SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
i
ii
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----o0o----
Tp. HCM, ngày ... tháng ... năm 20...
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Nguyễn Lệ Hằng MSSV: 15150063
Nguyễn Thị Tươi MSSV: 15141326
Chuyên ngành: Điện tử công nghiệp Mã ngành: 141
Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1
Khóa: 2015 Lớp: 15141DT2C
I. TÊN ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG THU THẬP THÔNG TIN VÀ GỌI HỖ TRỢ
SẢN XUẤT TRONG XƯỞNG MAY DÙNG CÔNG NGHỆ
KHÔNG DÂY
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
Đối tượng nghiên cứu trong xưởng may, công nghệ không dây, ứng dụng hệ
thống gọi hỗ trợ sản xuất. Kiến thức cơ bản về ESP8266, LCD, Led 7 đoạn, kiến
thức lập trình cho vi điều khiển, các ngôn ngữ để viết web.
2. Nội dung thực hiện:
Thiết kế và xây dựng hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong
xưởng may dùng công nghệ không dây gồm: tìm hiểu các mô hình báo lỗi hiện nay,
cách truyền dữ liệu không dây giữa các Module ESP với nhau, thiết kế giao diện các
trang web, thiết kế thi công mô hình, viết chương trình điều khiển, viết báo cáo.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 02/03/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 03/07/2019
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GVC. ThS. Trương Ngọc Anh
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
iii
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----o0o----
Tp. HCM, ngày 13 tháng 3 năm 2019
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên 1: Nguyễn Lệ Hằng
Lớp:15141DT2C MSSV: 15150063
Họ tên sinh viên 2: Nguyễn Thị Tươi
Lớp: 15141DT2C MSSV: 15141326
Tên đề tài: Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng
công nghệ không dây
Tuần/ngày Nội dung chính cần thực hiện
Xác nhận của
GVHD
Tuần 1
(18/2 – 23/2)
Gặp GV bộ môn để nghe phổ biến yêu cầu làm đồ
án, nhận giấy giới thiệu làm đồ án. Gặp GVHD để
chọn đề tài.
Tuần 2
(25/2 – 2/3)
GVHD tiến hành xét duyệt đề tài và viết đề cương
nộp lại.
Tuần 3
(4/3 – 9/3)
Tìm hiểu thực trạng các mô hình báo lỗi hiện nay
đặc biệt là trong xưởng may. Các loại máy may
trong xưởng may và các lỗi tương ứng.
Tuần 4
(11/3 – 16/3)
- Tìm hiểu Module 8 Led 7 đoạn quét, ma trận phím.
- Mô phỏng hoạt động cơ bản trên proteus.
- Kết nối các Module ngoài thực tế để xem hoạt
động.
Tuần 5
(18/3 – 23/3)
- Tìm hiểu về ESP8266, cách giao tiếp giữa hai
ESP8266 với nhau.
- Giao tiếp với hai Module ESP8266 trong thực tế: 1
server + 1 client.
iv
- Tìm hiểu các bước để tạo ra một trang web.
Tuần 6
(25/3 – 30/3)
- Giao tiếp với ba Module ESP8266 ngoài thực tế: 1
server + 2 clients.
- Nghiên cứu, tìm hiểu cách đưa dữ liệu lên
googlesheet thông qua ESP8266.
- Tìm hiểu cách tạo một cơ sở dữ liệu dùng
MyPHPAdmin.
Tuần 7
(1/4 – 6/4)
- Nghiên cứu, tìm hiểu cách đưa dữ liệu lên
googlesheet thông qua ESP8266.
- Lên ý tưởng cho trang web và thống nhất các nội
dung sẽ hiển thị lên web.
- Tìm hiểu ngôn ngữ HTML vận dụng nó để tạo ra
trang web.
Tuần 8
(8/4 – 13/4)
Tìm hiểu ngôn ngữ CSS để thêm màu sắc, kiểu cách
cho các trang web đã viết sử dụng HTML.
Tuần 9
(15/4 – 20/4)
- Tìm hiểu ngôn ngữ JavaScript để áp dụng vô việc
kiểm tra thông tin đăng nhập của người dùng.
Tuần 10
(22/4 – 27/4)
- Tìm hiểu ngôn ngữ SQL để truy vấn, làm việc với
những dữ liệu đã có trên cơ sở dữ liệu.
- Tìm hiểu Module I2C và cách thức hoạt động.
Tuần 11
(29/4 – 4/5)
- Tìm hiểu ngôn ngữ PHP và kết hợp với SQL để
kiểm tra các thông tin đăng nhập vô trang web giám
sát.
- Tìm hiểu về LCD16x2 kết hợp với Module I2C để
hiển thị nội dung theo yêu cầu.
- Hoàn thành trang web giới thiệu, trang đăng nhập
tài khoản người dùng.
v
Tuần 12
(6/5 – 11/5)
- Tìm hiểu cách đưa dữ liệu lên cơ sở dữ liệu thông
qua ESP8266.
- Xây dựng trang web hiển thị quá trình hoạt động
của hệ thống.
- Lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu để hiển thi lên trang
web giám sát
-Thiết kế, lắp ráp mô hình của hệ thống.
Tuần 13
(13/5 – 18/5)
-Chạy kết hợp các Module với nhau và gửi dữ liệu
lên cơ sở dữ liệu.
- Kiểm tra hoạt động của phần cứng và các dữ liệu
hiển thị trên web giám sát đúng yêu cầu chưa.
-Thêm chức năng xuất file excel các dữ liệu theo yêu
cầu của người dùng.
Tuần 14
(20/5 – 25/5)
-Tiếp tục hoàn thiện lại trang web.
-Viết báo cáo đồ án tốt nghiêp.
-Kiểm tra hoạt động của hệ thống.
Tuần 15
(27/5 – 1/6)
-Tiếp tục viết báo cáo.
-Kiểm tra lại hệ thống để đảm bảo hệ thống làm việc
đúng với yêu cầu đặt ra.
-Kiểm tra lại hiển thị của trang web giám sát để đảm
bảo đúng với yêu cầu.
Tuần 16
(3/6 – 8/6)
Hoàn thiện quyển ĐATN và gửi cho GVHD xem xét
góp ý lần cuối trước khi in và báo cáo.
Tuần 17
(10/6 – 15/6)
Viết quyển tóm tắt báo cáo đồ án tốt nghiệp.
Tuần 18
(17/6 – 22/6)
Tiếp tục hoàn thiện báo cáo.
vi
Tuần 19
(24/6 – 29/6)
-Làm slide thuyết trình.
-In các giấy tờ, phiếu điểm để bảo vệ.
Tuần 20
(1/7 – 6/7)
-Nộp quyển ĐATN vào ngày 10/6.
-Chuẩn bị cho ngày bảo vệ.
GV HƯỚNG DẪN
ThS. Trương Ngọc Anh
vii
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là do chính nhóm chúng em thực hiện trong suốt học kỳ. Trong quá
trình thực hiện nhóm đã tham khảo một số tài liệu trước đó để có thêm thông tin
kiến thức phục vụ cho việc làm đề tài. Nhóm cam kết không sao chép bất kỳ nội
dung ở các tài liệu khác. Nếu có sự gian lận trong việc làm đề tài thì nhóm xin chịu
trách nhiệm theo quy định.
Họ tên sinh viên 1
Nguyễn Lệ Hằng
Họ tên sinh viên 2
Nguyễn Thị Tươi
viii
LỜI CẢM ƠN
Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trương Ngọc Anh giảng viên
hướng dẫn của nhóm trong việc thực hiện đồ án tốt nghiệp học kỳ này. Nhờ sự chỉ
dẫn tận tình cũng như những định hướng của thầy mỗi khi nhóm gặp khó khăn đã
giúp nhóm tìm ra hướng giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện để hoàn
thành đề tài.
Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Giàu đã hỗ trợ chúng
em trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Nhóm gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các thầy cô đã giảng dạy chúng em trong
suốt quá trình học tại trường. Đặc biệt, là các giảng viên khoa Điện – Điện tử đã dạy
bảo, chia sẻ các kiến thức về chuyên ngành để nhóm có thể áp dụng vô đồ án tốt
nghiệp và cho công việc sau này của bản thân.
Nhóm cũng cảm ơn đến bạn bè, anh chị đã có những chia sẻ, trao đổi kiến
thức, kinh nghiệm thực tế của mọi người cho nhóm khi gặp khó khăn.
Và cuối cùng là lời cảm ơn đến các bậc phụ huynh, người thân trong gia
đình. Nhờ sự quan tâm, ủng hộ và những lời động viên của mọi người đã giúp nhóm
hoàn thành xong chương trình đại học để có những kiến thức vào đời.
Xin chân thành cảm ơn!
Họ tên sinh viên 1
Nguyễn Lệ Hằng
Họ tên sinh viên 2
Nguyễn Thị Tươi
ix
MỤC LỤC
Trang bìa.................................................................................................................. i
Nhiệm vụ đồ án.......................................................................................................ii
Lịch trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.....................................................................iii
Lời cam đoan .......................................................................................................vii
Lời cảm ơn...........................................................................................................viii
Mục lục .................................................................................................................. ix
Liệt kê hình vẽ ......................................................................................................xii
Liệt kê bảng .......................................................................................................... xv
Tóm tắt................................................................................................................. xvi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU .................................................................................................. 1
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 2
1.4. GIỚI HẠN.................................................................................................... 2
1.5. BỐ CỤC....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI MÁY MAY.................................................. 4
2.1.1 Máy may 1 kim (MM1K).......................................................................... 4
2.1.2 Máy đính cúc (MĐC) ................................................................................ 4
2.2 GIỚI THIỆU MODULE ESP8266............................................................... 5
2.2.1 Sơ đồ chân của ESP8266........................................................................... 5
2.2.2 Thông số phần cứng .................................................................................. 6
2.2.3 Các loại Module ESP8266 trên thị trường ................................................ 6
x
2.3 MODULE ESP-12E NODE MCU............................................................... 7
2.4 MODULE 8 LED 7 ĐOẠN MAX7129 ....................................................... 9
2.5 LCD 1602 VÀ MODULE I2C ................................................................... 12
2.5.1 LCD1602................................................................................................. 12
2.5.2 Module I2C.............................................................................................. 13
2.6 MA TRẬN PHÍM 4X4............................................................................... 14
2.7 KHÁI QUÁT VỀ MẠNG KHÔNG DÂY WI-FI ...................................... 15
2.7.1 Giới thiệu................................................................................................. 15
2.7.2 Nguyên tắc hoạt động.............................................................................. 15
2.7.3 Một số chuẩn Wi-Fi................................................................................. 16
2.8 WEBSERVER VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ....................................................... 17
2.8.1 Tổng quan về Website và các ngôn ngữ lập trình Website..................... 17
2.8.2 Khái quát về ngôn ngữ HTML................................................................ 18
2.8.3 Khái quát về ngôn ngữ CSS .................................................................... 19
2.8.4 Khái quát về ngôn ngữ JavaScript........................................................... 19
2.8.5 Khái quát về ngôn ngữ PHP.................................................................... 20
2.8.6 Khái quát về cơ sở dữ liệu SQL .............................................................. 20
2.8.7 Khái quát về phpMyAdmin..................................................................... 21
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ. ...........................................23
3.1 GIỚI THIỆU............................................................................................... 23
3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHẦN CỨNG ............................................ 23
3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống ................................................................... 23
3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch ...................................................................... 27
3.2.3 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch ..................................................................... 32
3.3 THIẾT KẾ PHẦN MỀM............................................................................ 33
xi
3.3.1 Lựa chọn môi trường để thiết kế, quản trị và lưu dữ liệu trên database . 33
3.3.2 Thiết kế trang webserver ......................................................................... 34
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG .................................................35
4.1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 35
4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG............................................................................ 35
4.2.1 Thi công bo mạch.................................................................................... 35
4.2.2 Lắp ráp và kiểm tra.................................................................................. 37
4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH................................................... 38
4.3.1 Đóng gói bộ điều khiển ........................................................................... 38
4.3.2 Thi công mô hình .................................................................................... 39
4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG.......................................................................... 41
4.4.1 Lưu đồ giải thuật ..................................................................................... 41
4.4.2 Nguyên lý hoạt động của mạch ............................................................... 46
4.4.3 Phần mềm lập trình cho vi điều khiển..................................................... 52
4.4.4 Phần mềm lập trình cho máy tính............................................................ 57
4.5 VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THAO TÁC....................... 62
4.5.1 Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng .............................................................. 62
4.5.2 Quy trình thao tác.................................................................................... 65
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ - NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ ..........................66
5.1 KẾT QUẢ................................................................................................... 66
5.1.1 Kết quả phần cứng................................................................................... 66
5.1.2 Kết quả phần mềm................................................................................... 66
5.1.3 Kết quả chạy trong thực tế ...................................................................... 68
5.2 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ .................................................................... 74
5.2.1 Về phần cứng........................................................................................... 74
xii
5.2.2 Về phần mềm........................................................................................... 75
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......................76
6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 76
6.2 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 76
6.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................78
PHỤ LỤC..................................................................................................79
xiii
LIỆT KÊ HÌNH VẼ
Hình Trang
Hình 2-1: Máy may 1 kim........................................................................................... 4
Hình 2-2: Máy đính cúc .............................................................................................. 5
Hình 2-3: Sơ đồ chân của ESP6266MOD................................................................... 6
Hình 2-4: Sơ đồ chân của Module ESP8266-12E Node MCU................................... 8
Hình 2-5: Các bit dữ liệu tương ứng với các đoạn của mã 7 đoạn ........................... 11
Hình 2-6: Hình ảnh mặt trước của LCD 16x2 .......................................................... 12
Hình 2-7: Module chuyển đổi I2C cho LCD16x2 .................................................... 13
Hình 2-8: Sơ đồ nguyên lý của ma trận phím 4x4 .................................................... 14
Hình 2-9: Sơ đồ nguyên lý của mạch chia áp ........................................................... 15
Hình 2-10: Mô hình Wi-Fi........................................................................................ 16
Hình 2-11: Giao diện của phpMyAdmin .................................................................. 22
Hình 3-1: Sơ đồ khối của đề tài................................................................................. 24
Hình 3-2: Nguồn adapter........................................................................................... 31
Hình 3-3: Sơ đồ nguyên lý của khối tiếp nhận lỗi .................................................... 32
Hình 3-4: Sơ đồ nguyên lý của khổi hiển thị ở phòng giám sát................................ 33
Hình 4-1: Mạch in của mạch chia áp ........................................................................ 35
Hình 4-2: Vị trí các linh kiện của mạch chia áp........................................................ 36
Hình 4-3: Hình 3D của mạch chia áp........................................................................ 36
Hình 4-4: Mạch chia áp............................................................................................. 37
Hình 4-5: Lắp ráp và kiểm tra khối tiếp nhận lỗi...................................................... 37
Hình 4-6: Lắp ráp và kiểm tra khối hiển thị lỗi ........................................................ 38
Hình 4-7: Bản vẽ 2D của khối hiển thị ở phòng giám sát......................................... 38
Hình 4-8: Bản vẽ 2D của khối tiếp nhận lỗi ............................................................ 39
Hình 4-9: Bản vẽ 3D của khối hiển thị lỗi và khối tiếp nhận lỗi .............................. 39
Hình 4-10: Các phần của mô hình............................................................................. 40
Hình 4-11: Mô hình khối hiển thị trong phòng giám sát .......................................... 40
Hình 4-12: Mô hình khối tiếp nhận lỗi ..................................................................... 40
Hình 4-13: Lưu đồ giải thuật của hệ thống ở máy may 1 kim.................................. 42
xiv
Hình 4-14: Lưu đồ chương trình con gửi dữ liệu tới khối ở phòng giám sát............ 43
Hình 4-15: Lưu đồ chương trình con gửi dữ liệu lên cơ sở dữ liệu .......................... 43
Hình 4-16: Lưu đồ chương trình con chuyển trang .................................................. 44
Hình 4-17: Lưu đồ giải thuật khối hiển thị trong phòng giám sát ............................ 45
Hình 4-18: Lưu đồ giải thuật của giao diện người dùng trên web............................ 46
Hình 4-19: Trang web giám sát khi xảy ra lỗi trên máy may 1 kim ......................... 47
Hình 4-20: Khối hiển thi ở phòng giám sát (bên trái) và khối tiếp nhận lỗi (bên
phải) khi xảy ra lỗi trên máy may 1 kim................................................................... 48
Hình 4-21: Trang web giám sát khi lỗi trên máy may 1 kim đang được xử lý......... 48
Hình 4-22: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên trái) và khối tiếp nhận lỗi (bên
phải) khi lỗi trên máy may 1 kim đang được xử lý................................................... 49
Hình 4-23: Trang web giám sát khi lỗi ở máy may 1 kim xử lý lỗi xong ................ 49
Hình 4-24: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên trái) và khối tiếp nhận lỗi (bên
phải) khi lỗi trên máy may 1 kim được xử lý xong................................................... 50
Hình 4-25: Khối tiếp nhận lỗi khi xảy ra các trường hợp mất kết nối...................... 51
Hình 4-26: Trang tải phần mềm Arduino IDE.......................................................... 52
Hình 4-27: Hình lựa chọn các dạng tải phầm mềm .................................................. 53
Hình 4-28: Giao diện làm việc của Arduino IDE ..................................................... 54
Hình 4-29: Hộp thoại Preferences đã thêm đường link vào ô Additional Board
Manager URLs.......................................................................................................... 55
Hình 4-30: Hộp thoại Board Manager ...................................................................... 56
Hình 4-31: Cửa sổ chọn Board và Port cho Module ESP-12E Node MCU ............. 56
Hình 4-32: Cửa sổ kiểm tra cài đặt .NET Framework 4.5.2..................................... 57
Hình 4-33: Trang tải phần mềm Visual Studio Code................................................ 57
Hình 4-34: Biểu tượng cài đặt Visual Studio Code .................................................. 58
Hình 4-35: Cài đặt Visual Studio Code bước 1 ........................................................ 58
Hình 4-36: Cài đặt Visual Studio Code bước 2 ........................................................ 59
Hình 4-37: Cài đặt Visual Studio Code bước 3 ........................................................ 59
Hình 4-38: Cài đặt Visual Studio Code bước 4 ........................................................ 60
Hình 4-39: Giao diện của Visual Studio Code.......................................................... 60
Hình 4-40: Tạo file mới trong Visual Studio Code................................................... 61
Hình 4-41: Giao diện viết chương trình của Visual Studio Code............................. 61
xv
Hình 4-42: Quá trình kết nối Wi-Fi và kết nối thành công....................................... 63
Hình 4-43: Các bước vận hành của hệ thống............................................................ 65
Hình 5-1: Mô hình của các khối trong hệ thống ....................................................... 66
Hình 5-2: Trang giới thiệu của đề tài........................................................................ 67
Hình 5-3: Trang đăng nhập ....................................................................................... 67
Hình 5-4: Thông báo khi đăng nhập thiếu thông tin................................................. 67
Hình 5-5: Thông báo khi đăng nhập sai thông tin..................................................... 68
Hình 5-6: Trang web giám sát................................................................................... 68
Hình 5-7: Kết quả phần cứng trường hợp 1 .............................................................. 71
Hình 5-8: Kết quả phần cứng trường hợp 2 .............................................................. 71
Hình 5-9: Kết quả phần cứng trường hợp 3 .............................................................. 72
Hình 5-10: Kết quả phần cứng trường hợp 4 ............................................................ 72
Hình 5-11: Khối tiếp nhận lỗi khi mất kết nối tới khối hiển thị lỗi .......................... 73
Hình 5-12: Khối tiếp nhận lỗi mất kết nối đến webserver........................................ 73
Hình 5-13: Toàn hệ thống bị mất kết nối Wi-Fi ....................................................... 74
Hình 5-14: Kết quả khi chuyển trang........................................................................ 74
xvi
LIỆT KÊ BẢNG
Bảng Trang
Bảng 1-1: Kích thước của các mô hình....................................................................... 2
Bảng 2-1: Bảng so sánh các thông số của ESP-01, ESP-12E Node MCU, Wemos
D1 mini........................................................................................................................ 7
Bảng 2-2: Thông số các chân Module ESP-12E Node MCU..................................... 8
Bảng 2-3: Bảng địa chỉ thanh ghi của MAX7219..................................................... 10
Bảng 2-4: Bảng mã nhị phân của các ký tự hiển thị trên Led 7 đoạn....................... 11
Bảng 2-5: Thông số các chân của LCD16x2 ............................................................ 12
Bảng 2-6: Một số chuẩn Wi-Fi.................................................................................. 16
Bảng 4-1: Giá trị của các linh kiện trong mạch chia áp............................................ 36
Bảng 4-2: Bảng thông tin các ký tự đặc biệt hiển thị LCD và trạng thái đèn........... 51
Bảng 4-3: Các mã lỗi trên máy may 1 kim ............................................................... 62
Bảng 4-4: Các mã lỗi trên máy đính cúc................................................................... 62
Bảng 5-1: Kết quả hoạt động khi chạy riêng ở máy may 1 kim ............................... 69
Bảng 5-2: Kết quả hoạt động khi chạy riêng ở máy đính cúc................................... 69
Bảng 5-3: Kết quả hoạt động khi chạy ở 2 máy may cùng 1 lúc .............................. 70
xvii
TÓM TẮT
Đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may
dùng công nghệ không dây” cho phép nhân viên gửi thông báo sản xuất khi nhận
thấy bất thường, căn cứ vào tín hiệu hệ thống tiếp nhận lỗi gửi đến phòng giám sát,
bộ phận quản lý điều hành quá trình sản xuất điều động người phù hợp đến giải
quyết vấn đề.
Nội dung của đồ án nhóm sẽ đi sâu vô tìm hiểu cách truyền nhận dữ liệu giữa
các vi điều khiển trên Module ESP8266 để điều khiển các thiết bị ngoại vi tương
ứng, tìm hiểu cách tạo ra trang web, tạo cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin cũng như
lấy các thông tin đó để hiển thị trên web.
Kết quả nhóm đạt được sau khi thực hiện đề tài đó là thiết kế được khối báo
lỗi ổn định, khối hiển thị lỗi rõ ràng, dễ quan sát. Và giao diện web thân thiện với
người dùng, hiển thị được thông tin hoạt động của các máy may. Các thông tin về
tình trạng hoạt động sẽ được lưu lại để tiện cho việc xuất file excel làm báo cáo của
người quản lý.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 1
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội luôn phát triển rất nhanh, kéo theo đó là nhu cầu của con người trong
cuộc sống ngày càng được quan tâm hơn, họ sẽ chọn những điều tốt cho bản thân và
loại bỏ những điều không tốt. Qua đó các công ty, xí nghiệp nói chung và các nhà
máy may công nghiệp nói riêng ngày càng mở rộng sản xuất nhưng vẫn đảm bảo về
số lượng và chất lượng để phục vụ cho nhu cầu sống của người dân. Một nhà máy
may công nghiệp có rất nhiều xưởng may, trong mỗi một xưởng lại có rất nhiều dây
truyền may khác nhau. Số lượng công nhân trong một xưởng may có thể lên tới vài
trăm hay hàng ngàn công nhân. Khi xảy ra sự cố nào đó trong quá trình sản xuất,
người công nhân phải tìm kiếm, thông báo cho bộ phận quản lý sau đó bộ phận này
sẽ ghi chép các thông tin đó lại và liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật đến giải quyết
vấn đề. Với cách hoạt động truyền thống như vậy bộ phận quản lý phải di chuyển
liên tục trong xưởng để xem có sự cố nào xảy ra hay không. Việc này làm mất rất
nhiều thời gian của công nhân, bộ phận quản lý. Đến cuối ngày bộ phận quản lý
phải ghi nhận, tổng hợp thông tin lại một cách thủ công có thể gây ra những sai sót
ảnh hưởng đến việc báo cáo tổng hợp về hoạt động của dây chuyền nào đó.
Từ những vấn đề trên, chúng em đề xuất xây dựng mô hình “Hệ thống thu thập
thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây”. Hệ
thống này sử dụng vi điều khiển ESP8266-12E được tích hợp sẵn trên Module
ESP8266-12E Node MCU, các bộ nút nhấn, đèn thông báo và bảng Led để hiển thị
các thông tin. Người công nhân khi gặp sự cố sản xuất có thể nhấn nút để thông báo
ngay lập tức cho bộ phận quản lý để liên hệ với bộ phận hỗ trợ tới xử lý. Thông tin
về các lỗi đã xảy ra được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu để thuận tiện cho việc truy xuất
thông tin sau này.
1.2 MỤC TIÊU
Thiết kế và thi công mô hình thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong
xưởng may, sử dụng bảng Led để hiển thị các vấn đề liên quan đến sự cố xảy ra và
sau đó đưa dữ liệu lên cơ sở dữ liệu thông qua mạng Wi-Fi.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 NỘI DUNG 1: Tìm hiểu thực trạng của các mô hình thông báo lỗi trong sản
xuất công nghiệp đặc biệt là trong xưởng may.
 NỘI DUNG 2: Tìm hiểu cách thức truyền dữ liệu giữa các Module ESP8266
với nhau.
 NỘI DUNG 3: Thiết kế giao diện để giám sát webserver, tạo cơ sở dữ liệu.
 NỘI DUNG 4: Tìm hiểu cách đưa dữ liệu lên cơ sở dữ liệu thông qua
ESP8266.
 NỘI DUNG 5: Thiết kế và thi công hệ thống báo lỗi, hệ thống hiển thị kết
hợp với các bộ nút nhấn, đèn báo hiệu và bảng Led để đáp ứng được các yêu
cầu của đề tài.
 NỘI DUNG 6: Viết chương trình tạo giao diện web, điều khiển cho vi điều
khiển, nạp code và chạy thử nghiệm sản phẩm, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ
thống.
 NỘI DUNG 5: Đánh giá kết quả thực hiện.
1.4 GIỚI HẠN
Với đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng
may dùng công nghệ không dây” nhóm sẽ thiết kế và dừng lại ở các vấn đề sau:
 Kích thước của các mô hình thể hiện trong bảng 1-1.
Bảng 1-1: Kích thước của các mô hình
Khối Kích thước (cm)
Khối tiếp nhận lỗi của máy may 1 kim 9x5x11
Khối tiếp nhận lỗi của máy đính cúc 9x5x11
Khối hiển thị thông báo trong phòng giám sát 11x5x6
 Trang đăng nhập chỉ cần cung cấp tên và mật khẩu chính xác là có thể truy
cập vô trang web giám sát.
 Trang web giám sát sẽ hiển thị năm thông tin mới nhất của hai máy, ứng với
mỗi trạng thái, đèn sẽ chuyển màu tương ứng. Có ô chọn ngày giúp người
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 3
dùng chọn ngày muốn xuất file excel và nút nhấn xuất file excel. Nút nhấn
đăng xuất để người dùng đăng xuất khỏi trang giám sát đảm bảo sự an toàn.
 Tại các máy may, có nút nhấn cho người dùng tương tác khi xảy ra lỗi, màn
hình hiển thị các thông tin về lỗi để người dùng dễ dàng sử dụng.
 Tại phòng giám sát, hiển thị các thông tin về máy bị lỗi, các lỗi đang xảy ra
và các lỗi đang được xử lý.
1.5 BỐ CỤC
 Chương 1: Tổng quan
Chương này đặt vấn đề dẫn nhập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung
nghiên cứu, các giới hạn, thông số và bố cục của đồ án.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Nội dung chương 2 tập trung vào những lí thuyết để thực hiện đề tài bao gồm
kiến thức về: Module ESP8266, các Module giao tiếp ngoại vi đáp ứng yêu cầu của
đề tài, chuẩn giao tiếp I2C. Sử dụng công nghệ không dây Wi-Fi gửi dữ liệu và giao
tiếp giữa các khối trong hệ thống với nhau. Giới thiệu các ngôn ngữ để thiết kế
Webserver cơ bản và cách tạo ra cơ sở dữ liệu.
 Chương 3: Tính toán và thiết kế
Chương 3 trình bày chi tiết các bước thiết kế phần cứng cũng như phần mềm,
cùng với việc tính toán để phụ hợp với các chức năng của đề tài. Các yêu cầu khi
viết chương trình cho ESP8266, giao diện tiếp xúc người dùng và hiển thị thông tin
trên Webserver.
Chương 4: Thi công hệ thống
Nội dung chương 4 trình bày quá trình thi công phần cứng, thi công phần
mềm. Quá trình thi công PCB, lắp ráp, kiểm tra mạch.
 Chương 5: Kết quả - Nhận xét – Đánh giá
Chương này trình bày các kết quả đạt được sau khi hoàn thành hệ thống, đưa
ra nhận xét đánh giá về kết quả đạt được.
 Chương 6: Kết luận và hướng phát triển
Chương 6 nhóm đi đến kết luận hệ thống có đạt yêu cầu đặt ra hay không,
cũng như những giới hạn của đề tài và đưa ra hướng phát triển cho đề tài.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI MÁY MAY
Ở những năm trước, khi xã hội chưa phát triển, khoa học công nghệ chưa được
đề cập cao và áp dụng nhiều vào sản xuất kinh doanh, con người hay sử dụng những
loại máy may thủ công. Nhưng ngày nay, hầu hết ở các xưởng may đã thay thế toàn
bộ bằng những loại máy may công nghiệp với công suất hoạt động lớn hơn, không
tốn nhiều thời gian và công sức của con người. Tuy nhiên, trong đề tài này nhóm
chỉ khảo sát hai loại máy may công nghiệp là: máy may 1 kim và máy đính cúc.
2.1.1 Máy may 1 kim (MM1K)
Máy may công ngiệp 1 kim là một trong những thiết bị quan trọng được sử
dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam. Có một số thương
hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp máy may 1 kim như: Brother, Juki, Jack, ... Đây là
loại máy dùng để may, lắp ghép các bộ phận của quần áo và các sản phẩm công
nghiệp. Hình 2-1 là ví dụ máy may 1 kim của hãng Juki.
Hình 2-1: Máy may 1 kim
2.1.2 Máy đính cúc (MĐC)
Máy đính cúc điện tử là một loại máy may cũng rất quan trọng trong ngành
may mặc. Nó dùng để gắn các chi tiết lên sản phẩm may, các loại cúc, móc, đai, ...
Các chi tiết cài khóa được gắn lên các sản phẩm may bằng đường may móc xích
đơn. Đường may của máy này là đường may móc xích đơn do một chỉ của một kim
tạo ra những móc xích và tự khóa lấy nhau ở lớp dưới lớp nguyên liệu tạo thành
đường may. Các cúc được đính sát với nguyên liệu hoặc hở, loại cúc dùng để đính
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 5
là cúc phẳng 2 lỗ, 4 lỗ, cúc có chân. Hình 2-2 là một ví dụ về máy đính cúc của
hãng Juki.
Hình 2-2: Máy đính cúc
2.2 GIỚI THIỆU MODULE ESP8266
ESP8266 là dòng chip tích hợp Wi-Fi 2.4Ghz có thể lập trình được, giá thành
rẻ và được sản xuất bởi một công ty bán dẫn Trung Quốc: Espressif Systems.
Phiên bản đầu tiên được phát hành vào tháng 8 năm 2014, đóng gói đưa ra thị
trường dạng Module ESP 01 do bên thứ 3 là AI-Thinker sản xuất ra. Module này có
khả năng kết nối Internet qua mạng Wi-Fi một cách nhanh chóng và sử dụng rất ít
linh kiện đi kèm. Với giá cả phù hợp cũng như các tính năng vượt trội ESP8266
ngày càng được dùng nhiều trong cuộc sống đặc biệt là các dự án học tập nghiên
cứu của sinh viên.
ESP8266 có một cộng đồng các nhà phát triển trên thế giới rất lớn, cung cấp
nhiều Module lập trình mã mở giúp nhiều người có thể tiếp cận và xây dựng ứng
dụng rất nhanh. Hiện nay, tất cả các dòng chip ESP8266 trên thị trường đều mang
nhãn ESP8266EX, là phiên bản nâng cấp của ESP8266.
2.2.1 Sơ đồ chân của ESP8266
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 6
Sơ đồ chi tiết các chân của ESP8266 được làm rõ trong hình 2-3:
Hình 2-3: Sơ đồ chân của ESP8266MOD
2.2.2 Thông số phần cứng
 Bộ xử lý lõi ESP8266 tích hợp MCU micro 32-bit công suất thấp Tensilica
Xtensa LX106 chạy với tốc độ 80 MHz và 160Mhz.
 Bộ nhớ Flash ngoài từ 512KB đến 4MB.
 Chuẩn Wi-fi IEEE 802.11 b/g/n, Wi-Fi 2.4 GHz. Tích hợp giao thức TCP/IP.
 Có 16 chân GPIO.
 Tốc độ truyền UART lên đến 4Mbps.
 Hổ trợ SDIO 2.0, UART, SPI, I2C, PWM, I2S với DMA.
 Một bộ chuyển đổi ADC có độ chính xác cao 10-bit.
 Dải nhiệt độ hoạt động rộng: -40C ~ 125C.
 Có thể dùng tập lệnh AT.
 Hỗ trợ phát triển trên cả hai môi trường hệ điều hành Windows và Linux.
2.2.3 Các loại Module ESP8266 trên thị trường
Để đơn giản cho người sử dụng ở mọi lứa tổi, ngành nghề, dự án trên thị
trường xuất hiện rất nhiều Module mạch phát triển toàn diện phù hợp với các yêu
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 7
cầu trên. Một số Module ESP8266 điển hình như: ESP-01, ESP-02, ESP-03, ESP-
07, ESP-12F, … và một số Module mạch phát triển như: NodeMCU, Wemos, …
Trong đó, có ba loại được sử dụng nhiều và cũng khá là tốt như ESP-01, ESP-12E
Node MCU và Wemos D1 Mini. Với giá thành hợp lý, có thể đáp ứng nhu cầu các
dự án tiên tiến và một điều đặc biệt là các Module mạch trên còn tương thích với
với Arduino IDE rất tiện lợi cho việc lập trình để phát triển.
Bảng 2-1: Bảng so sánh thông số của ESP-01, ESP-12E Node MCU, Wemos
D1 Mini
Thông số ESP-01
ESP-12E Node
MCU
Wemos D1 Mini
Số chân GPIO
4
(bao gồm TX và RX)
11 11
Số chân ADC 1 1 1
Bộ nhớ Plash
1MB
(phiên bản nâng cấp)
4MB 4MB
Chú thích các
chân
Không Có Có
USB chuyển đổi Không Có Có
Kích thước 24,75 x 14.5mm 48,55 x 25,6mm 34,2 x 25,6mm
2.3 MODULE ESP-12E NODE MCU
Sau khi tìm hiểu một số loại Module mạch phát triển nhóm chúng lựa chọn
Module ESP-12E Node MCU. Với các đặc điểm đó là nhiều chân I/O, giá cả hợp lý,
rất dễ tìm và mua ngoài thị trường, nạp chương trình điều khiển cho Module dễ
dàng thông qua Arduino IDE và cổng COM của máy tính.
Tồng quan về Module ESP-12E Node MCU:
 Dòng điện hoạt động: 10uA~170mA.
 Bộ nhớ Flash: 16MB.
 Tích hợp giao thức TCP/IP.
 Bộ xử lý: Tensilica L106 32-bit.
 Tốc độ bộ xử lý: 80~160MHz.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 8
 Cấp nguồn: 5VDC MicroUSB hoặc V-in.
 GPIO giao tiếp mức 3.3VDC.
 Tích hợp Led báo trạng thái, nút Reset, nút Flash.
 Tương thích hoàn toàn với trình biên dịch Arduino IDE.
Dưới đây là sơ đồ chân của Module ESP-12E Node MCU:
Hình 2-4: Sơ đồ chân của Module ESP-12E Node MCU
Đối với những yêu cầu của đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ
sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây” nhóm chỉ sử dụng chức
năng của chân ADC, chân SCL, SDA và các chân GPIO của Module ESP-12E
Node MCU.
Chức năng chi tiết từng chân của Module ESP-12E Node MCU được làm rõ
trong bảng 2-2:
Bảng 2-2: Thông số các chân của Module ESP-12E Node MCU
Nhãn GPIO Input Output Chú thích
D0 GPIO16 Không ngắt
Không hỗ trợ
PWM hoặc I2C
Chế độ Deep-sleep
wakeup
D1 GPIO5 Tốt Tốt
Thường được sử dụng
như SCL (I2C)
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 9
D2 GPIO4 Tốt Tốt
Thường được sử dụng
như SDA (I2C)
D3 GPIO0 Kéo mức cao Tốt
Kết nối với nút Flash,
khởi động thất bại nếu ở
mức thấp
D4 GPIO2 Kéo mức cao Tốt
Kết nối với Led trên
Module, khởi động thất
bại nếu ở mức thấp
D5 GPIO14 Tốt Tốt SCLK (SPI)
D6 GPIO12 Tốt Tốt MISO (SPI)
D7 GPIO13 Tốt Tốt MOSI (SPI)
D8 GPIO15 Kéo mức thấp Tốt
CS (SPI). Khởi động thất
bại nếu kéo mức cao
RX GPIO3 Tốt Chân RX Mức cao khi khởi động
TX GPIO1 Chân TX Tốt Mức cao khi khởi động
A0 ADC0 Ngõ ra Analog Không
2.4 MODULE 8 LED 7 ĐOẠN MAX7219
Để hiển thị, quan sát các thông tin về lỗi khi công nhân thông báo sẽ có rất
nhiều cách ví dụ như hiển thị trên màn hình OLED, màn hình LCD, các Led 7
đoạn,… Với mục đích chỉ hiển thị các mã lỗi theo dạng số nên nhóm chọn Led 7
đoạn cụ thể là dùng Module 8 Led 7 đoạn Max7219.
Module 8 Led 7 đoạn Max7219 được phát triển và sản xuất giúp người dùng
dễ dàng điều khiển, hiển thị thông tin lên 8 Led 7 đoạn mà chỉ cần 3 chân giao tiếp
thông qua chip điều khiển hiển thị Max7219 từ MAXIM. Nó cung cấp giao diện nối
tiếp để quét đa kênh, trình điều khiển đoạn, chữ số và RAM tĩnh 8x8 để lưu các giá
trị số. Module có thể điều chỉnh độ sáng của màn hình 16 cấp thông qua bộ điều chế
độ rộng xung bên trong. Ngoài ra, Module còn có khả năng mở rộng thêm các Led
qua cổng đầu ra nối tiếp và nó còn có bộ thư viện đi kèm rất dễ dàng sử dụng.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 10
Module 8 Led 7 đoạn Max7219 được cấp nguồn 3.3VDC đến 5VDC. Dữ liệu
được chuyển đến Module thông qua giao diện SPI. Các kết nối có sẵn trên Module
mạch như MOSI, CLK và CS để giao tiếp giữa Module ESP-12E Node MCU và
Chip Max7219. Với mỗi lần xuất hiện của xung CLK dữ liệu sẽ được chuyển vào
thanh ghi dịch 16 bit. Thanh ghi dịch 16 bit được gán địa chỉ từ D0-D15, trong đó
D0-D7 chứa dữ liệu, D8-D11 chứa địa chỉ thanh ghi và D12-D15 là các bit không
quan tâm. D15 là bit có trọng số cao nhất (MSB) được nhận dữ liệu đầu tiên. Bảng
2-3 liệt kê các thanh ghi điều khiển và chữ số địa chỉ đầy đủ của Max7219:
Bảng 2-3: Bảng địa chỉ thanh ghi của Max7219
Max7219 chứa năm thanh ghi điều khiển: chế độ giải mã, cường độ hiển thị,
giới hạn quét (số chữ số được quét), tắt máy và kiểm tra hiển thị (bật tất cả các đèn
Led). Trong đó thanh ghi chế độ giải mã (địa chỉ 0x09) đặt mã BCD Binary (0-9, E,
H, L, P và “-”) hoặc không giải mã cho chữ số. Mỗi bit trong thanh ghi tương ứng
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 11
với một chữ số. Một mức logic cao sẽ giải mã mã Binary, nếu mức logic thấp thì bỏ
qua bộ giãi mã. Khi chế độ giải mã mã Binary được sử dụng, bộ giải mã chỉ nhìn
vào bit D0-D3, bỏ qua các bit D4-D6. Bit 7 độc lập với bộ giải mã và hiển thị dấu
thập phân nếu nó được thiết lập (D7 = 1). Bảng 2-4 cung cấp danh sách đầy đủ các
mã nhị phân của các ký tự có thể hiển thị trên Led 7 đoạn.
Bảng 2-4: Bảng mã nhị phân của các ký tự hiển thị trên Led 7 đoạn
Khi chế độ giải mã không được chọn, các bit dữ liệu D7-D0 tương ứng với các
đoạn của Led 7 đoạn như hình 2-5.
Hình 2-5: Các bit dữ liệu tương ứng với các đoạn của mã 7 đoạn
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 12
2.5 LCD 1602 VÀ MODULE I2C
2.5.1 LCD 1602
Để người công nhân dễ dàng làm việc với hệ thống thì việc sử dụng Led 7
đoạn sẽ không thích hợp vì nó chỉ hiển thị được các số từ 0 đến 9 hoặc số hex từ 0
đến F. Chính vì vậy, nhóm sử dụng màn hình LDC 16x2 để giải quyết vấn đề trên.
LCD có rất nhiều loại khác nhau được phân biệt theo kích thước ví dụ: LCD 1602
nghĩa là có 2 hàng mỗi hàng gồm 16 kí tự, LCD 2004 nghĩa là có 4 hàng mỗi hàng
gồm 20 kí tự.
Hình 2-6: Hình ảnh mặt trước của LCD 1602
Chi tiết chức năng các chân của LCD 1602 trong bảng 2-5:
Bảng 2-5: Thông số các chân của LCD 1602
Chân số Tên chân Input/Output Chức năng tín hiệu
1 Vss Power GND
2 Vdd Power +3V đến +5V
3 Vo Analog Điều khiển độ tương phản
4 RS Input
Thanh ghi lựa chọn tín hiệu
H: data signal, L: instruction signal
5 R/W Input Đọc/Ghi. H: read mode, L: write mode
6 E Input Tín hiệu cho phép H → L
7 DB0 I/O Dữ liệu (LSB)
8 DB1 I/O Dữ liệu
9 DB2 I/O Dữ liệu
10 DB3 I/O Dữ liệu
11 DB4 I/O Dữ liệu
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 13
12 DB5 I/O Dữ liệu
13 DB6 I/O Dữ liệu
14 DB7 I/O Dữ liệu (MSB)
15 A/Vee Input 4,2V cho đầu ra điện áp LED/tiêu cực
16 K Input Nguồn cho B/L (0V)
Chân của LCD được chia làm 3 dạng tín hiệu:
 Các chân cấp nguồn: Chân số 1 là chân nối GND, chân thứ 2 nối với nguồn
5VDC. Chân thứ 3 dùng để chỉnh độ sáng màn hình LCD thường nối với
biến trở để thuận tiện cho việc thay đổi độ sáng.
 Các chân điều khiển: Chân số 4 là chân RS dùng điều khiển lựa chọn thanh
ghi. Chân R/W dùng để điều khiển quá trình đọc và ghi. Chân E là chân cho
phép dạng xung chốt.
 Các chân dữ liệu D7-D0: Chân số 7 đến chân số 14 là tám chân dùng để trao
đổi dữ liệu giữa thiết bị điều khiển và LCD.
2.5.2 Module I2C
Việc sử dụng LCD để hiển thị rất tiện lợi nhưng có một điều bất tiện là LCD
có quá nhiều chân gây khó khăn trong quá trình đi dây và chiếm nhiều chân của
Module ESP-12E Node MCU. Để hệ thống đơn giản và gọn gàng hơn nhóm chọn
Module I2C giao tiếp với LCD, thay vì dùng tối thiểu 6 chân của Module ESP-12E
Node MCU để kết nối với LCD (RS, EN, D7, D6, D5 và D4) thì với Module I2C
chỉ cần dùng hai chân SCL và SDA. Trong đó, chân SCL có tác dụng đồng bộ hóa
giữa các thiết bị khi truyền dữ liệu, còn chân SDA là chân cho dữ liệu truyền qua.
Hình 2-7: Module chuyển đổi I2C cho LCD 1602
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 14
Một vài thông số kỹ thuật:
 Điện áp hoạt động: 2,5VDC – 6VDC
 Hỗ trợ màn hình: LDC1602, 1604, 2004 (driver HD44780)
 Giao tiếp: I2C
 Địa chỉ mặc định: 0X27
 Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD.
2.6 MA TRẬN PHÍM 4X4
Ma trận phím là tổ hợp của các nút nhấn đơn, được kết nối với nhau theo các
hàng và các cột. Ma trận phím 4x4 có 16 nút nhấn gồm 4 hàng và 4 cột. Các nút
nhấn trong cùng một hàng và một cột được nối với nhau, vì vậy ma trận phím 4x4
sẽ có tổng cộng 8 ngõ ra.
Hình 2-8: Sơ đồ nguyên lý của ma trận phím 4x4
Để giao tiếp Module ESP-12E Node MCU với ma trận phím có hai phương
pháp.
 Phương pháp 1: Nối trực tiếp tám chân của ma trận phím với các chân I/O
của Module ESP-12E Node MCU.
 Phương pháp 2: Giao tiếp một dây cho bàn phím thông qua chân ADC của
Module ESP-12E Node MCU, phương pháp này sử dụng khái niệm bộ chia
điện áp khác nhau cho mỗi phím được nhấn.
Nhóm chọn phương pháp 2 để đọc các giá trị ADC trả khi đó sẽ biết được
phím nào đã nhấn.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 15
Hình 2-9: Sơ đồ nguyên lý mạch chia áp
2.7 KHÁI QUÁT VỀ MẠNG KHÔNG DÂY WI-FI
2.7.1 Giới thiệu
Wi-Fi viết tắt của từ Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạng
không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và
radio. Hệ thống thường được sử dụng tại các sân bay, thư viện, trường học, khách
sạn,... cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện nay thì mạng Wi-Fi đã được lắp đặt
tại nhà riêng hoặc bất cứ đâu mà người dùng muốn cài đặt. Với việc sử dụng hệ
thống như vậy giúp ta truy cập Internet tại những khu vực có sóng của hệ thống mà
hoàn toàn không phải sử dụng đến cáp nối.
2.7.2 Nguyên tắc hoạt động
Truyền thông qua mạng không dây là truyền thông vô tuyến hai chiều. Cụ thể
như sau:
 Thiết bị adapter không dây (hay bộ chuyển tín hiệu không dây) của máy tính
chuyển đổi dữ liệu sang tín hiệu vô tuyến và phát những tín hiệu này đi bằng
một ăng-ten.
 Thiết bị router không dây nhận những tín hiệu này và giải mã chúng. Nó gửi
thông tin tới Internet thông qua kết nối hữu tuyến Ethernet.
I3
I1
I2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 16
Quy trình này vẫn hoạt động với chiều ngược lại, router nhận thông tin từ
Internet, chuyển chúng thành tín hiệu vô tuyến và gởi đến adapter không dây của
máy tính. Mô hình mạng Wi-Fi như trong hình 2-10.
Hình 2-10: Mô hình Wi-Fi
2.7.3 Một số chuẩn Wi-Fi
Sóng Wi-Fi có một số khác biệt so với các sóng vô tuyến là chúng chỉ truyền
và phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz, 5 GHz hoặc 60Ghz. Tần số này cao hơn so với
các tần số sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị cầm tay và truyền hình. Tần
số cao hơn cho phép tín hiệu mang theo nhiều dữ liệu hơn.
Sóng Wi-Fi dùng chuẩn 802.11 trong thư viện IEEE (Institute of Electrical and
Electronics Engineers). Trong chuẩn này có rất nhiều chuẩn khác nhau sẽ được làm
rõ ở bảng 2-6 dưới đây:
Bảng 2-6: Một số chuẩn Wi-Fi
Chuẩn Wi-Fi Tần số (GHz) Tốc độ (Mbps)
IEEE 802.11a 5 54
IEEE 802.11b 2.4 11
IEEE 802.11c 2.4 54
IEEE 802.11g 2.4 54
IEEE 802.11n 2.4 450
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 17
Wi-Fi có thể hoạt động trên cả ba tần số và có thể nhảy qua lại giữa các tần số
khác nhau một cách nhanh chóng. Việc nhảy qua lại giữa các tần số giúp giảm thiểu
sự nhiễu sóng và cho phép nhiều thiết bị kết nối không dây cùng một lúc.
Về cơ bản, tần số thấp hơn sẽ truyền đi xa hơn, do đó chuẩn Wi-Fi có tần số
2.4GHz sẽ được truyền đến các thiết bị có khoảng cách xa hơn, tuy nhiên về tốc độ
truyền tải sẽ không bằng tần số 5GHz. Người dùng sẽ tùy theo nhu cầu sử dụng để
lựa chọn cho mình chuẩn kết nối phù hợp.
2.8 WEBSERVER VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.8.1 Tổng quan về Website và các ngôn ngữ lập trình cho Website
Đầu tiên là khái niệm về Website. Website còn gọi là trang web hoặc trang
mạng là một tập hợp các trang web con, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, …
thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của
Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao
thức HTTP. Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (Webserver)
có thể truy cập thông qua Internet.
Trang mạng có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau
như: PHP, ASP.NET, JAVA, ...
Để một Website có thể vận hành trên môi trường Word Wide, bắt buộc có ba
phần chính:
 Tên miền: Là tên riêng và duy nhất của Website.
 Hosting: Là các máy chủ chứa tập tin nguồn.
 Source code: Là các tập tin HTML, XHTML, ...
Website được giao tiếp và hiển thị cho người dùng khi truy cập bằng các phần
mềm trình duyệt Website như Internet Explorer, Chrome, Firefox, ... Website gồm
có hai dạng:
 Website tĩnh: Đây là Website mà người quản trị trang web (không phải lập
trình viên) không thể tùy ý thay đổi nội dung và hình ảnh. Website tĩnh được
viết hoàn toàn dựa trên nền tảng HTML, CSS và thêm các hiệu ứng từ
Javascript nếu muốn.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 18
 Website động: Đây là Website mà người quản trị có thể dễ dàng thay đổi nội
dung, hình ảnh.
Đối với đề tài này nhóm sử dụng các kiến thức tìm hiểu được để tạo ra một
Website tĩnh phục vụ cho các yêu cầu đặt ra ban đầu.
2.8.2 Khái quát về ngôn ngữ HTML
2.8.2.1 Tổng quan
HTML là chữ viết tắt của cụm từ HyperText Markup Language hay còn gọi
là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản là một ngôn ngữ được thiết kế để tạo nên các
trang web với các mẩu tin được trình bày trên World Wide Web. HTML dùng để
mô tả cấu trúc, các thuộc tính liên quan đến cách hiển thị một đoạn văn bảo nào đó
ra trình duyệt. Các phần tử HTML là các khối xây dựng nên các trang web, được
biểu diễn bằng thẻ. Các ứng dụng trình duyệt không hiển thị các thẻ HTML nhưng
sử dụng chúng để hiển thị nội dung trang.
Tài liệu HTML tạo thành mã nguồn của trang web. Khi được xem trên trình
soạn thảo, các tài liệu này là một chuỗi các thẻ, các phần tử mà chúng xác định
trang web sẽ hiển thị như thế nào. HTML là kiến thức cơ bản cho những ai muốn
học lập trình web hoặc thiết kế web phải biết. Tất cả các trang web phức tạp đến
đâu đều phải trả về dưới dạng mã nguồn HTML để trình duyệt có thể hiểu và hiển
thị lên được.
2.8.2.2 Cấu trúc của một tập tin HTML
Một tài liệu HTML gồm 3 phần cơ bản:
 Phần HTML: Mọi tài liệu HTML phải bắt đầu bằng thẻ mở <html> và kết
thúc bằng thẻ đóng </html>. Thẻ này báo cho trình duyệt biết nội dung giữa
hai thẻ này là một tài liệu HTML.
 Phần tiêu đề: Phần này bắt đầu bằng thẻ <head> và kết thúc bằng thẻ
</head>. Phần này chứa các tiêu đề được hiển thị trên thanh điều hướng của
trang web. Tiêu đề nằm trong cặp thẻ <title> </title>.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 19
 Phần thân: Phần này nằm sau phần tiêu đề. Phần thân bao gồm hình ảnh, văn
bản và các liên kết liên quan mà người thiết kế muốn hiển thị lên trang web
của mình. Phần thân nằm trong cặp thẻ <body> </body>.
Ngoài ra, HTML còn có rất nhiều thẻ khác đáp ứng các yêu cầu khác nhau của
người thiết kế. Các thẻ này thường đi theo cặp và thẻ kết thúc được viết giống như
thẻ bắt đầu chỉ thêm dấu gạch chéo “/” được chèn trước tên thẻ.
Để tạo ra được một tập tin HTML chúng ta có thể sử dụng nhiều công cụ khác
nhau để soạn thảo như Notepad, Notepad++, Visual Studio Code, ....
2.8.3 Khái quát về ngôn ngữ CSS
CSS là viết tắt của từ Cascading Style Sheets được dùng để miêu tả cách trình
bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML. Nó giúp cho các trang web của chúng ta
sinh động và bắt mắt hơn.
Việc sử dụng CSS có rất nhiều tác dụng. Nó giúp ta hạn chế tối thiểu việc làm
rối mã HTML của trang web bằng các thẻ quy định kiểu dáng (chữ đậm, chữ in
nghiêng, chữ có gạch chân, chữ màu, …) khiến mã nguồn của trang web được gọn
gàng hơn, tách nội dung trang web và định dạng phần hiển thi, dễ dàng cho việc cập
nhật nội dung. Ngoài ra nó còn giúp ta tạo được các kiểu dáng có thể áp dụng cho
nhiều trang web, do đó sẽ tránh phải việc lặp lại các trang web giống nhau.
Có ba cách để sử dụng CSS:
 Cách 1: Áp dụng trực tiếp trên một đối tượng cụ thể bằng thuộc tính style
Ví dụ: <span style="font-weight: bold; "> Văn bản cần in đậm </span>
 Cách 2: Đặt CSS ở đầu trang web để áp dụng kiểu dáng cho toàn bộ trang ấy,
khi đó chỉ cần đặt đoạn CSS vào trong cặp thẻ <style> rồi đặt vào trong phần
header của web (giữa <head> và </head>).
 Cách 3: Đặt các thuộc tính CSS vào một tệp tin riêng biệt (*.css), khi đó có
thể tham chiếu đến từ nhiều trang web khác nhau.
2.8.4 Khái quát về ngôn ngữ JavaScript
JavaScript được viết tắt là “JS” là một ngôn ngữ lập trình thông dịch được
phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Nó mang đầy đủ các tính năng của một ngôn
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 20
ngữ lập trình động mà khi nó được áp dụng vào một tài liệu HTML, nó đem lại khả
năng tương tác động trên các trang web.
Trên trình duyệt, rất nhiều trang web sử dụng JavaScript để thiết kế trang web
động và một số hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng để thực hiện một
số tác vụ không thể thực hiện được với HTML như kiểm tra thông tin nhập vào, tự
động thay đổi hình ảnh, ....
2.8.5 Khái quát về ngôn ngữ PHP
PHP viết tắt của từ Hypertext Preprocessor là một ngôn ngữ lập trình kịch bản
hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy
chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có
thể dễ dàng nhúng vào trang HTML.
PHP chỉ phân tích các lệnh nằm trong những dấu giới hạn của nó. Bất cứ lệnh
nào nằm ngoài dấu giới hạn này đều được xuất ra trực tiếp không thông qua xử lý
bởi PHP. Giới hạn của PHP chính là cặp thẻ <?php và ?> tương ứng với thẻ mở và
thẻ đóng. Mục đích của những thẻ này là để ngăn các mã PHP với những đoạn mã
thuộc ngôn ngữ khác, gồm cả HTML.
2.8.6 Khái quát về cơ sở dữ liệu SQL
Trong bất kỳ ứng dụng cần lưu trữ thông tin thì đều có khuynh hướng sử dụng
cơ sở dữ liệu. Tuỳ vào giải pháp của nhà quản trị như tính bảo mật, khả năng tài
chính, quy mô của ứng dụng, … mà lựa chọn loại cơ sở dữ liệu để lưu trữ, tổ chức,
xử lý và tìm kiếm dữ liệu tối ưu nhất.
SQL viết tắt của từ Structured Query Language hay ngôn ngữ truy vấn mang
tính cấu trúc, là một loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để tạo, sửa và lấy dữ liệu từ
một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL cũng là ngôn ngữ tiêu chuẩn cho các hệ
cơ sở dữ liệu quan hệ. Tất cả các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, MS
Access,.... đều lấy SQL làm ngôn ngữ cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn.
Việc sử dụng SQL mang đến rất nhiều lợi ích như:
 Tạo cơ sở dữ liệu mới.
 Tạo bảng mới trong cơ sở dữ liệu.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 21
 Thực hiện truy vấn trên cơ sở dữ liệu.
 Tạo, chèn, xóa, sửa đổi bản ghi trong cơ sở dữ liệu.
 Trích xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
 …
2.8.7 Khái quát về phpMyAdmin
PhpMyAdmin là phần mềm mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP
nhằm giúp người dùng thường là người quản trị cơ sở dữ liệu có thể quản lý cơ sở
dữ liệu MySQL thông qua giao diện web thay vì sử dụng giao diện cửa sổ dòng
lệnh. Khi sử dụng phpMyAdmin người dùng có thể thực hiện được nhiều tác vụ
khác nhau như khi sử dụng cửa sổ dòng lệnh. Các tác vụ này bao gồm việc tạo, cập
nhật và xoá các cơ sở dữ liệu, các bảng, các trường, dữ liệu trên bảng, phân quyền
và quản lý người dùng.... Chúng ta có thể sử dụng phpMyAdmin cho hầu hết các hệ
điều hành, nó có thể xuất và nhập cơ sở dữ liệu được tạo và quản lý bởi MySQL
DBMS, cũng như làm việc với một số định dạng dữ liệu khác.
Sử dụng phpMyAdmin có rất nhiều ưu điểm. Nó giúp tăng hiệu quả quản lý cơ
sở dữ liệu. PhpMyAdmin được thiết kế để giúp thực hiện các công việc phổ biến
như xem danh sách các cơ sở dữ liệu trên server, xem cấu trúc của một bảng, chèn
dữ liệu vào bảng hoặc thay đổi cấu trúc của một bảng nhanh chóng. Đối với đề tài
lần này nhóm em sử dụng phpMyAdmin của trang web https://johnny.heliohost.org.
Đây là một nhà cung cấp hosting khá phổ biến hiện nay, tại đây cung cấp cho chúng
ta đầy đủ các công cụ và tính năng cơ bản để thiết kế và quản lí Website dễ dàng.
Đặc biệt ta có thể sử dụng hosting miễn phí với giới hạn quyền truy cập hoặc sử
dụng mất phí tùy theo nhu cầu sử dụng. Giao diện cụ thể của trang phpMyAdmin
như hình 2-11 dưới đây:
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 22
Hình 2-11: Giao diện của phpMyAdmin
Với giao diện như hình trên thì người dùng sẽ nhanh chóng biết được có bao
nhiêu database được tạo ra trên máy chủ bằng cách nhìn vào khung phía bên trái.
Khi nhập dữ liệu người dùng cũng có thể biết được kiểu dữ liệu phải nhập vào cho
từng trường để tránh việc nhập dữ liệu không chính xác.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 23
Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
3.1 GIỚI THIỆU
Đối với đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng
may dùng công nghệ không dây” yêu cầu đặt ra của đề tài gồm những yêu cầu sau:
 Thiết kế hai khối tiếp nhận lỗi ứng với hai máy may ở ngoài xưởng may.
Trên mỗi hệ thống này sẽ có nút nhấn cho người công nhận gửi lỗi và màn
hình LCD để hiển thị các thông tin liên quan đến lỗi. Ngoài ra, còn có các
đèn để báo hiệu trạng thái làm việc.
 Thiết kế khối nhận lỗi từ hai khối ngoài xưởng may. Khối này sẽ hiển thị
thông tin nhận được trên Led 7 đoạn quét.
 Tính toán nguồn sử dụng cho toàn hệ thống từ đó lựa chọn nguồn hợp lý.
 Thiết kế trang web có chức năng đăng nhập cho người quản lý đăng nhập
vào trang web giám sát.
 Thiết kế trang web giám sát hiển thị trạng thái hoạt động của hai máy may.
3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống
Với mỗi đề tài để biết được các thành phần, cấu tạo cũng như hoạt động của
chúng để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện chúng ta cần khảo sát, tìm hiểu theo từng
bước. Sơ đồ khối giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài. Từ đó hình dung được
những công việc cần làm và phân chia thời gian cụ thể, hợp lý trong quá trình thực
hiện. Chính vì vậy, để làm được đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ
sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây” nhóm sẽ khảo sát từng vấn
đề theo sơ đồ khối ở các mục dưới đây. Theo yêu cầu đặt ra nhóm thiết kế sơ đồ
khối như hình 3-1.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 24
Hình 3-1: Sơ đồ khối của đề tài
3.2.1.1 Khối nguồn
Mặc dù trên sơ đồ khối nhóm không để khối nguồn. Nhưng đây là khối không
thể thiếu trong các mạch điện tử, có khối này mới cung cấp điện áp và dòng điện
cho mạch hoạt động. Chính vì vậy, chúng ta phải ngầm hiểu luôn luôn có khối
nguồn. Phần tính toán tổng nguồn dùng cho mạch sẽ được thể hiện chi tiết ở phần
3.2.2.4.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 25
3.2.1.2 Khối tiếp nhận lỗi của máy may một kim
Đây là một khối lớn trong khối này gồm các khối thành phần sau:
 Khối điều hiển 1: Khối này sẽ nhận những tín hiệu, những sự kiện xảy ra từ
khối nút nhấn 1 và sau đó hiển thị các thông tin ra màn hình LCD 1. Để có
thể gửi các tín hiệu mà khối điều khiển 1 nhận được đến khối điều khiển 3
trong phòng giám sát và lên trên Webserver thì nó phải được kết nối Wi-Fi
và cấu hình phù hợp cho các yêu cầu truyền nhận dữ liệu.
 Khối nút nhấn 1: Khối này là một ma trận phím 4x4, trong quá trình làm việc
của người công nhân nếu có xảy ra bất kỳ sự cố gì thì sẽ nhấn các nút nhấn
tương ứng với các loại lỗi và gửi đi. Đồng thời khối này còn giúp người kỹ
thuật viên lưu lại được thời gian bắt đầu xử lý lỗi và khi đã xử lý xong bằng
việc nhấn các phím tương ứng.
 Khối hiển thị LCD 1: Chức năng của khối này cụ thể như sau. Để giúp người
công nhân biết được mã lỗi mình đã chọn và gửi đi là đúng thì có thể nhìn
lên màn hình LCD. Trên màn hình sẽ hiển thị mã lỗi mà người công nhân đã
chọn, hiển tất cả các lỗi đang có trên máy may một kim. Ngoài ra còn hiển
thị trạng thái khi nhấn nút để người sử dụng chắc chắn rằng mình đã nhấn
nút thành công. Và hiển thị trạng thái kết nối Wi-Fi của khối điều khiển 1.
 Khối đèn 1: Việc người kỹ thuật viên hoặc người quản lý sau khi đã biết lỗi
và xuống để xử lý sẽ gặp khó khăn khi xác định được vị trí chính xác của
máy bị lỗi trong một xưởng may rộng như vậy. Khối đèn này sẽ khắc phục
được vấn đề trên. Khối đèn hiển thị gồm có một đèn đỏ, một đèn vàng và
một đèn trắng. Khi đèn đỏ sáng đứng bên ngoài nhìn vô ta sẽ biết được ngay
vị trí có lỗi ở đâu, khi đèn vàng sáng ta sẽ biết được máy đó đang được xử lý
một lỗi nào đó. Và khi cả hai đèn này cùng tắt có nghĩa rằng máy đang hoạt
động bình thường. Đèn trắng sẽ sáng nếu như khối tiếp nhận lỗi bị mất kết
nối đến khối hiển thị trong phòng giám sát.
3.2.1.3 Khối tiếp nhận lỗi của máy đính cúc
Các chức năng của khối này tương tự với khối tiếp nhận lỗi của máy may 1
kim nên nhóm sẽ không nhắc lại ở phần này.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 26
3.2.1.4 Khối hiển thị thông báo trong phòng giám sát
Khối này gồm hai khối thành phần:
 Khối điều khiển 3: Chức năng chính của khối này là nhận những dữ liệu
được gửi đến từ hai khối điều khiển 1 và 2 sau đó cho hiển thị lên trên khối
Led 7 đoạn. Để có thể nhận dữ liệu thì những cài đặt về cấu hình cũng phải
tuân thủ theo các bước đã được quy định.
 Khối hiển thị Led 7 đoạn: Khối này gồm hai Module tám Led 7 đoạn. Mỗi
một Module ứng với mỗi khối tiếp nhận lỗi khác nhau. Khối này sẽ hiển thị
các lỗi đang có, các lỗi đang được xử lý và trạng thái kết nối Wi-Fi của khối
điều khiển 3.
3.2.1.5 Khối quản trị và lưu trữ dữ liệu trên database
Tất cả các thông tin về tên lỗi, thời gian xảy ra lỗi, thời gian bắt đầu xử lý lỗi,
thời gian xử lý lỗi xong và tên của các máy xảy ra vấn đề đều được lưu lại hết trên
cơ sở dữ liệu này. Các thông tin trên đây chính là nguồn để có thể hiển thị các thông
tin trên trang web giám sát.
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu này còn lưu thông tin của bộ phận quản lý, người được
nhìn trực tiếp trạng thái hoạt động của các máy ngoài xưởng may và có quyền thao
tác một số yêu cầu trên trang web giám sát.
3.2.1.6 Khối hiển thị thông tin trên trang web
Để vô được trang web này thì người dùng phải qua một trang đăng nhập gồm
tên người dùng và mật khẩu đúng với các thông tin dành cho người quản trị được
lưu trong cơ sở dữ liệu.
Trang web này sẽ lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu để hiện thị bốn thông tin mới
nhất về lỗi của hai máy may. Bên cạnh đó trên trang web cũng có các đèn để biết
được trạng thái hoạt động của từng máy. Và các nút nhấn tương ứng với từng chức
năng.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 27
3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch
Đối với đề tài này nhóm chỉ dừng lại ở việc tính toán các yêu cầu và lựa chọn
các Module có sẵn trên thị trường phù hợp với các yêu cầu. Và nhóm sẽ không có
phần thiết kế, làm mạch cho từng khối riêng.
3.2.2.1 Tính toán cho khối tiếp nhận lỗi của máy may 1 kim
a. Khối điều khiển 1
Với những ưu điểm được trình bày về các Module ESP8266 ở phần 2.2.3
nhóm quyết định chọn Module ESP8266 được tích hợp sẵn trên Module ESP8266-
12E Node MCU.
b. Khối nút nhấn 1
Sau khi tìm hiểu các lỗi điển hình thường xảy ra trên máy may một kim, nhóm
đã tổng hợp được 5 lỗi ứng với 5 nút nhấn khác nhau. Ngoài những nút nhấn sử
dụng cho mã lỗi thì còn có một nút nhấn làm nhiệm vụ gửi lỗi đã chọn, một nút
nhấn sử dụng khi người kỹ thuật viên bắt đầu xử lý lỗi, một nút nhấn sử dụng khi
người kỹ thuật viên xử lý lỗi xong, một nút nhấn để chuyển trang sẽ được thiết kế
theo các yêu cầu khác của công ty, tổng cộng sẽ có 9 nút nhấn.
Chính vì vậy, nhóm chọn Module ma trận phím 4x4 gồm có 16 phím nhấn. Sẽ
rất tiện nếu sau này có thêm nhiều lỗi chúng ta có thể mở rộng ra mà không cần
thiết kế làm mạch nút nhấn riêng.
Công thức tính điện áp của mạch chia áp:
𝑈𝑎 =
𝑅 𝑎
𝑅 𝑎+ 𝑅 𝑏
𝑈 (3-1)
Phím C1R1:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390.3 + 1500.3)
4700 + (390.3 + 1500.3)
3.3 = 1,8𝑉
Phím C2R1:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390.2 + 1500.3)
4700 + (390.2 + 1500.3)
3.3 = 1,75𝑉
Phím C3R1:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390 + 1500.3)
4700 + (390 + 1500.3)
3.3 = 1,68𝑉
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 28
Phím C4R1:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(1500.3)
4700 + (1500.3)
3.3 = 1,61𝑉
Phím C1R2:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390.3 + 1500.2)
4700 + (390.3 + 1500.2)
3.3 = 1,56𝑉
Phím C2R2:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390.2 + 1500.2)
4700 + (390.2 + 1500.2)
3.3 = 1,47𝑉
Phím C3R2:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390 + 1500.2)
4700 + (390 + 1500.2)
3.3 = 1,38𝑉
Phím C4R2:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(1500.2)
4700 + (1500.2)
3.3 = 1,29𝑉
Phím C1R3:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390.3 + 1500)
4700 + (390.3 + 1500)
3.3 = 1,9𝑉
Phím C2R3:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390.2 + 1500)
4700 + (390.2 + 1500)
3.3 = 1,09𝑉
Phím C3R3:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390 + 1500)
4700 + (390 + 1500)
3.3 = 0,95𝑉
Phím C4R3:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(1500)
4700 + (1500)
3.3 = 0,8𝑉
Phím C1R4:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390.3)
4700 + (390.3)
3.3 = 0,66𝑉
Phím C2R4:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390.2)
4700 + (390.2)
3.3 = 0,47𝑉
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 29
Phím C3R4:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
(390)
4700 + (390)
3.3 = 0,25𝑉
Phím C4R4:
𝑈𝐴𝐷𝐶 =
0
4700 + 0
3.3 = 0
Ta có điện áp đi vào chân A0 là 3.15V ứng với giá trị ADC là 1024 từ đó suy
ra phương trình y = 325x. Với từng mức điện áp tính toán ở trên sẽ tương ứng với
các giá trị ADC lần lượt là: 858, 568, 546, 525, 503, 478, 449, 419, 387, 315, 309,
260, 218, 153, 81, 0.
c. Khối hiển thị LCD 1
Với những yêu cầu hiển thị là: hiển thị mã lỗi được chọn, hiển thị trạng thái
nhấn phím, tất cả các lỗi đang có trên máy và trạng thái Wi-Fi thì LCD 16x2 có thể
đáp ứng tốt cho các yêu cầu này.
d. Khối đèn thông báo
Vì nhóm chỉ xây dựng một hệ thống nhỏ điển hình cho đề tài nên nhóm đã
chọn Led đơn với những màu sắc khác nhau để thông báo. Nhóm sử dụng 3 màu
Led là đỏ, vàng, trắng. Để đảm bảo Led hoạt động bình thường thì mức điện áp của
Led phải trong khoảng 1.63V ÷ 2.03V (Led đỏ), 2.1V ÷ 2.18V (Led vàng), 3.5V
(Led trắng), 2.48 ÷ 3.7V (Led xanh dương). Điện áp các chân ngõ ra của Module
ESP-12E Node MCU là 3.3V, dòng của Led khoảng Iled = 10mA. Công thức tính
giá trị điện trở hạn dòng cho Led.
 Led đỏ:
𝑈 − 𝑉 𝑚𝑎𝑥
𝐼 𝑙𝑒𝑑
≤ 𝑅 ≤
𝑈 − 𝑉 𝑚𝑖𝑛
𝐼 𝑙𝑒𝑑
(3-2)
<=>
3,3 − 2,03
10.10−3
≤ 𝑅 ≤
3,3 − 1,63
10.10−3
<=> 127Ω ≤ 𝑅 ≤ 167Ω
Chọn giá trị R = 150 Ω
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 30
 Led vàng:
3,3 − 2,18
10.10−3
≤ 𝑅 ≤
3,3 − 2,1
10.10−3
<=> 112Ω ≤ 𝑅 ≤ 120Ω
Chọn giá trị R = 120 Ω
 Led xanh dương:
3,3
10.10−3
≤ 𝑅 ≤
3,3 − 2,48
10.10−3
<=> 330Ω ≤ 𝑅 ≤ 82Ω
Chọn giá trị R = 150 Ω
3.2.2.2 Tính toán cho khối tiếp nhận lỗi của máy đính cúc
Các khối có cùng chức năng, nội dung tương tự như của máy may 1 kim trong
mục 3.2.2.1.
3.2.2.3 Tính toán cho khối hiển thị thông báo trong phòng giám sát
a. Khối điều khiển 3
Giống khối điều khiển 1 ở phần 3.2.2.1 a
b. Khối hiển thị Led 7 đoạn
Vì chỉ cần hiển thị các con số mã lỗi và trạng thái đang xử lý lỗi nên Module
Led quét 8 Led 7 đoạn đã có thể đáp ứng được những yêu cầu trên. Sau khi tìm hiểu
nhóm chọn Module 8 Led 7 đoạn MAX7219.
3.2.2.4 Tính toán chọn khối nguồn
Các thiết bị, mạch điện sử dụng trong hệ thống đều sử dụng nguồn 5V. Hệ
thống có ba khối dùng nguồn 5V riêng biệt. Chi tiết như sau:
a. Khối tiếp nhận lỗi của máy may 1 kim
Khối này dùng vi điều khiển chính là ESP8266 được tích hợp trên Module
ESP8266-12E Node MCU, Module được cấp nguồn qua cáp micro thông qua cổng
COM của máy tính. Điện áp của cổng COM là 5V nhưng khi vào Module sẽ được
qua một mạch chuyển đổi để giảm áp xuống 3.3V phù hợp với điện áp hoạt động
của ESP8266. Dòng điện hoạt động khi làm việc từ 12-200mA. Các chân ngõ ra có
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 31
điện áp 3.3V và dòng điện là 15mA. Có hai thiết bị ngoại vi kết nối với ngõ ra của
Module là mạch chia áp dùng cho chuyển đổi ADC và các Led đơn.
Dòng điện sử dụng của Led đơn khoảng Iled = 10mA.
Tính toán dòng sử dụng cho mạch chia áp chuyển đổi ADC:
𝐼1 =
𝑈
𝑅8
=
3.3𝑉
4.7𝑘Ω
= 702𝑚𝐴 (3-3)
Theo như tính toán dòng sử dụng của các thiết bị ngoại vi thì dòng điện trên
các chân ngõ ra đáp ứng được yêu cầu. Module I2C và LCD sẽ sử dụng trực tiếp
nguồn Vin = 5V từ Module ESP8266-12E Node MCU.
Với những tính toán trên nhóm sẽ sử dụng nguồn 5V-2A từ adapter như hình
3-2.
Hình 3-2: Nguồn adapter
b. Khối tiếp nhận lỗi của máy đính cúc
Các thông số tương tự với máy may 1 kim ở phần 3.2.2.4 a.
c. Khối hiển thị thông báo trong phòng giám sát
Dùng nguồn adapter 5V-2A
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 32
3.2.3 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch
Hình 3-3: Sơ đồ nguyên lý của khối tiếp nhận lỗi
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 33
Hình 3-4: Sơ đồ nguyên lý của khối hiển thị ở phòng giám sát
3.3 THIẾT KẾ PHẦN MỀM
3.3.1 Lựa chọn môi trường để thiết kế, quản trị và lưu dữ liệu trên database
Sau khi tìm hiểu một số trang web và một số host nhóm quyết định sử dụng
trang https://johnny.heliohost.org làm máy chủ server để lưu các thông tin của hệ
thống lại và khi sử dụng host trực tuyến này ta có thể truy cập đến trang web giám
sát ở mọi nơi có kết nối mạng 3G hoặc Wi-Fi,....
Chi tiết về trang https://johnny.heliohost.org cũng như công cụ để tạo database
và những thao tác trên đây đã được nhóm giải thích chi tiết trong phần 2.8.7.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 34
3.3.2 Thiết kế trang Webserver
Trang web nhóm thiết kế trong đề tài này gồm.
 Trang giới thiệu hiển thị các thông tin về đề tài tốt nghiệp, tên giảng viên
hướng dẫn, tên nhóm sinh viên thực hiện.
 Trang đăng nhập thông tin người dùng dành cho bộ phận quản lý. Khi đăng
nhập đúng tên và mật khẩu thì sẽ chuyển đến trang web giám sát hoạt động.
Trường hợp người dùng nhập sai hoặc thiếu thông tin trang web sẽ có
những thông báo tương ứng để người dùng nhập lại.
 Trang web giám sát hiển thị thông tin hoạt động của hai máy may bằng
cách. Nhóm sẽ tạo ra hai bảng gồm năm cột: số thứ tự, thời gian, lỗi, thời
gian bắt đầu xử lý lỗi, thời gian xử lý lỗi xong. Với mỗi máy nhóm sẽ hiển
thị năm trạng thái làm việc mới nhất lên trên hai bảng. Ngoài ra còn có đèn
để bảo trạng thái hoạt động của các máy may, đèn gồm có ba màu: màu
xanh, màu đỏ, màu vàng. Là một người quản lý thì việc lấy các thông tin
hoạt động của các máy để làm báo cáo, tổng hợp rất là cần thiết, chính vì
vậy nhóm thiết kế thêm phần xuất file excel theo ngày do người dùng chọn.
Các kết quả sau khi thiết kế phần mềm xong được trình bày ở phần 5.1.2 Kết
quả phần mềm.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 35
Chương 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
4.1 GIỚI THIỆU
Các kết quả của của thi công phần cứng và những kết quả hình ảnh trên màn
hình sẽ được trình bày ở chương này.
4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG
4.2.1 Thi công bo mạch
Trong đề tài này, nhóm chỉ thiết kế và thi công mạch chia điện áp để chuyển
giá trị điện áp từ tương tự sang số nhằm mục đích xác định các phím được nhấn. Sơ
đồ mạch in của mạch chia áp trong hình 4-1:
Hình 4-1: Mạch in của mạch chia áp
Vị trí các linh kiện của mạch trong hình 4-2. Trong đó J1 là chân kết nối với
ma trận phím, R1-R8 là điện trở, C1 là tụ gốm, J2-J4 là chân cấp nguồn, J3 là chân
dữ diệu sau khi chuyển đổi.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 36
Hình 4-2: Ví trí các linh kiện của mạch chia áp
Hình ảnh 3D của mạch chia áp sẽ giúp việc gắn các linh kiện một cách chính
xác hơn. Giá trị của các linh kiện ở trong bảng 4-1
Hình 4-3: Hình 3D của mạch chia áp
Bảng 4-1: Giá trị của các linh kiện trong mạch chia áp
Ký hiệu Giá trị
R1 1.5kΩ
R2 1.5kΩ
R3 1.5kΩ
R4 390Ω
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 37
R5 390Ω
R6 390Ω
R7 390Ω
R8 4.7kΩ
C1 0.01uF
4.2.2 Lắp ráp và kiểm tra
4.2.2.1 Mạch chia áp
Sau quá trình đi in mạch → rửa mạch → khoan lỗ → lắp ráp linh kiện → hàn
mạch → kiểm tra nhóm đã tạo ra được mạch chia áp như hình 4-4.
Hình 4-4: Mạch chia áp
4.2.2.2 Khối tiếp nhận lỗi
Hình 4-5: Lắp ráp và kiểm tra khối tiếp nhận lỗi
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 38
4.2.2.3 Khối hiển thị lỗi
Hình 4-6: Lắp ráp và kiểm tra khối hiển thị lỗi
4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH
4.3.1 Đóng gói bộ điều khiển
Để các khối trong hệ thống chắc chắn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng
nhóm dùng nhựa mica để đóng gói lại. Trước tiên phải có bản vẽ của các hộp thì
mới có thể cắt ra và lắp ráp. Hình ảnh 2D của các hộp trong hình dưới đây.
Hình 4-7: Bản vẽ 2D của khối hiển thị phòng giám sát
Trong hình vẽ trên, vị trí 1 và 2 gắn Module Led 7 đoạn, vị trí 3 là khe cấp
nguồn cho khối. Các kích thước, khoảng cách được diễn tả chi tiết trong hình.
Bản vẽ 2D của hai khối tiếp nhận lỗi gắn trên các máy may là như nhau nên
nhóm chỉ trình bày một khối đại điện.
1
4
2
4
3
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 39
Hình 4-8: Bản vẽ 2D của khối tiếp nhận lỗi
Vị trí 1 sẽ gắn LCD, vị trí 2 là khe để đi dây từ bộ nút nhấn vào bên trong hộp,
vị trí 3 gắn ma trận phím 4x4, vị trí 4 gắn Led, vị trí 5 là khe cấp nguồn cho khối.
Bản vẽ 3D của hai khối trên như hình bên dưới sẽ giúp ta dễ hình dung ra hình
dáng của chiếc hộp hơn.
Hình 4-9: Bản vẽ 3D của khối hiển thị lỗi và khối tiếp nhận lỗi
4.3.2 Thi công mô hình
Sau khi hoàn thiện việc thi công mạch, lắp ráp các Module với nhau nhóm tiến
hành thi công lắp ráp mô hình. Các miếng nhựa mica của mô hình đã được cắt như
trong hình 4-10.
1
4
2
5
3
4
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 40
Hình 4-10: Các phần của mô hình
Mô hình của khối hiển thị trong phòng giám sát khi lắp ráp xong ở hình 4-11.
Hình 4-11: Mô hình khối hiển thị trong phòng giám sát
Mô hình của khối tiếp nhận lỗi trong hình 4-12.
Hình 4-12: Mô hình khối tiếp nhận lỗi
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 41
4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG
4.4.1 Lưu đồ giải thuật
4.4.1.1 Lưu đồ giải thuật của hệ thống bên máy may 1 kim
Yêu cầu xử lý cho các khối tiếp nhận lỗi theo thứ tự sau: Kết nối Wi-Fi → Đọc
dữ liệu ADC tương ứng với các phím → Kết nối đến phòng giám sát, host của
Webserver → Gửi dữ liệu đồng thời đến phòng giám sát và cơ sở dữ liệu. Với các
yêu cầu trên thì lưu đồ giải thuật của hệ thống như hình sau:
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 42
Hình 4-13: Lưu đồ giải thuật của hệ thống ở máy may 1 kim
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 43
Hình 4-14: Chương trình con xử lý phím “Enter”, “đang xử lý lỗi”,
“xử lý lỗi xong”
Lưu đồ giải thuật của chương trình con gửi dữ liệu tới khối ở phòng giám sát
như trong hình 4-15.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 44
Hình 4-15: Chương trình con gửi dữ liệu tới khối ở phòng giám sát
Lưu đồ giải thuật của chương trình con khi gửi dữ liệu lên Webserver như
trong hình 4-16.
Hình 4-16: Lưu đồ chương trình con gửi dữ liệu lên cơ sở dữ liệu
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 45
Lưu đồ giải thuật của chương trình con khi chuyển trang như trong hình 4-17.
Hình 4-17: Lưu đồ chương trình con chuyển trang
4.4.1.2 Lưu đồ giải thuật của hệ thống bên máy đính cúc
Nội dung của phần này cũng tương tự phần 4.4.1.1
4.4.1.3 Lưu đồ giải thuật của hệ thống bên phòng giám sát
Với những yêu cầu xử lý bên phòng giám sát là: Kết nối Wi-Fi → Chấp nhận
kết nối từ hai khối tiếp nhận lỗi ngoài xưởng may và phải hồi → Nhận dữ liệu từ hai
khối ngoài xưởng may → Hiển thị dữ liệu nhận được lên trên Led 7 đoạn. Lưu đồ
giải thuật của khối hiển thị trong phòng giám sát như hình 4-17.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 46
Hình 4-17: Lưu đồ giải thuật khối hiển thị trong phòng giám sát
4.4.1.4 Lưu đồ giải thuật của phần giao diện tiếp xúc người dùng trên web
Về phần giao diện người dùng trên web có những yêu cầu sau: Truy cập trang
chủ của host để đến trang giới thiệu → Người dùng nhấn vào ô “Nhấn để tiếp tục”
để chuyển đến trang đăng nhập thông tin người dùng → Sau khi nhập tên và mật
khẩu chính xác người dùng bấm nút “Đăng nhập” sẽ chuyển qua trang giám sát.
Nếu nhập sai hoặc nhập thiếu thông tin thì vẫn ở trang đăng nhập → Sau khi vào
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 47
được trang giám sát người dùng có thể quan sát, chọn ngày muốn xuất file excel sau
đó nhấn nút xuất file → Khi nhấn nút đăng xuất thì sẽ chuyển đến trang đăng nhập.
Với những yêu cầu này lưu đồ giải thuật xử lý như trong hình 4-18.
Hình 4-18: Lưu đồ giải thuật của giao diện người dùng trên web
4.4.2 Nguyên lý hoạt động của mạch
Đầu tiên để có thể sử dụng được tính năng gửi nhận dữ liệu thông qua mạng
Wi-Fi ta phải kết nối các Module ESP với mạng Wi-Fi khả dụng. Việc kết nối này
được thực hiện trong khi viết chương trình cấu hình cho ESP, ta phải cung cấp tên
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 48
Wi-Fi, mật khẩu ứng với tên Wi-Fi đó, mở cổng kết nối. Khi tất cả các kết nối đã
thành công mạch hoạt động như sau:
 Trường hợp trên máy may xảy ra lỗi
Khi người công nhân làm việc gặp phải một lỗi nào đó thì họ sẽ nhấn phím mã
lỗi tương ứng với lỗi có trên ma trận phím. Sau khi chọn lỗi xong thì người dùng
phải nhấn phím Enter để gửi lỗi đi. Lúc này trạng thái làm việc của máy sẽ là bị lỗi
đồng thời đèn đỏ thông báo tại máy sẽ sáng lên. Thông tin của phím nhấn lỗi vừa
nhấn được gửi đến hai nơi: phòng giám sát và cơ sở dữ liệu. Về phía phòng giám sát
thông tin về lỗi sẽ được hiển thị trên Module Led 7 đoạn bằng cách mã lỗi đó sẽ
sáng lên. Về phía cơ sở dữ liệu, thông tin này sẽ được lưu vô bảng quản lý các
thông tin về lỗi. Sau đó trang web giám sát sẽ cập nhật dữ liệu mới nhất để hiển thị.
Ví dụ: Trên máy may một kim xảy ra lỗi gãy kim. Mã lỗi của lỗi này là 1 thì
người công nhân sẽ nhấn phím 1 sau đó các hiển thị thông báo như các hình dưới
đây:
Hình 4-19: Trang web giám sát khi xảy ra lỗi trên máy may 1 kim
Theo như trên hình 4-19 đèn trạng thái sáng màu đỏ thông báo đang có lỗi. Mã
lỗi 1 được thêm vào cột lỗi, thông tin về thời gian ngày tháng xảy ra lỗi được thêm
vào cột thời gian.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 49
Hình 4-20: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên phải) và khối tiếp nhận lỗi
(bên trái) khi xảy ra lỗi trên máy may 1 kim
 Trường hợp máy may được xử lý lỗi
Khi nhận được thông tin về lỗi người quản lý sẽ cử kỹ thuật viên xuống để xử
lý lỗi. Trước khi bắt tay vào xử lý lỗi thì người kỹ thuật viên phải ấn phím Bắt đầu.
Lúc này đèn thông báo tại máy sẽ chuyển sang màu vàng để biết rằng máy này đang
được sửa lỗi.
Ví dụ: Lỗi số 1 khi có người đến xử lý
Hình 4-21: Trang web giám sát khi lỗi trên máy may 1 kim đang được xử lý
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 50
Theo như trên hình 4-21 đèn trạng thái sáng màu vàng thông báo đang có
người xử lý lỗi. Thông tin về thời gian ngày tháng lỗi được xử lý được thêm vào cột
thời gian bắt đầu xử lý.
Hình 4-22: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên phải) và khối tiếp nhận
lỗi (bên trái) khi lỗi trên máy may 1 kim đang được xử lý
 Trường hợp máy may xử lý lỗi xong
Khi người kỹ thuật viên xử lý lỗi xong sẽ nhấn phím Kết thúc để gửi thông
báo đến phòng giám sát. Lúc này đèn thông báo tại máy sẽ tắt hết để báo rằng máy
may đang hoạt động hình thường.
Ví dụ: Lỗi số 1 khi được xử lý xong
Hình 4-23: Trang web giám sát khi lỗi ở máy may 1 kim xử lý lỗi xong
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 51
Theo như trên hình 4-23 đèn trạng thái sáng màu xanh thông báo máy đã hoạt
động bình thường trở lại. Thông tin về thời gian ngày tháng lỗi xử lý xong được
thêm vào cột thời gian xử lý xong.
Hình 4-24: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên phải) và khối tiếp nhận lỗi
(bên trái) khi lỗi trên máy may được xử lý xong
 Trường hợp khối tiếp nhận lỗi mất kết nối Wi-Fi, mất kết nối mạng, mất kết
nối với khối hiển thị ở phòng giám sát
Trong thực tế vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan khác nhau làm cho
Wi-Fi và mạng ở xưởng may không ổn định. Khi sử dụng môi trường Wi-Fi và
mạng để đưa dữ liệu đến Webserver và kết nối các Module ESP với nhau thường
xảy ra những sự cố như: mất kết nối Wi-Fi, kết nối với Wi-Fi nhưng mất kết nối
mạng, khối hiển thị ở phòng giám sát gặp trục trặc làm cho khối tiếp nhận lỗi không
kết nối được. Hình 4-25 thể hiện khối tiếp nhận lỗi hiển thị thông báo những trường
hợp trên.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 52
Hình 4-25: Khối tiếp nhận lỗi khi xảy ra các trường hợp mất kết nối
Bảng dưới đây sẽ nêu chi tiết các trạng thái thông báo từng trường hợp của
khối tiếp nhận lỗi.
Bảng 4-2: Bảng thông tin các kí tự đặc biệt hiển thị LCD và trạng thái đèn
Trường hợp Kí hiệu đặc biệt Trạng thái đèn
Kết nối Wi-Fi
Hàng 1 cột 16
X
Mất kết nối Wi-Fi
Hàng 1 cột 16
X
Kết nối Webserver
Hàng 2 cột 16
X
Mất kết nối Webserver
Hàng 2 cột 16
X
Mất kết nối với khối hiển
thị ở phòng giám sát
X Đèn trắng sáng
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 53
- Máy may báo lỗi
- Còn lỗi vẫn đang tồn tại
X Đèn đỏ sáng
Đang xử lý lỗi X Đèn vàng sáng
Xử lý lỗi xong X Đèn vàng tắt
Trong đó: X là không có sự kiện xảy ra.
4.4.3 Phần mềm lập trình cho vi điều khiển
Để viết chương trình cho hệ thống sử dụng vi điều khiển là ESP8266, nhóm sử
dụng công cụ Intergrated Development Environment (IDE). Công cụ IDE được phát
triển bởi đội ngũ kỹ sư của Arduino và có thể chạy trên Windows, MAC OS X và
Linux.
4.4.3.1 Hướng dẫn cài đặt phần mềm Arduino IDE
Phần này nhóm sẽ trình bày các bước cài đặt Arduino IDE chạy trên Windows.
Dựa vào đó người dùng có thể cài đặt tương tự cho các nền tảng khác. Sau đây là
các bước tiến hành cài đặt Arrduino IDE:
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://www.arduino.cc. Đây là nơi chứa đầy đủ các
bản cập nhật IDE của Arduino. Trỏ chuột vào mục SOFTWARE sẽ trượt xuống
bảng lựa chọn và chọn mục DOWNLOADS. Bấm vào mục WINDOWS ZIP file
for non admin install như hình minh họa bên dưới.
Hình 4-26: Trang tải phần mềm Arduino IDE
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ

More Related Content

What's hot

Lê hữu bằng _đồ án cuối kỳ các chính sách win server 2008
Lê hữu bằng _đồ án cuối kỳ các chính sách win server 2008Lê hữu bằng _đồ án cuối kỳ các chính sách win server 2008
Lê hữu bằng _đồ án cuối kỳ các chính sách win server 2008huubang2015
 
lathe machine
lathe machinelathe machine
lathe machineHbd Bk
 
Chude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNCChude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNCthaihoc2202
 
Bao cao thuc tap ck
Bao cao thuc tap ckBao cao thuc tap ck
Bao cao thuc tap ckice_eyes
 
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANHBÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANHtranvananh2407
 
Sắp Xếp Thời Khóa Biểu Tiểu Luận Visual Basic.Net
Sắp Xếp Thời Khóa Biểu Tiểu Luận Visual Basic.Net Sắp Xếp Thời Khóa Biểu Tiểu Luận Visual Basic.Net
Sắp Xếp Thời Khóa Biểu Tiểu Luận Visual Basic.Net nataliej4
 
Chude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDFChude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDFthaihoc2202
 
Báo Cáo Cuối Kỳ
Báo Cáo Cuối KỳBáo Cáo Cuối Kỳ
Báo Cáo Cuối KỳLy ND
 
Báo Cáo Cuối Khóa
Báo Cáo Cuối KhóaBáo Cáo Cuối Khóa
Báo Cáo Cuối KhóaLy ND
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Baocaocuoiky athena
Baocaocuoiky athenaBaocaocuoiky athena
Baocaocuoiky athenaLy ND
 
Giới thiệu nhanh giải pháp phần mềm Ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra iQB 8.0
Giới thiệu nhanh giải pháp phần mềm Ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra iQB 8.0Giới thiệu nhanh giải pháp phần mềm Ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra iQB 8.0
Giới thiệu nhanh giải pháp phần mềm Ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra iQB 8.0Bùi Việt Hà
 
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đồ Án Thiết Kế Mạng ĐHCNTPHCM
Đồ Án Thiết Kế Mạng ĐHCNTPHCMĐồ Án Thiết Kế Mạng ĐHCNTPHCM
Đồ Án Thiết Kế Mạng ĐHCNTPHCMTeemo Hành Gia
 

What's hot (17)

Lê hữu bằng _đồ án cuối kỳ các chính sách win server 2008
Lê hữu bằng _đồ án cuối kỳ các chính sách win server 2008Lê hữu bằng _đồ án cuối kỳ các chính sách win server 2008
Lê hữu bằng _đồ án cuối kỳ các chính sách win server 2008
 
lathe machine
lathe machinelathe machine
lathe machine
 
Chude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNCChude01nhom10_NDTNC
Chude01nhom10_NDTNC
 
Bao cao thuc tap ck
Bao cao thuc tap ckBao cao thuc tap ck
Bao cao thuc tap ck
 
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANHBÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống mạng LAN cho trường đại học, HAY
Luận văn:  Xây dựng hệ thống mạng LAN cho trường đại học, HAYLuận văn:  Xây dựng hệ thống mạng LAN cho trường đại học, HAY
Luận văn: Xây dựng hệ thống mạng LAN cho trường đại học, HAY
 
Đề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua web
Đề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua webĐề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua web
Đề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua web
 
Sắp Xếp Thời Khóa Biểu Tiểu Luận Visual Basic.Net
Sắp Xếp Thời Khóa Biểu Tiểu Luận Visual Basic.Net Sắp Xếp Thời Khóa Biểu Tiểu Luận Visual Basic.Net
Sắp Xếp Thời Khóa Biểu Tiểu Luận Visual Basic.Net
 
Chude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDFChude01nhom10_NDTNC_PDF
Chude01nhom10_NDTNC_PDF
 
Báo Cáo Cuối Kỳ
Báo Cáo Cuối KỳBáo Cáo Cuối Kỳ
Báo Cáo Cuối Kỳ
 
Báo Cáo Cuối Khóa
Báo Cáo Cuối KhóaBáo Cáo Cuối Khóa
Báo Cáo Cuối Khóa
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Baocaocuoiky athena
Baocaocuoiky athenaBaocaocuoiky athena
Baocaocuoiky athena
 
Đề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAY
Đề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAYĐề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAY
Đề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAY
 
Giới thiệu nhanh giải pháp phần mềm Ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra iQB 8.0
Giới thiệu nhanh giải pháp phần mềm Ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra iQB 8.0Giới thiệu nhanh giải pháp phần mềm Ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra iQB 8.0
Giới thiệu nhanh giải pháp phần mềm Ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra iQB 8.0
 
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
Vận dụng phương pháp webquest trong dạy học chương nhóm oxi (hóa học lớp 10 n...
 
Đồ Án Thiết Kế Mạng ĐHCNTPHCM
Đồ Án Thiết Kế Mạng ĐHCNTPHCMĐồ Án Thiết Kế Mạng ĐHCNTPHCM
Đồ Án Thiết Kế Mạng ĐHCNTPHCM
 

Similar to Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ

Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphoneĐồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphoneDaren Harvey
 
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩmỨng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩmhieu anh
 
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA hieu anh
 

Similar to Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ (20)

Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphoneĐồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
 
Đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đ
 
Đề tài: Ứng dụng chatbot vào điều khiển nhà thông minh, HAY
Đề tài: Ứng dụng chatbot vào điều khiển nhà thông minh, HAYĐề tài: Ứng dụng chatbot vào điều khiển nhà thông minh, HAY
Đề tài: Ứng dụng chatbot vào điều khiển nhà thông minh, HAY
 
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAYĐề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
 
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
 
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua WebserverĐề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
 
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩmỨng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
 
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩmĐề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
 
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAYĐề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
 
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
 
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAYĐề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
 
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đMô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
 
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộmHệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
 
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã míaĐề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
 
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
 
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đĐề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAY
Đề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAYĐề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAY
Đề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAY
 
Mô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOT
Mô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOTMô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOT
Mô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOT
 
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAYĐề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ

  • 1. i
  • 2. ii TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----o0o---- Tp. HCM, ngày ... tháng ... năm 20... NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: Nguyễn Lệ Hằng MSSV: 15150063 Nguyễn Thị Tươi MSSV: 15141326 Chuyên ngành: Điện tử công nghiệp Mã ngành: 141 Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1 Khóa: 2015 Lớp: 15141DT2C I. TÊN ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG THU THẬP THÔNG TIN VÀ GỌI HỖ TRỢ SẢN XUẤT TRONG XƯỞNG MAY DÙNG CÔNG NGHỆ KHÔNG DÂY II. NHIỆM VỤ 1. Các số liệu ban đầu: Đối tượng nghiên cứu trong xưởng may, công nghệ không dây, ứng dụng hệ thống gọi hỗ trợ sản xuất. Kiến thức cơ bản về ESP8266, LCD, Led 7 đoạn, kiến thức lập trình cho vi điều khiển, các ngôn ngữ để viết web. 2. Nội dung thực hiện: Thiết kế và xây dựng hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây gồm: tìm hiểu các mô hình báo lỗi hiện nay, cách truyền dữ liệu không dây giữa các Module ESP với nhau, thiết kế giao diện các trang web, thiết kế thi công mô hình, viết chương trình điều khiển, viết báo cáo. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 02/03/2019 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 03/07/2019 V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GVC. ThS. Trương Ngọc Anh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  • 3. iii TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----o0o---- Tp. HCM, ngày 13 tháng 3 năm 2019 LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên 1: Nguyễn Lệ Hằng Lớp:15141DT2C MSSV: 15150063 Họ tên sinh viên 2: Nguyễn Thị Tươi Lớp: 15141DT2C MSSV: 15141326 Tên đề tài: Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây Tuần/ngày Nội dung chính cần thực hiện Xác nhận của GVHD Tuần 1 (18/2 – 23/2) Gặp GV bộ môn để nghe phổ biến yêu cầu làm đồ án, nhận giấy giới thiệu làm đồ án. Gặp GVHD để chọn đề tài. Tuần 2 (25/2 – 2/3) GVHD tiến hành xét duyệt đề tài và viết đề cương nộp lại. Tuần 3 (4/3 – 9/3) Tìm hiểu thực trạng các mô hình báo lỗi hiện nay đặc biệt là trong xưởng may. Các loại máy may trong xưởng may và các lỗi tương ứng. Tuần 4 (11/3 – 16/3) - Tìm hiểu Module 8 Led 7 đoạn quét, ma trận phím. - Mô phỏng hoạt động cơ bản trên proteus. - Kết nối các Module ngoài thực tế để xem hoạt động. Tuần 5 (18/3 – 23/3) - Tìm hiểu về ESP8266, cách giao tiếp giữa hai ESP8266 với nhau. - Giao tiếp với hai Module ESP8266 trong thực tế: 1 server + 1 client.
  • 4. iv - Tìm hiểu các bước để tạo ra một trang web. Tuần 6 (25/3 – 30/3) - Giao tiếp với ba Module ESP8266 ngoài thực tế: 1 server + 2 clients. - Nghiên cứu, tìm hiểu cách đưa dữ liệu lên googlesheet thông qua ESP8266. - Tìm hiểu cách tạo một cơ sở dữ liệu dùng MyPHPAdmin. Tuần 7 (1/4 – 6/4) - Nghiên cứu, tìm hiểu cách đưa dữ liệu lên googlesheet thông qua ESP8266. - Lên ý tưởng cho trang web và thống nhất các nội dung sẽ hiển thị lên web. - Tìm hiểu ngôn ngữ HTML vận dụng nó để tạo ra trang web. Tuần 8 (8/4 – 13/4) Tìm hiểu ngôn ngữ CSS để thêm màu sắc, kiểu cách cho các trang web đã viết sử dụng HTML. Tuần 9 (15/4 – 20/4) - Tìm hiểu ngôn ngữ JavaScript để áp dụng vô việc kiểm tra thông tin đăng nhập của người dùng. Tuần 10 (22/4 – 27/4) - Tìm hiểu ngôn ngữ SQL để truy vấn, làm việc với những dữ liệu đã có trên cơ sở dữ liệu. - Tìm hiểu Module I2C và cách thức hoạt động. Tuần 11 (29/4 – 4/5) - Tìm hiểu ngôn ngữ PHP và kết hợp với SQL để kiểm tra các thông tin đăng nhập vô trang web giám sát. - Tìm hiểu về LCD16x2 kết hợp với Module I2C để hiển thị nội dung theo yêu cầu. - Hoàn thành trang web giới thiệu, trang đăng nhập tài khoản người dùng.
  • 5. v Tuần 12 (6/5 – 11/5) - Tìm hiểu cách đưa dữ liệu lên cơ sở dữ liệu thông qua ESP8266. - Xây dựng trang web hiển thị quá trình hoạt động của hệ thống. - Lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu để hiển thi lên trang web giám sát -Thiết kế, lắp ráp mô hình của hệ thống. Tuần 13 (13/5 – 18/5) -Chạy kết hợp các Module với nhau và gửi dữ liệu lên cơ sở dữ liệu. - Kiểm tra hoạt động của phần cứng và các dữ liệu hiển thị trên web giám sát đúng yêu cầu chưa. -Thêm chức năng xuất file excel các dữ liệu theo yêu cầu của người dùng. Tuần 14 (20/5 – 25/5) -Tiếp tục hoàn thiện lại trang web. -Viết báo cáo đồ án tốt nghiêp. -Kiểm tra hoạt động của hệ thống. Tuần 15 (27/5 – 1/6) -Tiếp tục viết báo cáo. -Kiểm tra lại hệ thống để đảm bảo hệ thống làm việc đúng với yêu cầu đặt ra. -Kiểm tra lại hiển thị của trang web giám sát để đảm bảo đúng với yêu cầu. Tuần 16 (3/6 – 8/6) Hoàn thiện quyển ĐATN và gửi cho GVHD xem xét góp ý lần cuối trước khi in và báo cáo. Tuần 17 (10/6 – 15/6) Viết quyển tóm tắt báo cáo đồ án tốt nghiệp. Tuần 18 (17/6 – 22/6) Tiếp tục hoàn thiện báo cáo.
  • 6. vi Tuần 19 (24/6 – 29/6) -Làm slide thuyết trình. -In các giấy tờ, phiếu điểm để bảo vệ. Tuần 20 (1/7 – 6/7) -Nộp quyển ĐATN vào ngày 10/6. -Chuẩn bị cho ngày bảo vệ. GV HƯỚNG DẪN ThS. Trương Ngọc Anh
  • 7. vii LỜI CAM ĐOAN Đề tài này là do chính nhóm chúng em thực hiện trong suốt học kỳ. Trong quá trình thực hiện nhóm đã tham khảo một số tài liệu trước đó để có thêm thông tin kiến thức phục vụ cho việc làm đề tài. Nhóm cam kết không sao chép bất kỳ nội dung ở các tài liệu khác. Nếu có sự gian lận trong việc làm đề tài thì nhóm xin chịu trách nhiệm theo quy định. Họ tên sinh viên 1 Nguyễn Lệ Hằng Họ tên sinh viên 2 Nguyễn Thị Tươi
  • 8. viii LỜI CẢM ƠN Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trương Ngọc Anh giảng viên hướng dẫn của nhóm trong việc thực hiện đồ án tốt nghiệp học kỳ này. Nhờ sự chỉ dẫn tận tình cũng như những định hướng của thầy mỗi khi nhóm gặp khó khăn đã giúp nhóm tìm ra hướng giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện để hoàn thành đề tài. Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Giàu đã hỗ trợ chúng em trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Nhóm gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các thầy cô đã giảng dạy chúng em trong suốt quá trình học tại trường. Đặc biệt, là các giảng viên khoa Điện – Điện tử đã dạy bảo, chia sẻ các kiến thức về chuyên ngành để nhóm có thể áp dụng vô đồ án tốt nghiệp và cho công việc sau này của bản thân. Nhóm cũng cảm ơn đến bạn bè, anh chị đã có những chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tế của mọi người cho nhóm khi gặp khó khăn. Và cuối cùng là lời cảm ơn đến các bậc phụ huynh, người thân trong gia đình. Nhờ sự quan tâm, ủng hộ và những lời động viên của mọi người đã giúp nhóm hoàn thành xong chương trình đại học để có những kiến thức vào đời. Xin chân thành cảm ơn! Họ tên sinh viên 1 Nguyễn Lệ Hằng Họ tên sinh viên 2 Nguyễn Thị Tươi
  • 9. ix MỤC LỤC Trang bìa.................................................................................................................. i Nhiệm vụ đồ án.......................................................................................................ii Lịch trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.....................................................................iii Lời cam đoan .......................................................................................................vii Lời cảm ơn...........................................................................................................viii Mục lục .................................................................................................................. ix Liệt kê hình vẽ ......................................................................................................xii Liệt kê bảng .......................................................................................................... xv Tóm tắt................................................................................................................. xvi CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU .................................................................................................. 1 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 2 1.4. GIỚI HẠN.................................................................................................... 2 1.5. BỐ CỤC....................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................4 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI MÁY MAY.................................................. 4 2.1.1 Máy may 1 kim (MM1K).......................................................................... 4 2.1.2 Máy đính cúc (MĐC) ................................................................................ 4 2.2 GIỚI THIỆU MODULE ESP8266............................................................... 5 2.2.1 Sơ đồ chân của ESP8266........................................................................... 5 2.2.2 Thông số phần cứng .................................................................................. 6 2.2.3 Các loại Module ESP8266 trên thị trường ................................................ 6
  • 10. x 2.3 MODULE ESP-12E NODE MCU............................................................... 7 2.4 MODULE 8 LED 7 ĐOẠN MAX7129 ....................................................... 9 2.5 LCD 1602 VÀ MODULE I2C ................................................................... 12 2.5.1 LCD1602................................................................................................. 12 2.5.2 Module I2C.............................................................................................. 13 2.6 MA TRẬN PHÍM 4X4............................................................................... 14 2.7 KHÁI QUÁT VỀ MẠNG KHÔNG DÂY WI-FI ...................................... 15 2.7.1 Giới thiệu................................................................................................. 15 2.7.2 Nguyên tắc hoạt động.............................................................................. 15 2.7.3 Một số chuẩn Wi-Fi................................................................................. 16 2.8 WEBSERVER VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ....................................................... 17 2.8.1 Tổng quan về Website và các ngôn ngữ lập trình Website..................... 17 2.8.2 Khái quát về ngôn ngữ HTML................................................................ 18 2.8.3 Khái quát về ngôn ngữ CSS .................................................................... 19 2.8.4 Khái quát về ngôn ngữ JavaScript........................................................... 19 2.8.5 Khái quát về ngôn ngữ PHP.................................................................... 20 2.8.6 Khái quát về cơ sở dữ liệu SQL .............................................................. 20 2.8.7 Khái quát về phpMyAdmin..................................................................... 21 CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ. ...........................................23 3.1 GIỚI THIỆU............................................................................................... 23 3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHẦN CỨNG ............................................ 23 3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống ................................................................... 23 3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch ...................................................................... 27 3.2.3 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch ..................................................................... 32 3.3 THIẾT KẾ PHẦN MỀM............................................................................ 33
  • 11. xi 3.3.1 Lựa chọn môi trường để thiết kế, quản trị và lưu dữ liệu trên database . 33 3.3.2 Thiết kế trang webserver ......................................................................... 34 CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG .................................................35 4.1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 35 4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG............................................................................ 35 4.2.1 Thi công bo mạch.................................................................................... 35 4.2.2 Lắp ráp và kiểm tra.................................................................................. 37 4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH................................................... 38 4.3.1 Đóng gói bộ điều khiển ........................................................................... 38 4.3.2 Thi công mô hình .................................................................................... 39 4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG.......................................................................... 41 4.4.1 Lưu đồ giải thuật ..................................................................................... 41 4.4.2 Nguyên lý hoạt động của mạch ............................................................... 46 4.4.3 Phần mềm lập trình cho vi điều khiển..................................................... 52 4.4.4 Phần mềm lập trình cho máy tính............................................................ 57 4.5 VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THAO TÁC....................... 62 4.5.1 Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng .............................................................. 62 4.5.2 Quy trình thao tác.................................................................................... 65 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ - NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ ..........................66 5.1 KẾT QUẢ................................................................................................... 66 5.1.1 Kết quả phần cứng................................................................................... 66 5.1.2 Kết quả phần mềm................................................................................... 66 5.1.3 Kết quả chạy trong thực tế ...................................................................... 68 5.2 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ .................................................................... 74 5.2.1 Về phần cứng........................................................................................... 74
  • 12. xii 5.2.2 Về phần mềm........................................................................................... 75 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......................76 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 76 6.2 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 76 6.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................78 PHỤ LỤC..................................................................................................79
  • 13. xiii LIỆT KÊ HÌNH VẼ Hình Trang Hình 2-1: Máy may 1 kim........................................................................................... 4 Hình 2-2: Máy đính cúc .............................................................................................. 5 Hình 2-3: Sơ đồ chân của ESP6266MOD................................................................... 6 Hình 2-4: Sơ đồ chân của Module ESP8266-12E Node MCU................................... 8 Hình 2-5: Các bit dữ liệu tương ứng với các đoạn của mã 7 đoạn ........................... 11 Hình 2-6: Hình ảnh mặt trước của LCD 16x2 .......................................................... 12 Hình 2-7: Module chuyển đổi I2C cho LCD16x2 .................................................... 13 Hình 2-8: Sơ đồ nguyên lý của ma trận phím 4x4 .................................................... 14 Hình 2-9: Sơ đồ nguyên lý của mạch chia áp ........................................................... 15 Hình 2-10: Mô hình Wi-Fi........................................................................................ 16 Hình 2-11: Giao diện của phpMyAdmin .................................................................. 22 Hình 3-1: Sơ đồ khối của đề tài................................................................................. 24 Hình 3-2: Nguồn adapter........................................................................................... 31 Hình 3-3: Sơ đồ nguyên lý của khối tiếp nhận lỗi .................................................... 32 Hình 3-4: Sơ đồ nguyên lý của khổi hiển thị ở phòng giám sát................................ 33 Hình 4-1: Mạch in của mạch chia áp ........................................................................ 35 Hình 4-2: Vị trí các linh kiện của mạch chia áp........................................................ 36 Hình 4-3: Hình 3D của mạch chia áp........................................................................ 36 Hình 4-4: Mạch chia áp............................................................................................. 37 Hình 4-5: Lắp ráp và kiểm tra khối tiếp nhận lỗi...................................................... 37 Hình 4-6: Lắp ráp và kiểm tra khối hiển thị lỗi ........................................................ 38 Hình 4-7: Bản vẽ 2D của khối hiển thị ở phòng giám sát......................................... 38 Hình 4-8: Bản vẽ 2D của khối tiếp nhận lỗi ............................................................ 39 Hình 4-9: Bản vẽ 3D của khối hiển thị lỗi và khối tiếp nhận lỗi .............................. 39 Hình 4-10: Các phần của mô hình............................................................................. 40 Hình 4-11: Mô hình khối hiển thị trong phòng giám sát .......................................... 40 Hình 4-12: Mô hình khối tiếp nhận lỗi ..................................................................... 40 Hình 4-13: Lưu đồ giải thuật của hệ thống ở máy may 1 kim.................................. 42
  • 14. xiv Hình 4-14: Lưu đồ chương trình con gửi dữ liệu tới khối ở phòng giám sát............ 43 Hình 4-15: Lưu đồ chương trình con gửi dữ liệu lên cơ sở dữ liệu .......................... 43 Hình 4-16: Lưu đồ chương trình con chuyển trang .................................................. 44 Hình 4-17: Lưu đồ giải thuật khối hiển thị trong phòng giám sát ............................ 45 Hình 4-18: Lưu đồ giải thuật của giao diện người dùng trên web............................ 46 Hình 4-19: Trang web giám sát khi xảy ra lỗi trên máy may 1 kim ......................... 47 Hình 4-20: Khối hiển thi ở phòng giám sát (bên trái) và khối tiếp nhận lỗi (bên phải) khi xảy ra lỗi trên máy may 1 kim................................................................... 48 Hình 4-21: Trang web giám sát khi lỗi trên máy may 1 kim đang được xử lý......... 48 Hình 4-22: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên trái) và khối tiếp nhận lỗi (bên phải) khi lỗi trên máy may 1 kim đang được xử lý................................................... 49 Hình 4-23: Trang web giám sát khi lỗi ở máy may 1 kim xử lý lỗi xong ................ 49 Hình 4-24: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên trái) và khối tiếp nhận lỗi (bên phải) khi lỗi trên máy may 1 kim được xử lý xong................................................... 50 Hình 4-25: Khối tiếp nhận lỗi khi xảy ra các trường hợp mất kết nối...................... 51 Hình 4-26: Trang tải phần mềm Arduino IDE.......................................................... 52 Hình 4-27: Hình lựa chọn các dạng tải phầm mềm .................................................. 53 Hình 4-28: Giao diện làm việc của Arduino IDE ..................................................... 54 Hình 4-29: Hộp thoại Preferences đã thêm đường link vào ô Additional Board Manager URLs.......................................................................................................... 55 Hình 4-30: Hộp thoại Board Manager ...................................................................... 56 Hình 4-31: Cửa sổ chọn Board và Port cho Module ESP-12E Node MCU ............. 56 Hình 4-32: Cửa sổ kiểm tra cài đặt .NET Framework 4.5.2..................................... 57 Hình 4-33: Trang tải phần mềm Visual Studio Code................................................ 57 Hình 4-34: Biểu tượng cài đặt Visual Studio Code .................................................. 58 Hình 4-35: Cài đặt Visual Studio Code bước 1 ........................................................ 58 Hình 4-36: Cài đặt Visual Studio Code bước 2 ........................................................ 59 Hình 4-37: Cài đặt Visual Studio Code bước 3 ........................................................ 59 Hình 4-38: Cài đặt Visual Studio Code bước 4 ........................................................ 60 Hình 4-39: Giao diện của Visual Studio Code.......................................................... 60 Hình 4-40: Tạo file mới trong Visual Studio Code................................................... 61 Hình 4-41: Giao diện viết chương trình của Visual Studio Code............................. 61
  • 15. xv Hình 4-42: Quá trình kết nối Wi-Fi và kết nối thành công....................................... 63 Hình 4-43: Các bước vận hành của hệ thống............................................................ 65 Hình 5-1: Mô hình của các khối trong hệ thống ....................................................... 66 Hình 5-2: Trang giới thiệu của đề tài........................................................................ 67 Hình 5-3: Trang đăng nhập ....................................................................................... 67 Hình 5-4: Thông báo khi đăng nhập thiếu thông tin................................................. 67 Hình 5-5: Thông báo khi đăng nhập sai thông tin..................................................... 68 Hình 5-6: Trang web giám sát................................................................................... 68 Hình 5-7: Kết quả phần cứng trường hợp 1 .............................................................. 71 Hình 5-8: Kết quả phần cứng trường hợp 2 .............................................................. 71 Hình 5-9: Kết quả phần cứng trường hợp 3 .............................................................. 72 Hình 5-10: Kết quả phần cứng trường hợp 4 ............................................................ 72 Hình 5-11: Khối tiếp nhận lỗi khi mất kết nối tới khối hiển thị lỗi .......................... 73 Hình 5-12: Khối tiếp nhận lỗi mất kết nối đến webserver........................................ 73 Hình 5-13: Toàn hệ thống bị mất kết nối Wi-Fi ....................................................... 74 Hình 5-14: Kết quả khi chuyển trang........................................................................ 74
  • 16. xvi LIỆT KÊ BẢNG Bảng Trang Bảng 1-1: Kích thước của các mô hình....................................................................... 2 Bảng 2-1: Bảng so sánh các thông số của ESP-01, ESP-12E Node MCU, Wemos D1 mini........................................................................................................................ 7 Bảng 2-2: Thông số các chân Module ESP-12E Node MCU..................................... 8 Bảng 2-3: Bảng địa chỉ thanh ghi của MAX7219..................................................... 10 Bảng 2-4: Bảng mã nhị phân của các ký tự hiển thị trên Led 7 đoạn....................... 11 Bảng 2-5: Thông số các chân của LCD16x2 ............................................................ 12 Bảng 2-6: Một số chuẩn Wi-Fi.................................................................................. 16 Bảng 4-1: Giá trị của các linh kiện trong mạch chia áp............................................ 36 Bảng 4-2: Bảng thông tin các ký tự đặc biệt hiển thị LCD và trạng thái đèn........... 51 Bảng 4-3: Các mã lỗi trên máy may 1 kim ............................................................... 62 Bảng 4-4: Các mã lỗi trên máy đính cúc................................................................... 62 Bảng 5-1: Kết quả hoạt động khi chạy riêng ở máy may 1 kim ............................... 69 Bảng 5-2: Kết quả hoạt động khi chạy riêng ở máy đính cúc................................... 69 Bảng 5-3: Kết quả hoạt động khi chạy ở 2 máy may cùng 1 lúc .............................. 70
  • 17. xvii TÓM TẮT Đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây” cho phép nhân viên gửi thông báo sản xuất khi nhận thấy bất thường, căn cứ vào tín hiệu hệ thống tiếp nhận lỗi gửi đến phòng giám sát, bộ phận quản lý điều hành quá trình sản xuất điều động người phù hợp đến giải quyết vấn đề. Nội dung của đồ án nhóm sẽ đi sâu vô tìm hiểu cách truyền nhận dữ liệu giữa các vi điều khiển trên Module ESP8266 để điều khiển các thiết bị ngoại vi tương ứng, tìm hiểu cách tạo ra trang web, tạo cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin cũng như lấy các thông tin đó để hiển thị trên web. Kết quả nhóm đạt được sau khi thực hiện đề tài đó là thiết kế được khối báo lỗi ổn định, khối hiển thị lỗi rõ ràng, dễ quan sát. Và giao diện web thân thiện với người dùng, hiển thị được thông tin hoạt động của các máy may. Các thông tin về tình trạng hoạt động sẽ được lưu lại để tiện cho việc xuất file excel làm báo cáo của người quản lý.
  • 18. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 1 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội luôn phát triển rất nhanh, kéo theo đó là nhu cầu của con người trong cuộc sống ngày càng được quan tâm hơn, họ sẽ chọn những điều tốt cho bản thân và loại bỏ những điều không tốt. Qua đó các công ty, xí nghiệp nói chung và các nhà máy may công nghiệp nói riêng ngày càng mở rộng sản xuất nhưng vẫn đảm bảo về số lượng và chất lượng để phục vụ cho nhu cầu sống của người dân. Một nhà máy may công nghiệp có rất nhiều xưởng may, trong mỗi một xưởng lại có rất nhiều dây truyền may khác nhau. Số lượng công nhân trong một xưởng may có thể lên tới vài trăm hay hàng ngàn công nhân. Khi xảy ra sự cố nào đó trong quá trình sản xuất, người công nhân phải tìm kiếm, thông báo cho bộ phận quản lý sau đó bộ phận này sẽ ghi chép các thông tin đó lại và liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật đến giải quyết vấn đề. Với cách hoạt động truyền thống như vậy bộ phận quản lý phải di chuyển liên tục trong xưởng để xem có sự cố nào xảy ra hay không. Việc này làm mất rất nhiều thời gian của công nhân, bộ phận quản lý. Đến cuối ngày bộ phận quản lý phải ghi nhận, tổng hợp thông tin lại một cách thủ công có thể gây ra những sai sót ảnh hưởng đến việc báo cáo tổng hợp về hoạt động của dây chuyền nào đó. Từ những vấn đề trên, chúng em đề xuất xây dựng mô hình “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây”. Hệ thống này sử dụng vi điều khiển ESP8266-12E được tích hợp sẵn trên Module ESP8266-12E Node MCU, các bộ nút nhấn, đèn thông báo và bảng Led để hiển thị các thông tin. Người công nhân khi gặp sự cố sản xuất có thể nhấn nút để thông báo ngay lập tức cho bộ phận quản lý để liên hệ với bộ phận hỗ trợ tới xử lý. Thông tin về các lỗi đã xảy ra được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu để thuận tiện cho việc truy xuất thông tin sau này. 1.2 MỤC TIÊU Thiết kế và thi công mô hình thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may, sử dụng bảng Led để hiển thị các vấn đề liên quan đến sự cố xảy ra và sau đó đưa dữ liệu lên cơ sở dữ liệu thông qua mạng Wi-Fi.
  • 19. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 2 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  NỘI DUNG 1: Tìm hiểu thực trạng của các mô hình thông báo lỗi trong sản xuất công nghiệp đặc biệt là trong xưởng may.  NỘI DUNG 2: Tìm hiểu cách thức truyền dữ liệu giữa các Module ESP8266 với nhau.  NỘI DUNG 3: Thiết kế giao diện để giám sát webserver, tạo cơ sở dữ liệu.  NỘI DUNG 4: Tìm hiểu cách đưa dữ liệu lên cơ sở dữ liệu thông qua ESP8266.  NỘI DUNG 5: Thiết kế và thi công hệ thống báo lỗi, hệ thống hiển thị kết hợp với các bộ nút nhấn, đèn báo hiệu và bảng Led để đáp ứng được các yêu cầu của đề tài.  NỘI DUNG 6: Viết chương trình tạo giao diện web, điều khiển cho vi điều khiển, nạp code và chạy thử nghiệm sản phẩm, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống.  NỘI DUNG 5: Đánh giá kết quả thực hiện. 1.4 GIỚI HẠN Với đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây” nhóm sẽ thiết kế và dừng lại ở các vấn đề sau:  Kích thước của các mô hình thể hiện trong bảng 1-1. Bảng 1-1: Kích thước của các mô hình Khối Kích thước (cm) Khối tiếp nhận lỗi của máy may 1 kim 9x5x11 Khối tiếp nhận lỗi của máy đính cúc 9x5x11 Khối hiển thị thông báo trong phòng giám sát 11x5x6  Trang đăng nhập chỉ cần cung cấp tên và mật khẩu chính xác là có thể truy cập vô trang web giám sát.  Trang web giám sát sẽ hiển thị năm thông tin mới nhất của hai máy, ứng với mỗi trạng thái, đèn sẽ chuyển màu tương ứng. Có ô chọn ngày giúp người
  • 20. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 3 dùng chọn ngày muốn xuất file excel và nút nhấn xuất file excel. Nút nhấn đăng xuất để người dùng đăng xuất khỏi trang giám sát đảm bảo sự an toàn.  Tại các máy may, có nút nhấn cho người dùng tương tác khi xảy ra lỗi, màn hình hiển thị các thông tin về lỗi để người dùng dễ dàng sử dụng.  Tại phòng giám sát, hiển thị các thông tin về máy bị lỗi, các lỗi đang xảy ra và các lỗi đang được xử lý. 1.5 BỐ CỤC  Chương 1: Tổng quan Chương này đặt vấn đề dẫn nhập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, các giới hạn, thông số và bố cục của đồ án.  Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Nội dung chương 2 tập trung vào những lí thuyết để thực hiện đề tài bao gồm kiến thức về: Module ESP8266, các Module giao tiếp ngoại vi đáp ứng yêu cầu của đề tài, chuẩn giao tiếp I2C. Sử dụng công nghệ không dây Wi-Fi gửi dữ liệu và giao tiếp giữa các khối trong hệ thống với nhau. Giới thiệu các ngôn ngữ để thiết kế Webserver cơ bản và cách tạo ra cơ sở dữ liệu.  Chương 3: Tính toán và thiết kế Chương 3 trình bày chi tiết các bước thiết kế phần cứng cũng như phần mềm, cùng với việc tính toán để phụ hợp với các chức năng của đề tài. Các yêu cầu khi viết chương trình cho ESP8266, giao diện tiếp xúc người dùng và hiển thị thông tin trên Webserver. Chương 4: Thi công hệ thống Nội dung chương 4 trình bày quá trình thi công phần cứng, thi công phần mềm. Quá trình thi công PCB, lắp ráp, kiểm tra mạch.  Chương 5: Kết quả - Nhận xét – Đánh giá Chương này trình bày các kết quả đạt được sau khi hoàn thành hệ thống, đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả đạt được.  Chương 6: Kết luận và hướng phát triển Chương 6 nhóm đi đến kết luận hệ thống có đạt yêu cầu đặt ra hay không, cũng như những giới hạn của đề tài và đưa ra hướng phát triển cho đề tài.
  • 21. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI MÁY MAY Ở những năm trước, khi xã hội chưa phát triển, khoa học công nghệ chưa được đề cập cao và áp dụng nhiều vào sản xuất kinh doanh, con người hay sử dụng những loại máy may thủ công. Nhưng ngày nay, hầu hết ở các xưởng may đã thay thế toàn bộ bằng những loại máy may công nghiệp với công suất hoạt động lớn hơn, không tốn nhiều thời gian và công sức của con người. Tuy nhiên, trong đề tài này nhóm chỉ khảo sát hai loại máy may công nghiệp là: máy may 1 kim và máy đính cúc. 2.1.1 Máy may 1 kim (MM1K) Máy may công ngiệp 1 kim là một trong những thiết bị quan trọng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam. Có một số thương hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp máy may 1 kim như: Brother, Juki, Jack, ... Đây là loại máy dùng để may, lắp ghép các bộ phận của quần áo và các sản phẩm công nghiệp. Hình 2-1 là ví dụ máy may 1 kim của hãng Juki. Hình 2-1: Máy may 1 kim 2.1.2 Máy đính cúc (MĐC) Máy đính cúc điện tử là một loại máy may cũng rất quan trọng trong ngành may mặc. Nó dùng để gắn các chi tiết lên sản phẩm may, các loại cúc, móc, đai, ... Các chi tiết cài khóa được gắn lên các sản phẩm may bằng đường may móc xích đơn. Đường may của máy này là đường may móc xích đơn do một chỉ của một kim tạo ra những móc xích và tự khóa lấy nhau ở lớp dưới lớp nguyên liệu tạo thành đường may. Các cúc được đính sát với nguyên liệu hoặc hở, loại cúc dùng để đính
  • 22. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 5 là cúc phẳng 2 lỗ, 4 lỗ, cúc có chân. Hình 2-2 là một ví dụ về máy đính cúc của hãng Juki. Hình 2-2: Máy đính cúc 2.2 GIỚI THIỆU MODULE ESP8266 ESP8266 là dòng chip tích hợp Wi-Fi 2.4Ghz có thể lập trình được, giá thành rẻ và được sản xuất bởi một công ty bán dẫn Trung Quốc: Espressif Systems. Phiên bản đầu tiên được phát hành vào tháng 8 năm 2014, đóng gói đưa ra thị trường dạng Module ESP 01 do bên thứ 3 là AI-Thinker sản xuất ra. Module này có khả năng kết nối Internet qua mạng Wi-Fi một cách nhanh chóng và sử dụng rất ít linh kiện đi kèm. Với giá cả phù hợp cũng như các tính năng vượt trội ESP8266 ngày càng được dùng nhiều trong cuộc sống đặc biệt là các dự án học tập nghiên cứu của sinh viên. ESP8266 có một cộng đồng các nhà phát triển trên thế giới rất lớn, cung cấp nhiều Module lập trình mã mở giúp nhiều người có thể tiếp cận và xây dựng ứng dụng rất nhanh. Hiện nay, tất cả các dòng chip ESP8266 trên thị trường đều mang nhãn ESP8266EX, là phiên bản nâng cấp của ESP8266. 2.2.1 Sơ đồ chân của ESP8266
  • 23. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 6 Sơ đồ chi tiết các chân của ESP8266 được làm rõ trong hình 2-3: Hình 2-3: Sơ đồ chân của ESP8266MOD 2.2.2 Thông số phần cứng  Bộ xử lý lõi ESP8266 tích hợp MCU micro 32-bit công suất thấp Tensilica Xtensa LX106 chạy với tốc độ 80 MHz và 160Mhz.  Bộ nhớ Flash ngoài từ 512KB đến 4MB.  Chuẩn Wi-fi IEEE 802.11 b/g/n, Wi-Fi 2.4 GHz. Tích hợp giao thức TCP/IP.  Có 16 chân GPIO.  Tốc độ truyền UART lên đến 4Mbps.  Hổ trợ SDIO 2.0, UART, SPI, I2C, PWM, I2S với DMA.  Một bộ chuyển đổi ADC có độ chính xác cao 10-bit.  Dải nhiệt độ hoạt động rộng: -40C ~ 125C.  Có thể dùng tập lệnh AT.  Hỗ trợ phát triển trên cả hai môi trường hệ điều hành Windows và Linux. 2.2.3 Các loại Module ESP8266 trên thị trường Để đơn giản cho người sử dụng ở mọi lứa tổi, ngành nghề, dự án trên thị trường xuất hiện rất nhiều Module mạch phát triển toàn diện phù hợp với các yêu
  • 24. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 7 cầu trên. Một số Module ESP8266 điển hình như: ESP-01, ESP-02, ESP-03, ESP- 07, ESP-12F, … và một số Module mạch phát triển như: NodeMCU, Wemos, … Trong đó, có ba loại được sử dụng nhiều và cũng khá là tốt như ESP-01, ESP-12E Node MCU và Wemos D1 Mini. Với giá thành hợp lý, có thể đáp ứng nhu cầu các dự án tiên tiến và một điều đặc biệt là các Module mạch trên còn tương thích với với Arduino IDE rất tiện lợi cho việc lập trình để phát triển. Bảng 2-1: Bảng so sánh thông số của ESP-01, ESP-12E Node MCU, Wemos D1 Mini Thông số ESP-01 ESP-12E Node MCU Wemos D1 Mini Số chân GPIO 4 (bao gồm TX và RX) 11 11 Số chân ADC 1 1 1 Bộ nhớ Plash 1MB (phiên bản nâng cấp) 4MB 4MB Chú thích các chân Không Có Có USB chuyển đổi Không Có Có Kích thước 24,75 x 14.5mm 48,55 x 25,6mm 34,2 x 25,6mm 2.3 MODULE ESP-12E NODE MCU Sau khi tìm hiểu một số loại Module mạch phát triển nhóm chúng lựa chọn Module ESP-12E Node MCU. Với các đặc điểm đó là nhiều chân I/O, giá cả hợp lý, rất dễ tìm và mua ngoài thị trường, nạp chương trình điều khiển cho Module dễ dàng thông qua Arduino IDE và cổng COM của máy tính. Tồng quan về Module ESP-12E Node MCU:  Dòng điện hoạt động: 10uA~170mA.  Bộ nhớ Flash: 16MB.  Tích hợp giao thức TCP/IP.  Bộ xử lý: Tensilica L106 32-bit.  Tốc độ bộ xử lý: 80~160MHz.
  • 25. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 8  Cấp nguồn: 5VDC MicroUSB hoặc V-in.  GPIO giao tiếp mức 3.3VDC.  Tích hợp Led báo trạng thái, nút Reset, nút Flash.  Tương thích hoàn toàn với trình biên dịch Arduino IDE. Dưới đây là sơ đồ chân của Module ESP-12E Node MCU: Hình 2-4: Sơ đồ chân của Module ESP-12E Node MCU Đối với những yêu cầu của đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây” nhóm chỉ sử dụng chức năng của chân ADC, chân SCL, SDA và các chân GPIO của Module ESP-12E Node MCU. Chức năng chi tiết từng chân của Module ESP-12E Node MCU được làm rõ trong bảng 2-2: Bảng 2-2: Thông số các chân của Module ESP-12E Node MCU Nhãn GPIO Input Output Chú thích D0 GPIO16 Không ngắt Không hỗ trợ PWM hoặc I2C Chế độ Deep-sleep wakeup D1 GPIO5 Tốt Tốt Thường được sử dụng như SCL (I2C)
  • 26. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 9 D2 GPIO4 Tốt Tốt Thường được sử dụng như SDA (I2C) D3 GPIO0 Kéo mức cao Tốt Kết nối với nút Flash, khởi động thất bại nếu ở mức thấp D4 GPIO2 Kéo mức cao Tốt Kết nối với Led trên Module, khởi động thất bại nếu ở mức thấp D5 GPIO14 Tốt Tốt SCLK (SPI) D6 GPIO12 Tốt Tốt MISO (SPI) D7 GPIO13 Tốt Tốt MOSI (SPI) D8 GPIO15 Kéo mức thấp Tốt CS (SPI). Khởi động thất bại nếu kéo mức cao RX GPIO3 Tốt Chân RX Mức cao khi khởi động TX GPIO1 Chân TX Tốt Mức cao khi khởi động A0 ADC0 Ngõ ra Analog Không 2.4 MODULE 8 LED 7 ĐOẠN MAX7219 Để hiển thị, quan sát các thông tin về lỗi khi công nhân thông báo sẽ có rất nhiều cách ví dụ như hiển thị trên màn hình OLED, màn hình LCD, các Led 7 đoạn,… Với mục đích chỉ hiển thị các mã lỗi theo dạng số nên nhóm chọn Led 7 đoạn cụ thể là dùng Module 8 Led 7 đoạn Max7219. Module 8 Led 7 đoạn Max7219 được phát triển và sản xuất giúp người dùng dễ dàng điều khiển, hiển thị thông tin lên 8 Led 7 đoạn mà chỉ cần 3 chân giao tiếp thông qua chip điều khiển hiển thị Max7219 từ MAXIM. Nó cung cấp giao diện nối tiếp để quét đa kênh, trình điều khiển đoạn, chữ số và RAM tĩnh 8x8 để lưu các giá trị số. Module có thể điều chỉnh độ sáng của màn hình 16 cấp thông qua bộ điều chế độ rộng xung bên trong. Ngoài ra, Module còn có khả năng mở rộng thêm các Led qua cổng đầu ra nối tiếp và nó còn có bộ thư viện đi kèm rất dễ dàng sử dụng.
  • 27. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 10 Module 8 Led 7 đoạn Max7219 được cấp nguồn 3.3VDC đến 5VDC. Dữ liệu được chuyển đến Module thông qua giao diện SPI. Các kết nối có sẵn trên Module mạch như MOSI, CLK và CS để giao tiếp giữa Module ESP-12E Node MCU và Chip Max7219. Với mỗi lần xuất hiện của xung CLK dữ liệu sẽ được chuyển vào thanh ghi dịch 16 bit. Thanh ghi dịch 16 bit được gán địa chỉ từ D0-D15, trong đó D0-D7 chứa dữ liệu, D8-D11 chứa địa chỉ thanh ghi và D12-D15 là các bit không quan tâm. D15 là bit có trọng số cao nhất (MSB) được nhận dữ liệu đầu tiên. Bảng 2-3 liệt kê các thanh ghi điều khiển và chữ số địa chỉ đầy đủ của Max7219: Bảng 2-3: Bảng địa chỉ thanh ghi của Max7219 Max7219 chứa năm thanh ghi điều khiển: chế độ giải mã, cường độ hiển thị, giới hạn quét (số chữ số được quét), tắt máy và kiểm tra hiển thị (bật tất cả các đèn Led). Trong đó thanh ghi chế độ giải mã (địa chỉ 0x09) đặt mã BCD Binary (0-9, E, H, L, P và “-”) hoặc không giải mã cho chữ số. Mỗi bit trong thanh ghi tương ứng
  • 28. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 11 với một chữ số. Một mức logic cao sẽ giải mã mã Binary, nếu mức logic thấp thì bỏ qua bộ giãi mã. Khi chế độ giải mã mã Binary được sử dụng, bộ giải mã chỉ nhìn vào bit D0-D3, bỏ qua các bit D4-D6. Bit 7 độc lập với bộ giải mã và hiển thị dấu thập phân nếu nó được thiết lập (D7 = 1). Bảng 2-4 cung cấp danh sách đầy đủ các mã nhị phân của các ký tự có thể hiển thị trên Led 7 đoạn. Bảng 2-4: Bảng mã nhị phân của các ký tự hiển thị trên Led 7 đoạn Khi chế độ giải mã không được chọn, các bit dữ liệu D7-D0 tương ứng với các đoạn của Led 7 đoạn như hình 2-5. Hình 2-5: Các bit dữ liệu tương ứng với các đoạn của mã 7 đoạn
  • 29. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 12 2.5 LCD 1602 VÀ MODULE I2C 2.5.1 LCD 1602 Để người công nhân dễ dàng làm việc với hệ thống thì việc sử dụng Led 7 đoạn sẽ không thích hợp vì nó chỉ hiển thị được các số từ 0 đến 9 hoặc số hex từ 0 đến F. Chính vì vậy, nhóm sử dụng màn hình LDC 16x2 để giải quyết vấn đề trên. LCD có rất nhiều loại khác nhau được phân biệt theo kích thước ví dụ: LCD 1602 nghĩa là có 2 hàng mỗi hàng gồm 16 kí tự, LCD 2004 nghĩa là có 4 hàng mỗi hàng gồm 20 kí tự. Hình 2-6: Hình ảnh mặt trước của LCD 1602 Chi tiết chức năng các chân của LCD 1602 trong bảng 2-5: Bảng 2-5: Thông số các chân của LCD 1602 Chân số Tên chân Input/Output Chức năng tín hiệu 1 Vss Power GND 2 Vdd Power +3V đến +5V 3 Vo Analog Điều khiển độ tương phản 4 RS Input Thanh ghi lựa chọn tín hiệu H: data signal, L: instruction signal 5 R/W Input Đọc/Ghi. H: read mode, L: write mode 6 E Input Tín hiệu cho phép H → L 7 DB0 I/O Dữ liệu (LSB) 8 DB1 I/O Dữ liệu 9 DB2 I/O Dữ liệu 10 DB3 I/O Dữ liệu 11 DB4 I/O Dữ liệu
  • 30. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 13 12 DB5 I/O Dữ liệu 13 DB6 I/O Dữ liệu 14 DB7 I/O Dữ liệu (MSB) 15 A/Vee Input 4,2V cho đầu ra điện áp LED/tiêu cực 16 K Input Nguồn cho B/L (0V) Chân của LCD được chia làm 3 dạng tín hiệu:  Các chân cấp nguồn: Chân số 1 là chân nối GND, chân thứ 2 nối với nguồn 5VDC. Chân thứ 3 dùng để chỉnh độ sáng màn hình LCD thường nối với biến trở để thuận tiện cho việc thay đổi độ sáng.  Các chân điều khiển: Chân số 4 là chân RS dùng điều khiển lựa chọn thanh ghi. Chân R/W dùng để điều khiển quá trình đọc và ghi. Chân E là chân cho phép dạng xung chốt.  Các chân dữ liệu D7-D0: Chân số 7 đến chân số 14 là tám chân dùng để trao đổi dữ liệu giữa thiết bị điều khiển và LCD. 2.5.2 Module I2C Việc sử dụng LCD để hiển thị rất tiện lợi nhưng có một điều bất tiện là LCD có quá nhiều chân gây khó khăn trong quá trình đi dây và chiếm nhiều chân của Module ESP-12E Node MCU. Để hệ thống đơn giản và gọn gàng hơn nhóm chọn Module I2C giao tiếp với LCD, thay vì dùng tối thiểu 6 chân của Module ESP-12E Node MCU để kết nối với LCD (RS, EN, D7, D6, D5 và D4) thì với Module I2C chỉ cần dùng hai chân SCL và SDA. Trong đó, chân SCL có tác dụng đồng bộ hóa giữa các thiết bị khi truyền dữ liệu, còn chân SDA là chân cho dữ liệu truyền qua. Hình 2-7: Module chuyển đổi I2C cho LCD 1602
  • 31. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 14 Một vài thông số kỹ thuật:  Điện áp hoạt động: 2,5VDC – 6VDC  Hỗ trợ màn hình: LDC1602, 1604, 2004 (driver HD44780)  Giao tiếp: I2C  Địa chỉ mặc định: 0X27  Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD. 2.6 MA TRẬN PHÍM 4X4 Ma trận phím là tổ hợp của các nút nhấn đơn, được kết nối với nhau theo các hàng và các cột. Ma trận phím 4x4 có 16 nút nhấn gồm 4 hàng và 4 cột. Các nút nhấn trong cùng một hàng và một cột được nối với nhau, vì vậy ma trận phím 4x4 sẽ có tổng cộng 8 ngõ ra. Hình 2-8: Sơ đồ nguyên lý của ma trận phím 4x4 Để giao tiếp Module ESP-12E Node MCU với ma trận phím có hai phương pháp.  Phương pháp 1: Nối trực tiếp tám chân của ma trận phím với các chân I/O của Module ESP-12E Node MCU.  Phương pháp 2: Giao tiếp một dây cho bàn phím thông qua chân ADC của Module ESP-12E Node MCU, phương pháp này sử dụng khái niệm bộ chia điện áp khác nhau cho mỗi phím được nhấn. Nhóm chọn phương pháp 2 để đọc các giá trị ADC trả khi đó sẽ biết được phím nào đã nhấn.
  • 32. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 15 Hình 2-9: Sơ đồ nguyên lý mạch chia áp 2.7 KHÁI QUÁT VỀ MẠNG KHÔNG DÂY WI-FI 2.7.1 Giới thiệu Wi-Fi viết tắt của từ Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Hệ thống thường được sử dụng tại các sân bay, thư viện, trường học, khách sạn,... cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện nay thì mạng Wi-Fi đã được lắp đặt tại nhà riêng hoặc bất cứ đâu mà người dùng muốn cài đặt. Với việc sử dụng hệ thống như vậy giúp ta truy cập Internet tại những khu vực có sóng của hệ thống mà hoàn toàn không phải sử dụng đến cáp nối. 2.7.2 Nguyên tắc hoạt động Truyền thông qua mạng không dây là truyền thông vô tuyến hai chiều. Cụ thể như sau:  Thiết bị adapter không dây (hay bộ chuyển tín hiệu không dây) của máy tính chuyển đổi dữ liệu sang tín hiệu vô tuyến và phát những tín hiệu này đi bằng một ăng-ten.  Thiết bị router không dây nhận những tín hiệu này và giải mã chúng. Nó gửi thông tin tới Internet thông qua kết nối hữu tuyến Ethernet. I3 I1 I2
  • 33. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 16 Quy trình này vẫn hoạt động với chiều ngược lại, router nhận thông tin từ Internet, chuyển chúng thành tín hiệu vô tuyến và gởi đến adapter không dây của máy tính. Mô hình mạng Wi-Fi như trong hình 2-10. Hình 2-10: Mô hình Wi-Fi 2.7.3 Một số chuẩn Wi-Fi Sóng Wi-Fi có một số khác biệt so với các sóng vô tuyến là chúng chỉ truyền và phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz, 5 GHz hoặc 60Ghz. Tần số này cao hơn so với các tần số sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị cầm tay và truyền hình. Tần số cao hơn cho phép tín hiệu mang theo nhiều dữ liệu hơn. Sóng Wi-Fi dùng chuẩn 802.11 trong thư viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Trong chuẩn này có rất nhiều chuẩn khác nhau sẽ được làm rõ ở bảng 2-6 dưới đây: Bảng 2-6: Một số chuẩn Wi-Fi Chuẩn Wi-Fi Tần số (GHz) Tốc độ (Mbps) IEEE 802.11a 5 54 IEEE 802.11b 2.4 11 IEEE 802.11c 2.4 54 IEEE 802.11g 2.4 54 IEEE 802.11n 2.4 450
  • 34. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 17 Wi-Fi có thể hoạt động trên cả ba tần số và có thể nhảy qua lại giữa các tần số khác nhau một cách nhanh chóng. Việc nhảy qua lại giữa các tần số giúp giảm thiểu sự nhiễu sóng và cho phép nhiều thiết bị kết nối không dây cùng một lúc. Về cơ bản, tần số thấp hơn sẽ truyền đi xa hơn, do đó chuẩn Wi-Fi có tần số 2.4GHz sẽ được truyền đến các thiết bị có khoảng cách xa hơn, tuy nhiên về tốc độ truyền tải sẽ không bằng tần số 5GHz. Người dùng sẽ tùy theo nhu cầu sử dụng để lựa chọn cho mình chuẩn kết nối phù hợp. 2.8 WEBSERVER VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 2.8.1 Tổng quan về Website và các ngôn ngữ lập trình cho Website Đầu tiên là khái niệm về Website. Website còn gọi là trang web hoặc trang mạng là một tập hợp các trang web con, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, … thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP. Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (Webserver) có thể truy cập thông qua Internet. Trang mạng có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: PHP, ASP.NET, JAVA, ... Để một Website có thể vận hành trên môi trường Word Wide, bắt buộc có ba phần chính:  Tên miền: Là tên riêng và duy nhất của Website.  Hosting: Là các máy chủ chứa tập tin nguồn.  Source code: Là các tập tin HTML, XHTML, ... Website được giao tiếp và hiển thị cho người dùng khi truy cập bằng các phần mềm trình duyệt Website như Internet Explorer, Chrome, Firefox, ... Website gồm có hai dạng:  Website tĩnh: Đây là Website mà người quản trị trang web (không phải lập trình viên) không thể tùy ý thay đổi nội dung và hình ảnh. Website tĩnh được viết hoàn toàn dựa trên nền tảng HTML, CSS và thêm các hiệu ứng từ Javascript nếu muốn.
  • 35. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 18  Website động: Đây là Website mà người quản trị có thể dễ dàng thay đổi nội dung, hình ảnh. Đối với đề tài này nhóm sử dụng các kiến thức tìm hiểu được để tạo ra một Website tĩnh phục vụ cho các yêu cầu đặt ra ban đầu. 2.8.2 Khái quát về ngôn ngữ HTML 2.8.2.1 Tổng quan HTML là chữ viết tắt của cụm từ HyperText Markup Language hay còn gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản là một ngôn ngữ được thiết kế để tạo nên các trang web với các mẩu tin được trình bày trên World Wide Web. HTML dùng để mô tả cấu trúc, các thuộc tính liên quan đến cách hiển thị một đoạn văn bảo nào đó ra trình duyệt. Các phần tử HTML là các khối xây dựng nên các trang web, được biểu diễn bằng thẻ. Các ứng dụng trình duyệt không hiển thị các thẻ HTML nhưng sử dụng chúng để hiển thị nội dung trang. Tài liệu HTML tạo thành mã nguồn của trang web. Khi được xem trên trình soạn thảo, các tài liệu này là một chuỗi các thẻ, các phần tử mà chúng xác định trang web sẽ hiển thị như thế nào. HTML là kiến thức cơ bản cho những ai muốn học lập trình web hoặc thiết kế web phải biết. Tất cả các trang web phức tạp đến đâu đều phải trả về dưới dạng mã nguồn HTML để trình duyệt có thể hiểu và hiển thị lên được. 2.8.2.2 Cấu trúc của một tập tin HTML Một tài liệu HTML gồm 3 phần cơ bản:  Phần HTML: Mọi tài liệu HTML phải bắt đầu bằng thẻ mở <html> và kết thúc bằng thẻ đóng </html>. Thẻ này báo cho trình duyệt biết nội dung giữa hai thẻ này là một tài liệu HTML.  Phần tiêu đề: Phần này bắt đầu bằng thẻ <head> và kết thúc bằng thẻ </head>. Phần này chứa các tiêu đề được hiển thị trên thanh điều hướng của trang web. Tiêu đề nằm trong cặp thẻ <title> </title>.
  • 36. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 19  Phần thân: Phần này nằm sau phần tiêu đề. Phần thân bao gồm hình ảnh, văn bản và các liên kết liên quan mà người thiết kế muốn hiển thị lên trang web của mình. Phần thân nằm trong cặp thẻ <body> </body>. Ngoài ra, HTML còn có rất nhiều thẻ khác đáp ứng các yêu cầu khác nhau của người thiết kế. Các thẻ này thường đi theo cặp và thẻ kết thúc được viết giống như thẻ bắt đầu chỉ thêm dấu gạch chéo “/” được chèn trước tên thẻ. Để tạo ra được một tập tin HTML chúng ta có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để soạn thảo như Notepad, Notepad++, Visual Studio Code, .... 2.8.3 Khái quát về ngôn ngữ CSS CSS là viết tắt của từ Cascading Style Sheets được dùng để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML. Nó giúp cho các trang web của chúng ta sinh động và bắt mắt hơn. Việc sử dụng CSS có rất nhiều tác dụng. Nó giúp ta hạn chế tối thiểu việc làm rối mã HTML của trang web bằng các thẻ quy định kiểu dáng (chữ đậm, chữ in nghiêng, chữ có gạch chân, chữ màu, …) khiến mã nguồn của trang web được gọn gàng hơn, tách nội dung trang web và định dạng phần hiển thi, dễ dàng cho việc cập nhật nội dung. Ngoài ra nó còn giúp ta tạo được các kiểu dáng có thể áp dụng cho nhiều trang web, do đó sẽ tránh phải việc lặp lại các trang web giống nhau. Có ba cách để sử dụng CSS:  Cách 1: Áp dụng trực tiếp trên một đối tượng cụ thể bằng thuộc tính style Ví dụ: <span style="font-weight: bold; "> Văn bản cần in đậm </span>  Cách 2: Đặt CSS ở đầu trang web để áp dụng kiểu dáng cho toàn bộ trang ấy, khi đó chỉ cần đặt đoạn CSS vào trong cặp thẻ <style> rồi đặt vào trong phần header của web (giữa <head> và </head>).  Cách 3: Đặt các thuộc tính CSS vào một tệp tin riêng biệt (*.css), khi đó có thể tham chiếu đến từ nhiều trang web khác nhau. 2.8.4 Khái quát về ngôn ngữ JavaScript JavaScript được viết tắt là “JS” là một ngôn ngữ lập trình thông dịch được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Nó mang đầy đủ các tính năng của một ngôn
  • 37. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 20 ngữ lập trình động mà khi nó được áp dụng vào một tài liệu HTML, nó đem lại khả năng tương tác động trên các trang web. Trên trình duyệt, rất nhiều trang web sử dụng JavaScript để thiết kế trang web động và một số hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng để thực hiện một số tác vụ không thể thực hiện được với HTML như kiểm tra thông tin nhập vào, tự động thay đổi hình ảnh, .... 2.8.5 Khái quát về ngôn ngữ PHP PHP viết tắt của từ Hypertext Preprocessor là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. PHP chỉ phân tích các lệnh nằm trong những dấu giới hạn của nó. Bất cứ lệnh nào nằm ngoài dấu giới hạn này đều được xuất ra trực tiếp không thông qua xử lý bởi PHP. Giới hạn của PHP chính là cặp thẻ <?php và ?> tương ứng với thẻ mở và thẻ đóng. Mục đích của những thẻ này là để ngăn các mã PHP với những đoạn mã thuộc ngôn ngữ khác, gồm cả HTML. 2.8.6 Khái quát về cơ sở dữ liệu SQL Trong bất kỳ ứng dụng cần lưu trữ thông tin thì đều có khuynh hướng sử dụng cơ sở dữ liệu. Tuỳ vào giải pháp của nhà quản trị như tính bảo mật, khả năng tài chính, quy mô của ứng dụng, … mà lựa chọn loại cơ sở dữ liệu để lưu trữ, tổ chức, xử lý và tìm kiếm dữ liệu tối ưu nhất. SQL viết tắt của từ Structured Query Language hay ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc, là một loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để tạo, sửa và lấy dữ liệu từ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL cũng là ngôn ngữ tiêu chuẩn cho các hệ cơ sở dữ liệu quan hệ. Tất cả các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, MS Access,.... đều lấy SQL làm ngôn ngữ cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn. Việc sử dụng SQL mang đến rất nhiều lợi ích như:  Tạo cơ sở dữ liệu mới.  Tạo bảng mới trong cơ sở dữ liệu.
  • 38. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 21  Thực hiện truy vấn trên cơ sở dữ liệu.  Tạo, chèn, xóa, sửa đổi bản ghi trong cơ sở dữ liệu.  Trích xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.  … 2.8.7 Khái quát về phpMyAdmin PhpMyAdmin là phần mềm mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP nhằm giúp người dùng thường là người quản trị cơ sở dữ liệu có thể quản lý cơ sở dữ liệu MySQL thông qua giao diện web thay vì sử dụng giao diện cửa sổ dòng lệnh. Khi sử dụng phpMyAdmin người dùng có thể thực hiện được nhiều tác vụ khác nhau như khi sử dụng cửa sổ dòng lệnh. Các tác vụ này bao gồm việc tạo, cập nhật và xoá các cơ sở dữ liệu, các bảng, các trường, dữ liệu trên bảng, phân quyền và quản lý người dùng.... Chúng ta có thể sử dụng phpMyAdmin cho hầu hết các hệ điều hành, nó có thể xuất và nhập cơ sở dữ liệu được tạo và quản lý bởi MySQL DBMS, cũng như làm việc với một số định dạng dữ liệu khác. Sử dụng phpMyAdmin có rất nhiều ưu điểm. Nó giúp tăng hiệu quả quản lý cơ sở dữ liệu. PhpMyAdmin được thiết kế để giúp thực hiện các công việc phổ biến như xem danh sách các cơ sở dữ liệu trên server, xem cấu trúc của một bảng, chèn dữ liệu vào bảng hoặc thay đổi cấu trúc của một bảng nhanh chóng. Đối với đề tài lần này nhóm em sử dụng phpMyAdmin của trang web https://johnny.heliohost.org. Đây là một nhà cung cấp hosting khá phổ biến hiện nay, tại đây cung cấp cho chúng ta đầy đủ các công cụ và tính năng cơ bản để thiết kế và quản lí Website dễ dàng. Đặc biệt ta có thể sử dụng hosting miễn phí với giới hạn quyền truy cập hoặc sử dụng mất phí tùy theo nhu cầu sử dụng. Giao diện cụ thể của trang phpMyAdmin như hình 2-11 dưới đây:
  • 39. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 22 Hình 2-11: Giao diện của phpMyAdmin Với giao diện như hình trên thì người dùng sẽ nhanh chóng biết được có bao nhiêu database được tạo ra trên máy chủ bằng cách nhìn vào khung phía bên trái. Khi nhập dữ liệu người dùng cũng có thể biết được kiểu dữ liệu phải nhập vào cho từng trường để tránh việc nhập dữ liệu không chính xác.
  • 40. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 23 Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ 3.1 GIỚI THIỆU Đối với đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây” yêu cầu đặt ra của đề tài gồm những yêu cầu sau:  Thiết kế hai khối tiếp nhận lỗi ứng với hai máy may ở ngoài xưởng may. Trên mỗi hệ thống này sẽ có nút nhấn cho người công nhận gửi lỗi và màn hình LCD để hiển thị các thông tin liên quan đến lỗi. Ngoài ra, còn có các đèn để báo hiệu trạng thái làm việc.  Thiết kế khối nhận lỗi từ hai khối ngoài xưởng may. Khối này sẽ hiển thị thông tin nhận được trên Led 7 đoạn quét.  Tính toán nguồn sử dụng cho toàn hệ thống từ đó lựa chọn nguồn hợp lý.  Thiết kế trang web có chức năng đăng nhập cho người quản lý đăng nhập vào trang web giám sát.  Thiết kế trang web giám sát hiển thị trạng thái hoạt động của hai máy may. 3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHẦN CỨNG 3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống Với mỗi đề tài để biết được các thành phần, cấu tạo cũng như hoạt động của chúng để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện chúng ta cần khảo sát, tìm hiểu theo từng bước. Sơ đồ khối giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài. Từ đó hình dung được những công việc cần làm và phân chia thời gian cụ thể, hợp lý trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, để làm được đề tài “Hệ thống thu thập thông tin và gọi hỗ trợ sản xuất trong xưởng may dùng công nghệ không dây” nhóm sẽ khảo sát từng vấn đề theo sơ đồ khối ở các mục dưới đây. Theo yêu cầu đặt ra nhóm thiết kế sơ đồ khối như hình 3-1.
  • 41. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 24 Hình 3-1: Sơ đồ khối của đề tài 3.2.1.1 Khối nguồn Mặc dù trên sơ đồ khối nhóm không để khối nguồn. Nhưng đây là khối không thể thiếu trong các mạch điện tử, có khối này mới cung cấp điện áp và dòng điện cho mạch hoạt động. Chính vì vậy, chúng ta phải ngầm hiểu luôn luôn có khối nguồn. Phần tính toán tổng nguồn dùng cho mạch sẽ được thể hiện chi tiết ở phần 3.2.2.4.
  • 42. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 25 3.2.1.2 Khối tiếp nhận lỗi của máy may một kim Đây là một khối lớn trong khối này gồm các khối thành phần sau:  Khối điều hiển 1: Khối này sẽ nhận những tín hiệu, những sự kiện xảy ra từ khối nút nhấn 1 và sau đó hiển thị các thông tin ra màn hình LCD 1. Để có thể gửi các tín hiệu mà khối điều khiển 1 nhận được đến khối điều khiển 3 trong phòng giám sát và lên trên Webserver thì nó phải được kết nối Wi-Fi và cấu hình phù hợp cho các yêu cầu truyền nhận dữ liệu.  Khối nút nhấn 1: Khối này là một ma trận phím 4x4, trong quá trình làm việc của người công nhân nếu có xảy ra bất kỳ sự cố gì thì sẽ nhấn các nút nhấn tương ứng với các loại lỗi và gửi đi. Đồng thời khối này còn giúp người kỹ thuật viên lưu lại được thời gian bắt đầu xử lý lỗi và khi đã xử lý xong bằng việc nhấn các phím tương ứng.  Khối hiển thị LCD 1: Chức năng của khối này cụ thể như sau. Để giúp người công nhân biết được mã lỗi mình đã chọn và gửi đi là đúng thì có thể nhìn lên màn hình LCD. Trên màn hình sẽ hiển thị mã lỗi mà người công nhân đã chọn, hiển tất cả các lỗi đang có trên máy may một kim. Ngoài ra còn hiển thị trạng thái khi nhấn nút để người sử dụng chắc chắn rằng mình đã nhấn nút thành công. Và hiển thị trạng thái kết nối Wi-Fi của khối điều khiển 1.  Khối đèn 1: Việc người kỹ thuật viên hoặc người quản lý sau khi đã biết lỗi và xuống để xử lý sẽ gặp khó khăn khi xác định được vị trí chính xác của máy bị lỗi trong một xưởng may rộng như vậy. Khối đèn này sẽ khắc phục được vấn đề trên. Khối đèn hiển thị gồm có một đèn đỏ, một đèn vàng và một đèn trắng. Khi đèn đỏ sáng đứng bên ngoài nhìn vô ta sẽ biết được ngay vị trí có lỗi ở đâu, khi đèn vàng sáng ta sẽ biết được máy đó đang được xử lý một lỗi nào đó. Và khi cả hai đèn này cùng tắt có nghĩa rằng máy đang hoạt động bình thường. Đèn trắng sẽ sáng nếu như khối tiếp nhận lỗi bị mất kết nối đến khối hiển thị trong phòng giám sát. 3.2.1.3 Khối tiếp nhận lỗi của máy đính cúc Các chức năng của khối này tương tự với khối tiếp nhận lỗi của máy may 1 kim nên nhóm sẽ không nhắc lại ở phần này.
  • 43. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 26 3.2.1.4 Khối hiển thị thông báo trong phòng giám sát Khối này gồm hai khối thành phần:  Khối điều khiển 3: Chức năng chính của khối này là nhận những dữ liệu được gửi đến từ hai khối điều khiển 1 và 2 sau đó cho hiển thị lên trên khối Led 7 đoạn. Để có thể nhận dữ liệu thì những cài đặt về cấu hình cũng phải tuân thủ theo các bước đã được quy định.  Khối hiển thị Led 7 đoạn: Khối này gồm hai Module tám Led 7 đoạn. Mỗi một Module ứng với mỗi khối tiếp nhận lỗi khác nhau. Khối này sẽ hiển thị các lỗi đang có, các lỗi đang được xử lý và trạng thái kết nối Wi-Fi của khối điều khiển 3. 3.2.1.5 Khối quản trị và lưu trữ dữ liệu trên database Tất cả các thông tin về tên lỗi, thời gian xảy ra lỗi, thời gian bắt đầu xử lý lỗi, thời gian xử lý lỗi xong và tên của các máy xảy ra vấn đề đều được lưu lại hết trên cơ sở dữ liệu này. Các thông tin trên đây chính là nguồn để có thể hiển thị các thông tin trên trang web giám sát. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu này còn lưu thông tin của bộ phận quản lý, người được nhìn trực tiếp trạng thái hoạt động của các máy ngoài xưởng may và có quyền thao tác một số yêu cầu trên trang web giám sát. 3.2.1.6 Khối hiển thị thông tin trên trang web Để vô được trang web này thì người dùng phải qua một trang đăng nhập gồm tên người dùng và mật khẩu đúng với các thông tin dành cho người quản trị được lưu trong cơ sở dữ liệu. Trang web này sẽ lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu để hiện thị bốn thông tin mới nhất về lỗi của hai máy may. Bên cạnh đó trên trang web cũng có các đèn để biết được trạng thái hoạt động của từng máy. Và các nút nhấn tương ứng với từng chức năng.
  • 44. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 27 3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch Đối với đề tài này nhóm chỉ dừng lại ở việc tính toán các yêu cầu và lựa chọn các Module có sẵn trên thị trường phù hợp với các yêu cầu. Và nhóm sẽ không có phần thiết kế, làm mạch cho từng khối riêng. 3.2.2.1 Tính toán cho khối tiếp nhận lỗi của máy may 1 kim a. Khối điều khiển 1 Với những ưu điểm được trình bày về các Module ESP8266 ở phần 2.2.3 nhóm quyết định chọn Module ESP8266 được tích hợp sẵn trên Module ESP8266- 12E Node MCU. b. Khối nút nhấn 1 Sau khi tìm hiểu các lỗi điển hình thường xảy ra trên máy may một kim, nhóm đã tổng hợp được 5 lỗi ứng với 5 nút nhấn khác nhau. Ngoài những nút nhấn sử dụng cho mã lỗi thì còn có một nút nhấn làm nhiệm vụ gửi lỗi đã chọn, một nút nhấn sử dụng khi người kỹ thuật viên bắt đầu xử lý lỗi, một nút nhấn sử dụng khi người kỹ thuật viên xử lý lỗi xong, một nút nhấn để chuyển trang sẽ được thiết kế theo các yêu cầu khác của công ty, tổng cộng sẽ có 9 nút nhấn. Chính vì vậy, nhóm chọn Module ma trận phím 4x4 gồm có 16 phím nhấn. Sẽ rất tiện nếu sau này có thêm nhiều lỗi chúng ta có thể mở rộng ra mà không cần thiết kế làm mạch nút nhấn riêng. Công thức tính điện áp của mạch chia áp: 𝑈𝑎 = 𝑅 𝑎 𝑅 𝑎+ 𝑅 𝑏 𝑈 (3-1) Phím C1R1: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390.3 + 1500.3) 4700 + (390.3 + 1500.3) 3.3 = 1,8𝑉 Phím C2R1: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390.2 + 1500.3) 4700 + (390.2 + 1500.3) 3.3 = 1,75𝑉 Phím C3R1: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390 + 1500.3) 4700 + (390 + 1500.3) 3.3 = 1,68𝑉
  • 45. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 28 Phím C4R1: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (1500.3) 4700 + (1500.3) 3.3 = 1,61𝑉 Phím C1R2: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390.3 + 1500.2) 4700 + (390.3 + 1500.2) 3.3 = 1,56𝑉 Phím C2R2: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390.2 + 1500.2) 4700 + (390.2 + 1500.2) 3.3 = 1,47𝑉 Phím C3R2: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390 + 1500.2) 4700 + (390 + 1500.2) 3.3 = 1,38𝑉 Phím C4R2: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (1500.2) 4700 + (1500.2) 3.3 = 1,29𝑉 Phím C1R3: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390.3 + 1500) 4700 + (390.3 + 1500) 3.3 = 1,9𝑉 Phím C2R3: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390.2 + 1500) 4700 + (390.2 + 1500) 3.3 = 1,09𝑉 Phím C3R3: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390 + 1500) 4700 + (390 + 1500) 3.3 = 0,95𝑉 Phím C4R3: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (1500) 4700 + (1500) 3.3 = 0,8𝑉 Phím C1R4: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390.3) 4700 + (390.3) 3.3 = 0,66𝑉 Phím C2R4: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390.2) 4700 + (390.2) 3.3 = 0,47𝑉
  • 46. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 29 Phím C3R4: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = (390) 4700 + (390) 3.3 = 0,25𝑉 Phím C4R4: 𝑈𝐴𝐷𝐶 = 0 4700 + 0 3.3 = 0 Ta có điện áp đi vào chân A0 là 3.15V ứng với giá trị ADC là 1024 từ đó suy ra phương trình y = 325x. Với từng mức điện áp tính toán ở trên sẽ tương ứng với các giá trị ADC lần lượt là: 858, 568, 546, 525, 503, 478, 449, 419, 387, 315, 309, 260, 218, 153, 81, 0. c. Khối hiển thị LCD 1 Với những yêu cầu hiển thị là: hiển thị mã lỗi được chọn, hiển thị trạng thái nhấn phím, tất cả các lỗi đang có trên máy và trạng thái Wi-Fi thì LCD 16x2 có thể đáp ứng tốt cho các yêu cầu này. d. Khối đèn thông báo Vì nhóm chỉ xây dựng một hệ thống nhỏ điển hình cho đề tài nên nhóm đã chọn Led đơn với những màu sắc khác nhau để thông báo. Nhóm sử dụng 3 màu Led là đỏ, vàng, trắng. Để đảm bảo Led hoạt động bình thường thì mức điện áp của Led phải trong khoảng 1.63V ÷ 2.03V (Led đỏ), 2.1V ÷ 2.18V (Led vàng), 3.5V (Led trắng), 2.48 ÷ 3.7V (Led xanh dương). Điện áp các chân ngõ ra của Module ESP-12E Node MCU là 3.3V, dòng của Led khoảng Iled = 10mA. Công thức tính giá trị điện trở hạn dòng cho Led.  Led đỏ: 𝑈 − 𝑉 𝑚𝑎𝑥 𝐼 𝑙𝑒𝑑 ≤ 𝑅 ≤ 𝑈 − 𝑉 𝑚𝑖𝑛 𝐼 𝑙𝑒𝑑 (3-2) <=> 3,3 − 2,03 10.10−3 ≤ 𝑅 ≤ 3,3 − 1,63 10.10−3 <=> 127Ω ≤ 𝑅 ≤ 167Ω Chọn giá trị R = 150 Ω
  • 47. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 30  Led vàng: 3,3 − 2,18 10.10−3 ≤ 𝑅 ≤ 3,3 − 2,1 10.10−3 <=> 112Ω ≤ 𝑅 ≤ 120Ω Chọn giá trị R = 120 Ω  Led xanh dương: 3,3 10.10−3 ≤ 𝑅 ≤ 3,3 − 2,48 10.10−3 <=> 330Ω ≤ 𝑅 ≤ 82Ω Chọn giá trị R = 150 Ω 3.2.2.2 Tính toán cho khối tiếp nhận lỗi của máy đính cúc Các khối có cùng chức năng, nội dung tương tự như của máy may 1 kim trong mục 3.2.2.1. 3.2.2.3 Tính toán cho khối hiển thị thông báo trong phòng giám sát a. Khối điều khiển 3 Giống khối điều khiển 1 ở phần 3.2.2.1 a b. Khối hiển thị Led 7 đoạn Vì chỉ cần hiển thị các con số mã lỗi và trạng thái đang xử lý lỗi nên Module Led quét 8 Led 7 đoạn đã có thể đáp ứng được những yêu cầu trên. Sau khi tìm hiểu nhóm chọn Module 8 Led 7 đoạn MAX7219. 3.2.2.4 Tính toán chọn khối nguồn Các thiết bị, mạch điện sử dụng trong hệ thống đều sử dụng nguồn 5V. Hệ thống có ba khối dùng nguồn 5V riêng biệt. Chi tiết như sau: a. Khối tiếp nhận lỗi của máy may 1 kim Khối này dùng vi điều khiển chính là ESP8266 được tích hợp trên Module ESP8266-12E Node MCU, Module được cấp nguồn qua cáp micro thông qua cổng COM của máy tính. Điện áp của cổng COM là 5V nhưng khi vào Module sẽ được qua một mạch chuyển đổi để giảm áp xuống 3.3V phù hợp với điện áp hoạt động của ESP8266. Dòng điện hoạt động khi làm việc từ 12-200mA. Các chân ngõ ra có
  • 48. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 31 điện áp 3.3V và dòng điện là 15mA. Có hai thiết bị ngoại vi kết nối với ngõ ra của Module là mạch chia áp dùng cho chuyển đổi ADC và các Led đơn. Dòng điện sử dụng của Led đơn khoảng Iled = 10mA. Tính toán dòng sử dụng cho mạch chia áp chuyển đổi ADC: 𝐼1 = 𝑈 𝑅8 = 3.3𝑉 4.7𝑘Ω = 702𝑚𝐴 (3-3) Theo như tính toán dòng sử dụng của các thiết bị ngoại vi thì dòng điện trên các chân ngõ ra đáp ứng được yêu cầu. Module I2C và LCD sẽ sử dụng trực tiếp nguồn Vin = 5V từ Module ESP8266-12E Node MCU. Với những tính toán trên nhóm sẽ sử dụng nguồn 5V-2A từ adapter như hình 3-2. Hình 3-2: Nguồn adapter b. Khối tiếp nhận lỗi của máy đính cúc Các thông số tương tự với máy may 1 kim ở phần 3.2.2.4 a. c. Khối hiển thị thông báo trong phòng giám sát Dùng nguồn adapter 5V-2A
  • 49. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 32 3.2.3 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch Hình 3-3: Sơ đồ nguyên lý của khối tiếp nhận lỗi
  • 50. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 33 Hình 3-4: Sơ đồ nguyên lý của khối hiển thị ở phòng giám sát 3.3 THIẾT KẾ PHẦN MỀM 3.3.1 Lựa chọn môi trường để thiết kế, quản trị và lưu dữ liệu trên database Sau khi tìm hiểu một số trang web và một số host nhóm quyết định sử dụng trang https://johnny.heliohost.org làm máy chủ server để lưu các thông tin của hệ thống lại và khi sử dụng host trực tuyến này ta có thể truy cập đến trang web giám sát ở mọi nơi có kết nối mạng 3G hoặc Wi-Fi,.... Chi tiết về trang https://johnny.heliohost.org cũng như công cụ để tạo database và những thao tác trên đây đã được nhóm giải thích chi tiết trong phần 2.8.7.
  • 51. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 34 3.3.2 Thiết kế trang Webserver Trang web nhóm thiết kế trong đề tài này gồm.  Trang giới thiệu hiển thị các thông tin về đề tài tốt nghiệp, tên giảng viên hướng dẫn, tên nhóm sinh viên thực hiện.  Trang đăng nhập thông tin người dùng dành cho bộ phận quản lý. Khi đăng nhập đúng tên và mật khẩu thì sẽ chuyển đến trang web giám sát hoạt động. Trường hợp người dùng nhập sai hoặc thiếu thông tin trang web sẽ có những thông báo tương ứng để người dùng nhập lại.  Trang web giám sát hiển thị thông tin hoạt động của hai máy may bằng cách. Nhóm sẽ tạo ra hai bảng gồm năm cột: số thứ tự, thời gian, lỗi, thời gian bắt đầu xử lý lỗi, thời gian xử lý lỗi xong. Với mỗi máy nhóm sẽ hiển thị năm trạng thái làm việc mới nhất lên trên hai bảng. Ngoài ra còn có đèn để bảo trạng thái hoạt động của các máy may, đèn gồm có ba màu: màu xanh, màu đỏ, màu vàng. Là một người quản lý thì việc lấy các thông tin hoạt động của các máy để làm báo cáo, tổng hợp rất là cần thiết, chính vì vậy nhóm thiết kế thêm phần xuất file excel theo ngày do người dùng chọn. Các kết quả sau khi thiết kế phần mềm xong được trình bày ở phần 5.1.2 Kết quả phần mềm.
  • 52. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 35 Chương 4. THI CÔNG HỆ THỐNG 4.1 GIỚI THIỆU Các kết quả của của thi công phần cứng và những kết quả hình ảnh trên màn hình sẽ được trình bày ở chương này. 4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG 4.2.1 Thi công bo mạch Trong đề tài này, nhóm chỉ thiết kế và thi công mạch chia điện áp để chuyển giá trị điện áp từ tương tự sang số nhằm mục đích xác định các phím được nhấn. Sơ đồ mạch in của mạch chia áp trong hình 4-1: Hình 4-1: Mạch in của mạch chia áp Vị trí các linh kiện của mạch trong hình 4-2. Trong đó J1 là chân kết nối với ma trận phím, R1-R8 là điện trở, C1 là tụ gốm, J2-J4 là chân cấp nguồn, J3 là chân dữ diệu sau khi chuyển đổi.
  • 53. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 36 Hình 4-2: Ví trí các linh kiện của mạch chia áp Hình ảnh 3D của mạch chia áp sẽ giúp việc gắn các linh kiện một cách chính xác hơn. Giá trị của các linh kiện ở trong bảng 4-1 Hình 4-3: Hình 3D của mạch chia áp Bảng 4-1: Giá trị của các linh kiện trong mạch chia áp Ký hiệu Giá trị R1 1.5kΩ R2 1.5kΩ R3 1.5kΩ R4 390Ω
  • 54. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 37 R5 390Ω R6 390Ω R7 390Ω R8 4.7kΩ C1 0.01uF 4.2.2 Lắp ráp và kiểm tra 4.2.2.1 Mạch chia áp Sau quá trình đi in mạch → rửa mạch → khoan lỗ → lắp ráp linh kiện → hàn mạch → kiểm tra nhóm đã tạo ra được mạch chia áp như hình 4-4. Hình 4-4: Mạch chia áp 4.2.2.2 Khối tiếp nhận lỗi Hình 4-5: Lắp ráp và kiểm tra khối tiếp nhận lỗi
  • 55. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 38 4.2.2.3 Khối hiển thị lỗi Hình 4-6: Lắp ráp và kiểm tra khối hiển thị lỗi 4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH 4.3.1 Đóng gói bộ điều khiển Để các khối trong hệ thống chắc chắn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhóm dùng nhựa mica để đóng gói lại. Trước tiên phải có bản vẽ của các hộp thì mới có thể cắt ra và lắp ráp. Hình ảnh 2D của các hộp trong hình dưới đây. Hình 4-7: Bản vẽ 2D của khối hiển thị phòng giám sát Trong hình vẽ trên, vị trí 1 và 2 gắn Module Led 7 đoạn, vị trí 3 là khe cấp nguồn cho khối. Các kích thước, khoảng cách được diễn tả chi tiết trong hình. Bản vẽ 2D của hai khối tiếp nhận lỗi gắn trên các máy may là như nhau nên nhóm chỉ trình bày một khối đại điện. 1 4 2 4 3
  • 56. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 39 Hình 4-8: Bản vẽ 2D của khối tiếp nhận lỗi Vị trí 1 sẽ gắn LCD, vị trí 2 là khe để đi dây từ bộ nút nhấn vào bên trong hộp, vị trí 3 gắn ma trận phím 4x4, vị trí 4 gắn Led, vị trí 5 là khe cấp nguồn cho khối. Bản vẽ 3D của hai khối trên như hình bên dưới sẽ giúp ta dễ hình dung ra hình dáng của chiếc hộp hơn. Hình 4-9: Bản vẽ 3D của khối hiển thị lỗi và khối tiếp nhận lỗi 4.3.2 Thi công mô hình Sau khi hoàn thiện việc thi công mạch, lắp ráp các Module với nhau nhóm tiến hành thi công lắp ráp mô hình. Các miếng nhựa mica của mô hình đã được cắt như trong hình 4-10. 1 4 2 5 3 4
  • 57. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 40 Hình 4-10: Các phần của mô hình Mô hình của khối hiển thị trong phòng giám sát khi lắp ráp xong ở hình 4-11. Hình 4-11: Mô hình khối hiển thị trong phòng giám sát Mô hình của khối tiếp nhận lỗi trong hình 4-12. Hình 4-12: Mô hình khối tiếp nhận lỗi
  • 58. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 41 4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG 4.4.1 Lưu đồ giải thuật 4.4.1.1 Lưu đồ giải thuật của hệ thống bên máy may 1 kim Yêu cầu xử lý cho các khối tiếp nhận lỗi theo thứ tự sau: Kết nối Wi-Fi → Đọc dữ liệu ADC tương ứng với các phím → Kết nối đến phòng giám sát, host của Webserver → Gửi dữ liệu đồng thời đến phòng giám sát và cơ sở dữ liệu. Với các yêu cầu trên thì lưu đồ giải thuật của hệ thống như hình sau:
  • 59. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 42 Hình 4-13: Lưu đồ giải thuật của hệ thống ở máy may 1 kim
  • 60. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 43 Hình 4-14: Chương trình con xử lý phím “Enter”, “đang xử lý lỗi”, “xử lý lỗi xong” Lưu đồ giải thuật của chương trình con gửi dữ liệu tới khối ở phòng giám sát như trong hình 4-15.
  • 61. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 44 Hình 4-15: Chương trình con gửi dữ liệu tới khối ở phòng giám sát Lưu đồ giải thuật của chương trình con khi gửi dữ liệu lên Webserver như trong hình 4-16. Hình 4-16: Lưu đồ chương trình con gửi dữ liệu lên cơ sở dữ liệu
  • 62. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 45 Lưu đồ giải thuật của chương trình con khi chuyển trang như trong hình 4-17. Hình 4-17: Lưu đồ chương trình con chuyển trang 4.4.1.2 Lưu đồ giải thuật của hệ thống bên máy đính cúc Nội dung của phần này cũng tương tự phần 4.4.1.1 4.4.1.3 Lưu đồ giải thuật của hệ thống bên phòng giám sát Với những yêu cầu xử lý bên phòng giám sát là: Kết nối Wi-Fi → Chấp nhận kết nối từ hai khối tiếp nhận lỗi ngoài xưởng may và phải hồi → Nhận dữ liệu từ hai khối ngoài xưởng may → Hiển thị dữ liệu nhận được lên trên Led 7 đoạn. Lưu đồ giải thuật của khối hiển thị trong phòng giám sát như hình 4-17.
  • 63. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 46 Hình 4-17: Lưu đồ giải thuật khối hiển thị trong phòng giám sát 4.4.1.4 Lưu đồ giải thuật của phần giao diện tiếp xúc người dùng trên web Về phần giao diện người dùng trên web có những yêu cầu sau: Truy cập trang chủ của host để đến trang giới thiệu → Người dùng nhấn vào ô “Nhấn để tiếp tục” để chuyển đến trang đăng nhập thông tin người dùng → Sau khi nhập tên và mật khẩu chính xác người dùng bấm nút “Đăng nhập” sẽ chuyển qua trang giám sát. Nếu nhập sai hoặc nhập thiếu thông tin thì vẫn ở trang đăng nhập → Sau khi vào
  • 64. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 47 được trang giám sát người dùng có thể quan sát, chọn ngày muốn xuất file excel sau đó nhấn nút xuất file → Khi nhấn nút đăng xuất thì sẽ chuyển đến trang đăng nhập. Với những yêu cầu này lưu đồ giải thuật xử lý như trong hình 4-18. Hình 4-18: Lưu đồ giải thuật của giao diện người dùng trên web 4.4.2 Nguyên lý hoạt động của mạch Đầu tiên để có thể sử dụng được tính năng gửi nhận dữ liệu thông qua mạng Wi-Fi ta phải kết nối các Module ESP với mạng Wi-Fi khả dụng. Việc kết nối này được thực hiện trong khi viết chương trình cấu hình cho ESP, ta phải cung cấp tên
  • 65. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 48 Wi-Fi, mật khẩu ứng với tên Wi-Fi đó, mở cổng kết nối. Khi tất cả các kết nối đã thành công mạch hoạt động như sau:  Trường hợp trên máy may xảy ra lỗi Khi người công nhân làm việc gặp phải một lỗi nào đó thì họ sẽ nhấn phím mã lỗi tương ứng với lỗi có trên ma trận phím. Sau khi chọn lỗi xong thì người dùng phải nhấn phím Enter để gửi lỗi đi. Lúc này trạng thái làm việc của máy sẽ là bị lỗi đồng thời đèn đỏ thông báo tại máy sẽ sáng lên. Thông tin của phím nhấn lỗi vừa nhấn được gửi đến hai nơi: phòng giám sát và cơ sở dữ liệu. Về phía phòng giám sát thông tin về lỗi sẽ được hiển thị trên Module Led 7 đoạn bằng cách mã lỗi đó sẽ sáng lên. Về phía cơ sở dữ liệu, thông tin này sẽ được lưu vô bảng quản lý các thông tin về lỗi. Sau đó trang web giám sát sẽ cập nhật dữ liệu mới nhất để hiển thị. Ví dụ: Trên máy may một kim xảy ra lỗi gãy kim. Mã lỗi của lỗi này là 1 thì người công nhân sẽ nhấn phím 1 sau đó các hiển thị thông báo như các hình dưới đây: Hình 4-19: Trang web giám sát khi xảy ra lỗi trên máy may 1 kim Theo như trên hình 4-19 đèn trạng thái sáng màu đỏ thông báo đang có lỗi. Mã lỗi 1 được thêm vào cột lỗi, thông tin về thời gian ngày tháng xảy ra lỗi được thêm vào cột thời gian.
  • 66. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 49 Hình 4-20: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên phải) và khối tiếp nhận lỗi (bên trái) khi xảy ra lỗi trên máy may 1 kim  Trường hợp máy may được xử lý lỗi Khi nhận được thông tin về lỗi người quản lý sẽ cử kỹ thuật viên xuống để xử lý lỗi. Trước khi bắt tay vào xử lý lỗi thì người kỹ thuật viên phải ấn phím Bắt đầu. Lúc này đèn thông báo tại máy sẽ chuyển sang màu vàng để biết rằng máy này đang được sửa lỗi. Ví dụ: Lỗi số 1 khi có người đến xử lý Hình 4-21: Trang web giám sát khi lỗi trên máy may 1 kim đang được xử lý
  • 67. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 50 Theo như trên hình 4-21 đèn trạng thái sáng màu vàng thông báo đang có người xử lý lỗi. Thông tin về thời gian ngày tháng lỗi được xử lý được thêm vào cột thời gian bắt đầu xử lý. Hình 4-22: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên phải) và khối tiếp nhận lỗi (bên trái) khi lỗi trên máy may 1 kim đang được xử lý  Trường hợp máy may xử lý lỗi xong Khi người kỹ thuật viên xử lý lỗi xong sẽ nhấn phím Kết thúc để gửi thông báo đến phòng giám sát. Lúc này đèn thông báo tại máy sẽ tắt hết để báo rằng máy may đang hoạt động hình thường. Ví dụ: Lỗi số 1 khi được xử lý xong Hình 4-23: Trang web giám sát khi lỗi ở máy may 1 kim xử lý lỗi xong
  • 68. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 51 Theo như trên hình 4-23 đèn trạng thái sáng màu xanh thông báo máy đã hoạt động bình thường trở lại. Thông tin về thời gian ngày tháng lỗi xử lý xong được thêm vào cột thời gian xử lý xong. Hình 4-24: Khối hiển thị ở phòng giám sát (bên phải) và khối tiếp nhận lỗi (bên trái) khi lỗi trên máy may được xử lý xong  Trường hợp khối tiếp nhận lỗi mất kết nối Wi-Fi, mất kết nối mạng, mất kết nối với khối hiển thị ở phòng giám sát Trong thực tế vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan khác nhau làm cho Wi-Fi và mạng ở xưởng may không ổn định. Khi sử dụng môi trường Wi-Fi và mạng để đưa dữ liệu đến Webserver và kết nối các Module ESP với nhau thường xảy ra những sự cố như: mất kết nối Wi-Fi, kết nối với Wi-Fi nhưng mất kết nối mạng, khối hiển thị ở phòng giám sát gặp trục trặc làm cho khối tiếp nhận lỗi không kết nối được. Hình 4-25 thể hiện khối tiếp nhận lỗi hiển thị thông báo những trường hợp trên.
  • 69. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 52 Hình 4-25: Khối tiếp nhận lỗi khi xảy ra các trường hợp mất kết nối Bảng dưới đây sẽ nêu chi tiết các trạng thái thông báo từng trường hợp của khối tiếp nhận lỗi. Bảng 4-2: Bảng thông tin các kí tự đặc biệt hiển thị LCD và trạng thái đèn Trường hợp Kí hiệu đặc biệt Trạng thái đèn Kết nối Wi-Fi Hàng 1 cột 16 X Mất kết nối Wi-Fi Hàng 1 cột 16 X Kết nối Webserver Hàng 2 cột 16 X Mất kết nối Webserver Hàng 2 cột 16 X Mất kết nối với khối hiển thị ở phòng giám sát X Đèn trắng sáng
  • 70. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 53 - Máy may báo lỗi - Còn lỗi vẫn đang tồn tại X Đèn đỏ sáng Đang xử lý lỗi X Đèn vàng sáng Xử lý lỗi xong X Đèn vàng tắt Trong đó: X là không có sự kiện xảy ra. 4.4.3 Phần mềm lập trình cho vi điều khiển Để viết chương trình cho hệ thống sử dụng vi điều khiển là ESP8266, nhóm sử dụng công cụ Intergrated Development Environment (IDE). Công cụ IDE được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Arduino và có thể chạy trên Windows, MAC OS X và Linux. 4.4.3.1 Hướng dẫn cài đặt phần mềm Arduino IDE Phần này nhóm sẽ trình bày các bước cài đặt Arduino IDE chạy trên Windows. Dựa vào đó người dùng có thể cài đặt tương tự cho các nền tảng khác. Sau đây là các bước tiến hành cài đặt Arrduino IDE: Bước 1: Truy cập địa chỉ https://www.arduino.cc. Đây là nơi chứa đầy đủ các bản cập nhật IDE của Arduino. Trỏ chuột vào mục SOFTWARE sẽ trượt xuống bảng lựa chọn và chọn mục DOWNLOADS. Bấm vào mục WINDOWS ZIP file for non admin install như hình minh họa bên dưới. Hình 4-26: Trang tải phần mềm Arduino IDE