SlideShare a Scribd company logo
1 of 189
1.
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN
“CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN
Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI”
(Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương)
N ội học
931 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ã HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN
HÀ NỘI - 2020
LỜI CA ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình khoa học do tôi thực hiện.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, được tiến hành thực hiện một cách
nghiêm túc, các kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước được tiếp thu một
cách cẩn trọng, trung thực, có trích nguồn dẫn trong luận án. Số liệu trong
luận án này là do tác giả thiết kế điều tra, những kết quả, số liệu trong Luận
án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
khác.
Nghiên cứu sinh
NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN
LỜI CẢ ƠN
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội
học, Phòng Quản lý Đào tạo đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập, hoàn
thiện hồ sơ bảo vệ theo đúng chương trình đào tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Bình Dương,
đơn vị quản lý tôi trong công việc, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi cả
về vật chất, tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần
Thị Kim Xuyến, đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài, luận
án nghiên cứu này. Trong quá trình cô hướng dẫn nghiên cứu, tôi không chỉ
học được những kiến thức khoa học, mà còn có cơ hội hiểu biết thêm về đạo
đức nghề nghiệp của người làm nghiên cứu.
Sau cùng, nhưng đặc biệt quan trọng, tôi xin cảm ơn gia đình và những
người thân. Sự động viên, khích lệ và những ủng hộ của họ có ý nghĩa lớn,
giúp tôi nuôi dưỡng niềm say mê và tập trung hoàn thành đề tài, luận án này.
Nghiên cứu sinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
C ươ 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................... 14
1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù........................ 14
1.2. Những nghiên cứu phụ nữ đơn thân, bà mẹ đơn thân ở Việt Nam.............................. 33
1.3. Các văn bản, chính sách liên quan ......................................................................... 37
1.4. Những kết quả nghiên cứu đạt được và khoảng trống nghiên cứu đang đặt ra ..... 41
C ươ 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU................. 44
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 44
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG CỦA BÀ MẸ CÔNG
NHÂN ĐƠN THÂN..................................................................................................... 70
3.1. Chân dung xã hội của bà mẹ công nhân đơn thân.................................................. 70
3.2 Đặc điểm công việc của bà mẹ công nhân đơn thân............................................... 81
3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của ba mẹ công nhân đơn thân.................................. 87
3.4 Tham gia hoạt động văn hóa giải trí và các mối quan hệ xã hội............................. 95
CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ
CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN, TỈNH
BÌNH DƯƠNG ..........................................................................................................105
4.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội ................................................................................105
4.2. Hoàn cảnh gia đình............................................................................................... 109
4.3. Đặc điểm doanh nghiệp và việc thực hiện chế độ chính sách của doanh nghiệp.120
KẾT LUẬN................................................................................................................139
TÀI LIỆUTHAM KHẢO .........................................................................................146
PHỤ LỤC.........................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNLĐ Công nhân lao động
BMĐT Bà mẹ đơn thân
CSXH Chính sách xã hội
ASXH An sinh xã hội
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
NCS Nghiên cứu sinh
NQ/TW Nghị quyết/Trung ương
CT/TW Chỉ thị/Trung ương
BCH TW Ban Chấp hành trung ương
TT-BLĐTBXH Thông tư- Bộ lao động thương binh xã hội
NĐ-CP Nghị định- Chính phủ
CT-TLĐ Chỉ thị - Tổng Liên đoàn
KH-TLĐ Kế hoạch – Tổng Liên đoàn
ĐA-TLĐ Đề án - Tổng Liên đoàn
CNLĐ Công nhân lao động
CNVCLĐ: Công nhân, viên chức, lao động
CN Công nhân
NLĐ Người lao động
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
PVS Phỏng vấn sâu
Tổng LĐLĐ VN: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
Cty FDI Công ty có vốn nước ngoài
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Đặc điểm về tuổi của bà mẹ đơn thân.................................................... 71
Biểu 2 Trình độ học vấn của bà mẹ công nhân đơn thân ................................... 73
Biểu 3. Số con của nữ công nhân là mẹ đơn thân .............................................. 75
Biểu 4. Lý do ban đầu lựa chọn làm mẹ đơn thân .............................................. 78
Biểu 5 : Loại hình doanh nghiệp nữ công nhân là mẹ đơn thân đang làm việc 86
Biểu 6: Nhóm tuổi và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế.......................................... 89
Biểu 7: Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế............................... 91
Biểu 8: Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế ..... 92
Biểu 9: Bà mẹ đơn thân liên lạc với gia đình ..................................................... 99
Biểu 10: Các hình thức liên lạc về nhà với người thân ................................... 100
Biểu 11: Tần suất về thăm quê nhà của bà mẹ đơn thân.................................. 101
Biểu 12: Nhóm tuổi và loại nhà ở của bà mẹ đơn thân ................................... 110
Biểu 13: nơi làm việc và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân........................ 111
Biểu 14: tình trạng hợp đồng lao động và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn
thân.................................................................................................................... 112
Biểu 15: thu nhập và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 113
Biểu 16: nhóm tuổi và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 115
Biểu 17: học vấn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân................................. 116
Biểu 18: trình độ chuyên môn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ........... 117
Biểu 19: nguồn gốc gia đình và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân .............. 118
Biểu 20: nơi làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân.......................... 119
Biểu 21: số năm làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ................... 119
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Trình độ chuyên môn của bà mẹ đơn thân............................................ 74
Bảng 2: Độ tuổi của con cái bà mẹ đơn thân .........................................................75
Bảng 3: Nguồn gốc xuất thân của Bà mẹ công nhân đơn thân .......................... 76
Bảng 4:Hợp đồng lao động của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân....................... 82
Bảng 5:Thu nhập hàng tháng của bà mẹ công nhân đơn thân........................... 83
Bảng 6: Diện tích nhà ở...................................................................................... 88
Bảng 7: Nhà ở của bà mẹ công nhân đơn thân................................................... 89
Bảng 8: Khó khăn khi tham gia các hoạt động văn hóa của bà mẹ đơn thân.... 96
Bảng 9: Số năm bà mẹ công nhân đơn thân làm việc tại Bình Dương............. 106
Bảng: 10. Trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình ........................................... 107
Bảng 11: Hoàn cảnh gia đình và loại hình nhà ở............................................. 109
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Ý kiến của cán bộ ban ngành tỉnh Bình Dương về tuổi của bà mẹ đơn thân 72
Hộp 2: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về việc đến Bình Dương .............................. 77
Hộp 3: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về trang thiết bị gia đình........................... 108
Hộp 4: Ý kiến gặp khó khăn trong tiếp cận nhà ở ........................................... 123
Hộp 5: Chính sách về khu vui chơi giải trí cho công nhân .............................. 127
Hộp 6: Doanh nghiệp với việc thực hiện chính sách........................................ 128
Hộp 7: Vấn đề thực thi chính sách ................................................................... 133
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ khá sớm ở Việt
Nam trong bối cảnh đất nước trải qua các cuộc chiến tranh và rủi ro thiên tai,
người chồng, người cha hy sinh ngoài mặt trận hoặc người đàn ông ở vùng
biển thường phải mưu sinh xa nhà và gặp nạn mỗi khi có thiên tai. Những
thập niên gần đây, nhóm bà mẹ đơn thân trẻ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh
Việt Nam đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ tính 5 năm
trở lại đây số lượng các gia đình đơn thân đã tăng mạnh. Theo dữ liệu của Bộ
Văn hóa -Thể thao và Du lịch, năm 2012 cả nước mới có 7,64% gia đình chỉ
có cha (hoặc mẹ) và con được khảo sát thì đến 6 tháng đầu năm 2016 tỉ lệ này
đã tăng lên 11,17%. Điều này cho thấy đã xuất hiện một hình thái gia đình
mới, gắn bó và tồn tại song song cùng những hình thái gia đình truyền thống
và gia đình hiện đại đó là hình thái “gia đình mẹ (cha) đơn thân, nuôi con theo
kiểu “single mom” [9].
Có hai lý do mà nghiên cứu sinh thấy cần nghiên cứu về vấn đề này: một
là, gia đình đơn thân như một hiện tượng xã hội nhưng chưa được quan tâm
thỏa đáng về mặt chính sách, bao hàm cả khía cạnh pháp luật và thực thi pháp
luật trong thực tế; hai là dù đã được giới khoa học xã hội bắt đầu quan tâm,
nhưng sự thiếu vắng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về gia
đình trong lĩnh vực chuyên biệt này làm cho những nghiên cứu chưa phản ánh
được một cách đầy đủ và sâu sắc hiện tượng xã hội này. Một trong những hạn
chế đó, chính là việc nhìn nhận chưa bình đẳng loại hình gia đình mới trong
bối cảnh mới này so với các loại gia đình khác trong nền văn hóa xã hội
truyền thống.
Trần Thị Kim Xuyến và Lê Thi cho rằng vài thập niên trước, trong các
nguồn tư liệu nghiên cứu có trước, nổi lên vấn đề xã hội có liên quan tới hệ
quả của chiến tranh như: phụ nữ góa chồng, đơn thân, lớn tuổi không có
2
chồng vì nhiều lý do mà một trong những số đó là tình trạng mất cân bằng
giới tính trong các tập thể lao động. Tiếp theo đó, cũng theo tác giả Lê Thi
những vấn đề về cuộc sống của những người phụ nữ chịu ảnh hưởng từ sự
mất cân bằng giới tính tại các cộng đồng và những nơi làm việc với nhiều loại
hình khác nhau, từ tình trạng nhiều người chồng bỏ vợ con đi kiếm sống ở
những nơi khác nhưng không liên lạc với gia đình cũng như hậu quả mà ly
hôn hay sự chia tách gia đình để lại đối với phụ nữ và con cái của họ cũng đã
được phản ánh trong nhiều nghiên cứu [96][119].
Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa, do yêu cầu và tính
chất công việc, nhiều nhà máy xí nghiệp chỉ tuyển lao động nữ, dẫn tới tình
trạng tập trung quá nhiều lao động nữ trong một địa bàn làm việc. Cùng với
cường độ và thời gian làm việc căng thẳng, nhiều nữ công nhân khó kiếm
được người bạn đời của mình. Mặt khác, do sống xa gia đình, nhu cầu tình
cảm với người thân không được đáp ứng, cùng với nhu cầu quan hệ tình cảm
nam nữ, khiến cho nhiều nữ công nhân có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Trong nhóm những nữ công nhân không chồng mà có con, có không ít người
do quan niệm sống hay vì điều kiện riêng mà không lấy được chồng nhưng
cũng vẫn muốn có con nên đã chấp nhận những cuộc tình không hứa hẹn
v.v… Tất cả những điều đó tạo nên những nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con
một mình, mà trong thực tế, người ta thường gọi là “phụ nữ đơn thân nuôi
con” hay “mẹ đơn thân”
Cùng là những người mẹ đơn thân nuôi con một mình, tuy nhiên, xã hội
lại có những góc nhìn khác nhau về các nhóm phụ nữ này. Tác giả Lê Thi chỉ
ra dù đã có cách nhìn cởi mở hơn, nhưng những trường hợp bà mẹ đơn thân là
những người có chồng đã mất hoặc ly dị thường được xã hội chấp nhận là một
gia đình khuyết và có cái nhìn cảm thông với họ. Còn đối với những phụ nữ
không chồng mà có con, họ khó lòng nhận được tình cảm tương tự từ những
3
người xung quanh và cũng không nhận được sự hỗ trợ xã hội, nhìn từ góc độ
thể chế [99].
Bình Dương trong những năm gần đây, nổi lên là một tỉnh tập trung nhiều
khu công nghiệp lớn của cả nước. Tổng số công nhân lao động toàn tỉnh hiện có
khoảng 1.200.000 người (dân số trên 2,2 triệu), trong đó lao động ngoài tỉnh
chiếm hơn 80%, lao động nữ khoảng 57%. Với 29 khu công nghiệp, Bình Dương
có 410.312 lao động công nghiệp tập trung, trong đó lao động nữ là 279.612
người (68%). Như vậy, lao động nữ là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ công
nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp ở Bình Dương [126].
Quá trình CNH, HĐH đặc biệt là sự phát triển các khu, cụm công nghiệp
ở Bình Dương đã nhanh chóng hình thành các hộ gia đình có nữ công nhân
đơn thân. Theo khảo sát từ các cấp công đoàn hiện có 2.584 nữ công nhân đơn
thân nuôi con nhỏ, tập trung nhiều ở các Huyện Dĩ An là 774 người; Thuận An
297; Tân Uyên 562; TDM 194; Bến Cát 225...do đây là những địa bàn tập trung
nhiều khu công nghiệp [127].
Ở Bình Dương, theo quan sát từ thực tế, những “làng”1
[195] công nhân và
những gia đình công nhân ngày càng tăng và đang có xu hướng thay đổi nhanh
chóng, vấn đề nữ công nhân trở thành mẹ đơn thân nuôi con một mình cũng trở
nên phổ biến, không còn lẻ tẻ, ngẫu nhiên như trước, đây có thể xem như một
hiện tượng mới trong sự phát triển gia đình công nhân ở các khu công nghiệp.
Những gia đình bà mẹ công nhân đơn thân như là một tổ chức xã hội
mong manh dễ bị tổn thương sau khi ly hôn hoặc sinh con ngoài giá thú hoặc
từ một loạt các hệ lụy của sống chung, sống thử. Những đứa trẻ ở những gia
đình này thường không được đảm bảo về những điều kiện vật chất, thiếu cảm
giác an toàn, ấm áp, không có sự hỗ trợ tinh thần, tâm lý của chúng dễ bị tổn
thương hơn so với những đứa trẻ bình thường tạo nên lỗ hổng lớn trong cách
1
Làng công nhân là từ thường được người dân ở Bình Dương dùng khi nói tới những khu ở của công nhân
nhập cư quanh các khu công nghiệp.
4
giáo dục, nuôi dưỡng con cái của họ. Ngày nay, quan niệm về người phụ nữ
đơn thân không còn quá khắt khe như trước, song vẫn còn đó vô vàn những
khó khăn mà họ phải đối mặt.
Phụ nữ đơn thân nuôi con nói chung và bà mẹ công nhân đơn thân nói
riêng như là một hiện tượng xã hội phổ biến trong cuộc sống hiện nay đòi hỏi
xã hội không nên nhìn nhận như là câu chuyện của cá nhân nữa, mà là một
trách nhiệm xã hội đối với nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em). Việc nghiên cứu
hiện tượng bà mẹ đơn thân là công nhân ở các khu công nghiệp có ý nghĩa rất
to lớn trong việc quan tâm tới số phận của những cá nhân đang nỗ lực đóng
góp cho sự phát triển của xã hội và con cái họ, nhưng vẫn chịu nhiều thiên
kiến, thiệt thòi.
Thứ hai, về mặt cơ sở và phương pháp luận, ngay từ những năm 90 của
thế kỷ trước, các nghiên cứu xã hội học gia đình ở trên thế giới đã thay đổi
quan niệm về gia đình cha mẹ đơn thân, theo đó họ không coi loại hình gia
đình này là một kiểu “gia đình lệch lạc” hay “gia đình có nguy cơ”, mà coi nó
như “một loại gia đình thực sự” bình đẳng với các loại gia đình khác [77].
Điều này đã phản ánh không chỉ trong những quan điểm về lý luận mà cả
trong hàng loạt nghiên cứu thực nghiệm. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong
thời gian gần đây, tuy nhiều nghiên cứu đã phản ánh về sự đa dạng hóa các
loại hình gia đình dưới tác động của sự biến đổi xã hội, nhưng loại hình gia
đình phụ nữ đơn thân nuôi con vẫn chưa được đề cập tới nhiều, kể cả tiếp cận
chính sách lẫn tiếp cận phân tích đời sống của họ. Điều này xuất phát từ quan
niệm cho rằng, gia đình là phải bao gồm ít nhất hai đơn vị đối ngẫu với vai trò
vợ chồng (như những gì người ta quan sát thấy và trong giá trị của văn hóa
truyền thống), nên những gia đình nào không giống vậy, thường được gọi là
“gia đình khuyết” hay “gia đình không đầy đủ” [121][15][129]. Đó cũng
chính là lí do vì sao, những vấn đề của gia đình loại này tuy được coi là “vấn
đề xã hội” nhưng chỉ được xếp vị trí khá khiêm tốn trong hệ thống xuất bản
5
phẩm khoa học về gia đình. Đồng thời, kể cả khi được đề cập đến trong
những nghiên cứu thực nghiệm, chúng cũng được coi như một phần phụ được
bổ sung theo nghĩa là một biến thể cho sự đa dạng các loại hình gia đình.
Như đã trình bày, ở Việt Nam, sau khi đất nước được thống nhất, nổi lên
những vấn đề có liên quan tới hệ quả của chiến tranh, chẳng hạn như vấn đề
việc làm cho bộ đội và thanh niên xung phong, tình trạng thanh niên không có
cơ hội lập gia đình tại các tập thể lao động do có sự chênh lệch về giới tính
của lao động và tuy không nhiều, nhưng chúng cũng đã được đề cập tới trong
các xuất bản phẩm nghiên cứu của Lê Thi và Trần Thị kim Xuyến [97][119].
Tuy nhiên, những nghiên cứu ở thời điểm đó, các tác giả mặc dù đã nỗ lực đặt
vấn đề trên cơ sở quyền con người, trên cơ sở quan niệm và thực hành về giá
trị gia đình trong bối cảnh văn hóa phương Đông, nhưng vẫn bị giới hạn ở chỗ
thiếu cơ sở lý luận về xã hội học gia đình, đặc biệt là quan điểm coi những
người “phụ nữ bị tước cơ hội lấy chồng”, hay phụ nữ đơn thân nuôi con một
mình như một “nạn nhân” và cần được sự giúp đỡ. Trong khi đó, trong bối
cảnh đương đại, “những biến đổi của xã hội, liên quan tới kinh tế, văn hóa,
không gian đô thị có tác động trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của các cá
nhân hiện diện trong một nhóm người quan hệ với nhau bởi huyết thống hoặc
hôn nhân. Nhưng ngược lại, gia đình cũng không chỉ đơn thuần chịu sự tác
động của cái cấu trúc xã hội đó mà thay đổi, nó còn tham gia vào một cách
chủ động” (Martine Segalen)[77].
Đề tài nghiên cứu “Cuộc s ng của những bà mẹ đơ t â ở các khu
công nghiệp nhìn từ óc độ chính sách hội xã – nghiên cứu trường hợp
khu công nghiệp sóng thần tỉ Bì Dươ ” sẽ là một phần đóng góp về
mặt lý luận cho nghiên cứu về các loại hình gia đình đặc thù ở Việt Nam,
đồng thời cung cấp thêm cơ sở dữ liệu thực nghiệm nhằm hướng đến gợi mở
hàm ý chính sách cho việc bảo vệ quyền tự do, cho tương lai hạnh phúc và sự
phát triển của con người và gia đình Việt Nam.
6
2. Mục đíc v iệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá về đời sống của những bà mẹ đơn thân ở các
khu công nghiệp Sóng thần Bình Dương nhìn từ góc độ chính sách xã hội. Từ
đó đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu khó khăn và nâng
cao đời sống cho những bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa kết quả nghiên cứu đi trước để hoàn thiện những vấn đề
lý luận và thực tiễn về đời sống của các bà mẹ đơn thân; Đặc biệt rà soát các
văn bản chính sách hiện có liên quan đến đời sống của lao động nữ, lao động
là bà mẹ đơn thân có con nhỏ ở các khu công nghiệp hiện nay.
- Tìm hiểu đặc điểm xã hội của nhóm bà mẹ đơn thân, thực trạng đời
sống về vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân, phân tích những
thuận lợi, khó khăn và chỉ ra các yếu tố chi phối đời sống vật chất, tinh thần
của các bà mẹ đơn thân.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách phù hợp nhằm nâng
cao đời sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp.
3. Đ i tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và câu hỏi, giả thuyết
nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là công nhân- nhìn từ các chiều
cạnh chính sách xã hội liên quan đến cuộc sống của các bà mẹ đơn thân đang
sống và làm việc tại khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là những bà mẹ đơn thân đang nuôi con nhỏ ở khu
công nghiệp Sóng Thần, doanh nghiệp và cán bộ ban ngành thực thi chính
sách liên quan đến nữ công nhân là mẹ đơn thân ở tỉnh Bình Dương.
7
3.3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu thứ cấp được thu thập và phân tích
từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018; Khảo sát thu thập số liệu sơ cấp
tại thực địa được tiến hành từ tháng 6/2018 – tháng 12/2018.
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát thực địa
tại địa bàn thị xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương.
- Địa bàn nghiên cứu: Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, khu
công nghiệp Bình Đường Tỉnh Bình Dương
3.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Bà mẹ đơn thân có chân dung xã hội như thế nào? Đời sống vật chất và
tinh thần của họ đang diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố xã hội nào đang ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh
thần của bà mẹ đơn thân là công nhân?
- Cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ gì để cải thiện và nâng cao chất
lượng đời sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân?
3.5. Giả thuyết nghiên cứu
- Công nhân làm mẹ đơn thân có tuổi đời rất trẻ, học vấn trình độ chuyên môn
không cao, hợp đồng lao động không ổn định và mức thu nhập thấp, họ cũng chủ
yếu là những lao động bên ngoài địa phương. Bà mẹ đơn thân gặp nhiều khó khăn
về nhà ở, trang thiết bị sinh hoạt và hưởng thụ đời sống tinh thần.
- Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình (tuổi đời trẻ, công việc không
ổn định, thu nhập thấp và gia đình người thân ở xa đã ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống vật chất và tinh thân của bà mẹ đơn thân.
- Thể chế, các chính sách và môi trường sống (Nhà nước, công đoàn và
chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng) đang còn nhiều khoảng trống
và chi phối đối với cuộc sống của nhóm bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp.
8
4. P ươ p áp luậ v p ươ p áp iê cứu
4.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối, chính sách về bảo đảm đời sống công
nhân tại các khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các bà mẹ đơn thân.
Về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác -
Lênin Luận án dựa trên ba nguyên tắc cơ bản trong phương pháp luận nhận thức
của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bao gồm:
Thứ nhất, đó là nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, nghiên cứu sự vật, hiện
tượng như bản thân chúng đang tồn tại, không phán đoán chủ quan mà các kết
luận phải dựa trên những chứng cứ khoa học tin cậy.
Thứ hai, đó là nguyên tắc nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong xã hội và tự nhiên đều có quá trình nảy sinh, vận
động và phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ hiện tượng đến
bản chất. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một hệ
thống, đặt sự vật, hiện tượng trong môi trường với những mối liên hệ của nó.
Thứ ba, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội; thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý; thực tiễn kiểm
chứng nhận thức.
Phương pháp luận thực chứng trong xã hội học, với các số liệu và bằng
chứng khảo sát thực nghiệm thu được sẽ tìm hiểu và luận giải thấu đáo các
vấn đề liên quan đến đời sống của bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp.
Ngoài ra đề tài luận án cũng sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu và có tính phổ biến như: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương
pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hóa… nhằm làm rõ
đối tượng nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu.
9
Các quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công nhân cũng được
quan tâm nhằm luận giải về các chiều cạnh chính sách xã hội liên quan đến
nhóm xã hội này ở nước ta hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Để có được các dữ liệu khoa học và thực tiễn, góp phần trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra, Luận án đã sử
dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: phân tích tài liệu thứ cấp, khảo sát
định tính và định lượng, hệ thống các phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin
này sẽ cho phép NCS tổng hợp các nguồn tài liệu sách, tạp chí, số liệu thống kê,
và các thông tin sơ cấp từ các phỏng vấn, bảng hỏi tại thực địa.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập và
nghiên cứu, phân tích thông tin từ các tài liệu có sẵn bao gồm: các văn bản
của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Bình Dương, các chính sách về công nhân, nữ
công nhân; các tài liệu viết về một số lý thuyết xã hội học, phương pháp
nghiên cứu xã hội học; các báo cáo và số liệu thống kê về tình hình công
nhân, công tác công đoàn phạm vi toàn quốc và của tỉnh Bình Dương; các
công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học của các tác giả trong và ngoài
nước về vấn đề có liên quan... Tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, so
sánh để xử lý, phân tích các thông tin có được từ nguồn tài liệu này.
- Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi: được sử dụng để phỏng vấn các đối
tượng là bà mẹ đơn thân nhằm thu thập các thông tin định lượng về: (1) đặc điểm
xã hội của bà mẹ đơn thân; thực trạng cuộc sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn
thân; (2) một số nhân tố ảnh hưởng cuộc sống và giải pháp cần thiết góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Các kết quả khảo sát định lượng
được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS Version 20.0 dành cho các nghiên cứu
khoa học xã hội để đảm bảo được tính khách quan, khoa học.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu được sử
dụng đối với bà mẹ đơn thân là công nhân để thu thập những thông tin định
10
tính giải thích sâu về cuộc sống của họ, những thông tin này sẽ bổ sung cho
các thông tin định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phỏng vấn thêm cán bộ
công đoàn cấp tỉnh và công đoàn cơ sở, lãnh đạo một số sở, ngành, doanh
nghiệp nhằm làm rõ hơn về các chính sách đang thực hiện trong việc hỗ trợ
đối với cuộc sống của bà mẹ đơn thân ở các doanh nghiệp.
- Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
Luận án đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp tại các doanh nghiệp, việc
chọn danh sách bà mẹ đơn thân được thực hiện ngẫu nhiên bằng phương pháp
bốc thăm; Chúng tôi đã mã hóa và gắn tên mỗi bà mẹ đơn thân một mã số và
chọn ra bằng cách bốc/nhặt ra các mã số đã được gắn ký hiệu trong tổng thể
mẫu.
Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát cụ thể như sau: Công ty
Yazaki, công ty Asama, công ty Chutex, công ty O’leer, Công ty Duy Hưng,
công ty Liên Phát,
Số mẫu bà mẹ đơn thân ở các công ty thuộc khu công nghiệp Sóng Thần
là 774 người.
Mẫu tham gia phỏng vấn bảng hỏi là bà mẹ đơn thân đang làm việc tại
các doanh nghiệp.Tổng số mẫu tham gia trả lời phỏng vấn bằng bảng hỏi là
150 người.
Mẫu tham gia phỏng vấn sâu: 40 người, trong đó có 10 cán bộ sở, ngành,
cán bộ công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp và 30 công nhân là bà mẹ đơn thân
nhằm tìm hiểu sâu về các khía cạnh liên quan đến thực tế đời sống của các bà
mẹ đơn thân tại Khu Công Nghiệp Sóng Thần Tỉnh Bình Dương.
Khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu đã gặp một số khó khăn đó là một
số bà mẹ đơn thân nằm trong danh sách mẫu đã từ chối tham gia trả lời phỏng
vấn về cuộc sống của họ, mặc dù chúng tôi đã thăm lại nhiều lần để thuyết
phục họ đồng ý. Do vậy, nhóm nghiên cứu liên tục phải bổ sung mẫu phỏng
vấn bà mẹ đơn thân là công nhân.
11
Khung phân tích
5. Đó óp mới v ý ĩa t ực tiễn của luận án
5.1. Đó óp mới
Luận án góp phần nhận diện chân dung, đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn
thân là công nhân đang làm việc ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong
bối cảnh hiện nay; thấy được thân phận cũng như sự khác biệt của những bà
mẹ đơn thân công nhân so với các nhóm bà mẹ có người chồng cùng chung
sống; những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà họ đang phải đối diện trong
cuộc sống hiện nay.
Luận án phân tích các yếu tố chi phối cuộc sống vật chất, tinh thần của
bà mẹ đơn thân, tính chất của lao động di cư và nghề nghiệp đặc thù; đối
chiếu với hệ thống chính sách hiện hành cũng như vai trò tham gia của các
chủ thể xã hội khác nhau trong hỗ trợ nhóm bà mẹ đơn thân. Đây là cơ sở
quan trọng giúp các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp hướng đến xây dựng
mô hình chính sách, quan tâm hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo quyền của người
Các chính sách xã hội; môi trường,
điều kiệ lao động trong doanh nghiệp
công nhân, bà mẹ đơ t â
Đời sống vật chất
Đời sống tinh thần
Đặc điểm xã hội:
- Tuổi, Học vấn,
chuyên môn
- Nơi làm việc,
Thu nhập
- Hoàn cảnh gia
đinh, Số con
- Số năm công tác,
hợp đồng lao động.
….
Các chính sách đối
với bà mẹ đơn
thân:
- Chính sách về việc
làm , nhà ở….
-Chính sách về tiếp
cận dịch vụ xã
hội….
Đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường sống
nơi bà mẹ đơn thân ở
12
lao động là bà mẹ đơn thân và phát triển bền vững doanh nghiệp và địa
phương.
6. Ý ĩa lý luận v ý ĩa t ực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án sẽ góp phần bổ sung về nhận thức cho những quan điểm lý luận
nghiên cứu về gia đình, bà mẹ đơn thân, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
cho công tác giảng dạy chuyên ngành xã hội học gia đình, xã hội học giới, xã
hội học lao động ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, việc vận dụng các quan điểm lý luận trong luận án cũng góp
phần tìm hiểu khả năng áp dụng các quan điểm lý luận, lý thuyết xã hội học
vào thực tiễn nghiên cứu bà mẹ đơn thân là công nhân. Qua đó có những đóng
góp tri thức vào việc hoàn thiện khái niệm về nhóm bà mẹ đơn thân, quan
điểm lý luận về hướng nghiên cứu bà mẹ đơn thân ở nước ta và trên thế giới.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đây là nghiên cứu thực nghiệm xã hội học đầu tiên về bà mẹ đơn thân là
công nhân. Khảo sát sẽ cho thấy chân dung xã hội, cuộc sống thực tế và những
thiếu thốn về vật chất và tinh thần trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân đang làm
việc tại các KCN và cư trú trên một số địa bàn thuộc tỉnh Bình Dương. Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là
công nhân. Điều quan trọng nhất là bằng chứng từ kết quả nghiên cứu có ý nghĩa
thực tiễn, là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong việc hoàn thiện chính sách,
huy động nguồn lực và sự tham gia của các chủ thể xã hội, góp phần cải thiện
hơn nữa đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp mà ở đây là cuộc
sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp trong cả nước nói chung và
ở Bình Dương nói riêng. Ngoài ra, những kiến nghị về phương hướng và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xã hội đối với bà mẹ đơn thân tại các
khu công nghiệp sẽ được vận dụng vào thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác chăm
lo cho các nhóm yếu thế ở Bình Dương hiện nay.
13
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất giải pháp, nội dung của Luận án
bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 3: Chân dung xã hội và cuộc sống của bà mẹ công nhân đơn thân
Chương 4. Các yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ công nhân
đơn thân ở khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương
14
C ươ 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về chủ đề nữ đơn thân nuôi con một
mình nói chung và mẹ đơn thân là công nhân nói riêng, tác giả luận án gặp
không ít trở ngại do sự hạn chế của các công trình nghiên cứu khoa học
chuyên sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, vì vấn đề mà tác giả đã chọn lại là sự
giao thoa giữa hai lĩnh vực: thứ nhất là nghiên cứu gia đình, trong đó gia đình
có chủ hộ là phụ nữ đơn thân như một loại hình đặc thù của sự đa dạng các
dạng thức gia đình trong bối cảnh đương đại. Thứ hai, nghiên cứu về nữ công
nhân tại các khu công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Chính vì vậy, trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu này, hai nội dung
lớn sẽ được đề cập tới là những nghiên cứu về gia đình có đề cập tới gia đình
có phụ nữ đơn thân ở nước ngoài và ở Việt Nam, những vấn đề liên quan tới
đời sống của những người công nhân, đặc biệt là công nhân nữ tại các khu
công nghiệp.
1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù
Từ các nguồn tài liệu sẵn có trên thế giới mà NCS tiếp cận được có thể
nhận thấy, các gia đình có mẹ đơn thân thường xuất hiện nhiều hơn, đồng thời
những gia đình cha mẹ đơn thân do người đối ngẫu đã mất ngày càng giảm đi
kể cả theo thực tế và theo thống kê, có nghĩa là những gia đình chủ hộ đơn
thân do ly hôn hoặc không kết hôn ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Ở khía
cạnh này các tác giả phương Tây cho rằng đô thị hóa, công nghiệp hóa
phương tây đã mang đến một sự biến đổi đầy kịch tính về cấu trúc và hình
thái gia đình. Gia đình hạt nhân có đầy đủ bố mẹ và con cái ngày càng giảm,
thay vào đó tỉ lệ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân nuôi con do ly dị, sống thử
ngày càng tăng (Klett-Davies) [154] .
Bà mẹ đơn thân là ai?
15
Các tác giả (Gucciardi, Celasun, Stewart. Wendy Wang và cộng sự)
cho rằng mẹ đơn thân là những người có con nhưng chưa bao giờ kết hôn hay
đã ly thân, ly dị và hiện không sống với người bạn đời được thừa nhận về mặt
pháp lý [147].
Các nguồn tư liệu trên thế giới cho thấy, trong những năm 2000, mối
liên hệ giữa gia đình có mẹ đơn thân và tình cảnh sống bấp bênh được quan
sát thấy ở những bà mẹ trẻ. Mẹ đơn thân thường có trình độ học vấn thấp hơn
(so với nhóm mẹ sống có chồng). Họ thường sinh con sớm trong bối cảnh
người cha đứa trẻ thường là công nhân hoặc viên chức (Martine
Segalen)[77].
Giới trẻ Mỹ đều có xu hướng muốn sau này họ sẽ kết hôn
(Cherlin)[145]. Tuy nhiên, theo số liệu năm 2013 của Hoa Kỳ thì có đến 40%
trẻ em sinh ra trong gia đình không hôn nhân [156]. Theo như Shattuck và
Kreider cho biết thì có đến 60% phụ nữ sinh con nhưng không kết hôn trong
độ tuổi từ 20-24 [179]. Trong khi đó ở nước Anh gia đình truyền thống không
còn chiếm ưu thế và được thay thế bằng cuộc sống hiện đại hóa, không theo
tiêu chuẩn, việc sống chung hoặc chấp nhận làm mẹ đơn thân đang dần phổ
biến trong xã hội Anh và những người này là nhóm trẻ trong xã hội
(Berrington, Perelli-Harris & Trevena)[138]. Kết quả nghiên cứu định tính
của Jason Deparle và cộng sự cũng cho thấy, các bà mẹ đơn thân trong nghiên
cứu đều có độ tuổi từ 25 – 40 tuổi và có con từ 1-6 tuổi, 2/3 số trẻ em ở Mỹ
được sinh ra bởi những bà mẹ dưới 30 tuổi [178].
Theo số liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ, vào năm 1960 tỷ lệ ông bố,
bà mẹ đơn thân chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng số hộ gia đình của nước này,
đến năm 2000 là 20%, và đến năm 2007 tỷ lệ này là 27%, tuy nhiên đến năm
2011 có khoảng 12 triệu hộ gia đình đơn thân và trong số này có đến 80% là
bà mẹ đơn thân. Điều đặc biệt ở đây là có khoảng 45% bà mẹ làm mẹ đơn
thân chưa bao giờ kết hôn. Kết quả này cũng trùng với nghiên cứu năm 2005
16
của Amato, Paul [140]. Tại Australia có 31% đứa trẻ khi sinh ra ở trong gia
đình bà mẹ chưa bao giờ kết hôn vào năm 2001, có 14% bố mẹ đơn thân vào
năm 2003, và đến năm 2011 tỷ lệ bố mẹ đơn thân ở quốc gia này chiếm
15,9% tổng số hộ gia đình của nước này (Văn phòng Thống kê Australia,
2011). Khi nhắc đến bố mẹ đơn thân không thể không nhắc đến Thụy Điển,
một đất nước phát triển, trình độ dân trí cao, quyền phụ nữ được tôn trọng, và
cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bà mẹ đơn thân cao. Quốc gia này
có những chính sách về phúc lợi xã hội cho người mẹ đơn thân và những đứa
trẻ sinh sống trong gia đình bà mẹ đơn thân [140].
Xét về trình độ học vấn và nghề nghiệp của bà mẹ đơn thân từ các kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn bà mẹ đơn thân đều có tình trạng kinh tế
- xã hội thấp và sinh con đầu ở độ tuổi còn trẻ (Shattuck và Kreider) [161].
Với những phụ nữ đơn thân sinh con sớm sẽ cản trở việc học hành và dẫn đến
hạn chế năng lực kiếm tiền của họ (Budig và England) [143], kết quả này
cũng giống với số liệu của văn phòng thống kê Mỹ năm 1997 (U.S. Census
Bureau) [196].
Ở một nghiên cứu khác của Hyunjoon Park phát hiện rằng, không có sự
khác biệt nhiều về trình độ giáo dục của bà mẹ đơn thân cũng như những phụ
nữ không phải bà mẹ đơn thân nhưng lại khác nhau nhiều về ham muốn học
hỏi giữa hai nhóm bà mẹ này [180].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, với những bà mẹ sinh con ngoài
hôn nhân có xu hướng bị thiệt thòi hơn những phụ nữ đã từng lập gia đình.
Nghiên cứu của Lichter, D., Graefe, D., & Brown, J. (2003), Terry-Humen,
E., Manlove, J., & Moore, K. A (2001), Driscoll, A. K., Hearn, G. K., Evans,
V. J., Moore, K. A., Sugland, B. W., & Call, V. (1999) về làm mẹ đơn thân
trong xã hội Mỹ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con khi chưa kết hôn bao giờ cũng
có thu nhập thấp hơn, trình độ văn hóa thấp hơn và phải phụ thuộc vào phụ
cấp xã hội nhiều hơn so với những phụ nữ có chồng. Có thể nói rằng, trong xã
17
hội Việt Nam cũng không khác biệt so với xã hội Mỹ, nhiều bà mẹ đơn thân
việc làm không ổn định, thậm chí thất nghiệp và không có thu nhập. Vì vậy,
sự giúp đỡ của người thân và gia đình về vật chất, tinh thần là phương thức hỗ
trợ mẹ đơn thân chăm sóc tốt cho con của họ.
Nếu nhìn theo quan điểm thị trường lao động, tỷ suất hoạt động lao
động của phụ nữ đơn thân cao hơn so với tỷ suất hoạt động của phụ nữ có
chồng. Tức là mẹ đơn thân để có thể trang trải chi phí cho gia đình, thường
phải đi làm nhiều hơn.
Một đặc điểm nữa của nhóm các gia đình có mẹ đơn thân là sự tích hợp
các yếu tố dễ bị tổn thương như: tuổi người mẹ có con sớm thường còn trẻ;
không được hưởng đời sống lứa đôi; thiếu sự giúp đỡ của người cha đứa trẻ;
trình độ nghề nghiệp thấp; thất nghiệp. Do vậy, các nước phương Tây có các
hình thức trợ cấp cho những phụ nữ này. Thông thường những người mẹ đơn
thân do việc làm bấp bênh, hay thu nhập thấp, hay không có thời gian trông con
nên họ thường nhận trợ cấp theo chế độ thu nhập thấp (Martine Segalen) [77].
Vì sao nghèo thường gắn với những gia đình nữ đơn thân? Wang
Shijun2
[167], đã chỉ ra những nguyên nhân là do sự chuyển đổi và cơ cấu kinh
tế của Trung quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những bà mẹ đơn
thân. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm thấp hơn nam giới do chính phủ Trung Quốc
gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi về việc làm cho phụ
nữ. Pháp luật chưa bảo vệ được công ăn việc làm đầy đủ cho phụ nữ trước khi
kết hôn và sau khi ly hôn có được việc làm liên tục. Đó cũng là lý do có
khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ đơn thân.
Khi nghiên cứu về gia đình có mẹ đơn thân trong tiến trình ly hôn và
sau ly hôn, Claude Martin [149] chỉ ra rằng, người nuôi con có được hỗ trợ
hay không còn tùy thuộc vào cách thức mà mối liên hệ với người chồng cũ
2
(王世军)单亲家庭贫困问题,2002 Vấn đề nghèo trong các gia đình đơn thân”
18
còn duy trình hay đứt quãng. Trong số những người trong mẫu nghiên cứu
của ông chỉ có 75% cặp thuận tình ly hôn được nhận tiền trợ cấp. Còn trong
trường hợp chấm dứt mối liên hệ hoàn toàn, thì có 58% người không được
nhận. Ly hôn áp đặt cho hai vợ chồng, nhất là người chịu trách nhiệm nuôi
dưỡng con cái những lựa chọn về chỗ ở hay về công việc tạo thu nhập, mà
không phải ai cũng có được sự lựa chọn tối ưu. Đó chính là lý do gia đình mẹ
đơn thân thường gắn với nhóm nghèo hơn.
Mặc dù tình hình chung như vậy, nhưng các tác giả cho rằng, trong số
những người mẹ đơn thân vẫn có sự phân tầng nhất định. Những người thuộc
tầng lớp trên khá phù hợp với hình thức gia đình mới này, còn những tầng lớp
nghèo phải trả giá cho sự tan vỡ hôn nhân của họ. Chẳng hạn, những phụ nữ có
bằng cấp và thu nhập ổn định không nhất thiết rơi vào hoàn cảnh như vậy. Họ có
thể vẫn đi làm tạo thu nhập rồi thuê người trông con. Martine Segalen [77].
Những con đường để trở thành mẹ đơn thân
Ly hôn là một trong những cách nhanh nhất để biến một gia đình đầy
đủ thành một gia đình đơn thân. Như đã trình bày, sau ly hôn, nam giới có xu
hướng tái hôn nhiều hơn so với phụ nữ. Trong bối cảnh của các nước phương
Tây, các tác giả cho rằng, ly hôn dẫn tới nhiều sự đứt đoạn khác ngoài sự cắt
đứt mối liên hệ vợ chồng, chẳng hạn như sự gián đoạn về lĩnh vực xã hội, lĩnh
vực tình cảm, kinh tế v.v… Đường đời của cá nhân như vậy tạo ra sự đứt
quãng, nhiều khi dẫn tới hệ quả không mong muốn, vì không phải ai cũng có
thể “làm lại cuộc đời mình” bằng việc tái hôn. Cụ thể, từ cuộc khảo sát qua
điện thoại với 321 người đã ly hôn, Claude Martin đã nêu ra một số trường
hợp như:
1. Nhóm những người mẹ đơn thân và không muốn tái hôn. Nhóm này dù
mong muốn có được vị thế độc lập nhưng có cảm giác khó thực hiện được.
2. Nhóm những người mẹ rơi vào hoàn cảnh bấp bênh và đơn độc.
19
3. Nhóm những người chừng 50 tuổi ly hôn với tình huống con cái họ đã
rời khỏi nhà, thường không có ý định tái hôn.
4. Nhóm những người trẻ tuổi có bằng cấp thấp, tương đối đơn độc nhưng
được bố mẹ hỗ trợ sau khi chấm dứt hôn nhân.
5. Nhóm những người trẻ tuổi có bằng cấp thường có xu hướng tái hôn.
Họ vẫn giữ mối liên hệ với vợ hay chồng cũ.
Như vậy, sau khi ly hôn, sự độc lập về tài chính sẽ giúp cho những
người cha hay mẹ đơn thân không băn khoăn khi sống độc thân. Họ muốn giữ
vị thế độc thân hơn là dự kiến tái hôn. Tuy nhiên, với những người có tuổi và
có trình độ chuyên môn thấp, kinh tế bấp bênh sẽ khiến họ bị phụ thuộc nhiều
vào gia đình và xã hội hơn. Những phân tích vừa nêu thuộc về tiếp cận chủ
thể. Trong nghiên cứu với quan điểm tổng thể luận, các nhà nghiên cứu vẫn
chỉ ra một chiều kích khác. Đó là quan điểm cho rằng, những sự thay đổi của
hôn nhân, gia đình có nguồn gốc từ sự thay đổi cấu trúc xã hội.
Tập hợp những nghiên cứu xã hội học gia đình của các quốc gia
phương Tây, Martin Segalen đã thực hiện một phân tích lịch đại về diễn biến
của các kiểu hôn nhân. Theo ông, trong những năm 1960, xã hội học thường
quan tâm tới tính quyết định mang tính văn hóa xã hội và địa lý của tỷ lệ kết
hôn, rằng kết hôn do tình yêu tương đương với các cuộc hôn nhân bình đẳng.
Giai đoạn 1950-1970 việc kết hôn đòi hỏi cả tình yêu và hôn nhân hợp pháp
như là sự bổ sung cho nhau. Sự lôi cuốn cá nhân vẫn là biện minh duy nhất
cho việc kết hôn. Nhưng đến những năm 70, xã hội học lại tập trung vào việc
phân tích những nguyên nhân, những đặc trưng và hậu quả của việc mất lòng
tin vào hôn nhân. Ông cho rằng, các tác giả đã sai lầm khi giải thích sự giảm
sút số lượng đám cưới vào năm 1973 bằng biểu hiện của “sự trì hoãn hôn
nhân”. Ông nhận định, cần phải xem xét lại cách giải thích này, khi nhiều tác
giả cho rằng các cặp đôi chỉ lùi lại dịp kết hôn của họ, sau khi “sống thử”.
Thật ra ở đây không phải là vấn đề thời điểm, mà là một cách ứng xử mới đã
20
được đặt vào đúng vị trí của nó. Nhận thấy sự gia tăng bất ngờ của hiện tượng
ly hôn cũng vào thời điểm đó, ông cho rằng, đồng thời với việc mất niềm tin
vào hôn nhân, người ta cũng ly hôn nhiều hơn. Hiện tượng này diễn ra trong
bối cảnh phong trào nữ quyền nổi lên và quyền bình đẳng về giới được công
nhận trong xã hội phương Tây.
Các nhà xã hội học chứng kiến hiện tượng này đã đặt ra câu hỏi phải
chăng tình yêu là sự lựa chọn của cái riêng tư, mà nhà nước không nên can
thiệp vào? Họ lý giải rằng sự lựa chọn tạm thời sẽ thay thế cho khái niệm lứa
đôi với sự cam kết lâu dài. Việc kết hôn dần dần xuất hiện như thủ tục đơn
giản, sống chung không hôn thú (kết hôn thử) là một thực hành hợp lý [148].
Có lẽ vì vậy, những năm đầu thế kỷ XXI, các nhà xã hội học đã không
còn quan tâm tới hình thái của cuộc sống lứa đôi, mà quan tâm nhiều hơn tới
những gì diễn ra trong cuộc sống của họ. Chính vì vậy, xu hướng nghiên cứu
dưới tiếp cận tâm lý xã hội và xã hội học vi mô lại nổi lên trong thời gian này.
Chẳng hạn, Frangxoa De Singly và Jean-Claude Kaufmann đã chủ trì một
công trình nghiên cứu nổi tiếng: vai trò của sự hình thành cá tính và bản sắc
cá nhân trong cuộc sống lứa đôi (Martine Segalen)[150].
Từ thời gian này trở đi, theo cách nói của Martine Segalen, thuật ngữ
sống chung không hôn thú (sống thử) đã bị xóa khỏi vốn từ vựng của các nhà
xã hội học. Các tác giả mô tả sự tranh luận trong lý luận và thực tiễn khá chi
tiết trong phần tổng quan nghiên cứu của mình và cuối cùng đưa ra một khái
niệm được nhiều người chấp nhận nhất, đó là từ “bạn đời”.
Đồng thời, nếu như ly hôn và tái hôn giống như một trò chơi đu quay, nơi
người ta có thể bước lên, rời khỏi nó và cũng có thể quay trở lại3
(Cherlin, 2009).
Tuy nhiên, có một vấn đề, nếu như ở châu Âu, vào khoảng những năm 1980,
người ta coi hôn nhân là một giai đoạn nằm trong chu trình đời sống gia đình,
3
Trong nghiên cứu của mình, Cherlin nhắc đến những nghiên cứu về hệ quả ly hôn trong bối cảnh nước Mỹ,
trong đó họ nhấn mạnh về cái giá phải trả đối với trẻ em, và những cảnh báo đối với những ai có ý định kết
hôn. (Cherlin, 2009; trích theo Martine Segalen, 2013).
21
bao gồm kết hôn, ly hôn rồi tái hôn4
, tức là ly hôn đã trở thành thường xuyên và
coi như hiện tượng xã hội được chấp nhận, thì cái mà người ta cũng quan sát
được là tỷ lệ những người tái hôn ngày càng ít đi. Như vậy, ly hôn không phải là
sẽ xếp những người làm cha mẹ đơn thân vào nhóm những người chuẩn bị tái
hôn, mà có khả năng cao đẩy họ tới hoàn cảnh làm cha mẹ đơn thân.
Tình hình này cũng đã diễn ra tại châu Á. Phân tích sự thay đổi Xã hội và
Gia đình ở Đài Loan, Arland Thornton và Hui Shenglin [141] đã chỉ ra tác động
của sự biến đổi của xã hội ảnh hưởng tới gia đình đương đại. Họ đã chỉ ra lý do
quan trọng của sự gia tăng tình trạng mẹ đơn thân là sự thay đổi về giá trị cũng
như thực hành hôn nhân. Xã hội Đài Loan đã chứng kiến sự thay đổi, từ những
cuộc hôn nhân do sắp đặt đã dần thay thế bằng nhưng cuộc hôn nhân do tình
yêu. Đồng thời, trong qua trình tiến tới hôn nhân, người ta cũng quan sát được
những thay đổi trong cách hẹn hò và hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Sự thay đổi trong quan niệm về giá trị đứa con, về số con, giới tính đứa
con hay thậm chí tầm quan trọng của tính vẹn toàn của gia đình v.v….cũng là
những nội dung phản ánh trong những nghiên cứu của các tác giả này. Do đó,
việc nghiên cứu mối quan hệ tình cảm, giao tiếp, khả năng giải quyết những mâu
thuẫn nẩy sinh trong quan hệ vợ chồng, sự chung thủy về tình dục... là những
vấn đề gợi mở cho luận án tiếp tục nghiên cứu và so sánh.
Thực tế cũng đã chứng minh, khi một trong hai người đối ngẫu mất đi
thì người còn lại đương nhiên rơi vào cảnh sống đơn thân dù họ có muốn hay
không. Tuy nhiên, từ những phân tích thống kê, các nhà khoa học đã chỉ ra
rằng, nhóm này chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong số những gia đình có
cha mẹ đơn thân và tỷ lệ này ngày cảng giảm (Algava) [142]. Trong phân tích
thống kê về các loại hình gia đình ở Pháp nêu rõ: vào năm 1962 trong số
700.000 gia đình cha mẹ đơn thân, trong đó có tới 50% gia đình góa vợ hoặc
4
Martine Segalen, (2013) đưa ra con số thống kê: Trong những năm 1990 cứ 20 cuộc kết hôn thì có một
người ly hôn (1/20). Tỷ lệ này vào năm 1975 là 1/6 và vào năm 1980 là 1/3.
22
chồng, còn vào năm 1990 con số này là 1.175.000 hộ, năm 1999 là 1.500.000
hộ, và cuối Thế Kỷ XX chỉ có 11% người góa bụa trong số những người làm
cha mẹ đơn thân.
Bên cạnh việc đưa ra những con số về sự giảm dần của các hộ gia đình
có chủ hộ là người góa, các tác giả phương Tây cũng đưa ra những dẫn chứng
về sự tăng dần của các cặp đôi không tái hôn sau khi ly hôn. Họ cố gắng
chứng minh rằng, tình trạng độc thân của những người sau ly hôn không phải
là giai đoạn “chờ đợi” cho cuộc tái hôn, mà là một sự lựa chọn mang tính
quyết định cho cuộc sống gia đình của mình.
Như vậy, con đường dẫn tới cuộc sống độc thân không chỉ là do ly hôn,
không chỉ do góa bụa mà do quan niệm và thực hành cuộc sống lứa đôi. Với sự
“lựa chọn tạm thời” được thay thế cho khái niệm lứa đôi có sự cam kết lâu dài,
thì việc chia tách các cặp đôi dường như trở nên dễ dàng hơn. Cùng với sự hỗ trợ
của các chính sách xã hội, với sự độc lập về kinh tế, việc phụ nữ nuôi con một
mình dù có khó khăn hơn nhưng cũng vì thế mà ngày càng tăng lên.
Hệ quả của sự tan vỡ gia đình
Nhiều nghiên cứu trên thế giới không chỉ dừng lại ở chỗ mô tả tình
hình đời sống của những gia đình có mẹ đơn thân, mà còn chỉ ra những hệ
quả của những hoàn cảnh đó. Họ phân tích những tác động khác nhau của tính
dễ bị tổn thương về kinh tế của nam giới và phụ nữ, khi gặp những thay đổi
về đặc điểm gia đình như khi kết hôn hoặc khi ly hôn. Martine Segalen [77]
khi nghiên cứu về gia đình và các quan hệ của gia đình ở châu Âu đã đặt gia
đình và sự biến đổi gia đình trong các quan hệ với dòng họ, thân tộc, xã hội
và đề cao vị thế thiết chế xã hội của gia đình, dòng họ và nhấn mạnh vai trò
giáo dục, xã hội hoá gia đình. Ông nêu rõ những sự đứt đoạn khi có chia tách
gia đình, dẫn tới những sự gián đoạn trong mạng lưới hỗ trợ từ phía dòng họ
đối với một người trong cặp vợ chồng ly tán. Trước khi ly hôn, mỗi khi có
vấn đề khó khăn, kể cả về kinh tế lẫn những vấn đề phi kinh tế, các bên đối
23
ngẫu có thể nhờ cậy phần nào ở họ hàng từ hai phía, nhưng sau khi ly hôn, sự
hỗ trợ này giảm hẳn đi một nửa.
Cuộc sống của những cặp đôi sau ly hôn cũng thường được các tác giả
mô tả bằng tính bấp bênh của thu nhập. Nhiều phụ nữ sau khi ly hôn tham gia
vào việc tạo thu nhập để trang trải cho cuộc sống của mình và những đứa con.
Điều đó giúp họ duy trì sự độc lập. Tuy nhiên, vì phải thực hiện vai trò kép,
vừa giành thời gian cho việc kiếm tiền, vừa cần thời gian để chăm sóc cho con
cái và làm việc nhà, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh hơn. Mặc dù vậy,
nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu so với những người đàn ông sau khi ly hôn,
dường như ly hôn đẩy phụ nữ vào lĩnh vực nghề nghiệp và tham gia cộng
đồng tốt hơn so với nam giới. Bertaux (1977) lập luận, vào giai đoạn trưởng
thành, ít nhất đối với người đàn ông, một lối sống ổn định được xây dựng trên
ba trụ cột là nhà ở, việc làm (bao hàm cả thu nhập và sự hòa nhập xã hội) và
gia đình. Khi một trong ba thành tố này biến mất, những người đàn ông này
thấy mình bị “tổn thương”, thậm chí còn hơn cả phụ nữ, họ thấy mình bị mất
cân bằng và thường bị rơi vào nghiện ngập rượu bia, thất nghiệp và cuối cùng
dẫn tới mất chỗ ở. Nghiên cứu của tác giả chỉ ra tỷ lệ khá cao, những người
đàn ông sau ly hôn gia nhập hàng ngũ những người vô gia cư.
Trong bối cảnh văn hóa phương Đông đối với gia đình chia tách, tình
hình càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi sự hỗ trợ từ mạng lưới họ hàng thân
tộc luôn được đề cao. Các tác giả châu Á cũng đã chỉ ra tình trạng bị giới hạn
sự giúp đỡ khi các cặp đôi chia tay. Ít nhất, họ mất hẳn một nửa sự hỗ trợ của
mạng lưới gia đình, dòng họ.
Nghiên cứu về vấn đề khó khăn ở những gia đình bà mẹ đơn thân và
nguyên nhân nghèo khổ của họ Li Hongtao5
[166] đã dựa trên tiếp cận về vai
5
(李洪涛) 单亲母亲现状研究“Tình hình hiện tại của bà mẹ độc thân”.
24
trò giới để chỉ ra hoàn cảnh của các bà mẹ đơn thân khi họ phải đối mặt với
các vấn đề kinh tế, gia đình, tinh thần, con cái mà không có người hỗ trợ.
Về hệ quả của ly hôn có liên quan tới trẻ em, Xu Anqi(徐安琪) và Ye
Wenzhen (叶文振) [163] cho rằng, việc ly hôn sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ và sự
phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Nghiên cứu của họ chỉ ra những sự khác biệt
ở trẻ em từ 7-13 tuổi của các gia đình cha mẹ đơn thân do ly dị so với những
gia đình đầy đủ. Những ảnh hưởng từ hoàn cảnh sống mới tới sự phát triển trí
tuệ của trẻ thể hiện rõ qua các hành vi của trẻ trong hoạt động xã hội như trầm
cảm, kết quả học tập và khả năng giao tiếp xã hội thấp hơn so với những trẻ
cùng trang lứa sống trong môi trường gia đình hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, những biến cố về hoàn cảnh gia đình không chỉ dẫn tới
những hệ quả tiêu cực, ngược lại hoàn cảnh đó cũng có thể dẫn tới kết quả
tích cực khác. Chẳng hạn, Sun Li Ping (孙立萍6
[175] đã đưa ra những bằng
chứng để xác nhận rằng, chính những trẻ em trong các gia đình mẹ đơn thân
lại được giáo dục tốt hơn, rằng chúng có tính tự lập rất cao.
Trong khi một số tác giả nhấn mạnh hệ quả kinh tế của việc chia tách
gia đình dẫn tới sự nghèo khó của gia đình mẹ đơn thân, một số khác lại nhìn
nhận vấn đề của những người mẹ đơn thân dưới tiếp cận nhu cầu. Tang
Weijun7
[168] là một trong số đó. Tác giả cho rằng, một người mẹ đơn thân
cần 4 vấn đề: một là nhu cầu giúp đỡ về kinh tế, thứ hai cần có sự nhìn nhận
khoan dung, thứ ba cần loại bỏ tính tiêu cực, thứ tư là trẻ em ở những gia đình
này cần phải được điều chỉnh.
Một vài nghiên cứu ở Nam Hàn - đất nước chịu ảnh hưởng của hệ tư
tưởng Khổng giáo, việc một người phụ nữ nước này mang thai và sinh con
6
Sun Li Ping (孙立萍) 当前我国离婚式单亲家庭与其子女社会化
7
(唐文军) 单亲母亲的处境和需要“Tình hình và nhu cầu của các bà mẹ đơn thân”
25
ngoài giá thú sẽ bị áp lực bởi bạn bè, gia đình và xã hội, cho nên phần lớn
những phụ nữ này sẽ lựa chọn phương án phá thai hoặc sau khi sinh con ra sẽ
cho con đi làm con nuôi. Khoảng 90% trẻ em được cho làm con nuôi đều xuất
thân từ con của những phụ nữ không chồng nhưng có con, thậm chí có rất
nhiều phụ nữ không đăng ký cho con của họ vì sợ bị phân biệt đối xử. Tuy
nhiên, do sự thay đổi xã hội Nam Hàn dẫn đến sự gia tăng các gia đình bà mẹ
đơn thân và rất nhiều gia đình này có cuộc sống khó khăn cho nước này đã
ban hành một số chính sách hỗ trợ cho các gia đình đơn thân [179].
Có thể nói, đây là những nghiên cứu hết sức giá trị giúp cho nghiên cứu
sinh có cái nhìn sâu sắc và cụ thể để định hướng cho luận án cuộc sống của
những bà mẹ công nhân đơn thân họ cũng là những đối tượng được coi là có
thu nhập thấp trong xã hội Việt Nam hiện nay. Những vấn đề liên quan tới
tình cảnh nghèo khó và sự bấp bênh của cuộc sống, khiến cho nhiều nghiên
cứu chuyển sang xu hướng phân tích các chính sách xã hội đối với những bậc
cha mẹ đơn thân, đặc biệt khi người đó là phụ nữ.
Đời s ng vật chất và tinh thần của bà mẹ đơ t â
Theo thống kê của Bộ Lao Động (Labor Department), năm 2011, có 2,3
triệu phụ nữ có con dưới 18 tuổi thất nghiệp, chiếm tỉ lệ hơn 50% trong tổng
số 1,200.000 bà mẹ thất nghiệp tại đất nước này và thu nhập của bà mẹ đơn
thân dưới $25,000/năm ($24,487). Trong khi đó, một gia đình có đủ vợ chồng
thu nhập trung bình là $77,749/ năm. Những bà mẹ đơn thân chỉ nhận được sự
hỗ trợ từ chính phủ khoảng $300/tháng. Tỷ lệ nghèo trong gia đình bà mẹ đơn
thân mẹ chiếm là 40,7% so với 8,8% đối với gia đình có đủ vợ chồng. Đa số
các trẻ em nghèo chiếm 24% và có 3/4 gia đình vô gia cư là những gia đình
người mẹ đơn thân [8]
Hiện nay chính phủ Mỹ có chương trình trợ giúp phiếu thực phẩm dành
cho 2/3 bà mẹ độc thân, có 41% trẻ em của các bà mẹ đơn thân, nhận được
phiếu nhận thực phẩm. Mặc dù 2/5 các bà mẹ đơn thân là người nghèo, nhưng
26
chỉ có 1/10 nhận được trợ cấp từ Chương trình Hỗ trợ tạm thời cho các gia
đình nghèo (Temporary Assistance for Needy Families- TANF). Mục đích
đầu tiên của TANF là “cung cấp hỗ trợ cho các gia đình nghèo để trẻ em có
thể được chăm sóc tại nhà riêng của họ hoặc những người thân. Tuy nhiên,
các khoản trợ cấp hỗ trợ không đủ để đáp ứng mục tiêu này”.
Theo kết quả nghiên cứu của Tinsley, những người mẹ đơn thân ở quốc
gia này phần lớn có cuộc sống khó khăn và trình độ học vấn thấp hơn dân số
chung của cả Vương quốc Anh (Tinsley)[162], nhưng tỷ lệ bà mẹ đơn thân có
việc làm (toàn thời gian và bán thời gian) tăng từ 43% (1996) lên đến 60%
(2013) (Klett-Davies) [156].
Trước tình trạng đó, Vương quốc Anh đưa ra chính sách tập trung vào
chăm sóc trẻ em, cụ thể là cung cấp cho trẻ em một khoản tiền để các bà mẹ
có thể nuôi dưỡng con của họ như chi trả cho giáo dục, nhà ở, quần áo và chi
phí cho lương thực của trẻ. Với những đứa trẻ đi học sẽ được cung cấp học
phí đến 16 hoặc 20 tuổi phụ thuộc vào bậc học trung học hay đại học (The
Guardian 2013).
Khi tiến hành tranh cử, các thành viên của các Đảng đều đưa ra một
trong những nhiệm vụ mà họ cần phải giải quyết chính là “Giải quyết nạn đói
nghèo trong các gia đình cha mẹ đơn thân hiện đang nuôi con thông qua hình
thức trả lương khi họ làm việc. Bằng cách như vậy sẽ là cơ hội nâng cao phúc
lợi xã hội và hòa nhập xã hội cho cha mẹ đơn thân” (Klett-Davies)[154].
Ngoài ra nước này còn có chính sách hỗ trợ cho bà mẹ đơn thân như: Chương
trình tiếp cận việc làm, thỏa thuận mới cho cha mẹ đơn thân, thuế làm việc hỗ
trợ cho những gia đình cha mẹ đơn thân làm việc dưới 16 giờ/ tuần và có thu
nhập ở dưới một ngưỡng nhất định sẽ được hưởng khoản trợ cấp thuế và một
số chính sách khác hỗ trợ cho nhóm này… Mặc dù, các hộ gia đình cha mẹ
đơn thân được chính phủ quan tâm và có các chính sách hỗ trợ cho họ cũng
như con cái của họ nhưng những bà mẹ đơn thân có nguy cơ gặp nhiều bất lợi
27
cao hơn gấp 5 lần so với những gia đình có đầy đủ cả bố lẫn mẹ (Điều tra tài
nguyên và gia đình 2014).
Quyết định trở thành mẹ đơn thân là một trong những quyết định
không dễ, những người phụ nữ này phải gánh chịu nhiều thiệt thòi và bất lợi
hơn so với những phụ nữ hiện có chồng (Jennifer và cộng sự)[153], thậm chí
các bà mẹ đơn thân có vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn so với những bà mẹ
hiện đang sống cùng chồng hoặc bạn trai (Waldfogel, Craigie, & Brooks-
Gunn) và bị bất lợi về kinh tế hơn bà mẹ khác (Kiernan & Mensah). Một số
kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không chỉ người mẹ đơn thân chịu thiệt
thòi hơn những bà mẹ có chồng hay bạn trai bên cạnh mà ngay bản thân đứa
trẻ trong sống trong gia đình bà mẹ đơn thân có nguồn tài chính và trình độ
học vấn thấp hơn những đứa trẻ có cả cha và mẹ. Tình trạng hôn nhân của
cha mẹ trẻ có thể có tác động đến chất lượng sống của trẻ (U.S. Census
Bureau, 1997). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, những bà
mẹ đơn thân họ đưa ra được quyết định chủ động khi mang thai và sinh con
cho nên họ không bị xung đột với người chồng, người cha của đứa trẻ và chủ
động về kinh tế nên ít gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như chăm sóc đứa
trẻ (Hertz; Jadva et al; Murray & Golombok)[151][158].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, với những bà mẹ sinh con ngoài
hôn nhân có xu hướng bị thiệt thòi hơn những phụ nữ đã từng lập gia đình.
Nghiên cứu của Lichter, D., Graefe, D., & Brown, J. (2003), Terry-Humen,
E., Manlove, J., & Moore, K. A (2001), Driscoll, A. K., Hearn, G. K., Evans,
V. J., Moore, K. A., Sugland, B. W., & Call, V. (1999) về làm mẹ đơn thân
trong xã hội Mỹ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con khi chưa kết hôn bao giờ cũng
có thu nhập thấp hơn, trình độ văn hóa thấp hơn và phải phụ thuộc vào phụ
cấp xã hội nhiều hơn so với những phụ nữ có chồng. Có thể nói rằng, trong xã
hội Việt Nam cũng không khác biệt so với xã hội Mỹ, có nhiều bà mẹ đơn
thân không có việc làm, thu nhập ổn định, thậm chí thất nghiệp. Trong xã hội
28
hiện đại, đặc biệt là ở khu vực đô thị quan niệm về bà mẹ đơn thân đã cởi mở
hơn rất nhiều so với trước năm 2000, mọi người chia sẻ và có cách nhìn thiện
cảm hơn với bà mẹ đơn thân nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số định kiến
và đánh giá tiêu cực về bà mẹ đơn thân. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe đối với nhóm đối tượng này. Những tác
động này mô hình chung gây nên sự bất ổn về mặt tâm lý, gặp khó khăn, hạn
chế trong quá trình mang thai, sinh con, nuôi con và tham gia các hoạt động
xã hội (Nguyễn Thị Thu Vân) [133].
Khi trở thành bà mẹ đơn thân thì họ gặp phải rất nhiều khó khăn, từ khi
đứa trẻ xa cha, tương lai của người mẹ và cách sắp xếp cuộc sống cho tới lúc
đứa trẻ trưởng thành có việc làm và lập gia đình (Nidhi Kotwal và Bharti
Prabhakar)[159]. Những khó khăn của trẻ em dường như phần lớn liên quan
đến các khía cạnh của việc ly hôn hơn là làm cha mẹ đơn thân. Một yếu tố đã
được tìm thấy có liên quan đến các vấn đề điều chỉnh của trẻ em là xung đột
giữa cha mẹ (Amato) [139][140]. Những khó khăn về tài chính thường gặp do
các gia đình độc thân sau ly hôn cũng cho thấy có liên quan đến các vấn đề
tâm lý của trẻ em. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ
giữa trầm cảm của cha mẹ, chất lượng bố mẹ kém và kết cục tiêu cực của con
ở các gia đình đơn thân sau ly hôn
Bà mẹ đơn thân nhìn từ góc độ thể chế
Khi quan tâm tới các gia đình có mẹ đơn thân gắn với các chính sách xã
hội, các nhà nghiên cứu cũng thường thực hiện nghiên cứu so sánh giữa các
quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, Klett-Davies Martina so sánh về cuộc sống
của những người mẹ sống đơn thân cùng con cái khi sống dựa vào tiền trợ cấp
của Chính phủ của nước Anh và Đức. Hai vấn đề mà tác giả quan tâm là
những vấn đề của gia đình có mẹ đơn thân làm mẹ đơn thân khi nhận tiền trợ
cấp của chính phủ.
29
Tại Đan Mạch, một trong những quốc gia có chính sách xã hội đối với
gia đình và các cá nhân của cũng nổi lên những vấn đề của nhóm hộ gia đình
đặc thù này. Dưới tiếp cận quyền, các tác giả Polakow Valarie, Halskov
Therese và Jorrgense Per schultz cũng phân tích về cuộc sống và vấn đề đói
nghèo của người mẹ đơn thân ở Đan Mạch trong so sánh với các bối cảnh xã
hội khác. Họ mô tả những khó khăn của những người mẹ đơn thân khi phải cố
gắng vừa làm việc vừa nuôi con, vay mượn tiền để trang trải cuộc sống và đưa
ra những quyết định. Họ nhấn mạnh, với các quy định hiện hành mang tính
phổ quát cho các gia đình nói chung, quyền lợi của ngững người mẹ đơn thân
và con cái của họ- những người được coi là những người ngoài lề là một thứ
quyền lợi bị giảm bớt và họ phải đấu tranh rất nhiều để khôi phục quyền lợi
của chính mình. Các tác giả cho rằng, giáo dục chính là con đường có thể
giúp các bà mẹ đơn thân thoát khỏi tình trạng nghèo khó, tăng thu nhập, bên
cạnh đó sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội cũng hết sức cần thiết.
Không dừng lại ở việc phân tích những vấn đề về chính sách, nhiều
nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp hỗ trợ xã hội đối với các hộ gia đình và
những phụ nữ đơn thân.
Đặc thù văn hóa - xã hội ở châu Á, cũng không tránh hỏi sự tác động
của biến đổi kinh tế, xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những vấn đề của
gia đình mẹ đơn thân cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà
xã hội học. Sau khi phân tích bối cảnh của những gia đình có cha mẹ đơn thân
và sự hạn chế của các chính sách xã hội ở thời điểm khảo sát, các học giả
châu Á cũng đã nhấn mạnh đến sự hỗ trợ từ chính phủ, các tổ chức, cộng
đồng và mạng lưới xã hội. Họ cũng cho rằng sự khác biệt về giới trong vấn đề
nghề nghiệp và trong cuộc sống phụ nữ đơn thân gặp khó khăn nhiều hơn nên
cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách an sinh xã hội. Đây là những nhận
định rất có giá trị, là những giải pháp hết sức thiết thực để hỗ trợ cho những
30
công nhân khi làm mẹ đơn thân được tạo điều kiện tham gia học tập (Xu Anqi
(2006)8
Guo Li (2002)9
) [163] [164].
Trong xã hội chịu nhiều ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo như Hàn
Quốc, hiện tượng bà mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc hiện đại thường
trong thời gian đầu bị coi là trái với quan niệm gia đình truyền thống đã tồn
tại lâu đời trong lịch sử. Tuy nhiên gần đây, số lượng những người mẹ đơn
thân có học vấn cao ngày càng nhiều hơn, và cùng với sự ủng hộ của các nhà
hoạt động xã hội, nhóm người mẹ đơn thân bắt đầu lên tiếng về quyền lợi của
mình. Chính vì vậy, vấn đề các chính sách xã hội hỗ trợ đối với họ cũng đã
được đặt ra.
Chính sách xã hội đối với người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc được thực
hiện căn cứ theo Luật hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên nói chung, trong
đó có gia đình người mẹ đơn thân và con cái của họ. Luật này được ban hành
năm 2007 với mục đích hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên, duy trì sự ổn
định trong cuộc sống cũng như thúc đẩy tính tự lập, hướng tới gia đình khỏe
mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Cụ thể hóa Luật này,
chính sách xã hội của Hàn Quốc đối với người mẹ đơn thân có hai nội dung
chính sau: 1) Đầu tư và hỗ trợ nơi ở tạm thời (thành lập, vận hành các khu nhà
tạm trú) cho các gia đình khuyết một thành viên, trong đó có gia đình người
mẹ đơn thân và con cái của họ, với mục đích giúp họ giải quyết những khó
khăn về nơi cư trú, tạo điều kiện để tự lập; 2) Hỗ trợ cụ thể về vật chất như
chi phí nuôi con, miễn giảm học phí cho con cái các gia đình đối tượng thụ
hưởng chính sách (Kang Eun-hwa, 2006, trích theo Nguyễn Thị Thu Vân)
[133]. Về chi phí hỗ trợ của chính phủ, trên thực tế thì chưa có một chính sách
cụ thể nào dành riêng cho người mẹ đơn thân, mà chỉ có các quy định thuộc
8
(徐安琪) 家庭:和谐社会建设中的功能变迁和政策支持(Gia đình: những thay đổi và chính sách hỗ trợ
xây dựng một xã hội hài hòa).(2006)
9
郭砾)女户主单亲家庭的社会支持问题 “Gia đình cha mẹ đơn thân phụ nữ làm chủ các vấn đề hỗ trợ xã
hội”(2002)
31
phạm vi các dự án hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên, hoặc các gia đình
thu nhập thấp nói chung.
Sự hỗ trợ từ chính sách an sinh xã hội của Hàn Quốc cũng đã tính tới
các khu nhà tạm trú cho những cô gái phải nuôi con một mình mà gặp khó
khăn (Lee Mi-jeong [76]. Các khu nhà tạm trú đều có nhiều chương trình
phong phú, đa dạng, đặc biệt là chương trình chăm sóc sức khỏe, chương trình
hỗ trợ người mẹ học nghề, chuẩn bị cho quá trình tự lập. Ở các khu nhà này,
những người mẹ đơn thân đều có cùng hoàn cảnh nên đã giúp họ bớt dần mặc
cảm, giải tỏa bớt những âu lo - một tâm lý không tốt cho sức khỏe người mẹ
trước và sau khi sinh con.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về mẹ đơn thân trên thế giới đã chỉ
ra tiến trình phát triển và sự công nhận về xã hội đối với loại hình gia đình có
cha mẹ đơn thân. Với việc liệt kê những nguyên nhân hay nguồn gốc dẫn các
kiểu loại gia đình đơn thân, điểm chung nhất từ những phát hiện của các tác
giả trên thế giới là các hộ gia đình có cha mẹ đơn thân thường gắn với tình
trạng nghèo khó, thiếu hỗ trợ về kinh tế và xã hội, vì vậy hộ cần những chính
sách xã hội phù hợp với từng bối cảnh cụ thể, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên,
điều mà nghiên cứu sinh nhận thấy cần lưu ý là, bối cảnh làm nảy sinh tình
trạng gia đình đơn thân của nữ chủ hộ ở phương Tây chủ yếu là do sự thay đổi
những giá trị sống của các nhóm chủ thể này nhiều hơn là do bối cảnh kinh tế
xã hội như ở các quốc gia Á châu. Trong khi bối cảnh kinh tế xã hội ở các
nước phương Tây dần dần làm thay đổi các giá trị, dẫn tới những quan niệm
và thực hành cuộc sống của họ thay đổi theo xu hướng đảm bảo sự tự do cá
nhân, thì bối cảnh của các nước phương đông, đặc biệt là châu Á, sự ảnh
hưởng này có vẻ khắc nghiệt hơn, nó tác động trực tiếp tới hành vi trong cuộc
sống của họ. Buộc họ phải lựa chọn theo hướng duy lý hơn. Những nghiên
cứu của các học giả châu Á cho thấy một bối cảnh tương đồng với Việt Nam,
là những quốc gia đang cố phát triển nhanh từ cái nền kinh tế thấp kém hơn
32
(so với phương Tây). Những điều này làm cho nghiên cứu sinh đặt ra câu hỏi:
phải chăng, dù cho những giá trị về gia đình của họ có được duy trì hay
không, sự tự do của họ có được đề cao hay không, và những điều đó có giúp
họ giảm bớt gánh nặng về áp lực đạo đức của xã hội khi họ bị buộc phải sống
cuộc sống độc thân nuôi con.
Wang Shijun10
[167], đã chỉ ra những nguyên nhân là do sự chuyển đổi
và cơ cấu kinh tế của Trung quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của
những bà mẹ đơn thân. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm thấp hơn nam giới do chính
phủ Trung Quốc gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi về
việc làm cho phụ nữ. Pháp luật chưa bảo vệ được công ăn việc làm đầy đủ
cho phụ nữ trước khi kết hôn và sau khi ly hôn có được việc làm liên tục.
Theo kết quả nghiên cứu của Tinsley [162] chỉ ra rằng, những người
mẹ đơn thân ở quốc gia này phần lớn có cuộc sống khó khăn và trình độ học
vấn thấp hơn dân số chung của cả Vương quốc Anh, còn Klett-Davies tỷ lệ bà
mẹ đơn thân có việc làm toàn thời gian và bán thời gian tăng từ 43% (1996)
lên đến 60% [156].
Amato [139][140] cho thấy những khó khăn về tài chính thường gặp do
các gia đình độc thân sau ly hôn cũng cho thấy có liên quan đến các vấn đề
tâm lý của trẻ em.
Dưới tiếp cận quyền, các tác giả Polakow Valarie, Halskov Therese và
Jorrgense Per schultz 11
cũng phân tích về cuộc sống và vấn đề đói nghèo của
người mẹ đơn thân ở Đan Mạch trong so sánh với các bối cảnh xã hội khác.
Họ mô tả những khó khăn của những người mẹ đơn thân khi phải cố gắng vừa
làm việc vừa nuôi con, vay mượn tiền để trang trải cuộc sống và đưa ra những
quyết định. Họ nhấn mạnh, với các quy định hiện hành mang tính phổ quát
10
(王世军)单亲家庭贫困问题,2002 Vấn đề nghèo trong các gia đình đơn thân”
11
trong nghiên cứu Diminished rights, Danish lone mother families in internationnal contexts
(Quyền lợi bị giảm bớt, Các gia đình người mẹ đơn thân Đan Mạch trong bối cảnh quốc tế) (2001)
33
cho các gia đình nói chung, thì quyền lợi của ngững người mẹ đơn thân và
con cái của họ - những người được coi là những người ngoài lề (do gia đình
họ không phài là gia đình đầy đủ và không có tư cách pháp lý) là một thứ
quyền lợi bị giảm bớt và họ phải đấu tranh rất nhiều để khôi phục quyền lợi
của chính mình. Các tác giả cho rằng giáo dục chính là con đường có thể giúp
các bà mẹ đơn thân thoái khỏi tình trạng nghèo khó, tăng thu nhập bên cạnh
đó sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội cũng hết sức cần thiết [160].
1.2. N ữ iê cứu p ụ ữ đơ t â , b mẹ đơ t â ở Việt Nam
Hôn nhân là một việc hệ trọng của đời người, nó là cầu nối giữa 2 con
người không cùng chung huyết thống hòa làm một, nó là sợi dây ràng buộc
giữa người đàn ông và người phụ nữ, gắn kết họ trở thành một gia đình. Tuy
nhiên, trong xã hội hiện đại vấn đề ly hôn đang xảy ra ngày càng nhiều ở Việt
Nam. Ngày càng nhiều phụ nữ chủ động đứng đơn ly hôn và chấp nhận làm
mẹ đơn thân sau khi chia tay chồng. Theo Kết quả Điều tra Gia đình Việt
Nam năm 2006 cho biết, hiện tượng ly hôn đang tăng lên chủ yếu là do áp lực
về kinh tế, khác biệt về lối sống và sự không chung thuỷ của hai giới. Kết quả
điều tra cho thấy tỷ lệ ly hôn là 2,6% với lứa tuổi từ 18-60, thành thị là 3,3%,
nông thôn là 2,4% và tỷ lệ phụ nữ xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới.
Hầu hết trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn đều sống với mẹ (Bộ Văn hóa Thể thao
và Du lịch, GSO và UNICEP, Viện Gia đình và Giới)[9]
Trong các nhóm phụ nữ yếu thế ở Việt Nam hiện nay thì nhóm phụ nữ
đơn thân là nhóm ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng, xã hội.
Trong các nghiên cứu khoa học xã hội thì vấn đề phụ nữ đơn thân nói chung
và phụ nữ đơn thân nuôi con cũng ít được bàn tới. Vấn đề này chỉ được đề cập
đan xen trong các công trình nghiên cứu về phụ nữ nông thôn, các nghiên cứu
về ly hôn và các công trình nghiên cứu về nhóm phụ nữ nghèo. Trong quá
trình tìm kiếm tài liệu, tác giả nhận thấy hiện nay những nghiên cứu riêng về
phụ nữ đơn thân ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu, ngoài ra chủ yếu là
34
các bài viết trên các tạp chí và các bài báo.
Tác giả Võ Thị Cẩm Ly [65] trong luận án “Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở
nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế” đã nhận
diện những đặc điểm xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân cũng như quá trình
tạo dựng, phát triển sinh kế của nhóm phụ nữ này trong bối cảnh xã hội
chuyển đổi
Tác giả Chu Thị Thu Trang [110] trong luận văn của mình cũng đã đề
cập đến phụ nữ đơn thân ở vùng trung du miền núi phía bắc, đề tài có cái nhìn
tổng hợp, khách quan và toàn diện về những vấn đề khó khăn, những nhu cầu
của những phụ nữ đơn thân nuôi con; mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt
động trợ giúp cho phụ nữ đơn thân nuôi con dưới góc độ của những người
làm công tác xã hội.
Hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế của các hộ đơn thân ở khu vực
nông thôn phần lớn đều rơi vào tình trạng khó khăn, nghèo đói. Thực trạng
này không phải do người phụ nữ đơn thân họ không có năng lực để phát triển
kinh tế mà thực tế là họ chưa biết cách phát huy năng lực của bản thân hoặc
chưa có cơ hội, điều kiện để phát huy năng lực của mình. Trong cuốn sách
“Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp” của
tác giả Lê Thi, NXB khoa học xã hội, năm 1998 đã đánh giá các tiềm năng
phát triển ngành nghề phi nông nghiệp của phụ nữ nông thôn, chỉ ra những
thuận lợi, khó khăn của họ khi kinh doanh. Từ đó đưa ra các giải pháp,
khuyến nghị giúp người phụ nữ nông thôn phát huy vai trò của mình trong
việc phát triển kinh tế gia đình, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn.
Lý giải tình hình phụ nữ đơn thân ngày càng tăng, các tác giả khẳng định
rằng do phụ nữ ngày càng tự chủ được về kinh tế và công việc. Quan niệm của
xã hội cũng đã thoáng hơn trước, phụ nữ không nhất thiết phải kết hôn mới sinh
con. Nhiều phụ nữ do lỡ làng trong chuyện tình cảm, hay có một cú sốc về tâm
lý không muốn lấy chồng nhưng vẫn muốn có con đã chọn giải pháp này. Nhưng
35
cũng không ít phụ nữ chọn giải pháp mẹ đơn thân bởi họ có thể bảo đảm một
cuộc sống đầy đủ cho con mà không cần nửa kia. Ðó cũng là một cách để khẳng
định vai trò tự chủ, bình đẳng của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Những nghiên cứu này phản ánh các nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con
tại các vùng nông thôn khác nhau ở miền bắc Việt Nam, nhưng không đề cập
sâu tới nhóm công nhân tại các khu công nghiệp cả ở miền bắc lẫn miền Nam,
tất cả các bài viết, các tài liệu trên đây đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham khảo
và phương pháp tiếp cận về vấn đề trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ đơn thân
ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có một công trình hay một đề tài
nào đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống dưới góc nhìn từ chính sách xã
hội cho đối tượng công nhân nữ đơn thân nuôi con, nơi diễn ra công nghiệp
hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ.
Một số nghiên cứu về hoàn cảnh sống của nữ công nhân tại các khu
công nghiệp ở Việt Nam
Trong nguồn tư liệu hiện có ở Việt Nam, nghiên cứu sinh chưa tìm thấy
nghiên cứu nào chọn nhóm nữ công nhân đơn thân nuôi con tại các khu công
nghiệp làm khách thể nghiên cứu. Mà chủ yếu những nghiên cứu tập trung về
các khía cạnh của lao động nữ di cư đến các khu công nghiệp như việc làm,
thu nhập, hay những khía cạnh về đời sống hôn nhân, gia đình của công nhân
tại các khu công nghiệp ... nhưng với những nghiên cứu đó đã giúp tác giả
hiểu được nhiều về điều kiện lao động cũng như hoàn cảnh sống của công
nhân ở các khu công nghiệp trong đó có nữ công nhân đơn thân.
Về giải pháp và kiến nghị
Trong các nghiên cứu, các giải pháp thường được các tác giả đi trước
nêu ra là: Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần cho công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp;
Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn; Nâng cao tiền lương và thu nhập
36
cho công nhân lao động; Chăm lo phát triển nhà ở cho công nhân lao động;
Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ công
nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp.
Các biện pháp để khắc phục cũng được gợi ý như: các cấp, các ngành
cần xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng nông thôn nhằm
hạn chế di dân; Nhà nước cần có biện pháp kiềm chế lạm phát để đời sống
công nhân được ổn định; cần có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng
khu cư xá, các thiết chế văn hoá phục vụ nhu cần văn hoá tinh thần cho công
nhân ngay tại doanh nghiệp; cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho người lao động biết về các loại tệ nạn xã hội để họ phòng tránh
(Hà Thị Dụng) [36].
Mặc dù có đề cập tới tình hình lao động và cuộc sống của nữ công nhân
với những trải nghiệm khó khăn của họ, những nghiên cứu của các tác giả nêu
trên ít nhiều cũng có chỉ ra được lối sống đặc trưng của công nhân thời kỳ
CNH trong đó có lối sống chung, sống thử của công nhân.
Như vậy, có thể thấy trong những nghiên cứu về gia đình đã thực hiện ở
Việt Nam thường tập trung vào những vấn đề của gia đình đầy đủ. Những
hình thái gia đình mới, chẳng hạn như gia đình sau li hôn, gia đình mẹ đơn
thân... vẫn còn ít được đề cập tới, những nghiên cứu chuyên sâu như của tác
giả Lê Thi, đề cập ở trên được coi là trường hợp điển hình của loại nghiên cứu
này và đã được tham khảo, áp dụng trong quá trình thu thập thông tin của đề
tài luận án. Những nghiên cứu về công nhân cũng chưa quan tâm tới nhóm mẹ
đơn thân là công nhân. Từ những phân tích nguồn tư liệu sẵn có đã nêu, tác
giả luận án nhận ra rằng, hiện tượng mẹ đơn thân nuôi con một mình như một
hiện tượng xã hội mới nổi lên trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
và thực tiễn cho thấy hiện tượng này đang ngày càng gia tăng. Nó không chỉ
nói lên những khó khăn của những người mẹ đơn thân đó mà còn ảnh hưởng
tới thế hệ tương lai, khi các em nhỏ trong các gia đình đó chưa được xã hội
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp

More Related Content

What's hot

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Slide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hộiSlide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hộiHo Van Tan
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Nengyong Ye
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtTrường Bảo
 
Luận án: Điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Luận án: Điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cựcLuận án: Điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Luận án: Điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cựcDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânLe Khoi
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTa Li
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Slide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hộiSlide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hội
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đLuận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 
Luận án: Điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Luận án: Điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cựcLuận án: Điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Luận án: Điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học Đường
 
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao TuổiLuận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
 

Similar to Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp

Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-ViệtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái NguyênPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyênluanvantrust
 
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...HanaTiti
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...nataliej4
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...
Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...
Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp (20)

Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
 
Luận án: Sự chuyển đổi nghề nghiệp của lao động trong gia đình
Luận án: Sự chuyển đổi nghề nghiệp của lao động trong gia đìnhLuận án: Sự chuyển đổi nghề nghiệp của lao động trong gia đình
Luận án: Sự chuyển đổi nghề nghiệp của lao động trong gia đình
 
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái NguyênPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
 
Luận án: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh THCS, HAY
Luận án: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh THCS, HAYLuận án: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh THCS, HAY
Luận án: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh THCS, HAY
 
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
 
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ haiQuá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
 
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
 
Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...
Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...
Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp

  • 1. 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN “CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI” (Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương) N ội học 931 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ã HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN HÀ NỘI - 2020
  • 2. LỜI CA ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình khoa học do tôi thực hiện. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, được tiến hành thực hiện một cách nghiêm túc, các kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước được tiếp thu một cách cẩn trọng, trung thực, có trích nguồn dẫn trong luận án. Số liệu trong luận án này là do tác giả thiết kế điều tra, những kết quả, số liệu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Nghiên cứu sinh NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN
  • 3. LỜI CẢ ƠN Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội học, Phòng Quản lý Đào tạo đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập, hoàn thiện hồ sơ bảo vệ theo đúng chương trình đào tạo. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Bình Dương, đơn vị quản lý tôi trong công việc, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi cả về vật chất, tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến, đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài, luận án nghiên cứu này. Trong quá trình cô hướng dẫn nghiên cứu, tôi không chỉ học được những kiến thức khoa học, mà còn có cơ hội hiểu biết thêm về đạo đức nghề nghiệp của người làm nghiên cứu. Sau cùng, nhưng đặc biệt quan trọng, tôi xin cảm ơn gia đình và những người thân. Sự động viên, khích lệ và những ủng hộ của họ có ý nghĩa lớn, giúp tôi nuôi dưỡng niềm say mê và tập trung hoàn thành đề tài, luận án này. Nghiên cứu sinh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 C ươ 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................... 14 1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù........................ 14 1.2. Những nghiên cứu phụ nữ đơn thân, bà mẹ đơn thân ở Việt Nam.............................. 33 1.3. Các văn bản, chính sách liên quan ......................................................................... 37 1.4. Những kết quả nghiên cứu đạt được và khoảng trống nghiên cứu đang đặt ra ..... 41 C ươ 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU................. 44 2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 44 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 60 CHƯƠNG 3. CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG CỦA BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN..................................................................................................... 70 3.1. Chân dung xã hội của bà mẹ công nhân đơn thân.................................................. 70 3.2 Đặc điểm công việc của bà mẹ công nhân đơn thân............................................... 81 3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của ba mẹ công nhân đơn thân.................................. 87 3.4 Tham gia hoạt động văn hóa giải trí và các mối quan hệ xã hội............................. 95 CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ..........................................................................................................105 4.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội ................................................................................105 4.2. Hoàn cảnh gia đình............................................................................................... 109 4.3. Đặc điểm doanh nghiệp và việc thực hiện chế độ chính sách của doanh nghiệp.120 KẾT LUẬN................................................................................................................139 TÀI LIỆUTHAM KHẢO .........................................................................................146 PHỤ LỤC.........................................................................................................................
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNLĐ Công nhân lao động BMĐT Bà mẹ đơn thân CSXH Chính sách xã hội ASXH An sinh xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NCS Nghiên cứu sinh NQ/TW Nghị quyết/Trung ương CT/TW Chỉ thị/Trung ương BCH TW Ban Chấp hành trung ương TT-BLĐTBXH Thông tư- Bộ lao động thương binh xã hội NĐ-CP Nghị định- Chính phủ CT-TLĐ Chỉ thị - Tổng Liên đoàn KH-TLĐ Kế hoạch – Tổng Liên đoàn ĐA-TLĐ Đề án - Tổng Liên đoàn CNLĐ Công nhân lao động CNVCLĐ: Công nhân, viên chức, lao động CN Công nhân NLĐ Người lao động KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất PVS Phỏng vấn sâu Tổng LĐLĐ VN: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn Cty FDI Công ty có vốn nước ngoài
  • 6. DANH MỤC BIỂU Biểu 1: Đặc điểm về tuổi của bà mẹ đơn thân.................................................... 71 Biểu 2 Trình độ học vấn của bà mẹ công nhân đơn thân ................................... 73 Biểu 3. Số con của nữ công nhân là mẹ đơn thân .............................................. 75 Biểu 4. Lý do ban đầu lựa chọn làm mẹ đơn thân .............................................. 78 Biểu 5 : Loại hình doanh nghiệp nữ công nhân là mẹ đơn thân đang làm việc 86 Biểu 6: Nhóm tuổi và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế.......................................... 89 Biểu 7: Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế............................... 91 Biểu 8: Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế ..... 92 Biểu 9: Bà mẹ đơn thân liên lạc với gia đình ..................................................... 99 Biểu 10: Các hình thức liên lạc về nhà với người thân ................................... 100 Biểu 11: Tần suất về thăm quê nhà của bà mẹ đơn thân.................................. 101 Biểu 12: Nhóm tuổi và loại nhà ở của bà mẹ đơn thân ................................... 110 Biểu 13: nơi làm việc và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân........................ 111 Biểu 14: tình trạng hợp đồng lao động và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân.................................................................................................................... 112 Biểu 15: thu nhập và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 113 Biểu 16: nhóm tuổi và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 115 Biểu 17: học vấn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân................................. 116 Biểu 18: trình độ chuyên môn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ........... 117 Biểu 19: nguồn gốc gia đình và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân .............. 118 Biểu 20: nơi làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân.......................... 119 Biểu 21: số năm làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ................... 119
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Trình độ chuyên môn của bà mẹ đơn thân............................................ 74 Bảng 2: Độ tuổi của con cái bà mẹ đơn thân .........................................................75 Bảng 3: Nguồn gốc xuất thân của Bà mẹ công nhân đơn thân .......................... 76 Bảng 4:Hợp đồng lao động của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân....................... 82 Bảng 5:Thu nhập hàng tháng của bà mẹ công nhân đơn thân........................... 83 Bảng 6: Diện tích nhà ở...................................................................................... 88 Bảng 7: Nhà ở của bà mẹ công nhân đơn thân................................................... 89 Bảng 8: Khó khăn khi tham gia các hoạt động văn hóa của bà mẹ đơn thân.... 96 Bảng 9: Số năm bà mẹ công nhân đơn thân làm việc tại Bình Dương............. 106 Bảng: 10. Trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình ........................................... 107 Bảng 11: Hoàn cảnh gia đình và loại hình nhà ở............................................. 109 DANH MỤC HỘP Hộp 1: Ý kiến của cán bộ ban ngành tỉnh Bình Dương về tuổi của bà mẹ đơn thân 72 Hộp 2: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về việc đến Bình Dương .............................. 77 Hộp 3: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về trang thiết bị gia đình........................... 108 Hộp 4: Ý kiến gặp khó khăn trong tiếp cận nhà ở ........................................... 123 Hộp 5: Chính sách về khu vui chơi giải trí cho công nhân .............................. 127 Hộp 6: Doanh nghiệp với việc thực hiện chính sách........................................ 128 Hộp 7: Vấn đề thực thi chính sách ................................................................... 133
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ khá sớm ở Việt Nam trong bối cảnh đất nước trải qua các cuộc chiến tranh và rủi ro thiên tai, người chồng, người cha hy sinh ngoài mặt trận hoặc người đàn ông ở vùng biển thường phải mưu sinh xa nhà và gặp nạn mỗi khi có thiên tai. Những thập niên gần đây, nhóm bà mẹ đơn thân trẻ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Việt Nam đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ tính 5 năm trở lại đây số lượng các gia đình đơn thân đã tăng mạnh. Theo dữ liệu của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, năm 2012 cả nước mới có 7,64% gia đình chỉ có cha (hoặc mẹ) và con được khảo sát thì đến 6 tháng đầu năm 2016 tỉ lệ này đã tăng lên 11,17%. Điều này cho thấy đã xuất hiện một hình thái gia đình mới, gắn bó và tồn tại song song cùng những hình thái gia đình truyền thống và gia đình hiện đại đó là hình thái “gia đình mẹ (cha) đơn thân, nuôi con theo kiểu “single mom” [9]. Có hai lý do mà nghiên cứu sinh thấy cần nghiên cứu về vấn đề này: một là, gia đình đơn thân như một hiện tượng xã hội nhưng chưa được quan tâm thỏa đáng về mặt chính sách, bao hàm cả khía cạnh pháp luật và thực thi pháp luật trong thực tế; hai là dù đã được giới khoa học xã hội bắt đầu quan tâm, nhưng sự thiếu vắng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về gia đình trong lĩnh vực chuyên biệt này làm cho những nghiên cứu chưa phản ánh được một cách đầy đủ và sâu sắc hiện tượng xã hội này. Một trong những hạn chế đó, chính là việc nhìn nhận chưa bình đẳng loại hình gia đình mới trong bối cảnh mới này so với các loại gia đình khác trong nền văn hóa xã hội truyền thống. Trần Thị Kim Xuyến và Lê Thi cho rằng vài thập niên trước, trong các nguồn tư liệu nghiên cứu có trước, nổi lên vấn đề xã hội có liên quan tới hệ quả của chiến tranh như: phụ nữ góa chồng, đơn thân, lớn tuổi không có
  • 9. 2 chồng vì nhiều lý do mà một trong những số đó là tình trạng mất cân bằng giới tính trong các tập thể lao động. Tiếp theo đó, cũng theo tác giả Lê Thi những vấn đề về cuộc sống của những người phụ nữ chịu ảnh hưởng từ sự mất cân bằng giới tính tại các cộng đồng và những nơi làm việc với nhiều loại hình khác nhau, từ tình trạng nhiều người chồng bỏ vợ con đi kiếm sống ở những nơi khác nhưng không liên lạc với gia đình cũng như hậu quả mà ly hôn hay sự chia tách gia đình để lại đối với phụ nữ và con cái của họ cũng đã được phản ánh trong nhiều nghiên cứu [96][119]. Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa, do yêu cầu và tính chất công việc, nhiều nhà máy xí nghiệp chỉ tuyển lao động nữ, dẫn tới tình trạng tập trung quá nhiều lao động nữ trong một địa bàn làm việc. Cùng với cường độ và thời gian làm việc căng thẳng, nhiều nữ công nhân khó kiếm được người bạn đời của mình. Mặt khác, do sống xa gia đình, nhu cầu tình cảm với người thân không được đáp ứng, cùng với nhu cầu quan hệ tình cảm nam nữ, khiến cho nhiều nữ công nhân có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Trong nhóm những nữ công nhân không chồng mà có con, có không ít người do quan niệm sống hay vì điều kiện riêng mà không lấy được chồng nhưng cũng vẫn muốn có con nên đã chấp nhận những cuộc tình không hứa hẹn v.v… Tất cả những điều đó tạo nên những nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con một mình, mà trong thực tế, người ta thường gọi là “phụ nữ đơn thân nuôi con” hay “mẹ đơn thân” Cùng là những người mẹ đơn thân nuôi con một mình, tuy nhiên, xã hội lại có những góc nhìn khác nhau về các nhóm phụ nữ này. Tác giả Lê Thi chỉ ra dù đã có cách nhìn cởi mở hơn, nhưng những trường hợp bà mẹ đơn thân là những người có chồng đã mất hoặc ly dị thường được xã hội chấp nhận là một gia đình khuyết và có cái nhìn cảm thông với họ. Còn đối với những phụ nữ không chồng mà có con, họ khó lòng nhận được tình cảm tương tự từ những
  • 10. 3 người xung quanh và cũng không nhận được sự hỗ trợ xã hội, nhìn từ góc độ thể chế [99]. Bình Dương trong những năm gần đây, nổi lên là một tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp lớn của cả nước. Tổng số công nhân lao động toàn tỉnh hiện có khoảng 1.200.000 người (dân số trên 2,2 triệu), trong đó lao động ngoài tỉnh chiếm hơn 80%, lao động nữ khoảng 57%. Với 29 khu công nghiệp, Bình Dương có 410.312 lao động công nghiệp tập trung, trong đó lao động nữ là 279.612 người (68%). Như vậy, lao động nữ là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp ở Bình Dương [126]. Quá trình CNH, HĐH đặc biệt là sự phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Bình Dương đã nhanh chóng hình thành các hộ gia đình có nữ công nhân đơn thân. Theo khảo sát từ các cấp công đoàn hiện có 2.584 nữ công nhân đơn thân nuôi con nhỏ, tập trung nhiều ở các Huyện Dĩ An là 774 người; Thuận An 297; Tân Uyên 562; TDM 194; Bến Cát 225...do đây là những địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp [127]. Ở Bình Dương, theo quan sát từ thực tế, những “làng”1 [195] công nhân và những gia đình công nhân ngày càng tăng và đang có xu hướng thay đổi nhanh chóng, vấn đề nữ công nhân trở thành mẹ đơn thân nuôi con một mình cũng trở nên phổ biến, không còn lẻ tẻ, ngẫu nhiên như trước, đây có thể xem như một hiện tượng mới trong sự phát triển gia đình công nhân ở các khu công nghiệp. Những gia đình bà mẹ công nhân đơn thân như là một tổ chức xã hội mong manh dễ bị tổn thương sau khi ly hôn hoặc sinh con ngoài giá thú hoặc từ một loạt các hệ lụy của sống chung, sống thử. Những đứa trẻ ở những gia đình này thường không được đảm bảo về những điều kiện vật chất, thiếu cảm giác an toàn, ấm áp, không có sự hỗ trợ tinh thần, tâm lý của chúng dễ bị tổn thương hơn so với những đứa trẻ bình thường tạo nên lỗ hổng lớn trong cách 1 Làng công nhân là từ thường được người dân ở Bình Dương dùng khi nói tới những khu ở của công nhân nhập cư quanh các khu công nghiệp.
  • 11. 4 giáo dục, nuôi dưỡng con cái của họ. Ngày nay, quan niệm về người phụ nữ đơn thân không còn quá khắt khe như trước, song vẫn còn đó vô vàn những khó khăn mà họ phải đối mặt. Phụ nữ đơn thân nuôi con nói chung và bà mẹ công nhân đơn thân nói riêng như là một hiện tượng xã hội phổ biến trong cuộc sống hiện nay đòi hỏi xã hội không nên nhìn nhận như là câu chuyện của cá nhân nữa, mà là một trách nhiệm xã hội đối với nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em). Việc nghiên cứu hiện tượng bà mẹ đơn thân là công nhân ở các khu công nghiệp có ý nghĩa rất to lớn trong việc quan tâm tới số phận của những cá nhân đang nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của xã hội và con cái họ, nhưng vẫn chịu nhiều thiên kiến, thiệt thòi. Thứ hai, về mặt cơ sở và phương pháp luận, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu xã hội học gia đình ở trên thế giới đã thay đổi quan niệm về gia đình cha mẹ đơn thân, theo đó họ không coi loại hình gia đình này là một kiểu “gia đình lệch lạc” hay “gia đình có nguy cơ”, mà coi nó như “một loại gia đình thực sự” bình đẳng với các loại gia đình khác [77]. Điều này đã phản ánh không chỉ trong những quan điểm về lý luận mà cả trong hàng loạt nghiên cứu thực nghiệm. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, tuy nhiều nghiên cứu đã phản ánh về sự đa dạng hóa các loại hình gia đình dưới tác động của sự biến đổi xã hội, nhưng loại hình gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con vẫn chưa được đề cập tới nhiều, kể cả tiếp cận chính sách lẫn tiếp cận phân tích đời sống của họ. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng, gia đình là phải bao gồm ít nhất hai đơn vị đối ngẫu với vai trò vợ chồng (như những gì người ta quan sát thấy và trong giá trị của văn hóa truyền thống), nên những gia đình nào không giống vậy, thường được gọi là “gia đình khuyết” hay “gia đình không đầy đủ” [121][15][129]. Đó cũng chính là lí do vì sao, những vấn đề của gia đình loại này tuy được coi là “vấn đề xã hội” nhưng chỉ được xếp vị trí khá khiêm tốn trong hệ thống xuất bản
  • 12. 5 phẩm khoa học về gia đình. Đồng thời, kể cả khi được đề cập đến trong những nghiên cứu thực nghiệm, chúng cũng được coi như một phần phụ được bổ sung theo nghĩa là một biến thể cho sự đa dạng các loại hình gia đình. Như đã trình bày, ở Việt Nam, sau khi đất nước được thống nhất, nổi lên những vấn đề có liên quan tới hệ quả của chiến tranh, chẳng hạn như vấn đề việc làm cho bộ đội và thanh niên xung phong, tình trạng thanh niên không có cơ hội lập gia đình tại các tập thể lao động do có sự chênh lệch về giới tính của lao động và tuy không nhiều, nhưng chúng cũng đã được đề cập tới trong các xuất bản phẩm nghiên cứu của Lê Thi và Trần Thị kim Xuyến [97][119]. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở thời điểm đó, các tác giả mặc dù đã nỗ lực đặt vấn đề trên cơ sở quyền con người, trên cơ sở quan niệm và thực hành về giá trị gia đình trong bối cảnh văn hóa phương Đông, nhưng vẫn bị giới hạn ở chỗ thiếu cơ sở lý luận về xã hội học gia đình, đặc biệt là quan điểm coi những người “phụ nữ bị tước cơ hội lấy chồng”, hay phụ nữ đơn thân nuôi con một mình như một “nạn nhân” và cần được sự giúp đỡ. Trong khi đó, trong bối cảnh đương đại, “những biến đổi của xã hội, liên quan tới kinh tế, văn hóa, không gian đô thị có tác động trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của các cá nhân hiện diện trong một nhóm người quan hệ với nhau bởi huyết thống hoặc hôn nhân. Nhưng ngược lại, gia đình cũng không chỉ đơn thuần chịu sự tác động của cái cấu trúc xã hội đó mà thay đổi, nó còn tham gia vào một cách chủ động” (Martine Segalen)[77]. Đề tài nghiên cứu “Cuộc s ng của những bà mẹ đơ t â ở các khu công nghiệp nhìn từ óc độ chính sách hội xã – nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp sóng thần tỉ Bì Dươ ” sẽ là một phần đóng góp về mặt lý luận cho nghiên cứu về các loại hình gia đình đặc thù ở Việt Nam, đồng thời cung cấp thêm cơ sở dữ liệu thực nghiệm nhằm hướng đến gợi mở hàm ý chính sách cho việc bảo vệ quyền tự do, cho tương lai hạnh phúc và sự phát triển của con người và gia đình Việt Nam.
  • 13. 6 2. Mục đíc v iệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đánh giá về đời sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp Sóng thần Bình Dương nhìn từ góc độ chính sách xã hội. Từ đó đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu khó khăn và nâng cao đời sống cho những bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa kết quả nghiên cứu đi trước để hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đời sống của các bà mẹ đơn thân; Đặc biệt rà soát các văn bản chính sách hiện có liên quan đến đời sống của lao động nữ, lao động là bà mẹ đơn thân có con nhỏ ở các khu công nghiệp hiện nay. - Tìm hiểu đặc điểm xã hội của nhóm bà mẹ đơn thân, thực trạng đời sống về vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân, phân tích những thuận lợi, khó khăn và chỉ ra các yếu tố chi phối đời sống vật chất, tinh thần của các bà mẹ đơn thân. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách phù hợp nhằm nâng cao đời sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp. 3. Đ i tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là công nhân- nhìn từ các chiều cạnh chính sách xã hội liên quan đến cuộc sống của các bà mẹ đơn thân đang sống và làm việc tại khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là những bà mẹ đơn thân đang nuôi con nhỏ ở khu công nghiệp Sóng Thần, doanh nghiệp và cán bộ ban ngành thực thi chính sách liên quan đến nữ công nhân là mẹ đơn thân ở tỉnh Bình Dương.
  • 14. 7 3.3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu thứ cấp được thu thập và phân tích từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018; Khảo sát thu thập số liệu sơ cấp tại thực địa được tiến hành từ tháng 6/2018 – tháng 12/2018. - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát thực địa tại địa bàn thị xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương. - Địa bàn nghiên cứu: Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, khu công nghiệp Bình Đường Tỉnh Bình Dương 3.4. Câu hỏi nghiên cứu - Bà mẹ đơn thân có chân dung xã hội như thế nào? Đời sống vật chất và tinh thần của họ đang diễn ra như thế nào? - Những yếu tố xã hội nào đang ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân? - Cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ gì để cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân? 3.5. Giả thuyết nghiên cứu - Công nhân làm mẹ đơn thân có tuổi đời rất trẻ, học vấn trình độ chuyên môn không cao, hợp đồng lao động không ổn định và mức thu nhập thấp, họ cũng chủ yếu là những lao động bên ngoài địa phương. Bà mẹ đơn thân gặp nhiều khó khăn về nhà ở, trang thiết bị sinh hoạt và hưởng thụ đời sống tinh thần. - Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình (tuổi đời trẻ, công việc không ổn định, thu nhập thấp và gia đình người thân ở xa đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thân của bà mẹ đơn thân. - Thể chế, các chính sách và môi trường sống (Nhà nước, công đoàn và chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng) đang còn nhiều khoảng trống và chi phối đối với cuộc sống của nhóm bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp.
  • 15. 8 4. P ươ p áp luậ v p ươ p áp iê cứu 4.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối, chính sách về bảo đảm đời sống công nhân tại các khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các bà mẹ đơn thân. Về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin Luận án dựa trên ba nguyên tắc cơ bản trong phương pháp luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bao gồm: Thứ nhất, đó là nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, nghiên cứu sự vật, hiện tượng như bản thân chúng đang tồn tại, không phán đoán chủ quan mà các kết luận phải dựa trên những chứng cứ khoa học tin cậy. Thứ hai, đó là nguyên tắc nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển. Mỗi sự vật, hiện tượng trong xã hội và tự nhiên đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ hiện tượng đến bản chất. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một hệ thống, đặt sự vật, hiện tượng trong môi trường với những mối liên hệ của nó. Thứ ba, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý; thực tiễn kiểm chứng nhận thức. Phương pháp luận thực chứng trong xã hội học, với các số liệu và bằng chứng khảo sát thực nghiệm thu được sẽ tìm hiểu và luận giải thấu đáo các vấn đề liên quan đến đời sống của bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp. Ngoài ra đề tài luận án cũng sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và có tính phổ biến như: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hóa… nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu.
  • 16. 9 Các quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công nhân cũng được quan tâm nhằm luận giải về các chiều cạnh chính sách xã hội liên quan đến nhóm xã hội này ở nước ta hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Để có được các dữ liệu khoa học và thực tiễn, góp phần trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra, Luận án đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: phân tích tài liệu thứ cấp, khảo sát định tính và định lượng, hệ thống các phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin này sẽ cho phép NCS tổng hợp các nguồn tài liệu sách, tạp chí, số liệu thống kê, và các thông tin sơ cấp từ các phỏng vấn, bảng hỏi tại thực địa. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tích thông tin từ các tài liệu có sẵn bao gồm: các văn bản của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Bình Dương, các chính sách về công nhân, nữ công nhân; các tài liệu viết về một số lý thuyết xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội học; các báo cáo và số liệu thống kê về tình hình công nhân, công tác công đoàn phạm vi toàn quốc và của tỉnh Bình Dương; các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan... Tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh để xử lý, phân tích các thông tin có được từ nguồn tài liệu này. - Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi: được sử dụng để phỏng vấn các đối tượng là bà mẹ đơn thân nhằm thu thập các thông tin định lượng về: (1) đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn thân; thực trạng cuộc sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân; (2) một số nhân tố ảnh hưởng cuộc sống và giải pháp cần thiết góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Các kết quả khảo sát định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS Version 20.0 dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội để đảm bảo được tính khách quan, khoa học. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng đối với bà mẹ đơn thân là công nhân để thu thập những thông tin định
  • 17. 10 tính giải thích sâu về cuộc sống của họ, những thông tin này sẽ bổ sung cho các thông tin định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phỏng vấn thêm cán bộ công đoàn cấp tỉnh và công đoàn cơ sở, lãnh đạo một số sở, ngành, doanh nghiệp nhằm làm rõ hơn về các chính sách đang thực hiện trong việc hỗ trợ đối với cuộc sống của bà mẹ đơn thân ở các doanh nghiệp. - Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu Luận án đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp tại các doanh nghiệp, việc chọn danh sách bà mẹ đơn thân được thực hiện ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm; Chúng tôi đã mã hóa và gắn tên mỗi bà mẹ đơn thân một mã số và chọn ra bằng cách bốc/nhặt ra các mã số đã được gắn ký hiệu trong tổng thể mẫu. Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát cụ thể như sau: Công ty Yazaki, công ty Asama, công ty Chutex, công ty O’leer, Công ty Duy Hưng, công ty Liên Phát, Số mẫu bà mẹ đơn thân ở các công ty thuộc khu công nghiệp Sóng Thần là 774 người. Mẫu tham gia phỏng vấn bảng hỏi là bà mẹ đơn thân đang làm việc tại các doanh nghiệp.Tổng số mẫu tham gia trả lời phỏng vấn bằng bảng hỏi là 150 người. Mẫu tham gia phỏng vấn sâu: 40 người, trong đó có 10 cán bộ sở, ngành, cán bộ công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp và 30 công nhân là bà mẹ đơn thân nhằm tìm hiểu sâu về các khía cạnh liên quan đến thực tế đời sống của các bà mẹ đơn thân tại Khu Công Nghiệp Sóng Thần Tỉnh Bình Dương. Khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu đã gặp một số khó khăn đó là một số bà mẹ đơn thân nằm trong danh sách mẫu đã từ chối tham gia trả lời phỏng vấn về cuộc sống của họ, mặc dù chúng tôi đã thăm lại nhiều lần để thuyết phục họ đồng ý. Do vậy, nhóm nghiên cứu liên tục phải bổ sung mẫu phỏng vấn bà mẹ đơn thân là công nhân.
  • 18. 11 Khung phân tích 5. Đó óp mới v ý ĩa t ực tiễn của luận án 5.1. Đó óp mới Luận án góp phần nhận diện chân dung, đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn thân là công nhân đang làm việc ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hiện nay; thấy được thân phận cũng như sự khác biệt của những bà mẹ đơn thân công nhân so với các nhóm bà mẹ có người chồng cùng chung sống; những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà họ đang phải đối diện trong cuộc sống hiện nay. Luận án phân tích các yếu tố chi phối cuộc sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân, tính chất của lao động di cư và nghề nghiệp đặc thù; đối chiếu với hệ thống chính sách hiện hành cũng như vai trò tham gia của các chủ thể xã hội khác nhau trong hỗ trợ nhóm bà mẹ đơn thân. Đây là cơ sở quan trọng giúp các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp hướng đến xây dựng mô hình chính sách, quan tâm hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo quyền của người Các chính sách xã hội; môi trường, điều kiệ lao động trong doanh nghiệp công nhân, bà mẹ đơ t â Đời sống vật chất Đời sống tinh thần Đặc điểm xã hội: - Tuổi, Học vấn, chuyên môn - Nơi làm việc, Thu nhập - Hoàn cảnh gia đinh, Số con - Số năm công tác, hợp đồng lao động. …. Các chính sách đối với bà mẹ đơn thân: - Chính sách về việc làm , nhà ở…. -Chính sách về tiếp cận dịch vụ xã hội…. Đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường sống nơi bà mẹ đơn thân ở
  • 19. 12 lao động là bà mẹ đơn thân và phát triển bền vững doanh nghiệp và địa phương. 6. Ý ĩa lý luận v ý ĩa t ực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận án sẽ góp phần bổ sung về nhận thức cho những quan điểm lý luận nghiên cứu về gia đình, bà mẹ đơn thân, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy chuyên ngành xã hội học gia đình, xã hội học giới, xã hội học lao động ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, việc vận dụng các quan điểm lý luận trong luận án cũng góp phần tìm hiểu khả năng áp dụng các quan điểm lý luận, lý thuyết xã hội học vào thực tiễn nghiên cứu bà mẹ đơn thân là công nhân. Qua đó có những đóng góp tri thức vào việc hoàn thiện khái niệm về nhóm bà mẹ đơn thân, quan điểm lý luận về hướng nghiên cứu bà mẹ đơn thân ở nước ta và trên thế giới. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Đây là nghiên cứu thực nghiệm xã hội học đầu tiên về bà mẹ đơn thân là công nhân. Khảo sát sẽ cho thấy chân dung xã hội, cuộc sống thực tế và những thiếu thốn về vật chất và tinh thần trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân đang làm việc tại các KCN và cư trú trên một số địa bàn thuộc tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là công nhân. Điều quan trọng nhất là bằng chứng từ kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong việc hoàn thiện chính sách, huy động nguồn lực và sự tham gia của các chủ thể xã hội, góp phần cải thiện hơn nữa đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp mà ở đây là cuộc sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp trong cả nước nói chung và ở Bình Dương nói riêng. Ngoài ra, những kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xã hội đối với bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp sẽ được vận dụng vào thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác chăm lo cho các nhóm yếu thế ở Bình Dương hiện nay.
  • 20. 13 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất giải pháp, nội dung của Luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 3: Chân dung xã hội và cuộc sống của bà mẹ công nhân đơn thân Chương 4. Các yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương
  • 21. 14 C ươ 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về chủ đề nữ đơn thân nuôi con một mình nói chung và mẹ đơn thân là công nhân nói riêng, tác giả luận án gặp không ít trở ngại do sự hạn chế của các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, vì vấn đề mà tác giả đã chọn lại là sự giao thoa giữa hai lĩnh vực: thứ nhất là nghiên cứu gia đình, trong đó gia đình có chủ hộ là phụ nữ đơn thân như một loại hình đặc thù của sự đa dạng các dạng thức gia đình trong bối cảnh đương đại. Thứ hai, nghiên cứu về nữ công nhân tại các khu công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Chính vì vậy, trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu này, hai nội dung lớn sẽ được đề cập tới là những nghiên cứu về gia đình có đề cập tới gia đình có phụ nữ đơn thân ở nước ngoài và ở Việt Nam, những vấn đề liên quan tới đời sống của những người công nhân, đặc biệt là công nhân nữ tại các khu công nghiệp. 1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù Từ các nguồn tài liệu sẵn có trên thế giới mà NCS tiếp cận được có thể nhận thấy, các gia đình có mẹ đơn thân thường xuất hiện nhiều hơn, đồng thời những gia đình cha mẹ đơn thân do người đối ngẫu đã mất ngày càng giảm đi kể cả theo thực tế và theo thống kê, có nghĩa là những gia đình chủ hộ đơn thân do ly hôn hoặc không kết hôn ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Ở khía cạnh này các tác giả phương Tây cho rằng đô thị hóa, công nghiệp hóa phương tây đã mang đến một sự biến đổi đầy kịch tính về cấu trúc và hình thái gia đình. Gia đình hạt nhân có đầy đủ bố mẹ và con cái ngày càng giảm, thay vào đó tỉ lệ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân nuôi con do ly dị, sống thử ngày càng tăng (Klett-Davies) [154] . Bà mẹ đơn thân là ai?
  • 22. 15 Các tác giả (Gucciardi, Celasun, Stewart. Wendy Wang và cộng sự) cho rằng mẹ đơn thân là những người có con nhưng chưa bao giờ kết hôn hay đã ly thân, ly dị và hiện không sống với người bạn đời được thừa nhận về mặt pháp lý [147]. Các nguồn tư liệu trên thế giới cho thấy, trong những năm 2000, mối liên hệ giữa gia đình có mẹ đơn thân và tình cảnh sống bấp bênh được quan sát thấy ở những bà mẹ trẻ. Mẹ đơn thân thường có trình độ học vấn thấp hơn (so với nhóm mẹ sống có chồng). Họ thường sinh con sớm trong bối cảnh người cha đứa trẻ thường là công nhân hoặc viên chức (Martine Segalen)[77]. Giới trẻ Mỹ đều có xu hướng muốn sau này họ sẽ kết hôn (Cherlin)[145]. Tuy nhiên, theo số liệu năm 2013 của Hoa Kỳ thì có đến 40% trẻ em sinh ra trong gia đình không hôn nhân [156]. Theo như Shattuck và Kreider cho biết thì có đến 60% phụ nữ sinh con nhưng không kết hôn trong độ tuổi từ 20-24 [179]. Trong khi đó ở nước Anh gia đình truyền thống không còn chiếm ưu thế và được thay thế bằng cuộc sống hiện đại hóa, không theo tiêu chuẩn, việc sống chung hoặc chấp nhận làm mẹ đơn thân đang dần phổ biến trong xã hội Anh và những người này là nhóm trẻ trong xã hội (Berrington, Perelli-Harris & Trevena)[138]. Kết quả nghiên cứu định tính của Jason Deparle và cộng sự cũng cho thấy, các bà mẹ đơn thân trong nghiên cứu đều có độ tuổi từ 25 – 40 tuổi và có con từ 1-6 tuổi, 2/3 số trẻ em ở Mỹ được sinh ra bởi những bà mẹ dưới 30 tuổi [178]. Theo số liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ, vào năm 1960 tỷ lệ ông bố, bà mẹ đơn thân chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng số hộ gia đình của nước này, đến năm 2000 là 20%, và đến năm 2007 tỷ lệ này là 27%, tuy nhiên đến năm 2011 có khoảng 12 triệu hộ gia đình đơn thân và trong số này có đến 80% là bà mẹ đơn thân. Điều đặc biệt ở đây là có khoảng 45% bà mẹ làm mẹ đơn thân chưa bao giờ kết hôn. Kết quả này cũng trùng với nghiên cứu năm 2005
  • 23. 16 của Amato, Paul [140]. Tại Australia có 31% đứa trẻ khi sinh ra ở trong gia đình bà mẹ chưa bao giờ kết hôn vào năm 2001, có 14% bố mẹ đơn thân vào năm 2003, và đến năm 2011 tỷ lệ bố mẹ đơn thân ở quốc gia này chiếm 15,9% tổng số hộ gia đình của nước này (Văn phòng Thống kê Australia, 2011). Khi nhắc đến bố mẹ đơn thân không thể không nhắc đến Thụy Điển, một đất nước phát triển, trình độ dân trí cao, quyền phụ nữ được tôn trọng, và cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bà mẹ đơn thân cao. Quốc gia này có những chính sách về phúc lợi xã hội cho người mẹ đơn thân và những đứa trẻ sinh sống trong gia đình bà mẹ đơn thân [140]. Xét về trình độ học vấn và nghề nghiệp của bà mẹ đơn thân từ các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn bà mẹ đơn thân đều có tình trạng kinh tế - xã hội thấp và sinh con đầu ở độ tuổi còn trẻ (Shattuck và Kreider) [161]. Với những phụ nữ đơn thân sinh con sớm sẽ cản trở việc học hành và dẫn đến hạn chế năng lực kiếm tiền của họ (Budig và England) [143], kết quả này cũng giống với số liệu của văn phòng thống kê Mỹ năm 1997 (U.S. Census Bureau) [196]. Ở một nghiên cứu khác của Hyunjoon Park phát hiện rằng, không có sự khác biệt nhiều về trình độ giáo dục của bà mẹ đơn thân cũng như những phụ nữ không phải bà mẹ đơn thân nhưng lại khác nhau nhiều về ham muốn học hỏi giữa hai nhóm bà mẹ này [180]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, với những bà mẹ sinh con ngoài hôn nhân có xu hướng bị thiệt thòi hơn những phụ nữ đã từng lập gia đình. Nghiên cứu của Lichter, D., Graefe, D., & Brown, J. (2003), Terry-Humen, E., Manlove, J., & Moore, K. A (2001), Driscoll, A. K., Hearn, G. K., Evans, V. J., Moore, K. A., Sugland, B. W., & Call, V. (1999) về làm mẹ đơn thân trong xã hội Mỹ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con khi chưa kết hôn bao giờ cũng có thu nhập thấp hơn, trình độ văn hóa thấp hơn và phải phụ thuộc vào phụ cấp xã hội nhiều hơn so với những phụ nữ có chồng. Có thể nói rằng, trong xã
  • 24. 17 hội Việt Nam cũng không khác biệt so với xã hội Mỹ, nhiều bà mẹ đơn thân việc làm không ổn định, thậm chí thất nghiệp và không có thu nhập. Vì vậy, sự giúp đỡ của người thân và gia đình về vật chất, tinh thần là phương thức hỗ trợ mẹ đơn thân chăm sóc tốt cho con của họ. Nếu nhìn theo quan điểm thị trường lao động, tỷ suất hoạt động lao động của phụ nữ đơn thân cao hơn so với tỷ suất hoạt động của phụ nữ có chồng. Tức là mẹ đơn thân để có thể trang trải chi phí cho gia đình, thường phải đi làm nhiều hơn. Một đặc điểm nữa của nhóm các gia đình có mẹ đơn thân là sự tích hợp các yếu tố dễ bị tổn thương như: tuổi người mẹ có con sớm thường còn trẻ; không được hưởng đời sống lứa đôi; thiếu sự giúp đỡ của người cha đứa trẻ; trình độ nghề nghiệp thấp; thất nghiệp. Do vậy, các nước phương Tây có các hình thức trợ cấp cho những phụ nữ này. Thông thường những người mẹ đơn thân do việc làm bấp bênh, hay thu nhập thấp, hay không có thời gian trông con nên họ thường nhận trợ cấp theo chế độ thu nhập thấp (Martine Segalen) [77]. Vì sao nghèo thường gắn với những gia đình nữ đơn thân? Wang Shijun2 [167], đã chỉ ra những nguyên nhân là do sự chuyển đổi và cơ cấu kinh tế của Trung quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những bà mẹ đơn thân. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm thấp hơn nam giới do chính phủ Trung Quốc gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi về việc làm cho phụ nữ. Pháp luật chưa bảo vệ được công ăn việc làm đầy đủ cho phụ nữ trước khi kết hôn và sau khi ly hôn có được việc làm liên tục. Đó cũng là lý do có khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ đơn thân. Khi nghiên cứu về gia đình có mẹ đơn thân trong tiến trình ly hôn và sau ly hôn, Claude Martin [149] chỉ ra rằng, người nuôi con có được hỗ trợ hay không còn tùy thuộc vào cách thức mà mối liên hệ với người chồng cũ 2 (王世军)单亲家庭贫困问题,2002 Vấn đề nghèo trong các gia đình đơn thân”
  • 25. 18 còn duy trình hay đứt quãng. Trong số những người trong mẫu nghiên cứu của ông chỉ có 75% cặp thuận tình ly hôn được nhận tiền trợ cấp. Còn trong trường hợp chấm dứt mối liên hệ hoàn toàn, thì có 58% người không được nhận. Ly hôn áp đặt cho hai vợ chồng, nhất là người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng con cái những lựa chọn về chỗ ở hay về công việc tạo thu nhập, mà không phải ai cũng có được sự lựa chọn tối ưu. Đó chính là lý do gia đình mẹ đơn thân thường gắn với nhóm nghèo hơn. Mặc dù tình hình chung như vậy, nhưng các tác giả cho rằng, trong số những người mẹ đơn thân vẫn có sự phân tầng nhất định. Những người thuộc tầng lớp trên khá phù hợp với hình thức gia đình mới này, còn những tầng lớp nghèo phải trả giá cho sự tan vỡ hôn nhân của họ. Chẳng hạn, những phụ nữ có bằng cấp và thu nhập ổn định không nhất thiết rơi vào hoàn cảnh như vậy. Họ có thể vẫn đi làm tạo thu nhập rồi thuê người trông con. Martine Segalen [77]. Những con đường để trở thành mẹ đơn thân Ly hôn là một trong những cách nhanh nhất để biến một gia đình đầy đủ thành một gia đình đơn thân. Như đã trình bày, sau ly hôn, nam giới có xu hướng tái hôn nhiều hơn so với phụ nữ. Trong bối cảnh của các nước phương Tây, các tác giả cho rằng, ly hôn dẫn tới nhiều sự đứt đoạn khác ngoài sự cắt đứt mối liên hệ vợ chồng, chẳng hạn như sự gián đoạn về lĩnh vực xã hội, lĩnh vực tình cảm, kinh tế v.v… Đường đời của cá nhân như vậy tạo ra sự đứt quãng, nhiều khi dẫn tới hệ quả không mong muốn, vì không phải ai cũng có thể “làm lại cuộc đời mình” bằng việc tái hôn. Cụ thể, từ cuộc khảo sát qua điện thoại với 321 người đã ly hôn, Claude Martin đã nêu ra một số trường hợp như: 1. Nhóm những người mẹ đơn thân và không muốn tái hôn. Nhóm này dù mong muốn có được vị thế độc lập nhưng có cảm giác khó thực hiện được. 2. Nhóm những người mẹ rơi vào hoàn cảnh bấp bênh và đơn độc.
  • 26. 19 3. Nhóm những người chừng 50 tuổi ly hôn với tình huống con cái họ đã rời khỏi nhà, thường không có ý định tái hôn. 4. Nhóm những người trẻ tuổi có bằng cấp thấp, tương đối đơn độc nhưng được bố mẹ hỗ trợ sau khi chấm dứt hôn nhân. 5. Nhóm những người trẻ tuổi có bằng cấp thường có xu hướng tái hôn. Họ vẫn giữ mối liên hệ với vợ hay chồng cũ. Như vậy, sau khi ly hôn, sự độc lập về tài chính sẽ giúp cho những người cha hay mẹ đơn thân không băn khoăn khi sống độc thân. Họ muốn giữ vị thế độc thân hơn là dự kiến tái hôn. Tuy nhiên, với những người có tuổi và có trình độ chuyên môn thấp, kinh tế bấp bênh sẽ khiến họ bị phụ thuộc nhiều vào gia đình và xã hội hơn. Những phân tích vừa nêu thuộc về tiếp cận chủ thể. Trong nghiên cứu với quan điểm tổng thể luận, các nhà nghiên cứu vẫn chỉ ra một chiều kích khác. Đó là quan điểm cho rằng, những sự thay đổi của hôn nhân, gia đình có nguồn gốc từ sự thay đổi cấu trúc xã hội. Tập hợp những nghiên cứu xã hội học gia đình của các quốc gia phương Tây, Martin Segalen đã thực hiện một phân tích lịch đại về diễn biến của các kiểu hôn nhân. Theo ông, trong những năm 1960, xã hội học thường quan tâm tới tính quyết định mang tính văn hóa xã hội và địa lý của tỷ lệ kết hôn, rằng kết hôn do tình yêu tương đương với các cuộc hôn nhân bình đẳng. Giai đoạn 1950-1970 việc kết hôn đòi hỏi cả tình yêu và hôn nhân hợp pháp như là sự bổ sung cho nhau. Sự lôi cuốn cá nhân vẫn là biện minh duy nhất cho việc kết hôn. Nhưng đến những năm 70, xã hội học lại tập trung vào việc phân tích những nguyên nhân, những đặc trưng và hậu quả của việc mất lòng tin vào hôn nhân. Ông cho rằng, các tác giả đã sai lầm khi giải thích sự giảm sút số lượng đám cưới vào năm 1973 bằng biểu hiện của “sự trì hoãn hôn nhân”. Ông nhận định, cần phải xem xét lại cách giải thích này, khi nhiều tác giả cho rằng các cặp đôi chỉ lùi lại dịp kết hôn của họ, sau khi “sống thử”. Thật ra ở đây không phải là vấn đề thời điểm, mà là một cách ứng xử mới đã
  • 27. 20 được đặt vào đúng vị trí của nó. Nhận thấy sự gia tăng bất ngờ của hiện tượng ly hôn cũng vào thời điểm đó, ông cho rằng, đồng thời với việc mất niềm tin vào hôn nhân, người ta cũng ly hôn nhiều hơn. Hiện tượng này diễn ra trong bối cảnh phong trào nữ quyền nổi lên và quyền bình đẳng về giới được công nhận trong xã hội phương Tây. Các nhà xã hội học chứng kiến hiện tượng này đã đặt ra câu hỏi phải chăng tình yêu là sự lựa chọn của cái riêng tư, mà nhà nước không nên can thiệp vào? Họ lý giải rằng sự lựa chọn tạm thời sẽ thay thế cho khái niệm lứa đôi với sự cam kết lâu dài. Việc kết hôn dần dần xuất hiện như thủ tục đơn giản, sống chung không hôn thú (kết hôn thử) là một thực hành hợp lý [148]. Có lẽ vì vậy, những năm đầu thế kỷ XXI, các nhà xã hội học đã không còn quan tâm tới hình thái của cuộc sống lứa đôi, mà quan tâm nhiều hơn tới những gì diễn ra trong cuộc sống của họ. Chính vì vậy, xu hướng nghiên cứu dưới tiếp cận tâm lý xã hội và xã hội học vi mô lại nổi lên trong thời gian này. Chẳng hạn, Frangxoa De Singly và Jean-Claude Kaufmann đã chủ trì một công trình nghiên cứu nổi tiếng: vai trò của sự hình thành cá tính và bản sắc cá nhân trong cuộc sống lứa đôi (Martine Segalen)[150]. Từ thời gian này trở đi, theo cách nói của Martine Segalen, thuật ngữ sống chung không hôn thú (sống thử) đã bị xóa khỏi vốn từ vựng của các nhà xã hội học. Các tác giả mô tả sự tranh luận trong lý luận và thực tiễn khá chi tiết trong phần tổng quan nghiên cứu của mình và cuối cùng đưa ra một khái niệm được nhiều người chấp nhận nhất, đó là từ “bạn đời”. Đồng thời, nếu như ly hôn và tái hôn giống như một trò chơi đu quay, nơi người ta có thể bước lên, rời khỏi nó và cũng có thể quay trở lại3 (Cherlin, 2009). Tuy nhiên, có một vấn đề, nếu như ở châu Âu, vào khoảng những năm 1980, người ta coi hôn nhân là một giai đoạn nằm trong chu trình đời sống gia đình, 3 Trong nghiên cứu của mình, Cherlin nhắc đến những nghiên cứu về hệ quả ly hôn trong bối cảnh nước Mỹ, trong đó họ nhấn mạnh về cái giá phải trả đối với trẻ em, và những cảnh báo đối với những ai có ý định kết hôn. (Cherlin, 2009; trích theo Martine Segalen, 2013).
  • 28. 21 bao gồm kết hôn, ly hôn rồi tái hôn4 , tức là ly hôn đã trở thành thường xuyên và coi như hiện tượng xã hội được chấp nhận, thì cái mà người ta cũng quan sát được là tỷ lệ những người tái hôn ngày càng ít đi. Như vậy, ly hôn không phải là sẽ xếp những người làm cha mẹ đơn thân vào nhóm những người chuẩn bị tái hôn, mà có khả năng cao đẩy họ tới hoàn cảnh làm cha mẹ đơn thân. Tình hình này cũng đã diễn ra tại châu Á. Phân tích sự thay đổi Xã hội và Gia đình ở Đài Loan, Arland Thornton và Hui Shenglin [141] đã chỉ ra tác động của sự biến đổi của xã hội ảnh hưởng tới gia đình đương đại. Họ đã chỉ ra lý do quan trọng của sự gia tăng tình trạng mẹ đơn thân là sự thay đổi về giá trị cũng như thực hành hôn nhân. Xã hội Đài Loan đã chứng kiến sự thay đổi, từ những cuộc hôn nhân do sắp đặt đã dần thay thế bằng nhưng cuộc hôn nhân do tình yêu. Đồng thời, trong qua trình tiến tới hôn nhân, người ta cũng quan sát được những thay đổi trong cách hẹn hò và hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Sự thay đổi trong quan niệm về giá trị đứa con, về số con, giới tính đứa con hay thậm chí tầm quan trọng của tính vẹn toàn của gia đình v.v….cũng là những nội dung phản ánh trong những nghiên cứu của các tác giả này. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ tình cảm, giao tiếp, khả năng giải quyết những mâu thuẫn nẩy sinh trong quan hệ vợ chồng, sự chung thủy về tình dục... là những vấn đề gợi mở cho luận án tiếp tục nghiên cứu và so sánh. Thực tế cũng đã chứng minh, khi một trong hai người đối ngẫu mất đi thì người còn lại đương nhiên rơi vào cảnh sống đơn thân dù họ có muốn hay không. Tuy nhiên, từ những phân tích thống kê, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nhóm này chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong số những gia đình có cha mẹ đơn thân và tỷ lệ này ngày cảng giảm (Algava) [142]. Trong phân tích thống kê về các loại hình gia đình ở Pháp nêu rõ: vào năm 1962 trong số 700.000 gia đình cha mẹ đơn thân, trong đó có tới 50% gia đình góa vợ hoặc 4 Martine Segalen, (2013) đưa ra con số thống kê: Trong những năm 1990 cứ 20 cuộc kết hôn thì có một người ly hôn (1/20). Tỷ lệ này vào năm 1975 là 1/6 và vào năm 1980 là 1/3.
  • 29. 22 chồng, còn vào năm 1990 con số này là 1.175.000 hộ, năm 1999 là 1.500.000 hộ, và cuối Thế Kỷ XX chỉ có 11% người góa bụa trong số những người làm cha mẹ đơn thân. Bên cạnh việc đưa ra những con số về sự giảm dần của các hộ gia đình có chủ hộ là người góa, các tác giả phương Tây cũng đưa ra những dẫn chứng về sự tăng dần của các cặp đôi không tái hôn sau khi ly hôn. Họ cố gắng chứng minh rằng, tình trạng độc thân của những người sau ly hôn không phải là giai đoạn “chờ đợi” cho cuộc tái hôn, mà là một sự lựa chọn mang tính quyết định cho cuộc sống gia đình của mình. Như vậy, con đường dẫn tới cuộc sống độc thân không chỉ là do ly hôn, không chỉ do góa bụa mà do quan niệm và thực hành cuộc sống lứa đôi. Với sự “lựa chọn tạm thời” được thay thế cho khái niệm lứa đôi có sự cam kết lâu dài, thì việc chia tách các cặp đôi dường như trở nên dễ dàng hơn. Cùng với sự hỗ trợ của các chính sách xã hội, với sự độc lập về kinh tế, việc phụ nữ nuôi con một mình dù có khó khăn hơn nhưng cũng vì thế mà ngày càng tăng lên. Hệ quả của sự tan vỡ gia đình Nhiều nghiên cứu trên thế giới không chỉ dừng lại ở chỗ mô tả tình hình đời sống của những gia đình có mẹ đơn thân, mà còn chỉ ra những hệ quả của những hoàn cảnh đó. Họ phân tích những tác động khác nhau của tính dễ bị tổn thương về kinh tế của nam giới và phụ nữ, khi gặp những thay đổi về đặc điểm gia đình như khi kết hôn hoặc khi ly hôn. Martine Segalen [77] khi nghiên cứu về gia đình và các quan hệ của gia đình ở châu Âu đã đặt gia đình và sự biến đổi gia đình trong các quan hệ với dòng họ, thân tộc, xã hội và đề cao vị thế thiết chế xã hội của gia đình, dòng họ và nhấn mạnh vai trò giáo dục, xã hội hoá gia đình. Ông nêu rõ những sự đứt đoạn khi có chia tách gia đình, dẫn tới những sự gián đoạn trong mạng lưới hỗ trợ từ phía dòng họ đối với một người trong cặp vợ chồng ly tán. Trước khi ly hôn, mỗi khi có vấn đề khó khăn, kể cả về kinh tế lẫn những vấn đề phi kinh tế, các bên đối
  • 30. 23 ngẫu có thể nhờ cậy phần nào ở họ hàng từ hai phía, nhưng sau khi ly hôn, sự hỗ trợ này giảm hẳn đi một nửa. Cuộc sống của những cặp đôi sau ly hôn cũng thường được các tác giả mô tả bằng tính bấp bênh của thu nhập. Nhiều phụ nữ sau khi ly hôn tham gia vào việc tạo thu nhập để trang trải cho cuộc sống của mình và những đứa con. Điều đó giúp họ duy trì sự độc lập. Tuy nhiên, vì phải thực hiện vai trò kép, vừa giành thời gian cho việc kiếm tiền, vừa cần thời gian để chăm sóc cho con cái và làm việc nhà, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh hơn. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu so với những người đàn ông sau khi ly hôn, dường như ly hôn đẩy phụ nữ vào lĩnh vực nghề nghiệp và tham gia cộng đồng tốt hơn so với nam giới. Bertaux (1977) lập luận, vào giai đoạn trưởng thành, ít nhất đối với người đàn ông, một lối sống ổn định được xây dựng trên ba trụ cột là nhà ở, việc làm (bao hàm cả thu nhập và sự hòa nhập xã hội) và gia đình. Khi một trong ba thành tố này biến mất, những người đàn ông này thấy mình bị “tổn thương”, thậm chí còn hơn cả phụ nữ, họ thấy mình bị mất cân bằng và thường bị rơi vào nghiện ngập rượu bia, thất nghiệp và cuối cùng dẫn tới mất chỗ ở. Nghiên cứu của tác giả chỉ ra tỷ lệ khá cao, những người đàn ông sau ly hôn gia nhập hàng ngũ những người vô gia cư. Trong bối cảnh văn hóa phương Đông đối với gia đình chia tách, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi sự hỗ trợ từ mạng lưới họ hàng thân tộc luôn được đề cao. Các tác giả châu Á cũng đã chỉ ra tình trạng bị giới hạn sự giúp đỡ khi các cặp đôi chia tay. Ít nhất, họ mất hẳn một nửa sự hỗ trợ của mạng lưới gia đình, dòng họ. Nghiên cứu về vấn đề khó khăn ở những gia đình bà mẹ đơn thân và nguyên nhân nghèo khổ của họ Li Hongtao5 [166] đã dựa trên tiếp cận về vai 5 (李洪涛) 单亲母亲现状研究“Tình hình hiện tại của bà mẹ độc thân”.
  • 31. 24 trò giới để chỉ ra hoàn cảnh của các bà mẹ đơn thân khi họ phải đối mặt với các vấn đề kinh tế, gia đình, tinh thần, con cái mà không có người hỗ trợ. Về hệ quả của ly hôn có liên quan tới trẻ em, Xu Anqi(徐安琪) và Ye Wenzhen (叶文振) [163] cho rằng, việc ly hôn sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Nghiên cứu của họ chỉ ra những sự khác biệt ở trẻ em từ 7-13 tuổi của các gia đình cha mẹ đơn thân do ly dị so với những gia đình đầy đủ. Những ảnh hưởng từ hoàn cảnh sống mới tới sự phát triển trí tuệ của trẻ thể hiện rõ qua các hành vi của trẻ trong hoạt động xã hội như trầm cảm, kết quả học tập và khả năng giao tiếp xã hội thấp hơn so với những trẻ cùng trang lứa sống trong môi trường gia đình hoàn chỉnh. Tuy nhiên, những biến cố về hoàn cảnh gia đình không chỉ dẫn tới những hệ quả tiêu cực, ngược lại hoàn cảnh đó cũng có thể dẫn tới kết quả tích cực khác. Chẳng hạn, Sun Li Ping (孙立萍6 [175] đã đưa ra những bằng chứng để xác nhận rằng, chính những trẻ em trong các gia đình mẹ đơn thân lại được giáo dục tốt hơn, rằng chúng có tính tự lập rất cao. Trong khi một số tác giả nhấn mạnh hệ quả kinh tế của việc chia tách gia đình dẫn tới sự nghèo khó của gia đình mẹ đơn thân, một số khác lại nhìn nhận vấn đề của những người mẹ đơn thân dưới tiếp cận nhu cầu. Tang Weijun7 [168] là một trong số đó. Tác giả cho rằng, một người mẹ đơn thân cần 4 vấn đề: một là nhu cầu giúp đỡ về kinh tế, thứ hai cần có sự nhìn nhận khoan dung, thứ ba cần loại bỏ tính tiêu cực, thứ tư là trẻ em ở những gia đình này cần phải được điều chỉnh. Một vài nghiên cứu ở Nam Hàn - đất nước chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Khổng giáo, việc một người phụ nữ nước này mang thai và sinh con 6 Sun Li Ping (孙立萍) 当前我国离婚式单亲家庭与其子女社会化 7 (唐文军) 单亲母亲的处境和需要“Tình hình và nhu cầu của các bà mẹ đơn thân”
  • 32. 25 ngoài giá thú sẽ bị áp lực bởi bạn bè, gia đình và xã hội, cho nên phần lớn những phụ nữ này sẽ lựa chọn phương án phá thai hoặc sau khi sinh con ra sẽ cho con đi làm con nuôi. Khoảng 90% trẻ em được cho làm con nuôi đều xuất thân từ con của những phụ nữ không chồng nhưng có con, thậm chí có rất nhiều phụ nữ không đăng ký cho con của họ vì sợ bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, do sự thay đổi xã hội Nam Hàn dẫn đến sự gia tăng các gia đình bà mẹ đơn thân và rất nhiều gia đình này có cuộc sống khó khăn cho nước này đã ban hành một số chính sách hỗ trợ cho các gia đình đơn thân [179]. Có thể nói, đây là những nghiên cứu hết sức giá trị giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn sâu sắc và cụ thể để định hướng cho luận án cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân họ cũng là những đối tượng được coi là có thu nhập thấp trong xã hội Việt Nam hiện nay. Những vấn đề liên quan tới tình cảnh nghèo khó và sự bấp bênh của cuộc sống, khiến cho nhiều nghiên cứu chuyển sang xu hướng phân tích các chính sách xã hội đối với những bậc cha mẹ đơn thân, đặc biệt khi người đó là phụ nữ. Đời s ng vật chất và tinh thần của bà mẹ đơ t â Theo thống kê của Bộ Lao Động (Labor Department), năm 2011, có 2,3 triệu phụ nữ có con dưới 18 tuổi thất nghiệp, chiếm tỉ lệ hơn 50% trong tổng số 1,200.000 bà mẹ thất nghiệp tại đất nước này và thu nhập của bà mẹ đơn thân dưới $25,000/năm ($24,487). Trong khi đó, một gia đình có đủ vợ chồng thu nhập trung bình là $77,749/ năm. Những bà mẹ đơn thân chỉ nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ khoảng $300/tháng. Tỷ lệ nghèo trong gia đình bà mẹ đơn thân mẹ chiếm là 40,7% so với 8,8% đối với gia đình có đủ vợ chồng. Đa số các trẻ em nghèo chiếm 24% và có 3/4 gia đình vô gia cư là những gia đình người mẹ đơn thân [8] Hiện nay chính phủ Mỹ có chương trình trợ giúp phiếu thực phẩm dành cho 2/3 bà mẹ độc thân, có 41% trẻ em của các bà mẹ đơn thân, nhận được phiếu nhận thực phẩm. Mặc dù 2/5 các bà mẹ đơn thân là người nghèo, nhưng
  • 33. 26 chỉ có 1/10 nhận được trợ cấp từ Chương trình Hỗ trợ tạm thời cho các gia đình nghèo (Temporary Assistance for Needy Families- TANF). Mục đích đầu tiên của TANF là “cung cấp hỗ trợ cho các gia đình nghèo để trẻ em có thể được chăm sóc tại nhà riêng của họ hoặc những người thân. Tuy nhiên, các khoản trợ cấp hỗ trợ không đủ để đáp ứng mục tiêu này”. Theo kết quả nghiên cứu của Tinsley, những người mẹ đơn thân ở quốc gia này phần lớn có cuộc sống khó khăn và trình độ học vấn thấp hơn dân số chung của cả Vương quốc Anh (Tinsley)[162], nhưng tỷ lệ bà mẹ đơn thân có việc làm (toàn thời gian và bán thời gian) tăng từ 43% (1996) lên đến 60% (2013) (Klett-Davies) [156]. Trước tình trạng đó, Vương quốc Anh đưa ra chính sách tập trung vào chăm sóc trẻ em, cụ thể là cung cấp cho trẻ em một khoản tiền để các bà mẹ có thể nuôi dưỡng con của họ như chi trả cho giáo dục, nhà ở, quần áo và chi phí cho lương thực của trẻ. Với những đứa trẻ đi học sẽ được cung cấp học phí đến 16 hoặc 20 tuổi phụ thuộc vào bậc học trung học hay đại học (The Guardian 2013). Khi tiến hành tranh cử, các thành viên của các Đảng đều đưa ra một trong những nhiệm vụ mà họ cần phải giải quyết chính là “Giải quyết nạn đói nghèo trong các gia đình cha mẹ đơn thân hiện đang nuôi con thông qua hình thức trả lương khi họ làm việc. Bằng cách như vậy sẽ là cơ hội nâng cao phúc lợi xã hội và hòa nhập xã hội cho cha mẹ đơn thân” (Klett-Davies)[154]. Ngoài ra nước này còn có chính sách hỗ trợ cho bà mẹ đơn thân như: Chương trình tiếp cận việc làm, thỏa thuận mới cho cha mẹ đơn thân, thuế làm việc hỗ trợ cho những gia đình cha mẹ đơn thân làm việc dưới 16 giờ/ tuần và có thu nhập ở dưới một ngưỡng nhất định sẽ được hưởng khoản trợ cấp thuế và một số chính sách khác hỗ trợ cho nhóm này… Mặc dù, các hộ gia đình cha mẹ đơn thân được chính phủ quan tâm và có các chính sách hỗ trợ cho họ cũng như con cái của họ nhưng những bà mẹ đơn thân có nguy cơ gặp nhiều bất lợi
  • 34. 27 cao hơn gấp 5 lần so với những gia đình có đầy đủ cả bố lẫn mẹ (Điều tra tài nguyên và gia đình 2014). Quyết định trở thành mẹ đơn thân là một trong những quyết định không dễ, những người phụ nữ này phải gánh chịu nhiều thiệt thòi và bất lợi hơn so với những phụ nữ hiện có chồng (Jennifer và cộng sự)[153], thậm chí các bà mẹ đơn thân có vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn so với những bà mẹ hiện đang sống cùng chồng hoặc bạn trai (Waldfogel, Craigie, & Brooks- Gunn) và bị bất lợi về kinh tế hơn bà mẹ khác (Kiernan & Mensah). Một số kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không chỉ người mẹ đơn thân chịu thiệt thòi hơn những bà mẹ có chồng hay bạn trai bên cạnh mà ngay bản thân đứa trẻ trong sống trong gia đình bà mẹ đơn thân có nguồn tài chính và trình độ học vấn thấp hơn những đứa trẻ có cả cha và mẹ. Tình trạng hôn nhân của cha mẹ trẻ có thể có tác động đến chất lượng sống của trẻ (U.S. Census Bureau, 1997). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, những bà mẹ đơn thân họ đưa ra được quyết định chủ động khi mang thai và sinh con cho nên họ không bị xung đột với người chồng, người cha của đứa trẻ và chủ động về kinh tế nên ít gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như chăm sóc đứa trẻ (Hertz; Jadva et al; Murray & Golombok)[151][158]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết, với những bà mẹ sinh con ngoài hôn nhân có xu hướng bị thiệt thòi hơn những phụ nữ đã từng lập gia đình. Nghiên cứu của Lichter, D., Graefe, D., & Brown, J. (2003), Terry-Humen, E., Manlove, J., & Moore, K. A (2001), Driscoll, A. K., Hearn, G. K., Evans, V. J., Moore, K. A., Sugland, B. W., & Call, V. (1999) về làm mẹ đơn thân trong xã hội Mỹ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con khi chưa kết hôn bao giờ cũng có thu nhập thấp hơn, trình độ văn hóa thấp hơn và phải phụ thuộc vào phụ cấp xã hội nhiều hơn so với những phụ nữ có chồng. Có thể nói rằng, trong xã hội Việt Nam cũng không khác biệt so với xã hội Mỹ, có nhiều bà mẹ đơn thân không có việc làm, thu nhập ổn định, thậm chí thất nghiệp. Trong xã hội
  • 35. 28 hiện đại, đặc biệt là ở khu vực đô thị quan niệm về bà mẹ đơn thân đã cởi mở hơn rất nhiều so với trước năm 2000, mọi người chia sẻ và có cách nhìn thiện cảm hơn với bà mẹ đơn thân nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số định kiến và đánh giá tiêu cực về bà mẹ đơn thân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe đối với nhóm đối tượng này. Những tác động này mô hình chung gây nên sự bất ổn về mặt tâm lý, gặp khó khăn, hạn chế trong quá trình mang thai, sinh con, nuôi con và tham gia các hoạt động xã hội (Nguyễn Thị Thu Vân) [133]. Khi trở thành bà mẹ đơn thân thì họ gặp phải rất nhiều khó khăn, từ khi đứa trẻ xa cha, tương lai của người mẹ và cách sắp xếp cuộc sống cho tới lúc đứa trẻ trưởng thành có việc làm và lập gia đình (Nidhi Kotwal và Bharti Prabhakar)[159]. Những khó khăn của trẻ em dường như phần lớn liên quan đến các khía cạnh của việc ly hôn hơn là làm cha mẹ đơn thân. Một yếu tố đã được tìm thấy có liên quan đến các vấn đề điều chỉnh của trẻ em là xung đột giữa cha mẹ (Amato) [139][140]. Những khó khăn về tài chính thường gặp do các gia đình độc thân sau ly hôn cũng cho thấy có liên quan đến các vấn đề tâm lý của trẻ em. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa trầm cảm của cha mẹ, chất lượng bố mẹ kém và kết cục tiêu cực của con ở các gia đình đơn thân sau ly hôn Bà mẹ đơn thân nhìn từ góc độ thể chế Khi quan tâm tới các gia đình có mẹ đơn thân gắn với các chính sách xã hội, các nhà nghiên cứu cũng thường thực hiện nghiên cứu so sánh giữa các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, Klett-Davies Martina so sánh về cuộc sống của những người mẹ sống đơn thân cùng con cái khi sống dựa vào tiền trợ cấp của Chính phủ của nước Anh và Đức. Hai vấn đề mà tác giả quan tâm là những vấn đề của gia đình có mẹ đơn thân làm mẹ đơn thân khi nhận tiền trợ cấp của chính phủ.
  • 36. 29 Tại Đan Mạch, một trong những quốc gia có chính sách xã hội đối với gia đình và các cá nhân của cũng nổi lên những vấn đề của nhóm hộ gia đình đặc thù này. Dưới tiếp cận quyền, các tác giả Polakow Valarie, Halskov Therese và Jorrgense Per schultz cũng phân tích về cuộc sống và vấn đề đói nghèo của người mẹ đơn thân ở Đan Mạch trong so sánh với các bối cảnh xã hội khác. Họ mô tả những khó khăn của những người mẹ đơn thân khi phải cố gắng vừa làm việc vừa nuôi con, vay mượn tiền để trang trải cuộc sống và đưa ra những quyết định. Họ nhấn mạnh, với các quy định hiện hành mang tính phổ quát cho các gia đình nói chung, quyền lợi của ngững người mẹ đơn thân và con cái của họ- những người được coi là những người ngoài lề là một thứ quyền lợi bị giảm bớt và họ phải đấu tranh rất nhiều để khôi phục quyền lợi của chính mình. Các tác giả cho rằng, giáo dục chính là con đường có thể giúp các bà mẹ đơn thân thoát khỏi tình trạng nghèo khó, tăng thu nhập, bên cạnh đó sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội cũng hết sức cần thiết. Không dừng lại ở việc phân tích những vấn đề về chính sách, nhiều nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp hỗ trợ xã hội đối với các hộ gia đình và những phụ nữ đơn thân. Đặc thù văn hóa - xã hội ở châu Á, cũng không tránh hỏi sự tác động của biến đổi kinh tế, xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những vấn đề của gia đình mẹ đơn thân cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà xã hội học. Sau khi phân tích bối cảnh của những gia đình có cha mẹ đơn thân và sự hạn chế của các chính sách xã hội ở thời điểm khảo sát, các học giả châu Á cũng đã nhấn mạnh đến sự hỗ trợ từ chính phủ, các tổ chức, cộng đồng và mạng lưới xã hội. Họ cũng cho rằng sự khác biệt về giới trong vấn đề nghề nghiệp và trong cuộc sống phụ nữ đơn thân gặp khó khăn nhiều hơn nên cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách an sinh xã hội. Đây là những nhận định rất có giá trị, là những giải pháp hết sức thiết thực để hỗ trợ cho những
  • 37. 30 công nhân khi làm mẹ đơn thân được tạo điều kiện tham gia học tập (Xu Anqi (2006)8 Guo Li (2002)9 ) [163] [164]. Trong xã hội chịu nhiều ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo như Hàn Quốc, hiện tượng bà mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc hiện đại thường trong thời gian đầu bị coi là trái với quan niệm gia đình truyền thống đã tồn tại lâu đời trong lịch sử. Tuy nhiên gần đây, số lượng những người mẹ đơn thân có học vấn cao ngày càng nhiều hơn, và cùng với sự ủng hộ của các nhà hoạt động xã hội, nhóm người mẹ đơn thân bắt đầu lên tiếng về quyền lợi của mình. Chính vì vậy, vấn đề các chính sách xã hội hỗ trợ đối với họ cũng đã được đặt ra. Chính sách xã hội đối với người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc được thực hiện căn cứ theo Luật hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên nói chung, trong đó có gia đình người mẹ đơn thân và con cái của họ. Luật này được ban hành năm 2007 với mục đích hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên, duy trì sự ổn định trong cuộc sống cũng như thúc đẩy tính tự lập, hướng tới gia đình khỏe mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Cụ thể hóa Luật này, chính sách xã hội của Hàn Quốc đối với người mẹ đơn thân có hai nội dung chính sau: 1) Đầu tư và hỗ trợ nơi ở tạm thời (thành lập, vận hành các khu nhà tạm trú) cho các gia đình khuyết một thành viên, trong đó có gia đình người mẹ đơn thân và con cái của họ, với mục đích giúp họ giải quyết những khó khăn về nơi cư trú, tạo điều kiện để tự lập; 2) Hỗ trợ cụ thể về vật chất như chi phí nuôi con, miễn giảm học phí cho con cái các gia đình đối tượng thụ hưởng chính sách (Kang Eun-hwa, 2006, trích theo Nguyễn Thị Thu Vân) [133]. Về chi phí hỗ trợ của chính phủ, trên thực tế thì chưa có một chính sách cụ thể nào dành riêng cho người mẹ đơn thân, mà chỉ có các quy định thuộc 8 (徐安琪) 家庭:和谐社会建设中的功能变迁和政策支持(Gia đình: những thay đổi và chính sách hỗ trợ xây dựng một xã hội hài hòa).(2006) 9 郭砾)女户主单亲家庭的社会支持问题 “Gia đình cha mẹ đơn thân phụ nữ làm chủ các vấn đề hỗ trợ xã hội”(2002)
  • 38. 31 phạm vi các dự án hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên, hoặc các gia đình thu nhập thấp nói chung. Sự hỗ trợ từ chính sách an sinh xã hội của Hàn Quốc cũng đã tính tới các khu nhà tạm trú cho những cô gái phải nuôi con một mình mà gặp khó khăn (Lee Mi-jeong [76]. Các khu nhà tạm trú đều có nhiều chương trình phong phú, đa dạng, đặc biệt là chương trình chăm sóc sức khỏe, chương trình hỗ trợ người mẹ học nghề, chuẩn bị cho quá trình tự lập. Ở các khu nhà này, những người mẹ đơn thân đều có cùng hoàn cảnh nên đã giúp họ bớt dần mặc cảm, giải tỏa bớt những âu lo - một tâm lý không tốt cho sức khỏe người mẹ trước và sau khi sinh con. Như vậy, các công trình nghiên cứu về mẹ đơn thân trên thế giới đã chỉ ra tiến trình phát triển và sự công nhận về xã hội đối với loại hình gia đình có cha mẹ đơn thân. Với việc liệt kê những nguyên nhân hay nguồn gốc dẫn các kiểu loại gia đình đơn thân, điểm chung nhất từ những phát hiện của các tác giả trên thế giới là các hộ gia đình có cha mẹ đơn thân thường gắn với tình trạng nghèo khó, thiếu hỗ trợ về kinh tế và xã hội, vì vậy hộ cần những chính sách xã hội phù hợp với từng bối cảnh cụ thể, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, điều mà nghiên cứu sinh nhận thấy cần lưu ý là, bối cảnh làm nảy sinh tình trạng gia đình đơn thân của nữ chủ hộ ở phương Tây chủ yếu là do sự thay đổi những giá trị sống của các nhóm chủ thể này nhiều hơn là do bối cảnh kinh tế xã hội như ở các quốc gia Á châu. Trong khi bối cảnh kinh tế xã hội ở các nước phương Tây dần dần làm thay đổi các giá trị, dẫn tới những quan niệm và thực hành cuộc sống của họ thay đổi theo xu hướng đảm bảo sự tự do cá nhân, thì bối cảnh của các nước phương đông, đặc biệt là châu Á, sự ảnh hưởng này có vẻ khắc nghiệt hơn, nó tác động trực tiếp tới hành vi trong cuộc sống của họ. Buộc họ phải lựa chọn theo hướng duy lý hơn. Những nghiên cứu của các học giả châu Á cho thấy một bối cảnh tương đồng với Việt Nam, là những quốc gia đang cố phát triển nhanh từ cái nền kinh tế thấp kém hơn
  • 39. 32 (so với phương Tây). Những điều này làm cho nghiên cứu sinh đặt ra câu hỏi: phải chăng, dù cho những giá trị về gia đình của họ có được duy trì hay không, sự tự do của họ có được đề cao hay không, và những điều đó có giúp họ giảm bớt gánh nặng về áp lực đạo đức của xã hội khi họ bị buộc phải sống cuộc sống độc thân nuôi con. Wang Shijun10 [167], đã chỉ ra những nguyên nhân là do sự chuyển đổi và cơ cấu kinh tế của Trung quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những bà mẹ đơn thân. Tỉ lệ phụ nữ có việc làm thấp hơn nam giới do chính phủ Trung Quốc gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi về việc làm cho phụ nữ. Pháp luật chưa bảo vệ được công ăn việc làm đầy đủ cho phụ nữ trước khi kết hôn và sau khi ly hôn có được việc làm liên tục. Theo kết quả nghiên cứu của Tinsley [162] chỉ ra rằng, những người mẹ đơn thân ở quốc gia này phần lớn có cuộc sống khó khăn và trình độ học vấn thấp hơn dân số chung của cả Vương quốc Anh, còn Klett-Davies tỷ lệ bà mẹ đơn thân có việc làm toàn thời gian và bán thời gian tăng từ 43% (1996) lên đến 60% [156]. Amato [139][140] cho thấy những khó khăn về tài chính thường gặp do các gia đình độc thân sau ly hôn cũng cho thấy có liên quan đến các vấn đề tâm lý của trẻ em. Dưới tiếp cận quyền, các tác giả Polakow Valarie, Halskov Therese và Jorrgense Per schultz 11 cũng phân tích về cuộc sống và vấn đề đói nghèo của người mẹ đơn thân ở Đan Mạch trong so sánh với các bối cảnh xã hội khác. Họ mô tả những khó khăn của những người mẹ đơn thân khi phải cố gắng vừa làm việc vừa nuôi con, vay mượn tiền để trang trải cuộc sống và đưa ra những quyết định. Họ nhấn mạnh, với các quy định hiện hành mang tính phổ quát 10 (王世军)单亲家庭贫困问题,2002 Vấn đề nghèo trong các gia đình đơn thân” 11 trong nghiên cứu Diminished rights, Danish lone mother families in internationnal contexts (Quyền lợi bị giảm bớt, Các gia đình người mẹ đơn thân Đan Mạch trong bối cảnh quốc tế) (2001)
  • 40. 33 cho các gia đình nói chung, thì quyền lợi của ngững người mẹ đơn thân và con cái của họ - những người được coi là những người ngoài lề (do gia đình họ không phài là gia đình đầy đủ và không có tư cách pháp lý) là một thứ quyền lợi bị giảm bớt và họ phải đấu tranh rất nhiều để khôi phục quyền lợi của chính mình. Các tác giả cho rằng giáo dục chính là con đường có thể giúp các bà mẹ đơn thân thoái khỏi tình trạng nghèo khó, tăng thu nhập bên cạnh đó sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội cũng hết sức cần thiết [160]. 1.2. N ữ iê cứu p ụ ữ đơ t â , b mẹ đơ t â ở Việt Nam Hôn nhân là một việc hệ trọng của đời người, nó là cầu nối giữa 2 con người không cùng chung huyết thống hòa làm một, nó là sợi dây ràng buộc giữa người đàn ông và người phụ nữ, gắn kết họ trở thành một gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại vấn đề ly hôn đang xảy ra ngày càng nhiều ở Việt Nam. Ngày càng nhiều phụ nữ chủ động đứng đơn ly hôn và chấp nhận làm mẹ đơn thân sau khi chia tay chồng. Theo Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cho biết, hiện tượng ly hôn đang tăng lên chủ yếu là do áp lực về kinh tế, khác biệt về lối sống và sự không chung thuỷ của hai giới. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ ly hôn là 2,6% với lứa tuổi từ 18-60, thành thị là 3,3%, nông thôn là 2,4% và tỷ lệ phụ nữ xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới. Hầu hết trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn đều sống với mẹ (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, GSO và UNICEP, Viện Gia đình và Giới)[9] Trong các nhóm phụ nữ yếu thế ở Việt Nam hiện nay thì nhóm phụ nữ đơn thân là nhóm ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng, xã hội. Trong các nghiên cứu khoa học xã hội thì vấn đề phụ nữ đơn thân nói chung và phụ nữ đơn thân nuôi con cũng ít được bàn tới. Vấn đề này chỉ được đề cập đan xen trong các công trình nghiên cứu về phụ nữ nông thôn, các nghiên cứu về ly hôn và các công trình nghiên cứu về nhóm phụ nữ nghèo. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, tác giả nhận thấy hiện nay những nghiên cứu riêng về phụ nữ đơn thân ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu, ngoài ra chủ yếu là
  • 41. 34 các bài viết trên các tạp chí và các bài báo. Tác giả Võ Thị Cẩm Ly [65] trong luận án “Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế” đã nhận diện những đặc điểm xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân cũng như quá trình tạo dựng, phát triển sinh kế của nhóm phụ nữ này trong bối cảnh xã hội chuyển đổi Tác giả Chu Thị Thu Trang [110] trong luận văn của mình cũng đã đề cập đến phụ nữ đơn thân ở vùng trung du miền núi phía bắc, đề tài có cái nhìn tổng hợp, khách quan và toàn diện về những vấn đề khó khăn, những nhu cầu của những phụ nữ đơn thân nuôi con; mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trợ giúp cho phụ nữ đơn thân nuôi con dưới góc độ của những người làm công tác xã hội. Hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế của các hộ đơn thân ở khu vực nông thôn phần lớn đều rơi vào tình trạng khó khăn, nghèo đói. Thực trạng này không phải do người phụ nữ đơn thân họ không có năng lực để phát triển kinh tế mà thực tế là họ chưa biết cách phát huy năng lực của bản thân hoặc chưa có cơ hội, điều kiện để phát huy năng lực của mình. Trong cuốn sách “Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp” của tác giả Lê Thi, NXB khoa học xã hội, năm 1998 đã đánh giá các tiềm năng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp của phụ nữ nông thôn, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của họ khi kinh doanh. Từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị giúp người phụ nữ nông thôn phát huy vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế gia đình, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn. Lý giải tình hình phụ nữ đơn thân ngày càng tăng, các tác giả khẳng định rằng do phụ nữ ngày càng tự chủ được về kinh tế và công việc. Quan niệm của xã hội cũng đã thoáng hơn trước, phụ nữ không nhất thiết phải kết hôn mới sinh con. Nhiều phụ nữ do lỡ làng trong chuyện tình cảm, hay có một cú sốc về tâm lý không muốn lấy chồng nhưng vẫn muốn có con đã chọn giải pháp này. Nhưng
  • 42. 35 cũng không ít phụ nữ chọn giải pháp mẹ đơn thân bởi họ có thể bảo đảm một cuộc sống đầy đủ cho con mà không cần nửa kia. Ðó cũng là một cách để khẳng định vai trò tự chủ, bình đẳng của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Những nghiên cứu này phản ánh các nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con tại các vùng nông thôn khác nhau ở miền bắc Việt Nam, nhưng không đề cập sâu tới nhóm công nhân tại các khu công nghiệp cả ở miền bắc lẫn miền Nam, tất cả các bài viết, các tài liệu trên đây đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham khảo và phương pháp tiếp cận về vấn đề trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ đơn thân ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có một công trình hay một đề tài nào đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống dưới góc nhìn từ chính sách xã hội cho đối tượng công nhân nữ đơn thân nuôi con, nơi diễn ra công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ. Một số nghiên cứu về hoàn cảnh sống của nữ công nhân tại các khu công nghiệp ở Việt Nam Trong nguồn tư liệu hiện có ở Việt Nam, nghiên cứu sinh chưa tìm thấy nghiên cứu nào chọn nhóm nữ công nhân đơn thân nuôi con tại các khu công nghiệp làm khách thể nghiên cứu. Mà chủ yếu những nghiên cứu tập trung về các khía cạnh của lao động nữ di cư đến các khu công nghiệp như việc làm, thu nhập, hay những khía cạnh về đời sống hôn nhân, gia đình của công nhân tại các khu công nghiệp ... nhưng với những nghiên cứu đó đã giúp tác giả hiểu được nhiều về điều kiện lao động cũng như hoàn cảnh sống của công nhân ở các khu công nghiệp trong đó có nữ công nhân đơn thân. Về giải pháp và kiến nghị Trong các nghiên cứu, các giải pháp thường được các tác giả đi trước nêu ra là: Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp; Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn; Nâng cao tiền lương và thu nhập
  • 43. 36 cho công nhân lao động; Chăm lo phát triển nhà ở cho công nhân lao động; Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp. Các biện pháp để khắc phục cũng được gợi ý như: các cấp, các ngành cần xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng nông thôn nhằm hạn chế di dân; Nhà nước cần có biện pháp kiềm chế lạm phát để đời sống công nhân được ổn định; cần có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng khu cư xá, các thiết chế văn hoá phục vụ nhu cần văn hoá tinh thần cho công nhân ngay tại doanh nghiệp; cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động biết về các loại tệ nạn xã hội để họ phòng tránh (Hà Thị Dụng) [36]. Mặc dù có đề cập tới tình hình lao động và cuộc sống của nữ công nhân với những trải nghiệm khó khăn của họ, những nghiên cứu của các tác giả nêu trên ít nhiều cũng có chỉ ra được lối sống đặc trưng của công nhân thời kỳ CNH trong đó có lối sống chung, sống thử của công nhân. Như vậy, có thể thấy trong những nghiên cứu về gia đình đã thực hiện ở Việt Nam thường tập trung vào những vấn đề của gia đình đầy đủ. Những hình thái gia đình mới, chẳng hạn như gia đình sau li hôn, gia đình mẹ đơn thân... vẫn còn ít được đề cập tới, những nghiên cứu chuyên sâu như của tác giả Lê Thi, đề cập ở trên được coi là trường hợp điển hình của loại nghiên cứu này và đã được tham khảo, áp dụng trong quá trình thu thập thông tin của đề tài luận án. Những nghiên cứu về công nhân cũng chưa quan tâm tới nhóm mẹ đơn thân là công nhân. Từ những phân tích nguồn tư liệu sẵn có đã nêu, tác giả luận án nhận ra rằng, hiện tượng mẹ đơn thân nuôi con một mình như một hiện tượng xã hội mới nổi lên trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực tiễn cho thấy hiện tượng này đang ngày càng gia tăng. Nó không chỉ nói lên những khó khăn của những người mẹ đơn thân đó mà còn ảnh hưởng tới thế hệ tương lai, khi các em nhỏ trong các gia đình đó chưa được xã hội