SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------
ĐỖ MẠNH CƢỜNG
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾT HỢP VỚI GIÁO DỤC
ĐẠO ĐƢ́ C CHO TRẺ EM TRÊN ĐI ̣A BÀ N
QUẬN CẦ U GIẤ Y, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế
HÀ NỘI - 2014
LỜ I CẢ M ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo , cô giáo Khoa Luâ ̣t – Đa ̣i học
Quốc Gia Hà Nội đã tâ ̣n tình da ̣y dỗ em trong thời gian vừ a qua.
Em xin chân thành cảm ơn GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế đã hướng dẫn tận
tình để em hoàn thành lu ận văn đề tài "Giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục
đa ̣o đứ c cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội".
Em xin chân thành cảm ơn Công an quâ ̣n Cầu Giấy thành phố Hà Nội ,
Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng Lao đô ̣ng thương binh xã hô ̣i, Phòng Tư pháp
quâ ̣n Cầu Giấy, Trường THCS Nghĩa Tân , bạn bè, đồng nghiê ̣p đã cung cấp số
liê ̣u, giúp đỡ để em có thể phản ánh chính xác thực trạng đạo đức của các em ,
tình hình giáo dục phá p luâ ̣t , giáo dục đạo đức trên địa bàn quận Cầu Giấy ,
thành phố Hà Nội.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Giá o dục pháp lu ật kết hợp vớ i giá o dục đạo
đứ c cho trẻ em trên đi ̣a bàn quận Cầu Gi ấy, thành phố Hà Nội” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luâ ̣n văn
đã được trích dẫn đầy đủ tại phần tài liệu tham khảo. Trích dẫn trong luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
NGƢỜI CAM ĐOAN
Đỗ Mạnh Cƣờng
DANH MỤC CÁ C TƢ̀ VIẾ T TẮ T
GDĐĐ: Giáo dục đạo đức
GDPL: Giáo dục pháp luật
THCS: Trung học cơ sở
TH: Tiểu học
THPT: Trung học phổ thông
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
TNCS: Thanh niên Cộng sản
DANH MỤC BẢ NG
STT Số hiê ̣u bảng Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1
Số vụtrẻ em vi pha ̣m pháp luâ ̣t Hình
sự chưa đến mứ c đô ̣khởi tố bi ̣xử pha ̣t
hành chính (từ năm 2009 đến 2013)
39
2 Bảng 2.2
Số liê ̣u cụthể các đối tượng bi ̣bắt giữ
có quyết đi ̣nh tâ ̣p trung cai nghiê ̣n (từ
năm 2011 đến 2013)
39
3 Bảng 2.3
Số liê ̣u cai nghiê ̣n bắt buộc trên đi ̣a
bàn quận Cầu Giấy , thành phố Hà Nội
(từ năm 2011 đến 2013)
40
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT KẾ T HỢP VỚ I GIÁ O DỤC ĐẠO ĐƢ́ C CHO TRẺ EM
1.1. Quan niệm về GDPL cho trẻ em 6
1.1.1. Quan niệm GDPL 6
1.1.2. Quan niệm về GDPL cho trẻ em 8
1.1.3. Mục đích của GDPL cho trẻ em 9
1.1.4. Nội dung, hình thức và phương pháp GDPL cho trẻ em 12
1.2. Quan niê ̣m về giáo dục đa ̣o đứ c cho trẻ em 14
1.2.1. Quan niê ̣m về giáo dục đa ̣o đứ c 14
1.2.2. Quan niê ̣m về giáo dục đa ̣o đứ c cho trẻ em 16
1.2.3. Mục đích của giáo dục đa ̣o đứ c cho trẻ em 17
1.2.4. Sự cần thiết kết hợp GDPL và giáo dục đạo đức cho trẻ em 17
1.3. Các yếu tố tác động đến việc GDPL, giáo dục đạo đức cho trẻ em 20
1.3.1. Các yếu tố về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán 20
1.3.2. Yếu tố về pháp luật, đa ̣o đứ c đối với trẻ em 21
1.3.3. Yếu tố nhận thức của bản thân của trẻ em 21
1.3.4. Yếu tố về năng lực chủ thể đi GDPL, đa ̣o đứ c 23
1.3.5. Yếu tố về cộng đồng, nhà trường, gia đình 23
Chương 2: THƢ̣C TRẠNG GIÁ O DỤC PHÁ P LUẬT KẾ T HỢP VỚ I ĐẠO ĐƢ́ C
CHO TRẺ EM TRÊN ĐI ̣A BÀ N QUẬN CẦ U GIẤ Y, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng hiểu biết pháp luật, đa ̣o đứ c c ủa trẻ em trên địa bàn quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay
32
2.1.1. Những thành tựu về hiểu biết pháp luật, đa ̣o đứ c của trẻ em trên đi ̣a bàn
quâ ̣n quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay
32
2.1.2. Những bất câ ̣p , hạn chế về hiểu biết pháp luật, đa ̣o đứ c của trẻ em đi ̣a
bàn quận quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay
36
2.2. Thực trạng giáo dục pháp luâ ̣t , giáo dục đạo đức cho trẻ em địa bàn
quâ ̣n quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiê ̣n nay.
41
2.2.1. Những thành tựu của công tác giáo dục pháp luâ ̣t, giáo dục đạo đức trên
đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay
41
2.2.2. Những bất câ ̣p , hạn chế của công tác giáo dục pháp luật , giáo dục đạo
đứ c trên đi ̣a bàn quâ ̣n quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay
48
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIÁ O DỤC PHÁ P LUẬT KẾ T HỢP VỚ I GIÁ O DỤC ĐẠO ĐƢ́ C
CHO TRẺ EM TRÊN ĐI ̣A BÀ N QUẬN CẦ U GIẤ Y, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm cơ bản về GDPL cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy
hiện nay
53
3.1.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình GDPL kết hợp với giáo dục đa ̣o đứ c cho
trẻ em
53
3.1.2. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác GDPL kết hợp
với giáo dục đa ̣o đứ c, kỹ năng sốngcho trẻ em
56
3.1.3. Xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
về pháp luật, đa ̣o đứ c cho trẻ em
60
3.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiê ̣u quả GDPL kết hợp với giáo dục đa ̣o
đứ c cho trẻ emđịa bàn quận quận Cầu Giấy , thành phố Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay
62
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật cho trẻ em 62
3.2.2. Tăng cường công tác GDPL kết hợp giáo dục đạo đức và kỹ năng sống
cho trẻ em đi ̣a bàn quâ ̣n quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
64
3.2.3. Đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội xảy
ra trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
65
3.2.4. Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức theo hướng xây dựng và củng cố
các chuẩn mực đạo đức cá nhân - đạo đức gia đình - đạo đức cộng đồng.
66
3.2.5. Xây dựng tam giác “nhà trường - gia đình - xã hội” 67
3.3 Giải pháp đi từ đời sống kinh tế - xã hội 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢ O 75
MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xu thế hội nhâ ̣p toàn cầu, cải cách tư pháp , bối cảnh tìm kiếm các
biê ̣n pháp khác nhau để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam
viê ̣c tuyên truyền , GDPL, GDĐĐ cho trẻ em càng trở nên cấp bách, cần thiết
hơn bao giờ hết . Trong một xã hô ̣i luôn chuyển động v ới nhiều mối quan hệ
phứ c ta ̣p thì ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người cũng khác nhau . Ý thức
chấp hành pháp luâ ̣t của mỗi ng ười dựa trên lòng tự trọng, danh dự, phẩm giá ,
lương tâm – biểu hiê ̣n tâ ̣p trung của một nhân cách đa ̣o đứ c đólà những yếu tố
điều chỉnh xã hội không gì có thể thay thế được . Vì vậy, viê ̣c GDPL (GDPL)
kết hợp với GDĐĐ (GDĐĐ) có ý nghĩa rất quan tro ̣ng , cần thiết trong hoa ̣t
đô ̣ng giáo dục, cũng như quản lý xã hội.
Có thể nói rằng, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và sẽ đem lại
những yếu tố mới cho việc làm sâu sắc, phong phú thêm những giá trị truyền
thống đồng thời cũng gây ra những xáo trộn, tác động thay đ ổi lối sống, quan
niệm về các chuẩn mực đạo đức xã hội đă ̣c biê ̣t là tại các thành phố lớn như thủ
đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để thực hiện
công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà vẫn giữ được nét đẹp riêng, những giá trị đạo
đức truyền thốngđâ ̣m đà bản sắc của dân tộc, lối sống tuân thủ pháp luâ ̣t của
người Viê ̣t Nam nói chung, người Hà thành nói riêng.Theo kết quả khảo sát của
Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam, tỉ lệ học sinh đi học muộn:
Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS
55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha, mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%;
tỉ lệ không chấp hành an toàn giao thông: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT
70%, ... Những con số này cho thấy, càng lớn ý thức đạo đức của trẻ em khi
đang ngồi trên ghế nhà trường càng đi xuống. Không thể phủ nhận thực tế trong
những năm gần đây, thủ đô Hà Nộinói chung và địa bàn quâ ̣n Cầu Giấy nói riêng
đang xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề đáng lo ngại ở trẻ em. Liên tục có
những clip quay cảnh các em đánh nhau, cãi giáo viên, không ít trẻ em liên tiếp
có hành vi trộm cắp đồ ở siêu thị, nhà hàng, chợNhà xanh, chợđêm sinh viên,
điểm xe bus Trung chuyển Cầu Giấy… Đây có phải những báo động về tâm lý
của các em phản ánh thực trạng đạo đức xã hội đang xuống cấp?Mô ̣t trong các
nguyên nhân chính là trẻ em là những người còn non nớt về nhận thức, là lứa tuổi
đang hình thành và phát triển nhân cách nên thường dễ dàng bi ̣ảnh hưởng,dễ bị
lôi kéo, dụ dỗ đi lang thang và làm những việc trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu
được giáo dục đúng hướng trẻ em sẽ hình thành và phát triển nhiều phẩm chất
tích cực. Những hiểu biết về pháp luâ ̣t , đa ̣o đứ c được lĩnh hô ̣i sẽ là hành trang
cho các em khi bước vào tương lai. GDPLkết hợp với GDĐĐcho trẻ em có vai
trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN Viê ̣t Nam của nhân dân , do nhân dân và vì nhân
dân. Đó là lí do đề tài :"Giáo dục pháp luâ ̣t kết hợpvới GDĐĐ cho trẻ em trên đi ̣a
bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội" được chọn để nghiên cứ u. Đề tài đưa ra
một số giải pháp góp phần nâng cao hiê ̣u quả viê ̣c GDPL kết hợp với GDĐĐ cho
trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đ ồng thời tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc trong quá trình kết hợp GDPL, GDĐĐ cho trẻ em đi ̣a bàn quâ ̣n
Cầu Giấytạo sự phù hợp, phần nào đáp ứ ng những đòi hỏi của một xã hội luôn
chuyển động không ngừ ngphứ c ta ̣p và đầy cám dỗ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, tốc đô ̣đô thi ̣hóa nhanh, cơ chế
mở cửa hội nhâ ̣p và do nhiều nguyên nhân khác đã ảnh hưởng trực tiếp đến đạo
đức, lối sống của trẻ em. Mă ̣t trái của sự tác động này là mô ̣t bộphâ ̣n không nhỏ
trẻ em có đa ̣o đứ c xuống cấp, vi phạm pháp luật ngày càng tăng đă ̣c biê ̣t là ởthủ
đô Hà Nội. Đây quả là vấn đề bức xúc, lo lắng đang đặt ra cho toàn xã hội hiện
nay. GDPL kết hợp GDĐĐ nói chung và cho các đối tượng giáo dục cụ thể luôn
mang tính thời sự đón nhâ ̣n được nhiều nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu. Đã
có nhiều công trình nghiên cứu về GDPL và GDĐĐ dưới nhiều góc độ khác
nhau. Nhóm đề tài nghiên cứu về sự khác biệt và tương đồng giữa đạo đức và
pháp luật cũng như sự tác động qua lại giữa chúng khi điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Ở góc độ này có một số công trình nghiên cứu sau: Hoàng Thị Kim Quế (chủ
nhiệm- 2002), Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở
nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ. Nguyễn Thúy Hoa (2005), Kết hợp
pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc
sĩ luật, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Quốc
Sử u,GDPL cho đội ngũ cá n bộ, công chứ c hà nh chính trong điều kiện xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia – Sự
thâ ̣t, Hà Nội, 2011; Một số vấn đề GDPL ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số ,
Nxb Chính trị Quôc Gia, Hà Nội, 1996;Một số vấn đề về GDPL trong giai đoạn
hiện nay, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1997; Phạm Kim Dung, GDPL cho cá n bộ
công chứ c cơ quan hà nh chính ở thà nh phố Hà Nội hiện nay ; Dương Thi ̣Thu
Hiền, Phổ biến GDPL trên đi ̣a bà n huyện Bố Trạch , Tỉnh Quảng Bình – Thực
trạng và giải pháp;… Cùng một số bài viết trên ta ̣p chí như: Đào Trí Ú c, Làm thế
nào để xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật, tạp chí nhà nước và
pháp luật số 4/1993; GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế , Bản chất đích thực của mối
quan hệgiữa phá p luật và đạo đứ c , tạp chí Nhà nước và ph áp luật, số 1, năm
2010; GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, Bàn về hiệu quả phổ biến, GDPL ở nước ta
hiện nay, tạp chí Khoa h ọc pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, Số 4/2011; GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế. Một số suy nghĩ về mối quan hệ
giữa phá p luật và đạo đứ c trong hệthống điều chỉnh xã hội, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật số 7 năm 1999; ThS. Lê Thị Phương Nga,GDPL, GDĐĐ và kỹ năng
sống cho trẻ em ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp…Tuy nhiên,
trong một xã hội luôn chuyển độngkhông ngừ ng sự phứ c ta ̣p, khó khăn như hiện
nay thì việc đẩy mạnh GDPL, đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, lý
tưởng sống cho trẻ em, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là yêu cầu, đòi hỏi
cấp thiết, mang tính tất yếu khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo
dục toàn diện của chúng ta là:
"Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện của con người Việt Nam, GDPL
là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học và
trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.Nó góp phần xây dựng thành
công con người mới xã hội chủ nghĩa để phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Trên cơ sở đó đề tài GDPL kết hợp với GDĐĐ cho trẻ emtrên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
GDPL, GDĐĐ cho trẻ em hiê ̣n nay.
3. Mục đíchvà nhiê ̣m vụnghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Làm sáng tỏ khái niệmGDPL, GDĐĐ cho trẻ em , thực tra ̣ng GDPL,
GDĐĐtrên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy ,thành phố Hà Nội
Qua viê ̣c nghiên cứ u thực tr ạng công tác quả GDPL, GDĐĐ cho trẻ em
trên địa bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đề tài đưa ra một số giải pháp góp
phần nâng cao h iê ̣u quảGDPL kết hợp với GDĐĐ trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội giúp giảm thiểu số lượng trẻ em vi phạmđa ̣o đứ c và pháp luật.
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứ u của luận văn
Hê ̣thống hóa lý luâ ̣n chung về GDPL;
Đánh giá trực tra ̣ng của công tác GDPL , GDĐĐ cho trẻ em trên địa bàn
quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;
Đề racác giải pháp góp phần thực hiê ̣n tốthiệuquảGDPL, GDĐĐ cho trẻ em.
4. Giớ i ha ̣n nghiên cứu của luận văn.
GDPL kết hợp với GDĐĐ cho trẻ em là vấn đề có phạm vi rộng, phong
phú. Với thời lượng hạn chế,trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ chủ
yếu tập trung nghiên cứu tại đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy , thành phố Hà Nội . Trên
cơ sở phân tích thực tra ̣ng GDPL, GDĐĐ cho trẻ em trên đi ̣a bàn quận Cầu
Giấy tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kết hợp
GDPL, GDĐĐ cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy ,Hà Nội giúp giảm thi ểu
số lượng trẻ em xuống cấp về đa ̣o đứ c và vi pha ̣m pháp luật .
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Sử dụng các phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
chứng minh để làm rõ tầm quan trọng khi GDPL kết hợp với GDĐĐ cho trẻ em
đồng thời nêu bâ ̣t những vướng mắc, tồn ta ̣i trong quá trình giáo dục cho trẻ em
trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
6. Ý nghĩa của luận văn
Những kiến thức khoa học trong luận văn có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, là
tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học
tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. Luận văn nêu ra những vướng mắc, khó
khăn trong việc kết hợp GDPL, GDĐĐ cho trẻ emtrên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu
Giấytừ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật
nâng cao hiệu quả việc kếthợpGDPL, GDĐĐ cho trẻ emtrên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu
Giấy,thành phố Hà Nội . Luận văn nêu một vài ý kiến là ý kiến tham khảo
cho các nhà xây dựng các văn bản pháp luật.
7. Kết cấu của luâ ̣n văn:
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.
Chương 1:Những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục pháp luật kết hợp với
GDĐĐ cho trẻ em
Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật kết hợp với đa ̣o đứ c cho trẻ em
trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục pháp luật kết hợp vớiGDĐĐ cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội.
CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
KẾ T HỢP VỚ I GDĐĐ CHO TRẺ EM
1.1. Quan niê ̣m về giáo dục pháp luật cho trẻ em
1.1.1. Quan niê ̣m về giáo dục pháp luật
Hiê ̣n nay,GDPL vẫn chưa được hiểu thống nhất , các nhà nghiên cứu còn
có các quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất không thừ a nhâ ̣nGDPL. Những người theo quan điểm
này cho rằng, pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và mọi
chủ thể có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật , do vâ ̣y không cần đă ̣t ra vấn đề
GDPL nữa. Nói cách khác, pháp luật không có thuô ̣c tính tuyên truyền và vâ ̣ n
đô ̣ng mà bản thân pháp luâ ̣t sẽ tự thực hiê ̣n chứ c năng giáo dục của mình bằng
các nguyên tắc, quy đi ̣nh về quyền, nghĩa vụ cũng như các chế tài đối với những
chủ thể tham gia các quan hê ̣xã hội được pháp luâ ̣t điều chỉnh. Vấn đề cần phải
làm là công bố và phổ biến các văn bản pháp luậ t mô ̣t cách rô ̣ng rãi để mọi chủ
thể pháp luật nắm được và thực hiện cho đúng các nguyên tắc,quy đi ̣nh của pháp
luâ ̣t [27, tr. 116-117].
Quan điểm thứ hai la ̣i xem nhe ̣vai trò của công tác GDPL. Theo quan
điểm này GDPL là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng hay đa ̣o đứ c, vì
vâ ̣y chỉ cần tiến hành giáo dục chính tri ̣ , tư tưởng hay đa ̣o đứ c là mo ̣i chủ thể
trong xã hội đã có ý thứ c pháp luâ ̣t , có sự tự giác , tôn tro ̣ng và tuân thủ pháp
luâ ̣t.[ tr .27, tr.118-119]
Quan điểm thứ ba la ̣i đơn giản hóa công tác GDPL, cho rằng công tác
GDPL chỉ cần được tiến hành thông qua việc lồng ghép , gắn kết với công tác
tuyên truyền, phổ biến, giới thiê ̣u văn bản pháp luâ ̣t. GDPL theo quan điểm này
về thực chất chỉ là những đợt tuyên truyền, cổ đô ̣ng mỗi khi có văn bản pháp luâ ̣t
mới được ban hành như Hiến pháp, các bộ luật, luâ ̣t… hoă ̣c theo thời vụ, như mỗi
khi có đợt bầu cử Quốc Hội, bầu cử Hô ̣i đồng nhân dân các cấp…[27, tr. 119]
Có thể thấy các quan điểm nói trên còn mang tính phi ến diện, một chiều,
chưa thấy hết đặc thù, sự tác động ,tầm quan tro ̣ng của GDPL, nên đã vô tình
hoặc cố ý hạ thấp, xem nhe ̣vai trò, giá trị xã hội của GDPL.
Theo ThS. Phạm Kim Dung,GDPL là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chứ c, có kế hoạch, theo nội dung và thông qua những phương pháp , hình thức
nhất đi ̣nh từ phía chủ thể giáo dục đến khách thể giáo dục nhằm làm hình thành
và phát triển ở họ hê ̣thống tri thứ c pháp luâ ̣t, trình độ hiểu biết (nhâ ̣n thứ c, tình
cảm, thói quen vàhành vi xử sự) theo các chuẩn mực pháp luâ ̣t [5, tr.8].
Theo Ths. Phạm Thị Ngọc Minh ,GDPL được hiểu: là hoạtđộng có định
hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng
giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp
với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành[13, tr.8].
GDPL là một hoạt động tự thân, thường xuyên của ngành giáo dục khác
một số ngành khác. GDPL trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học
nội dung, kiến thức pháp luật trong trong chương trình giáo dục chính khóa qua
các môn học như giáo dục công dân (phổ thông), pháp luật (TCCN, cao đẳng, đại
học) hoặc được lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan đạo đức, tìm
hiểu tự nhiên xã hội, sinh học, lịch sử… (phổ thông) Chính trị (TCCN)[5].
Theo TS. Nguyễn Quốc Sử u ,GDPL là quá trình hoạt động có mục đích ,
có tổ chức , có kế hoạch , theo nội dung đã được xác đi ̣nh và thông qua những
phương pháp , hình thức nhất định từ phía chủ thể GDPL, tác động đến đối
tượng tiếp nhâ ̣n GDPL nhằm làm hình thành và phát triển ở họ hệ thống tri thức
pháp luật, trình độ hiểu biết về pháp luật, làm hình thành tình cảm, thói quen và
hành vi xử xự tích cực theo pháp luâ ̣t [27, tr.119].
GDPL là một hoạt động mang đầy đủ những tính chất chung của giáo
dục, songnó có đặc điểm riêng về mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp
và chủ thể. Trong khoa học pháp lý, GDPL được hiểu theo nghĩa hẹp của khái
niệm giáo dục, theo đó, GDPL là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có mục
đích tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật,
tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành.
Tựu chung la ̣i, chúng ta có thể hiểu GDPL như sau: GDPLlà hoạtđộng có
định hướng, có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích c ủa chủ thể giáo dục, tác
động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ hê ̣thống tri th ức pháp
luật, tình cảm và hành vi phù hợp với hành vi xử sự tích cực theo quy định của
pháp luật.
GDPL là kênh dẫn pháp luật đến với xã hội, với đời sống hàng ngày của
mỗi công dân, tạo nên môi trường sống cho pháp luật. Trong môi trường này
pháp luật từng bước được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quản lý xã
hội.GDPL phải đạt được hiệu quả đặt ra . Hiê ̣u quả của hoa ̣t động GDPL phải
được nhìn nhâ ̣n đánh giá qua những mục tiêu đa ̣t được từ viê ̣c giáo dục . GDPL
là cơ sở bước đầu để hình thành lòng tin pháp luật, hình thành cảm xúc pháp
luật và hành vi phù hợp pháp luật ở mỗi cá nhân con người - đây chính là các
yếu tố cơ bản của quá trình hình thành ý thức pháp luật, ý thức công dân.
1.1.2. Quan niê ̣m về giáo dục pháp luật cho trẻ em
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"
Trẻ em nếu được chăm sóc giáo dục tốt thì tương lai chúng ta có chủ nhân
tốt. Nhâ ̣n thứ c được tầm quan trọng đó Việt Nam đã tham gia Công ước liên
hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990 và trở thành quốc gia
thứ hai tham gia công ước nà y. Ngay sau đó, Quốc hội Việt Nam đã ban hành
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào năm 1991 để ghi nhận các quyền
trẻ em trong công ước này. Đảng và Nhà nước Viê ̣t Nam rất quan tâm đến trẻ
em thể hiê ̣n rất rõ trong hê ̣thống chính sách pháp luật về trẻ em ngày càng được
hoàn thiện, từ ng bước nội lu ật hóa các nguyên tắc , chuẩn mực quốc tế và pháp
luâ ̣t quốc gia đảm bảo hài hòa , phù hợp với điều kiện phát tri ển kinh tế xã hội
Viê ̣t Nam [1, tr.5]. Tại Điều 1 Công ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc
định nghĩa một trẻ em là "mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp
dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn". Hiệp nước này
được 192 trong 194 nước thành viên phê duyệt. Một số định nghĩa tiếng Anh
của từ trẻ em bao gồm thai nhi. Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai trong
giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinh và trưởng thành. Trẻ em nhìn
chung có ít quyền hơn người lớn và được xếp vào nhóm không để đưa ra những
quyết định quan trọng, và về mặt luật pháp phải luôn có người giám hộ.
Tại Điều 1Luâ ̣t bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội nước
Cô ̣ng hòa xã hội chủ nghĩa Viê ̣t Namban hànhngày 15/6/2004 có quy định:
“Điều 1. Trẻ em
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi
[20].”
Mă ̣c dù Viê ̣t Nam đã có nhiều chính sách pháp luâ ̣t và tổ chứ c thực hiê ̣n
có hiệu quả đảm bảo cơ bản quyền của trẻ em , song tình tra ̣ng trẻ em vi pha ̣m
pháp luật vẫn có chiều hướng gia tăng . Đây là mô ̣t thách thứ c không nhỏ , đòi
hỏi chúng ta phải quan tâm đầu tư nguồn lực, GDPL cho trẻ em để giúp trẻ nhâ ̣n
thứ c hiểu biết về pháp luâ ̣t từ đó phòng ngừ a viê ̣c vi pha ̣m pháp luâ ̣t ở trẻ em.
GDPL cho trẻ em là mô ̣t phần trong GDPL nói chung, tuy nhiên đã được
cụ thể hóa về đối tượng được giáo dục là trẻ em. Từ quan niê ̣mvề GDPL, chúng
ta có thể hiểuGDPL cho trẻ emlà hoạtđộng có định hướng, có tổ chức, có chủ
định của chủ thể giáo dục, tác động lên trẻ em nhằm hình thành ở trẻ em hệ
thống tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi xử sự tích cực theo quy đi ̣nh
của pháp luật.
1.1.3. Mục đích của giáo dục pháp luật cho trẻ em
“Trẻ em như búp trên cành”
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ sẽ kế thừa và gánh vác
những trọng trách mà ông cha đi trước đã ta ̣o dựng. Chính vì vậy, viê ̣c ta ̣o dựng,
vun đắp chăm lo giáo dục cho trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Viê ̣c giáo dục trẻ em nói chung và GDPL nói riêng giúp trẻ trở thành những
người có ích cho xã hội là vấn đề phứ c ta ̣p cần có sự chung tay giúp đỡ của toàn
xã hội. Viê ̣c GDPL cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong viê ̣c hình thành hành
vi của trẻ , giúp trẻ trở thành người có ích cho xã hội . Đây cũng chính là mục
đích, yêu cầu cơ bản của GDPL đối với mọi cá nhân nói chung và trẻ em nói
riêng. GDPL là một yếu tố có vai trò chủ đạo của quá trình hình thành ý thức
pháp luật ở cá nhân con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều
do giáo dục mà nên” [13]. Việc GDPL nhằm mục đích cung cấp cho các cá
nhân những tri thức pháp luật cần thiết, xây dựng tình cảm, thái độ tôn trọng và
hành vi tích cực trong cuộc sống hàng này.
Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, GDPL cho trẻ em bao
gồm các mục đích cơ bản sau đây:
Mục đích thứ nhất: Hình thành, làm sâu sắc từng bước mở rộng hệ thống
tri thức pháp luật của trẻ em (mục đích nhận thức).
Thông qua GDPL, trẻ em được giáo dục , được trang bị những tri thức cơ
bản về pháp luật như giá trị của pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp luật, các
chuẩn mực pháp luật trong từng lĩnh vực đời sống.
Hình thành tri thức pháp luật là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm
pháp luật. Trên cơ sở kiến thức pháp luật được trang bị đã hình thành mở rộng
và làm sâu sắc tri thức pháp luật, giúp người học am hiểu hơn về pháp luật và
biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý. Tri thức pháp luật
góp phần định hướng cho lòng tin đúng đắn vào các giá trị của pháp luật, tạo cơ
sở hình thành hành vi hợp pháp ở mỗi cá nhân.
Tri thức pháp luật giúp con người điều khiển, kiềm chế hành vi của mình
trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được.
Các hành vi phù hợp với pháp luật chỉ được hình thành trên cơ sở nhận
thức đúng, có niềm tin và có tình cảm đúng đắn đối với pháp luật.
Mục đích thứ hai: Hình thành ý thức và lòng tin của trẻ em đối với
pháp luật (mục đích cảm xúc).
Lòng tin vào pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng
hành vi. Lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ của
hành vi hợp pháp. Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp những người có kiến
thức pháp luật nhưng không có lòng tin vào pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên
pháp luật, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Khi con người tin vào tính
công bằng của những đòi hỏi của quy phạm pháp luật thì không cần một sự tác
động bổ sung nào của Nhà nước để thực hiện những đòi hỏi đó. Có lòng tin vào
tính công bằng của pháp luật, con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi
của pháp luật một cách độc lập, tự nguyện.
Niềm tin pháp luật được xây dựng trên cơ sở :
Một là , giáo dục tình cảm công bằng. Nói đến pháp luật là nói đế n sự
công bằng. Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết cách
đánh giá các quy phạm pháp luật, biết cách xác định, đánh giá các tiêu chuẩn về
tính công bằng của pháp luật để tự đánh giá hành vi của mình, biết quan hệ với
người khác và với chính mình bằng các quy phạm pháp luật.
Hai là , giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục ý thức về nghĩa vụ
pháp lý. Giáo dục tình cảm trách nhiệm nhằm hình thành ý thức tuân thủ pháp
luật – một nguyên tắc xử sự của công dân trong mối quan hệ với nhau và với
các cơ quan Nhà nước. Giáo dục tình cảm trách nhiệm làm cho người được giáo
dục nhận thức được rằng mọi việc làm, mọi hành vi của mình phải dựa trên cơ
sở pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Ba là, giáo dục ý thức đấu tranh không khoan nhượng đối với những biểu
hiện vi phạm pháp luật, chống đối pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi
phạm pháp luật và tội phạm.
Mục đích thứ ba: Hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo
pháp luật (mục đích hành vi).
Việc xác định đúng mục đích GDPL có ý nghĩa quan trọng vì trong đa số
các trường hợp, nội dung, hình thức, phương pháp GDPL phụ thuộc vào mục
đích của nó. Có thể nói, GDPL góp phần hình thành, làm sâu sắc và từng bước
mở rộng tri thức pháp luật của công dân. Tri thức pháp luật có vai trò quan
trọng đối với việc hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với
pháp luật. Tri thức pháp luật giúp con người đánh giá, kiểm tra, đối chiếu hành
vi với các chuẩn mực pháp luật. Mục đích này đặc biệt quan trọng trong điều
kiện nước ta hiện nay, khi hiểu biết pháp luật của công dân còn thấp, nhận thức
về quyền và nghĩa vụ của công dân chưa đầy đủ. Đây cũng là yêu cầu của việc
hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng một xã hội văn minh,
công bằng, dân chủ, bình đẳng, kỷ cương và trật tự. “Tăng cường GDPL, nâng
cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, thống nhất,
công bằng".
Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi
trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một
trong những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự… đòi
hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và
phát triển ý thức pháp luật, đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân
trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học, chuyển
thói quen điều chỉnh xã hội theo “lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh
xã hội bằng pháp luật trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội. Trong
quan niệm về chuẩn giá trị và đánh giá đạo đức, tính khách quan, khoa học và
duy lý thay cho sự tuỳ tiện vẫn dựa trên cơ sở kinh nghiệm, duy cảm, duy tình.
Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc tất cả mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật) làm cho mọi thành viên trong xã hội có thể tự do phát huy
khả năng sáng tạo của mình trong môi trường lành mạnh – môi trường vận hành có
trật tự, nền nếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển và văn minh. Đó
cũng chính là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công
dân trong giai đoạn mới [1].
1.1.4. Nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho trẻ em
Thứ nhất, về nội dung GDPL cho trẻ em:
Về nội dung GDPL cho trẻ em c ần tập trung giới thiê ̣u các văn bản quy
phạm pháp luật mới ban hành các chuyên đề pháp luật có liên quan đến trẻ em
như: Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự năm 2009, Luật Phòng, chống ma túy năm
2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2008; Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm
2006, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004,Luật Biển Việt Nam,
các nội dung liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tuyên truyền các văn bản quy phạm về công tác đánh giá xếp loại học
sinh: Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và
học sinh trung học phổ thông; Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường
học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông.
Tuyên truyền các văn bản liên quan đến vấn đề phòng chống bạo hành,
buôn bán, xâm hại trẻ em, các quy định xử phạt vi phạm hành chính có liên
quan đến trẻ em trong giao thông đường bộ, trong lĩnh vực an ninh- trật tự an
toàn xã hội. Tích cực hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2014” bằng cách
tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông: Luật giao thông
đường bộ nam 2008, Luật Đường sắt năm 2005, Luật giao thông đường thủy nội
địa năm 2004.
Giảng dạy đúng, đủ nội dung kiến thức pháp luật được xây dựng trong
chương trình môn Giáo dục Công dân, Pháp luật theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Thứ hai, về hình thức và phương pháp GDPL cho trẻ em:
Để công tác GDPL cho trẻ em đa ̣t hiê ̣u quả cần tiến hành dưới các hình
thứ c và phương pháp sau:
Một là ,Triển khai các văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức, trong đó
đẩy mạnh hình thức tuyên truyền miệng.
Cần tăng cường tuyên truyền miê ̣ng, phổ biến pháp luật về giáo dục
trong các buổi họp cha mẹ học sinh; phát thanh cho toàn trường trong giờ nghỉ
giải lao giữa buổi; sinh hoạt ngoại khóa.
Hai là, Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng GDPL cho trẻ em trên các
phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng trang cơ sở dữ liệu pháp luật về giáo
dục trên website của trường.
Ba là, xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường, bổ sung tài liệu vào thư
viện.
Bốn là, trang bịpano, áp phích phục vụ tuyên truyền GDPL phù hợp với
lứa tuổi học sinh như: an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi
trường … Tổ chức thi đố vui, hái hoa dân chủ …tìm hiểu pháp luật.
1.2. Quan niê ̣m về giáo dục đạo đức cho trẻ em
1.2.1. Quan niê ̣m về giáo dục đạo đức
Con người là động lực của mọi sự phát triển xã hội . Con người có nhân
cách cao đe ̣p thì sự tác động đến xã hội càng lớn . Do đó không thể xem nhe ̣vai
trò của giáo dục trong sự phát triển của xã hội . Trong các mă ̣t Đứ c , Trí, Thể,
Mỹ của giáo dục. GDĐĐ có vai trò vô cùng quan trong đặt lên hàng đầu "được
xem là nền tảng, gốc dễ để ta ̣o ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mă ̣t giáo
dục khác"[14].
TS. Đoàn Hương nhận định, vấn đề vi phạm pháp luật và đạo đức của học
sinh ví như là một vấn đề “nhức nhối” của xã hội, vì “trẻ em hôm nay sẽ thay
thế chúng ta trong tương lai”. Vì vậy, GDĐĐ là yêu cầu khách quan của sự
nghiệp "trồng người", nó giúp đào tạo ra thế hệ vừa "hồng" vừa "chuyên" nhằm
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.Giá trị và giá trị đạo
đức luôn là vấn đề ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, thời đại nào. Chẳng phải
ngẫu nhiên mà cái nhìn đạo đức đã là cái nhìn truyền thống của nhiều xã hội.
Trong nền văn minh hiện đại, việc đánh giá trình độ tiến bộ của các hiện tượng
xã hội, trên thực tế vẫn rất cần sự tham gia của các tiêu chuẩn đạo đức. Bên
cạnh đó, tính đặc thù, tính giai cấp, tính khu vực… vốn là những tính chất cố
hữu của đạo đức càng làm cho các chuẩn mực đạo đức khó ăn nhập với đời
sống hiện thực. Trong khi đó, bên cạnh đạo đức còn có hàng loạt giá trị cùng
loại như phong tục, tập quán, lối sống, nếp tư duy... cũng đang được coi là cái
cần phải tính đến khi xác định tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Đối với Việt Nam,
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các giá trị đạo đức trong truyền
thống và hiện đại vẫn giữ một vai trò quan trọng. Công nghiệp hóa là một quá
trình tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của
đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước,
mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình
độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại.
Theo nghĩa hẹp, đạo đức là luân lý, là những quy định những chuẩn mực,
ứng xử trong quan hệ con người với con người, với bản thân với công việc, với
thiên nhiên và môi trường sống. Theo nghĩa rộng, đạo đức liên quan đến phạm trù
chính trị, pháp luật và lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản
ánh bộ mâ ̣t nhân cách của cá nhân đã được xã hội hóa, được thể hiện qua hành vi
đạo đức.
Đạo đức là tổng hợp những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm điều chỉnh hành vi
đối xử giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình, tập thể, với xã
hội[34].
Theo PGS.TS. Nguyễn Dục Quang,GDĐĐ được hiểu là một mặt của hoạt
động giáo dục nhằm xây dựng cho thế hệ trẻ những tính cách nhất định và bồi
dưỡng cho họ những quy tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi người với
công việc, với Tổ quốc. GDĐĐ cần phải được coi trọng đặc biệt, nhất là trong
sự nghiệp cách mạng hiện nay của dân tộc khi mà nước ta gia nhập WTO.
GDĐĐ cho thế hệ trẻ là làm cho nhân cách của họ phát triển đúng về mặt đạo
đức, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cá nhân với
bản thân, với người khác (gia đình, bạn bè, thầy cô giáo…) với xã hội, với tổ
quốc, với môi trường tự nhiên, với cộng đồng quốc tế[28].
Có thể hiểu GDĐĐ là một quá trình phức tạp của một chuỗi những tác
động bên ngoài lên cấu trúc tâm lý của con người bằng các phương pháp khác
nhau nhằm định hướng đến hình thành mục đích, sự định hướng giá trị, những
nét đặc trưng về phẩm chất, ý chí, năng lực, tính cách của con người.
Do vậy, GDPL cùng với GDĐĐ đảm bảo sự điều chỉnh từ bên ngoài đối
với hành vi của con người. Bởi lòng tin sẽ chuyển thành mục đích, định hướng
giá trị và thành hành động. Như vậy, sự thống nhất của GDPL và GDĐĐ được
thể hiện cuối cùng ở hành vi hợp pháp.
Đặc điểm của GDĐĐ:
GDĐĐ không chỉ đòi hỏi ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức mà
quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm , niềm tin
hành động thực tế của trẻ em.
Chức năng GDĐĐ:
Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo
pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.
1.2.2. Quan niê ̣m về giáo dục đạo đức cho trẻ em
Sinh thời Chủ ti ̣ch Hồ ChíMinh luôn xem “Công tác giáo dục thiếu niên ,
nhi đồng rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc”.
Theo Người, nhiệm vụ to lớn này phải do cả dân tộc và toàn xã hội đảm trách.
Bác giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho các cấp, các ngành,
nhất là các cơ quan làm công tác thiếu niên nhi đồng, Đoàn thanh niên, Hội phụ
nữ, nhà trường, gia đình và tất cả những người lớn tuổi trong xã hội. “Thiếu
niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy, chăm sóc và giáo
dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”. Bác từng nói:“Người có
đứ c mà không có tài làm viê ̣c gì cũng khó , người có tài mà không có đứ c là
người vô dụng”. Rõ ràng GDĐĐ luôn đóng vai trò quan trong đối với sự phát
triển nhân cách của con người đă ̣c biê ̣t là trẻ em.
Trên cơ sở quan niê ̣m về GDĐĐ có thể thấy đối tượng GDĐĐ ở đây là trẻ
em. Chúng ta có thể hiểu quan niệm GDĐĐcho trẻ em như sau:
GDĐĐcho trẻ em: là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng
cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dƣỡng cho trẻ em nh ững quy
tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi ngƣời, vớ i Tổ quốc[38].
1.2.3. Mục đích của giáo dục đa ̣o đƣ́ c cho trẻ em
GDĐĐ góp phần chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội
thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh
thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã
hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật. GDĐĐ nhằm hình thành
những hiểu biết về các giá trị, chuẩn mực đạo đức và ý nghĩa của việc thực hiện
các chuẩn mực đó. Sự hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức là sự nhận thức về
thiện - ác, tốt - xấu, đúng - sai, về cách ứng xử. Nếu thiếu những tri thức này con
người sẽ không phân biệt được đâu là tốt, xấu, đâu là thiện, ác…do đó hành động
của họ dễ dẫn đến sai lầm, bởi người ta chỉ hành động đúng trong chừng mực
hiểu biết chính xác. GDĐĐ góp phần hình thành tình cảm đạo đức như lòng yêu
thương, tôn trọng, niềm tin vào con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt.
GDĐĐ giúp các em s ống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoa ̣ch,
để rèn luyện trở thành học sinh ngoan, công dân tốt của xã hội.
1.2.4. Sự cần thiết kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức
cho trẻ em
Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị
chân chính, đều liên quan đến hành vi đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp
luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy
định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi
tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, chúng còn xác
định cụ thể cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm.
Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã
hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều
chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ
bên trong. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo
đức bổ sung và hỗ trợ nhau. Do vậy, có thể nói pháp luật không những là công
cụ để quản lý nhà nước, mà còn là môi trường thuận lợi cho sự hình thành và
phát triển ý thức đạo đức. Bên cạnh đó đạo đức là gốc của pháp luật cho nên
việc con người thực hiện tốt các quy phạm, các chuẩn mực đạo đức cũng là một
bước để thực thi tốt pháp luật [31].
Tuy nhiên, đạo đức và pháp luật có những đặc điểm và tính chất khác
nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi của con người: đạo đức và pháp luật
khác nhau về phương thức điều chỉnh hành vi con người; đạo đức thì mềm dẻo,
pháp luật thì bắt buộc và cứng rắn; đạo đức mang tính chung, định hướng, pháp
luật thì cụ thể và rõ ràng; đạo đức đạt được kết quả là một quá trình, pháp luật
đạt được kết quả ngay tức thì; đạo đức là kết quả tự thân, bền vững, pháp luật là
kết quả tác động từ bên ngoài, chưa bền vững.
Như vậy, đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau”. Pháp luật thì lạnh lùng và cứng rắn: “Pháp bất vị thân”, “Thuốc đắng dã
tật”. Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn
nhau. Chúng thống nhất với nhau ở đối tượng và mục tiêu là con người. Trái lại
chúng khác nhau ở phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Để nâng cao
vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì
không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt
chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao,
khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng
một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người
với con người, giữa con người với xã hội [29].
Đạo đức và pháp luật thống nhất với nhau ở mục tiêu của nó là điều chỉnh
hành vi của con người để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Một người
vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật
cũng là vi phạm đạo đức. Đạo đức và pháp luật không tự nhiên mà có. Để con
người có được ý thức đạo đức và ý thức pháp luật đều là kết quả giáo dục lâu
dài. Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn
trọng pháp luật, kỷ cương phép nước. GDPL cho còn người cũng là để bảo vệ
giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người. Vì vậy, GDĐĐ tạo nên những
tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật.
Ngược lại, GDPL lại tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường
ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiết lập
quan hệ bảo vệ hạnh phúc gia đình, bồi dưỡng thế hệ trẻ, kích thích sự giúp đỡ
đồng chí, tính lương thiện, thật thà và không dung thứ với các biểu hiện chống
đối xã hội.
Nền kinh tế thị trường với tính phức tạp, khó lường của nó luôn mong
muốn các chủ thể tham gia là những người đàng hoàng , giữ tín nhiê ̣m... Chính
những đòi hỏi, mong muốn này đặt ra những yêu cầu cho việc cần phải kết hợp
pháp luật và đa ̣o đức trong sự tác động đến đời sống xã hội . Trong sự nghiệp
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, công tác GDPL, đa ̣o đứ c có vai trò đặc
biệt quan trọng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, chúng ta
cần phải đổi mới mạnh mẽ việc GDPL cho trẻ em theo hướng lồng ghép giữa
GDPL, GDĐĐ và kỹ năng sống cho trẻ em. Thiếu các kỹ năng sống, thiếu
những bài học chính khóa và ngoại khóa cùng các sinh hoạt xã hội sinh động,
thiết thực về kỹ năng sống, về đạo đức gia đình, nhà trường và xã hội, trẻ em dễ
bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội và không biết cách tự bảo vệ mình[22].
Theo GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế bản chất đích thực của mối quan hệ
giữa pháp luâ ̣t và đa ̣o đứ c suy cho cùng đó là vấn đề mang tính nguyên tắc: đa ̣o
đứ c là cơ sở của pháp luâ ̣t [17, tr. 3]. Cho dù xã hô ̣i phát triển đến đâu , cũng
không thể đa ̣t đến sự xóa nhòa đường biên, ranh giới giữa đa ̣o đứ c và pháp luâ ̣t.
Chính vì vậy, kết hợp GDPL và GDĐĐ gắn với trang bị, thực hành các kỹ năng
sống cho trẻ em chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất về đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho trẻ em ở nước ta hiện nay. Việc
GDPL kết hợp với GDĐĐ không chỉ là một khẩu hiệu, một “chủ trương” phải
triển khai mà là một nhu cầu nội sinh của bản thân hoạt động GDPL.Thực tiễn
đã chỉ ra rằng, GDĐĐ không thể thay thế GDPL, cũng như GDPL không thể
thay thế GDĐĐ, vì mỗi loại hình giáo dục có mục đích, nội dung, hình thức và
phương pháp riêng. Bên cạnh đó tùy từng lứa tuổi mà chúng ta có những nội
dung GDĐĐ và pháp luật phù hợp để mỗi loại hình phát huy được vai trò của
mình trong việc giáo dục nhân cách của con người Việt Nam.
GDPLkết hợp vớiGDĐĐlà điều kiện không thể thiếu được để hình thành
hành vi hợp pháp và hợp đạo đức, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật.
Hiệu quả đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật sẽ được nâng cao nếu
như xã hội và nhà nước quan tâm xây dựng môi trường xã hội – pháp cho những
hành vi hợp pháp, hợp đạo đức và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý
nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
1.3. Các yếu tố tác động đến việc giáo dục pháp luật,giáo dục đạo
đức cho trẻ em
1.3.1. Các yếu tố về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán
Theo TS. Đoàn Hương, chúng ta đang quá lo cho đất nước phát triển
nhưng lại quên mất vấn đề mà cả thế giới đang lo lắng, đó là văn hóa của thế hệ
trẻ chúng ta. “Tôi nói đơn giản như việc chúng ta không có văn hóa, không có
hiểu biết thì đừng ra thế giới. Mọi cách ứng xử hiện nay đều xuất phát từ văn
hóa cả. Ngay như văn hóa đọc của các em rất kém, từ sự yếu kém đó dẫn đến
nhiều suy nghĩ không sâu sắc về xã hội và có những việc làm vô văn hóa[12].
Văn hóa giáo dục của mỗi quốc gia cũng ản h hưởng không nhỏ đến cách x ử sự
của của mỗi cá nhân , tạo nên nét đặc trưng riêng cho mỗi đất nước , mỗi vùng
miền. Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của một
người. Không như những loài thấp kém hơn hầu hết đều bị bản năng chi phối,
phần lớn cách thức ứng xử của con người đều mang tính hiểu biết. Đứa trẻ lớn
lên trong xã hội thì học được những giá trị, nhận thức, sở thích và cách ứng xử
cơ bản thông qua gia đình và những định chế quan trọng khác. Không chỉ yếu tố
văn hóa, yếu tố truyền thống , phong tục tâ ̣p quán cũng hưởng không nhỏ tác
đô ̣ng đến việc GDĐĐ , GDPL cho trẻ em . Có thể nói , văn hóa, yếu tố truyền
thống, phong tục tâ ̣p quán như cành cây đ ầy sức sống đang căng đầy chồi non
mỗi dịp xuân về. Chính những điều này tiếp thêm niềm tin cho mọi người về
một cái kết đẹp của hành trình đi tìm nét đẹp văn hóa ứng xử, đi tìm lời giải
cho GDĐĐ,GDPL có hiệu quả.
1.3.2. Yếu tố về pháp luật đối với trẻ em
Yếu tố về pháp luật, chuẩn mực đa ̣o đứ c là yếu tố tác động quan trọng đối
với trẻ em. Một hành vi hợp pháp là hành vi được thực hiện trên cơ sở ý thức về
các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của đạo đức, phong tục tâ ̣p quán , truyền
thống, nề nếp gia đình. Pháp luật sẽ chỉ ra cho trẻ thấy hành vi nào là hành vi vi
phạm pháp luậ t, hành vi nào là hành vi cấu thành tội phạm , hành vi nào lệch
chuẩn. Pháp luật đầy tính răn đe , tính giáo dục khi chỉ ra những hình phạt , mứ c
phạt, các tình tiết giảm nhẹ , tăng nă ̣ng , phòng vệ chính đáng , hưởng khoan
hồng. Pháp luật là ranh giới để trẻ lấy làm thước đo , làm vạch mốc trong việc
điều chỉnh hành vi của chỉnh bản thân mình và khi trẻ giúp người khác . Pháp
luâ ̣t là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ hàng n gày.Pháp luật
là hành trang trong túi kiến thức của nhà trường giúp trẻ sau này giải quyết tốt
các thủ tục hành chính, hiểu biết các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của
mình… Nếu pháp luật quá cứng nhắc , thiếu mềm dẻo , thiếu tính phù hợp sẽ
khiến trẻ phản kháng nhất đi ̣nh. Sự khô cứ ng của pháp luâ ̣t cần kết hợp với đa ̣o
đứ c, truyền thống, nề nếp gia đình để ta ̣o nên sự mềm dẻo , sẽ mang đến cho trẻ
sự êm ái, sự thuyết phục hơn. Vì vậy giáo dục pháp luật lồng ghép GDĐĐ phối
hợp với giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ trang bi ̣những hiểu biết nhất đi ̣nh trong
hành trang trẻ bước vào tương lai trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
1.3.3. Yếu tố nhận thức của bản thân trẻ em
Thƣ́ nhất , yếu tố tâm lý :TS Tâm lý Nguyễn Thị Hoa cho rằng , vấn
đề trẻ em vi phạm pháp luật và đạo đức ở Thủ đô Hà Nội có phần tăng do
nhiều nguyên nhân. Theo phân tích của TS Hoa, học sinh ở độ tuổi này (độ tuổi
12- 16) đang trải qua giai đoạn dậy thì, về cơ bản giống như người lớn. Có nhu
cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành lên
các nhóm bạn cùng sở thích.Tuy nhiên, cũng có những thuận lợi và khó khăn
riêng.
Về tâm lý các em muốn cảm nhận mình là người lớn, được suy nghĩ và làm
việc như người lớn. Từ những suy nghĩ đó nên bột phát có những hành vi mạo
hiểm như đua xe máy. Hơn nữa, theo TS Hoa: “Ở độ tuổi này các em muốn được
người khác có cái nhìn “người lớn” về mình, nhất là bố mẹ, anh chị trong gia đình.
Nhưng bố mẹ thì suy nghĩ ngược lại. Do vậy thường có những mâu thuẫn và hành
vi chống đối như bỏ nhà ra đi. Hiện tượng này có xu hướng tăng ở độ tuổi từ 12-
16 tuổi”. Nguyên nhân nữa khiến tâm lý của thiếu niên ở lứa tuổi này thường
có những việc làm quá với lứa tuổi đó là sự cảm nhận rõ ràng về sinh lý khác giới
của mình. TS Hoa cũng chỉ rõ, tâm lý đó cũng có những biểu hiện tốt và xấu, như
việc đua xe máy mà phía sau chở bạn gái thì vô cùng nguy hiểm [12].
Thƣ́ hai, yếu tố sinh lý:Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ
thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có
sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm
việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài.
Khi đối mặt với những vấn đề như tình cảm, học tập, giới tính, …các em dễ
dàng có cảm giác hài lòng với chính mình. Các em cũng bắt đầu có nhu cầu tiếp
xúc với các bạn khác giới, có nhu cầu được mọi người tôn trọng, nhu cầu thỏa
mãn sự hiếu kì cũng như tò mò của mình…
Khi gặp phải những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những “cạm
bẫy” tiêu cực. Từ đó dễ nảy sinh những hành động quá khích, ví dụ như có
những học sinh thành tích học tập không tốt, các phương diện khác như ngoại
hình, tài ăn nói cũng không tốt, nhưng các em lại có khao khát được thể hiện
bản thân, rất muốn thể hiện mình và gây sự chú ý trước mặt người khác. Khi đó
các em sẽ tìm cách thể hiện bản thân thông những hành vi chống đối, ngang
bướng, bỏ học, mê mẩn với những trò chơi điện tử hoặc thậm chí là thực hiện
những hành vi bạo lực, để thể hiện cái “tôi” của bản thân.
1.3.4. Yếu tố về năng lực chủ thể đi giáo dục pháp luật
Năng lực của chủ thể đi GDPL được hiểu là kiến thứ c , kỹ năng, sự hiểu
biết về các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t ở một trình độnhất đi ̣nh trở lên và phương
pháp truyền đạt tốt giúp người nghe, người học nắm được, hiểu đúng về các quy
đi ̣nh của pháp luâ ̣t.
Để đảm bảo các yêu cầu theo quy định, trong những năm gần đây đội ngũ
báo cáo viên pháp luật cũng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất
lượng, sự yêu nghề.
1.3.5.Yếu tố về cô ̣ng đồng, nhà trƣờng, gia đình
Thƣ́ nhất, yếu tố gia đình:
Từ trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định
đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ em là thành phần quan trọng
cấu thành gia đình. Quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng chính là hai
trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong
gia đình là những người gần gũi mật thiết thường xuyên ở bên cạnh trẻ em, việc
chăm sóc con trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản năng” của họ. Trong
gia đình, việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách
khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Chăm sóc phải gắn liền với
bảo vệ. Phải xác định gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em. Gia đình có
mối quan hệ mật thiết với xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Nhiều gia đình cộng lại
mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt.
Hạt nhân của xã hội là gia đình". Ở mọi quốc gia dân tộc, gia đình đều có vai trò
to lớn trong sự hình thành và phát triển. Vì thế, gia đình được coi là tế bào của
xã hội. Gia đình còn là tổ ấm thân thương của mỗi con người, nơi con người
được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng ta đã nêu ra phương hướng: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp
giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”[29]. Bởi vậy, GDĐĐ, GDPL và
những ảnh hưởng gia đình có quan hệ mật thiết với nhau, những ảnh hưởng từ
phía gia đình góp phần hình thành hành vi của trẻ em được thể hiện ở một số
yếu tố sau:
Một là, sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình
Có những gia đình bố mẹ do quá bận nên đã thả lỏng con cái, không hỏi
han và quan tâm đến con. Bố mẹ không hiểu được con cần gì, không kịp thời
phát hiện, giáo dục cũng như sửa những lỗi sai cho con. Về phía con cái, do
không kịp thời nhận được sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục của bố mẹ, con
kết thân với những bạn bè xấu, bị ảnh hưởng xấu từ bạn bè, đi từ sai lầm nhỏ
đến sai lầm lớn, và có những hành vi không tốt.
Một hình thức buông lỏng khác là bố mẹ thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu của
con, nuông chiều con, con muốn làm gì thì làm. Với cách quản lý và giáo dục
như thế này các con khó có thể hình thành được tư duy tốt cũng như những thói
quen tốt, dễ đi theo những con đường xấu[33].
Hai là, môi trường gia đình
Môi trường gia có ý nghĩa quan trọng đến v iê ̣c hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ em . Gia đình gia giáo , nề nếp sẽ có lợi cho sự phát triển của
con cái và hình thành nên ở trẻ những hành vi cũng như những nhân cách mà tốt
đe ̣p phù hợp chuẩn mực xã hội . Trái lại môi trường gia đình không nề nếp , lộn
xô ̣n, không phân biê ̣t trên dưới sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu cho trẻ, hình
thành nên những phẩm chất đạo đức không tốt , bất lợi trái chuẩn mực xã hội
cho trẻ.
Sống trong môi trường gia đình bố mẹ ngoa ̣i tìn h, xung đột, li thân hoặc
ly hôn, trong gia đình luôn xảy ra cãi lộn, mắng chửi, thậm chí là xảy ra xô xát,
bạo lực con cái hàng ngày phải chứ ng kiến cũng là nguyên nhân dẫn đến hình
thành những hành vi lệch chuẩn.
Ba là, nhân cách, đạo đức của cha mẹ
Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con. Trong mỗi gia đình cha
mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái, từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói hàng ngày
của cha mẹ sẽ là tấm gương để trẻ học tâ ̣p và noi theo. Nhiều trẻ em do chịu những
ảnh hưởng tiêu cực của cha mẹ mà đi theo những con đường bất chính.
Một số gia đình cha mẹ do nhân cách đạo đức không tốt, nhận thức chính
trị không tốt, thường xuyên bất mãn với xã hội, những điều này có ảnh hưởng
trực tiếp đến con cái, nó khiến cho các con biến những điều bất mãn này thành
những hành vi phản xã hội . Thực tế đã chứ ng minh những gia đình bố mẹ có
hành vi phạm pháp hoặc cha mẹ nghiện ngập, từng có tiền án tền sự, khi con cái
tận mắt được chứng kiến sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhận thức và hành vi của
trẻ. Nhiều trẻ cũng cư xử hành đô ̣ng giống cha , mẹ chúng dẫn đến nhiều vụvi
phạm pháp luật đáng tiếc xảy ra.
Một số gia đình bố mẹ có trình độ văn hóa xong tư cách đạo đức không
tốt, thường xuyên coi thường người khác, những tính cách này của bố mẹ trực
tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của con cái, điều này cũng ảnh hưởng
đến cách thức con cái giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người trong xã hội.
Bốn là, những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình
Điều kiện kinh tế gia đình là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc
GDĐĐ, GDPL cho trẻ em. Thực tế cho thấy, nhiều gia đình có trẻ tham gia vào
hành vi bạo lực là những gia đình có điều kiện kinh tế không tốt. Kinh tế gia
đình thiếu thốn kết hợp với việc giáo dục của gia đình không tốt cũng gián tiếp
ảnh hưởng đến việc con cái có những hành vi trộm cắp, trấn tiền cũng như cướp
tài sản để đáp ứng nhu cầu mua sắm , ăn tiêu. Nhà nghèo cũng là nguyên nhân
chính dẫn đến trẻ bị các bạn coi thường, sự tự ti cùng với chịu đựng sự trêu trọc,
bắt nạt của bạn bè trong thời gian dài dễ dẫn đến những hành vi phản kháng, do
đó cũng dễ dẫn đến những hành vi bạo lực theo những cách khác nhau.
Bên ca ̣nh đó , có nhiều gia đình có điều kiện có lối sống xa hoa của giới
thượng lưu, ăn chơi, rượu chè, mua sắm, yêu đương… chiều theo sở thích của
con khi con còn ở độ tuổi rất nhỏ. Tất cả những điều đó dẫn đến trẻ không biết
quý trọng đồng tiền, tiêu pha hoang phí, nghiê ̣n điê ̣n tử , yêu đương sớm.
Thƣ́ hai, yếu tố nhà trƣờng:
Nhà trường là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến GDĐĐ, GDPL cho trẻ.
Những yếu tố dưới đây có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của trẻ.
Một là, sự phân bổ trình độ học sinh chưa hợp lý
Trong thực tế xã hội, học sinh trung ho ̣c, phổ thông chọn trường có những
đặc điểm riêng, đa phần những học sinh giỏi và đội ngũ giáo viên giỏi đều tập
trung ở trường chuyên, lớp chọn, những học sinh chưa giỏi lại đa phần tập trung
ở những nhà trường và lớp học tốp dưới. Những học sinh mà chúng ta vẫn quen
gọi là “học sinh kém” là một bộ phận yếu thế hơn trong trường học, các em
không nhận được sự dẫn dắt và chỉ bảo phù hợp ở trường, từ đó dẫn đến các em
có tâm lí tự ti và chán ghét trường học dẫn đến bỏ tiết đi chơi điê ̣n tử hoă ̣c làm
những viê ̣c mình yêu thích.
Hai là, quan niện giáo dục thiên lệch
Trong quá trình giáo dục, các nhà trường vẫn còn đề cao thành thích, xem
trọng việc nâng cao và bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, mà lơ là và xem nhẹ
việc giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh. Về vấn đề giáo dục kĩ năng cho
học sinh, chỉ hạn chế ở việc dạy cho các em những kĩ năng sinh tồn trong cạnh
tranh, còn việc làm thế nào để giáo dục cho các em một nhân cách hoàn thiện,
làm thế nào để các em sống khỏe, sống vui, làm thế nào để giúp cho bản thân
các em có một tinh thần thoải mái thì vẫn chưa được chú ý hợp lý.
Thái độ giáo dục của nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
học sinh, đối với những học sinh có thành tích học tập tốt thì các em được thiên
vị và được các thầy cô giáo yêu quý hơn, còn đối với những học sinh mà các thầy
cô cho là “chậm tiến” lại thiếu sự quan tâm đầy đủ và đúng mức của thầy cô.
Trên thực tế, tất cả học sinh đều có quyền nhận được sự công bằng trong
giáo dục, nếu các em nhận được sự đãi ngộ thiếu công bằng thì từ những học
sinh chỉ có thành tích học tập không tốt, nhưng ý thức đạo đức tốt sẽ trở thành
những học sinh vừa “học kém” vừa “ý thức kém”. Nếu cứ tồn tại những thái độ
khác nhau trong giáo dục học sinh, thì những học sinh mà tiền đồ của các em
vẫn còn có hy vọng sẽ trở thành vô vọng.
Cách làm này không chỉ làm cho các em mất đi quyền lợi được hưởng sự
giáo dục công bằng, mà còn làm tổn thương đến lòng tự trọng của các em, thậm
chí làm cho tâm hồn của các em trở nên thiên lệch. Những học sinh này sẽ cảm
thấy các em bị bỏ rơi, không có tiền đồ, thậm chí tự dày vò bản thân mình, chẳng
bao lâu các em sẽ trở thành thành phần bất định trong trường học, những hành vi
bạo lực như đánh nhau, ẩu đả, cướp đồ của bạn, xin tiền bảo kê là khó tránh khỏi.
Ba là, mối quan hệ giữa thầy và trò
Giáo dục Việt Nam có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất tự vi sư,
bán tự vi sư”, truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ học trò người Việt
gìn giữ và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Tuy vậy, trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế và sự
bùng nổ của các công nghệ hiện đại, giáo dục nước ta những năm gần đây xuất
hiện các hiện tượng như trò xúc phạm thầy cô giáo, thậm chí có trường hợp trò
đánh thầy và ngược lại cũng có những hiện tượng thầy cô xúc phạm tới tinh
thần và thể xác của học trò. Cho dù những hiện tượng này xuất từ bất kỳ nguyên
nhân nào, tích cực hay tiêu cực nhưng sự tồn tại của nó vĩnh viễn không được
chấp nhận trong môi trường sư phạm. Điều này cho thấy sự xuống cấp trong
mối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình giáo dục nhà trường.
Khi mối quan hệ giữa thầy và trò thiếu sự đối thoại lẫn nhau sẽ dẫn đến
một thực trạng là khi học sinh gặp khó khăn, các em không muốn tìm sự giúp
đỡ từ các thầy cô giáo, các em không muốn tâm sự hay thổ lộ điều gì với các
thầy cô của mình, bởi vì các em cho rằng thầy cô không thể giúp được mình.
Khi đó, để giải quyết được khó khăn của bản thân các em chỉ còn cách dựa vào
sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Nếu không có sự giúp đỡ của gia đình và bạn
bè hoặc sự giúp đỡ ấy chưa hợp lý thì các em sẽ dễ dàng gặp phải những tình
huống khó khăn hơn và vi pha ̣m pháp luâ ̣t có thể sẽ xẩy ra.
Bốn là,vai trò quản lý của nhà trường
Sự quản lý không tốt trong trường học cũng là nguyên nhân quan trọng
dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Khi nhà trường, thầy cô thiếu nghiêm khắc
với học sinh, xem nhẹ kỉ luật, sẽ dẫn đến xuất hiện tràn lan những hiện tượng
như quay cóp trong thi cử, học sinh yêu sớm, hút thuốc, uống rượu, những
thành phần không tốt trong xã hội cũng dễ dàng chà trộn vào môi trường học
đường, thậm chí có thể tồn tại cả những văn hóa phẩm đồi trụy trong trường
học. Từ đó mối quan hệ giữa thầy và trò, giáo viên và phụ huynh vốn đã lỏng
lẻo sẽ càng xa cách hơn. Khái niệm “trường học an toàn” hay “văn hóa nhà
trường” gần đây được các nhà giáo dục quan tâm bởi vì thực tế trường học đang
mất đi sự an toàn cho cả người dạy và người học, văn hóa truyền thống có phần
bị xem nhẹ.
Có thể nói, giáo dục là con đẻ của hệ thống xã hội, do vậy, giữa giáo dục
trong nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục của gia đình và xã hội.
Trong mối liên hệ này, giáo dục nhà trường có thể tương thích hoặc không
tương thích với hệ thống xã hội. Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà
trường trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục
cũng như lựa chọn và áp dụng các phương pháp giáo dục. Ngược lại, giáo dục
của nhà trường là một trong những môi trường có tác động chủ đạo đến tiến
trình xã hội hóa cá nhân.Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng
cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh. Kho tàng tri
thức văn hóa đó từ bao thế hệ rút kết lại. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa
cơ bản này mà thế giới quan khoa học và nhân sinh quan biện chứng của các em
được hình thành và phát triển một cách vững vàng.
Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo
dục thế hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn
thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia
đình, với các tổ chức xã hội
Thƣ́ ba, yếu tố xã hô ̣i
Con người sinh ra và lớn lên trong xã hội loài người. Sự trưởng thành của
con người không thể tách khỏi xã hội. Chính vì thế mà những mặt tích cực hay
tiêu cực trong xã hội cũng đều ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của con
người, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên .Yếu tố xã hội ảnh hưởng tiêu cực
đến sự nghiê ̣p giáo dục, trong đó sự suy thoái về đa ̣o đứ c và những giá tri ̣nhân
văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng,
thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử,
bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó nước ta đang ở trong thời kì hội
nhập toàn cầu, kéo theo đó là trong xã hội tồn tại một số tư tưởng thiếu lành
mạnh như “lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền”, “lối sống hưởng thụ”,
đồng thời cũng xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực như “chủ nghĩa cá nhân”
ngày càng được đề cao, hiện tượng tham ô tham nhũng, tư tưởng “có tiền là có
tất cả”, những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Sự du nhập văn hoá
phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, game, mạng Internet…
làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn , tình yêu trong lứa tuổi thanh
thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về
vấn đề này. Sự biến đổi trong xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến ứng xử của các
em. Rất nhiều em hành xử theo những gì được chứ ng kiến khi gă ̣p ngoài xã hội.
Học sinh khi bị ảnh hưởng bởi những nhân tố không lành mạnh trong xã
hội, cùng với thời gian thế giới quan, nhân sinh quan và những quan niệm về giá
trị đạo đức của các em cũng sai lệch. Các em khó phân biệt được đúng sai,
không thấy được làm những việc xấu là không tốt, mà ngược lại lại thấy đó là
điều đáng tự hào, điều này dễ dẫn đến các em đi theo con đường phạm pháp.
Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra tại Hội
nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957.
Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài
xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt
hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia
đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.
Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc
giáo dục trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục
xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để
đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một
hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích,
thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô
hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động
trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp
gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản
hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm,
chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ
trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
CHƢƠNG 2:
THƢ̣C TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾ T HỢP VỚ I
GIÁO DỤC ĐẠO ĐƢ́ C CHO TRẺ EM TRÊN ĐI ̣A BÀ N
QUẬN CẦ U GIẤ Y, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội. Phía Đông giáp quận
Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận
Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ.Với diện tích: 12,04 km2
, dân số:
khoảng 201.600 người (năm 2009)
Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội có 8 phường:
1. Nghĩa Đô
2. Quan Hoa
3. Dịch Vọng
4. Dịch Vọng Hậu
5. Trung Hòa
6. Nghĩa Tân
7. Mai Dịch
8. Yên Hòa [30]
Với 16 trường tiểu học (TH)
Trường TH Nam Trung Yên
Trường TH Nguyễn Khả Trạc
Trường TH Nghĩa Đô
Trường TH Nghĩa Tân
Trường TH Mai Dịch
Trường TH Dịch Vọng B
Trường TH Dịch Vọng A
Trường TH Quan Hoa
Trường TH Yên Hòa
Trường TH Trung Hòa
Trường TH Tư Thục Quốc Tế Tương Lai
Trường THDL Nguyễn Siêu
Trường THDL Lý Thái Tổ
Trường THDL Hermann
Trường TH Quốc tế Global
Trường TH Thăng Long Kidsmart
Với 10 trường trung học cơ sở (THCS):
Trường THCS Trung Hòa
Trường THCS Yên Hòa
Trường THCS Dịch Vọng
Trường THCS Mai Dịch
Trường THCS Nghĩa Tân
Trường THCS Lê Quý Đôn
Trường THCS Cầu Giấy
Trường THCS Nam Trung Yên
Trường THCS Quốc tế Global
Trường THCS Quốc Tế Việt Nam Singapore
Trường THCS FPT
Quy mô giáo dục của quận phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học
với 52 trường học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông. Năm 2008, có 16
trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 12 trường công lập và 4 trường ngoài
công lập). Dưới đây là bứ c tranh thực tra ̣ng về viê ̣c GDPL, GDĐĐ trên đi ̣a bàn
quâ ̣n Cầu Giấy.
2.1. Thực trạnghiểu biết pháp luâ ̣t , đa ̣o đƣ́ c của trẻ em trên địa bàn
quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiê ̣n nay.
2.1.1. Nhƣ̃ng thành tƣ̣u vềhiểu biết pháp luâ ̣t, đa ̣o đƣ́ c củatrẻ em trên
đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiê ̣n nay
Những năm qua, được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, công tác bảo
vệ,chăm sóc, giáo dục trẻ em trên pha ̣m vi cả nước nói chung trên đi ̣a bàn quâ ̣n
Cầu Giấy nói riêng có sự chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Hệthống pháp luật, chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ
em có quá khứ vi phạm pháp luật được tăng cường. Sau những năm tri ển khai
thực hiện, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã giúp tăng tỷ lệ đăng ký
khai sinh cho trẻ em từ 60% (giai đoạn 1991 -1996) lên đến 92-98% (2012)[10].
Tỷ lệ trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại cũng
giảm xuống đáng kể. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
được các địa phương thực hiện khá tốt, thu hút cả sự tham gia của xã hội.Việc
huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng
hiệu quả; công tác xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh
dành cho trẻ em được chú trọng, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn
diện. Trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy ,GDPL cho nhân dân nói chung và phổ biến
pháp luật cho trẻ em nói riêng được quan tâm sâu sắc.Các văn bản pháp luật mới
ban hành được quán triệt đầy đủ, thường xuyên, góp phần nâng cao trách nhiệm
của cán bộ, giáo viên và ý thức pháp luật của học sinh, ngăn chặn kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững trật tự trị an trên địa bàn.
Hoạt động GDPL trong trường học được thực hiện bằng nhiều hình thức
đa dạng, phong phú, kết hợp với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và các
hoạt động tuyên truyền khác và lồng ghép phổ biến pháp luật vào các hoạt động
giáo dục ngoại khóa.
Phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên cần được xác định là
trách nhiệm của toàn xã hội và là một nội dung quan trọng, có tính chiến lược
trong toàn bộ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn
xã hội. Do đó, cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động
của toàn xã hội, trước hết là cấp ủy đảng, chính quyền, và các ngành, đoàn thể ở
cơ sở. Qua tổng kết công tác phòng, chống tội phạm hàng năm, đã chỉ ra bài học
kinh nghiệm, đó là: Những địa phương nào có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền, đoàn thể, thì nơi đó công tác phòng, chống tội phạm trong thanh,
thiếu niên sẽ đạt hiệu quả cao. Trong đó, quan tâm tuyên truyền, phổ biến pháp
luật thường xuyên và liên tục nhất là đối với thanh, thiếu niên ở vùng sâu, vùng
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY
Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY

More Related Content

Similar to Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY

Similar to Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY (20)

Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà NộiLuận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
 
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dânBảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
 
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 
Hоạt động quản lý báо сhí đối ngоại và truуền thông quốс tế đối với người Việ...
Hоạt động quản lý báо сhí đối ngоại và truуền thông quốс tế đối với người Việ...Hоạt động quản lý báо сhí đối ngоại và truуền thông quốс tế đối với người Việ...
Hоạt động quản lý báо сhí đối ngоại và truуền thông quốс tế đối với người Việ...
 
Luận án: Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt NamLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
 
Giáo dục trẻ em ở gia đình công nhân tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Giáo dục trẻ em ở gia đình công nhân tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiGiáo dục trẻ em ở gia đình công nhân tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Giáo dục trẻ em ở gia đình công nhân tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Luận án: Đổi mới tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản
Luận án: Đổi mới tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sảnLuận án: Đổi mới tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản
Luận án: Đổi mới tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
 
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.docthong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
 
Giáo Dục Quyền Con Người Cho Học Sinh Phổ Thông Ở Việt Nam Hiện Nay.
Giáo Dục Quyền Con Người Cho Học Sinh Phổ Thông Ở Việt Nam Hiện Nay.Giáo Dục Quyền Con Người Cho Học Sinh Phổ Thông Ở Việt Nam Hiện Nay.
Giáo Dục Quyền Con Người Cho Học Sinh Phổ Thông Ở Việt Nam Hiện Nay.
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
Luân Văn Quan điểm của triết học Mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lố...
Luân Văn Quan điểm của triết học Mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lố...Luân Văn Quan điểm của triết học Mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lố...
Luân Văn Quan điểm của triết học Mác về vấn đề hạnh phúc với việc giáo dục lố...
 
Khóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiệnKhóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện
 
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt NamLuận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thôngLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOTLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (18)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 

Giáo dục pháp luâṭ kết hơp̣ với giáo dục đạo đức cho trẻ em, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -------- ĐỖ MẠNH CƢỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾT HỢP VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐƢ́ C CHO TRẺ EM TRÊN ĐI ̣A BÀ N QUẬN CẦ U GIẤ Y, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜ I CẢ M ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo , cô giáo Khoa Luâ ̣t – Đa ̣i học Quốc Gia Hà Nội đã tâ ̣n tình da ̣y dỗ em trong thời gian vừ a qua. Em xin chân thành cảm ơn GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành lu ận văn đề tài "Giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đa ̣o đứ c cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội". Em xin chân thành cảm ơn Công an quâ ̣n Cầu Giấy thành phố Hà Nội , Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng Lao đô ̣ng thương binh xã hô ̣i, Phòng Tư pháp quâ ̣n Cầu Giấy, Trường THCS Nghĩa Tân , bạn bè, đồng nghiê ̣p đã cung cấp số liê ̣u, giúp đỡ để em có thể phản ánh chính xác thực trạng đạo đức của các em , tình hình giáo dục phá p luâ ̣t , giáo dục đạo đức trên địa bàn quận Cầu Giấy , thành phố Hà Nội.
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Giá o dục pháp lu ật kết hợp vớ i giá o dục đạo đứ c cho trẻ em trên đi ̣a bàn quận Cầu Gi ấy, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luâ ̣n văn đã được trích dẫn đầy đủ tại phần tài liệu tham khảo. Trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. NGƢỜI CAM ĐOAN Đỗ Mạnh Cƣờng
  • 4. DANH MỤC CÁ C TƢ̀ VIẾ T TẮ T GDĐĐ: Giáo dục đạo đức GDPL: Giáo dục pháp luật THCS: Trung học cơ sở TH: Tiểu học THPT: Trung học phổ thông XHCN: Xã hội chủ nghĩa TNCS: Thanh niên Cộng sản
  • 5. DANH MỤC BẢ NG STT Số hiê ̣u bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1 Số vụtrẻ em vi pha ̣m pháp luâ ̣t Hình sự chưa đến mứ c đô ̣khởi tố bi ̣xử pha ̣t hành chính (từ năm 2009 đến 2013) 39 2 Bảng 2.2 Số liê ̣u cụthể các đối tượng bi ̣bắt giữ có quyết đi ̣nh tâ ̣p trung cai nghiê ̣n (từ năm 2011 đến 2013) 39 3 Bảng 2.3 Số liê ̣u cai nghiê ̣n bắt buộc trên đi ̣a bàn quận Cầu Giấy , thành phố Hà Nội (từ năm 2011 đến 2013) 40
  • 6. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾ T HỢP VỚ I GIÁ O DỤC ĐẠO ĐƢ́ C CHO TRẺ EM 1.1. Quan niệm về GDPL cho trẻ em 6 1.1.1. Quan niệm GDPL 6 1.1.2. Quan niệm về GDPL cho trẻ em 8 1.1.3. Mục đích của GDPL cho trẻ em 9 1.1.4. Nội dung, hình thức và phương pháp GDPL cho trẻ em 12 1.2. Quan niê ̣m về giáo dục đa ̣o đứ c cho trẻ em 14 1.2.1. Quan niê ̣m về giáo dục đa ̣o đứ c 14 1.2.2. Quan niê ̣m về giáo dục đa ̣o đứ c cho trẻ em 16 1.2.3. Mục đích của giáo dục đa ̣o đứ c cho trẻ em 17 1.2.4. Sự cần thiết kết hợp GDPL và giáo dục đạo đức cho trẻ em 17 1.3. Các yếu tố tác động đến việc GDPL, giáo dục đạo đức cho trẻ em 20 1.3.1. Các yếu tố về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán 20 1.3.2. Yếu tố về pháp luật, đa ̣o đứ c đối với trẻ em 21 1.3.3. Yếu tố nhận thức của bản thân của trẻ em 21 1.3.4. Yếu tố về năng lực chủ thể đi GDPL, đa ̣o đứ c 23 1.3.5. Yếu tố về cộng đồng, nhà trường, gia đình 23 Chương 2: THƢ̣C TRẠNG GIÁ O DỤC PHÁ P LUẬT KẾ T HỢP VỚ I ĐẠO ĐƢ́ C CHO TRẺ EM TRÊN ĐI ̣A BÀ N QUẬN CẦ U GIẤ Y, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
  • 7. 2.1. Thực trạng hiểu biết pháp luật, đa ̣o đứ c c ủa trẻ em trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay 32 2.1.1. Những thành tựu về hiểu biết pháp luật, đa ̣o đứ c của trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay 32 2.1.2. Những bất câ ̣p , hạn chế về hiểu biết pháp luật, đa ̣o đứ c của trẻ em đi ̣a bàn quận quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay 36 2.2. Thực trạng giáo dục pháp luâ ̣t , giáo dục đạo đức cho trẻ em địa bàn quâ ̣n quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiê ̣n nay. 41 2.2.1. Những thành tựu của công tác giáo dục pháp luâ ̣t, giáo dục đạo đức trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay 41 2.2.2. Những bất câ ̣p , hạn chế của công tác giáo dục pháp luật , giáo dục đạo đứ c trên đi ̣a bàn quâ ̣n quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay 48 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁ O DỤC PHÁ P LUẬT KẾ T HỢP VỚ I GIÁ O DỤC ĐẠO ĐƢ́ C CHO TRẺ EM TRÊN ĐI ̣A BÀ N QUẬN CẦ U GIẤ Y, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Quan điểm cơ bản về GDPL cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy hiện nay 53 3.1.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình GDPL kết hợp với giáo dục đa ̣o đứ c cho trẻ em 53 3.1.2. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác GDPL kết hợp với giáo dục đa ̣o đứ c, kỹ năng sốngcho trẻ em 56 3.1.3. Xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật, đa ̣o đứ c cho trẻ em 60 3.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiê ̣u quả GDPL kết hợp với giáo dục đa ̣o đứ c cho trẻ emđịa bàn quận quận Cầu Giấy , thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 62 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật cho trẻ em 62 3.2.2. Tăng cường công tác GDPL kết hợp giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho trẻ em đi ̣a bàn quâ ̣n quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 64 3.2.3. Đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội xảy ra trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 65 3.2.4. Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức theo hướng xây dựng và củng cố các chuẩn mực đạo đức cá nhân - đạo đức gia đình - đạo đức cộng đồng. 66 3.2.5. Xây dựng tam giác “nhà trường - gia đình - xã hội” 67 3.3 Giải pháp đi từ đời sống kinh tế - xã hội 71 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢ O 75
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong xu thế hội nhâ ̣p toàn cầu, cải cách tư pháp , bối cảnh tìm kiếm các biê ̣n pháp khác nhau để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam viê ̣c tuyên truyền , GDPL, GDĐĐ cho trẻ em càng trở nên cấp bách, cần thiết hơn bao giờ hết . Trong một xã hô ̣i luôn chuyển động v ới nhiều mối quan hệ phứ c ta ̣p thì ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người cũng khác nhau . Ý thức chấp hành pháp luâ ̣t của mỗi ng ười dựa trên lòng tự trọng, danh dự, phẩm giá , lương tâm – biểu hiê ̣n tâ ̣p trung của một nhân cách đa ̣o đứ c đólà những yếu tố điều chỉnh xã hội không gì có thể thay thế được . Vì vậy, viê ̣c GDPL (GDPL) kết hợp với GDĐĐ (GDĐĐ) có ý nghĩa rất quan tro ̣ng , cần thiết trong hoa ̣t đô ̣ng giáo dục, cũng như quản lý xã hội. Có thể nói rằng, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và sẽ đem lại những yếu tố mới cho việc làm sâu sắc, phong phú thêm những giá trị truyền thống đồng thời cũng gây ra những xáo trộn, tác động thay đ ổi lối sống, quan niệm về các chuẩn mực đạo đức xã hội đă ̣c biê ̣t là tại các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà vẫn giữ được nét đẹp riêng, những giá trị đạo đức truyền thốngđâ ̣m đà bản sắc của dân tộc, lối sống tuân thủ pháp luâ ̣t của người Viê ̣t Nam nói chung, người Hà thành nói riêng.Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam, tỉ lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha, mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành an toàn giao thông: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%, ... Những con số này cho thấy, càng lớn ý thức đạo đức của trẻ em khi đang ngồi trên ghế nhà trường càng đi xuống. Không thể phủ nhận thực tế trong những năm gần đây, thủ đô Hà Nộinói chung và địa bàn quâ ̣n Cầu Giấy nói riêng đang xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề đáng lo ngại ở trẻ em. Liên tục có
  • 9. những clip quay cảnh các em đánh nhau, cãi giáo viên, không ít trẻ em liên tiếp có hành vi trộm cắp đồ ở siêu thị, nhà hàng, chợNhà xanh, chợđêm sinh viên, điểm xe bus Trung chuyển Cầu Giấy… Đây có phải những báo động về tâm lý của các em phản ánh thực trạng đạo đức xã hội đang xuống cấp?Mô ̣t trong các nguyên nhân chính là trẻ em là những người còn non nớt về nhận thức, là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách nên thường dễ dàng bi ̣ảnh hưởng,dễ bị lôi kéo, dụ dỗ đi lang thang và làm những việc trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu được giáo dục đúng hướng trẻ em sẽ hình thành và phát triển nhiều phẩm chất tích cực. Những hiểu biết về pháp luâ ̣t , đa ̣o đứ c được lĩnh hô ̣i sẽ là hành trang cho các em khi bước vào tương lai. GDPLkết hợp với GDĐĐcho trẻ em có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Viê ̣t Nam của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân. Đó là lí do đề tài :"Giáo dục pháp luâ ̣t kết hợpvới GDĐĐ cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội" được chọn để nghiên cứ u. Đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiê ̣u quả viê ̣c GDPL kết hợp với GDĐĐ cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đ ồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình kết hợp GDPL, GDĐĐ cho trẻ em đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấytạo sự phù hợp, phần nào đáp ứ ng những đòi hỏi của một xã hội luôn chuyển động không ngừ ngphứ c ta ̣p và đầy cám dỗ. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, tốc đô ̣đô thi ̣hóa nhanh, cơ chế mở cửa hội nhâ ̣p và do nhiều nguyên nhân khác đã ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, lối sống của trẻ em. Mă ̣t trái của sự tác động này là mô ̣t bộphâ ̣n không nhỏ trẻ em có đa ̣o đứ c xuống cấp, vi phạm pháp luật ngày càng tăng đă ̣c biê ̣t là ởthủ đô Hà Nội. Đây quả là vấn đề bức xúc, lo lắng đang đặt ra cho toàn xã hội hiện nay. GDPL kết hợp GDĐĐ nói chung và cho các đối tượng giáo dục cụ thể luôn mang tính thời sự đón nhâ ̣n được nhiều nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về GDPL và GDĐĐ dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhóm đề tài nghiên cứu về sự khác biệt và tương đồng giữa đạo đức và
  • 10. pháp luật cũng như sự tác động qua lại giữa chúng khi điều chỉnh các quan hệ xã hội. Ở góc độ này có một số công trình nghiên cứu sau: Hoàng Thị Kim Quế (chủ nhiệm- 2002), Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ. Nguyễn Thúy Hoa (2005), Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Quốc Sử u,GDPL cho đội ngũ cá n bộ, công chứ c hà nh chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia – Sự thâ ̣t, Hà Nội, 2011; Một số vấn đề GDPL ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số , Nxb Chính trị Quôc Gia, Hà Nội, 1996;Một số vấn đề về GDPL trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1997; Phạm Kim Dung, GDPL cho cá n bộ công chứ c cơ quan hà nh chính ở thà nh phố Hà Nội hiện nay ; Dương Thi ̣Thu Hiền, Phổ biến GDPL trên đi ̣a bà n huyện Bố Trạch , Tỉnh Quảng Bình – Thực trạng và giải pháp;… Cùng một số bài viết trên ta ̣p chí như: Đào Trí Ú c, Làm thế nào để xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật, tạp chí nhà nước và pháp luật số 4/1993; GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế , Bản chất đích thực của mối quan hệgiữa phá p luật và đạo đứ c , tạp chí Nhà nước và ph áp luật, số 1, năm 2010; GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, Bàn về hiệu quả phổ biến, GDPL ở nước ta hiện nay, tạp chí Khoa h ọc pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 4/2011; GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế. Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa phá p luật và đạo đứ c trong hệthống điều chỉnh xã hội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7 năm 1999; ThS. Lê Thị Phương Nga,GDPL, GDĐĐ và kỹ năng sống cho trẻ em ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp…Tuy nhiên, trong một xã hội luôn chuyển độngkhông ngừ ng sự phứ c ta ̣p, khó khăn như hiện nay thì việc đẩy mạnh GDPL, đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, lý tưởng sống cho trẻ em, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính tất yếu khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là:
  • 11. "Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện của con người Việt Nam, GDPL là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.Nó góp phần xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa để phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Trên cơ sở đó đề tài GDPL kết hợp với GDĐĐ cho trẻ emtrên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả GDPL, GDĐĐ cho trẻ em hiê ̣n nay. 3. Mục đíchvà nhiê ̣m vụnghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Làm sáng tỏ khái niệmGDPL, GDĐĐ cho trẻ em , thực tra ̣ng GDPL, GDĐĐtrên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy ,thành phố Hà Nội Qua viê ̣c nghiên cứ u thực tr ạng công tác quả GDPL, GDĐĐ cho trẻ em trên địa bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao h iê ̣u quảGDPL kết hợp với GDĐĐ trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội giúp giảm thiểu số lượng trẻ em vi phạmđa ̣o đứ c và pháp luật. 3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứ u của luận văn Hê ̣thống hóa lý luâ ̣n chung về GDPL; Đánh giá trực tra ̣ng của công tác GDPL , GDĐĐ cho trẻ em trên địa bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; Đề racác giải pháp góp phần thực hiê ̣n tốthiệuquảGDPL, GDĐĐ cho trẻ em. 4. Giớ i ha ̣n nghiên cứu của luận văn. GDPL kết hợp với GDĐĐ cho trẻ em là vấn đề có phạm vi rộng, phong phú. Với thời lượng hạn chế,trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu tại đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy , thành phố Hà Nội . Trên cơ sở phân tích thực tra ̣ng GDPL, GDĐĐ cho trẻ em trên đi ̣a bàn quận Cầu
  • 12. Giấy tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kết hợp GDPL, GDĐĐ cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy ,Hà Nội giúp giảm thi ểu số lượng trẻ em xuống cấp về đa ̣o đứ c và vi pha ̣m pháp luật . 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh để làm rõ tầm quan trọng khi GDPL kết hợp với GDĐĐ cho trẻ em đồng thời nêu bâ ̣t những vướng mắc, tồn ta ̣i trong quá trình giáo dục cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 6. Ý nghĩa của luận văn Những kiến thức khoa học trong luận văn có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. Luận văn nêu ra những vướng mắc, khó khăn trong việc kết hợp GDPL, GDĐĐ cho trẻ emtrên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấytừ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả việc kếthợpGDPL, GDĐĐ cho trẻ emtrên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy,thành phố Hà Nội . Luận văn nêu một vài ý kiến là ý kiến tham khảo cho các nhà xây dựng các văn bản pháp luật. 7. Kết cấu của luâ ̣n văn: Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1:Những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục pháp luật kết hợp với GDĐĐ cho trẻ em Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật kết hợp với đa ̣o đứ c cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • 13. Chương 3: Quan điểm, giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật kết hợp vớiGDĐĐ cho trẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • 14. CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾ T HỢP VỚ I GDĐĐ CHO TRẺ EM 1.1. Quan niê ̣m về giáo dục pháp luật cho trẻ em 1.1.1. Quan niê ̣m về giáo dục pháp luật Hiê ̣n nay,GDPL vẫn chưa được hiểu thống nhất , các nhà nghiên cứu còn có các quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất không thừ a nhâ ̣nGDPL. Những người theo quan điểm này cho rằng, pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và mọi chủ thể có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật , do vâ ̣y không cần đă ̣t ra vấn đề GDPL nữa. Nói cách khác, pháp luật không có thuô ̣c tính tuyên truyền và vâ ̣ n đô ̣ng mà bản thân pháp luâ ̣t sẽ tự thực hiê ̣n chứ c năng giáo dục của mình bằng các nguyên tắc, quy đi ̣nh về quyền, nghĩa vụ cũng như các chế tài đối với những chủ thể tham gia các quan hê ̣xã hội được pháp luâ ̣t điều chỉnh. Vấn đề cần phải làm là công bố và phổ biến các văn bản pháp luậ t mô ̣t cách rô ̣ng rãi để mọi chủ thể pháp luật nắm được và thực hiện cho đúng các nguyên tắc,quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t [27, tr. 116-117]. Quan điểm thứ hai la ̣i xem nhe ̣vai trò của công tác GDPL. Theo quan điểm này GDPL là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng hay đa ̣o đứ c, vì vâ ̣y chỉ cần tiến hành giáo dục chính tri ̣ , tư tưởng hay đa ̣o đứ c là mo ̣i chủ thể trong xã hội đã có ý thứ c pháp luâ ̣t , có sự tự giác , tôn tro ̣ng và tuân thủ pháp luâ ̣t.[ tr .27, tr.118-119] Quan điểm thứ ba la ̣i đơn giản hóa công tác GDPL, cho rằng công tác GDPL chỉ cần được tiến hành thông qua việc lồng ghép , gắn kết với công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiê ̣u văn bản pháp luâ ̣t. GDPL theo quan điểm này về thực chất chỉ là những đợt tuyên truyền, cổ đô ̣ng mỗi khi có văn bản pháp luâ ̣t mới được ban hành như Hiến pháp, các bộ luật, luâ ̣t… hoă ̣c theo thời vụ, như mỗi khi có đợt bầu cử Quốc Hội, bầu cử Hô ̣i đồng nhân dân các cấp…[27, tr. 119]
  • 15. Có thể thấy các quan điểm nói trên còn mang tính phi ến diện, một chiều, chưa thấy hết đặc thù, sự tác động ,tầm quan tro ̣ng của GDPL, nên đã vô tình hoặc cố ý hạ thấp, xem nhe ̣vai trò, giá trị xã hội của GDPL. Theo ThS. Phạm Kim Dung,GDPL là quá trình tác động có mục đích, có tổ chứ c, có kế hoạch, theo nội dung và thông qua những phương pháp , hình thức nhất đi ̣nh từ phía chủ thể giáo dục đến khách thể giáo dục nhằm làm hình thành và phát triển ở họ hê ̣thống tri thứ c pháp luâ ̣t, trình độ hiểu biết (nhâ ̣n thứ c, tình cảm, thói quen vàhành vi xử sự) theo các chuẩn mực pháp luâ ̣t [5, tr.8]. Theo Ths. Phạm Thị Ngọc Minh ,GDPL được hiểu: là hoạtđộng có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành[13, tr.8]. GDPL là một hoạt động tự thân, thường xuyên của ngành giáo dục khác một số ngành khác. GDPL trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong trong chương trình giáo dục chính khóa qua các môn học như giáo dục công dân (phổ thông), pháp luật (TCCN, cao đẳng, đại học) hoặc được lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan đạo đức, tìm hiểu tự nhiên xã hội, sinh học, lịch sử… (phổ thông) Chính trị (TCCN)[5]. Theo TS. Nguyễn Quốc Sử u ,GDPL là quá trình hoạt động có mục đích , có tổ chức , có kế hoạch , theo nội dung đã được xác đi ̣nh và thông qua những phương pháp , hình thức nhất định từ phía chủ thể GDPL, tác động đến đối tượng tiếp nhâ ̣n GDPL nhằm làm hình thành và phát triển ở họ hệ thống tri thức pháp luật, trình độ hiểu biết về pháp luật, làm hình thành tình cảm, thói quen và hành vi xử xự tích cực theo pháp luâ ̣t [27, tr.119]. GDPL là một hoạt động mang đầy đủ những tính chất chung của giáo dục, songnó có đặc điểm riêng về mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp và chủ thể. Trong khoa học pháp lý, GDPL được hiểu theo nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục, theo đó, GDPL là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có mục
  • 16. đích tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành. Tựu chung la ̣i, chúng ta có thể hiểu GDPL như sau: GDPLlà hoạtđộng có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích c ủa chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ hê ̣thống tri th ức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với hành vi xử sự tích cực theo quy định của pháp luật. GDPL là kênh dẫn pháp luật đến với xã hội, với đời sống hàng ngày của mỗi công dân, tạo nên môi trường sống cho pháp luật. Trong môi trường này pháp luật từng bước được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội.GDPL phải đạt được hiệu quả đặt ra . Hiê ̣u quả của hoa ̣t động GDPL phải được nhìn nhâ ̣n đánh giá qua những mục tiêu đa ̣t được từ viê ̣c giáo dục . GDPL là cơ sở bước đầu để hình thành lòng tin pháp luật, hình thành cảm xúc pháp luật và hành vi phù hợp pháp luật ở mỗi cá nhân con người - đây chính là các yếu tố cơ bản của quá trình hình thành ý thức pháp luật, ý thức công dân. 1.1.2. Quan niê ̣m về giáo dục pháp luật cho trẻ em "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" Trẻ em nếu được chăm sóc giáo dục tốt thì tương lai chúng ta có chủ nhân tốt. Nhâ ̣n thứ c được tầm quan trọng đó Việt Nam đã tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990 và trở thành quốc gia thứ hai tham gia công ước nà y. Ngay sau đó, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào năm 1991 để ghi nhận các quyền trẻ em trong công ước này. Đảng và Nhà nước Viê ̣t Nam rất quan tâm đến trẻ em thể hiê ̣n rất rõ trong hê ̣thống chính sách pháp luật về trẻ em ngày càng được hoàn thiện, từ ng bước nội lu ật hóa các nguyên tắc , chuẩn mực quốc tế và pháp luâ ̣t quốc gia đảm bảo hài hòa , phù hợp với điều kiện phát tri ển kinh tế xã hội Viê ̣t Nam [1, tr.5]. Tại Điều 1 Công ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một trẻ em là "mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn". Hiệp nước này
  • 17. được 192 trong 194 nước thành viên phê duyệt. Một số định nghĩa tiếng Anh của từ trẻ em bao gồm thai nhi. Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinh và trưởng thành. Trẻ em nhìn chung có ít quyền hơn người lớn và được xếp vào nhóm không để đưa ra những quyết định quan trọng, và về mặt luật pháp phải luôn có người giám hộ. Tại Điều 1Luâ ̣t bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội nước Cô ̣ng hòa xã hội chủ nghĩa Viê ̣t Namban hànhngày 15/6/2004 có quy định: “Điều 1. Trẻ em Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi [20].” Mă ̣c dù Viê ̣t Nam đã có nhiều chính sách pháp luâ ̣t và tổ chứ c thực hiê ̣n có hiệu quả đảm bảo cơ bản quyền của trẻ em , song tình tra ̣ng trẻ em vi pha ̣m pháp luật vẫn có chiều hướng gia tăng . Đây là mô ̣t thách thứ c không nhỏ , đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đầu tư nguồn lực, GDPL cho trẻ em để giúp trẻ nhâ ̣n thứ c hiểu biết về pháp luâ ̣t từ đó phòng ngừ a viê ̣c vi pha ̣m pháp luâ ̣t ở trẻ em. GDPL cho trẻ em là mô ̣t phần trong GDPL nói chung, tuy nhiên đã được cụ thể hóa về đối tượng được giáo dục là trẻ em. Từ quan niê ̣mvề GDPL, chúng ta có thể hiểuGDPL cho trẻ emlà hoạtđộng có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên trẻ em nhằm hình thành ở trẻ em hệ thống tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi xử sự tích cực theo quy đi ̣nh của pháp luật. 1.1.3. Mục đích của giáo dục pháp luật cho trẻ em “Trẻ em như búp trên cành” Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ sẽ kế thừa và gánh vác những trọng trách mà ông cha đi trước đã ta ̣o dựng. Chính vì vậy, viê ̣c ta ̣o dựng, vun đắp chăm lo giáo dục cho trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Viê ̣c giáo dục trẻ em nói chung và GDPL nói riêng giúp trẻ trở thành những người có ích cho xã hội là vấn đề phứ c ta ̣p cần có sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội. Viê ̣c GDPL cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong viê ̣c hình thành hành
  • 18. vi của trẻ , giúp trẻ trở thành người có ích cho xã hội . Đây cũng chính là mục đích, yêu cầu cơ bản của GDPL đối với mọi cá nhân nói chung và trẻ em nói riêng. GDPL là một yếu tố có vai trò chủ đạo của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở cá nhân con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” [13]. Việc GDPL nhằm mục đích cung cấp cho các cá nhân những tri thức pháp luật cần thiết, xây dựng tình cảm, thái độ tôn trọng và hành vi tích cực trong cuộc sống hàng này. Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, GDPL cho trẻ em bao gồm các mục đích cơ bản sau đây: Mục đích thứ nhất: Hình thành, làm sâu sắc từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật của trẻ em (mục đích nhận thức). Thông qua GDPL, trẻ em được giáo dục , được trang bị những tri thức cơ bản về pháp luật như giá trị của pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp luật, các chuẩn mực pháp luật trong từng lĩnh vực đời sống. Hình thành tri thức pháp luật là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm pháp luật. Trên cơ sở kiến thức pháp luật được trang bị đã hình thành mở rộng và làm sâu sắc tri thức pháp luật, giúp người học am hiểu hơn về pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý. Tri thức pháp luật góp phần định hướng cho lòng tin đúng đắn vào các giá trị của pháp luật, tạo cơ sở hình thành hành vi hợp pháp ở mỗi cá nhân. Tri thức pháp luật giúp con người điều khiển, kiềm chế hành vi của mình trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được. Các hành vi phù hợp với pháp luật chỉ được hình thành trên cơ sở nhận thức đúng, có niềm tin và có tình cảm đúng đắn đối với pháp luật. Mục đích thứ hai: Hình thành ý thức và lòng tin của trẻ em đối với pháp luật (mục đích cảm xúc). Lòng tin vào pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi. Lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ của
  • 19. hành vi hợp pháp. Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp những người có kiến thức pháp luật nhưng không có lòng tin vào pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên pháp luật, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Khi con người tin vào tính công bằng của những đòi hỏi của quy phạm pháp luật thì không cần một sự tác động bổ sung nào của Nhà nước để thực hiện những đòi hỏi đó. Có lòng tin vào tính công bằng của pháp luật, con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một cách độc lập, tự nguyện. Niềm tin pháp luật được xây dựng trên cơ sở : Một là , giáo dục tình cảm công bằng. Nói đến pháp luật là nói đế n sự công bằng. Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết cách đánh giá các quy phạm pháp luật, biết cách xác định, đánh giá các tiêu chuẩn về tính công bằng của pháp luật để tự đánh giá hành vi của mình, biết quan hệ với người khác và với chính mình bằng các quy phạm pháp luật. Hai là , giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục ý thức về nghĩa vụ pháp lý. Giáo dục tình cảm trách nhiệm nhằm hình thành ý thức tuân thủ pháp luật – một nguyên tắc xử sự của công dân trong mối quan hệ với nhau và với các cơ quan Nhà nước. Giáo dục tình cảm trách nhiệm làm cho người được giáo dục nhận thức được rằng mọi việc làm, mọi hành vi của mình phải dựa trên cơ sở pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Ba là, giáo dục ý thức đấu tranh không khoan nhượng đối với những biểu hiện vi phạm pháp luật, chống đối pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Mục đích thứ ba: Hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật (mục đích hành vi). Việc xác định đúng mục đích GDPL có ý nghĩa quan trọng vì trong đa số các trường hợp, nội dung, hình thức, phương pháp GDPL phụ thuộc vào mục đích của nó. Có thể nói, GDPL góp phần hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng tri thức pháp luật của công dân. Tri thức pháp luật có vai trò quan trọng đối với việc hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với
  • 20. pháp luật. Tri thức pháp luật giúp con người đánh giá, kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật. Mục đích này đặc biệt quan trọng trong điều kiện nước ta hiện nay, khi hiểu biết pháp luật của công dân còn thấp, nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân chưa đầy đủ. Đây cũng là yêu cầu của việc hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng một xã hội văn minh, công bằng, dân chủ, bình đẳng, kỷ cương và trật tự. “Tăng cường GDPL, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, thống nhất, công bằng". Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự… đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học, chuyển thói quen điều chỉnh xã hội theo “lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xã hội bằng pháp luật trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội. Trong quan niệm về chuẩn giá trị và đánh giá đạo đức, tính khách quan, khoa học và duy lý thay cho sự tuỳ tiện vẫn dựa trên cơ sở kinh nghiệm, duy cảm, duy tình. Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật) làm cho mọi thành viên trong xã hội có thể tự do phát huy khả năng sáng tạo của mình trong môi trường lành mạnh – môi trường vận hành có trật tự, nền nếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển và văn minh. Đó cũng chính là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công dân trong giai đoạn mới [1]. 1.1.4. Nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho trẻ em Thứ nhất, về nội dung GDPL cho trẻ em:
  • 21. Về nội dung GDPL cho trẻ em c ần tập trung giới thiê ̣u các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành các chuyên đề pháp luật có liên quan đến trẻ em như: Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự năm 2009, Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2008; Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004,Luật Biển Việt Nam, các nội dung liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuyên truyền các văn bản quy phạm về công tác đánh giá xếp loại học sinh: Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông. Tuyên truyền các văn bản liên quan đến vấn đề phòng chống bạo hành, buôn bán, xâm hại trẻ em, các quy định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến trẻ em trong giao thông đường bộ, trong lĩnh vực an ninh- trật tự an toàn xã hội. Tích cực hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2014” bằng cách tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông: Luật giao thông đường bộ nam 2008, Luật Đường sắt năm 2005, Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004. Giảng dạy đúng, đủ nội dung kiến thức pháp luật được xây dựng trong chương trình môn Giáo dục Công dân, Pháp luật theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thứ hai, về hình thức và phương pháp GDPL cho trẻ em: Để công tác GDPL cho trẻ em đa ̣t hiê ̣u quả cần tiến hành dưới các hình thứ c và phương pháp sau: Một là ,Triển khai các văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức, trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền miệng.
  • 22. Cần tăng cường tuyên truyền miê ̣ng, phổ biến pháp luật về giáo dục trong các buổi họp cha mẹ học sinh; phát thanh cho toàn trường trong giờ nghỉ giải lao giữa buổi; sinh hoạt ngoại khóa. Hai là, Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng GDPL cho trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng trang cơ sở dữ liệu pháp luật về giáo dục trên website của trường. Ba là, xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường, bổ sung tài liệu vào thư viện. Bốn là, trang bịpano, áp phích phục vụ tuyên truyền GDPL phù hợp với lứa tuổi học sinh như: an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường … Tổ chức thi đố vui, hái hoa dân chủ …tìm hiểu pháp luật. 1.2. Quan niê ̣m về giáo dục đạo đức cho trẻ em 1.2.1. Quan niê ̣m về giáo dục đạo đức Con người là động lực của mọi sự phát triển xã hội . Con người có nhân cách cao đe ̣p thì sự tác động đến xã hội càng lớn . Do đó không thể xem nhe ̣vai trò của giáo dục trong sự phát triển của xã hội . Trong các mă ̣t Đứ c , Trí, Thể, Mỹ của giáo dục. GDĐĐ có vai trò vô cùng quan trong đặt lên hàng đầu "được xem là nền tảng, gốc dễ để ta ̣o ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mă ̣t giáo dục khác"[14]. TS. Đoàn Hương nhận định, vấn đề vi phạm pháp luật và đạo đức của học sinh ví như là một vấn đề “nhức nhối” của xã hội, vì “trẻ em hôm nay sẽ thay thế chúng ta trong tương lai”. Vì vậy, GDĐĐ là yêu cầu khách quan của sự nghiệp "trồng người", nó giúp đào tạo ra thế hệ vừa "hồng" vừa "chuyên" nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.Giá trị và giá trị đạo đức luôn là vấn đề ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, thời đại nào. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cái nhìn đạo đức đã là cái nhìn truyền thống của nhiều xã hội. Trong nền văn minh hiện đại, việc đánh giá trình độ tiến bộ của các hiện tượng xã hội, trên thực tế vẫn rất cần sự tham gia của các tiêu chuẩn đạo đức. Bên cạnh đó, tính đặc thù, tính giai cấp, tính khu vực… vốn là những tính chất cố
  • 23. hữu của đạo đức càng làm cho các chuẩn mực đạo đức khó ăn nhập với đời sống hiện thực. Trong khi đó, bên cạnh đạo đức còn có hàng loạt giá trị cùng loại như phong tục, tập quán, lối sống, nếp tư duy... cũng đang được coi là cái cần phải tính đến khi xác định tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Đối với Việt Nam, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các giá trị đạo đức trong truyền thống và hiện đại vẫn giữ một vai trò quan trọng. Công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại. Theo nghĩa hẹp, đạo đức là luân lý, là những quy định những chuẩn mực, ứng xử trong quan hệ con người với con người, với bản thân với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống. Theo nghĩa rộng, đạo đức liên quan đến phạm trù chính trị, pháp luật và lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mâ ̣t nhân cách của cá nhân đã được xã hội hóa, được thể hiện qua hành vi đạo đức. Đạo đức là tổng hợp những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm điều chỉnh hành vi đối xử giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình, tập thể, với xã hội[34]. Theo PGS.TS. Nguyễn Dục Quang,GDĐĐ được hiểu là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho thế hệ trẻ những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho họ những quy tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi người với công việc, với Tổ quốc. GDĐĐ cần phải được coi trọng đặc biệt, nhất là trong sự nghiệp cách mạng hiện nay của dân tộc khi mà nước ta gia nhập WTO. GDĐĐ cho thế hệ trẻ là làm cho nhân cách của họ phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cá nhân với bản thân, với người khác (gia đình, bạn bè, thầy cô giáo…) với xã hội, với tổ quốc, với môi trường tự nhiên, với cộng đồng quốc tế[28].
  • 24. Có thể hiểu GDĐĐ là một quá trình phức tạp của một chuỗi những tác động bên ngoài lên cấu trúc tâm lý của con người bằng các phương pháp khác nhau nhằm định hướng đến hình thành mục đích, sự định hướng giá trị, những nét đặc trưng về phẩm chất, ý chí, năng lực, tính cách của con người. Do vậy, GDPL cùng với GDĐĐ đảm bảo sự điều chỉnh từ bên ngoài đối với hành vi của con người. Bởi lòng tin sẽ chuyển thành mục đích, định hướng giá trị và thành hành động. Như vậy, sự thống nhất của GDPL và GDĐĐ được thể hiện cuối cùng ở hành vi hợp pháp. Đặc điểm của GDĐĐ: GDĐĐ không chỉ đòi hỏi ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm , niềm tin hành động thực tế của trẻ em. Chức năng GDĐĐ: Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau. 1.2.2. Quan niê ̣m về giáo dục đạo đức cho trẻ em Sinh thời Chủ ti ̣ch Hồ ChíMinh luôn xem “Công tác giáo dục thiếu niên , nhi đồng rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc”. Theo Người, nhiệm vụ to lớn này phải do cả dân tộc và toàn xã hội đảm trách. Bác giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan làm công tác thiếu niên nhi đồng, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, nhà trường, gia đình và tất cả những người lớn tuổi trong xã hội. “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”. Bác từng nói:“Người có đứ c mà không có tài làm viê ̣c gì cũng khó , người có tài mà không có đứ c là người vô dụng”. Rõ ràng GDĐĐ luôn đóng vai trò quan trong đối với sự phát triển nhân cách của con người đă ̣c biê ̣t là trẻ em.
  • 25. Trên cơ sở quan niê ̣m về GDĐĐ có thể thấy đối tượng GDĐĐ ở đây là trẻ em. Chúng ta có thể hiểu quan niệm GDĐĐcho trẻ em như sau: GDĐĐcho trẻ em: là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dƣỡng cho trẻ em nh ững quy tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọi ngƣời, vớ i Tổ quốc[38]. 1.2.3. Mục đích của giáo dục đa ̣o đƣ́ c cho trẻ em GDĐĐ góp phần chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật. GDĐĐ nhằm hình thành những hiểu biết về các giá trị, chuẩn mực đạo đức và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Sự hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức là sự nhận thức về thiện - ác, tốt - xấu, đúng - sai, về cách ứng xử. Nếu thiếu những tri thức này con người sẽ không phân biệt được đâu là tốt, xấu, đâu là thiện, ác…do đó hành động của họ dễ dẫn đến sai lầm, bởi người ta chỉ hành động đúng trong chừng mực hiểu biết chính xác. GDĐĐ góp phần hình thành tình cảm đạo đức như lòng yêu thương, tôn trọng, niềm tin vào con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt. GDĐĐ giúp các em s ống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoa ̣ch, để rèn luyện trở thành học sinh ngoan, công dân tốt của xã hội. 1.2.4. Sự cần thiết kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho trẻ em Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, chúng còn xác định cụ thể cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều
  • 26. chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ nhau. Do vậy, có thể nói pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nước, mà còn là môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức. Bên cạnh đó đạo đức là gốc của pháp luật cho nên việc con người thực hiện tốt các quy phạm, các chuẩn mực đạo đức cũng là một bước để thực thi tốt pháp luật [31]. Tuy nhiên, đạo đức và pháp luật có những đặc điểm và tính chất khác nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi của con người: đạo đức và pháp luật khác nhau về phương thức điều chỉnh hành vi con người; đạo đức thì mềm dẻo, pháp luật thì bắt buộc và cứng rắn; đạo đức mang tính chung, định hướng, pháp luật thì cụ thể và rõ ràng; đạo đức đạt được kết quả là một quá trình, pháp luật đạt được kết quả ngay tức thì; đạo đức là kết quả tự thân, bền vững, pháp luật là kết quả tác động từ bên ngoài, chưa bền vững. Như vậy, đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Pháp luật thì lạnh lùng và cứng rắn: “Pháp bất vị thân”, “Thuốc đắng dã tật”. Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Chúng thống nhất với nhau ở đối tượng và mục tiêu là con người. Trái lại chúng khác nhau ở phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội [29]. Đạo đức và pháp luật thống nhất với nhau ở mục tiêu của nó là điều chỉnh hành vi của con người để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạo đức. Đạo đức và pháp luật không tự nhiên mà có. Để con
  • 27. người có được ý thức đạo đức và ý thức pháp luật đều là kết quả giáo dục lâu dài. Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật, kỷ cương phép nước. GDPL cho còn người cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người. Vì vậy, GDĐĐ tạo nên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật. Ngược lại, GDPL lại tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiết lập quan hệ bảo vệ hạnh phúc gia đình, bồi dưỡng thế hệ trẻ, kích thích sự giúp đỡ đồng chí, tính lương thiện, thật thà và không dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội. Nền kinh tế thị trường với tính phức tạp, khó lường của nó luôn mong muốn các chủ thể tham gia là những người đàng hoàng , giữ tín nhiê ̣m... Chính những đòi hỏi, mong muốn này đặt ra những yêu cầu cho việc cần phải kết hợp pháp luật và đa ̣o đức trong sự tác động đến đời sống xã hội . Trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, công tác GDPL, đa ̣o đứ c có vai trò đặc biệt quan trọng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, chúng ta cần phải đổi mới mạnh mẽ việc GDPL cho trẻ em theo hướng lồng ghép giữa GDPL, GDĐĐ và kỹ năng sống cho trẻ em. Thiếu các kỹ năng sống, thiếu những bài học chính khóa và ngoại khóa cùng các sinh hoạt xã hội sinh động, thiết thực về kỹ năng sống, về đạo đức gia đình, nhà trường và xã hội, trẻ em dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội và không biết cách tự bảo vệ mình[22]. Theo GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế bản chất đích thực của mối quan hệ giữa pháp luâ ̣t và đa ̣o đứ c suy cho cùng đó là vấn đề mang tính nguyên tắc: đa ̣o đứ c là cơ sở của pháp luâ ̣t [17, tr. 3]. Cho dù xã hô ̣i phát triển đến đâu , cũng không thể đa ̣t đến sự xóa nhòa đường biên, ranh giới giữa đa ̣o đứ c và pháp luâ ̣t. Chính vì vậy, kết hợp GDPL và GDĐĐ gắn với trang bị, thực hành các kỹ năng sống cho trẻ em chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho trẻ em ở nước ta hiện nay. Việc GDPL kết hợp với GDĐĐ không chỉ là một khẩu hiệu, một “chủ trương” phải
  • 28. triển khai mà là một nhu cầu nội sinh của bản thân hoạt động GDPL.Thực tiễn đã chỉ ra rằng, GDĐĐ không thể thay thế GDPL, cũng như GDPL không thể thay thế GDĐĐ, vì mỗi loại hình giáo dục có mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp riêng. Bên cạnh đó tùy từng lứa tuổi mà chúng ta có những nội dung GDĐĐ và pháp luật phù hợp để mỗi loại hình phát huy được vai trò của mình trong việc giáo dục nhân cách của con người Việt Nam. GDPLkết hợp vớiGDĐĐlà điều kiện không thể thiếu được để hình thành hành vi hợp pháp và hợp đạo đức, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật. Hiệu quả đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật sẽ được nâng cao nếu như xã hội và nhà nước quan tâm xây dựng môi trường xã hội – pháp cho những hành vi hợp pháp, hợp đạo đức và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. 1.3. Các yếu tố tác động đến việc giáo dục pháp luật,giáo dục đạo đức cho trẻ em 1.3.1. Các yếu tố về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán Theo TS. Đoàn Hương, chúng ta đang quá lo cho đất nước phát triển nhưng lại quên mất vấn đề mà cả thế giới đang lo lắng, đó là văn hóa của thế hệ trẻ chúng ta. “Tôi nói đơn giản như việc chúng ta không có văn hóa, không có hiểu biết thì đừng ra thế giới. Mọi cách ứng xử hiện nay đều xuất phát từ văn hóa cả. Ngay như văn hóa đọc của các em rất kém, từ sự yếu kém đó dẫn đến nhiều suy nghĩ không sâu sắc về xã hội và có những việc làm vô văn hóa[12]. Văn hóa giáo dục của mỗi quốc gia cũng ản h hưởng không nhỏ đến cách x ử sự của của mỗi cá nhân , tạo nên nét đặc trưng riêng cho mỗi đất nước , mỗi vùng miền. Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của một người. Không như những loài thấp kém hơn hầu hết đều bị bản năng chi phối, phần lớn cách thức ứng xử của con người đều mang tính hiểu biết. Đứa trẻ lớn lên trong xã hội thì học được những giá trị, nhận thức, sở thích và cách ứng xử cơ bản thông qua gia đình và những định chế quan trọng khác. Không chỉ yếu tố văn hóa, yếu tố truyền thống , phong tục tâ ̣p quán cũng hưởng không nhỏ tác
  • 29. đô ̣ng đến việc GDĐĐ , GDPL cho trẻ em . Có thể nói , văn hóa, yếu tố truyền thống, phong tục tâ ̣p quán như cành cây đ ầy sức sống đang căng đầy chồi non mỗi dịp xuân về. Chính những điều này tiếp thêm niềm tin cho mọi người về một cái kết đẹp của hành trình đi tìm nét đẹp văn hóa ứng xử, đi tìm lời giải cho GDĐĐ,GDPL có hiệu quả. 1.3.2. Yếu tố về pháp luật đối với trẻ em Yếu tố về pháp luật, chuẩn mực đa ̣o đứ c là yếu tố tác động quan trọng đối với trẻ em. Một hành vi hợp pháp là hành vi được thực hiện trên cơ sở ý thức về các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của đạo đức, phong tục tâ ̣p quán , truyền thống, nề nếp gia đình. Pháp luật sẽ chỉ ra cho trẻ thấy hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luậ t, hành vi nào là hành vi cấu thành tội phạm , hành vi nào lệch chuẩn. Pháp luật đầy tính răn đe , tính giáo dục khi chỉ ra những hình phạt , mứ c phạt, các tình tiết giảm nhẹ , tăng nă ̣ng , phòng vệ chính đáng , hưởng khoan hồng. Pháp luật là ranh giới để trẻ lấy làm thước đo , làm vạch mốc trong việc điều chỉnh hành vi của chỉnh bản thân mình và khi trẻ giúp người khác . Pháp luâ ̣t là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ hàng n gày.Pháp luật là hành trang trong túi kiến thức của nhà trường giúp trẻ sau này giải quyết tốt các thủ tục hành chính, hiểu biết các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình… Nếu pháp luật quá cứng nhắc , thiếu mềm dẻo , thiếu tính phù hợp sẽ khiến trẻ phản kháng nhất đi ̣nh. Sự khô cứ ng của pháp luâ ̣t cần kết hợp với đa ̣o đứ c, truyền thống, nề nếp gia đình để ta ̣o nên sự mềm dẻo , sẽ mang đến cho trẻ sự êm ái, sự thuyết phục hơn. Vì vậy giáo dục pháp luật lồng ghép GDĐĐ phối hợp với giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ trang bi ̣những hiểu biết nhất đi ̣nh trong hành trang trẻ bước vào tương lai trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 1.3.3. Yếu tố nhận thức của bản thân trẻ em Thƣ́ nhất , yếu tố tâm lý :TS Tâm lý Nguyễn Thị Hoa cho rằng , vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật và đạo đức ở Thủ đô Hà Nội có phần tăng do nhiều nguyên nhân. Theo phân tích của TS Hoa, học sinh ở độ tuổi này (độ tuổi 12- 16) đang trải qua giai đoạn dậy thì, về cơ bản giống như người lớn. Có nhu
  • 30. cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích.Tuy nhiên, cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Về tâm lý các em muốn cảm nhận mình là người lớn, được suy nghĩ và làm việc như người lớn. Từ những suy nghĩ đó nên bột phát có những hành vi mạo hiểm như đua xe máy. Hơn nữa, theo TS Hoa: “Ở độ tuổi này các em muốn được người khác có cái nhìn “người lớn” về mình, nhất là bố mẹ, anh chị trong gia đình. Nhưng bố mẹ thì suy nghĩ ngược lại. Do vậy thường có những mâu thuẫn và hành vi chống đối như bỏ nhà ra đi. Hiện tượng này có xu hướng tăng ở độ tuổi từ 12- 16 tuổi”. Nguyên nhân nữa khiến tâm lý của thiếu niên ở lứa tuổi này thường có những việc làm quá với lứa tuổi đó là sự cảm nhận rõ ràng về sinh lý khác giới của mình. TS Hoa cũng chỉ rõ, tâm lý đó cũng có những biểu hiện tốt và xấu, như việc đua xe máy mà phía sau chở bạn gái thì vô cùng nguy hiểm [12]. Thƣ́ hai, yếu tố sinh lý:Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài. Khi đối mặt với những vấn đề như tình cảm, học tập, giới tính, …các em dễ dàng có cảm giác hài lòng với chính mình. Các em cũng bắt đầu có nhu cầu tiếp xúc với các bạn khác giới, có nhu cầu được mọi người tôn trọng, nhu cầu thỏa mãn sự hiếu kì cũng như tò mò của mình… Khi gặp phải những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những “cạm bẫy” tiêu cực. Từ đó dễ nảy sinh những hành động quá khích, ví dụ như có những học sinh thành tích học tập không tốt, các phương diện khác như ngoại hình, tài ăn nói cũng không tốt, nhưng các em lại có khao khát được thể hiện bản thân, rất muốn thể hiện mình và gây sự chú ý trước mặt người khác. Khi đó các em sẽ tìm cách thể hiện bản thân thông những hành vi chống đối, ngang bướng, bỏ học, mê mẩn với những trò chơi điện tử hoặc thậm chí là thực hiện những hành vi bạo lực, để thể hiện cái “tôi” của bản thân.
  • 31. 1.3.4. Yếu tố về năng lực chủ thể đi giáo dục pháp luật Năng lực của chủ thể đi GDPL được hiểu là kiến thứ c , kỹ năng, sự hiểu biết về các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t ở một trình độnhất đi ̣nh trở lên và phương pháp truyền đạt tốt giúp người nghe, người học nắm được, hiểu đúng về các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t. Để đảm bảo các yêu cầu theo quy định, trong những năm gần đây đội ngũ báo cáo viên pháp luật cũng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng, sự yêu nghề. 1.3.5.Yếu tố về cô ̣ng đồng, nhà trƣờng, gia đình Thƣ́ nhất, yếu tố gia đình: Từ trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ em là thành phần quan trọng cấu thành gia đình. Quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng chính là hai trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi mật thiết thường xuyên ở bên cạnh trẻ em, việc chăm sóc con trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản năng” của họ. Trong gia đình, việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Chăm sóc phải gắn liền với bảo vệ. Phải xác định gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em. Gia đình có mối quan hệ mật thiết với xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình". Ở mọi quốc gia dân tộc, gia đình đều có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển. Vì thế, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Gia đình còn là tổ ấm thân thương của mỗi con người, nơi con người được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã nêu ra phương hướng: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”[29]. Bởi vậy, GDĐĐ, GDPL và
  • 32. những ảnh hưởng gia đình có quan hệ mật thiết với nhau, những ảnh hưởng từ phía gia đình góp phần hình thành hành vi của trẻ em được thể hiện ở một số yếu tố sau: Một là, sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình Có những gia đình bố mẹ do quá bận nên đã thả lỏng con cái, không hỏi han và quan tâm đến con. Bố mẹ không hiểu được con cần gì, không kịp thời phát hiện, giáo dục cũng như sửa những lỗi sai cho con. Về phía con cái, do không kịp thời nhận được sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục của bố mẹ, con kết thân với những bạn bè xấu, bị ảnh hưởng xấu từ bạn bè, đi từ sai lầm nhỏ đến sai lầm lớn, và có những hành vi không tốt. Một hình thức buông lỏng khác là bố mẹ thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu của con, nuông chiều con, con muốn làm gì thì làm. Với cách quản lý và giáo dục như thế này các con khó có thể hình thành được tư duy tốt cũng như những thói quen tốt, dễ đi theo những con đường xấu[33]. Hai là, môi trường gia đình Môi trường gia có ý nghĩa quan trọng đến v iê ̣c hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em . Gia đình gia giáo , nề nếp sẽ có lợi cho sự phát triển của con cái và hình thành nên ở trẻ những hành vi cũng như những nhân cách mà tốt đe ̣p phù hợp chuẩn mực xã hội . Trái lại môi trường gia đình không nề nếp , lộn xô ̣n, không phân biê ̣t trên dưới sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu cho trẻ, hình thành nên những phẩm chất đạo đức không tốt , bất lợi trái chuẩn mực xã hội cho trẻ. Sống trong môi trường gia đình bố mẹ ngoa ̣i tìn h, xung đột, li thân hoặc ly hôn, trong gia đình luôn xảy ra cãi lộn, mắng chửi, thậm chí là xảy ra xô xát, bạo lực con cái hàng ngày phải chứ ng kiến cũng là nguyên nhân dẫn đến hình thành những hành vi lệch chuẩn. Ba là, nhân cách, đạo đức của cha mẹ Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con. Trong mỗi gia đình cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái, từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói hàng ngày
  • 33. của cha mẹ sẽ là tấm gương để trẻ học tâ ̣p và noi theo. Nhiều trẻ em do chịu những ảnh hưởng tiêu cực của cha mẹ mà đi theo những con đường bất chính. Một số gia đình cha mẹ do nhân cách đạo đức không tốt, nhận thức chính trị không tốt, thường xuyên bất mãn với xã hội, những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến con cái, nó khiến cho các con biến những điều bất mãn này thành những hành vi phản xã hội . Thực tế đã chứ ng minh những gia đình bố mẹ có hành vi phạm pháp hoặc cha mẹ nghiện ngập, từng có tiền án tền sự, khi con cái tận mắt được chứng kiến sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhận thức và hành vi của trẻ. Nhiều trẻ cũng cư xử hành đô ̣ng giống cha , mẹ chúng dẫn đến nhiều vụvi phạm pháp luật đáng tiếc xảy ra. Một số gia đình bố mẹ có trình độ văn hóa xong tư cách đạo đức không tốt, thường xuyên coi thường người khác, những tính cách này của bố mẹ trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của con cái, điều này cũng ảnh hưởng đến cách thức con cái giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người trong xã hội. Bốn là, những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình Điều kiện kinh tế gia đình là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc GDĐĐ, GDPL cho trẻ em. Thực tế cho thấy, nhiều gia đình có trẻ tham gia vào hành vi bạo lực là những gia đình có điều kiện kinh tế không tốt. Kinh tế gia đình thiếu thốn kết hợp với việc giáo dục của gia đình không tốt cũng gián tiếp ảnh hưởng đến việc con cái có những hành vi trộm cắp, trấn tiền cũng như cướp tài sản để đáp ứng nhu cầu mua sắm , ăn tiêu. Nhà nghèo cũng là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị các bạn coi thường, sự tự ti cùng với chịu đựng sự trêu trọc, bắt nạt của bạn bè trong thời gian dài dễ dẫn đến những hành vi phản kháng, do đó cũng dễ dẫn đến những hành vi bạo lực theo những cách khác nhau. Bên ca ̣nh đó , có nhiều gia đình có điều kiện có lối sống xa hoa của giới thượng lưu, ăn chơi, rượu chè, mua sắm, yêu đương… chiều theo sở thích của con khi con còn ở độ tuổi rất nhỏ. Tất cả những điều đó dẫn đến trẻ không biết quý trọng đồng tiền, tiêu pha hoang phí, nghiê ̣n điê ̣n tử , yêu đương sớm. Thƣ́ hai, yếu tố nhà trƣờng:
  • 34. Nhà trường là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến GDĐĐ, GDPL cho trẻ. Những yếu tố dưới đây có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của trẻ. Một là, sự phân bổ trình độ học sinh chưa hợp lý Trong thực tế xã hội, học sinh trung ho ̣c, phổ thông chọn trường có những đặc điểm riêng, đa phần những học sinh giỏi và đội ngũ giáo viên giỏi đều tập trung ở trường chuyên, lớp chọn, những học sinh chưa giỏi lại đa phần tập trung ở những nhà trường và lớp học tốp dưới. Những học sinh mà chúng ta vẫn quen gọi là “học sinh kém” là một bộ phận yếu thế hơn trong trường học, các em không nhận được sự dẫn dắt và chỉ bảo phù hợp ở trường, từ đó dẫn đến các em có tâm lí tự ti và chán ghét trường học dẫn đến bỏ tiết đi chơi điê ̣n tử hoă ̣c làm những viê ̣c mình yêu thích. Hai là, quan niện giáo dục thiên lệch Trong quá trình giáo dục, các nhà trường vẫn còn đề cao thành thích, xem trọng việc nâng cao và bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, mà lơ là và xem nhẹ việc giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh. Về vấn đề giáo dục kĩ năng cho học sinh, chỉ hạn chế ở việc dạy cho các em những kĩ năng sinh tồn trong cạnh tranh, còn việc làm thế nào để giáo dục cho các em một nhân cách hoàn thiện, làm thế nào để các em sống khỏe, sống vui, làm thế nào để giúp cho bản thân các em có một tinh thần thoải mái thì vẫn chưa được chú ý hợp lý. Thái độ giáo dục của nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của học sinh, đối với những học sinh có thành tích học tập tốt thì các em được thiên vị và được các thầy cô giáo yêu quý hơn, còn đối với những học sinh mà các thầy cô cho là “chậm tiến” lại thiếu sự quan tâm đầy đủ và đúng mức của thầy cô. Trên thực tế, tất cả học sinh đều có quyền nhận được sự công bằng trong giáo dục, nếu các em nhận được sự đãi ngộ thiếu công bằng thì từ những học sinh chỉ có thành tích học tập không tốt, nhưng ý thức đạo đức tốt sẽ trở thành những học sinh vừa “học kém” vừa “ý thức kém”. Nếu cứ tồn tại những thái độ khác nhau trong giáo dục học sinh, thì những học sinh mà tiền đồ của các em vẫn còn có hy vọng sẽ trở thành vô vọng.
  • 35. Cách làm này không chỉ làm cho các em mất đi quyền lợi được hưởng sự giáo dục công bằng, mà còn làm tổn thương đến lòng tự trọng của các em, thậm chí làm cho tâm hồn của các em trở nên thiên lệch. Những học sinh này sẽ cảm thấy các em bị bỏ rơi, không có tiền đồ, thậm chí tự dày vò bản thân mình, chẳng bao lâu các em sẽ trở thành thành phần bất định trong trường học, những hành vi bạo lực như đánh nhau, ẩu đả, cướp đồ của bạn, xin tiền bảo kê là khó tránh khỏi. Ba là, mối quan hệ giữa thầy và trò Giáo dục Việt Nam có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ học trò người Việt gìn giữ và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Tuy vậy, trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế và sự bùng nổ của các công nghệ hiện đại, giáo dục nước ta những năm gần đây xuất hiện các hiện tượng như trò xúc phạm thầy cô giáo, thậm chí có trường hợp trò đánh thầy và ngược lại cũng có những hiện tượng thầy cô xúc phạm tới tinh thần và thể xác của học trò. Cho dù những hiện tượng này xuất từ bất kỳ nguyên nhân nào, tích cực hay tiêu cực nhưng sự tồn tại của nó vĩnh viễn không được chấp nhận trong môi trường sư phạm. Điều này cho thấy sự xuống cấp trong mối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình giáo dục nhà trường. Khi mối quan hệ giữa thầy và trò thiếu sự đối thoại lẫn nhau sẽ dẫn đến một thực trạng là khi học sinh gặp khó khăn, các em không muốn tìm sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo, các em không muốn tâm sự hay thổ lộ điều gì với các thầy cô của mình, bởi vì các em cho rằng thầy cô không thể giúp được mình. Khi đó, để giải quyết được khó khăn của bản thân các em chỉ còn cách dựa vào sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Nếu không có sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè hoặc sự giúp đỡ ấy chưa hợp lý thì các em sẽ dễ dàng gặp phải những tình huống khó khăn hơn và vi pha ̣m pháp luâ ̣t có thể sẽ xẩy ra. Bốn là,vai trò quản lý của nhà trường Sự quản lý không tốt trong trường học cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Khi nhà trường, thầy cô thiếu nghiêm khắc
  • 36. với học sinh, xem nhẹ kỉ luật, sẽ dẫn đến xuất hiện tràn lan những hiện tượng như quay cóp trong thi cử, học sinh yêu sớm, hút thuốc, uống rượu, những thành phần không tốt trong xã hội cũng dễ dàng chà trộn vào môi trường học đường, thậm chí có thể tồn tại cả những văn hóa phẩm đồi trụy trong trường học. Từ đó mối quan hệ giữa thầy và trò, giáo viên và phụ huynh vốn đã lỏng lẻo sẽ càng xa cách hơn. Khái niệm “trường học an toàn” hay “văn hóa nhà trường” gần đây được các nhà giáo dục quan tâm bởi vì thực tế trường học đang mất đi sự an toàn cho cả người dạy và người học, văn hóa truyền thống có phần bị xem nhẹ. Có thể nói, giáo dục là con đẻ của hệ thống xã hội, do vậy, giữa giáo dục trong nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục của gia đình và xã hội. Trong mối liên hệ này, giáo dục nhà trường có thể tương thích hoặc không tương thích với hệ thống xã hội. Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà trường trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục cũng như lựa chọn và áp dụng các phương pháp giáo dục. Ngược lại, giáo dục của nhà trường là một trong những môi trường có tác động chủ đạo đến tiến trình xã hội hóa cá nhân.Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh. Kho tàng tri thức văn hóa đó từ bao thế hệ rút kết lại. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa cơ bản này mà thế giới quan khoa học và nhân sinh quan biện chứng của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng. Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội Thƣ́ ba, yếu tố xã hô ̣i Con người sinh ra và lớn lên trong xã hội loài người. Sự trưởng thành của con người không thể tách khỏi xã hội. Chính vì thế mà những mặt tích cực hay tiêu cực trong xã hội cũng đều ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của con
  • 37. người, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên .Yếu tố xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiê ̣p giáo dục, trong đó sự suy thoái về đa ̣o đứ c và những giá tri ̣nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó nước ta đang ở trong thời kì hội nhập toàn cầu, kéo theo đó là trong xã hội tồn tại một số tư tưởng thiếu lành mạnh như “lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền”, “lối sống hưởng thụ”, đồng thời cũng xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực như “chủ nghĩa cá nhân” ngày càng được đề cao, hiện tượng tham ô tham nhũng, tư tưởng “có tiền là có tất cả”, những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, game, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn , tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này. Sự biến đổi trong xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến ứng xử của các em. Rất nhiều em hành xử theo những gì được chứ ng kiến khi gă ̣p ngoài xã hội. Học sinh khi bị ảnh hưởng bởi những nhân tố không lành mạnh trong xã hội, cùng với thời gian thế giới quan, nhân sinh quan và những quan niệm về giá trị đạo đức của các em cũng sai lệch. Các em khó phân biệt được đúng sai, không thấy được làm những việc xấu là không tốt, mà ngược lại lại thấy đó là điều đáng tự hào, điều này dễ dẫn đến các em đi theo con đường phạm pháp. Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957. Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn. Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để
  • 38. đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
  • 39. CHƢƠNG 2: THƢ̣C TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾ T HỢP VỚ I GIÁO DỤC ĐẠO ĐƢ́ C CHO TRẺ EM TRÊN ĐI ̣A BÀ N QUẬN CẦ U GIẤ Y, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội. Phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ.Với diện tích: 12,04 km2 , dân số: khoảng 201.600 người (năm 2009) Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội có 8 phường: 1. Nghĩa Đô 2. Quan Hoa 3. Dịch Vọng 4. Dịch Vọng Hậu 5. Trung Hòa 6. Nghĩa Tân 7. Mai Dịch 8. Yên Hòa [30] Với 16 trường tiểu học (TH) Trường TH Nam Trung Yên Trường TH Nguyễn Khả Trạc Trường TH Nghĩa Đô Trường TH Nghĩa Tân Trường TH Mai Dịch Trường TH Dịch Vọng B Trường TH Dịch Vọng A Trường TH Quan Hoa Trường TH Yên Hòa Trường TH Trung Hòa Trường TH Tư Thục Quốc Tế Tương Lai
  • 40. Trường THDL Nguyễn Siêu Trường THDL Lý Thái Tổ Trường THDL Hermann Trường TH Quốc tế Global Trường TH Thăng Long Kidsmart Với 10 trường trung học cơ sở (THCS): Trường THCS Trung Hòa Trường THCS Yên Hòa Trường THCS Dịch Vọng Trường THCS Mai Dịch Trường THCS Nghĩa Tân Trường THCS Lê Quý Đôn Trường THCS Cầu Giấy Trường THCS Nam Trung Yên Trường THCS Quốc tế Global Trường THCS Quốc Tế Việt Nam Singapore Trường THCS FPT Quy mô giáo dục của quận phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học với 52 trường học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông. Năm 2008, có 16 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 12 trường công lập và 4 trường ngoài công lập). Dưới đây là bứ c tranh thực tra ̣ng về viê ̣c GDPL, GDĐĐ trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy. 2.1. Thực trạnghiểu biết pháp luâ ̣t , đa ̣o đƣ́ c của trẻ em trên địa bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiê ̣n nay. 2.1.1. Nhƣ̃ng thành tƣ̣u vềhiểu biết pháp luâ ̣t, đa ̣o đƣ́ c củatrẻ em trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiê ̣n nay Những năm qua, được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, công tác bảo vệ,chăm sóc, giáo dục trẻ em trên pha ̣m vi cả nước nói chung trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy nói riêng có sự chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng.
  • 41. Hệthống pháp luật, chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có quá khứ vi phạm pháp luật được tăng cường. Sau những năm tri ển khai thực hiện, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã giúp tăng tỷ lệ đăng ký khai sinh cho trẻ em từ 60% (giai đoạn 1991 -1996) lên đến 92-98% (2012)[10]. Tỷ lệ trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại cũng giảm xuống đáng kể. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được các địa phương thực hiện khá tốt, thu hút cả sự tham gia của xã hội.Việc huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng hiệu quả; công tác xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh dành cho trẻ em được chú trọng, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện. Trên đi ̣a bàn quâ ̣n Cầu Giấy ,GDPL cho nhân dân nói chung và phổ biến pháp luật cho trẻ em nói riêng được quan tâm sâu sắc.Các văn bản pháp luật mới ban hành được quán triệt đầy đủ, thường xuyên, góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và ý thức pháp luật của học sinh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững trật tự trị an trên địa bàn. Hoạt động GDPL trong trường học được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, kết hợp với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và các hoạt động tuyên truyền khác và lồng ghép phổ biến pháp luật vào các hoạt động giáo dục ngoại khóa. Phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên cần được xác định là trách nhiệm của toàn xã hội và là một nội dung quan trọng, có tính chiến lược trong toàn bộ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Do đó, cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội, trước hết là cấp ủy đảng, chính quyền, và các ngành, đoàn thể ở cơ sở. Qua tổng kết công tác phòng, chống tội phạm hàng năm, đã chỉ ra bài học kinh nghiệm, đó là: Những địa phương nào có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, thì nơi đó công tác phòng, chống tội phạm trong thanh, thiếu niên sẽ đạt hiệu quả cao. Trong đó, quan tâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật thường xuyên và liên tục nhất là đối với thanh, thiếu niên ở vùng sâu, vùng