơ sở lý luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho viên chức. - Phương pháp quan sát:Những thông tin thu thập được thông qua phương pháp quan sát tại một số đơn vị trực thuộc trường được tác giả phân tích, đánh giá để làm rõ thực trạng về động lực và các biện pháp tạo động lực cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về lý luận Luận văn đã hệ thống hóa một cách cơ bản lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho người lao động, đặc biệt góp phần bổ sung lý luận để là sáng tỏ nhiều điểm khác biệt về động lực và các yếu tố tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập so với người lao động làm các nghề nghiệp khác. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn Luận văn đã vận dụng khung lý thuyết để làm rõ thực trạng về động lực và các biện pháp tạo động lực từ đó phân tích tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của các biện pháp tạo động lực. Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân, đề tài đã đề xuất một số giải pháp đổi mới, hoàn thiện biện pháp tạo động lực góp phần nâng cao động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục nói chung.
  • 6. 6 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương như sau: Chương1: Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; Chương 2: Thực trạng động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An; Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP 1.1. Động lực và các học thuyết cơ bản về tạo động lực 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Động lực Có những quan niệm khác nhau về động lực, song đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất: động lực là yếu tố thúc đẩy con người phấn đấu, nỗ lực, hăng say làm việc để đạt được mục tiêu nhất định.Trên cơ sở nghiên cứu có sự kế thừa, tác giả đưa ra quan niệm như sau: động lực làm việc có thể được hiểu là lực đẩy bên trong xuất phát từ các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người thôi thúc họ tự nguyện, nỗ lực hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu đặt ra với kết quả tốt nhất, từ đó góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của tổ chức. 1.1.1.2. Tạo động lực Mặc dù có cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất: tạo động lực chính là áp dụng các cách thức quản lý để tác động đến người lao động làm cho họ nảy sinh động lực làm việc. Do
  • 7. 7 vậy, theo tác giả, tạo động lực làm việc là quá trình nhà quản lý áp dụng tổng hợp các cách thức, biện pháp khuyến khích bằng vật chất và tinh thần nhằm khơi dậy, thôi thúc, động viên người lao động tự nguyện, chăm chỉ, hăng say, nỗ lực làm việc để đạt kết quả cao nhất, từ đó góp phần tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của tổ chức. 1.1.2. Các học thuyết cơ bản về tạo động lực Trong lịch sử phát triển của khoa học, vấn đề động lực và tạo động lực từ lâu đã được nhiều học giả nghiên cứu, từ đó cho ra đời nhiều học thuyết về tạo động lực. Luận văn đã đi sâu tìm hiểu một số học thuyết tiêu biểu như:Học thuyết về phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow, học thuyết tăng cường tích cực của B.F. Skinner, học thuyết hai yếu tố của Fridetick Herzberg và học thuyết về sự công bằng của J. Stacy Adams. Các học thuyết đều có những mặt tích cực và những mặt hạn chế mang tính lịch sử nhất định, tuy nhiên không thể phủ nhận ý nghĩa, tác dụng to lớn với những đóng góp của các học thuyết về tạo động lực làm việc cho người lao động. 1.2. Động lực làm việc của VC đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.2.1. Viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.2.1.1. Khái niệm viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Trên cơ sở khái niệm viên chức, có thể khái quát viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là viên chức làm việc ở các trường học, các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ giáo dục, phục vụ quản lý nhà nước về giáo dục (trong phạm vi của luận văn, sau đây xin gọi tắt là viên chức giáo dục). 1.2.1.2. Đặc điểm của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập phải là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng
  • 8. 8 lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Động lực, biểu hiện động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.2.2.1. Khái niệm động lực làm việc của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Theo tác giả: Động lực làm việc của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là lực đẩy bên trong xuất phát từ các nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi viên chức, thôi thúc họ tự nguyện, nỗ lực làm việc trên cơ sở niềm tin vào con đường, sự nghiệp giáo dục đã chọn nhằm hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. 1.2.2.2. Các biểu hiện động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Các biểu hiện của động lực làm việc có thể đánh giá thông qua một số tiêu chí sau: - Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có: Nếu viên chức thiếu tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có, thì sự nhiệt tình, hăng hái, tận tâm với công việc sẽ giảm dần, từ đó tạo ra cảm giác bất an, chán nản, cuối cùng mất động lực làm việc. Chính điều này có thể dẫn đến tình trạng bỏ việc hoặc chuyển đổi công tác đến cơ quan khác. - Tình hình sử dụng thời gian làm việc:Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc là tỷ lệ (%) giữa thời gian làm việc thực tế của viên chức và thời gian làm việc theo quy định, có thể tính bằng công thức sau: Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc = Thời gian làm việc thực tế Thời gian làm việc theo quy định - Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi viên chức thường được đo lường bằng
  • 9. 9 tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành và khối lượng công việc được giao trong khoảng thời gian nhất định, có thể tính bằng công thức sau: Mức độ hoàn thành công việc được giao = Khối lượng công việc hoàn thành Khối lượng công việc được giao - Mức độ nỗ lực làm việc: Nỗ lực làm việc được biểu hiện bằng sự cố gắng, tích cực, hăng say, nhiệt tình, khả năng khắc phục khó khăn trong thực hiện công việc; phản ánh mức độ tiêu hao cả thể lực và trí lực của viên chức; cũng như thể hiện ở cường độ lao động để hoàn thành công việc được giao. 1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Vận dụng học thuyết hai yếu tố của Frederic Herzberg, chúng ta có thể phân chia thành 02 nhóm gồm: Nhóm các yếu tố duy trì và nhóm các yếu tố thúc đẩy. a) Nhóm các yếu tố thúc đẩy Nhóm các yếu tố thúc đẩy là những nhóm gồm các thành phần chính cơ bản như: Sự thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm trong công việc, cơ hội phát triển… b) Nhóm các yếu tố duy trì Nhóm các yếu tố duy trì gồm các thành phần chính cơ bản như: Điều kiện làm việc, quy định của tổ chức, sự giám sát của tổ chức, mối quan hệ cá nhân trong tổ chức, tiền lương, địa vị, sự ổn định của công việc... Mặc dù có tác dụng khác nhau, song hai yếu tố duy trì và thúc đẩy động lực làm việc có sự tương hỗ, cộng hưởng lẫn nhau để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình làm việc của viên chức giáo dục. Các yếu tố thúc đẩy là những yếu tố thuộc nhu cầu bậc cao, sẽ tạo nên sự thỏa mãn cao hơn, từ đó sẽ giúp VC nỗ lực làm việc tốt hơn, vì vậy đây là những biện pháp tạo động lực chủ yếu. Còn các yếu tố duy
  • 10. 10 trì động lực là những yếu tố thuộc nhu cầu bậc thấp, có tác dụng không làm người lao động bất mãn, chán nản, mất động lực làm việc. 1.3. Tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.3.1. Khái niệm tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm tạo động lực và khái niệm viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, có thể khái quát: Tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là quá trình nhà quản lý áp dụng tổng hợp các cách thức, biện pháp khuyến khích nhằm khơi dậy, động viên, thôi thúc viên chức tự nguyện, chăm chỉ, hăng say, nỗ lực làm việc để đạt kết quả cao nhất, từ đó góp phần tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. 1.3.2. Cơ sở chính trị và pháp lý trong tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.3.3. Các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Mục tiêu chủ yếu của các biện pháp này là tạo động lực làm việc, thôi thúc sự nỗ lực, chủ động, hăng say làm việc của VC. Trong phạm vi luận văn, tác giả nghiên cứu chủ yếu các biện pháp sau: 1.3.3.1. Biện pháp bố trí sử dụng viên chức giáo dục 1.3.3.2. Biện pháp đào tạo phát triển đội ngũ viên chức giáo dục 1.3.3.3. Biện pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc 1.3.3.4. Biện pháp khen thưởng và kỷ luật 1.3.4. Các biện pháp duy trì động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Mục tiêu hướng tới khi thực hiện các biện pháp này là nhằm loại bỏ sự bất mãn, chán nản của viên chức giáo dục. Trong phạm vi luận văn, sẽ nghiên cứu một số biện pháp duy trì động lực cơ bản sau đây:
  • 11. 11 1.3.4.1. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc 1.3.4.2. Cải thiện chế độ tiền lương và phụ cấp 1.4. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho viên chức tại một số trƣờng đại học, cao đẳng Để học hỏi kinh nghiệm trong tạo động lực làm việc cho VC, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của 02 trường, đó là Trường Đại học Vinh và Trường CĐSP Đắk Lắk. Sau khi tìm hiểu đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Trường CĐSP Nghệ An trong tạo động lực làm việc. Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC TẠI TRƢỜNG CĐSP NGHỆ AN Để nghiên cứu đánh giá thực trạng về động lực và các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra. Số phiếu điều tra phát ra là 140, số phiếu điều tra thu về là 136 đạt 97,14%, trong đó: Viên chức làm công tác giảng dạy (VCGD) có: 91 phiếu; viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy (VCHC) có: 45 phiếu. 2.1. Khái quát chung về Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trƣờng CĐSP Nghệ An Trường CĐSP Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia, trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An. Trường có lịch sử phát triển lâu dài, được thành lập năm 1959, trải qua hơn 55 xây dựng và phát triển với sự hội tụ của 16 trường sư phạm thành viên qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức và nhân sự 2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức: Trường CĐSP Nghệ An có 21 đơn vị trực thuộcvới 02 cơ sở làm việc. 2.1.2.2. Đặc điểm về nhân sự: Tính đến tháng 7 năm 2016, tổng số
  • 12. 12 viên chức toàn trường là 259 người, trong đó: Về trình độ chuyên môn: có 04 tiến sĩ, 168 thạc sĩ, 75 người đại học và trình độ khác có 12 người.Về vị trí việc làm: Viên chức làm công tác giảng dạy có 203 người, viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy có 56 người.Về cơ cấu độ tuổi: Nhóm độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm số lượng lớn nhất với 106 người; từ 25 đến 35 tuổi có 85 người và thấp nhất là từ 46 đến 60 tuổi có 68 người.Về cơ cấu giới tính: số lượng nữ có 185 người còn lại là 74 viên chức nam. 2.2. Thực trạng về động lực làm việc của viên chức tại Trƣờng CĐSP Nghệ An 2.2.1. Thực trạng về động lực làm việc của viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn 2.2.1.1. Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có Đa số VCGD chưa thực sự tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có. Mức độ rất hài lòng: Chỉ có 8,8% số người được hỏi trả lời; Mức độ hài lòng: Có 16,5 % số người được hỏi trả lời; Mức độ bình thường: Có 42,9% số người được hỏi trả lời; Mức độ không hài lòng: Có 22% số người được hỏi trả lời; Mức độ rất không hài lòng: Có 9,9% số người được hỏi trả lời. Đáng chú ý đã có một bộ phận VCGD có ý định chuyển công tác trong thời gian tới. Trong số VCGD được hỏi thì: Có tới 19,8% khẳng định có ý định chuyển công tác; Có 34,1% khẳng định chưa biết. 2.2.1.2. Tình hình sử dụng thời gian làm việc VCGD chưa thực sự sử dụng thời gian làm việc một cách hữu ích, hiệu quả, thể hiện:Mức độ không bao giờ sử dụng thời gian làm việc ở cơ quan để giải quyết việc riêng chỉ đạt 64,8% VCGD được hỏi trả lời; Mức độ không bao giờ đi muộn về sớm chỉ đạt 57,1% VCGD được hỏi trả lời. 2.2.1.3. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của VCGD chưa cao
  • 13. 13 thể hiện:Trong số những VCGD được hỏi có tới 22% VC trả lời không bao giờ hoàn thành công việc vượt thời gian, kế hoạch quy địnhvà có 9,9% VCGD công nhận mình thường xuyên không hoàn thành công việc theo đúng tiến độ. 2.2.1.4. Mức độ nỗ lực làm việc VCGD chưa thực sự cố gắng, vượt khó ở mức độ cao nhất trong thực hiện công việc, cụ thể:Nỗ lực làm việc khi có động lực làm việc của VCGD ở mức rất cao có 31,9%, cao có 24,2%, vừa phải có 28,6%, thấp có 13,2% và rất thấp với 2,2%.Nỗ lực khắc phục khi gặp khó khăn của VCGD cũng không cao khi có tới hơn một nửa với 54,9% lựa chọn sẽ cân nhắc hoàn cảnh mới quyết định và 11%lựa chọn từ chối nỗ lực khắc phục khó khăn.Có tới 19,8%VCGD được hỏi dám thừa nhận không bao giờ tự học, tự nghiên cứu. 2.2.2. Thực trạng về động lực làm việc của viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm 2.2.2.1. Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có Kết quả điều tra cho thấy mức độ hài lòng của VCHC đối với công việc đang đảm nhận hiện nay không cao thể hiện: Cao nhất là lựa chọn mức bình thường chiếm 48,9%; Thứ hai là lựa chọn mức không hài lòng chiếm 20,0%; Thứ ba là mức hài lòng với 13,3%; Thứ tư là mức rất hài lòng với 11,1%; Thấp nhất là lựa chọn mức rất không hài lòng với 6,7%. Số VCHC được hỏi khẳng định muốn chuyển công tác trong thời gian tớicó 20,0%, số VCHC đang lưỡng lự chưa rõ ý định chuyển công tác hay không chiếm 28,9%. 2.2.2.2. Tình hình sử dụng thời gian làm việc Kết quả điều tra cho thấy mức độ chấp hành đúng thời gian làm việc của VCHC còn thấp, tình trạng lãng phí thời gian công sở còn nhiều thể hiện: Tình trạngsử dụng thời gian làm việc tại công sở để giải quyết công việc riêng ở mức thỉnh thoảng chiếm 53,3%, ở mức độ thường xuyên chiếm 26,7%; Tình trạng đi muộn, về sớm so
  • 14. 14 với thời gian làm việc theo quy định đang diễn ra khá phổ biến ở mức độ thỉnh thoảng với 40,0%, mức độ thường xuyên với 33,3%. 2.2.2.3. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của VCHC chưa cao thể hiện: Trong số những VCHC được hỏi có tới 24,4% trả lời không bao giờ hoàn thành công việc vượt thời gian, kế hoạch quy định và có 8,9% VCHC công nhận mình thường xuyên không hoàn thành công việc theo đúng tiến độ. 2.2.2.4. Mức độ nỗ lực làm việc Nỗ lực làm việc khi có động lực của VCHC không cao khi có 40,0% trả lời nỗ lực cao, sau đó đến rất cao với 24,4%, vừa phải có 22,2%. Tình trạng VCHC trả lời mức độ nỗ lực thấp và rất thấp còn tồn tại với tỉ lệ lần lượt là 8,9% và 4,4%. Nỗ lực khắc phục khi gặp khó khăn của VCHC cũng chưa tốt khi: vẫn còn số lượng khá lớn VCHC lưỡng lự, cân nhắc chưa thật sự sẵn sàng vượt khó trong mọi hoàn cảnh chiếm 33,3% và tỉ lệ VCHC khẳng định sẽ từ chối nỗ lực khắc phục khó khăn chiếm 13,3%. Có tới 42,2% VCHC khẳng định không bao giờ tự học, tự nghiên cứu. 2.3. Thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trƣờng CĐSP Nghệ An 2.3.1. Thực trạng về các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc cho viên chức 2.3.1.1. Thực trạng các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc cho viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn a) Biện pháp bố trí sử dụng Đa số VCGD nhận xét việc bố trí sử dụng đảm bảo các yếu tố thuộc về công việc mới chỉ đạt ở mức độ trung bình, với tỉ lệ lượt lựa chọn lên tới 221,1%. Đáng chú ý là đa số VCGD cho rằng các yêu cầu khi bố trí sử dụng viên chức thực hiện chưa tốt, gồm: sự phù hợp với
  • 15. 15 năng lực và sở trường của bản thân, tính thú vị của công việc, tính thách thức của công việc và cơ hội thăng tiến trong công việc. b) Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cho VCGD ở Trường CĐSP Nghệ An được thực hiện khá tốt, thể hiện: khi chỉ có 19,8% VCGD được hỏi trả lời không bao giờ có cơ hội tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng và gần một nửa số người được hỏi với 46,2% khẳng định mức độ giúp ích nhiều của chương trình đào tạo bồi dưỡng. c) Biện pháp đánh giá Trong năm vấn đề thuộc công tác đánh giá được khảo sát thì hình thức và phương pháp đánh giá được nhận xét từ mức độ trung bình đến rất tốt chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 80,3%, sau đó đến quy trình đánh giá với 77%, xếp thứ ba là tiêu chí đánh giá với 67,1%, thứ tư là kết quả đánh giá phản ánh kết quả thực hiện công việc với 64,9% và thấp nhất là kết quả đánh giá được sử dụng vào công tác quản lý với 50,6%. Tuy nhiên, sự hài lòng về biện pháp đánh giá chưa cao khi số VCGD muốn thay đổi cách thức đánh giá chiếm tỉ lệ lớn nhất với 48,4%. d) Biện pháp khen thưởng và kỉ luật Hầu hết VCGD đều chưa hài lòng với giá trị phần thưởng khi tỉ lệ lựa chọn mức độ vừa phải với 42,9%, ít với 22,0% và rất ít 14,3% chiếm đa số.Mức độ răn đe của các biện pháp kỉ luật chưa cao khi số người được hỏi trả lời mức độ vừa phải đạt 35,2%, sau đó ít với 24,2%, nhiều 15,4%, rất ít 14,3% và rất nhiều chỉ 11% lựa chọn. 2.3.1.2. Thực trạng các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc cho viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm a) Biện pháp bố trí sử dụng Biện pháp bố trí sử dụng VCHC mới dừng lại ở mức trung bình, chưa thực sự hiệu quả trong thúc đẩy động lực làm việc. Đa số VCHC nhận xét việc bố trí sử dụng VCHC đảm bảo các yếu tố thuộc
  • 16. 16 về công việc mới chỉ đạt ở mức độ trung bình, với tỉ lệ số lượt lựa chọn cao nhất trong các mức với 202,2%. b) Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cho VCHC được thực hiện chưa thường xuyên, khi có tới 26,7% được hỏi trả lời không bao giờ có cơ hội tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa cao, khi số người được hỏi khẳng định chương trình đào tạo bồi dưỡng giúp ích ở mức độ ít chiếm tới 40,0%. c) Biện pháp đánh giá Trong năm vấn đề thuộc công tác đánh giá được khảo sát thì: Tiêu chí đánh giá được nhận xét từ mức độ trung bình đến rất tốt chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 80,0%, sau đó đến quy trình đánh giá với 77,8%, xếp thứ ba là hình thức và phương pháp đánh giá với 55,6%, thứ tư là kết quả đánh giá được sử dụng vào công tác quản lý với 51,1% và thấp nhất là kết quả đánh giá phản ánh kết quả thực hiện công việc với 42,2%. Sự hài lòng về biện pháp đánh giá chưa cao khi số VCHC muốn thay đổi cách thức đánh giá chiếm tỉ lệ lớn nhất với 57,8%. d) Biện pháp khen thưởng và kỉ luật Hiệu quả thực hiện khen thưởng, kỉ luật thấp thể hiện: Tính thúc đẩy nỗ lực làm việc của giá trị phần thưởng là rất thấp khi có tỉ lệ VCHC được hỏi khẳng định ở mức độ ít và rất ít lên tới 60%. Tính răng đe, ngăn ngừa vi phạm của các biện pháp kỉ luật không cao khi có tới 37,8% VCHC trả lời ở mức độ ít và rất ít. 2.3.2. Thực trạng về các biện pháp duy trì động lực làm việc cho viên chức 2.3.2.1. Thực trạng các biện pháp duy trì động lực làm việc cho viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn a) Biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc Trong số các yếu tố thuộc về điều kiện, môi trường làm việc
  • 17. 17 có thể thấy nếu tính từ nhận xét ở mức trung bình đến rất tốt thì các yếu tố này được nhận xét xếp thứ tự như sau: Cao nhất là môi trường, không khí làm việc với 85,8% lựa chọn;Thứ hai là các quy định nội bộ của cơ quan xếp thứ hai với 82,5%;Thứ ba là cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc với 78,1%;Thấp nhất là yếu tố thuộc về mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với 66,0% lựa chọn. Mức độ dân chủ trong thực hiện yếu tố này khá cao khi số VCGD lựa chọn mức độ không bao giờ được thảo luận với lãnh đạo về điều kiện làm việc có tỉ lệ thấp nhất với 12,1%. b) Biện pháp cải thiện chế độ tiền lương, phúc lợi Sự hài lòng của VCGD đối với chế độ tiền lương và phúc lợi là còn thấp. Trong số những VCGD được hỏi thì tỉ lệ lựa chọn thấp nhất là mức độ rất hài lòng với chỉ có 8,8% mức hài lòng là 14,3%. Trong khi đó, có tới 31,9% VCGD rất không hài lòng và không hài lòng về chế độ tiền lương phúc lợi. Cao nhất là VCGD khẳng định sự hài lòng ở mức trung bình với 45,1%. 2.3.2.2. Thực trạng các biện pháp duy trì động lực làm việc cho VC làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm a) Biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc Trong số các yếu tố thuộc về điều kiện, môi trường làm việc có thể thấy nếu tính từ nhận xét ở mức trung bình đến rất tốt thì xếp thứ tự như sau: Cao nhất là các quy định nội bộ của cơ quan với 93,3% lựa chọn; Thứ hai là môi trường, không khí làm việc xếp thứ hai với 80,0%; Thứ ba là cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc với 73,4%; Thấp nhất là yếu tố mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với 64,4% lựa chọn. Mức độ dân chủ trong thực hiện yếu tố này khá cao khi số VCHC lựa chọn thấp nhất là mức độ không bao giờ được thảo luận với lãnh đạo về điều kiện làm việc với 12,1%. b) Biện pháp cải thiện chế độ tiền lương, phúc lợi Với những nhận xét không tích cực về chế độ tiền lương và
  • 18. 18 phúc lợi thì sự hài lòng của VCHC đối với chế độ tiền lương và phúc lợi còn thấp, cụ thể: Đa số đều xem mức hài lòng của mình ở bậc trung bình với 46,7% lựa chọn, sau đó là tỉ lệ không nhỏ VCHC khẳng định mình không hài lòng với 22,2% và 11,1% là rất không hài lòng. Trong khi đó mức hài lòng chỉ có 13,3% và hài lòng là 6,7%. 2.4. So sánh, đánh giá về động lực làm việc và biện pháp tạo động lực làm việc đối với viên chức tại Trƣờng CĐSP Nghệ An 2.4.1. Về động lực làm việc Từ thực trạng tìm hiểu về động lực làm việc của hai nhóm VCGD và VCHC chúng ta có thể nhận thấy thực trạng chung tồn tại ở cả hai nhóm là động lực làm việc không cao, đặc biệt là nhóm VCHC. Biểu hiện cụ thể qua sự so sánh sau: a) Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có Số VCGD khẳng định có ý định chuyển công tác hoặc ở trạng thái lưỡng lự chưa biết mặc dù cao hơn so với VCHC nhưng độ chênh lệch là không đáng kể. Cụ thể số VCGD khẳng định có ý định hoặc chưa biết là 53,9% thì VCHC là 48,9%. b) Tình hình sử dụng thời gian làm việc Từ kết quả tổng hợp cho thấy việc sử dụng thời gian làm việc của VCGD tốt hơn so với VCHC thể hiện: Mức độ làm việc riêng thường xuyên tại công sở của VCHC cao hơn tới 6,06 lần so với VCGD, cao hơn 1,73 lần ở mức độ thỉnh thoảng. Mức độ đi muộn, về sớm thường xuyên của VCHC cao hơn VC giảng dạy gấp 4,33 lần, thỉnh thoảng cao hơn 1,13 lần. c) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Việc sử dụng thời gian làm việc không hữu ích với sự lãng phí tồn tại ở cả hai nhóm VC, đặc biệt là VCHC thể hiện: số VCHC không bao giờ hoàn thành công việc vượt thời gian kế hoạch quy định cao hơn VCGD 1,11 lần và mức độ không hoàn thành công việc theo thời gian kế hoạch quy định của VCHC ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng cao hơn VCGD 2,43 lần.
  • 19. 19 d) Mức độ nỗ lực làm việc Hiện trạng VC thiếu tinh thần vượt khó, thiếu lực đẩy, sự cố gắng làm việc đang diễn ra tại trường, đặc biệt là đối với nhóm VCHC, thể hiện: Số VCHC khẳng định nỗ lực ở mức rất thấp kể cả khi có động lực làm việc cao hơn 2,02 lần so với VCGD;Khi gặp khó khăn trong công việc thì số VCHC khẳng định sẽ từ chối không nỗ lực khắc phục cao hơn 1,21 lần so với VCGD;Số VCHC cho biết không bao giờ tự học, tự nghiên cứu cao gấp 2,13 lần so với VCGD. 2.4.2. Về các biện pháp tạo động lực làm việc 2.4.2.1. Những kết quả đạt được Mặc dù động lực làm việc của VC không cao nhưng số VC mong muốn cống hiến gắn bó với cơ quan còn khá nhiều với 68,2% VCGD và 73,3% VCHC cho biết có mức độ hài lòng từ bình thường đến rất hài lòng với công việc đang đảm nhận. Trong các biện pháp thúc đẩy mà tác giả tìm hiểu thì biện pháp đào tạo – bồi dưỡng đang được thực hiện khá tốt khi số người được tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ ngày càng gia tăng. Thực hiện tốt thứ hai là biện pháp khen thưởng – kỉ luật, khi số VCGD và VCHC được động viên khích lệ với số lượng ngày càng lớn. Biện pháp đánh giá đang được cơ quan thực hiện khá đều tay, khi số VC hài lòng với các nội dung đánh giá, đặc biệt là quy trình đánh giá, hình thức và phương pháp đánh giá ở mức trung bình đến rất tốt là khá cao. Trong các biện pháp duy trì động lực làm việc thì cải thiện điều kiện và môi trường làm việc là biện pháp được cơ quan thực hiện hiệu quả. Mức độ hài lòng về các quy định nội bộ đạt tỉ lệ rất cao gần 90%. 2.4.2.1. Những hạn chế Động lực làm việc của VC ở cả hai khối giảng dạy và hành
  • 20. 20 chính không cao là do chưa có sự đồng đều và còn một số hạn chế nhất định trong thực hiện các biện pháp tạo động lực làm việc, đó là: a) Biện pháp bố trí sử dụng Đây là biện pháp đang bộc lộ những nhược điểm như:Trong các yếu tố khi bố trí công việc thì tính thách thức và thú vị đối với công việc đang đảm nhận được cả VCGD và VCHC nhận xét chưa tốt. Việc bố trí lao động chưa thực sự phù hợp với năng lực sở trường làm cho VC chưa thực sự hài lòng với công việc đang đảm nhận chiếm tỉ lệ lớn. Số lượng VC có ý định rời khỏi cơ quan có xu hướng tăng, và điều này được giải thích chủ yếu là do tính ổn định của công việc không cao. b) Biện pháp đào tạo – bồi dưỡng Tuy số lượng VC được đào tạo – bồi dưỡng có xu hướng tăng đều qua các năm cho thấy cơ quan khá chú trọng trong thực hiện biện pháp này, tuy nhiên chất lượng của các chương trình đào tạo – bồi dưỡng đang ở mức chưa cao, đặc biệt là đối với VCHC, khi có tới 68,9% VCHC khẳng định chương trình học không giúp ích hoặc giúp ích ít cho công việc hiện tại và tương lai, trong khi tỉ lệ này ở VCGD thấp hơn với 53,9%. c) Biện pháp đánh giá Công tác này đang có những hạn chế lớn khi số người cho rằng kết quả đánh giá phản ánh kết quả thực hiện công việc còn thấp, kết quả đánh giá được sử dụng vào công tác quản lý chưa nhiều. Cùng với đó số người nhận xét tốt về tiêu chí đánh giá khá ít. Ngoài ra tần suất thực hiện đánh giá VC chưa mang tính sâu sát khi chủ yếu chỉ thực hiện định kì hàng năm là chủ yếu. d) Biện pháp khen thưởng – kỉ luật Biện pháp này có những nhược điểm cần phải thay đổi, cụ thể: Khen thưởng và kỉ luật chưa thực sự phát huy tính thúc đẩy nỗ lực hoặc ngăn ngừa vi phạm khi mức thưởng và mức hình phạt chưa tương xứng với thực tế, chưa căn cứ nhiều vào hiệu quả thực thi công việc hoặc mức vi phạm.
  • 21. 21 e) Biện pháp cải thiện điều kiện – môi trường làm việc Biện pháp này cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, đó là: Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp được đánh giá ở mức độ không tốt và rất không tốt còn nhiều, từ đó làm cho môi trường và bầu không khí làm việc chưa tạo được sự gắn bó, thích thú khi đến công sở làm việc của VC. f) Biện pháp cải thiện chế độ tiền lương và phúc lợi Đây là biện pháp chưađảm bảo được vai trò duy trì động lực làm việc, thể hiện:Sự chênh lệch tiền lương của VC so với ngành nghề khác là khá lớn, đặc biệt là VCHC; Việc chi trả tiền lương và tiền thưởng còn mang tính cào bằng chủ yếu dựa vào bằng cấp và thâm niên công tác, chưa căn cứ nhiều vào kết quả làm việc, thành tích của cá nhân; Giữa hai khối VCGD và VCHC có sự chênh lệnh tiền lương trung bình khá lớn, trong khi xét về thời gian làm việc thực tế, VCHC nhiều hơn so với VCGD. 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Một là, từ phía viên chức. Hai là, từ phía các cấp lãnh đạo. Ba là, công tác dự báo nhu cầu đào tạo của trường chưa có chiến lược dài hơi. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNBIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VC TẠI TRƢỜNG CĐSP NGHỆ AN 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện công cụ tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 3.1.2. Căn cứ vào định hướng phát triển của trường 3.1.3. Căn cứ vào thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
  • 22. 22 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trƣờng CĐSP Nghệ An trong thời gian tới 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc đối với viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn 3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện biện pháp bố trí sử dụng Thứ nhất:Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn của trường trong đó xác định các ngành trọng tâm đào tạo thường xuyên, các ngành đào tạo ngắt quãng dựa trên nhu cầu của xã hội. Thứ hai: Trên cơ sở chiến lược đào tạo, xây dựng đề án vị trí việc làm làm căn cứ bố trí giảng viên. Thứ ba:Thực hiện rà soát lại phân công lao động giữa các giảng viên, đánh giá khách quan tình hình thực hiện công việc, phát hiện vị trí giảng viên dôi dư. Thứ tư: Thực hiện sắp xếp, bố trí lại vị trí việc làm trên cơ sở công việc được giao phù hợp với năng lực, sở trường, tạo cơ hội phát triển cho giảng viên, đồng thời tăng quyền tự chủ trong thực hiện công việc được giao. Thứ năm: Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện tinh giản biên chế. 3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện biện pháp đào tạo – bồi dưỡng Thứ nhất:Xây dựng Quy hoạch học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, văn bằng 2theo hướng vừa đảm bảo số lượng vừa có sự tương thích giữa chuyên ngành đào tạo với nhu cầu việc làm của trường. Thứ hai: Nghiên cứu thay đổi hình thức bồi dưỡng thường xuyên như tăng định mức, sản phẩm tự học, tự bồi dưỡng; tăng số tiết dự giờ thăm lớp; đưa tự học, tự bồi dưỡng vào làm một trong những tiêu chí để xếp loại giảng viên hoàn thành nhiệm vụ, cũng như đánh giá xếp loại để tính thu nhập tăng thêm. Thứ ba: Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Thứ tư: Thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ như ngoại
  • 23. 23 ngữ, tin học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học. Thứ năm: Phải xem trọng đánh giá kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, đặc biệt là học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, văn bằng 2 và nghiệp vụ sư phạm. 3.2.1.3. Giải pháp hoàn thiện biện pháp đánh giá Thứ nhất:Kết hợp thực hiện đánh giá thường xuyên hàng năm với việc tăng tần suất đánh giá theo môn học, theo học kỳ để làm cơ sở cho đánh giá hàng năm. Thứ hai: Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, phù hợp với từng vị trí việc làm. Thứ ba: Khi thực hiện đánh giá phải đảm bảo khách quan, công bằng tránh nể nang, hình thức hướng tới mục tiêu kết quả đánh giá phải phản ánh trung thực kết quả thực hiện công việc. Thứ tư: Kết quả đánh giá phải được sử dụng vào công tác quản lý nhân sự, như bố trí sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng – kỉ luật, đào tạo – bồi dưỡng... 3.2.1.4. Giải pháp hoàn thiện biện pháp khen thưởng – kỉ luật Thứ nhất: Khen thưởng – kỉ luật phải thực hiện kịp thời, đúng thời điểm để nâng cao tác dụng. Thứ hai: Giá trị phần thưởng phải được nâng lên tiệm cận với nhu cầu chung để tăng giá trị thúc đẩy giảng viên nỗ lực làm việc, đồng thời hình thức kỉ luật phải đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm. 3.2.1.5. Giải pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc Thứ nhất: Cải thiện mối quan hệ giữa các đồng nghiệp. Thứ hai: Đầu tư xây dựng các phòng học đặc thù phù hợp với yêu cầu của một số ngành học như: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, múa. Thứ ba: Đầu tư nâng cấp thư viện điện tử theo hướng mở rộng liên kết với thư viện tỉnh và các cơ sở đào tạo có uy tín trong cả nước. Thứ tư: Tiếp tục cải thiện trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy học tích cực như: máy chiếu, màn chiếu, âm thanh,...
  • 24. 24 3.2.1.6. Giải pháp cải thiện thu nhập Thứ nhất: Phải thu hút, mở rộng ngành nghề đào tạo. Thứ hai: Hoàn thiện tiêu chí đánh giá xếp loại để hưởng thu nhập tăng thêm đối với viên chức giảng dạy. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc đối với VC làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm 3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện biện pháp bố trí sử dụng Thứ nhất: Phân công công việc gắn với thẩm quyền, trách nhiệm của VCHC. Thứ hai: Xây dựng hệ thống mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng vị trí công việc. Thứ ba: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn công việc phục vụ giảng dạy ở các phòng, ban, trung tâm. Thứ tư: Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện tinh giản biên chế. 3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện biện pháp đào tạo – bồi dưỡng Thứ nhất: Cần phải tập trung nâng cao trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên cho VCHC phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm hiện có. Thứ hai: Tăng cường công tác tập huấn nâng cao nghiệp vụ theo chuyên đề phù hợp với vị trí việc làm của VCHC. Thứ ba: Thực hiện bồi dưỡng kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, tin học cho VCHC, đặc biệt là nâng cao khả năng sử dụng thành thạo máy tính với các phần mềm tương ứng với vị trí việc làm. Thứ tư: Thực hiện nghiêm túc, nâng cao chất lượng hoạt động sáng kiến kinh nghiệm của VCHC 3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện biện pháp đánh giá Thứ nhất:Tăngtần suất đánhgiá VCHCtheo từngtuần, tháng, quý. Thứ hai: Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc thù công việc của từng loại VCHC.
  • 25. 25 Thứ ba:Thực hiện đánh giá khách quan, công bằng có sự nhận xét giữa các đồng nghiệp, giữa nhà quản lý với cấp dưới theo hợp đồng phù hợp với chế độ làm việc của VC theo quy định. Thứ tư: Kết quả đánh giá VCHC phải trở thành căn cứ để thực hiện việc các biện pháp trong bố trí sắp xếp lao động, đặc biệt là trong luân chuyển, điều động VCHC cho phù hợp. 3.2.2.4. Giải pháp hoàn thiện biện pháp khen thưởng – kỉ luật Thứ nhất:Tăng giá trị thúc đẩy của phần thưởng đồng thời đặt ra hình thức kỉ luật nghiêm minh đủ sức răn đe. Thứ hai: Khen thưởng – kỉ luật phải trên cơ sở kết quả thực hiện công việc. 3.2.2.5. Giải pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc Thứ nhất: Cải thiện mối quan hệ giữa các đồng nghiệp. Thứ hai: Đầu tư trang thiết bị đầy đủ, hiện đại phục vụ hoạt động chuyên môn và các phần mềm hỗ trợ tương thích với công việc cho VCHC. 3.2.2.6. Giải pháp cải thiện thu nhập Thứ nhất: Tạo động lực thông qua các hình thức thưởng, đối với cả thưởng vật chất và thưởng tinh thần. Thứhai:Hoàn thiện tiêu chí đánh giá xếp loại để hưởng thu nhập tăng thêm đối với VCHC. 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị 3.3.1. Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An 3.3.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo
  • 26. 26 KẾT LUẬN Viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là nhân tố quyết định trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho sự phát triển của một quốc gia. Do vậy, vấn đề về xây dựng động lực làm việc cho viên chức ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lao động của đội ngũ này là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về động lực, tạo động lực làm việc của lao động nói chung và sự khác biệt về động lực làm việc, các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay động lực làm việc của viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An không cao. Xuất phát từ những nghiên cứu về thực trạng, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho viên chức tại Trường CĐSP Nghệ An nói riêng và viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục nói chung. Vấn đề động lực và tạo động lực làm việc là vấn đề tuy không mới nhưng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, phức tạp. Do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều, bởi vậy luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong các thầy, cô giáo, các nhà quản lý, các nhà khoa học đóng góp để luận văn được hoàn chỉnh hơn./.