SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGÔ THÙY LINH
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ
VỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGÔ THÙY LINH
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ
VỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG ĐỨC THẮNG
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 9
1.1 Các khái niệm cơ bản 9
1.2 Nội dung quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của
Trường Đại học Giao thông Vận tải 18
1.3 Những yếu tố tác động tới quản lý các dự án hợp tác quốc
tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải 22
1.4 Thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
của Trường Đại học Giao thông Vận tải 29
Chương 2 DỰ BÁO VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020 53
2.1 Dự báo hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học
Giao thông Vận tải đến năm 2020 53
2.2 Các biện pháp quản lý dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
của Trường Đại học Giao thông Vận tải đến năm 2020 59
2.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
76
79
82
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Chính qui CQ
Đào tạo ĐT
Đại học ĐH
Giao thông Vận tải GTVT
Giáo dục - đào tạo GD - ĐT
Hợp tác quốc tế
Nghiên cứu
HTQT
NC
Quản lý QL
Sau đại học SĐH
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020, một trong những nhiệm vụ và giải pháp được quy định trong Nghị
quyết 14/2005/NQ-CP là “xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao
năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện
các hiệp định và cam kết quốc tế” [4, trang 7]. Hiện nay, việc phát triển các
chương trình, dự án đào tạo theo hướng hội nhập được các trường đại học nói
chung và Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) nói riêng hết sức chú
trọng. Các chương trình, dự án đào tạo đó không những giúp các trường nâng
cao năng lực đào tạo mà còn phát triển thương hiệu của trường ở trong nước
và ngoài nước.
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh
đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải sớm nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị
đặt ra là muốn phát triển giáo dục hội nhập cần phải cải tiến chương trình đào
tạo theo hướng quốc tế hoá, thay đổi phương thức đào tạo, hiện đại hoá
phương tiện dạy học, phòng thí nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, trình
độ quản lý và ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên, đặc biệt là Anh ngữ. Để đạt
được các mục tiêu này cần phải chú trọng ưu tiên phát triển các dự án hợp tác
quốc tế về đào tạo nhằm nhanh chóng tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, tiếp
thu những thành quả tinh hoa của nó.
Trong hai thập kỷ qua, nhiều dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, chương
trình hợp tác song phương đã được Nhà trường triển khai. Thông qua các
chương trình, dự án này, năng lực của nhà trường không ngừng được cải
thiện, uy tín của trường không ngừng được nâng cao trong nước cũng như
trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, hiệu quả do các dự án đào tạo quốc tế đem lại cũng chưa
thực sự như mong muốn của nhà trường. Theo thống kê của Phòng Đối ngoại
3
– đơn vị phụ trách hoạt động hợp tác quốc tế của trường thì từ năm 1995 đến
nay chỉ khoảng 70% trong số các dự án đã xây dựng và ký kết được triển
khai và chỉ có 60% trong số này đạt được các mục tiêu đề ra. Một trong
những nguyên nhân của vấn đề này chính là số lượng các cán bộ quản lý dự
án còn ít ỏi, lại là những giảng viên chuyên môn kiêm nhiệm, không được đào
tạo chính qui về lĩnh vực quan hệ quốc tế và quản lý dự án cùng với việc mở
rộng và gia tăng về số lượng các dự án trong trường. Bên cạnh đó, các
phương hướng hoạt động hợp tác quốc tế chưa được Nhà trường dự báo cho
khoảng thời gian dài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở các phương hướng hoạt động
trong một, hai năm học tiếp theo. Điều đó dẫn tới sự thiếu chủ động trong
việc triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế và xây dựng các dự án/chương
trình phối hợp đào tạo với nước ngoài. Thực trạng đó cho thấy Nhà trường
cần phải xây dựng các biện pháp quản lý các dự án hợp tác đào tạo quốc tế
mang tính chiến lược lâu dài.
Là một chuyên viên làm công tác quan hệ quốc tế tại Phòng Đối ngoại
của Trường đại học Giao thông vận tải, tác giả mong muốn phát triển các dự
án hợp tác quốc tế về đào tạo của nhà trường trong thời gian tới. Vì vậy, tác
giả lựa chọn đề tài “Quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của
Trường Đại học giao thông Vận tải đến năm 2020” để nghiên cứu với mong
muốn góp phần nhỏ của mình vào việc nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của
nhà trường.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở nước ta hiện nay, các đề tài đề cập đến hoạt động đào tạo quốc tế nói
chung và quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo nói riêng còn khá mới
mẻ. Một số nghiên cứu mới chỉ tập trung vào công tác đào tạo và phát triển
đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế. Có thể kể đến các đề tài luận
văn thạc sỹ như “Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước
4
ngoài cấp bằng tại Trường Đại học quốc tế Bắc Hà” của tác giả Nguyễn
Xuân Quy; đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sỹ
tại khoa Quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia Hà Nội” của tác giả
Phùng Thị Hương Thảo. Hai tác giả đã đề cập đến lý luận về hoạt động và
chương trình đào tạo liên kết quốc tế, thực trạng các chương trình liên kết
quốc tế của trường mình và đề xuất các giải pháp quản lý. An Thuỳ Linh với
đề tài luận văn thạc sỹ: “Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia
Hà Nội”. Luận văn tập trung nêu cơ sở lý luận về tổ chức công tác quan hệ
quốc tế và bối cảnh chung của giáo dục đại học thế giới trong xu thế hội nhập
toàn cầu. Nghiên cứu vai trò của công tác quan hệ quốc tế trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập của hệ thống giáo dục
đại học Việt Nam nói chung và Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. Đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quan hệ quốc tế của
Đại học Quốc gia Hà Nội. Bùi Thị Hồng Lâm với đề tài luận văn thạc sỹ:
“Một số biện pháp quản lý nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác
quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập”.
Số lượng các đề tài làm về dự án hợp tác quốc tế về đào tạo còn rất hạn
chế. Bùi Thị Giang với đề tài luận văn thạc sỹ: “Biện pháp quản lý các dự án
hợp tác quốc tế về đào tạo tại Trường Đại học GTVT trong giai đoạn hiện
nay”. Luận văn đã đưa ra lý luận về quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào
tạo và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án
HTQT về ĐT. Tuy nhiên, luận văn này được thực hiện khi số lượng các dự án
hợp tác quốc tế về đào tạo của Nhà trường còn ít, đơn vị phụ trách các dự án
hợp tác quốc tế về đào tạo tập trung vào một đơn vị chủ lực là phòng Đối
ngoại dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường. Do vậy, các biện pháp
quản lý mà tác giả đề xuất mới chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng
quản lý cho một đơn vị quản lý dự án. Nhưng khi số lượng các chương trình,
5
dự án hợp tác quốc tế về đào tạo nhiều hơn, các đơn vị quản lý các dự án tăng
lên và đặc biệt trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế của đất nước trong
giai đoạn hiện nay thì cần phải có thêm các biện pháp quản lý để có thể phát
triển hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo của Nhà trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các vấn đề quản lý các dự án
hợp tác quốc tế về đào tạo, đề xuất các biện pháp quản lý các dự án hợp tác
quốc tế về đào tạo của trường Đại học Giao thông Vận tải đến năm 2020, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của Nhà trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý các dự án
hợp tác quốc tế về đào tạo.
Phân tích thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của
trường Đại học Giao thông Vận tải.
Đề xuất biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của
trường Đại học Giao thông Vận tải đến năm 2020.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý đào tạo ở Trường Đại học Giao thông Vận tải.
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại
học Giao thông Vận tải.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn quản lý các dự án hợp tác quốc tế
về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải từ năm 1994 đến nay và
nghiên cứu biện pháp quản lý phát triển các dự án đến năm 2020.
6
5. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý các chương trình, dự án đào tạo sẽ có hiệu quả khi các chủ
thể quản lý thực hiện đúng các chức năng quản lý giáo dục. Nếu trong quá
trình quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học GTVT
từ nay đến năm 2020 thực hiện tốt việc kế hoạch hóa, xây dựng các văn bản
pháp quy về quản lý dự án, tổ chức phối hợp chặt chẽ các lực lượng quản lý,
đảm bảo các nguồn lực thực hiện dự án, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình
hình thành và thực hiện dự án một cách chặt chẽ thì việc quản lý sẽ đạt hiệu
quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng giáo dục và quản lý giáo dục của
Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời, vận dụng các quan
điểm hệ thống – cấu trúc, lôgic – lịch sử và quản điểm thực tiễn trong nghiên
cứu khoa học để phân tích đánh giá, xem xét các vấn đề có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và khái quát hoá các tài liệu về lý luận quản lý giáo
dục và quản lý dự án, các bản báo cáo tổng kết các dự án trong trường, và một
số các tài liệu khác.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu hỏi đối với 120 cán bộ quản
lý và giảng viên của Trường Đại học GTVT làm cơ sở đánh giá thực trạng,
chỉ ra nguyên nhân, đồng thời đề xuất biện pháp quản lý các dự án HTQT về
đào tạo của trường.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo và các
7
cán bộ có kinh nghiệm quản lý và triển khai dự án trong trường.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: tổng hợp, đánh giá kết quả thực
hiện các dự án thông qua các báo cáo hàng năm của các đơn vị quản lý dự án,
báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2008-2013 của Nhà trường.
Phương pháp dự báo: định hướng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế
về đào tạo của trường, cụ thể về hình thức, nội dung, quy mô HTQT về ĐT.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công tác quản lý
các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo ở trường đại học.
Luận văn đề xuất biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
của trường Đại học GTVT đến năm 2020, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 2 chương, 7 tiết, kết luận, kiến nghị,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Theo Đại từ điển bách khoa toàn thư, từ “Project – dự án” được hiểu là
“Điều có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành
động”. Như vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý
năng động, chuyển động hành động. Chính vì lẽ đó có khá nhiều khái niệm về
“dự án”, tùy theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó:
Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó
dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện
dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có
thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn.
Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công
việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất
định dựa trên nguồn vốn xác định.
Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất một
lần, có mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn
chất lượng, yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy
định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vượt quá dự toán.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng có thể rút ra một số
đặc trưng cơ bản của dự án như sau:
Có mục đích, mục tiêu và tính kế hoạch rõ ràng: Mỗi dự án là một hoặc
một tập hợp nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt tới một kết quả xác định
9
nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Dự án, đến lượt mình, cũng là một hệ
thống phức tạp nên có thể được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để quản
lý và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về
thời gian, chi phí và chất lượng.
Có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Nghĩa là dự án cũng trải
qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc.
Bị hạn chế bởi các nguồn lực: Giữa các dự án luôn luôn có quan hệ chia
nhau các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống (một cá nhân, một doanh
nghiệp, một quốc gia...) mà chúng phục vụ. Các nguồn lực đó có thể là tiền
vốn, nhân lực, thiết bị...
Luôn có tính bất định và rủi ro: Một dự án bất kỳ nào cũng có thời điểm
bắt đầu và kết thúc khác nhau, đôi khi là một khoảng cách khá lớn về thời
gian. Mặt khác, việc thực hiện dự án luôn đòi hỏi việc tiêu tốn các nguồn lực.
Hai vấn đề trên là nguyên nhân của những bất định và rủi ro của dự án.
Liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia của
nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người thụ hưởng dự án, các nhà tư vấn,
cộng tác viên, các cơ quan quản lý nhà nước. Tùy theo tính chất dự án mà các
thành phần trên cũng khác nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu dự án, các
nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận
quản lý khác.
Dự án đào tạo là một loại dự án đặc thù để phát triển nguồn nhân lực.
Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã
đề ra và kết quả của nó là cá nhân hay tổ chức đã được nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực thông qua đào tạo. Những dự án thuộc loại hình này bao gồm
việc đào tạo giáo viên, đào tạo cán bộ quản lý, bồi dưỡng thường xuyên cho
đội ngũ giáo viên đến việc nâng cao năng lực quản lý cụ thể như năng lực lập
10
kế hoạch phát triển giáo dục, năng lực quản lý tài chính trong giáo dục, năng
lực giám sát, đánh giá việc triển khai dự án, chương trình mục tiêu và năng
lực đánh giá kết quả, thành tựu học tập của học sinh một cấp học, bậc học cụ
thể,....Các dự án về đào tạo thường có phạm vi tác động, ảnh hưởng rộng gồm
nhiều địa chỉ và đối tượng thụ hưởng.
Đây là một trong những hình thức dự án đem lại hiệu quả thiết thực nhất,
rõ nét nhất cho nguồn nhân lực của xã hội. Thời gian hoạt động của mỗi dự án
về đào tạo tùy thuộc vào mục tiêu ban đầu của dự án, tính cấp thiết của dự án
và chất lượng của dự án được công chúng công nhận.
Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo được hiểu là một tập hợp kế hoạch,
nhiệm vụ đào tạo quốc tế chia thành nhiều bộ phận khác nhau để quản lý và
thực hiện các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng đào tạo của
nhà trường đặt ra.
Đặc điểm chung cơ bản của các dự án này là sự tham gia của các đối tác
nước ngoài trong quá trình đào tạo. Với hình thức này, người học đạt được
mục tiêu quan trọng nhất là có “trình độ học vấn quốc tế ” qua việc được theo
học một chương trình quốc tế với các giảng viên quốc tế và có thể cùng với sự
hợp tác của các giảng viên trong nước và cuối cùng có một tấm bằng quốc tế,
được công nhận quốc tế. Trình độ đạt được của sinh viên/học viên sau khi ra
trường không chỉ dừng lại ở các nội dung chuyên môn, mà còn được thể hiện
ở khả năng sử dụng ngôn ngữ chương trình đó và những lợi ích khác nữa.
Đối với các sinh viên/học viên theo học ở chương trình hợp tác quốc tế
đào tạo tại chỗ, sinh viên có đầy đủ các yếu tố cơ bản của một sinh viên đi du
học ở nước ngoài: theo học chương trình của nước ngoài, học bằng ngôn ngữ
nước ngoài, được học tập và làm việc với các giảng viên nước ngoài, trong
khi đó họ lại có lợi thế là chi phí thấp, tài chính thấp hơn cho cả khóa đào tạo,
cho nên các chương trình này ngày càng được mở rộng và đã trở thành xu thế
11
chung của các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp nhưng có khát vọng
vươn lên trong quá trình hội nhập quốc tế. Có thể nhìn thấy những bài học đó
từ nền giáo dục của Thái lan, Malaysia…với rất nhiều trường có các chương
trình liên thông liên kết với nước ngoài, từ đó tạo ra môi trường đào tạo mang
tính quốc tế ngay trong nước, thu hút được các sinh viên nước ngoài đến học
tập tại trường mình.
Yếu tố cấu thành dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong một dự án hợp tác quốc tế
về đào tạo bao gồm: ban quản lý dự án, cán bộ hành chính, giảng viên và sinh
viên/học viên.
Ban quản lý dự án và cán bộ hành chính của các chương trình hợp tác
quốc tế về đào tạo giúp các thành viên dự án làm rõ phương hướng đào tạo,
tạo ra môi trường đào tạo, công nghệ đào tạo, nguồn vốn phục vụ đào tạo, cơ
sở vật chất phục vụ đào tạo và chương trình đào tạo.
Phương hướng đào tạo: Mục tiêu đào tạo của chương trình hợp tác quốc
tế là những gì mà sinh viên/học viên phải có được về : tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo nghề nghiệp và thái độ đối với xã hội sau một quá trình đào tạo. Vì vậy
việc xác định mục tiêu đào tạo có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao hiệu
quả quá trình dạy và học. Nội dung mục tiêu phương hướng đào tạo là nhằm
đạt chất lượng và hiệu quả dạy học. Mục tiêu đào tạo được xác định bởi cả hai
bên của dự án hợp tác quốc tế về đào tạo.
Môi trường đào tạo: thích hợp với sinh viên nhằm tăng động lực học
tập cho họ, kích thích các nhân tố tích cực nhằm tạo môi trường cạnh tranh
lành mạnh.
Công nghệ đào tạo: là phương pháp đào tạo hợp lý cho “đầu vào” của
sinh viên/học viên (người học). Thiết kế và giúp người học phương pháp nhận
12
thức, phương pháp học sao cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án về
thời gian, không gian, tài chính, cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học.
Nguồn vốn phục vụ dự án: có thể được đối tác nước ngoài tài trợ hoàn
toàn, một phần hay tự trang trải. Nguồn vốn dự án là một phần rất quan trọng
trong dự án, quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Hiện nay, nguồn
vốn trong các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo thường được lấy từ cả hai
phía : đối tác nước ngoài và nguồn vốn tự tạo của dự án từ phía người học.
Cơ sở vật chất dự án hợp tác quốc tế về đào tạo: chủ yếu do phía các
trường đại học Việt Nam cung cấp: giảng đường, bàn ghế, máy tính và các
phương tiện dạy học khác trong dự án. Trong một số dự án, phía đối tác có
cung cấp một số thiết bị nghe, nhìn và thiết bị phục vụ dạy học.
Chương trình đào tạo: được cung cấp bởi các đối tác nước ngoài của dự
án. Đây là phần quan trọng nhất của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo.
Chương trình mang lại vị thế cho người học về bằng cấp cũng như thực chất
được đào tạo. Chương trình đào tạo chủ yếu được đối tác thiết kế phù hợp với
yêu cầu thực tế của đầu vào và mục tiêu của đầu ra.
Mối quan hệ giữa dự án và chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo:
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng: “dự án” thường là giai đoạn phát triển
ban đầu của hai đối tác hợp tác quốc tế về đào tạo và “chương trình ” thường
là giai đoạn tiếp theo, khi dự án đã đi vào guồng hoạt động, dự án cần phát
triển ở tầm cao hơn.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội kéo
theo nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế.
Các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo hình thành là một tất yếu mang tính thời
đại. Tuy nhiên, cũng chính vì sự hấp dẫn này mà một loạt các dự án hợp tác
quốc tế về đào tạo mở ra với nhiều cách thức hợp tác, gây khó khăn trong
quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.
13
1.1.2. Quản lý dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
(người QL, tổ chức kinh tế) lên khách thể (đối tượng QL) nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt
ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
Phải có ít nhất một chủ thể QL là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất
là một đối tượng bị QL tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể QL tạo ra
và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thể QL. Tác động
có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.
Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể,
mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động.
Chủ thể phải thực hành việc tác động.
Chủ thể có thể là một người, nhiều người, còn đối tượng có thể là một
hoặc nhiều người (trong tổ chức xã hội).
Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần
phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục
đích của mình.
Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính
hệ thống để tiến hành quản lý toàn bộ hoạt động liên quan tới dự án dưới sự
ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư
phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và đánh
giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.
Đặc trưng cơ bản của quản lý dự án:
(i) Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án (giám đốc,
(hiệu trưởng), các chuyên viên ban quản lý dự án và các cơ quan chức năng
có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện dự án.
14
(ii) Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự
án (tức là toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án).
(iii) Mục đích của quản lý dự án là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức
là sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của cá nhân/đơn vị hưởng
lợi dự án.
(iv) Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức
năng này thì dự án không thể vận hành có hiệu quả. Mục tiêu quản lý cũng
không được thực hiện.
Mục tiêu quản lý dự án
Mục tiêu quản lý dự án là hình thành các nhiệm vụ, các hoạt động và các
chuỗi hoạt động, tiến tới hình thành các thành tố và mục tiêu của dự án theo
đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được phê duyệt
và theo thời hạn quy định, với việc sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực,
vật lực…) một cách hợp lý nhất.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua chu trình quản lý dự án sau:
Hình 1.1. Chu trình quản lý dự án
15
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Kiểm
tra
Giám
sát
Tổ chức
chỉ đạo,
điều phối
Thiết kế và phê duyệt dự án
Hoạt động nào?
Bằng gì?
Khi nào và bao lâu?
Ai thực hiện?
Quan hệ với hoạt
động?
Hình thành tổ chức
Chỉ đạo thực hiện
Huy động nguồn lực
Giao tiếp đàm phán
Thúc đẩy, hỗ trợ
Liên kết các bộ phận,
hoạt động
KẾT QUẢ
DỰ ÁN
Đo đạc – So sánh
Phân tích – Đánh giá
……………….....
DỮ LIỆU
Phù hợp – tin cậy
Chính xác – Dễ hiểu
Độ sai lệch so với
mục tiêu
RA QUYẾT ĐỊNH
Nội dung – Hoạt động
Qui mô – Chất lượng
Tiến độ - Tiến độ đạt
được
Tài chính – Giải ngân
……………….....
Theo dõi – Uốn nắn
Theo kế hoạch
Phương pháp quản lý dự án
Có hai lực lượng cơ bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các phương
pháp quản lý dự án là: (1) nhu cầu ngày càng tăng về những hàng hóa và dịch
vụ sản xuất phức tạp, chất lượng cao trong khi khách hàng ngày càng “khó
tính”; (2) kiến thức của con người (hiểu biết tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ
thuật…) ngày càng tăng.
Có nhiều cách tiếp cận quản lý dự án, mỗi cách tiếp cận đều có điểm
mạnh và điểm yếu riêng.
(i) Cách tiếp cận quản lý độc lập- dự án được tổ chức riêng rẽ về mặt
chức năng. Theo cách tiếp cận này, tất cả các thành viên dự án nằm dưới
quyền chỉ huy của giám đốc điều hành.
Hình 1.2. Sơ đồ cách tiếp cận QL dự án độc lập
Tổ chức dự án theo cách này có hạn chế duy nhất là lãng phí nhiều
chuyên gia vì trong nhiều trường hợp dự án không sử dụng hết công suất làm
việc của họ do vậy có thể gây tốn kém.
(ii)Quản lý dự án theo chiều dọc- dự án là một bộ phận nằm trong một
đơn vị của tổ chức. Theo cách tiếp cận này, mối quan hệ tuyến tính về trách
nhiệm và quyền hạn rất rõ ràng.
Giám đốc điều hành dự án A
Giám đốc
Chuyên gia tư vấn Ban Quản lý dự án
Chuyên viên ……
16
Chuyên viên
Hình 1.3. Sơ đồ cách tiếp cận QL dự án theo chiều dọc
Nhược điểm của cách quản lý này là quyền lực chỉ tập trung vào một bộ
phận chức năng và sự quản lý cồng kềnh sẽ không thích hợp cho việc ra quyết
định, thực hiện công việc nhanh chóng và bảo đảm chất lượng cao.
(iii) Tiếp cận quản lý dự án theo chiều ngang- dự án trở thành đơn vị đặt
cắt ngang qua nhiều bộ phận chức năng. Những người làm việc cho dự án vẫn
còn là thành viên của các bộ phận trong tổ chức và được dự án giao cho
những nhiệm vụ cụ thể.
Dự án có quyền chỉ đạo các cá nhân phải “làm gì” và giải thích “tại sao”
phải làm như vậy. Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm chỉ đạo các cá nhân
này “làm như thế nào”. Hạn chế của cách tiếp cận này là người điều hành dự
án gặp nhiều khó khăn trong phối hợp công việc.
Hình 1.4. Sơ đồ cách tiếp cận QL dự án theo chiều ngang
Đơn vị quản lý
Dự án A Dự án C
Phòng/ban
chức năng C
Phòng /ban
chức năng B
Dự án B
Phòng /ban
chức năng A
Đơn vị Quản lý
Bộ phận hành
chính
Bộ phận
Dự án
Bộ phận hỗ
trợ phát triển
Bộ phận
Marketing
….
…..Dự án BDự án A
17
Từ những phân tích trên, có thể hiểu quản lý dự án hợp tác quốc tế về
đào tạo là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của các chủ thể
quản lý tới toàn bộ hoạt động liên quan tới dự án hợp tác quốc tế từ việc thiết
kế, phê duyệt dự án đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động
đào tạo với các đối tác quốc tế.
Trong đó, chủ thể quản lý dự án HTQT về ĐT có thể hiểu là Ban Giám
hiệu, chuyên viên ban quản lý dự án và các phòng ban chức năng có liên quan
và giảng viên. Khách thể quản lý dự án HTQT về ĐT là toàn bộ hoạt động của
dự án.
1.2. Nội dung quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường đại
học Giao thông vận tải
1.1.2. Quản lý việc thiết kế, xây dựng dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Thực chất, đây là một khâu quan trọng trong quy trình quản lý dự án
HTQT về ĐT. Trong khâu này, chủ thể quản lý cần xác định được mục tiêu
của dự án. Dự án được xây dựng để làm gì? Đáp ứng đối tượng nào? Kết quả
dự kiến đạt được ra sao?...; Mục tiêu của dự án HTQT về ĐT được xây dựng
dựa trên nhu cầu thực tế của Nhà trường, nhu cầu đào tạo của ngành giao
thông vận tải và thực tế đào tạo hiện nay.
Tiếp theo, căn cứ vào mục tiêu dự án để lựa chọn và thành lập một nhóm
để xây dựng dự án; xây dựng quy chế hoạt động của bộ máy quản lý; tổ chức
điều phối các nguồn lực thực hiện dự án; bố trí, sử dụng và phát huy vai trò
của các lực lượng, phương pháp, phương tiện quản lý để đạt được hiệu quả tối
ưu trong tổ chức thực hiện dự án. Ngoài ra, Nhà trường cần phải chú trọng
tìm hiểu và cập nhật những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
và của các nước đối tác, nghiên cứu thế mạnh của các trường đối tác để lựa
chọn đối tác cho phù hợp với từng dự án.
Khi xây dựng dự án HTQT về ĐT, phải dựa vào quan điểm, chủ trường
của Đảng, Nhà nước về giáo dục – đào tạo, Luật giáo dục và các văn bản dưới
18
luật; các nghị quyết, thông tư của Bộ Giáo dục – đào tạo; và một yếu tố không
thể thiếu là nguồn tài chính. Đối với các chương trình được tài trợ, vấn đề
quản lý đặt ra đối với chương trình thường bó gọn trong mục tiêu là làm sao
tạo ra và duy trì một môi trường học tập hỗ trợ cho người học một cách tốt
nhất, tạo điều kiện cho giảng viên và học viên thực hiện công việc giảng dạy
và học tập một cách tốt nhất, nhờ đó đạt mục tiêu dự án. Công tác quản lý chỉ
chịu áp lực về việc triển khai dự án thành công, đạt được mục tiêu đặt ra. Đối
với các chương trình liên kết đào tạo tự trang trải học phí, một phần hoặc toàn
phần, áp lực về tài chính là một điểm hết sức quan trọng và ảnh hưởng mật
thiết đến các áp lực về tiến độ và chất lượng. Các yêu cầu quản lý đặt ra sát
sao và nhiều vấn đề hơn so với các chương trình được tài trợ. Lúc này, yêu
cầu đặt ra cấp thiết là chương trình đào tạo phải làm sao vừa đảm bảo trang
trải được về tài chính vừa duy trì chất lượng theo đúng yêu cầu.
1.1.3. Quản lý quá trình thực hiện dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Sau khi dự án được xây dựng và phê duyệt, Hiệu trưởng Nhà trường và
các đơn vị chức năng có nhiệm vụ tổ chức và triển khai thực hiện dự án
HTQT về ĐT. Để triển khai dự án HTQT về ĐT, Nhà trường cần thực hiện
một số công việc như sau:
Thành lập một ban quản lý dự án với nhiệm vụ điều hành, theo dõi, kiểm
tra các hoạt động trong khuôn khổ của dự án; xây dựng kế hoạch thực hiện dự
án; điều phối nguồn kinh phí của dự án; điều phối giảng viên giảng dạy cho
dự án,…
Thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp công việc với các đối tác
nước ngoài tham gia vào dự án HTQT về ĐT của trường; đàm phán để có
những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức tập huấn cho cán
bộ quản lý và giảng viên tham gia dự án.
19
1.1.4. Quản lý tiềm lực của dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Tiềm lực của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học
Giao thông Vận tải là các nguồn lực hiện có được huy động để phục vụ cho
việc triển khai thực hiện các dự án, bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực và các
điều kiện đảm bảo khác. Quản lý tiềm lực của dự án HTQT về ĐT là quản lý
toàn bộ các yếu tố hợp thành tiềm lực, trong đó quản lý nguồn nhân lực được
đặt lên hàng đầu và là yếu tố quan trọng nhất.
Quản lý nhân lực của dự án hợp tác quốc tế về đào tạo bao gồm các nội
dung như: xây dựng, kiện toàn, phát triển đội ngũ giảng viên; xây dựng, củng
cố, nâng cao trình độ chuyên môn và trách nhiệm của giảng viên tham gia
giảng dạy cho các dự án; thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện trình độ ngoại
ngữ và chuyên môn cho các giảng viên và cán bộ quản lý dự án; tổ chức lựa
chọn sinh viên tham gia dự án theo các tiêu chí của từng dự án, đồng thời theo
dõi sát sao hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên.
Quản lý tài lực, vật lực và các điều kiện đảm bảo khác chính là quản lý
nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị - phương tiện dạy học, không
gian, thời gian,…phục vụ việc triển khai các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo.
Có những dự án được tài trợ nguồn kinh phí để trang bị các trang thiết bị -
phương tiện dạy học và cơ sở vật chất theo yêu cầu của dự án như Dự án Đào
tạo tiên tiến xây dựng công trình giao thông, Dự án Cầu đường Pháp, Dự án
Việt – Nga,… Bên cạnh đó, cũng có những dự án phải khai thác và sử dụng
cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường như Dự án đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn
Việt – Đức, Dự án đào tạo kỹ sư ngành xây dựng công trình giao thông Việt –
Nhật. Quản lý tài lực, vật lực và các điều kiện đảm bảo khác bao gồm toàn bộ
hoạt động cung ứng, khai thác, phát huy tác dụng, hiệu quả của cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học; hợp lý hóa việc sử dụng, phân bổ nguồn tài chính của
dự án; tăng cường tìm kiếm các nguồn kinh phí; tạo điều kiện tốt nhất về
không gian và thời gian cho các giảng viên và sinh viên tham gia dự án.
20
1.1.5. Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện dự án hợp tác
quốc tế về đào tạo
Việc kiểm tra, giám sát kết quả dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của
Trường Đại học Giao thông Vận tải được thực hiện dựa trên mục tiêu của
từng dự án và hình thức của dự án, bao gồm việc xây dựng kế hoạch kiểm tra,
phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng có liên quan; áp dụng các hình
thức, phương pháp kiểm tra phù hợp với mục tiêu của từng dự án; tổ chức các
hoạt động kiểm tra theo trình tự; tiến hành rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm
tra. Có những dự án được chia làm hai giai đoạn như Dự án đào tạo kỹ sư hai
giai đoạn Việt – Nga, Dự án đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn Việt – Đức. Đối với
các dự án này, yêu cầu đặt ra là phải kiểm tra, đánh giá kết quả của từng giai
đoạn và tổng thể dự án. Sau khi kiểm tra, đánh giá một giai đoạn của dự án,
cần tiến hành rút kinh nghiệm ngay và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Tuy
nhiên, với đặc thù của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo là có sự tham gia
của các đối tác quốc tế nên trước khi điều chỉnh phải thương lượng đàm phán
với đối tác.
Đánh giá kết quả thực hiện dự án HTQT về ĐT ở trường Đại học GTVT
cũng được thực hiện căn cứ vào mục tiêu của từng dự án và hình thức của dự
án. Có những dự án đòi hỏi người quản lý phải tiến hành đánh giá từng giai
đoạn của dự án để rút ra các ưu điểm và nhược điểm của quá trình thực hiện
để có những điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
Để đánh giá kết quả thực hiện dự án HTQT về ĐT, nhà trường và trường
đối tác cần xác định các tiêu chí đánh giá; xây dựng kế hoạch đánh giá; lựa
chọn thành viên và thành lập hội đồng tham gia đánh giá; tổ chức các hoạt
động đánh giá theo yêu cầu của từng dự án.
1.1.6. Quản lý việc khai thác nguồn lợi từ các dự án hợp tác quốc tế về
đào tạo sau khi dự án kết thúc
Tất cả các dự án đào tạo nói chung và các dự án HTQT về ĐT của
trường Đại học GTVT nói riêng đều được thực hiện trong một khoảng thời
21
gian nhất định. Sau khi dự án kết thúc, việc khai thác nguồn lợi từ các dự án
luôn được lãnh đạo Nhà trường và các cán bộ quản lý quan tâm.
Quản lý việc khai thác nguồn lợi từ các dự án bao gồm quản lý việc tổ
chức áp dụng các chương trình đào tạo, công nghệ đào tạo của nước ngoài;
việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; quản lý việc duy
trì và phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài tham gia thực hiện
dự án; tiếp tục bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý. Quá trình này bao
gồm các hoạt động: xây dựng kế hoạch; phân công nhiệm vụ cho các đơn vị
chức năng quản lý việc áp dụng các chương trình đào tạo, sử dụng cơ sở vật
chất; kiểm tra, đánh giá kết quả khai thác nguồn lợi từ các dự án.
1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý các dự án hợp tác quốc tế về
đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải
1.3.1. Yếu tố khách quan
Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Thế giới trong thế kỷ XXI tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp
và khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất
cả các nước. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi
hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Nhằm phát
huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành
công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà nước
Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập
quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy
của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc
lập và phát triển." (Theo Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay - Bộ Ngoại giao)
22
Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan
hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh
thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và
khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức
quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế
và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ
động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những
khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Các mối
quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc
không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc
tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và góp
phần phát triển lĩnh vực văn hóa, giáo dục nói riêng.
Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nhà nước kéo theo sự phát
triển quan hệ hợp tác quốc tế của các trường đại học, trong đó có Trường Đại
học GTVT. Do đó, Nhà trường tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo,
đáp ứng nhu cầu xã hội và từng bước hội nhập quốc tế bằng nhiều hình thức,
tập trung vào thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo.
Thay đổi trong quy định về hợp tác quốc tế của các trường đại học
theo Điều lệ trường đại học ban hành năm 2010
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế
Phát triển HTQT của trường đại học phù hợp với quy định của pháp luật
Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đảm bảo phát
triển nhà trường bền vững.
Khai thác các khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài để phục
vụ có hiệu quả sự phát triển của nhà trường, của sự nghiệp giáo dục và góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
23
Hợp tác quốc tế về giáo dục của trường đại học phải bảo đảm giáo dục
người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, tôn trọng bản sắc
văn hóa dân tộc, thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương
pháp giáo dục phù hợp với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; làm cho
các tổ chức, cá nhân nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam và hệ
thống giáo dục Việt Nam; đáp ứng nhu cầu hợp tác của đối tác nước ngoài
theo khả năng của nhà trường trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi.
Nội dung hợp tác quốc tế
Liên kết đào tạo;
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác tổ chức hội
nghị, hội thảo khoa học;
Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang
thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và các hoạt động
giáo dục khác trong trường;
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý của
trường; Trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, người học;
Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa
học và công nghệ; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo,
khoa học và công nghệ.
Phương thức hợp tác quốc tế
Hợp tác về đào tạo, khoa học và công nghệ với các tổ chức, các trường
đại học và cá nhân nước ngoài;
Hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan đến giáo dục, nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ; thực hiện các hoạt động quốc tế theo
chương trình, kế hoạch của nhà trường.
Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo
chủ trì.
24
Nội dung quản lý hợp tác quốc tế
Xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế hàng năm và dài hạn
của nhà trường.
Chuẩn bị, ký kết và triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương.
Quản lý các dự án sử dụng ngân sách của Chính phủ, kinh phí của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và nguồn vốn ODA theo quy định của Chính phủ.
Quản lý hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với các quy
định của pháp luật.
Tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của
nhà trường.
Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020
Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng được
nhu cầu về vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp
lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và
hạn chế ô nhiễm môi trường.
Hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương
thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm
góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020.
Đến năm 2020, tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu
hành khách, trong đó đường bộ đảm nhận 86,0÷90,0%; đường sắt 1,0÷2,0%;
đường thủy nội địa 4,5÷7,5% và hàng không 1,0÷1,7%. Tổng khối lượng vận
chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đường bộ đảm nhận 65,0÷70,0%;
đường sắt 1,0÷3,0%; đường thủy nội địa 17,0÷20,0%; đường biển 9,0÷14,0%
và hàng không 0,1÷0,2%.
25
1.3.2. Yếu tố chủ quan
Về quan hệ hợp tác quốc tế của Trường Đại học GTVT
Cho đến nay, Trường Đại học GTVT đã có quan hệ hợp tác quốc tế
chính thức với hơn 60 tổ chức, trường đại học quốc tế của nhiều nước trên thế
giới, trong đó có những trường nổi tiếng thế giới và khu vực như Trường cầu
đường Paris (Pháp), Đại học Leeds (Anh quốc), Đại học kỹ thuật Darmstadt,
Dresden (CHLB Đức), Đại học giao thông Tây Nam (Trung quốc), Đại học
kỹ thuật đường sắt Matxcova (CHLB Nga), Đại học Tokyo, Kyoto, Waseda
(Nhật Bản)…Trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi bên, nhiều dự án quốc tế,
chương trình hợp tác song phương được thực hiện trên các lĩnh vực hoạt
động: thực hiện các đề án phối hợp đào tạo, đề tài NCKH với các trường đại
học nước ngoài, các tổ chức quốc tế bằng nguồn kinh phí của Chính phủ Việt
Nam và các nguồn kinh phí khác; Tổ chức và đồng tổ chức thành công nhiều
hội thảo khoa học quốc tế quan trọng; Trao đổi giảng viên và sinh viên và đào
tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tuy có nhiều
lên về số lượng nhưng chất lượng và hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong
muốn của nhà trường.
Về quy mô đào tạo của Trường Đại học GTVT
Nhiệm vụ trọng tâm của Trường Đại học GTVT là nâng cao chất lượng
đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường xác định phát triển quy
mô đào tạo một cách hợp lý, tiếp tục đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Do
đó, bắt đầu từ năm học 2011-2012, theo chủ trương của Bộ giao quyền tự chủ
cho các Trường trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh các bậc học (Thông tư
57/2011/TT-BGDĐT), Hội đồng khoa học – đào tạo trường đã xem xét, xác
định chỉ tiêu phù hợp với năng lực của Nhà trường, giữ vững quy mô và tập
trung cho việc nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc tăng cường triển khai
26
các chương trình đào tạo chất lượng cao, các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo.
Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu bên dưới:
Bảng 1.1. Quy mô đào tạo của Trường Đại học GTVT từ 2008 đến 2013
Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013
Tổng số 29.116 31.158 29.578 29.138 29.310
ĐH Hệ CQ 16.516 18.246 18.192 19.055 20.373
ĐH Hệ phi
CQ
11.166 11.073 9.110 7.705 6.019
Đào tạo
SĐH
1.434 1.839 2.276 2.378 2.918
Đào tạo
quốc tế
91 177 336 672 792
Về cơ cấu tổ chức của Trường Đại học GTVT
Theo Luật giáo dục 2005 và Điều lệ trường Đại học Việt Nam, cơ cấu tổ
chức đào tạo của Trường Đại học GTVT được tổ chức theo mô hình ba cấp:
Trường => Khoa/Viện => Bộ môn. Hội đồng trường là cơ quan lãnh đạo cao
nhất của Nhà trường, Ban Giám hiệu là cơ quan điều hành toàn bộ các hoạt
động của nhà trường.
Trong nhiệm kỳ 2008-2013 vừa qua, Nhà trường tập trung xây dựng đội
ngũ và đổi mới công tác quản lý, phát triển đội ngũ đủ về số lượng và mạnh
về chất lượng.
27
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học GTVT
Về cơ sở vật chất của Trường Đại học GTVT
Trước yêu cầu đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa
học, trong những năm vừa qua, Nhà trường đã đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật
chất theo hướng đồng bộ và hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô và
nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặc biệt từ khi Nhà trường
chuyển hình thức đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.
Bên cạnh đó, một số lớp học đã được sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị theo
chuẩn đào tạo quốc tế để phục vụ cho các dự án HTQT về đào tạo và các
chương trình đào tạo chất lượng cao.
28
1.4. Thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của
Trường Đại học Giao thông Vận tải
1.1.7. Vài nét về đặc thù đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải
Hiện nay các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường chủ yếu là ở
dạng phân ngành như xây dựng công trình giao thông, cơ khí chuyên dùng,
kinh tế vận tải… và các chuyên ngành đào tạo theo diện hẹp và sâu trong lĩnh
vực giao thông vận tải như chuyên ngành đường bộ, chuyên ngành cầu hầm,
chuyên ngành máy xây dựng, chuyên ngành kinh tế vận tải ô tô,... Đây chính
là một đặc thù quan trọng về ngành nghề đào tạo của trường.
Ưu điểm của phương thức đào tạo này là đảm bảo cho kỹ sư có khả năng
nắm vững kiến thức chuyên môn rất sâu, có khả năng thực hành tốt về chuyên
ngành được đào tạo, giúp cho kỹ sư ra trường có khả năng thích ứng nhanh
với thực tế công việc. Tuy nhiên, chương trình đào tạo theo phân ngành và
chuyên ngành hẹp không phù hợp với mô hình chung trong khu vực và trên
thế giới đồng thời giảm cơ hội tham gia thị trường lao động chung của kỹ sư
ra trường.
Song song với các chương trình đào tạo thông thường bằng tiếng Việt,
nhà trường đã và đang tổ chức đào tạo các chương trình kỹ sư bằng tiếng
Anh, Pháp và Nga cho các chuyên ngành xây dựng cầu đường và cơ khí
chuyên dùng, vật liệu và công nghệ,…Đây chính là một trong những điều
kiện rất thuận lợi để kỹ sư tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở
nước ngoài cũng như tham gia công tác trong môi trường làm việc quốc tế.
Nhưng với đặc thù đào tạo là kỹ thuật chuyên ngành hẹp trong lĩnh vực giao
thông vận tải nên số lượng các đối tác quốc tế của trường còn hạn chế, dẫn tới
số lượng các dự án/chương trình HTQT về ĐT của trường chưa nhiều, hình
thức chưa đa dạng.
29
1.4.2. Thực trạng các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học
Giao thông vận tải
* Giới thiệu các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển hợp tác quốc tế chung của
ngành giáo dục, quan hệ hợp tác quốc tế của Trường Đại học Giao thông Vận
tải cũng đạt được những bước phát triển đáng kể, trong đó số lượng các dự
án/chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo ngày một tăng lên.
Các dự án HTQT về ĐT của trường tập trung vào các chuyên ngành
khoa học kỹ thuật đang phát triển ở Việt Nam, trong đó có chuyên ngành xây
dựng công trình. Có thể kể đến một số dự án điển hình như: Dự án nâng cao
trình độ giảng viên ngành tin học xây dựng (phối hợp với Trường Đại học
tổng hợp kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức), Dự án đào tạo chương trình tiên
tiến ngành xây dựng công trình giao thông (phối hợp với Đại học Leeds –
Anh quốc), Chương trình đào tạo kỹ sư công trình giao thông Việt-Nhật (phối
hợp với Viện kỹ thuật Shimizu – Nhật Bản), Đề án du học tự túc nước ngoài,
Dự án đào tạo kỹ sư Cầu – Đường bằng tiếng Pháp (phối hợp với các trường
đại học Pháp),…
Thông qua các dự án HTQT về ĐT kể trên, hàng chục cán bộ, giảng viên
và hàng trăm sinh viên của trường được cử đi đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ
và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài (xem phụ lục 1), đồng
thời mở thêm một số chuyên ngành đào tạo mới như: chuyên ngành tự động
hóa thiết kế cầu đường do dự án đào tạo tin học trong xây dựng mang lại;
chuyên ngành xây dựng cảng hàng không; chuyên ngành tính toán thiết kế kết
cấu xây dựng do dự án đào tạo chuyên ngành kết cấu xây dựng mang lại.
Các dự án HTQT về ĐT của trường được thực hiện dưới nhiều hình thức
đa dạng và bằng các nguồn kinh phí khác nhau (xem phụ lục 2). Các dự
án/chương trình hợp tác đào tạo tại chỗ hàng năm thu hút gần 200 sinh viên
vào học tạo một môi trường học tập tốt và kích thích phong trào học tập ngoại
ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp cho sinh viên.
30
Với mục tiêu tăng cường đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho
trường, năm 2004 nhà trường đã xây dựng “Dự án phối hợp đào tạo tiến sỹ
hai giai đoạn” hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Darmstadt,
CHLB Đức bằng nguồn kinh phí Nhà nước theo phê duyệt của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định số 61/QĐ-BGD&ĐT-VP ngày
05/01/2004. Theo nội dung chương trình các nghiên cứu sinh khi tham gia
phải qua kỳ thi tuyển và phải đảm bảo các điều kiện về ngoại ngữ cũng như
về chuyên môn theo qui định, sau đó học một năm trong nước và ba năm ở
CHLB Đức để hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ. Trường Đại học
GTVT trực tiếp quản lý, theo dõi mọi hoạt động của dự án và liên hệ với đối
tác tìm giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh. Tính đến hết năm 2009, Nhà
trường đã cử 8 giảng viên đi học tại CHLB Đức. Hiện nay, 06 giảng viên đã
hoàn thành chương trình học và quay về công tác tại trường.
Theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc cải tiến chương trình
đào tạo theo hướng quốc tế hóa, thay đổi phương thức đào tạo theo tín chỉ,
hiện đại hóa phương tiện dạy học, phòng thí nghiệm, nâng cao trình độ đội
ngũ giảng viên cả về chuyên môn và ngoại ngữ, đặc biệt là Anh ngữ, năm
2007 nhà trường đã xây dựng Dự án “Chương trình đào tạo tiên tiến ngành
xây dựng công trình giao thông” hợp tác với Đại học Leeds, Anh quốc bằng
nguồn kinh phí Nhà nước.
Chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số
7581/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2007. Đây là chương trình hợp tác đào tạo thí
điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho một số trường đại học, sử dụng
nguồn kinh phí Nhà nước. Hiện nay tổng số sinh viên theo học chương trình
là 265 sinh viên, trong đó năm học 2012-2013 có 99 sinh viên của hai khóa 49
và 50 đã tốt nghiệp.
31
Bảng 1.2. Một số dự án HTQT về ĐT điển hình của Trường Đại học GTVT
giai đoạn 2003 – 2013
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
2
0
1
0
2
0
1
1
2
0
1
2
2
0
1
3
Dự án Đào tạo kỹ sư Cầu đường bằng tiếng Pháp
Gia hạn của Đề án Kỹ sư Cầu đường bằng tiếng Anh
Dự án đào tạo nâng cao trình độ
giảng viên ngành tin học xây
dựng
Dự án đào tạo giáo viên
và xây dựng nội dung
chương trình đào tạo sau
đại học chuyên ngành kết
cấu xây dựng
Dự án phối hợp đào tạo Tiến sỹ hai giai đoạn Việt – Đức
Dự án phối hợp đào tạo kỹ sư hai giai đoạn Việt - Nga
Đề án du học tự túc nước ngoài
Dự án đào tạo chương trình tiên tiến ngành xây dựng công
trình giao thông
Chương trình đào tạo kỹ sư ngành công trình giao thông Việt-Nhật
Chương trình đào tạo vật liệu và công
nghệ Việt – Pháp
Đề án 911
Dự án đào tạo kỹ sư ngành cơ khí ô tô Pháp
Chương trình
ĐT ngành kế
toán tổng hợp
tiếng Anh
(Nguồn: Số liệu thống kê 2009 của Phòng Đối ngoại – Trường ĐH GTVT và
số liệu thống kê 2013 của Trung tâm HTQT về ĐT và NC)
* Đặc điểm của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Đặc điểm nổi bật của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo là có sự tham
gia của các đối tác quốc tế trong và ngoài nước. Trong quá trình triển khai dự
án sẽ có sự phối hợp giữa trường đại học trong nước với các đối tác, giữa giáo
viên Việt Nam và giáo viên nước ngoài, giữa cán bộ quản lý Việt Nam và cán
bộ quản lý nước ngoài. Chúng ta cùng xem xét hai dự án sau làm ví dụ:
Bảng 1.3. Dự án phối hợp đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn Việt – Đức
32
Thời gian
thực hiện
Từ năm 2004 đến năm 2009
Đơn vị phối
hợp
Trường Đại học Tổng hợp kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức
Mục tiêu
của dự án
- Đào tạo nâng cao trình độ giảng viên;
- Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy của Việt Nam
nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc liên kết, trao đổi kinh
nghiệm, tài liệu với các đồng nghiệp quốc tế.
- Rút ngắn thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, góp phần giảm
bớt kinh phí đào tạo cho ngân sách nhà nước.
Đối tượng
đào tạo
- Giảng viên của trường Đại học GTVT
- Cán bộ làm việc cho các cơ quan nhà nước khác
Nội dung Tuyển chọn giảng viên của Trường Đại học GTVT và các cơ quan khác
theo tiêu chí của Bộ GD và ĐT để đào tạo tiến sỹ
Cơ quan tài
trợ
Bằng ngân sách Nhà nước (Đề án 322) và hỗ trợ của Trường ĐH tổng hợp
kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức
Cách thức
đào tạo
Khóa học được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: 01 năm học tại Trường Đại học GTVT – Việt Nam. Đây là
thời gian để học ngoại ngữ, chuẩn bị đề cương và học một số môn phụ trợ.
- Giai đoạn 2: 03 năm học tại Trường Đại học Tổng hợp kỹ thuật
Darmstadt – CHLB Đức
Giai đoạn này là thời gian nghiên cứu luận văn, viết và bảo vệ luận văn.
Đội ngũ
giảng viên
- Giai đoạn 1: do các giảng viên của trường Đại học GTVT và các giảng
viên ngoại ngữ của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tại Hà Nội
giảng dạy.
- Giai đoạn 2: do giáo sư của trường ĐH tổng hợp kỹ thuật Darmstadt
hướng dẫn.
Kết quả
đạt được
- Đã cử 8 giảng viên đi đào tạo tiến sỹ tại Đức,
- 06 giảng viên đã hoàn thành chương trình nghiên cứu và nhận được
bằng tiến sỹ kỹ thuật do Trường ĐH Tổng hợp kỹ thuật Darmstadt cấp và
sau đó quay trở về trường tiếp tục công việc giảng dạy.
Bảng 1.4. Dự án phối hợp đào tạo kỹ sư hai giai đoạn Việt – Nga
Thời gian thực
hiện
Từ năm 2005 đến năm 2011
Đơn vị phối
hợp
Trường Đại học Tổng hợp kỹ thuật giao thông đường sắt Matxcova
(MIIT) – CHLB Nga
33
Mục tiêu của
dự án
- Đào tạo kỹ sư xây dựng đường tàu điện ngầm Metro,
- Từng bước chuyển giao công nghệ đào tạo để hình thành chương
trình đào tạo ngành metro tại trường ĐH GTVT,
- Rút ngắn thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, góp phần
giảm bớt kinh phí đào tạo cho ngân sách nhà nước,
- Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý của Việt Nam
được hội nhập quốc tế, liên kết và trao đổi kinh nghiệm, tài liệu KHCN
với các đồng nghiệp của CHLB Nga.
Đối tượng đào
tạo
Các sinh viên thi đỗ trong kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường Đại học
GTVT có nguyện vọng tham gia chương trình và đáp ứng các điều kiện sau:
- Đạt điểm tuyển sinh đầu vào từ 25 điểm trở lên
- Có khả năng ngoại ngữ
Nội dung Trường ĐH GTVT phối hợp với trường MIIT và Trung tâm Văn hóa
Nga tại Việt Nam tổ chức đào tạo kỹ sư ngành tàu điện ngầm metro.
Cơ quan tài trợ Bằng ngân sách Nhà nước (Đề án 322)
Cách thức tổ
chức đào tạo
Khóa học được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: 02 năm học tại trường ĐH GTVT – Việt Nam.
Trong năm học thứ nhất, sinh viên học tiếng Nga và chương trình dự bị
đại học của trường MIIT.
Năm học thứ hai: sinh viên học năm thứ nhất theo chương trình đào tạo
của trường MIIT, chủ yếu là các môn học cơ bản để sinh viên làm quen
với chương trình học quốc tế và chuẩn bị kiến thức cho việc học chính
thức tại trường MIIT.
- Giai đoạn 2: 04 năm học tại trường MIIT – CHLB Nga.
Giai đoạn này là thời gian để sinh viên học chương trình học chính thức
của trường MIIT ngành tàu điện ngầm metro, viết và bảo vệ đồ án.
Đội ngũ giảng
viên
- Giai đoạn 1: do các giảng viên của trường Đại học GTVT, các giảng
viên của Trung tâm văn hóa Nga và các giảng viên người Nga đang làm
việc tại Việt Nam giảng dạy.
- Giai đoạn 2: do giáo sư của trường MIIT giảng dạy.
Kết quả
đạt được
- Đã tuyển được 02 khóa, mỗi khóa 20 sinh viên học giai đoạn một
trong nước,
- Có 38 sinh viên đạt yêu cầu được cử sang trường MIIT học giai đoạn 2,
- Đến hết năm 2011, số sinh viên trên đã tốt nghiệp kỹ sư của trường
MIIT và được nhận bằng tốt nghiệp do trường MIIT cấp. Bằng kỹ sư
này được hai Chính phủ công nhận.
Thông qua hai dự án điển hình trên có thể rút ra một số đặc điểm chung
của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo như sau:
Về mục tiêu
Đối với các đối tác nước ngoài: trong những năm trước đây, mục tiêu
của hầu hết các đối tác nước ngoài là phát triển tầm ảnh hưởng và thương hiệu
34
của mình trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các đối tác nước
ngoài bắt đầu quan tâm tới mục tiêu tài chính.
Đối với các đối tác Việt Nam: mục tiêu chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm
đào tạo, tiếp nhận các công nghệ giáo dục và nghiên cứu khoa học hiện đại từ
các đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực cán bộ và hội nhập các chương
trình đào tạo có chất lượng cao.
Về đối tượng
Đối tượng tham gia các dự án này hầu hết là sinh viên và giảng viên của
nhà trường.
Về nội dung
Đào tạo phối hợp chủ yếu trên lĩnh vực khoa học công nghệ GTVT.
Về cách thức tổ chức đào tạo
Ở giai đoạn đầu, phần lớn các dự án đều nhận được tài trợ từ phía các
đối tác nước ngoài hoặc đối tác thứ ba như Bộ GD và ĐT, các tổ chức quốc tế
khác. Đây là một yếu tố quan trọng mang lại sự thành công cho các dự án của
trường. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các dự án có tài trợ hoàn toàn hoặc một
phần ngày càng giảm.
Tham gia phối hợp quản lý và tổ chức giảng dạy cho các dự án là các
cán bộ, giảng viên của Trường ĐH GTVT và các trường đại học đối tác nước
ngoài. Tùy theo đặc điểm của từng chương trình mà sự tham gia của các giảng
viên Trường ĐH GTVT khác nhau.
Về kết quả đạt được
Hầu hết các dự án HTQT về ĐT được thực hiện nghiêm túc, tuân theo
đầy đủ các quy định của Bộ GD và ĐT và đã đạt được kết quả tương đối tốt.
* Quá trình hình thành và triển khai các dự án hợp tác quốc tế về
đào tạo
35
Để triển khai được các dự án HTQT về ĐT, các trường đại học nói
chung và trường Đại học Giao thông Vận tải nói riêng phải trải qua các bước:
tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp tác, triển khai chương trình, tìm kiếm
hướng phát triển.
Quá trình tìm kiếm đối tác và đàm phán ký kết: trong giai đoạn này, vấn
đề quan trọng cần lưu tâm là xem xét đến mục tiêu của các đối tác trong
chương trình. Mục tiêu đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng sử
dụng giảng viên Việt Nam ngày càng nhiều trong chương trình. Lưu ý các
hoạt động bồi dưỡng giảng viên chỉ có thể thực hiện tốt khi đối tác Việt Nam
đặt vấn đề và đàm phán ngay từ khi ký kết thỏa thuận về chương trình. Các
mục tiêu của các đối tác có tính bổ trợ lẫn nhau càng dễ đi đến các thỏa thuận
và làm cho chương trình được tiến hành một cách hiệu quả hơn.
Quá trình triển khai chương trình: cần chú ý quản lý chất lượng đào tạo
của dự án, bao gồm chất lượng sinh viên/học viên, chất lượng đội ngũ giảng
viên Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời vấn đề tài chính là một ràng buộc có
ảnh hưởng mật thiết đến việc duy trì chất lượng của dự án. Mối quan hệ giữa
chất lượng và tài chính trong triển khai dự án là mối quan hệ phức tạp, đặc
biệt là đối với các dự án tự trang trải kinh phí.
Tìm kiếm các hướng phát triển: các chương trình HTQT về đào tạo
thường tồn tại ở dạng dự án. Đối với các chương trình được tài trợ, vấn đề
duy trì tính bền vững các thành quả của dự án là duy trì được chương trình
theo hướng tự trang trải kinh phí, bên cạnh việc duy trì sự phát triển bền vững
của các chương trình, làm phong phú thêm môi trường đào tạo trong nước,
một trong những mục tiêu của các chương trình HTQT về ĐT là chuyển giao
chương trình và công nghệ đào tạo cho phía Việt Nam. Các chương trình
HTQT về ĐT cần luôn mang tính tiên phong để đem vào Việt Nam những
chương trình mới, mang tính chiến lược cho các giai đoạn phát triển của nền
giáo dục Việt Nam.
36
* Vai trò của các đối tác trong các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Vai trò các đối tác trong dự án thường được đánh giá bằng khả năng
chuyển giao công nghệ đào tạo của phía đối tác nước ngoài và mức độ tiếp
thu công nghệ đào tạo của chủ nhà.
Thông thường, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, phòng học, trang thiết bị,…
do phía Việt Nam cung cấp hoặc được kế thừa từ các dự án khác. Chương
trình đào tạo và các tài liệu học tập do phía đối tác cung cấp.
Ban đầu, các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo chủ yếu ở bậc sau
đại học, hướng tới các giảng viên của trường ĐH GTVT. Hình thức này ở bậc
trên đại học tỏ ra rất hiệu quả và thu hút được nhiều giảng viên tham gia.
Riêng đối với hình thức khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ thì đặc
biệt thu hút các cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực GTVT. Người học có thể
theo học các chương trình quốc tế với mức chi phí tài chính hợp lý mà không
phải bỏ công việc hiện tại của mình. Đối với bậc đại học, việc tổ chức các dự
án HTQT về ĐT khó khăn hơn do chương trình học đòi hỏi nhiều thời gian
hơn, nhiều môn học hơn và một điểm quan trọng là sinh viên không thể học
cuốn chiếu như đối với các học viên trong các chương trình cao học.
Trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án, đối tác Việt Nam và
đối tác nước ngoài làm việc cùng nhau và chính trong quá trình tương tác đó,
các đối tác học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Quá trình chuyển giao
công nghệ đào tạo diễn ra theo hướng dịch chuyển dần vai trò, trách nhiệm từ
phía đối tác nước ngoài sang đối tác Việt Nam. Đó chính là quá trình vươn
lên đạt tới các chuẩn mực quốc tế của các giảng viên và cán bộ quản lý Việt
Nam.
Chúng ta cùng nhìn nhận cụ thể qua bảng dưới đây:
Bảng 1.5. Vai trò của Trường ĐH GTVT trong các dự án HTQT về ĐT
Nội dung công
việc
Bằng/chứng chỉ của
đối tác nước ngoài
Bằng/chứng chỉ liên kết
37
Xây dựng dự án/
chương trình
hợp tác
Phối hợp cùng tham gia xây dựng
Xây dựng nội
dung giảng dạy,
kết cấu chương
trình, biên soạn
tài liệu giảng dạy
Không tham gia, đối tác
nước ngoài cung cấp
hoàn toàn
Xây dựng nội dung và kết cấu
với sự giúp đỡ của đối tác nước
ngoài
Công tác
giảng dạy
- Tham gia trợ giảng;
- Tham gia với tư cách
đồng hướng dẫn: Dự án
đào tạo tiến sỹ hai giai
đoạn Việt-Đức, Dự án
tiền du học tại các nước
nói tiếng Pháp,...
- Hướng dẫn chuyên đề,
luận văn tốt nghiệp
- Tham gia trợ giảng;
- Tham gia với tư cách đồng
hướng dẫn;
- Tham gia giảng dạy: chương
trình đào tạo tiên tiến, Đề án Đào
tạo kỹ sư Cầu Đường Anh, Dự
án Đào tạo kỹ sư Cầu Đường
Pháp,...
- Hướng dẫn chuyên đề, luận
văn tốt nghiệp
Quản lý
hành chính
- Đối với giai đoạn ở Việt Nam: cung cấp các dịch vụ quản lý
hành chính trong quá trình đào tạo, quản lý học viên, lưu trữ
hồ sơ và các giấp tờ liên quan đến quá trình đào tạo và học
viên, bố trí lịch giảng dạy, thi, tổ chức thi, quản lý điểm…
- Đối với giai đoạn ở nước ngoài: cùng tham gia các hoạt
động quản lý hành chính trong quá trình đào tạo, quản lý học
viên, lưu trữ hồ sơ và các giấp tờ liên quan đến quá trình đào
tạo và học viên, nhưng không tham gia vào bố trí lịch giảng
dạy, thi, tổ chức thi, quản lý điểm…
Cơ sở vật chất Trường ĐH GTVT cung cấp giảng đường, thư viện, phòng
máy tính, và các trang thiết vị khác phục vụ việc học tập
* Đánh giá các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
Các dự án HTQT về ĐT của Trường ĐH GTVT đã đạt được một số
thành tựu như sau:
38
Góp phần đào tạo một lực lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ cao và
đặc biệt là góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao năng lực chuyên môn
của Trường ĐH GTVT.
Góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý như nâng cao trình
độ chuyên môn, năng lực quản lý, các kỹ năng bổ trợ cho công việc, thay đổi
theo chiều hướng tích cực thái độ, tác phong làm việc.
Thông qua các dự án HTQT về ĐT, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà
trường cũng được nâng cấp, hiện đại hóa, từng bước đáp ứng cách thức dạy
và học hiện đại, từng bước chuyển giao công nghệ dạy và học hiện đại cho
nhà trường.
Chương trình đào tạo được cải tiến, một số chuyên ngành đào tạo mới
được xây dựng thông qua các dự án HTQT về ĐT.
Những thành quả mà các dự án mang lại thật đáng ghi nhận. Tuy nhiên,
trong điều kiện nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước dành cho các trường đại
học còn hạn hẹp, mức thu nhập của giảng viên còn thấp, trình độ ngoại ngữ
hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các dự án đào
tạo. Do đó, hiệu quả của các dự án HTQT về ĐT cũng không đạt được mục
tiêu đề ra. Có thể kể đến một số tồn tại như sau:
Thiếu tính chủ động do thiếu nguồn kinh phí đầu tư. Các trường đại học
Việt Nam nói chung và Trường Đại học GTVT nói riêng gặp nhiều khó khăn
trong việc cung cấp vốn đối ứng để triển khai các dự án HTQT về ĐT: các
trường chưa có một nguồn vốn riêng để hoạt động mà thường được trích một
phần rất nhỏ từ kinh phí sự nghiệp vốn đã rất hạn hẹp.
Trình độ ngoại ngữ của giảng viên còn thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến
tiến trình và hiệu quả thực hiện các dự án.
1.4.3. Thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của
Trường Đại học Giao thông Vận tải
* Đánh giá thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
39
Việc quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo được xem xét trên
nhiều góc độ: quản lý nhà nước đối với các dự án và các cơ sở thực hiện dự
án, bao gồm việc quản lý cấp phép cho các dự án và giám sát chất lượng của
dự án trong quá trình thực hiện. Tùy vào nhận thức về vai trò và tầm quan
trọng của các dự án HTQT về đào tạo mà mỗi trường đại học, mỗi cơ sở đào
tạo có cách quản lý khác nhau.
Tại Trường Đại học GTVT, công tác quản lý các dự án HTQT về ĐT
trong những năm vừa qua đã đạt được một số thành tựu và tồn tại sau:
Một là, nhận thức và vai trò của chủ thể quản lý các dự án HTQT về ĐT
Chất lượng, hiệu quả công tác quản lý các dự án HTQT về ĐT ở Trường
ĐH GTVT nói riêng và ở các trường ĐH nói chung trước hết phụ thuộc vào
sự nhận thức và vai trò của các thành viên trong nhà trường đối với hoạt động
HTQT và quản lý các dự án HTQT về ĐT của trường.
Đối với Ban Giám hiệu Nhà trường
Trong tư duy quản lý của mình, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn coi
trọng và đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ hợp
tác quốc tế; đồng thời thể hiện đúng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo, điều
hành, chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với việc phát triển HTQT nói chung và
các dự án HTQT về ĐT nói riêng.
Kể từ những ngày đầu mới thành lập, Ban Giám hiệu Trường Đại học
Giao thông Vận tải luôn chú trọng xây dựng và phát triển các mối quan hệ
hợp tác quốc tế. Toàn bộ giai đoạn hợp tác và quan hệ quốc tế của Trường
Đại học GTVT cho đến nay có thể chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ đầu từ lúc
thành lập trường đến cuối những năm 80 và thời kỳ thứ hai từ đầu những năm
90 đến nay.
Đặc trưng chung của công tác hợp tác quốc tế trong giai đoạn đầu là:
Các nước XHCN là đối tác duy nhất của trường và trường thụ động tiếp
nhận sự giúp đỡ của các nước anh em.
40
Các Nghị định thư ký cấp Nhà nước là khuôn khổ chính cho mọi hoạt
động hợp tác giữa trường với các đối tác.
Trong khi đó, từ đầu những năm 90 đến nay, khi thực hiện mở cửa trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Trường ĐH GTVT đã chủ động tiếp xúc với thế
giới bên ngoài nhất là các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế… Các loại
hình hợp tác cũng đa dạng hơn, không chỉ còn hình thức Nghị định thư mà
còn có cả chương trình dự án; các bên tham gia ngày càng đa dạng gồm cả
song phương và đa phương. Hoạt động hợp tác quốc tế có vai trò rất quan
trọng trong những thành tích mà Trường ĐH GTVT đã đạt được.
Ban giám hiệu đã chủ động nghiên cứu, đề xuất chủ trương, giải pháp
quan trọng để tăng cường hoạt động HTQT và phát triển cả về số lượng và
chất lượng các dự án HTQT về ĐT. Điều đó được thể hiện rõ qua biểu đồ
dưới đây:
0
2
4
6
8
10
12
14
1995 2000 2005 2010 2013
Biểu đồ 1.1: Số lượng dự án HTQT về ĐT từ năm 1995 đến nay
Số lượng dự án HTQT về ĐT đã phản ánh một phần sự nỗ lực, cố gắng
trong quản lý của Ban giám hiệu Nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng trường –
người trực tiếp theo dõi và chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động HTQT của
Nhà trường.
41
Dự án
Năm
Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, cán bộ quản lý và
giảng viên, để nâng cao chất lượng và số lượng dự án HTQT về ĐT, Ban
giám hiệu Nhà trường cần có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt hơn nữa theo
hướng tập trung đầu tư cho hoạt động HTQT nói chung và xây dựng các dự
án HTQT về ĐT nói riêng.
Đối với các đơn vị chức năng
Theo sự phân công của Nhà trường, Phòng Đối ngoại và Trung tâm
HTQT về ĐT và NC là hai đơn vị chủ chốt chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện, quản lý các hoạt động liên quan tới dự án HTQT về ĐT của Nhà trường.
Phòng Đối ngoại với chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng trong việc
tổ chức thực hiện, quản lý các hoạt động hợp tác với các tổ chức, cơ quan
trong nước và ngoài nước theo đúng qui định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và của Nhà trường, đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của
mình trong việc đề xuất với Hiệu trưởng xây dựng chủ trương, kế hoạch ngắn
hạn, dài hạn về quan hệ đối ngoại của Nhà trường; thiết lập mới và duy trì mối
quan hệ hợp tác với các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong nước và ngoài nước;
phối hợp với các phòng, ban khác và Trung tâm HTQT về ĐT và NC trong
công tác xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện, quản lý các dự án quốc
tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nâng
cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; đàm phán, tổ chức ký kết các văn bản hợp
tác và các hợp đồng đào tạo với các đối tác nước ngoài.
Trung tâm HTQT về ĐT và NC có nhiệm vụ xây dựng chương trình, tổ
chức thực hiện và quản lý các dự án/chương trình HTQT về ĐT và chất lượng
cao bậc đại học và sau đại học; xây dựng đề án, tổ chức thực hiện và quản lý
các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hợp tác quốc
tế; thực hiện các chương trình đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ cho các
chương trình đào và đề tài nghiên cứu của trung tâm và nhu cầu xã hội; quản
42
lý, phục vụ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của sinh viên và học viên tham gia
các chương trình đào tạo thuộc trung tâm; phối hợp với các đơn vị trong nhà
trường đề xuất, tham mưu giúp việc cho lãnh đạo nhà trường về các lĩnh vực
công việc thuộc chức năng của trung tâm.
Qua trao đổi với đội ngũ giảng viên và sinh viên tham gia các dự
án/chương trình HTQT về ĐT, cơ bản đều nhận định, dưới sự chỉ đạo của
Hiệu trưởng, Phòng Đối ngoại và Trung tâm HTQT về ĐT và NC đã phát huy
được trách nhiệm trong quản lý hoạt động HTQT của trường cũng như quản
lý các dự án HTQT về ĐT.
Tuy nhiên, trên cương vị là các đơn vị chủ chốt chịu trách nhiệm quản lý
các dự án HTQT về ĐT, hai đơn vị trên còn chưa phối hợp quản lý chặt chẽ;
đôi khi chưa chủ động trong công tác quản lý dự án; chưa đề xuất được các
biện pháp quản lý đột phá để phát triển số lượng cũng như nâng cao chất
lượng các dự án HTQT về ĐT của Nhà trường.
Đối với đội ngũ giảng viên
Tuy không phải là chủ thể quản lý trực tiếp kế hoạch, tiến độ, các nguồn
lực của dự án nhưng có thể coi đội ngũ giảng viên giảng dạy cho các dự án
HTQT về ĐT của Trường ĐH GTVT là những chủ thể quản lý trực tiếp nội
dung, phương pháp đào tạo trong các dự án. Nếu thiếu sự tham gia của giảng
viên thì tất cả các dự án đào tạo sẽ không thể thành công.
Hầu hết các giảng viên tham gia giảng dạy cho các dự án đều nhận thức
được tầm quan trọng của các dự án HTQT về ĐT là góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Nhà trường, từ đó góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu
của trường. Ngoài việc đóng góp chuyên môn, nhờ vào những mối quan hệ cá
nhân từ khi còn học ở nước ngoài, nhiều giảng viên còn làm cầu nối cho sự
phát triển quan hệ HTQT của trường. Một số giảng viên còn đề xuất những
biện pháp quản lý hữu hiệu cho Hiệu trưởng và các đơn vị chức năng.
43
Bên cạnh những ưu điểm trên, theo đánh giá của đơn vị quản lý trực tiếp
là Trung tâm HTQT về ĐT và NC và theo đánh giá của sinh viên, nhiều giảng
viên còn chưa thực sự cố gắng, trách nhiệm trong công tác giảng dạy chưa
cao, ngoại ngữ còn yếu; chưa thực sự chủ động rèn luyện nâng cao chuyên
môn và ngoại ngữ. Một số giảng viên sau một quá trình giảng dạy chưa đáp
ứng được yêu cầu của dự án.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý các hoạt động HTQT,
trong đó có việc quản lý các dự án HTQT về ĐT
Hiện nay, cơ chế vận hành của bộ máy quản lý các dự án HTQT về ĐT
của Trường ĐH GTVT được triển khai thực hiện thông suốt. Điều đó là nhờ
việc chủ động xây dựng và hoàn thiện quy trình thực hiện công việc, việc xây
dựng chủ trương, ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý.
Qua thực tế hoạt động HTQT và triển khai các dự án HTQT về ĐT, Nhà
trường và các đơn vị chức năng đã xây dựng, ban hành và không ngừng hoàn
thiện các loại văn bản quy định quản lý như quy trình thực hiện công việc của
trường, hướng dẫn triển khai các dự án HTQT về ĐT, quyết định thành lập
ban quản lý dự án, quyết định phân công nhiệm vụ cho giảng viên,…
Các đơn vị chức năng và giáo viên đã thực hiện đúng theo sự chỉ đạo từ
Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Sự phân cấp quản lý được thực hiện khá
rõ rang, đảm bảo dân chủ hóa, công khai hóa các dự thảo quyết định. Có sự
liên kết hỗ trợ, hợp tác giữa các đơn vị chức năng, các khoa giảng viên trong
điều hành, triển khai các dự án HTQT về ĐT. Qua điều tra, có 45,7% giảng
viên, 52,4% cán bộ quản lý ở các phòng, ban chức năng và các khoa chuyên
ngành cho rằng sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị chức năng và các
khoa chuyên ngành đạt ở mức khá.
Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý các dự án HTQT
về ĐT của Nhà trường hiện nay cũng còn một số điểm chưa hoàn thiện, cần
44
bổ sung, điều chỉnh. Qua thực tế hoạt động triển khai các dự án, có thể thấy
việc kế hoạch hóa, việc thực hiện dân chủ hóa quá trình ra quyết định quản lý
chưa trở thành quy chế bắt buộc mà mới chỉ đặt ra như một yêu cầu cần đáp
ứng, một yếu tố cần chú ý trong quá trình ra quyết định. Với đặc điểm riêng
của các dự án HTQT về ĐT là yếu tố quốc tế nên có những văn bản hướng
dẫn thực hiện công việc quản lý phải có sự phối hợp với các đối tác nước
ngoài và theo yêu cầu của từng dự án. Nhưng Nhà trường chưa thực hiện triệt
để những yêu cầu đó trong việc xây dựng cơ chế quản lý.
Ngoài ra, còn thiếu cụ thể trong xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế
phối hợp giữa các khoa giáo viên, giữa Nhà trường với các phòng ban chức
năng và với giảng viên; cơ chế hợp tác giữa các phòng ban chức năng với
giảng viên, cá nhân trong và ngoài trường; cơ chế bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ
giảng viên giảng dạy trong các dự án; cơ chế đánh giá chất lượng giảng viên;
cơ chế đảm bảo chế độ, chính sách, động viên, khích lệ giảng viên và các cán
bộ thuộc các đơn vị chức năng.
Ba là, việc xây dựng và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả của
các dự án HTQT về ĐT
Nhìn chung, việc xây dựng và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các
dự án HTQT về ĐT của Trường ĐH GTVT đã được thực hiện nghiêm túc và
đạt mục tiêu đề ra. Kế hoạch triển khai dự án được xây dựng và thực hiện
thống nhất từ Ban Giám hiệu đến các đơn vị chức năng, các khoa, viện và
giảng viên trên cơ sở tuân thủ các kế hoạch mà Nhà trường đã định ra. Về cơ
bản, các dự án HTQT về ĐT đã được thực hiện theo đúng tiến độ, nội dung và
đạt được mục tiêu của dự án. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của các dự
án HTQT về ĐT cũng được duy trì thường xuyên. Nhờ thực hiện tốt các khâu
này, kết quả đạt được là các dự án HTQT về ĐT ở Trường ĐH GTVT đã góp
45
phần cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giao thông vận tải
và một số ngành kinh tế quốc dân khác.
Bảng 1.6. Số lượng học viên tốt nghiệp các dự án HTQT về ĐT
từ năm 1996 đến năm 2013
Dự án HTQT về đào tạo
Cấp
học
Năm
khởi
đầu
Năm
kết
thúc
Số lượng
học viên
đã tốt nghiệp
Đào tạo Kỹ sư cầu –đường bằng
tiếng Anh:
- Giai đoạn 1: Đào tạo nâng cao
trình độ tiếng Anh chuyên ngành cho
giảng viên
- Giai đoạn gia hạn: Nâng cao chất
lượng đào tạo kỹ sư cầu-đường cả
về chuyên môn và cả tiếng Anh
SĐH
ĐH
1998
2001
2001
2012
04
270
Đào tạo Kỹ sư Cầu Đường bằng
tiếng Pháp
ĐH 1996 Đang
tiếp tục
455
Đào tạo tiến sĩ 2 giai đoạn Việt-Đức SĐH 2004 2009 6
Dự án phối hợp đào tạo đại học hai
giai đoạn Việt-Nga
ĐH 2005 2010 38
Đề án du học tự túc nước ngoài ĐH và
SĐH
2002 Đang
tiếp tục
675
Dự án Đào tạo bồi dưỡng chuyên
môn ngành Kết cấu xây dựng cho
giảng viên
SĐH 2006 2010 03
Dự án đào tạo chương trình tiên tiến
ngành xây dựng CTGT
ĐH 2007 2015 99
Dự án đào tạo kỹ sư cơ khí ô tô Pháp ĐH 2006 2013 57
Đề án 911 SĐH 2012 2020
(Nguồn: Số liệu của TT HTQT về ĐT năm 2013)
Tuy nhiên, việc xây dựng các dự án HTQT về ĐT vẫn chỉ mang tính chất
thời vụ, chưa có tính chiến lược lâu dài. Sự phối hợp giữa các đơn vị được
phân công xây dựng và triển khai dự án chưa chặt chẽ. Công tác kiểm tra,
đánh giá của Nhà trường đối với các đơn vị chức năng và giảng viên tham gia
dự án, của đơn vị chức năng đối với sinh viên còn mang tính hình thức, chưa
46
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY
Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY

More Related Content

What's hot

Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
Jame Quintina
 

What's hot (15)

Quản lý đào tạo tại các cơ sở dạy nghề
Quản lý đào tạo tại các cơ sở dạy nghềQuản lý đào tạo tại các cơ sở dạy nghề
Quản lý đào tạo tại các cơ sở dạy nghề
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ AnLuận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
 
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
 
Quản lý về chất lượng giáo dục ĐH các Trường ĐH công lập, HAY
Quản lý về chất lượng giáo dục ĐH các Trường ĐH công lập, HAYQuản lý về chất lượng giáo dục ĐH các Trường ĐH công lập, HAY
Quản lý về chất lượng giáo dục ĐH các Trường ĐH công lập, HAY
 
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAYLuận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
 
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAYĐề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...
Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...
Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...
 
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAY
Đề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAYĐề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAY
Đề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAY
 
Kt.10.08
Kt.10.08Kt.10.08
Kt.10.08
 
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcĐề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
 

Similar to Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY

7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
NguyenVo65
 

Similar to Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY (20)

2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
 
Vận dụng kế toán quản trị tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng trong...
Vận dụng kế toán quản trị tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng trong...Vận dụng kế toán quản trị tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng trong...
Vận dụng kế toán quản trị tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng trong...
 
Luận văn: Chính sách hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, HAY
Luận văn: Chính sách hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, HAYLuận văn: Chính sách hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, HAY
Luận văn: Chính sách hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, HAY
 
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamThực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamLuận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
SO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdfSO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdf
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK ok.pdf
Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK  ok.pdfBài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK  ok.pdf
Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK ok.pdf
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà NộiĐề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
 
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcLuận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học
 
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ SởBiện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
7ed242020_nguyen_thi_xhdddddddddddddddddddddddđuan_loc_5662.pdf
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạmLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
 
Năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề
Năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghềNăng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề
Năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề
 
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Đề tài: Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học, HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGÔ THÙY LINH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGÔ THÙY LINH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG ĐỨC THẮNG HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 9 1.1 Các khái niệm cơ bản 9 1.2 Nội dung quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải 18 1.3 Những yếu tố tác động tới quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải 22 1.4 Thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải 29 Chương 2 DỰ BÁO VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020 53 2.1 Dự báo hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải đến năm 2020 53 2.2 Các biện pháp quản lý dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải đến năm 2020 59 2.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 76 79 82
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chính qui CQ Đào tạo ĐT Đại học ĐH Giao thông Vận tải GTVT Giáo dục - đào tạo GD - ĐT Hợp tác quốc tế Nghiên cứu HTQT NC Quản lý QL Sau đại học SĐH
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, một trong những nhiệm vụ và giải pháp được quy định trong Nghị quyết 14/2005/NQ-CP là “xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế” [4, trang 7]. Hiện nay, việc phát triển các chương trình, dự án đào tạo theo hướng hội nhập được các trường đại học nói chung và Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) nói riêng hết sức chú trọng. Các chương trình, dự án đào tạo đó không những giúp các trường nâng cao năng lực đào tạo mà còn phát triển thương hiệu của trường ở trong nước và ngoài nước. Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải sớm nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị đặt ra là muốn phát triển giáo dục hội nhập cần phải cải tiến chương trình đào tạo theo hướng quốc tế hoá, thay đổi phương thức đào tạo, hiện đại hoá phương tiện dạy học, phòng thí nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên, đặc biệt là Anh ngữ. Để đạt được các mục tiêu này cần phải chú trọng ưu tiên phát triển các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo nhằm nhanh chóng tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, tiếp thu những thành quả tinh hoa của nó. Trong hai thập kỷ qua, nhiều dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, chương trình hợp tác song phương đã được Nhà trường triển khai. Thông qua các chương trình, dự án này, năng lực của nhà trường không ngừng được cải thiện, uy tín của trường không ngừng được nâng cao trong nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, hiệu quả do các dự án đào tạo quốc tế đem lại cũng chưa thực sự như mong muốn của nhà trường. Theo thống kê của Phòng Đối ngoại 3
  • 6. – đơn vị phụ trách hoạt động hợp tác quốc tế của trường thì từ năm 1995 đến nay chỉ khoảng 70% trong số các dự án đã xây dựng và ký kết được triển khai và chỉ có 60% trong số này đạt được các mục tiêu đề ra. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này chính là số lượng các cán bộ quản lý dự án còn ít ỏi, lại là những giảng viên chuyên môn kiêm nhiệm, không được đào tạo chính qui về lĩnh vực quan hệ quốc tế và quản lý dự án cùng với việc mở rộng và gia tăng về số lượng các dự án trong trường. Bên cạnh đó, các phương hướng hoạt động hợp tác quốc tế chưa được Nhà trường dự báo cho khoảng thời gian dài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở các phương hướng hoạt động trong một, hai năm học tiếp theo. Điều đó dẫn tới sự thiếu chủ động trong việc triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế và xây dựng các dự án/chương trình phối hợp đào tạo với nước ngoài. Thực trạng đó cho thấy Nhà trường cần phải xây dựng các biện pháp quản lý các dự án hợp tác đào tạo quốc tế mang tính chiến lược lâu dài. Là một chuyên viên làm công tác quan hệ quốc tế tại Phòng Đối ngoại của Trường đại học Giao thông vận tải, tác giả mong muốn phát triển các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của nhà trường trong thời gian tới. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học giao thông Vận tải đến năm 2020” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ của mình vào việc nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của nhà trường. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Ở nước ta hiện nay, các đề tài đề cập đến hoạt động đào tạo quốc tế nói chung và quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo nói riêng còn khá mới mẻ. Một số nghiên cứu mới chỉ tập trung vào công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế. Có thể kể đến các đề tài luận văn thạc sỹ như “Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước 4
  • 7. ngoài cấp bằng tại Trường Đại học quốc tế Bắc Hà” của tác giả Nguyễn Xuân Quy; đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sỹ tại khoa Quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia Hà Nội” của tác giả Phùng Thị Hương Thảo. Hai tác giả đã đề cập đến lý luận về hoạt động và chương trình đào tạo liên kết quốc tế, thực trạng các chương trình liên kết quốc tế của trường mình và đề xuất các giải pháp quản lý. An Thuỳ Linh với đề tài luận văn thạc sỹ: “Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội”. Luận văn tập trung nêu cơ sở lý luận về tổ chức công tác quan hệ quốc tế và bối cảnh chung của giáo dục đại học thế giới trong xu thế hội nhập toàn cầu. Nghiên cứu vai trò của công tác quan hệ quốc tế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bùi Thị Hồng Lâm với đề tài luận văn thạc sỹ: “Một số biện pháp quản lý nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập”. Số lượng các đề tài làm về dự án hợp tác quốc tế về đào tạo còn rất hạn chế. Bùi Thị Giang với đề tài luận văn thạc sỹ: “Biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại Trường Đại học GTVT trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn đã đưa ra lý luận về quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án HTQT về ĐT. Tuy nhiên, luận văn này được thực hiện khi số lượng các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Nhà trường còn ít, đơn vị phụ trách các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tập trung vào một đơn vị chủ lực là phòng Đối ngoại dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường. Do vậy, các biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất mới chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng quản lý cho một đơn vị quản lý dự án. Nhưng khi số lượng các chương trình, 5
  • 8. dự án hợp tác quốc tế về đào tạo nhiều hơn, các đơn vị quản lý các dự án tăng lên và đặc biệt trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay thì cần phải có thêm các biện pháp quản lý để có thể phát triển hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo của Nhà trường. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các vấn đề quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, đề xuất các biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường Đại học Giao thông Vận tải đến năm 2020, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của Nhà trường. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. Phân tích thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường Đại học Giao thông Vận tải. Đề xuất biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường Đại học Giao thông Vận tải đến năm 2020. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý đào tạo ở Trường Đại học Giao thông Vận tải. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải từ năm 1994 đến nay và nghiên cứu biện pháp quản lý phát triển các dự án đến năm 2020. 6
  • 9. 5. Giả thuyết khoa học Việc quản lý các chương trình, dự án đào tạo sẽ có hiệu quả khi các chủ thể quản lý thực hiện đúng các chức năng quản lý giáo dục. Nếu trong quá trình quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học GTVT từ nay đến năm 2020 thực hiện tốt việc kế hoạch hóa, xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý dự án, tổ chức phối hợp chặt chẽ các lực lượng quản lý, đảm bảo các nguồn lực thực hiện dự án, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình hình thành và thực hiện dự án một cách chặt chẽ thì việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng giáo dục và quản lý giáo dục của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời, vận dụng các quan điểm hệ thống – cấu trúc, lôgic – lịch sử và quản điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích đánh giá, xem xét các vấn đề có liên quan. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp và khái quát hoá các tài liệu về lý luận quản lý giáo dục và quản lý dự án, các bản báo cáo tổng kết các dự án trong trường, và một số các tài liệu khác. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu hỏi đối với 120 cán bộ quản lý và giảng viên của Trường Đại học GTVT làm cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, đồng thời đề xuất biện pháp quản lý các dự án HTQT về đào tạo của trường. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo và các 7
  • 10. cán bộ có kinh nghiệm quản lý và triển khai dự án trong trường. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các dự án thông qua các báo cáo hàng năm của các đơn vị quản lý dự án, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2008-2013 của Nhà trường. Phương pháp dự báo: định hướng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo của trường, cụ thể về hình thức, nội dung, quy mô HTQT về ĐT. 7. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công tác quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo ở trường đại học. Luận văn đề xuất biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường Đại học GTVT đến năm 2020, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, 2 chương, 7 tiết, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 8
  • 11. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Theo Đại từ điển bách khoa toàn thư, từ “Project – dự án” được hiểu là “Điều có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyển động hành động. Chính vì lẽ đó có khá nhiều khái niệm về “dự án”, tùy theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó: Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn. Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định. Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vượt quá dự toán. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của dự án như sau: Có mục đích, mục tiêu và tính kế hoạch rõ ràng: Mỗi dự án là một hoặc một tập hợp nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt tới một kết quả xác định 9
  • 12. nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Dự án, đến lượt mình, cũng là một hệ thống phức tạp nên có thể được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để quản lý và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng. Có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Nghĩa là dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc. Bị hạn chế bởi các nguồn lực: Giữa các dự án luôn luôn có quan hệ chia nhau các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống (một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia...) mà chúng phục vụ. Các nguồn lực đó có thể là tiền vốn, nhân lực, thiết bị... Luôn có tính bất định và rủi ro: Một dự án bất kỳ nào cũng có thời điểm bắt đầu và kết thúc khác nhau, đôi khi là một khoảng cách khá lớn về thời gian. Mặt khác, việc thực hiện dự án luôn đòi hỏi việc tiêu tốn các nguồn lực. Hai vấn đề trên là nguyên nhân của những bất định và rủi ro của dự án. Liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người thụ hưởng dự án, các nhà tư vấn, cộng tác viên, các cơ quan quản lý nhà nước. Tùy theo tính chất dự án mà các thành phần trên cũng khác nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác. Dự án đào tạo là một loại dự án đặc thù để phát triển nguồn nhân lực. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó là cá nhân hay tổ chức đã được nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo. Những dự án thuộc loại hình này bao gồm việc đào tạo giáo viên, đào tạo cán bộ quản lý, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên đến việc nâng cao năng lực quản lý cụ thể như năng lực lập 10
  • 13. kế hoạch phát triển giáo dục, năng lực quản lý tài chính trong giáo dục, năng lực giám sát, đánh giá việc triển khai dự án, chương trình mục tiêu và năng lực đánh giá kết quả, thành tựu học tập của học sinh một cấp học, bậc học cụ thể,....Các dự án về đào tạo thường có phạm vi tác động, ảnh hưởng rộng gồm nhiều địa chỉ và đối tượng thụ hưởng. Đây là một trong những hình thức dự án đem lại hiệu quả thiết thực nhất, rõ nét nhất cho nguồn nhân lực của xã hội. Thời gian hoạt động của mỗi dự án về đào tạo tùy thuộc vào mục tiêu ban đầu của dự án, tính cấp thiết của dự án và chất lượng của dự án được công chúng công nhận. Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo được hiểu là một tập hợp kế hoạch, nhiệm vụ đào tạo quốc tế chia thành nhiều bộ phận khác nhau để quản lý và thực hiện các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng đào tạo của nhà trường đặt ra. Đặc điểm chung cơ bản của các dự án này là sự tham gia của các đối tác nước ngoài trong quá trình đào tạo. Với hình thức này, người học đạt được mục tiêu quan trọng nhất là có “trình độ học vấn quốc tế ” qua việc được theo học một chương trình quốc tế với các giảng viên quốc tế và có thể cùng với sự hợp tác của các giảng viên trong nước và cuối cùng có một tấm bằng quốc tế, được công nhận quốc tế. Trình độ đạt được của sinh viên/học viên sau khi ra trường không chỉ dừng lại ở các nội dung chuyên môn, mà còn được thể hiện ở khả năng sử dụng ngôn ngữ chương trình đó và những lợi ích khác nữa. Đối với các sinh viên/học viên theo học ở chương trình hợp tác quốc tế đào tạo tại chỗ, sinh viên có đầy đủ các yếu tố cơ bản của một sinh viên đi du học ở nước ngoài: theo học chương trình của nước ngoài, học bằng ngôn ngữ nước ngoài, được học tập và làm việc với các giảng viên nước ngoài, trong khi đó họ lại có lợi thế là chi phí thấp, tài chính thấp hơn cho cả khóa đào tạo, cho nên các chương trình này ngày càng được mở rộng và đã trở thành xu thế 11
  • 14. chung của các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp nhưng có khát vọng vươn lên trong quá trình hội nhập quốc tế. Có thể nhìn thấy những bài học đó từ nền giáo dục của Thái lan, Malaysia…với rất nhiều trường có các chương trình liên thông liên kết với nước ngoài, từ đó tạo ra môi trường đào tạo mang tính quốc tế ngay trong nước, thu hút được các sinh viên nước ngoài đến học tập tại trường mình. Yếu tố cấu thành dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong một dự án hợp tác quốc tế về đào tạo bao gồm: ban quản lý dự án, cán bộ hành chính, giảng viên và sinh viên/học viên. Ban quản lý dự án và cán bộ hành chính của các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo giúp các thành viên dự án làm rõ phương hướng đào tạo, tạo ra môi trường đào tạo, công nghệ đào tạo, nguồn vốn phục vụ đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và chương trình đào tạo. Phương hướng đào tạo: Mục tiêu đào tạo của chương trình hợp tác quốc tế là những gì mà sinh viên/học viên phải có được về : tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và thái độ đối với xã hội sau một quá trình đào tạo. Vì vậy việc xác định mục tiêu đào tạo có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học. Nội dung mục tiêu phương hướng đào tạo là nhằm đạt chất lượng và hiệu quả dạy học. Mục tiêu đào tạo được xác định bởi cả hai bên của dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. Môi trường đào tạo: thích hợp với sinh viên nhằm tăng động lực học tập cho họ, kích thích các nhân tố tích cực nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Công nghệ đào tạo: là phương pháp đào tạo hợp lý cho “đầu vào” của sinh viên/học viên (người học). Thiết kế và giúp người học phương pháp nhận 12
  • 15. thức, phương pháp học sao cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án về thời gian, không gian, tài chính, cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học. Nguồn vốn phục vụ dự án: có thể được đối tác nước ngoài tài trợ hoàn toàn, một phần hay tự trang trải. Nguồn vốn dự án là một phần rất quan trọng trong dự án, quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Hiện nay, nguồn vốn trong các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo thường được lấy từ cả hai phía : đối tác nước ngoài và nguồn vốn tự tạo của dự án từ phía người học. Cơ sở vật chất dự án hợp tác quốc tế về đào tạo: chủ yếu do phía các trường đại học Việt Nam cung cấp: giảng đường, bàn ghế, máy tính và các phương tiện dạy học khác trong dự án. Trong một số dự án, phía đối tác có cung cấp một số thiết bị nghe, nhìn và thiết bị phục vụ dạy học. Chương trình đào tạo: được cung cấp bởi các đối tác nước ngoài của dự án. Đây là phần quan trọng nhất của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. Chương trình mang lại vị thế cho người học về bằng cấp cũng như thực chất được đào tạo. Chương trình đào tạo chủ yếu được đối tác thiết kế phù hợp với yêu cầu thực tế của đầu vào và mục tiêu của đầu ra. Mối quan hệ giữa dự án và chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo: Có thể dễ dàng nhận thấy rằng: “dự án” thường là giai đoạn phát triển ban đầu của hai đối tác hợp tác quốc tế về đào tạo và “chương trình ” thường là giai đoạn tiếp theo, khi dự án đã đi vào guồng hoạt động, dự án cần phát triển ở tầm cao hơn. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội kéo theo nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế. Các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo hình thành là một tất yếu mang tính thời đại. Tuy nhiên, cũng chính vì sự hấp dẫn này mà một loạt các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo mở ra với nhiều cách thức hợp tác, gây khó khăn trong quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. 13
  • 16. 1.1.2. Quản lý dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể (người QL, tổ chức kinh tế) lên khách thể (đối tượng QL) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: Phải có ít nhất một chủ thể QL là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất là một đối tượng bị QL tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể QL tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thể QL. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần. Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Chủ thể phải thực hành việc tác động. Chủ thể có thể là một người, nhiều người, còn đối tượng có thể là một hoặc nhiều người (trong tổ chức xã hội). Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình. Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý toàn bộ hoạt động liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án. Đặc trưng cơ bản của quản lý dự án: (i) Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án (giám đốc, (hiệu trưởng), các chuyên viên ban quản lý dự án và các cơ quan chức năng có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện dự án. 14
  • 17. (ii) Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức là toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án). (iii) Mục đích của quản lý dự án là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của cá nhân/đơn vị hưởng lợi dự án. (iv) Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự án không thể vận hành có hiệu quả. Mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện. Mục tiêu quản lý dự án Mục tiêu quản lý dự án là hình thành các nhiệm vụ, các hoạt động và các chuỗi hoạt động, tiến tới hình thành các thành tố và mục tiêu của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được phê duyệt và theo thời hạn quy định, với việc sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) một cách hợp lý nhất. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua chu trình quản lý dự án sau: Hình 1.1. Chu trình quản lý dự án 15 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Kiểm tra Giám sát Tổ chức chỉ đạo, điều phối Thiết kế và phê duyệt dự án Hoạt động nào? Bằng gì? Khi nào và bao lâu? Ai thực hiện? Quan hệ với hoạt động? Hình thành tổ chức Chỉ đạo thực hiện Huy động nguồn lực Giao tiếp đàm phán Thúc đẩy, hỗ trợ Liên kết các bộ phận, hoạt động KẾT QUẢ DỰ ÁN Đo đạc – So sánh Phân tích – Đánh giá ………………..... DỮ LIỆU Phù hợp – tin cậy Chính xác – Dễ hiểu Độ sai lệch so với mục tiêu RA QUYẾT ĐỊNH Nội dung – Hoạt động Qui mô – Chất lượng Tiến độ - Tiến độ đạt được Tài chính – Giải ngân ………………..... Theo dõi – Uốn nắn Theo kế hoạch
  • 18. Phương pháp quản lý dự án Có hai lực lượng cơ bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các phương pháp quản lý dự án là: (1) nhu cầu ngày càng tăng về những hàng hóa và dịch vụ sản xuất phức tạp, chất lượng cao trong khi khách hàng ngày càng “khó tính”; (2) kiến thức của con người (hiểu biết tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật…) ngày càng tăng. Có nhiều cách tiếp cận quản lý dự án, mỗi cách tiếp cận đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. (i) Cách tiếp cận quản lý độc lập- dự án được tổ chức riêng rẽ về mặt chức năng. Theo cách tiếp cận này, tất cả các thành viên dự án nằm dưới quyền chỉ huy của giám đốc điều hành. Hình 1.2. Sơ đồ cách tiếp cận QL dự án độc lập Tổ chức dự án theo cách này có hạn chế duy nhất là lãng phí nhiều chuyên gia vì trong nhiều trường hợp dự án không sử dụng hết công suất làm việc của họ do vậy có thể gây tốn kém. (ii)Quản lý dự án theo chiều dọc- dự án là một bộ phận nằm trong một đơn vị của tổ chức. Theo cách tiếp cận này, mối quan hệ tuyến tính về trách nhiệm và quyền hạn rất rõ ràng. Giám đốc điều hành dự án A Giám đốc Chuyên gia tư vấn Ban Quản lý dự án Chuyên viên …… 16 Chuyên viên
  • 19. Hình 1.3. Sơ đồ cách tiếp cận QL dự án theo chiều dọc Nhược điểm của cách quản lý này là quyền lực chỉ tập trung vào một bộ phận chức năng và sự quản lý cồng kềnh sẽ không thích hợp cho việc ra quyết định, thực hiện công việc nhanh chóng và bảo đảm chất lượng cao. (iii) Tiếp cận quản lý dự án theo chiều ngang- dự án trở thành đơn vị đặt cắt ngang qua nhiều bộ phận chức năng. Những người làm việc cho dự án vẫn còn là thành viên của các bộ phận trong tổ chức và được dự án giao cho những nhiệm vụ cụ thể. Dự án có quyền chỉ đạo các cá nhân phải “làm gì” và giải thích “tại sao” phải làm như vậy. Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm chỉ đạo các cá nhân này “làm như thế nào”. Hạn chế của cách tiếp cận này là người điều hành dự án gặp nhiều khó khăn trong phối hợp công việc. Hình 1.4. Sơ đồ cách tiếp cận QL dự án theo chiều ngang Đơn vị quản lý Dự án A Dự án C Phòng/ban chức năng C Phòng /ban chức năng B Dự án B Phòng /ban chức năng A Đơn vị Quản lý Bộ phận hành chính Bộ phận Dự án Bộ phận hỗ trợ phát triển Bộ phận Marketing …. …..Dự án BDự án A 17
  • 20. Từ những phân tích trên, có thể hiểu quản lý dự án hợp tác quốc tế về đào tạo là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của các chủ thể quản lý tới toàn bộ hoạt động liên quan tới dự án hợp tác quốc tế từ việc thiết kế, phê duyệt dự án đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo với các đối tác quốc tế. Trong đó, chủ thể quản lý dự án HTQT về ĐT có thể hiểu là Ban Giám hiệu, chuyên viên ban quản lý dự án và các phòng ban chức năng có liên quan và giảng viên. Khách thể quản lý dự án HTQT về ĐT là toàn bộ hoạt động của dự án. 1.2. Nội dung quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường đại học Giao thông vận tải 1.1.2. Quản lý việc thiết kế, xây dựng dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Thực chất, đây là một khâu quan trọng trong quy trình quản lý dự án HTQT về ĐT. Trong khâu này, chủ thể quản lý cần xác định được mục tiêu của dự án. Dự án được xây dựng để làm gì? Đáp ứng đối tượng nào? Kết quả dự kiến đạt được ra sao?...; Mục tiêu của dự án HTQT về ĐT được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của Nhà trường, nhu cầu đào tạo của ngành giao thông vận tải và thực tế đào tạo hiện nay. Tiếp theo, căn cứ vào mục tiêu dự án để lựa chọn và thành lập một nhóm để xây dựng dự án; xây dựng quy chế hoạt động của bộ máy quản lý; tổ chức điều phối các nguồn lực thực hiện dự án; bố trí, sử dụng và phát huy vai trò của các lực lượng, phương pháp, phương tiện quản lý để đạt được hiệu quả tối ưu trong tổ chức thực hiện dự án. Ngoài ra, Nhà trường cần phải chú trọng tìm hiểu và cập nhật những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và của các nước đối tác, nghiên cứu thế mạnh của các trường đối tác để lựa chọn đối tác cho phù hợp với từng dự án. Khi xây dựng dự án HTQT về ĐT, phải dựa vào quan điểm, chủ trường của Đảng, Nhà nước về giáo dục – đào tạo, Luật giáo dục và các văn bản dưới 18
  • 21. luật; các nghị quyết, thông tư của Bộ Giáo dục – đào tạo; và một yếu tố không thể thiếu là nguồn tài chính. Đối với các chương trình được tài trợ, vấn đề quản lý đặt ra đối với chương trình thường bó gọn trong mục tiêu là làm sao tạo ra và duy trì một môi trường học tập hỗ trợ cho người học một cách tốt nhất, tạo điều kiện cho giảng viên và học viên thực hiện công việc giảng dạy và học tập một cách tốt nhất, nhờ đó đạt mục tiêu dự án. Công tác quản lý chỉ chịu áp lực về việc triển khai dự án thành công, đạt được mục tiêu đặt ra. Đối với các chương trình liên kết đào tạo tự trang trải học phí, một phần hoặc toàn phần, áp lực về tài chính là một điểm hết sức quan trọng và ảnh hưởng mật thiết đến các áp lực về tiến độ và chất lượng. Các yêu cầu quản lý đặt ra sát sao và nhiều vấn đề hơn so với các chương trình được tài trợ. Lúc này, yêu cầu đặt ra cấp thiết là chương trình đào tạo phải làm sao vừa đảm bảo trang trải được về tài chính vừa duy trì chất lượng theo đúng yêu cầu. 1.1.3. Quản lý quá trình thực hiện dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Sau khi dự án được xây dựng và phê duyệt, Hiệu trưởng Nhà trường và các đơn vị chức năng có nhiệm vụ tổ chức và triển khai thực hiện dự án HTQT về ĐT. Để triển khai dự án HTQT về ĐT, Nhà trường cần thực hiện một số công việc như sau: Thành lập một ban quản lý dự án với nhiệm vụ điều hành, theo dõi, kiểm tra các hoạt động trong khuôn khổ của dự án; xây dựng kế hoạch thực hiện dự án; điều phối nguồn kinh phí của dự án; điều phối giảng viên giảng dạy cho dự án,… Thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp công việc với các đối tác nước ngoài tham gia vào dự án HTQT về ĐT của trường; đàm phán để có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giảng viên tham gia dự án. 19
  • 22. 1.1.4. Quản lý tiềm lực của dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Tiềm lực của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải là các nguồn lực hiện có được huy động để phục vụ cho việc triển khai thực hiện các dự án, bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực và các điều kiện đảm bảo khác. Quản lý tiềm lực của dự án HTQT về ĐT là quản lý toàn bộ các yếu tố hợp thành tiềm lực, trong đó quản lý nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu và là yếu tố quan trọng nhất. Quản lý nhân lực của dự án hợp tác quốc tế về đào tạo bao gồm các nội dung như: xây dựng, kiện toàn, phát triển đội ngũ giảng viên; xây dựng, củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn và trách nhiệm của giảng viên tham gia giảng dạy cho các dự án; thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện trình độ ngoại ngữ và chuyên môn cho các giảng viên và cán bộ quản lý dự án; tổ chức lựa chọn sinh viên tham gia dự án theo các tiêu chí của từng dự án, đồng thời theo dõi sát sao hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên. Quản lý tài lực, vật lực và các điều kiện đảm bảo khác chính là quản lý nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị - phương tiện dạy học, không gian, thời gian,…phục vụ việc triển khai các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. Có những dự án được tài trợ nguồn kinh phí để trang bị các trang thiết bị - phương tiện dạy học và cơ sở vật chất theo yêu cầu của dự án như Dự án Đào tạo tiên tiến xây dựng công trình giao thông, Dự án Cầu đường Pháp, Dự án Việt – Nga,… Bên cạnh đó, cũng có những dự án phải khai thác và sử dụng cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường như Dự án đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn Việt – Đức, Dự án đào tạo kỹ sư ngành xây dựng công trình giao thông Việt – Nhật. Quản lý tài lực, vật lực và các điều kiện đảm bảo khác bao gồm toàn bộ hoạt động cung ứng, khai thác, phát huy tác dụng, hiệu quả của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; hợp lý hóa việc sử dụng, phân bổ nguồn tài chính của dự án; tăng cường tìm kiếm các nguồn kinh phí; tạo điều kiện tốt nhất về không gian và thời gian cho các giảng viên và sinh viên tham gia dự án. 20
  • 23. 1.1.5. Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Việc kiểm tra, giám sát kết quả dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải được thực hiện dựa trên mục tiêu của từng dự án và hình thức của dự án, bao gồm việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng có liên quan; áp dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra phù hợp với mục tiêu của từng dự án; tổ chức các hoạt động kiểm tra theo trình tự; tiến hành rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra. Có những dự án được chia làm hai giai đoạn như Dự án đào tạo kỹ sư hai giai đoạn Việt – Nga, Dự án đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn Việt – Đức. Đối với các dự án này, yêu cầu đặt ra là phải kiểm tra, đánh giá kết quả của từng giai đoạn và tổng thể dự án. Sau khi kiểm tra, đánh giá một giai đoạn của dự án, cần tiến hành rút kinh nghiệm ngay và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, với đặc thù của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo là có sự tham gia của các đối tác quốc tế nên trước khi điều chỉnh phải thương lượng đàm phán với đối tác. Đánh giá kết quả thực hiện dự án HTQT về ĐT ở trường Đại học GTVT cũng được thực hiện căn cứ vào mục tiêu của từng dự án và hình thức của dự án. Có những dự án đòi hỏi người quản lý phải tiến hành đánh giá từng giai đoạn của dự án để rút ra các ưu điểm và nhược điểm của quá trình thực hiện để có những điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Để đánh giá kết quả thực hiện dự án HTQT về ĐT, nhà trường và trường đối tác cần xác định các tiêu chí đánh giá; xây dựng kế hoạch đánh giá; lựa chọn thành viên và thành lập hội đồng tham gia đánh giá; tổ chức các hoạt động đánh giá theo yêu cầu của từng dự án. 1.1.6. Quản lý việc khai thác nguồn lợi từ các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo sau khi dự án kết thúc Tất cả các dự án đào tạo nói chung và các dự án HTQT về ĐT của trường Đại học GTVT nói riêng đều được thực hiện trong một khoảng thời 21
  • 24. gian nhất định. Sau khi dự án kết thúc, việc khai thác nguồn lợi từ các dự án luôn được lãnh đạo Nhà trường và các cán bộ quản lý quan tâm. Quản lý việc khai thác nguồn lợi từ các dự án bao gồm quản lý việc tổ chức áp dụng các chương trình đào tạo, công nghệ đào tạo của nước ngoài; việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; quản lý việc duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài tham gia thực hiện dự án; tiếp tục bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý. Quá trình này bao gồm các hoạt động: xây dựng kế hoạch; phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng quản lý việc áp dụng các chương trình đào tạo, sử dụng cơ sở vật chất; kiểm tra, đánh giá kết quả khai thác nguồn lợi từ các dự án. 1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải 1.3.1. Yếu tố khách quan Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Thế giới trong thế kỷ XXI tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển." (Theo Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Bộ Ngoại giao) 22
  • 25. Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và góp phần phát triển lĩnh vực văn hóa, giáo dục nói riêng. Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nhà nước kéo theo sự phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của các trường đại học, trong đó có Trường Đại học GTVT. Do đó, Nhà trường tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và từng bước hội nhập quốc tế bằng nhiều hình thức, tập trung vào thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. Thay đổi trong quy định về hợp tác quốc tế của các trường đại học theo Điều lệ trường đại học ban hành năm 2010 Nhiệm vụ hợp tác quốc tế Phát triển HTQT của trường đại học phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đảm bảo phát triển nhà trường bền vững. Khai thác các khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài để phục vụ có hiệu quả sự phát triển của nhà trường, của sự nghiệp giáo dục và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 23
  • 26. Hợp tác quốc tế về giáo dục của trường đại học phải bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; làm cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam và hệ thống giáo dục Việt Nam; đáp ứng nhu cầu hợp tác của đối tác nước ngoài theo khả năng của nhà trường trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi. Nội dung hợp tác quốc tế Liên kết đào tạo; Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học; Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và các hoạt động giáo dục khác trong trường; Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý của trường; Trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, người học; Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Phương thức hợp tác quốc tế Hợp tác về đào tạo, khoa học và công nghệ với các tổ chức, các trường đại học và cá nhân nước ngoài; Hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan đến giáo dục, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; thực hiện các hoạt động quốc tế theo chương trình, kế hoạch của nhà trường. Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. 24
  • 27. Nội dung quản lý hợp tác quốc tế Xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế hàng năm và dài hạn của nhà trường. Chuẩn bị, ký kết và triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương. Quản lý các dự án sử dụng ngân sách của Chính phủ, kinh phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nguồn vốn ODA theo quy định của Chính phủ. Quản lý hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với các quy định của pháp luật. Tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của nhà trường. Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đến năm 2020, tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu hành khách, trong đó đường bộ đảm nhận 86,0÷90,0%; đường sắt 1,0÷2,0%; đường thủy nội địa 4,5÷7,5% và hàng không 1,0÷1,7%. Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đường bộ đảm nhận 65,0÷70,0%; đường sắt 1,0÷3,0%; đường thủy nội địa 17,0÷20,0%; đường biển 9,0÷14,0% và hàng không 0,1÷0,2%. 25
  • 28. 1.3.2. Yếu tố chủ quan Về quan hệ hợp tác quốc tế của Trường Đại học GTVT Cho đến nay, Trường Đại học GTVT đã có quan hệ hợp tác quốc tế chính thức với hơn 60 tổ chức, trường đại học quốc tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có những trường nổi tiếng thế giới và khu vực như Trường cầu đường Paris (Pháp), Đại học Leeds (Anh quốc), Đại học kỹ thuật Darmstadt, Dresden (CHLB Đức), Đại học giao thông Tây Nam (Trung quốc), Đại học kỹ thuật đường sắt Matxcova (CHLB Nga), Đại học Tokyo, Kyoto, Waseda (Nhật Bản)…Trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi bên, nhiều dự án quốc tế, chương trình hợp tác song phương được thực hiện trên các lĩnh vực hoạt động: thực hiện các đề án phối hợp đào tạo, đề tài NCKH với các trường đại học nước ngoài, các tổ chức quốc tế bằng nguồn kinh phí của Chính phủ Việt Nam và các nguồn kinh phí khác; Tổ chức và đồng tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quốc tế quan trọng; Trao đổi giảng viên và sinh viên và đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tuy có nhiều lên về số lượng nhưng chất lượng và hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong muốn của nhà trường. Về quy mô đào tạo của Trường Đại học GTVT Nhiệm vụ trọng tâm của Trường Đại học GTVT là nâng cao chất lượng đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường xác định phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, tiếp tục đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Do đó, bắt đầu từ năm học 2011-2012, theo chủ trương của Bộ giao quyền tự chủ cho các Trường trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh các bậc học (Thông tư 57/2011/TT-BGDĐT), Hội đồng khoa học – đào tạo trường đã xem xét, xác định chỉ tiêu phù hợp với năng lực của Nhà trường, giữ vững quy mô và tập trung cho việc nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc tăng cường triển khai 26
  • 29. các chương trình đào tạo chất lượng cao, các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu bên dưới: Bảng 1.1. Quy mô đào tạo của Trường Đại học GTVT từ 2008 đến 2013 Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Tổng số 29.116 31.158 29.578 29.138 29.310 ĐH Hệ CQ 16.516 18.246 18.192 19.055 20.373 ĐH Hệ phi CQ 11.166 11.073 9.110 7.705 6.019 Đào tạo SĐH 1.434 1.839 2.276 2.378 2.918 Đào tạo quốc tế 91 177 336 672 792 Về cơ cấu tổ chức của Trường Đại học GTVT Theo Luật giáo dục 2005 và Điều lệ trường Đại học Việt Nam, cơ cấu tổ chức đào tạo của Trường Đại học GTVT được tổ chức theo mô hình ba cấp: Trường => Khoa/Viện => Bộ môn. Hội đồng trường là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà trường, Ban Giám hiệu là cơ quan điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà trường. Trong nhiệm kỳ 2008-2013 vừa qua, Nhà trường tập trung xây dựng đội ngũ và đổi mới công tác quản lý, phát triển đội ngũ đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. 27
  • 30. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học GTVT Về cơ sở vật chất của Trường Đại học GTVT Trước yêu cầu đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong những năm vừa qua, Nhà trường đã đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ và hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặc biệt từ khi Nhà trường chuyển hình thức đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Bên cạnh đó, một số lớp học đã được sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị theo chuẩn đào tạo quốc tế để phục vụ cho các dự án HTQT về đào tạo và các chương trình đào tạo chất lượng cao. 28
  • 31. 1.4. Thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải 1.1.7. Vài nét về đặc thù đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải Hiện nay các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường chủ yếu là ở dạng phân ngành như xây dựng công trình giao thông, cơ khí chuyên dùng, kinh tế vận tải… và các chuyên ngành đào tạo theo diện hẹp và sâu trong lĩnh vực giao thông vận tải như chuyên ngành đường bộ, chuyên ngành cầu hầm, chuyên ngành máy xây dựng, chuyên ngành kinh tế vận tải ô tô,... Đây chính là một đặc thù quan trọng về ngành nghề đào tạo của trường. Ưu điểm của phương thức đào tạo này là đảm bảo cho kỹ sư có khả năng nắm vững kiến thức chuyên môn rất sâu, có khả năng thực hành tốt về chuyên ngành được đào tạo, giúp cho kỹ sư ra trường có khả năng thích ứng nhanh với thực tế công việc. Tuy nhiên, chương trình đào tạo theo phân ngành và chuyên ngành hẹp không phù hợp với mô hình chung trong khu vực và trên thế giới đồng thời giảm cơ hội tham gia thị trường lao động chung của kỹ sư ra trường. Song song với các chương trình đào tạo thông thường bằng tiếng Việt, nhà trường đã và đang tổ chức đào tạo các chương trình kỹ sư bằng tiếng Anh, Pháp và Nga cho các chuyên ngành xây dựng cầu đường và cơ khí chuyên dùng, vật liệu và công nghệ,…Đây chính là một trong những điều kiện rất thuận lợi để kỹ sư tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở nước ngoài cũng như tham gia công tác trong môi trường làm việc quốc tế. Nhưng với đặc thù đào tạo là kỹ thuật chuyên ngành hẹp trong lĩnh vực giao thông vận tải nên số lượng các đối tác quốc tế của trường còn hạn chế, dẫn tới số lượng các dự án/chương trình HTQT về ĐT của trường chưa nhiều, hình thức chưa đa dạng. 29
  • 32. 1.4.2. Thực trạng các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông vận tải * Giới thiệu các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển hợp tác quốc tế chung của ngành giáo dục, quan hệ hợp tác quốc tế của Trường Đại học Giao thông Vận tải cũng đạt được những bước phát triển đáng kể, trong đó số lượng các dự án/chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo ngày một tăng lên. Các dự án HTQT về ĐT của trường tập trung vào các chuyên ngành khoa học kỹ thuật đang phát triển ở Việt Nam, trong đó có chuyên ngành xây dựng công trình. Có thể kể đến một số dự án điển hình như: Dự án nâng cao trình độ giảng viên ngành tin học xây dựng (phối hợp với Trường Đại học tổng hợp kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức), Dự án đào tạo chương trình tiên tiến ngành xây dựng công trình giao thông (phối hợp với Đại học Leeds – Anh quốc), Chương trình đào tạo kỹ sư công trình giao thông Việt-Nhật (phối hợp với Viện kỹ thuật Shimizu – Nhật Bản), Đề án du học tự túc nước ngoài, Dự án đào tạo kỹ sư Cầu – Đường bằng tiếng Pháp (phối hợp với các trường đại học Pháp),… Thông qua các dự án HTQT về ĐT kể trên, hàng chục cán bộ, giảng viên và hàng trăm sinh viên của trường được cử đi đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài (xem phụ lục 1), đồng thời mở thêm một số chuyên ngành đào tạo mới như: chuyên ngành tự động hóa thiết kế cầu đường do dự án đào tạo tin học trong xây dựng mang lại; chuyên ngành xây dựng cảng hàng không; chuyên ngành tính toán thiết kế kết cấu xây dựng do dự án đào tạo chuyên ngành kết cấu xây dựng mang lại. Các dự án HTQT về ĐT của trường được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và bằng các nguồn kinh phí khác nhau (xem phụ lục 2). Các dự án/chương trình hợp tác đào tạo tại chỗ hàng năm thu hút gần 200 sinh viên vào học tạo một môi trường học tập tốt và kích thích phong trào học tập ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp cho sinh viên. 30
  • 33. Với mục tiêu tăng cường đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho trường, năm 2004 nhà trường đã xây dựng “Dự án phối hợp đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn” hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức bằng nguồn kinh phí Nhà nước theo phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định số 61/QĐ-BGD&ĐT-VP ngày 05/01/2004. Theo nội dung chương trình các nghiên cứu sinh khi tham gia phải qua kỳ thi tuyển và phải đảm bảo các điều kiện về ngoại ngữ cũng như về chuyên môn theo qui định, sau đó học một năm trong nước và ba năm ở CHLB Đức để hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ. Trường Đại học GTVT trực tiếp quản lý, theo dõi mọi hoạt động của dự án và liên hệ với đối tác tìm giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh. Tính đến hết năm 2009, Nhà trường đã cử 8 giảng viên đi học tại CHLB Đức. Hiện nay, 06 giảng viên đã hoàn thành chương trình học và quay về công tác tại trường. Theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc cải tiến chương trình đào tạo theo hướng quốc tế hóa, thay đổi phương thức đào tạo theo tín chỉ, hiện đại hóa phương tiện dạy học, phòng thí nghiệm, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên cả về chuyên môn và ngoại ngữ, đặc biệt là Anh ngữ, năm 2007 nhà trường đã xây dựng Dự án “Chương trình đào tạo tiên tiến ngành xây dựng công trình giao thông” hợp tác với Đại học Leeds, Anh quốc bằng nguồn kinh phí Nhà nước. Chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 7581/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2007. Đây là chương trình hợp tác đào tạo thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho một số trường đại học, sử dụng nguồn kinh phí Nhà nước. Hiện nay tổng số sinh viên theo học chương trình là 265 sinh viên, trong đó năm học 2012-2013 có 99 sinh viên của hai khóa 49 và 50 đã tốt nghiệp. 31
  • 34. Bảng 1.2. Một số dự án HTQT về ĐT điển hình của Trường Đại học GTVT giai đoạn 2003 – 2013 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 Dự án Đào tạo kỹ sư Cầu đường bằng tiếng Pháp Gia hạn của Đề án Kỹ sư Cầu đường bằng tiếng Anh Dự án đào tạo nâng cao trình độ giảng viên ngành tin học xây dựng Dự án đào tạo giáo viên và xây dựng nội dung chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành kết cấu xây dựng Dự án phối hợp đào tạo Tiến sỹ hai giai đoạn Việt – Đức Dự án phối hợp đào tạo kỹ sư hai giai đoạn Việt - Nga Đề án du học tự túc nước ngoài Dự án đào tạo chương trình tiên tiến ngành xây dựng công trình giao thông Chương trình đào tạo kỹ sư ngành công trình giao thông Việt-Nhật Chương trình đào tạo vật liệu và công nghệ Việt – Pháp Đề án 911 Dự án đào tạo kỹ sư ngành cơ khí ô tô Pháp Chương trình ĐT ngành kế toán tổng hợp tiếng Anh (Nguồn: Số liệu thống kê 2009 của Phòng Đối ngoại – Trường ĐH GTVT và số liệu thống kê 2013 của Trung tâm HTQT về ĐT và NC) * Đặc điểm của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Đặc điểm nổi bật của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo là có sự tham gia của các đối tác quốc tế trong và ngoài nước. Trong quá trình triển khai dự án sẽ có sự phối hợp giữa trường đại học trong nước với các đối tác, giữa giáo viên Việt Nam và giáo viên nước ngoài, giữa cán bộ quản lý Việt Nam và cán bộ quản lý nước ngoài. Chúng ta cùng xem xét hai dự án sau làm ví dụ: Bảng 1.3. Dự án phối hợp đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn Việt – Đức 32
  • 35. Thời gian thực hiện Từ năm 2004 đến năm 2009 Đơn vị phối hợp Trường Đại học Tổng hợp kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức Mục tiêu của dự án - Đào tạo nâng cao trình độ giảng viên; - Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy của Việt Nam nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc liên kết, trao đổi kinh nghiệm, tài liệu với các đồng nghiệp quốc tế. - Rút ngắn thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, góp phần giảm bớt kinh phí đào tạo cho ngân sách nhà nước. Đối tượng đào tạo - Giảng viên của trường Đại học GTVT - Cán bộ làm việc cho các cơ quan nhà nước khác Nội dung Tuyển chọn giảng viên của Trường Đại học GTVT và các cơ quan khác theo tiêu chí của Bộ GD và ĐT để đào tạo tiến sỹ Cơ quan tài trợ Bằng ngân sách Nhà nước (Đề án 322) và hỗ trợ của Trường ĐH tổng hợp kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức Cách thức đào tạo Khóa học được chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: 01 năm học tại Trường Đại học GTVT – Việt Nam. Đây là thời gian để học ngoại ngữ, chuẩn bị đề cương và học một số môn phụ trợ. - Giai đoạn 2: 03 năm học tại Trường Đại học Tổng hợp kỹ thuật Darmstadt – CHLB Đức Giai đoạn này là thời gian nghiên cứu luận văn, viết và bảo vệ luận văn. Đội ngũ giảng viên - Giai đoạn 1: do các giảng viên của trường Đại học GTVT và các giảng viên ngoại ngữ của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tại Hà Nội giảng dạy. - Giai đoạn 2: do giáo sư của trường ĐH tổng hợp kỹ thuật Darmstadt hướng dẫn. Kết quả đạt được - Đã cử 8 giảng viên đi đào tạo tiến sỹ tại Đức, - 06 giảng viên đã hoàn thành chương trình nghiên cứu và nhận được bằng tiến sỹ kỹ thuật do Trường ĐH Tổng hợp kỹ thuật Darmstadt cấp và sau đó quay trở về trường tiếp tục công việc giảng dạy. Bảng 1.4. Dự án phối hợp đào tạo kỹ sư hai giai đoạn Việt – Nga Thời gian thực hiện Từ năm 2005 đến năm 2011 Đơn vị phối hợp Trường Đại học Tổng hợp kỹ thuật giao thông đường sắt Matxcova (MIIT) – CHLB Nga 33
  • 36. Mục tiêu của dự án - Đào tạo kỹ sư xây dựng đường tàu điện ngầm Metro, - Từng bước chuyển giao công nghệ đào tạo để hình thành chương trình đào tạo ngành metro tại trường ĐH GTVT, - Rút ngắn thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, góp phần giảm bớt kinh phí đào tạo cho ngân sách nhà nước, - Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý của Việt Nam được hội nhập quốc tế, liên kết và trao đổi kinh nghiệm, tài liệu KHCN với các đồng nghiệp của CHLB Nga. Đối tượng đào tạo Các sinh viên thi đỗ trong kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường Đại học GTVT có nguyện vọng tham gia chương trình và đáp ứng các điều kiện sau: - Đạt điểm tuyển sinh đầu vào từ 25 điểm trở lên - Có khả năng ngoại ngữ Nội dung Trường ĐH GTVT phối hợp với trường MIIT và Trung tâm Văn hóa Nga tại Việt Nam tổ chức đào tạo kỹ sư ngành tàu điện ngầm metro. Cơ quan tài trợ Bằng ngân sách Nhà nước (Đề án 322) Cách thức tổ chức đào tạo Khóa học được chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: 02 năm học tại trường ĐH GTVT – Việt Nam. Trong năm học thứ nhất, sinh viên học tiếng Nga và chương trình dự bị đại học của trường MIIT. Năm học thứ hai: sinh viên học năm thứ nhất theo chương trình đào tạo của trường MIIT, chủ yếu là các môn học cơ bản để sinh viên làm quen với chương trình học quốc tế và chuẩn bị kiến thức cho việc học chính thức tại trường MIIT. - Giai đoạn 2: 04 năm học tại trường MIIT – CHLB Nga. Giai đoạn này là thời gian để sinh viên học chương trình học chính thức của trường MIIT ngành tàu điện ngầm metro, viết và bảo vệ đồ án. Đội ngũ giảng viên - Giai đoạn 1: do các giảng viên của trường Đại học GTVT, các giảng viên của Trung tâm văn hóa Nga và các giảng viên người Nga đang làm việc tại Việt Nam giảng dạy. - Giai đoạn 2: do giáo sư của trường MIIT giảng dạy. Kết quả đạt được - Đã tuyển được 02 khóa, mỗi khóa 20 sinh viên học giai đoạn một trong nước, - Có 38 sinh viên đạt yêu cầu được cử sang trường MIIT học giai đoạn 2, - Đến hết năm 2011, số sinh viên trên đã tốt nghiệp kỹ sư của trường MIIT và được nhận bằng tốt nghiệp do trường MIIT cấp. Bằng kỹ sư này được hai Chính phủ công nhận. Thông qua hai dự án điển hình trên có thể rút ra một số đặc điểm chung của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo như sau: Về mục tiêu Đối với các đối tác nước ngoài: trong những năm trước đây, mục tiêu của hầu hết các đối tác nước ngoài là phát triển tầm ảnh hưởng và thương hiệu 34
  • 37. của mình trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các đối tác nước ngoài bắt đầu quan tâm tới mục tiêu tài chính. Đối với các đối tác Việt Nam: mục tiêu chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm đào tạo, tiếp nhận các công nghệ giáo dục và nghiên cứu khoa học hiện đại từ các đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực cán bộ và hội nhập các chương trình đào tạo có chất lượng cao. Về đối tượng Đối tượng tham gia các dự án này hầu hết là sinh viên và giảng viên của nhà trường. Về nội dung Đào tạo phối hợp chủ yếu trên lĩnh vực khoa học công nghệ GTVT. Về cách thức tổ chức đào tạo Ở giai đoạn đầu, phần lớn các dự án đều nhận được tài trợ từ phía các đối tác nước ngoài hoặc đối tác thứ ba như Bộ GD và ĐT, các tổ chức quốc tế khác. Đây là một yếu tố quan trọng mang lại sự thành công cho các dự án của trường. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các dự án có tài trợ hoàn toàn hoặc một phần ngày càng giảm. Tham gia phối hợp quản lý và tổ chức giảng dạy cho các dự án là các cán bộ, giảng viên của Trường ĐH GTVT và các trường đại học đối tác nước ngoài. Tùy theo đặc điểm của từng chương trình mà sự tham gia của các giảng viên Trường ĐH GTVT khác nhau. Về kết quả đạt được Hầu hết các dự án HTQT về ĐT được thực hiện nghiêm túc, tuân theo đầy đủ các quy định của Bộ GD và ĐT và đã đạt được kết quả tương đối tốt. * Quá trình hình thành và triển khai các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo 35
  • 38. Để triển khai được các dự án HTQT về ĐT, các trường đại học nói chung và trường Đại học Giao thông Vận tải nói riêng phải trải qua các bước: tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp tác, triển khai chương trình, tìm kiếm hướng phát triển. Quá trình tìm kiếm đối tác và đàm phán ký kết: trong giai đoạn này, vấn đề quan trọng cần lưu tâm là xem xét đến mục tiêu của các đối tác trong chương trình. Mục tiêu đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng sử dụng giảng viên Việt Nam ngày càng nhiều trong chương trình. Lưu ý các hoạt động bồi dưỡng giảng viên chỉ có thể thực hiện tốt khi đối tác Việt Nam đặt vấn đề và đàm phán ngay từ khi ký kết thỏa thuận về chương trình. Các mục tiêu của các đối tác có tính bổ trợ lẫn nhau càng dễ đi đến các thỏa thuận và làm cho chương trình được tiến hành một cách hiệu quả hơn. Quá trình triển khai chương trình: cần chú ý quản lý chất lượng đào tạo của dự án, bao gồm chất lượng sinh viên/học viên, chất lượng đội ngũ giảng viên Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời vấn đề tài chính là một ràng buộc có ảnh hưởng mật thiết đến việc duy trì chất lượng của dự án. Mối quan hệ giữa chất lượng và tài chính trong triển khai dự án là mối quan hệ phức tạp, đặc biệt là đối với các dự án tự trang trải kinh phí. Tìm kiếm các hướng phát triển: các chương trình HTQT về đào tạo thường tồn tại ở dạng dự án. Đối với các chương trình được tài trợ, vấn đề duy trì tính bền vững các thành quả của dự án là duy trì được chương trình theo hướng tự trang trải kinh phí, bên cạnh việc duy trì sự phát triển bền vững của các chương trình, làm phong phú thêm môi trường đào tạo trong nước, một trong những mục tiêu của các chương trình HTQT về ĐT là chuyển giao chương trình và công nghệ đào tạo cho phía Việt Nam. Các chương trình HTQT về ĐT cần luôn mang tính tiên phong để đem vào Việt Nam những chương trình mới, mang tính chiến lược cho các giai đoạn phát triển của nền giáo dục Việt Nam. 36
  • 39. * Vai trò của các đối tác trong các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Vai trò các đối tác trong dự án thường được đánh giá bằng khả năng chuyển giao công nghệ đào tạo của phía đối tác nước ngoài và mức độ tiếp thu công nghệ đào tạo của chủ nhà. Thông thường, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, phòng học, trang thiết bị,… do phía Việt Nam cung cấp hoặc được kế thừa từ các dự án khác. Chương trình đào tạo và các tài liệu học tập do phía đối tác cung cấp. Ban đầu, các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo chủ yếu ở bậc sau đại học, hướng tới các giảng viên của trường ĐH GTVT. Hình thức này ở bậc trên đại học tỏ ra rất hiệu quả và thu hút được nhiều giảng viên tham gia. Riêng đối với hình thức khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ thì đặc biệt thu hút các cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực GTVT. Người học có thể theo học các chương trình quốc tế với mức chi phí tài chính hợp lý mà không phải bỏ công việc hiện tại của mình. Đối với bậc đại học, việc tổ chức các dự án HTQT về ĐT khó khăn hơn do chương trình học đòi hỏi nhiều thời gian hơn, nhiều môn học hơn và một điểm quan trọng là sinh viên không thể học cuốn chiếu như đối với các học viên trong các chương trình cao học. Trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án, đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài làm việc cùng nhau và chính trong quá trình tương tác đó, các đối tác học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Quá trình chuyển giao công nghệ đào tạo diễn ra theo hướng dịch chuyển dần vai trò, trách nhiệm từ phía đối tác nước ngoài sang đối tác Việt Nam. Đó chính là quá trình vươn lên đạt tới các chuẩn mực quốc tế của các giảng viên và cán bộ quản lý Việt Nam. Chúng ta cùng nhìn nhận cụ thể qua bảng dưới đây: Bảng 1.5. Vai trò của Trường ĐH GTVT trong các dự án HTQT về ĐT Nội dung công việc Bằng/chứng chỉ của đối tác nước ngoài Bằng/chứng chỉ liên kết 37
  • 40. Xây dựng dự án/ chương trình hợp tác Phối hợp cùng tham gia xây dựng Xây dựng nội dung giảng dạy, kết cấu chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy Không tham gia, đối tác nước ngoài cung cấp hoàn toàn Xây dựng nội dung và kết cấu với sự giúp đỡ của đối tác nước ngoài Công tác giảng dạy - Tham gia trợ giảng; - Tham gia với tư cách đồng hướng dẫn: Dự án đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn Việt-Đức, Dự án tiền du học tại các nước nói tiếng Pháp,... - Hướng dẫn chuyên đề, luận văn tốt nghiệp - Tham gia trợ giảng; - Tham gia với tư cách đồng hướng dẫn; - Tham gia giảng dạy: chương trình đào tạo tiên tiến, Đề án Đào tạo kỹ sư Cầu Đường Anh, Dự án Đào tạo kỹ sư Cầu Đường Pháp,... - Hướng dẫn chuyên đề, luận văn tốt nghiệp Quản lý hành chính - Đối với giai đoạn ở Việt Nam: cung cấp các dịch vụ quản lý hành chính trong quá trình đào tạo, quản lý học viên, lưu trữ hồ sơ và các giấp tờ liên quan đến quá trình đào tạo và học viên, bố trí lịch giảng dạy, thi, tổ chức thi, quản lý điểm… - Đối với giai đoạn ở nước ngoài: cùng tham gia các hoạt động quản lý hành chính trong quá trình đào tạo, quản lý học viên, lưu trữ hồ sơ và các giấp tờ liên quan đến quá trình đào tạo và học viên, nhưng không tham gia vào bố trí lịch giảng dạy, thi, tổ chức thi, quản lý điểm… Cơ sở vật chất Trường ĐH GTVT cung cấp giảng đường, thư viện, phòng máy tính, và các trang thiết vị khác phục vụ việc học tập * Đánh giá các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Các dự án HTQT về ĐT của Trường ĐH GTVT đã đạt được một số thành tựu như sau: 38
  • 41. Góp phần đào tạo một lực lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ cao và đặc biệt là góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao năng lực chuyên môn của Trường ĐH GTVT. Góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý như nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, các kỹ năng bổ trợ cho công việc, thay đổi theo chiều hướng tích cực thái độ, tác phong làm việc. Thông qua các dự án HTQT về ĐT, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường cũng được nâng cấp, hiện đại hóa, từng bước đáp ứng cách thức dạy và học hiện đại, từng bước chuyển giao công nghệ dạy và học hiện đại cho nhà trường. Chương trình đào tạo được cải tiến, một số chuyên ngành đào tạo mới được xây dựng thông qua các dự án HTQT về ĐT. Những thành quả mà các dự án mang lại thật đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước dành cho các trường đại học còn hạn hẹp, mức thu nhập của giảng viên còn thấp, trình độ ngoại ngữ hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các dự án đào tạo. Do đó, hiệu quả của các dự án HTQT về ĐT cũng không đạt được mục tiêu đề ra. Có thể kể đến một số tồn tại như sau: Thiếu tính chủ động do thiếu nguồn kinh phí đầu tư. Các trường đại học Việt Nam nói chung và Trường Đại học GTVT nói riêng gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp vốn đối ứng để triển khai các dự án HTQT về ĐT: các trường chưa có một nguồn vốn riêng để hoạt động mà thường được trích một phần rất nhỏ từ kinh phí sự nghiệp vốn đã rất hạn hẹp. Trình độ ngoại ngữ của giảng viên còn thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình và hiệu quả thực hiện các dự án. 1.4.3. Thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải * Đánh giá thực trạng quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo 39
  • 42. Việc quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo được xem xét trên nhiều góc độ: quản lý nhà nước đối với các dự án và các cơ sở thực hiện dự án, bao gồm việc quản lý cấp phép cho các dự án và giám sát chất lượng của dự án trong quá trình thực hiện. Tùy vào nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của các dự án HTQT về đào tạo mà mỗi trường đại học, mỗi cơ sở đào tạo có cách quản lý khác nhau. Tại Trường Đại học GTVT, công tác quản lý các dự án HTQT về ĐT trong những năm vừa qua đã đạt được một số thành tựu và tồn tại sau: Một là, nhận thức và vai trò của chủ thể quản lý các dự án HTQT về ĐT Chất lượng, hiệu quả công tác quản lý các dự án HTQT về ĐT ở Trường ĐH GTVT nói riêng và ở các trường ĐH nói chung trước hết phụ thuộc vào sự nhận thức và vai trò của các thành viên trong nhà trường đối với hoạt động HTQT và quản lý các dự án HTQT về ĐT của trường. Đối với Ban Giám hiệu Nhà trường Trong tư duy quản lý của mình, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ hợp tác quốc tế; đồng thời thể hiện đúng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo, điều hành, chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với việc phát triển HTQT nói chung và các dự án HTQT về ĐT nói riêng. Kể từ những ngày đầu mới thành lập, Ban Giám hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải luôn chú trọng xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Toàn bộ giai đoạn hợp tác và quan hệ quốc tế của Trường Đại học GTVT cho đến nay có thể chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ đầu từ lúc thành lập trường đến cuối những năm 80 và thời kỳ thứ hai từ đầu những năm 90 đến nay. Đặc trưng chung của công tác hợp tác quốc tế trong giai đoạn đầu là: Các nước XHCN là đối tác duy nhất của trường và trường thụ động tiếp nhận sự giúp đỡ của các nước anh em. 40
  • 43. Các Nghị định thư ký cấp Nhà nước là khuôn khổ chính cho mọi hoạt động hợp tác giữa trường với các đối tác. Trong khi đó, từ đầu những năm 90 đến nay, khi thực hiện mở cửa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Trường ĐH GTVT đã chủ động tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhất là các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế… Các loại hình hợp tác cũng đa dạng hơn, không chỉ còn hình thức Nghị định thư mà còn có cả chương trình dự án; các bên tham gia ngày càng đa dạng gồm cả song phương và đa phương. Hoạt động hợp tác quốc tế có vai trò rất quan trọng trong những thành tích mà Trường ĐH GTVT đã đạt được. Ban giám hiệu đã chủ động nghiên cứu, đề xuất chủ trương, giải pháp quan trọng để tăng cường hoạt động HTQT và phát triển cả về số lượng và chất lượng các dự án HTQT về ĐT. Điều đó được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây: 0 2 4 6 8 10 12 14 1995 2000 2005 2010 2013 Biểu đồ 1.1: Số lượng dự án HTQT về ĐT từ năm 1995 đến nay Số lượng dự án HTQT về ĐT đã phản ánh một phần sự nỗ lực, cố gắng trong quản lý của Ban giám hiệu Nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng trường – người trực tiếp theo dõi và chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động HTQT của Nhà trường. 41 Dự án Năm
  • 44. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, cán bộ quản lý và giảng viên, để nâng cao chất lượng và số lượng dự án HTQT về ĐT, Ban giám hiệu Nhà trường cần có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt hơn nữa theo hướng tập trung đầu tư cho hoạt động HTQT nói chung và xây dựng các dự án HTQT về ĐT nói riêng. Đối với các đơn vị chức năng Theo sự phân công của Nhà trường, Phòng Đối ngoại và Trung tâm HTQT về ĐT và NC là hai đơn vị chủ chốt chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, quản lý các hoạt động liên quan tới dự án HTQT về ĐT của Nhà trường. Phòng Đối ngoại với chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức thực hiện, quản lý các hoạt động hợp tác với các tổ chức, cơ quan trong nước và ngoài nước theo đúng qui định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường, đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc đề xuất với Hiệu trưởng xây dựng chủ trương, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về quan hệ đối ngoại của Nhà trường; thiết lập mới và duy trì mối quan hệ hợp tác với các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong nước và ngoài nước; phối hợp với các phòng, ban khác và Trung tâm HTQT về ĐT và NC trong công tác xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện, quản lý các dự án quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; đàm phán, tổ chức ký kết các văn bản hợp tác và các hợp đồng đào tạo với các đối tác nước ngoài. Trung tâm HTQT về ĐT và NC có nhiệm vụ xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án/chương trình HTQT về ĐT và chất lượng cao bậc đại học và sau đại học; xây dựng đề án, tổ chức thực hiện và quản lý các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hợp tác quốc tế; thực hiện các chương trình đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ cho các chương trình đào và đề tài nghiên cứu của trung tâm và nhu cầu xã hội; quản 42
  • 45. lý, phục vụ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của sinh viên và học viên tham gia các chương trình đào tạo thuộc trung tâm; phối hợp với các đơn vị trong nhà trường đề xuất, tham mưu giúp việc cho lãnh đạo nhà trường về các lĩnh vực công việc thuộc chức năng của trung tâm. Qua trao đổi với đội ngũ giảng viên và sinh viên tham gia các dự án/chương trình HTQT về ĐT, cơ bản đều nhận định, dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, Phòng Đối ngoại và Trung tâm HTQT về ĐT và NC đã phát huy được trách nhiệm trong quản lý hoạt động HTQT của trường cũng như quản lý các dự án HTQT về ĐT. Tuy nhiên, trên cương vị là các đơn vị chủ chốt chịu trách nhiệm quản lý các dự án HTQT về ĐT, hai đơn vị trên còn chưa phối hợp quản lý chặt chẽ; đôi khi chưa chủ động trong công tác quản lý dự án; chưa đề xuất được các biện pháp quản lý đột phá để phát triển số lượng cũng như nâng cao chất lượng các dự án HTQT về ĐT của Nhà trường. Đối với đội ngũ giảng viên Tuy không phải là chủ thể quản lý trực tiếp kế hoạch, tiến độ, các nguồn lực của dự án nhưng có thể coi đội ngũ giảng viên giảng dạy cho các dự án HTQT về ĐT của Trường ĐH GTVT là những chủ thể quản lý trực tiếp nội dung, phương pháp đào tạo trong các dự án. Nếu thiếu sự tham gia của giảng viên thì tất cả các dự án đào tạo sẽ không thể thành công. Hầu hết các giảng viên tham gia giảng dạy cho các dự án đều nhận thức được tầm quan trọng của các dự án HTQT về ĐT là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, từ đó góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của trường. Ngoài việc đóng góp chuyên môn, nhờ vào những mối quan hệ cá nhân từ khi còn học ở nước ngoài, nhiều giảng viên còn làm cầu nối cho sự phát triển quan hệ HTQT của trường. Một số giảng viên còn đề xuất những biện pháp quản lý hữu hiệu cho Hiệu trưởng và các đơn vị chức năng. 43
  • 46. Bên cạnh những ưu điểm trên, theo đánh giá của đơn vị quản lý trực tiếp là Trung tâm HTQT về ĐT và NC và theo đánh giá của sinh viên, nhiều giảng viên còn chưa thực sự cố gắng, trách nhiệm trong công tác giảng dạy chưa cao, ngoại ngữ còn yếu; chưa thực sự chủ động rèn luyện nâng cao chuyên môn và ngoại ngữ. Một số giảng viên sau một quá trình giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu của dự án. Hai là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý các hoạt động HTQT, trong đó có việc quản lý các dự án HTQT về ĐT Hiện nay, cơ chế vận hành của bộ máy quản lý các dự án HTQT về ĐT của Trường ĐH GTVT được triển khai thực hiện thông suốt. Điều đó là nhờ việc chủ động xây dựng và hoàn thiện quy trình thực hiện công việc, việc xây dựng chủ trương, ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý. Qua thực tế hoạt động HTQT và triển khai các dự án HTQT về ĐT, Nhà trường và các đơn vị chức năng đã xây dựng, ban hành và không ngừng hoàn thiện các loại văn bản quy định quản lý như quy trình thực hiện công việc của trường, hướng dẫn triển khai các dự án HTQT về ĐT, quyết định thành lập ban quản lý dự án, quyết định phân công nhiệm vụ cho giảng viên,… Các đơn vị chức năng và giáo viên đã thực hiện đúng theo sự chỉ đạo từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Sự phân cấp quản lý được thực hiện khá rõ rang, đảm bảo dân chủ hóa, công khai hóa các dự thảo quyết định. Có sự liên kết hỗ trợ, hợp tác giữa các đơn vị chức năng, các khoa giảng viên trong điều hành, triển khai các dự án HTQT về ĐT. Qua điều tra, có 45,7% giảng viên, 52,4% cán bộ quản lý ở các phòng, ban chức năng và các khoa chuyên ngành cho rằng sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị chức năng và các khoa chuyên ngành đạt ở mức khá. Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý các dự án HTQT về ĐT của Nhà trường hiện nay cũng còn một số điểm chưa hoàn thiện, cần 44
  • 47. bổ sung, điều chỉnh. Qua thực tế hoạt động triển khai các dự án, có thể thấy việc kế hoạch hóa, việc thực hiện dân chủ hóa quá trình ra quyết định quản lý chưa trở thành quy chế bắt buộc mà mới chỉ đặt ra như một yêu cầu cần đáp ứng, một yếu tố cần chú ý trong quá trình ra quyết định. Với đặc điểm riêng của các dự án HTQT về ĐT là yếu tố quốc tế nên có những văn bản hướng dẫn thực hiện công việc quản lý phải có sự phối hợp với các đối tác nước ngoài và theo yêu cầu của từng dự án. Nhưng Nhà trường chưa thực hiện triệt để những yêu cầu đó trong việc xây dựng cơ chế quản lý. Ngoài ra, còn thiếu cụ thể trong xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp giữa các khoa giáo viên, giữa Nhà trường với các phòng ban chức năng và với giảng viên; cơ chế hợp tác giữa các phòng ban chức năng với giảng viên, cá nhân trong và ngoài trường; cơ chế bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giảng viên giảng dạy trong các dự án; cơ chế đánh giá chất lượng giảng viên; cơ chế đảm bảo chế độ, chính sách, động viên, khích lệ giảng viên và các cán bộ thuộc các đơn vị chức năng. Ba là, việc xây dựng và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả của các dự án HTQT về ĐT Nhìn chung, việc xây dựng và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các dự án HTQT về ĐT của Trường ĐH GTVT đã được thực hiện nghiêm túc và đạt mục tiêu đề ra. Kế hoạch triển khai dự án được xây dựng và thực hiện thống nhất từ Ban Giám hiệu đến các đơn vị chức năng, các khoa, viện và giảng viên trên cơ sở tuân thủ các kế hoạch mà Nhà trường đã định ra. Về cơ bản, các dự án HTQT về ĐT đã được thực hiện theo đúng tiến độ, nội dung và đạt được mục tiêu của dự án. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của các dự án HTQT về ĐT cũng được duy trì thường xuyên. Nhờ thực hiện tốt các khâu này, kết quả đạt được là các dự án HTQT về ĐT ở Trường ĐH GTVT đã góp 45
  • 48. phần cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giao thông vận tải và một số ngành kinh tế quốc dân khác. Bảng 1.6. Số lượng học viên tốt nghiệp các dự án HTQT về ĐT từ năm 1996 đến năm 2013 Dự án HTQT về đào tạo Cấp học Năm khởi đầu Năm kết thúc Số lượng học viên đã tốt nghiệp Đào tạo Kỹ sư cầu –đường bằng tiếng Anh: - Giai đoạn 1: Đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành cho giảng viên - Giai đoạn gia hạn: Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư cầu-đường cả về chuyên môn và cả tiếng Anh SĐH ĐH 1998 2001 2001 2012 04 270 Đào tạo Kỹ sư Cầu Đường bằng tiếng Pháp ĐH 1996 Đang tiếp tục 455 Đào tạo tiến sĩ 2 giai đoạn Việt-Đức SĐH 2004 2009 6 Dự án phối hợp đào tạo đại học hai giai đoạn Việt-Nga ĐH 2005 2010 38 Đề án du học tự túc nước ngoài ĐH và SĐH 2002 Đang tiếp tục 675 Dự án Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn ngành Kết cấu xây dựng cho giảng viên SĐH 2006 2010 03 Dự án đào tạo chương trình tiên tiến ngành xây dựng CTGT ĐH 2007 2015 99 Dự án đào tạo kỹ sư cơ khí ô tô Pháp ĐH 2006 2013 57 Đề án 911 SĐH 2012 2020 (Nguồn: Số liệu của TT HTQT về ĐT năm 2013) Tuy nhiên, việc xây dựng các dự án HTQT về ĐT vẫn chỉ mang tính chất thời vụ, chưa có tính chiến lược lâu dài. Sự phối hợp giữa các đơn vị được phân công xây dựng và triển khai dự án chưa chặt chẽ. Công tác kiểm tra, đánh giá của Nhà trường đối với các đơn vị chức năng và giảng viên tham gia dự án, của đơn vị chức năng đối với sinh viên còn mang tính hình thức, chưa 46